topic
stringclasses
26 values
full_text
stringlengths
0
48.5k
title
stringlengths
2
130
Tiểu đường
Vết loét tiểu đường là một trong các biến chứng phổ biến và dễ quan sát thấy nhất, thường gặp ở cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 lâu năm. Đây cũng là một trong những nỗi lo của bệnh nhân tiểu đường vì nếu không phát hiện kịp thời, các vết loét này sẽ hoại tử và khiến bệnh nhân phải cắt cụt chi. Vậy những vết lở loét này thực chất là gì? Những ai có nguy cơ mắc phải và phải làm gì để xử lý chúng? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay qua các thông tin sau đây nhé! Vết loét tiểu đường là gì? Dấu hiệu để nhận biết sớm Vết loét tiểu đường là những vết thương hở thường thấy ở chân của người bệnh tiểu đường. Đây có thể là biến chứng thần kinh hoặc mạch máu ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Để can thiệp và ngăn chặn vết loét tiểu đường tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm hơn, bệnh nhân cần quan sát và đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu như: Tê hoặc mất cảm giác ở một hoặc cả hai chân. Phù chân, da sẫm màu, chuyển sang màu đen hoặc nóng xung quanh vết thương. Đỏ ngón chân hoặc bàn chân . Chảy dịch từ bàn chân làm bẩn tất hoặc giày và có mùi khó chịu. Đau hoặc cứng xung quanh vết thương. Sốt và ớn lạnh trong khi phát triển các triệu chứng loét chân kể trên. Những yếu tố nguy cơ cao gây loét tiểu đường Vết loét tiểu đường có tỷ lệ mắc phải hằng nằm vào khoảng 2-6% và ảnh hưởng đến 34% bệnh nhân đái tháo đường trong suốt cuộc đời của họ. Các yếu tố nguy cơ phát triển vết loét tiểu đường liên quan đến bệnh bao gồm: Bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn tuýp 1. Thời gian mắc bệnh tiểu đường ít nhất là 10 năm. Kiểm soát bệnh tiểu đường kém và HbA1C cao. Bệnh nhân nam có nguy cơ cao hơn nữ. Đã có tiền sử loét chân do tiểu đường. Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng làm tăng nguy cơ bị lở loét do đái tháo đường, chẳng hạn như: Thừa cân, béo phì. Lưu thông máu kém. Mang giày không vừa, đi chân trần. Lão hóa. Hút thuốc. Uống quá nhiều rượu. Cholesterol máu cao. Điều trị vết loét tiểu đường Mục tiêu chính trong điều trị các vết loét tiểu đường là chữa lành càng nhanh càng tốt. Vết thương càng nhanh lành thì khả năng nhiễm trùng càng ít. Để thực hiện được mục tiêu này cần có các bước sau: Phòng ngừa nhiễm trùng bằng cách kiểm soát đường huyết chặt chẽ và giữ cho vết thương sạch sẽ. Giảm áp lực và kích ứng lên vùng da chân đang bị loét nhờ vào các dụng cụ hỗ trợ di chuyển như nạng hoặc xe lăn. Xử lý vết thương bằng bông băng và thuốc bôi tại chỗ. Có thể làm sạch vết thương với nước muối nhưng không khuyến khích sử dụng betadine, peroxide – có thể gây nên những biến chứng khác. Vết thương được khuyến khích băng lại để duy trì môi trường ẩm nhằm giúp các vết loét chảy nước được cân bằng và lành lại nhanh hơn. Phục hồi lưu lượng máu để đảm bảo đủ lưu thông máu đến chân. Những trường hợp xấu và hoặc vết loét tiến triển nhanh chóng, cần thiết phải phẫu thuật để cắt loại vết thương hoặc cắt cụt chi khi vết thương đã hoại tử. Cách phòng ngừa vết loét tiểu đường Cách tốt nhất để điều trị các vết loét tiểu đường là ngăn ngừa chúng xảy ra. Trong đó, khuyến nghị đầu tiên là bạn cần đi khám bác sĩ và tự kiểm tra thường xuyên. Kiểm tra cả hai bàn chân mỗi ngày, đặc biệt là giữa các ngón chân và lòng bàn chân. Tìm vết sưng, vết cắt, vết nứt, vết phồng rộp, vết loét, mẩn đỏ hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, hãy hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, để làm giảm nguy cơ tạo ra vết loét tiểu đường, bạn nên: Luôn đi giày vừa vặn với chân, tốt nhất là nên đi tất mềm. Đi giày không vừa chân chiếm đến ½ các trường hợp phát triển vết loét tiểu đường trên chân. Không đi chân trần, kể cả ở nhà bạn cũng nên mang dép. Rửa sạch tay, chân hai lần mỗi ngày bằng xà phòng và lau khô cẩn thận. Nếu da khô, có thể bôi kem dưỡng ẩm nhưng lưu ý tránh để kem ứ đọng tại các kẽ ngón tay, ngón chân. Không mặc quần quá bó sát hoặc các trang phục siết chặt từ phần đùi trở lên gây cản trở lưu thông máu đến chân. Không đi dép, giày cao gót và các loại giày dép có dây kẹp giữa các ngón chân. Cắt ngắn móng chân. Lưu ý luôn cắt thẳng hàng để tránh móng mọc ngược và tránh gây xước móng khi cắt, tạo điều kiện hình thành vết thương hở. Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vết loét tiểu đường thường gặp ở chân và bàn chân. Từ đó, biết cách chăm sóc những vết thương này hiệu quả hơn, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm khác nhé!
Vết loét tiểu đường: Hiểu rõ để chăm sóc nhẹ nhàng hơn
Tiểu đường
Mì tôm (mì ăn liền) là một món ăn tiện lợi phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên đây cũng được xem là một loại thức ăn giàu chất béo xấu, giàu tinh bột lại ít chất xơ và chất đạm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu ăn quá nhiều. Vậy với người có chế độ ăn khắt khe như bệnh nhân tiểu đường ăn mì tôm được không? Nếu ăn mì tôm thì nên ăn như thế nào để vừa tiện lợi vừa an toàn cho sức khỏe? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé! Thành phần có trong mì tôm Mì ăn liền hay mì tôm là một loại thức ăn nhanh, tiện lợi và có thể nấu vài phút là ăn ngay. Tuỳ vào từng thương hiệu và cách chế biến sản xuất mà mì ăn liền sẽ có thành phần khác nhau. Nhưng nhìn chung hầu hết các loại mì tôm hiện nay đều ít calo, ít protein, chất xơ và giàu chất bột đường. Ngoài ra, trong mì tôm cũng chứa một lựa nhỏ các khoáng chất khác. Giải đáp thắc mắc người tiểu đường ăn mì tôm được không? Với giá thành rẻ và thời gian nấu nhanh, mì tôm dần trở thành một lựa chọn phổ biến cho các bữa ăn ở nhà, trong văn phòng hoặc khi đi du lịch. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không? Nếu bạn bị tiểu đường thì mì tôm cũng là một trong các loại thực phẩm giàu tinh bột có thể gây tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế tối đa việc ăn mì tôm và nếu ăn thì cần kết hợp với các loại thực phẩm khác để giảm lượng bột đường được hấp thu. Một nghiên cứu cũng đã cho thấy mì ăn liền có mối liên quan đến nguy cơ mắc phải các hội chứng chuyển hoá như tiểu đường type 2 ở phụ nữ. Bằng chứng từ nghiên cứu này cho thấy những phụ nữ ăn mì ăn liền hai lần một tuần trở lên có khả năng mắc chứng không dung nạp glucose cao hơn đến 68%. Tìm hiểu thêm một số thực phẩm khác: Tiểu đường ăn bắp được không? Tiểu đường có nên ăn cơm không? Tiểu đường ăn bánh mì được không? Người tiểu đường ăn mì tôm được không? Nên thay bằng mì gì? Nếu bạn đang tìm một loại thức ăn nhanh như mì ăn liền nhưng không muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ và kiểm soát đường huyết sau ăn tốt hơn thì có thể thử các loại mì sau đây: Mì Semolina: loại mì được làm từ gạo, ngô hoặc lúa mì. Chúng vẫn cứng ngay cả sau khi nấu chín, do đó chúng được tiêu hóa chậm hơn. Mì quinoa: loại mì chứa nhiều dinh dưỡng và không chứa gluten. Mì trứng: mì này có hàm lượng chất đạm cao và giúp giảm chỉ số đường huyết của mì nhờ vào trứng. Tuy nhiên, mì trứng chứa ít chất xơ. Mì kiều mạch: loại mì này được làm từ hạt kiều mạch, không chứa gluten và chứa nhiều chất xơ và magie. Các loại mì gợi ý thay thế mì tôm là giải pháp cho những ai luôn băn khoăn người tiểu đường ăn mì tôm được không. Bởi đây chủ yếu là các loại mì được làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt , giàu chất xơ, ít bột đường, góp phần ngăn chặn đường huyết tăng đột biến. Đồng thời chúng cũng giúp no lâu và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá. Ăn mì tôm đúng cách như thế nào? Nếu bạn vẫn đang muốn tận hưởng hương vị của mì tôm mà không gây hại cho sức khỏe, cần phải ăn mì tôm đúng cách. Nấu chín mì vừa phải : Để chúng giữ được độ dai và giòn. Đồng thời, mì quá chín cũng có thể gây tăng đường huyết nhiều hơn do có chỉ số GI cao hơn . Ăn mì như bữa phụ: Để giải đáp cho câu hỏi người tiểu đường ăn mì tôm được không thì bạn cần hạn chế chúng và xem các loại mì như một bữa ăn phụ, tốt nhất chỉ nên chiếm 15g bột đường dung nạp mỗi ngày. Đồng thời kết hợp mì với các loại thực phẩm giàu đạm như cá, thịt gà bỏ da hoặc trứng. Thêm rau vào mì tôm: Bạn có thể chọn các loại rau như rau bina, bông cải xanh hay đậu lăng để bổ sung cho món mì của bạn, làm giảm tác động của mì đối với lượng đường trong máu . Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu xem người bị tiểu đường ăn mì tôm được không. Bạn nên hạn chế ăn mì tôm và nên chọn các loại mì thay thế khác làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, bạn hãy kết hợp các loại thịt, rau với mì để đảm bảo có một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Cuối cùng, hãy luôn tìm hiểu, tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn uống và lối sống phù hợp nhất cho sức khỏe của bạn nhé!
Người tiểu đường ăn mì tôm được không? Nên ăn thế nào?
Tiểu đường
Nước yến là một loại đồ uống rất giàu dinh dưỡng, thường dùng để bồi bổ sức khỏe cho người già, trẻ nhỏ và người mới ốm dậy. Tuy nhiên, có nên dùng nước yến cho người tiểu đường hay không? Nếu có thì nên dùng loại nào? Hãy cùng Hello Bacsi đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé! Tác dụng của nước yến cho người tiểu đường Nước tổ yến chưng sẵn từ lâu là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt của người Châu Á bởi giá trị dinh dưỡng và độ quý hiếm của loại thực phẩm này. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nước tổ yến đã được một số nghiên cứu chứng minh có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường . Năm 2015, Yida và cộng sự đã chỉ ra rằng ăn tổ yến giúp ngăn chặn kháng insulin của chế độ ăn thừa chất béo gây ra ở chuột. Năm 2020, Murugan và cộng sự đã chứng minh khả năng chống lại stress oxy hóa của tổ yến. Chính stress oxy hóa là tác nhân gây ra các biến chứng trên mạch máu nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường. Mặc dù có một số nghiên cứu chỉ ra các tác dụng có lợi của nước yến cho người tiểu đường nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn, đặc biệt là các nghiên cứu trên lâm sàng để đưa đến kết luận chính xác về tác dụng của nước yến trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường. Một số lợi ích sức khỏe khác của nước yến Bên cạnh những tác dụng đáng mong đợi của nước yến dành cho người tiểu đường thì nước yến cũng được nhiều người sử dụng bởi các lợi ích sức khỏe đáng kể như: Tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật. Ngăn ngừa lão hóa. Tăng cường sức khỏe xương khớp . Da đẹp hơn, khỏe hơn. Bổ sung chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và chống viêm. Bên cạnh nước yến, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số loại trà được nhiều nghiên cứu gần đây chứng minh có khả năng làm chậm tiến triển của bệnh tiểu đường. Hãy đọc thêm bài viết: 6 loại trà tiểu đường thông dụng, ngăn ngừa biến chứng bệnh Lưu ý khi dùng nước yến cho người tiểu đường Dù nước yến bổ dưỡng và được kỳ vọng có thể là sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường trong tương lai nhưng chúng không phải “thuốc tiên”. Nước yến không thể giúp chữa trị tiểu đường, thậm chí nếu lạm dụng nước yến chưng sẵn còn có nguy cơ sẽ tác động tiêu cực đến đường huyết. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại nước yến chưng sẵn như một sản phẩm tăng cường sức khỏe. Tùy vào tình trạng bệnh của từng người, bác sĩ có thể đưa ra một số lời khuyên về việc nên uống nước yến hay không. Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm nước yến chưng sẵn được gắn nhãn dành cho người tiểu đường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khi chọn mua các sản phẩm nước yến cho người tiểu đường bạn cũng cần lưu ý: Đọc kỹ nhãn của sản phẩm để lựa chọn các loại nước yến không chứa đường, chất béo và các chất phụ gia khác. Ưu tiên chọn các sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Nên sử dụng nước yến liều lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng. Tham khảo một số gợi ý nước yến chưng sẵn dành cho người tiểu đường Một số sản phẩm nước yến không đường bạn có thể tham khảo để dùng bồi bổ cho người tiểu đường: Nước yến sào Sanest không đường dành cho người cao tuổi. Nước yến thật không đường Brand’s. Yến sào cao cấp Win’s Nest – Tổ yến chưng sẵn không đường 20%. Nước yến sào chưng sẵn Green Bird – NUTRINEST. Trên đây là các thông tin về lợi ích sức khỏe của nước yến với người bệnh tiểu đường. Hy vọng chúng sẽ cung cấp thêm kiến thức bổ ích và giúp bạn biết cách chọn dùng nước yến cho người tiểu đường sao cho an toàn sức khỏe nhé!
Có nên dùng nước yến cho người tiểu đường hay không?
Tiểu đường
Hầu như mọi người đều thích ăn thịt gà, đặc biệt là phần cánh. Tuy nhiên với bệnh nhân tiểu đường, liệu họ phải bỏ qua món ăn yêu thích này vì chế độ ăn lành mạnh không? Hãy cùng Hello Bacsi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn thịt gà được không qua các thông tin sau đây để có lời giải đáp cho thắc mắc chung này nhé! Bài viết này không chỉ giúp bạn tìm ra được lời giải đáp cho thắc mắc người bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không mà còn gợi ý cho bạn một số công thức nấu ăn lành mạnh, phù hợp cho người bị tiểu đường. Cùng tìm hiểu nhé! Bệnh tiểu đường có ăn thịt gà được không? Thịt gà và bệnh tiểu đường không phải là “kẻ thù” của nhau. Hơn thế nữa, nếu được chế biến đúng cách, thịt gà sẽ là một nguồn thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Theo các khuyến cáo về dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường nên ăn đủ lượng protein để nạp mức năng lượng phù hợp nhưng hạn chế dung nạp nhiều carb. Do vậy, nguồn thực phẩm phù hợp với lời khuyên này chính là thịt gà. Ngoài ra, thịt gà cũng mang lại một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như: Tăng cường lưu thông máu. Giúp vết thương nhanh lành. Cải thiện vẻ ngoài đặc biệt là da và tóc. Bổ sung vitamin B và A, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Giảm thiểu căng thẳng và tình trạng trầm cảm. Thúc đẩy quá trình sản sinh ra các tế bào mới cho cơ thể. Giải đáp thắc mắc: Người bệnh tiểu đường có ăn thịt gà được không? Tóm lại, “Người bệnh tiểu đường có ăn thịt gà được không” thì câu trả lời là ĐƯỢC và bạn nên ăn khoảng 5 lạng thịt gà mỗi ngày như một nguồn cung cấp protein và các dưỡng chất tốt cho sức khỏe khác. Điều quan trọng là bạn cần biết cách chế biến sao cho phù hợp, bởi không phải thịt gà mà các nguyên liệu nấu cùng có thể sẽ ảnh hưởng đến đường huyết . Bệnh tiểu đường có ăn thịt gà được không và những lưu ý khi ăn Người tiểu đường có ăn được thịt gà không? Nếu bạn bị tiểu đường nhưng là một “fan lớn” của thịt gà thì đừng quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể ăn món thịt yêu thích nhưng trước hết hãy xem qua các chú ý dưới đây: Nên chọn phần thịt ức thay vì đây là bộ phận giàu protein mà lại ít da/mỡ gà. Bạn nên loại bỏ da và mỡ gà trước khi nấu để có một món ăn lành mạnh hơn. Có thể nướng hoặc chiên gà nhưng nên hạn chế dùng bơ và dầu mỡ. Thay vào đó, hãy sử dụng bình xịt dầu để hạn chế tối thiểu lượng dầu ăn mà bạn sẽ dùng. Tránh dùng các loại nước sốt ướp gà làm sẵn có nhiều đường và carb . Bạn có thể sử dụng các loại sốt có nhãn dành cho người tiểu đường hoặc các sốt hoa quả tự làm tại nhà. Hạn chế nấu thịt gà theo các công thức có chứa nhiều đường. Đảm bảo thịt gà được nấu chín. Vì nếu ăn thịt gà sống, bạn dễ nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác nhau, phổ biến nhất là vi khuẩn salmonella. Gợi ý một số món ngon từ thịt gà cho người bệnh tiểu đường Nếu bạn đã biết được đáp án cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn thịt gà được không là ĐƯỢC và đã sẵn sàng bắt tay xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường với thịt gà thì một số công thức nấu ăn sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn: Ức gà nhồi Bệnh tiểu đường ăn thịt gà được không? Ức gà nhồi là một món ăn đơn giản, dễ thực hiện nhưng lạ miệng dành cho người tiểu đường, giúp đổi món trong khẩu phần đạm hằng ngày. Cách thực hiện: Làm nóng lò ở 185ºC. Cắt nhỏ phần ức gà thành miếng vừa ăn. Cắt nhỏ phô mai mozzarella và các nguyên liệu khác như atiso, húng quế, cà chua, tỏi, trộn đều lại và nhồi vào ức gà đã cắt sẵn. Tiếp theo, bạn dùng tăm để ghim xung quanh phần ức gà đã nhồi nhằm cố định chúng. Sau đó đặt lên một vỉ nướng trực tiếp hoặc quấn thêm một lớp giấy bạc. Nêm với hạt tiêu, bột cà ri và ớt bột. Nướng trong khoảng 20 phút cho đến khi thịt chín hẳn. Khi ăn, tháo tăm ra để thưởng thức. Gà rán giòn tự làm tại nhà Gà rán là một món ngon khó cưỡng với nhiều người. Nhiều bệnh nhân tiểu đường cũng hỏi bác sĩ rằng khi bị bệnh tiểu đường có ăn thịt gà rán được không? Thực tế, các khuyến cáo về dinh dưỡng cho thấy người bệnh tiểu đường không nên ăn gà rán ngoài hàng quán bởi chúng chứa nhiều dầu mỡ và carb, cùng với đường, muối,…Nhưng nếu bạn thích món ăn này, có thể tự làm tại nhà với một công thức lành mạnh hơn. Cách thực hiện: Làm nóng lò ở 180°C. Trên tất cả các loại gia vị và thảo mộc như nghệ, ớt bột, hạt tiêu xay, cỏ xạ hương khô, oregano, allspice (nếu có) với vụn bánh mì để tạo thành hỗn hợp bột mì cay. Để có vụn bánh mì, bạn nên sử dụng loại bánh mì nguyên cám và nghiền mịn. Đập một quả trứng gà vào bát, để sang một bên. Sau đó tẩm từng miếng thịt gà đã làm sạch, lau khô với hỗn hợp bột mì cay, tiếp theo đó nhúng vào bát trứng gà đã chuẩn bị trước đó. Cho vào khay nướng và nướng trong 10 phút sau đó trở mặt, cho đến khi thịt gà chín đều là đã có thể thưởng thức. Công thức này phù hợp với một khoảng 150g đùi gà đã bỏ da, tương ứng với khoảng 193 KCal. Qua các thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã có thể tự giải đáp cho mình câu hỏi “bệnh tiểu đường có ăn thịt gà được không”. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể xây dựng thực đơn cho người tiểu đường dễ dàng hơn, lành mạnh và bổ dưỡng hơn nhé!
Bệnh tiểu đường có ăn thịt gà được không?
Tiểu đường
Không ít ý kiến cho rằng người tiểu đường cần phải kiêng trái cây, nhất là các loại trái cây quá ngọt. Tuy nhiên, thực tế trái cây là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe, có những loại quả “tốt” cũng có loại quả “xấu”. Vậy thì người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn quá nhiều ngay sau đây nhé! Người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì? Theo Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa và bệnh thận, trái cây là một phần của chế độ ăn uống cân bằng cho người tiểu đường. Ăn trái cây có thể giúp bạn phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và ung thư. Đồng thời, trái cây cũng có nguồn cung cấp chất xơ và vitamin quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, trái cây cũng có thể chứa nhiều đường và làm tăng đột biến lượng đường sau ăn, ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn cần lựa chọn cẩn thận và không phải loại trái cây nào người tiểu đường cũng nên ăn. Thực chất không có những loại trái cây nào bệnh nhân tiểu đường không được ăn mà chủ yếu là ăn ít hay nhiều, tuỳ thuộc vào thành phần của loại trái cây đó. Điều quan trọng là người bệnh tiểu đường cần tính toán cân đối với lượng carb cơ thể nạp vào. Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn: Loại có chỉ số GI cao Một trong các tiêu chí cốt lõi để đánh giá xem người bệnh tiểu đường nên hay không nên ăn loại thực phẩm nào đó là chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm. Nếu một loại hoa quả có chỉ số GI từ 70-100, chúng sẽ làm tăng đường huyết đột biến sau ăn. Đó là những loại hoa quả như: Dưa hấu Chuối chín kỹ Xoài chín Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn kiêng các loại trái cây này mà chỉ nên ăn có chừng mực, chẳng hạn nếu bạn quá thèm xoài chín, có thể ăn một ít. Như đã nói, thực tế câu trả lời cho câu hỏi “người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì” không có đáp án cụ thể. Bởi dù nhiều đường nhưng so với bánh mì trắng hay đường tổng hợp, các loại trái cây không được liệt kê vào vùng “nguy hiểm” cho người tiểu đường. Bạn nên ăn trái cây thay vì uống nước ép để nhận được lợi ích sức khỏe tối đa từ chất xơ và các nhóm vitamin, khoáng chất đa dạng trong trái cây nhé! Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nước uống cho người tiểu đường: Điểm danh 10 loại cực tốt Những loại hoa quả có chỉ số GI trung bình và thấp Ưu thế của các loại hoa quả có chỉ số GI trung bình, thấp là bạn có thể ăn một lượng lớn hơn so với các loại trái cây có chỉ số GI cao. Một số loại trái cây có chỉ số GI trung bình có thể làm bạn bất ngờ như: Sầu riêng. Chỉ số GI của sầu riêng là 49 (thuộc nhóm thấp), thậm chí con số này còn nhỏ hơn chỉ số của dưa hấu hay dứa. Không chỉ thế, một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng sầu riêng có thể giúp làm giảm đường huyết và cholesterol máu. Quả dứa . Chỉ số GI của dứa thường thay đổi tùy thuộc vào giống cây dứa. Tuy nhiên, chỉ số này thường dao động ở mức trung bình thấp (51-65). Mặt khác, xét đến carbs thì dứa là một loại quả có lượng carb tương đối cao và người bệnh tiểu đường cũng nên cân nhắc khi ăn loại hoa quả này, nhất là những ai đang ăn theo chế độ đếm carb. Một số loại hoa quả có chỉ số GI trung bình, thấp và nằm trong vùng “an toàn” với người bệnh tiểu đường: bơ, táo, đào, bưởi, quả anh đào, dâu tây, sung, nho, cam, kiwi,… Trái cây giàu carbohydrate thì thế nào? Tổng lượng carbohydrate trong thực phẩm mà bạn ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết. Một khẩu phần trái cây nên chứa khoảng 15g carbohydrate. Dựa trên con số này mà bạn có thể cân đối kích thước của khẩu phần trái cây trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Bạn có thể tham khảo một khẩu phần trái cây chứa khoảng 15g carb như dưới đây: ½ quả táo hoặc quả chuối vừa 1 cốc blackberries ¾ cốc quả việt quất 1 cốc quả mâm xôi 1 1/4 cốc dâu tây nguyên quả 1 cốc dưa đỏ cắt hình khối hoặc dưa lê Điều này có thể hiểu rằng nếu bạn đã ăn ½ quả chuối vừa trong ngày thì không nên ăn thêm các loại hoa quả khác như dưa hấu hay táo. Dù bạn lựa chọn trái cây có hàm lượng cao hay hàm lượng thấp carb, miễn tổng lượng carb nạp vào cơ thể là 15g thì tác động của chúng lên đường huyết là như nhau. Lời khuyên cho người tiểu đường khi ăn trái cây Kiểm tra đường huyết thường xuyên . Chỉ số đường huyết của mỗi người bệnh tiểu đường là khác nhau. Dựa trên chỉ số đường huyết của cơ thể, chỉ số đường huyết của thực phẩm mà người bệnh có thể tự trả lời câu hỏi người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì. Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là giữa hai bữa ăn . Theo nhiều khuyến cáo, bạn không nên ăn hoa quả ngay trước và sau bữa ăn. Thời điểm ăn hoa quả thích hợp là vào các bữa phụ, xen giữa bữa chính chẳng hạn như lúc 9h sáng, 3h chiều hay 9h tối. Điều này cũng giúp bạn duy trì đường huyết ở mức ổn định. Nên lựa chọn các loại trái cây đa dạng về màu sắc . Trái cây có màu sắc khác nhau thường có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, những loại trái cây màu xanh tím như việt quất, dâu tằm chứa nhiều anthocyanins có tác dụng chống oxy hoá và chống lão hoá. Trong khi các loại trái cây màu xanh lá cây như nho xanh, táo xanh,… chứa nhiều lutein. Thay đổi trái cây đa dạng để bữa ăn thêm ngon miệng cũng là giúp bạn nhận được nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe hơn. Dù không tồn tại danh sách những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn hay nên ăn, bạn cũng cần cân đối khẩu phẩu trái cây mỗi ngày, để đảm bảo không vượt quá lượng carb cho phép. Nếu cần thiết hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn hợp lý nhé! Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn giải đáp được câu hỏi “người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì” để có thể chuẩn bị những bữa ăn hàng ngày lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường nhé!
Người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì?
Tiểu đường
Que thử đường huyết cùng với máy đo đường huyết là một phần quan trọng của kế hoạch kiểm soát đường huyết tại nhà cho bệnh nhân tiểu đường. Nếu bạn đang tìm hiểu và muốn chọn loại que thử đường phù hợp, hãy theo dõi bài viết sau đây của Hello Bacsi. Chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giúp bạn dễ dàng chọn lựa một sản phẩm que thử đường huyết hiệu quả và tiết kiệm nhé! Que thử đường huyết là gì? Với bệnh nhân tiểu đường, que thử đường huyết và máy thử đường huyết là các công cụ cần thiết giúp đo lường và hiển thị lượng đường trong máu để giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bất kỳ biến động nào của chỉ số đường huyết và các yếu tố ảnh hưởng đường huyết, chẳng hạn như thức ăn hay thuốc men, đều có thể được ghi nhận qua các dụng cụ đo lường này. Hãy đọc thêm: Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất? 4 thời điểm bạn cần biết Que thử đường huyết hoạt động như thế nào? Que thử đường huyết hoạt động dựa trên phản ứng hóa học của glucose trong mẫu thử (máu) với một chất hóa học gọi là glucose oxidase tạo ra axit gluconic tại đầu đặt mẫu thử vào. Ở phía đầu còn lại, que thử sẽ có các điện cực để đo dòng điện thay đổi tùy thuộc vào mức axit gluconic được tạo ra. Sau đó, dựa trên các thuật toán lập trình sẵn trong máy đo đường huyết để tính toán kết quả nồng độ đường trong máu. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp tự đo đường huyết tại nhà bằng que thử và máy đo đường huyết so với phương pháp kiểm tra máu tại các cơ sở y tế là tính nhanh chóng và tiện lợi. Bệnh nhân có thể kiểm tra đường huyết nhanh chóng với kết quả chính xác cao (nhiều que thử đạt độ tin cậy đến 99%) ngay tại nhà với thao tác đơn giản. Cách lựa chọn que thử đường huyết Hiện nay có nhiều loại que thử đường huyết khác nhau trên thị trường, có thể được bán kèm theo máy đo đường huyết hoặc bán rời. Tuy nhiên, bạn lưu ý là mỗi loại máy thì cần sử dụng que thử đi kèm với máy đó. Ngoài ra, trong quá trình chọn mua máy và que thử đường huyết thì cũng cần lưu ý các tiêu chí sau: Ưu tiên các loại que thử tiện lợi, dễ mang đi bên người, dễ bảo quản và dễ thao tác,… Chọn các loại que có hạn sử dụng và thời gian bảo hành tương đối dài. Song song đó cũng tính toán dựa trên hạn dùng để mua một số lượng que thử vừa đủ, không mua quá nhiều vì que có thể hết hạn khi chưa kịp dùng đến. Về giá cả: Do bạn có thể cần dùng nhiều đến que thử nên hãy cân nhắc đến yếu tố này để chọn lựa sản phẩm phù hợp với túi tiền. Một số tính năng đặc biệt mà bạn có thể yêu thích hơn ví dụ như bản que thử to, dễ cầm nắm,… Hướng dẫn sử dụng que thử đường huyết Mỗi loại máy và que thử tiểu đường đều sẽ có hướng dẫn cụ thể trên máy và bao bì. Nhìn chung sẽ bao gồm các bước sau: Bước 1: Bạn cần rửa tay thật kỹ bằng nước ấm và lau khô trước khi đo. Bước 2: Tiến hành lắp kim lấy máu vào bút thử tiểu đường theo như hướng dẫn sử dụng. Bước 3: Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với loại da của bạn, bao gồm da mỏng, bình thường hay da dày. Bước 4: Lắp que thử đường huyết vào máy đo. Lưu ý: Nhanh chóng đóng lọ que thử sau khi lấy que ra để tránh làm ẩm mốc hay làm hỏng que thử khác dẫn đến các lần đo về sau không còn chính xác. Bước 5: Bóp nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về. Sau đó ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay hoặc mé ngón tay. Kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào ngón tay của bạn. Bước 6: Đưa giọt máu vừa xuất hiện trên đầu ngón tay lên đúng phần que thử trên máy đo. Bước 7: Bạn dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu và đợi vài giây cho máy hiển thị kết quả. Bước 8: Ghi chép lại kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn. Lưu ý: Hãy lưu trữ lại kết quả thử đường huyết tại nhà và báo với bác sĩ ngay khi cần nhé! Bạn có thể xem thêm: Máy đo đường huyết không cần lấy máu là gì và có chính xác không? Những lưu ý cần biết trước khi sử dụng que thử đường huyết tại nhà Để có kết quả kiểm tra đường huyết tại nhà chính xác nhất, bạn cần lưu ý: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc nhờ nhân viên y tế chỉ dẫn rõ ràng, cụ thể trước khi dùng que thử đường huyết. Luôn rửa tay và lau khô trước khi đo đường huyết. Que thử sau khi lấy ra khỏi hộp phải được sử dụng luôn và không tái sử dụng. Đồng thời đậy kín lọ để bảo quản que thử đảm bảo an toàn nhất. Không dùng que thử khi đã quá hạn sử dụng. Một số loại que được khuyến cáo chỉ nên dùng trong 3 hoặc 6 tháng sau khi mở lọ, nên hãy lưu ý kiểm tra trước khi bắt đầu sử dụng nhé! Tuyệt đối không cắt, bẻ cong hay làm đứt gãy que thử trước khi thử đường huyết. Không tự ý thay đổi thuốc hay liệu trình điều trị dựa trên kết quả thử đường huyết mà không được sự chỉ định từ bác sĩ. Tổng hợp các loại que thử đường huyết phổ biến trên thị trường hiện nay Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm que thử đường huyết được bán rời hoặc bán chung với máy đo đường huyết tại các cửa hàng vật tư y tế hay tại cửa hàng trên sàn thương mại điện tử uy tín. Trong đó, các loại que thử đường huyết thường gặp nhất hiện nay gồm có: Que thử đường huyết On Call Plus. Que thử đường huyết Accu-chek Active, Accu-chek Instant, Accu-chek Guide. Que thử đường huyết Safe- Accu Sinocare. Que thử đường huyết Onetouch Ultra. Que thử đường huyết Omron. Que thử đường huyết Ogcare. Ngoài ra còn có các dòng sản phẩm khác như: Bayer Contour, Medismart Sapphire Plus, Clever check,… Xem thêm: Máy đo đường huyết tốt nhất 2023: Gợi ý tiêu chí lựa chọn! Việc lựa chọn que thử đường huyết như thế nào còn phụ thuộc vào máy đo đường huyết của bạn. Vì vậy hãy kiểm tra kỹ xem máy đo đường huyết tại nhà bạn đang dùng là loại nào và tương thích với que thử nào nhé!
Mách bạn cách chọn mua que thử đường huyết tại nhà
Tiểu đường
Bạn đọc hỏi: Chào dược sĩ, tôi năm nay 55 tuổi và bị đái tháo đường tuýp 2 đã 5 năm. Tôi đang dùng thuốc uống nhưng thường hay quên và thấy có nhiều tác dụng phụ. Tôi nghe nói bệnh tiểu đường chích insulin sẽ đỡ ảnh hưởng đến sức khỏe hơn nên muốn chuyển sang dùng insulin. Vậy xin hỏi dược sĩ chích insulin và uống thuốc cái nào tốt? Cảm ơn dược sĩ nhiều. Chú Tuấn (65 tuổi). Dược sĩ trả lời: Chào bạn, – Với câu hỏi Chích insulin và uống thuốc cái nào tốt hơn?, Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên. Lê Thị Mai (Đại học Nguyễn Tất Thành) giải đáp như sau: Đối với trường hợp của bác, bác đã bị đái tháo đường 5 năm và thường xuyên quên thuốc cũng như gặp một số tác dụng phụ của thuốc. Ngoài thuốc điều trị đái tháo đường bác có sử dụng thêm thuốc điều trị bệnh khác không? Với trường hợp quên dùng thuốc, bác có thể áp dụng các cách sau: Dùng điện thoại để nhắc giờ uống/ tiêm thuốc, nhắc giờ tập luyện, nhắc giờ đi ngủ/ thức dậy. Người thân trong gia đình cần hỗ trợ tốt hơn cho người bệnh trong vấn đề kiểm soát bệnh bằng cách kiểm tra xem người bệnh đã uống/ tiêm thuốc đúng giờ chưa. Không vì vui mà “tặc lưỡi không sao đâu” dù chỉ một lần để người bệnh quên thuốc. Trong trường hợp lỡ hết thuốc mà chưa mua ngay được, người bệnh nên ăn ít hơn, chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Biện pháp này có thể giúp đường huyết không tăng quá cao trong vài ngày. Mua ngay thuốc khi có thể. Với vấn đề tác dụng phụ mà bác gặp phải bác cần trao đổi cụ thể hơn với bác sĩ điều trị, các tác dụng phụ mà bác gặp là tác dụng phụ gì? tác dụng phụ đó do thuốc hay không? để bác sĩ đưa ra một giải pháp phù hợp với bác. Với câu hỏi của bác là chích insulin và uống thuốc cái nào tốt hơn? Mỗi loại thuốc sẽ có ưu nhược điểm riêng và được bác sĩ chỉ định tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Chính vì vậy việc tuân thủ điều trị là vô cùng quan trọng. Những trường hợp bệnh nhân được chỉ định insulin Đái tháo đường tuýp 1 bắt buộc phải điều trị bằng insulin Cấp cứu tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường Đái tháo đường tuýp 2 đã được điều trị phối hợp các loại thuốc uống nhưng không có hiệu quả Bệnh nhân đái tháo đường đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng hoặc gầy sút cân nhiều, suy dinh dưỡng Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tổn thương cơ quan đích (tim, thận, não) như đột quỵ não , nhồi máu cơ tim , suy thận do đái tháo đường… Bệnh nhân đái tháo đường cần ổn định đường máu trước, trong và sau phẫu thuật Đái tháo đường ở phụ nữ có thai Một số tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng insulin gồm: Hạ đường huyết Dị ứng insulin Hội chứng loạn dưỡng mỡ insulin Một số tác dụng phụ khác như tăng cân, đau đầu, buồn nôn… Thuốc uống trong điều trị đái tháo đường Có nhiều nhóm thuốc uống điều trị đái tháo đường với nhiều cơ chế khác nhau với ưu nhược điểm của từng nhóm thuốc sẽ khác nhau. Nhìn chung các nhóm thuốc uống giúp bệnh nhân dễ tuân thủ, dễ sử dụng. Mỗi loại nhóm thuốc uống sẽ được bác sĩ lựa chọn phù hợp với từng bệnh nhân, mục tiêu đường huyết của bệnh nhân giúp bệnh nhân kiểm soát được đường huyết và dễ dàng tuân thủ nhất. Chính vì vậy với trường hợp của bác với thắc mắc chích insulin và uống thuốc cái nào tốt hơn thì cần trao đổi với bác sĩ điều trị để họ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất đối với bác. Trân trọng!
Hỏi đáp dược sĩ: Chích insulin và uống thuốc cái nào tốt?
Tiểu đường
Miếng dán trị tiểu đường là tên gọi của liệu pháp insulin mới đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm gần đây. Trong đó, insulin sẽ thẩm thấu qua da tương tự như cơ chế của các miếng dán giảm đau cơ. Nếu thành công, miếng dán insulin sẽ đem đến triển vọng cho người bệnh tiểu đường về một phương pháp điều trị không xâm lấn và không gây đau đớn. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về miếng dán tiểu đường (miếng dán chứa insulin) qua các thông tin sau đây nhé! Vai trò của insulin trong điều trị tiểu đường Ở bệnh nhân đái tháo đường , mức đường huyết sẽ tiếp tục tăng cao sau ăn vì không có hoặc không đủ lượng insulin để chuyển đường vào các tế bào của cơ thể. Nếu tình trạng này không được điều trị thì lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến mù lòa, tổn thương thần kinh và tổn thương thận. Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, liệu pháp insulin là rất quan trọng vì nó sẽ giúp bệnh nhân thay thế insulin mà cơ thể không thể sản xuất. Đôi khi, liệu pháp này cũng được chỉ định cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ, khi mà các phương pháp dùng thuốc khác không thể kiểm soát đường huyết trong phạm vi an toàn. Insulin thường không được phân phối dưới dạng viên uống vì chúng sẽ bị dạ dày phá vỡ trước khi hấp thu vào máu. Vì vậy mà hiện nay, insulin thường được dùng dưới dạng tiêm bằng bút tiêm, ống tiêm hoặc máy bơm cấy ghép bán cố định. Mặc dù chúng giúp kiểm soát đường huyết tốt nhưng việc tự tiêm insulin thường xuyên tạo cho bệnh nhân cảm giác không thoải mái và đau đớn. Để nhằm giảm thiểu thao tác xâm lấn khi sử dụng insulin, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giải pháp cung cấp insulin qua da bằng sản phẩm miếng dán trị tiểu đường. Bạn có thể tham khảo lời giải đáp “ Chích insulin và uống thuốc cái nào tốt hơn? “của Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai để hiểu thêm về vấn đề này nhé! Miếng dán trị tiểu đường hoạt động như thế nào? Miếng dán trị tiểu đường tương tự như các loại miếng dán giảm đau cơ hay miếng dán có chứa nicotine. Sau khi đặt trên da, các thành phần trong miếng dán này sẽ giúp insulin thẩm thấu vào da và đi vào máu. Trong đó, liều lượng insulin đã được thiết kế sẵn để đủ dùng trong vài giờ cho đến vài ngày. Theo một nghiên cứu tại Đại học North Carolina và NC State , miếng dán insulin sẽ kiểm soát đường huyết nhờ vào hệ thống hàng trăm chiếc kim siêu nhỏ (microneedles). Những chiếc kim này là các đơn vị tích hợp của insulin và enzym nhạy cảm với glucose. Khi đường máu tăng cao, những đầu kim siêu nhỏ này sẽ cảm nhận được và phóng thích insulin vào máu. Miếng dán insulin có thể được đặt ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể để phát hiện tín hiệu gia tăng đường huyết và sau đó tiết ra liều lượng insulin cần thiết. Chúng thông minh và được thiết kế mô phỏng như tuyến tụy, nhẹ nhàng kiểm soát đường huyết ổn định. Các loại miếng dán insulin được phát triển hiện nay Các loại miếng dán trị tiểu đường hiện nay thường được chia thành 2 loại: Miếng dán trị tiểu đường Insulin Bolus Miếng dán Insulin Bolus là các loại miếng dán trị tiểu đường được phát triển để giải phóng insulin nhanh hơn làm chống lại đường huyết tăng cao ngay sau bữa ăn. Miếng dán tiểu đường loại này hiện đang được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học KwaZulu-Natal . Với thành phần gồm pectin chứa phân tử insulin để đưa insulin qua da, miếng dán này đã được thử nghiệm trên chuột và cho thấy tiềm năng trở thành một biện pháp điều trị khả thi của tương lai. Miếng dán trị tiểu đường Insulin cơ bản Khác với miếng dán Insulin Bolus, loại miếng dán Insulin cơ bản được phát triển để kiểm soát lượng glucose phóng thích dần trong ngày. Promtheon là một công ty của Hoa Kỳ hiện đang phát triển miếng dán trị tiểu đường dựa trên cơ chế này. Trong đó, miếng dán sử dụng một loại gel kết dính hoạt động như một túi trữ insulin dán trên da và được hấp thụ từ từ vào máu. Kết quả thử nghiệm lâm sàng trong một nghiên cứu trên 6 loài động vật đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn khi miếng dán insulin có thể làm giảm đường huyết ổn định hơn các loại insulin đường tiêm trước đây. Bạn có thể xem thêm: Tác dụng phụ của insulin trong quá trình điều trị tiểu đường – Bạn đã biết cách kiểm soát? Thách thức và triển vọng nào cho miếng dán insulin? Miếng dán insulin hiện nay được thiết kế dành cho người bệnh tiểu đường như một liệu pháp insulin tác dụng nhanh chóng, dễ sử dụng và từ các vật liệu tương thích với cơ thể. Đây cũng được các nhà nghiên cứu xem là một bước ngoặt trong lĩnh vực điều trị tiểu đường. Nếu thành công, phương pháp này giúp người bệnh thoát khỏi việc thường xuyên chích ngón tay kiểm tra đường huyết và tiêm insulin lặp đi lặp lại, quá trình đau đớn và đôi khi không chính xác. Tuy nhiên, insulin là một phân tử lớn và khó thẩm thấu qua da. Vì vậy, thách thức cho các nhà nghiên cứu là cần thiết kế miếng dán kiểm soát nhất quán lượng insulin qua da để ngăn ngừa tình trạng mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp. Trong tương lai, cần có nhiều nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng sâu hơn để đưa ra kết luận chính xác về hiệu quả và cách sử dụng tối ưu cho miếng dán trị tiểu đường chứa insulin. Hy vọng các thông tin trên đây đang mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích về miếng dán trị tiểu đường thế hệ mới – Một trong các nghiên cứu được nhiều kỳ vọng sẽ là liệu pháp insulin tương lai cho bệnh nhân tiểu đường.
Miếng dán trị tiểu đường: Liệu pháp insulin mới đầy hứa hẹn
Tiểu đường
Thử tiểu đường vào lúc nào trong ngày là câu hỏi được nhiều bệnh nhân tiểu đường quan tâm. Kiểm tra đường huyết đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát cũng như ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường. Vậy để có kết quả đường huyết chính xác nhất người bệnh nên đo đường huyết lúc nào chính xác nhất? Hãy cùng Hello Bacsi “chỉ điểm” xem nên đo đường huyết vào lúc nào là tốt nhất bạn nhé! Tại sao cần theo dõi đường huyết thường xuyên? Người bệnh tiểu đường thường được bác sĩ khuyến cáo nên tự đo đường huyết tại nhà để giám sát chỉ số này tốt hơn. Theo dõi chỉ số đường huyết có thể giúp bạn: Theo dõi ảnh hưởng của bệnh tiểu đường với mức đường huyết của bệnh nhân. Giúp xác định lượng đường trong máu đang ở mức cao hay thấp. Theo dõi sự tiến bộ của người bệnh so với mục tiêu điều trị tổng thể để xem xét lấy đó làm cơ sở để điều chỉnh cách thức điều trị bệnh. Đánh giá chế độ ăn uống và tập thể dục hiện tại của bệnh nhân tác động như thế nào đến đường huyết. Đánh giá tác động của các yếu tố khác như bệnh lý hay căng thẳng tinh thần lên tình trạng bệnh. Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất? Bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên tự đo đường huyết vào 4 thời điểm trong ngày, bao gồm buổi sáng mới ngủ dậy, sau khi ăn sáng, ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, để biết đo đường huyết lúc nào chính xác nhất còn phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường bạn mắc phải và kế hoạch điều trị hiện tại của bạn. Đối với bệnh nhân tiểu đường type 1, đo đường huyết lúc nào chính xác nhất? Đối với người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 , bác sĩ có thể khuyến cáo bạn nên thử đường huyết từ 4-10 lần mỗi ngày hoặc ít nhất 3 lần mỗi ngày vào các thời điểm sau đây để đạt mục tiêu điều trị: Trước bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ Trước và sau khi tập thể dục Trước khi đi ngủ và đôi khi và trong đêm Tăng tần suất đo đường huyết nếu bạn bị ốm, nếu bạn thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày hoặc khi thay đổi thuốc trong liệu trình điều trị bệnh. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên đo đường huyết lúc nào? Nếu bạn mắc phải tiểu đường tuýp 2 và đang phải dùng insulin để kiểm soát đường huyết thì bác sĩ sẽ đề nghị bạn cần kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày, tùy vào loại cũng như liều lượng insulin mà bạn đang sử dụng, cụ thể: Trước khi ăn sáng, ăn trưa và ăn chiều Sau ăn 1-2h (sáng, trưa, chiều) Trước khi đi ngủ Lúc 2h hoặc 3h sáng: khi nghi ngờ có hạ đường huyết Khi nghi ngờ đường huyết quá cao hoặc quá thấp Thay đổi thuốc điều trị hoặc liều dùng thuốc đang sử dụng Thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc tập luyện Trước hoặc sau khi tập luyện Trước khi lái xe hoặc thực hiện các hoạt động khác có cường độ tập trung cao Khi mang thai hoặc đang mắc bệnh. Thử tiểu đường vào lúc nào và tần suất bao nhiêu nên theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Trong trường hợp, bạn đang kiểm soát đường huyết bằng các loại thuốc khác (noninsulin) hoặc đang điều chỉnh đường huyết dựa trên chế độ ăn uống và tập luyện thì không cần thiết phải đo đường huyết mỗi ngày. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu các bệnh nhân không sử dụng insulin vẫn nên sử dụng máy đo đường huyết để đánh giá phác đồ điều trị và theo dõi tại nhà. Mục tiêu chỉ số đường huyết cho mỗi thời điểm kiểm tra Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ (2009), phạm vi mục tiêu chỉ số đường huyết an toàn cho hầu hết người bệnh đái tháo đường (không bao gồm đái tháo đường thai kỳ) như sau: Đường huyết trước ăn dao động từ 80-130 mg/dL. Đường huyết 1-2h sau ăn < 180 mg/dL. Đường huyết trước khi đi ngủ dao động từ 100-150 mg/dL. Bạn có thể xem thêm: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Chỉ số đường huyết sau ăn thường tăng cao trong 1-2 giờ. Vì vậy, thời điểm đo đường huyết không nên là ngay sau khi ăn mà cần đợi từ 1-2 giờ sau đó. Tuỳ vào từng mục tiêu điều trị nhưng chỉ số đường huyết sau ăn ở mức an toàn thường dao động từ 80-130mg/dL. Những lưu ý khi thử đường huyết tại nhà Để kết quả thử đường huyết tại nhà chính xác nhất, bên cạnh lưu ý thời điểm đo đường huyết trong ngày, bạn cũng cần lưu ý: Kiểm tra chất lượng của que thử trước khi thử đường huyết. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của que thử hoặc máy đo đường huyết trước khi sử dụng. Kiểm tra hạn sử dụng của que thử. Trước khi thử đường huyết, nên rửa tay sạch với xà phòng và lau khô tay. Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc nên đo đường huyết lúc nào chính xác nhất để có thể tự theo dõi sức khỏe nhằm ngăn ngừa các biến chứng của tiêu đường tại nhà nhé!
Nên đo đường huyết lúc nào chính xác nhất? 4 thời điểm bạn cần biết
Tiểu đường
Hoa đu đủ đực thu từ cây đu đủ đực được trồng phổ biến tại Việt Nam và cả Đông Nam Á. Không chỉ được dùng làm nguyên liệu nấu ăn, bài thuốc từ hoa đu đủ đực chữa tiểu đường cũng được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về các tác dụng có lợi cho sức khỏe của hoa đu đủ đực cũng như cách dùng chúng như một vị thuốc chữa bệnh nhé! Công dụng hoa đu đủ đực Đu đủ là một giống cây ăn trái được trồng phổ biến ở nước ta, có tên khoa học là Carica papaya L. Giống cây này được xếp vào loài đa tính vì chúng có cây giống đực và giống cái riêng. Hoa đu đủ đực là hoa được thu hái từ cây đu đủ giống đực. Tuy nhiên, vì cây đực thường khó trồng hơn lại mang nhiều đặc tính dược lý có lợi cho sức khỏe nên hiện nay vị thuốc này trên thị trường có lẫn bị trộn lẫn hoa cái vào hoa đực hoặc tẩm màu để làm “nhái” hoa đực. Do đó, bạn cần chú ý để phân biệt và chọn mua dược liệu có nguồn gốc và đảm bảo chất lượng. Nếu là hoa đu đủ đực sẽ có màu trắng hoặc xanh, hoa có 5 cánh, cuống dài, tương tự như hoa nhài. Bên cạnh dùng hoa đu đủ đực chữa tiểu đường thì lá của giống cây này cũng thường được dùng làm thuốc. Cả lá và hoa đu đủ đực đều chứa nhiều thành phần flavonoid, tanin, vitamin và các chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư, kháng viêm, chữa bệnh tiểu đường và nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe khác. Bài thuốc dân gian từ hoa đu đủ đực hỗ trợ chữa tiểu đường Hoa đu đủ đực ngâm mật ong chữa bệnh gì hay tác dụng của hoa đu đủ đực ngâm mật ong là gì? Từ lâu, trong dân gian, hoa đu đủ đực ngâm mật ong/đường phèn đã được sử dụng như một bài thuốc hỗ trợ giảm đường huyết và điều trị bệnh tiểu đường. Cách thực hiện mật ong ngâm hoa đu đủ đực như sau: Chuẩn bị 10-20g hoa đu đủ tươi (ưu tiên chọn những bông chớm nở để làm thuốc). 3 muỗng mật ong hoặc đường phèn. Đem tất cả các nguyên liệu cho vào nồi nhỏ (hoặc chén có nắp đậy), hấp cách thủy cho đến khi hoa đu đủ đực chính đều và ngấm mật ong. Lấy ra và dùng thìa dầm nát hoa. Chia ra ăn 2-3 lần trong ngày. Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết về chủ đề chữa bệnh tiểu đường bằng dược liệu và các bài thuốc dân gian do Hello Bacsi cung cấp thông tin nhé! Mời bạn đọc thêm: Sự thật về tác dụng dây thìa canh chữa tiểu đường Hoa đu đủ đực chữa tiểu đường như thế nào? Bên cạnh các bài thuốc dân gian dùng hoa đu đủ đực chữa tiểu đường thì nhờ vào thành phần flavonoid, tanin, steroid triterpenoid có khả năng chống lại đái tháo đường, hoa đu đủ đực hứa hẹn là một trong các giải pháp dùng dược liệu chữa tiểu đường hiệu quả trong tương lai. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2021 của Febri Sri Marpaung và cộng sự đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết của chiết xuất hoa đu đủ đực. Nghiên cứu này được thực hiện trên những con chuột đực được gây bệnh bằng cách tiêm sucrose với liều lượng 160 mg/Kg thể trọng (BW). Kết quả cho thấy hiệu quả chống lại đái tháo đường tốt từ chiết xuất hoa đu đủ, đặc biệt là với liều uống 200 mg/kg BW. Nghiên cứu khác được thực hiện để xác định hàm lượng dược chất trong dịch chiết ethanol của lá đu đủ đực và khả năng kiểm soát đường huyết của dịch chiết này với đối tượng nghiên cứu là những con chuột đã được gây bệnh tiểu đường bằng alloxan. Kết quả cho thấy uống 3 liều chiết xuất ethanol từ lá đu đủ và glibenclamid liều 2 mg/kg thể trọng có thể làm giảm đường huyết ở chuột Wistar bị tiểu đường do alloxan gây ra. Các tác dụng khác của hoa đu đủ đực Bên cạnh dùng chữa bệnh tiểu đường, hoa đu đủ đực cũng được sử dụng nhiều trong Đông y nhờ vào nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như: Hoa và lá đu đủ đực giàu thành phần carotenoids, Lycopene và isothiocyanates,…có khả năng ức chế tăng sinh các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột kết, ung thư bạch cầu,…. Lá và hoa đu đủ đực chứa nhiều vitamin A, C và E, folate thường được dùng để ngăn ngừa lão hóa cơ thể. Lá và hoa đu đủ đực có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa nhờ vào men papain. Hoa đu đủ đực hấp cách thủy với mật ong/đường phèn cũng được dùng để chữa ho. Hoa đu đủ đực chữa sỏi thận và các bệnh về tiết niệu khác như đau niệu đạo, tiểu rắt. Một số lưu ý khi sử dụng hoa đu đủ đực chữa tiểu đường Mặc dù bài thuốc sử dụng hoa đu đủ đực chữa tiểu đường và các bệnh lý khác đã được sử dụng từ rất lâu đời nay, nhưng bạn cũng không nên tự ý dùng hoa đu đủ đực để chữa bệnh khi chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, không nên dùng hoa đu đủ đực như bài thuốc chữa bệnh mà không có chỉ dẫn từ bác sĩ.
Hoa đu đủ đực chữa tiểu đường: Thực hư ra sao?
Tiểu đường
Tiểu đường type 2 đang ngày trở nên phổ biến và trẻ hóa. Nếu trước đây, đây là bệnh lý thường khởi phát ở độ tuổi 40 trở lên thì ngày nay, số lượng người trẻ mắc bệnh nay ngày một tăng cao. Trong đó, bởi không muốn phụ thuộc vào thuốc suốt đời mà nhiều bệnh nhân tìm đến những phương pháp điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc. Liệu thực sự có thể điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc không? Hãy cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp xoay quanh việc kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngay sau đây nhé! Có thể điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc hay không? Tiểu đường type 2 là khi tế bào không sử dụng được insulin sẵn có (còn gọi là kháng insulin), khiến đường trong máu không được đưa vào tế bào để chuyển thành năng lượng, làm đường huyết tăng cao. Bệnh này chủ yếu xuất phát từ lối sống kém lành mạnh như ít vận động, ăn uống sai cách, căng thẳng tinh thần, thiếu ngủ, nhiễm độc… Vì thế, tất cả bệnh nhân tiểu đường type 2 cần phải áp dụng những biện pháp không dùng thuốc để có thể kiểm soát tốt đường huyết của mình. Điều này được thực hiện thông qua việc thực hành chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Với tình trạng tiền tiểu đường , khi đường huyết chưa tăng quá cao (lúc đói dưới 7 mmol/L, sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose 2 giờ từ 7.8-11.1 mmol/L), người bệnh chỉ cần áp dụng những cách điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc này là đủ. Sau một thời gian kiên trì, tiền tiểu đường sẽ khỏi mà không tiến triển sang tiểu đường type 2. Tuy nhiên, nếu chỉ số đường huyết cao hơn, bệnh nhân sẽ cần đến các thuốc giảm đường huyết hoặc insulin. Điều này cần được chỉ định từ bác sĩ. Có thể nói rằng, không thể đảo ngược hoàn toàn tình trạng kháng insulin khi điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc hay kể cả dùng thuốc. Nhưng các phương pháp được xếp vào danh sách điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc đều sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bạn có thể xem thêm: “ Tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc chữa đái tháo đường type 2 “ Cách kiểm soát đường huyết tại nhà không dùng thuốc Điều trị tiểu đường bản chất là việc kiểm soát đường huyết. Vì thế, bạn có thể tham khảo cách điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc, quan trọng là ổn định đường huyết với những lưu ý sau đây: Chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh Chế độ ăn lành mạnh là một phần quan trọng trong điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc. Bởi vì, mọi thực phẩm mà bạn ăn vào sẽ quyết định trực tiếp đến chỉ số đường trong máu. Để có thể xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, bạn cần lưu ý: Ăn nhiều các loại rau củ không chứa tinh bột như rau màu xanh lá, trái cây ít ngọt. Hạn chế các loại thực phẩm có nhiều đường và tinh bột như cơm trắng. Thay vào đó, bạn nên chọn cơm gạo lứt, bánh mì đen,… làm từ ngũ cốc nguyên cám và khoai lang. Cắt giảm nguồn chất béo từ động vật (da, mỡ, nội tạng), đồ ngọt và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Uống nhiều nước lọc (không có calo và đường), nước trái cây tươi không đường thay vì nước ngọt đóng chai, nước trái cây đóng chai hay nước có gas. Tập thể dục thường xuyên Đây là một cách điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc hiệu quả bởi khi vận động sẽ khiến cơ thể bạn nhạy cảm hơn với insulin, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đồng thời, tập thể dục còn giúp bạn hạn chế biến chứng của tiểu đường liên quan bệnh tim và các tổn thương thần kinh. Mục tiêu tập luyện là dành ít nhất 150 phút mỗi tuần (tương đương từ 25-30 phút mỗi ngày) để thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, làm việc nhà, cắt cỏ,… Ngoài ra cũng nên có ít nhất 2 buổi trong tuần thực hiện các bài tập tăng cường nhóm cơ chính như chân, hông, bụng, lưng,… Quản lý cân nặng hợp lý Quản lý cân nặng khác với giảm cân. Bạn cần xác định mức mục tiêu cân nặng hợp lý của mình dựa trên chỉ số BMI, chỉ số eo hông và duy trì chúng. Cận nặng được kiểm soát bằng cách ăn uống và tập thể dục. BMI bình thường là từ 19 – 23. Xem cách tính TẠI ĐÂY Chỉ số eo hông (tính bằng cách lấy chu vi vòng eo chia cho chu vi vòng hông) được khuyến khích là dưới 0.85 ở nữ và dưới 0.9 ở nam. Quản lý căng thẳng Căng thẳng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao ở bệnh nhân tiểu đường. Do đo, quản lý tốt căng thẳng cũng là cách để người bệnh điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc. Để giúp giảm stress, bạn có thể thử học yoga hay thiền. Đồng thời, ngủ đủ và ngủ ngon cũng giúp bạn giảm căng thẳng tinh thần. Thảo dược: Giải pháp thay thế trong điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc Trong những năm gần đây, tận dụng các lợi ích sức khỏe từ thảo dược là một trong các xu hướng chữa trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc. Một số loại thảo dược điển hình như lá xoài non hay dây thìa canh đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có chứa thành phần giúp kích thích hoạt động của tuyến tụy sản xuất insulin và giảm kháng insulin. Bạn có thể xem thêm: 5 loại lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường bạn cần biết Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào trong điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc nên hay không, cách dùng, liều lượng phù hợp. Song song đó cần lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, sản phẩm viên uống uy tín và tìm hiểu kỹ về liều lượng, cách dùng. Bởi dùng sai cách hay dùng dược liệu kém chất lượng rất dễ dẫn đến mất kiểm soát đường huyết và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Theo dõi đường huyết tại nhà thường xuyên Một trong những lưu ý quan trọng để tự kiểm soát đường huyết tại nhà là bạn cần đo đường huyết thường xuyên, để điều chỉnh chế độ ăn uống, thực phẩm trong bữa ăn và chế độ vận động sao cho hợp lý. Đồng thời dựa trên những kết quả kiểm tra này, bác sĩ có thể tư vấn để thay đổi thuốc sao cho phù hợp. Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc và có được cho mình cách kiểm soát đường huyết, chung sống lành mạnh với bệnh, bạn nhé!
