Unnamed: 0
int64 0
19.4k
| full_text
stringlengths 2
1.06M
| title
stringlengths 1
60
| url
stringlengths 71
216
| attribute
stringlengths 261
1.23k
|
---|---|---|---|---|
19,300 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3027/QĐUBND Nghệ An, ngày 11 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ, QUY TRÌNH ĐIỆN TỬ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH LĨNH VỰC TỔ CHỨC BIÊN CHẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH, SỞ NỘI VỤ TỈNH NGHỆ AN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 về kiểm
soát thủ tục hành chính; số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một
số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định
số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong việc thực hiện thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 365/TTrSNV ngày 01 tháng
11 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 02 quy trình nội bộ, quy trình
điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tổ chức biên chế thuộc
thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ (có Phụ lục kèm
theo).
Điều 2. Sở Nội vụ Nghệ An có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Cổng Thông tin
điện tử của tỉnh để thiết lập quy trình điện tử giải quyết đối với các thủ tục
hành chính lên Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Nghệ An theo quy
định.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bãi bỏ quy trình quy trình thứ 9, 10 tại mục VIII phần A (quy trình nội bộ,
quy trình điện tử cấp tỉnh) thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số
4006/QĐUBND ngày 29/10/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt
quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh
vực Nội vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Nội vụ; Ủy
ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
Cục KSTTHC (VPCP);
Bộ Nội vụ;
Ban Tôn giáo Chính phủ;
Chủ tịch UBND tỉnh;
Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
Phó Chánh VP UBND tỉnh;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh;
Lưu VT, KSTT (B). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Vinh
PHỤ LỤC
QUY TRÌNH NỘI BỘ, QUY TRÌNH ĐIỆN TỬ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC TỔ CHỨC BIÊN CHẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH,
SỞ NỘI VỤ TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 3027/QĐUBND ngày 11 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
1. Thủ tục hành chính về thẩm định đề án vị trí việc làm, điều chỉnh vị trí
việc làm thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu Bộ, ngành, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh
TT Đơn vị/người thực hiện Nội dung công việc Thời gian thực hiện Mức DVC
Bước 1 Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, gửi phiếu hẹn trả kết quả cho cá nhân, tổ chức; Số hoá hồ sơ (scan), chuyển hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đến Phòng chuyên môn của Sở Nội vụ 04 giờ làm việc Toàn trình
Bước 2 Lãnh đạo phòng chuyên môn Chuyển công chức theo dõi (chuyên quản) xử lý 04 giờ làm việc
Bước 3 Chuyên viên phòng chuyên môn Nhận hồ sơ và xem xét, kiểm tra, xử lý hồ sơ. Dự thảo văn bản thẩm định. 172 giờ làm việc
Bước 4 Lãnh đạo phòng chuyên môn Thẩm định, xem xét, xác nhận dự thảo kết quả giải quyết trước khi trình Lãnh đạo Sở ký, phê duyệt kết quả. 12 giờ làm việc
Bước 5 Lãnh đạo Sở Xem xét, ký duyệt văn bản thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh 12 giờ làm việc
Bước 6 Văn thư Cơ quan Sở Nội vụ Thực hiện thủ tục phát hành văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh; Chuyển hồ sơ điện tử trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đến Văn phòng UBND tỉnh. 08 giờ làm việc
Bước 7 Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Nhận hồ sơ (điện tử) và phân công Chuyên viên xử lý hồ sơ 04 giờ làm việc
Bước 8 Chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh Tham mưu thẩm tra hồ sơ và dự thảo kết quả giải quyết TTHC trình Lãnh đạo Văn phòng, Lãnh đạo UBND tỉnh ký phê duyệt kết quả TTHC; Chuyển bộ phận Văn thư lấy số văn bản, đóng dấu, chuyển trả kết quả (bản điện tử) cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. 52 giờ làm việc
Bước 9 Văn thư Văn phòng UBND tỉnh Lấy số văn bản, đóng dấu, chuyển trả kết quả (bán điện tử) cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Xác nhận hoàn thành trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh. 04 giờ làm việc
Bước 10 Bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh Nhận kết quả từ Văn phòng UBND tỉnh; Xác nhận Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh; Thông báo và trả kết quả cho tổ chức/cá nhân Giờ hành chính
Tổng thời gian giải quyết TTHC 272 giờ làm việc (tương đương 34 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định)
2. Thủ tục hành chính về thẩm định điều chỉnh vị trí việc làm, điều chỉnh
vị trí việc làm thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu Bộ, ngành, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh
Bước 1 Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, gửi phiếu hẹn trả kết quả cho cá nhân, tổ chức; Số hoá hồ sơ (scan), chuyển hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đến Phòng chuyên môn của Sở Nội vụ 04 giờ làm việc Toàn trình
Bước 2 Lãnh đạo phòng chuyên môn Chuyển công chức theo dõi (chuyên quản) xử lý 04 giờ làm việc
Bước 3 Chuyên viên phòng chuyên môn Nhận hồ sơ và xem xét, kiểm tra, xử lý hồ sơ. Dự thảo văn bản thẩm định. 76 giờ làm việc
Bước 4 Lãnh đạo phòng chuyên môn Thẩm định, xem xét, xác nhận dự thảo kết quả giải quyết trước khi trình Lãnh đạo Sở ký, phê duyệt kết quả. 12 giờ làm việc
Bước 5 Lãnh đạo Sở Xem xét, ký duyệt văn bản thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh 12 giờ làm việc
Bước 6 Văn thư Cơ quan Sở Nội vụ Thực hiện thủ tục phát hành văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh; Chuyển hồ sơ điện tử trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đến Văn phòng UBND tỉnh 08 giờ làm việc
Bước 7 Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Nhận hồ sơ (điện tử) và phân công Chuyên viên xử lý hồ sơ 04 giờ làm việc
Bước 8 Chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh Tham mưu thẩm tra hồ sơ và dự thảo kết quả giải quyết TTHC trình Lãnh đạo Văn phòng, Lãnh đạo UBND tỉnh ký phê duyệt kết quả TTHC; Chuyển bộ phận Văn thư lấy số văn bản, đóng dấu, chuyển trả kết quả (bản điện tử) cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. 44 giờ làm việc
Bước 9 Văn thư Văn phòng UBND tỉnh Lấy số văn bản, đóng dấu, chuyển trả kết quả (bản điện tử) cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Xác nhận hoàn thành trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh. 04 giờ làm việc
Bước 10 Bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh Nhận kết quả từ Văn phòng UBND tỉnh; Xác nhận Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh; Thông báo và trả kết quả cho tổ chức/cá nhân Giờ hành chính
Tổng thời gian giải quyết TTHC 168 giờ làm việc (tương đương 21 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định)
| Quyết định 3027/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3027-QD-UBND-2024-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-to-chuc-bien-che-Uy-ban-tinh-Nghe-An-631290.aspx | {'official_number': ['3027/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 3027/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tổ chức - biên chế thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Nghệ An', ''], 'signer': ['Lê Hồng Vinh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,301 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 10658/TCHQQLRR
V/v phúc đáp CV 20140801/CVHQ Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2014
Kính gửi: Chi nhánh công ty TNHH quốc tế DELTA tại Hải Phòng.
(Địa chỉ: số 602 đường Lê Thánh Tông, TP. Hải Phòng)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 20140801/CVHQ của Quý Công ty phản
ánh vướng mắc về việc 100% các tờ khai của Công ty TNHH Ivory Việt Nam được
phân luồng kiểm tra thực tế hàng hóa từ đầu tháng 6/2014. Về vấn đề này, Tổng
cục Hải quan trả lời như sau:
Qua kiểm tra thông tin trên hệ thống cho thấy năm 2013, Công ty TNHH Ivory
Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính 01 lần do hành vi lập và khai không
đúng các nội dung trong hồ sơ thanh khoản, khai nhiều hơn so với thực tế hàng
hóa xuất khẩu về số lượng sản phẩm gia công, tự ý sử dụng nguyên liệu nhập
khẩu để gia công không đúng mục đích quy định (số tiền phạt: 1.038.260.292
đồng).
Do có vi phạm trên, Công ty TNHH Ivory Việt Nam bị cơ quan Hải quan đánh giá
là doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật hải quan, theo Tiết ii Điểm c1 Khoản
3 Điều 17 và bị kiểm tra thực tế hàng hóa theo Điểm c Khoản 2 Điều 26 Thông tư
số 175/2013/TTBTC ngày 29/11/2013 của Bộ Tài chính về áp dụng quản lý rủi ro
trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Tổng cục Hải quan thông báo để quý Công ty được biết.
Trân trọng./.
Nơi nhận:
Như trên;
Đ/c Hoàng Việt Cường PTCT (để b/c);
Lưu: VT, QLRR (3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ RỦI RO HQ
Quách Đăng Hòa
| Công văn 10658/TCHQ-QLRR | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-10658-TCHQ-QLRR-2014-phuc-dap-cong-van-20140801-CV-HQ-ve-to-khai-247607.aspx | {'official_number': ['10658/TCHQ-QLRR'], 'document_info': ['Công văn 10658/TCHQ-QLRR năm 2014 phúc đáp công văn 20140801/CV-HQ vướng mắc về tờ khai do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Quách Đăng Hòa'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Kế toán - Kiểm toán'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/08/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,302 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3898/TCTCS
V/v vướng mắc về chính sách lệ phí trước bạ. Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
Trả lời công văn số 5253/CTTHNVDT ngày 28/5/2014 của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
về việc vướng chính sách lệ phí trước bạ khi sáp nhập doanh nghiệp, Tổng cục
Thuế có ý kiến như sau:
Tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 34/2013/TTBTC ngày 28/03/2013 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 124/2011/TTBTC ngày 31/08/2011 của Bộ Tài
chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ quy định:
“ 2. Sửa đổi Khoản 18, Điều 3 như sau:
“18. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ phải đăng ký lại
quyền sở hữu, sử dụng do việc chia, tách, cổ phần hóa, hợp nhất, sáp nhập, đổi
tên tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp đổi tên đồng thời đổi chủ sở hữu tài sản thì chủ tài sản phải nộp
lệ phí trước bạ”.
Căn cứ quy định trên, Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất của Cục Thuế tỉnh
Đồng Nai nêu tại Công văn số 5253/CTTHNVDT ngày 28/05/2014, cụ thể: trường
hợp Ngân hàng DAIABANK sáp nhập vào Ngân hàng HDBANK sau đó Ngân hàng HDBANK
đi đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản mang tên Ngân hàng DAIABANK là trường
hợp sáp nhập theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ngân hàng Nhà
nước) nên Ngân hàng HDBANK thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ theo
quy định tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 34/2013/TTBTC .
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
PTCTr Cao Anh Tuấn để báo cáo;
Vụ PCTCT;
Lưu: VT, CS (3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Ngô Văn Độ
| Công văn 3898/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-3898-TCT-CS-vuong-mac-chinh-sach-le-phi-truoc-ba-2014-321174.aspx | {'official_number': ['3898/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 3898/TCT-CS năm 2014 vướng mắc về chính sách lệ phí trước bạ do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Ngô Văn Độ'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '10/09/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,303 | VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4378/VPCPKTTH
V/v giải quyết bán tàu Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2014
Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải;
Bộ Tài chính;
Bộ Tư pháp.
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 5959/BGTVTQLDN ngày 23
tháng 05 năm 2014 về việc giải quyết một số vướng mắc khi thực hiện phá sản
Vinashinlines, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh có ý
kiến như sau:
Đồng ý về nguyên tắc và đề nghị Bộ Giao thông vận tải căn cứ Khoản 2 Điều 9
Nghị định số 99/2012/NĐCP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân
công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước
đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và trên cơ sở
thống nhất với Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để quyết định theo
thẩm quyền việc bán, thanh lý, chuyển chủ đầu tư các tàu còn lại của
Vinashinlines theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Thủ tướng Chính phủ;
Các Phó TTg: Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải;
VPCP: BTCN, các PCN: Phạm Viết Muôn, Nguyễn Văn Tùng, Trợ lý TTgCP, các Vụ:
TH, ĐMDN, PL, KTN; TGĐ Cổng TTĐT;
Lưu: Văn thư, KTTH (3b). KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Phạm Viết Muôn
| Công văn 4378/VPCP-KTTH | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-4378-VPCP-KTTH-2014-giai-quyet-ban-tau-thuc-hien-pha-san-Vinashinlines-235434.aspx | {'official_number': ['4378/VPCP-KTTH'], 'document_info': ['Công văn 4378/VPCP-KTTH năm 2014 giải quyết bán tàu khi thực hiện phá sản Vinashinlines do Văn phòng Chính phủ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Văn phòng Chính phủ', ''], 'signer': ['Phạm Viết Muôn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/06/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,304 | BỘ CÔNG THƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 07/2012/TTBCT Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG CHO CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG
Căn cứ Nghị định số 189/2008/NĐCP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Nghị định số 44/2011/NĐCP sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định 189/2007/NĐCP
ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm
2010;
Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐCP ngày 29 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết
và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và
thiết bị sử dụng năng lượng như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định trình tự đăng ký, đánh giá, cấp giấy chứng nhận, đình
chỉ, thu hồi giấy chứng nhận, chỉ định tổ chức thử nghiệm và thực hiện dán
nhãn năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện,
thiết bị phải dán nhãn năng lượng do Thủ tướng chính phủ ban hành hoặc các
phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng theo hình thức tự nguyện (sau đây
gọi chung là phương tiện, thiết bị).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Các nhà sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi là doanh nghiệp) các phương tiện,
thiết bị quy định tại Điều 1.
2. Các tổ chức thử nghiệm được chỉ định tham gia thử nghiệm phương tiện,
thiết bị dán nhãn năng lượng.
3. Các cơ quan quản lý hoạt động dán nhãn năng lượng và các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
1. Dán nhãn năng lượng: là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản
phẩm, bao bì.
2. ILAC: Hiệp hội công nhận các Tổ chức thử nghiệm quốc tế (International
Laboratory Accreditation Cooperation).
3. APLAC: Hiệp hội công nhận các phòng thử nghiệm Châu Á – Thái Bình Dương
(Asia Pacific Laboratory Accreditation Cooperation).
4. VILAS: Hệ thống công nhận Phòng thử nghiệm Việt Nam (Vietnam Laboratory
Accreditation Scheme).
5. ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for
Standardization).
6. IEC: Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical
Commission).
7. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
Điều 4. Nguyên tắc và phương thức chứng nhận dán nhãn cho phương tiện, thiết
bị sử dụng năng lượng
1. Căn cứ để thử nghiệm, đánh giá và chứng nhận phương tiện, thiết bị tiết
kiệm năng lượng là các TCVN hoặc các quy định của Bộ Công Thương tương ứng.
2. Tổ chức thử nghiệm phải là các tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định
và được Bộ Công Thương chỉ định.
3. Phương thức chứng nhận phương tiện, thiết bị sản xuất, bao gồm:
a) Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Đánh giá điều kiện sản xuất (tại cơ sở sản xuất);
c) Cấp giấy chứng nhận, hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 (ba) năm;
d) Giám sát sản phẩm, hàng hoá sau chứng nhận.
4. Phương thức chứng nhận đối với phương tiện, thiết bị nhập khẩu, bao gồm:
a) Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Đánh giá thực tế (kho, bãi);
c) Cấp giấy chứng nhận cho từng lô.
Chương II
ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM VÀ CÔNG NHẬN KẾT
QUẢ THỬ NGHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM
Điều 5. Điều kiện để chỉ định Tổ chức thử nghiệm
1. Tổ chức thử nghiệm độc lập có đủ năng lực nằm trong hệ thống VILAS, được
công nhận theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 hoặc các Tổ chức thử nghiệm nước
ngoài đã được công nhận bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thoả ước thừa nhận
lẫn nhau (ILAC hoặc APLAC).
2. Tổ chức thử nghiệm chưa được công nhận theo tiêu chuẩn của hệ thống VILAS,
TCVN ISO/IEC 17025 nhưng có đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu tiêu thụ năng
lượng của phương tiện, thiết bị bao gồm:
a) Có nhân viên thử nghiệm được đào tạo đúng chuyên ngành kỹ thuật đối với
phương tiện, thiết bị thử nghiệm;
b) Có thiết bị thí nghiệm đảm bảo hoạt động tốt, được bảo dưỡng, kiểm định,
hiệu chuẩn đúng theo quy định và đủ độ chính xác để thực hiện các chỉ tiêu thử
nghiệm;
c) Có đầy đủ các trang thiết bị phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn thử
nghiệm;
d) Có đầy đủ các quy trình, hướng dẫn công việc thử nghiệm;
đ) Có lập và lưu trữ các hồ sơ cần thiết: hồ sơ đào tạo nhân viên thử nghiệm;
hồ sơ theo dõi việc kiểm định, hiệu chuẩn; hồ sơ bảo trì và bảo dưỡng thiết bị
thử nghiệm; hồ sơ kết quả hoạt động thử nghiệm (nếu có).
Điều 6. Trình tự thủ tục chỉ định Tổ chức thử nghiệm
1. Tổ chức thử nghiệm muốn tham gia hoạt động thử nghiệm để dán nhãn phải lập
hồ sơ đăng ký gửi về Tổng cục Năng lượng.
2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo Thông tư
08/2009/TTBKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 Hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ
tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.
b) Giấy đăng ký chỉ định tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng theo mẫu tại
Phụ lục 1;
c) Danh sách thử nghiệm viên của tổ chức thử nghiệm đăng ký chỉ định theo mẫu
tại Phụ lục 2;
d) Danh mục các tài liệu, tiêu chuẩn, quy trình phục vụ thử nghiệm theo mẫu
tại Phụ lục 3;
đ) Phiếu, báo cáo thử nghiệm;
e) Các tài liệu, chứng chỉ làm bằng chứng (nếu có);
g) Kết quả hoạt động thử nghiệm trong một năm gần nhất (nếu có).
3. Trong thời hạn không quá hai mươi ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ
đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Năng lượng tổ chức xem xét hồ sơ, thực hiện đánh giá
năng lực thực tế tại cơ sở để trình Bộ Công Thương quyết định chỉ định tổ chức
thử nghiệm. Hiệu lực quyết định chỉ định không quá 03 (ba) năm.
Trường hợp từ chối việc chỉ định, Tổng cục Năng lượng thông báo lý do từ chối
bằng văn bản cho tổ chức thử nghiệm.
4. Ít nhất ba tháng trước khi quyết định chỉ định tổ chức thử nghiệm hết hiệu
lực, nếu có nhu cầu, tổ chức thử nghiệm phải thực hiện thủ tục đăng ký lại và
gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định Tổ chức thử
nghiệm được chỉ định phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung (đăng ký
mới) và gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 7. Công nhận kết quả thử nghiệm của các tổ chức nước ngoài
Kết quả thử nghiệm phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng ở nước ngoài chỉ
được chấp nhận trong trường hợp thỏa mãn các điều kiện dưới đây:
1. Tổ chức thử nghiệm có yếu tố nước ngoài phải là tổ chức độc lập được công
nhận theo chuẩn mực ISO/IEC 17025 (hoặc tương đương) bởi các tổ chức công nhận
đã ký kết thoả ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC hoặc APLAC).
2. Tổ chức thử nghiệm có yếu tố nước ngoài phải đăng ký chỉ định với Tổng cục
Năng lượng theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
3. Hồ sơ đăng ký chỉ định gồm:
a) Bản sao giấy chứng nhận tư cách pháp nhân hoặc giấy tờ tương tự;
b) Giấy đăng ký chỉ định tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng theo mẫu tại
Phụ lục 1;
c) Danh sách thử nghiệm viên của tổ chức thử nghiệm đăng ký chỉ định theo mẫu
tại Phụ lục 2;
d) Danh mục các tài liệu, tiêu chuẩn, quy trình phục vụ thử nghiệm theo mẫu
tại Phụ lục 3;
đ) Phiếu hoặc báo cáo thử nghiệm;
e) Chứng chỉ công nhận của tổ chức công nhận (nếu có);
g) Kết quả hoạt động thử nghiệm trong một năm gần nhất (nếu có).
Tài liệu trong hồ sơ phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng.
4. Các phép thử phải phù hợp với phương pháp thử quy định trong các TCVN và
quy định tương ứng khác.
Chương IV
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
Điều 8. Trình tự thủ tục đánh giá và cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng
lượng
Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục nêu ở
Điều 1 Thông tư này tham gia chứng nhận và dán nhãn năng lượng (nhãn xác nhận
hoặc nhãn so sánh) cần thực hiện các bước sau đây:
1. Thử nghiệm mẫu điển hình: Doanh nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị;
Số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy
định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ
định để thử nghiệm theo tiêu chuẩn tương ứng để được cấp phiếu kết quả thử
nghiệm.
2. Lập hồ sơ và gửi về Tổng cục Năng lượng, hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử
dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay
nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo danh mục các loại phương tiện,
thiết bị;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng);
c) Bản sao của hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa ở nước ngoài (đối với
các nhà nhập khẩu) và Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
d) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
đ) Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa (bản sao có đóng dấu
xác nhận của người đứng đầu doanh nghiệp), bản mô tả tóm tắt các thông số đặc
trưng cơ bản của phương tiện, thiết bị;
e) Kết quả thử nghiệm do Tổ chức thử nghiệm được chỉ định cấp có thời hạn
không quá 06 tháng kể từ ngày cấp;
g) Hồ sơ, tài liệu, quy trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp;
h) Hồ sơ, chứng chỉ quản lý chất lượng liên quan.
Đối với trường hợp đại lý nộp thay cho nhà sản xuất ở nước ngoài, đại lý phải
xuất trình Giấy ủy quyền. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu nêu trên bằng tiếng
nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
3. Đánh giá chứng nhận
a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đăng
ký chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị, Tổng cục Năng
lượng xem xét hồ sơ, đánh giá năng lực doanh nghiệp, sự phù hợp của hồ sơ, kết
quả thử nghiệm so với tiêu chuẩn đánh giá; xác định mức tiêu thụ năng lượng so
với các tiêu chuẩn đã công bố;
b) Sau khi có kết quả đánh giá hồ sơ phù hợp, Tổng cục Năng lượng đánh giá
thực tế các doanh nghiệp đăng ký tham gia dán nhãn năng lượng và ra quyết định
chứng nhận phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
4. Cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
Trường hợp kết quả hồ sơ đánh giá đạt yêu cầu:
a) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, Bộ Công Thương ra quyết định cấp giấy chứng
nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được đăng ký. Giấy chứng
nhận chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu. Các lô nhập tiếp theo có cùng
xuất xứ, cùng địa chỉ nhà máy sản xuất, không có thay đổi về kỹ thuật làm ảnh
hưởng đến các yêu cầu chứng nhận, Doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ báo cáo
Tổng cục Năng lượng để Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu có sự thay
đổi về xuất xứ hàng hóa hoặc địa điểm nhà máy sản xuất hoặc model hoặc thiết
kế kỹ thuật thì phải đánh giá, chứng nhận lại;
b) Đối với nhà sản xuất, Bộ Công Thương quyết định cấp Giấy chứng nhận dán
nhãn năng lượng. Giấy chứng nhận có thời hạn tối đa là 03 (ba) năm. Giấy chứng
nhận dán nhãn năng lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này. Ba
tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ
chứng nhận lại.
Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, Tổng cục Năng lượng thông báo bằng văn
bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do.
Điều 9. Sử dụng nhãn năng lượng
1. Nhãn năng lượng được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương,
hình thức, mẫu phải in theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này. Nhãn
năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
a) Tên nhà sản xuất đầy đủ hoặc viết tắt;
b) Tên và mã hiệu của phương tiện và thiết bị;
c) Mã số chứng nhận do Bộ Công Thương cấp, ngày cấp;
d) Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
đ) Tiêu chuẩn hoặc Quy định áp dụng.
Các thông tin kỹ thuật đặc thù cho từng phương tiện và thiết bị sẽ được quy
định cụ thể tại phụ lục của quyết định chứng nhận nhãn năng lượng.
2. Sau khi được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp tự in
nhãn năng lượng và dán lên phương tiện, thiết bị đã đăng ký theo mức năng
lượng xác định trong giấy chứng nhận được cấp.
3. Nhãn năng lượng gắn lên phương tiện, thiết bị hoặc bao gói có kích thước
phù hợp được thay đổi kích thước tăng giảm theo tỉ lệ, không được gây nhầm
lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hoá theo quy định
của pháp luật.
4. Hết thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, doanh nghiệp không được tiếp
tục dán nhãn năng lượng và phải đăng ký chứng nhận lại.
Điều 10. Chứng nhận lại
1. Doanh nghiệp phải đăng ký chứng nhận lại khi có một trong các trường hợp
sau đây:
a) Giấy chứng nhận hết hiệu lực;
b) Tiêu chuẩn đánh giá có thay đổi;
c) Phương tiện, thiết bị đã được chứng nhận có những thay đổi về mức tiêu thụ
năng lượng;
d) Nội dung của nhãn hàng hóa thay đổi;
đ) Thay đổi địa điểm sản xuất.
2. Nội dung và thủ tục chứng nhận lại được thực hiện như chứng nhận lần đầu.
Chương VI
KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÌNH CHỈ, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
Điều 11. Kiểm tra, giám sát sau chứng nhận
1. Định kỳ hoặc bất thường, Bộ Công Thương chủ động phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan tiến hành kiểm tra mẫu phương tiện, thiết bị trên thị trường
hoặc tại cơ sở sản xuất.
2. Định kỳ hàng năm các doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận và dán nhãn năng
lượng có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị
đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm theo mẫu tại
Phụ lục 7 gửi về Tổng cục Năng lượng và Sở Công Thương trước ngày 15 tháng 01
năm tiếp theo.
Điều 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1. Tổ chức, cá nhân khiếu nại về dán nhãn năng lượng gửi đến Tổng cục Năng
lượng để giải quyết theo pháp luật về khiếu nại.
2. Phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng có khiếu nại được lưu mẫu và
kiểm tra lại tại Tổ chức thử nghiệm độc lập.
3. Trường hợp phương tiện, thiết bị được thử nghiệm không đạt yêu cầu, Tổng
cục Năng lượng xem xét quyết định việc tăng số lượng và phương pháp lấy mẫu
thử nghiệm.
4. Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khiếu nại phải chịu toàn bộ chi phí thử
nghiệm trong trường hợp khiếu nại không đúng.
5. Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có phương tiện, thiết bị dán nhãn năng
lượng phải chịu toàn bộ chi phí thử nghiệm; chi phí liên quan đến xử lý, khắc
phục lỗi; các hình xử phạt và hình thức xử phạt bổ sung khác theo quy định của
pháp luật trong trường hợp phương tiện, thiết bị không đạt theo quy định.
Điều 13. Quản lý hoạt động thử nghiệm
1. Định kỳ một năm một lần các Tổ chức thử nghiệm được chỉ định có trách
nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị thuộc danh mục
phải dán nhãn đã thử nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 8 gửi về Tổng cục Năng lượng.
2. Bộ Công Thương quyết định đình chỉ việc chỉ định thử nghiệm dán nhãn năng
lượng khi Tổ chức thử nghiệm có một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm;
b) Không nộp báo cáo định kỳ theo quy định của Thông tư này hoặc không tuân
thủ các chỉ dẫn, điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không còn đủ năng lực thử nghiệm theo quy định.
Điều 14. Đình chỉ sử dụng nhãn năng lượng
1. Bộ Công Thương quyết định đình chỉ dán nhãn năng lượng khi doanh nghiệp có
một trong các hành vi sau:
a) Dán nhãn năng lượng khi chưa được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng;
b) In sai quy cách, mẫu mã và sử dụng sai mục đích nhãn năng lượng với mục
đích gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Thể hiện trên nhãn năng lượng sai mức năng lượng được Bộ Công Thương cấp
trong giấy chứng nhận;
d) Sử dụng nhãn năng lượng cho đối tượng khác với phương tiện, thiết bị đã
được đăng ký và cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng;
đ) Sử dụng giấy chứng nhận đã hết hạn hoặc bị tẩy xóa;
e) Có các thay đổi về thiết kế và chế tạo phương tiện, thiết bị làm giảm chỉ
tiêu năng lượng nhưng không đăng ký lại với Tổng cục Năng lượng;
g) Không thực hiện việc chế độ báo cáo theo quy định;
h) Có kết quả thử nghiệm thực tế không đúng với hiệu suất năng lượng của
phương tiện, thiết bị đã đăng ký.
2. Doanh nghiệp bị đình chỉ dán nhãn năng lượng không được tiếp tục thực hiện
dán nhãn năng lượng cho đến khi hoàn thành các biện pháp sửa chữa, khắc phục
vi phạm.
Điều 15. Thu hồi giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
1. Bộ Công Thương quyết định thu hồi giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng khi
doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện các yêu cầu trong quyết định đình chỉ sử dụng nhãn năng
lượng đúng thời hạn;
b) Có gian dối trong hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng.
2. Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được gửi đồng thời
đến doanh nghiệp vi phạm, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và
đăng tải trên Website Bộ Công Thương và Website Tổng cục Năng lượng.
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Trách nhiệm của Tổng cục Năng lượng
1. Xây dựng kế hoạch hàng năm về dán nhãn năng lượng, kế hoạch xây dựng tiêu
chuẩn hiệu suất năng lượng, đánh giá và chỉ định các Tổ chức thử nghiệm.
2. Đầu mối tham mưu cho Bộ Công Thương trong việc phối hợp với Bộ Khoa học và
Công nghệ xây dựng, ban hành, sửa đổi Tiêu chuẩn Quốc gia về hiệu suất năng
lượng và phương pháp xác định hiệu suất năng lượng.
3. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng.
4. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức thử nghiệm đối với phương tiện,
thiết bị sử dụng năng lượng.
5. Đánh giá năng lực, điều kiện đảm bảo chất lượng tại doanh nghiệp sản xuất,
tổ chức thử nghiệm, doanh nghiệp nhập khẩu và các điều kiện có ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu năng lượng, chất lượng của phương tiện, thiết bị đăng ký.
6. Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ chức thử nghiệm được chỉ
định, các doanh nghiệp có phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng trên thị
trường, giám sát quá trình chọn mẫu để thử nghiệm của doanh nghiệp.
7. Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tranh chấp
liên quan đến việc đăng ký, đánh giá, chứng nhận, cấp chứng nhận và dán nhãn
năng lượng.
8. Tổ chức kiểm tra việc dán nhãn năng lượng, đề xuất Bộ Công Thương phương
án xử lý trong trường hợp khiếu nại đúng và có căn cứ hoặc thông báo cho tổ
chức, cá nhân khiếu nại trong trường hợp khiếu nại không đúng, thiếu căn cứ.
9. Công bố chi tiết thông tin về thủ tục đăng ký, các biểu mẫu chi tiết cho
việc dán nhãn phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng trên trang thông tin
điện tử (website) của Bộ Công Thương và của Tổng cục.
10. Yêu cầu các doanh nghiệp thu hồi các phương tiện, thiết bị đã được dán
nhãn năng lượng không đúng quy định đang lưu thông trên thị trường.
11. Đề nghị Bộ Công Thương ra quyết định đình chỉ sử dụng nhãn năng lượng
trong trường hợp quá 90 ngày doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo theo
quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Thanh tra, kiểm tra, giám sát trên địa bàn, việc thực hiện dán nhãn đối
với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối phương tiện, thiết bị
thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.
2. Tiếp nhận và tổng hợp thông tin báo cáo của doanh nghiệp về phương tiện,
thiết bị sản xuất, nhập khẩu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán
nhãn năng lượng tại địa phương hàng năm và các phương tiện, thiết bị đã dán
nhãn năng lượng trong năm và gửi Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 3 năm tiếp
theo.
3. Xử lý, đề xuất phương án xử lý, kiểm tra việc khắc phục vi phạm của doanh
nghiệp đóng trụ sở trên địa bàn tỉnh vi phạm về dán nhãn năng lượng và báo cáo
cho Bộ Công Thương.
4. Đề nghị Bộ Công Thương quyết định đình chỉ sử dụng nhãn năng lượng trong
trường hợp quá 90 ngày doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo theo quy
định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.
5. Thực hiện các công tác quản lý, giám sát khác theo uỷ quyền của Bộ Công
Thương.
Điều 18. Trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Lập báo cáo định kỳ về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được
sản xuất, kinh doanh và dán nhãn tiết kiệm năng lượng gửi về Sở Công Thương
nơi doanh nghiệp đóng trụ sở trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
2. Kịp thời báo cáo Bộ Công Thương các chỉ tiêu công nghệ thay đổi, các tác
động tăng hoặc giảm các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết
bị, thực hiện đăng ký chứng nhận lại theo quy định tại Điều 10 của Thông tư
này khi có các thay đổi về thiết kế, công nghệ làm ảnh hưởng tới mức tiêu thụ
năng lượng.
3. Chủ động báo cáo về Bộ Công Thương và cơ quan chức năng tại địa phương
đồng thời tiến hành các biện pháp khắc phục đối với phương tiện, thiết bị đang
sản xuất, nhập khẩu hoặc phân phối, phương tiện, thiết bị đang lưu thông trên
thị trường cũng như phương tiện, thiết bị đang trong quá trình sử dụng khi
phát hiện phương tiện, thiết bị của mình đang sản xuất, kinh doanh có biểu
hiện không phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá tương ứng.
4. Ngừng ngay việc dán nhãn năng lượng lên phương tiện, thiết bị, và gửi báo
cáo về Bộ Công Thương cùng đề xuất giải pháp khắc phục khi có quyết định đình
chỉ sử dụng nhãn năng lượng.
5. Thường xuyên thực hiện và duy trì các biện pháp đảm bảo phương tiện, thiết
bị đạt tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm như đã đăng ký và được xác nhận
trong Giấy chứng nhận.
6. Thu hồi các phương tiện, thiết bị của doanh nghiệp đã dán nhãn năng lượng
không đúng quy định đang lưu thông trên thị trường.
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 19 tháng 5 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh đề
nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công thương để kịp thời xử lý./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Quốc Vượng
PHỤ LỤC 1.
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2012/TTBCT ngày 04 tháng 4 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Công thương)
TÊN PHÒNG THỬ NGHIỆM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
G IẤY ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
Kính gửi: ..........................................(tên cơ quan đầu mối do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định)
1. Tên tổ chức:.........………..................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………................
Điện thoại:…………..... Fax: ………………. Email: …………..............
3. Quyết định thành lập (nếu có)/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư số:...............Cơ quan cấp: ....................cấp ngày ......…….tại ......................................
4. Hồ sơ kèm theo:
.....
.....
5. Sau khi nghiên cứu các điều kiện hoạt động thử nghiệm quy định tại Nghị định số 21/2011/NĐCP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Thông tư số ........../2012/TTBCT ngày ..... tháng ..... năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương quy định dán nhãn năng lượng, trình tự, thủ tục chỉ định tổ
chức thử nghiệm phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng (nêu tên cụ thể
phương tiện, thiết bị ).
Đề nghị ( tên cơ quan đầu mối do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định)
xem xét để chỉ định ( tên tổ chức) được hoạt động thử nghiệm đối với các
phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng (nêu tên tương ứng)
Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định của quí cơ quan và chịu trách nhiệm
về các khai báo nêu trên
Đại diện Tổ chức... ( Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
PHỤ LỤC 2.
MẪU DANH SÁCH THỬ NGHIỆM VIÊN CỦA TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2012/TTBCT ngày 04 tháng 4 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Công thương)
TÊN TỔ CH ỨC THỬ NGHIỆM
:.......................................................................................
DANH S ÁCH THỬ NGHIỆM VIÊN CỦA TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH
S TT Họ và tên Ch ứng chỉ đào tạo chuyên môn Ch ứng chỉ đào tạo thử nghiệm Kinh ng hiệm công tác Loại hợp đồng lao động đã ký Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
....
....
........., ngày........tháng......năm..... Đại diện Tổ chức.... ( Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Ghi chú: Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực
hoạt động đó
PHỤ LỤC 3.
MẪU DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU, TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2012/TTBCT ngày 04 tháng 4 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Công thương)
TÊN TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM :
..................................................................................
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU, TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH PHỤC VỤ THỬ NGHIỆM
TT T ên tài liệu Mã số H iệu lực từ Cơ quan ban hành Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
....
....
........., ngày........tháng......năm..... Đại diện Tổ chức.... ( Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Ghi chú: Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực
hoạt động đó.
PHỤ LỤC 4.
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG CHO PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2012/TTBCT ngày 04 tháng 4 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Công thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số:........ ......, ngày.... tháng.... năm ...
GIẤY
ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
CHO PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
K ính gửi: Bộ Công Thương
Tên doanh
nghiệp:...................................................................................
Tên cơ quan chủ
quản:............................................................................
Trụ sở chính
tại:.......................................................................................
Điện thoại:......................................
Fax:.................................................
Email:.....................................................................................................
Sau khi nghiên cứu các điều kiện quy định tại Nghị định số 21/2011/NĐ
CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Thông tư số
........../2012/TTBCT ngày ..... tháng ..... năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định Quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị
sử dụng năng lượng.
Đề nghị Bộ Công Thương đánh giá, chứng nhận để doanh nghiệp được dán nhãn năng
lượng đối với các sản phẩm tiêu thụ năng lượng:
1) ......
2) ........
Hồ sơ đính kèm bao
gồm:...........................................................................
1) ......
2) ........
Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định của quí cơ quan và chịu trách nhiệm
về các khai báo nêu trên.
Nơi nhận:
Như trên,
........ G IÁM ĐỐC (Ghi rõ họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC 5.
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07 /2012/TTBCT ngày 04 tháng 4 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Công thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG
CHỨNG NHẬN d án nhãn năng lượng Sản phẩm ................. Nhà sản xuất ............... Đạt tiêu chuẩn sản phẩm tiết kiệm năng lượng/đạt mức so sánh tiêt kiệm năng lượng số .... Quyết định số : /QĐBCT N gày tháng năm 201.. BỘ TRƯỞNG
( Ghi chú: nền giấy chứng nhận có thể có trang thí hoa văn)
PHỤ LỤC 5.
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07 /2012/TTBCT ngày 04 tháng 4 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Công thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /CNTKNLBCT H à Nội, ngày tháng năm 20....
G IẤY CHỨNG NHẬN DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ
.......................................................................................
Căn cứ
.......................................................................................
Xét đề nghị cấp giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng của .... tại
công văn số ngày, tháng , năm ........................
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng:
Q UYẾT ĐỊNH
Điều 1: Chứng nhận sản phẩm .... do nhà sản xuất .....
Trụ sở .........., điện thoại .....
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số .... do .... cấp ngày ..... Đạt tiêu
chuẩn sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Điều 2: Sản phẩm .... . đạt yêu cầu dán nhãn Xác nhận sản phẩm
tiết kiệm năng lượng/ nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng mức .....
Trong quá trình tham gia Chương trình dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng
........ phải thực hiện đúng các yêu cầu của Thông tư .... đảm bảo chất lượng
và các chỉ tiêu đăng ký về tiết kiệm năng lượng.
Điều 3: Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày .... tháng năm
..../.
Nơi nhận:
Như trên,
.........
Lưu: VT, TCNL. BỘ TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 6.
QUY CÁCH MẪU NHÃN NĂNG LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07 /2012/TTBCT ngày 04 tháng 4 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Công thương)
A. Nhãn năng lượng xác nhận
1. Nhãn năng lượng xác nhận là nhãn thể hiện hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (hay còn gọi là Ngôi sao năng lượng Việt) được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công Thương quy định theo từng thời kỳ.
2. Mầu sắc, kích thước nhãn năng lượng xác nhận được quy định cụ thể dưới đây:
![](00137895files/image001.jpg)
B. Nhãn năng lượng so sánh
1. Nhãn năng lượng so sánh là nhãn được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị này so với các phương tiện, thiết bị cùng loại khác trên thị trường, giúp người tiêu dùng lựa chọn được phương tiện, thiết bị có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn.
Mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng tương
tứng với số sao in trên nhãn, từ một sao đến năm sao, nhãn năm sao là nhãn có
hiệu suất tốt nhất.
Hình ảnh nhãn năng lượng so sánh hiển thị dưới đây tương ứng với 5 cấp hiệu
suất năng lượng theo quy định (thể hiện bằng số sao trên nhãn):
![](00137895files/image002.jpg)
2. Mầu sắc và kích thước của nhãn năng lượng so sánh được quy định cụ thể dưới đây:
![](00137895files/image003.jpg)
3. Thông tin quy định hiển thị trên Nhãn
Nhãn so sánh năng lượng bao gồm các thông tin tối thiểu sau:
a) M ã chứng nhận: Là mã do Bộ Công Thương cấp nhằm phục vụ công tác quản
lý, được quy định cụ thể trong Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
b) Tên/mã sản phẩm: Là tên hoặc mã sản phẩm doanh nghiệp đăng ký dán nhãn
và được Bộ Công Thương cấp trong Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng
lượng;
c) Hãng sản xuất: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đăng
ký dán nhãn năng lượng;
d) N hà nhập khẩu: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm đăng
ký dán nhãn năng lượng (thông tin này chỉ áp dụng đối với nhà nhập khẩu);
đ) P hần thể hiện chỉ số đánh giá mức tiết kiệm năng lượng (Cấp hiệu suất
năng lượng): Lượng năng lượng tiêu thụ trong một giờ vận hành của các sản
phẩm cùng chủng loại nhưng do các nhà sản xuất khác nhau chế tạo được chia
thành 5 khoảng mức tương ứng với số sao trên nhãn (từ 1 sao đến 5 sao). Mức
tiết kiệm năng lượng (cấp hiệu suất năng lượng) do Bộ Công Thương xác định qua
việc đánh giá kết quả thử nghiệm chỉ tiêu hiệu suất năng lượng của sản phẩm và
được thể hiện trong Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
e) M ức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm: trị số tiêu thụ năng lượng được
tính bằng kWh/năm;
g) C ác thông tin khác: được quy định chi tiết trong Quyết định cấp Giấy
chứng nhận phù hợp với từng loại sản phẩm cụ thể.
PHỤ LỤC 7.
MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ
DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2012/TTBCT ngày 04 tháng 4 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Công thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: ....../......... ....., ngày......tháng.....năm.....
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ
DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
( Từ năm …………….. đến năm ……….……)
Ngày tháng năm nhận báo cáo
Ngày tháng năm xử lý
Tên doanh nghiệp: ……………………………………, trực thuộc …………………………….
Điạ chỉ: ……………………………………………………………….………………...................
Người đại diện (ông/bà):
.....................................................................................................
Điện thoại: .....................................................
Fax: ………………………................., Email: ……….........…………….......…………..
Lĩnh vực hoạt động
Mã số quản lý
Mã số ngành nghề
Kính gửi : ………………………………………………………………………………….
Căn cứ qui định tại Điều 39 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
Điều 20,21 Nghị định số 21 /2011/NĐCP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ,
Điều ... Thông tư số .../2011/TTBCT ngày .... tháng .... năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện thiết bị
dán nhãn năng lượng báo cáo những nội dung sau:
I. Th ông tin về cơ sở hạ tầng và hoạt động
1 . Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu phương tiện,
thiết bị dán nhãn năng lượng
Số TT Nội dung thông tin Ghi chú
1 Năm đưa vào hoạt động
2 Tổng số người lao động hiện tại
3 Số nhà xưởng, cơ sở sản xuất
2 . Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị dán nhãn năng
lượng thuộc phân nhóm sau:
STT Nhóm thiết bị Sản phẩm của Doanh nghiệp Xuất xứ / Cơ sở sản xuất Ghi chú
1 Nhóm đồ gia dụng
2 Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại:
3 Nhóm thiết bị công nghiệp
4 Nhóm sản phẩm sử dụng năng lượng tái tạo và vật liệu tiết kiệm năng lượng
II. B áo cáo số liệu các phương tiện và thiết bị dán nhãn năng lượng
STT Tên Sản phẩm Model Đã/ Chưa Dán nhãn TKNL Mã do Bộ CT cấp Hiệu suất năng lượng Cấp Hiệu suất năng lượng Tiêu chuẩn TCVN Chứng chỉ về HSNL tại nước sản xuất Thời gian hiệu lực Sản lượng tiêu thụ trong kỳ Giá trung bình /1 SP Ghi chú
I Sản phẩm 1
1
2
3
II Sản phẩm 2
1
2
3
… … …
N Sản phẩm n
1
2
3
Người lập bảng báo cáo (Ký và ghi rõ họ, tên) Người đứng đầu Doanh nghiệp duyệt (Ký và ghi rõ họ, tên)
PHỤ LỤC 8.
BIỂU MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ ĐÃ THỬ NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2012/TTBCT ngày 04 tháng 4 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Công thương)
(Tên cơ quan chủ quản) (Tên tổ chức thử nghiệm)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
......, ngày…… tháng ……. năm 20.….
B ÁO CÁO
T ÌNH HÌNH PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ ĐÃ THỬ NGHIỆM
(Từ ngày.... /..../ 201... đến ngày.... /..../201....)
Kính gửi: ( t ên cơ quan đầu mối do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ
định)
1. Tên tổ chức thử nghiệm…………………………………………............
2. Địa chỉ:................................................................................................................
3. Điện thoại:..........................Fax:..............................Email:................................
4.Quyết định chỉ định thử nghiệm: ....../QĐBCT ngày .... tháng... năm.... ,
năm hết hiệu lực ........................
5. Tình hình hoạt động
………..(t ên tổ chứcthử nghiệm) báo cáo tình hình hoạt động thử nghiệm được
chỉ định từ ngày... /..../ 201... đến ngày.... /..../ 201... như sau:
a) Hoạt động thử nghiệm trong kỳ báo cáo:
Tên lĩnh vực chuyên ngành
Số lượng, nội dung công việc đã tiến hành thử nghiệm
............................................................
b) Đơn vị có giấy thử nghiệm đã bị thu hồi hoặc hết hạn (nếu có) trong kỳ báo
cáo
............................................................
............................................................
............................................................
Báo cáo tình hình phương tiện, thiết bị đã thử nghiệm
TT Tên DN thử nghiệm Địa chỉ (ghi địa danh tỉnh/thành phố) Lĩnh vực /đối tượng Sản p hẩm Mã sp Tên tiêu chuẩn thử nghiệm Số giấy thử nghiệm Thời gian /hiệu lực của giấy thử nghiệm/ (ghi năm hết hiệu lực) Ghi chú
Thiết bị gia dụng Quạt
Thiết bị văn phòng Máy photocopy
Công nghiệp
5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có).
…………..(t ên tổ chức thử nghiệm) báo cáo để (t ên cơ quan đầu mối do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chỉ định)./.
Tổ chức thử nghiệm (Đ ại diện có thẩm quyền ký tên, đóng dấu)
| Thông tư 07/2012/TT-BCT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-07-2012-TT-BCT-dan-nhan-nang-luong-cho-phuong-tien-va-thiet-bi-137895.aspx | {'official_number': ['07/2012/TT-BCT'], 'document_info': ['Thông tư 07/2012/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng do Bộ Công thương ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Công thương', ''], 'signer': ['Hoàng Quốc Vượng'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Thương mại'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/04/2012', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '18/04/2012', 'note': ''} |
19,305 | BỘ NĂNG LƯỢNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 82/NL/KHKT Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 1992
BỘ TRƯỞNG BỘ NĂNG LƯỢNG
Căn cứ Nghị định số 47HĐBT ngày 531987 của Hội đồng Bộ trưởng quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của Bộ Năng lượng.
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Kỹ thuật,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình điều tra sự cố
trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện”.
Quy trình này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 141992 và thay thế cho quy
trình do Bộ Điện lực ban hành theo quyết định số 556ĐL/AT ngày 25121985.
Điều 2. Các ông: Chánh văn phòng Bộ, thủ trưởng các Vụ, Ban, Giám đốc các
Công ty Điện lực, các nhà máy điện, Sở điện lực, Sở truyền tải điện, Trung tâm
điều độ hệ thống điện, Trung tâm thí nghiệm căn cứ quyết định thi hành.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NĂNG LƯỢNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Liêm
QUY TRÌNH
ĐIỀU TRA SỰ CỐ TRONG CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN, LƯỚI ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN
(Ban hành kèm theo quyết định số 82/NL/KHKT ngày 26 tháng 2 năm 1992 của Bộ
trưởng Bộ Năng lượng)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy trình này bao gồm từ việc xác định sự cố, phân loại sự cố theo
các cấp và các hiện tượng bất thường xảy ra trong vận hành các nhà máy điện,
lưới điện và hệ thống điện đến trình tự khai thác, tổ chức điều tra, thống kê
báo cáo sự cố và hiện tượng bất thường.
Điều 2. Quy trình này áp dụng cho tất cả các đơn vị sản xuất, truyền tải,
phân phối điện năng và các Trung tâm điều độ hệ thống điện do Bộ Năng lượng
quản lý.
Quy trình phải được phổ biến, tổ chức học tập tới cán bộ, công nhân viên trong
các đơn vị kể trên để mọi người chấp hành nghiêm chỉnh quy trình theo chức
năng nhiệm vụ của mình và có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cấp trên biết về
các sự cố, hiện tượng bất thường của máy móc, thiết bị hoặc các vi phạm kỹ
thuật, an toàn gây nguy hiểm cho người và thiết bị mà mình đã phát hiện.
Điều 3. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị kể trên, các Công ty Điện
lực cần tuyệt đối tuân thủ các điều quy định của quy trình. Nếu có những điểm
gì vướng mắc trong quá trình thực hiện, các đơn vị cần có văn bản góp ý gởi
cho Công ty Điện lực chủ quản của mình để Công ty tổng hợp góp ý cho Bộ (Vụ
Khoa học kỹ thuật) nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.
Điều 4. Những vi phạm chế độ hoạt động bình thường của các nhà máy điện,
lưới điện và hệ thống điện cũng như các trường hợp hư hỏng thiết bị năng lượng
tùy theo tính chất vi phạm, mức độ hư hỏng và hậu quả của chúng gây ra mà đánh
giá là sự cố hay hiện tượng bất thường trong vận hành.
Điều 5. Mục đích của công tác khai báo, điều tra, thống kê báo cáo sự cố
cũng như các hiện tượng bất thường là:
a) Tìm nguyên nhân kỹ thuật và người gây nên sự cố cũng như các hiện tượng bất
thường.
b) Chuẩn bị các biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm ngăn ngừa sự cố, các hiện
tượng bất thường và các vi phạm tới chế độ hoạt động bình thường của các thiết
bị năng lượng.
c) Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong các đơn vị sản xuất,
truyền tải, phân phối điện năng, sửa chữa, thí nghiệm và cơ quan điều độ hệ
thống điện nhằm đảm bảo cung cấp điện cho các hộ tiêu dùng một cách an toàn và
liên tục.
d) Trên cơ sở phân tích các tài liệu điều tra cụ thể đối với các sự cố xảy ra
cũng như việc phân tích các số liệu thống kê sự cố và hiện tượng bất thường
trong vận hành để yêu cầu các đơn vị thiết kế, chế tạo, nghiên cứu khoa học,
lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa chữa v.v… tìm những biện pháp cần thiết và kịp thời
nhằm khắc phục những nhược điểm, sai sót trong thiết kế, chế tạo và hoàn thiện
các kết cấu thiết bị đang vận hành và các thiết bị mới, nâng cao chất lượng
chế tạo các thiết bị đó, nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng, lắp ráp,
hiệu chỉnh và sửa chữa các công trình điện.
Điều 6. Việc xác định, không xác định là sự cố cũng như hiện tượng bất
thường được quy định như sau:
a) Xác định là sự cố hoặc hiện tượng bất thường ảnh hưởng tới chế độ hoạt động
bình thường của nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện chỉ được tính khi đã
tiếp nhận thiết bị vào vận hành.
Những thiết bị dự phòng nóng, dự phòng nguội trong hệ thống điện khi cần thiết
huy động mà không huy động được vì bị hư hỏng do bản thể thiết bị (trong thời
gian trước khi huy động không kiểm tra để phát hiện ra) hoặc do chủ quan của
nhân viên vận hành vi phạm quy trình gây nên cũng tính là sự cố.
b) Không xác định là sự cố đối với các trường hợp sau:
Những thiết bị chính của hệ thống điện như lò hơi, turbine, máy phát điện,
máy biến áp, đường dây tải điện v.v… do bị hư hỏng hoặc tách ra khỏi vận hành
để sửa chữa hoặc đang vận hành nhưng được phép ngừng để sửa chữa định kỳ mà
trong quá trình sửa chữa này do chủ quan làm hư hỏng thêm.
Hư hỏng thiết bị đang bảo quản trong kho, hoặc trong quá trình vận chuyển
lắp ráp.
Hư hỏng các thiết bị mới lắp ráp xong đang trong giai đoạn điều chỉnh, chạy
thử nhưng chưa bàn giao cho bên quản lý vận hành.
Trong các trường hợp này, các hư hỏng thiết bị vẫn phải được điều tra và báo
cáo lên cấp trên theo quy định riêng.
Điều 7. Các vi phạm chế độ hoạt động bình thường của các nguồn phát
diesel, turbine khí, thủy điện nhỏ v.v… thuộc ngành Năng lượng quản lý cũng
thực hiện theo điều khoản của quy định này.
Điều 8. Các nguồn điện và đường dây tải điện do địa phương hoặc các ngành
khác quản lý được phép nối vào lưới điện chung đều phải tuân theo các quy định
về kỹ thuật, an toàn của ngành Năng lượng. Trường hợp xảy ra sự cố trên lưới
điện chung mà nguyên nhân do các đơn vị trên gây ra thì các cơ quan quản lý
điện thuộc Bộ Năng lượng chịu trách nhiệm tổ chức điều tra và có quyền yêu cầu
các đơn vị trên phối hợp, tạo mọi điều kiện cần thiết để việc điều tra, kết
luận được đúng đắn theo quy định của quy trình này.
Chương 2.
SỰ CỐ VÀ HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG
I. SỰ CỐ:
Điều 9. Sự cố được chia ra làm 3 loại sau:
Sự cố nhà máy điện
Sự cố lưới điện
Sự cố hệ thống điện.
Tùy theo mức độ hư hỏng thiết bị và hậu quả gây ra mà sự cố nhà máy điện, sự
cố lưới điện được phân loại thành 3 cấp: sự cố cấp I, sự cố cấp II, sự cố cấp
III.
A. Sự cố nhà máy điện.
Điều 10. Sự cố nhà máy điện ngoài việc phân loại theo tính chất làm 3 loại
như nêu ở điều 9 còn được chia ra các dạng theo nhóm thiết bị để giúp cho việc
tổng hợp, thống kê đánh giá được thuận tiện:
Sự cố nồi hơi và các thiết bị phụ của nó.
Sự cố turbine và thiết bị phụ của nó.
Sự cố máy phát điện và máy kích thích.
Sự cố phần điện trong nhà máy (bao gồm tất cả các thiết bị điện: động lực,
nhất thứ, nhị thứ… trừ máy phát điện và máy kích thích.
Sự cố mất điện toàn nhà máy, ngừng toàn nhà máy.
Điều 11. Trong các nhà máy điện, khi xảy ra một trong các vi phạm dưới đây
thì được đánh giá là sự cố cấp I.
a) Đối với các nhà máy nhiệt điện (chạy than, dầu khí) thủy điện vừa và lớn.
1. Ngừng hoàn toàn phụ tải của nhà máy có công suất từ 12MW trở lên mặc dù
vẫn còn duy trì được điện tự dùng, không kể thời gian ngừng là bao lâu.
2. Vận hành không bình thường do thiết bị chính hoặc thiết bị phụ gây ra dẫn
đến phải giảm công suất phát của nhà máy từ 50% trở lên so với yêu cầu của
biểu đồ điều độ với thời gian trên 1 giờ đối với nhà máy có công suất trên
12MW đến dưới 50MW; cũng như giảm công suất phát từ 30% đến dưới 50% đối với
nhà máy có công suất từ 50MW trở lên với thời gian trên 1 giờ.
3. Hư hỏng các lò hơi, turbine, máy phát điện của tổ máy có công suất từ 25MW
trở lên cũng như hư hỏng các máy biến áp lực có công suất từ 15MVA, máy bù có
công suất từ 15MVAR trở lên phải ngừng vận hành để khôi phục lại với thời gian
trên 8 giờ.
4. Hư hỏng một hoặc nhiều phân đoạn thanh cái (phần dẫn điện, sứ cách điện,
máy cắt, cầu dao v.v…) điện áp từ 110 KV trở lên, đòi hỏi phải phục hồi sơ đồ
thanh cái trở lại bình thường với thời gian trên 8 giờ.
5. Hư hỏng các tủ, bảng điện bảo vệ, điều khiển của từng tổ máy hoặc của toàn
nhà máy có công suất trên 12 MW trở lên dẫn tới phải ngừng vận hành tổ máy để
khôi phục lại với thời gian trên 8 giờ, hoặc ngừng vận hành toàn nhà máy không
kể thời gian ngừng bao lâu.
6. Các nhà máy điện có công suất từ 50 MW trở lên khi cần huy động từ một tổ
máy trở lên (tổ máy cần huy động đang ở trạng thái dự phòng nóng hoặc nguội)
mà không huy động được do hư hỏng một trong các thiết bị chính như lò hơi,
turbine, máy phát điện, máy biến áp tăng áp ngay trong thời điểm huy động phải
loại ra để kiểm tra, sửa chữa với thời gian trên 4 giờ; cũng như đối với nhà
máy có công suất dưới 50 MW thời gian kiểm tra sửa chữa các thiết bị chính
trong tổ máy dự phòng trên 8 giờ.
7. Hư hỏng công trình xây dựng chính như nhà truyền than, ống khói, tháp làm
mát, hệ thống bồn dầu, khí, kết cấu nhà có thiết bị công nghệ, đập chắn nước,
cánh cửa đập, đường ống thủy áp, kênh tuần hoàn v.v… dẫn tới phải ngừng vận
hành nhà máy.
8. Hỏa hoạn gây ngừng vận hành toàn nhà máy có công suất từ 12MW trở lên
không kể thời gian là bao lâu; cũng như hỏa hoạn gây ngừng vận hành từng lò,
máy của nhà máy đó với thời gian trên 4 giờ.
b) Đối với các trạm phát điésel, thủy điện nhỏ:
1. Hư hỏng các máy điésel, máy phát điện có công suất từ 1500 KW trở lên cũng
như các máy biến áp tăng áp có công suất từ 2500 KVA trở lên phải loại ra khỏi
vận hành để khôi phục lại với thời gian trên 8 giờ.
2. Hư hỏng turbine, máy phát điện của các trạm thủy điện nhỏ có công suất từ
500 KW trở lên phải loại ra khỏi vận hành để khôi phục lại với thời gian trên
24 giờ; cũng như hư hỏng đập chắn nước, cánh cửa đập buộc phải ngừng vận hành
nhà máy.
3. Hỏa hoạn trong các trạm phát điésel, thủy điện nhỏ có công suất từ 500 KW
trở lên phải ngừng vận hành với thời gian trên 4 giờ.
Điều 12. Trong các nhà máy điện, khi xảy ra một trong các vi phạm dưới đây
thì được đánh giá là sự cố cấp II.
a) Đối với nhà máy nhiệt điện (chạy than, dầu, khí), thủy điện vừa và lớn:
1. Ngừng hoàn toàn phụ tải của các nhà máy có công suất dưới 12 MW mặc dù vẫn
còn duy trì được điện tự dùng không kể thời gian ngừng là bao lâu.
2. Vận hành không bình thường do thiết bị chính hoặc do thiết bị phụ gây ra
dẫn đến phải giảm công suất phát của nhà máy từ 30% đến dưới 50% so với yêu
cầu của biểu đồ điều độ với thời gian trên 1 giờ; hoặc giảm 30% đến dưới 50%
với thời gian dưới 1 giờ đối với nhà máy có công suất từ 50 MW trở lên.
3. Hư hỏng lò hơi, turbine, máy phát điện của tổ máy có công suất dưới 25MW
cũng như hư hỏng các máy biến áp lực dưới 15MVA, máy bù dưới 15MVAR phải ngừng
vận hành để khôi phục lại với thời gian trên 8 giờ.
Hư hỏng lò hơi, turbine, máy phát điện của tổ máy có công suất từ 25MW trở
lên; cũng như hư hỏng máy biến áp lực từ 15 MVAR trở lên phải ngừng vận hành
để khôi phục lại với thời gian dưới 8 giờ.
4. Hư hỏng một hoặc nhiều phân đoạn thanh cái điện áp 35KV, 66KV đòi hỏi phải
phục hồi sơ đồ thanh cái trở lại bình thường với thời gian trên 8 giờ; cũng
như đối với thanh cái 110KV trở lên thời gian phục hồi đến 8 giờ.
5. Hư hỏng các tủ, bảng điện bảo vệ và điều khiển của từng tổ máy đối với nhà
máy có công suất trên 12MW dẫn tới phải ngừng vận hành tổ máy đó để khôi phục
lại với thời gian đến 8 giờ; cũng như hư hỏng hệ thống tín hiệu trung tâm, hệ
thống thông tin liên lạc, thiết bị điều độ phải khôi phục lại với thời gian
trên 24 giờ.
6. Các nhà máy điện có công suất từ 50MW trở lên khi cần huy động từ một tổ
máy trở lên (tổ máy cần huy động đang ở trạng thái dự phòng nóng hoặc nguội)
mà không huy động được do hư hỏng một trong các thiết bị chính như lò hơi,
turbine, máy phát điện, máy biến áp tăng áp ngay trong thời điểm huy động phải
loại ra để kiểm tra sửa chữa với thời gian đến 4 giờ; cũng như đối với nhà máy
có công suất dưới 50MW thời gian sửa chữa các thiết bị chính trong tổ máy dự
phòng bị hư hỏng đến giờ.
7. Hư hỏng công trình chính như nhà truyền than, ống khói, tháp làm mát, hệ
thống bồn dầu, khí; kết cấu nhà có thủy áp, kênh tuần hoàn v.v… chưa tới mức
độ phải ngừng vận hành toàn nhà máy.
8. Hỏa hoạn gây ngừng vận hành toàn nhà máy có công suất dưới 12MW không kể
thời gian là bao lâu; cũng như hỏa hoạn gây ngừng vận hành từng tổ máy một của
nhà máy có công suất từ 12MW trở lên với thời gian đến 4 giờ.
b) Đối với các trạm phát điésel, thủy điện nhỏ:
1. Hư hỏng các máy điésel, máy phát điện có công suất dưới 1500KW, các máy
biến áp tăng áp dưới 2500 KVA phải loại ra khỏi vận hành để khôi phục lại với
thời gian trên 8 giờ; cũng như đối với các máy điésel, máy phát điện có công
suất từ 1500KW trở lên, máy biến áp tăng áp từ 2500KVA trở lên thời gian khôi
phục đến 8 giờ.
2. Hư hỏng turbine, máy phát điện của các trạm thủy điện nhỏ có công suất
dưới 500KW phải loại ra khỏi vận hành để khôi phục lại với thời gian trên 24
giờ; cũng như đối với turbine, máy phát điện có công suất từ 500KW trở lên
thời gian khôi phục đến 24 giờ.
3. Hỏa hoạn trong các trạm phát điện điésel, thủy điện nhỏ có công suất dưới
500KW phải ngừng vận hành với thời gian trên 4 giờ cũng như đối với các trạm
phát có công suất từ 500KW trở lên thời gian ngừng vận hành đến 4 giờ.
Điều 13. Các trường hợp hư hỏng thiết bị chính, phụ hoặc vi phạm công nghệ
sản xuất điện làm ảnh hưởng đến chế độ vận hành bình thường của các nhà máy
điện mà mức độ hư hỏng thiết bị hoặc vi phạm gây hậu quả chưa tới mức như quy
định ở các điều 11, 12 đã nêu trên nhưng lại ở trên mức quy định ở điều 19 thì
được đánh giá là sự cố cấp III.
B. Sự cố lưới điện:
Điều 14. Trên lưới điện, khi xảy ra một trong các vi phạm sau đây thì được
đánh giá là sự cố cấp I:
1. Hư hỏng đường dây, máy biến áp lực điện áp 220 kV trở lên thì phải loại ra
khỏi vận hành để sửa chữa; cũng như hư hỏng các thiết bị khác của trạm biến áp
220 kV trở lên dẫn tới phải ngừng vận hành trạm.
2. Hư hỏng đường dây trục chính điện áp 110kV phải loại ra khỏi vận hành để
sửa chữa với thời gian trên 1 giờ; hư hỏng máy biến áp lực điện áp 110 kV, máy
bù có công suất từ 15 MVAR trở lên phải loại ra khỏi vận hành để sửa chữa với
thời gian trên 8 giờ; cũng như hư hỏng các thiết bị khác của trạm 110 KV dẫn
tới phải ngừng vận hành với thời gian trên 8 giờ.
3. Máy biến áp lực 220 kV trở lên đang ở trạng thái dự phòng khi cần huy động
mà không huy động được vì bị hư hỏng do bản thể thiết bị hoặc do nhân viên vận
hành vi phạm quy trình gây nên trong thời điểm huy động không thể khôi phục
lại được phải loại ra để sửa chữa không kể thời gian bao lâu; cũng như đối với
máy biến áp lực 110 kV phải loại ra để sửa chữa với thời gian trên 8 giờ.
4. Hỏa hoạn trong các trạm biến áp 220 kV trở lên buộc phải ngừng vận hành
không kể thời gian là bao lâu.
Hỏa hoạn trong các trạm biến áp 110 kV làm ngừng vận hành trạm trên 1 giờ.
5. Vì lý do nào đó trên lưới điện mà phải ngừng cấp điện từ 50% phụ tải trở
lên so với yêu cầu của biểu đồ điều độ tại các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh
với thời gian trên 4 giờ; cũng như việc ngừng cấp điện cho các phụ tải đặc
biệt quan trọng mà thời gian ngừng cấp điện này vượt quá thời gian cho phép để
thao tác đóng điện trở lại theo quy định.
6. Riêng các lưới điện khu vực được tạo thành bởi các cụm điésel và thủy điện
nhỏ (không nối với lưới điện Quốc gia) các vi phạm dưới đây cũng được đánh giá
là sự cố cấp I:
+ Hư hỏng các đường trục có điện áp từ 15 đến 35 kV phải loại ra khỏi vận
hành để sửa chữa với thời gian trên 7 ngày.
+ Hư hỏng các máy biến áp có công suất từ 2500 kVA, máy bù từ 2500 kVAR trở
lên phải ngừng vận hành để sửa chữa với thời gian trên 7 ngày.
+ Các máy biến áp từ 2500 kVA, máy bù từ 2500 kVAR trở lên ở trạng thái dự
phòng khi cần huy động mà không huy động được vì hư hỏng do bản thể thiết bị
hoặc do nhân viên vận hành vi phạm quy trình gây nên trong thời điểm huy động
buộc phải loại ra để sửa chữa với thời gian trên 7 ngày.
+ Hỏa hoạn trong các trạm biến áp có công suất từ 1500 kVA trở lên phải ngừng
vận hành trạm để khôi phục lại với thời gian trên 7 ngày.
Điều 15. Trên lưới điện khi xảy ra một trong các vi phạm dưới đây được
đánh giá là sự cố cấp II:
1. Hư hỏng các đường dây điện áp từ 66 kV phải ngừng vận hành để sửa chữa với
thời gian trên 8 giờ.
Hư hỏng các đường dây nhánh rẽ điện áp 110 kV phải ngừng vận hành để sửa chữa
với thời gian trên 1 giờ; cũng như hư hỏng các đường trục điện áp 110 kV phải
ngừng vận hành để sửa chữa với thời gian đến 1 giờ;
2. Hư hỏng các máy biến áp lực ở các trạm biến áp trung gian 35 kV, 66 kV có
công suất từ 1800 kVA trở lên phải ngừng vận hành để sửa chữa với thời gian
trên 24 giờ hoặc hư hỏng các thiết bị khác của trạm loại này buộc ngừng vận
hành trạm trên 24 giờ; cũng như hư hỏng máy biến áp lực 110 kV, máy bù có công
suất từ 15 MVAR trở lên hoặc hư hỏng các thiết bị khác của trạm buộc phải loại
máy biến áp, máy bù hoặc ngừng vận hành trạm để sửa chữa với thời gian đến 8
giờ.
3. Các máy biến áp lực ở các trạm biến áp trung gian 35 kV, 66 kV có công
suất máy từ 1800 kVA trở lên đang ở trạng thái dự phòng khi cần huy động mà
không huy động được vì bị hư hỏng cuộn dây do bản thể thiết bị hoặc do nhân
viên vận hành vi phạm quy trình gây nên trong thời điểm huy động làm cháy cuộn
dây máy biến áp phải loại ra để sửa chữa lâu dài; cũng như đối với máy áp lực
110 kV phải loại ra để sửa chữa với thời gian đến 8 giờ.
4. Hỏa hoạn trong các trạm biến áp 110 kV làm ngừng vận hành trạm với thời
gian đến 1 giờ.
Hỏa hoạn trong các trạm biến áp trung gian 66 kV buộc phải ngừng vận hành trạm
với thời gian trên 1 giờ.
Hỏa hoạn trong các trạm biến áp trung gian 35 kV buộc phải ngừng vận hành trạm
để khôi phục lại với thời gian trên 24 giờ.
Hỏa hoạn trong các trạm biến áp từ 6 kV đến dưới 35 kV làm hư hỏng toàn bộ từ
máy biến áp đến các thiết bị khác trong trạm.
5. Vì lý do nào đó trên lưới điện mà phải ngừng cấp điện từ 30% đến dưới 50%
phụ tải so với yêu cầu của biểu đồ điều độ tại các thành phố Hà Nội, Hồ Chí
Minh với thời gian trên 4 giờ; cũng như việc ngừng cấp điện từ 50% phụ tải trở
lên so với yêu cầu của biểu đồ điều độ tại 2 thành phố trên với thời gian đến
4 giờ.
6. Riêng đối với các lưới điện khu vực được tạo thành bởi các cụm điésel và
thủy điện nhỏ (không đối với lưới điện Quốc gia) thì các phạm vi dưới đây cũng
được đánh giá là sự cố cấp II:
+ Hư hỏng các đường trục có điện áp từ 15 kV đến 35 kV phải ngừng vận hành để
sửa chữa với thời gian đến 7 ngày; cũng như hư hỏng các đường dây điện áp 6 kV
đến 10 kV, các đường dây nhánh rẽ điện áp 15 kV đến 35 kV phải ngừng vận hành
để sửa chữa với thời gian trên 7 ngày.
+ Hư hỏng các máy biến áp có công suất từ 2500 kVA, máy bù từ 2500 kVAR trở
lên phải ngừng vận hành để sửa chữa với thời gian đến 7 ngày; cũng như hư hỏng
các máy biến áp có công suất dưới 2500 kVA, máy bù dưới 2500 kVAR phải ngừng
vận hành để sửa chữa với thời gian trên 7 ngày.
+ Các máy biến áp có công suất dưới 2500 kVA, máy bù dưới 2500 kVAR ở trạng
thái dự phòng khi cần huy động mà không huy động được vì bị hư hỏng do bản thể
thiết bị hoặc do nhân viên vận hành vi phạm quy trình gây nên trong thời điểm
huy động buộc phải loại ra để sửa chữa với thời gian trên 7 ngày; cũng như đối
với các máy biến áp từ 2500 kVA, máy bù từ 2500 kVAR, trở lên phải loại ra để
sửa chữa với thời gian đến 7 ngày.
+ Hỏa hoạn trong các trạm biến áp có công suất dưới 1500 KVA buộc phải ngừng
vận hành trạm để khôi phục lại với thời gian trên 7 ngày; cũng như đối với
trạm có công suất từ 1500 KVA trở lên phải khôi phục với thời gian đến 7 ngày.
Điều 16. Các trường hợp hư hỏng thiết bị, vi phạm chế độ hoạt động bình
thường trên lưới điện mà mức độ chưa tới mức như quy định ở các điều 14, 15 đã
nêu trên nhưng lại ở trên mức quy định nêu ở điều 19 (phần hiện tượng bất
thường) đều được đánh giá là sự cố cấp III.
C. Sự cố hệ thống
Điều 17. Khi trên hệ thống điện xảy ra một trong các vi phạm dưới đây sẽ
được đánh giá là sự cố hệ thống:
1. Hệ thống điện mất ổn định dẫn đến phân rã thành nhiều mảng gây nên việc
cắt điện các hộ tiêu thụ với công suất tổng cộng trên 10% so với biểu đồ phụ
tải của hệ thống.
2. Hệ thống điện hoạt động với tần số trên 50,5 Hz; dưới 49,5 Hz đến 49 Hz
kéo dài quá 1 giờ; dưới 49 Hz đến 48,5 Hz kéo dài quá 30 phút; dưới 48,5 Hz
kéo dài quá 5 phút.
(Trong trường hợp nếu từng giai đoạn cụ thể mà hệ thống bị thiếu hụt công
suất, Vụ Khoa học kỹ thuật (Bộ) sẽ có quy định lại tương ứng với từng giai
đoạn).
3. Khi công suất của hệ thống điện miền Bắc (HTĐ I) hoặc hệ thống điện miền
Nam (HTĐ II) cung cấp cho miền Trung (Công ty Điện lực 3) giảm 50% kéo dài quá
1 giờ.
D. Quy định cách tính sự cố.
Điều 18. Để đảm bảo chính xác, tránh trùng lặp trong việc tính sự cố cho
nhà máy điện, Sở điện lực, Sở truyền tải, Trung tâm điều độ hệ thống điện
(TTĐĐHTĐ), cách tính sự cố được quy định như sau:
1. Trường hợp nếu một sự cố xảy ra ở nhà máy điện hoặc Sở điện A phát triển
thành sự cố trong nhà máy hoặc Sở điện B, hoặc phát triển thành sự cố hệ thống
thì sự phát triển này cũng phải được tính như một sự cố riêng của nhà máy hoặc
Sở điện B hoặc của hệ thống.
2. Nếu sự cố xảy ra ở nhà máy điện hoặc trên lưới điện do lỗi của các nhân
viên của TTĐĐHTĐ hoặc của các phòng kỹ thuật chức năng của Công ty điện lực
thì sự cố đó tính cho TTĐĐHTĐ hoặc các phòng kỹ thuật của Công ty đã gây nên.
3. Nếu sự cố điện do lỗi của nhà máy điện, hoặc lỗi của Sở điện, Sở truyền
tải hoặc của TTĐĐHTĐ, các phòng kỹ thuật chức năng của Công ty điện lực thì sự
cố đó tính cho chính đơn vị đã gây ra sự cố hệ thống.
4. Trên một đường dây hay nhiều đường dây tải điện do một Sở điện quản lý
hoặc nhiều Sở điện cùng quản lý, xảy ra nhảy máy ngắt điện nhiều nơi trong
cùng một thời điểm do thiên tai gây nên thì chỉ tính là một lần sự cố.
Trường hợp một đường dây do nhiều Sở điện quản lý, khi xảy ra sự cố hư hỏng
trên đoạn đường dây thuộc phạm vi quản lý của Sở điện nào (hoặc Sở truyền tải
nào) thì tính sự cố đường dây cho chính Sở đó.
II. HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG
Điều 19. Nhà máy điện, lưới điện có thiết bị vận hành không bình thường
cũng như các vi phạm công nghệ sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng ảnh
hưởng tới chế độ vận hành bình thường của nhà máy điện, lưới điện và toàn hệ
thống mà không thuộc phạm vi quy định ở các điều của phần “Sự cố” trong quy
trình này thì đều được đánh giá là “hiện tượng bất thường” trong vận hành.
Cụ thể:
1. Hệ thống vận hành với tần số từ 49 Hz đến dưới 49,5 Hz kéo dài đến 1 giờ.
2. Thiết bị chính, thiết bị phụ trong các nhà máy điện và trên lưới điện vận
hành không bình thường hoặc có hiện tượng hư hỏng nhưng vẫn còn duy trì vận
hành được cho đến kỳ sửa chữa kế tiếp hoặc đến khi điều độ hệ thống cho phép
dừng.
3. Thiết bị phụ trong quá trình vận hành nếu xảy ra hư hỏng hoặc có hiện
tượng hư hỏng cần phải ngừng vận hành mà không gây sự cố làm ngừng thiết bị
chính.
4. Thiết bị chính vận hành không bình thường nhưng đã có kế hoạch xin ngừng
thiết bị hoặc xin giảm công suất để ngăn ngừa trước sự cố có thể xảy ra.
5. Ngắt điện tự động hoặc ngắt điện do vô ý của nhân viên vận hành thao tác
nhầm thiết bị nhưng sau đó tự động đóng điện lại hoặc thao tác đóng điện lại
thành công trong thời gian cho phép theo quy trình vận hành.
6. Các vi phạm chế độ công nghệ như:
+ Mức nước lò thiếu hoặc đầy quá quy định.
+ Chất lượng nước cấp và nước lò không đảm bảo.
+ Dao động áp lực và nhiệt độ hơi quá nhiệt quá tiêu chuẩn quy định trong các
quy trình vận hành kéo dài trong 30 phút.
+ Mức nước bị hạ quá mức cho phép ở các nhà máy thủy điện.
+ Mức dầu trong các thiết bị có chứa dầu hạ dưới mức quy định.
7. Các thiết bị vận chuyển nhiên liệu, hệ thống cấp nhiên liệu bị hư hỏng
hoặc vận hành không bình thường gây nên tình trạng giảm mức nhiên liệu dự trữ
trong các bunke của gian lò, bồn chứa dầu dưới mức quy định đối với từng nhà
máy điện cụ thể.
8. Hư hỏng hệ thống tín hiệu trung tâm, hệ thống thông tin liên lạc, các
thiết bị điều độ phải khôi phục lại trong thời gian đến 8 giờ.
9. Vi phạm hoạt động của thiết bị trong khi nghiên cứu khoa học kỹ thuật và
thử nghiệm theo chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nếu vi phạm
này chưa đến mức gây nên sự cố cho các thiết bị chính, các phần tử trong hệ
thống điện.
10. Trường hợp vi phạm hoạt động bình thường của nhà máy điện do không được
đủ nguồn nước v.v… khi những vi phạm này xảy ra không phải nguyên nhân do cán
bộ, nhân viên nhà máy điện và hệ thống điện gây nên.
Chương 3.
PHÂN LOẠI NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ VÀ HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG
Điều 20. Sự cố và hiện tượng bất thường xảy ra trong nhà máy điện, lưới
điện và hệ thống điện tùy theo tính chất vi phạm và phía người gây nên mà được
phân loại thành các nguyên nhân: chủ quan hoặc khách quan.
Điều 21. Sự cố và hiện tượng bất thường xảy ra mà nguyên nhân gây nên bởi
một trong các trường hợp sau đây thì được phân loại là nguyên nhân chủ quan:
1. Do công tác chỉ đạo sản xuất của lãnh đạo các cơ sở sản xuất, truyền tải,
phân phối điện, điều độ hệ thống điện v.v… thuộc các Công ty Điện lực trực
tiếp gây ra như:
+ Không quan tâm hoặc thiếu quan tâm đến việc củng cố công tác quản lý kỹ
thuật, kỹ thuật an toàn.
+ Quản lý thiết bị lỏng lẻo, không có biện pháp tích cực để khắc phục kịp
thời các sai sót của thiết bị mà cán bộ, công nhân cũng như đoàn kiểm tra các
cấp đã phát hiện và kiến nghị giải quyết.
+ Không trang bị đầy đủ các quy trình vận hành thiết bị, quy trình chức năng
nhiệm vụ của phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất v.v…
+ Không đôn đốc, kiểm tra thực hiện chế độ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ thiết
bị đúng kỳ hạn, đúng quy trình.
+ Không điều tra phân tích các nguyên nhân sự cố và hiện tượng bất thường
cũng như không thi hành các biện pháp để ngăn ngừa sự cố, để vi phạm tái diễn.
+ Không tổ chức thực hiện đầy đủ công tác bồi huấn nghiệp vụ và sát hạch quy
trình, quy phạm cho công nhân và cán bộ quản lý.
+ Bố trí phương thức sản xuất và dây chuyền sản xuất không hợp lý.
2. Do nhân viên vận hành:
Nhân viên vận hành trực tiếp gây nên như:
+ Không thực hiện đúng các quy trình vận hành, quy trình nhiệm vụ, quy trình
xử lý sự cố, quy trình bảo dưỡng thiết bị v.v… cũng như các nội quy, kỷ luật
sản xuất.
+ Trong vận hành không theo dõi kiểm tra để phát hiện kịp thời các khiếm
khuyết của thiết bị để xử lý.
3. Do nhân viên sửa chữa và thí nghiệm:
+ Bỏ qua hạng mục sửa chữa, thí nghiệm hoặc làm không đảm bảo chất lượng,
không phát hiện hết các hư hỏng của thiết bị.
+ Đấu sai mạch, sai quy cách kỹ thuật, đọc nhầm thông số thí nghiệm v.v…
+ Kết thúc công tác không kiểm tra, xem xét kỹ càng để quên dụng cụ đồ nghề,
tạp vật trong thiết bị để khi đưa vào thiết bị vào làm việc gây hư hỏng.
Điều 22. Sự cố và hiện tượng bất thường xảy ra mà nguyên nhân gây nên bởi
một trong các trường hợp sau đây thì được phân loại là sự cố khách quan:
1. Do nhà chế tạo hoặc cơ quan thiết kế, xây dựng, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa
chữa:
Những công trình mới xây dựng hoặc thiết bị mới đưa vào vận hành hoặc đã vận
hành lâu năm bị hư hỏng do có những khuyết tật, thiếu sót về chất lượng nguyên
vật liệu chế tạo thiết bị; do chất lượng thiết kế, xây dựng, lắp ráp, hiệu
chỉnh, sửa chữa kém, không đảm bảo mà trong quá trình nghiệm thu bàn giao để
đưa vào vận hành không phát hiện được.
Nguyên nhân do cơ quan bên ngoài nêu trên chỉ được kết luận trong trường hợp
nắm được đầy đủ cơ sở pháp lý về kỹ thuật và cần kịp thời mời đại diện của tổ
chức đó tham gia điều tra, trình bày cho tổ chức đó kết quả điều tra cụ thể và
việc xác lập văn bản khiếu nại đền bù. Nếu đại diện cơ quan bên ngoài đó không
tham gia điều tra thì văn bản khiếu nại đền bù phải được đính kèm theo biên
bản điều tra sự cố. Bản khiếu nại đền bù đối với nhà máy chế tạo phải gửi đến
trong thời gian bảo hành. Nếu thời gian bảo hành đã hết thì bản khiếu nại đền
bù phải thay bằng văn bản góp ý.
Việc khiếu nại đối với các cơ quan thiết kế, các nhà máy chế tạo ở nước ngoài
sẽ do Bộ Năng lượng xem xét quyết định.
2. Do cá nhân hoặc tổ chức bên ngoài:
+ Do bắn súng vào đường dây, ném cành cây, dây leo, chặt cây đổ vào đường
dây, trạm điện gây sự cố; đào đắp kênh mương sát chân cột điện gây nghiêng, đổ
cột; làm nhà cửa, công trình, kho tàng dưới đường dây không đảm bảo đường dây
vận hành an toàn; ô tô, bè mảng, tàu thuyền chạm vào đường dây gây đứt dây, đổ
cột điện.
+ Đường dây, trạm điện, nhà máy điện bị kẻ địch phá hoại hoặc bị người xấu
gây hư hỏng.
+ Do thiết bị điện của khách hàng hư hỏng hoặc khách hàng thao tác sai sự cố
vượt cấp lên lưới điện mà phạm vi quản lý vận hành không thể phòng ngừa được.
+ Do không được cấp đủ nhiên liệu hoặc nhiên liệu chất lượng xấu mà vi phạm
này không phải do cán bộ, nhân viên nhà máy điện hoặc cán bộ điều hành sản
xuất điện gây nên.
3. Do thiên tai:
+ Do bão, lụt, giông, sét… gây hư hỏng lưới điện, nhà máy điện mà phạm vi
quản lý vận hành không thể đề phòng ngăn chặn trước được.
+ Do nước nguồn thiếu làm cạn các hồ chứa nước của các nhà máy thủy điện.
Điều 23. Nếu sự cố hoặc hiện tượng bất thường xảy ra do một nguyên nhân
này nhưng lại phát triển thêm theo những nguyên nhân khác với những hậu quả
nặng nề hơn thì việc phân loại phải được xác định theo việc phát triển hậu quả
đó.
Chương 4.
XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG ĐIỆN THIẾU HỤT DO SỰ CỐ GÂY RA
Điều 24. Sản lượng điện thiếu hụt do sự cố gây ra được tính từ lúc vi phạm
việc cấp điện với những thông số bình thường cho tới khi phục hồi việc cấp
điện trở lại bình thường cho các phụ tải.
Điều 25. Lượng điện năng phát ra thiếu do sự cố nhà máy điện được tính
bằng hiệu số công suất trước và sau khi hạn chế nhân với thời gian kéo dài
việc hạn chế.
Chương 5.
QUY ĐỊNH VỀ KHAI BÁO, ĐIỀU TRA THỐNG KÊ, BÁO CÁO SỰ CỐ
A. QUY ĐỊNH VỀ KHAI BÁO SỰ CỐ:
Điều 26. Mọi sự cố xảy ra ở nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện đều
phải thực hiện khai báo theo quy định dưới đây:
1. Công ty Điện lực phải thực hiện báo cáo nhanh về Bộ Năng lượng những
trường hợp sự cố sau:
a) Khi xảy ra một trong các sự cố cấp I ở các nhà máy điện, lưới điện cũng như
sự cố hệ thống điện đặc biệt nghiêm trọng như:
+ Tan rã hệ thống điện
+ Hư hỏng các công trình chính của nhà máy điện.
+ Hư hỏng trầm trọng các thiết bị chính của nhà máy điện như lò hơi, turbine,
máy phát điện, máy biến áp tăng áp ở các nhà máy điện có công suất từ 12 MW
trở lên; cũng như hư hỏng nặng các máy biến áp lực ở các trạm biến áp 220 KV
trở lên.
+ Ngừng vận hành toàn nhà máy điện có công suất từ 12 MW trở lên không thể
khôi phục được với thời gian trên 8 giờ.
+ Hỏa hoạn lớn trong các nhà máy điện có công suất từ 12 MW trở lên, trong
các trạm biến áp từ 110 KV trở lên buộc phải ngừng vận hành nhà máy và trạm
biến áp.
+ Hư hỏng hàng loạt thiết bị trên lưới truyền tải từ 110 KV trở lên do thiên
tai, địch họa gây nên.
b) Các sự cố có kèm theo tai nạn chết người, tai nạn nghiêm trọng nhiều người.
2. Các nhà máy điện, Sở điện lực, Sở truyền tải điện, Trung tâm điều độ hệ
thống điện phải thực hiện báo cáo nhanh về Công ty Điện lực của mình những
trường hợp sự cố sau:
+ Sự cố cấp I trong các nhà máy điện và lưới điện.
+ Sự cố hệ thống điện.
Điều 27. Nội dung của báo cáo nhanh gồm có:
+ Thời gian xảy ra sự cố.
+ Nêu tóm tắt diễn biến sự cố.
+ Dự kiến sơ bộ nguyên nhân sự cố, mức độ hư hỏng, sơ bộ thiệt hại.
+ Người gây sự cố.
+ Dự kiến biện pháp khắc phục và thời gian xử lý xong sự cố.
B. QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA SỰ CỐ.
Điều 28. Mỗi một sự cố cũng như hiện tượng bất thường xảy ra ở nhà máy
điện, lưới điện và hệ thống điện phải được điều tra xem xét cẩn thận, tìm ra
nguyên nhân để khắc phục và ngăn ngừa vi phạm tái diễn.
Việc điều tra được bắt đầu ngay sau khi vụ việc xảy ra và kết thúc trong thời
hạn không quá 10 ngày. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn điều tra có thể
được Bộ Năng lượng cho phép kéo dài.
Điều 29. Khi xét nguyên nhân sụp đổ các công trình xây dựng của nhà máy
điện, lưới điện hoặc sự cố do thiên tai gây ra phải tiến hành xem xét đến
những điều khoản về xây dựng cơ bản đã được Nhà nước phê duyệt cũng như các
điều kiện về khí hậu, thủy văn, tốc độ gió.
Điều 30. Tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của sự cố như đã phân
loại ở chương II mà việc tổ chức điều tra được quy định như sau:
1. Các Công ty Điện lực: Về nguyên tắc sẽ tổ chức chỉ đạo điều tra các vụ sự
cố cấp I ở các nhà máy điện, lưới điện và sự cố hệ thống điện. Tuy nhiên Công
ty có thể ủy quyền cho các Sở điện, nhà máy điện, Sở truyền tải trực tiếp điều
tra các vụ sự cố cấp I nếu xét thấy không cần thiết phải do Công ty điều tra.
Thành phần đoàn điều tra của Công ty gồm có:
Chủ trì điều tra: Phó giám đốc kỹ thuật.
Tham gia điều tra có các phòng kỹ thuật chức năng liên quan, thanh tra bảo
vệ, thanh tra KTAT và Trung tâm điều độ hệ thống điện, Trung tâm thí nghiệm
điện, cơ quan thiết kế, xây dựng, lắp ráp, nhà máy chế tạo nếu có liên quan
đến sự cố.
2. Các nhà máy điện, Sở điện, Sở truyền tải điện: Về nguyên tắc trực tiếp tổ
chức chỉ đạo, điều tra các vụ sự cố từ cấp II trở xuống; hoặc trực tiếp điều
tra các sự cố cấp I được Công ty ủy quyền.
Thành phần đoàn điều tra của cơ sở gồm có:
Chủ trì điều tra: giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật.
Tham gia điều tra có các phòng kỹ thuật, thanh tra bảo vệ, phân xưởng có
liên quan và kỹ sư an toàn của nhà máy, sở.
3. Những sự cố cấp I, sự cố hệ thống điện đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại
lớn về kinh tế làm ngừng trệ lâu dài việc cung cấp điện cho các ngành kinh tế
quốc dân cũng như đe dọa sinh mạng của nhiều người thì việc điều tra sẽ do Bộ
Năng lượng quyết định cụ thể người chủ trì và các thành phần tham gia điều
tra.
Điều 31. Cơ quan quản lý cấp trên có quyền tham gia bất cứ cuộc điều tra
sự cố nào của cơ quan cấp dưới và có quyền phủ quyết các kết luận trong biên
bản điều tra của cấp dưới.
Trong trường hợp đoàn điều tra sự cố của cấp trên xuống điều tra sự cố xảy ra
ở đơn vị cấp dưới nếu đơn vị có sự cố có những điểm không thống nhất với kết
luận của đoàn điều tra thì được quyền bảo lưu ý kiến trong biên bản điều tra
và khiếu nại lên cơ quan quản lý cấp cao hơn.
Trong thời gian chờ cấp trên xem xét, kết luận lại thì người phụ trách đơn vị
có sự cố đó vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp giải quyết của đoàn
điều tra sự cố đã nêu ra.
Điều 32. Kết quả điều tra phải lập thành biên bản (theo biểu mẫu số 1
phần phụ lục) có đủ chữ ký của đại diện các thành phần trong đoàn điều tra, có
chữ ký và đóng dấu của thủ trưởng đơn vị.
Biên bản điều tra đối với các sự cố cấp I và sự cố hệ thống điện đặc biệt
nghiêm trọng được nêu trong trường hợp phải báo cáo nhanh như ở mục 1 điều 26
phải được gửi về Bộ.
Đối với các sự cố cấp II, tùy theo tính chất, mức độ thiệt hại, hậu quả của
từng sự cố cụ thể gây nên mà Công ty yêu cầu đơn vị xảy ra sự cố phải gửi biên
bản điều tra về Công ty trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Thời hạn gửi các biên bản điều tra trên đây về Bộ hoặc về Công ty không chậm
quá 10 ngày sau khi kết thúc điều tra.
C. QUY ĐỊNH VIỆC THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Điều 33. Tất cả những sự cố cũng như hiện tượng bất thường trong vận hành
xảy ra thuộc phạm vi quản lý của nhà máy điện, Sở điện lực, Sở truyền tải
điện, Trung tâm điều độ hệ thống điện đều phải được ghi chép kịp thời và đầy
đủ chính xác vào sổ theo dõi sự cố cũng như sổ theo dõi hiện tượng bất thường
do bộ phận thanh tra KTAT của đơn vị quản lý (theo biểu mẫu số 2 và 3 phần phụ
lục).
Hàng tháng các sổ theo dõi sự cố và hiện tượng bất thường phải được trình lãnh
đạo đơn vị xem xét ghi ý kiến nhận xét, chỉ đạo và ký tên vào đó.
Điều 34. Chế độ báo cáo thống kê sự cố và hiện tượng bất thường được
quy định như sau:
1. Đối với các nhà máy điện, Sở điện lực, Sở truyền tải điện, Trung tâm điều
độ hệ thống điện:
Hàng tháng các đơn vị trên phải gửi báo cáo thống kê tất cả các loại sự cố
cũng như các hiện tượng bất thường theo mẫu quy định (theo biểu mẫu số 4 và số
5 phần phụ lục) cho Công ty trước ngày 25 của tháng đó.
2. Đối với các Công ty Điện lực:
Hàng quý các Công ty phải gửi các báo cáo sau về Bộ Năng lượng trước ngày 30
của tháng cuối quý:
a) Báo cáo các sự cố cấp I (theo biểu mẫu số 6 phần phụ lục)
b) Thống kê sự cố cấp I, II các loại (theo biểu mẫu số 7 phần phụ lục).
3. Nếu có sự cố cũng như hiện tượng bất thường trong các ngày còn lại của
tháng, quý đó thì sẽ bổ sung vào báo cáo của tháng sau, quý sau.
Nếu trong tháng, quý không có sự cố cũng như hiện tượng bất thường thì trong
biểu thống kê ghi rõ là không có gì và vẫn phải báo cáo đúng kỳ hạn.
PHẦN PHỤ LỤC
Biểu mẫu số 1
BỘ NĂNG LUỢNG
C.TY ĐIỆN LỰC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Đơn vị:………………
Số: ……………… Ngàythángnăm 19
BIÊN BẢN
ĐIỀU TRA SỰ CỐ
(Tên của sự cố):
1 Thành phần đoàn điều tra:
+ Trưởng đoàn.
+ Các thành viên:
2 Đến điều tra sự cố (tên sự cố): xảy ra tại:
Xí nghiệp: (Sở điện, nhà máy điện) hoặc phân xưởng, chi nhánh, đội.
Thuộc Công ty Điện lực…
3 Ngày giờ và nơi xảy ra sự cố.
4 Thời tiết lúc xảy ra sự cố.
5 Chế độ hoạt động trước khi xảy ra sự cố.
6 Mô tả ngắn gọn diễn biến sự cố và tình hình hư hỏng thiết bị.
7 Ngày giờ phục hồi lại hoạt động bình thường.
8 Số liệu chủ yếu về lý lịch thiết bị hư hỏng (năm chế tạo, năm vận hành, chỗ
hư hỏng, các trường hợp hư hỏng trước, ngày, tháng tiến hành sửa chữa gần nhất
và kết quả thử nghiệm cuối cùng trước khi xảy ra sự cố).
9 Đặc điểm và đánh giá sự hoạt động của rơ le bảo vệ và tự động hóa cũng như
các phương tiện thông tin liên lạc hiện hành.
10 Nguyên nhân sinh ra sự cố và người gây ra sự cố.
11 Nguyên nhân để sự cố phát triển và người để sự cố phát triển.
12 Phân loại sự cố thuộc cấp nào.
13 Giá trị thiệt hại do sự cố gây nên:
+ Giá trị hiện vật hư hỏng.
+ Sản lượng điện thiếu hụt do sự cố gây nên.
+ Liệt kê các hộ trọng điểm lớn, đặc biệt quan trọng bị mất điện.
14 Kết luận và kiến nghị của đoàn điều tra.
15 Những biện pháp nhằm khắc phục sự cố và phục hồi lại thiết bị bị hư hỏng.
16 Ý kiến tiếp nhận của lãnh đạo đơn vị xảy ra sự cố.
Trưởng đoàn điều tra ký tên.
Đại diện các bên tham gia đoàn điều tra ký tên.
Đại diện đơn vị có sự cố ký tên
(nếu là cấp xí nghiệp thì đóng cả dấu).
Chú ý: Đối với các vụ sự cố cấp I đặc biệt nghiêm trọng, sự cố tan rã hệ
thống cần phải có các tài liệu sau đây đính kèm với biên bản điều tra:
1 Các băng giấy của đồng hồ tự ghi (nếu có).
2 Bản sao biên bản khám, thử nghiệm gần nhất.
3 Các tài liệu ghi chép có liên quan đến điều độ vận hành.
4 Các bản khai của người có liên quan.
5 Các bản sao trích số liệu thiết kế, tính toán, số liệu khí tượng thủy văn
(do cơ quan khí tượng thủy văn cấp) trong trường hợp xác định nguyên nhân do
thiên tai.
6 Biên bản kiểm tra, thử thí nghiệm sau sự cố kể cả ảnh chụp nơi hư hỏng cần
thiết.
7 Văn bản khiếu nại đền bù đối với nhà chế tạo hoặc các tổ chức thiết kế, xây
dựng, lắp ráp, hiệu chỉnh v.v… trong trường hợp cần thiết.
8 Tài liệu về người gây ra sự cố cũng như để sự cố phát triển gồm:
Họ tên tuổi
Nghề nghiệp, chức vụ, thâm niên công tác
Trình độ văn hóa
Kết quả sát hạch quy trình, quy phạm
Một số đặc điểm riêng (gia đình, vợ con, hoàn cảnh, các dấu ấn về lịch sử
bản thân).
Nhận xét của lãnh đạo đơn vị.
BỘ NĂNG LƯỢNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC N/MÁY, SỞ………. SỔ THEO DÕI SỰ CỐ Biểu mẫu số 2
Thứ tự Ngày giờ xảy ra sự cố Thời gian sự cố kéo dài Nơi xảy ra sự cố Trích yếu tình hình sự cố, nguyên nhân người gây ra Sản lượng điện thiếu hụt Phân loại sự cố theo nhóm Phân loại sự cố theo tính chất (cấp I, II, III) Biện pháp giải quyết
Nội dung Thời gian thực hiện Kết quả thực hiện
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
GHI CHÚ: (1) Cột số 7 là phân loại sự cố theo nhóm thiết bị như đã nêu ở điều
10 đối với nhà máy điện và theo cấp điện áp của đường dây tải điện.
Nếu là sự cố hệ thống điện thì cũng ghi vào cột này là “hệ thống điện”.
BỘ NĂNG LƯỢNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC.... N/MÁY, SỞ………. SỔ THEO DÕI HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG Biểu mẫu số 3
TT Ngày giờ xảy ra hiện tượng bất thường Thời gian ngừng thiết bị Trích yếu hiện tượng bất thường Tên, quy cách thiết bị xảy ra hiện tượng bất thường Thời gian vận hành lại sau khi sửa chữa Sản lượng điện thiếu hụt Biện pháp giải quyết và ngăn ngừa
Nội dung Thời gian thực hiện Kết quả thực hiện
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
BỘ NĂNG LƯỢNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC.... N/MÁY, SỞ………. BÁO CÁO THỐNG KÊ SỰ CỐ HÀNG THÁNG THÁNG…….NĂM……… Biểu mẫu số 4
Thứ tự Thời gian xảy ra Nơi xảy ra Trích yếu sự cố Thiết bị hư hỏng Công suất thiếu hụt Sản lượng thiếu hụt Phân loại sự cố theo nhóm Phân loại sự cố theo tính chất (cấp I, II, III) Phân loại nguyên nhân sự cố (chủ quan, khách quan)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
GHI CHÚ: Cột 8 phân loại sự cố theo nhóm thiết bị đối với nhà máy điện như nêu
ở điều 10 và theo cấp điện áp của đường dây tải điện.
BỘ NĂNG LƯỢNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC………… N/MÁY, SỞ………. BÁO CÁO THỐNG KÊ
HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG HÀNG THÁNG THÁNG………NĂM………… Biểu mẫu số 5
TT Ngày giờ xảy ra Thời gian xử lý Tình hình xảy ra hiện tượng bất thường Thời gian vận hành lại sau khi s/chữa Sản lượng điện thiếu hụt Biện pháp giải quyết Phân loại theo nguyên nhân (chủ quan, khách quan)
Nơi xảy ra Quy cách và tên thiết bị Hiện tượng diễn biến, nguyên nhân Người gây ra
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
BỘ NĂNG LƯỢNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC……….. BÁO CÁO SỰ CỐ CẤP I HÀNG QUÝ QUÝ………NĂM………… Biểu mẫu số 6
Đơn vị xảy ra sự cố Thời gian xảy ra sự cố Tóm tắt diễn biến sự cố và nguyên nhân Giá trị thiệt hại
1 2 3 4
I Sự cố nhà máy điện
II Sự cố lưới điện
III Sự cố hệ thống điện
BỘ NĂNG LƯỢNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC……….. THỐNG KÊ SỰ CỐ HÀNG QUÝ QUÝ………NĂM………… Biểu mẫu số 7
I/ Sự cố nhà máy điện Số vụ Phân loại cấp sự cố Suất sự cố của lò và máy phát điện (vụ/lò, vụ/máy) GHI CHÚ
Cấp I Cấp II
1 Lò hơi 2 Turbine 3 Máy phát điện 4 Phần điện trong nhà máy 5 Mất điện toàn nhà máy (ngừng toàn nhà máy) 6 Điésel 7 Turbine khí 8 Thủy điện nhỏ
II/ Sự cố đường dây Số vụ Phân loại cấp sự cố Suất sự cố chung (cả cấp I, II) (vụ/km) Phân loại 2 dạng sự cố chính trong số vụ sự cố đường dây
Cấp I Cấp II
Đứt dây (vụ) Vở sứ (vụ)
1 Đường dây 220 KV 230 KV 2 Đường dây 110 KV 3 Đường dây 66 KV 4 Đường dây 35 KV 5 Đường dây 15 KV 6 Đường dây 610 KV
I/ Sự cố trạm biến áp Số vụ Phân loại cấp sự cố Suất sự cố chung (cả cấp I, II) (vụ/máy) Phân loại dạng sự cố cụ thể trong tổng số vụ sự cố trạm BA
Cấp I Cấp II
Hư hỏng máy biến áp (vụ) Hư hỏng thiết bị bảo vệ và thiết bị đóng cắt (vụ)
1 Trạm biến áp 220 KV 230 KV 2 Trạm biến áp 110 KV 3 Trạm biến áp 66 KV 4 Trạm biến áp 35 KV 5 Trạm biến áp 15 10 6 KV
IV/ Sự cố hệ thống Số vụ Phân loại dạng sự cố
Tan rã hệ thống Tách mảng Tần số không đảm bảo
| Quyết định 82/NL/KHKT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-82-NL-KHKT-Quy-trinh-dieu-tra-su-co-trong-nha-may-dien-129543.aspx | {'official_number': ['82/NL/KHKT'], 'document_info': ['Quyết định 82/NL/KHKT năm 1992 về Quy trình điều tra sự cố trong nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện do Bộ trưởng Bộ Năng lượng ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Năng lượng', ''], 'signer': ['Lê Liêm'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Lĩnh vực khác'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '26/02/1992', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,306 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2241/QĐUBND Phú Thọ, ngày 10 tháng 12 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG TRONG CÁC LĨNH VỰC: Y TẾ DỰ PHÒNG, GIÁM ĐỊNH Y KHOA VÀ THI ĐUA, KHEN
THƯỞNG (BỘ Y TẾ) THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÁC CƠ QUAN CẤP TỈNH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH PHÚ THỌ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1946/QĐUBND ngày 01/10/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú
Thọ về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Giám
định Y khoa;
Căn cứ các Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành
chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung trong các lĩnh vực: Y tế dự phòng,
Giám định Y khoa và Thi đua, khen thưởng (Bộ Y tế): Quyết định số 3562/QĐBYT
ngày 26/11/2024, Quyết định số 3613/QĐBYT ngày 30/11/2024 và Quyết định số
3614/QĐBYT ngày 30/11/2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại các Tờ trình: số 3854/TTrSYT ngày
04/12/2024 và số 3908/TTrSYT ngày 05/12/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới
ban hành, được sửa đổi, bổ sung trong các lĩnh vực: Y tế dự phòng, Giám định Y
khoa và Thi đua, Khen thưởng (Bộ Y tế) thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ
quan cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Chi tiết tại Danh mục kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Sở Y tế:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, xây dựng mới hoặc
sửa đổi, bổ sung quy trình nội bộ đối với việc giải quyết từng thủ tục hành
chính công bố tại Điều 1 Quyết định này, hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch UBND
tỉnh phê duyệt theo quy định.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cập nhật, đăng tải công khai kịp
thời, đầy đủ, chính xác Danh mục thủ tục hành chính, bộ phận tạo thành của
từng thủ tục hành chính công bố tại Điều 1 Quyết định này và gỡ bỏ các thông
tin, dữ liệu thủ tục hành chính đã hết hiệu lực thi hành trên Hệ thống thông
tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh theo quy định.
2. Văn phòng UBND tỉnh cập nhật, đăng tải công khai kịp thời, đầy đủ, chính
xác các thông tin, dữ liệu thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của
các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy
định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Sửa đổi, bổ sung: 06 (sáu) thủ tục hành chính được công bố tại Danh mục ban
hành kèm theo các Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính của Chủ tịch
UBND tỉnh Phú Thọ: Quyết định số 161/QĐUBND ngày 24/01/2024 (Thủ tục số 12,
13, 18, 19 Mục III Danh mục kèm theo) và Quyết định số 1808/QĐUBND ngày
11/9/2024 (Thủ tục số 1, 2 Mục IV Danh mục kèm theo).
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Thông tin và
Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; các cơ quan, tổ chức và cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Quang
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BỊ BÃI BỎ TRONG CÁC LĨNH VỰC: Y TẾ
DỰ PHÒNG, GIÁM ĐỊNH Y KHOA VÀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG (BỘ Y TẾ) THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA CÁC CƠ QUAN CẤP TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2241/QĐUBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ)
A. TTHC MỚI BAN HÀNH
TTHC: Thủ tục hành chính;
DVC: Dịch vụ công.
TT Mã TTHC Tên TTHC Thời hạn giải quyết Cách thức/ Địa điểm thực hiện Phí, Lệ phí (nếu có) DVC TT (mức độ) Căn cứ pháp lý
I Lĩnh vực Thi đua, Khen thưởng (Bộ Y tế)[1]
1 1.009249 Xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền 150 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 1. Trực tiếp: Trung tâm phục vụ Hành chính công. Địa chỉ: 398 Đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210 2222 555 2. Trực tuyến Địa chỉ truy cập: www.dichvucong.phutho.gov.vn 3. DV Bưu chính công ích Không quy định Toàn trình Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022. Nghị định số 95/2022/NĐCP ngày 15/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Thông tư số 24/2024/TTBYT ngày 29/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2020/TTBYT ngày 29/10/2020 ban hành tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền.
II Lĩnh vực Y tế dự phòng
1 1.004070 Công bố cơ sở đủ điều kiện kiểm nghiệm chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. 1. Trực tiếp: Trung tâm phục vụ Hành chính công. Địa chỉ: 398 Đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210 2222 555 2. Trực tuyến Địa chỉ truy cập: www.dichvucong.phutho.gov.vn 3. DV Bưu chính công ích 300.000 đồng/hồ sơ (Kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu phí, lệ phí: 210.000 đồng/hồ sơ theo quy định Thông tư số 43/2024/TTBTC ngày 28/6/2024) Toàn trình Luật Hóa chất năm 2007. Luật quảng cáo năm 2012. Nghị định số 181/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo. Nghị định số 91/2016/NĐCP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. Nghị định số 155/2018/NĐCP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Nghị định số 129/2024/NĐCP ngày 10/10/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 91/2016/NĐCP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. Thông tư số 59/2023/TTBTC ngày 30/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực Y tế. Thông tư số 43/2024/TTBTC ngày 28/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2 1.004062 Công bố cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. 1. Trực tiếp: Trung tâm phục vụ Hành chính công. Địa chỉ: 398 Đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210 2222 555 2. Trực tuyến Địa chỉ truy cập: www.dichvucong.phutho.gov.vn 3. DV Bưu chính công ích 300.000 đồng/hồ sơ (Kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu phí, lệ phí: 210.000 đồng/hồ sơ theo quy định Thông tư số 43/2024/TTBTC ngày 28/6/202) Toàn trình Luật Hóa chất năm 2007. Luật quảng cáo năm 2012. Nghị định số 181/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Nghị định số 91/2016/NĐCP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. Nghị định số 155/2018/NĐCP ngày 12/11/2018 của Chính phủ. Nghị định số 129/2024/NĐCP ngày 10/10/2024 của Chính phủ. Thông tư số 59/2023/TTBTC ngày 30/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư số 43/2024/TTBTC ngày 28/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3 1.002564 Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo dấu nhận công văn đến của Sở Y tế. 1. Trực tiếp: Trung tâm phục vụ Hành chính công. Địa chỉ: 398 Đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210 2222 555 2. Trực tuyến Địa chỉ truy cập: www.dichvucong.phutho.gov.vn 3. DV Bưu chính công ích Phí: 600.000 vnđ ( Kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu phí, lệ phí: 420.000 đồng/hồ sơ theo quy định Thông tư số 43/2024/TT BTC ngày 28/6/2024) Toàn trình Luật Hóa chất năm 2007. Luật quảng cáo năm 2012. Nghị định số 181/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Thông tư số 09/2015/TTBYT ngày 25/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. Thông tư số 20/2024/TTBYT ngày 14/10/2024 của Bộ Trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 09/2015/TTBYT ngày 25/5/2015. 7. Thông tư số 59/2023/TTBTC ngày 30/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 8. Thông tư số 43/2024/TTBTC ngày 28/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4 1.001189 Cấp lại giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo dấu nhận công văn đến của Sở Y tế. 1. Trực tiếp: Trung tâm phục vụ Hành chính công. Địa chỉ: 398 Đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210 2222 555 2. Trực tuyến Địa chỉ truy cập: www.dichvucong.phutho.gov.vn 3. DV Bưu chính công ích Không quy định Toàn trình Luật Hóa chất năm 2007. Luật quảng cáo năm 2012. Nghị định số 181/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Thông tư số 09/2015/TTBYT ngày 25/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. Thông tư số 20/2024/TTBYT ngày 14/10/2024 của Bộ Trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 09/2015/TTBYT ngày 25/5/2015.
5 1.001178 Cấp lại giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trong trường hợp hết hiệu lực tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 09/2015/TTBYT 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ, hợp lệ theo dấu nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. 1. Trực tiếp: Trung tâm phục vụ Hành chính công. Địa chỉ: 398 Đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210 2222 555 2. Trực tuyến Địa chỉ truy cập: www.dichvucong.phutho.gov.vn 3. DV Bưu chính công ích Không quy định Toàn trình Luật Hóa chất năm 2007. Luật quảng cáo năm 2012. Nghị định số 181/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Thông tư số 09/2015/TTBYT ngày 25/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. Thông tư số 20/2024/TTBYT ngày 14/10/2024 của Bộ Trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 09/2015/TTBYT ngày 25/5/2015.
6 1.001114 Cấp lại giấy xác nhận nội dung quảng cáo khi có thay đổi về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm và không thay đổi nội dung quảng cáo 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ, hợp lệ theo dấu nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. 1. Trực tiếp: Trung tâm phục vụ Hành chính công. Địa chỉ: 398 Đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210 2222 555 2. Trực tuyến Địa chỉ truy cập: www.dichvucong.phutho.gov.vn 3. DV Bưu chính công ích Không quy định Toàn trình Luật Hóa chất năm 2007. Luật quảng cáo năm 2012. Nghị định số 181/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Thông tư số 09/2015/TTBYT ngày 25/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. Thông tư số 20/2024/TTBYT ngày 14/10/2024 của Bộ Trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 09/2015/TTBYT ngày 25/5/2015.
B. TTHC ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
TT Mã TTHC Tên TTHC Thời hạn giải quyết Cách thức/ Địa điểm thực hiện Phí, Lệ phí (nếu có) DVC TT (mức độ) Căn cứ pháp lý
I Lĩnh vực Y tế dự phòng
1 1.002944 Công bố cơ sở đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. 1. Trực tiếp: Trung tâm phục vụ Hành chính công. Địa chỉ: 398 Đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210 2222 555 2. Trực tuyến Địa chỉ truy cập: www.dichvucong.phutho.gov.vn 3. DV Bưu chính công ích Phí: 300.000 vnđ (Kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu phí, lệ phí: 210.000 đồng/hồ sơ theo quy định Thông tư số 43/2024/TTBTC ngày 28/6/2024) Toàn trình Luật Hóa chất năm 2007. Luật quảng cáo năm 2012. Nghị định số 181/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo. Nghị định số 91/2016/NĐCP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. Nghị định số 155/2018/NĐCP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Nghị định số 129/2024/NĐCP ngày 10/10/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 91/2016/NĐCP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. Thông tư số 59/2023/TTBTC ngày 30/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực Y tế. Thông tư số 43/2024/TTBTC ngày 28/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2 1.002467 Công bố cơ sở đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế bằng chế phẩm 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. 1. Trực tiếp: Trung tâm phục vụ Hành chính công. Địa chỉ: 398 Đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210 2222 555 2. Trực tuyến Địa chỉ truy cập: www.dichvucong.phutho.gov.vn 3. DV Bưu chính công ích Phí: 300.000 vnđ (Kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu phí, lệ phí: 210.000 đồng/hồ sơ theo quy định Thông tư số 43/2024/TTBTC ngày 28/6/2024) Toàn trình Luật Hóa chất năm 2007. Luật quảng cáo năm 2012. Nghị định số 181/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Nghị định số 91/2016/NĐCP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. Nghị định số 155/2018/NĐCP ngày 12/11/2018 của Chính phủ. Nghị định số 129/2024/NĐCP ngày 10/10/2024 của Chính phủ. Thông tư số 59/2023/TTBTC ngày 30/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư số 43/2024/TTBTC ngày 28/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
II Lĩnh vực Giám định Y khoa
1 1.002190 Hồ sơ khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai 45 ngày. 1. Trực tiếp: Trung tâm phục vụ Hành chính công. Địa chỉ: 398 Đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210 2222 555 2. Trực tuyến Địa chỉ truy cập: www.dichvucong.phutho.gov.vn 3. DV Bưu chính công ích Căn cứ Thông tư 243/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Một phần Luật vệ sinh an toàn lao động năm 2015. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Nghị định số 131/2021/NĐCP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Thông tư số 56/2017/TTBYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Thông tư 18/2022/TTBYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TTBYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Thông tư số 243/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa. Thông tư số 01/2023/TTBYT ngày 01/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp Quyết định số 1946/QĐUBND ngày 01/10/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Giám định Y khoa.
2 1.002168 Hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần 45 ngày. 1. Trực tiếp: Trung tâm phục vụ Hành chính công. Địa chỉ: 398 Đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210 2222 555 2. Trực tuyến Địa chỉ truy cập: www.dichvucong.phutho.gov.vn 3. DV Bưu chính công ích Căn cứ Thông tư 243/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Một phần Luật vệ sinh an toàn lao động năm 2015. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Nghị định số 131/2021/NĐCP ngày 30/12/2021 của Chính phủ. Thông tư số 18/2022/TTBYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Thông tư số 56/2017/TTBYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Thông tư số 243/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư số 01/2023/TTBYT ngày 01/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Quyết định số 1946/QĐUBND ngày 01/10/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Giám định Y khoa.
3 1.002671 Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động 45 ngày. 1. Trực tiếp: Trung tâm phục vụ Hành chính công. Địa chỉ: 398 Đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210 2222 555 2. Trực tuyến Địa chỉ truy cập: www.dichvucong.phutho.gov.vn 3. DV Bưu chính công ích Căn cứ Thông tư 243/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Một phần Luật vệ sinh an toàn lao động năm 2015. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Nghị định số 131/2021/NĐCP ngày 30/12/2021 của Chính phủ. Thông tư số 18/2022/TTBYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Thông tư số 56/2017/TTBYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Thông tư số 243/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư số 01/2023/TTBYT ngày 01/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Quyết định số 1946/QĐUBND ngày 01/10/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Giám định Y khoa.
4 1.002208 Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất 45 ngày. 1. Trực tiếp: Trung tâm phục vụ Hành chính công. Địa chỉ: 398 Đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210 2222 555 2. Trực tuyến Địa chỉ truy cập: www.dichvucong.phutho.gov.vn 3. DV Bưu chính công ích Căn cứ Thông tư 243/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Một phần Luật vệ sinh an toàn lao động năm 2015. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Nghị định số 131/2021/NĐCP ngày 30/12/2021 của Chính phủ. Thông tư số 18/2022/TTBYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Thông tư số 56/2017/TTBYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Thông tư số 243/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư số 01/2023/TTBYT ngày 01/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Quyết định số 1946/QĐUBND ngày 01/10/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Giám định Y khoa.
[1] Quyết định số 3562/QĐBYT ngày 26/11/2024: Lĩnh vực Y, Dược cổ truyền
| Quyết định 2241/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2241-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Y-te-du-phong-cap-tinh-Phu-Tho-635409.aspx | {'official_number': ['2241/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2241/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung trong các lĩnh vực: Y tế dự phòng, Giám định Y khoa và Thi đua, khen thưởng (Bộ Y tế) thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Phú Thọ', ''], 'signer': ['Bùi Văn Quang'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '10/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,307 | TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1411/QĐTLĐ Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC, CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TRONG CÁC
CƠ QUAN CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứLuật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước và của Tổng Liên
đoàn có liên quan;
Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong
các cơ quan công đoàn từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên (sau đây
gọi chung là các Cơ quan công đoàn).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2024. Quyết
định này thay thế Quyết định số 4291/QĐTLĐ ngày 01/3/2022 của Đoàn Chủ tịch
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn, chế
độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn.
Điều 3. Văn phòng, Văn phòng Ủy ban kiểm tra, các ban, đơn vị trực thuộc
Tổng Liên đoàn, các cơ quan công đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Ban Tổ chức TW;
Ủy ban Kiểm tra TW;
Ban Dân vận TW;
Văn phòng TW;
Bộ Tài chính;
Các đ/c UV ĐCT TLĐ;
Lưu: VT, TC. TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Khang
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC, CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TRONG CÁC CƠ QUAN CÔNG ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1411/QĐTLĐ ngày 01 tháng 8 năm 2024 của
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ
quan công đoàn từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn
ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế,
khu công nghệ cao; Công đoàn Tổng Công ty và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ
sở có đặc thù khác (sau đây gọi chung là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ
sở);
2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương
đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (sau đây gọi chung là
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương);
3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Liên đoàn);
Điều 3. Nguyên tắc về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ
quan công đoàn
1. Căn cứ các quy định của Nhà nước, phù hợp với khả năng tài chính của tổ
chức công đoàn.
2. Sử dụng tài chính công đoàn đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo
phục vụ tốt các hoạt động của tổ chức công đoàn.
3. Việc thanh toán các chế độ chi tiêu phải đảm bảo nguyên tắc, thủ tục về
chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn. Các nội dung
chi khác chưa quy định trong Quy định này được thực hiện theo quy định hiện
hành của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
Chương II
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC, CHẾ ĐỘ CHI TIÊU
Mục 1. CHI TRỰC TIẾP CHĂM LO, ĐẠI DIỆN, BẢO VỆ, ĐÀO TẠO ĐOÀN VIÊN VÀ NGƯỜI
LAO ĐỘNG
Điều 4. Chi hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của đoàn viên, người lao động
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và tương đương căn cứ khả
năng nguồn kinh phí, quy mô lao động, loại hình, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
của từng doanh nghiệp, đóng góp của các cá nhân, tập thể trong quá trình thực
hiện... để quy định cụ thể điều kiện, mức chi áp dụng tại địa phương, đơn vị
theo các nội dung sau:
1. Chi cho công tác tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, khởi kiện và tham gia
tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại tòa án
a) Chi cho công tác tư vấn pháp luật lưu động:
Chi thuê địa điểm, hội trường, trang thiết bị cần thiết;
Chi hỗ trợ giải khát cho người lao động: Mức chi tối đa 40.000
đồng/người/ngày;
Chi phần thưởng cho người lao động tham gia trả lời các câu hỏi: Mức chi
30.000 đồng đến 50.000 đồng/người/phần thưởng;
Chi chế độ báo cáo viên được mời tư vấn lưu động; viết nội dung hỏi đáp, tình
huống...: theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Mục 3 Quy định này;
Chi in ấn tài liệu phát cho người lao động;
Chi làm thêm giờ, tiền hỗ trợ xăng xe, phương tiện đi lại công cộng,... cho
các cán bộ công đoàn tham gia thực hiện các cuộc tư vấn lưu động.
b) Chi cho công tác tư vấn pháp luật trực tiếp và các hình thức tư vấn pháp
luật khác:
Chi các cuộc họp, hội thảo thảo luận về vụ việc tư vấn pháp luật;
Chi làm thêm giờ, tiền hỗ trợ xăng xe, phương tiện đi lại công cộng cho các
cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật;
Chi bồi dưỡng cho cán bộ thực hiện tư vấn pháp luật (gặp gỡ với người được tư
vấn, xác minh vụ việc, làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
đến vụ việc; nghiên cứu hồ sơ vụ việc; chuẩn bị tài liệu, xây dựng báo cáo,
phân tích vụ việc; xây dựng nội dung tư vấn): Mức chi tối đa 500.000
đồng/người/vụ;
Chi hỗ trợ tiền điện thoại cho cán bộ tư vấn pháp luật: Mức chi tối đa 200.000
đồng/người/tháng;
Chi bồi dưỡng, thù lao cho báo cáo viên, chuyên gia không phải là cán bộ công
đoàn thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Mục 3 Quy định này. Trường
hợp báo cáo viên, chuyên gia là cán bộ công đoàn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
căn cứ tình hình nguồn tài chính quyết định;
2. Chi cho công tác khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao
động, việc lao động tại Tòa án
a) Chi các cuộc họp, hội nghị, hội thảo thảo luận về vụ việc khởi kiện, tham
gia tố tụng giải quyết vụ án lao động, việc lao động;
b) Chi làm thêm giờ, tiền hỗ trợ xăng xe, phương tiện đi lại công cộng,... cho
cán bộ công đoàn thực hiện khởi kiện, tham gia tố tụng;
c) Chi thuê luật sư ký hợp đồng tham gia tố tụng có thể chọn tính theo buổi
làm việc (buổi làm việc tính là 1/2 ngày làm việc) hoặc theo hình thức khoán
chi vụ việc tham gia tố tụng. Cụ thể như sau:
Theo buổi làm việc: mức chi tối đa 880.000 đồng/01 buổi, nhưng tối đa không
quá 30 buổi làm việc/01 vụ việc. Cách tính buổi làm việc theo từng giai đoạn
giải quyết vụ án, cụ thể như sau:
Tham gia giai đoạn sơ thẩm: tối đa 12 buổi tính từ khi khởi kiện đến giai đoạn
chuẩn bị xét xử vụ án; tối đa 08 buổi tính từ khi có quyết định đưa vụ án ra
xét xử đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm.
Tham gia giai đoạn phúc thẩm: tối đa 08 buổi.
Tham gia giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm: tối đa 7,5 buổi.
Theo hình thức khoán chi vụ việc:
Mức tối thiểu bằng 7.000.000 đồng/01 vụ việc và mức tối đa không quá
23.400.000 đồng/01 vụ việc (căn cứ vào tính chất phức tạp, yêu cầu tố tụng và
nội dung của từng vụ việc cụ thể).
Đối với các vụ án có tính chất phức tạp: Mức khoán chi do ban thường vụ công
đoàn quyết định và ký kết hợp đồng thuê khoán việc toàn bộ theo quy định của
pháp luật hiện hành.
d) Chi thù lao cho chuyên gia, cộng tác viên được mời tư vấn cho công tác khởi
kiện và tham gia tố tụng thực hiện theo hình thức hợp đồng khoán việc: Mức chi
bằng 60% mức chi đối với luật sư;
đ) Chi bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn thực hiện công tác khởi kiện và tham gia
tố tụng:
Cán bộ công đoàn là tư vấn viên pháp luật: Mức chi bằng 40% mức chi đối với
luật sư;
Cán bộ công đoàn không là tư vấn viên pháp luật: Mức chi bằng 30% mức chi đối
với luật sư.
e) Các khoản phí phải nộp theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các
chi phí hành chính khác phục vụ trực tiếp cho việc tư vấn pháp luật, khởi kiện
và tham gia tố tụng. Căn cứ để xác định chi phí hợp lý là biên lai thu phí, lệ
phí, hóa đơn tài chính hoặc giấy biên nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật về tài chính;
g) Chi khen thưởng hoàn thành giải quyết vụ án lao động, việc lao động, mang
lại quyền lợi cho người lao động, tổ chức công đoàn: Mức chi 300.000
đồng/người/vụ đối với quy mô từ 01 đến 30 vụ; đối với quy mô trên 30 vụ, Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ nguồn tài chính quyết định theo quy mô, tính
chất vụ việc.
3. Chi cho công tác tham gia xây dựng quy chế thực hiện dân chủ, thực hiện
dân chủ, đối thoại ở cơ sở tại nơi làm việc
a) Chi làm thêm giờ, tiền hỗ trợ xăng xe, phương tiện đi lại cho cán bộ công
đoàn thực hiện các hoạt động hỗ trợ xây dựng quy chế thực hiện dân chủ và thực
hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
b) Chi khuyến khích công đoàn cấp trên cơ sở trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn công
đoàn cơ sở đề xuất, tham gia xây dựng quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở tại
nơi làm việc. Mức chi tối đa 500.000 đồng/quy chế của một doanh nghiệp, đơn
vị/năm được ký ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của
pháp luật hiện hành, trong đó, chi cho cán bộ trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn từ
30% đến 40% mức được chi;
c) Chi khuyến khích công đoàn cấp trên cơ sở trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn công
đoàn cơ sở tham gia tổ chức hội nghị người lao động (có biên bản, nghị quyết
hội nghị). Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/hội nghị, trong đó, chi cho cán bộ
trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn từ 30% đến 40% mức được chi.
4. Chi cho công tác đối thoại tại nơi làm việc
a) Chi hỗ trợ đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
tại doanh nghiệp:
Chi chế độ mời chuyên gia hỗ trợ đánh giá, lựa chọn nội dung, lấy ý kiến người
lao động, tổng hợp và chuẩn bị nội dung đối thoại, tham gia các hội nghị đối
thoại;
Chi thuê phiên dịch tham gia các hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp có người
sử dụng lao động là người nước ngoài tham gia (nếu được mời);
Chi làm thêm giờ, tiền hỗ trợ xăng xe, phương tiện đi lại cho cán bộ công đoàn
tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ đối thoại;
Chi khuyến khích công đoàn cấp trên cơ sở trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn công
đoàn cơ sở đối thoại thành công (ký kết được biên bản đối thoại và có nội dung
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động). Mức chi tối
đa 1.000.000 đồng/01 hội nghị đối thoại, trong đó, chi cho cán bộ trực tiếp hỗ
trợ, hướng dẫn từ 30% đến 40% mức được chi. Chi hỗ trợ không quá 2 lần/năm;
Chi khuyến khích công đoàn cơ sở đối thoại thành công (ký kết được biên bản
đối thoại và có nội dung bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động). Công đoàn cấp trên cơ sở được chi tối đa 1.000.000 đồng/01 hội nghị
đối thoại thành công cho ban chấp hành công đoàn cơ sở và chủ tịch (hoặc phó
chủ tịch) công đoàn cơ sở, trong đó chi cho chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) công
đoàn cơ sở từ 50% đến 60% mức được chi. Chi hỗ trợ không quá 2 lần/năm;
b) Chi thực hiện đối thoại có nhiều doanh nghiệp tham gia, đối thoại ngành,
đối thoại khác:
Chi in ấn, phát hành tài liệu tuyên truyền;
Chi thu thập thông tin, điều tra, khảo sát tình hình doanh nghiệp, nhu cầu,
mong muốn của đoàn viên, người lao động;
Chi tổ chức các cuộc họp chuẩn bị, triển khai hoạt động đối thoại;
Chi tổ chức tập huấn phương pháp, kỹ năng đối thoại cho cán bộ công đoàn và
người lao động của các doanh nghiệp;
Chi chế độ mời chuyên gia, người có kinh nghiệm hỗ trợ đánh giá, lựa chọn nội
dung đối thoại, lấy ý kiến người lao động, tổng hợp, chuẩn bị nội dung, tham
gia các hội nghị đối thoại;
Chi thuê phiên dịch trong các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ người sử dụng lao động,
tham gia các hội nghị đối thoại có người sử dụng lao động là người nước ngoài
tham gia;
Chi tổ chức các hội nghị đối thoại riêng với từng doanh nghiệp, hội nghị đối
thoại chung với các doanh nghiệp;
Chi dịch thuật các tài liệu cần thiết sang tiếng nước ngoài nếu có doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia;
Chi tổ chức hội nghị đánh giá việc thực hiện kết quả đối thoại;
Chi làm thêm giờ, tiền hỗ trợ xăng xe, phương tiện đi lại,... cho cán bộ công
đoàn thực hiện các hoạt động đối thoại;
Chi khuyến khích đối thoại có nhiều doanh nghiệp tham gia thành công (ký kết
được biên bản đối thoại, có nội dung bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người lao động và có ít nhất 05 doanh nghiệp trở lên tham gia): Công
đoàn cấp trên cơ sở và cán bộ trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ, tham mưu thực hiện
được chi tối đa 10.000.000 đồng/01 hội nghị đối thoại thành công; trong đó,
chi cho cán bộ trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ, tham mưu thực hiện từ 30% đến 40%
mức được chi;
Chi khuyến khích đối thoại ngành thành công (ký kết được biên bản đối thoại và
có nội dung bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động):
Công đoàn cấp trên cơ sở và cán bộ trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ, tham mưu thực
hiện được chi tối đa 25.000.000 đồng/01 hội nghị đối thoại thành công; trong
đó, chi cho cán bộ trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ, tham mưu thực hiện từ 30% đến
40% mức được chi;
Chi khuyến khích đối thoại khác (ký kết được biên bản đối thoại và có nội dung
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động): Công đoàn cấp
trên cơ sở và cán bộ trực tiếp thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ, tham mưu thực
hiện được chi tối đa 10.000.000 đồng/01 hội nghị đối thoại thành công; trong
đó, chi cho cán bộ trực tiếp thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ, tham mưu thực hiện
từ 30% đến 40% mức được chi.
5. Chi cho công tác thương lượng tập thể
a) Chi hỗ trợ thương lượng tập thể doanh nghiệp, đơn vị:
Chi chế độ mời chuyên gia, người có kinh nghiệm hỗ trợ xây dựng dự thảo thỏa
ước lao động tập thể (TƯLĐTT) , tham gia các phiên thương lượng tập thể;
Chi thuê phiên dịch tham gia các hội nghị thương lượng tập thể có doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tham gia (nếu được mời);
Chi làm thêm giờ, tiền hỗ trợ xăng xe, phương tiện đi lại,... cho cán bộ công
đoàn thực hiện các hoạt động hỗ trợ thương lượng tập thể;
Chi hỗ trợ tổ chức các hành động tập thể hỗ trợ quá trình thương lượng tập
thể;
Chi hỗ trợ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện chấm điểm, đề xuất xếp
loại chất lượng TƯLĐTT đã ký kết, mức chi tối đa 100.000 đồng/01 bản TƯLĐTT;
chi hỗ trợ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương thực hiện
thẩm định và xếp loại chất lượng TƯLĐTT đã ký kết, mức chi tối đa 100.000
đồng/01 bản TƯLĐTT. Chỉ chi hỗ trợ một lần đối với 01 bản TƯLĐTT đã ký kết,
trong thời gian TƯLĐTT có hiệu lực ở mỗi cấp (trừ trường hợp sửa đổi, bổ sung,
ký lại);
Chi khuyến khích công đoàn cấp trên cơ sở trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn công
đoàn cơ sở ký kết thành công TƯLĐTT doanh nghiệp, đơn vị:
TƯLĐTT ký kết lần đầu (ký mới): Công đoàn cấp trên cơ sở được chi mức tối đa
1.000.000 đồng/01 bản TƯLĐTT;
TƯLĐTT được xếp loại A: Công đoàn cấp trên cơ sở và cán bộ công đoàn cấp trên
cơ sở trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn công đoàn cơ sở được chi mức tối đa
3.000.000 đồng/01 bản TƯLĐTT, trong đó, chi cho cán bộ trực tiếp hỗ trợ, hướng
dẫn từ 30% đến 40% mức được chi. Chỉ chi hỗ trợ 1 lần đối với 1 bản TƯLĐTT đã
được xếp loại trong thời gian TƯLĐTT có hiệu lực;
TƯLĐTT được xếp loại B: Công đoàn cấp trên cơ sở và cán bộ công đoàn cấp trên
cơ sở trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn công đoàn cơ sở được chi mức tối đa
2.000.000 đồng/01 bản TƯLĐTT, trong đó, chi cho cán bộ trực tiếp hỗ trợ, hướng
dẫn từ 30% đến 40% mức được chi. Chỉ chi hỗ trợ 1 lần đối với 1 bản TƯLĐTT đã
được xếp loại trong thời gian TƯLĐTT có hiệu lực (trừ trường hợp sửa đổi, bổ
sung, ký lại mà TƯLĐTT được nâng lên xếp loại A).
Chi khuyến khích công đoàn cơ sở ký kết thành công TƯLĐTT doanh nghiệp, đơn
vị:
TƯLĐTT được xếp loại A: Công đoàn cấp trên cơ sở được chi cho ban chấp hành
công đoàn cơ sở và chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) công đoàn cơ sở, mức chi tối
đa 5.000.000 đồng/01 bản TƯLĐTT, trong đó, chi cho chủ tịch (hoặc phó chủ
tịch) công đoàn cơ sở từ 50% đến 60% mức được chi. Chỉ chi hỗ trợ 1 lần đối
với 1 bản TƯLĐTT đã được xếp loại trong thời gian TƯLĐTT có hiệu lực;
TƯLĐTT được xếp loại B: Công đoàn cấp trên cơ sở được chi cho ban chấp hành
công đoàn cơ sở và chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) công đoàn cơ sở, mức chi tối
đa 4.000.000 đồng/01 bản TƯLĐTT, trong đó, chi cho chủ tịch (hoặc phó chủ
tịch) công đoàn cơ sở từ 50% đến 60% mức được chi. Chỉ chi hỗ trợ 1 lần đối
với 1 bản TƯLĐTT đã được xếp loại trong thời gian TƯLĐTT có hiệu lực (trừ
trường hợp sửa đổi, bổ sung, ký lại mà TƯLĐTT được nâng lên xếp loại A).
b) Chi thực hiện thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều
doanh nghiệp tham gia, thương lượng tập thể khác:
Chi in ấn, phát hành tài liệu tuyên truyền;
Chi thu thập thông tin, điều tra, khảo sát tình hình doanh nghiệp, nhu cầu,
mong muốn của đoàn viên, người lao động;
Chi tổ chức các cuộc họp chuẩn bị, triển khai hoạt động thương lượng;
Chi tổ chức tập huấn phương pháp, kỹ năng thương lượng tập thể cho cán bộ công
đoàn và người lao động của các doanh nghiệp;
Chi thù lao mời chuyên gia, người có kinh nghiệm hỗ trợ đánh giá, xây dựng dự
thảo TƯLĐTT, lấy ý kiến người lao động, tổng hợp, tham gia các phiên thương
lượng tập thể;
Chi thuê phiên dịch trong các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ người sử dụng lao động,
tham gia các hội nghị thương lượng tập thể có người sử dụng lao động là người
nước ngoài tham gia;
Chi tổ chức các hội nghị thương lượng tập thể riêng với từng doanh nghiệp, hội
nghị thương lượng tập thể chung với các doanh nghiệp;
Chi tổ chức các hành động tập thể hỗ trợ quá trình thương lượng tập thể;
Chi tổ chức hội nghị ký kết TƯLĐTT;
Chi dịch thuật các tài liệu cần thiết sang tiếng nước ngoài nếu có doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia;
Chi tổ chức đánh giá việc thực hiện TƯLĐTT;
Chi làm thêm giờ, tiền hỗ trợ xăng xe, phương tiện đi lại,... cho cán bộ công
đoàn thực hiện các hoạt động thương lượng tập thể;
Chi khuyến khích ký kết thành công TƯLĐTT có nhiều doanh nghiệp tham gia (ít
nhất từ 05 doanh nghiệp trở lên tham gia):
TƯLĐTT được xếp loại A: Công đoàn cấp trên cơ sở và cán bộ trực tiếp hướng
dẫn, hỗ trợ, tham mưu thực hiện được chi tối đa 30.000.000 đồng/01 bản TƯLĐTT,
trong đó, chi cho cán bộ trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ, tham mưu thực hiện từ
30% đến 40% mức được chi. Chỉ chi hỗ trợ 1 lần/1 bản TƯLĐTT đã được xếp loại
trong thời gian TƯLĐTT có hiệu lực;
TƯLĐTT được xếp loại B: Công đoàn cấp trên cơ sở và cán bộ trực tiếp hướng
dẫn, hỗ trợ, tham mưu thực hiện được chi tối đa 20.000.000 đồng/01 bản TƯLĐTT,
trong đó, chi cho cán bộ trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ, tham mưu thực hiện từ
30% đến 40% mức được chi. Chỉ chi hỗ trợ 1 lần/1 bản TƯLĐTT đã được xếp loại
trong thời gian TƯLĐTT có hiệu lực (trừ trường hợp sửa đổi, bổ sung, ký lại mà
TƯLĐTT được nâng lên xếp loại A);
Chi khuyến khích ký kết thành công TƯLĐTT ngành: Công đoàn ngành và cán bộ
trực tiếp tham mưu thực hiện được chi tối đa 50.000.000 đồng/01 bản TƯLĐTT,
trong đó cán bộ trực tiếp tham mưu thực hiện được chi từ 30% đến 40% mức được
chi;
Chi khuyến khích ký kết thành công TƯLĐTT khác: Công đoàn cấp trên cơ sở và
cán bộ trực tiếp thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ, tham mưu thực hiện được chi tối
đa 20.000.000 đồng/01 bản TƯLĐTT khác, trong đó, chi cho cán bộ trực tiếp thực
hiện, hướng dẫn, hỗ trợ, tham mưu thực hiện từ 30% đến 40% mức được chi.
6. Chi cho công tác tham gia điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a) Chi làm thêm giờ, tiền hỗ trợ xăng xe, phương tiện đi lại,... cho cán bộ
công đoàn tham gia giải quyết và điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Chi hỗ trợ cho cán bộ công đoàn tham gia các đoàn điều tra tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp do các cơ quan chức năng tổ chức. Mức chi 100.000
đồng/người/ngày.
7. Chi cho công tác tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể, ngừng
việc tập thể, tổ chức và lãnh đạo đình công
a) Chi tổ chức các cuộc họp chuẩn bị, triển khai hoạt động giải quyết tranh
chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công;
b) Chi chế độ mời chuyên gia, người có kinh nghiệm tư vấn, tham gia các phiên
họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công;
c) Chi tổ chức tập huấn phương pháp, kỹ năng tham gia giải quyết tranh chấp
lao động tập thể, ngừng việc tập thể, tổ chức và lãnh đạo đình công cho cán bộ
công đoàn và người lao động;
d) Chi thuê phiên dịch trong các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ người sử dụng lao động
là người nước ngoài trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp lao động
tập thể, ngừng việc tập thể, đình công;
đ) Chi làm thêm giờ, tiền hỗ trợ xăng xe, phương tiện đi lại,... cho các cán
bộ công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập
thể, đình công;
e) Chi bù đắp, hỗ trợ tiền lương, thu nhập cho người lao động tham gia đình
công hợp pháp do Công đoàn tổ chức và lãnh đạo.
8. Chi đảm bảo hoạt động ban thanh tra nhân dân: theo quy định của Luật thực
hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật.
9. Một số nội dung chi khác ngoài các nội dung đã được quy định từ khoản 1
đến khoản 8 do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế và
nguồn tài chính của đơn vị quyết định.
Điều 5. Chi thăm hỏi, trợ cấp
1. Chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn
a) Cán bộ, công chức, viên chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký
hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là CBCC) trong các cơ quan công đoàn bị ốm
đau, tai nạn, dịch bệnh phải điều trị tại bệnh viện (nội, ngoại trú) được chi
thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần (một năm không quá 2 lần);
b) CBCC trong các cơ quan công đoàn bị bệnh hiểm nghèo được trợ cấp tối đa
3.000.000 đồng/người/năm;
c) CBCC trong các cơ quan công đoàn khi từ trần, thân nhân của CBCC được hỗ
trợ tối đa 5.000.000 đồng; chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa;
d) Cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con (con đẻ và con nuôi
theo quy định của pháp luật) của cán bộ CBCC trong các cơ quan công đoàn khi
từ trần được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người; chi phúng viếng 1.000.000
đồng và tiền hương, hoa;
đ) Gia đình CBCC trong các cơ quan công đoàn gặp khó khăn đột xuất do thiên
tai, hoả hoạn, tai nạn, dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác được trợ cấp tối đa
3.000.000 đồng/lần; có người thân (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc
chồng, con) ốm đau dài ngày, tai nạn phải điều trị được thăm hỏi tối đa
1.000.000 đồng/lần (một năm không quá 2 lần).
2. Chế độ chi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn nghỉ hưu, chuyển
công tác
a) Chi tặng quà cho CBCC trong các cơ quan công đoàn khi nghỉ hưu:
Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 4.000.000 đồng/người;
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương; Công đoàn cấp trên trực
tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/người.
CBCC khi nghỉ hưu ở đơn vị nào, thì do đơn vị đó chi.
b) CBCC trong các cơ quan công đoàn chuyển công tác sang đơn vị khác:
Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương; Công
đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tặng quà tối đa 2.000.000 đồng/người.
c) Các đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra công đoàn
khi thôi tham gia Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra được chi tặng quà theo mức:
Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/người;
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa
2.000.000 đồng/người;
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người.
d) Chi thăm hỏi cán bộ công đoàn chuyên trách nghỉ hưu trong các cơ quan công
đoàn nhân dịp ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, Tết nguyên đán: Mức chi tối
đa 500.000 đồng/người/lần.
đ) Chi thăm hỏi CBCC trong các cơ quan công đoàn đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm
nghèo: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người/lần/năm.
e) Chi phúng viếng cán bộ CBCC trong các cơ quan công đoàn đã nghỉ hưu khi từ
trần: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người và tiền mua hương, hoa.
3. Chế độ chi hoạt động xã hội
a) Mức chi thăm hỏi, động viên đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động gặp
khó khăn, bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo, ngộ độc
thực phẩm, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh...; thăm hỏi thương binh, bệnh binh,
nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam, thân nhân gia đình liệt sỹ, mẹ Việt Nam
anh hùng, như sau:
Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Tối đa
2.000.000 đồng/người/lần;
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Tối đa 1.000.000 đồng/người/lần.
Số lượng người thăm hỏi, mức thăm hỏi do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự toán
quyết định.
b) Múc chi cho đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
có đóng kinh phí công đoàn bị tử vong do bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, bệnh hiểm nghèo, ngộ độc thực phẩm, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh thì
thân nhân của họ được hỗ trợ tối đa 10.000.000 đồng/người.
c) Mức chi cho đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
có đóng kinh phí công đoàn bị thương tật vĩnh viễn do bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo, ngộ độc thực phẩm, thiên tai, hoả hoạn,
dịch bệnh thì được hỗ trợ từ 5.000.000 đồng/người đến 10.000.000 đồng/người.
d) Mức chi cho đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
có đóng kinh phí công đoàn bị thương do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
bệnh hiểm nghèo, ngộ độc thực phẩm, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh phải nằm
viện thì được hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng/người.
đ) Lãnh đạo các cấp công đoàn đi thăm hỏi, động viên các đơn vị bộ đội, công
an, lực lượng chức năng khác ở biên giới, hải đảo, trong đất liền nhưng làm
nhiệm vụ cấp thiết, đặc thù; thăm trại thương binh, trại trẻ mồ côi, hỗ trợ
các công trình mái ấm công đoàn... mức chi do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự
toán xem xét, quyết định.
4. Chế độ chi cộng tác viên
a) Các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp, giúp đỡ hoạt động cho tổ chức công
đoàn, được chi cộng tác viên theo mức:
Tổng Liên đoàn:
Từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng/cá nhân;
Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/tập thể.
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương:
Từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/cá nhân;
Từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng/tập thể.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:
Từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng/cá nhân;
Từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng/tập thể.
b) Đối với cộng tác viên, lãnh đạo các Bộ, Ngành, địa phương, các đơn vị
thường xuyên có quan hệ, giúp đỡ, hỗ trợ đơn vị khi bị ốm đau, bệnh tật, bị tử
vong hoặc có người thân (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng,
con) từ trần: tùy từng trường hợp, do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự toán quyết
định mức thăm hỏi, phúng viếng từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng/người/lần.
Trong trường hợp phải chi cộng tác viên mức cao hơn Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
dự toán xem xét, quyết định.
c) Chi chúc mừng các cơ quan, đơn vị nhân dịp các ngày truyền thống, lễ kỷ
niệm, ngày thành lập, đại hội,...:
Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/đơn vị;
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa
2.000.000 đồng/đơn vị;
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đơn vị.
Các mức chi trên chưa bao gồm tiền hoa tặng (nếu có).
Điều 6. Chi khen thưởng
Thực hiện theo Quy chế khen thưởng của tổ chức công đoàn do Tổng Liên đoàn ban
hành.
Nguồn kinh phí chi khen thưởng của các cơ quan công đoàn do Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị dự toán đề nghị, cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán hàng
năm. Thủ trưởng cơ quan công đoàn các cấp chịu trách nhiệm việc quyết toán
theo số chi thực tế theo đúng chế độ, chính sách quy định.
Chi tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua hàng năm của tập thể, cá nhân trong
các cơ quan công đoàn như: Tập thể lao động xuất sắc, chiến sỹ thi đua, lao
động tiên tiến,... trong nguồn tài chính của đơn vị và mức chi theo quy định
của Nhà nước và Tổng Liên đoàn. Chi khen thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân
trong các cơ quan công đoàn, do Thủ trưởng cơ quan xem xét quyết định.
Điều 7. Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
1. Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (thời gian khóa học dưới 01 tháng)
Cán bộ công đoàn chuyên trách được cơ quan công đoàn có thẩm quyền cử đi đào
tạo, bồi dưỡng ngắn hạn trong nước được thanh toán như sau:
Tiền công tác phí đối với cán bộ dự các lớp tổ chức học ngoài địa phương thực
hiện theo chế độ công tác phí hiện hành. Trường hợp địa điểm tổ chức đào tạo
bồi dưỡng tại địa phương, đơn vị nơi đóng trụ sở làm việc của cán bộ công đoàn
thì được hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày;
Trường hợp phát sinh việc thuê phòng nghỉ nơi đến học thì dược thanh toán tiền
thuê phòng nghỉ theo quy định tại Điều 24 Mục 4 Quy định này. Trường hợp người
đi học được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí phòng nghỉ không phải trả
tiền, thì người đi học không được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ;
Tiền học phí, tài liệu, giáo trình phục vụ chương trình học tập (nếu có) thanh
toán theo hóa đơn tài chính hoặc phiếu thu của cơ quan tổ chức khóa học.
2. Đào tạo bồi dưỡng dài hạn (thời gian khóa học từ 01 tháng trở lên)
a) Cán bộ chuyên trách công đoàn có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được cơ quan công
đoàn có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn trong nước được thanh
toán:
Tiền tàu xe đi, về trong dịp nghỉ hè, nghỉ tết Nguyên đán, đi thực tập, thực
tế theo chế độ công tác phí hiện hành (đối với đào tạo tập trung); tiền tàu,
xe đi, về cho 01 đợt tập trung; tiền tàu, xe đi thực tập, thực tế theo chế độ
công tác phí hiện hành (đối với hệ đào tạo tại chức);
Hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ trong thời gian học tập do Thủ trưởng cơ quan, đơn
vị cử cán bộ đi học quyết định, nhưng không quá 60% tiền thuê chỗ nghỉ theo
chế độ công tác phí hiện hành;
Hỗ trợ tiền học phí theo quy định của Chính phủ, tiền tài liệu học tập theo
chương trình đào tạo: Mức hỗ trợ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định và
quy định trong quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn của đơn vị (đối
tượng hỗ trợ bao gồm cả cán bộ công chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được cơ
quan công đoàn có thẩm quyền cử đi học Thạc sỹ, Tiến sỹ tại các cơ sở đào tạo
của nước ngoài tổ chức tại Việt Nam hoặc nước ngoài liên kết với các cơ sở đào
tạo của Việt Nam tổ chức).
b) Cán bộ chuyên trách công đoàn đi học theo nguyện vọng cá nhân (bao gồm cán
bộ không đủ điều kiện tiêu chuẩn để cử đi học và cán bộ đi học theo nguyện
vọng cá nhân được cơ quan công đoàn có thẩm quyền ký thủ tục cho đi học theo
yêu cầu của cơ sở đào tạo) được hỗ trợ học phí tối đa bằng 50% mức hỗ trợ quy
định tại điểm a khoản 2 Điều này, Các khoản chi khác ngoài học phí tại điểm a
khoản 2 Điều này do cán bộ tự túc.
c) Cán bộ chuyên trách công đoàn là đối tượng quy hoạch chức danh lãnh đạo đơn
vị, được cơ quan công đoàn có thẩm quyền cử đi đào tạo trong nước sau khi được
cấp bằng Thạc sỹ cơ quan hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng, cấp bằng Tiến sỹ cơ quan
hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng.
d) Cán bộ chuyên trách công đoàn thuộc đối tượng được khuyến khích đi học
trong nước theo nguyện vọng cá nhân được Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý
có quyết định cử đi học do nhu cầu đào tạo của đơn vị, ngoài chế độ được hỗ
trợ theo điểm b khoản 2 Điều này, sau khi được cấp bằng Thạc sỹ hoặc văn bằng
2 trình độ đại học hoặc trình độ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ, được
cơ quan hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng, cấp bằng Tiến sỹ cơ quan hỗ trợ tối đa 20
triệu đồng.
3. Chi đào tạo, bồi dưỡng khác
Chi hỗ trợ cán bộ công đoàn là nữ, là người dân tộc thiểu số được cử đi đào
tạo thực hiện theo các chính sách, chế độ quy định của pháp luật về bình đẳng
giới và công tác dân tộc.
4. Trường hợp nội dung chi khác không có trong Quy định này do Thường trực
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
Điều 8. Chi nghiên cứu khoa học
Đề tài khoa học cấp Tổng Liên đoàn của các đơn vị sử dụng nguồn tài chính công
đoàn cấp Tổng Liên đoàn được thực hiện sau khi Tổng Liên đoàn phê duyệt,
Đề tài khoa học cấp cơ sở sử dụng tài chính công đoàn của đơn vị được thực
hiện khi có dự toán và được cấp trên phê duyệt.
Lập dự toán, quản lý sử dụng, thanh quyết toán đề tài khoa học thực hiện theo
quy định của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn.
Điều 9. Chi bồi dưỡng tiếp công dân, đoàn viên và người lao động, xử lý đơn
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, đoàn viên, người
lao động; xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
a) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan công đoàn được cấp có thẩm quyền giao
nhiệm vụ hoặc được phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, đoàn viên, người lao
động, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công
dân, đoàn viên, người lao động hoặc địa điểm tiếp công dân, đoàn viên, người
lao động.
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị công
đoàn có trách nhiệm tiếp công dân, đoàn viên, người lao động định kỳ hoặc đột
xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền triệu tập làm nhiệm vụ tiếp
công dân, đoàn viên, người lao động, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh tại trụ sở tiếp công dân, đoàn viên, người lao động hoặc địa điểm
tiếp công dân, đoàn viên, người lao động.
2. Nguyên tắc, mức chi bồi dưỡng:
a) Nguyên tắc:
Chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc đối với cán bộ, công chức thuộc
các cơ quan công đoàn làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân, đoàn viên, người lao động hoặc
địa điểm tiếp công dân, đoàn viên, người lao động;
Các đối tượng khác, chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc thực tế của
cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, đoàn viên và người lao động, xử
lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Trường hợp các đối tượng này khi tham gia tiếp công dân, đoàn viên và người
lao động, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp
công dân, đoàn viên, người lao động hoặc địa điểm tiếp công dân, đoàn viên,
người lao động từ 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc trở lên thì hưởng
toàn bộ mức chi bồi dưỡng, nếu dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc
thì hưởng 50% mức bồi dưỡng quy định.
b) Mức chi:
Cấp Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 150.000 đồng/ngày/người;
Cấp liên đoàn lao động tỉnh, huyện; công đoàn ngành: Mức chi tối đa 100.000
đồng/ngày/người.
3. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí:
Việc lập, chấp hành dự toán và quyết toán số kinh phí chi trả tiền tiếp công
dân, đoàn viên và người lao động, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn:
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị công đoàn trong phạm vi quản lý của mình có
trách nhiệm quy định cụ thể (bằng văn bản) danh sách các cán bộ, công chức
được giao làm nhiệm vụ tiếp công dân, đoàn viên và người lao động, xử lý đơn
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân, đoàn viên
người lao động hoặc địa điểm tiếp công dân, đoàn viên, người lao động để làm
căn cứ chi trả;
b) Cơ quan, đơn vị được giao phụ trách công tác tiếp công dân, đoàn viên và
người lao động, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có trách
nhiệm mở sổ theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung và sổ ngày tiếp công dân, xử lý
đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân, đoàn viên
người lao động hoặc địa điểm tiếp công dân, đoàn viên, người lao động;
c) Khoản tiền bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, đoàn viên và
người lao động, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thanh
toán cùng tiền lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Điều 10. Chế độ chi điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho đoàn viên, người lao
động
Hàng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, các cấp công đoàn tổ chức điều dưỡng,
phục hồi sức khỏe cho đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên và người lao động làm công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
bị suy giảm khả năng lao động trong quá trình làm việc, kết quả khám sức khỏe
định kỳ hàng năm (năm hiện tại hoặc năm trước liền kề) xếp loại sức khỏe loại
IV, V: Mức chi tối đa 2.000.000 đồng/người/năm.
Điều 11. Chế độ chi bồi dưỡng cho người tham gia Đoàn kiểm tra, giám sát
được thành lập theo quyết định của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Ban Thường
vụ, Ủy ban Kiểm tra công đoàn
1. Đối tượng: Thành viên của các đoàn kiểm tra, giám sát do Ban Chấp hành,
Đoàn Chủ tịch, Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra công đoàn các cấp cử, trưng tập
để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Công đoàn.
2. Nguyên tắc áp dụng: Chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày thực tế thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quyết định kiểm tra, giám sát. Chế độ bồi
dưỡng do cơ quan, đơn vị ra quyết định kiểm tra, giám sát chi trả. Đối với
đoàn kiểm tra, giám sát liên cơ quan: Cơ quan, chủ trì đoàn kiểm tra, giám sát
chi trả chế độ bồi dưỡng cho thành viên tham gia đoàn.
3. Mức bồi dưỡng: 100.000 đồng/người/ngày.
Điều 12. Chi hoạt động của đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở
Các công đoàn cấp trên cơ sở căn cứ số kinh phí công đoàn được sử dụng thu từ
nơi chưa có tổ chức công đoàn, áp dụng định mức chi như chi cho đơn vị đã có
tổ chức công đoàn để chi chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động.
Mục 2. CHI TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, GIÁO DỤC ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 13. Chi công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục
pháp luật
1. Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, báo cáo viên, nói chuyện chuyên
đề... phục vụ công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục
a) Chi chế độ công tác phí, chế độ hội nghị phục vụ công tác tuyên truyền, vận
động, giáo dục thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TTBTC ngày 28/4/2017 của Bộ
Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
b) Chi chế độ báo cáo viên thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Mục 3
Quy định này.
c) Chi thù lao chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn tham gia
triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục: Vận dụng Thông tư
số 02/2015/TTBLĐTBXH ngày 12/01/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói
thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng
vốn nhà nước. Danh sách chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn được
chi trả thù lao huy động do người có thẩm quyền quy định tại Điều 3, Quyết
định số 21/2021/QĐTTg ngày 21/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về
thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục
pháp luật quyết định.
2. Chi thực hiện thông tin, tuyên truyền bằng các loại hình báo chí (bao gồm:
Xây dựng bản thảo; in ấn; xuất bản, phát hành; quản lý): Áp dụng Nghị định số
18/2014/NĐCP ngày 14/3/2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong
lĩnh vực báo chí, xuất bản; định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động báo chí
do cơ quan có thẩm quyền (bộ, cơ quan trung ương, địa phương hoặc cơ quan được
ủy quyền) quyết định áp dụng theo quy định hiện hành tại các Thông tư của Bộ
Thông tin và Truyền thông: Thông tư số 03/2018/TTBTTTT ngày 20/4/2018 ban
hành định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình; Thông tư
số 09/2020/TTBTTTT ngày 24/4/2020 ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về sản
xuất chương trình phát thanh và Thông tư số 18/2021/TTBTTTT ngày 30/11/2021
ban hành định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động báo in, báo điện tử và Thông tư
số 05/2024/TTBTTTT ngày 14/6/2024 hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành
định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
trong lĩnh vực báo chí hoặc theo đơn giá, báo giá của cơ quan báo chí thực
hiện tuyên truyền.
3. Chi thực hiện thông tin, tuyên truyền bằng xuất bản phẩm (bao gồm: Xây
dựng bản thảo; in ấn; xuất bản, phát hành; quản lý): Áp dụng Nghị định số
18/2014/NĐCP ngày 14/3/2014 của Chính phủ và theo định mức kinh tế kỹ thuật
trong hoạt động xuất bản do cơ quan có thẩm quyền (bộ, cơ quan trung ương và
địa phương hoặc cơ quan được ủy quyền) quyết định áp dụng theo quy định tại
Thông tư số 42/2020/TTBTTTT ngày 31/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông
ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về hoạt động xuất bản.
4. Chi thông tin, tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin
điện tử, tài khoản mạng xã hội và các nền tảng, phương tiện truyền thông khác
a) Chế độ thù lao, nhuận bút cho việc tạo lập, chuyển đổi, số hóa, đăng tải,
quản lý thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, tài
khoản mạng xã hội và các nền tảng, phương tiện truyền truyền thông khác: Vận
dụng Nghị định số 18/2014/NĐCP ngày 14/3/2014 của Chính phủ quy định về chế
độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và Nghị định 42/2022/NĐCP ngày
24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công
trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
b) Chế độ phụ cấp cho thành viên ban biên tập, quản trị viên cổng thông tin,
trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội và các nền tảng, phương tiện
truyền thông khác: Vận dụng Nghị định số 18/2014/NĐCP ngày 14/3/2014 của
Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và
Nghị định 42/2022/NĐCP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp
thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường
mạng.
5. Chi họp báo, gặp gỡ phóng viên báo chí; chi thưởng khuyến khích công tác
thông tin, tuyên truyền
a) Chi họp báo, gặp gỡ phóng viên báo chí: Mức chi tối đa 1.000.000
đồng/người/cuộc; đối với lãnh đạo cơ quan báo chí mức chi tối đa 2.000.000
đồng/người/cuộc.
b) Chi thưởng khuyến khích công tác thông tin, tuyên truyền: Vận dụng mức
thưởng của Bằng khen chuyên đề của cấp ban hành quyết định khen thưởng quy
định tại Quy chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn.
Trường hợp chi ở mức cao hơn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình
thực tế quyết định.
6. Chi mua sách, báo, tạp chí, ấn phẩm về công nhân, công đoàn phục vụ công
tác tuyên truyền, giáo dục: Mua sách, báo, tạp chí, ấn phẩm của các cơ quan
báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn (Báo Lao động, Tạp chí Lao động và
Công đoàn, Nhà Xuất bản Lao động, Báo Lao động Thủ đô, Báo Người lao động...)
và các ấn phẩm báo chí, xuất bản về công nhân, công đoàn của các cơ quan báo
chí, xuất bản khác.
7. Chi hoạt động giám sát, quản lý, đảm bảo an toàn thông tin, xử lý sự cố
thông tin về công nhân, công đoàn
a) Thuê phần mềm phục vụ hoạt động giám sát, quản lý, đảm bảo an toàn thông
tin: Thực hiện theo quy định của pháp luật.
b) Thuê chuyên gia tư vấn và xử lý sự cố thông tin: Vận dụng Thông tư số
02/2015/TTBLĐTBXH ngày 12/01/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy
định về mức lương theo tháng của chuyên gia tư vấn trong nước.
8. Chi hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ tổ chức Công
đoàn Việt Nam: Theo quy định và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, Ban
Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, cấp ủy, tổ chức và cơ quan
chức năng có liên quan.
9. Chi nghiên cứu, điều tra, nắm bắt dư luận xã hội; chi cho lực lượng nòng
cốt nắm bắt tình hình quan hệ lao động; hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền
viên trong tổ chức Công đoàn
a) Chi tổ chức điều tra, khảo sát dư luận xã hội: Vận dụng Thông tư số
109/2016/TTBTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý,
sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều
tra thống kê quốc gia và Thông tư số 37/2022/TTBTC ngày 22/6/2022 sửa đổi, bổ
sung khoản 9 Điều 3 và Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 109/2016/TTBTC ngày
30/6/2016 của Bộ Tài chính.
b) Chi chế độ phụ cấp cho đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội: Vận dụng Hướng
dẫn số 167HD/BTGTW, ngày 26/12/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực
hiện Kết luận số 100KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư về việc “Đổi mới và
nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội”.
c) Chi cho lực lượng nòng cốt nắm bắt tình hình quan hệ lao động theo Hướng
dẫn của Tổng Liên đoàn.
d) Chi chế độ phụ cấp cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên: Vận dụng
Hướng dẫn số 06HD/BTGTW ngày 15/8/2011 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực
hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo viên các cấp theo Thông báo số
13TB/TW ngày 28/3/2011 của Bộ Chính trị.
10. Chi hoạt động xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong
công nhân, viên chức, lao động: Thực hiện theo Thông tư số 40/2023/TTBTC ngày
09/6/2023 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
11. Chi công tác bảo tồn, bảo tàng, phòng truyền thống, gồm: Sưu tầm hiện
vật; quản lý, bảo quản hiện vật; nghiên cứu xây dựng nội dung trưng bày; chi
thiết kế trưng bày; sản xuất, thi công lắp đặt trưng bày; xây dựng chương
trình và tổ chức hoạt động giáo dục.
12. Chi biên soạn tài liệu tuyên truyền, thông cáo báo chí: Vận dụng Thông tư
số 76/2018/TTBTC ngày 17/8/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi
xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục
đại học, giáo dục nghề nghiệp.
13. Chi công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Áp dụng Thông tư
số 56/2023/TTBTC ngày 18/8/2023 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán,
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
14. Chi tổ chức các hoạt động đẩy mạnh học tập suốt đời trong đoàn viên,
người lao động
a) Chi từ nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ: Áp dụng Thông tư số 17/2022/TTBTC
ngày 8/3/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện
Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 20212030".
b) Trong trường hợp không có hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thì chi từ nguồn tài
chính công đoàn theo các quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn có liên quan.
15. Các khoản chi khác chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí
do cấp có thẩm quyền ban hành; chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ công
tác tuyên truyền, vận động, giáo dục: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ chế độ
chi tiêu tài chính hiện hành chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung đảm
bảo tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao và
theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao
1. Chi tổ chức cuộc thi, hội thi, hội thao, giải thi đấu, hội diễn, liên
hoan, tuyên truyền lưu động (sau đây gọi chung là cuộc thi); sản xuất tác phẩm
điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn
khác; tổ chức các chiến dịch truyền thông, trưng bày, triển lãm, lễ míttinh,
kỷ niệm và các chương trình, sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao khác:
a) Chi nhuận bút, thù lao cho các chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh, mỹ
thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác: Theo
Nghị định số 21/2015/NĐCP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về nhuận
bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các
loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
b) Chi tổ chức trưng bày, triển lãm: Theo Quyết định số 4145/QĐBVHTTDL ngày
22/11/2019 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc quy định tiêu chí, tiêu
chuẩn, nội dung, quy trình cung cấp dịch vụ, định mức kinh tế kỹ thuật, tổ
chức thi, liên hoan, triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh phục vụ nhiệm vụ
chính trị.
c) Chi giải thưởng: Căn cứ tính chất, quy mô cuộc thi, quy định của Nhà nước
(nếu có), khả năng nguồn kinh phí của đơn vị, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự
toán quyết định mức chi giải thưởng cho tập thể, cá nhân dự thi.
d) Chi hỗ trợ cán bộ, đoàn viên, người lao động luyện tập, tham gia các cuộc
thi mức chi tối đa 100.000 đồng/người/ngày.
đ) Chi bồi dưỡng ra đề thi, đáp án:
Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 400.000 đồng/1 đề thi/1 đáp án;
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương; Mức chi tối đa 300.000
đồng/1 đề thi/1 đáp án;
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 200.000 đồng/1 đề thi/1 đáp
án.
e) Chi bồi dưỡng ban giám khảo, trọng tài chấm thi
Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 400.000 đồng/người/ngày;
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 300.000
đồng/người/ ngày;
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 200.000 đồng/người/ ngày.
g) Chi bồi dưỡng cho thư ký cuộc thi mức chi bằng 50% bồi dưỡng ban giám khảo,
trọng tài chấm thi (theo từng cấp).
h) Chế độ chi bồi dưỡng đối với ban tổ chức, tổ giúp việc các cuộc thi thực
hiện theo chế độ chi hội nghị.
i) Đối với các cuộc thi phải mời các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu,
nhà văn, nghệ sỹ, vận động viên chuyên nghiệp, lãnh đạo các cấp ra đề thi,
tham gia ban tổ chức, ban giám khảo, trọng tài, thư ký phải chi bồi dưỡng mức
cao hơn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự toán xem xét, quyết định nhưng không
cao hơn gấp hai lần mức chi chung.
2. Các hoạt động khác về văn hóa, thể thao
a) Chi hội nghị, hội thảo chuyên đề về hoạt động văn hóa, thể thao;
b) Chi hỗ trợ mua sắm, phương tiện hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.
Mục 3. CHI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
Điều 15. Chi công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, xây
dựng công đoàn cơ sở vững mạnh
1. Chi cho cán bộ công đoàn chuyên trách, cộng tác viên, tình nguyện viên
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở,
bao gồm:
a) Chi cho cán bộ công đoàn chuyên trách trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phát
triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở:
Chi bồi dưỡng làm thêm giờ đối với cán bộ công đoàn chuyên trách trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (áp dụng
Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐCP ngày 14/12/2020 của Chính phủ);
Cán bộ công đoàn chuyên trách trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn
viên, thành lập công đoàn cơ sở nếu thời gian thực hiện nhiệm vụ từ 2 ngày trở
lên chi phụ cấp lưu trú theo mức 200.000 đồng/người/ngày. Trường hợp đi về
trong ngày chi 100.000 đồng/người/ngày;
Chi hỗ trợ tiền xăng, xe cho người trực tiếp làm công tác tuyên truyền, vận
động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở nếu đi công tác có khoảng
cách từ 10 km trở lên đối với các đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung
là xã) thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ và từ 15 km trở lên đối với các xã còn lại mà tự
túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc
phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và
giá xăng tại thời điểm đi công tác.
b) Chi thù lao, bồi dưỡng cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp thực hiện
nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở. Chế độ chi thù lao,
bồi dưỡng cộng tác viên, tình nguyện viên chỉ được thực hiện tại khu vực ngoài
nhà nước và định mức tối đa như sau:
Tại các đơn vị đã có tổ chức công đoàn, việc phát triển thêm đoàn viên được
chi tối đa: 20.000 đồng/đoàn viên;
Tại các đơn vị chưa có tổ chức công đoàn chỉ chi nội dung thành lập công đoàn
cơ sở (không chi hỗ trợ phát triển đoàn viên cho số đoàn viên công đoàn tại
thời điểm thành lập): Đơn vị khi thành lập có dưới 50 đoàn viên chi tối đa
3.000.000 đồng/đơn vị; có từ 50 đến dưới 100 đoàn viên chi tối đa 5.000.000
đồng/đơn vị; có từ 100 đoàn viên đến dưới 500 đoàn viên chi tối đa 10.000.000
đồng/đơn vị; có trên 500 đoàn viên chi tối đa 20.000.000 đồng/đơn vị.
c) Chi phí phát sinh khác cho cán bộ công đoàn, cộng tác viên, tình nguyện
viên khi thực hiện nhiệm vụ vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn
cơ sở thì đơn vị chi thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
2. Chi cho công tác vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở
bao gồm:
a) Chi cho hoạt động tuyên truyền bao gồm: Tài liệu tuyên truyền, thuê thiết
bị hỗ trợ công tác tuyên truyền, vận động (âm thanh, đèn chiếu...) thanh toán
theo thực tế phát sinh;
b) Bồi dưỡng báo cáo viên mức chi tối đa 500.000 đồng/người/buổi;
c) Nước uống cho người lao động mức chi tối đa 20.000 đồng/người/cuộc.
3. Chi hỗ trợ đại hội thành lập công đoàn cơ sở, chi phí hỗ trợ ban đầu cho
công đoàn cơ sở mới thành lập:
a) Chi đại hội, lễ công bố quyết định thành lập, ra mắt công đoàn cơ sở mới
thành lập bao gồm: Khánh tiết; văn phòng phẩm... chi theo thực tế và Quy chế
chi tiêu nội bộ của đơn vị;
Ngoài các nội dung nêu trên, các nội dung chi khác chỉ thực hiện khi có nguồn
kinh phí xã hội hóa hoặc do doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ.
b) Chi phí hỗ trợ ban đầu cho công đoàn cơ sở mới thành lập bao gồm:
Chi phí cập nhật thông tin đoàn viên, phát thẻ đoàn viên tối đa 50.000
đồng/đoàn viên;
Chi phí làm con dấu của công đoàn cơ sở thanh toán theo thực tế phát sinh;
Hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở mới thành lập chi theo chế
độ hội nghị.
Các chế độ thanh toán khác thực hiện theo quy định của Nhà nước, Tổng Liên
đoàn và quy định về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ quan
công đoàn.
4. Chi khen thưởng công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở
bao gồm:
Chi khen thưởng định kỳ, đột xuất đối với cá nhân, tổ chức có thành tích xuất
sắc trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; chi thưởng
hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở
do đơn vị tổ chức giao chỉ tiêu, kế hoạch; giao nhiệm vụ thực hiện hình thức
khen thưởng và mức thưởng đơn vị được vận dụng và không cao hơn quy định về
khen thưởng do Tổng Liên đoàn quyết định.
5. Nguồn kinh phí, dự toán, quyết toán chi công tác phát triển đoàn viên,
thành lập công đoàn cơ sở:
Kinh phí chi cho hoạt động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở
được sử dụng từ nguồn tài chính của các công đoàn cấp trên.
Trên cơ sở các quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn, các đơn vị xây dựng,
ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ có chi tiết các nội dung hoạt động phát triển
đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở đảm bảo trong nguồn kinh phí của đơn vị.
Hàng năm các đơn vị phải lập, trình công đoàn cấp trên phê duyệt kế hoạch và
dự toán chi tiết cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.
Việc thanh quyết toán đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định của Nhà nước
và Tổng Liên đoàn.
Điều 16. Chi tổ chức đại hội, hội nghị Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Ban
Thường vụ; hội nghị, hội thảo chuyên đề
1, Chi đại hội công đoàn các cấp theo nhiệm kỳ có quy định riêng.
2. Chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên đề:
a) Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu dự hội nghị, hội thảo, tập huấn:
Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương:
Mức chi tối đa 200.000 đồng/ngày/người;
Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành, nội thị của thành phố trực thuộc
tỉnh; tại các huyện, thị xã thuộc tỉnh: Mức chi tối đa 150.000
đồng/ngày/người.
b) Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu dự hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ,
Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra công đoàn các cấp:
Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương:
Mức chi tối đa 200.000 đồng/ngày/người;
Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành, nội thị của thành phố trực thuộc
tỉnh; tại các huyện, thị xã thuộc tỉnh: Mức chi tối đa 150.000
đồng/ngày/người.
c) Chi giải khát giữa giờ: 20.000 đồng/1 buổi (nửa ngày)/đại biểu.
d) Chi bù thêm phần chênh lệch giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung
với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp:
Trong trường hợp tổ chức ăn tập trung, mức khoán tại điểm a, khoản 2 Điều này
không đủ chi phí, thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì căn cứ tính chất từng
cuộc họp và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao quyết định mức chi hỗ trợ
tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của đơn vị
cao hơn mức chi quy định điểm a, khoản 2 Điều này, nhưng tối đa không vượt quá
130% mức chi bằng tiền nêu trên; đồng thời thực hiện thu tiền ăn từ tiền phụ
cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
và doanh nghiệp theo mức tối đa bằng mức phụ cấp lưu trú quy định tại quy chế
chi tiêu nội bộ, đơn vị chủ trì hội nghị được phép chi bù thêm phần chênh lệch
(giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ phụ
cấp lưu trú của các đại biểu này).
3. Các khoản chi khác về hội nghị, hội thảo, tập huấn
a) Chi bồi dưỡng người chủ trì hội thảo, viết bài tham luận:
Chi bồi dưỡng người chủ trì hội thảo, tổng hợp ý kiến hội thảo:
Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 300.000 đồng/người/cuộc;
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Múc chi tối đa 200.000
đồng/người/cuộc;
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 150.000 đồng/người/cuộc.
Chi bồi dưỡng viết bài tham luận: Các cuộc hội thảo, hội nghị phải đặt bài
tham luận (Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự toán duyệt số lượng bài tham luận),
mức chi tiền thù lao cho đại biểu có bài tham luận đặt trước như sau:
Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 300.000 đồng/bài;
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 200.000
đồng/bài;
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 100.000 đồng/bài.
Đối với các chuyên gia, nhà nghiên cứu... phải chi bồi dưỡng đặt bài tham luận
mức cao hơn, do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự toán xem xét, quyết định.
b) Chi bồi dưỡng phóng viên, báo chí đến đưa tin hội nghị, hội thảo, tập huấn:
Mức chi tối đa 200.000 đồng/ngày/người.
c) Chi nhân viên phục vụ:
Chi bồi dưỡng nhân viên, lái xe trực tiếp phục vụ hội nghị, hội thảo, tập
huấn, họp báo:
Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 150.000 đồng/người/ngày;
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương; Công đoàn cấp trên trực
tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 100.000đồng/người/ngày.
Số lượng nhân viên phục vụ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự toán quyết định.
d) Thanh toán tiền công tác phí của CBCC dự hội nghị, hội thảo, tập huấn
CBCC trong các cơ quan công đoàn: Đơn vị cử CBCC đi dự hội nghị, hội thảo, tập
huấn do các cơ quan công đoàn tổ chức (bao gồm cả hội nghị Ban Chấp hành, Ban
Thường vụ, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Ủy ban Kiểm tra) chi công tác phí
theo chế độ hiện hành.
Cán bộ công đoàn cơ sở: Cơ quan công đoàn tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn
(bao gồm cả hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ) có trách nhiệm thanh toán
tiền phương tiện đi, về, tiền thuê chỗ nghỉ, tiền lưu trú cho cán bộ công đoàn
cơ sở theo chế độ công tác phí hiện hành.
4. Chế độ chi cho giảng viên, báo cáo viên
a) Thù lao cho giảng viên, báo cáo viên (bao gồm cả tiền soạn bài):
Giảng viên, báo cáo viên là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn,
Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy và các chức danh tương đương, mức chi tối đa
2.000.000 đồng/người/buổi;
Giảng viên, báo cáo viên là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Thứ trưởng, Chủ tịch
Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Phó Bí thư Tỉnh ủy và các chức danh tương đương; Giáo sư, Chuyên gia cao cấp,
chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, Tiến sỹ khoa học, mức tối đa
1.500.000 đồng/người/buổi;
Giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân
dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Lãnh đạo cấp Cục, Vụ, Viện,
Tỉnh ủy viên, Trưởng, Phó các Sở, Ban ngành cấp tỉnh và các chức danh tương
đương; Phó Giáo sư, Tiến sỹ, giảng viên chính, chuyên viên chính, nghiên cứu
viên chính mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người/buổi;
Giảng viên, báo cáo viên còn lại là CBCC công tác tại các cơ quan, đơn vị
Trung ương và cấp tỉnh (ngoài 3 đối tượng trên), mức chi tối đa 800.000
đồng/người/buổi;
Giảng viên, báo cáo là CBCC công tác tại các đơn vị từ cấp huyện và tương
đương trở xuống, mức chi tối đa 500.000 đồng/ người/buổi.
Đối với giảng viên, báo cáo viên là nhà khoa học, nhà nghiên cứu,... thù lao
giảng bài phải chi mức cao hơn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự toán xem xét,
quyết định nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/người/buổi.
b) Phụ cấp tiền ăn, phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho giảng viên,
báo cáo viên:
Tùy theo địa điểm, thời gian tổ chức lớp học cơ quan công đoàn quyết định chi
phụ cấp tiền ăn cho giảng viên, báo cáo viên tối đa bằng mức chi phụ cấp lưu
trú theo chế độ công tác phí hiện hành;
Trường hợp cơ quan công đoàn không bố trí được phương tiện đưa, đón và phòng
nghỉ cho giảng viên, báo cáo viên thì được thanh toán tiền đưa, đón và tiền
thuê phòng nghỉ cho giảng viên, báo cáo viên theo chế độ công tác phí hiện
hành.
Điều 17. Chi tổ chức phong trào thi đua
1. Chi phối hợp tổ chức phát động thi đua; sơ kết, tổng kết thi đua, khen
thưởng tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.
2. Chi tổ chức gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến
trong các phong trào thi đua, các hoạt động chuyên đề của công đoàn.
3. Chi tổ chức hội thi cán bộ công đoàn giỏi.
Điều 18. Chi tổ chức các hoạt động về giới và bình đẳng giới
1. Chi hoạt động phong trào nữ đoàn viên, người lao động.
2. Chi các hoạt động về đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng cho nữ đoàn viên, người lao động.
3. Chi cho các hoạt động tuyên truyền về chế độ, chính sách đối với lao động
và trẻ em; về giới, bình đẳng giới về dân số, sức khỏe sinh sản; về công tác
gia đình, trẻ em
4. Chi tổ chức các hoạt động nhân ngày nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), Ngày
Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Tháng hành động vì
trẻ em (01/630/6), Ngày Dân số Thế giới (11/7), Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10),
Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Tháng hành động quốc gia về dân số (tháng 12),
Tháng hành động Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới đối với
phụ nữ và trẻ em gái (15/1115/12).
5. Chi hội thi, hội nghị, biểu dương, gặp mặt điển hình tiên tiến trong nữ
đoàn viên, người lao động;
6. Chi khen thưởng, thăm hỏi, hỗ trợ con đoàn viên, người lao động; chi hỗ
trợ mua đồ dùng, thiết bị mẫu giáo, nhà trẻ tại đơn vị (nếu có); hỗ trợ đoàn
viên và người lao động có con gửi nhà trẻ, học mẫu giáo.
7. Chi hoạt động của Ban Nữ công quần chúng, Câu lạc bộ nữ công cơ sở, phong
trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Điều 19. Chi hoạt động đối ngoại
1. Chi đóng niên liễm
a) Cấp Tổng Liên đoàn: Ngoài số tiền đóng niên liễm cho Liên hiệp Công đoàn
Thế giới (WFTU) chuyển vào tài khoản của WFTU trích từ tổng số tiền do ngân
sách Nhà nước cấp hằng năm, Tổng Liên đoàn được sử dụng số tiền còn lại để chi
trả cho các hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và WFTU, các tổ chức thành
viên của WFTU và chi phí cho các đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn tham dự các hoạt
động của WFTU theo thỏa thuận với WFTU.
b) Cấp công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực
thuộc Tổng Liên đoàn: Trên cơ sở phê duyệt của các cấp có thẩm quyền đối với
việc gia nhập làm thành viên chính thức của các công đoàn ngành quốc tế, các
công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc
Tổng Liên đoàn đóng tiền niên liễm hàng năm theo quy định.
2. Chi hỗ trợ quốc tế bằng nguồn tài chính công đoàn
Chi hỗ trợ quốc tế bằng nguồn tài chính công đoàn thực hiện theo các quy định
có liên quan trên cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chế độ công tác phí đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài đối với CBCC
Thực hiện theo Thông tư số 102/2012/TTBTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy
định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở
nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí. Trường hợp đặc biệt khác do
Thủ trưởng đơn vị dự toán xem xét, quyết định mức chi.
4. Chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức
hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước
Thực hiện theo Thông tư số 71/2018/TTBTC ngày 10/8/2018 của Bộ Tài chính quy
định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ
chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.
Trường hợp đặc biệt khác do Thủ trưởng đơn vị dự toán xem xét, quyết định.
5. Chi đối ứng của Công đoàn Việt Nam trong các hội thảo, hội nghị, dự án
quốc tế có nguồn kinh phí do nước ngoài tài trợ
Thực hiện theo thỏa thuận với bên tài trợ trên cơ sở được Thủ trưởng đơn vị
duyệt dự toán phù hợp với quy định của Nhà nước có liên quan.
6. Các nội dung chi hoạt động đối ngoại khác
Các nội dung chi khác cho hoạt động đối ngoại khi được cơ quan có thẩm quyền
giao nhiệm vụ.
Mục 4. CHI QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 20. Chi thanh toán dịch vụ công cộng
Bao gồm tiền điện, nước, nhiên liệu, vệ sinh môi trường, tiền khoán phương
tiện theo chế độ và các khoản thanh toán dịch vụ công cộng khác.
Điều 21. Chi mua sắm vật tư văn phòng
Bao gồm chi mua sắm văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ văn phòng, khoán văn
phòng phẩm và vật tư văn phòng khác.
Điều 22. Thông tin liên lạc
1. Mức chi trang cấp điện thoại, thanh toán tiền điện thoại tại nhà riêng và
điện thoại di động cho cán bộ trong các cơ quan công đoàn như sau:
Số TT Đối tượng Mức chi (Đồng)
Trang cấp Cước phí/tháng
ĐT cố định ĐT di động
1 Chủ tịch Tổng Liên đoàn 300.000 7.000.000 1.000.000
2 Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn. 300.000 5.000.000 800.000
3 Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. 300.000 4.000.000 600.000
4 Trưởng ban Tổng Liên đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương và chức vụ tương đương có cùng hệ số phụ cấp chức vụ. 300.000 3.000.000 500.000
5 Phó Trưởng ban Tổng Liên đoàn, Thư ký của đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương và chức vụ tương đương có cùng hệ số phụ cấp chức vụ. 300.000
6 Trưởng phòng Tổng Liên đoàn, Chuyên viên giúp việc của các đồng chí Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Trưởng Ban Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Thành phố và tương đương, các chức danh có cùng hệ số phụ cấp chức vụ. 200.000
7 Phó phòng Tổng Liên đoàn, Phó ban Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương, các chức danh có cùng hệ số phụ cấp chức vụ. 100.000
2. Chi trang cấp điện thoại
a) Điện thoại cố định tại nhà riêng: Ngoài tiền mua máy theo quy định trên,
các chức danh có tiêu chuẩn được thanh toán tiền lắp đặt, hoà mạng theo hóa
đơn tài chính và chỉ được thanh toán chi phí lắp đặt một lần khi được đề bạt,
điều chuyển đến cơ quan.
b) Điện thoại di động:
Cán bộ đã được cơ quan công đoàn chi tiền mua điện thoại di động, trong nhiệm
kỳ đại hội được điều động sang cơ quan khác hoặc thôi không giữ chức vụ thì cơ
quan không thu hồi tiền trang cấp điện thoại di động. Nếu điều động trong nội
bộ tổ chức công đoàn, cơ quan tiếp nhận không chi tiền trang cấp điện thoại di
động;
Các chức danh được trang cấp điện thoại di động theo quy định ở Bảng trên 05
năm được cấp tiền mua điện thoại di động một lần (tính theo nhiệm kỳ đại
hội). Trường hợp được bầu bổ sung (hoặc bổ nhiệm) nhưng không đủ 05 năm vẫn
được hưởng tiền trang cấp theo quy định. Cán bộ được cấp tiền mua điện thoại
di động khi hư hỏng tự sửa chữa, thay thế.
c) Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là doanh nghiệp, Chủ tịch công
đoàn chuyên trách hưởng lương tương đương chức vụ Phó Tổng giám đốc doanh
nghiệp, được thanh toán cước phí điện thoại cố định tại nhà riêng, điện thoại
di động và cấp tiền mua điện thoại di động như Phó Tổng giám đốc theo quy định
của doanh nghiệp.
d) CBCC trong các cơ quan công đoàn không thuộc đối tượng được thanh toán cước
điện thoại tại nhà riêng và điện thoại di động theo quy định ở bảng trên nhưng
do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao, cơ quan phải hỗ trợ tiền điện thoại,
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự toán quyết định mức hỗ trợ nhưng mức chi tối đa
không quá 100.000 đồng/người/tháng.
đ) Các đối tượng được chi tiền cước phí điện thoại theo quy định ở bảng trên
nhưng do thực tế thực chi cước phí điện thoại để thực hiện nhiệm vụ không đủ,
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự toán xem xét, quyết định nâng mức chi, nhưng
không vượt quá mức chi cước phí điện thoại của chức danh liền kề. Các cơ quan,
đơn vị công đoàn không được sử dụng tài chính công đoàn chi cao hơn mức quy
định của Tổng Liên đoàn và chi cho các đối tượng không có trong quy định.
e) Các chức danh được thanh toán cước phí điện thoại tại nhà riêng và điện
thoại di động khi có quyết định nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác sang đơn vị
khác cơ quan thôi chi tiền cước phí điện thoại kể từ ngày có quyết định,
trường hợp chậm nhất trong tháng có quyết định. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng
Liên đoàn khi có quyết định nghỉ hưu cơ quan chi thêm một tháng tiền cước phí
điện thoại.
Điều 23. Phương tiện vận tải
Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô: Tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng
phương tiện đi lại trong các cơ quan công đoàn thực hiện Nghị định số
72/2023/NĐCP ngày 26/9/2023 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn định mức sử
dụng xe ô tô; Tổng Liên đoàn hướng dẫn về tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô trong các
cơ quan công đoàn, đơn vị sự nghiệp của công đoàn như sau:
1. Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô
a) Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô phục vụ công tác của các chức danh:
Ủy viên Trung ương Đảng; Chủ tịch Tổng Liên đoàn được sử dụng thường xuyên một
xe ô tô trong thời gian công tác;
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn được sử dụng xe ô tô đưa, đón từ nơi ở đến cơ quan
và ngược lại và đi công tác;
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội (Trường hợp là Ủy viên Ban Thường
vụ Thành ủy Hà Nội), Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh (Trường
hợp là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hồ Chí Minh) được sử dụng thường xuyên
một xe ô tô đưa, đón từ nơi ở đến nơi làm việc và đi công tác;
Chức danh khác theo quy định của pháp luật.
b) Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung:
Cán bộ lãnh đạo các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động
cấp tỉnh, thành phố và tương đương và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có hệ
số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến dưới 1,25 (không kể phụ cấp kiêm nhiệm)
được sử dụng xe ô tô khi cơ quan cử đi công tác;
Trường hợp do yêu cầu, tính chất công việc cần bố trí xe ô tô cho CBCC không
thuộc các chức danh trên đi công tác, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự toán căn
cứ khả năng phương tiện và tình hình thực tế của đơn vị xem xét quyết định và
quy định trong quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn.
2. Định mức, giá mua xe ô tô
Định mức sử dụng xe ô tô và giá mưa xe ô tô các cơ quan công đoàn thực hiện
theo quy định Nhà nước và của Tổng Liên đoàn;
Việc thực hiện thanh lý, điều chuyển, tiếp nhận, mua sắm xe ô tô, đơn vị căn
cứ tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn để báo
cáo Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định;
Các cơ quan công đoàn căn cứ điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông, khả năng cung
cấp dịch vụ và trên cơ sở tự nguyện của đối tượng có tiêu chuẩn sử dụng xe
thực hiện việc giao khoán. Mức khoán kinh phí được xác định trên cơ sở: khoảng
cách thực tế đi công tác, đơn giá bình quân của phương tiện vận tải công cộng
phổ biến trên thị trường và được xây dựng trong Quy chế quản lý tài chính, tài
sản công đoàn của đơn vị.
Điều 24. Chế độ công tác phí
Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của công đoàn thực hiện chế độ công tác phí khi
đi công tác trong nước và chế độ chi hội nghị theo Thông tư số 40/2017/TTBTC
ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính. Tổng Liên đoàn quy định bổ sung và hướng dẫn
thực hiện một số nội dung sau:
1. Thanh toán tiền vé máy bay
a) Các cơ quan công đoàn đã thực hiện khoán chi hành chính theo quy định của
Nhà nước và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn (bao gồm cả khoán tiền công tác phí),
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự toán giao khoán tiền công tác phí cho các ban,
bộ phận. Trưởng ban, trưởng bộ phận căn cứ khả năng kinh phí được giao khoán,
tính chất của chuyến công tác để bố trí cán bộ đi công tác, duyệt thanh toán
tiền vé máy bay;
b) Các cơ quan công đoàn chưa thực hiện khoán chi hành chính hoặc đã khoán chi
hành chính nhưng chưa khoán chi công tác phí, việc thanh toán tiền vé máy bay
khi đi công tác trong nước được thực hiện như sau:
Các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên được thanh toán tiền vé
máy bay khi đi công tác trong nước;
Đối với đối tượng không đủ tiêu chuẩn mua vé máy bay: Căn cứ Quy chế chi tiêu
nội bộ của đơn vị, căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong
phạm vi nguồn kinh phí được giao, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự toán xem xét,
quyết định việc thanh toán tiền vé máy bay cho người được cử đi công tác đảm
bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
c) Tiêu chuẩn mua vé máy bay khi đi công tác trong và ngoài nước: Hạng ghế
thương gia cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn và chức danh lãnh đạo có
hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên; hạng ghế phổ thông cho các đối tượng còn
lại.
2. Thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện
a) Đối với cán bộ công chức, viên chức có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên
đủ tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô đưa đi công tác tự nguyện đăng ký thực hiện
khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác: Mức thanh toán khoán kinh phí
sử dụng xe ô tô khi đi công tác thực hiện theo Nghị định số 72/2023/NĐCP ngày
26/9/2023 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô và các
quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan công đoàn không có
tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ
sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó
khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15
km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của
mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km
tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công
tác và được quy định trong quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn của
đơn vị.
3. Phụ cấp lưu trú
a) Phụ cấp lưu trú là khoản tiền hỗ trợ thêm cho người đi công tác ngoài tiền
lương do cơ quan, đơn vị cử người đi công tác chi trả, được tính từ ngày bắt
đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm
thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).
Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác: 200.000 đồng/ngày.
Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) thủ trưởng cơ quan,
đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: Căn cứ theo số giờ
thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính
(bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác và được quy định
trong quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn của cơ quan, đơn vị.
b) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan công đoàn
ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức
phụ cấp lưu trú: 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả
những ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo). Trường
hợp một số ngành đặc thù đã được cấp có thẩm quyền quy định về chế độ chi bồi
dưỡng khi đi công tác trên biển, đảo thì được chọn chế độ quy định cao nhất
(phụ cấp lưu trú hoặc chi bồi dưỡng) để chi trả cho người đi công tác.
4. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng
a) Đối với cán bộ công chức, viên chức trong các các cơ quan công đoàn phải
thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: văn thư; kế toán
giao dịch, thủ quỹ, cán bộ thường xuyên phải đi công tác lưu động khác); thì
tùy theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ
quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công
tác lưu động để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe theo mức 500.000 đồng/người/tháng
và phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
b) Các đối tượng được hưởng khoán tiền công tác phí theo tháng nếu được cấp có
thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được
thanh toán chế độ công tác phí theo quy định; đồng thời vẫn được hưởng khoản
tiền công tác phí khoán theo tháng nếu đi công tác lưu động trên 10
ngày/tháng.
5. Thanh toán công tác phí theo đoàn công tác phối hợp, liên cơ quan:
a) Trường hợp Cơ quan công đoàn có nhu cầu trưng tập cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động thuộc cơ quan khác đi công tác nhằm thực hiện nhiệm vụ
chính trị của cơ quan đó thì Cơ quan công đoàn chủ trì Đoàn công tác thanh
toán các chi phí cho đoàn công tác gồm: tiền chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú,
tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo mức chi quy định tại quy chế
chi tiêu nội bộ của cơ quan công đoàn chủ trì.
b) Trường hợp đi công tác theo đoàn phối hợp liên cơ quan do Thủ trưởng cơ
quan công đoàn cấp trên triệu tập trưng dụng hoặc phối hợp để cùng thực hiện
các phần việc thuộc nhiệm vụ của mỗi cơ quan công đoàn thì cơ quan công đoàn
chủ trì đoàn công tác thanh toán chi phí đi lại cho người đi công tác trong
đoàn, Trường hợp các cá nhân thuộc thành phần công tác không đi tập trung theo
đoàn đến nơi công tác thì cơ quan công đoàn cử người đi công tác thanh toán
tiền chi phí đi lại cho người đi công tác.
c) Cơ quan công đoàn cử người đi công tác thực hiện thanh toán tiền phụ cấp
lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ cho cá nhân thuộc cơ quan công đoàn mình cử đi
công tác.
d) Tại văn bản trưng tập cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc
các cơ quan công đoàn khác đi công tác phải ghi rõ trách nhiệm thanh toán các
khoản chi công tác phí của mỗi cơ quan công đoàn.
Điều 25. Chế độ chi tiếp khách
Chi tiếp khách trong nước các cơ quan công đoàn chi tiếp khách trong nước thực
hiện theo Thông tư số 71/2018/TTBTC ngày 10/8/2018 của Bộ Tài chính quy định
về chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp
khách trong nước. Trường hợp đặc biệt khác do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự
toán xem xét, quyết định mức chi.
Điều 26. Phúc lợi tập thể
1. Chi hỗ trợ may trang phục
a) CBCC trong các cơ quan công đoàn được chi hỗ trợ may trang phục tối đa
3.000.000 đồng/người/năm;
b) Đối với Ủy viên Ủy ban Kiểm tra công đoàn các cấp, ngoài chế độ trên hàng
năm còn được hưởng chế độ hỗ trợ may trang phục 500.000 đồng/người/năm.
2. Chi khám sức khỏe định kỳ
a) Cơ quan công đoàn được tổ chức khám sức khỏe định kỳ tập trung cho CBCC 01
lần/năm. Cơ quan công đoàn mời cơ sở y tế có đủ điều kiện đến khám sức khỏe
tại cơ quan hoặc hợp đồng khám sức khỏe tại Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh.
Quy trình, nội dung khám sức khoẻ thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Y
tế;
b) Chi phí khám sức khỏe do cơ quan công đoàn chi theo Hợp đồng kinh tế khám
sức khỏe hoặc mức thu viện phí hiện hành của cơ sở y tế. Mức chi từ 1.000.000
đến 2.000.000 đồng/người (danh mục, đơn giá khám bệnh phải được công khai cho
CBCC biết). Cơ quan không chi khám chuyên khoa cho CBCC sau khi có kết quả
khám sức khỏe định kỳ tại cơ quan;
c) Trong trường hợp cơ quan không tổ chức khám sức khỏe tập trung có thể thực
hiện khoán kinh phí khám cho CBCC. Mức khoán được quy định trong quy chế quản
lý tài chính, tài sản công đoàn nhưng không được vượt quá mức quy định trên.
3. Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm
Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ công đoàn chuyên
trách thực hiện theo Điều 13 Luật Cán bộ, Công chức số 22/2008/QH12 ngày
13/11/2008 và Điều 13 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 29/11/2010; Điều 67
Nghị định số 145/2020/NĐCP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và
quan hệ lao động, chế độ thanh toán tiền phép hàng năm phải được quy định
trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Điều 27. Chi mua sắm công cụ dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng, sửa chữa bảo
dưỡng thường xuyên tài sản cố định
1. Mua công cụ dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn
cứ dự toán hàng năm được Tổng Liên đoàn duyệt để triển khai thực hiện.
2. Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, các khu lưu niệm, di
tích của tổ chức Công đoàn (không gồm chi từ nguồn Quỹ đầu tư).
Chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản sử dụng từ nguồn kinh phí chi
thường xuyên: Thực hiện theo quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn.
Điều 28. Chế độ chi hội nghị sơ kết, tổng kết của cơ quan công đoàn
1. Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu dự Hội nghị sơ kết, tổng kết của cơ quan
công đoàn.
2. Chi giải khát giữa giờ
3. Các khoản chi khác về hội nghị sơ kết, tổng kết của cơ quan công đoàn:
a) Chi bồi dưỡng người chủ trì hội thảo, viết bài tham luận;
b) Chi bồi dưỡng người chủ trì hội thảo, tổng hợp ý kiến hội thảo;
c) Chi bồi dưỡng viết bài tham luận;
d) Chi nhân viên phục vụ....
Định mức các nội dung chi hội nghị sơ kết, tổng kết của cơ quan công đoàn theo
quy định tại Điều 16 Mục 3 Quy định này.
Điều 29. Chi nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chế,... các chuyên đề hoạt
động của công đoàn
1. Chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản
a) Đối với Điều lệ Công đoàn Việt Nam:
Xây dựng mới hoặc thay thế: Mức chi tối đa 4.500.000 đồng/đề cương;
Sửa đổi, bổ sung một số điều: Mức chi tối đa 3.800.000 đồng/đề cương.
b) Đối với Nghị quyết, Báo cáo do Ban Chấp hành từ công đoàn cấp trên trực
tiếp cơ sở trở lên trình đại hội công đoàn cấp mình; đề án của Tổng Liên đoàn
trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan khác ở trung ương:
Văn bản mới hoặc thay thế: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 2.000.000 đồng/đề
cương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa
1.500.000 đồng/đề cương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa
1.000.000 đồng/đề cương.
Văn bản sửa đổi, bổ sung: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đề
cương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa
800.000 đồng/đề cương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa
500.000 đồng/đề cương.
c) Đối với Quy chế phối hợp
Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.500.000 đồng/đề cương;
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa
1.000.000 đồng/đề cương;
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 500.000 đồng/đề cương.
d) Đối với quy chế, đề án, kế hoạch cả nhiệm kỳ, chương trình cả nhiệm kỳ, báo
cáo tổng kết hoạt động công đoàn cả năm
Văn bản mới hoặc thay thế: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.500.000 đồng/đề
cương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa
1.000.000 đồng/đề cương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa
500.000 đồng/đề cương.
Văn bản sửa đổi, bổ sung: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đề
cương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa
500.000 đồng/đề cương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa
200.000 đồng/đề cương.
đ) Đối với quyết định, quy định, hướng dẫn có tính chỉ đạo, hướng dẫn công
đoàn các cấp thực hiện quy định văn bản pháp luật của Nhà nước và Tổng Liên
đoàn
Văn bản mới hoặc thay thế: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.500.000 đồng/đề
cương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa
1.000.000 đồng/đề cương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa
500.000 đồng/đề cương.
Văn bản sửa đổi, bổ sung: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đề
cương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa
500.000 đồng/đề cương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa
200.000 đồng/đề cương.
e) Đối với chỉ thị, thông tri, kế hoạch, đề án, phương án thực hiện nhiệm vụ
cụ thể: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 500.000 đồng/đề cương.
2. Chi soạn thảo văn bản
a) Đối với Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Thay thế mới: Mức chi tối đa 12.000.000 đồng/dự thảo văn bản;
Sửa đổi, bổ sung một số điều: Mức chi tối đa 7.500.000 đồng/dự thảo văn bản.
b) Đối với Nghị quyết, Báo cáo do Ban Chấp hành từ công đoàn cấp trên trực
tiếp cơ sở trở lên trình Đại hội công đoàn cấp mình; đề án của Tổng Liên đoàn
trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc các cơ quan trung ương khác
Văn bản mới hoặc thay thế: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/dự
thảo văn bản; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi
tối đa 2.000.000 đồng/dự thảo văn bản; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức
chi tối đa 1.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
Văn bản sửa đổi, bổ sung: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.500.000 đồng/dự
thảo văn bản; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi
tối đa 1.000.000 đồng/dự thảo văn bản; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức
chi tối đa 500.000 đồng/dự thảo văn bản.
c) Đối với Quy chế phối hợp
Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 4.000.000 đồng/dự thảo văn bản;
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa
3.000.000 đồng/dự thảo văn bản;
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/dự thảo văn
bản.
d) Đối với quy chế, đề án, kế hoạch cả nhiệm kỳ, chương trình cả nhiệm kỳ, báo
cáo tổng kết hoạt động công đoàn cả năm
Văn bản mới hoặc thay thế: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/dự
thảo văn bản; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi
tối đa 2.000.000 đồng/dự thảo văn bản; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức
chi tối đa 1.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
Văn bản sửa đổi, bổ sung: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.200.000 đồng/dự
thảo văn bản; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi
tối đa 600.000 đồng/dự thảo văn bản; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức
chi tối đa 300.000 đồng/dự thảo văn bản.
đ) Đối với quyết định, quy định, hướng dẫn có tính chỉ đạo, hướng dẫn công
đoàn các cấp thực hiện quy định văn bản pháp luật của Nhà nước và Tổng Liên
đoàn
Văn bản mới hoặc thay thế: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/dự
thảo văn bản; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi
tối đa 1.500.000 đồng/dự thảo văn bản; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức
chi tối đa 1.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
Văn bản sửa đổi, bổ sung: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.200.000 đồng/dự
thảo văn bản; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi
tối đa 600.000 đồng/dự thảo văn bản; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức
chi tối đa 300.000 đồng/dự thảo văn bản.
e) Đối với Thông báo, Kết luận của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên
đoàn: Mức chi tối đa 300.000 đồng/dự thảo văn bản.
g) Đối với chỉ thị, thông tri, kế hoạch, đề án, phương án thực hiện nhiệm vụ
cụ thể của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn
Văn bản mới hoặc thay thế: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
Văn bản sửa đổi, bổ sung: Mức chi tối đa 500.000 đồng/dự thảo văn bản.
3. Chi phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản
a) Báo cáo tổng hợp ý kiến; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý
Đối với Điều lệ Công đoàn Việt Nam, mới hoặc thay thế: Mức chi tối đa
1.500.000 đồng/báo cáo; sửa đổi, bổ sung một số điều: Mức chi tối đa 1.000.000
đồng/báo cáo;
Đối với Nghị quyết, Báo cáo do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn trình lên Đại hội
Công đoàn Việt Nam và các cuộc họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Quy chế phối
hợp, Quyết định, Quy định có tính chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn các cấp thực
hiện quy định văn bản pháp luật của Nhà nước và Tổng Liên đoàn mới hoặc thay
thế: Mức chi tối đa 300.000 đồng/báo cáo tổng hợp ý kiến; 400.000 đồng/báo cáo
giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; sửa đổi, bổ sung một số điều: Mức chi tối
đa 200.000 đồng/báo cáo tổng hợp ý kiến; 250.000 đồng/báo cáo giải trình, tiếp
thu ý kiến góp ý. Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương; Công
đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở định mức chi tối đa bằng 50% mức chi theo quy
định trên;
Đối với các văn bản còn lại: Mức chi tối đa 100.000 đồng/báo cáo.
b) Chi bồi dưỡng tham gia ý kiến đóng góp của Thường trực Đoàn Chủ tịch, Ủy
viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đối với Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị
quyết, Báo cáo do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn trình Đại hội Công đoàn Việt
Nam, Quy chế phối hợp, Quyết định, Quy định có tính chỉ đạo, hướng dẫn công
đoàn các cấp thực hiện quy định văn bản pháp luật của Nhà nước và Tổng Liên
đoàn: Mức chi tối đa 500.000 đồng/báo cáo/văn bản.
Đối với các văn bản còn lại: Mức chi tối đa 300.000 đồng/báo cáo/văn bản.
c) Soạn thảo văn bản góp ý
Văn bản quan trọng của Đảng, luật, nghị định, thông tư, quyết định, đề án quy
định của Nhà nước... có tính chất quan trọng liên quan đến hệ thống công đoàn:
Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/văn bản;
Đối với các văn bản còn lại: Mức chi tối đa 200.000 đồng/văn bản.
d) Chi xin ý kiến tư vấn các chuyên gia độc lập
Trường hợp dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo chuyên ngành,
lĩnh vực chuyên môn phức tạp phải lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên
gia độc lập thì mức chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo.
đ) Đối với việc tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát, điều tra xã hội học được
thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn ngân sách nhà nước.
Điều 30. Chi hỗ trợ hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể trong cơ quan công
đoàn
Thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
Điều 31. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị và giá mua sắm máy móc, thiết
bị (bao gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ
hoạt động chung; máy móc, thiết bị chuyên dùng): thực hiện theo quy định tại
Quyết định số 50/2017/QĐTTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định
tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị.
Chi phí thuê nhà, đất, thiết bị và tài sản cố định khác; chi vận hành các khu
lưu niệm, di tích của tổ chức Công đoàn: Thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Điều 32. Chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn
bản theo quy định của nhà nước và của Tổng Liên đoàn
Mức chi vận dụng theo Thông tư 09/2023/TTBTC ngày 08/02/2023 của Bộ Tài chính
quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách
nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản
quy phạm pháp luật.
Mục 5. CHI LƯƠNG, PHỤ CẤP CÁC KHOẢN PHẢI NỘP THEO LƯƠNG
Điều 33. Chi lương, phụ cấp, các khoản phải nộp theo lương
1. Các cơ quan công đoàn phải tuân thủ quy định cửa Đảng, Nhà nước và của
Tổng Liên đoàn về tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, phụ cấp và các khoản
phải đóng theo lương của cán bộ công chức chuyên trách công đoàn.
Lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐCP ngày 30/12/2022 của Chính
phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn
vị sự nghiệp công lập, các khoản chi lương và phụ cấp thường xuyên (nếu có)
được đưa vào thỏa thuận trọng hợp đồng lao động. Các chế độ phúc lợi hoặc chế
độ, chính sách khác ngoài lương thực hiện theo quy chế của cơ quan, đơn vị
hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng lao động. Các khoản chi cho lao động hợp đồng
được hạch toán vào chi phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị (ngoài quỹ lương
cán bộ, công chức theo chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao).
2. Chi tiền lương, tiền công lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn và chi hoạt động thường xuyên cho lao động hợp đồng (bao gồm cả
lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐCP ngày 30/12/2002 của Chính
phủ)
Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của Tỉnh ủy và/hoặc Tổng Liên đoàn, Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị sử dụng tài chính công đoàn quyết định số lao động hợp đồng
trong phạm vi kinh phí thường xuyên tính theo định mức chi quản lý hành chính
của đơn vị.
Điều 34. Chi trợ cấp tinh giản biên chế; chi chế độ thôi việc đối với công
chức, người lao động trong các cơ quan công đoàn; chi chế độ đối với cán bộ
không đủ điều kiện về tuổi tái cử; tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh
theo nhiệm kỳ
1. Chi chế độ trợ cấp đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chờ nghỉ hưu do không đủ
về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, hoặc chế độ thôi việc, thực hiện theo quy định
của Đảng, Nhà nước.
2. Ngoài các chế độ trên, trường hợp nghỉ hưu, nghỉ chờ hưu theo chính sách
thôi tái cử, tái bổ nhiệm, cứ mỗi năm làm cán bộ công đoàn chuyên trách (bao
gồm cả thời gian công tác tại đơn vị sự nghiệp công đoàn, doanh nghiệp công
đoàn) được trợ cấp 1/2 (một phần hai) tháng lương cơ sở theo quy định của
Chính phủ, từ nguồn tài chính công đoàn.
Điều 35. Thanh toán làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Các cơ quan công đoàn thanh toán làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm theo Điều
55, Điều 56, Điều 60, Điều 61 Nghị định số 145/2020/NĐCP ngày 14/12/2020 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều
kiện lao động và quan hệ lao động của Chính Phủ. Cụ thể:
1. Việc thanh toán làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của từng cơ quan phải
được quy định trong Quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn của cơ quan
về nguyên tắc, đối tượng, quy trình và thủ tục thanh toán,...
2. Cán bộ, công chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng
lao động trong các cơ quan công đoàn những ngày đi công tác, dự hội nghị, hội
thảo, tập huấn đã được thanh toán công tác phí thì không thanh toán làm thêm
giờ, làm việc vào ban đêm.
3. CBCC trong các cơ quan công đoàn được phân công trực cơ quan trong các
ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần được bố trí nghỉ bù, hưởng chế độ bồi dưỡng
theo quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn, không thanh toán làm thêm
giờ, làm việc vào ban đêm.
4. Người lao động làm nhân viên lái xe, tạp vụ, bảo vệ trong các cơ quan công
đoàn theo chế độ hợp đồng lao động, việc thanh toán làm thêm giờ, làm việc vào
ban đêm căn cứ vào quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và phải quy
định trong quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn của cơ quan.
5. Các cơ quan công đoàn đã khoán biên chế hoặc biên chế cán bộ vượt chỉ tiêu
do cấp có thẩm quyền giao thì không được thanh toán làm thêm dưới bất kỳ hình
thức nào.
Điều 36. Chi bổ sung thu nhập tăng thêm từ kết quả khoán quỹ lương và kinh
phí quản lý hành chính
Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐCP ngày 17/10/2005 về quy định chế độ tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với
các cơ quan nhà nước của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLTBTCBNV
ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 130/2005/NĐCP của Chính phủ; Hướng dẫn số 38/HDTLĐ ngày 28/10/2021 của
TLĐ về Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 37. Tổ chức thực hiện
1. Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương căn cứ khả năng
nguồn tài chính công đoàn và tình hình thực tế của địa phương, ngành ban hành
văn bản hướng dẫn thực hiện Quy định này đối với công đoàn cấp trên trực tiếp
cơ sở cho phù hợp.
2. Trường hợp các Bộ, Ngành Trung ương; Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố;
Tổng Giám đốc các doanh nghiệp có quy định mở rộng đối tượng, mức chi cao hơn
so với Quy định này, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương có
văn bản đề nghị Tổng Liên đoàn xem xét cho vận dụng mức chi cao hơn từ nguồn
tài chính công đoàn của đơn vị.
3. Kinh phí chi cho các chế độ theo quy định trên sử dụng trong dự toán tài
chính công đoàn hàng năm của các đơn vị, không được huy động tài chính của đơn
vị cấp dưới để chi cho đơn vị cấp trên.
4. Đơn vị sự nghiệp công thuộc tổ chức công đoàn được vận dụng quy định tại
Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan và phải được quy định
trong Quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn của đơn vị.
5. Khi các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý được dẫn chiếu để áp
dụng tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì
áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
6. Giao Ban Tài chính, Văn phòng Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện Quy định này trong các cơ quan công đoàn. Trong quá
trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có các quy định mới của Đảng,
Nhà nước kịp thời tập hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
| Quyết định 1411/QD-TLD | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Decision-1411-QD-TLD-2024-standards-and-spending-policies-in-trade-union-agencies-631152.aspx | {'official_number': ['1411/QD-TLD'], 'document_info': ['Decision No. 1411/QD-TLD dated August 1, 2024 on the promulgation of regulations on standards, expenditure limits, and spending policies in trade union agencies'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam', ''], 'signer': ['Nguyễn Đình Khang'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Lao động - Tiền lương, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '01/08/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,308 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5902/TCHQTXNK
V/v thủ tục HQ và xác định giá tính thuế, thời hạn nộp thuế niken XK Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2013
Kính gửi: Công ty TNHH Mỏ Nikel Bản Phúc.
(Tầng 16, Detech Tower, số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội)
Trả lời công văn số 190/2013/BPNM ngày 19/09/2013 của Công ty TNHH Mỏ Nikel
Bản Phúc (sau đây gọi là Công ty) đề nghị hướng dẫn về thủ tục hải quan, xác
định giá tính thuế, thời hạn nộp thuế mặt hàng tinh quặng niken xuất khẩu,
Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về chính sách xuất khẩu:
Hiện nay, việc xuất khẩu khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Thông tư
41/2012/TTBCT ngày 24/12/2012 của Bộ Công thương quy định về xuất khẩu khoáng
sản. Theo đó, khoáng sản được phép xuất khẩu nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ
các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 41/2012/TTBCT ngày 24/12/2012
của Bộ Công thương.
2. Về thủ tục xuất khẩu:
Căn cứ Điều 168 Thông tư 128/2013/TTBTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính quy
định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu (có hiệu lực thi hành từ
01/11/2013) thì: "Các tờ khai đăng ký từ ngày 01/07/2013 có phát sinh các thủ
tục hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ
Tài chính đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành"; Thông tư số
41/2012/TTBCT ngày 24/12/2012 của Bộ Công thương về thủ tục xuất khẩu khoáng
sản; Theo đó, thủ tục xuất khẩu khoáng sản thực hiện theo các văn bản sau:
Thông tư số 194/2010/TTBTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu (từ ngày 01/11/2013 thực hiện theo
Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính).
Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì thực hiện theo Thông tư số
196/2012/TTBTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan
điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;
Điều 5 Thông tư số 41/2012/TTBCT ngày 24/12/2012 của Bộ Công thương về thủ
tục xuất khẩu khoáng sản; công văn số 171/TCHQGSQL ngày 12/01/2012 của Tổng
cục Hải quan hướng dẫn thủ tục hải quan đối với khoáng sản xuất khẩu.
3. Về xác định giá tính thuế:
Căn cứ Điều 11 Thông tư số 205/2010/TTBTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính
quy định về trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu chưa có giá chính
thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; thì:
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký
tờ khai do hợp đồng mua bán thỏa thuận thời điểm chốt giá sau khi hàng hóa đã
xuất khẩu, người khai hải quan khai báo giá tạm tính tại thời điểm đăng ký tờ
khai theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư 205/2010/TTBTC.
Thời điểm chốt giá tối đa là 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp thời điểm chốt giá vượt quá 90 ngày kể từ ngày
đăng ký tờ khai thì Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ hồ sơ,
chứng từ, thực tế lô hàng xuất khẩu để kiểm tra, xem xét, quyết định việc chấp
nhận thời điểm chốt giá ghi trên hợp đồng.
Thời điểm chốt giá được chấp nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
(i) Hợp đồng có thỏa thuận về thời điểm chốt giá.
(ii) Thời điểm chốt giá thực tế phù hợp với thời điểm chốt giá theo thỏa thuận
ghi trên Hợp đồng.
(iii) Giá chính thức phù hợp với giá thực tế thanh toán theo chứng từ thanh
toán của đối tác nước ngoài cho Công ty.
4. Về thời hạn nộp thuế:
Căn cứ khoản 8 Điều 20 (thay thế nội dung về thời hạn nộp thuế quy định tại
khoản 1 Điều 11 Thông tư 205/2010/TTBTC), khoản 2 Điều 21 Thông tư
128/2013/TTBTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan;
kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu; thì:
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ
khai, Công ty có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chưa đủ 365 ngày tính đến đăng
ký tờ khai xuất khẩu và không đáp ứng các điều kiện khác được nêu tại khoản 2
Điều 21 Thông tư 128/2013/TTBTC, thì để được thông quan hoặc giải phóng hàng,
Công ty phải tạm nộp thuế theo giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải
phóng hàng;
Trường hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 21, thì được
áp dụng bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ
khai hải quan. Trong thời hạn bảo lãnh người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp
0,05%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp.
Nếu số thuế tạm nộp nhỏ hơn số thuế phải nộp khi có giá chính thức, Công ty
phải nộp số tiền thuế chênh lệch và không phải nộp tiền chậm nộp đối với số
tiền chênh lệch này. Nếu số thuế tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì việc xử
lý tiền thuế nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 130 Thông tư
128/2013/TTBTC.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH Mỏ Nikel Bản Phúc được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Cục GSQL (để ph/hợp thực hiện);
Lưu: VT, TXNK QLN (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Hoàng Việt Cường
| Công văn 5902/TCHQ-TXNK | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-5902-TCHQ-TXNK-nam-2013-thu-tuc-hai-quan-gia-tinh-thue-niken-xuat-khau-209554.aspx | {'official_number': ['5902/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 5902/TCHQ-TXNK năm 2013 thủ tục hải quan và xác định giá tính thuế, thời hạn nộp thuế niken xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Hoàng Việt Cường'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/10/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,309 | BỘ XÂY DỰNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 818/BXDQLN
V/v hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ theo quy định tại TT số 02/2013/TT BXD Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2014
Kính gửi: Công ty cổ phần bất động sản Thăng Long
Ngày 02/4/2014, Công ty cổ phần bất động sản Thăng Long là chủ đầu tư dự án
Tòa nhà cao tầng hỗn hợp văn phòng, chung cư cao cấp Sông Đà Hà Nội tại số
110 đường Trần Phú, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, có văn bản số 18/CVCT đề
nghị được hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ theo quy định tại Thông tư
số 02/2013/TTBXD ngày 08/3/2013 của Bộ Xây dựng. Về vấn đề này, Bộ Xây dựng
có ý kiến như sau:
1. Theo báo cáo của Công ty cổ phần bất động sản Thăng Long (văn bản số
18/CVCT) thì dự án Tòa nhà cao tầng hỗn hợp văn phòng, chung cư cao cấp Sông
Đà Hà Nội tại số 110 đường Trần Phú, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội do Công
ty làm chủ đầu tư đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chấp thuận cho phép
điều chỉnh cơ cấu diện tích căn hộ tại văn bản số 709/UBNDQHXDGT ngày
24/01/2014. Theo phương án đề xuất của chủ đầu tư thì Dự án sẽ không thay đổi
mật độ xây dựng, định vị tầng cao, không thay đổi hình dáng mặt bằng và kiến
trúc công trình, chỉ tăng thêm 10% diện tích sàn xây dựng căn hộ.
2. Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết
nợ xấu và đẩy mạnh việc giải quyết tồn kho bất động sản, ngày 07/01/2013 Chính
phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQCP. Trong đó, một trong những giải pháp chính
để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là điều chỉnh lại cơ cấu hàng
hóa cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường. Triển khai Nghị quyết số
02/NQCP của Chính phủ, ngày 08/3/2013 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số
02/2013/TTBXD hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương
mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm
nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ. Tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số
02/2013/TTBXD quy định: "Trường hợp dự án chỉ điều chỉnh cơ cấu căn hộ mà
không thay đổi tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở theo quy hoạch đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt thì không phải xem xét, phê duyệt lại chỉ tiêu về dân số
và quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng của dự án; không áp
dụng quy định về diện tích, cơ cấu căn hộ tại điểm 6.2.4.9 và 6.2.4.10 của
Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở cao tầng TCXDVN 323: 2004. “Để giải quyết một số
vướng mắc khi việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQCP của Chính phủ,
ngày 11/7/2013, Bộ Xây dựng có văn bản số 1421/BXDQLN, theo đó: Trường hợp
các dự án nhà ở đề xuất điều chỉnh cơ cấu căn hộ không thay đổi hoặc có tăng
nhưng dưới 10% tổng diện tích sàn , không thay đổi mật độ xây dựng, định vị,
tầng cao nhưng thay đổi hình dáng mặt bằng và kiến trúc công trình thì áp dụng
thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 02/2013/TTBXD.
Tổng diện tích sàn ở câu trên được hiểu là tổng diện tích sàn xây dựng.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng trả lời văn bản số 18/CVCT của Công ty cổ
phần bất động sản Thăng Long, Công ty bám sát các quy định nêu trên để triển
khai thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
BT. Trịnh Đình Dũng (để báo cáo);
Các Sở: XD và QHKT TP Hà Nội;
Lưu: VT, Cục QLN (2b). KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trần Nam
| Công văn 818/BXD-QLN | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bat-dong-san/Cong-van-818-BXD-QLN-2014-dieu-chinh-co-cau-can-ho-02-2013-TT-BXD-244034.aspx | {'official_number': ['818/BXD-QLN'], 'document_info': ['Công văn 818/BXD-QLN năm 2014 hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Xây dựng', ''], 'signer': ['Nguyễn Trần Nam'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Bất động sản, Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/04/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,310 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 39/2024/QĐUBND Tuyên Quang, ngày 22 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CẤP CHO ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THÀNH PHỐ QUYẾT ĐỊNH VIỆC MIỄN,
GIẢM TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Điều 13; Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6
năm 2015, đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 06 năm 2020;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 09 tháng 12 năm
2020;
Căn cứ Nghị định số131/2021/NĐCP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy
định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng; Nghị định số 103/2024/NĐCP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy
định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
Căn cứ Khoản 1 Điều 60 Thông tư số80/2021/TTBTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và
Nghị định số 126/2020/NĐCP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 419/TTrSTC ngày 13
tháng 10 năm 2024,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
quyết định việc miễn, giảm tiền sử dụng đất ở đối với người có công với cách
mạng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
2. Đối tượng áp dụng
a) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;
b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách miễn, giảm
tiền sử dụng đất ở đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang.
Điều 2. Phân cấp thẩm quyền quyết định miễn, giảm tiền sử dụng đất ở cho đối
tượng là người có công với cách mạng
Phân cấp cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định việc miễn, giảm tiền
sử dụng đất ở cho đối tượng là người có công với cách mạng trên địa bàn quản
lý theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Điều khoản thi hành:
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2024.
2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban,
ngành của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ; (báo cáo)
Bộ Tài chính; (báo cáo)
Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội; (báo cáo)
Thường trực Tỉnh uỷ; (báo cáo)
Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; (báo cáo)
Chủ tịch UBND tỉnh; (báo cáo)
Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
Vụ Pháp chế Bộ Tài chính;
Vụ Pháp chế Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội;
UBMT tổ quốc và các tổ chức CT XH tỉnh;
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh;
Tòa án nhân dân tỉnh;
Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
Sở Tư pháp (tự kiểm tra);
Thường trực Huyện ủy, Thành ủy;
HĐND, UBND huyện, thành phố;
Như Điều 3;
Báo Tuyên Quang;
Đài PTTH tỉnh;
Cổng thông tin điện tử tỉnh;
Cơ sở dữ liệu VBQPPL tỉnh; (đăng tải)
Công báo tỉnh;
Phó CVP UBND tỉnh;
Lưu: VT, KT, (Chính). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Tuấn
| Quyết định 39/2024/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-39-2024-QD-UBND-phan-cap-Uy-ban-huyen-giam-tien-su-dung-dat-o-nguoi-co-cong-Tuyen-Quang-629314.aspx | {'official_number': ['39/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 39/2024/QĐ-UBND phân cấp cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định việc miễn, giảm tiền sử dụng đất ở đối với người có công với cách mạng do tỉnh Tuyên Quang ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Tuyên Quang', ''], 'signer': ['Nguyễn Mạnh Tuấn'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '22/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,311 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2303/QĐUBND Khánh Hòa, ngày 04 tháng 9 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH
VỰC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
SỞ Y TẾ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ
hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT
VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy
định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 3538/TTrSYT ngày
20/8/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính được
sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và giám định y khoa thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng
các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường,
thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
Trung tâm Công báo;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Trung tâm PVHCC tỉnh;
Lưu: VT, TN, HL. CHỦ TỊCH
Nguyễn Tấn Tuân
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
VÀ GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2303/QĐUBND ngày 04 tháng 9 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
STT Tên thủ tục hành chính Thời gian giải quyết Địa điểm thực hiện Phí Căn cứ pháp lý
I. Lĩnh vực Khám bệnh, chữa bệnh
1 Cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Mã TT: 1.012278 (Sửa đổi, bổ sung TTHC số thứ tự 01, phần A được Công bố tại Quyết định số 970/QĐUBND ngày 10/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh) 68 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ (Rút ngắn 02 ngày so với quy định) Trung tâm Phục vụ hành chính công Bệnh viện: 10.500.000 đồng Phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình: 5.700.000 đồng Phòng khám y học cổ truyền, Phòng chẩn trị y học cổ truyền, Trạm y tế: 3.100.00 đồng Phòng khám chuyên khoa, Phòng khám liên chuyên khoa, Phòng khám bác sỹ y khoa, Phòng khám răng hàm mặt, Phòng khám dinh dưỡng, Phòng khám y sỹ đa khoa, Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng: 4.300.000 đồng 1. Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023; 2. Nghị định số 96/2023/NĐCP ngày 30/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; 3. Thông tư số 59/2023/TTBTC ngày 30/8/2023 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế; 4. Quyết định 743/QĐBYT ngày 29/3/2024 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 159/QĐBYT ngày 18/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế về công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị thay thế và bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 ngày 09/01/2023 và Nghị định 96/2023/NĐCP ngày 30/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2 Cấp mới giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng Mã số TT: 1.012259 (Sửa đổi, bổ sung TTHC số thứ tự 04, phần A được Công bố tại Quyết định số 970/QĐUBND ngày 10/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh) 29 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ (Rút ngắn 01 ngày so với quy định) Trung tâm Phục vụ hành chính công 430.000 đồng
II. Lĩnh vực Giám định y khoa
1 Khám giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp. Mã số TT: 1.002694 (Sửa đổi, bổ sung TTHC số thứ tự 63, phần I được Công bố tại Quyết định số 3294/QĐUBND ngày 31/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh) 28 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. (Rút ngắn 32 ngày so với quy định) Trung tâm Phục vụ hành chính công Theo Thông tư số 243/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa 1. Thông tư số 56/2017/TTBYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. 2. Thông tư số 18/2022/TTBYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2017/TTBYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. 3. Thông tư số 243/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định Y khoa. 4. Quyết định 743/QĐBYT ngày 29/3/2024 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung quyết định số 159/QĐBYT ngày 18/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế về công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị thay thế và bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 ngày 09/01/2023 và Nghị định 96/2023/NĐCP ngày 30/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2 Khám giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động Mã số TT: 1.002706 (Sửa đổi, bổ sung, TTHC số thứ tự 61, phần I được Công bố tại Quyết định số 3294/QĐUBND ngày 31/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh) 28 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. (Rút ngắn 32 ngày so với quy định) Trung tâm Phục vụ hành chính công Theo Thông tư số 243/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa
| Quyết định 2303/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2303-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-kham-chua-benh-So-Y-te-Khanh-Hoa-623685.aspx | {'official_number': ['2303/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2303/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và giám định y khoa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Khánh Hòa', ''], 'signer': ['Nguyễn Tấn Tuân'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/09/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,312 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 772/QĐUBND Gia Lai, ngày 04 tháng 12 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC GỒM 10 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO
DỤC, ĐÀO TẠO VỚI NƯỚC NGOÀI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ
về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số
61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 3415/TTr
SGDĐT ngày 03/12/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố Danh mục gồm 10 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực giáo
dục, đào tạo với nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào
tạo theo Quyết định 3278/QĐBGDĐT ngày 31/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo
dục, đào tạo với nước ngoài thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục
và Đào tạo (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và
truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện công khai
thủ tục hành chính được công bố tại Điều 1 của Quyết định này trên Cơ sở dữ
liệu quốc gia về thủ tục hành chính; niêm yết, công khai khai thủ tục hành
chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, trên Trang thông tin điện tử của
cơ quan, đơn vị; xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính theo
quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục Kiểm soát TTHC VPCP;
Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
CVP, các PCVP UBND tỉnh;
Sở TTTT (Phòng CNTT);
Cổng thông tin điện tử tỉnh;
Lưu: VT, NC. CHỦ TỊCH
Rah Lan Chung
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 772/QĐUBND ngày 04 tháng 12 năm 2024 của
Chủ tịch UBND tỉnh)
STT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí/ lệ phí Căn cứ pháp lý
01 Đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam 1.001492 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Nộp hồ sơ trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (địa chỉ: https://dichvucong.gialai.gov.vn) hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (Quầy giao dịch của Sở Giáo dục và Đào tạo). Địa chỉ: Số 69 Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Không Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định số 124/2024/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
02 Phê duyệt liên kết giáo dục 1.001499 Tối thiểu là 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (bao gồm cả thời gian đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp). Nộp hồ sơ trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (địa chỉ: https://dichvucong.gialai.gov.vn) hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (Quầy giao dịch của Sở Giáo dục và Đào tạo) Địa chỉ: Số 69 Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Không Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định số 124/2024/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
03 Gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết giáo dục 1.001497 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp điều chỉnh liên kết giáo dục trong đó có điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp thì thời gian giải quyết tối thiểu là 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (bao gồm cả thời gian đề nghị Bộ GDĐT phê duyệt việc điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp). Nộp hồ sơ trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (địa chỉ: https://dichvucong.gialai.gov.v n) hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (Quầy giao dịch của Sở Giáo dục và Đào tạo). Địa chỉ: Số 69 Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Không Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định số 124/2024/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
04 Chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục theo đề nghị của các bên liên kết 1.001496 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Nộp hồ sơ trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (địa chỉ: https://dichvucong.gialai.gov.vn) hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (Quầy giao dịch của Sở Giáo dục và Đào tạo). Địa chỉ: Số 69 Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Không Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định số 124/2024/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
05 Cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1.000939 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định Nộp hồ sơ trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (địa chỉ: https://dichvucong.gialai.gov.vn) hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (Quầy giao dịch của Sở Giáo dục và Đào tạo). Địa chỉ: Số 69 Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Không Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định số 124/2024/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
06 Giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1.000716 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định Nộp hồ sơ trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (địa chỉ: https://dichvucong.gialai.gov.vn) hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (Quầy giao dịch của Sở Giáo dục và Đào tạo). Địa chỉ: Số 69 Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Không Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định số 124/2024/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
07 Cho phép hoạt động giáo dục đối với: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1.006446 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định đối với trường hợp dạy chương trình giáo dục của nước ngoài cho học sinh Việt Nam. 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với những trường hợp còn lại. Nộp hồ sơ trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (địa chỉ: https://dichvucong.gialai.gov.vn) hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (Quầy giao dịch của Sở Giáo dục và Đào tạo). Địa chỉ: Số 69 Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Không Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định số 124/2024/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
08 Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với: cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1.000718 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định. Nộp hồ sơ trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (địa chỉ: https://dichvucong.gialai.gov.vn) hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (Quầy giao dịch của Sở Giáo dục và Đào tạo). Địa chỉ: Số 69 Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Không Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định số 124/2024/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
09 Cho phép hoạt động giáo dục trở lại đối với: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; Cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1.001495 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nộp hồ sơ trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (địa chỉ: https://dichvucong.gialai.gov.vn) hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (Quầy giao dịch của Sở Giáo dục và Đào tạo). Địa chỉ: Số 69 Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Không Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định số 124/2024/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
10 Chấm dứt hoạt động cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1.001493 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nộp hồ sơ trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (địa chỉ: https://dichvucong.gialai.gov.vn) hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (Quầy giao dịch của Sở Giáo dục và Đào tạo). Địa chỉ: Số 69 Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Không Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định số 124/2024/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
| Quyết định 772/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-772-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-giao-duc-voi-nuoc-ngoai-So-Giao-duc-Gia-Lai-634420.aspx | {'official_number': ['772/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 772/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục gồm 10 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo với nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Gia Lai', ''], 'signer': ['Rah Lan Chung'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Giáo dục'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,313 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4244/TCTCS
V/v chính sách thuế Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh
Trả lời công văn số 1590/CTKT1 ngày 20/8/2014 của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh về
chính sách thuế đối với các khoản thanh toán không dùng tiền mặt, Tổng cục
Thuế có ý kiến như sau:
1. Về hóa đơn, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
Tại Khoản 3, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài
chính quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
“3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh
việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài
khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc
thông báo với cơ quan thuế) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như
séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín
dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy
định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang
tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ
tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán
nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).
Tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TTBTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành về thuế TNDN hướng dẫn các khoản chi được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp
được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
…
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20
triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ
thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn
bản pháp luật về thuế GTGT”.
Về hóa đơn, chứng từ để được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản công tác phí của cán bộ được xử lý như
sau:
Trường hợp cán bộ được cử đi công tác nước ngoài: đề nghị Cục Thuế căn cứ
hướng dẫn tại công văn số 3819/TCTCS ngày 6/9/2014 để hướng dẫn các doanh
nghiệp thực hiện theo quy định.
Trường hợp cán bộ được cử đi công tác trong nước: đề nghị Cục Thuế căn cứ
theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đối với trường hợp tài khoản bên bán chưa được đăng ký với cơ quan thuế
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế ghi nhận kiến nghị của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh và
sẽ xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định khi sửa đổi, bổ sung các văn
bản pháp luật có liên quan.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
PTCTr Cao Anh Tuấn (để báo cáo);
Vụ Pháp chế (TCT);
Lưu VT, CS (3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Quý Trung
| Công văn 4244/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-4244-TCT-CS-2014-chinh-sach-thue-khoan-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-256289.aspx | {'official_number': ['4244/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 4244/TCT-CS năm 2014 về chính sách thuế đối với khoản thanh toán không dùng tiền mặt do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Nguyễn Quý Trung'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '01/10/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,314 | BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5318 /BKHĐTTH
V/v lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 20162020 Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2014
Kính gửi: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương;
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội;
Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Căn cứ Chỉ thị số 23/CTTTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính
phủ và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc ngành Kế hoạch
và Đầu tư từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 8 năm 2014 về lập kế hoạch đầu tư công
trung hạn 5 năm 20162020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ngân hàng Phát triển
Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty
nhà nước (dưới đây gọi tắt là các bộ, ngành trung ương và địa phương)
về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 20162020 như sau:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG GIAI ĐOẠN 20112015
Căn cứ vào các nghị quyết của Đảng, Quốc hội về mục tiêu, định hướng phát
triển trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 20112020, kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 2015, kế hoạch đầu tư phát triển các
năm 20112015, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch
phát triển ngành, trên cơ sở tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư
công các năm 2011 2013, ước thực hiện năm 2014 và dự kiến kế hoạch năm 2015,
các bộ, ngành trung ương và địa phương đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
đầu tư công giai đoạn 2011 2015 với những nội dung sau:
I. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 20112015
Các bộ, ngành trung ương và địa phương tập trung đánh giá tình hình huy động
và sử dụng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 20112015 với các nội dung chính
sau:
1. Tình hình huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn
20112015 so với kế hoạch đã đề ra, trong đó làm rõ tình hình huy động vốn của
các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
theo ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án đầu tư công.
2. Tình hình huy động và thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO,
BT,... trong đó báo cáo cụ thể tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư công tham
gia hoặc đóng góp vào các dự án đầu tư theo các hình thức này.
3. Các kết quả đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 20112015 đã đạt được,
trong đó làm rõ các kết quả đạt được từ việc đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công,
như: Năng lực tăng thêm trong các ngành, lĩnh vực như: giao thông, thủy lợi,
điện lực, y tế, trường học,... của các chương trình, dự án; Chất lượng dịch vụ
công; Các kết quả đầu tư công tác động tới việc thực hiện các mục tiêu kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 20112015 của cả nước và của bộ, ngành
trung ương, địa phương.
4. Các khó khăn, vướng mắc và các tồn tại, hạn chế trong thu hút và sử dụng
vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; phân tích sâu các nguyên nhân khách quan và
chủ quan; trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân.
5. Các giải pháp, kiến nghị về cơ chế chính sách từ nay đến hết kế hoạch 5
năm 20112015.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NSNN GIAI ĐOẠN
20112015
Căn cứ các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp, Quyết định giao kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp về dự toán NSNN và kế
hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN hằng năm, các bộ, ngành trung ương và
địa phương báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển
nguồn từ vốn ngân sách nhà nước (bao gồm nguồn vốn ngân sách trung ương và vốn
cân đối ngân sách địa phương) 5 năm 20112015 theo các nội dung dưới đây:
1. Tình hình phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN trong kế hoạch hằng năm
và kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 20142015.
a) Đánh giá việc phân bổ vốn theo các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ
vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 20112015 do Thủ tướng Chính phủ và
cấp có thẩm quyền quyết định.
b) Kết quả phân bổ vốn kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN hằng năm trong
giai đoạn 20112015, trong đó làm rõ việc bố trí vốn kế hoạch trước thời điểm
ban hành Chỉ thị số 1792/CTTTg và sau khi triển khai thực hiện Chỉ thị này.
2. Tình hình triển khai và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn
NSNN.
3. Các kết quả đạt được, năng lực tăng thêm theo ngành, lĩnh vực do đầu tư từ
nguồn vốn NSNN.
4. Tình hình điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án so với quyết định đầu tư
ban đầu; số lượng dự án thực hiện chậm tiến độ so với quyết định đầu tư và kế
hoạch đầu tư đã được phê duyệt. Trong đó làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân trong việc điều chỉnh dự án.
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN
20112015
Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý và sử
dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 201120151, các nghị quyết của Chính
phủ, các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định giao kế hoạch vốn
trái phiếu Chính phủ hằng năm của Thủ tướng Chính phủ2 và của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư; các bộ, ngành trung ương, địa phương báo cáo tình hình triển khai thực
hiện kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011 2015 như sau:
1. Tình hình phân bổ và điều chỉnh kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ hằng năm
trong giai đoạn 20112015 của các chương trình, dự án giao thông, thủy lợi, y
tế, ký túc xá sinh viên, chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công
vụ cho giáo viên, dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La.
2. Tình hình triển khai, thực hiện kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai
đoạn 20112015.
3. Tình hình điều chỉnh, cắt giảm quy mô, tổng mức đầu tư các dự án sử dụng
vốn trái phiếu Chính phủ phù hợp với kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được
giao giai đoạn 20112015 và bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn
20142016.
4. Tình hình huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác để
lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.
5. Kết quả thực hiện và năng lực tăng thêm theo ngành, lĩnh vực do đầu tư từ
nguồn trái phiếu Chính phủ.
IV. ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI CHO ĐẦU TƯ NHƯNG CHƯA ĐƯA VÀO CÂN ĐỐI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC, VỐN ODA VÀ VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI, VỐN
TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, VỐN VAY KHÁC CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Các bộ, ngành trung ương, địa phương báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế
hoạch đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân
sách nhà nước (nguồn thu xổ số kiến thiết, các khoản thu phí, lệ phí để lại
cho đầu tư,...); vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn vay khác của ngân
sách địa phương; vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài 5
năm 20112015 theo các nội dung dưới đây:
1. Kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn vốn nêu trên trong giai đoạn
20112015.
2. Tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư các nguồn vốn này.
3. Tình hình huy động và sử dụng vốn trái phiếu chính quyền địa phương, huy
động và sử dụng vốn vay khác của ngân sách địa phương theo từng năm trong giai
đoạn 20112015. Tình hình hoàn trả các khoản trái phiếu chính quyền địa phương
và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương. Dư nợ các khoản vốn vay
của ngân sách địa phương ước đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 và dự kiến đến ngày
31 tháng 12 năm 2015.
V. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ
NƯỚC
1. Các bộ, ngành và địa phương báo cáo tình hình thực hiện và sử dụng kế
hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và vốn tín dụng chính sách xã
hội giai đoạn 20112015, gồm:
a) Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: tình hình thực hiện và giải
ngân các khoản vay đầu tư phát triển, vay xuất khẩu, đầu tư từ nguồn vốn ODA
cho vay lại của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các quỹ đầu tư của địa phương
(nếu có) trong giai đoạn 20112015 và từng năm cụ thể.
b) Vốn tín dụng chính sách xã hội: tình hình thực hiện và giải ngân các chương
trình sử dụng vốn tín dụng chính sách, như: các khoản cho vay hộ nghèo, cho
vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh, sinh viên, cho vay xuất khẩu lao
động, cho vay trả chậm nhà ở, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay trồng rừng,… trong giai đoạn
20112015 và từng năm cụ thể.
c) Tình hình hoàn trả các khoản vốn vay, trong đó: hoàn trả các khoản vốn vay
cho các chương trình, dự án triển khai trong giai đoạn 20062010 trở về trước,
hoàn trả các khoản vốn vay cho các chương trình, dự án trong giai đoạn
20112015.
d) Dư nợ các khoản vốn vay tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014.
đ) Tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu đối với tín dụng đầu tư phát triển của nhà
nước và tín dụng chính sách xã hội.
2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội báo cáo các
nội dung quy định tại điểm 1 nêu trên và báo cáo thêm các nội dung sau:
a) Vốn điều lệ của Ngân hàng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013, ước đến ngày
31 tháng 12 năm 2014 và dự kiến đến ngày 31 tháng 12 năm 2015.
b) Tình hình huy động vốn hằng năm trong giai đoạn 20112015.
c) Tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư nhà nước/tín dụng chính sách
xã hội; bù lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước/tín dụng chính
sách xã hội hằng năm trong giai đoạn 20112015.
d) Tổng dư nợ tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, tín dụng xuất khẩu đến
ngày 31 tháng 12 hằng năm trong giai đoạn 20112015.
đ) Các kết quả đạt được trong việc tăng thêm năng lực của các ngành sản xuất,
xây dựng cơ sở hạ tầng,...; những tồn tại, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc
trong huy động và cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
VI. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU GIAI ĐOẠN 20112015
Các cơ quan được giao là chủ chương trình, các bộ, ngành trung ương và địa
phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu tổ chức
đánh giá tình hình thực hiện các chương trình theo các nội dung dưới đây:
1. Tình hình phân bổ và giao vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình mục tiêu giai đoạn 2011 2015; tình hình huy động nguồn lực và lồng
ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục
tiêu.
2. Tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục
tiêu 5 năm 2011 2015.
3. Các kết quả đạt được các mục tiêu so với mục tiêu đề ra; những khó khăn,
vướng mắc và tồn tại, hạn chế; làm rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan và
trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân.
VII. TÌNH HÌNH XỬ LÝ NỢ ĐỌNG XÂY DỰNG CƠ BẢN
Căn cứ các quy định về nợ đọng xây dựng cơ bản được nêu tại khoản 19,
Điều 4 của Luật Đầu tư công, đề nghị các bộ, ngành và địa phương báo cáo tình
hình xử lý nợ đọng XDCB trong giai đoạn 20112015, danh mục và số nợ đọng
xây dựng cơ bản đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014. Cụ thể như sau:
1. Tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 1792/CTTTg ngày 15 tháng
10 năm 2011, Chỉ thị số 27/CTTTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 và số 14/CT
TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 về những giải pháp chủ yếu khắc phục
tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
2. Báo cáo cụ thể danh mục và chốt số nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế
hoạch đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014 theo từng nguồn vốn và dự kiến phương
án phân kỳ trả nợ theo quy định trong Luật Đầu tư công.
3. Báo cáo rõ nguyên nhân gây ra nợ đọng xây dựng cơ bản. Kiểm điểm trách
nhiệm của từng cấp, từng cơ quan (gắn với trách nhiệm cá nhân) trong việc
để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
4. Các giải pháp đã thực hiện xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong
thời gian qua.
5. Các bộ, ngành và địa phương lưu ý không để phát sinh thêm các khoản nợ
đọng xây dựng cơ bản từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 (thời điểm Luật Đầu tư công
có hiệu lực thi hành).
B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 20162020
Căn cứ các quy định tại Chỉ thị số 23/CTTTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 của
Thủ tướng Chính phủ về lập Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 2020,
đề nghị các bộ, ngành trung ương và địa phương tổ chức xây dựng kế hoạch đầu
tư giai đoạn 20162020 nguồn vốn NSNN (bao gồm: Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách
trung ương và kế hoạch đầu tư vốn cân đối ngân sách địa phương); Kế hoạch đầu
tư vốn trái phiếu Chính phủ; Kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu
tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước; Kế hoạch đầu tư vốn ODA và
vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; Kế hoạch vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước; Kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu chính quyền địa phương
và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương theo các quy định dưới đây:
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 5 NĂM 20162020
1. Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 20112015
theo từng nguồn vốn quy định tại Phần A nêu trên.
2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 20112020; kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội 5 năm 20162020 của cả nước, ngành, lĩnh vực và địa
phương; mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 5 năm 20162020 của quốc gia,
ngành, lĩnh vực, địa phương; (trong điều kiện hiện nay chưa có kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội 5 năm 20162020 được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì
căn cứ vào Đề cương Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
5 năm 20162020 đã trình Hội nghị Trung ương lần thứ 9, khóa XI, dự thảo Đề
cương kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 20162020 chuẩn bị trình Đại
hội Đảng các cấp làm căn cứ); Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia
giai đoạn 20112020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng
theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn
20132020 của cả nước và của địa phương; các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực,
các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch ngành, lĩnh vực đã
được phê duyệt.
5. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công theo từng nguồn vốn và theo ngành, lĩnh
vực, chương trình.
6. Dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư.
7. Cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh
tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.
II. NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 5 NĂM 20162020
1. Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm thực hiện các mục tiêu, định
hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 20112020,
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 20162020 của quốc gia, của các
ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và
các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt.
2. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn
vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác của cả nước, cũng như của từng
ngành, lĩnh vực và địa phương; bảo đảm các cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ
công.
3. Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ và các cấp có thẩm quyền về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu
tư công.
4. Tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương
trình, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa
lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành;
hoàn trả các khoản vốn NSNN ứng trước kế hoạch; Ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho
chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác
công tư; thanh toán các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản đã quy định tại điểm 2,
mục VII, phần A nêu trên.
5. Từ kế hoạch năm 2015 và kế hoạch giai đoạn 20162020 các bộ, ngành và địa
phương phải bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư theo quy định tại Điều 57 của Luật
Đầu tư công để:
a) Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công khởi
công mới giai đoạn 20162020;
b) Lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công khởi công mới giai đoạn
20162020.
6. Trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 20162020, đối với từng
nguồn vốn, các bộ, ngành và địa phương dự kiến dự phòng khoảng 15% ở cấp trung
ương và các cấp chính quyền địa phương, để xử lý:
a) Các biến động do trượt giá quá mức dự phòng trong tổng mức đầu tư của dự
án;
b) Bổ sung vốn đầu tư các dự án khẩn cấp theo quy định tại khoản 14, Điều 4
của Luật Đầu tư công;
c) Các vấn đề phát sinh theo quy định tại khoản 6, Điều 54 của Luật Đầu tư
công trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn vào từng năm cụ
thể.
7. Bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng trong lập kế hoạch đầu tư
công trung hạn.
8. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách;
thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền
chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư.
III. XÁC ĐỊNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU GIAI ĐOẠN 20162020
Trên cơ sở tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia,
các chương trình mục tiêu giai đoạn 20112015; trong điều kiện cân đối nguồn
vốn đầu tư công giai đoạn 20162020 có hạn, để bảo đảm tập trung nguồn vốn đầu
tư công cho các chương trình thật sự cần thiết và tạo điều kiện cho các bộ,
ngành địa phương chủ động, bố trí vốn tập trung, hiệu quả, đề nghị các cơ quan
được giao là chủ chương trình đề xuất xây dựng 02 chương trình mục tiêu quốc
gia theo Chỉ thị số 23/CTTTg của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình mục
tiêu giai đoạn 20162020 theo các quy định sau:
1. Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu dự kiến triển khai
trong giai đoạn 20162020
a) Chương trình mục tiêu quốc gia:
Theo quy định tại Chỉ thị số 23/CTTTg ngày 5 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ, giai đoạn 20162020 chỉ thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia
là Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu
quốc gia Xây dựng nông thôn mới.
Đề nghị Bộ Lao động và Thương binh xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương khẩn trương
xây dựng chương trình, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định
của Luật Đầu tư công và thời gian quy định tại Chỉ thị số 23/CTTTg ngày 05
tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Các chương trình mục tiêu quốc gia nêu trên phải được Chính phủ trình Quốc hội
thông qua chủ trương đầu tư chậm nhất trong kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII
(tháng 10 năm 2015).
b) Các chương trình mục tiêu
Thời gian vừa qua, do nhu cầu đầu tư quá lớn, trong từng ngành, lĩnh vực, các
bộ, ngành trung ương đề xuất rất nhiều chương trình hỗ trợ có mục tiêu, dẫn
đến việc bố trí vốn cho các dự án bị phân tán, dàn trải. Để khắc phục tình
trạng này, tại Chỉ thị số 23/CTTTg ngày 5 tháng 8 năm 2014, Thủ tướng Chính
phủ đã yêu cầu giảm tối đa số lượng chương trình mục tiêu trong giai đoạn
20162020 theo hướng lồng ghép các chương trình có cùng mục tiêu, nhiệm vụ
tương tự nhau. Trong từng ngành, lĩnh vực (nếu cần thiết có chương trình mục
tiêu) chỉ đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt không quá 2 chương trình mục
tiêu giai đoạn 20162020.
b.1) Đối với chương trình mục tiêu do Trung ương quản lý:
Đề nghị bộ, ngành chủ trì, quản lý chương trình mục tiêu ở cấp trung ương trên
cơ sở đánh giá tình hình thực các chương trình mục tiêu giai đoạn 20112015,
các mục tiêu phát triển giai đoạn 20162020, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư,
lựa chọn các chương trình thật sự cần thiết. Trường hợp trong một ngành, lĩnh
vực giai đoạn 20112015 đã triển khai nhiều chương trình, tiếp tục có nhu cầu
hoàn thành nhiều mục tiêu trong giai đoạn 20162020, đề nghị bộ, ngành quản lý
đề xuất trình Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư tối đa không quá 2 chương
trình mục tiêu/ngành, lĩnh vực (nếu thấy cần thiết) trước ngày 31 tháng 12 năm
2014.
b.2) Đối với các chương trình mục tiêu sử dụng ngân sách địa phương và các
nguồn vốn khác do địa phương quản lý: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương, mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt chủ
trương đầu tư các chương trình mục tiêu của địa phương theo đúng quy định của
Luật Đầu tư công.
2. Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trong
giai đoạn 20162020 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
Bộ, ngành chủ trì, quản lý chương trình xây dựng nội dung Báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư theo quy định tại Điều 34, Luật Đầu tư công và Báo cáo nghiên
cứu khả thi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu dự kiến
triển khai trong giai đoạn 20162020 theo quy định tại Điều 47, Luật Đầu tư
công. Trên cơ sở đó trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương
đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư công và thời gian quy định tại Chỉ thị số
23/CTTTg ngày 5 tháng 8 năm 2014.
Đối với 02 chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu do
Trung ương quản lý: cơ quan chủ trì, quản lý chương trình gửi Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trước ngày 31 tháng 10
năm 2014. Không bố trí vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 2020 cho các
chương trình mục tiêu đề xuất sau ngày 31 tháng 10 năm 2014.
3. Xử lý đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu
giai đoạn 20112015 không tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 20162020
a) Từ nay đến hết năm 2015, đề nghị các bộ, ngành trung ương và địa phương tập
trung chỉ đạo để hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng các dự án đầu tư dở
dang; không mở thêm các dự án đầu tư mới.
Trường hợp một số ít dự án dở dang do lý do khách quan, chưa thể hoàn thành
trong năm 2015, đề nghị các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động bố trí
vốn đầu tư nguồn NSNN và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2016 2020 để
hoàn thành dứt điểm dự án hoặc các hạng mục quan trọng của dự án đưa vào sử
dụng phát huy hiệu quả.
b) Các mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình chuyển sang nhiệm vụ thường
xuyên và bố trí trong ngân sách của các bộ, ngành trung ương và ngân sách
trong cân đối của địa phương để thực hiện.
IV. LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 5 NĂM 20162020
Trên cơ sở các căn cứ và các nguyên tắc, tiêu chí quy định tại mục I và II nêu
trên, dự kiến khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư công, khả năng huy động
các nguồn vốn đầu tư khác (kể cả hình thức đối tác công tư PPP) để thực hiện
các chương trình, dự án đầu tư công; các giải pháp huy động vốn đầu tư phát
triển giai đoạn 20162020, các bộ, ngành trung ương và địa phương tổ chức rà
soát dự kiến danh mục các dự án đầu tư công và lập kế hoạch đầu tư công trung
hạn 5 năm 20162020 của từng nguồn vốn theo quy định dưới đây:
1. Rà soát danh mục dự án đầu tư công giai đoạn 20112015 chuyển tiếp và các
dự án khởi công mới giai đoạn 20162020
a) Rà soát danh mục dự án chuyển tiếp đang được đầu tư từ vốn đầu tư công
trong kế hoạch đầu tư công
Các bộ, ngành trung ương và địa phương tổ chức rà soát, lập danh mục các dự án
đang được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 20112015 theo từng nguồn
vốn; chia ra nhóm các dự án:
Danh mục dự án hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31
tháng 12 năm 2014 nhưng chưa bố trí đủ vốn;
Danh mục dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2015, nhưng chưa bố trí đủ vốn;
Danh mục dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 20162020;
Danh mục dự án hoàn thành sau năm 2020.
b) Rà soát danh mục các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định trước
ngày Luật Đầu tư công có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2015), chưa được bố
trí vốn, nhưng đã có trong kế hoạch đầu tư được phê duyệt (được Thủ tướng
Chính phủ và các cấp có thẩm quyền đồng ý bố trí vốn đầu tư công trong giai
đoạn 20162020 để thực hiện). Đối với các dự án này được bố trí vốn đầu tư
công giai đoạn 20162020, không phải thực hiện các thủ tục về thẩm định, quyết
định chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại Luật Đầu tư công.
c) Rà soát và dự kiến các danh mục dự án khởi công mới trong giai đoạn
20162020
Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định trước ngày Luật Đầu tư
công có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2015), chưa được bố trí vốn và chưa có
trong kế hoạch đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các dự án khởi công
mới thực hiện việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định
dự án theo quy định tại Chương II của Luật Đầu tư công. Đồng thời, yêu cầu các
bộ, ngành và địa phương:
Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch năm 2015 và trong giai đoạn
20162020 để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định,
quyết định đầu tư dự án đầu tư công.
Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, điều kiện để tổ chức lập, thẩm định gửi cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định tại mục 1, Chương II
của Luật Đầu tư công.
Căn cứ ý kiến phê duyệt chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, chuẩn bị
tổ chức lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công theo quy định tại
Chương II của Luật Đầu tư công.
2. Lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 20162020
a) Dự kiến phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công giai đoạn
20162020
Trên cơ sở dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 20162020
(khả năng cân đối từng nguồn vốn theo hướng dẫn cụ thể tại mục lập kế hoạch
từng nguồn vốn), các bộ, ngành trung ương và địa phương dành lại dự phòng
khoảng 15% kế hoạch vốn mỗi loại để xử lý các vấn đề phát sinh, cấp bách trong
quá trình triển khai kế hoạch trung hạn, dự kiến phương án phân bổ 85% tổng số
vốn theo quy định sau:
a.1) Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư để tổ chức lập, thẩm định, quyết định chủ
trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư cho các dự án đầu tư công
khởi công mới trong giai đoạn 20162020 theo quy định tại khoản c, điểm 1, mục
IV trên đây và các dự án dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 20212025 (nếu
có).
a.2) Bố trí vốn thực hiện dự án (đầu tư theo ngành, lĩnh vực), vốn 02 chương
trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu cho từng dự án để giải
phóng mặt bằng, lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán
của dự án hoặc hạng mục của dự án và tổ chức thi công cho các dự án theo thứ
tự ưu tiên như sau:
Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31 tháng 12 năm
2014 nhưng chưa bố trí đủ vốn.
Dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2015.
Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 20112015 chuyển sang giai đoạn 20162020
thực hiện theo tiến độ được phê duyệt, trong đó: làm rõ số dự án dự kiến hoàn
thành trong giai đoạn 20162020.
Dự án khởi công mới trong giai đoạn 20162020, trong đó: làm rõ số dự án dự
kiến hoàn thành trong giai đoạn 20162020. Việc bố trí vốn kế hoạch các dự án
khởi công mới giai đoạn 20162020 phải đáp ứng các quy định sau:
+ Ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp giai đoạn 20112015; thanh
toán các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.
+ Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư
theo đúng quy định tại Luật Đầu tư công và của Chính phủ.
+ Bảo đảm bố trí đủ vốn giai đoạn 20162020 để hoàn thành dự án theo tiến độ
đầu tư đã được phê duyệt.
Lưu ý:
Đối với các dự án khởi công mới chưa phê duyệt quyết định đầu tư, trong kế
hoạch đầu tư công trung hạn được phép bố trí cả vốn chuẩn bị đầu tư và vốn
thực hiện dự án giai đoạn 20162020 để hoàn thành các thủ tục phê duyệt chủ
trương đầu tư, quyết định đầu tư và triển khai thực hiện theo quyết định đầu
tư đã được phê duyệt.
Đối với các dự án thuộc các chương trình bổ sung có mục tiêu ngân sách
trung ương, hiện nay Chính phủ chưa thông qua chủ trương đầu tư các chương
trình mục tiêu giai đoạn 20162020, đề nghị các bộ, ngành trung ương và địa
phương báo cáo kế hoạch trước ngày 31 tháng 12 năm 2014, thì đề xuất danh mục
dự án đầu tư giai đoạn 20162020 theo chương trình thuộc các ngành, lĩnh vực,
như nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp; giáo dục; khoa học công nghệ, văn
hóa;... Sau khi Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quyết định nội dung từng chương trình mục tiêu cụ thể, sẽ sắp xếp, lựa
chọn thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo
quy định của Luật Đầu tư công, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước
ngày 30 tháng 6 năm 2015.
b) Dự kiến các kết quả đạt được và các tồn tại, hạn chế trong phương án phân
bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 20162020.
c) Đề xuất, kiến nghị và các giải pháp, chính sách triển khai kế hoạch đầu tư
công trung hạn 5 năm 20162020.
3. Lập kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN 5 năm 20162020
a) Về dự kiến kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN 5 năm 20162020
Các bộ, ngành trung ương dự kiến tổng vốn đầu tư nguồn NSNN theo ngành,
lĩnh vực và vốn bổ sung có mục tiêu (chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình mục tiêu) tăng bình quân 10%/năm so với kế hoạch năm trước do Thủ tướng
Chính phủ giao.
Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách của các địa phương (không bao gồm tiền
thu sử dụng đất): trong năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước phấn đấu
tăng khoảng 10% so với kế hoạch năm trước do Thủ tướng Chính phủ giao, trong
các năm sau giao Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ
tình hình và triển vọng phát triển kinh tế và nguồn thu ngân sách địa phương
và tỷ lệ điều tiết giai đoạn 20162020 xác định cụ thể mức vốn đầu tư trong
cân đối ngân sách địa phương theo hướng ưu tiên cho đầu tư phát triển, tăng
bình quân hằng năm khoảng 710% so với kế hoạch năm trước do Thủ tướng Chính
phủ giao.
b) Lập kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN
Các bộ, ngành trung ương và địa phương căn cứ dự kiến tổng mức vốn đầu tư phát
triển nguồn NSNN nêu tại tiết a trên đây, lập kế hoạch đầu tư phát triển nguồn
NSNN giai đoạn 20162020 theo đúng các quy định lập kế hoạch đầu tư công nêu
tại điểm 2 trên đây, đồng thời trong lập kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN
giai đoạn 20162020 phải thực hiện các nguyên tắc, tiêu chí dưới đây:
Dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN phải phù hợp với khả năng cân
đối vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định
tại tiết a nêu trên, dự kiến khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư khác đối
với các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư.
Bố trí vốn cho các chương trình, dự án phải thuộc chương trình, nhiệm vụ
chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước đã được phê duyệt.
Các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương khởi công mới phải được Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn; các dự án sử dụng vốn ngân
sách địa phương cấp nào, phải được cấp đó thẩm định nguồn vốn và khả năng cân
đối vốn theo quy định tại Luật Đầu tư công.
Ưu tiên bố trí vốn để hoàn trả các khoản vốn ứng trước, các khoản nợ xây
dựng cơ bản nguồn vốn NSNN chốt đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Phù hợp nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn
ngân sách nhà nước giai đoạn 20162020 do Thủ tướng Chính phủ quyết định; đối
với địa phương phải tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn
do Thủ tướng Chính phủ quyết định và cấp có thẩm quyền tại địa phương quyết
định.
4. Lập kế hoạch đầu tư nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 5 năm 20162020
a) Đối với các chương trình, dự án đã được Quốc hội bố trí vốn trái phiếu
Chính phủ giai đoạn 20122015 và bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn
20142016
Quốc hội đã bố trí vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 20122015 và bổ sung vốn
trái phiếu Chính phủ giai đoạn 20142016 để thực hiện đáp ứng nhu cầu vốn trái
phiếu Chính phủ còn thiếu để hoàn thành của các dự án giao thông, thủy lợi, y
tế dở dang; vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA giai đoạn 20142016. Đề
nghị các bộ, ngành trung ương và địa phương dự kiến kế hoạch vốn trái phiếu
Chính phủ năm 2016 trên cơ sở nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã được Thủ tướng
Chính phủ giao bổ sung giai đoạn 20142016 còn lại như sau:
a.1) Đối với các dự án giao thông, thủy lợi, y tế
Thực hiện theo đúng danh mục và mức vốn trái phiếu Chính phủ được Quốc hội,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung năm 20142016.
Tập trung thanh toán dứt điểm các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Bố trí đủ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2016 để
thu hồi các khoản vốn trái phiếu Chính phủ được Thủ tướng Chính
phủ cho phép ứng trước trong năm 2015 và các khoản ứng từ năm 2011 trở về
trước chưa bố trí thu hồi tại kế hoạch các năm trước.
Mức vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2016 bố trí cho từng dự án
không được vượt quá số vốn kế hoạch giai đoạn 20142016 còn lại của từng dự
án.
Dự kiến khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư công khác và huy động các
nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác để bổ sung vốn cho các dự án sử dụng
vốn trái phiếu Chính phủ triển khai dở dang nhưng chưa được bố trí đủ vốn.
a.2) Đối với các chương trình, dự án ODA:
Các bộ, ngành trung ương và địa phương ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước
trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 20162020 để đối ứng cho các chương trình,
dự án ODA, trong đó: các địa phương phải chủ động sử dụng các nguồn vốn cân
đối ngân sách địa phương và hỗ trợ phát triển vùng để cân đối vốn đối ứng các
chương trình, dự án ODA, không trông chờ vào nguồn hỗ trợ của Trung ương. Đề
xuất vốn đối ứng nguồn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2016 cho các chương
trình, dự án ODA chỉ tập trung cho một số chương trình, dự án trọng điểm, cấp
bách, bảo đảm các nguyên tắc, tiêu chí dưới đây:
Thuộc nhiệm vụ ngân sách trung ương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng.
Vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA kế hoạch năm 2016 nhằm đẩy nhanh
tiến độ giải ngân và bảo đảm các cam kết trong các Hiệp định đã ký và tiến độ,
thực hiện các chương trình, dự án thật sự cần thiết và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn này; trong đó: ưu tiên cho các dự án thuộc nhóm 6 ngân hàng phát
triển, gồm: WB, ADB, JICA, KFW, AFD, KEXIMBANK cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân
nguồn vốn nước ngoài; các chương trình, dự án trọng điểm, cấp bách sử dụng vốn
ODA cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn nước ngoài.
Vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA để tập trung thực hiện các công
việc: giải phóng mặt bằng; nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT; xây dựng phần vỏ để
đồng bộ với tiến độ nhập khẩu thiết bị, máy móc từ nguồn vốn nước ngoài; ...
Mức vốn đối ứng không được vượt quá tổng mức đối ứng nguồn ngân sách Trung
ương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển
nguồn NSNN giai đoạn 20162020.
Không bố trí vốn đối ứng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho các chương
trình, dự án ODA trong quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền hoặc trong
hiệp định ký kết quy định phần vốn đối ứng sử dụng các nguồn vốn khác, không
thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương.
b) Đề xuất nhu cầu đầu tư các dự án quan trọng có tác động liên vùng, khu
vực và toàn quốc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 20172020
Hiện nay, Quốc hội chưa có chủ trương về việc phát hành vốn trái phiếu Chính
phủ cho giai đoạn sau năm 2016. Tuy nhiên, trong bổ sung kế hoạch vốn trái
phiếu Chính phủ giai đoạn 20142016 cho một số dự án mới chưa đủ nguồn để hoàn
thành. Do đó, đề nghị các bộ, ngành trung ương và địa phương:
Tổng hợp nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn thành các dự án dở dang
giai đoạn 20162020 (nếu có).
Lựa chọn một số dự án mới (không đề xuất tràn lan nhiều dự án) trong giai
đoạn 20172020 thực sự quan trọng, thúc đẩy sự phát triển chung và có tác động
liên vùng, khu vực và toàn quốc và đề xuất nhu cầu sử dụng vốn trái phiếu
Chính phủ giai đoạn 20172020 báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội cho chủ
trương.
5. Lập kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa
vào cân đối ngân sách nhà nước 5 năm 20162020
Các bộ, ngành trung ương và địa phương căn cứ vào tình hình và triển vọng phát
triển kinh tế và nguồn thu, phấn đấu tốc độ tăng vốn từ nguồn thu để lại cho
đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khoảng 1215%/năm so với
kế hoạch năm trước, lập kế hoạch đầu tư vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu
tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước 5 năm 20162020 của từng
nguồn thu cụ thể theo các nội dung dưới đây:
a) Kế hoạch thu hằng năm trong 5 năm 20162020 đối với từng nguồn thu cụ thể
để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước (nếu có), như:
thu xổ số kiến thiết, các khoản thu phí, lệ phí để lại cho đầu tư, lợi nhuận
để lại cho Tập đoàn dầu khí,...
b) Dự kiến phương án phân bổ cụ thể đối với từng nguồn vốn theo các quy định
về lập kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN 5 năm 20162020 theo quy định tại
điểm 3 nêu trên.
c) Việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa
đưa vào cân đối ngân sách địa phương theo đúng mục tiêu quy định tại nghị
quyết của Quốc hội, quy định của Chính phủ đối với từng nguồn thu cụ thể.
6. Lập kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 5 năm
20162020
a) Các bộ, ngành trung ương và địa phương dự kiến kế hoạch vốn tín dụng đầu tư
phát triển nhà nước và vốn tín dụng đầu tư chính sách xã hội 5 năm 20162020
với tốc độ tăng trưởng khoảng 8%/năm so với kế hoạch năm trước của bộ, ngành
và địa phương theo các nội dung dưới đây:
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: dự kiến kế hoạch đầu tư các
khoản vay đầu tư phát triển từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn ODA cho vay lại
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các quỹ đầu tư của địa phương (nếu có)
trong giai đoạn 20162020.
Vốn tín dụng chính sách xã hội: dự kiến kế hoạch các chương trình sử dụng
vốn tín dụng chính sách, như: các khoản cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết
việc làm, cho vay học sinh sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay trả
chậm nhà ở, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay doanh
nghiệp nhỏ và vừa, cho vay trồng rừng,… trong giai đoạn 20162020 và từng năm
cụ thể.
Dự kiến kế hoạch hoàn trả các khoản vốn vay, làm rõ các nguồn vốn hoàn trả
các khoản vốn vay, trong đó: hoàn trả các khoản vốn vay cho các chương trình,
dự án triển khai từ kế hoạch năm 2015 trở về trước, hoàn trả các khoản vốn vay
cho các chương trình, dự án trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 20162020.
b) Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội ngoài
các nội dung quy định tại tiết a trên đây, dự kiến lập kế hoạch đầu tư trung
hạn 5 năm 20162020 nguồn vốn này với tốc độ tăng trưởng bình quân 8%/năm và
báo cáo bổ sung các nội dung sau:
Vốn điều lệ của Ngân hàng dự kiến trong giai đoạn 20162020.
Kế hoạch huy động vốn giai đoạn 20162020.
Kế hoạch vốn tín dụng đầu tư nhà nước/tín dụng chính sách xã hội 5 năm
20162020, bao gồm: tín dụng đầu tư/tín dụng chính sách trong nước, cho vay
đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và cho vay lại
nguồn vốn ODA theo ngành, lĩnh vực, theo từng chương trình và dự án cụ thể.
Kế hoạch bù lãi suất tín dụng đầu tư hằng năm trong 5 năm 20162020.
Dự kiến tổng dư nợ nguồn vốn tín dụng nhà nước, tín dụng xuất khẩu, tín
dụng chính sách đến ngày 31 tháng 12 hằng năm trong giai đoạn 20162020.
7. Kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai
đoạn 20162020
Các bộ, ngành trung ương và địa phương căn cứ vào các hiệp định, các cam kết
và dự kiến khả năng giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong giai đoạn 20162020 lập
kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn này như sau:
a) Dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài 5 năm 20162020 trên cơ sở kế hoạch thực hiện chương trình, dự án được
cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiến độ cam kết với nhà tài trợ nước ngoài,
trong đó làm rõ danh mục các dự án đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, danh
mục các dự án sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và
danh mục các dự án vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
b) Kế hoạch đầu tư 5 năm 20162020 vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài
trợ nước ngoài giai đoạn 20162020 phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Phải thể hiện các nội dung theo từng hợp phần; từng hoạt động chính của
chương trình, dự án; từng nguồn vốn tài trợ, vốn đối ứng, các nguồn vốn khác;
báo cáo thuyết minh cơ sở, căn cứ tính toán từng hạng mục;
Đối với chương trình, dự án hỗn hợp sử dụng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp, cơ
quan quản lý lập và trình kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài
trợ nước ngoài, vốn đối ứng chia theo từng nội dung chi của chương trình, dự
án;
Cân đối đủ vốn đối ứng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo cam kết
với nhà tài trợ nước ngoài, phù hợp với khả năng giải ngân thực tế hằng năm
của chương trình, dự án.
8. Lập kế hoạch vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn vay khác của
ngân sách địa phương
Căn cứ tình hình phát triển và khả năng huy động của từng tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương để hoàn trả
các khoản vốn vay, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến dự kiến mức vốn vay
của ngân sách địa phương, nhưng không vượt quá tổng mức huy động theo quy định
của Luật ngân sách nhà nước. Trong kế hoạch vốn trái phiếu chính quyền địa
phương, vốn vay khác của ngân sách địa phương cần làm rõ:
a) Khả năng huy động vốn trái phiếu chính quyền địa phương (nếu có) trong 5
năm 20162020.
b) Khả năng huy động các nguồn vốn vay (nêu rõ các nguồn vốn vay) và sử dụng
vốn vay khác của ngân sách địa phương theo từng năm trong 5 năm 20162020.
c) Kế hoạch bố trí vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn vay khác của
ngân sách địa phương cho các dự án trong 5 năm 20162020. Trong đó yêu cầu:
Việc bố trí vốn kế hoạch thực hiện theo quy định bố trí kế hoạch vốn đầu tư
công, danh mục dự án phải thuộc danh mục các dự án sử dụng vốn cân đối ngân
sách địa phương, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào
cân đối ngân sách địa phương.
Kế hoạch vốn đầu tư trung hạn 5 năm 20162020 nguồn vốn này phải phù hợp
với khả năng cân đối vốn đầu tư ngân sách địa phương giai đoạn 20162020 và
hoàn trả đúng hạn các khoản vốn vay.
d) Dự kiến kế hoạch bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn
khác (nêu cụ thể nguồn vốn) hoàn trả các khoản trái phiếu chính quyền địa
phương và các khoản vốn vay của ngân sách địa phương.
đ) Dự kiến dư nợ các khoản vốn vay của ngân sách địa phương đến hết ngày 31
tháng 12 năm 2020.
C. TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Căn cứ các quy định tại Chỉ thị số 23/CTTTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 về
lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 2020, đề nghị các bộ, ngành
trung ương và địa phương tổ chức triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn
theo tiến độ sau:
I. TIẾN ĐỘ LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 20162020
1. Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư tại văn bản này, các bộ, ngành trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
trước ngày 31 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị tổ chức đánh
giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 20112015, lập kế hoạch
đầu tư công trung hạn 5 năm 20162020 của bộ, ngành trung ương và địa phương
mình quản lý.
2. Các bộ, ngành trung ương và địa phương tổ chức đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 20112015, tổ chức lập,
thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 20162020 trong phạm vi nhiệm
vụ được giao và nguồn vốn thuộc cấp mình quản lý báo cáo cơ quan có thẩm quyền
xem xét và hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 20162020 gửi Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (2 bản) và gửi qua thư điện tử theo địa chỉ [email protected],
Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 12 năm 2014.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định nguồn
thu và cân đối thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 20162020; khả năng phát
hành trái phiếu Chính phủ và các cân đối tài chính có liên quan trong kế hoạch
đầu tư công trung hạn 5 năm 20162020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày
31 tháng 01 năm 2015.
4. Từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 30 tháng 4 năm 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thẩm định kế hoạch
và phương án phân bổ vốn kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước, vốn
công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn từ
nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của
các bộ, ngành và địa phương.
5. Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ,
ngành trung ương và địa phương hoàn thiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn
20162020 báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định của Luật Đầu tư công
và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm 2015.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát và tổng
hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 20162020 báo cáo Thủ tướng Chính
phủ trước ngày 31 tháng 7 năm 2015.
II. TIẾN ĐỘ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA,
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 20112015 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIAI
ĐOẠN 20162020
1. Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng
vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 20112015
a) Các cơ quan, đơn vị thực hiện và sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc
gia, chương trình mục tiêu tổ chức đánh giá tình hình triển khai thực hiện
theo quy định tại Chỉ thị số 23/CTTTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2 bản), Bộ Tài chính, cơ quan chủ trì
quản lý chương trình trước ngày 30 tháng 9 năm 2014.
b) Cơ quan chủ trì, quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục
tiêu tổ chức đánh giá tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình mục tiêu giai đoạn 20112015 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2 bản),
Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 10 năm 2014.
c) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ
của hai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông
thôn mới; các cơ quan quản lý nhà nước đề xuất các chương trình mục tiêu giai
đoạn 20162020 (nếu cần thiết) theo các quy định nêu trên gửi Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (2 bản), Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 10 năm 2014.
d) Đối với hai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng
nông thôn mới và các chương trình mục tiêu triển khai trong giai đoạn
20162020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng
thẩm định Nhà nước để thẩm định hai chương trình mục tiêu quốc gia; thành lập
Hội đồng liên ngành hoặc chủ trì thẩm định các chương trình mục tiêu giai đoạn
20162020 theo quy định tại Luật Đầu tư công và phân công của Thủ tướng Chính
phủ báo cáo Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2014.
2. Đối với các chương trình mục tiêu mới giai đoạn 20162020 sử dụng vốn ngân
sách trung ương
a) Cơ quan chủ trì, quản lý chương trình xây dựng báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2 bản), Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 10
năm 2014.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng liên
ngành hoặc chủ trì thẩm định các chương trình mới theo quy định tại Luật Đầu
tư công và phân công của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Chính phủ phê duyệt chủ
trương đầu tư trước ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Trên cơ sở phê duyệt chủ trương đầu tư của Chính phủ và Quyết định đầu tư các
chương trình mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
với các bộ, ngành liên quan xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân
bổ vốn đầu tư nguồn NSNN giai đoạn 20162020 trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định trước ngày 31 tháng 3 năm 2015.
Các chương trình mục tiêu đề xuất sau ngày 31 tháng 10 năm 2014, không bố trí
vốn ngân sách trung ương giai đoạn 20162020 để thực hiện chương trình.
3. Đối với các chương trình mục tiêu sử dụng vốn cân đối ngân sách địa
phương: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định
thời gian đánh giá tình hình thực hiện các chương trình và tổ chức thẩm định,
báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.
Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 20162020 có ý nghĩa hết sức
quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
giai đoạn 20162020. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên xây dựng tổng thể kế hoạch
đầu tư công trung hạn 5 năm của tất cả các nguồn vốn, nên không tránh khỏi các
khó khăn, bỡ ngỡ, trong khi thời gian triển khai lập kế hoạch đầu tư công
trung hạn còn lại không nhiều, khối lượng công việc rất lớn và mới mẻ. Do đó,
đề nghị các bộ, ngành trung ương và địa phương tập trung chỉ đạo khẩn trương
triển khai xây dựng và hoàn thành báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
20162020 và các tình hình, số liệu cụ thể theo các mẫu biểu kèm theo văn bản
này; gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đường văn bản (2 bản) và theo
thư điện tử [email protected] và Bộ Tài chính theo đúng thời gian quy định.
Trong quá trình triển khai xây dựng kế hoạch đề nghị các bộ, ngành trung ương
và địa phương phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính để xử lý, hướng dẫn bảo đảm thực hiện theo đúng tinh thần Chỉ
thị của Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
Như trên;
TTg và các PTTg;
Văn phòng Chính phủ;
Lãnh đạo Bộ;
Ban quản lý các KKT, KCN;
Sở KH&ĐT;
Các đơn vị trong Bộ;
Lưu: VT, Vụ TH (5 bản). BỘ TRƯỞNG
Bùi Quang Vinh
PHỤ LỤC B
DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU ÁP DỤNG CHO CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo văn bản số 5318/BKHĐTTH ngày 15 tháng 8 năm 2014)
Biểu mẫu số 1: Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển 5
năm 20112015 và dự kiến kế hoạch 5 năm 20162020
Biểu mẫu số 2: Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển 5
năm 20112015 và dự kiến kế hoạch 5 năm 20162020 theo ngành, lĩnh vực
Biểu mẫu số 3: Tổng hợp số dự án đầu tư công 5 năm 20112015 và dự kiến kế
hoạch 5 năm 20162020
Biểu mẫu số 4: Tổng hợp số dự án đầu tư công quyết định đầu tư từ năm 2014
trở về trước chưa được bố trí vốn, dự án chậm tiến độ, dự án điều chỉnh tổng
mức đầu tư dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công 5 năm 20162020
Biểu mẫu số 5: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ có
mục tiêu ngân sách trung ương (vốn trong nước) 5 năm 20112015 và dự kiến kế
hoạch 5 năm 20162020
Biểu mẫu số 6: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư nguồn vốn ODA và vốn
vay, viện trợ (các dự án đưa vào cân đối ngân sách nhà nước) 5 năm 20112015
và dự kiến kế hoạch 5 năm 20162020
Biểu mẫu số 7: Tình hình thực hiện và giải ngân các dự án ứng trước vốn
đầu tư ngân sách trung ương đến hết năm 2014 chưa bố trí nguồn để thu hồi
Biểu mẫu số 8: Tổng hợp tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản tính đến ngày 31
tháng 12 năm 2014
Biểu mẫu số 9: Danh mục các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân
sách nhà nước (vốn trong nước) nợ đọng xây dựng cơ bản tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2014
Biểu mẫu số 10: Danh mục dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ nợ đọng
xây dựng cơ bản tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014
Biểu mẫu số 11: Tình hình thực hiện kế hoạch các chương trình mục tiêu
quốc gia 5 năm 20112015 và dự kiến kế hoạch 5 năm 20162020 chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững
Biểu mẫu số 12: Tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chương trình mục
tiêu quốc gia 5 năm 20112015 và dự kiến kế hoạch 5 năm 20162020 chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững
Biểu mẫu số 13: Tình hình thực hiện kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ 5
năm 20112015 và dự kiến kế hoạch năm 2016
Biểu mẫu số 14: Danh mục các dự án bổ sung và điều chuyển kế hoạch hằng
năm vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 20112014
Biểu mẫu số 15: Nhu cầu bổ sung vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn
20172020 các dự án quan trọng có tác động liên vùng, khu vực và toàn quốc
không thuộc danh mục bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 20142016
Biểu mẫu số 16: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối
tác công tư (PPP) 5 năm 20112015 và dự kiến kế hoạch 5 năm 20162020
Biểu mẫu số 17: Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển nguồn xổ số
kiến thiết 5 năm 20112015 và dự kiến kế hoạch 5 năm 20162020
Biểu mẫu số 18: Dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển nguồn thu để lại cho
đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương (vốn quảng cáo truyền
hình, các khoản thu phí, lệ phí...) 5 năm 20162020
Biểu mẫu số 19: Tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển
của nhà nước 5 năm 20112015 và dự kiến kế hoạch 5 năm 20162020
Biểu mẫu số 20: Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển nguồn trái
phiếu chính quyền địa phương và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa
phương 5 năm 20112015 và dự kiến kế hoạch 5 năm 20162020
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
![](00248984files/image001.gif)![](00248984files/image002.gif)
1 Nghị quyết số 12/2011/QH13 ngày 9 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về kế hoạch
vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 20112015; Nghị quyết số 28/2012/QH13 ngày
21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về bổ sung một số dự án sử dụng nguồn vốn
trái phiếu Chính phủ giai đoạn 20112015; Nghị quyết số 50/2013/QH13 của Quốc
hội về kết quả giám sát "Việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí trong sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB giai đoạn 20062012"; Nghị
quyết số 65/2013/QH13 của Quốc hội về phát hành bổ sung và phân bổ vốn trái
phiếu Chính phủ giai đoạn 20142016; Nghị quyết số 473/NQUBTVQH13 ngày 27
tháng 3 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kế hoạch phân bổ vốn trái
phiếu Chính phủ giai đoạn 20112015; Nghị quyết số 495/NQUBTVQH13 ngày 18
tháng 5 năm 2012 về kế hoạch phân bổ 5.500 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ
giai đoạn 20112015 cho các dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi; Nghị quyết số
522/NQUBTVQH13 ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ về kế hoạch phân
bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 20122015 cho các dự án bổ sung theo
Nghị quyết số 28/2012/QH13; Nghị quyết 726/NQUBTVQH13 ngày 20 tháng 01 năm
2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân bổ vốn TPCP bổ sung giai đoạn
20142016 cho các dự án, công trình dở dang đã có trong danh mục sử dụng vốn
TPCP giai đoạn 20122015 và Dự án Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào Sông
Hậu; Nghị quyết 736/NQUBTVQH13 ngày 17 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội về phân bổ vốn TPCP bổ sung giai đoạn 20142016 cho các dự án dự kiến
hoàn thành trong 2 năm 20142015 nhưng chưa bố trí đủ vốn; văn bản số
415/UBTVQH12 ngày 15 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc
phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 và chuẩn bị danh mục dự án, công
trình đầu tư giai đoạn 20112015; số 376/UBTVQH13TCNS ngày 6 tháng 3 năm 2013
về bố trí vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 20122015 và năm 2012 cho một số
dự án quan trọng, cấp bách của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
2 Quyết định số 1790/QĐTTg ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
về thanh toán vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 20122015; các quyết định
giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ hằng năm của Thủ tướng Chính phủ và Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong giai đoạn 20112015.
| Công văn 5318/BKHĐT-TH | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Dau-tu/Cong-van-5318-BKHDT-TH-nam-2014-ke-hoach-dau-tu-cong-trung-han-2016-2020-248984.aspx | {'official_number': ['5318/BKHĐT-TH'], 'document_info': ['Công văn 5318/BKHĐT-TH năm 2014 lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Kế hoạch và Đầu tư', ''], 'signer': ['Bùi Quang Vinh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Đầu tư, Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '15/08/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,315 | CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 61/2009/NĐCP Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2009
NGHỊ ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa
XII;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về Thừa phát lại, văn phòng Thừa phát lại; phạm vi, thủ
tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo và
kiểm sát đối với hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về
thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo
quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.
2. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được
dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
3. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan
thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Công việc Thừa phát lại được làm
1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án
dân sự.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu
cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết
định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định
thi hành án.
Điều 4. Đảm bảo hiệu lực hoạt động của Thừa phát lại
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân
dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cá nhân có trách nhiệm thực
hiện yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại
thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu có.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại
1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc; nghiêm chỉnh chấp hành
pháp luật; quy chế tổ chức, hoạt động và đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
2. Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như
Chấp hành viên quy định tại Điều 20 của Luật thi hành án dân sự, trừ khoản 9,
khoản 10 và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Riêng việc cưỡng chế thi
hành án có huy động lực lượng bảo vệ, áp dụng quy định tại Điều 40 của Nghị
định này.
Điều 6. Những việc Thừa phát lại không được làm
1. Không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ
trường hợp pháp luật cho phép.
2. Thừa phát lại không được đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác
ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
3. Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại không được nhận làm
những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người
thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và
anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu
ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
4. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại
1. Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại phải được ghi nhận trong hợp
đồng giữa văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu.
2. Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và
văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm
việc.
Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu có thể thỏa thuận thêm về các khoản
chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan
cung cấp thông tin nếu có; tiền bồi dưỡng người làm chứng, người tham gia hoặc
chi phí khác nếu có.
3. Chi phí tống đạt do Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với văn
phòng Thừa phát lại:
a) Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật đương sự phải chịu chi
phí thì Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự thu và chuyển số tiền đó cho văn
phòng Thừa phát lại.
b) Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước
chịu thì Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự chuyển cho văn phòng Thừa phát
lại.
4. Đối với việc trực tiếp tổ chức thi hành án, văn phòng Thừa phát lại được
thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phí
thi hành án dân sự.
Những vụ việc phức tạp, văn phòng Thừa phát lại và bên yêu cầu thi hành án có
thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.
5. Trường hợp người được thi hành án thuộc diện được miễn, giảm phí thi hành
án hoặc người phải thi hành án được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
theo quy định của pháp luật thì Trưởng văn phòng Thừa phát lại lập hồ sơ đề
nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định
miễn, giảm để làm thủ tục hoàn trả khoản tiền được miễn, giảm từ ngân sách nhà
nước cho văn phòng Thừa phát lại.
6. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính
hướng dẫn về chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại.
Điều 8. Quản lý nhà nước về Thừa phát lại
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Thừa phát lại và có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền và đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật về Thừa phát lại;
b) Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra hoạt động Thừa phát lại;
c) Bồi dưỡng, đào tạo Thừa phát lại;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Thừa phát lại; cấp, thu hồi thẻ Thừa phát lại;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động của Thừa phát lại theo quy định
của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quản lý nhà nước về Thừa phát lại
tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quy hoạch, phát triển nghề Thừa phát lại ở địa phương; tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về Thừa phát lại;
b) Cho phép thành lập, giải thể văn phòng Thừa phát lại;
c) Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo
đối với hoạt động của Thừa phát lại.
4. Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh giúp Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương và có các nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ, thực hiện các thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm,
miễn nhiệm Thừa phát lại;
b) Tiếp nhận hồ sơ, thực hiện thủ tục trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh cho phép thành lập, giải thể văn phòng Thừa phát lại;
c) Cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại;
d) Kiểm tra, thanh tra hoạt động của Thừa phát lại;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của Thừa phát lại theo quy
định của pháp luật.
Điều 9. Chính sách ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức hành nghề Thừa phát lại
1. Nhà nước khuyến khích cá nhân tham gia hành nghề Thừa phát lại
2. Văn phòng Thừa phát lại được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời
gian thực hiện thí điểm.
Chương 2.
THỪA PHÁT LẠI, VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
MỤC 1. THỪA PHÁT LẠI
Điều 10. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại
1. Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Không có tiền án;
3. Có bằng cử nhân luật;
4. Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn,
Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ
Trung cấp trở lên;
5. Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp
tổ chức;
6. Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Thẩm quyền bổ nhiệm Thừa phát lại
Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở
Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 12. Thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại
1. Người muốn được bổ nhiệm làm Thừa phát lại phải có hồ sơ gửi Sở Tư pháp
thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ bao gồm: Đơn xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại; giấy
chứng nhận sức khỏe; lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp; bản sao các văn
bằng, chứng chỉ và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định tại Điều 10 của
Nghị định này.
2. Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Giám đốc Sở Tư
pháp thành phố Hồ Chí Minh xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện thì đề nghị Bộ
trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
Trường hợp Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh từ chối thì phải trả lời bằng văn
bản cho người nộp đơn xin làm Thừa phát lại.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại trong thời hạn không
quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
4. Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại được Bộ Tư pháp cấp thẻ Thừa phát
lại.
Điều 13. Miễn nhiệm Thừa phát lại
Thừa phát lại có thể bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
1. Miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân Thừa phát lại.
2. Bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Không hành nghề Thừa phát lại kể từ ngày được bổ nhiệm từ 6 tháng trở lên,
trừ trường hợp có lý do chính đáng;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề
Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị xử lý vi phạm bằng hình thức
cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm;
e) Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề nghị của Sở Tư pháp thành phố Hồ
Chí Minh quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại trong trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này phải có đơn xin miễn nhiệm gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh và
văn bản đề nghị của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại trong các trường hợp quy định tại khoản
2 Điều này phải có tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn
nhiệm Thừa phát lại, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa
phát lại và quyết định thu hồi thẻ Thừa phát lại.
Điều 14. Xử lý vi phạm của Thừa phát lại
1. Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, Thừa phát lại có thể bị xử lý vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Ngoài hình thức xử lý vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 của Điều
này, Thừa phát lại có thể còn bị xử lý bằng hình thức sau:
a) Miễn nhiệm và thu hồi thẻ Thừa phát lại, trừ trường hợp việc xử lý vi phạm
hành chính đã bao gồm hình thức xử lý này.
b) Truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu có thiệt hại phải bồi thường theo quy
định của pháp luật.
3. Thẩm quyền xử lý vi phạm:
a) Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính,
b) Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền xử lý vi phạm bằng hình thức miễn nhiệm
và thu hồi thẻ Thừa phát lại.
c) Việc xử lý về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự thực hiện theo quy
định của pháp luật.
MỤC 2. VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
Điều 15. Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại
2. Tên gọi văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát
lại” và phần tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện
theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức văn phòng Thừa phát lại gồm:
a) Trưởng văn phòng phải là Thừa phát lại là người đại diện theo pháp luật của
văn phòng Thừa phát lại.
b) Thừa phát lại là thành viên sáng lập, trong trường hợp nhiều người cùng
tham gia thành lập văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại làm việc theo hợp
đồng tại văn phòng Thừa phát lại.
c) Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên văn phòng Thừa phát lại giúp
Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý. Thư ký nghiệp vụ Thừa
phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và
khoản 6 Điều 10 của Nghị định này.
d) Nhân viên kế toán;
đ) Nhân viên hành chính khác (nếu có).
4. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động
theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Con dấu văn phòng Thừa phát lại không có
hình quốc huy và do Bộ Công an quy định.
5. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, chế độ tài chính của văn phòng Thừa
phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này, trong trường hợp Nghị định
này không quy định thì áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp.
6. Bộ Tư pháp quy định hệ thống sổ sách, biểu mẫu nghiệp vụ, chế độ thông
tin, báo cáo của văn phòng Thừa phát lại.
Điều 16. Điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại
Việc thành lập văn phòng Thừa phát lại phải có các điều kiện sau:
1. Trụ sở văn phòng Thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho
việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất
cần thiết khác để hoạt động.
2. Tổ chức bộ máy theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
Điều 17. Thủ tục thành lập văn phòng Thừa phát lại
1. Thừa phát lại thành lập văn phòng Thừa phát lại phải có hồ sơ đề nghị
thành lập văn phòng Thừa phát lại gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để
trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại;
b) Đề án thành lập văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết
thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số
lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm
đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập văn
phòng Thừa phát lại quy định tại Điều 16 Nghị định này.
c) Bản sao quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập văn
phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải thẩm định trình Ủy
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét, quyết định cho phép thành lập văn
phòng Thừa phát lại. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và
nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại
1. Điều kiện để đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại:
a) Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;
b) Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh;
c) Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của văn phòng Thừa
phát lại.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành
lập, văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp thành phố
Hồ Chí Minh.
Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động và giấy tờ chứng minh điều
kiện đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại quy định tại khoản 1 của Điều
này.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt
động, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy đăng ký hoạt động của văn
phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ
lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Thừa phát lại được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí
Minh cấp giấy đăng ký hoạt động.
3. Khi thay đổi trụ sở, tên gọi hoặc danh sách Thừa phát lại văn phòng Thừa
phát lại phải có thông báo ngay bằng văn bản cho Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí
Minh nơi đăng ký hoạt động. Trong trường hợp thay đổi trụ sở hoặc tên gọi, văn
phòng Thừa phát lại được cấp lại giấy đăng ký hoạt động.
4. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy đăng ký hoạt động
hoặc cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi của văn phòng
Thừa phát lại, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải thông báo bằng văn bản
cho Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan thống kê, Công an thành phố Hồ Chí
Minh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
5. Người thành lập văn phòng Thừa phát lại không được chuyển nhượng, cho thuê
lại văn phòng Thừa phát lại.
Điều 19. Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động,
văn phòng Thừa phát lại phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng
ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:
a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của văn phòng Thừa phát lại;
b) Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại hành nghề trong văn phòng
Thừa phát lại;
c) Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và
ngày bắt đầu hoạt động.
2. Trong trường hợp được cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở,
tên gọi, văn phòng Thừa phát lại phải đăng báo những nội dung giấy đăng ký
hoạt động được cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 20. Xử lý vi phạm đối với văn phòng Thừa phát lại
1. Tùy tính chất và mức độ vi phạm, văn phòng Thừa phát lại có thể bị xử lý
bằng một trong các hình thức sau:
a) Tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 12 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động và thu hồi quyết định cho phép thành lập văn phòng Thừa
phát lại.
2. Việc vi phạm của văn phòng Thừa phát lại có thể bị xử lý vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt
hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền xử lý vi phạm:
a) Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền xử lý vi phạm với
hình thức quy định tại điểm a, khoản 1 của Điều này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quyền xử lý vi phạm với
hình thức quy định tại điểm b, khoản 1 của Điều này.
Chương 3.
THỦ TỤC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA THỪA PHÁT LẠI
MỤC 1. TỐNG ĐẠT VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CỦA TÒA ÁN
Điều 21. Thẩm quyền, phạm vi tống đạt
1. Văn phòng Thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt các văn bản của
Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan thi hành án dân sự
quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh; Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
và các Tòa án nhân dân quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thừa phát lại có quyền thực hiện việc tống đạt các văn bản của Tòa án và
Cơ quan thi hành án dân sự tại khoản 1 của Điều này ngoài địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
Điều 22. Giao, nhận văn bản tống đạt
Cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án phải lập danh mục các quyết định, giấy tờ
cần tống đạt bàn giao cho văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ thời gian
cần thực hiện xong việc tống đạt. Danh mục các quyết định, giấy tờ cần tống
đạt phải lập thành 02 bản, khi bàn giao đại diện văn phòng Thừa phát lại, đại
diện của Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Tòa án phải ký vào danh mục tài liệu,
mỗi bên giữ 01 bản.
Quyết định, giấy tờ cần tống đạt nhận từ Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Tòa
án phải được vào sổ theo dõi của văn phòng Thừa phát lại.
Điều 23. Thủ tục tống đạt
1. Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại
thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt
phải do chính Thừa phát lại thực hiện.
2. Thủ tục thực hiện việc thông báo về thi hành án dân sự thực hiện theo quy
định của pháp luật về thi hành án dân sự.
3. Thủ tục thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định
của pháp luật về tố tụng.
4. Việc tống đạt được coi là hoàn thành nếu đã được thực hiện theo thủ tục
quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này. Thừa phát lại phải thông báo kết
quả tống đạt, kèm theo các tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho Cơ
quan thi hành án dân sự, Tòa án chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực
hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Kết quả tống đạt phải được ghi vào sổ thụ lý quyết định, giấy tờ cần tống đạt.
5. Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi
hành án dân sự về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời
hạn của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thưởng theo quy định.
Điều 24. Thỏa thuận về việc tống đạt
1. Thỏa thuận tống đạt được ký kết giữa văn phòng Thừa phát lại với Cơ quan
thi hành án dân sự hoặc Tòa án dưới hình thức hợp đồng và có các nội dung
chính sau:
a) Văn bản cần tống đạt; công việc cần thông báo;
b) Thời gian thực hiện hợp đồng;
c) Thủ tục việc tống đạt hay thông báo;
d) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
đ) Phí thực hiện tống đạt.
2. Một Cơ quan thi hành án dân sự hoặc một Tòa án chỉ được ký hợp đồng với
một văn phòng Thừa phát lại. Một văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng
tống đạt với nhiều Cơ quan thi hành án dân sự hoặc nhiều Tòa án tại thành phố
Hồ Chí Minh quy định tại Điều 21 của Nghị định này.
MỤC 2. LẬP VI BẰNG
Điều 25. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng
1. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu
cầu của đương sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này, các
trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã
hội và các trường hợp pháp luật cấm.
2. Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 26. Thủ tục lập vi bằng
1. Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ
Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa
phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
2. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp
chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.
3. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng
chứng kiến việc lập vi bằng.
4. Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở
Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định
của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.
5. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở
Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại.
Điều 27. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng
1. Vi bằng lập thành văn bản viết bằng tiếng Việt và có các nội dung chủ yếu
sau:
a) Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
b) Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;
c) Người tham gia khác (nếu có);
d) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
đ) Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc
lập vi bằng;
g) Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại,
chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của
những người có hành vi bị lập vi bằng.
2. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh
khác.
Điều 28. Giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập
1. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
2. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định
của pháp luật.
Điều 29. Thỏa thuận về việc lập vi bằng
1. Cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng phải thỏa thuận với Trưởng văn phòng
Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau:
a) Nội dung cần lập vi bằng;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Chi phí lập vi bằng;
d) Các thỏa thuận khác, nếu có.
2. Việc thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Người yêu cầu phải cung cấp các thông tin và các tài liệu liên quan đến việc
lập vi bằng, nếu có.
3. Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ theo dõi việc thỏa thuận lập vi bằng.
MỤC 3. XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 30. Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án
Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi
hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án
dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh.
Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án
ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 31. Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án
1. Việc xác minh điều kiện thi hành án được tiến hành bằng văn bản yêu cầu
hoặc trực tiếp xác minh. Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của
đương sự, Thừa phát lại phải lập biên bản.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa
phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.
2. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn
hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.
3. Các quy định khác về thủ tục xác minh điều kiện thi hành án thực hiện theo
quy định của pháp luật về thi hành án.
Điều 32. Sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án
1. Người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành
án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự, văn
phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết quả xác minh
để tổ chức thi hành án.
2. Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không khách quan,
chính xác thì Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại khác có
quyền không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý
do.
Điều 33. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án
1. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích
liên quan đến việc thi hành án thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại
về việc xác minh điều kiện thi hành án. Văn bản thỏa thuận phải có các nội
dung chủ yếu sau:
a) Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh về điều kiện
tài sản hay các điều kiện khác của đương sự;
b) Thời gian thực hiện việc xác minh;
c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
d) Chi phí xác minh;
đ) Các thỏa thuận khác, nếu có.
2. Văn phòng Thừa phát lại phải ghi nhận việc thỏa thuận trên vào sổ theo
dõi.
MỤC 4. TRỰC TIẾP THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH THEO YÊU CẦU CỦA ĐƯƠNG SỰ
Điều 34. Thẩm quyền, phạm vi thi hành án của Thừa phát lại
1. Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của
đương sự đối với các bản án, quyết định:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa
phát lại đặt văn phòng;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định
sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt
văn phòng.
2. Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc quy định tại khoản 1
Điều này ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại nếu đương
sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi
đặt văn phòng Thừa phát lại.
Điều 35. Quyền yêu cầu thi hành án
1. Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm người yêu cầu chỉ có quyền
làm đơn yêu cầu một văn phòng Thừa phát lại hoặc Cơ quan thi hành án dân sự tổ
chức thi hành án.
Đương sự có quyền yêu cầu văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành
án dân sự trong trường hợp vụ việc đó đang do Cơ quan thi hành án dân sự trực
tiếp tổ chức thi hành.
2. Thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
Điều 36. Thủ tục chung về thi hành án của Thừa phát lại
Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về thi hành án theo quy định của Nghị định
này, trong trường hợp Nghị định này không quy định thì áp dụng theo quy định
của pháp luật về thi hành án dân sự.
Điều 37. Quyết định thi hành án
1. Trưởng văn phòng Thừa phát lại ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu
cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Quyết định thi hành án có các nội dung:
a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại;
b) Ngày, tháng, năm ra văn bản;
c) Nội dung yêu cầu người phải thi hành án thi hành;
d) Thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành.
3. Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ theo dõi quyết định thi hành án.
4. Quyết định thi hành án phải được gửi cho Cơ quan thi hành án dân sự cấp
huyện tại nơi có văn phòng Thừa phát lại để phối hợp thi hành.
Điều 38. Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại
khoản 3, Điều 66 của Luật Thi hành án dân sự. khi áp dụng các biện pháp bảo
đảm thi hành án, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ như Chấp hành viên, thực
hiện các thủ tục quy định tại Điều 66, Điều 67, Điều 68 và Điều 69 của Luật
Thi hành án dân sự.
Điều 39. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
1. Sau khi hết thời hạn tự nguyện đã được ấn định trong quyết định thi hành
án, Thừa phát lại có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi
hành quy định tại Điều 71 của Luật thi hành án dân sự, trừ trường hợp đề nghị
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định
cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
2. Quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự có các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại ra quyết định
cưỡng chế thi hành án;
b) Căn cứ ra quyết định cưỡng chế;
c) Đối tượng và biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng;
d) Thời gian, địa điểm áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
3. Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, Thừa phát lại có quyền, nghĩa vụ như Chấp
hành viên và thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Điều 40. Áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp huy động lực lượng bảo
vệ
1. Trong trường hợp cưỡng chế thi hành án cần huy động lực lượng bảo vệ, văn
phòng Thừa phát lại phải lập kế hoạch cưỡng chế; có văn bản gửi Thủ trưởng Cơ
quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, kèm theo hồ sơ thi hành án để
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh
xem xét, ra quyết định cưỡng chế thi hành án và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế
thi hành án.
2. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề
nghị của văn phòng Thừa phát lại, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành
phố Hồ Chí Minh phải ra quyết định cưỡng chế và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế
thi hành án. Đối với đề nghị cần áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay để bảo đảm
thi hành án, thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh
phải có ý kiến trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề
nghị của văn phòng Thừa phát lại.
Trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Sau khi được phê duyệt, Thừa phát lại thực hiện việc cưỡng chế theo quy
định của pháp luật thi hành án dân sự và quy định của Nghị định này về cưỡng
chế thi hành án.
Điều 41. Chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Người phải thi hành án, người được thi hành án chịu các chi phí cưỡng chế
thi hành án quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
2. Thừa phát lại chịu chi phí cưỡng chế thi hành án nếu việc cưỡng chế phải
thực hiện lại do lỗi của Thừa phát lại.
3. Người được thi hành án và Thừa phát lại có thể thỏa thuận về việc hỗ trợ
thêm khoản chi phí cưỡng chế để tổ chức việc cưỡng chế thi hành án.
Điều 42. Thanh toán tiền thi hành án
Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án, được thanh toán như
sau:
1. Số tiền thi hành án thu được từ vụ việc nào thì Thừa phát lại trả cho
người được thi hành án theo văn bản yêu cầu thi hành án sau khi trừ chi phí
Thừa phát lại theo quy định và theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự.
Số tiền còn lại, nếu có, Thừa phát lại phải trả lại cho người phải thi hành
án.
2. Nếu người phải thi hành án phải thi hành đối với nhiều người được thi hành
án khác nhau do cùng một văn phòng Thừa phát lại thụ lý, thi hành, thì số tiền
thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào được thanh toán cho
những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết
định cưỡng chế đó. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi
hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.
Việc thanh toán thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp
mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
b) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.
Nếu trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh
toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;
3. Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà
bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án một nghĩa vụ cụ thể
được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí
về thi hành án.
4. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản được thực hiện theo quy định
của pháp luật về phá sản.
5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, Thừa phát lại phải thực
hiện việc thanh toán tiền thi hành án quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3
và khoản 4 của Điều này.
6. Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự trong
việc xử lý tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án.
Điều 43. Chấm dứt việc thi hành án
1. Việc thi hành án của Thừa phát lại chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Người phải thi hành án đã thực hiện xong các nghĩa vụ thi hành án theo văn
bản yêu cầu thi hành án hoặc người phải thi hành án, người được thi hành án là
cá nhân chết, tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể mà không có ai kế
thừa quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
b) Vụ việc bị đình chỉ theo quy định của pháp luật;
c) Theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự.
2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt thi hành án của Thừa phát lại:
a) Khi việc thi hành án chấm dứt, văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi
hành án phải thanh lý văn bản yêu cầu thi hành án;
b) Đối với số tiền, tài sản còn tồn đọng không có người nhận, thì văn phòng
Thừa phát lại xử lý theo quy định của Luật thi hành án dân sự và pháp luật về
tài sản vắng chủ.
Điều 44. Thỏa thuận về thi hành án
1. Người yêu cầu thi hành án và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận về việc
thi hành án. Văn bản thỏa thuận thể hiện dưới hình thức hợp đồng và có các nội
dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án;
b) Các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định;
c) Chi phí, phương thức thanh toán;
d) Các thỏa thuận khác, nếu có.
Văn bản thỏa thuận thi hành án được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ thụ lý văn bản thỏa thuận về thi hành
án.
Chương 4.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI
Điều 45. Giải quyết khiếu nại đối với việc thực hiện công việc tống đạt và
thi hành án dân sự của Thừa phát lại
1. Đương sự và những người liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định,
hành vi của Thừa phát lại trong việc trực tiếp thi hành án dân sự và tống đạt,
nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích của mình.
2. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
a) Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định giải quyết lần đầu
đối với khiếu nại của đương sự trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được
khiếu nại.
b) Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám
đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh thì người khiếu nại có quyền khiếu nại
đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết khiếu nại trong thời
hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định giải quyết cuối cùng và có hiệu lực thi
hành.
Điều 46. Giải quyết tranh chấp việc lập vi bằng của Thừa phát lại
Đối với việc lập vi bằng, nếu có tranh chấp thì các bên có quyền khởi kiện yêu
cầu Tòa án giải quyết.
Điều 47. Giải quyết việc tố cáo hành vi trái pháp luật của Thừa phát lại
Việc tố cáo hành vi trái pháp luật của Thừa phát lại của công dân, thực hiện
theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và văn bản liên quan.
Điều 48. Kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại
Việc kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Luật tổ
chức Viện Kiểm sát nhân dân và quy định pháp luật liên quan.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 49. Hiệu lực thi hành
1. Các quy định của Nghị định này cũng được áp dụng khi thực hiện thí điểm
Thừa phát lại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
2. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 09 tháng 9 năm 2009.
Điều 50. Xử lý các vấn đề khi giải thể, chấm dứt hoạt động của văn phòng
Thừa phát lại
1. Việc xử lý trách nhiệm vật chất thực hiện theo quy định của pháp luật
doanh nghiệp.
2. Hồ sơ thi hành án dân sự được chuyển cho Cơ quan thi hành án dân sự thành
phố Hồ Chí Minh bảo quản theo chế độ lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự. Vi bằng
và các tài liệu liên quan được chuyển cho Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh lưu
trữ.
Điều 51. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chuẩn
bị các điều kiện cần thiết để tuyển chọn, bổ nhiệm và thành lập một số văn
phòng Thừa phát lại theo kế hoạch phê duyệt Đề án của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch triển khai Nghị
định này trong thời gian thực hiện thí điểm từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 đến
ngày 01 tháng 7 năm 2012; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan liên
quan trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Thừa phát lại
thực hiện công việc của mình./.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
UB Giám sát tài chính QG;
Kiểm toán Nhà nước;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
Lưu: Văn thư, PL (5b). TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
| Nghị định 61/2009/NĐ-CP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Nghi-dinh-61-2009-ND-CP-to-chuc-hoat-dong-thua-phat-lai-thuc-hien-thi-diem-tai-thanh-pho-Ho-Chi-Minh-91924.aspx | {'official_number': ['61/2009/NĐ-CP'], 'document_info': ['Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chính phủ', ''], 'signer': ['Nguyễn Tấn Dũng'], 'document_type': ['Nghị định'], 'document_field': ['Dịch vụ pháp lý'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '24/07/2009', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '05/08/2009', 'note': ''} |
19,316 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2635/QĐUBND Sơn La, ngày 11 tháng 12 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC
GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐTTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
hành chính Nhà nước giai đoạn 20222025;
Căn cứ Công văn số 5990/VPCPKSTT ngày 22/8/2024 của Văn phòng Chính phủ về
việc công bố, rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính nội bộ;
Căn cứ Quyết định số 2487/QĐUBND ngày 22/11/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc công bố, bãi bỏ thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Giao thông
vận tải trong tỉnh Sơn La.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 3839/TTr
SGTVT ngày 04/12/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án đơn giản hóa 03 thủ tục hành chính nội bộ lĩnh
vực Giao thông vận tải thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giao thông vận
tải Sơn La (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và
các cơ quan, đơn vị có liên quan dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản
hóa thủ tục hành chính nội bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc Sở Giao
thông vận tải và các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết
định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban,
ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường,
thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
Cục KSTTHC Văn phòng Chính phủ;
Bộ Giao thông vận tải;
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Trung tâm thông tin tỉnh;
Lưu: VT, KSTTHC, Hương (30b). CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Việt
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2635/QĐUBND ngày 11/12/2024 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Sơn La)
1. Thủ tục hành chính nội bộ: Kế hoạch tháng về việc sử dụng phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1.1. Nội dung đơn giản hóa Cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính
từ 4,5 ngày xuống còn 3,5 ngày, cắt giảm 01 ngày (Cắt giảm thời gian thực
hiện tại tại Bước 1: Chánh Thanh tra Sở phân công, giao Thanh tra
viên/Chuyên viên xây dựng kế hoạch tháng về việc sử dụng phương tiện, thiết bị
kỹ thuật nghiệp vụ từ 01 ngày xuống còn 0,5 ngày; cắt giảm thời gian thực
hiện tại Bước 2: Lãnh đạo Thanh tra Sở kiểm tra, trình phê duyệt từ 01 ngày
xuống còn 0,5 ngày)
Lý do: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện kế hoạch tháng về việc sử
dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Việc cắt giảm thời gian thực
hiện thủ tục hành chính góp phần rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành
chính, giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm tính cấp thiết, kịp
thời trong giải quyết công việc.
1.2. Kiến nghị thực thi
a) Kiến nghị: Không đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ văn
bản quy phạm pháp luật.
b) Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 20252026.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tổng chi phí thực hiện thủ tục hành chính nội bộ trước khi cắt giảm, đơn
giản hóa: 4.320.000 đồng/lần.