Làm sao để điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc?
Tiểu đường
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng tuyệt vời của lá ổi trong điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Từ đó mà nhiều người thắc mắc quả ổi có tốt cho người tiểu đường không. Hay nói cách khác, người bị tiểu đường ăn ổi được không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn về giá trị của quả ổi trong hỗ trợ điều trị tiểu đường qua các thông tin sau đây nhé! Bệnh nhân tiểu đường ăn ổi được không? “Tiểu đường ăn ổi được không?” là câu hỏi được nhiều người thắc mắc bởi đây không chỉ là loại quả phổ biến, dễ ăn mà còn bởi nhiều thông tin cho thấy ổi mang lại lợi ích sức khỏe cao. Thông thường để trả lời cho câu hỏi dạng như tiểu đường có ăn ổi được không hay với nhiều loại trái cây khác cần xem xét chỉ số đường huyết (GI) của loại quả đó. Ổi là trái cây phù hợp với bệnh nhân tiểu đường khi có GI (12-24) nằm trong mức thấp. Hơn thế nữa một số nghiên cứu gần đây còn chứng minh khả năng điều hòa lượng đường trong máu của ổi. Có thể nói với câu hỏi tiểu đường ăn ổi được không thì câu trả lời là có bạn nhé! Hơn thế nữa, đây còn là loại trái cây được khuyến khích cho bệnh nhân tiểu đường. Bị tiểu đường ăn ổi được không? Ổi có tốt cho người tiểu đường? Ngoài việc ăn ổi hỗ trợ làm giảm và ổn định đường huyết , với thành phần vitamin C, A, B9 (folate), chất xơ, kali và magie cao ổi còn mang đến nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe, đáng kể như: Phòng ngừa ung thư Bảo vệ gan Phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Cũng đã có nghiên cứu cho thấy trái ổi không có vỏ giảm đáng kể cholesterol toàn phần, triglycerid và LDL cholesterol; tăng HDL cholesterol Giảm cân và ngăn ngừa béo phì vì trong ổi có nhiều chất xơ mà lại ít calo, phù hợp để ăn nhẹ, giúp no lâu từ đó giảm cân. Ổi giảm đáng kể chỉ số BMI của cơ thể. Điều này đã được chứng minh qua một nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2016 Với hàm lượng vitamin C gấp 4 – 5 lần cam, trái ổi còn giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giảm tiêu chảy. Ngoài ra, ổi còn được đề xuất làm thử nghiệm về tác dụng điều trị chứng viêm ruột ở trẻ em. Kiên trì ăn ổi mỗi ngày là cách duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bạn có thể xem thêm: “ Bệnh tiểu đường ăn được cam không: Xem ngay để biết! “ Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi ăn ổi? Vậy là bạn đã hiểu rõ hơn về câu hỏi bị tiểu đường ăn ổi được không và ăn ổi có tác dụng gì. Đối với bệnh nhân tiểu đường, hãy lưu ý: Nên ăn ổi đã gọt vỏ, vì ổi có vỏ được chứng minh không có lợi cho mỡ máu. Bỏ hạt khi ăn, hạt ổi cứng dễ gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn tới đau dạ dày. Chọn ổi đã chín vì ổi còn xanh chứa nhiều tanin sẽ khiến bạn bị táo bón. Chỉ nên ăn lượng vừa phải. Mặc dù ổi có GI thấp nhưng nếu bạn ăn quá nhiều cũng có nguy cơ vượt mức tổng lượng carbohydrate mỗi ngày cho cơ thể. Về khẩu phần ăn cụ thể của mỗi người, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hay chuyên gia dinh dưỡng, bạn nhé! Tiểu đường có uống được nước ép ổi không thì có thể dùng nước ép ổi thay cho quả ổi với người lớn tuổi răng yếu hoặc bạn đang gặp khó khăn khi nhai nuốt. Ngoài tiểu đường ăn ổi được không thì nhiều người cũng được biết thông tin trà lá ổi hay trà búp ổi hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt. Tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây nhé! Lá ổi chữa tiểu đường được không? Bài thuốc trị tiểu đường từ lá ổi Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi tiểu đường ăn ổi được không và giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề ăn ổi có tác dụng gì. Để kiểm soát đường huyết, ngoài thận trọng trong việc ăn uống, hãy luôn đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và tuân thủ điều trị của bác sĩ nhé!
Người tiểu đường ăn ổi được không? Ổi có tốt cho người tiểu đường?
Tiểu đường
Vitamin C hay chế phẩm sủi C là một trong các chất bổ sung quen thuộc cho việc nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại một số bệnh tật. Vậy đối với một bệnh lý mãn tính như tiểu đường thì sao? Liệu vitamin C có lợi cho bệnh nhân tiểu đường và bị tiểu đường có uống được sủi C không? Để bổ sung vitamin C, bên cạnh các loại trái cây hoa quả, nhiều người ưa chuộng dùng viên uống sủi chứa vitamin C. Vậy nên, hãy cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “tiểu đường có uống được C sủi không?” ngay sau đây nhé! 1. Tiểu đường có bổ sung vitamin C được không? Trước khi giải đáp câu hỏi đề ra là tiểu đường có uống được sủi C không thì hãy “điểm” qua mối liên hệ giữa vitamin C và tiểu đường . Đường huyết tăng sẽ gây tăng quá trình oxy hóa trong cơ thể, tạo ra lượng lớn gốc tự do có hại. Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, các nhà khoa học thấy rằng lượng các chất chống oxy hóa như vitamin C, A, E giảm. Do đó, nhu cầu vitamin C của người bệnh tiểu đường type 2 cao hơn so với bình thường. Một nghiên cứu nhỏ ở Úc đã chỉ ra mối liên hệ giữa vitamin C và bệnh tiểu đường type 2. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Diabetes, Obesity and Metabolism cho thấy những người bệnh tiểu đường type 2 uống viên vitamin C 500mg trong ngày sẽ giảm được 36% lượng đường huyết sau bữa ăn. Hơn thế nữa, vitamin C cũng đem lại các lợi ích sức khỏe cho người bệnh tiểu đường như: Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào chống lại các bệnh như ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột kết. Cũng nhờ đặc tính này, người bệnh tiểu đường có thể làm chậm hoặc giảm được nguy cơ biến chứng trên tất cả các cơ quan trong cơ thể. Vì các biến chứng này đều do tăng quá trình oxy hóa mà ra. Hạ huyết áp nếu đang mắc kèm tăng huyết áp. Giúp cơ thể hấp thu và dự trữ sắt. Thiếu vitamin C trầm trọng cũng sẽ làm bạn thiếu máu, còi, chảy máu nướu răng,… Kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở người già. 2. Tiểu đường có uống được sủi C không? Vậy, có thể nói người tiểu đường có thể uống vitamin C thậm chí việc bổ sung vitamin C còn giúp bệnh nhân tiểu đường type 2 ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Nhưng với câu hỏi “tiểu đường có uống sủi C được không?” thì vẫn NÊN XEM XÉT . Bởi viên sủi bọt là một trong những chế phẩm có thể chứa đến 1g muối/viên. Mặc dù muối không làm tăng đường huyết nhưng muối sẽ ảnh hưởng đến huyết áp , tim mạch, bệnh thận. Đây đều là các yếu tố có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường. Theo khuyến cáo, người lớn chỉ nên ăn 6g muối mỗi ngày và trẻ em thì ít hơn. Vì vậy, khi uống C sủi, bạn nên tính luôn lượng muối có trong các sản phẩm này để cân đối lại việc sử dụng muối trong các món ăn khác. Tiểu đường có uống được sủi C không? Các lựa chọn thay thế. Nếu bạn bị tiểu đường, đặc biệt được khuyến cáo ăn ít muối thì giải đáp cho thắc mắc “tiểu đường có uống sủi C được không” là CÓ THỂ . Nhưng nếu không muốn phải tính lại lượng muối ăn hằng ngày thì đổi sang viên uống vitamin C dạng viên sẽ tốt hơn. Ngoài ra, vitamin C có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại rau củ quả, trái cây. Bạn có thể nhận được lợi ích sức khỏe từ vitamin C thông qua việc tăng cường các nhóm thực phẩm sau trong bữa ăn: Trái cây họ cam, quýt . Ớt chuông Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất. Các loại rau màu xanh lá Ổi Bạn có thể xem thêm: Người bị tiểu đường ăn ổi được không? Ăn ổi có tác dụng gì? Tiểu đường có uống được sủi C không? Một số lưu ý Người tiểu đường uống C sủi được không? Mặc dù cơ thể chúng ta không tự sản xuất được vitamin C nên cần thiết phải bổ sung từ bên ngoài. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý bổ sung trong liều lượng khuyến cáo. Với người trưởng thành khỏe mạnh, lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày là 90 mg đối với nam giới và 75 mg đối với phụ nữ. Với người bị tiểu đường, như các nghiên cứu cho thấy có thể có nhu cầu vitamin C cao hơn. Tuy nhiên, uống quá nhiều vitamin C cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy Ợ nóng Co thắt dạ dày hoặc đầy hơi Mệt mỏi và buồn ngủ, hoặc đôi khi mất ngủ Đau đầu Da đỏ bừng Không những thế, bổ sung vitamin C đường uống trên 2000mg mỗi ngày kéo dài còn có nguy cơ gây sỏi thận. Vì vậy, không nên lạm dụng vitamin C nhé. Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời được cho câu hỏi tiểu đường có uống được sủi C không và uống như thế nào nhé! Bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và một cuộc sống năng động để kiểm soát mức đường huyết hiệu quả và sống khỏe hơn nhé!
Tiểu đường có uống được sủi C không? Uống thế nào?
Tiểu đường
Kiểm soát đường huyết không chỉ nhờ vào thuốc mà còn liên quan đến chế độ ăn uống hằng ngày. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một số loại trà tiểu đường có tác dụng làm chậm tiến triển của bệnh. Chúng bao gồm những loại trà nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé! Tiểu đường uống trà được không? Các loại trà nói chung đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết, góp phần chống lại bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó thông qua các cơ chế như: Tăng cường hoạt động của insulin Cải thiện tình trạng kháng insulin Kích hoạt đường truyền tín hiệu insulin Bảo vệ tế bào β đảo tụy. Loại bỏ các gốc tự do và giảm viêm. Ngoài ra, những loại trà cho người tiểu đường nói riêng còn mang đến những lợi ích sức khỏe như: Duy trì huyết áp ổn định và khỏe mạnh Ngăn ngừa hình thành cục máu đông Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch Giảm nguy cơ phát triển ung thư. Uống trà gì để hạ đường huyết? Những loại trà tiểu đường tốt nhất 1. Trà tiểu đường: Trà xanh Tiểu đường có uống được trà xanh không thì một nghiên cứu tại Nhật Bản đã chứng minh người uống trên 6 cốc trà xanh trở lên mỗi ngày có thể giảm 33% nguy cơ mắc phải tiểu đường tuýp 2 so với người chỉ uống 1 cốc mỗi tuần. Cũng vì thế mà trà xanh còn được gọi trà dành cho tiểu đường của Nhật Bản. Một nghiên cứu khác tại Đài Loan cho biết người có thói quen uống trà xanh trong 10 năm có vòng eo nhỏ hơn và tỷ lệ mỡ thấp hơn, ít nguy cơ bị béo phì và tiểu đường hơn. Dựa trên nghiên cứu tổng quan đã cho thấy trà xanh thực sự có thể làm giảm đường huyết, HbA1c và insulin lúc đói, từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Trà xanh chính là một gợi ý tuyệt vời cho món trà tiểu đường. 2. Trà tiểu đường: Trà đen Trà đen và trà xanh được xem là đem lại lợi ích sức khỏe như nhau. Trong đó, thành phần trà đen chứa nhiều theaflavins (chiếm 68,4% polyphenol trong trà) có tác dụng hạ đường huyết bằng cách ức chế hoạt động của các gốc tự do. Đồng thời, trà đen cũng làm giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 bằng cách ngăn ngừa béo phì. 3. Trà hoa dâm bụt Trà tiểu đường từ hoa dâm bụt không chỉ có vị chua ngọt nhẹ dễ uống mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ vào thành phần giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, vitamin B và vitamin C cùng các khoáng chất như đồng, kẽm. Cụ thể với tiểu đường, trà tiểu đường từ hoa dâm bụt khô có tác dụng giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol máu và ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường. Một ly trà hoa dâm bụt mỗi ngày sẽ là đề xuất phù hợp nếu bạn muốn thưởng thức loại trà được mệnh danh chống oxy hóa số một này. 4. Trà hoa cúc cho người bị tiểu đường Một nghiên cứu gần đây đã công bố rằng uống trà hoa cúc hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường tuýp 2 trên thị lực, tim mạch và thận. Các nhà nghiên cứu ở Anh và Nhật Bản đã thực hiện nghiên cứu tác dụng chiết xuất hoa cúc trên chuột bị tiểu đường. Kết quả cho thấy khả năng cắt giảm đường máu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu để chứng minh tác dụng của trà hoa cúc đối với tiểu đường và bạn không nên lạm dụng loại trà này như một cách chữa bệnh. 5. Trà gừng Người tiểu đường có uống được trà gừng không? Gừng không chỉ được dùng như một loại gia vị mà một tách trà gừng còn mang lại cảm giác ấm nóng, sảng khoái cho người dùng. Đặc biệt, đây cũng là một món trà tiểu đường nhờ vào các tác dụng có lợi như: Kiểm soát đường huyết. Kích thích tiết insulin. Ngăn ngừa đục thủy tinh thể – một trong các biến chứng của tiểu đường trên thị lực. Ngoài ra, gừng cũng là một trong các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp – an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ khi dùng gừng trong món trà tiểu đường là chúng có thể làm hạ đường huyết quá mức nếu bạn đang dùng thuốc điều trị tiểu đường. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo mộc hỗ trợ điều trị tiểu đường nào nhé! 6. Trà tiểu đường Rooibos Rooibos là một loại trà thảo mộc làm từ lá của một loại cây bụi phổ biến ở Nam Phi, có lợi cho việc giảm cân. Và giảm cân là một yếu tố quan trọng giúp cho những người trong giai đoạn tiền tiểu đường trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, trà rooibos được xem là trà tiểu đường bởi thành phần hoạt chất aspalathin trong nó. Đây là một loại flavonoid được nghiên cứu khoa học chứng minh có khả năng đảo ngược tình trạng kháng insulin ở gan. Trà Rooibos sẽ giúp đảo ngược các biến chứng liên quan rối loạn chuyển hóa. Hello Bacsi tin rằng những thông tin trên đây có thể giúp bạn có thêm những kiến thức thú vị về những món trà tiểu đường. Việc ăn uống với người tiểu đường như một “liều thuốc” quan trọng, vì vậy hãy khéo léo hơn trong việc lựa chọn các loại thức ăn đồ uống để khoẻ mạnh hơn, bạn nhé!
Tiểu đường uống trà được không? 6 loại trà tiểu đường thông dụng
Tiểu đường
Tiểu đường ở người trẻ tuổi có tên gọi tiếng anh là Maturity-onset diabetes of the young (MODY). Đây là một bệnh lý hiếm gặp, ước tính chỉ chiếm 1-3% trong số trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Nhưng tần suất chẩn đoán bệnh này đang tăng lên. Việc nắm rõ triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi và ý thức điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tìm hiểu chung Tiểu đường ở người trẻ là gì? Tiểu đường ở người trẻ tuổi hay tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành ( MODY ), là một nhóm bệnh lý đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao bất thường. Những dạng của bệnh tiểu đường ở người trẻ này thường khởi phát trước năm 30 tuổi, hoặc muộn hơn. Các dạng bệnh tiểu đường ở người trẻ khác nhau được phân loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh là các đột biến gen khác nhau, cụ thể là: MODY3 (HNF1A-MODY) là dạng phổ biến nhất chiếm 50-70% các trường hợp. Dạng phổ biến thứ hai là MODY2 (GCK-MODY) chiếm 30-50% các trường hợp. Các dạng ít gặp hơn bao gồm MODY1 (HNF4-MODY) , MODY4 (PDX1) và MODY5 (HNF1B-MODY) , chỉ chiếm 5-10% trong số trường hợp MODY. Ngoài ra còn một số dạng khác nhưng tỉ lệ gặp phải rất nhỏ. Triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ MODY3 và MODY1 là những dạng MODY có triệu chứng tương tự nhau và phát triển chậm theo thời gian. Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ trong giai đoạn đầu khi đường huyết tăng cao gồm có: Đi tiểu thường xuyên (đa niệu) Khát nước quá mức Mệt mỏi Mờ mắt Giảm cân Nhiễm trùng tái phát. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao không kiểm soát được có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ ở mắt và thận. Ở mắt, tình trạng này gây tổn thương các mô võng mạc gây nên bệnh võng mạc tiểu đường có thể dẫn đến mất thị lực và cuối cùng là mù lòa. Ở thận, tổn thương này có thể dẫn đến suy thận và bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD). Dù vậy, mỗi loại MODY này lại có những đặc điểm riêng. Chẳng hạn như trẻ bị MODY1 có xu hướng thừa cân hoặc có lượng đường trong máu thấp bất thường khi mới sinh. Còn người bị MODY3 có nguy cơ phát triển khối u gan lành tính cao hơn mức trung bình. Triệu chứng người trẻ bị tiểu đường thuộc loại MODY2 lại rất nhẹ, chỉ có lượng đường trong máu hơi cao, đặc biệt là vào buổi sáng trước khi ăn. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh không có triệu chứng và cũng rất hiếm gặp biến chứng. Trong khi đó, MODY5 có sự kết hợp giữa bệnh tiểu đường và các bất thường về thận hoặc đường tiết niệu, thường gặp nhất là nang thận. Đôi khi, họ còn có triệu chứng khác không liên quan đến bệnh tiểu đường, chẳng hạn như gan/tuyến tụy bất thường hay bệnh gút. Nguyên nhân Nguyên nhân gây tiểu đường ở người trẻ là gì? Trong bệnh tiểu đường ở người trẻ, lượng đường trong máu tăng cao xuất phát từ việc giảm sản xuất insulin – hormone quan trọng đóng vai trò kiểm soát đường huyết. Nguyên nhân của tình trạng này được gây ra bởi một đột biến (thay đổi) trên gen nhất định. Chẩn đoán và điều trị Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường ở người trẻ? Để chẩn đoán bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra như: Lấy máu để kiểm tra kháng thể tuyến tụy và xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để tìm C-peptide . Lấy máu xét nghiệm di truyền. Những phương pháp điều trị tiểu đường ở người trẻ Sau khi được chẩn đoán, bệnh nhân nên: Tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị phù hợp cho từng người cụ thể. Vì đến 50% khả năng con cái di truyền MODY từ bố mẹ nên khi có thể cân nhắc và thảo luận với bác sĩ về kế hoạch có con sắp tới (nếu có). Có thể xét nghiệm di truyền để đánh giá cho các thành viên khác trong gia đình. Về điều trị tiểu đường ở người trẻ tuổi phụ thuộc vào dạng MODY mà bạn mắc phải. Cụ thể là: Đối với MODY1 là người bệnh có lượng đường máu thấp ngay từ khi sinh ra và được điều trị bằng thuốc uống sulfonylureas, tiến triển hơn cần thiết sẽ dùng đến insulin. MODY2 không cần phải điều trị. Đối với MODY3 , người bệnh không cần dùng insulin và có thể được điều trị bằng thuốc uống sulfonylureas. Đối với MODY5 với thời điểm khởi phát tiểu đường muộn cần đến sử dụng insulin kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp. Với tất cả các dạng tiểu đường khởi phát ở tuổi trẻ (ngoại trừ MODY2 ) đều có nguy cơ biến chứng lâu dài. Do đó, bạn cần sử dụng thuốc đều đặn để kiểm soát tốt bệnh, kết hợp chế độ sinh hoạt phù hợp để giúp duy trì mức đường huyết và cholesterol máu tốt hơn, hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Biến chứng Biến chứng của tiểu đường khởi phát khi còn trẻ Các biến chứng của bệnh cũng sẽ phụ thuộc vào dạng MODY mà bạn mắc phải: Với MODY1 , người bệnh có thể bị biến chứng mạch máu hoặc các bệnh lý về gan. Với MODY2 hiếm khi gây ra biến chứng mạch máu. Với MODY3 , bệnh nhân cũng có nguy cơ cao mắc các biến chứng về mạch máu nhỏ và các mạch lớn khác trong cơ thể. MODY4 thường có các biến chứng liên quan đến sự lão hóa của tuyến tụy, rối loạn chức năng tuyến tụy… Những người có gen gây bệnh MODY5 thường tồn tại các dị tật về đường tiết niệu – sinh dục bẩm sinh, hạ canxi máu do suy thận, bệnh thận tăng axit uric máu, bệnh gút, cường cận giáp nguyên phát, teo tuyến tụy, bất thường đường sinh dục, bất thường mẹ gan, bất thường tâm thần kinh, tỷ lệ sinh con thấp. Ngoài ra, họ còn có thể bị kháng insulin hay xuất hiện biến chứng mạch máu…
Bệnh tiểu đường ở người trẻ và những điều bạn có thể chưa biết
Tiểu đường
Người bị tiểu đường thường nhận được nhiều lời khuyên xoay quanh việc kiểm soát đường huyết và chế độ ăn sao cho tốt nhất. Tuy nhiên, các biến chứng của tiểu đường ở da cũng là vấn đề không kém phần quan trọng trong việc điều trị bệnh. Vậy cần chăm sóc da của người bị tiểu đường như thế nào để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng xảy ra? Hiểu rõ các vấn đề về da khi bị tiểu đường sẽ giúp người bệnh hạn chế nhiễm trùng da, các vết lở loét và vết thương lâu lành. 1. Tại sao cần chăm sóc da của người bị tiểu đường? Nguyên nhân dẫn đến các biến chứng của tiểu đường ở da hiện nay chưa được xác định đầy đủ. Nó thường xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc đã mắc bệnh ít nhất 10 – 20 năm. Một số nhận định cho rằng do lượng đường huyết cao mà người bệnh tiểu đường thường mất nước nhiều hơn dẫn đến khô da , nhất là ở vùng da khuỷu tay, da chân và da bàn chân. Khi da khô và nứt nẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân nhiễm trùng da xâm nhập. Mặt khác, nguyên nhân của biến chứng ở da của người bị tiểu đường có thể liên quan đến biến chứng mạch máu, thần kinh. Mạch máu bị tổn thương dẫn tới nuôi dưỡng da kém, thần kinh ngoại vi bị tổn thương khiến người bệnh khó phát hiện những vết xước hoặc vết thương nhỏ. Những biến chứng dù nhỏ này nếu không được chú ý da chăm sóc sẽ nghiêm trọng dần, hình thành các vết lở loét đặc biệt là ở ở chân và bàn chân, có thể phải đoạn chi. 2. Đâu là những vấn đề về da nghiêm trọng của người bị tiểu đường? Ngoài khô, ngứa, chai sạn da, dày và thâm da, nhiễm trùng, nhiễm nấm da còn có một số biến chứng nghiêm trọng khác, tiêu biểu gồm: Hoại tử da dạng mỡ là một trong các biến chứng của tiểu đường ở da xuất hiện sớm với đặc trưng là các tổn thương nhỏ ở phần ống chân, có thể có màu vàng hoặc tím. Các thương tổn này sẽ khiến da mỏng hơn và lở loét, khi lành sẽ để lại các sẹo màu nâu. Bệnh da do tiểu đường là một biến chứng da của người bị tiểu đường phổ biến. Tình trạng này để lại trên da những đốm tròn nhỏ màu nâu ở chi dưới, lõm xuống và teo giống như sẹo. Xơ cứng ngón tay xảy ra khi da vùng mặt lưng của ngón tay, khớp ngón tay và bàn tay bị dày lên và xơ cứng. Điều này sẽ cản trở hoạt động của khớp, giảm độ linh hoạt của ngón tay và bàn tay. Mụn phỏng nước hay còn gọi là bệnh rộp da do tiểu đường là tình trạng xuất hiện nhiều nốt phỏng rộp trên bàn chân và bàn tay, tương tự như mụn nước. Bệnh gai đen do tiểu đường (Acanthosis Nigricans) là những vết đốm sắc tố sẫm màu, mượt mà thường hiện ở nếp gấp cơ thể như khuỷu tay, nách, háng,… Chúng khiến da của người bệnh dày lên, khó chịu và bị tổn thương. Biến chứng khác gồm u hạt vòng, bạch biến… 3. Mẹo chăm sóc da của người bị tiểu đường Mọi vấn đề về da ở người bị tiểu đường chủ yếu liên quan đến khô da và nhiễm trùng, dẫn đến mối lo lắng nhất là hình thành vết thương khó lành. Để quản lý và ngăn ngừa những biến chứng da nghiêm trọng cho bệnh nhân tiểu đường, một số lời khuyên sau đây là cần thiết: Chăm sóc hằng ngày Da khô nứt nẻ là một vấn đề da cơ bản của người bị tiểu đường và cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề da khác. Đặc biệt là khi vào những mùa lạnh, da dễ nứt nẻ và nhiễm trùng hơn. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc da của người bị tiểu đường tốt hơn: Tắm, giặt với các loại sản phẩm tẩy rửa và sữa tắm dịu nhẹ, chứa ít hoặc không chứa thành phần chất tẩy rửa. Tắm bằng nước ấm thay vì nước nóng. Sau khi tắm, lau khô người đặc biệt là những vùng nếp gấp cơ thể bao gồm kẽ ngón tay, ngón chân, hạn chế tối đa việc đọng nước ở những khu vực này. Sử dụng kem dưỡng ẩm da mỗi ngày, cung cấp đủ độ ẩm cho da của bạn. Nếu bạn bị khô nứt nẻ gót chân, hãy thoa loại kem dưỡng ẩm đặc trị có thành phần ure từ 10-25% lên vùng gót chân trước khi đi ngủ và để qua đêm mỗi ngày cho đến khi da lành lại. Giữ cho cơ thể đủ nước góp phần hạn chế tình trạng khô da. Mặc đồ lót vừa vặn, không bó sát và có chất liệu thoải mái như 100% cotton giúp thoáng khí cho da. Đi tất nếu nghi ngờ mắc phải các biến chứng về thần kinh của tiểu đường hay lo lắng cho các vấn đề da ở bàn chân. Chăm sóc y tế đặc biệt cho các vết chai ở chân hay khi bị nhiễm trùng da/móng Người bị bệnh tiểu đường thường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn do tình trạng rối loạn nội tiết tố sẵn có. Tình trạng nhiễm trùng này sẽ tiến triển nhanh chóng khi không được chú ý và chăm sóc kịp thời. Do đó, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên da, móng sau đây, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay: Da trông có vẻ sưng phù và đổi màu. Mẫn cảm và đau. Vết thương rỉ mủ hoặc chảy dịch. Chốc lở. Nấm móng xuất hiện với dấu hiệu móng biến dạng, dày lên, có các đốm trắng, đốm vàng dưới móng. Ngoài ra, bạn nên cắt móng chân ngắn, gọn gàng để hạn chế nấm phát triển bên dưới móng. Xử lý các vết cắt, trầy xước và vết thương ngay lập tức Trước hết bạn cần kiểm tra da bàn chân hằng ngày, nhất là khi đang bị nổi mẩn, ngứa, trầy xước. Khi xuất hiện vết cắt hay trầy xước, bước đầu tiên bạn cần rửa sạch vết thương với nước và xà phòng. Lưu ý người bệnh đái tháo đường chỉ được bôi thuốc mỡ chứa thành phần kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định và luôn băng vết thương bằng băng gạc sạch. Để giúp vết thương trên da của người bị tiểu đường mau lành, hãy chăm sóc và điều trị chúng mỗi ngày. Nếu quan sát thấy vết thương có dấu hiệu trầm trọng hơn hoặc lâu lành lại, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Bạn có thể xem thêm: Cẩm nang chăm sóc vết thương cho người tiểu đường A-Z
Da của người bị tiểu đường: Tại sao phải chăm sóc đặc biệt?
Tiểu đường
Đối với người bị tiểu đường, quản lý việc ăn gì, uống gì bên cạnh việc sử dụng thuốc là một phần quan trọng của việc kiểm soát bệnh. Vì thế, nhiều bệnh nhân có thắc mắc rằng bị bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không? Người bệnh tiểu đường nên uống gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay qua các thông tin dưới đây nhé! Người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước? Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường nên uống nước không hoặc chứa ít carbohydrate và calo để ngăn chặn việc tăng đột ngột lượng đường trong máu. Vì thế, nước lọc sẽ là “ứng cử viên” tốt nhất vì nó không chứa hai thứ này. Tuy nhiên liệu người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước lọc? Câu trả lời là có . Một trong các triệu chứng điển hình của đái tháo đường là khát nước nhiều. Điều này là do khi lượng glucose trong máu cao, thận có xu hướng tăng hoạt động để đào thải glucose ra ngoài theo đường tiểu. Người bệnh mất nước qua đường tiểu nhiều nên rất cần bù lại bằng đường uống. Ngoài ra theo một số nghiên cứu gần đây, lợi ích của việc uống nhiều nước mang lại cho người bệnh tiểu đường phải kể đến: Giảm mức đường huyết nhờ vào việc tăng lượng chất lỏng nạp vào cơ thể, tạo điều kiện để cơ thể loại glucose dư thừa qua nước tiểu. Mức đường huyết cao cũng làm tăng nguy cơ mất nước. Do đó, người bệnh thường xuyên có cảm giác khát nước và có nguy cơ mất nước cao hơn. Uống nhiều nước cũng sẽ giúp bạn giải quyết các triệu chứng này. Khát nước có thể làm tăng hormone stress cortisol, thúc đẩy giải phóng glucose. Có thể nói, bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không thì cũng như người khỏe mạnh, nếu bạn mắc phải tiểu đường vẫn còn bổ sung đủ lượng nước theo nhu cầu cơ thể mỗi ngày. Vậy người bệnh tiểu đường nên uống nước như thế nào là đủ? Lượng nước uống mỗi ngày ở bệnh nhân tiểu đường nên là tối thiểu 1,6L ở nữ và 2L ở nam Lượng nước uống trung bình khuyến nghị mỗi ngày như sau: Nếu bạn là phụ nữ, khuyến nghị mỗi ngày nên uống tối thiểu 1,6L – khoảng 8 ly nước (200mL). Đối với nam giới, khuyến nghị nên uống tối thiểu 2L – khoảng 10 ly (200mL) mỗi ngày. Khuyến cáo này có thể tính trên tổng lượng nước mà cơ thể dung nạp mỗi ngày, bao gồm cả các thức uống khác như trà, nước trong trái cây, canh súp,… bên cạnh nước lọc. Những sự lựa chọn thay thế nước lọc phù hợp cho người tiểu đường Ngoài câu hỏi người tiểu đường có nên uống nhiều nước, bác sĩ cũng thường nhận được các thắc mắc từ bệnh nhân như: tiểu đường uống nước dừa được không, bệnh tiểu đường có nên uống nước mía không ,… Bởi đôi lúc nước lọc không thể giúp bệnh nhân giải quyết cơn thèm ngọt, nhưng theo khuyến cáo, người bị tiểu đường chỉ nên chọn cho mình các món nước uống chứa ít hoặc không calo, đường. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn: Trà không đường hoặc trà dành cho người ăn kiêng. Cà phê không đường hoặc sử dụng đường ăn kiêng. Thêm vài lát chanh, cam hoặc các loại thảo dược gia vị như lá bạc hà , tía tô đất , húng quế vào nước lọc cũng là một gợi ý “chữa cháy” cho những lúc nhạt miệng. Nước soda không ngọt (loại không thêm đường) cho người ăn kiêng. Sữa tách béo hoàn toàn hoặc chứa 1 lượng nhỏ chất béo (1%) là sự lựa chọn thích hợp để bổ sung canxi và vitamin D cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn nên uống khoảng 3 bịch sữa mỗi ngày (mỗi bịch 180ml). Sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân (không đường) là lựa chọn thay thế nếu bạn mắc chứng không dung nạp lactose. Nếu bạn muốn uống nước trái cây, hãy đọc kỹ nhãn và chọn loại nước ép trái cây nguyên chất 100%, không chứa đường nhé! Lưu ý chỉ nên uống 1 phần ứng với 150ml nước ép trái cây các loại mỗi ngày. Xem thêm Uống nước gì để giảm tiểu đường? 6 loại nước tuyệt đối đừng bỏ qua Người bị bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không? Nên tránh loại thức uống nào? Dù kết luận bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không là có thì bạn vẫn phải hạn chế các thức uống không lành mạnh, chứa nhiều cacbohydrate và calo, tránh dẫn đến thừa cân, béo phì. Đây là nguy cơ lớn để bạn mắc phải các biến chứng trên tim mạch của tiểu đường . Cụ thể các thức uống cần hạn chế bao gồm: Nước ngọt đóng chai. Một lon nước ngọt thông thường chứa đến 150 calo và 40 gam đường – tương đương với 10 muỗng đường, lượng này vượt quá mức đường cho phép 1 ngày của người khỏe mạnh. Một cốc nước ép hoa quả cũng có thể chứa đến 100 calo và 30 gam đường, cũng không kém cạnh so với nước ngọt đóng chai. Phụ nữ bị tiểu đường nên uống ít hơn 1 ly rượu mạnh mỗi ngày, tương đương 30ml rượu mạnh 40 độ (hoặc 1 lon bia hay 1 ly rượu vang 14 độ). Nam giới có thể uống gấp đôi lượng này. Điều này đặc biệt cần lưu ý với những người đang dùng insulin hoặc các loại thuốc làm giảm đường huyết. Cần theo dõi các dấu hiệu hạ đường huyết để kịp thời xử trí sau khi uống rượu, bia . Chắc hẳn qua các thông tin trên đây bạn đã có thể tự giải đáp cho câu hỏi người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không. Việc ăn gì, uống gì để kiểm soát chưa bao giờ là vấn đề dễ giải quyết với người bệnh tiểu đường. Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn “gỡ rối” được một phần vấn đề này nhé!
Giải đáp: Người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không?
Tiểu đường
Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2. Không chỉ vậy, những tình trạng này cũng ảnh hưởng rất xấu đến những người đã mắc bệnh. Bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân cần giữ cân nặng khỏe mạnh. Vậy liệu bạn đã biết người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì khi đang muốn giảm cân hay chưa? Vấn đề ăn uống đối với người bị bệnh tiểu đường luôn là mối bận tâm hàng đầu trong quá trình điều trị bệnh. Lập kế hoạch cụ thể cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung thực đơn để giảm cân và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vậy người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì để giảm béo, có cần lưu ý gì thêm trong chế độ ăn? Cùng tìm hiểu nhé! Lợi ích của ăn kiêng giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 Rất nhiều khảo sát đã khẳng định việc giảm cân (nếu bạn đang thừa cân) mang lại lợi ích rất lớn. Khi số cân nặng giảm thì bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng thuyên giảm. Nó giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm tình trạng đề kháng insulin, hạ huyết áp và mỡ máu; từ đó ngăn ngừa biến chứng bệnh tim mạch và đột quỵ. Đó là chưa kể có một cân nặng khỏe mạnh, bạn cũng sẽ thấy tâm trạng tốt và ngủ ngon hơn. Hãy tính chỉ số BMI để biết mình có thừa cân hay không, bên cạnh đó, khuyến cáo chung đối với vòng eo là dưới 80cm cho nữ giới và dưới 90cm cho đàn ông Nam Á. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì thì không có một chế độ ăn kiêng cụ thể cho tất cả mọi người. Bởi cơ thể mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Chế độ ăn phù hợp sẽ phụ thuộc vào mức đường huyết mục tiêu cần đạt, lượng cholesterol trong máu, tình trạng huyết áp và số cân nặng hiện tại của bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số chế độ ăn cho người tiểu đường muốn giảm cân hiệu quả là: chế độ ăn ít carbohydrate (chất bột đường), chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc chế độ ăn rất ít calo (từ 1200 – 1500 cal/ngày). C hế độ ăn quá ít calo có thể gây thiếu hụt dinh dinh dưỡng nghiêm trọng, gây hạ đường huyết thường xuyên hoặc gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm. Vì vậy, không nên lựa chọn cách này để giảm cân nhanh. Một chế độ ăn kiêng phù hợp cho người tiểu đường thừa cân cần bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo vừa phải. Ăn chủ yếu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, chất đạm nạc với lượng vừa đủ và ăn đúng giờ để luôn đạt mục tiêu đường huyết. Xem thêm >> Chỉ số đường huyết mục tiêu cho người tiểu đường Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì vào mỗi bữa? Chế độ ăn cho người tiểu đường muốn giảm cân vẫn cần đủ 3 bữa một ngày vào những thời điểm nhất định. Nếu nhịn ăn, bạn sẽ bị hạ đường huyết – đây cũng là biến chứng rất nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường. Vậy, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì vào mỗi bữa? Sau đây là gợi ý chi tiết cho từng bữa ăn trong ngày: Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì vào bữa sáng? Dưới đây là một số gợi ý bữa sáng lành mạnh: Một bát ngũ cốc nguyên hạt với sữa tươi không đường Hai lát bánh mì đen nguyên cám phết chút dầu ô liu Một hũ sữa chua không đường và trái cây Hai lát bơ với một quả trứng luộc. Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì vào bữa trưa? Sandwich ức gà hoặc salad cá ngừ Salad rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt Một miếng cá hồi hoặc cá ngừ áp chảo với salad Sau đó, có thể tráng miệng với một miếng trái cây hoặc một hũ sữa chua không đường. Thực đơn cho bữa tối Bạn có thể lựa chọn một trong các bữa ăn tối lành mạnh sau đây: Gà nướng ăn kèm với rau và một củ khoai tây Thịt bò xào rau ít gia vị ăn kèm với cơm gạo lứt Bánh mì gà và salad Cá hồi áp chảo ăn kèm với rau, thêm mì ống Cà ri với đậu gà và cơm gạo lứt. Mắc bệnh tiểu đường không đồng nghĩa với việc bạn buộc phải ăn một bữa ăn nghèo dinh dưỡng hoặc nhàm chán. Chỉ cần bạn biết lựa chọn thực phẩm lành mạnh và áp dụng công thức nấu ăn ít gia vị, tốt cho sức khỏe thì sẽ vẫn có thể kiểm soát được lượng đường trong máu, đủ dinh dưỡng, giảm được cân mà vẫn ngon miệng. Người bị tiểu đường tuýp 2 có nên ăn trái cây không? Khi tìm hiểu bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì, nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng người bệnh tiểu đường type 2 không nên ăn trái cây vì chúng có vị ngọt. Trái cây có chứa đường nhưng đó là loại đường tự nhiên, biết cách ăn thì đường huyết sẽ không tăng. Đường mà bạn cần tránh là đường tinh luyện được bổ sung trong các loại đồ ngọt như socola, bánh quy, bánh ngọt, nước ngọt… Trái cây tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người, kể cả người bệnh tiểu đường nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Để tránh đường huyết tăng, bạn nên chọn các loại trái cây ít ngọt như bưởi, kiwi, chuối chín tới, ổi, bơ… Xem thêm >> Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì vào bữa phụ? Bệnh nhân tiểu đường có thể không cần ăn thêm bữa phụ nếu không dùng insulin hay bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh. Tuy nhiên, với chế độ ăn quá ít hoặc không đủ carbs, hoặc nếu đang phải dùng insulin hay các loại thuốc điều trị tiểu đường khác, cần ăn thêm bữa phụ giữa các bữa chính trong ngày. Vậy, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì trong bữa phụ để giúp ngăn ngừa hạ đường huyết mà không bị tăng cân? Một số gợi ý bữa phụ lành mạnh có thể là: Hạt bí hoặc các loại hạt không ướp muối như hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó,… Sữa chua không đường với trái cây Bánh yến mạch Bánh làm từ ngũ cốc nguyên hạt Đậu phộng Trái cây như kiwi, bơ,… Xem thêm >> Món ăn vặt dành cho người tiểu đường Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì nếu đang muốn giảm cân. Bên cạnh điều chỉnh việc ăn uống, bạn nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày và có thể hỏi bác sĩ về việc phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày nhằm đạt cân nặng mục tiêu nhé!
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì nếu muốn giảm cân?
Tiểu đường
Đường huyết tăng cao vào ban đêm không phải là tình trạng hiếm gặp ở người bệnh tiểu đường. Tại sao lượng đường trong máu của bạn lại tăng vào ban đêm, và bạn có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng này? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé! Tìm hiểu chung Đường huyết tăng cao vào ban đêm là tình trạng như thế nào? Đường huyết tăng cao vào ban đêm là tình trạng thường xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường đang cố gắng duy trì mức độ ổn định, nhưng đôi khi rất khó để tránh mức đường huyết tăng đột ngột vào những thời điểm nhất định trong ngày, mà đặc biệt là vào ban đêm. Mức đường huyết tăng cao khi đạt trên 126 mg/dL (7,0 mmol/L) lúc đói hoặc trên 200 mg/dL (11,1 mmol/L) vào khoảng 2 giờ sau khi ăn. Tình trạng tăng đường huyết đột ngột vào ban đêm xảy ra khi bạn đang thư giãn, nghỉ ngơi hoặc thậm chí trong khi ngủ và có thể kéo dài cho đến tận sáng hôm sau khi bạn thức dậy. Việc giữ mức đường huyết ổn định qua đêm sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, sức khỏe tốt hơn và góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường. Triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng đường huyết tăng cao vào ban đêm Nếu lượng đường huyết tăng cao vào ban đêm, bạn có thể gặp phải các triệu chứng của tăng đường huyết , bao gồm: Ngủ không ngon giấc Thức giấc thường xuyên để đi tiểu hoặc uống nước Đau đầu Khô miệng Khát nước Nhìn mờ Mệt mỏi, khó chịu Hụt hơi Buồn nôn và ói mửa. Nếu bị tăng đường huyết vào ban đêm khi đang ngủ, bạn có thể bị tỉnh giấc với một số triệu chứng được đề cập ở trên. Biến chứng Đường huyết tăng cao vào ban đêm có nguy hiểm không? Thỉnh thoảng đường huyết tăng cao vào ban đêm thường không gây ra mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe. Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường không thể tránh khỏi có mức đường huyết cao vào một số thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, đường huyết tăng cao thường xuyên trong thời gian dài, đặc biệt là ở mức cực cao (trên 250 mg/dl) có thể gây nguy hiểm. Tăng đường huyết kéo dài có thể gây tổn thương mạch máu và các dây thần kinh, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ở mắt, tim, thận và các cơ quan khác trên cơ thể. Ngoài ra, mức đường huyết rất cao có thể dẫn tới nhiễm toan ceton do tiểu đường . Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và có thể đe dọa đến tính mạng. Nguyên nhân Nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao vào ban đêm là gì? Tại sao đường huyết tăng đột ngột vào ban đêm? Có nhiều yếu tố có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên vào ban đêm. Chẳng hạn như: những loại thức ăn đã ăn trong ngày, lượng thức ăn nạp vào, thời gian tập thể dục, có ăn đồ ăn nhẹ trước khi đi ngủ hay không, cũng như thời gian sử dụng liều insulin và mức độ căng thẳng thần kinh. Cụ thể như sau: Ăn quá gần giờ đi ngủ: Khi bạn ăn vặt hay ăn tối muộn quá gần giờ đi ngủ thì lượng đường huyết sẽ tăng đột biến sau bữa ăn và có thể dẫn đến mức đường huyết cao qua đêm. Đặc biệt, nếu bạn nạp vào cơ thể các loại thực phẩm giàu chất béo, nhiều bột đường. Điều trị bệnh tiểu đường type 2 chưa hợp lý: Nếu bạn bị tiểu đường type 2, việc điều trị không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin vào ban đêm; hoặc bạn đã bỏ lỡ liều thuốc hạ đường huyết có thể gây ra mức đường huyết cao vào ban đêm, thậm chí cả ban ngày. Liều lượng insulin dùng không đủ để ổn định mức đường huyết qua đêm: Một nguyên nhân nữa khiến đường huyết tăng cao vào ban đêm là do liều dùng insulin trước khi đi ngủ không còn đủ để duy trì mức đường huyết ổn định cho đến sáng hôm sau. Hoặc do bạn đã dùng liều insulin trước khi đi ngủ ít hơn quy định. Hiện tượng bình minh: Đây là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao xảy ra từ 2h – 8h sáng. Khi chuẩn bị thức dậy, cơ thể sẽ phát tín hiệu cho gan giải phóng glucose dự trữ để có đủ năng lượng cho ngày mới. Cơ thể cũng sẽ tiết ra những hormone (hormone tăng trưởng, cortisol, glucagon và epinephrine) làm giảm tính nhạy cảm của insulin với tế bào. Cuối cùng, đường huyết sẽ tăng lên. Chẩn đoán và điều trị Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đường huyết tăng cao vào ban đêm? Bạn có thể có lượng đường huyết cao trước khi đi ngủ, hoặc vài giờ sau khi ngủ, hoặc đường huyết tăng cao suốt đêm cho đến vài giờ ngay trước khi thức dậy. Vì vậy, trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi thăm các triệu chứng và đề nghị bạn: Kiểm tra lượng đường trong máu trước khi đi ngủ. Kiểm tra lượng đường trong máu trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến 3 giờ sáng. Kiểm tra lượng đường trong máu ngay sau khi bạn thức dậy. Lượng đường trong máu có thể tăng cao vào nhiều thời điểm khác nhau trong một đêm. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần phải kiểm tra mức đường huyết thường xuyên để cung cấp những thông tin chính xác cho bác sĩ nhằm tìm ra phương pháp ổn định đường huyết tốt nhất. Những phương pháp điều trị tình trạng đường huyết tăng cao vào ban đêm Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào thời gian mà đường huyết tăng cao trong đêm. Cụ thể như sau: Nếu lượng đường huyết trước khi đi ngủ đã cao và kéo dài trong suốt cả đêm: Bác sĩ có thể đề nghị bạn tránh ăn quá gần giờ đi ngủ, ăn tối ít bột đường và ngừng ăn vặt sau bữa tối; tăng liều insulin. Nếu đường huyết tăng cao trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến 3 giờ sáng: Lúc này, bạn có thể cần điều chỉnh liều lượng và thời gian sử dụng insulin. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều dùng insulin trước khi đi ngủ hợp lý nhất, tránh tình trạng hạ đường huyết ban đầu nhưng lại tăng cao đột ngột về sau. Nếu đường huyết tăng cao sau 3 giờ sáng khi bạn chuẩn bị thức dậy: Trong trường hợp này, bạn có thể cần dùng insulin càng gần giờ đi ngủ càng tốt để duy trì ổn định đường huyết cho đến sáng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc hạ đường huyết để giải quyết tình trạng đường huyết tăng cao qua đêm. Đối với một số người mắc bệnh tiểu đường, một bữa ăn nhẹ lành mạnh có ít chất bột đường, giàu protein và chất béo lành mạnh trước khi đi ngủ có thể giúp ổn định lượng đường trong suốt đêm và tránh tình trạng tăng cao vào buổi sáng sớm.
Đường huyết tăng cao vào ban đêm thì bạn nên làm gì?
Tiểu đường
Mặc dù biết tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nhiều bệnh nhân tiểu đường vẫn lo lắng về cách cơ thể mình thích nghi với các bài tập thể dục, và những bài tập này ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào. Một số người nghĩ rằng tập thể dục sẽ gây mệt mỏi hoặc khiến mức đường huyết khó kiểm soát hơn. Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp xoay quanh việc tập thể dục của người bị bệnh tiểu đường trong bài viết ngay sau đây nhé! 1. Tại sao sau khi tập thể dục đường huyết tăng? Khi bạn bắt đầu tập thể dục, cơ thể sẽ tiết ra các hormone căng thẳng vì cơ bắp hoạt động nhiều. Những hormone này có thể làm đường huyết tăng sau khi tập thể dục trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng sau đó chỉ số đường huyết sẽ giảm xuống. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân tiểu đường có thể gặp hiện tượng bình minh , khiến đường huyết tăng cao vào buổi sáng. Do đó họ nghĩ rằng do tập thể dục gây nên. Các bác sĩ cảnh báo rằng nếu người bị bệnh tiểu đường bắt đầu tập thể dục với lượng đường trong máu rất cao, nó có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, hãy cần đợi nó giảm bớt một chút trước khi bắt đầu tập luyện. Nếu bị hạ đường huyết sau vài giờ tập thể dục, hãy ăn nhẹ trước khi luyện tập và cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để kịp thời điều chỉnh. Nếu vẫn tái diễn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh thuốc cho phù hợp. 2. Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm tra đường huyết lúc nào khi tập thể dục? Trước khi tập Nếu bạn đang dùng insulin hoặc các loại thuốc khác có thể gây ra lượng đường trong máu thấp ( hạ đường huyết ), hãy kiểm tra lượng đường trong máu từ 15 đến 30 phút trước khi tập thể dục. Nếu lượng đường trong máu từ 100 đến 250 mg/dL, bạn đang ở trong mức khỏe mạnh và có thể bắt đầu tập luyện ngay. Nếu mức đường huyết thấp hơn 100mg/dL, hãy bổ sung thêm 15 gram carbohydrate bằng một bữa ăn phụ lành mạnh với nước ép, trái cây, hoặc thậm chí là viên nén glucose trước khi bắt đầu tập thể dục để mức đường huyết không giảm quá thấp. Nếu mức đường huyết quá cao (trên 250mg/dL hoặc hơn), đừng tập thể dục ngay mà hãy thử nước tiểu để xem có xuất hiện ceton hay không, nếu có nghĩa là cơ thể bạn đang không có đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu tập thể dục khi lượng ceton cao, bạn có nguy cơ bị nhiễm toan ceton – một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Trong khi tập Hãy kiểm tra mỗi 30 phút, đặc biệt là khi bạn đang tập một chương trình mới hoặc tăng cường độ tập luyện. Điều này sẽ giúp bạn biết được đường huyết thay đổi như thế nào với thói quen tập luyện. Ngưng tập nếu đường huyết từ 70mg/dL trở xuống hoặc bạn thấy run rẩy, mệt mỏi, đói. Tiếp theo, nên ăn viên glucose, nước trái cây hoặc kẹo rồi đợi 15 phút để kiểm tra đường huyết lần nữa. Đến khi chỉ số này lên trên mức 70mg/dL thì bạn có thể tiếp tục tập luyện. Sau khi tập Ngoài ra, nếu bạn dùng insulin, hãy kiểm tra lượng đường trong máu ngay sau khi tập thể dục xong và vài lần sau đó. Tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra ngay hoặc sau 4 – 8 giờ sau khi tập. Nếu gặp phải, bạn cũng ăn viên glucose, nước trái cây hay bất kỳ loại carbohydrate nhỏ nào như trên. 3. Bệnh nhân tiểu đường tập thể dục có thực sự an toàn không? Mức độ an toàn khi tập thể dục đối với bệnh nhân tiểu đường phần lớn phụ thuộc vào lượng đường trong máu trước và sau khi tập luyện, sức khỏe tổng thể. Để tập thể dục một cách an toàn, hãy luôn theo dõi lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập. Tập thể dục mang đến cho người bị bệnh tiểu đường các lợi ích như sau: Cơ thể bạn đốt cháy nhiều năng lượng hơn để thúc đẩy việc xây dựng cơ bắp, từ đó, góp phần làm giảm lượng đường trong máu một cách ổn định. Giúp những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cải thiện HbA1c và kiểm soát bệnh. Giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, góp phần làm giảm lượng đường trong máu trong tối đa 12 giờ sau khi tập thể dục. Cải thiện cholesterol trong máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Kiểm soát huyết áp tốt hơn. Hỗ trợ giảm cân lành mạnh nếu bị thừa cân, béo phì. Tăng cường sự linh hoạt của xương khớp. Giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường nên dành khoảng 150 phút tập thể dục với cường độ vừa phải hoặc 75 phút tập thể dục cường độ cao hàng tuần. Xem thêm >> Bị biến chứng tiểu đường có nên tập thể dục? 4. Tại sao bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục sau bữa ăn? Sau khi ăn là thời điểm mà đường huyết bị tăng cao. Tập thể dục sau bữa ăn là cách tốt nhất để giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định lượng đường trong máu, đồng thời giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng tiểu đường , bao gồm cả bệnh tim. Điều này đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu. Vì vậy, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân tiểu đường nên bắt đầu tập thể dục khoảng 1 – 3 giờ sau bữa ăn. Lúc này, lượng đường trong máu có khả năng tăng cao hơn. 5. Người bị tiểu đường có nên tập thể dục vào buổi tối? Bất kỳ hoạt động nào kéo dài quá lâu với cường độ nặng vào buổi tối có thể khiến bạn khó ngủ hoặc thậm chí là gây mất ngủ. Đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người đang sử dụng insulin, tập thể dục cường độ cao vào buổi tối có thể gây ra lượng đường trong máu thấp vào buổi sáng sớm. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể tập thể dục buổi tối nhưng nên chọn hoạt động nhẹ nhàng và tránh tập quá gần giờ đi ngủ. Tập thể dục là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường. Để tránh các vấn đề nguy hiểm tiềm ẩn, hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước, trong và sau khi tập thể dục. Đồng thời, tái khám và hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập, cũng như cường độ tập luyện phù hợp nhất để giúp kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Giải đáp thắc mắc xoay quanh việc tập thể dục của bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường
Bất kỳ ai có chỉ số đường huyết tăng đều chung một nỗi lo đường huyết cao có phải bị tiểu đường. Bởi tiểu đường là bệnh mạn tính và nếu mắc phải, việc điều trị cần phải nghiêm ngặt, từ việc dùng thuốc, ăn uống cho tới sinh hoạt thường ngày, theo dõi biến chứng… Vậy, đường huyết cao có phải bị tiểu đường không? Cần làm gì nếu bị tăng đường huyết? Bài viết dưới đây chính là câu trả lời cho bạn. Đường huyết cao có phải bị tiểu đường không? Đường huyết của một người được cho là cao khi chỉ số lúc đói trên 125 mg/dL hoặc trên 180 mg/dL sau khi ăn 1 – 2 giờ. Tình trạng này là đặc trưng của bệnh tiểu đường tất cả các tuýp. Cụ thể như sau: Tiểu đường tuýp 1 : Các tế bào beta ở đảo tụy làm nhiệm vụ sản xuất hormone insulin – hormone đưa đường glucose từ máu vào tế bào để tiêu thụ và tạo ra năng lượng cho cơ thể – bị phá hủy. Vì vậy, chúng không thể sản xuất đủ insulin cho cơ thể, khiến đường glucose nằm lại trong máu và chỉ số đường huyết tăng cao. Tiểu đường tuýp 2 : Insulin vẫn được sản xuất đầy đủ, nhưng nó lại không hoạt động đúng cách. Kết quả vẫn là glucose không được vận chuyển vào trong tế bào và đường huyết tăng lên. Tiểu đường thai kỳ : Sự thay đổi trong thai kỳ khiến hoạt động của insulin bị cản trở và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường cho một số phụ nữ. Đường trong máu có nguồn gốc từ thức ăn và một phần khác là do gan sản xuất. Ngoài bệnh tiểu đường, vẫn có rất nhiều lý do khác khiến cho quá trình sản xuất insulin, sản xuất glucose của gan hoặc vận chuyển đường vào tế bào gặp trục trặc. Đường huyết cao có phải bị tiểu đường không thì câu trả lời là CHƯA CHẮC . Đường huyết cao không phải bị tiểu đường thì do đâu? Tình trạng đường huyết cao hay tăng đường huyết cấp tính có thể xảy ra đột ngột khi một người bị bệnh như viêm tụy cấp hoặc bị chấn thương nặng. Đường huyết cao diễn ra trong thời gian dài hơn thường do một bệnh mạn tính gây ra, chẳng hạn như viêm tụy mạn tính , xơ gan , hội chứng Cushing , bệnh to đầu chi ; người mới trải qua cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim , người bị nhiễm trùng nặng. Đường huyết cao có phải tiểu đường không và nguy hiểm như thế nào? Nếu bạn thắc mắc rằng tăng đường huyết có phải tiểu đường không thì câu trả lời là có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và tiểu đường là một trong số đó. Lượng đường trong máu cao kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngăn cản quá trình lành bệnh. Vì vậy, bạn rất khó để kiểm soát tình trạng của mình, nhất là khi có chấn thương. Bên cạnh đó, tăng đường huyết không được điều trị có thể làm hỏng các dây thần kinh, mạch máu, mô và các cơ quan trong cơ thể. Nếu tổn thương xảy ra tại động mạch, nguy cơ đau tim và đột quỵ của bạn sẽ tăng lên. Còn hư hại dây thần kinh thì dẫn tới những vấn đề về tim mạch, dạ dày, mắt, thận, thần kinh ngoại biên (thường ở tay chân là rõ nhất)… Riêng đường huyết cao do bị tiểu đường còn có thêm nỗi lo khác, đó là tình trạng nhiễm toan ceton , tăng áp lực thẩm thấu khi tăng đường huyết tăng không kiểm soát. Hai biến chứng này đẩy người bệnh đến cửa tử rất nhanh nếu như không kịp thời điều trị. Hiểu rõ đường huyết cao có phải bị tiểu đường không để biết c ần làm gì? Đừng chỉ quan tâm rằng lượng đường trong máu cao có phải tiểu đường không mà khi biết mình có chỉ số đường huyết cao thì dù có phải bị tiểu đường hay không bạn cũng nên sắp xếp thời gian đi khám để tìm kiếm nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị phù hợp càng sớm càng tốt. Hãy đến bệnh viện khám ngay lập tức nếu: Mức đường huyết cao hơn hoặc thấp hơn mức bác sĩ đã khuyến cáo Hơi thở của bạn có mùi trái cây Bị buồn nôn và nôn Có triệu chứng mất nước như nước tiểu màu vàng sẫm, miệng và môi khô, da khô. Hãy gọi cấp cứu 115 nếu gặp bất kỳ trường hợp nào dưới đây: Co giật Khó thở hoặc thở gấp Mệt mỏi, mất sức. Điều trị đường huyết cao như thế nào? Dù đường huyết cao có phải bị tiểu đường không thì việc kiểm soát đường huyết là rất quan trọng. Vì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tình trạng này kéo dài đều sẽ gây nhiều bất lợi cho bạn. Với bệnh nhân tiểu đường, cần được sử dụng thuốc hạ đường huyết dạng uống hoặc insulin nhằm duy trì chỉ số đường huyết ở ngưỡng cho phép. Bên cạnh đó, hãy tuân thủ chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường và theo dõi đường huyết liên tục. Nên nhớ bạn cần tái khám đúng hẹn, khi nghi ngờ có biến chứng tiểu đường hoặc khi thấy thuốc không giúp bản thân kiểm soát tốt đường huyết nữa, bác sĩ sẽ kiểm tra lại và có thể thay đổi đơn thuốc cho phù hợp. Trong trường hợp đường huyết cao không phải bị tiểu đường mà do những bệnh lý khác, bác sĩ vẫn sẽ đo lượng đường trong máu và có thể kê đơn insulin hay thuốc hạ đường huyết khác. Cùng với đó, cần kết hợp điều trị nguyên nhân thì tình trạng này sẽ được khắc phục. Ngoài ra, mọi người nói chung có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để góp phần ngăn ngừa tăng đường huyết. Đó là: Tập thể dục: Cách này giúp giảm lượng đường trong máu của bạn khi nó đang ở mức cao. Không chỉ vậy, tập thể dục còn có thể giữ cho đường huyết ổn định theo thời gian. Kể cả đường huyết cao có phải bị tiểu đường hoặc do nguyên nhân khác thì đều nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tối thiểu 5 ngày một tuần với bất kỳ hoạt động nào yêu thích, phù hợp với sức khỏe. Để chắc chắn bài tập là an toàn, bạn có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ. Ăn theo kế hoạch: Bác sĩ sẽ đưa ra những lưu ý trong ăn uống để giúp bạn giảm lượng đường trong máu. Duy trì cân nặng hợp lý: Hãy tính chỉ số BMI theo hướng dẫn TẠI ĐÂY để biết mức cân nặng hợp lý của mình là bao nhiêu. Giảm cân phần nào giúp bạn giảm lượng đường trong máu. Điều này được thực hiện bằng chế độ ăn và tập thể dục. Không hút thuốc: Nicotin và các hóa chất khác trong thuốc lá, xì gà gây tổn thương phổi và khiến bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn. Kể cả thuốc lá điện tử hay thuốc lá không khói cũng vẫn chứa nicotin. Vậy nên, hãy bỏ tất cả những loại thuốc lá, xì gà và tránh xa những người hút thuốc nhé! Hạn chế hoặc không uống rượu: Rượu cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Bạn chỉ nên giới hạn lượng rượu ở mức dưới 2 ly với nam giới, dưới 1 ly với phụ nữ hoặc nếu được thì nên bỏ rượu hoàn toàn. Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã trả lời được thắc mắc đường huyết cao có phải bị tiểu đường và biết nên làm gì tiếp theo để sớm kiểm soát tình trạng của mình. Dù vì nguyên nhân gì thì đường huyết cao cũng đáng lo ngại, vì vậy đừng chủ quan mà sớm thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Đường huyết cao có phải bị tiểu đường?