Tổng chi phí thực hiện thủ tục hành chính nội bộ sau khi cắt giảm, đơn giản
hóa: 3.360.000 đồng/lần.
Tổng chi phí cắt giảm: 960.000 đồng/lần.
Tỷ lệ cắt giảm chi phí thực hiện là: 22,2%.
2. Thủ tục hành chính nội bộ: Thỏa thuận quy trình quản lý, vận hành khai
thác cầu trên đường giao thông nông thôn (Trường hợp UBND cấp huyện, UBND cấp
xã, cộng đồng dân cư là Chủ đầu tư)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính từ 60 ngày làm việc xuống
còn 48 ngày làm việc, cắt giảm 12 ngày làm việc (Cắt giảm thời gian thực hiện
tại tại Bước 2: Sở Giao thông vận tải xem xét, có văn bản thỏa thuận với Chủ
đầu tư, Chủ quản lý sử dụng cầu về nội dung quy trình quản lý, vận hành khai
thác cầu từ 60 ngày làm việc xuống còn 48 ngày làm việc).
Lý do: Đẩy nhanh tiến độ thẩm định, xem xét ban hành văn bản thỏa thuận với
Chủ đầu tư, Chủ quản lý sử dụng cầu. Việc cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục
hành chính góp phần rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi
phí thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm tính cấp thiết, kịp thời trong giải
quyết công việc.
1.2. Kiến nghị thực thi
a) Kiến nghị: Không đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ văn
bản quy phạm pháp luật.
b) Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 20252026.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tổng chi phí thực hiện thủ tục hành chính nội bộ trước khi cắt giảm, đơn
giản hóa: 57.600.000 đồng/lần.
Tổng chi phí thực hiện thủ tục hành chính nội bộ sau khi cắt giảm, đơn giản
hóa: 46.080.000 đồng/lần.
Tổng chi phí cắt giảm: 11.520.000 đồng/lần.
Tỷ lệ cắt giảm chi phí thực hiện là: 20%.
3. Thủ tục hành chính nội bộ: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý
dự án đường bộ hạng III
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính từ 85 ngày làm việc xuống
còn 67 ngày làm việc, cắt giảm 18 ngày làm việc (Cắt giảm thời gian thực hiện
tại tại Bước 1: Ban Quản lý bảo trì đường bộ xây dựng Đề án xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp và xin ý kiến của Sở Giao thông vận tải từ 30 ngày làm
việc xuống còn 20 ngày làm việc; cắt giảm thời gian thực hiện tại tại Bước 2:
Thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ 15 ngày làm việc
xuống còn 07 ngày làm việc).
Lý do: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy trình xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức. Việc cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính góp
phần rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí thực hiện
thủ tục hành chính, bảo đảm tính cấp thiết, kịp thời trong giải quyết công
việc.
1.2. Kiến nghị thực thi
a) Kiến nghị: Không đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ văn
bản quy phạm pháp luật.
b) Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 20252026.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tổng chi phí thực hiện thủ tục hành chính nội bộ trước khi cắt giảm, đơn
giản hóa: 81.600.000 đồng/lần.
Tổng chi phí thực hiện thủ tục hành chính nội bộ sau khi cắt giảm, đơn giản
hóa: 64.320.000 đồng/lần.
Tổng chi phí cắt giảm: 17.280.000 đồng/lần.
Tỷ lệ cắt giảm chi phí thực hiện là: 21,2%.
| Quyết định 2635/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2635-QD-UBND-2024-phuong-an-don-gian-hoa-thu-tuc-hanh-chinh-Giao-thong-Son-La-635464.aspx | {'official_number': ['2635/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2635/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Sơn La'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Sơn La', ''], 'signer': ['Nguyễn Đình Việt'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,317 | QUỐC HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Luật số: 58/2010/QH12 Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010
LUẬT
VIÊN CHỨC
Căn cứHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10,
Quốc hội ban hành Luật viên chức.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về viên chức; quyền nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử
dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc
tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời
hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc
trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng
phụ cấp chức vụ quản lý.
2. Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với
đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền quy định.
3. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm
vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp
với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân
dân giám sát việc chấp hành.
4. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào
làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc
người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công
lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền
và nghĩa vụ của mỗi bên.
Điều 4. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ
có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Điều 5. Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực
hiện hoạt động nghề nghiệp.
2. Tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và
quy tắc ứng xử.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
và của nhân dân.
Điều 6. Các nguyên tắc quản lý viên chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý
của Nhà nước.
2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên
cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng
làm việc.
4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên
chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách
mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và
các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.
Điều 7. Vị trí việc làm
1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp
hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ
cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong
đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm
quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự
nghiệp công lập.
Điều 8. Chức danh nghề nghiệp
1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy
định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.
Điều 9. Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của
đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành lập theo quy định
của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý
nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện
nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp
công lập được giao quyền tự chủ);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực
hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự
nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp căn cứ vào khả
năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và phạm
vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị sự
nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ cấu
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp
công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập.
Điều 10. Chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập và
đội ngũ viên chức
1. Nhà nước tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để cung
cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm
phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác
mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng; bảo đảm cung cấp các dịch
vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng
xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó
khăn.
2. Chính phủ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc lập quy
hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng
xác định lĩnh vực hạn chế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo
đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất
lượng các hoạt động sự nghiệp. Không tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập chỉ
thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợi nhuận.
3. Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo
hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập; tách chức năng
quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ với chức năng điều hành các đơn vị
sự nghiệp công lập.
4. Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức
nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng
và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ
nhân dân.
Chương II
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA VIÊN CHỨC
Mục 1. QUYỀN CỦA VIÊN CHỨC
Điều 11. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
1. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp
vụ.
3. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
4. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
5. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm
vụ được giao.
6. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của
pháp luật.
7. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp
luật.
Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền
lương
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức
vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng
phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế
xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại,
nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác
theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và
quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật
về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không
hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày
không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc
trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02
năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì
phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng
lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được
sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời
gian quy định
1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp
đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật
không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người
đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường
học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên
ngành có quy định khác.
Điều 15. Các quyền khác của viên chức
Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội;
được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động
nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp
bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được
xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ
theo quy định của pháp luật.
Mục 2. NGHĨA VỤ CỦA VIÊN CHỨC
Điều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức
1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và
pháp luật của Nhà nước.
2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực
hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công
lập.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết
kiệm tài sản được giao.
5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên
chức.
Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian
và chất lượng.
2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nghĩa vụ của viên chức quản lý
Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16, Điều 17 của
Luật này và các nghĩa vụ sau:
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách,
thẩm quyền được giao;
2. Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị
được giao quản lý, phụ trách;
3. Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt
động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;
4. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở
vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Điều 19. Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây
bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy
định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo
dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với
thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện
hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng,
chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Chương III
TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VIÊN CHỨC
Mục 1. TUYỂN DỤNG
Điều 20. Căn cứ tuyển dụng
Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm,
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công
lập.
Điều 21. Nguyên tắc tuyển dụng
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc
thiểu số.
Điều 22. Điều kiện đăng ký dự tuyển
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành
phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp
luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp
luật;
c) Có đơn đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ
năng phù hợp với vị trí việc làm;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự
nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về
hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở
chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Điều 23. Phương thức tuyển dụng
Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Điều 24. Tổ chức thực hiện tuyển dụng
1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu
đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức và chịu trách
nhiệm về quyết định của mình.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm
quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức
hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc
tuyển dụng.
2. Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký
kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức.
3. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến tuyển dụng viên
chức quy định tại Luật này.
Mục 2. HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC
Điều 25. Các loại hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác
định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian
từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối
với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và
điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên
không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng
làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong
hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển
thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật
này.
Điều 26. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập;
b) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa
chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được
tuyển dụng;
c) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
e) Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
g) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
h) Chế độ tập sự (nếu có);
i) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
l) Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
m) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều
kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba
bản, trong đó một bản giao cho viên chức.
3. Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên
của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp
đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.
Điều 27. Chế độ tập sự
1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp
đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp
với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp
đồng làm việc.
3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ tập sự.
Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm
việc
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay
đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03
ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội
dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoả thuận,
các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả
thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc
thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng
làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhu cầu
của đơn vị, trên cơ sở đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của viên chức,
quyết định ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức.
3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được
thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm
dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định
của pháp luật.
5. Khi viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ được pháp luật
quy định là công chức tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc có quyết định nghỉ
hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt.
Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với
viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn
thành nhiệm vụ;
b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và
khoản 1 Điều 57 của Luật này;
c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau
đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác
định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc
chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết
tiếp hợp đồng làm việc;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định
của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô,
khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho
viên chức biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định
thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Đối
với viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển
dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản
lý đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt
hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết
định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ
khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;
c) Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36
tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng
đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức
ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít
nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không
được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo
hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục
thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả
năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng
làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03
ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều
này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
Điều 30. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng làm việc
Tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm
việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.
Mục 3. BỔ NHIỆM, THAY ĐỔI CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, THAY ĐỔI VỊ TRÍ VIỆC LÀM
CỦA VIÊN CHỨC
Điều 31. Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo
nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương
ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của
chức danh nghề nghiệp đó.
2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông
qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan
và đúng pháp luật.
3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn
vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của
pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức
danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét,
bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động
của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức
danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của
viên chức.
Điều 32. Thay đổi vị trí việc làm
1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển
sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí
việc làm đó.
2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu
đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp
công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan
và đúng pháp luật.
3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp
đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy
định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.
Mục 4. ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 33. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ
nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập
nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
2. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức
phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ
sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm:
a) Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý;
b) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;
c) Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề
nghiệp.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt
động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức,
thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được
giao quản lý.
Điều 34. Trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức được
tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của
đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm.
Điều 35. Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng
1. Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế
đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ
cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời
gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét
nâng lương.
3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm
dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy
định của Chính phủ.
Mục 5. BIỆT PHÁI, BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM
Điều 36. Biệt phái viên chức
1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này
được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ
trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ
quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái
viên chức.
2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do
Chính phủ quy định.
3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của
cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt
phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng
đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận
và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên
môn, nghiệp vụ của viên chức.
7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới
36 tháng tuổi.
Điều 37. Bổ nhiệm viên chức quản lý
1. Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự
nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm
quyền, trình tự, thủ tục.
2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức giữ
chức vụ quản lý được bổ nhiệm có thời hạn không quá 05 năm. Trong thời gian
giữ chức vụ quản lý, viên chức được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý; được tham
gia hoạt động nghề nghiệp theo chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
3. Khi viên chức quản lý hết thời hạn giữ chức vụ quản lý, phải xem xét bổ
nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Trường hợp không được bổ nhiệm lại, cấp có
thẩm quyền bổ nhiệm có trách nhiệm bố trí viên chức vào vị trí việc làm theo
nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
4. Viên chức quản lý được bố trí sang vị trí việc làm khác hoặc được bổ nhiệm
chức vụ quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm,
trừ trường hợp được giao kiêm nhiệm.
5. Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo
phân cấp quản lý.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 38. Xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức quản
lý
1. Viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc được miễn nhiệm
nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không đủ sức khoẻ;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Viên chức quản lý xin thôi giữ chức vụ quản lý nhưng chưa được người đứng
đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý cho thôi giữ chức
vụ quản lý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Viên chức quản lý sau khi được thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm
được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền bố trí
vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ
của viên chức.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc xin thôi giữ chức
vụ quản lý, miễn nhiệm viên chức quản lý được thực hiện theo quy định của pháp
luật.
Mục 6. ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC
Điều 39. Mục đích của đánh giá viên chức
Mục đích của đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế
độ, chính sách đối với viên chức.
Điều 40. Căn cứ đánh giá viên chức
Việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:
1. Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết;
2. Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xứ của viên chức.
Điều 41. Nội dung đánh giá viên chức
1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau:
a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng
nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
d) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
2. Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định
tại khoản 1 Điều này và các nội dung sau:
a) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
b) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
3. Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian
tập sự; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét
khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi đường.
Điều 42.Phân loại đánh giá viên chức
1. Hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được phân loại như sau:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ,
3. Hoàn thành nhiệm vụ;
4. Không hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 43. Trách nhiệm đánh giá viên chức
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh
giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực
hiện việc đánh giá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm
quyền quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách
nhiệm trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá.
3. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý
trong đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đánh giá viên chức quy định
tại Điều này.
Điều 44. Thông báo kết quả đánh giá,phân loại viên chức
1. Nội dung đánh giá viên chức phải được thông báo cho viên chức.
2. Kết quả phân loại viên chức được công khai trong đơn vị sự nghiệp công
lập.
3. Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loại thì viên chức được
quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền.
Mục 7. CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC, HƯU TRÍ
Điều 45. Chế độ thôi việc
1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc,
trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp
luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này.
2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các
trường hợp sau:
a) Bị buộc thôi việc;
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4,
5 và 6 Điều 29 của Luật này;
c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.
Điều 46. Chế độ hưu trí
1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao
động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Trước 06 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị
quản lý viên chức phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03
tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên
chức ra quyết định nghỉ hưu.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập có thể ký hợp đồng vụ, việc với người hưởng chế
độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưởng chế độ hưu trí có nguyện vọng;
trong thời gian hợp đồng, ngoài khoản thù lao theo hợp đồng, người đó được
hưởng một số chế độ, chính sách cụ thể về cơ chế quản lý bảo đảm điều kiện cho
hoạt động chuyên môn do Chính phủ quy định.
Chương IV.
QUẢN LÝ VIÊN CHỨC
Điều 47. Quản lý nhà nước về viên chức
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viên chức.
2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước
về viên chức và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban
hành văn bản quy phạm pháp luật về viên chức;
b) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập quy hoạch, kế hoạch xây
dựng, phát triển đội ngũ viên chức trình cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc ban hành hệ thống
danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp;
d) Quản lý công tác thống kê về viên chức; hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ
viên chức; phát triển và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về viên chức;
đ) Thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nước về viên chức;
e) Hàng năm, báo cáo Chính phủ về đội ngũ viên chức.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về viên chức.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về viên chức.
Điều 48. Quản lý viên chức
1. Nội dung quản lý viên chức bao gồm:
a) Xây dựng vị trí việc làm;
b) Tuyển dụng viên chức;
c) Ký hợp đồng làm việc;
d) Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp;
đ) Thay đổi vị trí việc làm, biệt phái, chấm dứt hợp đồng làm việc, giải quyết
chế độ thôi việc;
e) Bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức quản lý; sắp xếp, bố trí và sử dụng viên
chức theo nhu cầu công việc;
g) Thực hiện việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức;
h) Thực hiện chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, chế độ đào tạo, bồi
dưỡng viên chức;
i) Lập, quản lý hồ sơ viên chức; thực hiện chế độ báo cáo về quản lý viên chức
thuộc phạm vi quản lý.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện các nội dung
quản lý quy định tại khoản 1 Điều này. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công
lập chịu trách nhiệm báo cáo cấp trên về tình hình quản lý, sử dụng viên chức
tại đơn vị.
3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có
thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý viên chức hoặc
phân cấp thực hiện các nội dung quản lý quy định tại khoản 1 Điều này cho đơn
vị sự nghiệp công lập được giao quản lý.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 49. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định liên quan đến
quản lý viên chức
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của viên chức đối với các quyết định
của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền liên quan
đến quản lý viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 50. Kiểm tra, thanh tra
1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thanh tra, kiểm
tra việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công
lập được giao quản lý.
2. Bộ Nội vụ thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp
của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 51. Khen thưởng
1. Viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động
nghề nghiệp thì được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi
đua, khen thưởng.
2. Viên chức được khen thưởng do có công trạng, thành tích đặc biệt được xét
nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của Chính phủ.
Điều 52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện
công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một
trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1
Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định
của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.
5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục
và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.
Điều 53. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời
hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời
hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát
hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp
có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình
tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì
thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 04 tháng.
3. Trường hợp viên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra
xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều
tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị
xem xét xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết
định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết
định và tài liệu có liên quan cho đơn vị quản lý viên chức để xem xét xử lý kỷ
luật.
Điều 54. Tạm đình chỉ công tác
1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm
việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình
chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng
không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị
xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo
quy định của Chính phủ.
Điều 55. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả
1. Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây
thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại.
2. Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây
thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì có
nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập.
Chính phủ quy định chi tiết việc xác định mức hoàn trả của viên chức.
Điều 56. Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức
1. Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 03 tháng; bị
cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 06 tháng. Trường hợp viên chức bị
cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng, đồng thời đơn vị sự
nghiệp công lập bố trí vị trí việc làm khác phù hợp.
2. Viên chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày
quyết định kỷ luật có hiệu lực.
3. Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố,
xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết nghỉ
hưu hoặc thôi việc.
4. Viên chức quản lý đã bị kỷ luật cách chức do tham nhũng hoặc bị Tòa án kết
án về hành vi tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí quản lý.
5. Viên chức bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp trong một
thời hạn nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nếu không bị xử
lý kỷ luật buộc thôi việc thì đơn vị sự nghiệp công lập phải bố trí viên chức
vào vị trí việc làm khác không liên quan đến hoạt động nghề nghiệp bị cấm hoặc
bị hạn chế.
6. Viên chức bị xử lý kỷ luật, bị tạm đình chỉ công tác hoặc phải bồi thường,
hoàn trả theo quyết định của đơn vị sự nghiệp công lập nếu thấy không thỏa
đáng thì có quyền khiếu nại, khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết theo trình tự
do pháp luật quy định.
Điều 57. Quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa
án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án,
quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức
vụ quản lý, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 58. Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức
1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như
sau:
a) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định
của pháp luật về cán bộ, công chức. Trường hợp viên chức đã có thời gian làm
việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 05 năm trở lên thì được xét chuyển
thành công chức không qua thi tuyển;
b) Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy
định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định
tuyển dụng;
c) Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức thì được bổ nhiệm
vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm, tiền lương được hưởng theo
cơ chế trả lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được giữ nguyên chức danh nghề
nghiệp đã được bổ nhiệm, được thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công
lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;
đ) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi
hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc
tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công
tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang
làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung
liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Điều 59. Quy định chuyển tiếp
1. Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 07 năm 2003 có các quyền,
nghĩa vụ và được quản lý như viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không
xác định thời hạn theo quy định của Luật này. Đơn vị sự nghiệp công lập có
trách nhiệm hoàn tất các thủ tục để bảo đảm các quyền lợi, chế độ chính sách
về ổn định việc làm, chế độ tiền lương và các quyền lợi khác mà viên chức đang
hưởng.
2. Viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2003 đến ngày Luật này
có hiệu lực tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự
nghiệp công lập, có các quyền, nghĩa vụ và được quản lý theo quy định của Luật
này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 60. Áp dụng quy định của Luật viên chức đối với các đối tượng khác
Chính phủ quy định việc áp dụng Luật viên chức đối với những người làm việc
trong các đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Điều 61. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
Điều 62. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao
trong Luật này; hướng dẫn thi hành những nội dung cần thiết khác của Luật này
để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII,
kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng
| Luật 58/2010/QH12 | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-vien-chuc-2010-115271.aspx | {'official_number': ['58/2010/QH12'], 'document_info': ['Luật viên chức 2010'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Quốc hội', ''], 'signer': ['Nguyễn Phú Trọng'], 'document_type': ['Luật'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '15/11/2010', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '01/04/2011', 'note': ''} |
19,318 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3248/TCTCS
V/v: giải đáp vướng mắc về hồ sơ khi xác định nghĩa vụ tài chính. Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bến Tre.
Trả lời công văn số 537/CTTHNVDT ngày 28/3/2014 của Cục Thuế tỉnh Bến Tre về
việc vướng mắc hồ sơ khi xác định nghĩa vụ tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến
như sau:
+ Tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 9 Chương I Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11
ngày 29/11/2006 của Quốc hội quy định:
“Điều 9. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế
1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc
xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở
tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế,
khai thuế, nộp thuế.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để
thực hiện pháp luật về thuế.”
+ Tại Điều 11 Chương I Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của
Quốc hội quy định:
“Điều 11. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong
việc quản lý thuế
1. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
quyết định nhiệm vụ thu ngân sách hằng năm và giám sát việc thực hiện pháp
luật về thuế.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản
lý thuế lập dự toán thu ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn;
b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thuế;
c) Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện
pháp luật về thuế theo thẩm quyền.”
+ Tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 34/2013/TTBTC ngày 28/03/2013 của Bộ Tài
chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 124/2011/TT BTC ngày
31/08/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Lệ phí trước bạ quy định:
1. Sửa đổi khoản 10, Điều 3 như sau:
“10. Nhà, đất thừa kế, hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với
con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha
vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với
cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
Trường hợp này, khi khai lệ phí trước bạ, người nhận tài sản phải xuất trình
cho cơ quan thuế các giấy tờ hợp pháp chứng minh mối quan hệ với người thừa
kế, cho, tặng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người
cho hoặc nhận tài sản thường trú về mối quan hệ trên.”
+ Tại điểm b, Khoản 1, Điều 19 Thông tư số 156/2013/TTBTC ngày 06/11/2013
của Bộ Tài chính quy định:
“b) Hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ nhà, đất
Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu 01/LPTB ban hành kèm theo Thông tư này;
Giấy tờ chứng minh nhà, đất có nguồn gốc hợp pháp;
Giấy tờ hợp pháp về việc chuyển giao tài sản ký kết giữa bên giao tài sản
và bên nhận tài sản.
Các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc đối tượng không
phải nộp lệ phí trước bạ hoặc được miễn lệ phí trước bạ (nếu có).”
+ Tại điểm a.1, điểm a.3 Khoản 3, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TTBTC ngày
06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“a.1) Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thực hiện khai thuế
theo từng lần phát sinh, kể cả trường hợp được miễn thuế.
a.3) Cơ quan quản lý bất động sản chỉ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu quyền
sử dụng bất động sản khi đã có chứng từ nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc xác
nhận của cơ quan thuế về khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản
thuộc được miễn thuế hoặc tạm thời chưa thu thuế. ”
+ Tại điểm b.2, Khoản 3, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TTBTC ngày 06/11/2013
của Bộ Tài chính quy định:
“b.2) Hồ sơ miễn thuế đối với chuyển nhượng bất động sản
b.2.1) Đối với trường hợp chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình
thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy
định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ
đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; giữa mẹ chồng, cha chồng với
con dâu; giữa bố vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội; giữa
ông bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau thì hồ sơ miễn thuế
đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa vợ với chồng cần một trong các
giấy tờ sau: Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn hoặc
Quyết định của tòa án xử ly hôn, tái hôn (đối với trường hợp chia nhà do ly
hôn, hợp nhất quyền sở hữu do tái hôn).
Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ cần có
một trong hai giấy tờ sau: bản sao Sổ hộ khẩu (nếu cùng Sổ hộ khẩu) hoặc bản
sao Giấy khai sinh.
Trường hợp con ngoài giá thú thì phải có bản sao quyết định công nhận việc
nhận cha, mẹ, con của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi cần
có một trong hai giấy tờ sau: bản sao Sổ hộ khẩu (nếu cùng Sổ hộ khẩu) hoặc
bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa ông nội, bà nội với cháu nội cần
có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu nội và bản sao Giấy khai sinh
của bố cháu nội; hoặc bản sao Sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông nội,
bà nội với cháu nội.
Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại
cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu ngoại và bản sao Giấy khai
sinh của mẹ cháu ngoại; hoặc bản sao Sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa
ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại.
Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa anh, chị, em ruột với nhau cần có
giấy tờ sau: bản sao Sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy khai sinh của người chuyển
nhượng và của người nhận chuyển nhượng thể hiện mối quan hệ có chung cha mẹ
hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha hoặc các giấy tờ khác chứng minh
có quan hệ huyết thống.
Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
cha vợ, mẹ vợ với con rể cần có giấy tờ sau: Bản sao Sổ hộ khẩu ghi rõ mối
quan hệ giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể;
hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn và Giấy khai sinh của chồng hoặc vợ làm
căn cứ xác định mối quan hệ giữa người chuyển nhượng là cha chồng, mẹ chồng
với con dâu hoặc cha vợ, mẹ vợ với con rể.
Trường hợp chuyển nhượng bất động sản thuộc đối tượng được miễn thuế nêu trên
nhưng người chuyển nhượng không có Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu thì phải có
xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ giữa người chuyển nhượng và
người nhận chuyển nhượng làm căn cứ để xác định thu nhập được miễn thuế.”
+ Tại điểm c, Khoản 3, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TTBTC ngày 06/11/2013
của Bộ Tài chính quy định:
“c) Nơi nộp hồ sơ khai thuế
Cá nhân nộp hồ sơ khai thuế cùng hồ sơ chuyển nhượng bất động sản tại bộ phận
một cửa liên thông, Trường hợp ở địa phương chưa thực hiện quy chế một cửa
liên thông thì nộp hồ sơ trực tiếp cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi
có bất động sản chuyển nhượng.
Trường hợp cá nhân chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai, công trình
xây dựng hình thành trong tương lai thì khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân
tại Chi cục Thuế địa phương nơi có nhà ở hình thành trong tương lai, công
trình xây dựng hình thành trong tương lai hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan
thuế ủy nhiệm thu.”
Căn cứ các quy định trên, để có đủ căn cứ xác định thuộc trường hợp miễn thuế
thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ đối với trường hợp thừa kế, cho, tặng bất
động sản, trong hồ sơ miễn thuế của người nộp thuế phải có đủ các giấy tờ
chứng minh mối quan hệ kèm theo văn bản thừa kế, cho, tặng theo quy định của
pháp luật.
Đề nghị Cục Thuế tỉnh Bến Tre báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre để Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Tổng cục Thuế trả lời Cục Thuế tỉnh Bến Tre được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ PCBTC;
Vụ PCTCT;
Lưu VT, CS (3b). TK. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Quý Trung
| Công văn 3248/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-3248-TCT-CS-2014-giai-dap-vuong-mac-ho-so-khi-xac-dinh-nghia-vu-tai-chinh-245846.aspx | {'official_number': ['3248/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 3248/TCT-CS năm 2014 về giải đáp vướng mắc về hồ sơ khi xác định nghĩa vụ tài chính do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Nguyễn Quý Trung'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/08/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,319 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5412/TCTCS
V/v: chính sách thuế. Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội;
Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh;
Công ty TNHH AEON Việt Nam;
(30 Bờ Bao Tân Thắng, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, TP. HCM)
Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam;
(Tầng 16, tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội)
Công ty TNHH TTTM Lotte Việt Nam.
(469 Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, TP. Hồ Chí Minh)
Tổng cục Thuế nhận được công văn số LVS/CV/27102014 ngày 27/10/2014 của Công
ty TNHH TTTM Lotte Việt Nam, công văn số 51029/CTHTr ngày 06/10/2014 của Cục
Thuế TP Hà Nội, công văn của Công ty TNHH AEON Việt Nam và Công ty TNHH
AEONMALL Việt Nam kiến nghị xem xét hình thức thanh toán giữa Bên cho thuê và
Bên đi thuê mặt bằng kinh doanh trong các khu trung tâm thương mại. Về vấn đề
này, sau khi báo cáo và được sự nhất trí của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý
kiến như sau:
Tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày
31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng quy định về điều
kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
“2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua
vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường
hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi
triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
…
3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc
chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của
bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo
với cơ quan thuế) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình
thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm
chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim
điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định ...
a) Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ
thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện
hành không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa,
dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.
b) Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở
lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng
thì không được khấu trừ. Đối với những hóa đơn này, cơ sở kinh doanh kê khai
vào mục hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ trong bảng kê hóa đơn,
chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.
…
4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT
đầu vào gồm:
…
b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như
vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này
được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới
hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản
của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao
gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền
mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.”
Tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TTBTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp quy định các khoản chi được trừ và không
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp
được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20
triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ
thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn
bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng...”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp doanh nghiệp có chức năng kinh doanh
trung tâm thương mại (Bên cho thuê) ký hợp đồng cho các tổ chức, cá nhân thuê
mặt bằng (Bên đi thuê) để kinh doanh trong các trung tâm thương mại theo hình
thức “tiền thuê tính theo Doanh số bán hàng” , tại hợp đồng thuê có quy định
cuối ngày, Bên đi thuê phải nộp toàn bộ doanh thu bán hàng bằng tiền mặt cho
Bên cho thuê để Bên cho thuê giữ hộ (hoặc trường hợp khách hàng thanh toán qua
thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ thì tiền bán hàng chuyển thẳng vào tài khoản của Bên
cho thuê) nhằm mục đích để Bên cho thuê quản lý doanh thu bán hàng, cuối tháng
Bên cho thuê căn cứ số tiền giữ hộ (doanh thu bán hàng của Bên đi thuê) để xác
định tiền thuê mặt bằng, chi phí điện, nước và các khoản phụ thu khác mà Bên
đi thuê phải thanh toán để lập hóa đơn GTGT giao cho Bên đi thuê. Số tiền còn
lại (chênh lệch giữa số tiền giữ hộ (doanh thu bán hàng của Bên đi thuê) và
chi phí Bên đi thuê phải thanh toán), Bên cho thuê thực hiện chuyển khoản trả
vào tài khoản của Bên đi thuê thì hình thức thanh toán bù trừ nêu trên là phù
hợp với quy định thanh toán không dùng tiền mặt và Bên đi thuê được căn cứ hóa
đơn GTGT của Bên cho thuê xuất giao để kê khai khấu trừ thuế, tính vào chi phí
hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế thành phố Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hồ Chí
Minh, Công ty TNHH AEON Việt Nam, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam và Công ty
TNHH TTTM Lotte Việt Nam được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
TT Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để báo cáo);
Vụ PC, CST BTC;
Vụ PC TCT;
Lưu: VT, CS (3). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 5412/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-5412-TCT-CS-2014-chinh-sach-thue-gia-tri-gia-tang-259417.aspx | {'official_number': ['5412/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 5412/TCT-CS năm 2014 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '03/12/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,320 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1847/QĐUBND Bình Phước, ngày 03 tháng 12 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC BẢO TRỢ
XÃ HỘI THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14/5/2013 và Nghị định số
92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ
về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐCP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện
thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Nghị định số 42/2022/NĐCP ngày 24/6/2022 của Chính phủ về quy định
việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên
môi trường mạng;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số
61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 14/2018/QĐUBND ngày 06/3/2018 của UBND tỉnh ban hành
Quy chế phối hợp giữa Văn phòng UBND tỉnh với các sở, ban, ngành, UBND cấp
huyện, UBND cấp xã về việc cập nhật, công bố, công khai thủ tục hành chính
trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Căn cứ Quyết định số 1772/QĐUBND ngày 20/11/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về
công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội
thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Lao động Thương binh và Xã
hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số
231/TTrSLĐTBXH ngày 26/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Quy trình giải quyết thủ tục hành
chính mới ban hành trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quản lý và
giải quyết của ngành Lao động Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh Bình
Phước (Phụ lục Quy trình kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
CT, các PCT UBND tỉnh;
Như Điều 3;
LĐVP; các phòng, trung tâm;
Lưu: VT. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tuyết Minh
PHỤ LỤC
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1847/QĐUBND ngày 03/12/2024 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH MỚI BAN HÀNH
STT CÁC BƯỚC TRÌNH TỰ THỰC HIỆN BỘ PHẬN, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THỜI GIAN TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ (ngày làm việc) CƠ QUAN PHỐI HỢP (nếu có) TRÌNH CÁC CẤP CÓ THẨM QUYỀN CAO HƠN (nếu có) MÔ TẢ QUY TRÌNH LỆ PHÍ
I. LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI
1. Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội. Mã số TTHC:
1.012990.000.00.00.H10
1 Bước 1 Chuyển đến phòng chuyên môn Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (tỉnh hiện có Bộ phận tiếp nhận của Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐTBXH) 0,5 ngày làm việc Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (tỉnh hiện có Bộ phận tiếp nhận Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh thuộc Sở LĐTBXH) tiếp nhận hồ sơ chuyển Phòng chuyên môn (Phòng Công tác xã hội của Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐTBXH) thẩm định, trình người đứng đầu đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (hiện có Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh) xem xét, quyết định tiếp nhận người thực hành trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không tiếp nhận người thực hành công tác xã hội thì trong thời gian 01 ngày làm việc người đứng đầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người đứng đầu đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (hiện có Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội) phân công người hướng dẫn thực hành. Thời gian thực hành đối với trình độ đại học trở lên từ đủ 12 tháng, trình độ cao đẳng từ đủ 09 tháng, trình độ trung cấp từ đủ 06 tháng tại cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời gian thực hành, người hướng dẫn thực hành phải có nhận xét bằng văn bản và đề nghị người đứng đầu đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (hiện có Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội) cấp giấy xác nhận quá trình thực hành. Trong thời gian 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản nhận xét của người hướng dẫn thực hành, người đứng đầu đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (hiện có Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội) cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội. Phòng chuyên môn của các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (Hiện có Phòng Công tác xã hội thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐTBXH) trả kết quả cho đối tượng trong 0,5 ngày làm việc. Không
2 Bước 2 Thẩm định hồ sơ Phòng chuyên môn của các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (tỉnh hiện có Phòng Công tác xã hội của Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐTBXH) 02 ngày làm việc
3 Bước 3 Quyết định tiếp nhận Người đứng đầu các đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (tỉnh hiện có Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐTBXH) 01 ngày làm việc
4 Bước 4 Hướng dẫn thực hành Cán bộ phòng chuyên môn (Cán bộ Phòng Công tác xã hội, Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐTBXH) Theo quy định
5 Bước 5 Ra văn bản nhận xét Cán bộ phòng chuyên môn (Cán bộ Phòng Công tác xã hội, Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐTBXH) 02 ngày làm việc
6 Bước 6 Quyết định cấp giấy xác nhận Người đứng đầu các đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (tỉnh hiện có Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐTBXH) 04 ngày làm việc
7 Bước 7 Trả kết quả Phòng chuyên môn của các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (Hiện có Phòng Công tác xã hội thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐTBXH) 0,5 ngày làm việc
Tổng cộng: 10 ngày làm việc(không tính thời gian hướng dẫn thực hành)
2. Cấp (mới) giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội. Mã số TTHC:
1.012991.000.00.00.H10
1 Bước 1 Chuyển đến phòng chuyên môn Bộ phận tiếp nhận Sở LĐTBXH tại TTPVHCC 0,5 ngày Bộ phận tiếp nhận Sở LĐTBXH tại TTPVHCC sau khi tiếp nhận, chuyển hồ sơ về Phòng Quản lý lĩnh vực xã hội (Lãnh đạo Phòng QLLVXH) để thẩm định, trình Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực Quản lý xã hội quyết định, chuyển kết quả cho Bộ phận trả kết quả TTPVHCC trả cho tổ chức, cá nhân. Không
2 Bước 2 Thẩm định Lãnh đạo Phòng Quản lý lĩnh vực xã hội 05 ngày
3 Bước 3 Quyết định cấp giấy chứng nhận Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực Quản lý xã hội 01 ngày
4 Bước 4 Trả kết quả Bộ phận trả kết quả TTPVHCC 0,5 ngày
Tổng cộng 07 ngày làm việc
3. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội. Mã số TTHC:
1.012992.000.00.00.H10
1 Bước 1 Chuyển đến phòng chuyên môn Bộ phận tiếp nhận Sở LĐTBXH TTPVHCC 0,5 ngày Bộ phận tiếp nhận Sở LĐTBXH tại TTPVHCC sau khi tiếp nhận, chuyển hồ sơ về Phòng Quản lý lĩnh vực xã hội (Lãnh đạo Phòng QLLVXH) để thẩm định, trình Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực Quản lý xã hội quyết định, chuyển kết quả cho Bộ phận trả kết quả TTPVHCC trả cho tổ chức, cá nhân. Không
2 Bước 2 Thẩm định Lãnh đạo Phòng Quản lý lĩnh vực xã hội 03 ngày
3 Bước 3 Quyết định Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực Quản lý xã hội 01 ngày
4 Bước 4 Trả kết quả Bộ phận trả kết quả TTPVHCC 0,5 ngày
Tổng cộng 05 ngày làm việc
4. Đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mã số TTHC: 1.012993.000.00.00.H10
1 Bước 1 Chuyển đến phòng chuyên môn Bộ phận tiếp nhận Sở LĐTBXH TTPVHCC 0,5 ngày Bộ phận tiếp nhận Sở LĐTBXH tại TTPVHCC sau khi tiếp nhận, chuyển hồ sơ về Phòng Quản lý lĩnh vực xã hội (Lãnh đạo Phòng QLLVXH) để thẩm định, trình Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực Quản lý xã hội quyết định, chuyển kết quả cho Bộ phận trả kết quả TTPVHCC trả cho tổ chức, cá nhân. Không
2 Bước 2 Thẩm định Lãnh đạo Phòng Quản lý lĩnh vực xã hội 05 ngày
3 Bước 3 Quyết định Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực Quản lý xã hội 01 ngày
4 Bước 4 Trả kết quả Bộ phận trả kết quả TTPVHCC 0,5 ngày
Tổng cộng 07 ngày làm việc
| Quyết định 1847/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1847-QD-UBND-2024-quy-trinh-thu-tuc-hanh-chinh-Bao-tro-xa-hoi-nganh-Lao-dong-Binh-Phuoc-634164.aspx | {'official_number': ['1847/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1847/QĐ-UBND năm 2024 công bố Quy trình giải quyết thủ tục hành chính mới lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bình Phước', ''], 'signer': ['Trần Tuyết Minh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '03/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,321 | HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 02/2000/NQHĐTP Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2000
NGHỊ QUYẾT
CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 02/2000/NĐHĐTP NGÀY 23
THÁNG 12 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦALUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH NĂM 2000
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ vào Điều 20 và Điều 21 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 (được sửa
đổi, bổ sung ngày 28/12/1993 và ngày 28/10/1995);
Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật hôn nhân và gia đình được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09/6/2000 và có
hiệu lực từ ngày 01/01/2001;
QUYẾT NGHỊ
Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09/6/2000 như sau:
1. Điều kiện kết hôn (Điều 9)
Nam và nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện quy định tại Điều 9.
Khi giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn cần
chú ý một số điểm sau đây:
a. Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9 là: "Nam từ hai mươi tuổi trở
lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên". Theo quy định này thì không bắt buộc nam
phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được
kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám
mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn.
b. Nếu nam và nữ kết hôn tuy có đủ các điều kiện quy định tại các điểm 1 và 3
Điều 9, nhưng họ không tự nguyện quyết định mà thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9:
b.1. Một bên ép buộc (ví dụ: đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc
dùng vật chất...) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn;
b.2. Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp
hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố
tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu...) nên bên bị lừa dối đã
đồng ý kết hôn;
b.3. Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ
của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết
hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên
cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau...) buộc người bị cưỡng ép kết hôn
trái với nguyện vọng của họ.
c. Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 3 Điều 9 bị vi phạm, nếu việc kết hôn
thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 10. Cần chú ý đối với từng
trường hợp cụ thể như sau:
c.1. Người đang có vợ hoặc có chồng là:
Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn;
Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và
đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;
Người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước
ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện
kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị
quyết này có hiệu lực cho đến trước ngày 01/01/2003).
c.2. Người mất năng lực hành vi dân sự là người mất khả năng bằng hành vi của
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
c.3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa
ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em
cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con
chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
c.4. Đối với trường hợp quy định tại điểm 4 Điều 10 cần hiểu là ngoài việc cấm
kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi thì điều luật còn cấm kết hôn:
Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;
Giữa người đã từng là bố chồng với con dâu;
Giữa người đã từng là mẹ vợ với con rể;
Giữa người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ;
Giữa người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng.
2. Huỷ việc kết hôn trái pháp luật (Điều 16)
Khi giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật, Toà án cần chú ý các điểm sau
đây:
a. Theo quy định tại điểm 3 Điều 8 thì kết hôn trái pháp luật là việc xác lập
quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp
luật quy định; cụ thể là việc đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền quy
định tại Điều 12 thực hiện và việc tổ chức đăng ký kết hôn theo đúng nghi thức
quy định tại Điều 14, nhưng vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định
tại Điều 9 như đã hướng dẫn tại mục 1 Nghị quyết này.
b. Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không phải do cơ quan có thẩm quyền
quy định tại Điều 12 thực hiện (ví dụ: việc đăng ký kết hôn giữa nam và nữ do
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi không có bên nào kết hôn cư trú thực
hiện), thì việc đăng ký kết hôn đó không có giá trị pháp lý; nếu có yêu cầu
huỷ việc kết hôn trái pháp luật, thì mặc dù có vi phạm một trong những điều
kiện kết hôn quy định tại Điều 9, Toà án không tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp
luật mà áp dụng khoản 1 Điều 11 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng.
c. Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không theo nghi thức quy định tại
Điều 14 thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý, nếu có yêu cầu huỷ việc
kết hôn trái pháp luật, thì mặc dù có vi phạm một trong các điều kiện kết hôn
quy định tại Điều 9, Toà án không tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật mà áp
dụng khoản 1 Điều 11 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng. Tuy nhiên cần
chú ý:
c.1. Điều 14 không quy định cụ thể địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn; do đó,
địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn có thể là một nơi khác không phải là trụ sở
của cơ quan đăng ký kết hôn.
c.2. Điều 14 quy định: "Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam,
nữ kết hôn". Thực hiện cho thấy rằng trong một số trường hợp vì những lý do
khách quan hay chủ quan mà khi tổ chức đăng ký kết hôn chỉ có một bên nam hoặc
nữ; do đó, nếu trước khi tổ chức đăng ký kết hôn đã thực hiện đúng quy định
tại khoản 1 Điều 13 và sau khi tổ chức đăng ký kết hôn họ thực sự về chung
sống với nhau, thì không coi là việc đăng ký kết hôn đó là không theo nghi
thức quy định tại Điều 14.
d. Khi cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 15 có yêu cầu huỷ việc
kết hôn trái pháp luật do có vi phạm điều kiện kết hôn thì cần phân biệt:
d.1. Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đến
tuổi kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9. Tuy
nhiên, tuỳ từng trường hợp mà quyết định như sau:
Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bên
hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái
pháp luật.
Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy
đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có
hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái
pháp luật.
Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã
đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con,
có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới
phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ
lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.
d.2. Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc
bị cưỡng ép là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9. Tuy
nhiên, tuỳ từng trường hợp mà quyết định như sau:
Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sống
không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết
hôn trái pháp luật.
Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép
buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết, nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung
sống hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới
phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án
thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.
d.3. Đối với những trường hợp kết hôn thuộc một trong các trường hợp quy định
tại Điều 10 là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 3 Điều 9 và nói
chung là phải quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu thuộc
trường hợp quy định tại điểm 1 Điều 10 cần chú ý:
Nếu thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc hồi năm
1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử
lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Toà án nhân dân tối cao "Hướng
dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy
vợ, lấy chồng khác" (Xem cuốn các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Toà
án nhân dân tối cao xuất bản năm 1990; tr 255260).
Nếu khi một người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng trầm trọng,
đời sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác, thì lần kết hôn
sau là thuộc trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 10. Tuy nhiên,
khi có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng
của lần kết hôn trước, thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật
đối với lần kết hôn sau. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải
quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục
chung.
đ. Khi giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà xét thấy hành vi
vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Toà án yêu cầu Viện Kiểm sát cùng
cấp khởi tố vụ án hình sự. Nếu Viện Kiểm sát cùng cấp không đồng ý thì Toà án
có thể kiến nghị với Viện Kiểm sát cấp trên xem xét; nếu Viện Kiểm sát cấp
trên cũng không đồng ý thì Toà án tiếp tục giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn
trái pháp luật theo thủ tục chung. Trong trường hợp Viện Kiểm sát đồng ý khởi
tố vụ án hình sự thì Toà án áp dụng điểm d khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Sau khi vụ án hình sự được xét xử xong và bản án, quyết định hình sự đã có
hiệu lực pháp luật thì Toà án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung (vì lý do
của việc tạm đình chỉ không còn nữa).
3. Tài sản chung của vợ chồng (Điều 27).
a. Khoản 1 Điều 27 đã quy định tài sản chung của vợ chồng và hình thức sở hữu
đối với tài sản chung của vợ chồng. "Những thu thập hợp pháp khác" của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng
thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền
sở hữu theo quy định tại các Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật dân
sự... trong thời kỳ hôn nhân.
b. Khoản 2 Điều 27 quy định: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của
vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng
nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng".
Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia
đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như:
nhà ở, quyền sử dụng đất...), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối
với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận
thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận
tải...). Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ
chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do
vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký
quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc
chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có
tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở
hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng
trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy
định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng
khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài
sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang
có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài
sản đó là tài sản chung của vợ chồng.
4. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng (Điều 31)
Ngoài việc quy định cụ thể về quyền thừa kế tài sản của nhau, quản lý tài sản
khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, khoản 3 Điều 31 còn
quy định:
"Trong trường hợp yêu cầu chia tài sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên
còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế
được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết
thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì
những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế".
Khi áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 31 cần chú ý:
a. Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng
còn sống và gia đình là trong trường hợp người chết có để lại di sản, nhưng
nếu đem di sản này chia cho những người thừa kế được hưởng thì vợ hoặc chồng
còn sống và gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như: không có chỗ
ở, mất nguồn tư liệu sản xuất duy nhất...
Ví dụ 1: Trước khi kết hôn anh A mua được một ngôi nhà cấp 4 có diện tích
25m2. Sau đó anh A kết hôn với chị B và không nhập ngôi nhà này vào khối tài
sản chung của vợ chồng. Sau khi sinh được một người con thì anh A bị chết và
không để lại di chúc. Bố mẹ của anh A yêu cầu chia di sản thừa kế là ngôi nhà
của anh A. Chị B và con không có chỗ ở nào khác và cũng chưa có điều kiện để
tạo lập chỗ ở khác. Ngôi nhà này lại không thể chia được bằng hiện vật. Trong
trường hợp này việc chia di sản thừa kế là ngôi nhà sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống của chị B và con.
Ví dụ 2: Anh C và chị D kết hôn với nhau và mua được ngôi nhà có diện tích
20m2. Sau khi sinh được một người con thì anh C bị chết và không để lại di
chúc. Bố mẹ của anh C yêu cầu chia di sản do anh C để lại là phần nhà của anh
C trong ngôi nhà này. Chị D và con không có chỗ ở nào khác, trong khi đó ngôi
nhà này nếu chia bằng hiện vật thì không bảo đảm cho việc sinh hoạt tối thiểu
của chị D và con; nếu buộc chị D phải thanh toán bằng tiền phần thừa kế mà bố
mẹ anh C được hưởng thì chị D cũng không có khả năng. Trong trường hợp này
việc chia di sản thừa kế phần nhà của anh C trong ngôi nhà có diện tích 20m2
sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chị D và con.
b. Khi thuộc trường hợp tại điểm a mục này thì Toà án cần giải thích cho người
có yêu cầu chia di sản thừa kế biết là họ mới chỉ có quyền yêu cầu xác định
phần di sản mà họ được hưởng và họ chỉ có quyền yêu cầu chia di sản sau một
thời hạn nhất định, cụ thể là ba năm, nếu trong thời hạn này bên còn sống là
vợ hoặc chồng của người đã chết chưa kết hôn với người khác. Nếu họ có yêu cầu
xác định phần di sản mà họ được hưởng thì Toà án thụ lý để giải quyết. Trong
trường hợp này, nếu họ không được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, miễn án phí
thì họ phải nộp tiền tạm ứng án phí như đối với vụ án không có giá ngạch.
c. Toà án thụ lý yêu cầu chia di sản thừa kế đối với trường hợp được nêu tại
điểm a mục 4 này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
c.1. Hết thời hạn do Toà án xác định;
c.2. Bên còn sống đã kết hôn với người khác.
Trong trường hợp này, nếu đương sự không được miễn nộp tiền tạm ứng án phí,
miễn án phí thì họ phải nộp tiền tạm ứng án phí, nộp án phí như đối với vụ án
có giá ngạch.
5. Xác định cha, mẹ, con (Điều 63, Điều 64)
a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 63, thì về nguyên tắc trong các trường hợp
sau đây phải coi là con chung của vợ chồng:
Con sinh ra sau khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt
quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc
chồng hoặc của cả hai vợ chồng;
Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc
quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, nhưng người vợ
đã có thai trong thời kỳ hôn nhân (trong thời kỳ từ khi đã tổ chức đăng ký kết
hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân).
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn (ngày tổ chức đăng ký kết hôn) nhưng
được cả vợ và chồng thừa nhận.
b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án
xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải
có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ.
Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định
gien phải nộp lệ phí giám định gien.
6. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn (Điều 85)
Theo quy định tại Điều 85 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà
án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, người chồng không có quyền yêu cầu xin
ly hôn khi vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Luật chỉ quy
định "vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi"; do đó, khi người
vợ đang thuộc một trong các trường hợp này (không phân biệt người vợ có thai
với ai hoặc bố của đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi là ai), mà người chồng có yêu
cầu xin ly hôn, thì giải quyết như sau:
a. Trong trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Toà án áp dụng điểm 1 Điều 36 Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trả lại đơn kiện cho người nộp đơn.
b. Trong trường hợp đã thụ lý vụ án thì Toà án cần giải thích cho người nộp
đơn biết là họ chưa có quyền yêu cầu xin ly hôn. Nếu người nộp đơn rút đơn yêu
cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Nếu người nộp
đơn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án tiến hành giải quyết vụ án
theo thủ tục chung và quyết định bác yêu cầu xin ly hôn của họ.
7. Hoà giải tại Toà án (Điều 88)
Theo quy định tại Điều 88 thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án
tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; do đó, Toà
án phải tiến hành hoà giải theo đúng hướng dẫn tại mục II Nghị quyết số 3/HĐTP
ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự" (xem
Cuốn các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng; tập 2; Toà án nhân dân tối cao
xuất bản năm 1992; tr 292, 293).
8. Căn cứ cho ly hôn (Điều 89)
a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét
thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích
của hôn nhân không đạt được.
a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào
chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao
thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở,
hoà giải nhiều lần.
Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên
đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của
nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc
nhở, hoà giải nhiều lần.
Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người
vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc
nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được,
thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như
hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà
giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục
sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc
phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không
thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng;
không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự,
nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 thì: "trong trường hợp vợ hoặc chồng của
người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly
hôn". Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
b.1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng
hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong
trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly
hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các
yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
b.2. Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ
hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người
vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà
án giải quyết cho ly hôn.
b.3. Khi Toà án giải quyết cho ly hôn với người tuyên bố mất tích thì cần chú
ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy
định tại Điều 89 Bộ luật dân sự.
9. Thuận tình ly hôn (Điều 90)
a. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến
hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập
biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời
hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng
không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả
thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải
mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;
Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản,
việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể
này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên
không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình
tự phúc thẩm.
b. Trong trường hợp hoà giải tại Toà án mà thiếu một trong các điều kiện được
nêu tại điểm a mục này thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không
thành về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng
không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên
toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
10. Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Điều 91)
a. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà
giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu
xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản
hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc
chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát
không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành.
Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các
đương sự không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị
theo trình tự phúc thẩm.
b. Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà
giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn
theo thủ tục chung.
c. Cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng chưa quy định, nhưng đối với người có
đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ
ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật,
người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn.
11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều
92).
Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:
a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có
nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân
biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực
tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp
nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng
việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng
là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không
buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng
và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không
thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên
mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng
quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận
được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi
con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào
quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về
thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh
thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải
hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.
Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi
con, nếu các bên không có thoả thuận khác.
12. Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn (các Điều 95, 96, 97 và 98)
Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn phải theo đúng các nguyên tắc được
quy định tại Điều 95. Ngoài ra, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các
quy định tại Điều 96, Điều 97, Điều 98 tương ứng. Tuy nhiên, cần chú ý: việc
xác định giá trị khối tài sản chung của vợ chồng hoặc phần giá trị mà họ phải
thanh toán, họ được hưởng là căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa phương
vào thời điểm xét xử.
13. Hiệu lực thi hành của Nghị quyết
Nghị quyết này đã được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua
ngày 23 tháng 12 năm 2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 1 năm 2001.
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 01/NQHĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật
hôn nhân và gia đình (năm 1986).
Những hướng dẫn khác của Toà án nhân dân tối cao trái với các hướng dẫn trong
Nghị quyết này đều bãi bỏ.
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
CHÁNH ÁN
Trịnh Hồng Dương
| Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Nghi-quyet-02-2000-NQ-HDTP-huong-dan-ap-dung-quy-dinh-Luat-Hon-nhan-va-gia-dinh-nam-2000-47272.aspx | {'official_number': ['02/2000/NQ-HĐTP'], 'document_info': ['Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 do Hội đồng Thẩm phán - Toà án nhân dân tối cao ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao', ''], 'signer': ['Trịnh Hồng Dương'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '23/12/2000', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,322 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2350/QĐUBND Cần Thơ, ngày 24 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU, THÚC
ĐẨY HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM 2024, TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 85/2024/NĐCP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị quyết số 78/NQCP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính, phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số: 13NQ/TW
ngày 02 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế
xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là Nghị quyết số 13NQ/TW);
Căn cứ Chương trình số 31CTr/TU ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thành ủy Cần
Thơ thực hiện Nghị quyết số 13/NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 17NQ/TU
ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Thành ủy Cần Thơ về nhiệm vụ năm 2024;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 2753/TTrSCT ngày 09 tháng 10
năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Chương trình bình ổn thị trường
các mặt hàng thiết yếu, thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2024, Tết Nguyên đán
năm 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ" (viết tắt là Chương trình).
Điều 2. Giao Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan ban ngành thành phố, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan và doanh
nghiệp tham gia Chương trình căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động
phối hợp với triển khai thực hiện Chương trình này, báo cáo kết quả thực hiện
về Sở Công Thương tổng hợp theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng
cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị có liên quan và doanh nghiệp tham gia Chương trình có trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
Bộ Công Thương;
TT TU, TT HĐND TP;
CT, PCT UBND TP (1ABC);
UBMTTQVN và các Đoàn thể TP;
Sở, ban ngành TP;
UBND quận, huyện;
NHNN CNTPCT;
Báo Cần Thơ;
Đài PTTH TP;
Cổng TTĐT TP;
VP UBND TP (2AB, 3AB);
Lưu: VT, LHH. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hè
CHƯƠNG TRÌNH
BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU, THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM
2024, TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Kèm theo Quyết định số 2350/QĐUBND ngày 24 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân thành phố Cần Thơ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Góp phần bình ổn giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của Nhân
dân về các mặt hàng thiết yếu thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán năm
2025;
b) Triển khai các giải pháp ổn định cung cầu thị trường và an sinh xã hội, ứng
phó với các biến động về nguồn cung nhiên liệu (xăng dầu, khí đốt) và nguyên
vật liệu phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất và xuất khẩu;
c) Đẩy mạnh hoạt động phân phối hàng hóa kết hợp ứng dụng thương mại điện tử
để hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng, trực
tiếp; đặc biệt là tại vùng ven các quận, huyện, khu công nghiệp, chế xuất, các
chợ trên địa bàn;
d) Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh;
tăng cường quảng bá hàng Việt Nam, các sản phẩm đặc trưng, đặc thù, sản phẩm
OCOP của địa phương.
2. Yêu cầu
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
tham gia Chương trình bình ổn được tiếp cận vốn ưu đãi, có chuẩn bị nguồn
hàng. Mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với thực hiện hiệu
quả;
b) Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", "Chương trình
tinh hoa hàng Việt"; góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc
đẩy sản xuất kinh doanh phát triển;
c) Tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với
phân phối, giúp cơ sở sản xuất chủ động được đầu ra, đảm bảo chất lượng sản
phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân;
d) Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong các hoạt động đầu tư, kết
nối giao thương, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường;
đ) Nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện hoạt động bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng; thúc đẩy xây dựng văn hóa kinh doanh bền vững;
e) Lồng ghép thực hiện công tác dự trữ hàng hóa thiết yếu, phục vụ phòng,
chống thiên tai trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2024 và quý I năm 2025.
II. NGUYÊN TẮC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Nguyên tắc
Các mặt hàng tham gia Chương trình phải đảm bảo ít nhất một trong các nguyên
tắc sau:
a) Có tính chất thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn và thường xuyên cho thị
trường trên địa bàn thành phố;
b) Có tính chất nhạy cảm về giá cả, cung cầu, khó chủ động về lượng và nguồn
cung ứng một cách ổn định;
c) Các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp lễ, Tết Nguyên đán hoặc cần
thiết đáp ứng cho Nhân dân khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
2. Thời gian thực hiện
Chương trình được chia làm 2 giai đoạn thực hiện:
a) Giai đoạn 1: từ tháng 10 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, thực
hiện các hoạt động bình ổn hàng hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm của Nhân dân trong
các ngày lễ cuối năm và Tết Dương lịch; dự trữ hàng hóa phòng chống thiên tai.
b) Giai đoạn 2: từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến hết ngày 03 tháng 3 năm 2025,
thực hiện các hoạt động bình ổn hàng hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm của Nhân dân
cho dịp Tết Nguyên đán và các ngày lễ đầu năm.
III. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế được
thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các quy định
pháp luật khác có liên quan (gọi chung là doanh nghiệp); các tổ chức tín dụng
hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký
tham gia và chấp hành các quy định của Chương trình.
(Xem chi tiết điều kiện tham gia Chương trình tạiPhụ lục 1)
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Nhóm hàng tham gia Chương trình
a) Nhóm I:
Nhóm hàng lương thực, thực phẩm: gạo, mì ăn liền, thực phẩm chế biến các
loại, thịt các loại, trứng, thủy hải sản, rau củ quả.
Nhóm phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán: nước giải khát, bia các loại, bánh,
kẹo, mứt.
Nhóm gia vị: đường, dầu ăn, nước chấm các loại, bột ngọt, bột nêm các loại.
Sản phẩm tiêu dùng gia đình: nước rửa chén, chất tẩy rửa.
b) Nhóm II: nhóm hàng khác do doanh nghiệp đề xuất.
c) Nhóm hàng nhiên liệu, yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối phải đảm bảo cung
ứng đầy đủ cho hệ thống đại lý, cửa hàng trực thuộc và thương nhân kinh doanh
có hợp đồng mua bán nhiên liệu với doanh nghiệp.
2. Nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng trên địa bàn
Việc xác định nhu cầu tiêu thụ cho từng mặt hàng được thực hiện căn cứ vào
Quyết định số 02/QĐTTg ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 2030 và tầm nhìn
đến năm 2045; Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành của Viện dinh dưỡng Bộ
Y tế; số liệu báo cáo 9 tháng đầu năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn[1]; tình hình thực tế của thị trường và các sự kiện diễn ra ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng để xây dựng và ước lượng số lượng hàng hóa cần thiết cần
phải được cung cấp cho thị trường địa phương, thể hiện tại Bảng nhu cầu hàng
hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn thành phố (Chi tiết tạiPhụ lục 2
đính kèm).
Lương thực: Nhu cầu gạo trên địa bàn thành phố khoảng 6.854 tấn/tháng.
tương đương với 82.248 tấn/năm[2]. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, sản
lượng thu hoạch lúa 9 tháng đầu năm 2024 đạt 960.936 tấn (trung bình đạt
106.770,7 tấn/tháng); đạt 78,51% kế hoạch, giảm 2,51% so cùng kỳ. Lượng gạo
thành phẩm 85.416 tấn/tháng (tỷ lệ hao hụt khi xay xát lúa là khoảng 20%).
Các loại thịt, trứng: nhu cầu tiêu thụ các loại thịt trên địa bàn khoảng
6.854 tân/tháng, tương đương với 82.248 tấn/năm2; nhu cầu tiêu thụ trứng trên
địa bàn khoảng 7.106.270 quả/tháng, tương đương với 85.275.238 quả/năm2. Kết
quả chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2024, sản lượng thịt hơi các loại 26.789 tấn,
trong đó: thịt gia súc: 19.373 tấn (trung bình 2.153 tấn/tháng), thịt gia cầm:
7.416 tấn (trung bình 824 tấn/tháng); các loại trứng: 72.177.300 quả (trung
bình 8.019.700 quả/tháng).
Thủy hải sản tươi/đông lạnh: nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn khoảng 4.176
tấn/tháng. tương đương với 50.114 tấn/năm2. Kết quả sản lượng nuôi trồng thủy
sản và khai thác 9 tháng đầu năm 2024 đạt 167.007 tấn (trung bình 18.556
tấn/tháng) trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 162.886 tấn, sản lượng
khai thác 4.121 tấn.
Rau củ quả: nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn khoảng 8.320 tấn/tháng, tương
đương với 99.845 tấn/năm2. Kết quả 9 tháng đầu năm 2024 đã thu hoạch được sản
lượng 113.300 tấn rau màu các loại (trung bình 12.588 tấn/tháng) và 168.353
tấn trái cây (trung bình 18.705 tấn/tháng).
Nhìn chung, sản lượng thu hoạch của gạo, thịt các loại, thủy sản, rau củ quả
vừa đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn, vừa cung ứng cho các tỉnh,
thành phố khác và phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, các đầu mối doanh nghiệp kinh
doanh phân phối trên địa bàn thành phố đồng thời cung ứng nhiều loại gạo nhập
khẩu chất lượng cao; thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản nhập khẩu; các loại
rau củ quả nhập khẩu. Bên cạnh đó, còn hệ thống thu mua nông sản, thủy hải sản
và thịt gia súc, gia cầm từ các tỉnh, thành trong cả nước về Cần Thơ, phân
phối qua hệ thống các chợ trên địa bàn, hệ thống nhà hàng, siêu thị, cửa hàng
tiện lợi, quán ăn.
3. Đăng ký tham gia cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp
a) Hiện nay, hệ thống cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho người dân
trên địa bàn được thực hiện thông qua hệ thống của 109 chợ, phân bố rộng rãi
khắp 9 quận, huyện; 12 siêu thị (04 siêu thị hạng 1; 04 siêu thị hạng 2; 03
siêu thị hạng 3; 01 siêu thị chưa phân hạng), 9/12 siêu thị bán hàng tổng hợp
có thực phẩm tươi sống, tập trung chủ yếu tại các quận Ninh Kiều, Cái Răng và
Bình Thủy; 147/169 cửa hàng tiện lợi kinh doanh hàng hóa tươi sống, thực phẩm,
rau củ quả.
b) Chương trình nhận được đăng ký tham gia của 08 doanh nghiệp (tính đến tháng
9 năm 2024) với tổng giá trị dự trữ hàng hóa là hơn 2.299 tỷ đồng (trong đó:
giai đoạn 1 gồm 3 tháng cuối năm 2024 hơn 138,5 tỷ đồng; giai đoạn 2 gồm 3
tháng đầu năm 2025 hơn 2.160,5 tỷ đồng).
(Chi tiết tạiPhụ lục 3 đính kèm)
c) Các doanh nghiệp đăng ký mới sau khi Chương trình đã ban hành sẽ được tổng
hợp, báo cáo cập nhật số liệu tại các báo cáo bình ổn thị trường năm 20242025
theo quy định.
4. Kinh phí thực hiện
a) Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp;
b) Chương trình hỗ trợ kết nối với các Ngân hàng trên địa bàn cho các doanh
nghiệp có nhu cầu vay vốn để dự trữ hàng hóa.
5. Các biện pháp triển khai phân phối
a) Tổ chức kinh doanh hàng hóa tại các điểm bán hàng cố định của doanh nghiệp:
siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, các chợ, các hộ kinh doanh;
Tổ chức sắp xếp, bố trí các điểm kinh doanh thời vụ Tết Nguyên đán năm 2025;
Mở rộng chuỗi liên kết từ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi đến tiêu thụ để phát
triển mạng lưới phân phối;
b) Vận động doanh nghiệp lập kế hoạch thực hiện Chương trình đưa hàng Việt về
nông thôn; các điểm bán bình ổn gần các khu dân cư, khu công nghiệp; kết nối
với các bếp ăn tập thể;
c) Tổ chức triển khai Kế hoạch số 169/KHUBND ngày 13 tháng 8 năm 2024 của Ủy
ban nhân dân thành phố về tổ chức Chương trình "Khuyến mại tập trung năm 2024"
trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Quyết định số 2245/QĐBCT ngày 21 tháng 8 năm
2024 của Bộ Công Thương về việc tổ chức Chương trình khuyến mại tập trung quốc
gia 2024 Vietnam Grand Sale 2024"; đẩy mạnh công tác thông tin, hướng dẫn
doanh nghiệp đăng ký tham gia; thực hiện quảng bá để đẩy mạnh việc tiêu thụ
các mặt hàng thuộc Chương trình;
d) Vận động các đơn vị cung ứng thương mại điện tử cùng tổ chức triển khai
thực hiện nhiều Chương trình để đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, liên kết dịch vụ
giao hàng công nghệ để phục vụ nhanh chóng nhu cầu người dân, đảm bảo an toàn
phòng, chống dịch bệnh.
6. Về chế độ báo cáo
a) Tất cả các đơn vị tham gia bình ổn, các ngân hàng, tổ chức tín dụng phải
báo cáo tình hình, kết quả thực hiện mỗi tháng 01 lần, trước 15 giờ ngày 03
hàng tháng (nếu ngày báo cáo rơi vào thứ bảy, chủ nhật, lễ thì báo cáo vào
ngày làm việc liền kề) Về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân
thành phố;
b) Khi có biến động về giá hàng hóa, các doanh nghiệp tham gia Chương trình
báo cáo nhanh về Sở Công Thương theo địa chỉ 19 21 đường Lý Tự Trọng, phường
An Phú, Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hoặc qua email: [email protected].
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và đơn vị
liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; kiểm tra, giám sát công
tác chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa và các điểm bán lẻ phục vụ Chương
trình;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi sát diễn
biến thị trường và tình hình cung cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa tham
gia chương trình bình ổn để kịp thời thực hiện biện pháp bình ổn thị trường
theo thẩm quyền và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện theo
đúng quy định trong trường hợp vượt thẩm quyền;
c) Tổng hợp, cung cấp danh sách những điểm bán lẻ bình ổn, các mặt hàng bình
ổn của đơn vị tham gia chương trình bình ổn cho các ngành, đơn vị chức năng
liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện và cơ quan Báo, Đài để công bố rộng rãi
cho người dân trên địa bàn thành phố biết đến tham gia mua sắm và đồng thời
thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát;
d) Phối hợp với Sở Tài chính theo dõi, đánh giá và đề xuất Ủy ban nhân dân
thành phố khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc
thực hiện chương trình bình ổn thị trường;
đ) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên
minh Hợp tác xã thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện trong công tác phát
triển điểm bán hàng bình ổn tại vùng nông thôn, đặc biệt là tại các khu vực có
ít điểm bán.
e) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã
thành phố và sở, ban ngành, đơn vị có liên quan làm việc với các nhà cung ứng
sản phẩm đáp ứng hài hòa nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành
phố, thực hiện kết nối doanh nghiệp, đa dạng hóa mặt hàng bình ổn giá;
g) Phối hợp với Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động
sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất
lượng, hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại;
h) Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị tham gia chương
trình bình ổn thị trường, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp giải
quyết và xử lý những trường hợp vi phạm quy định theo Chương trình; tổng hợp
kết quả thực hiện chương trình bình ổn thị trường của các đơn vị báo cáo Ủy
ban nhân dân thành phố; nhận xét, đánh giá quá trình triển khai thực hiện
Chương trình và đề xuất kiến nghị để thực hiện cho năm tiếp theo được tốt hơn.
2. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan thường xuyên theo
dõi sát giá cả thị trường đối với các những hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn
thành phố đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; kịp thời
có ý kiến phối hợp với Sở Công Thương trong việc đề xuất cấp có thẩm quyền xây
dựng các biện pháp bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu tại địa phương
nhất là trong các dịp lễ hội, sự kiện lớn của thành phố;
b) Phối hợp với đơn vị liên quan hướng dẫn và thực hiện tiếp nhận, rà soát
Biểu mẫu đăng ký giá, kê khai giá đối với các loại hàng hóa dịch vụ phải thực
hiện đăng ký giá, kê khai giá theo quy định đối với các cá nhân, tổ chức sản
xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố;
c) Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý thị trường thành phố, Sở Công Thương và
các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp
luật về giá trên địa bàn thành phố Cần Thơ; chủ động tổ chức kiểm tra đối với
các trường hợp biến động giá bất thường (nếu có).
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, mở rộng vùng sản xuất tập trung nhằm
tạo nguồn hàng hóa nông sản, thủy sản ổn định, đảm bảo chất lượng, an toàn
thực phẩm... để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu;
b) Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn thành
phố; kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm tập trung
và chỉ đạo sản xuất chăn nuôi phù hợp, bền vững, khuyến khích chăn nuôi theo
mô hình khép kín, áp dụng các giải pháp công nghệ và chăn nuôi an toàn sinh
học; đẩy mạnh việc sản xuất theo chuỗi liên kết và hỗ trợ con giống vật nuôi
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt gia súc (nhất là mặt hàng thịt
heo), thịt gia cầm và trứng gia cầm, góp phần bình ổn giá thị trường;
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thủy sản trên địa
bàn thành phố;
d) Giới thiệu các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất đảm bảo an
toàn thực phẩm gắn truy xuất nguồn gốc và có sản lượng ổn định tham gia Chương
trình bình ổn thị trường;
đ) Phối hợp với Sở Công Thương và đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến cung
cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều hành, bình
ổn phù hợp.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành thành phố và đơn vị có liên quan rà
soát và đề xuất những phương án xử lý phù hợp đối với các thông tin không
chính xác, sai lệch trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, gây
ảnh hưởng đến công tác ổn định thị trường hàng hóa thiết yếu;
b) Chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tin báo chí trên địa bàn tuyên truyền
về công tác bình ổn thị trường hàng hóa, ổn định tâm lý người dân, để người
dân yên tâm mua sắm hàng hóa, không lo thiếu hàng, tránh tuyên truyền gây ra
trường hợp người dân thu gom, mua hàng tích trữ, ảnh hưởng đến sự ổn định của
thị trường;
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và đơn vị liên quan xây dựng nội dung
tuyên truyền về Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên
địa bàn thành phố năm 2024; kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan báo
chí về những nội dung liên quan đến Chương trình.
5. Sở Giao thông vận tải
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực
phẩm lưu thông, tập kết tại các bến bãi trên địa bàn;
b) Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải chuẩn bị các phương tiện đảm
bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật để phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân và lưu
thông hàng hóa;
c) Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra giá cước vận tải
và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp lợi dụng nhu cầu đi lại
tăng cao trong các dịp lễ, Tết để tăng giá cước và các trường hợp không thực
hiện việc kê khai, niêm yết giá; đồng thời công bố công khai tổ chức, cá nhân
có hành vi vi phạm và hình thức xử lý trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
6. Công an thành phố
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các
hành vi vi phạm như: đầu cơ, găm hàng, buôn lậu, gian lận thương mại và sản
xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; Điều tra xử lý tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc nâng giá nhằm thu lợi
bất chính, lợi dụng hình thức thương mại điện tử để thực hiện các hành vi phạm
tội; sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm vệ sinh môi trường và vệ sinh an
toàn thực phẩm;
b) Phối hợp với chặt chẽ với lực lượng Quản lý thị trường, lực lượng thanh tra
chuyên ngành trong việc thanh tra, kiểm soát thị trường và xử lý các hành vi
vi phạm, nhất là hành vi tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang trong Nhân
dân;
c) Thường xuyên phối hợp với Sở Giao thông Vận tải để hướng dẫn các đơn vị
tham gia Chương trình thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp
luật để được lưu thông, vận chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu đến các địa
điểm kinh doanh trên địa bàn (theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố);
d) Chỉ đạo lực lượng Công an địa phương tăng cường phối hợp với chính quyền
địa phương các cấp đảm bảo an toàn trật tự tại khu chợ trên địa bàn, không để
phát sinh các điểm mua bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè;
đ) Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia chương trình vận chuyển hàng hóa
trong giờ cao điểm, khi có biến động hàng hóa, xảy ra bão, lụt úng, dịch
bệnh... triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự để các doanh nghiệp
lưu thông vận chuyển, phân phối hàng hóa đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng
của Nhân dân.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo, tuyên truyền cho cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du
lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, các khu điểm du lịch trên địa bàn
thành phố cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giá, niêm yết
giá, thực hiện bán, cung cấp dịch vụ lưu trú du lịch theo đúng giá niêm yết;
phối hợp với sở, ban ngành, đơn vị có liên quan kiểm tra việc thực hiện của
các đơn vị.
8. Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý hiệu quả nguồn cung vật liệu
xây dựng; phối hợp với Sở Tài chính, Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ
xử lý kịp thời các trường hợp găm hàng, giữ hàng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng,
đẩy giá tăng cao bất hợp lý ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các công trình,
dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm; đẩy mạnh công tác theo dõi, cập
nhật biến động giá để kịp thời công bố giá vật liệu xây dựng.
9. Sở Y tế
Phối hợp với Sở Tài chính, Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ tổ chức
thực hiện bình ổn giá thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị theo quy định của
pháp luật; tăng cường rà soát giá thuốc, vật tư y tế; theo dõi sát tình hình
dịch bệnh để đảm bảo cung ứng đủ thuốc và vật tư y tế với giá hợp lý phục vụ
nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tiếp tục theo dõi tiếp nhận, rà soát kê
khai giá sách giáo khoa theo quy định của pháp luật; triển khai các biện pháp
hỗ trợ các đối tượng học sinh thuộc diện khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội.
11. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ
a) Phối hợp với đơn vị liên quan, hỗ trợ, kết nối Doanh nghiệp tham gia Chương
trình bình ổn thị trường với các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp,
nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố;
b) Phối hợp với đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin hỗ
trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường tiếp cận với chính
sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định.
12. Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ
Tuyên truyền, phổ biến Chương trình bình ổn thị trường đến các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp.
13. Liên minh Hợp tác xã thành phố
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện lựa chọn, giới thiệu các hợp tác
xã có uy tín, có điều kiện về mặt bằng, nhân lực... tham gia hệ thống bán hàng
bình ổn giá;
b) Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài
chính kiểm tra, giám sát và giúp đỡ các hợp tác xã tổ chức tốt việc bán hàng
bình ổn giá.
14. Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về các điểm bán bán lẻ bình ổn để người dân
trên địa bàn biết, tham gia mua sắm;
b) Chỉ đạo lực lượng chức năng của quận, huyện phối hợp với sở, ban ngành tăng
cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh
doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, việc niêm yết
giá và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra, giám sát công tác bình ổn thị trường
của các đơn vị tham gia bình ổn trên địa bàn;
c) Rà soát, bố trí các điểm phù hợp và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn
vị tham gia Chương trình phát triển mới nhiều điểm bán lẻ bình ổn, bán hàng
lưu động phục vụ Nhân dân trên địa bàn;
d) Thường xuyên theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường; thông tin kịp
thời về Sở Công Thương khi thị trường có biến động bất thường;
đ) Chỉ đạo Ban Quản lý chợ/doanh nghiệp đầu tư quản lý chợ tạo điều kiện thuận
lợi, hỗ trợ các đơn vị tham Chương trình khi có yêu cầu đăng ký điểm bán lẻ
bình ổn tại các chợ để phục vụ Nhân dân mua sắm (với các chợ được phép hoạt
động trở lại). Đề nghị Ban Quản lý chợ/doanh nghiệp quản lý chợ thường xuyên
kiểm tra, nhắc nhở việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và chấp hành quy
định về giá tại các chợ trên địa bàn; sắp xếp, phân lô cho các hộ kinh doanh
tham gia buôn bán các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
15. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Cần Thơ
Làm đầu mối giữa ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp tham gia Chương
trình để cung ứng vốn tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục vay vốn và
giải ngân kịp thời cho doanh nghiệp.
16. Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như: đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng
cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không hóa đơn, chứng từ, không
rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, gian lận thương mại, đẩy giá tăng cao
bất hợp lý làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn,
thiệt hại cho người tiêu dùng, tiến độ xây dựng của các công trình, dự án đầu
tư, nhất là các dự án trọng điểm...;
b) Tập trung lực lượng kiểm tra, kiểm soát đối với những mặt hàng thiết yếu,
có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp lễ, Tất, sự kiện lớn của thành phố; phối
hợp với Sở Công Thương tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất, kinh
doanh, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng; hành vi
vi phạm trong lĩnh vực thương mại; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá
bất hợp lý đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu cho Nhân dân;
c) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập các Tổ kiểm tra các
cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng dịch vụ ăn
uống, các điểm thăm quan du lịch) Về chấp hành nghiêm các quy định của pháp
luật về giá, thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết;
d) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra việc chấp hành các quy định
của pháp luật về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa;
đ) Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
17. Sở Nội vụ (Ban Thi đua Khen thưởng)
Phối hợp với Sở Công Thương thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân thành phố
xem xét, khen thưởng sở, ban ngành, quận, huyện, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức
tín dụng... có thành tích xuất sắc theo quy định tại Quyết định số 16/2018/QĐ
UBND ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác thi
đua, khen thưởng.
18. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Hội chợ triển lãm thành
phố
Tổ chức thực hiện các chương trình liên kết vùng, kết nối cung cầu hàng hóa
giữa thành phố Cần Thơ và các tỉnh, thành phố trong cả nước; các hoạt động hỗ
trợ quảng bá, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt nông sản; hỗ trợ kết nối doanh
nghiệp sản xuất tiếp cận, đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối hiện đại phục vụ
tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu; đẩy mạnh hỗ trợ kết nối, quảng bá
trực tuyến (quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các sản Thương mại điện tử...);
cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh; chủ trì,
phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu
tư, thương mại đã được phê duyệt, góp phần đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định
thị trường.
19. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ, sở, ban
ngành và đoàn thể thành phố
Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến
sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn thành phố chủ trương của Chính
phủ, Ủy ban nhân dân thành phố về ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, cung ứng hàng hóa,
nhu yếu phẩm, bình ổn giá cả thị trường.
20. Các đơn vị đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá
a) Có kế hoạch sản xuất, khai thác, thu mua, dự trữ nguồn hàng đăng ký tham
gia Chương trình;
b) Nghiên cứu phát triển thêm điểm bán tại khu vực vùng nông thôn, tổ chức
thêm nhiều chuyến bán hàng lưu động vùng sâu vùng xa;
c) Có kế hoạch nâng cấp các điểm bán hàng cố định, lưu động, thực hiện nghiêm
việc treo băng rôn, dán logo, niêm yết giá rõ ràng, dễ thấy; sắp xếp, trưng
bày sản phẩm có tính thẩm mỹ; hàng hóa chất lượng, có xuất xứ rõ ràng;
d) Thực hiện Chương trình bình ổn hàng hóa theo cam kết, báo cáo kết quả thực
hiện theo quy định.
Trên đây là nội dung Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu,
thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2024, Tốt Nguyên đán năm 2025 trên địa bàn
thành phố Cần Thơ. Đề nghị sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, doanh
nghiệp và đơn vị liên quan tập trung tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao,
đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiến độ công việc. Trong quá trình triển khai
thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời về Sở Công Thương
tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời xem xét, chỉ đạo giải
quyết./.
PHỤ LỤC 1
ĐIỀU KIỆN THAM GIA, QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA
1. Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh
a) Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh (gọi tắt là đơn vị)
phải có ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp với các nhóm hàng trong
Chương trình; có thương hiệu, uy tín, năng lực sản xuất và kinh nghiệm kinh
doanh các mặt hàng trong Chương trình; có nguồn hàng cung ứng cho thị trường
với số lượng ổn định và xuyên suốt thời gian thực hiện Chương trình;
b) Có trụ sở chính, văn phòng, chi nhánh đang sản xuất, kinh doanh trên lãnh
thổ Việt Nam; có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị phục vụ sản xuất
đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; có phương tiện vận chuyển phục vụ việc phân
phối hàng hóa và bán hàng lưu động theo yêu cầu của Chương trình;
c) Tuân thủ các quy định về yêu cầu đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm,
truy xuất nguồn gốc, thông tin nhãn mác theo quy định của pháp luật;
d) Cam kết sản xuất, cung ứng hàng hóa tham gia Chương trình đúng chủng loại,
đủ số lượng; thực hiện việc niêm yết giá theo quy định, bán đúng theo giá
thông báo của doanh nghiệp;
đ) Các hệ thống phân phối khi tham gia Chương trình tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho cơ sở tham gia Chương trình cung ứng hàng hóa vào hệ thống với mức
chiết khấu ưu đãi, thực hiện việc chia sẻ chiết khấu và các chi phí khác khi
có biến động giá nhằm ổn định thị trường;
e) Các cơ sở phân phối phải có điểm bán cố định, các cơ sở sản xuất phải đưa
hàng vào các điểm bán lẻ hoạt động ổn định trên địa bàn.
2. Đối với các tổ chức tín dụng
a) Tất cả các tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc chi nhánh đang hoạt động
trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Có gói lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện Chương
trình và các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa cho doanh
nghiệp bình ổn được vay vốn để sản xuất kinh doanh (thời gian cho vay giữa
doanh nghiệp và tổ chức tín dụng không phụ thuộc vào thời hạn của Chương
trình).
3. Quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia
a) Quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh
Quyền lợi:
+ Được hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh như: phát triển chuỗi sản xuất,
cung ứng, liên kết tiêu thụ, tham gia các chương trình kết nối hợp tác, xúc
tiến thương mại trong và ngoài nước của thành phố; hỗ trợ kết nối với các ngân
hàng để bổ sung vốn liên quan đến công tác dự trữ hàng hóa;
+ Hỗ trợ về hoạt động quảng bá, thông tin và truyền thông đối với các đơn vị
tham gia Chương trình bình ổn thị trường;
+ Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng đối với các đơn vị hoạt động
tốt, tích cực, đạt hiệu quả và được người tiêu dùng đánh giá cao.
Nghĩa vụ:
+ Đảm bảo chất lượng hàng hóa: hàng hóa tham gia phải đảm bảo an toàn thực
phẩm, có nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng các quy định về chất lượng, an toàn cho
người tiêu dùng. Khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn nhiều sản phẩm mang
thương hiệu Việt để tham gia Chương trình, lồng ghép với Chương trình "Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam";
+ Thực hiện nghiêm việc niêm yết giá, bán đúng giá theo niêm yết; lựa chọn
nhiều loại sản phẩm có giá cả phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng; trao
đổi với nhà sản xuất để có các sản phẩm với giá cả thích hợp với điều kiện thu
nhập của các đối tượng là người lao động có thu nhập thấp, công nhân;
+ Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình thực hiện bán hàng bình ổn về Sở
Công Thương theo quy định tại Chương trình này.
b) Quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng khi tham gia
Quyền lợi:
+ Được hỗ trợ truyền thông, quảng bá thương hiệu;
+ Được cung cấp thông tin về nhu cầu vay vốn của các đơn vị tham gia thực
hiện Chương trình và tạo điều kiện để kết nối với các đơn vị;
+ Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ sẽ đánh giá, báo cáo và có
đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng đối với các Ngân hàng, tổ chức
tín dụng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ vay vốn cho Chương trình bình ổn
thị trường của thành phố.
Nghĩa vụ:
+ Xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ vốn ưu đãi cho doanh nghiệp bằng nhiều
hình thức linh hoạt;
+ Phối hợp với doanh nghiệp để cung ứng dịch vụ thanh toán không bằng tiền
mặt;
+ Đẩy mạnh triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng để
thúc đẩy hoạt động mua bán thông qua ứng dụng thương mại điện tử;
+ Hàng tháng, báo cáo tình hình thực hiện về Ngân hàng nhà nước chi nhánh
thành phố Cần Thơ và Sở Công Thương theo quy định của Chương trình.
4. Cách thức đăng ký tham gia
a) Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 2445/SCTQLTM ngày 10 tháng 9 năm
2024 của Sở Công Thương về việc mời doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn
thị trường các mặt hàng thiết yếu, thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2024, Tết
Nguyên đán năm 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
b) Doanh nghiệp gửi Đơn đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường các
mặt hàng thiết yếu, thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2024, Tết Nguyên đán năm
2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ kèm với Phương án tổ chức bán hàng và các
Phụ lục 1, 2, 3,4, 5 đã được điền đầy đủ thông tin về hàng hóa đăng ký tham
gia theo mẫu, gửi về địa chỉ email của Sở Công Thương Cần Thơ: [email
protected].
Lưu ý file gửi gồm 01 bản scan Văn bản đề nghị vàPhụ lục có ký tên, đóng dấu
của đơn vị + 01 file mềmPhụ lục.
PHỤ LỤC 2
NHU CẦU HÀNG HÓA THIẾT YẾU CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
STT Mặt hàng ĐVT Nhu cầu lượng hàng hóa cửa toàn thành phố trong 01 tháng Nhu cầu lượng hàng hóa của toàn thành phố trong 01 năm
1 Gạo tấn 6.854 82.248
2 Mì ăn liền thùng 867.164 10.405 968
3 Thực phẩm CB các loại tấn 6.841.877 82.102.524
4 Thịt các loại tấn 6.854 82.248
5 Trứng quả 7.106.270 85.275 238
6 Thủy hải sản tấn 4.176 50.114
7 Rau củ quả tấn 8.320 99.845
8 Đường tấn 178.458 2.141.496
9 Dầu ăn lít 282.256 3.387.067
10 Nước chấm các loại lít 610.034 7.320.411
11 Bột ngọt kg 37.521 450.257
12 Bột nêm các loại kg 368.902 4.426.829
13 Bánh kẹo, mút kg 362.973 4.355.675
14 Nước giải khát thùng 4.162 393 49.948.721
15 Bia các loại lit 3 536.930 42.443.158
16 Nước rửa chén, chất tẩy rửa các loại lít 416.243 4.994.910
PHỤ LỤC 3
HÀNG HÓA THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG NĂM 2024 2025
(từ tháng 10/2024 đến hết tháng 03/2025)
STT Nhóm hàng Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Cả 2 giai đoạn
Giá trị (đồng) Giá trị (đồng) Giá trị (đồng)
1 Nhóm hàng lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, nước uống/ giải khát, sản phẩm phục vụ nhà bếp 52.806.800.000 85.973.200.000 138.780.000.000
2 Nhóm hàng nhiên liệu 1.070.950.549.676 1.089.791.814.889 2.160.742.364.565
3 Nhóm hàng doanh nghiệp đề xuất (khẩu trang, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh)
Tổng cộng 1.123.757.349.676 1.175.765.014.889 2.299.522.364.565
CÔNG TY .........................
...........................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số ........../.......... Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2024
ĐƠN ĐĂNG KÝ
V/v tham gia bán hàng bình ổn (hình thức điểm cố định/lưu động)
Kính gửi: Sở Công Thương TP. Cần Thơ;
UBND Quận/huyện ............................................;
UBND Phường/xã ............................................
Tên doanh nghiệp:
........................................................................................................................
MST:
..............................................................................................................................................
Địa chỉ:
.........................................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ............................... Ngày
cấp ....................................
Ngành nghề kinh doanh:
..............................................................................................................
Người đại diện pháp luật: Ông/Bà: ...........................................
Chức vụ: ....................................
Thông tin đầu mối liên hệ:
Họ tên .................................................... Chức vụ:
........................................................................
Điện thoại: .................................... Email:
......................................................................................
Công ty .................................... kính gửi Sở Công Thương TP. Cần
Thơ và UBND Quận/Phường .................................... đề nghị được tham
gia bán các mặt hàng bình ổn gồm: ..........................
Địa điểm đăng ký:
......................................................................................................................
Công ty xin cam kết trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ thực hiện tốt các
quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm/phòng chống cháy nổ, tích cực phối hợp
với địa phương hỗ trợ người dân mua hàng hóa bình ổn an toàn, an ninh./.
(Đính kèm Phương án tổ chức bán hàng bình ổn)
zz
Nơi nhận:
Như kính gửi;
Lưu ...... GIÁM ĐỐC
CÔNG TY .........................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số ........../PA Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2024
PHƯƠNG ÁN
Tổ chức điểm bán hàng bình ổn thị trường
(hình thức điểm cố định/lưu động)
Nhằm hưởng ứng thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết
yếu, thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2024, Tết Nguyên đán năm 2025, Công ty
........................................ xây dựng Phương án tổ chức điểm bán
hàng bình ổn như sau:
1. Thời gian bán hàng
+ Buổi sáng từ 6 giờ 00 phút đến 11 giờ.
+ Buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ 00 phút.
+ Từ ngày ........ tháng ........ năm 2024 đến khi có thông báo tạm ngừng bán
hàng.
2. Mạng lưới phân phối phục vụ chương trình bình ổn thị trường
STT Loại hình Số lượng Ghi chú
1 Siêu thị
2 Cửa hàng tiện lợi
3 Cửa hàng tạp hóa
4 Sạp chợ truyền thống
5 Điểm bán hàng khu vực ngoại thành/gần khu công nghiệp
6 Khác
3. Danh sách cụ thể điểm bán
STT Điểm bán
(Tên, địa chỉ) Mặt hàng đăng ký bình ổn bày bán tại điểm bán Người phụ trách Số điện thoại
1
2
3
…
4. Tổ chức thực hiện
Nhân viên tham gia bán hàng tại điểm bán hàng bình ổn mang khẩu trang,
thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ tại điểm bán hàng.
Gian hàng có bảng tên doanh nghiệp, bảng giá.
Bố trí lực lượng nhân viên bảo vệ phục vụ tại điểm bán hàng, phân luồng,
nhắc nhở khách hàng xếp hàng để đảm bảo an ninh trật tự.
Hàng hóa tại điểm bán được đóng gói (bó, mớ, túi, ...), niêm yết giả và bán
theo giá niêm yết, đảm bảo chất lượng và an toàn theo quy định.
Công ty xin cam kết trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ thực hiện tốt
các quy định về phòng, chống dịch bệnh, phối hợp địa phương hỗ trợ người dân
mua hàng hóa bình ổn, an toàn, an ninh.
Trên đây là phương án tổ chức điểm bán hàng bình ổn của Công ty
.................................... tại
....................................tại ....................................
Kính trình Sở Công Thương TP. Cần Thơ, Ủy ban nhân dân quận/huyện
……………………………., Ủy ban nhân dân phường/xã ....................................
cho phép triển khai thực hiện./.
CÔNG TY .........................
GIÁM ĐỐC
Tên doanh nghiệp
PHỤ LỤC 1
BẢNG TỔNG HỢP HÀNG HÓA THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG NĂM
20242025
(Thời gian từ tháng 10/2024 đến hết tháng 3/2025)
Nhóm hàng lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, nước uống/ giải khát, sản phẩm
phục vụ nhà bếp
STT Thời gian bán hàng bình ổn Gạo Mì ăn liền Thực phẩm CB các loại Thịt các loại Trứng Thủy hải sản Rau củ quả Đường Dầu ăn Nước chấm các loại Bột ngọt/ Bọt nêm các loại Bánh kẹo, mứt Nước giải khát Bia các loại Nước rửa chén, chất tẩy rửa các loại Tổng giá trị (đồng)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
tấn thùng tấn tấn Quả tấn tấn tấn lít lít kg kg thùng lít lít
I Từ tháng 10/2024 đến hết tháng 12/2024 (đăng ký dự trữ các mặt hàng từ cột 1 đến cột 9)
II Từ tháng 01/2025 đến hết tháng 3/2025 (đăng ký dự trữ các mặt hàng từ cột 1 đến cột 15)
Tổng cộng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 ° 0
Cam kết của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường, sẵn sàng phối
hợp với Sở Công Thương để thực hiện hoạt động dự trữ hàng hóa để phục vụ cho
nhu cầu tiêu thụ của thị trường tại thành phố Cần Thơ với lượng đăng ký cụ thể
trên các Phụ lục.... Doanh nghiệp cam kết thực hiện tốt hoạt động niêm yết giá
và bán đúng theo giá niêm yết. Phối hợp cùng cơ quan quản lý nhà nước để ổn
định giá cả hàng hóa khi thị trường có biến động tăng/giảm bất thường. Cam kết
hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm, nguồn gốc
xuất xứ và nhãn mác sản phẩm.
Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2024
GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)
Tên doanh nghiệp
PHỤ LỤC 2
BẢNG TỔNG HỢP HÀNG HÓA THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG NĂM
20242025
(Thời gian từ tháng 10/2024 đến hết tháng 3/2025)
Nhóm hàng do doanh nghiệp đề xuất
STT Doanh nghiệp Tên hàng Tên hàng Tên hàng Tên hàng
Đơn vị tính Đơn vị tính Đơn vị tính Đơn vị tính
I Từ tháng 10/2024 đến hết tháng 12/2024
1
2
3
...
II Từ tháng 01/2025 đến hết tháng 3/2025
1
2
3
...
Tổng cộng 0 0 0 0
Tổng giá trị 0 0 0 0
Cam kết của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường, sẵn sàng phối
hợp với Sở Công Thương để thực hiện hoạt động dự trữ hàng hóa để phục vụ cho
nhu cầu tiêu thụ của thị trường tại thành phố Cần Thơ với lượng đăng ký cụ thể
trên các Phụ lục.... Doanh nghiệp cam kết thực hiện tốt hoạt động niêm yết giá
và bán đúng theo giá niêm yết. Phối hợp cùng cơ quan quản lý nhà nước để ổn
định giá cả hàng hóa khi thị trường có biến động tăng/giảm bất thường. Cam kết
hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm, nguồn gốc
xuất xứ và nhãn mác sản phẩm.
Cần Thơ, ngày ....tháng.... năm 2024
GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)
Tên doanh nghiệp
PHỤ LỤC 3
BẢNG TỔNG HỢP HÀNG HÓA THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG NĂM
20242025
(Thời gian từ tháng 10/2024 đến hết tháng 3/2025)
Nhóm hàng nhiên liệu
STT Doanh nghiệp/ Cửa hàng Xăng Dầu diesel Dầu hỏa Gas
Lít Lít Lít Kg
I Từ tháng 10/2024 đến hết tháng 12/2025
II Từ tháng 01/2025 đến hết tháng 3/2025
Tổng cộng
Tổng số tiền
Cam kết của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường, sẵn sàng phối
hợp với Sở Công Thương đề thực hiện hoạt động dự trữ hàng hóa để phục vụ cho
nhu cầu tiêu thụ của thị trường tại thành phố Cần Thơ với lượng đăng ký cụ thể
trên các Phụ lục.... Doanh nghiệp cam kết thực hiện tốt hoạt động niêm yết giá
và bán đúng theo giá niêm yết. Phối hợp cùng cơ quan quản lý nhà nước đê ổn
định giá cả hàng hóa khi thị trường có biến động tăng/giảm bất thường. Cam kết
hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm, nguồn gốc
xuất xứ và nhãn mác sản phẩm.
Cần Thơ, ngày ....tháng.... năm 2024
GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)
Tên doanh nghiệp
PHỤ LỤC 4
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ TREO BĂNG RÔN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN
20242025
STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ Số lượng cơ sở/cửa hàng
(Liệt kê theo quận/huyện) Số lượng băng rôn đăng ký tham gia(1)
I Từ tháng 10/2024 đến hết tháng 12/2025
1
2
...
II Từ tháng 01/2025 đến hết tháng 3/2025
1
2
...
(1) Lưu ý: doanh nghiệp cần ghi rõ tên các cửa hàng, cơ sở đăng ký tham gia
treo băng rôn nếu số lượng băng rôn đăng ký tham gia ít hơn số lượng cửa hàng,
cơ sở doanh nghiệp hiện có.
Cam kết của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường, sẵn sàng phối
hợp với Sở Công Thương để thực hiện hoạt động dự trữ hàng hóa để phục vụ cho
nhu cầu tiêu thụ của thị trường tại thành phố Cần Thơ với lượng đăng ký cụ thể
trên các Phụ lục. Doanh nghiệp cam kết thực hiện tốt hoạt động niêm yết giá và
bán đúng theo giá niêm yết. Phối hợp cùng cơ quan quản lý nhà nước đê ổn định
giá cả hàng hóa khi thị trường có biến động tăng/giảm bất thường. Cam kết hàng
hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ
và nhãn mác sản phẩm.
Cần Thơ, ngày ....tháng.... năm 2024
GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)
Tên doanh nghiệp
PHỤ LỤC 5
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ THAM GIA HỖ TRỢ VỐN VAY ƯU ĐÃI, GIẢM LÃI SUẤT
TIỀN VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, THƯƠNG NHÂN ĐỂ PHỤC VỤ NHU CẦU TẠM TRỮ HÀNG
HÓA
STT Tên Doanh nghiệp Địa chỉ Các hình thức đề nghị hỗ trợ
I Từ tháng 10/2024 đến hết tháng 12/2024
1
2
...
II Từ tháng 01/2025 đến hết tháng 3/2025
1
2
...
Cam kết của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường, sẵn sàng phối
hợp với Sở Công Thương để thực hiện hoạt động dự trữ hàng hóa để phục vụ cho
nhu cầu tiêu thụ của thị trường tại thành phố Cần Thơ với lượng đăng ký cụ thể
trên các Phụ lục.... Doanh nghiệp cam kết thực hiện tốt hoạt động niêm yết giá
và bán đúng theo giá niêm yết. Phối hợp cùng Cơ quan quản lý nhà nước để ổn
định giá cả hàng hóa khi thị trường có biến động tăng/giảm bất thường. Cam kết
hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm, nguồn gốc
xuất xứ và nhãn mác sản phẩm.
Cần Thơ, ngày ....tháng.... năm 2024
GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)
[1] Báo cáo số 2588/BCSNN&PTNT ngày 12 tháng 9 năm 2024 của Sở Nông nghiệp và
PTNT về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tháng 9
năm 2024 và Kế hoạch tháng 10 năm 2024.
[2] Tính toán dựa trên thống kê số lượng dân cư trên địa bàn thành phố Cần Thơ
và Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành của Viện dinh dưỡngBộ Y tế.
| Quyết định 2350/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-2350-QD-UBND-2024-Chuong-trinh-binh-on-thi-truong-cac-mat-hang-thiet-yeu-Can-Tho-628976.aspx | {'official_number': ['2350/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2350/QĐ-UBND về Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2024, Tết Nguyên đán năm 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Cần Thơ', ''], 'signer': ['Nguyễn Ngọc Hè'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Thương mại'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '24/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,323 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 19/2024/NQHĐND Ninh Bình, ngày 30 tháng 10 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH VỀ ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ SINH SỐNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 25
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15,
Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và
Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số102/2024/NĐCP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Xét Tờ trình số 117/TTrUBND ngày 21 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Ninh Bình về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định chính sách về đất
đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chính sách hỗ trợ về đất đai cho
đồng bào dân tộc thiểu số, cá nhân là người dân tộc thiểu số sinh sống trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình; tổ chức được giao trách nhiệm quản lý quỹ đất tại địa
phương.
2. Cá nhân là người dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình.
3. Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai.
Điều 3. Đất để thực hiện chính sách hỗ trợ về đất đai
1. Đất để thực hiện chính sách quy định tại Nghị quyết này được bố trí từ:
a) Quỹ đất theo quy định khoản 4 Điều 16 Luật Đất đai.
b) Quỹ đất nông nghiệp sau khi rà soát, thu hồi diện tích đất không sử dụng,
sử dụng không đúng mục đích, giao khoán, cho thuê, cho mượn trái pháp luật, bị
lấn, bị chiếm để giao, cho thuê đối với tổ chức, cá nhân theo quy định tại
khoản 2 Điều 180 Luật Đất đai.
c) Quỹ đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng sau khi rà soát,
thu hồi phần diện tích đất giữ lại của các công ty nông, lâm nghiệp theo
phương án sử dụng đất đã được phê duyệt nhưng không trực tiếp sử dụng mà cho
thuê, cho mượn, giao khoán hoặc khoán trắng cho người khác sử dụng trái pháp
luật theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 181 Luật Đất đai.
d) Diện tích đất đã được Nhà nước thu hồi và bồi thường tài sản gắn liền với
đất đối với trường hợp cá nhân là người dân tộc thiểu số được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật Đất đai chuyển
khỏi địa bàn cấp tỉnh nơi có đất đến nơi khác sinh sống hoặc không có nhu cầu
sử dụng mà không tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người thuộc
hàng thừa kế là đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Đất đai.
2. Để bảo đảm quỹ đất thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào
dân tộc thiểu số, trong nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
phải xác định chỉ tiêu các loại đất đảm bảo chính sách đất ở, đất sản xuất cho
đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 66 Luật Đất
đai, dự án bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy
định tại điểm b khoản 3 Điều 67 Luật Đất đai.
Điều 4. Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ về đất đai
1. Hỗ trợ trực tiếp đến cá nhân là người dân tộc thiểu số.
2. Cá nhân là người dân tộc thiểu số được miễn, giảm tiền sử dụng đất phải có
nơi thường trú tại địa phương nơi có đất được giao đất, công nhận quyền sử
dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Việc xác định cá nhân là người dân tộc thiểu số; cá nhân là người dân tộc
thiểu số thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo thực hiện theo quy định hoặc quyết
định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng; các cá nhân được hỗ trợ phải
sử dụng đúng mục đích.
Điều 5. Chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc
thiểu số
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào quỹ đất hiện có
của địa phương và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt thực hiện
rà soát, đề xuất bố trí các điểm đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc
thiểu số. Vị trí điểm đất sinh hoạt cộng đồng đề xuất phải phù hợp với phong
tục, tập quán, tín ngưỡng, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Điều 6. Chính sách về đất đai đề đảm bảo ổn định đời sống đối với cá nhân là
người dân tộc thiểu số
1. Giao đất ở không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với cá
nhân là người dân tộc thiểu số thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa
được Nhà nước giao đất ở hoặc chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo
quy định của pháp luật về nhà ở theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 124 Luật
Đất đai.
Trình tự, thủ tục giao đất được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Nghị
định số 102/2024/NĐCP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và quy định của Ủy ban nhân dân
tỉnh.
2. Việc miền, giảm tiền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp
luật.
Điều 7. Chính sách hỗ trợ về đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu
số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo
1. Hỗ trợ đất đai lần đầu đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc
diện hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống trên địa bàn tỉnh để bảo đảm ổn định
cuộc sống được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai.
2. Hỗ trợ đất đai để bảo đảm ổn định cuộc sống cho cá nhân là người dân tộc
thiểu số đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất lần đầu theo quy định tại
khoản 1 Điều này nhưng nay không còn đất (đất ở, đất nông nghiệp) hoặc thiếu
đất (đất ở, đất nông nghiệp) so với hạn mức giao đất mà thuộc diện hộ nghèo,
hộ cận nghèo được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai và
khoản 1 Điều 8 Nghị định số 102/2024/NĐCP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính
phủ.
Các cá nhân là người dân tộc thiểu số đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
theo quy định tại khoản 2 Điều này không được chuyển nhượng, góp vốn, tặng
cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều 48 Luật Đất đai.
Điều 8. Kinh phí thực hiện chính sách về đất đai
Nguồn kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thu hồi đất thực
hiện dự án bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để thực
hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; kinh phí đo
đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
tài sản gắn liền với đất và các chi phí khác để thực hiện chính sách được bố
trí từ ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp
luật. Trường hợp tỉnh không tự cân đối được ngân sách, giao Ủy ban nhân dân
tỉnh báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV, kỳ họp thứ 25 thông qua
ngày 30 tháng 10 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 08 tháng 11 năm 2024./.
Nơi nhận:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp;
Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
Các đại biểu HĐND tỉnh khóa XV;
Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh,
UBND tỉnh;
Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, thành phố;
Website Chính phủ, Công báo tỉnh;
Đài PTTH tỉnh, Báo Ninh Bình;
Lưu: VT, Phòng CTHĐND. CHỦ TỊCH
Mai Văn Tuất
| Nghị quyết 19/2024/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-19-2024-NQ-HDND-chinh-sach-dat-dai-doi-voi-dong-bao-dan-toc-thieu-so-Ninh-Binh-631987.aspx | {'official_number': ['19/2024/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 19/2024/NQ-HĐND quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Ninh Bình', ''], 'signer': ['Mai Văn Tuất'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '30/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,324 | BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1009/LĐTBXHLĐTL
V/v chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2015
Kính gửi: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xăng dầu Hàng không
Việt Nam
Trả lời công văn số 540/XDHKTCCB ngày 18/3/2015 của Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt Nam (gọi tắt là Vinapco) về việc
chi trả chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động, Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điểm 2, Điều 38 Nghị định số 05/2015/NĐCP ngày 12/01/2015
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ
luật Lao động thì đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ
phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao
động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc
khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01/1/1995
nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm thì người sử dụng
lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm
đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và chi trả trợ cấp thôi
việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức,
đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó.
Do vậy, trường hợp người lao động được đề cập tại công văn số 540/XDHKTCCB
ngày 18/3/2015 nêu trên chuyển đến làm việc tại Vinapco tháng 12/1994 nay thôi
việc mà chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho thời gian
làm việc tại hai doanh nghiệp nhà nước trước đó (Xí nghiệp bay chuyên nghiệp
Gia Lâm và Công ty bay dịch vụ hàng không) và chưa nhận trợ cấp một lần khi
xuất ngũ, chuyển ngành thì Vinapco có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc
cho người lao động đối với thời gian người lao động làm việc tại Công ty, thời
gian người lao động làm việc tại hai doanh nghiệp nhà nước nêu trên và thời
gian đi bộ đội.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trả lời để Quý Công ty được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
TTr Phạm Minh Huân (để b/c);
Lưu VT, Vụ LĐTL. TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Lê Xuân Thành
| Công văn 1009/LĐTBXH-LĐTL | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Lao-dong-Tien-luong/Cong-van-1009-LDTBXH-LDTL-2015-chi-tra-tro-cap-thoi-viec-cho-nguoi-lao-dong-269371.aspx | {'official_number': ['1009/LĐTBXH-LĐTL'], 'document_info': ['Công văn 1009/LĐTBXH-LĐTL năm 2015 về chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội', ''], 'signer': ['Lê Xuân Thành'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Lao động - Tiền lương'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '24/03/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,325 | UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5923/QĐUBND Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN MÊ LINH
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật tổ chức chính quyền địa ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đất đai số 31/2024/QH15; Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐCP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật quy hoạch; Nghị định 102/2024/NĐCP ngày 30/7/2024
của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TTBTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ tài nguyên và Môi
trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất;
Căn cứ Quyết định số 5135/QĐUBND ngày 07/12/2021 của UBND Thành phố về việc
duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Mê Linh;
Căn cứ Tờ trình số 237/TTrUBND ngày 09/8/2024 của UBND huyện Mê Linh về việc
đề nghị phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 9056/TTr STNMT
QHKHSDĐ ngày 12 tháng 11 năm 2024;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Mê
Linh đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5150/QĐUBND ngày
07/12/2021 như sau:
1. Nội dung phương án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2030:
1.1. Diện tích, cơ cấu các loại đất điều chỉnh:
Đơn vị tính: ha
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã đất Diện tích quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 được duyệt Diện tích Điều chỉnh Quy hoạch đến năm 2030 Biến động (Tăng +; Giảm )
1 2 3 4 5 (6) = (5) (4)
I Loại đất 14.129,30 14.129,30
1 Đất nông nghiệp NNP 7.003,95 7.002,77 1,18
Trong đó:
1.1 Đất trồng lúa LUA 4.672,05 4.611,13 60,92
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4.609,27 4.553,30 55,97
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.383,84 1.444,25 60,41
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 289,92 289,25 0,67
2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.053,84 7.055,02 1,18
2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 201,75 196,8 4,95
2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 194,09 193,7 0,39
2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 2.372,52 2.390,96 18,44
Trong đó:
Đất giao thông DGT 1353,124 1351,864 1,26
Đất có di tích lịch sử văn hóa DDT 10,36 30,06 19,7
2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 2.149,79 2.149,22 0,57
2.14 Đất ở tại đô thị ODT 577,42 567,82 9,6
2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 57,08 55,33 1,75
3 Đất chưa sử dụng CSD 71,51 71,51
Diện tích tại cột (4) theo Quyết định số 5150/QĐUBND ngày 07/12/2021
1.2. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất điều chỉnh:
Đơn vị tính: ha
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích Quy hoạch đến năm 2030 được duyệt Diện tích Điều chỉnh Quy hoạch đến năm 2030 Biến động tăng (+), giảm ()
(1) (2) (3) 4 5 (6) = (5) (4)
1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp NNP/PNN 1.512,37 1.513,55 1,18
Trong đó:
1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 709,53 802,72 93,19
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC/PNN 650,5 738,74 88,24
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 743,34 650,66 92,68
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS/PNN 27,08 27,75 0,67
2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 458,55 458,55
3 Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở PKO/OCT 51,94 51,94
Diện tích tại cột (4) theo Quyết định số 5150/QĐUBND ngày 07/12/2021
1.3. Điều chỉnh, bổ sung danh mục công trình dự án thực hiện đến năm 2030
huyện Mê Linh:
Điều chỉnh, bổ sung 05 công trình dự án thực hiện đến năm 2030 huyện Mê Linh
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
2. Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác
định theo Bản đồ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, Báo cáo thuyết
minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Mê Linh, đã
được UBND huyện Mê Linh xác nhận ngày 24/10/2024, Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường xác nhận ngày 24/10/2024.
Điều 2. Các nội dung khác ghi tại Quyết định số 5150/QĐUBND ngày
07/12/2021 của UBND Thành phố vẫn giữ nguyên hiệu lực.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở, ban, ngành của
Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
TT Thành ủy;
TT HĐND;
Mặt trận tổ quốc Thành phố;
Chủ tịch, các PCT UBND TP;
VPUB: CVP; các đ/c PCVP; P.TNMT;
Lưu: VT. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trọng Đông
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN MÊ LINH
(Kèm theo Quyết định số 5923/QĐUBND ngày 14/11/2024 của Ủy Ban Nhân Dân
Thành phố)
TT Danh mục các công trình dự án Mã Diện tích
(ha) Địa điểm (đến cấp xã) Ghi chú
I CÁC DỰ ÁN ĐĂNG KÝ MỚI, BỔ SUNG VÀO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030
1 Tu bổ, tôn tạo và xây dựng hoàn thiện các hạng mục còn lại khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh DDT 30,04 Xã Mê Linh, xã Tráng Việt Các hạng mục công trình dự kiến đầu tư phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị N1 được UBND thành phố phê duyệt và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho ý kiến đồng thuận tại Văn bản số 4691/BVHTTDLDSVH ngày 01/11/2023. (Phần diện tích hiện trạng là 10,33 ha; phần diện tích quy hoạch thêm là 19,7 ha)
II Dự án điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 (dự án đã có trong Quyết định số 5150/QĐUBND ngày 07/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Mê Linh
2 Khu tái định cư tại xã Chu Phan ONT 4,8 Xã Chu Phan Nghị quyết số 10/NQHĐND ngày 29/3/2024 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về phê duyệt điều chỉnh văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội (Phụ lục 15).
3 Xây dựng tuyến đường nối từ đường 23B đi Cảng Chu Phan DGT 27,8 Thanh Lâm, Tiến Thắng, Liên Mạc, Tự Lập, Chu Phan, Tiến Thịnh Nghị quyết số 23/NQ HĐND ngày 23/9/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Về cho ý kiến, phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội (Phụ lục 36)
4 Xây dựng tuyến đường Tiền Phong – Tự Lập (giai đoạn 1) DGT 31,9 Văn Khê, Tráng Việt, Mê Linh, Tiền Phong Nghị quyết số 23/NQ HĐND ngày 23/9/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Về cho ý kiến, phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội (Phụ lục 29)
5 Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội DGT 145,66 Văn Khê, Đại Thịnh, Thanh lâm, Kim Hoa Quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội.
| Quyết định 5923/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-5923-QD-UBND-2024-dieu-chinh-quy-hoach-su-dung-dat-Me-Linh-Ha-Noi-631605.aspx | {'official_number': ['5923/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 5923/QĐ-UBND năm 2024 điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Hà Nội', ''], 'signer': ['Nguyễn Trọng Đông'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,326 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 194/TCHQTXNK
V/v hủy đơn khiếu nại Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2015
Kính gửi: Công ty TNHH Hyosung Việt Nam.
(Đường N2, KCN Nhơn Trạch 5, Nhơn Trạch, Đồng Nai)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 1412311/CVXNK ngày 31/12/2014 của
Công ty TNHH Hyosung Việt Nam đề nghị hủy hồ sơ khiếu nại số 1412161/CVXNK
ngày 16/12/2014, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại số
/QĐTCHQ ngày /01/2015 đối với đơn khiếu nại của Công ty.
2. Căn cứ chú giải 5 cuối chương 72 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm
theo Thông tư số 164/2013/TTBTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì mặt hàng
“thép cốt bê tông” thuộc nhóm 72.13, 72.14, 72.15 là loại thép dùng trong cấu
kiện bê tông cốt thép, sử dụng trong xây dựng và theo một trong các tiêu chuẩn
sau đây: TCVN 16511:2008 , TCVN 16512:2008 , JIS G3109, JIS G3112, JIS
G3117, GB 1499:1998, tiêu chuẩn thép cốt bê tông khác. Trong trường hợp Doanh
nghiệp nhập khẩu khai báo vào thép “loại khác” thì phải xuất trình được giấy
chứng nhận của nhà sản xuất hoặc giám định của cơ quan giám định của cơ quan,
đơn vị có chức năng thực hiện giám định xác nhận mặt hàng thép không thuộc một
trong các tiêu chuẩn nêu trên.
Theo đó, đối với lô hàng nhập khẩu của Công ty khai báo theo mã số của mặt
hàng có mô tả “loại khác” của nhóm, phân nhóm hàng chi tiết mặt hàng “thép cốt
bê tông”, đề nghị Công ty xuất trình các giấy tờ theo quy định tại chú giải 5
cuối chương 72 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
3. Việc phân tích, giám định để phân loại hàng hóa thực hiện theo quy định
tại Khoản 7 Điều 17 Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài
chính. Đề nghị Công ty liên hệ với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu
các lô hàng tiếp theo để được hướng dẫn cụ thể.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH Hyosung Việt Nam biết.
Nơi nhận:
Như trên;
Cục HQ Đồng Nai (để chỉ đạo thực hiện);
Lưu: VT, TXNKPLTrâm (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái
| Công văn 194/TCHQ-TXNK | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-194-TCHQ-TXNK-2015-huy-don-khieu-nai-ve-phan-loai-hang-hoa-263042.aspx | {'official_number': ['194/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 194/TCHQ-TXNK năm 2015 về hủy đơn khiếu nại về phân loại hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Nguyễn Dương Thái'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thủ tục Tố tụng'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/01/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,327 | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 08/2011/TTBGDĐT Hà Nội, ngày 17 tháng 2 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, QUY TRÌNH MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO, ĐÌNH CHỈ TUYỂN
SINH, THU HỒI QUYẾT ĐỊNH MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, TRÌNH ĐỘ CAO
ĐẲNG
Căn cứLuật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐCP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang
bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐCP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào
tạo;
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐCP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy
định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 58/2010/QĐTTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học;
Căn cứ Thông tư số 14/2009/TTBGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường cao đẳng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở
ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo
trình độ đại học, trình độ cao đẳng, như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo,
đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học,
trình độ cao đẳng.
2. Văn bản này áp dụng đối với các đại học, các học viện, trường đại học,
trường cao đẳng (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo), các sở giáo dục
và đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Điều kiện được xem xét để mở ngành đào tạo trình độ đại
học
Các đại học, học viện, trường đại học được xem xét để mở ngành đào tạo
trình độ đại học khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng
của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 01 giảng viên có trình độ tiến
sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký.
2. Có chương trình đào tạo của ngành đăng ký đào tạo và đề cương chi
tiết các học phần/môn học trong chương trình đào tạo được xây dựng theo
quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
Tên ngành đào tạo có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ
đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Trường hợp tên ngành đào tạo chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp
IV trình độ đại học, các học viện, trường đại học phải trình bày luận cứ
khoa học về ngành đào tạo mới đã được Hội đồng khoa học đào tạo thông qua;
thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo
chương trình đào tạo tham khảo của ít nhất 2 trường đại học đã được kiểm
định ở nước ngoài.
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu của ngành đào
tạo trình độ đại học, cụ thể:
a) Có phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm
với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và
nghiên cứu khoa học của ngành đào tạo;
b) Thư viện của trường có phòng tra cứu thông tin, có phần mềm và các trang
thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư
liệu: sách, giáo trình, bài giảng của các học phần/môn học, các tài liệu
liên quan, có tạp chí trong và ngoài nước được xuất bản trong 10 năm trở lại
đây đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập các học phần/môn học trong chương
trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành đào tạo;
c) Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hoá và
các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ, giảng viên và sinh viên;
d) Website của trường được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết
chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, công khai các
điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai thu chi tài chính.
4. Có đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoạt động đào tạo trình độ đại học. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường bảo đảm triển khai ngành đào tạo.
5. Không vi phạm các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào
tạo và các quy định liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm tính đến
ngày cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo.
6. Ngành đăng ký đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực của ngành, địa phương, vùng và quốc gia.
Điều 3. Điều kiện được xem xét để mở ngành đào tạo trình độ cao
đẳng
1. Trường cao đẳng được xem xét để mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng
khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng
của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 4 giảng viên có trình độ thạc
sĩ đúng ngành đăng ký;
b) Có chương trình đào tạo của ngành đăng ký đào tạo và đề cương chi
tiết các học phần/môn học trong chương trình đào tạo được xây dựng theo
quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
Tên ngành đào tạo có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ
đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Trường hợp tên ngành đào tạo chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp
IV trình độ cao đẳng, trường cao đẳng phải trình bày luận cứ khoa học về
ngành đào tạo mới đã được Hội đồng khoa học đào tạo thông qua; thực tiễn và
kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào
tạo tham khảo của ít nhất 02 trường đại học hoặc trường cao đẳng đã
được kiểm định ở nước ngoài;
c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu của ngành đào
tạo trình độ cao đẳng, cụ thể:
Có đủ giảng đường, phòng học, phòng chức năng, cơ sở thí nghiệm, xưởng
thực hành, thực tập với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng
dạy và học tập của các học phần/môn học trong chương trình đào tạo;
Thư viện của trường có phòng tra cứu thông tin, có phần mềm và các trang
thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư
liệu: sách, giáo trình, bài giảng của các học phần, các tài liệu liên quan;
có tạp chí trong và ngoài nước được xuất bản trong 10 năm trở lại đây, đáp
ứng yêu cầu giảng dạy, học tập các học phần/môn học trong chương trình đào
tạo;
Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hoá và
các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ, giảng viên và sinh viên;
phòng làm việc cho giảng viên, cán bộ của trường để phục vụ công
tác quản lý, đào tạo;
Website của trường được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết
chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, công khai các
điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai thu chi tài chính;
d) Có đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ
quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng. Có quy chế tổ chức và
hoạt động của nhà trường đảm bảo triển khai ngành đào tạo;
đ) Không vi phạm các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào
tạo và các quy định liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm tính đến
ngày cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo;
e) Ngành đăng ký đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực của vùng và địa phương.
2. Trường đại học, học viện được mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng
khi ngành đó đã được mở ngành ở trình độ đại học theo quyết định
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc theo quyết định của
Giám đốc các đại học đối với các đại học được phân cấp theo Quyết
định số 3360/QĐBGD&ĐTTCCB ngày 21/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Điều 4. Thẩm quyền quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học,
trình độ cao đẳng
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định mở ngành đào tạo trình độ
đại học, trình độ cao đẳng khi cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện quy định
tại Điều 2, Điều 3 của Thông tư này. Việc mở ngành đào tạo trình độ đại
học, trình độ cao đẳng trong những trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo xem xét quyết định.
2. Đối với các đại học được Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo phân
cấp theo Quyết định số 3360/QĐBGD&ĐTTCCB ngày 21/6/2005, Giám đốc
các đại học được quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình
độ cao đẳng khi cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 2,
Điều 3 của Thông tư này.
Điều 5. Hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao
đẳng
Khi có đủ các điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ
cao đẳng quy định tại Điều 2, Điều 3 của Thông tư này, cơ sở đào tạo
xây dựng hồ sơ mở ngành đào tạo, bao gồm:
1. Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo (Phụ lục I).
2. Đề án đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao
đẳng (Phụ lục II), bao gồm các nội dung: Sự cần thiết mở ngành đào
tạo; năng lực của cơ sở đào tạo; chương trình đào tạo của ngành đăng ký
đào tạo; lý lịch khoa học và các tài liệu, minh chứng kèm theo.
3. Biên bản thông qua đề án đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học,
trình độ cao đẳng của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của cơ sở đào tạo.
4. Biên bản kiểm tra và xác nhận các điều kiện về đội ngũ giảng
viên cơ hữu, trang thiết bị, thư viện phục vụ đào tạo ngành đăng ký
đào tạo của sở giáo dục và đào tạo địa phương (Phụ lục VI).
5. Biên bản thẩm định chương trình đào tạo của Hội đồng thẩm định
chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo đối với cơ sở đào tạo được
phép tự thẩm định chương trình đào tạo hoặc của một cơ sở đào tạo
có uy tín do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định đối với cơ sở đào
tạo không được phép tự thẩm định chương trình đào tạo (Phụ lục
VII).
Hồ sơ được lập thành 3 bộ.
Điều 6. Quy trình xem xét mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ
cao đẳng
1. Cơ sở đào tạo gửi 03 bộ hồ sơ đến sở giáo dục và đào tạo, nơi
trường đặt trụ sở đề nghị kiểm tra thực tế và xác nhận các điều kiện
về đội ngũ giảng viên, trang thiết bị phục vụ đào tạo, thư viện
của cơ sở đào tạo. Đồng thời, gửi công văn đề nghị Bộ Giáo dục và
Đào tạo cho phép tự thẩm định chương trình đào tạo (Phụ lục VIII)
hoặc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định một cơ sở đào tạo
có uy tín thẩm định chương trình đào tạo.
2. Kiểm tra và xác nhận các điều kiện thực tế về đội ngũ giảng
viên cơ hữu, trang thiết bị, thư viện phục vụ đào tạo của ngành đăng
ký đào tạo
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập Đoàn kiểm
tra. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: 01 đại diện Ban giám đốc sở (Trưởng
đoàn), 01 đại diện lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ và 1 chuyên viên (làm
nhiệm vụ thư ký).
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra đối chiếu các nội dung kê khai trong
hồ sơ với các điều kiện thực tế như: bảng lương của trường, sổ bảo
hiểm của giảng viên, văn bằng, chứng chỉ của giảng viên, trang thiết
bị, thư viện và lập biên bản kiểm tra (Phụ lục VI).
b) Căn cứ vào biên bản kiểm tra, giám đốc sở giáo dục và đào tạo
xác nhận thực trạng vào các bảng biểu báo cáo về năng lực của cơ
sở đào tạo (Phụ lục III) trong hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo của
cơ sở đào tạo.
3. Cơ sơ đào tạo được phép tự thẩm định chương trình đào tạo
a) Cơ sở đào tạo được phép tự thẩm định chương trình đào tạo trình
độ đại học khi có đủ các điều kiện sau đây:
Đã thành lập được trên 5 năm và có ít nhất 1 khóa sinh viên chính
quy đã tốt nghiệp;
Có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu có bằng tiến sĩ, trong đó có ít
nhất 1 giáo sư hoặc phó giáo sư hoặc tiến sĩ khoa học đúng ngành
với ngành đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học.
b) Cơ sở đào tạo được phép tự thẩm định chương trình đào tạo trình
độ cao đẳng khi có đủ các điều kiện sau đây:
Đã thành lập được trên 5 năm và có ít nhất 1 khóa sinh viên chính
quy đã tốt nghiệp;
Có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu có bằng thạc sĩ trở lên, trong đó
có ít nhất 2 giảng viên có bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc có
chức danh khoa học là giáo sư hoặc phó giáo sư đúng ngành với ngành
đăng ký mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng;
4. Các cơ sở đào tạo không được phép tự thẩm định chương trình đào
tạo khi:
a) Không bảo đảm đủ các điều kiện ở khoản 2 Điều này;
b) Khi đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng
những ngành chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV;
c) Đã có vi phạm trong quá trình tự thẩm định chương trình đào tạo.
Các cơ sở này gửi công văn đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ
định một cơ sở đào tạo có uy tín để thẩm định chương trình đào
tạo.
5. Cơ sở đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định thẩm định
chương trình đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng cho cơ sở
đào tạo khác khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở đào tạo được chỉ định thẩm định chương trình đào tạo
trình độ đại học:
Có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu có bằng tiến sĩ, trong đó có ít
nhất 1 giáo sư hoặc phó giáo sư hoặc tiến sĩ khoa học đúng ngành
với ngành đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học;
Đang triển khai đào tạo trình độ đại học ngành cần thẩm định và
có ít nhất 5 khóa sinh viên hệ chính quy của ngành cần thẩm định
đã tốt nghiệp. Trong trường hợp ngành chưa có trong danh mục giáo
dục đào tạo cấp IV thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ định một
cơ sở đào tạo có uy tín đã đào tạo các ngành trong cùng khối
ngành để thẩm định chương trình đào tạo.
b) Cơ sở đào tạo được chỉ định thẩm định chương trình đào tạo
trình độ cao đẳng:
Có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu có bằng thạc sĩ trở lên, trong đó
có ít nhất 2 giảng viên có bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc có
chức danh khoa học là giáo sư hoặc phó giáo sư đúng ngành với ngành
đăng ký mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng;
Đang triển khai đào tạo trình độ cao đẳng ngành cần thẩm định và
có ít nhất 5 khóa sinh viên của ngành cần thẩm định đã tốt nghiệp.
Trong trường hợp ngành chưa có trong danh mục giáo dục đào tạo cấp
IV thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ định một cơ sở đào tạo có
uy tín đã đào tạo các ngành trong cùng khối ngành để thẩm định
chương trình đào tạo.
6. Quy trình thẩm định chương trình đào tạo
Sau khi nhận được ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tự
tổ chức thẩm định chương trình đào tạo hoặc chỉ định một cơ sở
đào tạo có uy tín để thẩm định chương trình đào tạo, cơ sở đào
tạo tiến hành thực hiện các công việc sau:
a) Nếu cơ sở đào tạo được phép tự tổ chức thẩm định chương trình
đào tạo, thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Hội
đồng thẩm định và tổ chức họp Hội đồng thẩm định để thẩm định
chương trình đào tạo của cơ sở mình.
b) Nếu các cơ sở đào tạo không được phép tự tổ chức thẩm định, sau
khi nhận được ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở đào tạo
gửi 5 bộ chương trình đào tạo đến cơ sở đào tạo do Bộ Giáo dục và
Đào tạo chỉ định để thẩm định chương trình đào tạo. Trong thời hạn
30 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ gửi công văn chỉ định cơ sở đào
tạo làm nhiệm vụ thẩm định chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo
khác và nhận được chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo đề nghị
thẩm định, thủ trưởng cơ sở đào tạo được chỉ định làm nhiệm vụ
thẩm định ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức
họp Hội đồng thẩm định để thẩm định chương trình đào tạo.
c) Hội đồng thẩm định
Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo trình độ đại học gồm 5
thành viên, có chức danh khoa học là giáo sư hoặc phó giáo sư, có
bằng tiến sĩ khoa học hoặc tiến sĩ thuộc ngành đăng ký mở ngành
đào tạo. Hội đồng thẩm định gồm chủ tịch, hai phản biện, thư ký
và ủy viên.
Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo trình độ cao đẳng gồm 5
thành viên, các thành viên phải có bằng thạc sĩ trở lên, trong đó
có ít nhất 2 thành viên có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ hoặc có
chức danh khoa học là giáo sư hoặc phó giáo sư đúng ngành với ngành
đăng ký mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng. Hội đồng thẩm định
gồm chủ tịch, hai phản biện, thư ký và ủy viên, trong đó chủ tịch
Hội đồng là người có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ hoặc có chức
danh khoa học là giáo sư hoặc phó giáo sư.
d) Nội dung và cách thức tiến hành phiên họp của Hội đồng thẩm
định chương trình đào tạo được quy định tại Phụ lục VII của Thông tư
này.
Sau khi nghe đại diện của cơ sở đào tạo có ngành cần thẩm định
trình bày báo cáo, các thành viên hội đồng đặt câu hỏi, cơ sở đào
tạo giải trình, các thành viên hội đồng thảo luận và bỏ phiếu
kín. Hội đồng thẩm định lập biên bản thẩm định.
Thủ trưởng cơ sở đào tạo làm nhiệm vụ thẩm định xác nhận vào biên
bản của Hội đồng thẩm định (Phụ lục VII) và vào chương trình đào
tạo (Phụ lục IV) trong hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại
học, trình độ cao đẳng của cơ sở đào tạo.
7. Kinh phí để sở giáo dục và đào tạo thực hiện kiểm tra và kinh
phí tổ chức thẩm định của Hội đồng thẩm định do cơ sở đào tạo
đăng ký mở ngành đào tạo chi trả theo quy định hiện hành.
8. Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều này,
cơ sở đào tạo đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao
đẳng gửi Hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Việc xem xét hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình
độ cao đẳng được thực hiện vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12
hàng năm.
b) Nếu hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo bảo đảm các
điều kiện và đạt yêu cầu theo quy định, trong thời hạn 30 ngày làm
việc, kể từ ngày mùng 1 các tháng trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ra quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng;
c) Nếu hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo bảo đảm các
điều kiện theo quy định, nhưng vẫn còn một số nội dung cần phải
hoàn thiện, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày mùng 1 các
tháng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào
tạo kết quả thẩm định và những nội dung cần hoàn thiện. Trong thời
hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở
đào tạo, nếu cơ sở đào tạo đáp ứng các điều kiện theo quy định, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại
học, trình độ cao đẳng;
d) Nếu hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo chưa đáp ứng
các điều kiện theo quy định, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ
ngày mùng 1 các tháng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản
kết quả thẩm định, tình trạng hồ sơ và đề nghị cơ sở đào tạo
tiếp tục chuẩn bị các điều kiện.
9. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức thanh tra,
kiểm tra, thẩm định lại tại cơ sở đào tạo.
Điều 7. Đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao
đẳng
1. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo khi xảy ra một trong
những trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 2, Điều 3 của Thông
tư này;
b) Không tuyển sinh được trong 3 năm liên tiếp;
c) Tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép đào
tạo;
d) Người cho phép mở ngành không đúng thẩm quyền;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở
mức độ phải đình chỉ;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền cho phép mở ngành đào tạo có thẩm quyền quyết
định đình chỉ tuyển sinh. Quyết định đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo phải
xác định rõ lý do đình chỉ tuyển sinh, quy định rõ thời hạn đình chỉ tuyển
sinh, các biện pháp cụ thể bảo đảm quyền lợi của sinh viên và giảng viên.
3. Trình tự, thủ tục đình chỉ tuyển sinh hoặc cho phép tuyển sinh
trở lại:
a) Khi phát hiện cơ sở đào tạo vi phạm một trong những trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
kiểm tra để đánh giá mức độ vi phạm;
b) Căn cứ vào mức độ vi phạm của cơ sở đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ra quyết định đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo;
c) Sau thời hạn đình chỉ tuyển sinh, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ
tuyển sinh được khắc phục và có hồ sơ đề nghị được tuyển sinh trở lại
của cơ sở đào tạo thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ
tuyển sinh ra quyết định cho phép cơ sở đào tạo được tuyển sinh trở lại.
Trong trường hợp chưa cho phép tuyển sinh trở lại, Bộ Giáo dục và
Đào tạo có văn bản thông báo cho cơ sở đào tạo biết rõ lý do và
hướng giải quyết;
d) Hồ sơ đề nghị được phép tuyển sinh trở lại, bao gồm:
Tờ trình cho phép tuyển sinh trở lại;
Báo cáo giải trình việc khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc
đình chỉ tuyển sinh, kèm theo các minh chứng.
Điều 8. Thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ
cao đẳng
1. Cơ sở đào tạo bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo khi xảy ra một
trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ
cao đẳng;
b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức, đào tạo tại cơ sở đào
tạo;
c) Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo mà không khắc phục được
nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
d) Không đạt tiêu chuẩn tại các kỳ kiểm định chất lượng (kiểm định cơ sở đào
tạo, kiểm định chương trình đào tạo) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở
mức độ phải thu hồi;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định thu hồi quyết định mở ngành đào tạo phải xác định rõ lý
do thu hồi, các biện pháp đảm bảo quyền lợi của sinh viên, giảng viên.
3. Người có thẩm quyền mở ngành đào tạo có thẩm quyền thu hồi quyết
định mở ngành đào tạo.
4. Trình tự, thủ tục thu hồi quyết định mở ngành đào tạo:
a) Khi cơ sở đào tạo vi phạm một trong những trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để
đánh giá mức độ vi phạm;
b) Căn cứ vào mức độ vi phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra
quyết định thu hồi quyết định mở ngành đào tạo.
Điều 9. Trách nhiệm và quyền của sở giáo dục và đào tạo
1. Tổ chức kiểm tra và xác nhận các điều kiện thực tế về đội
ngũ giảng viên cơ hữu, trang thiết bị phục vụ đào tạo, thư viện khi
các cơ sở đào tạo đề nghị.
2. Được quyền xem xét các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến đội ngũ
giảng viên, trang thiết bị phục vụ đào tạo, thư viện của cơ sở đào
tạo và được quyền yêu cầu cơ sở đào tạo cung cấp các tài liệu,
thông tin liên quan.
3. Chịu trách nhiệm về sự trung thực và tính chính xác của các
kết quả kiểm tra thực tế tại cơ sở đào tạo.
4. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ
quan chức năng có thẩm quyền về kết quả kiểm tra các điều kiện thực tế
của các cơ sở đào tạo.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo
1. Các cơ sở đào tạo đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học,
trình độ cao đẳng có trách nhiệm:
a) Đảm bảo tính trung thực, chính xác của hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo;
b) Cung cấp đầy đủ thông tin khi đoàn kiểm tra yêu cầu;
c) Tổ chức tự kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm
tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng
có thẩm quyền về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo các ngành trình độ
đại học, trình độ cao đẳng của cơ sở đào tạo;
d) Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về các điều kiện bảo đảm
chất lượng cho hoạt động đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng
của cơ sở mình.
2. Các cơ sở đào tạo được phép tự thẩm định chương trình đào tạo
có trách nhiệm thực hiện thẩm định chương trình đào tạo theo quy định
tại Thông tư này. Nếu trong quá trình thẩm định vi phạm các quy định
tại Thông tư này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ định một cơ sở
đào tạo khác thẩm định lại chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo
đó.
Điều 11. Trách nhiệm và quyền của cơ sở đào tạo được chỉ định thẩm
định chương trình đào tạo
1. Thẩm định chương trình đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng của
các cơ sở đào tạo theo quy định tại Thông tư này khi được Bộ Giáo dục và
Đào tạo chỉ định.
2. Được quyền xem xét các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc xây
dựng chương trình đào tạo và được quyền yêu cầu cơ sở đào tạo cung
cấp các tài liệu, thông tin liên quan.
3. Thực hiện thẩm định khách quan, trung thực. Chịu trách nhiệm về
kết quả thẩm định chương trình đào tạo.
4. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ
quan chức năng có thẩm quyền về kết quả thẩm định chương trình đào tạo.
5. Nếu trong quá trình thẩm định, cơ sở đào tạo được chỉ định
thẩm định chương trình đào tạo của cơ sở khác vi phạm các quy định
tại Thông tư này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ dừng việc giao nhiệm
vụ thẩm định chương trình đào tạo.
Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Vụ Giáo dục Đại học chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch – Tài chính, Cục Khảo
thí và kiểm định chất lượng đào tạo và các đơn vị liên quan:
1. Tổ chức xem xét hồ sơ và các điều kiện đăng ký mở ngành đào tạo
trình độ đại học, trình độ cao đẳng của các cơ sở đào tạo.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ
đào tạo ngành trình độ đại học, trình độ cao đẳng theo kế hoạch, đảm bảo
chất lượng.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc kiểm tra và xác nhận của
các sở giáo dục và đào tạo, việc thẩm định chương trình đào tạo
của các cơ sở đào tạo được chỉ định làm nhiệm vụ thẩm định hoặc
tự thẩm định chương trình đào tạo.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 4 năm 2011.
2. Bãi bỏ Điều 17 Điều lệ trường cao đẳng, ban hành kèm theo Thông
tư số 14/2009/TTBGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
3. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Vụ trưởng Vụ Kế hoặch
Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào
tạo, các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, sở giáo dục
và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng Chính phủ;
Văn phòng Quốc hội;
UBVHGDTNTN& NĐ của Quốc hội;
Ban Tuyên giáo Trung ương;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
Website Chính phủ;
Website Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Kiểm toán Nhà nước;
Công báo;
Như Điều 14 (để thực hiện);
Lưu:VT, Vụ PC, Vụ GDĐH. BỘ TRƯỞNG
Phạm Vũ Luận
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00119009files/image001.gif)
| Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-08-2011-TT-BGDDT-dieu-kien-ho-so-quy-trinh-mo-nganh-dao-tao-119009.aspx | {'official_number': ['08/2011/TT-BGDĐT'], 'document_info': ['Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giáo dục và Đào tạo', ''], 'signer': ['Phạm Vũ Luận'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Giáo dục'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '17/02/2011', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '08/03/2011', 'note': ''} |
19,328 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1645/QĐUBND Nghệ An, ngày 10 tháng 6 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ
LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật T ổ chức Chính quyền địa phương ngày 1 9/6/2015;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ:số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 về
kiểm soát thủ tục hành chính, s ố 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định li ên quan đến kiểm soát thủ
tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1686/QĐBTNMT ngày 30/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa
đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi
chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
2549/TTrSTNMT ngày 09/5/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới,
sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm 18 thủ tục hành chính, cụ thể:
1. Thủ tục hành chính mới: 02 thủ tục.
2. Thủ tục được sửa đổi, bổ sung: 14 thủ tục.
3. Thủ tục được thay thế: 02 thủ tục.
Điều 2.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Bãi bỏ nội dung công bố các TTHC tại số thứ tự 2, 3, 4, 5, 6, 9, 12, 13,
14, 16, 17, 19, 20, 22, 23 Mục A, số thứ tự 1 Mục B tại Quyết định số 5631/QĐ
UBND ngày 21/12/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc công bố
danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết
của UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban,
ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ
tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục KSTTHC VPCP (để b/c);
Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
Phó CVP UBND tỉnh (đ/c Thiền);
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Lưu: VT, KSTT (V). KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Nghĩa Hiếu
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00587856files/image001.gif)
| Quyết định 1645/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-1645-QD-UBND-2022-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-dat-dai-ho-gia-dinh-Nghe-An-587856.aspx | {'official_number': ['1645/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1645/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Nghệ An', ''], 'signer': ['Hoàng Nghĩa Hiếu'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '10/06/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,329 | QUỐC HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Luật số: 47/2024/QH15 Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2024
LUẬT
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
Căn cứHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; lập, thẩm định,
phê duyệt, rà soát, điều chỉnh, tổ chức quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn;
quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đô thị là nơi tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực phi nông nghiệp; là trung tâm chính trị, hành chính, kinh
tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.
2. Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng
được xác định tại quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và nông thôn hoặc quy
hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung
ương, được đầu tư xây dựng từng bước đồng bộ theo các tiêu chí phân loại đô
thị, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Nông thôn là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư và chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp.
4. Khu dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết
với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi
một khu vực nhất định ở nông thôn, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế xã hội, điều kiện hạ tầng kỹ thuật và các yếu tố khác.
5. Khu chức năng là một khu vực tại đô thị, nông thôn gồm khu kinh tế, khu
du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông
tin tập trung, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao, khu văn hóa, khu
phức hợp y tế, khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật và các khu vực phát triển
theo chức năng khác được định hướng tại quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh
hoặc quy hoạch chung theo quy định của Luật này.
6. Quy hoạch đô thị và nông thôn là việc xác định, tổ chức không gian, kiến
trúc cảnh quan, tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ
tầng xã hội, nhà ở nhằm tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân tại
thành phố, thị xã, thị trấn, đô thị mới, huyện, xã, khu chức năng.
7. Không gian đô thị, nông thôn là không gian trên mặt đất, dưới mặt đất,
dưới nước tại đô thị, nông thôn.
8. Kiến trúc đô thị, nông thôn là tổ hợp các vật thể trong đô thị, nông
thôn gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo và các công
trình khác mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng có chi phối, ảnh hưởng trực tiếp
đến cảnh quan của đô thị, nông thôn.
9. Cảnh quan là không gian được xem xét nhiều hướng khác nhau gồm không
gian xung quanh công trình kiến trúc, không gian cây xanh, mặt nước, tuyến
đường và không gian tự nhiên sử dụng chung khác.
10. Nhiệm vụ quy hoạch là các yêu cầu về nội dung nghiên cứu, tổ chức thực
hiện lập quy hoạch đô thị và nông thôn.
11. Quy hoạch chung là việc xác định mục tiêu, định hướng phát triển tổng
thể, kế hoạch phát triển dài hạn; tổ chức không gian, hệ thống công trình hạ
tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội, nhà ở cho một thành phố, thị xã, thị
trấn, đô thị mới hoặc một huyện, một xã hoặc một khu chức năng.
12. Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử
dụng đất quy hoạch và bố trí hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình
hạ tầng xã hội, nhà ở cho một khu vực, cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung
hoặc quy hoạch tỉnh.
13. Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất
quy hoạch, yêu cầu về quản lý kiến trúc cảnh quan cho từng lô đất xây dựng
công trình, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội, nhà
ở để cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung hoặc quy
hoạch không gian ngầm hoặc quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
14. Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật là việc xác định hệ thống hạ
tầng kỹ thuật gồm công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến và công trình hạ tầng
kỹ thuật không theo tuyến.
15. Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật
chính của đô thị, nông thôn và khu chức năng, được xác định trong nội dung quy
hoạch chung, quy hoạch phân khu, gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải
năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp nước, thoát nước, tuyến thông tin viễn thông,
các công trình hạ tầng kỹ thuật không theo tuyến, công trình thủy lợi.
16. Khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật là khu vực bố trí, xây dựng các công trình
hạ tầng kỹ thuật không theo tuyến.
17. Quy hoạch không gian ngầm là việc xác định, tổ chức không gian dưới mặt
đất, dưới nước để sử dụng cho mục đích xây dựng công trình công cộng ngầm được
hình thành theo dự án độc lập, công trình giao thông ngầm và xác định không
gian xây dựng công trình trên mặt đất để sử dụng cho mục đích kết nối công
trình ngầm.
18. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật là chỉ tiêu được dự báo, xác định, lựa chọn
trong quy hoạch làm cơ sở đề xuất các phương án, giải pháp quy hoạch gồm quy
mô dân số, lao động, quy mô đất đai, các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội và môi trường.
19. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch là chỉ tiêu để quản lý phát triển không
gian, kiến trúc cảnh quan cho một khu vực, ô phố hoặc một lô đất được xác định
tại quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch chung trong trường
hợp không quy định lập quy hoạch phân khu, gồm mật độ xây dựng, chiều cao hoặc
tầng cao tối đa, tối thiểu xây dựng công trình, hệ số sử dụng đất, khoảng lùi
của công trình, chiều sâu xây dựng tối đa.
20. Thời hạn quy hoạch đô thị và nông thôn là khoảng thời gian được xác
định để làm cơ sở dự báo, tính toán, lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
cho việc lập quy hoạch.
21. Thời hạn hiệu lực của quy hoạch đô thị và nông thôn là khoảng thời gian
được tính từ khi quy hoạch được phê duyệt đến khi hết thời hạn quy hoạch hoặc
quy hoạch được điều chỉnh tổng thể hoặc hết hiệu lực theo quy định của Luật
này.
22. Hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn gồm việc lập, thẩm định, phê
duyệt, rà soát, điều chỉnh, tổ chức quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn.
23. Cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn là cơ quan, đơn vị
trực thuộc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô
thị và nông thôn, được giao nhiệm vụ tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về
quy hoạch đô thị và nông thôn.
24. Cơ sở dữ liệu quy hoạch đô thị và nông thôn là tập hợp các dữ liệu điện
tử thể hiện nội dung cơ bản về quy hoạch đô thị và nông thôn, được sắp xếp, tổ
chức để truy cập, khai thác, chia sẻ, quản lý và cập nhật thông qua phương
tiện điện tử.
Điều 3. Hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và nông thôn là quy hoạch ngành quốc
gia. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh
quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và nông thôn thực hiện theo quy định của
pháp luật về quy hoạch.
2. Các loại quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
a) Quy hoạch đô thị đối với thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thị trấn, đô
thị mới;
b) Quy hoạch nông thôn đối với huyện, xã;
c) Quy hoạch khu chức năng đối với khu chức năng;
d) Quy hoạch không gian ngầm đối với thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc trung
ương.
3. Các cấp độ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm quy hoạch chung, quy
hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
4. Quy hoạch chung được lập cho thành phố, thị xã, thị trấn, đô thị mới,
huyện, xã và khu chức năng là khu kinh tế, khu du lịch quốc gia được xác định
trong quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung thành phố trực
thuộc trung ương.
5. Quy hoạch phân khu được lập cho các trường hợp sau đây:
a) Khu vực theo yêu cầu quản lý, phát triển do Chính phủ quy định trong đô thị
loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II và đô thị mới có quy mô dân số dự
báo tương đương đô thị loại I, đô thị loại II;
b) Khu chức năng không phải là khu kinh tế, khu du lịch quốc gia, có quy mô
diện tích, yêu cầu quản lý, phát triển do Chính phủ quy định;
c) Khu vực cần phải lập quy hoạch phân khu để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
6. Quy hoạch chi tiết được lập cho các trường hợp sau đây:
a) Khu vực có quy mô diện tích, yêu cầu quản lý, phát triển do Chính phủ quy
định thuộc quy hoạch phân khu đã được phê duyệt hoặc thuộc quy hoạch chung đã
được phê duyệt trong trường hợp không thuộc quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Cụm công nghiệp; khu vực được xác định để đấu giá quyền sử dụng đất theo
pháp luật về đất đai; khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông
thôn được xác định, hình thành theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới hoặc chương trình mục tiêu quốc gia khác.
7. Đối với các ô phố, tuyến đường đáp ứng các điều kiện sau đây thì không lập
quy hoạch chi tiết mà thực hiện lập thiết kế đô thị riêng, trừ trường hợp phải
lập quy chế quản lý kiến trúc theo quy định của pháp luật về kiến trúc:
a) Thuộc khu vực đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng của các lô đất,
được định hướng bảo tồn, hạn chế phát triển và có quy hoạch phân khu đã được
phê duyệt hoặc quy hoạch chung đã được phê duyệt trong trường hợp không thuộc
quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
Điều 4. Loại đô thị và đơn vị hành chính
1. Đô thị được phân thành 06 loại gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại
III, loại IV và loại V theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị.
2. Việc xác định tiêu chuẩn và phân loại đơn vị hành chính đô thị và đơn vị
hành chính nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính
quyền địa phương.
3. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng giai đoạn, Chính
phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về phân loại đô thị bảo
đảm các xu hướng phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại, bền vững và
thích ứng với biến đổi khí hậu.
Điều 5. Các trường hợp lập quy hoạch đô thị và nông thôn liên quan đến phạm
vi quy hoạch và địa giới đơn vị hành chính
1. Trường hợp địa giới hành chính của thành phố, thị xã, thị trấn, huyện, xã
nằm hoàn toàn trong phạm vi quy hoạch của khu kinh tế, khu du lịch quốc gia
thì khi lập quy hoạch chung khu kinh tế, khu du lịch quốc gia phải thể hiện
đầy đủ nội dung định hướng phát triển của thành phố, thị xã, thị trấn, huyện,
xã mà không phải lập riêng quy hoạch chung đối với từng thành phố, thị xã, thị
trấn, huyện, xã.
2. Trường hợp địa giới hành chính của thành phố, thị xã, thị trấn, huyện, xã
và phạm vi quy hoạch của khu kinh tế, khu du lịch quốc gia có khu vực bị chồng
lấn thì khi lập quy hoạch chung thành phố, thị xã, thị trấn, huyện, xã, khu
kinh tế, khu du lịch quốc gia phải đáp ứng yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất
giữa nội dung các loại quy hoạch tại khu vực chồng lấn.
3. Trường hợp khu kinh tế, khu du lịch quốc gia có phạm vi quy hoạch nằm hoàn
toàn trong địa giới hành chính của thành phố, thị xã thì khi lập quy hoạch
chung thành phố, thị xã phải thể hiện đầy đủ nội dung của quy hoạch chung khu
kinh tế, khu du lịch quốc gia mà không phải lập riêng quy hoạch chung khu kinh
tế, khu du lịch quốc gia.
4. Trường hợp khu kinh tế, khu du lịch quốc gia có phạm vi quy hoạch nằm hoàn
toàn trong địa giới hành chính của huyện thì lập quy hoạch chung khu kinh tế,
khu du lịch quốc gia mà không phải lập riêng quy hoạch chung huyện. Phần diện
tích còn lại của huyện (nếu có) được lập quy hoạch chung xã, thị trấn.
5. Trường hợp thành phố là đô thị loại I, đô thị mới có quy mô dân số dự báo
tương đương đô thị loại I thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì khi lập
quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương phải thể hiện đầy đủ nội dung
quy hoạch chung đô thị loại I, đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương
đô thị loại I mà không phải lập riêng quy hoạch chung đô thị loại I, đô thị
mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại I thuộc thành phố trực
thuộc trung ương.
6. Trường hợp thành phố, thị xã, thị trấn, huyện, xã được định hướng điều
chỉnh địa giới đơn vị hành chính tại quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung thành
phố trực thuộc trung ương thì thực hiện lập quy hoạch chung thành phố, thị xã,
thị trấn, huyện, xã theo địa giới đơn vị hành chính dự kiến điều chỉnh.
7. Trường hợp huyện, xã được định hướng là đô thị mới thì không lập quy hoạch
chung huyện, quy hoạch chung xã mà lập quy hoạch chung đô thị phù hợp với đơn
vị hành chính đô thị được định hướng thành lập.
8. Trường hợp huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương có trên 50% diện
tích tự nhiên đã được định hướng phát triển đô thị theo quy hoạch chung thành
phố trực thuộc trung ương thì không lập quy hoạch chung huyện mà lập quy hoạch
phân khu đối với phần diện tích đã được định hướng phát triển đô thị phù hợp
với quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương. Phần diện tích còn lại
của huyện được lập quy hoạch chung xã.
Điều 6. Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Cụ thể hóa, phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch
tỉnh; phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh; bảo đảm tính thống nhất với quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi
lập quy hoạch; bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước,
người dân và doanh nghiệp.
2. Dự báo chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật bảo đảm cơ sở khoa học, đáp ứng yêu cầu
thực tế và phù hợp với xu thế phát triển của đô thị, nông thôn, khu chức năng;
tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị và nông thôn, khai thác và sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai; đáp ứng yêu cầu phát triển xanh, thông
minh, hiện đại, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng ngừa hiểm họa,
ảnh hưởng đến cộng đồng.
3. Bảo đảm phát triển đô thị có tính đến định hướng giao thông công cộng,
khai thác hiệu quả quỹ đất để thực hiện xây dựng khu vực đầu mối giao thông
công cộng kết hợp với việc phát triển mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị.
4. Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và không gian ngầm; phát
triển hài hòa giữa đô thị, nông thôn và khu chức năng; bảo đảm gắn kết chặt
chẽ, đồng bộ giữa khu vực phát triển mới và khu vực hiện hữu; giữ gìn, phát
huy bản sắc; bảo tồn, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các
di tích lịch sử văn hóa, giá trị các công trình kiến trúc đặc trưng của từng
địa phương.
5. Đáp ứng nhu cầu về nhà ở, nhà ở xã hội và hệ thống công trình hạ tầng xã
hội, bảo đảm khả năng tiếp cận của người dân.
6. Đáp ứng nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm sự kết nối đồng bộ, thống
nhất giữa các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực quy hoạch với
các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài khu vực quy hoạch.
7. Bảo đảm tính kế thừa các quy hoạch đã được phê duyệt; nghiên cứu, đề xuất
các giải pháp phù hợp đối với khu vực hiện trạng, khu dân cư hiện hữu hợp
pháp, đã ổn định.
8. Khi lập, điều chỉnh quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị phải đánh giá
đầy đủ về pháp lý, hiện trạng sử dụng đất, công trình hạ tầng kỹ thuật, công
trình hạ tầng xã hội và không gian ngầm (nếu có), các yếu tố về văn hóa xã
hội, môi trường, giá trị kiến trúc cảnh quan của khu vực lập quy hoạch để có
giải pháp hợp lý nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đô thị, bảo
đảm yêu cầu sử dụng về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, giữ gìn, phát huy
được bản sắc, không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị.
9. Thời hạn quy hoạch chung đô thị và nông thôn được phân kỳ theo các giai
đoạn phù hợp với thời kỳ quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.
Điều 7. Nguyên tắc trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Các quy hoạch đô thị và nông thôn phải được lập, thẩm định, phê duyệt bảo
đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa các loại và cấp độ quy hoạch theo các nguyên
tắc sau đây:
a) Các quy hoạch chung có thể được lập đồng thời với nhau; trường hợp quy
hoạch chung khác cấp thẩm quyền phê duyệt thì quy hoạch chung có cấp thẩm
quyền phê duyệt cao hơn phải được phê duyệt trước; trường hợp quy hoạch chung
có cùng cấp thẩm quyền phê duyệt thì quy hoạch chung được lập, thẩm định xong
trước được phê duyệt trước;
b) Quy hoạch phân khu cụ thể hóa quy hoạch chung về: mục tiêu phát triển; chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật; định hướng phát triển, tổ chức không gian và phân khu
chức năng; định hướng phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công
trình hạ tầng xã hội và không gian ngầm (nếu có). Nội dung, yêu cầu và nguyên
tắc bảo đảm cụ thể hóa phải được xác định, quy định rõ trong quy hoạch;
c) Quy hoạch chi tiết cụ thể hóa quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đối
với trường hợp không quy định lập quy hoạch phân khu về: mục tiêu, yêu cầu đầu
tư phát triển; phương án và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan;
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch; giải
pháp quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã
hội. Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc bảo đảm cụ thể hóa phải được xác định,
quy định rõ trong quy hoạch;
d) Quy hoạch không gian ngầm và quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối
với một thành phố trực thuộc trung ương phải đồng bộ với nhau; cụ thể hóa mục
tiêu phát triển, định hướng quy hoạch không gian ngầm và hệ thống công trình
hạ tầng kỹ thuật khung; thống nhất và đồng bộ với định hướng phát triển không
gian, kiến trúc cảnh quan tại quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương.
Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc bảo đảm cụ thể hóa phải được xác định, quy
định rõ trong quy hoạch.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện các chương trình, kế hoạch đầu tư
xây dựng, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại đô thị, nông thôn,
thực hiện quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan hoặc thực hiện các hoạt động
khác có liên quan đến quy hoạch đô thị và nông thôn phải tuân thủ quy hoạch đô
thị và nông thôn, thiết kế đô thị riêng đã được phê duyệt; tuân thủ quy định
quản lý theo quy hoạch đã được ban hành.
Điều 8. Bảo đảm sự phù hợp của dự án đầu tư xây dựng với quy hoạch đô thị và
nông thôn
1. Quy hoạch đô thị và nông thôn là cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng, bảo
đảm sự phù hợp của dự án đầu tư xây dựng đối với từng loại, cấp độ quy hoạch
đô thị và nông thôn, thiết kế đô thị riêng. Chính phủ quy định chi tiết khoản
này.
2. Việc xác định quy hoạch được thực hiện để bảo đảm sự phù hợp của dự án đầu
tư xây dựng với quy hoạch trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch
đô thị và nông thôn thực hiện theo quy định sau đây:
a) Khi có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn cùng cấp độ,
cùng cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
quy hoạch quyết định quy hoạch được thực hiện; trường hợp cùng cấp độ, khác
cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy
hoạch cao hơn quyết định quy hoạch được thực hiện. Các nội dung đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt quy hoạch quyết định thực hiện phải được cập nhật và thể
hiện trong hồ sơ quy hoạch;
b) Khi có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn khác nhau về cấp
độ thì các cơ quan tổ chức lập quy hoạch thực hiện rà soát, báo cáo cấp có
thẩm quyền phê duyệt quy hoạch để thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch theo quy
định tại Chương III của Luật này;
c) Trình tự, thủ tục báo cáo, quyết định quy hoạch được thực hiện trong trường
hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ, bảo
đảm yêu cầu đối với quy hoạch đô thị và nông thôn và nguyên tắc trong hoạt
động quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Luật này.
Điều 9. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Yêu cầu về bảo vệ môi trường là một nội dung của quy hoạch đô thị và nông
thôn.
2. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm
các nội dung sau đây:
a) Đánh giá hiện trạng môi trường đô thị, nông thôn và khu chức năng về điều
kiện khí tượng thủy văn, chất lượng nước, không khí, hệ sinh thái, địa chất,
xói mòn đất; chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn; khai thác và sử dụng tài
nguyên, thay đổi khí hậu;
b) Dự báo các nguồn gây ô nhiễm, diễn biến môi trường trong quá trình tổ chức
lập và thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn;
c) Đề ra các giải pháp về bảo vệ môi trường.
Điều 10. Kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn theo
quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn bao
gồm:
a) Kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí của tổ chức được lựa chọn làm chủ đầu tư;
c) Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
3. Kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn được sử dụng đối với các công việc sau đây:
a) Khảo sát địa hình phục vụ lập quy hoạch đô thị và nông thôn;
b) Lập và điều chỉnh, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy
hoạch đô thị và nông thôn;
c) Quản lý nghiệp vụ công tác lập quy hoạch đô thị và nông thôn;
d) Công bố, công khai quy hoạch đô thị và nông thôn;
đ) Cắm mốc theo quy hoạch đô thị và nông thôn;
e) Lập báo cáo rà soát quy hoạch; tổ chức đấu thầu; tổ chức thi tuyển ý tưởng
quy hoạch;
g) Xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu quy hoạch đô thị và nông thôn;
h) Công việc khác liên quan đến hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.
4. Việc quản lý kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn thực
hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quy hoạch và pháp luật
có liên quan. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
5. Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành định mức, phương pháp lập và quản lý chi phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.
Điều 11. Nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
a) Kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt
động quy hoạch đô thị và nông thôn. Kinh phí tài trợ được thu vào ngân sách
nhà nước và sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Kết quả nghiên cứu của cơ quan, tổ chức, chuyên gia, được cơ quan, tổ chức
có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn tiếp nhận;
c) Nguồn tài trợ giải thưởng cho các tổ chức, cá nhân có ý tưởng quy hoạch đô
thị và nông thôn được lựa chọn trên cơ sở kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch
do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch tổ chức;
d) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo trong
nước và nước ngoài.
2. Nguyên tắc hỗ trợ và sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị
và nông thôn của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài bao gồm:
a) Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, đúng mục tiêu, mục đích, tiết
kiệm, hiệu quả;
b) Tự nguyện, vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội, không vụ lợi;
c) Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài không tài trợ,
thanh toán kinh phí trực tiếp cho tổ chức tư vấn lập quy hoạch.
3. Chính phủ quy định việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt
động quy hoạch đô thị và nông thôn.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và
nông thôn
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn
trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước
về quy hoạch đô thị và nông thôn.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
và nông thôn.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực
hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn trong địa bàn do mình
quản lý theo quy định.
Điều 13. Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Việc hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn được
thực hiện trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
a) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và trao đổi thông tin
về quy hoạch đô thị và nông thôn;
b) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho hoạt động quy
hoạch đô thị và nông thôn;
c) Khảo sát, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông
thôn;
d) Hỗ trợ kỹ thuật trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn; xây dựng cơ
sở dữ liệu quy hoạch đô thị và nông thôn;
đ) Hỗ trợ nguồn lực trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.
Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông
thôn
1. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.
2. Cố ý công bố, cung cấp sai hoặc không công bố, không cung cấp thông tin
quy hoạch đô thị và nông thôn theo quy định của Luật này; hủy hoại, làm giả
hoặc làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ, tài liệu.
3. Phá hoại, cố ý làm sai lệch mốc quy hoạch đô thị và nông thôn.
4. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô
thị và nông thôn không đúng quy định tại Luật này.
Chương II
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
Mục 1. CĂN CỨ, TRÌNH TỰ VÀ TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG
THÔN
Điều 15. Căn cứ lập quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Quy hoạch đô thị và nông thôn được lập theo các căn cứ sau đây:
a) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được
thành lập theo quy định pháp luật về đo đạc và bản đồ;
b) Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương,
ngành liên quan;
c) Kết quả việc thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn giai đoạn trước;
d) Quy chuẩn về quy hoạch đô thị và nông thôn và quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành
có liên quan.
2. Các cấp độ quy hoạch được lập theo căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và
các quy định sau đây:
a) Quy hoạch chung được lập căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội,
quốc phòng, an ninh, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
b) Quy hoạch phân khu được lập căn cứ vào một trong các quy hoạch chung đô thị
loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị mới có quy mô dân số dự
báo tương đương đô thị loại I, đô thị loại II hoặc quy hoạch chung huyện hoặc
quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch vùng (nếu có);
c) Quy hoạch chi tiết được lập căn cứ vào một trong các quy hoạch chung đô thị
loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V, đô thị mới có quy mô dân số dự báo
tương đương đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V hoặc quy hoạch
chung huyện hoặc quy hoạch chung xã hoặc quy hoạch chung khu kinh tế hoặc quy
hoạch chung khu du lịch quốc gia hoặc quy hoạch phân khu.
3. Quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được
lập theo căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và căn cứ vào quy hoạch chung
thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch tỉnh.
Điều 16. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô
thị và nông thôn
1. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và
nông thôn bao gồm:
a) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch (nếu có);
b) Lập nhiệm vụ quy hoạch;
c) Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch;
d) Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;
đ) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch;
e) Lập quy hoạch;
g) Thẩm định quy hoạch;
h) Phê duyệt quy hoạch.
2. Trường hợp lập quy hoạch chi tiết đối với khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu lâm nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu đầu mối hạ tầng kỹ
thuật và cụm công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân
khu đã được phê duyệt thì không phải thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt
nhiệm vụ quy hoạch quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt
nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn.
4. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch, hồ sơ
quy hoạch đô thị và nông thôn.
Điều 17. Trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và
nông thôn
1. Bộ Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn
sau đây:
a) Quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới đơn
vị hành chính của từ 02 tỉnh trở lên;
b) Quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng do Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập được giao quản lý khu
chức năng tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch khu chức năng đó.
3. Cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao quản lý khu
chức năng tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch khu chức năng đó.
4. Trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc
phạm vi địa giới đơn vị hành chính do mình quản lý trong các trường hợp sau
đây:
a) Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung khu kinh
tế, quy hoạch chung khu du lịch quốc gia;
b) Quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại
I; quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới đơn
vị hành chính của từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở lên;
c) Quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với
thành phố trực thuộc trung ương;
d) Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của khu vực có phạm vi quy hoạch
liên quan đến địa giới đơn vị hành chính của từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện
trực thuộc trở lên;
đ) Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu vực có ý nghĩa
quan trọng quốc gia về chính trị, văn hóa, lịch sử, an ninh, quốc phòng được
xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch chung thành
phố trực thuộc trung ương do Thủ tướng Chính phủ giao.
5. Trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 7 và 8 Điều này, Ủy ban
nhân dân cấp huyện tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông
thôn thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành chính do mình quản lý trong các trường
hợp sau đây:
a) Quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, quy hoạch chung thành phố thuộc thành
phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung thị xã, quy hoạch chung thị trấn;
quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch thuộc địa giới hành chính của
huyện; quy hoạch chung huyện;
b) Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành
chính do mình quản lý hoặc có phạm vi liên quan đến địa giới đơn vị hành chính
của từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên.
6. Trừ trường hợp quy định tại các khoản 5, 7 và 8 Điều này, Ủy ban nhân dân
cấp xã tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch chung xã, quy hoạch chi tiết
khu dân cư nông thôn và các khu vực xây dựng thuộc phạm vi địa giới đơn vị
hành chính do mình quản lý.
7. Cơ quan, tổ chức có chức năng quản lý đầu tư xây dựng, đất đai tổ chức lập
nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết khu vực để đấu
giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư
có sử dụng đất khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện
giao.
8. Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan
đã được lựa chọn để thực hiện dự án đầu tư tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy
hoạch phân khu khu chức năng, quy hoạch chi tiết tại khu vực đã được xác định
để thực hiện dự án đầu tư.
9. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Điều
này được giao cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức lập hoặc lựa chọn tổ chức tư
vấn có đủ năng lực chuyên môn, phù hợp với yêu cầu của nội dung công việc theo
quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này để thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch
hoặc hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
10. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch là Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạch, quy
hoạch đô thị và nông thôn cho cơ quan, đơn vị trực thuộc trên nguyên tắc bảo
đảm tính độc lập giữa việc lập và thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô
thị và nông thôn.
Điều 18. Điều kiện của tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập nhiệm vụ quy
hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Tổ chức tư vấn trong nước, tổ chức tư vấn nước ngoài lập nhiệm vụ quy
hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn phải đáp ứng đủ điều kiện năng lực theo
quy định của pháp luật. Tổ chức tư vấn nước ngoài lập nhiệm vụ quy hoạch, quy
hoạch đô thị và nông thôn tại Việt Nam nếu không đăng ký hoạt động thì phải
được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
2. Cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài tham gia lập nhiệm vụ quy hoạch,
quy hoạch đô thị và nông thôn phải đáp ứng đủ điều kiện năng lực theo quy định
của pháp luật hoặc theo thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về chuyên môn, hành nghề
giữa Việt Nam và các nước.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 19. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và
nông thôn; thi tuyển ý tưởng quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và
nông thôn sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật này
và pháp luật về đấu thầu.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn
quyết định hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch
đô thị và nông thôn theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức lựa chọn tổ chức tư vấn theo một trong các hình thức lựa chọn nhà
thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch đô thị và nông thôn theo quy định
của Luật này và pháp luật về đấu thầu.
3. Khuyến khích cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị
và nông thôn tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch đối với quy hoạch chung các
đô thị là thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung các đô thị có vai
trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế của tỉnh; quy hoạch phân khu,
quy hoạch chi tiết các khu vực được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định có ý
nghĩa quan trọng trong đô thị.
4. Thi tuyển ý tưởng quy hoạch đô thị và nông thôn là việc cơ quan, tổ chức
có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch tổ chức thi tuyển phương án ý tưởng quy
hoạch tối ưu để lập quy hoạch. Việc thi tuyển ý tưởng quy hoạch được thực hiện
theo các quy định sau đây:
a) Việc tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch được đề xuất và xác định trong
nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch quyết định thành lập
Hội đồng thi tuyển ý tưởng quy hoạch;
c) Đối tượng tham gia thi tuyển ý tưởng quy hoạch là các tổ chức tư vấn có tư
cách pháp nhân, bảo đảm điều kiện năng lực theo quy định, phù hợp với yêu cầu
của quy hoạch;
d) Thông tin về thi tuyển, Hội đồng thi tuyển ý tưởng quy hoạch và kết quả của
cuộc thi phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
đ) Tổ chức tư vấn có phương án ý tưởng quy hoạch trúng tuyển thông qua thi
tuyển được lựa chọn để cung cấp dịch vụ tư vấn lập quy hoạch đô thị và nông
thôn theo hình thức chỉ định thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc thi tuyển, lựa chọn tổ chức tư vấn lập
nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Điều này.
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Bảo đảm tiến độ lập quy hoạch và chất lượng của quy hoạch.
2. Bảo đảm hồ sơ quy hoạch đáp ứng quy định nội dung kỹ thuật về cơ sở dữ
liệu quy hoạch đô thị và nông thôn.
3. Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, tính xác thực của số liệu, tài liệu được
thu thập và công bố trong nội dung quy hoạch đô thị và nông thôn đã được phê
duyệt.
4. Tham gia ý kiến khi cơ quan nhà nước yêu cầu trong quá trình thực hiện quy
hoạch đô thị và nông thôn do mình lập.
Điều 21. Nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định lý do và sự cần thiết lập quy hoạch; căn cứ lập quy hoạch; định
hướng, yêu cầu của quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, quy hoạch đô
thị và nông thôn cấp độ trên đối với khu vực lập quy hoạch;
b) Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch; thời hạn của quy hoạch; quan điểm, mục
tiêu phát triển;
c) Yêu cầu về nội dung quy hoạch; hồ sơ quy hoạch; dự kiến chi phí và xác định
nguồn vốn cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch;
d) Tiến độ lập quy hoạch; yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý
kiến về quy hoạch; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức
lập quy hoạch.
2. Trường hợp các xã thuộc huyện cần phải lập quy hoạch chung xã theo quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 29 của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong nhiệm vụ quy hoạch chung
huyện.
Mục 2. LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Điều 22. Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương bao gồm các nội dung chủ
yếu sau đây:
a) Xác định yêu cầu, nội dung theo quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy
hoạch tỉnh đã được phê duyệt;
b) Đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế xã hội, dân số, lao
động, sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội, nhà ở, môi trường;
c) Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất và tiền đề phát triển; dự báo, xác
định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quy hoạch theo các giai đoạn phát triển;
d) Xác định mô hình, cấu trúc không gian, phạm vi ranh giới và định hướng phát
triển khu vực đô thị và nông thôn phù hợp với định hướng sắp xếp đơn vị hành
chính tại quy hoạch tỉnh; định hướng hệ thống trung tâm đô thị; thiết kế đô
thị và yêu cầu đối với các khu vực cần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống;
đ) Xác định các khu vực theo yêu cầu quản lý, phát triển; định hướng kiến trúc
cảnh quan đô thị; xác định quy mô sử dụng đất quy hoạch cho các chức năng theo
từng giai đoạn, trong đó có nhu cầu sử dụng đất phát triển nhà ở, nhà ở xã
hội; khu vực có ý nghĩa quan trọng quốc gia về chính trị, văn hóa, lịch sử, an
ninh, quốc phòng (nếu có);
e) Định hướng quy hoạch không gian ngầm và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung;
yêu cầu về bảo vệ môi trường;
g) Xác định các giai đoạn thực hiện quy hoạch phù hợp với thời kỳ quy hoạch
cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
2. Các bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung
ương được lập theo tỷ lệ 1/25.000 hoặc tỷ lệ 1/10.000 đối với nội dung hiện
trạng, định hướng phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội, định hướng phát triển không gian và phát triển hạ tầng kỹ thuật
khu vực đô thị theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Các bản vẽ thể hiện
nội dung khác được lập theo tỷ lệ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định.
3. Thời hạn quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương từ 20 đến 25 năm,
tầm nhìn đến 50 năm.
Điều 23. Quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương, thị xã và quy hoạch chung đô thị mới dự kiến trở thành
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương
1. Quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
trung ương, thị xã, đô thị mới dự kiến trở thành thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương bao gồm các nội dung chủ
yếu sau đây:
a) Xác định yêu cầu, nội dung theo quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy
hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương đã được phê
duyệt;
b) Đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế xã hội, dân số, lao
động, sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội, nhà ở, môi trường;
c) Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất và tiền đề phát triển; dự báo, xác
định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quy hoạch theo các giai đoạn phát triển;
d) Xác định cấu trúc, phạm vi ranh giới và định hướng phát triển không gian đô
thị và nông thôn; định hướng hệ thống trung tâm đô thị; thiết kế đô thị và yêu
cầu đối với các khu vực cần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống;
đ) Xác định các khu vực theo yêu cầu quản lý, phát triển; định hướng kiến trúc
cảnh quan đô thị; xác định quy mô sử dụng đất quy hoạch cho các chức năng theo
từng giai đoạn, trong đó có nhu cầu sử dụng đất phát triển nhà ở, nhà ở xã
hội;
e) Định hướng quy hoạch không gian ngầm đối với đô thị loại III trở lên và hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khung; yêu cầu về bảo vệ môi trường;
g) Xác định kế hoạch thực hiện theo các giai đoạn phát triển phù hợp với thời
kỳ quy hoạch tỉnh.
2. Nội dung quy hoạch chung đối với đô thị mới dự kiến trở thành thành phố,
thị xã phải phân tích và làm rõ cơ sở hình thành, phát triển của đô thị về quy
mô đô thị, phạm vi ranh giới phù hợp với định hướng sắp xếp đơn vị hành chính
tại quy hoạch tỉnh, thống nhất, đồng bộ với quy định về tiêu chí phân loại đô
thị, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị tương ứng; đề xuất mô hình quản
lý phát triển đô thị.
3. Các bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, đô thị mới dự kiến trở
thành thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương,
thị xã được lập theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/5.000 đối với nội dung hiện trạng,
định hướng phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Các bản vẽ thể hiện nội dung khác
được lập theo tỷ lệ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định.
4. Thời hạn quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương, thị xã, đô thị mới dự kiến trở thành thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã từ 20 đến 25
năm.
Điều 24. Quy hoạch chung thị trấn, quy hoạch chung đô thị mới dự kiến trở
thành thị trấn
1. Quy hoạch chung thị trấn, quy hoạch chung đô thị mới dự kiến trở thành thị
trấn bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định yêu cầu, nội dung theo quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy
hoạch tỉnh, quy hoạch chung huyện đã được phê duyệt;
b) Đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế xã hội, dân số, lao
động, sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội, nhà ở, môi trường;
c) Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất và tiền đề phát triển; dự báo, xác
định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quy hoạch theo các giai đoạn phát triển;
d) Xác định quy mô sử dụng đất quy hoạch cho các chức năng theo từng giai
đoạn; tổ chức không gian, thiết kế đô thị và yêu cầu đối với các khu vực cần
bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống;
đ) Định hướng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công trình hạ
tầng xã hội; xác định các khu vực theo yêu cầu quản lý, phát triển; định hướng
kiến trúc cảnh quan đô thị; yêu cầu về bảo vệ môi trường;
e) Xác định kế hoạch thực hiện theo các giai đoạn phát triển, phù hợp với thời
kỳ quy hoạch tỉnh.
2. Nội dung quy hoạch chung đối với đô thị mới dự kiến trở thành thị trấn
phải phân tích và làm rõ cơ sở hình thành, phát triển của đô thị về quy mô đô
thị, phạm vi ranh giới phù hợp với định hướng sắp xếp đơn vị hành chính tại
quy hoạch tỉnh, thống nhất, đồng bộ với quy định về tiêu chí phân loại đô thị,
tiêu chuẩn của đơn vị hành chính là thị trấn; đề xuất mô hình quản lý phát
triển đô thị.
3. Các bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch chung thị trấn, đô thị mới dự kiến
trở thành thị trấn được lập theo tỷ lệ 1/5.000 đối với nội dung hiện trạng,
định hướng phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội. Các bản vẽ thể hiện nội dung khác được lập theo tỷ lệ do Bộ trưởng Bộ Xây
dựng quy định.
4. Thời hạn quy hoạch chung thị trấn, đô thị mới dự kiến trở thành thị trấn
từ 20 đến 25 năm.
Điều 25. Quy hoạch phân khu đô thị
1. Quy hoạch phân khu đô thị bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với phạm vi lập quy hoạch;
b) Xác định nguyên tắc, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho
toàn khu vực lập quy hoạch;
c) Xác định chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đối
với từng ô phố theo cấp đường phân khu vực;
d) Bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội, nhà ở, nhà ở
xã hội (nếu có) phù hợp với nhu cầu sử dụng; bố trí không gian ngầm (nếu có)
đến các trục đường phố phù hợp với các giai đoạn phát triển của toàn khu vực
lập quy hoạch;
đ) Giải pháp về bảo vệ môi trường.
2. Các bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch phân khu đô thị được lập theo tỷ lệ
1/5.000 hoặc 1/2.000.
3. Thời hạn quy hoạch phân khu được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch
chung và theo yêu cầu quản lý, phát triển.
4. Thời hạn hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch phân khu thực hiện theo
quy định của Chính phủ.
Điều 26. Quy hoạch chi tiết đô thị
1. Quy hoạch chi tiết đô thị bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với phạm vi lập quy hoạch;
b) Tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và quy định về các
công trình cần bảo tồn;
c) Bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội, nhà ở, nhà ở
xã hội (nếu có);
d) Bố trí công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm (nếu có);
đ) Quy định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đối với từng lô đất;
e) Giải pháp về bảo vệ môi trường.
2. Khi lập quy hoạch chi tiết đối với trục đường mới trong đô thị phải xác
định rõ phạm vi lập quy hoạch tối thiểu mỗi bên tính từ phía ngoài chỉ giới
đường đỏ của tuyến đường, đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển, phù hợp với
điều kiện hiện trạng, kiến trúc cảnh quan và tổ chức không gian đô thị.
3. Các bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch chi tiết đô thị được lập theo tỷ lệ
1/500.
4. Thời hạn quy hoạch chi tiết được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch
phân khu hoặc quy hoạch chung đối với trường hợp không lập quy hoạch phân khu
và theo yêu cầu quản lý, phát triển.
5. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền chấm dứt
theo quy định của pháp luật có liên quan thì quy hoạch chi tiết của dự án đầu
tư xây dựng hết hiệu lực.
Điều 27. Thiết kế đô thị
1. Thiết kế đô thị là một nội dung của quy hoạch đô thị; trường hợp quy định
tại khoản 7 Điều 3 của Luật này thì thực hiện lập thiết kế đô thị riêng.
2. Thiết kế đô thị trong quy hoạch phải được thể hiện phù hợp theo từng cấp
độ quy hoạch như sau:
a) Nội dung thiết kế đô thị trong quy hoạch chung đô thị gồm việc xác định các
vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị; đề xuất tổ chức không gian trong các
khu trung tâm, khu vực cửa ngõ đô thị, trục không gian chính, quảng trường
lớn, công viên, cây xanh, mặt nước và điểm nhấn trong đô thị;
b) Nội dung thiết kế đô thị trong quy hoạch phân khu đô thị gồm việc xác định
chỉ tiêu khống chế về khoảng lùi, cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính,
khu trung tâm; các khu vực không gian mở, các công trình điểm nhấn và từng ô
phố cho khu vực thiết kế, công viên, cây xanh, mặt nước;
c) Nội dung thiết kế đô thị trong quy hoạch chi tiết đô thị gồm việc xác định
các công trình điểm nhấn tầng cao xây dựng công trình cho từng lô đất và cho
toàn khu vực; khoảng lùi của công trình trên từng đường phố và nút giao nhau;
công viên, cây xanh, mặt nước, không gian mở.
3. Thiết kế đô thị riêng được quy định như sau:
a) Việc tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt, rà soát, điều chỉnh thiết kế đô
thị riêng được thực hiện theo quy định đối với quy hoạch chi tiết đô thị;
b) Nội dung thiết kế đô thị riêng gồm việc xác định phạm vi lập thiết kế đô
thị riêng; nguyên tắc xác định tầng cao xây dựng cho từng công trình; khoảng
lùi của công trình trên từng đường phố và nút giao nhau; nguyên tắc xác định
màu sắc, vật liệu của các công trình và các vật thể kiến trúc khác; tổ chức
cây xanh sử dụng công cộng, công viên, mặt nước; quy định quản lý theo thiết
kế đô thị riêng;
c) Các bản vẽ thể hiện nội dung thiết kế đô thị riêng được lập theo tỷ lệ
1/500.
4. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết về nội dung và hồ sơ thiết kế đô
thị riêng.
Mục 3. LẬP QUY HOẠCH NÔNG THÔN
Điều 28. Quy hoạch chung huyện
1. Quy hoạch chung huyện bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định nội dung theo quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung thành phố trực
thuộc trung ương đã được phê duyệt;
b) Đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế xã hội, dân số, lao
động, sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội, nhà ở, môi trường;
c) Xác định mục tiêu, động lực phát triển; dự báo, xác định chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật của quy hoạch theo các giai đoạn phát triển;
d) Định hướng phát triển không gian các khu vực đô thị hóa, các khu vực sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ của
huyện, xã và các khu vực theo yêu cầu quản lý, phát triển; định hướng kiến
trúc cảnh quan;
đ) Xác định mạng lưới đô thị và khu dân cư nông thôn đến địa bàn xã; hệ thống
trung tâm cấp huyện, liên xã;
e) Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung và không gian ngầm (nếu có); yêu
cầu về bảo vệ môi trường.
2. Các bản vẽ thể hiện nội dung của quy hoạch chung huyện được lập theo tỷ lệ
từ 1/25.000 đến 1/5.000 tương ứng với tỷ lệ bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Thời hạn quy hoạch chung huyện từ 20 đến 25 năm.
Điều 29. Quy hoạch chung xã
1. Không phải lập quy hoạch chung xã, trừ các trường hợp đặc biệt sau đây:
a) Xã thuộc phần diện tích còn lại của huyện trong trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 5 của Luật này;
b) Xã thuộc phần diện tích còn lại của huyện trong trường hợp quy định tại
khoản 8 Điều 5 của Luật này;
c) Xã có đặc thù về phân bố dân cư, diện tích, điều kiện tự nhiên, cảnh quan,
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, văn hóa, đặc biệt
cần thiết phải lập riêng quy hoạch chung xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định trong nhiệm vụ quy hoạch chung huyện.
2. Quy hoạch chung xã bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định yêu cầu, nội dung theo quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung thành
phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung huyện (nếu có) đã được phê duyệt;
b) Đánh giá điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên; hiện trạng về
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở, môi trường; xác định
tiềm năng, động lực phát triển;
c) Dự báo, xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chỉ tiêu sử dụng đất quy
hoạch, mạng lưới khu dân cư nông thôn;
d) Định hướng tổ chức không gian tổng thể, kiến trúc cảnh quan;
đ) Định hướng phát triển hệ thống trung tâm xã, khu dân cư nông thôn, các khu
vực cần bảo tồn, các khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; yêu
cầu về bảo vệ môi trường.
3. Các bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch chung xã được lập theo tỷ lệ
1/10.000 hoặc 1/5.000 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định.
4. Thời hạn quy hoạch quy hoạch chung xã từ 10 đến 20 năm.
Điều 30. Quy hoạch chi tiết khu vực xây dựng được xác định trong quy hoạch
chung huyện, quy hoạch chung xã
1. Quy hoạch chi tiết các khu vực xây dựng được xác định trong quy hoạch
chung huyện, quy hoạch chung xã bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định vị trí, chức năng và diện tích, quy mô xây dựng công trình;
b) Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với phạm vi lập quy hoạch;
yêu cầu về bố cục không gian, kiến trúc cảnh quan đối với khu vực xây dựng các
công trình nhà ở, trụ sở làm việc của cơ quan hành chính, công trình giáo dục,
y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ (nếu có);
c) Xác định các công trình cần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống (nếu
có);
d) Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất;
đ) Giải pháp về bảo vệ môi trường.
2. Các bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch chi tiết các khu vực xây dựng trong
huyện, trong xã được lập theo tỷ lệ 1/500.
3. Thời hạn quy hoạch chi tiết được xác định trên cơ sở quy hoạch chung và
theo yêu cầu quản lý, phát triển.
4. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền chấm dứt
theo quy định của pháp luật có liên quan thì quy hoạch chi tiết của dự án đầu
tư xây dựng hết hiệu lực.
Mục 4. LẬP QUY HOẠCH KHU CHỨC NĂNG
Điều 31. Quy hoạch chung khu kinh tế, khu du lịch quốc gia
1. Quy hoạch chung khu kinh tế, khu du lịch quốc gia bao gồm các nội dung chủ
yếu sau đây:
a) Xác định yêu cầu, nội dung theo quy hoạch cấp quốc gia hoặc quy hoạch vùng
hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung của thành phố trực thuộc trung ương
đã được phê duyệt;
b) Đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế xã hội, dân số,
lao động, sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội, nhà ở, môi trường;
c) Xác định mục tiêu, động lực phát triển; dự báo, xác định chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật theo các giai đoạn phát triển;
d) Định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan các khu vực trong khu
chức năng; yêu cầu đối với các khu vực cần bảo tồn, phát huy giá trị truyền
thống (nếu có);
đ) Định hướng phát triển khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn;
e) Xác định hệ thống trung tâm; hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung và không gian
ngầm (nếu có); yêu cầu về bảo vệ môi trường;
g) Xác định quy mô sử dụng đất quy hoạch cho các chức năng; chỉ tiêu sử dụng
đất quy hoạch cho từng ô phố theo cấp đường phân khu vực;
h) Xác định kế hoạch thực hiện theo các giai đoạn phát triển.
2. Các bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch chung khu kinh tế, khu du lịch quốc
gia được lập theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/5.000 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy
định.
3. Thời hạn quy hoạch chung khu kinh tế, khu du lịch quốc gia từ 20 đến 25
năm.
Điều 32. Quy hoạch phân khu khu chức năng
1. Quy hoạch phân khu khu chức năng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; nguyên tắc, giải pháp tổ chức không
gian, kiến trúc cảnh quan; yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống (nếu
có) cho toàn khu vực lập quy hoạch;
b) Xác định chức năng, chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất quy hoạch cho từng khu
đất trong khu vực lập quy hoạch;
c) Bố trí hệ thống công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng;
d) Bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật; bố trí không gian ngầm (nếu có) đến các
trục đường chính khu vực phù hợp với các giai đoạn phát triển, đầu tư xây dựng
của khu chức năng;
đ) Giải pháp về bảo vệ môi trường.
2. Bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch phân khu khu chức năng được lập theo tỷ
lệ 1/2.000.
3. Thời hạn của quy hoạch phân khu khu chức năng được xác định trên cơ sở
thời hạn quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch chung huyện và theo yêu cầu
quản lý, phát triển.
Điều 33. Quy hoạch chi tiết khu chức năng
1. Quy hoạch chi tiết khu chức năng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy
hoạch đối với từng lô đất;
b) Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, yêu cầu về bảo tồn (nếu
có) cho khu vực quy hoạch;
c) Bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội, nhà ở, nhà ở
xã hội (nếu có) phù hợp với nhu cầu sử dụng; yêu cầu về thiết kế đô thị;
d) Bố trí công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm (nếu có);
đ) Giải pháp về bảo vệ môi trường.
2. Bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch chi tiết khu chức năng được lập theo tỷ
lệ 1/500.
3. Thời hạn của quy hoạch chi tiết khu chức năng được xác định trên cơ sở quy
hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu và theo yêu cầu quản lý, phát triển.
4. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền chấm dứt
theo quy định của pháp luật có liên quan thì quy hoạch chi tiết của dự án đầu
tư xây dựng hết hiệu lực.
Mục 5. LẬP QUY HOẠCH KHÔNG GIAN NGẦM VÀ QUY HOẠCH CHUYÊN NGÀNH HẠ TẦNG KỸ
THUẬT ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Điều 34. Quy hoạch không gian ngầm đối với thành phố trực thuộc trung
ương
1. Quy hoạch không gian ngầm bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định yêu cầu, nội dung theo quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung
ương đã được phê duyệt;
b) Đánh giá các điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn;
c) Đánh giá hiện trạng về xây dựng các công trình trên mặt đất và ngầm;
d) Xác định nhu cầu phát triển và sử dụng không gian ngầm;
đ) Xác định khu vực khai thác, sử dụng không gian ngầm, khu vực hạn chế, khu
vực cấm xây dựng công trình ngầm;
e) Xác định khu vực xây dựng công trình công cộng ngầm được hình thành theo dự
án độc lập; công trình giao thông ngầm; khu vực xây dựng công trình trên mặt
đất để sử dụng đấu nối không gian cho mục đích kết nối công trình ngầm; yêu
cầu về bảo vệ môi trường;
g) Xác định các giai đoạn thực hiện quy hoạch.
2. Các bản vẽ thể hiện nội dung của quy hoạch không gian ngầm được lập theo
tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/5.000 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định.
3. Thời hạn của quy hoạch không gian ngầm được xác định trên cơ sở quy hoạch
chung thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 35. Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực
thuộc trung ương
1. Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được lập riêng cho các chuyên
ngành: giao thông; cấp nước; cao độ nền và thoát nước; quản lý chất thải rắn
và nghĩa trang. Phạm vi ranh giới lập quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật
gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố trực thuộc trung ương, có tính
đến yêu cầu, khả năng kết nối với kết cấu hạ tầng liên quan, không gian trên
mặt đất, dưới mặt đất, dưới nước và phạm vi có liên quan bên ngoài thành phố.
2. Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu sau
đây:
a) Xác định yêu cầu, nội dung theo quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung
ương đã được phê duyệt;
b) Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng về xây dựng và phát triển hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật;
c) Xác định mục tiêu quy hoạch, nhu cầu sử dụng; dự báo, xác định chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
d) Xác định vị trí, quy mô công suất, hướng tuyến, phạm vi phục vụ của các
công trình hạ tầng kỹ thuật; yêu cầu về bảo vệ môi trường;
đ) Xác định các giai đoạn thực hiện quy hoạch.
3. Các bản vẽ thể hiện nội dung của quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật
được lập theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/5.000 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định.
4. Thời hạn của quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được xác định trên cơ
sở quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương.
Mục 6. LẤY Ý KIẾN VỀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH, QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
Điều 36. Lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Trách nhiệm lấy ý kiến được quy định như sau:
a) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và
nông thôn có trách nhiệm lấy ý kiến trong quá trình lập nhiệm vụ quy hoạch.
Đối với nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc trách nhiệm tổ chức lập
của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến;
b) Cơ quan thẩm định nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm lấy
ý kiến trong quá trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch.
2. Đối tượng lấy ý kiến gồm các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
3. Nội dung lấy ý kiến gồm nội dung của nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông
thôn; đối với những nội dung thuộc bí mật nhà nước phải bảo đảm tuân thủ quy
định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Việc lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về nhiệm vụ quy
hoạch đô thị và nông thôn được thực hiện theo hình thức gửi hồ sơ để đối tượng
lấy ý kiến nghiên cứu, có ý kiến bằng văn bản. Các cơ quan được yêu cầu có
trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
5. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và
nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ
nhiệm vụ quy hoạch trước khi trình thẩm định, trình phê duyệt. Nội dung báo
cáo tiếp thu, giải trình phải được công bố công khai và bảo đảm quy chế dân
chủ, công khai, minh bạch.
Điều 37. Lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Trách nhiệm lấy ý kiến được quy định như sau:
a) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn
có trách nhiệm lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch. Đối với quy hoạch đô
thị và nông thôn thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến;
b) Cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm lấy ý kiến
trong quá trình thẩm định quy hoạch.
2. Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định như
sau:
a) Quy hoạch đô thị và nông thôn phải được lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà
nước, tổ chức, chuyên gia và cộng đồng dân cư có liên quan;
b) Đối với quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã có quy mô dân số dự
báo tương đương đô thị loại II, đô thị loại III, quy hoạch chung đô thị mới có
quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại II, đô thị loại III và quy hoạch
không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố trực
thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn
bản của Bộ Xây dựng trước khi họp Hội đồng thẩm định;
c) Đối với quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan
chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh trước khi họp Hội đồng thẩm định.
3. Nội dung lấy ý kiến gồm nội dung của quy hoạch đô thị và nông thôn; đối
với những nội dung thuộc bí mật nhà nước phải bảo đảm tuân thủ quy định pháp
luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, Bộ Xây dựng có trách nhiệm cho ý kiến về sự bảo đảm phù hợp với yêu cầu về phát triển, kết nối hạ tầng kỹ thuật vùng, tỉnh và việc tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong nội dung quy hoạch.
5. Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cho ý kiến về sự bảo đảm phù hợp với yêu cầu về phát triển, kết nối hạ tầng kỹ thuật tỉnh và việc tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong nội dung quy hoạch.
6. Việc lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và chuyên gia có liên
quan về quy hoạch được thực hiện theo hình thức gửi hồ sơ để đối tượng lấy ý
kiến nghiên cứu, có ý kiến bằng văn bản. Các cơ quan, tổ chức và chuyên gia
được yêu cầu cho ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận
được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
7. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan về quy hoạch được thực hiện
theo quy định sau đây:
a) Hình thức lấy ý kiến được thực hiện bằng một, một số hoặc các hình thức
sau: gửi hồ sơ, tài liệu để lấy ý kiến của người dân bằng văn bản; niêm yết,
trưng bày tại nơi công cộng để tiếp nhận ý kiến của người dân; hình thức khác
theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
b) Thời gian lấy ý kiến ít nhất là 20 ngày và không quá 30 ngày kể từ ngày
công khai nội dung lấy ý kiến. Trong trường hợp chưa hết thời gian lấy ý kiến
mà đã nhận được đầy đủ ý kiến của cộng đồng dân cư thì cơ quan, tổ chức có
trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn được thực hiện các bước
tiếp theo;
c) Trình tự, thủ tục lấy ý kiến cộng đồng dân cư được thực hiện theo quy định
về việc Nhân dân tham gia ý kiến quy định tại pháp luật về thực hiện dân chủ ở
cơ sở.
8. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn
tổng hợp, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch trước khi trình
thẩm định, trình phê duyệt. Nội dung báo cáo tiếp thu, giải trình phải được
công bố công khai, minh bạch.
Mục 7. THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH, QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG
THÔN
Điều 38. Cơ quan thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông
thôn
1. Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn trực thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc
thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn trực thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan, tổ chức quản lý khu chức năng có thẩm
quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn thẩm định
nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc thẩm quyền phê duyệt.
Điều 39. Hội đồng thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông
thôn
1. Việc thành lập Hội đồng thẩm định được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, quy
hoạch đô thị và nông thôn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô
thị và nông thôn quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ quy hoạch,
quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc thẩm quyền. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện hoặc người được ủy quyền là Chủ tịch Hội đồng
thẩm định;
c) Cơ quan, tổ chức quản lý khu chức năng có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy
hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn quyết định thành lập Hội đồng thẩm định
nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc thẩm quyền. Người đứng
đầu cơ quan đó là chủ tịch Hội đồng thẩm định.
2. Thành phần của Hội đồng thẩm định gồm có đại diện các cơ quan quản lý nhà
nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp, chuyên gia chuyên ngành theo lĩnh vực liên
quan và chuyên gia phản biện.
3. Hội đồng thẩm định làm việc theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm thẩm
định nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn theo phân công của cơ
quan thẩm định.
4. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thẩm định và các thành viên Hội đồng
thẩm định được quy định như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng thẩm định điều hành cuộc họp của Hội đồng thẩm định, kết
luận theo đa số ý kiến tại cuộc họp thẩm định bằng văn bản;
b) Thành viên Hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, cho ý kiến
về nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn, tham dự, đánh giá và
chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá của mình đối với nội dung nhiệm vụ quy
hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn tại cuộc họp Hội đồng thẩm định.
Điều 40. Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Nội dung thẩm định nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
a) Sự đầy đủ, tính hợp lý của nội dung nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
quy định tại Điều 21 của Luật này;
b) Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn với quy hoạch cấp
quốc gia hoặc quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung hoặc quy
hoạch phân khu.
2. Nội dung thẩm định quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
a) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập quy hoạch đô thị và nông thôn theo quy
định của Luật này;
b) Việc đáp ứng điều kiện của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị và nông thôn
quy định tại Điều 18 của Luật này;
c) Căn cứ lập quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Điều 15 của Luật này;
d) Sự phù hợp với nhiệm vụ quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;
đ) Việc đáp ứng nguyên tắc, yêu cầu về quy hoạch đô thị và nông thôn quy định
tại Điều 6 và Điều 7 của Luật này và yêu cầu về nội dung đối với từng loại quy
hoạch đô thị và nông thôn.
3. Báo cáo thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn của cơ
quan thẩm định phải thể hiện ý kiến của Hội đồng thẩm định đối với nội dung
thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều này và kết luận về điều kiện trình phê duyệt. Báo cáo thẩm
định quy hoạch phải được trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt xem xét để
quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn.
4. Thời gian thẩm định nhiệm vụ quy hoạch là không quá 15 ngày, thời gian
thẩm định quy hoạch là không quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đầy
đủ hồ sơ theo quy định.
5. Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành mẫu Tờ trình thẩm định, Báo cáo kết quả
thẩm định, Tờ trình phê duyệt, Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy
hoạch đô thị và nông thôn của các loại, cấp độ quy hoạch.
Điều 41. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông
thôn
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông
thôn sau đây:
a) Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung thành phố
thuộc tỉnh là đô thị loại I, quy hoạch chung đô thị mới trên địa bàn tỉnh hoặc
trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương có quy mô dân số dự báo tương
đương đô thị loại I, quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan
đến địa giới đơn vị hành chính của từ 02 tỉnh trở lên;
b) Quy hoạch chung khu kinh tế, quy hoạch chung khu du lịch quốc gia; quy
hoạch chung thành phố, thị xã đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5
của Luật này;
c) Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của khu vực có ý
nghĩa quan trọng quốc gia về chính trị, văn hóa, lịch sử, an ninh, quốc phòng
được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch chung
thành phố trực thuộc trung ương;
d) Các quy hoạch đô thị và nông thôn do Bộ Xây dựng tổ chức lập theo quy định
tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;
đ) Quy hoạch chi tiết của dự án quốc phòng, an ninh cần bảo đảm bí mật nhà
nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô
thị và nông thôn thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành chính do mình quản lý
trong các trường hợp sau đây:
a) Quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của
thành phố trực thuộc trung ương;
b) Quy hoạch chung thành phố, thị xã, thị trấn, đô thị mới, quy hoạch chung
huyện, trừ các quy hoạch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
c) Quy hoạch phân khu thuộc đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I và đô thị mới
có quy mô dân số tương đương đô thị loại I; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi
tiết khu chức năng có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới đơn vị hành
chính của từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở lên, trừ các quy
hoạch quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 và khoản 4 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch chung
xã, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới đơn vị hành
chính do mình quản lý, trừ các quy hoạch quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều
này.
4. Cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập được giao quản lý khu
chức năng, cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao quản
lý khu chức năng có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch phân
khu, quy hoạch chi tiết khu chức năng.
Đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu chức năng, trước khi phê
duyệt phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan chuyên môn về quy
hoạch đô thị và nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự bảo đảm phù hợp
với yêu cầu kết nối hạ tầng kỹ thuật tỉnh và việc tuân thủ quy chuẩn, tiêu
chuẩn áp dụng trong nội dung quy hoạch.
Điều 42. Hình thức, nội dung phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị
và nông thôn
1. Nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn phải được cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Điều 41 của Luật này phê duyệt bằng
quyết định.
2. Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn
phải có các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 21, khoản 1 Điều 22, khoản 1
Điều 23, khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 25, khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 28,
khoản 2 Điều 29, khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 31, khoản 1 Điều 32, khoản 1
Điều 33, khoản 1 Điều 34, khoản 2 Điều 35 của Luật này và hồ sơ quy hoạch được
phê duyệt kèm theo.
3. Hồ sơ quy hoạch đô thị và nông thôn phải được đóng dấu xác nhận của cơ
quan thẩm định.
Chương III
RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
Điều 43. Rà soát quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Quy hoạch đô thị và nông thôn phải được rà soát, đánh giá quá trình triển
khai thực hiện theo định kỳ hoặc khi xuất hiện nhu cầu điều chỉnh quy hoạch đô
thị và nông thôn trên cơ sở các điều kiện điều chỉnh quy định tại các khoản 1,
2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 45 của Luật này.
2. Thời hạn rà soát định kỳ quy hoạch đô thị và nông thôn là 05 năm kể từ
ngày quy hoạch đô thị và nông thôn được phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt quy
hoạch khu chức năng quy định tại khoản 4 Điều 41 của Luật này có trách nhiệm
tổ chức rà soát, tổng hợp kết quả rà soát quy hoạch đô thị và nông thôn đã
được phê duyệt trên phạm vi địa giới đơn vị hành chính do mình quản lý.
4. Kết quả rà soát quy hoạch đô thị và nông thôn phải được báo cáo cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn.
Điều 44. Nội dung báo cáo kết quả rà soát quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Báo cáo kết quả rà soát định kỳ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm các
nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tình hình lập các quy hoạch đô thị và nông thôn có liên quan;
b) Việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch đô thị và nông
thôn đã được phê duyệt;
c) Đánh giá việc thực hiện mục tiêu quy hoạch, tác động, hiệu quả của việc
thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt;
d) Đánh giá sự tuân thủ chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chỉ tiêu sử dụng đất quy
hoạch được xác định trong quy hoạch đô thị và nông thôn đã được phê duyệt;
đ) Phân tích, đánh giá tác động của những yếu tố mới trong quá trình triển
khai thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn và phát triển kinh tế xã hội
tại khu vực lập quy hoạch;
e) Kiến nghị và đề xuất.
2. Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch đô thị và nông thôn khi xuất hiện nhu
cầu điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm các nội dung chủ yếu sau
đây:
a) Xác định nội dung, phân tích, đánh giá tác động của những yếu tố mới đến
nội dung quy hoạch đô thị và nông thôn đã được phê duyệt;
b) Đánh giá chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch, việc
triển khai các dự án đầu tư đã được phê duyệt và thực hiện;
c) Kiến nghị, đề xuất mức độ và nội dung cần điều chỉnh tổng thể hoặc điều
chỉnh cục bộ.
3. Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch đô thị và nông thôn phải kèm theo các
bản vẽ và các văn bản pháp lý có liên quan.
Điều 45. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia hoặc có sự điều chỉnh của quy hoạch đô thị và nông thôn cấp độ cao hơn làm thay đổi nội dung quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính hoặc có sự mâu thuẫn
giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn làm ảnh hưởng đến tính chất, chức năng,
quy mô của đô thị, huyện, xã, khu chức năng hoặc khu vực lập quy hoạch, trừ
trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 của Luật này.
3. Dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ
trương đầu tư, quyết định chấp thuận nhà đầu tư, quyết định chấp thuận chủ
trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về
đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và đầu tư mà làm ảnh
hưởng đến sử dụng đất, không gian kiến trúc của khu vực đã được lập và phê
duyệt quy hoạch.
4. Có sự biến động về điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn hoặc tác động của
thiên tai, chiến tranh hoặc yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh làm ảnh hưởng
đến sử dụng đất, không gian kiến trúc của khu vực đã được lập và phê duyệt quy
hoạch.
5. Phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng khi thay đổi nhu cầu sử dụng
đất dành cho hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo chính sách phát triển từng
thời kỳ hoặc thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch, chỉ tiêu diện tích sàn
nhà ở bình quân đầu người theo kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trên
cơ sở bảo đảm không làm quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực
đã được lập và phê duyệt quy hoạch.
6. Quy hoạch đô thị và nông thôn không thực hiện được hoặc việc triển khai
thực hiện gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng,
an ninh, an sinh xã hội và môi trường sinh thái, di tích lịch sử, văn hóa.
7. Dự án đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ
trương đầu tư theo quy định của pháp luật ảnh hưởng đến sử dụng đất, tổ chức
không gian khu đất dự án.
8. Cần thiết điều chỉnh về ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy
hoạch hoặc điều chỉnh các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành đối với lô đất để thực
hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc công trình riêng lẻ trong
khu vực đã được lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết.
Điều 46. Các loại điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn và nguyên tắc
điều chỉnh
1. Điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định như sau:
a) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị và nông thôn được tiến hành trên cơ sở
kết quả rà soát quy hoạch đô thị và nông thôn và khi có một trong các điều
kiện điều chỉnh quy hoạch quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 45
của Luật này mà có sự thay đổi về vai trò, tính chất, chức năng, quy mô của đô
thị, huyện, xã, khu chức năng; có sự thay đổi về ranh giới của khu vực lập quy
hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; có sự thay đổi về cơ cấu, tính chất, chức
năng, quy mô và các giải pháp quy hoạch, yêu cầu tổ chức không gian của toàn
bộ khu vực lập quy hoạch;
b) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị và nông thôn phải bảo đảm đáp ứng được
yêu cầu thực tế, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội và định hướng
phát triển của đô thị, huyện, xã, khu chức năng trong tương lai, nâng cao chất
lượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị, nông thôn;
bảo đảm tính kế thừa, không gây vướng mắc đối với các dự án đầu tư xây dựng
đang triển khai.
2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định như sau:
a) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị và nông thôn được tiến hành trên cơ sở
kết quả rà soát quy hoạch đô thị và nông thôn và khi có một trong các điều
kiện điều chỉnh quy hoạch quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 45
của Luật này mà nội dung dự kiến điều chỉnh không làm thay đổi tính chất, chức
năng, phạm vi ranh giới, các giải pháp quy hoạch chính của khu vực đã được
lập, phê duyệt quy hoạch và đánh giá tác động của việc điều chỉnh cục bộ quy
hoạch bảo đảm không làm quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tuân thủ quy
chuẩn về quy hoạch đô thị và nông thôn.
Khi xuất hiện điều kiện quy định tại khoản 8 Điều 45 của Luật này, quy hoạch
chi tiết được điều chỉnh cục bộ mà không phải thực hiện rà soát quy hoạch;
b) Việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị và nông thôn không thực hiện trình
tự lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch. Cơ quan, tổ chức có trách
nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn được lập hồ sơ điều chỉnh cục
bộ quy hoạch hoặc lựa chọn tổ chức tư vấn đáp ứng yêu cầu theo quy định của
Luật này để tổ chức lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
Điều 47. Trình tự điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định
như sau:
a) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn
quy định tại Điều 17 của Luật này báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy
hoạch đô thị và nông thôn để xem xét chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng thể
quy hoạch đô thị và nông thôn trên cơ sở báo cáo kết quả rà soát quy hoạch;
b) Sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn
chấp thuận về chủ trương, việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh
tổng thể quy hoạch và công bố được thực hiện theo trình tự lập, thẩm định, phê
duyệt, công bố quy hoạch theo quy định của Luật này.
2. Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định như
sau:
a) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn
quy định tại Điều 17 của Luật này có trách nhiệm lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ
quy hoạch theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; tổ chức lấy ý kiến về nội
dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch đối với cơ quan quản lý nhà nước
có liên quan, cộng đồng dân cư trong khu vực dự kiến điều chỉnh quy hoạch và
các khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng trực tiếp theo quy định tại Điều 37 của
Luật này;
b) Cơ quan thẩm định quy định tại Điều 38 của Luật này thực hiện thẩm định về
căn cứ lập quy hoạch, điều kiện điều chỉnh và nội dung điều chỉnh cục bộ quy
hoạch;
c) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn quy
định tại Điều 41 và khoản 2, khoản 3 Điều 48 của Luật này quyết định phê duyệt
điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
đô thị và nông thôn phải thể hiện rõ các nội dung điều chỉnh và kèm theo hồ sơ
điều chỉnh cục bộ quy hoạch;
d) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn
có trách nhiệm cập nhật và thể hiện trong hồ sơ quy hoạch những nội dung đã
điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị và nông thôn phải được
công bố theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết hồ sơ rà soát, điều chỉnh quy
hoạch đô thị và nông thôn.
Điều 48. Thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô
thị và nông thôn quy định tại Điều 41 của Luật này phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch.
2. Đối với quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ mà do
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập,
thẩm định, phê duyệt, công bố điều chỉnh cục bộ quy hoạch theo trình tự, thủ
tục do Thủ tướng Chính phủ quy định.
3. Đối với quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh mà do Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập thì Ủy ban
nhân dân cấp huyện tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, công bố điều chỉnh cục
bộ quy hoạch theo trình tự, thủ tục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Chương IV
TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
Điều 49. Quy định quản lý theo quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Quy định quản lý theo quy hoạch đô thị và nông thôn được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt quy hoạch ban hành sau khi quy hoạch được phê duyệt.
Đối với quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định quản lý theo quy hoạch sau khi có ý kiến
thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng. Đối với quy hoạch chung đô thị mới có
phạm vi liên quan đến địa giới đơn vị hành chính của từ 02 tỉnh trở lên do Bộ
Xây dựng tổ chức lập thì Bộ Xây dựng ban hành quy định quản lý theo quy hoạch
đô thị và nông thôn.
2. Dự thảo quy định quản lý theo quy hoạch đô thị và nông thôn phải kèm theo
hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch, thiết kế đô thị riêng.
3. Quy định quản lý theo quy hoạch đô thị và nông thôn phải phù hợp với quy
hoạch, thiết kế đô thị riêng đã được phê duyệt và quy định rõ nguyên tắc để tổ
chức thực hiện.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
Điều 50. Công bố quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch đô thị và nông thôn được phê
duyệt, nội dung của quy hoạch phải được công bố công khai; đối với những nội
dung thuộc bí mật nhà nước phải bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ
bí mật nhà nước.
Nội dung, tài liệu công bố quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch (nếu có);
b) Quyết định phê duyệt quy hoạch;
c) Các bản vẽ quy hoạch;
d) Thuyết minh quy hoạch;
đ) Quy định quản lý theo quy hoạch đô thị và nông thôn.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn
tổ chức công bố công khai quy hoạch do mình tổ chức lập, trừ các trường hợp
sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố công khai quy hoạch do Bộ Xây dựng
tổ chức lập tại địa bàn do mình quản lý;
b) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổ chức công bố công khai quy
hoạch do chủ đầu tư tổ chức lập.
3. Quy hoạch đô thị và nông thôn phải được công bố tại trụ sở và đăng tải
thường xuyên, liên tục trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có
trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, hệ thống thông tin quốc gia về quy hoạch và
kết hợp thực hiện theo một, một số hoặc các hình thức sau đây:
a) Thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng;
b) Trưng bày hệ thống bản vẽ quy hoạch đô thị và nông thôn; trưng bày mô hình
(nếu có);
c) Tổ chức hội nghị, hội thảo;
d) Phát hành ấn phẩm.
Điều 51. Kế hoạch thực hiện quy hoạch chung
1. Căn cứ quy hoạch chung đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền
phê duyệt quy hoạch tổ chức lập và ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch
chung, bảo đảm hiệu quả, khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đối với quy
hoạch chung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh tổ chức lập và ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch chung.
2. Yêu cầu về kế hoạch thực hiện quy hoạch chung bao gồm:
a) Phù hợp nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, quy định quản lý theo quy
hoạch đã được ban hành;
b) Bảo đảm tính khả thi về thời gian, nguồn lực và các điều kiện tổ chức thực
hiện;
c) Xác định rõ, cụ thể về tiến độ, trách nhiệm của các cơ quan trong tổ chức
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
d) Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện và chế độ báo cáo kết quả công tác
thực hiện quy hoạch.
3. Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch chung bao gồm:
a) Xác định danh mục, tiến độ triển khai lập các cấp độ quy hoạch đô thị và
nông thôn, thiết kế đô thị, quy hoạch không gian ngầm và quy hoạch chuyên
ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc trung ương theo kế hoạch
05 năm và hằng năm;
b) Dự kiến nhu cầu vốn hằng năm cho công tác tổ chức thực hiện quy hoạch đô
thị và nông thôn; đề xuất các cơ chế chính sách bố trí, huy động nguồn lực
thực hiện theo kế hoạch;
c) Phân công trách nhiệm các cơ quan thực hiện;
d) Kế hoạch kiểm tra, giám sát;
đ) Quy định nội dung, tiêu chí đánh giá kết quả, chế độ báo cáo kết quả công
tác tổ chức thực hiện quy hoạch;
e) Nội dung khác có liên quan.
Điều 52. Cắm mốc theo quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Cắm mốc theo quy hoạch đô thị và nông thôn được thực hiện trong các trường
hợp sau đây:
a) Cắm mốc chỉ giới đường đỏ đối với đường giao thông và khu vực công trình
đầu mối hạ tầng kỹ thuật đối với quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu;
b) Cắm mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới khu
vực cấm xây dựng đối với quy hoạch chi tiết.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, nhà đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập
quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Điều 17 của Luật này có trách nhiệm
lập hồ sơ cắm mốc và tổ chức thực hiện cắm mốc ngoài thực địa hoặc áp dụng
công nghệ thông tin.
3. Việc cắm mốc được thực hiện theo hồ sơ cắm mốc. Hồ sơ cắm mốc do các đơn
vị chuyên môn về đo đạc và bản đồ tổ chức lập và phải được cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn phê duyệt.
4. Cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện lưu giữ hồ sơ cắm mốc đã được phê duyệt và có trách nhiệm
cung cấp tài liệu liên quan đến mốc giới cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Tổ
chức, nhà đầu tư đã thực hiện việc cắm mốc theo quy định tại khoản 2 Điều này
phải gửi hồ sơ cắm mốc đến cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
5. Khi quy hoạch đô thị và nông thôn được điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh
cắm mốc theo quy hoạch đã được điều chỉnh.
6. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết việc lập, lưu giữ hồ sơ cắm mốc,
chi phí cắm mốc, tổ chức cắm mốc và quản lý mốc theo quy hoạch đô thị và nông
thôn.
Điều 53. Tổ chức quản lý theo nội dung quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt quy
hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Điều 41 của Luật này chịu trách nhiệm
quản lý các nội dung trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong
phạm vi địa giới đơn vị hành chính do mình quản lý, trong đó có công viên, cây
xanh, mặt nước.
2. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý công viên, cây xanh, mặt nước tại
đô thị, nông thôn.
Điều 54. Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Cơ sở dữ liệu quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm dữ liệu điện tử của hồ
sơ quy hoạch sau khi phê duyệt, cơ sở dữ liệu địa lý về quy hoạch đô thị và
nông thôn gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia đã được chuẩn
hóa. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu được xây dựng, quản lý và chia sẻ
thống nhất trên cả nước, phục vụ cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.
2. Cơ sở dữ liệu quy hoạch đô thị và nông thôn phải được triển khai xây dựng
trong quá trình lập, tổ chức thực hiện quy hoạch và phải được cập nhật thường
xuyên; bảo đảm kết nối đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch, cơ sở
dữ liệu quốc gia về đất đai; bảo đảm phục vụ công tác quản lý; đáp ứng yêu cầu
về công khai, minh bạch, quyền tiếp cận thông tin của các cơ quan, tổ chức và
người dân.
3. Chính phủ quy định việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ
liệu quy hoạch đô thị và nông thôn.
Điều 55. Tiếp cận, cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền tiếp cận các thông tin về quy hoạch
đô thị và nông thôn sau đây:
a) Thông tin về các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn đã
được phê duyệt và công bố;
b) Quy định quản lý theo quy hoạch đô thị và nông thôn, kế hoạch thực hiện quy
hoạch chung đã được ban hành;
c) Thông tin về các thủ tục hành chính về quy hoạch đô thị và nông thôn;
d) Văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn.
2. Cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy
hoạch đô thị và nông thôn đã được phê duyệt cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi
có yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu, số liệu do
mình cung cấp.
3. Việc cung cấp thông tin theo yêu cầu về quy hoạch đô thị và nông thôn được
thực hiện theo hình thức giải thích trực tiếp hoặc bằng văn bản.
Điều 56. Lưu trữ, lưu giữ hồ sơ, tài liệu về nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch
đô thị và nông thôn
1. Hồ sơ, tài liệu nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn đã được phê duyệt phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, tài liệu được lưu trữ bao gồm:
a) Hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, hồ sơ trình thẩm định quy hoạch;
b) Hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch;
c) Báo cáo thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, báo cáo thẩm định quy hoạch;
d) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quyết định phê duyệt quy hoạch.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ xử lý công việc đối với nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 57. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều, khoản của các luật có liên
quan đến hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều, khoản của Luật Xây dựng số
50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14,
Luật số 35/2018/QH14, Luật số 40/2019/QH14 và Luật số 62/2020/QH14 như sau:
a) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch đô thị và nông
thôn” tại các khoản 15a, 18, 21 và 24 Điều 3; khoản 4 Điều 12; khoản 1 Điều
79;
b) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch theo pháp luật
về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 1 Điều 51; điểm b khoản 2 Điều 58;
điểm c khoản 1 Điều 61; điểm b khoản 7 Điều 79; điểm d, điểm e khoản 2 Điều
89; điểm d khoản 1 Điều 94; khoản 1 Điều 117; điểm d khoản 1 Điều 118; khoản 5
Điều 130;
c) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi
tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn” bằng cụm từ “quy hoạch khu chức năng
hoặc quy hoạch chi tiết khu vực xây dựng được xác định trong quy hoạch chung
huyện, quy hoạch chung xã” tại điểm d khoản 1 Điều 83a và điểm i khoản 2 Điều
89;
d) Thay thế cụm từ “quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn” bằng
cụm từ “quy hoạch chi tiết theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn”
tại khoản 3 Điều 93;
đ) Thay thế cụm từ “thiết kế quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch đô thị
và nông thôn” tại khoản 3, khoản 4 Điều 148 và Điều 158;
e) Bỏ cụm từ “theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng” tại khoản 18 Điều 3;
bỏ cụm từ “lập và thực hiện quy hoạch xây dựng” tại khoản 9 Điều 4; bỏ
cụm từ “quy hoạch xây dựng” tại khoản 4 Điều 160, khoản 3 Điều 162, điểm a
khoản 2 Điều 163;
g) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 91 như sau:
“1. Phù hợp với quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở
khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết
hoặc thiết kế đô thị riêng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.”;
h) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 92 như sau:
“1. Phù hợp với quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn
hoặc vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.”;
i) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 93 như sau:
“2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết theo pháp luật về đô thị và
nông thôn; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị
đã ổn định thì phải phù hợp với quy hoạch chi tiết theo pháp luật về
đô thị và nông thôn hoặc thiết kế đô thị riêng hoặc quy chế quản lý kiến
trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.”;
k) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 94 như sau:
“a) Thuộc khu vực có quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện
và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;”;
l) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 94 như sau:
“b) Phù hợp với quy mô, thời hạn công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy
định đối với từng khu vực theo yêu cầu quản lý, phát triển và phù hợp với thời
hạn quy hoạch;”;
m) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 94 như sau:
“4. Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có
thời hạn, khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng
mà quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn có điều chỉnh kéo
dài thời hạn thì cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo về
việc gia hạn thời gian tồn tại của công trình. Trường hợp chủ đầu tư tiếp tục
có nhu cầu xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo thì thực hiện cấp giấy phép xây
dựng có thời hạn theo yêu cầu quản lý, phát triển và phù hợp với thời hạn của
quy hoạch điều chỉnh.”;
n) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 164 như sau:
“a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng theo phân cấp
của Chính phủ; quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy hoạch,
thiết kế xây dựng và giấy phép xây dựng theo quy định của Chính phủ;
ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch theo
pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn, kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức
hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp
luật trong hoạt động đầu tư xây dựng;”;
o) Bãi bỏ các khoản 7, 8, 16, 22, 25, 30, 31, 32, 33, 44 Điều 3, Điều 150 và
Chương II.
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 43/2024/QH15 như sau:
a) Thay thế cụm từ “pháp luật về quy hoạch đô thị” bằng cụm từ “pháp luật về
quy hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 5 Điều 65, khoản 4 Điều 66, khoản 5
Điều 116, khoản 2 Điều 216;
b) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn”
bằng cụm từ “quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại
điểm a khoản 2 và khoản 5 Điều 66;
c) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị” bằng cụm từ “quy
hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại điểm c khoản 3 Điều
122;
d) Thay thế cụm từ “quy hoạch chi tiết xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch chi
tiết theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại điểm c khoản 5 Điều
158, điểm i khoản 1 Điều 159;
đ) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị” bằng cụm từ “quy
hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại điểm c khoản 2 Điều
190;
e) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị” bằng cụm từ “quy
hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại điểm b khoản 4 Điều
216;
g) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng; quy hoạch đô thị” bằng cụm từ “quy
hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại điểm a khoản 3 và
điểm a khoản 7 Điều 219;
h) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch khu chức năng;
quy hoạch nông thôn” tại điểm a khoản 1 Điều 67.
3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở số
10/2022/QH15 như sau:
a) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng xã và
điểm dân cư nông thôn; quy hoạch chung được lập cho thị trấn, đồ án quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết được lập cho các khu vực thuộc phạm vi thị trấn”
bằng cụm từ “quy hoạch chung huyện, quy hoạch chung xã và quy hoạch chi tiết
khu vực xây dựng được xác định trong quy hoạch chung huyện, quy hoạch chung
xã; quy hoạch chung thị trấn, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được lập
cho khu vực thuộc phạm vi huyện, xã, thị trấn” tại khoản 3 Điều 11;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 25 như sau:
“6. Dự thảo quy hoạch đô thị và nông thôn.”.
4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản số
29/2023/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 43/2024/QH15
như sau:
a) Thay thế cụm từ “pháp luật về quy hoạch đô thị” bằng cụm từ “pháp luật về
quy hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 2 Điều 11 và điểm b khoản 1 Điều 29;
b) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch theo pháp luật
về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 3 Điều 39;
c) Thay thế cụm từ “pháp luật về xây dựng và pháp luật về quy hoạch đô thị”
bằng cụm từ “pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại điểm b khoản 1
Điều 40;
d) Thay thế cụm từ “pháp luật về quy hoạch đô thị” bằng cụm từ “pháp luật về
quy hoạch đô thị và nông thôn” tại điểm c khoản 1 Điều 40, điểm d khoản 1 Điều
43;
đ) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch đô thị và nông
thôn” tại khoản 1 Điều 77 và khoản 1 Điều 78.
5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 43/2024/QH15 như sau:
a) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị” bằng cụm từ “quy
hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 3, khoản 4 Điều 3; khoản 2 Điều 5; điểm b
khoản 1 Điều 26; khoản 9 Điều 88;
b) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng
khu chức năng” bằng cụm từ “quy hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 2 Điều 4;
c) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch theo pháp luật
về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 1 Điều 40, điểm đ khoản 2 Điều 59;
d) Thay thế cụm từ “quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ
1/500” bằng cụm từ “quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết theo pháp luật
về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 2 Điều 50;
đ) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch đô thị và nông
thôn” tại khoản 1 Điều 54 và khoản 2 Điều 60;
e) Thay thế cụm từ “pháp luật về quy hoạch đô thị” bằng cụm từ “pháp luật về
quy hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 1 Điều 64;
g) Thay thế cụm từ “chỉ tiêu về sử dụng đất quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ
“chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch” tại khoản 2 Điều 64;
h) Thay thế cụm từ “quy hoạch chi tiết xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch chi
tiết theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 2 Điều 54,
khoản 6 Điều 60, điểm a khoản 1 Điều 82, khoản 1 Điều 96;
i) Thay thế cụm từ “quy hoạch chi tiết xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch chi
tiết” tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 88;
k) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng khu công nghiệp” bằng cụm từ “quy hoạch
khu công nghiệp” tại khoản 1 Điều 94 và điểm a khoản 2 Điều 95;
l) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 32 như sau:
“1. Diện tích đất để phát triển nhà ở phải được xác định trong quy hoạch đô
thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch khu công nghiệp, quy hoạch cơ sở giáo dục
đại học, quy hoạch khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về
quy hoạch đô thị và nông thôn và quy định khác của pháp luật có liên quan.”.
6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 như sau:
a) Thay thế cụm từ “quy hoạch chung xây dựng khu chức năng” bằng cụm từ “quy
hoạch chung khu chức năng” tại khoản 3 Điều 17;
b) Thay thế cụm từ “pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị” bằng
cụm từ “pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 4 Điều 17;
c) Thay thế cụm từ “quy hoạch phân khu xây dựng” thành “quy hoạch phân khu
theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại điểm b khoản 2 Điều 24;
d) Thay thế cụm từ “quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng” thành
“quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết theo pháp luật về quy hoạch đô thị
và nông thôn” tại điểm a khoản 3 Điều 24;
đ) Thay thế cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng” bằng
cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại điểm
b khoản 2 Điều 31;
e) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch theo pháp luật
về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại điểm a khoản 3 Điều 32;
g) Thay thế cụm từ “quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy
hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 3 Điều 35.
7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14,
Luật số 47/2019/QH14, Nghị quyết số 96/2023/QH15, Luật số 31/2024/QH15, Luật
số 34/2024/QH15 và Luật số 43/2024/QH15 như sau:
a) Thay thế cụm từ “quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị” bằng cụm từ
“quy hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 3 Điều 40;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 3 Điều 19 như sau:
“e) Quyết định việc liên kết kinh tế vùng giữa các cấp chính quyền địa phương
phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và bảo đảm tính thống nhất của
nền kinh tế quốc dân;”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 54 như sau:
“2. Quyết định dự án đầu tư công trình đô thị trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.”.
8. Sửa đổi, thay thế cụm từ “Quy hoạch xây dựng khu đô thị, khu dân cư, khu
chức năng, cụm công nghiệp quy định tại Luật Xây dựng và pháp luật có liên
quan” bằng cụm từ “Quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn
đối với khu đô thị, khu dân cư, khu chức năng, cụm công nghiệp” tại khoản 2
Điều 63 của Luật Viễn thông số 24/2023/QH15.
9. Thay thế cụm từ “Quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “Quy hoạch đô thị và nông
thôn” tại khoản 1 Điều 64 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 11/2022/QH15, Luật số 16/2023/QH15
và Luật số 18/2023/QH15.
10. Thay thế cụm từ “cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “cắm
mốc theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại khoản 6
Điều 78 của Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 16/2023/QH15.
11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai số
33/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 60/2020/QH14 và
Luật số 18/2023/QH15 như sau:
a) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch đô thị và nông
thôn” tại điểm a khoản 9 Điều 42;
b) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch theo pháp luật
về quy hoạch đô thị và nông thôn đối với” tại điểm b khoản 12 Điều 42 và điểm
d khoản 1 Điều 43.
12. Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng của địa phương” bằng cụm từ “quy
hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại điểm b khoản 2 Điều
37 của Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 42/2024/QH15.
13. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đê điều số 79/2006/QH11 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 15/2008/QH12, Luật số 35/2018/QH14, Luật
số 60/2020/QH14 và Luật số 18/2023/QH15 như sau:
a) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch theo pháp luật
về quy hoạch đô thị và nông thôn” tại điểm b khoản 3 Điều 26 và khoản 1 Điều
27;
b) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng” bằng cụm từ “quy hoạch đô thị và nông
thôn” tại khoản 6 Điều 42.
14. Sửa đổi, bổ sung số thứ tự 3.2 của mục II của Phụ lục số 01 về Danh mục
phí, lệ phí của Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Luật số 09/2017/QH14, Luật số 23/2018/QH14, Luật số
72/2020/QH14, Luật số 16/2023/QH15, Luật số 20/2023/QH15, Luật số
24/2023/QH15, Luật số 33/2024/QH15 và Luật số 35/2024/QH15 như sau:
3.2 Phí thẩm định quy hoạch đô thị và nông thôn Bộ Tài chính
Điều 58. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 77/2015/QH13, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 40/2019/QH14, Luật số
61/2020/QH14 và Điều 29 của Luật số 35/2018/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật
này có hiệu lực thi hành.
Điều 59. Quy định chuyển tiếp
1. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị riêng đã được phê
duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục có hiệu lực
đến hết thời hạn hiệu lực của quy hoạch theo quy định của Luật này.
2. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được lập trước ngày Luật này có
hiệu lực thi hành, đang trong quá trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch
thuộc trường hợp phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng, cơ
quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh mà theo Luật này không quy định lấy ý kiến thống nhất thì thực hiện theo
quy định của Luật này.
3. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch
mà chưa được thẩm định đồ án quy hoạch trước ngày Luật này có hiệu lực thi
hành thì được lựa chọn tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật về xây
dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành
hoặc lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông
thôn theo quy định của Luật này.
4. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được thẩm định đồ án quy hoạch trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện việc phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
5. Trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được
thẩm định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà có sự thay đổi về thẩm
quyền phê duyệt theo quy định của Luật này thì không phải thẩm định lại. Thẩm
quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch được thực hiện theo quy định của
Luật này.
6. Trường hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt
của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô
thị và đã được phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà theo quy
định của Luật này thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì
khi điều chỉnh quy hoạch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại
Luật này.
7. Trường hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị và đã được phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà theo quy định của Luật này thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì khi điều chỉnh quy hoạch, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Luật này.
8. Đối với đô thị loại III, đô thị loại IV, khu kinh tế, khu du lịch quốc gia
đã có quy hoạch chung được phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành,
nếu chưa hết thời hạn quy hoạch chung mà cần thiết phải lập quy hoạch phân khu
thì được tiếp tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu trong thời hạn
02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Việc lập, thẩm định, phê
duyệt, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân khu được tiếp tục thực hiện theo quy
định của pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật xây dựng trước ngày Luật này
có hiệu lực thi hành. Quy hoạch phân khu có hiệu lực cho đến khi quy hoạch
chung được lập, điều chỉnh tổng thể theo quy định của Luật này. Chính phủ quy
định chi tiết khoản này.
9. Các chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, chứng chỉ hành nghề
hoạt động xây dựng của cá nhân đối với lĩnh vực lập thiết kế quy hoạch xây
dựng được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà còn hiệu lực thì
được tiếp tục có hiệu lực đến hết thời hạn của chứng chỉ.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2024.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Trần Thanh Mẫn
| Luật 47/2024/QH15 | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Luat-Quy-hoach-do-thi-va-nong-thon-2024-so-47-2024-QH15-583645.aspx | {'official_number': ['47/2024/QH15'], 'document_info': ['Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Quốc hội', ''], 'signer': ['Trần Thanh Mẫn'], 'document_type': ['Luật'], 'document_field': ['Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '26/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,330 | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 21/2024/TTBNNPTNT Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2024
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 22/2019/TTBNNPTNT NGÀY 30 THÁNG
11 NĂM 2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HƯỚNG DẪN MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHĂN NUÔI VỀ QUẢN LÝ GIỐNG VÀ SẢN PHẨM GIỐNG VẬT NUÔI
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐCP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐCP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ
hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, Nghị định số 46/2022/NĐCP ngày 13 tháng 7
năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
13/2020/NĐCP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật
Chăn nuôi;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TTBNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số
điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TTBNNPTNT ngày
30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống
vật nuôi
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm:
con giống, trứng giống, tinh, phôi, ấu trùng và các vật liệu di truyền khác
được khai thác từ vật nuôi quý, hiếm”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5 như sau:
“3. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền
của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống,
mục đích sử dụng là bản chính hoặc bản sao có xác nhận của đơn vị nhập khẩu và
bản dịch tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Quy định mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống vật nuôi.
Mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống vật nuôi được quy định tại
Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này”.
4. Thay thế Phụ lục III, Phụ lục V.
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Thông tư này.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 01 năm 2024
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng Chính phủ;
Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Văn phòng Trung ương Đảng;
Văn phòng Quốc hội;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng Chính phủ;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Tòa án nhân dân tối cao;
Tổng kiểm toán nhà nước;
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị xã hội;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế;
Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn
bản quy phạm pháp luật;
Bộ NN&PTNT: Bộ trưởng; các Thứ trưởng; các đơn vị thuộc Bộ; Cổng Thông tin
điện tử Bộ NN&PTNT;
Lưu: VT, CN. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến
PHỤ LỤC III
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU ĐỰC GIỐNG, TINH, PHÔI GIỐNG GIA SÚC
(Kèm theo Thông tư số 21/2024/TTBNNPTNT ngày 11 tháng 11 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
............, ngày...... tháng...... năm......
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU
ĐỰC GIỐNG, TINH, PHÔI GIỐNG GIA SÚC
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi)
1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia
súc:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email:
4. Mục đích nhập khẩu:
5. Số lượng, khối lượng, hiện trạng đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập
khẩu: (chi tiết được trình bày tại bản lý lịch của đực giống gia súc hoặc tinh
giống gia súc hoặc phôi giống gia súc kèm theo).
6. Nước xuất khẩu:
7. Thời gian nhập khẩu:
8. Cửa khẩu nhập khẩu:
9. Tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu (tên đơn vị nhập khẩu) cam kết:
Thực hiện đúng pháp luật về chăn nuôi, pháp luật về thú y và các quy định
hiện hành khác có liên quan.
Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin cung cấp
theo yêu cầu của hồ sơ xin phép nhập khẩu.
Tổng hợp, báo cáo kết quả bằng văn bản về số lượng và chất lượng đực giống,
tinh, phôi giống gia súc đã nhập khẩu gửi Cục Chăn nuôi (định kỳ báo cáo 6
tháng đầu năm gửi trước ngày 25 tháng 6; báo cáo năm gửi trước ngày 25 tháng
12).
Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) xem xét
giải quyết./.
Tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
LÝ LỊCH ĐỰC GIỐNG GIA SÚC NHẬP KHẨU
(Kèm theo Đơn đăng ký nhập khẩu lần đầu đực giống gia súc ngày… tháng...
năm…......)
STT Tên giống Số hiệu đực giống Ngày tháng năm sinh Số hiệu bố, mẹ của đực giống Số hiệu ông, bà của đực giống Nguồn gốc xuất xứ
Số hiệu bố Số hiệu mẹ Số hiệu ông Số hiệu bà
1
2
3
…
LÝ LỊCH TINH GIỐNG GIA SÚC NHẬP KHẨU
(Kèm theo Đơn đăng ký nhập khẩu lần đầu tinh giống gia súc ngày… tháng
...năm….....)
STT Tên giống Mã hiệu tinh của đực giống cho tinh (nếu có) Số hiệu đực giống cho tinh Số hiệu bố, mẹ của đực giống cho tinh Số hiệu ông, bà của đực giống cho tinh Số lượng tinh xin nhập khẩu (liều) Xuất xứ Năm sản xuất
Số hiệu bố Số hiệu mẹ Số hiệu ông Số hiệu bà
1
2
3
...
LÝ LỊCH PHÔI GIỐNG GIA SÚC NHẬP KHẨU
(Kèm theo Đơn đăng ký nhập khẩu lần đầu phôi giống gia súc ngày...tháng…
năm….....)
STT Tên giống Số hiệu đực giống cho tinh Số hiệu cái giống cho trứng, phôi Số hiệu bố, mẹ của đực giống cho tinh Số hiệu ông, bà của đực giống cho tinh Số hiệu bố, mẹ của cái giống cho trứng, phôi Số hiệu ông, bà của cái giống cho trứng, phôi Số lượng phôi xin nhập khẩu (cái) Xuất xứ Năm sản xuất
Số hiệu bố Số hiệu mẹ Số hiệu ông Số hiệu bà Số hiệu bố Số hiệu mẹ Số hiệu ông Số hiệu bà
1
2
3
...
PHỤ LỤC V
MỨC CHẤT LƯỢNG GIỐNG ĐỐI VỚI ĐỰC GIỐNG, CÁI GIỐNG VẬT NUÔI
(Kèm theo Thông tư số 21/2024/TTBNNPTNT ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A. ĐỐI VỚI LỢN GIỐNG
I. Đối với lợn cái giống
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức chất lượng
Giống ngoại Giống nội
Cấp cụ kỵ Cấp ông bà Cấp bố mẹ
LR YS Du Pi Dòng tổng hợp LR YS Du Pi Dòng tổng hợp LY YL MC MK, Hương Giống nội khác
A1 Lợn cái hậu bị giai đoạn KTNS (từ 30 kg đến 100 kg đối với giống ngoại, từ 60 240 ngày tuổi đối với giống nội):
1 Tăng khối lượng trung bình g/ngày ≥ 780 ≥ 780 ≥ 850 ≥ 620 ≥ 780 ≥ 750 ≥ 750 ≥ 800 ≥ 600 ≥ 750 ≥ 750 ≥ 750 ≥300 ≥280 ≥ 250
2 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng kg ≤ 2,7 ≤ 2,7 ≤ 2,6 ≤ 2,6 ≤ 2,7 ≤ 2,7 ≤ 2,7 ≤ 2,6 ≤ 2,6 ≤ 2,7 ≤ 2,7 ≤ 2,7 ≤4,0 ≤4,2 ≤ 5,5
A2 Lợn nái sinh sản:
3 Tuổi đẻ lứa đầu ngày ≤ 375 ≤ 375 ≤ 375 ≤ 375 ≤ 375 ≤ 375 ≤ 375 ≤ 375 ≤ 375 ≤ 375 ≤ 375 ≤ 375 ≤ 360 ≤ 360 ≤ 365
4 Số con sơ sinh sống/ổ con ≥ 12,0 ≥ 12,0 ≥ 9,5 ≥ 10,0 ≥ 11,5 ≥ 12,5 ≥ 12,5 ≥ 10,0 ≥ 10,5 ≥ 12,0 ≥ 13,0 ≥ 13,0 ≥ 11,0 ≥ 8,0 ≥ 4,5
5 Khối lượng sơ sinh sống/ổ kg ≥ 15,8 ≥ 15,8 ≥ 13,5 ≥ 14,0 ≥ 14,7 ≥ 16,6 ≥ 16,6 ≥ 14,5 ≥ 14,9 ≥ 15,4 ≥ 17,2 ≥ 17,2 ≥ 5,5 ≥ 4,0 ≥ 3,5
6 Số con cai sữa/nái/năm con ≥ 24,5 ≥ 24,5 ≥ 18,0 ≥ 19,0 ≥ 24,5 ≥ 25,5 ≥ 25,5 ≥ 19,0 ≥ 20,0 ≥ 25,5 ≥ 26,5 ≥ 26,5 ≥ 19,0 ≥ 12,0 ≥ 10
7 Thời gian sử dụng năm tuổi ≤ 2,5 ≤ 2,5 ≤ 2,5 ≤ 2,5 ≤ 2,5 ≤ 2,5 ≤ 2,5 ≤ 2,5 ≤ 2,5 ≤ 2,5 ≤ 2,5 ≤ 2,5 ≤ 3 ≤ 3 ≤ 3
II. Đối với lợn đực giống
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức chất lượng
Giống ngoại Giống nội
LR YS Du Pi PiDu Dòng tổng hợp MC MK, Hương Giống nội khác
A3 Lợn đực hậu bị giai đoạn KTNS (từ 30 kg đến 100 kg đối với giống ngoại, từ 60 240 ngày tuổi đối với giống nội):
8 Tăng khối lượng trung bình g/ngày ≥ 800 ≥ 800 ≥ 900 ≥ 650 ≥ 800 ≥ 800 ≥ 350 ≥ 300 ≥ 280
9 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng kg ≤ 2,7 ≤ 2,7 ≤ 2,7 ≤ 2,7 ≤ 2,7 ≤ 2,7 ≤ 4,0 ≤ 4,2 ≤ 5,5
10 Độ dày mỡ lưng đo tại điểm P2 tại thời điểm kết thúc KTNS mm ≤ 13 ≤ 13 ≤ 11 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 12 ≤ 25 ≤ 20 ≤ 25
A4 Lợn đực phối giống trực tiếp:
11 Tỷ lệ thụ thai % ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80
12 Số con sơ sinh sống/ổ con ≥ 10 ≥ 10 ≥ 9,5 ≥ 9,5 ≥ 9,5 ≥ 10 ≥ 10 ≥ 8,0 ≥ 7,0
13 Khối lượng sơ sinh/con kg ≥ 1,3 ≥ 1,3 ≥ 1,5 ≥ 1,5 ≥ 1,5 ≥ 1,3 ≥ 0,5 ≥ 0,5 ≥ 0,4
14 Thời gian sử dụng năm tuổi ≤ 3 ≤ 3 ≤ 3 ≤ 3 ≤ 3 ≤ 3 ≤ 4 ≤ 4 ≤ 4
A5 Lợn đực khai thác tinh:
15 Thể tích tinh dịch/lần xuất tinh (V) ml ≥ 220 ≥ 220 ≥ 220 ≥ 220 ≥ 220 ≥ 220 ≥ 150 ≥ 150 ≥ 150
16 Hoạt lực tinh trùng (A) % ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 70 ≥ 70 ≥ 70
17 Nồng độ tinh trùng (C) triệu/ml ≥ 250 ≥ 250 ≥ 250 ≥ 250 ≥ 250 ≥ 250 ≥ 200 ≥ 200 ≥ 200
18 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) % ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15
19 Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần xuất tinh (VAC) tỷ ≥ 44 ≥ 44 ≥ 44 ≥ 44 ≥ 44 ≥ 44 ≥ 21 ≥ 21 ≥ 21
20 Thời gian sử dụng năm tuổi ≤ 3 ≤ 3 ≤ 3 ≤ 3 ≤ 3 ≤ 3 ≤ 4 ≤ 4 ≤ 4
A6 Liều tinh sử dụng trong TTNT:
21 Thể tích liều tinh (V) ml ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 40 ≥ 40 ≥ 40
22 Hoạt lực tinh trùng (A) % ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 70 ≥ 70 ≥ 70
23 Nồng độ tinh trùng (C) triệu/ml ≥ 55 ≥ 55 ≥ 55 ≥ 55 ≥ 55 ≥ 55 ≥ 55 ≥ 55 ≥ 55
24 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) % ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15
A7 Tinh đông lạnh:
25 Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (A) % ≥ 30 ≥ 30 ≥ 30 ≥ 30 ≥ 30 ≥ 30 ≥ 30 ≥ 30 ≥ 30
26 Số lượng tinh trùng tiến thẳng trong 1 cọng rạ (0,25 ml) sau giải đông triệu ≥ 150 ≥ 150 ≥ 150 ≥ 150 ≥ 150 ≥ 150 ≥ 120 ≥ 120 ≥ 120
Ghi chú: LR: Landrace, YS: Yorkshire, Du: Duroc, Pi: Pietrain, PiDu:
(Pietrain x Duroc), YL: (Yorkshire x Landrace), LY: (Landrace x Yorkshire),
MC: Móng Cái, MK: Mường Khương, KTNS: kiểm tra năng suất, TTNT: thụ tinh nhân
tạo.
B. ĐỐI VỚI GIA CẦM GIỐNG
I. Đối với gà giống dòng thuần, cấp ông bà
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức chất lượng
Gà nội Gà lông màu hướng thịt () Gà hướng trứng () Gà chuyên thịt ()
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
B1 Giai đoạn gà con (08 tuần tuổi):
27 Tỷ lệ nuôi sống % ≥ 95 ≥ 86 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95
28 Khối lượng 8 tuần tuổi:
28.1 Con trống kg 0,30,9 0,51,0 0,651,5 0,81,7 0,81,7 0,81,8 0,8 – 1,5 1,41,8
28.2 Con mái kg 0,20,7 0,350,7 0,51,2 0,61,3 0,71,3 0,71,4 0,6 – 1,3 1,21,5
29 Tiêu tốn thức ăn giai đoạn gà con kg 0,51,2 1,21,6 1,62,5 1,62,5 1,62,5 1,82,5 1,62,1 1,82,5
B2 Giai đoạn gà hậu bị (9 tuần tuổi đến lúc đẻ 5%):
30 Thời gian nuôi hậu bị tuần 1012 1012 1215 1114 1523 1517 1113 1517
31 Tỷ lệ nuôi sống % ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95
32 Khối lượng khi kết thúc hậu bị:
32.1 Con trống kg 1,01,5 1,11,5 1,61,9 1,82,2 1,83,3 1,83,4 1,72,9 1,83,2
32.2 Con mái kg 0,71,2 0,71,2 1,31,5 1,41,8 1,4 2,7 1,42,6 1,32,4 1,52,5
33 Tiêu tốn thức ăn giai đoạn hậu bị:
33.1 Con trống kg 4,56,0 4,56,0 6,57,0 6,57,0 7,29,0 8,510 6,06,5 9,010
33.2 Con mái kg 3,55,5 3,55,5 5,56,0 5,56,0 5,58,5 8,08,5 5,56,0 8,59,5
B3 Giai đoạn gà sinh sản (từ lúc đẻ 5% đến hết 48 tuần đẻ):
34 Năng suất trứng/48 tuần đẻ/mái bình quân quả ≥ 50 ≥ 90 ≥ 120 ≥ 63 ≥ 30 ≥ 150 ≥ 160 ≥ 150
35 Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống % ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90
36 Tỷ lệ trứng có phôi % ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90
37 Tỷ lệ nở/trứng có phôi % ≥ 77 ≥ 85 ≥ 85 ≥ 80 ≥ 60 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80
38 Tỷ lệ chết, loại thải/tháng % ≤ 2,0 ≤ 2,0 ≤ 2,0 ≤ 2,0 ≤ 2,0 ≤ 2,0 ≤ 2,0 ≤ 2,0
39 Tỷ lệ gà loại I/số con nở ra % ≥ 90 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95
40 Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng:
40.1 Dòng trống kg ≤ 3,5 ≤ 3,5 ≤ 3,5 ≤ 6,5 ≤ 7,5 ≤ 3,5 ≤ 3,0 ≤ 3,5
40.2 Dòng mái kg ≤ 3,5 ≤ 3,5 ≤ 3,4 ≤ 4,5 ≤ 7,5 ≤ 2,9 ≤ 2,5 ≤ 3,2
Nhóm 1: Ác, Tre .... Nhóm 2: Thái Hòa, Hắc Phong, Mã Đà .... Nhóm 3: Ri, Ri Ninh Hòa, Tiên Yên .... Nhóm 4: H'Mông, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Gà nhiều ngón, Mía..... Nhóm 5: Đông Tảo, Móng, Hồ, Chọi .... () Sasso, Kabir, LV, TP, TN, BT, VLV1, VLV2, VLV7, VLV8, Tetra… () Leughorn, GT, VCNG15, Ai cập, HA… () Ross, Cobb…
II. Đối với gà giống cấp bố mẹ
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức chất lượng giống
Gà nội Gà lông màu hướng thịt () Gà hướng trứng () Gà chuyên thịt ()
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
B4 Giai đoạn gà con (08 tuần tuổi):
41 Tỷ lệ nuôi sống % ≥ 95 ≥ 86 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95
42 Khối lượng 8 tuần tuổi: kg
42.1 Con trống kg 0,30,9 0,51,0 0,651,5 0,81,7 0,81,7 0,81,8 0,8 – 1,5 1,41,8
42.2 Con mái kg 0,20,7 0,350,7 0,51,2 0,61,3 0,71,3 0,71,4 0,6 – 1,3 1,21,5
43 Tiêu tốn thức ăn giai đoạn gà con kg 0,51,2 1,21,6 1,62,5 1,62,5 1,62,5 1,82,5 1,62,1 1,82,5
B5 Giai đoạn gà hậu bị (9 tuần tuổi đến lúc đẻ 5%):
44 Thời gian nuôi hậu bị tuần 1012 1012 1215 1114 1523 1517 1113 1517
45 Tỷ lệ nuôi sống % ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95
46 Khối lượng khi kết thúc hậu bị:
46.1 Con trống kg 1,01,5 1,11,5 1,61,9 1,82,3 1,83,3 1,83,4 1,72,9 1,83,2
46.2 Con mái kg 0,71,2 0,71,2 1,31,5 1,41,8 1,4 2,7 1,42,6 1,32,4 1,52,5
47 Tiêu tốn thức ăn giai đoạn hậu bị:
47.1 Con trống kg 4,56,0 4,56,0 6,57,0 6,57,0 7,29,0 8,510 6,06,5 9,010
47.2 Con mái kg 3,55,5 3,55,5 5,56,0 5,56,0 5,58,5 8,08,5 5,56,0 8,59,5
B6 Giai đoạn gà sinh sản (từ lúc đẻ 5% đến hết 48 tuần đẻ):
48 Năng suất trứng/48 tuần đẻ/mái bình quân quả ≥ 50 ≥ 95 ≥ 125 ≥ 70 ≥ 31 ≥ 155 ≥ 188 ≥ 155
49 Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống % ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90
50 Tỷ lệ trứng có phôi % ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90
51 Tỷ lệ nở/trứng có phôi % ≥ 77 ≥ 85 ≥ 85 ≥ 80 ≥ 60 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 80
52 Tỷ lệ chết, loại thải/tháng % ≤ 2,0 ≤ 2,0 ≤ 2,0 ≤ 2,0 ≤ 2,0 ≤ 2,0 ≤ 2,0 ≤ 2,0
53 Tỷ lệ gà loại I/số con nở ra % ≥ 90 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95
54 Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng kg ≤ 3,5 ≤ 3,5 ≤ 3,5 ≤ 6,5 ≤ 7,5 ≤ 3,5 ≤ 3,0 ≤ 3,5
Nhóm 1: Ác, Tre .... Nhóm 2: Thái Hòa, Hắc Phong, Mã Đà.... Nhóm 3: Ri, Ri Ninh Hòa, Tiên Yên .... Nhóm 4: H'Mông, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Gà nhiều ngón, Mía... Nhóm 5: Đông Tảo, Móng, Hồ, Chọi.... () Sasso, Kabir, LV, TP, TN, BT, VLV1, VLV2, VLV7, VLV8, Tetra… () Leughorn, GT, VCNG15, Ai cập, HA… () Ross, Cobb…
III. Đối với vịt giống
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức chất lượng
Dòng thuần, cấp ông bà Cấp bố mẹ
Vịt hướng trứng Vịt hướng thịt Vịt kiêm dụng Vịt hướng trứng Vịt hướng thịt Vịt kiêm dụng
B7 Giai đoạn vịt con (08 tuần tuổi):
55 Tỷ lệ nuôi sống % ≥ 94 ≥ 94 ≥ 94 ≥ 94 ≥ 94 ≥ 94
56 Khối lượng 56 ngày tuổi kg 0,61,3 1,92,3 1,01,9 0,61,2 1,92,3 1,01,9
57 Tiêu tốn thức ăn giai đoạn vịt con kg 2,44,5 6,07,0 5,06,0 2,44,5 6,07,0 5,06,0
B8 Giai đoạn vịt hậu bị (9 tuần tuổi đến lúc đẻ 5%):
58 Thời gian nuôi hậu bị tuần 1113 1718 1416 1113 1718 1416
59 Tỷ lệ nuôi sống % ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95
60 Khối lượng khi kết thúc hậu bị:
60.1 Con trống kg 1,11,8 2,84,4 1,72,9 1,11,8 2,84,4 1,72,9
60.2 Con mái kg 1,01,6 2,73,8 1,62,6 1,01,6 2,73,8 1,62,6
61 Tiêu tốn thức ăn giai đoạn hậu bị kg 9,511,0 21,523,5 20,522,0 9,511,0 21,523,5 20,522,0
B9 Giai đoạn vịt sinh sản (từ lúc đẻ 5% đến hết 42 tuần đẻ đối với vịt hướng thịt, đến hết 52 tuần đẻ đối với vịt hướng trứng):
62 Năng suất trứng/42 tuần đẻ/mái bình quân trong kỳ quả ≥ 180 ≥ 195
63 Năng suất trứng/52 tuần đẻ/mái bình quân trong kỳ quả ≥ 245 ≥ 170 ≥ 245 ≥ 170
64 Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống % ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90
65 Tỷ lệ trứng có phôi % ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90
66 Tỷ lệ nở/trứng có phôi % ≥ 84 ≥ 84 ≥ 83 ≥ 84 ≥ 83 ≥ 83
67 Tỷ lệ chết, loại thải/tháng % ≤ 2 ≤ 2 ≤ 2 ≤ 2 ≤ 2 ≤ 2
68 Tỷ lệ vịt loại I/số con nở ra % ≥ 95 ≥ 93 ≥ 94 ≥ 95 ≥ 93 ≥ 94
69 Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng kg ≤ 2,7 ≤ 5,0 ≤ 4,6 ≤ 2,7 ≤ 5,0 ≤ 4,6
Vịt hướng trứng: vịt Cỏ, vịt Mốc, vịt KK, TG, TC, TsN…
Vịt hướng thịt: Super M, Super M2, Super M3, Super M3 Heavy, SD, Star53,
Star76, M12, M14, M15, SH, CT. ..
Vịt kiêm dụng: Biển, Bầu Quỳ, Bầu Bến, Kỳ Lừa, Đốm, PT, Cổ Lũng, Hòa Lan,
Huba…
IV. Đối với ngan giống
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức chất lượng
Dòng thuần, cấp ông bà Cấp bố mẹ
Ngan nội Ngan ngoại Ngan nội Ngan ngoại
B10 Giai đoạn ngan con (08 tuần tuổi):
70 Tỷ lệ nuôi sống % ≥ 93 ≥ 93 ≥ 93 ≥ 93
71 Khối lượng cơ thể lúc 56 ngày tuổi:
71.1 Con trống kg 1,852,15 2,43,0 1,852,15 2,43,0
71.2 Con mái kg 1,151,4 1,41,8 1,151,4 1,41,8
72 Tiêu tốn thức ăn giai đoạn ngan con kg 4,04,7 5,06,0 4,04,7 5,06,0
B11 Giai đoạn ngan hậu bị (9 tuần tuổi đến lúc đẻ 5%):
73 Thời gian nuôi hậu bị tuần 1819 1819 1819 1819
74 Tỷ lệ nuôi sống % ≥ 97 ≥ 97 ≥ 97 ≥ 97
75 Khối lượng khi kết thúc hậu bị:
75.1 Con trống kg 3,23,6 4,04,8 3,23,6 4,04,8
75.2 Con mái kg 2,02,3 2,32,8 2,02,3 2,32,8
76 Tiêu tốn thức ăn giai đoạn hậu bị:
76.1 Con trống kg 1820 19,521 1820 19,521
76.2 Con mái kg 1012 12,514 1012 12,514
B12 Giai đoạn ngan sinh sản(từ lúc đẻ 5% đến hết 52 tuần đẻ):
77 Năng suất trứng/52 tuần đẻ/mái bình quân trong kỳ quả ≥ 75 ≥ 135 ≥ 75 ≥ 150
78 Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống % ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90
79 Tỷ lệ trứng có phôi % ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90 ≥ 90
80 Tỷ lệ nở/trứng có phôi % ≥ 85 ≥ 85 ≥ 85 ≥ 84
81 Tỷ lệ chết, loại thải/tháng % ≤ 2 ≤ 2 ≤ 2 ≤ 2
82 Tỷ lệ ngan loại I/số con nở ra % ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95 ≥ 95
83 Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng kg ≤ 7,2 ≤ 5,0 ≤ 7,2 ≤ 5,0
V. Đối với đà điểu giống
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức chất lượng
Dòng thuần, cấp ông bà Cấp bố mẹ
B13 Giai đoạn đà điểu con (03 tháng tuổi):
84 Tỷ lệ nuôi sống % ≥ 90 ≥ 90
85 Khối lượng cơ thể:
85.1 Con trống kg 1820 1820
85.2 Con mái kg 1618 1618
86 Tiêu tốn thức ăn/con/ngày:
86.1 Thức ăn tinh kg 0,40,6 0,40,6
86.2 Thức ăn xanh kg 0,40,6 0,40,6
B14 Giai đoạn đà điểu dò (412 tháng tuổi):
87 Thời gian nuôi giai đoạn dò tháng 9 9
88 Tỷ lệ nuôi sống % ≥ 90 ≥ 90
89 Khối lượng khi kết thúc giai đoạn dò:
89.1 Con trống kg 95105 95105
89.2 Con mái kg 8090 8090
90 Tiêu tốn thức ăn/con/ngày:
90.1 Thức ăn tinh kg 1,41,6 1,41,6
90.2 Thức ăn xanh kg 1,41,6 1,41,6
B15 Giai đoạn đà điểu hậu bị (1324 tháng tuổi):
91 Thời gian nuôi hậu bị tháng 12 12
92 Tỷ lệ nuôi sống % ≥ 90 ≥ 90
93 Khối lượng khi kết thúc hậu bị:
93.1 Con trống kg 110145 110145
93.2 Con mái kg 95100 95100
94 Tiêu tốn thức ăn/con/ngày:
94.1 Thức ăn tinh kg 1,41,6 1,41,6
94.2 Thức ăn xanh kg 1,41,6 1,41,6
B16 Giai đoạn đà điểu sinh sản:
95 Năng suất trứng/mái bình quân/năm:
95.1 Năm đẻ thứ nhất quả ≥ 8 ≥ 8
95.2 Năm đẻ thứ hai quả ≥ 12 ≥ 12
95.3 Năm đẻ thứ ba quả ≥ 28 ≥ 28
95.4 Từ năm đẻ thứ tư trở đi quả ≥ 35 ≥ 35
96 Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống % ≥ 90 ≥ 90
97 Tỷ lệ trứng có phôi % ≥ 60 ≥ 60
98 Tỷ lệ nở/trứng có phôi % ≥ 85 ≥ 85
99 Tiêu tốn thức ăn/quả trứng:
99.1 Thức ăn tinh kg ≤ 26 ≤ 26
99.2 Thức ăn xanh kg ≤ 26 ≤ 26
C. ĐỐI VỚI BÒ GIỐNG
I. Đối với bò cái giống
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức chất lượng
Đàn hạt nhân Đàn nhân giống Bò lai Zebu
Holstein Friesian Lai hướng sữa Jersey Bò ngoại hướng thịt Bò nội Holstein Friesian Lai hướng sữa Jersey Bò ngoại hướng thịt Bò nội
C1 Đối với cái hậu bị:
100 Khối lượng sơ sinh kg ≥ 33 ≥ 28 ≥ 20 ≥ 27 ≥ 15 ≥ 30 ≥ 26 ≥ 20 ≥ 26 ≥ 15 ≥ 16
101 Khối lượng 6 tháng tuổi kg ≥ 135 ≥ 120 ≥ 100 ≥ 110 ≥ 70 ≥ 130 ≥ 110 ≥ 90 ≥ 100 ≥ 70 ≥ 80
102 Khối lượng 12 tháng tuổi kg ≥ 240 ≥ 200 ≥ 180 ≥ 230 ≥ 150 ≥ 220 ≥ 180 ≥ 170 ≥ 220 ≥ 150 ≥ 160
103 Khối lượng 24 tháng tuổi kg ≥ 345 ≥ 320 ≥ 270 ≥ 340 ≥ 180 ≥ 340 ≥ 300 ≥ 260 ≥ 330 ≥ 170 ≥ 250
C2 Đối với cái sinh sản:
104 Tuổi phối giống lần đầu tháng ≤ 18 ≤ 22 ≤ 17 ≤ 24 ≤ 26 ≤ 19 ≤ 23 ≤ 18 ≤ 25 ≤ 27 ≤ 27
105 Khối lượng phối giống lần đầu kg ≥ 330 ≥ 290 ≥ 210 ≥ 310 ≥ 190 ≥ 320 ≥ 280 ≥ 200 ≥ 300 ≥ 180 ≥ 190
106 Tuổi đẻ lứa đầu tháng ≤ 29 ≤ 31 ≤ 28 ≤ 32 ≤ 36 ≤ 29 ≤ 31 ≤ 28 ≤ 36 ≤ 36 ≤ 32
107 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ tháng ≤ 15 ≤ 16 ≤ 13 ≤ 16 ≤ 14 ≤ 14 ≤ 16 ≤ 13 ≤ 17 ≤ 14 ≤ 14
108 Sản lượng sữa BQ lứa 1 và 2 kg ≥ 5.500 ≥ 5.000 ≥ 4.500 ≥ 5.500 ≥ 5.000 ≥ 4.500
109 Tỷ lệ mỡ sữa % ≥ 3,2 ≥ 3,5 ≥ 4,0 ≥ 3,2 ≥ 3,5 ≥ 4,0
110 Thời gian sử dụng năm tuổi ≤ 9 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 9 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10
II. Bò đực giống sử dụng để sản xuất tinh đông lạnh
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức chất lượng
Đàn hạt nhân Đàn nhân giống
Holstein Friesian Bò Jersey Bò ngoại hướng thịt Bò nội Holstein Friesian Bò Jersey Bò ngoại hướng thịt Bò nội
C3 Đối với đực hậu bị:
111 Khối lượng sơ sinh kg ≥ 38 ≥ 22 ≥ 28 ≥ 16 ≥ 38 ≥22 ≥ 28 ≥ 16
112 Khối lượng 6 tháng tuổi kg ≥ 140 ≥ 140 ≥ 100 ≥ 86 ≥ 140 ≥ 140 ≥ 100 ≥ 86
113 Khối lượng 12 tháng tuổi kg ≥ 230 ≥ 180 ≥ 220 ≥ 161 ≥ 230 ≥ 180 ≥ 220 ≥ 161
114 Khối lượng 24 tháng tuổi kg ≥ 400 ≥ 270 ≥ 370 ≥ 280 ≥ 400 ≥ 270 ≥ 370 ≥ 280
C4 Đối với đực giống khai thác tinh:
115 Tuổi bắt đầu khai thác tinh tháng ≥ 18 ≥ 18 ≥ 22 ≥ 18 ≥ 18 ≥ 18 ≥ 22 ≥ 18
116 Thể tích tinh dịch/lần xuất tinh (V) ml ≥ 5,0 ≥ 4,5 ≥ 5,0 ≥ 3,0 ≥ 5,0 ≥ 4,5 ≥ 5,0 ≥ 3,0
117 Hoạt lực tinh trùng (A) % ≥ 70 ≥ 70 ≥ 70 ≥ 70 ≥ 70 ≥ 70 ≥ 70 ≥ 70
118 Nồng độ tinh trùng (C) tỷ/ml ≥ 0,8 ≥ 0,8 ≥ 0,8 ≥ 0,8 ≥ 0,8 ≥ 0,8 ≥ 0,8 ≥ 0,8
119 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình % ≤ 20 ≤ 20 ≤ 20 ≤ 20 ≤ 20 ≤ 20 ≤ 20 ≤ 20
120 Thời gian sử dụng năm tuổi ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10
C5 Đối với tinh bò cọng rạ:
C5.1 Tinh bò thông thường:
121 Thể tích cọng rạ (V) ml 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
122 Số lượng tinh trùng tiến thẳng trong 1 cọng rạ triệu ≥ 10 ≥ 10 ≥ 10 ≥ 10 ≥ 10 ≥ 10 ≥ 10 ≥ 10
123 Hoạt lực tinh trùng sau khi giải đông (A) % ≥ 40 ≥ 40 ≥ 40 ≥ 40 ≥ 40 ≥ 40 ≥ 40 ≥ 40
124 Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu % ≥ 50 ≥ 60 ≥ 60 ≥ 60 ≥ 50 ≥ 60 ≥ 60 ≥ 60
C5.2 Tinh bò phân ly giới tính:
125 Số lượng tinh trùng tiến thẳng trong 1 cọng rạ triệu ≥ 0,8 ≥ 0,8 ≥ 0,8 ≥ 0,8 ≥ 0,8 ≥ 0,8 ≥ 0,8 ≥ 0,8
126 Hoạt lực tinh trùng sau khi giải đông (A) % ≥ 40 ≥ 40 ≥ 40 ≥40 ≥ 40 ≥ 40 ≥ 40 ≥ 40
C6 Đối với phôi đông lạnh:
127 Chất lượng phôi trước khi đông lạnh A (1), B (2), C (3) Mức B (2) trở lên Mức B (2) trở lên Mức B (2) trở lên Mức B (2) trở lên Mức B (2) trở lên Mức B (2) trở lên Mức B (2) trở lên Mức B (2) trở lên
128 Chất lượng phôi sau khi giải đông A (1), B (2), C (3), D(4) Mức C (3) trở lên Mức C (3) trở lên Mức C (3) trở lên Mức C (3) trở lên Mức C (3) trở lên Mức C (3) trở lên Mức C (3) trở lên Mức C (3) trở lên
Ghi chú: chất lượng phôi trước khi đông lạnh hoặc sau khi giải đông đạt
loại A tương đương ở mức 1; chất lượng phôi trước khi đông lạnh hoặc sau khi
giải đông đạt loại B tương đương ở mức 2; chất lượng phôi trước khi đông lạnh
hoặc sau khi giải đông đạt loại C tương đương ở mức 3.
D. ĐỐI VỚI TRÂU, NGỰA GIỐNG
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức chất lượng
Đàn hạt nhân Đàn nhân giống
Trâu sông Trâu đầm lầy Ngựa nội Ngựa Cabardin Trâu sông Trâu đầm lầy Ngựa nội Ngựa Cabardin
D1 Đối với đực hậu bị:
129 Khối lượng sơ sinh kg ≥ 30 ≥ 24 ≥ 20 ≥ 36 ≥ 30 ≥ 24 ≥ 20 ≥ 36
130 Khối lượng 6 tháng tuổi kg ≥ 100 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 100 ≥ 100 ≥ 80 ≥ 80 ≥ 100
131 Khối lượng 12 tháng tuổi kg ≥ 180 ≥ 140 ≥ 130 ≥ 170 ≥ 180 ≥ 140 ≥ 130 ≥ 170
132 Khối lượng 24 tháng tuổi kg ≥ 280 ≥ 230 ≥ 190 ≥ 240 ≥ 280 ≥ 230 ≥ 190 ≥ 240
D2 Đối với cái hậu bị:
133 Khối lượng sơ sinh kg ≥ 29 ≥ 24 ≥ 20 ≥ 30 ≥ 29 ≥ 24 ≥ 20 ≥ 30
134 Khối lượng 6 tháng tuổi kg ≥ 90 ≥ 85 ≥ 85 ≥ 95 ≥ 85 ≥ 85 ≥ 85 ≥ 90
135 Khối lượng 12 tháng tuổi kg ≥ 160 ≥ 120 ≥ 120 ≥ 160 ≥ 160 ≥ 120 ≥ 120 ≥ 160
136 Khối lượng 24 tháng tuổi kg ≥ 260 ≥ 230 ≥ 180 ≥ 240 ≥ 260 ≥ 230 ≥ 180 ≥ 240
D3 Đối với cái sinh sản:
137 Tuổi phối giống lần đầu tháng ≤ 34 ≤ 36 ≤ 30 ≤ 31 ≤ 34 ≤ 36 ≤ 30 ≤ 31
138 Khối lượng phối giống lần đầu kg ≥ 310 ≥ 280 ≥ 180 ≥ 250 ≥ 310 ≥ 280 ≥ 180 ≥ 250
139 Tuổi đẻ lứa đầu tháng ≤ 44 ≤ 46 ≤ 42 ≤ 43 ≤ 44 ≤ 46 ≤ 42 ≤ 43
140 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ tháng ≤ 18 ≤ 18 ≤ 15 ≤ 18 ≤ 18 ≤ 18 ≤ 15 ≤ 18
141 Tỷ lệ mỡ sữa % 6,0 6,5 6,0 6,5 6,0 6,5 6,0 6,5
142 Thời gian sử dụng năm tuổi ≤ 12 ≤ 12 ≤ 12 ≤ 12 ≤ 12 ≤ 12 ≤ 12 ≤ 12
D4 Đối với đực giống khai thác tinh:
143 Tuổi bắt đầu khai thác tinh tháng ≤ 36 ≤ 36 ≤ 30 ≤ 36 ≤ 36 ≤ 36 ≤ 30 ≤ 36
144 Thể tích tinh dịch/lần xuất tinh (V) ml ≥ 4 ≥ 4 ≥ 25 ≥ 50 ≥ 4 ≥ 4 ≥ 25 ≥ 50
145 Hoạt lực tinh trùng (A) % ≥ 70 ≥ 70 ≥ 65 ≥ 65 ≥ 70 ≥ 70 ≥ 65 ≥ 65
146 Nồng độ tinh trùng (C) tỷ/ml ≥ 0,7 ≥ 0,7 ≥ 0,15 ≥ 0,15 ≥ 0,7 ≥ 0,7 ≥ 0,15 ≥ 0,15
147 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) % ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15 ≤ 15
148 Thời gian sử dụng năm tuổi ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 10
D5 Đối với tinh cọng rạ đông lạnh:
149 Thể tích cọng rạ (V) ml 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5
150 Số lượng tinh trùng tiến thẳng trong 1 cọng rạ triệu ≥ 14 ≥ 14 ≥ 25 ≥ 23 ≥ 18 ≥ 18 ≥ 25 ≥ 21
151 Hoạt lực tinh trùng sau khi giải đông (A) % ≥ 40 ≥ 40 ≥ 35 ≥ 35 ≥ 50 ≥ 50 ≥ 35 ≥ 35
Đ. ĐỐI VỚI DÊ, CỪU GIỐNG
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức chất lượng
Đàn hạt nhân Đàn nhân giống
Dê nội Dê thịt ngoại Dê sữa Cừu Dê nội Dê thịt ngoại Dê sữa Cừu
Đ1 Đối với đực, cái hậu bị:
152 Khối lượng sơ sinh kg ≥ 1,8 ≥ 2,5 ≥ 2,5 ≥ 2,0 ≥ 1,53 ≥ 2,5 ≥ 2,1 ≥ 1,7
153 Khối lượng 12 tháng kg ≥ 17 ≥ 30 ≥ 23 ≥ 21 ≥ 17 ≥ 30 ≥ 23 ≥ 21
154 Khối lượng 24 tháng kg ≥ 25 ≥ 43 ≥ 32 ≥ 27 ≥ 25 ≥ 43 ≥ 32 ≥ 27
Đ2 Đối với cái sinh sản:
155 Tuổi phối giống lần đầu ngày 240 310 400 430 320 360 280 430 240 310 400 430 320 360 280 430
156 Tuổi đẻ lứa đầu ngày 415 460 560 590 470 510 440 590 415 460 560 590 470 510 440 590
157 Khoảng cách 2 lứa đẻ ngày 218 290 270 340 330 370 260 350 118 290 270 340 330 370 260 350
158 Số lứa đẻ/cái/năm lứa ≥ 1,30 ≥ 1,09 ≥ 1,01 ≥ 1,07 ≥ 1,30 ≥ 1,09 ≥ 1,01 ≥ 1,07
159 Số con sinh ra/cái/năm con ≥ 1,70 ≥ 1,8 ≥ 1,47 ≥ 1,47 ≥ 1,70 ≥ 1,8 ≥ 1,47 ≥ 1,47
160 Sản lượng sữa/chu kỳ kg ≥ 90 ≥ 350 ≥ 90 ≥ 350
Đ3 Đực giống:
161 Tuổi bắt đầu phối giống trực tiếp tháng ≥ 8 ≥ 12 ≥ 15 ≥ 12 ≥ 8 ≥ 12 ≥ 15 ≥ 12
162 Tuổi bắt đầu khai thác tinh tháng ≥ 12 ≥ 15 ≥ 18 ≥ 12 ≥ 12 ≥ 15 ≥ 18 ≥ 12
163 Thể tích tinh dịch/lần xuất tinh (V) ml ≥ 0,4 ≥ 0,6 ≥ 0,8 ≥ 1,15 ≥ 0,4 ≥ 0,6 ≥ 0,8 ≥ 1,15
164 Hoạt lực tinh trùng (A) % ≥ 49 ≥ 52 ≥ 75 ≥ 77 ≥ 49 ≥ 52 ≥ 75 ≥ 77
165 Nồng độ tinh trùng ( C) tỷ/ml ≥ 2,7 ≥ 3,0 ≥ 2,7 ≥ 3,0 ≥ 2,7 ≥ 3,0 ≥ 2,7 ≥ 3,0
166 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) % ≤ 10,3 ≤ 10,8 ≤ 10,3 ≤ 12,0 ≤ 10,3 ≤ 10,8 ≤ 10,3 ≤ 12,0
E. ĐỐI VỚI THỎ GIỐNG
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức chất lượng
Đàn hạt nhân Đàn nhân giống
Thỏ ngoại Thỏ nội Thỏ ngoại Thỏ nội
E1 Đối với đực, cái hậu bị:
167 Khối lượng sơ sinh g ≥ 50 ≥ 40 ≥ 43 ≥ 35
168 Khối lượng 1 tháng (cai sữa) g ≥ 550 ≥ 350 ≥ 470 ≥ 350
169 Khối lượng 12 tháng kg ≥ 4,0 ≥ 2,8 ≥ 4,0 ≥ 2,8
E2 Đối với cái sinh sản:
170 Khối lượng phối giống lần đầu kg ≥ 2,8 ≥ 2,0 ≥ 2,8 ≥ 2,0
171 Tuổi đẻ lứa đầu ngày ≤ 200 ≤ 170 ≤ 210 ≤ 170
172 Số con sơ sinh sống/ổ con ≥ 5,5 ≥ 5,0 ≥ 5,5 ≥ 5,0
173 Số lứa đẻ/cái/năm lứa ≥ 5,5 ≥ 5,0 ≥ 5,0 ≥ 5,0
174 Số con cai sữa/cái/năm con ≥ 24,7 ≥ 22,7 ≥ 24,7 ≥ 22,7
175 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % ≥ 85,0 ≥ 85,0 ≥ 85,0 ≥ 85,0
E3 Đối với thỏ đực giống:
176 Tuổi phối giống lần đầu ngày ≤ 150 ≤ 135 ≤ 150 ≤ 135
177 Khối lượng phối giống lần đầu kg ≥ 2,8 ≥ 1,8 ≥ 2,8 ≥ 1,8
178 Tỷ lệ phối giống có chửa % ≥ 70 ≥ 75 ≥ 70 ≥ 75
G. ĐỐI VỚI HƯƠU SAO (Cervus nippon pseudaxis)
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức chất lượng
G1 Giai đoạn hậu bị: Đực Cái
179 Khối lượng sơ sinh kg ≥ 3,8 ≥ 3,4
180 Khối lượng 12 tháng kg ≥ 41,0 ≥ 33,0
181 Khối lượng 24 tháng kg ≥ 55,0 ≥ 44,0
G2 Cái sinh sản:
182 Tuổi phối giống lần đầu ngày ≤ 398
183 Tuổi đẻ lứa đầu ngày ≤ 620
184 Khoảng cách 2 lứa đẻ ngày ≤ 350
G3 Đực giống:
185 Tuổi bắt đầu phối giống trực tiếp tháng ≤ 30
186 Hoạt lực tinh trùng (A) % ≥ 42
187 Nồng độ tinh trùng ( C) triệu/ml ≥ 2,0
H. ĐỐI VỚI ĐÀN ONG GIỐNG
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức chất lượng (đàn thuần chủng)
Ong nội Ong ngoại
188 Khối lượng của ong chúa đẻ mg ≥ 180 ≥ 250
189 Thế đàn ong cầu/đàn ≥ 4 ≥ 7
190 Sức đẻ trứng ong chúa/ngày đêm trứng ≥ 400 ≥ 800
191 Lượng ong thợ của đàn kg/đàn ≥ 0,6 ≥ 3
192 Tỷ lệ cận huyết của đàn ong % < 8,3 < 8,3
193 Năng suất mật của đàn ong nuôi di chuyển kg/đàn/năm ≥ 17 ≥ 40
194 Năng suất mật của đàn ong nuôi cố định kg/đàn/năm ≥ 9
195 Năng suất sáp ong của đàn ong nuôi di chuyển kg/đàn/năm ≥ 0,3 ≥ 0,6
196 Năng suất phấn hoa của đàn ong nuôi di chuyển kg/đàn/năm ≥ 0,3
197 Tỷ lệ nhiễm bệnh thối ấu trùng châu Âu của đàn ong % 0 0
198 Tỷ lệ nhiễm bệnh thối ấu trùng châu Mỹ của đàn ong % 0 0
199 Tỷ lệ nhiễm bệnh ấu trùng túi (Sacbrood) của đàn ong % 0 0
K. ĐỐI VỚI TẰM GIỐNG
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức chất lượng (đàn nguyên chủng)
Giống tằm đa hệ Giống tằm lưỡng hệ Giống tằm thầu dầu lá sắn
200 Số quả trứng/ổ quả ≥ 380 ≥ 450 ≥ 300
201 Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu % ≥ 90 ≥ 90 ≥ 92
202 Tỷ lệ tằm sống % ≥ 90 ≥ 85 ≥ 85
203 Tỷ lệ nhộng sống % ≥ 94 ≥ 82 ≥ 92
204 Năng suất kén/ổ g ≥ 330 ≥ 480 ≥ 700
205 Khối lượng toàn kén g ≥ 0,85 ≥ 1,45 ≥ 3,0
206 Khối lượng vỏ kén g ≥ 0,12 ≥ 0,28 ≥ 0,39
207 Tỷ lệ vỏ kén % ≥ 12,0 ≥ 20,0 ≥ 13,0
208 Chiều dài tơ đơn m ≥ 310 ≥ 800
209 Tỷ lệ lên tơ tự nhiên % ≥ 65 ≥ 70
210 Tỷ lệ bệnh gai % 0 0 0
| Thông tư 21/2024/TT-BNNPTNT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-21-2024-TT-BNNPTNT-sua-doi-Thong-tu-22-2019-TT-BNNPTNT-huong-dan-Luat-Chan-nuoi-636939.aspx | {'official_number': ['21/2024/TT-BNNPTNT'], 'document_info': ['Thông tư 21/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn', ''], 'signer': ['Phùng Đức Tiến'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Lĩnh vực khác'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,331 | CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 67/2023/NĐCP Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2023
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI, BẢO HIỂM
CHÁY, NỔ BẮT BUỘC, BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Căn cứLuật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứBộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứLuật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022;
Căn cứLuật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứLuật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứLuật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt
động đầu tư xây dựng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về:
1. Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; mức thu, chế độ quản lý,
sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa
cháy.
3. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan có liên quan, bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động
đầu tư xây dựng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy
định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
3. Chủ đầu tư, nhà thầu theo quy định của pháp luật xây dựng đối với bảo hiểm
bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”); doanh nghiệp tái
bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi là
“doanh nghiệp tái bảo hiểm”).
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc
trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ xe cơ giới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới
giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới.
2. Xe cơ giới hoạt động là xe cơ giới đang vận hành gồm di chuyển, dừng xe,
đỗ xe có sự điều khiển của chủ xe cơ giới hoặc người lái xe.
3. Xe cơ giới tham gia giao thông là việc chủ xe cơ giới hoặc người lái xe
điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
4. Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tư vấn khảo sát xây dựng, nhà thầu tư vấn
thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
5. Người thứ ba
a) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Người thứ
ba là người bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra,
trừ những người sau: Người lái xe, người trên xe, hành khách trên chính chiếc
xe đó; chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân
khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.
b) Đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng: Người thứ ba là
bên bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc quyền, lợi ích hợp pháp
khác có nguyên nhân từ việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây
dựng trừ doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người lao động thi công trên
công trường.
6. Mức khấu trừ bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong
mỗi sự kiện bảo hiểm.
7. Đưa vào sử dụng là việc đưa công trình, hạng mục công trình xây dựng vào
vận hành, khai thác.
8. Bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động.
9. Người lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động.
10. Tai nạn lao động theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Điều 4. Nguyên tắc chung
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2
Nghị định này (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) phải mua bảo hiểm bắt buộc
tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm theo quy
định pháp luật.
2. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc theo điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.
3. Ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc theo điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo
hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm quy định
tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận
tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng
thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng phù hợp với quy định pháp luật.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo
hiểm bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm.
Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng
phải mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm trên
cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định pháp luật.
4. Trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, đối với mỗi
xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm bắt buộc trong các
trường hợp sau:
a) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới:
Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.
b) Đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc:
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
theo quy định pháp luật.
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng
cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền hoặc biên bản kiểm tra đã
quá 1 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do
vi phạm quy định pháp luật phòng cháy và chữa cháy.
c) Đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng:
Bên mua bảo hiểm không đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc:
a) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và bảo hiểm
cháy, nổ bắt buộc: Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm bắt buộc
vào giá thành sản phẩm, dịch vụ hoặc chi phí hoạt động kinh doanh (đối với cơ
sở sản xuất kinh doanh) hoặc vào chi thường xuyên (đối với cơ quan hành chính
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức
khác).
b) Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng: Thực hiện
theo quy định pháp luật về xây dựng và các quy định tại Nghị định này.
7. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Tài chính. Đối với các hợp đồng bảo hiểm cho các công trình xây dựng thuộc các
dự án đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định số 50/2021/NĐCP ngày 01 tháng 4
năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
37/2015/NĐCP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp
đồng xây dựng, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận thời hạn
thanh toán phí bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm và không chậm hơn tiến độ
thanh toán của hợp đồng xây dựng. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán
phí bảo hiểm không được vượt quá thời hạn bảo hiểm.
8. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với
những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy
định tại Bộ luật Hình sự.
9. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và
doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức
trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB”
theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s
hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh
nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp
đồng tái bảo hiểm.
10. Các nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không được quy định tại Nghị
định này được thực hiện theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm và pháp luật có
liên quan.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
Mục 1. ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM, MỨC PHÍ BẢO HIỂM, GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM
Điều 5. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, hành khách theo quy định
của pháp luật.
Điều 6. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
1. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do
xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản:
a) Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và
các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây
ra là 50 triệu đồng trong một vụ tai nạn.
b) Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy
kéo theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 100 triệu đồng trong
một vụ tai nạn.
Điều 7. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại sau:
a) Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với người
thứ ba do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.
b) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách trên chiếc xe đó do xe cơ
giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các
trường hợp sau:
a) Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị
thiệt hại.
b) Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã
thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp
loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
c) Người lái xe không đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định của Luật Giao
thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép
lái xe không hợp lệ theo quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy
phép lái xe cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy
phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy
phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái
xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn
hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
d) Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt
hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
đ) Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc
hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y
tế; sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
e) Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
g) Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại
giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
h) Thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, động đất.
Điều 8. Mức phí bảo hiểm
1. Mức phí bảo hiểm của từng loại xe cơ giới được quy định tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ vào lịch sử bồi thường bảo hiểm của từng xe cơ giới hoặc lịch sử
gây tai nạn của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều
chỉnh tăng, giảm phí bảo hiểm. Mức tăng, giảm phí bảo hiểm tối đa là 15% tính
trên mức phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 9. Thời hạn bảo hiểm
1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối thiểu
là 1 năm và tối đa là 3 năm, trừ các trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm
sau đây:
a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông
trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm.
b) Xe cơ giới có niên hạn sử dụng nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật.
c) Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Công an.
2. Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời
điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một
thời điểm bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn
1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu
tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo
hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm thực hiện
theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự
chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, chủ xe cơ giới cũ có quyền chấm dứt thực hiện
hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Điều 10. Giấy chứng nhận bảo hiểm
1. Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ
giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới
được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất Giấy chứng nhận bảo
hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm cấp lại Giấy chứng nhận bảo
hiểm.
2. Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và
phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.
b) Biển số xe và số khung, số máy.
c) Loại xe, trọng tải, số chỗ, mục đích sử dụng đối với xe ô tô.
d) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
đ) Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với người thứ ba.
e) Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.
g) Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.
h) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
i) Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật
để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp bảo hiểm
và định danh sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm
phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn
thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định
hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 11. Chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và hậu quả pháp lý của việc
chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Trường hợp xe cơ giới bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, hợp đồng bảo hiểm chấm dứt kể từ thời điểm
bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Doanh nghiệp bảo hiểm có
trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời
hạn còn lại của hợp đồng bảo hiểm kể từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm chấm dứt.
Điều 12. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo
quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi tai nạn xảy ra, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách
nhiệm:
a) Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm vào đường dây nóng để phối hợp
giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài
sản, bảo vệ hiện trường tai nạn.
b) Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp
thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn,
đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi
hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
c) Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi
thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm
cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định này.
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh
các tài liệu do mình cung cấp.
2. Khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm
phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp bảo đảm an
toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục
yêu cầu bồi thường bảo hiểm; phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm, người
được bảo hiểm, người thứ ba và các bên liên quan trong vòng 24 giờ tổ chức
thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm
căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
3. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo
hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng
bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể:
a) Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
70% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ
tai nạn đối với trường hợp tử vong.
50% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ
tai nạn đối với trường hợp tổn thương bộ phận.
b) Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt
hại:
30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai
nạn đối với trường hợp tử vong và ước tính tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên.
10% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai
nạn đối với trường hợp ước tính tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%.
Sau khi đã thực hiện tạm ứng bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu
cầu Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hoàn trả số tiền đã tạm ứng bồi thường trong
trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc
không thuộc phạm vi bảo hiểm.
4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường hợp
bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm
phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử
cho doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được
bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết
định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt
hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt
hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị
thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa
thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự).
6. Mức bồi thường bảo hiểm:
a) Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại
thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức
khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này
hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại
hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại
đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt
hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành
niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá mức bồi thường
quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết
định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức
bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính
mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng
tổng mức bồi thường không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn
toàn của người thứ ba, mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với
các đối tượng thuộc người thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục
VI ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người
được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp
người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường
hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án
hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá
50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tai nạn
được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới
nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
7. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền giảm trừ tối đa 5% số tiền bồi thường thiệt
hại đối với tài sản trong trường hợp bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm
không thông báo tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại khoản 4
Điều này hoặc sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện
trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo
hiểm không thực hiện nghĩa vụ thông báo khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ
sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm.
8. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp chủ xe cơ giới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.
9. Trường hợp nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được giao
kết cho cùng một xe cơ giới, số tiền bồi thường chỉ được giải quyết theo hợp
đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên
mua bảo hiểm 100% phí bảo hiểm đã đóng đối với các hợp đồng bảo hiểm còn lại.
10. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người
bị thiệt hại hoặc người thừa kế hoặc đại diện của người bị thiệt hại biết
số tiền doanh nghiệp bảo hiểm đã trả đối với từng trường hợp thiệt hại về sức
khỏe, tính mạng theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.
11. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho bên mua bảo hiểm,
người được bảo hiểm, người bị thiệt hại biết số tiền bồi thường thiệt hại về
sức khỏe, tính mạng và thanh toán số tiền bồi thường quy định tại điểm a
khoản 6 Điều này.
Điều 13. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bao
gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường.
2. Tài liệu liên quan đến xe cơ giới, người lái xe (Bản sao được chứng thực
từ bản chính hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối
chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp):
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính Giấy
chứng nhận đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu
lực, thay cho bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín
dụng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở
hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký
xe).
b) Giấy phép lái xe.
c) Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các
giấy tờ tùy thân khác của người lái xe.
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ
sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối
chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp). Tùy theo mức độ thiệt hại về người có
thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng nhận thương tích.
b) Hồ sơ bệnh án.
c) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công
an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn
nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn.
4. Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản:
a) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay
mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm
thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm
thu thập giấy tờ này).
b) Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ
giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh
nghiệp bảo hiểm.
5. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn
gây tử vong đối với người thứ ba và hành khách hoặc trường hợp cần xác minh vụ
tai nạn có nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, bao gồm: Thông báo
kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn hoặc Thông báo kết luận điều
tra giải quyết vụ tai nạn.
6. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp
bảo hiểm ủy quyền.
7. Quyết định của Tòa án (nếu có).
Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh
nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4
và khoản 7 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu
quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Mục 2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
Điều 14. Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới là quỹ được thành lập để thực hiện các hoạt động
chi hỗ trợ nhân đạo; công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông
đường bộ; tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ, bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các hoạt động liên quan nhằm góp
phần bảo vệ lợi ích công cộng và bảo đảm an toàn xã hội.
2. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới do các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đóng góp, được quản lý tập
trung tại Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, có tài khoản riêng tại ngân hàng thương
mại hoạt động tại Việt Nam và được sử dụng con dấu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt
Nam.
3. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được quản lý và sử dụng minh bạch, hiệu quả và
đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này.
Điều 15. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Thu từ lãi tiền gửi.
3. Các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
4. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Điều 16. Đóng góp Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trích tối đa 1% tổng số phí bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực tế thu được của các hợp
đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề để đóng vào Quỹ bảo hiểm
xe cơ giới.
2. Trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
quyết định tỷ lệ đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, thực hiện thông báo cho
các doanh nghiệp bảo hiểm và Bộ Tài chính.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới thực hiện đóng góp vào tài khoản của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
theo thời hạn sau:
a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều này.
b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều này.
Điều 17. Nội dung và tỷ lệ chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được sử dụng cho các mục đích sau:
a) Chi hỗ trợ nhân đạo:
Trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo
hiểm, không thuộc phạm vi bảo hiểm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo
hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này (trừ hành động cố ý gây
thiệt hại của người bị thiệt hại) với mức hỗ trợ cụ thể như sau: 30% giới hạn
trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với
trường hợp tử vong và tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên; 10% giới hạn trách
nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường
hợp tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%.
Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện tạm ứng bồi thường quy định tại
điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định này, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có trách nhiệm
hoàn trả số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường trong trường
hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc không thuộc
phạm vi bảo hiểm.
Mức chi không vượt quá 30% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng
năm và số dư Quỹ bảo hiểm xe cơ giới các năm trước (nếu có). Trường hợp trong
năm Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đã chi hết số tiền được chi hỗ trợ nhân đạo thì
các hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo chưa được giải quyết sẽ được chuyển sang chi hỗ
trợ nhân đạo của năm kế tiếp.
b) Hỗ trợ xây dựng công trình, thiết bị đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn
giao thông đường bộ: Mức chi không vượt quá 15% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo
hiểm xe cơ giới hàng năm và số dư Quỹ bảo hiểm xe cơ giới các năm trước (nếu
có).
c) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Mức chi không vượt quá
17% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm và số dư Quỹ bảo
hiểm xe cơ giới các năm trước (nếu có).
d) Chi hỗ trợ cho lực lượng Công an trong công tác phối hợp với Hiệp hội Bảo
hiểm Việt Nam, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và các doanh nghiệp
bảo hiểm trong công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, phòng chống gian lận trong
kinh doanh bảo hiểm và thực hiện quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới: Mức chi không vượt quá 10% tổng số tiền đóng vào Quỹ
bảo hiểm xe cơ giới hàng năm.
đ) Hỗ trợ khen thưởng thành tích cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong
việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, đề
phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông
đường bộ: Mức chi không vượt quá 5% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới hàng năm.
e) Chi hoàn thiện, duy trì hoạt động cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Mức chi không vượt quá 10% tổng số tiền đóng
vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm.
g) Chi cho hoạt động của Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN và
hoạt động của Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương
trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN: Mức chi không vượt quá 5% tổng số
tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm.
h) Chi quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm chi lương, phụ cấp, các khoản
trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh
phí công đoàn) và chi khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên Văn phòng Quỹ bảo
hiểm xe cơ giới; chi phụ cấp trách nhiệm cho bộ máy quản lý và điều hành Quỹ
bảo hiểm xe cơ giới và nhân viên kiêm nhiệm của Văn phòng Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới; chi phí thuê văn phòng, mua sắm trang thiết bị, chi dịch vụ ngân hàng và
bưu điện; chi thuê kiểm toán; chi công tác phí và tổ chức các cuộc họp của Quỹ
bảo hiểm xe cơ giới: Mức chi không vượt quá 8% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo
hiểm xe cơ giới hàng năm.
i) Trường hợp có quyết định của Thủ tướng Chính phủ công bố tình huống khẩn
cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai hoặc
công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về
phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có
thể sử dụng số dư Quỹ bảo hiểm xe cơ giới các năm trước cho các nội dung chi
quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 1 Điều này; tổng mức
chi không vượt quá tỷ lệ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h
khoản 1 Điều này tương ứng với mức đóng góp tối đa 1% vào Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới.
2. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ưu tiên thực hiện các nội dung chi hỗ trợ nhân
đạo, chi công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ và
chi tuyên truyền, giáo dục đảm bảo phù hợp với mục tiêu thành lập Quỹ bảo hiểm
xe cơ giới.
Điều 18. Quản trị, điều hành hoạt động của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Cơ cấu tổ chức quản trị, điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm Hội
đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới,
Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Văn phòng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới là cơ
quan giúp việc cho bộ máy quản trị, điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, được
đặt tại cơ quan thường trực Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Hội đồng quản lý Quỹ
bảo hiểm xe cơ giới được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
trên cơ sở đề xuất của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
2. Báo cáo quyết toán năm của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới (đã được tổ chức kiểm
toán độc lập xác nhận) phải được gửi Bộ Tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm
trước ngày 31 tháng 3 của năm kế tiếp và công bố công khai trên trang thông
tin điện tử của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam toàn bộ nội dung báo cáo quyết toán
năm của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới kèm theo ý kiến của tổ chức kiểm toán độc lập.
Điều 19. Cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Hội đồng Quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới: Chủ tịch Hiệp hội Bảo
hiểm Việt Nam.
b) Thành viên:
Đại diện Bộ Tài chính.
Đại diện Bộ Công an.
Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc của ít nhất 3 doanh nghiệp bảo hiểm được
phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có
thị phần lớn nhất về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm:
a) Trưởng Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới: Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm
Việt Nam.
b) Thành viên: Đại diện của ít nhất 3 doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển
khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có thị phần lớn
nhất về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm:
a) Ít nhất 3 thành viên là đại diện của 3 doanh nghiệp bảo hiểm được phép
triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
b) Trưởng Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới do Chủ tịch Hội đồng quản lý
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bổ nhiệm trong số các thành viên của Ban kiểm soát.
c) Các doanh nghiệp bảo hiểm có thành viên tham gia Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm
xe cơ giới phải độc lập với các doanh nghiệp bảo hiểm có thành viên tham gia
Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới để bảo đảm đánh giá, phát hiện kịp thời
các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả, nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ
bảo hiểm xe cơ giới.
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, bộ máy Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quản
lý, điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
b) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, Ban
điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
c) Ban hành các quy định cụ thể về quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới;
phê duyệt dự toán và quyết toán của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
d) Quyết định tỷ lệ đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, thực hiện thông báo
cho các doanh nghiệp bảo hiểm và Bộ Tài chính.
đ) Giám sát, quản lý, quản trị, vận hành, khai thác, phát triển và duy trì
hoạt động của cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới.
e) Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách quản lý, phân quyền, quản
trị, cập nhật dữ liệu, khai thác, sử dụng và bảo mật thông tin cơ sở dữ liệu
về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
g) Phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm tổng hợp kiến nghị nâng cấp, hoàn
thiện cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới; thực hiện điều chỉnh, hoàn thiện cấu hình hệ thống và triển khai các dự
án kết nối, nâng cấp cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới.
h) Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thường xuyên việc cập nhật thông tin, dữ liệu
định kỳ của doanh nghiệp bảo hiểm; tiếp nhận, tổng hợp các khó khăn, vướng
mắc, kiến nghị của doanh nghiệp bảo hiểm và giải quyết theo quy định.
i) Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai xây dựng cơ sở dữ
liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
k) Ban hành quy trình, thủ tục và hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo, hoàn trả các
khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường.
l) Ra Quyết định thành lập Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và Ban kiểm
soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
m) Báo cáo Bộ Tài chính dự toán, quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đã được
phê duyệt.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới trong việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới.
b) Chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đúng kế
hoạch được Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới phê duyệt, theo đúng quy
định tại Nghị định này, không được sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới vào các
hoạt động khác ngoài mục đích của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
c) Có trách nhiệm đôn đốc hoặc thu hồi đối với các doanh nghiệp bảo hiểm không
đóng góp đúng thời hạn, đúng số tiền theo tỷ lệ quy định.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới:
a) Giám sát hoạt động của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bảo đảm tuân thủ theo đúng
quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này.
b) Tổng hợp đánh giá, kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
về tình hình tài chính của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng quý, năm.
c) Thực hiện kiểm tra đối với việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
theo yêu cầu của Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
Điều 21. Công tác lập dự toán, kế toán, quyết toán của Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới
1. Công tác lập dự toán:
a) Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới lập
dự toán thu, chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm các nội dung sau:
Tình hình thu, chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới năm hiện tại.
Kế hoạch thu, chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới năm kế tiếp.
b) Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới báo cáo dự toán thu, chi của Quỹ bảo
hiểm xe cơ giới để Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới phê duyệt. Dự toán
thu, chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới phải được thông báo cho Bộ Tài chính và
các doanh nghiệp bảo hiểm ngay sau khi phê duyệt.
c) Các kế hoạch chi theo dự toán chi trong năm, trừ các nội dung chi tại điểm
e, điểm g, điểm h khoản 1 Điều 17 Nghị định này, đến ngày 31 tháng 12 hàng năm
chưa thực hiện hoặc chưa chi hết được tiếp tục thực hiện vào năm sau.
d) Trường hợp cần thiết, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có thể điều
chỉnh dự toán thu chi đã được thông qua đầu năm và thông báo cho Bộ Tài chính
và các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Kế toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới:
Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới phải:
a) Tổ chức công tác kế toán, thống kê theo đúng quy định của Luật Kế toán,
Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Chấp hành các quy định về chứng từ kế toán; hạch toán kế toán toàn bộ các
khoản thu, chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
c) Mở sổ kế toán ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh
liên quan đến Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
d) Định kỳ hàng quý có trách nhiệm lập báo cáo thu, chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới để báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới phê duyệt và thông
báo cho Bộ Tài chính bằng một trong các phương thức gồm gửi trực tiếp hoặc gửi
qua dịch vụ bưu chính và gửi qua hệ thống thư điện tử.
Báo cáo quý: Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 của tháng đầu tiên kỳ báo
cáo đến ngày 30 hoặc 31 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo. Thời hạn gửi báo
cáo chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
3. Quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới:
Hàng năm, Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có trách nhiệm lập báo cáo
quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, có xác nhận của kiểm toán độc lập để báo
cáo Hội đồng Quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới phê duyệt.
Điều 22. Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, thay đổi thành
viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Trình tự thực hiện đề nghị thành lập Hội đồng quản lý, thay đổi thành viên
Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới:
a) Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (trường hợp thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo
hiểm xe cơ giới), Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới (trường hợp thay
đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới) lựa chọn phương thức
giải quyết thủ tục với Bộ Tài chính thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
của Bộ Tài chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính.
b) Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính
ban hành Quyết định thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, thay
đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Trường hợp từ chối
chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm
các tài liệu sau:
a) 1 bản chính văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
b) 1 bản sao Nghị quyết của Ban chấp hành khối Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
thông qua đề nghị thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
3. Hồ sơ đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
bao gồm các tài liệu sau:
a) 1 bản chính văn bản đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo
hiểm xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định
này.
b) 1 bản sao Nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới thông qua
đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm về thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ
bảo hiểm xe cơ giới.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC
Mục 1. ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM, MỨC PHÍ BẢO HIỂM, SỐ TIỀN BẢO HIỂM TỐI THIỂU
Điều 23. Đối tượng bảo hiểm
1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy
hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết
bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm).
2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ
trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Điều 24. Số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền
theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này
tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo
hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:
a) Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định này: Số
tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc
giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
b) Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định này: Số
tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn,
chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.
Điều 25. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt
hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định
này phát sinh từ rủi ro cháy, nổ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2,
khoản 3 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về
cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy (trừ cơ sở hạt
nhân): Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong
các trường hợp sau:
a) Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.
b) Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội
gây ra.
c) Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
d) Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá
trình xử lý có dùng nhiệt.
đ) Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.
e) Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.
g) Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do
chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt
nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.
h) Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý
vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây
ra cháy, nổ.
i) Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
k) Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm
sạch đồng ruộng, đất đai.
3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở hạt nhân: Doanh
nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về các trường hợp loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp
thuận.
Điều 26. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm
1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số
tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo
hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II và khoản 1
Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được
điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu
phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, trên cơ sở số liệu có xác
nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ
chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo
hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các
tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân):
Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm
và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ
chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận. Doanh nghiệp, tổ
chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức
bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp
đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này.
Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm
tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) 75% tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại khoản
1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể
thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ
sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu
nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản,
phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho
bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái
bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10%
tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại
khoản 9 Điều 4 Nghị định này.
Điều 27. Giấy chứng nhận bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
cho bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do doanh
nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của bên mua bảo hiểm, người được bảo
hiểm.
b) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
c) Tên cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy
và chữa cháy.
d) Địa điểm của đối tượng bảo hiểm.
đ) Tài sản được bảo hiểm.
e) Số tiền bảo hiểm.
g) Mức khấu trừ bảo hiểm.
h) Thời hạn bảo hiểm.
i) Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm.
k) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
l) Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật
để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp bảo hiểm
và định danh sản phẩm bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
2. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm
phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn
thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định
hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 28. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo
quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi xảy ra tổn thất, bên mua bảo hiểm lập tức thông báo ngay cho doanh
nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn
14 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải
thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số
tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo
hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm) trừ đi mức giảm trừ bảo hiểm quy định tại
khoản 3 Điều này.
3. Giảm trừ tối đa 20% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có
nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm
quyền, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
Điều 29. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm,
Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an
có thẩm quyền tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản
sao).
4. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp
bảo hiểm ủy quyền.
5. Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có
thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.
6. Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài
liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 4
Điều này.
Mục 2. MỨC THU, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN THU TỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT
BUỘC CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Điều 30. Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy
và chữa cháy
1. Mức thu từ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong năm tài chính là 1% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề.
2. Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm nộp số tiền quy định tại
khoản 1 Điều này vào Tài khoản của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ do Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương theo thời hạn
sau:
a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền quy định tại khoản 1
Điều này.
b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại quy định tại khoản 1
Điều này.
Điều 31. Chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải bảo đảm
minh bạch, đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật
có liên quan.
2. Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa
cháy được sử dụng như sau:
a) Chi hỗ trợ mua sắm trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho
lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Tối đa không quá 65% số tiền thực
tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong
năm tài chính. Việc mua sắm trang thiết bị phương tiện, thiết bị phòng cháy,
chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
b) Chi hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy, chữa
cháy và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: Tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu
được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài
chính. Nội dung và mức chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức thực
hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Chi hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong các hoạt động
điều tra nguyên nhân vụ cháy; bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về phòng
cháy và chữa cháy; giám sát việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các
cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ: Tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu được
từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài
chính. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện
hành.
d) Chi hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia,
phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy: Tối đa không quá 5% số tiền
thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm
trong năm tài chính. Trong đó:
Chi khen thưởng thường xuyên: Thực hiện theo quy định của pháp luật về thi
đua, khen thưởng.
Chi khen thưởng đột xuất cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia phòng
cháy, chữa cháy: Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ thành tích của các tổ chức, cá
nhân, nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quyết định những trường hợp cụ
thể được khen thưởng và mức khen thưởng đột xuất.
3. Hàng năm, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, Bộ Công
an lập dự toán thu từ phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, tổng hợp chung vào dự
toán của Bộ Công an, gửi Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và các văn bản hướng dẫn để tổng hợp, theo dõi.
4. Việc quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng quy định về chế độ, định mức,
tiêu chuẩn hiện hành. Bộ Công an có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định quyết
toán năm đối với nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho các đơn
vị trực thuộc; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm vào nguồn kinh phí khác
được để lại, gửi Bộ Tài chính cùng với thời điểm nộp báo cáo quyết toán ngân
sách nhà nước để tổng hợp, theo dõi.
5. Số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng
cháy, chữa cháy cuối năm chưa sử dụng hết cho từng nội dung quy định tại khoản
2 Điều này được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp
luật. Sau 5 năm, trường hợp kinh phí thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
không sử dụng hết, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, đánh
giá nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, báo cáo Chính phủ điều chỉnh tỷ
lệ trích nộp cho phù hợp.
Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Mục 1. ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM, MỨC PHÍ BẢO HIỂM, SỐ TIỀN BẢO HIỂM TỐI THIỂU ĐỐI
VỚI BẢO HIỂM BẮT BUỘC CÔNG TRÌNH TRONG THỜI GIAN XÂY DỰNG
Điều 32. Đối tượng bảo hiểm
Chủ đầu tư có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây
dựng đối với các công trình sau:
1. Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng
đồng quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐCP ngày 03 tháng 3 năm
2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư
xây dựng.
2. Công trình đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ
cao hoặc có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Phụ lục III và
Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐCP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và thuộc danh mục dự
án đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Luật
Bảo vệ môi trường.
3. Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức
tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Điều 33. Số tiền bảo hiểm tối thiểu
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời
gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ
vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận
chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư cung cấp.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không
được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ
sung (nếu có).
Điều 34. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của
công trình trong thời gian xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các
trường hợp sau:
a) Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các
thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các
tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy
hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.
c) Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
d) Tổn thất hoặc thiệt hại của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có tên
trong danh sách cấm vận.
đ) Tổn thất hoặc thiệt hại có liên quan đến dịch bệnh theo công bố của cơ quan
có thẩm quyền.
e) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm
hoặc người được bảo hiểm.
g) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có
thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
h) Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do
hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn
bộ công việc thi công).
i) Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
k) Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối
với công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
l) Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa.
m) Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ
bình thường (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định này).
n) Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện
tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định này).
o) Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc
lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị
ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là
hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề mà thi
công đúng.
p) Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
Điều 35. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận tại hợp đồng bảo
hiểm về việc hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong trường hợp tạm dừng thực hiện
công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy
định của pháp luật.
Bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong
thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư có quyết định về việc tạm dừng
thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng
theo quy định của pháp luật. Thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được xác
định căn cứ vào thời điểm tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng
hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
b) Các trường hợp chấm dứt khác theo quy định của pháp luật.
2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
a) Trường hợp hợp đồng bảo hiểm chấm dứt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
này, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm tương ứng
với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý
có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm (nếu
có). Trường hợp bên mua bảo hiểm chưa đóng đủ phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm
phải đóng bổ sung đủ phí bảo hiểm tương ứng với thời gian đã được bảo hiểm
tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
b) Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại điểm
b khoản 1 Điều này thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và theo quy
định của pháp luật.
Điều 36. Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng thực hiện như
sau:
1. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định
này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu
đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền
quyết định đầu tư bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Thời hạn bảo hiểm
đối với những bộ phận, hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử
dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc
được đưa vào sử dụng.
2. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định
này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu
thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư
bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có) cho tới khi bàn giao công trình hoặc
sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến
trước, nhưng không quá 28 ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử. Thời hạn bảo hiểm
đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ
thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử.
Điều 37. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm
1. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời
gian xây dựng được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, không bao gồm
phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí
thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn 50% tổng giá trị hạng mục công trình
xây dựng được bảo hiểm: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại
khoản 1 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, có bao gồm công
việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ 50% trở lên
tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Mức phí bảo hiểm và
mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục III ban hành kèm
theo Nghị định này.
c) Đối với công trình xây dựng có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên quy định
tại điểm a, điểm b khoản này: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể
thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng
chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo
hiểm xác nhận. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo
hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10%
tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại
khoản 9 Điều 4 Nghị định này. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không
được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) 75% tỷ lệ
phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc khoản
1 Mục II Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này (đối với công trình quy
định tại điểm b khoản 1 Điều này).
d) Đối với các công trình xây dựng chưa được quy định tại điểm a, điểm b, điểm
c khoản này:
Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều
khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng
minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác
nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức
khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm.
Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh
nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách
nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4
Nghị định này.
2. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này:
Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được
điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu
phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng,
trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo
hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm
và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm.
3. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy
định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng
bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận phí bảo
hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung
(nếu có) được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này và quy định tại khoản 2 Điều này, tỷ lệ thời gian xây
dựng kéo dài trên tổng thời gian xây dựng công trình theo văn bản của cấp có
thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và các yếu tố rủi
ro khác.
Điều 38. Trách nhiệm mua bảo hiểm
Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm cho công trình hoặc cho từng hạng mục của công
trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:
1. Trường hợp mua bảo hiểm cho công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu
tư phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại Điều 33
Nghị định này.
2. Trường hợp mua bảo hiểm theo từng hạng mục công trình trong thời gian xây
dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của từng hạng mục công
trình không thấp hơn giá trị đầy đủ của hạng mục công trình đó khi hoàn thành
và tổng số tiền bảo hiểm của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng
không thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại Điều 33 Nghị định
này.
Điều 39. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo
quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi xảy ra tổn thất đối với công trình trong thời gian xây dựng, bên mua
bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như
sau:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông
tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất đối với
công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Sau khi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm
có thể tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các hư hỏng nhỏ có giá trị không vượt
quá mức khấu trừ tương ứng quy định tại Nghị định này.
Trong các trường hợp khác, trước khi thực hiện sửa chữa hoặc thay thế các hạng
mục bị tổn thất, bên mua bảo hiểm phải được doanh nghiệp bảo hiểm giám định
tổn thất. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành giám định tổn thất trong
thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo tổn thất công trình
xây dựng, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan,
bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có quyền tiến hành việc sửa chữa hoặc
thay thế các hạng mục bị tổn thất. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí sửa
chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm với
điều kiện bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải tiến hành sửa chữa hoặc
thay thế kịp thời.
c) Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định
viên của doanh nghiệp bảo hiểm giám định các bộ phận đó.
d) Thông báo ngay cho cơ quan Công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.
đ) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất
ở mức thấp nhất.
e) Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động
và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ
quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại
thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Khi xảy ra tổn thất đối với công trình trong thời gian xây dựng, doanh
nghiệp bảo hiểm thực hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Thực hiện giám định tổn thất theo quy định của pháp luật và lập biên bản
giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại theo quy định tại khoản 5 Điều 40
Nghị định này.
b) Hướng dẫn, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất
mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và khi các khoản đó đã được tính
vào số tiền bảo hiểm.
4. Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm
không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó. Tổng số tiền bồi
thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng
bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được thì phải sửa chữa, số tiền
bồi thường là chi phí cần thiết để phục hồi các hạng mục bị tổn thất trở lại
trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất sau khi trừ đi phần giá trị thu hồi
(trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất) và mức khấu trừ bảo
hiểm.
b) Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị
thị trường của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt
hại thực tế trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi
tài sản bị tổn thất, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thực tế của hạng
mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm và giá
trị thu hồi tài sản bị tổn thất.
5. Chi phí sửa chữa tạm thời sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chịu nếu như việc
sửa chữa đó là một bộ phận cấu thành của việc sửa chữa chính thức và không làm
tăng tổng chi phí sửa chữa theo phương án sửa chữa cuối cùng của hạng mục bị
tổn thất.
6. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường mọi chi phí nhằm cải
hoán, bổ sung, nâng cấp các hạng mục được bảo hiểm.
Điều 40. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm
các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm,
Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình
xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của
bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐCP ngày 26
tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý
chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng hoặc bằng chứng
chứng minh tổn thất của công trình xây dựng.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay
mới tài sản bị thiệt hại.
4. Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã
chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của
doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo
hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài
liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều này.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 5
Điều này.
Mục 2. ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM, MỨC PHÍ BẢO HIỂM, GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM
ĐỐI VỚI BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 41. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là
trách nhiệm dân sự của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với người thứ ba
phát sinh từ việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng
công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
Điều 42. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bằng giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng,
hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng.
Điều 43. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà
thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của người thứ ba phát
sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí có liên
quan theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các
trường hợp sau:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm
đ, điểm e, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
b) Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý lựa chọn phương pháp thi công,
tính toán, đo đạc, thiết kế, sử dụng vật liệu chưa được thử nghiệm.
c) Chi phí thiết kế lại hoặc sửa bản vẽ, kế hoạch, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật
hoặc danh mục tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
d) Tổn thất phát sinh do nấm mốc.
đ) Tổn thất do việc tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng dẫn đến gây ô
nhiễm, nhiễm bẩn đối với môi trường và người thứ ba.
e) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có
chứa chất amiăng.
g) Tổn thất phát sinh từ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
h) Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý không tuân thủ quy định pháp
luật xây dựng về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng vật liệu xây
dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.
Điều 44. Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt
đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công
trình theo quy định của pháp luật.
Điều 45. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm
1. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp
tư vấn đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng và không thuộc
các loại công trình xây dựng đê, đập, cảng, bến cảng, cầu cảng, bến tàu, đập
chắn sóng và các công trình thủy lợi; các công trình xây dựng sân bay, máy
bay, vệ tinh, không gian; các công trình sửa chữa và đóng tàu; các công trình
xây dựng năng lượng trên biển và dưới nước; các dự án xe lửa, xe điện, tàu tốc
hành và dự án ngầm dưới đất, hầm mỏ: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm
quy định tại khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được
điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu
phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư
xây dựng, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh
nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp
đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức
phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh
nghiệp bảo hiểm.
b) Đối với công trình xây dựng có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên hoặc giá
trị hợp đồng tư vấn trên 80 tỷ đồng hoặc các công trình không áp dụng mức phí
bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Doanh nghiệp bảo hiểm và
bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm
trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài
đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều
khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung
cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu
nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo
hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng
quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo
hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x)
75% tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm
theo Nghị định này.
2. Trường hợp thời gian thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng bị kéo dài
so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư
khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải
thỏa thuận về phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài.
Phí bảo hiểm bổ sung được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại điểm a
khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, quy định tăng hoặc giảm
phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và tương ứng với thời gian
thực hiện công việc tư vấn kéo dài.
Điều 46. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo
quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà
nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của người thứ ba và
các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
a) Tổn thất của người thứ ba và các chi phí có liên quan phát sinh do hành
động sơ suất, bất cẩn của người được bảo hiểm là hậu quả của việc thực hiện
công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng thuộc phạm vi bảo hiểm.
b) Yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba lần đầu tiên được đưa ra (từ một sự
kiện bảo hiểm) đối với người được bảo hiểm và được bên mua bảo hiểm thông báo
cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm, bao gồm cả các chi phí phải
trả cho luật sư do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc do người được bảo hiểm
chỉ định (có sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm), các khoản lệ
phí, chi phí khác phát sinh từ việc điều tra, chỉnh lý, bào chữa liên quan đến
sự kiện bảo hiểm nhưng không bao gồm tiền lương trả cho người lao động hoặc
người quản lý ký kết hợp đồng lao động với người được bảo hiểm.
c) Các chi phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tất cả các yêu
cầu đòi bồi thường trong suốt thời hạn bảo hiểm không vượt quá giới hạn trách
nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, bên mua bảo hiểm phối hợp
với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông
tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi
bồi thường của người thứ ba phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo
hiểm.
b) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế tổn thất ở mức
thấp nhất.
c) Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động
và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ
quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại
thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định này.
4. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm phải
thực hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên
nhân và mức độ tổn thất.
b) Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi
thường.
c) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại
của người thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Điều 47. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được
bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan
để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề
nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy
chứng nhận bảo hiểm.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường của người thứ ba đối với người được bảo hiểm.
4. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu
với bản chính) do bên mua bảo hiểm cung cấp. Tùy theo mức độ thiệt hại về
người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng nhận thương tích.
b) Giấy ra viện.
c) Giấy chứng nhận phẫu thuật.
d) Hồ sơ bệnh án.
đ) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công
an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
e) Hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ về chi phí y tế.
5. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình
xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của
bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐCP ngày 26
tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý
chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng hoặc bằng chứng
chứng minh tổn thất của công trình xây dựng.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay
mới tài sản bị thiệt hại.
c) Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà bên mua
bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo
chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
6. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo
hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
7. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài
liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 7 Điều
này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản
6 Điều này.
Mục 3. ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM, MỨC PHÍ BẢO HIỂM, GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM
BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG
Điều 48. Đối tượng bảo hiểm
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công
trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao
động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một
vụ.
Điều 49. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công
xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi
thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các
trường hợp sau:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm
đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
b) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có
chứa chất amiăng.
c) Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra
tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công
trường.
d) Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản
thân.
đ) Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái
với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ
định của bác sĩ được cấp phép).
e) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm
hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu
tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác
sĩ).
Điều 50. Thời hạn bảo hiểm
1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công
trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến
hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
2. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công
trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu
thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công
trường.
Điều 51. Mức phí bảo hiểm
1. Mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường
được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu
phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên
công trường, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh
nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp
đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức
phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh
nghiệp bảo hiểm.
3. Trường hợp có sự thay đổi về số lượng lao động, thay đổi công việc của
người lao động thực hiện theo hướng dẫn sau:
a) Trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng có sự thay đổi, nhà thầu thi công xây
dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm việc thay đổi nêu
trên kèm theo danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc giảm (đối với
trường hợp thay đổi về số lượng lao động), danh sách công việc của người lao
động thay đổi (đối với trường hợp thay đổi công việc của người lao động).
b) Trường hợp phát sinh tăng số lượng lao động, thay đổi công việc của người
lao động làm tăng rủi ro được bảo hiểm, nhà thầu thi công xây dựng phải nộp
phần phí bảo hiểm tăng thêm trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo.
c) Trường hợp phát sinh giảm số lượng lao động, thay đổi công việc của
người lao động làm giảm rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả
cho nhà thầu thi công xây dựng phần phí bảo hiểm giảm tương ứng với thời gian
còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã thanh toán thừa trước
ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo với điều kiện đến thời điểm đó hợp
đồng bảo hiểm chưa phát sinh khiếu nại hoặc đã phát sinh khiếu nại nhưng không
được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
d) Nếu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo theo quy
định tại điểm a khoản này và thanh toán phí bảo hiểm theo quy định tại điểm b
khoản này, hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với danh sách người lao
động phát sinh tăng hoặc chấm dứt hiệu lực đối với danh sách người lao động
phát sinh giảm; hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với công việc được
thay đổi của người lao động kể từ ngày phát sinh sự thay đổi thực tế theo đề
nghị của người được bảo hiểm.
Điều 52. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo
quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi
công trên công trường, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm
giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông
tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường phải
thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế thiệt hại ở mức
thấp nhất.
c) Thực hiện, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện
pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền
lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc
trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định này.
2. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi
công trên công trường, doanh nghiệp bảo hiểm hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối
hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu
thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường; xác định nguyên nhân và mức
độ thiệt hại.
3. Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách
nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản
tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện
hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm
các khoản chi trả sau:
a) Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều
trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không
vượt quá 6 tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
b) Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại
trú cần thiết và hợp lý.
c) Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi
thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo
Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi
công trên công trường theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81%
trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng cho một người trong
một vụ.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và
điểm d khoản này không vượt quá 100 triệu đồng cho một người trong một vụ đối
với trường hợp tham gia giới hạn trách nhiệm bảo hiểm 100 triệu đồng.
4. Trường hợp tai nạn lao động xảy ra hoặc bệnh nghề nghiệp phát sinh gây
thương tật cho người lao động và thương tật này bị làm trầm trọng thêm bởi các
thương tật hoặc bệnh tật trước đó, doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách
nhiệm bồi thường cho phần bị làm trầm trọng thêm đó.
Điều 53. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được
bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan
để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao
động thi công trên công trường:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng lao động ký giữa
người được bảo hiểm và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
bảng chấm công.
b) Các văn bản yêu cầu bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của
người lao động (nếu có).
3. Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động
(Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của doanh
nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):
a) Biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy
định của pháp luật (nếu có). Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông
và được xác định là tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông
hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao
thông do các cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.
b) Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài
liệu sau: Giấy chứng nhận thương tích; Giấy ra viện; Giấy chứng nhận phẫu
thuật; Hồ sơ bệnh án; Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận
của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y
khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở
lên (nếu có).
d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương
tật do tai nạn lao động của người lao động.
4. Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do bệnh nghề
nghiệp:
a) Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời hạn quy định do cơ
quan có thẩm quyền lập, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ
của mỗi người lao động phải có bản trích sao (nếu có).
b) Giấy ra viện (trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám
bệnh nghề nghiệp) hoặc phiếu hội chẩn mắc bệnh nghề nghiệp; Hồ sơ bệnh án;
Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử (trong trường hợp người lao động chết).
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y
khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở
lên (nếu có).
d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương
tật do bệnh nghề nghiệp của người lao động.
5. Tài liệu chứng minh các khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng đã thực
hiện bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Mục 4. ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM, MỨC PHÍ BẢO HIỂM, GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM
ĐỐI VỚI BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
Điều 54. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba là trách
nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người thứ ba trong quá
trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.
Điều 55. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối
với người thứ ba như sau:
1. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là
100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp
lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:
a) Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, giới hạn trách nhiệm bảo
hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là
10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn
thất.
b) Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, giới hạn trách
nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan
(nếu có) là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn
thất.
Điều 56. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản
tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba
đối với những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản phát sinh trực tiếp
trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có)
thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, trừ
các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các
trường hợp sau:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm
đ, điểm e, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
b) Tổn thất phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn. Loại trừ này không áp dụng
đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc
nhiễm bẩn do rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
c) Thiệt hại do chấn động hoặc do bộ phận chịu lực và địa chất công trình bị
dịch chuyển hay suy yếu hoặc thương tật hay thiệt hại đối với người hoặc tài
sản do bất kỳ tổn thất nào nêu trên gây ra (trừ khi được thỏa thuận bằng điều
khoản sửa đổi bổ sung).
d) Thiệt hại là hậu quả của tai nạn gây ra bởi xe cơ giới hay các phương tiện
tàu thuyền, xà lan hay máy bay đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
phương tiện đối với người thứ ba.
đ) Trách nhiệm là hậu quả của các thương tật hay ốm đau gây ra cho người lao
động của chủ đầu tư hoặc nhà thầu có liên quan đến công trình được bảo hiểm.
e) Tổn thất xảy ra đối với tài sản thuộc sở hữu hoặc thuộc quyền quản lý, sử
dụng hợp pháp của chủ đầu tư hoặc nhà thầu hay của người lao động hoặc công
nhân của một trong những người trên.
g) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có
chứa chất amiăng.
Điều 57. Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối người thứ ba là khoảng thời
gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ
vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 58. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm
1. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối
với người thứ ba được quy định cụ thể như sau:
a) Mức phí bảo hiểm được tính bằng 5% mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với công
trình xây dựng tương ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định
này. Mức khấu trừ bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có
liên quan (nếu có) bằng 5% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về
tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có), hoặc 20 triệu đồng, tùy theo
số nào lớn hơn. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí
bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu
phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ
ba, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp
bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo
hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm.
b) Đối với công trình xây dựng không được quy định tại điểm a, điểm b khoản 1
Điều 37 Nghị định này: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa
thuận quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ
sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu
nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản,
mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp
cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận
tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ
10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định
tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này.
2. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy
định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng
bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận phí bảo
hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung
(nếu có) được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này, tỷ
lệ thời gian xây dựng kéo dài trên tổng thời gian xây dựng công trình theo văn
bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và
các yếu tố rủi ro khác.
Điều 59. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo
quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi người thứ ba bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh
trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả cho bên mua bảo hiểm theo mức bồi
thường sau:
a) Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại
thương tật theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính
mạng theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo
thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người
thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết)
hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất
năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo
quy định của Bộ luật Dân sự) nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại
Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết định của Tòa
án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường
quy định Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tổn thất
được xác định theo thiệt hại thực tế và mức độ lỗi nhưng không vượt quá giới
hạn trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
c) Chi phí pháp lý có liên quan (nếu có).
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản
này không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Điều 55 Nghị
định này.
2. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, bên mua bảo hiểm phối hợp
với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông
tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi
bồi thường của người thứ ba phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo
hiểm.
b) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế tổn thất ở mức
thấp nhất.
c) Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động
và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ
quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại
thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định này.
3. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm thực
hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên
nhân và mức độ thiệt hại theo quy định tại khoản 6 Điều 60 Nghị định này.
b) Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi
thường.
c) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại
của người thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Điều 60. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba bao
gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy
chứng nhận bảo hiểm.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường của người thứ ba đối với người được bảo hiểm.
4. Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người thứ ba (Bản
sao được chứng thực từ bản chính hoặc chứng thực của các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu
với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp. Tùy theo mức
độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng nhận thương tích.
b) Giấy ra viện.
c) Giấy chứng nhận phẫu thuật.
d) Hồ sơ bệnh án.
đ) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công
an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
5. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình
xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của
bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐCP ngày 26
tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý
chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng hoặc bằng chứng
chứng minh tổn thất của công trình xây dựng.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.
6. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo
hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
7. Quyết định của Tòa án (nếu có).
8. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh
nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4,
khoản 5, khoản 7 và khoản 8 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu
thập tài liệu quy định tại khoản 6 Điều này.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 61. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Tổ chức tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc theo chức năng, nhiệm vụ
quản lý nhà nước.
2. Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo
hiểm xe cơ giới.
3. Chủ trì thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc
thực hiện bảo hiểm bắt buộc.
4. Xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm bắt buộc của
doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập, bổ nhiệm các thành viên của Cơ
quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm
bắt buộc xe cơ giới ASEAN.
Điều 62. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Phối hợp với Bộ Tài chính tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
2. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các
cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Công bố danh sách các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ các cơ sở liên
quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước) chậm nhất là ngày 31 tháng 12
hàng năm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.
4. Ghi hạng nguy hiểm cháy, nổ đối với cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm
cháy, nổ A, B, C, D, E tại Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy
và chữa cháy hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trên cơ
sở xác định hạng nguy hiểm cháy, nổ của cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở
có nguy hiểm về cháy, nổ.
5. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra cung cấp bản sao
các tài liệu liên quan đến các vụ tai nạn giao thông theo quy định tại khoản 5
Điều 13 Nghị định này, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả
điều tra.
6. Thực hiện việc chia sẻ và cung cấp thông tin do ngành Công an quản lý vào
cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới phục
vụ công tác quản lý bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
theo quy định pháp luật về quản lý kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan
nhà nước.
7. Quyết định những trường hợp được khen thưởng và mức khen thưởng đột xuất
quy định tại điểm d khoản 2 Điều 31 Nghị định này.
Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
1. Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên
truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra, giải
quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm hành chính đối với bên mua bảo hiểm vi
phạm bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của pháp
luật.
Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan hướng
dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp
bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới.
Điều 65. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế trung ương và địa phương cung cấp bản sao hồ
sơ bệnh án, Giấy chứng nhận thương tích, Giấy báo tử hoặc các văn bản xác nhận
liên quan đến việc cấp cứu, chữa trị các nạn nhân bị tai nạn giao thông đường
bộ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ bồi
thường, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm.
Điều 66. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí trung ương và địa phương thường xuyên
tuyên truyền, phổ biến về bảo hiểm bắt buộc.
Điều 67. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên
truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp tổ chức
kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Nghị định
này.
3. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền về thực
hiện bảo hiểm bắt buộc theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
4. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam dành thời lượng phát sóng
nhất định để thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về bảo hiểm bắt buộc.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 68. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền tổ chức thực hiện bảo
hiểm bắt buộc.
2. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương thường xuyên tuyên
truyền, phổ biến về bảo hiểm bắt buộc.
3. Phối hợp với Bộ Công an trong việc chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông
và lực lượng Cảnh sát khác có liên quan trên địa bàn tổ chức kiểm tra, xử lý
các chủ xe cơ giới không tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
1. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trong tổ chức thực
hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN.
2. Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng cửa khẩu đường bộ triển khai thực hiện công tác
kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới quá cảnh.
Điều 70. Trách nhiệm của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia
1. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan hướng
dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới.
2. Phối hợp với Quỹ bảo hiểm xe cơ giới trong tổ chức thực hiện các nội dung
hoạt động tuyên truyền, giáo dục; đề phòng, hạn chế tổn thất; chi hỗ trợ nhân
đạo theo quy định tại Nghị định này.
Điều 71. Trách nhiệm của Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Nghị định thư
số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN
1. Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo
hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN là cơ quan thường trực giúp các bộ, ngành liên
quan trong việc triển khai thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo
hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN.
2. Nghiên cứu, đề xuất với Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện
quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới
ASEAN.
Điều 72. Trách nhiệm của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam
1. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan hướng
dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các hiệp hội cơ sở cấp tỉnh và khu vực phối hợp với Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác hướng
dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới.
Điều 73. Trách nhiệm của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
1. Báo cáo Bộ Tài chính về tỷ lệ đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo
quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
2. Tổ chức tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc.
3. Công khai thông tin về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới.
Điều 74. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm
về cháy, nổ
Xác định hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E của cơ sở sản xuất công nghiệp
đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy
và chữa cháy.
Điều 75. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Không khuyến mại, chiết khấu thanh toán dưới mọi hình thức đối với bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Lập và gửi các báo cáo sau:
a) Báo cáo nghiệp vụ: Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính, cụ
thể như sau:
Báo cáo về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới (Mẫu số 1 Phụ lục X); Báo cáo doanh thu, bồi thường bảo hiểm cháy, nổ
bắt buộc (Mẫu số 2 Phụ lục X); Báo cáo doanh thu, bồi thường bảo hiểm bắt buộc
công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng (Mẫu số 3 Phụ lục X).
Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm
báo cáo.
Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp.
Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi
qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài
chính (khi hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính được vận hành).
b) Báo cáo tình hình thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (Mẫu số 4 Phụ lục
X): Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Công an, cụ thể như sau:
Thời gian chốt số liệu: Báo cáo 6 tháng đầu năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến
ngày 30 tháng 6 của năm báo cáo); báo cáo năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến
ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo).
Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm (chậm nhất là ngày 31 tháng 7
hàng năm); báo cáo năm (chậm nhất là ngày 31 tháng 01 của năm tài chính kế
tiếp).
Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới Bộ
Công an.
3. Thiết lập, duy trì hoạt động 24 giờ/7 ngày đường dây nóng để kịp thời tiếp
nhận thông tin tai nạn, tổn thất, hướng dẫn, giải đáp cho bên mua bảo hiểm,
người được bảo hiểm và các bên có liên quan về các vấn đề liên quan tới bảo
hiểm bắt buộc. Thực hiện ghi âm các cuộc gọi đến đường dây nóng để bảo đảm
quyền lợi của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
4. Tích hợp tính năng tra cứu Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử
của doanh nghiệp bảo hiểm, cho phép cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra,
giám sát và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tra cứu, xác minh thời hạn
và hiệu lực bảo hiểm của Giấy chứng nhận bảo hiểm.
5. Giải thích rõ điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối
thiểu, bảo đảm bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phân biệt rõ giữa loại
hình bảo hiểm bắt buộc với các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác.
6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết bồi thường
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với mô tô, xe gắn
máy.
7. Phối hợp với bên mua bảo hiểm và các bên có liên quan để thu thập 1 bộ hồ
sơ bồi thường bảo hiểm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác,
đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ bồi thường bảo hiểm. Chủ động thu thập các tài
liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của doanh
nghiệp bảo hiểm quy định của Nghị định này.
8. Tạm ứng bồi thường, chi trả bồi thường bảo hiểm bắt buộc nhanh chóng và
chính xác theo quy định của Nghị định này.
9. Thanh toán cho cơ quan Công an chi phí sao chụp những hồ sơ, biên bản tai
nạn xe cơ giới đã được cung cấp theo quy định pháp luật và có trách nhiệm giữ
bí mật trong quá trình điều tra.
10. Thông báo cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc hết thời hạn
của hợp đồng bảo hiểm trong vòng 15 ngày trước khi hết thời hạn bảo hiểm.
11. Đóng góp Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
nộp 1% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp
đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề cho hoạt động phòng cháy
và chữa cháy theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
12. Hạch toán tách biệt doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng đại lý bảo hiểm, bồi
thường bảo hiểm và các khoản chi phí liên quan đến bảo hiểm bắt buộc.
13. Cung cấp, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo yêu cầu của Hội đồng Quản lý Quỹ bảo hiểm
xe cơ giới.
14. Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 76. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các hợp đồng bảo hiểm bắt buộc đã giao kết trước ngày Nghị định này có
hiệu lực và còn thời gian thực hiện hợp đồng thì tiếp tục thực hiện theo quy
định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 (đối với các hợp
đồng bảo hiểm giao kết từ ngày 01 tháng 01 năm 2023); Nghị định số 03/2021/NĐ
CP ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới; Nghị định số 23/2018/NĐCP ngày 23 tháng 02 năm
2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Nghị định số
97/2021/NĐCP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 23/2018/NĐCP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ
quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Nghị định số 119/2015/NĐCP ngày 13
tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu
tư xây dựng; Nghị định số 20/2022/NĐCP ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐCP ngày 13 tháng 11
năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây
dựng, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm có thỏa thuận về
việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng để phù hợp với Nghị định này và để áp dụng quy
định của Nghị định này.
2. Cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; mức thu, chế độ quản lý,
sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa
cháy thực hiện theo quy định tại Nghị định này từ năm tài chính 2023. Riêng
năm tài chính 2023, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới quyết định tỷ lệ
đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp vào Quỹ
bảo hiểm xe cơ giới, nộp kinh phí đóng góp cho hoạt động phòng cháy và chữa
cháy từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2023.
3. Đối với các trường hợp đã lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật về đấu
thầu nhưng chưa ký kết hợp đồng bảo hiểm thì các bên tiếp tục thực hiện theo
quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã phát hành.
Điều 77. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Nghị định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực
thi hành:
a) Nghị định số 03/2021/NĐCP ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
b) Nghị định số 23/2018/NĐCP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định
về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Nghị định số 97/2021/NĐCP ngày 08 tháng 11 năm
2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐCP
ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc.
c) Nghị định số 119/2015/NĐCP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy
định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; Nghị định số
20/2022/NĐCP ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 119/2015/NĐCP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ
quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại
Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì sẽ áp dụng theo các văn bản
sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Điều 78. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các
đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các hộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
Lưu: VT, KTTH. TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Minh Khái
PHỤ LỤC I
MỨC PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐCP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ)
A. Phí bảo hiểm cho thời hạn bảo hiểm 1 năm (chưa bao gồm thuế giá trị gia
tăng)
TT Loại xe Phí bảo hiểm (đồng)
I Mô tô 2 bánh
1 Dưới 50 cc 55.000
2 Từ 50 cc trở lên 60.000
II Mô tô 3 bánh 290.000
III Xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe cơ giới tương tự
1 Xe máy điện 55.000
2 Các loại xe còn lại 290.000
IV Xe ô tô không kinh doanh vận tải
1 Loại xe dưới 6 chỗ 437.000
2 Loại xe từ 6 đến 11 chỗ 794.000
3 Loại xe từ 12 đến 24 chỗ 1.270.000
4 Loại xe trên 24 chỗ 1.825.000
5 Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) 437.000
V Xe ô tô kinh doanh vận tải
1 Dưới 6 chỗ theo đăng ký 756.000
2 6 chỗ theo đăng ký 929.000
3 7 chỗ theo đăng ký 1.080.000
4 8 chỗ theo đăng ký 1.253.000
5 9 chỗ theo đăng ký 1.404.000
6 10 chỗ theo đăng ký 1.512.000
7 11 chỗ theo đăng ký 1.656.000
8 12 chỗ theo đăng ký 1.822.000
9 13 chỗ theo đăng ký 2.049.000
10 14 chỗ theo đăng ký 2.221.000
11 15 chỗ theo đăng ký 2.394.000
12 16 chỗ theo đăng ký 3.054.000
13 17 chỗ theo đăng ký 2.718.000
14 18 chỗ theo đăng ký 2.869.000
15 19 chỗ theo đăng ký 3.041.000
16 20 chỗ theo đăng ký 3.191.000
17 21 chỗ theo đăng ký 3.364.000
18 22 chỗ theo đăng ký 3.515.000
19 23 chỗ theo đăng ký 3.688.000
20 24 chỗ theo đăng ký 4.632.000
21 25 chỗ theo đăng ký 4.813.000
22 Trên 25 chỗ [4.813.000 + 30.000 x (số chỗ 25 chỗ)]
23 Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) 933.000
VI Xe ô tô chở hàng (xe tải)
1 Dưới 3 tấn 853.000
2 Từ 3 đến 8 tấn 1.660.000
3 Trên 8 đến 15 tấn 2.746.000
4 Trên 15 tấn 3.200.000
VII. Phí bảo hiểm trong một số trường hợp khác
1. Xe tập lái
Tính bằng 120% của phí bảo hiểm của xe cùng chủng loại quy định mục IV và mục
VI.
2. Xe Taxi
Tính bằng 170% của phí bảo hiểm của xe kinh doanh cùng số chỗ quy định tại mục
V.
3. Xe ô tô chuyên dùng
a) Phí bảo hiểm của xe cứu thương được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe vừa
chở người vừa chở hàng (pickup, minivan) quy định tại mục V.
b) Phí bảo hiểm của xe chở tiền được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6
chỗ quy định tại mục IV.
c) Phí bảo hiểm của các loại xe ô tô chuyên dùng khác có quy định trọng tải
thiết kế được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải quy
định tại mục VI; trường hợp xe không quy định trọng tải thiết kế, phí bảo hiểm
bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải dưới 3 tấn quy định tại
mục VI.
4. Đầu kéo rơmoóc
Tính bằng 150% của phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải trên 15 tấn quy
định tại mục VI. Phí bảo hiểm của xe đầu kéo rơmoóc là phí của cả đầu kéo và
rơ moóc.
5. Máy kéo
Tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải dưới 3 tấn quy định
tại mục VI. Phí bảo hiểm của máy kéo là phí bảo hiểm của cả máy kéo và rơ
moóc.
6. Xe buýt
Tính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ quy định
tại mục IV.
B. Phí bảo hiểm cho thời hạn bảo hiểm khác 1 năm (chưa bao gồm thuế giá trị
gia tăng)
Đối với các xe cơ giới mua bảo hiểm có thời hạn khác 1 năm, phí bảo hiểm được
tính dựa trên phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định và tương ứng với thời hạn
bảo hiểm. Cách tính cụ thể như sau:
Phí bảo hiểm phải nộp = Phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới x Thời hạn được bảo hiểm (ngày)
365 (ngày)
Trường hợp thời hạn bảo hiểm từ 30 ngày trở xuống, phí bảo hiểm phải nộp được
tính bằng phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới/(chia) cho 12 tháng.
PHỤ LỤC II
MỨC PHÍ BẢO HIỂM VÀ MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐCP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính
phủ)
I. MỨC PHÍ BẢO HIỂM (CHƯA BAO GỒM THUẾ GTGT)
1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) quy định tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐCP ngày 24 tháng 11 năm
2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy
và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa
cháy và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) có tổng số tiền bảo hiểm
của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng, mức phí bảo hiểm được xác
định bằng số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân (x) tỷ lệ phí bảo hiểm. Căn cứ vào
mức độ rủi ro của từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, doanh nghiệp bảo hiểm
và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tỷ lệ phí bảo hiểm không thấp hơn tỷ lệ phí bảo
hiểm sau:
STT Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ Mức khấu trừ (loại) Tỷ lệ phí bảo hiểm/ năm (%)
1 Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên M 0,05
2 Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên
2.1 Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) M 0,05
2.2 Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp không có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) M 0,1
3 Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 10.000 m3 trở lên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên M 0,05
4 Bệnh viện có từ 250 giường bệnh trở lên; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên M 0,05
5 Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 600 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các nhà tổ chức hội nghị, sự kiện từ 10.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích từ 5.000 m3 trở lên
5.1 Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar N 0,4
5.2 Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp M 0,1
5.3 Công viên giải trí, vườn thú, thủy cung M 0,05
6 Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên
6.1 Trung tâm thương mại M 0,06
6.2 Siêu thị, cửa hàng bách hóa, điện máy, cửa hàng tiện ích M 0,08
6.3 Nhà hàng, cửa hàng ăn uống M 0,15
6.4 Chợ N 0,5
7 Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 10.000 m3 trở lên
7.1 Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) M 0,05
7.2 Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch không có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) M 0,1
8 Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 10.000 m3 trở lên M 0,05
9 Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích từ 10.000 m3 trở lên
9.1 Bảo tàng, thư viện, nhà trưng bày, nhà lưu trữ M 0,075
9.2 Triển lãm, nhà sách, nhà hội chợ M 0,12
10 Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích của khối nhà chính từ 10.000 m3 trở lên; nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu có khối tích từ 5.000 m3 trở lên M 0,075
11 Sân vận động có sức chứa từ 40.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao; cung thể thao trong nhà có sức chứa từ 500 chỗ ngồi trở lên; trung tâm thể dục thể thao, trường đua, trường bắn có tổng khối tích của các nhà thể thao từ 10.000 m3 trở lên hoặc có sức chứa từ 5.000 chỗ trở lên; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có khối tích từ 5.000 m3 trở lên M 0,06
12 Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa loại I, loại II; bến xe khách loại 1, loại 2; trạm dừng nghỉ loại 1; nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên
12.1 Bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; bến xe khách; trạm dừng nghỉ; nhà chờ cáp treo vận chuyển người; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới M 0,1
12.2 Nhà ga đường sắt; công trình tàu điện ngầm N 0,12
12.3 Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu M 0,08
12.4 Cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy N 0,15
13 Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên N 0,12
14 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ N 0,5
15 Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên
15.1 Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền N 0,35
15.2 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt N 0,3
16 Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 5.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 10.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 15.000 m3 trở lên
16.1 a) Cơ sở sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C (trừ cơ sở sản xuất dệt may, gỗ, giày, giấy) N 0,2
Trong đó:
Nhà máy lưu hóa cao su N 0,2
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ N 0,2
Xưởng khắc, chạm (làm chổi, bàn chải, chổi sơn, trừ phần xử lý gỗ) N 0,2
Luyện quặng (trừ quặng sắt) N 0,2
Nhà máy luyện than cốc, sản xuất than đá bánh, than non bánh N 0,2
Khai thác mỏ quặng kim loại các loại N 0,2
Cơ sở chế biến phế liệu vải sợi (như phân loại, giặt, chải, buôn bán) N 0,2
Nhà máy sản xuất các mặt hàng làm từ da thuộc N 0,2
Xưởng sản xuất dây chun N 0,2
Nhà máy sản xuất da thuộc N 0,2
Cơ sở chế biến bàn chải N 0,2
Sản xuất sơn N 0,2
Nhà máy hóa chất vô cơ và hữu cơ chế biến nguyên liệu và bán thành phẩm sản phẩm như phân bón dạng hạt, viên nhỏ, bột hoặc axít, muối, dung môi, cao su tổng hợp N 0,2
Cơ sở sản xuất áo đi mưa, nhựa tấm, khăn trải bàn N 0,2
Sản xuất xi nến, sáp đánh bóng N 0,2
Sản xuất nhựa đúc, nhựa thanh N 0,2
Cơ sở sản xuất nút chai N 0,2
Sản xuất xà phòng, hóa mỹ phẩm N 0,2
Sản xuất sản phẩm nhựa lắp ráp N 0,2
Nhà máy sản xuất chất dẻo, cao su đặc N 0,2
Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ cao su N 0,2
Xưởng sản xuất hoa giả N 0,2
Nhà máy in, xưởng in (không tính sản xuất giấy, chế biến giấy) N 0,2
Nhà máy sản xuất mực in N 0,2
Xưởng đóng sách N 0,2
Nhà máy sản xuất thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá N 0,2
Nhà máy làm phân trộn N 0,2
Nhà máy đốt rác N 0,2
Xưởng sơn N 0,2
Sản xuất vật liệu xây dựng có gỗ, giấy, chất dễ cháy (trừ sản xuất nội thất bằng gỗ) N 0,2
Nhà máy sản xuất cồn và các chất lỏng dễ cháy khác (trừ dầu mỏ, khí đốt) N 0,2
Nhà máy sản xuất pin N 0,2
Cơ sở vẽ tranh, phông ảnh, làm pano quảng cáo N 0,2
Trung tâm tổ chức đám ma/hỏa táng N 0,2
Cơ sở sản xuất giấy ráp N 0,2
Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu N 0,2
Nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay N 0,2
16.1 b) Cơ sở sản xuất dệt may N 0,25
Trong đó:
Xưởng sản xuất dây thừng, chão trừ chỉ khâu (nếu dây có phủ nhựa, nhựa đường) N 0,25
Xưởng sản xuất dây thừng, chão trừ chỉ khâu (nếu dây không có phủ nhựa, nhựa đường) N 0,25
Xưởng dệt kim N 0,25
Nhà máy sản xuất chế biến lông thú, may da thú N 0,25
Nhuộm vải, in trên vải N 0,25
Nhà máy dệt các loại sợi khác (cotton, vitco, lanh, gai, đay) N 0,25
Xưởng xe, kéo sợi N 0,25
Nhà máy sản xuất thảm, tấm trải sàn N 0,25
Nhà máy chỉ khâu N 0,25
Xưởng giặt, là, tẩy, hấp, nhuộm N 0,25
May đồ lót, đăng ten các loại N 0,25
May quần áo các loại N 0,25
Sản xuất các sản phẩm dệt chưa phân loại khác N 0,25
Sản xuất lụa, tơ tằm N 0,25
Nhà máy dệt tơ, len, sợi tổng hợp N 0,25
Sản xuất lông vũ N 0,25
16.1 c) Cơ sở sản xuất gỗ N 0,5
Trong đó:
Nhà máy sản xuất than củi N 0,5
Nhà máy/xưởng sản xuất bút chì gỗ N 0,5
Xưởng làm rổ, sọt, sản phẩm làm từ mây, tre, nứa N 0,5
Nhà máy sản xuất diêm, hương, vàng mã N 0,5
Nhà máy/xưởng sản xuất, chế biến đồ gỗ các loại N 0,5
16.1 d) Cơ sở sản xuất giày N 0,35
16.1 đ) Xưởng sản xuất giấy, chế biến giấy, bao bì carton, bao bì công nghiệp N 0,35
16.2 Cơ sở sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ D, E M 0,15
Trong đó:
Nhà máy sản xuất sắt, thép M 0,15
Nhà máy chế biến, gia công quặng khác M 0,15
Chế biến (sỏi, đá dăm, than xỉ trộn nhựa) với asphant hoặc bitumen M 0,15
Sản xuất khoáng sản (cưa, mài, đánh bóng) M 0,15
Sản xuất và chế biến thủy tinh rỗng, chai lọ, dụng cụ quang học, kính cửa, kính tấm M 0,15
Xưởng phim, phòng in tráng phim M 0,15
Sản xuất vật liệu phim ảnh M 0,15
Nhà máy/xưởng đánh bóng, xay xát gạo, bột mỳ, nông sản thực phẩm các loại M 0,15
Nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn gia súc và thức ăn khác M 0,15
Nhà máy sản xuất mì ăn liền, cháo ăn liền M 0,15
Nhà máy đường M 0,15
Nhà máy sản xuất bánh kẹo M 0,15
Nhà máy sản xuất dầu ăn M 0,15
Nhà máy sản xuất nước mắm, dấm M 0,15
Nhà máy sản xuất thực phẩm đồ hộp, chế biến thủy sản, thịt, sữa M 0,15
Xưởng mạch nha M 0,15
Nhà máy bia, rượu, nước trái cây, nước khoáng và nước uống các loại, xưởng ủ bia M 0,15
Xưởng hàn, cắt M 0,15
Sản xuất đồ gốm thông thường và cao cấp như gạch lát, đồ sứ, đồ đất nung, đồ gốm... M 0,15
Lò đúc M 0,15
Nhà máy xi măng M 0,15
Cơ sở sản xuất thiết bị điện M 0,15
Nhà máy sản xuất cấu trúc kim loại và cấu kiện lắp sẵn M 0,15
Nhà máy sản xuất vỏ đồ hộp kim loại M 0,15
Nhà máy sản xuất ốc vít và gia công các kim loại khác M 0,15
Nhà máy xử lý nước M 0,15
Nhà máy xử lý chất thải rắn (không sử dụng công nghệ đốt) M 0,15
Nhà máy sản xuất máy lọc nước M 0,15
Nhà máy sản xuất đồng hồ M 0,15
Nhà máy sản xuất pin mặt trời M 0,15
Nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí M 0,15
Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe đạp, xe máy và phụ tùng các loại M 0,15
Nhà máy sản xuất, lắp ráp tô tô, xe máy, xe điện... các loại M 0,15
Sản xuất và chế biến vàng, bạc, đồ trang sức M 0,15
Nhà máy sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử (máy in, máy ảnh, máy tính, đồ gia dụng...), thiết bị viễn thông, chất bán dẫn M 0,15
Nhà máy sản xuất cáp quang, cáp đồng M 0,15
Nhà máy sản xuất phụ tùng máy bay M 0,15
Nhà máy sản xuất vòng bi, doăng M 0,15
Nhà máy sản xuất khóa kéo bằng kim loại M 0,15
Nhà máy sản xuất dược phẩm M 0,15
17 Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kv trở lên
17.1 Nhà máy nhiệt điện N 0,15
17.2 Nhà máy thủy điện; nhà máy điện nguyên tử, điện địa nhiệt, điện thủy triều, điện rác, điện sinh khối, điện khí biogas, điện đồng phát và nhà máy điện khác N 0,12
17.3 Nhà máy điện gió, điện mặt trời trên mặt nước N 0,5
17.4 Trạm biến áp có điện áp từ 110 kv trở lên N 0,2
18 Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên
18.1 Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ N 0,5
18.2 a) Kho hàng hóa, vật tư cháy được (trừ kho bông vải sợi, len dạ, sản phẩm dệt) (Kho độc lập, không nằm trong phạm vi nhà máy, cơ sở có hoạt động sản xuất) N 0,2
Trong đó:
Kho hàng hóa tổng hợp, bãi hàng hóa N 0,2
Kho nhựa đường N 0,2
Kho sơn N 0,2
Kho chứa hóa chất N 0,2
Kho thành phẩm, bán thành phẩm nhựa, cao su N 0,2
Kho rượu cồn và các chất lỏng dễ cháy N 0,2
Kho giấy, bìa, bao bì N 0,2
Kho đồ gỗ và các sản phẩm về gỗ N 0,2
Kho tinh dầu, hương liệu, dầu ăn N 0,2
Kho ngành thuốc lá N 0,2
Kho dược phẩm N 0,2
Kho vật tư ngành ảnh N 0,2
Kho hàng thiết bị điện, điện tử N 0,2
Kho hàng nông sản N 0,2
Kho lạnh N 0,2
Kho vật liệu xây dựng N 0,2
18.2 b) Kho bông vải sợi, len dạ, sản phẩm dệt (Kho độc lập, không nằm trong phạm vi nhà máy, cơ sở có hoạt động sản xuất) N 0,25
18.3 Hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được (độc lập, không nằm trong phạm vi nhà máy, cơ sở có hoạt động sản xuất) M 0,1
Trong đó:
Gạch, đồ gốm sứ, xi măng, thạch cao M 0,1
Kim loại, phụ tùng cơ khí M 0,1
Dầu nhớt, mỡ bôi trơn M 0,1
Nước khoáng và đồ uống các loại M 0,1
Trường hợp thời hạn bảo hiểm khác 01 năm, phí bảo hiểm được tính dựa trên phí
bảo hiểm nêu trên và tương ứng với thời hạn được bảo hiểm. Cách tính cụ thể
như sau:
Phí bảo hiểm phải nộp = Phí bảo hiểm năm theo danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ x Thời hạn được bảo hiểm (ngày)
365 (ngày)
Ghi chú:
M, N là các ký hiệu về loại mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục II
Phụ lục này.
Đối với Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E (nhóm 16):
Trường hợp phân hạng nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở sản xuất công nghiệp tại
Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy hoặc Biên bản
kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy khác so với chi tiết tại nhóm 16
nêu trên thì thực hiện theo Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy
và chữa cháy hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các
tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân): Thực
hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
3. Đối với cơ sở hạt nhân: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị
định này.
II. MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM
1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số
tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng:
a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại M quy định tại khoản 1
Mục I Phụ lục này: Mức khấu trừ bảo hiểm tối đa là 1% số tiền bảo hiểm và
không thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản này.
b) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại N quy định tại khoản 1
Mục I Phụ lục này: Mức khấu trừ bảo hiểm tối đa là 10% số tiền bảo hiểm và
không thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản này.
c) Trong mọi trường hợp, mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại điểm a và điểm b
khoản này không thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Số tiền bảo hiểm Mức khấu trừ bảo hiểm
Đến 2.000 Trên 2.000 đến 10.000 Trên 10.000 đến 50.000 Trên 50.000 đến 100.000 Trên 100.000 đến 200.000 Trên 200.000 4 10 20 40 60 100
2. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các
tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân): Thực
hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
3. Đối với cơ sở hạt nhân: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị
định này.
PHỤ LỤC III
MỨC PHÍ BẢO HIỂM, MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM BẮT BUỘC CÔNG TRÌNH TRONG THỜI GIAN
XÂY DỰNG
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐCP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính
phủ)
I. ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐƯỢC BẢO HIỂM KHÔNG BAO GỒM PHẦN CÔNG VIỆC
LẮP ĐẶT HOẶC CÓ BAO GỒM PHẦN CÔNG VIỆC LẮP ĐẶT NHƯNG CHI PHÍ THỰC HIỆN PHẦN
CÔNG VIỆC LẮP ĐẶT THẤP HƠN 50% TỔNG GIÁ TRỊ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐƯỢC
BẢO HIỂM
1. Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng
a) Mức phí bảo hiểm (Chưa bao gồm thuế GTGT):
STT Loại công trình xây dựng Phí bảo hiểm (‰ theo giá trị công trình xây dựng) Mức khấu trừ (loại)
1 CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
1.1 Nhà ở
Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác cấp III trở lên
1.1.1 Không có tầng hầm 0,8 M
1.1.2 Có 1 tới 2 tầng hầm 1,2 M
1.1.3 Có trên 2 tầng hầm 1,5 M
1.2 Công trình công cộng
1.2.1 Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu cấp III trở lên
1.2.1.1 Không có tầng hầm 0,8 M
1.2.1.2 Có 1 tới 2 tầng hầm 1,2 M
1.2.1.3 Có trên 2 tầng hầm 1,5 M
1.2.2 Công trình y tế cấp III trở lên
1.2.2.1 Không có tầng hầm 0,8 M
1.2.2.2 Có 1 tới 2 tầng hầm 1,2 M
1.2.2.3 Có trên 2 tầng hầm 1,5 M
1.2.3 Công trình thể thao cấp III trở lên: Sân vận động; nhà thi đấu (các môn thể thao); bể bơi; sân thi đấu các môn thể thao có khán đài
1.2.3.1 Công trình thể thao ngoài trời 1,5 M
1.2.3.2 Công trình thể thao trong nhà 1,4 M
1.2.3.3 Các công trình thể thao khác 1,2 M
1.2.4 Công trình văn hóa cấp III trở lên: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm; nhà trưng bày; tượng đài ngoài trời; công trình vui chơi, giải trí; các công trình văn hóa tập trung đông người và các công trình khác có chức năng tương đương
1.2.4.1 Không có tầng hầm 0,8 M
1.2.4.2 Có 1 tới 2 tầng hầm 1,2 M
1.2.4.3 Có trên 2 tầng hầm 1,5 M
1.2.5 Công trình thương mại: Trung tâm thương mại, siêu thị cấp III trở lên; Nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các cơ sở tương tự cấp II trở lên
1.2.5.1 Không có tầng hầm 1,1 M
1.2.5.2 Có 1 tới 2 tầng hầm 1,4 M
1.2.5.3 Có trên 2 tầng hầm 1,7 M
1.2.6 Công trình dịch vụ cấp III trở lên: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; khu nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú; căn hộ lưu trú và các cơ sở tương tự; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác
1.2.6.1 Không có tầng hầm 1,1 M
1.2.6.2 Có 1 tới 2 tầng hầm 1,4 M
1.2.6.3 Có trên 2 tầng hầm 1,7 M
1.2.7 Công trình trụ sở, văn phòng làm việc cấp III trở lên: các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc
1.2.7.1 Không có tầng hầm 1,1 M
1.2.7.2 Có 1 tới 2 tầng hầm 1,4 M
1.2.7.3 Có trên 2 tầng hầm 1,7 M
1.2.8 Các công trình đa năng hoặc hỗn hợp cấp III trở lên: các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác
1.2.8.1 Không có tầng hầm 1,1 M
1.2.8.2 Có 1 tới 2 tầng hầm 1,4 M
1.2.8.3 Có trên 2 tầng hầm 1,7 M
1.2.9 Công trình phục vụ dân sinh khác cấp II trở lên: các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh) M
1.2.9.1 Không có tầng hầm 0,8 M
1.2.9.2 Có 1 tới 2 tầng hầm 1,2 M
1.2.9.3 Có trên 2 tầng hầm 1,5 M
2 CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
2.1 Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựngcấp III trở lên
2.1.1 Cơ sở sản xuất xi măng; sản xuất clinke công suất từ 100.000 tấn clinke/năm trở lên; cơ sở sản xuất gạch, ngói, tấm lợp fibro xi măng có công suất từ 100 triệu viên gạch, ngói quy chuẩn/năm trở lên hoặc 500.000 m2 tấm lợp fibro xi măng/năm trở lên; cơ sở sản xuất gạch ốp lát các loại có công suất từ 500.000 m2/năm trở lên; cơ sở sản xuất nguyên vật liệu xây dựng khác có công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; cơ sở sản xuất bê tông nhựa nóng, bê tông thương phẩm và các loại có công suất từ 100 tấn sản phẩm/ngày trở lên 2,6 M
2.1.2 Các loại mỏ khai thác vật liệu xây dựng cấp III trở lên 2,6 M
2.1.3 Các công trình sản xuất vật liệu xây dựng cấp III trở lên khác 2,4 M
2.2 Công trình luyện kim và cơ khí chế tạocấp III trở lên
2.2.1 Cơ sở cán, kéo kim loại có công suất từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,9 M
2.2.2 Nhà máy luyện kim có sử dụng nguyên liệu là phế liệu hoặc có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với dự án sử dụng nguyên liệu khác 2,1 M
2.2.3 Cơ sở sản xuất, sửa chữa, côngtennơ, rơ moóc có năng lực sản xuất từ 500 côngtennơ, rơ moóc/năm trở lên hoặc có năng lực sửa chữa từ 2.500 côngtennơ, rơ moóc/năm trở lên 2,1 M
2.2.4 Cơ sở đóng mới, sửa chữa, lắp ráp đầu máy, toa xe; cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp xe máy, ô tô có công suất từ 5.000 xe máy/năm trở lên hoặc có công suất từ 500 ô tô/năm trở lên 1,9 M
2.2.5 Cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy cho tàu có trọng tải từ 1.000 DWT trở lên 2,1 N
2.2.6 Cơ sở chế tạo máy móc, thiết bị công cụ có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,9 M
2.2.7 Cơ sở mạ, phun phủ và đánh bóng kim loại có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,9 M
2.2.8 Cơ sở sản xuất nhôm, thép định hình có công suất từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 2,3 N
2.2.9 Nhà máy luyện kim và cơ khí chế tạo cấp III trở lên khác 2,3 N
2.3 Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sảncấp III trở lên
2.3.1 Công trình khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng hóa chất chất độc hại, vật liệu nổ công nghiệp) có khối lượng mỏ (khoáng sản, đất đá thải) từ 50.000 m³ nguyên khai/năm trở lên hoặc có tổng khối lượng mỏ (khoáng sản, đất đá thải) từ 1.000.000 m³ nguyên khối trở lên 2,3 N
2.3.2 Công trình khai thác cát, sỏi quy mô từ 50.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên; công trình khai thác vật liệu san lấp mặt bằng quy mô từ 100.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên 2,3 N
2.3.3 Công trình chế biến khoáng sản rắn không sử dụng hóa chất độc hại có công suất từ 50.000 m³ sản phẩm/năm trở lên hoặc có tổng lượng đất đá thải ra từ 500.000 m³/năm trở lên 2,3 N
2.3.4 Công trình khai thác nước cấp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt có công suất khai thác từ 3.000 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước dưới đất hoặc có công suất khai thác từ 50.000 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước mặt 2,5 N
2.3.5 Công trình khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên (dưới đất hoặc lộ ra trên mặt đất) có công suất khai thác từ 200 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng để đóng chai hoặc có công suất khai thác từ 500 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng cho mục đích khác 2,5 N
2.3.6 Các công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản cấp III trở lên khác 4,0 N
2.4 Công trình dầu khícấp III trở lên
2.4.1 Nhà máy lọc dầu, chế biến khí cấp III trở lên; nhà máy lọc hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn), sản xuất sản phẩm hóa dầu, dung dịch khoan, hóa phẩm dầu khí có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên; tuyến đường ống dẫn dầu, khí có chiều dài từ 20 km trở lên; xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu, khí; khu trung chuyển dầu, khí 5,0 M
2.4.2 Kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu có dung tích chứa từ 200 m³ trở lên 3,0 M
2.5 Công trình năng lượngcấp III trở lên
2.5.1 Nhà máy nhiệt điện cấp III trở lên 3,0 N
2.5.2 Nhà máy phong điện (trang trại gió) cấp III trở lên hoặc có diện tích từ 100 ha trở lên 3,0 N
2.5.3 Nhà máy quang điện (trang trại điện mặt trời) cấp III trở lên hoặc có diện tích từ 100 ha trở lên 2,6 N
2.5.4 Nhà máy thủy điện cấp III trở lên hoặc có dung tích hồ chứa từ 100.000 m³ nước trở lên hoặc công suất từ 10 MW trở lên 7,5 M
2.5.5 Tuyến đường dây tải điện 110 kV trở lên; trạm điện công suất 500 kV 2,5 M
2.5.6 Nhà máy sản xuất, gia công các thiết bị điện tử, linh kiện điện, điện tử công suất từ 500.000 sản phẩm/năm trở lên; thiết bị điện có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,5 M
2.5.7 Các công trình năng lượng khác cấp III trở lên 2,0 M
2.6 Công trình hóa chấtcấp III trở lên
2.6.1 Công trình sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
2.6.1.1 Nhà máy sản xuất phân hóa học có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,5 M
2.6.1.2 Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật từ 500 tấn trở lên, phân bón từ 5.000 tấn trở lên 1,5 M
2.6.1.3 Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật 1,2 N
2.6.1.4 Cơ sở sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật có công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,2 N
2.6.1.5 Cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,2 N
2.6.2 Công trình hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo
2.6.2.1 Cơ sở sản xuất dược phẩm; cơ sở sản xuất thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và tá dược) có công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm 2,0 N
2.6.2.2 Cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm có công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên 2,0 N
2.6.2.3 Cơ sở sản xuất hóa chất, chất dẻo, các sản phẩm từ chất dẻo, sơn có công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên 2,0 N
2.6.2.4 Cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa, hạt nhựa có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 2,0 N
2.6.2.5 Cơ sở sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 2,0 N
2.6.2.6 Cơ sở sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ 3,0 N
2.6.2.7 Cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp; kho chứa thuốc nổ cố định từ 5 tấn trở lên; kho chứa hóa chất từ 500 tấn trở lên 3,0 N
2.6.2.8 Vùng sản xuất muối từ nước biển có diện tích từ 100 ha trở lên 1,5 N
2.6.3 Các công trình hóa chất cấp III trở lên khác 2,0 N
2.7 Công trình công nghiệp nhẹcấp III trở lên
2.7.1 Công trình sản xuất, chế biến thực phẩm
2.7.1.1 Cơ sở sơ chế, chế biến lương thực, thực phẩm có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,8 M
2.7.1.2 Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có công suất từ 200 gia súc/ngày trở lên; 3.000 gia cầm/ngày trở lên 1,8 M
2.7.1.3 Cơ sở chế biến thủy sản, bột cá, các phụ phẩm thủy sản có công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,8 M
2.7.1.4 Cơ sở sản xuất đường có công suất từ 10.000 tấn đường/năm trở lên 1,8 M
2.7.1.5 Cơ sở sản xuất cồn, rượu có công suất từ 500.000 lít sản phẩm/năm trở lên 1,8 M
2.7.1.6 Cơ sở sản xuất bia, nước giải khát có công suất từ 10.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên 1,8 M
2.7.1.7 Cơ sở sản xuất bột ngọt có công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,8 M
2.7.1.8 Cơ sở sản xuất, chế biến sữa có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,8 M
2.7.1.9 Cơ sở sản xuất, chế biến dầu ăn có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,8 M
2.7.1.10 Cơ sở sản xuất bánh, kẹo có công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,8 M
2.7.1.11 Cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai có công suất từ 2.000 m³ nước/năm trở lên 1,8 M
2.7.2 Công trình chế biến nông sản
2.7.2.1 Cơ sở sản xuất thuốc lá điếu, cơ sở chế biến nguyên liệu thuốc lá có công suất từ 100.000.000 điếu/năm trở lên hoặc có công suất từ 1.000 tấn nguyên liệu/năm trở lên 1,5 M
2.7.2.2 Cơ sở sản xuất, chế biến nông, sản, tinh bột các loại có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ sản xuất, chế biến khô hoặc có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ sản xuất, chế biến ướt 1,5 M
2.7.2.3 Cơ sở chế biến chè, hạt điều, ca cao, cà phê, hạt tiêu công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ chế biến khô hoặc có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ chế biến ướt 1,5 M
2.7.3 Công trình chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ
2.7.3.1 Cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên có công suất từ 3.000 m³ sản phẩm/năm trở lên 2,0 M
2.7.3.2 Cơ sở sản xuất ván ép có công suất từ 100.000 m2/năm trở lên 2,0 M
2.7.3.3 Cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên 2,0 M
2.7.3.4 Nhà máy sản xuất bóng đèn, phích nước có công suất từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên 1,5 M
2.7.3.5 Nhà máy sản xuất đồ gốm sứ, thủy tinh có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm hoặc 10.000 sản phẩm/năm trở lên 1,2 M
2.7.4 Công trình sản xuất giấy và văn phòng phẩm
2.7.4.1 Cơ sở sản xuất bột giấy và giấy từ nguyên liệu thô có công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên 2,0 M
2.7.4.2 Cơ sở sản xuất giấy, bao bì cát tông từ bột giấy hoặc phế liệu có công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 2,0 M
2.7.4.3 Cơ sở sản xuất văn phòng phẩm có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 2,0 M
2.7.5 Công trình về dệt nhuộm và may mặc
2.7.5.1 Cơ sở nhuộm, dệt có nhuộm 1,5 M
2.7.5.2 Cơ sở dệt không nhuộm có công suất từ 10.000.000 m2 vải/năm trở lên 1,2 M
2.7.5.3 Cơ sở sản xuất và gia công các sản phẩm dệt, may có công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên nếu có công đoạn giặt tẩy hoặc có Công suất từ 2.000.000 sản phẩm/năm trở lên nếu không có công đoạn giặt tẩy 1,2 M
2.7.5.4 Cơ sở giặt là công nghiệp công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên 1,2 M
2.7.5.5 Cơ sở sản xuất sợi tơ tằm, sợi bông, sợi nhân tạo có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,2 M
2.7.6 Cơ sở chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi
2.7.6.1 Cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,0 M
2.7.6.2 Cơ sở nuôi trồng thủy sản có diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên, riêng các dự án nuôi quảng canh từ 50 ha trở lên 4,0 M
2.7.6.3 Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chuồng trại từ 1.000 m2 trở lên; cơ sở chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung có quy mô chuồng trại từ 500 m2 trở lên 1,0 M
2.7.7 Công trình công nghiệp nhẹ khác
2.7.7.1 Cơ sở chế biến cao su, mủ cao su có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 1,5 M
2.7.7.2 Cơ sở sản xuất các sản phẩm trang thiết bị y tế từ nhựa và cao su y tế có công suất từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên 1,5 M
2.7.7.3 Cơ sở sản xuất giầy dép có công suất từ 1.000.000 đôi/năm trở lên 1,5 M
2.7.7.4 Cơ sở sản xuất săm lốp cao su các loại (riêng cơ sở sản xuất săm lốp cao su ô tô, máy kéo có công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên; cơ sở sản xuất săm lốp cao su xe đạp, xe máy có công suất từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên) 1,8 M
2.7.7.5 Dự án xây dựng cơ sở sản xuất mực in, vật liệu ngành in khác có công suất từ 500 tấn mực in và từ 1.000 sản phẩm/năm trở lên đối với các vật liệu ngành in khác 1,8 M
2.7.7.6 Cơ sở sản xuất ắc quy, pin có công suất từ 50.000 KWh/năm trở lên hoặc từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên 2,5 M
2.7.7.7 Cơ sở thuộc da 1,8 M
2.7.7.8 Cơ sở sản xuất gas CO2 chiết nạp hóa lỏng, khí công nghiệp có công suất từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên 2,5 M
2.7.7.9 Cơ sở phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu 3,0 M
3 CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
3.1 Công trình cấp nướccấp II trở lên
3.1.1 Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch 3,0 N
3.1.2 Trạm bơm nước thô hoặc nước sạch hoặc tăng áp (gồm cả trạm bơm và bể chứa nếu trạm bơm đặt trên bể chứa) 2,0 N
3.2 Công trình thoát nướccấp II trở lên
3.2.1 Hồ điều hòa 5,0 N
3.2.2 Trạm bơm nước mưa (gồm cả trạm bơm và bể chứa nếu trạm bơm đặt trên bể chứa) 3,0 N
3.2.3 Công trình xử lý nước thải 3,0 N
3.2.4 Trạm bơm nước thải (gồm cả trạm bơm và bể chứa nếu trạm bơm đặt trên bể chứa) 3,0 N
3.2.5 Công trình xử lý bùn 4,0 N
3.2.6 Xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư có chiều dài công trình từ 10 km trở lên 2,5 N
3.3 Công trình xử lý chất thải rắn cấp II trở lên
3.3.1 Cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường 2,5 N
3.3.2 Cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn nguy hại có công suất từ 10 tấn/ngày trở lên 2,5 N
3.4 Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cấp III trở lên: Nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp 2,5 N
3.5 Nhà tang lễ; cơ sở hỏa táng cấp II trở lên 1,0 N
3.6 Nhà để xe (ngầm và nổi), cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật cấp II trở lên
3.5.1 Bãi đỗ xe ngầm 4,5 N
3.5.2 Bãi đỗ xe nổi 1,2 N
3.5.3 Cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật 1,5 N
4 CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
4.1 Đường bộ
4.1.1 Đường ô tô cao tốc mọi cấp 4,0 N
4.1.2 Đường ô tô, đường trong đô thị cấp III trở lên 2,5 N
4.1.3 Bến phà cấp III trở lên 5,0 N
4.1.4 Bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ cấp III trở lên 2,0 N
4.2 Đường sắt
4.2.1 Đường sắt mọi cấp: Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương 4,0 N
4.2.2 Ga hành khách cấp III trở lên 2,0 N
4.3 Cầu cấp III trở lên
4.3.1 Cầu đường bộ 6,0 (đối với mỗi cấp tăng thêm cộng 0,1‰ phí bảo hiểm) N
4.3.2 Cầu bộ hành 2,0 (đối với mỗi cấp tăng thêm cộng 0,1‰ phí bảo hiểm) N
4.3.3 Cầu đường sắt 6,0 (đối với mỗi cấp tăng thêm cộng 0,1‰ phí bảo hiểm) N
4.3.4 Cầu phao 6,0 (đối với mỗi cấp tăng thêm cộng 0,1‰ phí bảo hiểm) N
4.4 Hầm
4.4.1 Hầm cấp III trở lên: hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ 11,0 N
4.4.2 Hầm tàu điện ngầm (Metro) mọi cấp 11,0 N
4.5 Công trình đường thủy nội địa cấp II trở lên
4.5.1 Cảng, bến thủy nội địa (cho hành khách) 7,0 N
4.5.2 Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H) nước chạy tầu (bao gồm cả phao tiêu, công trình chỉnh trị) 8,0 N
4.6 Công trình hàng hải
4.6.1 Bến/cảng biển, bến phà (cho hành khách) cấp III trở lên 10,0 N
4.6.2 Công trình hàng hải khác cấp II trở lên 10,0 N
4.7 Công trình hàng không
4.7.1 Nhà ga hàng không; khu bay (bao gồm cả các công trình bảo đảm hoạt động bay) 3,0 N
4.8 Tuyến cáp treo và nhàga
4.8.1 Để vận chuyển người mọi cấp 5,0 N
4.8.2 Để vận chuyển hàng hóa cấp II trở lên 4,0 N
5 CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
5.1 Công trình thủy lợi
5.1.1 Công trình cấp nước cấp II trở lên 5,0 N
5.1.2 Hồ chứa nước cấp III trở lên 8,0 N
5.1.3 Đập ngăn nước và các công trình thủy lợi chịu áp khác cấp III trở lên 10,0 N
5.2 Công trình đê điều mọi cấp 10,0 N
Ghi chú:
M, N là các ký hiệu về loại mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1
Mục I Phụ lục này.
b) Mức khấu trừ bảo hiểm:
Mức khấu trừ bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng áp dụng theo bảng
sau hoặc bằng 5% giá trị tổn thất, tùy theo số nào lớn hơn:
Đơn vị: triệu đồng
Giá trị bảo hiểm Mức khấu trừ loại "M" Mức khấu trừ loại "N"
Đối với rủi ro thiên tai Đối với rủi ro khác Đối với rủi ro thiên tai Đối với rủi ro khác
Tới 10.000 20.000 100.000 600.000 700.000 1.000.000 100 150 200 300 500 700 20 30 60 80 100 200 150 200 300 500 700 1.000 40 40 80 150 200 400
2. Đối với công trình xây dựng có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên quy định
tại khoản 1 Mục I Phụ lục này: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều
37 Nghị định này.
3. Đối với công trình xây dựng chưa được quy định tại khoản 1, khoản 2 Mục I
Phụ lục này: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 37 Nghị định này.
II. ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐƯỢC BẢO HIỂM CÓ BAO GỒM CÔNG VIỆC LẮP ĐẶT
VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN PHẦN CÔNG VIỆC LẮP ĐẶT CHIẾM TỪ 50% TRỞ LÊN TỔNG GIÁ TRỊ
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐƯỢC BẢO HIỂM
1. Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng
a) Mức phí bảo hiểm (Chưa bao gồm thuế GTGT):
Mã hiệu Hạng mục công trình, loại thiết bị lắp đặt vào công trình Phí bảo hiểm (‰ theo giá trị hạng mục công trình, loại thiết bị lắp đặt vào công trình) Mức khấu trừ (loại)
1 CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
Nhà ở: Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác cấp III trở lên; Công trình công cộng: + Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu cấp III trở lên; + Công trình y tế cấp III trở lên; + Công trình thể thao: Sân vận động; nhà thi đấu (các môn thể thao); bể bơi; sân thi đấu các môn thể thao có khán đài cấp III trở lên; + Công trình văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; tượng đài ngoài trời; công trình vui chơi giải trí; công trình văn hóa tập trung đông người và các công trình khác có chức năng tương đương cấp III trở lên; + Công trình thương mại: Trung tâm thương mại, siêu thị cấp III trở lên; nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các cơ sở tương tự cấp II trở lên; + Công trình dịch vụ: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; khu nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú; căn hộ lưu trú và các cơ sở tương tự; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác cấp III trở lên; + Công trình trụ sở, văn phòng làm việc: Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc cấp III trở lên; + Các công trình đa năng hoặc hỗn hợp: Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác cấp III trở lên; + Công trình phục vụ dân sinh khác: Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh cấp II trở lên
1.1 Lắp đặt nói chung 1,9 M
1.2 Thiết bị sưởi 1,7 M
1.3 Thiết bị điều hòa không khí 2,0 M
1.4 Thang máy nâng và thang máy cuốn 1,9 M
1.5 Thiết bị bếp 2,3 M
1.6 Thiết bị y tế 2,0 M
1.7 Thiết bị khử trùng 2,0 M
1.8 Thiết bị làm lạnh 1,7 M
1.9 Thiết bị ánh sáng 1,7 M
1.10 Rạp chiếu phim, phòng quay truyền hình, quay phim 1,9 M
1.11 Cáp treo 4,0 N
2 CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
2.1 Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng cấp III trở lên
2.1.1 Ngành vật liệu xây dựng nói chung 2,3 N
2.1.2 Nhà máy ximăng 2,6 N
2.1.3 Nhà máy bê tông 2,3 N
2.1.4 Nhà máy gạch 2,6 N
2.1.5 Nhà máy clinke 2,4 N
2.1.6 Nhà máy ngói, tấm lợp fibro ximăng 3,0 N
2.1.7 Nhà máy gạch ốp lát 2,7 N
2.2 Công trình luyện kim và cơ khí chế tạocấp III trở lên
2.2.1 Sắt và thép
2.2.1.1 Nhà máy luyện kim 3,2 N
2.2.1.2 Nhà máy luyện gang (sản xuất gang thỏi) 3,4 N
2.2.1.3 Nhà máy sản xuất phôi thép 3,4 N
2.2.1.4 Nhà máy cán thép nói chung 3,1 N
2.2.1.5 Nhà máy cán thép cán nóng 3,2 N
2.2.1.6 Nhà máy cán thép cán nguội (Thép tấm cỡ mỏng) 3,2 N
2.2.1.7 Xưởng đúc 2,9 N
2.2.2 Các kim loại không chứa sắt
2.2.2.1 Nhà máy luyện kim nói chung 3,4 N
2.2.2.2 Nhà máy luyện nhôm 3,2 N
2.2.2.3 Nhà máy cán nói chung 3,1 N
2.2.2.4 Nhà máy cán nóng 3,1 N
2.2.2.5 Nhà máy cán nguội 2,9 N
2.2.2.6 Xưởng đúc 2,9 N
2.2.3 Công nghiệp sản xuất kim loại khác 3,4 N
2.3 Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sảncấp III trở lên
2.3.1 Thiết bị khai thác mỏ lộ thiên 3,5 N
2.3.2 Thiết bị khai thác than lộ thiên 3,2 N
2.3.3 Thiết bị khai thác quặng lộ thiên 3,2 N
2.3.4 Thiết bị nạo vét hạng nặng trong khai thác mỏ lộ thiên 2,8 N
2.3.5 Thiết bị chế biến quặng kim loại 3,0 N
2.3.6 Thiết bị khác 3,2 N
2.4 Công trình dầu khícấp III trở lên
2.4.1 Nhà máy lọc dầu, chế biến khí; nhà máy lọc hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn), sản xuất sản phẩm hóa dầu, dung dịch khoan, hóa phẩm dầu khí; tuyến đường ống dẫn dầu, khí; khu trung chuyển dầu, khí 6,0 N
2.4.2 Kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu 2,3 N
2.5 Công trình năng lượngcấp III trở lên
2.5.1 Nhà máy nhiệt điện than đá, dầu, than non (nhiệt độ hơi tới 5400C)
2.5.1.1 Tới 10 MW một máy 4,1 N
2.5.1.2 Tới 50 MW một máy 4,2 N
2.5.1.3 Tới 150 MW một máy 4,4 N
2.5.1.4 Tới 300 MW một máy 5,0 N
2.5.2 Turbin hơi nước (nhiệt độ hơi tới 5400C)
2.5.2.1 Tới 50 MW 3,7 N
2.5.2.2 Tới 150 MW 5,6 N
2.5.2.3 Tới 300 MW 6,0 N
2.5.3 Máy phát trong nhà máy nhiệt điện
2.5.3.1 Tới 180 MVA 4,1 N
2.5.3.2 Tới 400 MVA 5,0 N
2.5.4 Nồi hơi bao gồm cả phụ kiện thông thường 2,6 N
2.5.5 Nồi hơi dạng ống (nhiệt độ hơi tới 5400C)
2.5.5.1 Tới 50 tấn/giờ 2,4 N
2.5.5.2 Tới 200 tấn/giờ 2,6 N
2.5.5.3 Tới 1.000 tấn/giờ 2,9 N
2.5.6 Các loại nồi hơi khác
2.5.6.1 Tới 75 tấn/giờ 3,1 N
2.5.6.2 Tới 150 tấn/giờ 3,9 N
2.5.7 Nồi hơi cấp nhiệt 2,4 N
2.5.8 Ống dẫn hơi 2,2 M
2.5.9 Nhà máy điện Diezen
2.5.9.1 Tới 5.000 KW/máy 3,6 M
2.5.9.2 Tới 10.000 KW/máy 3,8 N
2.5.10 Máy phát trong nhà máy điện Diezen tới 12 MVA 3,8 N
2.5.11 Động cơ Diezen trong nhà máy điện Diezen tới 5.000 KW
2.5.11.1 Lắp đặt 2,8 N
2.5.11.2 Tháo dỡ 3,9 N
2.5.12 Trạm phân phối điện
2.5.12.1 Tới 100 KV 2,6 N
2.5.12.2 Trên 100 KV 3,0 N
2.5.13 Máy biến thế
2.5.13.1 Tới 10 MVA 3,1 N
2.5.13.2 Tới 50 MVA 3,5 N
2.5.13.3 Tới 100 MVA 4,0 N
2.5.13.4 Tới 250 MVA 4,4 N
2.5.13.5 Tới 400 MVA 4,8 N
2.5.14 Nhà máy điện dùng tuabin khí công nghiệp
2.5.14.1 Tới 40 MW/máy 4,9 N
2.5.14.2 Tới 60 MW/máy 5,3 N
2.5.15 Cải tạo và xây dựng mới lưới điện 3,2 N
2.5.16 Sản xuất, gia công các thiết bị điện tử, linh kiện điện, điện tử; thiết bị điện 3,5 N
2.5.17 Nhà máy phong điện, thủy điện, quang điện 4,5 N
2.6 Công trình hóa chấtcấp III trở lên
2.6.1 Công trình sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
2.6.1.1 Nhà máy sản xuất phân bón loại thông thường 2,5 N
2.6.1.2 Nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật 2,0 N
2.6.2 Công trình hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo
2.6.2.1 Nhà máy chế biến vật dụng bằng chất dẻo 2,7 N
2.6.2.2 Nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm, dược phẩm 2,5 N
2.6.2.3 Nhà máy sản xuất sơn 2,5 N
2.6.2.4 Nhà máy sản xuất thuốc thú y 2,5 N
2.6.2.5 Nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa, hạt nhựa 2,7 N
2.6.2.6 Nhà máy sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia 2,5 N
2.6.2.7 Nhà máy sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ 4,5 N
2.6.2.8 Nhà máy thuốc nổ công nghiệp; kho chứa thuốc nổ, kho chứa hóa chất 4,5 N
2.6.2.9 Cơ sở sản xuất muối từ nước biển 4,0 N
2.6.3 Công nghiệp hóa chất khác 2,7 N
2.7 Công trình công nghiệp nhẹcấp III trở lên
2.7.1 Công trình sản xuất, chế biến thực phẩm
2.7.1.1 Nhà máy sản xuất lương thực, thực phẩm 1,7 M
2.7.1.2 Nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm 1,5 M
2.7.1.3 Nhà máy chế biến thủy sản, bột cá, các phụ phẩm thủy sản 1,9 M
2.7.1.4 Nhà máy sản xuất đường 2,9 M
2.7.1.5 Nhà máy sản xuất cồn, rượu 1,9 M
2.7.1.6 Nhà máy sản xuất bia 1,8 M
2.7.1.7 Nhà máy sản xuất nước giải khát 1,8 M
2.7.1.8 Nhà máy sản xuất bột ngọt 1,8 M
2.7.1.9 Nhà máy sản xuất, chế biến sữa 1,7 M
2.7.1.10 Thiết bị sản xuất dầu ăn 1,8 M
2.7.1.11 Nhà máy sản xuất bánh, kẹo 1,8 M
2.7.1.12 Nhà máy sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai 1,8 M
2.7.1.13 Công nghiệp thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc khác 1,8 M
2.7.2 Công trình chế biến nông sản
2.7.2.1 Nhà máy sản xuất thuốc lá điếu, chế biến nguyên liệu thuốc lá 2,2 M
2.7.2.2 Nhà máy sản xuất, chế biến nông sản, tinh bột 1,8 M
2.7.2.3 Nhà máy chế biến chè, hạt điều, ca cao, cà phê, hạt tiêu 1,8 M
2.7.3 Công trình chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ
2.7.3.1 Công nghiệp chế biến gỗ nói chung 3,2 M
2.7.3.2 Nhà máy sản xuất gỗ dán 3,2 M
2.7.3.3 Nhà máy sản xuất ván ép 3,2 M
2.7.3.4 Nhà máy sản xuất đồ dùng gia đình 3,0 M
2.7.3.5 Nhà máy cưa 3,1 M
2.7.3.6 Nhà máy sản xuất bóng đèn, phích nước 3,2 M
2.7.3.7 Nhà máy sản xuất gốm, sứ 3,6 N
2.7.3.8 Nhà máy sản xuất thủy tinh 3,2 M
2.7.4 Công trình sản xuất giấy và văn phòng phẩm
2.7.4.1 Công nghiệp giấy và bao bì nói chung 3,8 N
2.7.4.2 Nhà máy sản xuất bột giấy và giấy từ nguyên liệu thô 3,8 N
2.7.4.3 Thiết bị chế biến bột giấy và giấy từ nguyên liệu thô 3,4 N
2.7.4.4 Nhà máy sản xuất giấy và bao bì 3,8 N
2.7.4.5 Nhà máy gia công giấy và bao bì 3,4 N
2.7.4.6 Nhà máy sản xuất văn phòng phẩm 3,8 N
2.7.5 Công trình về dệt nhuộm và may mặc
2.7.5.1 Công nghiệp dệt nói chung 2,3 M
2.7.5.2 Nhà máy sợi tơ tằm, sợi bông, sợi nhân tạo 2,0 M
2.7.5.3 Nhà máy dệt không nhuộm 2,3 M
2.7.5.4 Thiết bị giặt là công nghiệp 2,1 M
2.7.5.5 Thiết bị nhuộm, tẩy 2,2 M
2.7.5.6 Thiết bị sấy khô 2,3 M
2.7.5.7 Nhà máy dệt có nhuộm 2,3 M
2.7.5.8 Nhà máy sản xuất và gia công các sản phẩm dệt, may 2,3 M
2.7.6 Cơ sở chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi
2.7.6.1 Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi nói chung 1,8 M
2.7.6.2 Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi 1,7 M
2.7.6.3 Cơ sở chăn nuôi gia súc 2,0 M
2.7.6.4 Cơ sở chăn nuôi gia cầm 2,0 M
2.7.6.5 Cơ sở chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã 2,3 M
2.7.6.6 Cơ sở nuôi trồng thủy sản 2,7 M
2.7.6.7 Cơ sở nuôi quảng canh 2,6 M
2.7.7 Công trình công nghiệp nhẹ khác
2.7.7.1 Nhà máy chế biến cao su, mủ cao su, nhà máy sản xuất săm lốp cao su 3,0 N
2.7.7.2 Nhà máy sản xuất các sản phẩm trang thiết bị y tế từ nhựa và cao su y tế 3,0 N
2.7.7.3 Nhà máy sản xuất giầy dép 3,0 N
2.7.7.4 Cơ sở sản xuất mực in, vật liệu ngành in 2,2 M
2.7.7.5 Nhà máy sản xuất ắc quy, pin 3,0 N
2.7.7.6 Cơ sở thuộc da 2,2 M
2.7.7.7 Nhà máy sản xuất gas CO2 chiết nạp hóa lỏng, khí công nghiệp 3,0 N
2.7.8 Cơ sở phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu 2,6 N
3 CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
3.1 Công trình c ấp nước cấp II trở lên
3.1.1 Xử lý cấp nước nói chung 2,7 M
3.1.2 Nhà máy nước 2,5 M
3.1.3 Công trình xử lý nước sạch 2,4 M
3.1.4 Hệ thống phân phối nước 2,7 M
3.1.5 Trạm bơm nước thô hoặc nước sạch hoặc tăng áp 2,7 M
3.2 Công trình t hoát nước cấp II trở lên
3.2.1 Hồ điều hòa 6,5 N
3.2.2 Trạm bơm nước mưa 2,7 M
3.2.3 Công trình xử lý nước thải 2,4 M
3.2.4 Trạm bơm nước thải 2,7 M
3.2.5 Công trình xử lý bùn 2,7 M
3.2.6 Xử lý thoát nước nói chung 2,7 M
3.2.7 Hệ thống thoát nước 2,5 M
3.2.8 Hệ thống chứa nước 2,5 M
3.2.9 Cải tạo hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư 2,5 M
3.3 Công trình x ử lý chất thải rắn cấp II trở lên
3.3.1 Cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường 3,0 N
3.3.2 Cơ sở tái chế, xử lý chất thải nguy hại; cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn nguy hại có công suất từ 10 tấn/ngày trở lên 3,3 N
3.4 Công trìnhhạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cấp III trở lên: nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp
3.4.1 Hệ thống thông tin nói chung 1,9 M
3.4.2 Tổng đài điện thoại 1,5 M
3.4.3 Cáp thông tin (bao gồm công việc đào đất) 2,3 M
3.4.4 Cáp thông tin (loại trừ công việc đào đất) 1,9 M
3.4.5 Thiết bị Radio và TV 1,9 M
3.4.6 Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, cột BTS 2,0 M
3.5 Nhà tang lễ; cơ sở hỏa táng cấp II trở lên 2,0 N
3.6 Nhà để xe (ngầm và nổi), cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật cấp II trở lên
3.6.1 Bãi đỗ xe ngầm 2,5 N
3.6.2 Bãi đỗ xe nổi 1,5 N
3.6.3 Cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật 3,5 N
4 CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
4.1 Đường bộ: đường ô tô cao tốc mọi cấp; đường ô tô, đường trong đô thị cấp III trở lên; bến phà cấp III trở lên; bến xe, cơ sở đăng kiểm, phương tiện giao thông đường bộ, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ cấp III trở lên
4.1.1 Băng chuyền 1,8 M
4.1.2 Băng tải (trừ trong công nghiệp mỏ) 1,8 M
4.1.3 Đường xe cáp 5,2 N
4.1.4 Đường xe điện 2,0 N
4.2 Đường sắtmọi cấp: đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao), đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương; ga hành khách cấp III trở lên
4.2.1 Hệ thống xe lửa một đường ray (treo trên cao) 3,0 N
4.2.2 Lắp ráp toa xe và đầu máy của hệ thống xe lửa một đường ray (treo trên cao) 2,3 N
4.2.3 Xây dựng hệ thống xe lửa một đường ray (treo trên cao) 3,0 N
4.2.4 Hệ thống xe lửa 2 đường ray (trừ đường tàu điện 0140 và đường tàu điện ngầm 0150) 2,7 M
4.2.5 Lắp đặt toa xe và đầu máy của hệ thống xe lửa 2 đường ray 2,3 M
4.2.6 Xây dựng đường xe lửa 2 đường ray 2,8 M
4.2.7 Đường sắt bánh răng 3,0 N
4.3 Cầu: cầu đường bộ, cầu bộ hành, cầu đường sắt, cầu phao cấp III trở lên
4.3.1 Cầu đường bộ 4,0 N
4.3.2 Cầu bộ hành 4,0 N
4.3.3 Cầu đường sắt 4,5 N
4.3.4 Cầu phao 6,7 N
4.4 Hầm: h ầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ cấp III trở lên
4.4.1 Hầm qua nước 8,4 N
4.4.2 Hầm qua đất 8,0 N
4.5 Công trình đường thủy nội địacấp II trở lên
4.5.1 Cảng, bến thủy nội địa (cho hành khách) 7,5 N
4.5.2 Cảng sông tiếp nhận tàu 7,5 N
4.5.3 Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H), nước chạy tàu (bao gồm cả phao tiêu, công trình chỉnh trị) 7,5 N
4.6 Công trình hàng hải
4.6.1 Bến/cảng biển, bến phà (cho hành khách) cấp III trở lên 7,5 N
4.6.2 Các công trình hàng hải khác cấp II trở lên 7,5 N
4.7 Công trình hàng khôngmọi cấp: nhà ga hàng không; khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo hoạt động bay)
4.7.1 Lắp đặt các thiết bị, máy móc ở sân bay 2,8 N
4.7.2 Lắp ráp máy bay 3,0 N
4.7.3 Cảng hàng không, sân bay (đường cất, hạ cánh, nhà ga hàng hóa, nhà ga hành khách) 2,0 N
4.7.4 Các công trình khác thuộc khu bay 2,0 N
5 CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
5.1 Công trình thủy lợi
5.1.1 Công trình cấp nước cấp II trở lên 6,5 N
5.1.2 Hồ chứa nước cấp III trở lên 6,5 N
5.1.3 Đập ngăn nước và các công trình thủy lợi chịu áp khác cấp III trở lên 6,5 N
5.2 Công trình đê điềumọi cấp 10,0 N
Ghi chú:
M, N là các ký hiệu quy định về loại mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại điểm b
khoản 1 Mục II Phụ lục này.
b) Mức khấu trừ bảo hiểm:
Mức khấu trừ bảo hiểm đối với công trình quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục
này áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Mục I Phụ lục này.
2. Đối với công trình xây dựng có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên quy định
tại khoản 1 Mục II Phụ lục này: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1
Điều 37 Nghị định này.
3. Đối với công trình xây dựng chưa được quy định tại khoản 1, khoản 2 Mục II
Phụ lục này: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 37 Nghị định này.
PHỤ LỤC IV
MỨC PHÍ BẢO HIỂM, MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP TƯ
VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐCP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính
phủ)
1. Đối với các công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng và không
thuộc các loại công trình xây dựng đê, đập, cảng, bến cảng, cầu cảng, bến tàu,
đập chắn sóng và các công trình thủy lợi; các công trình xây dựng sân bay, máy
bay, vệ tinh, không gian; các công trình sửa chữa và đóng tàu; các công trình
xây dựng năng lượng trên biển và dưới nước; các dự án xe lửa, xe điện, tàu tốc
hành và dự án ngầm dưới đất, hầm mỏ:
a) Mức phí bảo hiểm (Chưa bao gồm thuế GTGT):
Phí bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư
xây dựng được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị hợp đồng tư vấn, cụ
thể theo bảng sau:
Giá trị hợp
đồng tư vấn Giá trị công trình
xây dựng Đến 10 tỷ đồng Trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng Trên 20 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng Trên 40 tỷ đồng đến 60 tỷ đồng Trên 60 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng
Dưới 40 tỷ đồng 1,20% 1,52%
Trên 40 tỷ đồng đến 60 tỷ đồng 0,85% 1,12% 1,19%
Trên 60 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng 0,80% 1,05% 1,16% 1,27%
Trên 80 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 0,75% 0,95% 1,07% 1,18% 1,34%
Trên 100 tỷ đồng đến 120 tỷ đồng 0,70% 0,88% 0,99% 1,11% 1,25%
Trên 120 tỷ đồng đến 160 tỷ đồng 0,65% 0,85% 0,94% 1,10% 1,22%
Trên 160 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng 0,60% 0,76% 0,85% 0,95% 1,07%
Trên 200 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng 0,51% 0,66% 0,76% 0,85% 0,95%
Trên 400 tỷ đồng đến 600 tỷ đồng 0,44% 0,60% 0,66% 0,76% 0,85%
Trên 600 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng 0,41% 0,57% 0,60% 0,69% 0,82%
b) Mức khấu trừ:
Mức khấu trừ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
được tính bằng 1% giá trị hợp đồng tư vấn hoặc 100 triệu đồng, tùy theo số nào
lớn hơn.
2. Đối với các công trình xây dựng có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên hoặc
giá trị hợp đồng tư vấn trên 80 tỷ đồng hoặc các công trình không áp dụng mức
phí bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Phụ lục này: Thực hiện theo quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 45 Nghị định này.
PHỤ LỤC V
MỨC PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐCP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính
phủ)
1. Phí bảo hiểm cho thời hạn 1 năm (Chưa bao gồm thuế GTGT):
Loại nghề nghiệp () Phí bảo hiểm/người (Tỷ lệ % trên 100 triệu đồng)
Loại 1 0,6
Loại 2 0,8
Loại 3 1,0
Loại 4 1,2
2. Phí bảo hiểm ngắn hạn
Thời hạn bảo hiểm Phí bảo hiểm/người (Tỷ lệ % trên phí bảo hiểm năm)
Đến 3 tháng 40
Từ trên 3 đến 6 tháng 60
Từ trên 6 đến 9 tháng 80
Từ trên 9 đến 12 tháng 100
() Phân loại nghề nghiệp:
Loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bàn giấy hoặc
những công việc tương tự ít đi lại khác. Ví dụ: kế toán, nhân viên hành chính.
Loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn
hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiều hoặc bao gồm cả lao động chân tay nhưng
không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. Ví dụ: kỹ sư dân dụng, cán bộ
quản lý thường xuyên đến công trường.
Loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công
việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. Ví dụ: kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, công
nhân làm việc trên công trường.
Loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở
ba loại nghề nghiệp trên.
PHỤ LỤC VI
BẢNG QUY ĐỊNH TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐCP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính
phủ)
A. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG 100% GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM BẢO
HIỂM
1. Chết
2. Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật
B. CÁC TRƯỜNG HỢP TỔN THƯƠNG BỘ PHẬN
Số tiền bồi thường = Tỷ lệ tổn thương x Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
I. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh %
1. Tổn thương xương sọ
1.1. Chạm sọ 6 10
1.2. Mẻ sọ đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ dưới 3 cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng 11 15
1.3. Mẻ sọ đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ từ 3 cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng 16 20
1.4. Mất xương bản ngoài, diện tích dưới 3 cm², điện não có ổ tổn thương tương ứng 16 20
1.5. Mất xương bản ngoài, diện tích từ 3 cm² trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng 21 25
1.6. Khuyết sọ đáy chắc diện tích dưới 3 cm², điện não có ổ tổn thương tương ứng 21 25
1.7. Khuyết sọ đáy chắc diện tích từ 3 đến 5 cm², điện não có ổ tổn thương tương ứng 26 30
1.8. Khuyết sọ đáy chắc diện tích từ 5 đến 10 cm² điện não có ổ tổn thương tương ứng 31 35
1.9. Khuyết sọ đáy chắc diện tích trên 10 cm², điện não có ổ tổn thương tương ứng 36 40
Ghi chú (Mục 1.1 đến 1.9) Nếu điện não không có ổ tổn thương lấy tỷ lệ tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề
1.10. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích dưới 2 cm² 26 30
1.11. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích từ 2 đến 5 cm² 31 35
1.12. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích trên 5 đến 10 cm² 36 40
1.13. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích trên 10 cm² 41 45
1.14. Máu tụ ngoài màng cứng và/hoặc dưới màng cứng đã xử lý không có di chứng thần kinh 21 25
1.15. Máu tụ ngoài màng cứng và/hoặc dưới màng cứng đã xử lý còn ổ dịch không có di chứng thần kinh 26 30
2. Ổ khuyết não, ổ tổn thương não không có di chứng chức năng hệ thần kinh
2.1. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước dưới 2 cm² 31 35
2.2. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước từ 2 đến 5 cm² 36 40
2.3. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước trên 5 đến 10 cm² 41 45
2.4. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước trên 10 cm² 51 55
2.5. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não thông hoặc gây biến đổi hình thể não thất 56 60
2.6. Chấn thương vết thương não gây rò động tĩnh mạch không gây di chứng chức năng (Nếu gây di chứng chức năng tính theo tỷ lệ di chứng) 21 25
3. Dị vật trong não (mảnh kim khí, xương vụn, nốt vôi hóa...) không có di chứng chức năng hệ thần kinh
3.1. Một dị vật 21 25
3.2. Từ hai dị vật trở lên 26 30
4. Tổn thương não gây di chứng tổn thương chức năng thần kinh
4.1. Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật 100
4.2. Liệt
4.2.1. Liệt tứ chi mức độ nhẹ 61 65
4.2.2. Liệt tứ chi mức độ vừa 81 85
4.2.3. Liệt tứ chi mức độ nặng 91 95
4.2.4. Liệt hoàn toàn tứ chi 99
4.2.5. Liệt nửa người mức độ nhẹ 36 40
4.2.6. Liệt nửa người mức độ vừa 61 65
4.2.7. Liệt nửa người mức độ nặng 71 75
4.2.8. Liệt hoàn toàn nửa người 85
4.2.9. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nhẹ 36 40
4.2.10. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ vừa 61 65
4.2.11. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nặng 76 80
4.2.12. Liệt hoàn toàn hai tay hoặc hai chân 86 90
4.2.13. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nhẹ 21 25
4.2.14. Liệt một tay hoặc một chân mức độ vừa 36 40
4.2.15. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nặng 51 55
4.2.16. Liệt hoàn toàn một tay hoặc một chân 61 65
Ghi chú: Mục 4.2.9 đến 4.2.16: Liệt chi trên lấy tỷ lệ tối đa, liệt chi dưới lấy tỷ lệ tối thiểu
4.3. Rối loạn ngôn ngữ
4.3.1. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nhẹ 16 20
4.3.2. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ vừa 31 35
4.3.3. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nặng 41 45
4.3.4. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ rất nặng 51 55
4.3.5. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca hoàn toàn 61
4.3.6. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nhẹ 16 20
4.3.7. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ vừa 31 35
4.3.8. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nặng 41 45
4.3.9. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ rất nặng 51 55
4.3.10. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ hoàn toàn 65
4.3.11. Mất đọc 41 45
4.3.12. Mất viết 41 45
4.4. Quên (không chú ý) sử dụng nửa người 31 35
4.5. Tổn thương ngoại tháp (Tỷ lệ áp dụng riêng cho từng Hội chứng: Parkinson, Tiểu não, run)
4.5.1. Mức độ nhẹ 26 30
4.5.2. Mức độ vừa 61 65
4.5.3. Mức độ nặng 81 85
4.5.4. Mức độ rất nặng 91 95
4.6. Tổn thương não gây di chứng chức năng cơ quan khác (thị lực, thính lực... tính theo tỷ lệ tổn thương của cơ quan tương ứng)
5. Tổn thương tủy
5.1. Tổn thương tủy toàn bộ kiểu khoanh đoạn
5.1.1. Tổn thương nón tủy không hoàn toàn 36 40
5.1.2. Tổn thương nón tủy toàn bộ (mất cảm giác vùng đáy chậu, rối loạn cơ tròn, không liệt hai chi dưới) 55
5.1.3. Tổn thương tủy thắt lưng toàn bộ kiểu khoanh đoạn 96
5.1.4. Tổn thương tủy ngực toàn bộ kiểu khoanh đoạn 97
5.1.5. Tổn thương tủy cổ toàn bộ kiểu khoanh đoạn 99
5.1.6. Tổn thương nửa tủy toàn bộ (hội chứng BrownSequard, tủy cổ C4 trở lên) 89
5.2. Tổn thương tủy gây liệt đơn thuần: Tỷ lệ tính theo Mục 4.2
5.3. Tổn thương tủy gây mất cảm giác kiểu đường dẫn truyền
5.3.1. Tổn thương tủy gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngực trở xuống 26 30
5.3.2. Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngực trở xuống (dưới khoanh đoạn ngực T5) 31 35
5.3.3. Tổn thương tủy gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người 31 35
5.3.4. Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người 45
6. Tổn thương rễ, đám rối, dây thần kinh
6.1. Tổn thương rễ thần kinh
6.1.1. Tổn thương không hoàn toàn một rễ (trừ các rễ C4, C5, C6, C7, C8, T1, L5, S1) một bên 3 5
6.1.2. Tổn thương hoàn toàn một rễ (trừ các rễ C4, C5, C6, C7, C8, T1, L5, S1) một bên 9
6.1.3. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6, C7, C8, T1 một bên 11 15
6.1.4. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6, C7, C8, T1 một bên 21
6.1.5. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1 một bên 16 20
6.1.6. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1 một bên 26 30
6.1.7. Tổn thương không hoàn toàn đuôi ngựa (có rối loạn cơ tròn) 61 65
6.1.8. Tổn thương hoàn toàn đuôi ngựa 90
6.2. Tổn thương đám rối thần kinh một bên
6.2.1. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cổ 11 15
6.2.2. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cổ 21 25
6.2.3. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay tổn thương thân nhất giữa 26 30
6.2.4. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay tổn thương thân nhất dưới 46 50
6.2.5. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay tổn thương thân nhất trên 51 55
6.2.6. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay tổn thương thân nhì trước trong 46 50
6.2.7. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay tổn thương thân nhì trước ngoài 46 50
6.2.8. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay tổn thương thân nhì sau 51 55
6.2.9. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay 65
6.2.10. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thắt lưng (có tổn thương thần kinh đùi) 26 30
6.2.11. Tổn thương hoàn toàn đám rối thắt lưng 41 45
6.2.12. Tổn thương không hoàn toàn đám rối cùng 36 40
6.2.13. Tổn thương hoàn toàn đám rối cùng 61
6.3. Tổn thương dây thần kinh một bên
6.3.1. Tổn thương không hoàn toàn các dây thần kinh cổ 11 15
6.3.2. Tổn thương hoàn toàn các dây thần kinh cổ 21 25
6.3.3. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh trên vai 3 5
6.3.4. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh trên vai 11
6.3.5. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh dưới vai 3 5
6.3.6. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh dưới vai 11
6.3.7. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh ngực dài 5 9
6.3.8. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh ngực dài 11 15
Ghi chú: Mục 6.3.7 và 6.3.8 Nữ được tính tỷ lệ tối đa, Nam: tỷ lệ tối thiểu
6.3.9. Tổn thương một dây thần kinh liên sườn 6 10
6.3.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh mũ 16 20
6.3.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh mũ 31 35
6.3.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh cơ bì 11 15
6.3.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cơ bì 26 30
6.3.14. Tổn thương nhánh thần kinh quay 11 15
6.3.15. Tổn thương bán phần thần kinh quay 26 30
6.3.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh quay 41 45
6.3.17. Tổn thương nhánh thần kinh trụ 11 15
6.3.18. Tổn thương bán phần thần kinh trụ 21 25
6.3.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ 31 35
6.3.20. Tổn thương nhánh thần kinh giữa 11 15
6.3.21. Tổn thương bán phần thần kinh giữa 21 25
6.3.22. Tổn thương hoàn toàn thần kinh giữa 31 35
6.3.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cánh tay bì trong 11 15
6.3.24. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cẳng tay bì trong 11 15
6.3.25. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh mông trên và mông dưới 11 15
6.3.26. Tổn thương hoàn toàn thần kinh mông trên và mông dưới 21 25
6.3.27. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh da đùi sau 1 3
6.3.28. Tổn thương hoàn toàn thần kinh da đùi sau 6 10
6.3.29. Tổn thương nhánh thần kinh đùi 11 15
6.3.30. Tổn thương bán phần thần kinh đùi 21 25
6.3.31. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi 36 40
6.3.32. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh đùi bì 1 3
6.3.33. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi bì 6 10
6.3.34. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh bịt 6 10
6.3.35. Tổn thương hoàn toàn thần kinh bịt 16 20
6.3.36. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sinh dục đùi 5 9
6.3.37. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sinh dục đùi 11 15
6.3.38. Tổn thương nhánh thần kinh hông to 16 20
6.3.39. Tổn thương bán phần thần kinh hông to 26 30
6.3.40. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông to 41 45
6.3.41. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo ngoài 6 10
6.3.42. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo ngoài 16 20
6.3.43. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo ngoài 26 30
6.3.44. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo trong 6 10
6.3.45. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo trong 11 15
6.3.46. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo trong 21 25
6.4. Tổn thương thần kinh sọ một bên
6.4.1. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh sọ số I 11 15
6.4.2. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh sọ số I 21 25
6.4.3. Tổn thương dây thần kinh sọ số II: Áp dụng theo mức độ giảm thị lực trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan Thị giác
6.4.4. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số III 11 15
6.4.5. Tổn thương bán phần thần kinh sọ số III 21 25
6.4.6. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số III 31 35
6.4.7. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IV 3 5
6.4.8. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IV 11 15
6.4.9. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số V 6 10
6.4.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số V 16 20
6.4.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số V 26 30
6.4.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VI 6 10
6.4.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VI 16 20
6.4.14. Tổn thương nhánh thần kinh sọ số VII 6 10
6.4.15. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VII 16 20
6.4.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VII 26 30
6.4.17. Tổn thương thần kinh sọ số VIII một bên: Áp dụng tỷ lệ di chứng Hội chứng Tiền đình và/hoặc mất thính lực
6.4.18. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên 11 15
6.4.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên 21 25
6.4.20. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên 11 15
6.4.21. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên 21 25
6.4.22. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên 11 15
6.4.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên 21 25
6.4.24. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên 21 25
6.4.25. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên 36 40
II. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tim Mạch %
1. Tổn thương tim
1.1. Vết thương tổn thương van tim, cơ tim, vách tim
1.1.1. Đã điều trị ổn định, chưa có biến chứng 31 35
1.1.2. Có biến chứng nội khoa (Loạn nhịp, suy tim, phình hoặc giả phình thất...)
1.1.2.1. Suy tim độ I hoặc các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa có kết quả 36 40
1.1.2.2. Suy tim độ II 41 45
1.1.2.3. Suy tim độ III hoặc rối loạn nhịp tim có chỉ định đặt máy tạo nhịp 61 65
1.1.2.4. Suy tim độ IV 71 75
1.2. Rối loạn nhịp tim sau chấn thương
1.2.1. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt 21 25
1.2.2. Điều trị nội khoa không kết quả có chỉ định điều trị can thiệp
1.2.2.1. Kết quả tốt 21 25
1.2.2.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt 41 45
1.2.3. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn 31 35
1.3. Viêm màng ngoài tim co thắt, dày dính màng ngoài tim do chấn thương
1.3.1. Điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật đạt kết quả tương đối tốt (50% ≤ EF < 60%) 31 35
1.3.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%) 41 45
1.4. Dị vật màng ngoài tim
1.4.1. Chưa gây tai biến 21 25
1.4.2. Có tai biến phải phẫu thuật
1.4.2.1. Kết quả tốt (50% ≤ EF ≤ 60%) 36 40
1.4.2.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%) 41 45
1.5. Dị vật cơ tim, vách tim, buồng tim, van tim
1.5.1. Chưa gây biến chứng 41 45
1.5.2. Gây tai biến (tắc mạch, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim...)
1.5.2.1. Kết quả điều trị ổn định từng đợt 61 65
1.5.2.2. Kết quả điều trị hạn chế, đe dọa tính mạng 81
Ghi chú: Nếu các tổn thương ở Mục 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 có suy tim thì áp dụng tỷ lệ mức độ suy tim
2. Tổn thương Mạch
2.1. Phình động, tĩnh mạch chủ chủ ngực, chủ bụng, hoặc thông động tĩnh mạch chủ
2.1.1. Chưa phẫu thuật 31 35
2.1.2. Có biến chứng và có chỉ định phẫu thuật
2.1.2.1. Kết quả tốt 51 55
2.1.2.2. Kết quả hạn chế có biến chứng một cơ quan 61 65
2.1.2.3. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, có chỉ định mổ lại 81
2.1.2.4. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, không có chỉ định mổ lại 81
2.1.2.5. Nếu tổn thương như các Mục 2.1.2.2; 2.1.2.3; 2.1.2.4 mà gây tổn thương tạng phải xử lý hoặc liệt hai chi thì khi tính tỷ lệ sẽ cộng thêm (cộng lùi) các tỷ lệ tương ứng
2.2. Vết thương mạch máu lớn (Động mạch cảnh, động mạch cánh tay, động mạch chậu, động mạch đùi)
2.2.1. Ở các chi, đã xử lý
2.2.1.1. Kết quả tốt không có biểu hiện tắc mạch 6 10
2.2.1.2. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối một đến hai chi 11 15
2.2.1.3. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối từ ba chi trở lên 21 25
2.2.1.4. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ một đến hai chi 21 25
2.2.1.5. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ từ ba chi trở lên 31 35
2.2.1.6. Kết quả xấu phải xử trí cắt cụt chi thì tính tỷ lệ phần chi cắt cụt tương ứng
2.2.2. Vết thương động mạch cảnh
2.2.2.1. Chưa có rối loạn về huyết động 21 25
2.2.2.2. Có rối loạn về huyết động còn bù trừ 41 45
2.2.2.3. Có rối loạn nặng về huyết động gây biến chứng ở các cơ quan mà động mạch chi phối: Áp dụng tỷ lệ tính theo các di chứng
2.3. Hội chứng Wolkmann (co rút gân gấp dài các ngón tay do thiếu máu sau sang chấn, kèm theo có các dấu hiệu đau, phù nề, mất mạch quay) Tính theo tỷ lệ các ngón bị tổn thương theo tỷ lệ tổn thương tương ứng của hệ cơ xương khớp
2.4. Giãn tĩnh mạch (là hậu quả của vết thương, chấn thương)
2.4.1. Giãn tĩnh mạch chưa có biến chứng 11 15
2.4.2. Phù và rối loạn dinh dưỡng, loét 21 25
2.4.3. Biến chứng viêm tắc gây loét 31 35
III. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Hô hấp %
1. Tổn thương xương ức
1.1. Tổn thương xương ức đơn thuần, không biến dạng hoặc biến dạng lồng ngực ít 11 15
1.2. Tổn thương xương ức biến dạng lồng ngực nhiều 16 20
2. Tổn thương xương sườn và thần kinh liên sườn
2.1. Gãy một hoặc hai xương sườn, can tốt 3 5
2.2. Gãy một hoặc hai xương sườn can xấu hoặc gãy ba đến năm xương sườn, can tốt 6 9
2.3. Gãy ba đến năm xương sườn, can xấu hoặc gãy sáu xương sườn trở lên, can tốt 11 15
2.4. Gãy sáu xương sườn trở lên, can xấu 16 20
2.5. Mất đoạn hoặc cắt bỏ một hoặc hai xương sườn 11 15
2.6. Mất đoạn hoặc cắt bỏ ba đến năm xương sườn 16 20
2.7. Mất đoạn hoặc cắt bỏ sáu xương sườn trở lên 21 25
Ghi chú: Tỷ lệ từ Mục 2.1 đến 2.7 đã tính tổn thương thần kinh liên sườn Tỷ lệ từ Mục 2.2 đến 2.7 đã tính cả lồng ngực biến dạng
3. Tổn thương màng phổi
3.1. Tổn thương màng phổi đơn thuần không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không để lại di chứng 3 5
3.2. Dị vật màng phổi đơn thuần 16 20
3.3. Dị vật màng phổi gây biến chứng dày dính phế mạc: Áp dụng tỷ lệ tổn thương màng phổi Mục 3.4 hoặc Mục 3.5 hoặc Mục 3.6 tùy thuộc mức độ biến chứng
3.4. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi dưới một phần tư diện tích hai phế trường 21 25
3.5. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi từ một phần tư đến một phần hai diện tích hai phế trường 26 30
3.6. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi trên một phần hai diện tích hai phế trường 31 35
4. Tổn thương phổi
4.1. Tổn thương nhu mô phổi đơn thuần không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không để lại di chứng 6 10
4.2. Dị vật đơn thuần nhu mô phổi 16 20
4.3. Tổn thương nhu mô phổi một bên đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần dưới một phần tư diện tích hai phế trường 26 30
4.4. Tổn thương nhu mô phổi đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần từ một phần tư đến một phần hai diện tích hai phế trường 31 35
4.5. Tổn thương nhu mô phổi đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần trên một phần hai diện tích hai phế trường 41 45
4.6. Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ một đến hai phân thùy phổi 26 30
4.7. Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ ba phân thùy phổi trở lên 31 35
4.8. Mổ cắt phổi không điển hình (dưới một thùy phổi) 21 25
4.9. Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên 31 35
4.10. Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi 56 60
5. Tổn thương khí quản, phế quản
5.1. Tổn thương khí quản, phế quản đơn thuần 16 20
5.2. Tổn thương khí quản, phế quản gây khó thở, không rối loạn giọng nói, tiếng nói và/hoặc không rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn hoặc hỗn hợp 21 25
5.3. Tổn thương khí quản, phế quản đoạn trung thất gây khó thở và rối loạn giọng nói, tiếng nói 26 30
5.4. Mổ phục hồi khí quản, phế quản sau tổn thương khí quản, phế quản hoặc sau cắt thùy phổi 31 35
6. Tổn thương cơ hoành
6.1. Tổn thương cơ hoành, không phải can thiệp phẫu thuật, không có biến chứng 3 5
6.2. Tổn thương cơ hoành phải can thiệp bằng phẫu thuật, kết quả tốt 21 25
6.3. Tổn thương cơ hoành phải can thiệp, kết quả không tốt phải phẫu thuật lại hoặc gây dày dính màng phổi 26 30
7. Rối loạn thông khí phổi
7.1. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nhẹ 11 15
7.2. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ trung bình 16 20
7.3. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nặng 31 35
8. Tâm phế mạn tính
8.1. Mức độ 1: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1) và/hoặc siêu âm tim và điện tim bình thường 16 20
8.2. Mức độ 2: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1, độ 2) và/hoặc có biến đổi hình thái hoặc chức năng tim phải trên siêu âm tim; điện tim bình thường và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường 31 35
8.3. Mức độ 3: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 3 trở lên) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường 51 55
8.4. Mức độ 4: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 4) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim 81
IV. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiêu hóa %
1. Tổn thương thực quản
1.1. Khâu lỗ thủng thực quản không gây di chứng ảnh hưởng đến ăn uống 31
1.2. Khâu lỗ thủng thực quản có di chứng gây ảnh hưởng đến ăn uống: chỉ ăn được thức ăn mềm 41 45
1.3. Khâu lỗ thủng thực quản có biến chứng rò hoặc hẹp phải mổ lại, gây hẹp vĩnh viễn, chỉ ăn được chất lỏng 61 65
1.4. Chít hẹp thực quản do chấn thương (mọi nguyên nhân: bỏng, chấn thương) gây chít hẹp phải mở thông dạ dày vĩnh viễn để ăn uống 71 75
1.5. Phẫu thuật cắt thực quản
1.5.1. Cắt một phần thực quản (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản) 61
1.5.2. Cắt toàn bộ thực quản (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản) 81
2. Tổn thương dạ dày
2.1. Thủng dạ dày đã xử lý
2.1.1. Không gây biến dạng dạ dày 26 30
2.1.2. Có biến dạng dạ dày hình hai túi 41 45
2.1.3. Có viêm loét phải điều trị nội khoa 36 40
2.1.4. Không biến dạng dạ dày, có viêm phải điều trị nội khoa 41 45
2.1.5. Có biến dạng dạ dày, có viêm phải điều trị nội khoa ổn định 46 50
2.1.6. Có loét, chảy máu phải điều trị nội khoa 51 55
2.2. Cắt đoạn dạ dày, sau phẫu thuật không có biến chứng
2.2.1. Tổn thương phải cắt hai phần ba dạ dày 51 55
2.2.2. Tổn thương phải cắt ba phần tư dạ dày trở lên 61 65
2.3. Cắt đoạn dạ dày (như trong Mục 2.2), có biến chứng phải phẫu thuật lại 71 75
2.4. Cắt toàn bộ dạ dày, tạo hình dạ dày bằng ruột non, cơ thể suy nhược nặng 81
3. Tổn thương ruột non
3.1. Tổn thương gây thủng
3.1.1. Thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí 31 35
3.1.2. Thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí 36 40
3.2. Tổn thương phải cắt đoạn ruột non dưới một mét
3.2.1. Cắt đoạn hỗng tràng 41 45
3.2.2. Cắt đoạn hồi tràng 51 55
3.3. Tổn thương phải cắt bỏ ruột non dài trên một mét, có rối loạn tiêu hóa
3.3.1. Cắt đoạn hỗng tràng 51 55
3.3.2. Cắt đoạn thuộc hồi tràng 61
3.4. Tổn thương phải cắt bỏ gần hết ruột non có rối loạn tiêu hóa trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng 91
4. Tổn thương đại tràng
4.1. Tổn thương thủng đại tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
4.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí 36 40
4.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí 46 50
4.1.3. Thủng đại tràng đã xử trí nhưng bị dò phải phẫu thuật lại nhưng không phải cắt đoạn đại tràng 51 55
4.2. Tổn thương phải cắt đại tràng, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
4.2.1. Cắt đoạn đại tràng 51 55
4.2.2. Cắt nửa đại tràng phải 61 65
4.2.3. Cắt nửa đại tràng trái 71
4.2.4. Cắt toàn bộ đại tràng 81
4.3. Tổn thương cắt đoạn đại tràng phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
4.3.1. Cắt đoạn đại tràng 66 70
4.3.2. Cắt nửa đại tràng phải 75
4.3.3. Cắt nửa đại tràng trái 81
4.3.4. Cắt toàn bộ đại tràng 85
5. Tổn thương trực tràng
5.1. Thủng trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
5.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí 36 40
5.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí 46 50
5.1.3. Thủng trực tràng đã xử trí nhưng còn bị dò kéo dài 51 55
5.2. Tổn thương phải cắt trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
5.2.1. Tổn thương phải cắt bỏ một phần trực tràng 51 55
5.2.2. Tổn thương phải cắt bỏ hoàn toàn trực tràng 61 65
5.3. Tổn thương trực tràng đã xử trí và phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
5.3.1. Thủng trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn 61 65
5.3.2. Tổn thương phải cắt trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn 71 75
6. Tổn thương hậu môn
6.1. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, không gây rối loạn đại tiện 21 25
6.2. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, có di chứng gây rối loạn đại tiện
6.2.1. Táo bón hoặc khó đại tiện 31 35
6.2.2. Đại tiện không tự chủ 41 45
6.3. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn gây dò phải phẫu thuật lại
6.3.1. Phẫu thuật có kết quả 31 35
6.3.2. Phẫu thuật không có kết quả 51 55
7. Tổn thương gan, mật
7.1. Đụng dập gan, điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết quả tốt 6 10
7.2. Phẫu thuật khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe gan sau chấn thương, vết thương
7.2.1. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của một thùy gan 36 40
7.2.2. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của hai thùy gan 41 45
7.3. Cắt bỏ gan
7.3.1. Cắt bỏ một phân thùy gan phải hoặc phân thùy IV 46 50
7.3.2. Cắt bỏ gan trái hoặc gan phải 61
7.3.3. Cắt bỏ gan phải, có rối loạn chức năng gan 71
7.4. Dị vật nằm trong nhu mô gan
7.4.1. Chưa gây tai biến 11 15
7.4.2. Phẫu thuật nhưng không lấy được dị vật và không phải làm thủ thuật khác 41
7.5. Tổn thương cắt bỏ túi mật 31
7.6. Mổ xử lý ống mật chủ
7.6.1. Kết quả tốt 31 35
7.6.2. Kết quả không tốt 41 45
7.6.3. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ và cắt bỏ túi mật 61
7.7. Phẫu thuật nối túi mật ruột non hay nối ống mật ruột non 61
7.8. Phẫu thuật đường mật nhiều lần do dò mật, tắc mật 71 75
8. Tổn thương tụy
8.1. Tổn thương tụy phải khâu
8.1.1. Khâu đuôi tụy 31 35
8.1.2. Khâu thân tụy 36 40
8.1.3. Khâu đầu tụy 41 45
8.2. Tổn thương phải phẫu thuật nối ống tụy ruột non 51 55
8.3. Tổn thương phải phẫu thuật cắt tụy
8.3.1. Cắt đuôi tụy kết quả tốt 41 45
8.3.2. Cắt đuôi tụy biến chứng dò phải phẫu thuật lại, điều trị có kết quả, thể trạng không suy mòn 61
8.3.3. Phẫu thuật cắt khối tá tụy ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng, thể trạng gầy 81
8.3.4. Phẫu thuật cắt khối tá tụy biến chứng dò kéo dài sau phẫu thuật, điều trị ít kết quả, thể trạng rất gầy, suy mòn 85
9. Tổn thương lách
9.1. Tổn thương rách, vỡ lách, phẫu thuật điều trị vẫn bảo tồn được lách 21 25
9.2. Cắt lách Nếu cắt lách gây biến chứng thiếu máu thì cộng lùi với tỷ lệ thiếu máu 31 35
10. Các tổn thương khác của hệ tiêu hóa
10.1. Phẫu thuật thăm dò ổ bụng do tổn thương hoặc lấy dị vật
10.1.1. Thăm dò đơn thuần hoặc lấy được dị vật trong ổ bụng, không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng 21 25
10.1.2. Không lấy được dị vật trong ổ bụng và không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng 26 30
10.2. Sau phẫu thuật ổ bụng (đã xác định tỷ lệ) nhưng có biến chứng dính tắc ruột... phải phẫu thuật lại
10.2.1. Mổ gỡ dính lần thứ nhất 21 25
10.2.2. Mổ gỡ dính lần thứ hai 31 35
10.2.3. Mổ gỡ dính từ lần ba trở lên 41 45
10.3. Phẫu thuật xử trí tổn thương ở mạc nối, mạc treo
10.3.1. Khâu cầm máu đơn thuần 26 30
10.3.2. Khâu cầm máu và cắt một phần mạc nối 31
10.4. Tổn thương do vết thương phá hủy cơ thành bụng đơn thuần, phải phẫu thuật tái tạo lại thành bụng
10.4.1. Phẫu thuật kết quả tốt 21 25
10.4.2. Sau phẫu thuật còn sa lồi thành bụng 26 30
10.4.3. Sau phẫu thuật còn thoát vị thành bụng 31 35
V. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiết niệu Sinh dục %
1. Thận
1.1. Chấn thương đụng dập thận: (Đã được điều trị bảo tồn không có biến chứng)
1.1.1. Một thận 6 10
1.1.2. Hai thận 11 15
1.2. Chấn thương thận gây xơ teo mất chức năng một thận
1.2.1. Thận bên kia bình thường, không suy thận 35
1.2.2. Thận bên kia không bình thường và/hoặc suy thận: Tỷ lệ Mục 1.2.1 cộng lùi tỷ lệ bệnh, tật của thận
1.3. Chấn thương thận Mổ cắt thận
1.3.1. Cắt bỏ một phần thận, thận còn lại bình thường 21 25
1.3.2. Cắt bỏ một thận, thận còn lại bình thường 45
1.3.3. Cắt bỏ thận, thận còn lại có bệnh, tật: Tỷ lệ Mục 1.3.1 hoặc 1.3.2 cộng lùi tỷ lệ bệnh tật của thận còn lại
1.4. Dị vật trong thận chưa lấy ra
1.4.1. Dị vật ở một thận, chưa biến chứng 11 15
1.4.2. Dị vật ở hai thận, chưa gây biến chứng 21 25
1.4.3. Dị vật ở thận gây biến chứng: Tỷ lệ Mục 1.4.1 hoặc 1.4.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
2. Niệu quản (một bên)
2.1. Tổn thương niệu quản cắt dưới 5 cm đã phẫu thuật phục hồi có kết quả 21 25
2.2. Tổn thương niệu quản cắt từ 5 cm trở lên
2.2.1. Phải mổ tạo hình niệu quản không có biến chứng 26 30
2.2.2. Phải mổ tạo hình niệu quản có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
3. Bàng quang
3.1. Tổn thương bàng quang đã phẫu thuật kết quả tốt 26 30
3.2. Tổn thương bàng quang sau điều trị có di chứng: "hội chứng bàng quang nhỏ" (dung tích dưới 100 ml) 41 45
3.3. Tạo hình bàng quang mới 45
3.4. Đặt dẫn lưu bàng quang vĩnh viễn 61
4. Niệu đạo
4.1. Điều trị kết quả tốt 11 15
4.2. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại có kết quả 31 35
4.3. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại không kết quả 41 45
5. Tầng sinh môn
5.1. Điều trị kết quả tốt 1 5
5.2. Có biến chứng rò bàng quang âm đạo hay niệu đạo, trực tràng
5.2.1. Phẫu thuật kết quả tốt 11 15
5.2.2. Phải mổ lại lần hai kết quả hạn chế 31 35
5.2.3. Mổ lại trên hai lần nhưng không kết quả 51 55
6. Tinh hoàn, Buồng trứng
6.1. Mất một bên 11 15
6.2. Mất cả hai bên 36 40
7. Dương vật
7.1. Mất một phần dương vật 21 25
7.2. Mất hoàn toàn dương vật 41
7.3. Sẹo dương vật
7.3.1. Gây co kéo dương vật 11 15
7.3.2. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả tốt 11 15
7.3.3. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả không tốt 21
8. Cắt tử cung bán phần hoặc hoàn toàn
8.1. Đã có con 41
8.2. Chưa có con 51 55
9. Vú
9.1. Mất một vú 26 30
9.2. Mất hai vú 41 45
10. Ống dẫn tinh, Vòi trứng
10.1. Đứt một bên 5 9
10.2. Đứt cả hai bên
10.2.1. Đã có con 15
10.2.2. Chưa có con 36 40
11. Vết thương âm hộ, âm đạo và sẹo co kéo
11.1. Trên 50 tuổi 21
11.2. Dưới 50 tuổi 31 35
VI. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Cơ Xương Khớp %
1. Cánh tay và khớp vai
1.1. Cụt hai chi trên
1.1.1. Tháo hai khớp cổ tay (hoặc cụt hai bàn tay) 82
1.1.2. Cụt 1/3 trên cẳng tay một bên và 1/3 giữa cẳng tay bên kia 83
1.1.3. Cụt 1/3 giữa hai cẳng tay 83
1.1.4. Cụt 1/3 trên hai cẳng tay 84
1.1.5. Tháo hai khớp khuỷu tay 85
1.1.6. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại 85
1.1.7. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 trên một cẳng tay bên kia 86
1.1.8. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại 87
1.1.9. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 trên một cẳng tay còn lại 88
1.1.10. Cụt hai cánh tay từ 1/3 giữa 1/3 dưới 89
1.1.11. Cụt hai cánh tay từ 1/3 trên trở lên 91
1.1.12. Tháo hai khớp vai 95
1.2. Cụt hai chi: một chi trên và một dưới, cùng bên hoặc khác bên
1.2.1. Cụt một cẳng tay và một cẳng chân (bất kỳ đoạn nào kể từ tháo khớp cổ tay hoặc tháo khớp cổ chân trở lên) 83
1.2.2. Cụt 1/3 giữa một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 dưới một cẳng chân (hoặc cẳng tay) 84
1.2.3. Cụt 1/3 trên một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 trên một cẳng chân (hoặc một cẳng tay) 86
1.2.4. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 giữa đùi, hoặc ngược lại 88
1.2.5. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 trên một đùi 91
1.2.6. Tháo khớp vai và tháo một khớp háng cùng hoặc khác bên 95
1.3. Cụt một chi trên và mù một mắt
1.3.1. Tháo khớp cổ tay và mù một mắt 82
1.3.2. Cụt một cẳng tay và mù hoàn toàn một mắt 83
1.3.3. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả 84
1.3.4. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả 86
1.3.5. Tháo khớp một vai và mù một mắt 87
1.3.6. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả 93
1.3.7. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp mắt giả 95
1.4. Tháo một khớp vai 72
1.5. Cụt một cánh tay
1.5.1. Đường cắt 1/3 giữa 61 65
1.5.2. Đường cắt 1/3 trên 66 70
1.6. Gẫy đầu trên xương cánh tay (từ cổ giải phẫu trở lên)
1.6.1. Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liểng (chụp phim Xquang xác định) 41 45
1.6.2. Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa 21 25
1.6.3. Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều 31 35
1.7. Gẫy thân xương cánh tay một bên
1.7.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, cánh tay cử động tương đối bình thường 11 15
1.7.2. Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi 21 25
1.7.3. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động
1.7.3.1. Ngắn dưới 3 cm 26 30
1.7.3.2. Ngắn từ 3 cm trở lên 31 35
1.7.4. Can xấu, hai đầu gẫy chồng nhau 41
1.8. Gẫy đầu dưới xương cánh tay một bên
1.8.1. Gẫy trên lồi cầu hoặc gẫy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khuỷu 21 25
1.8.2. Gẫy như Mục 1.8.1, nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khuỷu: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp khuỷu
1.8.3. Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp 3 5
1.9. Mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả
1.9.1. Khớp giả chặt 31 35
1.9.2. Khớp giả lỏng 41 44
1.10. Tổn thương khớp vai một bên
1.10.1. Mức độ hạn chế các động tác ít (hạn chế 1 2/7 động tác) 11 15
1.10.2. Mức độ hạn chế các động tác rất nhiều, kèm theo teo cơ (hạn chế 3 5/7 động tác) 21 25
1.10.3. Cứng khớp vai gần hoàn toàn 31 35
1.11. Cứng khớp vai hoàn toàn
1.11.1. Tư thế thuận: tư thế nghỉ O° 46 50
1.11.2. Tư thế không thuận: Ra trước, ra sau, giơ ngang và lên cao 51 55
1.12. Sai khớp vai cũ dễ tái phát (không còn điều trị hoặc điều trị không kết quả) 21 25
1.13. Cứng nhiều khớp lớn chi trên
1.13.1. Vừa cứng khớp vai vừa cứng khớp khuỷu một bên ở tư thế bất lợi về chức năng 51 55
1.13.2. Cứng cả ba khớp: vai khuỷu cổ tay 61
2. Cẳng tay và khớp khuỷu tay
2.1. Tháo một khớp khuỷu 61
2.2. Cụt một cẳng tay
2.2.1. Đường cắt 1/3 giữa 51 55
2.2.2. Đường cắt 1/3 trên 56 60
2.3. Cứng một khớp khuỷu
2.3.1. Cẳng tay gấp duỗi được trong khoảng trên 5° đến 145° 11 15
2.3.2. Cẳng tay gấp duỗi được trong khoảng trên 45° đến 90° 26 30
2.3.3. Cẳng tay gấp duỗi được trong khoảng 0° đến 45° 31 35
2.3.4. Cẳng tay gấp duỗi được trong khoảng trên 100° đến 150° 51 55
2.4. Gẫy hai xương cẳng tay
2.4.1. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương
2.4.1.1. Khớp giả chặt 26 30
2.4.1.2. Khớp giả lỏng 31 35
2.4.2. Can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường 6 10
2.4.3. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 3 cm 26 30
2.4.4. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn trên 3 cm, ảnh hưởng đến chức năng sấp ngửa cẳng tay và vận động của khớp cổ tay 31 35
2.4.5. Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xấu, mất sấp ngửa cẳng tay, teo cơ 31 35
2.5. Gẫy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay
2.5.1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (1 đến 2/5 động tác cổ tay) 11 15
2.5.2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 3 động tác cổ tay) 21 25
2.5.3. Cứng khớp cổ tay tư thế cơ năng (0°) 21 25
2.5.4. Cứng khớp cổ tay tư thế gấp hoặc ngửa tối đa 31 35
2.5.5. Cứng khớp cổ tay tư thế còn lại 26 30
2.6. Gẫy thân xương quay
2.6.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, chức năng cẳng tay tương đối bình thường 6 10
2.6.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc chi bị ngắn trật khớp quay trụ và hạn chế chức năng sấp ngửa 21 25
2.6.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay
2.6.3.1. Khớp giả chặt 11 15
2.6.3.2. Khớp giả lỏng 21 25
2.7. Gẫy đầu trên xương quay có di chứng làm trở ngại gấp duỗi khớp khuỷu và hạn chế sấp, ngửa cẳng tay, kèm theo teo cơ 21 25
2.8. Gẫy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau Colles)
2.8.1. Kết quả điều trị tốt, di chứng không đáng kể 8
2.8.2. Hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay 11 15
2.9. Gẫy thân xương trụ
2.9.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng tay không bị ảnh hưởng 6 10
2.9.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc hai đầu gẫy dính với xương quay làm mất chức năng sấp, ngửa cẳng tay 21 25
2.9.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả
2.9.3.1. Khớp giả chặt 11 15
2.9.3.2. Khớp giả lỏng 16 20
2.10. Gẫy mỏm khuỷu xương trụ gây hậu quả biến dạng khớp khuỷu, cứng khớp: Áp dụng theo tổn thương khớp khuỷu
2.11. Gẫy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay (gãy kiểu Monteggia) để lại di chứng cứng khớp khuỷu hạn chế sấp ngửa cẳng tay: Áp dụng theo tổn thương khớp khuỷu
2.12. Gẫy rời mỏm trâm quay hoặc trâm trụ làm yếu khớp cổ tay 6 10
3. Bàn tay và khớp cổ tay
3.1. Tháo khớp cổ tay một bên 52
3.2. Cứng khớp cổ tay do chấn thương (các ngón tay vẫn bình thường)
3.2.1. Cổ tay ở tư thế cơ năng (0°) 21 25
3.2.2. Cổ tay ở tư thế gấp hoặc ngửa tối đa 31 35
3.2.3. Cổ tay ở tư thế khác (không phải tư thế cơ năng hoặc gấp, ngửa tối đa) 26 30
3.3. Gẫy, vỡ xương hoặc trật khớp cũ khớp xương cổ tay một bên
3.3.1. Di chứng ảnh hưởng ít đến động tác khớp cổ tay 5 9
3.3.2. Gây cứng khớp cổ tay: Áp dụng theo Mục 3.2
3.4. Gẫy xương bàn tay
3.4.1. Gẫy một hai xương bàn tay, nếu bàn tay không bị biến dạng và không hạn chế chức năng bàn tay ngón tay 6 10
3.4.2. Gẫy trên hai xương bàn tay, hoặc trường hợp gẫy can xương xấu, bàn tay biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn tay, ngón tay 16 20
3.4.3. Mất đoạn xương nhiều xương bàn tay làm bàn tay biến dạng và gây hạn chế chức năng nhiều 21 25
4. Ngón tay
4.1. Cụt (mất) năm ngón tay của một bàn tay
4.1.1. Cụt (mất) năm ngón tay 47
4.1.2. Trường hợp cắt rộng đến xương bàn tay 50
4.2. Cụt (mất) bốn ngón của một bàn tay
4.2.1. Mất ngón cái (I), ngón trỏ (II), ngón giữa (III) và ngón tay đeo nhẫn (IV): I + II + III + IV 45
4.2.2. Mất ngón tay cái và ba ngón khác
4.2.2.1. Mất các ngón I + II + III + IV (còn lại ngón V) 43
4.2.2.2. Mất các ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III) 43
4.2.2.3. Mất các ngón I + III + IV + V (còn lại ngón II) 43
4.2.3. Mất bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I) 41
4.2.4. Vừa bị mất bốn ngón tay vừa tổn thương (gẫy, khuyết...) từ một đến ba xương bàn tay 45 47
4.3. Cụt (mất) ba ngón tay của một bàn tay
4.3.1. Mất ngón I và hai ngón khác
4.3.1.1. Mất các ngón I + II + III 41
4.3.1.2. Mất các ngón I + II + IV 39
4.3.1.3. Mất các ngón I + II + V 39
4.3.1.4. Mất các ngón I + III + IV 37
4.3.1.5. Mất các ngón I + III + V 35
4.3.1.6. Mất các ngón I + IV + V 35
4.3.2. Mất ngón II và hai ngón khác (còn lại ngón I)
4.3.2.1. Mất các ngón II + III + IV 31
4.3.2.2. Mất các ngón II + III + V 31
4.3.2.3. Mất các ngón II + IV + V 29
4.3.3. Mất các ngón III + IV + V 25
4.3.4. Cắt cụt ba ngón tay kèm tổn thương một đến ba xương bàn tương ứng thì được cộng thêm 4 6% (cộng lùi)
4.4. Cụt (mất) hai ngón tay của một bàn tay
4.4.1. Mất ngón I và một ngón khác
4.4.1.1. Mất ngón I và ngón II 35
4.4.1.2. Mất ngón I và ngón III 33
4.4.1.3. Mất ngón I và ngón IV 32
4.4.1.4. Mất ngón I và ngón V 31
4.4.2. Mất ngón II và một ngón khác (trừ ngón I)
4.4.2.1. Mất ngón II và ngón III 25
4.4.2.2. Mất ngón II và ngón IV 23
4.4.2.3. Mất ngón II và ngón V 21
4.4.3. Mất ngón tay III và ngón IV 19
4.4.4. Mất ngón tay III và ngón V 18
4.4.5. Mất ngón IV và ngón út V Mất hai ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng được cộng thẳng 2 4 % vào tỷ lệ mất ngón 18
4.5. Cụt (mất) một ngón tay
4.5.1. Ngón I (ngón cái)
4.5.1.1. Cứng khớp liên đốt 6 8
4.5.1.2. Hàn khớp đốt bàn 11 15
4.5.1.3. Mất xương tạo thành khớp giả ngón cái 11 15
4.5.1.4. Mất đốt ngoài (đốt hai) 11 15
4.5.1.5. Mất trọn ngón I (tháo khớp ngón bàn) 21 25
4.5.1.6. Mất trọn ngón và một phần xương bàn I 26 30
4.5.2. Ngón II (ngón trỏ)
4.5.2.1. Cứng một khớp liên đốt 3 5
4.5.2.2. Cứng khớp đốt bàn 7 9
4.5.2.3. Cứng các khớp liên đốt 11 12
4.5.2.4. Mất đốt ba 3 5
4.5.2.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3) 6 8
4.5.2.6. Mất trọn ngón II (tháo khớp ngón bàn) 11 15
4.5.2.7. Mất trọn ngón II và một phần xương bàn 16 20
4.5.3. Ngón III (ngón giữa)
4.5.3.1. Cứng một khớp liên đốt 1 3
4.5.3.2. Cứng khớp đốt bàn 5 6
4.5.3.3. Cứng các khớp liên đốt 7 9
4.5.3.4. Mất đốt ba 1 3
4.5.3.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3) 4 6
4.5.3.6. Mất trọn ngón III (tháo khớp ngón bàn) 8 10
4.5.3.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng 11 15
4.5.4. Ngón IV (ngón đeo nhẫn)
4.5.4.1. Cứng một khớp liên đốt 1 3
4.5.4.2. Cứng khớp ngón bàn 4 5
4.5.4.3. Cứng các khớp liên đốt 6 8
4.5.4.4. Mất đốt ba 1 3
4.5.4.5. Mất hai đốt ngoài của ngón IV (đốt 2 và 3) 4 6
4.5.4.6. Mất trọn ngón IV 8 10
4.5.4.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng 11 15
4.5.5. Ngón V (ngón tay út)
4.5.5.1. Cứng một khớp liên đốt 1 2
4.5.5.2. Hàn khớp đốt ngón bàn 3 4
4.5.5.3. Cứng các khớp liên đốt 5 6
4.5.5.4. Mất đốt ba 1 3
4.5.5.5. Mất đốt hai và ba 4 5
4.5.5.6. Mất trọn ngón V (tháo khớp ngón bàn) 6 8
4.5.5.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng 11 15
4.6. Cụt nhiều ngón tay của hai bàn tay
4.6.1. Cụt hai ngón I (ngón tay cái) 36 40
4.6.2. Cụt hai ngón II 21 25
4.6.3. Cụt hai ngón III 16 20
4.6.4. Chấn thương cắt cụt hai ngón IV 16 20
4.6.5. Chấn thương cắt cụt hai ngón V 16 20
4.6.6. Cụt ngón I, ngón II và ngón III bàn tay phải (tay thuận) và cụt ngón I, ngón II bàn tay trái (tay không thuận) 61
4.7. Gẫy xương một đốt ngón tay 1
5. Xương đòn và xương bả vai
5.1. Gẫy xương đòn (1/3 ngoài, giữa hoặc trong)
5.1.1. Can liền tốt, không di chứng 6 10
5.1.2. Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác 16 20
5.2. Mất đoạn xương gây khớp giả xương đòn 16 20
5.3. Sai khớp đòn mỏm bả 11 15
5.4. Sai khớp ức đòn 11 15
5.5. Gẫy xương bả vai một bên do chấn thương
5.5.1. Gẫy, vỡ hoặc có lỗ khuyết ở thân xương 6 10
5.5.2. Gẫy vỡ ở ngành ngang 11 15
5.5.3. Gẫy vỡ phần ổ khớp vai
5.5.3.1. Vỡ ổ khớp vai đơn thuần, chỏm xương cánh tay không bị tổn thương nhưng để lại hậu quả dễ trật khớp vai 16 20
5.5.3.2. Vỡ ổ khớp kèm tổn thương chỏm gây hậu quả cứng, hàn khớp vai: Áp dụng tổn thương khớp vai
6. Đùi và khớp háng
6.1. Cụt hai chi dưới
6.1.1. Tháo hai khớp cổ chân 81
6.1.2. Cụt 1/3 giữa hai cẳng chân 83
6.1.3. Cụt 1/3 trên hai cẳng chân 84
6.1.4. Tháo khớp gối hai bên 85
6.1.5. Cụt 1/3 giữa một đùi và 1/3 giữa cẳng chân bên kia 85
6.1.6. Cụt 1/3 trên đùi một bên và 1/3 trên một cẳng chân còn lại 86
6.1.7. Cụt 1/3 trên một đùi một bên và 1/3 dưới đùi còn lại 87
6.1.8. Cụt hai đùi từ 1/3 giữa 87
6.1.9. Cụt hai đùi từ 1/3 trên 91
6.1.10. Cụt ngang mấu chuyển hai đùi 92
6.1.11. Tháo hai khớp háng 95
6.2. Cụt một chi dưới và mù một mắt
6.2.1. Cụt một cẳng chân và khoét bỏ một nhãn cầu 85
6.2.2. Cụt một đùi và mù một mắt 87
6.2.3. Tháo bỏ một khớp háng và mù một mắt 88
6.2.4. Cụt một đùi và khoét bỏ một nhãn cầu 91
6.2.5. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả 91
6.2.6. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả 95
6.3. Tháo một khớp háng 72
6.4. Cụt một đùi
6.4.1. Đường cắt ở 1/3 giữa 65
6.4.2. Đường cắt ở 1/3 trên 67
6.4.3. Đường cắt ở ngang mấu chuyển lớn 68 69
6.5. Gẫy đầu trên xương đùi
6.5.1. Can liền tốt, trục thẳng, nhưng có teo cơ 26 30
6.5.2. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều, chi ngắn dưới 4 cm, chức năng khớp háng bị hạn chế 31 35
6.5.3. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4 cm 41 45
6.5.4. Gẫy cổ xương đùi gây tiêu chỏm 51
6.5.5. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi
6.5.5.1. Khớp giả chặt 41 45
6.5.5.2. Khớp giả lỏng lẻo 51
6.6. Trật khớp háng hoặc gẫy cổ xương đùi, đã phẫu thuật thay chỏm nhân tạo 35
6.7. Gẫy thân xương đùi ở 1/3 giữa hoặc dưới đã điều trị ổn định
6.7.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường 21
6.7.2. Can liền xấu, trục lệch 26 30
6.7.3. Can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4 cm 31 35
6.7.4. Can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4 cm 41
6.8. Gẫy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu sau điều trị có di chứng hạn chế vận động khớp gối: Áp dụng tỷ lệ cứng khớp gối Mục 7.11 trong bảng này
6.9. Sai khớp háng kết quả điều trị
6.9.1. Tốt 6 10
6.9.2. Gây lỏng khớp háng 21 25
6.10. Cứng một khớp háng sau chấn thương
6.10.1. Chi ở tư thế thẳng trục
6.10.1.1. Từ 0 90° 21 25
6.10.1.2. Từ 0 đến 60° 31 35
6.10.1.3. Từ 0 đến 30° 41 45
6.10.2. Chi ở tư thế vẹo hoặc gấp kèm theo
6.10.2.1. Từ 0 đến 90° 31 35
6.10.2.2. Từ 0 đến 60° 41 45
6.10.2.3. Từ 0 đến 30° 46 50
6.11. Cứng hoàn toàn một khớp háng sau chấn thương 51 55
6.12. Chấn thương để lại hậu quả cứng hai, ba khớp lớn chi dưới
6.12.1. Cứng một khớp háng và một khớp gối 61 65
6.12.2. Cứng một khớp gối và một khớp cổ chân 41 45
6.12.3. Cứng ba khớp lớn (háng, gối) 66 70
6.12.4. Cứng ba khớp háng, gối và cổ chân 61 65
6.12.5. Cứng ba khớp (gối và cổ chân) 61 65
7. Cẳng chân và khớp gối
7.1. Tháo một khớp gối 61
7.2. Cụt một cẳng chân
7.2.1. Cụt ở 1/3 trên, nếu khớp gối bình thường
7.2.1.1. Lắp được chân giả 51
7.2.1.2. Không lắp được chân giả 55
7.2.2. Cụt ở 1/3 giữa hoặc dưới
7.2.2.1. Đã lắp chân giả đi lại tốt 41 45
7.2.2.2. Không lắp được chân giả hoặc đi chân giả đau, khó 46 50
7.3. Gãy hai xương cẳng chân
7.3.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi 16 20
7.3.2. Can xương xấu, hoặc can dính hai xương, cẳng chân bị vẹo và ngắn dưới 2 cm 21 25
7.3.3. Di chứng như Mục 7.3.2 nhưng chi ngắn từ 2 cm đến dưới 5 cm 26 30
7.3.4. Di chứng như Mục 7.3.2 nhưng chi ngắn từ 5 cm trở lên 31 35
7.4. Mất đoạn hai xương chày, mác tạo thành khớp giả
7.4.1. Khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5 cm 31 35
7.4.2. Khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5 cm 41 45
7.5. Gẫy thân xương chày một chân
7.5.1. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi 11 15
7.5.2. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 2 cm 16 20
7.5.3. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 2 cm đến dưới 5 cm 21 25
7.5.4. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 5 cm trở lên 26 30
7.5.5. Gẫy thân xương chày đã liền nhưng thân xương có ổ khuyết lớn 21 25
7.6. Mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả
7.6.1. Khớp giả chặt 21 25
7.6.2. Khớp giả lỏng 31 35
7.7. Gẫy hoặc vỡ mâm chày
7.7.1. Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không cứng 15
7.7.2. Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp: Áp dụng tổn thương khớp gối
7.8. Gẫy hoặc vỡ lồi củ trước mâm chày 6 10
7.9. Gẫy thân xương mác một chân
7.9.1. Đường gẫy ở 1/3 giữa hoặc trên, can liến tốt 3 5
7.9.2. Gẫy đầu trên xương mác, can xấu 5 7
7.9.3. Gẫy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu
7.9.3.1. Hạn chế nhẹ khớp cổ chân 6 10
7.9.3.2. Cổ chân bị cứng khớp nhẹ 11 15
7.10. Mất đoạn xương mác hoặc tháo bỏ xương mác 11 15
7.11. Vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp
7.11.1. Tầm vận động từ 0° đến trên 125° 11 15
7.11.2. Tầm vận động từ 0° đến 90° 16 20
7.11.3. Tầm vận động từ 0° đến 45° 26 30
7.11.4. Cứng khớp tư thế 0° 36 40
7.12. Đứt gân bánh chè đã mổ khâu kết quả tốt 6 10
7.13. Chấn thương cắt bỏ xương bánh chè làm hạn chế chức năng khớp gối: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.11 trong bảng này
7.14. Gẫy hoặc vỡ lồi cầu xương đùi dẫn đến hậu quả hạn chế vận động khớp gối: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.11 trong bảng này
7.15. Tổn thương sụn chêm do chấn thương khớp gối
7.15.1. Rách, đứt, trật chỗ bám hoặc gây viêm mãn tính 16 20
7.15.2. Nếu phải cắt bỏ và có hậu quả dính khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối Mục 7.11 trong bảng này
7.15.3. Cắt bỏ sụn chêm có biến chứng hạn chế một phần cử động gấp duỗi khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối Mục 7.11 trong bảng này
7.16. Dị vật khớp gối
7.16.1. Dị vật nằm trong bao khớp hoặc bao hoạt dịch ảnh hưởng ít đến chức năng khớp gối 11 15
7.16.2. Dị vật nằm trong khe khớp làm ảnh hưởng đến vận động, đi lại 21 25
7.17. Tổn thương đứt dây chằng khớp gối
7.17.1. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi tốt 11 15
7.17.2. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị 21 25
7.17.3. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi tốt 6 10
7.17.4. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị 11 15
Ghi chú: Tổn thương gẫy xương nếu có tổn thương mạch máu, dây thần kinh được cộng lùi tỷ lệ nhưng tổng tỷ lệ % phải thấp hơn so với cắt bỏ đoạn chi tương ứng
8. Bàn chân và khớp cổ chân
8.1. Tháo khớp cổ chân một bên 45
8.2. Tháo khớp hai cổ chân 81
8.3. Cắt bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp các xương bàn hay thủ thuật Lisfranc) 35
8.4. Cắt bỏ giữa bàn chân còn để lại chỗ chống gót (thủ thuật Chopart, Ricard hay Pirogoff) 41
8.5. Chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả cứng khớp
8.5.1. Cứng khớp ở tư thế cơ năng (0°) 21
8.5.2. Cứng khớp ở tư thế bất lợi cho chức năng khớp cổ chân 31
8.6. Đứt gân gót (gân Achilles )
8.6.1. Đã nối lại, không ngắn gân 11 15
8.6.2. Gân bị ngắn sau khi nối, bàn chân ngả về phía trước 21 25
8.6.3. Không nối lại kịp thời để cơ dép co lại thành một cục, đi lại khó khăn 26 30
8.7. Cắt bỏ hoàn toàn xương gót 31 35
8.8. Gẫy hoặc vỡ xương gót
8.8.1. Vỡ tước một phần phía sau xương gót 6 10
8.8.2. Vỡ thân xương gót có ảnh hưởng đến đi lại, lao động 11 15
8.8.3. Gẫy góc Boehler (phần Thalamus của xương gót) làm sập vòm bàn chân, đi lại khó và đau 21 25
8.9. Cắt bỏ xương sên 26 30
8.10. Gẫy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó 16 20
8.11. Gẫy xương thuyền 6 10
8.12. Gẫy/vỡ xương hộp 11 15
8.13. Gẫy/vỡ nhiều xương nhỏ giữa bàn chân dẫn đến hậu quả cứng/hàn khớp bàn chân 16 20
8.14. Tổn thương mắt cá chân
8.14.1. Không ảnh hưởng khớp 6 10
8.14.2. Gây cứng khớp cổ chân: Áp dụng tỷ lệ cứng khớp cổ chân
8.15. Gẫy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân
8.15.1. Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng 3 5
8.15.2. Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động 11 15
8.16. Gẫy hoặc mất đoạn nhiều xương bàn của một bàn chân
8.16.1. Gẫy hai xương bàn, can liền xấu hoặc mất đoạn hai xương bàn 16 20
8.16.2. Gẫy trên hai xương bàn hoặc mất đoạn xương làm bàn chân biến dạng gây trở ngại nhiều đến việc đi đứng, lao động 21 25
8.17. Mảnh kim khí nằm trong khe khớp cổ chân (chày gót sên) 16 20
8.18. Còn nhiều mảnh kim khí nhỏ ở phần mềm gan bàn chân hay găm ở xương bàn chân ảnh hưởng đến đi lại, lao động
8.18.1. Có dưới 10 mảnh nhỏ 11 15
8.18.2. Có từ 10 mảnh trở lên 16 20
8.19. Bong gân khớp cổ chân điều trị lâu không khỏi 16 20
8.20. Viêm khớp cổ chân mãn tính sau chấn thương trật khớp, bong gân cổ chân 16 20
9. Ngón chân
9.1. Cụt năm ngón chân 26 30
9.2. Cụt bốn ngón chân
9.2.1. Cụt bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I) 16 20
9.2.2. Cụt bốn ngón I + II + III + IV (còn lại ngón út) 21 25
9.2.3. Cụt bốn ngón I + II + III + V (còn lại ngón IV) 21 25
9.2.4. Cụt bốn ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III) 21 25
9.3. Cụt ba ngón chân
9.3.1. Cụt ba ngón nhưng không mất ngón chân I 11 15
9.3.2. Cụt ba ngón trong đó có ngón chân I 16 20
9.4. Cụt hai ngón chân
9.4.1. Cụt hai ngón III + IV hoặc hai ngón III + V hoặc hai ngón IV + V 6 10
9.4.2. Cụt ngón II và một ngón khác (trừ ngón chân I) 11 15
9.4.3. Cụt ngón chân I và một ngón khác 16 20
9.5. Cụt ngón chân I 11 15
9.6. Cụt một ngón chân khác 3 5
9.7. Cụt đốt ngoài của một ngón chân I (đầu ngón chân) 6 10
9.8. Cụt đốt ngoài của ngón chân khác (đầu ngón chân) 1 3
9.9. Cụt hai đốt ngoài của một ngón chân khác 2 4
9.10. Cứng khớp liên đốt ngón chân I
9.10.1. Tư thế thuận 3 5
9.10.2. Tư thế bất lợi 7 9
9.11. Cứng khớp đốt bàn của ngón chân I 7 9
9.12. Cứng khớp đốt bàn hoặc các khớp liên đốt với nhau của một ngón chân khác
9.12.1. Cứng ở tư thế thuận 1 3
9.12.2. Cứng ở tư thế bất lợi về chức năng 4 5
9.13. Gẫy xương một đốt ngón chân 1
10. Chậu hông
10.1. Gẫy gai chậu trước trên 6 10
10.2. Gẫy mào chậu 11 15
10.3. Gẫy một bên cánh chậu 16 20
10.4. Gẫy xương chậu kiểu Malgaigne dẫn đến méo khung chậu
10.4.1. Nam giới hoặc phụ nữ không còn sinh đẻ 31 35
10.4.2. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 41 45
10.4.3. Người ở độ tuổi vị thành niên hoặc người già 41 45
10.5. Gẫy ụ ngồi (gây ra mất đối xứng eo dưới) 16 20
10.6. Gẫy ngành ngang xương mu
10.6.1. Gẫy ở một bên 11 15
10.6.2. Gẫy cả hai bên 16 20
10.7. Gẫy ổ chảo (Cotyle) khớp háng cả cung trước lẫn cung sau gây di lệch, làm lỏng khớp (dễ trật khớp háng) 21 25
10.8. Gẫy xương cụt không tổn thương thần kinh 3 5
10.9. Gẫy xương cùng không tổn thương thần kinh 5 7
11. Tổn thương cột sống không gây tổn thương thần kinh
11.1. Tổn thương cột sống cổ
11.1.1. Tổn thương bản lề cổ lưng 26 30
11.1.2. Tổn thương đốt sống C1 và C2 31 35
11.1.3. Xẹp, viêm dính khớp các đốt sống cổ do chấn thương
11.1.3.1. Xẹp, viêm dính một hai đốt sống cổ, đau vừa, hạn chế một phần động tác cổ đầu (Gấp duỗi, nghiêng trái, phải và xoay từ 0 đến 20°) 31 35
11.1.3.2. Xẹp, viêm dính trên hai đốt sống cổ, đau nhiều, trở ngại đến vận động cổ đầu (Trên 20° ở tất cả các động tác) 41 45
11.2. Tổn thương cột sống lưng thắt lưng
11.2.1. Gẫy, xẹp thân một đốt sống 21 25
11.2.2. Gẫy, xẹp thân hai hoặc ba đốt sống trở lên
11.2.2.1. Xẹp thân hai đốt sống 26 30
11.2.2.2. Xẹp ba đốt sống 36 40
11.2.2.3. Xẹp trên ba đốt sống 41 45
11.3. Gẫy, vỡ mỏm gai
11.3.1. Của một đốt sống 6 10
11.3.2. Của hai hoặc ba đốt sống 16 20
11.3.3. Của trên ba đốt sống 26 30
11.4. Gẫy, vỡ mỏm bên
11.4.1. Của một đốt sống 3 5
11.4.2. Của hai hoặc ba đốt sống 11 15
11.4.3. Của trên ba đốt sống 21 25
11.5. Viêm cột sống dính khớp do chấn thương cột sống
11.5.1. Dính khớp cột sống giai đoạn I 21 25
11.5.2. Dính khớp cột sống giai đoạn II 41 45
11.5.3. Dính khớp cột sống giai đoạn II III 61 65
11.5.4. Dính khớp cột sống giai đoạn IV 81
11.6. Trượt thân đốt sống, thoát vị đĩa đệm
11.6.1. Trượt một ổ không tổn thương thần kinh 21 25
11.6.2. Trượt nhiều tầng không tổn thương thần kinh Ghi chú: Tổn thương xương, nếu có biểu hiện loãng xương kèm theo thì được cộng 5 10% (cộng lùi) (loãng xương do liệt thần kinh gây giảm vận động, do cố định xương kéo dài, không tính loãng xương do tuổi) 31 35
VII. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Phần mềm và Bỏng %
1. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ
1.1. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng không ảnh hưởng đến điều tiết: cứ 5% diện tích cơ thể 3
1.2. Sẹo vùng mặt, cổ diện tích từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể 11 15
1.3. Sẹo vùng mặt, cổ diện tích từ trên 3% diện tích cơ thể trở lên 16 20
1.4. Sẹo ở các vùng da hở khác diện tích trên 1% diện tích cơ thể gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng thẩm mỹ 2
2. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng ảnh hưởng chức năng da, các cơ quan liên quan và thẩm mỹ
2.1. Sẹo vùng Đầu Mặt Cổ
2.1.1. Sẹo vùng da đầu có tóc
2.1.1.1. Nhiều sẹo vùng da đầu (từ năm sẹo trở lên) và đường kính của mỗi vết sẹo dưới 2 cm 3 5
2.1.1.2. Sẹo vùng da đầu đường kính trên 5 cm hoặc nhiều sẹo vùng da đầu (từ năm sẹo trở lên) và đường kính của mỗi sẹo từ 2 đến 5 cm 7 9
2.1.1.3. Lột hoặc bỏng nửa da đầu hoặc bỏng rộng hơn nửa da đầu đã được phẫu thuật tạo hình có biểu hiện đau, gây rụng tóc sau chấn thương kèm theo di chứng đau đầu 26 30
2.1.1.4. Lột da đầu toàn bộ hoặc vết thương bỏng rộng hơn nửa da đầu sẹo dính, tóc không mọc lại được phải mang tóc giả kèm theo di chứng đau đầu 31 35
2.1.2. Sẹo vùng mặt
2.1.2.1. Sẹo đường kính dưới 5 cm, mặt biến dạng ít có ảnh hưởng rõ đến thẩm mỹ 11 15
2.1.2.2. Sẹo đường kính 5 cm đến 10 cm, co kéo biến dạng mặt vừa, ảnh hưởng vừa đến thẩm mỹ 21 25
2.1.2.3. Sẹo đường kính trên 10 cm co kéo biến dạng mặt nặng, ảnh hưởng nặng đến thẩm mỹ 31 35
2.1.3. Sẹo vùng cổ
2.1.3.1. Hạn chế vận động cổ mức độ nhẹ (không co kéo và biến dạng) hạn chế ngửa hoặc quay cổ 5 9
2.1.3.2. Hạn chế vận động cổ mức độ vừa hạn chế ngửa, quay cổ 11 15
2.1.3.3. Hạn chế vận động cổ mức độ nặng (sẹo dính cằm cổ ngực) mất ngửa, quay cổ Ghi chú: Các đối tượng là diễn viên, giáo viên, nhân viên dịch vụ giao tiếp, nam, nữ thanh niên chưa lập gia đình... tỷ lệ được cộng thêm 5 10% (cộng lùi) 21 25
2.2. Sẹo vùng Lưng Ngực Bụng: lồi, dính, co kéo, phì đại
2.2.1. Diện tích sẹo từ 6% đến 8% diện tích cơ thể 11 15
2.2.2. Diện tích sẹo từ 9% đến 11% diện tích cơ thể 16 20
2.2.3. Diện tích sẹo vùng Lưng Ngực Bụng từ 12% đến 17% diện tích cơ thể 21 25
2.2.4. Diện tích sẹo vùng Lưng Ngực Bụng từ 18% đến 27% diện tích cơ thể 26 30
2.2.5. Diện tích sẹo vùng Lưng Ngực Bụng từ 28% đến 35% diện tích cơ thể 31 35
2.2.6. Diện tích sẹo vùng Lưng Ngực Bụng từ 36% diện tích cơ thể trở lên Ghi chú: Nếu diện tích sẹo chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết được cộng 10% (cộng lùi) Tổn thương mất núm vú ở nữ giới dưới 55 tuổi thì được cộng lùi với tỷ lệ mất vú 46 50
2.3. Sẹo một bên chi trên: gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh và/hoặc tổn thương hệ Xương Khớp
2.4. Sẹo một bên chi dưới gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh và/hoặc tổn thương hệ Xương Khớp
Ghi chú: Tổn thương trong Mục 2.3 và 2.4 có diện tích sẹo trên 1% diện tích cơ thể được cộng 2% đối với vùng da kín, và 5% đối với vùng da hở (cộng lùi).
2.5. Sẹo vùng tầng sinh môn sinh dục: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiết niệu Sinh dục
3. Rối loạn trên vùng sẹo
3.1. Các vết loét, vết dò không liền do rối loạn dinh dưỡng vùng sẹo
3.1.1. Đường kính vết loét dưới 1,5 cm 1 2
3.1.2. Đường kính vết loét từ 1,5 cm đến dưới 3 cm 3 5
3.1.3. Đường kính vết loét từ 3 cm đến dưới 5 cm 6 10
3.1.4. Đường kính vết loét từ 5 đến 10 cm 16 20
3.1.5. Đường kính vết loét trên 10 cm 21 25
3.2. Bỏng buốt, sẹo lồi, sẹo đổi màu, sẹo viêm: 6 10
Ghi chú: Nếu do nguyên nhân thần kinh: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh.
4. Mảnh kim khí ở phần mềm
4.1. Còn mảnh kim khí không để lại di chứng 1 3
4.2. Vết thương phần mềm còn mảnh kim khí gây ảnh hưởng chức năng, chức phận của bộ phận mang mảnh: Tỷ lệ được tính theo di chứng chức năng của cơ quan bộ phận đó
5. Tổn thương móng tay, móng chân
5.1. Móng tay hoặc móng chân bị đổi màu, sần sùi có vằn ngang dọc hoặc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát (một chi)
5.1.1. Từ một đến ba móng 1 4
5.1.2. Từ bốn đến năm móng 6 10
5.2. Cụt, rụng móng tay hoặc móng chân của một chi
5.2.1. Từ một đến ba móng 6 10
5.2.2. Từ bốn đến năm móng 11 15
VIII. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan Thị giác %
1. Tổn thương hai mắt ảnh hưởng đến thị lực
1.1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác
1.2. Mất chức năng hai mắt (thị lực từ sáng tối âm tính đến đếm ngón tay từ 3 m trở xuống) 81 85
1.3. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu, một mắt mất chức năng 87
1.4. Mù tuyệt đối hai mắt (thị lực sáng tối âm tính) 87
1.5. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu (không lắp được mắt giả), một mắt mất chức năng 88 89
1.6. Khoét bỏ hai nhãn cầu lắp được mắt giả 91
1.7. Khoét bỏ hai nhãn cầu không lắp được mắt giả 95
2. Tổn thương một mắt ảnh hưởng đến thị lực
2.1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác
2.2. Mù một mắt (mắt còn lại bình thường), nếu chưa khoét bỏ nhãn cầu 41
2.3. Khoét bỏ nhãn cầu, lắp được mắt giả 51
2.4. Đã khoét bỏ một nhãn cầu, không lắp được mắt giả (do biến dạng mi, cạn cùng đồ, vỡ thành xương hốc mắt), ảnh hưởng thẩm mỹ 55
3. Đục nhân mắt do chấn thương
3.1. Chưa mổ: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10%
3.2. Đã mổ: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể vì giảm thị lực do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10% vì mất điều tiết sau mổ nhưng không được quá 41% một mắt.
4. Tổn thương ngoài nhãn cầu (một mắt)
4.1. Tắc lệ đạo, rò lệ đạo
4.1.1. Tắc (đã hoặc chưa phẫu thuật) 6 10
4.1.2. Rò lệ đạo
4.1.2.1. Đã phẫu thuật kết quả tốt 6 10
4.1.2.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt hoặc chưa phẫu thuật 11 15
4.2. Khuyết xương thành hốc mắt 11 15
4.3. Rò viêm xương thành hốc mắt 11 15
4.4. Sẹo co kéo hở mi 11 15
5. Tổn thương chức năng thị giác do tổn thương thần kinh chi phối thị giác
5.1. Mù não chấn thương một mắt hoặc hai mắt (tổn thương trung khu thần kinh thị giác nằm ở thùy chẩm được xác định bằng chẩn đoán hình ảnh): Tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác
5.2. Thị trường thu hẹp (do tổn thương não vùng chẩm trong chấn thương)
5.2.1. Thị trường còn khoảng 30° xung quanh điểm cố định
5.2.1.1. Thị trường thu hẹp ở một bên mắt 6 10
5.2.1.2. Thị trường thu hẹp cả hai bên mắt 21 25
5.2.2. Thị trường còn khoảng 10° xung quanh điểm cố định
5.2.2.1. Ở một bên mắt 21 25
5.2.2.2. Ở cả hai mắt 61 65
5.3. Ám điểm trung tâm
5.3.1. Ám điểm ở một bên mắt 21 25
5.3.2. Ám điểm ở cả hai mắt 41 45
5.4. Bán manh (do tổn thương ở giao thoa thị giác)
5.4.1. Bán manh vẫn giữ được sức nhìn (thị lực trung tâm)
5.4.1.1. Bán manh cùng bên (phải hoặc trái) 26 30
5.4.1.2. Bán manh khác bên phía mũi 21 25
5.4.1.3. Bán manh khác bên phía hai thái dương 61 65
5.4.1.4. Bán manh góc 1/4 trên 11 15
5.4.1.5. Bán manh góc 1/4 dưới 21 25
5.4.1.6. Bán manh ngang trên 11 15
5.4.1.7. Bán manh ngang dưới 36 40
5.4.2. Bán manh kèm theo mất thị lực trung tâm một bên hay cả hai bên: Tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác nhưng tối đa không quá 81%
5.5. Song thị
5.5.1. Song thị ở một mắt 11 15
5.5.2. Song thị cả hai mắt 21 25
5.6. Rối loạn sắc giác và thích nghi bóng tối 11 15
5.7. Sụp mi một mắt (do tổn thương dây thần kinh số III)
5.7.1. Độ 1: Sụp mi che giác mạc > 2 mm: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 5% do ảnh hưởng thẩm mỹ
5.7.2. Độ 2: Sụp mi che giác mạc đến trên đồng tử: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 5% do ảnh hưởng thẩm mỹ
5.7.3. Độ 3: Sụp mi che giác mạc qua bờ đồng tử phía dưới: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ
5.8. Dính mi cầu không còn khả năng phục hồi: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 5% 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ và khô mắt không phục hồi
5.9. Liệt điều tiết và liệt cơ co đồng tử
5.9.1. Một bên mắt 11 15
5.9.2. Cả hai mắt 21 25
5.10. Rung giật nhãn cầu đơn thuần
5.10.1. Rung giật ở một mắt 6 10
5.10.2. Rung giật cả hai mắt 11 15
5.11. Liệt một hay nhiều dây thần kinh vận động nhãn cầu (dây số III nhánh vận động nhãn cầu; số IV; số VI): Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh
5.12. Tổn thương nhánh 1 dây thần kinh số V: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh
5.13. Viêm giác mạc: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực tối đa không quá 45% cộng cả tỷ lệ ở Mục 5.12
5.14. Teo dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II): Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác
6. Tổn thương võng mạc: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác
7. Sẹo giác mạc: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm (cộng lùi) 5% 10%
8. Tổn hại môi trường trong suốt (thủy dịch thủy tinh dịch)
8.1. Chấn thương nhãn cầu còn dị vật nội nhãn không thể lấy được gây chứng mắt bị nhiễm đồng hoặc sắt
8.2. Tổ chức hóa dịch kính
Ghi chú: Mục 8: Căn cứ thị lực, áp dụng thị lực tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 5% 10% vì nguy cơ ảnh hưởng thị lực và kích thích viêm lâu dài
TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO GIẢM THỊ LỰC VÌ TỔN THƯƠNG CƠ QUAN THỊ GIÁC
Giao điểm của 2 trục tung trục hoành là tỷ lệ % tổn thương cơ thể chung của
2 mắt do giảm thị lực (sau khi đã được chỉnh kính). Thị lực của mỗi mắt được
biểu diễn trên 1 trục (trục tung hoặc trục hoành) phân ra các độ 8/10 10/10
(bình thường), 7/10 6/10 (giảm rất nhẹ), 5/10, 4/10... đến sáng tối (ST)
âm tính. Thị lực đếm ngón tay 3m trở xuống được coi là mù.
Thị lực 10/10 8/10 7/10 6/10 5/10 4/10 3/10 2/10 1/10 1/20 dưới 1/20 ST ()
10/10 8/10 0 5 8 11 14 17 21 25 31 41
7/10 6/10 5 8 11 14 17 21 25 31 35 45
5/10 8 11 14 17 21 25 31 35 41 51
4/10 11 14 17 21 25 31 35 41 45 55
3/10 14 17 21 25 31 35 41 45 51 61
2/10 17 21 25 31 35 41 45 51 55 65
1/10 21 25 31 35 41 45 51 55 61 71
1/20 25 31 35 41 45 51 55 61 71 81
dưới 1/20 31 35 41 45 51 55 61 71 81 85
ST () 41 45 51 55 61 65 71 81 85 87
IX. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Răng Hàm Mặt %
1. Xương hàm, gò má, cung tiếp và khớp thái dương hàm
1.1. Gãy xương hàm trên; gãy xương hàm dưới; gãy xương gò má, cung tiếp can tốt, không ảnh hưởng chức năng 6 10
1.2. Gãy xương hàm trên hoặc xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn 21 25
1.3. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can tốt 16 20
1.4. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn 31 35
1.5. Gẫy xương gò má cung tiếp can xấu 16 20
1.6. Mất một phần xương hàm trên hoặc một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng) 31 35
1.7. Mất một phần xương hàm trên và một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng)
1.7.1. Cùng bên 41 45
1.7.2. Khác bên 51 55
1.8. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc xương hàm dưới 61
1.9. Tổn thương xương hàm, khớp thái dương hàm gây dính khớp hạn chế há miệng
1.9.1. Từ 1,5 đến 3 cm 21 25
1.9.2. Dưới 1,5 cm 36 40
2. Răng (tính cho răng vĩnh viễn)
2.1. Mất một răng
2.1.1. Mất răng cửa, răng nanh (số 1, 2, 3) 1,5
2.1.2. Mất răng hàm nhỏ (số 4, 5) 1,25
2.1.3. Mất răng hàm lớn số 7 1,5
2.1.4. Mất răng hàm lớn số 6 2,0
2.2. Mất từ 2 đến 8 răng ở cả hai hàm thì tính tỷ lệ theo Mục 2.1
Ghi chú: Nếu không lắp được răng giả tỷ lệ nhân đôi. Nếu đã lắp răng giả tỷ lệ tính bằng 50% mất răng
2.3. Mất từ 8 đến 19 răng ở cả hai hàm 15 18
2.4. Mất toàn bộ một hàm hoặc mất từ 20 răng trở lên ở cả hai hàm 21 25
2.5. Mất toàn bộ răng hai hàm 31
3. Phần mềm
Khuyết hổng lớn ở xung quanh hốc miệng, tổn thương mũi, má nhưng chưa được phẫu thuật tạo hình làm trở ngại đến ăn, uống, nói 51 55
4. Lưỡi
4.1. Mất một phần nhỏ đầu lưỡi, ảnh hưởng đến ăn, nói 6 10
4.2. Mất một nửa đến hai phần ba lưỡi 31 35
4.3. Mất ba phần tư lưỡi, kể từ đường gai chữ V trở ra (còn gốc lưỡi) 51 55
5. Tổn thương hệ thống tuyến nước bọt
5.1. Gây hậu quả khô miệng 21 25
5.2. Gây rò kéo dài 26 30
X. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Tai Mũi Họng %
1. Tai
1.1. Nghe kém hai tai
1.1.1. Nghe kém nhẹ hai tai 6 10
1.1.2. Nghe kém nhẹ một tai trung bình một tai 16 20
1.1.3. Nghe kém nhẹ một tai nặng một tai 21 25
1.1.4. Nghe kém nhẹ một tai quá nặng một tai 26 30
1.1.5. Nghe kém trung bình hai tai
1.1.5.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 36 đến 45%) 21 25
1.1.5.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 46 đến 55%) 26 30
1.1.6. Nghe kém trung bình một tai nghe kém nặng một tai 31 35
1.1.7. Nghe kém trung bình một tai nghe kém rất nặng một tai 36 40
1.1.8. Nghe kém nặng hai tai
1.1.8.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 56 đến 65%) 41 45
1.1.8.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 66 đến 75%) 46 50
1.1.9. Nghe kém nặng một tai Nghe kém quá nặng một tai 51 55
1.1.10. Nghe kém quá nặng hai tai
1.1.10.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 76 đến 95%) 61 65
1.1.10.2 Mức độ II (thiếu hụt thính lực 100%) 71
1.2. Nghe kém một tai
1.2.1. Nghe kém nhẹ một tai 3
1.2.2. Nghe kém trung bình một tai 9
1.2.3. Nghe kém nặng một tai 11 15
1.2.4. Nghe kém quá nặng một tai 16 20
1.3. Sẹo thủng màng nhĩ hay sẹo xơ dính màng nhĩ do sóng nổ làm giảm sức nghe. Xác định tỷ lệ theo mức độ nghe kém
1.4. Viêm tai giữa mạn tính sau chấn thương sóng nổ gây tổn thương tai giữa Tỷ lệ theo sức nghe và cộng thêm từ 5 đến 10% (cộng lùi) tùy theo viêm tai giữa một bên hay hai bên, có kèm theo cholesteatome cộng thêm từ 11 đến 15% (cộng lùi)
1.5. Vết thương vành tai
1.5.1. Mất một phần một vành tai hoặc sẹo co rúm một vành tai 5 9
1.5.2. Mất hoàn toàn một vành tai 16 20
1.5.3. Mất hoàn toàn hai vành tai 26 30
1.6. Sẹo chít hẹp ống tai
1.6.1. Sẹo làm hẹp ống tai một bên (hạn chế âm thanh) 3 6
1.6.2. Sẹo làm hẹp ống tai hai bên 11 15
1.6.3. Nếu ống tai bị bít kín tỷ lệ tính theo mức độ nghe kém cộng lùi tỷ lệ ống tai bị bịt kín
1.6.4. Nếu ống tai bị bít kín gây viêm ống tai ngoài thì cộng từ 5 đến 7% ở từng bên tai (cộng lùi)
1.7. Vỡ xương đá không để lại di chứng 16 20
1.8. Vỡ xương đá để lại di chứng: Tỷ lệ Mục 1.7 cộng tỷ lệ di chứng (cộng lùi)
2. Mũi xoang
2.1. Khuyết mũi
2.1.1. Khuyết một phần mũi ảnh hưởng ít thẩm mỹ 5 9
2.1.2. Khuyết một phần mũi có chỉ định ghép da 11 15
2.1.3. Khuyết một phần mũi có chỉ định ghép da và sụn 21 25
2.1.4. Khuyết nửa mũi 31 35
2.1.5. Khuyết hoàn toàn mũi 41 45
2.2. Sẹo chít hẹp lỗ mũi (do chấn thương) ảnh hưởng đến thở
2.2.1. Sẹo chít hẹp một lỗ mũi 6 10
2.2.2. Sẹo bít cả một lỗ mũi 16 20
2.2.3. Sẹo chít hẹp hai lỗ mũi, ảnh hưởng nhiều đến thở, ngửi 26 30
2.2.4. Sẹo bít hoàn toàn cả hai lỗ mũi phải thở bằng mồm 36 40
2.3. Tổn thương tháp mũi (Gẫy, sập xương sống mũi, vẹo vách ngăn)
2.3.1. Không ảnh hưởng đến chức năng thở và ngửi 6 10
2.3.2. Ảnh hưởng nhiều đến thở và ngửi 26 30
2.4. Rối loạn khứu giác một bên
2.4.1. Rối loạn khứu giác một bên 6 10
2.4.2. Mất khứu giác hoàn toàn một bên Tỷ lệ được cộng lùi từ 5 đến 10% đối với những nghề đặc biệt sử dụng khứu giác (sản xuất nước hoa, hương liệu, nấu ăn....) 11 15
2.5. Viêm mũi teo (Trĩ mũi)
2.5.1. Viêm mũi teo một bên mũi 16 20
2.5.2. Viêm mũi teo hai bên 31 35
2.6. Chấn thương xoang
2.6.1. Vỡ rạn hay lún thành xoang hàm hoặc xoang trán không di lệch 11 15
2.6.2. Mất một phần hay vỡ di lệch thành xoang hàm hoặc xoang trán 16 20
2.6.3. Chấn thương phức hợp mũi sàng (vỡ kín mũi sàng bướm) cộng lùi với các tổn thương phối hợp đi kèm của các cơ quan khác 36 40
2.7. Chấn thương sọ mặt (tầng trên, giữa, dưới) theo tỷ lệ tổn thương các chức năng liên quan
2.8. Viêm xoang sau chấn thương
2.8.1. Viêm đơn xoang
2.8.1.1. Một bên 6 10
2.8.1.2. Hai bên 11 15
2.8.2. Viêm đa xoang
2.8.2.1. Một bên 16 20
2.8.2.2. Hai bên 26 30
2.8.3. Viêm xoang còn dị vật nằm trong xoang (chưa lấy ra được hoặc mổ không lấy ra được) hoặc có lỗ rò: Tỷ lệ Mục 2.8.1 hoặc 2.8.2 cộng lùi 5%
3. Họng
3.1. Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng đến nuốt nhẹ (khó nuốt chất đặc) 11 15
3.2. Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng khó nuốt (khó nuốt chất lỏng) 26 30
3.3. Ăn qua ống thông dạ dày (sonde) hoặc phải mở thông dạ dày do không ăn được qua đường họng 71 75
3.4. Mất vị giác: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh
4. Thanh quản
4.1. Rối loạn tiếng nói do tổn thương của thanh quản họng hoặc các cơ vùng cổ
4.1.1. Nói khó
4.1.1.1. Nói khó mức độ nhẹ (câu ngắn) 16 20
4.1.1.2. Nói khó mức độ vừa (từng tiếng) 26 30
4.1.1.3. Nói khó mức độ nặng (không rõ tiếng) 41 45
4.1.2. Không nói được phải giao tiếp bằng hình thức khác 61
4.2. Rối loạn giọng nói (do tổn thương nội thanh quản dây thanh)
4.2.1. Nói khản giọng 11 15
4.2.2. Nói không rõ tiếng 21 25
4.2.3. Mất tiếng 41 45
Ghi chú: Tỷ lệ được cộng lùi thêm 10% đối với những nghề hoạt động giao tiếp hàng ngày chủ yếu bằng tiếng nói (ca sĩ, diễn viên, phát thanh viên, giáo viên, nhạc công bộ hơi...)
4.3. Rối loạn hô hấp (khó thở thanh quản)
4.3.1. Khó thở nhẹ (chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức đặc biệt) 21 25
4.3.2. Khó thở vừa (trung bình: khó thở xuất hiện khi gắng sức nhẹ) 41 45
4.3.3. Khó thở nặng (khó thở thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi) 61 65
4.3.4. Phải mở khí quản vĩnh viễn 81
Những trường hợp đặc biệt:
1. Trường hợp bị dính các khớp ngón tay (trừ ngón cái và ngón trỏ) và các
khớp ngón chân (trừ ngón cái) thì số tiền bồi thường chỉ bằng 50% số tiền bồi
thường quy định trong trường hợp cụt ngón đó.
2. Trường hợp mất hẳn chức năng của từng bộ phận hoặc hỏng vĩnh viễn chỉ được
coi như mất bộ phận đó hoặc mất chi.
3. Trường hợp trước khi xảy ra tai nạn, người bị tai nạn chỉ còn một mắt và
nay mất nốt mắt lành còn lại thì được coi như mất hoàn toàn hai mắt.
4. Trường hợp người bị tai nạn bị nhiều hơn một loại thương tật thì số tiền
bồi thường sẽ là tổng số tiền bồi thường cho từng loại thương tật. Tổng số
tiền bồi thường sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.
5. Những trường hợp thương tật không được liệt kê trong Bảng quy định trả
tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng sẽ được bồi thường theo tỷ lệ
trên cơ sở so sánh tính nghiêm trọng của nó với những trường hợp khác có trong
Bảng hoặc được căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
6. Nạn nhân bị chết nhưng không xác định được tung tích hoặc không có người
thừa kế hợp pháp thì số tiền bồi thường căn cứ chi phí thực tế cần thiết để
mai táng và phục vụ cho việc lưu trữ tìm tung tích nạn nhân. Tổng số tiền bồi
thường không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.
PHỤ LỤC VII
BẢNG TỶ LỆ TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THI
CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐCP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính
phủ)
I. Trường hợp chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên
được bồi thường 100 triệu đồng, cụ thể như sau:
1. Suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên do:
a) Mù hoặc mất hoàn toàn hai mắt.
b) Rối loạn tâm thần hoàn toàn không thể chữa được.
c) Hỏng hoàn toàn chức năng nhai và nói (câm).
d) Mất hoặc liệt hoàn toàn hai tay (từ vai hoặc khuỷu xuống) hoặc hai chân (từ
háng hoặc đầu gối xuống).
đ) Mất cả hai bàn tay hoặc hai bàn chân, hoặc mất một cánh tay và một bàn
chân, hoặc một cánh tay và một cẳng chân, hoặc một bàn tay và một cẳng chân,
hoặc một bàn tay và một bàn chân.
e) Mất hoàn toàn khả năng lao động và làm việc (toàn bộ bị tê liệt, bị thương
dẫn đến tình trạng nằm liệt giường hoặc dẫn đến tàn tật toàn bộ vĩnh viễn).
g) Cắt toàn bộ một bên phổi và một phần phổi bên kia.
2. Các trường hợp suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên theo
kết luận của Hội đồng giám định y khoa (nếu có) hoặc tổng mức độ suy giảm khả
năng lao động theo khoản II dưới đây từ 81% trở lên.
II. Trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 81% được bồi thường 100 triệu
đồng nhân với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo bảng sau:
Mức độ suy giảm khả năng lao động Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động
I. CHI TRÊN
1. Mất một cánh tay từ vai xuống (tháo khớp vai) 75%
2. Cắt cụt cánh tay từ dưới vai xuống 70%
3. Cắt cụt một cánh tay từ khuỷu xuống (tháo khớp khuỷu) 65%
4. Mất trọn một bàn tay hay năm ngón của một bàn 60%
5. Mất 4 ngón tay trên một bàn 40%
6. Mất ngón cái và ngón trỏ 35%
7. Mất 3 ngón tay: Ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn 30%
8. Mất 1 ngón cái và 2 ngón khác 35%
9. Mất 1 ngón cái và 1 ngón khác 30%
10. Mất 1 ngón trỏ và 2 ngón khác 35%
11. Mất 1 ngón trỏ và 1 ngón giữa 30%
12. Mất 1 ngón cái và 1 đốt bàn 25%
Mất 1 ngón cái 20%
Mất cả đốt ngoài 10%
Mất 1/2 đốt ngoài 7%
13. Mất 1 ngón trỏ và 1 đốt bàn 20%
Mất 1 ngón trỏ 18%
Mất 2 đốt 2 và 3 10%
Mất đốt 3 8%
14. Mất trọn 1 ngón giữa hoặc ngón đeo nhẫn (cả 1 đốt bàn) 18%
Mất 1 ngón giữa hoặc 1 ngón đeo nhẫn 15%
Mất 2 đốt 2 và 3 8%
Mất đốt 3 4%
15. Mất hoàn toàn 1 ngón út và đốt bàn 15%
Mất cả ngón út 10%
Mất 2 đốt 2 và 3 8%
Mất đốt 3 4%
16. Cứng khớp bả vai 25%
17. Cứng khớp khuỷu tay 25%
18. Cứng khớp cổ tay 25%
19. Gãy tay can lệch hoặc mất xương làm chi ngắn trên 3 cm và chức năng quay sấp ngửa hạn chế hoặc tạo thành khớp giả 25%
20. Gãy xương cánh tay ở cổ giải phẫu, can xấu, hạn chế cử động khớp vai 35%
21. Gãy xương cánh tay
Can tốt, cử động bình thường 15%
Can xấu, teo cơ 25%
22. Gãy 2 xương cẳng tay 12%
23. Gãy 1 xương quay hoặc trụ 10%
24. Khớp giả 2 xương 25%
25. Khớp giả 1 xương 15%
26. Gãy đầu dưới xương quay 10%
27. Gãy mỏm trâm quay hoặc trụ 8%
28. Gãy xương cổ tay 10%
29. Gãy xương đốt bàn 8%
30. Gãy xương đòn
Can tốt 8%
Can xấu, cứng vai 18%
Có chèn ép thần kinh mũ 30%
31. Gãy xương bả vai
Gãy vỡ, khuyết phần thân xương 10%
Gãy vỡ ngành ngang 17%
Gãy vỡ phần khớp vai 30%
32. Gãy xương ngón tay 3%
II. CHI DƯỚI
33. Mất 1 chân từ háng xuống (tháo khớp háng 1 đùi) 75%
34. Cắt cụt 1 đùi
1/3 trên 70%
1/3 giữa hoặc dưới 55%
35. Cắt cụt 1 chân từ gối xuống (tháo khớp gối) 60%
36. Tháo khớp cổ chân hoặc mất 1 bàn chân 55%
37. Mất xương sên 35%
38. Mất xương gót 35%
39. Mất đoạn xương chày, mác gây khớp giả cẳng chân 35%
40. Mất đoạn xương mác 20%
41. Mất mắt cá chân
Mắt cá ngoài 10%
Mắt cá trong 15%
42. Mất cả 5 ngón chân 45%
43. Mất 4 ngón cả ngón cái 38%
44. Mất 4 ngón trừ ngón cái 35%
45. Mất 3 ngón, 345 25%
46. Mất 3 ngón, 123 30%
47. Mất 1 ngón cái và ngón 2 20%
48. Mất 1 ngón cái 15%
49. Mất 1 ngón ngoài ngón cái 10%
50. Mất 1 đốt ngón cái 8%
51. Cứng khớp háng 45%
52. Cứng khớp gối 30%
53. Mất phần lớn xương bánh chè và giới hạn nhiều khả năng duỗi cẳng chân trên đùi 45%
54. Gãy chân can lệch hoặc mất xương làm ngắn chi
Ít nhất 5 cm 40%
Từ 3 cm đến dưới 5 cm 35%
55. Liệt hoàn toàn dây thần kinh hông khoeo ngoài 35%
56. Liệt hoàn toàn dây thần kinh hông khoeo trong 25%
57. Gãy xương đùi 1/3 giữa hoặc dưới
Can tốt 20%
Can xấu, trục lệch, chân dạng hoặc khép, teo cơ (Trường hợp phải mổ được thanh toán mức tối đa) 30%
58. Gãy 1/3 trên hay cổ xương đùi (Trường hợp mổ được thanh toán tối đa)
Can tốt, trục thẳng 25%
Can xấu, chân vẹo, đi đau, teo cơ 35%
59. Khớp giả cổ xương đùi 45%
60. Gãy 2 xương cẳng chân (chày + mác) 20%
61. Gãy xương chày 15%
62. Gãy đoạn mâm chày 15%
63. Gãy xương mác 10%
64. Đứt gân bánh chè 15%
65. Vỡ xương bánh chè (trường hợp mổ thanh toán tối đa) 10%
66. Vỡ xương bánh chè bị cứng khớp gối hoặc teo cơ tứ đẩu 25%
67. Đứt gân Achille (đã nối lại) 15%
68. Gãy xương đốt bàn 7%
69. Vỡ xương gót 15%
70. Gãy xương thuyền 15%
71. Gãy xương ngón chân 4%
72. Gãy ngành ngang xương mu 25%
73. Gãy ụ ngồi 25%
74. Gãy xương cánh chậu 1 bên 20%
75. Gãy xương chậu 2 bên, méo xương chậu 40%
76. Gãy xương cùng
Không rối loạn cơ tròn 10%
Có rối loạn cơ tròn 25%
III. CỘT SỐNG
77. Cắt bỏ cung sau
Của 1 đốt sống 35 %
Của 2 đến 3 đốt sống trở lên 45%
78. Gãy xẹp thân 1 đốt sống (không liệt tủy) 30%
79. Gãy xẹp thân 2 đốt sống trở lên (không liệt tủy) 45%
80. Gãy vỡ mỏm gai hoặc mỏm bên
Của 1 đốt sống 10%
Của 2 đến 3 đốt sống 25%
IV. SỌ NÃO
81. Khuyết xương sọ (chưa có biểu hiện thần kinh, tâm thần)
Đường kính dưới 6 cm 25 %
Đường kính từ 6 đến 10 cm 40%
Đường kính trên 10 cm 50%
82. Rối loạn ngôn ngữ do ảnh hưởng của vết thương đại não
Nói ngọng, nói lắp khó khăn ảnh hưởng đến giao tiếp 30%
Không nói được do tổn hại vùng Broca 60%
Mất khả năng giao dịch bằng chữ viết (mất nhận biết về ngôn ngữ do tổn hại vùng Wernicke) 55%
83. Lột da đầu toàn bộ (1 phần theo tỉ lệ) 45%
84. Vết thương sọ não hở
Xương bị nứt rạn 40%
Lún xương sọ 30%
Nhiều mảnh xương đi sâu vào não 50%
85. Chấn thương sọ não kín
Vỡ vòm sọ (đường rạn nứt thường, lõm hoặc lún xương) 20%
Vỡ xương lan xuống nền sọ không có liệt dây thần kinh ở nền sọ 30%
Vỡ xương lan xuống nền sọ, liệt dây thần kinh ở nền sọ 40%
86. Chấn thương não
Chấn động não 8%
Phù não 40%
Giập não, dẹp não 50%
Chảy máu khoang dưới nhện 40%
Máu tụ trong sọ (ngoài màng cứng, trong màng cứng, trong não) 30%
V. LỒNG NGỰC
87. Cắt bỏ 1 đến 2 xương sườn 15%
88. Cắt bỏ từ 3 xương sườn trở lên 25%
89. Cắt bỏ đoạn mỗi xương sườn 8%
90. Gãy 1 2 xương sườn 7%
91. Gãy 3 xương sườn trở lên 15%
92. Gãy xương ức đơn thuần (chức năng phân tim và hô hấp bình thường) 15%
93. Mẻ hoặc rạn xương ức 10%
94. Cắt toàn bộ một bên phổi 70%
95. Cắt nhiều thùy phổi ở 2 bên, DTS giảm trên 50% 65%
96. Cắt nhiều thùy phổi ở 1 bên 50%
97. Cắt 1 thùy phổi 35%
98. Tràn dịch, khí, máu màng phổi (chỉ chọc hút đơn thuần) 5%
99. Tràn khí, máu màng phổi (phải dẫn lưu mổ cầm máu) 20%
100. Tổn thương các van tim, vách tim do chấn thương (chưa suy tim) 50%
101. Khâu màng ngoài tim:
Phẫu thuật kết quả hạn chế 60%
Phẫu thuật kết quả tốt 35%
VI. BỤNG
102. Cắt toàn bộ dạ dày 75%
103. Cắt đoạn dạ dày 50%
104. Cắt gần hết ruột non (còn lại dưới 1 m) 75%
105. Cắt đoạn ruột non 40%
106. Cắt toàn bộ đại tràng 75%
107. Cắt đoạn đại tràng 50%
108. Cắt bỏ gan phải đơn thuần 70%
109. Cắt bỏ gan trái đơn thuần 60%
110. Cắt phân thùy gan, tùy vị trí, số lượng và kết quả phẫu thuật 40%
111. Cắt bỏ túi mật 45%
112. Cắt bỏ lá lách 40%
113. Cắt bỏ đuôi tụy, lách 60%
114. Khâu lỗ thủng dạ dày 25%
115. Khâu lỗ thủng ruột non 30%
116. Khâu lỗ thủng đại tràng 30%
117. Đụng rập gan, khâu gan 35%
118. Khâu vỏ lá lách 25%
119. Khâu tụy 30%
VII. CƠ QUAN TIẾT NIỆU, SINH DỤC
120. Cắt bỏ 1 thận, thận còn lại bình thường 50%
121. Cắt bỏ 1 thận, thận còn lại bị tổn thương hoặc bệnh lý 70%
122. Cắt 1 phần thận trái hoặc phải 30%
123. Chấn thương thận
Nhẹ (không phải xử lý đặc hiệu, theo dõi dưới 5 ngày) 4%
Trung bình (phải dùng thuốc đặc trị, theo dõi trên 5 ngày) 10%
Nặng (có đụng dập, phải can thiệp ngoại khoa) 47%
124. Cắt 1 phần bàng quang 27%
125. Mổ thông bàng quang vĩnh viễn 70%
126. Khâu lỗ thủng bàng quang 30%
127. Mất dương vật và 2 tinh hoàn ở người
Dưới 55 tuổi chưa có con 70%
Dưới 55 tuổi có con rồi 55%
Từ 55 tuổi trở lên 35%
128. Cắt bỏ dạ con và buồng trứng 1 bên ở người
Dưới 45 tuổi chưa có con 60%
Dưới 45 tuổi có con rồi 30%
Từ 45 tuổi trở lên 25%
129. Cắt vú ở nữ
Dưới 45 tuổi:
1 bên 20%
2 bên 45%
Từ 45 tuổi trở lên:
1 bên 15%
2 bên 30%
VIII. MẮT
130. Mất hoặc mù hoàn toàn 1 mắt
Không lắp được mắt giả 55%
Lắp được mắt giả 50%
131. Một mắt thị lực còn đến 1/10 30%
132. Một mắt thị lực còn từ 2/10 đến 4/10 12%
133. Một mắt thị lực còn từ 5/10 đến 7/10 7%
IX. TAI MŨI HỌNG
134. Điếc 2 tai
Hoàn toàn không phục hồi được 75%
Nặng (Nói to hoặc thét vào tai còn nghe ) 60%
Vừa (Nói to 1 đến 2 m còn nghe ) 35%
Nhẹ (Nói to 2 đến 4 m còn nghe) 15%
135. Điếc 1 tai
Hoàn toàn không phục hồi được 30%
Vừa 15%
Nhẹ 8%
136. Mất vành tai 2 bên 20%
137. Mất vành tai 1 bên 10%
138. Sẹo rúm vành tai, chít hẹp ống tai 20%
139. Mất mũi, biến dạng mũi 18%
140. Vết thương họng sẹo hẹp ảnh hưởng đến nuốt 20%
X. RĂNG HÀM MẶT
141. Mất 1 phần xương hàm trên và 1 phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống
Khác bên 80%
Cùng bên 70%
142. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc dưới 70%
143. Mất 1 phần xương hàm trên hoặc 1 phần xương hàm dưới (từ 1/3 đến 1/2 bị mất) từ cành cao trở xuống 35%
144. Gãy xương hàm trên và hàm dưới can xấu gây sai khớp cắn nhai, ăn khó 30%
145. Gãy xương gò má, cung tiếp xương hàm trên hoặc xương hàm dưới gây rối loạn nhẹ khớp cắn và chức năng nhai 15%
146. Khớp hàm giả do không liền xương hay khuyết xương 20%
147. Mất răng:
Trên 8 cái không lắp được răng giả 30%
Từ 5 đến 7 răng 15%
Từ 3 đến 4 răng 8%
Từ 1 đến 2 răng 5%
148. Mất 3/4 lưỡi còn gốc lưỡi (từ đường gai V trở ra) 75%
149. Mất 2/3 lưỡi từ đầu lưỡi 50%
150. Mất 1/3 lưỡi ảnh hưởng đến phát âm 15%
151. Mất 1 phần nhỏ lưỡi (dưới 1/3) ảnh hưởng đến phát âm 10%
XI. VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM, BỎNG
152. Vết thương phần mềm (VTPM) gây đau, rát, tê, co kéo, ảnh hưởng đến gân, cơ, mạch máu lớn, thần kinh 12%
153. VTPM ở ngực, bụng ảnh hưởng đến hô hấp 35%
154. VTPM để lại sẹo xơ cứng làm biến dạng mắt gây trở ngại đến ăn, nhai và cử động cổ 40%
155. VTPM khuyết hổng lớn ở chung quanh hốc miệng, vết thương môi và má ảnh hưởng nhiều đến ăn uống. 50%
156. Mất 1 phần hàm ếch làm thông giữa mũi và miệng 20%
157. Bỏng nông (độ I, độ II)
Diện tích dưới 5 cm 5%
Diện tích từ 5 đến15% 10%
Diện tích trên 15% 15%
158. Bỏng sâu (độ III, độ IV, độ V)
Diện tích dưới 5% 20%
Diện tích từ 5 đến 15% 35%
Diện tích trên 15% 60%
Những trường hợp đặc biệt:
1. Trường hợp bị dính các khớp ngón tay (trừ ngón cái và ngón trỏ) và các
khớp ngón chân (trừ ngón cái) thì số tiền bồi thường chỉ bằng 50% số tiền bồi
thường quy định trong trường hợp cụt ngón đó.
2. Trường hợp mất hẳn chức năng của từng bộ phận hoặc hỏng vĩnh viễn chi được
coi như mất từng bộ phận đó hoặc mất chi.
3. Trong trường hợp trước khi xảy ra tai nạn, người lao động chỉ có một mắt
và nay mất nốt mắt lành còn lại thì được coi là suy giảm khả năng lao động
vĩnh viễn trên 81%.
4. Trường hợp người bị tai nạn bị nhiều hơn một loại thương tật thì số tiền
bồi thường sẽ là tổng số tiền bồi thường cho từng loại thương tật. Tổng số
tiền bồi thường sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.
5. Những trường hợp suy giảm khả năng lao động không được liệt kê trong Bảng
trả tiền bồi thường bảo hiểm này sẽ được bồi thường theo tỷ lệ trên cơ sở so
sánh tính nghiêm trọng của nó với những trường hợp khác có trong Bảng trả tiền
bồi thường bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không xác định được tỷ
lệ suy giảm khả năng lao động, việc bồi thường sẽ được căn cứ vào kết luận của
Hội đồng giám định y khoa.
6. Trường hợp có sự khác biệt giữa tỷ lệ suy giảm khả năng lao động quy định
tại Phụ lục này và kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì lấy theo tỷ lệ
suy giảm khả năng lao động lớn hơn.
PHỤ LỤC VIII
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐCP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
...., ngày.... tháng.... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Căn cứ Nghị định số..../2023/NĐCP ngày / /2023 của Chính phủ quy định về bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
Đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận cho Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thành lập Hội
đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới như sau:
Tên tổ chức được thành lập:
Địa chỉ:
Nội dung hoạt động:
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và cam kết chịu
trách nhiệm về sự chính xác và tuân thủ quy định pháp luật của Đơn này và hồ
sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo:
Liệt kê rõ tài liệu kèm theo. CHỦ TỊCH
HIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM
(Ký tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC IX
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐCP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
...., ngày.... tháng.... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Căn cứ Nghị định số..../2023/NĐCP ngày / /2023 của Chính phủ quy định về bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
Đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận cho Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
được thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới như sau:
Tên thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới cũ:
Tên thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới mới:
Lý do thay đổi:
Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và
cam kết chịu trách nhiệm về sự chính xác và tuân thủ quy định pháp luật của
Đơn này và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo:
Liệt kê rõ tài liệu kèm theo. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
QUỸ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
(Ký tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC X
CÁC MẪU BÁO CÁO
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐCP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính
phủ)
STT Mẫu báo cáo Tên Báo cáo
1 Mẫu số 1 Báo cáo về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
2 Mẫu số 2 Báo cáo doanh thu, bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
3 Mẫu số 3 Báo cáo doanh thu, bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng
4 Mẫu số 4 Báo cáo tình hình thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Mẫu số 1
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM
BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
Tên doanh nghiệp bảo hiểm:...
Kỳ báo cáo: Năm...
STT Loại xe Số lượng xe (chiếc) Phí bảo hiểm (triệu đồng) Số vụ tai nạn (vụ) Số người chết (người) Số tiền bồi thường (triệu đồng)
Về người Về tài sản
Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ
I Xe mô tô 2 bánh
II Xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự
III Xe ô tô không kinh doanh vận tải(Chi tiết từng loại xe theo biểu phí)
IV Xe ô tô kinh doanh vận tải(Chi tiết từng loại xe theo biểu phí)
V Xe ô tô chở hàng(Chi tiết từng loại xe theo biểu phí)
VI Xe khác(Chi tiết từng loại xe theo biểu phí)
Tổng cộng
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên) ..., ngày... tháng... năm...
Người đại diện theo pháp luật
(Ký và đóng dấu)
Mẫu số 2
BÁO CÁO DOANH THU, BỒI THƯỜNG
BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC
Tên doanh nghiệp bảo hiểm:...
Kỳ báo cáo: Năm...
STT Danh mục cơ sở () Số lượng cơ sở Phí bảo hiểm (triệu đồng) Bồi thường bảo hiểm (triệu đồng) Số vụ tổn thất Tổng số tiền bảo hiểm (triệu đồng)
Phí bảo hiểm gốc Phí bảo hiểm giữ lại Bồi thường bảo hiểm gốc Bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại
1
2
3
4
5
6
...
() Doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo theo danh mục cơ sở nêu tại khoản 1 Mục I
Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số.../2023/NĐCP ngày.../.../2023 của
Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới,
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên) ..., ngày... tháng... năm...
Người đại diện theo pháp luật
(Ký và đóng dấu)
Mẫu số 3
BÁO CÁO DOANH THU, BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM BẮT BUỘC
CÔNG TRÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Tên doanh nghiệp bảo hiểm:...
Kỳ báo cáo: Năm....
STT Công trình xây dựng được bảo hiểm () Số lượng công trình Phí bảo hiểm
(triệu đồng) Bồi thường bảo hiểm
(triệu đồng) Số vụ tổn thất Tổng số tiền bảo hiểm
(triệu đồng)
Phí bảo hiểm gốc Phí bảo hiểm giữ lại Bồi thường bảo hiểm gốc Bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại
I CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
1.1 Nhà ở
1.2 Công trình công cộng
II CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
2.1 Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng cấp III trở lên
2.2 ....
...
...
...
Tổng cộng
() Doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo chi tiết theo loại công trình xây dựng nêu
tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số.../2023/NĐCP ngày.../.../2023
của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây
dựng.
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên) ..., ngày... tháng... năm...
Người đại diện theo pháp luật
(Ký và đóng dấu)
Mẫu số 4
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THU, NỘP
TỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC
Tên doanh nghiệp bảo hiểm:...
Kỳ báo cáo: 6 tháng đầu năm..../năm...
STT Chỉ tiêu báo cáo Số tiền (đồng)
1 Tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề
2 Số tiền phải nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong năm tài chính
3 Số tiền đã nộp 6 tháng đầu năm
4 Số tiền đã nộp 6 tháng cuối năm
5 Số tiền đã nộp cả năm
6 Số tiền còn phải nộp trong năm tài chính
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên) ..., ngày... tháng... năm...
Người đại diện theo pháp luật
(Ký và đóng dấu)
| Nghị định 67/2023/ND-CP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Decree-67-2023-ND-CP-compulsory-civil-liability-insurance-by-motor-vehicle-owners-580782.aspx | {'official_number': ['67/2023/ND-CP'], 'document_info': ['Decree No. 67/2023/ND-CP dated September 06, 2023 on compulsory civil liability insurance by motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance, compulsory insurance for construction investment activities'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chính phủ', ''], 'signer': ['Lê Minh Khái'], 'document_type': ['Nghị định'], 'document_field': ['Bảo hiểm, Xây dựng - Đô thị, Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '06/09/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,332 | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 128/2013/TTBTC Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2013
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN; KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN; THUẾ XUẤT KHẨU,
THUẾ NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2005;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06
năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng
11 năm 2012;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm
2008;
Căn cứ Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm
2010;
Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 16/2001/NĐCP ngày 02 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về
tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê Tài chính và Nghị định số
65/2005/NĐCP ngày 19 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐCP ngày 02 tháng 5 năm 2001 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 66/2002/NĐCP ngày 1 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy
định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập
khẩu được miễn thuế;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐCP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ
quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐCP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế
và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước
ngoài;
Căn cứ Nghị định số 23/2007/NĐCP ngày 12/02/2007 của Chính phủ ngày 12 tháng
02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua
bán hàng hoá và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐCP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 123/2008/NĐCP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia
tăng và Nghị định số 121/2011/NĐCP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐCP ngày 8 tháng 12
năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 26/2009/NĐCP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Nghị
định số 113 /2011/NĐCP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐCP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
Căn cứ Quyết định số 33/2009/QĐTTg ngày 2 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;
Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐCP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban
hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐCP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 67/2011/NĐCP ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi
trường và Nghị định số 69/2012/NĐCP ngày 14 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sungkhoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐCP ngày 08 tháng 08 năm
2011 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐCP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ Quy
định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt
động thanh tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐCP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐCP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm
tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Phần I
HƯỚNG DẪN CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh và quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quản lý thuế đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 2. Đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Các loại hàng hóa quy định tại Điều 2 Nghị định số 87/2010/NĐCP ngày 13 tháng
8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Điều 3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan,
quản lý thuế
1. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế được thực hiện
theo nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐCP ngày 15 tháng
12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát
hải quan; Điều 4 Luật Quản lý thuế được bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng
11 năm 2012.
2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương
tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các quy định của pháp luật.
Điều 4. Kiểm tra sau thông quan
Hồ sơ hải quan; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan là đối tượng kiểm
tra sau thông quan theo quy định tại Điều 32 Luật Hải quan số 42/2005/QH11,
Chương X Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10, khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, Nghị định số
83/2013/NĐCP, Chương VI Nghị định số 154/2005/NĐCP và Phần VI Thông tư này.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế; trách
nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan
1. Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo
quy định tại Điều 23 Luật Hải quan; Điều 6, Điều 7, Điều 30 Luật Quản lý thuế
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3, khoản 4, khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; Điều 56
Nghị định số 154/2005/NĐCP; Điều 5 Nghị định số 83/2013/NĐCP.
2. Việc kế thừa các quyền và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp
hình thành sau khi tổ chức lại thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Quản
lý thuế, được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ, quyền lợi về thuế;
các ưu đãi về thủ tục hải quan và thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu của doanh
nghiệp cũ.
b) Doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, bị chia, bị tách được áp dụng thời hạn nộp
thuế 275 ngày đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất
hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 83/2013/NĐCP và
khoản 1 Điều 20 Thông tư này trong trường hợp:
b.1) Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện mà hợp nhất, sáp nhập với doanh nghiệp
cũng đáp ứng đủ điều kiện.
b.2) Doanh nghiệp mới được hình thành từ doanh nghiệp bị chia, doanh nghiệp bị
tách mà doanh nghiệp bị chia, bị tách đáp ứng đủ điều kiện.
c) Doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, bị chia, bị tách thuộc các trường hợp
khác: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở
chính xem xét thực tế để quyết định việc cho áp dụng thời hạn nộp thuế 275
ngày theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 83/2013/NĐCP và khoản 1 Điều 20
Thông tư này.
3. Người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu vào
các chứng từ, tài liệu do mình lập thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung,
hồ sơ thanh khoản, hồ sơ đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế, hồ sơ quyết
toán, hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ đề nghị
xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, hồ sơ đề nghị gia hạn nộp
thuế, hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ, hồ sơ xác định trước mã số, hồ sơ xác định
trước trị giá hải quan, hồ sơ xác nhận trước xuất xứ hàng hóa, hồ sơ xác nhận
hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt; các giấy tờ là bản chụp từ bản chính, hồ sơ khác, các chứng từ do
người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, fax, telex.... nộp cho cơ
quan hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các giấy tờ đó. Trường hợp
bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xác nhận, ký
tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản.
Các chứng từ thuộc hồ sơ trên nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì
người khai hải quan phải dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về tính chính xác, trung thực của chứng từ đó.
4. Cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn
quy định tại Điều 27 Luật Hải quan; Điều 8, Điều 9 Luật Quản lý thuế được sửa
đổi, bổ sung tại khoản 5, khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; Điều 57 Nghị định số 154/2005/NĐCP.
5. Cơ quan hải quan có thể xem xét, chấp thuận việc kiểm tra thực tế và thông
quan hàng hoá ngoài giờ hành chính trên cơ sở đăng ký trước bằng văn bản (chấp
nhận cả bản fax) của người khai hải quan và điều kiện thực tế của cơ quan hải
quan. Trường hợp lô hàng đang kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ hành chính
thì được thực hiện kiểm tra tiếp, không cần có văn bản đề nghị của người khai
hải quan.
6. Phối hợp giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan, người nộp thuế.
a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hải quan, cung cấp thông
tin, tài liệu, công khai các thủ tục hải quan, thủ tục thuế để người khai hải
quan, người nộp thuế thực hiện đúng các quy định của pháp luật hải quan, pháp
luật thuế, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp
luật.
b) Người khai hải quan, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp kịp thời cho cơ
quan hải quan những thông tin liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, về vi phạm pháp luật
hải quan nhằm góp phần bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thương
mại.
c) Việc phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin giữa cơ quan hải quan với người
khai hải quan, người nộp thuế có thể thực hiện thông qua biên bản ghi nhớ để
bảo đảm tuân thủ nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia ký kết.
Phần II
THỦ TỤC HẢI QUAN; KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN; QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
Chương I
HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, QUẢN LÝ THUẾ
Điều 6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại bao gồm:
1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá;
2. Hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất;
3. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu;
4. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất
hàng xuất khẩu;
5. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương
nhân nước ngoài;
6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;
7. Hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên
giới;
8. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của tổ chức, cá
nhân không phải là thương nhân;
9. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;
10. Hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế;
11. Hàng hóa tạm nhậptái xuất, tạm xuấttái nhập dự hội chợ, triển lãm;
12. Thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhậptái xuất,
tạm xuấttái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử
nghiệm, nghiên cứu.
Điều 7. Xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là
xác định trước mã số)
1. Xác định trước mã số được thực hiện đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
trước khi làm thủ tục hải quan, theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.
2. Hồ sơ xác định trước mã số
a) Đơn đề nghị xác định trước mã số (theo mẫu số 01/XĐTMS/2013 Phụ lục III ban
hành kèm theo Thông tư này): 01 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán với nước ngoài theo quy định hiện hành của hàng hóa đề
nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị xác định trước mã
số trực tiếp thực hiện giao dịch: 01 bản chụp;
c) Tài liệu kỹ thuật mô tả chi tiết thành phần, tính chất, cấu tạo, công dụng,
phương thức vận hành của hàng hóa: 01 bản chính;
d) Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp;
đ) Mẫu hàng hóa đối với trường hợp phải có mẫu hàng hóa theo yêu cầu của cơ
quan Hải quan;
e) Bảng kê các tài liệu của hồ sơ xác định trước mã số: 01 bản chính.
3. Thủ tục xác định trước mã số
a) Đối với tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước mã số:
a.1) Điền đủ các thông tin vào Đơn đề nghị xác định trước mã số (theo mẫu số
01/XĐTMS/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).
a.2) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số theo quy định tại khoản 2 Điều
này đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi dự kiến làm thủ tục hải quan đối với
hàng hóa đề nghị xác định trước mã số, trong thời hạn ít nhất 90 ngày trước
khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng;
a.3) Cung cấp, bổ sung tài liệu, thông tin nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác
định trước mã số cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc Tổng cục Hải quan khi
có yêu cầu;
a.4) Thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong thời hạn
10 ngày kể từ ngày có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đề
nghị xác định trước mã số, trong đó nêu rõ lý do, ngày, tháng, năm, có sự thay
đổi.
a.5) Đề nghị Tổng cục Hải quan gia hạn áp dụng văn bản thông báo kết quả xác
định trước mã số trong trường hợp hết thời hạn có hiệu lực của văn bản thông
báo kết quả xác định trước mã số, nhưng không có thay đổi về thông tin, tài
liệu, mẫu hàng hóa và quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông
báo kết quả xác định trước mã số.
b) Đối với cơ quan hải quan:
Trên cơ sở quy định của pháp luật, cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa, áp
dụng mức thuế của cơ quan hải quan và hồ sơ đề nghị xác định trước mã số của
tổ chức cá nhân, cơ quan hải quan thực hiện như sau:
b.1) Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ và thực hiện:
b.1.1) Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị
không trực tiếp thực hiện giao dịch: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận Đơn đề nghị xác định trước mã số, Cục Hải quan tỉnh,
thành phố có văn bản thông báo từ chối xác định trước mã số gửi tổ chức,
cá nhân;
b.1.2) Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị
trực tiếp thực hiện giao dịch nhưng hồ sơ xác định trước mã số không đủ hoặc
Đơn đề nghị không điền đủ các thông tin theo mẫu: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận Đơn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có
văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung các thông tin, chứng từ, tài
liệu;
b.1.3) Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị
trực tiếp thực hiện giao dịch, hồ sơ xác định trước mã số đủ, Đơn đề nghị điền
đủ thông tin: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ,
Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản gửi Tổng cục Hải quan nêu rõ ý kiến đề
xuất mã số của mặt hàng đề nghị xác định trước, lý do, cơ sở đề xuất và gửi
kèm hồ sơ đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân gửi.
b.1.4) Trong quá trình xem xét đề xuất mã số của mặt hàng đề nghị xác định
trước, nếu thông tin giữa các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ đã thống nhất,
nhưng phải có kết quả phân tích hoặc giám định để xác định đặc tính hàng hóa,
Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản thông báo tổ chức, cá nhân cung cấp
mẫu hàng hóa. Việc gửi mẫu phân tích hoặc giám định thực hiện theo quy định
tại khoản 8, khoản 9 Điều 17 Thông tư này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả phân tích hoặc
giám định, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan
trong đó nêu rõ ý kiến đề xuất mã số của mặt hàng đề nghị xác định trước, lý
do, cơ sở đề xuất và gửi kèm hồ sơ đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá
nhân gửi, có bổ sung thông báo kết quả phân tích hoặc kết quả giám định.
Hồ sơ và kết quả xử lý được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa,
áp dụng mức thuế của cơ quan hải quan.
b.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, văn bản đề nghị của Cục Hải
quan tỉnh, thành phố và xử lý:
b.2.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả
xác định trước mã số (theo mẫu số 02/TBXĐTMS/2013 Phụ lục III ban hành kèm
theo Thông tư này) trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ
sơ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi (đối với các hàng hóa thông thường)
hoặc trong thời hạn tối đa 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối
với các hàng hóa phải phân tích, giám định, hoặc trường hợp hàng hóa phức
tạp). Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số được gửi cho tổ chức, cá
nhân, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu
của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan;
b.2.2) Trong quá trình xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước mã số do Cục
Hải quan tỉnh, thành phố gửi, nếu chưa đủ cơ sở, thông tin để xác định trước
mã số, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ từ Cục Hải quan
tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo để tổ chức, cá nhân
bổ sung thông tin, tài liệu.
Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước mã số được tính từ ngày Tổng cục
Hải quan nhận đủ thông tin, tài liệu do tổ chức, cá nhân cung cấp bổ sung.
b.2.3) Đối với trường hợp cần xác minh làm rõ tại cơ quan thẩm quyền nước
ngoài thì thời hạn xác minh thực hiện theo thỏa thuận đã ký với nước ngoài.
Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước mã số tính từ ngày Tổng cục Hải
quan nhận được kết quả xác minh của cơ quan thẩm quyền nước ngoài.
4. Hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số
a) Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số không có hiệu lực áp dụng
trong trường hợp hàng hóa hoặc hồ sơ thực tế xuất khẩu, nhập khẩu khác với
hàng hóa hoặc hồ sơ đề nghị xác định trước mã số.
b) Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số có hiệu lực tối đa là 03 năm
kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành.
c) Trường hợp hết thời hạn 03 năm nếu không có thay đổi về thông tin, tài
liệu, mẫu hàng hóa và căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước
mã số, Tổng cục Hải quan xem xét gia hạn áp dụng văn bản thông báo kết quả xác
định trước mã số theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản sửa đổi, thay thế văn
bản thông báo kết quả xác định trước mã số (theo mẫu số 03/TTXĐTMS/2013 Phụ
lục III ban hành kèm Thông tư này) trong trường hợp phát hiện văn bản thông
báo kết quả xác định trước mã số chưa phù hợp. Văn bản sửa đổi, thay thế văn
bản thông báo kết quả xác định trước mã số có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
đ) Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số chấm dứt hiệu lực trong
trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ để ban hành văn bản thông báo kết
quả xác định trước mã số được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Thời điểm chấm
dứt hiệu lực kể từ ngày quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản
thông báo kết quả xác định trước mã số được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế có
hiệu lực thi hành.
e) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ văn bản thông báo
kết quả xác định trước mã số trong trường hợp phát hiện hồ sơ xác định trước
mã số do tổ chức, cá nhân cung cấp không chính xác, không trung thực.
5. Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số là cơ sở để khai báo mã số
trên tờ khai hải quan và được nộp cùng với hồ sơ hải quan (01 bản chụp) khi
làm thủ tục hải quan.
6. Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước mã số của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, tổ chức, cá nhân có văn bản
kiến nghị Bộ Tài chính để được xem xét, giải quyết.
Điều 8. Xác định trước trị giá hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
(sau đây gọi tắt là xác định trước trị giá)
1. Trường hợp, điều kiện xác định trước trị giá
a) Xác định trước phương pháp xác định trị giá tính thuế, các khoản
điều chỉnh cộng, điều chỉnh trừ, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
nếu tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước trị giá chưa từng xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa giống hệt với hàng hoá đó.
b) Xác định trước mức giá ngoài việc đáp ứng điều kiện nêu tại
điểm a khoản này, tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mức giá
phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
b.1) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian tối thiểu 365 ngày tính
đến ngày nộp Đơn đề nghị xác định trước trị giá. Trong vòng 365 ngày
đó, tổ chức, cá nhân:
b.1.1) Không có trong danh sách đã bị xử phạt về hành vi buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của cơ quan hải quan;
b.1.2) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian
lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của cơ quan
hải quan;
b.2) Đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C cho
toàn bộ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán đề
nghị xác định trước trị giá.
b.3) Thực hiện giao hàng 01 lần cho toàn bộ hàng hóa thuộc hợp đồng
mua bán đề nghị xác định trước trị giá.
2. Hồ sơ xác định trước trị giá
a) Đối với trường hợp đề nghị xác định trước phương pháp xác định
trị giá tính thuế:
a.1) Đơn đề nghị xác định trước trị giá (theo mẫu số 04/XĐTTG/2013 Phụ lục
III ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính;
a.2) Hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện
giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 205/2010/TTBTC ngày
15/10/2010 của Bộ Tài chính: 01 bản chụp;
a.3) Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản
chụp;
a.4) Các chứng từ, tài liệu phù hợp với trường hợp đề nghị xác
định trước trị giá của tổ chức cá nhân: 01 bản chụp, như:
a.4.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu:
Chứng từ, tài liệu chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị
giá giao dịch;
Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản tiền người mua phải trả nhưng
chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại;
Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng;
Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản điều chỉnh trừ;
Các chứng từ tài liệu khác liên quan đến hàng hóa đề nghị xác định trước
trị giá (nếu có).
a.4.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu:
Các chứng từ có liên quan trong trường hợp giá bán thực tế tại cửa khẩu
xuất không phải là giá FOB, giá DAF;
Các chứng từ tài liệu khác liên quan đến hàng hóa đề nghị xác định trước
trị giá (nếu có).
a.5) Bảng kê các chứng từ, tài liệu: 01 bản chính.
b) Đối với trường hợp đề nghị xác định trước mức giá: Ngoài các
chứng từ, tài liệu nêu tại điểm a khoản này, hồ sơ xác định trước
mức giá của tổ chức, cá nhân phải có chứng từ thanh toán qua ngân
hàng bằng phương thức L/C của toàn bộ hàng hóa thuộc hợp đồng mua
bán: 01 bản chụp.
3. Thủ tục xác định trước trị giá
a) Đối với tổ chức, cá nhân:
a.1) Điền đủ các thông tin vào Đơn đề nghị xác định trước trị giá (theo
mẫu số 04/XĐTTG/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.2) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá theo quy định tại
khoản 2 Điều này đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi dự kiến làm
thủ tục hải quan đối với hàng hóa đề nghị xác định trước trị giá, trong
thời hạn ít nhất 90 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng;
a.3) Cung cấp bổ sung hồ sơ, tham gia đối thoại nhằm làm rõ nội dung
đề nghị xác định trước trị giá cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố
hoặc Tổng cục Hải quan khi có yêu cầu;
a.4) Thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến
hàng hóa đề nghị xác định trước trị giá đã nộp cho cơ quan hải quan,
trong đó nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
a.5) Đề nghị Tổng cục Hải quan gia hạn áp dụng văn bản thông báo kết
quả xác định trước trị giá trong trường hợp hết thời hạn có hiệu lực của
văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá, nhưng không có thay đổi về
thông tin, tài liệu và quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản
thông báo kết quả xác định trước trị giá.
b) Đối với cơ quan hải quan:
Trên cơ sở quy định của pháp luật, cơ sở dữ liệu về trị giá của cơ
quan hải quan và hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá của tổ
chức, cá nhân, cơ quan hải quan thực hiện như sau:
b.1) Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ và xử lý:
b.1.1) Trường hợp không đủ điều kiện xác định trước trị giá quy định
tại khoản 1 Điều này hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá
nhân không trực tiếp thực hiện giao dịch: Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có
văn bản từ chối xác định trước trị giá gửi tổ chức, cá nhân;
b.1.2) Trường hợp đủ điều kiện xác định trước trị giá quy định tại
khoản 1 điều này, hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực
tiếp thực hiện giao dịch nhưng hồ sơ không đủ hoặc Đơn đề nghị không
điền đủ thông tin theo mẫu: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được Đơn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn
bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung các thông tin, chứng từ,
tài liệu;
b.1.3) Trường hợp đủ điều kiện xác định trước trị giá quy định tại
khoản 1 điều này, hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực
tiếp thực hiện giao dịch đủ hồ sơ và Đơn đề nghị điền đủ thông tin theo
mẫu: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ,
Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan
xem xét, giải quyết và gửi kèm toàn bộ hồ sơ đề nghị xác định
trước trị giá của tổ chức, cá nhân. Văn bản đề nghị Tổng cục Hải
quan phải nêu rõ ý kiến đề xuất, cơ sở đề xuất.
Hồ sơ và kết quả xử lý được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về trị
giá của cơ quan hải quan.
b.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, văn bản đề nghị của Cục Hải
quan tỉnh, thành phố và thực hiện:
b.2.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết
quả xác định trước trị giá (theo mẫu số 05/TBXĐTTG/2013 Phụ lục III ban
hành kèm Thông tư này) trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đủ hồ sơ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi (đối với
trường hợp thông thường) hoặc 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
(đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ). Văn bản thông báo
kết quả xác định trước trị giá được gửi cho tổ chức, cá nhân và Cục Hải quan
tỉnh, thành phố, đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải
quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan.
b.2.2) Trong quá trình xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá,
nếu cần làm rõ thông tin, chứng từ trong hồ sơ đề nghị xác định
trước trị giá, Tổng cục Hải quan yêu cầu tổ chức, cá nhân tham gia
đối thoại. Trường hợp không đủ cơ sở, thông tin, trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ từ Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng
cục Hải quan có văn bản thông báo hoặc đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung
thông tin, tài liệu.
Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá được tính
từ ngày Tổng cục Hải quan nhận đủ thông tin, tài liệu do tổ chức,
cá nhân cung cấp bổ sung.
b.2.3) Đối với trường hợp cần xác minh làm rõ tại cơ quan thẩm
quyền nước ngoài thì thời hạn xác minh làm rõ thực hiện theo thỏa thuận
đã ký với nước ngoài. Thời hạn xử lý hồ sơ xác định trước trị giá được
tính từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được kết quả xác minh.
4. Hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá
a) Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá không có hiệu lực áp
dụng trong trường hợp hàng hóa hoặc hồ sơ thực tế xuất khẩu, nhập khẩu
khác với hàng hóa hoặc hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá; hoặc hồ sơ
xác định trước trị giá có thay đổi.
b) Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá có hiệu lực như sau:
b.1) Trường hợp xác định trước phương pháp xác định trị giá tính
thuế: Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá có hiệu lực đối
với giao dịch được xác định trước trị giá nhưng tối đa không quá 03
năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành.
b.2) Trường hợp xác định trước mức giá: Văn bản thông báo kết quả xác định
trước trị giá có hiệu lực trực tiếp đối với lô hàng được xác định
trước mức giá.
c) Trường hợp hết thời hạn có hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác
định trước trị giá, nếu không có thay đổi về thông tin, tài liệu và căn
cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá, Tổng
cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét gia hạn áp dụng văn bản thông báo
kết quả xác định trước trị giá theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản sửa đổi, thay
thế văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá (theo mẫu số
06/TTXĐTTG/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) trong trường hợp
phát hiện văn bản thông báo kết quả xác định trước chưa phù hợp.
Văn bản sửa đổi, thay thế văn bản thông báo kết quả xác định trước
trị giá có hiệu lực áp dụng kể từ ngày ban hành.
đ) Văn bản thông báo xác định trước trị giá chấm dứt hiệu lực trong
trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo
kết quả xác định trước trị giá có thay đổi. Thời điểm chấm dứt
hiệu lực kể từ ngày quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông
báo kết quả xác định trước trị giá thay đổi có hiệu lực thi hành.
e) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ văn bản
thông báo kết quả xác định trước trị giá trong trường hợp phát hiện
hồ sơ xác định trước trị giá do tổ chức, cá nhân cung cấp không
chính xác, không trung thực.
5. Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá là cơ sở để
khai báo Tờ khai trị giá tính thuế và được nộp cùng với hồ sơ hải
quan (01 bản chụp) khi làm thủ tục hải quan.
6. Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước trị giá
của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, tổ chức, cá nhân có văn bản
kiến nghị Bộ Tài chính để được xem xét, giải quyết.
Điều 9. Xác định trước xuất xứ
1. Việc xác định trước xuất xứ được thực hiện đối với hàng hóa nhập khẩu.
2. Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ:
a) Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu (theo mẫu số
07/XĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính;
b) Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá gồm các thông tin
như: tên hàng, mã số hàng hóa, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, giá
CIF hoặc tương đương của nguyên vật liệu, do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định
trước xuất xứ phát hành trên cơ sở thông tin do nhà sản xuất hoặc nhà xuất
khẩu cung cấp: 01 bản chính;
c) Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất ra hàng hoá hoặc Giấy chứng nhận phân
tích thành phần do nhà sản xuất cấp: 01 bản chụp;
d) Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp;
đ) Mẫu hàng hóa đối với trường hợp phải có mẫu hàng hóa theo yêu cầu của Tổng
cục Hải quan;
3. Thủ tục xác định trước xuất xứ
a) Đối với tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ:
a.1) Điền đủ các thông tin vào đơn đề nghị theo mẫu số 07/XĐXX/2013 phụ lục
III ban hành kèm Thông tư này.
a.2) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ theo quy định tại khoản 2
Điều này đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi dự kiến làm thủ tục hải quan đối
với hàng hóa đề nghị xác định trước xuất xứ, trong thời hạn ít nhất 90 ngày
trước khi nhập khẩu lô hàng;
a.3) Cung cấp, bổ sung tài liệu, thông tin nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác
định trước xuất xứ cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc Tổng cục Hải quan khi
có yêu cầu;
a.4) Thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục
Hải quan trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi về hồ sơ đề
nghị xác định trước xuất xứ, trong đó nêu rõ ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
b) Đối với cơ quan hải quan:
Trên cơ sở quy định của pháp luật, cơ sở dữ liệu về xuất xứ hàng hóa và hồ sơ
đề nghị xác định trước xuất xứ của tổ chức cá nhân, cơ quan hải quan thực hiện
như sau:
b.1) Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ và thực hiện:
b.1.1) Trường hợp hồ sơ xác định trước xuất xứ không đầy đủ hoặc Đơn đề nghị
không điền đủ các thông tin theo mẫu: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận Đơn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản yêu
cầu tổ chức, cá nhân bổ sung các thông tin, chứng từ, tài liệu;
b.1.2) Trong trường hợp nhận được đủ hồ sơ xác định trước xuất xứ theo quy
định: trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Cục Hải
quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, giải quyết
và gửi kèm hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ;
b.1.3) Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến
hành kiểm tra, đối chiếu thông tin trên văn bản xác định trước xuất xứ với hồ
sơ và thực tế lô hàng nhập khẩu; trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đúng với
thông báo xác định trước xuất xứ thì báo cáo Tổng cục Hải quan ra văn bản hủy
bỏ giá trị thực hiện của thông báo xác định trước xuất xứ theo hướng dẫn tại
điểm b khoản 4 Điều này và tiến hành kiểm tra, xác định xuất xứ theo quy định
tại điểm e khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
b.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, văn bản đề nghị của Cục Hải
quan tỉnh, thành phố và thực hiện:
b.2.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành thông báo xác định trước
xuất xứ (theo mẫu số 08/TBXĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này)
trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ do Cục Hải quan
tỉnh, thành phố gửi đến (đối với các hàng hóa thông thường) hoặc trong thời
hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối với trường hợp hàng
hóa cần thẩm định thêm thông tin về nhà sản xuất, thị trường, nguồn gốc nguyên
phụ liệu, đặc điểm địa lý, công nghệ sản xuất, giám định/phân tích phân loại).
Văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ được gửi cho tổ chức, cá
nhân, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu
của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan;
b.2.2) Trong quá trình xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ do Cục
Hải quan tỉnh, thành phố gửi, nếu chưa đủ cơ sở, thông tin hoặc trường hợp
phải có mẫu hàng hóa để xác nhận trước xuất xứ, trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục
Hải quan có văn bản thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung thông tin, tài liệu
hoặc mẫu hàng hóa theo quy định.
Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ được tính từ ngày Tổng cục
Hải quan nhận đủ hồ sơ bổ sung.
b.2.3) Đối với trường hợp cần điều tra, xác minh tại cơ quan thẩm có quyền
nước ngoài thì thời hạn xử lý hồ sơ xác định trước xuất xứ thực hiện theo quy
định của điều ước quốc tế có liên quan;
b.2.4) Trường hợp tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ không
cung cấp đủ thông tin cần thiết, Tổng cục Hải quan sẽ từ chối xác định trước
xuất xứ và thông báo bằng văn bản (theo mẫu số 09/CDHLXĐXX/2013 phụ lục III
ban hành kèm Thông tư này).
4. Hiệu lực của văn bản thông báo xác định trước xuất xứ
a) Văn bản thông báo xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có hiệu lực tối
đa là 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành và được
áp dụng đối với chính hàng hoá đó, cùng nhà sản xuất và nhà xuất khẩu.
b) Hủy bỏ văn bản thông báo xác định trước xuất xứ
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ giá trị thực hiện
của văn bản thông báo xác định trước xuất xứ, nếu xảy ra một trong các trường
hợp sau:
b.1) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được bổ sung sửa đổi.
b.2) Các yếu tố đánh giá xuất xứ hàng hoá đã thay đổi.
b.3) Có sự khác nhau giữa kết quả xác định trước xuất xứ với xuất xứ thực tế
của hàng hoá.
b.4) Người nộp đơn đề nghị xác định trước xuất xứ cung cấp thông tin sai lệch,
giả mạo.
5. Sử dụng văn bản thông báo xác định trước xuất xứ
a) Văn bản xác định trước xuất xứ là cơ sở để khai báo xuất xứ và làm
thủ tục hải quan.
b) Văn bản xác định trước xuất xứ không có giá trị để hưởng thuế suất ưu đãi
đặc biệt.
Việc xác định trước xuất xứ và áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng
hóa nhập khẩu theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết thì
thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
6. Trường hợp không đồng ý với văn bản thông báo xác định trước xuất
xứ của Tổng cục Hải quan, tổ chức, cá nhân có văn bản kiến nghị Bộ
Tài chính để được xem xét, giải quyết.
Điều 10. Xem hàng hoá trước khi khai hải quan
Việc xem hàng hoá trước khi khai hải quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23
Luật Hải quan được thực hiện như sau:
1. Chủ hàng có đơn đề nghị xem hàng hoá trước khi làm thủ tục hải quan gửi
người đang giữ hàng hoá, đồng thời thông báo cho Chi cục hải quan để giám sát
theo quy định.
2. Việc xem trước hàng hoá phải được sự chấp thuận của người đang giữ hàng
hóa và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
3. Khi xem trước hàng hoá, người đang giữ hàng hoá phải lập biên bản chứng
nhận, có xác nhận của người đang giữ hàng hoá, chủ hàng và công chức hải quan
giám sát, mỗi bên tham gia giữ 01 bản.
4. Sau khi chủ hàng xem hàng hoá, hải quan niêm phong hàng hoá. Trường hợp
hàng hoá không thể niêm phong được thì trong biên bản chứng nhận nêu tại khoản
3 Điều này phải thể hiện được tình trạng hàng hoá và ghi rõ người đang giữ
hàng hoá chịu trách nhiệm giữ nguyên trạng hàng hoá.
Điều 11. Khai hải quan
1. Việc khai hải quan (bao gồm cả khai thuế khi làm thủ tục hải quan) được
thực hiện theo mẫu Tờ khai hải quan do Bộ Tài chính ban hành.
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai
trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương
ứng.
3. Đối với hàng hoá nhập khẩu, khai hải quan được thực hiện trước hoặc trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu. Ngày hàng hoá đến cửa khẩu
là ngày ghi trên dấu của cơ quan hải quan đóng lên bản khai hàng hoá (bản lược
khai hàng hoá) nhập khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập
cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai
phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải (đường
sông, đường bộ).
4. Khai hải quan đối với hàng hoá có nhiều hợp đồng/đơn hàng
a) Hàng hóa nhập khẩu có nhiều hợp đồng/đơn hàng, có một hoặc nhiều hoá đơn
của một người bán hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng phương thức thanh toán,
giao hàng một lần, có một vận đơn thì khai trên một tờ khai hải quan.
b) Hàng hóa xuất khẩu có nhiều hợp đồng/đơn hàng, cùng điều kiện giao hàng,
cùng phương thức thanh toán, cùng bán cho một khách hàng và giao hàng một lần
thì khai trên một tờ khai hải quan.
c) Khi khai hải quan, người khai hải quan phải khai đầy đủ số, ngày, tháng,
năm của hợp đồng/đơn hàng trên tờ khai hải quan; trường hợp không thể khai hết
trên tờ khai hải quan thì lập bản kê chi tiết kèm theo tờ khai hải quan; về
lượng hàng thì chỉ cần khai tổng lượng hàng của các hợp đồng/đơn hàng trên tờ
khai hàng hoá xuất khẩu/nhập khẩu.
5. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận đơn, hóa đơn thương
mại, khai trên nhiều tờ khai theo từng loại hình hàng hóa nhập khẩu thì các
chứng từ bản chính được lưu kèm một tờ khai hải quan, các chứng từ kèm tờ khai
hải quan khác sử dụng bản chụp và ghi rõ trên chứng từ “bản chính được lưu kèm
tờ khai hải quan số…, ngày…”.
6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được giảm mức thuế so với quy
định và/hoặc được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt thì khi khai mức thuế phải
khai cả mức thuế trước khi giảm, tỷ lệ phần trăm số thuế được giảm và/hoặc mức
thuế ưu đãi đặc biệt và văn bản quy định về việc này.
7. Trách nhiệm của người khai hải quan, người nộp thuế trong việc khai hải
quan và sử dụng hàng hoá theo mục đích kê khai
a) Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai và các
chứng từ phải nộp, phải xuất trình theo quy định của pháp luật, các yếu tố làm
căn cứ tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế,
không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị
gia tăng, thuế bảo vệ môi trường (trừ việc kê khai thuế suất, số tiền thuế
phải nộp đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế);
b) Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế
phải nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế
hoặc không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật; kê
khai số tiền thuế phải nộp trên một giấy nộp tiền cho toàn bộ số thuế của tờ
khai hải quan.
8. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kê khai thuộc đối tượng không chịu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng,
thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế
quan và đã được xử lý theo kê khai nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không
chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu
đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập
tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa thì thực hiện như sau:
a) Người nộp thuế phải có văn bản thông báo về số lượng, chất lượng, chủng
loại, mã số, trị giá, xuất xứ hàng hóa dự kiến thay đổi mục đích sử dụng,
chuyển tiêu thụ nội địa;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thay đổi mục
đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa của người nộp thuế, cơ quan hải quan có
văn bản trả lời;
Sau khi được cơ quan hải quan chấp thuận cho thay đổi mục đích sử dụng, chuyển
tiêu thụ nội địa, người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo quy định tại khoản 1
Điều 96 Thông tư này trên tờ khai hải quan mới.
c) Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội
địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, cơ quan hải
quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn
định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai nhập khẩu ban đầu và bị xử phạt theo
quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn
thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải
quan.
9. Điều kiện và thủ tục thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
đối với hàng hóa quy định tại khoản 8 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại
Điều 39, Điều 41, Điều 43, Điều 46, Điều 52, Điều 53, Điều 55 Thông tư này.
Điều 12. Hồ sơ hải quan
1. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, người khai hải quan
nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ sau:
a) Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy
thác) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu
hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp
đồng xuất khẩu: 01 bản chụp;
c) Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu: 01 bản
chụp;
d) Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại
hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp;
đ) Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình
các chứng từ sau:
đ.1) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy
định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản chụp khi
xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo
dõi trừ lùi;
đ.2) Các chứng từ khác theo quy định của các Bộ, Ngành có liên quan;
đ.3) Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các
giấy tờ nêu trên, phải có thêm:
đ.3.1) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp
hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không
bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu xuất
khẩu); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giá cung cấp
theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác
xuất khẩu): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần xuất khẩu đầu tiên
tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để đối chiếu;
đ.3.2) Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế:
nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính;
đ.4) Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp.
2. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, người khai hải quan
nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ sau:
a) Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản chụp;
c) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;
d) Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại
hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp;
đ) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định
của pháp luật (trừ hàng hoá nêu tại khoản 7 Điều 6 Thông tư này, hàng hoá mua
bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh
mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận đơn thì người
khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải quan hoặc nộp
danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí
được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp
bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận đơn.
e) Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất
trình các chứng từ sau:
e.1) Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông
báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng,
của cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm dịch đối với hàng hóa
nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về an
toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính;
e.2) Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả
giám định: nộp 01 bản chính;
e.3) Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ
khai trị giá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐBTC ngày 21 tháng 5
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn khai báo và Thông tư số
182/2012/TTBTC ngày 25 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ tài chính sửa đổi,
bổ sung một số quy định của Quyết định số 30/2008/QĐBTC: nộp 02 bản chính;
e.4) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy
phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật: nộp 01
bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản chụp khi nhập khẩu nhiều lần và phải
xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;
e.5) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): nộp 01 bản chính trong các trường
hợp sau:
e.5.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng
thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trị giá FOB
không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được
hưởng các chế độ ưu đãi đó;
e.5.2) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội,
sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
e.5.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện áp dụng thuế chống bán phá
giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp
dụng theo hạn ngạch thuế quan;
e.5.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy
định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa
phương mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được sửa chữa nội dung hoặc thay
thế, trừ trường hợp do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa
đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật.
e.6) Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nêu tại Điều
100 Thông tư này phải có:
e.6.1) Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được
đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục
theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 101 Thông tư này: nộp 01 bản chụp, xuất trình
bản chính để đối chiếu và trừ lùi;
e.6.2) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu
hoặc chỉ định thầu) kèm theo hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết
quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng
thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường
hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng
hoá, hợp đồng cung cấp dịch vụ trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng
uỷ thác, hợp đồng dịch vụ không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ
thác nhập khẩu hoặc cung cấp dịch vụ); hợp đồng cho thuê tài chính (đối
với trường hợp Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu máy móc, thiết bị,
các phương tiện vận chuyển cho dự án ưu đãi đầu tư thuê tài chính): nộp
01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục hải
quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu;
e.6.3) Giấy tờ chuyển nhượng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường
hợp hàng hoá của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế
khác: nộp 01 bản chụp;
e.6.4) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng miễn thuế đối với hàng
hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế: nộp 01 bản chụp;
e.6.5) Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế;
e.7) Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy
định tại Thông tư số 225/2010/TTBTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài
chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn
lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, đối với hàng hoá là
hàng viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản chính;
Trường hợp chủ dự án ODA không hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện dự án ODA
không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế
giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về thuế
thì phải có thêm giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng
cung cấp hàng hoá, trong đó quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá
không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt
(đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác
nhập khẩu hàng hoá, trong đó quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không
bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với
trường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối
chiếu.
e.8) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu
hoặc chỉ định thầu) kèm theo Hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp chế xuất
theo kết quả đấu thầu hoặc Hợp đồng cung cấp hàng hóa, trong đó, quy định giá
trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thuộc đối tượng không
chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (nếu có) để
phục vụ xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc của doanh nghiệp chế xuất do
các nhà thầu nhập khẩu.
e.9) Giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản
lý nhà nước cấp đối với giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không
chịu thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối
chiếu;
e.10) Hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc,
thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử
dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy
móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư
thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động
tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ
thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của
doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho
thuê, phải có:
e.10.1) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng
thầu hoặc chỉ định thầu) và hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết
quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ
(ghi rõ giá hàng hoá phải thanh toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối
với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng do cơ sở trúng
thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu: nộp 01
bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục hải
quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu;
e.10.2) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cung cấp theo
hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp nhập
khẩu uỷ thác): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;
e.10.3) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực
hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặt
hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ kèm theo bản xác nhận của đại
diện doanh nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan nghiên cứu khoa học và cam kết sử
dụng trực tiếp hàng hoá nhập khẩu cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ: nộp 01 bản chính;
e.10.4) Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng máy móc,
thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc
loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm
kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt: nộp 01 bản chính;
e.10.5) Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng tàu bay,
dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để
tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh và để cho thuê: nộp 01 bản chính;
e.10.6) Hợp đồng thuê ký với nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn
khoan, tàu thuỷ; loại trong nước chưa sản xuất được của nước ngoài dùng cho
sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: xuất trình 01 bản chính;
e.11) Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của Bộ
Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công an đối với hàng hoá
nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an
ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng: nộp 01 bản chính;
e.12) Đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí
nghiệm khoa học, để được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy
định của Luật Thuế giá trị gia tăng, phải có:
a.12.1) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng
thầu hoặc chỉ định thầu) hoặc hợp đồng bán hàng cho các trường học, các viện
nghiên cứu theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng
cung cấp dịch vụ: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu
đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu.
e.12.2) Bản xác nhận của các trường học, các viện nghiên cứu cam kết sử dụng
trực tiếp thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm
khoa học để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm khoa học tại các
trường học, các viện nghiên cứu: nộp 01 bản chính.
e.13) Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan, xuất xứ (nếu có): 01
bản chụp.
e.14) Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật đối với từng
mặt hàng cụ thể: nộp 01 bản chính.
Điều 13. Đăng ký tờ khai hải quan
1. Địa điểm đăng ký tờ khai
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục hải quan
cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, cụ thể:
a) Đối với hàng hóa không được chuyển cửa khẩu thì phải đăng ký tờ khai hải
quan tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu, cảng
đích;
b) Đối với hàng hóa được chuyển cửa khẩu thì được đăng ký tờ khai hải quan tại
Chi cục hải quan quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu hoặc Chi cục
hải quan nơi hàng hóa được chuyển cửa khẩu đến;
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo một số loại hình cụ thể thì địa
điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng được hướng dẫn
Thông tư này.
Quy định này áp dụng đối với cả thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại
Thông tư số 196/2012/TTBTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
2. Điều kiện và thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
Việc đăng ký tờ khai được thực hiện ngay sau khi người khai hải quan khai, nộp
đủ hồ sơ hải quan theo quy định và được cơ quan hải quan kiểm tra các điều
kiện đăng ký tờ khai hải quan, bao gồm:
a) Kiểm tra điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, tạm dừng làm thủ tục hải
quan;
b) Kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của các thông tin khai hải quan và các chứng từ
thuộc hồ sơ hải quan;
c) Kiểm tra việc tuân thủ chế độ, chính sách quản lý và chính sách thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp đủ điều kiện đăng ký tờ khai, công chức hải quan cấp số đăng ký tờ
khai, cập nhật vào hệ thống. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai,
công chức hải quan thông báo lý do bằng văn bản cho người khai hải quan.
Điều 14. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan
1. Việc sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan được thực hiện trong
các trường hợp sau đây:
a) Sửa chữa tờ khai hải quan, khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm kiểm
tra thực tế hàng hoá hoặc trước khi quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá
theo quy định tại khoản 3, Điều 9 Nghị định số 154/2005/NĐCP;
b) Khai bổ sung hồ sơ hải quan được thực hiện sau thời điểm cơ quan hải quan
quyết định thông quan, giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản nếu đáp ứng
nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
b.1) Sai sót về nội dung khai hải quan do người nộp thuế, người khai hải quan
tự phát hiện, khai báo với cơ quan hải quan;
b.2) Thời điểm khai báo trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải
quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế
tại trụ sở của người nộp thuế;
b.3) Người khai hải quan, người nộp thuế phải có đủ cơ sở chứng minh và cơ
quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính
xác và hợp pháp của việc khai bổ sung.
b.4) Việc khai bổ sung không ảnh hưởng đến việc áp dụng chính sách quản lý
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với lô hàng khai bổ sung.
2. Nội dung sửa chữa, khai bổ sung bao gồm:
a) Khai bổ sung thông tin làm cơ sở xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế hoặc
xác định đối tượng không chịu thuế; hoặc xác định đối tượng miễn thuế, xét
miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế;
b) Khai bổ sung số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế đã nộp, số tiền thuế chênh
lệch còn phải nộp hoặc số tiền thuế chênh lệch nộp thừa (nếu có), số tiền chậm
nộp của số tiền thuế khai bổ sung (nếu người nộp thuế đã nộp tiền thuế khai bổ
sung quá thời hạn nộp thuế) đối với từng mặt hàng và của cả tờ khai hải quan;
cam kết về tính chính xác, hợp pháp của chứng từ, hồ sơ khai bổ sung;
c) Sửa chữa, khai bổ sung thông tin khác trên tờ khai hải quan.
3. Hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung gồm:
a) Văn bản sửa chữa, khai bổ sung (mẫu số 10/KBS/2013 Phụ lục III ban hành kèm
Thông tư này): nộp 02 bản chính;
b) Các giấy tờ kèm theo để chứng minh việc sửa chữa, khai bổ sung.
4. Xử lý hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Khai chính xác, trung thực, đầy đủ các yếu tố, căn cứ khai bổ sung trong
văn bản khai bổ sung;
a.2) Tính số tiền thuế khai bổ sung, số tiền chậm nộp (nếu có) phải nộp do
khai bổ sung;
a.3) Nộp đủ hồ sơ cho cơ quan hải quan trong thời hạn được sửa chữa, khai bổ
sung theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế, khoản 2 Điều 22 Luật Hải
quan;
a.4) Thực hiện thông báo của cơ quan hải quan trên văn bản sửa chữa, khai bổ
sung;
a.5) Trường hợp khai bổ sung làm tăng số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế
phải nộp số tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) theo đúng quy định;
a.6) Trường hợp khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế có
quyền đề nghị cơ quan hải quan nơi khai bổ sung xử lý số tiền nộp thừa theo
hướng dẫn tại Điều 26 Thông tư này.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung đối với trường
hợp sửa chữa, khai bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Luật Quản
lý thuế, khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan. Ghi rõ ngày tiếp nhận hồ sơ khai bổ
sung đối với trường hợp khai bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 34
Luật Quản lý thuế;
b.2) Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung và thông
báo kết quả kiểm tra trên văn bản sửa chữa, khai bổ sung; trả cho người khai
hải quan 01 bản, lưu 01 bản;
b.3) Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung trong thời hạn
sau đây:
b.3.1) Trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ sửa chữa,
khai bổ sung đối với trường hợp sửa chữa, khai bổ sung trước thời điểm cơ quan
hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng
hóa;
b.3.2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ
sung đối với trường hợp khai bổ sung trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng
ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế,
thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
5. Trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế tự phát hiện hồ sơ hải quan
đã nộp có sai sót; tự giác khai báo trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm
tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế nhưng quá thời 60 ngày,
kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; người khai hải quan, người nộp thuế có đủ
cơ sở chứng minh và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định
tính chính xác và hợp pháp của việc khai báo thì xử lý như sau:
a) Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện việc kê khai như trường hợp
khai bổ sung hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này; nộp đủ
số tiền thuế thiếu, số tiền chậm nộp tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai
được khai bổ sung đến ngày thực nộp thuế, chấp hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính của cơ quan hải quan;
b) Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ kê khai của người
khai hải quan, người nộp thuế như trường hợp khai bổ sung hướng dẫn tại điểm b
khoản 4 Điều này; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và ghi chú vào văn
bản khai bổ sung về việc xử phạt. Trường hợp tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền
thuế phải nộp thì cơ quan hải quan hoàn trả số tiền thuế nộp thừa theo quy
định tại Điều 26 Thông tư này.
Điều 15. Thay tờ khai hải quan
Thay tờ khai hải quan chỉ thực hiện khi thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập
khẩu và phải thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước
thời điểm quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Thủ tục hải quan thực
hiện như sau:
1. Người khai hải quan có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai
giải trình lý do đề nghị thay tờ khai hải quan khác;
2. Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai có trách nhiệm xem xét lý
do, giải trình của người khai hải quan; nếu thấy hợp lý và không phát hiện dấu
hiệu gian lận thương mại thì chấp nhận đề nghị của người khai hải quan, phân
công công chức hải quan thực hiện:
a) Thu hồi tờ khai đã đăng ký;
b) Thực hiện việc huỷ tờ khai hải quan đã đăng ký: Gạch chéo bằng mực đỏ, ký
tên, đóng dấu công chức lên cả hai tờ khai hải quan được huỷ;
c) Đăng ký tờ khai hải quan mới. Hồ sơ hải quan mới bao gồm: Tờ khai hải quan
mới và các chứng từ của lô hàng cùng tờ khai hải quan được huỷ;
d) Ghi chú trên hệ thống: Tờ khai này đã được thay bằng tờ khai số; ngày,
tháng, năm;
e) Lưu tờ khai hải quan được huỷ, văn bản đề nghị thay tờ khai của người khai
hải quan theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan.
Điều 16. Kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan
1. Kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan bao gồm: Kiểm tra hồ sơ hải
quan, kiểm tra thuế và kiểm tra thực tế hàng hoá.
2. Nội dung kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan
a) Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hoá theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài
chính hướng dẫn phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Kiểm tra về lượng hàng hoá:
Đối với những mặt hàng mà bằng phương pháp thủ công hoặc thiết bị của cơ quan
hải quan không xác định được lượng hàng (như hàng lỏng, hàng rời, lô hàng có
lượng hàng lớn...) thì cơ quan hải quan căn cứ vào kết quả giám định của
thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định (dưới đây gọi tắt là thương nhân giám
định) để xác định.
c) Kiểm tra chất lượng hàng hóa:
c.1) Trường hợp bằng phương tiện và thiết bị của mình, cơ quan hải quan không
xác định được chất lượng hàng hoá để thực hiện quản lý xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hoá thì yêu cầu người khai hải quan lấy mẫu hoặc cung cấp tài liệu kỹ
thuật (catalogue…), thống nhất lựa chọn thương nhân giám định thực hiện giám
định. Kết luận của thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện.
c.2) Trường hợp người khai hải quan và cơ quan hải quan không thống nhất được
trong việc lựa chọn thương nhân giám định thì cơ quan hải quan lựa chọn tổ
chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân
giám định (đối với trường hợp tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra có văn
bản từ chối). Kết luận của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ
quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện.
Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại
theo quy định của pháp luật.
d) Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:
Đối với hàng hóa thuộc Danh mục xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của các
cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hải quan đăng ký tờ khai và làm thủ tục hải
quan căn cứ vào Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước.
đ) Đối với hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm dịch động vật,
thực vật, y tế, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là kiểm
tra chuyên ngành): Cơ quan hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành
hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết luận lô hàng đạt yêu
cầu xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để làm thủ tục hải
quan.
e) Kiểm tra xuất xứ hàng hoá căn cứ vào thực tế hàng hoá, hồ sơ hải quan,
những thông tin có liên quan đến hàng hoá và quy định tại Điều 15 Nghị định số
19/2006/NĐCP ngày 20/02/2006 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn có liên
quan:
e.1) Trường hợp xuất xứ thực tế của hàng hoá nhập khẩu khác với xuất xứ khai
báo của người khai hải quan, nhưng vẫn thuộc nước, vùng lãnh thổ thực hiện đối
xử tối huệ quốc với Việt Nam thì cơ quan hải quan vẫn áp dụng thuế suất ưu đãi
theo quy định, nhưng sẽ tuỳ tính chất, mức độ vi phạm để xem xét xử lý theo
quy định của pháp luật;
e.2) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hoá, cơ quan hải quan yêu cầu
người khai hải quan cung cấp thêm các chứng từ để chứng minh hoặc đề nghị cơ
quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận. Trong khi chờ kết quả kiểm
tra, hàng hoá không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được thông quan theo
thủ tục hải quan thông thường;
e.3) Trường hợp người khai hải quan nộp giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho cả lô
hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận
giấy chứng nhận xuất xứ đó đối với phần hàng hoá thực nhập.
e.4) Trường hợp sau khi thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản, người
khai hải quan nộp bổ sung giấy chứng nhận xuất xứ đề nghị tính lại thuế, nếu
được Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai chấp nhận thì người khai
hải quan tự kê khai, tính lại thuế theo mẫu văn bản sửa chữa, khai bổ sung
(mẫu số 10/KBS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
e.5) Kiểm tra việc áp dụng văn bản xác định trước xuất xứ đối với hàng
hóa thuộc diện kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
g) Kiểm tra thuế, bao gồm các nội dung:
g.1) Kiểm tra điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo
quy định;
g.2) Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế
trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá không thuộc đối tượng chịu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế bảo vệ môi trường.
g.3) Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét
miễn thuế, giảm thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá thuộc
đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế;
g.4) Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp, việc
tính toán số tiền thuế phải nộp trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
thuộc đối tượng chịu thuế trên cơ sở kết quả kiểm tra nêu tại điểm a, điểm b,
điểm c và điểm d khoản này, kết quả kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐCP ngày 16 tháng
3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các căn cứ khác có liên quan.
g.5) Kiểm tra việc áp dụng văn bản xác định trước mã số, xác định trước
trị giá hải quan đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm
tra thực tế hàng hóa.
h) Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập không thực hiện việc
niêm phong hải quan khi kiểm tra hải quan, công chức hải quan mô tả cụ thể tên
hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) trên Phiếu ghi kết
quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa lưu cùng hồ
sơ hải quan. Khi làm thủ tục tái xuất, tái nhập, công chức hải quan kiểm tra
hàng hóa, đối chiếu với mô tả hàng hóa trên bộ hồ sơ hải quan tạm nhập, tạm
xuất (do cơ quan hải quan lưu) và xác nhận hàng hóa tái xuất, tái nhập đúng
với hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất.
3. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro của cơ quan hải quan, Thủ
trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan quyết định hình
thức, mức độ kiểm tra:
a) Miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
c) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, căn
cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa và thông tin
mới thu nhận được, Lãnh đạo Chi cục hải quan quan quyết định thay đổi hình
thức, mức độ kiểm tra đã quyết định trước đó; chịu trách nhiệm về việc thay
đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
5. Kết thúc kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức hải quan thực hiện kiểm tra
ghi kết quả kiểm tra theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Điều 17. Lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện khai
báo hải quan; thực hiện yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành; thực hiện
phân tích hoặc giám định để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Việc lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện trong các trường hợp
sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan theo
yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích hoặc giám
định để phân loại hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
2. Việc lấy mẫu do Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi có yêu cầu quyết định.
3. Thủ tục lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
a) Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan hải
quan thì thực hiện theo Phiếu lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu số
11/PLM/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Trường hợp lấy mẫu để phân tích: Mẫu hàng hóa phải được lấy từ chính lô
hàng cần phân tích. Tổng cục Hải quan quy định cụ thể yêu cầu về mẫu hàng hóa,
quy trình lấy mẫu để phân tích.
c) Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì thực
hiện lấy mẫu tại cửa khẩu nhập hoặc nơi hàng hóa được chuyển cửa khẩu đến.
d) Khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng và đại diện cơ quan hải quan. Trường
hợp lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành phải có thêm đại
diện cơ quan quản lý chuyên ngành (theo quy định của pháp luật chuyên ngành);
mẫu phải được các bên ký xác nhận và niêm phong; khi bàn giao mẫu phải có biên
bản bàn giao và ký xác nhận của các bên.
4. Kỹ thuật lấy mẫu thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
5. Nơi lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Trường hợp lấy mẫu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì lưu mẫu tại:
a) Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi
tắt là Trung tâm Phân tích phân loại) đối với trường hợp lấy mẫu để phục vụ
phân tích.
b) Cơ quan hải quan lấy mẫu đối với trường hợp lấy mẫu để giải quyết các
nghiệp vụ hải quan khác.
6. Thời gian lưu mẫu
a) Đối với mẫu lưu tại Trung tâm Phân tích phân loại: Trong thời hạn 90 ngày
tính từ ngày có Thông báo kết quả phân tích.
b) Đối với mẫu lưu tại Chi cục hải quan: Trong thời hạn 90 ngày tính từ ngày
thông quan hàng hoá.
7. Đối tượng phân tích, giám định và việc gửi yêu cầu phân tích, giám định để
phân loại hàng hóa
a) Đối tượng phân tích, giám định để phân loại hàng hóa là mẫu hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là mẫu hàng hóa).
b) Gửi yêu cầu phân tích, giám định:
b.1) Cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích thực hiện lấy mẫu hàng hóa gửi
Trung tâm Phân tích phân loại thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện phân tích đối
với những mặt hàng vượt quá khả năng phân loại của cơ quan hải quan yêu cầu
phân tích, phải dùng máy móc, thiết bị kỹ thuật để xác định đặc tính thành
phần của mẫu;
b.2) Các trường hợp phải phân tích theo quy định tại Điểm b.1 Khoản 7 Điều này
nhưng Trung tâm Phân tích phân loại thuộc Tổng cục Hải quan chưa đủ điều kiện
phân tích thì cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích gửi mẫu hàng hóa đến
tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật của các Bộ quản lý chuyên ngành
hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của Luật Thương mại
(sau đây gọi tắt là cơ quan giám định) để trưng cầu giám định theo đúng quy
định của pháp luật và sử dụng kết quả giám định của các cơ quan này để xác
định về tên hàng, mã số, mức thuế của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan công bố Danh mục những mặt hàng Trung tâm Phân tích phân
loại chưa đủ điều kiện phân tích;
b.3) Các trường hợp gửi yêu cầu phân tích hoặc giám định và sử dụng kết quả
phân tích hoặc giám định trái với quy định tại khoản này không có giá trị pháp
lý để làm căn cứ phân loại hàng hóa.
8. Hồ sơ yêu cầu phân tích hoặc trưng cầu giám định
a) Hồ sơ yêu cầu phân tích:
a.1) Hồ sơ yêu cầu phân tích do cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích lập,
đóng dấu tròn giáp lai của đơn vị, gửi Trung tâm Phân tích phân loại, gồm:
a.1.1) Phiếu yêu cầu phân tích kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa (theo mẫu số
12/PYCPT/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): lập thành 02 bản chính,
đơn vị yêu cầu phân tích lưu 01 bản và gửi cho Trung tâm Phân tích phân loại
01 bản;
a.1.2) Tài liệu kỹ thuật có liên quan: 01 bản chụp;
a.1.3) Tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu phân tích.
Trường hợp đã kiểm tra thực tế hàng hoá thì phải ghi rõ kết quả kiểm tra của
công chức hải quan: 01 bản chụp;
a.1.4) Hợp đồng thương mại: 01 bản chụp;
a.1.5) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có): 01 bản chụp;
a.1.6) Bảng kê danh mục tài liệu của hồ sơ: 01 bản chính.
a.2) Trường hợp yêu cầu phân tích để phục vụ xác định trước mã số: Trên cơ sở
mẫu hàng hóa do tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước mã số gửi, Cục Hải
quan tỉnh, thành phố nơi đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác định trước lập 02
Phiếu yêu cầu phân tích (theo mẫu số 13/PYCPTXĐTMS/2013 Phụ lục III ban hành
kèm Thông tư này), Cục hải quan lưu 01 bản, gửi Trung tâm phân tích phân loại
01 bản. Hồ sơ phân tích gửi Trung tâm Phân tích phân loại là bản chụp hồ sơ
xác định trước mã số theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
b) Hồ sơ trưng cầu giám định: Thực hiện theo quy định về giám định hàng hoá.
9. Giao, nhận mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích hoặc trưng cầu giám
định.
a) Cơ quan hải quan yêu cầu phân tích hoặc trưng cầu giám định trực tiếp
chuyển hoặc gửi qua đường bưu điện, hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khai
hải quan chuyển mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích hoặc trưng cầu giám
định tới Trung tâm Phân tích phân loại hoặc cơ quan giám định.
b) Trường hợp trưng cầu giám định để phục vụ xác định trước mã số, trên cơ sở
văn bản thông báo của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định
trước mã số gửi mẫu hàng hóa và hồ sơ trưng cầu giám định cho cơ quan giám
định.
c) Khi nhận được mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích, Trung tâm Phân tích
phân loại phải lập Phiếu tiếp nhận yêu cầu phân tích (theo mẫu số
14/PTNYCPT/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này). Phiếu tiếp nhận yêu
cầu phân tích được lập thành 02 bản, Trung tâm Phân tích phân loại lưu 01 bản,
gửi cơ quan hải quan yêu cầu phân tích, 01 bản.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Trung tâm Phân tích phân loại phải gửi Phiếu
tiếp nhận yêu cầu phân tích cho cơ quan hải quan yêu cầu phân tích để theo
dõi.
d) Trường hợp mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích không đáp ứng quy định,
Trung tâm Phân tích phân loại phải thông báo bằng văn bản, trả lại mẫu hàng
hóa và hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được mẫu hàng
hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích. Cơ quan hải quan nơi yêu cầu phân tích có
trách nhiệm nhận lại hồ sơ và mẫu hàng hóa để bổ sung theo quy định.
10. Hủy mẫu, trả lại mẫu hàng hóa đã phân tích hoặc trưng cầu giám định
a) Hủy mẫu hàng hóa đã phân tích:
a.1) Trung tâm Phân tích, phân loại tiến hành thủ tục hủy đối với các mẫu hàng
hóa đã hết hạn lưu giữ theo quy định, mẫu hàng hóa dễ gây nguy hiểm, mẫu hàng
hóa đã bị biến chất hoặc mẫu hàng hóa không còn khả năng lưu giữ;
a.2) Việc hủy mẫu hàng hóa đã phân tích phải có quyết định của Thủ trưởng đơn
vị và phải lập biên bản huỷ mẫu. Quyết định và biên bản hủy mẫu được lưu theo
quy định về lưu giữ hồ sơ.
b) Trả lại mẫu hàng hóa đã phân tích:
b.1) Trường hợp Phiếu yêu cầu phân tích được lập tại cơ quan Hải quan có ghi
rõ “yêu cầu trả lại mẫu” thì Trung tâm Phân tích, phân loại thực hiện trả lại
mẫu cho cơ quan Hải quan hoặc cho người khai hải quan (nếu cơ quan Hải quan
nơi yêu cầu phân tích uỷ quyền cho người khai hải quan nhận mẫu) đối với những
mẫu có khả năng trả lại.
b.2) Thủ trưởng đơn vị quyết định việc trả lại mẫu hàng hóa đang lưu giữ và
không chịu trách nhiệm về phẩm chất hàng hoá đối với những mẫu được trả lại do
đã chịu tác động của quá trình phân tích mẫu.
b.3) Trường hợp trả lại mẫu hàng hóa còn đang trong thời hạn lưu, chủ hàng hóa
phải có văn bản cam kết không khiếu nại về kết quả phân tích.
b.4) Khi trả lại mẫu hàng hóa, phải lập biên bản trả mẫu (theo mẫu số
15/BBTLMHH/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
c) Việc trả mẫu hàng hóa đã giám định thực hiện theo quy định của pháp luật
hiện hành về giám định hàng hoá.
11. Thông báo kết quả phân tích, phân loại
a) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ và mẫu
hàng hóa, Trung tâm Phân tích phân loại có văn bản Thông báo kết quả phân tích
gửi Tổng cục Hải quan (theo mẫu số 16/TBKQPT/2013 Phụ lục III ban hành kèm
Thông tư này).
Trường hợp hồ sơ của hàng hóa cần phân tích có từ 02 mẫu hàng hóa trở lên hoặc
mẫu hàng hóa phức tạp, cần phải có thêm thời gian phân tích, trong thời hạn
không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận mẫu hàng hóa và hồ sơ của hàng
hóa cần phân tích, Trung tâm Phân tích phân loại phải thông báo bằng văn bản
cho cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích biết và dự kiến thời gian trả
lời kết quả phân tích. Sau khi có kết quả phân tích, Trung tâm Phân tích phân
loại có văn bản Thông báo kết quả phân tích gửi Tổng cục Hải quan (theo mẫu số
16/TBKQPT/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), kèm bản chụp hồ sơ phân
tích.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản Thông báo kết quả phân
loại hàng hóa (theo mẫu số 17/TBKQPL/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông
tư này) trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo kết quả
phân tích của Trung tâm phân tích phân loại.
Văn bản Thông báo kết quả phân loại của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là
cơ sở để xác định mức thuế, thực hiện chính sách mặt hàng đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu; được cập nhật vào cơ sở dữ liệu, công khai trên trang
thông tin điện tử và áp dụng thống nhất trong ngành hải quan.
12. Thông báo kết quả phân loại đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu phải trưng cầu giám định theo quy định tại tiết b.2 khoản 7 Điều này:
Sau khi nhận được kết quả giám định của cơ quan giám định, Chi cục hải quan
gửi kết quả giám định cho Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý. Trên cơ sở
kết quả giám định, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố có văn bản hướng
dẫn về phân loại hàng hóa để xác định mức thuế, thực hiện chính sách mặt hàng
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng thời gửi Tổng cục Hải quan 01 bản
để tổng hợp trên trang thông tin điện tử của ngành Hải quan.
13. Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loại của cơ
quan hải quan thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận
tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1. Việc giám sát hải quan đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương
tiện vận tại xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới thực hiện theo quy
định tại Điều 26 Luật Hải quan và Điều 13, Điều 14 Nghị định số 154/2005/NĐ
CP. Ngoài ra, tại Thông tư này hướng dẫn bổ sung việc giám sát hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào hoặc đưa ra khu vực giám sát hải
quan tại cửa khẩu như sau:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi đưa vào hoặc ra khỏi khu vực giám sát hải
quan tại cửa khẩu, người khai hải quan phải xuất trình cho cơ quan hải quan:
a.1) Tờ khai hải quan:
a.1.1) Đối với hàng xuất khẩu là tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan xác
nhận đã làm xong thủ tục hải quan;
a.1.2) Đối với hàng nhập khẩu là tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan xác
nhận thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản; Phiếu xuất
kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi;
a.2) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu.
b.1) Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện việc giám sát hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu theo quy định. Khi phát hiện lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có dấu
hiệu vi phạm các quy định pháp luật hải quan, Chi cục trưởng hải quan cửa khẩu
quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá.
b.2) Khi giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào hoặc ra khu vực cửa
khẩu, Chi cục hải quan cửa khẩu tiến hành:
b.2.1) Kiểm tra hiệu lực của tờ khai hải quan;
b.2.2) Kiểm tra đối chiếu số ký hiệu của phương tiện chứa hàng, tình trạng
niêm phong hải quan (nếu có);
b.3) Xử lý kết quả kiểm tra.
Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, công chức hải quan xác nhận, ký tên, đóng dấu
công chức và trả lại người khai hải quan:
b.3.1) Tờ khai hải quan đã được xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải
quan” đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường thủy
nội địa, đường hàng không, đường sắt;
b.3.2) Tờ khai hải quan đã được xác nhận “Hàng hóa đã xuất khẩu/nhập khẩu” đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng
chuyển tải, khu chuyển tải;
b.3.3) Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu đối với hàng xuất khẩu, nhập
khẩu chuyển cửa khẩu;
b.3.4) Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan hoặc từ CFS ra cửa
khẩu xuất đối với hàng hóa chuyển từ kho ngoại quan/CFS ra cửa khẩu xuất.
Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể,
Chi cục hải quan cửa khẩu hướng dẫn người khai hải quan điều chỉnh bổ sung
hoặc xử lý theo quy định hiện hành.
Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hải quan thuộc diện
phải hủy theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này, Chi cục hải quan cửa
khẩu yêu cầu người khai hải quan đến Chi cục hải quan nơi đăng ký để làm thủ
tục huỷ tờ khai.
c) Đối với hàng hóa hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất; hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu chuyển cửa khẩu, ngoài các chứng từ quy định tại điểm a khoản 1 Điều
này, người khai hải quan phải xuất trình bộ hồ sơ, cơ quan hải quan phải thực
hiện giám sát hải quan theo quy định tại Điều 41 và Điều 61 Thông tư này.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể các biện pháp và thời
gian giám sát đối với từng loại cửa khẩu, từng loại hình hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Điều 19. Đồng tiền nộp thuế
1. Thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng tiền Việt
Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng loại
ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
2. Trường hợp phải nộp thuế bằng ngoại tệ và được tạm nộp thuế khi chưa có
giá chính thức trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, người nộp thuế được
tạm nộp bằng ngoại tệ hoặc đồng tiền Việt Nam; Sau khi có giá chính thức,
người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài,
thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ.
Trong trường hợp tạm nộp bằng đồng tiền Việt Nam, tỷ giá quy đổi ngoại tệ là
tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. Tỷ giá này cũng được
áp dụng thống nhất khi hạch toán ngoại tệ giữa Kho bạc Nhà nước và cơ quan hải
quan.
Điều 20. Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy
định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11
Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13
và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất
khẩu:
a) Để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải
quan, người nộp thuế phải đáp ứng đủ các điều kiện:
a.1) Phải có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu thuộc sở hữu của người nộp thuế,
không phải cơ sở đi thuê trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với nguyên liệu, vật
tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu (trên cơ sở cam kết của doanh
nghiệp theo mẫu số 18/CSSXSXXK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
Cơ quan hải quan phải kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất đối với những doanh
nghiệp có dấu hiệu rủi ro theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
a.2) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất 02 năm liên tục
tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và trong 02 năm đó được cơ quan hải quan
xác định là:
a.2.1) Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới;
a.2.2) Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thương mại;
a.3) Không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai;
a.4) Không bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong
lĩnh vực kế toán trong 02 năm liên tục tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
trở về trước;
a.5) Phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu để sản xuất xuất khẩu. Các trường hợp thanh toán được coi như thanh toán
qua ngân hàng xử lý tương tự như quy định tại khoản 4 Phụ lục I ban hành kèm
theo Thông tư này.
Trường hợp không trực tiếp nhập khẩu, người ủy thác phải đáp ứng đầy đủ các
điều kiện trên và có hợp đồng ủy thác nhập khẩu; người nhận ủy thác nhập khẩu
phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a.2, a.3, a.4, a.5 khoản này.
Trường hợp công ty mẹ nhập khẩu, cung ứng cho các công ty thành viên trực
thuộc hoặc công ty thành viên nhập khẩu cung ứng cho các đơn vị trực thuộc
công ty thành viên hoặc công ty thành viên nhập khẩu cung ứng cho công ty
thành viên khác thì các đơn vị trực thuộc công ty mẹ, trực thuộc công ty thành
viên, công ty thành viên khác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên; công ty
mẹ hoặc công ty thành viên nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện quy định tại
điểm a.2, a.3, a.4, a.5 khoản này và phải cung cấp cho cơ quan hải quan nơi
làm thủ tục danh sách đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc đã kê khai với cơ
quan thuế.
b) Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại điểm a khoản này, nhưng
được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp và đáp ứng điều kiện quy định
tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh
nhưng tối đa không quá 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và không
phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh.
c) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã
được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày hoặc được gia hạn thời hạn nộp thuế
dài hơn 275 ngày nhưng không sản xuất hàng xuất khẩu hoặc kiểm tra, phát hiện
không đáp ứng đủ một trong các điều kiện quy định tại điểm a khoản này hoặc
xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế thì xử lý như sau:
c.1) Chuyển tiêu thụ nội địa: Người nộp thuế phải nộp đủ các loại thuế, tiền
chậm nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu ban đầu đến ngày thực
nộp thuế đối với số hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa.
Trường hợp do phía nước ngoài hủy hợp đồng xuất khẩu hoặc có lý do khách quan
bất khả kháng, người nộp thuế phải chuyển tiêu thụ nội địa thì phải kê khai
nộp đủ các loại thuế khi chuyển tiêu thụ nội địa; tính tiền chậm nộp kể từ
ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp thuế (đối với trường hợp chuyển
tiêu thụ nội địa ngoài thời hạn nộp thuế). Cục hải quan tỉnh, thành phố căn cứ
giải trình của doanh nghiệp, xem xét xử lý từng trường hợp.
c.2) Tái xuất nguyên liệu, vật tư: Người nộp thuế phải tính và nộp tiền chậm
nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan ban đầu đến ngày thực tái xuất. Trường
hợp do phía nước ngoài hủy hợp đồng xuất khẩu vì lý do khách quan, thì không
tính và không phải nộp tiền chậm nộp thuế. Cục hải quan tỉnh, thành phố căn cứ
giải trình của doanh nghiệp, xem xét xử lý từng trường hợp.
c.3) Xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế: Người nộp thuế phải tính và
nộp tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực xuất khẩu sản
phẩm hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếu ngày thực nộp thuế trước ngày thực xuất
khẩu sản phẩm). Trường hợp việc xuất khẩu ngoài thời hạn quy định là do phía
khách hàng nước ngoài, thì không tính và không phải nộp tiền chậm nộp thuế.
c.4) Kiểm tra, phát hiện không đáp ứng đủ một trong các điều kiện quy định tại
điểm a khoản này: người nộp thuế phải nộp đủ các loại thuế và tiền chậm nộp kể
từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đến ngày thực nộp thuế và bị xử
phạt vi phạm theo quy định.
2. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhậptái xuất
a) Người nộp thuế phải nộp thuế nhập khẩu trước khi hoàn thành thủ tục hải
quan hàng tạm nhập. Trường hợp chưa nộp thuế, nếu được tổ chức tín dụng nhận
bảo lãnh số tiền thuế phải nộp và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều
21 Thông tư này, thì được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh
nhưng tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhậptái xuất
(không áp dụng cho thời gian gia hạn thời hạn tạm nhậptái xuất) và không phải
nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh.
b) Trường hợp tái xuất ngoài thời hạn bảo lãnh thì phải nộp tiền chậm nộp kể
từ ngày hết thời hạn bảo lãnh đến ngày tái xuất hoặc đến ngày thực nộp thuế
(nếu ngày thực nộp thuế trước ngày thực tái xuất).
c) Trường hợp đã được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng
chuyển tiêu thụ nội địa thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp
thuế đối với hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa và phải tính tiền chậm nộp từ
thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập hàng hóa đến ngày thực nộp
thuế.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 3
Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 người nộp thuế
phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp (thời hạn bảo lãnh
tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan) và đáp ứng đủ điều
kiện quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này, thì thời hạn nộp thuế là thời
hạn bảo lãnh nhưng trong thời gian bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày
thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế. Tiền chậm nộp thực
hiện theo quy định tại Điều 106 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Quản lý thuế số 21/2012/QH13 và hướng dẫn tại Điều 131 Thông tư này.
4. Thời hạn nộp thuế đối với một số trường hợp đặc thù, trừ trường hợp được
nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất
khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định và áp
dụng đối với từng lần thực tế xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan hải quan,
nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì
thời hạn nộp thuế đối với từng trường hợp thực hiện theo quy định nhưng được
tính từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng
hoá đã tạm giữ;
c) Hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng đã được thông
quan hoặc giải phóng hàng, trong thời gian chờ xét miễn thuế nếu kiểm tra, xác
định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế thì phải nộp đủ các
loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan
hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy
định (nếu có).
Hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo
thuộc đối tượng được xét miễn thuế, trong thời gian chờ xét miễn thuế, người
nộp thuế phải cam kết thực hiện quyết định cuối cùng của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan về số tiền thuế phải nộp. Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa
không thuộc đối tượng được xét miễn thuế thì phải nộp đủ các loại thuế, tính
lại thời hạn nộp thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng
hàng đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định (nếu có).
d) Trường hợp khai báo nộp bổ sung tiền thuế thiếu thì thời hạn nộp thuế là
ngày đăng ký tờ khai hải quan (đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu) hoặc là ngày hoàn thành thủ tục hải quan
tạm nhập khẩu hàng hóa (đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất) hoặc là ngày
thông quan hoặc giải phóng hàng (đối với hàng hóa khác).
5. Đối với tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013 nhưng thông quan
hoặc giải phóng hàng sau ngày 01/7/2013, thì áp dụng thời hạn nộp thuế theo
quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản
lý thuế số 21/2012/QH13.
6. Thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định
a) Các tờ khai hải quan đăng ký kể từ ngày 01/7/2013, cơ quan hải quan ấn định
số tiền thuế phải nộp, thì thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là
ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp là hàng hóa kinh doanh tạm
nhập tái xuất thì thời hạn nộp thuế đối với số thuế ấn định là ngày hoàn
thành thủ tục hải quan tạm nhập. Đối với hàng hóa khác, thời hạn nộp thuế đối
với số tiền thuế ấn định là ngày thông quan hoặc giải phóng hàng;
b) Các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013, nhưng cơ quan hải quan
ban hành quyết định ấn định thuế sau ngày 01/7/2013, thì thời hạn nộp thuế đối
với số tiền thuế ấn định là ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định
thuế.
7. Thời hạn nộp thuế đối với dầu thô xuất khẩu, hàng hóa áp dụng thuế tự vệ,
thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp thực hiện theo quy định tại điểm c
khoản 3 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13. Theo đó, người nộp
thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc phải có bảo
lãnh của tổ chức tín dụng. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì trong
thời gian bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp 0,05%/ngày. Thời hạn bảo lãnh tối đa
là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Điều kiện được bảo lãnh thực
hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.
8. Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm
thông quan hoặc giải phóng hàng hóa: Người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo giá
khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa hoặc phải có bảo lãnh
của tổ chức tín dụng. Điều kiện được bảo lãnh thực hiện theo quy định tại
khoản 2 Điều 21 Thông tư này. Trong thời hạn bảo lãnh người nộp thuế phải nộp
tiền chậm nộp 0,05%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp.
Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi
thông quan hoặc giải phóng hàng nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính
thức thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch giữa tiền thuế phải
nộp theo giá chính thức và giá tạm tính (nếu có) tại thời điểm chốt giá chính
thức, không phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền chênh lệch giữa số thuế phải
nộp theo giá chính thức và giá tạm tính. Điều kiện được bảo lãnh thực hiện
theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.
Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi
thông quan hoặc giải phóng hàng lớn hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính
thức, thì việc xử lý tiền thuế nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 26,
Điều 130 Thông tư này.
9. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị, máy móc, phương tiện
vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc
loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định;
nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón và thuốc
trừ sâu nhập khẩu thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 được sửa
đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
quản lý thuế số 21/2012/QH13 và hướng dẫn tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.
Điều 21. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
1. Việc bảo lãnh số tiền thuế phải nộp được thực hiện theo một trong hai hình
thức: bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
a) Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật
các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền
thuế cho một tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp đã được tổ chức
tín dụng nhận bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp
tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm
nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại khoản 11
Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số
21/2012/QH13; khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế.
b) Bảo lãnh chung là việc cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số
tiền thuế cho hai tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc
nhiều Chi cục hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, được khôi phục mức bảo
lãnh tương ứng với số tiền thuế đã nộp. Việc áp dụng bảo lãnh chung tại nhiều
Chi cục hải quan được thực hiện khi cơ quan hải quan triển khai hệ thống thông
quan điện tử và cơ chế một cửa hải quan VNACCS/VCIS.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh
đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu
có), thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền
chậm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; khoản 2 Điều 114
Luật Quản lý thuế.
2. Cơ quan hải quan chấp nhận áp dụng bảo lãnh nếu đáp ứng đầy đủ các điều
kiện sau:
a) Điều kiện người nộp thuế được áp dụng bảo lãnh:
a.1) Người nộp thuế có vốn chủ sở hữu 10 tỷ đồng trở lên (theo báo cáo tài
chính của năm trước liền kề năm đăng ký tờ khai hải quan), có hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu tối thiểu 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho
lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Trong thời gian 365 ngày trở về trước, kể từ
ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan
hải quan xác định là:
a.1.1) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hoá qua biên giới của cơ quan hải quan;
a.1.2) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận
thuế của cơ quan hải quan;
a.1.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao
gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền
thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành
chính;
a.2) Không có trong danh sách còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền
phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
b) Có Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật
các tổ chức tín dụng ghi rõ số tiền thuế thực hiện bảo lãnh, thời hạn bảo
lãnh, cam kết với cơ quan hải quan liên quan về việc bảo đảm khả năng thực
hiện và chịu trách nhiệm nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp
thuế khi hết thời hạn bảo lãnh nhưng người nộp thuế chưa nộp thuế;
3. Thủ tục đối với hình thức bảo lãnh riêng
a) Khi làm thủ tục cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, nếu thực hiện bảo lãnh
người nộp thuế nộp Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh cho cơ quan
hải quan.
b) Nội dung Thư bảo lãnh riêng thực hiện theo mẫu số 19/TBLR/2013 Phụ lục III
ban hành kèm Thông tư này.
c) Cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện bảo lãnh theo hướng dẫn tại khoản 2
Điều này, nội dung thư bảo lãnh theo mẫu và xử lý việc bảo lãnh như sau:
c.1) Xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng không được quá
thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung
tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số
21/2012/QH13;
c.2) Trường hợp số tiền thuế bảo lãnh nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp, Chi cục
trưởng Chi cục hải quan quyết định thông quan số lượng hàng hóa tương ứng với
số tiền thuế được bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý
này. Trường hợp người nộp thuế muốn thông quan cho toàn bộ lô hàng, người nộp
thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch chưa được bảo lãnh trước khi nhận hàng;
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được bảo lãnh là hàng rời, hàng khí hóa lỏng có
số tiền bảo lãnh ít hơn số tiền thuế phải nộp, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan
quyết định thông quan số lượng hàng hóa tối đa không quá số lượng tương ứng
với số tiền được bảo lãnh.
c.3) Trường hợp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan
có văn bản thông báo từ chối áp dụng bảo lãnh cho người nộp thuế biết. Trường
hợp nghi ngờ tính trung thực của Thư bảo lãnh thì có văn bản trao đổi với tổ
chức tín dụng bảo lãnh để xác minh.
d) Theo dõi, xử lý việc bảo lãnh:
d.1) Hết thời hạn nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp hết số tiền thuế được
bảo lãnh thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế
và tiền chậm nộp (nếu có) thay cho người nộp thuế.
d.2) Cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc nhắc nhở người nộp
thuế, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thực hiện nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp
vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Cơ quan hải quan nơi phát hiện vi phạm của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có
trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc trên hệ thống dữ liệu điện tử (nếu đã
có hệ thống dữ liệu điện tử) cho các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc để
không chấp nhận Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng này và thông báo cho cơ quan
chức năng để xử lý theo quy định.
d.3) Trường hợp người nộp thuế và tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh cùng đồng
thời nộp thuế, tiền chậm nộp (nếu có) thì tiền thuế, tiền chậm nộp, nộp thừa
được hoàn trả cho tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh.
4. Thủ tục đối với hình thức bảo lãnh chung
a) Trước khi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, người nộp thuế có
văn bản gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai đề nghị được bảo lãnh chung
cho hàng hoá nhập khẩu theo mẫu số 20/ĐBLC/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông
tư này;
b) Nội dung Thư bảo lãnh chung thực hiện theo mẫu số 21/TBLC/2013 Phụ lục III
ban hành kèm Thông tư này;
c) Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra các điều kiện bảo lãnh hướng
dẫn tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện bảo lãnh thì
chấp nhận bảo lãnh chung cho các tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của
người nộp thuế đăng ký trong khoảng thời gian người nộp thuế đề nghị được bảo
lãnh ghi trên Thư bảo lãnh, xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh
đối với từng lô hàng theo qui định.
Trường hợp không đáp ứng các điều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản
từ chối áp dụng bảo lãnh và thông báo cho người nộp thuế biết.
Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của Thư bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn
bản trao đổi với tổ chức tín dụng bảo lãnh để xác minh, xử lý theo quy định.
d) Trường hợp số tiền bảo lãnh còn lại nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp được xử
lý tương tự như quy định tại điểm c.2 khoản 3 Điều này;
đ) Việc theo dõi, xử lý bảo lãnh thực hiện tương tự như điểm d khoản 3 Điều
này và phải theo dõi trừ lùi, đảm bảo số tiền thuế mỗi lần bảo lãnh phải nhỏ
hơn hoặc bằng số dư của bảo lãnh chung và được khôi phục hạn mức bảo lãnh
tương ứng với số thuế đã nộp của tờ khai sử dụng bảo lãnh. Hạn mức còn lại của
thư bảo lãnh được căn cứ trên hạn mức ban đầu của thư bảo lãnh trừ () số tiền
thuế đã thực hiện bảo lãnh cộng (+) số tiền thuế đã nộp vào Ngân sách Nhà nước
cho các tờ khai đã thực hiện bảo lãnh chung;
e) Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có văn bản đề nghị dừng sử dụng
bảo lãnh chung (hủy ngang): Cơ quan hải quan khi nhận được văn bản đề nghị
dừng bảo lãnh chung của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thì dừng ngay việc sử
dụng bảo lãnh chung đó với điều kiện tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu
có) của các tờ khai đã sử dụng bảo lãnh chung đó đã được nộp đủ vào ngân sách
Nhà nước.
5. Trường hợp bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử của các ngân hàng thương
mại đã ký kết, thỏa thuận phối hợp thu với Tổng cục Hải quan: Khi nhận được
thông tin số tiền bảo lãnh thuế tại ngân hàng thương mại qua hệ thống thanh
toán điện tử trên cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan, cơ quan Hải
quan cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan và chấp nhận thông quan
hàng hóa. Việc theo dõi, xử lý bảo lãnh thực hiện tương tự như điểm d khoản 3
và điểm đ khoản 4 Điều này.
Điều 22. Địa điểm, hình thức nộp thuế
1. Người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và tiền thu khác
đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc vào
tài khoản chuyên thu của cơ quan hải quan đặt tại các ngân hàng thương mại
hoặc thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ
theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 83/2013/NĐCP.
2. Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và tiền
thu khác bằng tiền mặt nhưng Kho bạc Nhà nước không tổ chức điểm thu tại địa
điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực
hiện thu số tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền thuế đã
thu vào Kho bạc Nhà nước theo quy định.
3. Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế có nợ
tiền thuế, nợ tiền chậm nộp, tiền phạt và tiền thu khác tại các cơ quan hải
quan khác và muốn nộp ngay số tiền nợ đó tại cơ quan hải quan nơi đang làm thủ
tục hải quan; người nộp thuế tự khai báo và nộp tiền tại điểm thu Kho bạc hoặc
cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục (nếu Kho bạc Nhà nước không bố trí điểm
thu).
4. Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ có trách nhiệm cấp
giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế theo mẫu quy định của
Bộ Tài chính.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm cấp biên lai thu cho người nộp thuế theo mẫu
quy định của Bộ Tài chính trong trường hợp thu thuế bằng tiền mặt. Trường hợp
thu hộ tiền thuế, Chi cục hải quan nơi thu hộ có trách nhiệm fax biên lai thu
thuế cho Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế để Chi cục hải quan nơi
doanh nghiệp nợ thuế có văn bản nhờ thu hộ và xử lý theo quy định.
5. Cơ quan hải quan mở tài khoản chuyên thu các khoản tiền thuế, tiền chậm
nộp và tiền thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các ngân hàng
thương mại đã ký kết, thỏa thuận phối hợp thu với Tổng cục Hải quan. Sau khi
hoàn tất thủ tục thu tiền từ người nộp thuế nộp vào tài khoản chuyên thu của
cơ quan hải quan, ngân hàng thương mại kết xuất và truyền thông tin, dữ liệu
về số đã thu ngân sách Nhà nước cho cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước và thực
hiện các bước theo quy trình phối hợp thu ngân sách Nhà nước giữa Kho bạc Nhà
nước Tổng cục Thuế Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại. Khi
nhận được thông tin số tiền đã nộp từ tài khoản chuyên thu tại ngân hàng
thương mại, cơ quan hải quan cập nhật vào hệ thống kế toán, hạch toán và thanh
khoản số thuế còn nợ cho người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà
nước, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ (chưa kết nối với hệ thống thanh
toán thuế điện tử) thì trong thời hạn 08 giờ làm việc, kể từ khi thu tiền thuế
của người nộp thuế, cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng và tổ
chức dịch vụ có trách nhiệm thực hiện chuyển số tiền thuế đã thu của người nộp
thuế vào tài khoản thu ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan
hải quan tại Kho bạc Nhà nước đối với số tiền thuế của nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tạm nhập – tái xuất, hàng tạm xuất
– tái nhập, hoặc nộp vào ngân sách Nhà nước đối với các trường hợp khác.
Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại
khó khăn thì thời hạn nêu trên là 05 ngày làm việc, kể từ khi thu tiền thuế
của người nộp thuế.
Đối với số tiền thuế đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại
Kho bạc Nhà nước, định kỳ hàng tháng sau khi chốt sổ kế toán, nếu quá 135 ngày
kể từ ngày đã thực nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp hồ sơ quyết toán thì
cơ quan hải quan ban hành quyết định chuyển tiền vào ngân sách Nhà nước theo
quy định.
Điều 23. Nộp thuế đối với trường hợp phải giám định, phân tích, phân loại
hàng hoá
Đối với trường hợp phải có giám định, phân tích, phân loại hàng hóa về tiêu
chuẩn kỹ thuật, chất lượng, lượng hàng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho
việc tính thuế (như xác định tên hàng, mã số hàng hoá theo danh mục Biểu thuế,
chất lượng, lượng hàng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới của hàng hóa
nhập khẩu...) thì người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo quy định tại khoản 1
Điều 28 Thông tư này.
Nếu kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hóa khác so với khai báo của
người nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số tiền thuế phải nộp thì cơ quan hải
quan thực hiện ấn định thuế để người nộp thuế nộp thuế theo kết quả giám định,
phân tích, phân loại hàng hóa và thực hiện thời hạn nộp thuế đối với khoản
tiền chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp và số tiền thuế theo khai báo thực
hiện tương ứng của từng loại hàng hóa theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13.
Điều 24. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được thực hiện đối
với các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã đến hạn nộp và phải thực
hiện theo thứ tự quy định tại Điều 45 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung
tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số
21/2012/QH13, trong đó:
a) Tiền thuế nợ, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp
cưỡng chế là khoản nợ quá hạn quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế;
b) Tiền thuế nợ, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện
pháp cưỡng chế là khoản nợ quá hạn chưa quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn
nộp thuế;
2. Kho bạc Nhà nước, cơ quan hải quan phối hợp trao đổi thông tin về thu tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để xác định thứ tự và thu theo đúng thứ tự quy
định, cụ thể như sau:
a) Cơ quan hải quan theo dõi tình hình nợ thuế của người nộp thuế, hướng dẫn
người nộp thuế nộp theo đúng thứ tự, xây dựng hệ thống tra cứu dữ liệu để
người nộp thuế tự tra cứu và chấp hành nộp thuế theo đúng thứ tự quy định;
b) Căn cứ chứng từ nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế,
Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách Nhà nước và luân chuyển chứng từ,
thông tin chi tiết các khoản nộp cho cơ quan hải quan biết để theo dõi và quản
lý;
c) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không
đúng thứ tự, cơ quan hải quan lập lệnh điều chỉnh số tiền thuế đã thu, gửi Kho
bạc Nhà nước để điều chỉnh, đồng thời thông báo cho người nộp thuế biết về số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được điều chỉnh; hoặc yêu cầu người nộp
thuế nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ khác theo đúng
thứ tự thanh toán. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tờ khai xuất khẩu, nhập
khẩu mới phát sinh chỉ được thông quan khi người nộp thuế không còn nợ quá hạn
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt;
d) Trường hợp người nộp thuế không ghi cụ thể số tiền nộp cho từng loại tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt trên chứng từ nộp thuế, cơ quan hải quan hạch
toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã thu theo thứ tự, đồng thời
thông báo cho Kho bạc Nhà nước biết để hạch toán thu ngân sách Nhà nước và
thông báo cho người nộp thuế biết.
Điều 25. Ấn định thuế
1. Ấn định thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này là việc cơ quan hải quan thực
hiện quyền hạn xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế và tính thuế, thông báo,
yêu cầu người nộp thuế phải nộp số tiền thuế do cơ quan hải quan xác định
thuộc các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐCP .
3. Việc ấn định thuế phải theo đúng các nguyên tắc quy định tại Điều 36 Luật
Quản lý thuế.
4. Căn cứ để cơ quan hải quan ấn định thuế là lượng, trị giá tính thuế, xuất
xứ hàng hoá, mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, thuế chống bán phá
giá, thuế chống trợ cấp của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; tỷ giá tính
thuế; phương pháp tính thuế theo quy định và các thông tin, cơ sở dữ liệu khác
quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế, Điều 35 Nghị định 83/2013/NĐ
CP và hướng dẫn tại mục 1 Phần V Thông tư này.
5. Thẩm quyền ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số
83/2013/NĐCP.
6. Thủ tục, trình tự ấn định thuế
a) Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trong quá
trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã được thông quan hoặc giải
phóng hàng;
b) Khi thực hiện ấn định thuế, cơ quan hải quan phải ấn định số tiền thuế phải
nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan (lượng hàng, trị giá tính thuế, mã số,
mức thuế, xuất xứ, tỷ giá, định mức…) làm cơ sở xác định tổng số tiền thuế
phải nộp, được miễn, giảm, hoàn (không thu) của từng mặt hàng, tờ khai hải
quan theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 83/2013/NĐCP.
Trường hợp ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải
nộp, cơ quan hải quan phải tính số tiền thuế phải nộp tương ứng với yếu tố ấn
định và thông báo cho người nộp thuế biết cùng với kết quả ấn định yếu tố liên
quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
c) Thủ tục, trình tự cụ thể:
c.1) Xác định hàng hoá thuộc đối tượng phải ấn định thuế theo hướng dẫn tại
khoản 2 Điều này;
c.2) Xác định cách thức ấn định thuế theo quy định tại Điều 34 Nghị định số
83/2013/NĐCP và thực hiện tiếp như sau:
c.2.1) Trường hợp ấn định tổng số tiền thuế phải nộp:
Kiểm tra, xác định các căn cứ tính thuế (lượng hàng, trị giá, tỷ giá, xuất
xứ, mã số, mức thuế) theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có
liên quan;
Tính tổng số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế
phải nộp với số tiền thuế do người khai thuế đã khai, đã tính và đã nộp (nếu
đã nộp);
Ban hành quyết định ấn định thuế, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính (nếu có).
c.2.2) Trường hợp ấn định từng yếu tố liên quan làm cơ sở xác định tổng số
tiền thuế phải nộp:
Kiểm tra, xác định yếu tố liên quan đảm bảo chính xác, hợp pháp;
Xác định thời điểm tính thuế và/hoặc các căn cứ tính thuế (lượng hàng, trị
giá, mức thuế…) trên cơ sở yếu tố liên quan được ấn định và quy định của pháp
luật về thuế, pháp luật khác có liên quan. Trường hợp không xác định được thời
điểm tính thuế và/hoặc các căn cứ tính thuế cho hàng hóa cùng loại chuyển đổi
mục đích sử dụng thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, thì số tiền thuế ấn
định là số tiền thuế trung bình tính theo quy định của các văn bản pháp luật
có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Tính số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải
nộp với số tiền thuế do người khai thuế đã khai, đã tính và đã nộp (nếu đã
nộp); xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 131 Thông tư này.
Ban hành quyết định ấn định thuế, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính (nếu có).
7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
a) Khi ấn định thuế cơ quan hải quan phải ban hành quyết định ấn định thuế
theo mẫu số 01/QĐAĐ/2013 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, đồng thời gửi
cho người nộp thuế biết trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi ký quyết định
ấn định thuế;
b) Trường hợp số tiền thuế do cơ quan hải quan ấn định lớn hơn số tiền thuế
thực tế phải nộp theo quy định, cơ quan hải quan phải hoàn trả lại số tiền nộp
thừa;
c) Trường hợp cơ quan hải quan có cơ sở xác định quyết định ấn định không đúng
thì ban hành quyết định huỷ quyết định ấn định theo mẫu số 02/HQĐAĐ/2013 Phụ
lục II ban hành kèm Thông tư này và bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế
theo quy định hoặc quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án.
8. Trách nhiệm của người nộp thuế
a) Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn,
số tiền thuế gian lận do cơ quan hải quan ấn định, theo đúng quy định tại Điều
107, 108 và 110 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33, 34, 35
Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số
21/2012/QH13.
Người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt theo quy
định. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định tại
Điều 110 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và quy định của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính trong lĩnh vực hải quan.
b) Trường hợp không đồng ý với quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan,
người nộp thuế vẫn phải nộp số tiền thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ
quan hải quan giải thích, khiếu nại, hoặc khởi kiện về việc ấn định thuế theo
quy định của pháp luật về khiếu nại, khởi kiện.
Điều 26. Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
được coi là nộp thừa trong các trường hợp:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời
hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì được bù trừ số tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc
hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế
không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; trừ trường hợp không được
miễn xử phạt do đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của
cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2
Điều 111 Luật Quản lý thuế;
b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ
cấp.
2. Hồ sơ, thủ tục xử lý đối với số tiền thuế được hoàn quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại mục 6 Phần V Thông tư này.
3. Việc xử lý đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này được hướng dẫn như sau:
a) Hồ sơ bao gồm:
a.1) Công văn đề nghị xử lý tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp, tiền phạt nêu
rõ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; số tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt phải nộp, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực tế đã
nộp; lý do nộp thừa, cách đề nghị xử lý: 01 bản chính;
a.2) Hồ sơ hải quan và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa: 01 bản chụp;
a.3) Chứng từ nộp thuế, nộp tiền chậm nộp, nộp phạt: 01 bản chụp, xuất trình
bản chính để đối chiếu.
b) Cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt nộp thừa có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do người nộp thuế nộp,
đối chiếu với hồ sơ hải quan gốc lưu tại đơn vị, xác định tính thống nhất, hợp
lệ và tính chính xác, đúng quy định của hồ sơ và xử lý như sau:
b.1) Trường hợp xác định thực tế số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp
lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp; kê khai của người nộp
thuế là chính xác thì ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt nộp thừa theo mẫu số 03/QĐHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
b.2) Trường hợp xác định thực tế số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp
lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp nhưng kê khai của
người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa chưa chính
xác thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế biết và ban hành quyết định
hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phù hợp với số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đúng theo quy định;
b.3) Trường hợp xác định thực tế không có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp; cơ quan
hải quan thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế biết, nêu rõ cơ sở xác định
không có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.
c) Thời hạn cơ quan hải quan xử lý hồ sơ nêu tại điểm b khoản này là 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị trả lại tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt nộp thừa;
d) Trên cơ sở quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; cơ
quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp
thừa phải thanh khoản số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và đóng
dấu trên tờ khai hải quan gốc do người nộp thuế nộp: "Hoàn tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.. đồng, theo Quyết định số... ngày... tháng...
năm... của..." (theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này)
và sao 01 bản tờ khai đã thanh khoản này để lưu vào hồ sơ hoàn thuế, trả lại
tờ khai hải quan gốc cho người nộp thuế đồng thời thực hiện theo trình tự
hướng dẫn tại Điều 130 Thông tư này.
4. Thẩm quyền quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:
Cơ quan hải quan nơi có phát sinh tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa cho người nộp
thuế theo quy định.
5. Việc xử lý đối với số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa thực hiện theo
hướng dẫn tại khoản 4 Điều 130 Thông tư này.
Điều 27. Đưa hàng về bảo quản
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải giám định để xác định có được
xuất khẩu, nhập khẩu hay không mà người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng hóa
về bảo quản:
a) Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai chỉ chấp nhận cho người khai
hải quan đưa hàng về bảo quản tại các địa điểm quy định tại điểm b.1 khoản 2
Điều này; Người khai hải quan có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa
trong thời gian chờ kết quả giám định.
b) Căn cứ kết quả giám định, công chức hải quan xác nhận thông quan hàng hóa
hoặc báo cáo Chi cục trưởng hải quan xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng; kiểm dịch động vật,
thực vật, y tế; kiểm tra an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là kiểm tra chuyên
ngành).
a) Hàng hóa phải kiểm dịch:
Việc kiểm dịch được thực hiện tại cửa khẩu; trường hợp phải kiểm dịch tại địa
điểm kiểm dịch trong nội địa, cơ quan hải quan căn cứ xác nhận của cơ quan
kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch, hoặc Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực
vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật), hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa (đối
với thủy sản, sản phẩm thủy sản), hoặc giấy tờ khác để giải quyết cho chủ hàng
đưa hàng về địa điểm kiểm dịch. Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm theo dõi,
giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, kiểm dịch và bảo quản chờ kết
quả kiểm dịch theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
b) Hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng:
b.1) Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định cho người khai hải
quan đưa hàng về bảo quan tại các địa điểm sau:
b.1.1) Cửa khẩu nơi hàng hóa nhập khẩu.
b.1.2) Cảng nội địa (ICD), kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong
trường hợp người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng về bảo quản và được cơ quan
kiểm tra chuyên ngành chấp nhận.
b.1.3) Địa điểm kiểm tra theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan kiểm tra chuyên
ngành:
Trường hợp việc kiểm tra chuyên ngành không thể thực hiện tại cửa khẩu, phải
đưa về chân công trình, nhà máy để lắp đặt hoặc đưa về các cơ sở kiểm tra của
cơ quan kiểm tra chuyên ngành, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành có văn bản đề
nghị cho phép người khai hải quan được vận chuyển hàng hóa về các địa điểm này
và chịu trách nhiệm giám sát, quản lý hàng hóa đến khi được cơ quan hải quan
xác nhận thông quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu lập Biên bản bàn giao lô
hàng cho người khai hải quan vận chuyển đến địa điểm theo đề nghị của cơ quan
kiểm tra chuyên ngành.
b.2) Trách nhiệm của người khai hải quan:
b.2.1) Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm bảo quản và bàn giao cho Chi cục hải
quan nơi quản lý địa điểm bảo quản hoặc vận chuyển đến địa điểm kiểm tra theo
đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
b.2.2) Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành cần mở niêm phong để kiểm tra
chuyên ngành, thì người khai hải quan thông báo cho Chi cục hải quan quản lý
địa điểm bảo quản để mở niêm phong, giám sát hàng hóa và niêm phong lại sau
khi kết thúc kiểm tra chuyên ngành.
b.3) Trách nhiệm của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai:
b.3.1) Niêm phong phương tiện chuyên chở hàng hóa hoặc niêm phong hàng hóa;
b.3.2) Lập Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản
hàng hóa hoặc bàn giao cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp hàng
hóa được chuyển đến địa điểm kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên
ngành.
b.3.3) Chịu trách nhiệm theo dõi hồ sơ hải quan các lô hàng được đưa về địa
điểm bảo quản đến khi được thông quan.
b.4) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa:
b.4.1) Tiếp nhận biên bản bàn giao của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để
thực hiện giám sát hàng hóa trong quá trình bảo quản chờ kiểm tra chuyên ngành
hoặc chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành.
b.4.2) Giám sát hàng hóa, kho, bãi nơi bảo quản hàng hóa chờ kết quả kiểm tra
chuyên ngành đến khi được thông quan.
b.4.3) Giải quyết cho người khai hải quan nhận hàng sau khi có xác nhận thông
quan của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai.
c) Đối với hàng hóa nhập khẩu vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra an toàn
thực phẩm thì thực hiện quản lý hải quan như hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch
quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
d) Xử lý kết quả kiểm tra chuyên ngành:
d.1) Trường hợp kết quả kiểm tra chuyên ngành đạt điều kiện nhập khẩu thì công
chức hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan hàng hóa theo quy định
tại khoản 2 Điều 29 Thông tư này.
d.2) Trường hợp hàng hóa không đạt điều kiện nhập khẩu:
d.2.1) Tái chế: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép được
tái chế hàng hóa, công chức hải quan xác nhận “hàng hoá được tái chế theo văn
bản số … ngày …” trên tờ khai hải quan, giao cho người khai hải quan mang hàng
về tái chế; trường hợp lô hàng được bảo quản tại khu cách ly hoặc kho bảo quản
thì người khai hải quan thực hiện tái chế theo văn bản của cơ quan có thẩm
quyền.
Sau khi tái chế, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành kết luận hàng hóa đạt điều
kiện nhập khẩu thì công chức hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xác nhận
thông quan; trường hợp không đạt điều kiện nhập khẩu thì xử lý theo hướng dẫn
tại điểm đ khoản 2 Điều này.
d.2.2) Buộc tiêu huỷ: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành về việc
buộc tiêu hủy hàng hóa, công chức hải quan xác nhận “Hàng hoá bị tiêu huỷ theo
văn bản số … ngày …, biên bản tiêu huỷ hàng hoá ngày …” trên tờ khai hải quan
để hoàn tất thủ tục hải quan.
d.2.3) Buộc tái xuất: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành về việc
buộc tái xuất hàng hóa, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu giải quyết
thủ tục tái xuất hàng hóa theo quy định. Khi làm xong thủ tục tái xuất, ghi
số, ngày của văn bản buộc tái xuất lên tờ khai nhập khẩu và lưu văn bản buộc
tái xuất vào hồ sơ nhập khẩu lô hàng.
Cơ quan hải quan phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc cung cấp
thông tin, hồ sơ hải quan; tham gia hội đồng tư vấn, xử lý và những việc liên
quan khác khi có yêu cầu.
Quy định đưa hàng về bảo quản tại Điều này áp dụng đối với cả lô hàng xuất
khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Điều 15 Thông tư số
196/2012/TTBTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
Điều 28. Giải phóng hàng
1. Hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu
giám định, phân tích, phân loại để xác định chính xác số thuế phải nộp được
giải phóng hàng sau khi chủ hàng đã thực hiện các nghĩa vụ về thuế hoặc được
tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế.
Sau khi có kết quả xác định giá, giám định, phân tích, phân loại, Chi cục
trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai phân công công chức hải quan kiểm tra tính
lại thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) và xác nhận thông quan hàng hóa
theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.
Trường hợp hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định, phân tích,
phân loại thì kết quả giám định, phân tích, phân loại này được áp dụng cho các
lô hàng của chính loại hàng đó, do doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu sau đó
tại cùng Cục hải quan tỉnh, thành phố. Hướng dẫn này không áp dụng cho việc
giám định để xác định lượng hàng.
Số tiền thuế chênh lệch tăng (nếu có) sau khi có kết quả xác định giá, phân
tích phân loại người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Điều
106 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và hướng dẫn tại
Điều 131 Thông tư này.
2. Trường hợp chủ hàng hóa bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan bằng
hình thức phạt tiền thì hàng hóa được thông quan nếu chủ hàng đã nộp đủ tiền
phạt hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền phạt phải nộp để thực hiện
quyết định xử phạt của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Chi cục trưởng Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết định giải phóng
hàng.
Điều 29. Thông quan hàng hóa
1. Hàng hóa được thông quan trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa được thông quan sau khi đã làm xong thủ tục hải quan;
b) Thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng được Chi cục trưởng Hải
quan đồng ý cho chậm nộp có thời hạn;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định
tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế và
hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư này hoặc hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế
trước khi nhận hàng mà chưa nộp, nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp trong thời
hạn quy định nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.
d) Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành được thông quan nếu có:
d.1) Giấy thông báo miễn kiểm tra; hoặc
d.2) Kết quả kiểm tra chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý đối với hàng hóa
nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành; hoặc
d.3) Kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc quyết định xử lý của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đối với lô hàng được phép nhập khẩu.
đ) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc
thuế suất thuế xuất khẩu 0%;
e) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng được thông
quan với điều kiện:
e.1) Phải có văn bản của lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác nhận hàng hóa
nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượng được
xét miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng;
e.2) Phải kê khai nộp đủ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường
và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
g) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu
trợ khẩn cấp được thông quan với điều kiện:
g.1) Phải có văn bản của Bộ chủ quản xác nhận hàng hóa phục vụ cho mục đích
phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp.
g.2) Phải kê khai nộp đủ các loại thuế có liên quan theo quy định của pháp
luật đối với trường hợp thuộc đối tượng chịu thuế.
h) Hàng hóa nhập khẩu là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được
thông quan nếu có thông báo tiếp nhận viện trợ của Bộ chủ quản.
2. Thẩm quyền quyết định thông quan:
a) Công chức hải quan đăng ký tờ khai hải quan quyết định thông quan đối với
hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
b) Chi cục trưởng Chi cục hải quan phân công công chức hải quan kiểm tra thực
tế hàng hóa quyết định thông quan đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu phải kiểm tra thực tế.
Điều 30. Cơ sở để xác định hàng hoá đã xuất khẩu
1. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường thuỷ nội địa là
tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được Chi cục hải quan
cửa khẩu xuất xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát”, vận đơn xếp hàng lên
phương tiện vận tải xuất cảnh.
2. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường hàng không, đường sắt là tờ
khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được Chi cục hải quan cửa
khẩu xuất xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát”, chứng từ vận chuyển xác
định hàng đã xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh.
3. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển
tải, khu chuyển tải, hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh hoặc
hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với hành khách xuất cảnh qua cửa khẩu
hàng không (không có vận đơn) là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải
quan, và được Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận: “HÀNG HÓA ĐÃ XUẤT
KHẨU”.
4. Đối với hàng hoá xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan, là tờ khai hàng hoá
xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, và Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan
xác nhận: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHO NGOẠI QUAN”.
5. Đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu xuất là tờ khai hàng
hóa nhập, xuất kho ngoại quan; Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu và
Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất có xác
nhận của Hải quan cửa khẩu xuất.
6. Đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào CFS là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã
làm thủ tục hải quan và được Chi cục hải quan quản lý CFS xác nhận “HÀNG ĐÃ
ĐƯA VÀO CFS …”; Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ CFS ra cửa khẩu xuất có
xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất; vận đơn hoặc chứng từ tương đương vận
đơn.
7. Đối với hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan là tờ khai hàng hoá
xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, và được Chi cục Hải quan khu phi thuế quan
xác nhận: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHU PHI THUẾ QUAN”.
8. Đối với hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất bán cho doanh nghiệp nội địa và
hàng hoá của doanh nghiệp nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất là tờ khai
hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan.
9. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là tờ khai xuất nhập khẩu
tại chỗ đã làm thủ tục hải quan.
Điều 31. Huỷ tờ khai hải quan
1. Các trường hợp huỷ tờ khai hải quan: a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 1, 2 Điều
18 Luật Hải quan mà chưa làm xong thủ tục hải quan, trừ trường hợp hàng hóa
nhập khẩu phải chờ kết quả kiểm tra/giám định của cơ quan quản lý chuyên
ngành;
b) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan, nhưng quá 15
ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc
hàng xuất khẩu chưa chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
c. Người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký trong các
trường hợp sau:
c.1. Khai nhiều tờ khai cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
c.2. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa chịu sự giám sát hải quan nhưng
người khai hải quan không xuất khẩu hàng hóa;
2. Trình tự thủ tục huỷ tờ khai hải quan thực hiện như sau:
a) Thực hiện việc huỷ tờ khai hải quan: gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng
dấu công chức lên tờ khai hải quan được huỷ;
b) Ghi chú trên hệ thống: tờ khai này đã được huỷ;
c) Lưu tờ khai hải quan được huỷ theo thứ tự số đăng ký tờ khai.
3. Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai xem xét việc hủy tờ
khai hải quan đã đăng ký.
Điều 32. Phúc tập hồ sơ hải quan
Việc phúc tập hồ sơ hải quan được thực hiện sau khi lô hàng đã được thông quan
và hoàn thành phúc tập trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông quan lô hàng.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc phúc tập hồ sơ hải quan.
Điều 33. Kiểm tra sau thông quan
Việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo hướng dẫn tại Phần VI Thông
tư này.
Chương II
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN KHÁC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU
Mục 1. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO LOẠI HÌNH
NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU
Điều 34. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu (sau đây viết tắt
là SXXK) bao gồm:
1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;
2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm
xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành
thực thể sản phẩm;
3. Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất
khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật
tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên
liệu, vật tư mua trong nước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài;
4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;
5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất
khẩu;
6. Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp
đồng phải tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài.
Điều 35. Sản phẩm xuất khẩu theo loại hình SXXK
1. Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình SXXK bao gồm:
a) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại
hình SXXK;
b) Sản phẩm được sản xuất từ hai nguồn:
b.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK và nguyên liệu, vật tư
có nguồn gốc trong nước; hoặc
b.2) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK và nguyên liệu vật tư
nhập khẩu theo loại hình kinh doanh nội địa.
c) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập
kinh doanh nội địa.
2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa được
làm nguyên liệu, vật tư theo loại hình SXXK với điều kiện thời gian nhập khẩu
không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu,
vật tư đó đến ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng
nguyên liệu, vật tư của tờ khai nhập khẩu.
3. Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình SXXK có thể do
doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm trực tiếp xuất
khẩu hoặc bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác xuất khẩu.
Điều 36. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Doanh nghiệp đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK và làm thủ tục hải
quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục
hải quan sau đây:
a) Chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có cơ
sở sản xuất;
b) Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình tập đoàn (công ty mẹ
công ty con) có đơn vị thành viên chuyên trách thực hiện việc nhập khẩu nguyên
liệu, vật tư để cung cấp cho các đơn vị trực thuộc hoặc có cơ sở sản xuất tại
nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì được lựa chọn một Chi cục hải quan nơi
doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục hải quan tại cửa khẩu nhập nguyên
liệu, vật tư để làm thủ tục hải quan.
Quy định này áp dụng đối với cả doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện
tử theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TTBTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài
chính.
2. Thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
a) Doanh nghiệp căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng ký nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu SXXK với cơ quan hải quan theo Bảng đăng ký (mẫu số
22/DMNVLSXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
b) Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư
đầu tiên thuộc Bảng đăng ký.
c) Doanh nghiệp kê khai đầy đủ các nội dung nêu trong Bảng đăng ký nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu; trong đó:
c.1) Tên gọi là tên của toàn bộ nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản
phẩm xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư này có thể nhập khẩu theo một hợp đồng
hoặc nhiều hợp đồng.
c.2) Mã số hàng hóa là mã số nguyên liệu, vật tư theo Biểu thuế nhập khẩu hiện
hành.
c.3) Mã nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xác định theo hướng dẫn của Chi
cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
c.4) Đơn vị tính theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
c.5) Doanh nghiệp phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi, mã số
hàng hóa, đơn vị tính, mã nguyên liệu, vật tư trong bảng đăng ký nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu và hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến
khi báo cáo quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu.
3. Kiểm tra cơ sở sản xuất để áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại
Điều 20 Thông tư này:
a) Thời điểm nộp văn bản cam kết có cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu:
Doanh nghiệp nộp cam kết cơ sở sản xuất trước thời điểm làm thủ tục nhập khẩu
lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục
Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.
Cơ quan Hải quan tiếp nhận cam kết cơ sở sản xuất do doanh nghiệp nộp và nhập
thông tin cơ sở sản xuất vào cơ sở dữ liệu trên hệ thống.
b) Các trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất:
b.1) Doanh nghiệp được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày lần đầu tiên trên
phạm vi toàn quốc;
b.2) Doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khác với cơ
sở sản xuất sản phẩm;
b.3) Doanh nghiệp ủy thác nhập khẩu
b.4) Kiểm tra trên cơ sở kết quả áp dụng quản lý rủi ro, có thông tin nghi vấn
doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất hoặc cơ sở sản xuất không phù hợp với
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; kiểm tra xác suất để
đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Tổng cục
Hải quan.
c) Thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất:
Việc kiểm tra cơ sở sản xuất được thực hiện sau 10 ngày làm việc kể từ ngày
thông quan hoặc giải phóng lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để sản xuất
hàng xuất khẩu. Việc kiểm tra cơ sở sản xuất được tiến hành trong thời hạn 03
ngày làm việc, trong trường hợp cơ sở sản xuất không thuộc địa bàn quản lý của
Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu thì thời hạn kiểm tra không quá 05
ngày làm việc.
d) Thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất: Lãnh đạo Chi cục Hải quan
nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và có văn bản thông
báo cho doanh nghiệp biết trước 02 ngày làm việc.
đ) Nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất:
đ.1) Kiểm tra địa chỉ cơ sở sản xuất: kiểm tra địa chỉ cơ sở sản xuất ghi
trong văn bản cam kết hoặc có thể kiểm tra thông tin về địa chỉ cơ sở sản xuất
qua chính quyền sở tại như Công an, Thuế địa phương, tổ dân phố,…
đ.2) Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp về nhà xưởng, máy móc, thiết bị của cơ sở
sản xuất:
đ.2.1) Kiểm tra giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt
bằng sản xuất.
đ.2.2) Kiểm tra quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ
sở sản xuất để xác định quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp
đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất.
Nội dung kiểm tra: kiểm tra các tờ khai nhập khẩu (nếu nhập khẩu); hoá đơn,
chứng từ mua máy móc, thiết bị (nếu mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính
(nếu thuê tài chính). Đối với hợp đồng thuê tài chính thì thời hạn hiệu lực
của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng xuất
khẩu sản phẩm;
đ.3) Kiểm tra năng lực sản xuất, công suất hoạt động của dây chuyền máy móc,
thiết bị, số lượng công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất để xác định sự phù
hợp với mặt hàng, lượng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
e) Lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất:
Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất
theo các nội dung đã kiểm tra. Nội dung Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất phản
ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra, có kết luận kiểm tra cơ sở sản
xuất; trong kết luận kiểm tra phải xác định rõ:
e.1) Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất, có dây chuyền máy móc, thiết bị phù hợp
với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đúng như văn bản
cam kết hoặc
e.2) Doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất hoặc cơ sở sản xuất đi thuê hoặc dây
chuyền máy móc, thiết bị không phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để
sản xuất hàng xuất khẩu.
Trường hợp này thực hiện truy thu đầy đủ các loại thuế theo qui định như đối
với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh.
Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm
tra và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được kiểm tra.
4. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu thương
mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này.
Điều 37. Thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức thực tế sản xuất sản phẩm
xuất khẩu (viết tắt là định mức) và đăng ký sản phẩm xuất khẩu
1. Địa điểm thông báo, điều chỉnh định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu:
thực hiện tại Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.
2. “Định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu” bao gồm:
a) “Định mức sử dụng nguyên liệu” là lượng nguyên liệu cần thiết, hợp lý để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm xuất khẩu;
b) “Định mức vật tư tiêu hao” là lượng vật tư tiêu hao cho sản xuất một đơn vị
sản phẩm xuất khẩu;
c) “Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư” là lượng nguyên liệu hoặc vật tư
hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm, phế
thải (trừ phế liệu, phế thải đã tính vào định mức sử dụng) tính theo tỷ lệ %
so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.
Cách tính định mức, định mức bình quân thực hiện như đối với loại hình gia
công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thông báo định mức
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a.1) Xây dựng định mức để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
a.2) Thông báo định mức nguyên liệu chính:
Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm. Nguyên
liệu chính do doanh nghiệp tự xác định, phù hợp với định mức thực tế và chịu
trách nhiệm thông báo với cơ quan hải quan theo mẫu số 23/TBĐMSXXK Phụ lục
III ban hành kèm Thông tư này, trong đó phải thể hiện đầy đủ các thông số kỹ
thuật của sản phẩm.
Khi thực hiện thông báo định mức, doanh nghiệp nộp 01 bản sơ đồ thiết kế mẫu
sản phẩm hoặc quy trình sản xuất (nếu có), sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da
giày) cho cơ quan hải quan để lưu.
a.3) Lưu định mức tại doanh nghiệp theo quy định tại Luật Hải quan và xuất
trình khi cơ quan hải quan có yêu cầu.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Chậm nhất 01 giờ kể từ khi doanh nghiệp nộp Bảng thông báo định mức, cơ
quan hải quan phải hoàn thành việc tiếp nhận thông báo định mức; trường hợp
trong bảng thông báo định mức doanh nghiệp không thể hiện đầy đủ các thông số
kỹ thuật theo điểm a.2 khoản này thì từ chối tiếp nhận thông báo định mức và
yêu cầu doanh nghiệp bổ sung;
b.2) Lưu định mức, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất (nếu
có), sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày) do thương nhân thông báo cùng
hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan;
b.3) Thực hiện kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất nếu có thông tin nghi vấn
định mức đã thông báo với cơ quan hải quan không đúng với thực tế.
Việc kiểm tra định mức thực hiện như kiểm tra định mức đối với loại hình gia
công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thời điểm thông báo định mức: Trước hoặc cùng thời điểm đăng ký tờ khai
xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm trong bảng thông báo định mức
nguyên liệu chính.
4. Điều chỉnh định mức
a) Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi định mức thực tế thì doanh nghiệp
có văn bản giải trình cụ thể lý do và đề nghị được điều chỉnh định mức của mã
hàng đã thông báo với cơ quan hải quan phù hợp với định mức thực tế mới.
b) Thời điểm điều chỉnh định mức thực hiện trước hoặc cùng thời điểm làm thủ
tục xuất khẩu lô sản phẩm có định mức điều chỉnh.
c) Điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm:
c.1) Các trường hợp điều chỉnh:
c.1.1) Do nhầm lẫn tính toán (nhầm lẫn về phương pháp tính; đơn vị tính; về
dấu chấm, dấu phẩy; nhầm lẫn kết quả tính);
c1.2) Do thay đổi chất lượng nguyên liệu, vật tư, điều kiện sản xuất xuất khẩu
dẫn đến thay đổi định mức;
c.2) Điều kiện điều chỉnh định mức:
c.2.1) Cơ quan hải quan còn lưu thông số kỹ thuật, sơ đồ thiết kế mẫu sản
phẩm, sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày);
c.2.2) Doanh nghiệp có đủ cơ sở chứng minh (còn phế liệu, phế phẩm hoặc hóa
đơn, chứng từ liên quan đến lô hàng có định mức điều chỉnh) và cơ quan hải
quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và
hợp pháp của việc đề nghị điều chỉnh định mức;
c.3) Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn
thuế, không thu thuế.
c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp
c.3.1) Có văn bản đề nghị được điều chỉnh định mức gửi cơ quan hải quan, trong
đó giải trình rõ lý do được điều chỉnh.
c.3.2) Xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng từ liên quan để cơ quan hải quan kiểm
tra, đối chiếu.
c.3.3) Định mức điều chỉnh thực hiện theo kết quả kiểm tra của cơ quan hải
quan.
c.4) Trách nhiệm của cơ quan hải quan
c.4.1) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều chỉnh định mức của doanh nghiệp;
c.4.2) Kiểm tra điều kiện điều chỉnh định mức;
c.4.3) Chấp nhận định mức điều chỉnh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đủ điều
kiện điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm.
c.4.4) Kiểm tra định mức: kiểm tra toàn bộ các trường hợp khai tăng định mức
so với định mức đã thông báo với cơ quan hải quan; kiểm tra khi có nghi vấn
đối với trường hợp khai giảm định mức so với định mức đã thông báo với cơ quan
hải quan. Trường hợp cơ quan hải quan không xác định được định mức thì đề nghị
trưng cầu giám định tại tổ chức giám định chuyên ngành.
5. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan
a) Tiếp nhận bảng thông báo định mức, bảng đăng ký sản phẩm xuất khẩu;
b) Tiến hành kiểm tra định mức doanh nghiệp đã thông báo như hướng dẫn về kiểm
tra định mức như đối với hàng gia công xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
6. Doanh nghiệp đăng ký sản phẩm xuất khẩu trước thời điểm làm thủ tục xuất
khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm theo mẫu số 24/DMSPSXXK phụ lục III ban
hành kèm Thông tư này.
7. Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng tiêu thụ trong
nước, sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này
vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì
việc thông báo, điều chỉnh định mức thực hiện theo hướng dẫn tại Điều này.
8. Trường hợp doanh nghiệp thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu
tại Chi cục hải quan khác với Chi cục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
thì việc thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện như sau:
a) Địa điểm thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu:
a.1) Đối với sản phẩm xuất khẩu qui định tại điểm b.2, khoản 1 Điều 35 Thông
tư này: việc thông báo định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện tại Chi
cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình SXXK.
a.2) Đối với sản phẩm xuất khẩu qui định tại điểm c, khoản 1 Điều 35 Thông tư
này: doanh nghiệp được lựa chọn một trong những Chi cục hải quan đã làm thủ
tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo loại hình nhập kinh doanh nhưng sử dụng
để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
b) Khi thông báo định mức, doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục hải quan
nơi doanh nghiệp lựa chọn để thông báo định mức. Văn bản thể hiện các nội
dung: Tên gọi, chủng loại nguyên vật liệu thuộc từng tờ khai nhập khẩu kinh
doanh sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu (nêu rõ số, ký hiệu, ngày tháng
năm tờ khai nhập khẩu kinh doanh, Chi cục hải quan làm thủ tục).
Chi cục hải quan nơi làm thủ tục thông báo định mức, sau khi đã làm xong thủ
tục thông báo định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu thì thông báo cho các Chi
cục hải quan nơi nhập kinh doanh khác biết (nêu rõ tên nguyên liệu, vật tư, số
tờ khai nhập kinh doanh có nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm
xuất khẩu) kèm bản chụp định mức, danh mục sản phẩm xuất khẩu.
Điều 38. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm
1. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm được thực hiện tại Chi cục hải
quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu hoặc Chi cục hải quan khác nhưng
trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản
(theo mẫu số 25/TBXKSPSXXK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) cho
Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư biết để thực
hiện quyết toán việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và xử lý hoàn thuế,
không thu thuế.
Riêng đối với sản phẩm được xuất khẩu từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh
và nhập sản xuất xuất khẩu hoặc sản phẩm được xuất khẩu từ toàn bộ nguyên liệu
nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa, khi đăng ký tờ khai xuất
khẩu sản phẩm, doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai
nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu hoặc tại 01 trong 02 Chi cục Hải quan
nơi nhập khẩu nguyên liệu để kinh doanh nội địa thì không phải thông báo bằng
văn bản cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập kinh doanh.
Đối với sản phẩm được xuất khẩu từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh và
nhập sản xuất xuất khẩu, khi đăng ký tờ khai xuất khẩu doanh nghiệp đăng ký
tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu để kinh
doanh và nhập sản xuất xuất khẩu thì chỉ cần có văn bản thông báo cho Chi cục
hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu SXXK biết.
2. Thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất
khẩu thương mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này.
Điều 39. Quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
1. Nguyên tắc quyết toán
a) Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải có trước tờ khai xuất khẩu sản
phẩm.
b) Một tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư có thể được sử dụng để quyết toán
nhiều lần.
c) Một tờ khai xuất khẩu chỉ được sử dụng để quyết toán một lần.
Riêng một số trường hợp như một lô hàng được quyết toán làm nhiều lần, sản
phẩm sản xuất xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục
nhập khẩu tại Chi cục hải quan khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được từng
phần. Việc xử lý nguyên liệu, vật tư được quyết toán nhiều lần thực hiện theo
hướng dẫn tại Điều 129 Thông tư này.
2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo qui định tại
Điều 117 Thông tư này.
3. Kiểm tra hồ sơ quyết toán
Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ quyết toán do doanh nghiệp nộp và thực hiện
kiểm tra theo hướng dẫn tại khoản 7, khoản 8 Điều 127 Thông tư này.
4. Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
a) Điều kiện chuyển tiêu thụ nội địa:
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được chuyển tiêu thụ
nội địa nếu doanh nghiệp không tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm do phía
nước ngoài hủy hợp đồng xuất khẩu hoặc có lý do khách quan bất khả kháng.
b) Thủ tục hải quan:
b.1) Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chuyển tiêu thụ
nội địa thực hiện tại Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu ban đầu.
b.2) Doanh nghiệp có văn bản gửi Chi cục hải quan đề nghị chuyển tiêu thụ nội
địa, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại, tờ khai nhập khẩu,… và lý do chuyển
tiêu thụ nội địa.
b.3) Lãnh đạo Chi cục hải quan xem xét phê duyệt nếu đáp ứng điều kiện quy
định tại điểm a khoản 4 Điều này.
b.4) Sau khi được Lãnh đạo Chi cục hải quan phê duyệt, người khai hải quan kê
khai trên tờ khai hải quan mới và làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập
khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu áp dụng tại
thời điểm đăng ký tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa (trừ trường hợp đã thực hiện
đầy đủ chính sách quản lý tại thời điểm nhập khẩu ban đầu).
b.5) Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu theo quy định; hàng hóa nhập khẩu
chuyển tiêu thụ nội địa phải kiểm tra thực tế để xác định hàng hóa chuyển tiêu
thụ nội địa phù hợp với thông tin trên hồ sơ nhập khẩu ban đầu.
5. Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm tại cơ sở sản xuất của người khai hải
quan thực hiện theo qui định của pháp luật và chịu sự giám sát của cơ quan hải
quan. Trường hợp phế liệu, phế phẩm vận chuyển đến địa điểm khác để tiêu hủy
thì thực hiện như hàng hóa của DNCX theo hướng dẫn tại Điều 49 Thông tư này.
Điều 40. Thủ tục hải quan đối với trường hợp sản phẩm được bán cho doanh
nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu
1. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuất khẩu
thực hiện thủ tục nhập khẩu, thông báo định mức, báo cáo quyết toán việc sử
dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này.
2. Doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sản phẩm làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm
theo quy định tại Thông tư này. Tờ khai xuất khẩu đăng ký theo loại hình SXXK;
trên tờ khai xuất khẩu ghi rõ “sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập
khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu” và ghi tên doanh nghiệp bán sản phẩm.
Mục 2. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ KINH DOANH TẠM NHẬPTÁI XUẤT,
CHUYỂN KHẨU
Điều 41. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhậptái xuất
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất theo hướng dẫn
tại Thông tư này (trừ một số loại hàng hóa theo Thông tư 05/2013/TTBCT ngày
18/2/2013 của Bộ Công Thương và mặt hàng xăng dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất
thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) thực hiện theo quy định đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, có một số nội dung
được hướng dẫn bổ sung như sau:
1. Thủ tục hải quan tạm nhập
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa
khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập.
b) Hồ sơ hải quan tạm nhập:
Khi làm thủ tục hải quan tạm nhập ngoài những chứng từ như đối với hàng nhập
khẩu thương mại thương nhân phải đăng ký cửa khẩu tái xuất hàng hóa trên ô
“ghi chép khác” trên tờ khai hải quan (trường hợp tái xuất qua nhiều cửa khẩu
thì có thể lập Bảng kê cửa khẩu xuất kèm tờ khai) và phải nộp 01 bản chụp hợp
đồng xuất khẩu.
c) Khi làm thủ tục tạm nhập, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu hợp đồng
xuất khẩu với bộ hồ sơ tạm nhập, ghi rõ số tờ khai tạm nhập, ký tên, đóng dấu
công chức trên hợp đồng xuất khẩu và trả cho người khai hải quan để làm thủ
tục tái xuất.
2. Thủ tục hải quan tái xuất
a) Địa điểm làm thủ tục tái xuất:
Thủ tục hải quan tái xuất thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập
hoặc cửa khẩu tái xuất.
b) Hồ sơ Hải quan tái xuất:
b.1) Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất
khẩu thương mại, người khai hải quan phải khai cụ thế hàng hóa tái xuất thuộc
tờ khai tạm nhập nào trên ô “ghi chép khác” của tờ khai hải quan xuất khẩu.
b.2) Trường hợp thủ tục tái xuất được thực hiện tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm
nhập hàng hóa, ngoài những chứng từ quy định tại điểm b.1 khoản 2 Điều này,
người khai hải quan phải nộp:
b.2.1) 01 bản chụp hợp đồng xuất khẩu có xác nhận của hải quan làm thủ tục tạm
nhập;
b.2.2) 01 bản chụp, xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập.
c) Cửa khẩu tái xuất: Thực hiện theo quy định của Chính phủ và quy định của Bộ
Công Thương.
d) Trường hợp thương nhân cần thay đổi cửa khẩu tái xuất đã ghi trên tờ khai
xuất khẩu thì làm thủ tục theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 61 Thông tư này.
đ) Hàng hoá tạm nhập có thể được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất. Trong
trường hợp vận chuyển bằng container, không cho phép chia nhỏ container trong
suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát
của cơ quan hải quan tại cửa khẩu tái xuất; Trường hợp có lý do chính đáng,
thương nhân đề nghị chuyển sang container khác hoặc phương tiện vận tải khác
nhưng vẫn đảm bảo điều kiện về niêm phong, giám sát hải quan để tái xuất, Chi
cục hải quan nơi giám sát hàng hóa xem xét, quyết định và bố trí công chức
giám sát việc chuyển hàng hóa sang container, phương tiện vận tải của thương
nhân.
e) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất đã làm thủ tục hải quan phải được tập kết đầy
đủ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kho ngoại quan tại
khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất và tái xuất qua cửa khẩu
trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất; trường hợp
chưa thể xuất được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì
Lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xem xét, gia hạn để xuất khẩu hết
trong các ngày kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.
g) Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu khác cửa
khẩu tạm nhập, sau khi đã làm thủ tục hải quan, vào 17 giờ hàng ngày Chi cục
hải quan cửa khẩu xuất fax tờ khai tái xuất cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm
nhập để theo dõi, quản lý theo quy định.
3. Thời hạn và địa điểm lưu giữ
a) Thời gian lưu giữ:
a.1) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam theo quy
định của pháp luật về quản lý hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
a.2) Thủ tục, thẩm quyền gia hạn:
Trường hợp thương nhân có văn bản đề nghị gửi Chi cục hải quan cửa khẩu nơi
làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục hải quan xem xét, chấp nhận
gia hạn thời gian lưu giữ hàng hóa tại Việt Nam theo quy định trong các trường
hợp bất khả kháng và hợp đồng mua bán hàng hóa có thay đổi về điều kiện, thời
gian giao hàng.
b) Địa điểm lưu giữ:
b.1) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại các địa điểm kiểm
tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm
nhập hoặc cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, nhập
khẩu chỉ được lưu giữ trong khu vực cửa khẩu tạm nhập.
b.2) Hàng tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan phải làm thủ tục đưa vào, đưa
ra kho theo hướng dẫn tại Điều 59 Thông tư này; thời hạn gửi kho được tính
theo thời hạn hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam.
4. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa
khẩu tái xuất
a) Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã làm thủ tục hải quan tạm
nhập phải được niêm phong hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan
hải quan. Trường hợp hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh, hàng
rời không đủ điều kiện niêm phong Hải quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu tạm
nhập lập Biên bản bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan bảo quản nguyên
trạng và vận chuyển đến cửa khẩu tái xuất. Trên Biên bản bàn giao hàng hóa
phải mô tả cụ thể tình trạng hàng hóa, phương tiện vận chuyển và chụp ảnh
nguyên trạng hàng hóa, phương tiện gửi cho Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất
để giám sát thực xuất khẩu.
b) Hàng hóa tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì phải niêm phong
hải quan, thương nhân chịu trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường, đúng điểm
dừng, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan và bảo quản nguyên
trạng hàng hóa, niêm phong hải quan. Thời gian vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu
tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất không quá 05 ngày, trừ trường hợp quy định tại
điểm e.1 khoản 4 Điều này.
c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập:
c.1) Niêm phong hàng hóa, lập 03 Biên bản bàn giao hàng hoá kinh doanh tạm
nhập tái xuất (mẫu số 26/BBBGTNTX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư
này), trong đó phải ghi đầy đủ các thông tin về thời gian xuất phát, tuyến
đường và các thông tin khác làm căn cứ để Hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận,
kiểm tra, đối chiếu, xử lý; niêm phong hồ sơ hải quan kèm 02 Biên bản bàn giao
cho thương nhân vận chuyển đến cửa khẩu xuất;
c.2) Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu xuất trước
17giờ hàng ngày để phối hợp theo dõi, quản lý.
c.3) Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Trường hợp
quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn
giao hàng hóa) mà chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc nhận được thông tin
của Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất về việc hàng hóa quá hạn chưa đến cửa
khẩu tái xuất, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm phối hợp
với Chi cục hải quan cửa khẩu xuất và thông báo cho Đội Kiểm soát hải quan
thuộc Cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập để truy tìm lô hàng.
d) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất:
d.1) Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
chuyển cửa khẩu theo Biên bản bàn giao do Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập
fax đến, Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất có trách nhiệm theo dõi thông tin
các lô hàng vận chuyển đến cửa khẩu xuất theo Biên bản bàn giao.
d.2) Sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại khu vực cửa khẩu xuất, công
chức hải quan kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan, xác nhận
thông tin và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao.
d.3) Fax Biên bản bàn giao cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập biết. Trường
hợp có thông tin nghi vấn lô hàng tái xuất vi phạm pháp luật hải quan thì Chi
cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất quyết định kiểm tra thực tế hàng
hóa và xử lý kết quả kiểm tra như đối với hàng chuyển cửa khẩu.
d.4) Lưu 01 Biên bản bàn giao và gửi 01 Biên bản bàn giao đã xác nhận cho Chi
cục hải quan cửa khẩu tạm nhập để lưu hồ sơ.
d.5) Công chức hải quan giám sát hàng hóa tái xuất từ khi tiếp nhận cho đến
khi xuất hết, xác nhận trên tờ khai hải quan và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác
nhận (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm).
d.6) Trường hợp hết thời hạn vận chuyển hàng hóa nhưng hàng hóa chưa đến cửa
khẩu tái xuất, trước 08 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Chi cục hải quan cửa
khẩu tái xuất có trách nhiệm phản ánh lại thông tin lô hàng vận chuyển không
đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập,
phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập trong việc truy tìm lô hàng.
đ) Trách nhiệm của Đội Kiểm soát hải quan:
Khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất vận chuyển không
đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký, trong địa bàn hoạt động của mình, Đội
Kiểm soát hải quan chịu trách nhiệm tổ chức truy tìm lô hàng theo đề nghị của
Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai, trường hợp ngoài địa bàn hoạt động thì
báo cáo Cục Điều tra chống buôn lậu để phối hợp truy tìm lô hàng.
e) Trách nhiệm của thương nhân, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa:
e.1) Vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian đã được cơ quan hải quan
xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa. Trường hợp không đúng tuyến đường,
thời gian, trước khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu xuất, người khai
hải quan/người vận tải phải có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi đăng
ký tờ khai và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát.
e.2) Bảo quản hàng hóa nguyên trạng niêm phong hải quan trong suốt quá trình
vận chuyển.Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm
phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người khai hải
quan/người vận tải phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay
cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chi cục hải quan nơi gần nhất để
lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá.
5. Thủ tục hải quan hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất chuyển tiêu thụ nội
địa
a) Hàng hóa thuộc Danh mục không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương
không được phép chuyển tiêu thụ nội địa. Trường hợp không tái xuất được hoặc
không tái xuất hết thì phải tái xuất hết qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 30
ngày kể từ ngày hết hạn lưu giữ tại Việt Nam.
b) Hàng hóa khác được phép chuyển tiêu thụ nội địa nếu không tái xuất được
hoặc không tái xuất hết do đối tác nước ngoài hủy hợp đồng mua bán hàng hóa.
Thủ tục hải quan thực hiện như sau:
b.1) Thương nhân có văn bản đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa gửi Cục Hải
quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục tạm nhập.
b.2) Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục tạm nhập xem xét phê duyệt
nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b.1 khoản 5 Điều này.
b.3) Sau khi được Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt, thương nhân làm thủ
tục hải quan theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách
quản lý nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển tiêu thụ nội
địa.
Điều 42. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu
1. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu
đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải
quan.
2. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước
nhập khẩu, có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không đưa vào kho ngoại quan, không
đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam: cơ quan hải quan
thực hiện việc giám sát hàng hoá cho đến khi hàng hoá thực xuất khẩu ra khỏi
Việt Nam. Đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu theo quy định phải xin phép
của Bộ Công Thương thì người khai hải quan phải nộp bản chụp, xuất trình bản
chính Giấy phép kinh doanh hàng hóa chuyển khẩu cho hải quan giám sát tại cửa
khẩu.
3. Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa
khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các
cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào,
đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.
4. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam tại cửa khẩu nhập.
5. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường
hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải kiểm tra hải quan theo
quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Mục 3. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC
Điều 43. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện
hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp
đồng gia công với thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ
Tài chính.
2. Đối với sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ; sản phẩm gia công
dùng để thanh toán tiền công gia công; nguyên liệu, vật tư dư thừa sau khi
quyết toán xong hợp đồng gia công bán tại thị trường Việt Nam thì đăng ký tờ
khai hải quan mới theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Thương nhân thực hiện
đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu, chính sách thuế như đối với hàng
hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
Thủ tục hải quan cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 44. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ
khai hải quan một lần
1. Hình thức đăng ký tờ khai một lần được áp dụng đối với tất cả các loại
hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Tên hàng hóa trên tờ khai hải quan không thay đổi trong thời hạn hiệu lực
của tờ khai đăng ký một lần;
b) Hàng hoá khai trên tờ khai thuộc cùng một hợp đồng; hợp đồng mua bán hàng
hoá có điều khoản quy định giao hàng nhiều lần;
c) Doanh nghiệp là chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan.
2. Hiệu lực của tờ khai đã đăng ký
a) Tờ khai có hiệu lực trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Đối với hàng gia
công có phụ lục hợp đồng thì tờ khai có hiệu lực trong thời hạn hiệu lực của
phụ lục hợp đồng.
b) Tờ khai chấm dứt hiệu lực trước thời hạn trong các trường hợp:
b.1) Có sự thay đổi chính sách thuế, chính sách quản lý xuất, nhập khẩu đối
với mặt hàng khai trên tờ khai;
b.2) Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc hợp đồng hết hiệu lực;
b.3) Doanh nghiệp đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu hết lượng hàng khai trên tờ
khai;
b.4) Doanh nghiệp thông báo không tiếp tục làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
hết lượng hàng đã khai trên tờ khai hải quan;
b.5) Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá từng lần không đúng về tên
hàng, mã số hàng hoá đã khai trên tờ khai hải quan đăng ký một lần;
b.6) Doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian hiệu lực của
tờ khai đăng ký một lần.
b.7) Trong thời gian hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần, doanh nghiệp vi
phạm pháp luật dẫn đến không đáp ứng điều kiện nêu tại điểm c khoản 1 Điều
này.
3. Việc làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo hình thức đăng ký tờ khai
một lần được thực hiện tại một Chi cục hải quan.
4. Thủ tục đăng ký tờ khai một lần
a) Người khai hải quan phải khai vào tờ khai hải quan và sổ theo dõi hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu. Một số tiêu chí trên tờ khai tương ứng với từng lần xuất
khẩu, nhập khẩu (chứng từ vận tải, phương tiện vận tải...) thì không phải khai
khi đăng ký tờ khai một lần.
b) Hồ sơ hải quan gồm:
b.1) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: nộp 02 bản chính;
b.2) Hợp đồng mua bán hàng hoá được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình
thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp
dữ liệu: nộp 01 bản chụp;
b.3) Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền (đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định
của pháp luật): nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu và cấp
phiếu theo dõi, trừ lùi hoặc nộp 01 bản chính (nếu hàng hoá khai trên tờ khai
một lần là toàn bộ hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu ghi trên giấy
phép);
b.4) Sổ và Phiếu theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 02 quyển (Sổ theo
mẫu số 27/STD/2013; Phiếu theo mẫu số 28/PTD/2013 phụ lục III ban hành kèm
Thông tư này).
c) Chi cục hải quan tiếp nhận hồ sơ, đăng ký tờ khai, trả 01 tờ khai và 01 sổ
theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho doanh nghiệp.
5. Thủ tục khi xuất khẩu, nhập khẩu từng lần
a) Người khai hải quan nộp các giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định đối
với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ những giấy tờ đã nộp khi đăng ký
tờ khai); xuất trình tờ khai hải quan đã đăng ký, sổ theo dõi hàng hoá xuất
khẩu hoặc nhập khẩu.
b) Lãnh đạo Chi cục hải quan căn cứ hình thức, mức độ kiểm tra do hệ thống
quản lý rủi ro thông báo khi đăng ký tờ khai hải quan và tình hình thực tế tại
thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu từng lần để quyết định hình thức, mức độ kiểm
tra hải quan đối với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp.
6. Báo cáo quyết toán tình hình xuất khẩu, nhập khẩu từng lần
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a.1) Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hết hiệu lực, doanh nghiệp
phải làm thủ tục báo cáo quyết toán tình hình xuất khẩu, nhập khẩu từng lần
với Chi cục hải quan;
a.2) Hồ sơ gồm: tờ khai hải quan, sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập
khẩu.
b) Chi cục hải quan thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, xác nhận tổng lượng
hàng thực xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào tờ khai hải quan.
Điều 45. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Giải thích từ ngữ:
a) “Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” là hàng hoá do thương nhân Việt Nam
(bao gồm cả thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất
khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao,
nhận hàng hoá đó tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.
b) “Người xuất khẩu tại chỗ” (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp xuất khẩu”): là
người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
c) “Người nhập khẩu tại chỗ” (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp nhập khẩu”): là
người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài
chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.
2. Căn cứ để xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
a) Đối với sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu,
phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công: thực
hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 12/2006/NĐCP.
b) Đối với hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo
hướng dẫn của Bộ Công Thương.
c) Đối với các loại hàng hoá khác: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15
Nghị định số 154/2005/NĐCP.
3. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục hải
quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn và theo quy định của từng loại
hình.
4. Hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai xuất khẩunhập khẩu tại chỗ (theo Phụ lục IV, hướng dẫn sử dụng
theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 04 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại
Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng
gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu), hợp
đồng thuê, mượn: nộp 01 bản chụp;
c) Hóa đơn xuất khẩu: nộp 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu;
d) Các giấy tờ khác theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu
(trừ vận đơn B/L).
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ đã làm
xong thủ tục hải quan và giao hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ phải
làm thủ tục hải quan. Nếu quá thời hạn trên doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ
chưa làm thủ tục hải quan thì cơ quan hải quan lập biên bản, xử phạt vi phạm
hành chính về hải quan, làm tiếp thủ tục hải quan.
6. Thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu:
a.1) Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp nhập khẩu trên 04 tờ
khai, trong đó ghi rõ Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu tại ô
29 tờ khai xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ, ký tên, đóng dấu;
a.2) Giao 04 tờ khai hải quan cho doanh nghiệp xuất khẩu.
a.3) Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01
tờ khai hải quan, chuyển 01 tờ khai hải quan còn lại cho doanh nghiệp xuất
khẩu tại chỗ.
b) Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu:
b.1) Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan, doanh nghiệp xuất khẩu khai đầy
đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 04 tờ khai hải quan;
b.2) Nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu theo qui
định;
b.3) Sau khi làm xong thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu chuyển 03 tờ
khai còn lại cho doanh nghiệp nhập khẩu để làm tiếp thủ tục nhập khẩu.
b.4) Nhận lại 01 tờ khai hải quan do doanh nghiệp nhập khẩu chuyển đến; tờ
khai hải quan phải có xác nhận, ký tên, đóng dấu đầy đủ của 04 bên: doanh
nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu, Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, Hải
quan làm thủ tục xuất khẩu.
c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:
c.1) Tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra theo
quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế)
theo quy định hiện hành. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản
để xuất trình cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;
c.2) Tiến hành kiểm tra hàng hoá đối với trường hợp phải kiểm tra;
c.3) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 04
tờ khai;
c.4) Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh
nghiệp xuất khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất khẩu xuất trình;
c.5) Fax cho Chi cục hải quan nhập khẩu Tờ khai hải quan đã làm thủ tục xuất
khẩu.
7. Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ
a) Sau khi nhận được 03 tờ khai xuất khẩunhập khẩu tại chỗ đã có xác nhận của
Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ hải quan cho
Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để làm thủ tục nhập
khẩu tại chỗ.
b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:
b.1) Tiếp nhận bản fax tờ khai hải quan xuất khẩu do Chi cục Hải quan làm thủ
tục xuất khẩu gửi;
b.2) Tiếp nhận hồ sơ hải quan do doanh nghiệp nhập khẩu nộp;
b.3) Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình
xuất khẩu, nhập khẩu, trừ việc kiểm tra thực tế hàng hóa; kiểm tra tính thuế
(nếu có). Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai
hải quan;
b.4) Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 02 tờ
khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.
b.5) Có văn bản thông báo (mẫu số 29/TBXNKTC/2013 phụ lục III ban hành kèm
Thông tư này) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại
chỗ để theo dõi hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục hải quan
làm thủ tục nhập khẩu và cơ quan thuế địa phương đã nối mạng.
8. Tờ khai xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ có giá trị để quyết toán khi:
Tờ khai hải quan được khai đầy đủ các tiêu chí, có xác nhận, ký tên, đóng dấu
của 04 bên: doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu, hải quan làm thủ
tục xuất khẩu tại chỗ, hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ.
Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ và doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ
làm thủ tục tại một Chi cục hải quan, thì Chi cục hải quan này ký xác nhận cả
phần hải quan làm thủ tục xuất khẩu và hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
9. Đối với sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để kinh doanh nội địa thực
hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
10. Việc quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo hướng dẫn tại
mục 6 phần V Thông tư này.
Điều 46. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện dự
án đầu tư
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động
của doanh nghiệp thực hiện theo quy định đối với từng loại hình xuất nhập khẩu
hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định; nguyên
liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu
tư:
a) Đối với dự án đầu tư miễn thuế:
a.1) Đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế với cơ quan hải quan
đối với trường hợp nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật
tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư thuộc
đối tượng được miễn thuế nhập khẩu.
Thủ tục đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 101 Thông tư này.
a.2) Thủ tục nhập khẩu:
a.2.1) Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hoá tại một Chi cục
hải quan thuận tiện nhất thuộc Cục hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn
thuế.
a.2.2) Thủ tục hải quan thực hiện như hướng dẫn đối với hàng xuất nhập khẩu
thương mại tại Chương I phần II Thông tư này; ngoài ra phải thực hiện thêm một
số công việc theo hướng dẫn tại Điều 101, Điều 102 và Điều 103 Thông tư này.
b) Đối với dự án đầu tư không được miễn thuế:
Thủ tục hải quan thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại; doanh
nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục hải quan nơi có hàng nhập khẩu hoặc
nơi xây dựng dự án đầu tư. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm sử dụng hàng hóa nhập
khẩu phục vụ dự án đầu tư không được miễn thuế theo đúng mục đích trên Giấy
chứng nhận đầu tư.
3. Thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá nhập khẩu miễn thuế
a) Các hình thức thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá thuộc diện thanh
lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế của dự án
đầu tư trong nước và dự án có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn
tại Thông tư số 04/2007/TTBTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay
là Bộ Công Thương) hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh
lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
b) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thực hiện tại cơ quan hải quan
nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hoá miễn thuế.
c) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng
c.1) Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, thay đổi
mục đích sử dụng tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng, số tiền thuế đã được miễn
thuế tương ứng với hàng hóa cần thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thuộc tờ
khai nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai
hải quan nhập khẩu hàng hóa miễn thuế;
c.2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai
xuất khẩu theo loại hình tương ứng;
c.3) Trường hợp nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu huỷ
thì phải thực hiện việc kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan mới theo
hướng dẫn tại khoản 8 Điều 11 Thông tư này. Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan
theo loại hình nhập khẩu tương ứng; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng
hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu, trừ trường hợp
tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu miễn thuế doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ
chính sách quản lý nhập khẩu.
Trường hợp nhượng bán cho doanh nghiệp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thì
hàng hóa miễn thuế phải được trừ vào Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế
đã được cấp của doanh nghiệp được chuyển nhượng.
c.4) Khi tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của
cơ quan quản lý môi trường.
Điều 47. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào cảng trung
chuyển
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển để vận
chuyển ra nước ngoài
a) Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
trung chuyển hàng hoá lập Bản kê hàng hoá đóng trong container trung chuyển
theo mẫu số 30/BKTrC/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
b) Hồ sơ hải quan gồm: 02 bản chính Bản kê hàng hoá đóng trong container trung
chuyển.
c) Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển thuộc đối tượng được miễn kiểm
tra, cơ quan hải quan chỉ kiểm tra số lượng container; đối chiếu số, ký hiệu
của container với nội dung Bản kê. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm
pháp luật thì cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra theo quy định.
2. Thanh khoản hàng hoá đóng trong container trung chuyển
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hàng hoá đưa hết ra khỏi cảng trung
chuyển, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển phải thực hiện thanh
khoản hàng hoá đóng trong container trung chuyển.
b) Định kỳ hàng quý, chậm nhất không quá 15 ngày sau kỳ báo cáo doanh nghiệp
làm dịch vụ trung chuyển phải báo cáo và đối chiếu với hải quan khu trung
chuyển về lượng hàng hoá đưa vào, đưa ra, hàng còn lưu tại khu vực trung
chuyển.
3. Việc giải quyết hàng tồn đọng tại cảng trung chuyển thực hiện như việc
giải quyết hàng nhập khẩu tồn đọng tại cảng biển hướng dẫn tại Thông tư của Bộ
Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển Việt Nam.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình nghiệp vụ quản lý
hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển.
Điều 48. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan
trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu; phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh qua khu phi thuế quan
1. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với
hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan:
a) Hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan phải được làm thủ tục hải quan,
chịu sự kiểm tra giám sát hải quan. Hàng hoá thuộc loại hình nào thì áp dụng
quy trình thủ tục hải quan hiện hành theo loại hình đó;
b) Hàng hoá sau đây được lựa chọn làm hoặc không làm thủ tục hải quan theo quy
định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 100/2009/QĐ
TTg ngày 30/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động
của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu: Văn phòng phẩm,
lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan
mua từ nội địa để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán
bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
c) Hàng hoá sau đây không phải làm thủ tục hải quan:
c.1) Hàng hóa do cư dân đưa từ nội địa vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao
Bảo và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thuộc đối tượng không áp dụng mức
thuế suất giá trị gia tăng 0% theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số
06/2012/TTBTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định 123/2008/NĐCP
ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐCP ngày 27/12/2011 của Chính phủ;
c.2) Hàng hoá là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến
thành sản phẩm khác hoặc qua sơ chế thông thường của cư dân tự sản xuất, đánh
bắt đưa từ khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và khu kinh tế cửa khẩu
quốc tế Cầu Treo vào nội địa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TTBTC ngày 11/1/2012 của
Bộ Tài chính.
d) Hàng hoá từ nội địa Việt Nam hoặc từ các khu chức năng khác trong khu kinh
tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu không được mở
tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu theo quy định tại Thông tư 116/2010/TTBTC
ngày 04/08/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 137/2009/TTBTC
ngày 03/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định
số 33/2009/QĐTTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế,
chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.
2. Khi đưa hàng hoá từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, người khai hải quan
phải khai trên tờ khai hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập
khẩu tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan, khai thuộc đối tượng
không chịu thuế (trừ mặt hàng không được hưởng ưu đãi thuế đối với hàng nhập
khẩu).
Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất
kinh doanh phải đăng ký tên sản phẩm sản xuất, tên nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu, định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm với cơ quan
hải quan. Việc thông báo định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất
hàng bán trong khu phi thuế quan thực hiện trước khi báo cáo nhập xuất
tồn. Thông báo định mức đối với loại hình gia công, nhập nguyên liệu, vật tư
để sản xuất hàng xuất khẩu thực hiện theo quy định đối với hai loại hình này.
Trường hợp doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư,
linh kiện để sản xuất hàng hóa bán vào thị trường nội địa thì khi đăng ký tờ
khai nhập khẩu, người khai hải quan phải đăng ký và khai tên, lượng hàng,
chủng loại, trị giá nhập khẩu của từng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện;
tên sản phẩm sản xuất tại khu phi thuế quan để bán vào thị trường nội địa có
sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan
a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại
hình xuất khẩu tại Chi cục hải quan ở nội địa hoặc Chi cục hải quan quản lý
khu phi thuế quan. Trường hợp thủ tục hải quan được làm tại Chi cục hải quan ở
nội địa thì việc vận chuyển hàng đến khu phi thuế quan được thực hiện theo quy
định đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu.
Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục hải quan theo quy định đối
với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan.
b) Việc kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện theo quy định đối với hàng hoá
xuất khẩu ra nước ngoài. Trường hợp hàng hoá đưa vào khu phi thuế quan do Chi
cục hải quan khác Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan làm thủ tục, nếu
phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan
thực hiện kiểm tra lại hàng hoá theo quy định.
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước
ngoài
a) Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài làm thủ tục hải quan
theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu.
b) Hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu từ nước ngoài
hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng ra nước ngoài thì khi làm thủ
tục xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp khai cụ thể trên tờ khai xuất khẩu
"xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tại tờ khai số..."
hoặc "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nội địa tại tờ khai số..."
kèm theo tờ khai nhập khẩu ban đầu, bản kê chi tiết (nếu có).
5. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa vào nội địa
a) Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục xuất khẩu theo quy định
đối với từng loại hình xuất khẩu; doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu
theo quy định đối với từng loại hình nhập khẩu. Địa điểm làm thủ tục xuất
khẩu, nhập khẩu là trụ sở của Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan.
b) Để làm cơ sở cho doanh nghiệp nội địa tính toán số tiền thuế phải nộp khi
làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải thực hiện như
sau:
b.1) Trường hợp sản phẩm xuất khẩu được sản xuất tại khu phi thuế quan, trước
khi làm thủ tục xuất khẩu phải thông báo với cơ quan hải quan định mức nguyên
liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, cấu thành trong sản phẩm sản
xuất.
Khi làm thủ tục xuất phải khai rõ trên tờ khai xuất khẩu tên, chủng loại
nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm đó.
b.2) Trường hợp hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu từ
nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng vào nội địa thì khi
làm thủ tục xuất khẩu vào nội địa, doanh nghiệp khai cụ thể trên tờ khai xuất
khẩu "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tại tờ khai
số..." hoặc "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nội địa tại tờ khai
số..." kèm theo tờ khai nhập khẩu ban đầu, bản kê chi tiết (nếu có).
b.3) Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải cung cấp cho doanh nghiệp nội
địa đầy đủ hồ sơ, số liệu để doanh nghiệp nội địa tính số tiền thuế phải nộp.
6. Gia công hàng hoá giữa doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và doanh
nghiệp nội địa
a) Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công hàng hoá cho doanh nghiệp
trong khu phi thuế quan: Doanh nghiệp nội địa thông báo hợp đồng gia công và
làm thủ tục hải quan đối với hợp đồng gia công đó tại Chi cục hải quan quản lý
khu phi thuế quan. Thủ tục hải quan thực hiện như nhận gia công cho thương
nhân nước ngoài.
b) Trường hợp doanh nghiệp nội địa đặt doanh nghiệp trong khu phi thuế quan
gia công hàng hoá: Doanh nghiệp nội địa thông báo hợp đồng gia công và làm thủ
tục hải quan cho hợp đồng gia công đó tại tại Chi cục hải quan quản lý khu phi
thuế quan hoặc Chi cục hải quan trong nội địa. Thủ tục hải quan thực hiện như
doanh nghiệp nội địa đặt gia công tại nước ngoài.
7. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá mua tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi
thuế quan đưa vào nội địa
a) Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa
vào nội địa phải nộp thuế theo quy định đối với hàng nhập khẩu trước khi đưa
hàng ra khỏi khu phi thuế quan.
Đối với khách mua hàng là đối tượng được mua hàng miễn thuế theo định mức tại
khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào nội địa theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ tại Quy chế hoạt động của Khu phi thuế quan thì phải nộp
thuế phần hàng hoá vượt định mức miễn thuế.
b) Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan phải
xuất trình giấy chứng minh nhân dân (dưới đây viết tắt là CMND) hoặc hộ chiếu
(đối với khách hàng là người nước ngoài) với doanh nghiệp bán hàng khi mua
hàng và hải quan giám sát cổng khi mang hàng ra khỏi khu phi thuế quan.
c) Khi bán hàng cho khách, doanh nghiệp bán hàng phải có hoá đơn bán hàng và
sổ theo dõi bán hàng, trong đó ghi rõ: tên, địa chỉ, số CMND hoặc số hộ chiếu
của người mua hàng; số lượng, đơn giá, trị giá hàng hoá bán cho từng người
mua.
d) Tuỳ theo điều kiện cụ thể tại từng khu phi thuế quan, việc thu thuế đối với
hàng hoá mua tại khu phi thuế quan đưa vào nội địa thực hiện theo một trong
hai cách sau:
d.1) Người mua hàng kê khai nộp thuế tại hải quan cổng kiểm soát khu phi thuế
quan:
d.1.1) Người mua hàng trước khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan phải kê
khai hàng hoá thuộc diện nộp thuế vào tờ khai phi mậu dịch; nộp tờ khai, xuất
trình Giấy chứng minh nhân dân, hàng hoá, hoá đơn bán hàng (liên dành cho
người mua hàng ) cho Hải quan cổng khu phi thuế quan;
d.1.2) Hải quan cổng khu phi thuế quan: Đối chiếu Giấy chứng minh nhân dân do
người mang hàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với tờ khai
hải quan và hoá đơn bán hàng; nếu phù hợp thì viết biên lai thu thuế và thu
tiền thuế, nộp tiền thuế thu được vào Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định
pháp luật
d.2) Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan uỷ nhiệm cho doanh nghiệp bán
hàng thu thuế:
d.2.1) Việc uỷ nhiệm cho doanh nghiệp bán hàng thu thuế thực hiện theo quy
định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2013/NĐCP. Trách nhiệm của bên được uỷ
nhiệm, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định tại khoản
3, khoản 4 Điều 3 Nghị định số 83/2013/NĐCP.
d.2.2) Khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan, người mua hàng phải xuất trình
Giấy chứng minh nhân dân, hàng hoá, hoá đơn mua hàng, biên lai thu thuế cho
Hải quan giám sát cổng khu phi thuế quan;
d.2.3) Hải quan cổng khu phi thuế quan có trách nhiệm: đối chiếu CMND do người
mang hàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với hoá đơn bán
hàng, biên lai thu thuế. Nếu qua kiểm tra, đối chiếu phát hiện có sự không phù
hợp giữa người mang hàng với ảnh người trong CMND; giữa số CMND ghi trong hoá
đơn bán hàng, biên lai thu thuế với số trong CMND do người mang hàng xuất
trình; giữa hàng hoá mang ra với hàng hoá ghi trong hoá đơn bán hàng, biên lai
thu thuế thì lập biên bản vi phạm và xử lý theo đúng quy định pháp luật.
8. Giám sát hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào, đi qua khu phi thuế
quan
a) Khu phi thuế quan phải có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, có cổng kiểm
soát hải quan để giám sát hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan.
b) Hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, hàng hoá vận chuyển qua khu phi
thuế quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài phải đi qua
cổng kiểm soát hải quan và phải chịu sự giám sát của Hải quan cổng kiểm soát
này.
c) Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa hoặc hàng hoá từ nội địa xuất
khẩu ra nước ngoài khi đi qua khu phi thuế quan phải đi đúng tuyến đường do
Hải quan quản lý khu phi thuế quan phối hợp với Ban quản lý khu phi thuế quan
quy định.
9. Thủ tục hải quan và giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải nhập
cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua khu phi thuế quan (đối với khu phi thuế quan gắn
liền với cửa khẩu đường bộ) thực hiện theo quy định đối với phương tiện vận
tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam.
10. Chế độ báo cáo nhậpxuấttồn:
a) Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu phi thuế quan: định kỳ
sáu tháng một lần phải báo cáo cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu trong kỳ và báo cáo xuấtnhậptồn; thời hạn nộp báo cáo chậm nhất sau kỳ
báo cáo 15 ngày.
Hồ sơ báo cáo gồm:
a.1) Bảng tổng hợp tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trong kỳ báo cáo: 02
bản chính (mẫu số 31/HSBCPTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.2) Bảng tổng hợp hoá đơn nguyên liệu, vật tư mua tại khu phi thuế quan trong
kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu số 32/HSBCPTQ/2013 phụ lục III ban
hành kèm Thông tư này);
a.3) Bảng tổng hợp tờ khai xuất khẩu sản phẩm trong kỳ báo cáo: 02 bản chính
(mẫu số 33/HSBCPTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này );
a.4) Bảng tổng hợp hoá đơn sản phẩm bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo
(nếu có): 02 bản chính (mẫu số 34/HSBCPTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông
tư này);
a.5) Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất
khẩu và bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số
35/HSBCPTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.6) Bảng báo cáo nguyên liệu, vật tư nhậpxuấttồn trong kỳ báo cáo: 02 bản
chính (mẫu số 36/HSBCPTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.7) Hoá đơn (bản chụp) mua nguyên, vật tư tại khu phi thuế quan trong kỳ báo
cáo (nếu có);
a.8) Hoá đơn (bản chụp) bán sản phẩm tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo
(nếu có).
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thuần tuý trong khu phi thuế
quan thì một tháng một lần phải báo cáo hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ
và báo cáo xuấtnhậptồn kho với cơ quan hải quan quản lý khu phi thuế quan.
Thời hạn nộp hồ sơ báo cáo chậm nhất là ngày thứ 15 của tháng tiếp theo.
Hồ sơ báo cáo gồm:
b.1) Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài trong kỳ báo cáo: 02 bản
chính (mẫu số 37/HSBCPTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);
b.2) Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nội địa trong kỳ báo cáo (nếu có): 02
bản chính (mẫu số 38/HSBCPTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.3) Bảng tổng hợp hàng hoá mua tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu
có): 02 bản (mẫu số 39/HSBCPTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.4) Bảng tổng hợp hàng hoá bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo: 02 bản
chính (mẫu số 40/HSBCPTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.5) Bảng tổng hợp hàng hoá xuất khẩu trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính
(mẫu số 41/HSBCPTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.6) Bảng báo cáo hàng hoá nhậpxuấttồn trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu
số 42/HSBCPTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.7) Hoá đơn (bản chụp) mua hàng, bán hàng tại khu phi thuế quan trong kỳ báo
cáo (nếu có).
c) Đối với hàng gia công: thực hiện theo quy định đối với loại hình gia công.
d) Đối với doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh, vừa kinh doanh thương mại
thuần tuý, vừa gia công hàng hoá: loại hình nào báo cáo theo loại hình đó.
đ) Kiểm tra báo cáo nhậpxuấttồn:
đ1) Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc khai báo và sử dụng hàng hóa.
đ2) Cơ quan Hải quan thực hiện tiếp nhận báo cáo nhậpxuấttồn do doanh nghiệp
nộp; trên báo cáo nhậpxuấttồn ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận; ký tên,
đóng dấu số hiệu công chức hải quan tiếp nhận.
Trên cơ sở đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, Chi cục hải
quan quản lý khu phi thuế quan thực hiện kiểm tra xác suất để đánh giá việc
tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; kiểm tra hàng tồn kho nếu xét thấy cần
thiết; nếu phát hiện vi phạm pháp luật, hàng hoá nhập khẩu vào khu phi thuế
quan bị thẩm lậu vào nội địa thì xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
Trường hợp phát hiện hàng từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan, sau đó thẩm
lậu trở lại nội địa thì hải quan quản lý khu phi thuế quan thông báo cho Cục
thuế nơi có trụ sở doanh nghiệp nội địa đưa hàng vào khu phi thuế quan biết để
phối hợp xử lý.
Điều 49. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh
nghiệp chế xuất
1. Nguyên tắc chung
a) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế
xuất (dưới đây viết tắt là DNCX) được áp dụng cho DNCX trong khu chế xuất và
DNCX ngoài khu chế xuất.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX phải làm thủ tục hải quan theo quy
định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp áp dụng phương
thức điện tử, các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại điểm này thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TTBTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính
trong trường hợp Thông tư có quy định.
c) DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan đối với
loại hàng hóa là văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao
gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay) mua từ nội địa để
phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm
việc tại doanh nghiệp.
d) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ một DNCX không phải làm thủ tục hải quan.
đ) Hàng hóa nhập khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về DNCX,
hàng hóa xuất khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ DNCX đến cửa khẩu xuất.
e) Hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra vào
của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải
quan.
g) Trong một kỳ báo cáo, DNCX phải thông báo định mức sử dụng nguyên liệu, vật
tư (bao gồm cả tỷ lệ hao hụt) với cơ quan hải quan chậm nhất vào thời điểm nộp
báo cáo nhậpxuấttồn.
2. Địa điểm làm thủ tục hải quan
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: tại Chi cục hải quan quản lý DNCX.
b) Đối với hàng hoá gia công giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: doanh nghiệp
nội địa làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan quản lý DNCX hoặc Chi cục
hải quan nơi có cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nội địa.
c) Đối với hàng hoá gia công giữa hai DNCX: Doanh nghiệp nhận gia công thực
hiện thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan
quản lý DNCX nhận gia công.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
a) Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài:
a.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định: Căn cứ văn bản đề nghị
nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định của giám đốc DNCX kèm danh mục hàng hoá
(chi tiết tên hàng, lượng hàng, chủng loại), cơ quan hải quan làm thủ tục nhập
khẩu theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. Quy định
này áp dụng đối với cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI
Thông tư số 196/2012/TTBTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
a.2) Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, DNCX
làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng
mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế.
b) Đối với hàng hoá của DNCX xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX làm thủ tục xuất
khẩu theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa,
trừ việc kê khai tính thuế.
c) Hàng hoá của DNCX bán vào nội địa:
c.1) Đối với sản phẩm do DNCX sản xuất, bán vào thị trường nội địa: DNCX và
doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu
tại chỗ.
c.2) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa, doanh
nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu
theo hợp đồng mua bán.
d) Đối với hàng hoá do doanh nghiệp nội địa bán cho DNCX: DNCX và doanh nghiệp
nội địa làm thủ tục hải quan theo các bước và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu
tại chỗ.
đ) Hàng hoá gia công:
đ.1) Đối với hàng hoá do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, doanh nghiệp
nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương
nhân nước ngoài.
đ.2) Đối với hàng hoá do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, doanh
nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hoá ở
nước ngoài.
đ.3) Hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của
Bộ Tài chính.
e) Đối với hàng hóa mua, bán giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau:
e.1) Hàng hoá mua, bán giữa các DNCX không cùng một khu chế xuất thì thực hiện
theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ
(trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ);
e.2) Hàng hoá mua, bán giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất thì không
phải làm thủ tục hải quan;
e.3) Đối với hàng hóa luân chuyển giữa các doanh nghiệp chế xuất không cùng
một khu chế xuất nhưng các doanh nghiệp chế xuất này thuộc một tập đoàn hay
một hệ thống công ty thì được lựa chọn không phải làm thủ tục hải quan hoặc
làm thủ tục hải quan theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ quy định về
điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ). Quy định này áp dụng cho cả các doanh
nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số
196/2012/TTBTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
g) Đối với hàng hoá của DNCX đưa vào nội địa để sửa chữa, DNCX có văn bản
thông báo: tên hàng, số lượng, lý do, thời gian sửa chữa, không phải đăng ký
tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi, xác nhận khi hàng
đưa trở lại DNCX. Quá thời hạn đăng ký sửa chữa mà không đưa hàng trở lại thì
xử lý theo hướng dẫn đối với hàng chuyển đổi mục đích sử dụng.
h) Việc tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật và
có sự giám sát của cơ quan hải quan trừ trường hợp sơ hủy phế liệu, phế phẩm
tại DNCX trước khi chính thức tiêu hủy. Quy định này áp dụng cho cả doanh
nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số
196/2012/TTBTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
i) Hàng hóa của DNCX tạm nhập để sửa chữa, bảo hành sau đó tái xuất thực hiện
như thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại, trừ việc
kê khai tính thuế.
4. Báo cáo nhập xuất tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX
a) Doanh nghiệp chế xuất nộp Báo cáo nhập xuất tồn một quý một lần và chậm
nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau tại Chi cục hải quan quản lý DNCX. Đối
với doanh nghiệp ưu tiên đã được Tổng cục Hải quan công nhận thì được lựa chọn
nộp báo cáo nhập xuất tồn theo năm dương lịch, vào cuối quý I của năm sau
hoặc theo quý.
b) Báo cáo nhập xuất tồn (mẫu số 43/HSBCCX/2013 Phụ lục III ban hành kèm
theo Thông tư này) nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: nộp 02 bản chính.
Riêng đối với hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu hoặc mua từ nội địa để phục vụ cho
hoạt động của nhà xưởng, sản xuất nhưng không xây dựng được định mức sử dụng
theo đơn vị sản phẩm (ví dụ: vải, giấy để lau máy móc, thiết bị; xăng dầu để
chạy máy phát điện; dầu làm sạch khuôn; bút đánh dấu sản phẩm bị lỗi...) hoặc
để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng cũng như sinh hoạt của cán bộ, công
nhân của DNCX thì thực hiện như sau:
DNCX không phải phân chia theo mục đích sử dụng hay nguồn nhập khẩu, không
phải đăng ký danh mục, đặt mã quản lý và không phải báo cáo nhậpxuấttồn định
kỳ hàng tháng với cơ quan hải quan.
Riêng đối với DNCX nằm ngoài khu chế xuất thì hàng quý DNCX nộp báo cáo tổng
lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa trong quý.
DNCX tự chịu trách nhiệm về việc khai và sử dụng hàng hóa đúng mục đích.
Quy định này áp dụng đối với cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo
Chương VI Thông tư số 196/2012/TTBTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
c) Kiểm tra báo cáo nhậpxuấttồn:
c1) Cơ quan hải quan tiếp nhận báo cáo nhậpxuấttồn do DNCX nộp, ký tên, đóng
dấu công chức ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận trên báo cáo nhậpxuấttồn.
Trên cơ sở đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, Chi cục hải
quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra xác suất để đánh giá việc tuân thủ pháp
luật của doanh nghiệp.
c.2) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp chế xuất nộp báo cáo hàng
hoá nhập xuất tồn theo quý hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày doanh
nghiệp chế xuất nộp báo cáo hàng hoá nhập xuất tồn theo năm, Chi cục hải
quan quản lý DNCX nếu phát hiện có dấu hiệu nghi vấn gian lận thương mại thì
chuyển hồ sơ cho Chi cục Hải quan kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm
tra theo quy định.
d) Việc xử lý đối với tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh
nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp bình thường và ngược
lại thực hiện như sau:
d.1) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng
chế độ chế xuất:
d.1.1) Thanh lý tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu;
d.1.2) Xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho;
d.1.3) Thực hiện việc thu thuế theo quy định;
d.1.4) Thời điểm thanh lý và xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu
thực hiện trước khi doanh nghiệp chuyển đổi.
d.2) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chế độ chế
xuất sang doanh nghiệp chế xuất:
d.2.1) Doanh nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan
hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định;
d.2.2) Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản
nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉ áp
dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình doanh nghiệp chế xuất sau khi
doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan
hải quan.
5. Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định
a) Các hình thức thanh lý, hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý,
hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông
tư số 04/2007/TTBTM.
b) Nơi làm thủ tục thanh lý là Chi cục hải quan quản lý DNCX.
c) Thủ tục thanh lý
c.1) Doanh nghiệp hoặc ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi,
ký mã hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày tháng
năm gửi Chi cục hải quan quản lý DNCX.
c.2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai
xuất khẩu; trường hợp thanh lý nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu,
tặng thì mở tờ khai theo loại hình tương ứng, thu thuế theo quy định.
c.3) Trường hợp tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy
định của cơ quan quản lý môi trường, có sự giám sát của cơ quan hải quan.
6. Kết thúc xây dựng công trình, DNCX phải thực hiện báo cáo quyết toán đối
với hàng hoá nhập khẩu để xây dựng công trình với cơ quan hải quan.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra và xử lý theo quy định đối với hàng
hoá nhập thừa hoặc sử dụng không đúng mục đích.
7. Giám sát hải quan đối với phế thải của DNCX vận chuyển đến địa điểm khác
để tiêu hủy
a) Trách nhiệm của DNCX:
a.1) Thông báo cho Chi cục hải quan quản lý DNCX thời gian bàn giao phế thải
cho người vận chuyển.
a.2) Vận chuyển và tiêu hủy phế thải theo đúng quy định tại Luật Bảo vệ Môi
trường và các văn bản hướng dẫn.
b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan quản lý DNCX:
Sau khi nhận được thông báo của DNCX, Chi cục hải quan quản lý DNCX có trách
nhiệm:
b.1) Kiểm tra Giấy phép quản lý phế thải nguy hại (Giấy phép phải còn hiệu
lực, phế thải của DNCX đưa đi xử lý phải phù hợp với phế thải được phép vận
chuyển, xử lý ghi trong Giấy phép), hợp đồng vận chuyển, xử lý phế thải;
b.2) Kiểm tra phế thải của DNCX trước khi bàn giao cho người vận chuyển (phế
thải để bàn giao phải không lẫn phế liệu, phế phẩm còn sử dụng được và các
hàng hóa khác);
b.3) Giám sát việc đưa phế thải vào phương tiện vận chuyển phế thải; giám sát
việc vận chuyển phế thải ra khỏi ranh giới khu chế xuất, DNCX.
b.4) Lập biên bản kiểm tra, giám sát có xác nhận của DNCX, người vận chuyển
phế thải (Biên bản ghi rõ thời gian kiểm tra, giám sát; công chức Hải quan
kiểm tra, giám sát; tên DNCX có phế thải, người đại diện DNCX thực hiện bàn
giao phế thải; doanh nghiệp ký hợp đồng vận chuyển, xử lý phế thải; người vận
chuyển phế thải; số hiệu phương tiện vận chuyển phế thải; tên phế thải; những
nội dung đã kiểm tra, giám sát …); biên bản lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01
bản.
b.5) Cơ quan hải quan không thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện
chứa chất thải khi vận chuyển chất thải đến địa điểm khác ngoài khu chế xuất,
DNCX để xử lý.
c) Khi nhận được chứng từ chất thải nguy hại từ chủ hành nghề quản lý chất
thải nguy hại, DNCX (chủ nguồn thải) sao liên số 4 gửi cho Chi cục hải quan
quản lý DNCX. Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ nhập xuất tồn hoặc đột xuất, Chi
cục hải quan quản lý DNCX kiểm tra sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy
hại, chứng từ chất thải nguy hại lưu tại DNCX.
8. Hàng hóa của DNCX có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu,
quyền nhập khẩu thực hiện theo qui định tại Nghị định số 23/2007/NĐCP ngày
12/02/2007 của Chính phủ và các quy định của Bộ Công Thương.
Thủ tục hải quan, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương
mại. Ngoài ra, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm việc thực hiện quyền xuất khẩu,
quyền nhập khẩu của DNCX như sau:
a) DNCX thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối phải thực
hiện hạch toán riêng, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất; việc kê
khai thuế nội địa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã nhập khẩu của DNCX thực hiện quyền
nhập khẩu:
b.1) Khi bán cho doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan.
b.2) Khi bán cho DNCX khác thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại
điểm e khoản 3 Điều này.
c) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa của DNCX thực hiện quyền xuất khẩu:
c.1) Hàng hóa mua từ nội địa để xuất khẩu: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm
d, khoản 3 Điều này.
c.2) Hàng hóa mua từ DNCX khác để xuất khẩu: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm
e, khoản 3 Điều này.
c.3) Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b,
khoản 3 Điều này; DNCX thực hiện kê khai tính thuế xuất khẩu (nếu có).
9. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX thuê kho để chứa hàng hóa của
doanh nghiệp theo qui định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 108/2006/NĐCP:
a) DNCX được thuê kho trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
khu kinh tế và thuộc địa bàn quản lý của Chi cục hải quan quản lý DNCX để lưu
giữ nguyên liệu, vật tư và thành phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất của chính
DNCX.
b) Trước khi đưa hàng vào kho, DNCX phải thông báo cho Chi cục hải quan quản
lý DNCX các thông tin về địa điểm, vị trí, diện tích, các điều kiện về cơ sở
hạ tầng, cơ chế quản lý giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra kho, thời gian thuê
kho. Hàng hóa chỉ được đưa vào kho sau khi được Chi cục hải quan quản lý DNCX
chấp nhận bằng văn bản.
c) DNCX chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra kho và
định kỳ vào ngày 15 của tháng đầu quý sau phải báo cáo tình trạng hàng hóa
nhập, xuất, tồn kho cho Chi cục hải quan quản lý DNCX.
d) Định kỳ hàng quý, Chi cục hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra tình
trạng hàng hóa gửi kho hoặc thực hiện kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nghi
vấn hàng hóa gửi kho không đúng hoặc tiêu thụ nội địa hàng hóa gửi kho.
Điều 50. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế
1. Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho bảo thuế là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế, nhưng chưa phải nộp
thuế .
Doanh nghiệp phải khai hồ sơ hải quan riêng biệt cho phần nguyên liệu nhập
khẩu được bảo thuế và đăng ký lượng sản phẩm xuất khẩu cho một năm kế hoạch.
2. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế được
thực hiện theo quy định đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất
khẩu. Việc xử lý hàng hoá gửi kho bảo thuế bị hư hỏng, giảm phẩm chất, không
đáp ứng yêu cầu sản xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số
154/2005/NĐCP.
3. Báo cáo nhập xuất tồn
a) Kết thúc năm (ngày 31/12 hàng năm), chậm nhất là ngày 31/01 năm tiếp theo,
doanh nghiệp phải lập bảng tổng hợp các tờ khai hải quan nhập khẩu và tổng
lượng nguyên liệu đã nhập khẩu theo chế độ bảo thuế, tổng hợp các tờ khai hải
quan xuất khẩu và tổng lượng nguyên liệu cấu thành sản phẩm đã xuất khẩu, tái
xuất và tiêu huỷ gửi cơ quan hải quan.
b) Theo dõi báo cáo nhập xuất tồn, thủ tục nộp thuế, hoàn thuế hàng hoá
nhập khẩu vào kho bảo thuế.
b.1) Việc theo dõi báo cáo nhập xuất tồn nguyên liệu, vật tư của kho bảo
thuế được thực hiện như theo dõi báo cáo nhập xuất tồn nguyên liệu, vật tư
của doanh nghiệp chế xuất hướng dẫn tại khoản 4 Điều 49 Thông tư này.
b.2) Trường hợp số lượng nguyên liệu cấu thành sản phẩm đã xuất khẩu và tái
xuất ít hơn số lượng nguyên liệu nhập khẩu theo chế độ bảo thuế thì doanh
nghiệp phải nộp thuế cho phần nguyên liệu chưa xuất khẩu của các tờ khai hải
quan hàng nhập khẩu quá thời hạn 365 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan hải
quan đến ngày báo cáo; số nguyên liệu chưa đến thời hạn phải nộp thuế sẽ được
chuyển sang năm tài chính tiếp theo để báo cáo nhập xuất tồn.
b.3) Số lượng nguyên liệu đã nộp thuế nhưng sau đó được đưa vào sản xuất và
xuất khẩu sẽ được xét hoàn thuế theo loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng
xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 117 Thông tư này.
4. Kiểm tra, giám sát kho bảo thuế
a) Việc kiểm tra, giám sát kho bảo thuế thực hiện theo quy định tại khoản 4
Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐCP.
b) Định kỳ 01 năm 01 lần Chi cục hải quan quản lý kho bảo thuế thực hiện kiểm
tra việc tổ chức quản lý kho bảo thuế của doanh nghiệp, gồm:
b.1) Kiểm tra việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số
154/2005/NĐCP.
b.2) Kiểm tra việc duy trì hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi việc xuất khẩu,
nhập khẩu; xuất kho, nhập kho.
b.3) Kiểm tra thực tế lượng hàng tồn kho, đối chiếu số liệu tồn kho thực tế
với tồn kho trên hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi kho bảo thuế, báo cáo
nhập – xuất – tồn của doanh nghiệp.
c) Kiểm tra đột xuất hàng tồn kho:
c.1) Thực hiện khi có thông tin doanh nghiệp tiêu thụ nguyên vật liệu được bảo
thuế vào nội địa.
c.2) Khi có nghi vấn gian lận định mức phải áp dụng biện pháp kiểm tra định
mức tại doanh nghiệp.
Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra địa điểm thu gom
hàng lẻ (gọi tắt là CFS container freight station)
1. Hàng hóa được đưa vào CFS bao gồm:
a) Hàng hoá nhập khẩu đưa vào CFS là hàng hoá chưa làm xong thủ tục hải quan,
đang chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
b) Hàng hoá xuất khẩu đưa vào CFS là hàng hoá đã làm xong thủ tục hải quan
hoặc hàng hoá đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu
nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện tại CFS.
2. Các dịch vụ được thực hiện trong CFS
a) Đối với hàng xuất khẩu: Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng
hóa.
Đối với hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các CFS trong cảng để
chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng
xuất khẩu của Việt Nam.
b) Đối với hàng nhập khẩu: Được phép chia tách để làm thủ tục nhập khẩu hoặc
đóng ghép container với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba.
3. Thời hạn gửi CFS:
Hàng hóa đưa vào CFS được lưu giữ tối đa trong vòng 90 ngày kể từ ngày đưa vào
kho. Quá thời hạn trên, Chi cục hải quan quản lý CFS yêu cầu chủ kho phải làm
thủ tục đưa hàng hóa đó ra khỏi CFS hoặc xử lý như đối với hàng hóa nhập khẩu
bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan theo quy định tại
Điều 45 Luật Hải quan.
4. Giám sát hải quan:
a) CFS, hàng hóa lưu giữ, phương tiện vận tải ra, vào và các dịch vụ thực hiện
trong CFS phải chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan.
b) Giám sát hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải đưa vào, đưa ra CFS
và giám sát việc thực hiện các dịch vụ trong CFS thực hiện theo quy định tại
Điều 13, Điều 14 Nghị định số 154/2005/NĐCP, Điều 18 Thông tư này và hướng
dẫn của Tổng cục Hải quan.
5. Hàng hóa từ CFS đưa vào nội địa (bao gồm: hàng từ nước ngoài chưa làm thủ
tục nhập khẩu và hàng đã làm thủ tục xuất khẩu gửi CFS) phải làm thủ tục hải
quan theo các loại hình tương ứng.
Điều 52. Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công,
khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công công
trình, thực hiện dự án, thử nghiệm.
1. Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn,
mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công công trình,
thực hiện dự án, thử nghiệm thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu thương mại.
Đối với hàng tạm nhậptái xuất, tạm xuấttái nhập thuộc đối tượng được miễn
thuế theo quy định tại Điều 100 Thông tư này, định kỳ hàng năm (365 ngày kể từ
ngày đăng ký tờ khai tạm nhập, tạm xuất) người khai hải quan có trách nhiệm
thông báo cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất về thời hạn
còn lại sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập,
tạm xuất để cơ quan hải quan theo dõi, thanh khoản hồ sơ.
2. Địa điểm làm thủ tục tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập được thực
hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Trường hợp tái nhập, tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, tạm xuất,
người khai hải quan phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính tờ khai hải quan
tạm nhập, tạm xuất để đối chiếu.
3. Thời hạn tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập thực hiện theo thỏa
thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Hải quan cửa khẩu. Hết
thời hạn tạm nhập, tạm xuất người khai hải quan phải thực hiện ngay việc tái
xuất, tái nhập và thanh khoản hồ sơ với Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm
nhập, tạm xuất;
Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất để sản xuất, thi công công
trình, thực hiện dự án, thử nghiệm thì trước khi hết hạn tạm nhập, tạm xuất
người khai hải quan có văn bản đề nghị, nếu được Chi cục trưởng Chi cục hải
quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất đồng ý thì được gia hạn thời gian tạm
nhập, tạm xuất theo thỏa thuận với bên đối tác; Trường hợp quá thời hạn tạm
nhập, tạm xuất mà người khai hải quan chưa tái xuất, tái nhập thì bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập, tạm xuất có văn bản đề nghị chuyển quyền
sở hữu (mua, bán, biếu, tặng) máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn,
mẫu tạm nhậptái xuất, tạm xuấttái nhập để sản xuất, thi công công trình,
thực hiện dự án, thử nghiệm thì phải làm thủ tục hải quan như hàng hóa tạm
nhập, tạm xuất chuyển tiêu thụ nội địa, cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị được chuyển quyền sở hữu gửi Chi cục hải
quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.
b) Sau khi được Lãnh đạo Chi cục phê duyệt, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan
theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập
khẩu, xuất khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển quyền sở hữu (trừ
trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý tại thời điểm tạm nhập, tạm
xuất).
Điều 53. Thủ tục hải quan đối với một số trường hợp tạm nhậptái xuất, tạm
xuấttái nhập khác
1. Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập không có hợp đồng để phục
vụ thay thế, sửa chữa và sử dụng cho hoạt động của tàu biển, tàu bay nước
ngoài:
a) Người khai hải quan
a.1) Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập do chính tàu bay, tàu biển
mang theo khi nhập cảnh thì người khai hải quan là người điều khiển phương
tiện.
a.2) Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng gửi trước, gửi sau theo địa chỉ của
đại lý hãng tàu thì người khai hải quan là đại lý hãng tàu đó.
b) Thủ tục hải quan và chính sách thuế thực hiện theo quy định tại Điều 73 và
Điều 100 Thông tư này.
2. Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay nước ngoài tạm nhập tái xuất
để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam:
Tàu biển, tàu bay của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tạm nhập vào Việt Nam để
sửa chữa, bảo dưỡng phải làm thủ tục hải quan như quy định đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này
nên có một số quy định cụ thể như sau:
a) Hồ sơ hải quan:
Ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, người khai hải quan phải nộp cho cơ
quan hải quan 01 bản chụp hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu
biển, tàu bay với đối tác nước ngoài;
b) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập.
c) Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa
chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với bên đối tác nước ngoài và đăng ký với
Chi cục hải quan cửa khẩu.
d) Kiểm tra, giám sát hải quan:
d.1) Khi làm thủ tục tạm nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành
đối chiếu thông tin kê khai trên tờ khai với thực tế tàu biển, tàu bay tạm
nhập, giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ vị trí neo
đậu tại cầu cảng, sân đỗ đến khu vực sửa chữa, bảo dưỡng;
d.2) Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành
đối chiếu thông tin tàu biển, tàu bay trên tờ khai tái xuất với thông tin trên
tờ khai tạm nhập và thực tế tàu biển, tàu bay tái xuất, giám sát việc người
khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ khu vực sửa chữa, bảo dưỡng đến vị trí
neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ và đến khi thực xuất ra nước ngoài.
Riêng linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập để sửa chữa hoặc sử dụng cho hoạt
động của tàu biển, tàu bay theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng
tàu biển, tàu bay ký với đối tác nước ngoài thì thủ tục hải quan thực hiện như
đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhậptái xuất, tạm xuấttái nhập dự
hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thực hiện theo quy định đối với hàng
xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này
nên có một số quy định cụ thể như sau:
a) Hồ sơ hải quan: ngoài các giấy tờ như hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương
mại, phải nộp thêm 01 bản chụp văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhậptái xuất để giới thiệu sản phẩm).
b) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhậptái xuất, tạm xuấttái nhập dự
hội chợ, triển lãm thực hiện tại Chi cục hải quan nơi có hội chợ, triển lãm,
giới thiệu sản phẩm hoặc Chi cục hải quan cửa khẩu.
c) Thời hạn tái xuất, tái nhập
c.1) Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt
Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội
chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan hải
quan.
c.2) Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương
mại, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hoá được tạm
xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hoá
đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
d) Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thực
hiện theo quy định tại Điều 136, Điều 137 Luật Thương mại và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
4. Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ hội nghị, hội
thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu
diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh:
a) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu không nhằm mục đích thương mại. Trường hợp tái nhập, tái xuất tại cửa
khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, tạm xuất, người khai hải quan phải nộp bản chụp
và xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất để đối chiếu.
b) Địa điểm làm thủ tục tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập được thực
hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu.
c) Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập phải đăng ký với cơ quan
hải quan, nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan tạm nhập
tái xuất, tạm xuất tái nhập trên cơ sở xác nhận của cơ quan tổ chức hội
nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn
hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh từ thiện.
5. Hàng tạm xuất tái nhập để bảo hành, sửa chữa ở nước ngoài
a) Trường hợp trong hợp đồng có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thực hiện
theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 12/2006/NĐCP ngày 23/01/2006 của Chính
phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
b) Trường hợp không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không có điều khoản bảo
hành, sửa chữa thì thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại quy định tại Phần III
Thông tư này.
c) Địa điểm làm thủ tục tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục hải
quan cửa khẩu tạm xuất. Trường hợp tái nhập tại cửa khẩu khác thì được áp dụng
thủ tục chuyển cửa khẩu về nơi đã làm thủ tục xuất khẩu.
6. Hàng hóa do nhà thầu phụ, tổ chức, cá nhân tạm nhập tái xuất để phục vụ
hoạt động dầu khí theo hợp đồng thuê, mượn hay hợp đồng dịch vụ.
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Tại Chi cục hải quan cửa khẩu nơi làm thủ
tục tạm nhập. Trường hợp tái xuất tại cửa khẩu khác thì được áp dụng thủ tục
chuyển cửa khẩu.
b) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thương mại. Ngoài ra, người khai hải quan phải nộp thêm:
b.1) Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm
dò và khai thác dầu khí: 01 bản chính;
b.2) Hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa: 01 bản chụp;
c) Thời hạn tạm nhập tái xuất:
Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên
đối tác và phải đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn
tạm nhập – tái xuất để tiếp tục thực hiện hoạt động dầu khí thì có văn bản đề
nghị Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập gia hạn theo thỏa thuận với đối
tác.
d) Kiểm tra, giám sát hải quan:
d.1) Khi làm thủ tục tạm nhập, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành
đối chiếu thông tin kê khai trên tờ khai với thực tế thiết bị phục vụ khai
thác dầu khí;
d.2) Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành
đối chiếu thông tin trên tờ khai tái xuất với thông tin trên tờ khai tạm nhập
và thực tế hàng hóa tái xuất;
7. Thanh khoản tờ khai tạm nhậptái xuất, tạm xuấttái nhập
a) Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hoặc tạm xuất chịu trách nhiệm
theo dõi, quản lý và thanh khoản tờ khai hàng tạm nhập, tạm xuất. Trường hợp
tái xuất tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm nhập thì sau khi
đã làm thủ tục tái xuất Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tái xuất có văn bản
thông báo cho Chi cục hải quan nơi tạm nhập, gửi kèm bản chụp tờ khai hải quan
để thanh khoản hồ sơ theo quy định. Trường hợp tái nhập tại Chi cục hải quan
khác Chi cục hải quan nơi tạm xuất thì sau khi hoàn thành thủ tục tái nhập,
người khai hải quan có trách nhiệm liên hệ trực tiếp với Chi cục hải quan nơi
tạm xuất để thanh khoản hồ sơ theo quy định.
b) Thời hạn thanh khoản: thực hiện như đối với thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế,
không thu thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 127 Thông tư này
c) Hồ sơ thanh khoản gồm:
c.1) Công văn yêu cầu thanh khoản tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tạm xuất trong
đó nêu cụ thể tờ khai tạm nhập tờ khai tái xuất, lượng hàng hoá tạm nhập,
lượng hàng hoá tái xuất tương ứng và tương tự đối với trường hợp tạm xuất
tái nhập;
c.2) Tờ khai tạm nhập, tờ khai tái xuất hoặc tờ khai tạm xuất, tờ khai tái
nhập;
c.3) Các giấy tờ khác có liên quan.
8. Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa.
Hàng hóa tạm nhậptái xuất quy định tại Điều này nếu chuyển tiêu thụ tại Việt
Nam thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 52 Thông tư
này.
Riêng hàng hóa tạm nhập tái xuất để tham gia hội chợ, triển lãm nếu được bán,
tặng tại hội chợ, triển lãm thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội
chợ, triển lãm, doanh nghiệp phải thực hiện kê khai, nộp thuế trên tờ khai
nhập khẩu phi mậu dịch với Chi quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập.
Điều 54. Thủ tục hải quan đối với trường hợp tạm nhập, tạm xuất các phương
tiện chứa hàng hoá theo phương thức quay vòng
1. Các phương tiện này bao gồm:
a) Container rỗng có hoặc không có móc treo;
b) Bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng (flex tank).
2. Thủ tục hải quan
a) Đối với phương tiện của hãng vận tải
a.1) Khi nhập khẩu, đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hoá chuyên chở,
trong đó có liệt kê cụ thể các phương tiện nhập khẩu.
a.2) Khi xuất khẩu, đại lý vận tải nộp 01 Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất
container rỗng trước khi xếp lên phương tiện vận tải (theo mẫu số 44/BKCR/2013
phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); người vận chuyển hoặc đại lý vận tải
nộp 01 bản lược khai hàng hoá chuyên chở.
b) Trường hợp các phương tiện trên không phải của hãng vận tải, người khai hải
quan (người có hàng hoá đã hoặc sẽ chứa trong các phương tiện thuê từ nước
ngoài hoặc người có phương tiện quay vòng hoặc người được chủ phương tiện quay
vòng ủy quyền) cam kết sử dụng phương tiện quay vòng đúng mục đích tại bảng kê
(theo mẫu số 44/BKCR/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) để làm thủ
tục theo phương thức quay vòng.
c) Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất theo dõi, đối chiếu, xác
nhận về số lượng phương tiện tạm xuất, tạm nhập; kiểm tra thực tế khi có nghi
vấn.
d) Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng phương tiện quay vòng, thủ tục hải
quan thực hiện như sau:
d.1) Người khai hải quan có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký bảng kê
tạm nhập và làm thủ tục tạm nhập giải trình rõ lý thay đổi mục đích sử dụng
phương tiện quay vòng.
d.2) Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký bảng kê tạm nhập có trách nhiệm xem
xét lý do, giải trình của người khai hải quan; nếu không phát hiện dấu hiệu
gian lận thương mại thì chấp nhận đề nghị của người khai hải quan, cụ thể như
sau:
d.2.1) Tiếp nhận bảng kê tạm nhập đã đăng ký và làm thủ tục tạm nhập;
d.2.2) Hướng dẫn người khai hải quan mở tờ khai hải quan theo loại hình nhập
kinh doanh, kê khai, tính thuế và thực hiện thu thuế (thời điểm tính thuế là
ngày đăng ký tờ khai hải quan) theo hướng dẫn tại khoản 8, Điều 11 Thông tư
này;
d.2.3) Xử lý vi phạm về thời hạn tạm nhập tái xuất và tính chậm nộp (nếu
có);
d.2.4) Sau khi hoàn thành thủ tục thu thuế, tiền chậm nộp và xử lý vi phạm
(nếu có) thì thực hiện thanh khoản bảng kê tạm nhập.
3. Phương tiện quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ ….) không phải là
container, bồn mềm thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a,
điểm c khoản 4 Điều 53 Thông tư này.
Điều 55. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại
1. Các hình thức tái nhập hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi
tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:
a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó
tái xuất;
b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa (không áp dụng đối với hàng gia
công cho thương nhân nước ngoài);
c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu huỷ tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng
gia công cho thương nhân nước ngoài);
d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
2. Nơi làm thủ tục nhập khẩu trở lại:
a) Chi cục hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải
quan cửa khẩu tái nhập.
b) Trường hợp một lô hàng bị trả lại là hàng hoá của nhiều lô hàng xuất khẩu
thì thủ tục tái nhập được thực hiện tại một trong những Chi cục hải quan đã
làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập.
3. Hàng hoá sau khi tái chế được làm thủ tục tái xuất tại Chi cục hải quan
nơi đã làm thủ tục tái nhập hàng hoá đó. Trường hợp Chi cục hải quan làm thủ
tục tái nhập và tái xuất hàng hoá là Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (không
phải là Chi cục hải quan cửa khẩu) thì hàng hoá được thực hiện theo thủ tục
đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
4. Thủ tục nhập khẩu hàng trả lại
a) Hồ sơ hải quan gồm:
a.1) Văn bản đề nghị tái nhập hàng hoá, nêu rõ hàng hoá thuộc tờ khai xuất
khẩu nào, đã được cơ quan hải quan xét hoàn thuế, không thu thuế và đã kê khai
khấu trừ thuế GTGT đầu vào với cơ quan thuế chưa? (ghi rõ số quyết định hoàn
thuế, không thu thuế) đồng thời nêu rõ lý do tái nhập (để tái chế hoặc để tiêu
thụ nội địa hoặc để tiêu huỷ hoặc để tái xuất đi nước thứ ba; hàng nhập khẩu
để tái chế phải ghi rõ địa điểm tái chế, thời gian tái chế, cách thức tái chế,
những hao hụt sau khi tái chế): nộp 01 bản chính;
a.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, bản kê chi tiết hàng hoá, vận đơn:
như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại;
a.3) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu trước đây: nộp 01 bản chụp;
a.4) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của
hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chính
hoặc bản chụp.
b) Cơ quan hải quan áp dụng thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu
thương mại (trừ giấy phép nhập khẩu, giấp phép quản lý chuyên ngành). Hàng hóa
tái nhập phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm
tra hàng hoá phải đối chiếu hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá được mô tả trên tờ
khai xuất khẩu để xác định phù hợp giữa hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam
với hàng hoá đã xuất khẩu trước đây.
c) Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy
định tại khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai
hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại Điều 119 Thông tư
này và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu là hàng đã
xuất khẩu trước đây; các trường hợp khác thực hiện thu đủ các loại thuế theo
quy định.
d) Đối với hàng hoá tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp
đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập.
5. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế
a) Hồ sơ hải quan gồm:
a.1) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính;
a.2) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (để tái chế): nộp 01 bản chụp.
b) Cơ quan hải quan làm thủ tục như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại. Đối
với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức hải quan làm nhiệm vụ
kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu thực tế hàng tái xuất với hàng hóa đã được mô
tả chi tiết trên tờ khai tạm nhập để xác định sự phù hợp của hàng hóa khi tái
xuất với khi tạm nhập.
c) Trường hợp hàng tái chế không tái xuất được thì doanh nghiệp phải có văn
bản gửi Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập giải trình rõ lý do không tái
xuất được, trên cơ sở đó đề xuất Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập xem
xét, chấp nhận các hình thức xử lý như sau:
c.1) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công
c.1.1) Làm thủ tục hải quan theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ để tiêu thụ
nội địa, nếu đáp ứng đủ điều kiện như đối với xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản
phẩm gia công quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐCP; hoặc
c.1.2) Tiêu huỷ, nếu bên thuê gia công đề nghị được tiêu huỷ tại Việt Nam và
Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam.
c.2) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ
nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.
6. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế
nhập khẩu thì Hải quan làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho Hải quan làm
thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu hai đơn vị Hải quan này là hai Chi cục
hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c
khoản 5 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại điểm d khoản 4 Điều này
để xử lý thuế theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 112 Thông tư này.
Điều 56. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu nhưng phải xuất khẩu
trả lại cho khách hàng nước ngoài, xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu
vào khu phi thuế quan
1. Trường hợp hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu
a) Nơi làm thủ tục xuất khẩu: tại Chi cục hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô
hàng đó. Trường hợp hàng xuất khẩu qua cửa khẩu khác thì được làm thủ tục
chuyển cửa khẩu đến cửa khẩu xuất.
b) Hồ sơ hải quan gồm:
b.1) Văn bản giải trình của doanh nghiệp về việc xuất khẩu hàng;
b.2) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính;
b.3) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu trước đây: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản
chính;
b.4) Văn bản chấp nhận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài (nếu hàng xuất
khẩu trả lại cho chủ hàng bán lô hàng này): nộp 01 bản chính hoặc bản chụp;
b.5) Hợp đồng bán hàng cho nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan
(nếu hàng xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan):
nộp 01 bản chụp.
b.6) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 01 bản chụp.
c) Thủ tục hải quan thực hiện như đối với với lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng
thương mại. Hàng xuất khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan
làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu mẫu lưu hàng hoá lấy khi nhập
khẩu (nếu có lấy mẫu); đối chiếu mô tả hàng hoá trên tờ khai nhập khẩu với
thực tế hàng hoá xuất khẩu; ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá
xuất khẩu và việc xác định sự phù hợp giữa hàng hoá thực xuất khẩu với hàng
hoá trước đây đã nhập khẩu.
d) Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu
trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan
quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục xuất khẩu trả lại
xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan người khai hải
quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại Điều 117 Thông tư này
và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu là hàng đã nhập
khẩu trước đây.
2. Trường hợp hàng hóa chưa làm thủ tục nhập khẩu đang nằm trong khu vực giám
sát hải quan, nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ
chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất
(trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) thì Chi cục
trưởng hải quan tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh
thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập.
Điều 57. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế
Việc quản lý hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng kinh doanh miễn thuế
thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Điều 58. Thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và vật phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh
Thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi
qua dịch vụ bưu chính và vật phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch
vụ chuyển phát nhanh thực hiện theo Thông tư này và các Thông tư số
99/2010/TTBTC ngày 09/7/2010 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối
với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu
chính; Thông tư số 100/2010/TTBTC ngày 09/7/2010 của Bộ Tài chính quy định
thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển
phát nhanh đường hàng không quốc tế; Quyết định số 93/2008/QĐBTC ngày 29
tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính ban hành quy định về thủ tục hải quan đối
với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển
phát nhanh đường bộ.
Điều 59. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế
quan vào kho ngoại quan.
a) Hàng hoá gửi kho ngoại quan
Hàng hoá theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐCP được gửi kho
ngoại quan.
b) Hồ sơ nộp cho Hải quan kho ngoại quan bao gồm:
b.1) Tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính.
b.2) Hợp đồng thuê kho ngoại quan: 01 bản chụp (trừ trường hợp chủ hàng đồng
thời là chủ kho ngoại quan).
Trường hợp hợp đồng thuê sử dụng cho nhiều lần nhập kho ngoại quan thì chỉ yêu
cầu nộp một lần khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đầu
tiên và nộp phụ lục hợp đồng thuê kho cho lần kế tiếp.
Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hóa nhập kho ngoại
quan.
b.3) Giấy uỷ quyền nhận hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho
ngoại quan): 01 bản chính;
b.4) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương hoặc tờ
khai hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng
hóa đưa khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan: 01 bản chụp;
b.5) Bản kê chi tiết hàng hoá (riêng ô tô, xe máy phải ghi rõ số khung và số
máy): 01 bản chụp.
b.6) Các chứng từ khác theo yêu cầu quản lý của Bộ, ngành có liên quan.
c) Thủ tục hải quan
c.1) Đăng ký tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan.
c.2) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu số container, số niêm phong đối với
hàng hoá nguyên container; số kiện, ký mã hiệu kiện đối với hàng đóng kiện với
bộ chứng từ, nếu phù hợp và tình trạng niêm phong, bao bì còn nguyên vẹn thì
làm thủ tục nhập kho; nếu phát hiện chủ hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về
hải quan thì phải kiểm tra thực tế hàng hoá.
c.3) Công chức hải quan giám sát hàng nhập kho ngoại quan ký xác nhận hàng hoá
đã nhập kho vào tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan, nhập máy theo dõi
hàng hoá nhập/xuất kho.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào kho ngoại quan
a) Hàng hoá gửi kho ngoại quan:
a.1) Các loại hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ
CP;
a.2) Hàng hóa từ kho ngoại quan đã được đưa vào nội địa để gia công tái chế,
sau đó đưa trở lại kho ngoại quan theo chỉ định của nước ngoài.
b) Hồ sơ hải quan:
b.1) Tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính;
b.2) Hợp đồng thuê kho ngoại quan 01 bản chụp (trừ trường hợp chủ hàng đồng
thời là chủ kho ngoại quan).
Trường hợp hợp đồng thuê sử dụng cho nhiều lần nhập kho ngoại quan thì chỉ yêu
cầu nộp một lần khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đầu
tiên và nộp phụ lục hợp đồng thuê kho cho lần kế tiếp.
b.3) Giấy uỷ quyền gửi hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho
ngoại quan): 01 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ
kho ngoại quan;
b.4) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu theo từng loại hình tương ứng, kèm bản kê chi
tiết (nếu có): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính (bản lưu người khai hải
quan);
b.5) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp
buộc tái xuất): 01 bản chụp.
c) Thủ tục hải quan:
c.1) Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ trong bộ hồ sơ; đăng ký tờ khai và
làm thủ tục nhập kho ngoại quan như đối với hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi
kho ngoại quan nêu tại điểm c khoản 1 Điều này.
c.2) Xác nhận “hàng đã đưa vào kho ngoại quan” trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu
theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Thông tư này.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài, đưa
vào các khu phi thuế quan:
a) Hồ sơ hải quan gồm:
a.1) Tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan: nộp 01 bản chính;
a.2) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại
quan): nộp 1 bản chụp;
a.3) Giấy uỷ quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho): 01 bản
chính;
a.4) Phiếu xuất kho: 01 bản chính.
b) Thủ tục hải quan:
b.1) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho với
chứng từ khi làm thủ tục nhập kho và thực tế lô hàng, nếu phù hợp thì làm thủ
tục xuất.
b.2) Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài chỉ được xuất qua các cửa
khẩu quốc tế; cửa khẩu chính hoặc các địa điểm khác do Thủ tướng Chính phủ quy
định.
b.3) Hàng hoá của một lần nhập kho khai trên tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho
ngoại quan được đưa ra khỏi kho ngoại quan một lần hoặc nhiều lần. Trường hợp
hàng đưa ra khỏi kho và đưa ra nước ngoài nhiều lần, qua nhiều cửa khẩu khác
nhau trong cùng một thời điểm thì được sử dụng tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho
ngoại quan bản chụp có đóng dấu xác nhận của Chi cục hải quan kho ngoại quan
để làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất.
b.4) Kết thúc việc xuất kho ngoại quan, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại
quan căn cứ Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu và Bảng kê hàng hóa
chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất có xác nhận của Hải quan
cửa khẩu xuất để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất tại ô 35 tờ khai hàng hóa
nhập, xuất kho ngoại quan; trường hợp kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất thì hải
quan kho ngoại quan xác nhận ngay sau khi xếp hàng lên phương tiện.
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa
a) Hàng hoá từ kho ngoại quan được đưa vào nội địa trong các trường hợp sau:
a.1) Hàng hoá nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam quy định
tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐCP;
a.2) Hàng hoá được đưa vào nội địa để gia công, tái chế;
a.3) Máy móc, thiết bị của nhà thầu nước ngoài đưa vào nội địa để thi công
hoặc của doanh nghiệp thuê để thực hiện hợp đồng gia công, khi kết thúc hợp
đồng đã tái xuất và gửi kho ngoại quan được đưa vào nội địa để thực hiện hợp
đồng thuê tiếp theo;
a.4) Hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, gửi kho ngoại quan được nhập khẩu trở
lại nội địa theo loại hình tương ứng.
b) Hàng hóa không được đưa vào kho ngoại quan trong các trường hợp sau đây:
b.1) Hàng hóa quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐCP;
b.2) Hàng hóa theo quy định phải làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu;
b.3) Hàng hóa thuộc Danh mục hàng tiêu dùng hoặc Danh mục hàng không khuyến
khích nhập khẩu của Bộ Công Thương.
c) Thủ tục hải quan:
c.1. Người khai hải quan thực hiện thủ tục nhập khẩu theo từng loại hình tương
ứng, sau đó chủ kho thực hiện thủ tục xuất kho ngoại quan.
c.2. Trường hợp hàng gửi kho ngoại quan làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa
nhiều lần thì hồ sơ hải quan đối với từng lần nhập khẩu được chấp nhận bộ
chứng từ bản chụp (gồm vận đơn, bản kê chi tiết hàng hóa, giấy chứng nhận xuất
xứ) có đóng dấu xác nhận của Hải quan kho ngoại quan, bản chính của các chứng
từ do Hải quan kho ngoại quan lưu.
c.3. Kết thúc việc xuất kho ngoại quan, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại
quan căn cứ Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu, tờ khai hải quan hàng
hóa nhập khẩu để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất tại ô 35 tờ khai hàng hóa
nhập, xuất kho ngoại quan.
d) Hải quan kho ngoại quan giám sát việc xuất hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan
và xác nhận trên tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan.
5. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa
khẩu xuất
a) Trách nhiệm của chủ hàng/chủ kho ngoại quan
a.1) Lập Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất
(theo mẫu số 47/BKCCKKNQ/CFS/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 03
bản;
a.2) Vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian đã được cơ quan hải quan
xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa. Trường hợp không đúng tuyến đường,
thời gian, trước khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu xuất, chủ hàng/chủ
kho ngoại quan phải có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan quản lý kho
ngoại quan và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát.
a.3) Bảo quản hàng hóa nguyên trạng niêm phong hải quan trong suốt quá trình
vận chuyển.Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm
phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người vận tải/chủ kho
ngoại quan phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chi cục hải quan nơi gần nhất để lập
biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá.
b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan:
b.1) Xác nhận trên 02 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan
ra cửa khẩu xuất; Niêm phong hàng hóa và lập 03 Biên bản bàn giao hàng hoá
chuyển cửa khẩu (theo mẫu số 46/BBBGCCK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông
tư này), trong đó phải ghi đầy đủ các thông tin về thời gian xuất phát, tuyến
đường và các thông tin khác làm căn cứ để Hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận,
kiểm tra, đối chiếu, xử lý; niêm phong hồ sơ hải quan (gồm: 02 Biên bản bàn
giao; 02 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu
xuất và bản chụp tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan) cho chủ kho/người
vận tải để vận chuyển đến cửa khẩu xuất;
b.2) Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu xuất trước
17giờ hàng ngày để phối hợp theo dõi, quản lý.
b.3) Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Trường hợp
quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn
giao hàng hóa) mà chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc nhận được thông tin
của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất về việc hàng hóa quá hạn chưa đến cửa khẩu
xuất, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan chịu trách nhiệm phối hợp với
Chi cục hải quan cửa khẩu xuất và thông báo cho Đội Kiểm soát hải quan thuộc
Cục hải quan quản lý kho ngoại quan để truy tìm lô hàng.
c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất:
c.1) Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa chuyển cửa khẩu theo Biên bản bàn
giao do Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan fax đến, Chi cục hải quan cửa
khẩu xuất có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng vận chuyển đến cửa
khẩu xuất theo Biên bản bàn giao.
c.2) Sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại khu vực cửa khẩu xuất, công
chức hải quan kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan, xác nhận
thông tin và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao.
c.3) Fax Biên bản bàn giao cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan biết.
Trường hợp có thông tin nghi vấn lô hàng xuất kho vi phạm pháp luật hải quan
thì Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu xuất quyết định kiểm tra thực tế
hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra như đối với hàng chuyển cửa khẩu.
c.4) Lưu 01 Biên bản bàn giao và gửi 01 Biên bản bàn giao đã xác nhận cho Chi
cục hải quan cửa khẩu quản lý kho ngoại quan để lưu hồ sơ.
c.5) Công chức hải quan cửa khẩu xuất giám sát hàng hóa từ khi tiếp nhận cho
đến khi xuất hết, xác nhận trên Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho
ngoại quan ra cửa khẩu xuất, trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận (ký tên, đóng
dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm) và gửi lại cho Chi cục hải quan quản lý kho
ngoại quan để lưu giữ, thanh khoản tờ khai.
c.6) Trường hợp hết thời hạn vận chuyển hàng hóa nhưng hàng hóa chưa đến cửa
khẩu xuất, trước 08 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Chi cục hải quan cửa
khẩu xuất có trách nhiệm phản ánh lại thông tin lô hàng vận chuyển không đúng
tuyến đường, thời gian đã đăng ký cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan
để phối hợp trong việc truy tìm lô hàng.
6. Thủ tục vận chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác
trên lãnh thổ Việt Nam
a) Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải có đơn gửi Cục Hải quan
tỉnh, thành phố (nơi có kho ngoại quan đang chứa hàng) giải quyết.
b) Thủ tục hải quan đưa hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan
khác áp dụng thủ tục đối với hàng chuyển cửa khẩu.
c) Thời gian của hợp đồng thuê kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hoá được
đưa vào kho ngoại quan đầu tiên.
7. Quản lý hải quan đối với hàng hoá chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan
a) Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực
hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật
Thương mại.
b) Sau khi đã chuyển quyền sở hữu hàng hoá, chủ hàng hoá (chủ mới) hoặc chủ
kho ngoại quan (nếu được uỷ quyền) khai, nộp cho Chi cục hải quan quản lý kho
ngoại quan những chứng từ sau:
b.1) Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính
b.2) Văn bản thông báo về việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá đang gửi kho ngoại
quan từ chủ hàng cũ sang chủ hàng mới: 01 bản chính
b.3) Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa chủ hàng mới và chủ hàng cũ của lô hàng
gửi kho ngoại quan: 01 bản chụp
b.4) Hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng mới: 01 bản chụp
Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan lưu các chứng từ nêu trên cùng với hồ
sơ nhập kho ngoại quan của lô hàng để theo dõi và thanh khoản hàng hoá nhập,
xuất kho ngoại quan.
c) Sau khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan mới, Chi cục hải
quan quản lý kho thực hiện việc thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho
ngoại quan cũ.
d) Thời hạn hàng hoá gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hoá đưa vào
kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng
cũ.
8. Thủ tục thanh lý hàng tồn đọng trong kho ngoại quan thực hiện theo hướng
dẫn riêng của Bộ Tài chính.
9. Quản lý hải quan đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan
a) Trường hợp chủ kho ngoại quan được chủ hàng ủy quyền thực hiện các dịch vụ
trong kho ngoại quan thì chủ kho ngoại quan phải được công nhận là đại lý hải
quan, khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải xuất trình thẻ nhân
viên đại lý hải quan.
b) Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan thường xuyên kiểm tra hoạt động của
kho ngoại quan; yêu cầu chủ kho ngoại quan phải có sơ đồ xếp hàng hóa trong
kho và sắp xếp hợp lý các khu vực chứa hàng hoặc khu vực thực hiện các dịch vụ
trong kho.
c) Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan bố trí công chức chuyên trách thực
hiện việc giám sát kho ngoại quan và các hoạt động của kho ngoại quan; Hàng
hoá vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, từ kho ngoại quan đến cửa
khẩu xuất, từ kho ngoại quan này đến kho ngoại quan khác phải chịu sự giám sát
hải quan;
d) Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu để xuất đi nước ngoài phải được
thực xuất khẩu trong vòng 15 ngày kể từ ngày xuất kho, trường hợp quá 15 ngày
nhưng chưa thực xuất khẩu nếu người khai hải quan có văn bản đề nghị, được
lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận và hàng hóa còn trong thời
hạn gửi kho ngoại quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo
cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan về tình trạng hàng hóa gửi kho
ngoại quan và giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất hết; trường hợp hàng hóa
hết thời hạn gửi kho ngoại quan nhưng chưa thực xuất khẩu thì Chi cục hải quan
cửa khẩu xuất bàn giao lô hàng cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để
tiến hành xử lý theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều này.
đ) Định kỳ 06 tháng một lần, chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày hết kỳ báo
cáo, chủ kho ngoại quan phải báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hải quan
nơi có kho ngoại quan về thực trạng hàng hoá trong kho và tình hình hoạt động
của kho (theo mẫu số 45/BCKNQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
e) Thanh khoản tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thực xuất khẩu, chủ kho ngoại quan phải nộp
tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan để Chi cục hải quan quản lý kho
ngoại quan để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất và thanh khoản tờ khai hàng
hóa nhập, xuất kho ngoại quan. Việc xác nhận và thanh khoản tờ khai hàng hóa
nhập, xuất kho ngoại quan phải căn cứ vào Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa
khẩu và Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất
có xác nhận của hải quan cửa khẩu xuất.
g) Định kỳ mỗi năm một lần, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra tình hình hoạt
động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ kho ngoại
quan, báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát hiện có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra đột xuất kho ngoại
quan.
Điều 60. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên
giới
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới thực hiện
theo hướng dẫn của liên Bộ Công ThươngTài chính Giao thông vận tải Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn Y tế và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên
giới.
Điều 61. Giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa
khẩu
1. Nguyên tắc chuyển cửa khẩu
Thủ tục chuyển cửa khẩu được thực hiện đồng thời với thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và theo quy định tại Điều 16, Điều 18 Nghị định
số 154/2005/NĐCP. Khi làm thủ tục hải quan, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ
khai căn cứ các thông tin về hàng hóa, địa điểm chuyển cửa khẩu trên tờ khai
hải quan để thực hiện chuyển cửa khẩu.
2. Giám sát đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu
a) Đối với hàng xuất khẩu:
a.1) Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu lập Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa
khẩu (theo mẫu số 46/BBBGCCK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này),
giao cho người khai hải quan, kèm bản chính tờ khai hải quan đã làm xong thủ
tục hải quan (bản của người khai hải quan) để chuyển đến hải quan cửa khẩu
xuất
a.2) Chậm nhất 01 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan và hàng hóa do Chi
cục hải quan ngoài cửa khẩu chuyển đến, công chức Hải quan cửa khẩu xuất phải
thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ và hàng hoá, ký xác nhận Biên bản bàn
giao.
b) Đối với hàng nhập khẩu:
b.1) Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan chuyển tờ khai hải quan cho
người khai để chuyển đến hải quan cửa khẩu nhập.
b.2) Chậm nhất 04 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, công chức Hải quan
cửa khẩu nhập phải thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ, bàn giao hàng hóa và
tờ khai hải quan, trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra thực tế thì lập
02 bản Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu giao người khai hải quan chuyển
đến hải quan nơi đăng ký tờ khai để làm tiếp thủ tục.
3. Hàng hoá nhập khẩu được chuyển cửa khẩu và hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa
khẩu của doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố
nhưng không có Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc có Chi cục hải quan ngoài
cửa khẩu nhưng ở xa cửa khẩu/cảng không thuận tiện cho doanh nghiệp có hàng
chuyển cửa khẩu thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố lựa chọn và giao
nhiệm vụ cho Chi cục hải quan phù hợp làm thủ tục chuyển cửa khẩu.
4. Hàng hoá là thiết bị văn phòng (bàn, ghế, tủ và văn phòng phẩm...) hoặc
hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại nhưng phục vụ trực tiếp cho
hoạt động của chính doanh nghiệp nếu đóng chung container với nguyên liệu nhập
khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu thì được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi
cục hải quan ngoài cửa khẩu để làm thủ tục chuyển cửa khẩu.
5. Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (tiếng Anh là
Inland Clearance Depot, viết tắt là ICD):
a) Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (ICD) không
được chuyển cửa khẩu về các địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra
thực tế hàng hoá ngoài cửa khẩu. Trừ các trường hợp có quy định khác của Thủ
tướng Chính phủ.
b) Đối với hàng hoá nhập khẩu của DNCX; nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị
nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thực hiện hợp đồng gia công
có vận đơn ghi cảng đích là ICD thì doanh nghiệp được làm thủ tục chuyển cửa
khẩu từ ICD về Chi cục hải quan quản lý DNCX, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ
khai nhập sản xuất xuất khẩu, nơi doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công để
làm tiếp thủ tục hải quan. Đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra thực tế,
nếu doanh nghiệp đề nghị được kiểm tra thực tế ngay tại ICD thì Chi cục hải
quan ICD tiến hành kiểm tra thực hàng hoá theo đề nghị của Chi cục hải quan
quản lý DNCX, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu,
nơi doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công.
6. Chuyển cửa khẩu đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan/CFS
a) Hàng hoá đã làm thủ tục xuất khẩu gửi kho ngoại quan/CFS được chuyển cửa
khẩu từ kho ngoại quan/CFS ra cửa khẩu xuất;
Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu
nhập về kho ngoại quan theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 18 Nghị định số
154/2005/NĐCP, trừ hàng hoá phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo
quy định của pháp luật.
b) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất được
chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan/CFS về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài
cửa khẩu.
c) Giám sát hải quan:
c.1) Đối với hàng hoá vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan đến kho
ngoại quan/CFS và ngược lại, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai lập Biên bản
bàn giao hàng chuyển cửa khẩu để bàn giao nhiệm vụ giám sát, quản lý cho Chi
cục hải quan quản lý kho ngoại quan/CFS;
c.2) Trường hợp hàng hoá vận chuyển từ kho ngoại quan/CFS đến địa điểm làm thủ
tục hải quan, chủ kho ngoại quan/CFS lập Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ
kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất (theo mẫu số 47/BKCCKKNQ/CFS/2013 phụ lục III
ban hành kèm Thông tư này) nộp cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan/CFS
để xác nhận, niêm phong hải quan và thực hiện việc giám sát, quản lý hải quan
giữa các Chi cục hải quan có liên quan.
c.3) Việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất
thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 59 Thông tư này.
7. Việc giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ cửa khẩu nhập về khu
phi thuế quan, hàng hoá xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra cửa khẩu xuất và
hàng hoá mua bán, trao đổi giữa các khu phi thuế quan với nhau thực hiện như
đối với hàng chuyển cửa khẩu nhưng phải niêm phong hải quan.
8. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục đăng ký tờ khai tại Chi cục hải
quan ngoài cửa khẩu, nếu Chi cục hải quan cửa khẩu phát hiện có dấu hiệu vi
phạm thì tiến hành kiểm tra thực tế tại cửa khẩu.
9. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu được
thực hiện bằng niêm phong hải quan hoặc phương tiện kỹ thuật khác do Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan quy định cụ thể.
a) Các trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải niêm
phong hải quan:
a.1) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc loại phải kiểm tra
thực tế thì phải được chứa trong container hoặc trong các loại phương tiện vận
tải đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan theo quy định tại Điều 14 Nghị
định 154/2005/NĐCP;
a.2) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ nếu không chứa trong container/phương tiện
vận tải đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan thì thực hiện niêm phong từng kiện
hàng;
a.3) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ của nhiều tờ khai nhập khẩu cùng vận chuyển
về một địa điểm ngoài cửa khẩu mà doanh nghiệp có văn bản đề nghị được ghép và
vận chuyển chung trong một container/phương tiện vận tải thì lãnh đạo Chi cục
hải quan cửa khẩu nhập chấp nhận, niêm phong và ghi rõ trong biên bản bàn
giao.
b) Trường hợp không phải niêm phong hải quan: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
chuyển cửa khẩu khi làm thủ tục hải quan được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
c) Trường hợp không thể niêm phong hải quan:
c.1) Đối với hàng hóa là hàng rời thì phải làm thủ tục hải quan tại Chi cục
hải quan cửa khẩu. Trường hợp làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan ngoài
cửa khẩu thì việc kiểm tra thực tế hàng hoá do Chi cục hải quan cửa khẩu thực
hiện theo đề nghị của Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu.
c.2) Đối với hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không đáp ứng
điều kiện niêm phong hải quan và do yêu cầu bảo quản đặc biệt không thể kiểm
tra thực tế tại cửa khẩu thì được làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan
ngoài cửa khẩu; Khi lập Biên bản bàn giao, Chi cục hải quan cửa khẩu nhập phải
mô tả cụ thể tình trạng hàng hóa, phương tiện vận chuyển và chụp ảnh nguyên
trạng hàng hóa, phương tiện gửi cho Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu.
10. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu nhưng thay đổi
cửa khẩu xuất
a) Trường hợp hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất khẩu nhưng chưa vận chuyển đến
cửa khẩu xuất hoặc kho CFS:
Doanh nghiệp gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai xuất khẩu:
a.1) Đơn đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất (theo mẫu số 48/TĐCKX/2013 phụ lục
III ban hành kèm Thông tư này): 02 bản chính;
a.2) Văn bản thông báo thay đổi cửa khẩu xuất hàng của người nhận hàng hoặc
hãng vận tải hoặc bên thuê gia công: 01 bản chụp.
a.3) Văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của cơ quan cấp giấy phép đối với
hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép (trong giấy phép đã ghi rõ cửa khẩu xuất)
hoặc văn bản của UBND tỉnh cho phép xuất hàng qua cửa khẩu xuất mới (đối với
hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ khi thay đổi cửa khẩu xuất sang cửa
khẩu xuất mới thuộc thẩm quyền cho phép của UBND tỉnh): 01 bản chụp, xuất
trình bản chính để đối chiếu;
b) Trường hợp hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất khẩu, đã đưa vào khu vực giám
sát hải quan thuộc cửa khẩu ghi trên tờ khai hải quan hoặc hàng hóa xuất khẩu
chuyển cửa khẩu đã vận chuyển đến kho CFS thuộc Chi cục hải quan ngoài cửa
khẩu quản lý:
Doanh nghiệp gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan các loại giấy
tờ như nêu tại điểm a khoản này.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện thay đổi cửa khẩu xuất.
Điều 62. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập
khẩu.
Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện
như quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra do
tính đặc thù của loại hình này, một số nội dung được hướng dẫn thêm như sau:
1. Phương tiện vận tải đường thủy, đường hàng không, đường sắt phải làm xong
thủ tục hải quan xuất khẩu trước khi làm thủ tục xuất cảnh và làm thủ tục
nhập cảnh trước khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
Trường hợp phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh, nếu chủ phương
tiện ký hợp đồng bán cho đối tác nước ngoài (hợp đồng có quy định
cảng giao nhận là cảng ở nước ngoài) thì có văn bản đề nghị làm thủ
tục hải quan xuất khẩu, gửi kèm các chứng từ chứng minh phương tiện vận
tải đã làm thủ tục xuất cảnh, nếu được Cục trưởng hải quan nơi đã làm
thủ tục xuất cảnh chấp nhận thì được miễn kiểm tra thực tế khi làm
thủ tục hải quan xuất khẩu. Thủ tục hải quan được thực hiện tại
Chi cục hải quan nơi đã làm thủ tục xuất cảnh.
2. Phương tiện vận tải đường bộ hoặc phương tiện khác được các phương tiện
khác vận chuyển qua cửa khẩu thì chỉ làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập
khẩu, không phải làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh.
3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với từng loại phương tiện vận tải thực
hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Chương III
THỦ TỤC THÀNH LẬP, DI CHUYỂN, MỞ RỘNG, THU HẸP ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
NGOÀI CỬA KHẨU VÀ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Ở NỘI ĐỊA;
KHO NGOẠI QUAN, KHO BẢO THUẾ
Điều 63. Điều kiện thành lập
1. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa
a) Đã được quy hoạch trong hệ thống cảng nội địa do Thủ tướng Chính phủ công
bố;
b) Phải có diện tích từ 10 ha trở lên;
c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi
kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho
chứa tang vật vi phạm;
d) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị
hệ thống camera, cân điện tử, các thiết bị khác để thông quan hàng hoá nhanh
chóng. Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và
được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
2. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu:
a) Nằm trong quy hoạch của Bộ Tài chính về hệ thống các địa điểm làm thủ tục
hải quan ngoài cửa khẩu;
b) Thuộc địa bàn có các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu phi thuế quan, khu
kinh tế đặc biệt khác hoặc địa bàn tập trung nhiều nhà máy sản xuất công
nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên ổn định;
c) Ở nơi giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng
container;
d) Có diện tích từ 01 ha trở lên;
e) Các điều kiện khác như quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
3. Đối với địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan đầu tư xây dựng
hoặc do doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đầu tư xây dựng:
a) Vị trí: gắn liền với trụ sở Chi cục hải quan (nếu là địa điểm kiểm tra của
01 Chi cục hải quan) hoặc ở địa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường
xuyên, giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng
container; cách Chi cục hải quan quản lý không quá 20 km (nếu là địa điểm dùng
chung cho nhiều Chi cục hải quan);
b) Về diện tích: Địa điểm kiểm tra của một Chi cục hải quan phải có diện tích
tối thiểu là 5.000 m2; địa điểm kiểm tra dùng chung cho nhiều Chi cục hải quan
phải có diện tích tối thiểu là 10.000 m2;
c) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
c.1) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi
kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho
chứa tang vật vi phạm;
c.2) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị
hệ thống camera giám sát;
c.3) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được
kết nối với cơ quan hải quan.
d) Trường hợp địa điểm do doanh nghiệp đầu tư xây dựng thì doanh nghiệp phải
có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận vận tải, kinh doanh kho bãi.
4. Đối với địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên
giới:
a) Trường hợp nằm trong khu kinh tế cửa khẩu
a.1) Doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận vận tải,
kinh doanh kho bãi;
a.2) Về diện tích: Phải có diện tích tối thiểu 5.000m2.
a.3) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi
kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho
chứa tang vật vi phạm;
a.4) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị
hệ thống camera giám sát;
a.5) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được
kết nối với cơ quan hải quan.
b) Trường hợp không nằm trong khu kinh tế cửa khẩu:
Điều kiện thành lập như đối với địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu nằm trong khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra, địa điểm tập kết, kiểm tra
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu phải đáp ứng điều
kiện sau:
b.1) Phải gắn liền với khu vực cửa khẩu;
b.2) Được UBND tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
5. Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa (CFS):
a) Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh kho bãi;
b) Ở địa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận
tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; cách Chi cục hải
quan quản lý không quá 20 km;
c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi
kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang
vật vi phạm;
d) Kho, bãi phải có diện tích tối thiểu 1.000m2, có hàng rào ngăn cách với khu
vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát;
e) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được
kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
6. Đối với kho ngoại quan
Điều kiện thành lập kho ngoại quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 22
Nghị định 154/2005/NĐCP, trong đó phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Vị trí thành lập kho ngoại quan
Kho ngoại quan phải được thành lập trong các khu vực theo quy định tại khoản 2
Điều 22 Nghị định 154/2005/NĐCP.
b) Diện tích
b.1) Kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi
và các công trình phụ trợ), trong đó khu vực kho chứa hàng phải có diện tích
từ 1.000m2 trở lên.
b.2) Đối với kho chuyên dùng (như: kho lưu giữ vàng, bạc, đá quý; kho chuyên
lưu giữ hàng hoá phải bảo quản theo chế độ đặc biệt) diện tích kho ngoại quan
có thể nhỏ hơn 5.000 m2 và diện tích kho chứa hàng có thể dưới 1.000m2.
b.3) Đối với bãi ngoại quan chuyên dùng (như: bãi chứa gỗ nguyên liệu, sắt
thép,...) phải đạt diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.
c) Tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh
c.1) Đối với kho ngoại quan nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào
ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh và trong phạm vi địa bàn kiểm soát,
kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan thì không yêu cầu phải có tường rào.
c.2) Đối với kho ngoại quan nằm ngoài khu vực trên thì bắt buộc phải có tường
rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh để đảm bảo yêu cầu kiểm soát,
kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
d) Phần mềm quản lý và camera giám sát:
d.1) Chủ kho ngoại quan phải có hệ thống sổ sách kế toán và máy tính được cài
đặt phần mềm theo dõi, quản lý hàng hoá nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho
theo quy định của cơ quan hải quan và được nối mạng với hải quan quản lý kho
ngoại quan.
d.2) Kho ngoại quan phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát hàng hoá ra,
vào và hệ thống có khả năng lưu giữ hình ảnh camera giám sát trong thời hạn 06
tháng để đảm bảo yêu cầu theo dõi, giám sát và truy xuất dữ liệu khi cần thiết
của cơ quan hải quan.
7. Kho bảo thuế
Doanh nghiệp đề nghị thành lập kho bảo thuế phải đáp ứng các điều kiện quy
định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐCP. Ngoài ra,
để đảm bảo yêu cầu giám sát, quản lý hải quan, tại Thông tư này hướng dẫn cụ
thể điểm d khoản 2 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐCP như sau:
a) Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này.
b) Doanh nghiệp phải có hệ thống sổ kế toán và phần mềm theo dõi, quản lý hàng
hoá nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho.
c) Kho bảo thuế phải nằm trong khu vực cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, được
lắp đặt hệ thống camera giám sát hàng hoá ra, vào và hệ thống này có khả năng
lưu giữ hình ảnh camera giám sát trong thời hạn 06 tháng để đảm bảo yêu cầu
theo dõi, giám sát và truy xuất dữ liệu khi cần thiết của cơ quan hải quan.
8. Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc kho của công
trình, nơi sản xuất
a) Chân công trình hoặc kho của công trình phải là nơi tập kết thiết bị, máy
móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình, thực hiện dự án đầu tư.
b) Nhà máy, xí nghiệp sản xuất của doanh nghiệp là nơi tập kết hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu có yêu cầu riêng về bảo quản, đóng gói, vệ sinh, công nghệ, an
toàn, hàng hóa không thể kiểm tra thực tế tại cửa khẩu hoặc địa điểm kiểm tra
tập trung.
c) Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bố trí mặt bằng, phương tiện phục vụ việc
kiểm tra tại chân công trình, nơi sản xuất và chỉ được đưa hàng hóa vào sản
xuất, thi công, lắp đặt sau khi đã được cơ quan hải quan xác nhận thông quan.
Điều 64. Hồ sơ thành lập
1. Hồ sơ thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập: 01 bản chính;
b) Văn bản chấp thuận thành lập ICD của Bộ Giao thông vận tải (trừ trường hợp
ICD đã được Bộ Giao thông vận tải công bố trong quy hoạch): 01 bản chính;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng
hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp;
d) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bản chụp;
đ) Quy chế hoạt động: 01 bản chính.
2. Hồ sơ thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập: 01 bản chính;
b) Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm làm
thủ tục hải quan: 01 bản chính;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng
hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp;
d) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bản chụp;
đ) Quy chế hoạt động: 01 bản chính.
3. Hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra tập trung:
a) Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan làm chủ đầu tư:
a.1) Văn bản đề nghị thành lập của Cục Hải quan tỉnh, thành phố: 01 bản chính;
a.2) Sơ đồ quy hoạch mạng lưới giao thông, các khu công nghiệp, kinh tế có
liên quan trên địa bàn: 01 bản chụp;
a.3) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp;
a.4) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
a.5) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
b) Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do doanh nghiệp kinh doanh làm làm
chủ đầu tư:
b.1) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính;
b.2) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp;
b.3) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
b.4) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp;
b.5) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng
hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản chụp;
4. Hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên
giới
a) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính;
b) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp;
c) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
d) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp;
đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng
hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản chụp;
e) Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới không
nằm trong khu kinh tế cửa khẩu, doanh nghiệp phải nộp Giấy chứng nhận đầu tư
do UBND tỉnh, thành phố cấp: 01 bản chụp;
5. Hồ sơ thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS)
a) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính;
b) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp;
c) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
d) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp;
đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng
hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản chụp;
6. Hồ sơ thành lập kho ngoại quan
a) Đơn xin thành lập kho ngoại quan (mẫu số 49/TLKNQ/2013 phụ lục III ban
hành kèm Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có chức năng kinh doanh kho
bãi: 01 bản chụp;
c) Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với
bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống
phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan (khi
cơ quan hải quan có nhu cầu);
d) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi, kỹ thuật, hạ tầng, phần mềm
quản lý, camera giám sát,... kèm sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi ngoại quan
nằm trong tổng thể khu vực cửa khẩu, khu công nghiệp.
7. Hồ sơ thành lập kho bảo thuế
a) Đơn xin thành lập kho bảo thuế (mẫu số 50/TLKBT/2013 phụ lục III ban hành
kèm Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản chụp;
c) Sơ đồ thiết kế khu vực kho thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên
ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng
chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho;
d) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, kỹ thuật, hạ tầng, phần mềm quản
lý, camera giám sát,...
8. Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc kho của công
trình, nơi sản xuất: Doanh nghiệp gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố văn bản đề
nghị công nhận: 01 bản chính.
Điều 65. Trình tự thành lập
1. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng nội địa, địa điểm làm thủ
tục hải quan ngoài cửa khẩu (sau đây gọi chung là địa điểm làm thủ tục hải
quan):
a. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập đến Cục Hải quan tỉnh/thành phố
nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan.
b. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hải
quan thực hiện:
b.1) Kiểm tra hồ sơ;
b.2) Khảo sát thực tế kho, bãi;
b.3) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 154/2005/NĐCP
và hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều 63 Thông tư này; đề xuất ý kiến, báo
cáo kèm hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan.
c. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm hồ sơ,
Tổng cục Hải quan hoàn thành việc thẩm định, báo cáo kết quả và trình Bộ
trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan theo
qui định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 154/2005/NĐCP. Trường hợp không đủ điều
kiện thành lập thì Bộ Tài chính có văn bản trả lời doanh nghiệp.
2. Đối với địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); kho ngoại
quan (sau đây gọi chung là địa điểm):
a) Xin chủ trương thành lập địa điểm
a.1) Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập địa điểm có văn bản đề nghị Tổng cục
Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố), trong đó xác định rõ những nội
dung dự kiến gồm: sự cần thiết phải thành lập, vị trí địa điểm dự kiến thành
lập, diện tích, các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng,...
a.2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của
doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ, căn cứ tình hình
hoạt động của các địa điểm đã được thành lập trên địa bàn, đánh giá sự cần
thiết và phù hợp với yêu cầu quản lý, riêng kho ngoại quan nếu đáp ứng yêu cầu
giám sát của công chức hải quan thì báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan.
a.3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đề xuất của
Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời và hướng
dẫn cụ thể các nội dung cần thực hiện, nếu không đồng ý thì có văn bản trả lời
rõ lý do.
b) Ra quyết định thành lập địa điểm
b.1) Sau khi thống nhất chủ trương với Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp tiến
hành đầu tư xây dựng kho, bãi đáp ứng đủ điều kiện thì lập hồ sơ theo quy định
tại Thông tư này gửi Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi
thành lập địa điểm).
b.2) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh
nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện: Kiểm tra hồ sơ; khảo sát, kiểm
tra thực tế kho, bãi; đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập địa điểm,
gửi báo cáo và đề nghị về Tổng cục Hải quan (nếu đáp ứng điều kiện thành lập).
b.3) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải
quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra, Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập địa điểm hoặc có văn bản trả lời nếu
doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
3. Đối với địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi
sản xuất; kho bảo thuế
Doanh nghiệp gửi văn bản, kèm hồ sơ đề nghị thành lập đến Cục Hải quan tỉnh,
thành phố. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh
nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện: kiểm tra hồ sơ, khảo sát thực
tế kho, bãi và ra quyết định thành lập, nếu không phù hợp thì có văn bản trả
lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Điều 66. Chấm dứt, tạm dừng hoạt động
1. Các trường hợp chấm dứt hoạt động
a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động của địa
điểm làm thủ tục hải quan tại cảng nội địa; địa điểm làm thủ tục hải quan
ngoài cửa khẩu; địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; địa điểm thu gom hàng lẻ; kho ngoại
quan, kho bảo thuế nếu không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải
quan và các điều kiện khác theo quy định tại Điều 63 Thông tư này.
b) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;
c) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp
không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;
d) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan, bị xử lý
vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm
quyền xử phạt của Chi cục trưởng hải quan.
đ) Đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế đã được thành lập trước đây, nhưng đến
ngày 31/12/2014 mà không mở rộng diện tích để đáp ứng quy định nêu tại khoản
6, khoản 7 Điều 64 Thông tư này.
2. Thẩm quyền ra quyết định chấm dứt
a) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
a.1) Ra quyết định chấm dứt hoạt động của địa điểm kiểm tra là chân công trình
hoặc kho của công trình, nơi sản xuất; kho bảo thuế.
a.2) Kiểm tra, báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động
đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa; kho ngoại quan; địa điểm
kiểm tra tập trung; địa điểm thu gom hàng lẻ; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
b.1. Ra quyết định chấm dứt hoạt động của kho ngoại quan; địa điểm kiểm tra
tập trung; địa điểm thu gom hàng lẻ; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu ở biên giới.
b.2. Kiểm tra, báo cáo, đề xuất Bộ Tài chính chấm dứt hoạt động đối với địa
điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa.
c) Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định chấm dứt hoạt động của địa điểm làm
thủ tục hải quan cảng nội địa.
3. Tạm dừng hoạt động của các địa điểm:
a) Trường hợp địa điểm không còn hoạt động do không có hàng hóa và doanh
nghiệp có văn bản đề nghị thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông
báo tạm dừng hoạt động của địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm tập kết, kiểm
tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; địa điểm thu gom hàng lẻ; kho
ngoại quan; báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan ra thông báo tạm dừng hoạt động
của địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa.
b) Thời gian tạm dừng hoạt động không quá 06 tháng kể từ ngày doanh nghiệp có
văn bản đề nghị.
c) Trong thời gian tạm dừng hoạt động, các địa điểm trên không chịu sự giám
sát của cơ quan hải quan.
d) Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp có văn bản đề nghị cho phép tiếp tục
hoạt động thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra điều kiện thành
lập và hoạt động của các địa điểm, nếu đáp ứng điều kiện thì có văn bản chấp
nhận cho phép hoạt động hoặc báo cáo Tổng cục Hải quan cho phép hoạt động đối
với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa. Trường hợp không đáp ứng điều
kiện hoặc doanh nghiệp không có văn bản đề nghị thì báo cáo cấp có thẩm quyền
xem xét việc chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 67. Thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp địa điểm
1. Doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp hoặc mở rộng diện tích địa điểm đã được
Tổng cục Hải quan quyết định thành lập hoặc có nhu cầu di chuyển từ địa điểm
đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập đến địa điểm mới đáp ứng điều
kiện theo quy định tại Điều 63 Thông tư này thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan
tỉnh, thành phố, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin di chuyển, mở rộng, thu hẹp;
b) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp;
c) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi di chuyển, mở rộng.
2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh
nghiệp, tiến hành:
a) Kiểm tra hồ sơ;
b) Khảo sát thực tế kho bãi;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Hải
quan tỉnh, thành phố quyết định mở rộng, thu hẹp hoặc di chuyển đối với trường
hợp di chuyển đến địa điểm mới cùng nằm trong khu vực đã thành lập hoặc có văn
bản trả lời doanh nghiệp đối với trường hợp không đủ điều kiện để di chuyển,
mở rộng, thu hẹp.
d) Trường hợp di chuyển địa điểm đã được thành lập đến địa điểm mới nằm ngoài
khu vực đã thành lập thì doanh nghiệp có văn bản đề nghị gửi Cục Hải quan
tỉnh, thành phố xem xét, báo cáo Tổng cục Hải quan để quyết định di chuyển địa
điểm.
3. Riêng các địa điểm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 63 Thông tư này
phải nằm trong quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải hoặc Bộ Tài chính thì việc
di chuyển địa điểm phải được Bộ Giao thông vận tải hoặc Bộ Tài chính có văn
bản chấp nhận.
Điều 68. Chuyển đổi quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu
1. Thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu địa điểm thực hiện như sau:
a) Chủ địa điểm có công văn đề nghị chuyển đổi chủ sở hữu địa điểm;
b) Chủ mới làm thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu địa điểm. Hồ sơ chuyển đổi theo
quy định tại Điều 64 Thông tư này;
c) Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ xin chuyển đổi chủ sở hữu, báo
cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan quyết định, không phải khảo sát lại thực tế
kho, bãi nếu không có sự thay đổi so với thực trạng kho, bãi hiện hành. Trường
hợp địa điểm thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì Tổng
cục Hải quan báo cáo, đề xuất Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.
2. Thủ tục đổi tên chủ sở hữu:
a) Chủ sở hữu có công văn đề nghị đổi tên, gửi kèm chứng từ chứng nhận việc
thay đổi tên doanh nghiệp đã được cơ quan cấp phép thành lập doanh nghiệp xác
nhận.
b) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Hải
quan có văn bản công nhận việc thay đổi tên chủ sở hữu trên Quyết định thành
lập địa điểm. Trường hợp địa điểm thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng Bộ
Tài chính thì Tổng cục Hải quan báo cáo, đề xuất Bộ trưởng Bộ Tài chính xem
xét quyết định.
Phần III
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH
THƯƠNG MẠI
Điều 69. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt
là hàng phi mậu dịch) gồm:
1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân
Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài;
2. Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và
những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;
3. Hàng hoá viện trợ nhân đạo;
4. Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt
Nam cho miễn thuế;
5. Hàng mẫu không thanh toán;
6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn
của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh;
7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hoá mang theo
người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
9. Hàng hoá phi mậu dịch khác.
Điều 70. Người khai hải quan
Người khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch là một
trong các đối tượng sau đây:
1. Chủ hàng;
2. Đại lý làm thủ tục hải quan nếu chủ hàng ký hợp đồng với đại lý;
3. Người được chủ hàng uỷ quyền bằng văn bản.
Trong trường hợp ủy quyền, người nhận uỷ quyền được nhân danh mình khai, ký
tên, đóng dấu vào tờ khai hải quan.
Điều 71. Hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu
1. Giấy tờ phải nộp gồm:
a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính;
b) Vận đơn (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế
theo quy định tại điểm 8 Điều 69 Thông tư này): 01 bản chụp;
c) Văn bản uỷ quyền quy định tại khoản 3 Điều 70 Thông tư này: 01 bản chính;
d) Tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường
hợp nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo: 01 bản chính;
đ) Quyết định hoặc giấy báo tin của cơ quan công an cho phép cá nhân là người
Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép trở về định cư ở Việt Nam; hoặc hộ
chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam còn có giá trị về nước
thường trú, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập
cảnh tại cửa khẩu: 01 bản chụp có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu;
e) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ
chức từ nước ngoài vào Việt Nam: 01 bản chụp;
g) Giấy phép nhập khẩu hàng hoá (đối với trường hợp nhập khẩu hàng cấm, hàng
nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính;
h) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với các trường hợp quy định tại điểm
e.5 khoản 2 Điều 12 Thông tư này: 01 bản chính;
i) Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá: 01 bản chụp;
k) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật
phải có.
2. Giấy tờ phải xuất trình gồm:
a) Giấy báo nhận hàng của tổ chức vận tải (trừ trường hợp hàng hoá mang theo
người vượt tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định tại khoản 8 Điều 69 Thông tư
này);
b) Sổ tiêu chuẩn hàng miễn thuế của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, những
người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên.
3. Hồ sơ để xác định hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại thuộc
đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này.
Điều 72. Hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu
1 Giấy tờ phải nộp gồm:
a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính;
b) Văn bản uỷ quyền quy định tại khoản 3 Điều 70 Thông tư này: 01 bản chính;
c) Văn bản cho phép xuất khẩu viện trợ nhân đạo và tờ khai xác nhận viện trợ
nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp xuất khẩu hàng viện trợ
nhân đạo: 01 bản chính;
d) Văn bản cho phép định cư ở nước ngoài của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(đối với trường hợp xuất khẩu tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình): 01 bản
chụp có chứng thực;
đ) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ
chức ra nước ngoài: 01 bản chụp có chứng thực;
e) Giấy phép xuất khẩu hàng hoá (đối với trường hợp xuất khẩu hàng cấm, hàng
xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính;
g) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật
phải có.
2. Hồ sơ để xác định hàng hoá xuất khẩu không nhằm mục đích thương mại thuộc
đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này.
Điều 73. Thủ tục hải quan
1. Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan. Cơ quan hải quan tiếp
nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.
2. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu
dịch do Lãnh đạo Chi cục hải quan quyết định theo nguyên tắc kiểm tra quy định
tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐCP.
Riêng hàng hoá hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện theo quy định tại
Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐCP.
3. Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp
luật hiện hành.
4. Thông quan hàng hoá phi mậu dịch
Việc ký, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan do công chức
hải quan tại khâu cuối cùng thực hiện.
5. Theo dõi và thanh khoản đối với dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc
tạm nhập, tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, người nhập cảnh, xuất
cảnh không nhằm mục đích thương mại
a) Đến thời hạn tái xuất người khai hải quan phải thực hiện thủ tục tái xuất
dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơ tại
Chi cục hải quan nơi tạm nhập. Trường hợp tái xuất tại Chi cục hải quan khác
Chi cục hải quan nơi tạm nhập thì sau khi đã làm thủ tục tái xuất Chi cục hải
quan nơi làm thủ tục tái xuất có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi
tạm nhập, gửi kèm bản chụp tờ khai hải quan (bản lưu hải quan) để thanh khoản
hồ sơ theo quy định.
b) Đến thời hạn tái nhập người khai hải quan phải thực hiện thủ tục tái nhập
dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơ tại
Chi cục hải quan nơi tạm xuất. Trường hợp tái nhập tại Chi cục hải quan khác
Chi cục hải quan nơi tạm xuất thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành
thủ tục tái nhập, người khai hải quan có trách nhiệm liên hệ trực tiếp với Chi
cục hải quan nơi tạm xuất để thanh khoản hồ sơ theo quy định.
c) Quá thời hạn chưa tái xuất, chưa tái nhập thì người khai hải quan bị xử lý
theo quy định của pháp luật hiện hành.
Phần IV
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH,
CHUYỂN CẢNG
Mục 1. ĐỐI VỚI Ô TÔ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI
VỚI MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
Điều 74. Thủ tục hải quan đối với ô tô nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập)
1. Người khai hải quan nộp và/hoặc xuất trình các giấy tờ sau:
a) Đối với ô tô nước ngoài nhập cảnh theo Hiệp định song phương giữa Việt Nam
với các nước có chung biên giới:
a.1) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp: xuất trình bản chính;
a.2) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính;
a.3) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, quá cảnh: xuất trình bản chính;
a.4) Danh sách hành khách (đối với ô tô vận chuyển hành khách): nộp 01 bản
chính;
a.5) Tờ khai nhập cảnhxuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện và
người cùng làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính;
a.6) Giấy tờ khác theo qui định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa
Việt Nam và nước có chung đường biên giới: xuất trình bản chính;
a.7) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập tái xuất (mẫu số
51/PTVTĐB/TNTX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): do cơ quan hải
quan in từ hệ thống.
b) Đối với phương tiện tạm nhập theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và
hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hiệp định
GMS) thì thực hiện theo qui định tại Thông tư số 29/2009/TTBGTVT ngày
17/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ cụ thể như sau:
b.1) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế (GMS Road Transport Permit): xuất
trình bản chính;
b.2) Tờ khai tạm nhập phương tiện vận tải (Motor Vehicle Temporary Admission
Document): xuất trình bản chính;
b.3) Tờ khai tạm nhập container (Container Temporary Admision Document): xuất
trình bản chính;
b.4) Tờ khai hàng hoá quá cảnh và thông quan nội địa (Transit and Inland
Customs Clearance Document): xuất trình bản chính.
c) Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải phải xuất trình giấy tờ theo
qui định tại Nghị định số 80/2009/NĐCP ngày 01/10/2009 của Chính phủ. Cụ thể
như sau:
c.1) Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải: xuất trình bản chính;
c.2) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với
xe cơ giới của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực: xuất trình bản chính;
c.3) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính;
c.4) Tờ khai nhập cảnhxuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện:
xuất trình bản chính;
c.5) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập tái xuất: do cơ quan hải
quan in từ hệ thống.
2. Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quan theo
quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành.
Điều 75. Thủ tục hải quan đối vối ôtô nước ngoài khi xuất cảnh (tái xuất)
1. Người khai hải quan nộp và/hoặc xuất trình các giấy tờ sau:
a) Đối với ô tô nước ngoài nhập cảnh theo hiệp định song phương giữa Việt Nam
với các nước có chung biên giới:
a.1) Văn bản gia hạn thời gian lưu hành phương tiện vận tải (nếu có): nộp bản
chính;
a.2) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp: xuất trình bản chính;
a.3) Giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa
Việt Nam và nước có chung đường biên giới: xuất trình bản chính;
a.4) Danh sách hành khách (nếu là xe khách tuyến): nộp bản chính;
a.5) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, quá cảnh (trường hợp làm thủ tục đồng thời
cho cả phương tiện vận tải và hàng hoá xuất khẩu, quá cảnh): xuất trình bản
chính;
a.6) Tờ khai nhập cảnhxuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện và
người cùng làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính.
b) Đối với phương tiện tái xuất theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và
hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hiệp định
GMS) thì thực hiện theo qui định tại Thông tư số 29/2009/TTBGTVT ngày
17/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ cụ thể như sau:
b.1) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế (GMS Road Transport Permit): xuất
trình bản chính;
b.2) Tờ khai tạm nhập phương tiện vận tải (Motor Vehicle Temporary Admission
Document): xuất trình bản chính;
b.3) Tờ khai tạm nhập container (Container Temporary Admision Document): xuất
trình bản chính;
b.4) Tờ khai hàng hoá quá cảnh và thông quan nội địa (Transit and Inland
Customs Clearance Document): xuất trình bản chính.
c) Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải xuất trình bản chính các giấy
tờ theo qui định tại Nghị định số 80/2009/NĐCP ngày 01/10/2009 của Chính phủ.
Cụ thể:
c.1) Giấy đăng ký phương tiện;
c.2) Tờ khai nhập cảnhxuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện;
c.3) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập tái xuất.
2. Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quan theo
quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành.
Điều 76. Thủ tục hải quan đối với ô tô Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất),
nhập cảnh (tái nhập)
Thủ tục hải quan đối với ô tô Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất), nhập cảnh
(tái nhập) thực hiện theo qui định tại Điều 74, Điều 75 Thông tư này. Riêng tờ
khai phương tiện sử dụng mẫu số 52/PTVTĐB/TXTN/2013 phụ lục III kèm theo
Thông tư này. Trường hợp ô tô được cấp Giấy phép liên vận thì quản lý bằng hệ
thống máy tính, không phải in tờ khai phương tiện vận tải.
Mục 2. ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI QUY ĐỊNH TẠIĐIỀU 46 NGHỊ ĐỊNH
154/2005/NĐCP
Điều 77. Cơ chế quản lý phương tiện vận tải thô sơ
1. Phương tiện vận tải thô sơ là phương tiện di chuyển bằng sức người hoặc
động vật kéo (ví dụ: xe kéo, xe lôi, xe ngựa, xe bò kéo,...).
2. Khi xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải thô sơ, chủ phương tiện hoặc
người điều khiển phương tiện không phải xin giấy phép, không phải khai tờ khai
phương tiện tận tải.
Điều 78. Thủ tục hải quan
Đối với các phương tiện vận tải thô sơ khi xuất cảnh, nhập cảnh, chủ phương
tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải khai báo và nộp cho cơ quan hải
quan những giấy tờ sau:
1. Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu);
2. Tờ khai hành lý của người điều khiển phương tiện vận tải và của hành khách
(nếu có).
Mục 3. ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TẠM NHẬP
TÁI XUẤT, TẠM XUẤT TÁI NHẬP KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI QUY ĐỊNH
TẠIĐIỀU 47 NGHỊ ĐỊNH 154/2005/NĐCP
Điều 79. Thủ tục hải quan đối với ô tô không nhằm mục đích thương mại khi
xuất cảnh, nhập cảnh
1. Đối với ô tô nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập), người khai hải quan nộp
và xuất trình các giấy tờ sau:
a) Đối với ô tô nước ngoài nhập cảnh theo hiệp định song phương giữa Việt Nam
với các nước có chung biên giới:
a.1) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp tạm nhập lưu
hành tại khu vực cửa khẩu): xuất trình bản chính;
a.2) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính;
a.3) Giấy tờ khác theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa
Việt Nam và nước có chung đường biên giới: xuất trình bản chính;
a.4) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập tái xuất (mẫu số
51/PTVTĐB/TNTX phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): do cơ quan hải quan in
từ hệ thống;
a.5) Tờ khai nhập cảnhxuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện và
người cùng làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính.
b) Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải phải xuất trình bản chính các
giấy tờ theo qui định tái Nghị định số 80/2009/NĐCP ngày 01/10/2009 của Chính
phủ. Cụ thể:
b.1) Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải;
b.2) Giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
b.3) Giấy đăng ký phương tiện;
b.4) Tờ khai nhập cảnhxuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện;
b.5) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập tái xuất (mẫu số
51/PTVTĐB/TNTX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
2. Đối với ô tô nước ngoài khi xuất cảnh (tái xuất), người khai hải quan nộp
hoặc xuất trình các giấy tờ sau:
a) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập tái xuất có xác nhận tạm
nhập của Chi cục hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: nộp bản chính;
b) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền: xuất trình bản chính;
c) Văn bản gia hạn tạm nhập (nếu có): nộp bản chính.
3. Đối với ô tô Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất), nhập cảnh (tái nhập), hồ
sơ hải quan tương tự như quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên, riêng tờ
khai phương tiện in theo mẫu số 52/PTVTĐB/TXTN/2013 phụ lục III ban hành kèm
Thông tư này, trường hợp ô tô được cấp Giấy phép liên vận thì quản lý bằng hệ
thống máy tính, không phải in tờ khai phương tiện vận tải.
4. Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quan theo
quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành.
Điều 80. Thủ tục hải quan đối với thuyền xuồng, ca nô,… xuất cảnh, nhập
cảnh
1. Thủ tục hải quan đối với (tàu, thuyền, xà lan, xuồng, ca nô,...thuộc loại
phải đăng ký lưu hành theo qui định đối với phương tiện vận tải thuỷ,… xuất
cảnh, nhập cảnh.
a) Chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải nộp hoặc xuất trình
cho cơ quan hải quan những giấy tờ sau:
a.1) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp tạm nhập lưu
hành tại khu vực cửa khẩu): xuất trình bản chính;
a.2) Giấy đăng ký phương tiện (nếu có): xuất trình bản chính;
a.3) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu (nếu có hàng hoá xuất khẩu hoặc
nhập khẩu): xuất trình bản chính;
a.4) Tờ khai xuất cảnh hoặc nhập cảnh (nếu có) của người điều khiển phương
tiện vận tải và của những người làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình
bản chính;
a.5) Tờ khai phương tiện vận tải đường sông tạm nhập tái xuất (mẫu số
53/PTVTĐS/TNTX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) hoặc Tờ khai
phương tiện vận tải đường sông tạm xuất – tái nhập (mẫu số 54/PTVTĐS/TX
TN/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp bản chính.
b) Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quan theo quy
trình do Tổng cục Hải quan ban hành.
2. Thủ tục hải quan đối với mô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại
khi xuất cảnh, nhập cảnh.
a) Đối với mô tô, xe gắn máy nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập), người khai
hải quan nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau:
a.1) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp tạm nhập lưu
hành tại khu vực cửa khẩu): nộp bản chụp;
a.2) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính;
a.3) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập tái xuất (mẫu số
51/PTVTĐB/TNTX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): do cơ quan hải
quan in từ hệ thống.
b) Đối với mô tô, xe gắn máy nước ngoài khi xuất cảnh (tái xuất), người khai
hải quan nộp và xuất trình các giấy tờ sau:
b.1) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhậptái xuất có xác nhận tạm
nhập của Chi cục hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: nộp bản chính;
b.2) Văn bản gia hạn tạm nhập (nếu có): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính.
c) Đối với mô tô, xe gắn máy hai bánh Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất), nhập
cảnh (tái nhập), hồ sơ hải quan tương tự như quy định tại điểm a và điểm b
khoản 2 này, riêng tờ khai phương tiện in theo mẫu số 52/PTVTĐB/TXTN/2013 phụ
lục III ban hành kèm Thông tư này.
d) Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, và làm thủ tục hải quan theo
quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành.
Điều 81. Quy định riêng cho các phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở
khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới
1. Các phương tiện này bao gồm:
a) Xe ô tô tải của nước ngoài vào khu vực cửa khẩu Việt Nam trong ngày (01
ngày) để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu;
b) Xe ô tô tải của Việt Nam đi qua biên giới trong ngày (01 ngày) để giao hàng
xuất khẩu hoặc nhận hàng nhập khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam;
c) Phương tiện vận tải của cá nhân, cơ quan, tổ chức ở khu vực biên giới
thường xuyên qua lại khu vực biên giới do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
2. Đối với trường hợp nêu tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, nếu có lý do
chính đáng cần kéo dài thời gian lưu lại tại khu vực cửa khẩu thì người điều
khiển phương tiện hoặc chủ hàng hoá có văn bản đề nghị, lãnh đạo Chi cục hải
quan xem xét gia hạn, thời gian gia hạn thêm không quá 02 ngày.
3. Các loại phương tiện này chỉ được tạm nhập tái xuất, tạm xuấttái nhập
qua cùng một cửa khẩu.
4. Các loại phương tiện này không phải có giấy phép, không phải khai bằng tờ
khai phương tiện vận tải, cơ quan hải quan cửa khẩu quản lý, theo dõi bằng sổ
hoặc bằng hệ thống máy tính.
Mục 4. ĐỐI VỚI TÀU BIỂN VIỆT NAM VÀ TÀU BIỂN NƯỚC NGOÀI XUẤT CẢNH, NHẬP
CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG
Điều 82. Người khai hải quan
Thuyền trưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người vận tải (dưới đây gọi
chung là thuyền trưởng) chịu trách nhiệm khai và làm thủ tục hải quan cho tàu
biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.
Điều 83. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan đối với tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh thực hiện tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của
Cảng vụ hàng hải, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 54 Nghị
định số 21/2012/NĐCP ngày 21 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng
biển và luồng hàng hải.
Điều 84. Thời hạn làm thủ tục hải quan
Người khai hải quan phải khai và nộp hồ sơ hải quan trong thời hạn sau:
1. Chậm nhất hai giờ đối với tàu biển nhập cảnh, kể từ khi tàu đã vào neo đậu
an toàn tại vị trí theo chỉ định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;
2. Chậm nhất hai giờ trước khi tàu rời cảng đối với tàu biển xuất cảnh. Riêng
tàu khách và tàu chuyên tuyến, thời gian chậm nhất là ngay trước thời điểm tàu
chuẩn bị rời cảng;
3. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể thay đổi, nhưng
thuyền trưởng phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục hải quan cảng biết trước
ít nhất ba mươi phút.
Điều 85. Khai hải quan
Người khai hải quan thực hiện nội dung khai hải quan theo qui định tại Điều 86
Thông tư này và lưu ý các nội dung sau:
1. Bản khai hàng hoá nhập khẩu (cargo declaration) phải được khai đầy đủ, cụ
thể, rõ ràng về mô tả hàng hóa (description of goods); không được ghi chung
chung như: hàng bách hóa, hàng thiết bị văn phòng, hàng điện tử, điện gia
dụng, đồ chơi trẻ em... Mặt hàng nào ghi chung chung thì phải khai và nộp bổ
sung bản kê chi tiết (attached list) của mặt hàng đó.
2. Đối với hành lý của thuyền viên:
a) Khai hành lý của cả đoàn vào bản khai hành lý thuyền viên;
b) Đối với hàng hoá của thuyền viên thì mỗi thuyền viên khai vào tờ khai hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.
3. Đối với hành lý vượt định mức, hàng hóa của hành khách xuất cảnh, nhập
cảnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 66/2002/NĐCP ngày 01 tháng 07
năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập
cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế.
Điều 86. Hồ sơ hải quan
1. Đối với tàu biển nhập cảnh, thuyền trưởng nộp hồ sơ cho Chi cục hải quan
cảng, gồm:
a) Bản khai chung: 01 bản chính;
b) Bản khai hàng hoá: 01 bản chính;
c) Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có): 01 bản chính;
d) Bản khai dự trữ của tàu: 01 bản chính;
đ) Danh sách thuyền viên: 01 bản chính;
e) Danh sách hành khách (nếu có): 01 bản chụp;
g) Bản khai hàng hóa, hành lý của thuyền viên: 01 bản chính;
h) Bản khai hàng hóa chuyển cảng, quá cảnh, trung chuyển (nếu có): 01 bản
chính.
2. Đối với tàu biển nước ngoài xuất cảnh, nếu không có nội dung thay đổi so
với nội dung đã khai báo khi tàu nhập cảnh thì thuyền trưởng không phải nộp
các giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này, trừ bản khai chung, bản khai hàng hóa,
danh sách hành khách (nếu có vận chuyển hành khách); nếu có nội dung thay đổi
so với nội dung đã khai báo khi tàu nhập cảnh thì nộp các giấy tờ nêu tại
khoản 1 Điều này, trừ bản khai hàng hóa chuyển cảng, quá cảnh, trung chuyển;
ngoài ra xuất trình các giấy tờ sau:
a) Hoá đơn mua hàng cung ứng tàu biển;
b) Hoá đơn mua hàng miễn thuế (theo đơn đặt hàng).
3. Đối với tàu biển Việt Nam xuất cảnh, thuyền trưởng nộp hồ sơ cho Chi cục
hải quan cảng, gồm:
a) Bản khai chung: 01 bản chính;
b) Bản lược khai hàng hoá: 01 bản chính;
c) Bản khai dự trữ của tàu: 01 bản chính;
d) Danh sách thuyền viên: 01 bản chính;
đ) Bản khai hàng hóa, hành lý của thuyền viên: 01 bản chính;
e) Danh sách hành khách (nếu có): 01 bản chụp.
4. Đối với tàu biển quá cảnh:
a) Khi làm thủ tục nhập cảnh, thuyền trưởng nộp hồ sơ cho Chi cục hải quan
cảng nơi tàu nhập cảnh như quy định nêu tại khoản 1 Điều này.
Chi cục hải quan cảng nơi tàu nhập cảnh niêm phong hồ sơ (gồm 01 bản khai hàng
hoá và 01 phiếu chuyển hồ sơ tàu), giao thuyền trưởng để chuyển cho Chi cục
hải quan cảng nơi tàu xuất cảnh.
b) Khi làm thủ tục xuất cảnh, thuyền trưởng nộp cho Chi cục hải quan cảng nơi
tàu xuất cảnh: Bản khai chung (01 bản chính) và hồ sơ do Chi cục hải quan cảng
nơi tàu nhập cảnh chuyển đến.
5. Đối với tàu biển chuyển cảng
a) Tại cảng nơi tàu đi:
a.1) Thuyền trưởng nộp cho Chi cục hải quan cảng bản khai chung, bản khai hàng
hoá nhập khẩu chuyển cảng, bản khai hàng hoá xuất khẩu đã được xếp lên tàu,
bản khai hàng hoá quá cảnh, chuyển tải (nếu có): mỗi loại 01 bản.
a.2) Chi cục hải quan cảng niêm phong hồ sơ chuyển cảng, giao cho thuyền
trưởng để nộp cho Chi cục hải quan cảng nơi tàu đến.
b) Tại cảng nơi tàu đến, thuyền trưởng nộp bản khai chung (01 bản chính) và hồ
sơ chuyển cảng đã niêm phong hải quan do Chi cục hải quan cảng đi chuyển đến.
Mục 5. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BAY XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH,
CHUYỂN CẢNG
Điều 87. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không, tổ chức vận tải hàng không,
người điều khiển tàu bay
1. Chậm nhất hai mươi bốn giờ (đối với chuyến bay không thường lệ thì chậm
nhất một giờ) trước khi tàu bay nhập cảnh và trước khi cơ quan hàng không hoàn
thành thủ tục hàng không cho hành khách xuất cảnh và hàng hóa xuất khẩu, Cảng
vụ hàng không có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin sau
đây:
a) Số hiệu chuyến bay;
b) Quốc tịch tàu bay;
c) Loại tàu bay;
d) Hành trình bay;
đ) Thời gian đến đi của tàu bay;
e) Vị trí đỗ của tàu bay;
g) Cửa vào của hành khách;
h) Thời gian xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống tàu bay.
Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo trước một giờ (khi tàu bay xuất
cảnh, nhập cảnh) cho cơ quan hải quan khi có thay đổi về các thông tin, số
liệu nêu trên.
2. Chậm nhất 02 giờ (đối với hành trình bay tuyến dài trên 06 giờ bay) và 01
giờ (đối với hành trình bay tuyến ngắn từ 06 giờ bay trở xuống) trước khi tàu
bay nhập cảnh và trước khi cơ quan hàng không hoàn thành thủ tục hàng không
cho hành khách xuất cảnh và hàng hóa xuất khẩu, tổ chức vận tải hàng không có
trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin sau đây:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng;
b) Hành lý ký gửi;
c) Danh sách hành khách;
d) Danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay.
3. Ngay sau khi cơ quan hàng không hoàn thành thủ tục hàng không cho hàng
hóa, hành lý xuất khẩu, hành khách xuất cảnh và ngay sau khi tàu bay nhập cảnh
đỗ tại vị trí chỉ định, người điều khiển tàu bay hoặc người đại diện hợp pháp
nộp hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan, gồm:
a) Tờ khai tổng hợp tàu bay: 01 bản chính;
b) Bản lược khai hàng hóa: 02 bản chính;
c) Bản lược khai hành lý ký gửi: 02 bản chính;
d) Danh sách hành khách: 01 bản chính;
đ) Danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay: 01 bản chính.
Điều 88. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các thông tin, số liệu nêu
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 87 Thông tư này từ Cảng vụ hàng không và tổ chức
vận tải hàng không cung cấp; tiếp nhận hồ sơ hải quan nêu tại khoản 3 Điều 87
Thông tư này từ người điều khiển máy bay hoặc người đại diện hợp pháp nộp để
làm thủ tục hải quan cho tàu bay theo quy định của pháp luật.
Điều 89. Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh quốc tế kết
hợp vận chuyển nội địa, tàu bay vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh quốc tế có kết hợp
vận chuyển nội địa thực hiện như đối với tàu bay chuyển cảng. Trên chuyến bay
có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thuộc loại hình nào thì phải thực hiện thủ
tục hải quan theo quy định đối với loại hình đó.
2. Trường hợp tàu bay vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu; hãng vận chuyển phải sắp xếp hàng hóa, hành lý xuất khẩu,
nhập khẩu trong khoang hầm hàng để đảm bảo việc niêm phong hải quan.
Mục 6. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU LIÊN VẬN QUỐC TẾ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH
BẰNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 90. Thủ tục hải quan đối với tàu nhập cảnh
1. Tại ga liên vận biên giới
a) Ngay sau khi tàu đến ga liên vận biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện
(sau đây gọi chung là trưởng tàu) nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên
vận biên giới những giấy tờ sau:
a.1) Giấy giao tiếp hàng hoá (đối với tàu chở hàng hóa): 01 bản chính;
a.2) Vận đơn: 01 bản photocopy liên 2;
a.3) Giấy giao tiếp toa xe: 01 bản chính;
a.4) Bản trích lược khai hàng hóa dỡ xuống từng ga liên vận nội địa: nộp 02
bản chính (theo mẫu số 55/BLKĐS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.5) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không mang theo người của hành
khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục tại ga liên vận
biên giới): 01 bản chính;
a.6) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu
(đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga
liên vận biên giới): 01 bản chính.
b) Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới có trách nhiệm:
b.1) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ do trưởng tàu nộp;
b.2) Đối chiếu kiểm tra thực tế về đầu máy, số lượng, số hiệu từng toa xe chứa
hàng hoá, hành lý ký gửi;
b.3) Kiểm tra niêm phong của tổ chức vận tải đối với từng toa xe chứa hàng
hoá, hành lý ký gửi;
b.4) Niêm phong hải quan từng toa xe chứa hàng hoá hoặc từng lô hàng sẽ dỡ
xuống ga liên vận nội địa; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như
hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm
bảo nguyên trạng hàng hóa;
b.5) Giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga: dỡ hàng hoá, hành lý ký gửi xuống
kho, bãi để làm thủ tục nhập khẩu tại ga;
b.6) Lập biên bản bàn giao hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng cho Chi cục hải quan
cửa khẩu ga liên vận nội địa: 02 bản;
b.7) Đóng dấu nghiệp vụ lên những giấy tờ do trưởng tàu nộp; niêm phong hồ sơ
hải quan gồm: bản trích lược khai hàng hóa dỡ xuống ga liên vận nội địa: 01
bản chính; vận đơn dỡ hàng tại ga liên vận nội địa: 01 bản photocopy liên 2;
biên bản bàn giao 01 bản.
2. Tại ga liên vận nội địa
a) Ngay sau khi tàu đến ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đại diện
hợp pháp nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa:
a.1) Các giấy tờ còn nguyên niêm phong của Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên
vận biên giới;
a.2) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách
(đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận
nội địa): 01 bản chính;
a.3) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu
(đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga
liên vận nội địa): 01 bản chính.
b) Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa có trách nhiệm:
b.1) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ do trưởng tàu nộp;
b.2) Đối chiếu kiểm tra thực tế về số lượng và số hiệu từng toa xe chứa hàng
hoá, hành lý ký gửi;
b.3) Kiểm tra niêm phong của tổ chức vận tải, niêm phong của Hải quan cửa khẩu
ga liên vận biên giới (nếu có) đối với từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký
gửi;
b.4) Giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga;
b.5) Đóng dấu nghiệp vụ và trả lại các giấy tờ do Chi cục hải quan cửa khẩu ga
liên vận biên giới gửi đến.
Điều 91. Thủ tục hải quan đối với tàu xuất cảnh
1. Tại ga liên vận nội địa:
a) Trước khi tàu rời ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp
pháp nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa những giấy tờ sau:
a.1) Bản xác báo thứ tự lập tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận làm thủ tục
hải quan tại ga liên vận nội địa): 01 bản chính;
a.2) Vận đơn: 01 bản photocopy liên 2 (đối với tàu có toa xe chở hàng xuất
khẩu);
a.3) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu
(đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga nội
địa): 01 bản chính;
a.4) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách
(đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga nội
địa): 01 bản chính.
b) Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa có trách nhiệm:
b.1) Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp
pháp nộp;
b.2) Niêm phong hải quan từng toa xe chứa hàng hoá xuất khẩu hoặc từng lô hàng
xuất khẩu; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường,
siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng
hàng hóa;
b.3) Lập biên bản bàn giao hàng hoá xuất khẩu cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga
liên vận biên giới: 02 bản;
b.4) Đóng dấu nghiệp vụ lên những giấy tờ do trưởng tàu nộp;
b.5) Niêm phong hồ sơ hải quan gồm: biên bản bàn giao 01 bản; lược khai hàng
hóa xuất khẩu: 01 bản chụp; vận đơn 01 bản photocopy liên 2, giao cho trưởng
tàu hoặc người đại diện hợp pháp để nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên
vận biên giới.
2. Tại ga liên vận biên giới:
a) Khi tàu tới ga liên vận biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp
nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới:
a.1) Các giấy tờ đã được Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa niêm
phong;
a.2) Bản xác báo thứ tự lập tàu 01 bản chính có đóng dấu của ga biên giới (nếu
là tàu chuyên chở hàng hoá);
a.3) Giấy giao tiếp toa xe, Giấy giao tiếp hàng hóa (đối với tàu chở hàng
hóa): 01 bản chính;
a.4) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách
(đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận
biên giới): 01 bản chính.
a.5) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu
(đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục tại ga liên vận biên
giới): 01 bản chính;
b) Nhiệm vụ của Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới:
b.1) Tiếp nhận, kiểm tra những giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp
pháp nộp;
b.2) Đối chiếu, kiểm tra thực tế về đầu máy, số lượng và số hiệu từng toa xe
chứa hàng hoá, hành lý ký gửi;
b.3) Tổ chức giám sát việc xếp hàng hoá, hành lý đã làm thủ tục hải quan lên
từng toa tàu;
b.4) Niêm phong hải quan từng toa tàu chứa hàng hoá, hành lý ký gửi hoặc từng
lô hàng; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường,
siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng
hàng hóa cho đến khi tàu xuất cảnh;
b.5) Tổ chức giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga;
b.6) Đóng dấu nghiệp vụ lên các giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp
pháp nộp;
b.7) Đóng dấu và trả lại các giấy tờ do Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận
nội địa gửi đến.
Phần V
THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Mục 1. CĂN CỨ TÍNH THUẾ, PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
Điều 92. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất
theo tỷ lệ phần trăm
1. Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, căn cứ tính thuế
xác định như sau:
a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ
khai hải quan.
b) Trị giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý
thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 40/2007/NĐCP ngày 16
tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị
định số 40/2007/NĐCP.
c) Thuế suất
c.1) Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể
cho một số mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành.
c.2) Thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể
cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế
suất thông thường:
c.2.1) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ
thương mại với Việt Nam. Danh sách nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực
hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ Công thương công bố.
Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng
hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.
c.2.2) Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại
các Thông tư quy định về thuế suất ưu đãi đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Tài chính
và Thông tư số 45/2007/TTBTC ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
c.2.3) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc hoặc
không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất
thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng
mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi:
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150%
Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất nêu tại điểm c khoản này
phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá quy định tại Nghị
định số 06/2003/NĐCP ngày 22 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ quy định về việc
phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 49/2010/TTBTC ngày
12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản có liên quan. Trường hợp nhập
khẩu máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền, đáp ứng chú giải 3, 4, 5 Phần XVI
của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thì ngoài quy định nêu trên còn
phải thực hiện thủ tục kê khai theo hướng dẫn tại Điều 97 Thông tư này.
d) Ngoài việc chịu thuế theo hướng dẫn tại điểm c.2.1, c.2.2 hoặc c.2.3 khoản
này, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá
giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị
áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối
xử, thuế tự vệ.
2. Phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần
trăm được xác định như sau:
a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng
hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị
từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá
tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng
Trường hợp hàng hoá là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế xuất
khẩu phải nộp được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2009/TTBTC
ngày 19 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về
thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai
thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí.
b) Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so
với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao
hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiền thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh
toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng.
Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu sợi thuốc lá theo hợp đồng, số lượng 1000 tấn,
đơn giá 100USD/tấn, thuỷ phần ± 2%. Hoá đơn thương mại ghi = 1000 tấn x 100
USD, trị giá thanh toán là 100.000 USD. Khi nhập khẩu cơ quan hải quan kiểm
tra qua cân lượng là 1020 tấn hoặc 980 tấn thì trị giá thanh toán để tính thuế
là 100.000 USD.
Điều 93. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt
đối, thuế hỗn hợp
1. Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp:
a) Căn cứ tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối là:
a.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ
khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối;
a.2) Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá;
a.3) Tỷ giá tính thuế.
b) Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp là:
b.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ
khai hải quan áp dụng thuế hỗn hợp;
b.2) Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và trị giá tính thuế của hàng hóa áp dụng
thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 92 Thông tư này;
b.3) Mức thuế tuyệt đối của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này;
b.4) Tỷ giá tính thuế.
2. Phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn
hợp:
a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế
tuyệt đối thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá x Tỷ giá tính thuế
b) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng
hóa áp dụng thuế hỗn hợp thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp = Số tiền thuế tính theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Thông tư này + Số tiền thuế tuyệt đối phải nộp tính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này
Điều 94. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tự
vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng thuế tự vệ,
thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp theo Quyết định của Bộ trưởng
Bộ Công Thương là người nộp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ
cấp.
2. Căn cứ tính thuế:
a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan
áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
b) Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ,
thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
c) Mức thuế từng mặt hàng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 92 Thông tư
này.
3. Phương pháp tính thuế:
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp x Giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp
Tổng số tiền thuế nhập khẩu phải nộp cho hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp = Số tiền thuế phải nộp tính theo quy định tại khoản 2 Điều 92 hoặc khoản 2 Điều 93 Thông tư này + Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp
Điều 95. Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế; thủ tục thu nộp, hoàn trả
đối với hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ
cấp
1. Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế:
a) Thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 98 Thông tư này;
b) Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 20 Thông tư này.
2. Thủ tục thu nộp, hoàn trả:
a) Thủ tục thu nộp:
a.1) Trường hợp thuế nhập khẩu thuộc loại chuyên thu thì thuế tự vệ, thuế
chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được nộp cùng vào tài khoản thu ngân
sách tương ứng.
a.2) Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng
hóa tạm nhập tái xuất, thuế nhập khẩu được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ
quan hải quan thì thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được
nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan như thuế nhập khẩu.
b) Thủ tục hoàn trả:
Sau khi nhận được Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế
chống trợ cấp hoặc Quyết định không áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá
giá, thuế chống trợ cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương (quyết định chính thức),
cơ quan hải quan thực hiện hoàn trả cho đối tượng nộp thuế nếu nộp thừa theo
quy định tại Điều 26 Thông tư này.
Điều 96. Áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt
1. Đối với hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác
định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế hoặc đã được áp
dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan thì
căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm
đăng ký tờ khai mới (thời điểm thay đổi mục đích sử dụng). Trong đó:
a) Trị giá tính thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Nghị định số 40/2007/NĐCP và Thông tư của Bộ Tài
chính.
b) Thuế suất để tính thuế nhập khẩu áp dụng theo mức thuế tại thời điểm đăng
ký tờ khai mới.
Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan thì thực hiện theo
quy định tại điểm c khoản 8 Điều 11 Thông tư này.
2. Đối với hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế
quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài nêu tại khoản
16 Điều 100 Thông tư này thì thực hiện tính thuế theo quy định tại khoản 4,
khoản 6 Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐTTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế
cửa khẩu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định này.
3. Đối với hàng hoá nhập khẩu phải chịu thêm một trong các biện pháp về thuế
nhập khẩu (thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống
phân biệt đối xử) thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế giá trị
gia tăng phải cộng thêm thuế tự vệ/chống bán phá giá/chống trợ cấp/chống phân
biệt đối xử.
Điều 97. Thủ tục kê khai, phân loại, tính thuế đối với máy móc, thiết bị
thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là
tổ hợp, dây chuyền, đáp ứng chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa
xuất nhập khẩu Việt Nam
1. Máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 của Biểu thuế nhập khẩu
ưu đãi nếu thỏa mãn các nội dung nêu tại chú giải 3, 4 và 5 Phần XVI Danh mục
hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thì thực hiện phân loại theo máy chính, không
phân biệt những máy móc, thiết bị đó được nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn, về
cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác
nhau.
2. Để có cơ sở theo dõi và thực hiện phân loại những máy móc, thiết bị là tổ
hợp hoặc dây chuyền được nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến hay
nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau, nhập khẩu dưới
dạng nguyên chiếc hay tháo rời, thủ tục thực hiện như sau:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, người khai hải quan có trách nhiệm
đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây
chuyền tính thuế theo máy chính (theo mẫu số 04/ĐKDMTBTT/2013 Phụ lục II ban
hành kèm theo Thông tư này) với Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
Trường hợp nơi đóng trụ sở không có Chi cục hải quan thì đăng ký với Chi cục
hải quan nơi thuận tiện nhất.
Nếu người khai hải quan đăng ký danh mục và nhập khẩu máy móc, thiết bị (một
lần hay nhiều lần) tại cùng một Chi cục thì thông báo cho Chi cục đó khi làm
thủ tục đăng ký danh mục để Chi cục thực hiện thủ tục tiếp nhận đăng ký danh
mục theo quy định tại điểm b.1 dưới đây.
a.2) Hồ sơ, tài liệu nộp khi đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương
84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền:
a.2.1) Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây
chuyền dự kiến nhập khẩu (theo mẫu số 05/DMTBDKNKMC/2013 kèm theo Phụ lục II
Thông tư này) trong đó nêu rõ tên, số lượng, đơn giá, mã số theo Biểu thuế của
máy móc, thiết bị, loại và mã số của máy móc, thiết bị chính: nộp 02 bản chính
kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 06/PTDTLTBMC/2013 ban hành
kèm theo Phụ lục II Thông tư này);
a.2.2) Bản thuyết minh và sơ đồ lắp đặt thể hiện rõ vị trí của từng loại máy
móc, thiết bị trong Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84 hoặc Chương 85
là tổ hợp, dây chuyền: nộp bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu;
a.2.3) Bản cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính
xác, trung thực của 2 loại tài liệu trên.
a.3) Nộp đủ thuế theo từng máy móc, thiết bị trong Danh mục và bị xử phạt vi
phạm nếu việc kê khai không đúng.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Khi tiếp nhận Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ
hợp, dây chuyền: Chi cục hải quan nơi người khai hải quan đăng ký Danh mục có
trách nhiệm kiểm tra, nếu thoả mãn các nội dung nêu tại các chú giải 3, 4 và 5
Phần XVI thì lập sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá
nhập khẩu và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (lưu 01 bản chính Danh mục, giao
cho người khai hải quan 01 bản chính Danh mục kèm 01 bản chính phiếu theo dõi
trừ lùi để xuất trình cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa
để thực hiện tính thuế theo máy chính và thực hiện trừ lùi khi làm thủ tục hải
quan cho hàng hoá thực tế nhập khẩu) theo qui định.
Nếu người khai hải quan đăng ký Danh mục và làm thủ tục nhập khẩu (một lần hay
nhiều lần) toàn bộ máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây
chuyền tại cùng một Chi cục hải quan thì Chi cục hải quan tiếp nhận đăng ký
danh mục (đồng thời là Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu), sau khi lập sổ
theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá nhập khẩu (lưu 01 bản
chính Danh mục, giao cho người khai hải quan 01 bản chính Danh mục), sẽ giữ
lại 01 bản chính phiếu theo dõi trừ lùi và thực hiện thủ tục quy định tại điểm
b.2 dưới đây.
b.2) Khi làm thủ tục nhập khẩu: Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, cơ quan
hải quan căn cứ hồ sơ hải quan, đối chiếu với phiếu theo dõi trừ lùi để trừ
lùi những máy móc, thiết bị người khai hải quan đã thực tế nhập khẩu và ký xác
nhận theo quy định. Lưu 01 bản chụp Danh mục máy móc, thiết bị và phiếu theo
dõi trừ lùi đã thực hiện trừ lùi vào hồ sơ hải quan.
Hết lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trong phiếu theo dõi trừ lùi, Lãnh đạo Chi
cục Hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên bản chính phiếu theo dõi
trừ lùi của người khai hải quan lưu 01 bản chụp, cấp cho người khai hải quan
01 bản chụp và gửi bản chính đến Chi cục Hải quan nơi cấp phiếu theo dõi trừ
lùi.
Trường hợp Chi cục Hải quan tiếp nhận đăng ký danh mục đồng thời là Chi cục
Hải quan làm thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị như đã nêu tại điểm b.1 trên,
sau khi Lãnh đạo Chi cục đã xác nhận hết lượng hàng hóa nhập khẩu trong phiếu
theo dõi trừ lùi, Chi cục lưu bản chính, cấp cho người khai Hải quan 01 bản
chụp, gửi 01 bản chụp phiếu theo dõi trừ lùi kèm hồ sơ đăng ký danh mục cho
Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo quy định tại điểm b.3 dưới đây.
b.3) Sau khi nhận được bản chính phiếu theo dõi trừ lùi do Chi cục hải quan
nơi làm thủ tục cuối cùng gửi đến, Chi cục hải quan nơi đăng ký Danh mục và
cấp phiếu theo dõi trừ lùi tập hợp toàn bộ hồ sơ đăng ký danh mục chuyển cho
Chi cục kiểm tra sau thông quan để làm cơ sở kiểm tra sau thông quan việc sử
dụng tổ hợp máy móc, thiết bị đã tính thuế theo máy chính.
c) Các trường hợp thực tế nhập khẩu nhưng không đúng như Danh mục nhập khẩu
máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền đã
thông báo thì người khai hải quan có trách nhiệm tự kê khai, nộp thuế theo
từng máy. Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác kiểm tra phát hiện,
xác định thực tế hàng hóa không được lắp đặt, sử dụng như một tổ hợp, dây
chuyền thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo từng máy móc, thiết bị còn
bị xử phạt theo quy định
d) Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị đồng bộ, toàn bộ trước đây đã
được cơ quan có thẩm quyền xác nhận máy chính, hàng hóa thực nhập đã được phân
loại theo máy chính, phần còn lại nhập khẩu được tiếp tục thực hiện phân loại
theo máy chính.
3. Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thỏa mãn các chú giải 3, 4, 5
phần XVI Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam nhưng người khai hải quan
không muốn phân loại theo hướng dẫn tại điểm 1 Điều này thì sẽ phân loại, tính
thuế theo từng máy móc, thiết bị.
4. Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc Chương 90 của Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi, nếu thỏa mãn các chú giải 3, 4 phần XVI Danh mục hàng hóa
xuất nhập khẩu Việt Nam, không phân biệt những máy móc, thiết bị được nhập
khẩu từ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại
một hay nhiều cửa khẩu khác nhau, được áp dụng thủ tục tương tự như hướng dẫn
tại khoản 2 và 3 Điều này.
Mục 2. THỜI ĐIỂM TÍNH THUẾ, TỶ GIÁ TÍNH THUẾ
Điều 98. Thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu
1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán
phá giá, thuế chống trợ cấp (trong thời hạn hiệu lực của Quyết định áp dụng
của Bộ trưởng Bộ Công Thương) là ngày đăng ký tờ khai hải quan. Thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính
thuế tại thời điểm tính thuế.
Trường hợp người nộp thuế kê khai, tính thuế trước ngày đăng ký tờ khai hải
quan nhưng có tỷ giá khác với tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
thì cơ quan hải quan thực hiện tính lại số thuế phải nộp theo tỷ giá tại thời
điểm đăng ký tờ khai.
2. Trường hợp người nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế thực
hiện theo quy định về thủ tục hải quan điện tử.
3. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định
87/2010/NĐCP ngày 13/8/2010 của Chính phủ. Trường hợp tỷ giá được đăng trên
Báo Nhân dân khác với tỷ giá trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam thì tỷ giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tỷ
giá do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm tính thuế được đưa trên trang
điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 99. Thời điểm tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký
tờ khai hải quan một lần
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu,
nhập khẩu nhiều lần thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức
thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế áp dụng theo ngày làm thủ tục hải
quan có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực
tế xuất khẩu, nhập khẩu.
Mục 3. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN THUẾ, THỦ TỤC MIỄN THUẾ
Điều 100. Các trường hợp miễn thuế
1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ,
triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm
nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như: hội nghị, hội
thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ
thuật, khám chữa bệnh, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để phục vụ thay thế, sửa
chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài...(trừ máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất
thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định tại khoản 17 Điều này hoặc xét
hoàn thuế hướng dẫn tại khoản 9 Điều 112 Thông tư này), thuộc đối tượng được
miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập khẩu và thuế xuất khẩu khi tái xuất khẩu đối
với hàng tạm nhập, tái xuất hoặc miễn thuế xuất khẩu khi tạm xuất khẩu và thuế
nhập khẩu khi tái nhập khẩu đối với hàng tạm xuất tái nhập:
Hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế tại khoản này nếu quá thời hạn tạm nhập
tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập quy định tại Điều 53 Thông tư này thì phải
nộp thuế.
2. Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước
ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm:
a) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi
được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại
Việt Nam;
b) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa
ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt
Nam được miễn thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài;
c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang
định cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài khi
được phép định cư ở nước ngoài; hàng hóa là tài sản di chuyển của người nước
ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước
ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài.
Riêng xe ô tô, xe mô tô đang sử dụng của gia đình, cá nhân mang vào Việt Nam
khi được phép định cư tại Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một
chiếc.
Việc xác định hàng hoá là tài sản di chuyển thực hiện theo quy định tại khoản
5 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thực
hiện.
3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại
Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các văn bản quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công được miễn thuế theo quy định tại
khoản 4 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐCP (theo hợp đồng gia công đã thông
báo).
a) Hàng hoá được miễn thuế theo hợp đồng gia công bao gồm:
a.1) Nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu để gia công;
a.2) Vật tư nhập khẩu, xuất khẩu tham gia vào quá trình sản xuất, gia công
(giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải
quét keo, khung in lưới, kết tẩy, dầu đánh bóng…) trong trường hợp doanh
nghiệp xây dựng được định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt;
a.3) Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu làm mẫu phục vụ cho gia công;
a.4) Máy móc, thiết bị nhập khẩu hoặc xuất khẩu để trực tiếp phục vụ gia công
được thoả thuận trong hợp đồng gia công. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia
công phải tái xuất hoặc tái nhập. Nếu không tái xuất hoặc tái nhập phải kê
khai nộp thuế theo quy định. Trường hợp để lại làm quà biếu, quà tặng thì xử
lý miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 104
Thông tư này;
a.5) Sản phẩm gia công xuất trả (nếu có thuế xuất khẩu);
a.6) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng
chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài;
linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được
miễn thuế như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công nếu đáp ứng đầy đủ các
điều kiện:
a.6.1) Được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ kiện hợp đồng gia công;
a.6.2) Được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công;
a.7) Hàng hoá nhập khẩu để gia công được phép tiêu hủy tại Việt Nam theo quy
định của pháp luật sau khi thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công và thực
hiện đầy đủ thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn
thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối
với sản phẩm sau gia công (không tính thuế đối với phần trị giá của vật tư,
nguyên liệu đã đưa đi gia công theo hợp đồng gia công đã ký; mức thuế thuế
nhập khẩu tính theo sản phẩm sau gia công nhập khẩu; xuất xứ của sản phẩm xác
định theo quy định về xuất xứ của Bộ Công Thương).
c) Thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, sản phẩm gia công do phía nước
ngoài thanh toán thay tiền công gia công khi nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu
theo quy định.
d) Định mức gia công:
Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về định mức sử dụng, định
mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt (dưới đây viết tắt là định mức) đối với hàng hóa
nhập khẩu theo hợp đồng gia công sử dụng vào đúng mục đích gia công. Trường
hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc xây dựng, thông báo định mức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao
hụt của loại hình gia công đáp ứng các qui định tại Điều 31 Nghị định số
12/2006/NĐCP, được thoả thuận trong hợp đồng gia công và thông báo với cơ
quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính được xử lý về thuế nhập khẩu
tương tự như phế liệu, phế phẩm của loại hình nhập nguyên liệu, vật tư để sản
xuất hàng xuất khẩu hướng dẫn tại điểm d.3 khoản 5 Điều 112 Thông tư này.
5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người
xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trong định
mức miễn thuế theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
a) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người
xuất nhập cảnh:
a.1) Đối với người xuất cảnh: Trừ các vật phẩm trong Danh mục hàng hoá cấm
xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện, các mặt hàng khác là hành lý của người
xuất cảnh thì không hạn chế định mức.
a.2) Đối với người nhập cảnh:
a.2.1) Định mức miễn thuế được thực hiện theo quy định tại Nghị định số
66/2002/NĐCP ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành
lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế.
a.2.2) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì phần
vượt định mức phải nộp thuế nhập khẩu. Nếu tổng số tiền thuế phải nộp đối với
phần vượt dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì được miễn thuế đối với cả phần
vượt. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý
mang theo gồm nhiều vật phẩm.
b) Hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh:
Hàng hoá gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá khai báo nằm trong định
mức miễn thuế theo quy định tại Quyết định số 78/2010/QĐTTg ngày 30/11/2010
của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hoá nhập khẩu gửi qua dịch vụ
chuyển phát nhanh được miễn thuế. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu
chuẩn được miễn thuế thì phải nộp thuế cho toàn bộ lô hàng; nếu tổng số tiền
thuế phải nộp của cả lô hàng dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì được miễn thuế
đối với cả lô hàng.
6. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu trong định mức, nếu vượt quá định mức thì phải nộp thuế đối với
phần vượt định mức.
Quy định về cư dân biên giới và định mức được miễn thuế đối với hàng hóa mua
bán, trao đổi của cư dân biên giới thực hiện theo quy định tại Quyết định số
254/2006/QĐTTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động
thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới và Quyết định số
139/2009/QĐTTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quyết định 254/2006/QĐTTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính
phủ.
7. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực
được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định số 87/2010/NĐCP hoặc địa bàn thuộc ưu đãi thuế nhập khẩu quy định tại
Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo
Nghị định số 124/2008/NĐCP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị
định số 53/2010/NĐCP ngày 19 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về địa
bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính
mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính, dự án đầu tư bằng
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu, bao
gồm:
a) Thiết bị, máy móc nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a.1) Phù hợp với lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, qui mô của dự án đầu tư;
a.2) Đáp ứng các qui định về tài sản cố định tại Thông tư số 45/2013/TTBTC
ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính.
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa
sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân, gồm: xe ô tô từ 24
chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy:
b.1) Danh mục phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được để
làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b.2) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng nằm
trong dây chuyền công nghệ để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm
này thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi
kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải được miễn
thuế nêu tại điểm a và điểm b khoản này nếu thuộc một trong hai điều kiện sau:
c.1) Là linh kiện, chi tiết, bộ phận của thiết bị, máy móc, phương tiện vận
tải được nhập khẩu ở dạng rời;
c.2) Là linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện
nhập khẩu để lắp ráp, kết nối các máy móc, thiết bị lại với nhau để đảm bảo hệ
thống máy móc, thiết bị được vận hành bình thường.
d) Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị,
máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ
phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm nêu tại điểm c khoản này
để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc nêu tại điểm a khoản này.
Danh mục nguyên liệu, vật tư trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực
hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
e) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện
việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
8. Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư
trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để làm cơ sở thực hiện
việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
9. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại khoản 7, 8
Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế công
nghệ, đổi mới công nghệ.
10. Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh
mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐCP để
tạo tài sản cố định của dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng,
căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân
golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh,
đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.
Các dự án thuộc đối tượng ưu đãi tại khoản này không được miễn thuế theo quy
định tại các khoản khác Điều này.
11. Hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc đáp ứng điều kiện nêu tại điểm a khoản 7 Điều này; phương
tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí; phương tiện vận
chuyển để đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện
thuỷ; kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, thay thế, khuôn
mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy
móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển để đưa đón công
nhân nêu trên đáp ứng điều kiện nêu tại điểm c khoản 7 Điều này.
Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết
cho hoạt động dầu khí để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này
thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được
Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước đã sản xuất được
để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy
định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công
trình nổi được Bộ Y tế xác nhận;
d) Trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí;
e) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất khác phục vụ cho hoạt động dầu khí.
Trường hợp hàng hoá nêu tại khoản này do nhà thầu phụ và tổ chức, cá nhân khác
nhập khẩu bao gồm việc nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác, đấu thầu, đi thuê và cho
thuê lại... để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm,
thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng
cung cấp hàng hóa thì cũng được miễn thuế nhập khẩu.
12. Hàng hoá của cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm
tàu biển xuất khẩu và được miễn thuế nhập khẩu đối với:
a) Các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định đáp ứng điều kiện
nêu tại điểm a khoản 7 Điều này.
b) Phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định.
Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền
công nghệ để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện
theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
c) Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước
chưa sản xuất được.
Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà
trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại
Điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
13. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ trực
tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất
được.
Danh mục nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm
phần mềm mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế
nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
14. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào
hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết
bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công
nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các
nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ.
Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ
sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà
trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại
khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
15. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất
đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu
để sản xuất của các dự án đầu tư vào:
a) Lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định số 87/2010/NĐCP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ (trừ
các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy
giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun
nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu, bia, thuốc lá và những mặt hàng theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì không được miễn thuế nhập khẩu).
b) Địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại
Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo
Nghị định số 124/2008/NĐCP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số
53/2010/NĐCP ngày 19/5/2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ
điều chỉnh địa giới hành chính (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy,
điều hòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa,
dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu,
bia, thuốc lá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì
không được miễn thuế nhập khẩu).
Việc xác định ngày bắt đầu sản xuất để làm cơ sở miễn thuế nhập khẩu trong
thời hạn 05 năm theo hướng dẫn tại khoản này là ngày doanh nghiệp thực tiến
hành hoạt động sản xuất và được xác nhận bởi Ban quản lý các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế... nơi doanh nghiệp đang hoạt
động hoặc được xác nhận bởi Sở Công thương địa phương nơi có dự án trong
trường hợp doanh nghiệp không hoạt động trong các khu nêu trên.
Danh mục nguyên liệu, vật tư, linh kiện mà trong nước đã sản xuất được để làm
căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
16. Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không
sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị
trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu. Trường hợp có sử dụng nguyên liệu,
linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước
phải nộp thuế nhập khẩu, căn cứ và cách tính thuế nhập khẩu thực hiện theo
hướng dẫn tại khoản 2 Điều 96 Thông tư này.
17. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài nhập
khẩu vào Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án ODA
tại Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập và thuế xuất khẩu khi tái
xuất. Khi kết thúc thời hạn thi công công trình, dự án; nhà thầu nước ngoài
phải tái xuất hàng hoá nêu trên. Nếu không tái xuất mà thanh lý, chuyển nhượng
tại Việt Nam phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải
kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
Riêng đối với xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi và xe ô tô có thiết kế vừa chở người,
vừa chở hàng tương đương xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi không áp dụng hình thức tạm
nhập, tái xuất. Các nhà thầu nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vào Việt Nam để
sử dụng phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Khi hoàn thành việc thi công
công trình các nhà thầu nước ngoài phải tái xuất ra nước ngoài số xe đã nhập
và được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Mức hoàn thuế được thực hiện theo
hướng dẫn tại khoản 9 Điều 112 Thông tư này.
18. Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư và bán thành phẩm trong nước chưa sản
xuất được, nhập khẩu để phục vụ sản xuất của các dự án đầu tư trong khu kinh
tế cửa khẩu được miễn thuế theo quy định tại Quyết định số 33/2009/QĐTTg ngày
02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài
chính đối với khu kinh tế cửa khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
19. Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tại Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số
120/2009/TTBTC ngày 16/06/2009 của Bộ Tài chính.
Trường hợp nếu có hàng hoá khuyến mãi, hàng hoá dùng thử được phía nước ngoài
cung cấp miễn phí cho cửa hàng miễn thuế để bán kèm cùng với hàng hoá bán tại
cửa hàng miễn thuế thì số hàng hoá khuyến mãi, hàng hoá dùng thử nêu trên
không phải tính thuế nhập khẩu. Hàng hoá khuyến mãi và hàng hoá dùng thử đều
chịu sự giám sát và quản lý của cơ quan hải quan như hàng hoá nhập khẩu để bán
tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế.
20. Miễn thuế trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 20 Điều 12
Nghị định số 87/2010/NĐCP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ.
21. Linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được do các
tổ chức, cá nhân nhập khẩu để phục vụ dự án sản xuất máy móc nông nghiệp, giảm
tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách ưu đãi theo Quyết định số
63/2010/QĐTTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ được miễn thuế nhập
khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
a) Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuộc Danh sách các tổ chức, cá nhân sản
xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách ưu
đãi theo Quyết định số 63/2010/QĐTTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn công bố;
b) Linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phải
đáp ứng các điều kiện sau:
b.1) Không thuộc Danh mục thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện
vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban
hành;
b.2) Phù hợp với lĩnh vực đầu tư chế tạo máy móc nông nghiệp, giảm tổn thất
sau thu hoạch đã được ghi trong giấy phép đầu tư;
b.3) Phù hợp với tài liệu thiết kế kỹ thuật, sơ đồ lắp đặt của máy móc, thiết
bị;
b.4) Số lượng linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị nhập khẩu phải phù hợp với
công suất sản xuất của tổ chức, cá nhân.
c) Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn thuế tại khoản này phải có văn
bản cam kết về tính chính xác, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về số linh
kiện, bộ phận máy móc thiết bị nhập khẩu và được lựa chọn một Chi cục Hải quan
thuận tiện nhất để làm thủ tục nhập khẩu.
22. Một số hướng dẫn khác:
a) Các trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định
nêu tại Điều này nhưng không nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài mà được phép
tiếp nhận hàng hoá đã được miễn thuế nhập khẩu của doanh nghiệp khác chuyển
nhượng tại Việt Nam thì doanh nghiệp tiếp nhận được miễn thuế nhập khẩu, đồng
thời không truy thu thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp được phép chuyển
nhượng hàng hoá, với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu uỷ thác hoặc trúng thầu nhập khẩu
hàng hoá (giá cung cấp hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác hoặc giá trúng thầu theo
quyết định trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu) để cung cấp cho các đối
tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại từ khoản 7 đến
khoản 18 Điều này thì cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu
uỷ thác, trúng thầu.
c) Hàng hóa, trang thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi
đầu tư đã được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư
theo quy định của pháp luật liên quan nhưng chủ dự án chuyển nhượng cho tổ
chức, cá nhân khác (chuyển đổi chủ sở hữu dự án) thì tiếp tục được miễn thuế
nhập khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
c.1) Tại thời điểm chuyển nhượng, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn
bản hướng dẫn thi hành vẫn quy định dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu
tư;
c.2) Giá chuyển nhượng máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của dự án không
bao gồm thuế nhập khẩu;
c.3) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng (chủ sở hữu mới dự án) là chủ đầu tư
có dự án chuyển nhượng được ghi tại Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Sau mười 10 ngày kể từ ngày chuyển nhượng, chủ dự án nhận chuyển nhượng và tổ
chức cá nhân nhận chuyển nhượng phải kê khai với cơ quan hải quan nơi đăng ký
Danh mục hàng hóa miễn thuế của dự án về việc chuyển nhượng.
d) Trường hợp Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu máy móc, thiết bị, các
phương tiện vận chuyển để cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu
quy định tại khoản 7, khoản 9, khoản 11, khoản 12, khoản 14 Điều này
thuê thì cũng được miễn thuế nhập khẩu như chủ dự án trực tiếp nhập
khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 16/2001/NĐCP
ngày 2/5/2001 nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
d.1) Giá cho thuê theo hợp đồng thuê tài chính không bao gồm thuế nhập
khẩu;
d.2) Hàng hóa nhập khẩu miễn thuế được trừ vào Danh mục hàng hóa
miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế của dự án
ưu đãi đầu tư do chủ dự án ưu đãi đầu tư nhận chuyển nhượng lập;
Sau khi kết thúc hợp đồng thuê tài chính, nếu hàng hóa cho thuê tài
chính đã được miễn thuế không được sử dụng cho dự án ưu đãi đầu tư
như mục đích khi nhập khẩu thì Công ty cho thuê tài chính phải kê khai
và nộp thuế theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 11 Thông tư này. Dự án
ưu đãi đầu tư không được nhập khẩu hàng hóa thay thế cho hàng hóa đi
thuê tài chính đã được miễn thuế nhập khẩu.
đ) Đối với dự án khuyến khích đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng
nhận ưu đãi đầu tư trước ngày Nghị định số 87/2010/NĐCP có hiệu lực có mức ưu
đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cao hơn mức ưu đãi hướng dẫn tại Nghị
định số 87/2010/NĐCP thì được tiếp tục thực hiện theo mức ưu đãi đó nếu đáp
ứng đầy đủ các điều kiện sau:
đ.1) Giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư còn hiệu lực và không có
thay đổi các điều khoản ưu đãi đầu tư.
Mức ưu đãi ghi trên giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư phù hợp
với qui định của pháp luật tại thời điểm cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận
ưu đãi đầu tư.
đ.2) Thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế theo quy định.
Trường hợp trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư quy định mức
ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thấp hơn mức ưu đãi tại Nghị định số
87/2010/NĐCP thì được hưởng mức ưu đãi tại Nghị định số 87/2010/NĐCP cho
thời gian ưu đãi còn lại của dự án.
Điều 101. Đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế
1. Trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế:
Hàng hoá nêu tại Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐTTg và các khoản 7, khoản 8,
khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15 và khoản
18 Điều 100 Thông tư này phải đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
miễn thuế.
2. Người đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế: tổ chức, cá nhân sử
dụng hàng hóa (chủ dự án, chủ cơ sở đóng tàu,…) là người đăng ký Danh mục hàng
hoá nhập khẩu miễn thuế (theo mẫu số 07/DMHHNKMT/2013 Phụ lục II ban hành kèm
theo Thông tư này). Việc đăng ký Danh mục được thực hiện trước khi làm thủ tục
nhập khẩu hàng hoá. Trường hợp chủ dự án không trực tiếp nhập khẩu hàng hoá
miễn thuế mà nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ hoặc Công ty cho thuê tài
chính nhập khẩu hàng hóa thì nhà thầu, Công ty cho thuê tài chính sử dụng
danh mục miễn thuế do chủ dự án đã đăng ký với cơ quan hải quan.
3. Nơi đăng ký Danh mục:
Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án đầu tư đối với dự án xác định
được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố
nơi đóng trụ sở chính đối với dự án không xác định được Cục Hải quan nơi thực
hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố gần nhất đối với tỉnh,
thành phố không có cơ quan hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố
lựa chọn và giao cho một đơn vị có đủ khả năng thực hiện đăng ký Danh mục hàng
hóa nhập khẩu miễn thuế.
Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý hải quan đối với một số tỉnh
thì ngoài đơn vị đăng ký Danh mục nêu trên, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh,
thành phố xem xét quyết định giao Chi cục hải quan quản lý hải quan trên địa
bàn tỉnh nơi có dự án đầu tư thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu
miễn thuế đối với các dự án thuộc địa bàn tỉnh đó.
4. Hồ sơ đăng ký
Khi thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế với cơ quan hải
quan, người đăng ký Danh mục hàng hóa nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ
sơ gồm :
a) Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, nêu rõ số
hàng hoá, lý do đề nghị miễn thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu
số 08/CVĐKDMMT/2013 Phụ lục II áp dụng cho tài sản cố định và mẫu số
09/CVĐKDMMTK/2013 Phụ lục II áp dụng cho các trường hợp khác): nộp 01 bản
chính;
b) Danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế: nộp 02 bản chính kèm theo 01
phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 10/PTDTLƯĐĐT/2013 Phụ lục II ban hành kèm
theo Thông tư này); trong đó:
b.1) Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực
đầu tư, mục tiêu, quy mô của dự án và phiếu theo dõi trừ lùi được xây dựng một
lần cho cả dự án, hoặc xây dựng từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục
công trình của dự án (nếu tại Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền
cấp hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự
án,… thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công
trình), hoặc xây dựng theo từng tổ hợp, dây chuyền nếu hàng hoá là hệ thống tổ
hợp dây chuyền thiết bị, máy móc.
b.2) Trường hợp Danh mục đã đăng ký cho cả dự án hoặc cho từng giai đoạn, cho
từng hạng mục, công trình, tổ hợp, dây chuyền có sai sót hoặc cần thay đổi thì
người khai hải quan được sửa đổi với điều kiện phải có giấy tờ, tài liệu nộp
cho cơ quan hải quan trước thời điểm nhập khẩu hàng hoá để chứng minh việc bổ
sung, điều chỉnh là phù hợp với nhu cầu của dự án.
c) Luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu thiết kế kỹ thuật chi tiết của dự
án và dự án mở rộng hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương
trình công tác năm và ngân sách hàng năm hoặc Nghị quyết hàng năm của Hội đồng
liên doanh: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;
d) Tài liệu kỹ thuật và/hoặc Bản thuyết minh và/hoặc sơ đồ lắp đặt, sử dụng
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế ghi trong Danh mục gửi đăng ký đối với
trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế nêu tại điểm c, d khoản 7 và điểm a khoản
11 Điều 100 Thông tư này: nộp 01 bản chính;
Trường hợp tại thời điểm đăng ký Danh mục, người khai hải quan chưa nộp được
hai loại giấy tờ nêu tại điểm d khoản này thì cơ quan hải quan nơi đăng ký
Danh mục ghi chú vào Danh mục đã đăng ký để Chi cục hải quan nơi làm thủ tục
kiểm tra hai loại giấy tờ này.
đ) Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người nộp thuế phải nộp thêm, xuất trình
các hồ sơ sau:
đ.1) Giấy chứng nhận đầu tư (bao gồm cả các dự án đầu tư trong nước có quy mô
dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam) đối với các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư:
xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;
đ.2) Giấy chứng nhận đầu tư mở rộng đối với trường hợp mở rộng dự án, thay
thế, đổi mới công nghệ của trường hợp nêu tại khoản 9 Điều 100 Thông tư này
đối với các dự án đầu tư mở rộng theo Luật Đầu tư: nộp 01 bản chụp;
đ.3) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định phê duyệt của thủ
trưởng cơ quan chủ quản theo đúng thẩm quyền phê duyệt chương trình dự án ODA;
văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc hàng hoá thuộc dự án ODA
không được cấp kinh phí từ nguồn vốn đối ứng để nộp thuế đối với dự án ODA:
xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp.
đ.4) Hợp đồng đóng tàu đối với nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm nhập khẩu
phục vụ cho việc đóng tàu: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;
đ.5) Bản thuyết minh dự án sản xuất phần mềm đối với hàng hóa nhập khẩu để sản
xuất phần mềm: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;
đ.6) Đề tài, đề án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được cấp có
thẩm quyền phê duyệt hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp thuộc dự
án ưu đãi đầu tư về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với hàng hóa
nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;
e) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hoá miễn thuế cho các
dự án cấp trước ngày 01/01/2006 đối với dự án cấp trước ngày 01/01/2006 nhưng
chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hoá miễn thuế: xuất trình
bản chính, nộp 01 bản chụp;
g) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế: nộp 01 bản
chính.
5. Căn cứ để người khai hải quan kê khai, đăng ký và cơ quan hải quan kiểm
tra việc kê khai, đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế gồm:
a) Các loại giấy tờ, tài liệu hướng dẫn từ điểm c, d, đ, e khoản 4 Điều này;
b) Lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định số 87/2010/NĐCP hoặc địa bàn được ưu đãi thuế nhập khẩu quy
định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành
kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐCP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị
định số 53/2010/NĐCP ngày 19/5/2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính
phủ điều chỉnh địa giới hành chính; trang thiết bị nhập khẩu lần đầu để tạo
tài sản cố định qui định tại Phụ lục II và Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐCP
hướng dẫn tại Điều 100 Thông tư này;
c) Các danh mục hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền ban hành, tùy theo từng
trường hợp cụ thể sau đây:
c.1) Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên
dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được ban hành
kèm theo Thông tư số 04/2012/TTBKHĐT ngày 13/8/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư;
c.2) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng trong
dây chuyền công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ;
c.3) Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
c.4) Danh mục các nhóm trang thiết bị chỉ được miễn thuế nhập khẩu lần đầu quy
định tại Phụ lục II và Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐCP;
c.5) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với
phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí;
c.6) Xác nhận của Bộ Y tế đối với trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng
trên các giàn khoan và công trình nổi;
c.7) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với
hàng hoá là phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ để tạo
tài sản cố định của cơ sở đóng tàu;
c.8) Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công
nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở xác định hàng hóa phục vụ nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
6. Thời điểm đăng ký Danh mục: Trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu đầu tiên
của dự án, hạng mục, giai đoạn dự án hoặc dự án mở rộng.
7. Trường hợp sau khi cơ quan hải quan đã xác nhận vào Danh mục hàng hóa nhập
khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi nhưng phát hiện việc kê khai trên
Danh mục có sai sót (số lượng hàng hóa vượt quá quy mô thực tế của dự án;
chủng loại hàng hóa không phù hợp với mục tiêu, mục đích sử dụng của hàng
hóa,…) thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục có trách nhiệm:
a) Thông báo cho người đăng ký Danh mục để điều chỉnh Danh mục theo đúng quy
định;
b) Thực hiện kiểm tra việc điều chỉnh và cập nhật kết quả xử lý vào Danh mục
đã đăng ký theo mục tiêu, quy mô thực tế của dự án;
c) Thực hiện thu thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế vượt số
lượng, chủng loại so với Danh mục mới sau điều chỉnh.
8. Trường hợp các dự án đầu tư bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng
nhận đầu tư:
a) Cơ quan hải quan nơi cấp Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế có trách
nhiệm:
a.1) Thu hồi Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đã cấp;
a.2) Thông báo với các cơ quan hải quan trên toàn quốc dừng làm thủ tục miễn
thuế theo Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đã được cấp;
b) Các cơ quan hải quan nơi đã thực hiện miễn thuế cho dự án theo Danh mục đã
bị thu hồi thực hiện thu thuế đối với hàng hóa đã miễn thuế theo quy định.
9. Trường hợp doanh nghiệp mất Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu
theo dõi trừ lùi thì trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp và xác nhận của các
Cục Hải quan địa phương khác về việc doanh nghiệp đã mất Danh mục hàng hóa
nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi, cơ quan hải quan nơi doanh
nghiệp đăng ký Danh mục miễn thuế kiểm tra cụ thể và cấp lại Danh mục hàng hóa
nhập khẩu miễn thuế, Phiếu theo dõi trừ lùi cho số hàng hóa chưa nhập khẩu của
dự án.
Việc kiểm tra và cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế, Phiếu theo dõi
trừ lùi thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại:
a.1) Công văn đề nghị cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu
theo dõi trừ lùi của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ:
a.1.1) Lý do mất Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ
lùi;
a.1.2) Tên, lượng, trị giá hàng hóa theo Danh mục hàng hóa miễn thuế đã đăng
ký;
a.1.3) Tên, số lượng, trị giá hàng hóa thực tế đã nhập khẩu theo Danh mục hàng
hóa nhập khẩu miễn thuế đã đăng ký;
a.1.4) Tên, số lượng, trị giá hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu theo Danh mục
hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã đăng ký;
a.2) Toàn bộ tờ khai hải quan của số lượng hàng đã nhập khẩu theo Danh mục và
phiếu theo dõi trừ lùi đã đăng ký (xuất trình bản chính, nộp bản chụp) và bảng
kê tờ khai hàng hóa đã nhập khẩu;
a.3) Bản Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi của
cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng cuối cùng trước khi thất
lạc (01 bản phô tô có xác nhận của cơ quan hải quan nơi nhập khẩu).
Doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác
của những khai báo trên.
b) Trình tự thực hiện:
b.1) Trường hợp mất Danh mục hàng hóa miễn thuế: Cơ quan hải quan nơi cấp lại
căn cứ hồ sơ đề nghị và tài liệu kê khai do doanh nghiệp cung cấp thực hiện:
Thông báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc hủy Danh mục đã cấp và
thực hiện cấp 01 bản chụp Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thay thế Danh
mục hàng hóa nhập khẩu bị mất
b.2) Trường hợp mất Phiếu theo dõi trừ lùi:
b.2.1) Căn cứ vào hồ sơ khai báo bị mất Phiếu theo dõi trừ lùi và đề nghị cấp
lại của doanh nghiệp, cơ quan hải quan thực hiện:
Cơ quan hải quan nơi cấp lại thông báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố
về việc hủy Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp nhưng bị mất; đồng thời trước
khi xem xét cấp lại đề nghị các Cục hải quan tỉnh, thành phố có văn bản xác
nhận số lượng hàng hóa doanh nghiệp đã nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục và
Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp (nêu rõ số Danh mục, Phiếu theo dõi trừ lùi
và ngày cấp);
Cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận
được văn bản của cơ quan hải quan nơi cấp lại có trách nhiệm:
+ Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hàng hóa nhập khẩu; hệ thống số liệu xuất nhập
khẩu, xác định số lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục hàng hóa
nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp nay bị mất, gửi văn
bản xác nhận cho cơ quan hải quan nơi cấp lại;
+ Không xử lý miễn thuế cho các lô hàng tiếp theo thuộc Danh mục hàng hóa
nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất;
b.2.2) Sau khi nhận được đầy đủ các văn bản xác nhận của các Cục hải quan
tỉnh, thành phố về số lượng hàng hóa doanh nghiệp đã nhập khẩu theo Danh mục
hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp, cơ quan
hải quan nơi cấp lại thực hiện:
Tổng hợp số lượng hàng hóa doanh nghiệp đã nhập khẩu miễn thuế theo Danh
mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp;
Kiểm tra xác định số hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố
định của dự án và việc sử dụng số hàng hóa này trước khi cấp lại Phiếu theo
dõi trừ lùi bị mất;
Cấp lại Phiếu theo dõi trừ lùi mới cho số lượng hàng hóa còn lại chưa nhập
khẩu của Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất;
Ghi rõ vào Phiếu theo dõi trừ lùi cấp lại: “CẤP LẠI LẦN 1”;
Xử lý vi phạm quy định về lưu hồ sơ, chứng từ;
Thời hạn giải quyết trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ
văn bản xác nhận của các Cục hải quan tỉnh, thành phố.
Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp lại Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi,
cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các dự án đề nghị
cấp lại.
10. Trách nhiệm của người nộp thuế:
a) Tự xác định nhu cầu sử dụng và xây dựng Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu miễn thuế theo đúng quy định về đối tượng miễn thuế của Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 87/2010/NĐCP, Điều 13 Quyết định số
33/2009/QĐTTg, hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy định khác có
liên quan;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực các
mặt hàng nhập khẩu tại Danh mục miễn thuế và việc sử dụng đúng mục đích miễn
thuế đối với số hàng hoá này.
11. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a.1) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
hồ sơ, có văn bản trả lời (nêu rõ lý do);
a.2) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ,
thực hiện kiểm tra đối chiếu các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ với nội dung
quy định tại Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐCP, Điều 13 Quyết định số
33/2009/QĐTTg, hướng dẫn tại Điều 100, Điều 101 Thông tư này để xác định đối
tượng được miễn thuế, tính thống nhất và chính xác của hồ sơ đăng ký Danh mục
hàng hoá miễn thuế và xử lý như sau:
a.2.1) Trường hợp hàng hoá không thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định thì
không đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, có văn bản trả lời cho
doanh nghiệp.
Trường hợp dự án thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư nhưng hàng hoá tại
Danh mục đăng ký nhập khẩu miễn thuế không phù hợp mục tiêu, qui mô của dự án
thì hướng dẫn, thông báo cho doanh nghiệp biết để điều chỉnh lại Danh mục hàng
hoá nhập khẩu miễn thuế.
a.2.2) Trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế, mọi nội dung trên hồ sơ phù hợp
thì thực hiện vào sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá
nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (giao cho người nộp thuế
01 bản Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi
để xuất trình cho cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi khi làm thủ tục hải quan
cho hàng hoá thực tế, nhập khẩu và cơ quan hải quan nơi cấp lưu 01 bản Danh
mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế) theo qui định.
a.2.3) Trường hợp tại thời điểm đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế chưa có đủ
cơ sở xác định hàng hoá đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản
7 Điều 100 thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục ghi chú vào Danh mục và
phiếu theo dõi trừ lùi để thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi nhập khẩu hoặc
thực hiện kiểm tra sau thông quan.
b) Chế độ báo cáo:
Định kỳ 3 tháng một lần chậm nhất vào ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo Cục
hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, lập bảng kê các
trường hợp đã đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế tại đơn vị mình báo cáo Tổng
cục Hải quan theo mẫu số 11/BCTHDMMT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông
tư này.
Điều 102. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế
1. Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này. Ngoài
ra người nộp thuế phải nộp bổ sung cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập
khẩu các giấy tờ còn thiếu đối với các trường hợp phải đăng ký Danh mục nhưng
khi đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế chưa xuất trình được cho cơ quan hải
quan nơi đăng ký Danh mục.
Đối với trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và
các trường hợp khác thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo
quy định tại khoản 20 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐCP phải có thêm văn bản
xác nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ về
lý do khách quan đề nghị được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Thủ tục miễn thuế:
a) Đối với trường hợp không phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn
thuế:
a.1) Người nộp thuế phải tự tính, khai số tiền thuế được miễn cho từng mặt
hàng (trừ hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia công), tờ khai hải quan
như đối với trường hợp phải nộp thuế. Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế,
số tiền thuế đề nghị miễn, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục
miễn thuế cho từng tờ khai hải quan theo qui định.
Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra, xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thực hiện ấn định thuế và xử
phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.
a.2) Trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các
trường hợp khác thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy
định tại khoản 20 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐCP:
a.2.1) Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế đề nghị miễn và có văn bản (kèm
hồ sơ liên quan) gửi Tổng cục Hải quan đề nghị báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét miễn thuế;
a.2.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ
hoặc cần làm rõ thêm lý do đề nghị miễn thuế, thì có văn bản yêu cầu bổ sung.
Sau khi có đủ căn cứ khách quan, Tổng cục Hải quan dự thảo công văn báo cáo Bộ
Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ;
a.2.3) Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính có văn bản
thông báo gửi người nộp thuế và cơ quan hải quan có liên quan để thực hiện;
a.2.4) Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thực
hiện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho số hàng hoá đã được Thủ tướng
Chính phủ cho phép miễn thuế hoặc thu đủ thuế theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ.
b) Đối với trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế:
b.1) Ngoài thủ tục hải quan theo hướng dẫn như điểm a.1 khoản 2 Điều này; cơ
quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để
cập nhật số lượng, theo dõi trừ lùi hàng hoá đã nhập khẩu miễn thuế vào bản
chính phiếu theo dõi trừ lùi của người nộp thuế và ký xác nhận theo quy định,
lưu 01 bản chụp Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế và phiếu trừ lùi đã ghi
rõ tên hàng số lượng, hàng hoá đã miễn thuế, thuế nhập khẩu cùng hồ sơ nhập
khẩu (bao gồm cả trường hợp hàng hoá của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho
đối tượng miễn thuế khác).
b.2) Cơ quan hải quan chỉ thực hiện miễn thuế đối với các trường hợp đăng ký
tờ khai hải quan sau khi đăng ký Danh mục. Các trường hợp đăng ký tờ khai hải
quan phát sinh trước ngày đăng ký Danh mục, cơ quan hải quan lập hồ sơ báo cáo
về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể, trong đó báo cáo
cụ thể lý do, đề xuất hướng xử lý.
3. Việc miễn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ
chuyển phát nhanh thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định thủ tục
hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát
nhanh.
Điều 103. Quyết toán việc nhập khẩu, sử dụng hàng hoá miễn thuế
1. Trường hợp quyết toán:
a) Các trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, ngoài
việc phải sử dụng hàng hoá đã được miễn thuế theo đúng quy định, người nộp
thuế có trách nhiệm quyết toán việc thực hiện nhập khẩu, sử dụng hàng hoá miễn
thuế theo Danh mục đã đăng ký với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục theo
mẫu số 12/QTHHNKMT/2013 hoặc mẫu số 13/QTNLVTLKBTP/2013 Phụ lục II ban hành
kèm theo Thông tư này để quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhập khẩu,
sử dụng toàn bộ hàng hoá miễn thuế;
b) Trường hợp hàng hóa là linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị trong nước chưa
sản xuất được do các tổ chức, cá nhân nhập khẩu để phục vụ dự án sản xuất máy
móc nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách ưu đãi theo
Quyết định số 63/2010/QĐTTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ được miễn
thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 21 Điều 100 Thông tư này.
2. Thời hạn quyết toán và nội dung quyết toán:
a) Đối với các trường hợp thuộc điểm d khoản 7, điểm c khoản 12, khoản 13,
khoản 15, khoản 18, khoản 21 Điều 100 Thông tư này.
a.1) Thời hạn quyết toán:
a.1.1) Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng đóng tàu đối với trường
hợp nêu tại khoản 12, kết thúc hoạt động sản xuất phần mềm đối với khoản 13,
kết thúc hoạt động sản xuất, chế tạo đối với điểm d khoản 7, kết thúc năm tài
chính đối với các trường hợp thuộc khoản 15 và khoản 18 Điều 100 Thông tư này;
người nộp thuế phải quyết toán với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục việc
nhập khẩu và sử dụng hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế của hợp đồng đóng
tàu hoặc của hoạt động sản xuất phần mềm hoặc của năm tài chính.
a.1.2) Định kỳ 01 năm một lần tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa miễn thuế
thuộc khoản 21 Điều 100 Thông tư này phải thực hiện quyết toán việc nhập khẩu
hàng hóa đã được miễn thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng
hóa.
a.2) Nội dung quyết toán:
a.2.1) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn
thuế;
a.2.2) Định mức nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn
thuế thực tế;
a.2.3) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn
thuế đã sử dụng vào sản xuất;
a.2.4) Số lượng sản phẩm đã sản xuất;
a.2.5) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn
thuế đã sử dụng vào mục đích khác;
a.2.6) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn
thuế còn tồn chuyển sang năm sau.
a.3) Hết thời hạn thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp
dịch vụ đối với trường hợp nêu tại khoản 11 Điều 100 Thông tư này, tổ chức, cá
nhân sử dụng hàng hoá có trách nhiệm quyết toán với cơ quan hải quan nơi đăng
ký Danh mục và thông báo cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm,
thăm dò và khai thác dầu khí về số lượng, trị giá hàng hóa được miễn thuế nhập
khẩu. Số hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu nhưng không dùng cho hoạt động tìm
kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp đủ số tiền thuế nhập khẩu đã được
miễn theo quy định.
b) Đối với các trường hợp khác:
b.1) Thời hạn quyết toán: Chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc việc nhập
khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá miễn thuế đã đăng ký với cơ quan hải
quan.
Trường hợp dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chưa nhập khẩu
hết hàng hóa theo Danh mục hàng hóa miễn thuế đã đăng ký với cơ quan hải quan
thì chậm nhất trong vòng 45 ngày kể từ ngày dự án đi vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh, người nộp thuế phải quyết toán với cơ quan hải quan nơi đăng ký
Danh mục việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế theo
quy định tại Điều này.
b.2) Nội dung quyết toán:
b.2.1) Số lượng hàng hoá theo danh mục miễn thuế đã đăng ký;
b.2.2) Số lượng hàng hoá thực tế đã nhập khẩu, và đã sử dụng để tạo tài sản cố
định tại doanh nghiệp;
b.2.3) Số lượng hàng hoá đã nhập khẩu nhưng chuyển đổi mục đích sử dụng và
tình hình nộp thuế của số hàng hoá này;
b.2.4) Việc hạch toán tài sản cố định theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT
BTC (đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định);
3. Trách nhiệm của người nộp thuế:
a) Nộp quyết toán việc nhập khẩu sử dụng hàng hóa miễn thuế theo đúng hướng
dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội
dung quyết toán đã nộp cho cơ quan hải quan.
b) Nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) đối với trường hợp:
b.1) Hàng hoá đã được miễn thuế theo kê khai nhưng sử dụng sai mục đích;
b.2) Hàng hoá không đúng đối tượng miễn thuế nhưng kê khai thuộc đối tượng
miễn thuế và đã được thông quan theo kê khai của người nộp thuế;
b.3) Toàn bộ số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vượt quá nhu cầu sản xuất còn
tồn đối với số hàng hoá nhập khẩu miễn thuế trong thời gian 05 năm quy định
tại khoản 15 Điều 100 Thông tư này.
c) Trường hợp không nộp đầy đủ hồ sơ quyết toán đúng thời hạn thì bị xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Sau 30 ngày kể từ ngày hết
thời hạn phải nộp quyết toán người nộp thuế vẫn chưa nộp đầy đủ hồ sơ quyết
toán cơ quan hải quan sẽ cập nhật thông tin về việc tuân thủ pháp luật của
người nộp thuế vào hệ thống quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở
doanh nghiệp đối với trường hợp có nghi ngờ.
4. Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu
miễn thuế: Có văn bản thông báo cho người nộp thuế biết về việc đã quyết toán
việc nhập khẩu sử dụng hàng hóa miễn thuế và thực hiện:
a) Thu đủ thuế, xử phạt (nếu có) đối với các trường hợp nêu tại điểm b, c
khoản 3 Điều này;
b) Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đối với các trường hợp cần
thiết;
c) Ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) đối với các
trường hợp sau khi kiểm tra phát hiện doanh nghiệp không tự khai báo theo qui
định đối với các trường hợp như: thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa
được miễn thuế, hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế nhưng kê khai thuộc
đối tượng miễn thuế và đã được thông quan.
5. Các Dự án thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế từ ngày
01/01/2006 đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa thực hiện
quyết toán với cơ quan hải quan thì trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Thông tư
này có hiệu lực chủ dự án phải thực hiện nộp quyết toán việc nhập khẩu và sử
dụng hàng hóa miễn thuế theo quy định tại Điều này.
Mục 4. CÁC TRƯỜNG HỢP XÉT MIỄN THUẾ, THỦ TỤC XÉT MIỄN THUẾ
Điều 104. Các trường hợp xét miễn thuế
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được xét miễn thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
1. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc
phòng theo kế hoạch cụ thể do Bộ chủ quản phê duyệt đã được đăng ký và thống
nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm (chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộ chủ quản
phải đăng ký kế hoạch hàng hóa nhập khẩu và phân loại theo hai danh mục riêng:
Danh mục thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương và danh mục nguồn vốn ngân sách
địa phương).
Riêng hàng hóa là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng
thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương chỉ được xét miễn thuế nếu thuộc loại
trong nước chưa sản xuất được. Cơ sở để xác định hàng hóa thuộc loại trong
nước chưa sản xuất được làm căn cứ xét miễn thuế là Danh mục hàng hóa trong
nước đã sản xuất được theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu
khoa học (trừ trường hợp quy định tại khoản 13 Điều 12 Nghị định số
87/2010/NĐCP) theo danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt.
3. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào
tạo theo danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt.
4. Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu làm quà biếu, quà tặng, hàng mẫu,
bao gồm các trường hợp và định mức xét miễn thuế cụ thể sau đây:
a) Đối với hàng hoá xuất khẩu:
a.1) Hàng hoá được phép xuất khẩu của các tổ chức, cá nhân từ Việt Nam để biếu
tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
a.2) Hàng hoá được phép xuất khẩu ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài được các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam biếu, tặng khi vào làm việc,
du lịch, thăm thân nhân tại Việt Nam;
a.3) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam được phép xuất khẩu ra nước
ngoài để tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo; sau đó sử dụng để biếu, tặng
cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
a.4) Đối với các tổ chức, cá nhân được Nhà nước cử đi công tác, học tập ở nước
ngoài hoặc người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài thì ngoài tiêu chuẩn hành lý
cá nhân xuất cảnh nếu có mang theo hàng hoá làm quà biếu, tặng cho các tổ
chức, cá nhân ở nước ngoài cũng được hưởng theo tiêu chuẩn định mức xét miễn
thuế xuất khẩu hàng hoá quà biếu, quà tặng;
a.5) Hàng mẫu của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho các tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài.
Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu có trị giá không vượt quá 30 (ba
mươi) triệu đồng đối với tổ chức được xét miễn thuế xuất khẩu.
Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu có trị giá không vượt quá 01 (một)
triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng
nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng được miễn thuế
xuất khẩu (không phải làm thủ tục xét miễn thuế xuất khẩu).
b) Đối với hàng hoá nhập khẩu:
b.1) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các tổ
chức Việt Nam có trị giá hàng hoá không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng thì
được xét miễn thuế.
Tổ chức Việt Nam là các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân
dân.
b.2) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các cá
nhân Việt Nam với trị giá hàng hoá không vượt quá 01 (một) triệu đồng, hoặc
trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp
dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì được miễn thuế (không phải làm thủ tục xét
miễn thuế nhập khẩu).
Trường hợp hàng hoá ghi gửi tặng cho cá nhân nhưng thực tế là gửi tặng cho một
tổ chức (có văn bản xác nhận của tổ chức đó) và được tổ chức đó quản lý, sử
dụng thì mức xét miễn thuế được áp dụng như đối với hàng hoá là quà biếu, quà
tặng của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài tặng cho các tổ chức Việt Nam.
b.3) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài được phép tạm nhập khẩu
vào Việt Nam để dự hội chợ, triển lãm hoặc được nhập vào Việt Nam để làm hàng
mẫu, quảng cáo nhưng sau đó không tái xuất mà làm quà biếu, quà tặng, quà lưu
niệm cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam: được xét miễn thuế đối với hàng hoá
dùng làm tặng phẩm, quà lưu niệm cho khách đến thăm hội chợ, triển lãm có trị
giá dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng/một vật phẩm và tổng trị giá lô hàng nhập
khẩu dùng để biếu, tặng không quá 10 (mười) triệu đồng.
b.4) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài được phép nhập khẩu vào
Việt Nam với mục đích làm giải thưởng trong các cuộc thi về thể thao, văn hoá,
nghệ thuật...: được xét miễn thuế đối với hàng hoá có trị giá không quá 02
(hai) triệu đồng/một giải (đối với cá nhân) và 30 (ba mươi) triệu đồng/một
giải (đối với tổ chức) và tổng trị giá lô hàng nhập khẩu dùng làm giải thưởng
không quá tổng trị giá của các giải thưởng bằng hiện vật.
b.5) Đối với cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam, ngoài tiêu chuẩn hành lý cá nhân
còn được miễn thuế số hàng hoá mang theo có trị giá không quá 01 (một) triệu
đồng hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01(một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế
phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng để làm quà biếu, tặng, vật lưu niệm
(không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu).
b.6) Hàng hoá thuộc các trường hợp khác nêu tại khoản 1, 3, 4 và 17 Điều 100
Thông tư này phải tái xuất nhưng không tái xuất mà được tổ chức, cá nhân nước
ngoài sử dụng làm quà tặng, quà biếu (nếu là hàng hóa nhập khẩu có điều kiện
thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cho các tổ chức, cá
nhân Việt Nam có trị giá không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng đối với tổ
chức, không vượt quá 01 (một) triệu đồng đối với cá nhân thì được xét miễn
thuế. Trường hợp hàng hoá biếu tặng cho cá nhân có trị giá không vượt quá 01
(một) triệu đồng hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng nhưng tổng
số tiền thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì không phải làm thủ tục
xét miễn thuế nhập khẩu.
b.7) Hàng mẫu của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi cho các tổ chức, cá
nhân Việt Nam được thực hiện theo định mức xét miễn thuế là không vượt quá 30
(ba mươi) triệu đồng đối với tổ chức; và định mức miễn thuế không vượt quá 01
(một) triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu
đồng nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng.
c) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế,
miễn thuế nêu trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt. Trừ các trường hợp sau
thì được xét miễn thuế đối với toàn bộ trị giá lô hàng:
c.1) Các đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp,
các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt động bằng kinh phí ngân sách cấp phát, nếu
được cơ quan chủ quản cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn
thuế trong từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp này đơn vị phải ghi tăng
tài sản phần ngân sách cấp bao gồm cả thuế, trị giá lô hàng quà biếu, quà tặng
và phải quản lý, sử dụng theo đúng chế độ hiện hành về quản lý tài sản cơ quan
từ kinh phí ngân sách cấp phát;
c.2) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện, nghiên
cứu khoa học;
c.3) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi thuốc chữa bệnh về cho thân nhân
tại Việt Nam là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người
già yếu không nơi nương tựa có xác nhận của chính quyền địa phương.
5. Hàng hoá miễn thuế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 105. Hồ sơ xét miễn thuế
Hồ sơ xét miễn thuế gồm:
1. Hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
2. Các giấy tờ khác, tùy theo từng trường hợp cụ thể sau đây:
a) Công văn yêu cầu xét miễn thuế của tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu (trừ trường hợp tại điểm b khoản này); trong đó nêu rõ loại
hàng hoá, trị giá, số tiền thuế, lý do xét miễn thuế, tờ khai hải quan; trường
hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải
liệt kê các loại hàng hoá, các tờ khai hải quan xét miễn thuế; cam kết kê khai
chính xác, cung cấp đúng hồ sơ và sử dụng đúng mục đích miễn thuế: nộp 01 bản
chính;
b) Công văn yêu cầu xét miễn thuế của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc đơn vị
được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền, phân cấp (trong đó nêu rõ: Hàng hóa
nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương,
địa phương; Số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá nhập khẩu của từng mục
thuộc Danh mục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt, đã được thống nhất với
Bộ Tài chính từ đầu năm chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu trong năm với Bộ Tài chính; Số tiền
thuế, tờ khai hải quan; Trường hợp có nhiều loại hàng hóa thuộc nhiều tờ khai
hải quan khác nhau thì phải liệt kê các loại hàng hóa, các tờ khai hải quan
xét miễn thuế; Cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ và sử dụng đúng
mục đích miễn thuế) kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đối với hàng hoá nhập khẩu
chuyên dùng trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng: công văn nộp 01 bản chính,
phiếu theo dõi trừ lùi nộp 01 bản chính;
c) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu) hoặc giấy
báo trúng thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá (đối với trường hợp nhập
khẩu thông qua đấu thầu), trong đó nêu rõ giá thanh toán không bao gồm thuế
nhập khẩu: nộp 01 bản chụp;
d) Quyết định phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học và Danh mục hàng hóa cần
nhập khẩu để thực hiện đề tài do Bộ quản lý chuyên ngành cấp đối với hàng hoá
nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học: nộp 01 bản
chính quyết định phê duyệt, 01 bản chụp Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu để
thực hiện đề tài kèm theo bản chính để đối chiếu (trường hợp nhập khẩu nhiều
lần thì phải kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi);
e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư trang thiết bị và Danh mục trang thiết bị
thuộc dự án cần nhập khẩu do Bộ quản lý chuyên ngành cấp đối với hàng hoá nhập
khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào tạo: nộp 01 bản chính
(trường hợp nhập khẩu nhiều lần thì phải kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi);
g) Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: nộp 01 bản chụp; văn bản của cơ
quan Nhà nước liên quan về việc xác nhận phạm vi, hàng hóa miễn thuế theo Điều
ước quốc tế: 01 bản chính đối với trường hợp đề nghị miễn thuế theo Điều ước
quốc tế;
h) Đối với hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu:
h.1) Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá; thông báo
hoặc thoả thuận gửi hàng mẫu: nộp 01 bản chụp;
h.2) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường đối với trường hợp thân
nhân là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu
không nơi nương tựa nhận quà biếu là thuốc chữa bệnh từ người Việt Nam định cư
ở nước ngoài: nộp 01 bản chính;
h.3) Giấy uỷ quyền làm thủ tục hải quan của tổ chức, cá nhân được biếu, tặng
hoặc nhận hàng mẫu đối với trường hợp hàng hoá là quà biếu, quà tặng hoặc hàng
mẫu do người được uỷ quyền làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chụp;
h.4) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép không tái
xuất hàng hoá tạm nhập tái xuất để làm quà tặng, quà biếu cho các tổ chức, cá
nhân Việt Nam (đối với những trường hợp phải có giấy phép); hoá đơn hoặc phiếu
xuất kho của số hàng hoá biếu, tặng; bản giao nhận số hàng hoá giữa đối tượng
biếu, tặng và đối tượng nhận biếu, tặng đối với trường hợp hàng hoá là quà
biếu, quà tặng từ các đối tượng nhập khẩu miễn thuế theo hình thức tạm nhập
tái xuất: nộp 01 bản chụp;
h.5) Xác nhận của cơ quan chủ quản cấp trên về việc cho phép tiếp nhận để sử
dụng hàng hoá miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá quà biếu, quà tặng cho cơ
quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đoàn thể hoạt động bằng kinh phí Nhà nước
cấp phát có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế.
i) Tài liệu khác liên quan đến việc xác định số tiền thuế được xét miễn: nộp
01 bản chụp;
k) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị xét miễn thuế.
Điều 106. Thủ tục, trình tự xét miễn thuế
1. Nộp và tiếp nhận hồ sơ xét miễn thuế
a) Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được xét miễn đối với các trường
hợp thuộc đối tượng xét miễn thuế; nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan nơi có thẩm
quyền xét miễn thuế theo quy định tại Điều 107 Thông tư này. Trường hợp thẩm
quyền xét miễn thuế là Bộ Tài chính, người nộp thuế xác định số tiền thuế được
xét miễn và nộp hồ sơ đề nghị xét miễn thuế cho Tổng cục Hải quan;
Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng xét miễn thuế, thời hạn nộp hồ sơ
xét miễn thuế chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hoặc giải
phóng hàng.
b) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan,
công chức hải quan tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận
hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
c) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp bằng đường bưu chính, công chức hải
quan đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan hải quan.
d) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp bằng giao dịch điện tử thì việc
tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ xét miễn thuế do cơ quan hải quan thực
hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ xét miễn thuế do người nộp
thuế khai và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho người nộp thuế trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Ban hành quyết định miễn thuế theo quy định hoặc thông báo cho người nộp
thuế biết lý do không thuộc đối tượng xét miễn thuế, số tiền thuế phải nộp
trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ và xử phạt
theo quy định hiện hành (nếu có); trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn
cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn này có thể kéo dài tối đa là 50 ngày, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Trên cơ sở quyết định miễn thuế, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải
quan thanh khoản số tiền thuế được miễn, đóng dấu trên tờ khai hải quan gốc
lưu tại đơn vị và tờ khai hải quan gốc do người nộp thuế lưu: "Hàng hoá được
miễn thuế theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của.." (Mẫu dấu theo
mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này).
4. Đối với người nộp thuế là doanh nghiệp ưu tiên thuộc đối tượng xét miễn
thuế theo Điều ước quốc tế, cơ quan hải quan thực hiện tạm thời miễn thuế theo
kê khai của doanh nghiệp, không hạch toán vào hệ thống KT559 và thực hiện mở
số theo dõi việc tạm thời miễn thuế .
Định kỳ 06 tháng/lần, doanh nghiệp thực hiện quyết toán với cơ quan hải quan
về hàng hóa nhập khẩu miễn thuế. Doanh nghiệp lập bảng thống kê số tờ khai
nhập khẩu (không phải nộp tờ khai hải quan), số tiền thuế được miễn ... trong
06 tháng và các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng xét miễn thuế theo Điều ước
quốc tế theo quy định tại Điều 105 Thông tư này cho cơ quan hải quan nơi nhập
khẩu hàng hóa.
Trên cơ sở kết quả quyết toán, cơ quan hải quan ban hành quyết định miễn thuế
chính thức cho người nộp thuế theo quy định.
Điều 107. Thẩm quyền xét miễn thuế
1. Bộ Tài chính thực hiện xét miễn thuế đối với các trường hợp:
a) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng cho cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan
đoàn thể xã hội có trị giá vượt quá định mức miễn thuế;
b) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo từ thiện, nghiên cứu
khoa học.
2. Tổng cục Hải quan thực hiện xét miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu phục
vụ mục đích an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo.
3. Chi cục Hải quan xử lý miễn thuế đối với hàng hoá có giá trị không vượt
quá 01 (một) triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01
(một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn
đồng qui định tại các điểm b.2, b.5, b.6 khoản 4 Điều 104 Thông tư này.
4. Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp thực hiện xét miễn thuế đối với các
trường hợp còn lại.
Mục 5. CÁC TRƯỜNG HỢP XÉT GIẢM THUẾ, THỦ TỤC XÉT GIẢM THUẾ
Điều 108. Các trường hợp xét giảm thuế
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải
quan, nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định
chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của
hàng hoá.
Điều 109. Hồ sơ xét giảm thuế
1. Hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này: nộp 01 bản chụp.
2. Công văn yêu cầu xét giảm thuế của người nộp thuế trong đó nêu rõ loại
hàng hoá, số lượng, trị giá, số tiền thuế, lý do xin giảm thuế, tờ khai hải
quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác
nhau thì phải liệt kê các loại hàng hoá, các tờ khai hải quan xét giảm thuế;
cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị giảm thuế: nộp 01 bản
chính.
3. Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về
số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu: nộp 01 bản chính.
4. Hợp đồng bảo hiểm: nộp 01 bản chụp.
5. Hợp đồng/biên bản thỏa thuận đền bù của tổ chức nhận bảo hiểm hoặc hãng
vận tải (đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra): nộp 01 bản chụp.
Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng được giảm thuế theo
quy định tại khoản 1 Điều 108 Thông tư này nhưng không mua bảo hiểm thì hồ sơ
xét giảm thuế không bao gồm chứng từ được nêu tại khoản 4, 5 Điều này.
6. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị xét giảm thuế.
Điều 110. Trình tự, thủ tục xét giảm thuế
Trình tự, thủ tục xét giảm thuế thực hiện như trình tự, thủ tục xét miễn thuế.
Điều 111. Thẩm quyền xét giảm thuế
Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai có thẩm quyền xét giảm
thuế.
Mục 6. CÁC TRƯỜNG HỢP HOÀN THUẾ, THỦ TỤC HOÀN THUẾ
Điều 112. Các trường hợp được xét hoàn thuế
Các trường hợp sau đây được xét hoàn thuế:
1. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại
cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước
ngoài;
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng
thực tế không xuất khẩu, nhập khẩu;
3. Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu
hoặc nhập khẩu ít hơn;
4. Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý
tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước
ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của
Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ;
5. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra
nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng
với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với
hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên
liệu nhập khẩu và được xác định cụ thể như sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu thì không
phải nộp thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ hai
nguồn: nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu có nguồn gốc trong nước thì thực
hiện thu thuế xuất khẩu đối với phần nguyên liệu tương ứng được sử dụng để sản
xuất sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc trong nước theo mức thuế suất thuế xuất
khẩu quy định đối với mặt hàng xuất khẩu đó.
b) Các loại vật tư, nguyên liệu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm:
b.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (kể cả linh kiện lắp ráp, bán thành phẩm,
bao bì đóng gói) trực tiếp cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu;
b.2) Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá
xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành hàng hoá hoặc không cấu thành
thực thể sản phẩm, như: giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo,
mực sơn in, bàn chải quét keo, chổi quét keo, khung in lưới, kếp tẩy, dầu đánh
bóng...;
b.3) Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất
khẩu (đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu hoặc đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu,
vật tư mua trong nước) thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài;
b.4) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để làm hàng hoá bảo hành cho sản phẩm xuất
khẩu;
b.5) Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp
đồng đã tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài.
c) Các trường hợp được xét hoàn thuế, bao gồm:
c.1) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất
khẩu; hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia công tại khu phi
thuế quan), gia công ở nước ngoài, hoặc trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá
xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu;
c.2) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá tiêu thụ
trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư
này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm (thời hạn tối
đa cho phép là 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
đến ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu,
vật tư của tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế);
c.3) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoàn chỉnh) để
thực hiện hợp đồng gia công (không do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp mà
do doanh nghiệp nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công đã
ký với khách hàng nước ngoài), khi thực xuất khẩu sản phẩm sẽ được xét hoàn
thuế nhập khẩu như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá
xuất khẩu;
c.4) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm, sau đó
sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng gia công với
nước ngoài;
c.5) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm sau đó bán
sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh) cho doanh nghiệp
khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu thì sau khi doanh
nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu sản phẩm ra nước
ngoài; doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu
tương ứng với phần doanh nghiệp khác dùng sản xuất sản phẩm và đã thực xuất
khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
c.5.1) Doanh nghiệp bán hàng, doanh nghiệp mua hàng thực hiện nộp thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp khấu trừ; doanh nghiệp đã đăng ký và được cấp mã số
thuế; có hoá đơn bán hàng đối với việc mua bán hàng hoá giữa hai đơn vị;
c.5.2) Thanh toán hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam;
c.5.3) Trong thời hạn tối đa 01 năm (tính tròn 365 ngày) kể từ khi nhập khẩu
nguyên liệu, vật tư (tính theo ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá nhập
khẩu) đến khi thực xuất khẩu sản phẩm (tính theo ngày đăng ký tờ khai hải quan
hàng hoá xuất khẩu).
Trường hợp quá 365 ngày, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế, không thu
thuế, kiểm tra cụ thể và báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem
xét, xử lý từng trường hợp cụ thể.
c.6) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm sau đó
bán sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh) cho các doanh
nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu theo bộ linh kiện thì được xét hoàn thuế
nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm (bộ linh kiện) xuất khẩu, nếu đáp ứng
đủ các điều kiện nêu tại điểm c.5 khoản này và các điều kiện sau:
c.6.1) Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp là
một trong những chi tiết, linh kiện của bộ linh kiện xuất khẩu;
c.6.2) Doanh nghiệp mua sản phẩm để kết hợp với phần chi tiết, linh kiện do
chính doanh nghiệp sản xuất ra để cấu thành nên bộ linh kiện xuất khẩu.
c.7) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm sau đó bán
sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh) cho doanh nghiệp
khác để trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài. Sau khi doanh nghiệp mua sản phẩm
của doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì doanh nghiệp
nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với số lượng
sản phẩm thực xuất khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện như nêu tại điểm c.5
khoản này.
c.8) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá bán cho
thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam
theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì được hoàn thuế nhập khẩu nguyên
liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:
c.8.1) Điều kiện để được hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:
c.8.1.1) Hàng hoá nhập khẩu tại chỗ phải được tiếp tục sản xuất xuất khẩu hoặc
gia công theo hợp đồng gia công với nước ngoài (cơ quan hải quan tiếp tục theo
dõi quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ);
c.8.1.2) Tờ khai xuất khẩunhập khẩu tại chỗ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện
sau:
Tờ khai hải quan được khai đầy đủ, có xác nhận, ký tên, đóng dấu của 04 bên:
thương nhân xuất khẩu, thương nhân nhập khẩu, Hải quan làm thủ tục xuất khẩu,
Hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
Loại hình tờ khai khi đăng ký nhập khẩu tại chỗ là loại hình sản xuất xuất
khẩu (SXXK) hoặc gia công (GC) đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu tại
chỗ tiếp tục sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu.
c.8.2) Trường hợp cơ quan hải quan đã thu thuế nhập khẩu khi doanh nghiệp nhập
khẩu nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài vào Việt Nam và thu tiếp thuế nhập khẩu
sản phẩm khi xuất nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ thì
doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được
xét hoàn lại thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã nộp sau khi doanh nghiệp
nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu cho sản phẩm nhập khẩu tại chỗ (trừ
điều kiện quy định tại điểm c.8.1.1 khoản này).
c.9) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu
nêu từ điểm c.1 đến điểm c.7 khoản này đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưa
thực bán cho khách hàng nước ngoài, còn để ở kho của chính doanh nghiệp tại
nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nước
ngoài.
c.10) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu
nêu từ điểm c.1 đến điểm c.7 khoản này nhưng không xuất khẩu ra nước ngoài mà
xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho
ngoại quan) được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra, giám sát xác định
thực tế hàng hóa đã thực xuất khẩu tiếp ra nước ngoài hoặc đã thực tế sử dụng
trong khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với lượng
hàng hoá thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc thực tế đã xuất khẩu
tiếp ra nước ngoài.
d) Định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để xem xét hoàn thuế, không thu thuế
nhập khẩu là định mức thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu
bao gồm cả phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thu được trong quá
trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
d.1) Thủ tục thông báo định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng
hoá xuất khẩu và đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều
37 Thông tư này.
d.2) Đối với trường hợp một loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất
nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (Ví dụ: nhập khẩu lạc vỏ
sau khi đưa vào gia công thu được hai sản phẩm là lạc nhân loại 1 và lạc nhân
loại 2) nhưng chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm sản xuất ra thì doanh nghiệp
phải có trách nhiệm khai báo nộp thuế (nếu có) với cơ quan hải quan đối với
phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tương ứng không xuất khẩu.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổ theo
công thức sau đây:
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn (tương ứng với sản phẩm thực tế xuất khẩu) = Trị giá sản phẩm xuất khẩu X Tổng số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
Tổng trị giá các sản phẩm thu được
Trong đó:
Trị giá sản phẩm xuất khẩu được xác định là số lượng sản phẩm thực xuất
khẩu nhân (x) với trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu;
Tổng trị giá của các sản phẩm thu được, được xác định là tổng trị giá sản
phẩm xuất khẩu và doanh số bán của các sản phẩm (kể cả phế liệu, phế phẩm thu
hồi nằm ngoài định mức và không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu ra) để tiêu
thụ nội địa.
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu một loại nguyên liệu, vật tư để sản xuất
nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (ví dụ như: nhập khẩu
lúa mì để sản xuất ra bột mì, cám mì và vỏ lúa mì); trong số các sản phẩm thu
được có loại dùng để tiếp tục sản xuất hàng hoá xuất khẩu, có loại được tiêu
dùng nội địa (ví dụ như: phần cám mì và vỏ lúa mì còn lại từ quá trình này sau
đó được đem tiêu thụ nội địa; phần bột mì tiếp tục được sử dụng để sản xuất ra
mặt hàng mì gói xuất khẩu), thì:
+ Khi tính “Trị giá sản phẩm xuất khẩu” và “Tổng trị giá của các sản phẩm thu
được” phải loại trừ phần nguyên vật liệu phụ mua tại nội địa (ví dụ như: sản
phẩm mì gói xuất khẩu ngoài thành phần là bột mì còn các thành phần khác là
nguyên vật liệu phụ mua tại thị trường nội địa như hương liệu, gia vị, bao
bì..);
+ Để loại trừ phần nguyên vật liệu phụ cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu,
doanh nghiệp tự xây dựng định mức phần nguyên vật liệu phụ cấu thành trong một
sản phẩm xuất khẩu và thông báo với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập
khẩu, chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức đã thông báo. Trường hợp
nếu thấy có nghi vấn về định mức này, cơ quan xét hoàn thuế có thể trưng cầu
giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành về mặt hàng đó hoặc chủ trì phối
hợp với cơ quan thuế địa phương (nơi cấp mã số thuế cho doanh nghiệp) tổ chức
kiểm tra tại doanh nghiệp để xác định lại định mức làm cơ sở xem xét giải
quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp.
d.3) Đối với phần phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, thì xử lý như sau:
d.3.1) Phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thu được trong quá
trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (ví dụ: vỏ
lạc trong quá trình gia công lạc vỏ thành lạc nhân) không phải chịu thuế nhập
khẩu. Trường hợp còn giá trị thương mại, người nộp thuế bán, tiêu thụ phần phế
liệu, phế phẩm này trên thị trường thì cũng không phải chịu thuế nhập khẩu
nhưng phải kê khai, nộp các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp theo đúng quy định;
d.3.2) Phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm không nằm trong định mức phải nộp thuế
nhập khẩu. Việc kê khai nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 11
Thông tư này.
e) Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu,
nếu sản phẩm thực xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế thì không phải nộp thuế
nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tương ứng với số hàng hoá thực tế xuất khẩu.
6. Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái
nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất đã
nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, bao gồm cả trường hợp hàng hóa nhập khẩu
tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất
khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp tái xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc
biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo
hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu
và không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập, thuế xuất khẩu khi tái xuất
(trừ trường hợp đã được miễn thuế quy định tại khoản 1 Điều 100 Thông tư này).
Trường hợp hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu
để tái nhập khẩu, nếu đã thực tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu trong thời hạn
nộp thuế thì không phải nộp thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu tương ứng với
số hàng hoá thực tế đã tái xuất hoặc tái nhập khẩu.
7. Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được xét hoàn
thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.
a) Điều kiện để được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế
nhập khẩu:
a.1) Hàng hóa được thực nhập trở lại Việt Nam trong thời hạn tối đa 365 ngày
kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu;
Trường hợp quá 365 ngày cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế, không thu
thuế, kiểm tra cụ thể và báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem
xét, xử lý từng trường hợp cụ thể.
a.2) Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở
nước ngoài;
b) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam gia
công cho phía nước ngoài thuộc diện đã được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu,
vật tư; phải nhập khẩu trở lại Việt Nam để sửa chữa, tái chế sau đó xuất khẩu
trở lại cho phía nước ngoài thì cơ quan hải quan quản lý, quyết toán hợp đồng
gia công ban đầu phải tiếp tục việc theo dõi, quản lý cho đến khi hàng hoá tái
chế được xuất khẩu hết.
Nếu hàng hoá tái chế không xuất khẩu thì xử lý thuế như sau:
b.1) Trường hợp tiêu thụ nội địa thì phải kê khai nộp thuế như sản phẩm gia
công xuất nhập khẩu tại chỗ;
b.2) Trường hợp hàng hoá bắt buộc phải tiêu huỷ, được phép tiêu huỷ tại Việt
Nam và đã thực hiện tiêu huỷ dưới sự giám sát của cơ quan hải quan thì được
miễn thuế như phế liệu, phế phẩm gia công tiêu huỷ.
c) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá sản xuất từ nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh tạm nhập, tái xuất (thuộc đối tượng được hoàn
thuế khi xuất khẩu) phải nhập khẩu trở lại Việt Nam nhưng không tái chế, tái
xuất thì xử lý như sau:
c.1) Doanh nghiệp không được xét hoàn lại thuế (hoặc không được xét không thu
thuế nếu chưa nộp thuế) đối với phần nguyên liệu nhập khẩu sản xuất ra số hàng
hóa xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại hoặc đối với số hàng hóa đã tái xuất
nhưng nay phải nhập khẩu trở lại đó;
c.2) Trường hợp cơ quan hải quan đã hoàn lại hoặc đã ban hành quyết định không
thu thuế đối với phần nguyên liệu nhập khẩu sản xuất ra số hàng hóa xuất khẩu
phải nhập khẩu trở lại hoặc đối với số hàng hóa đã tái xuất nhưng nay phải
nhập khẩu trở lại thì người nộp thuế phải nộp lại số tiền thuế đã được hoàn
hoặc không thu đó.
d) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại Việt Nam còn trong
thời hạn nộp thuế xuất khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu tương ứng với số
hàng hoá thực tế nhập khẩu trở lại.
8. Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc
tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng
trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp xuất vào
Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực
kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn
lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và
không phải nộp thuế xuất khẩu.
a) Điều kiện để được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế
xuất khẩu:
a.1) Hàng hoá được tái xuất ra nước ngoài hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan
trong thời hạn tối đa 365 ngày kể từ ngày thực tế nhập khẩu;
Trường hợp quá 365 ngày, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế, không thu
thuế, kiểm tra cụ thể và báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem
xét, xử lý từng trường hợp cụ thể.
a.2) Hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng tại
Việt Nam.
a.3) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng thì phải có giấy
thông báo kết quả giám định hàng hoá của cơ quan, tổ chức có chức năng, thẩm
quyền giám định hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với số hàng hóa do phía nước
ngoài gửi thay thế số lượng hàng hoá đã xuất trả nước ngoài thì doanh nghiệp
phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định;
a.4) Hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ trường hợp xuất vào khu chế
xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho ngoại quan; khu kinh tế thương mại đặc biệt,
khu thương mại –công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng
dẫn riêng của Bộ Tài chính) được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra,
giám sát hàng hoá xác định thực tế có sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã
xuất khẩu tiếp ra nước ngoài.
b) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu phải tái xuất còn trong thời hạn nộp thuế
nhập khẩu thì không phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tái
xuất.
9. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá
nhân được phép tạm nhập, tái xuất (trừ trường hợp đi thuê) để thực hiện các dự
án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộp thuế
nhập khẩu, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan
(để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài) sẽ
được hoàn lại thuế nhập khẩu.
Số tiền thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn
lại của máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển khi tái xuất khẩu
tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (tính từ ngày đăng ký tờ
khai tạm nhập đến ngày đăng ký tờ khai tái xuất), trường hợp thực tế đã hết
giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế. Cụ thể như sau:
a) Trường hợp khi nhập khẩu là hàng hoá mới (chưa qua sử dụng):
Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam Số thuế nhập khẩu được hoàn lại
Từ 6 tháng trở xuống 90% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 6 tháng đến 1 năm 80% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 1 năm đến 2 năm 70% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 2 năm đến 3 năm 60% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 3 năm đến 5 năm 50% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 5 năm đến 7 năm 40% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 7 năm đến 9 năm 30% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 9 năm đến 10 năm 15% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 10 năm Không được hoàn
b) Trường hợp khi nhập khẩu là loại hàng hoá đã qua sử dụng:
Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam Số thuế nhập khẩu được hoàn lại
Từ 6 tháng trở xuống 60% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 6 tháng đến 1 năm 50% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 1 năm đến 2 năm 40% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 2 năm đến 3 năm 35% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 3 năm đến 5 năm 30% số thuế nhập khẩu đã nộp
Từ trên 5 năm Không được hoàn
Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương
tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất mà
được Bộ Công Thương (hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cho phép chuyển giao
cho đối tượng khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng thì khi chuyển giao
không được coi là xuất khẩu và không được hoàn lại thuế nhập khẩu, đối tượng
tiếp nhận hoặc mua lại không phải nộp thuế nhập khẩu. Đến khi thực tái xuất ra
khỏi Việt Nam, đối tượng nhập khẩu ban đầu sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu
theo hướng dẫn tại khoản này.
10. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ
chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát
nhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng
không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch
thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã
nộp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLTBBCVTBTC ngày 25
tháng 5 năm 2004 của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Tài chính hướng dẫn về
trách nhiệm, quan hệ phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối
với thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và
dịch vụ chuyển phát thư.
11. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan, hàng
hoá đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan là tang vật vi phạm,
bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu hàng hoá thì được
hoàn lại số tiền thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu đã nộp.
12. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế,
hoàn thuế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hoàn
thuế.
13. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn nằm trong sự giám sát, quản lý của cơ
quan hải quan, nếu đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng khi cơ quan hải quan kiểm
tra cho thông quan phát hiện có vi phạm buộc phải tiêu huỷ và đã tiêu huỷ thì
ra quyết định không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có). Việc xử
phạt vi phạm đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng quy
định, buộc phải tiêu huỷ thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
phải lưu giữ hồ sơ hàng hoá tiêu huỷ, phối hợp với các cơ quan chức năng có
liên quan giám sát việc tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
14. Các trường hợp thuộc đối tượng được hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu hướng
dẫn tại Điều này mà có số tiền thuế được hoàn dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng
theo lần làm thủ tục hoàn thuế cho một hồ sơ hoàn thuế thì cơ quan hải quan
không hoàn trả số tiền thuế đó.
Điều 113. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu
nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan
hải quan, được tái xuất ra nước ngoài
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số
tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số...ngày...tháng...năm ...); lý do yêu cầu hoàn
thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều tờ khai
hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế:
nộp 01 bản chính;
2. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã tính thuế: nộp 01 bản chính;
3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan có xác nhận về
việc hàng hoá xuất khẩu thuộc tờ khai hải quan nhập khẩu nào còn lưu kho, lưu
bãi tại cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, đã thực xuất
khẩu: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng
dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
4. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
Điều 114. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu
1. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 Điều 113 Thông tư này;
2. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan về
việc hàng hoá thực tế không xuất khẩu đối với trường hợp không xuất khẩu nữa:
nộp 01 bản chính;
3. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan về
việc hàng hoá thực tế không nhập khẩu đối với trường hợp không nhập khẩu nữa:
nộp 01 bản chính.
Điều 115. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn
1. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 Điều 113 Thông tư này;
2. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có kết quả
kiểm hoá của cơ quan hải quan ghi rõ số lượng thực tế xuất khẩu: nộp 01 bản
chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30
Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
3. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan có kết quả
kiểm hoá của cơ quan hải quan ghi rõ số lượng thực tế nhập khẩu và có xác nhận
thực nhập của cơ quan hải quan: nộp 01 bản chính;
4. Hóa đơn thương mại theo hợp đồng mua bán hàng hoá: nộp 01 bản chụp;
5. Giấy tờ khác chứng minh hàng hoá thực tế nhập khẩu hoặc xuất khẩu ít hơn.
Điều 116. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho
nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho
các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng
Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy
định của Chính phủ
1. Đối với các trường hợp chung:
a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 Điều 113 Thông tư này;
b) Công văn của Bộ Công Thương cho phép nhập khẩu (đối với mặt hàng thuộc diện
phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương): xuất trình 01 bản chính để
đối chiếu;
c) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản
chính;
d) Hóa đơn bán hàng: nộp 01 bản chụp;
e) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (áp dụng đối
với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa khác nơi làm thủ tục nhập
khẩu hàng hóa): nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất
theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
g) Hợp đồng làm đại lý giao, bán hàng hoá và hợp đồng, hoặc thỏa thuận cung
cấp hàng hoá: nộp 01 bản chụp;
h) Chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản chụp và xuất trình
bản chính để đối chiếu; trường hợp lô hàng thanh toán nhiều lần thì phải nộp
thêm 01 bản chính bảng kê các chứng từ thanh toán.
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu là đồ uống phục vụ trên các chuyến bay quốc tế:
a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này;
b) Phiếu giao nhận đồ uống lên chuyến bay quốc tế có xác nhận của Hải quan cửa
khẩu sân bay: nộp 01 bản chụp.
3. Đối với hàng hoá nhập khẩu qua doanh nghiệp đầu mối (ví dụ: xăng, dầu...),
được phép bán cho doanh nghiệp cung ứng tàu biển để bán cho các tàu biển nước
ngoài đã nộp thuế nhập khẩu thì sau khi bán hàng cho tàu biển nước ngoài, được
hoàn thuế nhập khẩu:
a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại khoản 1 Điều này;
b) Hợp đồng, hoá đơn bán hàng cho doanh nghiệp cung ứng tàu biển: nộp 01 bản
chụp;
c) Xác nhận của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng, trị giá hàng hoá
mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu biển nước
ngoài kèm bảng kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu biển nước ngoài: nộp 01
bản chính. Doanh nghiệp cung ứng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác
nhận của mình.
Điều 117. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá
xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan thực tế đã sử
dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu ra nước ngoài, đã nộp thuế nhập
khẩu.
1. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá
xuất khẩu hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia công tại khu
phi thuế quan), gia công ở nước ngoài; hoặc trường hợp liên kết sản xuất hàng
hoá xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu.
a) Hồ sơ chung:
a.1) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế đối với nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, trong đó có giải trình cụ thể số
lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất hàng hoá
xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số... ngày....
tháng...năm....); số lượng hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu
hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải
quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01
bản chính;
a.2) Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã làm thủ tục hải quan:
nộp 01 bản chính (không áp dụng đối với tờ khai hải quan điện tử);
a.3) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản
chính, hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu
(áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm khác nơi làm
thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực
xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
a.4) Hợp đồng nhập khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình
thức xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người
nộp thuế không phải nộp): 01 bản chụp;
a.5) Chứng từ thanh toán nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu
(đối với trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày), Chứng từ thanh
toán cho hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối
chiếu; trường hợp lô hàng thanh toán nhiều lần thì nộp thêm 01 bản chính bảng
kê chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
a.6) Hợp đồng liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu là trường hợp liên kết
sản xuất hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản chụp;
a.7) Bảng thông báo định mức: nộp 01 bản chính;
a.8) Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm (theo mẫu số 56/HSHTKTT/SXXK Phụ
lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 01 bản chính;
a.9) Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo
mẫu số 57/HSHTKTT/SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 01 bản
chính;
a.10) Báo cáo tính thuế trên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu số
58/HSHTKTT/SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 01 bản chính;
a.11) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
b) Hồ sơ đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu,
nhưng không trực tiếp sản xuất mà xuất khẩu vào khu phi thuế quan hoặc xuất
khẩu ra nước ngoài để gia công sau đó nhận sản phẩm về để sản xuất tiếp
và/hoặc xuất khẩu thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a khoản này phải có thêm
các giấy tờ sau:
b.1) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu nguyên liệu, vật tư cho gia công đã
làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực
xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
b.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu sản phẩm từ khu phi thuế quan hoặc
nước ngoài đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;
b.3) Hợp đồng gia công với doanh nghiệp trong khu phi thuế quan hoặc với nước
ngoài: nộp 01 bản chụp.
2. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá
tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên
liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm
ra nước ngoài trong thời gian tối đa 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải
quan nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:
Hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế tương tự như hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoàn chỉnh) nhập khẩu để thực
hiện hợp đồng gia công không do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp mà do
doanh nghiệp nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công đã ký
với bên nước ngoài; hồ sơ gồm:
a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu để gia công hàng hoá xuất khẩu; trong đó có giải trình cụ thể
về mặt hàng, số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số tiền thuế
nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số … ngày … tháng … năm …); số lượng sản
phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, số tiền thuế nhập khẩu
đề nghị không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải
quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01
bản chính;
b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu theo loại hình gia công đã làm thủ tục
hải quan: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo
hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
c) Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài trong đó quy định rõ danh
mục, số lượng nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp nhận gia công cung ứng: nộp
01 bản chụp;
d) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.4, a.5, a .7, a.8, a.9,
a.10, a.11 khoản 1 Điều này.
4. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm, sau đó sử
dụng sản phẩm này để gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng gia công với
nước ngoài nộp:
Hồ sơ như trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, trong đó:
a) Hợp đồng xuất khẩu sản phẩm được thay bằng hợp đồng gia công ký với khách
hàng nước ngoài. Hợp đồng mua sản phẩm sử dụng cho hợp đồng gia công và hợp
đồng gia công với khách hàng nước ngoài có thể được thể hiện trong cùng một
bản hợp đồng: nộp 01 bản chụp;
b) Bảng định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm đưa vào
sản xuất sản phẩm gia công và định mức nguyên liệu sản xuất sản phẩm xuất khẩu
theo hợp đồng gia công đã ký kết: nộp 01 bản chính;
c) Bảng kê khai số lượng thực tế sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, được sử
dụng để sản xuất sản phẩm gia công: nộp 01 bản chính.
5. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm
bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu
và đã xuất khẩu sản phẩm; hồ sơ gồm:
a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong đó có giải
trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng sản
xuất ra hàng hoá bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công
hàng hoá xuất khẩu; số lượng hàng hoá sản xuất đã bán; số lượng sản phẩm đã
xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số... ngày....
tháng...năm....); số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp
có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt
kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản
chính, hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu
(áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa khác nơi làm
thủ tục nhập khẩu hàng hóa); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo
hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu quy định tại khoản này được sản xuất từ nhiều
nguồn nguyên liệu, vật tư, làm thủ tục nhập khẩu tại nhiều đơn vị hải quan
khác nhau thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế, doanh nghiệp được sử
dụng tờ khai xuất khẩu sao y bản chính do doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp. Thủ
tục sao y tờ khai xuất khẩu để hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo hướng
dẫn của Tổng cục Hải quan.
c) Hoá đơn bán hàng giữa hai doanh nghiệp: nộp 01 bản chụp; Bảng kê hoá đơn
bán hàng: nộp 01 bản chính;
d) Hợp đồng kinh tế mua, bán hàng hoá giữa doanh nghiệp nhập khẩu với doanh
nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; trong đó ghi rõ hàng hoá được sử
dụng để sản xuất hoặc gia công hàng hoá xuất khẩu; chứng từ thanh toán tiền
mua hàng: nộp 01 bản chụp;
e) Hợp đồng gia công hoặc hợp đồng xuất khẩu giữa doanh nghiệp sản xuất, gia
công hàng hoá xuất khẩu với khách hàng nước ngoài: nộp 01 bản chụp;
g) Bảng kê khai của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm về số lượng và định mức
thực tế sản phẩm mua về để trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu;
h) Hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước ngoài của doanh nghiệp nhập khẩu
tại chỗ;
i) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10,
a.11 khoản 1 Điều này.
6. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm
bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu và doanh nghiệp mua sản phẩm
của doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài; hồ sơ gồm:
a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong đó có giải
trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số tiền thuế
nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số … ngày … tháng .. năm); số lượng sản
phẩm sản xuất đã bán cho doanh nghiệp xuất khẩu; số lượng sản phẩm đã xuất
khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại
hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai
hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán; hoá đơn bán hàng của doanh nghiệp bán sản phẩm cho doanh
nghiệp xuất khẩu sản phẩm: nộp 01 bản chụp;
c) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.3, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9,
a.10, a.11 khoản 1 Điều này.
7. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá
bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho doanh nghiệp khác tại
Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài để làm nguyên liệu tiếp tục
sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; hồ sơ gồm:
a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong giải trình cụ
thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng để sản xuất
hàng bán cho khách hàng nước ngoài phù hợp với chủng loại, số lượng mặt hàng
xuất khẩu theo tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu tại chỗ, bao gồm các nội
dung sau: số tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu; mặt hàng, số lượng, trị giá
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số lượng sản phẩm sản xuất đã xuất khẩu; số
tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số … ngày … tháng … năm); số
tiền thuế nhập khẩu đề nghị hoàn, không thu. Trường hợp có nhiều loại hàng
hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải
quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
b) Hoá đơn xuất khẩu (liên giao khách hàng) do doanh nghiệp xuất khẩu lập: nộp
01 bản chụp;
c) Tờ khai xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản
chính;
Tờ khai xuất khẩunhập khẩu tại chỗ chỉ có giá trị để xét hoàn thuế, không thu
thuế nếu doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai theo loại hình sản
xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công (GC) để tiếp tục sản xuất, gia công xuất
khẩu ra nước ngoài.
d) Hợp đồng mua bán hàng hoá có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người
xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận
hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu): nộp 01 bản chụp;
e) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10,
a.11 khoản 1 Điều này.
8. Các trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hoá xuất khẩu
đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng còn để ở kho của doanh nghiệp ở nước ngoài
hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài, hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài, hồ
sơ gồm:
a) Các loại giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này;
b) Tờ khai xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài và tờ khai hải quan hàng nhập khẩu
do hải quan nước nhập khẩu cấp thể hiện tên người nhập khẩu là kho của doanh
nghiệp ở nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung
chuyển ở nước ngoài: 01 bản chụp kèm bản chính để đối chiếu;
c) Ngoài các giấy tờ trên, hồ sơ phải có thêm:
c.1) Hợp đồng gửi kho ngoại quan ở nước ngoài đối với trường hợp gửi kho ngoại
quan ở nước ngoài: 01 bản chụp kèm bản chính để đối chiếu;
c.2) Phiếu xuất kho hàng hoá hoặc chứng từ thể hiện nội dung vận tải theo
phương thức trung chuyển: 01 bản chụp kèm bản chính để đối chiếu;
9. Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu
vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan
nộp hồ sơ như hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này), ngoài giấy
tờ như hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này người khai hải quan,
người nộp thuế phải nộp thêm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi
thuế quan có sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh
nghiệp đề nghị hoàn thuế: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của doanh
nghiệp trong khu phi thuế quan;
b) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và
số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong
khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận hoặc kết quả báo
cáo nhập xuất tồn hướng dẫn tại khoản 10 Điều 48, Điều 49 Thông tư này: 01
bản chụp;
c) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quan của
doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý
doanh nghiệp.
Điều 118. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu
hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho
phía nước ngoài sau đó tái xuất (trừ trường hợp hàng hoá tạm nhập, tái xuất
hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;
máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái
nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu
thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh... thuộc đối
tượng miễn thuế)
1. Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại
hàng hoá, số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng …năm), lý do yêu cầu
hoàn thuế, không thu thuế, số tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng
hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải
quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
2. Hợp đồng mua bán hàng hoá ký với người bán và người mua hoặc hợp đồng nhập
khẩu uỷ thác ký với nước ngoài: nộp 01 bản chụp;
3. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản
chính;
4. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản
chính (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá khác nơi
làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất
theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
5. Trường hợp hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu
uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất vào khu phi thuế quan (trừ doanh
nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan thực hiện nộp hồ sơ như các
khoản 1, 2, 3, 4 Điều này), ngoài các giấy tờ như nêu trên phải có thêm:
a) Kết quả báo cáo nhập xuất tồn hướng dẫn tại khoản 10 Điều 48, Thông tư
này: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;
b) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi
thuế quan: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trong khu
phi thuế quan;
c) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và
số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong
khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận;
d) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quan của
doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý
doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp khu phi thuế quan tiếp tục đưa
sản phẩm mua từ doanh nghiệp nội địa vào sản xuất, xuất khẩu hoặc sử dụng
trong khu phi thuế quan).
6. Các loại giấy tờ khác như hướng dẫn tại các điểm a.4, a.5, a.11 khoản 1
Điều 117 Thông tư này.
Điều 119. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu
trở lại Việt Nam
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế và không thu thuế, trong đó nêu rõ số tiền
thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm….), lý do yêu cầu, tờ khai hải
quan, cam kết về việc hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa
hoặc sử dụng ở nước ngoài; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ
khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn
thuế: nộp 01 bản chính.
2. Thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc thỏa thuận với khách hàng nước
ngoài về việc nhận lại hàng hoá, có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại… hàng
hoá trả lại đối với trường hợp hàng hoá do khách hàng trả lại theo quy định
tại khoản 4 Điều 55 Thông tư này: nộp 01 bản chụp.
Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện hàng hoá có sai sót, nhập khẩu trở lại
thì không phải có văn bản này nhưng phải nêu rõ lý do nhập khẩu hàng hoá trả
lại.
3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản
chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30
Thông tư này: nộp 01 bản chụp; hồ sơ hải quan của hàng hoá đã xuất khẩu: xuất
trình bản chính để đối chiếu;
4. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu trở lại có ghi rõ số hàng hoá này
trước đây đã được xuất khẩu theo bộ hồ sơ xuất khẩu nào và kết quả kiểm hoá cụ
thể của cơ quan hải quan, xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam là hàng
hoá đã xuất khẩu trước đây của doanh nghiệp (áp dụng đối với trường hợp nơi
làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa khác nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa): nộp
01 bản chính;
Trường hợp hàng hoá xuất khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễn kiểm
tra thực tế hàng hoá thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hàng hoá
thực nhập khẩu trở lại với hồ sơ lô hàng xuất khẩu để xác nhận hàng hoá nhập
khẩu trở lại có đúng là hàng đã xuất khẩu;
5. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.4, a.5, a. 11 khoản 1 Điều 117
Thông tư này (trừ trường hợp chưa thanh toán thì không phải cung cấp chứng từ
thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu).
6. Hợp đồng mua bán và chứng từ khác chứng minh hàng hóa nhập khẩu là hàng
hóa có nguồn gốc xuất khẩu (được áp dụng đối với trường hợp người nhập khẩu
không phải là người xuất khẩu) và giấy tờ khác chứng minh lý do yêu cầu hoàn
thuế, không thu thuế.
Điều 120. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả
lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào vào
khu phi thuế quan
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế, không thu thuế, trong đó nêu rõ số tiền
thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm…), lý do, tờ khai hải quan (ghi
rõ số lượng, chủng loại, trị giá... của hàng hoá tái xuất); trường hợp có
nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê
các tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;
2. Văn bản thỏa thuận trả lại hàng hoá cho phía nước ngoài (đối với trường
hợp trả lại hàng hóa cho phía nước ngoài) hoặc hợp đồng xuất khẩu (đối với
trường hợp xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba, hoặc tái xuất vào vào khu phi
thuế quan); ghi rõ lý do, số lượng, chất lượng, chủng loại và xuất xứ của hàng
hoá: nộp 01 bản chụp
3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu có ghi rõ kết quả kiểm hoá trong đó có
ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá xuất
khẩu là theo bộ hồ sơ hàng hoá nhập khẩu nào: nộp 01 bản chính, hồ sơ hải quan
của lô hàng xuất khẩu: xuất trình bản chính để đối chiếu (áp dụng đối với
trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá khác nơi làm thủ tục nhập khẩu
hàng hoá); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều
30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễn kiểm
tra thực tế hàng hoá thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hàng hoá
thực xuất với hồ sơ lô hàng nhập khẩu để xác nhận hàng hoá tái xuất khẩu có
đúng là lô hàng đã nhập khẩu trước đó hay không.
4. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu và hồ sơ hải quan của lô hàng nhập
khẩu: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
5. Hóa đơn giá trị gia tăng: nộp 01 bản chụp;
6. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.4, a.5, a.11 khoản 1 Điều 117
Thông tư này. Trường hợp chưa thanh toán thì không phải cung cấp chứng từ
thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu.
7. Trường hợp hàng hoá đã nhập khẩu vào Việt Nam nhưng phải tái xuất khẩu vào
khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan
thực hiện nộp hồ sơ như khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này) ngoài các giấy tờ như
nêu trên phải có thêm:
a) Kết quả báo cáo nhập xuất tồn hướng dẫn tại khoản 10 Điều 48 Thông tư
này: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;
b) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi
thuế quan: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trong khu
phi thuế quan;
c) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và
số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong
khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận;
d) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quan của
doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý
doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp khu phi thuế quan tiếp tục đưa
sản phẩm mua từ doanh nghiệp nội địa vào sản xuất, xuất khẩu hoặc sử dụng
trong khu phi thuế quan).
8. Hợp đồng mua bán và chứng từ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu là hàng
hóa có nguồn gốc nhập khẩu (áp dụng đối với trường hợp người nhập khẩu không
phải là người xuất khẩu) và giấy tờ khác chứng minh lý do yêu cầu hoàn thuế,
không thu thuế.
Điều 121. Hồ sơ hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện
vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện
các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất.
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế hoặc không thu thuế trong đó nêu rõ loại
hàng hoá, số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm….), thời gian
sử dụng và lưu lại tại Việt Nam, lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan;
trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì
phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
2. Hợp đồng (hoặc văn bản thỏa thuận) nhập khẩu, mượn máy móc, thiết bị, dụng
cụ, phương tiện vận chuyển: nộp 01 bản chụp;
3. Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu phải có giấy phép: nộp 01
bản chụp;
4. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có kết quả kiểm tra thực tế
hàng hóa của cơ quan hải quan về số lượng, chủng loại hàng hoá thực nhập khẩu,
thực tái xuất khẩu: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực
xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; hồ sơ hải quan
của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: xuất trình bản chính để đối chiếu;
5. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a. 4, a.11 Điều 117 Thông tư này;
6. Trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ
chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi
công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộp thuế nhập khẩu, khi
tái xuất vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho
ngoại quan thực hiện nộp hồ sơ như khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này), ngoài các
giấy tờ như nêu trên phải có thêm:
a) Kết quả báo cáo nhập xuất tồn hướng dẫn tại khoản 10 Điều 48 Thông tư
này: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;
b) Tờ khai xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển ra
nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: 01 bản chụp có xác nhận
sao y bản chính của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Bảng tổng hợp số lượng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển
thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu
tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan đã được cơ quan
hải quan quản lý xác nhận.
Điều 122. Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp tạm nhập máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phương tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng
chưa tái xuất mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển giao cho
đối tượng khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng, sau đó đối tượng tiếp
nhận hoặc mua lại thực tái xuất ra khỏi Việt Nam
Ngoài giấy tờ như hướng dẫn tại Điều 121 Thông tư này, phải có thêm:
1. Công văn của Bộ Công Thương (hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cho phép
chuyển giao, tiếp nhận số máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển
đã tạm nhập (trong trường hợp phải có giấy phép theo quy định): nộp 01 bản
chính;
2. Hợp đồng mua bán hoặc biên bản bàn giao máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương
tiện vận chuyển giữa hai bên: nộp 01 bản chụp;
3. Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho hoặc hóa đơn bán hàng của tổ chức, cá nhân
nhập khẩu giao cho bên mua hoặc tiếp nhận: nộp 01 bản chụp.
Điều 123. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi từ tổ
chức, cá nhân ở nước ngoài cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ
bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải
tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số
tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm….), lý do yêu cầu hoàn
thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai
hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế:
nộp 01 bản chính;
2. Hồ sơ, chứng từ liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: nộp 01 bản
chụp;
3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và xác nhận của cơ quan hải
quan về số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá bị tịch thu, tiêu hủy: nộp 01
bản chính;
4. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế
Điều 124. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong
sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan, đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế
nhập khẩu và thuế khác (nếu có), bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết
định tịch thu sung công quỹ do vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số
tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm….), lý do yêu cầu hoàn
thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai
hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế:
nộp 01 bản chính;
2. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: nộp 01 bản chính;
3. Hoá đơn mua bán hàng hoá: nộp 01 bản chụp;
4. Biên bản vi phạm: nộp 01 bản chụp;
5. Quyết định tịch thu sung công quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: nộp
01 bản chụp;
6. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
Điều 125. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế
nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền
1. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép miễn thuế: nộp 01
bản chụp;
2. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại khoản 1, 2, 3, 6 Điều 124 Thông tư này.
Điều 126. Hồ sơ không thu thuế
1. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng còn trong thời hạn nộp
thuế và chưa nộp thuế nhưng thực tế đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì hồ sơ
không thu thuế của từng trường hợp thực hiện như hồ sơ hoàn thuế.
2. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng không phải nộp thuế xuất khẩu thì hồ
sơ xét không thu thuế xuất khẩu tương tự hồ sơ xét hoàn thuế nhập khẩu.
Hồ sơ không thu thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác
định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu, ngoài các giấy tờ theo
quy định tại Điều 117 Thông tư này, phải nộp bổ sung 01 bản chụp: Hợp đồng mua
bán hàng hóa (trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
không phải là doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa).
Điều 127. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu
thuế
1. Việc nộp, tiếp nhận hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo quy
định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế.
2. Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (áp dụng đối với cả các
trường hợp có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu là 0%):
a) Thời hạn:
a.1) Người nộp thuế tự quyết định thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế đối với
các trường hợp đã nộp đủ các loại thuế;
a.2) Trường hợp chưa nộp đủ các loại thuế (áp dụng đối với cả các trường hợp
có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu là 0%):
Thời hạn nộp bộ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế chậm nhất sau 60 ngày kể từ
ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu cuối cùng đối với hàng hóa thuộc tờ
khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế đối với trường hợp hoàn thuế,
không thu thuế nhập khẩu hoặc tờ khai nhập khẩu cuối cùng hàng hóa thuộc tờ
khai xuất khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế đối với trường hợp hoàn thuế,
không thu thuế xuất khẩu.
a.3) Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hoá là nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu ra nước
ngoài nhưng chưa thực bán cho thương nhân nước ngoài, còn để ở kho của chính
doanh nghiệp tại nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng
trung chuyển ở nước ngoài thuộc khoản 8 Điều 117 Thông tư này thực hiện theo
thời hạn hướng dẫn tại điểm a.1 và điểm a.2 khoản này; Trường hợp tại thời
điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế doanh nghiệp chưa có hợp đồng
xuất khẩu thì phải có bản cam kết xuất trình hợp đồng xuất khẩu cho khách hàng
nước ngoài trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng xuất khẩu;
a.4) Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế
doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán thì thời hạn nộp chứng từ thanh toán
là 15 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc
phụ kiện hợp đồng; doanh nghiệp có bản cam kết xuất trình chứng từ thanh toán
theo đúng qui định trên, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm d.2 khoản 8 Điều
này.
a.5) Trường hợp quá thời hạn nêu tại điểm a.2 khoản này mà người nộp thuế chưa
nộp hồ sơ không thu thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải
quan.
b) Trường hợp không thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn 275 ngày hoặc được
gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai đối với
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc kể từ ngày hết
thời hạn tạm nhập tái xuất đối với hàng tạm nhập tái xuất, người nộp thuế phải
kê khai nộp đủ các loại thuế theo quy định (áp dụng cho cả trường hợp đã nộp
thuế nhập khẩu trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc trước khi hoàn
thành thủ tục hải quan tạm nhập). Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử
dụng, chuyển tiêu thụ nội địa trong thời hạn nộp thuế thì thực hiện kê khai,
nộp thuế theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 11 Thông tư này.
c) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hàng
hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, đã nộp hồ sơ không thu thuế được áp dụng
thời hạn nộp thuế và chưa bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính thuế quy định tại khoản 3 Điều 42, Điều 93 Luật Quản lý thuế
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11, khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 nếu
đáp ứng đủ các điều kiện sau:
c.1) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất xuất khẩu:
c.1.1) Toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được đưa vào sản xuất hàng
xuất khẩu, sản phẩm đã thực xuất khẩu trong thời hạn 275 ngày hoặc dài hơn 275
ngày (đối với trường hợp được gia hạn thời hạn nộp thuế) và đã nộp đủ thuế
nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư dôi dư (nếu có) trong thời hạn 275 ngày
hoặc dài hơn 275 ngày (đối với trường hợp được gia hạn thời hạn nộp thuế).
c.1.2) Người nộp thuế chỉ còn nợ tiền thuế của số nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu sản xuất hàng xuất khẩu chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan hải
quan.
c.2) Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất:
c.2.1) Đã tái xuất hết hoặc đã tái xuất một phần và đã nộp đủ thuế đối với
lượng hàng hóa chưa tái xuất trong thời hạn nộp thuế theo quy định.
c.2.2) Người nộp thuế chỉ còn nợ tiền thuế của hàng hóa đã tái xuất chờ Quyết
định không thu thuế của cơ quan hải quan.
c.3) Người nộp thuế đã nộp đủ hồ sơ chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan
hải quan đúng thời hạn qui định tại điểm a khoản 2 Điều này cho cơ quan hải
quan.
c.4) Người nộp thuế có văn bản cam kết thực hiện quyết định cuối cùng của cơ
quan hải quan.
3. Chi cục Hải quan làm thủ tục không thu thuế thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ
không thu thuế, xử lý hồ sơ không thu thuế và xử phạt vi phạm theo quy định
của pháp luật (nếu có).
4. Hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế được phân loại thành hai loại: hồ sơ
thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước,
kiểm tra sau.
5. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau là hồ sơ của người nộp thuế
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 60 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung
tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và
khoản 2 Điều 41 Nghị định 83/2013/NĐCP và thuộc một trong các trường hợp:
a) Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
b) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu
nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam hoặc hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái
xuất khẩu trả lại hoặc xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế
quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được làm thủ tục hải quan tại các địa điểm
khác địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu ban đầu;
c) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp người nhập
khẩu không phải là người xuất khẩu;
d) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hồ sơ hoàn
thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu nhưng tái xuất vào khu phi thuế quan;
đ) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất;
e) Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý
tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước
ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của
Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ;
g) Người nộp thuế không xuất trình tờ khai hải quan gốc bản người khai hải
quan lưu mà nộp tờ khai sao y bản chính;
h) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp mới được
thành lập trong vòng 24 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế trở về
trước.
6. Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau là hồ sơ của người nộp thuế
đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu 365 ngày tính
đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Trong thời
gian 365 ngày trở về trước, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng
xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là:
a.1) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hoá qua biên giới của cơ quan hải quan;
a.2) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế
của cơ quan hải quan;
a.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao
gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền
thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành
chính;
b) Không có trong danh sách còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt
tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
c) Không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau được nêu tại khoản 5 Điều này
hoặc hồ sơ của người nộp thuế là doanh nghiệp ưu tiên.
7. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước; hoàn thuế, không thu thuế sau, cơ
quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. Trường hợp qua
kiểm tra xác định thuộc đối tượng hoàn thuế, không thu thuế, kê khai của người
nộp thuế là chính xác thì cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế,
không thu thuế theo kê khai của người nộp thuế chậm nhất trong thời hạn 40
ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế.
8. Đối với hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế trước; kiểm tra sau, cơ quan hải
quan kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đối chiếu tính thống nhất, hợp pháp của hồ sơ, số
tiền thuế đề nghị hoàn và số thuế của tờ khai tương ứng trên hệ thống KT559 và
xử lý như sau:
a) Trường hợp thuộc đối tượng hoàn thuế, không thu thuế, kê khai của người nộp
thuế là chính xác thì ban hành quyết định hoàn thuế, không thu thuế theo kê
khai của người nộp thuế (theo mẫu số 03/QĐHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo
Thông tư này) trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn
thuế;
b) Trường hợp xác định không thuộc đối tượng được hoàn thuế, không thu thuế;
căn cứ văn bản pháp luật quy định, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp
thuế biết lý do không hoàn thuế, không thu thuế trong thời hạn 06 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế;
c) Trường hợp có cơ sở xác định kê khai của người nộp thuế chưa chính xác hoặc
chưa đủ căn cứ để hoàn thuế thì thông báo cho người nộp thuế biết về việc
chuyển hồ sơ sang kiểm tra trước; hoàn thuế, không thu thuế sau trong thời hạn
06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế;
d) Trường hợp phải nộp chứng từ thanh toán qua ngân hàng, nhưng khi nộp hồ sơ
hoàn thuế người nộp thuế chưa xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân
hàng thì xử lý như sau :
d.1) Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ hoàn thuế, doanh nghiệp chưa xuất
trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng do thời hạn thanh toán ghi trên
hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng xuất khẩu dài hơn 60 ngày kể từ ngày đăng ký
tờ khai xuất khẩu cuối cùng hoặc dài hơn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp
thuế, thì thời hạn phải nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế vẫn thực hiện theo
đúng thời hạn hướng dẫn tại khoản 2 Điều này nhưng doanh nghiệp phải có bản
cam kết xuất trình chứng từ thanh toán trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ
ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng.
d.2) Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán do chưa đến hạn thanh toán nhưng
doanh nghiệp đề nghị được xét hoàn thuế trước khi cung cấp được chứng từ thanh
toán hoặc quá hạn thanh toán trên hợp đồng nhưng doanh nghiệp không xuất trình
được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì chuyển hồ sơ hoàn thuế sang kiểm
tra trước, hoàn thuế sau theo đúng qui định tại Điều này. Nếu qua kết quả kiểm
tra xác định hàng đã thực xuất thì hoàn thuế, không thu thuế theo quy định,
doanh nghiệp không phải nộp chứng từ thanh toán sau khi đã có quyết định hoàn
thuế, không thu thuế.
e) Sau khi ban hành quyết định hoàn thuế, không thu thuế, cơ quan hải quan
thực hiện xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo Điều 130
Thông tư này. Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, nếu xác
định không đủ điều kiện thì cơ quan hải quan thu hồi lại quyết định hoàn thuế,
không thu thuế và thực hiện ấn định thuế, xử phạt theo quy định.
Trường hợp qua kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa tạm nhập nhưng không tái xuất
hoặc nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không đưa vào sản xuất thì thực hiện theo
quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 11 Thông tư này.
9. Quá thời hạn nêu trên, nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế, không thu
thuế do lỗi của cơ quan hải quan thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơ quan hải
quan còn phải trả tiền lãi tính từ ngày cơ quan hải quan phải ra quyết định
hoàn thuế đến ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế.
10. Hàng hoá thuộc đối tượng hoàn thuế theo hướng dẫn tại Điều 112 Thông tư
này hoặc thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ hợp đồng gia
công, nếu khi làm thủ tục hoàn thuế (không thu thuế) không nộp được bản chính
tờ khai hải quan người khai hải quan lưu và có văn bản đề nghị với cơ quan nơi
làm thủ tục hải quan được sao và được sử dụng tờ khai sao y bản chính từ bản
chính tờ khai cơ quan hải quan lưu để làm cơ sở hoàn thuế, không thu thuế. Thủ
tục sao tờ khai thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp hàng nhập khẩu, xuất khẩu tại cùng một Chi cục Hải quan
(trừ trường hợp thuộc đối tượng được hoàn thuế tại khoản 5, khoản 7, khoản 8
Điều 112 thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản này):
a.1) Doanh nghiệp có văn bản khai báo bị mất tờ khai, đề nghị được sao y và
được sử dụng tờ khai sao y bản chính tờ khai bản lưu của cơ quan hải quan kèm
giấy tờ chứng minh việc mất tờ khai để hoàn thuế;
a.2) Căn cứ văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục
hải quan thực hiện như sau:
a.2.1) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của
doanh nghiệp, cơ quan hải quan:
Kiểm tra hồ sơ và các văn bản chứng minh việc mất tờ khai;
Trường hợp có đủ cơ sở xác định việc khai báo là phù hợp thì sao y bản
chính 01 bản từ bản chính tờ khai cơ quan hải quan lưu. Mỗi tờ khai chỉ được
sao y bản chính 01 lần và 01 bản, đồng thời phải ghi chú lên tờ khai bản lưu
tại cơ quan hải quan (bản chính) để tránh sao y bản chính nhiều lần. Nội dung
ghi trên tờ khai “tờ khai đã được sao y bản chính 01 bản ngày…tháng…năm”;
Có văn bản thông báo gửi Cục hải quan các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về
việc doanh nghiệp khai báo mất tờ khai (bản lưu người khai hải quan) và xin
sao tờ khai hải quan để làm cơ sở hoàn thuế, không thu thuế; tờ khai gốc bản
lưu người khai hải quan không còn giá trị sử dụng để hoàn thuế không thu thuế)
nhập khẩu, xuất khẩu trên toàn quốc và dừng ngay việc thực hiện hoàn thuế,
không thu thuế cho các tờ khai gốc (bản lưu người khai hải quan) doanh nghiệp
khai báo bị mất.
a.2.2) Căn cứ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế; bản chụp y bản chính từ tờ khai
cơ quan hải quan lưu, cơ quan hải quan nơi hoàn thuế thực hiện đối chiếu dữ
liệu trên hệ thống kế toán KT559, chương trình quản lý hàng gia công, các
nguồn thông tin khác (nếu có); kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo hướng dẫn
Điều này và thực hiện hoàn thuế, không thu thuế cho doanh nghiệp nếu qua kết
quả kiểm tra có cơ sở xác định hàng hóa đã thực xuất khẩu và hàng hoá thuộc tờ
khai doanh nghiệp đề nghị sao y bản chính chưa được giải quyết hoàn thuế,
không thu thuế.
a.2.3) Xử lý vi phạm đối với trường hợp doanh nghiệp có hành vi gian lận hoặc
có vi phạm.
b) Đối với trường hợp khác:
b.1) Doanh nghiệp có văn bản khai báo bị mất tờ khai, đề nghị được sao y và
được sử dụng tờ khai sao y bản chính tờ khai bản lưu của cơ quan hải quan kèm
giấy tờ chứng minh việc mất tờ khai để hoàn thuế;
b.2) Căn cứ văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan hải quan thực hiện:
b.2.1) Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị
mất có văn bản đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản xác nhận
chưa giải quyết hoàn thuế, không thu thuế cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị
mất và đề nghị không thực hiện hoàn thuế, không thu thuế cho các tờ khai bản
gốc doanh nghiệp khai báo bị mất.
Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được văn bản của người nộp thuế có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hệ
thống kế toán KT559, các chương trình quản lý hàng gia công, sản xuất xuất
khẩu … nếu kết quả kiểm tra xác định người nộp thuế chưa hoàn thuế, không thu
thuế cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất thì có văn bản xác nhận/trả lời
cơ quan hải quan nơi làm thủ tục cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất về
việc tờ khai đó chưa hoàn thuế, không thu thuế và chịu trách nhiệm về nội dung
xác nhận của mình, đồng thời không xử lý hoàn thuế, không thu thuế cho các tờ
khai doanh nghiệp khai báo bị mất.
b.2.2) Sau khi nhận được đầy đủ các văn bản xác nhận của các Cục Hải quan
tỉnh, thành phố nêu rõ chưa hoàn thuế, không thu thuế cho tờ khai bị mất, cơ
quan hải quan thực hiện :
+ Kiểm tra hồ sơ và các văn bản chứng minh việc mất tờ khai;
+ Trường hợp có đủ cơ sở xác định việc khai báo là phù hợp thì sao y bản
chính 01 bản từ bản chính tờ khai cơ quan Hải quan lưu. Mỗi tờ khai chỉ được
sao y bản chính 01 lần và 01 bản, đồng thời phải ghi chú lên tờ khai bản lưu
tại cơ quan hải quan (bản chính) để tránh sao y bản chính nhiều lần. Nội dung
ghi trên tờ khai “tờ khai đã được sao y bản chính 01 bản ngày…tháng…năm”;
+ Có văn bản thông báo gửi Cục hải quan các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về
việc doanh nghiệp khai báo mất tờ khai (bản lưu người khai hải quan) và xin
sao tờ khai hải quan để làm cơ sở hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, xuất
khẩu trên toàn quốc.
b.2.3) Căn cứ văn bản đề nghị được sử dụng tờ khai sao trong hồ sơ hoàn thuế,
không thu thuế của người nộp thuế, cơ quan hải quan nơi hoàn thuế, không thu
thuế căn cứ hồ hoàn thuế, không thu thuế, tờ khai sao y bản chính cơ quan hải
quan lưu, thực hiện đối chiếu dữ liệu trên hệ thống kế toán KT559; các chương
trình quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu… các nguồn thông tin khác (nếu
có); kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo hướng dẫn Điều này và thực hiện hoàn
thuế, không thu thuế cho doanh nghiệp nếu qua kết quả kiểm tra có cơ sở xác
định hàng hóa đã thực xuất khẩu và hàng hoá thuộc tờ khai doanh nghiệp đề nghị
sao y bản chính chưa được giải quyết hoàn thuế, không thu thuế.
b.2.4) Xử lý vi phạm đối với trường hợp doanh nghiệp có hành vi gian lận hoặc
có vi phạm.
Điều 128. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế, không thu thuế
Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết định việc hoàn
thuế, không thu thuế, khấu trừ thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Điều
127 Thông tư này.
Điều 129. Ghi việc hoàn thuế, không thu thuế trên tờ khai hải quan
1. Trên cơ sở quyết định hoàn thuế, không thu thuế cơ quan hải quan nơi người
nộp thuế có số tiền thuế được hoàn phải thanh khoản số tiền thuế được hoàn và
đóng dấu trên tờ khai hải quan do người nộp thuế nộp: "Hoàn thuế (không thu
thuế)... đồng, theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của..." (Mẫu dấu
thực hiện theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này),
trả lại tờ khai hải quan gốc cho người nộp thuế.
2. Trường hợp tờ khai được sử dụng nhiều lần để hoàn thuế, không thu thuế cơ
quan hải quan xử lý như sau:
a) Lập bảng kê theo dõi mỗi lần hoàn thuế (không thu thuế), ghi rõ trên tờ
khai hải quan về việc đã lập bảng kê theo dõi. Cơ quan hải quan khi thực hiện
hoàn thuế (không thu thuế) ghi rõ trên bảng kê số tiền của từng lần đã hoàn
thuế (không thu thuế) và đóng dấu hoàn thuế (không thu thuế) của đơn vị lên
bảng kê;
c) Đóng dấu hoàn thuế (không thu thuế) trên tờ khai hải quan lưu tại doanh
nghiệp tại lần làm thủ tục hoàn thuế (không thu thuế) cuối cùng;
d) Sao 01 bản tờ khai đã hoàn thuế hoặc không thu thuế để lưu vào hồ sơ hoàn
thuế (không thu thuế) và trả lại tờ khai hải quan cho người nộp thuế như
trường hợp hoàn thuế hoặc không thu thuế một lần;
đ) Tổng số tiền thuế nhập khẩu, xuất khẩu doanh nghiệp được hoàn thuế (không
thu thuế) tương ứng với số hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 130. Xử lý số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp, tiền phạt sau khi ban
hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa do có số
tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp
1. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa từ
tài khoản tiền gửi (trước là tài khoản tạm thu), cơ quan hải quan nơi người
nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp
thừa phải đối chiếu trên mạng theo dõi nợ thuế và xử lý theo trình tự như sau:
a) Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp,
tiền phạt thì thực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người
nộp thuế theo đúng quy định.
Khi bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của
người nộp thuế, cơ quan hải quan đóng dấu trên tờ khai hải quan (bản gốc người
khai hải quan lưu và bản gốc lưu tại đơn vị hải quan) được trừ thuế với nội
dung "Số tiền thuế được trừ ... đồng, theo Quyết định hoàn tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt nộp thừa số... ngày... tháng... năm ... của... và Quyết
định khấu trừ số... ngày... tháng... năm... của..."; đồng thời đóng dấu ghi rõ
số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã trừ và số, ngày, tháng, năm của tờ
khai hải quan được bù trừ lên bản chính quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải
quan được hoàn thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, chứng
từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi (Mẫu dấu thực hiện
theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của
các lô hàng cùng loại hình nhập khẩu, cơ quan hải quan thực hiện bù trừ số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn với số tiền thuế nợ
hoặc tiền chậm nộp hoặc tiền phạt người nộp thuế còn nợ.
c) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền
phạt của các lô hàng không cùng loại hình nhập khẩu phải nộp ngân sách, cơ
quan hải quan viết giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hoặc giấy nộp tiền vào
tài khoản để nộp thay người nộp thuế theo đúng số tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt người nộp thuế còn nợ.
d) Trường hợp sau khi đã thực hiện bù trừ như nêu trên mà còn thừa, cơ quan
hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được
hoàn, nộp thừa làm thủ tục hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn
lại cho người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị không hoàn trả lại tiền thuế được hoàn hoặc
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa sau khi đã thực hiện thanh toán
hết các khoản nợ theo thứ tự thanh toán tiền thuế mà có văn bản đề nghị cho bù
trừ vào số tiền thuế phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần sau, cơ
quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện bù trừ theo đề nghị của người nộp thuế
như hướng dẫn tại điểm a khoản này.
2. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa từ
ngân sách:
a) Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp,
tiền phạt và không yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần tiếp theo,
cơ quan hải quan gửi giấy đề nghị hoàn thuế kèm theo quyết định hoàn thuế cho
Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế. Trường hợp cơ quan hải quan đã bù trừ một
phần tiền thuế có cùng sắc thuế hoặc giữa các sắc thuế với nhau tại cùng địa
bàn thu ngân sách thì trong giấy đề nghị hoàn thuế gửi Kho bạc Nhà nước ghi rõ
số tiền còn lại của quyết định hoàn thuế đề nghị được hoàn. Căn cứ quyết định
hoàn thuế do cơ quan hải quan ban hành, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả
cho người nộp thuế.
Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau:
Trường hợp khoản thu chưa quyết toán, Kho bạc Nhà nước thực hiện thoái thu
theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước.
Trường hợp khoản thu đã quyết toán, Kho bạc Nhà nước hạch toán chi ngân
sách theo số tiền tương ứng và gửi 01 bản chứng từ hoàn trả thuế (chứng từ
giấy hoặc chứng từ điện tử) cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoàn
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để theo dõi, quản lý.
b) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế quá hạn tiền chậm nộp, tiền phạt
của các lô hàng khác nếu có đề nghị bù trừ các khoản được hoàn trả với khoản
phải nộp thì phải lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (mẫu số
05/ĐNHT kèm theo Thông tư số 08/2013/TTBTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn thực hiện kế toán áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân
sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS), trong đó ghi rõ nội dung phần đề nghị bù
trừ cho khoản phải nộp, gửi cơ quan hải quan nơi hoàn trả để xem xét giải
quyết. Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra, xác định số thuế được bù trừ có cùng
sắc thuế hoặc giữa các sắc thuế với nhau tại cùng địa bàn thu ngân sách thì
gửi giấy đề nghị hoàn thuế kèm theo quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt và lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước cho Kho bạc Nhà
nước hoặc Ngân hàng thương mại nơi hoàn trả thuế để Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân
hàng thương mại hạch toán theo quy định;
Khi bù trừ tiền thuế, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được
hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải đối chiếu trên mạng
theo dõi nợ thuế và xử lý theo trình tự như sau:
Nếu người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt
thì thực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp thuế
theo đúng quy định;
Khi bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của
người nộp thuế, cơ quan hải quan đóng dấu trên tờ khai hải quan được trừ thuế
(bản gốc người khai hải quan lưu và bản gốc lưu tại đơn vị hải quan) với nội
dung "Số tiền thuế được trừ ... đồng, theo Quyết định hoàn tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt nộp thừa số... ngày... tháng... năm ... của... và Quyết
định khấu trừ số... ngày... tháng... năm... của..."; đồng thời đóng dấu ghi rõ
số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã trừ và số, ngày, tháng, năm của tờ
khai hải quan được bù trừ lên bản chính quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải
quan được hoàn thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, chứng
từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi (Mẫu dấu thực hiện
theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau:
b.1) Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế đồng thời là kho bạc Nhà
nước nơi thu thuế thì việc hạch toán hoàn trả thực hiện theo hướng dẫn tại
điểm a khoản này. Việc hạch toán thu ngân sách thực hiện theo lệnh thu của cơ
quan hải quan, thanh toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa (nếu
có) cho người nộp thuế.
b.2) Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế khác với Kho bạc Nhà nước
nơi thu thuế thì Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả hạch toán hoàn trả thuế theo
hướng dẫn tại khoản 1 Điều này chuyển số tiền được hoàn trả cùng với lệnh thu
ngân sách của cơ quan hải quan cho Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế để hạch toán
thu ngân sách Nhà nước theo đúng nội dung ghi trên lệnh thu, thanh toán số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế.
c) Kho bạc Nhà nước sau khi thực hiện hoàn trả thuế gửi một (01) bản chứng từ
hoàn trả thuế cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoàn thuế/hoàn tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa để theo dõi, quản lý.
3. Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện người được hoàn thuế vẫn còn nghĩa
vụ nộp các khoản thuế khác, nhưng không đề nghị bù trừ số còn phải nộp thì cơ
quan hải quan tạm dừng việc hoàn trả và yêu cầu người nộp phải thực hiện nghĩa
vụ nộp với ngân sách nhà nước hoặc phải có đề nghị bù trừ tiền thuế được hoàn
cho số thuế còn phải nộp. Hết thời hạn quy định theo thông báo của cơ quan hải
quan, nếu người nộp thuế chưa thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước (hoặc
chưa lập giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước và ghi rõ nội dung
đề nghị bù trừ khoản phải nộp gửi cơ quan hải quan), thì cơ quan hải quan lập
Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (mẫu số C105/NS kèm theo
Thông tư số 08/2013/TTBTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính) gửi Kho bạc Nhà
nước nơi trực tiếp hoàn trả để thực hiện bù trừ; đồng thời, cơ quan hải quan
thông báo cho người nộp thuế biết.
4. Việc xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hướng dẫn tại
Điều này không áp dụng đối với số tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu do
người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa cho cơ quan hải quan (cơ quan hải quan không
hoàn thuế giá trị gia tăng).
Trường hợp người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa thuế giá trị gia tăng hàng nhập
khẩu cho cơ quan hải quan trong năm ngân sách mà người nộp thuế hoặc cơ quan
hải quan phát hiện thì thực hiện điều chỉnh theo mẫu số C107 ban hành kèm
theo Thông tư số 08/2013/TTBTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính), đồng thời
người nộp thuế nộp bản chính giấy nộp tiền, cơ quan hải quan xác nhận, ký tên,
đóng dấu đơn vị lên mặt trước bản chính của giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà
nước số tiền thuế giá trị gia tăng đã điều chỉnh sang khoản thuế khác chuyển
Kho bạc Nhà nước điều chỉnh. Các trường hợp thuế giá trị gia tăng nộp nhầm,
nộp thừa khác cơ quan hải quan xác nhận số tiền thuế nộp nhầm, nộp thừa để cơ
quan thuế thực hiện hoàn trả người nộp thuế theo quy định.
Mục 7. TIỀN CHẬM NỘP, NỘP DẦN TIỀN THUẾ NỢ, GIA HẠN NỘP TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM
NỘP, TIỀN PHẠT; XOÁ NỢ TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT
Điều 131. Tiền chậm nộp
1. Người nộp thuế nộp tiền chậm nộp trong các trường hợp:
a) Nộp tiền thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn được gia hạn nộp
thuế, thời hạn ghi trong thông báo, trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật
về thuế của cơ quan hải quan và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm
quyền;
b) Nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số
thuế được giảm, số thuế được hoàn;
c) Được nộp dần tiền thuế theo quy định tại Điều 132 Thông tư này;
d) Trường hợp khai báo làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là đối tượng
không chịu thuế, hàng hóa được miễn thuế, hàng hóa được áp dụng thuế suất ưu
đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan nhưng sau kiểm tra,
xác định hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, không được miễn thuế, không được
ưu đãi về thuế;
đ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ
nội địa quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 11 Thông tư này.
2. Cơ quan, tổ chức thu tiền thuế chậm chuyển tiền thuế đã thu vào Ngân sách
Nhà nước phải nộp tiền chậm nộp kể từ thời điểm hết hạn chuyển tiền vào ngân
sách nhà nước đến trước ngày số tiền thuế đó được chuyển vào ngân sách nhà
nước.
3. Tổ chức bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp đối với trường hợp hết thời hạn
bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp đủ tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước.
4. Cách xác định mức tính số tiền chậm nộp:
a) Mức tính số tiền chậm nộp được xác định là 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền
thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá 90 ngày; 0,07% mỗi ngày tính
trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn 90 ngày
theo các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày đến hạn nộp thuế nhưng phát sinh
trước thời điểm Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế thì số
tiền chậm nộp được tính mức 0,05% đến ngày 30/6/2013. Từ ngày 01/7/2013 trở đi
thì tiền chậm nộp thuế được tính mức 0,07%.
c) Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế nộp tiền chậm nộp theo
mức 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền chậm nộp trong thời gian được nộp dần
tiền thuế nợ;
Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời
hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo hoặc
trong quyết định xử lý của cơ quan hải quan và văn bản xử lý về thuế của cơ
quan có thẩm quyền đến trước ngày người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu
tiền thuế, tổ chức bảo lãnh nộp số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
5. Người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế tự xác định được số
tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 4 Điều này thì tự khai, tự nộp vào ngân
sách nhà nước.
Trường hợp người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo
lãnh không tự xác định hoặc không xác định đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan
hải quan nơi người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo
lãnh chậm nộp tiền thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp
thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh biết.
6. Trường hợp sau 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế
hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh chưa nộp tiền thuế và
tiền chậm nộp thì cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế hoặc cơ quan,
tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh biết số tiền thuế và tiền chậm nộp
(theo mẫu số 59/TBTTNTCN1/2013 và mẫu số 60/TBTTNTCN2/2013 Phụ lục III ban
hành kèm Thông tư này).
7. Người nộp thuế không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế nợ
trong thời gian gia hạn nộp thuế.
Điều 132. Nộp dần tiền thuế nợ
1. Các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
39 Nghị định số 83/2013/NĐCP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ thì được
nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn
cưỡng chế thuế. Người nộp thuế đăng ký và cam kết nộp dần tiền thuế nợ theo
mức sau:
a) Tiền thuế nợ từ trên 500 (năm trăm) triệu đồng đến 1 (một) tỷ đồng, thời
gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 3 tháng;
b) Tiền thuế nợ trên 1 tỷ đồng đến 2 (hai) tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền
thuế tối đa không quá 6 tháng;
c) Tiền thuế nợ trên 2 (hai) tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không
quá 12 tháng;
Trường hợp người nộp thuế không nộp đúng số tiền thuế và thời hạn nộp (theo
tháng) đã cam kết thì không được tiếp tục nộp dần tiền thuế nợ, tổ chức bảo
lãnh có trách nhiệm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại Điều 39 Nghị
định số 83/2013/NĐCP.
2. Hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị nộp dần tiền thuế của người nộp thuế gửi cơ quan quản Hải
quan nơi có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do không có khả năng nộp đủ thuế
một lần, kèm theo bảng đăng ký nộp dần tiền thuế nợ: nộp 01 bản chính;
b) Tờ khai hải quan của số tiền thuế còn nợ đề nghị nộp dần tiền thuế nợ;
thông báo của cơ quan hải quan về số tiền thuế nợ (nếu có): nộp 01 bản chụp;
c) Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng về số tiền thuế nợ nộp dần thực hiện theo
quy định tại Điều 21 Thông tư này: nộp 01 bản chính;
3. Thẩm quyền giải quyết nộp dần tiền thuế:
a) Trường hợp khoản tiền thuế nợ đề nghị nộp dần phát sinh tại một Chi cục thì
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của
người nộp thuế;
b) Trường hợp khoản tiền thuế nợ đề nghị nộp dần phát sinh tại nhiều Chi cục
nhưng cùng một Cục Hải quan thì Cục trưởng Cục Hải quan giải quyết đề nghị nộp
dần tiền thuế nợ của người nộp thuế;
c) Trường hợp khoản tiền thuế nợ đề nghị nộp dần phát sinh tại nhiều Cục Hải
quan thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết đề nghị nộp dần tiền
thuế nợ của người nộp thuế.
4. Thời hạn giải quyết:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan hải quan
phải có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc nộp dần tiền thuế nợ cho
người nộp thuế biết;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày
tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp
thuế hoàn chỉnh hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ
của cơ quan hải quan; nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu
của cơ quan hải quan thì không được xem xét việc nộp dần tiền thuế nợ theo quy
định tại Điều này.
Điều 133. Gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Người nộp thuế được xem xét gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số
83/2013/NĐCP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
2. Hồ sơ gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực hiện theo quy
định tại khoản 2 Điều 51 Luật Quản lý thuế, gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trong đó
nêu rõ lý do, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, thời hạn xin gia hạn;
trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn thuộc nhiều
tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan đề nghị gia
hạn, cam kết kê khai chính xác và cung cấp đúng hồ sơ đề nghị gia hạn; kế
hoạch và cam kết nộp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn:
nộp 01 bản chính;
b) Tờ khai hải quan của số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia
hạn; hợp đồng mua bán hàng hoá: nộp 01 bản chụp (đối với trường hợp thuộc thẩm
quyền gia hạn của Chi cục trưởng Hải quan); hồ sơ khai thuế của số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn: nộp 01 bản chụp (đối với trường hợp
không thuộc thẩm quyền gia hạn của Chi cục trưởng Hải quan); Báo cáo số tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp phát sinh tại thời điểm phát sinh các
nguyên nhân: 01 bản chính;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định số
83/2013/NĐCP thì cần có thêm:
c.1) Biên bản xác định mức độ thiệt hại, giá trị thiệt hại của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền; biên bản xác nhận vụ việc được lập ngay sau khi xảy ra
thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị
trấn: nộp 01 bản chính;
c.2) Xác nhận của Công an tỉnh, thành phố hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi
phát sinh nguyên nhân đề nghị gia hạn đối với trường hợp bị thiên tai, hỏa
hoạn, tai nạn bất ngờ: nộp 01 bản chính;
d) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định số
83/2013/NĐCP thì cần có thêm:
d.1) Quyết định thu hồi địa điểm sản xuất, kinh doanh của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với địa điểm sản xuất cũ của doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật, không phải di dời địa điểm sản xuất kinh doanh theo mục đích yêu
cầu của doanh nghiệp: nộp 01 bản chụp;
d.2) Văn bản xác nhận của chính quyền địa phương về việc doanh nghiệp phải
ngừng sản xuất kinh doanh do di chuyển địa điểm: nộp 01 bản chính;
d.3) Văn bản xác nhận của cơ quan thuế địa phương quản lý trực tiếp người nôp
thuế về mức độ thiệt hại trực tiếp do phải di chuyển địa điểm kinh doanh, giá
trị thiệt hại phải được xác định căn cứ vào hồ sơ, chứng từ và các chế độ quy
định của pháp luật có liên quan trực tiếp, gồm: giá trị còn lại của nhà,
xưởng, kho, trang thiết bị bị phá dỡ không thu hồi được vốn (nguyên giá sau
khi trừ chi phí đã khấu hao), chi phí tháo dỡ trang thiết bị, nhà xưởng ở cơ
sở cũ, chi phí vận chuyển lắp đặt ở cơ sở mới (sau khi trừ đi chi phí thu
hồi), chi phí trả lương cho người lao động do ngừng làm việc (nếu có), trường
hợp phức tạp, liên quan đến chuyên ngành kinh tế kỹ thuật khác phải có văn bản
xin ý kiến cơ quan chuyên môn: 01 bản chính;
đ) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số
83/2013/NĐCP thì cần có thêm:
đ.1) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với người nộp thuế hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng chưa được thanh toán vốn đầu tư đã được ghi trong
dự toán ngân sách nhà nước về tiền thuế phải nộp bằng nguồn vốn từ ngân sách
nhà nước nhưng chưa được ngân sách nhà nước thanh toán; 01 bản chính;
đ.2) Văn bản xác nhận của Kho bạc Nhà nước xác nhận về số vốn đã được ngân
sách nhà nước cấp: 01 bản chính;
e) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định số
83/2013/NĐCP:
e.1) Đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng
xuất khẩu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này nhưng có
chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu phải gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275
ngày: Trong văn bản đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày, người
nộp thuế phải giải trình rõ việc dự trữ nguyên liệu, vật tư, mô tả quy trình,
thời gian sản xuất phù hợp với thực tế của việc dự trữ nguyên liệu, vật tư: 01
bản chính; Giấy tờ chứng minh việc kéo dài thời hạn giao hàng trên hợp đồng
xuất khẩu sản phẩm 275 ngày có nguyên nhân do thời hạn giao hàng trên hợp đồng
xuất khẩu sản phẩm phải kéo dài hơn: nộp 01 bản chụp.
e.2) Đối với trường hợp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định
83/2013/NĐCP phải có thêm: chứng từ, tài liệu liên quan đến nguyên nhân không
có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn khách quan đặc biệt.
3. Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được gia hạn thực hiện theo quy
định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐCP.
4. Thời gian gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực hiện theo
quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐCP. Riêng đối với nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự
trữ nguyên liệu, vật tư dài hơn 275 ngày quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31
Nghị định 83/2013/NĐCP thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá thời hạn
phải giao hàng ghi trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu đề nghị kéo dài thời hạn nộp thuế hoặc không quá chu kỳ sản
xuất sản phẩm nhưng không quá 01 năm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 31
Nghị định 83/2013/NĐCP.
5. Thủ tục gia hạn:
a) Người nộp thuế thuộc diện được gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d (đối với nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ
nguyên liệu, vật tư dài hơn 275 ngày) khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐCP
phải lập và gửi hồ sơ gia hạn cho cơ quan hải quan nơi có khoản nợ tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn.
b) Người nộp thuế gặp khó khăn khách quan đặc biệt thuộc diện do Thủ tướng
Chính phủ quyết định gia hạn theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính phải lập
và gửi hồ sơ gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho Tổng cục Hải
quan.
c) Cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt tiếp nhận, kiểm tra, xác nhận thông tin và xử lý hồ sơ gia hạn theo
quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế.
Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu có chu
kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu, vật tư dài hơn 275 ngày được gia hạn theo quy
định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐCP, Chi cục Hải quan nơi
đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ và
xử lý như sau:
c.1) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không đúng đối tượng thì Chi cục có văn
bản thông báo với người nộp thuế nêu rõ lý do. Thời hạn xử lý đối với trường
hợp này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
c.2) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng đối tượng Chi cục phải báo cáo để Cục Hải
quan xem xét, quyết định chấp thuận việc gia hạn thời hạn nộp thuế hơn 275
ngày. Thời hạn xử lý đối với trường hợp này trong vòng 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ.
c.3) Trường hợp cần kiểm tra xác định chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên
liệu, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra thực tế. Việc kiểm tra
và giải quyết gia hạn thời hạn nộp thuế không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ. Việc kiểm tra phải lập thành biên bản trong đó nêu rõ chu kỳ
sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu, vật tư đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế.
Kết quả kiểm tra xử lý như sau:
c.3.1) Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275
ngày thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản về kết quả
kiểm tra Cục Hải quan có văn bản chính thức thông báo cho người nộp thuế biết;
c.3.2) Trường hợp đủ điều kiện thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày
lập biên bản về kết quả kiểm tra, Cục Hải quan có văn bản chấp thuận việc gia
hạn thời hạn nộp thuế hơn 275 ngày, phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật
tư, nguyên liệu của người nộp thuế.
d) Tổng cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt đối với các trường hợp gặp khó khăn khách quan đặc biệt khác
quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐCP, báo cáo Bộ
trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từng
trường hợp cụ thể.
6. Thẩm quyền gia hạn
a) Chi cục trưởng Hải quan nơi có thẩm quyền gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp
đúng hạn theo quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị
định 83/2013/NĐCP nhưng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia
hạn chỉ phát sinh tại một Chi cục Hải quan.
b) Cục trưởng Cục Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đúng hạn
theo quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 31 Nghị định
83/2013/NĐCP nhưng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn
phát sinh tại nhiều Chi cục Hải quan trong cùng một Cục Hải quan và gia hạn
nộp tiền thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất
khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu, vật tư dài hơn 275 ngày theo quy
định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐCP .
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng
nộp đúng hạn theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị
định 83/2013/NĐCP nhưng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia
hạn phát sinh tại nhiều Cục Hải quan.
d) Các trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều
31 Nghị định số 83/2013/NĐCP, Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 134. Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 65 Luật Quản lý thuế, được
sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 thuộc đối tượng
được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Điều kiện xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 65 thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều
32 Nghị định số 83/2013/NĐCP.
3. Hồ sơ đề nghị xoá nợ gồm:
a) Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Cục Hải quan
nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc đối tượng
được xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trong đó nêu rõ lý do, số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xoá nợ: nộp 01 bản chính;
b) Hồ sơ hải quan của số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xoá nợ:
nộp 01 bản chụp;
c) Tùy từng trường hợp, người nộp thuế nộp thêm tài liệu, chứng từ liên quan
đến việc đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, cụ thể như sau:
c.1) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật quản lý thuế:
Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tuyên bố phá sản doanh
nghiệp: nộp 01 bản chính;
c.2) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật quản lý thuế:
Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án; Quyết
định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án hoặc các văn bản của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh một người là đã chết, mất tích, mất
năng lực hành vi dân sự : nộp 01 bản chính;
c.3) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật quản lý thuế được bổ
sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý
thuế số 21/2012/QH13:
Văn bản, tài liệu kèm theo của hồ sơ cưỡng chế nợ thuế đã thực hiện đầy đủ các
biện pháp cưỡng chế (đến biện pháp cuối cùng: thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu
tư. Trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư thì phải có văn
bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền): nộp 01 bộ bản chụp;
4. Thẩm quyền và trình tự, thời gian giải quyết xoá nợ:
a) Thẩm quyền xóa nợ thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật quản lý thuế
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13.
b) Trình tự giải quyết:
b.1) Cục trưởng Cục Hải quan nơi có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt của người nộp thuế có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra, thẩm định tính
chính xác, đầy đủ của hồ sơ và đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt gửi cấp có thẩm quyền xóa nợ theo quy định.
b.2) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xem xét và quyết định
xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền hoặc tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định
tính chính xác đầy đủ của hồ sơ và đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm
quyền xóa nợ của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc báo cáo Bộ Tài chính xem xét
trình Thủ tướng Chính phủ xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ
tướng Chính phủ.
b.3) Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách
nhiệm xem xét và quyết định xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền.
c) Thời gian giải quyết hồ sơ xóa nợ thực hiện theo Điều 68 Luật Quản lý thuế.
Mục 8. HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ THUẾ
Điều 135. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
1. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, người nước ngoài nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa
vụ nộp thuế.
2. Người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan
quản lý thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi xuất cảnh. Cơ quan hải
quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thông tin điện tử cho cơ quan
quản lý xuất nhập cảnh biết về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Nội dung thông báo gồm họ và tên người
chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, ngày sinh, quốc tịch, số chứng minh nhân
dân/hộ chiếu, cơ quan hải quan nơi quản lý số thuế nợ phát sinh.
3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của
người xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế nêu tại khoản 1 Điều này theo
đúng quy định tại Điều 53 Luật Quản lý thuế và khoản 3 Điều 40 Nghị định số
83/2013/NĐCP.
Điều 136. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản,
chấm dứt hoạt động
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực
hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế, pháp luật về doanh nghiệp,
pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa
vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản như sau:
a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên; chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, người đại
diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp chịu
trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường
hợp giải thể.
b) Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ
nộp thuế của hợp tác xã trong trường hợp giải thể.
c) Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ
nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp phá sản.
2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm
dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp
luật:
a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản doanh
nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ
tịch hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ tịch
hội đồng quản trị của công ty cổ phần, trưởng ban quản trị của hợp tác xã chịu
trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại.
b) Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ
nộp thuế thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn
lại.
c) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì tổ
trưởng tổ hợp tác chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại.
Điều 137. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh
nghiệp
1. Trước khi được tổ chức lại, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa
vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trường hợp doanh nghiệp bị tổ chức lại chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
trước khi tổ chức lại thì phải có văn bản xác định nghĩa vụ nộp thuế của từng
doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại và các doanh nghiệp hình thành sau
khi tổ chức lại phải có cam kết bằng văn bản với cơ quan hải quan về việc sẽ
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế do doanh nghiệp bị tổ chức lại chuyển giao.
3. Cơ quan thuế không được cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp hình thành sau
khi tổ chức lại nếu không có xác nhận bằng văn bản của cơ quan hải quan về
việc doanh nghiệp đã thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 138. Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
1. Khi có nhu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (bao gồm xác nhận
số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản đã nộp khác và/hoặc số
tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước), người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế gửi Tổng cục Hải quan, trong đó nêu rõ các nội dung:
a) Tên người nộp thuế, mã số thuế;
b) Nội dung, mục đích, yêu cầu xác nhận;
c) Tài liệu chứng minh nội dung yêu cầu xác nhận (bản chụp).
Trường hợp người nộp thuế có yêu cầu xác nhận thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thì
văn bản đề nghị phải do người đại diện theo quy định của pháp luật ký, đóng
dấu;
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế khi người nộp thuế có văn bản yêu cầu theo đúng quy định của pháp
luật.
Trường hợp không xác nhận phải có văn bản thông báo cụ thể lý do không xác
nhận.
Trường hợp cần kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin về tình hình thực hiện
nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trước khi xác nhận, cơ quan hải quan gửi
thông báo cho người nộp thuế biết lý do chưa xác nhận.
Thời hạn phải trả kết quả cho người nộp thuế là trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu xác nhận của người nộp thuế.
3. Trong thời gian 15 ngày (kể từ ngày Tổng cục Hải quan phát hành văn bản
xác nhận nợ thuế), Cục Hải quan tỉnh, thành phố trên cơ sở chứng từ, sổ sách
kế toán thuế xuất nhập khẩu kiểm tra việc nợ thuế của doanh nghiệp. Trường hợp
xác định doanh nghiệp còn nợ thuế bao gồm cả số liệu trên hệ thống kế toán
thuế (KT559) và các trường hợp không phản ánh trên hệ thống này liên quan đến
hoạt động xuất nhập khẩu thì kịp thời báo cáo ngay về Tổng cục Hải quan để xác
nhận lại tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp. Quá thời hạn nêu trên nếu Cục
Hải quan tỉnh, thành phố không thông báo về Tổng cục thì phải chịu trách nhiệm
về các khoản nợ của doanh nghiệp tại đơn vị mình.
4. Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
để giải thể, chấm dứt hoạt động, đóng mã số thuế, kể từ ngày Tổng cục Hải quan
phát hành văn bản xác nhận nợ thuế, nếu doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục xuất
nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì phải nộp đủ thuế và các khoản
nộp ngân sách Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trước khi nhận
hàng.
5. Xác nhận nợ thuế của Tổng cục Hải quan có giá trị sau 30 ngày kể từ ngày
ký văn bản. Doanh nghiệp phải cam kết không có các khoản nợ thuế và các khoản
phải nộp ngân sách Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tính đến
ngày ký văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các cam kết đó.
Phần VI
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN, THANH TRA THUẾ
Chương I
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
Điều 139. Đối tượng kiểm tra sau thông quan
Hồ sơ hải quan, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ, tài liệu, dữ
liệu có liên quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan của chủ hàng;
của người được chủ hàng ủy quyền; của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu;
của đại lý làm thủ tục hải quan và của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu
chính, dịch vụ chuyển phát nhanh (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) là đối
tượng kiểm tra sau thông quan.
Điều 140. Nguyên tắc, mục đích, thời hạn kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau thông quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các
chứng từ, hồ sơ mà doanh nghiệp đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan;
thẩm định việc tuân thủ của doanh nghiệp đối với pháp luật hải quan, pháp luật
thuế và các pháp luật khác liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu.
Cơ quan hải quan áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm
tra, phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra sau thông quan
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các hồ sơ hải quan,
hàng hóa đã thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải
quan. Trường hợp doanh nghiệp có sai phạm tương tự ngoài thời hạn kiểm tra,
doanh nghiệp có trách nhiệm tự rà soát và thực hiện khai bổ sung, nộp đủ tiền
thuế theo quy định.
Điều 141. Phạm vi kiểm tra sau thông quan
Căn cứ yêu cầu của mỗi cuộc kiểm tra sau thông quan và từng trường hợp kiểm
tra, cơ quan hải quan xác định phạm vi kiểm tra sau thông quan:
1. Kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu một mặt hàng của một doanh nghiệp trong
một giai đoạn.
2. Kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu nhiều mặt hàng của một doanh nghiệp
trong một giai đoạn.
3. Kiểm tra một hoặc nhiều nội dung (ví dụ kiểm tra chính sách, trị giá, mã
số, xuất xứ) của một hoặc nhiều mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh
nghiệp trong một giai đoạn.
4. Kiểm tra một hoặc nhiều loại hình xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh
nghiệp trong một giai đoạn.
5. Kiểm tra tất cả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh nghiệp trong
một giai đoạn.
Điều 142. Nội dung kiểm tra sau thông quan
1. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan đang lưu giữ tại
doanh nghiệp và cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu;
2. Kiểm tra tính chính xác của các căn cứ tính thuế, tính chính xác của việc
khai các khoản thuế phải nộp, được miễn, không thu, được hoàn;
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế;
4. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hải quan.
5. Kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan tại trụ sở
chính của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp, cửa hàng, nơi sản xuất hoặc
nơi lưu giữ hàng hóa trong trường hợp cần thiết.
Điều 143. Xác minh trong kiểm tra sau thông quan
1. Xác minh là việc cơ quan hải quan yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên
quan hoặc có khả năng giúp làm rõ các vấn đề nghi vấn, bất hợp lý hoặc các dấu
hiệu vi phạm pháp luật.
2. Người yêu cầu xác minh là: Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố; Cục trưởng
Cục Kiểm tra sau thông quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan;
Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan.
3. Đối tượng xác minh là các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có
liên quan.
4. Việc xác minh có thể thực hiện bằng hình thức gửi văn bản yêu cầu và đề
nghị trả lời bằng văn bản; hoặc cử người làm việc trực tiếp với đối tượng xác
minh theo giấy giới thiệu của người yêu cầu xác minh. Kết quả xác minh được
ghi nhận bằng biên bản làm việc; biên bản này có giá trị là căn cứ xem xét vụ
việc.
5. Trường hợp xác minh trực tiếp, đơn vị có nhu cầu tự thực hiện việc xác
minh hoặc đề nghị đơn vị hải quan có điều kiện thuận lợi thực hiện và thông
báo kết quả.
Điều 144. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan là hoạt động thường
xuyên của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông
quan đến ngày thông báo kiểm tra.
2. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan được thực hiện theo
nguyên tắc quản lý rủi ro trên cơ sở các thông tin, hồ sơ:
a) Các thông tin, nghi vấn từ cơ sở dữ liệu của ngành.
b) Các dấu hiệu vi phạm, nghi ngờ từ các Chi cục Hải quan làm thủ tục thông
quan hàng hóa, các đơn vị nghiệp vụ chuyển.
c) Các thông tin do Chi cục Kiểm tra sau thông quan thu thập được về dấu hiệu
vi phạm liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.
3. Thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan:
Khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, Cục trưởng Cục Hải
quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan có văn bản thông báo về
nội dung, thời gian kiểm tra gửi doanh nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp
hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu được kiểm tra, giải trình những nội dung liên quan và kiểm tra thực
tế hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan nếu cần thiết. Thời gian kiểm tra tối
đa là 02 ngày làm việc; nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm
tra.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của
cơ quan hải quan; cử đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (sau
đây gọi tắt là đại diện có thẩm quyền) đến làm việc, giải trình, cung cấp hồ
sơ hải quan, chứng từ tài liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
đã thông quan trong thời hạn 60 ngày do doanh nghiệp lưu giữ, để làm rõ các
vấn đề cơ quan hải quan nghi vấn.
4. Kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, công chức hải quan thực
hiện kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm báo cáo phạm vi, nội dung, quá
trình kiểm tra, kết quả kiểm tra và đề xuất dự thảo nội dung thông báo kết quả
kiểm tra, biện pháp xử lý kết quả kiểm tra để người có thẩm quyền xem xét
quyết định. Cụ thể như sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng
minh việc xuất khẩu, nhập khẩu và số tiền thuế đã khai, đã nộp là đúng thì hồ
sơ hải quan được chấp nhận.
b) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng và
đồng ý với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì doanh nghiệp
thực hiện khai bổ sung, nộp đủ thuế theo quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày Thông báo kết quả kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện khai
bổ sung và nộp đủ tiền thuế theo quy định, cơ quan hải quan ban hành quyết
định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
c) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng,
nhưng chưa thống nhất với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan
thì cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
d) Trường hợp doanh nghiệp không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc từ
chối, hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn cung cấp hồ sơ, tài liệu, thời hạn
giải trình theo yêu cầu của cơ quan hải quan, cơ quan hải quan lập biên bản vi
phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và cập nhật vào
hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải
quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp; xem
xét ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định của pháp luật, hoặc quyết
định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong trường hợp chưa đủ cơ sở ấn định
thuế.
Thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra ký, ban hành thông báo kết quả
kiểm tra cho doanh nghiệp bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết
thúc kiểm tra đối với trường hợp nêu tại điểm a, b khoản 4 điều này. Trường
hợp tiếp tục kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp nêu tại điểm b, c, d khoản 4
điều này, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh
nghiệp trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở
cơ quan hải quan.
5. Việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
thực hiện theo hướng dẫn tại Chương III Phần này.
Điều 145. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp
1. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp :
a) Kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại
trụ sở cơ quan hải quan chuyển theo Điều 144 của Thông tư này.
b) Kiểm tra sau thông quan khi có dấu hiệu doanh nghiệp vi phạm pháp luật.
c) Kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch để thẩm định sự tuân thủ pháp luật
của doanh nghiệp và được thực hiện theo kế hoạch do Tổng cục Hải quan phê
duyệt trên cơ sở đề nghị của Cục hải quan tỉnh, thành phố
d) Kiểm tra sau thông quan theo chuyên đề, do Thủ trưởng cơ quan hải quan cấp
trên chỉ đạo;
2. Thời hạn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Trường hợp kiểm tra sau thông quan theo điểm c, khoản 1 Điều này thời hạn
là 15 ngày làm việc.
b) Trường hợp kiểm tra sau thông quan theo điểm a, b, d khoản 1 Điều này thời
hạn kiểm tra là 05 ngày làm việc.
c) Trong trường hợp cần thiết, người ban hành quyết định kiểm tra quyết định
gia hạn thời gian kiểm tra một lần, thời gian gia hạn không quá thời hạn quy
định tại khoản a, b khoản này. Lý do gia hạn, thời gian gia hạn được ghi trên
quyết định gia hạn thông báo cho doanh nghiệp được kiểm tra biết.
3. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi ban hành quyết định theo quy
trình do Tổng cục hải quan ban hành. Trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan
thực hiện khảo sát tại doanh nghiệp trước khi quyết định kiểm tra.
b) Ra quyết định, thông báo quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của
doanh nghiệp:
b.1) Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp do Tổng
cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục
trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan ban hành;
b.2) Đối với các trường hợp kiểm tra theo quy định tại điểm a, c, d khoản 1
Điều này, quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax
cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là
05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.
Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm theo điểm b khoản này được thực
hiện ngay sau khi công bố quyết định, không phải thông báo trước. Trong trường
hợp này, quyết định kiểm tra được trao trực tiếp cho doanh nghiệp, trong giờ
làm việc.
c) Trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định kiểm tra thì cơ quan hải
quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp
luật, cập nhật vào hệ thống quản lý rủi ro để áp dụng biện pháp kiểm tra của
cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh
nghiệp và ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định.
d) Thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp:
d.1) Trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra.
d.2) Doanh nghiệp có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền và các cán bộ có
liên quan cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu và trực tiếp làm
việc về các nội dung kiểm tra với đoàn kiểm tra.
d.3) Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo phạm vi, nội dung, thời gian ghi
trên quyết định.
d.4) Các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra giữa đại
điện có thẩm quyền của doanh nghiệp hoặc cán bộ có liên quan đã làm việc trực
tiếp với đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra.
d.5) Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra với thủ trưởng đơn vị tổ chức thực
hiện kiểm tra và người quyết định kiểm tra.
4. Kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở doanh
nghiệp, trưởng đoàn kiểm tra phải lập và gửi bản dự thảo kết luận kiểm tra cho
doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản dự thảo kết luận
kiểm tra, doanh nghiệp phải hoàn thành việc giải trình (có văn bản giải trình
kèm tài liệu chứng minh hoặc có văn bản đề nghị làm việc trực tiếp với thủ
trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra) trong trường hợp chưa thống nhất với
nội dung dự thảo kết luận kiểm tra.
Hết thời hạn trên, doanh nghiệp không gửi văn bản giải trình thì coi như đồng
ý với nội dung dự thảo kết luận của trưởng đoàn kiểm tra.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn giải trình của
doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra có trách nhiệm:
c.1) Xem xét văn bản giải trình của doanh nghiệp hoặc làm việc với đại diện có
thẩm quyền của doanh nghiệp trong trường hợp còn vấn đề cần làm rõ. Nội dung
làm việc được ghi nhận bằng biên bản làm việc để làm căn cứ xem xét, ban hành
bản kết luận kiểm tra.
c.2) Hết thời hạn, thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra ký, ban hành
bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.
d) Đối với những trường hợp phức tạp, trường hợp cần có yêu cầu chuyên môn, kỹ
thuật chuyên ngành, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì việc ban hành
kết luận được thực hiện sau khi có ý kiến của các cơ quan, đơn vị chuyên
ngành.
5. Việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp
thực hiện theo hướng dẫn tại Chương III Phần này.
Điều 146. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn kiểm tra.
Trưởng đoàn kiểm tra được thực hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ của đoàn
kiểm tra, cụ thể:
1. Tổ chức, chỉ đạo phân công công việc cho các thành viên trong đoàn kiểm
tra thực hiện kiểm tra đúng phạm vi, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết
định kiểm tra sau thông quan;
2. Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn
bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra; kiểm tra thực
tế hàng hóa, (trong trường hợp cần thiết );
3. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp
thông tin, chứng từ, tài liệu về các nội dung liên quan đến vụ việc, đối
tượng, hàng hóa đang được kiểm tra, trong thời gian thực hiện quyết định kiểm
tra;
4. Trực tiếp ký hoặc phân công thành viên trong đoàn kiểm tra ký các biên bản
kiểm tra trong quá trình kiểm tra.
5. Báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra (sau khi đã lấy ý kiến
của các thành viên đoàn kiểm tra) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung
thực, khách quan của nội dung báo cáo; đề xuất xử lý kết quả kiểm tra để thủ
trưởng đơn vị ký bản kết luận kiểm tra.
6. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 147. Quản lý, phân công kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh
nghiệp
1. Quản lý thực hiện kiểm tra sau thông quan:
a) Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông
quan trong phạm vi toàn quốc; phê duyệt kế hoạch kiểm tra sau thông quan đối
với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch, theo chuyên đề; phân công đơn vị thực
hiện đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp
ngoài địa bàn quản lý.
b) Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo kiểm tra
hoạt động kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.
2. Phân công, quyết định và tổ chức thực hiện việc kiểm tra sau thông quan
tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra
sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc đối với các
trường hợp:
a.1) Các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách lớn, các loại hình,
mặt hàng xuất nhập khẩu có độ rủi ro cao;
a.2) Các doanh nghiệp đã được kiểm tra sau thông quan, nhưng có dấu hiệu vi
phạm cần tiếp tục thực hiện kiểm tra sau thông quan,.
a.4) Vấn đề mà địa phương thực hiện không thống nhất;
a.5) Các doanh nghiệp lớn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại nhiều địa
phương;
a.6) Các trường hợp kiểm tra theo chuyên đề;
a.7) Các trường hợp khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt.
b) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định, tổ chức thực hiện kiểm
tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đối với trường hợp kiểm tra theo kế
hoạch hoặc theo chuyên đề.
c) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan quyết định, thực hiện kiểm
tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp theo địa bàn quản lý được phân công
đối với trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm.
Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân
công, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công
đơn vị thực hiện kiểm tra.
Chương II
THANH TRA THUẾ
Điều 148. Nguyên tắc thanh tra thuế
Thanh tra thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và pháp luật về
thanh tra.
Điều 149. Mục đích của thanh tra thuế
Mục đích hoạt động thanh tra thuế nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc
phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế, về hải
quan.
Điều 150. Đối tượng thanh tra thuế
Đối tượng thanh tra thuế là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành
pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 151. Nội dung thanh tra thuế
1. Nội dung thanh tra thuế thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số
82/2012/NĐCP ngày 9/10/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động
thanh tra ngành Tài chính.
2. Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải thực hiện đúng yêu cầu, nội
dung, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết
phải thay đổi nội dung ghi trong quyết định thanh tra thì thực hiện theo quy
định pháp luật về thanh tra.
Điều 152. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn
thanh tra
Khi tiến hành thanh tra thuế, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra
có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53, Điều 54 Luật thanh tra số
56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thanh
tra.
Điều 153. Các trường hợp thanh tra thuế
Cơ quan hải quan thực hiện thanh tra thuế trong các trường hợp quy định tại
Điều 81 Luật Quản lý thuế. Trường hợp thanh tra thuế quy định tại khoản 2 Điều
81 Luật Quản lý thuế, cụ thể là khi người nộp thuế có một trong những dấu hiệu
vi phạm pháp luật về thuế sau đây:
1. Có hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhưng đã vi phạm nhiều lần;
2. Vi phạm ở nhiều địa bàn;
3. Vi phạm liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân (cơ quan hải quan có căn cứ
để nhận định rằng người nộp thuế cấu kết, thông đồng với nhiều tổ chức, cá
nhân để thực hiện hành vi gian lận thuế, trốn thuế);
4. Có dấu hiệu trốn thuế;
5. Có dấu hiệu tẩu tán tài liệu, tang vật nhằm trốn thuế, gian lận thuế trong
khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp;
6. Có dấu hiệu vi phạm mới liên quan đến thuế sau khi cơ quan hải quan đã kết
thúc việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp;
7. Vụ việc có tính chất phức tạp, nghiêm trọng, như: số tiền thuế bị chiếm
đoạt lớn; người nộp thuế sử dụng các chứng từ, tài liệu không hợp pháp hoặc có
dấu hiệu giả mạo để kê khai thuế.
Điều 154. Thẩm quyền quyết định thanh tra thuế
Thanh tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan
tỉnh, thành phố quyết định.
Điều 155. Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng thanh tra
1. Thông tin để làm căn cứ quyết định thanh tra phải cụ thể, có liên quan
trực tiếp đến đối tượng, vụ việc cần thanh tra.
2. Nguồn thông tin cần khai thác, thu thập
a) Khai thác từ các nguồn thông tin chính thức trong ngành hải quan (hệ thống
thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, hồ sơ, hàng hoá xuất nhập khẩu; kết
quả phúc tập hồ sơ, kết quả kiểm tra sau thông quan và thanh tra; dấu hiệu vi
phạm do các đơn vị hải quan báo cáo, phản ánh...).
b) Thu thập thông tin ngoài ngành hải quan (từ các cơ quan, đơn vị khác có
liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: cơ quan quản lý thuế, ngân hàng,
vận tải, bảo hiểm, giám định, hiệp hội doanh nghiệp, phản ánh của báo đài và
từ đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân).
c) Các thông tin khác mà lực lượng kiểm tra sau thông quan, điều tra chống
buôn lậu có được (từ người đưa tin, mua tin, từ các hoạt động hợp tác quốc tế
và từ các thông tin khác).
Điều 156. Lập báo cáo, kế hoạch thanh tra
1. Nghiên cứu, phân tích thông tin đã lựa chọn, lập báo cáo đánh giá tình
hình theo các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tình hình, số liệu tổng quát về doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu
của doanh nghiệp (mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu, số lượng tờ khai hải quan,
loại hình kinh doanh, kim ngạch xuất nhập khẩu, số tiền thuế phát sinh và việc
thực hiện nghĩa vụ về thuế hàng năm, tình hình chấp hành pháp luật);
b) Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm, dấu hiệu vi phạm pháp luật về
thuế, tính chất, quy mô của rủi ro về số thu;
c) Đề xuất nội dung, kế hoạch thanh tra, trong đó cần làm rõ nội dung trọng
tâm, trọng điểm; những tổ chức, cá nhân liên quan cần kiểm tra, xác minh.
2. Lập kế hoạch thanh tra, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra;
b) Đối tượng thanh tra;
c) Quy mô, phạm vi thanh tra;
d) Nội dung thanh tra;
đ) Thời gian dự kiến tiến hành thanh tra.
Kế hoạch thanh tra được lập chi tiết cho từng nội dung thanh tra, trong đó nêu
rõ những công việc cần triển khai, phương pháp tiến hành, nơi cần đến làm
việc, thời gian triển khai, kết thúc, nhân sự đoàn thanh tra, nhiệm vụ của các
thành viên đoàn thanh tra.
Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch
thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị người ra quyết
định thanh tra xem xét, quyết định. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch
thanh tra phải nêu rõ lý do, nội dung sửa đổi, bổ sung và những nội dung khác
(nếu có). Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra có văn bản đồng ý về
việc sửa đổi, bổ sung thì Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào văn bản đó để tổ
chức thực hiện.
3. Kế hoạch thanh tra của Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi Tổng cục Hải quan
để điều phối chung trong trường hợp có trùng lặp giữa các đơn vị và để chỉ
đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ.
Điều 157. Đoàn thanh tra
Đoàn thanh tra gồm trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra;
trường hợp cần thiết, đoàn thanh tra có phó trưởng đoàn để giúp trưởng đoàn
thực hiện một số nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn
về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 158. Thời hạn thanh tra
1. Thời hạn một cuộc thanh tra do Tổng cục Hải quan tiến hành không quá 45
ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Trường hợp phức tạp có thể kéo
dài hơn, nhưng không quá 70 ngày.
2. Thời hạn một cuộc thanh tra do Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành
không quá 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Trường hợp phức tạp
có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.
Điều 159. Quyết định thanh tra
1. Quyết định thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra;
d) Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra.
2. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải
được gửi trực tiếp hoặc gửi bằng thư bảo đảm cho đối tượng thanh tra, trừ
trường hợp thanh tra đột xuất.
3. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, trưởng đoàn
thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh
tra.
Đối với trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định thanh tra thì
trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành
chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển người có thẩm quyền xử
phạt theo quy định của pháp luật.
Điều 160. Thực hiện thanh tra
Khi thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện các công việc như sau:
1. Công bố quyết định thanh tra:
a) Trưởng đoàn thanh tra giới thiệu thành viên của đoàn thanh tra, đọc toàn
văn quyết định thanh tra; giải thích cụ thể về mục đích, yêu cầu và nội dung
thanh tra để đại diện đối tượng thanh tra hiểu rõ và có trách nhiệm thực hiện
quyết định thanh tra; thông báo chương trình làm việc giữa đoàn thanh tra với
đối tượng thanh tra và những công việc khác có liên quan đến hoạt động thanh
tra. Trường hợp phạm vi thanh tra thuế bao gồm cả các đơn vị thành viên, chi
nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra
phải thông báo cụ thể danh sách, thời gian, nội dung thanh tra, quyền và nghĩa
vụ của các bên để đối tượng thanh tra chủ động được trong việc thực hiện;
b) Thông báo kế hoạch thanh tra và yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ,
tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Yêu cầu đại diện của đối tượng thanh tra báo cáo khái quát tình hình của
doanh nghiệp về một số nội dung: ngành nghề kinh doanh; cơ cấu tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ và hình thức hạch toán của các đơn vị trực thuộc thành viên,
chi nhánh, đơn vị trực thuộc; phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh; chuẩn
mực kế toán và niên độ kế toán áp dụng; số cán bộ, công nhân viên và tiền
lương; các đối tác liên doanh, liên kết (nếu có);
d) Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản.
2. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính
(gọi chung là tài liệu) có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được
thông quan do doanh nghiệp cung cấp. Trường hợp các tài liệu trên được lưu giữ
trong máy vi tính hoặc phương tiện lưu giữ khác thì doanh nghiệp phải giao cho
đoàn thanh tra cả các phương tiện lưu giữ đó. Đoàn thanh tra có trách nhiệm
kiểm đếm, bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu đúng mục đích, không để
thất lạc tài liệu. Trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hồ sơ, chứng từ, tài
liệu, trưởng đoàn thanh tra quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài
liệu. Việc niêm phong, mở niêm phong khai thác tài liệu hoặc huỷ bỏ niêm phong
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng cứ
Các nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực
của hồ sơ hải quan lưu tại doanh nghiệp; đối chiếu với hồ sơ hải quan lưu tại
cơ quan hải quan;
b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính
và các chứng từ khác có liên quan nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra việc doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về thuế,
quản lý thuế và quy định khác có liên quan;
d) Trường hợp cần thiết và có điều kiện thì thực hiện kiểm tra: Dây chuyền sản
xuất, máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật tư có liên quan đến việc sản xuất,
chế biến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu
hoặc hàng hoá là sản phẩm của quá trình gia công, sản xuất, chế biến từ hàng
hoá nhập khẩu đang được doanh nghiệp lưu giữ;
đ) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng thanh tra có hành vi vi
phạm pháp luật thì lập biên bản làm việc để xác nhận hành vi vi phạm đó, nếu
phát hiện dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì áp dụng các biện pháp quy định
tại các Điều từ 89 đến 91 Luật Quản lý thuế.
4. Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý, bao gồm các việc:
a) Yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình:
Đối với những vấn đề chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, thì trưởng đoàn thanh
tra hoặc thành viên đoàn thanh tra yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Nếu doanh
nghiệp giải trình bằng văn bản mà chưa rõ thì tổ chức đối thoại, chất vấn;
Kết thúc đối thoại, chất vấn phải lập biên bản, ghi đầy đủ, chính xác những
nội dung hai bên đã trao đổi, trường hợp cần thiết thì có thể ghi âm, ghi hình
cuộc đối thoại, chất vấn.
b) Thẩm tra, xác minh
b.1) Những chứng cứ và giải trình của doanh nghiệp chưa rõ thì phải xác minh
tại các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng, điều kiện làm rõ vấn
đề. Kết quả việc thẩm tra, xác minh được lập biên bản kèm theo đầy đủ tài liệu
chứng minh. Biên bản thẩm tra, xác minh là một căn cứ để tiến hành các bước
tiếp theo.
b.2) Đối với nội dung thẩm tra, xác minh, tài liệu cần được cung cấp; trưởng
đoàn thanh tra thuế phải thông báo cụ thể, đủ thời gian để đối tượng xác minh
chuẩn bị đầy đủ, chính xác.
c) Trưng cầu giám định
Đối với những vấn đề có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, đoàn thanh
tra không đủ khả năng, điều kiện kết luận thì trưởng đoàn thanh tra quyết định
trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định thực hiện theo quy định của pháp
luật.
5. Sau khi đã xác định rõ các vấn đề thuộc nội dung thanh tra, đoàn thanh tra
thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ chứng cứ, bổ sung tài liệu, số liệu và ký với
đối tượng thanh tra các biên bản làm việc hoặc bản xác nhận tài liệu, số liệu,
lập hồ sơ thanh tra.
Hồ sơ thanh tra là tài liệu gốc để lập biên bản thanh tra, bao gồm:
a) Các biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra, biên bản làm việc;
b) Các tài liệu, báo cáo của doanh nghiệp lập theo yêu cầu của đoàn thanh tra;
c) Các bảng kê tài liệu, số liệu mà đoàn thanh tra cùng lập với doanh nghiệp;
d) Các bản chụp chụp các tài liệu có liên quan;
đ) Các văn bản giải trình;
e) Các kết quả xác minh.
6. Xử phạt vi phạm hành chính
Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện sai phạm phải xử phạt hành chính theo
quy định của pháp luật thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh
tra lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc
chuyển người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính.
7. Bàn giao hồ sơ, tài liệu
Sau khi kết thúc việc thanh tra, từng thành viên đoàn thanh tra có trách
nhiệm:
a) Bàn giao các biên bản làm việc, bản xác nhận số liệu và toàn bộ chứng cứ
thu thập được cho trưởng đoàn thanh tra; tài liệu được lập thành danh mục,
đánh số thứ tự; lập báo cáo tóm lược vụ việc, đề xuất kết luận và kiến nghị xử
lý, nêu rõ căn cứ đề xuất;
b) Giao trả hồ sơ, tài liệu không cần giữ cho doanh nghiệp; thu giữ những hồ
sơ, tài liệu phục vụ cho các bước tiếp theo. Việc giao trả hoặc thu giữ hồ sơ,
tài liệu được lập thành biên bản.
Điều 161. Biên bản thanh tra
1. Kết thúc việc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra dự thảo biên bản thanh tra.
Trước khi biên bản thanh tra được ký chính thức với đối tượng thanh tra,
trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn thanh tra để thông qua biên bản thanh
tra hoặc cho các thành viên trong đoàn thanh tra tham gia ý kiến bằng văn bản
vào dự thảo biên bản thanh tra.
Biên bản thanh tra phải được lập và được ký trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra.
2. Biên bản thanh tra phải nêu rõ kết quả từng nội dung thanh tra, những sai
phạm và căn cứ để kết luận, theo các nội dung sau đây:
a) Phần đầu: Nêu các căn cứ pháp lý để lập biên bản;
b) Phần nội dung: Mô tả nội dung đã thanh tra, kết quả đối chiếu của đoàn
thanh tra với số liệu kê khai, báo cáo của người nộp thuế; giải thích lý do,
nguyên nhân; đưa ra các bằng chứng thanh tra;
c) Phần kết luận: Nêu cụ thể về từng nội dung đã thanh tra và khẳng định mức
độ vi phạm của người nộp thuế, trên cơ sở viện dẫn các quy định pháp luật cụ
thể; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị của đoàn
thanh tra về biện pháp xử lý.
3. Biên bản thanh tra phải được trưởng đoàn thanh tra và người nộp thuế (hoặc
đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người
nộp thuế (nếu có). Những nội dung đã thống nhất và những nội dung chưa thống
nhất giữa đoàn thanh tra và người nộp thuế đều phải được ghi nhận trong biên
bản thanh tra.
4. Đối tượng thanh tra có quyền nhận biên bản thanh tra thuế, yêu cầu giải
thích nội dung biên bản thanh tra thuế và các quyền khác quy định tại khoản 2
điều 86 Luật Quản lý thuế.
5. Trường hợp cần thiết phải gia hạn thời hạn thanh tra, trưởng đoàn thanh
tra báo cáo người ra quyết định thanh tra quyết định gia hạn và chỉ tiến hành
khi quyết định được ban hành.
Điều 162. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra
1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn
thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh
tra gửi người ra quyết định thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh
tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Báo
cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Báo cáo cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
b) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
c) Ý kiến khác nhau giữa thành viên đoàn thanh tra với trưởng đoàn thanh tra
về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị biện pháp xử
lý;
đ) Các quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm
và kiến nghị biện pháp xử lý.
2. Trong quá trình lập báo cáo và dự thảo kết luận thanh tra, nếu có những
vấn đề còn vướng mắc, trưởng đoàn thanh tra có thể trao đổi, tham khảo ý kiến
của các cơ quan, tổ chức hữu quan để đảm bảo cho việc kết luận thanh tra được
chính xác, khách quan.
3. Báo cáo kết quả thanh tra (do trưởng đoàn ký) phản ánh đầy đủ kết quả
những nội dung công việc đã thanh tra, những nội dung chưa tiến hành hoặc tiến
hành ngoài quyết định và kế hoạch thanh tra được duyệt, nguyên nhân; những ý
kiến không thống nhất của doanh nghiệp; những đề xuất về chính sách, chế độ
quản lý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyên
nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý.
4. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra trình người ra kết
luận thanh tra phải có đầy đủ ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên
trong đoàn thanh tra. Ý kiến tham gia phải khẳng định có đồng ý hay không đồng
ý với báo cáo, dự thảo kết luận của trưởng đoàn về nội dung công việc của bản
thân mình trực tiếp làm và các nội dung do người khác thực hiện, trường hợp
không đồng ý thì phải nêu rõ lý do. Nếu các thành viên của đoàn thanh tra có ý
kiến khác nhau về nội dung báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh
tra thì trưởng đoàn thanh tra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình.
Điều 163. Kết luận thanh tra
1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra,
người ra quyết định thanh tra thuế phải ra kết luận thanh tra, trừ trường hợp
nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội
dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ban hành quyết định
thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra
báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề
cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết, người
ra quyết định thanh tra yêu cầu đoàn thanh tra tiến hành thanh tra bổ sung để
làm rõ thêm một số nội dung. Kết quả thanh tra bổ sung phải được báo cáo bằng
văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản kết luận thanh tra.
3. Việc gửi kết luận thanh tra được thực hiện như sau:
a) Đối với cuộc thanh tra do Tổng cục Hải quan tiến hành thì kết luận thanh
tra phải gửi Thanh tra Bộ Tài chính, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan
quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan;
b) Đối với cuộc thanh tra do Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành thì kết
luận thanh tra phải gửi Tổng cục Hải quan, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Trường hợp qua thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu
tội phạm thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan
hải quan chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của
pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơ
quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của
pháp luật.
Điều 164. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế
Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ, quyền quy định tại Điều 86 Luật Quản
lý thuế.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾT LUẬN KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN, THANH TRA THUẾ
Điều 165. Những công việc phải thực hiện sau khi có kết luận kiểm tra sau
thông quan, thanh tra thuế
Sau khi có kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế, phải thực hiện
các công việc sau:
1. Ban hành quyết định ấn định thuế (nếu có).
2. Ban hành quyết định xử lý hành vi vi phạm hành chính (nếu có) và theo dõi,
đôn đốc, cưỡng chế thực hiện quyết định xử lý theo quy định của pháp luật. 3.
Trường hợp phát hiện có hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện
theo quy định tại khoản 2, Điều 76 Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật
về tố tụng hình sự.
4. Cập nhật các thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra thuế vào hệ thống cơ
sở dữ liệu để phục vụ quá trình quản lý tiếp theo.
5. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật để ngăn chặn và phòng ngừa hành vi vi phạm.
6. Thực hiện việc thu thuế, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế theo các quyết định
ấn định thuế và tiền chậm nộp thuế (nếu có) theo quy định của pháp luật.
7. Theo dõi, nhập số liệu vào chương trình kế toán và ra quyết định, tổ chức
thực hiện cưỡng chế doanh nghiệp nộp thuế theo quy định của pháp luật.
8. Báo cáo kết quả thu thuế cho người ban hành quyết định ấn định thuế.
Điều 166. Phân công thực hiện
1. Đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan:
a) Trường hợp Tổng cục Hải quan ký, ban hành quyết định kiểm tra sau thông
quan:
a.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện khoản 1 Điều 165 Thông tư
này.
a.2) Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện các công việc từ khoản 2
đến khoản 8 Điều 165 Thông tư này.
b) Trường hợp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ký quyết định kiểm tra
sau thông quan, thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp thực
hiện hoặc giao Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan thực hiện tất cả
các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này.
c) Trường hợp Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan quyết định, thực
hiện kiểm tra sau thông quan thì Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông
quan thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này.
2. Đối với hoạt động thanh tra thuế:
a) Trường hợp Tổng cục Hải quan thực hiện thanh tra thuế:
a.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện khoản 1 Điều 165 Thông tư
này.
a.2) Đơn vị thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế thuộc cơ quan Tổng cục thực hiện
các công việc sau:
a.2.1) Các công việc nêu tại các khoản 3 và khoản 5 Điều 165 Thông tư này;
a.2.2) Thực hiện hoặc chuyển người có thẩm quyền thực hiện công việc nêu tại
khoản 2 Điều 165 Thông tư này.
Sau khi Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quyết định ấn định thuế,
Đơn vị thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế thuộc cơ quan Tổng cục có trách
nhiệm:
a.2.3) Chuyển cho mỗi Cục Hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu 01 bản quyết định ấn định thuế, kèm bản kê chi tiết các tờ khai phải
ấn định thuế và số tiền thuế ấn định đã tính sẵn để các Cục Hải quan tổ chức
thực hiện việc thu thuế theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 165 Thông tư
này;
a.2.4) Theo dõi việc tổ chức thực hiện thu thuế của các Cục Hải quan theo các
quyết định ấn định do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành;
a.2.5) Phối hợp với Cục Hải quan nơi làm thủ tục xử lý, giải quyết vướng mắc
liên quan đến việc thực hiện quyết định ấn định thuế;
a.3. Cục Hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tổ chức,
chỉ đạo Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
thực hiện các công việc nêu tại các khoản 4, 6, 7 và 8 Điều 165 Thông tư này.
b. Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định, thực hiện thanh tra
thuế thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện tất cả các công việc
quy định tại Điều 165 Thông tư này.
PHẦN VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 167. Trách nhiệm thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này
ban hành quy trình thủ tục hải quan và hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện
thống nhất, bảo đảm vừa tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, vừa thực hiện tốt công tác quản lý hải quan.
2. Cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra,
giám sát hải quan; thực hiện việc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét
hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa,
gia hạn thời hạn nộp thuế, xét nộp dần tiền thuế nợ, xác định trước mã số, xác
định trước trị giá hải quan, xác định trước xuất xứ, xác nhận hoàn thành nghĩa
vụ nộp thuế, xóa nợ thuế, ấn định thuế, áp dụng thời hạn nộp thuế và các nội
dung quản lý thuế khác theo đúng quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư
này. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, cơ quan hải quan, người khai
hải quan, người nộp thuế báo cáo, phản ánh cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục
Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết từng trường hợp cụ thể.
Điều 168. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/11//2013.
Các tờ khai hải quan đăng ký từ ngày 01/7/2013 có phát sinh các thủ tục hướng
dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính
đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành;
Thủ tục hải quan đối với một số loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã
hướng dẫn tại Thông tư 196/2012/TTBTC nhưng được sửa đổi, bổ sung tại Thông
tư này thì thực hiện nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này.
Bãi bỏ các Thông tư số 194/2010/TTBTC ngày 06/12/2010, Thông tư số
92/2010/TTBTC ngày 17/06/2010, Thông tư số 106/2005/TTBTC ngày 05/12/2005,
Thông tư số 128/2010/TTBTC ngày 26/08/201, Thông tư số 01/2012/TTBTC ngày
03/01/2012; Mục 2 Chương II, Chương III Thông tư số 49/2010/TTBTC ngày
12/4/2010, Điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư số 193/2012/TTBTC ngày 15/11/2012;
quy định về thời hạn nộp thuế tại khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 11, điểm
1.2.5.4 và điểm 1.2.6 khoản 1 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TTBTC ngày
15/12/2010; quy định về thời hạn nộp thuế dầu thô xuất khẩu tại khoản 2 Điều
10 Thông tư 32/2009/TTBTC ngày 19/02/2009; Điều 12 Thông tư số 155/2011/TT
BTC ngày 11/11/2011 và các nội dung hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra,
giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có
hiệu lực thi hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Các nội dung về quản lý thuế đã được quy định tại Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Quản lý thuế thì thực hiện theo thời điểm có hiệu lực của
Luật (ngày 1/7/2013).
Cách xác định tiền chậm nộp tiền thuế đối với các tờ khai hải quan đăng ký
trước ngày 01/7/2013 nhưng người nộp thuế chậm nộp thuế và thực hiện nộp thuế
sau ngày 01/7/2013 thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 131 Thông tư này.
3. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này
được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế./.
Nơi nhận:
VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
VP Quốc Hội, VP Chủ tịch nước, VPCP;
Viện kiểm sát NDTC, Toà án NDTC;
Kiểm toán Nhà nước;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Văn phòng BCĐ TW về phòng chống tham nhũng;
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
Công báo;
Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
Website Chính phủ;
Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Website Bộ Tài chính;
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
Website Tổng cục Hải quan;
Lưu VT; TCHQ (05). KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00208410files/image001.gif)
| Thông tư 128/2013/TT-BTC | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-128-2013-TT-BTC-thu-tuc-hai-quan-thue-xuat-nhap-khau-va-quan-ly-thue-hang-hoa-xuat-nhap-khau-208410.aspx | {'official_number': ['128/2013/TT-BTC'], 'document_info': ['Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Đỗ Hoàng Anh Tuấn'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '10/09/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '25/10/2013', 'note': ''} |
19,333 | BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
NÔNG LÂM SẢN VÀ THUỶ SẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 114/QLCLKH
Vv thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp giao ban trực tuyến với các địa phương về công tác bảo đảm ATTP Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2014
Kính gửi: Thanh tra Bộ;
Các Tổng Cục: Thủy sản, Lâm nghiệp;
Các Cục: Trồng trọt, Chăn nuôi, Bảo vệ Thực vật, Thú y, Chế biến, TM
NLTS&NM.
Thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp giao ban
trực tuyến với các địa phương về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ngày
02/01/2014 và chỉ đạo của Bộ trưởng (Xin xem Thông báo ý kiến kết luận số
08/TBVPCP ngày 08/01/2014 gửi kèm) ;
Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản đề nghị các đơn vị theo phạm vi được Bộ
phân công quản lý triển khai các nhiệm vụ Phó Thủ tướng giao sau đây:
Tiếp tục triển khai Thông tư số 14/2011/TTBNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định
việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản
phẩm nông lâm thủy sản. Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh vật
tư nông nghiệp và thực phẩm đang bị xếp hạng C, tiến hành kiểm tra từng lô
hàng trước khi đưa ra thị trường; yêu cầu đóng cửa các cơ sở không khắc phục
được những vi phạm.
Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất, bảo quản nông sản thực phẩm (rau, quả, thủy, hải sản); vệ sinh
an toàn trong giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là tại các thành phố lớn và các
vùng sản xuất nông sản thực phẩm.
Khẩn trương hướng dẫn thực hiện Điểm c Khoản 5 Điều 9 Nghị định số
119/2013/NĐCP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, về vi phạm kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong nước. Trong đó hướng dẫn
cụ thể việc xử lý đối với trường hợp vận chuyển, kinh doanh động vật không có
giấy chứng nhận kiểm dịch, chưa rõ nguồn gốc, để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn
cho các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài ra để hoàn thành nhiệm vụ Bộ trưởng giao tại Thông báo kết luận số
271/TBBNNVP ngày 16/01/2014 đề nghị các Tổng Cục, Cục chuyên ngành khẩn
trương xây dựng kế hoạch công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP năm 2014 của
đơn vị mình, lưu ý lồng ghép các nhiệm vụ Phó Thủ tướng giao nêu trên vào bản
Kế hoạch và gửi về Cục Quản lý Chất lượng NLTS trong ngày 23/01/2014 để tổng
hợp (hiện nay Cục Quản lý CL NLTS mới nhận được Kế hoạch của Cục BVTV, Tổng
Cục Lâm nghiệp).
Trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận:
Như trên;
Bộ trưởng (để báo cáo);
Lưu VT, KH. CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Như Tiệp
| Công văn 114/QLCL-KH | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/The-thao-Y-te/Cong-van-114-QLCL-KH-nam-2014-thong-bao-y-kien-ket-luan-bao-dam-an-toan-thuc-pham-220070.aspx | {'official_number': ['114/QLCL-KH'], 'document_info': ['Công văn 114/QLCL-KH năm 2014 thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp giao ban trực tuyến với địa phương về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm do Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản', ''], 'signer': ['Nguyễn Như Tiệp'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thể thao - Y tế, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '21/01/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,334 | BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 8057/BKHĐTĐTNN
V/v điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư của Công ty cổ phần Golden Gain Việt Nam Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2013
Kính gửi: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Trả lời công văn số 3527/KH&ĐTĐTNN ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Sở Kế hoạch
và Đầu tư thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đầu tư
của Công ty cổ phần Golden Gain Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như
sau:
1. Chuyển nhượng cổ phần:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 87 Luật Doanh nghiệp, các cổ phần được tự do
chuyển nhượng. Theo đó Công ty Golden Gain Việt Nam Enterprises Limited chuyển
nhượng cổ phần trong Công ty cổ phần Golden Gain Việt Nam cho bà Nguyễn Thị
Thương là không trái với quy định nêu trên.
Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc
chuyển nhượng đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Vấn đề cần lưu ý:
Tại sổ đăng ký thành viên kèm theo hồ sơ, chủ sở hữu của Công ty Golden
Gain Việt Nam Enterprises Limited là Wesbrook Assets Limited và Don Di Lam,
Brook Taylor là các Giám đốc. Tuy nhiên, trong hồ sơ, chỉ có Nghị quyết của
Ban Giám đốc đồng ý việc chuyển nhượng và Hợp đồng chuyển nhượng ký giữa Công
ty Golden Gain Việt Nam Enterprises Limited và bà Nguyễn Thị Thương ngày
14/8/2013 do Giám đốc Brook Taylor ký. Đề nghị Nhà đầu tư bổ sung văn bản đồng
ý của chủ sở hữu liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần.
Theo quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài
chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước
ngoài lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh; những khoản tiền trả cho
việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ; tiền gốc và lãi các khoản vay
nước ngoài; vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; các khoản tiền và tài sản
khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
3. Các vấn đề khác của dự án, đề nghị xem xét, thẩm tra theo quy định của
pháp luật hiện hành.
Trên đây là một số ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Quý Sở tham khảo,
nghiên cứu và trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, quyết định theo
thẩm quyền./.
Nơi nhận:
Như trên;
UBND TP Hà Nội;
Vụ GS&TĐĐT;
Lưu: VT, Cục ĐTNN. TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Đỗ Nhất Hoàng
| Công văn 8057/BKHĐT-ĐTNN | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-8057-BKHDT-DTNN-nam-2013-dieu-chinh-Giay-chung-nhan-dau-tu-cong-ty-Golden-Gain-216201.aspx | {'official_number': ['8057/BKHĐT-ĐTNN'], 'document_info': ['Công văn 8057/BKHĐT-ĐTNN năm 2013 điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư của Công ty cổ phần Golden Gain Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Kế hoạch và Đầu tư', ''], 'signer': ['Đỗ Nhất Hoàng'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Đầu tư'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/10/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,335 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1036/QĐUBND Gia Lai, ngày 05 tháng 11 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC 02 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI
QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ
chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Quy định của Nghị định số
61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình
số 191/TTrSNNPTNT ngày 03/11/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố, phê duyệt kèm theo Quyết định này:
1. Công bố Danh mục gồm 02 thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Quyết định số 4044/QĐBNNTCLN
ngày 14/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phụ lục I kèm
theo).
2. Phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đối với 02 thủ
tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (Phụ lục II kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với
Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực
hiện công khai thủ tục hành chính và quy trình nội bộ được Chủ tịch UBND tỉnh
công bố, phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ
quyết định thời điểm thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số
102/2020/NĐCP ngày 01/9/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp
pháp Việt Nam.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chủ tịch UBND các huyện,thị xã,thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục KSTTHC Văn phòng Chính phủ;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
CT, các PCT UBND tỉnh;
Sở Thông tin và Truyền thông (Phòng CNTT);
Cổng thông tin điện tử tỉnh;
Trung tâm Phục vụ hành chính công;
Bưu điện tỉnh;
Lưu: VT, NC. CHỦ TỊCH
Võ Ngọc Thành
PHỤ LỤC I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1036/QĐUBND ngày 05 tháng 11 năm 2020 của
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai)
TT Thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện/Cách thức thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý
01 Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu 04 ngày làm việc. 06 ngày làm việc (trường hợp có thông tin vi phạm). Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua hòm thư điện tử tại Trung tâm Phục vụ hành chính công (Quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Địa chỉ: Số 69 Hùng Vương Tp.Pleiku tỉnh Gia Lai. Không Điều 8, Điều 9 Nghị định số 102/2020/NĐCP ngày 01/9/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam.
02 Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ 01 ngày làm việc (Trường hợp không phải xác minh). 04 ngày làm việc (trường hợp phải xác minh). 13 ngày làm việc (Trường hợp nghi ngờ cần kiểm tra xác minh). Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua bưu điện hoặc qua môi trường điện tử tại Trung tâm Phục vụ hành chính công (Quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Địa chỉ: Số 69 Hùng Vương Tp.PIeiku tỉnh Gia Lai. Không Chương III Nghị định số 102/2020/NĐCP ngày 01/9/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
PHỤ LỤC II
QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN THÀNH GIẢI
QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1036/QĐUBND ngày 05 tháng 11 năm 2020 của
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai)
TT Các bước Trình tự thự c hiện Bộ phận, cán bộ công chức, viên chức giải quyết hồ sơ Thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ Cơ quan phối hợp (nếu có) Trình các cấp có thẩm quyền cao hơn (nếu có) Mô tả quy trình
1. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu
1 Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Trung tâm PVHCC tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Kiểm lâm). 02 giờ Bưu điện tỉnh Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử xuất phiếu hẹn ngay sau khi nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ (trả lời ngay khi nộp hồ sơ trực tiếp; 01 ngày làm việc khi nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng hoặc qua hòm thư điện tử hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ).
2 Bước 2 Phân công và xử lý hồ sơ. Kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu. Chi cục Kiểm lâm 03 ngày Cán bộ, công chức chuyên môn thuộc Chi cục Kiểm lâm đối chiếu quy định hiện hành tham mưu xác nhận của Chi cục Kiểm lâm trên bảng kê gỗ; Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, tham mưu văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
3 Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm 04 giờ Xem xét, xác nhận trên Bảng kê gỗ hoặc Bảng kê sản phẩm gỗ; Ký duyệt thông báo không xác nhận bảng kê gỗ hoặc Bảng kê sản phẩm gỗ.
4 Bước 4 Trả kết quả Trung tâm PVHCC (quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). 02 giờ Bưu điện tỉnh Văn thư Chi cục ghi sổ, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử. Kết quả gửi chuyên môn lưu, giao TTPVHCC (quầy Sở Nông nghiệp và PTNT). Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT lưu hồ sơ, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
Tổng cộng 04 ngày làm việc
Lưu ý: Trường hợp có thông tin vi phạm thì thời hạn giải quyết là 06 ngày làm
việc
2. Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
1 Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Trung tâm PVHCC tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Kiểm lâm). 02 giờ Bưu điện tỉnh Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử xuất phiếu hẹn ngay sau khi nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ (trả lời ngay khi nộp hồ sơ trực tiếp; 01 ngày khi nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua bưu điện hoặc qua môi trường điện tử).
2 Bước 2 Thẩm định Chi cục Kiểm lâm 02 giờ (đối với trường hợp không phải xác minh) Cán bộ, công chức chuyên môn thuộc Chi cục Kiểm lâm đối chiếu quy định hiện hành tham mưu Phân loại doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.
03 ngày (đối với trường hợp phải xác minh)
10 ngày 04 giờ (đối với trường hợp nghi ngờ cần kiểm tra xác minh)
3 Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm 02 giờ (đối với trường hợp không phải xác minh) Xem xét, phê duyệt Phân loại doanh nghiệp trên hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.
04 giờ (đối với trường hợp phải xác minh)
02 ngày (đối với trường hợp nghi ngờ cần kiểm tra xác minh)
4 Bước 4 Trả kết quả Trung tâm PVHCC tỉnh (quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). 02 giờ Bưu điện tỉnh Văn thư Chi cục ghi sổ, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử. Kết quả gửi văn thư lưu, giao TTPVHCC (quầy Sở Nông nghiệp và PTNT). Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT lưu hồ sơ, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
Tổng cộng 01 ngày (đối với trường hợp không phải xác minh) 04 ngày (đối với trường hợp phải xác minh) 13 ngày (đối với trường hợp nghi ngờ cần kiểm tra xác minh)
| Quyết định 1036/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1036-QD-UBND-2020-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-moi-So-Nong-nghiep-Gia-Lai-457176.aspx | {'official_number': ['1036/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1036/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục 02 thủ tục hành chính mới và quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Gia Lai', ''], 'signer': ['Võ Ngọc Thành'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/11/2020', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,336 | BỘ NGOẠI GIAO
CỤC LÃNH SỰ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3157/LSPL
V/v Danh sách cập nhật các Mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng/Giấy xác nhận khỏi bệnh Covid của nước ngoài. Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2021
Kính gửi: Văn phòng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Các cơ quan ngoại vụ địa phương.
Tiếp các Công văn số 2974/LSPL ngày 06/8/2021, Công văn số 3100/LSPL ngày
13/8/2021 và Công văn số 3112/LSPL ngày 14/8/2021 của Cục Lãnh sự, liên quan
đến việc kiểm tra và công nhận Giấy chứng nhận tiêm chủng, Giấy xác nhận khỏi
bệnh COVID19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài, Cục Lãnh sự Bộ
Ngoại giao xin thông báo như sau:
Cục Lãnh sự đã nhận được thêm một số mẫu Giấy chứng nhận tiêm chủng/Giấy xác
nhận khỏi bệnh Covid19 do các Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự
của nước ngoài ở Việt Nam giới thiệu.
Cục Lãnh sự đã tổng hợp các Mẫu giấy mới và xin gửi Quý Cơ quan danh sách mẫu
(cập nhật) (kèm theo bổ sung từ số 35 đến 44). Thông tin về mẫu giấy đã
được đăng tải trên trang thông tin điện tử về công tác lãnh sự để Quý Cơ quan
tra cứu, theo đường dẫn https://lanhsuvietnam.gov.vn > Hệ thống văn bản pháp
quy > Văn bản pháp luật của Việt Nam > Mẫu Giấy chứng nhận tiêm chủng, Giấy
xác nhận khỏi bệnh Covid19 của nước ngoài.
Cục Lãnh sự xin trân trọng thông báo tới Quý Cơ quan để phối hợp, thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Đ/c Tô Anh Dũng, Thứ trưởng BNG (để b/c);
Cục Quản lý Môi trường Y tế, Cục Y tế dự phòng (Bộ YT);
Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT);
Cục Quân y, Cục Cửa Khẩu, Bộ TLBĐBP (Bộ QP);
Cục QLXNC (Bộ CA);
Cục LTNN, Vụ THKT, Vụ BC, Vụ CSĐN (để p/h);
Lưu: VP, QHLS, BHCD, XNC, PLLS. CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hương Lan
Danh sách
Mẫu Giấy chứng nhận tiêm chủng và Giấy xác nhận đã khỏi bệnh Covid19 của
nước ngoài đã giới thiệu qua đường ngoại giao
(Cập nhật)
(Kèm theo Công văn số 3157/LSPL ngày 17/8/2021)
STT Tên nước Tên/Loại giấy tờ
35 Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Thẻ chứng nhận tiêm chủng Covid19 Định danh tiêm chủng điện tử
36 Cộng hòa Adécbaigian Thẻ chứng nhận tiêm chủng Chứng nhận khỏi bệnh Covid19
37 Cộng hòa Ấn Độ Giấy chứng nhận tiêm chủng
38 Liên bang Thụy Sỹ Chứng nhận Covid (chứng nhận tiêm chủng, chứng nhận đã khỏi bệnh)
39 CHND Trung Hoa Giấy chứng nhận tiêm chủng
40 Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan Giấy chứng nhận tiêm chủng
41 Ailen Thẻ chứng nhận tiêm chủng Covid19 Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
42 Cộng hòa Hy lạp Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
43 Nhà nước Côoét Giấy chứng nhận tiêm chủng SarsCov2
44 Cộng hòa Côlômbia Giấy chứng nhận tiêm chủng
| Công văn 3157/LS-PL | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/The-thao-Y-te/Cong-van-3157-LS-PL-2021-Danh-sach-mau-giay-chung-nhan-tiem-chung-Covid-507342.aspx | {'official_number': ['3157/LS-PL'], 'document_info': ['Công văn 3157/LS-PL năm 2021 Danh sách cập nhật các Mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng/Giấy xác nhận khỏi bệnh Covid của nước ngoài do Cục Lãnh sự ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục Lãnh sự', ''], 'signer': ['Nguyễn Thị Hương Lan'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '17/08/2021', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,337 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 490/QĐUBND Tây Ninh, ngày 05 tháng 3 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ
TỈNH LẦN THỨ XI VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2021 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019
Thực hiện Nghị quyết số 01NQ/ĐH ngày 16 tháng 10 năm 2020 Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI nhiệm kỳ 2021 2025;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh tại Tờ trình số 1310/TTrVP ngày
03 tháng 3 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI về cải cách hành chính
giai đoạn 2021 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Giao Văn phòng
UBND tỉnh triển khai và theo dõi việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ Quyết định
thi hành./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
BCĐ.CCHC Chính phủ;
Chính phủ;
Bộ Nội vụ;
TT:TU, HĐND tỉnh;
CT, các PCT UBND tỉnh;
LĐVP; KSTT;
Lưu: VT.VP UBND tỉnh.
(VAN) TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Ngọc
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH
LẦN THỨ XI VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2021 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐUBND ngày 05 tháng 3 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tạo sự thống nhất cao, đồng bộ trong việc triển khai cụ thể hoá những nội
dung của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 2025 và
Chương trình hành động số 13CTr/TU ngày 22/12/2020 của của Tỉnh ủy thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI liên quan đến công tác cải cách
hành chính (CCHC) nhằm nâng cao năng lực điều hành, quản lý nhà nước đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đề
ra.
b) Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC của tỉnh giai đoạn
2016 2020, cải thiện thứ hạng và nâng cao chất lượng các chỉ số phản ánh nền
hành chính của tỉnh trong giai đoạn 2021 2025.
c) Cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công; thiết lập môi trường kinh
doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch; tạo sự cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp và tạo dựng niềm tin vững chắc giữa nhà
đầu tư, các tổ chức và Nhân dân với chính quyền; cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; tăng cường công tác hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận với các thông tin
về cơ chế, chính sách dịch vụ hành chính công của tỉnh.
2. Yêu cầu
a) Chương trình này được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, có sự chỉ
đạo xuyên suốt của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị, địa phương có trách nhiệm xác định rõ nội dung của từng nhiệm vụ, kết hợp
chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan, đơn vị, địa
phương mình để thực hiện có hiệu quả.
b) Việc triển khai thực hiện bám sát các nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 2025, tạo ra sự đột phá trong công tác CCHC
và kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), việc tiếp nhận và trả kết quả giải
quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí đi
lại...góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh, nâng cao chỉ số CCHC
của tỉnh trong những năm tới.
c) Xác định nội dung công việc gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ
động, tích cực của các cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 2025 liên quan đến công tác
CCHC. Bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan có hiệu quả,
đúng tiến độ các mục tiêu đã nêu trong Chương trình. Xác định cụ thể các nội
dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức có liên quan trong việc triển khai, thực hiện.
d) Nâng cao chất lượng công tác CCHC bảo đảm hiệu quả, thiết thực, đúng tiến
độ; không thực hiện hình thức, không chạy theo thành tích, nói đi đôi với làm
trong triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
Tập trung thực hiện CCHC ở ba lĩnh vực trọng điểm: Cải cách TTHC; cải cách tổ
chức bộ máy hành chính và hiện đại hóa hành chính nhà nước. Phấn đấu đến năm
2025 đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:
1. 100% văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo thẩm quyền của cơ
quan hành chính các cấp bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, cụ thể và khả thi.
Kiểm soát tốt để không ban hành các quy định về TTHC trong văn bản quy phạm
pháp luật của các cấp chính quyền địa phương mà không được các Luật giao cụ
thể.
2. Mức độ hài lòng của Nhân dân và doanh nghiệp về giải quyết TTHC ở các
lĩnh vực đạt tối thiểu 90%.
3. 100% tổ chức, bộ máy của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh,
cấp huyện được sắp xếp tinh gọn, không chồng chéo chức năng nhiệm vụ; thu gọn
đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
4. 100% CBCCVC có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc
làm và khung năng lực theo quy định.
5. Đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập; phấn đấu giảm 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn
vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 2020. Xây dựng phương án tự chủ
để thực hiện giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc; thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ (tính đủ tiền
lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản) đối với các
lĩnh vực đã được Bộ, ngành hướng dẫn theo quy định.
6. 100% TTHC được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và 50% TTHC
được tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ TTHC giải quyết
trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 (hồ sơ phát sinh trực tuyến) đạt tối thiểu
50%.
7. 100% cơ quan nhà nước các cấp vận hành có hiệu quả các hệ thống phần
mềm đã được triển khai.
8. Tối thiểu 90% các văn bản, tài liệu không mật trao đổi giữa các cơ quan
hành chính dưới dạng điện tử và có ứng dụng chữ ký số để chứng thực văn bản.
III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện
a) Tổ chức tuyên truyền CCHC phải thực chất, tuyên truyền trước hết đội ngũ
CBCCVC phải hiểu, sau đó mới tuyên truyền cho dân. Tuyên truyền phải gắn với
lợi ích cụ thể của đối tượng được tuyên truyền. Đổi mới hình thức tuyên
truyền, hạn chế các hình thức tuyên truyền truyền thống kém hiệu quả. Tăng
cường các hình thức hỏi đáp trực tuyến trên Cổng hành chính công của tỉnh. Tổ
chức đối thoại trực tiếp, trực tuyến qua nhiều kênh với cá nhân, tổ chức để
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức
với cơ quan nhà nước.
b) Thường xuyên cập nhật các văn bản của Trung ương để rà soát, đơn giản hóa
bộ TTHC thuộc thẩm quyền tham mưu, giải quyết của cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh
thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử (dịch vụ công trực tuyến;
chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; số hóa kết quả giải quyết thủ tục
hành chính); khuyến khích người dân thực hiện thanh toán điện tử nghĩa vụ tài
chính (nhất là các TTHC về đất đai, xây dựng, đầu tư kinh doanh, tư pháp,...).
c) Tham mưu UBND tỉnh công bố chính xác danh mục các dịch vụ hành chính công
trên môi trường mạng do các cơ quan hành chính nhà nước cung cấp; thực hiện
thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính, tổ chức
và cá nhân đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
d) Ưu tiên việc đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trên tất cả các
lĩnh vực để phục vụ CCHC. Lấy tiêu chí về ứng dụng CNTT là tiêu chí đầu tiên
để xác định những bước tiến trong CCHC của tỉnh, của địa phương và ở mỗi cơ
quan, đơn vị.
đ) Chủ động thực hiện nhiều cơ chế thí điểm phù hợp với thực tế địa phương để
tạo ra những đột phá trong công tác CCHC. Thực hiện mạnh cơ chế ủy quyền, phân
cấp để tiết kiệm thời gian trong xử lý công việc theo quy định.
e) Đưa công tác đánh giá, thi đua, khen thưởng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm
CBCCVC gắn với kết quả và chất lượng thực tiễn CCHC của các cơ quan, đơn vị,
địa phương.
2. Văn phòng UBND tỉnh
Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh, giúp UBND tỉnh triển khai thực
hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
lần thứ XI về CCHC giai đoạn 2021 2025. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện,
thành phố triển khai thực hiện Chương trình hành động này, đảm bảo chất lượng,
hiệu quả và yêu cầu, tiến độ quy định. Tổ chức thực hiện và tham mưu cơ quan
có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Đảm bảo hoạt động hiệu quả của Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh; đến
năm 2025 mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp tại Trung tâm là trên
90%.
b) Đẩy mạnh cải cách TTHC, rà soát, đơn giản các TTHC, giảm thành phần hồ sơ
không cần thiết, giảm thời gian xử lý và giảm tối đa chi phí thực hiện TTHC,
nhất là các loại phí, lệ phí để thúc đẩy thu hút đầu tư, nâng cao năng lực
cạnh tranh của tỉnh.
c) Tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo các cấp với tổ chức, cá nhân về TTHC, nhất
là các TTHC liên quan đến các lĩnh vực: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
cấp giấy phép xây dựng, đầu tư, thuế, hải quan.
d) Tiếp tục thực hiện việc công khai, minh bạch tất cả các TTHC và thực hiện
việc tiếp nhận, xử lý, phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với các
TTHC bằng nhiều hình thức, phù hợp với nhiều đối tượng.
đ) Thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về kiểm soát TTHC; tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách TTHC, kiểm soát TTHC trong
tổ chức hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương định kỳ hàng năm báo cáo tiến
độ thực hiện và sơ kết giữa nhiệm kỳ để đánh giá quá trình thực hiện, đề ra
phương hướng, giải pháp.
2. Sở Nội vụ
Tổ chức thực hiện và tham mưu cơ quan có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ
sau:
a) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Đảm bảo giữ ổn định tổ chức; chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cần
thiết và được cấp có thẩm quyền cho phép. Chủ động nghiên cứu tham mưu sắp xếp
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cho phù hợp với thực tế của tỉnh để tạo
ra những đột phá trong công tác CCHC.
Tiếp tục rà soát tham mưu kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức bộ máy, bố trí biên chế của các cơ quan chuyên môn của UBND cấp
tỉnh, cấp huyện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các cơ quan Trung
ương.
Thực hiện phân cấp hợp lý giữa các ngành, các cấp chính quyền. Thanh tra,
kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ đã phân cấp cho cấp huyện.
b) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
(CBCCVC)
Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức của tỉnh, xây dựng đội ngũ CBCCVC của
tỉnh có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ,
phục vụ Nhân dân. Xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức, chức danh nghề
nghiệp viên chức, sắp xếp, bố trí, sử dụng công chức, viên chức, phân công
nhiệm vụ phù hợp với vị trí việc làm được phê duyệt.
Thực hiện có chất lượng việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối
với CBCCVC.
Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tổ chức tuyển dụng
công chức, thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng viên chức theo nguyên tắc
cạnh tranh, công bằng. Sau khi có hướng dẫn của Trung ương, tổ chức thi tuyển
để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp Sở, cấp phòng thuộc sở
và UBND cấp huyện.
Thực hiện quy định đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức trên cơ
sở kết quả công việc để đánh giá năng lực, tinh thần phấn đấu của từng cán bộ,
công chức, viên chức.
Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC, trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao. Tập trung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí
công tác, đảm bảo sát thực tế, nội dung bồi dưỡng liên quan trực tiếp tới quá
trình thực thi công vụ của đội ngũ CBCCVC.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ của đội ngũ
CBCCVC. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ nhằm nâng cao trách nhiệm, kỷ
luật, kỷ cương hành chính.
3. Sở Tư pháp
a) Nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật do HĐND,
UBND tỉnh ban hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật được ban hành năm 2020 và các văn bản hướng dẫn chi tiết..
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh rà soát, kiểm tra, tự kiểm tra và hệ
thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật ngành, lĩnh vực để kịp thời kiến nghị
cấp trên có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc công bố hết
hiệu lực theo thẩm quyền.
c) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật, đánh giá
về hiệu lực, hiệu quả đối với các văn bản quy phạm pháp luật sau khi được
HĐND, UBND tỉnh ban hành trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
5. Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Đẩy mạnh hoạt động theo cơ chế tự chủ, tiến tới tự chủ hoàn toàn, hạch toán
như doanh nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các
lĩnh vực y tế, giáo dục.
b) Hàng năm tổ chức khảo sát để đánh giá mức độ hài lòng của Nhân dân đối với
việc dạy và học, việc khám, chữa bệnh để làm cơ sở đổi mới, nâng cao chất
lượng tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Sở Tài chính
a) Tham mưu thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế
và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Phấn đấu giảm 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp
công lập so với giai đoạn 2016 2020.
c) Tham mưu cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện theo quy
định.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và
công nghệ công lập.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên để đánh giá đúng thực
chất và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, đồng thời có những biện
pháp khắc phục, giải pháp nâng cao hiệu hiệu quả việc triển khai thực hiện xây
dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Triển khai Chương trình chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020 2025,
định hướng đến năm 2030 và Đề án xây dựng Chính quyền số tỉnh Tây Ninh giai
đoạn 2020 2025, định hướng đến năm 2030.
b) Tăng cường các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan
nhà nước trong xử lý quy trình công việc trong nội bộ cơ quan hành chính,
trong giao dịch với các cơ quan hành chính khác và trong giao dịch với tổ
chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công.
c) Có các giải pháp để đảm bảo các dịch vụ công tiếp tục được cung cấp trực
tuyến trên môi trường mạng mọi lúc, mọi nơi.
9. Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh
a) Tập trung nghiên cứu thực hiện chuyên trang/chuyên mục về CCHC; cho đăng
tải/phát sóng nhiều tin, bài, hình ảnh về hoạt động CCHC trên địa bàn tỉnh.
b) Phát hiện và giới thiệu các mô hình, sáng kiến trong công tác CCHC của các
cơ quan, đơn vị, địa phương; các cá nhân làm tốt công tác CCHC. Đồng thời,
phản ánh chính xác, kịp thời những mặt còn hạn chế trong công tác CCHC và
những cơ quan, đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người
dân.
IV. GIẢI PHÁP
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành CCHC của UBND các cấp;
đặc biệt là người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp chịu trách nhiệm về kết
quả triển khai CCHC trong phạm vi mình phụ trách.
2. Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra có chiều sâu, đúng thực chất để đánh
giá việc thực hiện CCHC ở các ngành, các cấp và kịp thời giải quyết các sai
sót, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các nhiệm vụ CCHC, đồng thời có biện
pháp kịp thời để thực hiện hiệu quả công tác CCHC.
3. Gắn công tác CCHC với công tác thi đua khen thưởng để động viên, khích
lệ CBCCVC hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC. Đồng thời, xử lý nghiêm
các cá nhân, tổ chức có biểu hiện tiêu cực, trì trệ trong công tác CCHC. Nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ CBCCVC đối với công tác CCHC để phục vụ
người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
4. Đẩy mạnh tuyên truyền về CCHC trên các phương tiện thông tin đại chúng
để CBCCVC và Nhân dân hiểu được vai trò, ý nghĩa của công tác CCHC; huy động
sự tham gia, giám sát của Nhân dân và các tổ chức đoàn thể trong việc thực
hiện CCHC. Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông trong việc phát hiện,
phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực và tiêu cực trong công tác
CCHC. Đổi mới hình thức thông tin, tuyên truyền để phù hợp với từng đối tượng,
từng giai đoạn trong thực hiện nhiệm vụ.
5. Tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo các cấp với tổ chức, cá nhân tham gia
giải quyết TTHC, nhất là các TTHC liên quan đến các lĩnh vực: cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng, đầu tư, thuế, hải quan; tiếp
thu, xử lý triệt để các phản ánh liên quan đến trách nhiệm thực thi công vụ
của CBCCVC.
6. Các cơ quan, đơn vị, UBND các cấp bảo đảm kinh phí, mức chi đầy đủ theo
quy định để thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ CCHC của cấp
mình quản lý.
7. Xây dựng Đề án cải thiện các chỉ số liên quan đến công tác CCHC trên
địa bàn tỉnh (Par Index, PAPI, PCI, ICT Index).
8. Chủ động học tập kinh nghiệm của các địa phương khác, nhất là các sáng
kiến CCHC, mô hình mới, cách làm hay để vận dụng sáng tạo sát với thực tiễn
của tỉnh nhà trên cơ sở đúng quy định của pháp luật để góp phần nâng cao hiệu
quả CCHC của tỉnh, giải phóng sức sản xuất, nâng cao đời sống, thu nhập bình
quân đầu người của tỉnh trong giai đoạn tới.
9. Đẩy mạnh việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử theo quy định của
pháp luật và hướng dẫn của Chính phủ.
Trên đây là Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI về CCHC giai đoạn 2021 2025. Yêu cầu các
cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện các nội dung được giao tại
Chương trình này. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, các
đơn vị kịp thời phản ánh về Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh
chỉ đạo giải quyết./.
| Quyết định 490/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-490-QD-UBND-2021-thuc-hien-Nghi-quyet-Dai-hoi-dai-bieu-Dang-bo-Tay-Ninh-616121.aspx | {'official_number': ['490/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 490/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI về cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Tây Ninh', ''], 'signer': ['Nguyễn Thanh Ngọc'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/03/2021', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,338 | BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 790/QĐQLD Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THU HỒI SỐ TIẾP NHẬN PHIẾU CÔNG BỐ SẢN PHẨM MỸ PHẨM
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
Căn cứ Nghị định số95/2022/NĐCP ngày 15/11/2022 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số1969/QĐBYT ngày 26/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Dược
thuộc Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số06/2011/TTBYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản
lý mỹ phẩm;
Căn cứ đề nghị của Công ty Cổ phần KIN Việt Nam tại văn bản số 20241028/CV
KINVN ngày 28/10/2024 về việc thu hồi tự nguyện số tiếp nhận Phiếu công bố
sản phẩm mỹ phẩm;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý mỹ phẩm Cục Quản lý Dược.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi 51 số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do Cục Quản
lý Dược cấp đối với sản phẩm mỹ phẩm tại Danh mục kèm theo Quyết định này.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty Cổ phần
KIN Việt Nam, địa chỉ: Số 99 Đại Thắng, Phường Hòa Nghĩa, Quận Dương Kinh,
Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Lý do thu hồi: Công ty đề nghị thu hồi tự nguyện số tiếp nhận Phiếu công bố
sản phẩm mỹ phẩm.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Giám đốc Công ty Cổ phần KIN Việt Nam và Giám đốc Sở Y tế các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục trưởng (để b/c);
Tổng cục Hải quan Bộ Tài chính;
Trang TTĐT Cục QLD;
Lưu: VT, MP (MH). KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Tạ Mạnh Hùng
PHỤ LỤC
DANH MỤC 51 SỐ TIẾP NHẬN PHIẾU CÔNG BỐ SẢN PHẨM MỸ PHẨM THU HỒI
(Kèm theo Quyết định số 790/QĐQLD ngày 29 tháng 11 năm 2024 của Cục Quản lý
Dược)
STT Tên sản phẩm mỹ phẩm Số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm Tên nhà sản xuất Địa chỉ Ngày cấp
1 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 7.0 RUBIO MEDIO NATURAL 165378/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
2 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 1.1 NEGRO AZULADO 165381/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
3 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 4.0 CASTAÑO MEDIO NATURAL 165385/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
4 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 9.2 RUBIO MUY CLARO IRISADO 165387/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
5 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 10.2 RUBIO PLATINO IRISADO 165389/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
6 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 8.21 RUBIO CLARO IRISADO CENIZA 165390/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
7 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 8.00 RUBIO CLARO NATURAL INTENSO 165391/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
8 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 7.00 RUBIO MEDIO NATURAL INTENSO 165392/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
9 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 5.00 CASTAÑO CLARO NATURAL INTENSO 165394/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
10 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 9.0 RUBIO MUY CLARO NATURAL 165396/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
11 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 8.0 RUBIO CLARO NATURAL 165397/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
12 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 6.0 RUBIO OSCURO NATURAL 165399/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
13 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 5.0 CASTAÑO CLARO NATURAL 165400/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
14 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 8.1 RUBIO CLARO CENIZA 165401/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
15 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 7.08 RUBIO MEDIO NATURAL MATE 165406/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
16 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 9.00 RUBIO MUY CLARO NATURAL INTENSO 165410/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
17 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 9.21 RUBIO MUY CLARO IRISADO CENIZA 165439/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
18 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 10.21 RUBIO PLATINO IRISADO CENIZA 165440/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
19 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 7.3 RUBIO MEDIO DORADO 165444/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 05/02/2022
20 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 6.77 RUBIO OSCURO VIOLETA INTENSO 165471/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 08/02/2022
21 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 8.54 RUBIO CLARO MARRÓN COBRIZO 165489/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 08/02/2022
22 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 5.56 CASTAÑO MEDIO MARRÓN ROJIZO 165499/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 08/02/2022
23 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 6.56 RUBIO OSCURO MARRÓN ROJIZO 165500/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 08/02/2022
24 KINCREM COLOR. ACTIVE CREAM OXIDANT 10 VOL. (3%) 165501/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 08/02/2022
25 KINCREM COLOR. ACTIVE CREAM OXIDANT 30 VOL. (9%) 165503/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 08/02/2022
26 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 5.53 CASTAÑO CLARO MARRÓN DORADO 165505/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 08/02/2022
27 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 5.67 CASTAÑO CLARO ROJO VIOLETA 165511/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 08/02/2022
28 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 6.54 RUBIO OSCURO MARRÓN COBRIZO 165523/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 09/02/2022
29 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 7.56 RUBIO MEDIO MARRÓN ROJIZO 165525/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 09/02/2022
30 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 7.64 RUBIO MEDIO ROJO COBRIZO 165526/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 09/02/2022
31 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 6.66 RUBIO OSCURO ROJO INTENSO 165527/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 09/02/2022
32 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 7.52 RUBIO MEDIO MARRÓN IRISADO 165536/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 09/02/2022
33 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 6.67 RUBIO OSCURO ROJO VIOLETA 165541/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 09/02/2022
34 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 4.77 CASTAÑO MEDIO VIOLETA INTENSO 165542/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 09/02/2022
35 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 6.53 RUBIO OSCURO MARRÓN DORADO 165545/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 09/02/2022
36 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 7.66 RUBIO MEDIO ROJO INTENSO 165549/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 09/02/2022
37 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 7.44 RUBIO MEDIO COBRIZO INTENSO 165700/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 10/02/2022
38 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 8.43 RUBIO CLARO COBRIZO DORADO 165709/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 10/02/2022
39 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 8.45 RUBIO CLARO COBRIZO CAOBA 165714/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 10/02/2022
40 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 6.44 RUBIO OSCURO COBRIZO INTENSO 165715/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 10/02/2022
41 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 8.44 RUBIO CLARO COBRIZO INTENSO 165716/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 10/02/2022
42 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 5.45 CASTAÑO CLARO COBRIZO CAOBA 165717/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 10/02/2022
43 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 7.4 RUBIO MEDIO COBRIZO 165722/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 10/02/2022
44 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 6.43 RUBIO OSCURO COBRIZO DORADO 165723/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 10/02/2022
45 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 7.77 RUBIO MEDIO VIOLETA INTENSO 165735/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 10/02/2022
46 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 7.51 RUBIO MEDIO MARRÓN CENIZA 165744/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 10/02/2022
47 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING M00 ACLARANTE 166232/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 22/02/2022
48 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING M66 ROJO 166233/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 22/02/2022
49 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING 1.0 NEGRO NATURAL 166308/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 23/02/2022
50 KINCREM COLOR. CRK+V VEGAN FORMULA. PERMANENT BEAUTY COLORING M77 VIOLETA 167258/22/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Pol. Ind. Bujonis, Parcelas 79, 17220 S. Feliu de Guíxols (Gerona), Spain 07/3/2022
51 KINACTIF. RECONSTRUCTING MELTING EXTRACT. PROTECTIVE REPAIRING LEAVEIN TREATMENT FOR DAMAGED HAIR 239463/24/CBMP QLD KIN COSMETICS S.A. Poligono Industrial Bujonis, parcelas 711, 17220 Sant Feliu de Guíxols (Gerona,) Spain 03/6/2024
| Quyết định 790/QĐ-QLD | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-790-QD-QLD-2024-thu-hoi-so-tiep-nhan-Phieu-cong-bo-san-pham-my-pham-633517.aspx | {'official_number': ['790/QĐ-QLD'], 'document_info': ['Quyết định 790/QĐ-QLD năm 2024 thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do Cục trưởng Cục Quản lý Dược ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục Quản lý dược', ''], 'signer': ['Tạ Mạnh Hùng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,339 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 15200/TCHQTXNK
V/v trả lời công văn Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2014
Kính gửi: Công ty TNHH thương mại dịch vụ Trí Đức.
(Địa chỉ: Số 15 ngõ 2 phố Nguyễn Viết Xuân, p. Khương Mai, Quận Thanh Xuân, TP
Hà Nội)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 122014/TĐCV ngày 15/12/2014 của Công
ty TNHH thương mại dịch vụ Trí Đức về việc áp thuế giá trị gia tăng cho mặt
hàng máy và hóa chất dùng trong y tế theo Thông tư 83/2014/TTBTC. Về vấn đề
này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về hóa chất xét nghiệm:
Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày
31/12/2013 của Bộ Tài chính, khoản 1 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT BTC ngày
26/6/2014 của Bộ Tài chính thì: Vật tư hoá chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng
trong y tế có thuế suất thuế GTGT là 5% (năm phần trăm).
Đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để được
hướng dẫn cụ thể.
2. Về mặt hàng máy xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm
huyết học:
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TTBTC ngày 26/6/2014
của Bộ Tài chính thì: "Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên
dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các
thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương;
dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ
phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác thực hiện
theo quy định tại Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này".
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư số 83/2014/TTBTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài
chính quy định "Trường hợp có phát sinh vướng mắc hoặc thuế giá trị gia tăng
áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hóa nhập khẩu và sản xuất,
kinh doanh, tiêu dùng trong nước thì kê khai, tính thuế giá trị gia tăng tại
khâu nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư này, đồng thời tổ chức, cá
nhân, cơ quan thuế, cơ quan hải quan phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để
hướng dẫn thống nhất
Đề nghị Công ty căn cứ Biểu thuế GTGT theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu ban
hành kèm theo Thông tư 83/2014/TTBTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính, Luật
Thuế GTGT, các văn bản hướng dẫn Luật để xác định mức thuế suất thuế GTGT mặt
hàng trên và liên hệ với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để được
hướng dẫn cụ thể.
Trường hợp có phát sinh vướng mắc đề nghị Công ty gửi công văn về Vụ Chính
sách thuế (Bộ Tài chính) để được hướng dẫn theo chức năng thẩm quyền quy định.
Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty TNHH thương mại dịch vụ Trí Đức biết và
thực hiện./.
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Hưng
| Công văn 15200/TCHQ-TXNK | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-15200-TCHQ-TXNK-nam-2014-ap-thue-gia-tri-gia-tang-mat-hang-may-hoa-chat-dung-trong-y-te-261377.aspx | {'official_number': ['15200/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 15200/TCHQ-TXNK năm 2014 áp thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng máy và hóa chất dùng trong y tế do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Nguyễn Ngọc'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '23/12/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,340 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3522/QĐUBND Đồng Nai, ngày 21 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ NGÀNH CÔNG THƯƠNG THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật
sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐTTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ
trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 20222025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 6412/TTrSVHTTDL
ngày 18 tháng 11 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 17 thủ tục hành chính (TTHC) nội
bộ ngành Công Thương thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của tỉnh Đồng
Nai.
(Danh mục, nội dung TTHC nội bộ ngành Công Thương kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, bãi bỏ 02 TTHC
nội bộ Ngành Công Thương có số thứ tự 01 và 02 thuộc Mục I (Lĩnh vực Quản lý
và Phát triển chợ), được ban hành tại Quyết định số 1956/QĐUBND ngày 01 tháng
7 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Trường hợp thủ tục hành chính nội bộ công bố tại Quyết định này đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi
bỏ, hủy bỏ thì áp dụng thực hiện theo văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 3. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân cấp
huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm:
1. Tổ chức triển khai niêm yết, công khai TTHC nội bộ tại trụ sở làm việc,
trên Trang thông tin điện tử của đơn vị, địa phương; triển khai quán triệt
thực hiện tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo trình tự, thời gian và nội dung thuộc
thẩm quyền giải quyết cho cá nhân, tổ chức theo quy định.
2. Triển khai rà soát đảm bảo tỷ lệ 100% TTHC nội bộ thuộc thẩm quyền giải
quyết, quản lý chuyên ngành của đơn vị, địa phương được đánh giá, đề xuất đơn
giản hóa, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và kiến nghị Bộ Công
Thương, các Bộ, ngành Trung ương phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ
thuộc thẩm quyền theo Quyết định số 1085/QĐTTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của
Thủ tướng Chính phủ.
3. Thường xuyên theo dõi, cập nhật các quy định có liên quan đến nội dung
TTHC nội bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý ngành để phối hợp đơn vị, địa
phương liên quan tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh,
bổ sung TTHC nội bộ theo thẩm quyền.
Điều 4. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Cổng thông tin điện tử tỉnh) có
trách nhiệm chủ trì, phối hợp Sở Công Thương cập nhật công khai TTHC nội bộ đã
được công bố lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Công Thương; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 5;
Cục KSTTHC (VPCP);
Bộ Công Thương;
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
Chánh VP, các Phó CVP UBND tỉnh;
Lưu: VT, KGVX, THNC, HCTC, Cổng TTĐT tỉnh, HCC. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Sơn Hùng
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ NGÀNH CÔNG THƯƠNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3 522 /QĐUBND ngày 21 /11/2024 của
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai)
Stt Tên TTHC nội bộ Thẩm quyền giải quyết Văn bản quy định TTHC nội bộ Trang
I THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP TỈNH 1
A LĨNH VỰC TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG CHỢ DO NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ 1
1. Ban hành Kế hoạch phát triển chợ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 1
2. Ban hành Nội quy chợ mẫu Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 2
3. Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương. Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 3
4. Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương. Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 3
5. Phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương. Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 5
6. Phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu lạ tầng chợ (đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 6
7. Quyết định việc thu hồi đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương. Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 7
8. Quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 9
9. Quyết định việc thanh lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương. Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 10
10. Quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương. Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 11
II THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP HUYỆN 12
A LĨNH VỰC TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG CHỢ DO NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ 12
11. Quyết định việc thu hồi đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện/thành phố. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế/Kinh tế Hạ tầng. Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 12
12. Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện/thành phố. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế/Kinh tế Hạ tầng. Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 13
13. Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp huyện Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện/thành phố. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế/Kinh tế Hạ tầng. Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 15
14. Quyết định việc thanh lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện/thành phố. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế/Kinh tế Hạ tầng. Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 16
15. Quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện/thành phố. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế/Kinh tế Hạ tầng. Nghị định số 60/2024/NĐCP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 17
B. LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CHỢ
16. Phê duyệt chợ đạt tiêu chuẩn chợ văn hóa Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện/thành phố. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế/Kinh tế Hạ tầng. Quyết định số 03/20219/QĐUBND ngày 11/01/2019 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về tổ chức, quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo quyết định số 52/2015/QĐUBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai. 18
17. Phê duyệt Nội quy chợ hạng 01, hạng 02, hạng 03 Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện/thành phố. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế/Kinh tế Hạ tầng. 23
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00634649files/image001.gif)
| Quyết định 3522/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3522-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-nganh-Cong-Thuong-Dong-Nai-634649.aspx | {'official_number': ['3522/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 3522/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ ngành Công Thương thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của tỉnh Đồng Nai'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Đồng Nai', ''], 'signer': ['Nguyễn Sơn Hùng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '21/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,341 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4734/TCTCS
V/v tiền sử dụng đất Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu
Trả lời công văn số 431/CTTHNVDT ngày 20/8/2014 của Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu về
việc xin ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Thuế về hoàn tiền sử dụng đất, Tổng cục
Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ Nghị định số 188/2013/NĐCP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát
triển và quản lý nhà ở xã hội
+ Tại tiết a Khoản 2 Điều 4 quy định:
“Điều 4. Các hình thức phát triển nhà ở xã hội
...2. Các hình thức phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định này,
bao gồm:
a) Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo dự án bằng nguồn vốn
ngân sách (Trung ương hoặc địa phương) hoặc mua lại các căn hộ từ dự án phát
triển nhà ở thương mại hoặc nhận các căn hộ trong dự án phát triển nhà ở
thương mại do chủ đầu tư bàn giao theo hình thức BT để tạo lập quỹ nhà ở xã
hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê hoặc thuê mua”;
+ Tại tiết a Khoản 2 Điều 6 quy định:
“Điều 6. Quy hoạch và bố trí quỹ đất để phát triển các dự án nhà ở xã hội
...2. Quy định về việc dành quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đối với
các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới, không phân
biệt quy mô diện tích đất (bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT
và hình thức BOT) tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô
thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy
hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu
tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội.
Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới đó có trách nhiệm
trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% (trừ trường hợp Nhà
nước thu hồi quỹ đất 20% để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân
sách và trường hợp chủ đầu tư không có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng nhà ở
xã hội thì chuyển giao quỹ đất này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự
án)”.
Tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 9 quy định:
“Điều 9. Chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
1. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội là người sở hữu vốn hoặc người
được giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó,
bao gồm:
b) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có chức năng kinh doanh bất động
sản theo quy định của pháp luật tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo dự
án; doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có sử dụng lao động đầu tư xây dựng nhà ở
để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với người lao động của doanh nghiệp đó.
...4. Trường hợp dự án phát triển nhà ở xã hội sử dụng quỹ đất 20% của dự án
phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới quy định tại Khoản 2 và Khoản 3
Điều 6 của Nghị định này thì chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới
đó đồng thời đảm nhận làm chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội”;
Tại Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 11:
“Điều 11. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư; lập, thẩm định và phê duyệt dự án và
đối với dự án phát triển nhà ở xã hội
2. Chủ đầu tư dự án phải có hồ sơ xin chấp thuận đầu tư đề nghị cơ quan có
thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này xem xét, quyết định chấp thuận đầu tư
trước khi tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự án.
4. Quyết định chấp thuận đầu tư quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải
bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên dự án (dự án phát triển nhà ở xã hội độc lập hoặc dự án phát triển nhà
ở xã hội sử dụng quỹ đất 20%);
Tên chủ đầu tư;
Mục tiêu đầu tư và hình thức đầu tư;
Địa điểm dự án; diện tích và ranh giới sử dụng đất, quy mô dân số;
Tổng mức đầu tư và các nguồn vốn đầu tư của dự án;
Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng yêu cầu của Quy
chuẩn xây dựng hiện hành;
Tổng diện tích sàn nhà ở của toàn bộ dự án, diện tích sàn của từng loại nhà
ở, kể cả nhà ở thương mại (nếu có); số lượng căn hộ từng loại nhà ở trong phạm
vi dự án;
Diện tích sử dụng công cộng, gồm: Chỗ để xe, khu vực sinh hoạt cộng đồng,
diện tích kinh doanh dịch vụ (nếu có);
Phương án tiêu thụ sản phẩm, gồm: Đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở
xã hội; số lượng và diện tích nhà ở xã hội dành để bán, cho thuê, cho thuê
mua;
Quyền lợi, nghĩa vụ của chủ đầu tư và trách nhiệm của chính quyền địa
phương; các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi mà dự án được hưởng;
Thời gian, tiến độ thực hiện dự án.
5. Hồ sơ xin chấp thuận đầu tư, gồm:
a) Đơn xin chấp thuận đầu tư;
b) Bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500;
c) Phần thuyết minh hồ sơ và bản vẽ thiết kế có liên quan;
d) Nội dung đề nghị xin chấp thuận đầu tư.
Giao Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể nội dung hồ sơ và trình tự, thủ tục thực
hiện xin chấp thuận đầu tư dự án nhà ở xã hội quy định tại Điều này.
6. Việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án phát triển nhà ở xã hội thực hiện
theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về xây dựng”;
Tại tiết a Khoản 1 Điều 12 quy định:
“Điều 12. Cơ chế hỗ trợ, ưu đãi phát triển nhà ở xã hội
1. Dự án phát triển nhà ở xã hội được Nhà nước hỗ trợ, ưu đãi theo quy định
sau đây:
a) Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm
vi dự án xây dựng nhà ở xã hội (bao gồm cả quỹ đất để xây dựng các công trình
kinh doanh thương mại quy định tại Điểm 1 Khoản này) đã được phê duyệt;
Trường hợp chủ đầu tư dự án đã nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao
đất; đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
khác mà diện tích đất đó được sử dụng để xây dựng nhà ở xã hội hoặc trường
hợp chủ đầu tư dự án đã nộp tiền sử dụng đất đối với quỹ đất 20% thì được Nhà
nước hoàn trả lại hoặc được khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính mà chủ đầu tư dự
án phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai”.
+ Tại Khoản 1 Điều 28 quy định:
“Điều 28. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2014”.
Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 33 Thông tư số 156/2013/TTBTC ngày 6/11/2013
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐCP ngày 22/7/2013
của Chính phủ quy định:
“Điều 33. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng
nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước trong thời
hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Đối với loại
thuế phải quyết toán thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định số thuế nộp
thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế.
2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
nộp thừa theo thứ tự quy định sau:
a) Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn
phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này
(trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).
b) Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng
loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách
nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá 06
(sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh
khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo
hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện
bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn
thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo
hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.
Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt thì phải thực hiện bù trừ trước khi hoàn thuế. Thứ tự thanh
toán bù trừ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này.
Trường hợp sau khi thực hiện bù trừ, người nộp thuế vẫn còn số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì được ngân sách nhà nước hoàn trả theo
quy định.
d) Hồ sơ hoàn thuế, thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế, thủ tục hoàn trả tiền
thuế bù trừ với khoản thu NSNN được thực hiện theo hướng dẫn tại Chương VII
Thông tư này”.
Căn cứ các quy định trên, kể từ ngày 10/01/2014, các dự án phát triển nhà ở xã
hội (dự án phát triển nhà ở xã hội độc lập hoặc dự án phát triển nhà ở xã hội
sử dụng quỹ đất 20%) phải đáp ứng quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt
tại Nghị định số 188/2013/NĐCP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì mới được
hưởng cơ chế ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 188/2013/NĐCP ; Trường hợp
này, nếu chủ đầu tư chủ đầu tư dự án đã nộp tiền sử dụng đất đối với quỹ đất
20% thì số tiền đã nộp được coi là số tiền thuế nộp thừa và được xử lý theo
quy định tại Thông tư số 156/2013/TTBTC nêu trên.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu được biết. Đề nghị Cục Thuế
căn cứ hồ sơ cụ thể, đối chiếu với các quy định trên để giải quyết đối với
trường hợp của Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Tràng An./.
Nơi nhận:
Như trên;
Sở Tài chính tỉnh Bạc Liêu
Vụ Pháp chế Bộ Tài chính;
Cục QLCS
Vụ PC
Lưu: VT,CS (3) KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 4734/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-4734-TCT-CS-2014-tien-su-dung-dat-256138.aspx | {'official_number': ['4734/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 4734/TCT-CS năm 2014 về tiền sử dụng đất do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/10/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,342 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1124/TCHQTXNK
V/v nộp thuế hàng NK Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2014
Kính gửi: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.
(Số 1 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 1643/PLXXNK ngày 24/12/2013 của Tập
đoàn Xăng dầu Việt Nam về việc cho phép doanh nghiệp tạm nộp thuế trước kỳ
nghỉ tết cho các lô hàng nhập khẩu trong kỳ nghỉ lễ dựa trên hợp đồng và trị
giá khai báo. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ khoản 8 Điều 20 Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Điều 25 Thông tư số 205/2010/TTBTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính
hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐCP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về
việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thì:
1. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được tạm kê khai và nộp thuế trước đối với các
lô hàng được dự kiến mở và thông quan trong dịp nghỉ Tết nguyên đán:
Trên cơ sở hợp đồng mua bán: căn cứ số lượng, đơn giá đơn vị tự khai báo
(đảm bảo giá khai báo sát với giá thực tế thị trường tại thời điểm khai báo),
tự tính số thuế phải nộp theo từng sắc thuế.
Về thực hiện nộp thuế: Căn cứ số thuế đã tự tính theo hợp đồng, cơ quan hải
quan làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, đơn vị chuyển toàn bộ số tiền nộp thuế
vào NSNN (tài khoản 7111NSNN) theo đúng chương, mục và tài khoản của cơ quan
Hải quan nơi dự kiến mở tờ khai (theo nguyên tắc một giấy nộp tiền vào NSNN
nộp cho nhiều tờ khai hải quan tại từng cơ quan hải quan). Trên ô thông tin
“số tờ khai” của giấy nộp tiền vào NSNN, đơn vị ghi số tờ khai là “99999”.
Cục Hải quan tỉnh, thành phố: căn cứ giấy nộp tiền vào NSNN của Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam do Kho bạc Nhà nước chuyển, khi phát sinh tờ khai nộp thuế
trong thời gian nghỉ tết, Chi cục Hải quan cập nhật thông tin nộp thuế theo số
chứng từ nộp thuế và số tiền thuế đã nộp của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, đồng
thời ghi thông tin “thứ tự bút toán” theo thứ tự tăng dần sau từng lần hạch
toán.
2. Việc điều chỉnh thuế sẽ được thực hiện ngay sau thời gian nghỉ tết (ngày
đầu tiên đi làm), trường hợp số tiền thuế tạm nộp trước khi thông quan hoặc
giải phóng hàng nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì người
nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch giữa tiền thuế phải nộp theo giá
chính thức và giá tạm tính (nếu có) tại thời điểm chốt giá chính thức, không
phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo giá
chính thức và giá tạm tính.
Tổng cục Hải quan thông báo để Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Công ty TNHH nhựa đường Petrolimex (thay trả lời công văn số 044/CV
PLC.NĐĐB ngày 23/01/2014)
Cục HQ Hải phòng (để t/h);
Cục HQ Quảng Ninh (để t/h);
Cục HQ TP Hồ Chí Minh (để t/h);
Cục HQ Khánh Hòa (để t/h);
Lưu: VT, TXNK (3). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Hoàng Việt Cường
| Công văn 1124/TCHQ-TXNK | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-1124-TCHQ-TXNK-nam-2014-tam-nop-thue-truoc-ky-nghi-tet-227782.aspx | {'official_number': ['1124/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 1124/TCHQ-TXNK năm 2014 về tạm nộp thuế trước kỳ nghỉ tết cho các lô hàng nhập khẩu trong kỳ nghỉ lễ dựa trên hợp đồng và trị giá khai báo do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Hoàng Việt Cường'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '27/01/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,343 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 10/2022/QĐUBND Hải Dương, ngày 28 tháng 9 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHÍ, QUY MÔ, TỶ LỆ ĐỂ TÁCH PHẦN DIỆN TÍCH
ĐẤT CÔNG THÀNH DỰ ÁN ĐỘC LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số31/2021/NĐCP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số148/2020/NĐCP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1638/TTr SKHĐT ngày
14 tháng 9 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định điều kiện, tiêu chí, quy
mô, tỷ lệ để tách phần diện tích đất công thành dự án độc lập trên địa bàn
tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm
2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ Trưởng
các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Văn phòng Chính phủ;
Các bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Nội vụ;
Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Thường trực HĐND tỉnh;
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Các Ban của HĐND tỉnh;
Trung tâm công nghệ thông tin VP UBND tỉnh;
Cổng thông tin DN tỉnh; CV VP UBND tỉnh (đ/c Hoàn);
Lưu: VT, TH, CV. Mạnh (15b). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lưu Văn Bản
QUY ĐỊNH
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHÍ, QUY MÔ, TỶ LỆ ĐỂ TÁCH PHẦN DIỆN TÍCH ĐẤT CÔNG THÀNH DỰ ÁN
ĐỘC LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2022/QĐUBND ngày 28 tháng 9 năm 2022 của
UBND tỉnh Hải Dương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách thành
dự án độc lập đối với phần diện tích đất do Nhà nước giao đất để quản lý quy
định tại Điều 8 của Luật Đất đai, đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công
ích, đất mà người đang sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng, cho thuê, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và không có
tài sản gắn liền với đất mà phần diện tích đất này có vị trí nằm xen kẽ với
phần diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn
bằng quyền sử dụng đất.
2. Quy định này chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất thông qua
việc mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất,
nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 73 Luật Đất đai mà
phần diện tích đất quy định tại khoản 1 Điều này có vị trí nằm xen kẽ với phần
diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các nhà đầu tư quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư và các cơ quan tổ
chức, cá nhân liên quan hoạt động đầu tư tại tỉnh Hải Dương.
2. Cơ quan Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, đầu tư,
xây dựng.
3. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất công.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Các từ, cụm từ sau đây sử dụng trong quy định được hiểu như sau:
1. Phần diện tích đất công trong Quy định này là phần diện tích đất do Nhà
nước giao đất để quản lý quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai, đất nông nghiệp
sử dụng vào mục đích công ích, đất mà người đang sử dụng đất không có quyền
chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và không có tài sản
gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
2. Dự án có đất công trong Quy định này là dự án đầu tư mà trong đó có phần
diện tích đất công được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Dự án độc lập trong Quy định này là dự án đầu tư mà khi thực hiện hoặc
chấm dứt không ảnh hưởng đến dự án khác.
4. Dự án thương mại, dịch vụ trong Quy định này là dự án đầu tư thực hiện
trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, thương mại.
5. Đường hiện trạng trong Quy định này là đường giao thông cấp VI trở lên,
đường đê đã được cấp có thẩm quyền cho phép vận chuyển hàng hóa và tương đương
đường giao thông cấp VI trở lên.
6. Đường đã được quy hoạch trong Quy định này là đường giao thông đã có
trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hải Dương, quy hoạch vùng,
quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng khác được
cấp có thẩm quyền phê duyệt và đạt tiêu chuẩn đường Giao thông cấp VI trở lên.
Chương II
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHÍ, QUY MÔ, TỶ LỆ ĐỂ TÁCH THÀNH DỰ ÁN ĐỘC LẬP
Điều 4. Thời điểm xem xét tách phần diện tích đất công thành dự án độc lập
Thời điểm xem xét tách phần diện tích đất công thành dự án độc lập là thời
điểm xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự án; được tính từ thời điểm cơ
quan chủ trì thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư nhận được hồ sơ đề xuất dự
án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng đến thời điểm cơ quan chủ trì có thông
báo kết quả thẩm định dự án đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản chỉ
đạo việc xem xét tách phần diện tích đất công thành dự án độc lập.
Điều 5. Điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách phần diện tích đất công
thành dự án độc lập
1. Các điều kiện, tiêu chí để tách phần diện tích đất công thành dự án độc
lập:
a) Phải là một thửa hoặc nhiều thửa đất liền kề, không nằm xen kẽ, không bị
chia cắt bởi các thửa đất không phải là đất công;
b) Có ít nhất một mặt giáp đường bộ hiện trạng, đường bộ đã được quy hoạch,
hành lang an toàn giao thông đường bộ mà chiều dài cạnh tiếp giáp với đường bộ
hiện trạng, đường bộ đã được quy hoạch và hành lang an toàn giao thông đường
bộ tối thiểu là 15m đối với khu vực đô thị, 20m đối với khu vực ngoài đô thị
hoặc có ít nhất một mặt giáp với đường thủy mà phần diện tích đất công có quy
hoạch cảng thủy, bến thủy nội địa;
c) Phần diện tích đất công lập được quy hoạch chi tiết xây dựng, tổng mặt
bằng; có hình dáng, kích thước đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy
định của pháp luật xây dựng và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan, phù
hợp với mục đích sử dụng từng loại, đất, công trình trong từng trường hợp cụ
thể;
d) Không có tranh chấp, khiếu nại, vi phạm hoặc có tranh chấp, khiếu nại, vi
phạm nhưng đã có văn bản giải quyết theo quy định của pháp luật;
đ) Phù hợp quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch
đô thị; quy hoạch nông thôn; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch chuyên
ngành và quy hoạch đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (nếu có).
2. Quy mô, tỷ lệ để tách phần diện tích đất công thành dự án độc lập:
a) Đối với các dự án thương mại, dịch vụ đầu tư tại các phường thuộc thành
phố, thị xã và thị trấn thuộc huyện, khu vực quy hoạch đô thị, trong đó phần
diện tích đất công có diện tích chiếm tỷ lệ từ 40% trở lên so với diện tích
đất thực hiện dự án đầu tư hoặc phần diện tích đất xin thuê mở rộng đối với dự
án đầu tư mở rộng và có diện tích tối thiểu từ 1.000 m2 trở lên;
b) Đối với các dự án thương mại dịch vụ đầu tư tại các địa bàn không thuộc quy
định tại điểm a khoản này, trong đó phần diện tích đất công có diện tích chiếm
tỷ lệ từ 45% trở lên so với diện tích đất thực hiện dự án đầu tư mới hoặc phần
diện tích đất xin thuê mở rộng đối với dự án đầu tư mở rộng và có diện tích
tối thiểu từ 2.000 m2 trở lên;
c) Đối với các dự án không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 điều
này, trong đó phần diện tích đất công có diện tích chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên
so với diện tích đất thực hiện dự án đầu tư hoặc phần diện tích đất xin thuê
mở rộng đối với dự án đầu tư mở rộng và có diện tích tối thiểu từ 3.000 m2 trở
lên.
3. Trường hợp đặc biệt để phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương, chính
sách của tỉnh thì cơ quan chủ trì thẩm định chủ trương đầu tư dự án báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan, địa phương và tổ chức cá nhân có liên
quan
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan xem xét, tách phần
diện tích đất công thành dự án độc lập (nếu có) khi thẩm định chấp thuận chủ
trương đầu tư dự án có đất công hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
quyết định;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, địa
phương liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý, giải quyết các tồn tại
các dự án có đất công đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và chưa được giao
đất, cho thuê đất và đáp ứng các điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ quy định
tại Điều 5 Quy định này trước khi tổ chức đấu giá;
c) Chủ trì, cùng các cơ quan, địa phương liên quan hướng dẫn trong quá trình
thực hiện;
d) Chủ trì, cùng các cơ quan, địa phương liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy định này cho phù hợp khi có quy định và
hướng dẫn cụ thể về điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách phần diện tích
đất công thành dự án độc lập của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các trường hợp phát sinh so với quy định này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì tổng hợp các dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư dự
án có đất công nhưng chưa được giao đất, cho thuê đất;
b) Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện đấu
giá, quyền sử dụng quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất công sau khi
tách thành dự án độc lập;
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tách phần
diện tích đất công thành dự án độc lập (nếu có) trong quá trình tham gia thẩm
định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án có đất công và xử lý, giải quyết các
tồn tại các dự án có đất công đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và chưa
được giao đất, cho thuê đất;
d) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi,
bổ sung, thay thế Quy định này cho phù hợp khi có quy định và hướng dẫn cụ thể
về điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách phần diện tích đất công thành dự
án độc lập của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
3. Sở Xây dựng:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tách phần
diện tích đất công thành dự án độc lập (nếu có) trong quá trình tham gia thẩm
định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án có đất công và xử lý, giải quyết các
tồn tại các dự án có đất công đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và chưa
được giao đất, cho thuê đất;
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi,
bổ sung, thay thế Quy định này cho phù hợp khi có quy định và hướng dẫn cụ thể
về điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách phần diện tích đất công thành dự
án độc lập của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Có trách nhiệm xác định về tính chính xác của nguồn gốc đất, tài sản trên
đất trong quá trình tham gia thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án có
đất công;
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tách phần
diện tích đất công thành dự án độc lập (nếu có) trong quá trình tham gia thẩm
định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án có đất công;
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý đối
với các dự án có đất công đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa được
giao đất, cho thuê đất;
d) Phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực
hiện quy định này.
đ) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi,
bổ sung, thay thế Quy định này cho phù hợp khi có quy định và hướng dẫn cụ thể
về điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách phần diện tích đất công thành dự
án độc lập của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
5. Nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án có trách nhiệm phối hợp với Sở, ngành
và địa phương liên quan rà soát nguồn gốc đất và thực hiện theo quy định này.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, yêu cầu các cơ quan,
địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để
hướng dẫn hoặc tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
Điều 7. Xử lý chuyển tiếp
1. Các dự án có đất công đã được chấp thuận đầu tư trước ngày Quy định này có
hiệu lực thi hành nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất khi thực
hiện các thủ tục về đất đai thì thực hiện như sau:
a) Đối với các dự án có đất công đáp ứng các điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ
lệ quy định tại Điều 5 Quy định này thì tách phần diện tích đất này thành dự
án độc lập và thực hiện giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá
quyền sử dụng đất;
b) Đối với các dự án có đất công không thuộc trường hợp quy định tại điểm a
khoản 1 Điều này thì thực hiện việc giao đất, cho thuê đất theo quy định của
pháp luật.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu trong Quy định này khi được sửa
đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu trong Quy định này cũng được
điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay
thế./.
| Quyết định 10/2022/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-10-2022-QD-UBND-dieu-kien-tach-dat-cong-thanh-du-an-doc-lap-Hai-Duong-531075.aspx | {'official_number': ['10/2022/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 10/2022/QĐ-UBND quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách phần diện tích đất công thành dự án độc lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Hải Dương', ''], 'signer': ['Lưu Văn Bản'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/09/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,344 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3702/TCTCS
V/v: Giải đáp vướng mắc về thuế tài nguyên. Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2013
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Thuận
Trả lời Công văn số 1731/CTKTT1 ngày 25/04/2013 của Cục Thuế tỉnh Bình Thuận
về vướng mắc khi xác định sản lượng và giá tính thuế tài nguyên, Tổng cục Thuế
có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 105/2010/TTBTC ngày 23/7/2010 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành nghị
định số 50/2010/NĐCP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn một số điều của luật thuế tài nguyên:
+ Tại Khoản 1, Điều 5, Phần II, quy định về sản lượng tài nguyên tính thuế:
"1. Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc
khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc
khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
Đối với loại tài nguyên khai thác thu được sản phẩm tài nguyên có nhiều cấp
độ, chất lượng, giá trị thương mại khác nhau thì sản lượng tính thuế được phân
loại theo sản lượng tài nguyên có cùng cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại
như nhau hoặc quy đổi ra đơn vị sản lượng tài nguyên để làm căn cứ xác định
sản lượng tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác…"
+ Tại Điều 6, Phần II, quy định về giá tính thuế tài nguyên:
"Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức,
cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định tạiĐiều 4
Nghị định số 50/2010/NĐCP và phải được thể hiện trên chứng từ bán hàng, nhưng
không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định; trường
hợp giá bán tài nguyên khai thác thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp
tỉnh thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định…"
Căn cứ các quy định trên, trường hợp đơn vị hoạt động khai thác tài nguyên thu
được các loại đá ly khác nhau, có giá bán khác nhau thì sản lượng đá tính thuế
tài nguyên là sản lượng đá ly các loại và giá tính thuế tài nguyên là giá bán
đá ly tương ứng.
Tổng cục thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bình Thuận được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ Pháp chế (BTC);
Vụ Pháp chế (TCT);
Lưu: VT, CS (02b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 3702/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-3702-TCT-CS-nam-2013-giai-dap-vuong-mac-thue-tai-nguyen-212762.aspx | {'official_number': ['3702/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 3702/TCT-CS năm 2013 giải đáp vướng mắc về thuế tài nguyên do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/11/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,345 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1741/QĐUBND An Giang, ngày 12 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC ỨNG PHÓ SỰ
CỐ TRÀN DẦU THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VÀ PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH AN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm
2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan
đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 5204/QĐBQP ngày 04 tháng 11 năm 2024 của Bộ Quốc phòng
về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu thuộc phạm
vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 285/TTr
STNMT ngày 07 tháng 11 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới
ban hành lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm
vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bổ sung danh mục thủ tục hành chính mới ban hành của cấp tỉnh vào thực hiện
tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Bổ sung danh mục thủ tục hành chính mới ban hành của cấp huyện vào thực
hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện, thị
xã, thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ Quốc phòng;
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Cục kiểm soát TTHC VPCP;
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Sở, ban, ngành tỉnh;
UBND các huyện, thị xã, thành phố;
VP. UBND tỉnh: LĐVP, TH;
Trung tâm Phục vụ hành chính công;
Website tỉnh;
Viễn thông An Giang (VNPT);
Lưu: VT, TH. CHỦ TỊCH
Hồ Văn Mừng
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
VÀ PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1741/QĐUBND ngày 12 tháng 11 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
STT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện (Cơ quan thực hiện) Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý
1 Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở, dự án tại địa phương 20 ngày làm việc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường) Không Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó với sự cố tràn dầu Ứng phó sự cố tràn dầu
2 Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng tại địa phương, các Tổng kho xăng dầu, kho xăng dầu có tổng khối lượng dự trữ dưới 50.000m3, các cảng xăng dầu có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng dưới 50.000 DWT 20 ngày làm việc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường) Không Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó với sự cố tràn dầu Ứng phó sự cố tràn dầu
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
STT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện (Cơ quan thực hiện) Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý
1 Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền, trên sông, trên biển 15 ngày làm việc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện, thị xã, thành phố (Ủy ban nhân dân cấp huyện) Không Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó với sự cố tràn dầu Ứng phó sự cố tràn dầu
| Quyết định 1741/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1741-QD-UBND-2024-thu-tuc-hanh-chinh-ung-pho-su-co-tran-dau-So-Tai-nguyen-An-Giang-631318.aspx | {'official_number': ['1741/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1741/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh An Giang', ''], 'signer': ['Hồ Văn Mừng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,346 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 864/KHUBND Ninh Thuận, ngày 28 tháng 02 năm 2024
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 80/2021/NĐCP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa;
Căn cứ Thông tư số 06/2022/TTBKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐCP của Chính
phủ;
Căn cứ Thông tư số 52/2023/TTBTC ngày 08/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐCP của Chính
phủ;
Thực hiện Công văn số 11171/BKHĐTPTDN ngày 31/12/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc thông báo nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn
ngân sách trung ương năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết số 39/2023/NQHĐND ngày 14/12/2023 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã chuyển
đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 20242028;
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa năm 2024 trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Hỗ trợ công nghệ và hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm giúp
các doanh nghiệp ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2. Yêu cầu:
a) Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải bám sát các nội dung, quy định của Luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 80/2021/NĐCP của Chính phủ; Chỉ
thị số 15/CTTTg ngày 15/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai
thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Nội dung, đối tượng hỗ trợ phải phù hợp với quy định tại Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 80/2021/NĐCP của Chính phủ; Thông tư số
06/2022/TTBKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thông tư số
52/2023/TTBTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đảm bảo công khai, minh bạch về nội
dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực
hiện.
II. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ
1. Đối tượng hỗ trợ: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh được
thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Điều kiện hỗ trợ: Các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều
5, 6, 7, 8, 9 Nghị định số 80/2021/NĐCP ngày 26/8/2021 của Chính phủ.
3. Nguyên tắc hỗ trợ:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước.
b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng
nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội theo quy
định của pháp luật được hỗ trợ trước.
c) Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức
hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Nghị định số
80/2021/NĐCP và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp
được lựa chọn một mức hỗ trợ có lợi nhất.
d) Ngoài các nội dung hỗ trợ riêng theo quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh
nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐCP, các
nội dung hỗ trợ chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng cho cả doanh
nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa đáp ứng điều kiện hỗ trợ
quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐCP.
III. NỘI DUNG HỖ TRỢ
1. Hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Hỗ trợ hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy
trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ
và chuyển đổi mô hình kinh doanh
(1) Hỗ trợ hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ
Số lượng dự kiến: 02 doanh nghiệp, tương đương 100.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia tư vấn.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
(2) Hỗ trợ hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa:
Số lượng dự kiến: 02 doanh nghiệp, tương đương 160.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia tư vấn.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh
nghiệp về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy
trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 50 triệu
đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/hợp
đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa.
Về nội dung chi hỗ trợ, xác định chi phí hỗ trợ và xác định kinh phí ngân
sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số
52/2023/TTBTC ngày 08/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
b) Hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự
động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy
trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình
kinh doanh
(1) Hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số cho
doanh nghiệp siêu nhỏ
Số lượng dự kiến: 08 doanh nghiệp, tương đương 160.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia tư vấn.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
(2) Hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số cho
doanh nghiệp nhỏ
Số lượng dự kiến: 01 doanh nghiệp, tương đương 40.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia tư vấn.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
(3) Hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số cho
doanh nghiệp vừa
Số lượng dự kiến: 01 doanh nghiệp, tương đương 81.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia tư vấn.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
Hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển
đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản
trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi
mô hình kinh doanh nhưng không quá 20 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp siêu
nhỏ; không quá 50 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100
triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa.
Về nội dung chi hỗ trợ, xác định chi phí hỗ trợ và xác định kinh phí ngân
sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 7 Thông tư số
52/2023/TTBTC ngày 08/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
c) Hỗ trợ hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn quản lý và phát
triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp
Số lượng dự kiến: 08 doanh nghiệp, tương đương 720.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia tư vấn.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư
vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ của doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh
nghiệp.
Về nội dung chi hỗ trợ, xác định chi phí hỗ trợ và xác định kinh phí ngân
sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số
52/2023/TTBTC ngày 08/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên để được hỗ trợ
sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường,
quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính, pháp lý
theo quy định của pháp luật chuyên ngành).
a) Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp siêu nhỏ
(1) Hỗ trợ hợp đồng tư vấn cho doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận mạng lưới tư vấn
viên
Số lượng dự kiến: 01 doanh nghiệp, tương đương 45.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia tư vấn.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ.
(2) Hỗ trợ hợp đồng tư vấn cho doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh
nghiệp siêu nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh
nghiệp xã hội tiếp cận mạng lưới tư vấn viên
Số lượng dự kiến: 02 doanh nghiệp, tương đương 120.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia tư vấn.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 70 triệu đồng/năm/doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp siêu nhỏ
sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp xã hội.
Về nội dung chi hỗ trợ, xác định chi phí hỗ trợ và xác định kinh phí ngân
sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số
52/2023/TTBTC ngày 08/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
(2) Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ
(1) Hỗ trợ hợp đồng tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ tiếp cận mạng lưới tư vấn viên
Số lượng dự kiến: 02 doanh nghiệp, tương đương 140.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia tư vấn.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 100 triệu
đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ.
(2) Hỗ trợ hợp đồng tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh
nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp xã
hội tiếp cận mạng lưới tư vấn viên
Số lượng dự kiến: 01 doanh nghiệp, tương đương 90.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia tư vấn.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 150 triệu
đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp
nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp xã hội.
(3) Hỗ trợ tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn cho doanh nghiệp vừa tiếp cận
mạng lưới tư vấn viên
Số lượng dự kiến: 03 doanh nghiệp, tương đương 270.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia tư vấn.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
Hỗ trợ tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 150 triệu
đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa.
Về nội dung chi hỗ trợ, xác định chi phí hỗ trợ và xác định kinh phí ngân
sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số
52/2023/TTBTC ngày 08/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Hỗ trợ đào tạo về khởi sự kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Số lượng dự kiến: 03 khóa, tương đương 195.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia đào tạo.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về nội dung chi hỗ trợ, xác định chi phí hỗ trợ và xác định kinh phí ngân
sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số
52/2023/TTBTC ngày 08/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
b) Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản
xuất, chế biến
(1) Hỗ trợ khóa đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Số lượng dự kiến: 04 doanh nghiệp, tương đương 160.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia đào tạo.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
Hỗ trợ tối đa 70% tổng chi phí của một khóa đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không quá 01 khóa/năm/doanh nghiệp;
(2) Hỗ trợ khóa đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh
nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là
doanh nghiệp xã hội.
Số lượng dự kiến: 03 doanh nghiệp, tương đương 144.000.000 đồng.
Hình thức: Thông báo rộng rãi doanh nghiệp đăng ký để chọn doanh nghiệp đủ
điều kiện, mời chuyên gia đào tạo.
Đơn vị tư vấn: Các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan, các Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa
do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh
nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội nhưng không quá 01 khóa/năm/doanh
nghiệp.
Về nội dung chi hỗ trợ, xác định chi phí hỗ trợ và xác định kinh phí ngân
sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số
52/2023/TTBTC ngày 08/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Tổng kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là 4.681.000.000 đồng, trong đó
kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ 2.500.000.000 đồng và kinh phí doanh nghiệp
nhỏ và vừa chi trả 2.181.000.000 đồng (Chi tiết theo phụ lục đính kèm), cụ
thể:
a) Kinh phí thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ: 2.522.000.000 đồng, trong đó kinh phí
ngân sách nhà nước hỗ trợ 1.261.000.000 đồng.
Chi các hoạt động kinh tế: 1.515.000.000 đồng, trong đó kinh phí ngân sách
nhà nước hỗ trợ 165.000.000 đồng.
Chi sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: 569.000.000 đồng, trong đó kinh phí ngân
sách nhà nước hỗ trợ 499.000.000 đồng
b) Kinh phí cơ quan, tổ chức thực hiện quản lý hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa là 75.000.000 đồng, cụ thể:
Phân bổ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư: 36.000.000 đồng, trong đó: chi từ nguồn
sự nghiệp kinh tế là 35.000.000 đồng, chi từ nguồn sự nghiệp giáo dục và đào
tạo là 1.000.000 đồng để thực hiện quản lý trực tiếp các hoạt động hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách theo
khoản 2, điều 6 Thông tư số 06/2022/TTBKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
Phân bổ cho Sở Khoa học và Công nghệ: 39.000.000 đồng từ nguồn sự nghiệp
khoa học và công nghệ để thực hiện quản lý trực tiếp các hoạt động hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa theo khoản 2, điều 6 Thông tư số 06/2022/TT BKHĐT
ngày 10/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
c) Số lượng các doanh nghiệp dự kiến được hỗ trợ theo từng nội dung trong Kế
hoạch này có thể thay đổi, nhưng tổng số kinh phí hỗ trợ không được vượt quá
tổng số kinh phí đã được phân bổ cho các đơn vị chủ trì thực hiện Kế hoạch
này.
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn chi thực hiện từ ngân sách Trung ương
theo Công văn số 11171/BKHĐTPTDN ngày 31/12/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc thông báo nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn ngân sách
trung ương năm 2024 và Nghị quyết số 54/NQHĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Ninh Thuận về phân bổ ngân sách địa phương năm 2024.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, các Hiệp
hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa theo Kế hoạch.
b) Là đầu mối theo dõi, tổng hợp việc tổ chức thực hiện Kế hoạch. Định kỳ tổng
hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định.
2. Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công
nghệ để triển khai thực hiện Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024
trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ động phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện có
hiệu quả các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại mục III của Kế hoạch
này. Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư.
b) Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực
hiện các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Kế hoạch này.
4. Đề nghị các Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh:
a) Phối hợp với sở, ngành, địa phương tuyên truyền, phổ biến về Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn có liên quan; phổ biến Kế
hoạch này đến cộng đồng doanh nghiệp, vận động hội viên tích cực tham gia
hưởng ứng thực hiện kế hoạch.
b) Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để kịp thời kiến nghị
với UBND tỉnh và các Sở, ngành, địa phương để tháo gỡ, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp hoạt động và phát triển.
Trên đây là Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận./.
Nơi nhận:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (để báo cáo)
Bộ Tài chính; (để báo cáo)
Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; (để báo cáo)
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
UBMTTQVN và các tổ chức CTXH tỉnh;
Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
UBND các huyện, thành phố;
Các hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
Báo NT, Đài PTTH, TTX;
VPUB: LĐ, KTTH;
Lưu: VT. HNV TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Huyền
| Kế hoạch 864/KH-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ke-hoach-864-KH-UBND-2024-ho-tro-doanh-nghiep-nho-vua-phat-trien-khu-vuc-kinh-te-tu-nhan-Ninh-Thuan-615383.aspx | {'official_number': ['864/KH-UBND'], 'document_info': ['Kế hoạch 864/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Ninh Thuận', ''], 'signer': ['Lê Huyền'], 'document_type': ['Kế hoạch'], 'document_field': ['Doanh nghiệp'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/02/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,347 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 69/NQHĐND Ninh Thuận, ngày 10 tháng 12 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC KỲ HỌP NĂM 2025, HĐND TỈNH KHÓA XI, NHIỆM KỲ 20212026
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 22
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14;
Xét Tờ trình số 05/TTrHĐND ngày 27 tháng 11 năm 2024 của Thường trực Hội
đồng nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch tổ chức các kỳ họp
thường lệ năm 2025, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 20212026; ý kiến thảo luận
của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua kế hoạch tổ chức các kỳ họp năm 2025, HĐND tỉnh khóa XI,
nhiệm kỳ 20212026 như sau:
Năm 2025, HĐND tỉnh tổ chức 02 kỳ họp thường lệ và các kỳ họp chuyên đề hoặc
họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, cụ thể:
1. Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025, dự kiến vào đầu tháng 7 năm 2025. Nội dung
kỳ họp:
a) Xem xét, đánh giá tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2025.
b) Tiến hành thảo luận và chất vấn.
c) Xem xét, quyết định các nội dung, ban hành các nghị quyết về cơ chế, chính
sách, biện pháp, giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh.
Nội dung, chương trình kỳ họp do Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND
tỉnh, UBMTTQVN tỉnh và các cơ quan, đơn vị chuẩn bị cụ thể và thẩm tra, giám
sát, hoàn thiện trình HĐND tỉnh theo quy định.
2. Kỳ họp thường lệ cuối năm 2025, dự kiến vào đầu tháng 12 năm 2025. Nội
dung kỳ họp:
a) Xem xét, đánh giá tình hình kinh tế xã hội năm 2025.
b) Tiến hành thảo luận và chất vấn.
c) Xem xét, quyết định các nội dung, ban hành các nghị quyết về cơ chế, chính
sách, biện pháp, giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh.
Nội dung, chương trình kỳ họp do Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND
tỉnh, UBMTTQVN tỉnh và các cơ quan, đơn vị chuẩn bị cụ thể và thẩm tra, giám
sát, hoàn thiện trình HĐND tỉnh theo quy định.
3. Các kỳ họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất,
cụ thể theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc ít nhất
1/3 tổng số đại biểu HĐND tỉnh yêu cầu.
Nội dung, thời gian theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh và Chủ tịch UBND
tỉnh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan
có liên quan căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo
quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại
biểu và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khóa XI Kỳ họp thứ 22
thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2024./.
Nơi nhận:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Chính phủ;
Ban Công tác đại biểu UBTVQH;
VP. Quốc hội, VP. Chính phủ;
Thường trực Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND tỉnh;
Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh;
Đoàn ĐBQH tỉnh;
Đại biểu HĐND tỉnh;
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
Thường trực HĐND, UBND các huyện, TP;
Công báo tỉnh;
Trang Thông tin điện tử HĐND tỉnh;
Lưu: VT, Phòng Công tác HĐND. CHỦ TỊCH
Phạm Văn Hậu
| Nghị quyết 69/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-69-NQ-HDND-2024-Ke-hoach-to-chuc-cac-ky-hop-nam-2025-Ninh-Thuan-636861.aspx | {'official_number': ['69/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 69/NQ-HĐND năm 2024 về Kế hoạch tổ chức các kỳ họp năm 2025, Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Ninh Thuận', ''], 'signer': ['Phạm Văn Hậu'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '10/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,348 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3529/TCTCS
V/v: hóa đơn Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội;
Công ty Cổ phần Tu Tạo và Phát triển nhà.
(Địa chỉ: 28 Trần Nhật Duật, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 52/CTCTP.CP ngày 20/02/2014 của Công ty
cổ phần Tu Tạo và Phát triển nhà đề nghị hướng dẫn thủ tục xuất hóa đơn kê
khai doanh thu. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1/ Về lập hóa đơn đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng bán bất động sản hình
thành trong tương lai đã thu tiền theo tiến độ:
Tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TTBTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (có
hiệu lực từ ngày 1/6/2014) quy định về xử lý đối với hóa đơn đã lập:
“1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập
sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa,
cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và
người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người
mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi
hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các
liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót
thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản
ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn
ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá
trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn
cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số
mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm ().
4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực
hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Tại điểm 2.8 phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TTBTC ngày
31/3/2014 quy định:
“2.8. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã
nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất
lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho
người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người
bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT.
Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên
mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng
trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số
ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn
đã lập.”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà
ký hợp đồng bán bất động sản hình thành trong tương lai với khách hàng, khi
thu tiền theo tiến độ của hợp đồng đã lập hóa đơn GTGT, kê khai nộp thuế GTGT,
TNDN theo quy định, nay khách hàng mua đề nghị Công ty chấm dứt hợp đồng hoàn
trả lại tiền đã thanh toán theo tiến độ thì việc chấm dứt hay phải tiếp tục
thực hiện hợp đồng mua bán bất động sản hình thành trong tương lai là do thỏa
thuận và quyết định của Công ty (bên bán) và khách hàng bên mua (quy định
tại hợp đồng, phụ lục hợp đồng hoặc các văn bản thỏa thuận khác được ký kết
giữa 2 bên). Công ty và khách hàng (là doanh nghiệp) có thỏa thuận chấm dứt
hợp đồng, trả lại tiền đã thanh toán theo tiến độ thì thủ tục về hóa đơn được
thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TTBTC nêu trên.
Trường hợp Công ty và khách hàng (là cá nhân) có thỏa thuận chấm dứt hợp đồng,
trả lại tiền đã thanh toán theo tiến độ thì thủ tục về hóa đơn được thực hiện
theo hướng dẫn tại Điều 2.8 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số
39/2014/TTBTC nêu trên.
Công ty cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà và khách hàng chịu trách nhiệm hoàn
toàn về tính chính xác của giao dịch và thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
2/ Về thủ tục hóa đơn đối với trường hợp Công ty và khách hàng có thỏa thuận
chấm dứt hợp đồng, trả lại tiền đã thanh toán theo tiến độ trong trường hợp
khách hàng đã chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua bán bất động sản cho bên thứ
3:
Trường hợp khách hàng (là tổ chức hoặc cá nhân) góp vốn mua bất động sản,
chuyển nhượng hợp đồng mua bất động sản cho tổ chức, cá nhân khác: Về vấn đề
này, ngày 02/8/2010, Tổng cục Thuế đã có công văn số 2846/TCTCS hướng dẫn về
việc xử lý thuế, hóa đơn trong trường hợp khách hàng góp vốn mua bất động sản
chuyển nhượng hợp đồng mua bất động sản cho tổ chức, cá nhân khác (bản photo
gửi kèm).
Đề nghị Cục Thuế kiểm tra làm rõ trường hợp khách hàng góp vốn mua bất động
sản là cá nhân hoặc doanh nghiệp chuyển nhượng hợp đồng mua bất động sản cho
tổ chức, cá nhân khác thì Công ty cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà đã tiến
hành thủ tục lập hóa đơn ghi tên là người mua là khách hàng mới có giá trị là
số tiền mới nộp theo tiến độ như thế nào?
Trường hợp Công ty cổ phần Tu Tạo và phát triển Nhà và các khách hàng khi
chuyển nhượng hợp đồng mua bất động sản cho tổ chức, cá nhân khác chưa thực
hiện xử lý hóa đơn và thuế theo hướng dẫn tại công văn số 2846/TCTCS ngày
02/8/2010 thì đề nghị Cục Thuế thành phố Hà Nội hướng dẫn Công ty và khách
hàng thủ tục lập lại hóa đơn như đã hướng dẫn tại điểm 1 nêu trên.
3/ Về lập chứng từ đối với khoản chi tiền bồi thường vi phạm hợp đồng:
Căn cứ khoản 1, điều 5 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định về các trường hợp không phải kê khai
tính nộp thuế GTGT:
"1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả
tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển
nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ
trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính
khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền,
căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa
đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở
nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.”
Tại Điểm 2.36, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TTBTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài
chính hướng dẫn Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐCP ngày 26/12/2013
của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
quy định các các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế bao gồm:
"2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật
giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống
kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của
Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định
của pháp luật."
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty có phát sinh các khoản chi về
tiền phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế với khách hàng thì khi chi
tiền Công ty lập chứng từ chi tiền. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, chứng từ
thanh toán trên, Công ty thực hiện xác định tính vào chi phí theo quy định của
thuế TNDN.
Tổng cục Thuế trả lời Cục Thuế và Công ty được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Lãnh đạo Tổng cục (để b/c);
Vụ PC (BTC);
Vụ PC (TCT);
Lưu: VT, CS(4b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Tân
| Công văn 3529/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-3529-TCT-CS-2014-huong-dan-thu-tuc-xuat-hoa-don-ke-khai-doanh-thu-246673.aspx | {'official_number': ['3529/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 3529/TCT-CS năm 2014 về hướng dẫn thủ tục xuất hóa đơn kê khai doanh thu do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Nguyễn Hữu Tân'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Kế toán - Kiểm toán'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '22/08/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,349 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1951/QĐUBND Hòa Bình , ngày 04 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH HÒA BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số1085/QĐTTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
hành chính nhà nước giai đoạn 2022 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 5105/TTrSTP ngày
23/9/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này 24 thủ tục hành chính nội bộ
trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của
Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình
(Chi tiết theo Phụ lục ban hành kèm theo).
Điều 2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh công khai nội dung thủ tục
hành chính tại Quyết định này trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh. Thời hạn hoàn
thành chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp, các Sở,
Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
Cục Kiểm soát TTHCVPCP (báo cáo);
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Các Phó CVP UBND tỉnh;
Trung tâm TH&CB tỉnh;
Lưu: VT, NVK (Th.H,05b). CHỦ TỊCH
Bùi Văn Khánh
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ
TƯ PHÁP TỈNH HÒA BÌNH
Phần I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT Tên thủ tục hành chính Lĩnh vực Cơ quan thực hiện
I THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP TỈNH
1 Thủ tục Quyết định danh mục quyết định của UBND cấp tỉnh quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước Thể chế Sở Tư pháp
2 Thủ tục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật theo thẩm quyền (cấp tỉnh) Thể chế Sở Tư pháp
3 Thủ tục Rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, xử lý/kiến nghị xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật Thể chế Sở Tư pháp
4 Thủ tục Hệ thống hóa, công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền (cấp tỉnh) Thể chế Sở Tư pháp
5 Thủ tục Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Thể chế Sở Tư pháp
6 Cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật Thể chế Sở Tư pháp
7 Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh Phổ biến, giáo dục pháp luật Sở Tư pháp
8 Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh Phổ biến, giáo dục pháp luật Sở Tư pháp
9 Thủ tục xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp Tổ chức bộ máy Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp
10 Thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp. Tổ chức bộ máy Sở Tư pháp
11 Thủ tục Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Trợ giúp viên pháp lý hạng I Tổ chức cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hòa Bình
12 Thủ tục Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Trợ giúp viên pháp lý hạng II Tổ chức cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hòa Bình
13 Thủ tục Xét thăng hạng chức danh Hỗ trợ nghiệp vụ hạng II Tổ chức cán bộ Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp
14 Rà soát, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp phục vụ xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Hành chính tư pháp Sở Tư pháp
15 Thành lập Phòng công chứng. Bổ trợ tư pháp Sở Tư pháp
16 Giải thể Phòng công chứng. Bổ trợ tư pháp Sở Tư pháp
17 Chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng. Bổ trợ tư pháp Sở Tư pháp
II THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP HUYỆN
1 Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật theo thẩm quyền Thể chế Phòng Tư pháp
2 Rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, xử lý/kiến nghị xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật Thể chế Phòng Tư pháp
3 Hệ thống hóa, công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền Thể chế Phòng Tư pháp
4 Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện Thể chế Phòng Tư pháp
5 Công nhận báo cáo viên pháp luật cấp huyện Phổ biến, giáo dục pháp luật Phòng Tư pháp
6 Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp huyện Phổ biến, giáo dục pháp luật Phòng Tư pháp
7 Công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Phòng Tư pháp
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00628900files/image001.gif)
| Quyết định 1951/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1951-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-noi-bo-So-Tu-phap-Hoa-Binh-628900.aspx | {'official_number': ['1951/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1951/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Hòa Bình', ''], 'signer': ['Bùi Văn Khánh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,350 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 85/KHUBND Thái Bình, ngày 31 tháng 5 năm 2022
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT, ĐỀ ÁN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025
Thực hiện Quyết định số 749/QĐTTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030”; Quyết định số 411/QĐTTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 02/CTTTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng
Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy
chuyển đổi số quốc gia; Công văn số 797/BTTTTTHH ngày 06/03/2023 của Bộ Thông
tin và Truyền thông về việc hướng dẫn một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy
triển khai chuyển đổi số năm 2022; Nghị quyết số 02NQ/TU ngày 19/11/2021 của
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết); Quyết định số 571/QĐUBND
ngày 17/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án chuyển đổi số tỉnh
Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án); Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết, Đề án về chuyển đổi
số tỉnh Thái Bình đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết, Đề án chuyển đổi
số tỉnh Thái Bình đến năm 2025 và theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện
Nghị quyết, Đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025.
2. Yêu cầu
Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo chỉ đạo của Chính
phủ, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban
nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời, hiệu quả và phù hợp
với yêu cầu thực tiễn tại các ngành, địa phương.
Việc triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số phải tuân thủ đúng quy
định pháp luật hiện hành, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Khai thác, huy động sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ
chuyển đổi số ở cơ quan, đơn vị, địa phương.
Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong thực hiện Chương trình chuyển đổi số.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng, phát triển các hệ thống ứng dụng công nghệ số, nền tảng số của
tỉnh, trọng tâm là xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số có trình
độ phát triển khá; các hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mô hình quản trị,
kinh doanh của doanh nghiệp và phương thức sống, làm việc của nhân dân được
đưa lên môi trường số, tạo ra các giá trị mới cho xã hội, nâng cao chất lượng
cuộc sống và khơi dậy khát vọng bứt phá vươn lên, thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo với năng suất, chất lượng, hiệu quả
cao; hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị
trường.
Phấn đấu đến năm 2025: Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan
đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội; hoàn
thành xây dựng chính quyền số; tập trung chuyển đổi số trên một số lĩnh vực
như: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Giám sát an ninh, Quản lý đô thị,
Năng lượng, Công nghiệp.
Đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ
cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng
trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.
2. Mục tiêu đến năm 2025
Phát triển chính quyền số:
+ 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện
truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
+ 90% tổng số hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện
và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ
công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
+ 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê
về kinh tế xã hội phục vụ chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp được kết
nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.
+ 100% các cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh;
từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước.
+ 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông
qua môi trường số và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.
Phát triển kinh tế số:
+ Phấn đấu kinh tế số chiếm 20% GRDP.
+ Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
+ Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%.
+ Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%.
+ Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%.
+ Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
+ Năng suất lao động (tính theo giá so sánh) tăng từ 9%/năm trở lên.
+ Từ 50% doanh nghiệp trở lên áp dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh.
Phát triển xã hội số:
+ Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%.
+ Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân
hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; trong đó, có tài khoản thanh toán
điện tử đạt trên 50%.
+ Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên
50%.
+ Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt
trên 70%.
+ Mỗi hộ gia đình đều tiếp cận được dịch vụ Internet băng thông rộng; trong
đó, tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%.
+ Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%.
+ Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%.
+ Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám
chữa bệnh từ xa đạt trên 30%.
+ Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%.
+ Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện
được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số
mở đạt 80%.
+ Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện
được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số
mở đạt 70%.
+ Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.
+ Ưu tiên các dịch vụ thông minh để giải quyết các vấn đề trên các lĩnh vực:
Y tế, Giáo dục và Đào tạo, bảo vệ môi trường, trật tự giao thông, an ninh.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ (có Phụ lục kèm theo)
1.1. Một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số năm 2022
Phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử cho người dân và các hộ sản xuất
nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể.
Phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, trong đó chú trọng hướng dẫn
người dân chủ động sử dụng các nền tảng số phục vụ việc học tập, ôn luyện các
môn học về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ năng số, kỹ năng mềm.
Phổ cập sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe cá nhân, kết nối trực
tiếp giữa người dân với bác sĩ theo quy định của pháp luật, sử dụng nền tảng
số hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa của các bệnh viện.
Phổ cập sử dụng nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân
như liên lạc, giải trí, du lịch, đi lại, ăn uống và bảo đảm an toàn thông tin
mạng.
Phổ cập sử dụng dịch vụ công trực tuyến do cơ quan chính quyền các cấp cung
cấp cho người dân, doanh nghiệp.
Phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân, mỗi người dân có hồ sơ sức
khỏe điện tử, được sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe
người dân, từng bước thay thế y bạ giấy.
1.2. Chính quyền số
Triển khai thí điểm ứng dụng, dịch vụ chuyển đổi số CQS1.
Xây dựng, nâng cấp, phát triển hạ tầng, triển khai hệ thống Cơ sở dữ liệu
của tỉnh CQS2.
Xây dựng thông tin, tin tức, tọa đàm và trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi
số CQS3.
Xây dựng cơ chế và triển khai kế hoạch an toàn, an ninh mạng trong quản lý
nhà nước CQS4.
Đổi mới và kiến tạo cơ cấu, quản trị phù hợp với quá trình chuyển đổi số
CQS5.
Quản lý cơ sở dữ liệu Tài nguyên môi trường CQS6.
Số hóa tài liệu hồ sơ lưu trữ CQS7.
1.3. Kinh tế số
Chuyển đổi số trong lĩnh vực xây dựng KTS1.
Xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các khu công nghiệp KTS2.
Xây dựng phổ cập thanh toán điện tử KTS3.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp KTS4.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch KTS5.
Thúc đẩy giải pháp số cho các doanh nghiệp trong tỉnh, đặc biệt doanh
nghiệp vừa và nhỏ KTS6.
Khuyến khích đổi mới mô hình kinh doanh trong nền kinh tế KTS7.
Nhiệm vụ phát triển kinh tế số tại Quyết định số 411/QĐTTg ngày 31/3/2022
của Thủ tướng Chính phủ KTS8.
1.4. Xã hội số
Thông tin, tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số XHS1.
Đào tạo và ứng dụng kỹ năng số trong giáo dục đối với cấp phổ thông XHS2.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục XHS3.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế XHS4.
Xây dựng môi trường số an toàn và tin cậy cho cộng đồng XHS5.
Nhiệm vụ phát triển xã hội số tại Quyết định số 411/QĐTTg ngày 31/3/2022
của Thủ tướng Chính phủ XHS6.
1.5. Một số lĩnh vực ưu tiên trong chuyển đổi số
Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế: XHS4, ĐTTM7.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và Đào tạo: XHS2, XHS3, ĐTTM6.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: KTS4,
ĐTTM9.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường: CQS6, ĐTTM8.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải và giám sát an ninh, trật
tự công cộng: ĐTTM14.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý đô thị: ĐTTM10.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: KTS2.
Xây dựng môi trường số an toàn và tin cậy cho cộng đồng: XHS5.
1.6. Đô thị thông minh
Xây dựng cơ sở hạ tầng Trung tâm giám sát điều hành Đô thị thông minh và
xây dựng phần mềm nền tảng Đô thị thông minh (SCP) tỉnh Thái Bình ĐTTM1.
Đầu tư nâng cấp Hệ thống giám sát, bảo mật an toàn thông tin ĐTTM2.
Triển khai Hệ thống thông tin phản ánh hiện trường ĐTTM3.
Triển khai ứng dụng giám sát dịch vụ hành chính công ĐTTM4.
Triển khai giám sát thông tin truyền thông, báo chí ĐTTM5.
Xây dựng dịch vụ giáo dục thông minh tỉnh Thái Bình ĐTTM6.
Xây dựng dịch vụ y tế thông minh tỉnh Thái Bình ĐTTM7.
Xây dựng dịch vụ giám sát tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình ĐTTM8.
Xây dựng hệ thống nông nghiệp thông minh tỉnh Thái Bình ĐTTM9.
Xây dựng dịch vụ cảnh báo đô thị thông minh ĐTTM10.
Xây dựng dịch vụ giám sát quảng cáo điện tử ĐTTM11.
Xây dựng dịch vụ du lịch thông minh tỉnh Thái Bình ĐTTM12.
Xây dựng dịch vụ giám sát cảnh báo cháy, cảnh báo cướp ĐTTM13.
Hệ thống giám sát, điều hành giao thông và an ninh, trật tự công cộng của
tỉnh Thái Bình ĐTTM14.
Triển khai hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống phòng họp không giấy tờ
ĐTTM15.
2. Giải pháp
2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện chuyển đổi
số
Tăng cường vai trò, trách nhiệm, năng lực của Sở Thông tin và Truyền thông,
cơ quan Thường trực chuyển đổi số của tỉnh và các cơ quan chủ trì triển khai
các nhiệm vụ chuyển đổi số; có cơ chế phân công, phối hợp thống nhất, rõ thẩm
quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong thực hiện
nhiệm vụ chuyển đổi số.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ
đạo thống nhất việc thực hiện Kế hoạch trong phạm vi quản lý; xác định chuyển
đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể,
xác định rõ nội dung công việc, biện pháp thực hiện, phân công rõ trách nhiệm
của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân; tăng cường đôn đốc, kiểm tra; gắn việc
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số hàng năm với đánh giá trách
nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán
bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp và xã hội
Chuyển đổi số không chỉ là công việc riêng của hệ thống chính quyền mà còn là
yêu cầu chung của toàn xã hội. Vì vậy, cần tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền bằng nhiều hình thức, đặc biệt trên môi trường số về chủ trương của
Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Chương trình chuyển đổi số để mọi
cán bộ, công chức, viên chức và người dân nâng cao nhận thức, tạo sự đồng
thuận tự giác tham gia chuyển đổi số.
2.3. Ưu tiên nguồn lực tài chính và nhân lực cho chuyển đổi số
Ưu tiên bố trí nguồn lực tài chính, huy động và bố trí cán bộ, công chức, viên
chức có năng lực chỉ đạo, nghiên cứu và tham mưu thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi
số; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ
năng cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu nhiệm vụ chuyển đổi số
tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
2.4. Phát triển hạ tầng số
Các doanh nghiệp viễn thông có kế hoạch xây dựng, phát triển hạ tầng băng
rộng chất lượng cao trên toàn tỉnh. Ưu tiên phát triển tại các cơ quan nhà
nước, trường học, bệnh viện, khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp, khu dân
cư,...
Chuyển đổi mạng Internet của tỉnh Thái Bình sang ứng dụng địa chỉ giao thức
Internet thế hệ mới (IPv6). Dịch vụ trực tuyến của các cơ quan nhà nước, báo
điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, giáo dục, y tế, thương mại điện tử
của tỉnh sử dụng tên miền quốc, gia (.vn).
Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT); xây dựng lộ trình
và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết
yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ
phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng hạ
tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng phải nghiên cứu, phân
tích để xem xét, bổ sung hạng mục ứng dụng, kết nối mạng IoT, tích hợp cảm
biến và ứng dụng công nghệ số. Các nội dung phát triển hạ tầng loT phải đảm
bảo hiệu quả, phát triển các hạ tầng dùng chung, tránh đầu tư trùng lặp.
2.5. Phát triển nền tảng số
Xác định danh sách các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung rộng khắp
trong một số lĩnh vực như thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo
dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, học trực tuyến, nội dung
số, dịch vụ kế toán, tài chính doanh nghiệp, đô thị, ngân hàng số và có chính
sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triển các hệ thống
này.
2.6. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
Xây dựng cơ chế hợp tác, đối thoại để giải quyết các vấn đề phát sinh; cơ
chế hợp tác giữa các cơ quan nhà nước của tỉnh và các hội, hiệp hội nghề
nghiệp và doanh nghiệp trong xây dựng và thực thi chính sách.
Xây dựng và triển khai hệ thống giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ, điều phối
ứng cứu sự cố mất an toàn, an ninh mạng và xác định, phát hiện các thông tin
vi phạm pháp luật trên không gian mạng để kịp thời xử lý, gỡ bỏ.
Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và nền tảng số phải phát triển
các hệ thống nền tảng và mạng lưới hạ tầng gắn với đảm bảo an toàn, an ninh
mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện tấn công và bảo vệ một cách chủ động.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp nhiệm vụ chi
hiện hành và nguồn hợp pháp khác. Ưu tiên kinh phí từ ngân sách nhà nước để
phục vụ các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi nhận thức, cơ chế chính sách, phát
triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số, tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn an
ninh mạng, hợp tác quốc tế, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo trong
môi trường số, chuyển đổi kỹ năng trong môi trường số.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện
các nhiệm vụ trong dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao.
3. Khuyến khích việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách theo quy
định của pháp luật để triển khai thực hiện Kế hoạch.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm
Triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch này bảo đảm đúng
quy định hiện hành.
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ được phân công và quy định của pháp luật hiện hành
xác định những nội dung cần xây dựng đề án, dự án, nhiệm vụ chuyển đổi số và
dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khuyến khích áp dụng hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với
những dịch vụ, sản phẩm phục vụ chuyển đổi số.
Định kỳ hàng Quý, 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình thực
hiện Kế hoạch theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
Chủ trì triển khai các nội dung, nền tảng dùng chung, tạo lập môi trường
chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các giải pháp tăng cường
công tác chỉ đạo điều hành, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch.
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi số
và chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
Chủ trì thẩm định các đề án, dự án, nhiệm vụ chuyển đổi trình Ủy ban nhân
dân tỉnh theo quy định.
Đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu huy động các
nguồn kinh phí ngoài ngân sách theo quy định của pháp luật để triển khai Kế
hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cân đối phân bổ nguồn vốn
để thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ chuyển đổi số.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh thu hút và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực từ nước ngoài và các đối tác quốc tế cho hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ.
Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, lồng ghép tiêu chí đánh
giá về chuyển đổi số vào các bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa
phương.
4. Sở Tài chính
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chuyển
đổi số theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán, quyết toán kinh phí
thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo quy định.
Nhận được Kế hoạch này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc
triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp
thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn hoặc tổng hợp
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
Bộ Thông tin và Truyền thông;
Thường trực Tỉnh ủy;
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
UBND huyện, thành phố;
Lưu: VT, KGVX. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thị Bích Hằng
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT, ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 85/KHUBND ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
1. Nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022
STT Tên nhiệm vụ, nội dung Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Ghi chú
1 Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về việc tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả khi ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ số, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Theo hướng dẫn tại Công văn số 639/BTTTTTHH ngày 28/2/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2 Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về hai nguyên tắc bảo đâm an toàn, an ninh mạng, cụ thể là hệ thống chưa kết luận bảo đảm an toàn, an ninh mạng chưa đưa vào sử dụng; hệ thống thử nghiệm, có dữ liệu thật thì phải tuân thủ đầy đủ quy định như hệ thống chính thức. Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
3 Tổ chức triển khai đầy đủ bốn giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng. Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cụ thể là 1) phần mềm nội bộ do đơn vị chuyên nghiệp phát triển, tuân thủ phát triển theo quy trình Khung phát triển phần mềm an toàn (DevSecOps); 2) hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin mạng theo cấp độ; 3) hệ thống thông tin được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định; 4) hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CTTTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ
4. Thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến cấp cơ sở Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Theo hướng dẫn tại Công văn số 793/BTTTTTHH ngày 05/3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Ban hành Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Tham khảo Quyết định số 64/QĐBTTTT ngày 19/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2022; Đặc biệt chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định và hoạch định chính sách; huy động nguồn lực xã hội cùng tham gia bồi dưỡng, tập huấn cho mạng lưới công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số và khi tham gia các hoạt động trên môi trường số
6. Ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Theo hướng dẫn tại Quyết định số 186/QĐ BTTTT ngày 11/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số
7. Tổ chức triển khai kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Bưu điện tỉnh; Chi nhánh Bưu chính Viettel Thái Bình Theo Kế hoạch số 166/KHUBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình
8. Ban hành Kế hoạch sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Trong đó đặc biệt chú trọng tới việc rà soát, đánh giá, bảo đảm trung tâm dữ liệu và nền tảng, dịch vụ điện toán đám mây phục vụ chính phủ số, chính quyền số tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh mạng; ưu tiên hình thức thuê dịch vụ chuyên nghiệp
9. Quyết định ban hành danh mục cơ sở dữ liệu, dữ liệu mở; công bố công khai danh mục cơ sở dữ liệu; công bố công khai danh mục các dịch vụ chia sẻ dữ liệu Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan
10. Thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan Bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu được thực hiện thông suốt, tránh đầu tư chồng chéo, lãng phí, tuân thủ đúng quy định của Nghị định số 47/2020/NĐCP
11. Triển khai hoặc thí điểm triển khai Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp tỉnh Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan
12 Ban hành Kế hoạch thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao hiệu quả Các sở, ban, ngành Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; VNPT Thái Bình Trong đó đặc biệt chú trọng tới việc rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm lệ phí nếu thực hiện thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến; giao chỉ tiêu về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đến từng Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phổ biến, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
13. Triển khai hoặc thí điểm triển khai Trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan Để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.
14. Ban hành Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế tại địa phương Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Theo hướng dẫn tại Công văn số 781/BTTTT QLDN ngày 04/3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó chú trọng các chỉ tiêu: số trường học, cơ sở giáo dục thực hiện chuyển đổi số, áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ số tiền thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục; số bệnh viện, cơ sở y tế thực hiện chuyển đổi số, áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ số tiền thanh toán không dùng tiền mặt trong các bệnh viện, cơ sở y tế.
15. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số của ngành lĩnh vực quản lý Các sở, ban, ngành. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bộ Thông tin và Truyền thông liên tục cập nhật Cẩm nang chuyển đổi số tại địa chỉ: https://dx.mic.gov.vn; liên tục cập nhật, chia sẻ bài học, kinh nghiệm chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương tại địa chỉ: https://t63.mic.gov.vn; sẽ công bố danh sách các bài toán chuyển đổi số để các cơ quan, đơn vị tham khảo.
16. Định kỳ hàng năm thực hiện đo lường, đánh giá, công bố xếp hạng mức độ phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số, chuyển đổi số đối với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan
17. Tổ chức triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân Thái Bình Sở Y tế Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các đơn vị y tế trong tỉnh
18. Ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, ưu tiên triển khai đối với các dịch vụ công thiết yếu Công an tỉnh Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
19. Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cấp tỉnh từ 01/6/2022, cấp huyện từ 01/12/2022, cấp xã từ 01/6/2023; riêng 25 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐTTg ngày 06/01/2022 thực hiện số hóa từ ngày 01/7/2022
20. Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, chứng thực bản sao điện từ từ bản chính, thực hiện thủ tục hành chính, chỉ đạo điều hành và xử lý công việc trên môi trường mạng; tăng cường sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong việc ký số, xác thực dữ liệu số hóa; xác thực đăng nhập trong các hệ thống thông tin của ngành, địa phương Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
21. Thực hiện chuyển đổi IPv6; ưu tiên tập trung chuyển đổi số cho Cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến để phục vụ người dân, doanh nghiệp truy cập, sử dụng dịch vụ của cơ quan nhà nước qua IPv6
2. Nhiệm vụ chuyển đổi số đến năm 2025
TT Mã nhiệm vụ/ Mã hành động Nội dung nhiệm vụ, nhiệm vụ cụ thể Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Thời gian thực hiện
1 CQS1 Triển khai thí điểm ứng dụng, dịch vụ chuyển đổi số Xã/phường được chọn triển khai thí điểm Đơn vị liên quan 20222023
CQS1.1 Đánh giá kết quả thí điểm quy mô nhỏ Xã/phường được chọn triển khai thí điểm Đơn vị liên quan 20222023
2 CQS2 Xây dựng, nâng cấp, phát triển hạ tầng, triển khai hệ thống CSDL của tỉnh Sở Thông tin và Truyền thông Các cơ quan liên quan 20222024
CQS2.1 Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông Sở Thông tin và Truyền thông Đơn vị liên quan 20232024
CQS2.2 Hệ thống quản lý điều hành thông minh Sở Thông tin và Truyền thông Các cơ quan liên quan 20222023
CQS2.3 Chuyển đổi, chuẩn hóa CSDL để tích hợp vào hệ thống CSDL dùng chung của tỉnh Sở Thông tin và Truyền thông Các cơ quan liên quan 20222024
CQS2.4 Cập nhật, kết nối, chia sẻ thông tin trên Cổng dữ liệu mở của tỉnh (nền tảng mobile và mở rộng đến cấp huyện) Sở Thông tin và Truyền thông Các cơ quan liên quan 20232024
3 CQS3 Xây dựng thông tin, tin tức, tọa đàm và trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số Sở Thông tin và Truyền thông Các cơ quan liên quan 20222023
CQS3.1 Tuyên truyền, đào tạo tập huấn phổ biến tập huấn về Chuyển đổi số Sở Thông tin và Truyền thông Các cơ quan liên quan 20222023
4 CQS4 Xây dựng cơ chế và triển khai kế hoạch an toàn, an ninh mạng trong quản lý nhà nước Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222025
CQS4.1 Xây dựng quy chế, chính sách an toàn an ninh mạng Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222023
CQS4.2 Thực hiện đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng an toàn an ninh mạng Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Các cơ sở đào tạo về lĩnh vực ICT 20222025
CQS4.3 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nền tảng bảo đảm an toàn an ninh mạng Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222024
CQS4.4 Đầu tư Hệ thống chương trình diệt virus tập trung. Sở Thông tin và Truyền thông Các cơ quan liên quan 20222025
5 CQS5 Đổi mới và kiến tạo cơ cấu, quản trị phù hợp với quá trình chuyển đổi số Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222023
CQS5.1 Bổ sung, thay đổi cơ chế chính sách phù hợp với môi trường số Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 2023
6 CQS6 Quản lý cơ sở dữ liệu Tài nguyên môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường Các cơ quan liên quan 20222023
CQS6.1 Quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường Các cơ quan liên quan 20222023
7 CQS7 Số hóa tài liệu hồ sơ lưu trữ Sở Nội vụ Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20232024
CQS7.1 Số hóa tài liệu tại Kho Lưu trữ lịch sử tỉnh Thái Bình Sở Nội vụ Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20232024
8 KTS1 Chuyển đổi số trong lĩnh vực xây dựng Sở Xây dựng Các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222025
KTS1.1 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành Sở Xây dựng Các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222025
9 KTS2 Xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các khu công nghiệp Ban quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư,... 20222024
KTS2.1 Hỗ trợ chủ đầu tư Khu CNTT Ban quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị có liên quan 2023
KTS2.2 Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư tại Khu CNTT Ban quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị có liên quan 2024
10 KTS3 Xây dựng phổ cập thanh toán điện tử Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Bình Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222023
KTS3.1 Xây dựng kế hoạch thúc đẩy thanh toán điện tử Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Bình Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222023
11 KTS4 Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các cơ quan liên quan 20222025
KTS4.1 Số hóa dữ liệu ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các cơ quan liên quan 20222024
KTS4.2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, phát triển ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các cơ quan liên quan 20242025
12 KTS5 Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222024
KTS5.1 Phát triển thông tin quảng bá du lịch tỉnh Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222023
KTS5.2 Số hóa tư liệu hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Thái Bình Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20232024
13 KTS6 Thúc đẩy giải pháp số cho các doanh nghiệp trong tỉnh, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ Sở Công Thương Các sở, ban, ngành có liên quan 20222024
KTS6.1 Cung cấp, hỗ trợ giải pháp số cho doanh nghiệp Sở Công Thương Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố 20222023
KTS6.2 Khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp kiến tạo và sử dụng giải pháp số Sở Công Thương Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố 20222024
14 KTS7 Khuyến khích đổi mới mô hình kinh doanh trong nền kinh tế Sở Công Thương Các sở, ban, ngành có liên quan 20222023
KTS7.1 Tuyên truyền và cập nhật xu hướng mô hình kinh doanh số mới Sở Công Thương Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố 20222023
KTS7.2 Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình kinh doanh Sở Công Thương Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố 2023
15 KTS8 Nhiệm vụ phát triển kinh tế số tại Quyết định số 411/QĐTTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ
KTS8.1 Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố 20222025
16 XHS1 Thông tin, tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số Sở Thông tin và Truyền thông Báo Thái Bình, các đơn vị báo chí, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực thông tin tuyên truyền, Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222025
XHS1.1 Xây dựng thông tin, tin tức về chuyển đổi số Sở Thông tin và Truyền thông Báo Thái Bình, các đơn vị báo chí, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực thông tin tuyên truyền, Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222025
17 XHS2 Đào tạo và ứng dụng kỹ năng số trong giáo dục đối với cấp phổ thông Sở Giáo dục và Đào tạo Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222025
XHS2.1 Giới thiệu và đào tạo các kỹ năng cần thiết trong môi trường số Sở Giáo dục và Đào tạo Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố 20222023
XHS2.2 Triển khai giáo dục tích hợp với kiến thức công nghệ số Sở Giáo dục và Đào tạo Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố 20222025
18 XHS3 Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục Sở Giáo dục và Đào tạo Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222025
XHS3.1 Triển khai đẩy mạnh ứng dụng số tại các đơn vị đào tạo Sở Giáo dục và Đào tạo Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố 20222025
19 XHS4 Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế Sở Y tế Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222024
XHS4.1 Nâng cấp hạ tầng và xây dựng nền tảng số trong y tế Sở Y tế Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố 20222024
20 XHS5 Xây dựng môi trường số an toàn và tin cậy cho cộng đồng Công an tỉnh Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222024
XHS5.1 Cung cấp thông tin và kiến thức về an toàn trên môi trường số Công an tỉnh Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố 20222023
XHS5.2 Xây dựng cơ chế chính sách an toàn số cho cộng đồng Công an tỉnh Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố 20232024
21 XHS6 Nhiệm vụ phát triển xã hội số tại Quyết định số 411/QĐTTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ
XHS6.1 Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển xã hội số trên địa bàn tỉnh Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố 20222025
3. Nhiệm vụ xây dựng Đô thị thông minh
TT Mã nhiệm vụ/ Mã hành động Nội dung nhiệm vụ Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Thời gian thực hiện
1 ĐTTM1 Xây dựng cơ sở hạ tầng Trung tâm giám sát điều hành Đô thị thông minh và xây dựng phần mềm nền tảng Đô thị thông minh (SCP) tỉnh Thái Bình Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố 20222025
2 ĐTTM2 Đầu tư nâng cấp Hệ thống giám sát, bảo mật an toàn thông tin Sở Thông tin và Truyền thông Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan 20222023
3 ĐTTM3 Triển khai Hệ thống thông tin phản ánh hiện trường Sở Thông tin và Truyền thông Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222023
4 ĐTTM4 Triển khai ứng dụng giám sát dịch vụ Hành chính công Sở Thông tin và Truyền thông Trung tâm hành chính công tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222025
5 ĐTTM5 Triển khai giám sát thông tin truyền thông, báo chí Sở Thông tin và Truyền thông Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan 20222023
6 ĐTTM6 Xây dựng dịch vụ giáo dục thông minh tỉnh Thái Bình Sở Giáo dục và Đào tạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222025
7 ĐTTM7 Xây dựng dịch vụ Y tế thông minh tỉnh Thái Bình Sở Y tế Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222025
8 ĐTTM8 Xây dựng dịch vụ giám sát Tài nguyên & môi trường tỉnh Thái Bình Sở Tài nguyên và môi trường Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222025
9 ĐTTM9 Xây dựng hệ thống nông nghiệp thông minh tỉnh Thái Bình Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222025
10 ĐTTM10 Xây dựng dịch vụ cảnh báo đô thị thông minh Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Các đơn vị có liên quan 20222025
11 ĐTTM11 Xây dựng dịch vụ giám sát quảng cáo điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222023
12 ĐTTM12 Xây dựng dịch vụ du lịch thông minh tỉnh Thái Bình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222023
13 ĐTTM13 Xây dựng dịch vụ giám sát cảnh báo cháy, cảnh báo cướp Công an tỉnh Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222025
14 ĐTTM14 Hệ thống giám sát, điều hành giao thông và an ninh, trật tự công cộng của tỉnh Thái Bình Sở Thông tin và Truyền thông Công an tỉnh; Sở Giao thông Vận tải; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố 20222023
15 ĐTTM15 Triển khai hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống phòng họp không giấy tờ Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Sở Thông tin và Truyền thông 20222025
| Kế hoạch 85/KH-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-85-KH-UBND-2022-thuc-hien-Nghi-quyet-ve-chuyen-doi-so-Thai-Binh-den-2025-593598.aspx | {'official_number': ['85/KH-UBND'], 'document_info': ['Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết, Đề án về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Thái Bình', ''], 'signer': ['Trần Thị Bích Hằng'], 'document_type': ['Kế hoạch'], 'document_field': ['Công nghệ thông tin'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '31/05/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,351 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 50/2017/NQHĐND Trà Vinh, ngày 08 tháng 12 năm 2017
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH PHÍ BÌNH TUYỂN, CÔNG NHẬN CÂY MẸ, CÂY ĐẦU DÒNG, VƯỜN GIỐNG CÂY LÂM
NGHIỆP, RỪNG GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
KHÓA IX KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Phí và Lệ phí ngày 25/11/2015;
Căn cứ Nghị định số120/2016/NĐCP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và Lệ phí;
Căn cứ Thông tư số250/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét Tờ trình số 4198/TTrUBND ngày 13/11/2017 của UBND tỉnh quy định phí bình
tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách và ý
kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn
giống cây lâm nghiệp, rừng giống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
2. Đối tượng áp dụng
a) Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh giống lâm nghiệp.
b) Đối tượng thu phí: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Nội dung thu và mức thu
1. Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, mức phí là 450.000 đồng/01 cây.
2. Phí bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, mức phí là 1.000.000 đồng/01
giống.
3. Phí bình tuyển, công nhận rừng giống, mức phí là 2.750.000 đồng/01 rừng.
Điều 3. Kê khai, thu, nộp, quyết toán và quản lý, sử dụng phí
1. Kê khai, thu nộp, quyết toán phí
a) Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã
thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà
nước.
b) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng,
quyết toán năm theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 19, Khoản 2 Điều 26 Thông tư số
156/2013/TTBTC ngày 06/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐCP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
2. Quản lý, sử dụng phí
Tổ chức thu phí được trích lại 80% số tiền phí thu được để trang trải chi phí
cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐCP ngày
23/8/2016 của Chính phủ. Nộp 20% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo
chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 4. Giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện; Ban Kinh tế Ngân sách và đại
biểu HĐND tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Trà Vinh khoá IX kỳ họp thứ 6 thông qua
ngày 08/12/2017 và có hiệu lực kể từ ngày 19/12/2017./.
CHỦ TỊCH
Trần Trí Dũng
| Nghị quyết 50/2017/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-50-2017-NQ-HDND-quy-dinh-phi-binh-tuyen-cong-nhan-cay-me-cay-dau-dong-Tra-Vinh-372049.aspx | {'official_number': ['50/2017/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 50/2017/NQ-HĐND về quy định phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Trà Vinh', ''], 'signer': ['Trần Trí Dũng'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/12/2017', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,352 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4489/QĐUBND Thanh Hóa, ngày 12 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC
LÂM NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN/ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3670a/QĐBNNLN ngày 28/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành
lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 3703/QĐBNNLN ngày 30/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa
các cơ quan hành chính nhà nước lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình
số 421/TTrSNN &PTNT ngày 08/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 02 thủ tục hành chính mới
ban hành và 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/UBND cấp huyện
tỉnh Thanh Hoá (có Danh mục kèm theo)[1 ].
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy trình nội
bộ giải quyết thủ tục hành chính gửi Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để
xây dựng quy trình điện tử trước ngày 18/11/2024.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3 QĐ;
Cục Kiểm soát TTHC VPCP (bản điện tử);
Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh;
Cổng thông tin điện tử tỉnh (để đăng tải);
Lưu: VT, KSTTHCNC. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thi
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN/UBND CẤP HUYỆN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số: 4489/QĐUBND ngày 12 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
Stt Tên thủ tục hành chính
(Mã hồ sơ TTHC trên Cổng DVC quốc gia) Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí
(nếu có) Căn cứ pháp lý
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1 Thanh lý rừng trồng thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương (1.012921.H56) Trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa (Số 28 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến: http://dichvucong.thanhhoa.gov.vn (Dịch vụ công trực tuyến một phần) Không Điều 4; Điều 7; khoản 1, khoản 3 Điều 8; Điều 9, Điều 10 Nghị định số 140/2024/NĐCP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1 Lập biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại rừng trồng. (1.012922.H56) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND UBND cấp huyện hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp huyện. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến: http://dichvucong.thanhhoa.gov.vn (Dịch vụ công trực tuyến một phần) Không Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 140/2024/NĐCP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng.
II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ (ĐƯA RA KHỎI DANH MỤC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH, CHUYỂN SANG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ)
Bãi bỏ 01 thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp đã được công bố tại Quyết
định số 1764/QĐUBND ngày 13/5/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc
công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa
đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/UBND cấp huyện/UBND cấp xã/cơ quan khác
tỉnh Thanh Hóa (chuyển từ thủ tục hành chính sang thủ tục hành chính nội bộ
theo Quyết định số 3703/QĐ BNNLN ngày 30/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa
các cơ quan hành chính nhà nước lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Stt Mã hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
Lĩnh vực: Lâm nghiệp
1 1.000065.000.00.00.H56 Chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Chuyển sang thủ tục hành chính nội bộ theo Quyết định số 3703/QĐBNNLN ngày 30/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
[1] Tra cứu toàn bộ nội dung của TTHC trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa
chỉ: https://dichvucong.gov.vn.
| Quyết định 4489/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-4489-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Lam-nghiep-So-Nong-nghiep-Thanh-Hoa-631341.aspx | {'official_number': ['4489/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 4489/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Thanh Hóa'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Thanh Hóa', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Thi'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,353 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 25/2023/NQHĐND Bến Tre, ngày 07 tháng 12 năm 2023
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÂN BỔ CHI TIẾT DANH MỤC VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TỈNH BẾN TRE NĂM 2024
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐCP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ
vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 20212025;
Căn cứ Quyết định số26/2020/QĐTTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số
973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy
định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn
ngân sách Nhà nước giai đoạn 20212025;
Căn cứ Thông tư số 51 /2023/TTBTC ngày 17 tháng 7 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế
hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2024202 6;
Xét Tờ trình số 7065/TTrUBND ngày 16 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về thông qua Nghị quyết phân bổ chi tiết danh mục và k ế hoạch đầu tư
công nguồn vốn ngân sách Nhà nước tỉnh Bến Tre năm 2024; Báo cáo thẩm tra của
Ban kinh tế ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phân bổ chi tiết danh mục và kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân
sách Nhà nước tỉnh Bến Tre năm 2024 với tổng số vốn là 4.126.075 triệu đồng
(Bốn ngàn, một trăm hai mươi sáu tỷ, không trăm bảy mươi lăm triệu đồng):
1. Vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí, định mức quy định tại Quyết định số 26/2020/QĐTTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 20212025 là 412.968 triệu đồng;
2. Vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất 400.000 triệu đồng;
3. Vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết 1.830.000 triệu đồng;
4. Vốn đầu tư từ nguồn tăng thu xổ số kiến thiết năm 2023 chuyển sang năm
2024 là 94.000 triệu đồng;
5. Vốn cân đối ngân sách cấp tỉnh 60.000 triệu đồng;
6. Vốn đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương 22.800 triệu đồng.
7. Vốn đầu tư theo các Chương trình mục tiêu và Chương trình Phục hồi và phát
triển kinh tế xã hội 826.800 triệu đồng.
8. Vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia 289.507 triệu đồng (Trong đó: Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 220.615 triệu đồng và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 68.892 triệu đồng);
9. Vốn nước ngoài (ODA) 190.000 triệu đồng.
(Phân bổ chi tiết danh mục và kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách Nhà
nước tỉnh Bến Tre năm 2024 theo Biểu tổng hợp và các Phụ lục I.a, I.b, I.c,
I.d đính kèm).
Điều2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre năm 2024.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa X, kỳ họp thứ 11
thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày 17 tháng 12 năm
2023./.
Nơi nhận:
Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Chính phủ;
Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp;
Kiểm toán nhà nước khu vực IX;
Thường trực Tỉnh ủy;
Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bến Tre;
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
Ủy ban nhân dân tỉnh;
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, KBNN tỉnh, Thanh tra
tỉnh;
Văn phòng: Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
TT. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
Báo Đồng Khởi, Đài PTTH tỉnh;
Trang TTĐT ĐBND tỉnh Bến Tre, Trung tâm TTĐT tỉnh;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH
Hồ Thị Hoàng Yến
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00598502files/image001.gif)
| Nghị quyết 25/2023/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-25-2023-NQ-HDND-phan-bo-ke-hoach-dau-tu-cong-nguon-von-ngan-sach-Ben-Tre-598502.aspx | {'official_number': ['25/2023/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 25/2023/NQ-HĐND phân bổ chi tiết danh mục và kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách Nhà nước tỉnh Bến Tre năm 2024'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bến Tre', ''], 'signer': ['Hồ Thị Hoàng Yến'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Đầu tư, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '07/12/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,354 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 03/2021/QĐUBND Hà Nam, ngày 19 tháng 3 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
V/V ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ
19/2020/QĐUBND NGÀY 10/8/2020 CỦA UBND TỈNH HÀ NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thuế tài nguyên ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 50/2010/NĐCP ngày 14/5/2010 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 67/2019/NĐCP ngày 31/7/2019 quy định về phương pháp t í
nh, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐCP ngày 12/02/2015 quy định chi tiết thi hành
luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một
số điều của các nghị định về thuế;
Căn cứ Nghị định số 1 49/2016/NĐCP ngày 11 / 1 1/2016 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 1 77/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐCP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 1 52/2015/TTBTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài
chính hướng dẫn về thuế tài nguyên;
Căn cứ Thông tư số 44/2017/TTBTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính
quy định về khung giá tính thuế Tài nguyên đối với nh ó m, loại tài nguyên
có t í nh chất lý, hóa giống nhau;
Căn cứ Thông tư số 05/2020/TTBTC ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ Tài chính
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2017/TTBTC ngày 12/5/2017 của
Bộ trư ở ng Bộ Tài chính quy định về khung giá tính thuế Tài nguyên đối với
nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh bảng giá tính thuế tài nguyên ban hành kèm theo Quyết
định số 19/2020/QĐUBND ngày 10/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, như
sau:
Đơn vị tính giá: Đồng
Mã, nhóm loại tài nguyên Tên nhóm, loại tài nguyên Đơn vị tính Giá tính thuế tài nguyên (chưa bao gồm thuế VAT)
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5
II10 Dolomite, quartzite
II1001 Dolomite
II100101 Đá Dolomite sau khai thác chưa phân loại màu sắc, chất lượng m3 450.000
Điều 2. Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 19/2020/QĐUBND
ngày 10/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc ban hành bảng giá tính
thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2021.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành:
Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố, thị xã và tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như điều 4;
Bộ Tài chính (Tổng cục thuế);
Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục ĐC&KS);
Cục KTVP QPPL Bộ Tư pháp;
Website Chính phủ;
TTTU; TT HĐND, UBND tỉnh;
Các tổ chức đoàn thể của tỉnh;
VPUB: LĐVP, TH, NN&TNMT, GTXD;
Website Hà Nam, Đài PTTH tỉnh, TT Công báo;
Lưu: VT, KT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trương Quốc Huy
| Quyết định 03/2021/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-03-2021-QD-UBND-dieu-chinh-bang-gia-tinh-thue-tai-nguyen-tinh-Ha-Nam-471956.aspx | {'official_number': ['03/2021/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 03/2021/QĐ-UBND về điều chỉnh bảng giá tính thuế tài nguyên kèm theo Quyết định 19/2020/QĐ-UBND do tỉnh Hà Nam ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Hà Nam', ''], 'signer': ['Trương Quốc Huy'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '19/03/2021', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,355 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 474/QĐUBND Bắc Kạn, ngày 25 tháng 3 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN, DỊCH VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRỰC
TUYẾN THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH BẮC KẠN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật
sửa, đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 42/2022/NĐCP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy
định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà
nước trên môi trường mạng;
Căn cứ Thông tư số 01/2023/TTVPCP ngày 05 tháng 4 năm 2023 của Văn phòng
Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ,
kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi
trường điện tử;
Căn cứ Quyết định số 157/QĐBXD ngày 08 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc ban hành danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ
Xây dựng đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 543/TTrSXD ngày 22 tháng 3 năm
2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này danh mục dịch vụ công trực
tuyến, dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến thuộc thẩm quyền quản lý và giải
quyết của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn (Chi tiết theo phụ lục đính kèm).
Điều 2. Phân công nhiệm vụ:
1. Sở Xây dựng; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn: Căn cứ danh mục dịch vụ công trực tuyến được phê duyệt tại
Quyết định này, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ
trực tuyến đảm bảo theo tỷ lệ quy định.
2. Sở Xây dựng: Cập nhật, công khai hình thức tiếp nhận của thủ tục hành
chính theo hình thức được phê duyệt tại Quyết định này trên Cơ sở dữ liệu quốc
gia về thủ tục hành chính theo thời gian công khai đã quy định.
3. Giao Sở Thông tin và Truyền thông: Cập nhật và cấu hình danh mục dịch vụ
công trực tuyến được phê duyệt tại Quyết định này tại Cổng Dịch vụ công tỉnh
Bắc Kạn để làm cơ sở cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tuyến.
Điều 3.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Bãi bỏ danh mục dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ cung cấp thông tin trực
tuyến thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn ban
hành kèm theo Quyết định số 1414/QĐUBND ngày 04 tháng 8 năm 2023 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ
cung cấp thông tin trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính
quyền trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng
các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
Như Điều 4 (t/h);
Cục Kiểm soát TTHC Văn phòng Chính phủ (b/c);
Cục CĐS Quốc gia Bộ TT&TT (b/c);
TT. Tỉnh ủy;
TT. HĐND tỉnh;
CT, PCT UBND tỉnh;
LĐVP;
Trung tâm CNTT&TT;
Lưu: VT, NCPC (Vân). CHỦ TỊCH
Nguyễn Đăng Bình
PHỤ LỤC
DANH MỤC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN, DỊCH VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRỰC TUYẾN THUỘC
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH BẮC KẠN
I. BIỂU TỔNG HỢP
STT Cấp thực hiện Tổng số TTHC (1)=(2)+(5) Tổng số DVCTT (2)=(3)+(4) DVCTT toàn trình (3) DVCTT một phần (4) Dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến (5)
1 Cấp tỉnh 59 48 26 22 11
2 Cấp huyện 13 3 2 1 10
3 Cấp xã 5 5 5 0 0
Tổng cộng 77 56 33 23 21
II. PHỤ LỤC CHI TIẾT
STT Lĩnh vực/ Tên thủ tục hành chính Dịch vụ công trực tuyến Dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến
Toàn trình Một phần
A CẤP TỈNH
I LĨNH VỰC NHÀ Ở VÀ CÔNG SỞ 4 10 0
1 Công nhận hạng/công nhận lại hạng nhà chung cư X
2 Cho thuê nhà ở sinh viên thuộc sở hữu nhà nước X
3 Công nhận điều chỉnh hạng nhà chung cư X
4 Thuê nhà ở công vụ thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh X
5 Thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án không sử dụng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 6 Điều 99 của Luật PPP số 64/2020/QH14 trên phạm vi địa bàn X
6 Thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua X
7 Thủ tục giải quyết bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 71 Nghị định số 99/2015/NĐCP X
8 Thủ tục giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 71 Nghị định số 99/2015/NĐCP X
9 Thủ tục giải quyết chuyển quyền sử dụng đất đối với nhà ở xây dựng trên đất trồng trong khuôn viên nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 71 Nghị định số 99/2015/NĐCP X
10. Thủ tục công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (trong trường hợp có nhiều nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư) X
11 Gia hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho cá nhân, tổ chức nước ngoài X
12 Thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước X
13 Cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước X
14 Bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước X
II LĨNH VỰC KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 0 4 0
15 Cấp lại (cấp đổi) chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản X
16 Cấp mới chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản X
17 Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư X
18 Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư X
III LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP XÂY DỰNG 0 2 0
19 Bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương X
20 Miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương X
IV LĨNH VỰC THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG 2 2 0
21 Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (trong trường hợp: cấp lần đầu hoặc Giấy chứng nhận hết hạn mà tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có nhu cầu tiếp tục hoạt động) X
22 Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin hoặc tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng xin dừng thực hiện một số chỉ tiêu trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng) X
23 Bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (trong trường hợp tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thay đổi địa chỉ, tên của tổ chức trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng đã được cấp) X
24 Bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (trong trường hợp tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thay đổi địa điểm đặt phòng thí nghiệm hoặc thay đổi, bổ sung, sửa đổi chỉ tiêu thí nghiệm, tiêu chuẩn thí nghiệm trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng) X
V LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 0 3 0
25 Cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình đối với công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh X
26 Cho ý kiến về việc các công trình hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp (trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ) X
27 Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương X
VI LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG 13 0 9
28 Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh X
29. Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở/ điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (cấp tỉnh) X
30 Cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo /Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án). X
31 Cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án) X
32 Cấp giấy phép di dời đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án) X
33 Cấp điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án) X
34 Gia hạn giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án) X
35 Cấp lại giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án) X
36 Cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài X
37 Cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài X
38 Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu hạng II, hạng III X
39 Cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III X
40 Cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III X
41 Cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III (trường hợp chứng chỉ mất, hư hỏng) X
42 Cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III (do lỗi của cơ quan cấp) X
43 Cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III X
44 Cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân người nước ngoài hạng II, III X
45 Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng lần đầu hạng II, hạng III X
46 Cấp gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III X
47 Cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III (do mất, hư hỏng) X
48 Cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III (do lỗi của cơ quan cấp) X
49 Cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III X
VII LĨNH VỰC QUY HOẠCH XÂY DỰNG KIẾN TRÚC 7 0 2
50 Thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh X
51 Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh X
52 Thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh X
53 Cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc X
54 Cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc (do chứng chỉ hành nghề bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin cá nhân được ghi trong chứng chỉ hành nghề kiến trúc) X
55 Cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề X
56 Gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc X
57 Công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài ở Việt Nam X
58 Chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài ở Việt Nam X
VIII LĨNH VỰC VẬT LIỆU XÂY DỰNG 0 1 0
59 Công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng X
B CẤP HUYỆN 2 1 10
I LĨNH VỰC HẠ TẦNG KỸ THUẬT 1 0 0
1 Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh X
II LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG 0 1 8
2 Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/ điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng X
3 Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở/ điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở X
4 Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình (đối với các công trình trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, trừ các công trình thuộc thẩm quyền kiểm tra của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng và cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành) X
5 Cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình cấp III, cấp IV (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo /Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án) và nhà ở riêng lẻ X
6 Cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo đối với công trình cấp III, cấp IV (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án) và nhà ở riêng lẻ X
7 Cấp giấy phép di dời đối với công trình cấp cấp III, cấp IV (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án) và nhà ở riêng lẻ X
8 Cấp điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án) và nhà ở riêng lẻ X
9 Gia hạn giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án) và nhà ở riêng lẻ X
10 Cấp lại giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án) và nhà ở riêng lẻ X
II LĨNH VỰC QUY HOẠCH XÂY DỰNG, KIẾN TRÚC 1 0 2
11 Thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện X
12 Thủ tục thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện X
13 Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện X
C CẤP XÃ 5 0 0
I LĨNH VỰC QUY HOẠCH XÂY DỰNG, KIẾN TRÚC 1
1 Thủ tục hành chính cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã (Tên trên cổng dịch vụ công quốc gia: Thủ tục hành chính cung cấp thông tin quy hoạch thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã) X
II LĨNH VỰC HẠ TẦNG KỸ THUẬT 4
2 Cấp giấy chứng nhận số nhà (cấp lần đầu) X
3 Cấp lại giấy chứng nhận số nhà X
4 Thủ tục Cấp giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường X
5 Gia hạn giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường X
| Quyết định 474/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-474-QD-UBND-2024-phe-duyet-danh-muc-dich-vu-cong-truc-tuyen-So-Xay-dung-Bac-Kan-635051.aspx | {'official_number': ['474/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 474/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bắc Kạn', ''], 'signer': ['Nguyễn Đăng Bình'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '25/03/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,356 | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 12853/BTCTCHQ
V/v xử lý thuế đối với mặt hàng hương cà phê Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2014
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai;
Công ty TNHH Nestle Việt Nam.
(Địa chỉ: Tầng 5 tòa nhà Empress Tower, số 138142 phố Hai Bà Trưng, quận 1,
TP. Hồ Chí Minh)
Trả lời vướng mắc của Công ty TNHH Nestle Việt Nam về việc phân loại mặt hàng
hương cà phê QL80881 Pure delivery coffee flavour AP07866 gọi tắt là “mặt
hàng hương cà phê”, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo
Quyết định số 107/2007/QĐBTC ngày 25/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Danh
mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số
156/2011/TTBTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính;
Mặt hàng hương cà phê có thành phần gồm hỗn hợp các chất thơm của tinh dầu cà
phê (không xác định được là chất thơm tự nhiên hay tổng hợp); hàm lượng
caphein: ~ 0.14%, hàm lượng cà phê từ 15%; hàm lượng đường: lactose 37%;
sacharose 6.1% thuộc nhóm 21.01, phân nhóm 2101.12, mã số 2101.12.90.
2. Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 49/2010/TTBTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài
chính;
3. Xét đề nghị của Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại
Tờ trình số 88/TTrPTPL ngày 28/11/2013, đề nghị của Cục Hải quan tỉnh Đồng
Nai tại công văn số 103/HQĐNaTXNK ngày 15/01/2014 và công văn số 1107/HQĐNa
TXNK ngày 03/6/2014 và đề nghị của Công ty TNHH Nestle Việt Nam tại công văn
số 15/CV/2013 ngày 16/12/2013;
Do mặt hàng hương cà phê là mặt hàng phức tạp trong việc nhận định, xem xét và
áp dụng các quy tắc phân loại; Trung tâm PTPL HH XNK đã có Thông báo kết quả
phân tích phân loại đối với công ty TNHH Nestle Việt Nam thuộc mã số
3302.10.90.00 (Thông báo kết quả PTPL HH số 5307/KQ/TCHQPTPLMN ngày
02/01/2007) , nhưng sau đó lại có kết quả phân tích, phân loại mặt hàng nêu
trên thuộc mã số 2106.90.98 (Thông báo kết quả PTPL số 2016/PTPLMNNV ngày
10/8/2012) và mã số 2101.12.90 (Thông báo kết quả PTPL số 3684/PTPLHCMNV
ngày 28/12/2012);
Để không gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ Tài
chính giao Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai kiểm tra, xác định cụ thể các tờ khai
nhập khẩu mặt hàng hương cà phê của Công ty TNHH Nestle Việt Nam trước ngày
18/6/2012 (ngày phát sinh tờ khai có kết quả phân tích phân loại số
3684/PTPLHCMNV ngày 28/12/2012 của Trung tâm PTPL HH XNK Chi nhánh tại TP.
Hồ Chí Minh), nếu Công ty TNHH Nestle Việt Nam đã kê khai, phân loại mặt hàng
hương cà phê theo mã số 3302.10.90.00 hoặc mã số 3302.10.90 hoặc mã số
2106.90.98 theo thông báo của Trung tâm PTPL và Công ty đã kê khai quyết toán
thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định thì không xử lý lại.
Yêu cầu Tổng cục Hải quan rút kinh nghiệm trong nghiên cứu và đề xuất phân
loại hàng hóa.
Bộ Tài chính có ý kiến để Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Cục Hải quan tỉnh Đồng
Nai biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
TT Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);
Vụ CST, PC (Bộ Tài chính);
Tổng cục Hải quan (để thực hiện);
Lưu: VT, TCHQ (14). TL. BỘ TRƯỞNG
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái
| Công văn 12853/BTC-TCHQ | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-12853-BTC-TCHQ-nam-2014-xu-ly-thue-mat-hang-huong-ca-phe-249414.aspx | {'official_number': ['12853/BTC-TCHQ'], 'document_info': ['Công văn 12853/BTC-TCHQ năm 2014 xử lý thuế đối với mặt hàng hương cà phê do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Nguyễn Dương Thái'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/09/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,357 | BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 303/QĐQLD Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI THÔNG TIN TẠI DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH
TẠI VIỆT NAM BAN HÀNH KÈM THEO CÁC QUYẾT ĐỊNH CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH CỦA
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
Căn cứLuật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016;
Căn cứ Nghị định số95/2022/NĐCP ngày 15/11/2022 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số54/2017/NĐCP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược;
Căn cứ Nghị định số155/2018/NĐCP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số30/2020/NĐCP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn
thư;
Căn cứ Thông tư số08/2022/TTBYT ngày 05/09/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy
định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
Căn cứ vào hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc lưu tại Cục Quản lý Dược; Theo đề
nghị của Trưởng phòng Đăng ký thuốc, Cục Quản lý Dược.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi một số thông tin tại Danh mục thuốc được cấp giấy đăng ký
lưu hành tại Việt Nam ban hành kèm theo các Quyết định cấp giấy đăng ký lưu
hành của Cục Quản lý Dược (Danh mục cụ thể tại Phụ lục kèm theo Quyết định
này).
Các thông tin khác tại Danh mục thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt
Nam ban hành kèm theo các Quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Phụ
lục kèm theo Quyết định này không thay đổi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Giám
đốc cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký có thuốc tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ trưởng Đào Hồng Lan (để b/c);
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên (để b/c);
Cục trưởng Vũ Tuấn Cường (để b/c);
Cục Quân y Bộ Quốc phòng, Cục Y tế Bộ Công An;
Cục Y tế GTVT Bộ Giao thông vận tải; Tổng Cục Hải quan Bộ Tài chính;
Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Bộ Y tế: Vụ PC, Cục QLYDCT, Cục QLKCB, Thanh tra Bộ; Trung tâm mua sắm tập
trung thuốc Quốc gia;
Viện KN thuốc TW, Viện KN thuốc TP. HCM;
Tổng Công ty Dược Việt Nam Công ty CP; Các công ty XNK dược phẩm;
Các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc BYT;
Các phòng thuộc Cục QLD: QLGT, QLKDD, QLCLT, PCTTra, VP Cục; Website Cục
QLD;
Lưu: VT, ĐKT. KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Lâm
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC THÔNG TIN SỬA ĐỔI CỦA CÁC THUỐC ĐƯỢC CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH
TẠI VIỆT NAM BAN HÀNH KÈM THEO CÁC QUYẾT ĐỊNH CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH CỦA
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 303/QĐQLD ngày 27/04/2023 của Cục Quản lý
Dược)
STT Tên thuốc Cơ sở đăng ký Số đăng ký Nội dung sửa đổi Thông tin tại danh mục đã ban hành Thông tin sửa đổi
1. Quyết định số 21/QĐQLD ngày 12/01/2012:
1 Vespratab Kit Công ty TNHH SRS Lifesciences Việt Nam VN1473212 Hoạt chất chính Hàm lượng 500mg clarithromycin; 40mg esomeprazole; 500mg tin 40mg esomeprazole; 500mg clarithromycin; 500mg tinidazol
2. Quyết định số 164/QĐQLD ngày 22/06/2012:
2 Tauxiz Công ty TNHH Dược phẩm DO HA VN1534712 Địa chỉ cơ sở đăng ký Số 30 Tập thể Trần Phú, Ngõ 105 Nguyễn Phong Sắc, P. Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Số 30 Tập thể Trần Phú, Ngõ 105 Nguyễn Phong Sắc, Tổ 16, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hoạt chất, nồng độ, hàm lượng Azithromycin dihydrate, 200mg/5ml Sau khi pha mỗi lọ hỗn dịch có chứa Azithromycin dihydrate tương đương với Azithromycin 200mg
Tên cơ sở sản xuất Beximco Pharmaceuticals Ltd Beximco Pharmaceuticals Ltd.
3. Quyết định số 241/QĐQLD ngày 10/10/2012:
3 Candiderm Glenmark Pharmaceuticals Ltd. VN1590912 Dạng thuốchàm lượng Creamclotrimazole 1%; Anhydrous; Beclomethasone Dipropionate 0,025%; Gentamicin base 0,1% CreamClotrimazole 1% w/w; Anhydrous Beclomethasone Dipropionate 0,025% w/w; Gentamicin sulphate tương đương Gentamicin 0,1% w/w
Hoạt chất chính Clotrimazole; Anhydrous Beclomethasone Dipropionate; Gentamycin Sulphate Clotrimazole; Anhydrous Beclomethasone Dipropionate; Gentamicin Sulphate
4. Quyết định số 184/QĐQLD ngày 05/07/2013:
4 Tadachem20 Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt An VN1663013 Tên cơ sở sản xuất Aurochem Pharmaceuticals (1)Pvt.Ltd. Aurochem Pharmaceuticals (I) Pvt.Ltd.
5. Quyết định số 419/QĐQLD ngày 27/12/2013:
5 Walenafil100 Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt An VN1731513 Tên cơ sở sản xuất Aurochem Pharmaceuticals (1)Pvt.Ltd. Aurochem Pharmaceuticals (I) Pvt.Ltd.
6. Quyết định số 536/QĐQLD ngày 19/09/2014:
6 Metformin Denk 1000 Denk Pharma GmbH & Co. Kg VN1829214 Hoạt chất Metformin (dưới dạng Metformin HCl) 1000mg Metformin (dưới dạng Metformin HCl 1000mg) 780mg
7. Quyết định số 678/QĐQLD ngày 08/12/2014:
7 Foracort 200 Inhaler Cipla Ltd. VN1850414 Quy cách đóng gói Ống 120 liều Hộp 01 ống x 120 liều
8. Quyết định số 82/QĐQLD ngày 09/02/2015:
8 Simvaseo Tablet Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Đông Phương VN1876115 Tên cơ sở sản xuất Young Poong Pharma. Co., Ltd. Young Poong Pharmaceutical. Co., Ltd.
9. Quyết định số 548/QĐQLD ngày 06/10/2015:
9 Atorvastatin Tablets 10mg Macleods Pharmaceuticals Limited VN1923215 Tên cơ sở sản xuất Macleods Pharmaceutical Ltd. Macleods Pharmaceuticals Ltd.
10 Atorvastatin Tablets 20mg Macleods Pharmaceuticals Limited VN1923315 Tên cơ sở sản xuất Macleods Pharmaceutical Ltd. Macleods Pharmaceuticals Ltd.
10. Quyết định số 549/QĐQLD ngày 06/10/2015:
11 Efavirenz 600mg, Emtricitabine 200mg and Tenofovir disoproxil fumarate 300mg tablets Macleods Pharmaceuticals Limited VN240015 Tên cơ sở sản xuất Macleods Pharmaceutical Ltd. Macleods Pharmaceuticals Ltd.
11. Quyết định số 61/QĐQLD ngày 20/02/2017:
12 Natrixam 1.5mg/10mg Les Laboratoires Servier Industrie VN3617 Dạng bào chế Viên nén giải phóng có kiểm soát Viên nén giải phóng kiểm soát
13 Natrixam 1.5mg/5mg Les Laboratoires Servier Industrie VN3717 Dạng bào chế Viên nén giải phóng có kiểm soát Viên nén giải phóng kiểm soát
12. Quyết định số 62/QĐQLD ngày 20/02/2017:
14 Lamivudine 150mg & Zidovudine 300mg tablets Macleods Pharmaceuticals Limited VN256117 Tên cơ sở sản xuất Macleods Pharmaceutical Ltd. Macleods Pharmaceuticals Ltd.
13. Quyết định số 65/QĐQLD ngày 20/02/2017:
15 Corbis Tablet 5mg Công ty TNHH thương mại dược phẩm Đông Phương VN2026917 Tên thuốc Corbis Tablet 5mg Corbis Tablets 5mg
16 Tavomac DR 40 Macleods Pharmaceuticals Limited VN2030917 Tên cơ sở sản xuất Macleods Pharmaceutical Ltd. Macleods Pharmaceuticals Ltd.
14. Quyết định số 173/QĐQLD ngày 27/03/2018:
17 Unorizine syrup Akums Drugs and Pharmaceuticals Ltd. VN2090518 Hoạt chất chính Hàm lượng Mỗi 5ml chứa: Levocetirizine hydrochloride 2,5mg Mỗi 5ml chứa: Levocetirizine dihydrochloride 2,5mg
18 Tenofovir Disoproxil Fumarat tablets 300mg Macleods Pharmaceuticals Limited VN2105818 Tên thuốc Tenofovir Disoproxil Fumarat tablets 300mg Tenofovir Disoproxil Fumarate tablets 300mg
19 Fucidin Zuellig Pharma Pte. Ltd. VN2114518 Cách ghi hoạt chất Natri Fucidat Natri Fusidat
15. Quyết định số 411/QĐQLD ngày 04/07/2018:
20 Vesanoid Diethelm & Co., Ltd VN2118518 Thông tin cơ sở sản xuất Vesanoid (Cơ sở đóng gói sơ cấp: Cenexi. Đ/c: 52 Rue Marcel et Jacques Gaucher, 94120 Fontenaysousbois, France; Đóng gói thứ cấp& xuất xưởng: Chelapharm Arzneimittel GmbH Đ/c: Bahnhofstr. 1a, 17498, Mesekenhagen, Germany) Vesanoid (Cơ sở đóng gói sơ cấp: Cenexi. Đ/c: 52 Rue Marcel et Jacques Gaucher, 94120 Fontenaysousbois, France; Đóng gói thứ cấp& xuất xưởng: Chelapharm Arzneimittel GmbH Đ/c: Bahnhofstr. 1a, 17498, Mesekenhagen, Germany; Cơ sở kiểm nghiệm lô: Catalent Germany Eberbach GmbH Đ/c: Gammelsbacher Str.2, 69412 Eberbach, Germany)
16. Quyết định số 164/QĐQLD ngày 20/03/2019:
21 Xinc Syrup Công ty TNHH Medfatop VN2181419 Tiêu chuẩn NSX USP
17. Quyết định số 437/QĐQLD ngày 24/07/2019:
22 Fentanyl Kalceks 0,05mg/ml Công ty cổ phần Y dược VP Pharma VN2208419 Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất HBM Pharma s.r.o (Địa chỉ: Skablinska 30, 03680 Martin Slovakia) HBM Pharma s.r.o. (Địa chỉ: Sklabinska 30, 03680 Martin Slovakia)
Tên và địa chỉ cơ sở xuất xưởng AS Kalceks (Địa chỉ: AS Kalceks, 53, Krustpils St., Riga, LV1057, Latvia) AS "Kalceks" (Địa chỉ: 53, Krustpils St., Riga, LV1057, Latvia)
23 Evictal 400 Công ty TNHH Dược Phẩm YMed VN2211119 Địa chỉ cơ sở sản xuất Plot No. 7, O.D.I.C., Mahatma Gandhi Udyog Nagar, Dabhel, Daman396210 Plot No. 7, O.I.D.C., Mahatma Gandhi Udyog Nagar, Dabhel, Daman 396210
Hoạt chất, hàm lượng Vitamin E acetat 400mg Vitamin E acetat 400IU
18. Quyết định số 456/QĐQLD ngày 31/07/2019:
24 Tyrosur Gel Công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại Sohaco VN2221119 Cơ sở sản xuất Engelhard Arznemittel GmBh & Co.KG Engelhard Arzneimittel GmBh & Co.KG
19. Quyết định số 653/QĐQLD ngày 23/10/2019:
25 Aurasert 100 Aurobindo Pharma Limited VN2228619 Địa chỉ cơ sở sản xuất Unit III, Survey No 313 & 314, Bachupally, Bachupall Mandal, Medchal Malkajgiri District, Telangana State, India Unit III, Survey No 313 & 314, Bachupally, Bachupally Mandal, Medchal Malkajgiri District, Telangana State, India
26 Oneclapz Aurobindo Pharma Limited VN2229019 Địa chỉ cơ sở sản xuất Unit III, Survey No 313 & 314, Bachupally, Bachupall Mandal, Medchal Malkajgiri District, Telangana State, India Unit III, Sy. No. 313 & 314, Bachupally, Bachupally Mandal, Medchal Malkajgiri District, Telangana State, India
27 SarantoH 50/12.5 Aurobindo Pharma Limited VN2229319 Địa chỉ cơ sở sản xuất Unit III, Survey No 313 & 314, Bachupally, Bachupall Mandal, Medchal Malkajgiri District, Telangana State, India Unit III, Survey No 313 & 314, Bachupally, Bachupally Mandal, Medchal Malkajgiri District, Telangana State, India
28 Medicifex Công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Thiên Ân VN2232519 Tên cơ sở sản xuất Aurochem Pharmaceuticals (India) Pvt.Ltd. Aurochem Laboratories (India) Pvt. Ltd.
29 Piafager Công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Thiên Ân VN2232619 Tên cơ sở sản xuất Aurochem Pharmaceuticals (India) Pvt.Ltd. Aurochem Laboratories (India) Pvt. Ltd.
30 Iritero 100mg/5ml Hetero Labs Limited VN323419 Hoạt chất Irinotecan hydroclorid (dưới dạng Irinotecan hydroclorid trihydrat) 100mg/5ml Irinotecan (dưới dạng Irinotecan hydroclorid trihydrat) 100mg/5ml
31 Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg+Lamivudine 300mg Tablets Macleods Pharmaceuticals Limited VN324019 Tên cơ sở sản xuất Macleods Pharmaceutical Ltd. Macleods Pharmaceuticals Ltd.
20. Quyết định số 293/QĐQLD ngày 26/06/2020:
32 Solnatec FC Tablet 5mg Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Anh VN2251320 Tên cơ sở sản xuất One Pharma Industrial Pharmaceutical S.A. One Pharma Industrial Pharmaceutical Company Societe Anonyme
33 Calcicar 500 Tablet Công ty TNHH Dược phẩm Vietsun VN2251420 Dạng bào chế Vien nén bao phim Viên nén bao phim
34 Mactaxim 100 DT Macleods Pharmaceuticals Limited VN2253220 Địa chỉ cơ sở sản xuất Khasra No.21, 22, 66, 67&68, AhoYangtam, Namchepung, PO: Ranipool, East Sikkim 0737135 Khasra No.21, 22, 66, 67&68, AhoYangtam, Namchepung, PO: Ranipool, East Sikkim 737135
Tên cơ sở sản xuất Macleods Pharmaceutical Ltd. Macleods Pharmaceuticals Ltd.
21. Quyết định số 664/QĐQLD ngày 31/12/2020:
35 Sulbaci 0.75g L.B.S. Laboratory Ltd. Part VN2265120 Hàm lượng Sulbactam (dưới dạng Sulbactam sodium) 0,5g; Ampicillin (dưới dạng Ampicillin sodium) 1g Sulbactam (dưới dạng Sulbactam sodium) 0,25g; Ampicillin (dưới dạng Ampicillin sodium) 0,5g
22. Quyết định số 226/QĐQLD ngày 20/04/2021:
36 Telmisartan 80mg and Hydrochloroth iazid 25mg Công ty TNHH MTV Ân Phát VN2276321 Tên thuốc Telmisartan 80 mg and Hydrochlorothiazid 25mg Telmisartan 80 mg and Hydrochlorothiazide 25mg
37 Ventomac 100 Macleods Pharmaceuticals Limited VN2278121 Quy cách đóng gói Hộp 1 lọ Hộp 1 bình xịt
23. Quyết định số 490/QĐQLD ngày 24/08/2021:
38 Tourpen Công ty TNHH Dược Phẩm New Far East VN2283521 Cơ sở sản xuất Sinil Pharm Co., Ltd. Sinil Pharmaceutical Co., Ltd.
24. Quyết định số 684/QĐQLD ngày 29/11/2021:
39 Nupovel PT. Novell Pharmaceutical Laboratories VN2297821 Dạng bào chế Nhũ dịch tiêm Nhũ tương tiêm
Quy cách đóng gói Hộp 5 lọ 20ml Hộp 5 ống 20ml
25. Quyết định số 185/QĐQLD ngày 19/04/2022:
40 Gorsyta Orodispersible Tablet Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Anh VN2300822 Địa chỉ Cơ sở đăng ký 122/79 Đặng Văn Ngữ, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh 122/79 Đặng Văn Ngữ, Phường 14, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
26. Quyết định số 232/QĐQLD ngày 29/04/2022:
41 Cinnarizin Pharma Công ty TNHH Dược phẩm DO HA VN2307222 Địa chỉ cơ sở sản xuất 13, Neofit Rilski Street, 2600 Dupnitsa, Bulgaria 13, Neofit Rilski str., 2600 Dupnitsa, Bulgaria
42 Polygynax Công ty TNHH Dược phẩm Thuận Gia VN2307622 Hoạt chất chính Hàm lượng Neomycin sulfate 35000 IU; Polymycin B sulfate 35000 IU; Nystatin 100000 IU Neomycin sulfate 35000 IU; Polymyxin B sulfate 35000 IU; Nystatin 100000 IU
Cơ sở đăng ký Công ty TNHH Dược phẩm Thuận Gia Công ty TNHH Thương mại Dược Thuận Gia
27. Quyết định số 264/QĐQLD ngày 11/05/2022:
43 Oztis Công ty TNHH Dược Phẩm B.H.C VN2309622 Tên cơ sở sản xuất Lipa Pharmaceuticals Pty., Ltd. Lipa Pharmaceuticals Ltd
28. Quyết định số 265/QĐQLD ngày 11/05/2022:
44 Fibrofin145 Hetero Labs Limited VN1918315 Tên nhà sản xuất M/s. Hetero Labs Limited Hetero Labs Limited
45 Macozteo Macleods Pharmaceuticals Limited VN1773714 Tên cơ sở sản xuất Macleods Pharmaceutical Ltd. Macleods Pharmaceuticals Ltd.
29. Quyết định số 572/QĐQLD ngày 23/09/2022:
46 Bortezomib for Injection 3.5 mg Công ty TNHH Một thành viên Ân Phát VN340222 Hoạt chất Bortezomib (dưới dạng Bortezomib mannitol boric ester) 3,5mg Bortezomib 3,5mg
47 Sagades Công ty TNHH Một thành viên Dược phẩm Việt Tin VN2312022 Cơ sở sản xuất Saga Lifescience Limited Saga Lifesciences Limited
48 Atormac 10 Macleods Pharmaceuticals Limited VN2313122 Địa chỉ cơ sở đăng ký 304, Atlanta Arcade, Marol Church Road, Andheri (E.), Mumbai, Maharashtra 400 059 304, Atlanta Arcade, Marol Church Rd, Andheri (E.), Mumbai, Maharashtra 400 059
49 Bunase 200 Macleods Pharmaceuticals Limited VN2313322 Địa chỉ cơ sở đăng ký 304, Atlanta Arcade, Marol Church Road, Andheri (E.), Mumbai, Maharashtra 400 059 India 304, Atlanta Arcade, Marol Church rd, Andheri (E), Mumbai, Maharashtra 400059 India
50 Esomac 40 Macleods Pharmaceuticals Limited VN2313222 Dạng bào chế Viên nang cứng chứa pellets Viên nang cứng tan trong ruột
Địa chỉ cơ sở đăng ký 304, Atlanta Arcade, Marol Church Road, Andheri (E.), Mumbai, Maharashtra 400 059 304, Atlanta Arcade, Marol Church rd, Andheri (E) Mumbai, Maharashtra 400059, India.
51 Medoclav 625mg Medochemie Ltd. VN2313422 Hoạt chất chính Hàm lượng Amoxicilin (dưới dạng amoxicillin trihydrat) 500mg; Acid clavulanic (dạng Kali clavulanat) 125mg Amoxicillin 500 mg (dưới dạng Amoxicillin trihydrate) và Acid clavulanic 125mg (dưới dạng Clavulanate potassium và Microcrystalline cellulose, tỉ lệ 1:1)
52 Myonit Insta Troikaa Pharmaceuticals Ltd. VN2313922 Hoạt chất Nitroglycerin (dưới dạng Nitroglycerin 10% trong lactosel) 0,5 mg Nitroglycerin (dưới dạng Nitroglycerin 10% trong lactose) 0,5 mg
Quy cách đóng gói Hộp chứa 10 hộp nhỏ x 5 lọ Hộp chứa 10 hộp nhỏ x 5 lọ x 30 viên
30. Quyết định số 573/QĐQLD ngày 23/09/2022:
53 Xarelto Bayer (South East Asia) Pte Ltd VN37518 Hoạt chất, hàm lượng Rivaroxaban micronized 2,5 mg Rivaroxaban 2,5mg
54 Cypdicar 6,25mg tablets Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Anh VN1825414 Tên thuốc Cypdicar 6,25mg tablets Cypdicar 6,25 tablets
55 Pantonix 40 Tablet Công ty TNHH Dược phẩm và TBYT Phương Lê VN1910215 Địa chỉ cơ sở sản xuất Dewan Idris Road, Bara Rangamatia, Zirabo, Ashulia, Savar, Dhaka Dewan Idris Road, Bara Rangamatia, Zirabo, Ashulia, Savar, Dhaka1341
56 Tenoxil Hetero Labs Limited VN235615 Hoạt chất Tenofovir disoproxil furamat 300 mg (tương đương Tenofovir disoproxil 245mg) Tenofovir disoproxil fumarate 300mg (tương đương Tenofovir disoproxil 245mg)
57 Duinum 50mg Medochemie Ltd. VN1801614 Quy cách đóng gói Hộp chứa 1 vỉ x 10 viên; hộp chứa 2 vỉ x 10 viên; hộp chứa 10 vỉ x 10 viên Hộp chứa 1 vỉ x 10 viên; hộp chứa 3 vỉ x 10 viên; hộp chứa 10 vỉ x 10 viên
58 Alexan Novatis (Singapore) Pte Ltd VN2058017 Nồng độ, hàm lượng 50mg 50mg/ml
59 Telmikaa 40 Troikaa Pharmaceuticals Ltd VN1692113 Quy cách đóng gói Hộp x 3 vỉ x 10 viên, Vỉ nhôm với lá nhôm nhẵn 155 mm x 0,04 mm và lá nhôm có in chữ 155 mm x 0,04 mm. Hộp 3 vỉ x 10 viên
Địa chỉ Cơ sở đăng ký Commerce House1, Satya Marg, Bodakdev, Ahmedabad 380 054 Commerce House1, Opp Rajvansh Apartment Judges, Bungalow Road, Ahmedabad GJ 380054
31. Quyết định số 621/QĐQLD ngày 11/10/2022:
60 Avir Abil Chempharma Private Limited VN2314222 Tên cơ sở sản xuất Lincoln Pharmaceutical Ltd. Lincoln Pharmaceuticals Ltd.
61 Vivian Abil Chempharma Private Limited VN2314322 Tên cơ sở sản xuất Lincoln Pharmaceutical Ltd. Lincoln Pharmaceuticals Ltd.
62 Ceepro500 Công ty cổ phần dược phẩm và thiết bị Y tế C.A.T VN2315722 Tên cơ sở sản xuất Lincoln Pharmaceutical Ltd. Lincoln Pharmaceuticals Ltd.
63 Vast10 Công ty cổ phần dược phẩm và thiết bị Y tế C.A.T VN2315822 Tên cơ sở sản xuất Lincoln Pharmaceutical Ltd. Lincoln Pharmaceuticals Ltd.
Tên hoạt chất Atorvastaitn (dưới dạng atorvastatin calci) 10mg Atorvastatin (dưới dạng atorvastatin calci) 10mg
64 Vivian50 Công ty cổ phần dược phẩm và thiết bị Y tế C.A.T VN2315922 Tên cơ sở sản xuất Lincoln Pharmaceutical Ltd. Lincoln Pharmaceuticals Ltd.
65 Doxorubicin HCl Karma 2mg/ml solutin for injection Công ty cổ phần Dược Phẩm Vipharco VN340922 Tên thuốc Doxorubicin HCl Karma 2mg/ml solutin for injection Doxorubicin HCl Karma 2mg/ml solution for injection
66 Remeclar 500 Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Anh VN2317422 Địa chỉ cơ sở sản xuất Aharnon Street, Limassol Industrial Area, 3056, Limassol Aharnon Street, Limassol Industrial Estate, 3056, Limassol
67 Defax Công ty TNHH thương mại Nam Đồng VN2320422 Cơ sở sản xuất Faes Pharma, S.A. Faes Farma, S.A.
Hoạt chất Mỗi viên nén chứa: Deflazacort 6 mg Deflazacort 6mg
Tiêu chuẩn Nhà sản xuất Nhà sản xuất
68 Aritero 10 Hetero Labs Limited VN2322422 Địa chỉ Cơ sở sản xuất UnitV, Sy. No. 439, 440, 441 & 458, TSIIC Formulation SEZ, Polepally Village, Jadcherla Mandal, Mahaboobnagar District, Telangana State UnitV, Sy. No. 439, 440, 441 & 458, TSIIC Formulation SEZ, Polepally Village, Jadcherla Mandal, Mahaboobnagar District, Telangana
69 Evrizam IlYang Pharm Co., Ltd VN2322722 Địa chỉ Cơ sở sản xuất 74 Frunze str, Kiev, 04080, Ukraine Kyrylivska street 74, Kyiv, 04080, Ukraine
70 Celebrex Pfizer (Thailand) Limited VN2324722 Cơ sở đóng gói và xuất xưởng Pfizer Manufacturing Deutschland GmbH (Địa chỉ: Betriebsstatte Freiburg, Mooswaldalle 1, 79090 Freiburg Germany) Pfizer Manufacturing Deutschland GmbH (Địa chỉ: Betriebsstätte Freiburg, Mooswaldallee 1, 79090 Freiburg Germany)
Tiêu chuẩn Nhà sản xuất Nhà sản xuất
32. Quyết định số 853/QĐQLD ngày 30/12/2022:
71 Aminoplasmal Hepa 10% B. Braun Medical Industries Sdn. Bhd. VN1979116 Hoạt chất chính, hàm lượng Mỗi chai 500ml chứa: Isoleucine 4,4 gam; Leucine 6,8 gam; Lysine (dưới dạng Lysine Acetate) 3,755 gam; Methionine 0,6 gam; Phenylalanine 0,8 gam; Threonine 2,3 gam; Tryptophan 0,75 gam; Valine 5,3 gam; Arginine 4,4 gam; Histidine 2,35 gam; Glycine 3,15 gam Mỗi chai 500ml chứa: Isoleucine 4,4 gam; Leucine 6,8 gam; Lysine(dưới dạng Lysine Acetate) 3,755 gam; Methionine 0,6 gam; Phenylalanine 0,8 gam; Threonine 2,3 gam; Tryptophan 0,75 gam; Valine 5,3 gam; Arginine 4,4 gam; Histidine 2,35 gam; Glycine 3,15 gam; Alanine 4,15 gam; Proline 3,55 gam; Aspartic Acid 1,25 gam; Asparagine 0,24 gam; Cystein (dưới dạng Acetylcystein) 0,295 gam; Glutamic Acid 2,85 gam; Ornithine (dưới dạng Ornithine HCl) 0,65 gam; Serine 1,85 gam; Tyrosine (dưới dạng N Acetyltyrosine) 0,35 gam
72 Cefepim Fresenius Kabi 2g Công ty cổ phần Fresenius Kabi Việt Nam VN2013916 Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất Cơ sở sản xuất: Labesfal Laboratórios Almiro, S.A. (Địa chỉ: Zona Industrial do Lagedo, Santiago de Besteiros, 3465157, Portugal) Cơ sở sản xuất sản phẩm trung gian: Fresenius Kabi iPSUM S.r.1 (Địa chỉ: Via S. Leonardo 2345010 Villadose (RO), Italy); Cơ sở sản xuất thành phẩm: Labesfal Laboratórios Almiro, S.A (Địa chỉ: Zona Industrial do Lagedo, Santiago de Besteiros, 3465157, Portugal)
73 Ketosteril Công ty cổ phần Fresenius Kabi Việt Nam VN1626313 Hoạt chất chính, hàm lượng Acid (RS)3methyl2oxovaleric (αketoanalogue to DLisoleucin), muối calci 67,0 mg; Acid 4 methyl2oxovaleric (α ketoanalogue to leucin), muối calci 101,0 mg; Acid 2oxo3 phenylpropionic (αketoanalogue to phenylalanin), muối calci 68,0 mg; Acid 3met Acid (RS)3methyl2 oxovaleric (αketoanalogue to DLisoleucin), muối calci 67,0mg; Acid 4methyl2 oxovaleric (αketoanalogue to leucin), muối calci 101,0mg; Acid 2oxo3phenylpropionic (αketoanalogue to phenylalanin), muối calci 68,0mg; Acid 3methyl2 oxobutyric (αketoanalogue to valin), muối calci 86,0mg; Acid (RS)2hydroxy4methylthio butyric (αhydroxyanalogue to DLmethionin), muối calci 59,0mg; Llysin acetat 105,0mg (tương đương với 75mg Llysin); Lthreonin 53,0mg; L tryptophan 23,0mg; Lhistidin 38,0mg; Ltyrosin 30,0mg
74 Faslodex Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam VN1956116 Hoạt chất chính Hàm lượng Fulvestrant 250mg Fulvestrant 50mg/ml
Quy cách đóng gói Hộp 2 Bơm tiêm x 2 Kim tiêm Hộp 2 Bơm tiêm chứa 5ml dung dịch tiêm và 2 kim tiêm
Tên cơ sở sản xuất Cơ sở sản xuất dạng bào chế cuối cùng (dung dịch tiêm) và đóng gói cấp 1: Vetter PharmaFertigung GmbH & Co. KG Cơ sở sản xuất và đóng gói cấp 1: Vetter PharmaFertigung GmbH & Co. KG
Tên cơ sở sản xuất Cơ sở sản xuất: AstraZeneca UK Limited Cơ sở đóng gói cấp 2: AstraZeneca UK Limited
75 Fyranco Công ty TNHH Bình Việt Đức VN1647913 Nước sản xuất Cyprus Greece
76 AmaPower Công ty TNHH Dược phẩm DO HA VN1985716 Hạn dùng 24 tháng 36 tháng
Tên cơ sở sản xuất S.C. Antibiotice S.A S.C. Antibiotice S.A.
77 Velcade Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) VN232715 Cơ sở sản xuất Cơ sở sản xuất: BSP Pharmaceuticals S.p.A. (Cơ sở đóng gói thứ cấp và xuất xưởng: Janssen Pharmaceutica N.V) Cơ sở sản xuất và đóng gói sơ cấp: BSP Pharmaceuticals S.p.A. (Cơ sở đóng gói thứ cấp và xuất xưởng: Janssen Pharmaceutica N.V)
Địa chỉ cơ sở sản xuất Địa chỉ cơ sở sản xuất: Via Appia Km 65, 561, 04013 Latina, Ý; Địa chỉ cơ sở đóng gói thứ cấp và xuất xưởng: Turnhoutseweg 30, B2340 Beerse, Bỉ Địa chỉ cơ sở sản xuất và đóng gói sơ cấp: Via Appia Km 65, 561, 04013 Latina, Ý; Địa chỉ cơ sở đóng gói thứ cấp và xuất xưởng: Turnhoutseweg 30, B 2340 Beerse, Bỉ
78 Cofidec 200 Công ty TNHH Novartis Việt Nam VN1682113 Tên thuốc Cofidec 200 Cofidec 200mg
79 Combiwave B 50 Glenmark Pharmaceuticals Ltd. VN1853714 Địa chỉ cơ sở sản xuất thuốc Village Kishanpura, Baddi Nalagarh Road, Tehsil Baddi, Distt. Solan, (H.P.) 173205 India (Unit III) Village Kishanpura, Baddi Nalagarh Road, Tehsil Baddi, Distt. Solan, (H.P.) 173205 India
80 Elaria Medochemie Ltd. VN1682913 Tên cơ sở sản xuất Medochemie Ltd Ampoule Injectable Medochemie Ltd Ampoule Injectable Facility
81 Temodal capsule Merck Sharp & Dohme (Asia) Ltd. VN1753013 Hoạt chất chính Hàm lượng Temolozomide 100mg Temozolomide 100mg
33. Quyết định số 137/QĐQLD ngày 01/03/2023:
82 Birogogyl SanofiAventis Singapore Pte. Ltd., 800110006323 Tên thuốc Birogogyl Birodogyl
34. Quyết định số 138/QĐQLD ngày 01/03/2023:
83 Sildenafil Teva 100mg Actavis International Limited 385110007423 Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất Pliva Hrvatska D.o.o (Pliva Croatia Ltd) (Địa chỉ: Prilaz baruna Filipovica 25, 10000 Zagreb, Croatia) Pliva Croatia Ltd (Địa chỉ: Prilaz baruna Filipovica 25, 10000 Zagreb, Republic of Croatia)
84 Sildenafil Teva 50mg Actavis International Limited 385110007523 Hàm lượng Sildenafil 100mg (dưới dạng Sildenafil citrate) Sildenafil 50mg (dưới dạng Sildenafil citrate)
Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất Pliva Hrvatska D.o.o (Pliva Croatia Ltd) (Địa chỉ: Prilaz baruna Filipovica 25, 10000 Zagreb, Croatia) Pliva Croatia Ltd (Địa chỉ: Prilaz baruna Filipovica 25, 10000 Zagreb, Republic of Croatia)
85 Dutasteride Teva 0.5mg Actavis International Ltd. 599110007623 Tên thuốc Dutasteride Dutasteride Teva 0.5mg
86 Tobramycin Teva 80mg/2ml Actavis International Ltd. 535110007223 Hoạt chất chính Hàm lượng Tobramycin 80mg/ml Tobramycin 80mg/2ml
87 Idarubicin Karma 1mg/ml solution for injection Công ty cổ phần Dược Phẩm Vipharco 400110016923 Hoạt chất chính Hàm lượng Idarubicin hydrochloride (tương đương Idarubicin 0,9mg) 1,0mg Idarubicin hydrochloride (tương đương Idarubicin 0,9mg) 1,0mg/1ml
88 Teamipa 500 Công ty TNHH Dược phẩm DO HA 482110010023 Địa chỉ sản xuất 74, Frunze Str., Kyiv, 04080, Ukraine 74, Kyrylivska str., Kyiv, 04080, Ukraine
89 Emfoxim suspension Công ty TNHH Dược phẩm và TBYT Phương Lê 894110010423 Địa chỉ cơ sở sản xuất Dewan Idris Road, Bara Rangamatia, Zirabo, Savar, Dhaka, Bangladesh Dewan Idris Road, Bara Rangamatia, Zirabo, Ashulia, Savar, Dhaka1341, Bangladesh
90 Rocuronium Bromide Injection 100mg/ 10ml Hetero Labs Limited 890115013723 Số đăng ký thuốc 890115013723 890114013723
91 Rocuronium Bromide Injection 50mg/5ml Hetero Labs Limited 890110013823 Số đăng ký thuốc 890110013823 890114013823
92 Pelethrocin Saint corporation 520110016123 Địa chỉ cơ sở sản xuất Pedini loanninon, 455 00 loannina, Greece Pedini Ioanninon, 455 00 Ioannina, Greece
35. Quyết định số 146/QĐQLD ngày 02/03/2023:
93 Rinofil syrup 2.5mg/5ml Abbott Laboratories (Singapore) Private Limited 780110019023 (VN1892215) Hoạt chất chính Hàm lượng Drospirenone 3mg , Ethinyl estradiol 0,03mg Desloratadine 2,5mg/5ml
94 Giotrif Boehringer Ingelheim International Gmbh 400110034923 (VN260117) Địa chỉ cơ sở dăng ký Binger Strasse 173, 55216 Ingelheim am Rhein, Germany Binger Straße 173, 55216 Ingelheim am Rhein
Địa chỉ cơ sở sản xuất Binger Strasse 173, D 55216 Ingelheim am Rhein Binger Str. 173, 55216 Ingelheim am Rhein
Hoạt chất chính, hàm lượng Afatinib (dưới dạng Afatinib dimaleate 29,56mg Afatinib (dưới dạng Afatinib dimaleate) 20mg
95 CKDCande more Plus tab. 16/12.5mg Chong Kun Dang Pharm. Corp. VN1862615 Địa chỉ cơ sở đăng ký Chungjeongno3 (sam)ga, 8 Chungjeongro, Seodaeumgu, Seoul, Korea) (Chungjeongno3 (sam)ga), 8 Chungjeongro, Seodaemungu, Seoul, Korea
Địa chỉ cơ sở sản xuất 79748, Manghyangro, Seonggeoeup, Seobukgu, Choenansi, Chungcheongnamdo 331831, Korea 79748, Manghyangro, Seonggeoeup, Seobukgu, Cheonansi, Chungcheongnam do, Korea
96 Konimag DKSH Singapore Pte. Ltd. 899100026323 (VN2014016) Địa chỉ cơ sở sản xuất Desa Sanggrahan, Kec. Grogol, Sukoharjo, Central Java, Indonesia Desa Sanggrahan, Kec. Grogol, Sukoharjo 57552, Central Java, Indonesia
97 Ephedrine Aguetant 30mg/10ml Laboratoire Aguettant 300113029623 (VN2079317) Tên thuốc Ephedrine Aguetant 30mg/10ml Ephedrine Aguettant 30mg/10ml
98 Samsca tablets 15mg Otsuka Pharmaceutical Co., Ltd. 880110032323 (VN256517) Tên thuốc Samsca Samsca tablets 15mg
99 StrepsilsMaxpro Reckitt Benckiser (Thailand) Limited 885100033223 (VN2008016) Quy cách đóng gói Hộp 2 vỉ x 8 viên; Hộp 12 Gói x 8 viên; Hộp 50 Gói x 2 viên Hộp 2 vỉ x 8 viên; Hộp 12 Gói x 8 viên; Hộp 50 Gói x 2 viên; Hộp 24 Gói x 8 viên
100 RinalixXepa XepaSoul Pattinson (Malaysia) Sdn. Bhd. 955110034623 (VN1762013) Quy cách đóng gói Hộp 4 vỉ x 15 viên Hộp 4 vỉ x 15 viên
Tên thuốc RinalizXepa RinalixXepa
36. Quyết định số 226/QĐQLD ngày 03/04/2023:
101 Bloktiene 4mg Actavis International Ltd. 535110067823 (VN1952015) Tuổi thọ (tháng) 36 24
102 Axuka Công ty TNHH Dược phẩm Do Ha 594110072523 (VN2070017) Tuổi thọ (tháng) 24 36
37. Quyết định số 241/QĐQLD ngày 05/04/2023:
103 Periolimel N4E Baxter Healthcare (Asia) Pte Ltd 540110085423 (VN256417) Hoạt chất chính hàm lượng 1000 ml nhũ dịch chứa: Alanine 3,66g; Arginine 2,48g; Aspartic acid 0,73g; Glutamic acid 1,26g; Glycine 1,76g; Histidine 1,51g; Isoleucine 1,26g; Leucine 1,76g; Lysine (dưới dạng Lysine acetate) 1,99g; Methionine 1,26g; Phenylalanine 1,76g; Proline 1,51g; Serine 1,00g; Threonine 1,26g; Tryptophan 0,42g; Tyrosine 0,06g; Valine 1,62g; Natri acetat tihydrat 1,16g; Natri glycerophosphate hydrat 1,91g; Kali clorid 1,19g; Magnesi clorid hexahydrat 0,45g; Calci clorid dihydrat 0,30g; Glucose anhydrous 75g; Dầu oliu tinh khiết và dầu đậu nành tinh khiết: 30g 1000 ml nhũ dịch chứa: Alanine 3,66g; Arginine 2,48g; Aspartic acid 0,73g; Glutamic acid 1,26g; Glycine 1,76g; Histidine 1,51g; Isoleucine 1,26g; Leucine 1,76g; Lysine (dưới dạng Lysine acetate) 1,99g; Methionine 1,26g; Phenylalanine 1,76g; Proline 1,51g; Serine 1,00g; Threonine 1,26g; Tryptophan 0,42g; Tyrosine 0,06g; Valine 1,62g; Natri acetat trihydrat 1,16g; Natri glycerophosphate hydrat 1,91g; Kali clorid 1,19g; Magnesi clorid hexahydrat 0,45g; Calci clorid dihydrat 0,30g; Glucose anhydrous 75g; Dầu oliu tinh khiết và dầu đậu nành tinh khiết: 30g
| Quyết định 303/QĐ-QLD | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-303-QD-QLD-2023-sua-doi-thong-tin-tai-Danh-muc-thuoc-duoc-cap-giay-dang-ky-luu-hanh-565059.aspx | {'official_number': ['303/QĐ-QLD'], 'document_info': ['Quyết định 303/QĐ-QLD năm 2023 sửa đổi thông tin tại Danh mục thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam kèm theo các Quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành của Cục Quản lý Dược'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục Quản lý dược', ''], 'signer': ['Nguyễn Thành Lâm'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '27/04/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,358 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1324/TCTTNCN
V/v: Thuế TNCN đối với thu nhập từ cổ tức Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Phước
Trả lời Công văn số 704/CTTNCN ngày 14/5/2013 về công văn số 2088/CTKTT1
ngày 14/11/2013 của Cục Thuế tỉnh Bình Phước về việc thuế thu nhập cá nhân
(TNCN) đối với thu nhập từ cổ tức của cổ đông sáng lập, Tổng cục Thuế có ý
kiến như sau:
Tại Điều 11 Thông tư số 154/2011/TTBTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng
dẫn Nghị định số 101/2011/NĐCP ngày 4/11/2011 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số
giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân quy định:
"Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ cổ tức mà cá nhân thực nhận từ
ngày 01/8/2011 đến hết ngày 31/12/2012 do đầu tư vào thị trường chứng khoán,
góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp. Trường hợp cá nhân chuyển nhượng cổ
phiếu (được trả thay cho cổ tức) trong thời gian từ ngày 01/8/2011 đến hết
ngày 31/12/2012 thì cá nhân được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập
từ cổ tức".
Theo đó, việc miễn thuế TNCN cho cá nhân có thu nhập từ cổ tức không phân biệt
cá nhân là cổ đông phổ thông hay cổ đông sáng lập.
Đề nghị Cục Thuế tỉnh Bình Phước kiểm tra, rà soát hồ sơ của Công ty CP Bình
Phương để xử lý theo quy định. Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau:
Tại biên bản góp vốn: chưa rõ về thời điểm họp ghi tại biên bản góp vốn
(ngày 25/7/2010) và giấy chứng nhận góp vốn (ghi ngày 31/10/2011). Biên bản
chưa rõ về phương thức góp vốn cũng như kết quả góp vốn qua các đợt.
Tại danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2010, 2011: chưa rõ ràng về kết quả
các đợt góp vốn nên việc chia cổ tức theo tỷ lệ góp vốn cũng chưa rõ ràng
trong các năm.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Bình Phước được biết.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ PC (TCT);
Website Tổng cục Thuế;
Lưu: VT, TNCN. KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 1324/TCT-TNCN | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-1324-TCT-TNCN-nam-2014-thue-thu-nhap-ca-nhan-tu-co-tuc-co-dong-sang-lap-227348.aspx | {'official_number': ['1324/TCT-TNCN'], 'document_info': ['Công văn 1324/TCT-TNCN năm 2014 về thuế thu nhập cá nhân từ cổ tức của cổ đông sáng lập do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí, Lao động - Tiền lương'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '22/04/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,359 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 14/TCTCS
V /v: Chính sách thuế trong trường hợp hoán đổi bất động sản Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
Trả lời Công văn số 3339/CTTHNVDT ngày 6/8/2013 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
về chính sách thuế trong trường hợp hoán đổi bất động sản, Tổng cục Thuế có ý
kiến như sau:
Về thuế giá trị gia tăng:
Căn cứ Thông tư số 06/2012/TTBTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn thi hành Nghị
định số 123/2008/NĐCP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐCP ngày
27/12/2011 của Chính phủ:
+ Tại Khoản 2, Điều 5, Chương I quy định các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế giá trị gia tăng:
"Các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền
chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác, trừ khoản
lãi cho vay doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng nhận được.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền
hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài
chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi
tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền."
+ Tại Khoản 9, Điều 7, Mục 1, Chương II quy định:
"Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá trị tính thuế là giá chuyển
nhượng bất động sản trừ () giá đất được trừ để tính thuế GTGT.
a) Giá đất được trừ để tính thuế GTGT được quy định cụ thể như sau:
…
a.4) Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các
tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất tại thời
điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng
(nếu có); cơ sở kinh doanh không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của
cơ sở hạ tầng đã tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế
GTGT. Trường hợp không xác định được giá đất tại thời điểm nhận chuyển
nhượng thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp
đồng nhận chuyển nhượng."
Tại Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 65/2013/TTBTC ngày 17/5/2013 của Bộ Tài
chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2012/TTBTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn
thi hành Nghị định số 123/2008/NĐCP ngày 08/12/2008 và Nghị định số
121/2011/NĐCP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định:
"3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Chương I như sau:
"2. Các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền
chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu từ bồi thường, tiền thưởng, tiền
hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài
chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi
tiền, căn cứ mục đích chỉ để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ thì cơ sở bồi thường phải lập
hóa đơn như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu
trừ theo quy định…"
Về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ Thông tư số 123/2012/TTBTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và
hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐCP ngày 11/12/2008, Nghị định số
122/2011/NĐCP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định:
Tại Tiết k, Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 6, Chương II, quy định:
"k) Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi
phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; quyền sử dụng đất có thời hạn
nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của
pháp luật , có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ
dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến
trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải
xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình; Tài sản cố định hữu
hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng
(+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định hữu
hình vào sử dụng. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá ghi trên
hợp đồng mua bất động sản (tài sản) phù hợp với giá thị trường nhưng không
được thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
quy định tại thời điểm mua tài sản…"
Tại Khoản 1 và Khoản 3, Điều 17, Chương V quy định thu nhập chịu thuế từ
chuyển nhượng bất động sản:
"1. Thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng doanh thu
thu được từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trừ giá vốn của bất động sản
và các khoản chi phí được trừ liên quan đến hoạt động chuyển nhượng bất động
sản.
a) Doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
a.1) Doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản được xác định theo giá
thực tế chuyển nhượng bất động sản theo hợp đồng chuyển nhượng, mua bán bất
động sản phù hợp với quy định của pháp luật (bao gồm cả các khoản phụ thu
và phí thu thêm nếu có).
Trường hợp giá chuyển quyền sử dụng đất theo hợp đồng chuyển nhượng, mua bán
bất động sản thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng bất động sản thì
tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy
định tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng bất động sản.
…
b.2) Chi phí chuyển nhượng bất động sản được trừ bao gồm:
Giá vốn của đất chuyển quyền được xác định phù hợp với nguồn gốc quyền sử
dụng đất, cụ thể như sau:
…
+ Trường hợp doanh nghiệp đổi công trình lấy đất của Nhà nước thì giá vốn
được xác định theo giá trị công trình đã đổi, trừ trường hợp thực hiện theo
quy định riêng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
…
Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật…
3. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế đối với hoạt động chuyển
nhượng bất động sản bằng thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất
động sản nhân (x) với thuế suất 25%.
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp
thuế. Không áp dụng mức thuế suất ưu đãi; thời gian miễn thuế, giảm thuế theo
hướng dẫn tại Chương VI Thông tư này đối với thu nhập từ hoạt động chuyển
nhượng bất động sản.
Trường hợp hoạt động chuyển nhượng bất động sản bị lỗ thì khoản lỗ này không
được bù trừ với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập khác mà
được chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản
của các năm sau (nếu có). Thời gian chuyển lỗ tối đa không quá 5 năm liên tục,
kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ…"
Về lệ phí trước bạ:
Căn cứ Thông tư số 09/2001/TTBTM ngày 13/4/2001 của Bộ Thương mại hướng
dẫn về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng quản lý thị trường ở địa
phương:
+ Tại Khoản 1, Mục II quy định nhiệm vụ của Chi cục Quản lý thị trường:
"Chi cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Sở Thương mại hoặc Sở có
chức năng quản lý Nhà nước về thương mại (sau đây gọi tắt là Sở). Chi cục có
nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn bán
hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả lưu thông trên thị trường; thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động
thương mại trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương…"
+ Tại Khoản 2, Mục II quy định nhiệm vụ của Đội Quản lý thị trường:
"Đội quản lý thị trường là đơn vị trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường. Đội
thực hiện các nhiệm vụ sau:…"
Tại Khoản 14, Điều 3, Chương I, Thông tư số 124/2011/TTBTC ngày 31/08/2011
của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ quy định các trường hợp không
phải nộp lệ phí trước bạ:
"Nhà, đất thuộc tài sản nhà nước dùng làm trụ sở cơ quan của cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp theo quy định của pháp luật."
Căn cứ các quy định trên và hồ sơ kèm theo, trường hợp Công ty TNHH Sao Mai
Anh hoán đổi một phần diện tích nhà đất số 72 đường 23 tháng 10, phường Phương
Sơn, thành phố Nha Trang (do Công ty TNHH Sao Mai Anh làm chủ sử dụng đất và
sở hữu tài sản trên đất) với nhà đất số 70 đường 23 tháng 10, phường Phương
Sơn, thành phố Nha Trang (thuộc sở hữu Nhà nước, hiện do Đội Quản lý thị
trường số 1 đang sử dụng) theo Quyết định số 1059/QĐUBND ngày 26/4/2012 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Việc hoán đổi nhà đất nêu trên là ngang giá và
Công ty TNHH Sao Mai Anh có trách nhiệm bồi thường trụ sở làm việc của Đội
Quản lý thị trường số 1 theo đơn giá hiện hành số tiền là 1,441 tỷ đồng thì:
1. Đối với Công ty TNHH Sao Mai Anh (Công ty):
Về thuế giá trị gia tăng: Công ty phải lập hóa đơn và kê khai nộp toàn bộ
thuế giá trị gia tăng đầu ra. Trên hóa đơn giao cho Đội Quản lý thị trường số
1 ghi rõ giá trị nhà, giá trị đất, tiền thuế giá trị gia tăng (theo quy định
đối với hoạt động kinh doanh bất động sản). Đối với khoản chi bồi thường trụ
sở làm việc cho Đội quản lý thị trường số 1, khi chi trả tiền bồi thường Công
ty lập chứng từ chi theo quy định.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản khi nhận hoán đổi diện
tích nhà, đất nêu trên.
Số tiền bồi thường trụ sở làm việc cho Đội quản lý thị trường số 1 (1,441 tỷ
đồng) nếu được xác định là khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài
sản cố định hữu hình vào sử dụng thì được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp và trích khấu hao theo quy định tại Tiết k Điểm 2.2 Khoản 2 Điều
6 Thông tư số 123/2012/TTBTC nêu trên. Trường hợp số tiền 1,441 tỷ đồng được
xác định là khoản chi phí chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điểm
b.2 Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 123/2012/TTBTC thì được trừ vào thu nhập chịu
thuế từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định.
Về giá trị nhà, đất nhận hoán đổi: Công ty căn cứ vào giá thị trường tại
thời điểm hoán đổi và Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa để làm căn
cứ ghi sổ sách kế toán; Không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với quyền sử
dụng đất nhận hoán đổi.
Về lệ phí trước bạ: Công ty phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở
hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với Đội Quản lý thị trường số 1:
Về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp: Đơn vị không phải
lập hóa đơn và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp
khi nhận hoán đổi một phần diện tích nhà, đất nêu trên.
Về lệ phí trước bạ: Đơn vị không phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền
sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tài sản làm
trụ sở làm việc theo Đội Quản lý thị trường.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ CST, Vụ Pháp chế (BTC);
Vụ Pháp chế (TCT)
Lưu: VT, CS (03b) KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 14/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-14-TCT-CS-nam-2014-chinh-sach-thue-hoan-doi-bat-dong-san-218585.aspx | {'official_number': ['14/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 14/TCT-CS năm 2014 chính sách thuế trong trường hợp hoán đổi bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '02/01/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,360 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1416/QĐUBND Bắc Ninh, ngày 13 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN
HÀNH LĨNH VỰC CHĂN NUÔI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 về kiểm
soát thủ tục hành chính; số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: số
02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành
chính; số 01/2018/TTVPCP ngày 23/112018 hướng dẫn thi hành một số quy định
của Nghị định 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế
một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1072/QĐUBND ngày 10/9/2024 của UBND tỉnh Bắc Ninh về
việc c ông bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Chăn
nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc
Ninh.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ
trình số 2082 /TTrSNN ngày 05/11 /2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt 05 quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành
chính (TTHC) lĩnh vực Trồng trọt và Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
(Nội dung chi tiết theo phụ lục đính kèm)
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
1. Đăng tải công khai đầy đủ nội dung quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC
được công bố tại Quyết định này trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh;
phối hợp với Trung tâm Hành chính công tỉnh, Trung tâm Hành chính công cấp
huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan niêm yết, công khai TTHC tại nơi
tiếp nhận, giải quyết theo quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng quy trình điện
tử, tái cấu trúc quy trình thực hiện TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại
Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh và cung cấp, tích hợp lên Cổng Dịch vụ
công quốc gia khi đủ điều kiện theo quy định.
Thời hạn hoàn thành chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các đơn vị: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Hành chính công tỉnh; UBND các
huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục KSTTHC (VP Chính phủ);
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
CVP, các PCVP UBND tỉnh,
Cổng TTĐT, Chuyên viên NNTN;
Lưu: VT, KSTTHC. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Quang Khải
PHỤ LỤC
NỘI DUNG QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
LĨNH VỰC CHĂN NUÔI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH
(Kèm theo Quyết định số 1416/QĐUBND ngày 13 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bắc Ninh)
I. CẤP TỈNH
1. Tên thủ tục hành chính: Đề xuất hỗ trợ đầu tư dự án nâng cao hiệu quả
chăn nuôi đối với các chính sách hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư công (Mã hồ sơ
TTHC: 1.012832)
Thứ tự công việc Nội dung công việc cụ thể Đơn vị/ Người thực hiện Thời gian thực hiện Sản phẩm
Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ + Trực tiếp + Trực tuyến một phần: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dvc.bacninh.gov.vn); + Qua hệ thống bưu chính. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Từ 0,5 ngày Giấy hẹn hoặc Thông báo về tình trạng hồ sơ cần chỉnh sửa, các hướng dẫn (nếu có)
Bước 2 Lãnh đạo Sở phân công Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản giải quyết hồ sơ theo quy định Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT 0,5 ngày Hồ sơ được luân chuyển kịp thời
Bước 3 Sau khi nhận hồ sơ bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và hợp lệ theo quy định, cán bộ phòng chuyên môn số hoá hồ sơ. Thẩm tra điều kiện hỗ trợ, dự kiến mức kinh phí hỗ trợ cho dự án Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan thẩm tra điều kiện hỗ trợ, dự kiến mức kinh phí hỗ trợ cho dự án. Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan 9 ngày Biên bản thẩm tra điều kiện hỗ trợ, dự kiến mức kinh phí hỗ trợ cho dự án
Bước 4 Lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản xem xét hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT. Lãnh đạo Chi cục 01 ngày Dự thảo Văn bản thẩm tra hỗ trợ đầu tư theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2024/NĐCP gửi tới tổ chức, cá nhân
Bước 5 Duyệt hồ sơ: Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Văn bản thẩm tra hỗ trợ đầu tư. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Nông nghiệp và PTNT gửi văn bản tới tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do. Trường hợp kết quả thẩm tra đủ điều kiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu đề xuất hỗ trợ của tổ chức, cá nhân được hỗ trợ đầu tư vào chăn nuôi và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT 03 ngày Văn bản thẩm tra hỗ trợ đầu tư theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2024/NĐCP gửi tới tổ chức, cá nhân
Bước 6 Cán bộ chuyên môn thực hiện số hoá. Cán bộ chuyên môn 0,5 ngày
Bước 7 Nhận và chuyển kết quả cho Trung tâm HCC để trả cho công dân Trung tâm Hành chính công tỉnh 0,5 ngày Văn bản thẩm tra hỗ trợ đầu tư theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2024/NĐCP gửi tới tổ chức, cá nhân
Bước 8 1. Căn cứ vào quy định của pháp luật về đầu tư công; tổng hợp nhu cầu đề xuất hỗ trợ của tổ chức, cá nhân được hỗ trợ đầu tư vào chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh trong phiên họp gần nhất để ban hành văn bản về kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước. 2. Khi có văn bản của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ra Quyết định kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm gửi kết quả: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính. Trung tâm Hành chính công để: Sở Nông nghiệp để số hoá và lưu trữ; trả cho cá nhân, tổ chức Sở Kế hoạch và Đầu tư Văn phòng UBND tỉnh Trung tâm Hành chính công; Sở Nông nghiệp và PTNT Theo quy chế làm việc của HĐND; UBND tỉnh và theo quy định hiện hành Điều 13 Nghị định số 106/2024/NĐCP
Tổng thời gian giải quyết TTHC
(không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ) 15 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ (không bao gồm thời gian tại bước 8)
2. Tên thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ đầu tư dự án nâng cao hiệu quả
chăn nuôi đối với các chính sách hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư công (Mã hồ sơ
TTHC: 1.012833)
Thứ tự công việc Nội dung công việc cụ thể Đơn vị/ Người thực hiện Thời gian thực hiện Sản phẩm
Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ + Trực tiếp + Trực tuyến một phần: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dvc.bacninh.gov.vn); + Qua hệ thống bưu chính. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Từ 0,5 ngày Giấy hẹn hoặc Thông báo về tình trạng hồ sơ cần chỉnh sửa, các hướng dẫn (nếu có)
Bước 2 Lãnh đạo Sở phân công Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản giải quyết hồ sơ theo quy định Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT 0,5 ngày Hồ sơ được luân chuyển kịp thời
Bước 3 Sau khi nhận hồ sơ bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và hợp lệ theo quy định, cán bộ phòng chuyên môn số hoá hồ sơ. Thành lập Hội đồng nghiệm thu và tiến hành nghiệm thu Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Hội đồng nghiệm thu có đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và đại diện các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan trong trường hợp cần thiết Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và đại diện các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan trong trường hợp cần thiết 06 ngày Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu
Bước 4 Hội đồng nghiệm thu tổ chức kiểm tra thực địa dự án trong trường hợp cần thiết. Căn cứ nội dung nghiệm thu, Hội đồng nghiệm thu xác định công trình, hạng mục công trình được hỗ trợ, mức hỗ trợ và lập Biên bản nghiệm thu theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2024/NĐCP Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và đại diện các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan trong trường hợp cần thiết 15 ngày Biên bản nghiệm thu theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2024/NĐCP
Bước 5 Sở Nông nghiệp và PTNT trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định hỗ trợ đầu tư cho tổ chức, cá nhân Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT 01 ngày Dự thảo Quyết định hỗ trợ đầu tư cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Bước 6 Duyệt hồ sơ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định hỗ trợ đầu tư cho tổ chức, cá nhân; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Lãnh đạo UBND tỉnh 08 ngày Quyết định hỗ trợ đầu tư cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Bước 7 Kết quả gửi: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính. Trung tâm Hành chính công để: cán bộ chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT để số hoá và lưu trữ; trả cho cá nhân, tổ chức Sở Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm Hành chính công tỉnh 01 ngày Quyết định hỗ trợ đầu tư cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Tổng thời gian giải quyết TTHC
(không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ) 32 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ
3. Tên thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ đối với các chính sách nâng
cao hiệu quả chăn nuôi sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước (Mã hồ
sơ TTHC: 1.012834)
Thứ tự công việc Nội dung công việc cụ thể Đơn vị/ Người thực hiện Thời gian thực hiện Sản phẩm
Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ + Trực tiếp + Trực tuyến một phần: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dvc.bacninh.gov.vn); + Qua hệ thống bưu chính. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Từ 0,5 ngày Giấy hẹn hoặc Thông báo về tình trạng hồ sơ cần chỉnh sửa, các hướng dẫn (nếu có)
Bước 2 Lãnh đạo Sở phân công Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản giải quyết hồ sơ theo quy định Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT 0,5 ngày Hồ sơ được luân chuyển kịp thời
Bước 3 Sau khi nhận hồ sơ bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và hợp lệ theo quy định, cán bộ phòng chuyên môn số hoá hồ sơ. Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ. Hội đồng thẩm định có đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ban, ngành và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện có liên quan. Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ban, ngành và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện có liên quan. 12 ngày Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định; biên bản thẩm định hồ sơ
Bước 4 Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT 01 ngày Dự thảo Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ
Bước 5 Duyệt hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Lãnh đạo UBND tỉnh 05 ngày Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ
Bước 7 Kết quả gửi: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính. Trung tâm Hành chính công để: cán bộ chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT để số hoá và lưu trữ; trả cho cá nhân, tổ chức Sở Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm Hành chính công tỉnh 01 ngày Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ
Tổng thời gian giải quyết TTHC
(không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ) 20 ngày, tính từ ngày nhận được đủ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
II. CẤP HUYỆN
1. Tên thủ tục hành chính: Hỗ trợ chi phí nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho
đơn vị đã cung cấp vật tư phối giống, công phối giống nhân tạo gia súc (trâu,
bò); chi phí liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái đối với các chính
sách sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước (Mã hồ sơ TTHC:
1.012836)
Thứ tự công việc Nội dung công việc cụ thể Đơn vị/ Người thực hiện Thời gian thực hiện Sản phẩm
Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ + Trực tiếp tại Trung tâm hành chính công cấp huyện. + Trực tuyến toàn trình: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dvc.bacninh.gov.vn); + Qua hệ thống bưu chính. Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện Từ 0,5 ngày Giấy hẹn hoặc Thông báo về tình trạng hồ sơ cần chỉnh sửa, các hướng dẫn (nếu có)
Bước 2 Phân công Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp huyện tham mưu giải quyết hồ sơ theo quy định Lãnh đạo UBND cấp huyện 0,5 ngày Hồ sơ được luân chuyển kịp thời
Bước 3 Sau khi nhận hồ sơ Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp huyện kiểm tra hồ sơ: trong thời hạn 03 ngày, Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp huyện xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp huyện 03 ngày Kiểm tra hồ sơ
Bước 4 Sau khi nhận hồ sơ bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và hợp lệ theo quy định, cán bộ Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp số hoá hồ sơ. Thẩm định, nghiệm thu kết quả phối giống Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp huyện được giao nhiệm vụ tham mưu UBND cấp huyện phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu kết quả phối giống nhân tạo gia súc theo quy định, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp 80 ngày Biên bản nghiệm thu kết quả phối giống
Bước 5 Duyệt hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thực hiện hỗ trợ kinh phí cho đơn vị đã cung cấp vật tư, công phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do Lãnh đạo UBND cấp huyện 05 ngày Quyết định hỗ trợ cung cấp vật tư, công phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái
Bước 6 Cán bộ chuyên môn thực hiện số hoá kết quả thực hiện. Cán bộ chuyên môn 0,5 ngày
Bước 7 Nhận và chuyển kết quả cho Trung tâm HCC cấp huyện để trả cho công dân Trung tâm Hành chính công cấp huyện 0,5 ngày Quyết định hỗ trợ cung cấp vật tư, công phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái
Tổng thời gian giải quyết TTHC
(không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ) 90 ngày, tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ
2. Tên thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ, đào tạo,
tập huấn để chuyển đổi từ chăn nuôi sang các nghề khác; chi phí cho cá nhân
được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); chi phí mua
bình Nitơ lỏng bảo quản tinh cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc
(trâu, bò) đối các chính sách sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước
(Mã hồ sơ TTHC: 1.012837)
Thứ tự công việc Nội dung công việc cụ thể Đơn vị/ Người thực hiện Thời gian thực hiện Sản phẩm
Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ: Trực tiếp tại Trung tâm hành chính công cấp huyện Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện Từ 0,5 ngày Giấy hẹn hoặc Thông báo về tình trạng hồ sơ cần chỉnh sửa, các hướng dẫn (nếu có)
Bước 2 Phân công Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp huyện tham mưu giải quyết hồ sơ theo quy định Lãnh đạo UBND cấp huyện 0,5 ngày Hồ sơ được luân chuyển kịp thời
Bước 3 Sau khi nhận hồ sơ Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp huyện kiểm tra hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày, Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp huyện xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp huyện 03 ngày Kiểm tra hồ sơ
Bước 4 Sau khi nhận hồ sơ bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và hợp lệ theo quy định, cán bộ Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp số hoá hồ sơ. Thẩm định hồ sơ Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp huyện được giao nhiệm vụ tiến hành thẩm định hồ sơ Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp 12 ngày Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ
Bước 5 Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp được giao nhiệm vụ tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản cho đối tượng được hỗ trợ và nêu rõ lý do. Lãnh đạo UBND cấp huyện 03 ngày Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ
Bước 6 Cán bộ chuyên môn thực hiện số hoá kết quả thực hiện. Cán bộ chuyên môn thực 0,5 ngày
Bước 7 Nhận và chuyển kết quả cho Trung tâm HCC cấp huyện để trả cho công dân Trung tâm Hành chính công cấp huyện 0,5 ngày Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ
Bước 8 Thực hiện hỗ trợ kinh phí cho đối tượng được hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách UBND cấp huyện 20 ngày Hỗ trợ kinh phí cho đối tượng được hỗ trợ
Tổng thời gian giải quyết TTHC
(không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ) 40 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
| Quyết định 1416/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1416-QD-UBND-2024-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-Chan-nuoi-So-Nong-nghiep-Bac-Ninh-631541.aspx | {'official_number': ['1416/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1416/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính mới lĩnh vực Chăn nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bắc Ninh', ''], 'signer': ['Đào Quang Khải'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,361 | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 41/2013/TTBGTVT Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2013
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT XE ĐẠP ĐIỆN
Căn cứLuật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứLuật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứLuật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số132/2008/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số107/2012/NĐCP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm
Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về kiểm tra chất
lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện.
Chương1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp
điện sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu.
2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Xe đạp điện được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
b) Xe đạp điện nhập khẩu, tạm nhập khẩu với số lượng 01 chiếc không nhằm mục
đích thương mại.
c) Xe mô tô điện, xe gắn máy điện thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số
44/2012/TTBGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô
tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe
mô tô, xe gắn máy và Thông tư số 45/2012/TTBGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất,
lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh, kiểm tra, thử nghiệm, quản lý và chứng nhận
chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe đạp điện (sau đây gọi chung là Xe) là Xe đạp hai bánh, được vận hành
bằng động cơ điện một chiều hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực
từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W,
có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân
(bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg.
2. Xe cùng kiểu l oạ i là các Xe của cùng một chủ sở hữu công nghiệp,
cùng nhãn hiệu, thiết kế và các thông số kỹ thuật, được sản xuất trên cùng một
dây chuyền công nghệ.
3. Chứng nhận chất l ượng kiểu l oạ i Xe là quá trình kiểm tra,
thử nghiệm, xem xét, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của một kiểu loại Xe
với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về chất lượng an toàn kỹ thuật.
4. Cơ quan quản lý chất l ượng : Cục Đăng kiểm Việt Nam trực
thuộc Bộ Giao thông vận tải là Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng an toàn
kỹ thuật đối với các Xe thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này (sau đây gọi
tắt là Cơ quan QLCL).
5. Cơ sở thử nghiệm là tổ chức có đủ điều kiện và được chỉ định để thực
hiện việc thử nghiệm Xe theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
6. Cơ sở s ả n xu ấ t là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp Xe có đủ
điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định.
7. Cơ sở nhập khẩu là tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhập khẩu Xe.
8. Cơ sở k i nh doanh là tổ chức, cá nhân thực hiện việc phân phối Xe
trên thị trường.
9. Mẫu thử nghiệm là mẫu điển hình do Cơ sở sản xuất tự lựa chọn hoặc mẫu
do Cơ quan QLCL lấy ngẫu nhiên để thực hiện việc thử nghiệm.
10. Xe bị l ỗi kỹ thuật là Xe có lỗi trong quá trình thiết kế, sản
xuất, lắp ráp có khả năng gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng và tài sản của
người sử dụng cũng như gây ảnh hưởng xấu đến an toàn và môi trường của cộng
đồng.
11. Triệu hồi Xe là việc Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thu hồi các Xe thuộc
lô, kiểu loại Xe bị lỗi kỹ thuật mà họ đã cung cấp ra thị trường nhằm sửa
chữa, thay thế phụ tùng hay thay thế bằng Xe khác để ngăn ngừa các nguy hiểm
có thể xảy ra do các lỗi trong quá trình thiết kế, sản xuất, lắp ráp Xe.
Chương2.
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀNKỸ THUẬT
Điều 4. Thử nghiệm mẫu
1. Các yêu cầu an toàn kỹ thuật và phương pháp thử được quy định tại Quy
chuẩn QCVN 68:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện.
2. Cơ sở sản xuất, Cơ sở nhập khẩu có trách nhiệm chuyển mẫu thử nghiệm tới
địa điểm thử nghiệm. Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm thử nghiệm mẫu theo đúng
quy trình tương ứng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; lập báo cáo kết quả thử
nghiệm theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về các kết quả thử nghiệm của
mình. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan QLCL trực tiếp giám sát việc thử
nghiệm.
3. Quản lý mẫu thử nghiệm
a) Sau khi thử nghiệm và lập báo cáo kết quả thử nghiệm, Cơ sở thử nghiệm trả
mẫu và báo cáo kết quả thử nghiệm cho Cơ sở sản xuất, Cơ sở nhập khẩu;
b) Cơ sở sản xuất phải thực hiện lưu mẫu điển hình không ít hơn 01 năm, kể từ
ngày Cơ sở sản xuất không tiếp tục sản xuất, lắp ráp các Xe cùng kiểu loại. Cơ
sở sản xuất có trách nhiệm quản lý mẫu điển hình sao cho không để ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường làm hư hỏng mẫu và có thể xuất trình khi có yêu cầu
của Cơ quan QLCL.
Điều 5. Đăng ký chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật
1. Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật Xe sản xuất, lắp ráp
bao gồm:
a) Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo
Thông tư này;
b) Bản chính Báo cáo kết quả thử nghiệm Xe của Cơ sở thử nghiệm;
c) Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng Xe;
d) Hướng dẫn sử dụng, Xe trong đó có các thông số kỹ thuật chính, cách thức sử
dụng các thiết bị của Xe, hướng dẫn về an toàn cháy nổ và bảo vệ môi trường;
Phiếu bảo hành Xe (ghi rõ điều kiện và địa chỉ các cơ sở bảo hành);
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đầu tư phù hợp đối với Cơ
sở sản xuất lần đầu tiên sản xuất, lắp ráp Xe;
e) Bản cam kết của Cơ sở sản xuất về việc kiểu loại Xe đề nghị chứng nhận
không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và doanh nghiệp tự
chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu có xảy ra xâm phạm;
g) Bản mô tả nhãn hàng hóa, bao gồm: kích thước, nội dung và vị trí gắn trên
Xe. Nhãn hàng hóa phải thể hiện ít nhất các nội dung sau: Tên, địa chỉ Cơ sở
sản xuất; nhãn hiệu; số loại; khối lượng bản thân; số người cho phép chở; công
suất động cơ; số giấy chứng nhận kiểu loại được phê duyệt; năm sản xuất; xuất
xứ.
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật Xe nhập khẩu bao gồm:
a) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng xe đạp điện nhập khẩu (sau đây gọi tắt là
Bản đăng ký kiểm tra) theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp chứng từ nhập khẩu có xác nhận của Cơ sở nhập khẩu bao gồm: Tờ
khai hàng hóa nhập khẩu, hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương liên
quan tới giá trị hàng hóa;
c) Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật Xe của nhà sản xuất, trong đó thể
hiện các thông số chủ yếu về: Kích thước, khối lượng, số người cho phép chở,
vận tốc lớn nhất, cỡ lốp, công suất lớn nhất của động cơ, điện áp và dung
lượng của ắc quy, khoảng cách chạy liên tục.
Trường hợp tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật về Xe của nhà sản xuất chưa
đủ nội dung quy định tại điểm c khoản này thì Cơ sở nhập khẩu sử dụng Bản đăng
ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Đối với các Xe cùng kiểu loại đã được Cơ quan QLCL kiểm tra và cấp Giấy chứng
nhận chất lượng nhập khẩu thì được miễn Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật
Xe của nhà sản xuất.
d) Bản mô tả nhãn hàng hóa bao gồm kích thước, nội dung và vị trí gắn trên Xe.
Nhãn hàng hóa phải thể hiện ít nhất các nội dung sau: Tên, địa chỉ Cơ sở sản
xuất; Tên, địa chỉ Cơ sở nhập khẩu; nhãn hiệu; số loại; khối lượng bản thân;
số người cho phép chở; công suất động cơ; năm sản xuất; xuất xứ.
Điều 6. Kiểm tra chất lượng Xe sản suất, lắp ráp
Việc kiểm tra chất lượng đối với Xe sản xuất, lắp ráp được thực hiện trên cơ
sở đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại Cơ sở sản xuất (sau đây gọi tắt
là đánh giá COP).
1. Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng
cho từng kiểu loại Xe từ khâu kiểm soát chất lượng linh kiện đầu vào, kiểm tra
chất lượng trên từng công đoạn và xuất xưởng để đảm bảo các chỉ tiêu về an
toàn và tính năng kỹ thuật của Xe;
b) Có đủ các thiết bị kiểm tra cần thiết cho từng công đoạn sản xuất phù hợp
với quy trình sản xuất, lắp ráp đã đề ra;
c) Có đủ nguồn nhân lực thực hiện việc sản xuất và kiểm tra chất lượng phù hợp
với quy trình sản xuất, lắp ráp đã đề ra.
2. Nội dung đánh giá COP:
a) Quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng:
kiểm tra linh kiện đầu vào, kiểm tra trên từng công đoạn, kiểm tra xuất xưởng;
b) Trang thiết bị kiểm tra chất lượng;
c) Nguồn nhân lực thực hiện việc kiểm tra chất lượng.
3. Các hình thức đánh giá COP:
a) Đánh giá COP lần đầu được thực hiện khi cấp Giấy chứng nhận chất lượng an
toàn kỹ thuật cho Xe;
b) Đánh giá COP hàng năm được thực hiện định kỳ hàng năm;
c) Đánh giá COP đột xuất được thực hiện khi Cơ sở sản xuất có dấu hiệu vi phạm
các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng hoặc khi có các khiếu nại
về chất lượng Xe;
Đối với các kiểu loại Xe tương tự, không có sự thay đổi cơ bản về quy trình
công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng Xe thì có thể sử dụng kết
quả đánh giá COP trước đó.
Điều 7. Kiểm tra chất lượng Xe nhập khẩu
1. Phương thức và nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra tổng quát tính đồng nhất của lô Xe;
b) Lấy mẫu ngẫu nhiên trong lô Xe, số lượng mẫu phụ thuộc vào số lượng Xe
trong lô và được quy định như sau:
TT Số lượng Xe cùng kiểu loại trong lô hàng (đơn vị: chiếc) Số lượng mẫu kiểm tra, thử nghiệm (đơn vị: chiếc)
1 Đến 100 01
2 Từ 101 đến 500 02
3 Trên 500 03
c) Kiểm tra nhận dạng Xe mẫu;
d) Thử nghiệm Xe mẫu theo các nội dung quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
đ) Đối với trường hợp số lượng mẫu lớn hơn 01, nếu có một mẫu không đạt yêu
cầu thì coi như lô hàng đó không đạt yêu cầu.
2. Miễn thử nghiệm mẫu
Các trường hợp sau đây sẽ được miễn thử nghiệm mẫu:
a) Các Xe cùng kiểu loại đã được kiểm tra theo Hiệp định hoặc thỏa thuận công
nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và sự phù hợp mà Việt Nam tham gia, ký kết;
b) Đối với Xe cùng kiểu loại do cùng một Cơ sở nhập khẩu đã được kiểm tra thử
nghiệm, cấp chứng nhận chất lượng. Trường hợp lô Xe thuộc các đối tượng được
miễn thử nghiệm mẫu nêu trên có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì sẽ phải
thực hiện việc thử nghiệm mẫu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 8. Cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật
Việc cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật Xe sản xuất, lắp ráp và
giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật Xe nhập khẩu (sau đây gọi chung là
Giấy chứng nhận) được thực hiện theo trình tự và cách thức như sau:
1. Đối với Xe sản xuất, lắp ráp
a) Cơ sở sản xuất lập 01 bộ hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của
Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cơ quan QLCL;
b) Cơ quan QLCL tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký. Nếu thành phần hồ sơ
không đầy đủ theo quy định thì ngay trong ngày làm việc, hướng dẫn Cơ sở sản
xuất hoàn thiện lại; Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất
với Cơ sở sản xuất về thời gian và địa điểm thực hiện đánh giá COP;
c) Trong phạm vi 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ thành phần hồ sơ theo
quy định, Cơ quan QLCL tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký và thực hiện
đánh giá COP theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này. Nếu chưa đạt yêu cầu
thì thông báo để Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy
chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IIIa ban hành kèm theo Thông tư này
trong phạm vi 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá đạt yêu
cầu.
2. Đối với Xe nhập khẩu
a) Cơ sở nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 5
của Thông tư này và nộp trực tiếp cho Cơ quan QLCL;
b) Cơ quan QLCL tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký. Nếu hồ sơ đăng ký chưa
đầy đủ theo quy định thì ngay trong ngày làm việc Cơ quan QLCL hướng dẫn Cơ sở
nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại; Nếu hồ sơ đăng ký đầy đủ theo quy định,
trong phạm vi 01 ngày làm việc, Cơ quan QLCL xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra
đồng thời thống nhất với Cơ sở nhập khẩu về thời gian và địa điểm kiểm tra;
c) Cơ quan QLCL tiến hành kiểm tra và xem xét kết quả thử nghiệm Xe theo quy
định tại Điều 7 của Thông tư này. Nếu không đạt yêu cầu thì trong phạm vi 05
ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thông báo để Cơ sở nhập khẩu khắc
phục; Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu Cơ sở nhập khẩu chưa có
biện pháp khắc phục thì thông báo không đạt chất lượng nhập khẩu theo mẫu quy
định tại Phụ lục IIIc kèm theo Thông tư này. Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy
chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IIIb ban hành kèm theo Thông tư này
trong phạm vi 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
Điều 9. Kiểm tra chất lượng Xe trong quá trình sản xuất, lắp ráp, nhập
khẩu
1. Đối với Xe sản xuất, lắp ráp
a) Cơ sở sản xuất chỉ được tiến hành sản xuất, lắp ráp các Xe tiếp theo sau
khi đã được cấp Giấy chứng nhận và phải đảm bảo các Xe này phù hợp với hồ sơ
đăng ký, mẫu điển hình đã được thử nghiệm. Cơ sở sản xuất phải chịu trách
nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các Xe xuất xưởng;
b) Từng Xe sản xuất hàng loạt phải được Cơ sở sản xuất kiểm tra chất lượng
xuất xưởng (sau đây gọi tắt là kiểm tra xuất xưởng);
c) Căn cứ vào Giấy chứng nhận đã cấp và kết quả kiểm tra xuất xưởng, Cơ sở sản
xuất lập danh sách các Xe xuất xưởng gửi Cơ quan QLCL. Trong phạm vi không quá
02 ngày làm việc, Cơ sở sản xuất nhận Tem hợp quy.
d) Tem hợp quy phải được dán cho từng Xe xuất xưởng, tại vị trí trên khung,
phía bên phải, nơi dễ thấy và khó bị phá hủy. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu
vi phạm, Cơ quan QLCL có thể tiến hành kiểm tra, giám sát việc dán Tem hợp quy
cho các Xe xuất xưởng.
2. Đối với Xe nhập khẩu
a) Căn cứ vào Giấy chứng nhận đã cấp cho lô Xe nhập khẩu, Cơ sở nhập khẩu nhận
Tem hợp quy.
b) Tem hợp quy phải được dán cho từng Xe tại vị trí trên khung, phía bên phải,
nơi dễ thấy và khó bị phá hủy. Cơ quan QLCL thực hiện kiểm tra, giám sát việc
dán Tem hợp quy cho các Xe trong lô.
3. Tem hợp quy
a) Kích thước, nội dung của Tem hợp quy được quy định tại Phụ lục IV kèm theo
Thông tư này.
b) Màu sắc, hoa văn, vân nền và chất liệu của Tem hợp quy do Cơ quan QLCL quy
định chi tiết.
Điều 10. Kiểm tra chất lượng Xe lưu thông trên thị trường
1. Cơ sở sản xuất, Cơ sở nhập khẩu có trách nhiệm đảm bảo chất lượng các Xe
của mình trong quá trình đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Cơ quan QLCL căn cứ vào kế hoạch kiểm tra và diễn biến chất lượng Xe trên
thị trường, tiến hành kiểm tra chất lượng Xe đang bán trên thị trường theo
phương thức sau:
a) Kiểm tra sự phù hợp của Xe với hồ sơ đăng ký;
b) Nếu xét thấy Xe có dấu hiệu không phù hợp thì tiến hành lấy mẫu để thử
nghiệm tại Cơ sở thử nghiệm.
3. Kết quả kiểm tra Xe lưu thông trên thị trường là một trong những căn cứ để
Cơ quan QLCL yêu cầu Cơ sở sản xuất, Cơ sở nhập khẩu thực hiện triệu hồi Xe.
Điều 11. Đánh giá hàng năm, đánh giá bổ sung Giấy chứng nhận
1. Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu của Cơ sở sản xuất, Cơ quan QLCL tiến hành
đánh giá các Giấy chứng nhận đã cấp theo nội dung sau:
a) Đánh giá COP theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này;
b) Lấy mẫu ngẫu nhiên trong số các Xe cùng kiểu loại tại Cơ sở sản xuất, yêu
cầu thử nghiệm mẫu tại địa điểm thử nghiệm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia tương ứng. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuyển mẫu tới địa
điểm thử nghiệm.
2. Cơ sở sản xuất phải tiến hành các thủ tục chứng nhận bổ sung khi các quy
định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến kiểu loại Xe đã được chứng
nhận thay đổi hoặc khi Xe có các thay đổi ảnh hưởng tới sự phù hợp của kiểu
loại Xe đó so với quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Cơ sở sản
xuất nộp bổ sung các tài liệu sau:
a) Các tài liệu liên quan tới sự thay đổi của Xe;
b) Báo cáo kết quả thử nghiệm lại Xe theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia mới.
3. Giấy chứng nhận Xe sản xuất, lắp ráp sẽ không còn giá trị khi:
a) Xe không còn thỏa mãn các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
hiện hành hoặc Xe có sự thay đổi, không phù hợp với hồ sơ đăng ký chứng nhận,
Giấy chứng nhận đã cấp mà Cơ sở sản xuất không thực hiện việc chứng nhận bổ
sung theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Cơ sở sản xuất vi phạm nghiêm trọng các quy định liên quan đến việc kiểm
tra chất lượng Xe;
c) Cơ sở sản xuất không thực hiện việc triệu hồi đối với Xe bị lỗi kỹ thuật
theo quy định tại khoản 4 Điều 13 của Thông tư này.
Các giấy chứng nhận không còn giá trị được thông báo cho Cơ sở sản xuất bằng
văn bản và công bố trên trang thông tin điện tử của Cơ quan QLCL.
Chương3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ được giao, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra
theo quy định của Thông tư này.
2. Thống nhất phát hành, quản lý và hướng dẫn sử dụng đối với các Giấy chứng
nhận và Tem hợp quy.
3. Công bố danh sách các Cơ sở thử nghiệm thực hiện việc thử nghiệm phục vụ
cho công tác chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật trên trang thông tin điện
tử của Cơ quan QLCL.
4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra theo định kỳ hoặc đột xuất đối với việc thực
hiện đảm bảo chất lượng của Cơ sở sản xuất.
5. Tổng hợp kết quả thực hiện công tác kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật
Xe để báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo quy định.
Điều 13. Trách nhiệm của Cơ sở sản xuất, Cơ sở nhập khẩu
1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ tài liệu đã cung
cấp cho Cơ quan QLCL.
2. Hợp tác đầy đủ với Cơ quan QLCL trong quá trình thanh tra, kiểm tra về
chất lượng Xe.
3. Chỉ được đưa Xe ra lưu thông trên thị trường sau khi đã được dán Tem hợp
quy. Có trách nhiệm cấp cho từng Xe tài liệu hướng dẫn sử dụng, phiếu bảo hành
Xe.
4. Thực hiện việc triệu hồi Xe theo quy định tại Điều 22 của Luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng khi phát hiện Xe bị lỗi kỹ thuật.
5. Cơ sở sản xuất phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo việc
duy trì chất lượng các Xe sản xuất hàng loạt.
6. Cơ sở nhập khẩu phải xuất trình nguyên trạng Xe để Cơ quan QLCL thực hiện
việc kiểm tra, thử nghiệm tại địa điểm đã được thống nhất với Cơ quan QLCL.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quy định về quyền sở hữu công
nghiệp đang được bảo hộ.
Điều 14. Phí và lệ phí
Cơ quan QLCL và Cơ sở thử nghiệm được thu các khoản thu theo quy định của Bộ
Tài chính.
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Đối với các Xe đã được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu trước ngày Thông tư
này có hiệu lực thi hành thì không phải áp dụng các quy định của Thông tư này.
3. Trong trường hợp các văn bản, tài liệu tham chiếu trong Thông tư này có sự
thay đổi, bổ sung, chuyển đổi thì áp dụng theo văn bản mới.
Điều 16. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng
kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
Như Điều 16;
Văn phòng Chính phủ;
Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
Công báo;
Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
Website Bộ GTVT;
Báo GTVT, Tạp chí GTVT;
Lưu: VT, KHCN. BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
PHỤ LỤC I
MẪU BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE ĐẠP ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư s ố 41/2013/TTBGTVT ngày 05 tháng 11 năm
2013 của Bộ trư ở ng Bộ Giao thông vận tải)
BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE ĐẠP ĐIỆN
(Technica l specifications of electric bicycles)
1. Tên và địa chỉ của Cơ sở sản xuất, nhập khẩu (Name and address of manufacturer, importer) :
2. Nhãn hiệu Xe (Mark) :
3. Số loại (Mode l cod e ) :
4. Khối lượng bản thân (Kerb weigh t we i ght of vehic l e i n runn i ng order) :
4.1. Phân bố lên bánh trước (o n front) (kg) :
4.2. Phân bố lên bánh sau (o n rear ) (kg) :
5. Số người cho phép chở kể cả người lái (Number of seating positions) :
6. Khối lượng toàn bộ (Gross weigh t ) (kg) :
6.1. Phân bố lên bánh trước (o n front) (kg) :
6.2. Phân bố lên bánh sau (o n rear ) (kg) :
7. Kích thước (Dimensions)
7.1. Kích thước bao Dài x Rộng x Cao (Overall dimensions: L x W x H)(mm) :
7.2. Chiều dài cơ sở (Wheel base)(mm) :
8. Động cơ (Engine)
8.1. Loại động cơ (Type) :
8.2. Kiểu động cơ (Engine model) :
8.3. Công suất lớn nhất (Max power) (W) :
8.4. Điện áp danh định (Operating voltage) (V) :
8.5. Bố trí động cơ trên xe (Position and arrangement of engine) :
9. Ắc quy (Batteries)
9.1. Điện áp danh định (Voltage) (V) :
9.2. Dung lượng danh định (Capacity of Batteries) (Ah) :
10. Lốp xe (Tyre)
10.1. Cỡ lốp trước (Front tyre) , áp suất (Pressure) :
10.2. Cỡ lốp sau (Rear type) , áp suất (Pressure) :
11. Tốc độ lớn nhất (Max speed) (km/h) :
12. Quãng đường đi được khi ắc quy nạp đầy điện (Distance traveled when battery is fully charged) (km) :
13. Tiêu hao năng lượng điện sau 100 km (Electricity consumption per 100 kilometers)(kWh) :
14. Giá trị điện áp bảo vệ (Voltage protection) (V) :
15. Giá trị dòng điện bảo vệ (Current protection)(A) :
16. Số lượng đèn chiếu sáng phía trước (Number of headlamps) :
17. Số lượng tấm phản quang sau (Number of rear reflectors) :
18. Thuyến minh phương pháp và vị trí đóng số khung (nếu có) (Description of method and location made frame number (if any)) :
19. Thuyến minh phương pháp và vị trí đóng số động cơ (nếu có) (Description of method and location made engine number (if any)) :
20. Vị trí dán Tem hợp quy (Position of Conformity Regulation Stamp) :
21. Ảnh chụp kiểu dáng (Photos of a typical bicycle) :
Dán ảnh chụp kiểu dáng xe vào đây và đóng dấu giáp lai Yêu cầu: Ảnh màu cỡ 10
x 15 cm, chụp ngang xe bên phải (đầu xe quay sang phải), phông nền sạch sẽ,
đồng màu.
Gh i chú:: Khối lượng t í nh toán cho một người được xác định
theo quy định của nhà s ả n xu ấ t nhưng không n hỏ hơn 65 kg.
Chúng t ôi cam k ế t bản đăng ký t hông s ố kỹ thuật này là
ch í nh xác và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các vấn đề phát sinh do khai
sai hoặc khai không đủ nội dung.
Người đứng đầu Cơ sở sản xuất, nhập khẩu
(K ý tên, đ ó ng dấu)
PHỤ LỤC II
MẪU BẢN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XE ĐẠP ĐIỆN NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41 /20 1 3/TTBGTVT ngày 05 tháng
11 năm 2013 của Bộ truởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
BẢN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XE ĐẠP ĐIỆN NHẬP KHẨU
(Request for qua l ity inspec t ion of imported e l ectric bicyc
l e)
Kính gửi (To): Cục Đăng kiểm Việt Nam
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Importer):
Địa chỉ (Address):
Đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện nhập khẩu được ghi
trong bản kê chi tiết kèm theo với các nội dung sau (Request for qua l
ity technica l safety inspection of i mported electric
bicyc l es listed on attached annex w i th the fo ll owing
contents):
Hồ sơ kèm theo (Attached document):
+ Hóa đơn thương mại (Commerce invoice):
+ Tài liệu kỹ thuật (Technica l documents):
+ Bản kê chi tiết kèm theo gồm (Attached deta il list inc l udes)
………….trang (page(s))
+ Các giấy tờ khác (Other re l ated documen t ):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Thời gian và địa điểm kiểm tra dự kiến (Date and anticipated inspection
site):.........................
.............................................................................................................................................
Người đại diện (Contact person)Số điện thoại (Phone No.):
Xác nhận của Cơ quan kiểm tra chất lượng
Vào sổ đăng ký số:
(Registered N o)
(Place and date), ngày tháng năm
Đại diện Cơ quan kiểm tra chất lượng
(Inspection Body) Đại diện Tổ chức, cá nhân nhập khẩu
(Importer)
BẢN KÊ CHI TIẾT XE ĐẠP ĐIỆN NHẬP KHẨU
(Detai l list of imported electric bicycle)
(Kèm theo Bản đăng ký kiểm tra số (Attached to Register No.) : ………………………………)
Tình trạng Xe (Vehicle's Status): Chưa qua sử dụng (New) :
Đã qua sử dụng (Used) :
Loại xe (Vehicle Type): Nhãn hiệu/ Số loại (Mark/ Mode l
code): Cơ sở sản xuất, nước sản xuất (Manu f ac t ure, Product
i on country):
TT
(No.) Năm sản xuất
(Production year) Sốkhung (nếu có)
(Frame No. if any) Sốđộng cơ (nếu có)
(Engine No. if any)
BẢN THÔNG BÁO THAY ĐỔI THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA XE ĐẠP
ĐIỆN NHẬP KHẨU
(Request for changing date and inspection site)
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (I mporter) :
Số đăng ký kiểm tra (Reg i stered N o ) :
Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu (I mport custom dec l aration No.)
ngày (date)
Đề nghị kiểm tra ngày (Date of inspection) :
Địa điểm kiểm tra (I nspect io n site) :
Người liên hệ (Contact person ) : Số điện thoại (Phone No.) :
Loại Xe (Vehicle type) :
Nhãn hiệu/ Số loại (Mark/Model code) :
TT
(No.) Sốkhung (nếu có)
(Fram No. if any) Số động cơ (nếu có)
(Engine No. if an y )
Tổng số Xe đăng ký kiểm tra (Tota l number of vehicle requested) :
Ghi chú (nếu có) (Remark (if any)) : (Place and date), ngày tháng năm
Đại diện Tổ chức, cá nhân nhập khẩu
(Importer)
(Chỉ sử dụng khi Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thay đổi thời gian và địa điểm
kiểm tra)
(A pp l y only if Importer changes date and inspection site)
PHỤ LỤC IIIA
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT XE ĐẠP ĐIỆN SẢN XUẤT, LẮP
RÁP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2013/TTBGTVT ngày 05 th á ng 11
năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số (N o): …………..
GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT XE ĐẠP ĐIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP
TYPE APPROVAL C E RTIFICATE FOR ASSEMBLED ELECTRIC BICYCLES
Cấp theo Thông tư số 41/2013/TTBGTVT ngày 05/11 /2013 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải
Căn cứ Hồ sơ đăng ký số: Ngày / /
Pursuant to the Technical document N o Date
Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:
Regulation applied
Căn cứ Báo cáo kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng số: Ngày / /
Pursuant to the results of C.O.P Testing record N o Date
Căn cứ Báo cáo kết quả thử nghiệm số: Ngày / /
Pursuant to the results of Testing record N o Date
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN
General Director of Vie tn am Register hereby approves that
Loại xe (Vehic l e type) :
Nhãn hiệu (Mark ) : Số loại (Model code) :
Mã số khung (Frame nu mber code) :
Khối lượng bản thân (Kerb weight ) : kg
Phân bố lên: Bánh trước (on front) : kg Bánh sau (on rear) : kg
Số người cho phép chở kể cả người lái (Seating capac it y inc lu ding
dr i ver) : người
Khối lượng toàn bộ (Gross w eight) : kg
Kích thước bao: Dài x Rộng x Cao (Overa ll dimensions: L x W
x H) : mm
Chiều dài cơ sở (Whee l b a se) : mm
Kiểu động cơ (Engine mode l) : Loại (Type) :
Công suất lớn nhất của động cơ/ tốc độ quay (Mas.o utpu t/rpm) :
W/r/min
Loại ắc quy (Type of battery) :
Cỡ lốp (Tyre s iz e) : Lốp trước (front tyre) : Lốp sau (rear tyre)
:
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất (Na m e and address o f ma nu
facturer) :
Tên, địa chỉ xưởng lắp ráp (Name and address of assemb l y plant) :
Kiểu loại Xe nói trên phù hợp với QCVN 68:2013/BGTVT
The electr ic bicyc l e typ e is in compliance withQCVN
68:2013/BGTVT
Ghi chú:
Hà Nội, ngày tháng năm (Date)
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
Vietnam Register
General Director
PHỤ LỤC IIIB
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT XE ĐẠP ĐIỆN NHẬP KHẨU
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2013/TTBGTVT ngày 05 th á ng 11
năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
MINISTRY OF TRANSPORT
VIETNAM REGISTER
Số (N o): …………….. SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence Freedom Happiness
GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT XE ĐẠP ĐIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP
CERTIFICATE OF QUALITY CONFORMITY FOR IMPORTED ELECTRIC BICYCLES
Cấp theo Thông tư số 41/2013/TTBGTVT ngày 05/11 /2013 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải
Tình trạng phương tiện (Vehic l e 's status) :
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Impor t er) :
Địa chỉ (Address) :
Nhãn hiệu phương tiện (Mark) : Số loại (Mode l code) :
Nước sản xuất (Product i on country) : Năm sản xuất (Production year)
:
Loại Xe (Vehic l e type) :
Số tờ khai hàng nhập khẩu (Customs dec l aration N o ) :
Số đăng ký kiểm tra (Registered N o for i nspection) :
Số biên bản kiểm tra (Inspection record N o ) : Ngày kiểm tra (Date) :
Số báo cáo thử nghiệm (T e st report N o ) :
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
(Techn i ca l spec ification )
Khối lượng bản thân (Kerb weight ) : kg
Phân bố lên: Bánh trước (on front) : kg Bánh sau (on rear) : kg
Số người cho phép chở kể cả người lái (Seating capac it y inc lu ding
dr i ver) : người
Khối lượng toàn bộ (Gross w eight) : kg
Kích thước bao: Dài x Rộng x Cao (Overa ll dimensions: L x W
x H) : mm
Chiều dài cơ sở (Whee l b a se) : mm
Kiểu động cơ (Engine mode l) : Loại (Type) :
Công suất lớn nhất của động cơ/ tốc độ quay (Mas.o utpu t/rpm) :
W/r/min
Loại ắc quy (Type of battery) :
Cỡ lốp (Tyre s iz e) : Lốp trước (front tyre) : Lốp sau (rear tyre)
:
Lô Xe nói trên phù hợp với QCVN 68:2013/BGTVT
The e l ectric bicycles are in comp l iance withQCVN 68:2013/BGTVT
Ghi chú:
Hà Nội, ngày tháng năm (Date)
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM (Vietnam Register)
Lưu ý :Giấy chứng nhận này sẽ không còn giá trị nếu chất lượng của
phương tiện đã kiểm tra bị ảnh hưởng do vận chuyển, bảo quản, bốc xếp.
Note: This certificate will be expired if quality of the inspected electric
bicycles are influenced by carrying, landing, storing.
PHỤ LỤC IIIC
MẪU THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT XE ĐẠP ĐIỆN NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2013/TTBGTVT ngày 05 tháng 11 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
MINISTRY OF TRANSPORT
VIETNAM REGISTER
Số (N o): ……….. SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence Freedom Happiness
THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT XE ĐẠP ĐIỆN NHẬP KHẨU
(Notice on nonconformity of quality for imported electric bicycles)
Cấp theo Thông tư số 41/2013/TTBGTVT ngày 05/11 /2013 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải
Tình trạng phương tiện (Vehic l e 's status) :
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Impor t er) :
Địa chỉ (Address) :
Nhãn hiệu phương tiện (Mark) : Số loại (Mode l code) :
Nước sản xuất (Product i on country) : Năm sản xuất (Production year)
:
Loại Xe (Vehic l e type) :
Số tờ khai hàng nhập khẩu (Customs dec l aration N o ) :
Số đăng ký kiểm tra (Registered N o for i nspection) :
Số biên bản kiểm tra (Inspection record N o ) : Ngày kiểm tra (Date) :
Số báo cáo thử nghiệm (T e st report N o ) :
Lô Xe nói trên không phù hợp với QCVN 68:2013/BGTVT
The e l ectric bicycles are nonconformity withQCVN 68:2013/BGTVT
Lý do không đạt (Reason of nonconformity)
Hà Nội, ngày tháng năm (Date)
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM (Vietnam Register)
PHỤ LỤC IV
MẪU TEM HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2013/TTBGTVT ngày 05 tháng 11 năm 2013 của
Bộ trưởng BộGiao thông vận tải)
![](00212638files/image001.jpg)
| Thông tư 41/2013/TT-BGTVT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-41-2013-TT-BGTVT-quy-dinh-kiem-tra-chat-luong-an-toan-ky-thuat-xe-dap-dien-212638.aspx | {'official_number': ['41/2013/TT-BGTVT'], 'document_info': ['Thông tư 41/2013/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giao thông vận tải', ''], 'signer': ['Đinh La Thăng'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Thương mại, Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/11/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '29/11/2013', 'note': ''} |
19,362 | CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 212/2013/NĐCP Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2013
NGHỊ ĐỊNH
VỀ ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN
VIỆT NAM
Căn cứLuật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứLuật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số99/2012/NĐCP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về
phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu
nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công
nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam,
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Điều lệ tổ chức và hoạt động của
Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm
2014.
Bãi bỏ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản
Việt Nam ban hành theo Quyết định số 418/QĐTTg ngày 21 tháng 3 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác trước đây trái với Nghị định này.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng
sản Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
Tập đoàn CN Than Khoáng sản Việt Nam;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
Lưu: Văn thư, ĐMDN (3b). TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
ĐIỀU LỆ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 212/2013/NĐCP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của
Chính phủ)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Giải thích từ ngữ, thuật ngữ
1. Trong
các từ ngữ, thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) “Tổ hợp Công ty mẹ Công ty con Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản
Việt Nam” (sau đây gọi là Tập đoàn các công ty TKV) là nhóm công ty không có
tư cách pháp nhân bao gồm:
Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (doanh nghiệp cấp I);
Các công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (doanh
nghiệp cấp II);
Các công ty con của doanh nghiệp cấp II (doanh nghiệp cấp III);
Các công ty liên kết của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.
b) “Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam” (sau đây gọi là Tập đoàn
TKV, viết tắt trong Điều lệ này là TKV) là Công ty mẹ của Tập đoàn các công ty
TKV, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được tổ chức dưới hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Quyết định số 989/QĐTTg ngày 25 tháng
6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
c) “Đơn vị trực thuộc TKV” là các đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm trong cơ cấu
TKV, được tổ chức dưới hình thức chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị sự
nghiệp, bao gồm các đơn vị trực thuộc hoạt động kinh doanh và các đơn vị trực
thuộc hoạt động sự nghiệp có thu. Danh sách các đơn vị trực thuộc TKV tại thời
điểm ban hành Điều lệ được nêu tại Phụ lục của Điều lệ này.
d) “Công ty con” là doanh nghiệp do TKV giữ quyền chi phối, được tổ chức dưới
các hình thức: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh với
nước ngoài ở Việt Nam, công ty ở nước ngoài và các loại hình công ty khác theo
quy định của pháp luật, các đơn vị sự nghiệp hạch toán độc lập. Danh sách các
công ty con của TKV tại thời điểm ban hành Điều lệ được nêu tại Phụ lục của
Điều lệ này.
đ) “Công ty liên kết” là công ty có cổ phần, vốn góp không ở mức chi phối của
TKV, chịu sự ràng buộc về quyền lợi, nghĩa vụ với TKV theo tỷ lệ góp vốn hoặc
theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đã ký kết giữa công ty đó với TKV,
hoặc công ty không có cổ phần, vốn góp của TKV nhưng tự nguyện tham gia liên
kết với TKV dưới các hình thức theo quy định của pháp luật, chịu sự ràng buộc
về quyền lợi, nghĩa vụ với TKV theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết giữa
công ty đó với TKV. Danh sách các công ty liên kết của TKV tại thời điểm ban
hành Điều lệ được nêu tại Phụ lục của Điều lệ này.
e) “Doanh nghiệp thành viên” là các doanh nghiệp do TKV, công ty con của TKV
hoặc công ty con các cấp tiếp theo trực tiếp nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm
giữ cổ phần, vốn góp chi phối, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.
g) “Cổ phần chi phối, vốn góp chi phối” của TKV tại doanh nghiệp khác là cổ
phần hoặc vốn góp của TKV chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
h) "Cổ phần không chi phối, vốn góp không chi phối" của TKV tại doanh nghiệp
khác là cổ phần hoặc vốn góp của TKV chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống của
doanh nghiệp đó.
i) “Quyền chi phối của TKV” là quyền của TKV (với tư cách là Công ty mẹ nắm
giữ cổ phần hoặc vốn góp chi phối hoặc nắm giữ quyền khai thác tài nguyên
khoáng sản được Nhà nước cấp giấy phép khai thác, hoặc nắm giữ bí quyết công
nghệ, thương hiệu, thị trường của công ty con) quyết định đối với Điều lệ hoạt
động, nhân sự chủ chốt, tổ chức quản lý, thị trường, chiến lược kinh doanh,
định hướng đầu tư và các quyết định quan trọng khác của công ty con theo Điều
lệ của công ty con hoặc theo thỏa thuận giữa TKV với công ty con đó.
k) “Vốn điều lệ của TKV” là số vốn do Nhà nước đầu tư và ghi tại Điều lệ này.
l) “Thị trường nội bộ Tập đoàn các công ty TKV” (sau đây gọi là “thị trường
nội bộ”) là thị trường cung ứng (mua và bán) các sản phẩm và dịch vụ trong nội
bộ Tập đoàn các công ty TKV, giữa TKV với các công ty con, các đơn vị sự
nghiệp, các công ty liên kết và giữa các công ty con, các đơn vị sự nghiệp,
các công ty liên kết với nhau.
m) “Kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn các công ty TKV” (sau đây gọi
là “kế hoạch phối hợp kinh doanh”) là kế hoạch phối hợp hành động để khai thác
tối đa năng lực, lợi thế của mỗi đơn vị, khai thác có hiệu quả thị trường nội
bộ nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của Tập đoàn các công ty TKV và hiệu quả
chung cao nhất nhưng không làm tổn hại đến lợi ích của các đơn vị tham gia.
Việc tham gia thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh được thể hiện bằng hợp
đồng kinh tế giữa các đơn vị tham gia.
2. Các từ ngữ khác trong Điều lệ này đã được giải nghĩa trong Bộ luật Dân sự,
Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác thì có nghĩa tương tự như
trong các văn bản pháp luật đó. Danh từ “pháp luật” được hiểu là pháp luật
Việt Nam.
Điều 2. Tên và trụ sở Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam
1. Tên đầy đủ: Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.
2. Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt
Nam.
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: TKV.
3. Tên gọi bằng tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL COAL AND MINERAL INDUSTRIES
HOLDING CORPORATION LIMITED.
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VINACOMIN.
4. Trụ sở chính: 226 phố Lê Duẩn, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, thành phố
Hà Nội.
Điện thoại: 84438510780.
Fax: 84438510724.
Website: www.vinacomin.vn.
5. Trung tâm điều hành sản xuất: TKV có Trung tâm điều hành sản xuất tại 95A
Lê Thánh Tông, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và ở một số địa phương có
lực lượng sản xuất tập trung (Tây Nguyên và các khu vực khác) và có Văn phòng
đại diện ở trong nước và nước ngoài.
6. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thay đổi tên, trụ sở của TKV.
Điều 3. Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân và chức năng, nhiệm vụ của
TKV
1. TKV là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100%
vốn điều lệ, hoạt động theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ này.
2. TKV có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, biểu tượng, thương hiệu, tài
khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ mở tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng
trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. TKV có vốn và tài sản
riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác bằng
toàn bộ tài sản của mình; chịu trách nhiệm dân sự và thực hiện quyền, nghĩa vụ
của chủ sở hữu đối với các công ty con, công ty liên kết trong phạm vi số vốn
do TKV đầu tư.
3. TKV có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:
a) Đầu tư tài chính vào các công ty con, các công ty liên kết; chi phối các
công ty con, các công ty liên kết theo mức độ chiếm giữ vốn điều lệ của các
công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ này;
b) Trực tiếp kinh doanh có lợi nhuận và hiệu quả theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các công
ty con và công ty liên kết. Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa TKV và công ty
con, công ty liên kết được thể hiện bằng hợp đồng kinh tế;
d) TKV được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chức năng chủ thể quản lý tài
nguyên khoáng sản than, bô xít, đồng, sắt, vàng, bạc, thiếc, kẽm và các khoáng
sản khác theo quy định của pháp luật;
đ) Đầu mối thực hiện những công việc mà Nhà nước trực tiếp giao cho TKV tổ
chức thực hiện trong Tập đoàn các công ty TKV, gồm: Động viên công nghiệp;
nhận và phân bổ vốn ngân sách; lập và điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh;
định hướng phân công lĩnh vực hoạt động và ngành, nghề sản xuất, kinh doanh
của các doanh nghiệp thành viên; tổ chức công tác tài chính, kế toán, thống
kê; hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tài chính tập trung; công tác lao
động, tiền lương, y tế, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; công tác an toàn
lao động, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường; công tác ứng dụng khoa
học, công nghệ; đặt tên các đơn vị trong Tập đoàn các công ty TKV; sử dụng
tên, thương hiệu của Tập đoàn TKV; công tác hành chính, đối ngoại và thủ tục
nhân sự xuất, nhập cảnh; công tác thi đua khen thưởng, văn hóa, thể thao, công
tác xã hội và các nội dung khác theo thỏa thuận của các doanh nghiệp thành
viên Tập đoàn các công ty TKV.
4. TKV được Nhà nước giao quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên trữ lượng than,
bôxít và các khoáng sản khác theo quy định của pháp luật; vốn nhà nước đầu tư
vào TKV; một số công trình thuộc kết cấu hạ tầng có tính chất liên mỏ, liên
khu vực.
5. TKV giữ vai trò trung tâm, lãnh đạo, quản lý và chi phối hoạt động của các
công ty con theo quy định của pháp luật và Điều lệ này nhằm đạt hiệu quả kinh
doanh cao nhất của Tập đoàn các công ty TKV và của từng công ty con.
Điều 4. Mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh của TKV
1. Mục tiêu hoạt động:
a) Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại TKV;
b) Phát triển công nghiệp than, công nghiệp bô xít alumin nhôm, công
nghiệp khoáng sản, công nghiệp điện và các ngành, nghề khác một cách bền vững;
đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế; hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nước
giao;
c) Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn các công ty TKV.
2. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
Công nghiệp than: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải,
sàng tuyển, chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm than, khí
mỏ, nước ngầm ở mỏ và các khoáng sản khác đi cùng với than;
Công nghiệp khoáng sản luyện kim: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng,
khai thác, vận tải, sàng tuyển, làm giàu quặng, luyện kim, gia công, chế tác,
mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm khoáng sản;
Vật liệu nổ công nghiệp: Sản xuất, mua, bán, dự trữ, sử dụng, xuất nhập
khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp và nitơrat amôn;
Công nghiệp điện: Đầu tư, xây dựng, sản xuất điện; mua, bán điện.
b) Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
Công nghiệp cơ khí;
Công nghiệp hóa chất và vật liệu xây dựng;
Quản lý, khai thác cảng; vận tải, hoa tiêu, kho bãi;
Xây dựng công trình mỏ, dân dụng, công nghiệp, giao thông;
Thăm dò, khảo sát địa chất; tư vấn kỹ thuật, khoa học công nghệ và đầu tư;
giám định hàng hóa; đào tạo, y tế; phòng ngừa, ứng cứu, xử lý, khắc phục sự cố
mỏ; hoạt động bảo vệ và hoàn nguyên môi trường.
c) Các ngành nghề, kinh doanh do TKV đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc
Điểm a, b Khoản 2 Điều này, TKV thực hiện việc nắm giữ vốn và thoái vốn theo
nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, TKV có thể bổ sung
các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước
chấp thuận.
Điều 5. Vốn điều lệ của TKV
Vốn điều lệ của TKV đến năm 2015 là 35.000.000.000.000 đồng (Ba mươi lăm nghìn
tỷ đồng chẵn).
Việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Chủ sở hữu TKV
Nhà nước là chủ sở hữu của TKV. Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực
hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với TKV.
Điều 7. Đại diện theo pháp luật của TKV
Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của TKV.
Điều 8. Quản lý nhà nước đối với TKV
TKV chịu sự quản lý nhà nước của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị xã hội trong TKV
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong TKV và Tập đoàn các công ty TKV hoạt
động theo Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ và các quy định của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
2. Các tổ chức chính trị xã hội trong TKV và Tập đoàn các công ty TKV hoạt
động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của các tổ chức chính trị xã hội
phù hợp với quy định của pháp luật.
3. TKV tôn trọng và tạo điều kiện để tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị
xã hội khác trong TKV hoạt động theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ
của các tổ chức đó.
Chương 2.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TKV
MỤC 1. QUYỀN CỦA TKV
Điều 10. Quyền đối với vốn và tài sản của TKV
1. Chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của TKV để kinh doanh, thực hiện các lợi
ích hợp pháp từ vốn và tài sản của TKV theo quy định của pháp luật.
2. Định đoạt đối với vốn và tài sản của TKV theo quy định của pháp luật.
3. Được sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của TKV để đầu tư theo quy
định của pháp luật về đầu tư và Điều lệ này.
4. Quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lực được Nhà nước giao hay cho thuê
là đất đai, tài nguyên khoáng sản, mặt nước theo quy định của pháp luật về đất
đai, tài nguyên khoáng sản để hoạt động kinh doanh và thực hiện các hoạt động
công ích khi được Nhà nước giao.
5. Nhà nước không điều chuyển vốn nhà nước đã đầu tư tại TKV và vốn, tài sản
của TKV theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp:
a) Nhà nước quyết định tổ chức lại TKV;
b) TKV thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Trường hợp vốn nhà nước tại TKV lớn hơn vốn điều lệ được phê duyệt thì việc
điều chuyển vốn nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quyền kinh doanh của TKV
1. Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh; kế hoạch phối hợp
kinh doanh; tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và bảo đảm kinh
doanh có hiệu quả.
2. Kinh doanh những ngành, nghề, lĩnh vực quy định trong Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của TKV và nhu cầu
của thị trường trong nước và nước ngoài phù hợp với quy định của Chính phủ.
3. Tìm kiếm thị trường, khách hàng trong nước và nước ngoài và ký kết hợp
đồng. Quản lý thống nhất việc tiêu thụ than, alumin, vật liệu nổ công nghiệp
và thị trường nội bộ thông qua cơ chế:
a) TKV được Nhà nước giao thực hiện chức năng chủ thể quản lý tài nguyên
khoáng sản than, bô xít, đồng, sắt, vàng, bạc, thiếc, kẽm và các khoáng sản
khác đối với các mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác cho TKV. TKV ký hợp
đồng giao thầu cho các công ty con và các doanh nghiệp tham gia kế hoạch phối
hợp kinh doanh để quản lý tài nguyên và thực hiện các công đoạn khảo sát, thăm
dò, khai thác, sàng, tuyển, chế biến. Sản phẩm than, quặng bô xít, alumin và
một số khoáng sản quan trọng khác sau khi khai thác, chế biến được các công ty
con giao nộp cho TKV để chủ trì tổ chức tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài
nước. TKV trả cho các công ty con chi phí thực hiện các công đoạn sản xuất
trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến, trong đó bao gồm cả lợi
nhuận định mức;
b) TKV chủ trì, phối hợp với các công ty con và doanh nghiệp tham gia thị
trường nội bộ Tập đoàn TKV thỏa thuận, thống nhất phân công quản lý thị trường
nội bộ Tập đoàn TKV nhằm đảm bảo phát huy nội lực của Tập đoàn kinh tế, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển (gồm thị trường cơ khí, thị
trường vật tư chiến lược).
4. Quyết định giá mua, giá bán các sản phẩm và dịch vụ, trừ những sản phẩm,
dịch vụ công ích và những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá và giá mua,
giá bán một số sản phẩm, dịch vụ chuyên ngành trong thị trường nội bộ khi được
Thủ tướng Chính phủ cho phép.