Tiểu đường
Đường huyết là chỉ số dùng để chỉ lượng đường (glucose) trong máu. Chỉ số này có liên quan mật thiết đến nhiều tình trạng sức khỏe và bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, liệu bạn có biết, đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Để giải đáp câu hỏi này, mời bạn cùng Hello Bacsi tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé! Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu? Trước khi tìm hiểu đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm, bạn nên biết về chỉ số đường huyết bình thường của một người trưởng thành. Theo đó, đối với phần lớn người khỏe mạnh, lượng đường trong máu lúc đói sẽ dao động ở khoảng 70 – 100 mg/dL (4,0 – 5,6 mmol/L). Tuy nhiên, chỉ số này bị ảnh hưởng nhiều bởi các loại thực phẩm bạn tiêu thụ và có thể tăng lên đến 140 mg/dL (7,8 mmol/L) vào 2 giờ sau ăn. Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm thì chỉ cần ra khỏi ngưỡng bình thường đều cần phải thận trọng. Đường huyết có thể cao hoặc thấp hơn mức bình thường. Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Câu trả lời cụ thể như sau: Tăng đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Tình trạng chỉ số đường huyết cao có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Một người được xem là bị tăng đường huyết nếu lượng đường trong máu cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) khi đói hoặc hơn 180 mg/dL (10 mmol/L) trong khoảng 1 – 2 giờ sau ăn. Nguyên nhân khiến đường huyết tăng nguy hiểm Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột do một số vấn đề cấp tính như: Chế độ ăn quá nhiều carbohydrate Phẫu thuật Chấn thương (chẳng hạn như bỏng, cháy nắng) Gặp tác dụng phụ của một số loại thuốc (chẳng hạn như steroid hoặc thuốc lợi tiểu) Căng thẳng quá mức khiến cơ thể tạo ra nhiều hormone làm tăng lượng đường trong máu Chu kỳ kinh nguyệt làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể Tình trạng mất nước Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, bao gồm: Các bệnh lý như hội chứng Cushing hoặc hội chứng buồng trứng đa nang Các tình trạng nhiễm trùng như viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu Béo phì Tiểu đường bao nhiêu là cao đến mức đe dọa tính mạng ở người tiểu đường? Mặc dù đường huyết có thể tăng cao do các nguyên nhân trên nhưng khi nhắc đến tình trạng này, người ta thường nghĩ ngay tới một căn bệnh mạn tính nguy hiểm khác là đái tháo đường. Tiểu đường cao là bao nhiêu hay tiểu đường bao nhiêu là cao? Ở cả đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2 , mức đường huyết của người bệnh cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) khi đói và hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trong khoảng 1 – 2 giờ sau ăn. Riêng bệnh nhân có chỉ số đường huyết đói từ 100 – 125 mg/mL được coi là tiền tiểu đường. Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống thì có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Tiền tiểu đường có thể chữa khỏi được, còn tiểu đường tuýp 2 thì không. Vì vậy, nếu bạn ở trong trường hợp này, cần hết sức thận trọng. Tình trạng tăng đường huyết có thể không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt cho đến khi lượng đường trong máu của bạn cao trên 180 – 200 mg/dL (10 – 11,1 mmol/L). Bạn có thể gặp phải các triệu chứng như: Đi tiểu thường xuyên Thường cảm thấy khát Nhìn mờ Mệt mỏi Đau đầu Sụt cân Dễ bị nhiễm trùng Vì vậy, đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm thì chỉ cần có tăng đường huyết, ít hay nhiều cũng cần được can thiệp phù hợp. Đường huyết tăng cao trong thời gian càng dài thì càng tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành, phá hủy các dây thần kinh, mạch máu, mô và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Tổn thương mạch máu dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bên cạnh đó, hãy đặc biệt lưu tâm việc đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm đến tính mạng, cần phải cấp cứu ngay. Có hai trường hợp là: Nhiễm toan ceton Nhiễm toan ceton là một biến chứng thường xảy ra ở người bệnh đái tháo đường típ 1, đôi khi cũng xuất hiện ở người đái tháo đường típ 2, do cơ thể không sản xuất đủ insulin. Điều này khiến glucose không thể đi vào tế bào để tạo ra năng lượng và buộc cơ thể phải phân hủy chất béo để thay thế. Quá trình phân hủy chất béo sẽ tạo ra các axit gọi là ceton. Nếu không được điều trị, nhiễm toan ceton do đái tháo đường có thể gây hôn mê và đe dọa đến tính mạng. Đường huyết cao là bao nhiêu? Bạn cần kiểm tra mức đường huyết và lượng ceton trong máu hoặc nước tiểu để phát hiện tình trạng này. Nguy cơ cao nhiễm toan ceton nếu mức đường huyết trên 11,1mmol/L và lượng ceton trong máu từ 1,6mmol/L trở lên. Tăng áp lực thẩm thấu Tình trạng này xảy ra trong bệnh tiểu đường tuýp 2, thường được kích hoạt bởi bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng. Lúc này, mức đường huyết của bạn có thể cao đến 1000 mg/dL (55,6 mmol/L). Cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu thông qua nước tiểu, khiến bạn đi tiểu rất nhiều. Nếu không điều trị, tình trạng tăng áp lực thẩm thấu có thể dẫn đến mất nước, hôn mê và đe dọa đến tính mạng. Vậy, chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm tới tính mạng? Bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc đi khám bệnh ngay nếu lượng đường trong máu cao hơn 300 mg/dL (16,7 mmol/L) và không cải thiện dù đã tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Hạ đường huyết có nguy hiểm không? Không chỉ tình trạng tăng đường huyết mới gây nguy hiểm, chỉ số này nếu giảm mạnh cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bạn có nguy cơ bị hạ đường huyết nếu lượng đường trong máu lúc đói ở mức dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L). Tình trạng này thường gặp ở những người bị đái tháo đường không tiêu thụ đủ carbohydrate, ăn chay, tăng cường hoạt động thể chất, uống quá nhiều rượu bia hoặc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường quá liều. Dù không phổ biến nhưng đôi khi hạ đường huyết cũng có thể xảy ra ở cả những người không mắc đái tháo đường: U tụy nội tiết (một khối u hiếm gặp khiến tuyến tụy sản xuất nhiều insulin) Thiếu hụt hormone, chẳng hạn như hormone tăng trưởng, hormone tuyến giáp, cortisol Suy tim, suy gan hoặc suy thận nặng Nhiễm trùng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể (chẳng hạn như nhiễm trùng máu ) Trải qua phẫu thuật cắt bỏ dạ dày Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh hoặc thuốc tim mạch Tình trạng hạ đường huyết nhẹ có thể khiến bạn run rẩy, cảm thấy rất đói, buồn nôn, lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, vã mồ hôi. Nếu không được xử lý kịp thời, hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình có thể chuyển biến thành hạ đường huyết nghiêm trọng, gây bất tỉnh, co giật, thậm chí hôn mê hoặc tử vong. Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm thì hãy nhớ các mốc quan trọng sau: Khi đo đường huyết cho kết quả mức đường huyết giảm dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L), bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị, và khi hạ đường huyết nghiêm trọng, dưới 40 mg/dL (2,2 mmol/L), bạn cần đến bệnh viện ngay. Chỉ số đường huyết, dù tăng hay giảm, đều có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?”. Bạn đừng quên theo dõi đường huyết thường xuyên và đến bệnh viện ngay nếu chỉ số này ở mức báo động.
Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm gây biến chứng?
Tiểu đường
Chọn được máy đo đường huyết tốt nhất sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường theo dõi và điều chỉnh các biện pháp kiểm soát lượng đường trong máu: Bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng thói quen tập thể dục và tái khám để điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp. Bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường đều cần sở hữu cho mình một chiếc máy đo đường huyết để tự theo dõi đường huyết ngay tại nhà. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy đo đường huyết, đa dạng từ các mẫu cơ bản cho đến các loại máy cao cấp hơn với nhiều tính năng khác nhau. Vậy, máy đo đường huyết nào tốt nhất hay máy đo đường huyết loại nào tốt? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay nhé! Máy đo đường huyết tốt nhất hoạt động như thế nào? Máy đo đường huyết là một thiết bị y tế được sử dụng để đo nồng độ đường glucose có trong máu. Hầu hết các máy kiểm tra đường huyết hiện nay đều kiểm tra thông qua que thử. Các đầu que thử có chứa thuốc thử đặc biệt và chúng sẽ ngay lập tức phản ứng với đường glucose ở trong máu, từ đó đo được mức đường huyết tại thời điểm tiến hành đo. Để sử dụng máy đo đường huyết, trước tiên bạn lắp que thử vào máy đo. Sau đó, dùng kim chuyên dụng chọc vào mặt bên đầu ngón tay sạch, vuốt nhẹ hướng về đầu ngón tay để lấy một giọt máu, chú ý không chọc kim vào đầu chóp ngón tay vì gây đau và ít máu. Sau đó, hãy cẩn thận cho máu vào que thử và đợi kết quả đo đường huyết hiển thị trên màn hình. Bạn sẽ nhận được kết quả đo bằng mmol/L (milimol trên một lít máu) hoặc mg/dL (miligam trên một decilit máu). Nhìn chung, máy đo đường huyết rất dễ sử dụng, nhưng để có kết quả chính xác thì phải luôn đảm bảo rửa tay sạch trước khi lấy mẫu; sử dụng ngay que thử khi vừa lấy ra khỏi hộp, không để lâu ngoài không khí hay làm ướt que thử; thao tác cẩn thận để không làm sai lệch kết quả. Bên cạnh đó, chất lượng máy cũng rất quan trọng. Máy đo đường huyết tốt nhất phải đảm bảo đang hoạt động tốt, không gây ra sai số khi đo và đáp ứng được những tiêu chí dưới đây: Máy đo đường huyết nào tốt? Các tiêu chí lựa chọn máy đo đường huyết tốt nhất Cân nhắc về chi phí Tất nhiên, mỗi dòng máy đến từ thương hiệu khác nhau sẽ có mức giá hoàn toàn khác nhau. Mức giá trung bình trên thị trường hiện nay cho một chiếc máy đo đường huyết chất lượng thường dao động từ khoảng vài trăm ngàn cho đến 2 triệu đồng, thậm chí là 10 hay 15 triệu đồng cho những dòng máy cao cấp. Hãy xem xét đến khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng để lựa chọn được một dòng máy phù hợp túi tiền mà vẫn đảm bảo chất lượng. Khả năng lưu trữ của máy đo đường huyết tốt nhất Đừng quên xem xét đến yếu tố lưu trữ kết quả của máy. Nhiều máy có thể ghi nhận lại ngày giờ bạn tiến hành đo đường huyết , kết quả và xu hướng tăng/giảm mức đường huyết theo thời gian. Với những chiếc máy đời cũ, khả năng lưu trữ chỉ khoảng tối đa 10 kết quả. Tuy nhiên, dòng máy hiện đại hơn có thể lưu từ 100 thậm chí 500 kết quả. Điều này rất thuận lợi để giúp bạn quản lý tốt bệnh tiểu đường. Kết nối phần mềm và truy xuất kết quả Một số máy đo cung cấp tính năng chia sẻ kết quả đo của bệnh nhân trong thời gian thực với bác sĩ thông qua phần mềm trên điện thoại thông minh. Một số khác có thể cho phép tải kết quả đo đường huyết xuống máy tính hoặc điện thoại di động, sau đó, gửi kết quả xét nghiệm thông qua email cho bác sĩ. Tính năng này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều. Máy đo đường huyết tốt nhất nên nhỏ gọn Các loại máy đo đường huyết tại nhà hiện nay đều là thiết bị cầm tay nên cần lựa chọn loại có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng cầm nắm, nút dễ nhìn/dễ bấm, màn hình hiển thị kết quả rõ ràng, đủ lớn để quan sát, đặc biệt là đối với những người cao tuổi có thị lực suy giảm. Dễ sử dụng Máy đo đường huyết tại nhà tốt nhất hiện nay phải là dòng máy dễ sử dụng và đảm bảo tính tiện lợi. Bạn nên xem xét đến vấn đề cả máy đo và que thử có thoải mái và dễ cầm khi sử dụng hay không? Bạn có thể dễ dàng để lấy máu trên các ngón tay khác nhau? Cần một giọt máu lớn đến mức nào và mức độ đau khi chọc kim? Hãy cân nhắc những yếu tố này trước khi quyết định lựa chọn một chiếc máy đo đường huyết tốt nhất với bản thân mình. Thời hạn bảo hành Hãy hỏi nhà cung cấp máy đo đường huyết để biết chi tiết về thời hạn bảo hành của thiết bị. Một số hãng giới hạn phạm vi bảo hành cho từng dòng máy cụ thể hoặc giới hạn tổng số que thử được phép sử dụng. Một số nhà cung cấp lại có chế độ bảo hành lên đến 5 năm hoặc trọn đời cho tất cả các sản phẩm chính hãng của họ. Tất nhiên thời hạn bảo hành càng dài sẽ càng có lợi cho người sử dụng, nhất là với các thiết bị điện tử. Que thử Kiểm tra thông tin xem máy có yêu cầu que test cùng hãng hay không? Hay bạn có thể sử dụng que thử của hãng khác cho máy. Sau khi có được thông tin về những tiêu chí này từ người bán hàng, bạn cần cân nhắc mình chú trọng vào tính năng nào, máy có đủ đáp ứng không và chọn ra loại phù hợp nhất với bản thân. Nếu vẫn băn khoăn thì có thể hỏi bác sĩ điều trị nhé! Gợi ý 6 dòng máy đo đường huyết tốt nhất 2023 mà bạn có thể tham khảo Nếu bạn đang tìm mua cho bản thân hay người thân trong gia đình máy đo đường huyết cá nhân thì có thể tham khảo 6 mẫu máy đường huyết tốt nhất năm 2023 do Hello Bacsi tổng hợp dưới đây: Máy đo đường huyết Omron Omron là một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị y tế đến từ Nhật Bản. Các dòng máy và sản phẩm đến từ Omron đều mang đến cho người sử dụng sự hài lòng và kết quả chính xác nhất. Omron có nhiều dòng máy đo đường huyết như: Máy đo đường huyết Omron HGM – 112 Máy đo đường huyết Omron HGM – 111 Máy đo đường huyết Omron HEA – 230 Máy đo đường huyết Omron HEA – 232 Trong đó, dòng máy Omron HGM-112 sử dụng que thử được mã hoá tự động, tránh được các lỗi mã hóa sai có thể dẫn đến rủi ro sai liều lượng thuốc cũng là dòng máy đo đường huyết tốt nhất, phổ biến nhất tại Việt Nam. Máy đo đường huyết Medisana Medisana là thương hiệu chuyên cung cấp các dòng máy kiểm tra sức khỏe tại nhà đến từ Đức. Bên cạnh máy đo huyết áp, máy massage, máy điều trị viêm mũi dị ứng, máy hút dịch mũi họng, máy đo đường huyết cũng là một trong những dòng sản phẩm nổi bật của thương hiệu nổi tiếng này. Máy đo đường huyết AconOn Call Plus Thương hiệu Acon là một hãng công nghệ khá nổi tiếng có xuất xứ từ Mỹ. Thương hiệu này chuyên phân phối các sản phẩm thuộc lĩnh vực y tế như máy đo đường huyết….Máy đo đường huyết tốt nhất On Call Plus của Acon có ưu điểm là giá thành rẻ chỉ khoảng 1 triệu đồng, chất lượng tốt và được nhiều khách hàng tin dùng. Máy đo đường huyếtAccu-Chek Performa Máy đo đường huyết Accu-Chek Performa thuộc sản phẩm của Tập đoàn Roche (Đức) với bộ nhớ 250 kết quả, được lưu trữ lên đến 1 tháng – giúp bạn dễ dàng kiểm soát được lượng đường huyết của mình và người thân. Máy nhỏ gọn, được đi kèm chung với bộ bút, kim lấy máu – rất tiện lợi và có thể sử dụng bất cứ nơi đâu. Điểm trừ là máy đo đường huyết này chỉ tương thích với que test Accu-Chek và chi phí của que thử này cũng không hề rẻ. Tuy nhiên theo thông tin tổng hợp từ Hello Bacsi đây cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá là máy đo đường huyết tốt nhất, đáng để đầu tư bởi vì tin tưởng thương hiệu Roche danh tiếng từ Đức này. Máy đo đường huyếtOnetouch Select Plus Simple Chế độ bảo hành trọn đời chính là ưu điểm đầu tiên của máy đo đường huyết Onetouch Select Plus Simple. Ngoài ra, máy còn cho kết quả nhanh – chỉ trong vòng 5 giây trên màn hình LCD to, rõ. Thêm vào đó, máy còn giải thích kết quả đo chính xác với chỉ báo phạm vi 3 màu theo kết quả thấp, trung bình hay cao để người bệnh dễ dàng nhận biết tình trạng đường huyết của mình. Máy đo đường huyết Uright TD-4265 Máy đo đường huyếtUright TD-4265 với thiết kế nhỏ nhắn, thuận tiện cho việc di chuyển cùng với màn hình LCD vừa phải, chú thích và đánh giá lượng đường huyết sau mỗi lần đo. Loại máy này có ưu điểm là giá thành thấp, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Tham khảo thêm bài viết: Đo đường huyết tại nhà để biết cách tự kiểm tra đường huyết tại nhà nhé! Nếu bạn là một người mắc bệnh tiểu đường, bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của việc có một chiếc máy đo đường huyết tốt nhất trong tay. Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn chọn được một chiếc máy đo đường huyết tốt nhất. Nếu bạn đã xem xét và cân nhắc đến tất cả các yếu tố vừa đề cập ở trên mà vẫn không chắc chắn nên mua máy đo đường huyết nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn và giới thiệu.
Máy đo đường huyết tốt nhất 2023: Gợi ý tiêu chí lựa chọn!
Tiểu đường
Hạ đường huyết , hay tụt đường huyết, là tình trạng mức đường glucose trong máu giảm xuống quá thấp. Nó chủ yếu xảy ra ở người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là đang điều trị với insulin. Tuy nhiên, người bình thường cũng có thể gặp phải. Hầu như mọi người đều có thể dễ dàng nhận ra triệu chứng hạ đường huyết nếu biết được những biểu hiện đặc trưng của chúng. Mức đường huyết quá thấp rất nguy hiểm nếu không được điều trị nhanh chóng. Dù vậy, bạn có thể nhanh chóng kéo đường huyết lên cao nếu như có sự chuẩn bị từ trước. Hãy lưu lại những dấu hiệu hạ đường huyết. Nếu bạn có nguy cơ gặp phải tình trạng này thường xuyên, hãy chủ động thực hiện một số mẹo nhỏ được hướng dẫn trong bài viết để đối phó với nó. Các triệu chứng hạ đường huyết nhất định không được bỏ qua Triệu chứng của hạ đường huyết có xu hướng xuất hiện nhanh chóng và có thể khác nhau ở mỗi người. Cụ thể như sau: Dấu hiệu hạ đường huyết phổ biến vào ban ngày Hạ đường huyết từ nhẹ đến trung bình: Bủn rủn, run rẩy Đói bụng cồn cào Mệt lả Chóng mặt, choáng váng, kích động, lo lắng hoặc cáu gắt Tim đập quá nhanh hoặc lúc nhanh lúc chậm Đau đầu Chảy nước mắt, nhìn mờ Nói ngọng hoặc giọng nói không rõ ràng như người say rượu Tái xanh Triệu chứng hạ đường huyết nặng: Lúc này, não có thể không còn hoạt động như bình thường, khiến cho bạn bị lú lẫn, mất tỉnh táo, mắt mờ, ngất xỉu, co giật. Dù rất hiếm gặp nhưng vẫn có trường hợp tử vong do hạ đường huyết nghiêm trọng mà không được cấp cứu kịp thời. Những người hay gặp tình trạng tụt đường huyết thường là: Bệnh nhân tiểu đường dùng quá liều insulin , ăn quá ít chất bột đường, dùng insulin quá gần giờ đi ngủ, tiêm insulin trước bữa ăn nhưng rất lâu sau đó mới ăn. Cũng có những người bệnh bị hạ đường huyết rất thường xuyên, 1 – 2 lần trong tuần kể cả đang kiểm soát đường huyết rất tốt. Hoạt động thể chất nhiều nhưng lại ăn ít Uống quá nhiều rượu bia Ăn uống thất thường, hay bỏ bữa Ở độ cao lớn trong thời gian dài Thời tiết nóng ẩm Bước qua tuổi dậy thì Hành kinh mất nhiều máu Một số bệnh hiểm nghèo gồm viêm gan nặng, xơ gan, rối loạn thận, khối u ở tuyến tụy; rối loạn về tuyến thượng thận và khối u tuyến yên Hạ đường huyết sau bữa ăn xảy ra ở những người đã phẫu thuật cắt bỏ dạ dày . Triệu chứng hạ đường huyết ban đêm Một số người gặp phải tình trạng tụt đường huyết trong khi ngủ. Mức đường máu hạ xuống thấp trong vài giờ và gây ra các triệu chứng như: Òa khóc Gặp ác mộng Đổ mồ hôi đầm đìa, ướt cả quần áo và ga giường Sau khi tỉnh giấc thấy rất mệt mỏi, cáu gắt hoặc kích động Đôi khi những người này vẫn ngủ tiếp, không bị tỉnh giấc giữa chừng và không cảm thấy triệu chứng hạ đường huyết nào. Tuy nhiên, thực tế thì hạ đường huyết đã ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến cho tâm trạng cũng như khả năng làm việc bị ảnh hưởng xấu. Họ cũng thường ít gặp dấu hiệu hạ đường huyết vào ban ngày hơn. Nhóm người hay bị hạ đường huyết trong khi ngủ có thể do: Đã vận động quá nhiều vào ban ngày Hoạt động thể chất gần giờ đi ngủ Bệnh nhân tiểu đường dùng quá nhiều insulin. Đôi khi vẫn đúng liều nhưng lại tiêm sai cách (tiêm sâu vào bắp thay vì mô mỡ) khiến lượng thuốc nhanh chóng hấp thu và tăng cao làm đường huyết tụt xuống. Uống rượu vào buổi tối hoặc ban đêm. Bỏ ăn tối Hạ đường huyết mà không có triệu chứng Một số người khác lại bị hạ đường huyết nhưng không hề có biểu hiện gì. Điều này thường gặp ở những người: Đã mắc bệnh tiểu đường trên 5 – 10 năm Khi đo đường huyết thường xuyên ghi nhận chỉ số thấp Đang dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chẹn beta điều trị cao huyết áp. Nếu trong các trường hợp này, bạn nên kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên, đặc biệt là trước khi lái xe, trèo cao hoặc thực hiện các hoạt động thể chất. Vì đôi khi đường huyết sẽ hạ xuống mức trầm trọng trong khi đang vận động hoặc làm việc, gây nguy hiểm cho bạn. Chủ động phòng ngừa và điều trị hạ đường huyết Không khó để kéo đường huyết lên ngay lập tức. Nếu bản thân bạn có nguy cơ gặp phải tình trạng này, đặc biệt là khi đang điều trị tiểu đường, hãy: Luôn mang theo bên mình viên kẹo ngọt, viên glucose, chiếc bánh quy, nước đường hay một số thực phẩm giàu chất bột đường. Khi thấy có triệu chứng hạ đường huyết thì nhanh chóng ăn chúng. Sau đó 15 phút nên kiểm tra lại lượng đường trong máu, nếu đạt trên 70mg/dL (3,9 mmol/dL) thì ăn thêm một bữa nhẹ hoặc bữa chính để ổn định đường huyết. Nếu vẫn chưa đạt thì tiếp tục ăn chút đồ ngọt hay đồ uống có đường và lặp lại các bước trên. Chia nhỏ các bữa ăn, tránh tình trạng bỏ bữa. Khi gặp tình trạng hạ đường huyết khi ngủ, bạn nên ăn thêm đồ ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Bệnh nhân tiểu đường đang dùng insulin nên có một bộ glucagon để dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp. Bạn nên hướng dẫn người thân vị trí để và cách sử dụng chúng. Tiêm glucagon ngay khi bị hạ đường huyết nghiêm trọng. Nếu bạn là người đang giúp đỡ bệnh nhân và không có glucagon thì hãy gọi cấp cứu khẩn cấp. Lưu ý: Hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp phải triệu chứng hạ đường huyết nhưng lại không mắc bệnh tiểu đường hoặc không đáp ứng với những cách điều trị thông thường kể trên.
Triệu chứng hạ đường huyết: Dù bị tiểu đường hay không cũng cần thận trọng!
Tiểu đường
Tiêm insulin được xem là liệu pháp điều trị bắt buộc cho bệnh nhân bệnh tiểu đường típ 1 và cần thiết đối với nhiều người bệnh típ 2. Vì sử dụng liên tục insulin nên bệnh nhân phải tự tiêm tại nhà. Trong các loại insulin hiện nay, bút tiêm đang dần trở nên phổ biến vì tiện lợi, nhiều ưu việt hơn kim tiêm truyền thống. Vậy bút tiêm insulin là gì, khi nào nên sử dụng và cách sử dụng tại nhà như thế nào? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé! Bút tiêm insulin là gì? Bút tiêm insulin là một thiết bị có kim tiêm để đưa insulin vào lớp mỡ ngay dưới da . Trong bút tiêm đã có sẵn insulin nên bệnh nhân không cần làm thao tác lấy thuốc vào như kim tiêm truyền thống. Vì vậy, việc tuân thủ liều dùng ở mỗi lần chích thuốc rất đơn giản và thuận tiện. Tiêm bằng bút cũng ít gây đau. Bên cạnh đó, bút tiêm insulin tương đối dễ sử dụng, nhỏ gọn, có thể mang theo bên người. Chúng sẽ rất phù hợp với những trẻ bị tiểu đường típ 1 và cần tiêm thuốc khi ở trường, người cần phải di chuyển nhiều, bệnh nhân thị lực kém khó nhìn rõ liều… Khi nào nên sử dụng bút tiêm insulin? Bác sĩ sẽ chỉ định thời gian sử dụng bút tiêm insulin cũng như liều lượng mỗi lần dùng, căn cứ vào mục tiêu kiểm soát đường huyết, loại insulin bạn đang dùng. Cụ thể như sau: Kiểm tra lượng đường trong máu 30 phút trước khi ăn. Nếu bạn dùng insulin tác dụng nhanh , hãy tiêm insulin ngay trước bữa ăn. Nếu bạn dùng insulin thông thường, hãy tiêm insulin 30 phút trước bữa ăn. Nếu bạn dùng insulin tác dụng trung gian hoặc kéo dài , hãy tiêm insulin vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng bút tiêm insulin Trước khi tiêm insulin Chuẩn bị một nơi sạch sẽ, khô thoáng để tiến hành tiêm insulin. Chuẩn bị những thiết bị cần thiết như bút tiêm insulin, kim tiêm, khăn lau có tẩm cồn và một hộp nhựa cứng có nắp đậy để chứa các thiết bị đã qua sử dụng. Rửa tay thật sạch trước khi tiêm insulin. Chuẩn bị bút tiêm Tháo nắp của bút tiêm insulin bằng cách kéo thẳng. Nếu insulin trong bút không đều, hãy lắc bút nhẹ nhàng khoảng 20 lần, hoặc lăn nhẹ bút giữa hai lòng bàn tay khoảng 20 lần cho đến khi dung dịch trong và mịn. Lau sạch phần đầu bút tiêm và màng cao su bằng khăn tẩm cồn trước khi lắp kim tiêm vào. Hãy tháo mẫu giấy bảo vệ ra khỏi kim tiêm, vặn xoáy để gắn kim mới vào đầu bút tiêm và tháo nắp kim. Mỗi kim tiêm sẽ có nắp ngoài và nắp trong. Sau khi tháo 2 nắp này, bạn nên giữ lại nắp ngoài để có thể lấy kim ra khỏi bút sau khi kim tiêm xong một cách dễ dàng. Bạn xoay nút điều chỉnh liều tiêm về chỉ số 2 đơn vị. Sau đó, dựng bút tiêm insulin thẳng đứng hướng lên trên. Dùng ngón tay búng nhẹ vào buồng chứa insulin để bọt khí nổi lên trên và ấn vào núm ở đuôi bút tiêm cho đến khi thấy ít nhất một giọt insulin xuất hiện ở đầu kim tiêm. Xoay vòng điều chỉnh để chọn liều lượng insulin được chỉ định. Kiểm tra cẩn thận để đảm bảo rằng liều lượng insulin phải chính xác. Chọn và lau sạch vùng da để tiêm Vị trí tiêm tốt nhất thường bao gồm vùng bụng, mặt ngoài cánh tay, mông và mặt ngoài đùi. Không tiêm gần các khớp, vùng bẹn, rốn, giữa bụng hoặc mô sẹo hay nơi mà da bị rỗ, dày, sần, mềm, bầm tím, có vảy, cứng hoặc bị tổn thương. Bạn phải chuyển đổi vị trí tiêm insulin liên tục, tránh việc lặp đi lặp lại cùng một vị trí tiêm sẽ khiến vùng dưới da đó bị chai, insulin không hoạt động bình thường. Mỗi khi bạn sử dụng bút tiêm insulin, hãy ghi lại ngày, giờ và vị trí tiêm để tránh nhầm lẫn. Hãy lau sạch vùng da định tiêm bằng khăn tẩm cồn theo chuyển động tròn và đợi vài giây để vùng da đó khô hoàn toàn trước khi tiến hành tiêm. Tiến hành tiêm Sử dụng ngón tay túm nhẹ vùng da cần tiêm, dùng các ngón tay của bên còn lại để cầm bút tiêm insulin, đặt ngón cái lên núm ở đầu bút nhưng không ấn xuống. Ấn kim nhanh vào da theo một góc 90 độ để kim đi sâu vào da. Ấn từ từ vào núm ở đuôi bút để bơm insulin. Giữ bút tại vị trí đó trong khoảng từ 6-10 giây để chắc chắn insulin được bơm vào hết, sau đó mới rút kim ra. Không cần xoa hay day vào chỗ tiêm. Nếu tiêm đúng kỹ thuật, rất hiếm khi bị chảy máu tại chỗ tiêm. Lúc này, hãy lau bằng khăn sạch hoặc bông gòn tẩm cồn. Tháo và hủy kim tiêm Cẩn thận đậy nắp bên ngoài lên kim, xoay cả nắp và kim bên trong theo chiều ngược kim đồng hồ để tháo bỏ kim ra khỏi bút. Cho kim đã tiêm vào hộp đựng thiết bị đã qua sử dụng mà bạn chuẩn bị ngay từ lúc đầu để tránh đâm phải người khác. Cuối cùng, đậy nắp bút và bảo quản cho các lần tiêm kế tiếp. Bảo quản Bảo quản bút đã sử dụng ở nhiệt độ phòng, luôn đậy kín nắp. Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm thay đổi hoạt tính của insulin. Bảo quản bút tiêm còn mới trong ngăn mát tủ lạnh. Khi sử dụng bút mới, bạn cần lấy bút ra khỏi tủ trước khi tiêm 30 phút để insulin trong bút trở về nhiệt độ phòng. Không dùng khi đã quá hạn sử dụng ghi trên hộp. Viết ngày tháng trên bút insulin khi mở nó lần đầu tiên. Hầu hết các bút đều sử dụng tốt trong 28 ngày sau khi mở. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đọc hướng dẫn sử dụng thuốc để được hướng dẫn chính xác. Những lưu ý khi dùng bút tiêm insulin Luôn kiểm tra loại insulin đang dùng và ngày hết hạn được in trên hộp trước khi sử dụng. Không sử dụng bút tiêm nếu insulin bị vón cục, bị đổi màu hoặc đã đông cứng. Không dùng chung kim tiêm, bút tiêm hoặc ống tiêm với người khác. Không tái sử dụng kim tiêm và phải thay mới kim tiêm sau mỗi lần sử dụng. Đặt kim tiêm và kim dùng để kiểm tra lượng đường trong máu đã qua sử dụng trong hộp nhựa cứng có nắp đậy. Nếu bạn có thắc mắc về cách sử dụng bút insulin, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc tiêm insulin là hạ đường huyết. Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70mg/dl. Các triệu chứng bao gồm buồn ngủ, run rẩy, đổ mồ hôi, chóng mặt và đói. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách điều trị lượng đường trong máu thấp trước khi bắt đầu sử dụng bút insulin. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã biết rõ hơn về cách sử dụng bút tiêm insulin và những lưu ý khi tiêm nhé!
Cách sử dụng bút tiêm insulin có thể bạn chưa biết
Tiểu đường
Tiêm insulin là một phần thiết yếu trong quá trình điều trị bệnh của hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường . Vì việc điều trị là lâu dài, nên nếu nắm vững kỹ thuật tiêm sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn và ngăn ngừa các tác dụng phụ của thuốc. Vậy, tiêm insulin ở đâu? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu vị trí và cách tiêm insulin trong bài viết ngay sau đây nhé! Các vị trí tiêm insulin Những khu vực lý tưởng để tiêm vào là những bộ phận cơ thể có một lớp mỡ dưới da dày để thuốc hấp thụ từ từ. Khi tiêm insulin, bạn chỉ nên tiêm trực tiếp vào mô mỡ ngay dưới da, không nên tiêm sâu hơn vào cơ vì như vậy thuốc bị hấp thu quá nhanh, có thể gây tụt đường huyết . Những khu vực nhiều mỡ cũng có ít đầu dây thần kinh hơn, sẽ đỡ đau hơn khi tiêm. Bạn có thể tiêm tiểu đường ở bụng, bắp tay, mông và mặt trước ngoài của đùi. Khi tiêm vào vùng bụng, tránh tiêm vào rốn. Cần lưu ý rằng những người gầy không nên chọn tiêm vào cánh tay, vì tay của bạn có rất ít mỡ. Hãy hỏi bác sĩ xem mình nên tiêm insulin ở vị trí nào là phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Tiêm insulin vào đâu? Tuyệt đối không tiêm vào những nơi có vết thương hở, có sẹo hoặc vết bầm tím. Insulin được tiêm vào những vị trí này có thể không được hấp thu một cách chính xác. Nên xoay vòng vị trí tiêm Insulin được tiêm vào cùng một vị trí quá nhiều lần có thể khiến vùng da đó bị nổi cục cứng, sưng tấy, da dày lên và trở nên sần cứng hơn. Điều này sẽ cản trở khả năng hấp thụ insulin. Vì vậy, bạn bắt buộc phải xoay vòng các vị trí tiêm. Hãy thử tiêm vào các điểm khác nhau ở vùng da đã được chọn, mỗi điểm cách nhau ít nhất 3cm. Sau 1 -2 tuần bạn có thể quay lại vị trí cũ. Ví dụ, cách tiêm insulin dưới da bụng là bạn có thể luân phiên tiêm vào các vùng da khác nhau trên bụng, chẳng hạn như nếu ngày hôm trước tiêm vào bên phải bụng, thì đến hôm sau bạn có thể tiêm vào bên trái bụng. Sau một thời gian, bạn có thể quay lại tiêm vào bên trái bụng khi vùng da đó đã lành hẳn. Tuyệt đối không thay đổi vị trí tiêm hàng ngày từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn như từ vùng bụng xuống đùi. Thay vào đó, bạn chỉ nên thay đổi vị trí tiêm trên cùng một vùng da đã và đang được sử dụng. Các bước tiêm insulin bằng ống tiêm Tiêm insulin bằng ống tiêm là phương pháp truyền thống được rất nhiều bệnh nhân tiểu đường lựa chọn. Ống tiêm insulin hiện nay cũng có nhiều kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào liều lượng insulin mà bạn cần. Bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ giúp bạn tìm được loại ống tiêm có kích thước phù hợp. Cách tiêm insulin bằng ống tiêm như sau: Rửa tay với xà phòng và nước nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng trước khi tiêm. Sau đó, lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn giấy. Sờ hoặc bóp da trước khi tiêm. Nếu vùng da đó bị sần sùi, không được mềm mại như ban đầu, hãy chọn một vị trí tiêm khác tốt hơn. Làm sạch vùng da định tiêm. Bạn có thể dùng miếng bông tẩm cồn hoặc tăm bông nhúng cồn để lau sạch vùng da này. Chờ cồn bay hơi và vùng da khô. Nhẹ nhàng lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ véo da để tạo thành một nếp gấp. Đâm kim thẳng, vuông góc vào da và đảm bảo kim đi hết vào da. Đẩy pittông xuống từ từ để tiêm insulin vào. Nhấn vào pittông cho đến khi hết insulin trong ống. Giữ kim tại chỗ trong khoảng 5 giây. Rút kim ra, sau đó không day hay ấn vào vị trí tiêm. Bỏ ống tiêm và kim tiêm đã sử dụng theo đúng hướng dẫn. Mẹo giảm đau khi tiêm insulin? Hiện nay, hầu hết các mũi tiêm insulin không gây đau đớn nhiều như trước đây. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn thấy việc tiêm insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường không phải là một điều dễ chịu. Bên cạnh chọn vị trí tiêm insulin tốt nhất và tiêm tiểu đường đúng cách như trên, một số mẹo sau đây có thể giúp giảm thiểu cơn đau khi tiêm, bao gồm: Luôn sử dụng kim mới cho mỗi lần tiêm. Sử dụng kim có chiều dài phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Loại bỏ tất cả bọt khí khỏi ống tiêm trước khi tiêm. Nếu bạn làm sạch vùng da định tiêm bằng miếng bông tẩm cồn, hãy đợi cho đến khi da khô hoàn toàn rồi mới tiến hành tiêm. Tiêm insulin ở nhiệt độ phòng. Nếu insulin đã được bảo quản trong tủ lạnh, hãy làm ấm lọ thuốc bằng cách lăn giữa 2 lòng bàn tay trong 30 giây. Đẩy kim vào nhanh chóng khi tiêm. Cố gắng không lắc kim khi đang tiêm hoặc khi rút kim. Không thay đổi hướng của kim trong khi đưa vào hoặc rút ra. Muốn việc tiêm insulin trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường có hiệu quả, ngoài tuân thủ những hướng dẫn trên đây, bạn cần thực hiện những thay đổi nhất định trong lối sống như duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, kiểm tra đường huyết thường xuyên trong ngày và tái khám đúng hẹn.
Vị trí và cách tiêm insulin bằng ống tiêm có thể bạn chưa biết
Tiểu đường
Lá sa kê trị bệnh tiểu đường được xem là bài thuốc dân gian quen thuộc được lưu truyền từ thời ông bà xưa. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc này như thế nào và cách sử dụng ra sao thì không phải ai cũng biết. Đái đáo đường là một căn bệnh phổ biến mà nguyên nhân là do tuyến tụy trong cơ thể không sản xuất đủ insulin ( tiểu đường type 1 ) hoặc sự đề kháng insulin tại tế bào ( tiểu đường type 2 ). Nếu không điều trị, tiểu đường có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây mù lòa, suy thận, các bệnh lý mạch vành, tổn thương dây thần kinh ở bàn tay và bàn chân… Vì vậy, việc sớm kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng là rất cần thiết đối với bệnh nhân. Lá sa kê trị bệnh gì? Trước khi tìm hiểu lá sa kê có tác dụng gì trong điều trị bệnh tiểu đường , bạn cần biết các công dụng của lá sake. Vậy lá sa kê trị bệnh gì? Trong các bài thuốc dân gian, lá sa kê có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị các tình trạng sau: Phù thũng Viêm gan, vàng da Trị nhọt Huyết áp cao Sỏi thận Tiểu đường type 2 Gout Tác dụng của lá sa kê trị bệnh tiểu đường Cây sa kê hay còn có tên khác là cây xa kê, cây bánh mì, có tên khoa học là Artocarpus altilis , thuộc họ Dâu tằm. Cây sa kê được trồng nhiều ở vùng miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Lá sa kê được chứng minh có tác dụng chữa trị hiệu quả bệnh gan, cường lách, tim, thận, huyết áp cao, tiểu đường, trị các bệnh sưng tấy hoặc ngứa da. Về tác dụng của lá sa kê trong điều trị bệnh tiểu đường, các nghiên cứu hiện tại đã chứng minh được: Công dụng của lá sa kê có khả năng chống lại các tổn thương ở tuyến tụy do alloxan – nicotinamide gây ra. Bởi vì lá sa kê có chứa flavonoid giúp tăng cường hoạt động chống oxy hóa, đồng thời kích thích tuyến tụy bài tiết insulin và góp phần giúp ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Cũng hợp chất flavonoid giúp hạ cholesterol trong máu – dạng rối loạn lipid thường mắc kèm với rối loạn đường huyết. Trong các bài thuốc dân gian, tác dụng của lá sa kê còn giúp điều trị suy thận cấp tính. Dược liệu này giúp giảm nồng độ creatinin trong máu của bệnh nhân. Ngoài lá sa kê trị bệnh tiểu đường, ăn quả sa kê cũng rất có lợi cho bệnh nhân. Với hàm lượng chất xơ cao (5g chất xơ trong 100g quả), không chứa gluten, chỉ số đường huyết rất thấp, giàu vitamin và acid amin, omega, quả sa kê phù hợp để dùng ăn kiêng, không gây tăng đường huyết sau khi ăn. Bên cạnh đó, hương vị của nó cũng rất thơm ngon. Những công dụng khác của cây sa kê Bên cạnh tác dụng của lá sa kê trị tiểu đường thì nhiều theo y học cổ truyền, lá và quả của sa kê còn nhiều công dụng được đánh giá cao khác như: Kích khích tăng trưởng tế bào mới, bảo vệ và làm đẹp da: Tác dụng của lá và quả sa kê là chống oxy hoá, bảo vệ da khỏi tác động tiêu cưc từ tia UV. Đồng thời kích thích sản sinh tế bào mới giúp da mịn màng và đẹp hơn. Chống lại nhiễm trùng: Trong sa kê chứa một lượng lớn các hoạt chất oxy hóa giúp ngăn ngừa hình thành gốc tự do và tăng cường miễn dịch, chống lại nhiễm trùng. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Điều hoà nhịp tim, ổn định huyết áp và giảm lượng cholesterol không chỉ là tác dụng của lá sa kê có lợi với tim mạch giúp ích cho lá sa kê trong việc trị bệnh tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng. Hỗ trợ cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua do viêm loét dạ dày gây ra Giúp nuôi dưỡng tóc chắc khoẻ. Các bài thuốc từ lá sa kê trị bệnh tiểu đường Bài thuốc từ lá sa kê trị bệnh tiểu đường cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 2 lá sa kê, 50 gram lá ổi non, 100 gram đậu bắp tươi. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần cho tất cả các nguyên liệu đã rửa sạch vào nồi nấu nước hàng ngày. Đun sôi các nguyên liệu với khoảng 2 lít nước, cho đến khi sắc còn 1 lít là dùng được. Dùng uống hàng ngày sẽ giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Nước sau khi sắc bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh, uống trong ngày. Lưu ý không bảo quản quá 24h. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lại kèm bệnh huyết áp cao thì nên áp dụng bài thuốc sau: Sử dụng nguyên liệu khoảng 2-3 lá sa kê tươi đã vàng vừa rụng xuống mang đi rửa sạch. Lấy 20gram lá chè xanh và 50gram rau ngót tươi rửa sạch. Dùng tất cả nguyên liệu này đem nấu nước uống hàng ngày sẽ giúp ổn định đường huyết và huyết áp rất tốt. Những lưu ý khi dùng lá sa kê trị bệnh tiểu đường Mặc dù bài thuốc từ lá sa kê trị bệnh tiểu đường được cho là khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây khi áp dụng: Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh tiểu đường mà có sự điều chỉnh, gia giảm liều lượng thuốc phù hợp để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh. Hãy hỏi ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ trước về liều lượng, thời gian áp dụng, cách dùng như thế nào là hợp lý. Lá sa kê là loại dược liệu có độc tính nhất định nên phải hết sức cẩn thận khi dùng, tránh dùng kéo dài có thể gây hại đến sức khỏe. Trong một thí nghiệm trên chuột tại Ấn Độ cho thấy cao khô của vỏ, lá sa kê có tác dụng lợi tiểu ở liều 20 mg cao/kg khối lượng cơ thể, nhưng sẽ trở thành chất độc ở liều 80 mg/kg cơ thể. Liều lượng mỗi ngày dùng một lá dạng sắc uống, nhưng do lá có độc nên bạn chỉ nên uống cách tuần tức là khi uống một tuần thì phải nghỉ một tuần, không được dùng liên tục như uống trà. Có thể dùng lá sa kê tươi hoặc là già, lá phơi khô đều được. Bài thuốc từ lá sa kê chỉ là bài thuốc hỗ trợ, chứ không thể thay thế cho phác đồ điều trị bệnh tiểu đường chính thức bằng thuốc. Cần thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày để kiểm soát tốt bệnh. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng của lá sa kê trị bệnh tiểu đường và cách dùng an toàn, hiệu quả. Cuối cùng, hãy lưu ý rằng tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm và bạn không thể tự chữa khỏi tại nhà được. Vì vậy, hãy thăm khám sớm và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Lá sa kê trị bệnh tiểu đường có hiệu quả không?
Tiểu đường
Cây mật gấu ( Vernonia amygdalina Del., hay còn được gọi là cây lá đắng) được sử dụng làm thuốc từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước châu Phi và châu Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, có nhiều người truyền tai nhau dùng lá mật gấu trị tiểu đường. Vậy liệu cách này có thực hiệu quả không? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá về công dụng của lá cây mật gấu đối với bệnh tiểu đường trong bài viết ngay sau đây nhé! Theo Đông y, lá cây mật gấu có vị đắng, tính hàn, mùi rất đặc trưng. Được sử dụng trong các bài thuốc điều trị viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá, các bệnh lý đại tràng, viêm nhiễm ngoài da, ho khan, ho có đờm… Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, lá cây mật gấu là nguồn rất dồi dào: vitamin A, B1, B2, C và E, acid amin, chất khoáng sắt, đồng, kẽm, mangan, clo, magie,… Các hợp chất có hoạt tính sinh học của lá gồm alkaloids, saponin, glycoside, flavonoid, coumarin, terpen, glycoside, steroid, acid phenolic, anthraquinone, sesquiterpen (chống ung thư), xanthone, edotide, lignan. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận lá mật gấu trị tiểu đường type 2 khá tốt. Bên cạnh đó, dược liệu này còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, đặc biệt là ung thư vú , ung thư cổ tử cung, viêm gan, suy thận; trị rối loạn tiêu hóa; giảm huyết áp; lợi tiểu; chống viêm và giảm mức cholesterol xấu cho cơ thể,… Tác dụng của lá mật gấu trị tiểu đường Đái tháo đường (tiểu đường) là một nhóm bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi sự tăng đường huyết trong cơ thể, nguyên nhân là do cơ thể gặp vấn đề trong việc sản xuất insulin hoặc khả năng hoạt động của insulin tại các tế bào. Vậy, lá cây mật gấu trị tiểu đường theo cơ chế nào? Ổn định đường huyết Nhiều thầy thuốc ở châu Phi và dân gian Ấn Độ cũng sử dụng lá mật gấu trị bệnh tiểu đường từ xa xưa. Các bằng chứng khoa học trước đây cho thấy dịch chiết từ lá mật gấu thúc đẩy sự phục hồi của các tế bào beta đảo tụy – bộ phận sản xuất insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Hàm lượng andrographolide có trong dược liệu có hiệu quả trong việc giảm lượng đường và điều hòa lượng đường trong máu. Từ đó hỗ trợ tích cực điều trị bệnh lý đái tháo đường. Hiện tại, các nhà nghiên cứu Nigeria đã xác định lá mật gấu cải thiện chức năng của insulin, ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, bảo vệ cơ thể chống lại các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường như suy thận và đau tim. Về khả năng giảm biến chứng có thể do lá mật gấu giúp giảm cholesterol xấu và hỗ trợ kiểm soát tình trạng huyết áp cao. Một nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2014 cũng cho thấy hoạt chất trong lá mật gấu hoạt động theo cơ chế tương tự như thuốc hạ đường huyết metformin, đó là ức chế quá trình tạo glucose mới ở gan; đồng thời tăng cường quá trình oxy hóa glucose để giảm đường huyết. Những kết quả này mở ra hi vọng về việc ứng dụng lá mật gấu trong các chế phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường. Giảm cholesterol xấu LDL Cholesterol LDL là thành phần chính của mảng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, từ đó dẫn tới biến cố về tim mạch như đau tim, đột quỵ. Cây mật gấu chữa bệnh tiểu đường đồng thời cũng giúp giảm cholesterol xấu LDL và tăng hàm lượng cholesterol HDL tốt trong cơ thể. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào điều tra tác dụng làm giảm cholesterol của lá cây mật gấu trên người. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp Tăng huyết áp , hay huyết áp cao ở bệnh nhân tiểu đường sẽ làm tăng mức độ hủy hoại mạch máu và cản trở dòng máu tới những vùng ở xa tim, góp phần tăng tỷ lệ biến chứng tại các mạch máu nhỏ như thận, mắt, thần kinh ngoại biên. Vì vậy, kiểm soát huyết áp rất quan trọng. Một trong những tác dụng của lá mật gấu là giảm và ổn định chỉ số huyết áp. Cơ chế là bởi thành phần của lá mật gấu có chứa nhiều kali, khi bổ sung vào cơ thể giúp hạ huyết áp một cách hiệu quả do có khả năng loại bỏ được lượng nước, muối giúp cho cơ thể. Bài thuốc từ lá mật gấu trị tiểu đường Trong Đông y, bài thuốc từ lá cây mật gấu trị tiểu đường khá phổ biến và có hiệu quả đối với một số bệnh nhân. Sau đây là bài thuốc đơn giản từ lá cây mật gấu trị tiểu đường thường được nhiều người áp dụng: Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5gr lá mật gấu tươi. Các bước thực hiện: Rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng. Hãm lá mật gấu với nước sôi nóng trong phích hoặc bình giữ nhiệt, tương tự như hãm chè (trà) xanh tươi. Uống thành 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, kiên trì để thấy rõ hiệu quả. Những lưu ý khi sử dụng lá cây mật gấu trị tiểu đường Mặc dù lá cây mật gấu được coi là có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và các nghiên cứu hiện tại cũng chứng minh được rằng lá mật gấu không chứa độc tính. Tuy nhiên, khi quyết định sử dụng bài thuốc từ loại dược liệu này, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây: Đôi khi có những tương tác giữa dược liệu và các loại thuốc bạn đang dùng sẽ làm tăng/giảm hiệu quả điều trị hoặc gây ra tác dụng phụ, hãy đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có sử dụng lá cây mật gấu trị tiểu đường hay không. Nếu có, chỉ coi đây là phương pháp hỗ trợ, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng hay ngưng dùng thuốc mà vẫn phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Tránh việc sử dụng quá liều lá cay mật gấu bởi điều này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hiệu quả của bài thuốc từ lá mật gấu chữa tiểu đường sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân, tình trạng bệnh, tuổi tác và tình hình sức khỏe tổng thể. Không được dùng cho phụ nữ mang thai vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Vẫn cần áp dụng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường hàng ngày, tránh để đường huyết tăng cao. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng của lá mật gấu trị tiểu đường và bài thuốc có thể áp dụng. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh theo đúng phương pháp y khoa càng sớm càng tốt, tránh việc lạm dụng các bài thuốc đến từ dân gian không rõ ràng nguồn gốc và hiệu quả, có thể gây nên những tác dụng phụ và hiểm họa tiềm ẩn cho sức khỏe.
Tác dụng của lá mật gấu trị tiểu đường là gì?
Tiểu đường
Rối loạn đường huyết ở người bệnh đái tháo đường có thể xảy ra khi bệnh nhân chưa kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Việc nhận biết và hiểu các triệu chứng là điều cần thiết cho cả bệnh nhân đái tháo đường và những người xung quanh để phòng ngừa các biến chứng và xử lý kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tình trạng rối loạn đường huyết ở người bệnh đái tháo đường trong bài viết ngay sau đây nhé! Tìm hiểu chung Rối loạn đường huyết ở người bệnh đái tháo đường là gì? Rối loạn đường huyết là gì? Rối loạn đường huyết hay rối loạn dung nạp đường huyết ở người bệnh đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu cao ( tăng đường huyết ) hoặc lượng đường trong máu thấp ( hạ đường huyết ). Bệnh nhân đái tháo đường cần học cách nhận biết triệu chứng, nguyên nhân của tình trạng này để có phương pháp xử lý kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng rối loạn đường huyết ở người bệnh đái tháo đường Các triệu chứng hạ đường huyết Khi bị lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70mg/dL, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng hạ đường huyết . Các triệu chứng này có thể phát triển nhanh chóng trong vòng từ 10 đến 15 phút, bao gồm: Mệt mỏi Lo lắng Yếu cơ, run rẩy Đổ mồ hôi Nhịp tim nhanh. Nếu tình trạng kéo dài và lượng đường trong máu tiếp tục giảm xuống dưới mức 40mg/dL, hành vi của bệnh nhân có thể thay đổi và họ có thể cảm thấy cáu kỉnh hơn. Bệnh nhân có thể trở nên suy nhược, đói cực độ, chóng mặt và mệt mỏi. Nếu lượng đường trong máu tiếp tục giảm xuống thấp hơn, bệnh nhân có thể mất ý thức, bất tỉnh hoặc co giật và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Một số trường hợp đái tháo đường lâu năm, bệnh nhân có thể không biểu hiện triệu chứng cho đến khi lượng đường trong máu xuống rất thấp hoặc giảm một cách đột ngột. Các triệu chứng tăng đường huyết Lượng đường trong máu cao hơn mức cho phép khiến cho bệnh nhân đái tháo đường cảm thấy mệt mỏi và khát. Tình trạng đường huyết tăng cao thường phát triển chậm trong khoảng từ vài giờ đến vài ngày với các triệu chứng như sau: Cần đi tiểu thường xuyên Sụt cân Buồn ngủ Buồn nôn Cực kỳ đói và khát Mắt bị mờ. Tại sao nhận biết các triệu chứng rối loạn đường huyết lại quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường? Việc nhận biết những triệu chứng rối loạn đường huyết rất quan trọng đối với người bị đái tháo đường. Bởi họ có thể gặp phải tình trạng này vào rất nhiều thời điểm trong ngày. Nhận biết kịp thời các triệu chứng giúp bệnh nhân và người thân có thể biết cách đối phó với từng tình huống một cách hợp lý. Việc kiểm soát tốt lượng đường huyết giúp người bị bệnh đái tháo đường có thể tránh được các biến chứng cấp tính, chẳng hạn như nhiễm toan ceton do tiểu đường, mất nước do tăng đường huyết hay bất tỉnh do hạ đường huyết nghiêm trọng. Hầu hết các vấn đề rối loạn đường huyết có thể được kiểm soát tốt bằng cách tuân theo các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Nguyên nhân Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường là gì? Hạ đường huyết Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) xảy ra khi lượng đường trong máu xuống mức thấp hơn 70mg/dL. Dạng rối loạn đường huyết đói xảy ra rất phổ biến ở người tiểu đường, do nhịn ăn, kiêng ăn quá đà. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn có thể là vì dùng quá liều insulin hoặc thuốc hạ đường huyết khác, tập thể dục quá nhiều. Tăng đường huyết Tăng đường huyết rất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Nó xảy ra khi bệnh nhân ăn quá nhiều thức ăn có chỉ số đường huyết cao, liều thuốc hạ đường huyết chưa đủ để đưa nồng độ đường trong máu về mức bình thường, quên thuốc… Đôi khi, căng thẳng về cảm xúc, cảm cúm, cảm lạnh, bị nhiễm trùng, chấn thương hoặc bệnh tật, đang sử dụng thuốc steroid, ít vận động hay hiện tượng bình minh … ở người đái tháo đường cũng có thể là nguyên nhân. Tình trạng lượng đường trong máu tăng cao liên tục có thể gây ra các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng, bao gồm hôn mê nhiễm ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu và tử vong. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương cho mắt, tim, não, thận, mạch máu và dây thần kinh. Chẩn đoán và điều trị Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán rối loạn đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường? Nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của rối loạn đường huyết, hãy kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết – một thiết bị nhỏ để đo và hiển thị mức đường trong máu của bạn. Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu của bạn giảm xuống dưới 70mg/dL (3,9 mmol/L). Còn nếu đường huyết khi đói lớn hơn 130 mg/dL, đường huyết sau ăn 2 giờ lớn hơn 180mg/dL thì có nghĩa là bạn bị tăng đường huyết. Những phương pháp điều trị rối loạn đường huyết Rối loạn đường huyết có chữa được không? Bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh và kiểm soát lượng đường trong máu bằng nhiều cách. Cụ thể như sau: Điều trị hạ đường huyết Nếu bạn nghĩ rằng lượng đường trong máu của bạn có thể xuống quá thấp, hãy kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết. Điều trị khẩn cấp: Ăn hoặc uống thứ gì đó, tốt nhất là có chất bột đường như bánh, kẹo, socola, trái cây ngọt, ly nước đường, … cho đến khi lượng đường trong máu của bạn tăng lên trên 70mg/dL. Bạn có thể mua các gói đường 15g bán ở siêu thị … để dự phòng và sử dụng khi cần thiết Thăm khám thường xuyên: Nếu bạn bị hạ đường huyết nghiêm trọng thì hãy tái khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc liệu bạn có nên điều chỉnh lại liều lượng insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường hay không. Điều trị tăng đường huyết Những người mắc bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát tình trạng tăng đường huyết bằng cách ăn theo chế độ giảm bột đường, tăng rau quả; tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý và kiểm soát căng thẳng. Ngoài ra, phải sử dụng thuốc đúng, đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy nhớ tái khám định kỳ hoặc khi tăng đường huyết diễn ra thường xuyên dù vẫn dùng thuốc đều đặn để bác sĩ có phương án điều chỉnh phù hợp. Phòng ngừa Những biện pháp nào giúp phòng ngừa rối loạn đường huyết? Điều quan trọng nhất là bệnh nhân đái tháo đường phải giữ lượng đường trong máu luôn ổn định. Bệnh nhân có thể phòng ngừa rối loạn đường huyết bằng cách tuân thủ theo kế hoạch điều trị, thay đổi lối sống, ăn uống và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Cụ thể như sau: Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên: Kiểm tra đường huyết tại nhà sẽ giúp bệnh nhân xác định lượng đường trong máu có nằm trong mức mục tiêu hay không. Bệnh nhân có thể biết khi nào bản thân bị rối loạn đường huyết ngay cả khi không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào vừa đề cập ở trên. Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ: Bệnh nhân đái tháo đường cần thường xuyên thăm khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu. Trong một vài trường hợp, thuốc và liều dùng insulin có thể cần được điều chỉnh hoặc thay đổi cho phù hợp. Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống điều độ, có thể chia nhỏ bữa ăn, tăng cường thực phẩm giàu đạm nạc và chất xơ, có chỉ số đường huyết thấp. Đồng thời, giảm lượng đồ uống và thức ăn ngọt, giảm lượng carbohydrate tinh chế và chất béo nguồn gốc động vật bởi nó ảnh hưởng đến nồng độ đường, mỡ trong máu. Thận trọng khi sử dụng rượu: Rượu có thể gây hạ đường huyết nếu bạn uống vào lúc đói hoặc sau khi uống vài giờ. Bạn nên hạn chế uống rượu, nếu có hãy dùng vào bữa ăn. Uống nhiều nước: Uống nước lọc hoặc các loại đồ uống không chứa caffein, không đường để ngăn ngừa tình trạng mất nước do tăng đường huyết. Bổ sung carbohydrate tác dụng nhanh khi hạ đường huyết: Hãy đảm bảo luôn mang bên mình một loại carbohydrate tác dụng nhanh, chẳng hạn như nước trái cây hoặc viên đường để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết đột ngột có thể gây nguy hiểm. Rối loạn đường huyết ở người bệnh đái tháo đường là tình trạng khó tránh khỏi. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và có biện pháp can thiệp kịp thời là điều cần thiết. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhé!
Rối loạn đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Tiểu đường
Khi tìm hiểu về bệnh tiểu đường, bạn sẽ có rất nhiều băn khoăn hoặc nhận được nhiều nguồn thông tin. Trong đó cũng có không ít những thông tin sai lệch, khiến bạn có quan niệm sai lầm về bệnh. Nếu không tìm hiểu thật kỹ lưỡng, bạn sẽ rất khó để biết điều gì là chính xác và điều gì là không. Hậu quả dẫn đến là quá trình điều trị bệnh thực sự không hiệu quả, thậm chí khiến tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về quan niệm sai lầm này để hiểu chính xác hơn về bệnh nhé! 1. Ăn nhiều đường và đồ ngọt sẽ bị tiểu đường Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không có lẽ là điều được hoài nghi nhiều nhất trong quá trình tìm hiểu về bệnh tiểu đường. Rất nhiều người lầm tưởng rằng ăn một chế ăn với nhiều đường và đồ ngọt là nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, thực chất bệnh tiểu đường xảy ra là do cơ thể không thể tạo ra insulin (tiểu đường type 1) hoặc insulin không hoạt động đúng cách (tiểu đường type 2), khiến cho glucose (đường) không thể đi vào cung cấp năng lượng cho tế bào. Đây mới là thủ phạm làm gia tăng lượng đường trong máu. Ăn nhiều đường và đồ ngọt không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Thế nhưng, việc tiêu thụ các thực phẩm giàu năng lượng, ít dinh dưỡng này có thể khiến bạn dễ dàng gây tăng cân. Và, thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu làm gia tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2. 2. Người bệnh tiểu đường không thể ăn đường và đồ ngọt Đây là một trong những sai lầm mà khi tìm hiểu về bệnh tiểu đường bạn sẽ rất thường gặp phải. Vì lượng đường trong máu luôn có xu hướng tăng cao nên nhiều người nghĩ rằng bệnh nhân cần tránh tuyệt đối đường và thực phẩm có chứa đường trong chế độ ăn. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường không nhất thiết phải tránh hoàn toàn đường và đồ ngọt. Điều quan trọng là tập trung vào một chế độ ăn uống cân bằng, ít carbohydrate, giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; ưu tiên rau quả tươi, cá, đậu và các loại hạt. Đôi khi, bạn có thể tự thưởng cho mình một viên socola hay nhấm nháp chút trái cây khô, nhưng đừng quá thường xuyên là được. Bên cạnh đó, người bị tiểu đường rất dễ gặp phải tình trạng hạ đường huyết . Lúc này, một viên kẹo ngọt, viên đường hay nước ngọt sẽ rất hữu ích để nhanh chóng kéo đường huyết lên cao, tránh được nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy nên hãy luôn mang theo chúng bên mình để sử dụng khi cần thiết. 3. Tiểu đường type 1 chỉ xảy ra ở trẻ em, còn type 2 là bệnh của người lớn Khi tìm hiểu kỹ về bệnh tiểu đường, bạn sẽ thấy điều này là hoàn toàn sai lầm. Bệnh thuộc tuýp nào cũng đều có thể xảy ra ở mọi nhóm tuổi. Mặc dù bệnh tiểu đường type 2 thường xuất hiện nhiều ở người trưởng thành trên 45 tuổi, nhưng đang dần trẻ hóa và có thể xuất hiện ở cả trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi do tình trạng béo phì, thừa cân gia tăng. Còn bệnh tiểu đường type 1 thường được biết là căn bệnh của tuổi trẻ, vì khởi phát chủ yếu ở những người dưới 30 tuổi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, gần một nửa số người mắc bệnh chỉ được chẩn đoán sau năm 30 tuổi. 4. Bệnh tiểu đường type 2 là nhẹ Bệnh tiểu đường type 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Vì vậy, tìm hiểu về bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ sẽ nhiều hơn là tiểu đường tuýp 1. Bạn cần nhớ rằng không có dạng bệnh tiểu đường nào là nhẹ. Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường type 2 có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, tổn thương dây thần kinh, tổn thương thận, hoại tử chi và thậm chí là gây tử vong. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. 5. Bệnh tiểu đường type 2 chỉ ảnh hưởng đến người thừa cân, béo phì Thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng phát triển bệnh tiểu đường type 2. Vì vậy, nhiều người khi tìm hiểu về bệnh tiểu đường lại lầm tưởng rằng bệnh tiểu đường type 2 chỉ ảnh hưởng đến người thừa cân béo phì. Đừng chủ quan vì không ít ​​những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 có trọng lượng bình thường hoặc nhẹ cân. Thừa cân chỉ là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh này bên cạnh tiền sử gia đình, chế độ ăn uống, tuổi tác và mức độ hoạt động thể chất… 6. Người bệnh tiểu đường không nên chơi thể thao Khi tìm hiểu về bệnh tiểu đường, bạn nhận được lời khuyên là người bệnh tiểu đường không nên chơi thể thao. Đây hoàn toàn là một quan niệm vô cùng sai lầm. Có một số vấn đề cần xem xét trước khi người bệnh tiểu đường tham gia thể thao như tình trạng hạ đường huyết, mức độ vận động, tránh chấn thương… nhưng họ vẫn nên tham gia tập thể dục hàng ngày để duy trì lối sống lành mạnh. Tập thể dục và hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp kiểm soát cân nặng, ổn định lượng đường trong máu và rất tốt cho sức khỏe tổng thể của mọi người, bao gồm cả người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nó còn giúp kiểm soát căng thẳng, là cơ hội để bạn gặp gỡ, giao lưu với mọi người cũng như hít thở không khí trong lành. Mỗi người nên dành thời gian từ 30 phút hằng ngày để vận động với bất kỳ môn thể thao ưa thích nào. Nếu đã có biến chứng , hãy cùng bác sĩ tìm hiểu về bệnh tiểu đường nên tập thể dục như thế nào để nhận được lợi ích tốt nhất nhé!
12 quan niệm sai lầm khi tìm hiểu về bệnh tiểu đường (Phần 1)
Tiểu đường
Để quản lý hiệu quả bệnh đái tháo đường, bạn không chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh. Sự hỗ trợ tinh thần từ những người thân yêu và việc duy trì cuộc sống ít căng thẳng cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua những yếu tố này khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường. Cùng HelloBacsi tìm hiểu những lưu ý khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường trong bài trắc nghiệm sau đây nhé. Bắt đầu bài trắc nghiệm thôi!
[Trắc nghiệm] Bạn đã biết cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường? Đâu là những lưu ý quan trọng?
Tiểu đường
Việc điều chỉnh lối sống có thể giúp bạn kiểm soát bệnh đái tháo đường típ 2 hiệu quả. Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ăn phù hợp cho người đái tháo đường là một cách dễ dàng giúp bạn theo dõi và quản lý đường huyết. Dưới đây là những điều bạn cần biết trước khi xây dựng một chế độ ăn cho người đái tháo đường. Tại sao carbohydrate có thể gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường? Đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2, cơ thể họ không phản ứng hiệu quả với hormone insulin (chịu trách nhiệm chuyển hóa carbohydrate), từ đó dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Đây là lý do vì sao người mắc bệnh lý này được khuyến nghị nên kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào cơ thể. Bạn có thể áp dụng 2 cách để kiểm soát lượng carbohydrate tiêu thụ – tính lượng carbohydrate hoặc thông qua chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm. Tính lượng carbohydrate tiêu thụ Phương pháp này chỉ đơn giản là tính toán lượng carbohydrate bạn tiêu thụ trong mỗi bữa ăn và mỗi ngày. Trung bình, người phải sống cùng căn bệnh đái tháo đường típ 2 chỉ nên nhận khoảng một nửa lượng calo từ carbohydrate 1 . Ví dụ như, nếu khẩu phần ăn hàng ngày của bạn cung cấp khoảng 1500 calo thì lượng carbohydrate không nên chiếm nhiều hơn 700 – 800 calo. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 175 – 200 gam carbohydrate (mỗi gam cung cấp khoảng 4 calo) mỗi ngày. Dưới đây là ví dụ để giúp bạn hiểu hơn về phương pháp tính lượng carbohydrate tiêu thụ: Bữa sáng Một lát bánh mì nguyên cám chứa khoảng 12 gam carbohydrate Một muỗng canh đậu tổng hợp chứa 8 gam carbohydrate ½ chén yến mạch chứa 27,4 gam carbohydrate 150 gam sữa chua Hy Lạp và ½ chén các loại quả mọng chứa 13,5 gam carbohydrate Tổng lượng carbohydrate trong bữa sáng là 60,9 gam. Bằng cách tiêu thụ cùng một lượng carbohydrate cho mỗi bữa ăn, bạn sẽ có thể dễ dàng duy trì được mức đường huyết ổn định suốt cả ngày. Chỉ số đường huyết của thực phẩm Một số loại carbohydrate giải phóng glucose vào máu chậm và bền vững. Trong khi đó, một số loại khác sẽ giải phóng glucose nhanh hơn vào máu, có thể khiến mức đường huyết tăng lên đột biến. Chỉ số đường huyết (GI) của một loại thực phẩm cho biết mức độ và tốc độ gia tăng lượng đường trong máu của loại thực phẩm đó. Bổ sung thêm các thực phẩm có chỉ số GI thấp vào chế độ ăn cho người đái tháo đường sẽ giúp bạn kiểm soát chặt chẽ mức đường huyết của mình 2 . Tính lượng carbohydrate tiêu thụ hoặc lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp là những phương pháp hữu ích giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn có thể kết hợp cả hai phương pháp này để tối ưu hóa khả năng kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn uống tốt và phù hợp cho người đái tháo đường. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người đái tháo đường Hello Health Group đã thực hiện một cuộc khảo sát tại các nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm hiểu rõ hơn về cách những người đang sống cùng bệnh đái tháo đường típ 2 đã áp dụng để kiểm soát tình trạng của mình^. Ở Việt Nam, 72% những người đang sống cùng bệnh đái tháo đường tham gia khảo sát tin rằng, chế độ ăn uống là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh. Tuy nhiên, việc lựa chọn được loại thực phẩm phù hợp vẫn còn là một thách thức lớn đối với họ^. Vậy bạn đã làm cách nào để xây dựng và tuân thủ chế độ ăn cho người đái tháo đường phù hợp với mình? Chế độ ăn cho người đái tháo đường: Bạn nên ăn gì và không nên ăn gì? Việc tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế (carbohydrate đã qua chế biến được tìm thấy nhiều trong nước ngọt có ga, bánh mì trắng, mì ống) có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong máu. Bạn nên thay thế chúng bằng các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate phức tạp chưa tinh chế (carbohydrate chế biến tối thiểu) như đậu Hà Lan, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh. Bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm từ các nhóm khác nhau để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện. Dưới đây là lượng thực phẩm bạn nên thêm vào chế độ ăn cho người đái tháo đường 3 : Hoa quả và rau củ Việc bổ sung 2 – 3 khẩu phần các loại rau nhiều màu sắc tươi hoặc đã nấu chín mỗi ngày sẽ cung cấp cho bạn các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chất đạm (protein) Bạn nên tiêu thụ khoảng 140 – 200 gam các thực phẩm chứa protein mỗi ngày như các loại hạt không ướp muối, các loại đậu, đậu Hà Lan, hải sản và trứng (28 gam = 28 gam thịt, 1 quả trứng, ¼ chén đậu Hà Lan hoặc các loại đậu nấu chín, 1 muỗng canh bơ đậu phộng). Ngũ cốc Mỗi ngày, bạn nên bổ sung 5 khẩu phần ngũ cốc vào chế độ ăn cho người đái tháo đường, bao gồm bánh mì nguyên cám, mì ống làm từ lúa mì hoặc cơm gạo lứt. Sữa và các sản phẩm từ sữa Bạn nên tiêu thụ khoảng 3 khẩu phần thức ăn hoặc đồ uống từ sữa ít béo. Dưới đây là một số lựa chọn thực phẩm lành mạnh bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn cho người đái tháo đường: Khẩu phần ăn phù hợp kết hợp các loại thực phẩm cụ thể Khi đã biết về các loại thực phẩm nên và không nên bổ sung vào chế độ ăn cho người đái tháo đường, bạn chắc sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh kế hoạch ăn uống của riêng mình. Bên cạnh đó, việc kiểm soát khẩu phần ăn mỗi bữa cũng có thể giúp bạn giảm thiểu tình trạng đường huyết tăng đột biến. Tuy nhiên, việc kiểm soát gắt gao khẩu phần ăn sẽ không giúp bạn hạn chế cơn đói. Điều này thậm chí còn làm tăng nguy cơ khiến bạn phải ăn vặt nhiều hơn do bữa ăn chính không đủ làm bạn no. Vì vậy, một cách đơn giản để giúp bạn tận hưởng bữa ăn nhưng vẫn kiểm soát được khẩu phần tiêu thụ chính là tăng lượng chất xơ (như bổ sung thêm các loại bánh mì nguyên cám, yến mạch, quả mọng, bông cải xanh, các loại đậu) trong mỗi bữa ăn của mình. Đậu lăng, đậu cô ve, các loại đậu khác và củ cải xanh là một vài loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao và nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày cho người đái tháo đường. Protein cũng giúp bạn no lâu hơn so với carbohydrate hoặc chất béo, vì chúng cần nhiều năng lượng để tiêu hóa hơn. Bạn nên thêm cá nướng, thịt gia cầm bỏ da, thịt heo hoặc thịt bò nạc xào vào bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên đảm bảo rằng mỗi bữa ăn của mình đều có chứa các loại rau không tinh bột (ví dụ như cải rổ, cải ngọt, măng tây, bắp non, giá đỗ), protein nạc và các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp. Làm thế nào để mua sắm và ăn uống lành mạnh trong mùa giãn cách? Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi mua sắm trong mùa đại dịch này. Bạn nên lựa chọn các dịch vụ giao hàng tận nhà và thanh toán trực tuyến để hạn chế việc tiếp xúc với người khác. Việc chuẩn bị trước các bữa ăn trong tuần sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian và công sức để chuẩn bị các bữa ăn hàng ngày. Cũng nhờ vậy mà bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tuân thủ chế độ ăn cho người đái tháo đường và chống lại được sự cám dỗ từ việc gọi thức ăn bên ngoài, ngay cả khi đang bận rộn với công việc và gia đình! Mặc dù dịch bệnh đã khiến cuộc sống của chúng ta trở nên khó khăn hơn nhưng bạn vẫn có thể sống vui khỏe nhờ việc tiếp cận các chế độ ăn uống cho người đái tháo đường phù hợp, lành mạnh và quan trọng hơn là không tước đi niềm vui ăn uống của bản thân bạn. Hãy làm bài trắc nghiệm thú vị sau đây của chúng tôi để tìm hiểu cách bạn bè, gia đình và môi trường xung quanh có thể giúp bạn kiểm soát bệnh đái tháo đường típ 2 hiệu quả! Chú thích: ^Cuộc khảo sát do Abbott ủy quyền và Hello Health Group thực hiện từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021 tại Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ và Đài Loan với 771 người tham gia đang phải sống cùng căn bệnh đái tháo đường típ 2.
Chế độ ăn lành mạnh để bạn vẫn sống vui khỏe cùng đái tháo đường
Tiểu đường
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, việc dùng insulin mỗi ngày là một phần cơ bản để giữ mức đường huyết trong tầm kiểm soát. Nhưng đây chỉ là một khía cạnh trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1 ngay tại nhà. Bệnh tiểu đường type 1 không thể chữa khỏi và đòi hỏi phải điều trị suốt đời. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần sự săn sóc đặc biệt để giảm thiểu biến chứng và có thể sống khỏe mạnh, lâu dài. Vậy, bạn cần lưu ý những điều gì khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết này nhé! Mục tiêu chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1 là gì? Trước khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1, bạn cần hiểu về bản chất của bệnh cũng như mục tiêu khi chăm sóc bệnh nhân. Bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra khi cơ thể không thể tự tạo ra insulin – hormone đưa glucose trong máu vào các tế bào để tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động. Điều này làm cho lượng đường trong máu tăng lên nhưng tế bào lại đói đường. Tiểu đường type 1 thường được chẩn đoán ngay từ khi còn nhỏ, chủ yếu là tuổi thanh thiếu niên. Hiện tại, không có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường type 1. Vì vậy, cần phải điều trị liên tục nhằm ổn định đường huyết trong suốt phần đời còn lại. Tốt nhất, bạn nên lập một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường để giúp họ khỏe mạnh hơn, tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn. Mục tiêu là giúp trẻ có thể tăng trưởng và phát triển bình thường về cả mặt thể chất lẫn tinh thần, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe ngắn hạn và dài hạn khác như tăng huyết áp, cholesterol cao, bệnh thận, biến chứng loét bàn chân … Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1 cần chú ý điều gì? Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1 dựa trên nhu cầu của từng bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nhìn chung, việc chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1 cần chú ý những điều cơ bản sau đây: Hỗ trợ bệnh nhân dùng insulin Trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường type 1 bắt buộc phải tiêm insulin đểgiữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định. Mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định loại insulin và lịch trình tiêm insulin mỗi ngày là khác nhau. Bác sĩ sẽ liên tục theo dõi đường huyết và có thể chỉnh liều insulin bởi nhu cầu có thể thay đổi khi bệnh nhân càng lớn tuổi. Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường type 1 cần tiêm insulin 2 hoặc nhiều lần mỗi ngày để kiểm soát lượng đường trong máu. Thông thường, cần kết hợp hai loại insulin khác nhau để ổn định mức đường huyết cả sau khi ăn và giữa các bữa ăn. Insulin thường được tiêm vào lớp mỡ dưới da bụng, hông, mông, cánh tay hoặc đùi. Bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn người chăm sóc thời điểm và cách tiêm insulin, cũng như các vị trí tiêm tốt nhất dựa trên cân nặng, độ tuổi và mức độ hoạt động của bệnh nhân. Việc của người chăm sóc là lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1 với ngày giờ và liều dùng insulin cụ thể theo chỉ định của bác sĩ để tránh việc nhầm lẫn hay sai sót. Chế độ ăn trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1 Lên một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và đúng giờ là những phần quan trọng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1. Trẻ em mắc bệnh tiểu đường cần một chế độ ăn uống cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể trẻ có thể hoạt động, phát triển thể chất nhưng không làm đường huyết tăng cao. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp người chăm sóc lên kế hoạch ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường để giữ lượng đường trong máu ổn định. Tình trạng tụt đường huyết nếu bệnh nhân sử dụng insulin quá liều hay bỏ bữa, hoặc không ăn đúng giờ đúng giấc. Ngược lại, lượng đường huyết sẽ tăng cao nếu bệnh nhân ăn nhiều các loại thực phẩm giàu carbohydrate (carbs). Vì vậy, hãy đảm bảo cho bệnh nhân ăn đủ 3 bữa chính và ít nhất 1 bữa phụ trong ngày với hàm lượng carbohydrate phù hợp. Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất béo, nhiều muối. Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn, chẳng hạn như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Kiểm tra mức đường huyết thường xuyên Kiểm soát mức đường huyết thường xuyên giúp trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 1 cảm thấy khỏe mạnh, tăng trưởng và phát triển bình thường, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường về lâu dài. Bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn cho người chăm sóc cách sử dụng máy đo đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường sẽ cần được kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất 3-4 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Bao gồm các thời điểm như mới thức dậy vào buổi sáng, trước/sau bữa ăn hay trước/sau khi tập thể dục. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết khi nào và bao lâu thì nên kiểm tra đường huyết cho họ. Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1, hãy ghi chép lại thời điểm và chỉ số đường huyết khi đó. Nếu mới sử dụng thuốc thời gian đầu mà không thấy giảm đường huyết về mức mục tiêu, hoặc đã điều trị lâu, đường huyết đang ổn định lại có dấu hiệu tăng/giảm bất thường thì phải thông báo với bác sĩ. Họ sẽ kiểm tra lại và thay đổi liều lượng insulin nếu cần. Trước bữa ăn, lượng đường trong máu bình thường phải từ 90 đến 130mg/dL, 1 – 2 giờ sau ăn phải dưới 180mg/dL và trước khi đi ngủ là từ 90 – 150mg/dL. Nếu lượng đường trong máu quá thấp và xuống dưới 70 mg/dL, hãy cho bệnh nhân uống nửa cốc nước trái cây, một thìa trái cây khô, viên kẹo ngọt hay 3 – 4 viên glucose. Chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết . Sau đó 15 phút cần kiểm tra lại một lần nữa. Nếu mức đường huyết đã tăng lên đến 100mg/dL Khuyến khích tăng cường hoạt động thể chất Khuyến khích bệnh nhân vận động thường xuyên, đưa ra các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng là một phần quan trọng trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1. Tập thể dục có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và hỗ trợ giảm cân. Bên cạnh đó, trẻ còn duy trì được cân nặng khỏe mạnh, ổn định huyết áp, tăng cường sức đề kháng và trở nên năng động hơn. Vì vậy, hãy khuyến khích bệnh nhân tập luyện bất kỳ môn thể thao nào ưa thích, khoảng 60 phút mỗi ngày. Đừng quên kiểm tra lượng đường trong máu của bệnh nhân trước và sau khi tập thể dục. Không nên tập thể dục nếu lượng đường trong máu đang tăng quá cao. Nếu lượng đường trong máu xuống dưới 100mg/dL, hãy cho bệnh nhân ăn nhẹ trước khi tập thể dục. Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước hoặc chất lỏng không chứa đường trước, trong và sau khi tập thể dục. Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1. Nếu con bạn hay người thân trong gia đình đang mắc phải căn bệnh này, đừng lo lắng mà hãy thăm khám sớm và tìm ra phương điều trị cũng như chăm sóc phù hợp để giúp bệnh nhân có thể sống khỏe với bệnh nhé!
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1 cần chú ý điều gì?
Tiểu đường
Tiểu đường (hay đái tháo đường) là một trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Những số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam trong nhiều năm gần đây cho thấy rằng đây là một căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao và ngày càng phổ biến. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu các số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam để hiểu rõ hơn và có sự cảnh giác nhất định với căn bệnh nguy hiểm này. Hiểu rõ về mức độ nguy hiểm bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại phổ biến là tiểu đường type 1 , tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ . Trong đó, tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em do cơ thể không sản sinh ra insulin, còn tiểu đường type 2 là do cơ thể đề kháng insulin khiến cho glucose trong máu không được đưa vào tế bào để tiêu thụ. Hậu quả dẫn đến là lượng đường trong máu tăng cao. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ là tình trạng xảy ra ở phụ nữ mang thai và thường sẽ hết sau khi sinh con. Khoảng 90-95% trường hợp mắc bệnh tiểu đường thuộc type 2. Triệu chứng bệnh tiểu đường thường diễn tiến âm thầm, thường khi phát hiện bệnh đã xuất hiện ít nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh… thậm chí có thể gây tử vong. Các thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam gần đây cho thấy, bệnh tiểu đường ở người trẻ sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn, thời gian dẫn đến biến chứng sớm hơn và tỷ lệ xuất hiện biến chứng cũng nhiều hơn so với người lớn tuổi. Một vài số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam và thế giới Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2019, trên thế giới có khoảng 463 triệu người mắc đái tháo đường và dự kiến đến năm 2030 trên thế giới có khoảng 578 triệu người mắc bệnh. Trung bình, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân tiểu đường mắc mới, và cứ mỗi 8 giây có 1 người tử vong do căn bệnh này. Bệnh tiểu đường vẫn được coi là “đại dịch không lây nhiễm” đáng báo động trên toàn cầu với 415 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới mắc bệnh, chiếm khoảng 8,8% dân số thế giới. Số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam 2017 của Bộ Y tế cho thấy, nước ta có tới 3.53 triệu người đang mắc bệnh, và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng có liên quan. Dự báo con số này có thể tăng lên đến 6.3 triệu vào năm 2045, tức là tăng khoảng 78.5% chỉ trong 28 năm. Theo những số liệu vừa đề cập, Việt Nam được xếp nằm trong nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất trên thế giới, với 5.5% mỗi năm. Số người mắc bệnh tiểu đường trong nước đang gia tăng nhanh chóng, tăng gấp nhiều lần trong 10 năm qua. Tình trạng bệnh tiểu đường đang dần trẻ hóa cũng là vấn đề đáng báo động. Thậm chí, có những trẻ chỉ mới 14, 15 tuổi đã mắc bệnh tiểu đường. Một thống kê mới nhất của Bệnh viện Nội tiết trung ương cho thấy trong 2.810 trẻ em thuộc lứa tuổi từ 11-14 tuổi ở nước ta có 178 trẻ (6,2%) mắc rối loạn glucose trong máu, tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 11. Cũng theo thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam của Bộ Y tế, dù ngày càng nhiều người mắc bệnh nhưng trong cả nước, chỉ có khoảng 29% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế. Khoảng 71% còn lại chưa biết mình mắc bệnh hoặc chưa từng đi kiểm tra sức khỏe. Việc không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh tiểu đường sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể cũng như tuổi thọ của người bệnh. Nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường gia tăng tại Việt Nam Nguyên nhân khiến số liệu thống kê bệnh tiểu đường ở Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng nhanh chóng là do nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này vẫn còn chưa cao. Nhiều người vẫn còn chủ quan, chưa chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và bỏ qua những triệu chứng bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu . Bên cạnh đó, cuộc sống hiện đại trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa khiến con người ta dần trở nên lười vận động, ít quan tâm đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bản thân. Chế độ ăn uống không điều độ, ít vận động, lối sống công nghiệp hóa với các món ăn nhanh, ít dinh dưỡng, lượng calo và chất béo cao. Ngoài ra, áp lực công việc, căng thẳng thần kinh kéo dài đều là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường. Qua những số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam kể trên có thể thấy một thực rạng rõ ràng là người mắc bệnh đang tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều người ở độ tuổi 25-30 tuổi mắc bệnh mà không biết, dẫn đến không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh đái tháo đường diễn tiến âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, chủ động phòng ngừa và kiểm soát bệnh bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, giảm cân khoa học, rèn luyện thể chất và thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc mới và ngăn ngừa biến chứng, giảm thiểu nguy cơ tử vong.
Những số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam
Tiểu đường
Hạ đường huyết là tình trạng phổ biến ở những người bệnh tiểu đường và gây nhiều rủi ro cho người bệnh. Nó rất dễ bị nhầm lẫn với hạ canxi vì có một vài điểm chung về triệu chứng như tay chân run, mệt mỏi, co giật… Từ đó dẫn đến việc điều trị sai cách, khiến hạ đường huyết và hạ canxi huyết ngày càng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Vậy, hạ canxi và hạ đường huyết có giống nhau không và làm sao để người bệnh tiểu đường và những người khác phân biệt được 2 tình trạng này? Lời giải đáp sẽ được bật mí trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé! Cùng tìm hiểu hạ đường huyết và hạ canxi là gì? Điều đầu tiên giúp bạn phân biệt được hạ đường huyết và hạ canxi chính là hiểu rõ về bản chất của hai tình trạng này. Thế nào là tụt đường huyết? Hạ đường huyết (hay tụt đường huyết) là một biến chứng xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường. Đây là tình trạng mà lượng đường trong máu người bệnh bị hạ xuống mức thấp hơn bình thường. Tụt đường huyết được xem là nhẹ nếu chỉ số đường huyết ở mức từ 55 – 69 mg/dL. Tuy nhiên, nếu đường huyết giảm xuống dưới 55 mg/dL, đây là tình trạng rất nghiêm trọng và có thể gây nên nhiều biến chứng nặng như co giật và hôn mê. Tụt đường huyết thường xảy ra khi hai hormone điều chỉnh đường huyết là insulin và glucagon thiếu cân bằng. “Thủ phạm” của vấn đề này có thể kể đến là: Ăn kiêng quá đà, ăn trễ hoặc thường xuyên bỏ bữa Bệnh nhân tiểu đường dùng quá nhiều insulin hoặc các thuốc tiểu đường khác Tập thể dục quá mức Uống nhiều bia rượu. Tụt canxi là gì? Tụt canxi (hay hạ canxi) xảy ra khi nồng độ canxi toàn phần trong huyết thanh thấp hơn mức 8,8 mg/dL nhưng protein huyết tương vẫn bình thường, hoặc hàm lượng canxi ion hoá bão hoà trong máu ở dưới mức 4,7 mg/dL. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tụt canxi máu là suy tuyến cận giáp , khiến lượng hormone tuyến cận giáp được tiết ra ít hơn lượng trung bình. Mức hormone tuyến cận giáp thấp sẽ khiến mức canxi trong cơ thể cũng xuống thấp. Suy tuyến cận giáp còn có thể do di truyền, biến chứng sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc bệnh ung thư ở đầu và cổ. Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác khiến bạn bị tụt canxi, chẳng hạn như: Chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi hoặc vitamin D Bị nhiễm trùng Căng thẳng, lo lắng Bị bệnh thận Do ung thư đang lan rộng Mức magie hoặc phosphate trong cơ thể không ổn định; truyền phosphat hoặc canxi từ ngoài vào Bị tiêu chảy , táo bón hoặc một số bệnh rối loạn đường ruột khiến việc hấp thụ canxi của cơ thể bị hạn chế Bệnh nhi có mẹ bị tiểu đường Tác dụng phụ của một số thuốc như rifampin, phenytoin và phenobarbital Vận động thể chất quá mức. Phân biệt giữa hạ đường huyết và hạ canxi như thế nào? Vì hạ đường huyết và hạ canxi huyết khác nhau về bản chất nên có thể đo chỉ số đường huyết và chỉ số canxi huyết để biết người bệnh đang gặp phải tình trạng nào. Tuy nhiên, dựa vào những biểu hiện của bệnh tụt canxi và tụt đường huyết vẫn hoàn toàn phân biệt được giữa 2 tình trạng này. Trong đó, mỗi tình trạng sẽ bao gồm các dấu hiệu nhận biết như sau: Dấu hiệu hạ canxi là gì? Một số người sẽ không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu tụt canxi nào. Song, phần lớn người bị tình trạng này sẽ có các biểu hiện như sau: Co thắt hoặc cứng cơ bắp Hạ huyết áp Mệt mỏi Gặp vấn đề về trí nhớ Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ lo âu, khó chịu, bồn chồn Khó nói, khó nuốt Run tay chân Có cảm giác châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dị cảm Tụt canxi nặng có thể gây co giật, rối loạn nhịp tim, co thắt thanh quản, suy tim. Bên cạnh đó, nếu hạ canxi nhẹ nhưng kéo dài sẽ có biểu hiện: Da khô Móng tay trở nên dễ gãy Gặp phải chứng mất trí nhớ Bị sỏi thận hoặc lắng đọng canxi ở một vị trí nào đó trong cơ thể Đục thuỷ tinh thể Chàm Triệu chứng hạ đường huyết Một số biểu hiện phổ biến của tụt đường huyết như: Run rẩy, bồn chồn, lo lắng, hoặc hoang mang Đói Chóng mặt, đổ mồ hôi Đau đầu Buồn nôn và nôn mửa Ngứa ran hoặc tê môi, lưỡi hoặc má Tim đập nhanh Dạ nhợt nhạt Trong một số trường hợp nặng, hạ đường huyết sẽ có một số dấu hiệu như: Lú lẫn hoặc xuất hiện các hành vi bất thường Rối loạn thị giác như mờ mắt, nhìn đôi Co giật Mất ý thức Ngất xỉu, hôn mê Có thể thấy tụt canxi và hạ đường huyết khác nhau ở chỗ hạ đường huyết có biểu hiện đói, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn; chân tay sẽ run nhưng không co quắp. Trong trường hợp nặng, người bị hạ đường huyết có thể ngất xỉu, hôn mê; biểu hiện này không có ở người bị tụt canxi máu. Nên làm gì khi bị hạ đường huyết và hạ canxi? Qua những thông tin trên, có thể thấy rằng hạ đường huyết và hạ canxi có bản chất và nguyên nhân khác nhau. Vì vậy mà mỗi trường hợp sẽ có hướng xử lý khác nhau. Đối với tình trạng tụt canxi Hạ canxi cần được điều trị bằng cách bổ sung canxi nhanh chóng. Nếu nhẹ, bệnh nhân được dùng canxi đường uống, còn nặng phải truyền dịch sau đó mới chuyển sang đường uống. Bên cạnh đó, cần phải tìm ra nguyên nhân và điều trị để tránh tình trạng tụt canxi tái phát. Chẳng hạn như nếu bạn không bổ sung đủ canxi hoặc vitamin D thì điều chỉnh chế độ ăn uống là điều đầu tiên bạn cần làm. Nếu bạn dùng thuốc và dẫn đến tụt canxi, hãy báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng hoặc đổi sang một loại thuốc khác… Đối với tình trạng hạ đường huyết Trong trường hợp chỉ số đường huyết dao động từ 55 – 69 mg/dL, người bệnh có thể áp dụng cách điều trị hạ đường huyết tại nhà theo quy tắc 15-15 như sau: Bổ sung 15g carbs và kiểm tra lại lượng đường trong cơ thể sau 15 phút bằng một số món như: 1 ly sữa 1 nửa ly nước trái cây hoặc soda thông thường 1 muỗng đường, mật ong hoặc siro Kẹo cứng, kẹo dẻo hoặc kẹo cao su (cần xem kỹ lượng đường có chứa trong đó ở trên nhãn thực phẩm) 2 – 3 viên glucose (cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng) Nếu chỉ số vẫn thấp thì tiếp tục thực hiện cách này cho đến khi đạt trên 70 mg/dL. Sau khi đã ổn định lại lượng đường trong máu, người bệnh nên tiếp tục dùng thêm bữa ăn nhẹ hoặc bữa chính để đảm bảo tụt đường huyết không tái phát. Đối với tình trạng tụt đường huyết nghiêm trọng (dưới 55 mg/dL), người bệnh cần được tiêm glucagon nếu có sẵn hoặc đưa đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời. Trên đây là một số thông tin giúp bạn phân biệt giữa hạ đường huyết và hạ canxi. Dựa vào đó, bạn có thể xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mình để áp dụng đúng phương pháp điều trị.
Hạ đường huyết và hạ canxi - Phân biệt như thế nào?
Tiểu đường
Trên thị trường hiện nay, các loại bút tiêm insulin (hay còn được bệnh nhân gọi là bút tiêm tiểu đường, bút chích tiểu đường) vô cùng đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, giá cả và cả chất lượng. Vì vậy, việc lựa chọn được một chiếc phù hợp trong vô vàn các loại bút tiêm là điều khó khăn với những bệnh nhân tiểu đường có nhu cầu sử dụng bút tiêm insulin lâu dài. Thông tin về các loại bút tiêm insulin phổ biến hiện nay, cũng như cách chọn và sử dụng bút như thế nào sẽ giúp bạn có thêm thông tin để chọn cho mình loại phù hợp nhất. Ưu điểm của các loại bút tiêm insulin Trước khi tìm hiểu về các loại bút tiêm insulin, chúng ta cần biết về những ưu điểm của thiết bị này. Đây là thiết bị dùng để tiêm insulin cho bệnh nhân tiểu đường, ngày càng được ưa chuộng nhờ sở hữu những ưu điểm nổi trội sau đây: Bút tiêm insulin rất dễ sử dụng, tiện dụng và thích hợp dùng mọi lúc, mọi nơi bởi sự nhỏ gọn, kín đáo và an toàn. Chúng có thể dùng cho cả trẻ em bị tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin ở trường mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ hay thầy cô giáo. Bút tiêm tiểu đường thường đã nạp sẵn insulin với một liều lượng chính xác, bạn sẽ không cần phải đo cẩn thận liều lượng như khi dùng ống tiêm. Liều lượng insulin có thể được cài đặt trước bằng nút xoay bên ngoài bút nên rất hữu ích cho những người bị bệnh tiểu đường kèm theo suy giảm thị lực, nhìn không rõ hoặc người gặp khó khăn khi cử động tay (viêm khớp). Nhiều người cảm thấy khi tiêm bằng bút sẽ ít đau hơn hoặc thậm chí không đau vì kim tiêm của bút insulin nhỏ. Một số các loại bút tiêm insulin mới hiện này còn đi kèm với ứng dụng kỹ thuật số, giúp bạn ghi nhớ lần cuối tiêm insulin và liều lượng đã được tiêm. Điều này rất có lợi cho những người phải sử dụng nhiều liều insulin trong bữa ăn. Tuy nhiên, bút tiêm tiểu đường có giá thành cao nên không phải bệnh nhân nào cũng lựa chọn. Các loại bút tiêm insulin phổ biến Giữa vô vàn các loại bút tiêm insulin hiện nay, bạn sẽ băn khoăn không biết thiết bị này có bao nhiêu loại, cũng như ưu – nhược điểm của mỗi loại. Nhìn chung, bút tiêm insulin có 2 loại cơ bản, bao gồm: Bút tiêm insulin dùng một lần Bút tiêm insulin dùng một lần thường được nạp sẵn insulin với một liều lượng đã ấn định từ trước. Khi sử dụng hết insulin trong bút hoặc sau khi bút hết hạn, bạn có thể vứt bút đi. Vào lần tiếp theo tiêm thuốc, bạn cần sử dụng bút mới. Ưu điểm của loại bút này là giá thành vừa phải và không cần phải thay thế hộp insulin bên trong. Vì vậy, nó sẽ rất hữu ích cho những người bận rộn, hay di chuyển, trẻ em,… Đây hiện là loại bút tiêm được sử dụng nhiều nhất ở những bệnh nhân tiểu đường. Bút tiêm insulin tái sử dụng Loại thứ hai là bút tái sử dụng. Các loại bút tiêm insulin tái sử dụng thường đi kèm với hộp insulin, mỗi hộp có nạp sẵn lượng insulin nhất định. Khi sử dụng hết insulin trong hộp, bạn không vứt bút đi mà sẽ thay một hộp insulin mới vào bút để dùng cho lần tiêm sau. Về lâu dài, đây là biện pháp kinh tế hơn. Nên chọn loại bút tiêm insulin nào? Với bệnh nhân tiểu đường cần sử dụng bút tiêm insulin lâu dài nên cân nhắc sử dụng bút tiêm insulin tái sử dụng. Dù giá của bút tiêm insulin tái sử dụng thường cao hơn loại dùng một lần, nhưng hộp insulin thay thế lại rẻ hơn và xét về phương diện lâu dài, đây là phương án kinh tế hơn. Cách chọn loại bút tiêm insulin phù hợp Hiểu về các loại bút tiêm tiểu đường sẽ giúp bạn lựa chọn được loại bút phù hợp để sử dụng trong quá trình điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và xác định loại bút nên chọn dựa trên các yếu tố sau đây: Các loại bút tiêm insulin thường chỉ được nạp một loại insulin nhất định. Một số bút cung cấp insulin tác dụng nhanh , một số khác cung cấp insulin tác dụng kéo dài hoặc kết hợp cả 2. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ những loại insulin nào mình cần dùng, chứa trong bút nào để chọn cho phù hợp. Bút định liều lượng bằng đơn vị nào và liều lượng tối đa mà bút có thể cung cấp có phù hợp với lượng insulin được chỉ định hay không. Một yếu tố nữa là mức giá thành của bút trên thị trường, bởi ban đầu bút tiêm insulin tái sử dụng có thể đắt hơn, nhưng hộp insulin thay thế cho bút tái sử dụng lại rẻ hơn so với bút dùng một lần. Hãy cân nhắc đến yếu tố này khi cần sử dụng bút trong thời gian dài. Thiết kế, cấu trúc của bút có rõ ràng và dễ sử dụng hay không. Những tính năng đặc biệt khác của bút như: nhãn màu trên bút để phân định liều lượng, bút có lò xo để tạo lực khi tiêm insulin hoặc có bộ nhớ hiển thị số lượng và thời gian của liều tiêm cuối cùng…. Giá của các loại bút tiêm insulin hiện nay trên thị trường dao động khoảng từ 150.000đ – 280.000đ. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình loại bút phù hợp, dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy cân nhắc xem đâu là yếu tố quan trọng và cần thiết cho bạn trong quá trình sử dụng các loại bút tiêm insulin để ưu tiên lựa chọn chiếc bút phù hợp nhất. Cách sử dụng bút tiêm insulin Cách sử dụng bút tiêm insulin tương đối đơn giản, dễ dàng. Đối với bút tiêm insulin tái sử dụng, hãy đặt hộp mực insulin mới vào bút. Bút dùng một lần thì đã có sẵn hộp insulin. Tiếp theo, hãy lăn nhẹ bút giữa 2 lòng bàn tay trước khi sử dụng. Sau đó, lắp kim mới vào, mở nắp, xoay mặt số đến hai đơn vị rồi hướng mũi kim lên trên, gõ nhẹ để bọt khí nổi lên đầu bút và nhấn nút tiêm. Làm động tác này cho đến khi có một giọt insulin trên đầu bút. Sau 3 lần mà không được thì hãy dùng một cây bút mới. Kế tiếp, bạn xoay nút vặn để điều chỉnh liều lượng insulin chính xác cần nạp vào cơ thể. Cuối cùng là sát khuẩn nơi tiêm bằng cồn 70 độ, đẩy kim tiêm vào da, bơm thuốc, rút kim ra và vứt kim đã sử dụng một cách an toàn. Về cách bảo quản bút tiêm insulin, đối với bút chưa mở, hãy bảo quản trong tủ lạnh. Đối với bút cần sử dụng ngay hoặc đã được mở, hãy giữ chúng ở nhiệt độ phòng. Tránh để bút ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc có ánh nắng trực tiếp để không làm hỏng thuốc bên trong. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về các loại bút tiêm insulin để bạn có được sự lựa chọn thông minh và cách sử dụng hiệu quả nhất trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Các loại bút tiêm insulin - Cách chọn và cách sử dụng phù hợp
Tiểu đường
Phát triển các bệnh lý tim mạch là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 rất phổ biến. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 – 4 lần những người bình thường. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho họ. Những bệnh lý tim mạch này thường diễn biến âm thầm, không xuất hiện nhiều triệu chứng ngay từ đầu nhưng cũng có thể khởi phát đột ngột và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Hơn thế nữa, chúng không thể đảo ngược được nên việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng. Vậy biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 trên tim mạch gồm những gì? Làm sao để ngăn ngừa? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé! Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào? Rối loạn đường huyết thường kéo theo rối loạn mỡ máu, vì quá trình chuyển hóa của chất bột đường – chất béo – chất đạm trong cơ thể đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó, đường huyết cao trong thời gian dài dễ làm thành mạch máu bị viêm. LDL cholesterol, triglycerid (thành phần có trong mỡ máu) sẽ lắng đọng tại những vị trí tổn thương này và tạo thành mảng xơ vữa động mạch . Xơ vữa động mạch khiến mạch máu trở nên cứng hơn, kém đàn hồi, hậu quả là huyết áp tăng lên. Bên cạnh đó, chúng thu hẹp thiết diện lòng mạch và hạn chế lượng máu lưu thông qua vị trí này. Tùy vào nơi mảng xơ vữa hình thành mà biểu hiện của biến chứng sẽ khác nhau. Tổn thương động mạch mắt: thị lực giảm và có thể bị mù loà. Tổn thương động mạch thận: tăng nguy cơ bị suy thận và tăng huyết áp. Hẹp mạch vành: gây nên thiếu máu cơ tim. Người bệnh có thể có những cơn đau thắt ngực, nặng hơn là nhồi máu cơ tim. Tổn thương mạch máu não: gây thiếu máu não, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não (đột quỵ) Tổn thương động mạch chi: gây nên chứng viêm động mạch chi khiến người bệnh đi cà nhắc cách hồi, hoại tử đầu chi,… Nếu mảng xơ vữa bong ra, lơ lửng trong mạch máu sẽ kéo theo những chất khác cùng lắng đọng để tạo thành cục máu đông. Cục máu đông này di chuyển khắp nơi trong cơ thể và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như hoại tử chi, nhồi máu cơ tim và đột quỵ… Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường còn gây tổn thương thần kinh, trong đó có thần kinh chỉ huy nhịp tim. Vì vậy, người bệnh thường bị tăng nhịp tim bất thường lúc nghỉ ngơi, hạ huyết áp tư thế đứng và khó khăn hơn trong việc nhận ra dấu hiệu của nhồi máu cơ tim. Ngoài ra những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch đều thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, điều này cũng góp phần khiến tỷ lệ gặp phải biến chứng này cao hơn. Đó là: Tuổi cao Hút thuốc lá Uống nhiều rượu Thừa cân hoặc béo phì Ít hoạt động thể chất Chế độ ăn có nhiều chất béo bão hoà, chất béo chuyển hóa; ăn mặn 4 biểu hiện của biến chứng bệnh tiểu đường type 2 trên tim mạch Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 với tim mạch thường gặp và nghiêm trọng nhất bao gồm: Bệnh động mạch vành Đây là nguyên nhân tử vong chính của những bệnh nhân tiểu đường có biến chứng tim mạch. Bệnh mạch vành (hay hẹp mạch vành, thiếu máu cơ tim) có thể biểu hiện thầm lặng trong một thời gian dài, và vô tình được phát hiện khi đi kiểm tra sức khoẻ. Một số bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh mạch vành nặng hơn, gồm: đau thắt ngực (cơn đau thắt bắt đầu sau xương ức như bị bóp nghẹt tim, đau có thể lan rộng lên vùng cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái); nặng ngực mơ hồ; đánh trống ngực; khó thở. Bệnh nhân tiểu đường type 2 cần đi kiểm tra tim mạch định kỳ để có thể sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường cũng như xử lý kịp thời. Suy tim – Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 không nên xem nhẹ! Người bị tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị suy tim. Điều này xảy ra do tim phải hoạt động trong điều kiện thiếu máu cơ tim kéo dài, bơm máu dưới áp lực cao (do tăng huyết áp hoặc tắc mạch máu do xơ vữa động mạch trên khắp các cơ quan khác). Tim suy yếu, bơm máu kém hiệu quả nên ứ đọng dịch ở nhiều cơ quan, gây phù, khó thở, ho, mệt mỏi. Suy tim thường có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có thể hạn chế đáng kể tiến triển của bệnh nếu kiểm soát đường huyết hiệu quả và đặc biệt là có sử dụng các loại thuốc giảm đường huyết có thêm hiệu quả phòng ngừa suy tim. Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) Tai biến mạch máu não cũng là một biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 rất phổ biến. Có hai dạng là nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Triệu chứng gồm có đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, tê bì một bên tay/chân/nửa người, méo miệng, khó nói và có thể kèm rối loạn ý thức ở nhiều mức độ khác nhau… Biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện thoáng qua rồi mất nhưng vẫn có khả năng tái phát hoặc diễn biến nặng. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể để lại di chứng tàn phế, thậm chí là tử vong. Bệnh mạch máu ngoại biên Tổn thương mạch máu ngoại biên cũng là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường tuýp 2. Tình trạng này có thể nhận biết từ sớm thông qua triệu chứng rất đặc trưng đó là “đi cà nhắc cách hồi”. Bệnh nhân cảm thấy đau, mỏi chân hoặc chuột rút khi đi bộ nhưng nghỉ ngơi thì sẽ hết. Sau đó, chúng vẫn có thể tái phát khi bệnh nhân tiếp tục đi lại. Càng về sau, quãng đường bệnh nhân di chuyển được càng ngắn. Bên cạnh đó, biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường này còn gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn như: Loét hoặc hoại tử đầu chi Mạch ở mu bàn chân yếu dần, thậm chí mất hẳn Mất mạch khoeo Huyết áp thấp ở chi dưới Cách hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 ở tim mạch Qua những thông tin trên, có thể thấy rằng biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 ở tim mạch là rất nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường và hạn chế biến chứng thông qua một số mẹo như sau: Theo dõi các chỉ số tiểu đường tuýp 2 Theo dõi chỉ số HbA1c và đường huyết lúc đói, duy trì các chỉ số này trong ngưỡng khuyến cáo. Cụ thể, đường huyết lúc đói nên đạt 4.4 – 7,2 mmol/L, HbA1c 6.5 – 7%. Giữ chỉ số huyết áp < 140/90 mmHg nếu chưa có biến chứng hoặc < 135/80mmHg nếu đã có biến chứng tim mạch. Kiểm tra chỉ số mỡ máu mỗi 6 tháng – 1 năm. Thay đổi lối sống Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây tươi, rau củ quả, cá, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ; hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, mỡ động vật, dầu mỡ tái chế nhiều lần Ăn nhạt, ít đường Hạn chế uống rượu bia Tập thể dục thường xuyên Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Điều này được thực hiện thông qua ăn uống và tập luyện Tránh căng thẳng Không hút thuốc lá.
Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 trên tim mạch không nên xem nhẹ
Tiểu đường
Số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam cho thấy số người mắc bệnh đang gia tăng chóng mặt. Vì vậy mà nhiều người thắc mắc liệu bệnh tiểu đường có lây không. Họ lo ngại khi phải sống chung hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân. Bệnh tiểu đường có lây từ người này sang người khác, từ cha mẹ sang con cái hay do quan hệ tình dục không? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết này nhé! Bản chất bệnh tiểu đường là gì? Trước khi đi giải đáp bệnh tiểu đường có lây không thì chúng ta cần tìm hiểu bản chất của bệnh tiểu đường. Tiểu đường là một căn bệnh do cơ thể không sử dụng glucose đúng cách. Đây là loại đường chính trong máu và là nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Insulin giống như chìa khóa giúp mở cửa tế bào để glucose có thể đi vào và tạo ra năng lượng. Do vậy, tuyến tụy cần tạo ra đủ hormone insulin và sử dụng hiệu quả insulin này. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể tạo ra insulin hoặc insulin không hoạt động đúng cách, khiến glucose bị kẹt lại trong máu. Điều này làm gia tăng lượng đường trong máu và gây bệnh. Có 2 loại bệnh tiểu đường chính là: Tiểu đường type 1 . Đối với dạng bệnh này, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào trong tuyến tụy giữ nhiệm vụ tạo ra insulin khiến cơ thể không thể sản sinh đủ insulin theo nhu cầu. Tiểu đường type 2 . Tuyến tụy vẫn có thể tạo ra insulin, nhưng cơ thể bị kháng insulin và không thể sử dụng hiệu quả nó. Bệnh tiểu đường có lây không? Nếu bạn thắc mắc bệnh tiểu đường có lây không thì câu trả lời là KHÔNG. Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể và không lây. Bệnh không thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp, qua đường máu hoặc bất kỳ phương tiện nào khác. Vậy nên, bạn sẽ không thể mắc bệnh tiểu đường do lây nhiễm bệnh từ một người đã mắc bệnh khác hoặc truyền bệnh cho những người xung quanh. Vì sao nhiều người lầm tưởng bệnh tiểu đường lây lan? Chế độ ăn uống là yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, và những người sống cùng nhau thường sẽ có chung một thực đơn. Điều này khiến nhiều người hoài nghi liệu bệnh tiểu đường có lây qua đường ăn uống không. Hãy yên tâm rằng chỉ cần bạn duy trì một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng thì sẽ hạn chế được khả năng mắc bệnh một cách hiệu quả. Bệnh tiểu đường có lây qua đường tình dục không, bệnh tiểu đường quan hệ có lây không cũng là mối lo của nhiều người khi chưa đọc bài viết này . Bạn nên nhớ, bệnh tiểu đường không phải là căn bệnh do virus, vi khuẩn, nấm mốc gây ra nên không thể lây truyền qua đường tình dục. Dù vậy, khi quan hệ tình dục bừa bãi, bạn có thể mắc nhiều bệnh khác được lây truyền qua đường tình dục như: viêm gan, mụn rộp hoặc HIV (virus gây ra bệnh AIDS). Hãy bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng bao cao su và chung thủy với một bạn tình nhé. Ngoài ra, bạn sẽ không hiếm gặp tình trạng nhiều người trong cùng một gia đình đều mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là một lý do mà nhiều người lo sợ b ệnh tiểu đường có lây không? Đúng là trong gia đình có một hoặc nhiều thành viên từng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vì nhiều nhà khoa học cho rằng tiểu đường tuýp 1 có liên quan đến gen và các yếu tố môi trường sống. Mà những người cùng huyết thống, cùng sinh sống sẽ có chung điều này. Tuy nhiên, đây chỉ là khả năng di truyền chứ không phải là tình trạng lây nhiễm. Với tiểu đường tuýp 2, kể cả gia đình không có ai mắc bệnh nhưng bạn vẫn bị tiểu đường vì có lối sống ít vận động, bị thừa cân, béo phì hay duy trì chế độ ăn uống kém khoa học trong thời gian dài. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường Không có cách nào giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1. Thậm chí không ai có thể biết được người nào sẽ mắc bệnh, người nào thì không. Riêng đối với tuýp 2, lối sống chính là yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh bằng cách: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn thực phẩm ít béo, giàu chất dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, sản phẩm từ sữa và protein nạc. Hạn chế thức ăn và đồ uống có đường. Tiêu thụ nhiều thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường như nước ngọt, nước trái cây có thể dẫn đến tăng cân quá mức, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tăng cường hoạt động thể chất. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hạn chế dành thời gian cho các hoạt động ít vận động như xem TV, chơi game,… Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ bệnh tiểu đường có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả. Có một số lầm tưởng về bệnh tiểu đường và những thông tin sai lệch này đôi khi khiến nhiều người kỳ thị và đối xử không công bằng đối với người mắc bệnh. Hiểu rõ về bệnh chính là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Bệnh tiểu đường có lây không và những thắc mắc liên quan
Tiểu đường
Hạ đường huyết và tụt huyết áp là hai tình trạng thường bị nhầm lẫn do có cùng một số triệu chứng. Tuy nhiên, việc hiểu sai về bệnh sẽ dẫn đến việc sơ cứu và điều trị sai cách. Điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng người bệnh. Vậy hạ đường huyết và tụt huyết áp có giống nhau không? Triệu chứng khác biệt của mỗi bệnh là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé! Hạ đường huyết và tụt huyết áp có giống nhau không? Để phân biệt hạ đường huyết và tụt huyết áp , đầu tiên bạn cần hiểu rõ khái niệm và nguyên nhân gây bệnh. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm của hai tình trạng này. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 70 mg/dL và sẽ trở nên rất nghiêm trọng nếu thấp hơn mức 55 mg/dL. Trong khi đó tụt huyết áp (hay huyết áp thấp) là khi áp lực dòng máu tác động lên thành động mạch giảm. Cụ thể, chỉ số huyết áp trên (tâm thu) giảm xuống dưới mức 90mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp dưới (tâm trương) xuống dưới mức 60mmHg. Huyết áp thấp phổ biến hơn hạ đường huyết, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở phụ nữ có thai, người già yếu, người ốm bệnh nằm liệt giường. Thêm vào đó về bản chất, hạ đường huyết và tụt huyết áp xuất phát từ những nguyên nhân bệnh khác nhau. Tụt đường huyết là tình trạng rối loạn chuyển hoá trong cơ thể còn hạ huyết áp lại là một bệnh lý liên quan đến bệnh tim mạch. Muốn biết mình bị tình trạng nào, bạn có thể đo đường huyết và đo huyết áp. Đây là cách chính xác nhất để phân biệt giữa hạ đường huyết và tụt huyết áp. Hạ đường huyết và tụt huyết áp có giống nhau không ở triệu chứng Triệu chứng cũng là một điểm giúp bạn phân biệt hạ đường huyết và tụt huyết áp. Trên thực tế, tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng mỗi bệnh lý cũng có dấu hiệu nhận biết riêng biệt như: Biểu hiện huyết áp thấp Người bị tụt huyết áp sẽ cảm thấy: Mệt mỏi, chóng mặt hoặc choáng váng Buồn nôn Nhìn mờ Da lạnh và đổ mồ hôi Khó tập trung Thở nhanh, nông Các triệu chứng huyết áp thấp có thể xuất hiện đột ngột, đặc biệt trong tụt huyết áp do thay đổi tư thế, hoặc từ từ nặng hơn theo thời gian. Hạ huyết áp nặng hơn có thể gây ngất xỉu và té ngã, dẫn đến những chấn thương. Nếu hạ huyết áp kéo dài, não, tim và các cơ quan khác không có đủ lượng máu để duy trì hoạt động bình thường. Tụt huyết áp nghiêm trọng sẽ dẫn tới sốc với triệu chứng lú lẫn, nổi da gà, da nhợt nhạt, thở nhanh và nông, mạch yếu và nhanh. Thậm chí người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu. Những người đang dùng một số loại thuốc có thể gây hạ huyết áp (thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc trị trầm cảm, Parkinson, rối loạn cương dương), mất cân bằng nội tiết tố, thiếu vitamin, có bệnh tim mạch hoặc bệnh gan, thay đổi cảm xúc đột ngột, mất nước, mất máu, nhiễm trùng máu, sốt hoặc hạ thân nhiệt đều dễ gặp phải tình trạng này. Triệu chứng hạ đường huyết Hạ đường huyết nhẹ cũng có những biểu hiện tương tự như tụt huyết áp, kèm theo một số biểu hiện đặc trưng như đói bụng, tay chân run rẩy, nhịp tim tăng cao, dễ bị kích thích, chảy nước mắt, lo lắng, cáu gắt… Trường hợp hạ đường huyết nặng sẽ có co giật, ngất xỉu, hôn mê, thậm chí tử vong. Tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra ngay cả lúc bệnh nhân đang ngủ. Điều này sẽ khiến người bệnh tỉnh giấc giữa đêm hoặc gây đau đầu, mệt mỏi và drap giường bị ẩm ướt (do đổ nhiều mồ hôi) vào buổi sáng. Hạ đường huyết thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị tích cực bằng insulin và sulfonylurea . Song, nó cũng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như: Không ăn đủ bữa, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng Uống nhiều rượu bia Bị nhiễm trùng Vận động mạnh hoặc tập thể dục quá sức Phẫu thuật cắt dạ dày Một số bệnh lý khác như rối loạn mức độ hormone, khối u tuyến tụy, bệnh gan, bệnh thận, bệnh tuyến thượng thận hoặc tim… Tác dụng phụ của một số loại thuốc. Cách hạn chế tình trạng hạ đường huyết và tụt huyết áp Tuy khác nhau hoàn toàn về bản chất, nhưng tụt đường huyết và tụt huyết áp lại có nhiều điểm chung trong cách phòng ngừa bệnh. Điều quan trọng chính là xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh, thói quen sinh hoạt tốt cùng một số điều cần lưu ý như sau: Không bỏ bữa, ăn đúng giờ và bổ sung đủ các thành phần dinh dưỡng, ưu tiên nguồn dinh dưỡng lành mạnh từ hoa quả, rau xanh, cá và ngũ cốc nguyên hạt Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa mỗi ngày Không uống nhiều rượu bia Không tập thể dục quá sức Nên ăn nhẹ trước khi tập thể dục để hạn chế bị hạ đường huyết và tụt huyết áp Thường xuyên kiểm tra các chỉ số sức khỏe, bao gồm cả chỉ số đường huyết và chỉ số huyết áp Bên cạnh đó, tụt đường huyết và tụt huyết áp cũng có một số lưu ý riêng trong phòng ngừa. Cụ thể như sau: Đối với người bị hạ đường huyết Riêng với bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý luôn mang theo đồ ăn nhẹ hoặc thức uống có đường. Ngoài ra, nếu người bệnh có một bộ dụng cụ tiêm glucagon, hãy luôn mang nó theo bên mình. Đối với người bị huyết áp thấp Với người bị huyết áp thấp, cần lưu ý uống nhiều nước, thay đổi tư thế từ từ, tránh đứng lâu trong thời gian dài. Khi tập thể dục, người bệnh nên thực hiện các động tác từ từ và hít thở sâu vài lần trước khi đổi tư thế. Đôi khi, bác sĩ có thể khuyên bạn nên ăn mặn hơn một chút và mang vớ nén, đồng thời kê đơn thuốc giúp tăng huyết áp như fludrocortisone hoặc midodrine để hạn chế tình trạng này. Trên đây là một số thông tin để giúp bạn đọc phân biệt giữa hạ đường huyết và tụt huyết áp. Dựa vào đó, bạn sẽ có được cách điều trị và phòng ngừa phù hợp nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin thú vị và bổ ích.
Hạ đường huyết và tụt huyết áp có giống nhau không, làm sao phân biệt?
Tiểu đường
Vì phải thực hiện kiểm tra đường huyết gần như mỗi ngày nên việc lấy máu vẫn khiến nhiều bệnh nhân tiểu đường cảm thấy e dè và sợ hãi. Vậy có loại máy đo đường huyết nào không cần lấy máu không? Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều dòng máy tân tiến giúp bạn xác định mức đường huyết mà không cần phải lấy máu nữa. Vậy, các dòng đang được ưa chuộng là loại nào, giá máy đo đường huyết không cần lấy máu là bao nhiêu? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé! Các loại máy đo đường huyết không cần lấy máu Vì hiểu được sự lo lắng của những bệnh nhân cần phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, nhiều nhà sản xuất đã không ngừng nghiên cứu để phát triển ra các dòng máy giúp đo đường huyết không cần lấy máu. Các loại máy này có thể đo nồng độ đường trong máu bằng một trong những cách sau: Có đèn hồng ngoại chiếu xuyên qua da ở cánh tay hoặc ngón tay Truyền một dòng điện yếu qua da để hút máu qua da Thông qua nước mắt hoặc nước bọt Dùng bộ cảm biến dưới da để đo nồng độ đường trong dịch mô Các dòng máy đo đường huyết không cần lấy máu phổ biến trên thị trường Dù có nhiều dòng máy đo đường huyết không lấy máu được phát triển nhưng thực tế, không có quá nhiều loại được phê duyệt sử dụng trên thị trường. Vì vậy, hiện nay, khi nhắc về máy đo đường huyết không cần lấy máu, người ta thường chỉ nghĩ đến loại máy theo dõi đường huyết liên tục CGM. Các loại máy này đều hoạt động thông qua một cảm biến nhỏ được đặt vào dưới da, thường là ở bụng hoặc cánh tay. Bộ cảm biến này giúp đo nồng độ đường trong dịch mô năm phút một lần liên tục trong cả ngày và đêm. Sau đó, máy sẽ gửi thông tin đến màn hình của bộ thu hoặc đến các thiết bị điện tử như điện thoại và máy tính bảng của bạn. Bạn có thể tải dữ liệu đường huyết vào máy tính và gửi cho bác sĩ bất kỳ lúc nào. Với một vài dòng máy, bộ cảm biến được kết nối với thiết bị bơm insulin tự động để nạp insulin khi đường huyết tăng cao. Dưới đây là thông tin về một số dòng máy đo cho người bệnh tiểu đường không cần lấy máu thông dụng, được nhiều người lựa chọn: Máy đo đường huyết không cần lấy máu FreeStyle Libre Đây là bộ theo dõi đường huyết liên tục, gồm có một đầu đọc nhỏ gọn cầm tay và một bộ cảm biến đeo vào mặt sau cánh tay. FreeStyle Libre là sản phẩm của Abbott Diabetes Care – Anh, đơn vị nổi tiếng thế giới trong chăm sóc sức khỏe cho người tiểu đường. Abbott được biết đến rộng rãi nhờ các sản phẩm sữa tiểu đường Glucerna. Cách sử dụng Bộ phận cảm biến sẽ đo lượng đường trong máu mỗi phút qua một sợi mỏng như sợi tóc, linh hoạt được đưa vào ngay dưới da. Vì không phải lấy máu và đo tự động nên bộ sản phẩm này giúp người bệnh tránh khỏi những đau đớn và khó chịu khi phải tự lấy máu và tiến hành đo hàng ngày. Để kiểm tra kết quả, bạn chỉ cần dùng đầu đọc cầm tay và quét lên phía trên bộ cảm biến gắn ở mặt sau cánh tay là được. Kể cả khi bạn quét qua lớp áo thì đầu đọc vẫn đọc được kết quả. Ưu điểm của máy đo đường huyết không cần lấy máu FreeStyle Libre Cảm biến chỉ nhỏ bằng một đồng xu, rất tiện lợi Cảm biến không gây khó chịu cho người dùng, có thể đeo liên tục trong 14 ngày Không cần lấy máu ở đầu ngón tay như các máy đo đường huyết khác, không đau Chống nước lên đến 30 phút ở độ sâu lên đến 1 mét nên không cần gỡ ra khi tắm hay khi đi bơi Theo dõi được đường huyết thường xuyên và dễ dàng ở mọi thời điểm, từ đó dễ dàng quan sát được bất thường và đi khám, điều chỉnh ăn uống nếu cần. Lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết FreeStyle Libre Phải quét cảm biến ít nhất 8 tiếng một lần Nếu bị kích ứng da ở khu vực tiếp xúc với cảm biến thì nên ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ. Máy đo đường huyết không cần lấy máu FreeStyle Libre giá bao nhiêu? Hiện cả bộ máy đo đường huyết không cần lấy máu FreeStyle Libre (gồm đầu đọc và cảm biến) có giá 3.360.000đ. Bạn có thể mua trực tiếp tại các cửa hàng thiết bị y tế uy tín hoặc trang thương mại điện tử chính hãng của Abbott FreeStyle Libre. Có máy đo đường huyết không cần lấy máu Omron không? Vì độ nổi tiếng của thương hiệu và chất lượng các sản phẩm đang có trên thị trường của Omron mà nhiều người tin rằng nếu có máy đo đường huyết không cần lấy máu Omron thì không cần lo lắng về độ chính xác cũng như độ bền. Tuy nhiên, thật đáng tiếc rằng cho đến nay, hãng này chưa có máy đo cho người tiểu đường mà không cần lấy máu. Bạn có thể tham khảo thông tin về 4 loại máy đo đường huyết Omron (có lấy máu ngón tay) tại bài viết này: Máy đo đường huyết Omron có tốt không? Giá bao nhiêu? Máy đo đường huyết không cần lấy máu Glucowise Sản phẩm này thuộc sở hữu của công ty META, có trụ sở đặt tại London, Anh. Đây là thiết bị đo đường huyết không xâm lấn, không gây đau. Nhiều người tìm kiếm thông tin về sản phẩm này nhưng rất tiếc nó vẫn còn đang thử nghiệm, chưa được đưa vào sử dụng. Với Glucowise, bạn có thể theo dõi đường huyết nhiều lần trong ngày và ở bất cứ nơi nào mà không cần xâm lấn vào da. Ưu điểm của máy đo đường huyết Glucowise Đo đường huyết liên tục được, không xâm lấn nên không gây đau đớn Đo tự động nên người dùng có thể lấy kết quả mọi lúc, mọi nơi mà không cần tiến hành một loạt thao tác rườm rà Công nghề Đám mây thông minh sẽ đưa ra những cảnh báo và lời khuyên cần thiết ở từng trường hợp. Máy tự động phân tích dữ liệu ở hiện tại và trước đó để dự đoán diễn biến đường huyết của bạn, giúp bạn dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn hoặc thuốc Thiết kế nhỏ gọn, độ riêng tư cao Dữ liệu được gửi qua máy tính hoặc điện thoại mà không cần kết nối dây Không dùng que thử, tiết kiệm chi phí. Máy đo đường huyết Glucowise giá bao nhiêu hiện vẫn chưa rõ vì chưa đưa vào thương mại. Máy đo đường huyết không lấy máu phù hợp với những ai? Máy theo dõi đường huyết liên tục không cần lấy máu đa số được sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 1 . Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để quan sát tác dụng của loại máy này đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 . Máy có thể được sử dụng cho người lớn và trẻ em nếu bệnh nhân: Đang điều trị bằng liệu pháp insulin tích cực Nghi ngờ bị hạ đường huyết mà không thể nhận biết Có mức đường huyết tăng cao hoặc hạ xuống thấp thường xuyên Không thể nhận ra hoặc không thể nói với ai về các triệu chứng mình đang gặp phải (các bệnh nhi nhỏ tuổi, những người gặp vấn đề về phát triển hoặc thần kinh) Các bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục lâu dài hoặc chỉ trong vài ngày để giúp điều chỉnh kế hoạch kiểm soát bệnh của bạn. Máy đo đường huyết không cần lấy máu có chính xác không? Máy đo đường huyết không cần lấy máu có chính xác không? Dù các nhà khoa học luôn nỗ lực nghiên cứu để cải tiến máy đo đường huyết không lấy máu chính xác và dễ sử dụng hơn nhưng dòng máy này hiện vẫn chưa đạt đủ độ tin cậy cần thiết. Bạn vẫn cần phải đo đường huyết bằng cách lấy máu ngón tay 2 lần mỗi ngày để hiệu chỉnh máy đo đường không cần lấy máu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, bạn sẽ không thể dựa vào kết quả từ các loại máy này để đưa ra bất kỳ quyết định điều trị nào, chẳng hạn như điều chỉnh liều insulin. Không những vậy, dù có kích thước khá nhỏ gọn nhưng việc mang cảm biến dưới da cũng có thể khiến bạn khó chịu. Ngoài ra, một điểm bất tiện khác của loại máy này là bạn phải thay cảm biến sau mỗi 7 – 14 ngày sử dụng. Đồng thời, giá máy đo đường huyết không cần lấy máu cũng không hề rẻ, vì vậy, bạn có thể phải tiêu tốn khá nhiều tiền bạc. Cách sử dụng máy đo đường huyết không cần lấy máu Việc sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục không cần lấy máu tương đối đơn giản, bạn sẽ cần thực hiện theo các bước sau: Đặt cảm biến vào dưới da, lớp băng dính sẽ giúp cố định cảm biến tại chỗ Hiệu chỉnh thiết bị bằng cách đo đường huyết với máy đo tiêu chuẩn lấy máu đầu ngón tay Thiết lập các thông số và thông báo cho máy Đọc các dữ liệu về mức đường huyết của bạn trên các thiết bị điện tử Điều chỉnh lại kế hoạch kiểm soát đường huyết của mình dựa trên các dữ liệu đã thu thập được Thay bộ cảm biến mỗi 7-14 ngày. Máy đo đường huyết không cần lấy máu ra đời như một “vị cứu tinh” cho những bệnh nhân đái tháo đường sợ lấy máu. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ về cơ chế hoạt động cũng như ưu, nhược điểm của loại máy này để từ đó sử dụng hiệu quả nhé.
Máy đo đường huyết không cần lấy máu có những loại nào, giá bao nhiêu?
Tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mãn tính được phân thành 3 loại gồm: tiểu đường type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã phát hiện ra thêm một dạng tiểu đường type 3 (tiểu đường tuýp 3 hay đái tháo đường type 3). Loại này được cho là khá phổ biến song lại dễ nhầm lẫn với một số tình trạng khác nên gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. Bài viết sau Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề sức khỏe này, đừng bỏ lỡ nhé. Bệnh tiểu đường type 3 là gì? Trước khi tìm hiểu bệnh tiểu đường tuýp 3 là gì, bạn cần phân biệt rõ 3 loại tiểu đường thường gặp hiện nay. Theo đó, tiểu đường type 1 đặc trưng bởi việc thiếu hụt insulin để chuyển hóa đường; trong khi tiểu đường type 2 lại do cơ thể kháng lại insulin khiến đường huyết tăng cao . Còn tiểu đường thai kỳ là sự rối loạn lượng đường trong máu ở thời kỳ mang thai. Riêng tiểu đường type 3 còn gọi là tiểu đường não, xảy ra do hàm lượng insulin não thấp hơn bình thường và người bệnh cũng có các dấu hiệu tương tự như Alzheimer. Cũng vì điều này mà giới chuyên gia mới đề xuất rằng bệnh Alzheimer nên được phân loại như một dạng của tiểu đường. Điều này tuy nhận về không ít tranh cãi nhưng khá nhiều chuyên gia sức khỏe vẫn sử dụng thuật ngữ này cho đến khi có thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng thực. Bệnh thường phổ biến ở người bị tiểu đường type 2 hơn type 1. Cụ thể, khảo sát vào năm 2016 trên 100.000 đối tượng cho thấy người bệnh đái tháo đường loại 2 (đặc biệt là nữ giới ) có nguy cơ gặp phải chứng sa sút trí tuệ do biến chứng mạch máu tiểu đường lên đến 60%. Nhưng lưu ý một điều, bệnh tiểu đường type 3 hoàn toàn không giống với đái tháo đường loại 3c (hay Pancreatogenic) – do xuất hiện khối u, tổn thương hoặc trải qua phẫu thuật tuyến tụy . Hiểu về mối liên hệ giữa đái tháo đường và Alzheimer Thực tế, bệnh tiểu đường và Alzheimer có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh Alzheimer xuất hiện bởi tính kháng insulin tại não. Hiểu nôm na rằng khi bệnh tiểu đường loại 2 kéo dài mà không điều trị, đường huyết tăng cao sẽ gây tổn thương các mạch máu não. Chưa kể, khi insulin não hoạt động kém đi thì không những khả năng nhận thức suy giảm mà cấu trúc não cũng sẽ thay đổi một khi bệnh bước vào giai đoạn tiến triển. Khi so sánh các nghiên cứu sẵn có về bệnh Alzheimer và chức năng não, giới khoa học cũng phát hiện ra rằng ở bệnh Alzheimer, người bệnh có sự suy giảm khả năng sử dụng và chuyển hóa glucose ở não. Điều này không khác với trường hợp ở bệnh nhân tiểu đường type 2 tiến triển. Chính phát hiện này đã dẫn đến giả thuyết rằng Alzheimer là một bệnh tiểu đường riêng của não – bệnh tiểu tường type 3. Do vậy mà thuật ngữ tiểu đường loại 3 được sử dụng để mô tả hai tình huống: một là chỉ ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến chức năng não bộ và thứ hai là mô tả sự tiến triển của tiểu đường loại 2 thành Alzheimer. Những dấu hiệu dễ nhận biết khi mắc bệnh tiểu đường type 3 Bệnh tiểu đường tuýp 3 có nguy hiểm không? Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 3 gần như tương tự với triệu chứng sa sút trí tuệ hoặc Alzheimer sớm, cụ thể như sau: Khó khăn trong việc thực hiện các thói quen thường nhật, chẳng hạn như chạy xe đến công sở Tình trạng suy giảm trí nhớ gây cản trở sinh hoạt và giảm tương tác xã hội Không thể lập kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề tốt Thường xuyên bị nhầm lẫn về thời gian, địa điểm Khó đọc hoặc không thể giữ thăng bằng Giảm khả năng phán đoán dựa trên thông tin sẵn có Thay đổi tính cách hoặc tâm lý bất ổn Làm gì để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 3? Hiện vẫn chưa có xét nghiệm chuyên biệt nhằm chẩn đoán dạng tiểu đường này. Các bác sĩ thường tìm dấu hiệu của tình trạng sa sút trí tuệ kèm triệu chứng bệnh tiểu đường thông qua việc: Kiểm tra tiền sử bệnh Thực hiện các bài kiểm tra thần kinh người bệnh Sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc CT Scanner. Điều này sẽ đưa tra những thông tin khách quan nhất về hoạt động của não bộ Nếu người bệnh đang có những triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm HbA1c . Nếu chẳng may mắc bệnh, bạn cần tiến hành điều trị sớm nhằm hạn chế những ảnh hưởng của bệnh. Hướng điều trị bệnh tiểu đường type 3 thường tập trung chủ yếu vào việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Mách bạn những cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả Nếu đã mắc bệnh tiểu đường loại 2, có nhiều biện pháp để bạn kiểm soát bệnh tốt hơn và hạn chế nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường type 3, chẳng hạn như: Duy trì thói quen vận động thường xuyên (ít nhất 30 phút/ngày) Tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh, ít chất béo bão hòa, nhiều protein và giàu chất xơ Kiểm tra đường huyết đều đặn Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ Duy trì cân nặng ổn định Ngủ đủ giấc và từ bỏ các thói quen xấu có hại cho sức khỏe như uống rượu, bia, hút thuốc lá. Vừa rồi là những chia sẻ về bệnh tiểu đường type 3. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho bạn và người thân trên hành trình sống khỏe mỗi ngày .
Tiểu đường type 3 là gì? Mọi thông tin bạn cần biết
Tiểu đường
Ngoài dùng để nấu chè, nấu xôi, ít ai biết rằng lá dứa còn được dùng trong hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2 . Lợi ích này còn được ghi lại trong những quyển y thư cổ của Thiền sư Tuệ Tĩnh – ông Tổ nghề thuốc Nam ta. Bài viết sau sẽ lý giải vì sao lá dứa lại tốt cho người bệnh tiểu đường . Mặc dù cùng chung tên gọi nhưng lá dứa và lá của cây dứa (thơm) lại là 2 loại khác nhau cả về hình dáng lẫn công dụng. Tìm hiểu lá dứa vì sao lại có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường Trước khi bàn đến lá dứa trị tiểu đường như thế nào, bạn cần phân biệt rõ lá dứa và lá của cây dứa (thơm). Lá dứa (hay còn gọi là dứa thơm, lá nếp) là loại thảo mộc phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Không như lá của quả dứa cứng cáp và đầy gai nhọn, lá dứa chữa bệnh tiểu đường lại có hình dáng thon, dài như lưỡi gươm nhưng tụm ở gốc thành hình nan quạt. Chưa kể nhờ vào sắc xanh mướt tuyệt đẹp cộng với mùi thơm đặc trưng nên loại lá này còn được ứng dụng rộng rãi trong ẩm thực Việt. Quay lại chủ đề chính, một nghiên cứu tại Indonesia cho biết, việc sử dụng dịch chiết từ lá dứa có tác dụng giảm lượng đường huyết, cũng như cải thiện khả năng kháng lại insulin ở chuột béo phì. Riêng với chuột khỏe mạnh bình thường thì nước lá dứa sau khi dùng sẽ làm giảm đường huyết sau ăn thông qua ức chế enzyme alpha-glucosidase (vai trò tiêu hóa chất đường bột thành glucose tạo năng lượng cho cơ thể) và thúc đẩy hoạt động của insulin. Tác dụng này được cho là đến từ hàm lượng cao các polyphenol và chất chống oxy hóa khác trong lá dứa. Trong một khảo sát về khả năng trị tiểu đường của lá dứa trên 30 người lớn khỏe mạnh, sau khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống thì những người đã uống nước lá dứa trước đó có đường huyết ổn định hơn so với những người chỉ dùng nước lọc. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng thực lợi ích này. Cách sử dụng lá dứa cho người bệnh tiểu đường Lá dứa có hiệu quả trong việc kiểm soát mức đường huyết nhưng tốt nhất vẫn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Lưu ý Quả thực, lá dứa có hiệu quả trong việc kiểm soát mức đường huyết. Nhưng tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không chỉ dùng mỗi loại lá này chữa bệnh thay cho thuốc đang dùng. Nếu nhận được sự đồng ý, bạn có thể tham khảo cách chế biến lá dứa như sau. Cách 1: Đối với lá dứa tươi Lá dứa mua ở chợ hoặc tại các cửa hàng nông sản sau đó lấy một nắm, rửa sạch để ráo nước. Nếu kỹ hơn nữa, bạn có thể rửa lá nếp với nước muối pha loãng rồi rửa lại lần nữa với nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn Lá sau khi rửa đem cho vào nồi (khoảng 3 lít nước) nấu sôi Đến khi nước sôi thì giảm lửa lại nấu đến khi nước chuyển sang màu xanh thì tắt bếp, chắt lấy nước. Có thể dùng như trà ấm hoặc nguội. Bạn có thể uống từ 2 – 3 ly mỗi ngày và uống trước bữa ăn 20 – 30 phút. Ngoài cách nấu nước lá dứa trị tiểu đường, bạn có thể dùng nước lá dứa để nấu với cơm . Cách 2: Đối với lá dứa khô Để kéo dài thời gian bảo quản và tiết kiệm thời gian chuẩn bị, chúng ta có thể lựa chọn lá dứa khô. Cách làm lá dứa khô tại nhà gồm: Chọn lá dứa tươi, không bị dập, nát và rửa sạch. Thái thành từng khúc dài khoảng 5 – 7cm. Phơi lá dứa dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô. Lưu ý sau khi phơi vẫn có thể thấy được màu xanh của lá. Cách pha trà từ lá dứa khô: Mỗi lần nấu chừng 10 lá khô, cắt nhỏ. Nấu với 2.5 lít nước, khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Hoặc dùng 20 – 30 gam lá dứa khô hãm với 500ml nước sôi trong khoảng 30 phút. Nên uống hết trong 1 ngày không để qua đêm. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Dù áp dụng cách nào đi chăng nữa thì việc kiểm tra đường huyết sau khi dùng là rất quan trọng. Trường hợp đường huyết rối loạn hoặc bản thân bạn có biểu hiện lạ nên ngừng sử dụng ngay. Ngoài hỗ trợ chữa tiểu đường, công dụng của lá dứa còn có gì? Dưới đây là những công dụng tuyệt vời khác của lá dứa với sức khỏe: Ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp : cao huyết áp và tiểu đường có mối liên hệ mật thiết với nhau. May mắn là lá nếp có khả năng giảm hấp thụ cholesterol máu , bảo vệ người bệnh khỏi chứng cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Giảm đau do viêm khớp : cổ học Ayurvedic của Ấn Độ có đề cập đến bài thuốc dùng hỗn hợp dầu dừa và lá dứa để giảm đau do viêm khớp. Lợi ích này thực tế đến từ các hoạt chất alkaloid và glycosides có tác dụng chống viêm hiệu quả. Giảm lo âu, căng thẳng : lá dứa ngoài hỗ trợ trị tiểu đường thì còn thúc đẩy tâm trạng cho người sử dụng. Điều này nhờ vào hàm lượng tannin dồi dào sẽ xua tan căng thẳng. Bảo vệ sức khỏe răng miệng : việc nhai lá dứa sẽ khử mùi hôi miệng giúp bạn có hơi thở thơm tho hơn. Dân gian còn sử dụng lá này để cầm máu nướu răng nhưng tác dụng này cần có thêm nghiên cứu chứng thực. Xem thêm Cây lá dứa (cơm nếp) có tác dụng gì với sức khỏe? Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh vấn đề lá dứa trị tiểu đường. Hy vọng qua đó bạn đã biết thêm được một phương pháp ổn định đường huyết đơn giản mà dễ thực hiện. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất cứ loại thảo dược nào, điều cần nhớ là phải tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Lá dứa trị tiểu đường có thật không? Cách dùng thế nào?
Tiểu đường
Từ xa xưa, ông bà ta đã biết sử dụng lá ổi để giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như hỗ trợ tiêu hóa, chữa hôi miệng, trị mụn… Ngày nay, y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra chiết xuất từ lá ổi có tác dụng làm giảm lượng đường huyết, ổn định mức cholesterol máu mà không để lại tác dụng phụ. Vậy cụ thể tác dụng của lá ổi chữa tiểu đường như thế nào? Bài viết sau đây, Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu những vấn đề xoay quanh tác dụng của lá ổi, trà búp ổi trị tiểu đường và cần lưu ý những gì khi muốn áp dụng. Lá ổi chữa tiểu đường như thế nào? Lá ổi có tác dụng gì? Nó đã được ứng dụng từ rất lâu trong cổ học Ayurveda Ấn Độ hay các bài thuốc cổ phương Trung Hoa nhằm hạ sốt, giảm viêm và điều trị các bệnh tiêu hóa. Lá ổi chữa tiểu đường, cụ thể làm giảm lượng đường huyết sau ăn là thông tin đã được đăng tải trên chuyên san Nutrition and Metabolism . Lợi ích này dựa trên việc chiết xuất lá ổi có khả năng ức chế hoạt động của alpha-glucosidase – một enzyme đảm nhiệm vai trò phân giải tinh bột cùng các loại carbohydrate thành đường đơn (glucose). Nghiên cứu cũng có so sánh hiệu quả của dịch chiết lá ổi với voglibose – thuốc dùng trong điều trị bệnh tiểu đường thuộc nhóm ức chế men alpha-glucosidase. Nhưng kết quả lại cho thấy chiết xuất từ lá ổi mang lại hiệu quả kém hơn là dùng thuốc. Do đó, việc ứng dụng công dụng của lá ổi trị tiểu đường chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thay thế thuốc. Các nhà khoa học vẫn nhận thấy chiết xuất từ lá ổi giúp cải thiện các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường như kháng insulin và tăng mỡ máu. Việc sử dụng lá ổi chữa tiểu đường giúp ổn định huyết áp, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lá ổi và quả ổi còn chứa chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin C và các loại vitamin, khoáng chất như vitamin B2, K, E, canxi, sắt, photpho,… cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, giúp nâng cao thể trạng cho người tiểu đường. Tiểu đường ăn ổi được không thì hoàn toàn được, ổi tốt cho người tiểu đường. Nhìn chung, trà lá ổi hay trà búp ổi chữa tiểu đường, được xem là một giải pháp hứa hẹn trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 thông qua chế độ ăn uống. Bài thuốc từ lá ổi chữa tiểu đường Cách nấu lá ổi trị tiểu đường Nếu được bác sĩ đồng ý, bạn có thể tự làm nước sắc hay nước trà lá ổi chữa tiểu đường tại nhà bằng cách: Rửa sạch 30g lá ổi để loại bỏ hết bụi bẩn trên mặt lá Cho toàn bộ lá vào nồi nước đang sôi Đun sôi chừng vài phút rồi tắt bếp Lọc lấy phần nước, để nguội rồi sử dụng ngay. Có thể thực hiện tương tự với công thức trà búp ổi chữa tiểu đường. Với búp ổi, bạn có thể lấy khối lượng là 100g/ lần nấu. Liều lượng và cách sử dụng trà lá ổi chữa tiểu đường ở từng người bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể. Điều quan trọng nhất là bạn vẫn phải tuân thủ dùng thuốc, chế độ ăn uống điều độ và kiểm tra đường huyết thường xuyên . Bài thuốc chữa tiểu đường từ lá ổi, sa kê và đậu bắp Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50 gam lá ổi non 100 gam lá sa kê 100 gam đậu bắp tươi Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu với nước. Cho tất cả vào nồi đun với lượng nước vừa phải Sử dụng nước nấu từ các loại thảo dược này để uống trong ngày thay nước lọc Những điều cần lưu ý khi dùng lá ổi chữa tiểu đường Nước sắc lá ổi gần như lành tính và không gây bất kỳ phản ứng phụ nào. Vì vậy, bạn không cần lo lắng về tác hại của lá ổi. Ngay cả nghiên cứu được đề cập ở trên cũng cho biết những đối tượng tham gia không bị ngộ độc hay tương tác với các loại thuốc điều trị đang sử dụng. Một lưu ý nho nhỏ là nước lá ổi không nên dùng cho bệnh nhân bị táo bón vì sẽ khiến tình trạng này thêm nặng hơn. Chỉ sử dụng lá ổi với tần suất vừa phải. Việc quá lạm dụng lá ổi có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc gây ra tình trạng dị ứng. Người bị bệnh chàm cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng lá ổi bởi các chiết xuất có trong lá ổi có thể gây kích ứng da. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá ổi nếu bạn đang mắc phải các bệnh mãn tính tim mạch, loãng xương, các bệnh lý liên quan đến thận,… Dùng lá ổi trong thời gian điều trị bằng thuốc tây có thể làm giảm các tác dụng của thuốc. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng. Lá ổi có tác dụng gì khác với sức khỏe? Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, lá ổi còn mang đến nhiều công dụng như: C hữa tiêu chảy: Trong lá ổi và búp ổi non có chứa tanin và một số chiết xuất gây ức chế hoạt động của vi khuẩn Staphylococcus aureus và E.coli . Từ đó, l á ổi có khả năng kháng khuẩn, ngăn sự phát triển của hại khuẩn đường ruột gây tiêu chảy và viêm dạ dày ruột. Thúc đẩy việc giảm cân : Lá ổi không những giàu dinh dưỡng mà còn ngăn chuyển hóa carbohydrate phức tạp thành đường đơn, từ đó hỗ trợ giảm cân. Đây cũng là một phần nguyên nhân giúp lá ổi có tiềm năng chữa bệnh tiểu đường. Phòng ngừa ung thư : Với sự có mặt của các chất chống oxy hóa, lá ổi có tác dụng làm giảm quá trình hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân gây dẫn tới sự hình thành của các tế bào ung thư. Tác dụng của lá ổi đối với da : Với tính kháng khuẩn cộng thêm hàm lượng vitamin C dồi dào, lá ổi có thể giúp hạn chế tình trạng mụn trứng cá và ngăn các dấu hiệu lão hóa sớm. Bạn có thể giã nát lá rồi đắp lên vùng da bị ảnh hưởng. Vừa rồi là những chia sẻ về chủ đề lá ổi chữa tiểu đường và trả lời được câu hỏi lá ổi có tác dụng gì hay hiệu quả với bệnh tiểu đường ra sao.Hy vọng qua đó, bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích trong việc điều trị và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Cách sử dụng lá ổi chữa tiểu đường và những lưu ý khi dùng
Tiểu đường
Bệnh đái tháo đường không chỉ có một loại và cũng không phải lúc nào cũng xảy ra ở những người trung niên, cao tuổi. Đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1) là loại hay xuất hiện ở độ tuổi trẻ, thanh thiếu niên và có thể phát hiện khi đã trưởng thành. Để tìm hiểu rõ hơn về đái tháo đường type 1, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây. Tìm hiểu chung Bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1) là gì? Tiểu đường tuýp 1 là gì? Bệnh đái tháo đường (hay trước đây gọi là tiểu đường) là một dạng rối loạn chuyển hóa khiến cho nồng độ đường trong máu cao hơn bình thường và gây ra nhiều triệu chứng. Bệnh được chia thành hai loại là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong đó, tiểu đường type 1 (hay đái tháo đường tuýp 1) còn được xem là đái tháo đường phụ thuộc vào insulin. Đây là bệnh lý mạn tính xảy ra do tuyến tụy sản xuất ít hoặc không tiết ra insulin – hormone rất quan trọng giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và tạo ra năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, não, mắt, thận, thần kinh, mạch của bạn. Triệu chứng Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1 Những triệu chứng tiểu đường tuýp 1 có thể diễn biến rất nhanh, bao gồm: Mờ mắt Đi tiểu thường xuyên Cảm thấy rất khát nước và đói thường xuyên Bị nhiễm trùng thường xuyên Cảm thấy mệt mỏi và yếu Vết thương lâu lành Cảm giác tê ở tay hoặc chân Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân. Người bệnh tiểu đường típ 1 rất dễ rơi vào nhiễm toan ceton, nếu không kiểm soát tốt đường huyết Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Nguyên nhân Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1) Bệnh lý này xảy ra do tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất không đủ lượng insulin cần thiết. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết. Đối với hầu hết người bệnh tiểu đường, nguyên nhân của tình trạng thiếu insulin thường là do hệ miễn dịch sẽ phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy. Lý do của hiện tượng này hiện vẫn chưa rõ. Những ai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)? Nhìn chung, bệnh đái tháo đường tuýp 1 ít gặp hơn nhiều so với tuýp 2. Nam giới thường bị tiểu đường tuýp 1 nhiều hơn phụ nữ, đặc biệt là những người có vấn đề ở tuyến tụy hoặc trong gia đình có tiền sử mắc bệnh lý này. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi từ 4–7 tuổi và 10–14 tuổi. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1) Hiện tại vẫn chưa xác định được các nguy cơ rõ ràng của bệnh tiểu đường tuýp 1. Những yếu cố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này là: Tuổi tác: mặc dù bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng nó thường xuất hiện sớm, ở độ tuổi thanh thiếu niên Một số yếu tố nguy cơ khác có thể bao gồm: Tiếp xúc với một số virus, chẳng hạn như virus Epstein-Barr, virus Coxsackie, virus rubella và cytomegalovirus có thể gây hủy hoại hệ thống miễn dịch của các tế bào tiểu đảo, hoặc virus lây nhiễm trực tiếp sang các tế bào này Tiền sử gia đình: bất cứ người nào có anh chị em hoặc cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường típ 1 đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người không có Di truyền: một số loại gen có thể làm nguy cơ mắc bệnh tăng cao hơn. Sử dụng sữa bò sớm ở lúc trẻ Mắc một số bệnh tự miễn khác: tiểu đường típ 1 là tình trạng do tự miễn, do đó những bệnh nhân có bệnh lý tự miễn như Basedow, xơ cứng bì,… cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn. Nồng độ vitamin D thấp, uống nước có chứa nhiều nitrat Cho em bé tập ăn ngũ cốc và gluten sớm (trước 4 tháng) hoặc trễ (sau 7 tháng) Có mẹ bị tiền sản giật trong giai đoạn mang thai Bệnh vàng da bẩm sinh. Chẩn đoán và điều trị Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)? Bác sĩ có thể chẩn đoán tiểu đường thông qua các xét nghiệm máu sau: Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống Xét nghiệm Hb A1C Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói) Khi nghi ngờ mắc tiểu đường típ 1, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra thêm C-peptid, kháng thể Anti-GAD, anti ICA,.. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh, bạn có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ định kì để: Kiểm tra đường huyết, chỉ số HbA1c Tầm soát các biến chứng mạn tính ( thường 5 năm sau chẩn đoán tiểu đường típ 1): điện tim, chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra mắt, khám bàn chân,… Tư vấn chế độ ăn, chế độ luyện tập, liệu pháp tâm lý cho người bệnh Cách chữa tiểu đường tuýp 1 Ở thể bệnh này, bệnh có thể diễn biến xấu đi rất nhanh nên bạn có thể cần được chữa trị tại bệnh viện. Thông thường, bạn phải kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên cho đến khi kiểm soát hoàn toàn. Những phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 thông thường bao gồm: Insulin Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị tiểu đường tuýp 1. Do đó, việc tiêm insulin là cách tốt nhất để kiểm soát nhanh chóng lượng đường trong máu của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tự tiêm insulin ở nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, thường 2-4 lần mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng đặc biệt Chế độ dinh dưỡng đặc biệt bao gồm: Ăn 3 bữa ăn chính, không bỏ bữa, ăn đúng giờ, hạn chế ăn vặt Hạn chế tinh bột và đường Tránh chất béo động vật (trong da, mỡ, nội tạng), chất béo chuyển hóa (trong thực phẩm chế biến sẵn, dầu mỡ qua chiên xào nhiều lần) Bổ sung chất béo tốt từ dầu thực vật, các loại hạt Chọn đạm nạc từ cá, thịt gia cầm bỏ da và đạm thực vật từ các loại đậu Tăng cường rau xanh Trái cây có chỉ số đường huyết Gl thấp (chỉ nên ăn 1 lượng nhất định khoảng 1 nắm tay của người bệnh mỗi ngày) Tập thể dục Bạn nên tập thể dục thường xuyên hơn vì tập thể dục có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết. Bạn có thể tham gia bất kì bài tập yêu thích nào, nhưng phải lưu ý đến đường huyết trong khi tập. Bạn có thể xem chi tiết về cách theo dõi và kiểm soát đường huyết trong khi tập thể dục . Ngoài ra, bạn cũng cần phải chăm sóc chân và kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trong tương lai. Phòng ngừa Những biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1) Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu lưu ý vài điều dưới đây: Ăn uống lành mạnh, giảm đường và chất béo xấu. Tập thể dục và ngủ đầy đủ. Đo đường huyết thường xuyên tại nhà. Hãy gọi cho bác sĩ nếu lượng đường huyết lên quá cao. Hãy gọi bác sĩ nếu bạn bị sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc đi tiểu quá nhiều. Đến bệnh viện ngay lập tức nếu người bệnh bị co giật,lơ mơ, không thể đứng dậy hoặc bất tỉnh. Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng insulin .
Bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1): Dấu hiệu và cách chữa
Tiểu đường
Nước dừa vốn dĩ là thức uống giải khát rất được ưa chuộng. Chẳng những thế, loại thức uống này còn mang lại vô số những giá trị sức khỏe đáng quý như chống mất nước, làm đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa… Tuy vậy, vẫn còn nhiều nghi ngại xoay quanh vấn đề người bệnh tiểu đường uống nước dừa được không? Thực tế, không ít người vì sợ vị ngọt tự nhiên có trong nước dừa gây xáo trộn đường huyết nên đã loại hẳn đồ uống này ra khỏi chế độ dinh dưỡng của mình. Nhận định như vậy liệu có đúng? Hello Bacsi mời bạn tham khảo bài viết sau để có được lời giải đáp cho câu hỏi người bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không, uống như thế nào và vì sao nhé! Giải đáp: người bệnh tiểu đường uống nước dừa được không? Vì đem đến nhiều lợi ích sức khỏe nên sẽ không ngạc nhiên khi có thắc mắc “tiểu đường uống nước dừa được không?”. Câu trả lời từ Hello Bacsi là “Được” bạn nhé. Mặc dầu có rất ít nghiên cứu về tác dụng của nước dừa với bệnh tiểu đường, đặc biệt là type 2 nhưng đã có một vài thử nghiệm trên động vật chỉ ra những điểm sáng trong vấn đề kiểm soát mức đường huyết sau khi sử dụng nước dừa. Cụ thể, theo một nghiên cứu, những con chuột sẽ được tiêm một loại thuốc gây bệnh tiểu đường có tên Alloxan và sau đó cho uống nước dừa già trong vòng 45 ngày liên tục. Kết quả là những chú chuột mắc bệnh uống nước dừa được cải thiện đáng kể về chỉ số đường huyết, HbA1c (loại hemoglobin đặc biệt kết hợp với đường) và cả tình trạng stress oxy hóa hơn hẳn so với nhóm đối chứng (không dùng nước dừa). Giới chuyên gia nhận định, kết quả này có được là do hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong nước dừa, điển hình như: vitamin C, kali, magie, mangan và L-arginine đã làm tăng độ nhạy của insulin. Người bệnh tiểu đường uống nước dừa có tác dụng gì? Điểm qua 4 lợi ích đáng nhớ Những thông tin vừa rồi hẳn đã giúp bạn hiểu bệnh tiểu đường uống nước dừa được không. Chẳng những không gây hại mà việc tiêu thụ thức uống này còn đem lại cho người bệnh những lợi ích như: 1. Thức uống “tăng lực” từ thiên nhiên Việc uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng, hạn chế cơn đói. Hơn nữa, các thành phần điện giải tự nhiên (điển hình là kali) có trong nước dừa sẽ hỗ trợ cân bằng pH và thúc đẩy hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Hàm lường kali dồi dào còn có tác dụng điều chỉnh hoạt động của thận, ngăn phát triển bệnh thận đái tháo đường. 2. Bảo vệ sức khỏe tim mạch Acid lauric – chất béo bão hòa trong nước dừa giữ vai trò giảm hấp thu cholesterol xấu (LDL) vào máu nên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường. Chưa kể, việc uống nước dừa còn thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn hình thành cục máu đông. 3. Ngăn chặn các biến chứng tiểu đường Lợi ích này dựa trên việc nước dừa có khả năng ức chế gốc tự do. Gốc tự do là nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress oxy hóa, từ đó làm tổn thương tế bào và gây nên hàng loạt các biến chứng của bệnh trên hệ tim mạch, thần kinh, tiết niệu… 4. Chỉ số đường huyết thấp Người bệnh tiểu đường uống nước dừa được không thì câu trả lời là “Có” vì thức uống này hoàn toàn không chứa chất bảo quản, lại có chỉ số đường huyết thấp (GI = 3) nên rất an toàn cho sức khỏe người bệnh. Bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không? Đây là thắc mắc cũng được nhiều mẹ bầu quan tâm bởi nước dừa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cả sản phụ lẫn sự phát triển của thai nhi . Trường hợp “bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?” thì đáp án vẫn là “Được” miễn là mẹ đừng lạm dụng quá mức. Mức dùng an toàn tối đa là một quả dừa/ngày. Lưu ý là mẹ bầu không nên dùng nước dừa vào buổi tối vì theo Đông y , nước dừa có tính lợi tiểu nên sẽ khiến mẹ tiểu đêm nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Những lưu ý quan trọng khi người bệnh tiểu đường uống nước dừa Nhìn chung, người bị tiểu đường uống nước dừa được không còn tùy vào cách sử dụng. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, khi sử dụng nước dừa, bạn nên tuân thủ những lưu ý sau: Chỉ uống nước dừa tươi được mua tại những điểm bán uy tín. Không dùng nước dừa đóng hộp, kể cả trong nấu nướng vì nhà sản xuất thường cho thêm đường vào sản phẩm. Mỗi ngày nên uống khoảng 240ml nước dừa (tầm một quả dừa cỡ vừa). Không nên thêm muối, đường hay bất kỳ thứ gì. Tránh uống hết nước dừa trong một lần mà phải tính toán dựa trên nhu cầu carbohydrate của từng cá nhân. Để biết chính xác, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ưu tiên dừa già thay vì dừa non vì loại dừa già sẽ cho nước ít ngọt hơn. Không ăn cùi dừa do phần này thường có nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe tim mạch. Người đang có chỉ số đường huyết không ổn định, thấp khớp hoặc mắc bệnh thận không nên dùng nước dừa. Bạn có thể xem thêm: Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường: Nên ăn gì và kiêng gì? Mong rằng qua bài đọc vừa rồi, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “người bị tiểu đường uống nước dừa được không”. Nếu thấy nghi ngờ về bất kỳ loại thực phẩm nào, đừng ngần ngại đặt câu hỏi ngay với bác sĩ bạn nhé!
Tiểu đường uống nước dừa được không và lời giải cho bạn
Tiểu đường
Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của y học, bệnh tiểu đường type 1 nói riêng và bệnh tiểu đường nói chung đã bớt nguy hiểm hơn với người bệnh. Theo các chuyên gia, người bệnh chỉ cần tuân thủ một số quy định chung và duy trì lối sống khỏe mạnh thì việc ngăn chặn biến chứng tiểu đường không xảy ra là hoàn toàn có thể! Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ và các biến chứng bệnh tiểu đường type 1 là gì? Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ? Có nhiều người vẫn nhầm lẫn khái niệm tiểu đường type 1 là tiểu đường cấp ở cấp độ nhẹ. Nhưng sự thật là tiểu đường type 1, type 2 , type 3 không hề liên quan đến cấp độ bệnh tiểu đường. Vì thế, tiểu đường type nào cũng sẽ trở nặng hơn nếu như bạn không quản lý chặt chẽ bệnh tình của mình. Khi bệnh tiểu đường type 1 trở nặng, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng khiến người bệnh gặp khó khăn trong đời sống, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Biến chứng bệnh tiểu đường type 1 Khi mắc phải bệnh tiểu đường type 1, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như: cực kỳ khát nước và đói, đi tiểu thường xuyên, sụt cân… Và đặc biệt, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý tình trạng đái dầm của trẻ. Tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ trong giai đoạn từ 4 – 7 tuổi và 10 – 14 tuổi. Vì thế, nếu trước đây tình trạng này chưa từng xảy ra thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng sức khỏe của trẻ, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để phát hiện kịp thời bệnh tình. Khi người bệnh tiểu đường type 1 không quản lý được chặt chẽ lượng đường trong máu sẽ dần gây ra những biến chứng ở nội tạng. Cụ thể, lượng đường trong máu sẽ ảnh hưởng đến tim mạch, mạch máu, hệ thần kinh, mắt và thận. Biến chứng của bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại: Biến chứng ngắn hạn và dài hạn. Biến chứng ngắn hạn của bệnh tiểu đường type 1 (biến chứng cấp tính) Hạ đường huyết Biến chứng bệnh tiểu đường type 1 hạ đường huyết phát triển khi cơ thể có quá nhiều insulin. Điều này xảy ra vì người bệnh đã không lên kế hoạch phù hợp cho lượng insulin được nạp vào trong ngày hoặc vận động hay tập thể dục quá sức. Các nguyên nhân khác có thể gây ra biến chứng này bao gồm việc dùng một số loại thuốc… Có 3 mức độ hạ đường huyết: nhẹ, trung bình và nặng. Nếu đối mặt với tình trạng hạ đường huyết ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình, người bệnh có khả năng ngăn ngừa được các vấn đề nghiêm trọng khác có thể xảy ra nhiều hơn so với mức độ nặng. Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây hôn mê và thậm chí tử vong, điều này chiếm khoảng 4 – 10% ca tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường type 1. Một số triệu chứng cho thấy người bệnh đang gặp phải biến chứng hạ đường huyết: Tim đập loạn nhịp Đổ mồ hôi Da trắng sáng Lo lắng, hoang mang Tê ngón tay, ngón chân và môi Buồn ngủ Đau đầu Nói chuyện lắp bắp Nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA) Biến chứng nhiễm toan ceton do tiểu đường xảy ra khi lượng axit trong máu quá cao. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do lượng insulin trong cơ thể quá ít, không đủ để đưa glucose vào tế bào và tạo ra năng lượng. Biến chứng bệnh tiểu đường type 1 này chiếm khoảng 13 – 19% trường hợp tử vong do bệnh tiểu đường type 1. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm khi nhận thấy người bệnh gặp phải những triệu chứng do nhiễm toan ceton để kịp thời quản lý bệnh. Một số triệu chứng của biến chứng này gây ra: Đi tiểu thường xuyên Cực kỳ khát Đau bụng Sụt cân Hơi thở có mùi trái cây (do mùi ceton được giải phóng khỏi cơ thể bạn) Da mát lạnh Hoang mang Mệt mỏi Biến chứng dài hạn của bệnh tiểu đường type 1 (biến chứng mạn tính) Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 1 có 2 loại: biến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng mạch máu lớn. Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường type 1 Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra thương tổn đến các mạch máu. Khi bị tổn thương, các mạch máu sẽ không thể cung cấp máu tốt như bình thường được nữa. Từ đó, người bệnh tiểu đường type 1 sẽ phải chịu những biến chứng mạch máu nhỏ, gây ảnh hưởng đến về mắt, thận và thần kinh. Ảnh hưởng đến mắt: Do biến chứng của bệnh tiểu đường loại 1, người bệnh có thể bị đục thủy tinh thể hoặc bệnh võng mạc ở mắt. Đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 1, bệnh võng mạc phổ biến hơn nhiều so với bệnh đục thủy tinh thể nhưng cả hai đều có thể gây mất thị lực . Để tránh các vấn đề về mắt liên quan đến bệnh tiểu đường loại 1, hãy kiểm soát lượng đường trong máu của bạn và kiểm tra sự giãn nở của mắt định kỳ để theo dõi sức khỏe của mắt. Ảnh hưởng đến thận: Bệnh tiểu đường type 1 nếu không được kiểm soát (hoặc kiểm soát kém) sẽ dẫn đến bệnh suy thận. Bệnh suy thận đồng nghĩa với việc thận không thể thực hiện chức năng làm sạch máu như trước. Để ngăn ngừa bệnh thận do đái tháo đường, người bệnh cần được xét nghiệm Microalbumin niệu hàng năm và xét nghiệm đo lượng nồng độ protein trong nước tiểu. Ảnh hưởng đến thần kinh: Các mạch máu nhỏ có nhiệm vụ nuôi các dây thần kinh. Vì vậy, nếu các mạch máu bị tổn thương, thì các dây thần kinh cũng sẽ bị tổn thương. Bệnh thần kinh ngoại biên do biến chứng tiểu đường là dạng tổn thương dây thần kinh phổ biến nhất. Bệnh này thường ảnh hưởng đến các dây thần kinh đi đến bàn chân, khiến cho người bệnh mất cảm giác đau đớn ở bàn chân khivết loét bị nhiễm trùng. Biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường type 1 Các biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường loại 1 bao gồm xơ vữa động mạch và huyết khối ở tim, động mạch ngoại biên và não. Ngược lại với các biến chứng mạch máu nhỏ, nguy cơ biến chứng tim mạch không giảm đi nhiều nếu bạn kiểm soát lượng đường huyết chặt chẽ. Những bệnh mà biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường type 1 gây ra: Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ Bệnh động mạch ngoại biên Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ và các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. Hiểu rõ vấn đề này sẽ giúp bạn chủ động thực hiện thăm khám, điều trị cùng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt.
Tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ? Biến chứng bệnh tiểu đường type 1
Tiểu đường
“ Bệnh tiểu đường type 1 có chữa được không?’ là thắc mắc rất thường gặp của các bố mẹ khi nghe bác sĩ thông báo về tình trạng sức khỏe của con. Bệnh tiểu đường type 1 (thường được gọi là tuýp 1) thường xảy ra với trẻ ttrong độ tuổi từ 4 – 7 tuổi và 10 – 14 tuổi. Bệnh diễn tiến âm thầm nên dễ dẫn khiến trẻ phải chịu các biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng đi tìm lời đáp cho câu hỏi: Bệnh tiểu đường type 1 có chữa được không và làm thế nào để quản lý chặt chẽ căn bệnh này? Bệnh tiểu đường type 1 có chữa được không? Câu trả lời cho câu hỏi trên là: Không, bệnh tiểu đường tuýp 1 không chữa được. Nhưng tin vui là việc kiểm soát tình trạng bệnh lý để không xảy ra biến chứng nguy hiểm là hoàn toàn nằm trong tầm tay của người bệnh và gia đình. Căn bệnh tiểu đường type 1 được hiểu như cơ thể người bệnh không tự sản sinh ra insulin hoặc sản sinh quá ít. Điều này dẫn đến tình trạng đường trong thức ăn khi được nạp vào cơ thể sẽ không đi vào tế bào mà gây ứ đọng, tích tụ trong máu. Đường huyết quá cao ở người bị bệnh tiểu đường type 1 sẽ gây ra những triệu chứng như: mờ mắt , mệt mỏi thường xuyên, tê tay chân… Vì vậy, việc quản lý bệnh tiểu đường chính là giữ cho lượng đường trong máu của người bệnh ở mức bình thường. Tuy nhiên, lượng đường này vẫn phải đủ để đảm bảo cho người bệnh sinh hoạt và phát triển bình thường. Nếu người bệnh làm tốt việc quản lý lượng đường trong máu, những triệu chứng và biến chứng bệnh sẽ hầu như không xuất hiện trong khoảng thời gian dài. Ngược lại, nếu kế hoạch quản lý được thực hiện không tốt sẽ dẫn đến việc người bệnh phải đối mặt với biến chứng tim mạch , thận, mắt… Làm sao để lập kế hoạch quản lý chặt chẽ bệnh tiểu đường type 1? Để quản lý chặt chẽ được lượng đường trong máu, những người mắc bệnh tiểu đường type 1 cần: 1. Tiêm insulin theo chỉ định Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 phải dùng insulin, hormone quan trọng giúp lượng đường trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng, như một phần của quá trình kiểm soát bệnh lý. Hiện nay, cách duy nhất để đưa insulin vào cơ thể chính là tiêm hoặc bơm. Việc đưa insulin vào cơ thể dưới dạng thuốc viên sẽ không hiệu quả. Nguyên nhân là vì các axit cùng với dịch tiêu hóa trong dạ dày và ruột sẽ phân hủy thuốc. Điều này khiến cho viên thuốc mất tác dụng hoàn toàn. Có nhiều loại insulin khác nhau được phục vụ cho các mục đích khác nhau. Loại insulin và liều lượng tiêm mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào cơ thể và lịch trình hằng ngày của người bệnh. Khi người bệnh trưởng thành, lượng insulin cần dùng có thể sẽ thay đổi. Ngày nay, việc tiêm insulin gần như không đau vì nhờ vào những chiếc kim có bề mặ t tiếp xúc rất nhỏ. 2. Cấy ghép thiết bị tế bào gốc cho người mắc bệnh tiểu đường type 1 Việc tiêm insulin hằng ngày sẽ được thay thế bằng liệu pháp cấy ghép tế bào gốc . Tại Hoa Kỳ, công ty ViaCyte cho thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng độ hiệu quả của phương pháp. Cách hoạt động của phương pháp này như sau: Có một thiết bị mang tên là PPEC-Direct, chứa tế bào đảo tụy và được cấy dưới da của người bệnh. Khi được đưa vào cơ thể, thiết bị này sẽ tự động sản sinh ra C-peptide – thành phần sản xuất ra insulin. 3. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp lượng đường huyết ổn định Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phải chú ý đến thực đơn ăn uống của mình nhiều hơn so với người bình thường. Hãy xây dựng một thực đơn cân bằng, lành mạnh và phù hợp với tình rạng sức khỏe và thể tạng. Ngoài ra, hãy lưu ý kiêng một số thực phẩm có lượng đường cao vì chúng sẽ gây ra những triệu chứng làm cản trở sinh hoạt hằng ngày. Thực phẩm tiêu thụ hằng ngày thường cung cấp 4 nhóm chất dinh dưỡng chính là: carbohydrate, protein, chất béo,chất xơ vitamin và khoáng chất. Thực phẩm chứa carbohydrate khiến lượng đường trong máu tăng cao nhất. Còn thực phẩm chứa protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất , không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu. Suy cho cùng, cơ thể chúng ta cần tất cả các chất dinh dưỡng này nhưng với tỷ lệ khác nhau để hoạt động bình thường. Một trong những chế độ ăn được khuyến khích là phù hợp với người bệnh tiểu đường là chế độ ăn Keto. Tuy nhiên, việc nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra thực đơn phù hợp vẫn là điều quan trọng nhất. 4. Kiểm tra lượng đường trong máu theo định kỳ Việc kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi được quá trình kiểm soát tiểu đường có hiệu quả không. Kiểm tra đường huyết sẽ được thực hiện bằngmáy theo dõi đường huyết liên tục (CGM). Việc đo chỉ số đường huyết CGM thường xuyên hơn sẽ giúp bạn và bác sĩ lường trước những triệu chứng và và điều chỉnh liều insulin cũng như kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường của bạn tốt hơn. 5. Tập thể dục thể thao thường xuyên Việc tập thể dục cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Đồng thời cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác mà những người mắc bệnh tiểu đường có thể dễ mắc phải, chẳng hạn như bệnh tim. Bạn nên thảo luận cùng bác sĩ điều trị để có thể có được một kế hoạch tập luyện phù hợp với thực đơn và lượng insulin được đưa vào cơ thể. Bên cạnh đó, việc thảo luận cùng bác sĩ có thể giúp bạn tháo gỡ các khó khăn gặp phải trong lúc tập thể dục. Ví dụ như: hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết. Qua bài viết trên, Hello Bacsi hy vọng rằng bạn đã có lời đáp cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường type 1 có chữa được không?’. Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp đến bạn một số đề xuất giúp người bệnh có cái nhìn khách quan hơn và xây dựng được kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường type 1 hiệu quả hơn.
Bệnh tiểu đường type 1 có chữa được không? Đừng bỏ qua bài viết này
Tiểu đường
Chọn gạo dành cho người tiểu đường như thế nào để kiểm soát tốt đường huyết là thắc mắc rất thường gặp, bởi dù là thực phẩm thiết yếu nhưng gạo lại được biết là thực phẩm có chỉ số đường huyết khá cao. Gạo có nhiều loại và mỗi loại sẽ có chỉ số đường huyết khác nhau. Thực tế, loại gạo nổi tiếng với chỉ số đường huyết cao là gạo trắng. Theo nghiên cứu, việc ăn gạo trắng thường xuyên có thể tác động xấu đến đường huyết và làm tăng 10% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, thay vì chọn gạo trắng, bạn có thể chuyển sang dùng những loại gạo cho người tiểu đường dưới đây để vừa kiểm soát tốt đường huyết vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Gạo lứt cho người tiểu đường Nói về các loại gạo dành cho người tiểu đường, không thể không nhắc đến gạo lứt. Gạo lứt cho người tiểu đường giàu dinh dưỡng, chứa nhiều flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer. Ngoài ra, với hàm lượng magie cao, gạo lứt còn giúp phát triển xương, cơ, tốt cho hoạt động thần kinh , chữa lành vết thương và đặc biệt là ổn định lượng đường trong máu . Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt đã được chứng minh là có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn ở những người thừa cân, người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần được thực hiện với 28 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy những người ăn gạo lứt ít nhất 10 lần mỗi tuần có những cải thiện đáng kể về lượng đường trong máu và chức năng nội mô. Gạo lứt cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách hỗ trợ giảm cân Trong một nghiên cứu kéo dài 6 tuần ở 40 phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, ăn 150g gạo lứt mỗi ngày giúp giảm đáng kể cân nặng , vòng eo và chỉ số khối cơ thể (BMI). Đối với người tiểu đường, việc giảm cân rất quan trọng. Một nghiên cứu thực hiện với 867 người đã ghi nhận rằng những người giảm 10% trọng lượng cơ thể trở lên trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì các triệu chứng có khả năng thuyên giảm gấp đôi. Gạo lứt làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 ngay từ đầu Một nghiên cứu được thực hiện với 197.228 người đã chỉ ra rằng ăn ít nhất 2 phần gạo lứt mỗi tuần giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Mặc dù chưa rõ tại sao gạo lứt có tác dụng này nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng có thể là do hàm lượng chất xơ và magie cao có trong lại gạo này. Chỉ số đường huyết (GI) của gạo lứt khoảng 50-55, tùy loại gạo, được xếp hạng trung bình. Nếu so với gạo trắng thì gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn. Cụ thể chỉ số đường huyết của gạo trắng là 73, không những vậy, gạo trắng còn chứa ít chất xơ và được tiêu hóa nhanh hơn nên dễ khiến cho lượng đường trong máu tăng đột ngột. Tuy gạo lứt được xem là gạo dành cho người tiểu đường nhưng bạn cũng nên kiểm soát khẩu phần ăn. Tổng lượng cơm từ gạo chỉ nên chiếm 50% bữa ăn, đồng thời kết hợp thêm các thực phẩm bổ dưỡng khác như trái cây , rau xanh, thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và các thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn. Nếu bạn đã chọn nguồn tinh bột khác như khoai, yến mạch,… thì không nên ăn cơm trong bữa đó nữa. Bạn có thể muốn xem thêm: Loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường? Gạo đen cũng là gạo dành cho người tiểu đường Gạo đen cũng là loại gạo dành cho người tiểu đường loại 2 điều chỉnh các triệu chứng của bệnh. Gạo đen hay còn gọi là gạo tím than là loại gạo nổi tiếng ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Màu sắc độc đáo của loại gạo này là do sự hiện diện anthocyanins, một nhóm sắc tố thực vật flavonoid có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư , giúp bảo vệ người tiểu đường khỏi tổn thương tế bào và các triệu chứng viêm. Không những vậy, gạo tím than là loại ngũ cốc nguyên hạt còn nguyên cám và nội nhũ nên rất giàu chất xơ, giúp giải phóng glucose trong máu một cách chậm rãi, từ đó ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng lên đột ngột. Ngoài ra, việc tiêu thụ loại gạo này cũng thúc đẩy cảm giác no lâu, giúp giảm lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó, giảm nguy cơ béo phì, một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Dù gạo tím than là loại gạo tốt cho người tiểu đường nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết chính xác bạn nên ăn bao nhiêu mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác vào chế độ ăn cũng như vận động thường xuyên để ổn định triệu chứng. Gạo basmati Ấn Độ Gạo basmati là loại gạo hạt dài được trồng chủ yếu ở Ấn Độ và Paskistan. Loại gạo này chỉ mới du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây nhưng được đánh giá là rất tốt cho người tiểu đường bởi gạo basmati có chỉ số GI thấp, chỉ khoảng từ 45 – 58. Một lý do khác khiến gạo basmati là một loại gạo dành cho người tiểu đường là do hàm lượng magiê cao. Magiê đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh insulin. Dù magiê sẽ không “chữa khỏi” bệnh tiểu đường nhưng nếu bạn đang trong tình trạng tiền tiểu đường (vẫn có thể sản xuất insulin nhưng không đủ) thì việc bổ sung đủ magiê có thể giúp trì hoãn việc mắc bệnh. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ cao trong gạo basmati nguyên hạt còn có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp tăng cảm giác no và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, khi chọn gạo basmati, bạn nên chọn loại gạo có chất lượng tốt, ít hoặc không có hạt bị vỡ. Cả gạo basmati trắng và nâu đều có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với gạo trắng. Bạn có thể chọn tùy theo sở thích nhưng cần chú ý đến chất lượng, đừng vì giá thành rẻ mà chọn loại kém chất lượng, có nhiều hạt bị vỡ vụn. Chọn đúng loại gạo dành cho người tiểu đường sẽ giúp bạn kiểm soát mức đường huyết ổn định để sống chung khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.
Gạo dành cho người tiểu đường nào là tốt, liệu có phải gạo lứt?
Tiểu đường
Khi chọn món ăn vặt cho người tiểu đường, bạn chỉ cần nhớ một nguyên tắc duy nhất là chọn những món nhiều chất xơ, protein và chất béo. Nguyên do là những dưỡng chất này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Để giữ đường huyết ổn định, người bị tiểu đường cần ăn nhiều bữa trong ngày. Ngoài những bữa ăn chính, bạn sẽ cần thêm từ 2 – 3 bữa ăn nhẹ để tránh nguy cơ hạ đường huyết đột ngột. Qua những chia sẻ dưới đây, Hello Bacsi sẽ mách bạn cách chọn món ăn vặt cho người tiểu đường và gợi ý 1 số thực phẩm bạn có thể cân nhắc thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường ngay hôm nay. Chọn món ăn vặt cho người tiểu đường: Bạn cần quan tâm điều gì? Lượng carbohydrate trong thực phẩm là điều quan trọng nhất bạn cần quan tâm khi lựa chọn món ăn vặt cho người tiểu đường. Bởi những thực phẩm giàu carbohydrate sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với lượng đường huyết trong cơ thể. Cụ thể, một bữa phụ của người tiểu đường chỉ nên chứa khoảng 15g carbohydrate, lượng này tương đương với một lát bánh mì hoặc một quả táo nhỏ. Dưới đây là những lưu ý khi chọn thực phẩm giàu carbohydrate cho người tiểu đường: Ưu tiên chọn rau , trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch, gạo lứt và lúa mì Hạn chế chọn các món ăn ngọt chứa nhiều đường nhưng ít dinh dưỡng như bánh, kẹo, socola Nếu lựa chọn kẹo, bánh cho người tiểu đường , cần đọc kỹ thông tin trên bao bì để chọn những sản phẩm sử dụng đường dành cho người tiểu đường. Gợi ý 8 món ăn vặt cho người tiểu đường vừa ngon vừa bổ 1. Món ăn vặt cho người tiểu đường: Trứng luộc Trứng luộc là một món ăn vặt cực kỳ “thân thiện” với người tiểu đường. Trứng chứa hàm lượng protein cao (1 quả trứng luộc chứa đến 6g protein), có tác dụng giữ cho lượng đường huyết không tăng cao sau khi ăn. Không những vậy, trứng còn mang đến cảm giác no, điều này rất hữu ích cho người bị tiểu đường loại 2. Bởi có thể giúp hạn chế nguy cơ thừa cân và các bệnh tim mạch cho người bệnh. 2. Sữa chua với quả mọng – Món ăn vặt cho người tiểu đường phổ biến Sữa chua với quả mọng như dâu tây, mâm xôi , việt quất… là cũng là món ăn nhẹ rất tốt cho người tiểu đường, bởi: Quả mọng chứa các chất chống oxy hóa có thể làm giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương các tế bào ở tuyến tụy , cơ quan chịu trách nhiệm giải phóng các hormone làm giảm lượng đường trong máu. Quả mọng rất giàu chất xơ (148g quả mọng chứa đến 4g chất xơ), giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định lượng đường trong máu sau khi ăn. Men vi sinh trong sữa chua nổi tiếng với khả năng làm giảm lượng đường trong máu bằng cách cải thiện khả năng chuyển hóa thức ăn có chứa đường của cơ thể. Sữa chua rất giàu protein, dưỡng chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Sữa chua khi kết hợp quả mọng còn mang đến hương vị tuyệt vời. Bạn có thể trộn chúng lại với nhau hoặc xếp quả mọng lên bề mặt và ăn kèm với sữa chua. 3. Hạnh nhân – M ón ăn vặt cho người tiểu đường bổ dưỡng và tiện lợi Một nắm hạnh nhân (28g) cung cấp hơn 15 loại vitamin và khoáng chất gồm 32% mangan, 19% magiê và 17% riboflavin theo lượng khuyến nghị hàng ngày. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hạnh nhân có thể giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu, 58 người dùng hạnh nhân mỗi ngày trong 24 tuần đã giảm được 3% lượng đường trong máu. Ngoài ra, hạnh nhân còn giúp giảm nồng độ insulin – hormone khiến các triệu chứng tiểu đường trở nên nghiêm trọng nếu tăng cao. Lý do làm cho khả năng kiểm soát đường huyết của hạnh nhân được đánh giá cao có thể là do trong hạnh nhân có sự kết hợp của chất xơ, protein và chất béo lành mạnh. Tất cả những dưỡng chất này đều được biết đến là có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hạnh nhân cũng được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tim mạch do có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và hạn chế tăng cân. Vì vậy hạnh nhân được xem là một thứ đồ ăn vặt rất tốt cho người tiểu đường. Tuy nhiên, do hạnh nhân có hàm lượng calo cao nên mỗi lần bạn chỉ nên ăn 1 nắm nhỏ. 4. Quả bơ Với những người bị bệnh tiểu đường, ăn nhẹ bằng quả bơ có thể giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Hàm lượng chất xơ và các axit béo không bão hòa đơn trong quả bơ có thể ngăn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn Bên cạnh ăn bơ riêng như đồ ăn vặt cho người tiểu đường, bạn cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, chẳng hạn như salad. Ngoài ra, do bơ có hàm lượng calo cao nên tốt nhất bạn chỉ nên ăn với khẩu phần từ ¼- ½ quả bơ. 5. Táo và bơ đậu phộng Táo kết hợp với bơ đậu phộng sẽ tạo thành món ăn vặt ngon và tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường: Táo rất giàu các dưỡng chất như vitamin B, vitamin C và kali, trong khi bơ đậu phộng cung cấp một lượng đáng kể vitamin E, magiê và mangan, tất cả đều được biết là giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Táo và bơ đậu phộng đều rất giàu chất xơ, giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Cụ thể, một quả táo cỡ vừa kết hợp với 28 gram bơ đậu phộng sẽ cung cấp gần 7g chất xơ. Các chất chống oxy hóa polyphenol trong táo còn có tác dụng bảo vệ các tế bào tuyến tụy khỏi tổn thương. Bạn cũng có thể thử kết hợp các loại trái cây khác với bơ đậu phộng, chẳng hạn như chuối hoặc lê, để có những lợi ích sức khỏe tương tự. 6. Salad cá ngừ Salad cá ngừ là món ăn được chế biến từ cá ngừ với sốt mayonnaise và các thành phần khác, chẳng hạn như cần tây và hành tây. 1 khẩu phần ăn cá ngừ, khoảng 84g, cung cấp khoảng 22 gram protein và không có carbs. Do đó, món ăn này rất tốt với người mắc bệnh tiểu đường Cá ngừ rất giàu axit béo omega-3 , dưỡng chất đã được chứng minh là giúp kiểm soát bệnh tiểu đường do khả năng giảm viêm và giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Để món ăn giàu protein hơn, bạncó thể làm món salad cá ngừ trộn với pho mát hoặc sữa chua, thay vì sốt mayonnaise. 7. Món ăn vặt cho người tiểu đường: Bắp rang (bỏng ngô) Bắp rang là món ăn vặt rất quen thuộc. Thế nhưng, ít ai biết rằng đây là món ăn vặt cho người tiểu đường rất tốt do hàm lượng calo thấp (8g bắp rang bơ chỉ chứa khoảng 31 calo). Những thực phẩm chứa ít calo sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm lượng đường máu và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường loại 2 Bắp rang bơ cũng rất giàu chất xơ (8g bắp rang cung cấp khoảng 1g chất xơ). Điều này làm cho bắp rang trở thành món ăn vặt “thân thiện” với người tiểu đường. Hầu hết các sản phẩm bắp rang chế biến sẵn đều chứa nhiều muối, chất béo chuyển hóa và các thành phần không tốt cho sức khỏe. Do đó, nếu muốn ăn, tốt nhất bạn nên tự làm bỏng ngô tại nhà. 8. Bánh pudding hạt chia Bánh pudding hạt chia là món ăn vặt lành mạnh cho người tiểu đường vì hạt chia chứa rất nhiều dưỡng chất có tác dụng ổn định lượng đường trong máu như protein, chất xơ và axit béo omega-3. Chất xơ trong hạt chia có thể kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và giải phóng đường vào máu Hạt chia cũng được chứng minh là giúp giảm chỉ số mỡ máu, tốt cho sức khỏe tim mạch. Điều này rất hữu ích với người mắc bệnh tiểu đường vì những người mắc bệnh này có nguy cơ cao phát triển bệnh tim. Hello Bacsi tin rằng với những chia sẻ ở trên về những món ăn vặt cho người tiểu đường, bạn đã chọn được cho mình những món ăn hợp khẩu vị, giúp kiểm soát đường huyết tốt.
Bật mí nghệ thuật chọn món ăn vặt cho người tiểu đường
Tiểu đường
Dù là thức uống hấp dẫn nhưng thực tế nước mía vẫn chứa rất nhiều đường. Điều này khiến nhiều người băn khoăn không biết liệu bệnh tiểu đường uống nước mía được không. Với người bệnh tiểu đường, việc ăn gì, uống gì cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Có một số món dù thích, bạn cũng phải hạn chế trong khi một số món bạn chỉ nên ăn vừa phải. Nước mía là thức uống có vị ngọt được ép từ cây mía. Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng thấy thức uống này được bày bán rộng rãi trên đường phố. Ở một số chỗ, người bán còn ép nước mía với tắc hoặc với các loại nước trái cây khác (thơm, cà chua) để tăng hương vị. Dù là thức uống có vị ngọt nhưng đường trong nước mía hoàn toàn tự nhiên, ngoài ra, nước mía cũng có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Chính điều này khiến người mắc bệnh tiểu đường băn khoăn không biết nếu bị tiểu đường uống nước mía được không? Bệnh tiểu đường uống nước mía được không? Rất nhiều người bị bệnh tiểu đường cho rằng bất kỳ thực phẩm có đường nào cũng đều phải tránh bởi chúng không tốt cho sức khỏe. Điều này chỉ đúng một phần nào đó. Với người tiểu đường, việc tiêu thụ đường nên hạn chế nhưng không phải loại bỏ hoàn toàn bởi đường là một dạng carbohydrate giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó, quan trọng nhất, để kiểm soát các triệu chứng tiểu đường thì người mắc bệnh vẫn nên duy trì chế độ ăn cân bằng, tập thể dục và chọn các loại đường cho người tiểu đường phù hợp. Vậy, người tiểu đường uống nước mía được không? Đối với nước mía, dù đây là thức uống có hàm lượng đường cao nhưng người tiểu đường vẫn có thể uống ở một mức độ vừa phải. Bởi dù có hàm lượng đường cao nhưng đường trong nước mía là loại đường tự nhiên, có chỉ số đường huyết thấp. Không những vậy, loại đường này còn giúp ngăn ngừa đường glucose trong máu tăng cao. Bệnh tiểu đường uống nước mía được không? Câu trả lời là “Được” nhưng với một lượng vừa phải. Bạn chỉ nên uống một lượng nhỏ bởi dù là đường tự nhiên thì vẫn có thể phân hủy thành glucose. Dù nước mía có chỉ số đường huyết (GI) thấp nhưng nó lại có chỉ tải lượng đường huyết cao (Glycemic Load – GL) – có nghĩa là nó vẫn có những tác động nhất định đến lượng đường trong máu. Ngoài ra, dù trong nước mía có một lượng lớn chất xơ thì bạn vẫn nên ưu tiên bổ sung chất xơ từ thực phẩm hơn là các thực phẩm hơn là từ các thức uống ngọt. Uống nước mía đúng cách vẫn có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho người tiểu đường Bệnh tiểu đường uống nước mía được không? Câu trả lời là “Được”, không những vậy, nếu uống đúng cách, nước mía còn đem đến những lợi ích sức khỏe. Nước mía là thức uống tự nhiên phổ biến ở Việt Nam, Ấn Độ, châu Phi và nhiều nước châu Á. Theo y học cổ truyền phương Đông, nước mía được sử dụng để hỗ trợ điều trị gan, thận và một số bệnh khác. Đặc biệt, thức uống này còn nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng cao. Cụ thể, trong 100ml nước mía nguyên chất cung cấp 40-60 calo với khoảng 20,17g carbohydrate, 44mg natri, 6,94g đường và 12mg kali. Thành phần của nước mía có khoảng 63-73% nước, 11-16% chất xơ, 15% đường tự nhiên và một lượng lớn muối hữu cơ, vitamin và khoáng chất. Chống oxy hóa: Nước mía chứa một lượng chất chống oxy hóa như flavonoid, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Không những vậy, nước mía còn mang đến nguồn năng lượng để người mắc bệnh tiểu đường có kiểm soát bệnh. Đặc biệt , các chất oxy hóa này còn giúp làm sạch cơ thể khỏi các gốc tự do, đồng thời ức chế quá trình peroxy hóa lipid , nguyên nhân gây thoái hóa các cơ quan. Bảo vệ thận: Người bị tiểu đường luôn được khuyên nên chú ý đến sức khỏe của thận bởi thận là cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi dùng thuốc. Việc uống nước mía có thể làm tăng lượng protein trong cơ thể, giúp duy trì sức khỏe của thận và hạn chế các bệnh viêm nhiễm. Ngăn ngừa bệnh tật và nhiễm trùng: Nước mía nguyên chất rất giàu kali , một dưỡng chất có tác dụng tăng cường trao đổi chất và cải thiện tiêu hóa. Kali có bản chất kháng khuẩn và do đó có thể bảo vệ dạ dày của người bệnh khỏi nguy cơ bệnh tật hoặc nhiễm trùng. Lưu ý cần nhớ cho người bệnh tiểu đường uống nước mía Qua những chia sẻ trên, hẳn bạn đã phần nào có lời giải cho câu hỏi bệnh tiểu đường uống nước mía được không. Dù người bệnh vẫn có thể uống nước mía nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau: Uống ngay sau khi ép: Nước mía sẽ bị oxy hóa trong vòng 15 phút sau khi ép. Do đó, khi ép xong bạn hãy dùng ngay để đảm bảo vệ sinh và nhận được nhiều dưỡng chất nhất. Dùng với lượng hạn chế: Bệnh tiểu đường có uống nước mía được không? Dù hương vị ngọt ngào của nước mía có thể khiến bạn khó cưỡng lại nhưng nếu uống quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Ngoài ra, loại thức uống này cũng có thể khiến bạn bị tăng cân, béo phì. Cần thận trọng khi dùng: Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 phải hết sức thận trọng và phải hỏi kỹ bác sĩ nếu muốn uống. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể dùng ở mức độ vừa phải nhưng vẫn phải tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác mình có thể uống bao nhiêu. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và phần nào giải đáp được cho bạn vấn đề bệnh tiểu đường uống nước mía được không? Nước mía không thể thay thế nước lọc nhưng là lựa chọn thay thế tốt hơn so với đồ uống có ga, nước trái cây và các loại nước giải khát đóng chai bày bán sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, người tiểu đường chỉ nên uống nước mía với một lượng vừa phải và tốt nhất vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng nhằm kiểm soát tốt chỉ số đường huyết nhé!.
Giải đáp thắc mắc: Bệnh tiểu đường uống nước mía được không?
Tiểu đường
Xoài là trái cây nhiệt đới vô cùng thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Hơn thế nữa, loại quả này còn mang lại không ít lợi ích “vàng” cho sức khỏe, bao gồm cả phòng ngừa những căn bệnh chỉ nghe tên đã sợ như: tim mạch, ung thư… Câu hỏi đặt ra liệu bệnh nhân tiểu đường có được ăn xoài không? Với người mắc bệnh đái tháo đường, nếu lựa chọn trái cây không khéo, một số loại quá ngọt sẽ làm đường huyết tăng cao về lâu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hại. Để biết bệnh tiểu đường ăn xoài được không và dùng bao nhiêu là hợp lý, Hello Bacsi mời bạn xem ngay bài viết sau. Đi tìm lời giải cho việc bị tiểu đường có được ăn xoài không Câu hỏi “người bệnh tiểu đường có được ăn xoài không” dường như là thắc mắc của nhiều người. Lý do vì đây là thức quả quá dỗi quen thuộc với mọi người nhưng lại có vị ngọt gắt. Trả lời cho thắc mắc đầu bài, bệnh nhân tiểu đường type 2 vẫn ĐƯỢC ăn quả này nhưng chỉ nên dùng có chừng mực. Thống kê cho thấy, 100g xoài sẽ chứa khoảng 20g carbohydrate (chất đường bột tạo năng lượng cho cơ thể). Do đó, trong trường hợp nếu lượng đường huyết đang tăng cao thì buộc lòng người bệnh không được ăn thêm xoài và phải quản lý tốt tổng lượng carbohydrate trong ngày. Trên thực tế, việc sử dụng hợp lý loại quả này còn mang lại cho người bị tiểu đường một số lợi ích, trong đó có kiểm soát mức đường huyết . Tác dụng này đến từ nguồn chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào trong xoài. Cụ thể, chất xơ làm chậm hấp thu đường bột nên giảm phóng thích glucose vào máu, trong khi chất chống oxy hóa giữ vai trò bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do đường huyết tăng cao. Do đó, người bị tiểu đường có được ăn xoài không thì câu trả lời là ĐƯỢC nhé. Ăn xoài có tăng đường huyết không? Câu trả lời là KHÔNG . Xoài còn là thực phẩm nằm trong nhóm chỉ số đường huyết (hay chỉ số GI – Glycemic index) của xoài thấp (dưới 55). Việc tiêu thụ những thực phẩm như vậy sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu sau khi ăn chứ không tăng vọt đột ngột. Một số nghiên cứu xoay quanh tác dụng điều chỉnh đường huyết từ xoài Vừa rồi bạn đã biết lợi ích của xoài trong kiểm soát đường huyết. Để đưa ra đáp án cho vấn đề “người bị tiểu đường có được ăn xoài không?” đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành, điển hình là: Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã cho thấy xoài có tác dụng làm giảm đường huyết ở động vật Một khảo sát khác được đăng tải trên chuyên san Nutrition and Metabolic Insights đã chỉ ra việc thêm xoài vào chế độ ăn uống thường nhật có thể giảm lượng đường huyết lúc đói ở người bị béo phì. Nhóm này được cho ăn 10g xoài mỗi ngày trong 12 tuần. Ngoài giảm đường huyết, ở những người nam còn nhận thấy chu vi vòng bụng cũng giảm tích cực Chủ đề bệnh tiểu đường có được ăn xoài không cũng được Đại học Oklahoma, Hoa Kỳ, tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết luận việc tiêu thụ quả này sẽ giúp giảm đề kháng insulin và cải thiện khả năng dung nạp glucose ở người tiểu đường type 2. Người bệnh tiểu đường có được ăn xoài không? Ăn vào thì có lợi gì? Người bệnh tiểu đường không chỉ quan tâm người bị tiểu đường ăn xoài được không mà họ còn muốn biết ăn xoài có tác dụng gì cho sức khỏe hay không. Ngoài chuyện ổn định đường huyết, xoài còn là loại hoa quả mang đến những giá trị sức khỏe tuyệt vời sau đây: Bảo vệ sức khỏe tim mạch : Xoài giàu pectin và vitamin C nên giúp làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể – đây là nguyên nhân đưa đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người tiểu đường Cải thiện thị lực : Với hàm lượng cao vitamin A cùng các chất chống oxy hóa (zeaxanthin và lutein), việc tiêu thụ xoài thường xuyên sẽ bảo vệ bạn khỏi các vấn đề thị lực như đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng Tăng cường trí nhớ : Nếu hỏi người bị tiểu đường có được ăn xoài không thì câu trả lời là nên vì nó cung cấp nhiều vitamin B6 giúp cải thiện trí nhớ, phòng bệnh Alzheimer Có lợi cho tiêu hóa : Xoài là nguồn bổ sung vitamin nhóm B tốt giúp tăng cường trao đổi chất cho cơ thể. Mặt khác, hàm lượng chất xơ trong xoài cũng giúp giảm hiện tượng táo bón, rối loạn tiêu hóa ở người bệnh. Bệnh nhân tiểu đường lưu ý gì khi ăn xoài? Vậy là bạn đã rõ ăn xoài có tác dụng gì. Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh tiểu đường type 2 nên chú ý những vấn đề sau: Người tiểu đường có ăn được xoài chín không hay có ăn được xoài xanh không? Nên ăn xoài xanh thay vì xoài chín vì lượng đường trong xoài chín nhiều hơn nên dễ làm đường huyết tăng nhanh. Tránh ăn quá nhiều cùng lúc, mỗi lần chỉ nên ăn nửa quả và không nên ăn thường xuyên. Về khẩu phần ăn cụ thể ở từng bệnh nhân, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác. Sau khi ăn bất cứ loại thực phẩm nào, bạn nên tạo thói quen kiểm tra đường huyết nhằm biết cách gia giảm khẩu phần ăn ở lần sau. Không ăn xoài khi bị tiêu chảy vì sẽ làm cho tình trạng này thêm tệ hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn xoài lúc đói sẽ dễ gây hại cho bao tử và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột. Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề người bệnh tiểu đường có được ăn xoài không. Để giữ đường huyết ổn định, bạn hãy cố gắng tuân theo phác đồ điều trị và thay đổi lối sống theo hướng tích cực nhé.
Người bệnh tiểu đường có được ăn xoài không?
Tiểu đường
Cam không chỉ là thức quả thơm ngon mà còn mang cung cấp vô số những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, liệu người bệnh tiểu đường type 2 có ăn được cam hay không? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau để rõ nhé! Ai cũng biết trái cây là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt nhưng với người bệnh tiểu đường thì không phải loại quả nào cũng dùng được. Bởi họ e ngại hoa quả có vị quá ngọt sẽ làm tăng mức đường huyết gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiểu được điều này, Hello Bacsi chia sẻ đến bạn thông tin liệu người bệnh tiểu đường ăn cam được không hay người bệnh tiểu đường uống nước cam được không và cách để ăn cam an toàn nhé! Giải đáp: Người bệnh tiểu đường có ăn được cam không? Thực tế, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được cam nhưng không được vượt quá ngưỡng cho phép. Bởi so về bản chất, cam vẫn chứa một lượng đường nhất định, cụ thể 100g cam chứa khoảng 12 – 15g đường. Bệnh nhân đái tháo đường nếu lỡ ăn quá nhiều cam sẽ khiến lượng đường huyết tăng vọt làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng khôn lường. Bù lại, người bệnh tiêu thụ cam có chừng mực sẽ nhận được những lợi ích sau: Tăng cường sức đề kháng : Cam là nguồn cung vitamin C dồi dào, loại vitamin này đóng vai trò như tác nhân chống oxy hóa mạnh mẽ, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch. Điều hòa huyết áp : Cam có chứa kali, khoáng chất có vai trò trong việc điều chỉnh cân bằng chất lỏng nội bào từ đó ổn định huyết áp cho người bệnh Bảo vệ sức khỏe tim mạch : Cam chứa pectin , loại chất xơ giúp giảm cholesterol máu hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường Cải thiện tiêu hóa : Cam thuộc nhóm thực phẩm giàu chất xơ nên hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Hàm lượng chất xơ cao kèm thêm độ axit vừa phải trong cam sẽ kích thích dạ dày làm việc tốt Thân thiện với bệnh tiểu đường : Nếu băn khoăn bệnh tiểu đường ăn cam được không thì câu trả lời là có bạn nhé. Cam là thực phẩm có chỉ số đường huyết tương đối thấp (trung bình là 40) nên rất phù hợp dùng trong chế độ ăn người bị tiểu đường . Hạn chế biến chứng bệnh tiểu đường : Vì các chất flavonoid, vitamin và khoáng chất trong cam giúp giảm viêm và stress oxy hóa, cải thiện độ nhạy của insulin ở những người bị tiểu đường, từ đó điều hòa đường huyết cũng như giảm nguy cơ phát triển tổn thương các cơ quan trong cơ thể do đường huyết cao. Giúp sáng mắt: điều này là do cam làm tăng nồng độ lutein trong cơ thể, giúp chống lại bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Những ai còn thắc mắc bệnh tiểu đường ăn cam được không thì đây cũng là lý do rất thuyết phục. Cam phần nào giúp ngăn ngừa biến chứng trên võng mạc do bệnh tiểu đường . Vì vậy, tiểu đường ăn cam được không thì câu trả lời là hoàn toàn được, nhưng không nên quá nhiều. Người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn cam thế nào để đảm bảo sức khỏe? Như đã đề cập, bệnh tiểu đường có ăn được cam không còn tùy cách ăn bạn nhé. Khi ăn cần chú ý tính toán lượng carbohydrate (carb) bởi việc này sẽ cho phép bạn quản lý đường huyết tốt hơn. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), lượng carb khuyến nghị cho người tiểu đường type 2 phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, mức độ vận động, mục tiêu cân nặng… nhưng trung bình sẽ rơi vào tầm 45 – 60 carb/mỗi bữa ăn. Giống như bao thực phẩm khác, cam cũng bổ sung carb (khoảng 15g với quả cỡ vừa). Dựa vào con số này, cộng với việc tham khảo ý kiến bác sĩ về nhu cầu carb thực tế của bản thân mà bạn có thể tự điều chỉnh khẩu phần ăn của mình cho hợp lý. Lấy ví dụ: Người bệnh có thể chọn ăn một quả cam nhỏ (15g carb) cùng với một hũ sữa chua không đường, kèm theo một phần hạt nhỏ (tùy chọn) sao cho vừa đủ 45g carb/bữa. Ngoài tính toán khẩu phần ăn, bạn cũng nên kiểm tra đường huyết trước và sau bữa ăn 2 giờ. Mục tiêu là lượng glucose máu không vượt quá 180mg/dL. Trong trường hợp vượt ngưỡng, bạn buộc phải điều chỉnh lại khẩu phần ăn. Có thể bạn quan tâm: Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Giải đáp cho những lầm tưởng bấy lâu nay Bệnh tiểu đường có ăn được cam không? Được nhưng nên lựa chọn thời điểm phù hợp Có nhiều lầm tưởng xoay quanh thời điểm ăn trái cây mà mọi người hay mắc phải. Theo đó, không ít ý kiến cho rằng nên ăn trái cây vào buổi chiều hay ăn lúc bụng rỗng để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Thực tế lại không phải vậy, theo các chuyên gia y khoa, việc ăn trái cây như thế nào còn tùy vào đối tượng và thể trạng của người dùng. Với người bình thường, bạn có thể dùng trái cây cả ngày, nhưng bệnh nhân tiểu đường khi ăn trái cây, cụ thể là cam lại không thể theo cách như vậy. Những đối tượng này được khuyên nên ăn trái cây trong hay sau bữa ăn hoặc kết hợp với một thực phẩm khác nhằm làm chậm quá trình hấp thu đường từ ruột non vào máu. Điều này sẽ hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau ăn . Ngoại lệ duy nhất là thai phụ bị tiểu đường không được ăn cam vào bữa sáng vì lúc này hormone thai kỳ đang ở mức cao sẽ khiến cơ thể không dung nạp được carb. Người bệnh cũng nên chú ý không dùng sữa gần thời điểm ăn cam để tránh bị đầy hơi, chướng bụng do vitamin C phản ứng với protein trong sữa. Vậy bị tiểu đường uống nước cam được không? Nhiều người cũng thắc mắc tiểu đường uống nước cam được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, bạn nên chọn ăn trực tiếp cam tươi thay vì ép lấy nước uống nhằm bổ sung chất xơ tối đa cho cơ thể. Ngoài ra, để uống nước cam đúng cách bạn cũng cần lưu ý: Nên mua cam tươi để ép lấy nước uống. Vì đối với các loại nước ép đóng hộp, bạn không thể kiểm soát được lượng đường của chúng. Chỉ nên uống 1-2 ly nước ép cam mỗi ngày. Không nên uống nước ép cam sau bữa ăn sáng hoặc vào buổi tối. Không uống nước ép cam khi quá no hoặc quá đói và không uống cam ép khi đang bị tiêu chảy. Ngoài ra, người tiểu đường uống nước cam được không còn phụ thuộc vào từng điều kiện sức khoẻ và ăn uống riêng của mỗi người. Vậy nên tốt nhất trước trước khi ăn hoặc uống gì người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhé! Trên đây là những chia sẻ về vấn đề người bệnh tiểu đường có ăn được cam không. Mong rằng bạn đã có thêm kinh nghiệm để chăm sóc bản thân hoặc những người xung quanh đang mắc phải bệnh lý này tốt hơn.
Bệnh tiểu đường ăn được cam không: Xem ngay để biết!
Tiểu đường
Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì để ổn định đường huyết và hạn chế các biến chứng của bệnh là vấn đề rất quan trọng. Bạn hãy tham khảo gợi ý mà Hello Bacsi tổng hợp được để bổ sung các loại rau cho người tiểu đường tốt nhất nhé. Các loại rau củ quả luôn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, đối với người bị tiểu đường thì việc ăn rau gì sẽ phải được cân nhắc cẩn thận hơn để tránh rủi ro về sức khỏe. Đầu tiên, bạn cần ưu tiên các loại rau có thể kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu hiệu quả. Ngoài ra, bạn còn nên biết thêm một số tiêu chí chọn rau cho người tiểu đường qua bài viết sau đây. Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Tiêu chí chọn rau củ quả cho chế độ ăn của người bị tiểu đường Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì và ăn bao nhiêu sẽ cần cân nhắc kĩ lưỡng hơn so với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, tin vui là vẫn có những thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả, giúp bạn kiểm soát mức đường huyết rất tốt. Những loại thực phẩm này có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ các biến chứng của tiểu đường như bệnh tim, huyết áp cao và béo phì. Vì vậy, hãy lưu ý đến những tiêu chí chọn rau củ có lợi cho tình trạng sức khỏe của bạn mà Hello Bacsi tổng hợp sau đây. Rau củ có chỉ số đường huyết (GI) thấp Đối với vấn đề bệnh tiểu đường nên ăn rau gì thì câu trả lời là bạn nên ưu tiên chọn các loại rau củ có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Mức GI của thực phẩm nói chung và rau củ nói riêng sẽ cho bạn biết được tốc độ cơ thể hấp thụ glucose từ thực phẩm đó để tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, rau củ có mức GI càng thấp sẽ càng có lợi cho người bị tiểu đường và ngược lại, bệnh nhân nên tránh ăn những thực phẩm có mức chỉ số GI cao. Gợi ý một số loại rau củ có chỉ số đường huyết (GI) thấp mà người tiểu đường có thể bổ sung vào chế độ ăn: Rau chân vịt, Rau cần tây, Bắp cải, Măng tây, Bông cải xanh, Bông cải trắng (súp lơ), Đậu xanh, Rau diếp, Cà tím, Ớt chuông… Rau củ có hàm lượng nitrat cao Mặc dù nitrat được con người sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm nhưng sự thật thì nitrat cũng có sẵn trong rau củ. Nếu bạn ăn rau củ giàu nitrat có thể làm giảm huyết áp và giúp cơ thể cải thiện hoạt động của hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, lưu ý là bạn chỉ nên ăn rau củ giàu nitrat tự nhiên chứ không phải rau củ chứa nitrat do nhà sản xuất thêm vào trong quá trình trồng trọt hoặc chế biến. Người bị tiểu đường có thể chọn một số loại rau củ giàu nitrat tự nhiên phù hợp với chế độ ăn như Rau diếp, Rau cần tây, Rau xà lách rocket, Củ cải đường (hoặc nước ép củ cải đường), Cây đại hoàng… Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Bạn nên chọn rau củ giàu protein Việc ăn thực phẩm hoặc rau củ giàu protein sẽ giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn và hạn chế ăn vặt giữa các bữa chính. Vì vậy, nếu bạn thắc mắc bệnh tiểu đường nên ăn rau gì thì câu trả lời là hãy bổ sung các loại rau giàu protein để không cảm thấy thường xuyên bị đói, đặc biệt là khi đang muốn giảm cân để cải thiện tình trạng bệnh. Hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể sẽ có sự khác nhau giữa mỗi người vì còn phải phụ thuộc vào những yếu tố như chiều cao, cân nặng, giới tính, mức độ hoạt động thể chất… Điều này đồng nghĩa rằng những người có kích thước cơ thể lớn, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người chơi thể thao… sẽ cần nhiều protein hơn so với bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn muốn biết chính xác cơ thể mình cần bao nhiêu protein mỗi ngày thì hãy trao đổi thêm với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Gợi ý một số loại rau giàu protein mà bạn có thể thêm vào mỗi bữa ăn: Cải bó xôi, Măng tây, Cải mù tạt xanh, Bắp cải Brussels, Bông cải xanh, Bông cải trắng (súp lơ), Rau cải thìa… Rau củ quả giàu chất xơ Chất xơ có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón, giảm mức cholesterol xấu và giúp bạn kiểm soát cân nặng. Vì vậy, một chế độ ăn gồm rau củ quả giàu chất xơ sẽ đem đến nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường. Có thể kể đến một vài loại rau củ quả giàu chất xơ bạn nên bổ sung vào chế độ ăn như cà rốt, củ dền , bông cải xanh, bông atiso, bắp cải Brussels, đậu Hà Lan, trái bơ, chuối… Lưu ý là bạn chỉ nên bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả tự nhiên chứ không phải từ các nguồn khác, chẳng hạn như thực phẩm chức năng nhé. Rau cho người tiểu đường cần được ăn đúng cách Khi mắc bệnh tiểu đường hoặc đang chăm sóc người thân bị tiểu đường, bạn nên áp dụng một vài gợi ý sau đây để cơ thể người bệnh nhận được lợi ích tối đa từ việc ăn rau củ. Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Bạn nên ăn đa dạng các loại rau củ quả Các chuyên gia khuyến nghị rằng việc ăn nhiều loại rau củ quả khác nhau là cực kỳ quan trọng. Bởi việc này sẽ giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và cân bằng các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống của bạn. Gợi ý là bạn có thể chú ý đến màu sắc của các loại rau củ trong mỗi bữa ăn của gia đình. Nếu những món ăn của bạn bao gồm nhiều loại rau củ với các màu sắc khác nhau thì điều này cho thấy bạn đang bổ sung rất nhiều loại vitamin cho cơ thể. Bạn nên thêm chất béo tốt khi chế biến các món rau Có thể bạn đã biết bệnh tiểu đường nên ăn rau gì nhưng đừng bỏ quên việc ăn làm sao để hấp thu được hết dinh dưỡng từ rau. Những loại rau có lợi cho người bệnh tiểu đường như cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn… đều chứa các vitamin A , E và K. Đây đều là những loại vitamin tan trong chất béo rồi mới được cơ thể hấp thụ. Vì vậy, hãy chọn nguồn chất béo tốt để chế biến chúng như dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương,… Bạn nên ăn rau trước các thực phẩm khác trong bữa ăn Hoạt động này sẽ giúp đường huyết của người bệnh không bị tăng cao sau khi ăn. Như vậy có thể nói, không chỉ vấn đề người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì mới quan trọng mà ngay cả cách ăn rau cũng có ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu hệ tiêu hóa gặp vấn đề khi ăn rau Chúng ta quan tâm rất nhiều đến vấn đề bệnh tiểu đường nên ăn rau gì nhưng thực tế vẫn có những người bệnh không thể ăn rau. Có một số người không hợp khẩu vị với một số món rau. Giải pháp gợi ý là bạn có thể đổi nhiều cách chế biến khác nhau để món rau trở nên dễ ăn và ngon miệng hơn nhé. Đối với một vài trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh tiểu đường ăn rau, nhất là rau quá giàu chất xơ, sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích… Nếu rơi vào tình trạng này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để được tư vấn chi tiết về loại rau phù hợp với khả năng tiêu hóa của cơ thể hơn.
Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? 4 tiêu chí chọn rau cho người tiểu đường
Tiểu đường
Việc dùng đậu bắp trị tiểu đường là phương pháp dân gian khá phổ biến. Thế nhưng, liệu cách điều trị này có hiệu quả và tác dụng của đậu bắp đối với bệnh tiểu đường là như thế nào? Số người mắc bệnh tiểu đường đang tăng nhanh trong thời gian gần đầy. Bên cạnh việc điều trị tiểu đường theo hướng dẫn của bác sĩ, nhiều người còn tìm kiếm các phương pháp hỗ trợ điều trị từ thiên nhiên, trong đó đậu bắp chữa tiểu đường được áp dụng khá rộng rãi. Dù lợi ích sức khỏe của đậu bắp đã được nhiều nghiên cứu chứng minh nhưng việc chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp thì như thế nào và tiểu đường ăn đậu bắp được không? Xem ngay những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp bạn nhé! Đậu bắp, còn được gọi là mướp tay hay bắp chà, là loài thực vật có hoa màu xanh lục, từ lâu đã nổi tiếng là cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng dinh dưỡng có trong đậu bắp rất dồi dào với rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Kali Vitamin B Vitamin C Axít folic Canxi Đặc biệt, đậu bắp còn có chứa rất ít calo nhưng lại có hàm lượng chất xơ cao. Do đó, loại rau củ này được đánh giá là có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó, giúp ích trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ . 4 tác dụng của đậu bắp đối với bệnh tiểu đường Dù việc sử dụng đậu bắp trị tiểu đường là phương pháp được lưu truyền rộng rãi nhưng nghiên cứu y học về điều này vẫn đang ở giai đoạn đầu. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước đậu bắp có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu của những con chuột bị tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chứng minh hạt đậu bắp rang có thể mang đến những tác dụng tích cực trong việc giảm lượng đường trong máu. 1. Đậu bắp trị tiểu đường nhờ hàm lượng chất xơ cao Đậu bắp chứa nhiều chất xơ, ước tính 8 quả đậu bắp cỡ trung bình có chứa khoảng 3g chất xơ. Hàm lượng chất xơ cao mang đến rất nhiều lợi ích cho người bị tiểu đường. Cụ thể, lượng chất xơ này sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa và giúp người bệnh cảm thấy no lâu. Các thực phẩm giàu chất xơ như đậu bắp là một phần quan trọng trong chế độ ăn của người bị tiểu đường. Bởi ăn nhiều chất xơ đã được chứng minh là có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn và cải thiện độ nhạy insulin . 2. Tác dụng của đậu bắp đối với bệnh tiểu đường: Giảm căng thẳng Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ hạt đậu bắp có tác dụng chống oxy hóa, giảm căng thẳng ở chuột. Kiểm soát căng thẳng là một phần quan trọng trong việc điều trị tiểu đường bởi nếu người bệnh thường xuyên căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. 3. Đậu bắp trị tiểu đường bằng cách làm giảm cholesterol Tác dụng của đậu bắp đã được phát hiện là có thể làm giảm nồng độ cholesterol ở chuột bị bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do trong loại rau ăn quả này có chứa một lượng lớn chất xơ và chất chống oxy hóa. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường thường có mức cholesterol cao sẽ không tốt cho sức khỏe. Bởi khi hàm lượng cholesterol cao kết hợp với bệnh tiểu đường sẽ rất khó điều trị. Đây là lý do tại sao việc thêm các thực phẩm có tác giảm cholesterol như đậu bắp vào chế độ ăn của người tiểu đường là cực kỳ cần thiết. 4. Tác dụng của đậu bắp đối với bệnh tiểu đường: Giảm mệt mỏi Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng đậu bắp có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục , giảm mệt mỏi cho người mắc bệnh. Thêm đậu bắp vào thực đơn mỗi ngày kết hợp cùng với chế độ tập thể dục hợp lý, bạn có thể duy trì thời gian tập lâu hơn và ít khi thấy mệt mỏi, từ đó các triệu chứng của bệnh tiểu đường sẽ được kiểm soát hiệu quả. Người bị tiểu đường có thể dùng đậu bắp như thế nào? Uống “nước đậu bắp” là phương pháp được sử dụng phổ biến để giúp giảm các triệu chứng tiểu đường. Bạn có thể dùng đậu bắp trị tiểu đường bằng cách ngâm qua đêm 4 – 5 quả đậu bắp tươi đã bỏ phần đầu và phần đuôi, cắt thành miếng nhỏ. Sau đó, vớt đậu bắp ra, dùng tay hoặc máy ép hết chất nhầy trên đậu bắp và bỏ phần bã đậu đi. Bạn có thể bỏ thêm 1 chút muối hoặc đường để nước đậu bắp dễ uống hơn. Nếu cảm thấy khó chịu khi uống nước đậu bắp, bạn có thể dùng đậu bắp để chế biến thành các món ăn như salad hoặc dùng trực tiếp bằng cách luộc, hấp hoặc chiên. Lưu ý khi sử dụng đậu bắp trị tiểu đường Việc chữa tiểu đường bằng đậu bắp là phương pháp dân gian được lưu truyền rộng rãi. Tuy nhiên, nhìn chung, loại rau củ này chỉ có tác dụng khống chế chỉ số đường huyết , giữ nó ở mức ổn định chứ không thể thay thế các loại thuốc trị tiểu đường . Đây chỉ được xem là phương pháp hỗ trợ, trước khi áp dụng, tốt nhất bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ và tránh dùng quá nhiều bởi: Có thể ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, gây đầy hơi, tiểu chảy, chuột rút Gây sỏi thận do đậu bắp rất giàu oxalat Giảm tác dụng của thuốc Metformin , nếu sử dụng loại thuốc này thì không nên dùng đậu bắp. Ngoài ra, song song với việc dùng đậu bắp trị tiểu đường, bạn cũng nên đi khám thường xuyên để kiểm tra đường huyết nhằm điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.
Đậu bắp trị tiểu đường liệu có hiệu quả như lời đồn?