5. Quyết định các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Sử dụng
vốn, tài sản của TKV để liên doanh, liên kết, góp vốn vào doanh nghiệp khác
theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu và Điều
lệ này.
7. Sử dụng phần vốn nhà nước thu về do cổ phần hóa, nhượng bán một phần hoặc
toàn bộ vốn mà TKV đã đầu tư ở đơn vị trực thuộc, công ty con hoặc công ty
liên kết theo quy định của pháp luật.
8. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh; tổ chức
lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu đối với công ty con 100% vốn nhà nước sau khi
Bộ Công Thương đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
9. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện
và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV sau khi Bộ Công Thương đề nghị
và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.
10. Quyết định thuê một phần hoặc toàn bộ công ty khác; mua một phần hoặc
toàn bộ công ty khác; quyết định góp vốn, nắm giữ, tăng giảm vốn của TKV tại
các doanh nghiệp khác; tiếp nhận công ty khác tự nguyện tham gia làm công ty
con, công ty liên kết với TKV sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt chủ
trương.
11. Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế kỹ
thuật, định mức lao động, đơn giá tiền lương và định mức các chi phí khác trên
cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh, phù hợp với quy định của pháp luật và đưa
vào áp dụng trong nội bộ Tập đoàn các công ty TKV để thực hiện kế hoạch phối
hợp kinh doanh.
12. Tuyển chọn, ký kết hợp đồng lao động; bố trí, sử dụng, đào tạo, khen
thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động; lựa chọn các hình thức trả lương,
thưởng cho người lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất, kinh doanh và các quy
định của pháp luật về lao động, tiền lương, tiền công.
13. Có các quyền kinh doanh khác theo nhu cầu thị trường và phù hợp với quy
định của pháp luật.
Điều 12. Quyền về tài chính của TKV
1. Huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu công ty;
vay vốn của tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác; vay vốn của người
lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm
hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình
thức sở hữu TKV. Trường hợp TKV huy động vốn để chuyển đổi sở hữu phải được sự
đồng ý của chủ sở hữu và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc vay vốn nước ngoài của TKV thực hiện theo quy định của pháp luật sau khi
được Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định,
chấp thuận.
2. Chủ động sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của TKV; được thành lập, sử
dụng và quản lý các quỹ của Tập đoàn các công ty TKV theo quy định của pháp
luật, quy định của Điều lệ này và phù hợp với đặc thù của ngành công nghiệp
than khoáng sản.
3. Quyết định trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của nhà nước.
Nguyên tắc mức trích khấu hao tối thiểu phải bảo đảm bù đắp hao mòn hữu hình,
hao mòn vô hình của tài sản cố định và không thấp hơn tỷ lệ trích khấu hao tối
thiểu theo quy định của pháp luật.
4. Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà
nước khi thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng
chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà
nước không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của TKV.
5. Được tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán tiền mua, bán các sản phẩm
và dịch vụ; thanh toán hộ; bù trừ công nợ trong nội bộ Tập đoàn các công ty
TKV khi thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh theo quy định của pháp luật.
6. Được chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công
nghệ; thưởng tăng năng suất lao động; thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí theo
quy định của pháp luật.
7. Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư, tái đầu tư theo quy định của pháp
luật; thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn đã đầu tư vào các công ty
con và các doanh nghiệp khác.
8. Không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận thu được
từ phần vốn góp vào các công ty con và doanh nghiệp khác nếu các công ty con
và doanh nghiệp này đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lãi cho
các bên góp vốn.
9. Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật
quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự
nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.
10. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật, phần lợi nhuận thực hiện còn lại được phân chia và sử dụng theo quy
định của pháp luật. Trường hợp TKV còn nợ đến hạn phải trả mà chưa trả hết thì
chỉ được tăng lương, trích thưởng cho công nhân viên của TKV, kể cả người quản
lý sau khi đã trả hết nợ đến hạn.
11. TKV được chủ trì thành lập, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung để thực
hiện các nhiệm vụ đặc thù trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh chính theo
quy định của pháp luật có liên quan và theo thỏa thuận giữa TKV với các doanh
nghiệp thành viên, bao gồm: Quỹ thăm dò than khoáng sản, Quỹ môi trường than
khoáng sản, Quỹ cấp cứu mỏ, Quỹ đào tạo, y tế, Quỹ đổi mới cơ cấu lao động
và các quỹ khác theo quy định của pháp luật.
12. Được bảo lãnh, thế chấp và tín chấp cho các công ty con vay vốn của các
tổ chức tín dụng, ngân hàng ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp
luật.
13. Có các quyền khác về tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Quyền tham gia hoạt động công ích của TKV
1. Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên cơ sở đấu thầu. Đối với
hoạt động công ích theo đặt hàng, giao kế hoạch của Nhà nước thì TKV có nghĩa
vụ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ công ích đúng đối tượng, theo giá và
phí do Nhà nước quy định.
2. Đối với nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao, TKV được bảo đảm điều kiện vật
chất tương ứng.
Đối với các sản phẩm, dịch vụ thực hiện theo phương thức đấu thầu thì TKV tự
bù đắp chi phí theo giá trúng thầu.
Đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng thì TKV được sử
dụng phí hoặc doanh thu từ cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo đặt hàng của Nhà
nước để bù đắp chi phí hợp lý phục vụ hoạt động công ích và bảo đảm lợi ích
cho người lao động. Trường hợp không đủ thì được Nhà nước cấp bù phần chênh
lệch.
3. Xây dựng, áp dụng các định mức chi phí, đơn giá tiền lương trong thực hiện
nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Điều 14. Các quyền khác của TKV
1. TKV chi phối và định hướng các doanh nghiệp thành viên thông qua vốn,
nghiệp vụ, dịch vụ, công nghệ, thị trường, thương hiệu theo Điều lệ này và
Điều lệ của doanh nghiệp thành viên hoặc thỏa thuận giữa TKV với doanh nghiệp
đó.
2. TKV, công ty con của TKV được thực hiện phương thức chào hàng cạnh tranh
trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ mà hàng hóa, dịch vụ đó là đầu ra của doanh
nghiệp này nhưng là đầu vào của doanh nghiệp khác trong Tập đoàn các công ty
TKV theo quy định của pháp luật.
3. Các công ty con của TKV được quyền tham gia đấu thầu thực hiện các dự án
có tính chất đặc thù thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của TKV và các công ty
con khác trong Tập đoàn các công ty TKV sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết
định theo đề nghị của Bộ Công Thương.
4. TKV được quyền quyết định thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ
trả lương đối với người lao động và cán bộ quản lý của TKV theo quy định của
pháp luật, trừ các chức danh viên chức quản lý do pháp luật quy định.
MỤC 2. NGHĨA VỤ CỦA TKV
Điều 15. Nghĩa vụ về vốn và tài sản của TKV
1. Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại TKV và vốn TKV tự huy động,
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của TKV trong
phạm vi số tài sản của TKV.
2. Định kỳ đánh giá lại tài sản của TKV theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nghĩa vụ khác về vốn và tài sản của TKV theo quy định của
pháp luật.
Điều 16. Nghĩa vụ trong kinh doanh của TKV
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật khi thực hiện các ngành nghề kinh
doanh; kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; bảo đảm chất lượng sản phẩm và
dịch vụ do TKV thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
2. Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu
quả và năng lực cạnh tranh.
3. Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động và quyền tham gia quản lý
doanh nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật.
4. Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, văn hóa, trật
tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
5. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê
theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của chủ sở hữu nhà nước.
6. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương về
việc sử dụng vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp khác hoặc đầu tư vào doanh
nghiệp khác.
7. Thực hiện việc quản lý rủi ro và bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm, con
người của TKV trong sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
8. Chịu sự giám sát của Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước liên
quan trong thực hiện các quy định về thang, bảng lương, đơn giá tiền lương,
chế độ trả lương đối với người lao động, Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành
viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và
cán bộ quản lý khác.
9. Chịu sự giám sát, kiểm tra của Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà
nước liên quan; chấp hành các quyết định về kiểm tra, thanh tra của cơ quan
tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các nghĩa vụ khác trong kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Nghĩa vụ về tài chính của TKV
1. Tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu, chi; kinh doanh có hiệu
quả, bảo đảm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu nhà
nước giao; đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế; thực hiện nghĩa vụ đối với chủ sở
hữu và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý, sử dụng có hiệu quả: vốn kinh doanh bao gồm cả phần vốn đầu tư
vào các công ty khác; tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước
giao, cho thuê.
3. Sử dụng vốn và các nguồn lực khác để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt khi
Nhà nước có yêu cầu.
4. Chấp hành đầy đủ chế độ quản lý vốn, tài sản, các quỹ, chế độ hạch toán kế
toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính trung
thực và hợp pháp đối với các hoạt động tài chính của TKV.
5. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, công khai tài chính hằng năm và cung
cấp các thông tin cần thiết để đánh giá trung thực về hiệu quả hoạt động của
TKV và Tập đoàn các công ty TKV.
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác về tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nghĩa vụ khi tham gia hoạt động công ích
1. Cung ứng dịch vụ công ích do Nhà nước giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng theo
đúng đối tượng, giá và phí mà Nhà nước quy định.
2. Nhận nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao hoặc đặt hàng.
3. Thực hiện việc ký kết hợp đồng và hạch toán kinh doanh theo quy định của
pháp luật; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động công ích của
TKV; chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ
công ích do TKV trực tiếp thực hiện và cung ứng.
4. Cung cấp đủ số lượng sản phẩm, dịch vụ công ích, đảm bảo đúng chất lượng,
đúng đối tượng và đúng thời gian.
5. Thực hiện các nghĩa vụ công ích khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Nghĩa vụ của TKV đối với công ty con, công ty liên kết
1. TKV có nghĩa vụ:
a) Định hướng mục tiêu hoạt động, chiến lược kinh doanh của các công ty con
theo chiến lược kinh doanh của TKV phù hợp với Điều lệ của công ty con;
b) Chủ trì xây dựng, thông qua và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh
doanh trên cơ sở phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả thị trường nội bộ,
tạo ra sức mạnh tổng hợp, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tránh hoặc hạn
chế đầu tư trùng lặp, phân tán;
c) Chủ trì chỉ đạo thực hiện các hoạt động: Nghiên cứu ứng dụng khoa học, công
nghệ; đào tạo; tiếp thị, xúc tiến thương mại; hợp tác quốc tế và một số hoạt
động khác nhằm tạo điều kiện cho các công ty con, công ty liên kết mở rộng và
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh;
d) Thực hiện các quyền chi phối của TKV đối với công ty con theo Điều lệ của
công ty đó. TKV không được lạm dụng quyền chi phối làm tổn hại đến lợi ích của
các công ty con, các công ty liên kết, các chủ nợ, các cổ đông, thành viên góp
vốn khác và các bên có liên quan.
2. Trường hợp thực hiện các hoạt động sau đây nếu không có sự thỏa thuận với
công ty con, công ty liên kết mà gây thiệt hại cho công ty con, công ty liên
kết và các bên liên quan thì TKV phải chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty
đó và các bên liên quan:
a) Buộc công ty con phải ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế không bình
đẳng và bất lợi đối với công ty này;
b) Điều chuyển vốn, tài sản của công ty con do TKV nắm 100% vốn điều lệ gây
thiệt hại cho công ty bị điều chuyển, trừ các trường hợp: Điều chuyển theo
phương thức thanh toán, quyết định tổ chức lại công ty; thực hiện mục tiêu
cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
c) Điều chuyển một số hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lãi (do công ty con
tự gây dựng) từ công ty con này sang công ty con khác không có sự thỏa thuận
với công ty bị điều chuyển, dẫn đến công ty bị điều chuyển bị lỗ hoặc lợi
nhuận bị giảm sút nghiêm trọng;
d) Quyết định các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đối với công ty con trái với
Điều lệ và pháp luật; giao nhiệm vụ cho công ty con, công ty liên kết thực
hiện không dựa trên cơ sở kế hoạch phối hợp kinh doanh và hợp đồng kinh tế;
đ) Buộc công ty con cho TKV hoặc cho công ty con khác vay vốn với lãi suất
thấp, điều kiện vay và thanh toán không hợp lý hoặc phải cung cấp các khoản
tiền vay để TKV hoặc công ty con khác thực hiện các hợp đồng kinh tế có nhiều
rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của công ty con đó.
3. Ngoài các nghĩa vụ của TKV quy định tại Chương này, TKV còn có các nghĩa
vụ đối với doanh nghiệp tham gia Tập đoàn các công ty TKV quy định tại Chương
V Điều lệ này.
Chương 3.
QUYỀN, TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
CÁC QUYỀN, TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TKV
MỤC 1. QUYỀN, TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 20. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với TKV
1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ
chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; góp vốn vào doanh
nghiệp khác.
2. Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ.
3. Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ vốn điều lệ.
4. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý TKV.
5. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư
phát triển.
6. Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay.
7. Quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các
quỹ; phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm.
8. Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; quyết định bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, mức lương, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ
tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc TKV.
9. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy
định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các
sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.
10. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất
kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của TKV. Đánh giá Chủ
tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó
Tổng giám đốc, Kế toán trưởng TKV.
Điều 21. Nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với TKV
1. Đầu tư đủ vốn điều lệ cho TKV.
2. Thực hiện đúng các quy định tại Điều lệ TKV liên quan đến chủ sở hữu.
3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của TKV trong
phạm vi số vốn điều lệ của TKV; xác định tách biệt giữa tài sản của chủ sở hữu
và tài sản của TKV.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi quyết định dự án đầu tư; phê duyệt
chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay, thuê và cho thuê
theo thẩm quyền.
5. Đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm theo pháp luật của
TKV; không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của TKV.
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
MỤC 2. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÁC QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 22. Quyền, trách nhiệm của Chính phủ
1. Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ của TKV.
2. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ
1. Quyết định việc thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh;
tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu, yêu cầu phá sản TKV.
2. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch dài hạn; kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế
hoạch đầu tư phát triển 05 năm của TKV.
3. Phê duyệt Đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà nước. Phê duyệt chủ
trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các
đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV.
4. Phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập đoàn các công ty TKV.
5. Quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ
trong quá trình hoạt động của TKV.
6. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ
luật Chủ tịch Hội đồng thành viên của TKV theo đề nghị của Bộ Công Thương và
thẩm định của Bộ Nội vụ.
7. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều
lệ này.
Điều 24. Quyền, trách nhiệm của Bộ Công Thương
Bộ Công Thương là cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên TKV, có các
quyền, trách nhiệm sau đây:
1. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định: Thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và
ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu, yêu cầu phá
sản TKV; mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của TKV.
2. Trình Chính phủ ban hành Điều lệ, sửa đổi bổ sung Điều lệ của TKV.
3. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập công ty con
100% vốn nhà nước; chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn
phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV.
4. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh
doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của TKV.
5. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm,
từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV. Quyết định bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội
đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV, Kiểm soát viên chuyên ngành tại TKV; quyết
định mức lương và trả lương cho Kiểm soát viên chuyên ngành tại TKV.
6. Quyết định xếp lương, nâng lương và phụ cấp đối với Chủ tịch và thành viên
Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV; quỹ lương hằng năm của Hội đồng thành
viên sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
7. Phê duyệt danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm của TKV và thông
báo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát.
8. Phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của TKV tại các
doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty
con, công ty liên kết của TKV.
9. Phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc
lớn hơn 30% vốn điều lệ của TKV; phê duyệt chủ trương TKV vay nợ nước ngoài và
đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận.
10. Đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt Quy chế quản lý tài chính của TKV theo đề
nghị của Hội đồng thành viên TKV.
11. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập
đoàn các công ty TKV.
12. Chấp thuận để Hội đồng thành viên phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối
lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
13. Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trong việc thực hiện giám sát,
kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử
dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc
thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của TKV. Đánh giá việc
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt
động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của TKV. Đánh giá đối với Chủ tịch và thành
viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên ngành, Tổng giám đốc, Phó Tổng
giám đốc, Kế toán trưởng TKV trong việc quản lý, điều hành.
14. Theo dõi, kiểm tra, giám sát và định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ việc
thực hiện Điều lệ này; kịp thời phát hiện và báo cáo Chính phủ những vấn đề
cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp yêu cầu thực tế phát triển doanh nghiệp và
quản lý của Nhà nước đối với TKV.
15. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân
công của chủ sở hữu và Điều lệ này.
Điều 25. Quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức vốn điều lệ và điều
chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của TKV theo đề nghị của Bộ Công
Thương.
2. Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ
và ngành nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu
phá sản TKV; phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch
đầu tư phát triển 05 năm; phê duyệt Đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà
nước; phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn
phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV; phê duyệt Đề án
tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập đoàn các công ty TKV.
3. Phê duyệt Quy chế quản lý tài chính của TKV theo đề nghị của Bộ Công
Thương.
4. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và
thanh tra theo quy định việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của
TKV.
5. Thẩm định và chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài của TKV sau khi có ý
kiến của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.
6. Có ý kiến với Bộ Công Thương về việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn tại
doanh nghiệp khác, việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết của TKV.
7. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Kiểm
soát viên tài chính thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ tại TKV và trả lương đối
với chức danh này.
8. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân
công của chủ sở hữu và Điều lệ này.
Điều 26. Quyền, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm
và thanh tra theo quy định việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh
doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của TKV.
2. Thẩm định để Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ
và ngành, nghề kinh doanh; việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và
yêu cầu phá sản TKV; chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu
tư phát triển 5 năm của TKV theo đề nghị của Bộ Công Thương.
3. Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: Quyết định vốn điều lệ của TKV khi thành
lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; phê duyệt Đề án thành
lập công ty con 100% vốn nhà nước; phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức
lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc
khác của TKV; phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập đoàn các công ty
TKV.
4. Có ý kiến với Bộ Công Thương về việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn tại
doanh nghiệp khác, việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết của TKV.
5. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân
công của chủ sở hữu và Điều lệ này.
Điều 27. Quyền, trách nhiệm của Bộ Nội vụ
1. Thẩm định để Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn
nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên theo đề nghị
của Bộ Công Thương.
2. Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ
và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu
phá sản TKV; phê duyệt Đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà nước; phê
duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại
diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp,
đổi mới Tập đoàn các công ty TKV.
3. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện giám sát, kiểm tra việc chấp hành
quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ tại TKV.
4. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân
công của chủ sở hữu và Điều lệ này.
Điều 28. Quyền, trách nhiệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
1. Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ
và ngành, nghề kinh doanh, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu
phá sản TKV; phê duyệt Đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà nước; phê
duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại
diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp,
đổi mới Tập đoàn các công ty TKV.
2. Có ý kiến thỏa thuận để Bộ Công Thương quyết định lương của Chủ tịch và
thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên chuyên ngành tại
TKV, quỹ lương hằng năm của Hội đồng thành viên TKV.
3. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hàng năm
và thanh tra theo quy định việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền
thưởng của TKV.
4. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân
công của chủ sở hữu và Điều lệ này.
Điều 29. Quyền, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan
thuộc Chính phủ
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan đối với TKV đã được pháp luật
quy định cho các cơ quan này.
Điều 30. Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên TKV
Hội đồng thành viên TKV được chủ sở hữu giao thực hiện các quyền, trách nhiệm
của chủ sở hữu nhà nước đối với TKV theo quy định tại Điều 42 Điều lệ này.
MỤC 3. KIỂM SOÁT VIÊN
Điều 31. Tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều
hành doanh nghiệp hoặc là người có liên quan theo quy định tại Điểm a, c và đ
Khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp.
2. Có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên, có khả năng thực hiện kiểm
soát và kinh nghiệm nghề nghiệp về tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc kinh
nghiệm thực tế về quản lý điều hành, đầu tư trong ngành, nghề kinh doanh chính
của TKV từ ba (03) năm trở lên và tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại các
văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ này.
3. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và
có ý thức chấp hành pháp luật.
Điều 32. Chế độ làm việc của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên có nhiệm kỳ không quá ba (03) năm và được chủ sở hữu xem
xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều
kiện của Kiểm soát viên.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và đánh giá hoạt
động của Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
2. Kiểm soát viên làm việc theo chế độ chuyên trách.
3. TKV có ba (03) Kiểm soát viên:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm một (01) Kiểm soát viên tài chính;
b) Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm hai (02) Kiểm soát viên chuyên ngành và
giao cho một (01) Kiểm soát viên phụ trách chung lập kế hoạch công tác, phân
công, điều phối công việc giữa các Kiểm soát viên.
Điều 33. Nhiệm vụ của Kiểm soát viên
1. Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên và
Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều
hành công việc kinh doanh tại TKV, bao gồm các nội dung sau đây:
a) Việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với
TKV; việc thành lập mới công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên; việc góp, nắm giữ, tăng, giảm vốn của TKV vào công ty khác; việc thành
lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch
toán phụ thuộc khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công
ty con, công ty liên kết;
b) Việc triển khai thực hiện Điều lệ của TKV;
c) Việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; chiến lược, kế
hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, hằng năm của
TKV;
d) Việc tăng vốn điều lệ; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của
TKV cho tổ chức, cá nhân khác;
đ) Việc bảo toàn và phát triển vốn của TKV;
e) Việc thực hiện các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và các hợp
đồng khác của TKV;
g) Việc thực hiện chế độ tài chính, phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng
các quỹ của TKV quy định của pháp luật;
h) Việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng trong TKV;
i) Các nội dung khác do chủ sở hữu quy định.
2. Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh
giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu TKV hoặc
các cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu TKV báo cáo thẩm định.
Kiểm soát viên tài chính của TKV có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Kiểm
soát viên chuyên ngành thẩm định báo cáo tài chính và kiểm soát các nội dung
quy định tại Điểm d, đ, g Khoản 1 Điều này.
3. Kiến nghị chủ sở hữu TKV các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý,
điều hành công việc kinh doanh của TKV.
4. Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ này hoặc theo yêu cầu quyết định
của chủ sở hữu TKV.
Điều 34. Quyền hạn của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên có quyền yêu cầu cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của
TKV tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
của TKV để nghiên cứu, xem xét phục vụ thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Trong
trường hợp cần thiết phải xem xét hồ sơ, tài liệu của công ty con, công ty
liên kết thì Kiểm soát viên phối hợp với người đại diện phần vốn của TKV tại
công ty con, công ty liên kết sau khi được sự chấp thuận của chủ sở hữu.
2. Kiểm soát viên được cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, báo cáo về
các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Tổng giám
đốc có liên quan đến việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV và
thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu giao.
3. Kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp giao ban, họp Hội đồng thành
viên, họp Ban Tổng giám đốc, họp chuyên đề có liên quan đến việc thực hiện
nhiệm vụ của Kiểm soát viên tại TKV. Kiểm soát viên tham dự các cuộc họp có
quyền phát biểu nhưng không có quyền biểu quyết, trừ trường hợp quy định tại
Khoản 1 Điều 75 Luật doanh nghiệp.
4. Kiểm soát viên được sử dụng con dấu của TKV cho các văn bản, hồ sơ, tài
liệu thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm soát viên. TKV phối
hợp với Kiểm soát viên xây dựng quy chế sử dụng con dấu bảo đảm phù hợp với
quy định pháp luật.
5. Kiểm soát viên được đào tạo nghiệp vụ kiểm soát. Trường hợp cần thiết,
Kiểm soát viên được quyền yêu cầu tư vấn của các chuyên gia, tổ chức chuyên
ngành để phục vụ công tác của Kiểm soát viên sau khi được sự đồng ý bằng văn
bản của chủ sở hữu. Chi phí thuê chuyên gia, tổ chức chuyên ngành và chi phí
hoạt động khác của Kiểm soát viên thực hiện theo khung mức chi do chủ sở hữu
quyết định cụ thể tại Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên TKV và được tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh của TKV theo quy định của pháp luật.
Điều 35. Nghĩa vụ của Kiểm soát viên
1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ TKV và các quy định của chủ sở hữu trong việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm
trước pháp luật và chủ sở hữu về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của
mình.
2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng,
tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của TKV và chủ sở hữu công ty.
3. Trung thành với lợi ích của TKV và chủ sở hữu TKV. Quản lý và bảo mật
thông tin theo quy định của chủ sở hữu và quy định của TKV. Không lợi dụng
quyền hạn được giao để gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của TKV.
Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của TKV; không lạm dụng
địa vị, chức vụ và tài sản của TKV để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức,
cá nhân khác.
4. Phải thường xuyên nắm bắt tình hình, thu thập thông tin và thông báo kịp
thời, đầy đủ và chính xác cho chủ sở hữu về các doanh nghiệp mà Kiểm soát viên
và người có liên quan của Kiểm soát viên làm chủ hoặc có cổ phần, vốn góp chi
phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của TKV.
5. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của chủ sở hữu về
tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh, vấn đề tài chính của TKV và việc thực
hiện các nhiệm vụ được giao.
6. Chủ động báo cáo và khuyến nghị kịp thời tới chủ sở hữu về những hoạt động
bất thường, trái với pháp luật và các quy định của chủ sở hữu; chịu trách
nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật về các hành vi cố ý bỏ qua hoặc bao
che cho các vi phạm.
7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật liên quan và Điều lệ này.
Điều 36. Tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao và lợi ích khác theo kết quả
hoạt động kiểm soát, kết quả và hiệu quả kinh doanh của TKV.
2. Chủ sở hữu quyết định mức và chi trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác
của Kiểm soát viên và Kiểm soát viên phụ trách chung căn cứ vào mức độ hoàn
thành nhiệm vụ và quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính quyết định trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát
viên tài chính; Bộ Công Thương quyết định trả tiền lương, thù lao và lợi ích
khác của Kiểm soát viên chuyên ngành sau khi có ý kiến thỏa thuận với Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội.
3. Chế độ chi trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên thực
hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
4. Kiểm soát viên được hưởng chế độ ưu đãi, phúc lợi và tham gia các hoạt
động của TKV như cán bộ, nhân viên khác tại TKV.
Điều 37. Mối quan hệ giữa Kiểm soát viên và chủ sở hữu
1. Chủ sở hữu có trách nhiệm:
a) Ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại TKV gồm các nội dung về
chế độ hoạt động, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của Kiểm soát
viên, quy trình thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo
cáo đánh giá công tác quản lý và báo cáo khác của TKV giao cho Kiểm soát viên
thực hiện, việc phối hợp thực hiện và các nội dung cần thiết khác phù hợp với
điều kiện của TKV. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành
Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại TKV;
b) Giám sát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của Kiểm soát viên do mình
bổ nhiệm;
c) Thông báo đầy đủ cho Kiểm soát viên quyết định của mình liên quan đến các
nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 33 Điều lệ này và các quyết định khác liên
quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên tại
TKV;
d) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các báo
cáo của Kiểm soát viên, chủ sở hữu phải trả lời Kiểm soát viên bằng văn bản về
những đề nghị của Kiểm soát viên. Trường hợp Kiểm soát viên xin ý kiến đối với
các vấn đề phát sinh đột xuất, có tính cấp bách thì chủ sở hữu phải trả lời,
chỉ đạo bằng văn bản trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc;
đ) Sau khi quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên, chủ sở hữu có trách nhiệm: Giao
nhiệm vụ cho một đơn vị hoặc cá nhân cụ thể làm đầu mối chịu trách nhiệm theo
dõi, tổng hợp, trả lời các báo cáo và xử lý các công việc liên quan đến hoạt
động của Kiểm soát viên; thông báo cho TKV và các cơ quan liên quan về việc bổ
nhiệm Kiểm soát viên và hiệu lực thi hành; chỉ đạo TKV, trong thời hạn không
quá ba mươi (30) ngày làm việc (kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của chủ
sở hữu) tổ chức, thu xếp nơi làm việc và các trang thiết bị công tác phục vụ
cho công việc của Kiểm soát viên;
e) Trên cơ sở đề xuất của Kiểm soát viên và sự thống nhất của Hội đồng thành
viên TKV, chủ sở hữu phê duyệt tiêu chuẩn, định mức về cơ sở, vật chất, trang
thiết bị làm việc và các khoản chi khác phục vụ hoạt động của Kiểm soát viên
tại TKV.
2. Kiểm soát viên có trách nhiệm:
a) Xây dựng Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại TKV theo quy định tại
Điểm a Khoản 1 Điều này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xây dựng chương trình công tác năm, trình chủ sở hữu phê duyệt trong quý I
hằng năm. Kiểm soát viên làm việc theo chương trình công tác năm đã được phê
duyệt. Đối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát
hiện sớm những sai sót và không gây thiệt hại cho TKV, Kiểm soát viên có thể
chủ động thực hiện nhưng phải báo cáo chủ sở hữu trong thời gian sớm nhất có
thể;
c) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc quý và ba
mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc năm, Kiểm soát viên phải gửi chủ
sở hữu báo cáo bằng văn bản về tình hình và nội dung hoạt động của Kiểm soát
viên tại TKV quy định tại Khoản 1 Điều 33 Điều lệ này và dự kiến phương hướng,
kế hoạch hoạt động trong kỳ tới;
d) Đối với những văn bản, báo cáo của TKV cần có ý kiến thẩm định của Kiểm
soát viên, trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được,
văn bản, báo cáo, Kiểm soát viên phải gửi báo cáo thẩm định bằng văn bản đến
chủ sở hữu;
đ) Trong quá trình làm việc, Kiểm soát viên cần phát hiện sớm những sai phạm,
những hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ghi nhận lại sự việc, hiện
trạng, nêu khuyến cáo, đồng thời chủ động thông báo ngay cho chủ sở hữu và Hội
đồng thành viên để có biện pháp xử lý.
Điều 38. Mối quan hệ giữa Kiểm soát viên và Hội đồng thành viên, Tổng giám
đốc TKV
1. TKV, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV có quyền được chủ sở hữu thông
tin đầy đủ, kịp thời về việc bổ nhiệm Kiểm soát viên, chế độ hoạt động và nội
dung nhiệm vụ của Kiểm soát viên tại TKV.
2. Trường hợp Kiểm soát viên có dấu hiệu lợi dụng quyền hạn để gây cản trở
cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của TKV hoặc vi phạm các quy định của pháp
luật, không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được chủ sở hữu giao, TKV có
quyền báo cáo chủ sở hữu và thông báo cho Kiểm soát viên biết. Sau khi nhận
được báo cáo của TKV, chủ sở hữu TKV có trách nhiệm xem xét, kết luận và đưa
ra biện pháp xử lý kịp thời.
3. TKV phải bảo đảm gửi thông tin đến Kiểm soát viên cùng một thời điểm và
phương thức như đối với thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc đối
với các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên.
4. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và người quản lý
khác của TKV có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về việc
triển khai, thực hiện các nội dung quy định tại Điều 33 Điều lệ này; chịu
trách nhiệm về tính trung thực, chính xác về các thông tin, tài liệu, báo cáo
cung cấp cho Kiểm soát viên; thu xếp cơ sở vật chất và tạo điều kiện cho Kiểm
soát viên tham gia các cuộc họp, tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của TKV để thực
hiện nhiệm vụ được giao.
5. Khi Kiểm soát viên gửi báo cáo đến chủ sở hữu thì đồng thời gửi cho TKV,
trừ trường hợp có quy định khác của chủ sở hữu. Trường hợp TKV có ý kiến khác
Kiểm soát viên thì trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận
được báo cáo, TKV có quyền đề nghị chủ sở hữu trả lời đối với những vấn đề có
ý kiến khác nhau.
Điều 39. Mối quan hệ giữa các Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả công việc được chủ sở
hữu phân công, đồng thời cùng với các Kiểm soát viên khác chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động chung của các Kiểm soát viên tại TKV.
2. Kiểm soát viên được chủ sở hữu cử làm phụ trách có trách nhiệm tổng hợp ý
kiến của các Kiểm soát viên khác vào các báo cáo, chương trình công tác để gửi
chủ sở hữu theo quy định.
Chương 4.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ TKV
Điều 40. Cơ cấu tổ chức quản lý của TKV
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của TKV gồm có:
1. Hội đồng thành viên.
2. Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng.
3. Bộ máy giúp việc.
MỤC 1. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Điều 41. Chức năng và cơ cấu của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại TKV;
được giao thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước
tại TKV theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật; thực hiện các
quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty do TKV đầu tư
toàn bộ vốn điều lệ và phần vốn góp của TKV tại các doanh nghiệp khác.
2. Hội đồng thành viên có quyền nhân danh TKV để quyết định mọi vấn đề liên
quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của TKV,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ và các cơ quan liên quan quy định tại Điều lệ này.
3. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trực tiếp trước chủ sở hữu nhà nước,
trước pháp luật về mọi hoạt động của TKV và về các quyết định của Hội đồng
thành viên gây thiệt hại cho TKV và chủ sở hữu nhà nước, trừ thành viên biểu
quyết không tán thành quyết định này; thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều
lệ này, Luật doanh nghiệp và pháp luật liên quan.
4. Hội đồng thành viên của TKV có bảy (07) thành viên, trong đó có một thành
viên là Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành
viên không quá năm (05) năm. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên có thể
được bổ nhiệm lại.
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên
1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên, khoáng sản
và các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư cho TKV và Tập đoàn các công ty
TKV.
2. Xây dựng, trình Bộ Công Thương thông qua để trình Chính phủ ban hành Điều
lệ, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của TKV.
3. Đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh vốn điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi
sở hữu, giải thể, yêu cầu phá sản TKV.
4. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy chế quản lý tài chính của TKV theo
quy định.
5. Quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất, kinh
doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và ngành, nghề kinh doanh của TKV sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch
kinh doanh hằng năm của TKV và gửi quyết định đến Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát; quyết định phương án phối hợp
kinh doanh giữa TKV và các doanh nghiệp thành viên do TKV sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối hoặc công ty tự nguyện tham gia liên
kết thông qua việc sử dụng quyền chi phối của TKV tại các doanh nghiệp này
hoặc hợp đồng liên kết phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Quyết định các dự án đầu tư nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển dài
hạn của Tập đoàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ủy quyền hoặc phân cấp
cho Tổng giám đốc TKV quyết định đầu tư các dự án trong kế hoạch đã được Hội
đồng thành viên phê duyệt theo quy chế quản lý của TKV.
7. Quyết định việc xây dựng và sử dụng thương hiệu; các giải pháp phát triển
thị trường và công nghệ; phân công chuyên môn hóa, hợp tác, tiếp cận, mở rộng
và chia sẻ thông tin, thị trường, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ giữa
TKV với các doanh nghiệp thành viên; quyết định dự án đầu tư, hợp đồng vay,
cho vay, thuê, cho thuê, mua, bán tài sản của TKV có giá trị dưới 30% vốn điều
lệ của TKV theo quy định của pháp luật.
8. Quyết định phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế và sử
dụng bộ máy quản lý, quy chế quản lý nội bộ của TKV, quy hoạch, đào tạo lao
động của TKV theo đề nghị của Tổng giám đốc TKV.
9. Đề nghị cấp có thẩm quyền việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám
đốc TKV.
10. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp
đồng, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương đối với Phó Tổng
giám đốc, Kế toán trưởng TKV theo đề nghị của Tổng giám đốc TKV. Thủ tục,
trình tự, thẩm quyền về công tác cán bộ được quy định cụ thể tại Quy chế quản
lý cán bộ do Hội đồng thành viên TKV ban hành.
11. Quyết định cử người đại diện phần vốn góp của TKV tại các doanh nghiệp
khác và giới thiệu người đại diện của TKV tham gia ứng cử vào ban quản lý,
điều hành doanh nghiệp khác theo đề nghị của Tổng giám đốc TKV.
12. Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án thành lập công ty con 100% vốn
nhà nước; chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của TKV tại các doanh
nghiệp khác; việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết; thành lập, tổ chức
lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc
khác của TKV.
13. Quyết định thành lập công ty con 100% vốn nhà nước; góp vốn, nắm giữ,
tăng, giảm vốn của TKV tại các doanh nghiệp khác; tiếp nhận công ty con, công
ty liên kết; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và
các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt chủ trương.
14. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi
mới Tập đoàn các công ty TKV và tổ chức thực hiện sau khi Đề án được phê
duyệt.
15. Xây dựng và báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt: Danh mục dự án đầu tư nhóm
A, B hằng năm; chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc
lớn hơn 30% vốn điều lệ của TKV; chủ trương vay nợ nước ngoài. Quyết định
triển khai thực hiện các nội dung này khi được Bộ Công Thương phê duyệt chủ
trương.
16. Quyết định, ủy quyền hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc TKV quyết định
phương án huy động vốn để kinh doanh theo quy chế quản lý của TKV và quy định
của pháp luật.
17. Phê duyệt, thông qua các báo cáo tài chính hằng năm sau khi được Bộ Công
Thương chấp thuận, gồm có:
a) Báo cáo tài chính hằng năm của TKV;
b) Báo cáo tài chính hằng năm của công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên và các đơn vị sự nghiệp của TKV;
c) Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn các công ty TKV.
18. Quyết định phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của TKV và
các quỹ tập trung của Tập đoàn các công ty TKV theo quy định của pháp luật sau
khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Quyết định thang, bảng lương, đơn giá
tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động theo quy định của pháp
luật.
19. Thông qua phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ
trong quá trình kinh doanh do Tổng giám đốc đề nghị phù hợp với Điều lệ này và
Quy chế quản lý tài chính của TKV.
20. Tổ chức kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán
trưởng TKV, Giám đốc các đơn vị trực thuộc TKV, Hiệu trưởng, Viện trưởng, Thủ
trưởng các đơn vị sự nghiệp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
theo quy định của Luật doanh nghiệp, các văn bản pháp luật có liên quan và
Điều lệ này.
21. Tổ chức kiểm tra, giám sát Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch, Giám đốc,
Kiểm soát viên các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do TKV nắm 100%
vốn điều lệ, người đại diện phần vốn góp của TKV ở doanh nghiệp khác và người
đại diện do TKV giới thiệu ứng cử tham gia ban quản lý, điều hành doanh nghiệp
khác trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao theo
quy định của Luật doanh nghiệp, Điều lệ này và phù hợp với Điều lệ của công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Điều lệ của doanh nghiệp có phần vốn góp
của TKV và pháp luật có liên quan.
22. Quyền, trách nhiệm đối với công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ:
a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức
lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản sau khi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
b) Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ;
c) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá
trình hoạt động của công ty;
d) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ
luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám
đốc, Kiểm soát viên theo đề nghị của Tổng giám đốc TKV;
đ) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát
triển 5 năm;
e) Phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc
lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại
Điều lệ của công ty phù hợp với quy định của pháp luật;
g) Phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử
dụng các quỹ;
h) Các quyền, trách nhiệm khác theo quy định pháp luật, Điều lệ này và Điều lệ
công ty.
23. Quyền, trách nhiệm đối với công ty con do TKV nắm giữ trên 50% vốn điều
lệ:
a) Quyết định việc góp vốn, chuyển nhượng vốn TKV đầu tư tại công ty; thực
hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và
Điều lệ của công ty; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn mà TKV đã góp vào công ty;
b) Chỉ định Người đại diện để thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp
vốn; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định lương,
thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của Người đại diện; đánh giá đối với Người
đại diện;
c) Yêu cầu Người đại diện thực hiện các nội dung đã được giao quy định tại
Điểm d Khoản này, trừ trường hợp Điều lệ của công ty có quy định khác; báo cáo
định kỳ hoặc đột xuất tình hình đầu tư, tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của
TKV, kết quả kinh doanh của công ty;
d) Giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định các nội dung sau của công ty
trên cơ sở nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên TKV:
Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể và yêu
cầu phá sản công ty;
Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của công ty;
Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn;
loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua
lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi
phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát. Đề cử để bổ nhiệm, kiến nghị
miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc công ty. Thù lao, tiền
lương, tiền thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành
viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc công ty; số lượng
thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó giám đốc công ty;
Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05
năm của công ty; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm;
Chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác;
thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị trực thuộc; việc tiếp nhận doanh
nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;
Chủ trương mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc
lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại
Điều lệ của công ty; chủ trương vay nợ nước ngoài của công ty;
Báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức
cổ tức hằng năm;
Chế độ tuyển dụng; chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của công ty.
đ) Yêu cầu Người đại diện báo cáo để thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên
và thanh tra theo quy định việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng,
bảo toàn và phát triển vốn của TKV tại công ty; việc thực hiện chiến lược, kế
hoạch; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt
động, hiệu quả sản xuất kinh doanh;
e) Các quyền, trách nhiệm khác theo quy định pháp luật, Điều lệ này và Điều lệ
công ty.
24. Quyền, trách nhiệm đối với công ty do TKV nắm giữ không quá 50% vốn điều
lệ như sau:
a) Quyết định việc góp vốn, chuyển nhượng vốn TKV đầu tư tại công ty; thực
hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và
Điều lệ của công ty; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn mà TKV đã góp vào công ty.
b) Chỉ định Người đại diện để thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp
vốn; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện tại công ty; quyết định
lương, thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của Người đại diện; đánh giá đối
với Người đại diện.
c) Yêu cầu Người đại diện thực hiện các nội dung đã được giao quy định tại
Điểm d Khoản này, trừ trường hợp Điều lệ của công ty có quy định khác; báo cáo
định kỳ hoặc đột xuất tình hình đầu tư, tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của
TKV, kết quả kinh doanh của công ty.
d) Giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định các nội dung sau của công ty
trên cơ sở nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên TKV:
Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể và yêu
cầu phá sản công ty;
Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của công ty;
Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn;
loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua
lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi
phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát; đề cử để bổ nhiệm, miễn nhiệm,
ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc công ty. Thù lao, tiền lương, tiền
thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng
thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc công ty; số lượng thành viên
Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó giám đốc công ty;
Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05
năm của công ty;
Chủ trương thành lập công ty con; thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị
trực thuộc;
Chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị
bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính
tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được
quy định tại Điều lệ của công ty;
Báo cáo tài chính hằng năm, việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng
các quỹ, mức cổ tức hằng năm của công ty.
đ) Yêu cầu Người đại diện báo cáo để thực hiện giám sát, kiểm tra thường
xuyên, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của TKV tại công ty;
e) Các quyền, trách nhiệm khác theo quy định pháp luật, Điều lệ này và Điều lệ
công ty.
25. Quyết định xếp hạng doanh nghiệp thành viên theo quy định của pháp luật,
ban hành và sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các
đơn vị trực thuộc và đơn vị sự nghiệp của TKV theo đề nghị của Tổng giám đốc
TKV.
26. Thông qua để Tổng giám đốc TKV quyết định:
a) Giao, điều chỉnh ranh giới quản lý, khai thác than; ranh giới quản lý khai
thác bôxít và các tài nguyên khoáng sản khác (đã được Nhà nước giao TKV quản
lý, sử dụng) cho các công ty con để các công ty con ký kết hợp đồng giao nhận
thầu khai thác với TKV;
b) Ký kết các hợp đồng kinh tế, thỏa thuận hợp tác theo phân cấp hoặc ủy quyền
của Hội đồng thành viên;
c) Bảo lãnh cho mỗi khoản vay của công ty con theo các quy định hiện hành;
d) Góp vốn để thành lập mới công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên theo ủy quyền hoặc phân cấp của Hội đồng thành viên;
đ) Các hợp đồng thuê, cho thuê; vay, cho vay của các công ty con do TKV nắm
100% vốn điều lệ theo ủy quyền hoặc phân cấp của Hội đồng thành viên;
e) Ban hành tiêu chuẩn cơ sở; định mức tổng hợp kỹ thuật, kinh tế; đơn giá
tiền lương áp dụng trong kế hoạch phối hợp kinh doanh của Tập đoàn các công ty
TKV phù hợp với quy định của pháp luật;
g) Bổ nhiệm các chức danh quản lý và điều hành theo Quy chế quản lý cán bộ của
Hội đồng thành viên;
h) Các vấn đề khác Tổng giám đốc cần trình Hội đồng thành viên thông qua trước
khi quyết định được quy định tại Điều lệ này và các quy chế quản lý của Tập
đoàn.
27. Hội đồng thành viên ban hành quy chế quản lý theo từng lĩnh vực hoạt động
(Riêng quy chế trích lập và sử dụng các quỹ tập trung theo hướng dẫn của Bộ
Tài chính) để phân cấp hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc TKV, Giám đốc các đơn
vị trực thuộc, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp và người đại diện phần vốn của
TKV ở các doanh nghiệp.
28. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành TKV tuân thủ đúng quy định của pháp
luật và các quyết định của chủ sở hữu; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển
vốn có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu về việc doanh nghiệp hoạt
động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu,
nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.
29. Chế độ thông tin, báo cáo của Hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu.
a) Hội đồng thành viên phải gửi báo cáo hàng quý, năm bằng văn bản cho chủ sở
hữu về tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và dự kiến phương hướng thực
hiện trong kỳ tới của Tập đoàn các công ty TKV theo quy định của pháp luật;
b) Hội đồng thành viên phải gửi báo cáo bằng văn bản cho chủ sở hữu: Cơ cấu tổ
chức, quy chế quản lý nội bộ của TKV và của Tập đoàn các công ty TKV; thang,
bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động và cán
bộ quản lý và các nội dung khác theo quy định của pháp luật;
c) Hội đồng thành viên phải báo cáo để chủ sở hữu quyết định hoặc thông qua
các vấn đề của Tập đoàn thuộc thẩm quyền quyết định hoặc thông qua của chủ sở
hữu được quy định tại Điều lệ này.
30. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Điều 43. Tiêu chuẩn và điều kiện của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành
viên
1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
2. Có trình độ đại học trở lên, biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng, có
năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên phải
có kinh nghiệm ít nhất ba (03) năm quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc
ngành, nghề kinh doanh chính của TKV.
3. Có đủ năng lực hành vi dân sự, sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung
thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.
4. Không giữ các chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên.
Trường hợp là cán bộ, công chức, lãnh đạo trong bộ máy nhà nước hoặc tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị xã hội phải được cấp có thẩm quyền cử và phù
hợp với quy định của pháp luật.
5. Không là những người đã từng làm thành viên Hội đồng thành viên/Chủ tịch
công ty, Tổng giám đốc/Giám đốc của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước mà bị cách
chức, miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc làm công ty thua lỗ
hai (02) năm liên tiếp.
6. Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành doanh
nghiệp theo quy định tại các Điểm b, c, đ, e và g Khoản 2 Điều 13 của Luật
doanh nghiệp.
7. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Điều 44. Miễn nhiệm, thay thế Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm trong các trường
hợp sau:
a) Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc các trường hợp bị miễn nhiệm,
thay thế theo quy định của Điều lệ này;
b) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao, bị mất hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung
thực tình hình tài chính và sản xuất, kinh doanh của TKV;
d) Khi TKV không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do chủ sở hữu giao mà
không giải trình được nguyên nhân khách quan và được chủ sở hữu chấp nhận;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên được thay thế trong những
trường hợp sau:
a) Xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo đúng
trình tự pháp luật;
b) Khi có quyết định điều chuyển, nghỉ hưu hoặc bố trí công việc khác;
c) Bị miễn nhiệm theo quy định của Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp thay thế Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên thì trong
thời hạn 60 ngày Hội đồng thành viên phải họp để kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công
Thương xem xét, quyết định việc bổ nhiệm người thay thế hoặc trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định theo quy định của pháp luật.
Điều 45. Chủ tịch Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, từ chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị
của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Chủ tịch Hội đồng thành viên là thành viên chuyên trách, không kiêm nhiệm chức
vụ Tổng giám đốc TKV và các chức danh quản lý khác của TKV.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
a) Thay mặt Hội đồng thành viên ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn
lực khác do Nhà nước giao hoặc đầu tư cho TKV và Tập đoàn các công ty TKV;
quản lý Tập đoàn theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên; quyết định
chương trình, nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì
các cuộc họp của Hội đồng thành viên;
c) Thay mặt Hội đồng thành viên ký hoặc ủy quyền cho thành viên khác của Hội
đồng thành viên ký các nghị quyết, quyết định và văn bản khác của Hội đồng
thành viên;
d) Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của
Hội đồng thành viên; có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái
với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
đ) Tổ chức nghiên cứu và soạn thảo chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, kế
hoạch 05 năm, hằng năm, dự án đầu tư có quy mô thuộc thẩm quyền quyết định của
Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng thành viên trình chủ sở hữu quyết định;
phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của TKV để trình Hội đồng thành
viên;
e) Các quyền khác theo phân cấp, ủy quyền của Hội đồng thành viên, Bộ trưởng
Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ;
g) Có thể ủy quyền bằng văn bản cho một trong số các thành viên Hội đồng thành
viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên khi Chủ
tịch Hội đồng thành viên vắng mặt;
h) Thay mặt Hội đồng thành viên quan hệ với bên đối tác thứ ba trong trường
hợp TKV thực hiện các hoạt động nhân danh Tập đoàn các công ty TKV theo thỏa
thuận giữa các doanh nghiệp thành viên;
i) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Điều 46. Chế độ làm việc của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ tập thể; họp ít nhất một lần
trong một tháng để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của mình; đối với những vấn đề không yêu cầu thảo luận thì Hội đồng thành
viên có thể lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản. Hội đồng thành viên có thể
họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám
đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng thành viên. Quyết định của Hội
đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản hoặc
biểu quyết tại cuộc họp.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng
thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể ủy quyền bằng văn bản cho một
thành viên Hội đồng thành viên triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng
thành viên hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên triệu tập và cho một
thành viên khác chủ trì cuộc họp của Hội đồng thành viên. Trong trường hợp Chủ
tịch Hội đồng thành viên không đồng ý triệu tập và chủ trì cuộc họp bất thường
theo đề nghị của trên 50% số thành viên Hội đồng thành viên thì số thành viên
này được quyền cử người triệu tập và chủ trì cuộc họp. Nội dung và các tài
liệu cuộc họp phải được gửi đến các thành viên Hội đồng thành viên và các đại
biểu được mời (nếu có) trước ngày họp ít nhất là ba (03) ngày.
3. Các cuộc họp hoặc lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng thành viên hợp lệ
khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng thành viên tham gia.
Mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Nghị quyết, quyết
định của Hội đồng thành viên chỉ có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành
viên Hội đồng thành viên dự họp hoặc lấy ý kiến biểu quyết tán thành. Trường
hợp có số phiếu ngang nhau thì quyết định theo bên có phiếu của Chủ tịch Hội
đồng thành viên hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền chủ trì
cuộc họp. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
Việc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ, tổ chức lại, chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của TKV phải được ít nhất ba phần tư
(3/4) số thành viên dự họp hoặc lấy ý kiến chấp thuận.
4. Căn cứ vào nội dung và chương trình cuộc họp, khi xét thấy cần thiết, Hội
đồng thành viên có quyền hoặc có trách nhiệm mời đại diện có thẩm quyền của
các cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự và thảo luận các vấn đề cụ thể trong
chương trình nghị sự. Đại diện các cơ quan, tổ chức được mời dự họp có quyền
phát biểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết. Các ý kiến phát biểu (nếu
có) của đại diện được mời dự họp được ghi đầy đủ vào biên bản của cuộc họp.
5. Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết,
các quyết định được Hội đồng thành viên thông qua và kết luận của các cuộc họp
của Hội đồng thành viên phải được ghi thành biên bản. Chủ tọa và thư ký cuộc
họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của
biên bản họp Hội đồng thành viên. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành
viên có tính bắt buộc thi hành đối với TKV.
6. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, Kế toán
trưởng, cán bộ quản lý trong TKV cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình
tài chính, hoạt động của Tập đoàn các công ty TKV theo quy chế thông tin do
Hội đồng thành viên quy định hoặc theo nghị quyết của Hội đồng thành viên.
Người được yêu cầu cung cấp thông tin phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính
xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng thành viên,
trừ trường hợp Hội đồng thành viên có quyết định khác.
7. Chi phí hoạt động của Hội đồng thành viên, kể cả tiền lương, phụ cấp và
thù lao được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp của TKV.
8. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thành viên được quyền tổ chức việc
lấy ý kiến các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước trước khi quyết định các
vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền Hội đồng thành viên. Chi phí lấy ý kiến
chuyên gia tư vấn được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của TKV.
Điều 47. Tham gia quản lý công ty khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên,
thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên không được
giữ chức danh quản lý, điều hành ở doanh nghiệp khác và không được làm người
đại diện phần vốn của TKV ở doanh nghiệp khác.
2. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Chủ tịch Hội đồng thành
viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV không được giữ chức
danh kế toán trưởng, thủ quỹ tại TKV. Hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của
TKV ký kết với Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, với vợ
hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng thành viên,
Tổng giám đốc phải được thông báo cho người bổ nhiệm Chủ tịch, thành viên Hội
đồng thành viên, Tổng giám đốc. Trường hợp người bổ nhiệm Chủ tịch, thành viên
Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc phát hiện hợp đồng có mục đích tư lợi mà
hợp đồng chưa được ký kết thì có quyền yêu cầu Chủ tịch, thành viên Hội đồng
thành viên, Tổng giám đốc không được ký kết hợp đồng đó. Nếu hợp đồng đã được
ký kết thì bị coi là vô hiệu, Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng
giám đốc phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
MỤC 2. TỔNG GIÁM ĐỐC
Điều 48. Chức năng của Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của TKV, điều hành hoạt động
hàng ngày của TKV, điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh của Tập đoàn các
công ty TKV theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng
thành viên; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về
việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Điều 49. Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng giám đốc
1. Là thành viên Hội đồng thành viên TKV.
2. Có trình độ đại học trở lên thuộc ngành mỏ hoặc ngành kinh tế, kỹ thuật
thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn các công ty TKV; biết một
ngoại ngữ thông dụng theo quy định ở mức tối thiểu; có năng lực quản trị kinh
doanh; có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm quản lý, điều hành trực tiếp doanh
nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn các công ty TKV.
3. Có sức khỏe tốt, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết; hiểu biết
pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.
4. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Không phải là Người có liên quan của Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành
viên, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng, thủ quỹ TKV, người có thẩm quyền trực
tiếp bổ nhiệm Tổng giám đốc TKV.
6. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ
này.
Điều 50. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, thay thế, khen thưởng,
kỷ luật Tổng giám đốc
1. Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, miễn nhiệm, từ chức, thay thế, khen thưởng, kỷ luật.
2. Tổng giám đốc được bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá năm (05) năm.
3. Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc được thực hiện
theo quy định của pháp luật.
4. Tổng giám đốc bị miễn nhiệm trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Để TKV lỗ hai (02) năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu giao trong hai (02) năm liên tiếp hoặc ở
trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, trừ các
trường hợp lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt; lỗ theo kế hoạch do đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới
công nghệ theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; lỗ hoặc giảm tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có lý do khách quan được giải trình và đã
được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận;
b) TKV lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản theo quy
định của pháp luật về phá sản;
c) Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Hội đồng thành viên giao; vi
phạm nhiều lần và có hệ thống nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
và các quy chế hoạt động của TKV;
d) Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền
hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình
hình tài chính Tập đoàn các công ty TKV;
đ) Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
5. Tổng giám đốc được thay thế trong các trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản
theo đúng trình tự pháp luật;
b) Khi có quyết định điều chuyển, nghỉ hưu hoặc bố trí công việc khác;
c) Bị miễn nhiệm theo Khoản 4 Điều này;
d) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; sức khoẻ bị giảm sút, không
đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành của TKV.
Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc
1. Tổ chức xây dựng chiến lược phát triển Tập đoàn các công ty TKV; quy hoạch
phát triển các dự án thuộc các ngành, nghề kinh doanh của TKV và của Tập đoàn
các công ty TKV; kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch
đầu tư phát triển 05 năm, hằng năm của Tập đoàn các công ty TKV, kế hoạch phối
hợp kinh doanh trong Tập đoàn các công ty TKV; các phương án huy động và sử
dụng vốn; chuẩn bị các dự án đầu tư, dự án bảo vệ môi trường, phương án giao
ranh giới quản lý tài nguyên, phân bổ các nguồn lực, chuẩn bị các đề án tổ
chức, quản lý; dự thảo Điều lệ, sửa đổi Điều lệ TKV, dự thảo Quy chế quản lý
tài chính của TKV, các quy chế, quy định quản lý nội bộ TKV; xây dựng kế hoạch
phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và kiểm tra việc thực hiện hệ thống chỉ
tiêu, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, đơn giá
tiền lương, đơn giá sản phẩm; chuẩn bị các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự;
chuẩn bị các báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của TKV, báo
cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn các công ty TKV và các đề án, dự án khác.
2. Trình Hội đồng thành viên để Hội đồng thành viên trình chủ sở hữu hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt các nội dung thuộc quyền
của chủ sở hữu đối với Tập đoàn các công ty TKV.
3. Trình Hội đồng thành viên xem xét quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền
của Hội đồng thành viên.
4. Quyết định các vấn đề được Hội đồng thành viên phân công hoặc ủy quyền
theo quy định của Điều lệ này, theo các quy chế quản lý của TKV hoặc theo nghị
quyết, quyết định cụ thể của Hội đồng thành viên.
5. Quyết định các dự án đầu tư, mua, bán tài sản của TKV; ký các hợp đồng
vay, cho vay, thuê, cho thuê và các hợp đồng kinh tế khác; phương án sử dụng
vốn, tài sản của TKV để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác theo
phân cấp hoặc ủy quyền của Hội đồng thành viên và pháp luật có liên quan. Đối
với các dự án, hợp đồng có giá trị trên mức ủy quyền hoặc phân cấp cho Tổng
giám đốc thì Tổng giám đốc chỉ được quyết định hoặc ký kết sau khi có nghị
quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên.
6. Quyết định giá mua, giá bán các sản phẩm và dịch vụ, trừ những sản phẩm,
dịch vụ do Nhà nước quy định giá.
7. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể văn phòng, các ban và tổ chức
tương đương thuộc bộ máy quản lý, điều hành TKV sau khi được Hội đồng thành
viên phê duyệt.
8. Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và phụ cấp
đối với các chức danh theo Quy chế quản lý cán bộ của TKV.
9. Thông qua để Giám đốc các đơn vị trực thuộc TKV và Thủ trưởng đơn vị sự
nghiệp của TKV bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh cán bộ quản lý, điều hành
theo Quy chế quản lý cán bộ của TKV.
10. Đề nghị Hội đồng thành viên bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, ký hợp đồng, chấm dứt
hợp đồng, ký hợp đồng lại, miễn nhiệm, thay thế, từ chức, khen thưởng, kỷ luật
đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng TKV, cử người đại diện phần vốn góp
của TKV ở doanh nghiệp khác và giới thiệu người đại diện của TKV tham gia ứng
cử vào ban quản lý, điều hành doanh nghiệp khác.
11. Quyết định phân công nhiệm vụ cho các Phó Tổng giám đốc TKV.
12. Cử cán bộ, viên chức, công nhân, người lao động của TKV (trừ các thành
viên Hội đồng thành viên và Kiểm soát viên) và của đơn vị trực thuộc TKV, đơn
vị sự nghiệp của Tập đoàn; thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công
ty, Kiểm soát viên công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do TKV nắm 100% vốn điều lệ và Chủ tịch Hội đồng quản
trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát các
công ty con là công ty cổ phần do TKV nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối (là
người do TKV đề cử) ra nước ngoài công tác, học tập, giải quyết việc riêng;
tiếp nhận các cá nhân, các đoàn nước ngoài vào Việt Nam làm việc với Tập đoàn,
ủy quyền cho Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc của các công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do TKV nắm 100% vốn điều lệ cử cán bộ, viên chức,
công nhân, người lao động của đơn vị mình ra nước ngoài công tác, học tập,
giải quyết việc riêng và tiếp nhận các cá nhân, các đoàn nước ngoài vào Việt
Nam làm việc với đơn vị mình.
13. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư và các hoạt động
hàng ngày của TKV; kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn các công ty
TKV; công tác kiểm toán, thanh tra, bảo vệ, quyết định các giải pháp phát
triển thị trường, tiếp thị và công nghệ và các công tác khác nhằm thực hiện có
hiệu quả các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu;
điều hành hoạt động của Tập đoàn các công ty TKV nhằm thực hiện các nghị
quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
14. Báo cáo trước Hội đồng thành viên về kết quả hoạt động kinh doanh của Tập
đoàn; thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của
pháp luật.
15. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, các
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật.
16. Thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các
doanh nghiệp thành viên theo sự phân công hoặc ủy quyền của Hội đồng thành
viên.
17. Được áp dụng các biện pháp cần thiết, vượt thẩm quyền của mình trong
trường hợp khẩn cấp và phải báo cáo ngay với Hội đồng thành viên và các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
18. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, của Điều lệ này
và theo quyết định của Hội đồng thành viên.
MỤC 3. QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ GIỮA HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
VÀ TỔNG GIÁM ĐỐC
Điều 52. Thù lao, tiền lương và các lợi ích khác của Chủ tịch, thành viên
Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV
1. Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV được hưởng
tiền lương hoặc thù lao, tiền thưởng và các lợi ích khác theo kết quả sản
xuất, kinh doanh của TKV và theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Công Thương phê duyệt quỹ tiền lương hằng năm của Hội đồng thành viên
TKV theo quy định của pháp luật, sau khi có ý kiến của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội. Thù lao, tiền lương và các lợi ích khác của Chủ tịch, thành
viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV được tính vào chi phí quản lý của
TKV theo quy định của pháp luật và được thể hiện thành mục riêng trên báo cáo
tài chính hằng năm của TKV.
3. Các thành viên kiêm nhiệm của Hội đồng thành viên TKV hưởng phụ cấp trách
nhiệm, chế độ tiền thưởng và lợi ích khác theo quy định của pháp luật.
Điều 53. Quan hệ giữa Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc trong quản lý,
điều hành Tập đoàn các công ty TKV
1. Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên,
nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho Tập đoàn thì Tổng giám đốc phải báo cáo
ngay với Hội đồng thành viên để xem xét điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định.
Hội đồng thành viên phải xem xét đề nghị của Tổng giám đốc. Trường hợp Hội
đồng thành viên không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng giám đốc
vẫn phải thực hiện nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị lên Bộ trưởng Bộ
Công Thương.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc tháng, quý và năm, Tổng giám
đốc phải báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động kinh doanh và phương
hướng thực hiện trong kỳ tới của Tập đoàn cho Hội đồng thành viên.
3. Chủ tịch Hội đồng thành viên tham dự hoặc cử đại diện của Hội đồng thành
viên tham dự các cuộc họp giao ban, các cuộc họp chuẩn bị các đề án trình Hội
đồng thành viên do Tổng giám đốc chủ trì. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc
người đại diện Hội đồng thành viên dự họp có quyền phát biểu đóng góp ý kiến
nhưng không có quyền kết luận cuộc họp.
Điều 54. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên
Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám
đốc có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ này và quyết định của chủ sở hữu trong việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
b) Trung thành với lợi ích của TKV và chủ sở hữu; thực hiện trung thực, có
trách nhiệm các quyền hạn và nhiệm vụ được giao vì lợi ích của Tập đoàn và của
Nhà nước;
c) Không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Tập đoàn các
công ty TKV và lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng vốn và tài sản của Tập đoàn
các công ty TKV để thu lợi riêng cho bản thân và người khác; không được đem
tài sản của Tập đoàn các công ty TKV cho người khác; không được tiết lộ bí mật
của TKV, của các công ty con, đơn vị sự nghiệp của Tập đoàn các công ty TKV
trong thời gian đang thực hiện chức trách của mình và trong thời hạn tối thiểu
là ba (03) năm sau khi thôi làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội
đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên
chấp thuận;
d) Khi TKV không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến
hạn phải trả thì Tổng giám đốc phải báo cáo Hội đồng thành viên tìm biện pháp
khắc phục khó khăn về tài chính và thông báo tình hình tài chính của TKV cho
tất cả chủ nợ biết. Khi trường hợp này xảy ra, Hội đồng thành viên và Tổng
giám đốc không được quyết định tăng tiền lương, không được trích lợi nhuận trả
tiền thưởng cho cán bộ quản lý và người lao động có liên quan;
đ) Khi TKV không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến
hạn phải trả mà không thực hiện các quy định tại Điểm d Khoản này thì phải
chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ;
e) Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên
hoặc Tổng giám đốc vi phạm Điều lệ TKV, quyết định vượt thẩm quyền, lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho TKV, cho các công ty con, đơn vị sự
nghiệp của Tập đoàn các công ty TKV và Nhà nước thì phải bồi thường thiệt hại
theo quy định của pháp luật và Điều lệ này;
g) Không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ
chức danh Kế toán trưởng, thủ quỹ của TKV. Phải báo cáo Bộ Công Thương về các
hợp đồng kinh tế, dân sự mà TKV ký kết với vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh chị
em ruột của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng
giám đốc TKV.
2. Các thành viên Hội đồng thành viên phải cùng chịu trách nhiệm trước chủ sở
hữu và trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng thành viên, kết quả và
hiệu quả hoạt động của TKV.
3. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp
luật về điều hành hoạt động hằng ngày của TKV, về thực hiện các quyền và nhiệm
vụ được giao.
4. Khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa đến mức bị truy
cứu trách nhiệm hình sự thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội
đồng thành viên và Tổng giám đốc không được thưởng, không được nâng lương và
bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm:
a) Để TKV bị lỗ;
b) Để mất vốn nhà nước;
c) Quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư,
không trả được nợ;
d) Không bảo đảm tiền lương và chế độ khác cho người lao động ở TKV theo quy
định của pháp luật về lao động;
đ) Đề xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, về chế độ kế toán, kiểm
toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định.
5. Chủ tịch Hội đồng thành viên thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình mà dẫn đến một trong các vi phạm tại
Khoản 4 của Điều này thì bị miễn nhiệm; tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả
phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp để TKV lâm vào tình trạng quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 50
của Điều lệ này thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả, Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Tổng giám đốc bị hạ lương hoặc bị cách chức, đồng thời phải bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp TKV lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng giám đốc không nộp đơn
yêu cầu phá sản thì bị miễn nhiệm và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp
luật; nếu Tổng giám đốc không nộp đơn mà Hội đồng thành viên không yêu cầu
Tổng giám đốc nộp đơn phá sản thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên
Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm.
8. Trường hợp TKV thuộc diện tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà
không tiến hành các thủ tục tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu thì
Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám
đốc bị miễn nhiệm.
9. Các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
MỤC 4. PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG VÀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC
Điều 55. Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng
1. TKV có các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng thành viên TKV
bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, thay thế, từ chức, khen
thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc TKV.
2. Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành các lĩnh vực công tác của
TKV; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do Tổng giám đốc giao phù hợp với Điều lệ
này; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Số lượng Phó Tổng giám đốc là bảy (07) người. Trường hợp cần điều chỉnh số
lượng, Hội đồng thành viên TKV báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của TKV;
giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại TKV theo pháp luật về tài chính, kế
toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước Hội đồng thành viên và trước
pháp luật về thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được phân công hoặc ủy quyền.
4. Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng được bổ nhiệm, ký hợp đồng với thời
hạn không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại, ký hợp đồng lại.
5. Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các lợi ích khác của Phó Tổng giám
đốc, Kế toán trưởng thực hiện theo quy định của TKV phù hợp với quy định của
pháp luật.
Điều 56. Bộ máy giúp việc
1. Văn phòng và các ban chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tổ chức tương đương (sau
đây gọi chung là các ban) có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng thành
viên, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành TKV và Tập đoàn các công ty TKV
cũng như trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu, cổ
đông, thành viên góp vốn hoặc bên liên doanh đối với các doanh nghiệp khác.
Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc do Tổng
giám đốc quyết định sau khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
2. Ban kiểm soát nội bộ do Hội đồng thành viên TKV quyết định thành lập có
nhiệm vụ giúp Hội đồng thành viên TKV trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động
sản xuất kinh doanh và quản lý, điều hành trong TKV; kịp thời phát hiện, ngăn
ngừa và hạn chế, khắc phục các sai sót, rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh; điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh của TKV và của các doanh nghiệp trong Tập đoàn các công ty TKV.
Hội đồng thành viên TKV quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, tiêu chuẩn, điều kiện, các vấn đề khác có liên quan và ban hành Quy chế
hoạt động của Ban kiểm soát nội bộ TKV.
MỤC 5. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THAM GIA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG TKV
Điều 57. Hình thức tham gia quản lý doanh nghiệp của người lao động
Người lao động trong TKV tham gia quản lý doanh nghiệp thông qua các hình thức
và tổ chức sau đây:
1. Hội nghị người lao động.
2. Đối thoại tại nơi làm việc.
3. Tổ chức công đoàn.
4. Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 58. Nội dung tham gia quản lý TKV của người lao động
1. Người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến về các vấn đề sau
đây:
a) Bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà Hội
đồng thành viên đã thông qua;
b) Các nội quy, quy chế của TKV liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ
của người lao động;
c) Nội dung của dự thảo hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập
thể trước khi ký kết;
d) Các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá
thành, tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ
môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp bố trí lao động;
đ) Bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ quản lý, điều hành khi được
người bổ nhiệm chức danh đó hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
e) Các vấn đề khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
2. Người lao động được quyết định các vấn đề sau đây:
a) Ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp
luật về lao động.
b) Thông qua nội dung thỏa ước lao động tập thể và các nội dung sửa đổi, bổ
sung thỏa ước lao động tập thể trước khi người đại diện Ban Chấp hành Công
đoàn ký kết với người sử dụng lao động.
c) Thông qua nghị quyết Hội nghị người lao động.
d) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Chương 5.
QUAN HỆ CỦA TKV VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA TẬP
ĐOÀN CÁC CÔNG TY TKV
MỤC 1. QUẢN LÝ VỐN CỦA TKV ĐẦU TƯ Ở DOANH NGHIỆP KHÁC
Điều 59. Vốn của TKV đầu tư ở doanh nghiệp khác
Vốn của TKV đầu tư ở doanh nghiệp khác bao gồm:
1. Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, giá trị những
tài sản hữu hình hoặc vô hình thuộc sở hữu của TKV được TKV đầu tư hoặc góp
vốn vào doanh nghiệp khác.
2. Vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư, góp vào doanh nghiệp khác giao cho TKV
quản lý.
3. Giá trị cổ phần tại các công ty nhà nước thuộc Tập đoàn các công ty TKV đã
cổ phần hóa; giá trị vốn nhà nước đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Vốn do TKV vay để đầu tư.
5. Các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của TKV trong quản lý vốn nhà nước đầu tư ở doanh
nghiệp khác
1. Hội đồng thành viên TKV thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối
với các doanh nghiệp do TKV đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và phần vốn góp của TKV
tại các doanh nghiệp khác.
2. Quyền và nghĩa vụ của TKV trong quản lý vốn nhà nước đầu tư ở các doanh
nghiệp khác do Hội đồng thành viên TKV thực hiện bao gồm các nội dung dưới
đây:
a) Quyết định đầu tư, góp vốn; tăng, giảm vốn đầu tư, vốn góp theo quy định
của pháp luật có liên quan và Điều lệ doanh nghiệp có vốn góp của TKV.
b) Quyết định:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng
thành viên, Chủ tịch Công ty, Giám đốc, Kiểm soát viên các công ty con do TKV
nắm 100% vốn điều lệ; cử, thay đổi, bãi miễn Người đại diện theo ủy quyền, đại
diện phần vốn góp của TKV; giới thiệu Người đại diện ứng cử vào Hội đồng thành
viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát các công ty có cổ phần, vốn góp của TKV
phù hợp với Điều lệ của công ty và pháp luật liên quan tại Việt Nam và ở nước
ngoài;
Khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với Người đại diện của TKV tham gia Hội
đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của các công
ty con do TKV nắm 100% vốn điều lệ, các công ty con có cổ phần, vốn góp chi
phối của TKV và các công ty liên kết;
Mức lương, phụ cấp, thưởng và các lợi ích khác đối với người đại diện phần
vốn góp, trừ trường hợp những người đó đã được hưởng lương từ doanh nghiệp có
phần vốn góp của TKV theo quy định của pháp luật.
c) Giao nhiệm vụ và yêu cầu người đại diện phần vốn góp của TKV tại các công
ty có cổ phần, vốn góp của TKV:
Định hướng công ty thực hiện mục tiêu do TKV giao và kế hoạch phối hợp kinh
doanh của Tập đoàn các công ty TKV;
Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và
các nội dung khác về công ty có vốn góp của TKV;
Báo cáo những vấn đề quan trọng của công ty có cổ phần, vốn góp của TKV để
xin ý kiến chỉ đạo trước khi biểu quyết;
Báo cáo việc sử dụng cổ phần, vốn góp, thị trường, bí quyết công nghệ để
phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của TKV;
Thực hiện các quy định tại Điểm d Khoản 23 và Điểm d Khoản 24 Điều 42 của
Điều lệ này.
d) Giải quyết những kiến nghị của người đại diện phần vốn góp của TKV ở doanh
nghiệp khác;
đ) Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp ở doanh nghiệp khác. Phần vốn
thu về, kể cả lãi được chia do TKV quyết định sử dụng để phục vụ các mục tiêu
kinh doanh của TKV. Trường hợp tổ chức lại TKV thì việc quản lý phần vốn góp
này được thực hiện theo quy định của pháp luật;
e) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp của TKV và chịu trách nhiệm về hiệu
quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn góp của TKV;
g) Kiểm tra, giám sát hoạt động của người đại diện, phát hiện những thiếu sót,
yếu kém của người đại diện để ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời.
Điều 61. Tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện phần vốn góp của TKV ở
doanh nghiệp khác
1. Người đại diện phần vốn góp của TKV ở doanh nghiệp khác phải đáp ứng đầy
đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam và là người của TKV;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ;
c) Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật;
d) Có trình độ chuyên môn về kinh tế, tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực
kinh doanh chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư của TKV; có năng lực kinh
doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp. Đối với người trực tiếp quản lý phần
vốn góp của TKV tại doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước
ngoài, phải có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc trực tiếp với người nước
ngoài trong doanh nghiệp không cần phiên dịch;
đ) Không phải là bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột của các thành
viên Hội đồng thành viên TKV, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng
quản trị, Giám đốc và Kế toán trưởng của doanh nghiệp có vốn góp của TKV mà
người đó được giao làm người đại diện phần vốn góp;
e) Không có quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp, cho vay vốn, ký kết hợp
đồng mua bán với doanh nghiệp có vốn góp của TKV mà người đó được cử trực tiếp
quản lý, trừ trường hợp có cổ phần được mua ưu đãi khi cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước;
g) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của TKV và quy định của pháp
luật.
2. Người đại diện tham gia ứng cử vào các chức danh quản lý, điều hành tại
doanh nghiệp có vốn góp của TKV phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy
định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp đó.
Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn góp của TKV ở doanh
nghiệp khác
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên
doanh trong công ty có cổ phần, vốn góp của TKV. Trong trường hợp TKV nắm giữ
cổ phần, vốn góp chi phối của công ty khác thì người đại diện phần vốn góp sử
dụng quyền chi phối để định hướng công ty này theo chiến lược, mục tiêu của
TKV.
2. Tham gia ứng cử hoặc đề cử người đại diện của TKV vào bộ máy quản lý, điều
hành của công ty nhận vốn góp theo quy định của Điều lệ công ty đó và theo
hướng dẫn của TKV.
3. Thực hiện chế độ báo cáo TKV về tình hình thực hiện kế hoạch phối hợp kinh
doanh, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và hiệu quả sử dụng phần vốn
góp của TKV.
Trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, lợi dụng quyền đại
diện phần vốn góp, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho TKV thì phải chịu trách
nhiệm bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.
4. Xin ý kiến Hội đồng thành viên TKV trước khi tham gia biểu quyết tại Đại
hội đồng cổ đông, tại cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị của
công ty có vốn góp của TKV về chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh dài
hạn và hằng năm; nhân sự chủ chốt; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; ngành nghề kinh
doanh; tăng, giảm vốn điều lệ; chia lợi tức, bán tài sản; huy động vốn có giá
trị lớn cần có biểu quyết của cổ đông hoặc thành viên góp vốn. Trường hợp
nhiều người cùng đại diện của TKV tham gia vào Hội đồng thành viên, Hội đồng
quản trị công ty nhận vốn góp thì người có trách nhiệm chính do TKV chỉ định
phải chủ trì cùng nhau bàn bạc, thống nhất ý kiến và xin ý kiến về những vấn
đề quan trọng của công ty có vốn góp của TKV trước khi biểu quyết.
5. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên TKV về hiệu quả sử dụng vốn góp
của TKV tại công ty mà mình được cử làm đại diện.
6. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của TKV và quy định của
pháp luật.
Điều 63. Tiền lương, thưởng và quyền lợi của người đại diện
1. Tiền lương, phụ cấp, thưởng và quyền lợi của người đại diện phần vốn góp
của TKV ở doanh nghiệp khác do doanh nghiệp đó chi trả hoặc TKV chi trả theo
quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp đó.
2. Người đại diện phần vốn của TKV tại doanh nghiệp khác là thành viên chuyên
trách trong ban quản lý, điều hành hoặc là người lao động doanh nghiệp khác
được hưởng lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi
khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp đó và do doanh nghiệp đó trả.
Ngoài ra có thể được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do TKV chi trả theo quy
định.
3. Người đại diện là thành viên kiêm nhiệm không tham gia chuyên trách trong
ban quản lý, điều hành doanh nghiệp khác thì tiền lương, phụ cấp trách nhiệm
(nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định do TKV chi trả.
Ngoài ra còn được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do TKV chi trả theo quy
định.
Trường hợp người đại diện được các doanh nghiệp khác trả thù lao thì người đại
diện có trách nhiệm nộp các khoản thù lao trên cho TKV.
4. Người đại diện phần vốn TKV tại doanh nghiệp khác khi được quyền mua cổ
phiếu phát hành thêm, trái phiếu chuyển đổi theo quyết định của công ty cổ
phần (trừ trường hợp được mua theo quyền của cổ đông hiện hữu) thì phải báo
cáo bằng văn bản cho TKV. TKV quyết định bằng văn bản số lượng cổ phần người
đại diện được mua theo mức độ đóng góp và kết quả thực hiện nhiệm vụ của người
đại diện. Phần còn lại thuộc quyền mua của TKV.
Trường hợp người đại diện được cử làm đại diện TKV tại nhiều đơn vị, thì được
ưu tiên lựa chọn thực hiện quyền mua tại một đơn vị. Người đại diện phần vốn
TKV tại công ty cổ phần có trách nhiệm chuyển phần quyền mua cổ phần còn lại
cho TKV.
Trường hợp người đại diện không báo cáo về việc được quyền mua cổ phiếu, trái
phiếu chuyển đổi tại công ty cổ phần thì bị xem xét miễn nhiệm tư cách đại
diện phần vốn TKV tại doanh nghiệp khác và phải chuyển nhượng lại cho TKV số
cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi chênh lệch vượt quá mức được mua theo quy định
trên theo giá được mua tại thời điểm phát hành. Trường hợp người đại diện đã
bán cổ phiếu này thì phải nộp lại cho TKV phần chênh lệch giữa giá bán cổ
phiếu theo giá thị trường tại thời điểm bán với giá mua và chi phí (nếu có).
5. Được TKV bố trí công tác khác khi thôi không làm người đại diện.
MỤC 2. QUAN HỆ CỦA TKV VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ CÁC DOANH NGHIỆP THAM
GIA TẬP ĐOÀN CÁC CÔNG TY TKV
Điều 64. Quan hệ phối hợp chung trong Tập đoàn các công ty TKV
Ngoài các mối quan hệ giữa TKV và các công ty con, các công ty liên kết được
quy định tại Điều lệ này, trong Tập đoàn các công ty TKV còn có các mối quan
hệ, các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Xây dựng quy chế hoạt động chung trên cơ sở thỏa thuận của TKV và các
doanh nghiệp thành viên Tập đoàn các công ty TKV.
2. TKV căn cứ quyền hạn, trách nhiệm do pháp luật quy định làm đầu mối thực
hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung phối hợp hoạt động chung dưới đây giữa
các doanh nghiệp trong Tập đoàn các công ty TKV:
a) Phối hợp trong công tác kế hoạch hóa và điều hành kế hoạch phối hợp kinh
doanh;
b) Định hướng phân công lĩnh vực hoạt động và ngành, nghề kinh doanh của các
doanh nghiệp thành viên;
c) Định hướng nội dung Điều lệ, công tác tổ chức cán bộ, kiểm soát cơ cấu
vốn điều lệ của các công ty con;
d) Tổ chức công tác tài chính, kế toán, thống kê;
đ) Hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung của Tập đoàn các công ty
TKV;
e) Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản;
g) Công tác lao động, tiền lương, y tế, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
h) Công tác quản lý tài nguyên và môi trường, khoa học, công nghệ, an toàn lao
động và phòng chống thiên tai;
i) Đặt tên các đơn vị trong Tập đoàn các công ty TKV; sử dụng tên, thương hiệu
của TKV;
k) Thực hiện công tác hành chính, công tác đối ngoại của Tập đoàn các công ty
TKV;
l) Quản lý công tác thi đua, khen thưởng, văn hóa, thể thao và các công tác xã
hội;
m) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn
các công ty TKV.
3. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Điều 65. Quan hệ giữa TKV và các đơn vị trực thuộc
Đơn vị trực thuộc của TKV thực hiện chế độ phân cấp hoạt động kinh doanh, hạch
toán, tổ chức và nhân sự của TKV theo quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế tổ
chức và hoạt động của đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp do Tổng
giám đốc TKV xây dựng và trình Hội đồng thành viên phê duyệt. TKV chịu trách
nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các cam kết của các đơn vị
hạch toán phụ thuộc và sự nghiệp.
Điều 66. Quan hệ giữa TKV với các công ty con do TKV nắm 100% vốn điều lệ
1. Các công ty con do TKV nắm 100% vốn điều lệ gồm:
a) Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do TKV nắm giữ
100% vốn điều lệ trong mô hình công ty mẹ công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do TKV sở hữu 100% vốn điều lệ;
c) Đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu (viện nghiên cứu, trường đào tạo, trung
tâm y tế, tạp chí);
d) Công ty ở nước ngoài do TKV sở hữu 100% vốn điều lệ.
2. Các công ty con nêu ở Khoản 1 Điều này được thành lập, tổ chức và hoạt
động theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của từng loại
công ty đó.
3. TKV là chủ sở hữu của các công ty nêu ở Khoản 1 Điều này. Hội đồng thành
viên TKV thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty này.
Tổng giám đốc TKV và bộ máy giúp việc giúp Hội đồng thành viên thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, theo đó có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định các hồ sơ mà công ty con báo cáo TKV để
trình Hội đồng thành viên xem xét, thông qua hoặc quyết định;
b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối
với công ty con;
c) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh tại
công ty con.
4. Quyền và nghĩa vụ của TKV đối với công ty con do TKV sở hữu 100% vốn điều
lệ được quy định tại Khoản 22 Điều 42 của Điều lệ này và các quy định dưới
đây:
a) Quyết định mô hình tổ chức quản lý và cơ cấu quản lý doanh nghiệp;
b) Quyết định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho
tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
c) Phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn đầu tư vào doanh
nghiệp khác; thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị trực thuộc; việc tiếp
nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;
d) Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh, hoạt động quản
lý của doanh nghiệp theo Điều lệ của doanh nghiệp đó;
đ) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh
nghiệp.
5. Các công ty con do TKV sở hữu 100% vốn điều lệ có các quyền và nghĩa vụ
sau đây:
a) Được TKV giao thực hiện các hợp đồng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở hợp
đồng kinh tế; được TKV cung cấp thông tin và hưởng các dịch vụ và lợi ích từ
hoạt động chung của Tập đoàn các công ty TKV theo quy định của Điều lệ này,
theo thỏa thuận với các doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết và quy định
pháp luật có liên quan;
b) Có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận chung của Tập đoàn các công ty TKV; các
cam kết hợp đồng kinh tế với TKV và doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết;
triển khai thực hiện các quyết định hợp pháp thuộc thẩm quyền chủ sở hữu của
TKV đối với công ty; có trách nhiệm tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh với
TXV và các doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết.
Điều 67. Quan hệ giữa TKV với các công ty con có cổ phần, vốn góp chi phối
của TKV
1. Công ty con mà TKV giữ cổ phần, vốn góp chi phối là công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh với nước
ngoài, công ty ở nước ngoài do TKV chi phối gồm:
a) Các công ty có trên 50% vốn điều lệ là cổ phần hoặc vốn góp của TKV;
b) Các công ty có dưới 50% vốn điều lệ là cổ phần, vốn góp của TKV nhưng bị
TKV chi phối theo quy định tại Điều lệ này và theo quy định của pháp luật.
2. Các công ty con nêu ở Khoản 1 Điều này được thành lập, tổ chức và hoạt
động theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của từng loại
công ty con đó.
3. TKV là chủ sở hữu phần vốn của TKV tại các công ty con nêu ở Khoản 1 Điều
này. Hội đồng thành viên TKV thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
đối với phần vốn TKV đầu tư vào các công ty con này. Tổng giám đốc TKV và bộ
máy giúp việc giúp Hội đồng thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ
sở hữu, theo đó có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định các hồ sơ mà công ty con báo cáo TKV để
trình Hội đồng thành viên xem xét, thông qua hoặc quyết định;
b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên TKV
đối với công ty con;
c) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh tại
công ty con.
4. Quyền và nghĩa vụ của TKV đối với công ty con bị chi phối được quy định
tại Khoản 23 Điều 42 của Điều lệ này và các quy định dưới đây:
a) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh
thông qua người đại diện phần vốn góp của TKV tại doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp đó;
b) Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp của mình ở doanh nghiệp;
c) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh
nghiệp.
5. Công ty con do TKV giữ quyền chi phối có các quyền và nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật và các quy định sau:
a) Có quyền tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế
với TKV và các doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết Tập đoàn các công ty
TKV; được TKV giao thực hiện các hợp đồng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở hợp
đồng kinh tế với TKV; được TKV cung cấp thông tin và hưởng các dịch vụ và lợi
ích từ hoạt động chung của Tập đoàn các công ty TKV theo quy định của Điều lệ
này, thỏa thuận với các doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết và quy định
pháp luật có liên quan;
b) Có nghĩa vụ thực hiện: Điều lệ này; các quy định, quy chế nội bộ của TKV;
chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật của TKV; các cam kết trong hợp đồng kinh
tế với TKV và doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết; xây dựng kế hoạch sản
xuất, kinh doanh theo định hướng của TKV; triển khai thực hiện các quyết định,
quy định hợp pháp của TKV với tư cách thực hiện quyền chi phối đối với doanh
nghiệp.
Điều 68. Quan hệ giữa TKV với các công ty liên kết
1. TKV thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với công ty liên kết theo quy định
tại Khoản 24 Điều 42 Điều lệ này, quy định của pháp luật, Điều lệ công ty liên
kết, thỏa thuận liên kết.
2. TKV quan hệ với công ty liên kết thông qua các hợp đồng thỏa thuận về
thương hiệu, thị trường, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực và các thỏa thuận khác.
3. Quan hệ giữa TKV với công ty tự nguyện tham gia liên kết được thực hiện
theo hợp đồng liên kết giữa TKV và công ty đó.
Chương 6.
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA TKV
Điều 69. TKV thực hiện cơ chế hoạt động tài chính theo quy định tại Quy chế
quản lý tài chính của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam do Bộ
Tài chính ban hành.
Điều 70. Điều chỉnh vốn điều lệ của TKV
1. Vốn điều lệ của TKV ghi tại Điều 5 Điều lệ này.
2. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ có thể tăng lên từ các nguồn:
a) Quỹ đầu tư phát triển của TKV;
b) Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của TKV sau khi được Thủ tướng Chính phủ
cho phép bổ sung;
c) Chủ sở hữu giao, ủy quyền cho TKV thực hiện chức năng chủ sở hữu một phần
hoặc toàn bộ vốn điều lệ của một doanh nghiệp khác tham gia làm công ty con
hoặc công ty liên kết của TKV;
d) Các nguồn bổ sung khác (nếu có).
3. Việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ của TKV do Thủ tướng Chính phủ quyết
định.
4. Trong trường hợp tăng vốn điều lệ, TKV phải tiến hành công bố vốn điều lệ
và làm các thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ trong Điều lệ này.
5. Chủ sở hữu chỉ được rút vốn đã đầu tư vào TKV thông qua hình thức chuyển
nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn của TKV cho các tổ chức, cá nhân khác và thực
hiện điều chuyển vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Đối với vốn nhà nước mà chủ sở hữu đã cam kết bổ sung cho TKV thì chủ sở
hữu có trách nhiệm đầu tư đủ vốn theo đúng thời hạn đã cam kết.
Điều 71. Quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân phối
lợi nhuận của TKV
Việc quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân phối lợi
nhuận của TKV thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính của TKV do Bộ Tài chính
phê duyệt và quy định của pháp luật. Nội dung Quy chế quản lý tài chính của
TKV phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về cơ chế tài chính và
các nguyên tắc về quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân
phối lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở
hữu 100% vốn điều lệ và các quy định trong Điều lệ này.
Điều 72. Kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán và thống kê
1. Năm tài chính của TKV bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31
tháng 12 hằng năm.
2. Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, Tổng giám đốc trình Hội đồng thành viên
phê duyệt kế hoạch kinh doanh năm sau kế tiếp của TKV và Tập đoàn các công ty
TKV. Hội đồng thành viên có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương kế hoạch kinh
doanh hằng năm của Tập đoàn các công ty TKV làm căn cứ để giám sát và đánh giá
kết quả quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Hội đồng thành viên, Tổng
giám đốc.
3. Tổng giám đốc phải trình Hội đồng thành viên phê duyệt các báo cáo tài
chính năm báo cáo đã được kiểm toán theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Báo cáo tài chính của TKV;
b) Báo cáo tài chính của các công ty con do TKV nắm 100% vốn điều lệ và các
đơn vị sự nghiệp của TKV;
c) Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn các công ty TKV.
4. Hội đồng thành viên TKV phê duyệt báo cáo tài chính của TKV, các đơn vị
trực thuộc TKV, các công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ, báo cáo tài
chính hợp nhất của Tập đoàn các công ty TKV theo quy định của pháp luật, trên
cơ sở những tài liệu, số liệu đã được cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện; gửi
báo cáo tài chính hằng năm đến các cơ quan chức năng theo quy định hiện hành
của Bộ Tài chính.
5. TKV tổ chức và chỉ đạo thực hiện:
a) Công tác kiểm toán nội bộ theo quy định của Bộ Tài chính nhằm phục vụ cho
công tác điều hành của Tổng giám đốc và công tác giám sát, kiểm tra của chủ sở
hữu, của Hội đồng thành viên đối với các đơn vị trực thuộc, các công ty con và
các đơn vị sự nghiệp của TKV;
b) Kiểm toán bắt buộc theo quy định của pháp luật đối với báo cáo tài chính
hằng năm của TKV, của các đơn vị trực thuộc, của các công ty con và của các
đơn vị sự nghiệp và báo cáo quyết toán các dự án đầu tư xây dựng công trình
theo quy định của pháp luật.
6. TKV phải thực hiện công khai tài chính theo quy định của Nhà nước.
7. TKV phải thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
Chương 7.
TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN, ĐA DẠNG HÓA SỞ HỮU TKV
Điều 73. Tổ chức lại TKV
Các hình thức tổ chức lại TKV bao gồm: Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và các
hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc tổ chức lại TKV do Hội đồng thành viên TKV báo cáo Bộ Công Thương
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp cụ thể tổ chức lại TKV theo quy
định của pháp luật.
Điều 74. Đa dạng hóa sở hữu TKV
1. TKV thực hiện đa dạng hóa sở hữu trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ
quyết định cổ phần hóa, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước tại
TKV.
2. Trình tự, thủ tục đa dạng hóa sở hữu TKV thực hiện theo quy định của pháp
luật tương ứng với hình thức đa dạng hóa sở hữu.
Điều 75. Giải thể TKV
1. TKV bị giải thể trong các trường hợp sau:
a) Kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán nợ đến hạn;
b) Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng
các biện pháp cần thiết;
c) Việc tiếp tục duy trì TKV là không cần thiết.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể TKV. Trình tự, thủ tục giải thể
TKV được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 76. Phá sản TKV
Trường hợp TKV mất khả năng thanh toán nợ đến hạn phải trả thì phải thực hiện
theo quy định của Luật phá sản.
Chương 8.
SỔ SÁCH VÀ HỒ SƠ CỦA TKV
Điều 77. Quyền tiếp cận sổ sách và hồ sơ
1. Định kỳ hàng quý, năm, TKV có trách nhiệm gửi cho các cơ quan quản lý nhà
nước có liên quan các báo cáo theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp đột xuất, các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan đại
diện chủ sở hữu nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu (bằng văn bản) TKV
cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào liên quan đến việc tổ chức thực hiện quyền
quản lý nhà nước và quyền của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật
và Điều lệ này.
2. Ngoài việc yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu chuẩn bị cho các cuộc họp
thường kỳ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành
viên có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng
hoặc người giữ chức vụ quản lý của TKV cung cấp mọi hồ sơ, tài liệu liên quan
đến tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên.
3. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức việc lưu giữ và bảo mật hồ
sơ, tài liệu của TKV theo quy định của TKV và của pháp luật.
4. Người lao động trong TKV có quyền tìm hiểu thông tin về TKV thông qua Hội
nghị người lao động và tổ chức công đoàn.
Điều 78. Công khai thông tin
1. Tổng giám đốc TKV là người quyết định và chịu trách nhiệm việc công khai
thông tin ra bên ngoài TKV. Các đơn vị trực thuộc, các ban và bộ phận lưu giữ
hồ sơ, tài liệu của TKV chỉ được cung cấp thông tin ra bên ngoài theo quy định
của TKV.
2. Biểu mẫu, nội dung và nơi gửi thông tin thực hiện theo quy định của TKV và
của pháp luật.
3. Trường hợp có yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền, Tổng giám đốc TKV là người chịu trách nhiệm trong việc tổ chức
cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
Chương 9.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TKV
Điều 79. Giải quyết tranh chấp nội bộ
1. Việc giải quyết tranh chấp nội bộ được căn cứ theo Điều lệ này trên nguyên
tắc thương lượng, hòa giải.
2. Trường hợp giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc hòa giải không được các
bên chấp thuận, thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa ra các cơ quan có thẩm
quyền về giải quyết tranh chấp để giải quyết.
Điều 80. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ
1. Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này.
2. Hội đồng thành viên TKV có quyền kiến nghị Bộ Công Thương trình Chính phủ
về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này.
Chương 10.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 81. Hiệu lực và phạm vi thi hành
1. Điều lệ này là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của TKV. Tất cả các
cá nhân, các đơn vị trực thuộc, các công ty con và các đơn vị sự nghiệp của
TKV có trách nhiệm thi hành Điều lệ này.
2. Các đơn vị trực thuộc và các công ty con của TKV căn cứ vào các quy định
của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của mình và Điều lệ này để xây
dựng Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của mình trình các cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị
trực thuộc và các công ty con không được trái với Điều lệ này.
3. Trong trường hợp các quy định của pháp luật hiện hành thay đổi dẫn đến mâu
thuẫn với những quy định tại thì phải thực hiện theo quy định hiện hành./.
PHỤ LỤC I
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY MẸ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than
Khoáng sản Việt Nam được ban hành tại Nghị định số 212/2013/NĐCP ngày 19
tháng 12 năm 2013 của Chính phủ)
1. Công ty Than Mạo Khê TKV.
2. Công ty Than Nam Mẫu TKV.
3. Công ty Than Quang Hanh TKV.
4. Công ty Than Dương Huy TKV.
5. Công ty Than Thống Nhất TKV.
6. Công ty Than Khe Chàm TKV.
7. Công ty Xây dựng mỏ hầm lò I Vinacomin.
8. Công ty Xây dựng mỏ hầm lò II TKV.
9. Công ty Tuyển than Cửa Ông Vinacomin.
10. Công ty Tuyển than Hòn Gai Vinacomin.
11. Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả Vinacomin.
12. Công ty Kho vận Hòn Gai Vinacomin.
13. Công ty Kho vận Đá Bạc Vinacomin.
14. Công ty Tư vấn quản lý dự án Vinacomin.
15. Công ty Xây lắp môi trường Nhân Cơ Vinacomin.
16. Khách sạn Heritage Hạ Long Vinacomin.
17. Ban Quản lý các Dự án than Đồng bằng Sông Hồng Vinacomin.
18. Ban Quản lý dự án Tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm Đồng Vinacomin.
19. Ban Quản lý dự án Nhà máy Alumina Nhân Cơ Vinacomin.
20. Ban Quản lý dự án Nhà máy Tuyển than Khe Chàm Vinacomin.
21. Ban Quản lý dự án Nhà máy Tuyển than Khe Thần Vinacomin.
22. Ban Quản lý dự án Tòa nhà Vinacomin tại Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Ban Quản lý dự án Nhà điều hành Vinacomin.
24. Trung tâm Cấp cứu mỏ Vinacomin.
25. Trường Quản trị kinh doanh Vinacomin.
26. Văn phòng đại diện Vinacomin tại Campuchia.
27. Trung tâm điều hành sản xuất tại Quảng Ninh.
PHỤ LỤC II
DANH SÁCH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT
NAM
(Ban hành kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than
Khoáng sản Việt Nam được ban hành tại Nghị định số 212/2013/NĐCP ngày 19
tháng 12 năm 2013 của Chính phủ)
1. Viện Khoa học Công nghệ mỏ Vinacomin.
2. Viện Cơ khí năng lượng và Mỏ Vinacomin.
3. Trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị Vinacomin.
4. Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin.
5. Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc Vinacomin.
6. Trung tâm Y tế lao động Vinacomin.
7. Tạp chí Than Khoáng sản Việt Nam.
PHỤ LỤC III
DANH SÁCH CÔNG TY CON CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than
Khoáng sản Việt Nam được ban hành tại Nghị định số 212/2013/NĐCP ngày 19
tháng 12 năm 2013 của Chính phủ)
I. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VINACOMIN NẮM GIỮ 100% VỐN
ĐIỀU LỆ
1. Công ty mẹ Tổng công ty Khoáng sản Vinacomin.
2. Công ty mẹ Tổng công ty Điện lực Vinacomin.
3. Công ty mẹ Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc Vinacomin.
4. Công ty mẹ Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin.
5. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài chính Than Khoáng sản
Việt Nam.
6. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhôm Lâm Đồng Vinacomin.
7. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than Uông Bí Vinacomin.
8. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than Hòn Gai Vinacomin.
9. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than Hạ Long Vinacomin.
10. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường Vinacomin
11. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ
Vinacomin.
12. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí đóng tàu Vinacomin.
13. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa tiêu hàng hải Vinacomin
14. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Địa chất mỏ Vinacomin.
15. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Địa chất Việt Bắc Vinacomin.
16. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư phát triển Nhà và Hạ
tầng Vinacomin.
17. Công ty trách nhiệm hữu hạn Vinacomin Lào.
II. CÔNG TY CỔ PHẦN VINACOMIN NẮM GIỮ TRÊN 50% VỐN ĐIỀU LỆ HOẶC NẮM QUYỀN
CHI PHỐI KHÁC
1. Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài Vinacomin.
2. Công ty cổ phần Than Núi Béo Vinacomin.
3. Công ty cổ phần Than Cọc Sáu Vinacomin.
4. Công ty cổ phần Than Đèo Nai Vinacomin.
5. Công ty cổ phần Than Cao Sơn Vinacomin.
6. Công ty cổ phần Than Hà Tu Vinacomin.
7. Công ty cổ phần Than Hà Lầm Vinacomin.
8. Công ty cổ phần Than Mông Dương Vinacomin.
9. Công ty cổ phần Than Vàng Danh Vinacomin.
10. Công ty cổ phần Đồng Tả Phời Vinacomin.
11. Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa TKV.
12. Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê Vinacomin.
13. Công ty cổ phần Địa chất và Khoáng sản Vinacomin.
14. Công ty cổ phần Cơ khí Hòn Gai Vinacomin.
15. Công ty cổ phần Thiết bị điện Vinacomin.
16. Công ty cổ phần Vận tải thủy Vinacomin.
17. Công ty cổ phần Vận tải và Đưa đón thợ mỏ Vinacomin.
18. Công ty cổ phần Đại lý hàng hải Vinacomin.
19. Công ty cổ phần Kinh doanh than Miền Bắc Vinacomin.
20. Công ty cổ phần Than Miền Trung Vinacomin.
21. Công ty cổ phần Than Miền Nam Vinacomin.
22. Công ty cổ phần Kinh doanh than Cẩm Phả Vinacomin.
23. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Vinacomin.
24. Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Vinacomin.
25. Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Vinacomin.
26. Công ty cổ phần Tư vấn, Đầu tư Mỏ và Công nghiệp Vinacomin.
27. Công ty cổ phần Giám định Vinacomin.
28. Công ty Liên doanh Khoáng sản Steung Treng.
29. Công ty Liên doanh Alumina Campuchia Việt Nam.
30. Công ty Southern Mining Co, Ltd.
31. Công ty cổ phần Chế tạo máy Vinacomin.
32. Công ty cổ phần Công nghiệp ô tô Vinacomin.
33. Công ty cổ phần Cơ điện Uông Bí Vinacomin.
34. Công ty cổ phần Cơ khí Mạo Khê Vinacomin.
35. Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Ninh TKV.
36. Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Vinacomin.
PHỤ LỤC IV
DANH SÁCH CÔNG TY VINACOMIN NẮM GIỮ DƯỚI 50% VỐN ĐIỀU LỆ
(Ban hành kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than
Khoáng sản Việt Nam được ban hành tại Nghị định số 212/2013/NĐCP ngày 19
tháng 12 năm 2013 của Chính phủ)
1. Công ty cổ phần Phát triển khu kinh tế Hải Hà.
2. Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không.
3. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB).
4. Công ty cổ phần Chứng khoán SHS.
5. Quỹ Đầu tư Việt Nam.
6. Công ty Liên doanh sản xuất và kinh doanh Vật liệu xây dựng Vinacomin
Reththy (Campuchia).
7. Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
| Nghị định 212/2013/NĐ-CP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-212-2013-ND-CP-Dieu-le-to-chuc-hoat-dong-Tap-doan-Cong-nghiep-Than-Khoang-san-217184.aspx | {'official_number': ['212/2013/NĐ-CP'], 'document_info': ['Nghị định 212/2013/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chính phủ', ''], 'signer': ['Nguyễn Tấn Dũng'], 'document_type': ['Nghị định'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '19/12/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '04/01/2014', 'note': ''} |
19,363 | BỘ NỘI VỤ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 04/2020/TTBNV Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2020
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ
93/2019/NĐCP NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
CỦA QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN
Căn cứ Nghị định số34/2017/NĐCP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về
tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính
phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt
động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi là Nghị định số 93/2019/NĐCP).
2. Thông tư này áp dụng đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi chung
là quỹ) và cá nhân, tổ chức có liên quan đến tổ chức, hoạt động của quỹ theo
quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐCP .
Điều 2. Thông báo việc thành lập pháp nhân trực thuộc quỹ
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quỹ thành lập pháp nhân theo quy định
tại Điều 33 Nghị định số 93/2019/NĐCP thì quỹ gửi hồ sơ thông báo cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định số 93/2019/NĐCP.
2. Hồ sơ thông báo gồm các văn bản sau:
a) Quyết định thành lập pháp nhân (bản chính) và bản sao Giấy phép hoạt động;
b) Bản sao các tài liệu: điều lệ hoặc quy chế, quy định về tổ chức, hoạt động
của pháp nhân; quyết định bổ nhiệm người đứng đầu pháp nhân.
Điều 3. Thành viên Hội đồng quản lý quỹ
Thành viên Hội đồng quản lý quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm
quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy
định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ về cơ quan quản lý nhà
nước theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 93/2019/NĐCP công nhận.
Điều 4. Ban hành và hướng dẫn các loại mẫu văn bản
1. Danh mục mẫu văn bản:
a) Danh mục mẫu văn bản áp dụng cho quỹ và cá nhân, tổ chức liên quan (Phụ lục
I);
b) Danh mục mẫu văn bản áp dụng cho cơ quan quản lý nhà nước (Phụ lục II).
2. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản theo quy định tại Nghị định số
30/2020/NĐCP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 02/2013/TTBNV ngày 10 tháng 4 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định số 30/2012/NĐCP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Trường hợp quỹ xã hội từ thiện đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ trước ngày Thông tư này có
hiệu lực thi hành, khi hết nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý quỹ theo quy định của
điều lệ, quỹ thực hiện sửa đổi, bổ sung điều lệ gửi cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền công nhận điều lệ quỹ theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ
CP và Thông tư này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các quỹ có trách
nhiệm thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân
phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
Cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị xã hội;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội
vụ;
Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ;
Lưu: VT, TCPCP, TT, N. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Anh Tuấn
PHỤ LỤC I
DANH MỤC MẪU VĂN BẢN ÁP DỤNG CHO QUỸ VÀ CÁ NHÂN, TỔ CHỨC LIÊN QUAN
(Kèm theo Thông tư số /2020/TTBNV ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ)
Mẫu 1.1 Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ
Mẫu 1.2 Điều lệ mẫu của quỹ xã hội
Mẫu 1.3 Điều lệ mẫu của quỹ từ thiện
Mẫu 1.4 Cam kết tài sản đóng góp thành lập quỹ
Mẫu 1.5 Biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ
Mẫu 1.6 Văn bản đề nghị gia hạn thời gian chuyển quyền sở hữu tài sản đóng
góp thành lập quỹ
Mẫu 1.7 Đơn đề nghị thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa
đổi, bổ sung) quỹ
Mẫu 1.8 Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ trên cơ
sở mở rộng phạm vi hoạt động
Mẫu 1.9 Thông báo thành lập của chi nhánh (hoặc văn phòng đại diện) của quỹ
Mẫu 1.10 Đơn đề nghị giải thể quỹ
Mẫu 1.11 Đơn đề nghị đổi tên quỹ và công nhận Điều lệ quỹ
Mẫu 1.12 Đơn đề nghị tách quỹ
Mẫu 1.13 Đơn đề nghị chia quỹ
Mẫu 1.14 Đơn đề nghị hợp nhất quỹ
Mẫu 1.15 Đơn đề nghị sáp nhập quỹ
Mẫu 1.16 Đơn đề nghị cho quỹ hoạt động trở lại
Mẫu 1.17 Báo cáo quỹ đã khắc phục sai phạm
Mẫu 1.18 Báo cáo về tổ chức, hoạt động của quỹ
Mẫu 1.1 Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ .... 1…
Kính gửi: …2...
Ban sáng lập Quỹ …1… trân trọng đề nghị …2… xem xét, quyết định cấp Giấy phép
thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ …1… như sau:
1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý thành lập Quỹ
a) Sự cần thiết
…………………………………………………………3.…………………..
…………………………………………………………………………………….
b) Cơ sở pháp lý của việc thành lập Quỹ
…………………………………………………………4.………………….
.................................................................................................................................
2. Tài sản đóng góp thành lập Quỹ của các sáng lập viên
…………………………………………………………5.…………………..
.................................................................................................................................
3. Dự kiến phương hướng hoạt động trong giai đoạn 5 năm nhiệm kỳ đầu của
Quỹ
…………………………………………………………6……………………
.................................................................................................................................
4. Hồ sơ gửi kèm theo Đơn này gồm:
…………………………………………………………7.…………………..
.................................................................................................................................
Thông tin khi cần liên hệ (trường hợp người được Trưởng ban sáng lập ủy quyền
thì có giấy ủy quyền kèm theo):
Họ và tên:
.........................................................................................................................
Địa chỉ liên lạc:
.........................................................................................................................
Số điện thoại:
.........................................................................................................................
Đề nghị...2...xem xét, quyết định cấp Giấy phép thành lập và công nhận
Điều lệ Quỹ...1.../.
Nơi nhận:
Như trên;
Lưu: ……… … 8 …ngày … tháng … năm 20…
TM. BAN SÁNG LẬP TRƯỞNG BAN
(Chữ ký)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên quỹ dự kiến thành lập: tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài và tên viết
tắt (nếu có).
2 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
3 Nêu tóm tắt thực trạng lĩnh vực quỹ dự kiến hoạt động, sự cần thiết thành
lập quỹ, tôn chỉ, mục đích của quỹ; kinh nghiệm hoặc những công việc của các
sáng lập viên liên quan đến lĩnh vực quỹ dự kiến hoạt động.
4 Chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp
đến lĩnh vực quỹ dự kiến hoạt động.
5 Tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm tiền đồng Việt Nam và tài sản quy đổi
ra tiền đồng Việt Nam theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 93/2019/NĐCP .
6 Dự kiến phương hướng hoạt động của quỹ: tổ chức bộ máy; phương án triển khai
các hoạt động của quỹ theo từng năm và trong giai đoạn 5 năm đầu của quỹ; xây
dựng, ban hành các văn bản triển khai thực hiện điều lệ quỹ.
7 Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 93/2019/NĐCP (riêng
văn bản xác nhận trụ sở của quỹ gồm: hợp đồng cho thuê, cho mượn và các văn
bản khác theo quy định của pháp luật).
8 Địa danh.
Mẫu 1.2 Điều lệ mẫu của quỹ xã hội()
….. 1…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐIỀU LỆ (HOẶC ĐIỀU LỆ SỬA ĐỔI, BỐ SUNG) QUỸ …2…
(Được công nhận kèm theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của
...)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên gọi, biểu tượng, trụ sở
1. Tên gọi:
a) Tên tiếng Việt:
..........................................................................................;
b) Tên tiếng nước ngoài (nếu có)
..................................................................;
c) Tên viết tắt (nếu
có):...................................................................................
2. Biểu tượng (logo) của Quỹ (nếu
có)...........................................................
3. Trụ sở: số nhà, đường, phố (nếu có)…, xã, phường …, huyện, quận …, tỉnh,
thành phố.
4. Số điện thoại: …, số Fax: …, Email: …, Website (nếu có): ……………
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
Quỹ …2… (sau đây gọi tắt là Quỹ) là Quỹ xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận, nhằm mục đích …3…
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Quỹ được hình thành từ tài sản đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và
tăng trưởng tài sản quỹ trên cơ sở vận động tài trợ, vận động quyên góp của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để thực
hiện các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
2. Quỹ được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:
a) Thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận;
b) Tự nguyện, tự chủ, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật bằng tài sản của Quỹ;
c) Tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ được …1… công
nhận, chịu sự quản lý nhà nước của ...4...về ngành, lĩnh vực Quỹ hoạt động;
d) Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản
của Quỹ;
đ) Không phân chia tài sản của Quỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.
3. Quỹ có phạm vi hoạt động …5…
4. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản tại ngân hàng theo quy
định của pháp luật.
Điều 4. Sáng lập viên thành lập Quỹ …6…
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ; QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ
Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ
1. Sử dụng tài sản của Quỹ để hỗ trợ, tài trợ cho các đối tượng, các chương
trình, dự án phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
2. Tiếp nhận và quản lý tài sản được tài trợ, viện trợ theo ủy quyền từ các
tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng
ủy quyền phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
3. Tiếp nhận tài sản từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ,
hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật để bảo tồn
và tăng trưởng tài sản của Quỹ.
Điều 6. Quyền hạn và nghĩa vụ
(Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định số 93/2019/NĐCP và quy định của pháp
luật có liên quan và tôn chỉ, mục đích của Quỹ, để quy định cụ thể, phù hợp).
Chương III
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
Điều 7. Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Ban Kiểm soát Quỹ.
3. Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn.
4. Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh và các đơn vị trực thuộc (nếu có).
Điều 8. Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan quản lý của Quỹ, nhân danh Quỹ để quyết
định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ; các thành viên phải có đủ năng
lực hành vi dân sự và không có án tích. Hội đồng quản lý Quỹ có tối thiểu 03
thành viên do sáng lập viên đề cử, trường hợp không có đề cử của sáng lập viên
thành lập Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý Quỹ
nhiệm kỳ tiếp theo và được …1... công nhận. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý Quỹ
không quá 05 năm. Hội đồng quản lý Quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các
thành viên.
2. Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ;
b) Quyết định các giải pháp phát triển Quỹ; thông qua hợp đồng vay, mua, bán
tài sản có giá trị từ … đồng Việt Nam trở lên;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng
quản lý Quỹ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quyết định thành lập
Ban Kiểm soát Quỹ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Quỹ
hoặc ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc Quỹ trong trường hợp Giám đốc
Quỹ là người do Quỹ thuê; quyết định người phụ trách công tác kế toán và người
quản lý khác quy định tại Điều lệ Quỹ;
d) Quyết định mức lương, chế độ, chính sách khác (nếu có) đối với Chủ tịch,
Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc, người phụ trách kế
toán Quỹ và người làm việc tại Quỹ theo quy định tại Điều lệ Quỹ và theo quy
định của pháp luật;
đ) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính
quỹ;
e) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Quỹ theo quy định của pháp luật và Điều
lệ Quỹ;
g) Quyết định thành lập pháp nhân trực thuộc Quỹ theo quy định của pháp luật;
thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện Quỹ theo quy định tại Điều 32 Nghị
định số 93/2019/NĐCP ;
h) Đổi tên; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ;
i) Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về Giấy phép thành lập và
công nhận Điều lệ Quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có Quyết định công nhận Quỹ đủ điều kiện
hoạt động và công nhận Hội đồng quản lý Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ có trách
nhiệm xây dựng, ban hành: quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính,
các định mức chi tiêu của Quỹ; quy định công tác khen thưởng, kỷ luật và giải
quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Quỹ; quy định về
thời gian làm việc, việc sử dụng lao động và sử dụng con dấu của Quỹ; quy định
cụ thể việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên
Hội đồng quản lý; quy định cụ thể việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám
đốc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với Giám đốc Quỹ và Quy chế làm việc
của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; các quy định trong nội bộ Quỹ phù
hợp với quy định của Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
l) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐCP
và Điều lệ Quỹ.
3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ triệu
tập và chủ trì. Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ ... một lần, có thể họp bất
thường theo yêu cầu của ... số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ. Cuộc họp của
Hội đồng quản lý Quỹ được coi là hợp lệ khi có ... số thành viên Hội đồng quản
lý Quỹ tham gia;
b) Mỗi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ có một phiếu biểu quyết. Trong trường
hợp số thành viên có mặt tại cuộc họp không đầy đủ, người chủ trì cuộc họp Hội
đồng quản lý Quỹ xin ý kiến bằng văn bản, ý kiến bằng văn bản của thành viên
vắng mặt có giá trị như ý kiến của thành viên có mặt tại cuộc họp;
c) Các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ được thông qua khi có … thành viên
Hội đồng quản lý Quỹ biểu quyết tán thành.
Điều 9. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
1. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam được Hội đồng quản lý
Quỹ bầu và là người đại diện theo pháp luật của Quỹ. Chủ tịch Hội đồng quản lý
Quỹ có thể kiêm Giám đốc Quỹ.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của
Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp
Hội đồng quản lý Quỹ hoặc để lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý
kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng
quản lý Quỹ;
đ) Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ ký các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐCP và
Điều lệ Quỹ.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ không quá 05 năm. Chủ tịch Hội
đồng quản lý Quỹ có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ kiêm Giám đốc Quỹ thì phải ghi rõ
trong các giấy tờ giao dịch của Quỹ.
5. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ủy quyền bằng văn
bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ Quỹ.
Điều 10. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
1. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bầu và có nhiệm
kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng quản
lý Quỹ điều hành các hoạt động của Quỹ theo sự phân công của Hội đồng quản lý
Quỹ và thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
Điều 11. Giám đốc Quỹ
(Căn cứ quy định tại Điều 28 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Điều 12. Phụ trách kế toán của Quỹ
(Căn cứ quy định tại Điều 29 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Điều 13. Ban Kiểm soát Quỹ
Căn cứ quy định tại Điều 30 Nghị định số 9 3/2019/NĐCP để quy định cụ thể.
Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.
Điều 14. Văn phòng và phòng, ban chuyên môn
Điều 15. Chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị trực thuộc (nếu có)
Căn cứ quy định tại Điều 32 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Quỹ có quyết định thành lập chi
nhánh hoặc văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
với trụ sở chính của Quỹ thì Quỹ gửi 01 bộ hồ sơ thông báo cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép thành lập Quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 18
Nghị định số 93/2019/NĐCP và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Quỹ đặt chi nhánh
hoặc văn phòng đại diện.
Chương IV
VẬN ĐỘNG QUYÊN GÓP, TIẾP NHẬN TÀI TRỢ, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ
Điều 16. Vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và nước ngoài
nhằm thực hiện mục đích hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy
định của pháp luật.
2. Các khoản vận động quyên góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và
ngoài nước cho Quỹ phải được nộp ngay vào Quỹ theo đúng quy định hiện hành của
Nhà nước, đồng thời công khai thông tin qua trang thông tin điện tử của tổ
chức (nếu có) để công chúng và các nhà tài trợ có điều kiện kiểm tra, giám
sát. Đối với khoản tài trợ có mục đích, mục tiêu phải thực hiện đúng theo yêu
cầu của nhà tài trợ.
3. Việc đóng góp hỗ trợ khắc phục khó khăn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, sự
cố nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân do Hội đồng
quản lý Quỹ quyết định đóng góp theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam.
Điều 17. Nguyên tắc vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
1. Việc vận động tài trợ, vận động quyên góp tiền, hiện vật, công sức của cá
nhân, tổ chức phải trên cơ sở tự nguyện với lòng hảo tâm, Quỹ không tự đặt ra
mức huy động đóng góp tối thiểu để buộc cá nhân, tổ chức thực hiện.
2. Việc quyên góp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ cá nhân, tổ
chức đóng góp cho Quỹ phải công khai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra,
kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ phải công khai, minh bạch,
bao gồm: mục đích vận động quyên góp, tài trợ; kết quả vận động quyên góp, tài
trợ; việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
4. Hình thức công khai bao gồm:
a) Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận quyên góp, tài trợ và nơi nhận cứu
trợ, trợ giúp;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định
của pháp luật.
Điều 18. Đối tượng, điều kiện nhận hỗ trợ, tài trợ
(Căn cứ Nghị định số 93/2019/NĐCP và tôn chỉ, mục đích của Quỹ để quy định
đối tượng cụ thể)
Chương V
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN, TÀI CHÍNH
Điều 19. Nguồn thu
(Căn cứ quy định tại Điều 35 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Điều 20. Sử dụng Quỹ
(Căn cứ quy định tại Điều 36 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Điều 21. Nội dung chi cho hoạt động quản lý Quỹ
(Căn cứ quy định tại Điều 37 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Điều 22. Quản lý tài chính, tài sản của Quỹ
(Căn cứ quy định tại Điều 38 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Điều 23. Xử lý tài sản của Quỹ khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ
có thời hạn hoạt động và giải thể Quỹ
(Căn cứ quy định tại Điều 42 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Chương VI
HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, ĐỔI TÊN;
ĐÌNH CHỈ CÓ THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI THỂ QUỸ
Điều 24. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ
1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ thực hiện theo quy định
của Bộ luật dân sự, Điều 39 Nghị định số 93/2019/NĐCP và các quy định pháp
luật khác có liên quan.
2. Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hợp nhất,
sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Đình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ
Việc đình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều
40 Nghị định số 93/2019/NĐCP .
Điều 26. Giải thể Quỹ
1. Việc giải thể Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số
93/2019/NĐCP .
2. Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giải thể
Quỹ theo quy định của pháp luật.
Chương VII
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 27. Khen thưởng
1. Tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động của Quỹ sẽ được Hội đồng
quản lý Quỹ khen thưởng hoặc được Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể hình thức, thủ tục, thẩm quyền, trình
tự xét khen thưởng trong nội bộ Quỹ.
Điều 28. Kỷ luật
1. Tổ chức thuộc Quỹ, những người làm việc tại Quỹ vi phạm quy định của Điều
lệ này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.
2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể hình thức, thủ tục, thẩm quyền trình
tự xem xét, quyết định kỷ luật trong nội bộ Quỹ.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ phải được ... thành viên Hội đồng quản lý
Quỹ thông qua và phải được …1... quyết định công nhận.
Điều 30. Hiệu lực thi hành
1. Điều lệ Quỹ ...2…có … Chương, ... Điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
được …1... công nhận.
2. Căn cứ các quy định pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện và Điều lệ Quỹ
đã được công nhận, Hội đồng quản lý Quỹ ...2... có trách nhiệm hướng dẫn và tổ
chức thực hiện Điều lệ này./.
Ghi chú:
() Căn cứ điều kiện cụ thể quỹ có thể bổ sung thêm số điều phù hợp quy định
của pháp luật.
1 Tên cơ quan ban hành quyết định và có thẩm quyền công nhận điều lệ quỹ.
2 Tên gọi của quỹ.
3 Căn cứ Điều 3 và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 93/2019/NĐCP và quy định của
pháp luật có liên quan để quy định cụ thể tôn chỉ, mục đích của quỹ cho phù
hợp.
4 Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của quỹ.
5 Toàn quốc hoặc liên tỉnh, trong tỉnh, huyện, xã.
6 Ghi rõ thông tin về sáng lập viên: trường hợp sáng lập viên là cá nhân (họ
và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số và nơi cấp CMND hoặc căn cước
công dân hoặc hộ chiếu; địa chỉ thường trú, nơi ở hiện nay), trường hợp sáng
lập viên là tổ chức (tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, giấy phép hoặc quyết
định thành lập và hoạt động; mã số doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có).
Mẫu 1.3 Điều lệ mẫu của quỹ từ thiện()
….. 1…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐIỀU LỆ (HOẶC ĐIỀU LỆ SỬA ĐỔI, BỐ SUNG) QUỸ …2…
(Được công nhận kèm theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của
...)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên gọi, biểu tượng, trụ sở
1. Tên gọi:
a) Tên tiếng Việt:
..........................................................................................
;
b) Tên tiếng nước ngoài (nếu có):
.................................................................;
c) Tên viết tắt (nếu
có):...................................................................................
2. Biểu tượng (logo) của Quỹ (nếu
có):...........................................................
3. Trụ sở: số nhà, đường, phố (nếu có)…, xã, phường …, huyện, quận …, tỉnh,
thành phố.
4. Số điện thoại: …, số Fax: …, Email: …, Website (nếu có): ……………
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
Quỹ …2… (sau đây gọi tắt là Quỹ) là Quỹ từ thiện hoạt động không vì mục tiêu
lợi nhuận, nhằm mục đích …3…
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Quỹ được hình thành từ nguồn tài sản đóng góp ban đầu của các sáng lập
viên và tăng trưởng tài sản của Quỹ trên cơ sở vận động tài trợ, vận động
quyên góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp
luật để thực hiện các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
2. Quỹ được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:
a) Thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận;
b) Tự nguyện, tự chủ, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật bằng tài sản của Quỹ;
c) Tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ được …1… công
nhận, chịu sự quản lý nhà nước của ...4... về ngành, lĩnh vực Quỹ hoạt động;
d) Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản
của Quỹ;
đ) Không phân chia tài sản của Quỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.
3. Quỹ có phạm vi hoạt động …5…
4. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản tại ngân hàng theo quy
định của pháp luật.
Điều 4. Sáng lập viên thành lập Quỹ …6…
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ; QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ
Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ
1. Sử dụng nguồn tài sản của Quỹ để hỗ trợ, tài trợ cho các đối tượng, các
chương trình, dự án phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp
luật.
2. Tiếp nhận và quản lý tài sản được tài trợ, viện trợ theo ủy quyền từ các
tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng
ủy quyền phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
3. Tiếp nhận tài sản từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ,
hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật để bảo tồn
và tăng trưởng tài sản của Quỹ.
Điều 6. Quyền hạn và nghĩa vụ
(Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định số 93/2019/NĐCP và tôn chỉ, mục đích
của Quỹ để quy định cụ thể, phù hợp)
Chương III
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
Điều 7. Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Ban Kiểm soát Quỹ.
3. Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn.
3. Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh và các đơn vị trực thuộc (nếu có).
Điều 8. Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan quản lý của Quỹ, nhân danh Quỹ để quyết
định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ; các thành viên phải có đủ năng
lực hành vi dân sự và không có án tích. Hội đồng quản lý Quỹ có tối thiểu 03
thành viên do sáng lập viên đề cử, trường hợp không có đề cử của sáng lập viên
thành lập Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý Quỹ
nhiệm kỳ tiếp theo và được …1... công nhận. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý Quỹ
không quá 05 năm. Hội đồng quản lý Quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các
thành viên.
2. Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ;
b) Quyết định các giải pháp phát triển Quỹ; thông qua hợp đồng vay, mua, bán
tài sản có giá trị từ …đồng Việt Nam trở lên;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng
quản lý Quỹ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quyết định thành lập
Ban Kiểm soát Quỹ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Quỹ
hoặc ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc Quỹ trong trường hợp Giám đốc
Quỹ là người do Quỹ thuê; quyết định người phụ trách công tác kế toán và người
quản lý khác quy định tại Điều lệ Quỹ;
d) Quyết định mức lương, chế độ, chính sách khác (nếu có) đối với Chủ tịch,
Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ, Giám đốc, người phụ trách kế
toán Quỹ và người làm việc tại Quỹ theo quy định tại Điều lệ Quỹ và theo quy
định của pháp luật;
đ) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính
Quỹ;
e) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Quỹ theo quy định của pháp luật và Điều
lệ Quỹ;
g) Quyết định thành lập pháp nhân trực thuộc Quỹ theo quy định của pháp luật;
thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện Quỹ theo quy định tại Điều 32 Nghị
định số 93/2019/NĐCP ;
h) Đổi tên; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ;
i) Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về Giấy phép thành lập và
công nhận Điều lệ Quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có Quyết định công nhận Quỹ đủ điều kiện
hoạt động và công nhận Hội đồng quản lý Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ có trách
nhiệm xây dựng, ban hành: quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính,
các định mức chi tiêu của Quỹ; quy định công tác khen thưởng, kỷ luật và giải
quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Quỹ; quy định về
thời gian làm việc, việc sử dụng lao động và sử dụng con dấu của Quỹ; quy định
cụ thể việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên
Hội đồng quản lý; quy định cụ thể việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám
đốc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với Giám đốc Quỹ và Quy chế làm việc
của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; các quy định trong nội bộ Quỹ phù
hợp với quy định của Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
l) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐCP
và Điều lệ Quỹ.
3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ triệu
tập và chủ trì. Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ ... một lần, có thể họp bất
thường theo yêu cầu của ... số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ. Cuộc họp của
Hội đồng quản lý Quỹ được coi là hợp lệ khi có ... số thành viên Hội đồng quản
lý Quỹ tham gia;
b) Mỗi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ có một phiếu biểu quyết. Trong trường
hợp số thành viên có mặt tại cuộc họp không đầy đủ, người chủ trì cuộc họp Hội
đồng quản lý Quỹ xin ý kiến bằng văn bản, ý kiến bằng văn bản của thành viên
vắng mặt có giá trị như ý kiến của thành viên có mặt tại cuộc họp;
c) Các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ được thông qua khi có … thành viên
Hội đồng quản lý Quỹ biểu quyết tán thành.
Điều 9. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
1. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là công dân Việt Nam được Hội đồng quản lý
Quỹ bầu và là người đại diện theo pháp luật của Quỹ. Chủ tịch Hội đồng quản lý
Quỹ có thể kiêm Giám đốc Quỹ.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của
Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp
Hội đồng quản lý Quỹ hoặc để lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý
kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng
quản lý Quỹ;
đ) Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ ký các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐCP và
Điều lệ Quỹ.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ không quá 05 năm. Chủ tịch Hội
đồng quản lý Quỹ có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ kiêm Giám đốc Quỹ thì phải ghi rõ
trong các giấy tờ giao dịch của Quỹ.
5. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ủy quyền bằng văn
bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ Quỹ.
Điều 10. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
1. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bầu và có nhiệm
kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng quản
lý Quỹ điều hành các hoạt động của Quỹ theo sự phân công của Hội đồng quản lý
Quỹ và thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
Điều 11. Giám đốc Quỹ
(Căn cứ quy định tại Điều 28 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Điều 12. Phụ trách kế toán của Quỹ
(Căn cứ quy định tại Điều 29 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Điều 13. Ban Kiểm soát Quỹ
Căn cứ quy định tại Điều 30 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể.
Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.
Điều 14. Văn phòng và phòng, ban chuyên môn
Điều 15. Chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị trực thuộc (nếu có)
Căn cứ quy định tại Điều 32 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Quỹ có quyết định thành lập chi
nhánh hoặc văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
với trụ sở chính của Quỹ thì Quỹ gửi 01 bộ hồ sơ thông báo cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép thành lập Quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 18
Nghị định số 93/2019/NĐCP và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Quỹ đặt chi nhánh
hoặc văn phòng đại diện.
Chương IV
VẬN ĐỘNG QUYÊN GÓP, TIẾP NHẬN TÀI TRỢ, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ
Điều 16. Vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và nước ngoài
nhằm thực hiện mục đích hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy
định của pháp luật.
2. Các khoản vận động quyên góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và
ngoài nước cho Quỹ phải được nộp ngay vào Quỹ theo đúng quy định hiện hành của
Nhà nước, đồng thời công khai thông tin qua trang thông tin điện tử của tổ
chức (nếu có) để công chúng và các nhà tài trợ có điều kiện kiểm tra, giám
sát.
3. Việc tổ chức vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục khó khăn chỉ thực hiện khi
xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và
tài sản của nhân dân. Hội đồng quản lý Quỹ quyết định tổ chức vận động đóng
góp và thực hiện hỗ trợ theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam hoặc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
4. Đối với khoản tài trợ, quyên góp, ủng hộ khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên
tai, cứu trợ khẩn cấp thực hiện chi đầy đủ 100% ngay sau khi nhận được tiền và
tài sản. Đối với những khoản tài trợ có mục đích, mục tiêu phải thực hiện đúng
theo yêu cầu của nhà tài trợ.
Điều 17. Nguyên tắc vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
1. Việc vận động tài trợ, vận động quyên góp tiền, hiện vật, công sức của cá
nhân, tổ chức phải trên cơ sở tự nguyện với lòng hảo tâm, Quỹ không tự đặt ra
mức huy động đóng góp tối thiểu để buộc cá nhân, tổ chức thực hiện.
2. Việc quyên góp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ cá nhân, tổ
chức đóng góp cho Quỹ phải công khai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra,
kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ phải công khai, minh bạch,
bao gồm: mục đích vận động quyên góp, tài trợ; kết quả vận động quyên góp, tài
trợ; việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
4. Hình thức công khai bao gồm:
a) Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận quyên góp, tài trợ và nơi nhận cứu
trợ, trợ giúp;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định
của pháp luật.
Điều 18. Đối tượng, điều kiện nhận hỗ trợ, tài trợ
(Căn cứ Nghị định số 93/2019/NĐCP và tôn chỉ, mục đích của Quỹ để quy định
đối tượng cụ thể)
Chương V
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN, TÀI CHÍNH
Điều 19. Nguồn thu
(Căn cứ quy định tại Điều 35 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Điều 20. Sử dụng Quỹ
(Căn cứ quy định tại Điều 36 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Điều 21. Nội dung chi cho hoạt động quản lý Quỹ
(Căn cứ quy định tại Điều 37 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Điều 22. Quản lý tài chính, tài sản của Quỹ
(Căn cứ quy định tại Điều 38 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Điều 23. Xử lý tài sản của Quỹ khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ
có thời hạn hoạt động và giải thể Quỹ
(Căn cứ quy định tại Điều 42 Nghị định số 93/2019/NĐCP để quy định cụ thể)
Chương VI
HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, ĐỔI TÊN;
ĐÌNH CHỈ CÓ THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI THỂ QUỸ
Điều 24. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ
1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ thực hiện theo quy định
của Bộ luật dân sự, Điều 39 Nghị định số 93/2019/NĐCP và các quy định pháp
luật khác có liên quan.
2. Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hợp nhất,
sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Đình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ
Việc đình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều
40 Nghị định số 93/2019/NĐCP .
Điều 26. Giải thể Quỹ
1. Việc giải thể Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số
93/2019/NĐCP.
2. Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giải thể
Quỹ theo quy định của pháp luật.
Chương VII
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 27. Khen thưởng
1. Tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động của Quỹ sẽ được Hội đồng
quản lý Quỹ khen thưởng hoặc được Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể hình thức, thủ tục thẩm quyền, trình
tự xét khen thưởng trong nội bộ Quỹ.
Điều 28. Kỷ luật
1. Tổ chức thuộc Quỹ, những người làm việc tại Quỹ vi phạm quy định của Điều
lệ này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.
2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể hình thức, thủ tục, thẩm quyền trình
tự xem xét, quyết định kỷ luật trong nội bộ Quỹ.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ phải được ... thành viên Hội đồng quản lý
Quỹ thông qua và phải được …1... quyết định công nhận mới có hiệu lực thi
hành.
Điều 30. Hiệu lực thi hành
1. Điều lệ Quỹ...2… có …. Chương, ... Điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
được …1... công nhận.
2. Căn cứ các quy định pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện và Điều lệ Quỹ
đã được công nhận, Hội đồng quản lý Quỹ ...2... có trách nhiệm hướng dẫn và tổ
chức thực hiện Điều lệ này./.
Ghi chú:
() Căn cứ điều kiện cụ thể quỹ có thể bổ sung thêm số điều phù hợp quy định
của pháp luật.
1 Tên cơ quan ban hành quyết định và có thẩm quyền công nhận điều lệ quỹ.
2 Tên gọi của quỹ.
3 Căn cứ Điều 3 và khoản 3 Điều 4 Nghị định số 93/2019/NĐCP và quy định của
pháp luật có liên quan để quy định cụ thể tôn chỉ, mục đích của quỹ cho phù
hợp.
4 Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của quỹ.
5 Toàn quốc hoặc liên tỉnh, trong tỉnh, huyện, xã.
6 Ghi rõ thông tin về sáng lập viên: trường hợp sáng lập viên là cá nhân (họ
và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số và nơi cấp CMND hoặc căn cước
công dân hoặc hộ chiếu; địa chỉ thường trú, nơi ở hiện nay), trường hợp sáng
lập viên là tổ chức (tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, giấy phép hoặc quyết
định thành lập và hoạt động; mã số doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có).
Mẫu 1.4 Cam kết tài sản đóng góp thành lập quỹ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
CAM KẾT
Tài sản đóng góp thành lập Quỹ ... 1…
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy định của
pháp luật có liên quan; Ban Sáng lập Quỹ ...1... cam kết số tiền và tài sản
được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam đóng góp thành lập Quỹ:
1. Tổng giá trị số tiền và tài sản là: ………………………………… đồng (bằng chữ:
………………………………………………..), cụ thể như sau:
…………………….. 2 ………………………………………………………
2. Tiền mặt dự kiến chuyển vào tài khoản của Quỹ sau khi thành lập
Số tiền:………………………………………………………………… đồng (bằng chữ: ………………………………………………………………….).
Ban Sáng lập Quỹ cam kết số tiền và tài sản đóng góp thành lập Quỹ thuộc quyền
sở hữu hợp pháp của …3…., không có tranh chấp và việc cam kết này là hoàn toàn
tự nguyện. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam kết
của Ban Sáng lập. Toàn bộ tài sản này sẽ được chuyển quyền sở hữu cho Quỹ
...1... ngay sau khi có Quyết định cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều
lệ Quỹ theo quy định của pháp luật./.
CÁC THÀNH VIÊN BAN SÁNG LẬP
(Chữ ký)
Họ và tên … 4… ngày … tháng … năm 20 …
TRƯỞNG BAN SÁNG LẬP
(Chữ ký)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên quỹ dự kiến thành lập.
2 Nêu cụ thể số tiền hoặc tài sản quy đổi ra tiền của từng sáng lập viên cam
kết đóng góp thành lập quỹ (trong đó số tiền đồng Việt Nam đảm bảo tối thiểu
50% tổng giá trị tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định tại điểm c khoản
1 Điều 14 Nghị định số 93/2019/NĐCP).
3 Các sáng lập viên thành lập quỹ hoặc công dân, tổ chức nước ngoài góp tài
sản với công dân tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ.
4 Địa danh.
Kèm theo các văn bản chứng minh tài sản đóng góp thành lập quỹ: giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản đóng góp của sáng lập viên, bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của sáng lập viên tại thời điểm gửi hồ sơ thành lập quỹ (trong trường hợp đóng góp bằng tiền mặt).
Mẫu 1.5 Biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Bầu các chức danh Ban sáng lập Quỹ
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; chúng tôi tiến
hành tổ chức họp bầu các chức danh Ban sáng lập Quỹ…1 …, cụ thể như sau:
Thời gian bắt đầu:
……………………………………………………………………………...
Địa điểm:
……………………………………………………………………………...
Thành phần tham dự:
……………………………………………………………………………...
Chủ trì (chủ tọa):
……………………………………………………………………………...
Thư ký (người ghi biên bản):
……………………………………………………………………………...
Nội dung (ghi theo diễn biến của cuộc họp)
…………………………………………2 ……………………………….....
Cuộc họp kết thúc vào…..giờ ….., ngày …..tháng …..năm …./.
THƯ KÝ
(Chữ ký)
Họ và tên CHỦ TỌA
(Chữ ký)
Họ và tên
Nơi nhận:
........... ;
Lưu: VT, Hồ sơ.
Ghi chú:
1 Tên quỹ dự kiến đề nghị thành lập.
2 Nêu cụ thể tiến trình bầu các chức danh Trưởng ban, Phó trưởng ban và ủy
viên của Ban sáng lập quỹ (hình thức biểu quyết, kết quả bầu) và danh sách các
chức danh Ban sáng lập quỹ.
Mẫu 1. 6 Văn bản đề nghị gia hạn thời gian chuyển quyền sở hữu tài sản
đóng góp thành lập quỹ
…….1…….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …./….. V/v đề nghị gia hạn thời gian chuyển quyền sở hữu tài sản đóng góp thành lập Quỹ … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
Kính gửi: …3…
Ngày ... tháng ... năm …, ... 3.. đã có Quyết định cấp Giấy phép thành lập và
công nhận Điều lệ Quỹ...1...,
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tài sản đóng góp
thành lập Quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho Quỹ trong thời hạn 45 (bốn
mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày Quỹ được cấp Giấy phép thành lập và công
nhận Điều lệ.
Tuy nhiên, ………………………………………….. 4 …………………….
Vì các lý do khách quan nêu trên, chúng tôi đề nghị …3… xem xét, cho phép gia
hạn thời gian thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản đóng góp thành lập
Quỹ đến …5...
Thông tin khi cần liên hệ:
Họ và tên:
.......................................................................................................
Địa chỉ liên lạc:
..............................................................................................
Số điện thoại:
..................................................................................................
Nơi nhận:
Như trên;
……….;
Lưu: ….. TM. BAN SÁNG LẬP
TRƯỞNG BAN
(Chữ ký)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên quỹ đề nghị.
2 Địa danh.
3 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
4 Nêu cụ thể lý do khách quan dẫn đến việc chưa thực hiện chuyển quyền sở hữu
tài sản.
5 Ghi rõ ngày, tháng, năm; tối đa không được quá thời hạn quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 19 Nghị định số 93/2019/NĐCP .
Mẫu 1. 7 Đơn đề nghị thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ
(sửa đổi, bổ sung) quỹ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Thay đổi Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung)
Quỹ...1...
Kính gửi: …2…
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy định của
pháp luật có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ ...1… đề nghị ...2... xem xét,
quyết định việc thay đổi Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ
sung) của Quỹ như sau:
1. Một số thông tin cơ bản về Quỹ
.........................................................................................................................
2. Lý do đề nghị thay đổi
.........................................................................................................................
3. Những nội dung thay đổi
.........................................................................................................................
4. Hồ sơ gửi kèm theo đơn này, gồm:
…………………………………………………. 3 …………………………
5. Các tài liệu có liên quan (nếu có)
Thông tin khi cần liên hệ:……………………………………………………
Họ và tên: …………………………………………………………………...
Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………..
Số điện thoại:……………………………………………………..................
Nơi nhận:
Như trên;
……….;
Lưu: ….. … 4…, ngày … tháng … năm 20…
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên quỹ theo quyết định cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.
2 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
3 Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 93/2019/NĐCP .
4 Địa danh.
Mẫu 1.8 Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ trên cơ
sở mở rộng phạm vi hoạt động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ trên cơ sở mở rộng phạm vi hoạt
động của Quỹ … 1…
Kính gửi: …2…
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy định của
pháp luật có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ ...1... đề nghị ...2... xem xét,
quyết định cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ trên cơ sở mở rộng
phạm vi hoạt động của Quỹ như sau:
1. Một số thông tin cơ bản về Quỹ
.........................................................................................................................
2. Lý do xin mở rộng phạm vi hoạt động
.....................................................................
3.................................................
3. Hồ sơ gửi kèm theo đơn này, gồm:
…………………………………………………. 4 …………………………
4. Các tài liệu có liên quan (nếu có)
Thông tin khi cần liên hệ: …………………………………………………..
Họ và tên: …………………………………………………………………...
Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………………………………………………….
Nơi nhận:
Như trên;
……….;
Lưu: ….. … 5…, ngày … tháng … năm 20…
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên quỹ đề nghị được mở rộng phạm vi hoạt động.
2 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép quỹ mở rộng phạm vi hoạt động.
3 Nêu rõ lý do và cụ thể nội dung mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ.
4 Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 93/2019/NĐCP
.
5 Địa danh.
Mẫu 1.9 Thông báo thành lập của chi nhánh (hoặc văn phòng đại diện) của
quỹ
…….1…….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …./….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
THÔNG BÁO
Thành lập của chi nhánh (hoặc văn phòng đại diện) của Quỹ …. 1
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy định của
pháp luật có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ …1… xin thông báo việc thành lập
và hoạt động của chi nhánh (hoặc văn phòng đại diện) của Quỹ tại …3… như sau:
1. Các thông tin về Quỹ
Tên Quỹ:
.......................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính của
Quỹ:.......................................................................
Tôn chỉ, mục đích của
Quỹ:..........................................................................
Lĩnh vực hoạt động chính của Quỹ:
.............................................................
Phạm vi hoạt động của
Quỹ:........................................................................
2. Thông tin về chi nhánh (hoặc văn phòng đại diện) của Quỹ
Tên gọi chi nhánh (hoặc văn phòng đại
diện):.............................................
Địa chỉ chi nhánh (hoặc văn phòng đại
diện):..............................................
Phạm vi hoạt động của chi nhánh (hoặc văn phòng đại
diện):.....................
3. Thông tin về người đứng đầu chi nhánh (hoặc văn phòng đại diện)
Họ và
tên:....................................................................................................
Địa chỉ thường
trú:......................................................................................
Số Giấy CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ
chiếu:..........................
Nơi cấp......................................................., ngày...
tháng... năm ................
4. Hồ sơ gửi kèm theo thông báo này, gồm:
………..………………………………………………..4………………………
Nơi nhận:
……….;
Lưu: ….. TM. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên quỹ theo quyết định cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.
2 Địa danh.
3 Tên địa phương nơi quỹ đặt chi nhánh (hoặc văn phòng đại diện).
4 Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số 93/2019/NĐCP
.
Mẫu 1.10 Đơn đề nghị giải thể quỹ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Giải thể Quỹ...1...
Kính gửi: …2…
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy định của
pháp luật có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ ...1... đã có Nghị quyết về việc
giải thể Quỹ.
1. Một số thông tin cơ bản về Quỹ
.......................................................................................................................
2. Lý do Quỹ xin tự giải thể
.........................................................................................................................
3. Hồ sơ gửi kèm theo đơn này, gồm:
……………………………………………………….3……………………..
4. Các tài liệu có liên quan (nếu có)
Thông tin khi cần liên hệ:
Họ và
tên:........................................................................................................
Địa chỉ liên lạc:
...............................................................................................
Số điện thoại:
..................................................................................................
Hội đồng quản lý Quỹ …1… đề nghị …2…. xem xét, quyết định giải thể Quỹ theo
quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
Như trên;
……….;
Lưu: ….. … 4…, ngày … tháng … năm 20…
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên quỹ đề nghị.
2 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
3 Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định số 93/2019/NĐCP
(tại điểm c “Trưởng Ban Kiểm tra” được xác định là “Trưởng Ban Kiểm soát”) .
4 Địa danh.
Mẫu 1.11 Đơn đề nghị đổi tên quỹ và công nhận Điều lệ quỹ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Đổi tên Quỹ … 1… thành Quỹ …2…
và công nhận Điều lệ Quỹ....2.....
Kính gửi: …3…
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy định của
pháp luật có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ ...1... đã có Nghị quyết về việc
đổi tên Quỹ...1... thành Quỹ ...2...
1. Một số thông tin cơ bản về Quỹ
.........................................................................................................................
2. Lý do đổi tên
.........................................................................................................................
3. Hồ sơ gửi kèm theo đơn này, gồm:
……………………………………………………. 4 ……………………….
4. Các tài liệu có liên quan (nếu có)
Thông tin khi cần liên hệ: …………………………………………………..
Họ và tên: …………………………………………………………………...
Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………………………………………………….
Hội đồng quản lý Quỹ …1… đề nghị …3… xem xét, quyết định cho phép đổi tên Quỹ
…1… thành Quỹ …2… và công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ …2…/.
Nơi nhận:
Như trên;
……….;
Lưu: ….. … 5…, ngày … tháng … năm 20…
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên quỹ đề nghị.
2 Tên quỹ sau khi đổi.
3 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
4 Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 39 Nghị định số
93/2019/NĐCP .
5 Địa danh.
Mẫu 1.12 Đơn đề nghị tách quỹ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Tách Quỹ …1… thành Quỹ …1… và Quỹ …2…
Kính gửi: …3….
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy định của
pháp luật có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ …1... đã có Nghị quyết về việc
tách Quỹ …1… thành Quỹ …1… và Quỹ …2…
1. Một số thông tin cơ bản về Quỹ
.........................................................................................................................
2. Lý do tách Quỹ
.........................................................................................................................
3. Hồ sơ gửi kèm theo đơn này, gồm:
………………………………………………………. 4 ……………………
4. Các tài liệu có liên quan (nếu có)
Thông tin khi cần liên hệ: …………………………………………………...
Họ và tên: …………………………………………………………………...
Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………...
Số điện thoại: ………………………………………………………………..
Hội đồng quản lý Quỹ …1… đề nghị …3… xem xét, quyết định cho phép tách Quỹ …1…
thành Quỹ …1… và Quỹ …2… và công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Quỹ …1…
và Điều lệ của Quỹ …2…/.
Nơi nhận:
Như trên;
……….;
Lưu: ….. … 5…, ngày … tháng … năm 20…
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên quỹ đề nghị.
2 Tên của quỹ được tách mới.
3 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
4 Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 93/2019/NĐCP
.
5 Địa danh.
Mẫu 1.13 Đơn đề nghị chia quỹ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Chia Quỹ …1… thành Quỹ ...2... và Quỹ …3…
Kính gửi: …4…
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm
2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy
định của pháp luật có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ …1... đã có Nghị quyết
về việc chia Quỹ …1… thành Quỹ …2… và Quỹ ...3...
1. Một số thông tin cơ bản về
Quỹ:.............................................................
2. Lý do chia
Quỹ:........................................................................................
3. Hồ sơ gửi kèm theo Đơn này, gồm:
……………………………………………………..5………………………
4. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có)
Thông tin khi cần liên hệ: …………………………………………………..
Họ và tên:
.......................................................................................................
Địa chỉ liên lạc:
..............................................................................................
Số điện thoại:
.................................................................................................
Hội đồng quản lý Quỹ …1… đề nghị …4… xem xét, quyết định cho phép chia Quỹ …1…
thành Quỹ …2… và Quỹ …3… và công nhận Điều lệ của Quỹ …2... và Quỹ …3…/.
Nơi nhận:
Như trên;
……….;
Lưu: ….. … 6…, ngày … tháng … năm 20…
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
…1…
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên quỹ đề nghị.
2 3 Tên quỹ mới sau khi chia.
4 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
5 Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 93/2019/NĐCP
.
6 Địa danh.
Mẫu 1.14 Đơn đề nghị hợp nhất quỹ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hợp nhất Quỹ … 1… và Quỹ …2… thành Quỹ …3…
Kính gửi: ...4…
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy định của
pháp luật có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ …1… và Quỹ …2… đã có Nghị quyết
về việc hợp nhất hai Quỹ thành Quỹ ...3...
1. Một số thông tin cơ bản về các Quỹ hợp nhất
.........................................................................................................................
2. Lý do hợp nhất
Quỹ:................................................................................
3. Hồ sơ gửi kèm theo Đơn này, gồm:
……………………………………………………………5…………………
4. Các tài liệu có liên quan (nếu có).
Thông tin khi cần liên hệ: …………………………………………………..
Họ và tên: …………………………………………………………………...
Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………………………………………………….
Chúng tôi xin đề nghị …4… xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Quỹ …1 và Quỹ
…2… thành Quỹ …3… và công nhận Điều lệ của Quỹ …3…/.
Nơi nhận: Như trên;
……….;
Lưu: ….. TM. HĐQL QUỸ … 1…
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Họ và tên … 6…, ngày … tháng … năm 20…
TM. HĐQL QUỸ… 2…
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
1 2 Các quỹ đề nghị hợp nhất.
3 Tên quỹ mới sau khi hợp nhất.
4 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
5 Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 93/2019/NĐCP
.
6 Địa danh.
Mẫu 1. 15 Đơn đề nghị sáp nhập quỹ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Sáp nhập Quỹ ... 1... vào Quỹ ...2...
Kính gửi: …3...
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy định của
pháp luật có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ …1… và Hội đồng quản lý Quỹ …2…
đã có Nghị quyết về việc sáp nhập Quỹ …1… vào Quỹ ...2... Hội đồng quản lý Quỹ
...2... xin báo cáo như sau:
1. Một số thông tin cơ bản về các Quỹ
a) Quỹ bị sáp nhập
.........................................................................................................................
b) Quỹ được sáp nhập
.........................................................................................................................
2. Lý do sáp nhập
.........................................................................................................................
3. Hồ sơ gửi kèm theo đơn này, gồm:
………………………………………………………………4………………
4. Các tài liệu có liên quan (nếu có)
Thông tin khi cần liên hệ: ………………………………………………….
Họ và tên: ………………………………………………………………….
Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………
Số điện thoại:……………………………………………………………….
Chúng tôi xin đề nghị …3… xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Quỹ …1… vào
Quỹ ...2... và công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Quỹ ...2... sau khi
sáp nhập./.
Nơi nhận: Như trên;
……….;
Lưu: ….. TM. HĐQL QUỸ … (1)…
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Họ và tên … 5…, ngày … tháng … năm 20…
TM. HĐQL QUỸ…(2)…
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Quỹ bị sáp nhập.
2 Quỹ được sáp nhập.
3 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
4 Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 93/2019/NĐCP
.
5 Địa danh.
Mẫu 16 Đơn đề nghị quỹ được hoạt động trở lại
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Quỹ … 1… được hoạt động trở lại
Kính gửi: …2…
Ngày ... tháng ... năm …, …2… đã có Quyết định số ... ngày... về việc đình chỉ
hoạt động 06 tháng đối với Quỹ...1... Đến nay, Quỹ đã khắc phục được các sai
phạm dẫn đến Quỹ bị đình chỉ hoạt động. Căn cứ Nghị định số 93/2019/NĐ CP
ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội,
quỹ từ thiện và quy định của pháp luật có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ xin
báo cáo như sau:
1. Tóm tắt nội dung sai phạm và kết quả khắc phục các sai phạm của Quỹ
.........................................................................................................................
2. Hồ sơ gửi kèm theo đơn này gồm:
……………………………………………………………….………3..........
3. Các tài liệu kèm theo (nếu có)
Thông tin khi cần liên hệ: …………………………………………………...
Họ và tên: …………………………………………………………………...
Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………...
Số điện thoại: ………………………………………………………………..
Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị ...2... xem xét, quyết định cho phép Quỹ ...1…
được hoạt động trở lại./.
Nơi nhận:
Như trên;
……….;
Lưu: ….. … 4…, ngày … tháng … năm 20…
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
(Chức vụ, chữ ký)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên quỹ đề nghị.
2 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
3 Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định số 93/2019/NĐCP
.
4 Địa danh.
Mẫu 1.17 Báo cáo quỹ đã khắc phục sai phạm
……….1………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …./….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
BÁO CÁO
Quỹ … 1… đã khắc phục sai phạm
Ngày ... tháng ... năm …, …3… đã có Quyết định số …4… đình chỉ hoạt động 06
tháng đối với Quỹ …1… Đến nay, Quỹ đã khắc phục được các sai phạm. Căn cứ Nghị
định số 93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt
động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy định của pháp luật có liên quan; Hội
đồng quản lý Quỹ xin báo cáo như sau:
1. Nội dung sai phạm của Quỹ
.........................................................................................................................
2. Kết quả khắc phục sai phạm của Quỹ
.........................................................................................................................
Trên đây là nội dung báo cáo việc Quỹ đã khắc phục các sai phạm dẫn đến Quỹ bị
đình chỉ có thời hạn hoạt động./.
Nơi nhận:
Như trên;
……….;
Lưu: ….. TM. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
(Chức vụ, chữ ký)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên quỹ báo cáo.
2 Địa danh.
3 Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập.
4 Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành quyết định.
Mẫu 1.18 Báo cáo về tổ chức hoạt động của quỹ
…….1…….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …./….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…3…
BÁO CÁO
Về tổ chức và hoạt động năm ...
1. Những hoạt động của Quỹ
………………………………………………………4....................................
2. Về tổ chức của Quỹ
…………………………………………………………5……………………
3. Về tài sản, tài chính của Quỹ
a) Tài sản của Quỹ
…………………………………6....................................................................
b) Nguồn thu của Quỹ (đồng Việt Nam)
.........................................................................................................................
Kinh phí năm trước chuyển sang
.........................................................................................................................
Số thu phát sinh trong năm
........................................................................................................................
Trong đó:
+ Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước:
........
+ Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài:
........
+ Thu từ các nguồn khác
.........................................................................................................................
Tổng thu trong năm
.........................................................................................................................
c) Các nội dung chi của Quỹ (đồng Việt Nam)
Chi cho các hoạt động của Quỹ
.........................................................................................................................
Chi hoạt động quản lý Quỹ
.........................................................................................................................
Tổng chi trong năm
.........................................................................................................................
4. Kiến nghị, đề xuất (nếu có):
.........................................................................................................................
Nơi nhận:
……7….;
Lưu: ….. TM. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú
1 Tên quỹ báo cáo.
2 Địa danh.
3 Thời hạn quỹ báo cáo tổ chức, hoạt động và tài chính với Bộ Nội vụ, Bộ Tài
chính và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của quỹ trước
ngày 31/12 hàng năm.
4 Những hoạt động nổi bật của quỹ, việc chấp hành pháp luật và thực hiện điều
lệ quỹ.
5 Việc kiện toàn tổ chức của quỹ, số người làm việc tại quỹ; việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, những người giữ chức danh quản lý quỹ;
việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy chế hoạt động của quỹ; chi nhánh
hoặc văn phòng đại diện và pháp nhân trực thuộc quỹ (nếu có).
6 Trụ sở, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động của quỹ; tăng, giảm so
năm trước.
7 Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt
động của quỹ.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC MẪU VĂN BẢN ÁP DỤNG CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Thông tư số: /2020/TTBNV ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ)
Mẫu 2.1 Phiếu tiếp nhận hồ sơ
Mẫu 2.2 Quyết định cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
Mẫu 2.3 Quyết định cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ trên cơ
sở mở rộng phạm vi hoạt động
Mẫu 2.4 Quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành
viên Hội đồng quản lý quỹ
Mẫu 2.5 Quyết định công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ
Mẫu 2.6 Quyết định thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ
Mẫu 2.7 Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
Mẫu 2.8 Quyết định cho phép đổi tên và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung)
của quỹ
Mẫu 2.9 Quyết định công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của quỹ
Mẫu 2.10 Quyết định cho phép chia quỹ
Mẫu 1.11 Quyết định cho phép tách quỹ
Mẫu 2.12 Quyết định cho phép hợp nhất quỹ
Mẫu 2.13 Quyết định cho phép sáp nhập quỹ
Mẫu 2.14 Quyết định giải thể quỹ
Mẫu 2.15 Quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ
Mẫu 2.16 Quyết định cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có
thời hạn hoạt động
Mẫu 2.17 Báo cáo năm về tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ
thiện
Mẫu 2. 1 Phiếu tiếp nhận hồ sơ
…1… …2…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /….. … 3…, ngày … tháng …. năm 20…
PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ
Họ và tên:
......................................................................................................
Chức vụ, đơn vị công tác: …………………………………………………..
Đã tiếp nhận hồ sơ của Ông (bà):
..................................................................
Địa
chỉ:...........................................................................................................
Số điện thoại liên
hệ:......................................................................................
Về
việc:..........................................................................................................
Hồ sơ gồm: 4
1.......................................................................................................................
2. ........................................................
............................................................
3.......................................................................................................................
.........................................................................................................................
............................................................................................................................
./.
Nơi nhận:
……….;
Lưu: ….. NGƯỜI TIẾP NHẬN
(Ký tên, đóng dấu (nếu có))
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2 Tên cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ.
3 Địa danh.
4 Liệt kê đầy đủ các tài liệu có trong hồ sơ.
Mẫu 2. 2 Quyết định cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ … 3…
THẨM QUYỀN BAN HÀNH ( 4)
Căn cứ ………………………………
5...............................................................;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ……………………………………… 6.................................................. ;
Theo đề nghị của các sáng lập viên thành lập Quỹ … 3… và …7 ……………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ ...3... ban hành
kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quỹ ...3...được phép hoạt động sau khi được ...8... công nhận Quỹ
nhận đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, theo
Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
Quỹ chịu sự quản lý nhà nước của ...9... và ...10... liên quan về lĩnh vực Quỹ
hoạt động.
Quỹ …3… có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí,
phương tiện hoạt động.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Trưởng Ban Sáng lập Quỹ, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ...3...,
…7... và ...11... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
……….;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên gọi của quỹ.
4 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
5 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản;
6 Các văn bản pháp lý khác liên quan trực tiếp đến thẩm quyền cho phép thành
lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện: Thông tư hướng dẫn Nghị định số 93/2019/NĐCP ,
quyết định ủy quyền về việc cho phép thành lập quỹ (nếu có).
7 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
8 Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
9 Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận
điều lệ quỹ (đối với quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh)
hoặc cơ quan quản lý nhà nước tham mưu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
thành lập và công nhận điều lệ quỹ (đối với quỹ hoạt động trong phạm vi cấp
tỉnh, huyện, xã).
10 Các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép thành lập quỹ hoặc cơ quan quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép thành lập quỹ có liên quan đến lĩnh vực quỹ hoạt động.
11 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
Mẫu 2.3 Quyết định cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ trên
cơ sở mở rộng phạm vi hoạt động
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ…. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ … 3…
THẨM QUYỀN BAN HÀNH(5)
Căn cứ ………………………………………. 6.............................................;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ……………………………………… 7........................................... ;
Theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ … 3… và …8 …………………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ ...3... trên cơ
sở Quỹ...4… (đã được thành lập theo Quyết định…9…) ban hành kèm theo Quyết
định này.
Điều 2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu
lực, Quỹ ...4... chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ về Quỹ ...3...
và chấm dứt hoạt động, giao nộp con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo
quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Quỹ ...3... tiếp nhận toàn bộ tài sản và thực hiện quyền, nghĩa vụ do Quỹ
...4... chuyển giao.
Điều 3. Quỹ ...3... chỉ được phép hoạt động sau khi được ...5... công nhận
thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, theo Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
Quỹ chịu sự quản lý nhà nước của ...10... và ...11 ... liên quan về lĩnh vực
Quỹ hoạt động.
Quỹ …3… có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí,
phương tiện hoạt động.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ...3..., Quỹ ...4..., …8... và
...12... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 5;
……….;
Cơ quan đăng ký mẫu con dấu13;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công
nhận điều lệ trên cơ sở mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ …4….
4 Tên quỹ bị mở rộng phạm vi hoạt động và sẽ chấm dứt tồn tại khi quỹ …3… được
cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
5 Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Quyết định cấp giấy
phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ …3…
6 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
7 Các văn bản pháp lý khác liên quan trực tiếp đến thẩm quyền cho phép thành
lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện: Thông tư hướng dẫn Nghị định số 93/2019/NĐCP và
các văn bản khác (nếu có).
8 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
9 Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập và công nhận
điều lệ đối với quỹ ...4...
10 Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận
điều lệ quỹ (đối với quỹ mở rộng phạm vi hoạt động trong phạm vi toàn quốc
hoặc liên tỉnh) hoặc cơ quan quản lý nhà nước tham mưu cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ (đối với quỹ mở rộng phạm vi
hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh, huyện, xã).
11 Các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép thành lập quỹ hoặc cơ quan quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép thành lập quỹ có liên quan đến lĩnh vực quỹ hoạt động.
12 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
13 Tên cơ quan đăng ký mẫu con dấu (Nghị định số 99/2016/NĐCP ngày 01/7/2016
của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu).
Mẫu 2.4 Quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành
viên Hội đồng quản lý quỹ
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội
đồng quản lý Quỹ … 3…
THẨM QUYỀN BAN HÀNH 4
Căn cứ ………………………………………….. 5..............................................;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ………………………………
6............................................................ ;
Theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ … 3… và …7………………………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận Quỹ ...3... đủ điều kiện hoạt động.
Điều 2. Công nhận Hội đồng quản lý Quỹ …3… nhiệm kỳ …8… gồm các ông (bà)
có tên sau:
1. Ông (bà) ………………………….9……………………, ……..10....... ;
2 . .………………………………………………….,………………………
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ...3..., ...7..., …11… và các ông
(bà) có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
……….;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên quỹ.
4 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
5 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
6 Các văn bản pháp lý khác liên quan trực tiếp đến thẩm quyền cho phép thành
lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện: Thông tư hướng dẫn Nghị định số 93/2019/NĐCP ,
quyết định ủy quyền về việc cho phép thành lập quỹ (nếu có).
7 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
8 Số thứ tự và khoảng thời gian nhiệm kỳ, ví dụ: nhiệm kỳ I (2020 2025).
9 Họ và tên thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
10 Chức danh.
11 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
Mẫu 2.5 Quyết định công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ ()
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ … 3…
THẨM QUYỀN BAN HÀNH 4
Căn cứ ………………………………………….. 5...............................................;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ………………………………………… 6............................................... ;
Theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ … 3… và …7…………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận Hội đồng quản lý Quỹ …3… nhiệm kỳ …8… gồm các ông (bà)
có tên sau:
1. Ông (bà) ………………………….9……………………, ……..10........... ;
2 . .…………………………………………………………….,…………....;
………………………………………………………………………………
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ...3..., ...7..., …11… và các ông
(bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
……….;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên gọi của quỹ.
4 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
5 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
6 Các văn bản pháp lý khác liên quan trực tiếp đến thẩm quyền cho phép thành
lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện: Thông tư hướng dẫn Nghị định số 93/2019/NĐCP ,
quyết định ủy quyền về việc cho phép thành lập quỹ (nếu có).
7 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
8 Số thứ tự và khoảng thời gian nhiệm kỳ, ví dụ: nhiệm kỳ I (2020 2025).
9 Họ và tên thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
10 Chức danh.
11 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
Mẫu 2.6 Quyết định thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý Quỹ ...
3...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH 4
Căn cứ ………………………………………….. 5...............................................;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ………………………………………… 6............................................... ;
Theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ … 3… và …7………………………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý Quỹ …3…
nhiệm kỳ …8… gồm các ông (bà) có tên sau:
1. Ông (bà) ………………………….9……………, ………..10................... ;
2 . …………………………………………………………….,…………….;
.........................................................................................................................
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ...3..., ...7..., …11… và các ông
(bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
……….;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên gọi của quỹ.
4 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
5 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
6 Các văn bản pháp lý khác liên quan trực tiếp đến thẩm quyền cho phép thành
lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện: Thông tư hướng dẫn Nghị định số 93/2019/NĐCP ,
quyết định ủy quyền về việc cho phép thành lập quỹ (nếu có).
7 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
8 Số thứ tự và khoảng thời gian nhiệm kỳ, ví dụ: nhiệm kỳ I (2020 2025).
9 Họ và tên (trong trường hợp thay đổi thì ghi rõ họ và tên người được thay và
người bị thay, trong trường hợp bổ sung thì ghi rõ họ và tên người được bổ
sung).
10 Chức danh.
11 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
Mẫu 2.7 Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thu hồi Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ ... 3...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH 4
Căn cứ ………………………………………….. 5...............................................;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ………………………………………… 6............................................... ;
Theo đề nghị của …………………………...
7..............................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của ... về
việc cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ ..3... do .. 8...
Điều 2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu
lực, Quỹ ...3... có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con
dấu theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4....10..., ...7... và ...11... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
……….;
Cơ quan đăng ký mẫu con dấu9;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên gọi của quỹ.
4 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
5 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
6 Các văn bản pháp lý khác liên quan.
7 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
8 Lý do thu hồi (theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 93/2019/NĐCP).
9 Tên cơ quan đăng ký mẫu con dấu (Nghị định số 99/2016/NĐCP ngày 01/7/2016
của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu).
10 Tổ chức, cá nhân có liên quan.
11 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
Mẫu 2.8 Quyết định cho phép đổi tên và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ
sung) của quỹ
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cho phép đổi tên Quỹ … 3… thành Quỹ...4… và công nhận Điều lệ (sửa
đổi, bổ sung) Quỹ...4...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH 5
Căn cứ ……………………………………..
6.....................................................;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ………………………………………………. 7.......................................;
Theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ … 3… và …8………………………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép đổi tên Quỹ …3… thành Quỹ …4… và công nhận Điều lệ (sửa
đổi, bổ sung) Quỹ …4… ban hành kèm theo Quyết định này. Quỹ được phép hoạt
động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận thành viên Hội đồng
quản lý Quỹ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ...4..., …8… và .. …9… chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
……….;
Cơ quan đăng ký mẫu con dấu10;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên quỹ đề nghị đổi tên.
4 Tên quỹ sau khi đổi tên.
5 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
6 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
7 Các văn bản pháp luật khác liên quan.
8 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
9 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
10 Tên cơ quan đăng ký mẫu con dấu (Nghị định số 99/2016/NĐCP ngày 01/7/2016
của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu).
Mẫu 2.9 Quyết định công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của quỹ
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ … 3…
THẨM QUYỀN BAN HÀNH 4
Căn cứ ………………………………………….. 5...............................................;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ………………………………………… 6............................................... ;
Theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ … 3… và …7…………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) lần thứ …8... của Quỹ ...3...
ban hành kèm theo Quyết định này. Điều lệ này thay thế Điều lệ được công nhận
tại Quyết định số …9…
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ...3..., …7… và …10… chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
……….;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên quỹ.
4 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
5 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
6 Các văn bản pháp luật khác liên quan.
7 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
8 Ghi cụ thể số lần sửa đổi, bổ sung điều lệ của quỹ.
9 Ghi cụ thể số quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận điều
lệ quỹ.
10 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
Mẫu 2.10 Quyết định cho phép chia quỹ
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chia Quỹ ... 3... thành Quỹ …4... và Quỹ …5… và công nhận Điều lệ
Quỹ ...4... và Quỹ ...5…
THẨM QUYỀN BAN HÀNH 6
Căn cứ ………………………………………………. 7.........................................;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ................................................
8........................................................;
Theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ ... 3 ... và ...
9..................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép chia Quỹ …3… thành Quỹ …4… và Quỹ …5… và công nhận Điều
lệ Quỹ ...4... và Quỹ ...5... ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu
lực, Quỹ …3… có trách nhiệm chuyển giao tài sản, tài chính, tổ chức, nhân sự,
các quyền và nghĩa vụ cho Quỹ ...4... và Quỹ ...5...; đồng thời chấm dứt tồn
tại, hoạt động và giao nộp con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo quy
định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Điều 3. Quỹ ...4... và Quỹ …5… được phép hoạt động sau khi được ...10...
công nhận đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ,
theo Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
Quỹ ...4... và Quỹ …5… chịu sự quản lý nhà nước của …11… và …12… liên quan về
lĩnh vực Quỹ hoạt động.
Quỹ …4… và Quỹ …5… có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự đảm
bảo kinh phí, phương tiện hoạt động.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Hội đồng quản lý Quỹ …3…, Quỹ …4…, Quỹ …5…, …9… và …13… chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 5;
……….;
Cơ quan đăng ký mẫu con dấu14;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên quỹ đề nghị chia.
4 5 Tên quỹ chia mới.
6 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
7 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
8 Các văn bản pháp lý khác liên quan trực tiếp đến thẩm quyền cho phép thành
lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện: Thông tư hướng dẫn Nghị định số 93/2019/NĐCP ,
quyết định ủy quyền về việc cho phép thành lập quỹ (nếu có).
9 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
10 Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
11 Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận
điều lệ quỹ (đối với quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh)
hoặc cơ quan quản lý nhà nước tham mưu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
thành lập và công nhận điều lệ quỹ (đối với quỹ hoạt động trong phạm vi cấp
tỉnh, huyện, xã).
12 Các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép thành lập quỹ hoặc cơ quan quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép thành lập quỹ có liên quan đến lĩnh vực quỹ hoạt động.
13 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
14 Tên cơ quan đăng ký mẫu con dấu (Nghị định số 99/2016/NĐCP ngày 01/7/2016
của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu).
Mẫu 2.11 Quyết định cho phép tách quỹ
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tách Quỹ ... 3... thành Quỹ ...3... và Quỹ ...4... và công nhận Điều
lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ ...3... và Điều lệ Quỹ ...4...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH 5
Căn cứ …………………………………………… 6.............................................;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ……………………………………………. 7............................................;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ... 3... và
...8.......................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép tách Quỹ ...3... thành Quỹ ...3... và Quỹ
.......4.....................
Điều 2. Công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ ...3... và Điều lệ Quỹ
...4... ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu
lực, Quỹ ...3... có trách nhiệm chuyển giao một phần tài sản, tài chính, tổ
chức, nhân sự, quyền và nghĩa vụ cho Quỹ ...4...
Điều 4. Quỹ ...4... được phép hoạt động sau khi được ...9... công nhận đủ
điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, theo Điều lệ
Quỹ và quy định của pháp luật.
Quỹ chịu sự quản lý nhà nước của ...10... và ...11... liên quan về lĩnh vực
Quỹ hoạt động.
Quỹ ...4... có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh
phí, phương tiện hoạt động.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 6. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ...3... và Quỹ ...4..., ...8... và
...12... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 6;
……….;
Cơ quan đăng ký mẫu con dấu13;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên quỹ đề nghị tách.
4 Tên quỹ tách mới.
5 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
6 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
7 Các văn bản pháp lý khác liên quan trực tiếp đến thẩm quyền cho phép thành
lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện: Thông tư hướng dẫn Nghị định số 93/2019/NĐCP ,
quyết định ủy quyền về việc cho phép thành lập quỹ (nếu có).
8 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
9 Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
10 Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận
điều lệ quỹ (đối với quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh)
hoặc cơ quan quản lý nhà nước tham mưu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
thành lập và công nhận điều lệ quỹ (đối với quỹ hoạt động trong phạm vi cấp
tỉnh, huyện, xã).
11 Các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép thành lập quỹ hoặc cơ quan quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép thành lập quỹ có liên quan đến lĩnh vực quỹ hoạt động.
12 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
13 Tên cơ quan đăng ký mẫu con dấu (Nghị định số 99/2016/NĐCP ngày 01/7/2016
của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu).
Mẫu 2.12 Quyết định cho phép hợp nhất quỹ
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc hợp nhất Quỹ … 3... và Quỹ …4... thành Quỹ …5... và công nhận Điều
lệ Quỹ …5...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH 6
Căn cứ …………………………………………… 7............................................ ;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ …………………………………………… 8........................................;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ …(3)..., Chủ tịch Hội đồng
quản lý Quỹ …4... và
…9.........................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép hợp nhất Quỹ …3... và Quỹ ...4...thành Quỹ …5... và công
nhận Điều lệ Quỹ ...5.... ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu
lực, Quỹ …3... và Quỹ …4... có trách nhiệm chuyển giao tài sản, tài chính, tổ
chức, nhân sự, các quyền và nghĩa vụ cho Quỹ ...5...; đồng thời chấm dứt tồn
tại, hoạt động và giao nộp con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo quy
định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Điều 3. Quỹ …5... được phép hoạt động sau khi được …10... công nhận đủ
điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, theo Điều lệ
Quỹ và quy định của pháp luật. Quỹ chịu sự quản lý nhà nước của …11... và
…12... liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động.
Quỹ …5... có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh
phí, phương tiện hoạt động.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ …3..., Quỹ …4..., Quỹ …5..., …9....
và …13... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 5;
……….;
Cơ quan đăng ký mẫu con dấu14;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 4 Tên quỹ đề nghị hợp nhất.
5 Tên quỹ mới sau khi hợp nhất.
6 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
7 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
8 Các văn bản pháp lý khác liên quan trực tiếp đến thẩm quyền cho phép thành
lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện: Thông tư hướng dẫn Nghị định số 93/2019/NĐCP ,
quyết định ủy quyền về việc cho phép thành lập quỹ (nếu có).
9 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
10 Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
11 Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận
điều lệ quỹ (đối với quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh)
hoặc cơ quan quản lý nhà nước tham mưu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
thành lập và công nhận điều lệ quỹ (đối với quỹ hoạt động trong phạm vi cấp
tỉnh, huyện, xã).
12 Các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép thành lập quỹ hoặc cơ quan quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép thành lập quỹ có liên quan đến lĩnh vực quỹ hoạt động.
13 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
14 Tên cơ quan đăng ký mẫu con dấu (Nghị định số 99/2016/NĐCP ngày 01/7/2016
của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu).
Mẫu 2.13 Quyết định cho phép sáp nhập quỹ
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. …(2)…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc sáp nhập Quỹ ... 3... vào Quỹ ...4... và công nhận Điều lệ (sửa đổi,
bổ sung) Quỹ ...4...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH 5
Căn cứ ……………………………………………. 6...........................................;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ……………………………………………. 7..........................................;
Theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ ... 3..., Hội đồng quản lý Quỹ ...4...
và ...8………………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép sáp nhập Quỹ ...3... vào Quỹ ...4... và công nhận Điều lệ
(sửa đổi, bổ sung) Quỹ ...4... ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu
lực, Quỹ ...3... có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ tài sản, tài chính, tổ
chức, nhân sự, các quyền và nghĩa vụ cho Quỹ ...4...; đồng thời chấm dứt tồn
tại, hoạt động và giao nộp con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo quy
định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ...3..., Quỹ ...4..., ...8... và
...9.... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
……….;
Cơ quan đăng ký mẫu con dấu10;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên quỹ sáp nhập.
4 Tên quỹ nhận sáp nhập.
5 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
6 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
7 Các văn bản pháp lý khác liên quan trực tiếp đến thẩm quyền cho phép thành
lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện: Thông tư hướng dẫn Nghị định số 93/2019/NĐCP ,
quyết định ủy quyền về việc cho phép thành lập quỹ (nếu có).
8 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
9 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
10 Tên cơ quan đăng ký mẫu con dấu (Nghị định số 99/2016/NĐCP ngày 01/7/2016
của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu).
Mẫu 2.14 Quyết định giải thể quỹ
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giải thể Quỹ … 3…
THẨM QUYỀN BAN HÀNH 4
Căn cứ …………………………………………….. 5......................................... ;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ……………………………………………. 6.......................................... ;
Theo đề nghị của ... 7...và …8……………………………………………………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giải thể và thu hồi Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ...
của ..... về việc cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ …………3…………
Điều 2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu
lực, Quỹ …3… có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu
theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và chấm dứt hoạt
động kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ …3…, ...8... và …9… chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
……….;
Cơ quan đăng ký mẫu con dấu10;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên quỹ giải thể.
4 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
5 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
6 Các văn bản pháp lý khác liên quan trực tiếp đến thẩm quyền cho phép thành
lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện: Thông tư hướng dẫn Nghị định số 93/2019/NĐCP ,
quyết định ủy quyền về việc cho phép thành lập quỹ (nếu có).
7 Trường hợp quỹ tự giải thể thì ghi theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản
lý quỹ đề nghị giải thể; trường hợp quỹ bị giải thể thì ghi theo kết luận của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận quỹ vi phạm pháp luật.
8 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
9 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
10 Tên cơ quan đăng ký mẫu con dấu (Nghị định số 99/2016/NĐCP ngày 01/7/2016
của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu).
Mẫu 2.15 Quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc đình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ … 3...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH 4
Căn cứ ……………………………………………. 5........................................... ;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ……………………………………………. 6........................................... ;
Theo đề nghị của ... 7... và
……….8..................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ ...3... trong thời hạn 06
tháng (từ ngày ... tháng ... năm ... đến hết ngày ... tháng ... năm ...).
Điều 2. Trong thời gian bị đình chỉ có thời hạn, Quỹ …3... không được tổ
chức các hoạt động vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ và thực hiện tài trợ.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, Quỹ
…3... có trách nhiệm giao nộp con dấu của Quỹ cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu
theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ …3..., …8... và …9... chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
……….;
Cơ quan đăng ký mẫu con dấu10;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên gọi của quỹ.
4 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
5 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
6 Các văn bản pháp lý khác liên quan.
7 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận quỹ vi phạm pháp luật.
8 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
9 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
10 Tên cơ quan đăng ký mẫu con dấu (Nghị định số 99/2016/NĐCP ngày 01/7/2016
của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu).
Mẫu 2.16 Quyết định cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có
thời hạn hoạt động
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cho phép Quỹ ... 3... hoạt động trở lại
THẨM QUYỀN BAN HÀNH 4
Căn cứ …………………………………………… 5............................................ ;
Căn cứ Nghị định số93/2019/NĐCP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ ……………………………………………. 6........................................... ;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ... 3... và
……………………....7...............................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép Quỹ ...3... được hoạt động trở lại kể từ ngày ... tháng
... năm ...
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ...3..., ...7... và …8... chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
……….;
Cơ quan đăng ký mẫu con dấu9;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
1 Tên cơ quan ban hành quyết định.
2 Địa danh.
3 Tên gọi của quỹ.
4 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
5 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
6 Các văn bản pháp lý khác liên quan.
7 Người đứng đầu cơ quan trình văn bản.
8 Chánh Văn phòng của cơ quan ban hành quyết định.
9 Tên cơ quan đăng ký mẫu con dấu (Nghị định số 99/2016/NĐCP ngày 01/7/2016
của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu).
Mẫu 2.17 Báo cáo năm về tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ
thiện ()
…1…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …./….. … 2…, ngày … tháng …. năm 20…3…
BÁO CÁO
Về tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện năm ...
I. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN
1. Về tổ chức
a) Tổng số quỹ trên địa bàn:
...........................................................................
Trong đó:
Quỹ có phạm vi hoạt động cấp tỉnh:
............................................................
Quỹ có phạm vi hoạt động cấp huyện:
.........................................................
Quỹ có phạm vi hoạt động cấp xã:
...............................................................
b) Số quỹ thành lập mới trong năm:
...............................................................
Trong đó:
Quỹ có phạm vi hoạt động cấp tỉnh:
............................................................
Quỹ có phạm vi hoạt động cấp huyện:
.........................................................
Quỹ có phạm vi hoạt động cấp xã:
...............................................................
c) Tổng số người làm việc tại quỹ:
.................................................................
Trong đó:
Quỹ có phạm vi hoạt động cấp tỉnh:
...........................................................
Quỹ có phạm vi hoạt động cấp huyện:
........................................................
Quỹ có phạm vi hoạt động cấp xã:
..............................................................
d) Tổng số quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh có chi nhánh hoặc văn
phòng đại diện đặt tại địa phương:
2. Về hoạt động
……………………………………………………..4..................................
3. Về tài chính
a) Nguồn thu của các quỹ (đồng Việt Nam)
Kinh phí năm trước chuyển sang:
...............................................................
Số thu phát sinh trong năm:
........................................................................
Trong đó:
+ Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước:
........
+ Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài:
........
+ Thu từ các nguồn khác:
...............................................................................
Tổng thu trong năm:
.....................................................................................
b) Các nội dung chi của quỹ (đồng Việt Nam)
Chi cho các hoạt động của quỹ:
...................................................................
Chi hoạt động quản lý quỹ:
..........................................................................
Tổng chi trong năm:
.....................................................................................
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN
(Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức báo cáo việc thực
hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 48 Nghị định số 93/2019/NĐCP).
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG; ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Những kết quả đạt được
.........................................................................................................................
2. Những tồn tại, hạn chế
.........................................................................................................................
3. Đề xuất, kiến nghị
.........................................................................................................................
Nơi nhận:
………..;
……….;
Lưu: ….. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
() Áp dụng cho UBND các cấp, Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ.
1 Tên cơ quan báo cáo.
2 Địa danh.
3 Thời hạn báo cáo: UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về tình hình
tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ ở địa phương trước ngày 15/01 của năm sau.
4 Nêu các hoạt động nổi bật, điển hình của các quỹ trong địa bàn quản lý.
| Thông tư 04/2020/TT-BNV | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-04-2020-TT-BNV-huong-dan-Nghi-dinh-93-2019-ND-CP-to-chuc-hoat-dong-cua-quy-xa-hoi-455136.aspx | {'official_number': ['04/2020/TT-BNV'], 'document_info': ['Thông tư 04/2020/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Nội vụ', ''], 'signer': ['Trần Anh Tuấn'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/10/2020', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,364 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 46/2019/QĐUBND Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BẢNG GIÁ ĐẤT GIAI ĐOẠN 2020 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI
NGUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
Căn cứ Nghị định số 96/2019/NĐCP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy
định về khung giá đất;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng,
điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2019/NQHĐND ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Khóa XIII, Kỳ họp thứ 10 thông qua Bảng giá đất giai đoạn 2020
2024 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Theo đề nghị của của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
784/TTrSTNMT ngày 13 tháng 12 năm 2019 về việc ban hành quy định về Bảng giá
đất giai đoạn 2020 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về Bảng giá đất giai đoạn
2020 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (có Phụ lục số 01 Bảng giá đất nông
nghiệp và các Phụ lục số 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10 Bảng giá đất ở kèm
theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Tài nguyên và
Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Giao thông
vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Thái
Nguyên; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Tiến
QUY ĐỊNH
VỀ BẢNG GIÁ ĐẤT GIAI ĐOẠN 2020 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 12 năm
2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định cụ thể về Bảng giá đất và việc thực hiện Bảng giá đất
giai đoạn 2020 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
Giá các loại đất quy định tại Quyết định này được sử dụng để làm căn cứ trong
các trường hợp sau đây:
a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia
đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang
đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá
nhân;
b) Tính thuế sử dụng đất;
c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
đ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử
dụng đất đai;
e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho
Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai.
b) Người sử dụng đất.
c) Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
Điều 3. Phân vùng trong Bảng giá đất
1. Vùng miền núi
Là các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định số
582/QĐTTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh
sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng
dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 2020.
2. Vùng trung du
Là các xã, phường, thị trấn còn lại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 4. Nguyên tắc khi xác định giá đất
Giá đất được xác định theo mục đích sử dụng hợp pháp tại thời điểm xác định
giá.
Điều 5. Tiêu chí xác định vị trí đất nông nghiệp
Căn cứ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, điều kiện kết cấu hạ tầng, các
lợi thế cho sản xuất, khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi sản xuất, giá đất được
xác định theo các vị trí tương ứng.
1. Vị trí 1: Là đất nông nghiệp thoả mãn một trong các điều kiện sau:
a) Đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được xác định là đất
ở;
b) Đất nông nghiệp nằm trong phạm vi địa giới hành chính phường, trong phạm vi
khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn đã được xác định ranh giới theo quy
hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
c) Đất nông nghiệp tính từ chỉ giới trục đường giao thông là quốc lộ, tỉnh lộ,
đường nối với quốc lộ, tỉnh lộ (đường nối cùng cấp đường tỉnh lộ), có chiều
sâu vào ≤ 500m hoặc đất nông nghiệp cách ranh giới ngoài cùng của chợ nông
thôn, khu dân cư, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ≤ 500m.
2. Vị trí 2: Là đất nông nghiệp thoả mãn một trong các điều kiện sau:
a) Đất nông nghiệp tiếp theo vị trí 1 nói trên + 500m;
b) Đất nông nghiệp tính từ chỉ giới trục đường giao thông liên huyện, liên xã
(không phải là tỉnh lộ, quốc lộ) có chiều sâu vào ≤ 500m, đường rộng ≥ 2,5m.
3. Vị trí 3: Là vị trí đất nông nghiệp không đủ các điều kiện là vị trí 2.
Điều 6. Tiêu chí xác định vị trí đất phi nông nghiệp
Căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các lợi thế cho sản xuất, kinh
doanh trong khu vực, giá đất được xác định theo các vị trí tương ứng.
1. Trường hợp thửa đất hoặc khu đất của một chủ sử dụng bám trục đường giao
thông tính từ chỉ giới trục đường giao thông vào ≤ 30m, thì toàn bộ thửa đất
được xác định là vị trí 1.
2. Trường hợp thửa đất hoặc khu đất của một chủ sử dụng bám trục đường giao
thông tính từ chỉ giới trục đường giao thông vào > 30m, thì giá đất được xác
định cho từng vị trí như sau:
a) Vị trí 1: Từ chỉ giới trục đường giao thông vào 30m, giá đất xác định bằng
giá đất bám trục đường giao thông theo quy định tại vị trí đó;
b) Vị trí 2: Tiếp theo vị trí 1 + 75m, giá đất xác định bằng 60% giá đất của
vị trí 1;
c) Vị trí 3: Tiếp theo vị trí 2 + 300m, giá đất xác định bằng 60% giá đất của
vị trí 2;
d) Vị trí 4: Tiếp theo vị trí 3 đến hết, giá đất xác định bằng 60% giá đất của
vị trí 3.
Mức giá đất vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4 xác định như trên, nhưng không được
thấp hơn mức tối thiểu quy định tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó.
3. Trường hợp thửa đất hoặc khu đất của một chủ sử dụng bám nhiều trục đường
giao thông (từ hai trục đường trở lên) thì giá đất được xác định theo trục
đường có mức giá cao nhất. Trường hợp có vị trí trùng hai mức giá thì xác định
theo mức giá cao hơn.
Điều 7. Xác định chỉ giới trục đường giao thông
Việc xác định chỉ giới trục đường giao thông (đường, phố, ngõ, ngách, nhánh)
có tên trong Bảng giá đất nêu tại Điều 5, Điều 6 Quy định này được áp dụng như
sau:
1. Đối với các trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mới thì chỉ
giới trục đường giao thông tính theo chỉ giới quy hoạch trục đường giao thông
được duyệt.
2. Các trường hợp còn lại, chỉ giới trục đường giao thông tính theo chỉ giới
hiện trạng.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 8. Giá đất nông nghiệp
1. Giá đất quy định trong Bảng giá đất được áp dụng theo đơn vị hành chính
cấp xã và được quy định chi tiết tại Phụ lục số 01 kèm theo.
2. Giá đất nông nghiệp trong khu dân cư thuộc địa giới hành chính xã, thị
trấn được tính bằng 1,1 lần so với mức giá vị trí 1 của cùng loại đất, cùng
vùng, cùng khu vực trong Bảng giá đất.
3. Đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng: Giá đất được tính bằng giá đất
rừng sản xuất cùng vị trí.
4. Giá đất sông ngòi, kênh rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục
đích nuôi trồng thủy sản được xác định bằng giá đất nuôi trồng thủy sản của
cùng khu vực, cùng vùng.
Điều 9. Giá đất ở
1. Giá đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn bám các trục đường giao thông
được thể hiện tại các Phụ lục số 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10 kèm theo.
Mức giá đất quy định tại các phụ lục được áp dụng đối với đất ở cùng thửa bám
trục đường giao thông, tính từ chỉ giới trục đường giao thông hiện tại vào
không quá 30m, có độ chênh lệch cao (hoặc thấp) hơn mặt đường hiện tại < 1,5m
{mặt bằng cốt đường hiện tại (cốt 00)}.
2. Giá đất ở quy định tại các trục phụ trong Bảng giá:
a) Giá đất ở tại trục phụ được xác định tính từ sau vị trí 1 của đường chính;
b) Giá đất ở thuộc đường nhánh của trục phụ được xác định từ sau vị trí 1 của
trục phụ;
c) Giá đất ở thuộc ngách của đường nhánh, được xác định từ sau vị trí 1 của
đường nhánh.
3. Trường hợp các ô đất, thửa đất ở bám các trục đường giao thông đã có trong
Bảng giá, nhưng mức giá đất ở chưa thể hiện hết toàn tuyến, thì những đoạn còn
lại cứ 250m tiếp theo được xác định như sau:
a) Trường hợp đoạn đường có cơ sở hạ tầng tương đương với đoạn đã có giá quy
định thì mức giá được xác định bằng 95% mức giá của đoạn đường tiếp giáp đã
quy định giá nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu quy định tại
xã, phường, thị trấn đó;
b) Trường hợp đoạn đường còn lại trên tuyến có cơ sở hạ tầng và đường nhỏ hơn
không quá 20% đoạn đường tiếp giáp đã quy định giá thì mức giá xác định bằng
85% mức giá đoạn đường tiếp giáp nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối
thiểu quy định tại xã, phường, thị trấn đó.
4. Trường hợp các ô đất, thửa đất ở bám các trục phụ chưa được nêu ở Bảng
giá thì giá đất ở được xác định giá như sau:
a) Trường hợp trục phụ có cơ sở hạ tầng và khả năng sinh lợi tương đương với
trục phụ gần nhất trong khu vực đã được quy định giá thì giá đất được xác định
bằng giá đất đã quy định tại trục phụ tương đương gần nhất đó;
b) Trường hợp trục phụ có cơ sở hạ tầng và khả năng sinh lợi kém trục phụ gần
nhất trong khu vực đã được quy định giá có đường nhỏ hơn không quá 20% trục
phụ gần nhất đã quy định giá thì giá đất được áp dụng tính bằng 85% mức giá
so với trục phụ đó nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu quy định
tại xã, phường, thị trấn đó;
c) Trường hợp trục phụ có cơ sở hạ tầng và khả năng sinh lợi kém trục phụ gần
nhất trong khu vực đã được quy định giá, có đường nhỏ hơn từ trên 20% đến 30%
trục phụ gần nhất đã quy định giá thì giá đất được áp dụng tính bằng 75% mức
giá so với trục phụ đó nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu quy
định tại xã, phường, thị trấn đó;
d) Trường hợp trục phụ có cơ sở hạ tầng và khả năng sinh lợi kém trục phụ gần
nhất trong khu vực đã được quy định giá có đường nhỏ hơn từ trên 30% đến 50%
trục phụ gần nhất đã quy định giá thì giá đất được áp dụng tính bằng 60% mức
giá so với trục phụ đó nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu quy
định tại xã, phường, thị trấn đó.
5. Các trường hợp ô đất, thửa đất ở bám các đường nhánh của trục phụ, vào
không quá 100m, giá đất được xác định như sau:
a) Đường có cơ sở hạ tầng tương đương trục phụ thì giá đất được tính bằng 95%
giá đất trục phụ;
b) Đường có cơ sở hạ tầng và khả năng sinh lợi kém trục phụ, đường nhỏ hơn
không quá 20% trục phụ thì giá đất được áp dụng tính bằng 85% mức giá đất của
trục phụ nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu quy định tại xã,
phường, thị trấn đó;
c) Đường có cơ sở hạ tầng và khả năng sinh lợi kém trục phụ, có đường nhỏ hơn
từ trên 20% đến 30% trục phụ thì giá đất được áp dụng tính bằng 75% mức giá
đất của trục phụ nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu quy định
tại xã, phường, thị trấn đó;
d) Đường có cơ sở hạ tầng và khả năng sinh lợi kém trục phụ, có đường nhỏ hơn
từ trên 30% đến 50% trục phụ thì giá đất được áp dụng tính bằng 60% mức giá
đất của trục phụ nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu quy định
tại xã, phường, thị trấn đó.
6. Các trường hợp ô đất, thửa đất bám các đường ngách của các nhánh trục phụ
vào không quá 100m, giá đất được xác định như cách xác định giá đất tại Khoản
5 Điều này so với giá đường nhánh của trục phụ nhưng không được thấp hơn mức
giá đất ở tối thiểu quy định tại xã, phường, thị trấn đó.
7. Đối với các thửa đất ở nằm bên kia đường sắt (bám theo đường sắt), đường
sắt song song giáp với đường bộ, thì giá đất xác định như sau:
a) Trường hợp vị trí đất ở giáp với lộ giới đường sắt, từ đường bộ vượt qua
đường sắt vào thẳng đất ở, giá đất được xác định bằng 70% giá đất ở bám trục
đường bộ theo quy định tại vị trí đó;
b) Trường hợp từ đường bộ vào đất ở phải đi theo đường gom, thì giá đất được
xác định theo từng vị trí cụ thể.
8. Đối với thửa đất ở phía sau đất nông nghiệp, tính từ chỉ giới trục đường
giao thông đến đất ở có chiều sâu vào không quá 30m, giá đất được xác định như
sau:
a) Trường hợp có đường vào ≥ 6m, mức giá tính bằng 70% giá đất ở bám trục
đường giao thông quy định tại vị trí đó;
b) Trường hợp có đường vào < 6m nhưng ≥ 3,5m, mức giá tính bằng 60% giá đất ở
bám trục đường giao thông quy định tại vị trí đó;
c) Trường hợp có đường vào < 3,5m, mức giá tính bằng 50% giá đất ở bám trục
đường giao thông quy định tại vị trí đó.
Trường hợp thửa đất ở phía sau đất nông nghiệp, tính từ chỉ giới trục đường
giao thông đến đất ở có cả diện tích trong phạm vi 30m và diện tích vượt quá
phạm vi 30m thì phần diện tích đất trong phạm vi 30m được xác định như trên,
phần diện tích đất vượt quá phạm vi 30m được xác định như quy định tại Khoản 2
Điều 6 Quy định này.
9. Trường hợp thửa đất liền kề với vị trí 1 của các trục đường giao thông đã
quy định trong Bảng giá nhưng không có đường vào, mức giá đất tính bằng 35%
giá đất tại vị trí của thửa đất mặt đường liền kề nhưng không được thấp hơn
giá đất ở tối thiểu quy định tại xã, phường, thị trấn đó.
10. Trường hợp đất ở có vị trí bám 2 trục đường giao thông:
a) Trường hợp 2 trục đường giao thông ≥ 3,5m, giá đất được tính hệ số bằng
1,1 lần so với giá đất tại vị trí trục đường có mức giá cao hơn;
b) Trường hợp có trục đường giao thông chính và 1 đường phụ > 2m nhưng <
3,5m, giá đất được tính hệ số bằng 1,05 lần so với giá đất tại vị trí trục
đường giao thông chính có mức giá cao hơn;
c) Trường hợp ô đất, thửa đất bám trục đường giao thông và giáp một bên là đất
công cộng có không gian thoáng đãng, giá đất được tính hệ số bằng 1,1 lần so
với giá đất tại vị trí của trục đường giao thông đó.
Điều 10. Giá đất ở trong trường hợp có chênh lệch so với mặt đường
Giá đất quy định trên các trục đường giao thông được xác định theo mặt bằng
cốt đường hiện tại (cốt 00) làm chuẩn. Các vị trí đất có độ chênh lệch cao
(hoặc thấp) hơn mặt đường < 1,5m, giá đất xác định bằng 100% mức giá đất đã
được quy định tại vị trí đó. Trường hợp thửa đất có vị trí chênh lệch cao
(hoặc thấp) hơn mặt đường hiện tại từ 1,5m trở lên, mức giá được xác định như
sau:
1. Trường hợp thửa đất có vị trí chênh lệch cao hơn mặt đường hiện tại:
a) Cao hơn từ 1,5m đến < 3m, giảm giá 5% so với giá quy định tại vị trí, nhưng
mức giảm tối đa không quá 90.000 đồng/m2;
b) Cao hơn từ 3m đến < 4,5m, giảm giá 10% so với giá quy định tại vị trí,
nhưng mức giảm tối đa không quá 120.000 đồng/m2;
c) Cao hơn từ 4,5m trở lên, giảm giá 13% so với giá quy định tại vị trí, nhưng
mức giảm tối đa không quá 180.000 đồng/m2.
2. Trường hợp thửa đất có vị trí chênh lệch thấp hơn mặt đường:
a) Thấp hơn từ 1,5m đến < 3m, giảm giá 10% so với giá quy định tại vị trí,
nhưng mức giảm tối đa không quá 120.000 đồng/m2;
b) Thấp hơn từ 3m đến < 5,5m, giảm giá 15% so với giá quy định tại vị trí,
nhưng mức giảm tối đa không quá 200.000 đồng/m2;
c) Thấp hơn từ 5,5m trở lên, giảm giá 20% so với giá quy định tại vị trí,
nhưng mức giảm tối đa không quá 280.000 đồng/m2.
Điều 11. Giá đất ở trong trường hợp nằm ngoài các trục đường giao thông
Đối với đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn chưa được quy định chi tiết tại
Điểm 1 của các Phụ lục số 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10 và không áp dụng
được theo các quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 9 Quy định này
thì áp dụng theo loại đất ở tại đô thị, loại đất ở tại nông thôn nằm ngoài các
trục đường giao thông và không phân vị trí trong cùng thửa đất, cụ thể như
sau:
1. Loại 1: Các ô, thửa đất có vị trí thuận lợi nhất, có khả năng sinh lợi cao
nhất trong khu vực, thoả mãn một trong những điều kiện sau:
a) Bám đường giao thông là đường đất, đường cấp phối, có đường rộng ≥ 3,5m;
b) Bám đường giao thông là đường bê tông, đường nhựa, có mặt đường rộng ≥
2,5m;
c) Cách chợ; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trường học, khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, quốc lộ, tỉnh lộ không quá 200m, có đường vào ≥ 2m.
2. Loại 2: Các ô, thửa đất có vị trí, khả năng sinh lợi kém loại 1, thoả mãn
một trong những điều kiện sau:
a) Bám đường giao thông là đường đất, đường cấp phối, có đường rộng < 3,5m
nhưng ≥ 2,5m;
b) Bám đường giao thông là đường bê tông, đường nhựa, có (mặt) đường rộng <
2,5m, nhưng ≥ 2,0m;
c) Cách chợ; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trường học, khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, quốc lộ, tỉnh lộ không quá 200m, có đường vào < 2m;
d) Cách chợ; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; quốc lộ, tỉnh lộ qua 200m
đến 500m, có đường vào ≥ 2m;
đ) Cách đường liên xã, phường, thị trấn; đường liên thôn, liên xóm, liên tổ
không quá 200m, có đường vào ≥ 2m.
3. Loại 3: Các ô, thửa đất có vị trí, khả năng sinh lợi kém loại 2; thoả mãn
một trong những điều kiện sau:
a) Cách chợ; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; quốc lộ, tỉnh lộ qua 500m
đến 1.000m, có đường vào ≥ 2m;
b) Cách đường liên xã, phường, thị trấn; đường liên thôn, liên xóm, liên tổ
qua 200m đến 500m, có đường vào ≥ 2m.
4. Loại 4: Các ô, thửa đất có vị trí, khả năng sinh lợi kém loại 3, không đủ
các điều kiện trên.
Điều 12. Giá đất phi nông nghiệp không phải là đất ở
1. Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn, tại đô thị có thời hạn sử dụng 70
năm: Giá đất được tính bằng 70% giá đất ở tại vị trí đó.
2. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch
vụ tại nông thôn, tại đô thị có thời hạn sử dụng 70 năm: Giá đất được tính
bằng 70% giá đất ở tại vị trí đó.
3. Đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh và đất xây dựng
công trình sự nghiệp có thời hạn sử dụng 70 năm: Giá đất được tính bằng 70%
giá đất ở tại vị trí đó.
4. Đất trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp công lập của tổ chức
sự nghiệp chưa tự chủ tài chính; đất cơ sở tôn giáo, đất tín ngưỡng có thời
hạn sử dụng lâu dài: Giá đất được tính bằng giá đất ở tại vị trí đó.
5. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa có thời hạn sử dụng lâu dài: Giá đất được
tính bằng 70% giá đất ở tại vị trí đó.
6. Đất phi nông nghiệp khác có thời hạn sử dụng 70 năm: Giá đất được tính
bằng 70% giá đất ở tại vị trí đó.
7. Giá đất sông ngòi, kênh rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục
đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với
nuôi trồng khai thác thủy sản được xác định bằng giá đất phi nông nghiệp có
cùng mục đích sử dụng, cùng vị trí.
Điều 13. Giá đất chưa sử dụng
Đối với đất chưa sử dụng, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho
thuê đất để đưa vào sử dụng thì Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ phương pháp định
giá đất và giá đất của loại đất cùng mục đích sử dụng đã được giao đất, cho
thuê đất tại khu vực lân cận để quy định mức giá đất.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Tổ chức thực hiện
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Cục Thuế
tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ
chức thực hiện. Trong thời gian thực hiện Bảng giá đất, khi Chính phủ điều
chỉnh khung giá đất hoặc trong trường hợp có điều chỉnh địa giới hành chính
hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì tham mưu cho Ủy ban
nhân dân tỉnh điều chỉnh Bảng giá đất theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo
phòng Tài nguyên và Môi trường theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên địa
bàn, kịp thời báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Điều 15. Sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, Sở Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết
định./.
# PHỤ LỤC SỐ 01
# BẢNG GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP THỜI HẠN SỬ DỤNG 70 NĂM GIAI ĐOẠN 2020 2024 TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Kèm theo Quyết định số: 46/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Bảng giá đất trồng lúa
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3
1. Thành phố Thái Nguyên
Các phường: Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Trưng Vương, Đồng Quang, Quang Trung, Gia Sàng, Túc Duyên, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Cam Giá, Hương Sơn, Phú Xá, Quan Triều, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tích Lương, Trung Thành, Đồng Bẩm, Chùa Hang 120 117 114
Các xã: Quyết Thắng, Sơn Cẩm 90 87 84
Các xã: Cao Ngạn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Cương, Thịnh Đức, Linh Sơn, Huống Thượng, Đồng Liên 78 75 72
2. Thành phố Sông Công
Các phường: Lương Sơn, Thắng Lợi, Cải Đan, Mỏ Chè, Lương Châu, Bách Quang, Phố Cò 80 77 74
Các xã: Tân Quang, Bá Xuyên, Vinh Sơn 75 72 69
Xã Bình Sơn 70 67 64
3. Thị xã Phổ Yên
Các phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến 78 75 72
Các xã: Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Nam Tiến, Tân Hương, Tân Phú, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành 75 72 69
Phường Bắc Sơn 72 69 66
Các xã: Minh Đức, Phúc Thuận, Thành Công, Phúc Tân, Vạn Phái 70 67 64
4. Huyện Phú Bình
Thị trấn Hương Sơn 77 74 71
Các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương, Kha Sơn, Thanh Ninh, Lương Phú, Dương Thành, Bảo Lý, Đào Xá 75 72 69
Các xã: Tân Đức, Tân Khánh 70 67 64
Các xã: Bàn Đạt, Tân Hòa, Tân Kim, Tân Thành 65 62 59
5. Huyện Đồng Hỷ
Thị trấn Sông Cầu, thị trấn Trại Cau, xã Hóa Thượng 67 64 61
Các xã: Minh Lập, Hóa Trung 65 62 59
Các xã: Quang Sơn, Khe Mo, Nam Hòa, Hòa Bình 64 61 58
Các xã: Văn Lăng, Cây Thị, Hợp Tiến, Tân Lợi, Tân Long, Văn Hán 61 58 55
6. Huyện Đại Từ
Thị trấn Hùng Sơn 70 67 64
Thị trấn Quân Chu Các xã: Cù Vân, La Bằng, Hà Thượng 67 64 61
Các xã: Bản Ngoại, Phú Xuyên, Yên Lãng, Cát Nê, Mỹ Yên, Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phục Linh, Tân Linh, Vạn Thọ, Văn Yên, An Khánh, Bình Thuận, Tân Thái, Tiên Hội, Khôi Kỳ, Hoàng Nông, Ký Phú, Lục Ba, Quân Chu 64 61 58
Các xã: Đức Lương, Phúc Lương, Na Mao, Minh Tiến 61 58 55
7. Huyện Phú Lương
Thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên 70 67 64
Các xã: Cổ Lũng, Vô Tranh, Phấn Mễ 67 64 61
Các xã: Động Đạt, Tức Tranh, Yên Đổ, Ôn Lương 64 61 58
Các xã: Yên Ninh, Hợp Thành, Yên Lạc, Phủ Lý, Yên Trạch, Phú Đô 57 54 51
8. Huyện Võ Nhai
Thị trấn: Đình Cả 61 58 55
Các xã: Lâu Thượng, Phú Thượng, La Hiên, Tràng Xá, Dân Tiến 57 54 51
Các xã: Bình Long, Phương Giao, Liên Minh, Cúc Đường, Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn 52 49 46
9. Huyện Định Hóa
Thị trấn Chợ Chu 61 58 55
Các xã: Trung Hội, Tân Dương, Phúc Chu, Kim Phượng, Phú Tiến, Đồng Thịnh 57 54 51
Các xã: Trung Lương, Kim Sơn, Bảo Cường, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Thanh Định, Phượng Tiến, Tân Thịnh, Bình Thành, Linh Thông, Điềm Mặc, Phú Đình, Định Biên, Sơn Phú, Bảo Linh, Quy Kỳ, Lam Vỹ 52 49 46
2. Bảng giá đất trồng cây hàng năm khác
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3
1. Thành phố Thái Nguyên
Các phường: Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Trưng Vương, Đồng Quang, Quang Trung, Gia Sàng, Túc Duyên, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Cam Giá, Hương Sơn, Phú Xá, Quan Triều, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tích Lương, Trung Thành, Đồng Bẩm, Chùa Hang 120 117 114
Các xã: Quyết Thắng, Sơn Cẩm 90 87 84
Các xã: Cao Ngạn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Cương, Thịnh Đức, Linh Sơn, Huống Thượng, Đồng Liên 78 75 72
2. Thành phố Sông Công
Phường Lương Sơn 80 77 74
Các phường: Thắng Lợi, Cải Đan, Mỏ Chè, Lương Châu, Bách Quang, Phố Cò 78 75 72
Các xã: Tân Quang, Bá Xuyên, Vinh Sơn 69 66 63
Xã Bình Sơn 64 61 58
3. Thị xã Phổ Yên
Các phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến 72 69 66
Các xã: Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Nam Tiến, Tân Hương, Tân Phú, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành 69 66 63
Phường Bắc Sơn 66 63 60
Các xã: Minh Đức, Phúc Thuận, Thành Công, Phúc Tân, Vạn Phái 63 60 57
4. Huyện Phú Bình
Thị trấn Hương Sơn 71 68 65
Các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương, Kha Sơn, Thanh Ninh, Lương Phú, Dương Thành, Bảo Lý, Đào Xá 68 65 62
Các xã: Tân Đức, Tân Khánh 65 62 59
Các xã: Bàn Đạt, Tân Hòa, Tân Kim, Tân Thành 62 59 56
5. Huyện Đồng Hỷ
Thị trấn Sông Cầu, thị trấn Trại Cau, xã Hóa Thượng 58 55 52
Các xã: Minh Lập, Hóa Trung 56 53 50
Các xã: Quang Sơn, Khe Mo, Nam Hòa, Hòa Bình 54 51 48
Các xã: Văn Lăng, Cây Thị, Hợp Tiến, Tân Lợi, Tân Long, Văn Hán 52 49 46
6. Huyện Đại Từ
Thị trấn Hùng Sơn 61 58 55
Thị trấn Quân Chu Các xã: Cù Vân, La Bằng, Hà Thượng 58 55 52
Các xã: Bản Ngoại, Phú Xuyên, Yên Lãng, Cát Nê, Mỹ Yên, Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phục Linh, Tân Linh, Vạn Thọ, Văn Yên, An Khánh, Bình Thuận, Tân Thái, Tiên Hội, Khôi Kỳ, Hoàng Nông, Ký Phú, Lục Ba, Quân Chu 55 52 49
Các xã: Đức Lương, Phúc Lương, Na Mao, Minh Tiến 52 49 46
7. Huyện Phú Lương
Thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên 61 58 55
Các xã: Cổ Lũng, Vô Tranh, Phấn Mễ 58 55 52
Các xã: Động Đạt, Tức Tranh, Yên Đổ, Ôn Lương 55 52 49
Các xã: Yên Ninh, Hợp Thành, Yên Lạc, Phủ Lý, Yên Trạch, Phú Đô 50 47 44
8. Huyện Võ Nhai
Thị trấn Đình Cả 58 55 52
Các xã: Lâu Thượng, Phú Thượng, La Hiên, Tràng Xá, Dân Tiến 54 51 48
Các xã: Bình Long, Phương Giao, Liên Minh, Cúc Đường, Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn 44 41 38
9. Huyện Định Hóa
Thị trấn Chợ Chu 58 55 52
Các xã: Trung Hội, Tân Dương, Phúc Chu, Kim Phượng, Phú Tiến, Đồng Thịnh 54 51 48
Các xã: Trung Lương, Kim Sơn, Bảo Cường, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Thanh Định, Phượng Tiến, Tân Thịnh, Bình Thành, Linh Thông, Điềm Mặc, Phú Đình, Định Biên, Sơn Phú, Bảo Linh, Quy Kỳ, Lam Vỹ 44 41 38
3. Bảng giá đất trồng cây lâu năm
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3
1. Thành phố Thái Nguyên
Các phường: Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Trưng Vương, Đồng Quang, Quang Trung, Gia Sàng, Túc Duyên, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Cam Giá, Hương Sơn, Phú Xá, Quan Triều, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tích Lương, Trung Thành, Đồng Bẩm, Chùa Hang 108 105 102
Các xã: Quyết Thắng, Sơn Cẩm 84 81 78
Các xã: Cao Ngạn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Cương, Thịnh Đức, Linh Sơn, Huống Thượng, Đồng Liên 78 75 72
2. Thành phố Sông Công
Các phường: Lương Sơn, Thắng Lợi, Cải Đan, Mỏ Chè, Lương Châu, Bách Quang, Phố Cò 70 67 64
Các xã: Tân Quang, Bá Xuyên, Vinh Sơn 66 63 60
Xã Bình Sơn 61 58 55
3. Thị xã Phổ Yên
Các phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến 68 65 62
Các xã: Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Nam Tiến, Tân Hương, Tân Phú, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành 65 62 59
Phường Bắc Sơn 62 59 56
Các xã: Minh Đức, Phúc Thuận, Thành Công, Phúc Tân, Vạn Phái 59 56 53
4. Huyện Phú Bình
Thị trấn Hương Sơn 68 65 62
Các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương, Kha Sơn, Thanh Ninh, Lương Phú, Dương Thành, Bảo Lý, Đào Xá 65 62 59
Các xã: Tân Đức, Tân Khánh 62 59 56
Các xã: Bàn Đạt, Tân Hòa, Tân Kim, Tân Thành 59 56 53
5. Huyện Đồng Hỷ
Thị trấn Sông Cầu, thị trấn Trại Cau, xã Hóa Thượng 54 51 48
Các xã: Minh Lập, Hóa Trung 52 49 46
Các xã: Quang Sơn, Khe Mo, Nam Hòa, Hòa Bình 50 47 44
Các xã: Văn Hán, Văn Lăng, Cây Thị, Hợp Tiến, Tân Lợi, Tân Long 48 45 42
6. Huyện Đại Từ
Thị trấn Hùng Sơn 57 54 51
Thị trấn Quân Chu. Các xã: Cù Vân, La Bằng, Hà Thượng 54 51 48
Các xã: Bản Ngoại, Phú Xuyên, Yên Lãng, Cát Nê, Mỹ Yên, Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phục Linh, Tân Linh, Vạn Thọ, Văn Yên, An Khánh, Bình Thuận, Tân Thái, Tiên Hội, Khôi Kỳ, Hoàng Nông, Ký Phú, Lục Ba, Quân Chu 51 48 45
Các xã: Đức Lương, Phúc Lương, Na Mao, Minh Tiến 48 45 42
7. Huyện Phú Lương
Thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên 57 54 51
Các xã: Cổ Lũng, Vô Tranh, Phấn Mễ 54 51 48
Các xã: Động Đạt, Tức Tranh, Yên Đổ, Ôn Lương 51 48 45
Các xã: Yên Ninh, Hợp Thành, Yên Lạc, Phủ Lý, Yên Trạch, Phú Đô 48 45 42
8. Huyện Võ Nhai
Thị trấn Đình Cả 54 51 48
Các xã: Lâu Thượng, Phú Thượng, La Hiên, Tràng Xá, Dân Tiến 50 47 44
Các xã: Bình Long, Phương Giao, Liên Minh, Cúc Đường, Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn 46 43 40
9. Huyện Định Hóa
Thị trấn Chợ Chu 54 51 48
Các xã: Trung Hội, Tân Dương, Phúc Chu, Kim Phượng, Phú Tiến, Đồng Thịnh 50 47 44
Các xã: Trung Lương, Kim Sơn, Bảo Cường, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Thanh Định, Phượng Tiến, Tân Thịnh, Bình Thành, Linh Thông, Điềm Mặc, Phú Đình, Định Biên, Sơn Phú, Bảo Linh, Quy Kỳ, Lam Vỹ 46 43 40
4. Bảng giá đất rừng sản xuất
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3
1. Thành phố Thái Nguyên
Các phường: Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Trưng Vương, Đồng Quang, Quang Trung, Gia Sàng, Túc Duyên, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Cam Giá, Hương Sơn, Phú Xá, Quan Triều, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tích Lương, Trung Thành, Đồng Bẩm, Chùa Hang 39 36 33
Các xã: Quyết Thắng, Sơn Cẩm 32 29 26
Các xã: Cao Ngạn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Cương, Thịnh Đức, Linh Sơn, Huống Thượng, Đồng Liên 25 22 19
2. Thành phố Sông Công
Các phường: Lương Sơn, Thắng Lợi, Cải Đan, Mỏ Chè, Lương Châu, Bách Quang, Phố Cò 30 27 24
Các xã: Tân Quang, Bá Xuyên, Vinh Sơn 27 24 21
Xã Bình Sơn 22 19 16
3. Thị xã Phổ Yên
Các phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến 29 26 23
Các xã: Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Nam Tiến, Tân Hương, Tân Phú, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành 27 24 21
Phường Bắc Sơn 25 22 19
Các xã: Minh Đức, Phúc Thuận 22 19 16
Các xã: Thành Công, Phúc Tân, Vạn Phái 20 17 14
4. Huyện Phú Bình
Thị trấn Hương Sơn 28 25 22
Các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương, Kha Sơn, Thanh Ninh, Lương Phú, Dương Thành, Bảo Lý, Đào Xá 27 24 21
Các xã: Tân Đức, Tân Khánh 22 19 16
Các xã: Bàn Đạt, Tân Hòa, Tân Kim, Tân Thành 20 17 14
5. Huyện Đồng Hỷ
Thị trấn Sông Cầu, thị trấn Trại Cau, xã Hóa Thượng 20 17 14
Các xã: Minh Lập, Hóa Trung 17 14 11
Các xã: Quang Sơn, Khe Mo, Nam Hòa, Hòa Bình 14 12 10
Các xã: Văn Hán, Văn Lăng, Cây Thị, Hợp Tiến, Tân Lợi, Tân Long 12 10 9
6. Huyện Đại Từ
Thị trấn Hùng Sơn 25 22 19
Thị trấn Quân Chu 24 21 18
Các xã: Cù Vân, La Bằng, Hà Thượng 24 21 18
Các xã: Bản Ngoại, Phú Xuyên, Yên Lãng, Cát Nê, Mỹ Yên, Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phục Linh, Tân Linh, Vạn Thọ, Văn Yên, An Khánh, Bình Thuận, Tân Thái, Tiên Hội, Khôi Kỳ, Hoàng Nông, Ký Phú, Lục Ba, Quân Chu 22 19 16
Các xã: Đức Lương, Phúc Lương, Na Mao, Minh Tiến 18 15 12
7. Huyện Phú Lương
Thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên 23 20 17
Các xã: Cổ Lũng, Vô Tranh, Phấn Mễ 18 15 12
Các xã: Động Đạt, Tức Tranh, Yên Đổ, Ôn Lương 15 12 9
Các xã: Yên Ninh, Yên Lạc 12 10 6,5
Các xã: Hợp Thành, Phủ Lý, Yên Trạch, Phú Đô 12 10 9
8. Huyện Võ Nhai
Thị trấn Đình Cả 20 17 14
Các xã: Lâu Thượng, La Hiên, Tràng Xá, Dân Tiến 14 11 9
Các xã: Phú Thượng, Liên Minh, Cúc Đường, Thượng Nung, Vũ Chấn 12 10 8
Các xã: Bình Long, Phương Giao 12 10 7
Các xã: Thần Sa, Sảng Mộc, Nghinh Tường 12 10 6,5
9. Huyện Định Hóa
Thị trấn Chợ Chu 20 17 14
Các xã: Đồng Thịnh, Trung Hội, Tân Dương, Phúc Chu, Kim Phượng, Phú Tiến 14 11 9
Các xã: Trung Lương, Kim Sơn, Bảo Cường, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Thanh Định, Phượng Tiến 13 11 8
Các xã: Bình Thành, Điềm Mặc, Phú Đình, Định Biên, Sơn Phú 12 10 8
Các xã: Linh Thông, Tân Thịnh, Bảo Linh, Quy Kỳ, Lam Vỹ 12 10 6,5
5. Bảng giá đất nuôi trồng thủy sản
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3
1. Thành phố Thái Nguyên
Các phường: Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Trưng Vương, Đồng Quang, Quang Trung, Gia Sàng, Túc Duyên, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Cam Giá, Hương Sơn, Phú Xá, Quan Triều, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tích Lương, Trung Thành, Đồng Bẩm, Chùa Hang 84 81 78
Các xã: Quyết Thắng, Sơn Cẩm 70 67 64
Các xã: Cao Ngạn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Cương, Thịnh Đức, Linh Sơn, Huống Thượng, Đồng Liên 62 59 56
2. Thành phố Sông Công
Các phường: Lương Sơn, Thắng Lợi, Cải Đan, Mỏ Chè, Lương Châu, Bách Quang, Phố Cò 60 57 54
Các xã: Tân Quang, Bá Xuyên, Vinh Sơn 54 51 48
Xã Bình Sơn 50 47 44
3. Thị xã Phổ Yên
Các phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến 58 55 52
Các xã: Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Nam Tiến, Tân Hương, Tân Phú, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành 54 51 48
Phường Bắc Sơn 51 48 45
Các xã: Minh Đức, Phúc Thuận, Thành Công, Phúc Tân, Vạn Phái 49 46 43
4. Huyện Phú Bình
Thị trấn Hương Sơn 55 52 49
Các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương, Kha Sơn, Thanh Ninh, Lương Phú, Dương Thành, Bảo Lý, Đào Xá 52 49 46
Các xã: Tân Đức, Tân Khánh 49 46 43
Các xã: Bàn Đạt, Tân Hòa, Tân Kim, Tân Thành 46 43 40
5. Huyện Đồng Hỷ
Thị trấn Sông Cầu, thị trấn Trại Cau, xã Hóa Thượng 49 46 43
Các xã: Minh Lập, Hóa Trung 47 44 41
Các xã: Quang Sơn, Khe Mo, Nam Hòa, Hòa Bình 45 42 39
Các xã: Văn Hán, Văn Lăng, Cây Thị, Hợp Tiến, Tân Lợi, Tân Long 43 40 37
6. Huyện Đại Từ
Thị trấn Hùng Sơn 52 49 46
Thị trấn Quân Chu. Các xã: Cù Vân, La Bằng, Hà Thượng 49 46 43
Các xã: Bản Ngoại, Phú Xuyên, Yên Lãng, Cát Nê, Mỹ Yên, Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phục Linh, Tân Linh, Vạn Thọ, Văn Yên, An Khánh, Bình Thuận, Tân Thái, Tiên Hội, Khôi Kỳ, Hoàng Nông, Ký Phú, Lục Ba, Quân Chu 46 43 40
Các xã: Đức Lương, Phúc Lương, Na Mao, Minh Tiến 43 40 37
7. Huyện Phú Lương
Thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên 52 49 46
Các xã: Cổ Lũng, Vô Tranh, Phấn Mễ 49 46 43
Các xã: Động Đạt, Tức Tranh, Yên Đổ, Ôn Lương 46 43 40
Các xã: Yên Ninh, Hợp Thành, Yên Lạc, Phủ Lý, Yên Trạch, Phú Đô 43 40 37
8. Huyện Võ Nhai
Thị trấn Đình Cả 49 46 43
Các xã: Lâu Thượng, Phú Thượng, La Hiên, Tràng Xá 45 42 39
Các xã: Bình Long, Phương Giao, Liên Minh, Cúc Đường, Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn, Dân Tiến 41 38 35
9. Huyện Định Hóa
Thị trấn Chợ Chu 49 46 43
Các xã: Trung Hội, Tân Dương, Phúc Chu, Kim Phượng, Phú Tiến, Đồng Thịnh 45 42 39
Các xã: Trung Lương, Kim Sơn, Bảo Cường, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Thanh Định, Phượng Tiến, Tân Thịnh, Bình Thành, Linh Thông, Điềm Mặc, Phú Đình, Định Biên, Sơn Phú, Bảo Linh, Quy Kỳ, Lam Vỹ 41 38 35
6. Bảng giá đất nông nghiệp khác
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3
1. Thành phố Thái Nguyên
Các phường: Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Trưng Vương, Đồng Quang, Quang Trung, Gia Sàng, Túc Duyên, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Cam Giá, Hương Sơn, Phú Xá, Quan Triều, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tích Lương, Trung Thành, Đồng Bẩm, Chùa Hang 120 117 114
Các xã: Quyết Thắng, Sơn Cẩm 90 87 84
Các xã: Cao Ngạn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Cương, Thịnh Đức, Linh Sơn, Huống Thượng, Đồng Liên 78 75 72
2. Thành phố Sông Công
Phường Lương Sơn 80 77 74
Các phường: Thắng Lợi, Cải Đan, Mỏ Chè, Lương Châu, Bách Quang, Phố Cò 78 75 72
Các xã: Tân Quang, Bá Xuyên, Vinh Sơn 69 66 63
Xã Bình Sơn 64 61 58
3. Thị xã Phổ Yên
Các phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến 72 69 66
Các xã: Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Nam Tiến, Tân Hương, Tân Phú, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành 69 66 63
Phường Bắc Sơn 66 63 60
Các xã: Minh Đức, Phúc Thuận, Thành Công, Phúc Tân, Vạn Phái 63 60 57
4. Huyện Phú Bình
Thị trấn Hương Sơn 71 68 65
Các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương, Kha Sơn, Thanh Ninh, Lương Phú, Dương Thành, Bảo Lý, Đào Xá 68 65 62
Các xã: Tân Đức, Tân Khánh 65 62 59
Các xã: Bàn Đạt, Tân Hòa, Tân Kim, Tân Thành 62 59 56
5. Huyện Đồng Hỷ
Thị trấn Sông Cầu, thị trấn Trại Cau, xã Hóa Thượng 58 55 52
Các xã: Minh Lập, Hóa Trung 56 53 50
Các xã: Quang Sơn, Khe Mo, Nam Hòa, Hòa Bình 54 51 48
Các xã: Văn Lăng, Cây Thị, Hợp Tiến, Tân Lợi, Tân Long, Văn Hán 52 49 46
6. Huyện Đại Từ
Thị trấn Hùng Sơn 61 58 55
Thị trấn Quân Chu Các xã: Cù Vân, La Bằng, Hà Thượng 58 55 52
Các xã: Bản Ngoại, Phú Xuyên, Yên Lãng, Cát Nê, Mỹ Yên, Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phục Linh, Tân Linh, Vạn Thọ, Văn Yên, An Khánh, Bình Thuận, Tân Thái, Tiên Hội, Khôi Kỳ, Hoàng Nông, Ký Phú, Lục Ba, Quân Chu 55 52 49
Các xã: Đức Lương, Phúc Lương, Na Mao, Minh Tiến 52 49 46
7. Huyện Phú Lương
Thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên 61 58 55
Các xã: Cổ Lũng, Vô Tranh, Phấn Mễ 58 55 52
Các xã: Động Đạt, Tức Tranh, Yên Đổ, Ôn Lương 55 52 49
Các xã: Yên Ninh, Hợp Thành, Yên Lạc, Phủ Lý, Yên Trạch, Phú Đô 50 47 44
8. Huyện Võ Nhai
Thị trấn Đình Cả 58 55 52
Các xã: Lâu Thượng, Phú Thượng, La Hiên, Tràng Xá, Dân Tiến 54 51 48
Các xã: Bình Long, Phương Giao, Liên Minh, Cúc Đường, Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn 44 41 38
9. Huyện Định Hóa
Thị trấn Chợ Chu 58 55 52
Các xã: Trung Hội, Tân Dương, Phúc Chu, Kim Phượng, Phú Tiến, Đồng Thịnh 54 51 48
Các xã: Trung Lương, Kim Sơn, Bảo Cường, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Thanh Định, Phượng Tiến, Tân Thịnh, Bình Thành, Linh Thông, Điềm Mặc, Phú Đình, Định Biên, Sơn Phú, Bảo Linh, Quy Kỳ, Lam Vỹ 44 41 38
PHỤ LỤC SỐ 02
# BẢNG GIÁ ĐẤT Ở GIAI ĐOẠN 20202024 THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
(Kèm theo Quyết định số: 46/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Giá đất ở tại đô thị, giá đất ở tại nông thôn bám các trục đường giao
thông
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
STT TRỤC ĐƯỜNG GIAO THÔNG Mức giá
I ĐƯỜNG ĐỘI CẤN (Từ đảo tròn Trung tâm qua Quảng trường Võ Nguyên Giáp đến đường Bến Tượng)
1 Toàn tuyến 36.000
Trục phụ
1 Rẽ cạnh nhà thi đấu thể thao tỉnh Thái Nguyên, vào 100m 8.400
II ĐƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ (Từ đảo tròn Trung tâm đến đường sắt Hà Thái)
1 Từ đảo tròn Trung tâm đến ngã tư phố Nguyễn Đình Chiểu và đường Chu Văn An 36.000
2 Từ ngã tư phố Nguyễn Đình Chiểu và đường Chu Văn An đến đảo tròn Đồng Quang 34.000
3 Từ đảo tròn Đồng Quang đến đường sắt Hà Thái 24.000
Trục phụ
1 Ngõ số 2: Rẽ cạnh Khách sạn Thái Nguyên gặp đường Phủ Liễn (cạnh Viettel Thái Nguyên) 10.800
2 Ngõ số 60: Rẽ cạnh Trường Mầm non 19/5 đi gặp ngõ số 2, cạnh Viettel Thái Nguyên 10.200
3 Ngõ số 62: Rẽ cạnh Trung tâm Tài chính thương mại FCC Thái Nguyên đến gặp đường Phủ Liễn 10.800
4 Ngõ số 31: Rẽ cạnh hàng rào Công ty Điện lực Thái Nguyên
4.1 Từ đường Hoàng Văn Thụ, vào 100m 9.000
4.2 Qua 100m đến 200m 6.600
5 Các đường trong khu dân cư Phủ Liễn II thuộc tổ 22, phường Hoàng Văn Thụ 9.000
6 Ngõ số 375: Rẽ đến Trạm T12 (cạnh đường sắt Hà Thái) 4.200
7 Rẽ qua cổng Sở Giao thông Vận tải đến gặp đường Ga Thái Nguyên 6.600
III ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (Từ đảo tròn Trung tâm đến đảo tròn Gang Thép)
1 Từ đảo tròn Trung tâm đến Điện lực thành phố Thái Nguyên 24.000
2 Từ Điện lực thành phố Thái Nguyên đến đường Phan Đình Phùng 21.600
3 Từ đường Phan Đình Phùng đến hết đất Ban Chỉ huy Quân sự thành phố (gặp ngõ số 226) 18.000
4 Từ hết đất Ban Chỉ huy Quân sự thành phố đến ngã 4 rẽ phố Xương Rồng 14.400
5 Từ ngã 4 rẽ phố Xương Rồng đến ngã ba Gia Sàng (gặp đường Bắc Nam) 12.000
6 Từ ngã ba Gia Sàng (gặp đường Bắc Nam) đến ngã ba rẽ dốc Chọi Trâu 10.800
7 Từ ngã ba rẽ dốc Chọi Trâu đến ngã tư rẽ đường Đồng Tiến và khu tập thể Cán A 8.400
8 Từ ngã tư rẽ đường Đồng Tiến và khu tập thể Cán A đến Cầu Loàng 7.700
9 Từ Cầu Loàng đến đường sắt đi Kép 6.600
10 Từ đường sắt đi Kép đến đảo tròn Gang Thép 12.000
Trục phụ
1 Ngõ số 2: Rẽ theo hàng rào Sở Công Thương (cũ) đến chân đồi Kô Kê (cũ)
1.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 6.000
1.2 Qua 100m đến 200m về 2 phía 5.500
1.3 Qua 200m đến 400m (có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m) 4.000
2 Rẽ phố Đầm Xanh: Theo hàng rào Bưu điện tỉnh Thái Nguyên đến đường Minh Cầu
2.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám đến khu dân cư số 5, phường Phan Đình Phùng 5.000
2.2 Từ hết khu dân cư số 5, phường Phan Đình Phùng đến đường Minh Cầu 4.000
2.3 Các nhánh rẽ trên trục phụ, có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m, vào 150m 3.500
3 Ngõ số 38: Rẽ đối diện Công an tỉnh Thái Nguyên
3.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 4.500
3.2 Qua 100m đến 250m 4.000
4 Ngõ số 70: Vào 150m 4.000
5 Ngõ số 90: Đối diện đường Nguyễn Du, vào 150m 4.500
6 Ngõ số 132: Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 2 phía 100m 4.000
7 Ngõ số 136: Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 4.000
8 Rẽ cạnh số nhà 109, vào 100m 4.000
9 Ngõ số 226: Rẽ cạnh Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Thái Nguyên vào hết đất Thư viện thành phố Thái Nguyên 4.500
10 Ngõ số 197: Rẽ đến hết Trường Tiểu học Nha Trang 4.500
11 Ngõ số 242: Rẽ khu dân cư Viện Kiểm sát nhân dân thành phố cũ, vào 100m 4.500
12 Ngõ số 248: Rẽ Ban Kiến thiết Sở Thương mại cũ, vào 100m 4.500
13 Ngõ số 235: Rẽ theo hàng rào Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố Thái Nguyên, vào 100m 4.500
14 Ngõ số 300: Rẽ khu dân cư Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị, vào 150m 4.500
15 Ngõ số 309: Rẽ từ Trạm xăng dầu số 10, vào 100m 4.500
16 Ngõ số 428: Rẽ vào đến cổng Đền Xương Rồng 4.200
17 Ngõ số 451
17.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 4.000
17.2 Qua 100 đến 250m 3.000
18 Ngõ cạnh số nhà 429
18.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 4.000
18.2 Qua 100 đến 250m 3.000
19 Ngõ số 479: Rẽ vào xóm Xưởng đậu cũ, phường Gia Sàng
19.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào đến ngã ba 3.800
19.2 Từ ngã ba đi tiếp 200m về 2 phía 3.400
20 Ngõ số 536
20.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 3.800
20.2 Từ qua 100m đến 300m 2.600
21 Ngõ số 728: Rẽ theo hàng rào chợ Gia Sàng
21.1 Trục chính vào 100m 3.800
21.2 Qua 100m đến 250m 2.600
22 Ngõ số 557: Rẽ khu dân cư số 1, phường Gia Sàng
22.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 5.400
22.2 Qua 100m đến hết đất khu dân cư số 1, phường Gia Sàng 4.200
22.3 Các đường nhánh trong khu dân cư số 1, phường Gia Sàng đã xây dựng xong hạ tầng, đường rộng ≥ 9m 3.400
22.4 Các đường nhánh trong khu dân cư số 1, phường Gia Sàng đã xây dựng xong hạ tầng, đường rộng ≥ 3,5m, nhưng < 9m 2.700
23 Ngõ số 604: Rẽ vào tổ dân phố số 16, phường Gia Sàng (dốc Chọi Trâu)
23.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 3.400
23.2 Qua 100m đến giáp đất quy hoạch khu dân cư số 9, phường Gia Sàng 2.400
23.3 Từ hết đất khu dân cư số 9, phường Gia Sàng đến đường Thanh niên xung phong, có mặt đường bê tông ≥ 2,5m 1.800
24 Ngõ số 673: Rẽ vào Nhà Văn hóa tổ 4, phường Gia Sàng
24.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 2.400
24.2 Qua 100m đến 300m 2.000
25 Rẽ khu dân cư số 9, phường Gia Sàng
25.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 450m (trục chính) 6.500
25.2 Các đường quy hoạch còn lại đã xong hạ tầng 5.200
26 Ngõ số 728: Rẽ vào Trường Trung học cơ sở Gia Sàng
26.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 2.700
26.2 Qua 100m đến gặp trục phụ rẽ từ ngõ số 604 (dốc Chọi Trâu) 2.200
27 Ngõ số 756: Rẽ vào khu tập thể cán A
27.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào đến hết đất Khách sạn Hải Âu 3.600
27.2 Từ hết đất Khách sạn Hải Âu vào 100m tiếp theo 2.700
27.3 Các trục ngang trong khu tập thể cán A có mặt đường rộng ≥ 5m 2.200
28 Ngõ số 779: Đi Trại Bầu (đối diện ngõ số 756)
28.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 2.700
28.2 Qua 100m đến 300m 2.200
29 Ngõ số 800: Vào 100m, có mặt đường bê tông ≥ 2,5m 2.400
30 Ngõ số 837: Rẽ khu tập thể Xí nghiệp Bê tông cũ
30.1 Vào 100m 2.200
30.2 Qua 100m đến 250m 1.800
31 Ngõ số 933: Rẽ theo hàng rào Doanh nghiệp tư nhân Hoa Thiết (Cam Giá), vào 100m 2.200
32 Ngõ rẽ đi Nhà Văn hóa tổ 4, phường Cam Giá, vào 100m 2.700
33 Ngõ số 997: Rẽ tổ dân phố số 1, phường Cam Giá, vào 100m 2.200
34 Ngõ số 71: Rẽ tổ dân phố số 2, phường Cam Giá, vào 100m 1.800
35 Đường đê Cam Giá đi cầu Ba Đa
35.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 3.000
35.2 Qua 100m đến 200m 2.200
35.3 Qua 200m đến cổng Nhà máy Tấm lợp Amiăng 1.600
36 Ngõ số 950: Rẽ vào Nhà Văn hóa tổ 1, phường Phú Xá
36.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 1.800
36.2 Qua 100m đến 250m 1.500
37 Đoạn đường Cách mạng tháng Tám cũ (qua dốc nguy hiểm) gặp đường Cách mạng tháng Tám mới
37.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám mới đến đường sắt vào Kho 3 mái cũ 3.000
37.2 Từ đường sắt vào Kho 3 mái cũ qua dốc Nguy hiểm đến đường Cách mạng tháng Tám (mới) 2.400
37.3 Ngõ rẽ vào Nhà máy Tấm lợp Amiăng Thái Nguyên (cơ sở 4)
37.3.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám (cũ) đến cổng Nhà máy Tấm lợp Amiăng Thái Nguyên (cơ sở 4) 1.800
37.3.2 Từ cổng Nhà máy Tấm lợp Amiăng Thái Nguyên (cơ sở 4) đến hết khu dân cư 1.200
38 Ngõ số 88/1: Rẽ khu tập thể đường sắt (phường Phú Xá)
38.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 150m 1.500
38.2 Qua 150m đến hết khu tập thể đường sắt 1.200
39 Ngõ số 236/1: Đối diện trạm cân Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (phường Phú Xá)
39.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 1.800
39.2 Qua 100m đến gặp đường sắt đi Kép 1.200
40 Ngõ số 3: Rẽ cạnh Trường Mầm non Quốc tế Marie Curie vào tổ dân phố số 4, phường Cam Giá, vào 150m 2.400
41 Rẽ đến cổng Văn phòng Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên 4.800
42 Ngõ số 266/1: Rẽ từ đường Cách mạng tháng Tám đến đường sắt đi Kép 1.800
43 Ngõ số 209/1: Rẽ vào đồi bia (cũ)
43.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào đến ngã ba thứ 2 2.400
43.2 Từ ngã ba thứ 2 đi 2 hướng + 200m 1.500
44 Rẽ vào xóm cửa hàng rau cũ (qua đường Phố Hương), từ đường Cách mạng tháng Tám vào đến ngã 3 3.600
45 Rẽ sau Liên đoàn địa chất Đông Bắc đến gặp đường Phố Hương 3.600
46 Ngõ số 474/1: Từ đường Cách mạng tháng Tám đến cổng phụ chợ Dốc Hanh 4.800
47 Ngõ số 566/1:
47.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 4.800
47.2 Qua 100m đến gặp đường Phố Hương 3.600
48 Ngõ số 210: Từ đường Cách mạng tháng Tám vào đến cổng Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp 4.200
49 Ngõ rẽ từ số nhà 621/1 (phòng khám số 3 cũ)
49.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 4.800
49.2 Qua 100m gặp sân vận động 3.000
50 Ngõ số 628/1: Rẽ cạnh Liên đoàn Địa chất Đông Bắc đến hết đường 4.200
51 Ngõ số 648/1: Rẽ cạnh kiốt xăng số 7 đến sân vận động Gang Thép
51.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 4.800
51.2 Qua 100m đến sân vận động Gang Thép 3.400
52 Ngõ số 457/1: Rẽ vào khu dân cư Nhà máy Cơ khí (phường Hương Sơn)
52.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 3.600
52.2 Qua 100m đến 200m 2.400
52.3 Qua 200m đến 500m và các nhánh khác trong khu dân cư có mặt đường bê tông ≥ 2m 1.500
53 Ngõ số 593/1: Rẽ vào khu dân cư Nhà máy FERO (phường Hương Sơn)
53.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 3.600
53.2 Qua 100m đến 200m 2.400
53.3 Đoạn còn lại và các nhánh khác trong khu dân cư Nhà máy FERO (phường Hương Sơn) có mặt đường bê tông ≥ 2m 1.500
54 Ngõ số 639/1:
54.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 3.600
54.2 Qua 100m đến 200m 2.400
55 Ngõ số 661/1: Rẽ giáp đất Nhà Văn hóa Gang Thép
55.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám, vào 100m 3.600
55.2 Qua 100m đến 200m 2.400
IV ĐƯỜNG LƯƠNG NGỌC QUYẾN (Từ ngã ba Mỏ Bạch đến ngã 3 Bắc Nam, đường Bắc Nam)
1 Từ ngã ba Mỏ Bạch đến ngõ số 185 rẽ Sở Giáo dục và Đào tạo 21.500
2 Từ ngõ số 185 rẽ Sở Giáo dục và Đào tạo đến giáp đất Vincom Thái Nguyên (Bến xe khách Thái Nguyên cũ) 18.000
3 Từ đất Vincom Thái Nguyên (Bến xe khách Thái Nguyên cũ) đến ngã ba rẽ phố Trần Đăng Ninh 24.000
4 Từ ngã ba rẽ phố Trần Đăng Ninh đến đường Phan Đình Phùng 20.500
5 Từ đường Phan Đình Phùng đến gặp đường Bắc Nam (ngã 3 Bắc Nam) 17.000
Trục phụ
1 Ngõ số 53: Rẽ vào khu dân cư Xây lắp nội thương cũ đến hết đất Thư viện Đại học Sư phạm Thái Nguyên 4.800
2 Ngõ số 105: Từ trục chính gặp trục qua cổng Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên 9.000
3 Ngõ số 185: Rẽ vào Sở Giáo dục và Đào tạo đến Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên 9.000
4 Ngõ số 231: Qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (cũ) gặp đường đi Trung tâm Giáo dục thường xuyên 8.400
5 Trục đường nối 3 ngõ số: 105; 185; 231 qua cổng Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên 7.200
6 Các ngõ số: 60; 78; 110; 140; 166:
6.1 Trục chính, vào 150m 6.600
6.2 Qua 150m đến 250m, có mặt đường bê tông rộng ≥ 2m 4.800
7 Ngõ số 92: (Vào khu dân cư quy hoạch phường Quang Trung), vào 100m 4.800
8 Ngõ số 220: Rẽ vào khu dân cư Ngân hàng tỉnh cũ vào 100m 4.800
9 Ngõ số 297: Rẽ cạnh Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an tỉnh Thái Nguyên 3.600
10 Ngõ số 108: Rẽ vào khu dân cư Lâm sản đi gặp ngõ số 274 4.800
11 Ngõ số 274: Rẽ đi gặp ngõ số 256 và ngõ số 108 từ Vincom Thái Nguyên (Bến xe khách Thái Nguyên cũ) vào Trường Tiểu học Thống Nhất 7.200
12 Ngõ số 357: Rẽ đến gặp đường Chu Văn An (đối diện Vincom Thái Nguyên) 3.600
13 Ngõ số 256: Rẽ cạnh Vincom Thái Nguyên
13.1 Từ đường Lương Ngọc Quyến vào đến hết đất Vincom Thái Nguyên 7.200
13.2 Từ giáp đất Vincom Thái Nguyên qua ngã 3, rẽ đến hết Trường Tiểu học Thống Nhất 4.800
13.3 Từ giáp Trường Tiểu học Thống Nhất qua 150m 3.600
13.4 Từ ngã 3 rẽ Trường Tiểu học Thống Nhất (13.2) rẽ trái đến gặp ngã 3 rẽ khu dân cư số 2, phường Quang Trung 3.600
13.4.1 Các nhánh rẽ thuộc đoạn (13.4) có mặt đường bê tông rộng ≥ 2m, vào 100m 2.400
14 Ngõ số 310: Rẽ đối diện Công ty cổ phần Dược và Vật tư Y tế, vào 50m 6.000
15 Ngõ số 346, vào 50m 4.800
16 Ngõ số 499: Rẽ theo Bệnh viện Đa khoa trung tâm, vào đến 80m 6.000
17 Ngõ số 511: Vào đến phố Đoàn Thị Điểm 6.000
18 Ngõ số 488: Rẽ đến Trường Tiểu học Đồng Quang 6.000
19 Ngõ số 556, vào 50m 4.200
20 Ngõ số 566: Rẽ vào Chi cục Thủy lợi
20.1 Từ trục chính đến hết đất Chi cục Thủy lợi 6.000
20.2 Từ giáp đất Chi cục Thủy lợi đến 100m tiếp theo 5.400
20.3 Đường ngang nối từ ngõ số 566 với phố Văn Cao (nối từ số nhà 6 ngõ số 566 đến số nhà 18, phố Văn Cao) 4.200
21 Ngõ số 603: Đi gặp phố Nguyễn Đình Chiểu
21.1 Từ đường Lương Ngọc Quyến đến ngã 3 đầu tiên 4.800
21.2 Từ ngã 3 đầu tiên đến gặp phố Nguyễn Đình Chiểu 4.200
22 Ngõ số 627 vào 100m (nhà khách Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên) 4.200
23 Từ đường Lương Ngọc Quyến (rẽ cạnh Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) đến Nhà nghỉ Hải Yến 3.300
24 Ngõ số 723: Rẽ cạnh Hạt kiểm lâm thành phố, vào 150m 4.200
25 Ngõ số 735: Rẽ vào 50m 4.200
V ĐƯỜNG BẾN TƯỢNG (Từ chân cầu Bến Tượng qua cổng Bảo tàng tỉnh đến gặp đường Cách mạng tháng Tám)
1 Từ chân cầu Bến Tượng đến gặp đường Phùng Chí Kiên 18.000
2 Từ đường Phùng Chí Kiên đến ngã 6 gặp đường Phan Đình Phùng 15.600
3 Từ ngã 6 gặp đường Phan Đình Phùng đến gặp đường Cách mạng tháng Tám 13.200
Trục phụ
1 Đường gom cầu Bến Tượng từ đê Sông Cầu đến chân cầu Bến Tượng 6.000
1.1 Ngõ số 5: Rẽ Xí nghiệp Kinh doanh tổng hợp (cũ)
1.1.1 Từ đường gom cầu Bến Tượng, vào 100m 4.800
1.1.2 Qua 100m đến 250m 4.200
1.1.3 Các đường quy hoạch trong Khu dân cư số 4, phường Trưng Vương 3.500
1.2 Ngõ số 01: Rẽ vào khu dân cư tập thể Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp cũ 4.800
1.3 Ngõ số 19: Vào 100m về 2 phía (giáp Chợ Thái) 6.000
1.4 Ngõ số 2 rẽ phía sau Nhà thi đấu tỉnh Thái Nguyên vào hết đất khu dân cư tổ 23, phường Trưng Vương 4.800
2 Ngõ số 29: Vào khu dân cư Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên (đến hết hàng rào Bảo tàng tỉnh) 9.000
3 Rẽ vào nhà thờ
3.1 Từ đường Bến Tượng, vào 150m 9.000
3.2 Qua 150m rẽ đi 2 phía đến 250m 6.600
4 Các đường quy hoạch trog khu dân cư tổ 15, tổ 16, phường Trưng Vương 6.600
5 Ngõ số 101; 111; 129: Từ đường Bến Tượng, vào 200m 7.200
6 Ngõ số 159 rẽ khu dân cư lô 2 Tỉnh ủy đến gặp phố Nhị Quý 6.600
7 Ngõ số 253, rẽ vào tổ 16, phường Túc Duyên (giáp cầu Bóng Tối), vào 100m 5.400
VI PHỐ 19/8 (Từ đường Bến Tượng đến đường Nguyễn Du)
1 Toàn tuyến 8.000
VII PHỐ QUYẾT TIẾN (Từ UBND phường Trưng Vương đến đường Nguyễn Du)
1 Toàn tuyến 12.000
VIII PHỐ CỘT CỜ (Từ đường Bến Oánh đến đường Phùng Chí Kiên)
1 Toàn tuyến 12.000
Trục phụ
1 Rẽ các ngõ số 47; 70 từ phố Cột Cờ, vào 50m 7.200
IX PHỐ NHỊ QUÝ (Từ đường Phùng Chí Kiên đến đường Bến Tượng)
1 Từ đường Phùng Chí Kiên đến đất Tỉnh ủy 6.000
2 Từ đất Tỉnh ủy đến chân dốc Tỉnh ủy (cổng cũ) 5.400
3 Từ Chân dốc Tỉnh ủy (cổng cũ) đến đường Bến Tượng 7.200
Trục phụ
1 Các đường rẽ từ trục chính, vào 100m có đường ≥ 2,5m 3.300
X PHỐ ĐỘI GIÁ (Từ đường Cách mạng tháng Tám đến Trụ sở khối sự nghiệp UBND thành phố Thái Nguyên)
1 Toàn tuyến 5.000
XI PHỐ PHAN BỘI CHÂU (Từ đường Cách mạng tháng Tám qua Kho bạc Nhà nước tỉnh đến đường Minh Cầu)
1 Toàn tuyến 15.000
Trục phụ
1 Các đường quy hoạch trong khu dân cư số 5, phường Phan Đình Phùng
1.1 Đường rộng ≥ 19,5m 10.000
1.2 Đường rộng ≥ 14,5m, nhưng < 19,5m 9.000
1.3 Đường rộng ≥ 9m, nhưng < 14,5m 8.000
XII PHỐ HOÀNG HOA THÁM (Từ đường Hoàng Văn Thụ qua đường rẽ Trường Trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến đến đường Lương Ngọc Quyến)
1 Toàn tuyến 18.000
XIII PHỐ LƯƠNG ĐÌNH CỦA (Từ đường Lương Ngọc Quyến qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến đường Chu Văn An)
1 Từ đường Lương Ngọc Quyến đến cổng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 7.000
2 Từ cổng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến gặp đường Chu Văn An 5.000
Trục phụ
1 Nhánh rẽ phải thứ nhất, vào 100m 3.600
2 Từ cổng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rẽ phải (nhánh rẽ phải thứ 2), vào 150m 3.000
XIV PHỐ TRẦN ĐĂNG NINH (Từ đường Lương Ngọc Quyến đến cổng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh)
1 Từ đường Lương Ngọc Quyến đến ngã ba rẽ vào phố Nguyễn Công Hoan 8.000
2 Từ ngã ba rẽ vào phố Nguyễn Công Hoan đến cổng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên 7.000
Trục Phụ
1 Ngõ rẽ từ số nhà 11, đường Trần Đăng Ninh đến số nhà 26 của ngõ số 488, đường Lương Ngọc Quyến 5.000
2 Các nhánh rẽ còn lại từ trục chính, vào 50m, có đường bê tông ≥ 3m 4.000
XV PHỐ NGUYỄN CÔNG HOAN (Từ phố Trần Đăng Ninh đến đường Phan Đình Phùng)
1 Từ phố Trần Đăng Ninh đến cách đường Phan Đình Phùng 300m (đoạn đường bê tông) 4.200
2 Từ cách đường Phan Đình Phùng 300m đến đường Phan Đình Phùng (đoạn đã xong hạ tầng) 9.000
Trục phụ
1 Ngõ số 57, 96A từ trục chính, vào 100m 4.000
XVI PHỐ VĂN CAO (Từ đường Lương Ngọc Quyến đến tuyến số 7, khu dân cư số 1, 3, 4, 5, phường Đồng Quang)
1 Toàn tuyến (đoạn đã xong hạ tầng) 7.500
XVII PHỐ ĐẶNG VĂN NGỮ (Từ phố Nguyễn Đình Chiểu đến đường Lương Ngọc Quyến)
1 Toàn tuyến 5.500
XVIII PHỐ NGÔ THÌ SỸ (Từ đường Lương Ngọc Quyến đến phố Nguyễn Đình Chiểu)
1 Toàn tuyến (đoạn đã xong hạ tầng) 6.000
Trục phụ
1 Các đường quy hoạch trong khu dân cư số 8, phường Phan Đình Phùng (đoạn đã xong hạ tầng)
1.1 Đường quy hoạch rộng ≥ 9m 6.000
1.2 Đường quy hoạch rộng < 9m 4.800
XIX PHỐ ĐOÀN THỊ ĐIỂM (Từ đường Lương Ngọc Quyến đến phố Đặng Văn Ngữ)
1 Toàn tuyến 6.000
XX ĐƯỜNG NGUYỄN DU (Từ đường Đội Cấn qua cổng trụ sở UBND thành phố Thái Nguyên đến đường Cách mạng tháng Tám)
1 Từ đường Đội Cấn đến gặp đường Nha Trang 19.200
2 Từ đường Nha Trang đến gặp đường Cách Mạng tháng Tám 15.600
XXI ĐƯỜNG NHA TRANG (Từ đường Cách Mạng tháng Tám qua cổng trụ sở UBND tỉnh đến đường Bến Tượng)
1 Toàn tuyến 20.000
XXII ĐƯỜNG HÙNG VƯƠNG (Từ Quảng trường Võ Nguyên Giáp qua rạp chiếu bóng đến đường Bến Tượng)
1 Toàn tuyến 18.000
Trục phụ
1 Các ngõ số: 6; 8; 12: Từ đường Hùng Vương rẽ vào 200m có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m 5.400
2 Ngõ số 40: Vào Nhà Văn hóa tổ 20, phường Trưng Vương 5.400
XXIII ĐƯỜNG PHÙNG CHÍ KIÊN (Từ đường Hùng Vương đến đường Phan Đình Phùng)
1 Từ đường Hùng Vương đến gặp đường Bến Tượng 14.400
2 Từ đường Bến Tượng đến gặp phố Cột Cờ 13.200
3 Từ phố Cột Cờ đến đường Phan Đình Phùng 8.400
Trục phụ
1 Đoạn nối từ đường Phùng Chí Kiên đến gặp đường Nha Trang (đối diện Trường Trung học cơ sở Trưng Vương) 12.000
2 Ngõ số 1, ngõ số 45, vào 100m 3.600
3 Ngõ số 63: Rẽ vào đến hết đất Chùa Đồng Mỗ 4.800
XXIV PHỐ NGUYỄN TRUNG TRỰC (Từ đường Túc Duyên qua Cơ quan Thi hành án thành phố Thái Nguyên đến phố Vương Thừa Vũ)
1 Từ đường Túc Duyên đến giáp đất Cơ quan Thi hành án Thành phố Thái Nguyên 6.600
2 Từ giáp đất Cơ quan Thi hành án Thành phố Thái Nguyên đến phố Vương Thừa Vũ 6.000
XXV PHỐ NGUYỄN THÁI HỌC (Từ đường Túc Duyên đi qua Trường Tiểu học Túc Duyên đến phố Vương Thừa Vũ)
1 Toàn tuyến 6.000
XXVI PHỐ VƯƠNG THỪA VŨ (Từ phố Nguyễn Thái Học đến phố Đồng Mỗ)
1 Toàn tuyến 5.000
XXVII PHỐ NGUYỄN TRI PHƯƠNG (Từ phố Nguyễn Thái Học đến đường vào Chùa Đồng Mỗ)
1 Toàn tuyến 5.400
XXVIII PHỐ ĐỒNG MỖ (Từ đường Phùng Chí Kiên đến phố Vương Thừa Vũ)
1 Toàn tuyến 6.000
XXIX ĐƯỜNG BẮC KẠN (Từ đảo tròn Trung tâm đến ngã ba Mỏ Bạch)
1 Từ đảo tròn Trung tâm đến cầu Gia Bẩy 20.000
2 Từ Cầu Gia Bảy đến hết đất Công ty cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng Thái Nguyên 17.000
3 Từ hết đất Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng Thái Nguyên đến ngã 3 Mỏ Bạch 16.000
Trục phụ
1 Ngõ số 678: Rẽ theo hàng rào Đội cảnh sát bảo vệ tỉnh đi gặp đường Phủ Liễn 6.000
2 Ngõ số 612: Rẽ vào khu dân cư đồi Két nước (cũ), 2 ngõ, đường ≥ 3,5m 6.000
3 Ngõ số 432: Rẽ vào khu dân cư cạnh Công ty Cổ phần Tư vấn kiến trúc Quy hoạch xây dựng Thái Nguyên, vào 100m 4.800
4 Ngõ số 209/1: Rẽ vào cổng Đền Mẫu Thoải 4.800
5 Ngõ số 366: Vào tổ văn hóa số 13
5.1 Từ đường Bắc Kạn, vào 50m 5.400
5.2 Qua 50m đến 100m 3.600
6 Ngõ số 332: Vào tổ văn hóa số 10
6.1 Từ đường Bắc Kạn, vào 100m 6.000
6.2 Qua 100m đến 250m 4.800
7 Ngõ số 330: Rẽ khu dân cư Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, vào 100m 6.000
8 Ngõ số 290: Từ đường Bắc Kạn, vào 200m 4.800
9 Ngõ số 238: Đường rẽ khu dân cư cạnh Trường Trung học Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin Miền Núi (cũ)
9.1 Từ đường Bắc Kạn, vào 100m 6.000
9.2 Qua 100m đến 250m 4.800
10 Ngõ số 236: Rẽ khu dân cư Kho bạc và Xây lắp Nội thương 4
10.1 Từ đường Bắc Kạn, vào 100m 6.600
10.2 Qua 100m đến 250m 6.000
10.3 Các đoạn còn lại trong khu dân cư quy hoạch có đường rộng ≥ 2,5m 4.800
11 Ngõ số 1: Rẽ khu tập thể Sở Xây dựng (theo hàng rào Công ty Cổ phần Vận tải số 10) gặp đường goòng cũ 4.800
12 Ngõ số 997: Rẽ khu dân cư Chi nhánh Điện thành phố
12.1 Từ đường Bắc Kạn, vào 100m 5.400
12.2 Qua 100m vào hết khu dân cư quy hoạch có đường ≥ 3,5m 4.200
XXX ĐƯỜNG PHỦ LIỄN (Từ đảo tròn Trung tâm đến Hợp tác xã Bắc Hà)
1 Toàn tuyến 14.400
Trục phụ
1 Ngõ số 54B: (Ngã tư rẽ đi Nhà hàng Cây xanh)
1.1 Từ đường Phủ Liễn, vào 100m 4.800
1.2 Qua 100m đến 250m có đường rộng ≥ 3,5m 3.600
2 Ngõ số 54A:
2.1 Từ đường Phủ Liễn đến hết đất Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du 4.800
2.2 Các ngách rẽ trên ngõ số 54A
2.2.1 Ngách rẽ vào khu dân cư Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên, vào 100m 3.000
2.2.2 Ngách rẽ theo hàng rào Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố Thái Nguyên, vào 200m 3.000
3 Ngõ rẽ khu dân cư Phủ Liễn 1 gặp đường đi ngõ số 2 và ngõ số 60, đường Hoàng Văn Thụ 8.000
4 Ngõ số 100: Rẽ đi gặp đường ngõ số 54A 3.000
5 Các đường quy hoạch trong khu dân cư số 1, phường Hoàng Văn Thụ
5.1 Đường quy hoạch rộng ≥ 14,5m 8.000
5.2 Đường quy hoạch rộng < 14,5m 7.000
XXXI ĐƯỜNG BẮC SƠN (Từ đường Bắc Kạn đến đường Lương Ngọc Quyến)
1 Toàn tuyến 18.000
Trục phụ
1 Các đường quy hoạch trong khu dân cư số 2 và khu dân cư và tái định cư tổ 15 phường Hoàng Văn Thụ 7.000
2 Ngõ rẽ vào khu dân cư tổ 12, phường Hoàng Văn Thụ, từ đường Bắc Sơn, vào 100m 6.000
3 Ngõ rẽ vào Nhà Văn hóa tổ 16, phường Hoàng Văn Thụ, từ đường Bắc Sơn, vào 100m 5.000
XXXII ĐƯỜNG CHU VĂN AN (Từ đường Hoàng Văn Thụ đi qua Đoàn Ca múa nhạc Dân gian Việt Bắc đến phố Lương Đình Của)
1 Từ đường Hoàng Văn Thụ đến ngã ba ngõ số 21 sang Trường Trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến 10.000
2 Ngã ba ngõ số 21 đến hết Đoàn Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc 7.000
3 Từ giáp Đoàn Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc đến ngã ba gặp phố Lương Đình Của 5.000
Trục phụ
1 Ngõ số 3 rẽ vào khu dân cư tổ 31 5.400
2 Ngõ số 21: Rẽ đến Trường Trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến 5.400
2.1 Ngách rẽ khu dân cư Phát hành sách: Vào 100m 3.600
3 Ngõ rẽ theo hàng rào Trung tâm Nước sạch nông thôn, vào 100m 5.400
4 Ngõ số 28: Rẽ vào khu dân cư Trại dưỡng lão (cũ): Vào 100m 4.800
5 Ngõ số 39: Vào làng Giáo viên Lương Ngọc Quyến, vào 150m 4.200
6 Ngõ số 43: Vào 100m 3.600
7 Ngõ số 14: Rẽ theo hàng rào Trường Tiểu học Đội Cấn đến giáp đất khu dân cư số 1, phường Hoàng Văn Thụ 5.400
8 Ngõ số 26: Rẽ đến cổng Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Thái Nguyên 3.600
9 Ngõ rẽ vào khu dân cư Đoàn Ca múa dân gian Việt Bắc (giáp sân thể dục Trường Trung học cơ sở Chu Văn An) 3.600
10 Ngõ số 70: Từ Đoàn Ca múa dân gian Việt Bắc đến giáp đất khu dân cư số 1, phường Hoàng Văn Thụ 3.600
XXXIII ĐƯỜNG MINH CẦU (Từ đường Bắc Sơn đến đường Phan Đình Phùng)
1 Từ đường Bắc Sơn đến đường Phủ Liễn 15.000
2 Từ đường Phủ Liễn đến đường Phan Đình Phùng 17.000
Trục phụ
1 Ngách rẽ theo hàng rào Chùa Phủ Liễn vào 100m, đường bê tông ≥ 3,5m 4.000
2 Ngõ số 5A và 15A: Rẽ từ đường Minh Cầu vào hết khu dân cư quy hoạch tổ 22, phường Hoàng Văn Thụ 7.800
3 Ngõ số 01: Rẽ theo hàng rào Công ty Lương thực, vào 100m 6.600
4 Ngõ số 02 và 04: Rẽ theo hàng rào chợ Minh Cầu vào khu dân cư sau chợ Minh Cầu 8.400
5 Ngõ số 62: Rẽ chân đồi pháo vào sân kho HTX Quyết Tâm
5.1 Từ đường Minh Cầu, vào 100m 4.200
5.2 Qua 100m đến hết đất sân kho 3.000
6 Ngõ số 92: Rẽ đến Trạm xá Công an tỉnh (đường cũ) 4.200
7 Ngõ số 100: Vào trạm xá Công an tỉnh (đường mới), vào 100m 8.000
8 Ngõ số 146: Theo hàng rào Trường Hỗ trợ và giáo dục trẻ em thiệt thòi Thái Nguyên vào tổ 19, phường Phan Đình Phùng
8.1 Từ đường Minh Cầu, vào 200m 6.000
8.2 Qua 200m đến gặp phố Nguyễn Đình Chiểu 3.600
9 Ngõ số 153: Rẽ khu dân cư đối diện Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên (Bia Vicoba)
9.1 Từ đường Minh Cầu vào đến ngã 3 gặp đường quy hoạch khu dân cư có đường rộng ≥ 9m 8.000
9.2 Trục còn lại trong quy hoạch khu dân cư có đường rộng ≥ 9m 6.600
10 Ngõ số 160: Rẽ theo hàng rào Công ty cổ phần May xuất khẩu Thái Nguyên, vào 150m 5.000
11 Ngõ số 206: Rẽ vào khu dân cư Công ty cổ phần May xuất khẩu Thái Nguyên, vào 150m 6.000
XXXIV ĐƯỜNG HOÀNG NGÂN (Từ ngã tư đường Minh Cầu và đường Phan Đình Phùng đến cầu sắt giáp đất phường Túc Duyên)
1 Từ ngã tư đường Minh Cầu và đường Phan Đình Phùng đến đường Cách mạng Tháng tám 13.000
2 Từ đường Cách mạng tháng Tám đến ngã ba rẽ Đoàn Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên 10.000
3 Từ ngã ba rẽ Đoàn Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên đến hết Công ty Xây dựng số 2 8.000
4 Từ hết đất Công ty Xây dựng số 2 đến cầu sắt giáp đất phường Túc Duyên 6.000
Trục phụ
1 Ngõ rẽ vào Trụ sở Công an phường Phan Đình Phùng (mới)
1.1 Có đường rộng ≥ 10m 8.400
1.2 Có đường rộng < 10m 6.000
2 Rẽ theo Trạm biến áp Việt Xô đến gặp phố Xương Rồng 4.000
3 Các ngõ rẽ thuộc đoạn từ đường Cách mạng tháng Tám đến ngã ba rẽ Đoàn Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, có mặt đường bê tông rộng ≥ 3,5m, vào 150m 6.000
4 Các ngõ rẽ thuộc đoạn từ ngã ba rẽ Đoàn Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên đến hết Công ty Xây dựng số 2, có mặt đường bê tông rộng ≥ 3,5m, vào 150m 4.000
5 Các ngõ rẽ thuộc đoạn từ hết đất Công ty Xây dựng số 2 đến cầu sắt giáp đất phường Túc Duyên, có mặt đường bê tông rộng ≥ 3,5m, vào 150m 3.000
XXXV PHỐ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (Từ đường Hoàng Văn Thụ qua Trường Tiểu học Nguyễn Huệ đến đường Phan Đình Phùng)
1 Từ đường Hoàng Văn Thụ đến hết đất Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 7.800
2 Từ giáp đất Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đến gặp đường Phan Đình Phùng 6.000
Trục phụ
1 Các đường trong khu dân cư quy hoạch A1, A2 có đường rộng ≥ 9m
1.1 Khu dân cư lô 2 + lô 3 7.200
1.2 Khu dân cư lô 4 + lô 5 6.000
1.3 Khu dân cư lô 6 + lô 7 5.400
2 Các trục phụ còn lại có đường bê tông ≥ 2,5m, vào 100m 3.600
XXXVI ĐƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG (Từ đường Phùng Chí Kiên đến đường Thống Nhất)
1 Từ đường Phùng Chí Kiên đến gặp đường Bến Tượng 13.000
2 Từ đường Bến Tượng đến gặp đường Thống Nhất 15.000
Trục phụ
1 Rẽ cạnh số nhà 18, đường Phan Đình Phùng đến gặp phố Nhị Quý 7.000
1.1 Các đường trong khu quy hoạch dân cư số 1, phường Trưng Vương (cạnh Đảng ủy khối các cơ quan) 5.000
2 Ngõ số 17: Rẽ khu dân cư sau UBND phường Túc Duyên (đoạn trục phụ vuông góc với đường Phan Đình Phùng) 5.500
3 Ngõ số 167: Rẽ vào tổ 14, 15, phường Túc Duyên
3.1 Từ đường Phan Đình Phùng, vào 100m 4.500
3.2 Qua 100m đến 250m 3.500
4 Ngõ số 168: Rẽ đối diện Tỉnh ủy vào tổ 14, phường Túc Duyên đi gặp ngõ tổ 14, 15, phường Túc Duyên 3.500
5 Ngõ số 35: Rẽ vào tổ 13, 14, phường Túc Duyên
5.1 Từ đường Phan Đình Phùng, vào 200m 3.400
5.2 Qua 200m đến 500m, có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m 3.000
6 Ngõ số 85: Rẽ theo hàng rào Tỉnh ủy gặp phố Nhị Quý (cổng Tỉnh ủy cũ) 5.500
7 Ngõ số 150B: Rẽ từ Công an phường Phan Đình Phùng (cũ), vào 100m 6.000
8 Ngõ số 281: Vào 100m 4.500
9 Ngõ số 158: Rẽ vào Trường Trung học phổ thông Dân lập Nguyễn Trãi
9.1 Từ đường Phan Đình Phùng, vào 100m 4.500
9.2 Sau 100m đến gặp đất khu dân cư số 10, phường Phan Đình Phùng 4.000
9.3 Các đường quy hoạch trong khu dân cư số 10, phường Phan Đình Phùng có đường rộng ≥ 22,5m 8.000
9.4 Các đường quy hoạch trong khu dân cư số 10, phường Phan Đình Phùng có đường rộng ≥ 12m, nhưng < 22,5m 7.000
9.5 Các đường quy hoạch trong khu dân cư số 10, phường Phan Đình Phùng có đường rộng < 12,5m 6.000
10 Ngõ số 198
10.1 Từ đường Phan Đình Phùng vào đến ngã 3 đầu tiên 5.000
10.2 Từ ngã 3 đầu tiên đi về hai phía 100m 4.000
11 Rẽ cạnh số nhà 321, vào 100m 4.000
12 Ngõ số 377: Rẽ sau Công ty thức ăn gia súc gặp phố Xương Rồng 4.000
13 Ngõ số 366: Rẽ vào tập thể Công ty Thức ăn gia súc cũ
13.1 Vào 50m 4.500
13.2 Sau 50m đến 150m 4.000
14 Ngõ số 392: Rẽ gặp phố Nguyễn Đình Chiểu 3.500
15 Ngõ số 446 và 466: Rẽ khu dân cư Hồng Hà vào 150m có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m 6.000
16 Các đường trong khu dân cư số 3 + 4, phường Đồng Quang đã xây dựng xong hạ tầng
16.1 Đường rộng ≥ 14,5m 7.000
16.2 Đường rộng ≥ 9m và < 14,5m 6.000
XXXVII PHỐ TÔ NGỌC VÂN (Từ đường Phan Đình Phùng đến phố Nguyễn Bính)
1 Toàn tuyến 7.000
XXXVIII PHỐ NGUYỄN BÍNH (Từ phố Văn Cao qua đường Phan Đình Phùng đến gặp tuyến số 19, khu dân cư số 1, 3, 4, 5, phường Đồng Quang)
1 Toàn tuyến 7.000
XXXIX PHỐ XƯƠNG RỒNG (Từ đường Cách mạng tháng Tám qua cổng Trường Trung học cơ sở Nha Trang đến đường Phan Đình Phùng)
1 Từ đường Cách mạng tháng Tám đến hết đất Trường Trung học cơ sở Nha Trang 7.000
2 Từ giáp đất Trường Trung học cơ sở Nha Trang đến gặp đường Phan Đình Phùng 5.400
Trục phụ
1 Rẽ vào Chùa Ông, vào 100m 3.500
2 Ngõ số 54: Vào 100m 3.500
2.1 Ngách rẽ khu dân cư Đoàn nghệ thuật Thái Nguyên, vào 50m 3.000
3 Rẽ theo hàng rào cạnh Trường Trung học cơ sở Nha Trang, vào 100m 3.500
4 Từ Trạm biến áp, vào 50m 3.500
XL ĐƯỜNG BẾN OÁNH (Từ đường Bến Tượng đến cầu treo Bến Oánh)
1 Từ đường Bến Tượng đến ngã 3 phố Cột Cờ 19.000
2 Từ ngã 3 phố Cột Cờ đến rẽ Công ty cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 15.500
3 Từ rẽ Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên đến rẽ bến phà Soi 12.000
4 Từ rẽ bến phà Soi đến cống xiphông qua đường 7.500
5 Từ cống xiphông qua đường đến cầu treo Bến Oánh 6.000
Trục phụ
1 Ngõ số 315: Rẽ khu dân cư Công ty cổ phần Thương mại tổng hợp (Nông sản thực phẩm cũ) đi gặp phố Cột Cờ 9.600
2 Ngõ số 230: Rẽ khu dân cư Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh
2.1 Trục chính vào hết đất Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh 6.000
2.2 Qua đất Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh đến hết khu dân cư có đường rộng ≥ 3,5m 4.800
3 Ngõ số 224: Rẽ đến cổng Công ty cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 6.600
4 Ngõ số: 155; 222; 165; 201; 220:
4.1 Mặt đường bê tông rộng ≥ 3,5m, vào 100m 4.800
4.2 Đường bê tông rộng ≥ 2,5m, nhưng < 3,5m, vào 100m 4.200
4.3 Các đường quy hoạch trong Khu dân cư số 3, phường Trưng Vương 4.000
5 Ngõ số 182: Rẽ xóm phà Soi đến đường đê Sông Cầu
5.1 Trục chính vào đến khu tái định cư kè Sông Cầu 4.800
5.2 Từ khu tái định cư kè Sông Cầu đến gặp đường Thanh Niên 4.200
5.3 Các đường ngang trong khu quy hoạch tái định cư 3.800
6 Rẽ cạnh số nhà 160 vào tổ 5, phường Túc Duyên
6.1 Vào 100m, đường bê tông rộng ≥ 2,5m 3.400
6.2 Qua 100m đến 250m, mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m 2.700
7 Ngõ số 140; 114 và 57:
7.1 Vào 100m, mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m 3.400
7.2 Qua 100m đến 250m, mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m 2.700
8 Rẽ khu dân cư số 4, phường Túc Duyên (khu dân cư Detech)
8.1 Từ đường Bến Oánh đến đê Sông Cầu 4.800
8.2 Các đường còn lại trong khu quy hoạch 4.200
9 Ngõ số 68; 16 và 5:
9.1 Vào 100m, mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m 3.000
9.2 Qua 100m đến 250m, mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m 2.500
10 Ngõ số 1, đi bến đò Oánh (cũ), vào 100m 4.200
XLI ĐƯỜNG TÚC DUYÊN(Từ đường Phan Đình Phùng qua cổng Trụ sở UBND phường Túc Duyên đến cầu treo Huống)
1 Từ đường Phan Đình Phùng đến hết đất UBND phường Túc Duyên 7.200
2 Từ hết đất UBND phường Túc Duyên đến hết đất cửa hàng xăng dầu số 61 Túc Duyên 6.000
3 Từ hết đất của hàng xăng dầu số 61 Túc Duyên đến lối rẽ đi cầu phao Huống Trung 4.800
4 Từ lối rẽ đi cầu phao Huống Trung đến cầu treo Huống Trung 3.600
Trục phụ
1 Ngõ số 18: Rẽ theo hàng rào UBND phường Túc Duyên, vào 100m 4.400
2 Rẽ khu dân cư số 7A, 7B, phường Túc Duyên, vào 100m 4.200
3 Ngõ số 139; 215; 239 rẽ đi tổ 18,19, vào 100m 2.700
4 Ngõ số 249; 265; 267; 287; 295, vào 100m 2.700
5 Ngõ số 210: Rẽ tổ 23, vào 100m 2.500
6 Ngõ rẽ tổ 22, vào 100m 2.700
XLII ĐƯỜNG BẮC NAM (Từ đường Cách mạng tháng Tám đến ngã ba Bắc Nam gặp đường Thống Nhất)
1 Toàn tuyến 12.000
Trục phụ
1 Ngõ số 67: Rẽ đi tổ 18, phường Gia Sàng
1.1 Vào 100m 3.400
1.2 Qua 100m đến 200m 2.700
2 Ngõ số 105: Rẽ đi tổ 19, phường Gia Sàng (sân kho hợp tác xã cũ), vào 100m 4.200
3 Ngõ số 141: Đi gặp ngõ số 536 đường Cách mạng tháng Tám, vào 50m 3.400
4 Ngõ số 92: Rẽ đến cổng HTX cơ khí Bắc Nam 4.500
5 Ngõ rẽ cạnh số nhà 126, vào 70m 4.200
6 Ngõ số 157; 177: Rẽ đi tổ 19 và 22, phường Gia Sàng, vào 100m 3.800
7 Ngõ số 247: Rẽ đi tổ 23, phường Gia Sàng, vào 100m 3.400
8 Các đường trong khu đô thị Hồ điều hòa Xương Rồng đã xong hạ tầng
8.1 Đường bê tông rộng ≥ 18m 9.000
8.2 Đường bê tông rộng ≥ 10m, nhưng < 18m 7.000
XLIII ĐƯỜNG TÂN QUANG(Từ đường Bắc Nam đến đường Thanh niên Xung phong)
1 Từ đường Bắc Nam đến hết đất Trường Mầm non Văn Lang 4.200
2 Từ hết đất Trường Mầm non Văn Lang đến hết đất Nhà Văn hóa tổ 7, phường Gia Sàng 3.800
3 Từ hết đất Nhà Văn hóa tổ 7, phường Gia Sàng đến đường sắt 2.800
4 Từ đường sắt đến gặp đường Thanh niên xung phong 2.300
Trục phụ
1 Ngõ rẽ đối diện Trường Mầm non Văn Lang, vào 100m 2.500
2 Các nhánh rẽ trên đoạn từ đường Bắc Nam đến đường sắt có đường bê tông rộng ≥ 2m, vào 100m 1.800
XLIV ĐƯỜNG GIA SÀNG(Từ đường Cách Mạng tháng Tám qua cổng UBND phường Gia Sàng đến Trạm nghiên cứu sét)
1 Từ đường Cách Mạng tháng Tám đến cổng UBND phường Gia Sàng 5.000
2 Từ cổng UBND phường Gia Sàng đến ngã 3 cổng Trường Tiểu học Gia Sàng 4.000
3 Từ cổng Trường Tiểu học Gia Sàng đến ngã 3 đi khu dân cư số 1 Gia Sàng 3.500
4 Từ ngã ba đi khu dân cư số 1 Gia Sàng đến Trạm nghiên cứu sét 3.000
Trục phụ
1 Rẽ theo hàng rào Công an phường Gia Sàng gặp đường rẽ đi xưởng đậu cũ, vào 150m 3.500
2 Rẽ vào đến cổng Trường Tiểu học Gia Sàng 2.800
3 Rẽ Trạm nghiên cứu sét đến giáp đất khu dân cư bệnh xá Ban chỉ huy Quân sự 2.500
4 Rẽ đến hết trại chăn nuôi HTX Gia Sàng cũ 2.500
5 Các đường quy hoạch trong khu tái định cư Trạm xử lý nước thải 3.000
XLV ĐƯỜNG THANH NIÊN XUNG PHONG (Từ đường Cách mạng tháng Tám đến đường 3/2)
1 Từ đường Cách mạng tháng Tám đến đường rẽ vào Khu di tích lịch sử Thanh niên xung phong Đại đội 915 + 50m 6.500
2 Từ đường rẽ vào Khu di tích lịch sử Thanh niên xung phong Đại đội 915 + 50m đến đường sắt Hà Thái 3.500
3 Từ đường sắt Hà Thái đến hết suối Loàng 2.800
4 Từ suối Loàng đến cách đường 3/2 300m 4.000
5 Từ cách cách đường 3/2 300m đến gặp đường 3/2 5.000
Trục phụ
1 Các đường rẽ từ đường Thanh niên xung phong vào khu tập thể Cán A, vào 100m 2.500
2 Rẽ Đài tưởng niệm Thanh niên xung phong, vào 100m 2.500
3 Rẽ song song theo đường sắt đến xưởng cán Công ty Cổ phần Kim khí Gia Sàng 2.000
4 Rẽ từ Bờ Hồ đến Nhà Văn hóa tổ 7, phường Tân Lập 3.000
XLVI ĐƯỜNG GA THÁI NGUYÊN (Từ đường Lương Ngọc Quyến qua Ga Thái Nguyên đến đường Quang Trung)
1 Từ ngã tư đường Lương Ngọc Quyến đến gặp đường sắt Hà Thái 12.000
2 Từ đường sắt Hà Thái đến gặp đường Quang Trung 10.000
Trục phụ
1 Ngõ rẽ từ số nhà 208 theo hàng rào sau chợ Đồng Quang đến gặp ngõ số 108 đường Lương Ngọc Quyến 5.000
2 Ngõ số 216: Rẽ vào Công ty cổ phần In Thái Nguyên
2.1 Từ trục chính đến cổng Công ty cổ phần In Thái Nguyên 5.000
2.2 Từ cổng Công ty cổ phần In Thái Nguyên vào hai phía 150m 4.000
3 Ngõ số 260: Rẽ vào khu dân cư Ao dân quân
3.1 Từ đường Ga Thái Nguyên, vào 150m 5.500
3.2 Qua 150m đến hết đất Trường Mầm non Quang Trung 5.000
4 Ngõ số 215: Vào 100m (khu dân cư bãi sân ga) 4.500
5 Ngõ số 312: Rẽ UBND phường Quang Trung, vào 100m 5.000
6 Ngõ số 334: Rẽ đến Trường Trung học cơ sở Quang Trung 4.000
7 Ngõ số 157: Vào 100m 3.500
8 Ngõ số 378: Rẽ Trung tâm Bảo trợ và công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên
8.1 Từ đường Ga Thái Nguyên, vào 200m 4.000
8.2 Qua 200m đến hết Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên (không bao gồm đường quy hoạch khu tái định cư đường Việt Bắc) 3.200
9 Ngõ số 404: Rẽ đến cầu sắt sau Z159
9.1 Từ đường Ga Thái Nguyên đến hết đất Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân 4.000
9.2 Từ hết đất Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân đến cầu sắt sau Z159 3.500
XLVII ĐƯỜNG LÊ QUÝ ĐÔN (Từ đường Lương Ngọc Quyến đến đường Lương Thế Vinh)
1 Từ đường Lương Ngọc Quyến đến đường rẽ cổng Sân vận động Đại học Sư phạm Thái Nguyên 12.000
2 Từ đường rẽ vào cổng Sân vận động Đại học Sư phạm Thái Nguyên đến gặp đường Lương Thế Vinh 10.000
Trục phụ
1 Các đường khu quy hoạch khu dân cư Nam Đại học Sư phạm Thái Nguyên, có mặt đường rộng ≥ 7m 7.800
2 Các đường quy hoạch khu tái định cư Dự án thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Thái Nguyên có mặt đường rộng ≥ 7m 6.000
XLVIII ĐƯỜNG LƯƠNG THẾ VINH(Từ đường Lương Ngọc Quyến qua cổng Công ty cổ phần Xây dựng số 1 đến đường Mỏ Bạch)
1 Từ đường Lương Ngọc Quyến đến ngã 3 rẽ khu dân cư số 2, phường Quang Trung 6.000
2 Từ ngã 3 rẽ khu dân cư số 2, phường Quang Trung đến gặp đường Lê Quý Đôn 6.600
3 Từ đường Lê Quý Đôn đến gặp đường Mỏ Bạch (đê Mỏ Bạch) 7.200
Trục phụ
1 Các ngõ số 7; 22; 24; 26; 43; 60 và 80: Vào 100m 3.600
2 Khu dân cư số 2, phường Quang Trung
2.1 Đường rộng ≥ 9m 4.500
2.2 Đường rộng ≥ 6m, nhưng < 9m 3.600
2.3 Đường rộng < 6m 3.000
3 Ngõ số 125: Vào 250m 3.000
4 Ngõ số 96A; 96B; 147; 165 và ngõ rẽ từ số nhà 169: Vào 100m 3.500
5 Các trục đường trong khu dân cư số 3, phường Quang Trung
5.1 Đường rộng ≥ 19m 6.000
5.2 Đường rộng ≥ 12m nhưng < 19m 4.500
XLIX ĐƯỜNG MỎ BẠCH (Từ đường Dương Tự Minh đến cổng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)
1 Từ đường Dương Tự Minh đến đường sắt Hà Thái 6.500
2 Từ đường sắt Hà Thái đến cổng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 7.000
Trục phụ
1 Khu dân cư đồi Yên Ngựa: Các đường quy hoạch trong khu dân cư (đã xong hạ tầng) 4.800
2 Ngõ số 21: Rẽ cạnh Nhà Văn hóa Mỏ Bạch, vào 100m 4.000
3 Rẽ từ số nhà 01 vào 100m xuống chân đê đường Mỏ Bạch 3.000
4 Đường rẽ song song đường sắt, vào 100m 3.500
5 Đường quy hoạch trong khu dân cư Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
5.1 Đường rộng ≥ 6m 5.500
5.2 Đường rộng ≥ 3,5m, nhưng < 6m 4.500
L PHỐ ĐỒNG QUANG (Từ đường Hoàng Văn Thụ qua khu dân cư Tỉnh đội gặp đường Lương Ngọc Quyến)
1 Từ đường Hoàng Văn Thụ đến giáp đất Khách sạn Đông Á II 7.000
2 Từ giáp đất Khách sạn Đông Á II đi gặp đường Lương Ngọc Quyến 6.000
Trục phụ
1 Rẽ nhà hàng ASEAN, vào 150m 4.800
2 Rẽ khu dân cư đồi C25 cũ, vào 150m 4.800
3 Rẽ vào khu dân cư số 2, phường Đồng Quang gặp phố Đồng Quang 5.200
4 Rẽ vào khu dân cư Tỉnh đội, vào 150m 4.500
LI ĐƯỜNG VIỆT BẮC (Từ đường Thống Nhất qua Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc đến gặp đường Mỏ Bạch)
1 Từ đường Thống Nhất đến gặp đường Ga Thái Nguyên 12.000
2 Từ đường Ga Thái Nguyên đến gặp đường rẽ khu tái định cư đường Việt Bắc 11.000
3 Từ đường rẽ khu tái định cư đường Việt Bắc đến gặp đường Mỏ Bạch 10.000
Trục phụ
1 Các trục phụ có mặt đường bê tông ≥ 2,5m, vào 100m 3.500
2 Các đường quy hoạch trong khu tái định cư tổ 38, phường Quang Trung, đã xong hạ tầng 3.500
3 Các đường quy hoạch trong khu tái định cư đường Việt Bắc
3.1 Đường rộng ≥19m 5.000
3.2 Đường rộng ≥11,5m nhưng <19m 4.000
LII ĐƯỜNG QUANG TRUNG (Từ đường sắt Hà Thái đến ngã 3 gặp đường Thịnh Đức và đường Tân Cương)
1 Từ đường sắt Hà Thái đến ngã ba gặp đường Z115 13.200
2 Từ ngã ba gặp đường Z115 đến qua ngã 3 Đán đi Núi Cốc 100m (đến đất Chợ Đán) 13.800
3 Từ qua ngã 3 Đán đi Núi Cốc 100m đến ngã 3 rẽ phố Lê Hữu Trác 9.000
4 Từ ngã ba rẽ phố Lê Hữu Trác đến gặp đường Thịnh Đức và đường Tân Cương (rẽ Dốc Lim) 7.000
Trục phụ
1 Rẽ khu dân cư Z159
1.1 Từ trục chính vào đến cổng Z159 6.000
1.2 Đoạn còn lại và các đường khác trong khu dân cư Z159 có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m 3.000
2 Ngõ số 155: Rẽ khu dân cư X79
2.1 Vào 100m 4.200
2.2 Đoạn còn lại và các đường khác trong quy hoạch khu dân cư X79 có đường rộng ≥ 5m 3.600
3 Ngõ số 233: Rẽ vào X79 và Trường Cao đẳng Nghề số 1, Bộ Quốc phòng
3.1 Vào 150m 5.200
3.2 Đoạn còn lại và các đường khác trong khu dân cư X79 có đường rộng ≥ 5m 4.200
4 Ngõ số 243: Vào 100m 3.800
5 Ngõ số 245: Rẽ Tiểu đoàn 2, vào 150m 4.200
6 Rẽ khu dân cư số 3, số 4, phường Tân Thịnh
6.1 Từ đường Quang Trung, vào 100m 6.000
6.2 Các đường quy hoạch trong khu dân cư có đường rộng ≥ 5m 5.000
7 Rẽ từ đường Quang Trung vào đến hết đất UBND phường Tân Thịnh 4.200
8 Rẽ vào khu tập thể Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng giao thông
8.1 Từ đường Quang Trung, vào 150m 3.800
8.2 Các đoạn còn lại trong khu tập thể Xí nghiệp Khảo sát thiết kế giao thông có đường rộng ≥ 5m 3.200
9 Rẽ đi Trường Tiểu học Lương Ngọc Quyến (cũ), vào 100m 4.200
10 Ngõ số 365: Rẽ tổ dân phố số 18, phường Thịnh Đán (cạnh kiốt xăng), vào 100m 4.200
11 Ngõ số 340: Rẽ tổ dân phố số 19, phường Thịnh Đán, vào 100m 4.200
12 Ngõ số 407: Vào 150m 4.200
13 Ngõ số 398: Rẽ vào cổng cũ Trường Cao đẳng Sư phạm đến giáp đất Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên 4.800
14 Ngõ số 417: Rẽ vào tổ dân phố số 20, đối diện cổng Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên, vào 100m 4.700
15 Ngõ số 429: Vào 100m 4.200
16 Ngõ số 443: Rẽ cạnh Công an phường Thịnh Đán vào 100m 4.200
17 Ngõ số 402: Rẽ cạnh Bệnh viện A Thái Nguyên vào khu dân cư số 6, phường Thịnh Đán
17.1 Từ đường Quang Trung đến hết khu dân cư có đường rộng ≥ 12m 7.200
17.2 Rẽ vào lô 2 + 3 đã xong hạ tầng có đường rộng ≥ 6m, nhưng < 12m 6.000
18 Ngõ số 463: Rẽ cạnh Báo Nông nghiệp Việt Nam, vào 150m 5.000
19 Ngõ số 541: Vào 100m 3.500
20 Ngõ số 573: Rẽ cạnh Chợ Đán, vào 100m 4.200
21 Ngõ số 604: Rẽ vào Đội Thuế phường Thịnh Đán, vào 100m 3.000
22 Ngõ số 613; 621: Vào 100m 2.800
23 Ngõ số 620: Ngõ cạnh Trường Ngô Quyền, vào 150m 2.800
24 Ngõ số 675: Vào 100m 2.500
25 Ngõ số 689; 691: Vào 100m 2.300
26 Ngõ số 648: Vào 200m 2.300
27 Ngõ số 634: Ngõ rẽ vào đến Chùa Đán 2.800
28 Rẽ cạnh kênh Núi Cốc đến sau Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Thái Nguyên, vào 150m 2.500
29 Rẽ Trung tâm 05, 06 tỉnh Thái Nguyên, vào 200m 2.800
30 Các đường quy hoạch trong khu dân cư số 10, phường Thịnh Đán
30.1 Từ đường Quang Trung vào khu dân cư, đường rộng 20,5m 6.000
30.2 Đường rộng 36m 5.000
30.3 Đường rộng ≤19,5m 6.000
31 Ngõ số 409: Vào 100m 3.500
32 Ngõ số 400: Vào 100m 4.000
33 Các đường quy hoạch trong khu dân cư số 5, phường Thịnh Đán
33.1 Từ đường Quang Trung vào khu dân cư, đường rộng 22,5m 5.000
33.2 Đường quy hoạch trong khu dân cư rộng ≤14,5m 4.000
34 Ngõ số 721: Vào 150m 2.800
LIII ĐƯỜNG LÊ HỮU TRÁC (Từ đường Quang Trung qua Trường Tiểu học Lương Ngọc Quyển đến hết đất Bệnh viện Tâm thần)
1 Từ đường Quang Trung đến hết đất Trường Tiểu học Lương Ngọc Quyến 5.000
2 Từ hết đất Trường Tiểu học Lương Ngọc Quyến đến hết đất Bệnh viện Tâm thần 4.500
Trục phụ
1 Ngõ số 85: Ngõ rẽ đi Nhà Văn hóa tổ 14, phường Thịnh Đán, vào 100m 2.500
2 Ngõ số 24 và ngõ số 64: Vào 150m 2.000
LIV ĐƯỜNG PHÚ THÁI (Từ đường Quang Trung qua Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải gặp đường Thống Nhất)
1 Từ đường Quang Trung đến hết đất khu dân cư số 1, phường Tân Thịnh 4.500
2 Từ giáp đất khu dân cư số 1, phường Tân Thịnh đến ngã 3 rẽ đi Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải 4.000
3 Từ ngã 3 rẽ đi Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải đến cổng Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải 2.500
4 Từ cổng Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải đến rẽ Công ty cổ phần Xây dựng giao thông số I 4.000
5 Từ rẽ Công ty cổ phần Xây dựng giao thông số I đến gặp đường Thống Nhất 4.500
Trục phụ
1 Rẽ khu dân cư số 1, phường Tân Thịnh, đã xây dựng xong hạ tầng
1.1 Đường rộng ≥ 14,5m 4.000
1.2 Đường ≥ 9m, nhưng < 14,5m 3.500
2 Từ giáp đất khu dân cư số 3, phường Tân Thịnh đến gặp ngã ba cổng Bệnh viện Lao và bệnh phổi ra đường Thống nhất
2.1 Đường mới 4.500
2.2 Đường cũ 3.500
3 Ngõ số 109; 107; 100; 97: Vào 100m 3.000
4 Ngõ số 65: Rẽ khu dân cư Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 3.200
5 Ngõ số 46: Vào Nhà Văn hóa tổ 19, phường Tân Thịnh
5.1 Vào đến hết Nhà Văn hóa tổ 19, phường Tân Thịnh 2.700
5.2 Các đường nhánh còn lại có đường rộng ≥ 5m 2.200
6 Ngõ số 44: Rẽ khu dân cư Công ty cổ phần Xây dựng phát triển Nông thôn, vào 150m 2.700
7 Ngõ số 31: Vào 100m 2.300
8 Ngõ số 32: Rẽ Nhà Văn hóa tổ 18, phường Tân Thịnh, vào 150m 2.700
LV ĐƯỜNG TÂN THỊNH (Từ đường Quang Trung qua Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính gặp đường 32)
1 Từ đường Quang Trung, vào 150m 4.200
2 Qua 150m đến cổng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật 2.700
3 Từ cổng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật đến giáp đất Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính 3.800
4 Từ giáp đất Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính đến gặp đường 32 5.400
Trục Phụ
1 Ngõ số 4; 45; 75; 58; 68; 84: 109; 191: Vào 100m 2.500
2 Ngõ số 101: Vào 200m 2.500
3 Ngõ số 137
3.1 Vào 150m 2.700
3.2 Qua 150m đến 400m 2.500
4 Ngõ số 125, 122, 127: Vào 150m 2.500
LVI ĐƯỜNG Z115 (Từ đường Quang Trung đến đường Tố Hữu)
1 Từ đường Quang Trung đến hết đất Ký túc xá sinh viên 8.400
2 Từ hết đất Ký túc xá sinh viên đến cầu vượt Sơn Tiến 4.500
3 Từ cầu vượt Sơn Tiến đến gặp đường Tố Hữu 3.600
Trục phụ
1 Ngõ số 5: Rẽ đến cổng phụ UBND phường Tân Thịnh 3.600
2 Ngõ số 16; 30: Rẽ Nhà Văn hóa tổ 7, phường Tân Thịnh, vào 100m 3.600
3 Ngõ số 25: Vào 100m 3.600
4 Ngõ số 43: Vào 100m 3.600
5 Rẽ vào khu dân cư tổ 10, phường Tân Thịnh
5.1 Từ đường Z115 vào 150m 3.600
5.2 Qua 150m đến 250m 3.000
6 Ngõ số 75: Vào 100m 3.000
7 Ngõ rẽ vào khu dân cư quy hoạch Trường Thiếu sinh quân (cũ) thuộc tổ 7, phường Tân Thịnh
7.1 Vào 100m 3.000
7.2 Qua 100m đến 250m 2.600
8 Ngõ số 109: Rẽ vào Tòa án Quân sự Quân khu I
8.1 Từ đường Z115 đến cổng Tòa án Quân sự Quân khu I 4.200
8.2 Từ cổng Tòa án Quân sự Quân khu I đến Nhà Văn hóa tổ 6, phường Tân Thịnh 3.000
8.3 Đoạn còn lại có mặt đường bê tông ≥ 3m 2.400
9 Rẽ đi Văn phòng Đại học Thái Nguyên
9.1 Từ đường Z115 đến rẽ cổng Văn phòng Đại học Thái Nguyên, có đường rộng ≥ 19m 10.000
9.2 Các đường trong khu dân cư quy hoạch Nam Đại học Thái Nguyên đã xây dựng xong hạ tầng
9.2.1 Đường rộng ≥ 14m, nhưng < 19m 6.000
9.2.2 Đường rộng ≥ 9m, nhưng < 14m 5.000
9.3 Các nhánh rẽ từ trục phụ đường Z115 đi Văn phòng Đại học Thái Nguyên vào tổ 2 và tổ 3, phường Tân Thịnh
9.3.1 Từ trục phụ, vào 200m 3.000
9.3.2 Qua 200m đến 500m 2.500
9.4 Nhánh rẽ từ trục phụ đối diện Văn phòng Đại học Thái Nguyên đi đến cầu sắt sau Z159 3.000
10 Ngõ rẽ đi Nhà Văn hóa tổ 5, phường Tân Thịnh, vào 150m 3.200
11 Ngõ rẽ cạnh Trường Trung học phổ thông vùng cao Việt Bắc vào đến cầu vượt tuyến tránh Quốc lộ 3 3.200
12 Ngõ rẽ cạnh Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên, vào 100m 3.200
13 Ngõ rẽ đi Nhà Văn hóa tổ 3, Tiến Ninh (2 đường), từ đường Z115, vào 100m 3.000
14 Rẽ từ cổng Z115 đến đất khu dân cư xóm Nước Hai
14.1 Từ cổng Z115 đi khu dân cư xóm Nước Hai, vào 100m 2.500
14.2 Rẽ khu dân cư xóm Nước Hai và các đường trong khu dân cư quy hoạch tái định cư xóm Nước Hai, vào 100m 2.300
15 Rẽ khu dân cư xóm Thái Sơn và các đường trong khu dân cư quy hoạch Thái Sơn, vào 100m 2.500
16 Ngõ rẽ cạnh Nhà Văn hóa Z115, vào 100m 2.500
17 Các ngõ rẽ còn lại vào 100m đường rộng ≥ 2,5m 2.200
LVII ĐƯỜNG TỐ HỮU (Từ đường Quang Trung qua UBND xã Quyết Thắng đến hết đất thành phố)
1 Từ đường Quang Trung đến hết khu dân cư số 6, phường Thịnh Đán (giai đoạn 2) 6.000
2 Từ hết khu dân cư số 6, phường Thịnh Đán (giai đoạn 2) đến ngã 3 gặp đường Z115 4.000
3 Từ ngã ba gặp đường Z115 đến ngã tư xóm Cây Xanh 3.500
4 Từ ngã tư xóm Cây Xanh đến đường rẽ UBND xã Phúc Xuân 2.500
5 Từ đường rẽ UBND xã Phúc Xuân đến đường rẽ Trạm Y tế xã Phúc Xuân 3.000
6 Từ đường rẽ Trạm Y tế xã Phúc Xuân đến ngã ba đi Nam Hồ Núi Cốc 2.500
7 Từ ngã ba đi Nam Hồ Núi Cốc đến đầu cầu Khuôn Năm 2.000
8 Từ đầu cầu Khuôn Năm + 500m 1.500
9 Đoạn còn lại đến hết đất thành phố 1.100
Trục phụ
1 Ngõ số 13; 15; 22; 27; 28; 33; 38: Vào 100m 2.300
2 Ngõ số 36: Vào 50m 2.300
3 Ngõ số 45; 51; 999: Vào 150m 2.300
4 Ngõ số 42: Vào 150m 3.000
5 Các đường quy hoạch khu dân cư số 6, giai đoạn 2, phường Thịnh Đán, rộng15,5m 3.500
6 Các đường quy hoạch khu tái định cư số 11, phường Thịnh Đán (không bám đường Tố Hữu) 3.500
7 Đường quy hoạch khu tái định cư phường Thịnh Đán và xã Quyết Thắng
7.1 Từ đường Tố Hữu vào khu tái định cư, đường quy hoạch rộng 41m (đường đôi) 4.500
7.2 Đường rộng 15m 3.500
7.3 Đường rộng < 15m 3.300
8 Ngõ số 70: Đi xóm Gò Móc, vào 150m 1.500
9 Ngõ số 80; 100: Rẽ đi Chùa Cả, vào 500m 1.400
10 Rẽ đi Sơn Tiến gặp đường Z115, có mặt đường bê tông ≥ 3m 2.000
11 Rẽ xóm Cây Xanh (đối diện X84), vào 100m 1.200
12 Rẽ đến quán 300 1.100
12.1 Các đường rẽ trên tuyến là đường bê tông liên xã ≥ 2,5m, vào 200m 1.000
13 Rẽ từ đường Tố Hữu vào đến Nhà Văn hóa Núi Nến, Nhà văn hóa Đồng Kiệm, Nhà văn hóa Nhà thờ
13.1 Rẽ từ đường Tố Hữu vào đến Nhà Văn hóa Núi Nến 1.300
13.2 Nhà Văn hóa Núi Nến đến Nhà Văn hóa Nhà thờ 1.100
13.3 Nhà Văn hóa Núi Nến đến Nhà Văn hóa Đồng Kiệm 1.100
14 Rẽ từ đường Tố Hữu vào đến Nhà Văn hóa xóm Giữa 2 1.300
15 Nhà Văn hóa xóm Giữa 2 vào đến Nhà văn hóa xóm Giữa 1 1.100
16 Rẽ từ đường Tố Hữu theo 2 đường
16.1 Từ đường Tố Hữu vào đến Nhà Văn hóa xóm Cây Thị 1.300
16.2 Từ Nhà Văn hóa xóm Cây Thị đến Nhà Văn hóa xóm Đèo Đá 1.000
17 Rẽ đến Trạm Y tế xã Phúc Xuân
17.1 Từ đường Tố Hữu vào đến Trạm Y tế xã Phúc Xuân 1.500
17.2 Từ Trạm Y tế xã Phúc Xuân đến Nhà Văn hóa xóm Xuân Hòa 1.200
18 Rẽ từ đường Tố Hữu đến Nhà Văn hóa xóm Đồng Lạnh 1.100
19 Từ Nhà Văn hóa xóm Đồng Lạnh đến đập tràn xã Phúc Trìu 1.300
20 Rẽ vào đến Nhà Văn hóa xóm Cây Si 1.000
21 Rẽ vào đến Nhà Văn hóa xóm Xuân Hòa 1.300
22 Rẽ vào đến ngã 3 Khuôn Năm Dộc Lầy
22.1 Rẽ vào đến Nhà Văn hóa xóm Dộc Lầy 1.300
22.2 Rẽ vào đến Nhà Văn hóa xóm Dộc Lầy đến Nhà Văn hóa xóm Khuôn Năm 1.000
23 Rẽ vào xưởng nông cụ 1 cũ, vào 100m 1.000
24 Từ ngã ba đi đảo Nam Hồ Núi Cốc đến đỉnh đèo Cao Trãng 1.700
25 Từ đường Phúc Xuân đến xóm rừng Chùa xã Phúc Trìu 1.300
26 Từ đường Tố Hữu đến hết khách sạn Đông Á III 1.500
LVIII ĐƯỜNG TÂN CƯƠNG (Từ đường Quang Trung qua UBND xã Tân Cương đến đường Nam Hồ Núi Cốc)
1 Từ đường Quang Trung đến Nhà Văn hóa tổ 7, phường Thịnh Đán 4.200
2 Từ Nhà Văn hóa tổ 7, phường Thịnh Đán đến ngã ba quán 300 3.000
3 Từ ngã ba quán 300 đến ngã ba đường rẽ vào Trường Mầm non xã Tân Cương 2.300
4 Từ đường rẽ vào Trường Mầm non xã Tân Cương đến đường rẽ đi bãi rác 2.000
5 Từ đường rẽ đi bãi rác đến gặp đường Nam Hồ Núi Cốc (đập chính Hồ Núi Cốc) 1.700
Trục phụ
1 Từ đường Tân Cương đến rẽ cổng chính xóm Chợ đi qua xóm Soi Mít gặp đường Tân Cương
1.1 Từ hai đầu đường Tân Cương, vào 300m 1.100
1.2 Đoạn còn lại trong tuyến 1.000
2 Từ đường Tân Cương vào xóm Soi Mít 800
3 Rẽ Chùa Y Na, vào 500m 1.300
4 Rẽ đi Núi Guộc, vào 500m 1.300
5 Rẽ Trường Mầm non xã Tân Cương vào hết đất Trạm Y tế xã Tân Cương 1.300
5.1 Từ hết đất Trạm Y tế xã Tân Cương + 200m 1.100
6 Rẽ đến cổng Trường Trung học cơ sở Tân Cương 800
7 Rẽ đi Khu xử lý rác thải rắn đến ngầm Hồng Thái 800
8 Các trục liên xóm, liên xã khác là đường bê tông có mặt đường rộng ≥ 2,5m, vào 200m 800
LIX ĐƯỜNG THỊNH ĐỨC (Từ đường Quang Trung qua UBND xã Thịnh Đức đến hết đất thành phố)
1 Từ đường Quang Trung đến giáp đất Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Thái Nguyên 2.500
2 Từ đất Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Thái Nguyên đến đường rẽ Trường bắn Lữ đoàn 382 2.200
3 Từ đường rẽ Trường bắn Lữ đoàn 382 đến ngã 3 đi Sông Công 2.000
4 Từ ngã 3 đi Sông Công đến hết đất thành phố 1.500
Trục phụ
1 Từ ngã 3 đi Sông Công đến Trại ngựa Bá Vân (hết đất xã Thịnh Đức) 800
2 Các trục liên xóm, liên xã, là đường bê tông có mặt đường rộng ≥ 2,5m, vào 200m 800
3 Đường trong khu dân cư số 1, xã Thịnh Đức
3.1 Đường rộng 17m 1.100
3.2 Đường rộng 15m 900
LX ĐƯỜNG PHÚC XUÂN (Từ đường Tố Hữu đến đường Phúc Trìu)
1 Toàn tuyến 1.300
Trục phụ
1 Từ đường Phúc Xuân rẽ theo 2 đường đến Nhà Văn hóa xóm Long Giang 800
LXI ĐƯỜNG PHÚC TRÌU (Từ đường Tân Cương đi dọc theo kênh Núi Cốc đến đường Nam Núi Cốc)
1 Toàn tuyến 1.000
LXII ĐƯỜNG NAM NÚI CỐC (Từ đường Phúc Trìu đến đường Tố Hữu)
1 Toàn tuyến 1.200
LXIII ĐƯỜNG DƯƠNG TỰ MINH (Từ ngã ba Mỏ Bạch đến Km76, Quốc lộ 3)
1 Từ ngã ba Mỏ Bạch đến gặp đường đê Mỏ Bạch 19.000
2 Từ đường đê Mỏ Bạch đến cầu Mỏ Bạch 13.000
3 Từ cầu Mỏ Bạch đến cổng nhà máy Z127 6.000
4 Từ cổng nhà máy Z127 đến cầu Tân Long 6.600
5 Từ cầu Tân Long đến đảo tròn Tân Long 6.000
6 Từ đảo tròn Tân Long đến Km76, Quốc lộ 3 5.500
Trục phụ
1 Đường rẽ vào cổng Nhà máy xay Mỏ Bạch đến khu dân cư Sở Xây dựng
1.1 Từ đường Dương Tự Minh đến cổng Nhà máy xay Mỏ Bạch cũ 6.000
1.2 Từ cổng Nhà máy xay Mỏ Bạch cũ đến khu dân cư Sở Xây dựng có đường rộng ≥ 3,5m 4.800
1.3 Từ Nhà máy xay Mỏ Bạch cũ rẽ trái vào 100m 3.600
2 Ngõ số 20/1: Rẽ vào Khu tập thể Cầu đường, vào 150m 3.000
3 Ngõ số 885: Vào đến đất Doanh nghiệp may Tháng Tám 3.600
4 Ngõ số 962: Rẽ vào chợ Quang Vinh mới
4.1 Từ đường Dương Tự Minh, vào 100m 2.500
4.2 Qua 100m đến 200m rẽ về 2 phía 2.300
4.3 Tiếp theo 2 phía có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m, nhưng < 3,5m 2.000
5 Ngõ số 882: Rẽ vào xóm Thần Vì
5.1 Từ đường Dương Tự Minh, vào 100m 2.500
5.2 Qua 100m đến 200m 2.300
5.3 Qua 200m tiếp theo đến ngã ba đi Nghĩa trang Thần Vì 2.000
5.4 Các nhánh rẽ trên trục phụ có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m, vào 100m 1.700
6 Ngõ số 865 và ngõ rẽ cạnh UBND phường Quang Vinh, vào đến Nhà Văn hóa tổ 8, phường Quang Vinh 3.000
7 Ngõ số 845: Rẽ vào cổng phụ Công ty nhiệt điện Cao Ngạn
7.1 Từ đường Dương Tự Minh, vào 100m 4.200
7.2 Qua 100m đến Nhà Văn hóa Điện lực 3.600
7.3 Từ Nhà Văn hóa Điện lực đến hết Trường Mầm non Điện lực 3.000
7.4 Các đường rẽ trong khu dân cư quanh sân bóng có mặt đường bê tông rộng ≥ 3m 2.500
8 Ngõ số 719: Rẽ vào cổng chính Công ty nhiệt điện Cao Ngạn
8.1 Từ đường Dương Tự Minh đến ngã ba rẽ sân bóng Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn 4.200
8.2 Từ ngã ba rẽ sân bóng Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn đến hết đất Hợp tác xã Cộng Lực 3.000
9 Ngõ số 740: Vào tổ dân phố Tân Thành (đối diện Ngõ số 719 vào Công ty nhiệt điện Cao Ngạn)
9.1 Từ đường Dương Tự Minh, vào 100m 3.000
9.2 Qua 100m đến 200m 2.500
9.3 Đoạn còn lại và các nhánh rẽ trên trục phụ có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m, vào 100m 2.000
10 Ngõ số 675b: Vào hết đường dân sinh 3.000
11 Rẽ cổng nhà máy Z127 đến khu tập thể Z127
11.1 Từ đường Dương Tự Minh vào đến cổng Z127 4.200
11.2 Từ cổng Z127 rẽ theo hàng rào Z127 đến nhà công vụ Z127 3.600
12 Ngõ rẽ từ đường Dương Tự Minh vào đến nhà công vụ Z127 4.800
12.1 Từ nhà công vụ Z127 đến gặp chợ Quan Triều 2.300
12.2 Các nhánh rẽ trên đường từ nhà công vụ Z127 đến hết khu tập thể Z127 gặp chợ Quan Triều, vào 100m, đường ≥ 2m 1.500
13 Ngõ số 615; 647 và 673:
13.1 Từ đường Dương Tự Minh, vào 100m 2.300
13.2 Qua 100m đến 200m 1.700
14 Ngõ số 616; 618: Rẽ khu dân cư Cửa hàng ăn Quan Triều đến Thư viện Z127 2.500
15 Ngõ số 575: Rẽ vào Ban Quản lý dự án Công ty nhiệt điện Cao Ngạn (ngõ Đá)
15.1 Từ đường Dương Tự Minh vào đến cổng Ban quản lý dự án 3.000
15.2 Từ cổng Ban quản lý dự án đi khu dân cư Xây lắp cũ có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m 2.000
16 Ngõ số 527: Rẽ theo hàng rào Bưu điện Quan Triều vào đến ngã 3 3.000
17 Ngõ số 511: Rẽ theo đường sắt cũ
17.1 Từ đường Dương Tự Minh, vào 100m 2.500
17.2 Từ qua 100m đến 300m 2.000
17.3 Nhánh đường sắt cũ rẽ sang hội trường đổ gặp khu tái định cư băng tải than 2.000
18 Rẽ vào đến cổng Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ 3.600
18.1 Từ cổng Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ rẽ theo hàng rào Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ đến gặp đường goòng cũ 2.000
18.2 Nhánh rẽ vào khu tái định cư tuyến băng tải than đi gặp ngõ số 511 2.500
18.3 Nhánh rẽ theo hàng rào sân vận động Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ có đường rộng ≥ 3,5m 2.500
19 Ngõ số 451; 698; 641; 636: Từ đường Dương Tự Minh, vào 100m 2.300
20 Rẽ vào đường goòng 2 bên
20.1 Từ đường Dương Tự Minh, vào 100m 2.000
20.2 Qua 100m đến 250m 1.500
21 Ngõ số 714: Từ đường Dương Tự Minh, vào 100m 2.300
22 Ngõ số 335: Rẽ vào khu dân cư tổ 6, phường Tân Long, vào 100m 1.500
23 Ngõ rẽ từ số nhà 370; 404, vào 100m 1.500
24 Rẽ theo hàng rào Cơ khí 3/2
24.1 Từ đường Dương Tự Minh, vào 200m 1.700
24.2 Đường trục ngang trong khu dân cư 3/2 rộng ≥ 3,5m 1.500
25 Rẽ vào xưởng 100
25.1 Từ đường Dương Tự Minh, vào 150m 1.700
25.2 Đường ngang trong khu dân cư có đường rộng ≥ 3,5m 1.500
26 Ngõ số 236: Rẽ vào Trại giam Công an thành phố cũ, vào 100m 1.700
27 Rẽ vào khu dân cư tổ 9, phường Tân Long
27.1 Từ đường Dương Tự Minh, vào 150m 1.700
27.2 Qua 150m đến 250m tiếp theo 1.500
28 Ngõ số 146: Rẽ đến Nhà Văn hóa tổ 11, phường Tân Long (Công ty Cổ phần Vận tải ô tô số 10) 1.700
29 Ngõ số 163: Rẽ vào khu tập thể Nhà máy Sứ, vào 200m 1.700
30 Ngõ số 139: Vào UBND phường Tân Long
30.1 Từ đường Dương Tự Minh qua UBND phường Tân Long đến ngã ba Trường Trung học cơ sở Tân Long 2.500
30.2 Từ ngã ba Trường Trung học cơ sở Tân Long đến cổng Trường Tiểu học Tân Long 2.000
30.3 Nhánh rẽ từ trục phụ vào khu dân cư số 2, phường Tân Long 2.000
31 Ngõ số 128: Rẽ vào tổ 20, phường Tân Long
31.1 Từ đường Dương Tự Minh vào đến ngã ba (hết đất Trường Mầm Non phường Tân Long) 2.000
31.2 Từ ngã ba rẽ theo về 2 phía đến cống chui tuyến tránh Quốc lộ 3 1.700
32 Khu dân cư tái định cư phường Tân Long
32.1 Các ô bám đường quy hoạch rộng ≥ 16,5m 2.000
32.2 Các ô bám đường quy hoạch rộng ≥ 9m, nhưng < 16,5m 1.700
33 Ngõ số 77: Rẽ khu dân cư tổ 15, vào 100m 1.700
34 Ngõ số 45: Rẽ khu dân cư tổ 16, vào 100m 1.700
35 Đường rẽ vào đồi PAM tổ 16, vào 100m 2.000
36 Ngõ số 62; 80; 99; 246: Vào 100m 1.700
LXIV ĐƯỜNG QUANG VINH (Từ đường Dương Tự Minh qua TrườngTrung học cơ sở Quang Vinh đi gặp đường Bắc Kạn)
1 Từ đường Dương Tự Minh đến hết đất Trường Tiểu học Quang Vinh, có đường ≥19,5m 5.600
2 Từ đất Trường Tiểu học Quang Vinh đến Nhà Văn hóa tổ 14 4.200
3 Từ Nhà văn hóa tổ 14 ra gặp đường Bắc Kạn 2.500
Trục phụ
1 Rẽ vào khu dân cư quy hoạch Nhà máy xay Mỏ Bạch (rẽ sau Công an phường Quang Vinh), vào 100m 2.400
2 Rẽ vào tổ 10, phường Quang Vinh, vào 200m 2.400
3 Rẽ vào tổ 11, tổ 12, phường Quang Vinh vào 150m, có đường bê tông rộng ≥ 2,5m 2.400
4 Đường còn lại trong khu dân cư số 1 Quang Vinh đã xây dựng xong hạ tầng: Đường rộng ≥ 9m 4.800
5 Các nhánh rẽ trên đường Quang Vinh, (đoạn từ Trường Tiểu học Quang Vinh đến Nhà Văn hóa tổ 14), vào 150m 3.000
6 Các nhánh rẽ trên đường Quang Vinh, (đoạn từ Nhà Văn hóa tổ 14 đến đường Bắc Kạn), vào 150m 1.300
7 Từ Nhà Văn hoá tổ 14 đến Nhà Văn hoá tổ 17 1.300
LXV ĐƯỜNG QUAN TRIỀU (Từ đường Dương Tự Minh vào đến ga Quan Triều)
1 Từ đường Dương Tự Minh đến hết đất Công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Thái Nguyên 4.800
2 Từ giáp đất Công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Thái Nguyên đến Ga Quan Triều 4.400
Trục phụ
1 Rẽ theo hàng rào chợ Quan Triều, vào 50m 2.100
2 Rẽ từ đường Quan Triều vào khu dân cư Công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Thái Nguyên, vào 100m 1.800
3 Các đường trong khu dân cư số 3, phường Quan Triều đã xong hạ tầng
3.1 Đường rộng ≥ 16,5m đến 19,5m 3.800
3.2 Đường rộng ≥ 14,5m nhưng < 16,5m 3.700
3.3 Đường rộng ≥12,5m nhưng < 14,5m 3.300
4 Rẽ từ đường Quan Triều đi tổ dân phố 15 (đối diện đường vào cầu Chui cũ)
4.1 Vào 100m 2.100
4.2 Từ 100m đến 300m 1.500
5 Rẽ từ Ga Quan Triều theo đường sắt vào 100m, có đường bê tông ≥ 2,5m 1.500
6 Các nhánh khác rẽ từ đường Quan Triều vào 100m có đường bê tông rộng ≥ 2,5m 1.500
LXVI ĐƯỜNG PHÚC HÀ (Từ đường Dương Tự Minh đến đường Tố Hữu)
1 Từ đường Dương Tự Minh, vào 150m 2.400
2 Qua 150m đến ngã 3 rẽ Trường Trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ 1.800
3 Từ ngã 3 rẽ Trường Trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ đến ngã 3 cổng cân 1.300
4 Từ ngã ba cổng cân đến đường sắt đi Ga B Núi Hồng 900
5 Từ đường sắt đi Ga B Núi Hồng đến cầu vượt đường tránh Quốc lộ 3 1.000
6 Từ cầu vượt đường tránh Quốc lộ 3 đến hết đất xã Phúc Hà 900
7 Từ hết đất xã Phúc Hà đến gặp đường Tố Hữu 1.000
Trục phụ
1 Rẽ khu dân cư tổ 17, phường Quan Triều, vào 150m 2.200
2 Từ ngã 3 rẽ đi gặp Trường Mầm non Quan Triều 1.500
3 Từ cổng Trường Mầm non Quan Triều đến hết đất Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ 2.400
4 Từ trạm cân đến cổng Trạm bảo vệ số 1 Mỏ than Khánh Hòa 850
5 Từ khu tái định cư số 2 Phúc Hà đến khu trung tâm hành chính xã Phúc Hà 800
6 Rẽ đến Đài tưởng niệm xã Phúc Hà 800
7 Từ cổng Đồng Quan đến cổng Nhà máy xi măng Quan Triều 800
7.1 Rẽ vào UBND xã Phúc Hà 800
8 Các trục phụ khác liên xóm, liên xã có đường bê tông ≥ 2,5m, vào 200m 800
LXVII ĐƯỜNG THỐNG NHẤT (Từ đường Bắc Nam đến ngã 3 rẽ Bệnh viện Lao và bệnh Phổi gặp đường 3/2)
1 Từ ngã 3 Bắc Nam đến đường sắt Hà Thái 10.200
2 Đường sắt Hà Thái đến hết đất Xí nghiệp may Việt Thái 8.500
3 Giáp đất xí nghiệp may Việt Thái đến ngã 3 rẽ Bệnh viện Lao và bệnh Phổi 7.200
Trục phụ
1 Ngõ số 160: Rẽ đi tổ 12, phường Đồng Quang
1.1 Từ đường Thống Nhất vào đến cổng Khách sạn Hải Yến 3.600
1.2 Từ cổng Khách sạn Hải Yến rẽ 2 phía đến 100m 3.000
2 Ngõ số 279: Rẽ theo hàng rào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến hết đất Ngân hàng 3.600
3 Ngõ số 301: Đi tổ 24, phường Gia Sàng gặp đường Tân Quang
3.1 Vào 100m 3.000
3.2 Qua 100m đến gặp đường Tân Quang 2.500
4 Ngõ số 321: Rẽ khu dân cư Bách hóa 2.500
4.1 Từ đường Thống Nhất, vào 100m 2.500
4.2 Qua 100m đến 250m 2.300
5 Ngõ số 339: Rẽ cạnh ki ốt xăng
5.1 Từ đường Thống Nhất vào đến ngã tư đầu tiên 3.600
5.2 Từ ngã tư đầu tiên rẽ đi 2 phía và đi Nhà Văn hóa tổ 25 3.000
6 Ngõ số 350: Rẽ tổ 13, phường Đồng Quang, vào 150m 2.500
7 Ngõ số 389: Rẽ theo đường sắt Hà Thái
7.1 Từ đường Thống Nhất, vào 100m 2.500
7.2 Qua 100m đến 250m 2.300
8 Ngõ số 1: Rẽ vào Nhà Văn hóa tổ 1A, 1B, vào 100m (song song đường sắt Hà Thái) 2.300
9 Ngõ số 77; 89: Vào hết khu dân cư số 3 Tân Lập đã xong hạ tầng 3.000
10 Ngõ số 294:
10.1 Từ đường Thống Nhất đến cổng Công ty cổ phần Vận tải ô tô 3.000
10.2 Cổng Công ty cổ phần Vận tải ô tô qua cổng Trường Lê Văn Tám đến Nhà Văn hóa tổ 17 2.300
11 Ngõ số 151: Rẽ Công ty Kim khí Thái Nguyên và Trạm đăng kiểm giao thông
11.1 Từ đường Thống Nhất, vào 100m 3.600
11.2 Qua 100m đến cổng Công ty Kim khí Thái Nguyên, Trạm đăng kiểm giao thông 3.000
12 Ngõ số 153: Rẽ khu dân cư xưởng đậu và chợ Chè Hương, vào 100m 2.500
13 Ngõ số 209; 231: Rẽ cạnh Xí nghiệp may Việt Thái
13.1 Vào 150m 2.300
13.2 Qua 150m đến Nhà Văn hóa tổ 2, phường Tân Lập 2.000
14 Ngõ số 478 rẽ khu dân cư tập thể Trường Cao đẳng Thương Mại Trung ương 4, vào 150m 3.000
15 Ngõ số 287: Rẽ đối diện đường Phú Thái, vào 150m 2.500
16 Ngõ số 289: Rẽ theo hàng rào Xí nghiệp quản lý giao thông đến hết khu tập thể có đường bê tông ≥ 2,5 m 2.700
17 Ngõ số 556 vào đến Nhà Văn hóa tổ 18, phường Tân Thịnh 3.000
18 Ngõ rẽ khu tập thể Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, vào 100m 3.000
19 Ngõ số 260: Từ đường Thống Nhất, vào 100m 3.600
LXVIII PHỐ HỒ ĐẮC DI (Từ đường Thống nhất đến đường Phú Thái)
1 Từ đường Thống Nhất đến hết đoạn đã xong hạ tầng 4.200
2 Đoạn còn lại đến đường Phú Thái (đường bê tông) 3.000
Trục phụ
1 Các đường còn lại trong khu dân cư số 3, phường Tân Thịnh có đường rộng ≥ 5m 3.000
LXIX ĐƯỜNG 3/2 (Từ đường Thống Nhất đến ngã ba rẽ đường Phố Hương gặp đường 30/4)
1 Từ đường Thống Nhất (ngã 3 rẽ Bệnh viện Lao và bệnh Phổi) đến ngã tư Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính 6.000
2 Từ ngã tư Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính đến hết đất Trường Tiểu học Tân Lập 5.500
3 Từ hết đất Trường Tiểu học Tân Lập đến đường rẽ vào Ga Lưu Xá 6.000
4 Từ đường rẽ vào Ga Lưu Xá đến rẽ đường Phú Xá 8.400
5 Từ rẽ đường Phú Xá đến Trường Trung học cơ sở Tích Lương 6.000
6 Từ Trường Trung học cơ sở Tích Lương đến ngã 3 Phố Hương 5.000
Trục phụ
1 Rẽ vào Quốc lộ 3 (tuyến tránh thành phố), vào 250m 4.200
2 Ngõ số 401: Rẽ đối diện Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính, vào 150m 2.500
3 Ngõ rẽ đến cổng Xí nghiệp 19/5 3.000
4 Ngõ số 118: Rẽ đối diện đường vào Xí nghiệp 19/5, vào 150m 2.000
5 Ngõ số 146: Rẽ cạnh Công an phường Tân Lập, vào 150m 2.300
6 Ngõ số 168: Rẽ khu dân cư số 1 Tân Lập
6.1 Vào 150m 3.600
6.2 Qua 150m và các đường quy hoạch rộng ≥ 9m, 3.000
6.3 Các đường quy hoạch rộng ≥ 5m, nhưng < 9m 2.500
7 Ngõ số 547: Rẽ hết cụm công nghiệp số 2 Tân Lập 3.600
8 Ngõ số 226: Vào 150m 2.500
9 Rẽ từ cạnh số nhà 631 vào đến hết khu dân cư xưởng thực nghiệm 2.500
10 Ngõ số 272: Vào Nhà khách Kim Loại màu
10.1 Từ đường 3/2, vào 100m 3.000
10.2 Qua 100m đến sân bóng 2.500
11 Ngõ số 709: Rẽ vào đến cổng Công ty 472 2.700
12 Ngõ số 360: Vào 100m (đối diện đường vào Công ty 472) 2.500
13 Ngõ số 775: Vào 100m (đối diện Ki ốt xăng dầu Hùng Hà) 2.000
14 Ngõ số 801: Rẽ theo hàng rào Doanh nghiệp Hà Thanh, vào 200m 2.000
15 Ngõ rẽ cạnh cây xăng Mạnh Hùng
15.1 Từ đường 372, vào 200m 2.500
15.2 Qua 200m đến 450m 2.000
16 Ngõ rẽ vào xóm Ba Nhất đến sân vận động Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
16.1 Từ đường 3/2, vào 200m 3.000
16.2 Qua 200m đến sân vận động 2.500
17 Rẽ vào Ga Lưu Xá
17.1 Từ đường 3/2 đến cổng Văn phòng Công ty Kim loại màu 4.200
17.2 Cổng văn phòng Công ty Kim loại màu đến cổng xưởng sản xuất của Công ty Kim loại màu 2.500
17.3 Từ cổng xưởng sản xuất của Công ty Kim loại màu đến Ga Lưu Xá 2.000
18 Rẽ khu dân cư quy hoạch đường Ga Lưu Xá
18.1 Từ đường Ga Lưu Xá, vào 150m 3.000
18.2 Đoạn còn lại và các đường khác trong khu dân cư quy hoạch 2.500
19 Ngõ rẽ cạnh Bưu điện Phú Xá vào khu dân cư tổ 11, vào 100m 2.500
20 Từ đường 3/2 rẽ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên (cũ)
20.1 Từ đường 3/2, vào 200m 4.200
20.2 Qua 200m đến Nhà Văn hóa xóm Bắc Lương 2.500
20.3 Từ Nhà Văn hóa xóm Bắc Lương đến nghĩa trang xã Tích Lương 1.500
21 Rẽ xóm Cầu Thông đến đập giếng Cỏi 2.000
22 Ngõ số 1307 rẽ vào khu dân cư tổ 27, 28, phường Phú Xá: Từ đường 3/2, vào 150m 2.700
23 Ngõ số 1431 rẽ vào khu dân cư tổ 29, phường Phú Xá: Từ đường 3/2, vào 150m 2.500
24 Rẽ vào Nhà Văn hóa xóm Hào Thọ
24.1 Từ đường 3/2, vào 200m 3.000
24.2 Tiếp theo đến ngã 3 cổng Trường Tiểu học Tích Lương 2.000
24.3 Từ ngã 3 cổng Trường Tiểu học Tích Lương tiếp theo đi 2 phía 250m 1.700
25 Rẽ Hồ nước Tích Lương (đường 1), vào 200m 3.000
26 Rẽ Hồ nước Tích Lương (đường 2), vào 200m 2.300
27 Rẽ xóm Trung Lương đến Trường Cao đẳng nghề Luyện Kim
27.1 Từ đường 3/2, vào 200m 2.300
27.2 Qua 200m đến 450m 1.700
27.3 Qua 450m đến đất Trường Cao đẳng nghề Luyện Kim 1.400
28 Rẽ Nhà Văn hóa xóm Trung Lương, vào 200m 2.000
29 Rẽ đối diện Ki ốt xăng dầu số 2 Tích Lương đến gặp đường sắt Hà Thái
29.1 Từ đường 3/2, vào 100m 2.800
29.2 Qua 100m đến đường sắt Hà Thái 2.000
LXX ĐƯỜNG PHÚ XÁ (Từ đường Cách mạng tháng Tám đến đường 3/2)
1 Từ đường Cách mạng tháng Tám đến đường sắt Hà Thái 5.000
2 Từ đường sắt Hà Thái đến đường rẽ nghĩa trang phường Phú Xá 4.500
3 Từ đường rẽ Nghĩa trang phường Phú Xá đến gặp đường 3/2 5.500
Trục phụ
1 Ngõ số 83: Rẽ vào UBND phường Phú Xá đến Khu tập thể đường sắt 2.500
2 Ngõ rẽ vào nghĩa trang phường Phú Xá 2.000
3 Các ngõ số 47, 56, 101: vào 100m 2.000
LXXI ĐƯỜNG 30/4 (Từ ngã ba rẽ đường Phố Hương đến hết đất thành phố)
1 Từ ngã ba Phố Hương đến cầu Ba cống 4.000
2 Từ cầu Ba cống đến hết đất thành phố Thái Nguyên 5.000
Trục phụ
1 Rẽ vào Trường Cao đẳng Công Thương
1.1 Từ đường 30/4, vào 200m 2.200
1.2 Qua 200m đến cổng Trường Cao đẳng Công Thương 1.800
1.3 Các nhánh rẽ trên trục phụ có đường bê tông rộng ≥ 2,5m, vào 100m 1.200
2 Rẽ cạnh Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Trung Thành, có đường bê tông rộng ≥ 2,5m
2.1 Từ đường 30/4, vào 100m 1.500
2.2 Qua 100m đến 350m 1.300
LXXII ĐƯỜNG TÍCH LƯƠNG (Từ đường 3/2 đến Lữ đoàn 210, Quân khu I)
1 Từ đường 3/2 vào hết đất xưởng thực hành Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên 6.000
2 Từ hết đất xưởng thực hành Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên + 300m 4.800
3 Từ qua đất xưởng thực hành Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên 300m đến cầu hết đất Lữ đoàn 210, Quân khu I 2.000
Trục phụ
1 Rẽ Nhà Văn hóa xóm Cầu Thông, vào 200m 1.300
2 Rẽ Nhà Văn hóa xóm Tung, vào 200m 1.300
3 Các đường quy hoạch trong khu tái định cư Quốc lộ 3 mới (xóm Núi Dài) 1.800
4 Rẽ khu dân cư Nam Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
4.1 Đường rộng từ 19,5m đến < 27m 3.600
4.2 Đường rộng từ 14,5m đến < 19,5m 3.000
4.3 Các đường còn lại trong khu quy hoạch 2.400
LXXIII ĐƯỜNG PHỐ HƯƠNG (Từ đường sắt đi Kép đến đường 3/2)
1 Đường sắt đi Kép đến gặp đường Gang Thép 5.400
2 Từ đường Gang Thép đến giáp đất phân hiệu 2 Trường Cao đẳng Cơ khí Luyện kim 6.600
3 Từ giáp đất phân hiệu 2 Trường cao đẳng Cơ khí Luyện kim đến ngã tư khu dân cư số 1, phường Trung Thành (gặp đường Lưu Nhân Chú) 4.800
4 Từ ngã tư khu dân cư số 1, phường Trung Thành đến hết khu dân cư 6.600
5 Từ hết khu dân cư số 1, phường Trung Thành đến gặp đường 3/2 3.600
Trục phụ
1 Các đường còn lại trong khu dân cư số 1, phường Trung Thành, đã xong hạ tầng 3.600
2 Hai ngõ rẽ theo hàng rào Nhà trẻ 1/5 đến hết đất Nhà trẻ 2.400
3 Ngõ rẽ từ cạnh số nhà 25 và 37: Vào 100m 2.400
4 Các ngõ rẽ trên đường Phố Hương đoạn từ chợ Dốc Hanh đến ngã 4 đường Lưu Nhân Chú, có mặt đường bê tông ≥ 2,5m, vào 150m 2.600
5 Từ đường Phố Hương rẽ theo 2 đường vào khu dân cư tập thể Phố Hương
5.1 Rẽ vào 300m 2.600
5.2 Qua 300m đến 500m đường ≥ 3,5m 2.300
5.3 Các đường nhánh khác trong khu dân cư có đường rộng ≥ 2,5m, vào 100m 1.500
LXXIV ĐƯỜNG GANG THÉP (Từ đường 3/2 qua UBND phường Trung Thành đến đường Lưu Nhân Chú)
1 Từ đường 3/2 đến rẽ Trường Tiểu học Trung Thành 5.400
2 Từ rẽ Trường Tiểu học Trung Thành đến rẽ Trường Độc Lập 9.000
3 Từ rẽ Trường Độc lập đến đường Cách Mạng tháng Tám 12.000
4 Từ đường Cách Mạng tháng Tám (bách hóa Gang Thép), vào 100m 4.800
5 Qua 100m đến 250m 3.600
6 Qua 250m đến cách đường Lưu Nhân Chú 100m 2.800
7 Từ cách đường Lưu Nhân Chú 100m đến gặp đường Lưu Nhân Chú 3.600
Trục phụ
1 Rẽ từ cạnh số nhà 299 đến Nhà Văn hóa tổ 3, phường Trung Thành, vào 100m 1.800
2 Rẽ từ cạnh số nhà 196 đi tổ dân phố số 19, phường Trung Thành, vào 100m 1.800
3 Rẽ từ cạnh số nhà 227 theo hàng rào Trung tâm hướng nghiệp thành phố Thái Nguyên
3.1 Rẽ từ cạnh số nhà 227 đến Nhà Văn hóa tổ 2, phường Trung Thành 1.800
3.2 Nhà Văn hóa tổ 2, phường Trung Thành, vào 300m 1.300
4 Rẽ cạnh Doanh nghiệp tư nhân Hải Long đi tổ dân phố số 14, vào 100m 1.800
5 Rẽ cạnh Đài tưởng niệm Liệt sỹ phường Trung Thành, vào 100m 2.400
6 Rẽ từ cạnh số nhà 102 vào Trường Tiểu học Trung Thành
6.1 Từ đường Gang Thép đến ngã ba thứ 2 3.000
6.2 Qua ngã ba thứ 2 + 250m tiếp theo 1.800
7 Ngõ rẽ cạnh số nhà 153: Rẽ vào Nhà Văn hóa đồi Độc Lập
7.1 Từ đường Gang Thép đến cổng Nhà Văn hóa đồi Độc Lập 3.000
7.2 Các đường nhánh trong khu dân cư đồi Độc Lập, có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m, vào 100m 1.800
8 Ngõ rẽ từ cạnh số nhà 88 (cạnh Kho bạc Lưu Xá cũ) vào đến ngã ba thứ 2 3.000
9 Rẽ vào Trường Tiểu học Độc lập
9.1 Từ đường Gang Thép đến hết đất Trường Tiểu học Độc Lập 5.400
9.2 Từ giáp đất Trường Tiểu học Độc lập đến hết đất Trường Trung học cơ sở Độc lập 4.200
9.3 Các đường nhánh trong khu dân cư đồi Độc Lập có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m, vào 100m 1.800
10 Rẽ khu dân cư sau Bách hóa Dốc Hanh, vào 150m 2.400
11 Từ đường Gang Thép vào đến khu dân cư xí nghiệp năng lượng 1.800
12 Các nhánh rẽ khác từ bách hóa Gang Thép đến đường Lưu Nhân Chú, có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m, vào 100m 1.500
LXXV ĐƯỜNG LƯU NHÂN CHÚ (Từ đường Phố Hương qua đảo tròn Gang Thép đến cổng phụ Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên)
1 Từ ngã tư khu dân cư số 1, phường Trung Thành đến cổng sân vận động Gang Thép 6.000
2 Từ cổng sân vận động Gang Thép đến đảo tròn Gang Thép 7.800
3 Từ đảo tròn Gang Thép đến gặp đường Hương Sơn 4.800
4 Từ đường Hương Sơn đến gặp ngõ số 261 4.200
5 Từ ngõ số 261 đến gặp đường sắt đi Kép 5.400
6 Từ đường sắt đi Kép đến rẽ đập Suối Cốc (UBND phường Cam Giá cũ) 2.400
7 Từ rẽ đập Suối Cốc đến cổng phụ Gang Thép 1.800
Trục phụ
1 Ngõ số 537: Vào 50m 2.400
2 Ngõ số 499; 530: Rẽ khu dân cư Lắp máy điện
2.1 Từ đường Lưu Nhân Chú, vào 100m 2.400
2.2 Qua 100m đến 300m có đường rộng ≥ 3,5m 2.200
2.3 Các nhánh khác còn lại trong khu dân cư có đường rộng ≥ 2,5m, vào 100m 1.500
3 Ngõ số 513: Đi gặp đường quy hoạch khu dân cư Cán 650 3.600
3.1 Các nhánh rẽ khác thuộc đoạn trên có mặt đường rộng ≥ 4,5m, vào 100m 1.500
4 Ngõ số 501: Rẽ khu dân cư Cán 650 (đường chính)
4.1 Từ đường Lưu Nhân Chú, vào 200m 4.200
4.2 Qua 200m đến 400m 3.000
4.3 Qua 400m đến 700m 2.300
4.4 Các nhánh rẽ trên trục phụ trong khu dân cư Cán 650 1.500
5 Ngõ số 423; 465: Rẽ đến Nhà Văn hóa thể thao Gang Thép, vào 150m 4.560
6 Ngõ số 434: Rẽ sau Ngân hàng Lưu Xá, vào 100m 3.300
7 Rẽ cạnh Nhà Văn hóa tổ 27, phường Hương Sơn đi Đồi Sỏi, vào 100m 2.400
8 Rẽ sau đất Bưu điện Hương Sơn vào hết khu dân cư quy hoạch đường Lưu Nhân Chú 2.400
9 Các đường quy hoạch trong khu dân cư đường Lưu Nhân Chú 3.600
10 Rẽ đi tổ 3, phường Hương Sơn vào 200m 1.800
11 Rẽ vào xóm Bình Dân (đối diện Bưu điện Hương Sơn), vào 100m 2.400
12 Rẽ khu tập thể Nhà máy Luyện Gang
12.1 Từ đường Lưu Nhân Chú, vào 200m 1.800
12.2 Các nhánh rẽ từ đường vào khu tập thể Nhà máy Luyện Gang có đường ≥ 3,5m, vào 100m 1.300
13 Ngõ số 261: Vào Trường Trung học cơ sở Hương Sơn
13.1 Từ đường Lưu Nhân Chú vào hết đất Trường Trung học cơ sở Hương Sơn 2.400
13.2 Giáp đất Trường Trung học cơ sở Hương Sơn, vào 200m 1.500
13.3 Rẽ từ đường Trường Trung học cơ sở Hương Sơn vào Trường Tiểu học Hương Sơn 1.500
13.4 Các nhánh từ đường vào Trường Tiểu học Hương Sơn có đường rộng ≥ 3,5m, vào 150m 1.300
14 Đường vào UBND phường Hương Sơn
14.1 Từ đường Lưu Nhân Chú vào đến cổng UBND phường Hương Sơn 3.000
14.2 Các nhánh rẽ vào khu tập thể Nhà máy Cốc Hóa có đường rộng ≥ 3,5m, vào 150m 1.500
15 Rẽ theo đường sắt đi cầu Trần Quốc Bình: Vào 400m 1.100
16 Ngõ số 59 (đường trục phường Cam Giá)
16.1 Vào 300m 1.500
16.2 Qua 300m đến đê Cam Giá 1.200
LXXVI PHỐ TRỊNH BÁ (Từ đường Lưu Nhân Chú đến đường Cách mạng tháng Tám)
1 Từ đường Lưu Nhân Chú đến đường rẽ Công ty cổ phần vận tải Gang Thép Thái Nguyên 1.800
2 Từ đường rẽ Công ty cổ phần vận tải Gang Thép Thái Nguyên đến gặp đường Cách mạng tháng Tám 3.000
Trục phụ
1 Ngách rẽ vào Văn phòng Công ty cổ phần vận tải Gang Thép 1.800
2 Đường liên xóm tổ 26 và 27, phường Cam Giá (các nhánh rẽ trên phố Trịnh Bá vào 100m), có đường rộng ≥ 3,5m 1.300
LXXVII ĐƯỜNG HƯƠNG SƠN (Từ đường Lưu Nhân Chú đến Sông Cầu vào Soi Mít)
1 Từ đường Lưu Nhân Chú, vào 200m 3.000
2 Qua 200m đến hết đất Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội thành phố Thái Nguyên 2.200
3 Từ hết đất Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội thành phố Thái Nguyên đến cầu treo 1.300
Trục phụ
1 Rẽ từ đường Hương Sơn vào khu dân cư đồi F, vào 200m 1.300
2 Các nhánh rẽ từ trục phụ đường Hương Sơn vào khu dân cư đồi F có mặt đường bê tông rộng ≥ 2,5m, vào 150m 1.200
LXXVIII ĐƯỜNG VÓ NGỰA (Từ đảo tròn Gang Thép đi huyện Phú Bình)
1 Từ đảo tròn Gang Thép đến rẽ cổng Trường Trung học phổ thông Gang Thép 7.200
2 Từ rẽ Trường Trung học phổ thông Gang Thép đến ngã 3 gặp đường Tân Thành 4.800
3 Từ ngã 3 gặp đường Tân Thành đến hết đất phường Tân Thành 3.600
Trục phụ
1 Từ đảo tròn Gang Thép rẽ sau khách sạn 5 tầng, vào xóm Bình Dân
1.1 Từ trục chính, vào 100m 2.700
1.2 Qua 100m đến 200m 1.800
2 Rẽ Trường Trung học phổ thông Gang Thép: Từ đường Vó Ngựa, vào 100m 2.400
3 Rẽ vào khu tập thể 2 tầng Bệnh viện Gang Thép cũ
3.1 Từ đường Vó Ngựa, vào 100m 3.000
3.2 Qua 100m đến hết đường bê tông ≥ 3m 2.400
3.3 Các nhánh khác trong khu dân cư có đường bê tông ≥ 2,5m, vào 150m 1.500
4 Rẽ vào khu B, Trung tâm Giáo dục lao động xã hội thành phố Thái Nguyên
4.1 Từ đường Vó Ngựa, vào 100m 2.400
4.2 Qua 100m đến 250m đường bê tông ≥ 3m 1.800
5 Các nhánh rẽ còn lại thuộc đoạn từ đảo tròn Gang Thép đến ngã ba đường Tân Thành vào 100m, đường bê tông ≥ 2,5m 1.800
LXXIX ĐƯỜNG TÂN THÀNH (Từ đường vó ngựa đến đường 30/4)
1 Từ đường Vó Ngựa vào 150m (ngã 3 rẽ tổ 9,10, phường Tân Thành) 3.600
2 Cách đường Vó Ngựa 150m đến cổng Trường Trung học cơ sở Tân Thành 2.400
3 Từ cổng Trường Trung học cơ sở Tân Thành đến đường sắt Hà Thái 3.000
4 Từ đường sắt Hà Thái gặp đường 30/4 4.200
Trục phụ
1 Các nhánh rẽ từ đường Tân Thành vào 100m có đường bê tông ≥ 2,5m 1.200
LXXX QUỐC LỘ 1B (CŨ) (Từ cầu Gia Bảy qua đảo tròn Chùa Hang đến hết đất thành phố Thái Nguyên)
1 Từ cầu Gia Bảy đến kiốt xăng Doanh nghiệp Tiến Thịnh 9.000
2 Từ giáp đất kiốt xăng Doanh nghiệp Tiến Thịnh đến cống Bà Tành 6.000
3 Từ cống Bà Tành đến hiệu thuốc Đồng Hỷ 7.200
4 Từ giáp đất hiệu thuốc Đồng Hỷ đến hết đất thành phố Thái Nguyên (gần Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ) 6.000
Trục phụ
1 Rẽ vào Nhà Văn hóa xóm Gia Bẩy
1.1 Rẽ vào Nhà Văn hóa xóm Gia Bẩy, vào 100m 3.000
1.2 Đoạn còn lại và các nhánh rẽ trên trục phụ, đường bê tông ≥ 2,5m, vào 100m 2.500
2 Rẽ vào Đình Đồng Tâm
2.1 Rẽ vào Đình Đồng Tâm, vào 100m 2.700
2.2 Đoạn còn lại và các nhánh rẽ trên trục phụ, đường bê tông ≥ 2,5m, vào 100m 2.500
3 Rẽ vào xóm Đồng Tâm (đối điện đường đi cầu treo cũ) vào 100m 3.000
4 Rẽ đi cầu treo cũ, vào 100m 3.000
5 Rẽ đến Nhà Văn hóa xóm Đồng Tâm 3.000
6 Rẽ xóm Đông (2 nhánh đối diện kiốt Công ty xăng dầu Bắc Thái), vào 100m 3.000
7 Rẽ đi Bến Tượng
7.1 Vào đến Nhà Văn hóa xóm Đông 3.000
7.2 Từ Nhà Văn hóa xóm Đông đến Bến Tượng 2.500
8 Rẽ vào xóm Văn Thánh, vào 200m
8.1 Từ Quốc lộ 1B vào đến ngã tư thứ nhất khu dân cư quy hoạch xóm Văn Thánh 3.600
8.2 Đoạn còn lại đến hết khu quy hoạch 2.500
9 Rẽ theo hàng rào doanh nghiệp Việt Cường vào khu dân cư Ao Voi, vào 150m 2.500
10 Rẽ vào Nhà máy Nước sạch Đồng Bẩm
10.1 Từ Quốc lộ 1B đến Nhà máy Nước sạch Đồng Bẩm 2.500
10.2 Đoạn còn lại rẽ đi các nhánh có đường bê tông ≥ 2,5m, vào 100m 2.300
11 Rẽ theo hàng rào Công ty cổ phần Lâm sản Thái Nguyên, vào 150m 2.500
12 Rẽ theo hàng rào Công ty TNHH Thái Dương vào khu dân cư Ao Voi, vào 150m 2.300
13 Các đường quy hoạch trong Khu đô thị Picenza Plaza Thái Nguyên (1)
13.1 Đường rộng 40,5m đoạn từ Quốc lộ 1B vào đến ô quy hoạch BTV 1.12 7.000
13.2 Đường rộng 22,5m 5.000
13.3 Đường rộng 15,5m 4.500
13.4 Đường rộng 12m 4.000
13.5 Đường rộng 7m 3.500
14 Các đường quy hoạch trong Khu đô thị Picenza Plaza Thái Nguyên (2)
14.1 Đường rộng 18,5m 4.700
14.2 Đường rộng 15m 4.500
15 Các đường quy hoạch trong Khu nhà ở Đồng Bẩm (HUD)
15.1 Đường rộng 19,5m 4.700
15.2 Đường rộng 15,5m 4.000
16 Đường Thanh niên (từ Quốc lộ 1B cũ đi gặp Quốc lộ 17) 3.600
16.1 Từ đường Thanh niên nối công trình phục vụ lễ hội Chùa Hang (ngõ số 2) 2.000
16.2 Từ đường Thanh niên nối công trình phục vụ lễ hội Chùa Hang (ngõ số 4) 2.000
16.3 Các tuyến rẽ từ đường Thanh niên vào 100m, đã đổ bê tông 1.700
17 Từ Quốc lộ 1B cũ nối với Quốc lộ 17 (269 cũ) đoạn cạnh đảo tròn Chùa Hang 6.000
17.1 Các nhánh rẽ trên đoạn Quốc lộ 1B cũ nối Quốc lộ 17 (cạnh đảo tròn Chùa Hang) vào 100m, đường bê tông ≥ 2,5m 2.000
18 Từ Quốc lộ 1B cũ nối với Quốc lộ 17, đoạn cạnh chợ Chùa Hang 6.000
18.1 Các nhánh rẽ trên đoạn Quốc lộ 1B cũ nối Quốc lộ 17 (đoạn cạnh chợ Chùa Hang) vào 100m, đường bê tông ≥ 2,5m 2.000
19 Từ Quốc lộ 1B cũ đi Trạm Y tế phường Đồng Bẩm (đến hết đất phường Chùa Hang) 2.500
20 Trục đường từ Quốc lộ 1B cũ đến khu dân cư tập thể Lâm Sản
20.1 Từ Quốc lộ 1B cũ đến cổng Trung tâm Dạy nghề huyện Đồng Hỷ cũ 2.500
20.2 Từ cổng Trung tâm Dạy nghề huyện Đồng Hỷ cũ vào hết đường quy hoạch khu dân cư tập thể Lâm Sản (trục chính) 2.000
21 Từ Quốc lộ 1B cũ đi Trường Trung học cơ sở Đồng Bẩm (lối rẽ đối diện đường Thanh niên) 2.000
22 Từ Quốc lộ 1B cũ đến hết Núi Phấn (lối rẽ đối diện đường vào khu Trung tâm Văn hóa Chùa Hang) 2.000
23 Từ Quốc lộ 1B cũ đến giáp đất sân bay Đồng Bẩm (lối rẽ đối diện Lò vôi)
23.1 Đoạn đường đổ bê tông 2.000
23.2 Đoạn đường chưa đổ bê tông 1.600
24 Từ Quốc lộ 1B cũ rẽ cạnh Chi cục Thuế gặp Quốc lộ 17 (đường 379 cũ)
24.1 Từ Quốc lộ 1B cũ, vào 100m 2.500
24.2 Sau 100m đến cách Quốc lộ 17 (đường 379 cũ) 100m 1.600
25 Các tuyến đường rẽ còn lại từ Quốc lộ 1B cũ vào 100m (đường bê tông rộng ≥ 3m) 2.000
LXXXI QUỐC LỘ 1B (MỚI) (Từ đảo tròn Tân Long qua cầu Cao Ngạn đến hết địa phận xã Cao Ngạn)
1 Từ đảo tròn Tân Long + 1.000m 4.200
2 Sau 1.000m đến cầu Cao Ngạn 3.300
3 Từ cầu Cao Ngạn đến hết đất xã Cao Ngạn 3.000
Trục phụ
1 Rẽ đi xóm Gốc Vối
1.1 Từ đường nối Quốc lộ 3 với Quốc lộ 1B, vào 150m 1.500
1.2 Qua 150m đến ngã 3 Gốc Vối 1.100
1.3 Từ ngã 3 Gốc Vối đến cầu cáp Cao Ngạn 1.000
1.4 Từ ngã 3 Gốc Vối đến hết đất Tiểu đoàn 23 Quân khu I 1.000
2 Rẽ qua xóm Thành Công gặp ngã tư đi Công ty cổ phần Xi măng Cao Ngạn 1.000
3 Các nhánh rẽ còn lại có đường rộng ≥ 2,5m, vào 150m 1.000
LXXXII ĐƯỜNG ĐỒNG BẨM (Từ Quốc lộ 1B (cũ) qua sân bay gặp Quốc lộ 17)
1 Từ trạm biến áp treo phường Chùa Hang đến trạm y tế phường Đồng Bẩm 3.000
2 Từ Trạm Y tế phường Đồng Bẩm đến ngã 4 Tân Thành 2 2.500
3 Từ ngã 4 Tân Thành 2 đến đến gặp Quốc lộ 17 2.000
Trục phụ
1 Rẽ theo hàng rào Trường Mầm non Đồng Bẩm đến giáp đất phường Chùa Hang 2.400
2 Các ngõ rẽ đi Nhà máy Nước Đồng Bẩm có mặt đường bê tông ≥ 2,5m, vào 100m 1.800
2.1 Đoạn còn lại và các nhánh rẽ trên trục phụ có mặt đường bê tông ≥ 2,5m 1.600
3 Rẽ theo hàng rào Trạm Y tế phường Đồng Bẩm đi sân bay và đi phường Chùa Hang, vào 100m về 2 phía 1.800
4 Từ ngã 4 Tân Thành 2 đi bến phà Văn Thánh, vào 150m 1.800
5 Từ ngã 4 Tân Thành 2 đến Nhà Văn hóa Tân Thành 2 1.800
6 Các nhánh rẽ còn lại trên đoạn từ ngã tư Tân Thành 2 đến gặp đường 269 cũ có mặt đường bê tông ≥ 2,5m, vào 100m 1.500
LXXXIII QUỐC LỘ 17
1 Từ Quốc lộ 1B đến cách đảo tròn Núi Voi 100m 2.000
2 Đảo tròn Núi Voi + 100m về 2 phía 3.600
3 Từ qua đảo tròn Núi Voi 100m đến lối rẽ đường Thanh Niên 3.000
4 Từ đường rẽ đường Thanh Niên đến lối rẽ vào Chùa Hang 3.600
5 Từ lối rẽ vào Chùa Hang đến cầu Đỏ 6.000
6 Từ cầu Linh Nham đi Linh Sơn 100m 2.000
7 Từ cách cầu Linh Nham 100m đến ngã ba đường đi cầu treo Bến Oánh (giáp Trường Quân sự tỉnh Thái Nguyên) 1.500
8 Từ ngã ba đường đi cầu treo Bến Oánh (giáp Trường Quân sự tỉnh Thái Nguyên) đến cầu Ngòi Chẹo 1.700
LXXXIV TRỤC ĐƯỜNG: Đảo tròn Núi Voi đi Công ty cổ phần Xi măng Cao Ngạn
1 Từ đảo tròn Núi Voi + 100 m 3.600
2 Qua đảo tròn Núi Voi 100m đi tiếp 100m 2.500
3 Cách đảo tròn Núi Voi 200m đến hết đất phường Chùa Hang 1.500
4 Từ giáp đất phường Chùa Hang đến cổng Tiểu đoàn 13, Quân khu I 2.300
5 Từ cổng Tiếu đoàn 13, Quân khu I đến hết cổng Công ty cổ phần Xi măng Cao Ngạn 1.700
Trục phụ
1 Rẽ đi xóm Phúc Lộc vào 150m, đường bê tông ≥ 2,5m 1.100
2 Rẽ đi xóm Phúc Thành, vào 150m (đường đất) 900
3 Rẽ đi UBND xã Cao Ngạn đến hết đất Trường Tiểu học Cao Ngạn 1.000
4 Từ hết đất Trường Tiểu học Cao Ngạn đến Nhà Văn hóa xóm Cổ Rùa 900
5 Từ Nhà Văn hóa xóm Cổ Rùa đến giáp đất phường Chùa Hang 1.000
LXXXV QUỐC LỘ 3 (CŨ) (Từ km76 đến hết đất xã Sơn Cẩm)
1 Từ Km76, Quốc lộ 3 (giáp đất phường Tân Long) đến Km76 + 500 5.400
2 Từ Km76 + 500 đến Km77 + 500 4.560
3 Từ Km77 + 500 đến Km78 + 200 (hết đất Sơn Cẩm) 3.800
Trục phụ
1 Từ Quốc lộ 3 (Km76 + 300) đi cầu Bến Giềng đến cổng cũ Trường Đào tạo mỏ, xã Sơn Cẩm
1.1 Từ Quốc lộ 3 (Km76 + 300) + 100 vào hết đất chợ Gốc Bàng 3.800
1.2 Sau 100m đến ngã ba sau UBND xã Sơn Cẩm 2.400
1.3 Từ ngã ba sau UBND xã Sơn Cẩm đến cầu Bến Giềng 1.800
1.4 Từ ngã ba sau UBND xã Sơn Cẩm đến Trường Đào tạo mỏ 1.800
1.5 Nhánh rẽ từ ngã ba cổng Trường Đào tạo mỏ đến giáp bờ sông (cầu treo cũ) 1.200
1.6 Từ ngã 3 gần cầu treo cũ đến cổng cũ Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên 1.000
2 Từ Quốc lộ 3 (Km76 + 600, trạm kiểm lâm) đến ngã ba đường rẽ Bến Giềng (ngã ba sau UBND xã Sơn Cẩm) 2.500
3 Quốc lộ 3 cũ (đoạn nắn Quốc lộ 3) 3.800
4 Từ Quốc lộ 3 đến cầu Trắng 2 (đường đi Trại giam Phú Sơn 4)
4.1 Từ Quốc lộ 3 + 450m (đến cầu Trắng 1) 2.600
4.2 Từ cầu Trắng 1 đến ngã 3 xi măng 2.400
4.3 Từ ngã 3 xi măng đến cầu Trắng 2 2.000
5 Từ Quốc lộ 3 đến Trường Tiểu học Sơn Cẩm I 2.600
6 Từ Quốc lộ 3, vào 150m đi kho gạo cũ 1.800
7 Từ Quốc lộ 3 đi đồi Đa (giáp phường Tân Long) 1.300
8 Từ Quốc lộ 3 đến cổng Công ty may Phú Lương 1.300
LXXXVI CÁC TRỤC ĐƯỜNG KHÁC THUỘC PHƯỜNG CHÙA HANG
1 Đường Hữu nghị phường Chùa Hang (toàn tuyến) 2.000
2 Từ đảo tròn Núi Voi rẽ vào Trạm xá Núi Voi 1.700
3 Trục đường rẽ từ đảo tròn Chùa Hang, vào 100m đi nghĩa trang Ấp Thái 2.000
4 Các tuyến đường rẽ còn lại từ Quốc lộ 17 (đường 269 cũ), vào 100m (đã được đổ bê tông, đường rộng ≥ 2,5m) 2.000
5 Từ Quốc lộ 17 (đường 379 cũ) đến cổng Chùa Hang 3.600
6 Các tuyến đường rẽ còn lại từ Quốc lộ 17 (đường 379 cũ), vào 100m (đã được đổ bê tông, đường rộng ≥ 2,5m) 1.600
7 Các tuyến đường rẽ còn lại từ Quốc lộ 17, vào 100m (chưa được đổ bê tông, có mặt đường ≥ 2,5m) 1.500
8 Các đường trong khu quy hoạch Lâm trường Đồng Phú (sau Nhà Văn hóa tổ 2, 3 cũ) 1.700
9 Các đường trong khu quy hoạch Mỏ đá Núi Voi 1.600
10 Các tuyến đường rẽ trên trục đường từ Quốc lộ 1B cũ đi khu tập thể Lâm sản
10.1 Các nhánh rẽ trên trục đường từ Quốc lộ 1B cũ đến cổng Trung tâm Dạy nghề huyện Đồng Hỷ cũ, vào 200m 1.700
10.2 Các đường nhánh còn lại trong khu dân cư tổ 5 cũ, khu Đá xẻ 1.600
11 Đường đôi công trình phục vụ lễ hội Chùa Hang 3.000
12 Đường quy hoạch trong khu dân cư tổ 7 cũ 2.500
13 Đường trong khu dân cư tổ 23 cũ, đoạn từ Quốc lộ 17 rẽ vào đến cổng Trường tiểu học Núi Voi 1.600
14 Các trục đường bê tông, nhựa còn lại thuộc phường Chùa Hang, mặt đường ≥ 2,5m 1.500
15 Các trục đường còn lại chưa bê tông, nhựa thuộc phường Chùa Hang, mặt đường ≥ 3,0m 1.400
LXXXVII QUỐC LỘ 3 MỚI (Từ Quốc lộ 3 cũ đến hết đất xã Sơn Cẩm)
1 Từ nút giao với Quốc lộ 3 cũ đến Km71+220 4.800
2 Từ Km71+220 đến Km72+930 3.600
3 Từ Km72+930 đến Km75+200 (hết đất xã Sơn Cẩm) 2.400
LXXXVIII XÃ LINH SƠN
1 Từ Quốc lộ 17 đến cầu treo Bến Oánh (cả 2 nhánh) 1.100
2 Từ ngã ba Hùng Vương đến cầu phao Ngọc Lâm 800
3 Các đường rẽ từ Quốc lộ 17, vào 200m bê tông hoặc nhựa rộng ≥ 2,5m 800
4 Các đường rẽ từ Quốc lộ 17, vào 200m đường đất rộng ≥ 3,0m 800
5 Các đường trong khu tái định cư số 1 800
6 Các đường trong khu tái định cư số 4 1.000
LXXXIX XÃ HUỐNG THƯỢNG
1 Từ cầu treo xã Huống Thượng đến ngã tư xóm Hóc 1.100
2 Từ ngã tư xóm Hóc đến hết đất xã Huống Thượng (giáp đất xã Nam Hòa) 1.000
3 Từ ngã tư xóm Hóc đến cầu treo xóm Sộp 800
4 Từ cầu phao xóm Huống Trung đến đội 18 xóm Huống Trung (đường đi sang xã Linh Sơn) 800
5 Từ cổng làng xóm Trám đi xóm Huống Trung 800
6 Từ cầu treo Huống Thượng đi xóm Cậy (toàn Tuyến) 800
7 Từ cổng làng xóm Bầu đến Nhà Văn hóa xóm Bầu 800
8 Từ UBND xã Huống Thượng đi Trường Dạy nghề Quân khu I (hết đất xã Huống Thượng) 800
XC XÃ ĐỒNG LIÊN
1 Đường bờ đê sông Đào, địa phận xã Đồng Liên
1.1 Từ đầu cầu Trắng (Đồng Vỹ) đi xuôi, đi ngược dòng Sông Đào 100m 800
1.2 Từ cổng UBND xã Đồng Liên đi xuôi và đi ngược dòng sông Đào 100m 1.100
1.3 Từ kè Đá Gân đi xuôi và đi ngược dòng sông Đào 100m 1.400
1.4 Các đoạn còn lại 800
2 Từ bờ đê sông Đào đi đến đầu cầu treo Đồng Liên Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên 800
3 Từ cầu Bằng Trung tâm xã Đồng Liên (+) 200m đi xã Bàn Đạt 900
4 Từ kè đá Gân đi xã Bàn Đạt (đến hết đất xã Đồng Liên) 800
5 Từ Kè Đá Gân đi xóm Đồng Ao, Đồng Tân, Trà Viên 800
XCI XÃ SƠN CẨM
1 Đường trong khu tái định cư xã Sơn Cẩm 4.300
2 Từ ngã ba cổng Trường Tiểu học Tân Long đến cổng cũ Trường Cao đẳng Công nghiệp 2.300
3 Từ ngã ba cổng Trường tiểu học Tân Long + 200m đi xí nghiệp gạch Tân Long 1.700
4 Từ ngã ba Văn phòng mỏ đến cổng Trường phổ thông trung học Khánh Hòa 2.500
5 Nhánh rẽ Trại tạm giam Công an Tỉnh Thái Nguyên
5.1 Từ ngã ba rẽ Trại tạm giam đi 200m về phía Trại tạm giam Công an Tỉnh Thái Nguyên 1.200
5.2 Từ qua ngã ba rẽ Trại tạm giam 200m đến Trại tạm giam Công an tỉnh 1.000
5.3 Đường trong khu tái định cư xóm Sơn Cẩm, xã Sơn Cẩm 2.000
6 Đường Sơn Cẩm Vô Tranh
6.1 Từ cầu Bến Giềng đến ngã ba Quang Trung 2 1.200
6.2 Từ ngã ba Quang Trung 2 đến hết sân bóng xóm Hiệp Lực 1.100
6.3 Từ giáp sân bóng xóm Hiệp Lực đến ngã ba xóm Thanh Trà 1 1.050
6.4 Từ ngã ba xóm Thanh Trà 1 đến cầu Khe Húng (giáp đất xã Vô Tranh) 1.000
7 Đường Sơn Cẩm đi xã Phúc Hà (thành phố Thái Nguyên) và xã An Khánh (huyện Đại Từ)
7.1 Từ Quốc lộ 3 đến gặp đường sắt 4.000
7.2 Từ đường sắt đến ngã ba rẽ trại tạm giam Công an tỉnh Thái Nguyên 3.200
7.3 Từ ngã ba rẽ trại tạm giam Công an tỉnh Thái Nguyên đến ngã tư Chợ Mỏ cũ 2.600
7.4 Từ ngã tư Chợ Mỏ cũ + 200m đi 3 phía 2.000
7.5 Từ cách ngã tư Chợ Mỏ cũ 200m đến cầu Sắt (đi xã An Khánh) 1.300
7.6 Từ cách ngã tư Chợ Mỏ cũ 200m đến cầu Treo (đi xã Phúc Hà) 1.300
7.7 Từ cách ngã tư Chợ Mỏ cũ 200m đến cầu Mười Thước (đi phường Tân Long) 1.300
2. Giá đất ở tại đô thị nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Các phường: Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Trưng Vương, Đồng Quang, Quang Trung 1.700 1.600 1.500 1.300
Các phường: Gia Sàng, Túc Duyên, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Chùa Hang, Đồng Bẩm 1.400 1.300 1.200 1.000
Các phường: Cam Giá, Hương Sơn, Phú Xá, Quan Triều, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tích Lương, Trung Thành 1.000 900 800 700
3. Giá đất ở tại nông thôn nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Các xã: Quyết Thắng, Sơn Cẩm 1.000 900 800 700
Các xã: Cao Ngạn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Cương, Thịnh Đức, Linh Sơn, Huống Thượng, Đồng Liên 800 700 600 500
PHỤ LỤC SỐ 03
# BẢNG GIÁ ĐẤT Ở GIAI ĐOẠN 20202024 THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG
(Kèm theo Quyết định số: 46/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Giá đất ở tại đô thị, giá đất ở tại nông thôn bám các trục đường giao
thông
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
STT TRỤC ĐƯỜNG GIAO THÔNG Mức giá
I ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO (Từ giáp đất thị xã Phổ Yên đến đường rẽ Trường Văn Hóa I, Bộ Công an)
A TRỤC CHÍNH
1 Từ Km45/H9+50m (giáp đất thị xã Phổ Yên) đến Km 46/H5 (đường rẽ vào Tổng kho cũ) 6.000
2 Từ Km 46/H5 (đường rẽ vào Tổng kho cũ) đến Km47+26m (đường rẽ phía Bắc tổ dân phố 2A) 6.500
3 Từ Km47+26m (đường rẽ phía Bắc tổ dân phố 2A) đến Km 48/H640m (Cầu Lu) 6.000
4 Từ Km 48/H640m (Cầu Lu) đến Km 51/H8+50m (đường rẽ Trường Văn hóa I, Bộ Công an) 5.500
B TRỤC PHỤ
Phường Phố Cò
1 Km 46+30m, rẽ vào đồi Tên Lửa đến hết đất Thành phố Sông Công (giáp đất xã Đắc Sơn) 1.500
2 Km 46/H3+65m đi Nhà Văn hóa tổ dân phố 1
2.1 Vào 50m 1.800
2.2 Từ sau 50m đến 150m 1.550
3 Km 46/H7, đi rẽ vào Tổng kho 3 cũ
3.1 Vào 100m 2.100
3.2 Từ sau 100m đến 170m 1.850
3.3 Từ sau 170m đến hết các đường quy hoạch mới của khu dân cư tổ dân phố 2B 1.600
4 Km 46/H5, đường rẽ vào Nhà Văn hóa tổ dân phố 3
4.1 Vào 100m 1.850
4.2 Từ sau 100m đến cổng sau Chợ Phố Cò 1.550
4.3 Từ cổng sau Chợ Phố Cò đến hết đất đền Thanh Lâm 1.450
4.4 Từ hết đất đền Thanh Lâm đến hết đất Trường Đảng cũ 1.500
5 Km 46/H5, đường rẽ vào tổ dân phố 2B, giáp đất UBND phường Phố Cò
5.1 Vào 180m 2.100
5.2 Từ sau 180m đi tiếp 150m 1.700
6 Km 47+20m, đường rẽ phía Nam vào Nhà Văn hóa tổ dân phố 2A đến giáp đất Nhà Văn hóa 2.100
7 Km 47+200m, đường rẽ phía Bắc vào Nhà Văn hóa tổ dân phố 2A, đến giáp đất Nhà Văn hóa 1.900
8 Đường rẽ vào Trường THCS Thắng Lợi đến hết đất Trường Mầm non số 2 2.100
Phường Cải Đan
1 Km 47/H510m, đi tổ dân phố Ao Ngo đến 150m 2.000
2 Km 47/H8, đi tổ dân phố Nguyên Gon đến kênh N1210 2.100
3 Km 47/H8 đi tổ dân phố Nguyên Quán, vào 100m 2.000
4 Km 47/H8+50m, đường rẽ vào tổ dân phố Nguyên Quán đi tổ dân phố Nguyên Bẫy, vào 100m 1.800
5 Km 48/H4, đường rẽ tổ dân phố Nguyên Bẫy
5.1 Vào 150m 2.700
5.2 Từ sau 150m đến hết đất Nhà Văn hóa 2.200
6 Km 48/H6+40m, đi phân hiệu Trường Dân lập Lương Thế Vinh
6.1 Vào 150m 3.500
6.2 Từ sau 150m đến 500m 2.500
7 Km 48/H915m, đường rẽ vào Chùa Cải Đan, vào 150m 2.000
8 Km 48/H7+40m (đường rẽ nhà ông Canh) đến 100m 2.400
9 Km 4920m, đường vào Nhà Văn hóa tổ dân phố Phố Mới
9.1 Vào đến Nhà Văn hóa tổ dân phố Phố Mới 2.000
9.2 Từ sau Nhà Văn hóa Tổ dân phố Phố Mới đến 100m 1.800
9.3 Từ sau 100m đến 200m 1.400
10 Km 49/H6+30m, đường rẽ tổ dân phố Nguyên Giả đến hết đất Nhà máy Việt Trung 2.500
11 Đường rẽ cạnh Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Đại Minh đến hết đất của Nhà máy 2.500
12 Km 49/H5, rẽ lô 2 sau khu dân cư Khuynh Thạch, vào 100m 2.000
13 Km 49/H7, đi tổ dân phố Khuynh Thạch cạnh nhà ông Long Tiến, vào 100m 2.000
14 Km 50/H120m, đường rẽ tổ dân phố Khuynh Thạch cạnh nhà ông Bộ, vào 100m 2.000
15 Đường rẽ cạnh Chi cục Hải quan Sông Công, đường vào tổ dân phố Khuynh Thạch, Nguyên Giả 1.700
Phường Bách Quang
1 Km 50/H1+50m, đường Dọc Dài Cầu Gáo Mỏ Chè
1.1 Vào 50m 1.700
1.2 Từ sau 50m đến 150m 1.500
1.3 Từ sau 150m đến 250m 1.300
2 Km 50/H3 + 80m, đường rẽ Nhà Văn hóa Tân Dương, nhánh vào nhà ông Châu
2.1 Vào 50m 1.700
2.2 Từ sau 50m đến 150m 1.500
2.3 Từ sau 150m đến 300m 1.300
3 Km 50/H4+60m, đường rẽ khu dân cư Tân Dương cạnh nhà bà Năm
3.1 Vào 50m 1.650
3.2 Từ sau 50m đến 100m 1.500
4 Km 51/H3+10m, đường rẽ khu dân cư Tân Dương 2, cạnh nhà bà Tuyên
4.1 Vào 100m 1.700
4.2 Từ sau 100m đến 200m 1.500
II ĐƯỜNG 30 – 4 (Từ đường rẽ trường Văn Hóa I đến giáp đất thành phố Thái Nguyên)
1 Từ Km 51/H8+50m, đường rẽ Trường Văn hóa I, Bộ Công an đến Km 55/H950m (giáp đất Bưu điện Tân Thành) 4.500
2 Từ Km 55/H950m (giáp đất Bưu điện Tân Thành) đến Km 56/H2 (giáp đất thành phố Thái Nguyên) 5.000
Trục phụ
Xã Tân Quang
1 Km 54/H8+50m, đường Tân Thành 1 từ nhà ông Sơn, vào đến bờ kênh
1.1 Từ Quốc lộ 3 đến bờ kênh 1.450
1.2 Từ bờ kênh qua Nhà Văn hóa Đông Tiến đến Trạm Y tế 1.300
2 Từ Nhà Văn hóa Tân Thành 1 qua bờ kênh rẽ vào Tân Thành 2 đến Quốc lộ 3 1.450
3 Km 55/H1+40m, đường bê tông Tân Thành 2 cạnh nhà ông Hùng đến hết đường bê tông 1.450
4 Km 55/H2+20m, đường bê tông cạnh nhà ông Hưng đến hết đường bê tông 1.500
5 Km 55/H4, đường Tân Thành 2 từ Quốc lộ 3 vào nhà ông Điểm
5.1 Vào 50m 1.600
5.2 Từ sau 50m đến hết đường bê tông 1.400
6 Km 55/H5+60m, đường Tân Thành 3, từ nhà ông Khanh vào nhà ông Vinh
6.1 Vào 50m 1.600
6.2 Từ sau 50m đến 150m 1.400
6.3 Từ sau 150m đến 220m 1.250
7 Km 55/H7+80m, đường Tân Thành 3, từ nhà ông Xuân vào nhà bà Hồng
7.1 Vào 50m 1.600
7.2 Từ sau 50m đến 150m 1.400
8 Km 55/H9+80m, Quốc lộ 3 vào xóm Tân Tiến
8.1 Từ Chợ vào đến 50m 3.000
8.2 Từ sau 50m đến mương thoát nước 2.500
8.3 Từ sau mương thoát nước đến ngã 3 nút giao với đường lên bãi rác 1.500
9 Đường 36m nối đến khu công nghiệp Sông Công 2 4.500
10 Đường từ Sân Vận Động UBND xã đi trường cấp 1,2 đến ngã 3 Bài Lài, La Chưỡng 600
11 Từ ngã ba đi đường bãi rác đi Nhà Văn hóa xóm Tân Mỹ 1 đi Lữ đoàn 210 600
Phường Lương Sơn
1 Đoạn nắn Quốc lộ 3 cũ qua Nhà Văn hóa Tân Sơn 2.000
2 Rẽ khu tái định cư số 1, phường Lương Sơn
2.1 Đường rộng ≥ 14,5m đến < 16,5m 2.500
2.2 Các đường còn lại trong khu quy hoạch, đường rộng < 14,5m 2.300
3 Rẽ ngõ cạnh Hợp tác xã công nghiệp Toàn Diện, có đường bê tông ≥ 2,5m, vào 100m 2.000
4 Rẽ vào tổ dân phố Trước
4.1 Từ đường 30/4 vào 200m 1.500
4.2 Qua 200m đến 400m 1.300
5 Từ đường 30/4 rẽ tổ dân phố Ga, vào 200m 1.500
6 Rẽ vào đến cổng Trường Văn hóa 1, Bộ Công an 1.600
7 Rẽ vào đến Ga Lương Sơn 1.600
8 Rẽ theo bờ kênh Núi Cốc đi gặp đường sắt Hà Thái, vào 200m 1.200
9 Rẽ tổ dân phố La Hoàng vào 100m 1.200
III ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG 8 (Từ ngã ba Phố Cò đến đường tròn Thành phố)
A TRỤC CHÍNH
1 Từ ngã ba Phố Cò đến đường rẽ Xây lắp 3 7.500
2 Từ đường rẽ Xây lắp 3 đến đường rẽ Trường Tiểu học Phố Cò 6.500
3 Từ đường rẽ Trường Tiểu học Phố Cò đến đường rẽ Phố Nguyễn Khuyến (đường rẽ vào khu Văn hóa thể thao, đối diện Đài tưởng niệm thành phố) 10.000
4 Từ đường rẽ Phố Nguyễn Khuyến đến tường rào phía nam Trung tâm VNPT (Bưu điện cũ) 13.000
5 Từ tường rào phía Nam Trung tâm VNPT (Bưu điện cũ) đến ngã ba Mỏ Chè 16.000
6 Từ ngã ba Mỏ Chè đến tường rào phía nam Trung tâm Thương mại Shophouse (Trường Hướng nghiệp dạy nghề) 20.000
7 Từ tường rào phía nam Trung tâm Thương mại Shophouse (Trường Hướng nghiệp dạy nghề) đến hết đất Ngân hàng chính sách 16.000
8 Từ giáp đất Ngân hàng chính sách đến đường tròn thành phố (nút giao đường Cách mạng tháng 10) 12.000
B TRỤC PHỤ
Phường Mỏ Chè
1 Ngõ số 1: Rẽ cạnh nhà ông Thành, tổ dân phố số 1 3.500
2 Ngõ số 2: Đi khu tập thể Bãi Đỗ, rẽ cạnh nhà Việt Lý, vào 250m 3.500
3 Ngõ số 4: Rẽ tổ dân phố 2, cạnh nhà ông Thêm, vào 100m 5.000
4 Ngõ số 6: Rẽ tổ dân phố 3, cạnh nhà ông Hoàn, vào 100m 4.500
5 Ngõ số 8: Rẽ tổ dân phố 3, đối diện Ngân hàng chính sách, cạnh nhà Chính Loan, vào 150m 4.500
6 Ngõ số 10: Rẽ vào Trường Mầm non tư thục, cạnh nhà bà Bính, vào 100m 5.000
7 Ngõ số 12: Rẽ đối diện Trung tâm Thương mại Shophouse (Trường Hướng nghiệp dạy nghề), rẽ cạnh nhà ông Sơn đến hết đất nhà ông Hưng Vân 5.500
8 Phố An Châu: Từ đường Cách mạng tháng Tám đến cổng Trường Tiểu học Mỏ Chè, phường Thắng Lợi (phố Tôn Thất Tùng)
8.1 Từ đường Cách mạng tháng tám đến hết đất quy hoạch khu dân cư tổ 4, 5 6.000
8.2 Các đường phân lô khác thuộc quy hoạch khu dân cư tổ 4, 5 (lô 2) 4.000
8.3 Từ hết khu dân cư tổ 4, 5 đến phố Tôn Thất Tùng (đường Gốc Đa cũ) 4.500
9 Các đường nhánh quy hoạch mới của đoạn từ Nhà Văn hóa An Châu 2 đến đường Tôn Thất Tùng (đường Gốc Đa cũ) 3.500
10 Ngõ số 18: Ngõ phía bắc Ngân hàng Công thương 6.000
11 Ngõ số 7: Ngõ phía bắc chợ Trung tâm, từ đất nhà Hiền Trung đến hết đất nhà ông Kỳ 4.500
12 Ngõ số 3: Đi Nhà Văn hóa xóm Đồi đến đường Thanh Niên 4.500
13 Các đường phân khu còn lại của khu tập thể Xí nghiệp Xây lắp 3 cũ (tổ dân phố 4) 3.500
14 Ngõ số 5: Rẽ vào khu dân cư tổ dân phố 1, rẽ phía Nam Ngân hàng chính sách đến hết đất Nhà Văn hóa 4.500
Phường Thắng Lợi
1 Ngõ số 22: Rẽ vào tổ dân phố Tân Lập
1.1 Vào 100m 3.500
1.2 Từ sau 100m đến 300m 2.500
2 Phố Nguyễn Khuyến (đường rẽ vào khu Văn hóa thể thao, đối diện Đài tưởng niệm Thành phố cũ)
2.1 Vào đến đường rẽ sân vận động 6.000
2.2 Từ đường rẽ sân vận động đến đường Lý Thường Kiệt 5.000
2.3 Từ đường Lý Thường Kiệt đi tiếp 300m 3.500
2.4 Từ sau 300m đến Nhà Văn hóa tổ dân phố Du Tán 2.500
3 Đường Lý Thường Kiệt (đường 30/4 cũ): Đoạn từ tường rào phía Bắc khu Văn hóa thể thao đến nút giao với Họng đường Hồng Vũ Thắng Lợi (khu đô thị Hồng Vũ ) 5.000
4 Từ nút giao giữa đường Lý Thường Kiệt với họng đường Hồng Vũ Thắng Lợi (khu đô thị Hồng Vũ) đến ngã ba đi Cầu Tán 2.000
5 Đường Trần Phú (từ đường Cách mạng tháng Tám tại Km 1+325 đến giáp Sông Công 6.000
6 Các tuyến đường quy hoạch trong Khu đô thị Hồng Vũ
6.1 Họng đường N0: Vào 200m (đường 10,5m) 5.000
6.2 Họng đường Hồng Vũ Thắng Lợi đến ngã ba thứ hai (đường nhựa 12m) 5.500
6.3 Họng đường N7 đến tường rào UBND thành phố (đường 7,5m) 5.000
6.4 Đường chia lô (đường nhựa 7,5m) 4.000
7 Ngõ số 26: Rẽ phía bắc Nhà Văn hóa tổ dân phố 12, đường vào nhà ông Sinh 2.500
8 Ngõ số 28: Rẽ vào tổ dân phố 12, đối diện Nhà Văn hóa Xuân Miếu 2 2.500
9 Ngõ số 30: Rẽ vào tổ dân phố 12 (phía Bắc) 2.500
10 Ngõ số 36: Rẽ vào khu 3,5 ha
10.1 Vào 180m 4.000
10.2 Từ sau 180m đến Nhà Văn hóa tổ 13 3.200
10.3 Từ Nhà Văn hóa tổ 13 đi tiếp 250m về 2 phía 3.600
11 Ngõ số 17: Rẽ tổ dân phố 10, giáp Thành đội Sông Công đến hết đất Thành đội Sông Công 3.000
12 Ngõ số 9: Rẽ vào xóm Mỏ Chè (giáp Chi cục Thuế cũ)
12.1 Đến hết đất Bưu điện cũ 5.000
12.2 Từ giáp đất Bưu điện cũ đến đường rẽ cạnh Tòa án thành phố (đến đường Cách mạng tháng tám) 4.000
13 Các đường phân lô quy hoạch khu dân cư Tân Lập (tổ 10) 6.000
Phường Cải Đan
1 Ngõ số 21: Rẽ tổ dân phố Xuân Miếu 1, đối điện đường vào UBND Thành phố
1.1 Vào 100m 3.500
1.2 Từ sau 100m đến 250m 3.100
2 Ngõ 23: Rẽ vào Nhà ông Quyên, vào 100m 3.500
3 Ngõ số 25: Rẽ cạnh Nhà Văn hóa Xuân Miếu 2, vào 150m 3.800
4 Ngõ số 27: Rẽ vào Nhà Văn hóa Xuân Miếu 1 đến hết đất Nhà Văn hóa 3.800
5 Ngõ số 29: Rẽ tổ dân phố Xuân Miếu 1, đường rẽ vào Nhà ông Đồng
5.1 Vào 100m 3.600
5.2 Sau 100m đến 200m 3.400
6 Ngõ số 31: Rẽ cạnh Nhà ông Nho Tản, đối diện đường vào khu 3,5ha, vào 150m 3.200
7 Ngõ số 39: Rẽ cạnh Nhà Văn hóa Xuân Thành, vào 100m 3.500
8 Ngõ số 41: Rẽ vào tổ dân phố Nguyên Gon
8.1 Vào 100m 3.000
8.2 Từ sau 100m đến 150m 2.600
9 Ngõ số 43: Rẽ cạnh Nhà ông Thắng, vào 100m 2.500
10 Ngõ số 45: Đường bờ mương Núi Cốc, vào 150m 2.400
11 Ngõ rẽ vào khu Bãi Trại cạnh Viettel 3.800
Phường Phố Cò
1 Ngõ số 38: Từ đường rẽ cạnh nhà Hương Tài đến hết đường bê tông
1.1 Vào 100m 2.800
1.2 Từ sau 100m đến hết đường bê tông 2.500
2 Ngõ số 40: Rẽ cạnh Trạm y tế Phường Phố Cò cũ đến hết đất Nhà ông Lợi Vượng
2.1 Vào 100m 2.800
2.2 Từ sau 100m đến Nhà ông Lợi 2.600
3 Ngõ số 42: Rẽ tổ dân phố Thanh Xuân 1 đến hết đất Trường Tiểu học Phố Cò
3.1 Vào 100m 3.000
3.2 Từ sau 100m đến hết đất Trường Tiểu học Phố Cò 2.700
4 Ngõ số 46: Rẽ vào trại chăn nuôi Thắng Lợi đến cổng trại 2.600
5 Ngõ số 48: Rẽ vào Nhà Văn hóa tổ dân phố Thanh Xuân 2 đến hết đất Nhà Văn hóa 2.500
6 Ngõ số 50: Đường bờ kênh Núi Cốc
6.1 Vào 150m 2.400
6.2 Từ sau 150m đi tiếp 250m 2.200
7 Ngõ đối diện ngõ số 50: Đường bờ kênh Núi Cốc
7.1 Vào 150m 2.200
7.2 Từ sau 150m đi tiếp 250m 2.000
8 Ngõ số 52: Rẽ tổ dân phố Tân Huyện
8.1 Từ đường Cách mạng tháng tám đên mương núi Cốc 3.000
8.2 Từ mương Núi Cốc đến đường rẽ Nhà Văn hóa Tân Huyện 2.300
8.3 Từ đường rẽ Nhà Văn hóa Tân Huyện vào 500m 2.000
9 Ngõ số 54: Đường vào Nhà Văn hóa tổ dân phố 4A, vào 100m 2.500
10 Ngõ số 56: Đường bê tông đi vào Xí nghiệp 1/5 (Công ty cổ phần Kết cấu thép Hà Nội)
10.1 Từ đường Cách mạng tháng Tám đến ngã ba vào Xí nghiệp Xây lắp 3 3.600
10.2 Từ ngã ba vào Xí nghiệp Xây lắp 3 đến mương núi Cốc 3.000
10.3 Từ mương Núi Cốc đến hết đất Nhà Văn hóa tổ dân phố 5 2.000
10.4 Từ ngã ba vào Xí nghiệp Xây lắp 3 đến hết đất nhà bà Phượng (tổ dân phố 4A) 2.200
11 Từ cổng Xí nghiệp 1/5 (Công ty cổ phần Kết cấu thép Hà Nội) đến cổng sau Chợ Phố Cò 2.500
12 Ngõ số 47: Rẽ vào Trường THCS Thắng Lợi
12.1 Vào đến 100m 2.800
12.2 Qua 100m đến Trường Mầm non số 2 2.500
IV ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG 10 (Từcầu vượt Sông Công đến Quốc lộ 3)
A TRỤC CHÍNH
1 Từ cầu vượt Sông Công đến kênh thoát nước An Châu 5.500
2 Từ kênh thoát nước An Châu đến đường rẽ 262 6.000
3 Từ đường rẽ 262 đến đường Thanh Niên 7.000
4 Từ đường Thanh Niên đến Đường vào tổ dân phố La Đình về 2 phía (Nam Bắc) (ngõ số 1718) 6.500
5 Từ đường vào tổ dân phố La Đình về 2 phía (Nam Bắc) (ngõ số 1718) đến kênh Núi Cốc 5.500
6 Từ kênh núi Cốc đến Quốc Lộ 3 5.000
B TRỤC PHỤ
Phường Lương Châu
1 Đường rẽ từ cổng Nhà máy nước đến đường K0 2.500
2 Đường rẽ tường rào phía Tây Nhà máy Diesel đến hết tường rào 2.200
3 Đường phía Đông hàng rào Nhà máy Diesel đến kênh dẫn nước 2.200
4 Đường vào khu dân cư Ban kiến thiết đến kênh Núi Cốc 2.500
Phường Mỏ Chè
1 Đường rẽ khu dân cư Làng May, tổ dân phố số 6
1.1 Vào đến 100m 3.000
1.2 Các đường còn lại của khu dân cư Làng May 2.500
2 Đường rẽ chợ Bãi Đỗ đi Đài tưởng niệm Mỏ Chè, vào 200m 3.000
Phường Bách Quang
1 Ngõ số 25: Đường Thanh Niên
1.1 Vào 100m 2.100
1.2 Từ sau 100m đến Nhà Văn hóa tổ dân phố Đồi 1.800
2 Đường rẽ vào Nhà Văn hóa tổ dân phố Làng Sắn (vào đến Nhà Văn hóa) 2.000
3 Ngõ số 21: Rẽ tổ dân phố Đồi (phía Nam) dọc kênh N12 56
3.1 Vào 50m 2.000
3.2 Từ sau 50m đến Nhà Văn hóa tổ dân phố Đồi 1.700
4 Ngõ số 22: Đi tổ dân phố Đồi (phía bắc) dọc kênh N12 56 (đi Làng Sắn)
4.1 Vào 50m 2.100
4.2 Từ sau 50m đến 150m 1.850
4.3 Từ sau 150m đến 250m 1.650
5 Đường vào tổ dân phố La Đình về 2 phía (Nam Bắc) (ngõ số 1718)
5.1 Vào 50m 2.200
5.2 Sau 50m đến 150m 1.800
6 Ngõ số 15: Đi Nhà Văn hóa tổ dân phố La Đình (khu dân cư Tái định cư La Đình)
6.1 Từ đường Cách mạng tháng mười rẽ vào hết khu dân cư (trục dọc) 3.000
6.2 Song song với đường Cách mạng tháng mười (trục ngang) 2.800
7 Ngõ số 7: Đường vào Nhà Văn hóa tổ dân phố Cầu Gáo
7.1 Vào 50m 1.400
7.2 Từ sau 50m đến 100m 1.200
7.3 Từ sau 100m đến 300m 1.100
8 Ngõ số 5: Đường bê tông đi tổ dân phố Cầu Gáo, giáp khu công nghiệp Sông Công 1
8.1 Vào 50m 1.400
8.2 Từ sau 50m đến 100m 1.200
8.3 Từ sau 100m đến 300m 1.100
9 Đường vào tổ dân phố Làng Mới, cạnh nhà ông Sen
9.1 Vào 50m 1.400
9.2 Từ sau 50m đến 150m 1.200
9.3 Từ sau 150m đến 300m 1.100
10 Ngõ số 3: Đi tổ dân phố Dọc Dài, cạnh Công ty May
10.1 Vào 50m 1.400
10.2 Từ sau 50m đến 100m 1.200
10.3 Từ sau 100m đến 300m 1.100
11 Đường Làng Mới Chương Lương Quang Minh Khu Yên
11.1 Vào 50m 1.400
11.2 Từ sau 50m đến 100m 1.200
11.3 Từ sau 100m đến 300m 1.100
12 Đường rẽ cạnh nhà ông Tráng đi Nhà Văn hóa tổ dân phố Chương Lương
12.1 Vào 50m 1.400
12.2 Từ sau 50m đến 100m 1.200
12.3 Từ sau 100m đến 300m 1.100
12.4 Từ sau 300m đến 500m 1.000
V ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN CỪ (Từ đường Cách mạng Tháng Mười tại Km2 + 100 đến giáp địa phận xã Tân Quang)
1 Từ đường Cách mạng tháng mười đến đường rẽ vào UBND phường Bách Quang 4.000
2 Từ đường rẽ vào UBND phường Bách Quang đến đường rẽ Trường THCS Bách Quang 3.000
3 Từ đường rẽ Trường THCS Bách Quang đến Trạm biến áp Bách Quang 2 (hết đất tổ dân phố Khu Yên) 2.000
4 Từ hết đất tổ dân phố Khu Yên đến ngã ba Chùa Đổ (Đình Tân Yên) 2.500
5 Từ ngã ba Chùa Đổ (Đình Tân Yên) đến ngã 3 (đi Nhà Văn hóa Tân Tiến) 1.500
6 Từ ngã 3 (đi Nhà Văn hóa Tân Tiến) đến bãi rác 600
VI ĐƯỜNG THẮNG LỢI (Từ ngã ba Mỏ Chè đến cầu treo Sông Công)
A TRỤC CHÍNH
1 Từ ngã ba Mỏ Chè đến hết đất UBND phường Mỏ Chè 12.500
2 Từ hết đất UBND phường Mỏ Chè đến đường rẽ phố Tôn Thất Tùng 8.500
3 Từ đường rẽ phố Tôn Thất Tùng đến đường rẽ Trường Mầm non 1.6 8.000
4 Từ đường rẽ Trường Mầm non 1.6 đến đường rẽ Công ty cổ phần Meinfa 9.500
5 Từ đường rẽ Công ty cổ phần Meinfa đến ngã ba rẽ phố Kim Đồng (đường K0 cũ) 6.500
6 Từ ngã ba rẽ phố Kim Đồng (đường K0 cũ) đến cầu treo Sông Công 4.000
B TRỤC PHỤ
Phường Thắng Lợi
1 Ngõ số 20: Rẽ từ ngã ba Mỏ Chè vào Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
1.1 Vào 150m 4.500
1.2 Từ sau 150m đến hết đất Nhà Văn hóa khối phố 3 cũ 4.000
1.3 Từ giáp đất Nhà Văn hóa khối phố 3 cũ đến giáp đường rẽ phía Đông Trường Tiểu học Lý Tự Trọng đi bến Vượng 3.500
1.4 Từ ngã ba (đường rẽ đối diện nhà ông Đình) đến đường rẽ vào khu Văn hóa thể thao 2.700
2 Ngõ số 5: Đi tổ dân phố 8, 9 đến đường đi Nhà Văn hóa tổ 8, tổ 9 (khối phố 3 cũ) 3.200
3 Ngõ số 7: Rẽ cạnh Trường Trung học phổ thông đi bến Vượng
3.1 Rẽ đến ngã ba (cạnh Nhà ông Long) 3.800
3.2 Từ ngã ba (cạnh nhà ông Long) rẽ đi Tổ dân phố bến Vượng đến hết đất nhà ông Trung Phúc 3.000
3.3 Từ hết đất nhà ông Trung Phúc đến phía đông Đập Vai Xanh 2.200
3.4 Từ ngã ba (cạnh nhà ông Long) rẽ đi tổ dân phố Du Tán vào đến hết đất nhà ông Trung Thêu 2.300
3.5 Từ giáp đất nhà ông Trung Thêu đến Ngã ba đường đi Nhà Văn hóa tổ dân phố Du Tán 1.800
4 Ngõ số 15: Đii khu dân cư đồi Yên ngựa (phía đông trụ sở Trung tâm Phát triển Quỹ đất), vào 200m 3.600
5 Ngõ số 17: Rẽ cạnh Trụ sở Công An phường Thắng Lợi (đường vào Nhà Văn hóa tổ dân phố 4)
5.1 Vào 100m 3.600
5.2 Từ sau 100m đến 200m 3.000
5.3 Từ sau 200m đến hết đường bê tông 2.300
6 Ngõ số 25: Rẽ phía Tây chợ phường Thắng Lợi
6.1 Vào đến hết chợ Thắng Lợi 4.500
6.2 Từ sau chợ Thắng Lợi rẽ về 2 đường nhánh đến 100m 3.300
7 Ngõ số 27: Rẽ phía tây Nhà Văn hóa tổ 3 (khối phố 1 cũ), vào 100m 2.700
8 Ngõ số 29, vào 100m 2.700
9 Đường rẽ phía Đông chợ Thắng Lợi (cạnh nhà Mai Minh), vào 100m 3.800
10 Ngõ số 35: Đi tổ dân phố Vượng
10.1 Vào 100m 3.000
10.2 Từ sau 100m đến 300m 2.300
11 Ngõ số 43: Đi núi Tảo vào đến 200m 2.500
12 Ngõ số 45: Vào 100m 2.200
13 Ngõ số 49: Vào 100m 2.100
14 Khu đô thị Kosy Sông Công
14.1 Họng đường Quy hoạch 20m, vào 150m 5.000
14.2 Các đường quy hoạch còn lại (đường nhựa 7,5m) 4.000
Phường Mỏ Chè
1 Ngõ số 10: Đi tổ dân phố An Châu, nhánh 1, vào 100m (cạnh nhà ông Hòa Huấn) 3.500
2 Ngõ số 12: Đi tổ dân phố An Châu nhánh 2, vào 150m (cạnh nhà bà Bích) 3.500
3 Khu dân cư số 1, phường Mỏ Chè
3.1 Đường vào Khu dân cư số 1, nhánh số 3 cạnh nhà Bà Thủy 4.500
3.2 Đường vào Khu dân cư số 1, nhánh số 4 cạnh Khu vui chơi giải trí 4.000
3.3 Các nhánh còn lại của khu dân cư số 1 Mỏ Chè 4.000
4 Phố Tôn Thất Tùng: Từ đường cách mạng tháng mười tại Km 4+235 đến giao với đường Lý Thường Kiệt 5.000
5 Ngõ số 18: Đi tổ dân phố 7, từ đường rẽ nhà ông Hào đến hết đất nhà bà Biên Ước 4.000
6 Ngõ số 20: Rẽ vào Trường Mầm non số 1 đến hết đất Trường Mầm non số 1 5.000
7 Ngõ số 22: Rẽ phía Tây nhà tầng số 8, vào 200m 6.000
8 Ngõ số 28: Rẽ theo tường rào phía Tây Công ty MANI
8.1 Vào 100m 3.500
8.2 Từ sau 100m đến 200m 3.000
VII ĐƯỜNG 3/2 (Từ đường Cách mạng tháng 10 đến đường Thắng Lợi)
A TRỤC CHÍNH – TOÀN TUYẾN 6.500
B TRỤC PHỤ
1 Đường rẽ phía Bắc nhà tầng 3B tổ dân phố 8 đến 100m 3.200
2 Đường rẽ phía Nam nhà tầng 3B tổ dân phố 8 đến 100m 3.200
3 Đường rẽ phía nam nhà ông Thắng (Thanh) đến 100m 3.200
4 Đường rẽ cạnh nhà ông Lưu (Tâng) đến 100m 3.200
VIII ĐƯỜNG K0 (Từ đường Thắng Lợi đến giáp đất xã Bá Xuyên)
A TRỤC CHÍNH
1 Phố Kim Đồng: Từ đường Cách mạng Tháng Mười đến giao với đường Thắng Lợi 4.000
2 Phố Ngô Sỹ Liên: Từ giáp với địa phận xã Bá Xuyên đến giao với đường cách mạng Tháng Mười tại Km 5 + 280 3.500
B TRỤC PHỤ
1 Đi tổ dân phố số 10 nhánh 1 (đường rẽ phía Nam nhà ông Đắc), vào 130m 2.200
2 Đi tổ dân phố số 10 nhánh 2 (đường rẽ phía Nam nhà ông Ngô Trí Nguyện), vào 60m 2.200
3 Đi tổ dân phố số 10 nhánh 3 (đường rẽ phía Nam nhà bà Lý Khôi), vào 130m 2.200
4 Đường đi bến Bùn đến bờ sông 2.200
IX ĐƯỜNG VŨ XUÂN (Từ giáp xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên đến giao với đường Cách mạng tháng 10)
A TRỤC CHÍNH
1 Từ Km 5/H5 (giáp đất xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên) đến Km 7/H3 + 70 (cầu La Giang) 1.800
2 Từ đến Km 7/H3 + 70 (cầu La Giang) đến Km 8/H8 + 50 (kênh N1256) 2.500
3 Từ Km 8/H8+ 50 (kênh N1256) đến Km10+ 40 (Cầu Khoang) 3.000
4 Từ Km10 + 40 (cầu Khoang) đến hết đất UBND phường Lương Châu 4.000
5 Từ hết đất UBND phường Lương Châu đến Km 11/H2 + 35 (chợ Gốc tre, giao với đường Cách mạng tháng 10) 4.500
B TRỤC PHỤ
Phường Lương Châu
1 Đường rẽ tại trạm y tế phường Lương Châu đến phố Ngô Sỹ Liên (đường K0 cũ)
1.1 Trạm y tế phường Lương Châu đến ngã tư tổ dân phố số 4 2.200
1.2 Từ ngã tư tổ dân phố 4 đến giáp đất Trung tâm Văn hóa phường Lương Châu 2.000
1.3 Từ Trung tâm Văn hóa phường vào 300m, giáp đất nhà ông Tuấn 1.800
1.4 Từ sau 300m (giáp đất nhà ông Tuấn) đến Cầu Đấp 1.600
1.5 Từ Cầu Đấp đến phố Ngô Sỹ Liên (đường K0 cũ) 1.500
2 Đường vào đồi Giếng Rán đến hết đất nhà bà Thu Thi 2.000
3 Đường rẽ vào tổ dân phố 3 đến đất khu Ao Đầm
3.1 Vào 100m 1.600
3.2 Từ sau 100m đến đất khu Ao Đầm 1.400
Xã Bá Xuyên
1 Km 9/H5 + 30, đi La Cảnh 1
1.1 Vào 100m 1.200
1.2 Sau 100m đến 560m (ngã ba Ngàn Mây) 1.000
2 Km 9/H2 + 70, đi xóm Chùa, vào 100m 1.200
3 Km 9/H2 + 60, đi xóm Đớ, La Đàng, vào 100m 1.000
4 Km 8 + H7/30, đi Na Chù
4.1 Vào 200m 1.200
4.2 Từ sau 200m đến Nhà Văn hóa Na Chùa 1.100
5 Km 6/H1 + 50, đi xóm Chũng Na Nhà Văn hóa
5.1 Vào 300m 1.100
5.2 Từ sau 300m đến hết đường bê tông 950
6 Km 6 (đi Ao Cang, từ nhà ông Bể đến nhà ông Đức), vào 100m 1.100
7 Km 7/H6 + 40, đi xóm La Giang, vào 100m 950
8 Km 6/H3 + 10 qua Nghiêm đi Lý Nhân vào 100m 1.000
9 Km 9/H5 + 30, đường đi xóm Chùa, Đường Bầu
9.1 Vào 200m 1.100
9.2 Từ sau 200m đến 300m 900
10 Km 9 + 90, đường rẽ phía nam xóm Bãi Hát
10.1 Vào 200m 1.200
10.2 Từ sau 200m đến Nhà Văn hóa xóm Bãi Hát 1.100
11 Km 8/H3 + 50, đường rẽ phía bắc đi xóm Bãi Hát
11.1 Vào 200m 1.100
11.2 Từ sau 200m đến Nhà Văn hóa 950
12 Đường Thịnh Đức đi Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi: Từ hết đất thành phố Thái Nguyên đến đập tràn 1.200
X ĐƯỜNG THỐNG NHẤT (Từ Quốc lộ 3 qua Trung đoàn 209 đến Sông Công)
1 Từ Quốc lộ 3 đến qua ngã tư Xuân Thành 100m 7.000
2 Qua ngã tư Xuân Thành 100m đến cổng Trung đoàn 209 5.500
3 Từ cổng Trung đoàn 209 đến đường rẽ nhà ông Trọng (Thi) 2.500
4 Từ đường rẽ nhà ông Trọng (Thi) đến bờ sông (đường đất) 1.200
A TRỤC PHỤ
Phường Phố Cò
1 Ngõ số 15: Đi vào tổ dân phố Tân Mới
1.1 Từ đường rẽ tổ dân phố Tân Mới đến ngã ba đầu tiên 2.500
1.2 Từ ngã ba đầu tiên đến hết đất nhà ông Bình 2.000
1.3 Từ ngã ba đầu tiên đến hết đất nhà ông Ngữ 2.100
1.4 Từ hết đất nhà ông Ngữ đến đường rẽ Tiểu đoàn 9E209 1.800
1.5 Đường chia lô (lô 2, lô 3), khu dân cư cổng Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức 3.000
2 Đường rẽ vào tổ dân phố Thành Ưng
2.1 Đến ngã ba đầu tiên 900
2.2 Từ ngã ba đầu tiên đến kho đạn 800
2.3 Từ ngã ba đầu tiên đến hết đất thổ cư ông Tạo 700
3 Đường rẽ vào Trung tâm Sát hạch lái xe, Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, vào 250m 900
Phường Cải Đan
1 Ngõ số 4: Đi tổ dân phố Xuân Gáo đến hết khu dân cư mới (gần Trường Tiểu học Cải Đan) 3.800
2 Ngõ số 6: Đi tổ dân phố Xuân Gáo vào khu ông Măng 50m 2.500
3 Ngõ số 1: Đi tổ dân phố Nguyên Gon
3.1 Vào đến hết khu dân cư quy hoạch 3.800
3.2 Đường phân lô khu B đường Thống Nhất 3.200
3.3 Từ hết khu dân cư quy hoạch vào đến kênh Núi Cốc 2.500
4 Ngõ số 9: Rẽ cạnh Ngân hàng Đầu tư, vào 80m 4.000
5 Đường phân lô khu A đường Thống Nhất 3.500
Phường Thắng Lợi
1 Ngõ số 14: Đi tổ dân phố Hợp Thành, vào 100m 2.000
2 Đường đi Trường Mầm non Việt Đức, vào 200m 2.400
3 Ngõ số 18: Đường rẽ phía Đông, Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức đến giáp đất ông Hòa 3.500
4 Ngõ số 20: Đường rẽ phía Tây, Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, vào 150m 2.000
5 Khu dân cư Thiên Lộc
5.1 Đường 29m nội thị
5.1.1 Vào 75m 1.700
5.1.2 Từ sau 75m đến Cầu Tán 1.150
5.1.3 Từ Cầu Tán đến ngã ba đầu tiên 900
5.2 Đường chia lô trong Khu dân cư Thiên Lộc, đường 7,5m
5.2.1 Các đường còn lại Khu B Khu dân cư Thiên Lộc 3.000
5.2.2 Các đường còn lại Khu A Khu dân cư Thiên Lộc 2.500
5.2.3 Các đường chia lô còn lại thuộc Khu dân cư Thiên Lộc 2.000
6 Đường rẽ cạnh nhà ông Vụ đến đường rẽ đi tổ Kè 800
7 Đường rẽ phía Đông Nhà Văn hóa tổ dân phố Kè, vào 300m 750
XI CÁC TRỤC ĐƯỜNG CỦA XÃ VINH SƠN
1 Đường trung tâm xã Vinh Sơn đi cầu treo Sông Công
1.1 Từ ngã tư trung tâm xã Vinh Sơn đến 100m 2.000
1.2 Qua 100m đến 250m 1.800
1.3 Qua 250m đến cầu treo Sông Công 1.500
2 Đường trung tâm UBND xã Vinh Sơn đi xã Bình Sơn
2.1 Từ ngã tư trung tâm xã Vinh Sơn đến hết núi Măn 2.500
2.2 Từ hết núi Măn đến ngã ba đường rẽ Kẽm Đá đi Sơn Tía 2.200
2.3 Từ ngã ba đường rẽ Kẽm Đá đi Sơn Tía đến giáp đất xã Bình Sơn 2.000
3 Đường trung tâm UBND xã Vinh Sơn đi hồ Núc Nác
3.1 Từ ngã tư trung tâm xã Vinh Sơn đến 100m 2.200
3.2 Từ qua 100m đến 150m 2.000
3.3 Từ qua 150m đến cầu Tân Sơn 1.800
4 Trục đường Vinh Sơn Thu Quang Minh Đức
4.1 Từ ngã tư trung tâm xã Vinh Sơn đến 150m 2.500
4.2 Từ 150m đi tiếp 250m 2.200
5 Đường từ cầu vượt Sông Công đến ngã 3 núi Măn 3.500
XII CÁC TRỤC ĐƯỜNG CỦA XÃ BÌNH SƠN
1 Từ cổng UBND xã Bình Sơn đi UBND xã Vinh Sơn
1.1 Từ cổng UBND xã Bình Sơn + 200m 3.000
1.2 Từ sau 200m đến 300m 2.250
1.3 Từ sau 300m đến 400m 2.050
1.4 Từ sau 400m đến giáp đất xã Vinh Sơn 1.800
2 Từ cổng UBND xã Bình Sơn đi Ghềnh Chè, Linh Sơn
2.1 Từ cổng UBND xã Bình Sơn đến 200m 2.800
2.2 Từ qua 200m đến hết khu dân cư quy hoạch 2.400
2.3 Các đường nhánh trong khu dân cư quy hoạch 2.000
2.4 Từ hết khu dân cư quy hoạch đi đến hết đất Nhà Văn hóa xóm Bá Vân 5 1.500
2.5 Từ hết đất Nhà Văn hóa Bá Vân 5 đến giáp đất xã Phúc Thuận, Phổ Yên 1.200
3 Đường đi Kim Long, đoạn ngã 3 rẽ Linh Sơn 1 đến hết Linh Sơn 1 700
4 Từ cách cổng UBND xã Bình Sơn 200m đến ngã ba Nhà Văn hóa Bá Vân 2
4.1 Từ cách cổng UBND xã Bình Sơn 200m đi về phía Ghềnh Chè 200m 2.000
4.2 Từ sau 200m tiếp theo đến đường bê tông rẽ xóm Bá Vân 1 1.200
4.3 Từ đường bê tông rẽ xóm Bá Vân 1 đến ngã ba Nhà Văn hóa Bá Vân 2 1.000
5 Từ ngã ba Nhà Văn hóa Bá Vân 2 đến Ghềnh Chè 700
6 Từ ngã ba Nhà Văn hóa Bá Vân 2 đến cầu Bình Định 600
7 Từ cổng UBND xã Bình Sơn đi Trung tâm Nghiên cứu phát triển chăn nuôi miền núi
7.1 Từ cổng UBND xã Bình Sơn đến cổng Trung tâm văn hóa xã 3.000
7.2 Từ cổng Trung tâm văn hóa xã đến cầu cứng Bá Vân 2.500
7.3 Từ cầu cứng Bá Vân đi hướng ngầm đến giáp đất Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi 2.000
XIII ĐƯỜNG LÊ HỒNG PHONG (Từ Tỉnh lộ ĐT 262 đến giao với đường Cách mạng tháng mười tại Km3+300
1 Từ đảo tròn (nút giao đường Cách mạng tháng 10) đến đường rẽ nhánh thứ 2 (cạnh ô quy hoạch số 40) 8.000
2 Từ đường rẽ nhánh thứ 2 (cạnh ô quy hoạch số 40) đến hết đất Công ty môi trường đô thị (hết đất phường Bách Quang) 7.000
3 Từ hết đất Công ty môi trường đô thị đến hết tỉnh lộ ĐT 262 6.000
Trục phụ
1 Lô 2 khu dân cư Lê Hồng Phong (đường nhựa 7,0m) 3.500
XIV ĐƯỜNG LƯƠNG SƠN (Từ đường Vó Ngựa qua UBND phường Lương Sơn gặp đường 30/4)
1 Từ đường Vó Ngựa đến đường sắt Hà Thái 2.000
2 Từ đường sắt Hà Thái đến gặp đường 30/4 2.500
Trục phụ
1 Rẽ tổ dân phố Pha, vào 200m 650
2 Rẽ đối diện Trạm Y tế phường Lương Sơn đi tổ dân phố Pha, vào 200m 650
3 Rẽ tổ dân phố Tân Trung vào đến trại chăn nuôi Hùng Chi 650
4 Rẽ Nhà Văn hóa tổ dân phố Ngân, vào 200m 650
5 Đường vào Trường Quân sự Quân khu I
5.1 Rẽ đến cổng Trường Cao đẳng Luyện kim 2.500
5.2 Từ cổng Trường Cao đẳng Luyện kim đến kênh Núi Cốc 1.100
5.3 Từ kênh Núi Cốc đến cổng Trường Quân sự Quân khu I 900
6 Rẽ khu dân cư tổ dân phố 5, Tân Sơn vào 200m 1.000
XV ĐƯỜNG VÓ NGỰA (Từ giáp đất phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên đến hết đất phường Lương Sơn, thành phố Sông Công)
1 Từ giáp đất phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên đến gặp đường Lương Sơn 3.000
2 Từ đường Lương Sơn đến hết đất thành phố Sông Công 2.700
Trục phụ
1 Ngõ vào khu dân cư tổ dân phố II, Ninh Hương đến khu dân cư phân viện Luyện kim đen (cũ), vào 200m 1.200
2 Rẽ đi khu miền Ninh Sơn, vào 200m 1.300
3 Rẽ đi Nhà Văn hóa tổ dân phố Bần vào 200m 1.100
4 Rẽ đi tổ dân phố Cầu, vào 200m 1.200
2. Giá đất ở tại đô thị nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính :Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Các phường: Lương Sơn, Thắng Lợi, Cải Đan, Mỏ Chè, Lương Châu, Bách Quang, Phố Cò 550 520 490 460
3. Giá đất ở tại nông thôn nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính :Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Các xã: Tân Quang, Bá Xuyên, Vinh Sơn 400 370 340 310
Xã Bình Sơn 340 310 280 250
PHỤ LỤC SỐ 04
# BẢNG GIÁ ĐẤT Ở GIAI ĐOẠN 20202024 THỊ XÃ PHỔ YÊN
(Kèm theo Quyết định số: 46/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Giá đất ở tại đô thị, giá đất ở tại nông thôn bám các trục đường giao
thông
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
STT TRỤC ĐƯỜNG GIAO THÔNG Mức giá
I ĐƯỜNG HOÀNG QUỐC VIỆT (Từ cầu Đa Phúc đếnngãbaTân Hương (Km 33+350Km40+100)
1 Từ cầu Đa Phúc đến đường vào xóm Thượng, xã Thuận Thành (Km33 + 400 Km35 + 475) 6.000
2 Từ đường rẽ xóm Thượng, xã Thuận Thành đến cách đường rẽ UBND xã Trung Thành 150m (Km35+ 475 Km37+ 270) 5.000
3 Từ cách đường rẽ vào UBND xã Trung Thành 150m đến giáp đất nhà ông Luân lốp (Km37 + 270 Km37 + 957) 5.500
4 Từ đất nhà ông Luân lốp đến ngã ba Tân Hương (Km37 + 957 Km40 + 100) 6.000
Trục phụ
1 Từ Quốc lộ 3 đến cổng chính K602 3.000
2 Từ Quốc lộ 3 đến Cầu Sơn
2.1 Từ Quốc lộ 3 đến bờ kênh Núi Cốc 3.500
2.2 Từ bờ kênh Núi Cốc đến Cầu Sơn 2.000
3 Từ đường Triệu Quang Phục (cầu vượt Đông Cao) đến đê Chã 3.000
4 Từ Quốc lộ 3 đến Nhà Văn hóa thôn Thanh Hoa xã Trung Thành 2.000
5 Nhánh trục phụ từ Quốc lộ 3 đến đê Chã
5.1 Từ đường sắt qua Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp Thái Nguyên (Trường Xây lắp điện cũ) đến hết đất xã Trung Thành
5.1.1 Từ đường sắt đến Bãi sỏi 1.200
5.1.2 Từ Bãi sỏi đến giáp đất xã Tân Phú 1.600
5.2 Từ Trạm Y tế xã Đông Cao đến giáp đất xã Tân Hương 1.000
6 Từ Quốc lộ 3 (đường rẽ xóm Cẩm Trà) đến kênh Núi Cốc 1.000
7 Từ Quốc lộ 3 qua đình Thượng Giã đến đường Triệu Túc
7.1 Quốc lộ 3 đến đình Thượng Giã 1.500
7.2 Từ đình Thượng Giã qua Nhà Văn hóa đến đường Triệu Túc 1.000
8 Từ Quốc lộ 3 đến Nhà Văn hóa xóm Lai 1
8.1 Từ Quốc lộ 3 đến Kênh Núi Cốc N1921 1.500
8.2 Từ Kênh Núi Cốc đến đường nội đồng Lai Bíp 800
8.3 Từ đường nội đồng Lai Bíp đến Nhà Văn hóa xóm Lai 1 600
9 Từ Quốc lộ 3 qua ngã tư xóm Đoàn Kết đến đường Võ Thị Sáu
9.1 Từ Quốc lộ 3 đến giáo họ Thượng Giã 1.500
9.2 Từ giáo họ Thượng Giã đến ngã tư xóm Đoàn Kết 1.000
9.3 Từ ngã tư xóm Đoàn Kết đến Nhà Văn hóa xóm Đoàn Kết 800
9.4 Từ Nhà Văn hóa xóm Đoàn Kết đến đường Võ Thị Sáu 1.500
10 Từ Quốc lộ 3 đến cổng Sư đoàn 312 3.000
11 Từ Quốc lộ 3 đi Đền Đồng Thụ đến đê Chã 1.000
12 Từ Quốc lộ 3 đến Sư đoàn 312 (đường đê Sông Công) 1.000
13 Từ Quốc lộ 3 đến đất nhà ông Đinh Văn Cương, xóm Phú Thịnh, Thuận Thành 2.000
14 Từ Quốc lộ 3 (Núi Sáo) đến Đường Ngầm 2.000
II ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH (TừngãbaTân Hương (Km40+100) đến Đường đi Tiên Phong (Km43)
1 Từ ngã ba Tân Hương đến giáp đất Nam Tiến (Km40 + 100 Km40 + 240) 6.000
2 Từ đất Nam Tiến đến đường rẽ vào Trung tâm bồi dưỡng Chính trị thị xã Phổ Yên (Km40 + 240 Km41 + 486) 6.500
3 Từ đường rẽ vào Trung tâm bồi dưỡng Chính trị thị xã Phổ Yên đến giáp đất phường Ba Hàng (Km41 + 486 Km42 + 268) 7.000
4 Từ đất phường Ba Hàng đến đường rẽ vào Viện 91 (Km42 + 268 Km42 + 700) 11.000
5 Từ đường rẽ vào Viện 91 đến đường rẽ trường Tiểu học Ba Hàng (Km42 + 700 Km42 + 845) 14.500
6 Từ đường rẽ Trường Tiểu học Ba Hàng đến đường đi Tiên Phong (Km42 + 845 Km43) 18.000
Trục phụ
1 Từ Quốc lộ 3 đến Trường Tiểu học Ba Hàng 6.500
2 Từ Quốc lộ 3 đi tổ dân phố Kim Thái, vào 200m 5.000
3 Từ Quốc lộ 3 đi nút giao Yên Bình
3.1 Từ Quốc lộ 3 đến cầu vượt đường sắt, xã Nam Tiến 5.000
3.2 Từ cầu vượt đường sắt đến ngã tư giao với đường Ba Hàng Tiên Phong 5.000
3.3 Từ ngã tư giao với đường Ba Hàng Tiên Phong đến khu xử lý nước thải Yên Bình 6.000
4 Từ Quốc lộ 3 đến Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thị xã Phổ Yên 2.000
5 Từ Quốc lộ 3 đến Trường Tiểu học 1, xã Nam Tiến 2.000
III ĐƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG (Từ đường đi xã Tiên Phong (Km43) đến giáp đất phường Phố Cò, thành phố Sông Công (Km 45+ 900)
1 Từ đường đi xã Tiên Phong đến đường rẽ vào Trường Đỗ Cận (Km43 Km43 + 45) 18.000
2 Từ đường rẽ vào Trường Trung học cơ sở Đỗ Cận đến cách ngã tư Ba Hàng 100m (Km43 + 45 Km43 + 350) 15.500
3 Từ cách ngã tư Ba Hàng 100 đến qua ngã tư Ba Hàng 100m (Km43 + 350 Km43 + 550) 13.000
4 Từ qua ngã tư Ba Hàng 100m đến hết đất nhà ông Hòa Bỉ (đường rẽ chợ Ba Hàng cũ) (Km43 + 550 Km43 + 705) 11.000
5 Từ hết đất nhà ông Hòa Bỉ (đường rẽ chợ Ba Hàng cũ) đến hết đất trụ sở Công an phường Ba Hàng (Km43 + 705 Km44 + 208) 9.500
6 Từ giáp đất trụ sở Công an phường Ba Hàng đến đường rẽ Xí nghiệp Xi măng Đồng Tiến (Km44 + 208 Km44 + 982) 7.000
7 Từ đường rẽ Xí nghiệp Xi măng Đồng Tiến đến giáp đất Sông Công (Km44 + 982 Km45 + 950) 6.000
Trục phụ
1 Từ Quốc lộ 3 đến đồi Tên Lửa xóm Đài xã Đắc Sơn 1.200
2 Từ Quốc lộ 3 qua trạm điện đến Nhà Văn hóa xóm Đông Sinh xã Hồng Tiến 1.400
3 Từ Quốc lộ 3 qua Nhà Văn hóa Đông Sinh đến đường sắt Hà Thái
3.1 Từ Quốc lộ 3 đến Nhà Văn hóa xóm Đông Sinh xã Hồng Tiến (đoạn đi qua xóm Đông Sinh) 1.300
3.2 Từ Nhà Văn hóa xóm Đông Sinh đi Nhà Văn hóa xóm Chùa 800
3.3 Từ Nhà Văn hóa xóm Chùa đến đường sắt Hà Thái 600
4 Từ Quốc lộ 3 đến Nhà Văn hóa xóm Ấm (mới) xã Hồng Tiến 2.000
5 Từ Quốc lộ 3 đến cổng trào trong xóm Đài xã Đắc Sơn 1.700
6 Từ Quốc lộ 3 đến Xí nghiệp Xi măng Đồng Tiến 2.300
7 Từ Quốc lộ 3 qua xóm Quán Vã đến giáp địa phận xã Đắc Sơn
7.1 Từ Quốc lộ 3 qua xóm Quán Vã đến kênh Núi Cốc 1.000
7.2 Từ mương Núi Cốc, nhà bà Nguyên đến giáp địa phận xã Đắc Sơn 800
8 Từ Quốc lộ 3, hai nhánh xóm Thành Lập đến Kho thuốc sâu cũ, khu Quán Vã 600
9 Từ Quốc lộ 3 đến Nhà Văn hóa tổ dân phố 2 + 50m 2.300
10 Từ Quốc lộ 3, nhà ông Chỉnh qua nhà ông Tính đến mương Núi Cốc 900
11 Từ Quốc lộ 3 (cạnh nhà ông Thích tổ dân phố Thành Lập) đến Tỉnh lộ 261 đi Phú Bình
11.1 Từ Quốc lộ 3 đến hết đất Nhà Văn hóa tổ dân phố Thành Lập 3.500
11.2 Từ giáp đất Nhà Văn hóa tổ dân phố Thành Lập đến Tỉnh lộ 261 đi Phú Bình (nhà ông Vạn) 2.500
12 Từ Quốc lộ 3 nhà ông Hòa Bỉ (đường rẽ chợ Ba Hàng cũ) đến giáp đất nhà ông Kiên tổ dân phố 3
12.1 Từ Quốc lộ 3 nhà ông Hòa Bỉ (đường rẽ chợ Ba Hàng cũ) đến ngã ba (nhà ông Lưu) 4.000
12.2 Từ ngã ba (nhà ông Lưu) đến giáp đất nhà ông Kiên tổ dân phố 3 3.000
13 Từ Quốc lộ 3 đi Trường Mầm non Sơn Ca đến hết đất nhà bà Bình (tổ dân phố 4) 4.000
14 Từ Quốc lộ 3 đến Trung tâm Y tế thị xã 7.000
15 Từ Quốc lộ 3 qua Trường THCS Đỗ Cận đến đường Ba Hàng Tiên Phong 7.000
16 Từ Quốc lộ 3 đi khu dân cư VIF (đoạn đã xong cơ sở hạ tầng) 5.500
IV QUỐC LỘ 3 HÀ NỘI THÁI NGUYÊN (Từ Km47 đến Km51 + 230m)
1 Từ nhà bà Bình đến giáp đất Nhà máy cám Trư Đại (Km47 Km47 + 250) 6.000
2 Từ Km50 đến Km51 + 230 5.500
Trục phụ
1 Từ Quốc lộ 3 đến nhà ông Thư xóm Giếng, xã Hồng Tiến
1.1 Từ Quốc lộ 3 đến đường sắt 1.600
1.2 Từ đường sắt đến nhà ông Thư 1.200
1.3 Từ nhà ông Thư đến Tỉnh lộ 266 1.000
2 Từ nhà Tùng Nhung đến Nhà Văn hóa xóm Giếng 1.000
3 Từ Quốc lộ 3 qua xóm Hiệp Đồng đến ngã ba xóm Chùa, xã Hồng Tiến
3.1 Từ Quốc lộ 3, vào 500m 1.200
3.2 Từ qua 500m đến ngã ba xóm Chùa 700
V ĐƯỜNG TÔN ĐỨC THẮNG (Từngã tưQuốc lộ 3 cũ (Km43+500) đến Cầu Rẽo, phường Bãi Bông)
1 Từ Quốc lộ 3 đến ngã ba Xe Trâu 8.000
2 Từ ngã ba Xe Trâu đến đường sắt 5.500
3 Từ đường sắt đến hết chợ Hồng Tiến 6.000
4 Từ giáp đất chợ Hồng Tiến đến hết đất nhà ông Tiêu 4.500
5 Từ giáp đất nhà ông Tiêu đến Cầu Rẽo 4.000
Trục phụ
1 Từ mương Núi Cốc (giáp đất khu dân cư Hồng Diện) đến đường sắt 700
2 Từ ngã ba Vòng Bi đến Nhà máy Vòng Bi 3.000
3 Từ Tỉnh lộ 261 (nhà bà Thung Đạt) đến đường sắt 700
4 Từ Tỉnh lộ 261 (nhà ông Luật Hậu) đi xóm Đồng Quang đến đầu cầu Đồng Tâm 1.200
5 Từ nhà ông Phương Hằng đến ngã tư nhà ông Thụ tổ dân phố Đại Đồng 1.500
6 Từ hết đất nhà ông Thụ qua nhà ông Vinh đến đất nhà ông Hùng tổ dân phố Đại Đồng 1.500
7 Từ ngã ba, nhà ông Vỹ Hằng đến đầu cầu Đại Thịnh 1.000
8 Từ nhà ông Thiều Đào đến nhà ông Ngọc, tổ dân phố Đại Thịnh 800
9 Từ nhà bà Vân, tổ dân phố Đại Xuân đến giáp đường sắt Hà Thái 1.000
10 Từ ngã ba hồ A5 đến ngã tư nhà ông Hoạch, tổ dân phố Đại Hưng 1.000
11 Từ ngã ba hồ A5 đến đường sắt Hà Thái 1.000
12 Từ Tỉnh lộ 261, nhà bà Vát đến nhà bà Bách, tổ dân phố Trung Tâm 1.000
13 Từ Tỉnh lộ 261, nhà bà Út đến ngã ba nhà ông Hoàng, tổ dân phố Thống Nhất 800
14 Từ Tỉnh lộ 261, nhà ông Vân đến nhà ông Tiến, tổ dân phố Thống Nhất 1.000
15 Từ Tỉnh lộ 261, nhà ông Thành đến nhà ông Tường, tổ dân phố Cầu Rẽo 1.000
16 Từ Tỉnh lộ 261, nhà ông Tấn đến nhà ông Tuyên, tổ dân phố Cầu Rẽo 1.000
17 Đoạn từ nhà ông Bắc (Chấp), tổ dân phố Đại Đồng đến hết đất xã Đồng Tiến 2.000
18 Đoạn từ nhà ông Ước đến nhà ông Đặng, tổ dân phố Đại Cát 2.000
19 Đoạn từ Cầu Rẽo qua Nhà Văn hóa xóm Giếng đến ngã ba nhà ông Thư, xóm Giếng
19.1 Đoạn từ Cầu Rẽo đến Nhà Văn hóa xóm Giếng 1.000
19.2 Đoạn từ Nhà Văn hóa xóm Giếng đến ngã ba nhà ông Thư, xóm Giếng 800
19.3 Nhánh của trục phụ đoạn từ Cầu Rẽo đến Nhà Văn hóa xóm Giếng: Từ Khu tái định cư xóm Ngoài đến Trường Tiểu học Hồng Tiến 2 700
VI ĐƯỜNG ĐỖ CẬN (Từ Quốc lộ 3 đến chân Cầu Đẫm, xã Đắc Sơn)
1 Từ Quốc lộ 3 đến hết đất Khu dân cư VIF, phường Ba Hàng 7.500
2 Từ hết đất Khu dân cư VIF đến cầu Trâu II 5.000
3 Từ cầu Trâu II đến qua ngã ba Giếng Đồn 100m 2.500
4 Từ qua ngã ba Giếng Đồn 100m đến Cầu Đẫm 1.700
Trục phụ
1 Từ Tỉnh lộ 261, nhà ông Vỵ qua Nhà Văn hóa tổ dân phố Yên Ninh đến kênh Núi Cốc 1.500
2 Từ Tỉnh lộ 261, nhà ông Uyển Cần đến ngã ba nhà ông Lưu, tổ dân phố 3 2.000
3 Nhánh rẽ cạnh nhà ông Kiên đến kênh mương Núi Cốc 1.000
4 Từ Tỉnh lộ 261, cạnh nhà ông Bình đến ngã ba nhà ông Luyến tổ dân phố 3 1.650
5 Từ Tỉnh lộ 261, cạnh nhà ông Dần qua tổ dân phố Yên Ninh đến gặp đường đi Bệnh viện Quân Y 91 1.650
6 Từ Tỉnh lộ 261 đến Trung tâm Cai nghiện
6.1 Từ Tỉnh lộ 261 đến nhà ông Tần Phái 1.200
6.2 Từ nhà ông Tần Phái đến Trung tâm Cai nghiện 1.000
7 Tỉnh lộ 261 rẽ vào đến Nhà Văn hóa tổ dân phố Yên Trung 1.000
8 Từ Tỉnh lộ 261 đi tổ dân phố Đồng Nâm, vào 250m 1.000
9 Từ ngõ rẽ cạnh UBND xã Đắc Sơn cũ, vào đến đồi Tên Lửa 800
VII TỈNH LỘ 274 ĐI VĨNH PHÚC (Từ Cầu Nhái đến đỉnh đèo Nhe)
1 Từ Cầu Nhái đến hết đất nhà ông Phúc, xóm Thượng Vụ 1.000
2 Từ giáp đất nhà ông Phúc xóm, Thượng Vụ đến Cầu Lai, xã Thành Công 1.500
3 Từ Cầu Lai, xã Thành Công đến cách ngã ba chợ Long Thành 50m 2.000
4 Từ cách ngã ba chợ Long Thành 50m đến qua ngã ba chợ Long Thành 50m 3.500
5 Từ qua ngã ba chợ Long Thành 50m đến Trường THCS xã Thành Công 2.000
6 Từ Trường THCS Thành Công đến hết nhà ông Toản, xóm Xuân Dương 1.000
7 Từ giáp đất nhà ông Toản, xóm Xuân Dương đến đỉnh đèo Nhe (hết địa phận xã Thành Công) 750
Trục phụ
1 Từ ngã ba bến Nhái đi xã Vạn Phái
1.1 Từ ngã ba bến Nhái đến cách UBND xã Vạn Phái 200m 600
1.2 Từ cách UBND xã Vạn Phái 200m đến qua UBND xã Vạn Phái 200m 1.000
2 Từ đường 274 đi xóm Thượng Vụ 1, đến hết đất nhà ông Lâu 550
3 Từ ngã ba nhà ông Quang Chiến đến Trường Tiểu học Thành Công 2 700
4 Từ đường 274 đi xóm An Hòa, vào 200m 700
5 Ngã ba chợ Long Thành đi Hồ Suối Lạnh
5.1 Từ ngã ba chợ Long Thành + 50m 3.500
5.2 Qua ngã ba chợ Long Thành 50 đến Gò Tròn 2.500
5.3 Từ Gò Tròn đến Gò Đồn 2.000
5.4 Từ Gò Đồn đến chân đập hồ Suối Lạnh 1.000
6 Ngã ba Gò Đồn đi làng Đanh
6.1 Từ ngã ba Gò Đồn đến cách ngã ba làng Đanh 50m 550
6.2 Từ cách ngã ba làng Đanh 50m đến qua cổng làng Đanh 50m 700
7 Từ giáp đất xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, qua Nhà máy gạch Hồng Trang đến hết đất nhà ông Lưu Văn Hai, xóm Ao Sen 520
VIII ĐƯỜNG LÝ NAM ĐẾ (Từ Quốc lộ 3 cũ (Km 43) đến chân cầu vượt Đồng Tiến)
1 Từ Quốc lộ 3 cũ đến đường sắt 9.500
2 Từ đường sắt đến cách Quốc lộ 3 mới 100m 7.500
Trục phụ
1 Từ đường đi Tiên Phong, giáp đất ông Thoại đến đường vào Nhà máy Z131
1.1 Từ đường đi Tiên Phong (giáp đất ông Thoại) đến nhà ông Bằng, tổ dân phố Đại Phong 2.600
1.2 Từ nhà ông Bằng, tổ dân phố Đại Phong đến đường Nguyễn Cấu (nhà ông Hưng tổ dân phố Đại Phong) 2.200
2 Từ đường đi Tiên Phong, cạnh nhà bà Ngân Dân đến nhà Hợp Xuân 5.500
3 Nhánh từ ngã ba nhà bà Vân, tổ dân phố Kim Thái đến hết đất nhà bà Sơn, tổ dân phố Kim Thái 3.500
4 Từ đường đi Tiên Phong đến sau ga Phổ Yên (nhà ông Thắng thuế) 5.000
5 Từ đường đi Tiên Phong, nhà ông Đính Mầu đến Nhà khách Z131
5.1 Từ đường đi Tiên Phong, nhà ông Đính Mầu đến cổng chính Z131 5.000
5.2 Từ cổng chính Z131 đến nhà khách Z131 3.500
6 Từ đường đi Tiên Phong, nhà ông Cường Chanh đến Trường Tiểu học Đồng Tiến 4.000
IX ĐƯỜNG NGÔ GIA TỰ (Từ Quốc lộ 3 cũ (Km42+700) đếnBệnhviện Quân Y 91)
1 Từ Quốc lộ 3 đến qua bờ kênh Núi Cốc 100m 7.500
2 Từ qua bờ kênh Núi Cốc 100m đến Bệnh Viện Quân Y 91 6.000
Trục phụ
1 Từ nhà hàng 91 đi qua nhà ông Tâm sản xuất gạch đến giáp địa phận xã Nam Tiến 2.300
2 Từ cổng chính Bệnh viện Quân y 91 đến hết đất nhà ông Kế tổ dân phố Đầu Cầu 1.500
X ĐƯỜNG ĐẶNG THÙY TRÂM (Từ đườngTỉnh lộ 261 (Km40+700) đến đường vào Bệnh Viện Quân Y 91)
1 Toàn tuyến 3.000
XI ĐƯỜNG NGUYỄN CẤU (Từ Quốc lộ 3 cũ (Km43+400) đến Khu dân cư Hồng Phong)
1 Toàn tuyến 6.000
Trục phụ
1 Từ đền thờ liệt sỹ đến đường sắt Hà Thái (đoạn đã xong hạ tầng) 5.000
XII ĐƯỜNG NGUYỄN THỊ MINH KHAI (TừTỉnh lộ 261 đi Phú Bình (Km42) đến cổng chính nhà máy Z131)
1 Từ Tỉnh lộ 261 (Km42, ngã ba dốc Xe Trâu) + 120m 5.500
2 Từ qua ngã ba dốc Xe Trâu 120m đến ngã ba (nhà ông Trung Trạm) 5.000
XIII ĐƯỜNG TRẦN NHẬT DUẬT (TừTỉnh lộ 261 (Km39+300) đến Cầu Nhái, xã Đắc Sơn)
1 Từ đường Đỗ Cận (Km 42, Tỉnh lộ 261 cũ) + 100m 1.700
2 Từ qua 100m đến Cầu Nhái, xã Đắc Sơn 1.500
XIV ĐƯỜNG TRẦN NGUYÊN HÃN (Từ Quốc lộ 3 cũ (Km41) đến UBND xã Nam Tiến)
1 Từ Quốc lộ 3 đến kênh Núi Cốc 2.500
2 Từ kênh Núi Cốc đến UBND xã Nam Tiến 2.000
XV ĐƯỜNG TRIỆU QUANG PHỤC (Từ Quốc lộ 3 cũ (Km37) đến chân cầu vượt Đông Cao)
1 Từ Quốc lộ 3 cũ đến đường sắt 3.500
2 Từ đường sắt đến chân cầu vượt Đông Cao 2.500
XVI ĐƯỜNG TRẦN QUANG KHẢI (Từ Quốc lộ 3 cũ (Km37) đến đê Sông Công, xã Trung Thành)
1 Từ Quốc lộ 3 đến qua chợ Thanh Xuyên 50m 3.000
2 Từ qua chợ Thanh Xuyên 50m đến 250m 2.500
3 Từ qua chợ Thanh Xuyên 250m đến đê Sông Công xã Trung Thành (đê Tứ Thịnh) 1.500
XVII ĐƯỜNG LÝ THIÊN BẢO (Từ Quốc lộ 3 (Km33+350) đến Cống chui Phù Lôi, xã Thuận Thành)
1 Từ Quốc lộ 3 đến hết Công ty kinh doanh Than Bắc Thái (UBND xã Thuận Thành cũ) 2.000
2 Từ giáp Công ty kinh doanh Than Bắc Thái (UBND xã Thuận Thành cũ) đến cống chui Phù Lôi 1.600
3 Từ cống chui Phù Lôi đến cống số 3 đê Chã Thuận Thành 800
Trục phụ
1 Đê Chã đến Tái định cư Phù Lôi 650
2 Đê Chã đến ngã tư nhà ông Phạm Bá Lơ 600
3 Từ nhà ông Phạm Bá Lơ đến nhà ông Thơm (trưởng xóm) 560
4 Từ nhà ông Thơm (trưởng xóm) đến đê Chã 600
XVIII ĐƯỜNG TRIỆU TÚC (Từ Quốc lộ 3 (Công ty Sữa Km35+700) đến Cống Táo, xã Thuận Thành)
1 Từ Quốc lộ 3 đến đường sắt Hà Thái 2.000
2 Từ đường sắt Hà Thái đến cống Táo, xã Thuận Thành 1.000
Trục phụ
1 Ngõ số 2, số 4, vào 150m 800
2 Trạm bơm cống Táo qua nhà ông Luật đến cây đa to, xóm Xây 560
3 Từ ngã ba dốc đền Đồng Thụ đến nhà ông Giới 560
XIX ĐƯỜNG PHẠM TU (Từ Quốc lộ 3 (Km40+100) đến UBND xã Tân Hương)
1 Từ Quốc lộ 3 đến hết nhà ông Lợi Thuận, xã Tân Hương 3.000
2 Từ giáp đất nhà ông Lợi Thuận, xã Tân Hương đến hết Trạm Y tế xã Tân Hương 2.500
3 Từ giáp Trạm Y tế xã Tân Hương đến UBND xã Tân Hương 3.000
Trục phụ
1 Từ Trạm Y tế xã đến hết Trường Tiểu học và Trung học cơ sở, xã Tân Hương 2.000
2 Từ UBND xã + 100m đến đất nhà ông Việt xóm Hương Đình 2 1.000
3 Từ đất nhà ông Phúc, xóm Tân Long 3 đến đất nhà ông Cường, xóm Tân Trung 2.000
4 Từ đất nhà ông Cường, xóm Tân Trung đi Cẩm Na đến giáp đất xã Đông Cao 1.200
5 Từ đất nhà ông Phúc, xóm Tân Long 3 đến hết đất nhà ông Hào, xóm Đông 1.500
XX ĐƯỜNG TRẦN KHÁNH DƯ (Từ Quốc lộ 3 (Km40+100) đến cầu Bến Vạn, xã Nam Tiến)
1 Từ Quốc lộ 3 đến nghè ông Đại 1.500
2 Từ nghè ông Đại đến cầu Bến Vạn, xã Nam Tiến 800
XXI MỘT SỐ ĐƯỜNG THUỘC PHƯỜNG ĐỒNG TIẾN
1 Từ nút giao Yên Bình (đường gom) đến Nhà máy Samsung 4.000
2 Từ đường gom (nhà máy SamSung) qua cổng số 6 Sam Sung đến đường 47m 10.000
3 Từ Cầu Máng, tổ dân phố Vinh Xương đến đất ở nhà ông Tấn, tổ dân phố Vinh Xương 2.000
4 Từ nhà ông Mỵ, tổ dân phố Vinh Xương qua nhà ông Hải đến đường Gom 2.000
5 Từ nhà ông Sơn, tổ dân phố Vườn Dẫy đến ngã ba nhà bà Sâm, tổ dân phố Vườn Dẫy 1.500
6 Từ nhà ông Thoan, tổ dân phố Tân Hoa đến ngã ba Trạm điện Thanh Xuân 1.500
7 Từ nhà ông Huyên (Sơn), tổ dân phố Hoàng Thanh qua ngã ba Trạm điện Thanh Xuân đến đường 47m 2.000
8 Từ nhà ông Nhất qua Nhà Văn hóa tổ dân phố Tân Hoa cũ, đến khu tái định cư Tân Hoa 1.500
9 Từ nhà bà Huyền (Hưng), ngã tư tổ dân phố Hoàng Vân qua nhà bà Phòng, tổ dân phố Hoàng Vân đến đường vành đai 5 1.000
10 Từ nhà ông Thuận, tổ dân phố Hoàng Vân đến đường vành đai 5 1.000
11 Từ nhà ông Cường, tổ dân phố Hoàng Thanh đến đường vành đai 5 1.000
12 Từ đường 47m đến nhà bà Huyền (Hưng) ngã tư, tổ dân phố Hoàng Vân 2.500
13 Đoạn từ nhà ông Kế, tổ dân phố Hoàng Thanh đến nghĩa địa Đồng Sểnh
13.1 Từ nhà ông Kế tổ dân phố Hoàng Thanh đến ngã ba nhà ông Cường, tổ dân phố Hoàng Thanh 1.500
13.2 Từ ngã ba nhà ông Cường đến nghĩa địa Đồng Sểnh 1.500
14 Từ nhà ông Lễ, tổ dân phố Hoàng Thanh đến nhà ông Ba (Đương), tổ dân phố Hoàng Thanh 800
15 Từ nhà ông Hướng, tổ dân phố Hoàng Thanh đến nhà ông Ngọ (Lan), tổ dân phố Hoàng Thanh 1.000
16 Từ nhà bà Hoa (giáp đường sắt Hà Thái) đến hết địa phận phường Đồng Tiến 2.000
17 Từ nhà ông Dũng, tổ dân phố Ga đến hết đất nhà ông Đức, tổ dân phố Ga 2.000
18 Từ nhà ông Tiến (Mười) tổ dân phố Ga đến đường sắt (nhà bà Nghì, tổ dân phố Đại Phong, phường Ba Hàng) 2.000
19 Từ nhà bà Trai, tổ dân phố Ấp Bắc qua trạm bảo vệ Thực Vật đến đường vào Z131 2.500
20 Từ nhà ông Lập (Lê), tổ dân phố Ấp Bắc đến nhà bà Hằng (Thăng) 2.500
21 Từ nhà bà Hằng (Thăng) đến nhà ông Lê (giáp đất Tân Hương) 2.500
22 Từ nhà bà Thúy qua nhà ông Thành đến nhà bà Hằng (Thăng) 1.600
23 Từ nhà ông Việt tổ dân phố Nam qua nhà ông Minh đến hết nhà ông Tiến tổ dân phố Ấp Bắc 1.000
24 Từ nhà ông Cường (Lượng), tổ dân phố Nam qua nhà ông Hiếu đến nhà ông Thức, tổ dân phố Nam 800
25 Từ đường đi Tiên Phong (nhà ông Đính Mầu) đến Nhà khách Z131
25.1 Từ nhà ông Chiến (Chắt) đến hết nhà ông Sơn, tổ dân phố Đình 2.000
25.2 Từ nhà ông Hợp (Đồ) qua nhà ông Tân đến ngã tư nhà ông Thơ (Sách) 2.000
25.3 Từ ngã ba nhà ông Tân đến nhà ông Liêm 2.000
25.4 Từ nhà ông Long (Vận) qua ngã tư nhà Thơ (Sách) đến nhà bà Lơ (Thư) 2.000
25.5 Từ ngã tư nhà Thơ (Sách) đến hết nhà ông Hành, tổ dân phố Giữa 2.000
25.6 Từ cống chui đường cao tốc qua đình làng Thanh Quang đến ngã ba nhà ông Hạnh, tổ dân phố Chiến Thắng 2.500
25.7 Từ cổng chính Z131 đến hết Nhà Văn hóa tổ dân phố Chiến Thắng 3.000
25.8 Từ Nhà Văn hóa tổ dân phố Chiến Thắng đến hết nhà ông Dũng (Loan) 2.000
25.9 Từ Nhà Văn hóa tổ dân phố Chiến Thắng qua nhà ông Bộ đến ngã ba nhà ông Hạnh 2.000
25.10 Từ ngã ba nhà ông Hạnh đến chân Cầu Máng 1.800
25.11 Từ nhà bà Tiến, tổ dân phố Giữa đến hết khu tái định cư Chiến Thắng 1.800
25.12 Từ nhà ông Phượng, tổ dân phố Giữa đến nhà ông Xuân, tổ dân phố Giữa 2.000
25.13 Từ nhà bà Oanh (Khánh) chân cầu vượt đến hết nhà bà Chi, tổ dân phố Giữa 2.500
26 Từ đường đi Tiên Phong (ngã ba C203) đến Xưởng vật liệu nổ Z131
26.1 Từ nhà ông Hảo (Xuyến), tổ dân phố Tân Thành đến đường 47m 2.000
26.2 Từ nhà bà Khoa đến đập tràn Bình Tiến 2.000
26.3 Ngã ba nhà ông Vy, tổ dân phố Tân Thành đến nhà ông Dụng (Du) 800
26.4 Từ nhà ông Giang, tổ dân phố Tân Thành đến nhà bà Huyền (Hưng), ngã tư tổ dân phố Hoàng Vân 1.500
26.5 Từ ngã ba từ nhà ông Việt (Đạo) qua nhà ông Tiến, tổ dân phố Tân Thành đến đường 47m 2.000
26.6 Từ nhà ông Thuần, tổ dân phố Vườn Dẫy đến ngã tư nhà bà Sâm, tổ dân phố Vườn Dẫy 2.000
26.7 Từ ngã tư nhà bà Sâm, tổ dân phố Vườn Dẫy đến đường 47m 2.000
26.8 Từ nhà ông Hành, tổ dân phố Vườn Dẫy qua nhà ông Vui đến khu tái định cư Thanh Xuân 1.500
26.9 Từ nhà ông Uyên, tổ dân phố Con Trê đến hết đất Đồng Tiến 2.000
26.10 Từ nhà ông Uyên, tổ dân phố Con Trê qua nhà ông Thái đến hết đất nhà ông Ước, tổ dân phố Con Trê 1.500
26.11 Từ nhà bà Sừ, tổ dân phố Con Trê qua nhà ông Thể đến hết đất nhà ông Mỵ 1.500
XXII TỈNH LỘ 261 THỊ XÃ PHỔ YÊN ĐI HUYỆN PHÚ BÌNH (Từ Cầu Rẽo đến hết đất thị xã Phổ Yên)
1 Từ Cầu Rẽo đến đường rẽ Cống Thượng 4.000
2 Từ đường rẽ cống Thượng đến kênh giữa Núi Cốc 2.500
3 Từ kênh giữa Núi Cốc đến hết đất thị xã Phổ Yên, giáp đất huyện Phú Bình 2.000
Trục phụ
1 Đường gom Quốc lộ 3 mới Hà Nội Thái Nguyên, đoạn từ Tỉnh lộ 261 đến Tỉnh lộ 266 4.000
2 Ngã ba cống chui nhà ông Đinh đi theo đường gom Quốc lộ 3 mới đến hết đất phường Bãi Bông, giáp phường Đồng Tiến (đường gom Quốc lộ 3 mới) 600
3 Đường 47m (đoạn từ Tỉnh lộ 261 đến Khu xử lý nước thải Yên Bình) 3.000
4 Đi xóm Cống Thượng đến đường 47m 800
5 Từ đường 47m đi xóm Liên Minh đến Hồ xóm Liên Minh 600
6 Đi Nhà Văn hóa xóm Hanh, đến nhà ông Dũng xóm Hanh 700
7 Từ Tỉnh lộ 261, nhà ông Huấn đến nhà ông Thông xóm Hanh 600
8 Từ Tỉnh lộ 261, đối diện đường 47m đến nhà ông Tiến, xóm Hanh 700
9 Từ Tỉnh lộ 261, nhà ông Hiền (Liên) đến nhà bà Khang, xóm Hanh 700
10 Từ Tỉnh lộ 261, nhà ông Thắng (Duyên) đến nhà bà Huỳnh, xóm Hắng 800
11 Từ nhà bà Huỳnh qua nhà ông Đông xóm Hắng đến đường gom Quốc lộ 3 mới Hà Nội Thái Nguyên 700
12 Từ nhà bà Huỳnh, xóm Hắng qua nhà ông Minh Huệ đến giáp đất khu công nghiệp Điềm Thụy 700
XXIII TỈNH LỘ 261 ĐI PHÚC THUẬN VÀ ĐI ĐẠI TỪ (Từ Cầu Đẫm đến hết đất thị xã Phổ Yên)
1 Từ Cầu Đẫm đến đến cách UBND xã Minh Đức 150m 1.000
2 Từ cách UBND xã Minh Đức 150m đến qua UBND xã Minh Đức 150m 2.300
3 Từ qua UBND xã Minh Đức 150m đến hết địa phận xã Minh Đức 1.300
4 Từ giáp địa phận xã Minh Đức đến hết Hạt giao thông số 5 2.000
5 Từ Hạt giao thông số 5 đến cách chợ Bắc Sơn 50m 3.000
6 Từ cách chợ Bắc Sơn 50m đến qua chợ Bắc Sơn 50m 4.000
7 Từ qua chợ Bắc Sơn 50m đến qua đường rẽ UBND phường Bắc Sơn 300m 2.700
8 Từ qua đường rẽ UBND phường Bắc Sơn 300m đến cách chợ Phúc Thuận 50m 2.500
9 Từ cách chợ Phúc Thuận 50m đến qua chợ Phúc Thuận 50m 3.000
10 Từ qua chợ Phúc Thuận 50m đến qua cây đa Bến Đông 200m 2.500
11 Từ qua cây đa Bến Đông 200m đến cầu số 1 1.500
12 Từ cầu số 1 đến ngã ba đi xóm Quân Xóm 1.000
13 Từ ngã ba đi xóm Quân Xóm đến ngã ba rẽ Trường THCS Phúc Thuận 2.000
14 Từ ngã ba rẽ Trường Trung học cơ sở Phúc Thuận đến hết đất xã Phúc Thuận 1.000
Trục phụ
1 Từ Trung tâm Thương nghiệp đi xóm Nhe, xã Thành Công
1.1 Từ Trung tâm Thương nghiệp đi tổ dân phố 3, phường Bắc Sơn, vào 500m 3.000
1.2 Từ qua Trung tâm Thương nghiệp 500m đến đập tràn Bến Cao 800
1.3 Từ đập tràn Bến Cao đến nhà ông Hoàng Văn Công xóm Nhe, xã Thành Công 600
2 Từ Trung tâm Thương nghiệp đến hết Trường THPT Bắc Sơn 2.500
3 Từ ngã ba UBND phường Bắc Sơn đến Trạm biến thế Công ty Chè Bắc Sơn 1.500
4 Từ ngã ba chợ Phúc Thuận đi xóm Quân Cay, vào 400m 1.000
5 Từ Ngã ba chợ Phúc Thuận đi xóm Chãng, vào 400m 1.000
6 Đường rẽ đi Phúc Tân qua đập tràn đến hết địa phận Phúc Tân (tuyến đường WB3)
6.1 Từ đường rẽ đi Phúc Tân đến đập tràn 1.000
6.2 Từ đập tràn đến hết đất Trường Tiểu học Phúc Thuận 2 700
6.3 Từ Trường tiểu học Phúc Thuận 2 đến hết đất xã Phúc Thuận 600
6.4 Từ giáp đất xã Phúc Thuận đến cách UBND xã Phúc Tân 500m 530
6.5 Từ cách UBND xã Phúc Tân 500m đến qua UBND xã Phúc Tân 500m 550
6.6 Từ qua UBND xã Phúc Tân 500m đến giáp đất xã Tân Cương 530
7 Ngã tư Đức Phú đi đèo Nhỡn
7.1 Từ ngã tư Đức Phú đến đập tràn Trung Năng 1.000
7.2 Từ đập tràn Trung Năng đến đèo Nhỡn 700
8 Từ Tỉnh lộ 261 đi Đầm Ban, vào 200m 550
9 Từ Tỉnh lộ 261 đi đền Vua Bà, vào 400m 550
10 Ngã ba Tỉnh lộ 261 đi Trường THCS Phúc Thuận, vào 200m 600
XXIV TỈNH LỘ 266 ĐI HUYỆN PHÚ BÌNH (Từ ngã tư khu công nghiệp Sông Công I đến giáp đất huyện Phú Bình)
1 Toàn tuyến 5.000
Trục phụ
1 Tỉnh lộ 266 qua khu tái định cư xóm Mãn Chiêm đến đất nhà ông Sáu 1.000
2 Từ đất nhà ông Sáu qua Nhà Văn hóa xóm Mãn Chiêm đến cống chui đường cao tốc 600
3 Từ đất nhà ông Sáu đến đất nhà ông Khương xóm Mãn Chiêm 600
XXV QUỐC LỘ 3 ĐI TIÊN PHONG (Từ ngã ba Kho dự trữ C203 đến bến đò Thù Lâm)
1 Từ ngã ba Kho dự trữ C203 + 200m 5.000
2 Từ qua ngã ba Kho dự trữ C203 200m đến ngã tư nút giao nhau với đường vành đai 5 4.000
3 Từ ngã tư nút giao nhau với đường vành đai 5 đến ngã ba Cao Vương 3.000
4 Từ ngã ba Cao Vương đến giáp đất Tiên Phong 2.000
5 Từ cầu Tiên Phong đến hết đất nhà ông Hà Trọng Đại 1.200
6 Từ giáp đất nhà ông Hà Trọng Đại qua chợ Cầu Gô đến hết đất nhà ông Đào Văn Tiến 1.500
7 Từ giáp đất nhà ông Đào Văn Tiến đến qua ngã tư Nguyễn Hậu 100m 1.000
8 Từ qua ngã tư Nguyễn Hậu 100m đến bến đò Thù Lâm 800
Trục phụ
1 Từ đường đi Tiên Phong (ngã ba C203) đến đập tràn An Bình
1.1 Từ ngã ba C203 vào 100m 3.500
1.2 Từ ngã ba C203 + 100m đến đập tràn An Bình 3.000
2 Từ đường đi Tiên Phong (nhà ông Quản) đến nhà ông Năng, xóm Tân Long 2 1.000
3 Từ đường đi Tiên Phong (ngã ba Cao Vương) đến Km0 đê Chã 2.000
4 Từ biển di tích lịch sử bà Lưu Thị Phận Cổ Pháp Hảo Sơn đến giếng làng Yên Trung 700
5 Từ giáp đất nhà ông Hoàng Văn Bình Đại Tân đến đập tràn Bình Tiến 600
6 Từ đường đi Tiên Phong (trạm điện Trung Quân) qua ngã năm Giã Thù đến ngã năm Cầu Gô 700
7 Từ đường đi Tiên Phong đi thôn Giã Trung
7.1 Từ đường đi Tiên Phong + 100m 1.000
7.2 Sau 100m đến hết đất nhà ông Dương Văn Huy, thôn Giã Trung 600
8 Từ ngã năm Cầu Gô + 100m qua đình Xuân Trù đến đình Thù Lâm 600
9 Từ hồ Giã Trung đến ngã ba xóm Đồng Thượng 600
10 Từ đường đi Tiên Phong (ngã ba nhà ông Đào Văn Tiến) đến chân đê Yên Trung (cống Bò Đái)
10.1 Từ đường đi Tiên Phong (ngã ba nhà ông Đào Văn Tiến) đến hết Trường Tiểu học Tiên Phong 2 1.000
10.2 Từ giáp Trường Tiểu học Tiên Phong 2 đến chân đê Yên Trung (cống Bò Đái) 800
11 Từ ngã tư Nguyễn Hậu + 100m đến đình làng Nguyễn Hậu 600
12 Từ Trường Tiểu học Tiên Phong 2 đến trạm điện Hảo Sơn 600
XXVI ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 5 (Địa phận Phổ Yên,đường 37m)
1 Toàn tuyến 4.000
XXVII CÁC KHU TÁI ĐỊNH CƯ
1 Khu tái định cư xóm Xây, xã Thuận Thành
1.1 Lô 1 tiếp giáp tuyến từ Quốc lộ 3 đến đường sắt Hà Thái (đường rộng 7,5m) 2.000
1.2 Các đường quy hoạch còn lại 1.000
2 Khu tái định cư xóm Đình, xã Tân Phú (đường rộng 7,5m) 550
3 Khu tái định cư xóm Yên Gia, xã Tân Phú (đường rộng 7,5m) 550
4 Khu tái định cư xóm Trại, xã Tân Phú (đường rộng 7,5m) 550
5 Khu tái định cư xóm Tân Long 1, xóm Tân Long 2 xã Tân Hương (đường rộng 7,5m) 1.000
6 Khu tái định cư xóm Sứ, xóm Ao Đình xã Tân Hương (đường rộng 7,5m) 2.000
7 Khu dân cư tập trung xóm Sơn Trung, phường Bắc Sơn (đường rộng 3,5m 5,0m) 800
8 Khu tái định cư khối Đồng Tâm, phường Bãi Bông (đường 7,5m) 2.000
9 Khu tái định cư tổ dân phố An Bình, tổ dân phố Thái Bình, phường Đồng Tiến (đường rộng 7,5m) 5.000
10 Khu tái định cư xã Nam Tiến (đường rộng 7,5m) 2.800
11 Khu tái định cư xã Hồng Tiến (khu tái định cư khu công nghiệp Yên Bình, đường rộng 7m) 2.500
12 Khu Tái định cư Chiến Thắng, phường Đồng Tiến (đường 7,5m) 1.800
13 Khu Tái định cư Thanh Xuân, phường Đồng Tiến (đường 7,5m) 4.000
14 Khu tái định cư Cống Vỡ, phường Đồng Tiến (đường rộng 7,5m) 4.000
15 Khu tái định cư Tân Hoa, phường Đồng Tiến (đường rộng 7,5m) 3.000
16 Khu tái định cư Thanh Hoa, phường Đồng Tiến (đường 7,5m) 5.000
17 Khu dân cư Tân Đại Việt, phường Đồng Tiến (đường rộng 7,5m) 4.000
18 Khu tái định cư Bờ Hội, xã Thuận Thành (đường rộng 7,5m) 4.000
19 Khu tái định cư Phù Lôi, xã Thuận Thành (đường rộng 7,5m) 1.000
20 Khu tái định cư xóm Hắng, xã Hồng Tiến (đường rộng 7,5m) 2.000
21 Khu dân cư Phú Đại Cát 3.000
22 Khu Tái định cư Hồng Tiến 2 (đường rộng 7m) 700
23 Khu Tái định cư xóm Mãn Chiêm (đường rộng 7m) 1.000
24 Khu dân cư Hồng Diện (trừ các lô bám Tỉnh lộ 261) (đường 7,5m) 2.000
25 Khu dân cư Tân Trung, xã Đắc Sơn (đường rộng 5,5m) 1.200
26 Khu dân cư Tân Tiến, xã Tân Hương (đường rộng 7,5m) 3.000
2. Giá đất ở tại đô thị nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Các phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến, Bắc Sơn 550 520 490 460
3. Giá đất ở tại nông thôn nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Các xã: Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Nam Tiến, Tân Hương, Tân Phú, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành 500 470 440 410
Các xã: Minh Đức, Phúc Thuận, Thành Công, Phúc Tân 470 440 410 380
Xã Vạn Phái 440 410 380 350
PHỤ LỤC SỐ 05
# BẢNG GIÁ ĐẤT Ở GIAI ĐOẠN 20202024 HUYỆN PHÚ BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 46/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 12 năm 2019
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Giá đất ở tại đô thị, giá đất ở tại nông thôn bám các trục đường giao
thông
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
STT TRỤC ĐƯỜNG GIAO THÔNG Mức giá
I TRỤC QUỐC LỘ 37
1 Từ giáp đất huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang đến cách ngã tư Cầu Ca 200m 3.500
2 Từ cách ngã tư Cầu Ca 200m đến qua ngã tư Cầu Ca 500m 5.000
3 Từ qua ngã tư Cầu Ca 500m đến cầu Chợ Đồn 3.000
4 Từ cầu Chợ Đồn đến hết đất xã Kha Sơn (giáp đất thị trấn Hương Sơn) 4.500
5 Từ giáp đất xã Kha Sơn đến cách đất Công an huyện 200m 6.000
6 Từ cách đất Công an huyện 200m đến hết đất Công an huyện 8.000
7 Từ giáp đất Công an huyện đến giáp đất Ngân hàng Chính sách xã hội 12.000
8 Từ đất Ngân hàng Chính sách xã hội đến qua ngã tư cầu Bằng chợ Úc Sơn 300m hướng đi Thái Nguyên 15.000
9 Từ qua ngã tư cầu Bằng chợ Úc Sơn 300m đến qua đất Bệnh viện Đa khoa Phú Bình 100m 11.000
10 Từ qua đất Bệnh viện Đa khoa Phú Bình 100m đến hết đất thị trấn Hương Sơn (giáp đất xã Xuân Phương) 8.000
11 Từ giáp đất thị trấn Hương Sơn đến cống 5 cửa 7.000
12 Từ cống 5 cửa đến Cầu Mây (hết địa phận xã Xuân Phương) 9.000
13 Từ Cầu Mây + 200m đi Thái Nguyên 4.500
14 Từ qua Cầu Mây 200m đến ngã ba đường rẽ vào xóm Chiễn 1 3.500
15 Từ ngã ba đường rẽ xóm Chiễn 1 đến ngã ba đường rẽ vào xóm Soi 1 4.000
16 Từ ngã ba đường rẽ xóm Soi 1 đến kênh qua đường rẽ vào xóm Đô 5.500
17 Từ giáp kênh qua đường rẽ vào xóm Đô đến đường rẽ xóm Thuần Pháp, xã Điềm Thụy 4.000
18 Từ đường rẽ xóm Thuần Pháp đến đường rẽ vào Trường Tiểu học xã Điềm Thụy 6.000
19 Từ đường rẽ vào Trường Tiểu học Điềm Thụy đến Cầu Hanh 5.000
20 Từ Cầu Hanh đến giáp đất xã Thượng Đình (hết đất xã Điềm Thụy) 4.000
21 Từ giáp đất xã Điềm Thụy đến qua đường rẽ UBND xã Thượng Đình 100m 3.000
22 Từ qua đường rẽ UBND xã Thượng Đình 100m đến đường rẽ Trường Tiểu học xã Thượng Đình 2.500
23 Từ đường rẽ Trường Tiểu học xã Thượng Đình đến qua Trường Quân sự Quân khu I 100m 3.000
24 Từ qua Trường Quân sự Quân khu I 100m đến hết đất xã Thượng Đình (giáp đất thành phố Sông Công) 2.800
II THỊ TRẤN HƯƠNG SƠN
1 Từ Quốc lộ 37 (Công ty xổ số Thái Nguyên) đến ngã ba cầu Vườn Nhanh 5.000
2 Từ Quốc lộ 37 (đường vào Huyện ủy) đến ngã ba cầu Vườn Nhanh 5.000
3 Từ Quốc lộ 37 (Bưu điện) đến hết đất Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Bình 5.000
4 Từ Quốc lộ 37 (Viện Kiểm sát cũ) đến gặp đường từ Trạm thuế cũ đi ngã ba cầu Vườn Nhanh 5.000
5 Từ Quốc lộ 37 (hiệu thuốc Phú Bình) đi tổ dân phố Hòa Bình
5.1 Từ Quốc lộ 37 đi đường mới Khu dân cư số 1 đến sông Đào 6.000
5.2 Từ Quốc lộ 37 + 100m đi cổng làng tổ dân phố Hòa Bình 3.500
5.3 Từ Quốc lộ 37 + 100m đến ngã 3 tổ dân phố Hòa Bình (nhà ông Liệu) 2.500
6 Từ Quốc lộ 37 đi Trường Trung học cơ sở thị trấn Hương Sơn (đường đi tổ dân phố La Sơn) đến cầu Vườn Nhanh
6.1 Từ Quốc lộ 37 vào 80 m 3.000
6.2 Từ qua 80 m đến ngã tư vào đình La Sơn 2.500
6.3 Từ cầu Vườn Nhanh (sau UBND huyện) đến ngã tư Đình, Chùa La Sơn 3.000
7 Từ Quốc lộ 37 đi tổ dân phố Thơm
7.1 Từ Quốc lộ 37 đến giáp đất Sân vận động 3.000
7.2 Từ đất Sân vận động đến ngã ba đi tổ dân phố Thơm 2.000
8 Từ Quốc lộ 37 đi vào Ban Chỉ huy quân sự huyện
8.1 Từ Quốc lộ 37 đi Ban Chỉ huy quân sự huyện, vào 30m 5.000
8.2 Từ qua 30m đến đất Ban Chỉ huy quân sự 4.000
9 Từ cầu Bằng đi xuôi sông Đào đi cầu Thủng Lương Phú (qua UBND thị trấn Hương Sơn)
9.1 Từ ngã tư Hương Sơn (cầu Bằng) đi xuôi sông Đào đến cầu Vồng cũ 7.000
9.2 Từ cầu Vồng cũ đến hết đất UBND thị trấn Hương Sơn 5.000
9.3 Từ hết đất UBND thị trấn Hương Sơn đến hết đất thị trấn Hương Sơn 2.500
10 Từ cầu Vồng cũ đi tổ dân phố Hòa Bình
10.1 Từ cầu Vồng cũ đến gặp đường nội thị khu dân cư số 1, thị trấn Hương Sơn 3.000
10.2 Đoạn còn lại đến ngã 3 tổ dân phố Hòa Bình 2.500
11 Từ cầu Bằng Úc Sơn (bờ phía chợ), đi ngược dòng chảy đến hết đất thị trấn Hương Sơn
11.1 Từ đầu cầu Bằng Úc Sơn (+) 300m 4.000
11.2 Từ qua cầu Bằng Úc Sơn 300m đến 500m 3.000
11.3 Từ qua cầu Bằng Úc Sơn 500m đến cách cầu Đoàn Kết 100m 1.500
11.4 Từ cách cầu Đoàn Kết 100m đến qua cầu Đoàn Kết 100m 2.300
11.5 Từ qua cầu Đoàn Kết 100m đến hết đất thị trấn Hương Sơn 1.000
12 Từ cầu Bằng Úc Sơn (bờ phía chợ) đi xuôi dòng chảy
12.1 Từ cầu Bằng Úc Sơn (bờ phía chợ) đi xuôi đến cầu Úc Sơn 2 3.000
12.2 Từ cầu Úc Sơn 2 đến hết khu dân cư số 2 thị trấn Hương Sơn 2.500
12.3 Từ hết đất khu dân cư số 2, thị trấn Hương Sơn đến đường vào trạm bơm Đình Xước 2.500
12.4 Từ đường rẽ vào trạm bơm Đình Xước đến cầu Mỹ Sơn 600
13 Từ cầu Bằng Úc Sơn đi xã Tân Thành (đường tỉnh lộ 269B)
13.1 Từ cầu Bằng Úc Sơn (+)100m 8.000
13.2 Từ qua cầu Bằng Úc Sơn 100m đến 400m 6.000
13.3 Từ qua cầu Bằng Úc Sơn 400m đến 600m 4.500
13.4 Từ qua cầu Bằng Úc Sơn 600m đến 1.000m 4.000
13.5 Đoạn còn lại từ qua cầu Bằng Úc Sơn 1.000m đến hết đất thị trấn (giáp đất xã Tân Hòa) 2.500
14 Từ ngã ba Đình, Chùa La Sơn đi xã Xuân Phương đến hết đất thị trấn Hương Sơn 1.000
15 Vị trí đất phía sau giáp đất chợ Úc Sơn từ phía Đông đến phía Bắc chợ (phía Đông giáp bờ sông, phía Bắc cách đường đi xã Tân Thành 20m) 2.000
16 Đường vào Khu xử lý rác thải thị trấn Hương Sơn
16.1 Từ đường Úc Sơn Tân Thành (+) 200m 2.500
16.2 Qua 200m đến ngã ba Đình Úc Sơn 1.500
16.3 Từ ngã ba Đình Úc Sơn đến ngã ba Đoàn Kết 600
17 Từ Quốc lộ 37 đến hết đất Trường Mầm non Cụm trung tâm thị trấn Hương Sơn 2.500
18 Từ Quốc lộ 37 đi qua Đình Làng Cả đến cống Dọc
18.1 Từ Quốc lộ 37 đến kênh N2 2.500
18.2 Từ kênh N2 đến ngã tư cống Quán 1.500
18.3 Từ ngã tư cống Quán đến cống Dọc 1.000
18.4 Từ cống Dọc đến giáp đất xã Xuân Phương 700
19 Từ Quốc lộ 37 (Cầu Gô) đi ngã ba Bãi Đình
19.1 Từ Quốc lộ 37 (Cầu Gô) đến ngã tư cống Quán 2.500
19.2 Đoạn còn lại đến ngã ba Bãi Đình 1.500
20 Từ Quốc lộ 37 đi đến ao Ngàn (tổ 2) 1.500
21 Từ Quốc lộ 37 đi đến hết đất Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề huyện Phú Bình 2.500
22 Từ Quốc lộ 37 đi vào Khu tái định cư Nhà máy may TNG Phú Bình đến hết đất thị trấn Hương Sơn 4.500
23 Từ cầu Đoàn Kết đến ngã ba đường đi bãi rác (Quyết Tiến II)
23.1 Từ cầu Đoàn Kết + 100m vào tổ dân phố Đoàn Kết 2.000
23.2 Từ qua cầu Đoàn Kết 100m vào đến đất Nhà Văn hóa tổ dân phố Đoàn Kết 1.500
23.3 Từ đất Nhà Văn hóa Đoàn Kết đến ngã ba đường đi bãi rác (Quyết Tiến II) 800
24 Từ Quốc lộ 37 đến hết đường tổ dân phố Thơm 600
III XÃ KHA SƠN
1 Ngã tư Cầu Ca đi xã Hà Châu
1.1 Ngã tư Cầu Ca (+) 150m 4.000
1.2 Từ ngã tư Cầu Ca (+) 150m đến 300m 3.000
1.3 Đoạn còn lại đến hết đất xã Kha Sơn 2.000
2 Từ ngã tư Cầu Ca đi xã Thanh Ninh
2.1 Từ ngã tư Cầu Ca đến Cầu Ca 4.000
2.2 Từ Cầu Ca đến ngã ba xóm Hòa Bình 3.500
2.3 Đoạn còn lại đi xã Thanh Ninh đến hết đất xã Kha Sơn 3.000
3 Từ Quốc lộ 37 ngã tư Chợ Đồn đi xã Lương Phú
3.1 Từ Quốc lộ 37 ngã tư Chợ Đồn (+) 200m 2.500
3.2 Đoạn còn lại đến hết đất xã Kha Sơn 1.500
4 Từ Quốc lộ 37 ngã tư Chợ Đồn (+) 200m đi vào Chợ Đồn 3.000
5 Đường từ giáp đất thị trấn Hương Sơn đến ngã ba đường xóm Tân Thành đi tổ dân phố Nguyễn (nằm trong dân cư và khu tái định cư Nhà máy may TNG Phú Bình, điểm công nghiệp Kha Sơn)
5.1 Từ giáp đất thị trấn Hương Sơn vào đến ngã ba đầu tiên (thuộc địa phận đất xã Kha Sơn) 4.000
5.2 Từ ngã ba đầu tiên đến hết đất khu tái định cư nhà máy may TNG Phú Bình 3.500
5.3 Đoạn còn lại đến ngã ba đường xóm Tân Thành đi tổ dân phố Nguyễn 3.000
IV XÃ DƯƠNG THÀNH
1 Từ Cầu Đất (+) 200m đi Bưu điện văn hóa xã Dương Thành 1.500
2 Từ Bưu điện văn hóa xã (+) 300m đi xã Thanh Ninh 1.700
3 Từ Bưu điện văn hóa xã đến kênh 4, đường Cầu Ca Lữ Vân (Tỉnh lộ 261C) 1.500
4 Từ giáp địa giới xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (+) 300m đi xã Thanh Ninh (Tỉnh lộ 261C) 1.500
5 Các đoạn còn lại của đường Cầu Ca Lữ Vân (Tỉnh lộ 261C) 1.100
6 Từ ngã ba đường đi vào UBND xã Dương Thành đến cống Phẩm
6.1 Từ ngã ba đường đi vào UBND xã (+) 100m đến kênh 4 1.000
6.2 Đoạn còn lại đến cống Phẩm 800
7 Đường WB3 thuộc địa phận xã Dương Thành
7.1 Từ giáp đất xã Thanh Ninh (+) 700m đi máng Cộc 1.000
7.2 Từ giáp đất xã Thanh Ninh + 700m đến cống Sấm 1.100
7.3 Từ ngã ba xóm An Ninh (+) 100m đi máng Cộc 800
7.4 Từ ngã ba xóm An Ninh (+) 100m đi cống Sấm 1.000
7.5 Các đoạn còn lại của đường WB3 700
8 Từ Tỉnh lộ 261C đi vào xóm Nguộn 300m 700
9 Từ Tỉnh lộ 261C đi núi Ba đến hết đất nhà bà Thao 800
10 Từ Tỉnh lộ 261C đi đến hết đất Nhà Văn hóa xóm Núi 2 800
V XÃ LƯƠNG PHÚ
1 Từ cầu Thanh Lang đi 2 phía
1.1 Từ cầu Thanh Lang đi xã Tân Đức đến hết đất xã Lương Phú 1.800
1.2 Từ cầu Thanh Lang đi đến Cầu Thủng 1.800
1.3 Từ Cầu Thủng đi thị trấn Hương Sơn đến hết đất xã Lương Phú 1.500
2 Từ cầu Lang Tạ đi xã Kha Sơn đến hết địa phận xã Lương Phú 2.000
3 Từ cầu Lang Tạ đi xã Tân Đức (qua ngã ba đường vào xóm Phú Hương)
3.1 Từ cầu Lang Tạ đến cầu Phú Mỹ 2.000
3.2 Từ cầu Phú Mỹ đi xã Tân Đức đến ngã ba xóm Lương 1.500
4 Từ cầu Lang Tạ đi ngược sông Đào lên Cầu Thủng
4.1 Từ cầu Lang Tạ đến ngã ba đường rẽ xóm Chiềng 1.500
4.2 Từ ngã ba đường rẽ xóm Chiềng đến Cầu Thủng 1.000
5 Từ cầu Lang Tạ đi xóm Việt Ninh (theo bờ đê) đến hết đất xã Lương Phú 1.500
6 Tư ngã tư Trạm Y tế xã Lương Phú đi xóm Mảng đến bờ sông Đào
6.1 Từ ngã tư Trạm y tế xã Lương Phú đến đất nhà ông Bình 1.500
6.2 Từ đất nhà ông Bình đến hết đất nhà ông Mạnh xóm Lân 800
6.3 Đoạn còn lại từ hết đất nhà ông Mạnh xóm Lân đến bờ sông Đào 1.000
7 Từ cổng làng Chiềng đến ngã tư xóm Chiềng 650
8 Từ đất nhà ông Cường xóm Lương Trình đến Nhà Văn hóa xóm Lương Trình 650
9 Từ nghĩa trang liệt sỹ xã Lương Phú đi ngã tư xóm Phú Hương 650
10 Từ ngã ba đường rẽ vào nhà ông Thăng xóm Lương Tạ 1 đến hết đất nhà ông Thử xóm Lương Thái 650
VI XÃ ÚC KỲ
Tỉnh lộ 266:
1 Từ giáp đất xã Điềm Thụy đến hết đất xã Úc Kỳ (Tỉnh lộ 266) 1.000
2 Từ Quốc lộ 37 đi đường liên xã Úc Kỳ từ giáp đất xã Nhã Lộng đến qua Nhà Văn hóa xóm Trại 200m 2.000
3 Từ cầu Úc Kỳ qua trụ sở UBND xã Úc Kỳ đến Tỉnh lộ 266 2.000
4 Từ Trường Mầm non xóm Làng, Tân Lập đến hết đất nhà bà Kim Gia 2.000
5 Từ ngã ba nhà bà Kim Gia đến cầu Úc Kỳ 1.500
6 Từ ngã ba cạnh UBND xã (điểm rẽ xóm Tân Sơn) đến ngã ba rẽ vào xóm Tân Sơn 1.500
VII XÃ NGA MY
1 Tỉnh lộ 266
1.1 Từ giáp đất xã Úc Kỳ qua Chợ Quán Chè đến cột khống chế đê 2.000
1.2 Từ cột khống chế đê đến hết đất xã Nga My 1.300
2 Từ ngã ba đường Tỉnh lộ 266 qua Cầu Mới đi ngã ba Kho Quán, ngược đi xã Úc Kỳ đến hết địa phận xã Nga My 800
3 Từ ngã ba chợ Quán Chè đến hết đất trụ sở mới của UBND xã Nga My 1.000
4 Từ Nhà Văn hóa xóm Kén đến bậc nước Phú Xuân 800
5 Từ bậc nước Phú Xuân đi ngã ba vườn Ươm đến Nhà Văn hóa xóm Làng Nội 600
6 Từ ngã ba vườn Uơm đi ngã ba Tam Xuân xuôi xóm Đồng Hòa đến hết địa phận xã Nga My 600
7 Từ ngã ba Trạm Y tế đi xóm An Châu đến đường rẽ vào Nhà Văn hóa xóm Thái Hòa 600
8 Từ điểm cầu đi làng Nội đến Nhà Văn hóa xóm Làng Nội 600
9 Từ ngã ba giáp đất nhà ông Thêm đi Con Chê đến hết địa phận xã Nga My 600
VIII XÃ HÀ CHÂU
1 Đê Hà Châu
1.1 Từ giáp đất xã Nga My đến hết đất ông Mai (thửa đất số 35 tờ 10, bản đồ địa chính số 10 xã Hà Châu) 900
1.2 Từ đất ông Bé (thửa đất số 76, tờ bản đồ địa chính số 10, xã Hà Châu ngã ba vào xóm Ngói) đến Kè số 1 xã Hà Châu 1.600
1.3 Từ Kè số 1 đến Hạt quản lý đê 1.300
1.4 Từ Hạt quản lý đê đến hết đất xã Hà Châu (giáp đất Phổ Yên) 1.100
2 Từ dốc vào UBND xã đến ngã tư xóm Hương Chúc rẽ phải, rẽ trái 50m 1.000
3 Từ dốc đê Hà Trạch đến đất Nhà Văn hóa xóm Chùa Gia 600
4 Từ dốc Chợ Đòn đến đất Nhà Văn hóa xóm Sau 600
5 Từ đất nhà bà Đông xóm Ngòi đến hết đất nhà ông Quân xóm Đắc Trung 600
6 Từ đất nhà ông Ước xóm Trung đến hết đất nhà ông Thi xóm Đắc Trung 600
IX XÃ TÂN HÒA
1 Từ ngã tư Trung tâm xã đi xóm Thanh Lương, đi xóm Ngò, đi xóm Trụ Sở và đi xóm Hân
1.1 Từ ngã tư Trung tâm đi Thanh Lương đến cầu Thanh Lang
1.1.1 Từ ngã tư Trung tâm xã đến hết Trường Tiểu học xã Tân Hòa 1.500
1.1.2 Từ hết đất Trường Tiểu học xã Tân Hòa đến ngã 3 ông Thân 600
1.1.3 Từ ngã 3 ông Thân đến cầu Thanh Lang 1.200
1.2 Từ ngã tư Trung tâm xã đi xóm Ngò, xóm U đến gặp đường tỉnh 269B
1.2.1 Từ ngã tư Trung tâm xã đi xóm Ngò đến cầu xóm Ngò 800
1.2.2 Từ cầu xóm Ngò đi xóm U đến gặp đường tỉnh 269B 600
1.3 Từ ngã tư trung tâm đi xã Tân Thành
1.3.1 Từ ngã tư Trung tâm xã (+) 550m đi xóm Trụ Sở 1.000
1.3.2 Qua ngã tư Trung tâm xã 550m đi trụ sở đến đất nhà ông Khánh 700
1.3.3 Từ đất nhà ông Khánh đến ngã tư xóm Trụ Sở 1.000
1.3.4 Từ ngã tư xóm Trụ Sở (+) 200m đi xã Tân Thành 700
1.3.5 Đoạn còn lại đến hết đất xã Tân Hòa 500
1.4 Từ ngã tư Trung tâm xã đi xóm Hân đi xã Tân Đức đến cầu Bợm
1.4.1 Từ ngã tư Trung tâm xã đi xã Tân Đức đến ngã tư xóm Hân 800
1.4.2 Từ Ngã tư xóm Hân đi xã Tân Đức đến Cầu Bợm 600
2 Tỉnh lộ 269b từ giáp đất thị trấn Hương Sơn đi xã Tân Thành
2.1 Từ giáp đất thị trấn Hương Sơn đi xã Tân Thành + 200m 1.500
2.2 Từ ngã ba xóm U + 300m đi thị trấn Hương Sơn và đi xã Tân Thành 1.500
2.3 Các đoạn còn lại 1.000
3 Từ ngã ba ông Thân đi xóm Hân đến ngã ba đi xã Tân Đức 500
4 Từ ngã tư xóm Trụ sở đi xóm Vo xã Tân Thành đến hết đất xã Tân Hòa 500
X XÃ TÂN THÀNH
1 Từ cầu ông Tanh qua UBND xã đến cầu Suối Giữa (đường tỉnh lộ 269b) 2.500
2 Từ cầu ông Tanh đi huyện Phú Bình qua ngã tư La Lẻ 100m (đường tỉnh lộ 269b) 1.500
3 Từ cầu Suối Giữa (+) 400m đi xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ (đường tỉnh lộ 269b) 1.200
4 Từ ngã ba Trung tâm xã (+) 300m đi xóm Đồng Bốn 800
5 Từ ngã tư La Lẻ (+) 100m đi xóm Vo 600
6 Từ ngã tư La Lẻ đến bờ đập Kim Đĩnh 600
7 Từ Trạm điện cầu Muối (+300m) đi vào xã Hợp Tiến 600
8 Từ ngã ba Na Bì (+) 300m đi vào đình Na Bì 1.000
9 Từ trạm điện cầu Muối đến Trạm điện đồng Bầu 2 (200m) 600
XI XÃ TÂN KIM
1 Từ giáp UBND xã (+) 300m đi xã Tân Khánh 900
2 Từ cách UBND xã 300m đi xã Tân Khánh đến hết địa phận xã Tân Kim 700
3 Từ giáp UBND xã đến đường rẽ Bệnh viện Phong 1.100
4 Từ đường rẽ Bệnh viện Phong đi cầu Mây đến hết đất xã Tân Kim 1.000
5 Từ ngã 3 xóm Mỏn Hạ đến ngã tư Kim Đĩnh 700
6 Từ ngã tư Kim Đĩnh đi 3 hướng đến ngã ba xóm Bạch Thạch; đến trại giống; đến hồ sinh thái 600
7 Từ đất UBND xã đến qua đất Trường Tiểu học 50m 1.000
8 Từ qua đất Trường Tiểu học 50m đến dốc gềnh làng Châu 700
9 Từ dốc gềnh làng Châu đi Đèo Khê hết đất xã Tân Kim 600
10 Từ qua Trường Tiểu học 50m đến trạm điện La Đao 600
XII XÃ TÂN KHÁNH
1 Từ ngã ba Trung Tâm đi xã Bảo Lý đến đường rẽ vào xóm Kim Bảng 2.000
2 Từ đường rẽ xóm Kim Bảng đến cầu Đồng Tiến 1.500
3 Từ ngã ba xóm Đồng Tiến đi xã Tân Kim, đi xã Bảo Lý (hết địa phận xã Tân Khánh), đi đến cầu Đồng Tiến 600
4 Từ ngã ba Trung Tâm đi đến Trường Trung học cơ sở Tân Khánh 2.000
5 Từ Trường Trung học cơ sở Tân Khánh đến ngã ba đường rẽ xóm Kim Bảng 800
6 Từ ngã ba đường rẽ xóm Kim Bảng đến hết đất nhà ông Nghĩa 600
7 Từ ngã ba trung tâm đi ngã ba đường rẽ xóm La Tú
7.1 Từ ngã ba Trung Tâm đi xóm La Tú đến đường rẽ vào cổng chợ 2.000
7.2 Từ đường rẽ vào cổng chợ đến ngã ba đường rẽ xóm La Tú (đường từ ngã ba Trung tâm xã đi La Tú) 1.500
8 Từ ngã ba đường rẽ Trạm Y tế xã (+) 80m đi Trạm Y tế xã 1.500
9 Từ ngã ba La Tú đi Trại Cau đến hết đất nhà bà Phong (hết thửa đất số 447, tờ bản đồ địa chính số 21 xã Tân Khánh) 800
10 Từ ngã ba Làng Cà đến cụm mầm non xóm Cà 500
11 Từ nhà Huy Đào đến đường rẽ vào nhà ông Hưng xóm Na Ri 600
12 Từ đất nhà ông Nam xóm Cầu Ngầm đến hết đất nhà ông Quyền xóm Na Ri 600
XIII XÃ TÂN ĐỨC
1 Từ đầu cầu Bằng đi ngược, xuôi 100m hai bờ sông Đào 1.800
2 Từ cổng chính của chợ (+) 200m đi xóm Diễn 2.000
3 Từ cổng chính của chợ đi xóm Ngoài
3.1 Từ cổng chính của chợ (+) 200m 1.800
3.2 Cách cổng chính chợ 200m đến 300m 1.200
4 Từ cổng chính chợ đến đầu cầu Bằng 1.500
5 Từ ngã ba xóm Ngoài đi Nhà Văn hóa xóm Ngọc Lý
5.1 Từ ngã ba xóm Ngoài (+) 200m 800
5.2 Từ qua 200m đến Nhà Văn hóa xóm Ngọc Lý 600
6 Từ cách đầu cầu Bằng 100m đi Lữ Vân, đi xã Lương Phú đến hết đất xã Tân Đức 1.000
7 Từ ngã ba Nhà Văn hóa xóm Quẫn đi xã Tân Hòa; đi xóm Viên; đi xã Tiến Thắng (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang)
7.1 Từ ngã ba Nhà Văn hóa xóm Quẫn (+) 200m đi các phía trên 600
7.2 Từ cách ngã ba Nhà Văn hóa xóm Quẫn 200m đi xã Tân Hòa, đi xóm Viên, đi xã Tiến Thắng (Yên Thế, Bắc Giang) 550
8 Từ ngã ba xóm Ngọc Lý đi đến Nhà Văn hóa xóm Tân Ngọc 550
9 Từ đầu cầu vồng đi xóm Lềnh, đi xóm Quại đến giáp đất xã Thanh Ninh 800
10 Từ cầu Vồng đi ngã ba xóm Diễn, đi xã Tân Hòa, đi ngã ba xóm Diễn (nhà ông Trường Thịnh) 600
11 Từ cổng Chợ Gì đi Lữ Vân, từ cầu Vồng đi xã Lương Phú đến hết đất xã Tân Đức 600
12 Từ cầu Lũa đi ngã ba xóm Ngò Thái 550
13 Từ đất nhà ông Đăng đi ngã ba xóm Diễn (đết đất nhà ông Trường Thịnh) 800
XIV XÃ XUÂN PHƯƠNG
1 Từ đất Trường Trung học cơ sở xã Xuân Phương đến cống Na Oan 2.500
2 Từ đất Trường Trung học cơ sở xã Xuân Phương đi cầu Cống 2.000
3 Từ ngã ba UBND xã đến chợ Đình 2.000
4 Từ cống Na Oan đến gặp Quốc lộ 37
4.1 Từ cống Na Oan đến cống Ao Phán đường rẽ xóm Tân Sơn 8 2.500
4.2 Từ cống Ao Phán đường rẽ vào xóm Tân Sơn 8 đến Quốc Lộ 37 3.000
5 Từ cầu Bằng gốc đa đi xã Tân Kim hết đất xã Xuân Phương
5.1 Từ cầu Bằng gốc đa đến cầu Núi Cao 2.000
5.2 Từ cầu Núi Cao đi hết địa phận xã Xuân Phương 1.500
6 Từ ngã ba Quốc lộ 37 (Nhà Lan Mạnh) đi Bảo Lý đến hết đất xã Xuân Phương 4.500
7 Từ Cầu Cống đi dốc Mái Trai đến hết đất Xuân Phương 1.000
8 Từ ngã ba Lò Mầm đi thị trấn Hương Sơn đến hết đất xã Xuân Phương 1.000
9 Từ gốc đa cầu Mây đi bến phà cầu Mây cũ 2.000
XV XÃ NHÃ LỘNG
1 Đất phía sau giáp đất chợ Cầu 1.000
2 Từ Quốc lộ 37 (đi qua Nhà Thờ) đến ngã ba xóm Náng, xóm Xúm 1.000
3 Từ ngã tư đầm Từ đi qua Trạm Y tế đến hết đất Chợ Cầu 1.000
4 Từ Quốc lộ 37 rẽ đến ngã ba xóm Chiễn 2 700
5 Từ Quốc lộ 37 rẽ xóm Soi 2 đến ngã ba (hết đất nhà ông Vị) 800
6 Từ Quốc lộ 37 rẽ xóm Soi 1 đến ngã ba (hết đất nhà bà Lục) 800
7 Đường liên xã Điềm Thụy Úc Kỳ: Từ Cầu Đá đến giáp đất xã Điềm Thụy 1.000
8 Từ Quốc lộ 37 đi đường liên xã Úc Kỳ đến hết đất xã Nhã Lộng 3.000
9 Từ Quốc lộ 37 rẽ vào đến Cầu Na Mĩ 2.000
10 Từ Quốc lộ 37 rẽ đến ngã ba Nhà Văn hóa xóm Hanh Nón 1.000
XVI XÃ ĐIỀM THỤY
Tỉnh lộ 266 (từ giáp đất Phổ Yên đến ngã ba núi Căng
1 Từ giáp đất Phổ Yên đến cầu Kênh 5.000
2 Từ cầu Kênh đến ngã tư Điềm Thụy 6.000
3 Từ ngã tư Điềm Thụy đến gặp Tỉnh lộ 261C (ngã ba núi căng) 4.000
4 Từ ngã ba núi Căng đến hết đất xã Điềm Thụy 3.000
Trục phụ
1 Đường liên xã Điềm Thụy Úc Kỳ: Từ Tỉnh lộ 266 đi Trường Mầm non Điềm Thụy đến giáp đất Nhã Lộng 2.000
2 Tỉnh lộ 266 rẽ đến hết đất Nhà Văn hóa xóm Ngọc Sơn 1.500
3 Tỉnh lộ 266 rẽ đến hết đất Nhà Văn hóa xóm Trung 1.000
4 Tỉnh lộ 266 rẽ đến hết đất Nhà Văn hóa xóm Trạng 2.000
Các đường khác
1 Từ Quốc lộ 37 đi qua Trường Tiểu học xã Điềm Thụy đến gặp Tỉnh lộ 266
1.1 Từ Quốc lộ 37 đến hết đất Trường Tiểu học xã Điềm Thụy 3.000
1.2 Đoạn còn lại 2.000
2 Từ Quốc lộ 37 (Chợ Hanh) rẽ đến Nhà Văn hóa xóm Trạng 1.500
3 Tỉnh lộ 261C: Từ ngã ba Núi Căng đi Phổ Yên đến hết đất Điềm Thụy 2.000
4 Đường rẽ từ khu công nghiệp Điềm Thụy đến hết đất Nhà Văn hóa xóm Bình 1 1.000
5 Từ Cầu Kênh xóm Bình 1 + 300 m hướng đi xóm Bình 2 1.000
6 Các đường quy hoạch trong khu tái định cư khu công nghiệp Điềm Thụy (phần 180 ha) 2.000
7 Các đường quy hoạch trong khu dân cư và Chợ phố thương mại 5.000
XVII XÃ THƯỢNG ĐÌNH
1 Từ Quốc lộ 37 qua UBND xã Thượng Đình đến bờ kênh xóm Đông Yên 1.000
2 Từ cổng Trường Tiểu học xã Thượng Đình (+) 150m đi hai phía 1.000
3 Từ cổng số 2 Trường Quân sự Quân Khu I đi Quốc lộ 3
3.1 Từ cổng số 2, Trường Quân sự Quân Khu I + 300m 800
3.2 Từ sau 300m đến hết đất xã Thượng Đình 600
XVIII XÃ BẢO LÝ
1 Từ đất Chi nhánh Vật tư Nông nghiệp (+) 200m đi UBND xã Bảo Lý 2.000
2 Từ cầu Vạn Già (+) 200m đi ngược UBND xã Bảo Lý; từ cầu Vạn Già (+) 200m đi xuôi cầu Mây 1.200
3 Từ cầu Bằng Bảo Lý đi xuôi 200m; đi ngược xã Đào Xá 300m 2.000
4 Từ cầu Bằng Bảo Lý đến ngã ba xóm Thượng 2.000
5 Từ ngã ba phố Quyên đi ngược xã Tân Khánh 200m, đi xuôi UBND xã Bảo Lý 200m 1.000
6 Từ cầu Cổ Dạ đi xuôi UBND xã 300m, đi ngược xã Đào Xá 300m 1.200
7 Từ Cầu Vạn Già di ngược, đi xuôi vào cơ sở tư vấn cai nghiện tự nguyện 100m 600
8 Từ Cầu cũ Bảo Lý đến nhà ông Chính xóm Thượng 1.000
9 Từ Cầu Bằng Bảo Lý mới đi xóm Đại Lễ 200m 1.000
10 Từ Cầu Bằng Bảo Lý đi ngược đến giáp đất nhà ông Lợi Suốt xóm Cầu Gỗ 1.200
11 Từ Cầu Bằng Bảo Lý đi xuôi cống ngầm giáp đất ông Tây Giang Cầu Gỗ 1.200
12 Từ Cầu Cô Dạ đi ngược, đi xuôi đi, đi xóm Hóa 100m 800
XIX XÃ ĐÀO XÁ
1 Đường bờ đê sông Đào (cầu Mây Đồng Liên, địa phận xã Đào Xá)
1.1 Từ ngã ba kè Lũ Yên đi xuôi, đi ngược 200m 3.000
1.2 Từ cách ngã ba kè Lũ Yên 200m đi xuôi xã Bảo Lý đến 800m 2.000
1.3 Từ cách ngã ba kè Lũ Yên 200m đi ngược dòng chảy đến 300m 1.500
1.4 Từ đầu cầu Vồng xóm Dẫy đi ngược, đi xuôi sông 200m 800
1.5 Các đoạn còn lại thuộc xã Đào Xá 600
1.6 Từ cách ngã ba kè Lũ Yên 1000m đi xuôi đến cầu Cứng, xóm Đoàn Kết 800
1.7 Ngõ rẽ đi vào đường trụ sở mới UBND xã Đào Xá đến sân bóng xã Đào Xá 600
2 Từ đầu kè Lũ Yên đi xã Bàn Đạt đến ngã ba đường đi xã Tân Khánh 800
XX XÃ THANH NINH
1 Tỉnh lộ 261C
1.1 Từ UBND xã đi Cầu Ca đến hết địa phận xã Thanh Ninh 3.500
1.2 Từ UBND xã đến hết đất Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Thanh Ninh 3.000
1.3 Từ hết đất Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Thanh Ninh đến giáp đất xã Dương Thành 2.000
2 Tỉnh lộ 261D (xã Thanh Ninh xã Lương Phú)
2.1 Từ ngã ba đường rẽ xóm Tiền Phong (+) 100m 2.000
2.2 Từ cách ngã ba đường rẽ xóm Tiền Phong 100m đến 300m 1.500
2.3 Đoạn còn lại đi xã Lương Phú 800
3 Tỉnh lộ 269D (xã Thanh Ninh xã Dương Thành)
3.1 Từ đất UBND xã Thanh Ninh (+) 100m 1.800
3.2 Từ qua UBND xã Thanh Ninh 100m đến ngã ba đường rẽ xóm Hòa Bình 1.000
3.3 Từ ngã ba rẽ xóm Hòa Bình đến giáp đất xã Dương Thành 800
4 Đường liên xã Thanh Ninh Tân Đức
4.1 Từ ngã ba xóm Nam Hương (+) 200m hướng đi xã Tân Đức 1.000
4.2 Từ qua ngã ba xóm Nam Hương 200m đến giáp đất xã Tân Đức 800
4.3 Từ ngã ba xóm Nam Hương (+) 200m hướng đi cầu Đất 1.000
4.4 Cách ngã ba xóm Nam Hương 200m đi đến cầu Đất 800
5 Đường liên xã Kha Sơn Thanh Ninh Hoàng Thanh
5.1 Từ giáp đất Kha Sơn đến hết đất Đình Phao Thanh 800
5.2 Từ hết đất Đình Phao Thanh đến giáp đất Tân Định 700
6 Từ trạm biến áp trung tâm đến hết đất Trường Mầm non xã Thanh Ninh 1.500
7 Đường liên xóm trong xã
7.1 Đoạn từ ngã ba Nam Hương đến đất nhà ông Lâm xóm Đồng Phú 700
7.2 Đoạn từ ngã ba nhà ông Mai đi Phú Thanh 300m 800
7.3 Các đoạn đường liên xóm còn lại trên địa bàn xã 600
XXI XÃ BÀN ĐẠT
1 Từ đất UBND xã Bàn Đạt đi xuôi xóm Bàn Đạt 200m 800
2 Từ qua đất UBND xã 200m đến cầu Cuồng, xóm Tân Minh 500
3 Từ đất UBND xã đến ngã ba Ao Văn Nghệ, xóm Na Chặng 700
4 Từ cầu Trắng (+) 200m đi xóm Đồng Vỹ 700
5 Từ cách cầu Trắng 200m đến Ao Văn Nghệ, xóm Na Chặng, đi xóm Việt Long 450
6 Từ đất Trạm Y tế xã đi Tân Lợi + 300m 700
7 Từ đường tầu xóm Việt Long đi Đồng Liên 300m 500
8 Từ đường tầu xóm Điềm Long đi Đồng Liên đến hết đất xã Bàn Đạt 500
2. Giá đất ở tại đô thị nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Thị trấn Hương Sơn 550 500 450 400
3. Giá đất ở tại nông thôn nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Các xã: Bảo Lý, Đào Xá, Điềm Thụy, Dương Thành, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Thanh Ninh, Thượng Đình, Úc Kỳ, Xuân Phương, xã Tân Đức 500 450 400 350
Xã Tân Khánh 430 380 330 280
Các xã: Bàn Đạt, Tân Hòa, Tân kim, Tân Thành 400 350 300 250
PHỤ LỤC SỐ 06
# BẢNG GIÁ ĐẤT Ở GIAI ĐOẠN 20202024 HUYỆN ĐỒNG HỶ
(Kèm theo Quyết định số: 46/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Giá đất ở tại đô thị, giá đất ở tại nông thôn bám các trục đường giao
thông
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
STT TRỤC ĐƯỜNG GIAO THÔNG Mức giá
A TRỤC QUỐC LỘ 1B
1 Từ giáp đất xã Cao Ngạn đến cách ngã ba xã Hóa Thượng 200m 3.000
2 Từ cách ngã ba xã Hóa Thượng 200m đến cống La Gianh 4.000
3 Từ cống La Gianh đến Km7 + 150m 3.000
4 Từ Km7 + 150m đến Km8 1.800
5 Từ Km8 đến qua cổng UBND xã Hóa Trung 100m 1.500
6 Từ qua cổng UBND xã Hóa Trung 100m đến Km9 + 500m 1.000
7 Từ Km9 + 500m đến qua đường rẽ thị trấn Sông Cầu 100m 1.500
8 Từ qua đường rẽ thị trấn Sông Cầu 100m đến Km12+ 300m 1.200
9 Từ Km12 + 300m đến Km13 1.700
10 Từ Km13 đến cầu Đồng Thu 2.200
11 Từ cầu Đồng Thu đến cổng Trung tâm Dạy nghề Trại Phú Sơn 4 1.700
12 Từ cổng Trung tâm Dạy nghề Trại Phú Sơn 4 đến hết đất xã Quang Sơn 1.000
B QUỐC LỘ 1B CŨ
1 Từ giáp đất thành phố Thái Nguyên (gần Trạm vật tư Nông nghiệp) đến đường rẽ vào Bộ Tư lệnh Quân khu I 6.000
2 Từ đường rẽ vào Bộ Tư lệnh Quân khu I đến đường rẽ vào Lữ đoàn 575 5.000
3 Từ đường rẽ vào Lữ đoàn 575 đến ngã ba xã Hóa Thượng 4.500
C QUỐC LỘ 17
1 Từ Cầu Đỏ đến hết đất kiốt xăng Doanh nghiệp Đồng Tâm 4.500
2 Từ hết đất kiốt xăng Doanh nghiệp Đồng Tâm đến cầu Linh Nham 3.500
3 Từ Cầu ngòi Chẹo đến đường rẽ Trạm Y tế xã Nam Hòa 2.000
4 Từ đường rẽ Trạm Y tế xã Nam Hòa đến cách cổng Chợ Nam Hòa 200m 3.000
5 Từ cách cổng Chợ Nam Hòa 200m đến qua cổng Chợ Nam Hòa 200m 3.500
6 Từ qua cổng Chợ Nam Hòa 200m đến cầu Thác Lạc 2.000
7 Từ cầu Thác Lạc đến đường tàu quặng 2.500
8 Từ đường tàu quặng đến ngã ba Bách Hóa 4.500
9 Từ ngã ba Bách Hóa đến cầu Đợi Chờ 3.000
10 Từ cầu Đợi Chờ đến đường rẽ đi UBND xã Tân Lợi 1.500
11 Từ đường rẽ đi UBND xã Tân Lợi đến cầu Đã 1.000
12 Từ cầu Đã đến cách cổng UBND xã Hợp Tiến 500m 800
13 Từ cách UBND xã Hợp Tiến 500m đến qua UBND xã Hợp tiến 500m 1.000
14 Từ qua UBND xã Hợp Tiến 500m đi Bắc Giang đến hết đất xã Hợp Tiến 800
D CÁC TRỤC ĐƯỜNG CÒN LẠI CỦA CÁC XÃ, THỊ TRẤN
I XÃ HÓA THƯỢNG
1 Trụ phụ Quốc lộ 1B
1.1 Các nhánh rẽ từ Quốc lộ 1B cũ vào 200m (đoạn từ đường rẽ đối diện cổng Trường Trung học phổ thông đến đường rẽ vào Nhà Văn hóa xóm Hưng Thái), đường bê tông hoặc nhựa ≥ 2,5m 1.500
1.2 Đường rẽ Quốc lộ 1B cũ ngõ rẽ cạnh Huyện đội (địa phận xã Hóa Thượng) 1.300
1.3 Từ Quốc lộ 1B cũ đi qua Nhà Văn hóa xóm Hưng Thái đến ngã tư giáp đất phường Chùa Hang
1.3.1 Từ Quốc lộ 1B cũ đến Nhà Văn hóa xóm Hưng Thái 1.500
1.3.2 Từ Nhà Văn hóa xóm Hưng Thái đến ngã tư giáp đất chùa Hang 1.100
1.4 Từ Quốc lộ 1B cũ đến Trường Mầm Non Quân khu I
1.4.1 Từ Quốc lộ 1B cũ đến Trạm 88 cũ 2.000
1.4.2 Từ Trạm 88 cũ đến Trường Mầm non Quân khu I 1.300
1.5 Quốc lộ 1B cũ đến ngã 3 (đường giáp nhà ông Hoàng Sính) 1.700
1.6 Từ Quốc lộ 1B cũ đến Bệnh xá 43 (đường giáp Xí nghiệp may 20) 1.700
1.7 Từ Quốc lộ 1B cũ vào 200m (đoạn Km4 + 400m) đi vào Núi Kháo 1.300
1.8 Từ Quốc lộ 1B cũ vào 200m (đoạn Km4 + 500m) đi vào Đồi Pháo cũ 1.300
1.9 Từ Quốc lộ 1B cũ vào 200m (đoạn Km4 + 600m) đi vào Núi Cái 1.300
1.10 Quốc lộ 1B cũ đến cổng chính Bộ Tư lệnh Quân khu I 2.500
1.11 Đường rẽ từ Quốc lộ 1B cũ đến cổng Quân khu I (đường vào cổng cũ Quân khu I) 1.500
1.12 Ngõ rẽ từ Km4+800 đi vào xóm Đồng Thái (đoạn giáp Trường Trung học cơ sở Hóa Thượng): Từ Quốc lộ 1B cũ vào 200m 1.300
1.13 Từ Quốc lộ 1B cũ (Km4 + 900m) vào 200m đi xóm Đồng Thái (đoạn giáp Trường Trung học cơ sở xã Hóa Thượng đến đường vào Lữ đoàn 575) 1.300
1.14 Từ Quốc lộ 1B cũ đi Lữ đoàn 575 (hết địa đất xã Hóa Thượng) 1.500
1.15 Từ Quốc lộ 1B cũ rẽ ngõ đi Trạm nước sạch: Vào 200m 1.300
1.16 Từ Quốc lộ 1B cũ đến Lò vôi Nha Trang 1.500
1.17 Từ Quốc lộ 1B cũ đến đồi chùa và đến hết dốc nhà ông Thiêm 1.500
2 Trục phụ Quốc lộ 17
2.1 Từ Quốc lộ 17 đi xóm Ấp Thái (đường vào nhà ông Luật) đến hết xóm Ấp Thái
2.1.1 Từ Quốc lộ 17 vào 200m 1.700
2.1.2 Từ qua 200m đến hết đất xóm Ấp Thái 1.300
2.2 Từ Quốc lộ 17 vào 200m (đi nhà thờ họ đạo Ấp Thái) 1.400
2.3 Từ Quốc lộ 17 đi đết hết đất xóm Ấp Thái (rẽ cạnh kiôt xăng)
2.3.1 Từ Quốc lộ 17 vào 200m 1.400
2.3.2 Từ qua 200m đến hết đất xóm Ấp Thái 1.200
2.4 Từ Quốc lộ 17 đến giáp đất đất Vườn ươm của Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên (đồi bệnh viện cũ) 1.500
2.5 Từ Quốc lộ 17 đi đến hết xóm Tân Thái (hướng đi Nhị Hòa)
2.5.1 Từ Quốc lộ 17 vào 200m 1.300
2.5.2 Từ qua 200m đến hết đất xóm Tân Thái 1.000
2.6 Từ Quốc lộ 17 đi khu dân cư xóm Tân Thái 200m (đối diện đường rẽ vào Nhà Văn hóa xóm Tân Thái) 1.300
2.7 Từ Quốc lộ 17 đến cổng trại chăn nuôi Tân Thái 1.300
2.8 Các ngõ rẽ còn lại từ Quốc lộ 1B mới vào 200m (thuộc đoạn từ ngã ba Hóa Thượng đến cầu Cao Ngạn), đường bê tông ≥ 3m 1.200
3 Đường từ đường 359 cũ đi qua Nhà Văn hóa xóm Luông đến đất Ban Chỉ huy Quân sự huyện trong Khu hành chính mới 700
4 Từ ngã ba Km7, Quốc lộ 1B đi Lữ đoàn 601 Gốc Vối
4.1 Từ ngã ba Km7, Quốc lộ 1B đến ngã tư Gò Cao (rẽ đi Minh Lập) 1.500
4.2 Từ ngã tư Gò Cao đi Gốc Vối (hết địa phận xã Hóa Thượng) 1.000
5 Các tuyến rẽ từ ngã ba Km7, Quốc lộ 1B đi Gốc vối
5.1 Từ ngã ba đường đi Hòa Bình đi Cầu Mơn (đường ĐT 273)
5.1.1 Từ ngã ba (đường đi Hòa Bình) vào 200m 1.500
5.1.2 Từ qua ngã ba (đường đi Hòa Bình) 200m đến đỉnh dốc Văn Hữu 1.100
5.1.3 Từ đỉnh dốc Văn Hữu đến Cầu Mơn 1.000
5.2 Từ ngã tư Gò Cao đi Minh Lập (hết địa phận xã Hóa Thượng)
5.2.1 Từ ngã tư Gò Cao vào 200m 1.000
5.2.2 Từ qua ngã tư Gò Cao 200m đến hết địa phận xã Hóa Thượng 800
6 Các tuyến đường trong khu quy hoạch Quân khu I
6.1 Khu Trạm phòng dịch E 651; Khu Xí nghiệp may 20 (khu trong tuyến giáp đường nhà ông Hoàng Sính) 1.500
6.2 Khu Công ty Việt Bắc cũ 800
6.3 Khu Cục Hậu Cần; Khu Cổng gác số 3 (cạnh quy hoạch khu dân cư số 5 Hưng Thái) 1.000
7 Đường tránh Chùa Hang (Quốc lộ 1B nối Quốc lộ 17)
7.1 Từ Quốc lộ 1B cũ rẽ vào 150m 3.300
7.2 Từ qua 150m đến cách Quốc lộ 17 3.000
7.3 Các đường bê tông rẽ từ đường tránh Chùa Hang (Quốc lộ 1B nối Quốc lộ 17): Vào 200m 1.200
8 Từ ngã tư xóm Việt Cường đến ngã 3 Nhà Văn hóa xóm Sông Cầu 3
8.1 Từ ngã tư xóm Việt Cường vào 100m 1.000
8.2 Từ qua ngã tư xóm Việt Cường 100m đến ngã 3 Nhà Văn hóa xóm Sông Cầu 3 800
9 Từ Trường Mầm non số 2 Hóa Thượng đến gặp ngõ rẽ cạnh Ban Chỉ huy Quân sự huyện (địa phận xã Hóa Thượng) 1.000
10 Từ Lò vôi Nha Trang đến đường rẽ Bộ Tư lệnh Quân khu 1.000
11 Các đường quy hoạch thuộc khu dân cư số 3, số 4, Hóa Thượng 1.500
12 Các đường quy hoạch khu dân cư Hồng Thái (không gồm đường tránh Chùa Hang từ Quốc lộ 1B sang Quốc lộ 17) 2.500
13 Các đường quy hoạch khu tái định cư khu Hành chính huyện Đồng Hỷ 1.000
14 Các đường quy hoạch trong khu dân cư xã Hóa Thượng (Dốc Đỏ) không bám Quốc lộ 1B 1.200
15 Các đường rẽ còn lại từ Quốc lộ 1B cũ đến cổng chính Quân khu I vào 200m (đường bê tông ≥ 2,5m) 1.200
II XÃ HÓA TRUNG
1 Đường rẽ từ Quốc lộ 1B đi trụ sở Chi nhánh chè Sông Cầu (địa phận xã Hóa Trung) 1.300
2 Đường rẽ từ Quốc lộ 1B (giáp đất xã Hóa Thượng) đến cổng Lữ đoàn 575 1.200
3 Các tuyến đường rẽ từ Quốc lộ 1B vào 200m: Đoạn từ Km7 đến cổng UBND xã Hóa Trung
3.1 Đường bê tông hoặc nhựa có mặt đường rộng ≥ 2,5m 1.000
3.2 Đường chưa bê tông hoặc nhựa có mặt đường rộng ≥ 3m 800
4 Các tuyến đường rẽ từ Quốc lộ 1B vào 200m: Đoạn từ cổng UBND xã Hóa Trung đến Km12
4.1 Đường bê tông hoặc nhựa có mặt đường rộng ≥ 2,5m 800
4.2 Đường chưa bê tông hoặc nhựa có mặt đường rộng ≥ 3m 600
III XÃ QUANG SƠN
1 Từ Quốc lộ 1B đi xã Tân Long đến hết địa phận xã Quang Sơn 500
2 Từ Quốc lộ 1B qua UBND xã Quang Sơn đến Trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn 1.800
3 Từ Quốc lộ 1B vào xóm Đồng Thu I đến cổng Trường Tiểu học Quang Sơn 500
4 Từ Quốc lộ 1B vào xóm Viến Ván đi Mỏ đá La Hiên (hết địa phận xã Quang Sơn) 500
5 Đường nhựa từ đường 135 xóm Na Oai đi đến Trường Tiểu học xã Quang Sơn 500
6 Từ đường nhựa xóm Na Oai đi Tân Long (hết địa phận xã Quang Sơn) 500
7 Từ Trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn đến cổng Trường Tiểu học xã Quang Sơn 500
8 Từ đường nhựa xóm Xuân Quang I vào xóm Na Lay đi xã Tân Long (hết địa phận xã Quang Sơn) 300
9 Đường từ xóm Viến Ván vào xóm Đồng Chuỗng đi xã La Hiên (hết địa phận xã Quang Sơn) 300
IV THỊ TRẤN SÔNG CẦU
1 Từ Quốc lộ 1B, giáp đất xã Hóa Trung đến đảo tròn thị trấn Sông Cầu 1.500
2 Từ đảo tròn thị trấn Sông Cầu đến bình phong xóm Liên Cơ đi xóm 9 1.500
3 Từ đảo tròn thị trấn Sông Cầu đến hết đường nhựa xóm 5
3.1 Từ ngã tư đảo tròn thị trấn Sông Cầu vào 200m 1.500
3.2 Từ qua đảo tròn thị trấn Sông Cầu 200m đến chân đồi Cây Trám, xóm Tân Tiến 1.200
3.3 Từ chân đồi Cây Trám, xóm Tân Tiến đến hết đường nhựa xóm 5 800
4 Từ đảo tròn thị trấn Sông Cầu đến cổng Trung tâm Văn hóa thể thao thị trấn Sông Cầu
4.1 Từ đảo tròn thị trấn Sông Cầu vào 200m 1.500
4.2 Từ qua đảo tròn thị trấn Sông Cầu 200m đến cổng Trung tâm Văn hóa thể thao thị trấn 1.200
5 Từ bình phong xóm Liên cơ đi xóm 4 đến Quốc lộ 1B 1.000
6 Từ bình phong xóm Liên cơ đến cầu treo xóm 7 600
6.1 Từ bình phong xóm Liên cơ đến đỉnh dốc đồi Cây Giang 600
6.2 Từ đỉnh dốc đồi Cây Giang đến cầu treo xóm 7 500
7 Từ bình phong xóm 4 đi xóm La Mao đến ngã ba xóm 9 500
8 Từ ngã ba Trạm Y tế đến Trạm bơm 600
9 Từ ngã ba Trạm Y tế đến cổng Trường Trung học cơ sở thị trấn Sông Cầu 700
10 Các tuyến đường rẽ bê tông, nhựa từ đường chính vào 300m có mặt đường rộng ≥ 2,5m 500
11 Các đường bê tông, nhựa còn lại mặt đường rộng ≥ 2,5m 400
V XÃ NAM HÒA
1 Từ Quốc lộ 17 đi xã Huống Thượng (hết địa phận xã Nam Hòa) 800
2 Từ Quốc lộ 17 đi xã Văn Hán (hết địa phận xã Nam Hòa) 800
3 Các đường rẽ từ Quốc lộ 17 vào 200m, đường bê tông hoặc nhựa có mặt đường rộng ≥ 2,5m 500
4 Các đường rẽ từ Quốc lộ 17 vào 200m đường đất có mặt đường rộng ≥ 3,0m 300
VI THỊ TRẤN TRẠI CAU
1 Từ Quốc lộ 17 vào đến cổng UBND xã Tân Lợi 600
2 Từ ngã ba Thương nghiệp đến cổng Bệnh viện Trại Cau 2.000
3 Từ ga 48 đến ngầm xã Cây Thị 500
4 Từ cổng Mỏ sắt Trại Cau đến Nhà Văn hóa tổ 7, tổ 8 800
4.1 Các nhánh rẽ (thuộc đoạn 4) có mặt đường bê tông hoặc nhựa rộng ≥ 2,5m 500
4.2 Các nhánh rẽ còn lại (thuộc đoạn 4) 400
5 Các tuyến đường rẽ từ Quốc lộ 17 vào 200m (đường nội thị Trại Cau): Từ cầu Thác Lạc đến đầu đường nội thị Trại Cau
5.1 Đường bê tông, nhựa (mặt đường rộng ≥ 2,5m) 500
5.2 Đường chưa bê tông, nhựa (mặt đường rộng ≥ 3m) 400
5.3 Từ Quốc lộ 17 (rẽ cạnh Trạm Y tế) vào 200m 600
6 Các tuyến đường rẽ từ Quốc lộ 17 vào 200m (đường nội thị Trại Cau): Từ đầu đường nội thị Trại Cau đến cầu Đợi Chờ
6.1 Đường bê tông, nhựa (mặt đường rộng ≥ 2,5m) 800
6.2 Đường chưa bê tông, nhựa (mặt đường rộng ≥ 3m) 600
7 Các tuyến đường rẽ từ Quốc lộ 17 vào 200m (đường nội thị Trại Cau): Từ cầu Đợi Chờ đến Cầu Đã
7.1 Đường bê tông, nhựa (mặt đường rộng ≥ 2,5m) 500
7.2 Đường chưa bê tông, nhựa (mặt đường rộng ≥ 3m) 400
8 Các tuyến đường rẽ trên đoạn đường từ ngã ba Thương nghiệp đến cổng Bệnh viện Trại Cau vào 200m
8.1 Đường bê tông, nhựa (mặt đường rộng ≥ 2,5m) 500
8.2 Các tuyến đường còn lại 400
9 Đường tránh thị trấn Trại Cau 800
10 Các đường trong khu tái định cư Mỏ tầng sâu Núi Quặng
10.1 Đường chính từ Quốc lộ 17 đi vào 1.000
10.2 Các nhánh rẽ từ đường chính 800
VII XÃ TÂN LỢI
1 Các tuyến rẽ từ Quốc lộ 17 vào 200m
1.1 Đường bê tông hoặc nhựa mặt đường rộng ≥ 2,5m 400
1.2 Đường chưa bê tông, nhựa (nền đường ≥ 3,0m) 300
2 Từ UBND xã Tân Lợi đi Phú Bình đến hết đất xã Tân Lợi 500
VIII XÃ HỢP TIẾN
1 Từ ngã ba Quốc lộ 17 đi qua Chợ Hợp Tiến 50m (hướng đi Tân Thành, Phú Bình) 1.000
2 Từ qua Chợ Hợp tiến 50m đi Tân Thành, Phú Bình đến hết đất Hợp Tiến 500
3 Từ ngã ba Chợ Hợp Tiến + 200m theo hướng đi Ga Hợp Tiến 1.000
4 Từ ngã ba Chợ Hợp Tiến + 200m đến Ga Hợp Tiến 500
5 Các nhánh rẽ từ Quốc lộ 17 vào 200m
5.1 Đường bê tông hoặc nhựa mặt đường rộng ≥ 2,5m 400
5.2 Đường chưa bê tông, nhựa (nền đường ≥ 3,0m) 300
IX XÃ CÂY THỊ
1 Từ giáp đất Trại Cau đến cổng UBND xã Cây Thị 500
2 Từ cổng UBND xã Cây Thị đến cống Khe Tuyển I 400
3 Từ cống Khe Tuyển I đến ngầm tràn đền Ông Thị 350
4 Từ ngầm tràn đền Ông Thị đến chân dốc Cổng Trời (đường đi xã Văn Hán) 300
5 Đường từ tổ 14, thị trấn Trại Cau đi xã Cây Thị (từ Km00 đường tránh thị trấn Trại Cau đến Km00+ 828,8m giao với đường đi xã Cây Thị) 800
X XÃ HÒA BÌNH
1 Cổng chợ Hòa Bình + 200m về ba phía 1.500
2 Từ cổng chợ Hòa Bình + 200m đến giáp đất xã Văn Lăng 500
3 Từ cổng chợ Hòa Bình + 200m đến giáp đất xã Tân Long 500
4 Từ cổng chợ Hòa Bình 200m đến giáp đất xã Minh Lập
4.1 Từ cổng chợ Hòa Bình 200m đến giáp cầu Phố Hích 1.200
4.2 Từ cầu phố Hích đến giáp đất xã Minh Lập 500
XI XÃ MINH LẬP
1 Từ cổng chợ Trại Cài + 200m về 2 phía 1.500
2 Từ ngã tư chợ Trại Cài + 200m đi ngã ba Cà Phê 2 1.000
3 Từ cách cổng chợ Trại Cài 200m đi Cầu Mơn (đến hết đất xã Minh Lập) 700
4 Từ ngã tư chợ Trại Cài đi xã Hòa Bình (đến hết xã Minh Lập) 700
5 Từ cách ngã tư Chợ Trại Cài 200m đi cổng làng Cà Phê 2 700
6 Từ ngã ba Sông Cầu đến Nhà Văn hóa xóm Sông Cầu 400
7 Từ ngã ba Cà Phê 2 đến bến đò Cà Phê 2 (Toàn Thắng) 400
8 Từ Cổng làng Cà phê 2 đến cách ngã tư rẽ UBND xã Minh Lập 200m 600
9 Từ điểm đầu đường rẽ đi UBND xã Minh lập + 200m về 2 phía (Chợ Trại Cài và Tiểu đoàn 31) 1.000
10 Từ cách điểm đầu đường rẽ đi UBND xã Minh Lập 200m đến giáp đất xã Hóa Thượng 700
11 Từ đường Hóa Thượng Hòa Bình rẽ đến Nhà Văn hóa xóm Hang Ne 400
12 Từ cổng UBND xã Minh Lập + 200m đi xóm Ao Sơn 400
13 Từ ngã ba xóm Na Ca đến ngã ba Trường Trung học cơ sở xã Minh Lập 500
14 Từ ngã ba gốc đa đi Tân Lập (hết đất xã Minh Lập) 500
15 Từ ngã ba xóm Đoàn Kết + 200m đi làng Chu, Theo Cày 400
16 Từ ngã ba xóm Cầu Mơn 2 + 200m đi La Đòa 400
17 Từ ngầm Cà Phê vào 200m đi Đồng Sẻ 400
18 Từ ngã ba xóm Bà Đanh vào 200m đi xóm Bà Đanh 1+2 500
XII XÃ KHE MO
1 Đường từ cầu Linh Nham đi Văn Hán (Tỉnh lộ 269D)
1.1 Từ cầu Linh Nham + 200m đi về phía Khe Mo 1.000
1.2 Từ qua cầu Linh Nham 200m đến cách UBND xã Khe Mo 200m 700
1.3 Cách UBND xã Khe Mo 200m đến qua ngã ba xã Khe Mo 200m (hướng đi xã Văn Hán) 1.000
1.4 Qua ngã ba xã Khe Mo 200 m đến hết đất xã Khe Mo (hướng đi xã Văn Hán) 600
2 Đường ngã ba xã Khe Mo đi Đèo Khế gặp Quốc lộ 1B
1.1 Từ ngã ba Khe Mo đến qua Chợ Khe Mo 100m 1.000
1.2 Từ qua Chợ Khe Mo 100m đi Đèo Khế gặp Quốc lộ 1B (hết địa phận xã Khe Mo) 600
3 Các đường liên xã
3.1 Từ Tỉnh lộ 269D (ngã ba xóm Hải Hà) đi cầu sắt Hải Hà đến dốc 3 chân (La Nưa La Dẫy) 400
3.2 Tuyến đường từ cổng Làng Cháy, xã Khe Kho đến giáp đất thị trấn Sông Cầu 400
3.3 Tuyến đường từ đường Tỉnh lộ 269D (Trạm biến áp 1) đi xóm La Nưa, La Dẫy đến giáp đất xã Nam Hòa 400
3.4 Tuyến đường từ Cầu Sắt đến ngã ba La Nưa 400
3.5 Tuyến đường xóm Tiền Phong Khe Mo đi Sông Cầu 400
3.6 Từ đường nhựa ngã ba xóm Ao Rôm II đến D1 Lữ đoàn 575 400
XIII XÃ VĂN HÁN
1 Tuyến Khe Mo Đèo Nhâu (tuyến Tỉnh lộ 269D)
1.1 Từ giáp đất Khe Mo đến cách chợ Văn Hán 200m 500
1.2 Từ cách Chợ Văn Hán 200m đến qua UBND xã Văn Hán 100m 1.500
1.3 Từ qua UBND xã Văn Hán 100m đến đỉnh đèo Nhâu (hết đất xã Văn Hán) 400
2 Tuyến ngã ba Phả Lý đi đến hết xóm Thịnh Đức (đi xã Cây Thị)
2.1 Ngã ba Phả Lý + 200m đi Thịnh Đức 1.000
2.2 Từ ngã ba Phả Lý + 200m đi Thịnh Đức đến hết đất Văn Hán 500
3 Tuyến ngã ba Vân Hòa đi xã Nam Hòa đến hết đất xã Văn Hán 500
4 Tuyến đường từ xóm Phả Lý xã Văn Hán đi xóm Thống Nhất xã Khe Mo (đến giáp đất xã Khe Mo) 400
XIV XÃ VĂN LĂNG
1 Từ giáp đất xã Hòa Bình đến hết xóm Liên Phương
1.1 Từ giáp đất xã Hòa Bình đi cầu treo Văn Lăng 400
1.2 Từ cầu treo Văn Lăng đi đến ngã ba Văn Lăng 300
1.3 Ngã ba Văn Lăng đến qua UBND xã 200m 600
1.4 Từ qua UBND xã Văn Lăng 200m đến hết xóm Liên Phương 300
2 Đường ngã ba Văn Lăng đến giáp đất xã Phú Đô (Phú Lương)
2.1 Ngã ba Văn Lăng đi hết đất Trường Trung học cơ sở Văn Lăng 500
2.2 Từ hết đất Trường Trung học cơ sở Văn Lăng đến giáp đất xã Phú Đô huyện Phú Lương 400
3 Từ ngã ba xóm Tân Thịnh đết hết xóm Dạt 300
XV XÃ TÂN LONG
1 Từ cổng UBND xã Tân Long đi 200m về hai phía 800
2 Từ cách cổng UBND xã Tân Long 200m về phía xã Hòa Bình và về phía xã Quang Sơn (địa phận xã Tân Long) 400
3 Từ ngã ba cầu tràn đến Đài tưởng niệm xã Tân Long 400
4 Từ Đài tưởng niệm xã Tân Long đến cầu tràn liên hợp, xóm Đồng Mây 300
5 Từ cầu tràn liên hợp, xóm Đồng Mây đến ngã ba Nhà Văn hóa xóm Làng Giếng 300
6 Từ ngã ba xóm Luông đi xã Quang Sơn đến hết đất xã Tân Long 400
7 Từ ngã ba Nhà Văn hóa xóm Làng Mới đến ngã ba Nhà Văn hóa xóm Ba Đình 300
8 Từ ngã ba cầu Tràn đến Nhà Văn hóa xóm Đồng Mẫu 300
2. Giá đất ở tại đô thị nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Thị trấn Sông Cầu, thị trấn Trại Cau 350 330 310 290
3. Giá đất ở tại nông thôn nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Xã: Hóa Thượng 350 330 310 290
Các xã: Quang Sơn, Minh Lập, Khe Mo, Nam Hòa, Hòa Bình, Hóa Trung 240 220 200 180
Các xã: Văn Hán, Văn Lăng, Cây Thị, Hợp Tiến, Tân Lợi, Tân Long 220 200 180 160
PHỤ LỤC SỐ 07
# BẢNG GIÁ ĐẤT Ở GIAI ĐOẠN 20202024 HUYỆN ĐẠI TỪ
(Kèm theo Quyết định số: 46/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Giá đất ở tại đô thị, giá đất ở tại nông thôn bám các trục đường giao
thông
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
STT TRỤC ĐƯỜNG GIAO THÔNG Mức giá
A TRỤC QUỐC LỘ 37
I TRỤC CHÍNH TỪ GIÁP ĐẤT HUYỆN PHÚ LƯƠNG ĐẾN ĐÈO KHẾ GIÁP ĐẤT HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
1 Từ giáp đất huyện Phú Lương đến đường tàu (giáp Cầu Tây) xã Cù Vân 2.000
2 Từ đường tàu (giáp Cầu Tây) ngã ba đường Cù Vân An Khánh 2.500
3 Từ ngã ba đường Cù Vân An Khánh đến Cầu Rùm xã Cù Vân 3.500
4 Từ Cầu Rùm xã Cù Vân đến giáp đất kiốt xăng dầu số 58 xã Hà Thượng 3.000
5 Từ giáp đất kiốt xăng dầu số 58 xã Hà Thượng đến đường tàu cắt ngang xóm 11, xã Hà Thượng 5.500
6 Từ đường tàu cắt ngang xóm 11, xã Hà Thượng đến kiốt xăng dầu Dốc Đình thị trấn Hùng Sơn (Quốc lộ 37 cải dịch mới) 3.500
7 Từ kiốt xăng dầu dốc Đình đến cầu Đầm Phủ 4.500
8 Từ cầu Đầm Phủ đến đường rẽ vào Hồ Núi Cốc 6.000
9 Từ đường rẽ vào Hồ Núi Cốc đến đầu cầu Huy Ngạc 7.000
10 Từ đầu cầu Huy Ngạc đến đường rẽ xóm Táo thị trấn Hùng Sơn 8.900
11 Từ đường rẽ xóm Táo thị trấn Hùng Sơn đến cống Cầu Bò 9.500
12 Từ cống Cầu Bò đến đường rẽ vào xóm Trung Hòa 11.800
13 Từ đường rẽ vào xóm Trung Hòa đến đường rẽ vào Khu di tích 27/7 10.600
14 Từ đường rẽ vào Khu di tích 27/7 đến kiốt xăng dầu số 19 10.100
15 Từ kiốt xăng dầu số 19 đến đường rẽ vào Chi cục Thuế 8.900
16 Từ đường rẽ vào Chi cục Thuế đến Cầu Đen 8.400
17 Từ Cầu Đen đến cầu Suối Long 5.600
18 Từ cầu Suối Long đến đường rẽ vào xã Hoàng Nông (dốc Đỏ) 5.000
19 Từ đường rẽ vào xã Hoàng Nông (dốc Đỏ) đến Cầu Điệp 4.500
20 Từ Cầu Điệp đến đến cống tiêu Ba Giăng 3.500
21 Từ cống tiêu Ba Giăng đến qua đường rẽ vào xã La Bằng 50m 3.000
22 Từ qua đường rẽ vào xã La Bằng 50m đến hết đất xã Bản Ngoại 2.500
23 Từ giáp đất xã Bản Ngoại đến cách ngã ba Khuôn Ngàn 150m (về phía xã Bản Ngoại) 2.000
24 Từ cách ngã ba Khuôn Ngàn 150m (về phía xã Bản Ngoại) đến qua đường tàu cắt ngang 100m 3.500
25 Từ qua đường tàu cắt ngang 100m đến đỉnh dốc Mon 2.000
26 Từ đỉnh dốc Mon (đường rẽ vào xã La Bằng) đến qua trụ sở UBND xã Phú Xuyên cũ 300m 3.500
27 Từ qua trụ sở UBND xã Phú Xuyên cũ 300m đến Cầu Trà (hết đất xã Phú Xuyên) 3.000
28 Từ Cầu Trà đến Cầu Tây xã Yên Lãng 2.500
29 Từ Cầu Tây xã Yên Lãng đến ngã ba đường rẽ vào xóm Tiền Đốc 3.000
30 Từ ngã ba đường rẽ vào xóm Tiền Đốc đến cổng Trường Tiểu học Yên Lãng 1 4.000
31 Từ cổng Trường Tiểu học Yên Lãng 1 đến qua kiốt xăng Yên Lãng 300m 2.500
32 Từ qua kiốt xăng Yên Lãng 300m đến hết đất xã Yên Lãng (giáp đất huyện Sơn Dương Tuyên Quang) 1.000
II TRỤC PHỤ QUỐC LỘ 37
1 Từ Quốc lộ 37 đi vào xã An Khánh
1.1 Từ Quốc lộ 37 đến cầu Suối Huyền (hết đất xã Cù Vân) 2.000
1.2 Từ cầu Suối Huyền (giáp đất xã Cù Vân) đến đường rẽ Trại giống lúa An Khánh 1.200
1.3 Từ đường rẽ Trại giống lúa An Khánh đến đường rẽ Trường Trung học cơ sở xã An Khánh 1.000
1.4 Từ ngã 3 làng Ngò xã An Khánh đến cầu Bà Yểng (hết đất xã An Khánh)
1.4.1 Từ Trường Trung học cơ sở xã An Khánh đến cầu Xạc Bi 1.300
1.4.2 Từ cầu Xạc Bi đến ngã tư xóm Tân Tiến 1.500
1.4.3 Từ ngã tư xóm Tân Tiến đến cầu Bà Yểng (hết đất An Khánh) 1.500
1.5 Đường Cù Vân An Khánh
1.5.1 Từ ngã ba (Trung tâm giống thủy sản Thái Nguyên, đường rẽ vào đường Cù Vân An Khánh, đoạn bổ sung) đến cầu xóm Đạt 500
1.5.2 Từ cầu xóm Đạt đến cầu Đồng Khuôn 600
1.5.3 Từ cầu Đồng Khuôn đến ngã ba xóm Đầm (tiếp giáp đường Cù Vân An Khánh giai đoạn 1) 700
1.5.4 Từ ngã ba trạm bơm xóm Đồng Sầm đến ngã ba đường rẽ vào Trường Tiểu học xã An Khánh 500
2 Từ Quốc 37 vào Kho K9 xã Cù Vân
2.1 Từ Quốc lộ 37 vào 100m 1.200
2.2 Qua 100m đến 300m 1.000
2.3 Qua 300m đến cổng Kho K9 600
2.4 Từ cổng Kho K9 đến ngã ba bảng tin xóm 12 + 13 xã Cù Vân 400
3 Từ Quốc lộ 37 đi xóm 4, 5, 6
3.1 Từ Quốc lộ 37 (cổng trào xóm 2) đến đường tàu 500
3.2 Từ đường tàu xóm 2 đến cầu Đát Ma hết đất xóm 5 xã Cù Vân (giáp xã Phục Linh) 320
4 Từ Quốc lộ 37 đi vào Mỏ than Phấn Mễ
4.1 Từ Quốc lộ 37 đến nhà cân Mỏ than Phấn Mễ 2.000
4.2 Từ nhà cân Mỏ than Phấn Mễ đến hết đất xã Hà Thượng 1.000
4.3 Từ giáp đất xã Hà Thượng đến giáp đất vành đai M3 BLC 600
4.4 Từ giáp đất vành đai M3 BLC đến cầu Đát Ma (giáp đất huyện Phú Lương) 500
5 Từ Quốc lộ 37 vào đến Nhà Văn hóa xóm 13, và lô 2, lô 3 khu quy hoạch Văn phòng mỏ than Làng Cẩm 2.000
6 Từ Quốc lộ 37 vào hết đường bê tông xóm 5 xã Hà Thượng 1.700
7 Đường từ Quốc lộ 37 rẽ vào khu tái định cư Đồng Bông
7.1 Từ Quốc lộ 37 + 200m (hết đất khu tái định cư Đồng Bông) 2.000
7.2 Nhánh rẽ từ Quốc lộ 37 + 200m vào khu tái định cư Đồng Bông 100m 1.700
7.3 Các tuyến còn lại của khu tái định cư Đồng Bông 1.400
8 Từ Quốc lộ 37 vào đến Cầu Cau, xóm 9 xã Hà Thượng 1.000
9 Từ Quốc lộ 37 vào Trường Tiểu học xã Hà Thượng 1.000
10 Từ Quốc lộ 37 vào kho Muối xã Hà Thượng (xóm 6 + 7)
10.1 Từ Quốc lộ 37 vào tới đường tàu cắt ngang (bao gồm khu quy hoạch dân cư xóm 6 + 7) 1.000
10.2 Từ đường tàu cắt ngang đến cổng kho Muối 500
11 Từ Quốc lộ 37 (đường Mỏ Thiếc) đi qua UBND xã Phục Linh sang xã Tân Linh
11.1 Từ Quốc lộ 37 vào đến hết đất xã Hà Thượng 700
11.2 Từ giáp đất xã Hà Thượng đến qua cổng UBND xã Phục Linh 200m (đường đi Tân Linh) 1000
11.3 Từ qua cổng UBND xã Phục Linh 200m đến ngã ba đường rẽ đi xã Tân Linh 600
11.4 Từ ngã ba đường rẽ đi xã Tân Linh đến giáp đất xã Tân Linh (hết đất xã Phục Linh) 700
11.5 Từ ngã ba xóm Soi đến Cầu Sung 600
11.6 Từ ngã ba xóm Khuôn 3 đến Trạm điện số 35 500
11.7 Từ ngã ba xóm Mận (đi qua cổng Kho KV3) đến hết đất xã Phục Linh giáp đất xã Hà Thượng 700
11.8 Đường từ nhà ông Vũ Văn Phong, xóm Cẩm 1 (giáp bờ moong Mỏ than Phấn Mễ) đến nhà ông La Quang Đại, xóm Ngọc Tiến hết đất xã Phục Linh (giáp đất xã Phấn Mễ) 320
11.9 Từ nhà ông Trần Văn Thẩm, xóm Khuôn 2 đến Gốc Sung, xóm Khưu 2 320
12 Từ Quốc lộ 37 vào xã Tân Linh đi Phục Linh
12.1 Từ đỉnh dốc Đá đến cách ngã ba cầu Suối Bột 150m 500
12.2 Từ ngã ba cầu Suối Bột + 150m về ba phía 700
12.3 Qua ngã ba cầu Suối Bột 150m đến hết đất xã Tân Linh (giáp đất xã Phục Linh) 600
12.4 Qua ngã ba cầu Suối Bột 150m đến cống nước cạnh Nhà Văn hoá xóm 12 cũ 600
12.5 Từ cống nước cạnh Nhà Văn hoá xóm 12 cũ đến cầu Vực Xanh xã Tân Linh 800
12.6 Từ cầu Vực Xanh đến qua UBND xã Tân Linh 350m 1.000
12.7 Qua UBND xã Tân Linh 350m đến ngã ba Kiến Linh 700
12.8 Từ ngã ba Kiến Linh đến cổng xóm 6, xã Tân Linh 1.000
12.9 Từ cổng xóm 6, xã Tân Linh đến cách ngã tư Thái Linh 150m 600
12.10 Từ cách ngã tư Thái Linh 150m đến cầu bê tông xóm 3, xã Tân Linh 800
12.11 Từ cầu bê tông xóm 3, xã Tân Linh đến hết đất xã Tân Linh (giáp đất xã Phú Lạc) 500
13 Từ Quốc lộ 37 đến giáp đất quy hoạch dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (Quốc lộ 37 cũ đi tổ dân phố Liên Giới) 2.600
14 Đường bê tông từ tổ dân phố Liên Giới (giáp dự án Núi Pháo) đến ngã ba đường đi xóm Hàm Rồng và xóm Vân Long 1.500
15 Từ Quốc lộ 37 vào khu quy hoạch dân cư sau Xí nghiệp chè Đại Từ 2.200
16 Từ Quốc lộ 37 vào Trường Tiểu học Hùng Sơn I
16.1 Từ Quốc lộ 37 đến cổng làng nghề xóm Hàm Rồng 3.500
16.2 Từ cổng làng nghề xóm Hàm Rồng đến hết Trường Tiểu học Hùng Sơn I 2.500
16.3 Từ Trường Tiểu học Hùng Sơn 1 qua Nhà Văn hóa xóm Hàm Rồng đến nhà bà Nguyễn Bích Thủy xóm Hàm Rồng 1.500
17 Từ Quốc lộ 37 qua tổ dân phố An Long, xóm Hàm Rồng đi xóm Vân Long (đường liên xã Hùng Sơn Phú Lạc)
17.1 Từ Quốc lộ 37 vào đường bê tông tổ dân phố An Long qua nhà ông Phạm Khắc Dũng đến nhà bà Nguyễn Bích Thủy, xóm Hàm Rồng 1.000
17.2 Từ nhà ông Trần Quang Mần theo đường liên xã đi xóm Vân Long đến hết đất thị trấn Hùng Sơn 800
18 Từ Quốc lộ 37 vào khu tái định cư Hùng Sơn III
18.1 Từ Quốc lộ 37 đến hết đất lô M4 5.000
18.2 Từ lô N9 đến lô A1 4.500
18.3 Các tuyến đường còn lại trong khu quy hoạch tái định cư Hùng Sơn III 4.000
19 Từ Quốc lộ 37 đến Nhà Văn hóa tổ dân phố Cầu Thành 2, thị trấn Hùng Sơn 5.000
20 Trục đường Nam Sông Công
20.1 Từ Quốc lộ 37 đến hết đất Nhà thờ Sơn Hà 7.000
20.2 Từ hết đất Nhà thờ Sơn Hà đến Suối Mang 5.600
20.3 Từ trục chính đường Nam Sông Công vào đường bê tông qua nhà ông Trường ra đường trục chính Nam Sông Công 2.200
20.4 Từ đường trục chính Nam Sông Công vào khu quy hoạch điều chỉnh chợ Nam Sông Công 4.000
20.5 Nhánh đường Nam Sông Công vào trong khu dân cư điều chỉnh đất chợ Nam Sông Công 3.000
21 Từ Quốc lộ 37 đi qua Trường Trung học cơ sở thị trấn Hùng Sơn đến giáp đường đi xóm Đồng Cả 3.500
22 Từ Quốc lộ 37 (qua Nhà Văn hóa tổ dân phố Cầu Thành 1) đến hết đất nhà ông Nguyên xóm Xuân Đài 2.000
23 Từ Quốc lộ 37 đến cổng Trường Trung học phổ thông Đại Từ 4.900
24 Từ Quốc lộ 37 vào 100m (nhà ông Lưu) tổ dân phố Cầu Thành 2 thị trấn Hùng Sơn (đối diện đường rẽ vào Trường Trung học phổ thông Đại Từ) 2.000
25 Các lô đất ở thuộc khu quy hoạch sau bến xe khách Đại Từ cũ 2.800
26 Từ Quốc lộ 37 vào đường Đồng Khốc đến giáp đường vào Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ
26.1 Từ Quốc lộ 37 đến đường rẽ Trường Mầm non Hoa Sen 7.000
26.2 Từ đường rẽ Trường Mầm non Hoa Sen đến giáp đường vào Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ 5.500
26.3 Từ cổng Công an huyện đến tường rào Trường Trung học phổ thông Đại Từ 2.500
27 Từ Quốc lộ 37 (nhánh giáp đất ở nhà bà Phạm Thị Tâm, tổ dân phố Chợ 1) vào đường bê tông đến hết đất nhà ông Đào Quang Chung, tổ dân phố Trung Hòa 2.000
28 Từ Quốc lộ 37 đường rẽ vào xóm Trung Hòa (qua khối đoàn thể) ra Quốc lộ 37 (đèn xanh đèn đỏ) 2.200
29 Từ ngã ba cổng Chùa Minh Sơn đến đường tròn khu dân cư 1A 2.200
30 Từ Quốc lộ 37 (cầu Tây Phố Mới) đến cổng Đài tưởng niệm huyện Đại Từ 3.500
31 Từ Quốc lộ 37 (đối diện Ngân hàng nông nghiệp huyện Đại Từ) vào đến khu dân cư 1A 2.200
32 Từ Quốc lộ 37 vào đến cổng UBND huyện Đại Từ 6.000
33 Từ Quốc lộ 37 vào Nhà máy nước
33.1 Từ Quốc lộ 37 đến hết đất Nhà máy nước 3.500
33.2 Từ hết đất Nhà máy nước đến giáp bờ sông 2.500
34 Từ Quốc lộ 37 đến Nhà Văn hóa xóm Phố Dầu xã Tiên Hội 1.500
35 Từ Quốc lộ 37 đến cổng Trường Tiểu học xã Tiên Hội 1.500
36 Từ Quốc lộ 37 (Dốc Đỏ) vào xã Hoàng Nông
36.1 Từ Quốc lộ 37 đến hết đất Trường Mầm non xã Tiên Hội 1.000
36.2 Từ hết đất Trường Mầm non xã Tiên Hội đến hết đất xã Tiên Hội 800
36.3 Từ giáp đất xã Tiên Hội đến ngã tư làng Đảng xã Hoàng Nông 700
36.4 Từ ngã tư làng Đảng, xã Hoàng Nông đến Trạm Kiểm lâm Hoàng Nông 1.250
36.5 Từ Trạm Kiểm lâm Hoàng Nông đến đỉnh dốc Thủy Điện cũ xã Hoàng Nông 700
36.6 Từ đỉnh dốc Thủy Điện cũ xã Hoàng Nông đến cống qua đường (giáp nhà ông Ngôn) 400
36.7 UBND xã Hoàng Nông cũ (+, ) 200m về hai phía 350
37 Nhánh của tuyến đường liên xã Tiên Hội Hoàng Nông
37.1 Từ Trạm điện số 3 xã Hoàng Nông đến cầu tràn số 7 (giáp đất xã Khôi Kỳ) tuyến đường 5 xã 400
37.2 Từ Trạm điện số 2 xã Hoàng Nông đến giáp đất xã La Bằng (tuyến đường 5 xã) 400
37.3 Từ ngã ba làng Đảng + 100m đi xóm An Sơn (tuyến nhánh Hoàng Nông Bản Ngoại) 550
37.4 Từ ngã ba làng Đảng + 100m đến giáp xã Bản Ngoại (tuyến nhánh Hoàng Nông Bản Ngoại) 400
38 Từ Quốc lộ 37 vào 150m (đường bê tông xóm Đại Quyết) 800
39 Từ Quốc lộ 37 (ngã ba Ba Giăng) đến cầu treo xã Phú Lạc
39.1 Từ Quốc lộ 37 (ngã ba Ba Giăng) đến đường rẽ đi cầu treo xã Phú Lạc (giáp nhà ông Minh) 1.000
39.2 Từ đường rẽ đi cầu treo xã Phú Lạc (giáp nhà ông Minh) đến cầu treo xã Phú Lạc 400
39.3 Từ đường rẽ đi cầu treo xã Phú Lạc (giáp nhà ông Minh) đến hết đất xã Bản Ngoại (giáp xã Phú Thịnh) 500
40 Từ Quốc lộ 37 (cổng Trạm Y tế cũ) đến hết đất xã Bản Ngoại (giáp đất xã Phú Lạc)
40.1 Từ Quốc lộ 37 (cổng Trạm Y tế cũ) đến ngã tư xóm Phố xã Bản Ngoại 1.000
40.2 Từ ngã tư xóm Phố, xã Bản Ngoại đi Đầm Bàng hết đất xã Bản Ngoại (giáp đất xã Phú Lạc) 600
40.3 Từ Quốc lộ 37 đến Khu di tích lịch sử xóm Đầm Mua xã Bản Ngoại 350
41 Từ ngã ba nhà ông Việt xóm Đầm Bàng đến hết đất xã Bản Ngoại giáp xã Tân Linh 320
42 Từ giáp đất nhà ông Thi (xóm Na Mận) đi xóm Cao Khản giáp xã Tiên Hội 320
43 Từ cống tiêu Ba Giăng đi xã Tiên Hội Hoàng Nông đến hết đất xã Bản Ngoại (đường liên xã Bản Ngoại Tiên Hội Hoàng Nông) 400
44 Từ ngã 3 (nối Quốc lộ 37 đi di tích Đầm Mua) đến hết đất Bản Ngoại và hết đất xã Hoàng Nông) 400
45 Từ ngã ba (nhà ông Chiến Hoan) đi vào Trường Tiểu học xã Bản Ngoại đến ngã tư cống Đỏ (giáp nhà ông Hiệp xóm Phố) 320
46 Từ Quốc lộ 37 đi vào xã La Bằng
46.1 Từ Quốc lộ 37 đến hết xã Bản Ngoại (giáp đất xã La Bằng) 600
46.2 Từ giáp đất xã Bản Ngoại đến Trạm biến áp xóm Lau Sau 500
46.3 Từ Trạm biến áp xóm Lau Sau đến cổng Trường Mầm non xã La Bằng 600
46.4 Từ cổng Trường Mầm non xã La Bằng đến ngã ba cây Si + 100m (đi Phú Xuyên) + 100m đi xóm Rừng Vần 1000
46.5 Từ ngã ba cây Si + 100m (đường đi xã Phú Xuyên) đến hết đất xã La Bằng 500
46.6 Từ ngã ba cây Si + 100m đến Trạm biến áp xóm Rừng Vần 450
46.7 Từ Trạm biến áp xóm Rừng Vần đến đường rẽ xóm Tiến Thành xã La Bằng 350
46.8 Từ đường rẽ xóm Tiến Thành xã La Bằng đến Đập Kẹm xã La Bằng 320
46.9 Nhánh của trục đường từ Quốc lộ 37 đi xã La Bằng
46.9.1 Từ trục đường chính của xã đến Khu di tích thành lập Đảng (xã La Bằng) 500
46.9.2 Giáp đất xã Hoàng Nông đến cầu tràn Non Bẹo 320
47 Từ Quốc lộ 37 (dốc Mon) đến hết đất xã Phú Xuyên (giáp xã La Bằng) 700
48 Nhánh của đường Từ Quốc lộ 37 (dốc Mon đến hết đất xã Phú Xuyên) giáp xã La Bằng: Từ ngã ba nhà ông Thắng đến Nhà Văn hóa xóm Chính Phú 1 320
49 Từ Quốc lộ 37 vào Trạm Y tế cũ xã Phú Xuyên 500
50 Trục phụ Quốc lộ 37, từ Quốc lộ 37 xóm 8, xã Phú Xuyên đến giáp đất xã Na Mao 320
51 Từ Quốc lộ 37 đến Nhà Văn hóa xóm 2 xã Phú Xuyên 320
52 Từ Quốc lộ 37 (cây đa đôi) đến nhà bà Đỗi (khu quy hoạch chợ cũ) 500
53 Từ Quốc lộ 37 (cây Đa đôi) vào UBND xã Na Mao
53.1 Từ Quốc lộ 37 (cây Đa đôi) đi xã Na Mao, vào 200m 800
53.2 Từ qua 200m đến UBND xã Na Mao 320
53.3 Từ UBND xã Na Mao đến ngã tư (giáp đường Na Mao Phú Cường Đức Lương) 350
54 Từ Quốc lộ 37 (xóm 4) đến giáp đất xã Phú Thịnh (qua xóm 13) 350
55 Từ Quốc lộ 37 (xóm 4) đến ngã ba xóm Tân Lập (qua xóm 5) 350
56 Từ Quốc lộ 37 (biển cấm rừng) đến nhà ông Hoàng xóm 11 350
57 Từ nhà ông Hoàng xóm 11 đến ngã ba Yên Tử (hết đất xã Phú Xuyên) 350
58 Từ Trạm biến áp xóm 11 đến giáp Nhà máy Chè xã La Bằng qua xóm Tân Lập 350
59 Từ Quốc lộ 37 (đường đi Tượng đài thanh niên xung phong) đến hết đất xã Yên Lãng
59.1 Từ Quốc lộ 37 đến đường đi Tượng đài thanh niên xung phong 900
59.2 Từ đường đi Tượng đài thanh niên xung phong đến hết đất xã Yên Lãng 700
60 Từ Quốc lộ 37 (đường Nguyễn Huệ) đến ngã tư xóm Giữa, xã Yên Lãng 700
61 Từ Quốc lộ 37 đến Nhà Văn hóa xóm Khuôn Nanh 400
62 Từ Quốc lộ 37 đi vào Mỏ than Núi Hồng xã Yên Lãng
62.1 Từ Quốc lộ 37 (từ ngã ba Chợ Yên Lãng) đến hết đất Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp xã Yên Lãng 2.800
62.2 Từ giáp đất Chi nhánh Ngân hàng đến cổng Văn phòng Mỏ than Núi Hồng 2.300
62.3 Từ cổng Văn phòng Mỏ than Núi Hồng đến đường rẽ vào Bàn Cân 1.000
62.4 Từ đường rẽ vào Bàn Cân đến núi đá Vôi (xóm Cây Hồng) 600
63 Nhánh từ cổng Văn phòng Mỏ than Núi Hồng đến tập thể Mỏ (khu B) 500
B TRỤC ĐƯỜNG TỈNH LỘ
I TỈNH LỘ 270 (từ Quốc lộ 37 Hồ Núi Cốc)
1 Từ Quốc lộ 37 đến hết đất nhà ông Đặng Văn Anh 4.000
2 Từ hết đất nhà ông Đặng Văn Anh đến dốc Thái Lan 3.500
3 Từ dốc Thái Lan đến hết đất thị trấn Hùng Sơn 2.000
4 Từ giáp đất thị trấn Hùng Sơn đến cống qua đường nhà ông Năm Thúy 800
5 Từ cống qua đường nhà ông Năm Thuý đến Suối Lạc 1.100
6 Từ Suối Lạc đến cống qua đường đầm Ông Cầu 1.600
7 Từ cống qua đường đầm Ông Cầu đến cống qua đường nhà ông Ninh xóm Gốc Mít 3.000
8 Từ cống qua đường nhà ông Ninh xóm Gốc Mít đến hết đất xã Tân Thái 2.000
II TRỤC PHỤ TỈNH LỘ 270
1 Từ Tỉnh lộ 270 đến Đầm Nhội (thuộc tổ dân phố An Long thị trấn Hùng Sơn) 1.500
2 Từ ngã ba nhà ông Đinh Trọng Tấn đến ngã ba nhà ông Vũ Thanh Huân 1.000
3 Từ ngã ba nhà ông Đặng Ngọc Chinh đến ngã ba nhà ông Hường Hà 500
4 Từ ngã ba nhà ông Nguyễn Văn Thanh đến ngã ba nhà ông Oanh Chính 320
5 Từ ngã ba nhà ông Nguyễn Đức Ân đến cổng nhà ông Trường Vượng 1.000
III TỈNH LỘ 261 (ngã ba Bưu điện huyện Đại Từ đi Quân Chu)
1 Từ Quốc lộ 37 đến đường rẽ vào khu dân cư tổ dân phố Chợ 1 11.800
2 Từ đường rẽ vào khu dân cư tổ dân phố Chợ 1 đến đường rẽ vào khu dân cư Đồng Khốc 7.000
3 Từ đường rẽ vào khu dân cư Đồng Khốc đến ngã ba sân vận động 6.000
4 Từ ngã ba sân vận động đến cầu Suối Tấm 6.500
5 Từ cầu Suối Tấm đến cầu Cổ Trâu 4.200
6 Từ cầu Cổ Trâu đến hết đất xã Bình Thuận 3.000
7 Từ giáp đất xã Bình Thuận đến Cầu Đẩu xã Lục Ba (Km 3 + 600) 1.500
8 Từ Cầu Đẩu xã Lục Ba (Km3 + 600) đến đường rẽ vào nghĩa địa Gò Chùa, xóm Đồng Mưa xã Lục Ba (Km4 + 300) 2.000
9 Từ đường rẽ vào nghĩa địa Gò Chùa xóm Đồng Mưa xã Lục Ba (Km4 + 300) đến đường rẽ vào xóm Gò Lớn xã Lục Ba (Km5 + 500) 1.400
10 Từ đường rẽ vào xóm Gò Lớn (Km5 + 500) đến hết đất xã Lục Ba (Km7 + 100) 1.300
11 Từ giáp đất xã Lục Ba đến đường rẽ vào xã Văn Yên 2.000
12 Từ đường rẽ vào xã Văn Yên đến đường rẽ vào hồ Gò Miếu 1.800
13 Từ đường rẽ vào hồ Gò Miếu đến hết đất xã Ký Phú 1.500
14 Từ giáp đất xã Ký Phú đến đường rẽ vào Nhà Văn hóa xóm Trung Nhang 800
15 Từ đường rẽ vào Nhà Văn hóa xóm Trung Nhang đến dõng Đầm Tranh, xóm Nông Trường 1.000
16 Từ dõng Đầm Tranh, xóm Nông Trường đến ngầm tràn 3 Gò (hết đất xã Cát Nê) 600
17 Từ ngầm tràn 3 Gò đến đường rẽ UBND xã Quân Chu 500
18 Từ đường rẽ UBND xã Quân Chu đến hết đất Trường Trung học cơ sở xã Quân Chu 900
19 Từ hết đất Trường Trung học cơ sở xã Quân Chu đến đường rẽ xóm Hùng Vương xã Quân Chu 1.000
20 Từ đường rẽ xóm Hùng Vương xã Quân Chu đến cột mốc Km20 600
21 Từ Km20 đến cầu Suối Đôi 1.000
22 Từ cầu Suối Đôi đến cầu Suối Liếng, xã Quân Chu 800
IV TRỤC PHỤ TỈNH LỘ 261
1 Từ Tỉnh lộ 261 (cầu Gò Son) đến cổng phụ Trường Trung học phổ thông Đại Từ 4.000
2 Từ cổng Đài tưởng niệm huyện Đại Từ đến cổng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đại Từ 5.000
3 Từ Tỉnh lộ 261 qua cổng Bệnh viện Đa khoa đến cầu Thanh Niên đi xóm Đồng Cả
3.1 Từ Tỉnh lộ 261 đến hết đất Trường Nguyễn Tất Thành 5.000
3.2 Từ giáp đất Trường Nguyễn Tất Thành cổng Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ 7.000
3.3 Từ cổng Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ đến nhà bà Nguyễn Thị Hạnh, tổ dân phố Sơn Tập 3 3.500
3.4 Từ nhà bà Nguyễn Thị Hạnh, tổ dân phố Sơn Tập 3 đến cầu Thanh Niên đi xóm Đồng Cả 2.000
3.5 Các tuyến đường bê tông khác sau Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ 1.000
4 Từ đường vào Bệnh viện Đa khoa Đại Từ đến Trung tâm Y tế Đại Từ 3.000
5 Từ Tỉnh lộ 261 vào Trường Dân tộc Nội trú (xóm Phú Thịnh, thị trấn Hùng Sơn)
5.1 Từ Tỉnh lộ 261 vào 100m 2.000
5.2 Từ sau 100m đến giáp Trường Dân tộc nội trú huyện Đại Từ 1.500
6 Từ Tỉnh lộ 261 vào 300m đi xóm Bình Xuân, xã Bình Thuận 1.000
7 Từ Tỉnh lộ 261 vào 350m đi xóm Trại, xã Bình Thuận 600
8 Từ Tỉnh lộ 261 vào 350m đi Trường Mầm non, Tiểu học Bình Thuận 1.500
9 Từ Tỉnh lộ 261 vào 350m đi xóm Chùa, xã Bình Thuận 1.000
10 Từ Tỉnh lộ 261 vào 350m, đi xóm Thanh Phong xã Bình Thuận 500
11 Từ Tỉnh lộ 261 vào 350m, đi xóm Thuận Phong, xã Bình Thuận 500
12 Từ Tỉnh lộ 261 vào 350m, đi xóm Tiến Thành, xã Bình Thuận 600
13 Từ Tỉnh lộ 261 vào 350m đến Nhà Văn hóa xóm Thuận Phong 500
14 Từ Tỉnh lộ 261 đi Trường Trường Trung học cơ sở xã Lục Ba
14.1 Từ Tỉnh lộ 261 vào đến Trường Trường Trung học cơ sở xã Lục Ba 700
14.2 Từ giáp đất Trường Trung học cơ sở xã Lục Ba đến ngã ba ông Ky, xóm Thành Lập 350
14.3 Từ giáp đất Trường Trường Trung học cơ sở xã Lục Ba đến Trạm biến áp xóm Văn Thanh 350
15 Từ Tỉnh lộ 261 đến ngã ba nhà ông Úy (đường đi xóm Gò Lớn) 350
16 Từ Tỉnh lộ 261 đến ngã tư nhà ông Huỳnh 350
17 Từ Tỉnh lộ 261 (Chùa Cam Lam) đến ngã ba nhà ông Thắng (xóm Đầm Giáo) 500
18 Từ ngã ba ông Ky (xóm Thành Lập) đến trạm biến áp xóm Văn Thanh 350
19 Từ ngã ba nhà bà Nguyên (xóm Bình Hương) đến ngã ba ông Ky (xóm Thành Lập) 350
20 Từ Tỉnh lộ 261 vào xã Vạn Thọ
20.1 Từ Tỉnh lộ 261 vào đến cầu treo xã Vạn Thọ 1.200
20.2 Từ tràn Vạn Thọ đến trụ sở UBND xã Vạn Thọ + 200m 800
20.3 Từ trụ sở UBND xã Vạn Thọ + 200m đến cầu Vai Say 500
21 Nhánh của trục đường Tỉnh lộ 261 vào xã Vạn Thọ
21.1 Từ đường trục xã (trạm điện xóm 5) vào 100m 420
21.2 Từ đường trục xã vào 100m (đường vào xóm 6) 420
22 Từ ngã tư (ông Thử Dậu) đến ngã ba xóm 9 (ông Học) 380
23 Từ Tỉnh lộ 261 vào xã Văn Yên
23.1 Từ đường 261 đến ngã tư Gò Quếch 600
23.2 Từ ngã tư Gò Quếch đến đường vào Trường Mầm non xã Văn Yên (đường rẽ vào xóm Đình 2) 800
23.3 Từ đường vào Trường Mầm non xã Văn Yên đến Nhà Văn hóa xóm Cầu Găng 600
23.4 Từ Nhà Văn hóa xóm Cầu Găng đến hết đất xã Văn Yên (giáp đất xã Mỹ Yên) 400
23.5 Nhánh của trục phụ (đường Tỉnh lộ 261 vào xã Văn Yên)
23.5.1 Từ đường trục xã đến Chùa Già 320
23.5.2 Từ đường rẽ Trường Tiểu học đến Trường Mầm non (xóm Đình 2) 320
24 Từ đường 261 vào đến giáp hồ Gò Miếu xã Ký Phú 500
25 Từ đường Tỉnh lộ 261 (sau nhà ông Sơn Cảnh) + 120m vào xóm Đặn 1, xã Ký Phú 500
26 Từ đường Tỉnh lộ 261 (nhà ông Cầu Uyên) đường bê tông xóm Soi, xã Ký Phú đến Ngã ba đường rẽ sang xã Vạn Thọ (giáp nhà ông Trần Văn Thức) 500
27 Từ Tỉnh lộ 261 đến cổng Trường Mầm non xã Ký Phú 500
28 Từ Tỉnh lộ 261 đến ngã ba nhà ông Nguyễn Văn Định (xóm Duyên) 350
29 Từ Tỉnh lộ 261 đến Trạm điện xóm Duyên 400
30 Từ ngã ba giáp đường Tỉnh lộ 261 (nhà ông Bính) đến ngã ba nhà ông Tiến Lượng xóm Nương Cao, xã Cát Nê 350
31 Từ ngã ba nhà ông Tiến Lượng xóm Nương Cao xã Cát Nê đến cầu bê tông (giáp đất nhà ông Đinh Công Dũng xóm Thậm Thình giáp đất thị trấn Quân Chu) 320
32 Từ Tỉnh lộ 261 đến UBND xã Quân Chu 320
33 Từ Tỉnh lộ 261 (ngã 3 rẽ xóm 2) đến suối xóm 2 370
34 Từ Tỉnh lộ 261 (ngã ba rẽ xóm Chiểm) đến ngã ba (nhà ông Nhâm) +100m 360
35 Từ Tỉnh lộ 261 (ngã ba đi xóm 5) đến cầu xóm 5 360
36 Từ Tỉnh lộ 261 xóm 3 (nhà ông Toán) đến ngã ba xóm 2 (nhà ông Y Sấu) 360
V TỈNH LỘ 263B
1 Từ Quốc lộ 37 (đèn xanh, đèn đỏ) đến Cầu Thông 6.000
2 Từ Cầu Thông đến đến hết đất Khu di tích 27/7 5.000
3 Từ hết đất Khu di tích 27/7 đến đường rẽ xóm Gò 4.500
4 Từ đường rẽ xóm Gò đến hết đất thị trấn Hùng Sơn 3.500
5 Từ giáp đất thị trấn Hùng Sơn đến đường rẽ Nhà Văn hóa xóm Hòa Bình, xã Khôi Kỳ 2.500
6 Từ đường rẽ Nhà Văn hóa xóm Hòa Bình đến đường rẽ vào UBND xã Khôi Kỳ (đường 1) giáp nhà ông Thủy 2.200
7 Từ đường rẽ vào UBND xã Khôi Kỳ (đường 1) giáp nhà ông Thủy đến cầu Đức Long xã Khôi Kỳ 1.700
8 Từ cầu Đức Long xã Khôi Kỳ đến qua UBND xã Mỹ Yên 200m
8.1 Từ cầu Đức Long xã Khôi Kỳ đến Trạm điện Na Hồng (đường rẽ vào xóm Làng Lớn) 1400
8.2 Từ Trạm điện Na Hồng (đường rẽ vào xóm Làng Lớn) đến qua UBND xã Mỹ Yên 200m 1.000
9 Từ qua UBND xã Mỹ Yên 200m đến giáp đất xã Văn Yên 600
VI TRỤC PHỤ TỈNH LỘ 263B
1 Từ đường 263B đến đường Phố Mới 3.000
2 Từ đường 263B qua Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện đến cổng Ban Chỉ huy Quân sự huyện 4.000
3 Từ Nhà Văn hoá tổ dân phố Bàn Cờ thị trấn Hùng Sơn đến tiếp giáp đường vào Trường Dân tộc Nội trú huyện 2.200
4 Từ đường 263B đến cổng Trường Dân tộc Nội trú huyện 2.500
5 Từ đường 263B đi qua Nhà Văn hóa xóm Giữa đến ngã tư đường vào Trường Dân tộc Nội trú huyện 2.000
6 Đường bê tông từ giáp đất nhà ông Thủy đến UBND xã Khôi Kỳ 1.000
7 Từ Trạm điện số 2, xã Khôi Kỳ đến ngã ba Nhà Văn hóa xóm Gò Miều (tiếp giáp đường 5 xã) 1.000
8 Từ ngã ba (giáp nhà ông Lê Bá Đông xóm Đức Long) đến Trạm điện số 2 xã Khôi Kỳ 1.200
9 Từ tràn 2 (tiếp giáp đất xã Mỹ Yên) đến tràn 7 giáp đất xã Hoàng Nông (đường 5 xã) 800
10 Từ ngã tư (ông Hòa) đến ngã ba tràn Na Giai
10.1 Từ ngã tư (ông Hòa) + 500m 350
10.2 Qua ngã tư (ông Hòa) + 500m đến ngã ba tràn Na Giai 320
10.3 Từ Trạm điện Na Hang đến giáp đất xã Khôi Kỳ 320
VII TỈNH LỘ 264 TỪ NGÃ BA KHUÔN NGÀN ĐI MINH TIẾN
1 Từ Quốc lộ 37 (ngã ba Khuôn Ngàn) đến hết đất xã Phú Xuyên 3.000
2 Từ giáp đất xã Phú Xuyên đến hết đất Trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ 2.500
3 Từ hết đất Trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ đến hết đất Trường Trung học cơ sở xã Phú Thịnh 800
4 Từ giáp đất Trường Trung học cơ sở xã Phú Thịnh đến cầu Phú Minh 700
5 Từ cầu Phú Minh đến ngã ba Phú Minh 1.500
6 Từ ngã ba Phú Minh đến hết đất xã Phú Thịnh (giáp đất xã Phú Cường) 500
7 Từ giáp đất xã Phú Thịnh đến Km5 + 800m
7.1 Từ giáp đất xã Phú Thịnh đến Km5 + 200m (nhà ông Ước) 800
7.2 Từ Km5 + 200m trước cửa nhà ông Ước đến Km5 + 800m (hết đất UBND xã Phú Cường cũ) 900
8 Từ Km5 + 800m (hết đất UBND xã Phú Cường cũ) đến Km 6 (nhà ông Quyền) 1.000
9 Từ Km6 (thổ cư nhà ông Quyền) đến Km6 + 900m (cống Đồng Hàng) 1.000
10 Từ Km6 + 900m (cống Đồng Hàng) đến Km8 + 300m 750
11 Từ Km 8 + 300m đến hết đất xã Phú Cường (Km8 + 900) 360
12 Từ giáp đất xã Phú Cường đến đầm Thẩm Mõ xã Minh Tiến 480
13 Từ đầm Thẩm Mõ xã Minh Tiến đến Trạm bơm điện xã Minh Tiến
13.1 Từ hết đầm Thẩm Mõ đến cầu Cảnh Thịnh xã Minh Tiến 800
13.2 Từ cầu Cảnh Thịnh xã Minh Tiến đến Trạm bơm điện xã Minh Tiến 1.500
14 Từ Trạm bơm điện xã Minh Tiến đến hết đất xã Minh Tiến (giáp đất huyện Định Hóa) 500
VIII TRỤC PHỤ TỈNH LỘ 264
1 Nhánh từ ngã ba chợ cũ xã Minh Tiến đến Trạm điện xóm 8, xã Minh Tiến 700
2 Từ Trạm điện xóm 8, xã Minh Tiến đến hết đất xã Minh Tiến (giáp đất xã Phúc Lương) 400
3 Từ ngã ba (giáp nhà ông Khiên) đến cầu treo sắt (đường vào Trạm Y tế xã Minh Tiến) 600
4 Từ cầu sắt (đường rẽ vào xóm Lưu Quang) đến Nhà Văn hóa Xóm 1 Lưu Quang, xã Minh Tiến 320
IX TỈNH LỘ 263, TỪ NGÃ BA PHÚ MINH – ĐI HUYỆN PHÚ LƯƠNG
1 Từ ngã ba Phú Minh đến hết đất xã Phú Thịnh (giáp xã Phú Lạc) 400
2 Từ giáp đất xã Phú Thịnh đến hết đất xã Phú Lạc (giáp xã Đức Lương) 600
3 Từ ngã ba Chợ Trung tâm xã Phú Lạc đến Cầu Đá xóm cây Nhừ 500
4 Từ Cầu Đá xóm Cây Nhừ đến hết đất xã Phú Lạc (giáp đất xã Tân Linh) 400
5 Từ Cầu Đá, xóm Cây Nhừ đi xóm Phương Nam 2, xóm Phương Nam 3 đến hết đất xã Phú Lạc (giáp xã Bản Ngoại) 500
6 Từ ngã ba trung tâm xóm Na Hoàn đến cầu treo Làng Vòng, xã Phú Lạc 500
7 Từ giáp đất xã Phú Lạc đến cách UBND xã Đức Lương 200m 350
8 Từ UBND xã Đức Lương + 200m về 2 phía 700
9 Từ qua UBND xã Đức Lương 200m đến ngầm Cầu Tuất xã Phúc Lương 350
10 Từ ngầm Cầu Tuất đến hết khu quy hoạch (giáp nghĩa trang liệt sỹ xã Phúc Lương) 500
11 Từ nghĩa trang liệt sỹ xã Phúc Lương đến cách UBND xã Phúc Lương cũ 300m 320
12 Từ cách UBND xã Phúc Lương cũ 300m đến ngã ba đường đi cầu Đá Dài 350
13 Từ ngã ba đi cầu Đá Dài đến hết đất xã Phúc Lương (giáp đất huyện Phú Lương) 320
C ĐƯỜNG NA MAO PHÚ CƯỜNG ĐỨC LƯƠNG
1 Từ cầu tràn, xóm Đồng Ỏm, xã Yên Lãng đến hết đất xã Na Mao (giáp đất xã Phú Cường) 320
2 Từ giáp đất xã Na Mao đến bờ Sông Công, xã Phú Cường 450
3 Từ Tỉnh lộ 264 đến ngã ba xóm Na Quýt, xã Phú Cường (nhà ông Hoàng Văn Đường) 450
4 Từ ngã ba xóm Na Quýt xã Phú Cường (nhà ông Hoàng Văn Đường) đến Km số 6 (nhà ông Chư) 400
5 Km số 6 (nhà ông Chư) đến hết đất xã Phú Cường (giáp đất xã Đức Lương) 320
6 Từ giáp đất xã Phú Cường đến Tỉnh lộ 263 (thuộc xã Đức Lương) 350
D ĐƯỜNG PHÚC LƯƠNG MINH TIẾN
1 Từ ngã ba Mặt Giăng đến cầu Đồng Lốc, xóm Bắc Máng 350
2 Từ cầu Đồng Lốc đến hết đất xã Phúc Lương (giáp đất xã Minh Tiến) 320
E ĐƯỜNG PHÚ CƯỜNG MINH TIẾN
1 Từ giáp Tỉnh lộ 264 đến cầu tràn xóm Chiềng xã Phú Cường 380
2 Từ cầu tràn, xóm Chiềng, xã Phú Cường đến hết đường bê tông xóm Chiềng (cổng nhà ông Thịnh) 320
F ĐƯỜNG NA MAO PHÚ CƯỜNG
1 Từ đầu cầu treo xóm Đèo đến cách Trạm điện xóm Đèo 50m (về phía cầu treo xóm Đèo) xã Phú Cường 350
2 Từ cách Trạm điện xóm Đèo 50m (về phía cầu treo xóm Đèo) xã Phú Cường đến cầu Đầm Vuông giáp xã Na Mao 350
3 Từ cầu Đầm Vuông, xã Na Mao đến ngã tư ông Trần Đoàn Thắng 320
G ĐƯỜNG ĐỨC LƯƠNG PHÚ CƯỜNG
1 Từ Tỉnh lộ 263 (Bưu điện Văn hoá xã) + 200m 400
2 Từ qua Bưu điện Văn hoá xã 200m đến hết xóm Thống nhất giáp với đất xã Phú Cường 300
H ĐƯỜNG ĐỨC LƯƠNG PHÚC LƯƠNG
1 Từ Tỉnh lộ 263 (nhà ông Toàn Văn Nguyên) + 200m 400
2 Từ qua nhà ông Toàn Văn Nguyên 200m đến hết xóm Cây Xoan giáp với đất xã Phúc Lương 300
I ĐƯỜNG ĐỨC LƯƠNG PHÚ LẠC
1 Từ Tỉnh lộ 263 (đường bê tông xóm Đồi) đến giáp với đất xã Phú Lạc 300
J CÁC TUYẾN ĐƯỜNG KHÁC
1 Đường vào Chùa Thiên Tây Trúc: Từ Trạm Kiểm lâm Quân Chu đến ngã ba Ông Cham 400
2 Đường vào Chùa Thiên Tây Trúc: Từ ngã ba Ông Cham đến cầu Đá Trắng 350
3 Từ đường rẽ UBND xã Quân Chu đến ngã ba ông Cham 320
4 Từ đường suối Ông Cảnh Tần đến cầu xóm Chiểm 1, xã Quân Chu 320
5 Đường liên xã Cát Nê Thậm Thình Quân Chu từ cầu Khuôn Gà đến hết đất thị trấn Quân Chu (giáp xóm Thậm Thình xã Cát Nê) 320
6 Từ giáp Khu di tích Đầm Mua (xã Bản Ngoại) đến Nhà Văn hóa xóm Non Bẹo 320
7 Nhà ông Lý Văn Mạnh xóm Đồng Đình đến đập Kẹm xã La Bằng 320
8 Nhà ông Nguyễn Văn Bằng xóm La Bằng đến nhà ông Trần Công Viết xóm La Bằng 500
9 Từ nhà Nguyễn Văn Cửu xóm Đồng Tiến đến nhà ông Trần Văn Biển xóm La Cút 500
10 Từ ngã tư Đồng Cháy đến hết xóm Đầm Pháng (hết đất xã Mỹ Yên, giáp xã Lục Ba 350
11 Từ ngã ba đi vào Trường Tiểu học Bản Ngoại đến ngã tư Cống Đỏ 350
12 Từ ngã tư xóm Phố đến cầu treo La Dạ xã Bản Ngoại 400
13 Từ cầu treo La Dạ đi Đầm Bàng đến hết đất xã Bản Ngoại (giáp đất Phú Lạc) 350
K ĐƯỜNG LIÊN XÃ TÂN LINH BẢN NGOẠI
1 Từ ngã ba Đồng Thị đến mương nước cửa nhà bà Tơ cắt ngang đường liên xã 800
2 Từ mương nước cửa nhà bà Tơ cắt ngang đường liên xã đến cổng làng nghề chè truyền thống xóm 11 600
3 Từ cổng làng nghề chè truyền thống xóm 11 đến hết đất ở nhà ông Quy xóm 11 400
4 Từ hết đất ở nhà ông Quy xóm 11 đến hết đất xã Tân Linh, giáp xã Bản Ngoại 320
L XÃ PHÚC LƯƠNG
1 Từ cầu Na Trâu xóm Nhất Tâm đến hết xóm Cây Hồng (giáp xóm Cây Xoan xã Đức Lương) 300
2 Từ Chợ Diên Hồng xóm Cầu Tuất đến xóm Hàm Rồng 300
3 Từ đầu xóm Na Khâm đi xóm Phúc Sơn đến hết xóm Hàm Rồng 300
4 Từ ao Đồng Lốc đến hết đất xã Phúc Lương (giáp đất xã Bộc Nhiêu huyện Định Hóa) 300
5 Từ dốc ông Kỷ đến trạm điện số 5 xóm Cỏ Rôm 300
2. Giá đất ở tại đô thị nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Thị trấn Hùng Sơn 500 480 460 440
Thị trấn Quân Chu 350 330 310 290
3. Giá đất ở tại nông thôn nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Các xã: An Khánh, Bình Thuận, Cù Vân, Hà Thượng, Khôi Kỳ, Tân Thái, Tiên Hội, Bản Ngoại, Phú Xuyên, Yên Lãng 310 290 270 250
Các xã: Hoàng Nông, Ký Phú, La Bằng, Lục Ba, Cát Nê, Mỹ Yên, Phú Cường, Phú Thịnh, Phục Linh, Tân Linh, Vạn Thọ, Quân Chu 300 280 260 240
Các xã: Na Mao, Minh Tiến, Đức Lương, Phúc Lương 290 270 250 230
PHỤ LỤC SỐ 08
# BẢNG GIÁ ĐẤT Ở GIAI ĐOẠN 20202024 HUYỆN PHÚ LƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số: 46/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Giá đất ở tại đô thị, giá đất ở tại nông thôn bám các trục đường giao
thông
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
STT TRỤC ĐƯỜNG GIAO THÔNG Mức giá
A QUỐC LỘ
I QUỐC LỘ 3 CŨ (Từ giáp đất thành phố Thái Nguyên đến hết đất xã Yên Ninh)
1 Từ Km78 + 200 (giáp đất xã Sơn Cẩm) đến Km79 + 400 3.500
2 Từ Km79 + 400 đến Km80 4.500
3 Từ Km80 đến Km83 + 600 4.000
4 Từ Km83 + 600 đến Km85 4.500
5 Từ Km85 đến Km85 + 660 (hết đất thị trấn Giang Tiên) 4.000
6 Từ Km85 + 660 đến cầu Thủy Tinh 5.000
7 Từ cầu Thủy Tinh đến đến Km88 + 700 3.500
8 Từ Km88 + 700 đến Km89 + 400 4.000
9 Từ Km89 + 400 đến Km90 (cổng Bệnh viện Đa khoa huyện) 5.000
10 Từ Km90 (cổng Bệnh viện Đa khoa huyện) đến Km91 + 200 8.000
11 Từ Km91 + 200 đến Km91 + 500 5.000
12 Từ Km91 + 500 đến Km92 + 450 (cổng Huyện đội) 6.500
13 Từ Km92 + 450 đến Km93 + 100 (hết đất thị trấn Đu) 5.000
14 Từ Km93 + 100 đến Km95 4.000
15 Từ Km95 đến Km96 3.500
16 Từ Km96 đến Km97 + 500 2.000
17 Từ Km97 + 500 đến Km99 (khu chợ xã Yên Đổ) 3.500
18 Từ Km99 (khu chợ xã Yên Đổ) đến Km99 + 900 2.000
19 Từ Km99 + 900 đến Km100 + 100 (ngã ba cây số 31) 2.500
20 Từ Km100 + 100 đến Km110 + 400 (cầu Suối Bén) 1.500
21 Từ Km110 + 400 (cầu Suối Bén) đến Km112 2.500
22 Từ Km112 đến Km112 + 750 (đỉnh dốc Suối Bốc) 1.500
23 Từ Km112 + 750 (đỉnh dốc Suối Bốc) đến Km113 + 200 2.000
24 Km113 + 200 đến Km113 + 800 (hết đất xã Yên Ninh) 2.500
Trục phụ
1 Từ Quốc lộ 3 đi Trung tâm Giáo dục chữa bệnh xã hội
1.1 Từ Quốc lộ 3 đến 200m 1.500
1.2 Sau 200m đến Trung tâm Giáo dục chữa bệnh xã hội 800
2 Từ Quốc lộ 3 đi làng Ngói, xã Cổ Lũng
2.1 Từ Quốc lộ 3 đến 150m 1.500
2.2 Sau 150m đến 500m 800
3 Từ Quốc lộ 3 đi làng Phan, xã cổ Lũng
3.1 Từ Quốc lộ 3 đến 150m 1.700
3.2 Sau 150m đến 500m 900
4 Từ Quốc lộ 3 + 200m đi Đình Cháy, xã Cổ Lũng 1.500
5 Từ Quốc lộ 3 đi xóm Tân Long, xóm Bờ Đậu, xã Cổ Lũng
5.1 Từ Quốc lộ 3 đến 150m 1.800
5.2 Sau 150m đến 500m 900
6 Từ Quốc lộ 3 đến cầu cũ Giang Tiên, địa phận xã Cổ Lũng 1.800
7 Từ Quốc lộ 3 đến cầu cũ Giang Tiên, địa phận Giang Tiên 1.500
8 Từ Quốc lộ 3 đi cầu Đát Ma Giang Tiên
8.1 Từ Quốc lộ 3 đến 300m 1.700
8.2 Sau 300m đến đường rẽ Nhà Văn hóa tiểu khu Giang Long 1.100
8.3 Từ đường rẽ Nhà Văn hóa tiểu khu Giang Long đến cầu Đát Ma 800
9 Từ Quốc lộ 3 đi Bãi Bông
9.1 Từ Quốc lộ 3 đến 100m 2.200
9.2 Sau 100m đến 300m đi Bãi Bông 1.500
10 Quốc lộ 3 đi Văn phòng mỏ than Phấn Mễ (hết đất thị trấn Giang Tiên) 2.500
11 Từ Quốc lộ 3 đến Bãi than 3, Mỏ than Phấn Mễ 1.600
12 Từ Quốc lộ 3 + 200m đi khu hầm lò Mỏ Phấn Mễ 1.600
13 Từ Quốc lộ 3 đi Tân Bình (Vô Tranh)
13.1 Từ Quốc lộ 3 đến Nhà Văn hóa xóm Mỹ Khánh 2.500
13.2 Từ Nhà Văn hóa xóm Mỹ Khánh đến đầm Thiếu nhi 1.550
14 Từ Quốc lộ 3 đến Trường Tiểu học Phấn Mễ 1 2.000
15 Từ Quốc lộ 3 đến Nhà Văn hoá xóm Giá 1 2.200
16 Từ Quốc lộ 3 đến đất Trung tâm Dạy nghề huyện Phú Lương 3.600
17 Từ giáp đất Trung tâm Dạy nghề huyện Phú Lương + 500m đi Thọ Lâm (các hướng) 2.100
18 Từ Quốc lộ 3 đến Phòng Giáo dục huyện Phú Lương 4.000
19 Từ Quốc lộ 3 đến hết đất khu dân cư Ngân hàng Thương nghiệp 4.000
20 Từ Quốc lộ 3 + 250m đi Thọ Lâm (ngã ba) 2.700
21 Từ Quốc lộ 3 đến giáp đường đi Yên Lạc
21.1 Từ Quốc lộ 3 đến hết đất Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện 3.000
21.2 Đoạn còn lại đến giáp đường đi Yên Lạc 2.000
22 Từ Quốc lộ 3 đi Trường Tiểu học thị trấn Đu
22.1 Từ Quốc lộ 3 đến hết đất Trường Tiểu học thị trấn Đu 2.800
22.2 Từ giáp đất Trường Tiểu học thị trấn Đu vào 150m 1.600
23 Từ Quốc lộ 3 vào cổng Huyện đội Phú Lương 3.500
24 Từ Quốc lộ 3 đến cổng Trung đoàn 677 2.000
25 Từ Quốc lộ 3 vào đền Khuôn
25.1 Từ Quốc lộ 3 vào 75m 1.800
25.2 Sau 75 m đến 300m 1.000
25.3 Sau 300m đến đền Khuôn 600
26 Quốc lộ 3 (đền Đuổm) đi xóm Ao Sen đến đường Đu Yên Lạc
26.1 Từ Quốc lộ 3 vào 75m 1.800
26.2 Sau 75 m đến 300m 1.000
26.3 Sau 300m đến gặp đường Đu Yên Lạc 600
27 Từ Quốc lộ 3 đi xóm Gốc Vải (hai hướng)
27.1 Từ Quốc lộ 3 vào 75m 1.200
27.2 Sau 75 m đến 300m 700
27.3 Sau 300m đến đền hết địa phận xóm Gốc Vải 400
28 Đường từ Quốc lộ 3 đi kho K87B đến hết đất Yên Đổ
28.1 Từ Quốc lộ 3 đi hết địa phận xóm Phố Trào 2.000
28.2 Từ hết địa phận xóm Phố Trào đến hết địa phận xóm Kẻm 1.000
28.3 Từ hết địa phận xóm Kẻm đến cầu Khe Nác 500
28.4 Từ cầu Khe Nác đến hết đất Yên Đổ 400
29 Từ Quốc lộ 3 + 200m đi đền Thắm (Chợ Mới, Bắc Kạn)
29.1 Từ Quốc lộ 3 vào 75m 1.500
29.2 Từ sau 75m đến 200m đi đền Thắm (Chợ Mới, Bắc Kạn) 900
II ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH (từ Quốc lộ 3 qua cầu Bắc Bé đến hết đất Phú Lương)
1 Từ Quốc lộ 3 đến cầu Bắc Bé 2.000
2 Từ cầu Bắc Bé đến hết đất huyện Phú Lương 1.000
III QUỐC LỘ 3 MỚI (từ Quốc lộ 3 cũ tại Km75+200, giáp đất xã Sơn Cẩm đến Km93 +320, hết đất Yên Lạc)
1 Từ Km75 + 200 (giáp đất xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên) đến Km79 (hết đất xã Vô Tranh) 2.500
2 Từ Km79 đến Km80+600 2.500
3 Từ Km80 + 600 đến Km81+ 400 3.000
4 Từ Km81+ 400 đến Km87 (hết đất xã Tức Tranh) 2.500
5 Từ Km87 đến Km87 + 900 (hết đất xã Phú Đô) 1.000
6 Từ Km87 + 900 đến Km88 + 700 2.000
7 Từ Km88 + 700 đến Km93 + 320 (hết đất xã Yên Lạc) 780
IV QUỐC LỘ 37 (từ ngã ba Bờ Đậu đến hết đất xã Cổ Lũng)
1 Từ ngã ba Bờ đậu đến 100m 4.000
2 Qua 100m đến 500m 3.000
3 Qua 500m đến cầu Lò Bát 2.000
4 Từ cầu Lò Bát đến hết đất xã Cổ Lũng (giáp đất huyện Đại Từ) 1.500
V QUỐC LỘ 3C (từ Quốc lộ 3 đi Định Hóa đến giáp đất huyện Định Hóa)
1 Từ Km0 đến Km0 + 500 1.800
2 Từ Km0 + 500 đến Km2 1.000
3 Từ Km2 đến Km2 + 400 1.200
4 Từ Km2 + 400 đến giáp đất huyện Định Hóa 800
B CÁC ĐƯỜNG TỈNH LỘ
TỈNH LỘ 263 (từ Quốc lộ 3 đến hết đất xã Ôn Lương)
1 Từ Km0 đến cầu tràn 4.000
2 Từ cầu tràn đến Km1 + 300 (lối rẽ đi Cổ Cò) 2.000
3 Từ Km1 + 300 đến Km1 + 700 (hết đất thị trấn Đu) 1.500
4 Từ Km1 + 700 đến Km1 + 900 (hết đất xã Động Đạt) 1.200
5 Từ Km1 + 900 đến Km3 1.000
6 Từ Km3 đến Km4 1.500
7 Từ Km4 đến Km7 + 300 1.000
8 Từ Km7 + 300 đến qua ngã tư Ôn Lương 100m 2.000
9 Từ qua ngã tư Ôn Lương 100m đến hết đất xã Ôn Lương 1.000
C CÁC ĐƯỜNG LIÊN XÃ
I TỪ GIANG TIÊN PHÚ ĐÔ NÚI PHẤN GẶP QUỐC LỘ 3
1 Từ Quốc lộ 3 đến cầu Lồng Bồng (hết đất thị trấn Giang Tiên) 2.500
2 Từ cầu Lồng Bồng đến Km2 1.500
3 Từ Km2 đến Km4 + 700m (giáp đất xã Tức Tranh) 1.000
4 Từ Km4 + 700 đến Km5 + 200m (hết cánh đồng Ao Xanh) 700
5 Từ Km5+ 200 đến Km6+ 100m (cầu Đồng Chùa, xã Tức Tranh) 2.000
6 Km6 +100 đến Km7 + 300m (Xí nghiệp Chè) 2.500
7 Từ Km7 + 300 đến Km7 + 600 (cầu tràn) 1.000
8 Từ Km7 + 600 đến Km9 + 300 (ngã ba rẽ xóm Khe Vàng 1) 800
9 Từ Km9 + 300 đến Km11 + 300 (ngã ba rẽ xóm Cúc Lùng) 1.500
10 Từ Km11 + 300 đến Km16 + 600 (giáp đất xã Yên Lạc) 500
11 Từ Km16 + 600 (giáp đất xã Phú Đô) đến Km17 + 800 1.500
12 Từ Km17 + 800 đến Km18 + 300 1.000
13 Từ Km18 + 300 đến hết đất xã Yên Lạc 500
14 Từ giáp đất Yên Lạc đến ngã ba rẽ vườn ươm (Dự án 661) 800
15 Từ ngã ba rẽ vườn ươm (Dự án 661) đến cổng nhà máy Chè 1.000
16 Từ cổng nhà máy chè đến gặp Quốc lộ 3 1.500
II ĐƯỜNG PHẤN MỄ TỨC TRANH
1 Từ Quốc lộ 3 + 100m đi dốc Ông Thọ 3.000
2 Sau 100m đến đến Nhà Văn hóa xóm Đồng Hút 2.000
3 Từ Nhà Văn hóa xóm Đồng Hút đến ngã ba gặp đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn 2.500
III ĐƯỜNG TỪ QUỐC LỘ 3 (Phấn Mễ) cầu Làng Giang đến cầu treo Làng Cọ
1 Từ Quốc lộ 3 đến cổng Trường Trung học cơ sở Phấn Mễ 1 3.500
2 Từ cổng Trường Trung học cơ sở Phấn Mễ 1 đến qua ngã tư Làng Bò 100m đi Làng Giang 2.500
3 Từ cách ngã tư Làng Bò 100m đến khu quy hoạch dân cư cầu Làng Giang 1.500
4 Từ khu Quy hoạch dân cư cầu Làng Giang đến cầu treo Làng Cọ (giáp thị trấn Đu) 2.000
IV ĐƯỜNG TỪ QUỐC LỘ 3 (thị trấn Đu) đi Làng Cọ
1 Từ Quốc lộ 3 +200m 4.000
2 Từ 200m đến cầu treo Làng Cọ (giáp đất xã Phấn Mễ) 3.000
V ĐƯỜNG ĐU – YÊN LẠC
1 Từ Bưu điện Phú Lương + 250m (đến ngã ba) 4.000
2 Từ ngã ba đến hết đất thị trấn Đu (giáp xã Động Đạt) 2.500
3 Từ giáp đất thị trấn Đu đến Km3 2.000
4 Từ Km3 đến hết đất Động Đạt 1.500
5 Từ giáp đất Động Đạt đến cách UBND xã Yên Lạc 200m 1.000
6 Từ cách UBND xã Yên Lạc 200m đến qua UBND xã Yên Lạc 200m 2.000
7 Từ qua UBND xã Yên Lạc 200m đến gặp đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn 1.000
VI ĐƯỜNG LIÊN XÃ TỨC TRANH YÊN LẠC YÊN ĐỔ
1 Từ cổng làng xóm Yên Thủy 4 đến hết đất xóm Yên Thủy 4 1.000
2 Từ hết đất xóm Yên Thủy 4 đến cầu Ông Mạch 600
3 Từ cầu Ông Mạch đến Nhà Văn hóa xóm Yên Thủy 2 + 100m 1.000
4 Từ Nhà Văn hóa xóm Yên Thủy 2 + 100m đến cầu Yên Thủy 1 600
5 Từ cầu Yên Thủy 1 đến Trung tâm UBND xã Yên Lạc (ngã 3 đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn) 800
6 Từ ngã 3 đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn đến cách chợ xóm Ó 300m 600
7 Từ cách chợ xóm Ó 300m đến hết đất xã Yên Lạc 800
VII TUYẾN ĐƯỜNG LIÊN XÃ XÓM ĐỒNG BÒNG YÊN LẠC ĐI XÓM QUYẾT THẮNG TỨC TRANH
1 Toàn tuyến 600
VIII TRỤC QUỐC LỘ 3 YÊN NINH YÊN TRẠCH PHÚ TIẾN
1 Từ Quốc lộ 3 đến cầu tràn (đi Yên Trạch) 1.200
2 Từ cầu tràn đến hết đất xã Yên Ninh 800
3 Từ cách Trường Trung học cơ sở Yên Trạch 100m đến qua Trường Trung học cơ sở Yên Trạch 250m, hướng đi Phú Tiến 1.200
4 Từ qua Trường Trung học cơ sở xã Yên Trạch 250m đến qua đường rẽ chợ Yên Trạch 100m, hướng đi xã Phú Tiến 800
5 Từ ngã 3 rẽ Bản Héo + 50m đi Yên Ninh, từ ngã 3 rẽ Bản Héo + 100m đi xã Phú Tiến 800
6 Các đoạn còn lại của đường Yên Ninh Yên Trạch Phú Tiến (thuộc địa phận xã Yên trạch) 800
IX ĐƯỜNG ATK HỢP THÀNH PHỦ LÝ
1 Từ ngã ba Chợ Hợp Thành đến ngã ba Phú Thành 1.800
2 Từ ngã 3 Phú Thành đến Bưu điện văn hóa xã 1.000
3 Từ Bưu điện Văn hóa xã đi xóm Làng Mon đến giáp đất Phủ Lý 800
4 Từ giáp đất xã Hợp Thành đến cầu Na Lậu (gặp Tỉnh lộ 263) 1.000
X TUYẾN ĐƯỜNG PHỦ LÝ YÊN TRẠCH
1 Từ nút giao Tỉnh lộ 263 đến cầu tràn Na Dau 1.000
2 Từ cầu tràn Na Dau đến hết đất xã Phủ Lý 800
3 Từ địa phận xóm Hạ xã Yên Đổ (giáp đất xã Phủ Lý) đến hết đất xóm Trung 800
4 Từ giáp đất xóm Trung qua Quốc lộ 3C đến cống xóm Thượng 1.000
5 Từ cống xóm Thượng qua xóm An Thắng đến hết địa phận xóm Ao Then 800
6 Từ hết địa phận xóm Ao Then đến Quốc lộ 3 1.000
D CÁC ĐƯỜNG KHÁC
I THỊ TRẤN GIANG TIÊN
1 Đất khu dân cư trong chợ Giang Tiên 2.500
2 Các trục đường liên phố, tiểu khu khác chưa kể tên
2.1 Đường đấu nối với đường từ Quốc lộ 3 đi cầu Đát Ma Giang Tiên, đến hết khu di tích Bazuka 1.000
2.2 Từ Bãi than 3, Mỏ than Phấn Mễ rẽ hai phía đến hết đất thị trấn Giang Tiên 1.000
2.3 Từ nhà cơ điện mỏ than đi xóm Làng Bún xã Phấn Mễ (hết đất thị trấn Giang Tiên) 700
3 Các đường bê tông còn lại có đấu nối với Quốc lộ 3, đường rộng ≥ 2,5m
3.1 Từ Quốc lộ 3 vào 150m 1.500
3.2 Từ sau 150m đến 300m 1.000
4 Các đường bê tông còn lại không đấu nối với Quốc lộ 3, đường rộng ≥ 2,5m 800
5 Các đường còn lại không đấu nối với Quốc lộ 3: Đường đất rộng ≥ 2,5m 600
II THỊ TRẤN ĐU
1 Trục phụ Quốc lộ 3 (đường bê tông)
1.1 Từ Quốc lộ 3 (Km88 + 50 đi xóm Hoa 1, xã Phấn Mễ) đến hết đất thị trấn Đu 2.500
1.2 Từ Quốc lộ 3 (Km89 + 700) đi tiểu khu Cầu Trắng, đến hết đường bê tông 2.000
1.3 Từ Quốc lộ 3 (Km89 + 810) đi tiểu khu Cầu Trắng, vào 250m 1.500
1.4 Từ Quốc lộ 3 (Km90 + 50, cạnh phía Nam Bệnh viện Đa khoa huyện) vào 150m 1.500
1.5 Quốc lộ 3 (Km90 + 250, cạnh Điện lực Phú Lương) vào 250m 2.000
1.6 Từ Quốc lộ 3 (Km90 + 500) vào 230m hướng đi Tiểu khu Cầu Trắng và Tiểu khu Thái An 3.000
1.7 Từ Quốc lộ 3 vào kho 24+200m 1.500
1.8 Từ Quốc lộ 3 (Km90 + 550) đến Nhà Văn hóa tiểu khu Thái An 2.000
1.9 Từ Quốc lộ 3 (Km91 + 50) vào đến đường Đu Yên Lạc 3.000
1.10 Từ Quốc lộ 3 (Km91 + 580, đường vào Nhà máy nước) đến hết đất thị trấn Đu 3.000
1.11 Từ Quốc lộ 3 (Km91 + 690, đường vào Đền Liệt sỹ) vào đến hết đường bê tông 3.000
1.12 Từ Quốc lộ 3 (Km91 + 850, giáp Hạt Giao thông Quốc lộ 3) vào đến hết đường bê tông 2.500
1.13 Từ Quốc lộ 3 (Km91 + 950) đi tiểu khu Lê Hồng Phong vào đến hết đường bê tông 3.000
1.14 Từ Quốc lộ 3 (Km92 + 230) đi tiểu khu Lê Hồng Phong đến hết đường bê tông 2.000
1.15 Từ Quốc lô 3 (Km92 + 780) đi tiểu khu Lê Hồng Phong đến hết đường bê tông 2.500
2 Trục phụ Tỉnh lộ 263
2.1 Tỉnh lộ 263 Km0 + 550 đi xóm Làng Chảo, xã Động Đạt) đến hết đường bê tông 1.000
2.2 Tỉnh lộ 263 Km0 + 650 rẽ từ Tiểu khu Tân Lập đi tiểu khu Cây Châm) vào đến hết đường bê tông 1.000
2.3 Tỉnh lộ 263 (Km0 + 950 đi xóm Đồng Nghè, xã Động Đạt) đến hết đất thị trấn Đu 1.000
3 Từ Quốc lộ 3 đến cổng phân hiệu Trường Mầm non thị trấn Đu (tiểu khu Lân 2) 2.500
4 Đường còn lại
4.1 Đường bê tông rộng ≥ 3,5m 1.300
4.2 Đường bê tông rộng < 3,5m nhưng ≥ 2,5m 1.000
4.3 Đường đất rộng ≥ 3,5m 800
4.4 Đường đất rộng < 3,5m nhưng ≥ 2,5m 600
III XÃ PHẤN MẾ
1 Từ ngã ba xóm Hoa 2 đi tiểu khu Lân 2, thị trấn Đu 1.000
2 Từ Quốc lộ 3 đi xóm Làng Mai, Làng Bò
2.1 Từ Quốc lộ 3 vào 300m 2.200
2.2 Từ sau 300m đến ngã tư Làng Bò 1.500
3 Từ Quốc lộ 3 đi xóm Làng Trò
3.1 Từ Quốc lộ 3 vào 400m 2.000
3.2 Từ sau 400m đến giáp đất xã Vô Tranh 1.200
IV XÃ YÊN ĐỔ
1 Các đường quy hoạch dân cư sau Chợ Trào, Yên Đổ 1.500
2 Từ Quốc lộ 3 đi xóm Làng, xóm Kẻm (khu chợ xã Yên Đổ) gần nhà nghỉ Gia Linh)
2.1 Từ Quốc lộ 3 đến 200 m 1.500
2.2 Sau 200 m đến 500 m 1.000
3 Từ Quốc lộ 3 đi xóm Làng, xóm Thanh Thế
3.1 Từ Quốc lộ 3 đến 150 m 2.000
3.2 Sau 150m đến Nhà Văn hóa xóm Làng 1.500
4 Từ Quốc lộ 3 đi Trạm Y tế xã Yên Đổ đến Nhà Văn hóa xóm Thanh Thế
4.1 Từ Quốc lộ 3 đến Trạm Y tế xã Yên Đổ 2.000
4.2 Từ Trạm Y tế xã Yên Đổ đến Nhà Văn hóa xóm Thanh Thế 1.500
V XÃ ÔN LƯƠNG
1 Trục phụ Tỉnh lộ 263 đi xã Ôn Lương
1.1 Từ Tỉnh lộ 263 đến hết đất UBND xã Ôn Lương (ngã ba) 2.000
1.2 Từ giáp đất UBND xã Ôn Lương (ngã ba) + 100m đi 2 nhánh 1.500
2 Đường làng nghề xã Ôn Lương
2.1 Từ ngã ba xóm Thâm Đông đi Nhà Văn hóa xóm Đầm Rum 800
2.2 Đoạn đường còn lại thuộc đường làng nghề xã Ôn Lương 700
2.3 Từ Nhà Văn hóa xóm Na Tủn đến nhánh 3 đường làng nghề 600
3 Nhánh rẽ Tỉnh lộ 263 + 200m đi Trạm Y tế xã Ôn Lương 1.500
4 Đường du lịch làng nghề hồ Na Mạt
4.1 Từ Tỉnh lộ 263 + 150m đi xóm Na Pặng 1.000
4.2 Từ ngã ba xóm Thâm Đông + 100m đi hồ Na Mạt 800
4.3 Từ qua ngã ba xóm Thâm Đông đi hồ Na Mạt đến 100m 700
5 Nhánh rẽ từ ngã ba Cầu Gãy xã Ôn Lương đi xóm Cây Thị 800
6 Đường bê tông nối nhánh rẽ từ ngã ba Cầu Gãy, xã ôn Lương đi đến giáp đất xóm Cây Thị 600
7 Từ Tỉnh lộ 263 (Km8 + 780, xóm Khau Lai) đến ngã ba sau Trạm Y tế 700
8 Từ Tỉnh lộ 263 (Km9 + 300) qua Nhà Văn hóa xóm Xuân Trường nối Tỉnh lộ 263 (Km9 + 900) 600
VI XÃ HỢP THÀNH
1 Từ ngã ba làng Mon đến Nhà Văn hóa Khuôn Lân + 400 700
2 Tuyến bê tông liên xóm Kết Tiến Thành (đường nối đường Tỉnh lộ 263 với đường Phủ Lý ATK Hợp Thành) 600
3 Tuyến trục B từ đất xóm Phú Thành đến giáp đất xóm Làng Mới 700
4 Từ ngã 3 Đình Làng Mới + 100m đến giáp xóm Hàm Rồng, xã Phúc Lương, huyện Đại Từ 700
5 Đường bê tông liên xóm Tiến Bộ Bo Chè (nối đường Phủ Lý ATK Hợp Thành đến nhà ông Tổng, xóm Bo Chè) 600
6 Đường bê tông liên xóm Tiến Thành Bo Chè Tiến Bộ (từ Nhà Văn hóa xóm Kết Tiến Thành đến Bưu điện Văn hóa xã) 600
7 Đường bê tông Đồng Đào xóm Khuân Lân 600
8 Đường bê tông trung tâm xóm Làng Mới 600
9 Đường bê tông xóm Mãn Quang (nối đường trục B Phú Thành đi Làng Mới đến giáp xóm Phúc Sơn, xã Phúc Lương) 600
10 Đường bê tông xóm Quyết Tiến (từ Trường Tiểu học Hợp Thành đến đường trục B Phú Thành đi Làng Mới 600
11 Đường bê tông xóm Phú Thành (đường nối Tỉnh lộ 263 với đường Phủ Lý ATK Hợp Thành) 700
VII XÃ VÔ TRANH
1 Từ ngã ba Bình Long + 100m đi UBND xã Vô Tranh 1.500
2 Trục đường từ ngã ba giáp khu dân cư xóm Liên Hồng 7 (chợ Vô Tranh cũ) đi xóm Toàn Thắng
2.1 Từ ngã ba giáp khu dân cư xóm Liên Hồng 7 (chợ Vô Tranh cũ) vào 300m 1.200
2.2 Từ qua 300m đến cầu Xoan Đào đi xóm Toàn Thắng 1.000
2.3 Từ cầu Xoan Đào đến ngã ba đường rẽ đi xóm Thống Nhất 1.100
3 Đường từ ngã ba giáp khu dân cư xóm Liên Hồng 7 (chợ Vô Tranh cũ) đến cách đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn 100m
3.1 Từ ngã ba giáp khu dân cư xóm Liên Hồng 7 (chợ Vô Tranh cũ) cũ vào 300m 1.200
3.2 Đoạn còn lại đến cách đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn 100m 1.000
4 Từ ngã ba giáp khu dân cư xóm Liên Hồng 7 (chợ Vô Tranh cũ) đi Trại giam Phú Sơn 4
4.1 Từ ngã ba giáp khu dân cư xóm Liên Hồng 7 (chợ Vô Tranh cũ) + 400m 1.400
4.2 Từ qua ngã ba giáp khu dân cư xóm Liên Hồng 7 (chợ Vô Tranh cũ) 400m đến cổng phân trại K4, Phú Sơn 4 1.000
5 Từ qua ngã ba giáp khu dân cư xóm Liên Hồng 7 (chợ Vô Tranh cũ) cũ 400m đến Cầu Húng (giáp xã Sơn Cẩm) 1.000
6 Từ ngã ba (lớp mẫu giáo khu lẻ Trường mầm non xóm Thống Nhất 4, xã Vô Tranh) đến Phân trại K3, Phú Sơn 4 1.000
7 Từ ngã tư xóm Tân Bình 3 + 150m đi 3 phía (trừ phía đi xóm Tân Bình 4) 1.100
8 Đường từ ngã ba đi xóm Toàn Thắng giáp Trạm biến áp xóm Toàn Thắng đi xã Tức Tranh 800
VIII XÃ TỨC TRANH
1 Từ đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn đi xóm Đồng Tiến (từ ngã ba chợ Tức Tranh đi xóm Đồng Tiến)
1.1 Từ đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn vào 200m 1.300
1.2 Từ sau 200m đến hết đấu nối với Quốc lộ 3 mới 1.000
2 Từ đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn đi xóm Đồng Lòng (từ Nhà máy Chè đi xóm Đồng Lòng)
2.1 Từ đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn vào 300m 1.500
2.2 Từ sau 300m đến giáp đất xóm Đồng Lòng 1.000
3 Từ đường Phấn Mễ Tức Tranh đi xóm Minh Hợp
3.1 Từ đường Phấn Mễ Tức Tranh + 300m đi xóm Minh Hợp 1.000
3.2 Từ sau 300m đến hết đường bê tông 800
4 Đường bê tông từ đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn đi xóm Thâm Găng
4.1 Từ đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn vào 300m 1.000
4.2 Từ sau 300 đến hết đường bê tông xóm Thâm Găng 800
5 Đường bê tông từ đường Dốc Võng Vô Tranh Tức Tranh đi xóm Ngoài Tranh Đồng Lòng
5.1 Từ giáp xã Vô Tranh đến hết đường bê tông xóm Ngoài Tranh 1.000
5.2 Đoạn còn lại đến cầu tràn xóm Đồng Lòng 1.000
6 Đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn đi xóm Khe Xiêm
6.1 Từ đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn vào 300 m 1.200
6.2 Sau 300m hết đường bê tông (giáp đất xóm Thâm Găng) 800
7 Đường bê tông từ đường Phấn Mễ Tức Tranh đi xóm Tân Thái
7.1 Từ đường Phấn Mễ Tức Tranh + 300m đi xóm Tân Thái 1.000
7.2 Từ sau 300m đến gặp đường Phẫn Mễ Tức Tranh 800
8 Đường Tức Tranh Yên Thủy Yên Đổ: Từ đường Phấn Mễ Tức Tranh đến cổng làng Yên Thủy 1.000
9 Từ đường Tức Tranh Yên Thủy Yên Lạc đi xóm Bãi Bằng 800
10 Đường bê tông từ đường Phấn Mễ Tức Tranh đi xóm Đập Tràn
10.1 Từ đường Phấn Mễ Tức Tranh + 300m đi xóm Đập Tràn 1.000
10.2 Từ sau 300m đến hết đường bê tông (đến đập tràn) 800
11 Từ đường Phấn Mễ Tức Tranh đi xóm Quyết Thắng
11.1 Từ đường Phấn Mễ Tức Tranh + 300m đi xóm Quyết Thắng 1.000
11.2 Từ sau 300m đến hết đường bê tông (giáp đất xã Yên Lạc) 800
IX XÃ PHÚ ĐÔ
1 Trục phụ đường Giang Tiên Phú Đô Núi Phấn
1.1 Đoạn Km9 đến hết xóm Khe Vàng 1
1.1.1 Từ Km9 + 300 đến hết đường bê tông xóm Khe Vàng 1 + 300m 1.000
1.1.2 Đoạn còn lại đến hết xóm Khe Vàng 1 800
1.2 Đoạn Km9 + 700 đi xóm Khe Vàng 3
1.2.1 Từ Km9 + 700 đến hết đường bê tông xóm Khe Vàng 3 + 300m 700
1.2.2 Đoạn còn lại đến hết xóm Khe Vàng 3 600
1.3 Đoạn Km9 + 800 đi hết các xóm Phú Nam 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Cúc Lùng và đến Trường Trung học cơ sở xã Phú Đô)
1.3.1 Từ Km9 + 800 đến cầu Phú Nam 2 700
1.3.2 Các tuyến còn lại 600
1.4 Km10+ 400 đi đến hết Trường THCS Phú Đô (đi xóm Ao Cống) 1.000
1.5 Từ Km10 + 600 đến hết trụ sở Ban Chỉ huy quân sự xã 1.000
1.6 Đoạn Km10 + 800) đi nhà ông Hoàng Minh Luận đi Trường Trung học cơ sở xã Phú Đô
1.6.1 Từ Km10 + 800 đi hết nhà ông Hoàng Minh Luận 800
1.6.2 Đoạn còn lại 600
1.7 Đoạn Km10 + 800) đi Thao trường huấn luyện dân quân
1.7.1 Từ Km10 + 800 vào 300m 800
1.7.2 Đoạn còn lại 600
1.8 Đoạn Km12 + 500 (ngã tư Bản Chang) đi xã Văn Lăng (trừ vị trí nằm trong đoạn từ Km11 + 300 đến Km12 + 700) 800
1.9 Đoạn Km13 + 400 đi hết xóm Núi Phật
1.9.1 Từ đoạn đấu nối +500m 800
1.9.2 Đoạn còn lại đến hết xóm Núi Phật 600
1.10 Đoạn Km15 + 300 (cầu tràn Phú Đô 2) đi hết xóm Phú Thọ
1.10.1 Từ đoạn đấu nối + 300m 800
1.10.2 Đoạn còn lại đến hết xóm Phú Thọ 600
1.11 Đoạn Km15 + 600 đi hết xóm Na Sàng
1.11.1 Từ đoạn đấu nối + 300m 800
1.11.2 Đoạn còn lại đến hết xóm Na Sàng 600
2 Đường từ cổng UBND xã Phú Đô đi cổng Làng nghề chè Phú Nam 1 đến hết xóm Phú Nam 1
2.1 Từ UBND xã Phú Đô đến cổng Làng nghề chè Phú Nam 1 1.000
2.2 Đoạn còn lại đến hết xóm Phú Nam 1 800
3 Đường bê tông từ Quốc lộ 3 mới đi hết xóm Phú Đô 1
3.1 Từ Quốc lộ 3 mới vào 200m (trừ vị trí nằm trong đoạn Từ Km87 đến Km87 + 900) 800
3.2 Đoạn còn lại đến hết xóm Phú Đô 1 600
X XÃ CỔ LŨNG
1 Quốc lộ 3 đi xóm Bá Sơn, xã Cổ Lũng
1.1 Quốc lộ 3 đến 150 m 2.000
1.2 Sau 150 m đến 500 m 1.500
2 Quốc lộ 3 đi trụ sở cũ của UBND xã Cổ Lũng
2.1 Từ Quốc lộ 3 đến 300 m 2.500
2.2 Sau 300 m đến 500 m 2.000
3 Quốc lộ 3 đi xóm Đường Goòng
3.1 Từ Quốc lộ 3 đến 300 m 2.500
3.2 Sau 300 m đến 500 m 2.000
4 Quốc lộ 3 đi xóm Cổ Lũng
4.1 Từ Quốc lộ 3 đến 300 m 2.500
4.2 Sau 300 m đến 500 m 2.000
5 Quốc lộ 37 đi xóm Cổng Đồn, Bãi Nha (gần Nhà Văn hóa xóm Cổng Đồn): Từ Quốc lộ 37 đến ngã ba 1.000
XI CÁC KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN
1 Các đường quy hoạch trong khu dân cư Dương Tự Minh, thị trấn Đu, đường rộng 12,5m 2.500
2 Các đường quy hoạch trong khu dân cư 677 thị trấn Đu, đường rộng 11,5m 2.000
3 Các đường quy hoạch trong khu dân cư xã Cổ Lũng, đường rộng 11,5m 2.500
4 Các đường quy hoạch trong khu dân cư xóm Đồng Hút xã Tức Tranh, đường rộng 15m 1.800
5 Các đường quy hoạch trong khu dân cư Trung tâm xã Động Đạt, đường rộng 11,5m 1.500
6 Các đường quy hoạch trong khu dân cư Đồng Đình xã Yên Ninh, đường rộng 11,5m 1.500
7 Các đường quy hoạch trong khu dân cư chợ Tức Tranh, đường rộng 78m 1.500
2. Giá đất ở tại đô thị nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Thị trấn Đu 450 430 410 390
Thị trấn Giang Tiên 420 400 380 360
3. Giá đất ở tại nông thôn nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Các xã: Cổ Lũng, Vô Tranh, Phấn Mễ 400 370 340 310
Các xã: Động Đạt, Ôn Lương Tức Tranh, Yên Đổ 350 320 290 260
Các xã: Yên Ninh, Yên Trạch, Hợp Thành, Phú Đô, Phủ Lý, Yên Lạc 300 270 240 210
PHỤ LỤC SỐ 09
# BẢNG GIÁ ĐẤT Ở GIAI ĐOẠN 20202024 HUYỆN ĐỊNH HÓA
(Kèm theo Quyết định số: 46/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Giá đất ở tại đô thị, giá đất ở tại nông thôn bám các trục đường giao
thông
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
STT TRỤC ĐƯỜNG GIAO THÔNG Mức giá
I TRỤCQUỐC LỘ 3C
1 XÃ PHÚ TIẾN
1.1 Từ Km2 + 950 (giáp đất Phú Lương) đến Km3+300 800
1.2 Từ Km3 + 300 đến Km4 900
1.3 Từ Km4 đến Km5+120 1.500
1.4 Từ Km5 + 120 đến Km8 900
1.5 Từ Km8 đến Km8 + 820 (giáp đất Bộc Nhiêu) 1.000
2 XÃ BỘC NHIÊU
2.1 Từ Km8 + 820 (giáp đất Phú Tiến) đến Km9 + 500 1.000
3 XÃ TRUNG HỘI
3.1 Từ Km9 + 500 (giáp đất Bộc Nhiêu) đến Km10 + 900 700
3.2 Từ Km10 + 900 đến Km11 + 600 750
3.3 Từ Km11 + 600 đến Km12 + 200 800
3.4 Từ Km12 + 200 đến Km12 + 630 900
3.5 Từ Km12 + 630 đến Km13 + 30 1.000
3.6 Từ Km13 + 30 đến Km13 + 270 1.200
3.7 Từ Km13 + 270 đến Km13 + 500 1.500
3.8 Từ Km13 + 500 đến Km13 + 900 2.500
3.9 Từ Km13 + 900 đến cách Trung tâm ngã ba Quán Vuông 50m về phía Phú Tiến (Km14) 3.000
3.10 Trung tâm ngã ba Quán Vuông đi các phía 50m (hướng đi Thái Nguyên; Chợ Chu; Bình Yên) 5.000
3.11 Từ Trung tâm ngã ba Quán Vuông + 50m đến Km14 + 200 4.500
3.12 Từ Km14 + 200 đến Km14 + 300 4.000
3.13 Từ Km14 + 300 đến Km14 + 500 3.500
3.14 Từ Km14 + 500 đến Km14 + 800 3.000
3.15 Từ Km14 + 800 đến Km15 + 500 2.800
3.16 Từ Km15+ 500 đến Km16+ 400 (giáp đất Bảo Cường) 1.000
4 XÃ BẢO CƯỜNG
4.1 Từ Km16 + 400 (giáp đất Trung Hội) đến đường rẽ UBND xã Bảo Cường Km16+500 (nhà ông Thao) 1.300
4.2 Từ đường rẽ Bảo Cường Km16 + 500 đến Km17 1.800
4.3 Từ Km17 đến ngã ba đường rẽ xã Bảo Cường Đồng Thịnh Km17+400 (nhà ông Sơn) 2.800
4.4 Từ ngã ba đường rẽ Bảo Cường Đồng Thịnh Km17+400 đến cầu Ba Ngạc (giáp đất Chợ Chu) 4.000
5 THỊ TRẤN CHỢ CHU (trục Quốc lộ 3C)
5.1 Từ cầu Ba Ngạc đến đường rẽ vào xóm Thâm Tý, xã Bảo Cường 5.000
5.2 Từ đường rẽ xóm Thâm Tý, xã Bảo Cường đến đường rẽ xóm Bãi Á 2 5.500
5.3 Từ đường rẽ xóm Bãi Á 2 đến qua ngã tư trung tâm huyện 50m 7.000
5.4 Từ qua ngã tư Trung tâm huyện 50m đến qua ngã tư Lương thực 50m đi phía xã Kim Sơn và phía đi Thái Nguyên 6.500
5.5 Từ qua ngã tư Lương thực 50m đến hết Cửa hàng xăng dầu số 22 6.000
5.6 Từ Cửa hàng xăng dầu số 22 đến qua ngã ba xóm Nà Lài 50 m 5.000
5.7 Từ qua ngã ba Nà Lài 50m đến đường rẽ vào xóm Nà Lài (đường rẽ vào nhà ông Thình) 3.500
5.8 Từ đường rẽ vào xóm Nà Lài đến đường rẽ Ao Nặm Cắm 3.000
5.9 Từ đường rẽ Ao Nặm Cắm đến Km20 + 600 (giáp đất xã Kim Sơn) 2.000
6 XÃ KIM SƠN
6.1 Từ Km20 + 600 (giáp đất Chợ Chu) đến Km24 + 300m 500
6.2 Từ Km24 + 300 đến Km24 + 700 (cách ngã ba Quy Kỳ 50m) 650
6.3 Từ Km24 + 700 đến Km24 + 800 700
6.4 Từ Km24 + 800 đến Km25 450
6.5 Từ Km25 đến Km25 + 300 (giáp đất Quy Kỳ, đường đi Chợ Đồn) 350
7 XÃ QUY KỲ
7.1 Từ Km25 + 300 đến giáp đất huyện Chợ Đồn 210
II TRỤC PHỤQUỐC LỘ 3C
1 XÃ PHÚ TIẾN
1.1 Đường Phú Tiến Yên Trạch
1.1.1 Từ ngã ba Quốc lộ 3C + 200 m trên trục đường Phú Tiến Yên Trạch 800
1.1.2 Từ ngã ba Quốc lộ 3C + 200 m đến đường rẽ Nhà Văn hóa xóm 1 600
1.1.3 Từ đường rẽ Nhà Văn hóa xóm 1 đến cầu Giáp Danh (giáp đất Yên Trạch) 400
1.2 Đường Phú Tiến – Ôn Lương
1.2.1 Từ ngã ba Quốc lộ 3C + 400 m trên trục đường Phú Tiến Ôn Lương 800
1.2.2 Từ ngã ba Quốc lộ 3C + 400 m đến ngã ba xóm 3, xóm 10 + 150 m 700
1.2.3 Từ ngã ba xóm 3, xóm 10 + 150 m đến giáp đất Ôn Lương 400
2 XÃ BẢO CƯỜNG
2.1 Từ Quốc lộ 3C + 30m (cạnh nhà ông Thao) đến cách ngã tư trung tâm xã 50m 800
3 THỊ TRẤN CHỢ CHU
3.1 Từ Quốc lộ 3C rẽ vào Xóm Bãi Á 2
3.1.1 Từ Quốc lộ 3C rẽ vào xóm Bãi Á 2 đến ngã ba đường rẽ Nhà Văn hóa xóm Bãi Á 2 (ngõ quán Hoa Sữa) 2.500
3.1.2 Từ Quốc lộ 3C rẽ vào xóm Bãi Á 2 đến ngã ba đường rẽ Nhà Văn hóa xóm Bãi Á 2 (ngõ rẽ từ quán Hiền Hà) 2.500
3.1.3 Từ giáp đường nhựa Quốc lộ 3C rẽ vào xóm Thâm Tý hết đất thị trấn Chợ Chu (giáp đất xã Bảo Cường) 2.000
3.1.4 Các đoạn đường bê tông còn lại đi xóm Bãi Á 2 và xóm Bãi Á 3 1.500
3.2 Đường bê tông rẽ vào Huyện ủy
3.2.1 Từ Quốc lộ 3C rẽ vào đường bê tông cổng Huyện uỷ 5.000
3.2.2 Nhánh rẽ từ đường bê tông Huyện ủy đến đường rẽ xóm Bãi Á 2 (đường quanh nhà Thiếu nhi) 3.500
3.2.3 Ngõ rẽ số 62 từ đầu đường bê tông đến hết đất Nhà Văn hóa phố Tân Lập 2.500
3.2.4 Từ giáp đất Nhà Văn hóa phố Tân Lập đến hết đường vào khu dân cư phố Tân Lập 1.500
3.2.5 Ngõ rẽ số 15 giáp đường bê tông vào Huyện ủy đến hết đường vào khu dân cư phố Tân Lập 2.000
3.3 Đường từ ngã tư trung tâm huyện đến Đài tưởng niệm
3.3.1 Ngã tư trung tâm huyện đến cổng UBND huyện 6.000
3.3.2 Từ cổng UBND huyện đến giáp Đài tưởng niệm 5.000
3.4 Ngã tư trung tâm huyện đi phố Tân Thành
3.4.1 Từ Ngã tư trung tâm huyện + 100m về hướng đi ngã ba Dốc Châu 6.000
3.4.2 Cách ngã tư trung tâm huyện 100m đến ngã ba Dốc Châu 5.000
3.5 Từ Quốc lộ 3C rẽ vào đến xóm Hợp Thành
3.5.1 Từ Quốc lộ 3C đến cổng Trường Trung học phổ thông Định Hóa 4.000
3.5.2 Đoạn đường bê tông (từ đường vào Trường Trung học phổ thông Định Hóa sang đến đường vào UBND huyện) 3.500
3.5.3 Đoạn giáp đường bê tông vào Trường Trung học phổ thông Định Hóa rẽ vào ngõ 110 đi hết đường bê tông khu dân cư phố Trung Thành 2.000
3.5.4 Từ cổng Trường Trung học phổ thông Định Hóa đến giáp ngã ba ngõ số 131 rẽ sang 2 bên 2.000
3.5.5 Các đoạn đường bê tông còn lại xóm Hợp Thành, chiều rộng ≥ 3m 1.500
3.5.6 Đường bê tông từ giáp xóm Hợp Thành đi xóm Phúc Thành (từ hết xóm Hợp Thành đến giáp đập Đồng Phủ xóm Phúc Thành) 1.000
3.6 Đường bê tông xóm Hồ Sen
3.6.1 Quốc lộ 3C rẽ vào xóm Hồ Sen đi đến giáp đường nội thị Chợ Chu đi Dốc Châu 2.000
3.6.2 Các nhánh đường còn lại của xóm Hồ Sen, chiều rộng ≥ 3m 1.500
3.7 Đường từ ngã 5 phố Trung Kiên đi hướng Bệnh viện đa khoa huyện đến giáp Quốc lộ 3C
3.7.1 Ngã 5 phố Trung Kiên đến cổng Bệnh viện đa khoa huyện (đường qua UBND thị trấn Chợ Chu) 4.000
3.7.2 Cổng bệnh viện đa khoa huyện + 50m hướng đường bê tông xóm Trung Việt 3.000
3.7.3 Đường bê tông xóm Trung Việt (tiếp theo) đến giáp đường nhựa Quốc lộ 3C 1.500
3.8 Đường bê tông từ cổng Bệnh viện Đa khoa huyện đến giáp đường nội thị ATK (hướng đi cầu Gốc Găng ) 5.000
3.9 Đường từ ngã 5 phố Trung Kiên đi hướng Gốc đa Chợ Chu cũ đến cầu Ba Ngạc (đường nội thị )
3.9.1 Đường từ ngã 5 phố Trung Kiên (ngã tư Lương thực cũ) đến đường lên Nhà tù Chợ Chu 6.000
3.9.2 Từ đường lên Nhà tù Chợ Chu đến đầu cầu Gốc Găng 3.000
3.9.3 Từ cầu Gốc Găng đến cách Nhà Văn hóa 3 phố Hòa Bình, Thống nhất, Đoàn Kết 50m (Gốc Đa Chợ Chu) 3.500
3.9.4 Từ Nhà Văn hóa 3 phố Hòa Bình, Thống nhất, Đoàn Kết + 50m (gốc Đa Chợ Chu) đi hết phố Hòa Bình, Thống Nhất 3.000
3.9.5 Từ Nhà Văn hóa 3 phố Hòa Bình, Thống nhất, Đoàn Kết + 50m (gốc Đa Chợ Chu) đi hết phố Đoàn Kết đến cầu Gốc Sung (hướng đi Tân Dương) 3.000
3.9.6 Từ Nhà Văn hóa 3 phố Hòa Bình, Thống nhất, Đoàn Kết + 50m đi hết phố Đoàn Kết đến giáp đường Hồ Chí Minh hướng đi Dốc Châu 3.000
3.9.7 Từ giáp đường Hồ Chí Minh đến hết đất Chi cục thuế mới 3.000
3.9.8 Từ giáp ngã tư Chi cục thuế đến ngã ba đường rẽ ra Quốc lộ 3C (cầu Ba Ngạc) 3.500
3.10 Các đường quy hoạch trong khu tái định cư xóm Trường, xóm Dốc Trâu 3.000
3.11 Đoạn đường từ Quốc lộ 3C đi qua chợ Tân Lập đến ngã tư Chi cục thuế mới 4.500
3.12 Đường cầu gốc Sung đi Chùa Hang Xóm Đồng Chùa
3.12.1 Đoạn từ đường rẽ cầu Gốc Sung đi đến giáp đất Chùa Hang Chợ Chu 1.800
3.12.2 Đường từ Chùa Hang Chợ Chu đi hết xóm Đồng Chùa 1.500
3.13 Các đường còn lại thuộc thị trấn Chợ Chu
3.14.1 Đường rộng ≥ 3,5m (từ trục chính vào 150m) 1.400
3.14.2 Đường rộng < 3,5m nhưng > 2,5m (từ trục chính vào 150m) 1.000
4 XÃ KIM SƠN
4.1 Từ ngã ba Quy Kỳ + 50m (đi chợ Quy Kỳ) 700
4.2 Cách ngã ba Quy Kỳ 50m đến giáp đất Quy Kỳ (đường vào chợ Quy Kỳ) 700
III ĐƯỜNG 264 (hướng Bình Thành đi Quán Vuông)
1 XÃ BÌNH THÀNH
1.1 Từ Km12 + 800 (giáp Đại Từ) đến Km13 + 700 400
1.2 Từ Km13 + 700 đến Km14 + 600 350
1.3 Từ Km14 + 600 đến Km15 + 700 400
1.4 Từ Km15 + 700 đến Km16 + 500 350
1.5 Từ Km16 + 500 đến Km17 + 200 600
1.6 Từ Km17 + 200 đến Km17 + 900 400
1.7 Từ Km17 + 900 đến Km19 + 100 550
1.8 Từ Km19 + 100 đến Km19 + 600 (giáp đất Sơn Phú) 400
2 XÃ SƠN PHÚ
2.1 Từ Km19 + 600 (giáp đất Bình Thành) đến Km21 + 300 500
2.2 Từ Km21 + 300 đến Km21 + 700 700
2.3 Từ Km21 + 700 đến Km22 + 200 1.000
2.4 Từ Km22 + 200 đến Km22 + 700 800
2.5 Từ Km22 + 700 đến Km23 + 400 (giáp đất Trung Lương) 600
3 XÃ TRUNG LƯƠNG
3.1 Từ Km23 + 400 (giáp đất Sơn Phú) đến Km24+ 200 400
3.2 Từ Km24 + 200 đến Km24 + 900 600
3.3 Từ Km24 + 900 đến Km26 700
4 XÃ BÌNH YÊN
4.1 Từ Km26 đến Km26 + 100 950
4.2 Từ Km26 + 100 đến Km26 + 200 1.500
4.3 Từ Km26 + 200 đến Km26 + 250 (cách ngã ba Bình Yên 50m) 2.200
4.4 Từ Km26 + 250 đến Trung tâm ngã ba Bình Yên 3.200
4.5 Từ Trung tâm ngã ba Bình Yên đến Km26 + 400m (cách ngã ba Bình Yên 100m hướng đi Trung Hội) 3.000
4.6 Từ Km26 + 400 đến Km26 + 600 3.000
4.7 Từ Km26 + 600 đến Km26 + 700 2.000
4.8 Từ Km26 + 700 đến Km26 + 800 1.600
4.9 Từ Km26 + 800 đến Km27 + 200 1.300
5 XÃ TRUNG LƯƠNG
5.1 Từ Km27 + 200 đến Km28 + 800 1.200
5.2 Từ Km28 + 800 đến Km29 + 300 1.500
5.3 Từ Km29 + 300 đến Km29 + 800 (giáp đất Trung Hội) 1.200
6 XÃ TRUNG HỘI
6.1 Từ Km29 + 800 (giáp đất Trung Lương) đến Km30 + 400 1.500
6.2 Từ Km30 + 400 đến Km30 + 500 1.000
6.3 Từ Km30 + 500 đến Km30 + 850 1.700
6.4 Từ Km30 + 850 đến Km30 + 900 2.500
6.5 Từ Km30 + 900 đến Km30 + 950 (cách ngã ba Quán Vuông 50m) 3.000
IV ĐƯỜNG 264B BÌNH YÊN PHÚ ĐÌNH
1 XÃ BÌNH YÊN
1.1 Từ Km0 (ngã ba Bình Yên) đến Km0 + 100 3.000
1.2 Từ Km0 + 100 đến Km0 + 300 2.700
1.3 Từ Km0 + 300 đến Km0 + 600 1.200
1.4 Từ Km0 + 600 đến Km 1 + 500 800
1.5 Từ Km 1 + 500 đến Km 1 + 900 700
1.6 Từ Km 1 + 900 đến Km2 (ngã ba Đá Bay) 1.000
1.7 Từ Km2 (ngã ba Đá Bay) + 100 về các phía 800
1.8 Từ Km2 + 100 đến Km3 (giáp đất xã Điềm Mặc) 500
2 XÃ ĐIỀM MẶC
2.1 Từ Km3 (giáp đất Bình Yên) đến Km4 + 400 500
2.2 Từ Km4 + 400 đến Km4 + 600 600
2.3 Từ Km4 + 600 đến Km4 + 900 700
2.4 Từ Km4 + 900 đến Km5 + 500 1.200
2.5 Từ Km5 + 500 đến Km5 + 600 1.000
2.6 Từ Km5 + 600 đến Km5 + 800 800
2.7 Từ Km5 + 800 đến Km5 + 900 650
2.8 Từ Km5 + 900 đến Km6 600
2.9 Từ Km6 đến giáp đất xã Phú Đình (Km6 + 900) 500
3 XÃ PHÚ ĐÌNH
3.1 Từ Km6 + 900 (giáp đất Điềm Mặc) đến Km7 + 100 500
3.2 Từ Km7 + 100 đến Km7 + 200 (cầu Nạ Tiển) 600
3.3 Từ Km7 + 200 (Cầu Nạ Tiển) đến Km7 +750 700
3.4 Từ Km7 +750 đến Km8 +300 1.000
3.5 Từ Km8 + 300 đến Km8 + 900 1.100
3.6 Từ Km8 + 900 đến Km9 + 200 1.300
3.7 Từ Km9 + 200 đến Km9 + 600 2.000
3.8 Từ Km9 + 600 đến Km9 + 900 1.300
3.9 Từ Km9 + 900 đến Km10 + 150 1.000
3.10 Từ Km10 +150 đến Km11 + 800 800
3.11 Từ Km11+ 800 đến Km12 + 500 900
3.12 Từ Km12 + 500 đến Km13 + 750 (ngã ba đi Tuyên Quang) 1.000
3.13 Từ ngã ba đi Tuyên Quang + 100m đi các phía 650
3.14 Từ ngã ba đi Tuyên Quang + 100m đi Khuôn Tát (đến cây đa) 400
3.15 Từ ngã ba đi Tuyên Quang + 100m đến giáp đất Tuyên Quang 300
V ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH MỚI
1 Từ Km 204+500 (gần cầu Khe Sở) đến Km210+775 (Cầu Tà Hon) 1.000
2 Từ Km210+775 (cầu Tà Hon) đến Km 212 (đường rẽ UBND xã) 1.500
3 Từ Km 212 (đường rẽ UBND xã) đến Km 213+728 (cầu tràn hết đất Tân Dương) 1.600
4 Từ giáp xã Tân Dương đến cầu Suối Nản 2.000
5 Từ giáp cầu Suối Nản đến cầu Chợ Chu phố Trung Kiên 3.000
10 Từ đầu cầu Chợ Chu đến ngã 5 phố Trung Kiên 6.000
VI ĐƯỜNGBẢO CƯỜNG ĐỒNG THỊNH
1 Từ Quốc lộ 3C (Km17+400 nhà ông Sơn) vào 100m 1.200
2 Cách Quốc lộ 3C 100m đến cách ngã tư trung tâm xã 50m 1.000
3 Ngã tư trung tâm xã + 50m về các phía 1.500
4 Từ qua ngã tư trung tâm xã Bảo Cường 50m + 100m tiếp theo 1.200
5 Từ qua ngã tư trung tâm xã Bảo Cường 15m + 200m tiếp theo 800
6 Đoạn còn lại đến giáp đất Đồng Thịnh 500
7 Từ giáp đất Bảo Cường đến cổng Trường Trung học cơ sở xã Đồng Thịnh 400
8 Từ cổng Trường THCS đến đập tràn Thác Lầm 600
9 Từ đập tràn Thác Lầm đến ngã ba An Thịnh 1 400
VII ĐƯỜNGCHỢ CHU – LAM VỸ
1 Từ Km4 đến cầu Đồng Khiếu 300
2 Từ cầu Đồng Khiếu đến cột điện cao thế 98 đường dây 376 400
3 Từ Cột điện cao thế 98 đường dây 376 đến trạm biến áp trung tâm 500
4 Từ trạm biến áp trung tâm đến giáp đất Lam Vỹ 350
5 Từ đất Lam Vỹ đến Cầu Nghịu 400
6 Từ cầu Nghịu đến Km9 + 840 (cột điện hạ thế nhà ông Thanh) 500
7 Từ Km9 + 840 (cột điện hạ thế nhà ông Thanh) đến Km10 (cột điện thoại nhà ông Xanh) 1.000
8 Từ Km10 (cột điện thoại nhà ông Xanh) đến Km10 + 300 (cột hạ thế nhà ông Hiệp) 1.200
9 Từ Km10 +300 (cột hạ thế nhà ông Hiệp) đến cầu Trung Tâm 1.000
10 Từ Km10 + 600 (cầu Trung Tâm) đến đường rẽ Trường Tiểu học (Km10+700 ngã ba Trung Tâm) 600
11 Từ Km10 + 700 (đường rẽ Trường Tiểu học) đến Km14 + 300 (cống qua đường nhà ông Hoàn) 300
12 Từ Km14 + 300 (cống qua đường nhà ông Hoàn) đến Km15 (cống qua đường nhà ông Quý) 350
13 Từ Km15 (cống qua đường nhà ông Quý) đến giáp đất xã Linh Thông 300
14 Từ ngã ba Trung tâm đến cổng Trường THCS xã Lam Vỹ 600
VIII ĐƯỜNGTHANH ĐỊNH BẢO LINH
1 Từ đầm Đá bay đến cột cao thế 473/04 (xóm Khuổi Nghè) 350
2 Từ cột cao thế 473/04 đến cột cao thế 473/07 (xóm Khuổi Nghè) 300
3 Từ cột cao thế 473/07 (xóm Khuổi Nghè) đến cột điện cao thế số 473/11 (xóm Thẩm Thia) 400
4 Từ cột điện cao thế số 473/11 (xóm Thẩm Thia) đến cột điện hạ thế số 6 xóm Nạ Mao 450
5 Từ cột điện hạ thế số 6 xóm Nạ Mao đến cầu Phướn Thanh Xuân 350
6 Từ cầu Phướn Thanh Xuân đến ngã ba Văn Lang + 100m hướng đi xã Bảo Linh 400
7 Từ ngã ba Văn Lang + 100m đến cột hạ thế số 5 (xóm Nạ Chèn) 350
8 Từ cột hạ thế số B9 xóm Nạ Chèn đến giáp đất xã Bảo Linh 300
IX ĐƯỜNGQUY KỲ LINH THÔNG – LAM VỸ
1 Từ giáp đất Kim Sơn đến qua cổng chợ Quy Kỳ 100m 650
2 Từ qua cổng chợ Quy Kỳ 100m đến cầu tràn Kim Phượng 400
3 Từ cầu tràn Kim Phượng đến giáp Trạm Y tế xã Quy kỳ 450
4 Từ Trạm Y tế xã Quy Kỳ đến hết cổng Trường Mầm non xã Quy Kỳ 550
5 Từ trường Mầm non Quy Kỳ đến Km 4+200 (giáp đất xã Linh Thông) 250
6 Từ Km 4 + 200 đến Km 11 (giáp đất xã Lam Vỹ) 400
7 Nhánh từ cách ngã ba đường vào Trường Trung học cơ sở Quy Kỳ 30m đến cổng trường Trung học cơ sở Quy Kỳ (đường cạnh UBND xã Quy Kỳ) 300
X ĐƯỜNG PHÚC CHU BẢO LINH
1 THỊ TRẤN CHỢ CHU
1.1 Cách ngã ba Nà Lài 50m đến hết đất nhà ông Bạch 2.000
1.2 Từ hết đất nhà ông Bạch đến giáp đất Phúc Chu 1.500
2 XÃ PHÚC CHU
2.1 Từ Km 0 + 660 (giáp đất Chợ Chu) đến Km 1+ 130 1.000
2.2 Từ Km 1 + 130 đến Km 2 1.500
2.3 Từ Km 2 đến Km 2 + 290 (cầu Suối Pàu) 1.300
2.4 Từ Km 2 + 290 đến Km 3 + 60 (cầu Nà Khắt) 1.000
2.5 Từ Km 3 + 60 qua cầu Nà Mòn đến Km 6 (hết đất Phúc Chu) 800
3 XÃ ĐỒNG THỊNH
3.1 Từ Km 6 + 200 đến đường rẽ đi Khuổi Chao 500
3.2 Từ đường rẽ đi Khuổi Chao đến cầu đập chính (hồ Bảo Linh) 600
4 XÃ ĐỊNH BIÊN
4.1 Từ cầu đập chính đến ngã ba Đồng Rằm 600
4.2 Từ ngã ba Đồng Rằm đi các phía 50m 650
4.3 Từ cách ngã ba Đồng Rằm + 50m đến giáp đất Bảo Linh 400
5 XÃ BẢO LINH
5.1 Từ giáp đất Định Biên đến cách ngã ba trạm điện số 1 (100m) 350
5.2 Từ cổng chợ trung tâm Cụm xã Bảo Linh đi Định Biên 50m; Đi UBND xã Bảo Linh 100m 450
5.3 Cách chợ trung tâm cụm xã 100m đến cách ngã ba trạm điện số 1 Bảo Linh 100m 350
5.4 Từ ngã ba trạm điện số 1 Bảo Linh về các phía 100m 700
5.5 Từ ngã ba rẽ Trường THCS Bảo Linh đi các phía 40 m 650
5.6 Từ ngã ba rẽ Trường THCS Bảo Linh + 40m đến cách đường rẽ lên chợ Bảo Hoa 177m 350
5.7 Từ cổng chợ Bảo Hoa đi về UBND xã 177m, về phía xã Thanh Định 107m 450
5.8 Từ qua cổng chợ Bảo Hoa 107m đến giáp đất xã Thanh Định 350
6 ĐƯỜNG NHÁNH ĐƯỜNG LIÊN XÃ PHÚC CHU BẢO LINH
6.1 Xã Phúc Chu
6.1.1 Đường nhánh vào Nà Lếch thôn Đồng Uẩn, xã Phúc Chu (dài 300m) 450
6.1.2 Đường nhánh vào Làng Gày đến chân hồ Làng Gày 300
6.1.3 Đường nhánh vào Cặm Quang + 300m 400
6.1.4 Đường bê tông rộng ≥ 3m nhánh thôn Đồng Uẩn Đồng Tủm 500
6.2 Xã Bảo Linh
6.2.1 Cách ngã ba rẽ Trường THCS Bảo Linh 40m đến cổng Trường Tiểu học 350
6.2.2 Đường vào nhà bia tưởng niệm bộ tổng tham mưu 300
6.2.3 Các đường bê tông còn lại có mặt đường ≥ 3,5m 300
6.2.4 Các đường bê tông còn lại có đường ≥ 2,5m nhưng < 3,5m 250
XI ĐƯỜNGNÀ GUỒNG ĐỒNG THỊNH
1 Từ Km 0 đến Km 0 + 60m 1.000
2 Từ Km 0 + 60 m đến Km 0 + 200 600
3 Từ Km 0 + 200 đến Km 0 + 500 450
4 Từ Km 0 + 500 (giáp đất Trung Lương) đến Km 1 + 500 (cách chợ 100m) 400
5 Từ Km 1 + 500 đến Km 1 + 700 700
6 Từ Km 1 + 700 đến Km2 + 100 500
7 Từ Km2 + 100 đến đến cách ngã ba cầu Vằng Chương 100m 400
8 Từ cách ngã ba cầu Vằng Chương 100m đến đường rẽ xóm Noong Nia 450
9 Từ đường rẽ xóm Noong Nia đến giáp đường liên xã Phúc Chu Bảo Linh 300
XII ĐƯỜNGTÂN DƯƠNG PHƯỢNG TIẾN – TRUNG HỘI
1 Từ Km0 (cầu tràn Tân Dương) đến đường rẽ xóm Pải (nhà ông Việt) 350
2 Từ Đường rẽ xóm Pải đến cách ngã ba trung tâm xã Phượng Tiến 50m 550
3 Ngã ba trung tâm xã Phượng Tiến + 50m đi các phía 650
4 Từ ngã ba trung tâm xã Phượng Tiến + 50m đến Km4 300
5 Từ Km4 đến Km9 (giáp xã Trung Hội) 300
6 Từ Km9 xã Phượng Tiến đến Quốc lộ 3C (xã Trung Hội) 400
XIII ĐƯỜNGCHỢ CHU – KIM PHƯỢNG – LAM VỸ
1 Đoạn đường bê tông ≥ 5m từ ngã ba khu tưởng niệm đến giáp đầu cầu Vườn Rau 1.500
2 Đoạn đường bê tông ≥ 5m từ cầu xóm Vườn Rau đi đến giáp đất Kim Phượng 1.000
3 Từ Km 0+800 (giáp chợ Chu) đến Km 1+400 300
4 Từ Km 1+400 đến Km 3+400 (gần trạm Y tế xã) 350
5 Từ Km 3+400 đến Km 4+100 (cầu Bản Mới) 500
6 Từ Km 4+100 đến Km 4+500 (Nhà Văn hóa bản Đa) 300
7 Từ Km 4+500 đến Km 7+ 200 (nhà bà Lường Thị Thủy) 250
8 Km 7+200 (Nhà bà Lường Thị Thủy) đến Km9+ 00(Nhà ông Hoàng Văn Quyền) 300
9 Km 9 (nhà ông Hoàng Văn Quyền) đến Km10+400 (đường rẽ ông Quân làng Giản) 250
10 Km 10+400 (đường rẽ nhà ông Quân làng Giản) đến cầu Trung tâm 300
XIV ĐƯỜNGKIM PHƯỢNG – QUY KỲ
1 Từ Km4+100 đến Km4+500 (ngã ba cổng trường Tiểu học) 350
2 Từ Km4+500 đến Km1+400 (cống tiêu nước đồng lác) 300
3 Từ Km1+400 đến Km 2 +900 (giáp Quy Kỳ) 250
4 Km2 +900 (giáp Kim Phượng) đến cầu tràn Kim Phượng (địa phận xã Quy Kỳ) 400
XV ĐƯỜNGBỘC NHIÊU – THANH BÌNH
1 Từ trục Quốc lộ 3C rẽ đi Bộc Nhiêu + 50m đến Km4 + 200 345
2 Từ Km4 + 200 đến Km5 + 300 550
3 Từ Km5 + 300 đến Km8 + 400 (hết đất xã Bộc Nhiêu, giáp đất xã Bình Thành) 280
4 Từ Km8 + 400 (giáp xã Bộc Nhiêu) đến Km8 + 800 (nhà ông Đào Đình Miện) 250
5 Từ Km8 + 800 (nhà ông Đào Đình Miện) đến Km9 + 300 (nhà ông Hoàng Văn Sơn) 250
6 Từ Km9 + 300 (nhà ông Hoàng Văn Sơn) đến đường 264 250
XVI ĐƯỜNGBÌNH THÀNH – PHÚ ĐÌNH
1 Từ đường 264 Km12 + 900 (rẽ Bình Tiến) đến đến giáp đất Phú Đình 250
XVII ĐƯỜNGSƠN PHÚ ĐIỀM MẶC
1 Từ đường ĐT 264 đến ngã ba đường rẽ vào thôn Sơn Vinh 2 250
2 Từ ngã ba đường rẽ vào thôn Sơn Vinh 2 đến giáp đất Điềm Mặc 250
XVIII ĐƯỜNGSƠN PHÚ – PHÚ ĐÌNH
1 Từ đường ĐT 264 đến giáp đất Phú Đình 250
2 Từ giáp đất xã Sơn Phú đến giáp đường 264B 300
XIX ĐƯỜNGSƠN PHÚ – BỘC NHIÊU
1 Đoạn đường từ ĐT 264 đến giáp đất xã Bộc Nhiêu 250
XX ĐƯỜNGLIÊN THÔN CỐC LÙNG – KHÂU BẢO – LÀNG MỚI
1 Đường bê tông rộng ≥3m từ ngã tư trung tâm xã Bảo Cường + 200m tiếp theo (tuyến Cốc Lùng Khấu Bảo) 400
2 Đường bê tông rộng ≥ 3m từ Quốc lộ 3C (cạnh nhà ông Trọng) vào 150m 500
3 Đường liên xóm Tân Dương
3.1 Đường bê tông < 3,5m nhưng ≥ 2,5m 250
3.2 Đường bê tông rộng ≥ 3,5m 400
XXI ĐƯỜNGLIÊN THÔN THUỘC XÃ TÂN THỊNH
1 Từ cầu tràn Tân Thịnh đến ngã ba rẽ đường bê tông vào xóm Thâm Yên 250
2 Từ ngã ba rẽ đường bê tông vào xóm Thâm Yên đến giáp đất Khe Thí, xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 250
XXII ĐƯỜNGLIÊN THÔN THUỘC XÃ LINH THÔNG
1 Từ Ngã ba Bản Chang đến cầu Đông Khán 350
2 Từ cầu Đông Khán đến ngã ba Cốc Móc 500
3 Trục đường bê tông Bản Chang Nà Lá Nà Chú 250
4 Trục đường bê tông Tân Vàng 250
5 Trục đường nhựa Nà Mỵ Tân Thái Tân Trào 250
6 Tuyến Nà Chát Bản Lại Làng Mới
6.1 Đường bê tông rộng ≥ 3m từ nhà ông Chung đến nhà ông Vỹ 300
6.2 Đường bê tông rộng ≥ 3m nhà ông Vỹ đến nhà ông Toan xóm Làng Mới 250
XXIII ĐƯỜNGLIÊN THÔN THUỘC XÃ PHƯỢNG TIẾN
1 Đường liên thôn ngã ba Nạ Poọc đi xóm Héo đến hết đường nhựa (Nạ Poọc Nà Lang Xóm Héo) 250
2 Từ Ngã ba trung tâm xã + 50m đi xóm Pa Goải, xóm Đình 250
3 Ngã tư xóm Đình đến trạm biến áp xóm Đình 300
4 Trạm biến áp xóm Đình đi xóm Tổ (đường nhựa 3,5m), xóm Mấu (đường bê tông rộng ≥ 3m) 250
5 Đường bê tông rộng ≥ 3m Nạ Poọc, Héo, Nà Lang 250
6 Đường bê tông ≥ 3m từ trạm thủy luân đến Nhà ông Sáng, từ nhà ông Việt đến hết đường rẽ Nhà Văn hóa xóm Pải 250
7 Đường bê tông ≥ 3m xóm Pải, Hợp Thành (các đoạn còn lại) 250
8 Đường bê tông ≥ 3m xóm Pa Chò 250
9 Đường Hồ Chí Minh (đường gom, thuộc xã Phượng Tiến) 1.300
XXIV ĐƯỜNGLIÊN THÔN THUỘC XÃ BỘC NHIÊU
1 Từ cầu trung tâm xã + 500m đi hướng xóm Vân Nhiêu 350
2 Từ cầu trung tâm xã + 500m đến hết đất Vân Nhiêu 280
3 Từ cầu trung tâm xã đi hướng xóm Dạo 1 350
4 Từ cầu trung tâm xã + 300m đi hướng xóm Chú 4 350
5 Đoạn bê tông rộng ≥ 3m từ Quốc lộ 3C qua Lạc Nhiêu, Dạo 2, Dạo 1 đến cầu trung tâm xã + 300m hướng đi xóm Dạo 1 250
6 Đoạn bê tông rộng ≥ 3m từ đường liên xã Bộc Nhiêu Bình Thành rẽ đường Bục 3 Minh Tiến đến hết đất Minh Tiến 250
XXV ĐƯỜNGLIÊN THÔN THUỘC XÃ ĐỒNG THỊNH
1 Đoạn từ cầu treo xóm Đèo Tọt đến ngã ba trường Mầm Non xã Đồng Thịnh 400
XXVI ĐƯỜNGLIÊN THÔN THUỘC XÃ ĐỊNH BIÊN
1 Đường bê tông rộng ≥ 3m từ đường rẽ xóm Noong Nia đến giáp đường liên xã Đồng Làn Đồng Thịnh 250
2 Từ ngã ba Vằng Chương đường bê tông đến giáp Bảo Hoa xã Bảo Linh 250
3 Ngã Ba xóm Gốc Thông đến giáp đường Đồng Quang xã Bình Yên (đường bê tông) 250
4 Ngã ba xóm Nà Dọ đến giáp đất xóm Bản Cái, xã Thanh Định 250
XXVII ĐƯỜNG LÀNG HÁ – TAM HỢP (XÃ LAM VỸ)
1 Đường Liên thôn Làng Há Tam Hợp: Đoạn ngã 3 ông Kỳ Cầu Treo 300
2 Đường Liên thôn Làng Há Tam Hợp: Đoạn Cầu Treo Ngã 3 ông Đắc 250
XXVIII TUYẾN ĐƯỜNG LIÊN THÔN LÀNG HÁ – NÀ TẤC (XÃ LAM VỸ)
1 Tuyến đường liên thôn Làng Há Nà Tấc: Đoạn cổng Trường Trung học cơ sở Cầu Nà Viền 300
2 Tuyến đường liên thôn Làng Há Nà Tấc: Đoạn Cầu Nà Viền Cây gạo Nà Tấc 250
XXIX ĐƯỜNGLIÊN THÔN THUỘC XÃ LAM VỸ
1 Các tuyến đường nhánh thuộc Trung tâm cụm xã 300
2 Thôn Làng Quyền: Từ đường nhựa Nhà Văn hóa thôn 250
3 Thôn Nà Toán: Theo nhánh đường bê tông Cầu Nà Buốc Đường liên thôn đi Nà Tấc 250
4 Thôn Nà Toán: Cầu Nà Viền Nhà Văn hóa thôn Nà Toán 250
5 Đất ở bám theo các tuyến đường bê tông của các thôn còn lại 250
2. Giá đất ở tại đô thị nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Thị trấn Chợ Chu 400 380 360 340
3. Giá đất ở tại nông thôn nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Các xã: Đồng Thịnh, Kim Phượng, Phú Tiến, Phúc Chu, Tân Dương, Trung Hội, Bảo Linh, Bảo Cường, Bình Yên, Bình Thành, Bộc Nhiêu, Định Biên, Điềm Mạc, Linh Thông, Phú Đình, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung Lương, Sơn Phú, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Kim Sơn, Phượng Tiến 240 230 220 210
PHỤ LỤC SỐ 10
# BẢNG GIÁ ĐẤT Ở GIAI ĐOẠN 20202024 HUYỆN VÕ NHAI
(Kèm theo Quyết định số: 46/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Giá đất ở tại đô thị, giá đất ở tại nông thôn bám các trục đường giao
thông
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
STT TRỤC ĐƯỜNG GIAO THÔNG Mức giá
A QUỐC LỘ 1B (từ giáp đất Lạng Sơn đến giáp đất huyện Đồng Hỷ)
1 Từ giáp đất Lạng Sơn Km100 + 500 đến Km102 500
2 Từ Km102 đến Km102 + 300 650
3 Từ Km102 + 300 đến Km102+600 850
4 Từ Km102 + 600 đến Km103 650
5 Từ Km 103 đến Cầu Vẽ (Km106) 850
6 Từ Km106 (Cầu Vẽ) đến Km107 + 150 (cầu Suối Cạn) 1.700
7 Từ Km107+ 150 (cầu Suối Cạn) đến Km107+ 550 (cầu Nà Trang) 4.500
8 Từ Km107 + 550 (cầu Nà Trang) đến Km107 + 750 (ngã tư thị trấn Đình Cả) 5.000
9 Từ Km107 + 750 (ngã tư thị trấn Đình Cả) đến Km108 + 120 (đường rẽ vào Trường Tiểu học thị trấn Đình Cả) 7.000
10 Từ Km108 + 120 (đường rẽ vào Trường Tiểu học thị trấn Đình Cả) đến Km108 + 700 (Cầu Rắn) 6.500
11 Từ Km108 + 700 (Cầu Rắn) đến Km109 + 400 (đường rẽ vào Trường Trung học phổ thông Võ Nhai) 3.400
12 Từ Km109 + 400 (rẽ Trường Trung học phổ thông Võ Nhai) đến Km109 + 900 (Trường Tiểu học Đông Bắc xã Lâu Thượng) 1.700
13 Từ Km109 + 900 (cổng Trường Tiểu học Đông Bắc xã Lâu Thượng) đến Km111 + 800 900
14 Từ Km111 + 800 đến Km112 + 400 (đường rẽ vào Trường Trung học cơ sở Lâu Thượng) 1.700
15 Từ Km112 + 400 (đường rẽ vào Trường Trung học cơ sở Lâu Thượng) đến Km115 + 500 700
16 Từ Km115 + 500 đến cổng khu công nghiệp Trúc Mai 800
17 Từ cổng khu công nghiệp Trúc Mai đến Km119 + 400 700
18 Từ Km119 + 400 đến Km124 + 100 (trạm Y tế xã La Hiên) 800
19 Từ Km124 + 100 (Trạm Y tế xã La Hiên) đến Km124 + 800 (đường rẽ vào Trường Trung học cơ sở La Hiên) 1.500
20 Từ Km124 + 800 (đường rẽ vào Trường Trung học cơ sở xã La Hiên) đến Km125 + 80 (đường rẽ vào UBND xã La hiên) 2.500
21 Từ Km125 + 80 (đường rẽ vào UBND xã La hiên) đến Km125+200 (cầu La Hiên) 4.500
22 Từ Km125 + 200 (cầu La Hiên) đến Km126 + 300 (nhà máy nước khoáng AVA La Hiên) 2.500
23 Từ Km126 + 300 (nhà máy nước khoáng AVA La Hiên) đến Km128 + 100 (giáp đất huyện Đồng Hỷ) 1.500
Trục phụ
1 Ngõ rẽ khu dân cư xóm Mỏ Gà, từ Quốc lộ 1B vào 300m 500
2 Ngõ rẽ cạnh Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ Quốc lộ 1B rẽ vào 300m 700
3 Từ Quốc lộ 1B (Km107 + 380) vào đến đường Bãi Lai 2.000
4 Từ Quốc lộ 1B (Km107 + 465) vào đến đường Bãi Lai 1.800
5 Từ Quốc lộ 1B (Km108) vào đến sau Trường Tiểu học Đình Cả 2.000
6 Từ cầu Sông Đào đến khu dân cư số 3, thị trấn Đình Cả 2.500
7 Từ Quốc lộ 1B (Km108 + 120) đến Trường Tiểu học Đình Cả 3.000
8 Từ Quốc lộ 1B (Km108 + 650) đến Trung tâm Y tế Võ Nhai 3.500
9 Từ Quốc lộ 1B (Km109 + 400) đến Trường THPT Võ Nhai 2.000
10 Từ Quốc lộ 1B đến Trung tâm bồi dưỡng Chính trị Võ Nhai 4.000
11 Các trục phụ đường bê tông ≥ 3m còn lại thuộc thị trấn Đình Cả từ Quốc lộ 1B vào 200m 500
12 Các trục phụ đường bê tông ≥ 3m còn lại thuộc các xã La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng từ Quốc lộ 1B vào 200m 450
B TUYẾN TỈNH LỘ
I TỈNH LỘ 265 ĐÌNH CẢ BÌNH LONG
1 Từ ngã tư Đình Cả đến cầu Sông Đào 6.200
2 Từ cầu Sông Đào đến cầu Đá Mài 1.500
3 Từ cầu Đá Mài đến cầu Suối Lũ 500
4 Từ cầu Suối Lũ đến Km7 (Trường Tiểu học Tràng Xá) 600
5 Từ Km7 (Trường Tiểu học Tràng Xá) đến Km8 (cầu Bắc Bén) 800
6 Từ Km8 (cầu Bắc Bén) đến Km8 + 400 (bưu điện xã Tràng Xá) 1.700
7 Từ Km8 + 400 (bưu điện xã Tràng Xá) đến Km10 + 400 1.400
8 Từ Km10 + 400 đến Km10 + 800 (cổng Trường Trung học cơ sở Tràng Xá + 200m về 2 phía) 1.000
9 Từ Km10 + 800 đến Km15 + 100 500
10 Từ Km15 + 100 đến Km15 + 500 (cổng chợ Dân Tiến + 200m về 2 phía ) 1.400
11 Từ Km15 + 500 đến Km16 + 500 1.000
12 Từ Km16 + 500 đến Km21 + 100 550
13 Từ Km21+100 đến Km21+700 (chợ Bình Long+ 300m về 2 phía) 1.000
14 Từ Km21 + 700 đến giáp đất huyện Hữu Lũng Lạng Sơn 500
Trục phụ
1 Từ Tỉnh lộ 265 (hiệu thuốc Tràng Xá) đến Trạm đa khoa khu vực 1.200
C CÁC TUYẾN ĐƯỜNG KHÁC
I ĐƯỜNG TRÀNG XÁ PHƯƠNG GIAO
1 Cổng chợ Mủng + 250m về 2 phía 1.000
2 Các đoạn còn lại của đường Tràng Xá Dân Tiến Phương Giao 500
3 Cổng UBND xã Phương Giao + 400m về 2 phía 600
II ĐƯỜNG ĐÔNG BO XÃ TRÀNG XÁ PHƯƠNG GIAO
1 Cổng chợ Đông Bo + 200m về hai phía 600
2 Các đoạn còn lại 400
III ĐƯỜNG LA HIÊN VŨ CHẤN
1 Từ Quốc lộ 1B đến Km0 + 150m 3.000
2 Từ Km0 + 150 đến Km 1 (dốc Suối Đát) 1.500
3 Từ Km 1 (dốc Suối Đát) đến Km7 + 600 (đường rẽ vào Trường Trung học phổ thông Trần Phú) 600
4 Từ Km7 + 600 (đường rẽ vào Trường Trung học phổ thông Trần Phú) đến Km8 + 100 (ngã ba Cúc Đường) 1.500
5 Từ Km8 + 100 (ngã ba Cúc Đường) đến qua UBND xã Cúc Đường 100m 800
6 Từ Km8 + 100 (ngã ba Cúc Đường) đi tiếp 200m đường đi Thần Sa, Thượng Nung 800
7 Từ qua UBND xã Cúc Đường 100m đến Km 9 (trạm Y tế xã Cúc Đường) 750
8 Từ Km9 đến Trường Mầm non xã Vũ Chấn 400
9 Từ Trường Mầm non xã Vũ Chấn đến đường rẽ vào xóm Khe Rịa 500
10 Từ đường rẽ vào xóm Khe Rịa đi xã Nghinh Tường đến hết đất xã Vũ Chấn 400
IV KHU VỰC CHỢ ĐÌNH CẢ
1 Từ đường Đình Cả Bình Long (Tỉnh lộ 265) đến hết đất Trường Trung học cơ sở Đình Cả 4.000
2 Từ đường Đình Cả Bình Long (Tỉnh lộ 265) vòng ra cổng chợ sau chợ (cổng phía đông) 4.000
3 Từ cổng sau chợ (cổng phía đông) + 150m đường đi Bãi Lai 3.000
4 Đoạn còn lại từ đường Bãi Lai đến Quốc lộ 1B 2.500
5 Từ cầu vào Chợ Đình Cả theo đường bê tông rẽ về hai phía 4.000
V ĐƯỜNG NGÃ TƯ ĐÌNH CẢ CỔNG HUYỆN UỶ
1 Từ ngã tư Đình Cả đến Ban Chỉ huy quân sự huyện Võ Nhai 4.500
2 Từ Ban Chỉ huy quân sự huyện đến cổng Huyện uỷ Võ Nhai 3.500
VI ĐƯỜNG TRÀNG XÁ LIÊN MINH ĐÈO NHÂU
1 Từ cầu tràn Tràng Xá đi Liên Minh + 300m 500
2 Từ cổng UBND xã Liên Minh + 100 m về hai phía 550
3 Các đoạn còn lại thuộc đường Tràng Xá Liên Minh Đèo Nhâu 400
VII ĐƯỜNG THƯỢNG NUNG SẢNG MỘC
1 Từ Cổng Chợ Thượng Nung + 500 m về hai phía 500
2 Các đoạn còn lại nằm trên trục đường Thượng Nung Sảng Mộc 300
Trục phụ
1 Từ đường Thượng Nung Sảng Mộc đến cổng Trường Trung học cơ sở Thượng Nung 300
VIII ĐƯỜNG LIÊN XÃ NGHINH TƯỜNG SẢNG MỘC
1 Từ trạm Kiểm lâm Nghinh Tường đến cầu Na Mao 500
Trục phụ
1 Từ cầu Na Mao đến cổng UBND xã Nghinh Tường 400
2. Giá đất ở tại đô thị nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Thị trấn Đình Cả 350 330 310 290
3. Giá đất ở tại nông thôn nằm ngoài các trục đường giao thông đã có trong
bảng tại điểm 1 nêu trên thì áp dụng bảng sau
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m 2
Tên đơn vị hành chính Mức giá
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4
Các xã: La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá, Dân Tiến 260 230 200 180
Các xã: Bình Long, Phương Giao, Liên Minh, Cúc Đường, Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn 230 200 180 170
| Quyết định 46/2019/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-46-2019-QD-UBND-quy-dinh-Bang-gia-dat-tinh-Thai-Nguyen-434267.aspx | {'official_number': ['46/2019/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 46/2019/QĐ-UBND quy định về Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Thái Nguyên', ''], 'signer': ['Lê Quang Tiến'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '20/12/2019', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,365 | CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 168/2024/NĐCP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2024
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG LĨNH
VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ; TRỪ ĐIỂM, PHỤC HỒI ĐIỂM GIẤY PHÉP LÁI XE
Căn cứLuật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứLuật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 15 tháng 11 năm
2020;
Căn cứLuật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự,
an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm
giấy phép lái xe.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về:
a) Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực
giao thông đường bộ bao gồm: hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính;
thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng
chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông
trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
b) Mức trừ điểm giấy phép lái xe đối với từng hành vi vi phạm hành chính;
trình tự, thủ tục, thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe để quản
lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người
lái xe.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên
quan đến trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà
không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm
hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ
trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản
lý nhà nước được giao;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
d) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm:
doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
đ) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: tổ
hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
e) Cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe, cơ sở đăng kiểm xe cơ
giới, xe máy chuyên dùng, cơ sở thử nghiệm, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bảo
hành, bảo dưỡng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
g) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
h) Cơ quan, tổ chức nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định
tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định tại Nghị định này.