Tiểu đường
Hẳn nhiều người sẽ rơi vào trạng thái sa sút tinh thần khi hay tin mình mắc phải đái tháo đường type 2. Nhất là khi bệnh lý này được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi những giai đoạn diễn tiến của bệnh thường lặng lẽ nhưng để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng. Trên thực tế, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể tận hưởng cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc nếu có kế hoạch chăm sóc và kiểm soát các biến chứng hợp lý. Đái tháo đường type 2 là một bệnh mãn tính xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả khiến cho nồng độ glucose máu tăng vọt. Tình trạng này nếu kéo dài mà không có sự can thiệp sẽ gây tổn hại đến nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là mắt, thận, mạch máu và các dây thần kinh (1). Theo đó, người mới được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ thì nên có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp (2). Nếu bạn chưa biết rõ, hãy cùng tham khảo những gợi ý qua bài viết dưới đây của Hello Bacsi. Kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường dựa trên thói quen sinh hoạt hằng ngày 1. Thay đổi chế độ ăn uống theo hướng tích cực Có thể nói, dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, bất kỳ loại thực phẩm nào bạn tiêu thụ cũng đều có khả năng ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Để an tâm, bạn có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về cách lên thực đơn hằng ngày (3). Ngoài yếu tố trên, bạn cũng cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề cân đối các nhóm chất dinh dưỡng thông qua việc ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm. Lời khuyên là hãy cắt giảm các thực phẩm nhiều đường, bột; thay vào đó nên bổ sung nhiều rau xanh xen kẽ giữa các bữa ăn để giảm bớt cơn đói (4). Về khẩu phần ăn, bạn nên chia thành nhiều bữa trong ngày để giảm hấp thụ quá nhiều đường một lúc. Khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ và dùng bữa đúng giờ để tránh làm thay đổi chỉ số glucose máu đột ngột (3). Để đường huyết ổn định, cuộc sống cân bằng, bạn nên dùng thêm sữa dành riêng cho người đái tháo đường. Ưu tiên chọn sữa đã được chứng minh lâm sàng cung cấp đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng, đáp ứng khuyến cáo về dinh dưỡng cho người đái tháo đường của Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) và châu Âu (EASD). Sản phẩm với công thức đặc chế hệ bột đường giải phóng chậm nên có tác dụng làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu giúp ổn định đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp giảm cân và vòng eo. Bạn có thể dùng sữa thay thế toàn phần bữa ăn chính hoặc làm bữa ăn phụ. 2. Quan tâm đến thời gian nghỉ ngơi Ông bà ta thường nói: “Ăn được ngủ được là tiên” để nói lên vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe. Đặc biệt trong các khuyến cáo về chăm sóc người bệnh tiểu đường, hầu hết các chuyên gia đều khuyên người bệnh nên ngủ ít nhất từ 7 – 8 giờ mỗi ngày (5). Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt, giảm được chứng thèm ăn, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu và cải thiện khả năng hoạt động của insulin (5). Ngược lại, bệnh sẽ diễn tiến xấu đi nếu bạn rơi vào trạng thái thiếu ngủ, mất ngủ hay gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu không sớm phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như các vấn đề tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp (6). Để ngon giấc hơn, bạn hãy đặt ra giờ ngủ cố định, tránh dùng rượu, bia hoặc chất kích thích hay suy nghĩ quá nhiều. Nhiều người bệnh đái tháo đường chia sẻ họ ngủ ngon hơn khi “tạm xa” các thiết bị điện tử 1 giờ trước khi lên giường (5). 3. Kiểm tra mức đường huyết Một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hoàn chỉnh không thể thiếu bước kiểm tra mức đường huyết mỗi ngày. Việc này có ý nghĩa giúp người bệnh quản lý chế độ dinh dưỡng, phòng tránh được nguy cơ bị hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hơn nữa, thông qua việc theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà, người bệnh cũng có thể điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, luyện tập cho phù hợp (7). Với cách đo đường huyết truyền thống (lấy giọt máu ở đầu ngón tay), Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo người bệnh nên ghi lại kết quả hằng ngày. Bởi lẽ, những thông tin như vậy sẽ rất hữu ích cho bác sĩ trong những lần thăm khám định kỳ. Căn cứ trên những số liệu mà bệnh nhân thu thập, bác sĩ sẽ đánh giá được hiệu quả của phương pháp điều trị và đưa ra những thay đổi nếu cần thiết (7). Riêng với người sử dụng thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM), sử dụng cảm biến nhỏ gắn dưới da để kiểm tra nồng độ đường trong dịch mô hoặc các chất lỏng xung quanh tế bào của cơ thể, loại máy này cứ sau vài phút sẽ đo chỉ số đường huyết 1 lần. Điều đặc biệt là dữ liệu đường huyết có thể tải về máy tính hoặc điện thoại thông minh để người bệnh tiện theo dõi. Điểm bất lợi là CGM có chi phí cao so với dạng máy đo đường huyết truyền thống (8). 4. Tránh lối sống tĩnh tại Vận động là một trong những việc nên làm trong kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa luyện tập thể dục với chế độ ăn hợp lý là cách giúp kiểm soát đường huyết vô cùng hữu hiệu (9). Người bệnh đái tháo đường có thể chọn các hình thức vận động phù hợp như đi bộ, leo cầu thang hoặc các động tác yoga giúp cân bằng các hoạt động của cơ thể. Những gợi ý vừa nêu cũng khá phù hợp với nhân viên văn phòng hoặc những đối tượng mà tính chất công việc phải ngồi thường xuyên và không có thời gian đến phòng tập (9). Bạn cần chú ý rằng, việc tập luyện ở cường độ vừa phải, phù hợp với thể trạng người bệnh sẽ mang lại hiệu quả tích cực, trái lại nếu tập không đúng, bệnh nhân có thể đối mặt với hàng loạt những nguy cơ như: đau ngực do gắng sức, tổn thương gân, xương, khớp… (10) Lời khuyên là bạn không nên tập thể dục ngay sau bữa ăn chính và cũng không tập vào thời điểm quá xa bữa ăn vì nguy cơ hạ đường huyết lúc này rất cao. Trong quá trình luyện tập, bạn nên mang theo kẹo bánh… để phòng nguy cơ hạ đường huyết. Lưu ý người bệnh đái tháo đường đã có biến chứng hoặc bệnh lý mắc kèm phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập (10). 5. Kiểm tra bàn chân Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng cho cơ thể, thường gặp nhất là những vấn đề ở bàn chân. Đây là hậu quả của nhiều tổn thương phức tạp khác nhau bao gồm (11): Bệnh thần kinh ngoại biên: người bệnh giảm và dần mất cảm giác ở bàn chân Bệnh động mạch ngoại biên : người bệnh dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị tắc, hẹp làm giảm lưu lượng máu đến chân Nhiễm trùng: lượng đường trong máu cao khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn, hệ quả là vết thương ở chân lâu lành Chính vì nguyên nhân rối loạn cảm giác và giảm tưới máu đến chân nên bệnh nhân đái tháo đường type 2 dễ gặp phải những tình trạng như: nấm da chân, nấm móng, xuất hiện các vết chai sần, loét bàn chân (thường gặp ở những vị trí hay bị tì đè nhiều như gan bàn chân, đầu ngón chân), ngón chân khoằm (Hammertoe), móng chân mọc ngược (xảy ra khi các cạnh của móc chọc vào da)… (11) Từ những vấn đề trên, để chăm sóc bàn chân, bản thân người bệnh đái tháo đường và người nhà cần phải (12): Kiểm tra bàn chân hằng ngày để phát hiện xem có bất kỳ tổn thương nào hay không Vệ sinh bàn chân sạch sẽ bằng cách rửa với nước ấm và xà phòng dịu nhẹ mỗi ngày. Chú ý tránh ngâm chân quá lâu, sau mỗi lần vệ sinh phải lau khô chân, đặc biệt là các kẽ ngón Luôn mang giày, dép đúng cỡ, mềm mại kể cả ở trong nhà. Nếu sử dụng giày, những loại vớ, tất đi kèm phải đảm bảo vừa vặn và có độ co giãn tốt Cắt móng chân gọn gàng và thường xuyên. Chăm sóc người bệnh tiểu đường thông qua những buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ Ngoài những lưu ý trong thói quen sinh hoạt hằng ngày, người bệnh đái tháo đường type 2 cũng cần quan tâm đến những buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm: 1. Xét nghiệm HbA1c Xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra lượng glucose gắn với hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Theo đó, người mắc bệnh đái tháo đường thì mức glucose gắn với hemoglobin sẽ cao hơn bình thường (13). Chỉ số HbA1c phản ánh tình trạng kiểm soát lượng đường huyết của người bệnh trong 3 tháng gần nhất. Dựa vào đó, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị thích hợp. HbA1c nếu dưới 6% nghĩa là nồng độ glucose máu đang được kiểm soát tốt, không có sự phát triển về các biến chứng ở mắt, thận, tim mạch thần kinh… (13) Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường type 2, nếu không có chỉ định đặc biệt, hầu hết người bệnh sẽ được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm HbA1c khoảng 3 – 4 lần/năm (13). 2. Khám răng Như đã đề cập, đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng trong đó có cả bệnh răng miệng. Lý do vì lượng đường huyết tăng cao gây tổn thương các vi mạch, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng nướu răng (14). Hơn nữa, hàm lượng đường trong nước bọt của người bị đái tháo đường thường sẽ cao hơn so với người bình thường. Điều này tạo cơ hội cho hại khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Lúc này, vi khuẩn sẽ kết hợp với thức ăn trong miệng hình thành nên các mảng bám, gây ra vấn đề sâu răng, viêm nướu… (14) Để những vấn đề trên không xảy ra, người bệnh cần (15): Đánh răng kỹ sau mỗi bữa ăn Khám răng định kỳ 6 tháng một lần ngay cả khi không có biểu hiện gì bất thường Hạn chế tiêu thụ thức ăn rắn, nhiều đường và tinh bột Tránh thói quen hút thuốc lá vì điều này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh răng miệng Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thay vì dùng tăm xỉa răng Dùng nước muối sinh lý súc miệng sau mỗi bữa ăn 3. Khám mắt Theo nhiều nghiên cứu, đường huyết tăng cao có thể dẫn đến các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể (mắt nhìn mờ), bệnh glaucoma hay còn gọi là cườm nước (đau nhức mắt dữ dội, giảm thị lực) thậm chí là tổn thương võng mạc (17). Do đó, với người bệnh tiểu đường type 2, việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt là điều hết sức cần thiết (16). Vì những vấn đề trên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên người bệnh nên đi kiểm tra mắt ngay khi biết mình mắc bệnh. Bởi lẽ, cứ 5 người bị tiểu đường thì có 1 người gặp phải các bệnh về mắt vừa liệt kê (8). Để phòng tránh các biến chứng ở mắt, người bệnh cần cố gắng giữ đường huyết ở mức ổn định, nên khám mắt định kỳ tối thiểu 1 lần/năm. Riêng phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ nên khám nhãn khoa mỗi 3 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu lạ nào xảy ra, bạn hãy lập tức đến bệnh viện ngay (17). 4. Tiêm vắc xin Tiêm vắc xin cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường lâu dài. Bởi lẽ, việc này sẽ giúp bệnh nhân đối chọi tốt với các tác nhân gây bệnh từ môi trường (18). Nên nhớ rằng, bệnh tiểu đường khiến hệ miễn dịch trở nên suy yếu, vì thế người bệnh có nguy cơ dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Nếu chẳng may nhiễm phải, tỷ lệ người bệnh gặp biến chứng hoặc thậm chí tử vong là rất cao (18). Những loại vắc xin mà người mắc bệnh đái tháo đường cần tiêm phòng là vắc xin cúm, phế cầu khuẩn, viêm gan siêu vi B , bạch hầu, ho gà, uốn ván. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khuyến cáo bệnh nhân tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu, Zoster (18). Kế hoạch chăm sóc, bảo vệ người bệnh đái tháo đường khỏi căng thẳng Căng thẳng, mệt mỏi là trở ngại rất lớn đối với việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Theo đó, khi cơ thể và tâm trí đang trong trạng thái căng thẳng, các hormone như adrenaline và cortisol được bài tiết dẫn đến làm tăng lượng đường huyết. Bên cạnh đó, tính kháng insulin (hormone làm giảm lượng đường trong máu) cũng được đẩy mạnh (19). Vì thế, để “xua tan” căng thẳng, dưới đây là một vài lời khuyên bạn có thể thực hiện: 1. Cần cởi mở hơn trong giao tiếp Việc phải sống chung với bệnh đái tháo đường là chuyện chẳng hề đơn giản. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy có quá nhiều áp lực đặt lên vai mình. Nhưng đừng vì thế mà giữ yên trong lòng, hãy chia sẻ gánh nặng của bạn với người thân. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mọi người quan tâm đến bạn hơn bạn nghĩ đấy (8). 2. Nuôi thú cưng Việc mắc bệnh tiểu đường khiến bạn rất dễ cảm thấy cô đơn, nếu tình trạng này lâu dài có thể dẫn đến vấn đề trầm cảm rất nguy hại. Để tránh điều này, bạn hãy thử chăm sóc một chú cún hay bất kỳ thú cưng nào mà mình thích. Việc có người bầu bạn là một ý tưởng rất hay để loại bỏ sự cô đơn (8). 3. Hòa mình vào thiên nhiên Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc dạo bộ dưới tán cây có tác dụng giảm nồng độ hormone gây căng thẳng, điều hòa nhịp tim và huyết áp rất tốt. Bản thân bệnh nhân hay người chăm sóc người bệnh tiểu đường nên quan tâm nhiều hơn đến việc này (8). Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn phần nào về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường dành cho cả người nhà và người bệnh một cách hợp lý. Đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn, khúc mắc của mình với bác sĩ hay người thân để việc kiểm soát bệnh trạng của mình ngày càng tốt hơn bạn nhé!
Chăm sóc người bệnh tiểu đường type 2: Những bước cơ bản để phòng ngừa biến chứng
Tiểu đường
Đối với đái tháo đường type 2, bên cạnh việc dùng thuốc và luyện tập, bệnh nhân còn phải chú trọng hơn đến vấn đề ăn uống (1). Theo đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người tiểu đường sẽ giúp đảm bảo sức khỏe, điều chỉnh đường huyết ổn định đồng thời duy trì cân nặng tối ưu (2). Muốn vậy, bạn cần phải hiểu rõ cách tính toán nhu cầu dinh dưỡng của mình sao cho hợp lý. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đều có thể làm gia tăng mức glucose huyết nên bạn cần kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày. Bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thiết yếu nhất về cách ước lượng nhu cầu dinh dưỡng cùng gợi ý về một số loại thực phẩm phù hợp với người Việt theo từng bữa trong ngày. Những nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường Dân gian có câu “Bếp ăn đi trước, tủ thuốc đi sau” để nói lên tầm quan trọng của dinh dưỡng trong việc phòng ngừa và chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Với bệnh đái tháo đường type 2, nhiều người còn xem việc ăn uống hợp lý như “phương thuốc” đầu tiên và duy trì suốt đời. Thậm chí, bạn còn có thể giảm được số lần dùng thuốc nếu kiên trì tuân thủ thói quen lành mạnh này (3). Theo đó, mục tiêu hướng tới của chế độ dinh dưỡng áp dụng cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường type 2 bao gồm (4): Đảm bảo cân đối các thành phần tinh bột đường, chất đạm, chất béo cũng như các vitamin và khoáng chất khác trong bữa ăn Hạn chế những thực phẩm có nguy cơ làm tăng đường huyết sau ăn. Cắt giảm đến mức tối đa lượng muối sử dụng, nhất là khi người bệnh có kèm theo tình trạng suy thận hoặc tăng huyết áp Duy trì quá trình trao đổi chất tối ưu Giữ vững nồng độ glucose huyết ở mức ổn định hoặc sát với mức bình thường nhất có thể nhằm ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng khôn lường Không làm gia tăng mức lipid máu trong cơ thể, đảm bảo cân nặng lý tưởng Đảm bảo bệnh nhân có thể duy trì hoạt động thể lực bình thường, kết hợp cùng những thói quen lành mạnh khác để phòng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch Nâng cao nhận thức trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn Cải thiện sức khỏe tổng thể Phù hợp với thói quen ăn uống của người bệnh. Chế độ ăn cho người tiểu đường cần đảm bảo những yếu tố nào? Trước khi tìm hiểu về các thành phần dinh dưỡng nên có trong thực đơn của người tiểu đường, bạn cần xác định rõ cân nặng lý tưởng, cũng như nhu cầu năng lượng của bản thân. Bởi lẽ, những yếu tố này quyết định rất lớn đến khẩu phần ăn mà bạn chọn. Có rất nhiều cách để tính cân nặng lý tưởng, đơn giản nhất bạn chỉ việc lấy chiều cao (cm) trừ đi 100 sau đó mới nhân với 0,9 (áp dụng cho cả hai giới) (5). Tiếp theo, để xác định nhu cầu năng lượng trong ngày (theo đơn vị calo), bạn nhân con số này với mức cường độ lao động (6), theo đó: Như đã đề cập ở trên, bữa ăn của người bệnh tiểu đường vẫn phải đảm bảo các yếu tố đường, đạm, béo. Mỗi loại dưỡng chất như vậy đều đóng vai trò riêng biệt, điều quan trọng là bạn phải dựa vào nhu cầu năng lượng trong ngày để phân chia khẩu phần sao cho hợp lý. 1. Chất bột đường (Carbohydrate) Trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, carbohydrate vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính yếu (7). Khi vào cơ thể, dưỡng chất này trải qua nhiều bước chuyển hóa sau cùng tạo thành glucose là “nhiên liệu” để cơ thể hoạt động. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến lượng đường huyết của bệnh nhân sau bữa ăn. Theo các chuyên gia, năng lượng do nhóm đường bột cung chiếm chiếm từ 50 – 60% tổng số năng lượng trong ngày (4). Mỗi gram carbohydrate trung bình sẽ cung cấp khoảng 4 calo, bằng năng lượng của 1 gram protein, trong khi với 1 gram lipid con số này sẽ là 9 calo (8). Do đó, lời khuyên là bạn nên chia đều các loại thực phẩm giàu carbohydrate trong ngày để vẫn có thể duy trì năng lượng mà không gây ra vấn đề gia tăng đường huyết. Nếu đang điều trị bằng insulin hoặc một số loại thuốc chuyên biệt, tốt nhất bạn nên có những bữa phụ để tránh tình trạng hạ đường huyết lúc đói. Carbohydrate tồn tại dưới nhiều dạng như: cơm, mì, nui, bún, phở, bánh mì, khoai , trái cây, sữa không béo, nước ngọt, kẹo, nước mía, mứt… Đối với người bệnh đái tháo đường, bạn chỉ nên dùng những thực phẩm như: Ngũ cốc nguyên hạt , cơm gạo lứt hay cơm trắng, bánh mì, yến mạch, hạt quinoa, khoai lang, ngô, sữa bò hoặc sữa hạt, táo, dâu tây, đào, mận, lê, bông cải xanh, súp lơ, cần tây, cà rốt, đậu xanh, đậu lăng, đậu thận… 2. Protein (Đạm) Yếu tố thứ hai nên có mặt trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường là protein. Dưỡng chất này đảm bảo cho sự tăng trưởng của cơ thể và góp phần chữa lành những thương tổn hiệu quả (10). Ngoài việc tham gia cấu thành các tổ chức, protein còn có thể chuyển hóa thành glucose để tạo năng lượng. Tuy nhiên, hoạt động chuyển hóa này kém hiệu quả hơn so với carbohydrate nên tác động của protein lên mức đường huyết cũng diễn ra chậm hơn khoảng vài giờ sau ăn (10). Theo thống kê, có đến 10 – 35% lượng calo hằng ngày đến từ protein (11). Hầu hết những người bệnh tiểu đường type 2 chỉ cần dùng khoảng 2 – 3 khẩu phần thực phẩm giàu protein mỗi ngày. Riêng với đối tượng có kèm theo bệnh thận thì nên theo chế độ ăn giảm đạm (10). Thịt nạc, thịt gia cầm đã loại bỏ da, hải sản, trứng… là những thực phẩm giàu protein mà bạn nên ưu tiên. Ngoài ra, đậu đen, đậu lăng, đậu nành, đậu Hà Lan… (10) là nguồn bổ sung đạm từ thực vật, cung cấp khá nhiều chất béo lành mạnh cùng chất xơ tự nhiên tốt cho tiêu hóa. 3. Chất béo Không ít người bệnh tiểu đường lầm tưởng chất béo gây hại cho sức khỏe nên đã loại bỏ hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn. Trên thực tế, chất béo bổ sung nhiều loại axit béo thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp, giúp vận chuyển nhóm vitamin tan trong dầu (A, D, E, K), đồng thời tham gia vào nhiều quá trình sản xuất hormone quan trọng (12). Do đó, chất béo vẫn nên có mặt trong thực đơn hằng ngày của mỗi người, kể cả bệnh nhân tiểu đường. Có nhiều loại chất béo khác nhau và không phải tất cả đều có lợi. Theo đó, bạn nên lựa chọn bổ sung dạng chất béo không bão hòa có nhiều trong các nguồn thực phẩm như cá béo, dầu thực vật, các loại hạt. Loại này rất giàu axit béo omega-3 rất tốt cho hệ tim mạch và chống lại các tình trạng viêm nhiễm. Trong khi chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm gia tăng lượng cholesterol xấu, chất này nếu tích lũy nhiều ở thành mạch máu sẽ gây ra rất các biến chứng tim mạch. Những chất béo không lành mạnh như vậy có nhiều trong thịt đỏ và dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần (12). Một điều mà người bệnh cần lưu tâm là mọi loại chất béo đều tạo ra mức năng lượng cao, thậm chí con số này vượt gấp hơn đôi so với ở protein hay carbohydrate. Thế nên, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo sẽ khiến cơ thể tích trữ nhiều calo, từ đó gây tăng cân, ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát đường huyết (13). Thông tin thêm đến bạn rằng năng lượng đến từ chất béo trong ngày rơi vào khoảng 20 – 30% (14). 4. Chất xơ Ngoài đường – đạm – béo, trong chế độ ăn cho người tiểu đường cũng không thể thiếu chất xơ. Theo đó, dưỡng chất này giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là loại chất xơ hòa tan có trong yến mạch, trái cây và một số loại đậu còn có khả năng làm hạ mức cholesterol máu, phòng ngừa tình trạng cao huyết áp (15). Điều quan trọng là hầu hết các thực phẩm giàu chất xơ đều là loại có chỉ số đường huyết thấp (GI) và không tác động nhiều đến mức glucose máu (15). Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (IOM), nhu cầu về lượng chất xơ ở mỗi đối tượng có thể được liệt kê như sau (16): Nam giới từ 19 – 50 tuổi là 38g mỗi ngày, từ 50 trở lên sẽ là 30g Nữ giới từ 19 – 50 tuổi là 25g, trên 50 sẽ là 21g Phụ nữ mang thai và cho con bú cần ít nhất 29g/ngày Hơn nữa, người lớn và trẻ nhỏ được khuyến cáo nên ăn 14g chất xơ cho mỗi 1.000 calo. Dựa vào con số này, bạn có thể tính được lượng calo từ chất xơ theo nhu cầu của mình (16). Ví dụ về cách tính toán nhu cầu dinh dưỡng cho người tiểu đường type 2 Để minh họa về cách tính toán nhu cầu dinh dưỡng, Hello Bacsi sẽ lấy ví dụ cụ thể về trường hợp người bệnh đái tháo đường type 2 là nữ, 51 tuổi, cao 1,5m và lao động nhẹ tại nhà. Từ những thông tin trên, ta có thể tính được cân nặng lý tưởng bằng cách: [150 (cm) – 100]*0,9 = 45kg. Sau đó suy ra nhu cầu năng lượng sẽ là: 45*25 = 1.125 calo. Như vậy, nhu cầu dinh dưỡng của từng loại trong chế độ ăn cho người tiểu đường được tính như sau: Nhóm đường bột: 1.125*50% = 562,5 calo. Vì 1g carbohydrate cung cấp khoảng 4 calo nên lượng đường bột trong ngày sẽ ở mức 140g Nhóm đạm: 1.125*30% = 337,5 calo. Vì 1g đạm cung cấp 4 calo nên lượng đạm trong ngày sẽ là 84g Nhóm béo: 1.125*(100% – 50% – 30%) = 225 calo. Vì 1g chất béo cho 9 calo nên lượng chất béo trong ngày sẽ là 25g. Vì 1.000 calo cần phải tiêu thụ khoảng 14g chất xơ. Từ con số 1.125 calo ở trên, bạn có thể tính được người này cần dùng khoảng 16g chất xơ trong ngày. Tuy nhiên, do đã trên 50 tuổi nên bệnh nhân vẫn có thể dùng được 21g chất xơ và không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết. Với những thực phẩm có nhãn dinh dưỡng, bạn có thể căn cứ vào đó để ước lượng nhu cầu sao cho phù hợp. Gợi ý chế độ ăn trong một ngày cho người tiểu đường Nếu việc tính toán khiến bạn gặp nhiều trở ngại, vẫn còn những cách áp dụng đơn giản hơn cho bạn. Dưới đây là 2 phương pháp tính mà bạn có thể tham khảo: 1. Đĩa thức ăn (Plate method) Đĩa thức ăn là công thức do chuyên gia dinh dưỡng Harvard Hoa Kỳ sáng tạo. Theo đó, người bệnh đái tháo đường nên chọn loại đĩa ăn có đường kính khoảng 20cm (tương ứng với 1 gang tay người trưởng thành) (17). Một nửa thức ăn trên đĩa sẽ là các loại rau, củ, quả không chứa tinh bột. Chẳng hạn như salad, đậu xanh, bông cải và cà rốt… Nửa phần còn lại bạn chia đôi, ¼ đĩa sẽ chứa thực phẩm có thành phần là tinh bột như cơm, bún, bánh mì, ¼ đĩa còn lại sẽ có thành phần đạm động vật (17). Ngoài khẩu phần như trên, người bệnh nên dùng thêm một ít hoa quả tráng miệng (1 quả chuối nhỏ, 1 miếng dưa hấu nhỏ…) và uống đủ nước (17). 2. Bàn tay Zimbabwe Trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường, bạn hoàn toàn có thể tự định lượng khẩu phần ăn thông qua phương pháp bàn tay Zimbabwe. Theo đó (18): Lượng đường bột sẽ bằng với kích thước của 1 nắm tay. Riêng trái cây sẽ nhỏ hơn 1 nắm tay Lượng đạm sẽ bằng với kích cỡ của lòng bàn tay và độ dày bằng ngón tay út của bạn Lượng rau nên chọn nhiều hết mức có thể và nắm giữ bằng cả 2 tay Chất béo sẽ chỉ ở mức bằng đầu ngón tay cái Lưu ý rằng phương pháp này chỉ áp dụng cho bữa ăn chính. Để đường huyết ổn định, cuộc sống cân bằng và tránh hạ đường huyết sau ăn, người bệnh nên ăn thêm bữa phụ. Nguyên do là với người bệnh đái tháo đường, mức đường huyết lên xuống thất thường, rất khó kiểm soát. Việc không kiểm soát được mức đường huyết về lâu dài sẽ dẫn đến các vấn đề tim mạch. Do đó, trong vấn đề dinh dưỡng, bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm sữa đã được chứng minh lâm sàng, cung cấp đầy đủ và cân đối các dưỡng chất thiết yếu, đáp ứng khuyến cáo về dinh dưỡng cho người đái tháo đường của Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) và châu Âu (EASD). Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý chọn sản phẩm có hệ bột đường giải phóng chậm được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát đường huyết và bổ sung dinh dưỡng cân bằng cho người đái tháo đường. Ưu điểm của việc tiêu thụ sản phẩm có hệ bột đường giải phóng chậm là làm chậm ưu tốc độ hấp thu đường vào máu, giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định. Trên đây là những thông tin về các ước lượng chế độ ăn cho người tiểu đường type 2. Hy vọng rằng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích trong việc kiểm soát bệnh trạng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường: Tính toán sao để hợp lý?
Tiểu đường
Số người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, có những sự thật về bệnh đái tháo đường mà rất nhiều người hay lầm tưởng. Điều này đôi khi dẫn tới điều trị và kiểm soát bệnh kém hiệu quả. Cùng tìm hiểu 10 điều lầm tưởng và sự thật về bệnh đái tháo đường để có thêm thông tin hữu ích nhé! 1. Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Nhiều người tin rằng nguyên nhân bệnh tiểu đường là do ăn quá nhiều đường, nhiều đồ ngọt hoặc ăn nhiều cơm. Trên thực tế, nguyên nhân của bệnh tiểu đường có nhiều điểm chưa rõ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là tiền sử gia đình, tuổi tác, thừa cân, huyết áp cao , mức cholesterol cao, lối sống ít vận động và hút thuốc. Do vậy, sự thật về bệnh đái tháo đường đầu tiên bạn mà nên biết là đường không phải là thủ phạm duy nhất và lớn nhất của bệnh tiểu đường như nhiều người vẫn lầm tưởng. Thực tế là việc ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến béo phì và khiến tuyến tuỵ quá tải trong việc tiết insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Từ đó, hoạt động này làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. 2. Người tiểu đường chỉ được ăn sản phẩm không đường Người tiểu đường không nên ăn đường tinh luyện, siro ngô và một số loại đường khác. Tuy nhiên, vẫn có đường dành cho người tiểu đường không calo, không carbohydrate. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng làm chất tạo ngọt để tăng hương vị. 3. Sự thật về bệnh đái tháo đường: Không cần tránh tuyệt đối tinh bột Tất cả các loại thực phẩm giàu tinh bột đều phân hủy thành glucose, đây là nguồn năng lượng cần thiết của cơ thể. Do đó, bạn không cần thiết phải luôn ăn thực phẩm ít tinh bột cho người tiểu đường trong mọi bữa. Hãy vẫn ăn cơm, ăn bún phở,… nhưng phải xác định và kiểm soát tổng lượng carbohydrate nạp vào. Bên cạnh đó, hãy chọn cơm gạo lứt, bún phở gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường chất xơ, giúp bạn no lâu hơn. 4. Người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng đường hoàn to àn Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Sự thật về bệnh đái tháo đường là bạn không cần kiêng đường một cách tuyệt đối như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đôi khi, thêm một chút đường bình thường, một thanh kẹo socola vào chế độ ăn không phải là vấn đề. Những bệnh nhân bị hạ đường huyết còn được khuyên nên ăn ngay một món ngọt hoặc uống nước ngọt khi bị tụt đường huyết. Điều quan trọng là bạn phải kiểm soát được tổng lượng carbohydrate ăn vào. 5. Sự thật về bệnh đái tháo đường: Thực phẩm có vị đắng có giúp hạ đường huyết? Việc tiêu thụ những thực phẩm có vị đắng như mướp đắng, rau đắng, rau má , rau cần tây… sẽ không giúp hạ đường huyết thay cho thuốc. Tuy nhiên, chúng giàu chất xơ, chất chống oxy hoá có lợi cho bệnh tiểu đường. Bạn nên ăn thường xuyên hơn nhưng không được bỏ hay thay đổi liều lượng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. 6. Lượng cơm cho người tiểu đường là không giới hạn khi dùng cơm gạo lứt Hàm lượng carbohydrate của gạo nguyên cám cũng tương tự như gạo trắng thông thường. Tuy nhiên, gạo nguyên cám cung cấp nhiều chất xơ và vitamin hơn, làm cho món ăn này trở thành một lựa chọn tốt hơn cho người bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, gạo nguyên cám còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, magie, vitamin B và chất xơ. Gạo nguyên cám cũng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, mang lại cảm giác no lâu hơn. Dẫu cho như thế, bạn vẫn nên tham khảo bài viết này để biết lượng cơm cho người tiểu đường là bao nhiêu. Click vào đây nhé! 7. Giảm cân có thể chữa được bệnh đái tháo đường Sự thật về bệnh đái tháo đường là: Nếu bạn thừa cân, việc giảm cân không chữa khỏi bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, việc giảm 5 – 10% trọng lượng ban đầu góp phần kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin . Ngoài ra, giảm cân cũng có thể giúp kiểm soát mỡ máu và huyết áp. Điều này tốt cho sức khoẻ tổng thể của bạn. 8. Không có trái cây cho người tiểu đường Không ít người cho rằng bị tiểu đường phải kiêng ăn trái cây , nhất là những trái có vị ngọt tự nhiên. Tuy nhiên, sự thật về bệnh đái tháo đường sẽ khẳng định điều ngược lại. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trái cây. Mặc dù có chứa carbohydrate nhưng trái cây lại rất giàu vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất và cũng dồi dào chất xơ. Bạn chỉ cần lưu ý tính toán lượng carbohydrate từ hoa quả vào thực đơn chung, tránh nạp quá nhiều. Ngoài ra, hãy tham khảo 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn để giảm bớt chúng. 9. Tiểu đường thai kỳ sẽ tự khỏi sau sinh, hoàn toàn không cần lo lắng Nếu được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn và thai nhi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn sau này. Do đó, mẹ bầu nên theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhằm ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe không mong muốn có thể xảy ra trong tương lai. 10. Nên chọn thức ăn dựa trên chỉ số GI (chỉ số đường huyết thực phẩm) Sự thật về bệnh đái tháo đường là: việc tiêu thụ thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn. Điều này khá hữu ích cho các vận động viên sau khi tập thể dục hoặc cho bệnh nhân bị hạ đường huyết. Thực phẩm có chỉ số Gl thấp sẽ không gây tăng vọt đường huyết sau khi ăn. Dù vậy, bạn cũng không cần quá khắt khe. Đôi khi, bạn có thể thưởng thức một chút các món ăn từ nhóm Gl cao, miễn là cân bằng với tổng lượng carbohydrate tiêu thụ. Bạn có thể xem thêm: Gợi ý các món ăn có chỉ số Gl thấp cho người bệnh tiểu đường Vậy nên, sự thật về bệnh đái tháo đường mà ai cũng nên biết chính là việc đừng mang cái nhìn quá tiêu cực cho một món ăn hay nhóm thực phẩm nào. Thay vào đó, bạn hãy duy trì chế độ ăn uống cân bằng với trái cây, rau củ kết hợp cùng tập thể dục thường xuyên. Đây chính là chìa khóa trong hành trình đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết trong mức tốt, giúp ổn định sức khỏe dài lâu.
10 sự thật về bệnh đái tháo đường mà nhiều người hay lầm tưởng
Tiểu đường
Đái tháo đường hay tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn có cơ hội phòng tránh những biến chứng khôn lường. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh tiểu đường nhưng chưa tiện đi khám, bạn có thể áp dụng cách thử tiểu đường tại nhà mà Hello Bacsi gợi ý sau đây. Để biết chính xác mình có mắc bệnh tiểu đường hay không thì cách tốt nhất là phải đến bệnh viện kiểm tra tiểu đường. Nhưng nếu tình huống chưa cho phép bạn làm điều này ngay thì bạn vẫn có thể tự đo đường huyết trước và thực hiện cách kiểm tra có bị tiểu đường hay không. Ngoài ra, test tiểu đường tại nhà còn hữu ích trong việc theo dõi kết quả điều trị cho những người đã mắc bệnh. Cách thử tiểu đường tại nhà phù hợp với đối tượng nào? Bạn nên áp dụng cách thử tiểu đường tại nhà nếu thấy bản thân đang có những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh như: Mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch, triglycerid máu cao Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường Ít vận động Phụ nữ có thai hoặc đang gặp phải hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) Thừa cân, béo phì Có thói quen ăn nhiều chất đường bột Hút thuốc lá Căng thẳng thần kinh kéo dài Đặc biệt những đối tượng có triệu chứng sau đây nhưng chưa thể đi khám ngay nên thử tiến hành cách xét nghiệm tiểu đường tại nhà càng sớm càng tốt: Cảm thấy khát nước Mệt mỏi thường xuyên Luôn thấy đói, thậm chí cả sau khi ăn Tầm nhìn mờ Tiểu tiện thường xuyên hơn bình thường Những biểu hiện vừa liệt kê thường là dấu hiệu sớm cảnh báo tiểu đường type 1 hoặc đái tháo đường thai kỳ. Riêng đái tháo đường type 2 sẽ diễn tiến âm thầm, nên khi có những triệu chứng này thì bạn đã mắc bệnh trong thời gian khá dài. Thực hiện cách thử tiểu đường tại nhà sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý bệnh và ngăn biến chứng xảy ra. Việc này cũng góp phần chẩn đoán tiền tiểu đường nhằm sớm ngăn bệnh tiến triển thành tiểu đường type 2. Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà Có 2 cách thử tiểu đường tại nhà bao gồm sử dụng máy đo đường huyết và kiểm tra HbA1C . Đây cũng là cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà. Để thu được kết quả khách quan nhất, bạn nên đo luân phiên ở các đầu ngón tay chứ không tập trung vào một ngón. Đồng thời, phải tạo thói quen đo định kỳ nhiều ngày. Thêm nữa, việc thử đường huyết tại nhà không đúng thao tác hoặc tái sử dụng que thử, kim lấy máu cũng sẽ làm kết quả bị sai. 1. Cách test tiểu đường tại nhà bằng máy đo đường huyết Bạn dùng máy đo đường huyết (máy test tiểu đường tại nhà) và lấy máu ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Cách đo đường huyết tại nhà này sẽ được tiến hành như sau: Rửa tay bằng xà phòng 20 giây, sau đó rửa sạch lại với nước và lau khô (hoặc có thể dùng bông gòn thấm cồn chà xát lên ngón tay) Đặt que thử vào máy đo theo hướng dẫn Lắp kim lấy máu vào ống Châm kim vào đầu ngón tay, bóp nhẹ đầu ngón tay để đẩy máu ra Nhỏ giọt máu vào đầu que thử để kiểm tra kết quả Nếu chỉ số đường huyết hiển thị là từ 200mg/dL trở lên, nghĩa bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường . Đặc biệt là kết quả này lặp lại ở nhiều lần test khác nhau. 2. Cách thử tiểu đường tại nhà thông qua xét nghiệm HbA1C Xét nghiệm HbA1C giờ đây đã có thể thực hiện ở nhà bằng thiết bị đo phù hợp. Loại này hiện có bán ở các cửa hàng vật tư y tế hoặc trên những trang thương mại điện tử uy tín. Cách thử tiểu đường tại nhà qua chỉ số HbA1c cũng tương tự như sử dụng máy đo đường huyết. Điểm khác là sau khi lấy máu, một vài thiết bị sẽ yêu cầu bạn phải trộn mẫu với dung dịch đệm (có kèm theo máy) rồi mới cho hỗn hợp này vào que thử và đọc kết quả. Tùy vào thiết bị bạn sử dụng mà cách đọc kết quả cũng khác nhau. Có loại sẽ hiển thị trên màn hình như máy đo đường huyết, loại khác thì phải so sánh màu sắc hỗn hợp máu và dung dịch đệm rồi tra trong bảng kết quả. Nếu kết quả kiểm tra HbA1C từ 6.5% trở lên nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nếu trong khoảng từ 5.7 – 6.4% sẽ là tiền tiểu đường. Thử đường huyết tại nhà có thay thế xét nghiệm tại bệnh viện không? Test nhanh tiểu đường có chính xác không? Mặc dù có nhiều cách thử tiểu đường và tiểu đường thai kỳ tại nhà nhưng nó không thể thay thế cho các xét nghiệm tại bệnh viện. Bởi vì đường huyết dao động tùy theo đồ bạn ăn uống, thời điểm trong ngày, một số tình trạng sức khỏe khác. Hơn thế nữa, khi đo, có rất nhiều yếu tố khiến kết quả bị sai lệch. Nếu cách test tiểu đường tại nhà cho kết quả bất thường, hãy đi khám ngay. Bác sĩ sẽ đo lại đường huyết và tiến hành thêm những thử nghiệm khác nhằm củng cố kết quả. Với người đã bị tiểu đường, việc thăm khám cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kết quả kiểm soát đường huyết của mình, đồng thời bác sĩ cũng hướng dẫn điều chỉnh việc ăn uống hay điều trị nếu cần. Hi vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về cách thử tiểu đường tại nhà để có thể tự theo dõi sức khỏe nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Cách thử tiểu đường tại nhà có chính xác không? Làm như thế nào?
Tiểu đường
Carb, protein, chất béo, chất xơ hòa tan, muối, đường… là những dưỡng chất cần thiết cho người bị tiểu đường (1) (5). Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về vai trò của những dưỡng chất này đối với sức khỏe. Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bệnh đái tháo đường. Do đó, việc người bị tiểu đường nên ăn gì, những dưỡng chất nào cần có trong chế độ ăn hay nên dùng thực phẩm bổ sung nào là mối bận tâm không chỉ của người bệnh mà còn đối với cả người thân, người chịu trách nhiệm chăm sóc. Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về vai trò của những dưỡng chất thiết yếu trong chế độ ăn của người bị tiểu đường, hàm lượng nên tiêu thụ để kiểm soát đường huyết tốt nhất. Những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản mà người bệnh đái tháo đường cần nhớ Để đạt được mục tiêu kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, giữ gìn sức khỏe, ngoài việc vận động thể chất đầy đủ và hợp lý, người bị đái tháo đường cần phải tuân thủ các nguyên tắc trong ăn uống, cụ thể như sau: Ăn điều độ, đúng giờ, không ăn quá nhiều trong một bữa cũng không để đói quá mới ăn vì như vậy sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết. Nên chia nhỏ các bữa ăn chính thành ít nhất khoảng 4 bữa, nên ăn thêm bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết vàoban đêm. Mỗi bữa ăn cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng: bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, muối khoáng cùng các vitamin… tuyệt đối không nên quá kiêng khem. Cung cấp đủ nước cho cơ thể, mức khuyến nghị là 40ml/kg cân nặng/ngày. Sau khi hoạt động thể chất, để tránh bị hạ đường huyết, bạn có thể dùng một ly sữa dành cho người tiểu đường. Nguyên do là với người bệnh đái tháo đường, mức đường huyết lên xuống thất thường. Việc kiểm soát mức đường huyết rất khó và nếu không kiểm soát được về lâu dài sẽ dẫn đến các vấn đề tim mạch. Bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm sữa đã được chứng minh lâm sàng, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường. Sản phẩm có công thức đặc chế giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp giảm cân và vòng eo. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng loại sữa này để thay thế toàn phần bữa ăn chính hoặc làm bữa ăn phụ. Những dưỡng chất cần thiết cho người bệnh đái tháo đường Carbohydrate, chất béo và protein là ba dưỡng chất đa lượng thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của chúng ta. Chất béo và protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tế bào và giúp các tế bào thực hiện nhiệm vụ.Trong khi đó, carbohydrate được lưu trữ dưới dạng năng lượng dự trữ và phần năng lượng này kết hợp với protein để chuyển đổi thành glucose (1). Chế độ ăn cân bằng lượng carbohydrate, chất béo, protein phù hợp cùng với chất xơ, vitamin và khoáng chất, muối… giúp người bệnh duy trì việc ăn uống đúng cách và lối sống lành mạnh (1). 1. Carbohydrate (chất bột đường) Carbohydrate là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể (2). Với người bị bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hóa được thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể. Do đó, người bệnh cần phải hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm chứa tinh bột đường. Bạn nên dùng các loại thực phẩm cung cấp carb phức hợp dưới dạng các hạt và củ, hạn chế tối đa các loại đường đơn cùng thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt …) (2). Khi vào trong cơ thể, carbohydrate được chuyển hóa thành glucose tương đối nhanh nên có tác dụng đối với lượng đường trong máu rõ rệt hơn so với việc tiêu thụ chất béo hoặc protein. Điều này làm cho carbohydrate trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường (2). Những thực phẩm chứa carbohydrate Carbohydrate được tìm thấy nhiều ở các thực phẩm như giàu tinh bột như gạo, mì ống và bánh ngọt, bánh mì, khoai, ngô, khoai tây, xoài, chuối, lê… (2) Lưu ý là đường cũng là một dạng carbohydrate, dưỡng chất này cũng có trong các loại nước uống có ga, trái cây, rau củ quả thường với hàm lượng thấp hơn. Tuy nhiên, Hello Bacsi sẽ đề cập rõ hơn về đường ở phần sau của bài viết. Tỷ lệ chất bột đường được khuyến nghị Theo khuyến cáo của Ủy ban Tư vấn Khoa học về Dinh dưỡng Vương quốc Anh (SACN), lượng carbohydrate cho người mắc bệnh đái tháo đườngnên là 50% tổng năng lượng khẩu phần hàng ngày, tương đương với khoảng 225 đến 300g carbohydrate đối với những người có nhu cầu calo từ2.000 đến 2.500/ngày (2). 2. Protein (chất đạm) Cùng với carbohydrate và chất béo, protein là một trong ba chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.Dưỡng chất này giúp cơ thể phát triển mô mới, xây dựng cơ bắp và phục hồi những tổn hại (3). Protein cũng là một phần cấu thành của mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta và chiếm khoảng 1/6 trọng lượng cơ thể (3). Những thực phẩm có chứa protein tốt cho người bệnh tiểu đường Gợi ý những thực phẩm có chứa protein tốt cho người tiểu đường: thịt nạc, thịt gà bỏ da, cá trích, cá mòi, cá hồi, cá basa, các loại đậu và các loại hạt từ quả hạch (hạt hạnh nhân, óc chó, macca…)… Lượng protein được khuyến nghị Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh đưa ra khuyến nghị về lượng protein tiêu thụ theo độ tuổi, cụ thể như sau: 1 – 3 tuổi: 15g 4 – 6 tuổi: 20g 7 – 10 tuổi: 28g 11 – 14 tuổi: 42g 15 – 18 tuổi: 55g 19 – 50 tuổi: 55g Trên 50 tuổi: 53g Ngoài ra, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, bạn cũng có thể tính lượng protein cho người trưởng thành căn cứ vào trọng lượng cơ thể với công thức là 0,8g/kg cân nặng/ngày. Với những bệnh nhân đái tháo đường có bệnh lý thận sớm, nếu chế độ ăn có quá nhiều đạm sẽ gây ra các vấn đề không tốt cho sức khỏe. Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường, tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15 – 20% năng lượng khẩu phần (4). 3. Chất béo Trong chế độ ăn uống và dinh dưỡng của người bị đái tháo đường, chất béo bị đóng khung với vai “kẻ xấu” suốt một thời gian dài. Thế nhưng, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ chất béo không gây hại cho sức khỏe hơn so với việc dùng nhiều carb. Trên thực tế, so với chế độ ăn ít chất béo và nhiều tinh bột thì chế độ ăn ít carb và nhiều chất béo hiện được coi là lành mạnh hơn, đặc biệt là trong vấn đề kiểm soát đường huyết và giảm cân (6). Chất béo là dưỡng chất giàu năng lượng, cung cấp lượng calo gấp đôi so với carb nguyên chất. Thế nhưng, bạn không nên tránh tiêu thụ chất béo hoàn toàn, điều này không tốt cho sức khỏe (6). Không giống như tinh bột đường, việc tiêu thụ chất béo ít ảnh hưởng đến đường huyết ngay lập tức. Do đó, chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là việc ăn quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tình trạng lượng calo tăng quá mức. Điều này có thể dẫn đến việc tăng kháng insulin , làm mức đường huyết tăng cao (6). Những thực phẩm có chứa chất béo tốt Các loại hạt, quả bơ, cá béo (cá basa, cá hú, cá trích, cá mòi…), dầu thực vật ( dầu ô liu , dầu hướng dương…)… là nguồn cung cấp chất béo tốt (5). Tỷ lệ chất béo được khuyến nghị Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, người bệnh đái tháo đường nên ưu tiên sử dụng chất béo từ thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu gạo…) và tỷ lệ năng lượng do dưỡng chất này cung cấp nên chiếm khoảng 1/4 tổng năng lượng khẩu phần và không vượt quá 30%. Việc kiểm soát lượng chất béo tiêu thụ còn giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch (4). 4. Chất xơ không hòa tan Chất xơ không hòa tan là carb khó tiêu, không tan trong nước ấm, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột. Dưỡng chất này giúp tăng kích thước phân, làm cho chúng ta đi đại tiện được dễ dàng. Rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… là nguồn cung chất xơ không hòa tan tuyệt vời (7). Với người bệnh tiểu đường, chất xơ có vai trò kiểm soát đường huyết vì hệ tiêu hóa không thể hấp thụ được dưỡng chất này nên ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn, từ đó quá trình tăng lượng đường trong máu cũng được làm chậm lại (7). Lưu ý là khoai tây, ngũ cốc là nguồn cung cấp xơ không hòa tan dồi dào nhưng chúng lại có hàm lượng carb tương đối cao nên người bị bệnh tiểu đường chỉ nên dùng với mức hạn chế (7). Những thực phẩm có chứa chất xơ tốt cho người đái tháo đường: Các loại rau quả không chứa tinh bột hoặc có hàm lượng tinh bột ở mức rất thấp như rau ăn lá, các loại đậu (đậu que, đậu rồng , đậu đũa…), bí xanh, bí ngòi, dưa leo, bông cải xanh, ngô bao tử… rất thân thiện với người bệnh tiểu đường (7). Tỷ lệ chất xơ được khuyến nghị Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, lượng chất xơ mà người bệnh nên tiêu thụ trong mỗi bữa ăn rơi vào khoảng 20 – 50g (9). 5. Muối Muối rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Khoáng chất này đóng các vai trò trong việc: Điều chỉnh lượng nước trong cơ thể Duy trì nồng độ pH máu ở mức bình thường Dẫn truyền tín hiệu thần kinh (8) Cơ thể chúng ta không tự sản xuất được muối nên cần được bổ sung thông qua chế độ ăn, uống. Tuy nhiên, việc tiêu thụ khoáng chất này có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao gấp 3 lần.Trong một công bố vào năm 2011 về nghiên cứu xoay quanh chế độ ăn DASH, được thử nghiệm trong 30 ngày đã chứng minh chế độ ăn ít natri giúp giảm mức huyết áp trung bình (8). Đối với người mắc bệnh đái tháo đường, vấn đề kiểm soát huyết áp trở nên đặc biệt quan trọng vì huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ biến chứng như bệnh võng mạc, bệnh thận (bệnh thận) và bệnh thần kinh (tổn thương thần kinh) (8). Những thực phẩm có chứa muối Hầu hết những thực phẩm chúng ta tiêu thụ mỗi ngày đều có chứa một lượng muối nhất định (8), các thực phẩm chế biến sẵn thường có xu hướng chứa nhiều muối hơn mức cần thiết. Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (The World Cancer Research Fund), 75% lượng muối trung bình của chúng ta đến từ thực phẩm chế biến sẵn (8) (10).Do đó, để giảm lượng muối nạp vào cơ thể, người bệnh đái tháo đường cần giảm tối đa việc tiêu thụ nhóm thực phẩm này. Lượng muối được khuyến nghị Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối mà người trưởng thành tiêu thụ mỗi ngày chỉ nên giới hạn ở mức 5g (tương đương 2.000mg natri) (11). Đối với người mắc bệnh tim mạch (một biến chứng của bệnh tiểu đường), lượng muối được tiêu thụ phải thấp hơn con số khuyến nghị (8). 6. Đường Đường cùng với chất béo là hai trong số những thực phẩm được đề cập nhiều nhất đối với người phải ăn kiêng. Thế nên, câu hỏi thường gặp nhất là người bệnh đái tháo đường có được ăn đường, lượng tiêu thụ nên là bao nhiêu để giữ mức đường huyết trong ngưỡng an toàn (6)? Không chỉ với người bệnh tiểu đường mà việc hạn chế lượng đường tiêu thụ nên là ưu tiên đối với tất cả mọi người (6). Việc tiêu thụ đường cũng làm tăng mức đường huyết một cách nhanh chóng, điều này giải thích vì sao các bác sĩ thường cảnh báo người bị đái tháo đường nên hạn chế lượng đường tiêu thụ hàng ngày (6). Trên thực tế, việc hạn chế tiêu thụ đường là một cách tốt để bắt đầu kiểm soát lượng đường trong máu (6). Thực phẩm có chứa đường Đường có mặt trong bánh kẹo, đồ uống, trái cây, sinh tố, ngũ cốc, sữa, sữa chua, súp, thức ăn chế biến sẵn, mật ong… Ngoài năng lượng, đường chỉ cung cấp năng lượng mà không có dưỡng chất nên được xem là calo rỗng (6). Lượng đường được khuyến nghị Theo hướng dẫn mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, lượng đường khuyến nghị mỗi ngày dành cho người bị tiểu đường với nữ giới là 22g, nam giới là 36g và đối với trẻ em là 12g (12). 7. Thực phẩm bổ sung Việc thêm thực phẩm chức năng vào chế độ ăn uống giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin và khoáng chất như vitamin D , A, E, canxi, natri, magie, crôm Picolinat… Những thực phẩm này được sản xuất nhằm bổ sung dưỡng chất còn thiếu trong chế độ ăn nhưng không nên thay thế cho nguồn thực phẩm lành mạnh từ tự nhiên. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên tham vấn ý kiến bác sĩ về các thực phẩm bổ sung mà mình có ý định dùng. Nguyên do là việc sử dụng một số thực phẩm chức năng có thể khiến bạn gặp các tác dụng phụ hay gây tương tác thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe (13). Lưu ý khi sử dụng thực phẩm bổ sung: Đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn mác Không sử dụng thực phẩm chức năng với mục đích thay thế cho việc sử dụng thuốc theo toa Tránh dùng liều lớn hơn so với liều dùng mà nhà sản xuất đưa ra Ngừng dùng nếu gặp tác dụng phụ hay có những biểu hiện bất thường (13) [mc4wp_form id=’290304″] Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã biết được vai trò của những dưỡng chất đối với sức khỏe người bị tiểu đường và biết lượng sử dụng sao cho hợp lý để kiểm soát tốt mức đường huyết.
Những dưỡng chất cần thiết cho người bị tiểu đường
Tiểu đường
Thực tế, người bệnh đái tháo đường type 2 ở Việt Nam chủ yếu được điều trị ngoại trú. Do đó, việc chăm sóc người bệnh một cách tích cực sẽ giúp họ quản lý mức đường huyết tốt hơn, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, quá trình này không hoàn toàn suôn sẻ mà đôi khi người chăm sóc lại có thể gặp nhiều tình huống khó khăn không lường trước được. Chẳng mấy ai dễ dàng chấp nhận bản thân mắc phải một căn bệnh mạn tính như đái tháo đường. Bởi nếu không kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như: suy giảm thị lực , đau nhức, tê bì chân tay , vết thương lâu lành, cao huyết áp , xơ vữa động mạch , suy tim, suy thận… gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Điều này làm cho người bệnh có không ít cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi, vô tình khiến người thân cảm thấy bế tắc không biết phải giúp đỡ ra sao, từ đó gây nên không ít xung đột , tranh cãi (1). Vậy đâu là những khó khăn trong việc chăm sóc người bệnh tiểu đường , hướng giải quyết thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu thông qua Infographic sau nhé! [mc4wp_form id=’290304″]
[Infographic] Những khó khăn gặp phải khi chăm sóc người mắc bệnh đái tháo đường type 2
Tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có được ăn dứa không sẽ phụ thuộc vào việc bạn kết hợp loại trái cây này cùng những thực phẩm khác như thế nào cũng như có lối sống khoa học để kiểm soát đường huyết hiệu quả hay chưa. Trái cây có chứa carbohydrate và do đó có thể làm tăng mức đường huyết. Tuy nhiên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đã chia sẻ rằng những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể thưởng thức trái cây bởi đây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất, miễn là ở mức độ vừa đủ Bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc liệu người mắc bệnh tiểu đường ăn dứa được không cũng như thưởng thức như thế nào là tốt nhất. Người bệnh tiểu đường có ăn dứa được không? Mắc phải bệnh đái tháo đường không đồng nghĩa với việc bạn phải kiêng cữ một thực phẩm nào đó hoàn toàn. Tuy nhiên để kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất thì người bệnh tiểu đường cần lưu ý kiểm soát các loại thực phẩm, đặc biệt là lượng carbohydrate trong các loại thực phẩm đó. Vậy người bệnh tiểu đường có thể ăn dứa được không? Trái cây nói chung và dứa (thơm) nói riêng đều chứa carbohydrate. So với các loại trái cây khác, dứa có vị ngọt và hàm lượng đường khá cao. Nếu mắc tiểu đường, bạn vẫn có thể ăn dứa với lượng vừa đủ và cần tính lượng đường của nó vào khẩu phần bữa ăn và kế hoạch tập luyện. Lưu ý rằng cơ thể tiêu hóa đường nhanh hơn các loại tinh bột khác và có nhiều khả năng gây ra tình trạng tăng đột biến lượng đường trong máu. Nước ép trái cây đã phá vỡ một phần chất xơ vốn có và đường từ nước trái cây sẽ đi vào máu nhanh hơn đường từ cả trái cây. Dứa khô có hàm lượng đường cao hơn nên cần dùng với khẩu phần nhỏ hơn dứa tươi. Cách ăn dứa tốt nhất cho người tiểu đường là nên ăn tươi, không thêm đường. Thông thường một khẩu phần trái cây trong ngày tương đương với 1 miếng dứa (khoảng 5cm). Tuy nhiên tuỳ thuộc vào mức đường huyết và lượng carb dung nạp mỗi ngày của người bệnh mà lượng carbs nạp từ trái cây như dứa có thể thay đổi. Tuy nhiên, carbs từ trái cây vẫn được xem là nguồn carb tốt, khác với nguồn carb từ nước ngọt hay bánh kẹo mà bệnh nhân được khuyên cần phải cắt giảm. Giá trị dinh dưỡng của dứa 225g dứa tươi chứa khoảng: 82 calo 0,2g chất béo 0g cholesterol 2 milligram natri 21,65g tổng carbohydrate (bao gồm 16g đường và 2,3g chất xơ) 0,89g protein Theo đó, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng mà cơ thể cần hàng ngày của dứa bao gồm: 131% vitamin C 2% vitamin A 2% canxi 3% sắt Ngoài ra, dứa còn đem đến các khoáng chất, vitamin có lợi khác, chẳng hạn như: Kali, Magiê, Mangan và các loại vitamin B ( Folate, Thiamin, Riboflavin, B5, B6),… Tác dụng của dứa đối với sức khỏe Nhờ vào những dưỡng chất tốt lành kể trên mà loại trái cây này còn mang đến các lợi ích cho sức khỏe nếu như ăn đúng và đủ lượng, chẳng hạn như: Kháng viêm Tăng cường sức đề kháng Có lợi cho sức khỏe của tim Thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa Hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện chỉ số insulin do hàm lượng chất xơ dồi dào. Cách ăn dứa tốt cho người bệnh tiểu đường Dưới đây là một số phương pháp ăn dứa an toàn cho người bệnh tiểu đường mà bạn có thể tham khảo Phương pháp tính carb Tính carb là một phương pháp quá quen thuộc với người bệnh tiểu đường. Lượng carb trung bình người tiểu đường cần dung nạp trong mỗi bữa ăn chính là từ 45-60 gam và khoảng 15 gam cho bữa ăn phụ. Trong đó khẩu phần tiêu chuẩn của dứa cho khoảng 15g carb là 120 gam. Vậy nên bạn có thể chọn ăn lát dứa lớn khoảng 100g cho mỗi bữa phụ . Dựa trên phương pháp này thì với câu hỏi người bệnh tiểu đường có ăn dứa được không thì câu trả lời là có và với mọi loại trái cây đều có thể, chỉ cần đảm bảo tổng lượng carb trong mức cho phép. Ngoài ra, hãy kết thử kết hợp dứa cùng thực phẩm lành mạnh khác trong bữa chính hoặc món tráng miệng để tạo sự ngon miệng nhưng vẫn ổn định lượng đường trong máu: Đậu Gạo lứt Lúa mạch Khoai tây Protein nạc Bánh mì ngũ cốc Sữa chua Hy Lạp Mì ống nguyên chất Chất béo lành mạnh ( quả bơ , các loại hạt có dầu, dầu ô liu…). Phương pháp đĩa thức ăn Phương pháp đĩa thức ăn với một chiếc đĩa đường kính khoảng 23cm có thể sắp xếp với các loại thức ăn như sau: 1/2 đĩa là các loại rau không chứa tinh bột như súp lơ xanh, cà rốt,… 1/4 đĩa là các loại protein như thịt, đậu phụ, trứng. 1/4 đĩa là các thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc nguyên hạt, mì ống hay khoai tây. Bên cạnh đó thì đĩa thức ăn của người bệnh tiểu đường cũng nên có một phần trái cây và bạn có thể chọn dứa. Phương pháp theo dõi chỉ số đường huyết thực phẩm Chỉ số đường huyết (GI) thực phẩm là một chỉ số dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của những loại thực phẩm với mức đường huyết sau ăn của bệnh nhân. Trong đó, dứa có chỉ số GI là 66, thuộc nhóm trung bình . Tuy nhiên chia trên mỗi khẩu phần ăn 120 gam thì dứa chỉ thuộc mức thấp là 6. Cùng với lượng đường này là hàm lượng nước và chất xơ dồi dào, nếu được hỏi tiểu đường nên ăn trái cây gì thì bạn cũng có thể chọn dứa. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng dứa tươi có chỉ số GI thấp hơn so với nước ép dứa và dứa chín cũng có chỉ số GI cao hơn dứa chưa chín hẳn. Tóm lại dứa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhiều hơn một số loại trái cây khác, nhưng người mắc bệnh đái tiểu đường ăn dứa được không thì vẫn có thể ăn dứa khi kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và lối sống khoa học. Tuy nhiên, lưu ý rằng k hông nên sử dụng dứa đóng hộp hay dứa thêm đường. Tránh sử dụng các loại dứa đóng hộp hay những loại thực phẩm có lượng đường cao như nước ép dứa đóng chai hay siro dứa.