5. Người có thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả;
thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một
trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có thể
bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính trong trường hợp không áp dụng là hình thức xử phạt chính theo quy
định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về trật tự, an toàn
giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính
gây ra, trừ các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e, điểm n, điểm
p khoản này;
b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm
hành chính gây ra;
c) Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
đ) Buộc phá dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao
thông;
e) Buộc lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn an
toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của phương tiện, thiết bị
theo quy định hoặc tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định;
g) Buộc cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe theo quy định;
h) Buộc tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình hoặc tổ chức khám sức
khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;
i) Buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người
lái xe, dây đai an toàn, ghế ngồi cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, dụng
cụ, thiết bị chuyên dùng để cứu hộ, hỗ trợ cứu hộ trên xe theo đúng quy định;
k) Buộc tháo dỡ thiết bị âm thanh, ánh sáng lắp đặt trên xe gây mất trật tự,
an toàn giao thông đường bộ;
l) Buộc cung cấp, cập nhật, truyền dẫn, lưu trữ, quản lý thông tin, dữ liệu từ
thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên
xe ô tô theo quy định;
m) Buộc điều chỉnh lại chỉ số trên đồng hồ báo quãng đường của xe ô tô bị làm
sai lệch;
n) Buộc khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong chứng nhận đăng ký xe theo
quy định;
o) Buộc thực hiện đúng quy định về biển số xe, quy định về kẻ hoặc dán chữ, số
biển số, thông tin trên thành xe, cửa xe, quy định về màu sơn, biển báo dấu
hiệu nhận biết của xe;
p) Buộc khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban
đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
q) Buộc thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm
lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được ghi trong
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định
hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
r) Buộc làm thủ tục đổi, thu hồi, cấp mới, cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số
xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy
định;
s) Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai
lệch nội dung;
t) Buộc đưa phương tiện quay trở lại Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh
tế cửa khẩu quốc tế.
4. Thủ tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng
chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; thu hồi giấy phép,
chứng chỉ hành nghề đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền
cấp
a) Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thi hành biện pháp khắc phục hậu
quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai
lệch nội dung gồm: giấy phép lái xe; chứng nhận đăng ký xe; bản sao chứng nhận
đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe; giấy chứng nhận, tem
kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện bị tẩy xóa,
sửa chữa làm sai lệch nội dung thực hiện theo quy định tại Điều 85 của Luật Xử
lý vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành biện pháp khắc phục hậu quả chuyển
giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho
cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó;
b) Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã hết giá trị sử dụng hoặc không do
cơ quan có thẩm quyền cấp (giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền
cấp, không hợp lệ; phù hiệu, giấy phép lưu hành đã hết giá trị sử dụng hoặc
không do cơ quan có thẩm quyền cấp; hồ sơ, các loại giấy tờ, tài liệu bị tẩy
xóa, sửa chữa hoặc giả mạo; chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận
đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) không do cơ quan có
thẩm quyền cấp hoặc không đúng với số khung, số động cơ (số máy); giấy chứng
nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có
thẩm quyền cấp), người có thẩm quyền tạm giữ phải tiến hành thu hồi theo quy
định.
Trường hợp người có thẩm quyền tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề không có
thẩm quyền thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó thì phải chuyển cho cơ
quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy tờ đó để xử lý theo quy định
của pháp luật (trừ trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm) và thông báo cho
cá nhân, tổ chức vi phạm biết.
Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã
kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong
lĩnh vực giao thông đường bộ là 01 năm.
2. Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để xác
định cá nhân, tổ chức vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ
thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức ghi nhận
được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi
phạm hành chính.
Quá thời hạn nêu trên mà người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt theo
quy định thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp
vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp không còn giá
trị sử dụng. Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử
phạt thì thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ
thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp
được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử
phạt.
3. Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang
thực hiện
a) Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành
chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được thực
hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Đối với các hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị
kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung
cấp: thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi nhận hành vi
vi phạm.
Điều 5. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
1. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn trong
Nghị định này gồm:
a) Phù hiệu cấp cho xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải;
b) Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép đào tạo lái xe;
d) Giấy phép sát hạch;
đ) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
e) Chứng chỉ đăng kiểm viên;
g) Giấy phép lái xe quốc gia; giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia
Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép
lái xe quốc tế do Việt Nam cấp); giấy phép lái xe quốc tế mà Việt Nam ký kết
điều ước quốc tế về việc công nhận lẫn nhau giấy phép lái xe quốc tế.
2. Trình tự, thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có
thời hạn về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ
được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp một cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử
phạt trong cùng một lần thì bị phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm, nếu có
hành vi vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe và hành vi vi phạm bị
trừ điểm giấy phép lái xe thì chỉ áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy
phép lái xe.
3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề như sau:
a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người
có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá
nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành
chính có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người
có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá
nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung
quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của
hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là
kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho
người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;
c) Khi giữ và trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng
theo quy định tại điểm b khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên
bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu
cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ
hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
5. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử
phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng
còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì
người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi vi phạm.
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân,
tổ chức không được làm thủ tục cấp mới, đổi, cấp lại giấy phép, chứng chỉ hành
nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tích hợp giấy phép lái xe
không thời hạn (xe mô tô, xe tương tự xe mô tô) và giấy phép lái xe có thời
hạn (xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe
chở hàng bốn bánh có gắn động cơ) thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng tước
quyền sử dụng đối với giấy phép lái xe không thời hạn khi người điều khiển xe
mô tô, xe tương tự xe mô tô hoặc tước quyền sử dụng đối với giấy phép lái xe
có thời hạn khi người điều khiển xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người
bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thực hiện hành vi
vi phạm hành chính có quy định bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Trong
thời gian bị tước quyền sử dụng, người có giấy phép lái xe tích hợp được cấp,
đổi giấy phép lái xe đối với giấy phép lái xe không bị tước quyền sử dụng.
7. Trường hợp giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp dưới dạng điện tử hoặc
thể hiện dưới hình thức thông điệp dữ liệu thì cơ quan, người có thẩm quyền
thực hiện tạm giữ, tước trên môi trường điện tử theo quy định nếu đáp ứng điều
kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin. Việc tạm giữ, tước quyền sử dụng
được cập nhật trạng thái trên cơ sở dữ liệu, căn cước điện tử, tài khoản định
danh điện tử và ứng dụng thông tin điện tử khác theo quy định.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT, MỨC TRỪ ĐIỂM GIẤY PHÉP LÁI XE VÀ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Mục 1. VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe
chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các
loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2; điểm
a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm n, điểm o khoản 3; điểm a, điểm b, điểm đ,
điểm e, điểm i, điểm k, điểm l khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm
đ, điểm i, điểm k khoản 5; điểm a khoản 6; khoản 7; điểm b, điểm d khoản 9;
điểm a khoản 10; điểm đ khoản 11 Điều này;
b) Khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều
khiển phương tiện khác biết;
c) Không báo hiệu bằng đèn khẩn cấp hoặc không đặt biển cảnh báo “Chú ý xe đỗ”
theo quy định trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật (hoặc bất khả kháng khác)
buộc phải đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy hoặc tại nơi không được phép đỗ
xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 7 Điều này;
d) Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều
khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;
đ) Sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm
sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu
tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước
hoặc chuyển làn đường không đúng quy định “mỗi lần chuyển làn đường chỉ được
phép chuyển sang một làn đường liền kề”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại
điểm g khoản 5 Điều này;
b) Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định;
c) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại điểm n, điểm o khoản 5 Điều này;
d) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề
đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở
nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với
chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở
giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh;
đ) Dừng xe không sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi hoặc
bánh xe gần nhất cách lề đường, vỉa hè quá 0,25 mét; dừng xe trên đường dành
riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường
điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí
lái, tắt máy khi dừng xe (trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa
xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe) hoặc rời vị trí lái khi dừng xe
nhưng không sử dụng phanh đỗ xe (hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác); dừng
xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ
xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi
có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản
4, điểm c khoản 7 Điều này.
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
b) Sử dụng còi, rú ga liên tục; sử dụng còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa khi gặp
người đi bộ qua đường hoặc khi đi trên đoạn đường qua khu dân cư có hệ thống
chiếu sáng đang hoạt động hoặc khi gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp dải
phân cách có khả năng chống chói) hoặc khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao
nhau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
c) Chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe
phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có
tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển
hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi
đường không giao nhau cùng mức);
d) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau
cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi bảo vệ công trình đường
sắt, phạm vi an toàn của đường sắt;
đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 mét
tính từ mép đường giao nhau; điểm đón, trả khách; trước cổng hoặc trong phạm
vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;
nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới; che khuất biển báo
hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông; nơi mở dải phân cách giữa; cách xe ô
tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường
có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
e) Đỗ xe không sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh
xe gần nhất cách lề đường, vỉa hè quá 0,25 mét; đỗ xe trên đường dành riêng
cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại,
điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở vỉa hè
trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng
xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4, điểm c khoản 7
Điều này;
g) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18
giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi,
trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn;
h) Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một
rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này
không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe
kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối
chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau;
i) Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển;
k) Không thắt dây đai an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;
l) Chở người trên xe ô tô không thắt dây đai an toàn (tại vị trí có trang bị
dây đai an toàn) khi xe đang chạy;
m) Chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô ngồi cùng
hàng ghế với người lái xe (trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế) hoặc không sử
dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định;
n) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;
o) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc
độ tối thiểu cho phép;
p) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về
làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều
chạy quá tốc độ quy định.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không đủ điều kiện đã thu phí theo hình thức điện tử tự động
không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối) đi vào làn đường dành riêng thu phí
theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí;
b) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo
hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm
nhìn bị che khuất; trên cầu (trừ trường hợp tổ chức giao thông cho phép), gầm
cầu vượt (trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe), song song với một xe khác
đang dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 7 Điều này;
c) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư
hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn;
đ) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ
không đúng nơi quy định; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển
cảnh báo "Chú ý xe đỗ" (hoặc đèn cảnh báo) về phía sau xe khoảng cách đảm bảo
an toàn khi dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ trong trường hợp gặp sự cố kỹ
thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe;
e) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm
dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau,
nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi
xe không quan sát hai bên, phía sau xe hoặc không có tín hiệu lùi xe, trừ hành
vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 11 Điều này;
g) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không
dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị
nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;
h) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không
đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy
phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền
cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
i) Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu,
gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường
hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường một chiều,
trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo
hiệu tạm thời hoặc tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay
đầu xe;
k) Quay đầu xe tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại
phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có
nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe
rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương
tiện đang điều khiển;
l) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc
không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa
hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có
biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển);
không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng
trong suốt quá trình vượt xe; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không
được phép;
b) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần
đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành
vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố
định ở giữa hai phần đường xe chạy;
c) Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định (trừ hành vi vi phạm sử dụng
đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm b khoản 3 Điều
này); không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường
hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
d) Không tuân thủ quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở
làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân thủ quy
định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao
tốc;
đ) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
e) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe
được quyền ưu tiên;
g) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước
hoặc chuyển làn đường không đúng quy định “mỗi lần chuyển làn đường chỉ được
phép chuyển sang một làn đường liền kề” khi chạy trên đường cao tốc;
h) Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi điều
khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ;
i) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với
loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d
khoản 9, điểm đ khoản 11 Điều này, hành vi bị cấm đi vào công trình thủy lợi
và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
k) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;
l) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: người đi bộ, xe lăn của người
khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ
đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
m) Chuyển hướng không nhường đường cho: các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe
thô sơ đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
n) Không giảm tốc độ (hoặc dừng lại) và nhường đường khi điều khiển xe đi từ
đường không ưu tiên ra đường ưu tiên, từ đường nhánh ra đường chính;
o) Không giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải tại nơi đường
giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến; không giảm tốc độ và nhường
đường cho xe đi đến từ bên trái tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo
vòng xuyến;
p) Chở người trên thùng xe trái quy định; chở người trên nóc xe; để người đu
bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy;
q) Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
b) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín
hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng
chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít
khí thở;
d) Điều khiển xe đi trên vỉa hè, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để
vào nhà, cơ quan.
7. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h;
b) Điều khiển xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có
gắn động cơ đi vào đường cao tốc;
c) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo
hiệu bằng đèn khẩn cấp khi gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc
phải dừng xe, đỗ xe ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc; không có báo
hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển cảnh báo “Chú ý xe đỗ” (hoặc đèn cảnh
báo) về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét khi dừng xe, đỗ xe trong
trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe
trên một phần làn đường xe chạy trên đường cao tốc.
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương
tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại
hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân
nơi gần nhất.
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4
miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc
người kiểm soát giao thông;
d) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm
đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 11 Điều này
và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn
theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy
định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe,
vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao
thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa
hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu
có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển gây tai nạn
giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 11 Điều này;
b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai
nạn giao thông: điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1; điểm c khoản
2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm n, điểm o, điểm p, khoản 3; điểm a, điểm c,
điểm d khoản 4; điểm c, điểm d, điểm e, điểm h, điểm n, điểm o, điểm q khoản
5; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này.
11. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích
thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy hoặc chất kích thích khác
mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;
đ) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc,
quay đầu xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn
cấp theo quy định.
12. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy
quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe
đang chạy trên đường bộ.
13. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 12 Điều này mà gây tai nạn
giao thông.
14. Tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe tái phạm hành vi điều
khiển xe lạng lách, đánh võng quy định tại khoản 12 Điều này.
15. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm
còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 5 Điều này còn bị tịch thu
thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 12 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy
phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11;
khoản 13; khoản 14 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng
đến 24 tháng.
16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện
hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm
c, điểm d, điểm đ, điểm g khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ,
điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm n, điểm o khoản 5 Điều này bị trừ điểm
giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7;
điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm p khoản 5; điểm a, điểm c khoản 7;
khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 9, khoản 10, điểm đ khoản
11 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi
phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm d, điểm e khoản 2; điểm a, điểm
c, điểm d, điểm h khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 4; điểm b,
điểm d khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8; điểm b khoản
9; điểm a khoản 10 Điều này;
b) Không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử
dụng trong suốt quá trình vượt xe;
c) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hai bên, phía sau xe hoặc không có tín
hiệu lùi xe;
d) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);
đ) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 6 Điều này;
e) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước
hoặc chuyển làn đường không đúng quy định “mỗi lần chuyển làn đường chỉ được
phép chuyển sang một làn đường liền kề”;
g) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến
06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu
làm hạn chế tầm nhìn;
h) Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi gặp người đi bộ qua
đường hoặc khi đi trên đoạn đường qua khu dân cư có hệ thống chiếu sáng đang
hoạt động hoặc khi gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp dải phân cách có khả
năng chống chói) hoặc khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau; không
nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc,
nơi có chướng ngại vật;
i) Sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm
sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu
tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
k) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc
độ tối thiểu cho phép.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề
đường;
b) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
c) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây
cản trở giao thông;
d) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên
ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép;
đ) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe
được quyền ưu tiên;
e) Dừng xe, đỗ xe trên điểm đón, trả khách, nơi đường bộ giao nhau, trên phần
đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ
xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không
tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức
với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường
sắt;
g) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em
dưới 12 tuổi, người già yếu hoặc người khuyết tật, áp giải người có hành vi vi
phạm pháp luật;
h) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm
cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe
tham gia giao thông trên đường bộ;
i) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”
hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy
cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải
người có hành vi vi phạm pháp luật;
k) Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe, trừ hành vi vi phạm quy định
tại điểm d khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe
phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có
tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển
hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi
đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo
hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều
khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại
phương tiện đang điều khiển;
b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;
c) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
d) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần
đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe
đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;
đ) Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;
e) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác,
vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên,
giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe;
g) Điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
h) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;
i) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc
không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa
hai xe”;
k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;
l) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không
đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy
phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền
cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định.
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có
biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển,
trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
d) Quay đầu xe trong hầm đường bộ;
đ) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), thiết bị âm thanh (trừ thiết bị
trợ thính), dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không
dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị
nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 9 Điều này;
b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: người đi bộ, xe lăn của người
khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ
đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
c) Chuyển hướng không nhường đường cho: các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe
thô sơ đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng
chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít
khí thở;
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với
loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a,
điểm b khoản 7 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn
cấp theo quy định;
c) Không giảm tốc độ (hoặc dừng lại) và nhường đường khi điều khiển xe đi từ
đường không ưu tiên ra đường ưu tiên, từ đường nhánh ra đường chính;
d) Không giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải tại nơi đường
giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến; không giảm tốc độ và nhường
đường cho xe đi đến từ bên trái tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo
vòng xuyến.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm
đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản này và các
trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; điều khiển
xe đi trên vỉa hè, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ
quan;
b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì
đường cao tốc;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
d) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc
người kiểm soát giao thông;
đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín
hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4
miligam/1 lít khí thở.
9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc
vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
b) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
c) Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện
trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến
trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
đ) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích
thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy hoặc chất kích thích khác
mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;
h) Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường
hợp chở trẻ em dưới 06 tuổi ngồi phía trước;
i) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ
quan có thẩm quyền cấp phép;
k) Sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn
theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy
định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu
xe, lùi xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây
tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách
an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có
biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển,
đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi
ngược chiều” gây tai nạn giao thông;
b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai
nạn giao thông: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản
1; điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k
khoản 3; điểm đ khoản 4; điểm c, điểm d khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản
7; điểm a, điểm b, điểm h, điểm k khoản 9 Điều này.
11. Tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về
một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển
khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều
khiển xe;
b) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh
đối với xe ba bánh;
c) Tái phạm hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng quy định tại điểm a
khoản 9 Điều này.
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực
hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này còn bị tịch thu
thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm h, điểm i, điểm k khoản
9 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 9;
khoản 11 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24
tháng.
13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện
hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c,
điểm d khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 4; điểm a khoản 6; điểm c, điểm
d, điểm đ khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04
điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7, điểm c khoản 9 Điều này bị
trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, khoản 10 Điều này bị trừ
điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao
thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 2; điểm
a, điểm d, điểm đ khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm c khoản 5; điểm a, điểm b,
điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 6; điểm c, điểm d khoản 7; điểm a, điểm b
khoản 8; điểm đ khoản 9 Điều này;
b) Không báo hiệu bằng đèn khẩn cấp hoặc không đặt biển cảnh báo “Chú ý xe đỗ”
theo quy định trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật (hoặc bất khả kháng khác)
buộc phải đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy hoặc tại nơi không được phép đỗ
xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề
đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở
nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với
chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở
giữa hai phần đường xe chạy; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những
đoạn đường đã có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; đỗ xe trên dốc không chèn bánh;
dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc
biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6
Điều này;
b) Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo
hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm
nhìn bị che khuất; trên cầu (trừ trường hợp tổ chức giao thông cho phép), gầm
cầu vượt (trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe), song song với một xe khác
đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 mét tính từ mép
đường giao nhau; điểm đón, trả khách; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 mét hai
bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào; nơi phần
đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới; che khuất biển báo hiệu đường
bộ, đèn tín hiệu giao thông; nơi mở dải phân cách giữa; cách xe ô tô đang đỗ
ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn
xe cơ giới trên một chiều đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản
6 Điều này;
c) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường trái quy định; dừng xe, đỗ xe trên đường dành
riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại,
điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, trên phần đường dành
cho người đi bộ qua đường; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe (trừ trường hợp
rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe)
hoặc rời vị trí lái khi dừng xe nhưng không sử dụng phanh đỗ xe (hoặc thực
hiện biện pháp an toàn khác); mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
d) Khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều
khiển phương tiện khác biết;
đ) Đỗ, để xe ở vỉa hè trái phép.
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
b) Sử dụng còi, rú ga liên tục; sử dụng còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa khi gặp
người đi bộ qua đường hoặc khi đi trên đoạn đường qua khu dân cư có hệ thống
chiếu sáng đang hoạt động hoặc khi gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp dải
phân cách có khả năng chống chói) hoặc khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao
nhau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
c) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18
giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi,
trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn;
d) Tránh xe, vượt xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược
chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
đ) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc
độ tối thiểu cho phép.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;
c) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau
cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi bảo vệ công trình đường
sắt, phạm vi an toàn của đường sắt;
d) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe
tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có
biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều
khiển; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái
đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có
biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều
khiển;
đ) Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu,
ngầm, gầm cầu vượt, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc
chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời hoặc tổ chức giao thông tại những khu vực
này có bố trí nơi quay đầu xe;
e) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm
dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau,
đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe
không quan sát hai bên và phía sau xe hoặc không có tín hiệu lùi xe.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ;
b) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi phương tiện bị
hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
c) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; không có báo
hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển cảnh báo “Chú ý xe đỗ” (hoặc đèn cảnh
báo) về phía sau xe khoảng cách đảm bảo an toàn khi dừng xe, đỗ xe trong hầm
đường bộ trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải
dừng xe, đỗ xe;
d) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không
dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị
nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
đ) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: người đi bộ, xe lăn của người
khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ
đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
e) Chuyển hướng không nhường đường cho: các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe
thô sơ đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo
hiệu bằng đèn khẩn cấp khi gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc
phải dừng xe, đỗ xe ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc; không có báo
hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển cảnh báo “Chú ý xe đỗ” (hoặc đèn cảnh
báo) về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét khi gặp sự cố kỹ thuật hoặc
bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe trên một phần làn đường xe chạy
trên đường cao tốc;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng
chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít
khí thở;
d) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với
loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d
khoản 7, điểm đ khoản 9 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm
nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
đ) Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn
đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải
phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy, trừ các hành vi vi phạm quy
định tại điểm e khoản 6, điểm d khoản 7, điểm đ khoản 9 Điều này;
e) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe
chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân
thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên
đường cao tốc;
g) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín
hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
h) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước
khi chạy trên đường cao tốc hoặc chuyển làn đường không đúng quy định “mỗi lần
chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề”;
i) Không giảm tốc độ (hoặc dừng lại) và nhường đường khi điều khiển xe đi từ
đường không ưu tiên ra đường ưu tiên, từ đường nhánh ra đường chính.
7. Phạt liền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4
miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc
người kiểm soát giao thông;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
d) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm
đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 9 Điều này
và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
8. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn
theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy
định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe,
vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao
thông; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông;
không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe
theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội
dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của
đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây
tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8, điểm
đ khoản 9 Điều này;
b) Điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn tốc độ tối thiểu
quy định đối với đường cao tốc đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện, thiết bị
phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
c) Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện
trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến
trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai
nạn giao thông: điểm a, điểm b khoản 1; điểm d khoản 2; điểm b, điểm c, điểm
d, điểm đ khoản 3; điểm b khoản 4; điểm b khoản 5; điểm e, điểm g, điểm i
khoản 6; điểm b, điểm c khoản 7 Điều này.
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích
thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy hoặc chất kích thích khác
mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;
đ) Lùi xe trên đường cao tốc; đi ngược chiều trên đường cao tốc; quay đầu xe
trên đường cao tốc;
e) Vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông.
Điều 9. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô
sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy
định;
b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường,
trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề
đường;
e) Chạy trong hầm đường bộ không bật đèn hoặc không có vật phát sáng báo hiệu;
dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong
hầm đường bộ;
g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ
khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), dùng tay cầm và sử dụng
điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp
máy sử dụng ô (dù);
i) Điều khiển xe thô sơ trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ
ngày hôm sau không sử dụng đèn hoặc không có báo hiệu ở phía trước và phía sau
xe;
k) Để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép; đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao
thông, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;
l) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau
cùng mức với đường sắt;
m) Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường gây cản trở giao thông;
n) Không giảm tốc độ (hoặc dừng lại) và nhường đường khi điều khiển xe đi từ
đường không ưu tiên ra đường ưu tiên, từ đường nhánh ra đường chính;
o) Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp
chở người bệnh đi cấp cứu;
p) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng
chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít
khí thở.
2. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước
đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc
người kiểm soát giao thông;
c) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác,
vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản
trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;
đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với
xe xích lô;
c) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại
phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường
có biển “Cấm đi ngược chiều";
d) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4
miligam/1 lít khí thở.
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện
trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến
trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
c) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
d) Người điều khiển xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe
máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy
cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô,
xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng
quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp
giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe
đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao
tốc.
Điều 10. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường
không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy
định;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu,
vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc
người kiểm soát giao thông.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao
tốc;
b) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
Điều 11. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi
kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu,
vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của vật nuôi hoặc không dọn sạch chất thải
của vật nuôi thải ra đường, vỉa hè;
d) Để vật nuôi đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người, phương tiện
đang tham gia giao thông;
đ) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
e) Để vật nuôi kéo xe mà không có người điều khiển;
g) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc
người kiểm soát giao thông;
b) Dẫn dắt vật nuôi chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện
giao thông đường bộ;
c) Điều khiển, dẫn dắt vật nuôi đi không đúng phần đường quy định, đi vào
đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển,
dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào đường cao tốc.
Điều 12. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm khác về quy
tắc giao thông đường bộ; sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người được chở trên xe
đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao
thông;
b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép
trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, patanh, các thiết bị tương tự trên phần
đường xe chạy;
c) Điều khiển vật thể bay, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
hoạt động trong phạm vi khổ giới hạn đường bộ gây cản trở hoặc nguy cơ mất an
toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trừ tàu bay không
người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được cấp phép bay;
d) Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và
các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù);
đ) Người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác,
mang vác vật cồng kềnh;
e) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường, trên vỉa hè
các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; trừ các hành vi vi phạm quy định tại
khoản 7, khoản 9 Điều này;
g) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa
trên đường bộ.
3. Phạt tiền từ 250.000 đồng đến 350.000 đồng đối với cá nhân, từ 500.000
đồng đến 700.000 đồng đối với tổ chức để vật che khuất biển báo hiệu đường bộ,
đèn tín hiệu giao thông.
4. Phạt tiền từ 350.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người được chở trên xe
ô tô không thắt dây đai an toàn (tại vị trí có trang bị dây đai an toàn) khi
xe đang chạy.
5. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe
mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn
máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh,
đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe;
b) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm
cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao
thông trên đường bộ.
6. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000
đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường
bộ;
b) Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông đường bộ để hành hung, đe dọa, xúi
giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông đường
bộ;
c) Cản trở người, phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ; ném gạch,
đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào người, phương tiện đang tham gia giao thông
trên đường bộ;
d) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: bày, bán hàng hóa; để
vật liệu xây dựng; để xe, trông, giữ xe.
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sử dụng
trái phép lòng đường, vỉa hè để: họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán
hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển
hiệu, biển quảng cáo.
8. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức cố ý thay đổi, xóa dấu vết
hiện trường vụ tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g
khoản 4, khoản 8 Điều 6; điểm b khoản 5, điểm c khoản 9 Điều 7; điểm d khoản
5, điểm c khoản 8 Điều 8; điểm a khoản 4 Điều 9 của Nghị định này.
9. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi bày, bán
máy móc, thiết bị, vật tư hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường,
vỉa hè,
10. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi không
chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại
điểm b, điểm d khoản 11 Điều 6; điểm đ, điểm g khoản 9 Điều 7; điểm b, điểm d
khoản 9 Điều 8; điểm c khoản 4 Điều 9; điểm b khoản 5 Điều 34 của Nghị định
này.
11. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đặt, để chướng ngại vật, vật cản khác trái phép trên đường bộ; đổ chất gây
trơn trượt trên đường bộ; đổ, xả thải, làm rơi vãi hóa chất, chất thải gây mất
an toàn giao thông đường bộ;
b) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn, người gây tai nạn
giao thông đường bộ hoặc người giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị nạn đi cấp cứu;
c) Hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất tác dụng thiết bị điều khiển, giám sát giao
thông đường bộ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông
đường bộ.
12. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sử dụng
tạm thời lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác (theo quy định phải có giấy
phép) mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng đã hết giá trị sử dụng
hoặc thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
13. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
60.000.000 đồng đến 64.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi không
khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đúng sự
thật để trốn tránh trách nhiệm khi bị phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự,
an toàn giao thông đường bộ.
14. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 37.000.000 đồng đối với cá nhân thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Rải vật sắc nhọn trên đường bộ.
15. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 14
Điều này nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt
bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lát xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này buộc phá dỡ các vật che
khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 12 Điều này buộc khôi phục lại tình
trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
17. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi quy
định tại điểm a, điểm b khoản 11 Điều này nếu là người điều khiển phương tiện
bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm.
Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 13. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô
(bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo), xe chở người bốn bánh
có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tư xe
ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe
không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ không có tác dụng (đối với xe có thiết
kế lắp kính chắn gió).
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn
tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây đai an toàn, dụng cụ thoát hiểm,
thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có
những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối
với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm
quy định tại điểm h khoản 3 Điều 20, điểm d khoản 4 Điều 26 của Nghị định này;
b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có
tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một
hoặc cả hai bên thành xe, trừ đèn sương mù dạng rời được lấp theo quy định;
b) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn
kỹ thuật;
c) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ
hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
d) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt
ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng với
thông số kỹ thuật được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường của xe.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng
ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận
đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc
giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong
trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng
nhận đăng ký xe) đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ
moóc);
b) Điều khiển xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có kích thước thùng
xe không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe;
c) Điều khiển xe dán, lắp phù hiệu, biểu trưng nhận diện tương tự của các cơ
quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường nhưng đã hết hiệu lực (hạn sử dụng) dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc
và sơ mi rơ moóc);
b) Điều khiển xe không đủ hệ thống hàm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có
tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ
moóc);
c) Điều khiển xe kinh doanh vận tải có niên hạn sử dụng không bảo đảm điều
kiện của hình thức kinh doanh đã đăng ký;
d) Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định.
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng
thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe), giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa;
sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng
thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) không đúng số khung, số động cơ (số máy)
của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Điều khiển xe không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng
ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hiệu lực (hạn sử dụng) từ 01 tháng trở lên
(kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đăng ký tạm thời, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động
quá phạm vi, tuyến đường, thời hạn cho phép;
b) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) không gắn biển số (đối với
loại xe có quy định phải gắn biển số).
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 26.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn
biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí,
không đúng quy cách theo quy định; gắn biển số không rõ chữ, số hoặc sử dụng
chất liệu khác sơn, dán lên chữ, số của biển số xe; gắn biển số bị bẻ cong,
che lấp, làm thay đổi chữ, số, màu sắc (của chữ, số, nền biển số xe), hình
dạng, kích thước của biển số xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
9. Tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông, trừ hành vi quy
định tại điểm c khoản 5 Điều này;
b) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao
gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông, rơ moóc và sơ
mi rơ moóc được kéo theo).
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm
còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 8 Điều này bị tịch thu biển số
xe;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 6 Điều này
trong trường hợp không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng
ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận
đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc
giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngàn hàng nước ngoài trong
trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng
nhận đăng ký xe) không: do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số
động cơ (số máy) của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà
không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ,
chứng nhận nguồn gốc xe, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp) thì bị tịch thu
phương tiện.
11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện
hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3;
điểm b khoản 4; điểm b, điểm d khoản 5; điểm b khoản 8 Điều này buộc lắp đầy
đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn kỹ thuật
hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định; buộc thực
hiện đúng quy định về biển số hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay
đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm d khoản 3 Điều này buộc lắp đầy
đủ thiết bị hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định,
tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này buộc khôi phục lại
tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này buộc nộp lại chứng
nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản
gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong
trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng
nhận đăng ký xe), giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường, chứng nhận đăng ký xe bị tẩy xóa.
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện
hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này bị thu hồi chứng nhận đăng ký xe
(hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên
nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký
xe) không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc không đúng số khung, số động cơ
(số máy) của xe, giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện
hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5;
khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7, điểm b khoản 8 Điều này bị
trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy
phép lái xe 10 điểm.
Điều 14. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô,
xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu
bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác
dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
d) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không
bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng
ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận
đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc
giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong
trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng
nhận đăng ký xe) đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực;
b) Sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng
thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) bị tẩy xóa; sử dụng chứng nhận đăng ký xe
(hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên
nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký
xe) không đúng số khung, số động cơ (số máy) của xe hoặc không do cơ quan có
thẩm quyền cấp;
c) Điều khiển xe đăng ký tạm thời hoạt động quá phạm vi, tuyến đường, thời hạn
cho phép;
d) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không
bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
đ) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển
số); gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không
do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng vị trí, không đúng quy cách theo quy
định; gắn biển số không rõ chữ, số hoặc sử dụng chất liệu khác sơn, dán lên
chữ, số của biển số xe; gắn biển số bị bẻ cong, che lấp, làm thay đổi chữ, số,
màu sắc (của chữ, số, nền biển số xe), hình dạng, kích thước của biển số xe.
4. Tịch thu phương tiện đối với hành vi điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp
trái quy định tham gia giao thông.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn
bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này bị tịch thu biển số
xe;
b) Thực hiện hành vi quy định lại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này trong trường
hợp không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có
chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký
xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy
biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường
hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận
đăng ký xe) không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số động
cơ (số máy) của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ
của phương tiện (không có giấy tờ, chứng nhận nguồn gốc xe, chứng nhận quyền
sở hữu hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện
hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này buộc thay thế thiết
bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục tính năng kỹ thuật của thiết
bị theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này buộc nộp lại chứng
nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản
gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong
trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng
nhận đăng ký xe) đã bị tẩy xóa.
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện
hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này bị thu hồi chứng nhận đăng ký xe
(hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên
nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký
xe) không đúng số khung, số động cơ (số máy) của xe hoặc không do cơ quan có
thẩm quyền cấp.
8. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện
hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này bị
trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái
xe 06 điểm.
Điều 15. Xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về điều kiện
của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe
không có bộ phận phát âm thanh cảnh báo (còi, chuông); không có đèn chiếu sáng
hoặc tấm phản quang phía trước; không có đèn tín hiệu hoặc tấm phản quang phía
sau xe (đối với loại xe quy định phải có bộ phận này).
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe
không có hệ thống (bộ phận) hãm hoặc có nhưng không có hiệu lực (đối với loại
xe quy định phải có hệ thống (bộ phận) này).
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe máy chuyên dùng (kể cả rơ moóc được kéo
theo) vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển
số);
b) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có hệ thống hãm nhưng không bảo
đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng không bảo đảm
tiêu chuẩn kỹ thuật;
c) Điều khiển xe có các bộ phận chuyên dùng lắp đặt không đúng vị trí; không
bảo đảm an toàn khi di chuyển;
d) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng; không có bộ phận giảm thanh, giảm
khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về
khí thải, tiếng ồn;
đ) Điều khiển xe có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường nhưng đã hết hiệu lực (hạn sử dụng) dưới 01 tháng (kể cả rơ
moóc);
e) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí,
không đúng quy cách theo quy định; gắn biển số không rõ chữ, số của biển số xe
hoặc sử dụng chất liệu khác sơn, dán lên chữ, số của biển số xe; gắn biển số
bị bẻ cong, che lấp, làm thay đổi chữ, số, màu sắc (của chữ, số, nền biển số
xe), hình dạng, kích thước của biển số xe.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe hoạt động không đúng phạm vi quy định;
b) Điều khiển xe không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng
ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hiệu lực (hạn sử dụng) từ 01 tháng trở lên
(kể cả rơ moóc);
c) Điều khiển xe không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng
ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận
đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc
giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong
trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng
nhận đăng ký xe) đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực (kể cả rơ moóc);
đ) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn
biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc);
đ) Sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng
thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngán hàng
nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe), giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa;
sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng
thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) không đúng số khung, số động cơ (số máy)
của xe (kể cả rơ moóc).
3. Tịch thu phương tiện đối với hành vi điều khiển xe máy chuyên dùng sản
xuất, lắp ráp hoặc cải tạo trái quy định tham gia giao thông.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này bị tịch thu biển số
xe;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm đ khoản 2 Điều này trong trường
hợp không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có
chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký
xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy
biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường
hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận
đăng ký xe) không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số động
cơ (số máy) của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc) mà không chứng minh được
nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng nhận nguồn gốc xe,
chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều
này buộc lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn
an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy
định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này buộc nộp lại chứng
nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản
gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong
trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng
nhận đăng ký xe), giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường bị tẩy xóa.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện
hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này bị thu hồi chứng nhận đăng ký xe
(hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên
nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký
xe) không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc không đúng số khung, số động cơ
(số máy) của xe, giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều 17. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô,
máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường
khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe
không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Chở đất đá, phế thải, hàng rời mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui,
bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; làm rơi vãi hàng hóa trên đường bộ; chở hàng
hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông;
b) Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra
đường bộ gây mất an toàn giao thông.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành
cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện hành vi đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải
ra đường phố.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện (khi
điều khiển xe ô tô) thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4
Điều này còn bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm.
Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
Điều 18. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm quy định về
điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy hoặc
điều khiển xe ô tô, điều khiển xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở
hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các
loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các
loại xe tương tự xe gắn máy không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
c) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các
loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận đăng
ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy
biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường
hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận
đăng ký xe);
d) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô kinh doanh vận
tải không mang theo giấy phép lái xe trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b
khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng
bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô kinh doanh vận tải
không mang theo giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c
khoản 8 Điều này;
b) Người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng
bốn bánh có gắn động cơ, rơ moóc, sơ mi rơ moóc và các loại xe tương tự xe ô
tô kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao
chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe);
c) Người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng
bốn bánh có gắn động cơ, rơ moóc, sơ mi rơ moóc và các loại xe tương tự xe ô
tô kinh doanh vận tải không mang theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe có quy định phải kiểm định.
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi
lanh từ 50 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện từ 04 kW trở lên;
b) Người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng
bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô kinh doanh vận tải
không mang theo chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới còn hiệu lực;
c) Người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng
bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô không có chứng nhận
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
mô tô hai bánh có dung tích xilanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện
đến 11 kW và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm
hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép
lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực, giấy phép lái xe không
phù hợp với loại xe đang điều khiển;
b) Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước của Liên hợp quốc
về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam
cấp) nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được
phép điều khiển;
c) Sử dụng giấy phép lái xe không hợp lệ (giấy phép lái xe có số phôi ghi ở
mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin
quản lý giấy phép lái xe).
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe
chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô.
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
mô tô hai bánh có dung tích xilanh trên 125 cm3 trở lên hoặc có công suất
động cơ điện trên 11 kW, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
b) Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm,
giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy
xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực;
c) Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước của Liên hợp quốc
về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam
cấp) nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được
phép điều khiển;
d) Sử dụng giấy phép lái xe không hợp lệ (giấy phép lái xe có số phôi ghi ở
mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin
quản lý giấy phép lái xe).
8. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ,
xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 năm;
b) Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước của Liên hợp quốc
về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam
cấp) nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được
phép điều khiển;
c) Sử dụng giấy phép lái xe không hợp lệ (giấy phép lái xe có số phôi ghi ở
mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin
quản lý giấy phép lái xe).
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ,
xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có
giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 năm trở lên;
b) Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm
hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép
lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực.
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, điểm b khoản 7, điểm b
khoản 9 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy
phép lái xe bị tẩy xóa.
11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d
khoản 7; điểm c khoản 8; điểm b khoản 9 Điều này bị thu hồi giấy phép lái xe
không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe không hợp lệ.
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện
thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5, điểm d khoản 7, điểm c khoản 8
Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông
tin quản lý giấy phép lái xe 02 điểm.
Điều 19. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều
khiển xe máy chuyên dùng
1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy
chuyên dùng không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy
định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
máy chuyên dùng không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển xe máy chuyên dùng,
không có giấy phép lái xe (hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm,
giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy
xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực) hoặc không có chứng chỉ bồi dưỡng
kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Mục 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỐI
VỚI XE Ô TÔ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA, HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG,
HÀNG HÓA NGUY HIỂM, CHỞ TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH; XE CHỞ NGƯỜI BỐN BÁNH CÓ GẮN
ĐỘNG CƠ, XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ; XE CỨU HỘ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ;
XE VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT SỐNG, THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG; XE CỨU THƯƠNG
Điều 20. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô chở
hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách vi
phạm quy định về bảo đảm trật trị, an toàn giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm: không
hướng dẫn hành khách đứng, nằm, ngồi đúng vị trí quy định trong xe.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy
định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt
quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở
người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm chở quá số người quy định được
phép chở của phương tiện, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều
này.
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy;
b) Để người ngồi trên xe khi xe xuống phà, đang trên phà và khi lên bến (trừ
người lái xe, trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người bệnh, người
khuyết tật);
c) Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải được phép hoạt
động theo quy định;
d) Để người mắc võng nằm trên xe khi xe đang chạy;
đ) Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành
lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;
e) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe;
g) Điều khiển xe vận tải hành khách không có nhân viên phục vụ trên xe đối với
những xe quy định phải có nhân viên phục vụ;
h) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có dây đai an toàn tại các vị
trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh);
i) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có hướng dẫn cho hành khách về
an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định;
k) Điều khiển xe không niêm yết hành trình chạy xe hoặc niêm yết hành trình
chạy xe không đúng với hành trình đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy
định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt
quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách (kinh
doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, hợp đồng) chạy tuyến có cự ly lớn
hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm chở quá số người quy định được phép chở
của phương tiện.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Để người lên, xuống xe khi xe đang chạy;
b) Xếp hành lý, hàng hóa trên xe làm lệch xe;
c) Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác
định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định,
trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;
d) Đón, trả hành khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị
che khuất, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;
đ) Điều khiển xe vận tải hành khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng bằng văn
bản giấy không có hoặc không mang theo danh sách hành khách theo quy định, chở
người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối
tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
vận chuyển trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức,
công nhân), không có hoặc không mang theo hợp đồng vận tải hoặc có hợp đồng
vận tải nhưng không đúng theo quy định;
e) Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có hoặc không mang theo lệnh
vận chuyển hoặc có mang theo lệnh vận chuyển nhưng không ghi đầy đủ thông tin,
không có xác nhận của bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến theo quy định;
g) Đón, trả hành khách không đúng địa điểm đón, trả hành khách được ghi trong
hợp đồng, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;
h) Vận chuyển khách liên vận quốc tế theo tuyến cố định không có hoặc không
mang theo lệnh vận chuyển, không có danh sách hành khách theo quy định hoặc
chở người không có tên trong danh sách hành khách, trừ hành vi vi phạm quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 37 của Nghị định này;
i) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe;
k) Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định
hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi
điều khiển xe ô tô chở khách;
l) Điều khiển xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái
xe) kinh doanh vận tải hành khách không lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh người
lái xe hoặc có lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe nhưng không có tác
dụng trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc làm sai lệch dữ
liệu của thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe ô tô;
m) Điều khiển xe vận tải hành khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng điện tử
không có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách
hành khách hoặc có nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu
cầu, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không
đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo
hợp đồng vận chuyển trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức,
viên chức, công nhân).
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật, hàng
có mùi hôi thối hoặc hàng hóa khác ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên
xe;
b) Chở người trên mui xe, trong khoang chở hành lý của xe;
c) Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; đe dọa, cưỡng ép hành
khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi
khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người theo quy định của
pháp luật;
d) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải quá thời gian quy định tại khoản 1
Điều 64 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; không thực hiện đúng
quy định về thời gian nghỉ giữa hai lần lái xe liên tục của người lái xe;
đ) Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách không lắp thiết bị giám sát
hành trình của xe theo quy định hoặc có lắp thiết bị giám sát hành trình của
xe nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu của
thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;
e) Điều khiển xe chở hành khách liên vận quốc tế không có hoặc không gắn ký
hiệu phân biệt quốc gia.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định
hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có
thẩm quyền cấp.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện hành vi đón, trả hành khách trên đường cao tốc.
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này bị thu hồi phù hiệu đã hết
giá trị sử dụng hoặc phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện
thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm
b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm m
khoản 5; khoản 6; khoản 7 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50%
đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) Điều này bị trừ điểm
giấy phép lái xe 04 điểm;
c) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy
phép lái xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 100%
số người quy định được phép chở của phương tiện) Điều này bị trừ điểm giấy
phép lái xe 10 điểm.
Điều 21. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô
tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại
xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông đường bộ với xe ô tô vận chuyển hàng hóa
1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe xếp hàng trên nóc buồng lái, xếp hàng làm lệch xe;
b) Không chốt, đóng cố định cửa sau, cửa bên thùng xe khi xe đang chạy.
2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải
(khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến
30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất
lỏng;
b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe (kể cả bề
rộng rơ moóc và sơ mi rơ moóc); chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe
(kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) trên 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo
thiết kế được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường của xe;
c) Chở người trên mui xe;
d) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao
gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở)
của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên
10% đến 30%;
đ) Điều khiển xe kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo
giấy vận tải bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không có thiết bị để truy
cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của giấy vận tải theo quy định hoặc có
thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu
cầu.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định
hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi
điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa;
b) Điều khiển xe ô tô đầu kéo không lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái
xe hoặc có lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe nhưng không có tác dụng
trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu
của thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe ô tô.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện hành vi chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô
tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải
(khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến
50%;
b) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải quá thời gian quy định tại khoản 1
Điều 64 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; không thực hiện đúng
quy định về thời gian nghỉ giữa hai lần lái xe liên tục của người lái xe;
c) Điều khiển xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp thiết bị
giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không có
tác dụng trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc làm sai
lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình lắp trên xe ô tô;
d) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao
gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở)
của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên
30% đến 50%.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải
(khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến
100%;
b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao
gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở)
của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên
50% đến 100%;
c) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại
xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử
dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
d) Điều khiển xe chở hàng trong đô thị không chạy đúng tuyến, phạm vi, thời
gian quy định;
đ) Vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ không có giấy phép (đối với trường
hợp phải có giấy phép) hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định ghi trong
giấy phép, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm a, điểm
c, điểm d khoản 3 Điều 22; khoản 5 Điều 23; khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 34
của Nghị định này.
7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải
(khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100%
đến 150%;
b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao
gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở)
của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên
100% đến 150%.
8. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải
(khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;
b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao
gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở)
của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên
150%;
c) Chở côngtennơ trên xe (kể cả sơ mi rơ moóc) không bảo đảm quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật của côngtennơ theo quy định;
d) Chở côngtennơ trên xe (kể cả sơ mi rơ moóc) mà bị cắt nóc trái quy định;
đ) Vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc hoặc có chằng
buộc nhưng không bảo đảm an toàn theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định
tại khoản 10 Điều này.
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện hành vi nhận, trả hàng trên đường cao tốc.
10. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa là phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị kỹ thuật,
hàng dạng trụ không chằng buộc hoặc chằng buộc không theo quy định (trừ việc
vận chuyển máy móc khổ lớn (quá khổ) trên phương tiện chuyên dùng và phải có
giấy phép lưu hành trên đường bộ);
b) Chở côngtennơ trên xe (kể cả sơ mi rơ moóc) mà không sử dụng cơ cấu khoá
hãm côngtennơ với xe hoặc có sử dụng cơ cấu khoá hãm nhưng côngten nơ vẫn
bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
11. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1, điểm đ khoản 8, khoản 10 Điều này mà gây tai nạn giao
thông.
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị thu hồi phù
hiệu đã hết giá trị sử dụng hoặc phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện
thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ khoản 2; điểm a khoản
3; khoản 4; khoản 5; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 6 Điều này bị trừ điểm giấy
phép lái xe (khi điều khiển xe ô tô) 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 6; điểm c, điểm d, điểm
đ khoản 8; khoản 10 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái
xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái
xe 08 điểm;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8; khoản 11 Điều này bị
trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Điều 22. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô
thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu
trọng
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có báo hiệu kích thước của hàng theo
quy định;
b) Không thực hiện đúng quy định trong giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi
phạm quy định tại khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng
siêu trường, siêu trọng có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng kích
thước bao ngoài của xe (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong
giấy phép lưu hành.
3. Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có giấy phép lưu hành hoặc có giấy
phép lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng giấy phép lưu hành
không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng
nhưng tổng trọng lượng (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong
giấy phép lưu hành;
c) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng
nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong giấy phép lưu hành;
d) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng
nhưng chở không đúng loại hàng quy định trong giấy phép lưu hành.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn
bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm a khoản 3 Điều này bị thu hồi giấy phép lưu hành hết giá trị
sử dụng hoặc giấy phép lưu hành không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái
xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị trừ điểm giấy
phép lái xe 04 điểm.
Điều 23. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô
thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển
hàng hóa nguy hiểm mà không làm sạch hoặc không bóc (xóa) biểu trưng nguy hiểm
trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa đó.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển
hàng hóa nguy hiểm mà không mang theo hồ sơ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do
người thuê vận tải cung cấp theo quy định, giấy chứng nhận hoàn thành chương
trình tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phù hợp với loại, nhóm hàng hóa nguy
hiểm đang vận chuyển (nếu có).
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển
hàng nguy hiểm mà xe ô tô không dán nhãn, biểu trưng nhận diện hàng hóa nguy
hiểm; xe ô tô không lắp đèn hoặc tín hiệu cảnh báo theo quy định.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển
hàng hóa nguy hiểm là thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ,
chất rắn khử nhạy khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100 mét trở
lên.
5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm không có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
hoặc có nhưng hết hiệu lực hoặc không thực hiện đúng quy định trong giấy phép
vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a
khoản 6 Điều 20 của Nghị định này.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này nếu gây ô nhiễm môi trường còn bị áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện các biện pháp khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này bị trừ điểm giấy
phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái
xe 04 điểm.
Điều 24. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô
thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển động vật sống, thực phẩm tươi
sống
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vận
chuyển động vật sống, thực phẩm tươi sống không mang đủ giấy tờ theo quy định
(đối với loại động vật sống, thực phẩm tươi sống khi vận chuyển phải có giấy
tờ).
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vận
chuyển thực phẩm tươi sống không chấp hành quy định về an toàn thực phẩm, vệ
sinh dịch tễ, phòng dịch và bảo đảm vệ sinh môi trường theo quy định.
3. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này còn bị trừ điểm giấy phép
lái xe 02 điểm.
Điều 25. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe vệ sinh
môi trường, xe ô tô chở phế thải thực hiện hành vi vi phạm quy định về hoạt
động vận tải trong đô thị
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển
xe không chạy đúng tuyến, phạm vi, thời gian quy định.
2. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị trừ điểm giấy phép
lái xe 02 điểm.
Điều 26. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông
đường bộ trong vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000
đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá
trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi
trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe
trên 10% đến 50% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 50% đối với xe xi
téc chở chất lỏng;
b) Xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào giấy
vận tải theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ
hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đánh số thứ tự ghế ngồi, giường nằm trên xe ô tô chở hành khách theo
quy định;
b) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe ô tô
kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt không có chỗ ưu tiên cho người
khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai theo quy định;
c) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không có hướng dẫn cho hành
khách về an toàn giao thông, thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy
định;
d) Không bố trí người áp tải trên xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đối với
những trường hợp quy định phải có người áp tải;
đ) Không cấp lệnh vận chuyển, giấy vận tải cho lái xe hoặc cấp lệnh vận
chuyển, giấy vận tải nhưng không đúng theo quy định (đối với loại xe quy định
phải cấp lệnh vận chuyển, giấy vận tải);
e) Sử dụng xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mà không làm sạch hoặc không bóc
(xóa) biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại
hàng hóa đó.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng
tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên
50% đến 100%.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ
hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe theo quy định;
b) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách
và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có
quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn
nghiệp vụ), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản này;
c) Sử dụng lái xe, người quản lý trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô mà không được hướng dẫn về quy trình bảo đảm an toàn khi đưa đón trẻ
em mầm non, học sinh;
d) Sử dụng lái xe, người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mà không được
tập huấn về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
đ) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không có dây đai an toàn tại
các vị trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh);
e) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh tiểu học,
xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học
sinh tiểu học không có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc không có ghế
ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định;
g) Không thực hiện việc niêm yết thông tin trên xe theo quy định hoặc có niêm
yết nhưng không chính xác, không đầy đủ thông tin theo quy định.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức xếp hàng hóa lên mỗi xe ô
tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên
chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100%.
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng xe vận chuyển động vật sống không có kết cấu phù hợp với loại động
vật chuyên chở theo quy định;
b) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh, xe ô tô
kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh
không có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh hoặc không có
thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe hoặc không có
thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng
cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe;
c) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh không có
màu sơn theo quy định;
d) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh, xe ô tô
kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh
không có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chở trẻ em mầm non, học sinh theo
quy định.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch
vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý thông
tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
b) Không thực hiện đúng nội dung thông tin đã niêm yết trên xe theo quy định;
c) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không lắp thiết bị giám sát hành
trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện
phải lắp thiết bị) hoặc lắp thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không
đúng quy chuẩn theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát
hành trình của xe ô tô;
d) Sử dụng xe trung chuyển chở hành khách không đúng quy định;
đ) Sử dụng lái xe điều khiển xe khách giường nằm hai tầng, xe ô tô đưa đón trẻ
em mầm non, học sinh chưa đủ số năm kinh nghiệm theo quy định;
e) Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng mà trên xe không có
hợp đồng vận tải, danh sách hành khách kèm theo, thiết bị để truy cập nội dung
hợp đồng điện tử và danh sách hành khách theo quy định hoặc có hợp đồng vận
tải, danh sách hành khách, thiết bị để truy cập nhưng không bảo đảm yêu cầu
theo quy định, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận
chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành
khách theo hợp đồng vận chuyển trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, cán bộ,
công chức, viên chức, công nhân);
g) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh
người lái xe theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp thiết bị ghi
nhận hình ảnh người lái xe) hoặc có lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái
xe nhưng không ghi, không lưu trữ được dữ liệu trên xe trong quá trình xe tham
gia giao thông theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị ghi nhận
hình ảnh người lái xe lắp trên xe ô tô;
h) Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền dẫn, lưu trữ, quản lý thông
tin, dữ liệu thu thập từ thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe ô
tô theo quy định;
i) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải có niên hạn sử dụng không bảo đảm
điều kiện của hình thức kinh doanh đã đăng ký.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch
vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe theo quy định hoặc có tổ
chức khám nhưng không đầy đủ các nội dung theo quy định;
b) Vi phạm quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
để xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên;
c) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải để đón, trả khách; nhận, trả hàng trên
đường cao tốc.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với đơn vị sản xuất,
lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, đơn vị cung cấp
dịch vụ liên quan đến giám sát hành trình, ghi nhận hình ảnh người lái xe thực
hiện một trong các hành vi sau:
a) Đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô
tô không có nhân sự cho từng vị trí công việc theo quy định;
b) Đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô
tô không báo cáo về việc cập nhật, thay đổi phần mềm của thiết bị theo quy
định.
10. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với đơn vị sản xuất,
lắp ráp, nhập khẩu thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe ô tô,
đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến giám sát hành trình, ghi nhận hình ảnh
người lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm sai lệch thông tin, dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô
tô;
b) Làm sai lệch thông tin, dữ liệu của thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe
lắp trên xe ô tô.
11. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch
vụ hỗ trợ vận tải tái phạm hành vi quy định tại điểm a, điểm h khoản 7 Điều
này.
12. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại điểm c khoản 2; điểm a, điểm b, điểm đ, điểm g khoản 4; điểm b, điểm
c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 7; điểm c khoản 8 Điều này còn bị áp
dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến
03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm.
13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này buộc cấp thẻ nhận
dạng lái xe cho lái xe theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 4; điểm a khoản
8 Điều này buộc tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình hoặc tổ chức
khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ, điểm e khoản 4; điểm c, điểm g khoản
7 Điều này buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình
ảnh người lái xe, dây đai an toàn, ghế ngồi cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu
học trên xe theo đúng quy định;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm h khoản 7; khoản 11 Điều này
buộc cung cấp, cập nhật, truyền dẫn, lưu trữ, quản lý thông tin, dữ liệu thu
thập từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe
lắp trên xe ô tô theo quy định;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 6 Điều này buộc thực
hiện đúng quy định về màu sơn, biển báo dấu hiệu nhận biết của xe.
14. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện
thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d khoản
6; điểm b, điểm c, điểm e, điểm i khoản 7 Điều này trong trường hợp cá nhân
kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị trừ điểm
giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này trong trường hợp cá
nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị trừ
điểm giấy phép lái xe 06 điểm.
Điều 27. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô
kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh, xe ô tô kinh doanh vận tải
kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh, xe ô tô kinh doanh vận
tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh thực hiện một trong
các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không hướng dẫn trẻ em mầm non, học sinh ngồi đúng vị trí quy định trong
xe;
b) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh tiểu
học, xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non,
học sinh tiểu học không có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc không có
ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định;
c) Điều khiển xe không lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe hoặc có lắp
thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe nhưng không có tác dụng trong quá
trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết
bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe ô tô.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển
xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, xe ô tô kinh
doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh tiểu học
không có hoặc không đủ người quản lý trên mỗi xe ô tô theo quy định tại khoản
3 Điều 46 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh, xe ô tô kinh doanh vận
tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh thực hiện một trong
các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị
giám sát hành trình nhưng không có tác dụng trong quá trình xe tham gia giao
thông theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình
lắp trên xe ô tô;
b) Điều khiển xe không có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh
hoặc không có thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe
hoặc không có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị
có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe;
c) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh không có
màu sơn theo quy định;
d) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh, xe ô tô
kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh
không có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chở trẻ em mầm non, học sinh theo
quy định.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái
xe 02 điểm.
Điều 28. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe chở
người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi chở quá số
người quy định được phép chở của phương tiện.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển
xe chở người bốn bánh có gắn động cơ kinh doanh vận tải, xe chở hàng bốn bánh
có gắn động cơ kinh doanh vận tải không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy
định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ
quan có thẩm quyền cấp.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển
xe hoạt động không đúng tuyến đường, lịch trình, thời gian được phép hoạt động
hoặc phạm vi hoạt động theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b
khoản 7 Điều 6 của Nghị định này.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái
xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái
xe 06 điểm.
Điều 29. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe cứu hộ
giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
điều khiển xe ô tô cứu hộ giao thông đường bộ không lắp thiết bị ghi nhận hình
ảnh người lái xe hoặc có lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe nhưng
không có tác dụng trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc
làm sai lệch dữ liệu của thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe ô
tô.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
điều khiển xe ô tô cứu hộ giao thông đường bộ không có dụng cụ, thiết bị
chuyên dùng để cứu hộ, hỗ trợ cứu hộ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
điều khiển xe ô tô cứu hộ giao thông đường bộ không lắp thiết bị giám sát hành
trình hoặc có lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không có tác dụng trong
quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu của
thiết bị giám sát hành trình lắp trên xe ô tô.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02
điểm.
Điều 30. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe cứu
thương
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
điều khiển xe ô tô cứu thương không lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái
xe hoặc có lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe nhưng không có tác dụng
trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu
của thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe ô tô.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
điều khiển xe ô tô cứu thương không lắp thiết bị giám sát hành trình hoặc có
lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không có tác dụng trong quá trình xe
tham gia giao thông theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám
sát hành trình lắp trên xe ô tô.
3. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02
điểm.
Mục 5. CÁC VI PHẠM KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG LĨNH
VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 31. Xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ; sản xuất, mua, bán biển số xe trái phép
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi mua, bán
biển số xe không phải là biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sản xuất
hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản
xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành
chính.
Điều 32. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với chủ phương tiện vi phạm
quy định liên quan đến giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000
đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại
xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với chứng nhận đăng ký
xe;
b) Đưa phương tiện không có giấy chứng nhận kiểm định khí thải xe mô tô, xe
gắn máy hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc sử dụng giấy chứng nhận kiểm
định khí thải xe mô tô, xe gắn máy không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000
đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe chở người bốn bánh có
gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các
loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;
b) Không làm thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký xe theo quy định trước khi
cải tạo xe (đối với loại xe có quy định phải làm thủ tục khai báo).
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000
đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các
loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong
các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp
thay đổi chủ xe theo quy định;
b) Không làm thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
c) Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an
toàn giao thông đường bộ.
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000
đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các
loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy không thực hiện
đúng quy định về biển số, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g, điểm h
khoản 8 Điều này.
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy
định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt
quá 75.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến
2.400.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện
nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng đối với chủ
phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại
diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2
Điều 20 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành
vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nghị định này.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy
định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt
quá 75.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến
8.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện
nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng đối với chủ
phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại
diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4
Điều 20 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành
vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 20 của Nghị định này.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô (kể cả rơ
moóc và sơ mi rơ moóc), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn
bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe nhưng chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự;
b) Không làm thủ tục thu hồi chứng nhận đăng ký xe; biển số xe; giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
c) Không làm thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được
cấp lại biển số xe, chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình
sự;
đ) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3; điểm i
khoản 5 Điều 20 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3; điểm i khoản 5 Điều 20 của
Nghị định này;
e) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều
21 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi
vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều 21 của Nghị định này;
g) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 của
Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 của Nghị định này;
h) Không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp
thay đổi chủ xe theo quy định;
i) Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong chứng nhận
đăng ký xe;
k) Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an
toàn giao thông đường bộ;
l) Cố ý can thiệp làm sai lệch chỉ số trên đồng hồ báo quãng đường đã chạy của
xe ô tô;
m) Đưa xe cứu hộ giao thông đường bộ, xe cứu thương không lắp thiết bị giám
sát hành trình của xe hoặc lắp thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không
đúng quy chuẩn theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát
hành trình trên xe ô tô tham gia giao thông;
n) Đưa xe cứu hộ giao thông đường bộ, xe cứu thương không lắp thiết bị ghi
nhận hình ảnh người lái xe theo quy định hoặc có lắp thiết bị ghi nhận hình
ảnh người lái xe nhưng không ghi, không lưu trữ được dữ liệu trên xe trong quá
trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết
bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe ô tô tham gia giao thông;
o) Đưa xe cứu hộ giao thông đường bộ không có dụng cụ, thiết bị chuyên dùng để
cứu hộ, hỗ trợ cứu hộ theo quy định tham gia giao thông.
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
8.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và
các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe nhưng chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự;
b) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
c) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được
cấp lại biển số xe, chứng nhận đăng ký xe nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách
nhiệm hình sự;
d) Không làm thủ tục thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
đ) Đưa phương tiện không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận
đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) tham gia giao thông
hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực; đưa phương tiện có chứng nhận
đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao
thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;
e) Đưa phương tiện có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký
xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) nhưng không do cơ quan có
thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có chứng
nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản
gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong
trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng
nhận đăng ký xe) nhưng không đúng với số khung, số động cơ (số máy) của xe
tham gia giao thông;
g) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
h) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn
biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với chứng
nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia
giao thông.
9. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe chở
người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy
chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Thuê, mượn linh kiện, phụ kiện của xe ô tô khi kiểm định;
b) Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm
định) nhưng đã hết hiệu lực (hạn sử dụng) dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ
mi rơ moóc) tham gia giao thông;
c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 21 của Nghị
định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại khoản 4 Điều 21 của Nghị định này;
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 20;
điểm b khoản 5 Điều 21 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 20; điểm b khoản 5
Điều 21 của Nghị định này;
đ) Đưa phương tiện có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký
xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe), giấy chứng nhận, tem kiểm
định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe nhưng không do cơ quan có
thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có chứng
nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản
gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong
trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng
nhận đăng ký xe) nhưng không đúng với số khung, số động cơ (số máy) của xe (kể
cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;
e) Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ hoặc dán chữ, số
biển số, thông tin trên thành xe, cửa xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), trừ
các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 12; điểm d khoản 13 Điều
này và các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 39 của Nghị định
này.
10. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn
máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực
hiện hành vi vi phạm giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy
định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ điều
khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương
tiện có giấy phép lái xe nhưng đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).
11. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe chở
người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy
chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm
định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải
kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hiệu lực (hạn sử dụng) từ 01 tháng trở lên (kể
cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;
b) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều
21 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi
vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 21 của Nghị định này;
c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 34 của Nghị
định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại khoản 2 Điều 34 của Nghị định này;
d) Đưa xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế,
giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng với thông
số kỹ thuật được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường của xe tham gia giao thông;
đ) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 20; điểm c
khoản 6 Điều 21 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 20; điểm c khoản 6 Điều 21 của
Nghị định này.
12. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe chở
người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy
chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, phương tiện giao thông thông minh
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa phương tiện không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận
đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) tham gia giao thông
hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực; đưa phương tiện có chứng nhận
đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao
thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;
b) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn
biển số) tham gia giao thông;
c) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định (kể cả rơ
moóc và sơ mi rơ moóc);
d) Đưa phương tiện giao thông thông minh không có giấy phép hoạt động hoặc
giấy phép hoạt động hết hạn sử dụng hoặc hoạt động không đúng nội dung ghi
trong giấy phép tham gia giao thông.
13. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 26.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
40.000.000 đồng đến 52.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe máy
chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều
21 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi
vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều 21 của Nghị định này;
b) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị
định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này;
c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 34 của Nghị
định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại khoản 3 Điều 34 của Nghị định này;
d) Đưa phương tiện gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn
biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)
tham gia giao thông;
đ) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 10 Điều 21 của
Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm a khoản 10 Điều 21 của Nghị định này.
14. Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
56.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe chở
người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy
chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 của
Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 của Nghị định này;
b) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22 của
Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22 của Nghị định này;
c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 22 của
Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm c khoản 3 Điều 22 của Nghị định này;
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều 22 của
Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm d khoản 3 Điều 22 của Nghị định này;
đ) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 34 của
Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm a khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;
e) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 34 của
Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm b khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;
g) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều 34 của
Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm c khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;
h) Đưa xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có kích thước thùng xe
không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông;
i) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều
56 (đối với xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn
bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 2 Điều 56 (đối với
xe máy chuyên dùng) của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ điều khiển
xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có
giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước
quyền sử dụng; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
bị tước quyền sử dụng trước ngày 01/01/2025 và đang trong thời gian bị tước).
15. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe máy
chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi giao phương tiện hoặc để cho
người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm quy định tại khoản 7 Điều 21 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 21 của Nghị
định này.
16. Phạt tiền từ 65.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe máy
chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 34 của
Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm a khoản 5 Điều 34 của Nghị định này;
b) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều
21 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi
vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 21 của Nghị định này;
c) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh,
hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết
cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc
thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe
hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ côngtennơ trên xe
(kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
17. Tịch thu phương tiện đối với chủ xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn
động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng, xe mô tô, xe
gắn máy và các loại xe tương tự xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cắt, hàn, tẩy xoá, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ (số
máy); đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, tẩy xoá, đục sửa, đóng lại trái phép số
khung, số động cơ (số máy) tham gia giao thông;
b) Cải tạo xe ô tô loại khác thành xe ô tô chở người;
c) Đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông, trừ hành vi vi
phạm quy định tại điểm i khoản 7 Điều 26 của Nghị định này;
d) Tái phạm hành vi quy định tại khoản 5 Điều này (trong trường hợp chở vượt
trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện);
đ) Tái phạm hành vi quy định tại khoản 6 Điều này (trong trường hợp chở vượt
trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện);
e) Tái phạm hành vi quy định tại điểm h khoản 14 Điều này;
g) Tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 16 Điều này.
18. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn
bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 12;
điểm d khoản 13 Điều này bị tịch thu biển số; tịch thu biển số, thiết bị thay
đổi biển số;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ, điểm e khoản 8; điểm đ khoản 9; điểm
a khoản 12 Điều này trong trường hợp không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản
sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc
có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm
theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ
bản gốc chứng nhận đăng ký xe) nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không
đúng số khung, số động cơ (số máy) của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ
mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không
có giấy tờ, chứng nhận nguồn gốc xe, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp) thì bị
tịch thu phương tiện;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 7, điểm b khoản 11, điểm a
khoản 13, khoản 15, điểm b khoản 16 Điều này mà phương tiện đó có thùng xe,
khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì
còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường và tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 11, điểm h khoản 14, điểm c
khoản 16 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường và tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03
tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này trong trường hợp
chở vượt trên 50% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước
quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). Thực hiện hành vi
quy định tại điểm e, điểm g khoản 7; điểm a, điểm b khoản 11; điểm a, điểm b,
điểm c, điểm đ khoản 13; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm
g khoản 14; khoản 15; khoản 16 Điều này còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu từ
01 tháng đến 03 tháng (nếu có),
19. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm i khoản 7 Điều này buộc
khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong chứng nhận đăng ký xe theo quy
định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này buộc thay thế thiết
bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định (lắp đúng loại kính an toàn);
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4, điểm e khoản 9 Điều này buộc thực
hiện đúng quy định về biển số xe, quy định về kẻ hoặc dán chữ, số biển số,
thông tin trên thành xe, cửa xe;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 11, điểm h khoản 14, điểm c
khoản 16 Điều này buộc khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn
kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia
giao thông;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 7, điểm b khoản 11, điểm a
khoản 13, khoản 15, điểm b khoản 16 Điều này mà phương tiện đó có thùng xe,
khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì
còn bị buộc thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng
kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định
hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
e) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g khoản 7; điểm
c khoản 9; điểm b, điểm c khoản 11; điểm a, điểm b, điểm c khoản 13; điểm a,
điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 14; khoản 15; điểm a,
điểm b khoản 16 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình
trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3; điểm b, điểm c, điểm
h khoản 7; điểm d, điểm đ khoản 8; điểm a khoản 12 Điều này buộc làm thủ tục
đổi, thu hồi, cấp mới, cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, giấy chứng nhận
kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định (trừ trường hợp
bị tịch thu phương tiện);
h) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 3, điểm k khoản 7 Điều này buộc
tháo dỡ thiết bị âm thanh, ánh sáng lắp đặt trên xe gây mất trật tự, an toàn
giao thông đường bộ;
i) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 8, điểm đ khoản 9 Điều này buộc
nộp lại chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng
thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe), giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường của xe bị tẩy xóa;
k) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm l khoản 7 Điều này buộc điều
chỉnh lại chỉ số trên đồng hồ báo quãng đường của xe ô tô bị làm sai lệch;
l) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm o khoản 7 Điều này buộc lắp đặt
dụng cụ, thiết bị chuyên dùng để cứu hộ, hỗ trợ cứu hộ trên xe theo đúng quy
định.
20. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 7; điểm a, điểm e khoản 8; điểm đ
khoản 9 Điều này bị thu hồi hồ sơ đăng ký xe bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả
mạo; giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số xe, chứng nhận đăng ký xe,
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; chứng nhận
đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc
giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong
trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng
nhận đăng ký xe) không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc không đúng với số
khung, số động cơ (số máy); giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường của xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
21. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ, điểm g, điểm m khoản 7; điểm đ, điểm
e khoản 8; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 9; điểm a, điểm b, điểm đ
khoản 11; điểm a khoản 12; điểm c khoản 13; điểm đ, điểm h khoản 14 Điều này
trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn
bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g khoản 14 Điều này trong
trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị
trừ điểm giấy phép lái xe 03 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm đ khoản 13; điểm a,
điểm b, điểm c, điểm d khoản 14; điểm a khoản 16 Điều này trong trường hợp chủ
phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị trừ điểm giấy
phép lái xe 04 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này trong trường hợp
chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện chở vượt trên 50%
đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện, còn bị trừ điểm giấy
phép lái xe 04 điểm;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 8, điểm b khoản 12 Điều này
trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn
bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 15 Điều này trong trường hợp chủ
phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị trừ điểm giấy
phép lái xe 08 điểm;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 13, điểm b khoản 16 Điều này
trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn
bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này trong trường hợp
chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện chở vượt trên 100%
số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị trừ điểm giấy phép lái
xe 10 điểm.
Điều 33. Xử phạt hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao
thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy
định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
b) Gây mất trật tự trên xe.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Mang hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm hoặc hàng cấm lưu
thông trên xe chở khách;
b) Đu, bám vào thành xe; đứng, ngồi, nằm trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở
hành lý; tự ý mở cửa xe hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn khi xe đang
chạy.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, xâm
phạm sức khỏe của người khác đi trên xe, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm
a khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu hóa chất
độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông mang theo trên
xe chở khách.
Điều 34. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển quá khổ
giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành đường bộ (kể cả xe ô tô chở
hành khách)
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực
hiện đúng quy định trong giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi phạm quy định
tại điểm a, điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4 Điều này.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển
xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép
của đường bộ trên 10% đến 20%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá
trị sử dụng.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng vượt khổ giới hạn của xe hoặc của đường bộ ghi trong giấy phép lưu
hành;
b) Điều khiển xe bánh xích tham gia giao thông không có giấy phép lưu hành
hoặc có giấy phép lưu hành nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định hoặc
lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo
quy định;
c) Điều khiển xe có kích thước bao ngoài vượt quá khép giới hạn của đường bộ
hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của đường bộ hoặc chở hàng vượt quá kích thước
giới hạn xếp hàng hóa của xe tham gia giao thông, trừ trường hợp có giấy phép
lưu hành còn giá trị sử dụng;
d) Điều khiển xe có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước giới hạn cho phép
của xe theo quy định, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử
dụng.
4. Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải
trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt
quá tải trọng cho phép của đường bộ trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có giấy
phép lưu hành còn giá trị sử dụng;
b) Điều khiển xe có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng
lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa
xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong giấy phép lưu hành;
c) Điều khiển xe có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng
tuyến đường quy định trong giấy phép lưu hành.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải
trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt
quá tải trọng cho phép của đường bộ trên 50%, trừ trường hợp có giấy phép lưu
hành còn giá trị sử dụng;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về trọng tải, tải trọng, khổ giới hạn xe,
vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng của người thi hành công vụ; chuyển tải
hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá
khổ.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5
Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây
ra.
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này
còn bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều này còn bị trừ
điểm giấy phép lái xe 03 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này còn bị trừ điểm giấy
phép lái xe 04 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này còn bị trừ điểm giấy
phép lái xe 10 điểm.
Điều 35. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với người đua xe trái phép,
tổ chức đua xe, xúi giục, cổ vũ đua xe trái phép
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tụ
tập để cổ vũ, giúp sức, xúi giục hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy
định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
tổ chức đua xe trái phép.
3. Tịch thu phương tiện đối với người điều khiển phương tiện thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đua xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp trái phép trên đường giao thông;
b) Đua xe ô tô, mô tô trái phép trên đường giao thông.
4. Ngoài việc bị tịch thu phương tiện, người điều khiển phương tiện thực hiện
hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này bị áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Điều 36. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ thực hiện
hành vi vi phạm vận chuyển hành khách, hàng hóa
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển phương
tiện thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa mà sắp xếp, chằng buộc hàng hóa không bảo đảm an toàn
hoặc gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông;
b) Vận chuyển hàng hóa trên xe gây cản trở tầm nhìn của người lái xe hoặc che
khuất đèn, biển số xe (đối với loại xe có đèn, biển số xe); để rơi hàng hóa
xuống đường.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép của xe;
b) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá khổ giới hạn cho phép của xe;
c) Vận chuyển hàng rời, vật liệu xây dựng, phế thải để rơi vãi xuống đường
hoặc gây ra tiếng ồn, bụi bẩn;
d) Vận chuyển hàng hóa vượt phía trước, phía sau xe mà không có báo hiệu màu
đỏ tại điểm đầu và điểm cuối cùng của hàng hóa khi xe hoạt động ban ngày; vận
chuyển hàng hóa vượt phía trước, phía sau xe mà không có đèn hoặc báo hiệu khi
xe hoạt động vào ban đêm hoặc khi trời tối.
Điều 37. Xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
gắn biển số nước ngoài
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giấy tờ của phương tiện không có bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt
theo quy định;
b) Điều khiển xe chở hành khách không có danh sách hành khách theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển
xe tham gia giao thông tại Việt Nam không có văn bản chấp thuận hoặc cấp phép
của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định (đối với loại xe tham gia giao
thông tại Việt Nam có quy định phải được chấp thuận hoặc cấp phép).
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển phương tiện không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia theo quy định;
b) Điều khiển phương tiện không có giấy phép liên vận, giấy phép vận tải đường
bộ quốc tế theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng;
c) Vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa không đúng với quy định tại các điều
ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản
1, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển phương tiện không gắn biển số tạm thời hoặc gắn biển số tạm thời
không do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có quy định phải gắn biển số tạm
thời);
b) Điều khiển xe ô tô có tay lái bên phải tham gia giao thông mà không đi theo
đoàn, không có người, phương tiện hỗ trợ, hướng dẫn giao thông theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động
quá phạm vi, tuyến đường, đoạn đường được phép hoạt động.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành
phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định.
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3; điểm a
khoản 4; khoản 6 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tái
xuất phương tiện khỏi Việt Nam.
Điều 38. Xử phạt người điều khiển phương tiện đăng ký hoạt động trong Khu
kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe
gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập, tái xuất theo quy
định;
b) Điều khiển xe không có phù hiệu kiểm soát theo quy định hoặc có nhưng đã
hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Không có tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập, tái xuất theo quy
định;
b) Điều khiển xe không có phù hiệu kiểm soát theo quy định hoặc có nhưng đã
hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Tịch thu phương tiện đối với người điều khiển phương tiện tái phạm hành vi
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa phương tiện quay trở lại Khu kinh tế
thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này bị
thu hồi phù hiệu đã hết giá trị sử dụng hoặc phù hiệu không do cơ quan có thẩm
quyền cấp.
Điều 39. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với giáo viên dạy lái
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giáo viên dạy thực hành để học viên không có phù hiệu “Học viên tập lái xe”
lái xe tập lái hoặc có phù hiệu nhưng không đeo khi lái xe tập lái;
b) Giáo viên dạy thực hành chở người, hàng trên xe tập lái trái quy định;
c) Giáo viên dạy thực hành chạy không đúng tuyến đường trong giấy phép xe tập
lái; không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe (kể
cả trong sân tập lái và ngoài đường giao thông công cộng);
d) Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy;
đ) Không có giáo án của môn học được phân công giảng dạy theo quy định hoặc có
giáo án nhưng không phù hợp với môn được phân công giảng dạy;
e) Giáo viên dạy thực hành không mang theo giấy phép xe tập lái hoặc mang theo
giấy phép xe tập lái đã hết giá trị sử dụng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng xe tập lái không có mui che mưa, nắng; không có ghế ngồi gắn chắc
chắn trên thùng xe cho người học theo quy định;
b) Không thực hiện việc ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo với
người học lái xe theo quy định; có ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào
tạo nhưng không do người học lái xe trực tiếp ký;
c) Không công khai quy chế tuyển sinh, quản lý đào tạo và mức thu học phí theo
quy định;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe không bố trí giáo viên dạy thực hành ngồi bên cạnh để
bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe; bố trí giáo viên không đủ tiêu
chuẩn để giảng dạy;
b) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không có giấy phép xe tập lái hoặc
có nhưng hết hạn, không gắn biển xe “Tập lái” trên xe theo quy định, không ghi
tên cơ sở đào tạo, số điện thoại ở mặt ngoài hai bên cánh cửa hoặc hai bên
thành xe theo quy định;
c) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không trang bị thêm bộ phận hãm phụ
hoặc có nhưng không có tác dụng;
d) Cơ sở đào tạo lái xe tuyển sinh học viên không đủ điều kiện trình độ văn
hóa, thời gian lái xe an toàn tương ứng với từng hạng đào tạo; tuyển sinh học
viên không đủ hồ sơ theo quy định;
đ) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ số lượng giáo viên dạy thực hành lái xe
các hạng để đáp ứng với kế hoạch sử dụng các xe tập lái dùng để đào tạo;
e) Cơ sở đào tạo lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy
định của 01 khóa đào tạo;
g) Trung tâm sát hạch lái xe không duy trì đủ các điều kiện quy định trong Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, trừ các
hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 7 Điều này;
h) Trung tâm sát hạch lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ
theo quy định của 01 kỳ sát hạch lái xe;
i) Cá nhân sử dụng các giấy tờ, tài liệu không đúng sự thật để được học, kiểm
tra, sát hạch cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức
pháp luật về giao thông đường bộ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình
sự;
k) Người dự sát hạch mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc
bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống
giao thông, lên xe sát hạch hoặc có hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả
sát hạch.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái
xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tuyển sinh, đào tạo vượt quá lưu lượng quy
định trong giấy phép đào tạo lái xe;
b) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức đào tạo lái xe ngoài địa điểm được ghi trong
giấy phép đào tạo lái xe:
c) Cơ sở đào tạo lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy
định của 02 khóa đào tạo trở lên;
d) Cơ sở đào tạo lái xe bố trí học viên tập lái trên xe tập lái vượt quá số
lượng quy định;
đ) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ hệ thống phòng học; phòng học không đủ
trang thiết bị, mô hình học cụ;
e) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ sân tập lái hoặc sân tập lái không đủ điều
kiện theo quy định;
g) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ số lượng xe tập lái các hạng để đáp ứng
với lưu lượng đào tạo thực tế tại các thời điểm hoặc sử dụng xe tập lái không
đúng hạng để dạy thực hành lái xe;
h) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết,
thời gian, quãng đường học thực hành lái xe của học viên hoặc có các thiết bị
đó nhưng không hoạt động theo quy định;
i) Trung tâm sát hạch lái xe không có hệ thống âm thanh thông báo công khai
lỗi vi phạm của thí sinh sát hạch lái xe trong hình theo quy định hoặc có hệ
thống âm thanh thông báo nhưng không hoạt động theo quy định trong quá trình
sát hạch lái xe trong hình;
k) Trung tâm sát hạch lái xe không có đủ màn hình để công khai hình ảnh giám
sát phòng sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, kết quả sát
hạch lái xe theo quy định hoặc có đủ màn hình nhưng không hoạt động theo quy
định trong quá trình sát hạch.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái
xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tuyển sinh, đào tạo không đúng hạng giấy phép
lái xe được phép đào tạo;
b) Cơ sở đào tạo lái xe đào tạo không đúng nội dung, chương trình, giáo trình
theo quy định;
c) Cơ sở đào tạo lái xe xét hoàn thành khóa đào tạo hoặc cấp chứng chỉ sơ cấp
hoặc cấp chứng chỉ đào tạo cho học viên sai quy định;
d) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi,
các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động làm sai lệch dữ liệu
của thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thời gian, quãng đường học thực
hành lái xe;
đ) Trung tâm sát hạch lái xe không lắp đủ camera giám sát phòng sát hạch lý
thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, sân sát hạch theo quy định hoặc có
lắp camera giám sát nhưng không hoạt động theo quy định;
e) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số xe sát hạch lái xe trong tỉnh được
cấp phép không bảo đảm điều, kiện để sát hạch theo quy định;
g) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số xe sát hạch lái xe trên đường được
cấp phép không bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;
h) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số máy tính sát hạch lý thuyết được
cấp phép không bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;
i) Trung tâm sát hạch lái xe tự ý di chuyển vị trí các phòng chức năng; thay
đổi hình các bài sát hạch mà chưa được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền;
k) Trung tâm sát hạch lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ
theo quy định của 02 kỳ sát hạch lái xe trở lên.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi tổ chức
tuyển sinh, đào tạo lái xe mà không có giấy phép đào tạo lái xe.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trung tâm sát
hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi hoặc sử dụng phần mềm sát hạch, thiết bị chấm điểm, xe sát
hạch khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Sử dụng máy tính trong phòng sát hạch lý thuyết kết nối với đường truyền ra
ngoài phòng thi trái quy định;
c) Cố tình để phương tiện, trang thiết bị chấm điểm hoạt động không chính xác
trong kỳ sát hạch; để các dấu hiệu, ký hiệu trái quy định trên sân sát hạch,
xe sát hạch trong kỳ sát hạch.
8. Giáo viên dạy thực hành để học viên thực hành lái xe thực hiện một trong
các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 của Nghị định này, bị xử phạt theo quy
định đối với hành vi vi phạm đó.
9. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị
áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c,
điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g
khoản 4 Điều này bị đình chỉ tuyển sinh từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4; điểm a,
điểm b, điểm c, điểm d khoản 5 Điều này bị đình chỉ tuyển sinh từ 02 tháng đến
04 tháng;
c) Trung tâm sát hạch lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 3;
điểm i, điểm k khoản 4; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều
này bị tước quyền sử dụng giấy phép sát hạch từ 01 tháng đến 03 tháng;
đ) Trung tâm sát hạch lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm k khoản 5,
khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép sát hạch từ 02 tháng đến 04
tháng.
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi
phạm quy định tại điểm i khoản 3 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả thu hồi giấy tờ, tài liệu giả mạo.
Điều 40. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động đăng kiểm xe cơ
giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ đúng quy định tại các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật có liên
quan trong chứng nhận, kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe
cơ giới;
b) Không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được phân công trong chứng nhận,
kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới;
c) Đưa ra các yêu cầu trái quy định về trình tự, thủ tục đăng kiểm đối với cá
nhân, tổ chức.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở đăng kiểm
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không duy trì việc bảo đảm về điều kiện, yêu cầu theo quy định tại Nghị
định của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ
giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới;
b) Có từ 02 lượt đăng kiểm viên trở lên bị xử phạt theo quy định tại khoản 1
Điều này trong thời hạn 12 tháng tính từ lần vi phạm đầu tiên;
c) Phân công người không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên,
nhân viên nghiệp vụ;
d) Cấp chứng nhận cải tạo cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không đúng quy
định;
đ) Thực hiện kiểm định đối với phương tiện thuộc trường hợp bị từ chối kiểm
định theo quy định;
e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, dữ liệu kiểm định, cải tạo xe không đúng quy định;
g) Không thực hiện việc cập nhật hồ sơ phương tiện cho xe cơ giới, xe máy
chuyên dùng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở thử nghiệm,
chứng nhận xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất,
lắp ráp và nhập khẩu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện niêm yết công khai các trình tự, thủ tục thử nghiệm, chứng
nhận theo quy định;
b) Thực hiện việc thử nghiệm, chứng nhận không đúng quy định;
c) Phân công người không đủ điều kiện thực hiện việc thử nghiệm, chứng nhận;
đ) Sử dụng thiết bị, dụng cụ không đảm bảo theo quy định của pháp luật về đo
lường để kiểm tra, thử nghiệm;
đ) Có từ 02 lượt đăng kiểm viên trở lên bị xử phạt theo quy định tại khoản 1
Điều này trong thời hạn 12 tháng tính từ lần bị xử phạt đầu tiên;
c) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, dữ liệu chứng nhận không đúng quy định.
4. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở đăng kiểm
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới, xe máy chuyên
dùng, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy không đúng quy định, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật;
b) Đưa ra các yêu cầu trái quy định về trình tự, thủ tục đăng kiểm đối với cá
nhân, tổ chức;
c) Từ chối cung cấp dịch vụ kiểm định không đúng quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất,
lắp ráp, cơ sở nhập khẩu, cơ sở bảo hành, bảo dưỡng hoặc tổ chức, cá nhân được
ủy quyền thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng, cung cấp hồ sơ, tài liệu giả để thực hiện việc kiểm tra, chứng
nhận, thử nghiệm nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng thiết bị, dụng cụ không đảm bảo theo quy định của pháp luật về đo
lường để kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ
tùng xe cơ giới.
6. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị
áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bị tước quyền sử dụng chứng
chỉ đăng kiểm viên từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm g khoản
2; khoản 4 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động kiểm định xe cơ giới từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chương III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT, TRỪ ĐIỂM, PHỤC HỒI ĐIỂM GIẤY PHÉP LÁI XE
Mục 1. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 41. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn
giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi
vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm
quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều
của Nghị định này như sau:
a) Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều
14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22,
Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều
31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36;
b) Khoản 1, điểm a khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều 37;
c) Điều 38;
d) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a,
điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 39.
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản
lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có
liên quan đến trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ
có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm,
khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm c, điểm đ khoản 1; điểm d, điểm đ khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ,
điểm e, điểm g, điểm o khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm i, điểm k khoản
4; điểm i, điểm k khoản 5; điểm b, điểm c, điểm d khoản 6; khoản 9; điểm a,
điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 12 Điều 6;
b) Điểm e, điểm g, điểm i, điểm k khoản 1; điểm a, điểm c, điểm d, điểm e,
điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm
g, điểm k khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5;
điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm b khoản
8; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k
khoản 9; khoản 11 Điều 7;
c) Khoản 2; điểm b, điểm c, điểm đ khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ,
điểm e khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c khoản 5; điểm c, điểm d, điểm g khoản
6; khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều 8;
d) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 9;
đ) Khoản 1; điểm b, điểm c khoản 2 Điều 10;
e) Khoản 1, khoản 2 Điều 11;
g) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 5; điểm c, điểm d khoản 6; khoản 7; khoản
9; khoản 10; điểm a, điểm c khoản 11; khoản 12; khoản 14 Điều 12;
h) Điều 15, Điều 17;
i) Điểm b khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm g khoản 5; điểm a, điểm b,
điểm c khoản 6 Điều 20;
k) Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 23;
l) Điều 24; Điều 25;
m) Khoản 1, khoản 3 Điều 28;
n) Điều 31; Điều 33; Điều 35; Điều 36.
4. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu,
khu chế xuất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật
tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ có thẩm quyền xử
phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị
định này như sau:
a) Điểm đ khoản 1; điểm d, điểm đ khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e,
điểm g khoản 3 Điều 6;
b) Điểm d, điểm e, điểm g, điểm i khoản 1; điểm a, điểm d, điểm e, điểm g,
điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm b, điểm c, điểm e, điểm g, điểm k khoản
3; điểm b, điểm d, điểm đ khoản 4 Điều 7;
c) Khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 4
Điều 8;
d) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i,
điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o khoản 1; khoản 2; điểm a, điểm b, điểm
c khoản 3; điểm d, điểm đ khoản 4 Điều 9;
đ) Khoản 1; điểm b, điểm c khoản 2 Điều 10;
e) Khoản 1, khoản 2 Điều 11;
g) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 5; điểm c, điểm d khoản 6 Điều 12;
h) Điều 15;
i) Khoản 1 Điều 17;
k) Điểm b khoản 3 Điều 20;
l) Khoản 1, khoản 2 Điều 33;
m) Khoản 1 Điều 35.
5. Thanh tra đường bộ, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử
phạt tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 2; khoản 3; khoản 4;
khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm d, điểm g, điểm h khoản 7; điểm a, điểm
b khoản 8 Điều 26; điểm a khoản 2; điểm i, điểm l khoản 7; điểm b khoản 8;
điểm a khoản 9; điểm c khoản 16; điểm a, điểm b khoản 17 Điều 32 khi thực hiện
công tác thanh tra, kiểm tra tại đơn vị vận tải, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng
nghỉ, đơn vị thực hiện dịch vụ hỗ trợ vận tải;
b) Điều 39, Điều 40.
Điều 42. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b khoản 3
Điều 3 của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 (trừ điểm c
khoản 3 Điều 3) của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị
định này.
Điều 43. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng
của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu,
khu chế xuất, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 3
Điều 3 của Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao
thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự
xã hội; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh bao gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng
Cảnh sát cơ động, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 (trừ điểm
c, điểm d khoản 3 Điều 3) của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 (trừ
điểm c khoản 3 Điều 3) của Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 (trừ
điểm c khoản 3 Điều 3) của Nghị định này.
Điều 44. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 3
Điều 3 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá 75.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của
Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trong trường hợp
không thành lập Thanh tra Sở Giao thông vận tải) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá 105.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của
Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam,
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của
Nghị định này.
Điều 45. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao
thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành
chính.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh quy định tại Điều
42, Điều 43 và Điều 44 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một
hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền
xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
3. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản
2, khoản 4 Điều 20; khoản 5, khoản 6 Điều 32 của Nghị định này, việc xác định
mức tối thiểu và mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm được
căn cứ vào mức tối thiểu và mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với
mỗi người vượt quá quy định nhân với số người thực tế vượt quá quy định được
phép chở của phương tiện.
Điều 46. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao
thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn
giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại Điều 42, Điều
43 và Điều 44 của Nghị định này.
2. Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ,
nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong
phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải.
Mục 2. THỦ TỤC XỬ PHẠT
Điều 47. Thủ tục xử phạt, nguyên tắc xử phạt đối với chủ phương tiện, người
điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến trật tự, an toàn giao
thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm thì
người có thẩm quyền căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành
chính và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi
phạm thì người có thẩm quyền căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi
phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của
pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành
chính với tư cách là người chứng kiến.
3. Đối với những hành vi vi phạm mà cùng được quy định tại các điều khác nhau
của Chương II của Nghị định này, trong trường hợp đối tượng vi phạm trùng nhau
thì xử phạt như sau:
a) Các hành vi vi phạm quy định về biển số, chứng nhận đăng ký xe, chứng nhận
đăng ký xe tạm thời quy định tại Điều 13 (điểm a khoản 4; điểm a khoản 6; điểm
a, điểm b khoản 7; điểm a khoản 8), Điều 14 (điểm a, điểm b, điểm c khoản 2;
điểm a khoản 3), Điều 16 (điểm a khoản 1; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản
2) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 32 (điểm đ, điểm e, điểm
h khoản 8; điểm đ khoản 9; điểm a, điểm b khoản 12; điểm d khoản 13), trong
trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử
phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 32 của Nghị định
này;
b) Các hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường của xe quy định tại Điều 13 (điểm a khoản 5; điểm
a, điểm b khoản 6), Điều 16 (điểm đ khoản 1; điểm b, điểm đ khoản 2) và các
hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 32 (điểm b, điểm đ khoản 9; điểm a
khoản 11), trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển
phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của
Điều 32 của Nghị định này;
c) Các hành vi vi phạm quy định về thời gian lái xe, thời gian nghỉ giữa hai
lần lái xe liên tục của người lái xe, phù hiệu quy định tại Điều 20 (điểm d
khoản 6, khoản 7), Điều 21 (điểm b khoản 5, điểm c khoản 6) và các hành vi vi
phạm tương ứng quy định tại Điều 32 (điểm d khoản 9, điểm đ khoản 11), trong
trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử
phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 32 của Nghị định
này;
d) Các hành vi vi phạm quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện quy định
tại Điều 13 (điểm a khoản 9) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại
Điều 32 (điểm c khoản 17), trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp
điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 17 Điều
32 của Nghị định này;
đ) Các hành vi vi phạm quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện quy định
tại Điều 13 (điểm c khoản 5) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại
Điều 26 (điểm i khoản 7), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người
trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại điểm i khoản
7 Điều 26 của Nghị định này;
e) Các hành vi vi phạm quy định về kích thước thùng xe, khoang chở hành lý
(hầm xe), lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm trên xe ô tô quy định tại
Điều 13 (điểm d khoản 3, điểm b khoản 4) và các hành vi vi phạm tương ứng quy
định tại Điều 32 (điểm d khoản 11, điểm h khoản 14), trong trường hợp chủ
phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy
định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 32 của Nghị định này;
g) Các hành vi vi phạm quy định về lắp, sử dụng thiết bị giám sát hành trình,
thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe trên xe ô tô quy định tại Điều 20
(điểm l khoản 5, điểm đ khoản 6), Điều 21 (điểm b khoản 3, điểm c khoản 5),
Điều 27 (điểm c khoản 1, điểm a khoản 3) và các hành vi vi phạm tương ứng quy
định tại Điều 26 (điểm c, điểm g khoản 7), trong trường hợp cá nhân kinh doanh
vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định
tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 26 của Nghị định này;
h) Các hành vi vi phạm quy định về lắp, sử dụng thiết bị giám sát hành trình,
thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe trên xe ô tô quy định tại Điều 29
(khoản 1, khoản 3), Điều 30 (khoản 1, khoản 2) và các hành vi vi phạm tương
ứng quy định tại Điều 32 (điểm m, điểm n khoản 7), trong trường hợp chủ phương
tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định
tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 32 của Nghị định này;
i) Các hành vi vi phạm quy định về dây đai an toàn, hướng dẫn cho hành khách
về an toàn giao thông, thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe quy định tại Điều
20 (điểm h, điểm i khoản 3) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều
26 (điểm c khoản 2, điểm đ khoản 4) trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận
tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại
các điểm, khoản tương ứng của Điều 26 của Nghị định này;
k) Các hành vi vi phạm quy định về đón, trả khách; nhận, trả hàng quy định tại
Điều 20 (khoản 8), Điều 21 (khoản 9) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định
tại Điều 26 (điểm c khoản 8), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là
người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại điểm c
khoản 8 Điều 26 của Nghị định này;
l) Các hành vi vi phạm quy định về dụng cụ, thiết bị chuyên dùng để cứu hộ, hỗ
trợ cứu hộ giao thông đường bộ quy định tại Điều 29 (khoản 2) và hành vi vi
phạm tương ứng quy định tại Điều 32 (điểm o khoản 7), trong trường hợp chủ
phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy
định tại điểm o khoản 7 Điều 32 của Nghị định này;
m) Các hành vi vi phạm quy định về thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non,
học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe quy
định tại Điều 27 (điểm b khoản 3) và hành vi vi phạm tương ứng quy định tại
Điều 26 (điểm b khoản 6), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người
trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản
6 Điều 26 của Nghị định này;
n) Các hành vi vi phạm quy định về màu sơn, biển báo dấu hiệu nhận biết của xe
chở trẻ em mầm non, học sinh quy định tại Điều 27 (điểm c, điểm d khoản 3) và
hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 26 (điểm c, điểm d khoản 6), trong
trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương
tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 26
của Nghị định này;
o) Các hành vi vi phạm quy định về chở hàng siêu trường, siêu trọng, chở quá
khổ, quá tải, quá số người quy định tại Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 34 và
các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 32, trong trường hợp chủ
phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy
định tại Điều 32 của Nghị định này;
p) Các hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng hóa là phương tiện vận tải,
máy móc, thiết bị kỹ thuật, hàng dạng trụ quy định tại Điều 21 (điểm a khoản
10) và hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 32 (điểm đ khoản 13), trong
trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử
phạt theo quy định tại điểm đ khoản 13 Điều 32 của Nghị định này;
q) Các hành vi vi phạm quy định về niêm yết thông tin (hành trình chạy xe) quy
định tại Điều 20 (điểm k khoản 3) và hành vi vi phạm tương ứng quy định tại
Điều 26 (điểm g khoản 4), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người
trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại điểm g khoản
4 Điều 26 của Nghị định này;
r) Các hành vi vi phạm quy định về không thực hiện đúng các nội dung thông tin
đã niêm yết (tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải) quy định tại Điều 20
(điểm c khoản 3) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 26 (điểm b
khoản 7), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều
khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 26 của
Nghị định này;
s) Các hành vi vi phạm quy định về lệnh vận chuyển, giấy vận tải quy định tại
Điều 20 (điểm e khoản 5), Điều 21 (điểm đ khoản 2) và hành vi vi phạm tương
ứng quy định tại Điều 26 (điểm đ khoản 2), trong trường hợp cá nhân kinh doanh
vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định
tại điểm đ khoản 2 Điều 26 của Nghị định này;
t) Các hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mà không làm
sạch hoặc không bóc (xóa) biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp
tục vận chuyển loại hàng hóa đó quy định tại Điều 23 (khoản 1) và hành vi vi
phạm tương ứng quy định tại Điều 26 (điểm e khoản 2), trong trường hợp cá nhân
kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt
theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 26 của Nghị định này.
4. Đối với những hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của
phương tiện, của đường bộ quy định tại Điều 21, Điều 34 của Nghị định này,
trong trường hợp chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vừa thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại Điều 21, vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định
tại Điều 34 của Nghị định này thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; đối với
những hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 34
của Nghị định này, trong trường hợp chủ phương tiện, người điều khiển phương
tiện vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định về tổng trọng lượng (khối lượng
toàn bộ) của xe, vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định về tải trọng trục xe
thì bị xử phạt theo quy định của hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao hơn.
5. Đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục
đích khác, bảo vệ môi trường, chở người vượt quá quy định được phép chở của
phương tiện, vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện, của
đường bộ vi phạm về chằng buộc vận chuyển hàng hóa quy định tại Điều 12, Điều
17, Điều 20, Điều 21, Điều 26, Điều 32, Điều 34 của Nghị định này, người điều
khiển phương tiện, chủ phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ
vận tải, cá nhân, tổ chức vi phạm, xếp hàng lên xe ô tô thì buộc chấm dứt hành
vi vi phạm theo quy định cụ thể sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2; khoản 7; khoản 9;
điểm a khoản 11; điểm b khoản 14 Điều 12 thì buộc thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ,
nông, lâm, hải sản, máy tuốt lúa trên đường bộ; thu dọn chướng ngại vật, vật
cản khác, vật sắc nhọn, chất gây trơn trượt trên đường bộ, hàng hóa, vật tư,
hóa chất, chất thải; thu dọn phương tiện, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển
quảng cáo theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm;
b) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 17
thì buộc thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa theo hướng dẫn của lực
lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm;
c) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm d khoản 2; điểm
a, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8
Điều 21 thì buộc hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy
định theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm;
d) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1; khoản 3; khoản 5
Điều 26 thì buộc hạ phần hàng xếp vượt quá tải trọng cho phép chở của xe trong
trường hợp phương tiện được xếp hàng chưa rời khỏi khu vực xếp hàng;
đ) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g khoản 7; điểm
c khoản 9; điểm b, điểm c khoản 11; điểm a, điểm b, điểm c khoản 13; điểm a,
điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 14; khoản 15; điểm a,
điểm b khoản 16; điểm g khoản 17 Điều 32 thì buộc hạ phần hàng quá tải, dỡ
phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi
phạm;
e) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm a, điểm c,
điểm d khoản 3; khoản 4; khoản 5 Điều 34 thì buộc hạ phần hàng quá tải, dỡ
phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi
phạm;
g) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 20; khoản 5,
khoản 6, các điểm d, đ khoản 17 Điều 32 thì buộc bố trí phương tiện khác để
chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;
h) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm đ khoản 8, khoản 10
Điều 21 thì buộc chằng buộc hàng hóa theo quy định; buộc dỡ hàng hóa trên nóc
buồng lái; buộc chốt, đóng (cố định) cửa sau, cửa bên thùng xe; buộc sử dụng
cơ cấu khóa hãm côngtennơ theo quy định.
6. Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong
các đối tượng sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức đứng tên trong chứng nhận đăng ký xe;
b) Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên
trong chứng nhận đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để
áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
c) Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê
tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử
phạt như chủ phương tiện;
d) Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác
xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã
đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
đ) Trường hợp phương tiện do tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp (theo
hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân khác hoặc hợp đồng
hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật) trực tiếp đứng tên làm thủ tục
đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện, kinh doanh dịch vụ
cứu hộ giao thông đường bộ, cứu thương thì tổ chức, cá nhân đó là đối tượng để
áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
e) Đối với phương tiện chưa làm thủ tục cấp mới chứng nhận đăng ký xe và biển
số xe hoặc chưa làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe trong trường hợp thay
đổi chủ xe theo quy định thì cá nhân, tổ chức đã mua, được chuyển nhượng, được
trao đổi, được tặng cho, được thừa kế là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ
phương tiện;
g) Đối với tổ hợp xe (gồm xe ô tô kéo theo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc tham gia
giao thông trên đường bộ), trong trường hợp chủ của xe ô tô không đồng thời là
chủ của rơ moóc, sơ mi rơ moóc thì chủ của xe ô tô (cá nhân, tổ chức quy định
tại điểm a khoản này hoặc cá nhân, tổ chức quy định tại điểm b, điểm c, điểm
d, điểm đ, điểm e khoản này) là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương
tiện đối với các vi phạm liên quan đến rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo theo
tham gia giao thông trên đường bộ.
7. Khi xử phạt đối với chủ phương tiện quy định tại khoản 6 Điều này, thời
hạn ra quyết định xử phạt có thể được kéo dài để xác minh đối tượng bị xử phạt
theo quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
8. Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua sử
dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà cơ quan chức năng chưa dừng
ngay được phương tiện để xử lý thì thực hiện như sau:
a) Cơ quan chức năng gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức
có liên quan (nếu có) đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính để giải quyết vụ việc vi phạm. Việc thông báo được
thực hiện bằng văn bản hoặc thực hiện thông báo bằng phương thức điện tử thông
qua ứng dụng giao thông trên thiết bị di động dành cho công dân (sau đây viết
gọn là Ứng dụng giao thông trên thiết bị di động) do Bộ Công an xây dựng, quản
lý, vận hành khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin; đồng
thời cập nhật thông tin về phương tiện vi phạm trên Trang thông tin điện tử
của Cục Cảnh sát giao thông;
b) Chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định
người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức
năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã
điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt đối với hành
vi vi phạm được phát hiện;
Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, nếu không hợp tác với cơ quan chức
năng, không giải trình để xác định được người đã điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức thực
hiện hành vi vi phạm được phát hiện, trừ trường hợp phương tiện bị chiếm đoạt,
sử dụng trái phép;
c) Việc chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để lập biên bản
vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo
quy định của Chính phủ về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết
bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ
phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi
phạm hành chính.
9. Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin trong Cơ sở dữ liệu
về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Luật Trật tự, an
toàn giao thông đường bộ, Luật Xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về đo lường
để làm căn cứ xác định hành vi vi phạm đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện
một trong các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3,
điểm h khoản 7 Điều 32 của Nghị định này được thực hiện thông qua công tác
điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe; qua công
tác xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.
11. Trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong
biên bản vi phạm hành chính hoặc trong thông báo của người có thẩm quyền xử
phạt hoặc quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà chủ phương tiện vi phạm,
người vi phạm chưa thực hiện giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định hoặc
chưa chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông
báo cho cơ quan đăng kiểm (đối với phương tiện có quy định phải kiểm định), cơ
quan đăng ký xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe (nếu đã xác định được người vi
phạm). Việc gửi thông báo được thực hiện bằng văn bản hoặc thực hiện thông báo
bằng phương thức điện tử thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu khi đáp ứng điều
kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
a) Cơ quan đăng kiểm, cơ quan đăng ký xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe trước
khi thực hiện đăng kiểm, đăng ký xe, cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe có
trách nhiệm tra cứu dữ liệu phương tiện vi phạm, người vi phạm được cơ quan
Cảnh sát giao thông gửi thông báo đến;
b) Trường hợp khi tra cứu dữ liệu theo quy định tại điểm a khoản này nếu có
thông tin về phương tiện vi phạm, người vi phạm thì chưa giải quyết việc đăng
kiểm, đăng ký phương tiện vi phạm, chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối
với người vi phạm;
c) Sau khi chủ phương tiện, người vi phạm đã giải quyết vụ việc vi phạm theo
quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng
kiểm, cơ quan đăng ký xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe bằng văn bản hoặc theo
hình thức kết nối, chia sẻ dữ liệu khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ
thuật, thông tin để thực hiện việc đăng kiểm, đăng ký xe, cấp, đổi, cấp lại
giấy phép lái xe theo quy định.
12. Việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tạm giữ tang
vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính và
các biểu mẫu khác trong xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của
Luật Xử lý vi phạm hành chính và có thể gửi cho người vi phạm theo tài khoản
đã đăng ký trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an (sau
đây viết gọn là Cổng dịch vụ công), tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng
định danh quốc gia, Ứng dụng giao thông trên thiết bị di động khi đáp ứng điều
kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin.
Điều 48. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và
phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được
phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại
điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính
đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây
của Nghị định này:
a) Điểm g khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm a,
điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 12; khoản 14 Điều 6;
b) Điểm a khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm d,
điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9; khoản 11 Điều 7;
c) Điểm c khoản 6; điểm a khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm c,
điểm d khoản 9 Điều 8;
d) Điểm p khoản 1; điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d (trong trường hợp
người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4; khoản
5 Điều 9;
đ) Khoản 10 (trong trường hợp người vi phạm là người điều khiển phương tiện);
điểm a khoản 14 (trong trường hợp người vi phạm là người điều khiển phương
tiện) Điều 12;
e) Điểm a khoản 4; điểm a, điểm b khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a
khoản 8; khoản 9 Điều 13;
g) Điểm a, điểm b khoản 2; điểm a khoản 3; khoản 4 Điều 14;
h) Điểm a, điểm đ khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2; khoản 3
Điều 16;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều
18;
k) Khoản 2 Điều 19;
l) Điểm b, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 8; điểm b, điểm đ khoản 9; khoản 10;
điểm a khoản 11; điểm a, điểm b, điểm d khoản 12; điểm d khoản 13; điểm i
khoản 14; điểm c khoản 16; khoản 17 Điều 32;
m) Điểm b khoản 5 Điều 34;
n) Khoản 3 Điều 35;
o) Các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này thuộc trường hợp thật
cần thiết cần phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm
giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh
tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể
quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và
phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy
định tại điểm a, điểm c khoản 1; khoản 2; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 125
của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại
khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến
giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi
phạm chưa thực hiện giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định mà vẫn tiếp tục
điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông thì bị áp
dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
3. Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện
không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (giấy phép lái xe,
chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm
theo bản gốc giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe), giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định (bản giấy hoặc thông tin của các
giấy tờ được tích hợp trong tài khoản định danh điện tử) thì xử lý như sau:
a) Người cỏ thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người
điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại
giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối
với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 32
của Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định;
b) Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi
phạm hành chính, nếu người điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải xuất
trình được các giấy tờ hoặc thông tin của các giấy tờ được tích hợp trong tài
khoản định danh điện tử theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử
phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện
và không xử phạt đối với chủ phương tiện;
c) Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi
phạm hành chính, nếu người vi phạm (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản
này) xuất trình được các giấy tờ hoặc thông tin của các giấy tờ được tích hợp
trong tài khoản định danh điện tử theo quy định thì người có thẩm quyền không
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm không có giấy
tờ, không mang theo giấy tờ và không xử phạt đối với chủ phương tiện;
d) Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm
hành chính, người vi phạm mới xuất trình hoặc không xuất trình được giấy tờ
hoặc thông tin của các giấy tờ được tích hợp trong tài khoản định danh điện tử
theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.
4. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3
Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng
phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương
tiện bị tạm giữ.
Trường hợp khi tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính nhưng người điều khiển
phương tiện, chủ phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc có mặt
nhưng không chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền tạm giữ hoặc không đáp
ứng yêu cầu, điều kiện theo quy định để điều khiển phương tiện hoặc phương
tiện không bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy
định thì người có thẩm quyền tạm giữ thực hiện việc di chuyển phương tiện vi
phạm về nơi tạm giữ theo quy định; nếu không đủ điều kiện thực hiện thì người
có thẩm quyền tạm giữ được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện việc di chuyển
phương tiện đó. Người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện vi phạm phải
trả chi phí cho việc thuê di chuyển phương tiện đó về nơi tạm giữ.
Mục 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN TRỪ ĐIỂM, PHỤC HỒI ĐIỂM GIẤY PHÉP LÁI
XE
Điều 49. Dữ liệu về điểm, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe
Dữ liệu về điểm, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe được quản lý, lưu
trữ trên môi trường điện tử, trong Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính
về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an xây dựng, quản lý, vận
hành.
Điều 50. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục trừ điểm giấy phép lái
xe
1. Nguyên tắc trừ điểm giấy phép lái xe
a) Việc trừ điểm giấy phép lái xe được thực hiện ngay sau khi quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm mà theo quy định của Nghị định
này bị trừ điểm giấy phép lái xe có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm
hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần, nếu có từ 02 hành vi vi
phạm trở lên theo quy định bị trừ điểm giấy phép lái xe thì chỉ áp dụng trừ
điểm đối với hành vi vi phạm bị trừ nhiều điểm nhất;
c) Trường hợp số điểm còn lại của giấy phép lái xe ít hơn số điểm bị trừ thì
áp dụng trừ hết số điểm còn lại của giấy phép lái xe đó;
d) Trường hợp giấy phép lái xe tích hợp giấy phép lái xe không thời hạn (xe mô
tô, xe tương tự xe mô tô) và giấy phép lái xe có thời hạn (xe ô tô, xe tương
tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn
động cơ) thì người có thẩm quyền xử phạt thực hiện trừ điểm đối với giấy phép
lái xe không thời hạn khi người điều khiển xe mô tô, xe tương tự xe mô tô hoặc
trừ điểm giấy phép lái xe có thời hạn khi người điều khiển xe ô tô, xe tương
tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn
động cơ thực hiện hành vi vi phạm hành chính có quy định bị trừ điểm giấy phép
lái xe;
đ) Không trừ điểm giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe đó đang trong thời hạn
bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
2. Thẩm quyền trừ điểm giấy phép lái xe
Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn quy định
tại Chương II Phần thứ hai của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Mục 1 Chương III
của Nghị định này và có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
vi phạm có quy định trừ điểm giấy phép lái xe thì có thẩm quyền trừ điểm giấy
phép lái xe đối với hành vi vi phạm đó.
3. Trình tự, thủ tục trừ điểm giấy phép lái xe
a) Ngay sau khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành, dữ
liệu trừ điểm giấy phép lái xe của người bị xử phạt sẽ được cập nhật tự động
vào Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông
đường bộ, người có thẩm quyền trừ điểm giấy phép lái xe thông báo cho người bị
trừ điểm giấy phép lái xe biết việc trừ điểm.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm có trừ
điểm giấy phép lái xe thì Trưởng Công an cấp huyện hoặc Trưởng phòng Cảnh sát
giao thông Công an cấp tỉnh có trách nhiệm cập nhật dữ liệu trừ điểm giấy phép
lái xe vào Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ;
b) Việc thông báo trừ điểm giấy phép lái xe thực hiện bằng văn bản theo mẫu
quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và được giao trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ
bưu chính hoặc thực hiện thông báo bằng phương thức điện tử thông qua tài
khoản của công dân đăng ký trên Cổng dịch vụ công, Ứng dụng giao thông trên
thiết bị di động khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin;
đồng thời cập nhật thông tin về giấy phép lái xe bị trừ điểm trên Trang thông
tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông. Trường hợp giấy phép lái xe được thể
hiện dưới hình thức thông điệp dữ liệu thì cơ quan, người có thẩm quyền thực
hiện cập nhật trạng thái trừ điểm giấy phép lái xe trong căn cước điện tử, tài
khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia.
Điều 51. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục phục hồi điểm giấy phép lái xe
1. Thẩm quyền phục hồi điểm giấy phép lái xe
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có trách nhiệm quản lý, vận hành Cơ sở
dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để
thực hiện cập nhật, tự động phục hồi điểm giấy phép lái xe đối với trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông nơi tổ
chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ có
thẩm quyền phục hồi điểm cho giấy phép lái xe đối với trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này.
2. Trình tự, thủ tục phục hồi điểm giấy phép lái xe đối với trường hợp giấy
phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng
từ ngày bị trừ điểm gần nhất
a) Khi đủ thời hạn 12 tháng, kể từ ngày bị trừ điểm giấy phép lái xe gần nhất,
dữ liệu điểm giấy phép lái xe sẽ được tự động phục hồi đủ 12 điểm (gồm cả giấy
phép lái xe đang trong thời hạn bị tước quyền sử dụng) và cập nhật tự động
trong Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông
đường bộ;
b) Ngay sau khi dữ liệu điểm giấy phép lái xe được phục hồi, Cơ sở dữ liệu về
xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ tự động
chuyển thông tin thông báo cho người được phục hồi điểm giấy phép lái xe biết
việc phục hồi điểm theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Việc thông báo phục hồi điểm giấy phép lái xe thực hiện bằng phương thức
điện tử thông qua tài khoản của công dân đăng ký trên Cổng dịch vụ công, Ứng
dụng giao thông trên thiết bị di động; đồng thời cập nhật thông tin về giấy
phép lái xe được phục hồi điểm trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát
giao thông. Trường hợp giấy phép lái xe được thể hiện dưới hình thức thông
điệp dữ liệu thì thực hiện cập nhật trạng thái phục hồi điểm giấy phép lái xe
trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh
quốc gia.
3. Trình tự, thủ tục phục hồi điểm giấy phép lái xe đối với trường hợp giấy
phép lái xe bị trừ hết điểm
a) Sau khi người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm tham gia kiểm tra nội
dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đạt yêu
cầu, kết quả kiểm tra được cập nhật vào phần mềm kiểm tra kiến thức pháp luật
về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đồng bộ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu
về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, dữ liệu
điểm giấy phép lái xe sẽ được phục hồi đủ 12 điểm và cập nhật tự động trong Cơ
sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ;
b) Ngay sau khi dữ liệu điểm giấy phép lái xe được phục hồi đủ 12 điểm thì
người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thông báo cho người
được phục hồi điểm giấy phép lái xe biết việc phục hồi điểm;
c) Việc thông báo phục hồi điểm giấy phép lái xe thực hiện bằng văn bản theo
mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và được giao trực tiếp hoặc gửi qua dịch
vụ bưu chính hoặc thực hiện thông báo bằng phương thức điện tử thông qua tài
khoản của công dân đăng ký trên Cổng dịch vụ công, Ứng dụng giao thông trên
thiết bị di động; đồng thời cập nhật thông tin về giấy phép lái xe được phục
hồi điểm trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông. Trường hợp
giấy phép lái xe được thể hiện dưới hình thức thông điệp dữ liệu thì cơ quan,
người có thẩm quyền thực hiện cập nhật trạng thái phục hồi điểm giấy phép lái
xe trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh
quốc gia.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 52. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số100/2019/NĐCP ngày 30
tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ và đường sắt đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo
Nghị định số 123/2021/NĐCP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng
1. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 1 như sau:
“2a. Hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi
vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền
cụ thể đối với từng chức danh về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực
giao thông đường bộ thì áp dụng quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi
phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường
bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe”.
2. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 6 Điều 28 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 6 Điều 28 như sau:
“d) Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: giá cước; giá
dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm i khoản 6 Điều 28 như sau:
“i) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải có chất lượng không bảo đảm điều
kiện của hình thức kinh doanh đã đăng ký;”.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 10 Điều 28 như sau:
“a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ,
điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm
i, điểm k, điểm l, điểm n, điểm q khoản 6; điểm e khoản 7 Điều này bị tước
quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối
với xe vi phạm;
b) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm i, điểm k khoản 4; điểm h khoản
6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh vận tải
từ 01 tháng đến 03 tháng;”.
4. Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 11 Điều 28 như sau:
“h) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm n khoản 6 Điều này buộc lắp
đặt đồng hồ tính tiền cước, thiết bị in hóa đơn trên xe theo đúng quy định;”.
5. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 74 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 74 như sau:
“b) Điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm e
khoản 3; khoản 4; điểm b khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm h khoản
6 Điều 12;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 74 như sau:
“e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm i khoản 2; điểm a, điểm b,
điểm c, điểm d, điểm đ, điểm p khoản 4; điểm d, điểm i, điểm n, điểm q khoản
6; điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều 28;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 Điều 74 như sau:
“g) Điều 31;”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm m khoản 5 Điều 74 như sau:
“m) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm i khoản 2; điểm b, điểm c
khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm
l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm a,
điểm b, điểm d, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm n, điểm q khoản 6; điểm
a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm k khoản 7; điểm c, điểm d
khoản 8 Điều 28;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm o khoản 5 Điều 74 như sau:
“o) Điều 31;”.
6. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 80 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm i khoản 3 Điều 80 như sau:
“i) Các hành vi vi phạm quy định về giá cước quy định tại Điều 23 (điểm l
khoản 3), Điều 31 (khoản 2, khoản 3) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định
tại Điều 28 (điểm d khoản 6), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là
người trực tiếp điều khiển phương tiện hoặc là nhân viên phục vụ trên xe thì
bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 28 của Nghị định này;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm l khoản 3 Điều 80 như sau:
“l) Các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp
đồng quy định tại Điều 23 (điểm n khoản 5) và các hành vi vi phạm tương ứng
quy định tại Điều 28 (điểm p khoản 4), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận
tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại
các điểm, khoản tương ứng của Điều 28 Nghị định này;”;
c) Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu khoản 5 Điều 80 như sau:
“5. Đối với các hành vi vi phạm quy định về chở người vượt quá quy định được
phép chở của phương tiện, vi phạm quy định về tải trọng của phương tiện, của
cầu, đường được quy định tại Điều 65 của Nghị định này, người điều khiển
phương tiện, chủ phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận
tải, cá nhân, tổ chức xếp hàng lên phương tiện giao thông đường sắt buộc chấm
dứt hành vi vi phạm theo quy định cụ thể sau đây:”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 82 như sau:
“4. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 2 Điều này, chủ phương
tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế
để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.”.
8. Bãi bỏ một số điểm, khoản, điều sau đây:
a) Bãi bỏ khoản 1 Điều 3;
b) Bãi bỏ điểm b, điểm e, điểm g, điểm k, điểm l, điểm m, điểm q, điểm r, điểm
t, điểm u, điểm v, điểm x, điểm y khoản 2 Điều 4;
c) Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 4a;
d) Bãi bỏ Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
đ) Bãi bỏ khoản 1; điểm c khoản 2; điểm a, điểm đ khoản 3; điểm c, điểm d
khoản 5; điểm e, điểm g, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều 12;
e) Bãi bỏ Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22;
g) Bãi bỏ điểm a khoản 1; khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ,
điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm m, điểm n khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm
b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m,
điểm o, điểm p, điểm q khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 7a Điều 23;
h) Bãi bỏ khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6;
khoản 7; khoản 8; khoản 8a; khoản 9 Điều 24;
i) Bãi bỏ Điều 25, Điều 26, Điều 27;
k) Bãi bỏ khoản 1; điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm a khoản 3; điểm a,
điểm e, điểm g, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm
m, điểm o, điểm p khoản 6; điểm đ, điểm h, điểm i khoản 7; điểm a, điểm b
khoản 8; khoản 9; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 10; điểm c, điểm d, điểm i
khoản 11 Điều 28;
l) Bãi bỏ Điều 29, Điều 30, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều
37, Điều 38;
m) Bãi bỏ điểm a, điểm đ, điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm
g, điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e,
điểm i, điểm k, điểm l khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm
g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm n, điểm p, điểm q khoản 5; khoản 6;
điểm a, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 74;
n) Bãi bỏ điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm
k, điểm n khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5;
khoản 8; khoản 10; khoản 12 Điều 80;
o) Bãi bỏ điểm b, điểm g, điểm h, điểm i khoản 1; khoản 6 Điều 81;
p) Bãi bỏ khoản 1, khoản 3 Điều 82.
9. Bỏ một số cụm từ tại các điểm, khoản, điều sau đây:
a) Bỏ cụm từ “camera”, cụm từ “dây an toàn” và cụm từ “thiết bị giám sát hành
trình” tại điểm p khoản 2 Điều 4;
b) Bỏ cụm từ “điểm a” tại điểm c khoản 1 Điều 4a;
c) Bỏ cụm từ “Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh
doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết
bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo;” và cụm từ “, trừ các hành vi
vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a
khoản 8 Điều này” tại điểm b khoản 5 Điều 12;
d) Bỏ cụm từ “Điều 9, Điều 10, Điều 11,” tại điểm đ khoản 3, cụm từ “Điều 32,
Điều 34;” tại điểm k khoản 3, cụm từ “điểm a khoản 2 Điều 16; điểm a khoản 6
Điều 23; điểm a khoản 2 Điều 32” tại khoản 3a và cụm từ “Điểm a khoản 1,” tại
điểm g khoản 4 Điều 74.
Điều 53. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ quy
định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định tại điểm m khoản 3 Điều 6, điểm e khoản 4 Điều 26, điểm b khoản 1
Điều 27 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026;
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Nghị định này có hiệu lực thi hành
theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về kiểm định khí thải xe mô tô,
xe gắn máy.
Điều 54. Điều khoản chuyển tiếp
1. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong
lĩnh vực giao thông đường bộ xảy ra và kết thúc trước ngày Nghị định này có
hiệu lực thi hành sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp
dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử
phạt.
2. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụng
nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.
Điều 55. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các
cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
Lưu: VT, CN. pvc TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà
| Nghị định 168/2024/NĐ-CP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Nghi-dinh-168-2024-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-an-toan-giao-thong-duong-bo-619502.aspx | {'official_number': ['168/2024/NĐ-CP'], 'document_info': ['Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chính phủ', ''], 'signer': ['Trần Hồng Hà'], 'document_type': ['Nghị định'], 'document_field': ['Vi phạm hành chính, Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '26/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,366 | CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 100/2019/NĐCP Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ
ĐƯỜNG SẮT
Căn cứLuật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứLuật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứLuật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứLuật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính;
thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng
chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ và đường sắt.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác
liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà không quy định tại
Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản
lý nhà nước được giao;
b) Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
đ) Tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
e) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm:
Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
g) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
h) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong
nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; chi
nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt
Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt
Nam;
i) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện hành vi vi phạm hành
chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và
tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy
định tại Nghị định này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
a) Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc
vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo);
b) Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy
bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng
hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng
lượng điện);
c) Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng
động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3
trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân
không lớn hơn 400 kg;
d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn
nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;
đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy
bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn
hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;
e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất
không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
2. Lĩnh vực giao thông đường sắt:
a) Dốc gù là hệ thống thiết bị phục vụ công tác dồn tàu mà khi đầu máy đẩy
đoàn toa xe đến đỉnh dốc, sẽ tiến hành tác nghiệp cắt nối toa xe để các toa xe
lợi dụng thế năng của đỉnh dốc tự chạy vào các đường trong bãi dồn;
b) Dồn phóng là phương pháp lợi dụng động năng của đoàn dồn để phóng toa xe
hoặc cụm toa xe vào các đường trong bãi dồn;
c) Thả trôi là phương pháp lợi dụng thế năng của đường dồn tàu để thả cho toa
xe hoặc cụm toa xe tự chạy vào các đường trong bãi dồn;
d) Cắt hớt là phương pháp cắt cụm toa xe khi đoàn dồn đang dịch chuyển;
đ) Chế độ hô đáp là quy định bắt buộc mà người được quy định hô các mệnh lệnh,
thực hiện các biểu thị và người chấp hành các mệnh lệnh, biểu thị phải đáp lại
đúng nội dung đã nhận được;
e) Cấp cảnh báo là thông báo bằng văn bản cho các nhân viên đường sắt trực
tiếp phục vụ chạy tàu liên quan về tình trạng bất bình thường của kết cấu hạ
tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt và các trường hợp cần thiết
khác, kèm theo các biện pháp thực hiện nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu;
g) Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là khoảng không gian dọc theo
đường sắt đủ để tàu chạy qua không bị va quệt;
h) Phạm vi an toàn đường ngang là đoạn đường bộ đi qua đường sắt nằm giữa hai
cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc nằm giữa hai ray
chính ngoài cùng và hai bên đường sắt cách má ray ngoài cùng trở ra 06 m nơi
không có chắn;
i) Phạm vi an toàn cầu chung là phạm vi giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm
cả cần chắn, giàn chắn) hoặc phạm vi từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) hai
đầu cầu trở ra mỗi bên 10 m ở nơi không có cần chắn, giàn chắn.
Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, đường sắt bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính
gây ra;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc
xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi
phạm hành chính gây ra;
d) Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
e) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều này.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác trong lĩnh vực giao thông đường bộ:
a) Buộc phải tháo dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu
giao thông hoặc buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định;
b) Buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, rác, chất phế
thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu,
biển quảng cáo, đinh, vật sắc nhọn, dây, các loại vật dụng, vật cản khác;
c) Buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy
định hoặc buộc phải treo biển báo thông tin công trình có đầy đủ nội dung theo
quy định;
d) Buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí
đường bộ theo đúng quy định, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Buộc phải bổ sung hoặc sửa chữa các biển báo hiệu bị mất, bị hư hỏng và
khắc phục các hư hỏng của công trình đường bộ;
e) Buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn
kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của phương tiện, thiết bị theo
quy định hoặc tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định;
g) Buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định
được phép chở của phương tiện;
h) Buộc phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định;
i) Buộc phải gắn hộp đèn với chữ “TAXI” hoặc buộc phải niêm yết cụm từ “XE
TAXI”, “XE HỢP ĐỒNG”, “XE DU LỊCH” theo đúng quy định;
k) Buộc phải cấp “thẻ nhận dạng lái xe” cho lái xe theo quy định;
l) Buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho
lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;
m) Buộc phải ký hợp đồng với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe;
n) Buộc phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo
quy định;
o) Buộc phải bố trí người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải đủ điều kiện
theo quy định;
p) Buộc phải lắp đặt camera, dây an toàn, đồng hồ tính tiền cước, thiết bị in
hóa đơn, thiết bị giám sát hành trình trên xe theo đúng quy định;
q) Buộc phải cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ
thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô theo quy định;
r) Buộc phải cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ
liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô hoặc máy chủ của đơn vị cho
cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
s) Buộc phải lập, cập nhật, lưu trữ đầy đủ, chính xác lý lịch phương tiện, lý
lịch hành nghề của lái xe, các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình
quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị theo quy định;
t) Buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe theo
quy định hoặc buộc phải thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ
trên thành xe và cửa xe;
u) Buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật
ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao
thông;
v) Buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng
kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định
hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
x) Buộc phải làm thủ tục đăng ký xe, đăng ký sang tên hoặc thủ tục đổi lại,
thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
y) Buộc phải đưa phương tiện quay trở lại Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu
kinh tế cửa khẩu quốc tế.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác trong lĩnh vực giao thông đường sắt:
a) Buộc phải lắp đặt đúng, đủ và duy trì hoạt động bình thường của hệ thống
báo hiệu, tín hiệu, thiết bị theo quy định;
b) Buộc phải tổ chức thử hãm hoặc tổ chức thực hiện phòng vệ theo quy định;
c) Buộc phải để toa xe chở hàng nguy hiểm (chất nổ, chất cháy) hoặc để ghi dẫn
sang đường khác theo đúng quy định về dồn tàu;
d) Buộc phải ra khỏi đường sắt, cầu, hầm dành riêng cho đường sắt;
đ) Buộc phải đưa đất, đá, cát, vật chướng ngại, rơm, rạ, nông sản, rác thải
sinh hoạt, chất độc hại, chất phế thải, chất dễ cháy, dễ nổ các loại vật tư,
vật liệu, vật phẩm khác ra khỏi đường sắt, công trình đường sắt khác hoặc phạm
vi đất dành cho đường sắt;
e) Buộc phải đưa bè, mảng, phương tiện vận tải thủy hoặc các vật thể khác ra
khỏi phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
g) Buộc phải đưa phương tiện giao thông đường bộ, vật tư, vật liệu, máy móc
thiết bị, hàng hóa, biển phòng vệ, biển báo tạm thời ra khỏi khổ giới hạn tiếp
giáp kiến trúc đường sắt;
h) Buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường
sắt, bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy định;
i) Buộc phải dỡ bỏ vật che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình
đường sắt hoặc đưa tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác (đặt trái
phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt hoặc hạ độ cao của cây trồng
có chiều cao vượt quá quy định, di dời cây trồng không đúng quy định hoặc có
ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt;
k) Buộc đưa phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải, các vật
phẩm khác (để trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành
lang an toàn giao thông đường sắt;
l) Buộc phải tháo dỡ, di chuyển các công trình, nhà ở, lều, quán gây trở ngại
cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt
hoặc buộc phải tháo dỡ, di chuyển lều, quán (dựng trái phép), biển quảng cáo,
biển chỉ dẫn, các vật che chắn khác (đặt, treo trái phép) ra khỏi phạm vi đất
dành cho đường sắt hoặc buộc phải phá dỡ công trình hết hạn sử dụng, tháo dỡ
công trình bị thu hồi, hủy giấy phép;
m) Buộc phải gia cố, di chuyển hoặc cải tạo công trình gây ảnh hưởng đến an
toàn giao thông đường sắt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
n) Buộc phải tổ chức sửa chữa, bổ sung, gia cố, thay thế các hư hỏng kết cấu
hạ tầng đường sắt để bảo đảm chất lượng theo công lệnh tốc độ, công lệnh tải
trọng đã công bố;
o) Buộc phải bố trí đủ thiết bị an toàn, tín hiệu, biển báo, tín hiệu phòng vệ
theo quy định;
p) Buộc phải để phương tiện, vật liệu, thiết bị thi công theo đúng quy định,
không gây cản trở chạy tàu;
q) Buộc phải lắp đầy đủ theo đúng quy định hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu
chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của các thiết bị,
gồm: thiết bị hãm tự động, hãm bằng tay; van hãm khẩn cấp, đồng hồ áp suất
(tại vị trí làm việc của trưởng tàu và trên toa xe khách); thiết bị ghép nối
đầu máy, toa xe; thiết bị tín hiệu đuôi tàu; đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi
tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen); thiết
bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu; thiết bị đo tốc độ tàu,
thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu (tại vị trí làm việc
của trưởng tàu);
r) Buộc phải khôi phục lại kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng ban đầu của
phương tiện trước khi đưa phương tiện tham gia giao thông trên đường sắt;
s) Buộc phải bổ sung đầy đủ theo quy định trên tàu khách hoặc tàu hàng về:
thiết bị, dụng cụ, vật liệu chữa cháy; thuốc sơ, cấp cứu; dụng cụ thoát hiểm;
dụng cụ chèn tàu; dụng cụ, vật liệu để sửa chữa đơn giản; tín hiệu cầm tay;
t) Buộc phải hướng dẫn người vi phạm về vị trí quy định hoặc đưa người, hàng
hóa ra khỏi đầu máy;
u) Buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định
được phép chở của toa xe;
v) Buộc thu hồi và tiêu hủy bằng, chứng chỉ chuyên môn đã cấp trái phép;
x) Buộc phải đưa thi hài, hài cốt, động vật sống, động vật có dịch bệnh, chất
dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm, xuống tàu (tại ga đến gần nhất trong
trường hợp tàu đang chạy), ra ga để xử lý theo quy định;
y) Buộc phải thực hiện ngay nhiệm vụ vận tải đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu
cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy
định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Mục 1. VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi
phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm
k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r,
điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm
c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6;
điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người
khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ
đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe
lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho
người đi bộ;
d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện
khác biết;
đ) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm
theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và
trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;
e) Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều
khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;
g) Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm
trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo
quy định.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước,
trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về
bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá
tốc độ quy định;
c) Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định;
d) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại điểm m, điểm n khoản 3 Điều này;
đ) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không
dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn,
trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;
e) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không
đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy
phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền
cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề
đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở
nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với
chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở
giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa
xe mở không bảo đảm an toàn;
h) Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc
bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện,
đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm
của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước;
rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định
ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành
cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ
hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này;
i) Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư;
k) Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu,
ngầm, gầm cầu vượt, trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có
bố trí nơi quay đầu xe.
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
b) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị,
khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ
trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường
không giao nhau cùng mức);
d) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau
cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt,
trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị
định này;
đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m
tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng
hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường
cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất
biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;
e) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh
xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường
dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường
điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe
ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển
“Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm
b khoản 6 Điều này;
g) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19
giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn
chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
h) Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một
rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này
không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe
kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối
chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau;
i) Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển;
k) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe
tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có
biển báo “Cấm quay đầu xe”;
l) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc
không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa
hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
m) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ,
đường nhánh ra đường chính;
n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ
hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
o) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm
dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau,
nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi
xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ hành vi vi phạm quy
định tại điểm a khoản 8 Điều này;
p) Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;
q) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây
an toàn) khi xe đang chạy;
r) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;
s) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy
định tốc độ tối thiểu cho phép.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với
loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c
khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm
nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
c) Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động
không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động
không dừng tại các trạm thu phí;
d) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo
hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm
nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang
dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
đ) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;
e) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe
được quyền ưu tiên;
g) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư
hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
h) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn;
i) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm
đường bộ không đúng nơi quy định.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc
người kiểm soát giao thông;
c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm
đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này
và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có
biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển);
không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không
được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng
chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên
phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần
đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành
vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố
định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường
hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
e) Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng
đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm g khoản 3 Điều này;
không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp,
đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe
chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn
đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên
đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy
liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
h) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín
hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
b) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo
hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc
không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng
chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít
khí thở.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn
giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển
hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi
đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy
định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm
đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một
chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao
thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường
bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc,
trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ
trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu
người bị nạn;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4
miligam/1 lít khí thở.
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
quy định tại điểm b khoản 7 Điều này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của
người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm
còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị
phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3;
khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều
này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6;
khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04
tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều
này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02
tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b,
điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s
khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm
e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy
định tại điểm b khoản 7 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03
tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy
phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện),
các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy
tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm
d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e
khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều
này;
b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;
c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc
không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa
hai xe”;
d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người
khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ
đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe
lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho
người đi bộ;
e) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
g) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);
h) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm e khoản 2 Điều này;
i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;
l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến
05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
m) Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược
chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường
hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
n) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau,
sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi
làm nhiệm vụ theo quy định;
o) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không
đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy
phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền
cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
p) Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe, trừ hành vi vi phạm quy định
tại điểm d khoản 4 Điều này;
q) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy
định tốc độ tối thiểu cho phép.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề
đường;
b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ,
đường nhánh ra đường chính;
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây
cản trở giao thông;
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe
trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè
phố trái quy định của pháp luật;
e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không
nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới
tại nơi đường giao nhau;
g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe
được quyền ưu tiên;
h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi
đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe
nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc
biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại
nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an
toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b
khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm
cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe
tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”
hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy
cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải
người có hành vi vi phạm pháp luật;
l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em
dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
m) Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường
hợp chở trẻ em ngồi phía trước.
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ
trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường
không giao nhau cùng mức);
b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;
c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe
ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
d) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ
quan có thẩm quyền cấp phép;
e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không
dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn,
trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần
đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe
đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi
trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
h) Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;
i) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với
loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản
5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ
khẩn cấp theo quy định;
k) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác,
vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên,
giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn
quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với
loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;
m) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có
biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển,
trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;
d) Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm
đường bộ;
đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín
hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
g) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc
người kiểm soát giao thông;
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm
thanh, trừ thiết bị trợ thính.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên
đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b
khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp
theo quy định.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì
đường cao tốc;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng
chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít
khí thở.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn
giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh
xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn
giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn
giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo
hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược
chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược
chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8
Điều này;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4
miligam/1 lít khí thở.
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về
một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển
khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều
khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh
đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ
trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu
người bị nạn;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn
giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm
còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị
phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm
e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép
lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm
a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái
xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định
tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy
phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi
quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao
thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng:
Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm
b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k,
điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều
này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều
này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi
chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm
e khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm h, điểm i khoản 3; điểm a,
điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g khoản 4; điểm a, điểm c, điểm đ khoản
5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8 Điều này;
b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người
khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ
đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe
lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho
người đi bộ.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu,
ngầm, gầm cầu vượt, trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có
bố trí nơi quay đầu xe;
b) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm
dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau,
nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi
xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
c) Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;
d) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề
đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở
nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với
chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở
giữa hai phần đường xe chạy; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những
đoạn đường đã có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; đỗ xe trên dốc không chèn bánh;
dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc
biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6
Điều này;
đ) Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo
hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm
nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang
dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường
giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi
05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào;
nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường
bộ; nơi mở dải phân cách giữa, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6
Điều này;
e) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị trái quy định; dừng xe, đỗ xe trên đường
xe điện, đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm
của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy
nước, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; rời vị trí lái, tắt máy
khi dừng xe; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
g) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện
khác biết;
h) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm
theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này và
trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe.
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với
loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c
khoản 4; điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm
nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
c) Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn
đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải
phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy, trừ các hành vi vi phạm quy
định tại điểm c, điểm d khoản 4; điểm a khoản 8 Điều này;
d) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị,
khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
đ) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ
hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
e) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19
giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn
chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
g) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không
dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn,
trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
h) Tránh xe, vượt xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược
chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
i) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy
định tốc độ tối thiểu cho phép.
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng;
c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm
đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này
và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
d) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe
chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn
đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên
đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy
liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
đ) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau
cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt,
trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị
định này;
e) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín
hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
g) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe
tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có
biển báo “Cấm quay đầu xe”.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ;
b) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi phương tiện bị
hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
c) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
d) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc
người kiểm soát giao thông;
đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo
hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc
không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc;
b) Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng
chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít
khí thở.
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn
giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển
hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi
đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy
định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm
đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một
chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao
thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này;
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4
miligam/1 lít khí thở.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lùi xe trên đường cao tốc; đi ngược chiều trên đường cao tốc;
b) Điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h, máy kéo
đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì
đường cao tốc;
c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ
trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu
người bị nạn.
9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm
còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 3; điểm a, điểm
c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép
lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về
giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03
tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 6; điểm a khoản 7 Điều
này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ
bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy
chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một
trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng
kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng)
từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a khoản 1; điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm
d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e khoản 4; điểm b,
điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này;
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 8 Điều này thì bị tước quyền sử dụng
Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp
luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng
đến 07 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này thì bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức
pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10
tháng đến 12 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này thì bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức
pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16
tháng đến 18 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái
xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao
thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.
Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện),
người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy
định;
b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường,
trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề
đường;
e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe,
đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường
bộ;
g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ
khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở
người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);
i) Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản
quang;
k) Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng
đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu
gây cản trở giao thông;
l) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau
cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm
b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
m) Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;
n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ
hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
o) Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp
chở người bệnh đi cấp cứu;
p) Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở
ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;
q) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng
chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít
khí thở.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước
đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc
người kiểm soát giao thông;
c) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác,
vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản
trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;
đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với
xe xích lô;
c) Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại
phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường
có biển “Cấm đi ngược chiều”;
d) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho
người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”
không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm
cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”
không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em
dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4
miligam/1 lít khí thở.
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý,
bảo trì đường cao tốc;
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ
trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu
người bị nạn;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi
phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này còn bị áp
dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường
không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu,
vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc
người kiểm soát giao thông;
d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào
đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Điều 10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật
kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu,
vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải
của súc vật thải ra đường, hè phố;
d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường
cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện
đang tham gia giao thông;
e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc
người kiểm soát giao thông;
b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao
thông đường bộ;
c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn
dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.
Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người được chở trên xe
đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao
thông;
b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép
trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, patanh, các thiết bị tương tự trên phần
đường xe chạy;
c) Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe
tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù);
d) Người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác,
mang vác vật cồng kềnh.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe
mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại
xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm
cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”
không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000
đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu
giao thông.
5. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe
ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang
chạy.
6. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe
mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại
xe tương tự xe gắn máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang
vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
7. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000
đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;
b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao
thông trên đường bộ.
8. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức cố ý thay đổi, xóa dấu vết
hiện trường vụ tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ
khoản 2, điểm b khoản 8 Điều 5; điểm e khoản 3, điểm đ khoản 8 Điều 6; điểm g
khoản 3, điểm c khoản 8 Điều 7; điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định này.
9. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở
hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành
công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, điểm b, điểm d khoản 10
Điều 5; điểm g, điểm i khoản 8, khoản 9 Điều 6; điểm b, điểm d khoản 9 Điều 7;
điểm d khoản 4 Điều 8; điểm b khoản 6 Điều 33 Nghị định này.
10. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây
trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy
hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;
b) Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn;
c) Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây
sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
11. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 10
Điều này nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt
bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải tháo dỡ các vật
che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 10 Điều này buộc phải thu dọn
đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban
đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong
phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000
đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên
vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy
định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa
trên đường bộ.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000
đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục
đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an
toàn giao thông;
b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của
người điều khiển phương tiện giao thông;
c) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để
vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5; điểm
d, điểm e khoản 6 Điều này;
d) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường
ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5; điểm d,
điểm i khoản 6 Điều này;
đ) Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ hành vi vi phạm quy định
tại điểm h khoản 6 Điều này.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000
đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao,
diễu hành, lễ hội;
b) Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất
dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây
ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;
d) Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường
ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;
đ) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe;
e) Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa
chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến
trật tự an toàn giao thông đường bộ.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi đổ rác ra
đường bộ không đúng nơi quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm a
khoản 6 Điều này; khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái
phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại
điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ
ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe;
đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực
hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông , trừ các hành vi vi phạm quy
định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều
này;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20
m2 làm nơi trông, giữ xe.
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường
bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định
này;
b) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần
đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;
c) Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới
ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ;
d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi
tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết
bị, các loại vật dụng khác;
đ) Dựng rạp, lều quán, công trình khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm
đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt, trừ hành vi vi phạm quy
định tại điểm a khoản 9 Điều này;
e) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia
công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;
g) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi
trông, giữ xe;
h) Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố;
i) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2
trở lên làm nơi trông, giữ xe.
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm
dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ
xe.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông,
giữ xe;
b) Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được cơ
quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc dựng biển quảng
cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công
trình đường bộ.
9. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng
nhà ở;
b) Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải thu dọn
thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này buộc phải di
dời cây trồng không đúng quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị
thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này buộc phải
thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị
thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d
khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản
6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải,
phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển
quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị
thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6, điểm b khoản
8, khoản 9 Điều này buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có
giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu
đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 13. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công
trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân,
từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thi công
trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc
treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không thực hiện
theo đúng các quy định trong Giấy phép thi công hoặc trong văn bản thỏa thuận
thi công của cơ quan có thẩm quyền, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản
3, điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này;
b) Không bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông khi thi công ở chỗ
đường hẹp hoặc ở hai đầu cầu, cống, đường ngầm đang thi công theo đúng quy
định;
c) Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản
trở giao thông;
d) Không thu dọn ngay các biển báo hiệu, rào chắn, phương tiện, vật dụng thi
công, các vật liệu khác hoặc không hoàn trả phần đường (gồm lòng đường, lề
đường, hè phố), phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ
công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ theo nguyên trạng khi thi công
xong.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ có Giấy phép thi
công nhưng đã hết thời hạn ghi trong Giấy phép hoặc có văn bản thỏa thuận thi
công của cơ quan có thẩm quyền nhưng đã hết thời hạn thi công ghi trong văn
bản;
b) Thi công trên đường bộ đang khai thác không có biện pháp bảo đảm an toàn
giao thông thông suốt để xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công trên đường bộ đang khai thác có bố trí biển báo hiệu, cọc tiêu di
động, rào chắn nhưng không đầy đủ theo quy định; không đặt đèn đỏ vào ban đêm
tại hai đầu đoạn đường thi công;
b) Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không có Giấy phép
thi công hoặc không có văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình trên đường đô thị không thực hiện theo phương án thi
công hoặc thời gian quy định;
b) Thi công trên đường bộ đang khai thác không thực hiện đầy đủ các biện pháp
bảo đảm an toàn giao thông theo quy định để xảy ra tai nạn giao thông;
c) Thi công trên đường bộ đang khai thác không bố trí biển báo hiệu, cọc tiêu
di động, rào chắn theo quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a
khoản 4 Điều này.
6. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 3, điểm c khoản 5 Điều này còn bị áp
dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động thi công hoặc tước quyền sử
dụng Giấy phép thi công (nếu có) từ 01 tháng đến 03 tháng.
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này buộc phải treo biển báo
thông tin công trình có đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3; điểm a
khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an
toàn giao thông theo quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 4 Điều
này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy
định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính
gây ra.
Điều 14. Xử phạt các hành vi vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm
dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí
đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý
theo quy định;
b) Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không bảo
đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
2. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn buộc phải tháo
dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị
thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này còn buộc phải xây
dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ theo đúng
quy định, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.
Điều 15. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo
trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với cá nhân
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc
vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường
bộ;
b) Tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000
đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu; neo đậu tàu, thuyền dưới gầm cầu hoặc
trong phạm vi hành lang an toàn cầu;
b) Tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông; đặt ống bơm nước, bơm cát
qua đường, đốt lửa trên mặt đường.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức được giao
quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bổ sung hoặc sửa chữa kịp thời theo quy định các biển báo hiệu nguy
hiểm đã bị mất, bị hư hỏng mất tác dụng; không có biện pháp khắc phục kịp thời
theo quy định các hư hỏng của công trình đường bộ gây mất an toàn giao thông;
b) Không phát hiện hoặc không có biện pháp ngăn chặn, báo cáo kịp thời các
hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn giao thông đường bộ,
phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình
đường bộ;
c) Không cắm cột thủy chí và có biện pháp ngăn chặn phương tiện qua những đoạn
đường bị ngập nước sâu trên 0,2 m;
d) Không có quy trình quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đường bộ theo quy
định hoặc không thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong quy trình quản
lý, vận hành, khai thác, bảo trì đường bộ đã được phê duyệt.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà, lều quán xây dựng trái phép hoặc cố
tình trì hoãn việc di chuyển gây cản trở cho việc giải phóng mặt bằng để xây
dựng, cải tạo, mở rộng và bảo vệ công trình đường bộ khi có quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường
bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Tự ý tháo dỡ, di chuyển, treo, đặt, làm hư hỏng, làm sai mục đích sử dụng
hoặc làm sai lệch biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông, rào chắn, cọc tiêu,
cột cây số, vạch kẻ đường, tường bảo vệ, lan can phòng hộ, mốc chỉ giới;
d) Tự ý đập phá, tháo dỡ bó vỉa hè hoặc sửa chữa, cải tạo vỉa hè trái phép,
trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Khoan, đào, xẻ đường, hè phố trái phép;
b) Phá dỡ trái phép dải phân cách, gương cầu, các công trình, thiết bị an toàn
giao thông trên đường bộ, cấu kiện, phụ kiện của công trình đường bộ, trừ các
hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
c) Tự ý tháo, mở làm hư hỏng nắp cống, nắp ga các công trình ngầm, hệ thống
tuy nen trên đường giao thông;
d) Nổ mìn hoặc khai thác đất, cát, đá, sỏi, khoáng sản khác trái phép làm ảnh
hưởng đến công trình đường bộ;
đ) Rải, đổ hóa chất gây hư hỏng công trình đường bộ.
6. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý,
vận hành trạm thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để số lượng
xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn
100 xe đến 150 xe hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí
(tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) từ 750 m đến 1.000 m;
b) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để thời gian
đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến
lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 10 phút đến 20 phút.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý,
vận hành trạm thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để số lượng
xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn
150 xe đến 200 xe hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí
(tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) lớn hơn 1.000 m đến
2.000 m;
b) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để thời gian
đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến
lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 20 phút đến 30 phút.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý,
vận hành trạm thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để số lượng
xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn
200 xe hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí (tính từ
cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) lớn hơn 2.000 m;
b) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để thời gian
đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến
lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 30 phút.
9. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý,
vận hành trạm thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Vi phạm khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này mà không chấp hành yêu cầu của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc triển khai các giải pháp để
khắc phục ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí;
b) Không thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ trạm thu phí cho cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc phải bổ sung
hoặc sửa chữa các biển báo hiệu bị mất, bị hư hỏng và khắc phục các hư hỏng
của công trình đường bộ;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d khoản
4; khoản 5 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi
do vi phạm hành chính gây ra.
Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ
moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều
kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe
không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ hoặc có nhưng không có tác dụng (đối
với xe có thiết kế lắp kính chắn gió).
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn
tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm,
thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có
những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối
với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm
quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;
b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có
tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một
hoặc cả hai bên thành xe;
b) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn
kỹ thuật;
c) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn
biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn,
dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể
cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
d) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ
hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
đ) Điều khiển xe ô tô tải có kích thước thùng xe không đúng thiết kế của nhà
sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo
đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
e) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt
ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng
thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc
thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng
ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển
số);
c) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi
rơ moóc);
d) Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định;
đ) Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có
tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá
phạm vi, thời hạn cho phép;
b) Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có
quy định về niên hạn sử dụng);
c) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao
gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông);
d) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số
không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
đ) Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng
Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ
moóc);
e) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng
ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ
moóc và sơ mi rơ moóc).
6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn
bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; điểm a,
điểm e khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến
03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này bị
tịch thu đèn lắp thêm, còi vượt quá âm lượng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này bị tịch thu
Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy
đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng
Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều này bị tịch thu
phương tiện (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải
hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của
hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe
ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách) và bị tước quyền sử dụng
Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm đ khoản 5 Điều này
trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không
do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy
xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất
xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc
giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện
hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d,
điểm đ khoản 3; điểm d, điểm đ khoản 4 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị
hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính
năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm e khoản 3 Điều này buộc phải
lắp đầy đủ thiết bị hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo
quy định, tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định.
Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện),
các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy
định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu
bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ,
số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi
chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
d) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
đ) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không
bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác
dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
g) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không
bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
h) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng
ký xe đã hết hạn sử dụng;
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng
số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển
số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ
quan có thẩm quyền cấp.
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;
b) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn
bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này bị tịch thu còi;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này bị tịch thu
Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này bị tịch thu phương
tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này trong trường
hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có
thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không
chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ
chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị
tịch thu phương tiện.
Điều 18. Xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về điều kiện
của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe
không có đăng ký, không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải đăng ký
và gắn biển số).
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe thô sơ chở khách, chở hàng không bảo đảm tiêu chuẩn về tiện
nghi và vệ sinh theo quy định của địa phương.
Điều 19. Xử phạt người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe
máy chuyên dùng vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia
giao thông
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số;
gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ,
số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;
b) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có hệ thống hãm nhưng không bảo
đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng không bảo đảm
tiêu chuẩn kỹ thuật;
c) Điều khiển xe có các bộ phận chuyên dùng lắp đặt không đúng vị trí; không
bảo đảm an toàn khi di chuyển;
d) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng; không có bộ phận giảm thanh, giảm
khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về
khí thải, tiếng ồn;
đ) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc).
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe hoạt động không đúng phạm vi quy định;
b) Điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo trái
quy định tham gia giao thông;
c) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm
thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc);
d) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết
hạn sử dụng (kể cả rơ moóc);
đ) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển
số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ
quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc);
e) Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng
Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc).
3. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này bị tịch thu phương
tiện;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d, điểm
đ, điểm e khoản 2 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều
khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ, điểm e khoản 2 Điều này bị tịch thu
Giấy đăng ký xe, biển số, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm e khoản 2 Điều này trong trường
hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có
thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ
moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có
giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe
hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này còn
bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc
thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng
kỹ thuật của thiết bị theo quy định.
Điều 20. Xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự
xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe
không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ;
b) Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt
che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải
để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;
c) Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra
đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành
cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện hành vi đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải
ra đường phố.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt
bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này còn bị áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải,
vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi
phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện
pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
Mục 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều
khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển
xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các
loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các
loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo
Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c
khoản 7 Điều này.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không
mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8
Điều này;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không
mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không
mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối
với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi
lanh từ 50 cm3 trở lên;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có
hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới còn hiệu lực;
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy
phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 tháng.
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe
mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô
tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có
thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông
đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng
không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở
mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin
quản lý Giấy phép lái xe).
6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.
7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có
thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông
đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng
không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở
mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin
quản lý Giấy phép lái xe).
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi
sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã
hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có
thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông
đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng
không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở
mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin
quản lý Giấy phép lái xe).
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản
7; điểm b, điểm d khoản 8 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe
bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5, điểm d khoản 7, điểm d khoản
8 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống
thông tin quản lý Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Điều 22. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều
khiển xe máy chuyên dùng
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không đúng độ tuổi hoặc tuổi không phù
hợp với ngành nghề theo quy định;
b) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ)
điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
c) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy đăng ký xe;
d) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy chứng nhận an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
máy chuyên dùng không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng
kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và
các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận
tải đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Không hướng dẫn hành khách đứng, nằm, ngồi đúng vị trí quy định trong xe;
b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của lái xe theo quy định.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy
định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt
quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở
người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên
trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ,
chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người
trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều
này.
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy;
b) Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở
trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật);
c) Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định;
d) Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi
xe đang chạy;
đ) Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành
lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;
e) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe;
g) Vận chuyển hàng có mùi hôi thối trên xe chở hành khách;
h) Điều khiển xe vận chuyển hành khách không có nhân viên phục vụ trên xe đối
với những xe quy định phải có nhân viên phục vụ;
i) Điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền cước (đối với loại xe đăng ký
sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc có nhưng không đúng quy định hoặc không sử
dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách;
k) Điều khiển xe niêm yết hành trình chạy xe không đúng với hành trình đã được
cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
l) Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé
nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định;
m) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có dây an toàn tại các vị trí
ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh);
n) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có hướng dẫn cho hành khách về
an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định;
o) Điều khiển xe taxi không sử dụng phần mềm tính tiền (đối với loại xe đăng
ký sử dụng phần mềm tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm
các yêu cầu theo quy định;
p) Điều khiển xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền mà trên xe không có thiết bị
để kết nối trực tiếp với hành khách theo quy định.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy
định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt
quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến
có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên
trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ,
chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người
trở lên trên xe trên 30 chỗ.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Để người lên, xuống xe khi xe đang chạy;
b) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng
ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử
dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
c) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;
d) Xếp hành lý, hàng hóa trên xe làm lệch xe;
đ) Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác
định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định,
trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;
e) Đón, trả hành khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị
che khuất, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;
g) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị
giám sát hành trình của xe theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại
điểm đ khoản 6 Điều này;
h) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp
đồng sử dụng hợp đồng bằng văn bản giấy không có hoặc không mang theo danh
sách hành khách theo quy định, chở người không có tên trong danh sách hành
khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh
doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ
công nhân viên đi học, đi làm việc), không có hoặc không mang theo hợp đồng
vận chuyển hoặc có hợp đồng vận chuyển nhưng không đúng theo quy định;
i) Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có hoặc không mang theo Lệnh
vận chuyển hoặc có mang theo Lệnh vận chuyển nhưng không ghi đầy đủ thông tin,
không có xác nhận của bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến theo quy định;
k) Đón, trả hành khách không đúng địa điểm đón, trả hành khách được ghi trong
hợp đồng, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;
l) Vận chuyển khách liên vận quốc tế theo tuyến cố định không có danh sách
hành khách theo quy định hoặc chở người không có tên trong danh sách hành
khách, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định này;
m) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe;
n) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp
đồng gom khách, bán vé, thu tiền hoặc thực hiện việc xác nhận đặt chỗ cho từng
hành khách đi xe; điều khiển xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng ấn định
hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều
người thuê vận tải khác nhau;
o) Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định
hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi
điều khiển xe ô tô chở khách;
p) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không lắp camera theo quy
định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng
không ghi, không lưu trữ được hành ảnh trên xe (kể cả người lái xe) trong quá
trình xe tham gia giao thông theo quy định;
q) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp
đồng sử dụng hợp đồng điện tử không có thiết bị để truy cập được nội dung của
hợp đồng điện tử và danh sách hành khách hoặc có nhưng không cung cấp cho lực
lượng chức năng khi có yêu cầu, chở người không có tên trong danh sách hành
khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh
doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ
công nhân viên đi học, đi làm việc).
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc động vật, hàng
hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách;
b) Chở người trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý của xe;
c) Hành hung hành khách;
d) Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật giao
thông đường bộ;
đ) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách có gắn thiết bị giám
sát hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định hoặc sử
dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai
lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;
e) Điều khiển xe chở hành khách liên vận quốc tế không có hoặc không gắn ký
hiệu phân biệt quốc gia, phù hiệu liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết
giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Đón, trả hành khách trên đường cao tốc;
b) Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu)
theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển
hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50%
đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d,
điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm
i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7
Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp vượt
trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 6, điểm b khoản 7 Điều này bị
tịch thu phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có
thẩm quyền cấp.
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp chở
hành khách) buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá
quy định được phép chở của phương tiện;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm l khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền
vé cao hơn quy định) buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực
hiện vi phạm hành chính.
Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc
hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển
hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc hoặc có chằng
buộc nhưng không chắc chắn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4
Điều này;
b) Điều khiển xe xếp hàng trên nóc buồng lái, xếp hàng làm lệch xe;
c) Không chốt, đóng cố định cửa sau thùng xe khi xe đang chạy.
2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải
(khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến
30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất
lỏng;
b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng
vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;
c) Chở người trên thùng xe trái quy định; để người nằm, ngồi trên mui xe, đu
bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;
d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang
theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không
có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải
(Giấy vận chuyển) theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung
cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu;
đ) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao
gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở)
của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên
10% đến 30%.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám
sát hành trình của xe theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c
khoản 5 Điều này;
b) Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định
hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi
điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa;
c) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy
định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng
không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều
khiển xe tham gia giao thông theo quy định.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe taxi tải không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ
tính tiền cước không đúng quy định;
b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ
moóc và sơ mi rơ moóc);
c) Chở côngtennơ trên xe (kể cả sơ mi rơ moóc) mà không sử dụng thiết bị để
định vị chắc chắn côngtennơ với xe hoặc có sử dụng thiết bị nhưng côngten
nơ vẫn bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải
(khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến
50%;
b) Điều khiển xe quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật Giao
thông đường bộ;
c) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa có gắn thiết bị giám sát
hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định hoặc sử dụng
biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch
dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;
d) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao
gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở)
của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên
30% đến 50%.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải
(khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến
100%;
b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao
gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở)
của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên
50% đến 100%;
c) Nhận, trả hàng trên đường cao tốc;
d) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại
xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử
dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải
(khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100%
đến 150%;
b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao
gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở)
của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên
100% đến 150%.
8. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải
(khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;
b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao
gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở)
của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong
giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên
150%;
c) Vi phạm quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4 Điều này mà gây tai nạn giao
thông.
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm
b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều này bị tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6, khoản 7, điểm c khoản 8 Điều
này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều này bị tịch thu phù hiệu
đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều 25. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định
về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có báo hiệu kích thước của hàng theo
quy định;
b) Không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi
phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy
phép lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành
không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng
nhưng tổng trọng lượng, kích thước bao ngoài của xe (sau khi đã xếp hàng lên
xe) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành;
c) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng
nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong Giấy phép lưu hành;
d) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng
nhưng chở không đúng loại hàng quy định trong Giấy phép lưu hành.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng
các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy
phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy
phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này bị tịch thu Giấy
phép lưu hành đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị
thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 26. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định
về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng nguy hiểm mà dừng xe, đỗ xe ở nơi đông người, khu dân cư,
công trình quan trọng; không có báo hiệu hàng nguy hiểm theo quy định, trừ các
hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo
vệ môi trường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển
hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định
trong giấy phép, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 23
Nghị định này.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt
bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu gây ô nhiễm môi trường còn bị áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 27. Xử phạt người điều khiển xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở phế
thải, vật liệu rời và xe chở hàng khác thực hiện hành vi vi phạm quy định về
hoạt động vận tải trong đô thị
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển
xe không chạy đúng tuyến, phạm vi, thời gian quy định.
2. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ
hỗ trợ vận tải đường bộ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000
đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận
tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá
trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi
trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe
trên 10% đến 50% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 50% đối với xe xi
téc chở chất lỏng;
b) Xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào Giấy
vận tải theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ
hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của
đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc mặt ngoài hai
bên cánh cửa xe ô tô chở hành khách theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy
định tại điểm d khoản 4 Điều này;
b) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của
đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân xe, khối lượng hàng
hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên
cánh cửa xe ô tô tải theo quy định;
c) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của
đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân ô tô đầu kéo,
khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho
phép kéo theo trên cánh cửa xe ô tô đầu kéo theo quy định; không niêm
yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị
kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối
lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo
quy định;
d) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của
đơn vị kinh doanh taxi tải, chữ taxi tải, tự trọng của xe, trọng tải được phép
chở của xe ở mặt ngoài hai bên thành xe hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng
lái xe taxi tải theo quy định;
đ) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định trên xe
ô tô chở hành khách về: Biển số xe; khối lượng hành lý miễn cước; số điện
thoại đường dây nóng;
e) Không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe ô tô chở hành khách theo quy định;
g) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe ô tô
kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt không có chỗ ưu tiên cho người
khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai theo quy định;
h) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không có hướng dẫn cho hành
khách về an toàn giao thông, thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy
định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi xếp hàng
hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối
lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ
hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cấp Lệnh vận chuyển, Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) cho lái xe theo
quy định;
b) Không thực hiện việc đăng ký, niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy
đủ theo quy định về: Hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá
cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận
tải; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
c) Sử dụng loại xe ô tô chở người có thiết kế từ từ 09 chỗ (kể cả người lái)
trở lên làm xe taxi chở hành khách;
d) Sử dụng xe taxi chở hành khách không gắn hộp đèn với chữ "TAXI" trên nóc xe
và không niêm yết cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước, kính phía sau xe theo
quy định hoặc có gắn hộp đèn, có niêm yết cụm từ “XE TAXI” nhưng không cố
định, không đúng kích thước, không làm bằng vật liệu phản quang theo quy định;
không có hoặc có số điện thoại giao dịch ghi trên xe không đúng với đăng ký
của doanh nghiệp (hợp tác xã);
đ) Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận
tải khách du lịch không niêm yết cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” (đối với xe chở hành
khách theo hợp đồng), cụm từ “XE DU LỊCH” (đối với xe chở khách du lịch) trên
kính phía trước, kính phía sau xe theo quy định hoặc có niêm yết cụm từ “XE
HỢP ĐỒNG”, cụm từ “XE DU LỊCH” nhưng không cố định, không đúng kích thước,
không làm bằng vật liệu phản quang theo quy định;
e) Không cấp “thẻ nhận dạng lái xe” cho lái xe theo quy định;
g) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách
và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có
quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn
nghiệp vụ);
h) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô mà không có hợp đồng lao động theo quy định;
i) Không xây dựng quy trình bảo đảm an toàn giao thông hoặc xây dựng nhưng
không đầy đủ các nội dung theo quy định hoặc không thực hiện đúng quy trình
bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;
k) Không bố trí người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải hoặc có bố trí
nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định;
l) Sử dụng phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã để kinh doanh
vận tải bằng xe ô tô mà không có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác
xã theo quy định hoặc sử dụng phương tiện không thuộc quyền sử dụng hợp pháp
để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
m) Không có nơi đỗ xe theo quy định;
n) Bến xe không xác nhận hoặc xác nhận không chính xác, đầy đủ các thông tin
trong Lệnh vận chuyển theo quy định hoặc xác nhận vào Lệnh vận chuyển khi xe
không có ở bến;
o) Không thông báo nội dung hợp đồng vận chuyển khách tới Sở Giao thông vận
tải trước khi thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy định;
p) Gom khách, bán vé, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe đối
với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải
khách du lịch; ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều
hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau đối với xe kinh doanh vận
tải hành khách theo hợp đồng;
q) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không có dây an toàn tại các
vị trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh);
r) Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận
tải khách du lịch mà xe đó có số chuyến trùng lặp điểm đầu và trùng lặp điểm
cuối vượt quá quy định;
s) Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du
lịch không thực hiện đúng quy định về đón, trả khách tại trụ sở chính, trụ sở
chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị
kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;
t) Sử dụng xe taxi, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh
doanh vận tải khách du lịch có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong 01
tháng (của xe) tại địa bàn của một địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương) mà không có phù hiệu do Sở Giao thông vận tải địa phương đó cấp
theo quy định.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức xếp hàng hóa lên mỗi xe ô
tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên
chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100%.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch
vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hoạt động khai thác bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ khi chưa được
cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định;
b) Để xe ô tô không đủ điều kiện kinh doanh vận tải khách vào bến xe ô tô
khách đón khách;
c) Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông
tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định; không cung cấp tên đăng
nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành
trình của các xe ô tô thuộc đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: Hành trình chạy
xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất
lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải;
đ) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành
trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện
phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không
đúng quy chuẩn theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị
ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành
trình của xe ô tô;
e) Sử dụng xe trung chuyển chở hành khách không đúng quy định;
g) Sử dụng lái xe điều khiển xe khách giường nằm hai tầng chưa đủ số năm kinh
nghiệm theo quy định;
h) Không có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo
quy định hoặc có nhưng bộ phận này không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo
quy định;
i) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải có chất lượng, niên hạn sử dụng
không bảo đảm điều kiện của hình thức kinh doanh đã đăng ký;
k) Không lưu trữ theo quy định các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá
trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị;
l) Không lập hoặc có lập nhưng không cập nhật đầy đủ, chính xác lý lịch phương
tiện, lý lịch hành nghề của lái xe theo quy định;
m) Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận
tải khách du lịch mà trên xe không có hợp đồng vận chuyển (hợp đồng lữ hành),
danh sách hành khách kèm theo, thiết bị để truy cập nội dung hợp đồng điện tử
và danh sách hành khách theo quy định hoặc có hợp đồng vận chuyển (hợp đồng lữ
hành), danh sách hành khách, thiết bị để truy cập nhưng không bảo đảm yêu cầu
theo quy định, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận
chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành
khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi
học, đi làm việc);
n) Sử dụng xe taxi chở hành khách không lắp đồng hồ tính tiền (đối với loại xe
đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc lắp đồng hồ tính tiền không đúng quy
định; không có thiết bị in hóa đơn (phiếu thu tiền) được kết nối với đồng hồ
tính tiền theo quy định hoặc có nhưng không sử dụng được hoặc in ra phiếu thu
tiền nhưng không có đầy đủ các thông tin theo quy định;
o) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với
loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không
lưu trữ được hành ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao
thông theo quy định;
p) Không thực hiện việc truyền, lưu trữ hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô về
máy chủ của đơn vị, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
q) Sử dụng xe taxi chở hành khách mà trên xe không có thiết bị để kết nối trực
tiếp với hành khách theo quy định (đối với loại xe đăng ký sử dụng phần mềm
tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm các yêu cầu theo quy
định.
7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch
vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải
theo quy định;
b) Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh
doanh vận tải;
c) Thành lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép (bến dù, bến cóc);
d) Bến xe không thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào
bến hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao
thông cho xe ra, vào bến;
đ) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe theo quy định hoặc có tổ
chức khám nhưng không đầy đủ các nội dung theo quy định;
e) Không thực hiện việc cung cấp các thông tin trên Lệnh vận chuyển của từng
chuyến xe buýt, xe chạy tuyến cố định theo quy định;
g) Bến xe khách không áp dụng phần mềm quản lý bến xe, hệ thống camera giám
sát theo quy định;
h) Vi phạm quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
để xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên;
i) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải để đón, trả khách; nhận, trả hàng trên
đường cao tốc;
k) Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử không có giao diện phần
mềm cung cấp cho hành khách hoặc người thuê vận tải theo quy định hoặc có
nhưng giao diện không bảo đảm các yêu cầu theo quy định; không thực hiện việc
gửi hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử theo quy định.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đơn vị sản xuất,
lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, đơn vị cung cấp
phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô
tô không có nhân sự cho từng vị trí công việc theo quy định;
b) Đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô
tô không báo cáo về việc cập nhật, thay đổi Firmware của thiết bị theo quy
định;
c) Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải không thực hiện
đúng quy định về cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải; không công
bố quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, không có hệ thống lưu trữ
các khiếu nại của khách hàng theo quy định.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với đơn vị sản xuất,
lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô hoặc đơn vị cung
cấp dịch vụ giám sát hành trình của xe ô tô thực hiện hành vi làm sai lệch các
thông tin, dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn
bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm
đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s,
điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm
m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị
tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc
đã được cấp) đối với xe vi phạm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm i, điểm k khoản 4; điểm h khoản 6; điểm
b, điểm h khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải
từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm i, điểm m khoản 6 Điều
này trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển
phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03
tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm i khoản 7 Điều này trong trường hợp cá
nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm i khoản 6 Điều này còn bị tịch thu
phương tiện (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải
hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của
hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe
ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách).
11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản
2; điểm b khoản 4 Điều này buộc phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các
thông tin theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 4 Điều này buộc phải
gắn hộp đèn với chữ “TAXI” hoặc buộc phải niêm yết cụm từ “XE TAXI”, “XE HỢP
ĐỒNG”, “XE DU LỊCH” theo đúng quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này buộc phải cấp “thẻ
nhận dạng lái xe” cho lái xe theo quy định;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc
phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe
và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 4 Điều này buộc phải ký hợp
đồng với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm i khoản 4 Điều này buộc phải xây dựng
và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm k khoản 4 Điều này buộc phải bố trí
người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải đủ điều kiện theo quy định;
h) Thực hiện hành vi quy định tại điểm q khoản 4; điểm đ, điểm n, điểm o khoản
6 Điều này buộc phải lắp đặt camera, dây an toàn, đồng hồ tính tiền cước,
thiết bị in hóa đơn, thiết bị giám sát hành trình trên xe theo đúng quy định;
i) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm p khoản 6 Điều này buộc phải
cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám
sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô theo quy định; cung cấp tên đăng nhập,
mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình
của xe ô tô hoặc máy chủ của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
k) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều này (trường hợp thu tiền
cước, tiền dịch vụ cao hơn quy định) buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có
được do thực hiện vi phạm hành chính;
l) Thực hiện hành vi quy định tại điểm k, điểm l khoản 6 Điều này buộc phải
lập, cập nhật, lưu trữ đầy đủ, chính xác lý lịch phương tiện, lý lịch hành
nghề của lái xe, các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý,
điều hành hoạt động vận tải của đơn vị theo quy định.
Mục 6. CÁC VI PHẠM KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 29. Xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ trái phép
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi bán biển
số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất
biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành
chính.
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông
đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000
đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại
xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe
không đúng với Giấy đăng ký xe.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000
đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên
dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;
b) Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký
xe;
c) Không làm thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký xe theo quy định trước khi
cải tạo xe (đối với loại xe có quy định phải làm thủ tục khai báo).
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy
định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt
quá 40.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 800.000 đồng đến
1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện
nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng đối với chủ
phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại
diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2
Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi
vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này.
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000
đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các
loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng
ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân
bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại
xe tương tự xe mô tô;
b) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa
chỉ của chủ xe;
c) Không thực hiện đúng quy định về biển số, trừ các hành vi vi phạm quy định
tại điểm i khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000
đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các
loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn,
đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được
cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều
58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả
trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn
sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
e) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
g) Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng
đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời
tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;
h) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp
hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng
không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;
i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
k) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn
biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy
đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao
thông.
6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy
định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt
quá 40.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến
4.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện
nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng đối với chủ
phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại
diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4
Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi
vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe
máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn,
đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
b) Tẩy xóa hoặc sửa chữa hồ sơ đăng ký xe;
c) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe; biển số xe; Giấy chứng nhận
kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ theo quy định;
d) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi xe đã được cải
tạo hoặc khi thay đổi địa chỉ của chủ xe;
đ) Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe
và cửa xe, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm g khoản 8 Điều này và
các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản
2 Điều 28; điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định này;
e) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được
cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường;
g) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m
khoản 5 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định
này;
h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều
24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
i) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị
định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
k) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định
này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định
tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này;
l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng
ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân
bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên
dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;
m) Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng
đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời
tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép.
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe
máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Thuê, mượn linh kiện, phụ kiện của xe ô tô khi kiểm định;
b) Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm
định) nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)
tham gia giao thông;
c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị
định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định này;
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23;
điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5
Điều 24 Nghị định này;
đ) Đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông, trừ hành vi vi
phạm quy định tại điểm i khoản 6 Điều 28 Nghị định này;
e) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp
hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng
không đúng với số khung số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham
gia giao thông;
g) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn
biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy
đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc
và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;
h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều
58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62
(đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham
gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy
phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định (kể cả rơ
moóc và sơ mi rơ moóc).
9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo,
xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh,
hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết
cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc
thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;
b) Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách;
c) Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm
định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải
kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc
và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều
24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định này;
đ) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định
này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định
tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này;
e) Đưa xe ô tô tải có kích thước thùng xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất
hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tham gia giao thông;
g) Đưa xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế,
giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng thiết kế
của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế
cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tham gia giao thông;
h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23;
điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6
Điều 24 Nghị định này.
10. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo,
xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều
24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều 24 Nghị định này;
b) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị
định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định này;
c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị
định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định này;
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị
định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định này;
đ) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 25 Nghị
định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại điểm d khoản 2 Điều 25 Nghị định này;
e) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị
định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định này;
g) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 Nghị
định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại điểm b khoản 4 Điều 33 Nghị định này;
h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều 33 Nghị
định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại điểm c khoản 4 Điều 33 Nghị định này.
11. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo,
xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi giao phương tiện hoặc
để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi
vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định
này.
12. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo,
xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều
24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 24 Nghị định này;
b) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển
phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định
này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định
tại khoản 5 Điều 33 Nghị định này.
13. Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
56.000.000 đồng đến 64.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo,
xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi giao phương tiện hoặc
để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi
vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều
khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều
33 Nghị định này.
14. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn
bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm d, điểm h, điểm i, điểm k khoản
5; điểm b, điểm e khoản 7; điểm e, điểm g, điểm i khoản 8 Điều này bị tịch thu
biển số, Giấy đăng ký xe (trường hợp đã được cấp lại); tịch thu hồ sơ, các
loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; tịch thu biển số, thiết bị thay đổi biển số,
Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường của phương tiện, Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời không đúng quy
định hoặc bị tẩy xóa;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm a khoản 7, điểm đ khoản
8, điểm b khoản 9 Điều này bị tịch thu phương tiện;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g, điểm h khoản 5; điểm m khoản 7; điểm
e khoản 8 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc có Giấy đăng
ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy
của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh
được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển
quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu
phương tiện;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 5; điểm
g, điểm i, điểm m khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g,
điểm i khoản 8; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm h khoản 9; điểm a, điểm e khoản
10 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển
phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ
giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi
điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm
h khoản 10; khoản 11; điểm b khoản 12 Điều này trong trường hợp chủ phương
tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy
phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp
luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng
đến 04 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 12, khoản 13 Điều này trong
trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi
dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên
dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp
chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện chở vượt trên 50%
đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện, còn bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp
chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện chở vượt trên 100%
số người quy định được phép chở của phương tiện, còn bị tước quyền sử dụng
Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
i) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 7, điểm d khoản 9, điểm a
khoản 10, khoản 11, điểm a khoản 12 Điều này mà phương tiện đó có thùng xe,
khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì
còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;
k) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm e, điểm g khoản 9 Điều này bị
tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;
l) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp
chở vượt trên 50% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước
quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). Thực
hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 7; điểm c, điểm d, điểm đ khoản
9; khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13 Điều này còn bị tước quyền sử dụng
phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).
15. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; điểm b khoản 2 Điều này buộc phải
khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này buộc phải thay thế
thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định (lắp đúng loại kính an
toàn);
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc
phải thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và
cửa xe;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm e, điểm g khoản 9 Điều này buộc
phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu
của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 7, điểm d khoản 9, điểm a
khoản 10, khoản 11, điểm a khoản 12 Điều này mà phương tiện đó có thùng xe,
khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì
còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành,
đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi
trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy
định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
e) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này (trường
hợp chở hành khách) buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách
vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;
g) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản
7; điểm c khoản 8; điểm d, điểm đ khoản 9; khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản
13 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
h) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4; điểm e, điểm g khoản
5; điểm c, điểm d, điểm l, điểm m khoản 7 Điều này buộc phải làm thủ tục đăng
ký xe, đăng ký sang tên, đổi lại, thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe, Giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định (trừ
trường hợp bị tịch thu phương tiện).
Điều 31. Xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách
theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển
khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự
lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác;
b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo
quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên
xe buýt thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu
tiền vé cao hơn quy định.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên
xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé
nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng
ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử
dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
b) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành hung
hành khách.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy
định) còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số lợi bất
hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Điều 32. Xử phạt hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự an toàn giao
thông
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Không chấp hành hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy
định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
b) Gây mất trật tự trên xe.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Mang hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm hoặc hàng cấm lưu
thông trên xe khách;
b) Đu, bám vào thành xe; đứng, ngồi, nằm trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở
hành lý; tự ý mở cửa xe hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn khi xe đang
chạy.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, xâm
phạm sức khỏe của người khác đi trên xe, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm
a khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu hóa chất
độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông mang theo trên
xe chở khách.
Điều 33. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ
giới hạn của cầu, đường (kể cả xe ô tô chở hành khách)
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực
hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi phạm quy định
tại điểm a, điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4 Điều này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển
xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho
phép của cầu, đường trên 10% đến 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn
giá trị sử dụng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành;
b) Điều khiển xe bánh xích tham gia giao thông không có Giấy phép lưu hành
hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định hoặc
lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo
quy định;
c) Điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ
giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu
hành còn giá trị sử dụng;
d) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải
trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt
quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có Giấy
phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải
trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt
quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có
Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;
b) Điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng
lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng
hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành;
c) Điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng
tuyến đường quy định trong Giấy phép lưu hành.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển
xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe
(bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng
cho phép của cầu, đường trên 100% đến 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu
hành còn giá trị sử dụng.
6. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải
trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt
quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 150%, trừ trường hợp có Giấy phép
lưu hành còn giá trị sử dụng;
b) Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu,
hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng
các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.
7. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này
còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và
các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao
thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5 Điều này còn
bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các
loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông
đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 6 Điều này còn bị tước quyền sử dụng
Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô),
chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển
xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng.
8. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản
5, khoản 6 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi
phạm hành chính gây ra.
Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định,
lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc
vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô,
xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô
trái phép.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương
tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
Điều 35. Xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
gắn biển số nước ngoài
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển phương tiện không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia theo quy định;
b) Giấy tờ của phương tiện không có bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt
theo quy định;
c) Xe chở khách không có danh sách hành khách theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định;
b) Hoạt động quá phạm vi được phép hoạt động;
c) Điều khiển phương tiện không có Giấy phép vận tải quốc tế, phù hiệu vận tải
quốc tế liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng;
d) Điều khiển phương tiện không gắn biển số tạm thời hoặc gắn biển số tạm thời
không do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có quy định phải gắn biển số tạm
thời);
đ) Vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa không đúng với quy định tại Hiệp định
vận tải đường bộ, Nghị định thư đã ký kết;
e) Điều khiển xe ô tô có tay lái bên phải, xe ô tô hoặc xe mô tô của người
nước ngoài vào Việt Nam du lịch tham gia giao thông mà không có xe dẫn đường
theo quy định;
g) Điều khiển xe ô tô có tay lái bên phải, xe ô tô gắn biển số nước ngoài tham
gia giao thông mà người điều khiển xe không đúng quốc tịch theo quy định.
3. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều
này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tái xuất phương tiện khỏi
Việt Nam.
Điều 36. Xử phạt người điều khiển phương tiện đăng ký hoạt động trong Khu
kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe
gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập, tái xuất theo quy
định;
b) Điều khiển xe không có phù hiệu kiểm soát theo quy định hoặc có nhưng đã
hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Không có tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập, tái xuất theo quy
định;
b) Điều khiển xe không có phù hiệu kiểm soát theo quy định hoặc có nhưng đã
hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này
trường hợp sử dụng phù hiệu đã hết giá trị sử dụng, phù hiệu không do cơ quan
có thẩm quyền cấp còn bị tịch thu phù hiệu;
b) Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
này bị tịch thu phương tiện.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải đưa phương tiện quay trở lại Khu kinh
tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế.
Điều 37. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe
1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với giáo viên dạy lái xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giáo viên dạy thực hành để học viên không có phù hiệu “Học viên tập lái xe”
lái xe tập lái hoặc có phù hiệu nhưng không đeo khi lái xe tập lái;
b) Giáo viên dạy thực hành chở người, hàng trên xe tập lái trái quy định;
c) Giáo viên dạy thực hành chạy sai tuyến đường trong Giấy phép xe tập lái;
không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe (kể cả
trong sân tập lái và ngoài đường giao thông công cộng);
d) Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy;
đ) Không có giáo án của môn học được phân công giảng dạy theo quy định hoặc có
giáo án nhưng không phù hợp với môn được phân công giảng dạy;
e) Giáo viên dạy thực hành không mang theo Giấy phép xe tập lái hoặc mang theo
Giấy phép xe tập lái đã hết giá trị sử dụng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng xe tập lái không có mui che mưa, nắng; không có ghế ngồi gắn chắc
chắn trên thùng xe cho người học theo quy định;
b) Không thực hiện việc ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo với
người học lái xe theo quy định hoặc có ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng
đào tạo nhưng không do người học lái xe trực tiếp ký;
c) Không công khai quy chế tuyển sinh, quản lý đào tạo và mức thu học phí theo
quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe không bố trí giáo viên dạy thực hành ngồi bên cạnh để
bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe; bố trí giáo viên không đủ tiêu
chuẩn để giảng dạy;
b) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không có “Giấy phép xe tập lái”
hoặc có nhưng hết hạn, không gắn biển xe "Tập lái" trên xe theo quy định,
không ghi tên cơ sở đào tạo, số điện thoại ở mặt ngoài hai bên cánh cửa hoặc
hai bên thành xe theo quy định;
c) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không trang bị thêm bộ phận hãm phụ
hoặc có nhưng không có tác dụng;
d) Cơ sở đào tạo lái xe tuyển sinh học viên không đủ điều kiện về độ tuổi, sức
khỏe, trình độ văn hóa, thâm niên, số km lái xe an toàn tương ứng với từng
hạng đào tạo; tuyển sinh học viên không đủ hồ sơ theo quy định;
đ) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ số lượng giáo viên dạy thực hành lái xe
các hạng để đáp ứng với lưu lượng thực tế đào tạo tại các thời điểm;
e) Cơ sở đào tạo lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy
định của 01 khóa đào tạo;
g) Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả
để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ
bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
h) Trung tâm sát hạch lái xe không duy trì đủ các điều kiện quy định trong
“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ”,
trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 7 Điều này;
i) Trung tâm sát hạch lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ
theo quy định của 01 kỳ sát hạch lái xe;
k) Người dự sát hạch mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc
bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết, lên xe sát hạch hoặc có
hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái
xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tuyển sinh, đào tạo vượt quá lưu lượng quy
định trong Giấy phép đào tạo lái xe;
b) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức đào tạo lái xe ngoài địa điểm được ghi trong
Giấy phép đào tạo lái xe;
c) Cơ sở đào tạo lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy
định của 02 khóa đào tạo trở lên;
d) Cơ sở đào tạo lái xe bố trí số lượng học viên tập lái trên xe tập lái vượt
quá quy định;
đ) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ hệ thống phòng học; phòng học không đủ
trang thiết bị, mô hình học cụ;
e) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ sân tập lái hoặc sân tập lái không đủ điều
kiện theo quy định;
g) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ số lượng xe tập lái các hạng để đáp ứng
với lưu lượng đào tạo thực tế tại các thời điểm hoặc sử dụng xe tập lái không
đúng hạng để dạy thực hành lái xe;
h) Trung tâm sát hạch lái xe không niêm yết mức thu phí sát hạch, giá các dịch
vụ khác theo quy định;
i) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết,
thời gian, quãng đường học thực hành lái xe của học viên hoặc có các thiết bị
đó nhưng không hoạt động theo quy định;
k) Trung tâm sát hạch lái xe không có hệ thống âm thanh thông báo công khai
lỗi vi phạm của thí sinh sát hạch lái xe trong hình theo quy định hoặc có hệ
thống âm thanh thông báo nhưng không hoạt động theo quy định trong quá trình
sát hạch lái xe trong hình;
l) Trung tâm sát hạch lái xe không có đủ màn hình để công khai hình ảnh giám
sát phòng sát hạch lý thuyết, kết quả sát hạch lái xe theo quy định hoặc có đủ
màn hình nhưng không hoạt động theo quy định trong quá trình sát hạch.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái
xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tuyển sinh, đào tạo không đúng hạng Giấy phép
lái xe được phép đào tạo;
b) Cơ sở đào tạo lái xe đào tạo không đúng nội dung, chương trình, giáo trình
theo quy định;
c) Cơ sở đào tạo lái xe cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng chỉ sơ cấp,
chứng chỉ đào tạo cho học viên sai quy định;
d) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi,
các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động làm sai lệch dữ liệu
của thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thời gian, quãng đường học thực
hành lái xe;
đ) Trung tâm sát hạch lái xe không lắp đủ camera giám sát phòng sát hạch lý
thuyết, sân sát hạch theo quy định hoặc có lắp camera giám sát nhưng không
hoạt động theo quy định;
e) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số xe sát hạch lái xe trong hình
không bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;
g) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số xe sát hạch lái xe trên đường
không bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;
h) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số máy tính sát hạch lý thuyết không
bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;
i) Trung tâm sát hạch lái xe tự ý di chuyển vị trí các phòng chức năng hoặc
thay đổi hình các bài sát hạch mà chưa được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền;
k) Trung tâm sát hạch lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ
theo quy định của 02 kỳ sát hạch lái xe trở lên.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
12.0000.0000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi tổ
chức tuyển sinh, đào tạo lái xe mà không có Giấy phép đào tạo lái xe.
7. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trung tâm sát
hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi hoặc sử dụng phần mềm sát hạch, thiết bị chấm điểm, chủng
loại xe ô tô sát hạch khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền;
b) Sử dụng máy tính trong kỳ sát hạch lý thuyết có đáp án của câu hỏi sát hạch
lý thuyết hoặc kết nối với đường truyền ra ngoài phòng thi trái quy định;
c) Để phương tiện, trang thiết bị chấm điểm hoạt động không chính xác trong kỳ
sát hạch; để các dấu hiệu, ký hiệu trái quy định trên sân sát hạch, xe sát
hạch trong kỳ sát hạch.
8. Giáo viên dạy thực hành để học viên thực hành lái xe thực hiện một trong
các hành vi vi phạm quy định tại Điều 5 của Nghị định này, bị xử phạt theo quy
định đối với hành vi vi phạm đó.
9. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị
áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c,
điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm
g, điểm i khoản 4; điểm d khoản 5 Điều này bị đình chỉ tuyển sinh từ 01 tháng
đến 03 tháng;
b) Cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4; điểm a,
điểm b, điểm c khoản 5 Điều này bị đình chỉ tuyển sinh từ 02 tháng đến 04
tháng;
c) Trung tâm sát hạch lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm i khoản 3;
điểm k, điểm l khoản 4; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều
này bị tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều
kiện hoạt động” từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Trung tâm sát hạch lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm k khoản 5;
khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái
xe đủ điều kiện hoạt động” từ 02 tháng đến 04 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 3 Điều này bị tịch thu các giấy
tờ, tài liệu giả mạo.
Điều 38. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với đăng kiểm viên,
nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Làm sai lệch kết quả kiểm định;
b) Không tuân thủ đúng quy định tại các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật có liên
quan trong kiểm định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với Trung tâm đăng kiểm
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không công khai các thủ tục, quy trình kiểm định tại trụ sở đơn vị theo quy
định;
b) Không thực hiện kiểm định phương tiện theo đúng thẩm quyền được giao;
c) Sử dụng đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ không có đủ điều kiện theo quy
định;
d) Thực hiện kiểm định mà không bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ
kiểm định, bảo hộ lao động theo quy định;
đ) Không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu trên dây chuyền kiểm
định;
e) Thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định vượt quá số lượng phương
tiện theo quy định đối với mỗi dây chuyền kiểm định.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với Trung tâm đăng
kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định chưa được
xác nhận hoặc xác nhận không còn hiệu lực để bảo đảm tính chính xác theo quy
định;
b) Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định đã bị hư
hỏng không bảo đảm tính chính xác theo quy định;
c) Không thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát quá trình kiểm định, kết quả kiểm
định theo quy định;
d) Không lưu trữ dữ liệu kiểm định theo quy định.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị
áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bị tước quyền sử dụng chứng
chỉ đăng kiểm viên từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2; điểm
a, điểm b khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới” từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chương III
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TÍN HIỆU, QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT VÀ BẢO ĐẢM
TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 39. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về lắp đặt hệ thống báo hiệu,
thiết bị tại đường ngang, cầu chung; kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ
với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang, cầu chung; cung cấp
thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức được giao
quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đúng quy định nội dung thông tin hỗ trợ
cảnh giới để thực hiện nhiệm vụ tại vị trí cảnh giới;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ trang thiết bị phục vụ cảnh giới
theo quy định.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh
doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, tổ chức được giao quản lý, bảo trì
kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu
chung thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có phương thức chỉ huy, liên lạc giữa nhà gác hai đầu cầu để điều
khiển giao thông trên cầu bảo đảm thông suốt, an toàn theo quy định;
b) Không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do
doanh nghiệp quản lý theo quy định.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức được giao
quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, doanh nghiệp
kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức được giao quản lý, bảo trì kết
cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lắp đặt, lắp đặt không đúng, không đủ, không duy trì hoạt động bình
thường hệ thống báo hiệu, tín hiệu, thiết bị tại đường ngang, cầu chung, không
tổ chức thực hiện phòng vệ theo quy định;
b) Không thông báo kịp thời, không phối hợp với lực lượng chức năng điều hành
giao thông để bảo đảm an toàn giao thông qua đường ngang khi xảy ra sự cố hư
hỏng đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang thuộc phạm vi quản lý;
c) Không ban hành chế độ kiểm tra, bảo trì hệ thống kết nối tín hiệu thuộc
phạm vi quản lý theo quy định;
d) Không lập kế hoạch xây dựng, bảo trì công trình, thiết bị hệ thống kết nối
tín hiệu thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức được giao quản lý, khai
thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, đường bộ thực hiện hành vi
vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả buộc phải lắp đặt đúng, đủ và duy trì hoạt động bình thường của
hệ thống báo hiệu, tín hiệu, thiết bị, tổ chức thực hiện phòng vệ theo quy
định.
Điều 40. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khám, sửa chữa toa xe, lập
tàu, thử hãm
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với nhân viên khám xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc khám, sửa chữa đoàn tàu đi, đến hoặc thực hiện khám,
sửa chữa đoàn tàu đi, đến không đúng, không đủ nội dung theo quy định;
b) Tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện
pháp phòng vệ theo quy định;
c) Để toa xe không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường nối vào đoàn tàu;
d) Không phát hiện hoặc phát hiện nhưng không sửa chữa kịp thời các hư hỏng
của toa xe gây chậm tàu.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ
chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga thực hiện hành vi lập tàu không đúng quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ
chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Lập tàu có ghép nối toa xe không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, trừ trường hợp di chuyển phương tiện chạy
thử nghiệm, đưa phương tiện bị hư hỏng về cơ sở sửa chữa;
b) Lập tàu có ghép nối toa xe vận tải động vật, hàng hóa có mùi hôi thối, chất
dễ cháy, dễ nổ, độc hại, hàng nguy hiểm khác vào tàu khách.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu
ga, trưởng tàu, lái tàu, nhân viên khám xe thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Cho tàu chạy từ ga lập tàu hoặc các ga có quy định về thử hãm đoàn tàu mà
không đủ áp lực hãm theo quy định;
b) Cho tàu chạy mà không thử hãm theo quy định.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh
doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt,
chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không ban hành nội dung, chức
danh đảm nhiệm việc khám kỹ thuật theo quy định;
b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt
chuyên dùng không quy định địa điểm, không giám sát việc khám kỹ thuật của
đoàn tàu theo quy định.
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức được giao
sửa chữa, quản lý, vận dụng phương tiện giao thông đường sắt không có đầy đủ
trang bị kỹ thuật, phụ tùng, vật tư cần thiết để phục vụ việc chỉnh bị, kiểm
tra, lâm tu phương tiện giao thông đường sắt tại các trạm đầu máy, trạm khám
chữa toa xe theo quy định.
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại khoản 4 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc
phải tổ chức thử hãm theo quy định.
Điều 41. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về dồn tàu
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển
máy dồn, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe thực hiện một trong
các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho đầu máy dịch chuyển khi chưa nhận được kế hoạch dồn hoặc tín hiệu của
người chỉ huy dồn cho phép;
b) Vượt quá tốc độ dồn cho phép;
c) Dồn phóng, thả trôi từ dốc gù toa xe có ghi “cấm phóng”, toa xe khác theo
quy định không được dồn phóng hoặc tại ga có quy định cấm dồn phóng;
d) Dồn phóng vào đường có toa xe đang tác nghiệp kỹ thuật, đang sửa chữa, đang
xếp, dỡ hàng; dồn phóng vào đường nhánh trong khu gian, vào đường chưa được
chiếu sáng đầy đủ hoặc khi có sương mù, mưa to, gió lớn;
đ) Để toa xe ngoài mốc tránh va chạm sau mỗi cú dồn, trừ các trường hợp đặc
biệt theo quy định;
e) Để đầu máy, toa xe đỗ trên đường an toàn, đường lánh nạn khi không có lệnh
của người có thẩm quyền;
g) Đặt chèn trên đường sắt tại các vị trí cấm đặt chèn;
h) Tiến hành dồn khi các toa xe trong đoàn dồn chưa treo hàm nối ống mềm vào
chỗ quy định;
i) Để toa xe chưa dồn trên đường ga, đường nhánh trong khu gian, đường dùng
riêng mà không nối liền với nhau, không siết chặt hãm tay ở hai đầu đoàn xe,
không chèn chắc chắn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng dồn
thực hiện hành vi dồn tàu ra khỏi giới hạn ga khi chưa có chứng vật chạy tàu
cho đoàn dồn chiếm dụng khu gian.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu
ga hoặc điều độ chạy tàu ga thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sau khi dồn xong vẫn để toa xe chở hàng nguy hiểm (chất nổ, chất cháy) chưa
nối vào tàu nhưng không nối liền với nhau, không chèn chắc chắn, không để
riêng trên một đường, không phòng vệ bằng tín hiệu di động “ngừng”;
b) Sau khi dồn xong vẫn để ghi dẫn vào đường chứa toa xe chở hàng nguy hiểm
(chất nổ, chất cháy) không thông sang đường khác.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt cá nhân thực hiện hành vi vi phạm
còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc phải để toa xe
chở hàng nguy hiểm (chất nổ, chất cháy) theo đúng quy định về dồn tàu;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này buộc phải để ghi dẫn
sang đường khác theo đúng quy định về dồn tàu.
Điều 42. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chạy tàu
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với lái tàu, trưởng tàu
hàng, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trực ban chạy tàu ga thực hiện
hành vi không ký xác nhận vào phần nội dung tồn căn cảnh báo trong Giấy cảnh
báo theo quy định.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng tàu,
phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trực ban chạy tàu ga, nhân viên khám
xe, nhân viên áp tải kỹ thuật theo tàu không tham gia thực hiện việc thử hãm
đoàn tàu, không ghi đầy đủ các nội dung, không ký xác nhận vào Giấy xác nhận
tác dụng hãm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển tàu chạy lùi khi sương mù, mưa to, gió lớn mà không xác nhận
được tín hiệu;
b) Điều khiển tàu chạy lùi khi thông tin bị gián đoạn mà phía sau tàu đó có
tàu chạy cùng chiều;
c) Điều khiển tàu chạy lùi trong khu gian đóng đường tự động khi chưa có lệnh;
d) Điều khiển tàu chạy tiến hoặc lùi trong trường hợp đã xin cứu viện mà chưa
được phép bằng mệnh lệnh;
đ) Điều khiển tàu chạy lùi trong trường hợp tàu có đầu máy đẩy vào khu gian
rồi trở về.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu
ga, lái tàu, trưởng tàu, nhân viên gác ghi thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Trực ban chạy tàu ga, lái tàu, trưởng tàu cho tàu chạy vào khu gian mà chưa
có chứng vật chạy tàu;
b) Trực ban chạy tàu ga, nhân viên gác ghi để người không có phận sự thực hiện
nhiệm vụ của mình khi không được phép.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người lái tàu thực hiện hành vi vi phạm quy định
tại khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 tháng đến 03 tháng.
Điều 43. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đón, gửi tàu
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên đường sắt
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trực ban chạy tàu ga, gác ghi, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm,
tuần cầu, tuần đường, tuần hầm không đón, tiễn tàu hoặc tác nghiệp đón, tiễn
tàu không đúng quy định trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3,
khoản 4 Điều này;
b) Trực ban chạy tàu ga không ghi chép đầy đủ các mẫu điện tín;
c) Trực ban chạy tàu ga, gác đường ngang, gác cầu chung không ghi chép đầy đủ
thông tin về giờ tàu chạy qua ga, chắn, cầu chung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga
để tàu đỗ trước cột tín hiệu vào ga khi không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với nhân viên gác đường
ngang, cầu chung không đóng chắn hoặc đóng chắn không đúng thời gian quy định.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu
ga thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức đón tàu vào đường không thanh thoát mà không áp dụng các biện pháp
an toàn theo quy định;
b) Đón, gửi nhầm tàu;
c) Đón, gửi tàu mà không thu chìa khóa ghi hoặc không áp dụng các biện pháp
khống chế ghi;
d) Cho tàu chạy vào khu gian mà không thông báo cho nhân viên gác đường ngang,
cầu chung theo quy định;
đ) Để phương tiện giao thông đường sắt khác chiếm dụng đường chính tuyến trong
ga, trừ trường hợp bất khả kháng (tránh vượt tàu, dồn dịch, cứu hộ, cứu nạn);
e) Không thông báo cho trực ban chạy tàu ga đến, ga đi, nhân viên điều độ chạy
tàu tuyến về số hiệu tàu, giờ thực tế tàu đến, đi, thông qua sau khi tàu đến,
đi, thông qua ga theo quy định;
g) Không kiểm tra, không xác nhận việc dồn dịch gây ảnh hưởng, trở ngại đến
đường đón, gửi tàu theo quy định.
Điều 44. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu giao
thông đường sắt
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng dồn,
nhân viên ghép nối đầu máy toa xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Đã xác nhận được các tín hiệu dồn nhưng không kéo còi làm tín hiệu hô đáp;
b) Khi dồn tàu không thực hiện đúng các tín hiệu dồn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với nhân viên gác đường
ngang, cầu chung không điều hành giao thông khi chắn bị hỏng, đèn tín hiệu
không hoạt động hoặc báo hiệu sai quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lái tàu, trưởng tàu
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lái tàu, trưởng tàu cho tàu chạy khi chưa nhận được tín hiệu an toàn của
trực ban chạy tàu ga hoặc người làm tín hiệu truyền;
b) Lái tàu điều khiển tàu chạy vượt qua tín hiệu vào ga, ra ga đang ở trạng
thái đóng khi chưa được phép của người chỉ huy chạy tàu ở ga;
c) Lái tàu không dừng tàu khi tàu đã đè lên pháo phòng vệ và pháo phòng vệ đã
nổ bình thường;
d) Lái tàu tiếp tục cho tàu chạy khi đã nhận được tín hiệu ngừng tàu.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người lái tàu thực hiện hành vi vi phạm quy định
tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt
bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 tháng đến 03 tháng.
Điều 45. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về xây dựng, công bố công lệnh
tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh
doanh vận tải đường sắt không công bố hoặc công bố không đầy đủ nội dung biểu
đồ chạy tàu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh
doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện một trong các hành vi sau
đây:
a) Không công bố hoặc công bố không đầy đủ nội dung biểu đồ chạy tàu trên
phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp
theo quy định;
b) Không công bố công khai công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên trang
thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh
doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện hành vi không xây dựng hoặc
có xây dựng nhưng không đủ nội dung công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ,
biểu đồ chạy tàu theo quy định.
Điều 46. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều độ chạy tàu
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy
tàu không kiểm tra các ga về việc thi hành biểu đồ chạy tàu và kế hoạch lập
tàu.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ
chạy tàu tuyến thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phát mệnh lệnh liên quan đến chạy tàu không đúng thẩm quyền;
b) Không phát lệnh cho trực ban chạy tàu ga cấp cảnh báo kịp thời cho lái tàu;
c) Không phát lệnh phong tỏa khu gian theo quy định để: Tổ chức thi công, sửa
chữa kết cấu hạ tầng đường sắt; tổ chức chạy tàu cứu viện, tàu công trình vào
khu gian cần phải phong tỏa;
d) Không kịp thời phát các mệnh lệnh thuộc thẩm quyền quy định gây chậm tàu,
ách tắc giao thông.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu
ga không cấp cảnh báo cho lái tàu, trưởng tàu theo quy định.
Điều 47. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại
đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ vượt rào
chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua
đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của
biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu
chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm.
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp,
xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của
biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe
đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an
toàn đường ngang, cầu chung; vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn
đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không
chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi
qua đường ngang, cầu chung.
4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe mô
tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại
xe tương tự xe gắn máy dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu
chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi
đi qua đường ngang, cầu chung.
5. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các
loại xe tương tự xe gắn máy vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang
dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp
hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua
đường ngang, cầu chung.
6. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô
tô, các loại xe tương tự xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng dừng xe, đỗ xe
quay đầu xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu
lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu
chung.
7. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển
máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang
dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp
hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua
đường ngang, cầu chung.
8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi
chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng;
không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung
khi đi qua đường ngang, cầu chung.
9. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ làm hỏng cần chắn, giàn
chắn, các thiết bị khác tại đường ngang, cầu chung;
b) Điều khiển xe bánh xích, xe lu bánh sắt, các phương tiện vận chuyển hàng
siêu trường, siêu trọng, quá khổ giới hạn đi qua đường ngang mà không thông
báo cho tổ chức quản lý đường ngang, không thực hiện đúng các biện pháp bảo
đảm an toàn.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi
vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều này còn bị áp
dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều
khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức
pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01
tháng đến 03 tháng.
11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này còn bị áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do
vi phạm hành chính gây ra.
Điều 48. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống thiên tai và
giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân
biết tai nạn giao thông xảy ra trên đường sắt, phát hiện hành vi, sự cố có khả
năng gây cản trở, mất an toàn giao thông vận tải đường sắt mà không thông báo
hoặc thông báo không kịp thời cho nhà ga, đơn vị đường sắt, chính quyền địa
phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân có trách
nhiệm mà không phát hiện kịp thời sự cố, chướng ngại vật trên đường sắt có ảnh
hưởng đến an toàn giao thông hoặc đã phát hiện mà không thông báo kịp thời,
không phòng vệ hoặc phòng vệ không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân có trách
nhiệm không lập hoặc lập không đầy đủ hồ sơ tai nạn ban đầu; không thực hiện
thông tin, báo cáo kịp thời về tai nạn giao thông đường sắt cho các tổ chức,
cá nhân có liên quan theo quy định.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đủ các tài liệu, vật chứng liên quan đến
tai nạn giao thông đường sắt; không chuyển giao hồ sơ tai nạn ban đầu theo quy
định;
b) Không thực hiện nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn;
c) Khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt hoặc khi được yêu cầu
phối hợp, hỗ trợ không đến ngay hiện trường để giải quyết;
d) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông
đường sắt khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình đường sắt bị hư
hỏng;
đ) Không kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu;
e) Gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông
đường sắt.
5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt;
b) Lợi dụng tai nạn giao thông đường sắt để xâm phạm tài sản, phương tiện bị
nạn; làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông đường sắt;
c) Gây tai nạn giao thông đường sắt mà không đến trình báo với cơ quan có thẩm
quyền;
d) Không phối hợp, không chấp hành mệnh lệnh của người, cơ quan có thẩm quyền
trong việc khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông đường sắt.
6. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh
doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô
thị, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt hoặc Hội đồng
phân tích tai nạn giao thông đường sắt khi có tai nạn giao thông đường sắt xảy
ra theo quy định;
b) Không lưu trữ hồ sơ các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, không
thường xuyên cập nhật số liệu về số vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
theo quy định;
c) Không quy định trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động trên đường sắt
quốc gia trong việc giải quyết các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt,
không công bố công khai địa chỉ, số điện thoại của các tổ chức, cá nhân có
liên quan để phục vụ công tác xử lý sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo
quy định.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý,
kinh doanh đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không xây dựng, thực hiện phương án phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu
quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt để bảo đảm giao thông
đường sắt an toàn, thông suốt;
b) Không tuân thủ sự chỉ đạo, điều phối lực lượng của tổ chức phòng, chống sự
cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt;
c) Không thông báo kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy tàu và việc tạm đình chỉ
chạy tàu cho trực ban chạy tàu ga ở hai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố hoặc
nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt;
d) Không đình chỉ chạy tàu khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ gây
mất an toàn chạy tàu;
đ) Không thành lập tổ ứng phó cứu viện để giải quyết sự cố, tai nạn giao thông
đường sắt.
Điều 49. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông
đường sắt
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trong cầu, hầm dành
riêng cho đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang làm
nhiệm vụ;
b) Vượt tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với khu vực xung quanh;
c) Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua
đường sắt mà không có người điều khiển;
d) Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên
xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa
các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra
ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức
năng đang thi hành nhiệm vụ;
đ) Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công
trình đường sắt khác;
e) Để rơi vãi đất, cát, các loại vật tư, vật liệu khác lên đường sắt.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Neo đậu phương tiện vận tải thủy, bè, mảng hoặc các vật thể khác trong phạm
vi bảo vệ cầu đường sắt;
b) Để phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị, vật liệu, hàng hóa vi phạm
khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại
điểm b khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng
tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt;
b) Để vật chướng ngại lên đường sắt làm cản trở giao thông đường sắt;
c) Tự ý mở chắn đường ngang khi chắn đã đóng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ sở hữu công trình
thiết bị điện, viễn thông thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn công trình đường sắt, an toàn
giao thông vận tải đường sắt khi công trình thiết bị điện, viễn thông nằm
trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường
sắt;
b) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn để công trình điện lực, đường dây
tải điện gây nhiễu hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt;
c) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn cho thiết bị, công trình đường
sắt, giao thông vận tải đường sắt khi dây tải điện bị sự cố, đứt trong phạm vi
bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân làm rơi
gỗ, đá hoặc các vật thể khác gây sự cố, tai nạn chạy tàu.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh
doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, tổ chức được giao bảo trì kết cấu hạ
tầng đường sắt quốc gia, chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng không bố
trí định biên gác đường ngang trong phạm vi quản lý theo quy định.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh
doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Không có giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn giao thông vận tải đường sắt
trong quá trình khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đối với tuyến
đường được phép sử dụng độ dốc lớn hơn dốc hạn chế;
b) Không có biện pháp đảm bảo an toàn cho hành khách lên xuống tàu ở những ga
có ke ga đang sử dụng chưa nâng cấp, cải tạo.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này buộc phải ra khỏi
đường sắt, cầu, hầm dành riêng cho đường sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này buộc phải đưa rơm,
rạ, nông sản, các vật phẩm khác ra khỏi đường sắt hoặc các công trình đường
sắt khác;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 1, điểm b khoản 3 Điều này buộc
phải đưa đất, cát, vật chướng ngại, các loại vật tư, vật liệu khác ra khỏi
đường sắt;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này buộc phải đưa bè,
mảng, phương tiện vận tải thủy hoặc các vật thể khác ra khỏi phạm vi bảo vệ
cầu đường sắt;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này buộc phải đưa phương
tiện giao thông đường bộ, thiết bị, vật liệu, hàng hóa ra khỏi khổ giới hạn
tiếp giáp kiến trúc đường sắt;
e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải thực hiện các
biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông đường sắt.
Điều 50. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý an toàn đường sắt
đô thị
1. Phạt tiền từ 20.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp
kinh doanh đường sắt đô thị thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa vào vận hành, khai thác đường sắt đô thị không có Giấy chứng nhận thẩm
định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị theo quy định;
b) Đưa vào vận hành, khai thác đường sắt đô thị không có Giấy chứng nhận định
kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị do cơ quan có thẩm quyền
cấp hoặc có nhưng hết hiệu lực.
2. Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thực
hiện hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung: đình chỉ vận hành, khai thác từ 01 tháng đến 03 tháng.
Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 51. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường
sắt
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân đổ, để rác thải
sinh hoạt lên đường sắt hoặc xả rác thải sinh hoạt từ trên tàu xuống đường
sắt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ, để chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt hoặc xả chất thải không
bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt;
b) Đổ trái phép đất, đá, vật liệu khác lên đường sắt hoặc để rơi đất, đá, vật
liệu khác từ trên tàu xuống đường sắt trong quá trình vận chuyển;
c) Để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành
lang an toàn giao thông đường sắt;
d) Làm che lấp tín hiệu giao thông đường sắt;
đ) Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường
sắt;
e) Đặt tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác trái phép trong lòng
đường sắt hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
g) Bơm, xả nước hoặc các chất lỏng khác làm ngập nền đường sắt, ảnh hưởng đến
khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước đường sắt hoặc ảnh hưởng đến chất
lượng, an toàn công trình đường sắt.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Đào, lấy, san, lấp đất, đá hoặc các vật liệu khác trái phép trong phạm vi
bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;
b) Làm hỏng, tháo dỡ trái phép tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt
với khu vực xung quanh; làm sai lệch vị trí hoặc phá, dỡ trái phép mốc chỉ
giới ga đường sắt, mốc giới đất dành cho đường sắt, hàng rào dùng để đóng lối
đi tự mở, cọc dùng để thu hẹp lối đi tự mở;
c) Làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công
trình đường sắt.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự mở lối đi qua đường sắt;
b) Khoan, đào, xẻ đường sắt trái phép;
c) Tháo dỡ, làm xê dịch trái phép ray, tà vẹt, cấu kiện, phụ kiện, vật tư,
trang thiết bị, hệ thống thông tin tín hiệu của đường sắt;
d) Kéo đường dây thông tin, đường dây tải điện, xây dựng cầu, cầu vượt, hầm,
hầm chui, cống, cột điện, cột viễn thông, hệ thống dẫn, chuyển nước, đường ống
cấp nước, thoát nước, viễn thông (bao gồm cả công trình phục vụ quốc phòng, an
ninh) trái phép qua đường sắt hoặc trong phạm vi đất dành cho đường sắt.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sử dụng
chất nổ; khai thác đất, đá, cát, sỏi, các vật liệu khác làm lún, nứt, sạt lở,
rạn vỡ công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2 Điều
này buộc phải đưa rác thải sinh hoạt; đất, đá, chất độc hại, chất phế thải và
các vật liệu khác ra khỏi đường sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này buộc phải đưa chất
dễ cháy, dễ nổ ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này buộc phải dỡ bỏ vật
che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục
lại tình trạng ban đầu (của hệ thống thoát nước công trình đường sắt) đã bị
thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này buộc phải đưa tấm
đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi
bảo vệ công trình đường sắt;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b,
điểm c khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này buộc phải tháo dỡ
công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy
phép), khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính
gây ra.
Điều 52. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về xây dựng công trình, khai
thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình
đường sắt
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức xây dựng công trình, khai
thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình
đường sắt không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt, bảo
đảm an toàn giao thông đường sắt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng lò vôi, lò gốm, lò gạch, lò nấu gang, thép, xi măng, thủy tinh
cách ngoài chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt nhỏ hơn 10 m;
b) Xây dựng nhà bằng vật liệu dễ cháy cách ngoài chỉ giới hành lang an toàn
giao thông đường sắt nhỏ hơn 05 m;
c) Xây dựng công trình cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây
tải điện với khoảng cách từ vị trí chân cột đến vai nền đường đối với nền
đường không đào, không đắp, chân taluy đường đắp, mép đỉnh taluy đường đào,
mép ngoài cùng của kết cấu công trình cầu, đường dây thông tin, tín hiệu đường
sắt nhỏ hơn 1,3 lần chiều cao của cột hoặc nhỏ hơn 05 m mà không được Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận;
d) Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân
cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt làm hư hỏng công trình đường sắt;
đ) Xây dựng công trình trong phạm vi hành lang an toàn giao thông tại khu vực
đường ngang không bố trí người gác.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây tai nạn giao thông đường sắt.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này buộc phải thực hiện ngay
các biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt, bảo đảm an toàn giao thông
đường sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 2;
khoản 3 Điều này buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng gây ảnh hưởng đến an
toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông đường sắt;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục
lại tình trạng ban đầu (của công trình đường sắt) đã bị thay đổi do vi phạm
hành chính gây ra.
Điều 53. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong
phạm vi đất dành cho đường sắt
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân,
từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Trồng cây trái phép trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt đô
thị; trồng cây cao trên 1,5 m hoặc trồng cây dưới 1,5 m nhưng ảnh hưởng đến an
toàn, ổn định công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt trong quá trình
khai thác hoặc trồng cây che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông
trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt quốc gia, đường sắt
chuyên dùng;
b) Chăn thả súc vật, mua bán hàng hóa, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi
bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000
đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công
trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt vào mục đích canh tác
nông nghiệp làm sạt lở, lún, nứt, hư hỏng công trình đường sắt, cản trở giao
thông đường sắt.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật
phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an
toàn giao thông đường sắt hoặc trong khu vực ga, đềpô, nhà ga đường sắt;
b) Dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
c) Đặt, treo biển quảng cáo, biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác trái phép
trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
d) Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà ở, lều, quán hoặc cố tình trì hoãn
việc di chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an
toàn công trình đường sắt khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng nhà, công trình khác (bao gồm cả công trình phục vụ quốc phòng, an
ninh) trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt, trừ các hành vi vi phạm
quy định tại: điểm b, điểm c khoản 3 Điều này; điểm d khoản 4 Điều 51 Nghị
định này;
b) Dựng biển quảng cáo hoặc các biển chỉ dẫn khác trái phép trong phạm vi đất
dành cho đường sắt.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này buộc phải hạ độ cao
của cây trồng có chiều cao vượt quá quy định, di dời cây trồng không đúng quy
định hoặc có ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại
tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc đưa phương
tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải, các vật phẩm khác (để trái
phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao
thông đường sắt;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này buộc phải tháo dỡ,
di chuyển lều, quán dựng trái phép ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này buộc phải tháo dỡ,
di chuyển biển quảng cáo, các biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác (đặt
trái phép) ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này buộc phải tháo dỡ,
di chuyển các công trình, nhà ở, lều, quán gây trở ngại cho việc xây dựng, cải
tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt;
g) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải tháo dỡ, di
chuyển nhà, công trình, biển quảng cáo hoặc các biển chỉ dẫn xây dựng trái
phép (không có giấy phép hoặc không đúng giấy phép) ra khỏi phạm vi đất dành
cho đường sắt.
Điều 54. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công xây dựng, quản lý,
khai thác công trình thiết yếu không thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt trong
phạm vi đất dành cho đường sắt
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình khi chưa có văn bản chấp thuận phương án tổ chức thi
công, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, thời gian phong tỏa phục vụ thi
công của tổ chức có thẩm quyền theo quy định;
b) Khi thi công hoàn thành công trình không bàn giao lại hiện trường, hồ sơ
hoàn công cho tổ chức có liên quan theo quy định;
c) Để vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công vi phạm khổ giới
hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt khi khu gian chưa được phong tỏa hoặc hết
thời gian phong tỏa khu gian.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt
trong quá trình thi công;
b) Không gia cố kịp thời công trình thiết yếu để bảo đảm an toàn công trình
đường sắt, an toàn giao thông vận tải đường sắt khi phát hiện hoặc nhận được
tin báo công trình thiết yếu bị hư hỏng;
c) Không tự di chuyển hoặc cải tạo công trình khi có yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Không tự phá dỡ công trình khi hết hạn sử dụng;
đ) Không tự tháo dỡ công trình khi xây dựng không đúng với giấy phép hoặc khi
cơ quan có thẩm quyền đã thu hồi, hủy giấy phép.
3. Phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi khởi
công xây dựng công trình khi chưa được bàn giao mặt bằng thi công theo quy
định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thi công công trình gây sự
cố, tai nạn giao thông đường sắt.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này buộc phải đưa vật
tư, vật liệu, máy móc, thiết bị ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường
sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này buộc phải
gia cố, di chuyển hoặc cải tạo công trình gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông
đường sắt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều này buộc phải
phá dỡ công trình hết hạn sử dụng, tháo dỡ công trình xây dựng không đúng với
giấy phép hoặc bị thu hồi, hủy giấy phép.
Điều 55. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định quản lý, bảo trì kết cấu hạ
tầng đường sắt
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức được giao
quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lập danh mục quản lý đối với các đường ngang không phù hợp với quy
định của Luật Đường sắt; không lập, không cập nhật hồ sơ các vị trí nguy hiểm
đối với an toàn giao thông đường sắt, lối đi tự mở qua đường sắt;
b) Không phát hiện hoặc đã phát hiện mà không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý
kịp thời những hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang
an toàn giao thông đường sắt trong phạm vi quản lý;
c) Không lập, không lưu trữ hồ sơ quản lý công trình đường sắt, hành lang an
toàn giao thông đường sắt hoặc lập, lưu trữ hồ sơ nhưng không đúng quy định;
d) Không kịp thời phát hiện hoặc không thực hiện theo quy định khi phát hiện,
nhận được tin báo hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt;
đ) Không thông báo hoặc thông báo không kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy
tàu, việc tạm đình chỉ chạy tàu cho trực ban chạy tàu ga ở hai đầu khu gian
nơi xảy ra sự cố, nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt, khách hàng
sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt;
e) Không xây dựng lộ trình, không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn tại các
vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định;
g) Không thực hiện chốt gác tại đường ngang là vị trí nguy hiểm đối với an
toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia; không thực hiện huấn luyện
nghiệp vụ cảnh giới, chốt gác theo quy định cho người do địa phương bố trí để
cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở;
h) Không lập hệ thống quản lý chất lượng bảo trì công trình đường sắt theo quy
định;
i) Không duy trì trạng thái kỹ thuật, chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt đã
công bố hoặc để xảy ra sự cố công trình đường sắt do không thực hiện bảo trì
công trình đường sắt theo quy định;
k) Không kịp thời phát hiện hoặc không thực hiện theo quy định khi phát hiện,
nhận được tin báo công trình đường sắt, bộ phận công trình đường sắt, thiết bị
lắp đặt vào công trình đường sắt bị hư hỏng, xuống cấp về chất lượng, không
đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
l) Không thực hiện các thủ tục theo quy định đối với công trình đường sắt hết
thời hạn sử dụng có nhu cầu tiếp tục sử dụng tiếp.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức được giao trách nhiệm quản
lý, xử lý lối đi tự mở thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tổ chức thu hẹp bề rộng hoặc xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm
đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định;
b) Không tổ chức cảnh giới, chốt gác tại lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối
với an toàn giao thông đường sắt theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức được giao
quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện chế độ kiểm tra hoặc thực hiện chế độ kiểm tra không đúng
quy định;
b) Để công trình đường sắt bị hư hỏng mà không kịp thời có biện pháp khắc
phục, sửa chữa cần thiết;
c) Không kịp thời tổ chức sửa chữa, bổ sung, gia cố, thay thế các hư hỏng kết
cấu hạ tầng đường sắt để bảo đảm chất lượng theo công lệnh tốc độ, công lệnh
tải trọng đã công bố;
d) Không kiểm tra việc thực hiện phương án tổ chức thi công, biện pháp bảo đảm
an toàn giao thông đường sắt tại vị trí thi công trên tuyến đường sắt theo
công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã công bố.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2; điểm a, điểm b khoản 3 Điều này
buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt
theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này buộc phải tổ chức
sửa chữa, bổ sung, gia cố, thay thế các hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt để
bảo đảm chất lượng theo công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng đã công bố.
Điều 56. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công công trình đường
sắt trên đường sắt đang khai thác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình không thông báo bằng văn bản cho tổ chức trực tiếp quản
lý công trình đường sắt biết trước khi thi công;
b) Không bố trí đủ thiết bị an toàn và tín hiệu theo quy định đối với phương
tiện, thiết bị thi công;
c) Không bố trí hoặc bố trí không đúng vị trí quy định, không đủ biển báo, tín
hiệu phòng vệ theo quy định, không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông
đường sắt trong quá trình thi công;
d) Điều khiển phương tiện, thiết bị thi công mà không có bằng, chứng chỉ
chuyên môn theo quy định;
đ) Thu hồi tín hiệu phòng vệ khi chưa kết thúc thi công, chưa kiểm tra trạng
thái đường, chưa kiểm tra giới hạn tiếp giáp kiến trúc đủ điều kiện bảo đảm an
toàn chạy tàu;
e) Thi công công trình đường sắt có Giấy phép thi công nhưng đã hết thời hạn
ghi trong Giấy phép hoặc có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền nhưng
đã hết thời hạn thi công ghi trong văn bản;
g) Để vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công, biển phòng vệ,
biển báo tạm thời vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt khi hết
thời gian phong tỏa để thi công công trình, trừ các hành vi vi phạm quy định
tại điểm c khoản 2 Điều này;
h) Không thông báo bằng văn bản cho đơn vị quản lý công trình đường sắt biết
khi hoàn thành việc thi công công trình;
i) Thi công công trình khi chưa yêu cầu cấp cảnh báo theo quy định;
k) Không thực hiện các biện pháp phong tỏa khu gian, biện pháp chạy tàu trên
đường sắt theo quy định khi thi công công trình trên đường sắt đang khai thác.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình không có Giấy phép thi công hoặc không có văn bản chấp
thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định (đối với trường hợp quy định
phải có Giấy phép thi công hoặc văn bản chấp thuận); không thực hiện đúng quy
định ghi trong Giấy phép thi công hoặc trong văn bản chấp thuận của cơ quan có
thẩm quyền;
b) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát
hiện công trình đường sắt đang thi công đe dọa an toàn chạy tàu;
c) Để phương tiện, vật liệu, thiết bị thi công không đúng quy định gây cản trở
chạy tàu, không bảo đảm an toàn giao thông.
3. Phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thi công
công trình khi chưa được bàn giao mặt bằng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thi công trên đường sắt
đang khai thác không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông
theo quy định để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại điểm e khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình
thức xử phạt bổ sung đình chỉ thi công từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc tước
quyền sử dụng Giấy phép thi công (nếu có) từ 01 tháng đến 03 tháng.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải bố
trí đủ thiết bị an toàn và tín hiệu theo quy định;
b) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này buộc phải bố
trí đủ biển báo, tín hiệu phòng vệ và thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an
toàn giao thông đường sắt theo quy định;
c) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều này buộc phải di
chuyển vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công, biển phòng vệ,
biển báo tạm thời ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt;
d) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này buộc phải
thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy
định;
đ) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này buộc phải để
phương tiện, vật liệu, thiết bị thi công theo đúng quy định, không gây cản trở
chạy tàu;
e) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1, điểm a khoản 2 Điều
này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra.
Điều 57. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về kết nối các tuyến đường
sắt
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh
doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô
thị, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng không phát hiện hoặc không có biện pháp
ngăn chặn, báo cáo kịp thời các vi phạm về kết nối tuyến đường sắt.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức khi kết nối các tuyến
đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Kết nối trái phép các tuyến đường sắt;
b) Không thực hiện đúng, đủ các nội dung trong Giấy phép kết nối các tuyến
đường sắt;
c) Thực hiện kết nối khi chưa có ý kiến thống nhất bằng văn bản của đơn vị
quản lý tuyến đường sắt được kết nối theo quy định;
d) Khi hoàn thành việc kết nối không bàn giao hiện trường, hồ sơ hoàn công
công trình trong khu vực kết nối theo quy định.
Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 58. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện lưu hành của
phương tiện giao thông đường sắt
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000
đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức đưa phương tiện tự tạo chạy trên đường
sắt.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trên mỗi phương tiện đối
với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa phương tiện không có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông
đường sắt tham gia giao thông trên đường sắt hoặc sử dụng Giấy chứng nhận đăng
ký phương tiện giao thông đường sắt không do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ
việc di chuyển phương tiện mới nhập khẩu, phương tiện chạy thử nghiệm, di
chuyển phương tiện đến vị trí tập kết để cất giữ, bảo quản;
b) Đưa phương tiện không có Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt hoặc không có Giấy chứng
nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao
thông đường sắt tham gia giao thông trên đường sắt, trừ việc di chuyển phương
tiện chạy thử nghiệm, phương tiện hư hỏng đưa về cơ sở sửa chữa; sử dụng Giấy
chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao
thông đường sắt, Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường phương tiện giao thông đường sắt không do cơ quan có thẩm quyền cấp
hoặc đã hết hạn sử dụng;
c) Đưa phương tiện giao thông đường sắt không được phép vận dụng ra khai thác
trên đường sắt;
d) Sử dụng toa xe chở hàng để vận chuyển hành khách;
đ) Tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng của phương tiện giao
thông đường sắt.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này mà gây tai nạn giao thông
đường sắt.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu
phương tiện tự tạo.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả buộc phải khôi phục lại kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng ban đầu của
phương tiện trước khi đưa phương tiện tham gia giao thông trên đường sắt.
Điều 59. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thông tin, chỉ dẫn cần
thiết đối với phương tiện giao thông đường sắt
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trên mỗi phương tiện vi
phạm nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng đối với
tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa vào khai thác trên đường sắt quốc gia toa xe khách không có bảng niêm
yết hoặc có bảng niêm yết nhưng không đầy đủ về nội quy đi tàu, hành trình của
tàu, tên ga dừng, đỗ trên tuyến đường, cách xử lý tình huống khi xảy ra hỏa
hoạn, sự cố theo quy định;
b) Đưa vào khai thác phương tiện giao thông đường sắt đô thị không có hoặc có
nhưng không đầy đủ thông tin, chỉ dẫn cần thiết cho khách hàng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp
quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt không kẻ, kẻ không đủ,
không đúng số hiệu, số đăng ký và các ký hiệu khác theo quy định trên mỗi
phương tiện giao thông đường sắt.
Điều 60. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thiết bị hãm, ghép nối đầu
máy, toa xe
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp
quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Trên phương tiện giao thông đường sắt không lắp thiết bị hãm tự động, hãm
bằng tay hoặc có lắp thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy
định;
b) Không lắp van hãm khẩn cấp trên toa xe khách, tại vị trí làm việc của
trưởng tàu hoặc có lắp thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy
định;
c) Không kiểm tra định kỳ và kẹp chì niêm phong van hãm khẩn cấp, đồng hồ áp
suất theo quy định;
d) Không lắp đồng hồ áp suất tại vị trí làm việc của trưởng tàu, trên một số
toa xe khách theo quy định hoặc có lắp thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt
động theo quy định;
đ) Để thiết bị ghép nối đầu máy, toa xe không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp
quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực hiện hành vi sử dụng
thiết bị tín hiệu đuôi tàu không có giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền
cấp hoặc có giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng đã hết hạn sử
dụng hoặc sử dụng thiết bị tín hiệu đuôi tàu không hoạt động theo quy định.
3. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này buộc phải lắp đầy đủ
theo đúng quy định hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc
khôi phục lại tính năng kỹ thuật của các thiết bị, gồm: thiết bị hãm tự động,
hãm bằng tay;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải lắp đầy đủ
theo đúng quy định hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc
khôi phục lại tính năng kỹ thuật của các thiết bị, gồm: van hãm khẩn cấp tại
vị trí làm việc của trưởng tàu và trên toa xe khách;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này buộc phải lắp đầy đủ
theo đúng quy định hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc
khôi phục lại tính năng kỹ thuật của các thiết bị, gồm: đồng hồ áp suất tại vị
trí làm việc của trưởng tàu, trên một số toa xe khách;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này buộc phải lắp thiết
bị ghép nối đầu máy, toa xe theo đúng quy định;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này buộc phải thay thế hoặc
khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị tín hiệu đuôi tàu theo đúng quy
định.
Điều 61. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về trang thiết bị trên phương
tiện giao thông đường sắt
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trưởng tàu, lái tàu
phụ trách đoàn tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có hoặc có không đầy đủ theo quy định trên tàu hàng về: thiết bị,
dụng cụ, vật liệu chữa cháy; thuốc sơ, cấp cứu; dụng cụ chèn tàu; tín hiệu cầm
tay;
b) Không có hoặc có không đầy đủ theo quy định trên tàu khách về: thiết bị,
dụng cụ, vật liệu chữa cháy; thuốc sơ, cấp cứu; dụng cụ thoát hiểm; dụng cụ
chèn tàu; dụng cụ, vật liệu để sửa chữa đơn giản; tín hiệu cầm tay;
c) Không thông báo bằng phương tiện thông tin khác cho hành khách về nội quy
đi tàu, hành trình của tàu, tên ga dừng, đỗ trên tuyến đường, cách xử lý tình
huống khi xảy ra hỏa hoạn, sự cố trên tàu khách theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp
quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt đưa toa xe ra chở khách mà
không có đủ các thiết bị hoặc có nhưng không hoạt động theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp
quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Đầu máy, phương tiện động lực chuyên dùng không có đồng hồ báo tốc độ,
thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu
(hộp đen), thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu (đối với
loại phương tiện được quy định phải có các thiết bị này) hoặc có các thiết bị
này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định;
b) Không có thiết bị đo tốc độ tàu, thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng
tàu và lái tàu tại vị trí làm việc của trưởng tàu theo quy định hoặc có lắp
thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này buộc phải bổ sung
đầy đủ theo quy định trên tàu hàng về: thiết bị, dụng cụ, vật liệu chữa cháy;
thuốc sơ, cấp cứu; dụng cụ chèn tàu; tín hiệu cầm tay;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải bổ sung
đầy đủ theo quy định trên tàu khách về: thiết bị, dụng cụ, vật liệu chữa cháy;
thuốc sơ, cấp cứu; dụng cụ thoát hiểm; dụng cụ chèn tàu; dụng cụ, vật liệu để
sửa chữa đơn giản; tín hiệu cầm tay;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc phải lắp đầy đủ
theo đúng quy định hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc
khôi phục lại tính năng kỹ thuật của các thiết bị, gồm: đồng hồ báo tốc độ,
thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu
(hộp đen), thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu trên đầu
máy, phương tiện động lực chuyên dùng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này buộc phải lắp đầy đủ
theo đúng quy định hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc
khôi phục lại tính năng kỹ thuật của các thiết bị, gồm: thiết bị đo tốc độ
tàu, thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu tại vị trí làm
việc của trưởng tàu.
Mục 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT
Điều 62. Xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm quy
định về Giấy phép lái tàu, bằng, chứng chỉ chuyên môn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lái tàu thực
hiện hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà không mang theo
Giấy phép lái tàu hoặc sử dụng Giấy phép lái tàu quá hạn hoặc Giấy phép lái
tàu không phù hợp với phương tiện điều khiển.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng
bằng, chứng chỉ chuyên môn giả, Giấy phép lái tàu giả hoặc không có Giấy phép
lái tàu.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu bằng, chứng
chỉ chuyên môn giả, Giấy phép lái tàu giả.
Điều 63. Xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (trừ lái tàu
và phụ lái tàu) vi phạm quy định về nồng độ cồn hoặc sử dụng các chất kích
thích khác mà pháp luật cấm sử dụng
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khi làm
nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50
miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
2. Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ
mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80
miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí
thở.
3. Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80
miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất kích thích khác mà
pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;
c) Khi làm nhiệm vụ mà trong cơ thể có chất kích thích khác mà pháp luật cấm
sử dụng.
Điều 64. Xử phạt nhân viên đường sắt vi phạm quy định về bảo đảm an toàn
giao thông đường sắt
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên đường sắt có
liên quan đến công tác chạy tàu, công tác phục vụ hành khách khi làm nhiệm vụ
mà không mặc đồng phục, không đeo phù hiệu, cấp hiệu, biển chức danh theo đúng
quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Trưởng tàu để người đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đu bám ngoài thành
toa xe, đầu máy, chỗ nối hai đầu toa xe;
b) Trưởng tàu hoặc lái tàu phụ trách đoàn tàu để người đi trên tàu hàng trái
quy định;
c) Trưởng tàu, nhân viên phục vụ hành khách để người bán hàng rong trên tàu,
để người không có vé đi tàu, để người lên, xuống tàu khi tàu đang chạy; để
hành lý, hàng hóa ở hai đầu toa xe, bậc lên xuống hai đầu toa xe khi tàu đang
chạy, trừ trường hợp để hành lý, hàng hóa của hành khách chuẩn bị xuống tàu
khi tàu vào ga có tác nghiệp dừng, đỗ;
d) Nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm không kiểm tra, phát hiện kịp thời
những hư hỏng của hầm, cầu, đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt,
hành lang an toàn giao thông đường sắt hoặc đã phát hiện mà không có biện pháp
xử lý theo thẩm quyền, không báo cáo người có thẩm quyền giải quyết;
đ) Nhân viên đường sắt không tuân thủ quy trình tác nghiệp.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy
định tại điểm đ khoản 2 Điều này mà xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả buộc phải hướng dẫn người vi phạm về vị trí quy định.
Điều 65. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về số người được phép chở, tải
trọng cho phép chở của phương tiện giao thông đường sắt, tải trọng cho phép
khai thác của cầu đường
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp
kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện hành vi bán vé vượt quá số chỗ công bố,
quy định được phép chở tại từng thời điểm của toa xe tính trên mỗi hành khách
bị vượt nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp
kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa trên mỗi toa xe vượt quá tải trọng cho phép chở của toa
xe trên 5% đến 40%;
b) Đưa vào khai thác phương tiện giao thông đường sắt có tải trọng rải đều
hoặc tải trọng trục của mỗi phương tiện vượt quá tải trọng cho phép của cầu
đường được quy định trong Công lệnh tải trọng đến 10%;
c) Không thực hiện việc công bố công khai phương án bán ghế phụ, chuyển đổi
giường nằm thành ghế ngồi trong các dịp cao điểm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp
kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa trên mỗi toa xe vượt quá tải trọng cho phép chở của toa
xe trên 40% đến 100%;
b) Đưa vào khai thác phương tiện giao thông đường sắt có tải trọng rải đều
hoặc tải trọng trục của mỗi phương tiện vượt quá tải trọng cho phép của cầu
đường được quy định trong Công lệnh tải trọng trên 10% đến 20%.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp
kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa trên mỗi toa xe vượt quá tải trọng cho phép chở của toa
xe trên 100%;
b) Đưa vào khai thác phương tiện giao thông đường sắt có tải trọng rải đều
hoặc tải trọng trục của mỗi phương tiện vượt quá tải trọng cho phép của cầu
đường được quy định trong Công lệnh tải trọng trên 20%.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi quy
định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải
bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở
của toa xe.
Điều 66. Xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phụ lái tàu không thực
hiện đúng chế độ hô đáp, không giám sát tốc độ chạy tàu, không quan sát tín
hiệu, biển báo, biển hiệu để báo cho lái tàu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Rời vị trí lái máy khi đầu máy đang hoạt động;
b) Chở người không có trách nhiệm hoặc chở hàng hóa trên đầu máy;
c) Làm mất tác dụng của thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái
tàu;
d) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của tín hiệu, biển hiệu, của người
chỉ huy chạy tàu;
đ) Không có hoặc có không đầy đủ cờ, đèn tín hiệu, pháo, chèn trên đầu máy khi
lên ban theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng tàu không đúng quy định mà không có lý do chính đáng;
b) Điều khiển tàu chạy vượt quá tín hiệu ngừng;
c) Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định của Công lệnh tốc độ đến 10 km/h.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển
tàu chạy quá tốc độ quy định của Công lệnh tốc độ trên 10 km/h đến 20 km/h.
5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định của Công lệnh tốc độ trên 20 km/h;
b) Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt
quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
6. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi khi làm
nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80
miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí
thở.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80
miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất kích thích khác mà
pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;
c) Khi làm nhiệm vụ mà trong cơ thể có chất kích thích khác mà pháp luật cấm
sử dụng.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng
các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái tàu từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy
phép lái tàu từ 03 tháng đến 05 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy
phép lái tàu từ 10 tháng đến 12 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy
phép lái tàu từ 22 tháng đến 24 tháng.
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm b khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả buộc phải đưa người, hàng hóa ra khỏi đầu máy.
Điều 67. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhân viên đường sắt
trực tiếp phục vụ chạy tàu
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng lao
động thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tổ chức kiểm tra sức khỏe cho nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ
chạy tàu trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp;
b) Không tổ chức kiểm tra, sát hạch nghiệp vụ định kỳ hàng năm đối với nhân
viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng
lao động thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng nhân viên không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, Giấy phép lái tàu
phù hợp theo quy định;
b) Sử dụng nhân viên không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
Điều 68. Xử phạt cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp
phục vụ chạy tàu vi phạm quy định về đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn đối với cơ sở đào tạo các chức danh
nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu theo quy định;
b) Không thực hiện đúng, đầy đủ quy chế tuyển sinh, nội dung, chương trình đào
tạo, quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào tạo,
cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
khoản 1 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ tuyển sinh
từ 01 tháng đến 03 tháng.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại khoản 2 Điều này, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc
thu hồi và tiêu hủy bằng, chứng chỉ chuyên môn đã cấp trái phép.
Điều 69. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về xây dựng Quy trình chạy tàu và
công tác dồn, Quy tắc quản lý kỹ thuật ga, niêm yết Bản trích lục Quy tắc quản
lý kỹ thuật ga, trạm đường sắt
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức được giao
trực tiếp kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt
chuyên dùng không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ Bản trích lục Quy tắc
quản lý kỹ thuật ga, trạm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức được giao
trực tiếp kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt
chuyên dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc xây dựng Quy tắc quản lý kỹ thuật ga; không xây dựng
Quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt; không xây dựng Quy trình khai
thác sử dụng đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu khi sử dụng trên các đoàn tàu
hàng theo quy định;
b) Không thực hiện việc xây dựng Quy trình tác nghiệp của lái tàu và phụ lái
tàu; không xây dựng mẫu sổ đăng ký phục vụ công tác chạy tàu và cấp cảnh báo;
không quy định biện pháp chạy tàu tại điểm giao tiếp giữa đường sắt quốc gia
với đường sắt chuyên dùng theo quy định.
Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT
Điều 70. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đường
sắt
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh
doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt,
doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thực hiên một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không bố trí người phụ trách công
tác an toàn, người chịu trách nhiệm chính về quản lý, kỹ thuật khai thác vận
tải hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định;
b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không bố trí người phụ
trách bộ phận an toàn, người quản lý doanh nghiệp hoặc có bố trí nhưng không
đủ điều kiện theo quy định;
c) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không bố trí người phụ trách bộ
phận an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện
theo quy định;
d) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không bố trí người phụ trách bộ
phận an toàn vận tải đường sắt, người quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc có
bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh
doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt,
doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thực hiên một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không có bộ phận phụ trách công
tác an toàn vận tải đường sắt theo quy định;
b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không có bộ phận phụ
trách công tác an toàn theo quy định;
c) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công
tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định;
d) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công
tác an toàn vận tải đường sắt theo quy định.
Điều 71. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường
sắt
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp trực
tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Vận chuyển thi hài, hài cốt trái quy định;
b) Vận chuyển động vật sống không đúng quy định;
c) Không thực hiện việc niêm yết, công bố, công khai trên phương tiện thông
tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc niêm yết
không đúng quy định về: Giờ tàu, giá vận tải hành khách, giá vận tải hành lý,
giá vận tải hàng hóa, các loại chi phí khác, kế hoạch bán vé, danh mục hàng
hóa cấm vận chuyển bằng tàu khách, các quy định của doanh nghiệp về trách
nhiệm phục vụ hành khách;
d) Không thực hiện việc thông báo số chỗ còn lại cho hành khách đối với các
tàu bán vé bằng hệ thống điện tử theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh
doanh vận tải đường sắt không thực hiện việc miễn, giảm giá vé hoặc thực hiện
miễn, giảm giá vé không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh
doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện các nhiệm vụ vận tải đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu
của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật;
b) Không thực hiện đúng quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng;
c) Không thực hiện đúng các quy định về xếp, dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm;
d) Không bảo đảm các điều kiện sinh hoạt tối thiểu của hành khách trong trường
hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn giao thông hoặc thiên tai, địch họa;
đ) Không thực hiện đúng quy định về xếp hàng và gia cố hàng trên toa xe;
e) Không bố trí đủ nhân viên công tác trên tàu theo quy định;
g) Không xây dựng quy trình tác nghiệp đối với các chức danh nhân viên công
tác trên tàu theo quy định.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này buộc phải
đưa thi hài, hài cốt, động vật sống xuống tàu tại ga đến gần nhất để xử lý
theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc phải thực hiện
ngay nhiệm vụ vận tải đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của người đứng đầu
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ khoản 3 Điều này buộc
phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định.
Điều 72. Xử phạt các hành vi vi phạm về sử dụng vé tàu giả và bán vé tàu
trái quy định
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi sử
dụng vé tàu giả để đi tàu.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhân viên bán vé của nhà ga, nhân viên bán vé của đại lý bán vé tàu, nhân
viên bán vé trên tàu bán vé tàu trái quy định;
b) Mua, bán vé tàu nhằm mục đích thu lợi bất chính.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển vé tàu giả;
b) Bán vé tàu giả;
c) Tàng trữ vé tàu giả.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị
áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bị tịch thu vé tàu giả;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này bị tịch thu toàn bộ
số vé tàu hiện có;
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này bị tịch thu toàn bộ vé tàu
giả.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này còn bị áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi
phạm hành chính.
Mục 6. VI PHẠM KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 73. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh,
trật tự, an toàn giao thông đường sắt
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong trên tàu, dưới ga;
b) Không chấp hành nội quy đi tàu;
c) Ném đất, đá hoặc vật khác từ trên tàu xuống.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gây mất trật tự, an toàn trên tàu, dưới ga;
b) Đổ, để rác thải sinh hoạt lên phương tiện giao thông đường sắt;
c) Mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu;
d) Mang chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm vào ga, lên tàu trái quy
định;
đ) Mang theo động vật sống lên tàu trái quy định;
e) Mang thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị; mang thi hài, hài
cốt vào ga, lên tàu đường sắt quốc gia trái quy định.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện
hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc các vật thể khác vào tàu.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện
hành vi đe dọa, xâm phạm sức khỏe của hành khách, nhân viên đường sắt đang thi
hành nhiệm vụ.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều này còn bị áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa động vật có dịch bệnh, thi hài, hài
cốt, chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm, động vật sống xuống tàu (tại
ga đến gần nhất trong trường hợp tàu đang chạy), ra ga để xử lý theo quy định.
Chương IV
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT
Mục 1. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi
vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm
quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều
của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6
(trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;
c) Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4;
điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13;
d) Khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản
8, điểm a khoản 9 Điều 15;
đ) Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23,
Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27;
e) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e,
điểm p, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm m, điểm
n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c, điểm h, điểm i
khoản 7 Điều 28;
g) Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 (trừ điểm a,
điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều này), Điều 36;
h) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a,
điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 37;
i) Điểm b, điểm c khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 40;
k) Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47;
l) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 48;
m) Điều 49, Điều 50;
n) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 51;
o) Điều 52; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 53;
p) Điểm a, điểm c khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3; khoản 4
Điều 54;
q) Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63,
Điều 64, Điều 65, Điều 66;
r) Khoản 2 Điều 67;
s) Điểm a, điểm b khoản 1; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 71;
t) Điều 72, Điều 73.
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản
lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có
liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử
phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị
định này như sau:
a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ,
điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i
khoản 4; điểm b, điểm c, điểm h khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm
c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l
khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m khoản
3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a,
điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b,
điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm
c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n,
điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều
12);
e) Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 15;
g) Điều 18, Điều 20;
h) Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5;
điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều 23;
i) Điều 26, Điều 29;
k) Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
l) Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53
(trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.
4. Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên
quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt
đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định
này như sau:
a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ,
điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3 Điều 5, trừ trường hợp gây tai nạn giao
thông;
b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l
khoản 2; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm k, điểm m khoản 3; điểm b, điểm d khoản
4 Điều 6, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;
c) Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d
khoản 3; điểm b, điểm đ, điểm g khoản 4 Điều 7, trừ trường hợp gây tai nạn
giao thông;
d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n,
điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10;
e) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 6, khoản 7 Điều 11;
g) Điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12;
h) Khoản 1, khoản 2 Điều 15;
i) Điều 18; khoản 1 Điều 20;
k) Điểm b khoản 3 Điều 23;
l) Khoản 4 Điều 31; khoản 1, khoản 2 Điều 32; khoản 1 Điều 34;
m) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 47; điểm b, điểm c, điểm d
khoản 1 Điều 49; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 53; khoản 1 Điều 72;
n) Khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3 Điều 73.
5. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm
quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và
dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi
đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh
doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên
đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp
Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường xe cơ giới và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm,
khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k
khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm
c khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 8; điểm a, điểm b khoản 10
Điều 5;
b) Điểm a, điểm đ, điểm h khoản 2; điểm d khoản 3; điểm b, điểm g khoản 4 Điều
6;
c) Điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b khoản 3;
điểm đ, điểm g khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5 Điều 7;
d) Điểm đ, điểm k, điểm l khoản 1; điểm b khoản 2 Điều 8;
đ) Khoản 4; điểm a khoản 7; khoản 9; điểm a khoản 10 Điều 11;
e) Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15;
g) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;
h) Điều 19, Điều 20;
i) Khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 6; khoản 8 Điều 21;
k) Điều 22; Điều 23;
l) Điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2; khoản 3;
khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8 Điều 24;
m) Điều 25, Điều 27, Điều 28;
n) Điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3; khoản 6; điểm a, điểm đ, điểm g, điểm h,
điểm i, điểm k, điểm m khoản 7; khoản 8; khoản 9; khoản 10; khoản 11; khoản
12; khoản 13 Điều 30;
o) Điều 31, Điều 33;
p) Điểm b, điểm c khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2 Điều
35;
q) Điều 37, Điều 38;
r) Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 47; điểm
b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 trong trường hợp vi phạm xảy ra tại đường
ngang, cầu chung.
6. Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người
được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không,
hàng hải, đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có
thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1,
khoản 3, khoản 5 Điều 28 của Nghị định này.
7. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành đường sắt trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm
quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều
của Nghị định này như sau:
a) Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46,
Điều 47;
b) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d khoản 5; khoản
6; khoản 7 Điều 48;
c) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 49;
d) Điều 50, Điều 51;
đ) Khoản 1, khoản 2 Điều 52;
e) Điều 53, Điều 54, Điều 55;
g) Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 56;
h) Điều 57;
i) Khoản 1, khoản 2 Điều 58;
k) Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63;
l) Khoản 1, khoản 2 Điều 64;
m) Điều 65, Điều 66, Điều 67, Điều 68, Điều 69, Điều 70, Điều 71, Điều 72,
Điều 73.
8. Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh
vực bảo vệ môi trường được quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định
này như sau:
a) Điểm c khoản 1 Điều 10;
b) Điểm đ khoản 2, khoản 4, điểm a khoản 6 Điều 12;
c) Điểm c khoản 2 Điều 16; điểm đ khoản 1 Điều 17;
d) Điểm d khoản 1 Điều 19; Điều 20; Điều 26;
đ) Khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 51;
e) Điểm a khoản 3 Điều 53;
g) Điểm b khoản 2 Điều 73.
Điều 75. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 1
Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ và e
khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định
này.
Điều 76. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa
khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1
Điều 4 của Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao
thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh
sát giao thông đường bộ đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp
đại đội trở lên, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và e khoản 1
Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và e
khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và e
khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Điều 77. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải,
Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản
1 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và
Môi trường, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng
hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục
Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận
tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường,
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Môi trường, Trưởng đoàn thanh
tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên
ngành của Cục Đường sắt Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ
quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị
định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, Trưởng đoàn
thanh tra chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục kiểm
soát ô nhiễm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt;
c) Tước quyền, sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị
định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục
Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải
Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội
địa Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị
định này.
5. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không,
Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ.
6. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ
đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ và
e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Điều 78. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện
theo quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những chức danh được quy định
tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một
hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền
xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh
vực.
3. Đối với những hành vi vi phạm có quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn thì trong
các chức danh quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 75; khoản 4, khoản 5, khoản 6
Điều 76; khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 77 của Nghị định này, chức
danh nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó cũng có
quyền xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề đối với
người vi phạm.
Điều 79. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ bao gồm:
a) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này;
b) Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối
với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử
dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;
c) Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra
trong phạm vi quản lý của địa phương;
d) Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ,
nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong
phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
đ) Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ
đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản
đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều
28 Nghị định này khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ.
2. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
sắt bao gồm:
a) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường sắt được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này;
b) Trưởng tàu có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra
trên tàu;
c) Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra
trong phạm vi quản lý của địa phương.
Mục 2. THỦ TỤC XỬ PHẠT
Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương
tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
1. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm,
thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết
định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các điểm, khoản tương ứng của
Điều 30 Nghị định này.
2. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi
phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên
bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy
định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm
hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử
phạt thay cho chủ phương tiện.
3. Đối với những hành vi vi phạm mà cùng được quy định tại các điều khác nhau
của Chương II Nghị định này, trong trường hợp đối tượng vi phạm trùng nhau thì
xử phạt như sau:
a) Các hành vi vi phạm quy định về biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận
đăng ký xe tạm thời quy định tại Điều 16 (điểm c khoản 3; điểm a, điểm b khoản
4; điểm a, điểm d, điểm đ khoản 5), Điều 17 (điểm b khoản 1; khoản 2; điểm a
khoản 3), Điều 19 (điểm a khoản 1; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2) và
các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 (điểm c khoản 4; điểm g,
điểm h, điểm k khoản 5; điểm đ, điểm m khoản 7; điểm e, điểm g khoản 8), trong
trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử
phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này;
b) Các hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường của xe quy định tại Điều 16 (điểm c khoản 4; điểm
đ, điểm e khoản 5), Điều 19 (điểm đ khoản 1; điểm c, điểm e khoản 2) và các
hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 (điểm b, điểm e khoản 8; điểm c
khoản 9), trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển
phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của
Điều 30 Nghị định này;
c) Các hành vi vi phạm quy định về thời gian lái xe, phù hiệu (biển hiệu) quy
định tại Điều 23 (điểm d khoản 6, điểm b khoản 7), Điều 24 (điểm b khoản 5,
điểm d khoản 6) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 (điểm d
khoản 8, điểm h khoản 9), trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp
điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương
ứng của Điều 30 Nghị định này;
d) Các hành vi vi phạm quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện quy định
tại Điều 16 (điểm b khoản 5) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại
Điều 28 (điểm i khoản 6), Điều 30 (điểm đ khoản 8), trong trường hợp chủ
phương tiện hoặc cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển
phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại điểm i khoản 6 Điều 28 hoặc điểm
đ khoản 8 Điều 30 của Nghị định này;
đ) Các hành vi vi phạm quy định về kích thước thùng xe, khoang chở hành lý
(hầm xe), lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm trên xe ô tô quy định tại
Điều 16 (điểm đ, điểm e khoản 3) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại
Điều 30 (điểm e, điểm g khoản 9), trong trường hợp chủ phương tiện là người
trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm,
khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này;
e) Các hành vi vi phạm quy định về lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành
trình, camera trên xe ô tô quy định tại Điều 23 (điểm g, điểm p khoản 5; điểm
đ khoản 6), Điều 24 (điểm a, điểm c khoản 3; điểm c khoản 5) và các hành vi vi
phạm tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm đ, điểm o khoản 6), trong trường hợp
cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử
phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 28 Nghị định này;
g) Các hành vi vi phạm quy định về dây an toàn, hướng dẫn cho hành khách về an
toàn giao thông, thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe quy định tại Điều 23
(điểm m, điểm n khoản 3) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28
(điểm h khoản 2, điểm q khoản 4), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải
là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các
điểm, khoản tương ứng của Điều 28 Nghị định này;
h) Các hành vi vi phạm quy định về niêm yết hành trình chạy xe quy định tại
Điều 23 (điểm k khoản 3) và hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28
(điểm b khoản 4), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực
tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 4
Điều 28 của Nghị định này;
i) Các hành vi vi phạm quy định về hành trình chạy xe, giá cước quy định tại
Điều 23 (điểm c, điểm l khoản 3), Điều 31 (khoản 2, khoản 3) và các hành vi vi
phạm tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm d khoản 6), trong trường hợp cá nhân
kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện hoặc là nhân viên
phục vụ trên xe thì bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 28 của
Nghị định này;
k) Các hành vi vi phạm quy định về đón, trả khách; nhận, trả hàng quy định tại
Điều 23 (điểm a khoản 7), Điều 24 (điểm c khoản 6) và các hành vi vi phạm
tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm i khoản 7), trong trường hợp cá nhân kinh
doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo
quy định tại điểm i khoản 7 Điều 28 của Nghị định này;
l) Các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp
đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch quy định tại Điều 23 (điểm h, điểm n,
điểm q khoản 5) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm p
khoản 4, điểm m khoản 6), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người
trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm,
khoản tương ứng của Điều 28 Nghị định này;
m) Các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
quy định tại Điều 23 (điểm i, điểm o, điểm p khoản 3) và các hành vi vi phạm
tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm n, điểm q khoản 6), trong trường hợp cá
nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử
phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 28 Nghị định này;
n) Các hành vi vi phạm quy định về chở hàng siêu trường, siêu trọng, chở quá
khổ, quá tải, quá số người quy định tại Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 33 và
các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30, trong trường hợp chủ
phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy
định tại Điều 30 của Nghị định này.
4. Đối với những hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của
phương tiện, của cầu, đường được quy định tại Điều 24, Điều 33 của Nghị định
này, trong trường hợp chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vừa thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 24, vừa thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại Điều 33 của Nghị định này thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; đối
với những hành vi vi phạm được quy định tại điểm d khoản 3, điểm a khoản 4,
khoản 5, điểm a khoản 6 Điều 33 của Nghị định này, trong trường hợp chủ phương
tiện, người điều khiển phương tiện vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định về
tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe, vừa thực hiện hành vi vi phạm
quy định về tải trọng trục xe thì bị xử phạt theo quy định của hành vi vi phạm
có mức phạt tiền lớn hơn.
5. Đối với những hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện, của cầu, đường được quy định tại Điều 24, Điều 28, Điều 30, Điều 33, Điều 65 của Nghị định này, người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, cá nhân, tổ chức xếp hàng lên xe ô tô, phương tiện giao thông đường sắt buộc phải chấm dứt hành vi phạm theo quy định cụ thể sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm đ khoản 2; điểm
b khoản 4; điểm a, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7; điểm a,
điểm b khoản 8 Điều 24 buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá
kích thước quy định theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện
vi phạm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều 28
buộc phải hạ phần hàng xếp vượt quá tải trọng cho phép chở của xe trong trường
hợp phương tiện được xếp hàng chưa rời khỏi khu vực xếp hàng;
c) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản
7; điểm c khoản 8; điểm d, điểm đ khoản 9; điểm a, điểm e, điểm g, điểm h
khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13 Điều 30 buộc phải hạ phần hàng quá tải,
dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện
vi phạm;
d) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4,
khoản 5, khoản 6 Điều 33 buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ
theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm;
đ) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3;
khoản 4 Điều 65 buộc phải đưa xuống khỏi toa xe số hàng hóa chở quá tải trọng
theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm.
6. Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong
các đối tượng sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;
b) Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên
trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng
xử phạt như chủ phương tiện;
c) Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê
tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử
phạt như chủ phương tiện;
d) Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác
xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã
đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
đ) Trường hợp phương tiện do tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp (theo
hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân khác hoặc hợp đồng
hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật) trực tiếp đứng tên làm thủ tục
đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện thì tổ chức, cá nhân
đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
e) Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe
theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển,
được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được
phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử
phạt như chủ phương tiện;
g) Đối với tổ hợp xe (gồm xe ô tô kéo theo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc tham gia
giao thông trên đường bộ), trong trường hợp chủ của xe ô tô không đồng thời là
chủ của rơ moóc, sơ mi rơ moóc thì chủ của xe ô tô (cá nhân, tổ chức quy định
tại điểm a khoản này hoặc cá nhân, tổ chức quy định tại điểm b, điểm c, điểm
d, điểm đ, điểm e khoản này) là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương
tiện đối với các vi phạm liên quan đến rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo theo
tham gia giao thông trên đường bộ.
7. Khi xử phạt đối với chủ phương tiện quy định tại khoản 6 Điều này, thời
hạn ra quyết định xử phạt có thể được kéo dài để xác minh đối tượng bị xử phạt
theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng tối đa
không quá 60 ngày.
8. Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua
việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà cơ quan chức năng
chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý, cơ quan chức năng gửi thông báo yêu
cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở để
giải quyết vụ việc vi phạm; chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ
quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành
vi vi phạm.
a) Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức
năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã
điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định
đối với hành vi vi phạm được phát hiện;
b) Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, nếu không hợp tác với cơ quan chức
năng, không giải trình để xác định được người đã điều khiển phương tiện thực
hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt tiền bằng hai lần mức xử phạt quy định đối
với hành vi vi phạm được phát hiện nhưng không quá mức phạt tiền tối đa, trừ
trường hợp phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép.
9. Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, thông số kỹ thuật
của phương tiện được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường ở lần kiểm định gần nhất (bao gồm cả trường hợp Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng) hoặc
được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng kiểm phương tiện để làm căn cứ
xác định hành vi vi phạm đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện một trong các
hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4,
điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác
điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.
11. Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, hình ảnh thu được
từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác
minh, phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn quy trình chuyển hóa kết quả thu được từ các
phương tiện, thiết bị (không phải là phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ)
do cá nhân, tổ chức cung cấp thành các chứng cứ để xác định vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
12. Trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong
biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử
phạt mà chủ phương tiện (xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng)
vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết, thì
người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào
cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản
lý kiểm định.
Khi phương tiện đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm thông báo cho người đưa
phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm, thực hiện kiểm định theo quy
định đối với phương tiện, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn hiệu lực là 15 ngày.
Sau khi người vi phạm đã đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải
quyết vụ việc vi phạm theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi
thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện liên
quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định, thực hiện
kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với phương tiện.
13. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao
chứng thực Giấy đăng ký xe (đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ),
bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
(đối với phương tiện tham gia giao thông đường sắt) kèm bản gốc Giấy biên nhận
của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy
chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong thời gian tổ chức
tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện
giao thông đường sắt.
Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường
sắt được quy định bị tước quyền sử dụng có thời hạn gồm:
a) Giấy phép lái xe quốc gia; Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia
Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do
Việt Nam cấp);
b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
c) Giấy phép kinh doanh vận tải;
d) Phù hiệu, biển hiệu cấp cho xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải;
đ) Giấy chứng nhận và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của
phương tiện;
e) Giấy phép thi công;
g) Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;
h) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;
i) Chứng chỉ đăng kiểm viên;
k) Giấy phép lái tàu.
2. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn
đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định tại Nghị định
này là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động được
quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình
chỉ hoạt động là mức tối thiểu của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt
động; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức
tối đa của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động.
3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người
có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá
nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành
chính có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người
có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá
nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung
quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của
hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là
kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho
người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;
c) Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy
định tại điểm b khoản này và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước
quyền sử dụng theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, người có thẩm quyền
xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu
cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ
hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
5. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại
của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có
thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong
thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ
chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
6. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế
a) Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia
Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do
Việt Nam cấp) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không quá
thời hạn cư trú còn lại tại Việt Nam của người bị tước quyền sử dụng Giấy phép
lái xe quốc tế;
b) Người điều khiển phương tiện sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế do các nước
tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp có trách nhiệm xuất
trình các giấy tờ chứng minh thời gian cư trú còn lại tại Việt Nam (chứng nhận
tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú) cho người có thẩm quyền xử phạt để làm
cơ sở xác định thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế.
Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và
phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được
phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt
đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây
của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d,
điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người
dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm
d khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều
16;
g) Khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều
21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e,
điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;
l) Điểm b khoản 6 Điều 33.
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh
tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có
thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển
và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo
quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi
bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm
hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên
bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền
xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện
hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi
không có giấy tờ.
3. Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện
không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe,
Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường) theo quy định, xử lý như sau:
a) Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người
điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại
giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối
với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30
Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định;
b) Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi
phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định
thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy
tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương
tiện);
c) Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm
hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy
tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.
4. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3
Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng
phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương
tiện bị tạm giữ.
Điều 83. Sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp
vụ do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính
và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường
sắt
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 75, Điều 76 và Điều 77 của
Nghị định này được sử dụng kết quả thu được từ thiết bị cân kiểm tra tải trọng
xe cơ giới, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh, thiết bị ghi âm và ghi hình, thiết
bị đo tải trọng trục bánh toa xe do các tổ chức được giao quản lý, khai thác,
bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để
xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và đường sắt.
2. Phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa vào sử
dụng phải bảo đảm được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của
pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá
trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
3. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm
bảo đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành
chính.
4. Yêu cầu đối với người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
a) Là nhân viên của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ, đường sắt;
b) Nắm vững chế độ quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
c) Được tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết
bị kỹ thuật nghiệp vụ và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính có liên quan;
d) Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn, giữ gìn, bảo quản phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về việc sử dụng phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
5. Các Bộ trưởng: Công an, Giao thông vận tải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
được giao ban hành văn bản quy định về quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị
kỹ thuật nghiệp vụ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền, phổ
biến pháp luật; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ; kiểm tra, thanh tra, xử
lý vi phạm về quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy
định tại khoản 1 Điều này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 84. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 46/2016/NĐCP ngày 26 tháng 5 năm 2016
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và đường sắt.
Điều 85. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
đường sắt xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới
bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho
tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 86. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
Lưu: VT, CN (2). TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
| Nghị định 100/2019/NĐ-CP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-100-2019-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-linh-vuc-giao-thong-duong-bo-va-duong-sat-426369.aspx | {'official_number': ['100/2019/NĐ-CP'], 'document_info': ['Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chính phủ', ''], 'signer': ['Nguyễn Xuân Phúc'], 'document_type': ['Nghị định'], 'document_field': ['Vi phạm hành chính, Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '30/12/2019', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '08/01/2020', 'note': ''} |