Người bệnh tiểu đường ăn dứa được không?
Tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý phổ biến của thời đại và đặc biệt nguy hiểm. Nếu không sớm được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người (1). Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt bên cạnh sử dụng các loại thuốc tiểu đường nhằm ổn định đường huyết trong máu (2). Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có vô vàn loại thuốc và người bệnh lại thường không nắm rõ hết các tác dụng phụ của thuốc mình đang dùng. Để hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm của từng nhóm thuốc điều trị đái tháo đường type 2, mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Hello Bacsi. Các nhóm thuốc phổ biến trong việc điều trị tiểu đường Khá nhiều người mắc bệnh tiểu đường type 2 vẫn duy trì được mức đường huyết ổn định nhờ kiên trì tập luyện và kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Thế nhưng, một số trường hợp khác lại cần dùng đến thuốc hoặc liệu pháp insulin (5). Việc quyết định sử dụng loại thuốc nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là chỉ số HbA1c (chỉ số gắn kết của đường trên tế bào hồng cầu) và tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Theo đó, một số loại thuốc dùng trong điều trị đái tháo đường type 2 bao gồm các nhóm sau (5): Thuốc làm tăng độ nhạy cảm với insulin Thuốc gây tăng tiết insulin Thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột Insulin Ưu, nhược điểm của từng nhóm thuốc tiểu đường 1. Thuốc làm tăng độ nhạy cảm với insulin Nhóm này lại chia thành 4 nhóm nhỏ bao gồm: ♦ Metformin ( Biguanide ) Metformin là thuốc chống tăng đường huyết thuộc nhóm biguanid và cũng là lựa chọn đầu tay dùng trong điều trị đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin (type 2). Về cơ chế, metformin làm giảm quá trình tổng hợp glucose ở gan, đồng thời làm tăng độ nhạy của insulin với tế bào mô mỡ và cơ bắp (6). Ưu điểm : Rẻ tiền, không gây hạ đường huyết nếu dùng đơn lẻ, không làm thay đổi trọng lượng cơ thể , giảm hấp thu cholesterol xấu và triglyceride, phòng ngừa các rủi ro về tim mạch (7). Nhược điểm : Không dùng cho bệnh nhân suy thận (đặc biệt là người có mức lọc cầu thận GFR < 30ml/phút). Người bệnh có thể gặp một vài triệu chứng về tiêu hóa như chán ăn, khó tiêu, tiêu chảy… (7). ♦ Thiazolidinedione (TZD) Thiazolidinedione (hay glitazone) là nhóm thuốc có hiệu quả làm giảm glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 . TDZ bao gồm hai hoạt chất phổ biến là rosiglitazone và pioglitazone. Cả hai đều có vai trò làm tăng độ nhạy của cơ thể với insulin, hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết (8). Ưu điểm : Tương tự như metformin và đặc biệt có thể phối hợp chung với các thuốc khác để tăng hiệu quả (9). Nhược điểm : Gây hiện tượng sưng (phù) và làm tăng cân đột ngột (thường gặp ở nữ giới), suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang, suy tim (9). ♦ Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 Ngoài tăng khả năng nhạy cảm với insulin, nhóm đồng vận thụ thể GLP-1 còn có tác dụng làm tăng tiết insulin, hạn chế quá trình tân tạo glucose ở gan, đồng thời giảm cảm giác thèm ăn. Hoạt chất được dùng phổ biến trong nhóm là exenatide (10). Ưu điểm : Có thể dùng được cho bệnh nhân béo phì và trường hợp tăng đường huyết sau ăn, nguy cơ hạ đường huyết thấp, GLP-1 được chỉ định dùng chung với metformin khi thuốc này không còn hiệu quả nếu dùng một mình (11). Nhược điểm : Dễ gây đau bụng, buồn nôn khi mới sử dụng, chống chỉ định cho bệnh nhân suy thận hoặc có tiền sử u tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp. Trường hợp viêm tụy cấp cũng còn tránh mặc dù cần nhiều hơn nghiên cứu để chứng minh. Ngoài ra, thuốc phải sử dụng bằng đường tiêm (11). ♦ Thuốc tiểu đường ức chế men Dipeptidyl peptidase-4 (DDP-4) Nhóm ức chế men DPP-4 còn được gọi là gliptin, bao gồm các hoạt chất như sitagliptin, vildagliptin, saxagliptin… Đây được xem là nhóm thuốc mới trong điều trị đái tháo đường type 2. Cơ chế tác dụng của thuốc làm tăng tiết insulin và giảm hình thành glucagon tại gan (12). Ưu điểm : Ít gây tác dụng phụ, dung nạp tốt không gây hạ đường huyết khi dùng đơn độc, có thể dùng cho người bệnh thận mãn tính, người cao tuổi (13). Nhược điểm : Không cho hiệu quả cao như nhóm đồng vận thụ thể GLP-1, đắt hơn so với metformin, có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mẩn đỏ … (13). 2. Thuốc gây tăng tiết insulin Về bản chất, các thuốc này kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn từ đó giúp điều hòa đường huyết. Hiện nay, có hai nhóm thuốc kích thích tiết insulin là: Sulfonyureas (Glimepiride, Glibenclamide, Gliclazide, Glipizide) và Glinides (Repaglinide, Nateglinide) (14). ♦ Sulfonyureas Nhóm thuốc tiểu đường này có vai trò kích thích tuyến tụy bài tiết insulin. Hormone này sẽ ngăn sự giải phóng glucose từ gan, đồng thời tăng tổng hợp glycogen (dạng dự trữ chính của glucose trong cơ thể) (15). Ưu điểm : Giá thành rẻ, hầu hết thuốc trong nhóm đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, khi sử dụng có thể giảm nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ và các bệnh tim mạch (15) Nhược điểm : Dùng liên tục người bệnh có khả năng bị hạ đường huyết và tăng cân nhẹ (15). ♦ Glinides Tuy có tác dụng gần giống với nhóm sulfonyureas, nhưng nhóm thuốc tiểu đường này có đặc trưng là hiệu quả nhanh sau khi dùng và cho thời gian tác dụng ngắn hơn. Do vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh nên dùng thuốc ngay trước bữa ăn (16). Ưu điểm : Có thể dùng được cho bệnh nhân suy thận (17). Nhược điểm : Đắt tiền và dễ gây hạ đường huyết nếu không dùng kèm bữa ăn (17). 3. Thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột Điển hình trong nhóm thuốc tiểu đường này là thuốc ức chế men alpha – glucosidase ( Acarbose ) và thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase (orlistat). ♦ Thuốc ức chế men alpha – glucosidase Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc tiểu đường này làm ức chế sự phân giải carbohydrate thành glucose ở ruột non, từ đó khiến glucose không thể đi vào máu, làm giảm thiểu tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Điểm đặc biệt của thuốc ức chế men alpha-glucosidase là không liên quan đến insulin (18). Ưu điểm : Không có nguy cơ gây hạ đường huyết khi dùng (18). Nhược điểm : Đầy hơi, chướng bụng, táo bón do quá trình tiêu hóa chậm lại, hơn nữa giá thành cao (18). ♦ Thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase Lipase là enzyme đảm nhiệm việc phá vỡ cấu trúc và giúp chất béo hấp thụ qua ruột dễ dàng. Chất béo chưa được tiêu hóa sẽ đào thải ra khỏi cơ thể. Nhóm thuốc này thường dùng để hỗ trợ giảm cân trong điều trị đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Nhược điểm của nhóm này là làm hạn chế hấp thụ các vitamin tan trong dầu hoặc gây tình trạng tiêu chảy (19). 4. Insulin Một số trường hợp người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần điều trị bằng insulin như chế độ ăn uống, luyện tập và dùng các loại thuốc tiểu đường dạng uống không đạt được mức đường huyết mục tiêu (20). Có nhiều loại insulin khác nhau nhưng nhìn chung, dạng dùng đường tiêm thường có ưu, nhược điểm như sau (21): Ưu điểm: Cho tác dụng nhanh Nhược điểm: Có thể gây hạ đường huyết quá mức nếu sử dụng nhiều loại insulin để điều trị. Giá thành cao, cần biết kỹ thuật tiêm nếu muốn tự thực hiện. Hướng dẫn cách dùng thuốc tiểu đường an toàn Về nguyên tắc, thuốc điều trị đái tháo đường có tác dụng ổn định mức glucose huyết cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu tự ý gia tăng liều dùng kèm theo sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến những nguy hại khôn lường (3). Tốt hơn hết, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc vào một khung giờ cố định để tránh quên, đồng thời kết hợp với điều chỉnh lối sống, thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh . Nếu có điều kiện, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm sữa hoặc các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh (4). Sau một thời gian dùng thuốc, nếu chỉ số đường huyết không thuyên giảm thì nên tái khám ngay. Tránh tuyệt đối việc vội vã tăng liều để mau chóng có kết quả bạn nhé! Ngoài ra, khi phát hiện bản thân gặp phải một số triệu chứng lạ, bạn cũng nên liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết phù hợp (4). Làm thế nào để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất? Ngoài việc dùng thuốc, muốn kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh cần phải chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng, đồng thời kết hợp với việc tập luyện có kế hoạch (22). Cụ thể, một chế độ ăn cân bằng, hợp lý có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị bệnh. Bởi lẽ, bất kỳ loại thực phẩm nào bạn tiêu thụ cũng đều có khả năng thay đổi chỉ số glucose máu. Để hạn chế tác động này, bạn nên chú ý hơn đến việc tính toán lượng carbohydrate hấp thụ, đồng thời nên chia nhỏ bữa ăn để tránh nguy cơ hạ đường huyết đột ngột (22). Với các bữa phụ, bạn có thể chọn sử dụng sữa dành cho người tiểu đường. Nhờ vào tiến bộ khoa học, một số ít loại trên thị trường ngày nay không những cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu mà còn giúp người bệnh kiểm soát được nồng độ insulin bài tiết. Thậm chí, có loại còn bổ sung thêm thành phần myo inositol , đây là một trong 9 dạng đồng phân của inositol có vai trò làm tăng độ nhạy cảm với insulin. Điều này rất cần thiết cho người bệnh đái tháo đường type 2 (23). Một cách khác để cơ thể sử dụng insulin hiệu quả là tích cực vận động, kiểm soát cân nặng và giữ cho bản thân khỏi căng thẳng , áp lực. Với việc luyện tập, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn ra bài tập an toàn và phù hợp với bệnh trạng của mình. Việc áp dụng tốt những biện pháp trên đôi khi có thể giúp người bệnh giảm được tần suất phải dùng thuốc và giữ mức đường huyết ổn định lâu dài (22). Trên đây là những thông tin cơ bản về các nhóm thuốc tiểu đường cùng ưu, nhược điểm của từng loại. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể trang bị thêm cho mình kiến thức hữu ích về việc dùng thuốc để đảm bảo sức khỏe tốt (20).
So sánh ưu, nhược điểm của các nhóm thuốc tiểu đường phổ biến hiện nay
Tiểu đường
Hầu hết nhiều người khi hay tin bản thân mắc bệnh đái tháo đường type 2 đều rơi vào tình trạng lo lắng, sợ hãi quá mức. Tuy nhiên, chính những suy nghĩ tiêu cực đó vô tình đã “tiếp sức” cho bệnh tật. Do vậy, người thân và gia đình cần quan tâm hơn nữa đến sức khỏe tinh thần, cũng như giúp ổn định tâm lý người bệnh tiểu đường. Thực tế đã cho thấy sự lạc quan chính là “liều thuốc chữa bệnh” hiệu quả nhất. Người bệnh càng giữ tinh thần thoải mái bao nhiêu thì chất lượng cuộc sống, cũng như tình trạng sức khỏe sẽ càng được cải thiện tốt. Ngược lại, nếu tinh thần suy sụp, người bệnh càng dễ bị bệnh tật đánh gục. Để “giải vây” người có bệnh tiểu đường khỏi áp lực bệnh tật, bạn có thể tham khảo những biện pháp mà Hello Bacsi gợi ý qua bài viết sau. Gánh nặng tâm lý người bệnh đái tháo đường Nghiên cứu tâm lý người bệnh tiểu đường , các chuyên gia cho biết, những bệnh nhân này thường rơi vào căng thẳng vì những vấn đề sau đây: 1. Cảm thấy khó khăn khi phải sống chung với bệnh đái tháo đường Thực tế, đái tháo đường là tình trạng mà người bệnh cần phải tự quản lý sức khỏe hằng ngày. Chính điều này tạo ra áp lực lớn cho họ và là rào cản lớn đối với việc kiểm soát đường huyết hiệu quả. Theo đó, khi người bệnh cảm thấy hoang mang, lo lắng, cơ thể sẽ giải phóng hormone adrenaline và cortisol khiến cho nhịp thở tăng nhanh hơn. Lúc này, máu sẽ đổ dồn về tứ chi và quá trình chuyển hóa glucose bị cản trở. Chính vì thế mà mức đường huyết tăng lên đáng kể, nhất là trong trường hợp đái tháo đường type 2. Ngoài ra còn có nhiều bằng chứng cho thấy, sự căng thẳng ảnh hưởng đến mức độ nhạy cảm insulin, huyết áp và giấc ngủ của người bệnh. 2. Bi quan về tương lai của bản thân Bệnh đái tháo đường type 2 đang dần trở thành vấn đề sức khỏe tương đối phổ biến ở đối tượng trên 40. Ở lứa tuổi này, mọi người thường có sự kỳ vọng về sự ổn định trong công việc, cơ hội thăng tiến, cuộc sống an nhàn, khỏe mạnh. Chính vì vậy, việc chấp nhận sự thật là bản thân đang mắc bệnh sẽ trở nên thật khó khăn. 3. Lo lắng vì mọi người trong gia đình không thấu hiểu tình trạng sức khỏe của mình Cho đến nay, tuy y học đã có nhiều bước tiến lớn nhưng vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đái tháo đường triệt để. Theo đó, người bệnh cần phải sử dụng thuốc hằng ngày để giữ mức đường huyết ổn định. Điều này gây ra gánh nặng lớn về kinh tế gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh tiểu đường. Mặt khác, nhiều người còn cảm thấy bản thân đang trở thành gánh nặng lớn của gia đình, họ sợ bị đối xử khác đi, sợ rằng những thay đổi trong sinh hoạt của mình có thể ảnh hưởng đến nhịp sống của mọi người xung quanh. Sự thay đổi xúc cảm của người bệnh đôi khi có thể gây ra những cuộc cãi vã, xung đột giữa các thành viên trong gia đình. Một số người còn nghĩ bệnh đái tháo đường sẽ là “chướng ngại” cản trở họ thăng tiến trong công việc. Có người còn sợ máy bơm insulin tự động sẽ bị hỏng khi đi qua máy quét an ninh tại sân bay. Những điều cần làm để ổn định tâm lý người bệnh tiểu đường Việc hiểu rõ tâm lý của người bệnh tiểu đường có thể giúp những người thân hỗ trợ người bệnh tốt hơn. Do đó, để giảm bớt căng thẳng hay những suy nghĩ tiêu cực , bản thân người bệnh và người nhà hãy thử tham khảo qua những lời khuyên sau đây: 1. Đối với người bệnh ➽ Tự chăm sóc bản thân nhưng không hướng đến sự toàn diện Thực tế là rất khó để kiểm soát bệnh đái tháo đường một cách hoàn hảo nhất. Những ngày đầu tiên, bạn có thể bị choáng ngợp bởi nhiều hướng dẫn cần tuân thủ như: kiểm tra mức đường huyết thường xuyên, lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn, lượng thức ăn được phép tiêu thụ, ghi nhớ thời điểm uống thuốc hay lựa chọn đâu là những quyết định tốt nhất cho sức khỏe bản thân. Thay vì hoang mang và cố gắng thích nghi với hàng tá những thay đổi này sớm, bạn có thể tập làm quen và thay đổi từng chút một. Dù tình trạng của bạn chỉ mới cải thiện đôi chút cũng đừng ngần ngại dành tặng bản thân những lời động viên. ➽ Trò chuyện, cởi mở hơn về vấn đề sức khỏe của bản thân Tâm lý chung của người bệnh đái tháo đường là thường hay lo sợ việc nói ra bệnh trạng của mình sẽ khiến người thân trong gia đình cảm thấy phiền lòng. Bạn có biết rằng chỉ khi bạn nói ra, mọi người mới có thể hiểu và cùng bạn giải quyết vấn đề hay không? Hơn nữa, điều này cũng sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn, giống như được trút gánh nặng trong lòng. Nếu gặp khó khăn, bạn nên tìm đến người mà mình thấy gần gũi nhất. Tốt nhất hãy thẳng thắn với những vấn đề mình đang gặp phải và đề cập đến những việc cụ thể mà mọi người có thể làm để giúp bạn thoải mái hơn. ➽ Đừng ngần ngại yêu cầu sự giúp đỡ Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng những người thân xung quanh có thể hỗ trợ bạn theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, họ có thể nhắc bạn dùng thuốc đúng giờ, giúp bạn đo lượng đường trong máu, hỗ trợ bạn trong quá trình vận động thể chất hay thậm chí chuẩn bị cho bạn những bữa ăn ngon, giàu dinh dưỡng phù hợp với yêu cầu của bác sĩ. Nếu may mắn trong gia đình có người thân hoặc bạn bè làm việc trong lĩnh vực y tế, họ sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn những hướng dẫn dành cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc gợi ý cho bạn những điều cần trao đổi với bác sĩ trong những buổi kiểm tra sức khỏe. ➽ Hãy thảo luận thêm với bác sĩ hoặc những chuyên gia có liên quan Đừng ngại chia sẻ với bác sĩ điều trị về những khó khăn mình đang gặp phải. Họ có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể cải thiện vấn đề. Trường hợp không đủ khả năng, bác sĩ có thể giới thiệu bạn với các chuyên gia tâm lý. Nếu đang lo lắng về chi phí khám chữa bệnh, bạn cũng có thể hỏi thăm thông tin từ bác sĩ hoặc những nhân viên y tế trong bệnh viện về những chương trình hỗ trợ của các tổ chức hay chính phủ dành cho người bệnh đái tháo đường. ➽ Trò chuyện với những người đồng cảnh ngộ Đây cũng là biện pháp hữu hiệu để giúp ổn định tâm lý người bệnh đái tháo đường. Bởi lẽ, những người có cùng vấn đề sức khỏe với bạn có thể có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý bệnh. Hơn nữa, họ có thể giúp bạn không còn cảm giác bị cô lập trong chính tình trạng của mình. ➽ Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý Khi tâm lý rơi vào thế hoang mang, lo lắng, người bệnh đái tháo đường thường dễ sa vào tình trạng ăn uống vô tội vạ. Điều này hoàn toàn bất lợi cho sức khỏe. Chìa khóa tốt nhất để lấy lại tinh thần là phải nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhất có thể. Bạn nên nhớ rằng việc mắc bệnh đái tháo đường không làm cho chúng ta tàn phế, bạn vẫn có thể tiếp tục làm việc, sáng tạo và cống hiến. Do đó, bạn đừng nên bỏ lỡ bất kỳ điều gì mà hãy sống trọn từng phút giây. ➽ Tránh xa “bác sĩ Google” Không thể phủ nhận Internet là một “kho” thông tin y khoa bổ ích. Thế nhưng, điều này không có nghĩa mọi thứ trên mạng đều đúng với tình trạng sức khỏe của bạn. Cùng mắc bệnh đái tháo đường nhưng bạn có thể gặp triệu chứng A mà không có biểu hiện B như người khác. Chính vì thế, nếu bạn cảm thấy lo về một vấn đề nào đó, hãy dành thời gian để trò chuyện với bác sĩ điều trị. [mc4wp_form id=’290304″] 2. Đối với người thân ➽ Hỗ trợ người bệnh trong vấn đề dùng thuốc, kiểm tra đường huyết Nếu người thân của bạn cao tuổi và hay quên , bạn hãy hỗ trợ họ trong việc dùng thuốc để đảm bảo người bệnh dùng đúng liều lượng và đúng giờ. Điều này giúp họ quản lý chỉ số đường huyết nằm trong mức ổn định. Bên cạnh đó, bạn có thể hướng dẫn người thân cách sử dụng máy đo đường huyết để tự kiểm tra đường huyết hoặc giúp họ làm việc này và lập thành biểu đồ cho người thân dễ theo dõi. ➽ Hoạt động thể chất Việc hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp giảm đường huyết, huyết áp cùng cholesterol mà còn cải thiện sự linh hoạt cho các khớp xương, giúp tim, xương khỏe mạnh, cơ bắp săn chắc và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Hoạt động thể chất cũng có thể giúp giảm stress , giúp cải thiện tâm lý cho người bệnh tiểu đường hiệu quả. Do đó, bạn đừng ngần ngại hỗ trợ người thân trong vấn đề này. Nếu có thời gian, bạn nên vận động cùng họ. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe mà giúp các thành viên trong gia đình thêm gắn kết hơn. ➽ Hỗ trợ người bệnh trong vấn đề dinh dưỡng Để đạt được các mục tiêu trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết, các biến chứng của bệnh, người bệnh đái tháo đường cần thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Do đó, bạn nên hỗ trợ người bệnh trong việc lựa chọn thực phẩm phù hợp với sức khỏe, căn chỉnh lượng thức ăn và thời gian ăn trong ngày. ➽ Thông cảm với tình trạng của người bệnh Bệnh tiểu đường là bệnh tiến triển theo thời gian, do đó người bệnh thường gặp những tác động tiêu cực về tâm lý. Do đó, người thân trong gia đình nên quan tâm đến người bệnh, thường xuyên trò chuyện, giúp đỡ người bệnh khi họ cần. Những hoạt động này không chỉ có tác dụng giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng của người bệnh mà còn có thể hỗ trợ một phần cho quá trình điều trị. Hello Bacsi hiểu rằng việc quản lý bệnh đái tháo đường đôi khi có thể khiến bạn thấy mệt mỏi, áp lực. Để giải tỏa nỗi lo này, bạn có thể thử những biện pháp ổn định tâm lý người bệnh tiểu đường mà chúng tôi đã gợi ý. Đừng để sự lo lắng thái quá “gặm nhấm” dần sức khỏe của bạn nhé!
Mách bạn những biện pháp giúp ổn định tâm lý người bệnh tiểu đường
Tiểu đường
Không ít người thắc mắc liệu bị tiểu đường ăn bắp được không vì sợ vị ngọt của bắp sẽ khiến lượng lượng đường trong máu tăng lên. Đái tháo đường (tiểu đường) type 2 là căn bệnh mạn tính với số lượng người mắc phải không ngừng tăng lên mỗi năm. Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường rất quan trọng bởi góp phần thiết yếu trong mục tiêu kiểm soát chỉ số đường huyết. Bên cạnh các thực phẩm tốt như trái cây tươi (táo, chuối, cam, quýt, bưởi, chà là ) và rau xanh thì vẫn có những băn khoăn khác, bao gồm tiểu đường ăn bắp được không? Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên cũng như bày bạn cách ăn bắp tốt cho người tiểu đường. Tiểu đường ăn bắp được không? Tiểu đường ăn ngô được không? Mặc dù bắp (ngô) chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe nhưng loại thực phẩm này lại được xếp vào nhóm chứa tinh bột, và chỉ số đường huyết của bắp cũng khá cao (chỉ số GI của bắp = 69). Ăn bắp có tăng đường không? Bắp (ngô) được xếp vào nhóm thực phẩm có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn. Theo các chuyên gia, chỉ số đường huyết của thực phẩm (Glycemic Index – chỉ số GI), phản ánh mức độ ảnh hưởng của thực phẩm chứa tinh bột đến đường huyết . Nếu ăn quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và không biết cách kiểm soát khẩu phần ăn, người bị tiểu đường có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy, người bệnh tiểu đường ăn bắp được không? Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của bắp (ngô) đối với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Thậm chí, bạn vẫn có thể bổ sung bắp vào trong bữa ăn nhưng nên chú ý về số lượng để không làm tăng lượng đường trong máu. Tác dụng của bắp (ngô) đối với người bệnh tiểu đường Ngô chứa rất nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, bao gồm chất xơ, sắt, vitamin A và vitamin B-6, choline , natri, folate, kẽm, phốt pho, magiê, mangan và selen. Chưa kể, ngô cũng được liệt kê vào danh sách các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngô cũng là một nguồn giàu carotenoid và folate, chẳng hạn như lutein và zeaxanthin . Người bị tiểu đường ăn bắp khá tốt cho mắt bởi các chất này đóng vai trò tích cực trong việc duy trì sức khỏe của mắt, cụ thể là thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể , chúng đều là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong hạt bắp còn chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, hơn hẳn các loại ngũ cốc khác có tác dụng ức chế sự phát triển và hình thành tế bào ung thư từ các gốc tự do gây hại như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư trực tràng… Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường ăn bắp còn cung cấp cho cơ thể thêm chất xơ dồi dào, bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan . Cả 2 loại chất xơ này đều tốt cho hệ tiêu hóa cũng như hạn chế việc cơ thể hấp thụ quá nhiều cholesterol, từ đó thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bắp (ngô) cũng giống như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, khi được hấp thụ vào cơ thể có dễ làm bạn cảm thấy no, từ đó giảm nhu cầu ăn vặt nên dễ kiểm soát cân nặng . Đây cũng là một giải pháp tốt cho những bệnh nhân đái tháo đường bị béo phì. Bị tiểu đường ăn bắp bao nhiêu là đủ? Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường, một bữa ăn nên có có đầy đủ carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và các loại thực phẩm carbohydrate khác nhau như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt. hạt, đậu, sữa chua… Bắp là một nguồn cung cấp năng lượng, chất xơ, vitamin, khoáng chất, ít chất béo và natri. Người bị tiểu đường ăn bắp, muốn hấp thụ được chất dinh dưỡng và ngăn ngừa tình trạng dung nạp quá nhiều carbohydrate, thì nên theo dõi lượng ngô ăn vào theo từng gam. Tiểu đường ăn ngô luộc được không hay tiểu đường ăn bắp luộc được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, 1/2 chén ngô nấu chín hoặc 1/2 chén ngô luộc chứa 15 gam carbohydrate, trong khi đó, lượng carbohydrate mỗi bữa được khuyến nghị cho người tiểu đường dao động từ 45 đến 60 gam nên bệnh nhân vẫn có thể ăn khoảng 1/2 chén ngô luộc mỗi bữa. Mặc dù ngô có chứa nhiều chất bột đường không tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn cắt bắp ra khỏi thực đơn dinh dưỡng và chỉ nên ăn khoảng 1/2 chén là vừa đủ. Mặt khác, cách ăn bắp khi bị tiểu đường tốt cho sức khoẻ của bạn bao gồm: Khi đã có bắp trong bữa ăn, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác. Chỉ ăn khoảng nửa quả bắp mỗi ngày và không ăn quá thường xuyên. Bằng cách này, bạn vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể vừa không làm tăng lượng đường trong máu. Bị tiểu đường ăn bắp nên kết hợp cùng rau xanh, trái cây, sữa ít béo. Uống nhiều nước. Hi vọng bài viết này đã cung cấp được cho bạn những kiến thức hữu ích để giúp bạn bớt đắn đo về vấn đề người tiểu đường ăn bắp, nhờ đó, lên được một thực đơn đầy đủ dưỡng chất, cân bằng và lành mạnh cho người tiểu đường để giúp kiểm soát tốt đường huyết.
Tiểu đường ăn bắp được không?
Tiểu đường
Đái tháo đường type 2 đang ngày càng trở nên phổ biến và là nỗi “ám ảnh” của toàn xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết rõ về việc quản lý bệnh, nhất là trong vấn đề dinh dưỡng vì điều này có liên quan mật thiết đến chỉ số đường huyết của người bệnh. Hãy cùng Hello Bacsi cập nhật những khuyến cáo mới nhất về chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường type 2 theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA). Sau nhiều thập kỷ ủng hộ chế độ ăn giàu carbohydrate, ít chất béo, một báo cáo mới đây từ ADA đã chia sẻ thêm nhiều lựa chọn về chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường type 2 khác mang lại hiệu quả tốt hơn, đặc biệt là với những đối tượng đái tháo đường có kèm theo bệnh tim mạch. Vì sao cần xây dựng một chế độ ăn cân bằng dành cho người có bệnh đái tháo đường type 2? Trường hợp nếu nhận chẩn đoán bị đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn về kế hoạch ăn uống lành mạnh. Bởi lẽ, việc dùng bữa hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng, lượng đường huyết cũng như các yếu tố có thể dẫn đến bệnh tim mạch như cao huyết áp hoặc mỡ máu. Khi được nạp thêm calo và chất béo, bằng những cơ chế khác nhau, cơ thể sẽ sử dụng những nguyên liệu này để tổng hợp đường. Nếu mức đường huyết tăng cao kéo dài sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe như tổn thương ở thần kinh, thận và tim. Bạn hoàn toàn có thể giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn bằng cách lựa chọn những chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cũng như theo dõi thói quen ăn uống của bản thân. Gợi ý các chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường type 2 1. Chế độ ăn uống DASH DASH là viết tắt của phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn chặn tăng huyết áp (Dietary Approaches to Stop Hypertension). Ban đầu, DASH được xây dựng dành riêng cho đối tượng cao huyết áp. Tuy nhiên, một nghiên cứu được đăng tải trên chuyên san “Diabetes Care” vào năm 2004 đã cho thấy chế độ ăn uống này có khả năng cải thiện mức độ nhạy cảm với insulin lên đến 50%. Qua đó cho thấy DASH là một lựa chọn tối ưu giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết. Amy Campbell, chuyên gia dinh dưỡng bệnh đái tháo đường, đã nhận định: “Chế độ DASH giành được nhiều sự quan tâm do đây là mô hình ăn uống thực tế, không đòi hỏi các loại thực phẩm quá đặc biệt và mọi thành viên trong gia đình người bệnh đều có thể áp dụng dễ dàng”. Theo đó, chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường DASH được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí: Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, cá (để bổ sung omega-3) cùng các loại hạt Tăng cường lượng rau củ, trái cây và các sản phẩm từ sữa ít béo Hạn chế việc dùng muối, đồ ngọt và các loại thịt đỏ Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như thịt béo, các loại dầu nhiệt đới như dừa, dầu cọ. 2. Chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường type 2: Chế độ ăn chay (vegetarian) hoặc thuần chay (vegan) Về cơ bản, chế độ ăn thuần chay chỉ bao gồm các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, trong khi chế độ ăn chay lại có thêm các sản phẩm phụ từ động vật như sữa, trứng hoặc phô mai. Tuy nhiên nhìn chung, những chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường này thường nhấn mạnh vào việc tiêu thụ các nguồn protein từ thực vật như: đậu phụ, đậu lăng, đậu Hà Lan, các loại hạt cũng như ngũ cốc. Bên cạnh đó, người ăn chay còn có thể sử dụng thêm nhiều loại trái cây và rau quả khác nhau. Nghiên cứu về “Chế độ ăn chay trong phòng ngừa, quản lý bệnh đái tháo đường và các biến chứng” do Roman Pawlak thực hiện năm 2017 đã chỉ ra rằng: Việc giảm thiểu hoặc loại bỏ hẳn nguồn thực phẩm từ động vật khỏi chế độ ăn sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Hơn nữa, việc này cũng có lợi cho việc giảm cholesterol và mỡ xấu, từ đó thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả . ADA đã thêm 2 chế độ ăn này vào danh mục kế hoạch dinh dưỡng cho người đái tháo đường type 2. 3. Chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean Diet) Chế độ ăn Địa Trung Hải tương tự như các chế độ dinh dưỡng tốt cho tim khác. Chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường này tập trung vào việc sử dụng các thực phẩm lành mạnh bao gồm: cá, đậu và ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau, hạn chế ăn nhiều thịt (nhất là thịt đỏ), chất béo bão hòa, các sản phẩm từ sữa hay đồ ngọt. Năm 2014, báo cáo từ nghiên cứu “Chế độ ăn Địa Trung Hải và bệnh tiểu đường” của nhóm 3 nhà khoa học Michael Georgoulis, Meropi D. Kontogianni và Nikos Yiannakouris cho thấy: Việc áp dụng chế độ ăn này cho những người tiểu đường type 2 đem lại kết quả khá khả quan. Theo đó, lượng đường huyết của họ có xu hướng thấp hơn so với người theo chế độ ăn thông thường . Một nghiên cứu khác vào năm 2004 đã chỉ ra rằng những người ăn theo kiểu Địa Trung Hải sẽ giúp giảm sự kháng insulin và thúc đẩy quá trình trao đổi chất hiệu quả. 4. Chế độ ăn low-carb (LCD) – Chế độ ăn dành cho người tiểu đường tuýp 2 Chế độ ăn rất ít carbohydrate (VLCD) cũng đã được chứng minh giúp giảm lượng A1C (nồng độ A1C càng cao (trên 6.5%), bạn càng có nguy cơ gặp phải các biến chứng của bệnh tiểu đường , mức triglycerid (chất béo trong huyết thanh) và hạ huyết áp. Nếu tuân thủ chế độ ăn này một cách nghiêm ngặt, mỗi ngày bạn chỉ được phép dùng từ 20 – 50 gram carbohydrate (tương đương một vài mẩu bánh mì). Trong khi đó, chế độ ăn low-carb (LCD) lại ít nghiêm ngặt hơn, bạn có thể dùng từ 25 – 40% lượng carb hằng ngày so với chế độ ăn ADA cũ (50% carb). Tương tự như DASH, LCD chủ yếu chú trọng việc dùng các loại rau không chứa tinh bột , điển hình như: xà lách , bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, đậu rồng, đậu que… Cả hai phương pháp trên đều ủng hộ việc sử dụng chất béo từ thực vật, chẳng hạn dầu, bơ hạt. Hơi trái ngược với DASH, chế độ LCD lại chấp nhận dùng các chất béo từ động vật và protein dưới dạng thịt nạc, thịt gia cầm và cá, nhưng không sử dụng các loại thịt, trứng hay phô mai có vị béo hơn. Tiêu chuẩn chăm sóc y tế của ADA năm 2019 đã bổ sung chế độ low-carb vào các kiểu ăn uống khuyến nghị cho người tiểu đường type 2. Hello Bacsi mong rằng những thông tin về các chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường type 2 trên đây sẽ góp phần giúp bạn cải thiện sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, bạn đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thay đổi chế độ ăn hay thử bất kỳ một phương pháp mới nào nhằm quản lý bệnh nhé!
Chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường type 2 theo khuyến cáo từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
Tiểu đường
Hầu hết người bị tiểu đường mệt mỏi là không thể tránh khỏi, cảm giác này khiến bệnh nhân thiếu sức sống nên không muốn làm bất cứ việc gì. Mặc dù tình trạng này xảy ra có thể do áp lực, do làm việc quá sức hoặc thiếu một giấc ngủ ngon. Thế nhưng, nếu đang mắc bệnh tiểu đường thì với mức đường huyết quá thấp hoặc quá cao cũng sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược. Có thể nói, dù trong trường hợp nào thì tình trạng mệt mỏi của người bệnh tiểu đường cũng là kết quả của việc mất cân bằng giữa mức đường huyết và sự lưu thông của insulin. Vì vậy, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cặn kẽ từng nguyên nhân khiến tiểu đường gây mệt mỏi và giải pháp giúp bạn duy trì năng lượng ổn định khi đang điều trị tiểu đường nhé! Người bị tiểu đường mệt mỏi: Nguyên nhân do đâu? 1. Người bị đái tháo đường mệ mỏi do mức đường huyết cao Mức đường huyết tăng cao có thể do hai nguyên nhân. Trong đó bao gồm cả sự thiếu hụt insulin ( tiểu đường type 1 ) hoặc insulin hoạt động không hiệu quả (tiểu đường type 2). Tuyến tụy tiết insulin có chức năng vận chuyển glucose từ máu đến tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Điều này có nghĩa rằng khi không có đủ insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả thì lượng đường trong máu không thể chuyển sang cho tế bào. Chính vì vậy mà tế bào sẽ không nhận được năng lượng cần thiết và kết quả là khiến bạn trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống. Tiểu đường có gây mệt mỏi không? Câu trả lời là CÓ. Nếu người bị tiểu đường mệt mỏi vì mức đường huyết cao sau khi ăn, đây có thể là do một hoặc nhiều nguyên nhân sau: Ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate đơn, dễ phân hủy làm gia tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng. Ăn quá nhiều carbohydrate so với mức mà lượng thuốc đái tháo đường bạn dùng có thể điều trị. Liều lượng thuốc bạn đang sử dụng không phù hợp với tình trạng bệnh tiểu đường của bạn. Trong trường hợp người bị tiểu đường mệt mỏi do mức đường huyết tăng cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và yêu cầu kê lại đơn thuốc điều trị đái tháo đường phù hợp. Đồng thời, nếu bạn bị thừa cân thì cũng hãy nhờ đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn ít carbohydrate những vẫn đảm bảo đủ chất. Người bị tiểu đường mệt mỏi do mức đường huyết thấp Bạn có thể tưởng tượng rằng việc cơ thể có mức đường huyết thấp sẽ giống như một chiếc xe đã cạn kiệt nhiên liệu và không thể tiếp tục hoạt động. Điều này có nghĩa là khi mức đường huyết thấp, bạn cần bổ sung carbohydrate để cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần. Từ đó sẽ cải thiện được tình trạng mệt mỏi mà bệnh tiểu đường gây ra. Bên cạnh đó, nếu lượng đường trong máu của bạn thường xuyên ở mức thấp thì có thể liều lượng thuốc trị đái tháo đường mà bạn đang dùng là quá nhiều. Trong trường hợp bạn sử dụng insulin và bị hạ đường huyết thì nguyên nhân có thể là do bạn đã bơm hoặc tiêm insulin quá sớm trước khi ăn. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ và điều chỉnh lại liều lượng thuốc và insulin mà bạn sử dụng để giúp ổn định đường huyết . Người bị tiểu đường mệt mỏi sau khi thức dậy vào buổi sáng Mặc dù có giấc ngủ ngon nhưng khi thức dậy vào buổi sáng bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi thì khả năng cao là mức đường huyết của bạn đã có sự thay đổi qua một đêm. Sự thay đổi này có thể là cao hơn hoặc thấp hơn mức đường huyết bình thường. Bên cạnh đó, đối với người bị tiểu đường dùng insulin, việc cảm thấy mệt mỏi kèm đau đầu khi thức dậy vào buổi sáng rất có thể là vì bạn đã bị thiếu hụt insulin vào đêm qua. Trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất là bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu sau khi thức dậy để xác định sự mệt mỏi vào buổi sáng có liên quan đến mức đường huyết hay không. Thậm chí, bạn có thể chọn cách thức dậy vào giữa đêm để làm kiểm tra đường huyết. Như vậy, bạn sẽ biết được mức đường huyết của mình đang dao động như thế nào. Khi đã có câu trả lời thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về giải pháp điều trị phù hợp hơn. Một số giải pháp giúp bạn kiểm soát tình trạng mệt mỏi hiệu quả hơn Việc sống chung với bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn. Hơn nữa, sự lo lắng về bệnh tật cũng làm gia tăng cảm giác mệt mỏi, bị mất ngủ hoặc trầm cảm ở người bị tiểu đường. Vì vậy, bạn cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực để cải thiện tình trạng sức khỏe thông qua những gợi ý sau đây: Duy trì cân nặng hợp lý hoặc giảm cân nếu cần thiết Tập thể dục thường xuyên để kiểm soát đường huyết Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh Ngủ đủ giấc, bạn nên đảm bảo ngủ từ 7 – 9 giờ/ngày và cần thư giãn trước khi ngủ Suy nghĩ lạc quan và hạn chế tình trạng căng thẳng Nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè khi cần. Bên cạnh đó, để có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường và cải thiện tình trạng mệt mỏi, bạn cũng nên lưu ý những điều sau: Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết Ăn uống theo chế độ ít carbohydrate tinh chế và đường đơn Dùng thuốc trị tiểu đường đã được kê đơn và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ Tìm đến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nếu bạn uống thuốc tiểu đường bị mệt, đồng thời mắc kèm những căn bệnh khác như bệnh tim, bệnh thận, trầm cảm… Bên cạnh mức đường huyết không ổn định khiến người bị tiểu đường mệt mỏi thì còn có một số nguyên nhân khác bạn cần lưu ý như thừa cân, trầm cảm, tác dụng phụ của thuốc… Hơn nữa, khi sống chung với bệnh tiểu đường, điều quan trọng bạn cần làm là nên đi khám thường xuyên để được bác sĩ theo dõi và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Đặc biệt, khi bạn mệt mỏi đi kèm những triệu chứng khác như sốt và ớn lạnh thì nên sớm nhập viện để được điều trị kịp thời.
Người bị tiểu đường mệt mỏi: Nguyên nhân và giải pháp cải thiện
Tiểu đường
Một chế độ ăn hợp lý kết hợp tập thể dục thường xuyên sẽ giúp những người bị tiền tiểu đường giảm nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Vậy tiền tiểu đường nên ăn gì, chế độ ăn cho người tiền tiểu đường cần chú ý gì? Tiền tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu (glucose) cao bất thường do đề kháng insulin . Người bị tiền tiểu đường có nguy cơ chuyển biến sang bệnh tiểu đường tuýp 2 trong khoảng 10 năm nhưng không phải ai cũng sẽ mắc bệnh. Nếu điều chỉnh tốt chế độ ăn và lối sống, bạn có thể ngăn chặn nguy cơ này. Người tiền tiểu đường nên ăn gì? Đối với những người bị tiền tiểu đường , cơ thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Mặc dù không khắt khe như việc tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì nhưng bạn cần ghi nhớ ăn gì để giảm đường trong máu theo một số bí quyết sau: Tiền tiểu đường nên ăn gì? Ưu tiên thực phẩm có chỉ số GI trung bình và thấp Chỉ số đường huyết của thực phẩm (Glycemic – GI) là chỉ số giúp hỗ trợ xác định người bệnh tiền tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì. Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn, trong khi những thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ ít có khả năng gây tăng đường huyết. Thông thường, thực phẩm có chất xơ cao sẽ có hàm lượng GI thấp. Các loại thực phẩm được chế biến, nấu chín hoặc đóng hộp có thể chứa hàm lượng cao GI. Tinh bột trắng và đường thường được phân loại vào hàm lượng GI cao, gồm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, khoai tây và gạo trắng; đồ ngọt như nước ngọt và nước trái cây . Luôn hạn chế những thức ăn này nếu bạn bị tiền tiểu đường. Tiền tiểu đường ăn gì tốt? Các loại thực phẩm có chỉ số GI trung bình và thấp sẽ là sự lựa chọn tốt cho chế độ ăn của người tiền tiểu đường: Bánh mì làm từ gạo lứt, lúa mì nguyên hạt hoặc các loại đậu Rau củ quả không chứa tinh bột, như cà rốt và rau xanh Các loại đậu Ngô Chuối, dứa chín tới, không chín quá Yến mạch Mì ống từ bột mì nguyên chất Bạn có thể kết hợp các loại thực phẩm trong bữa ăn để giảm GI. Ví dụ, nếu bạn dự định ăn cơm trắng, hãy ăn cùng rau và thịt ức gà để làm chậm quá trình tiêu hóa, tránh tăng đột biến lượng đường huyết. Tiền tiểu đường nên ăn gì? Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ Chế độ ăn cho người tiền tiểu đường cũng được khuyên ăn nhiều chất xơ và ăn vào đầu bữa giống như tiểu đường tuýp 2. Chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giúp việc hấp thụ tinh bột và chất béo chậm lại, giảm thèm ăn. Chúng bao gồm: Đậu và các loại rau họ đậu Các loại trái cây và rau củ Bánh mì nguyên cám Các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạt quinoa và lúa mạch Mì ống từ lúa mì nguyên chất Tiền tiểu đường nên ăn gì? Nên ăn thịt nạc, tránh ăn thịt mỡ, có da dày Dưới đây là một số gợi ý về các loại đạm cho người tiểu đường: Thịt gà không da Lòng trắng trứng hoặc thực phẩm thay thế trứng Đậu và các loại rau họ đậu Các thực phẩm chứa đậu nành như đậu hũ Các loại thịt cá như cá bơn, cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá êfin Thịt bò cắt lát hay thịt bò thăn Hải sản như cua, tôm, tôm hùm hoặc sò điệp Sữa chua có hàm lượng chất béo thấp. Bạn có thể tham khảo thêm 11 thực phẩm nên kiêng khi bị tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường Một số lưu ý khác bên cạnh tiền tiểu đường nên ăn gì Kiểm soát khẩu phần ăn Hãy ăn khi bạn đang đói, dừng lại khi bạn vừa no. Hãy ăn chậm rãi, tập trung vào thực phẩm và mùi vị của nó. Ngoài ra, trên nhãn thực phẩm cũng có liệt kê hàm lượng calo, chất béo, chất bột đường và các thông tin dinh dưỡng. Dựa vào đó, bạn có thể tính toán lượng dinh dưỡng đang nạp vào cơ thể và điều chỉnh cho phù hợp. Tránh các loại thức uống có đường Đôi khi, bạn có thể nhâm nhi một chút đồ uống có đường, miễn sao phải cân đối với tổng lượng carbohydrate nạp vào và không uống quá nhiều một lần. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên uống nước lọc hay trà, tránh các đồ uống có đường vì chúng hấp thu nhanh, không kiểm soát tốt dễ gây tăng đường huyết đột ngột. Tiết chế trong việc uống rượu Những đồ uống có chứa cồn không chỉ làm cơ thể mất nước mà còn làm tăng đường huyết trong cơ thể. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, phụ nữ chỉ nên uống 1 phần đồ uống có cồn một ngày, còn nam giới là 2 phần. 1 phần tương đương với: 1 chai bia (354,58 ml) 1 ly rượu vang (147,85 ml) 1 ly rượu chưng cất như vodka hoặc whisky (89,36 ml) Tiền tiểu đường nên uống gì? Uống nhiều nước Nếu bạn có dấu hiệu tiền tiểu đường thì nước là một lựa chọn lành mạnh hơn so với soda có đường hay nước trái cây và đồ uống tăng lực. Lượng nước mà bạn nên uống mỗi ngày tùy thuộc vào cơ thể, mức độ hoạt động và khí hậu nơi bạn đang sống. Bạn có thể xác định xem mình có uống đủ nước hay không bằng cách theo dõi màu sắc nước tiểu. Nước tiểu màu vàng nhạt là an toàn nhất. Tập thể dục đều đặn Bên cạnh chế độ ăn cho người tiền tiểu đường thì tập thể dục cũng là một phần trong lối sống lành mạnh. Theo Viện Quốc gia về bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và Thận (NIDDK), ít tập thể dục có liên quan đến sự gia tăng đề kháng insulin. Tập thể dục sẽ làm cho cơ bắp tiêu thụ glucose, tạo năng lượng và làm cho các tế bào hoạt động hiệu quả hơn. NIDDK cũng khuyến cáo rằng hãy tập thể dục 5 ngày một tuần trong ít nhất 30 phút. Tập thể dục không phải là điều gì quá vất vả hay phức tạp. Đi bộ, nhảy múa, đi xe đạp hoặc tìm một vài hoạt động khác mà bạn thích đều được. Hy vọng bài viết trên đây của Hello Bacsi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi tiền tiểu đường nên ăn gì để từ đó xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp cho người tiền tiểu đường nhé!
Tiền tiểu đường nên ăn gì để không tiến triển thành bệnh tiểu đường?
Tiểu đường
Kiểm tra lượng đường trong máu là cách để biết chắc chắn mình có bị tiền tiểu đường , tiểu đường tuýp 1 , tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ không. Nếu đã được chẩn đoán đang trong giai đoạn tiền tiểu đường thì việc theo dõi chỉ số này lại càng quan trọng để kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa tiến triển thành bệnh tiểu đường. Vậy, hàm lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường ở người khỏe mạnh và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ra sao? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp nhé! Để biết lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường, bạn cần sử dụng một máy theo dõi đường huyết liên tục gắn trên cơ thể (CGM) hoặc tự kiểm tra đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết cầm tay. Lượng đường trong máu người bình thường là bao nhiêu? Lượng đường trong máu hay đường huyết được đo bằng đơn vị miligam trên decilit (mg / dL) hoặc milimol trên lít (mmol / L). Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe tổng thể, các bệnh lý nền đang gặp phải và các yếu tố khác. Bạn có thể quan tâm: Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường bao nhiêu là an toàn? Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường còn tùy thuộc vào thời điểm đo đường huyết . Những thời điểm điển hình mà một người bình thường có thể kiểm tra lượng đường trong máu bao gồm: Khi bạn lần đầu tiên thức dậy trong ngày, trước khi bạn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì Trước bữa ăn Hai giờ sau bữa ăn Trước khi đi ngủ. Nếu bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường, hoặc thường xuyên bị hạ đường huyết, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn một chút. Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường khi đói? Người bình thường lượng đường trong máu là bao nhiêu khi đói? Kiểm tra đường huyết lúc đói là phương pháp đo lượng đường trong máu của bạn sau khi bạn nhịn ăn ít nhất 8 giờ (thường nhịn ăn qua đêm 8-14 giờ). Mức đường huyết lúc đói được chia như sau: Bình thường 99 mg / dL (5,6 mmol / L) hoặc thấp hơn Tiền tiểu đường 100-125 mg / dL (5,6 đến 6,9 mmol / L) Bệnh tiểu đường 126 mg / dL (7 mmol / L) trở lên. Lượng đường trong máu người bình thường là bao nhiêu sau khi ăn? Kiểm tra dung nạp glucose là phương pháp đo lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi bạn uống chất lỏng có chứa glucose. Bạn sẽ nhịn ăn qua đêm trước khi xét nghiệm và lấy máu để xác định mức đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống chất lỏng có đường và kiểm tra lượng đường trong máu 1 giờ, 2 giờ và có thể 3 giờ sau đó. Sau khi ăn 2 giờ, lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường? Bình thường 140 mg / dL (7,8 mmol / L) hoặc thấp hơn Tiền tiểu đường 140 – 199 mg / dL (7,8 mmol / L và 11,0 mmol / L) Bệnh tiểu đường 200 mg / dL (11,1 mmol / L) trở lên. Những cách để phòng ngừa bệnh tiểu đường Hiểu rõ lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường và lượng đường trong máu bao nhiêu là cao, bạn sẽ chủ động áp dụng các biện pháp giúp ổn định lượng đường trong máu, đặc biệt là với những người đang trong giai đoạn tiền tiểu đường. Nếu bạn bị tiền tiểu đường, thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường, ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển thành đái tháo đường. Việc phòng ngừa đặc biệt quan trọng nếu bạn hiện đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 do thừa cân hoặc béo phì, cholesterol cao hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường. Chủ đề đang được thảo luận trên cộng đồng Tham gia cuộc thi “Sống vui khỏe cùng tiểu đường” để cùng chia sẻ về kinh nghiệm sống chung với bệnh tiểu đường và giành nhiều phần quà hấp dẫn. Tăng cường hoạt động thể chất Hoạt động thể chất làm giảm lượng đường trong máu của bạn bằng cách vận chuyển đường vào các tế bào, nơi nó được sử dụng để tạo năng lượng. Hoạt động thể chất cũng khiến cơ thể bạn tăng độ nhạy cảm hơn với insulin. Điều đó có nghĩa là cơ thể bạn cần ít insulin hơn để vận chuyển đường đến các tế bào và giúp giữ lượng đường trong máu ổn định. Mục tiêu là tập thể dục ít nhất 30 phút trở lên trong hầu hết các ngày trong tuần hoặc ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ trung bình mỗi tuần. Nếu bạn đã không hoạt động thể chất thường xuyên trong một thời gian, hãy bắt đầu từ từ và xây dựng chế độ tập luyện phù hợp. Tránh ngồi quá lâu và hãy cố gắng đứng dậy, di chuyển nếu bạn đã ngồi hơn 30 phút. Bạn có thể lựa chọn các hoạt động đơn giản , chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp. Điều quan trọng nhất là biến hoạt động thể chất trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của bạn. Chế độ ăn uống lành mạnh Bạn sẽ cần thay đổi và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau quả, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất xơ, ít chất béo và ít calo. Bạn cũng sẽ cần cắt giảm chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế (gạo trắng, bún, phở, bánh quy…) và đồ ngọt. Carbs trong thực phẩm làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng cao hơn so với khi bạn ăn protein hoặc chất béo. Bạn vẫn cần ăn carbs nhưng lượng cụ thể sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, cân nặng, mức độ hoạt động và một số yếu tố khác. Bạn nên tham khảo bác sĩ về lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường với trường hợp của mình, và chế độ ăn như thế nào là phù hợp. Nhiều bác sĩ khuyên xây dựng bữa ăn lành mạnh như sau: Hãy dùng một đĩa lớn để chia thức ăn. Một nửa đĩa là trái cây và rau củ không chứa tinh bột; một phần tư là ngũ cốc nguyên hạt và một phần tư là thực phẩm giàu protein nạc (đậu, cá, thịt nạc, thịt gà bỏ da…) Bạn có thể quan tâm: Tiền tiểu đường nên ăn gì để không tiến triển thành tiểu đường típ 2? Giảm cân Giảm cân làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người trong một nghiên cứu lớn đã giảm gần 60% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sau khi giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể bằng cách tập thể dục và chế độ ăn uống. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị tiền đái tháo đường nên giảm ít nhất 7% đến 10% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Hãy tính chỉ số BMI để đặt mục tiêu giảm cân dựa trên trọng lượng cơ thể hiện tại của bạn. Tầm soát sức khỏe định kỳ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị tầm soát định kỳ bằng các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 cho tất cả người lớn từ 35 tuổi trở lên và cho các đối tượng sau: Những người bị thừa cân hoặc béo phì và có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tiểu đường Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ Những người đã được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường và rối loạn dung nạp glucose máu Trẻ em thừa cân hoặc béo phì và có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc các yếu tố nguy cơ khác. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc, chẳng hạn như metformin, statin và thuốc cao huyết áp cho một số người bị tiền tiểu đường và những người có các bệnh khác như bệnh tim. Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường. Điều quan trọng là phải giữ mức đường huyết trong phạm vi mục tiêu, nâng cao sức khỏe tổng thể. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu bảo vệ sức khỏe.
Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường?
Tiểu đường
Dinh dưỡng khi mang thai đã là bài toán khó, với sản phụ bị tiểu đường lại càng phức tạp hơn. Bên cạnh những thực phẩm lành mạnh mà Hello Bacsi khuyến cáo ở những chủ đề trước, mẹ đã biết tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe hay chưa? Để rõ hơn bệnh tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì, mời bạn tham khảo bài viết sau. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Tiểu đường thai kỳ thường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ là do thai phụ không sản xuất đủ insulin trong giai đoạn cuối thai kỳ. Thừa cân, béo phì được chứng minh là có liên quan đến tình trạng này. Tiểu đường thai kỳ gây nhiều ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi: Thai nhi quá lớn gây khó khăn khi sinh, sản phụ có thể bị băng huyết sau sinh Mẹ bầu gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tiền sản giật , thai chết lưu hoặc sảy thai không rõ nguyên nhân Đái tháo đường thai kỳ dễ bị tái phát trong các lần mang thai tiếp theo, tăng nguy cơ phát triển thành tiểu đường type 2 Thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc thậm chí không phát triển Thật may là việc sớm phát hiện bệnh kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ổn định đường huyết và ngăn biến chứng tiểu đường lên mẹ và bé. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Điểm qua những loại cần tránh Trước khi xem qua danh mục tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì, bạn cần hiểu trong thể bệnh này, cơ thể sản phụ sẽ giảm số lượng hoặc hiệu quả sử dụng insulin – hormone đảm nhiệm vai trò chuyển hóa carbohydrate (cụ thể là glucose ) thành năng lượng. Do vậy, lượng đường thừa sẽ đi vào máu và gây ra loạt biến chứng nguy hại như đã nêu ở trên. Để viễn cảnh đó không xảy ra, mẹ đang mắc bệnh tiểu đuờng thai kỳ cần tránh hoặc tiết chế việc ăn các loại thực phẩm nhiều đường, chẳng hạn như: 1. Thực phẩm giàu tinh bột Đại diện tiêu biểu của nhóm này gồm có: bánh mì trắng, khoai tây, mì ống và cả loại gạo trắng mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng. Sau khi tiêu thụ, tinh bột trong những thực phẩm này sẽ nhanh chóng được cơ thể chuyển hóa thành đường đơn hấp thụ vào máu khiến đường huyết tăng vọt. Việc ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột sẽ gây khó khăn cho quá trình kiểm soát đường huyết. Chưa kể, nó còn làm cho mẹ tăng cân quá mức mà điều này không tốt cho tình trạng mang thai lẫn bệnh trạng hiện tại. Thực tế, mẹ bầu không phải loại bỏ hẳn những thực phẩm này (đặc biệt với gạo là nguồn cung cấp năng lượng chính yếu trong bữa ăn) mà hãy cắt giảm sao cho hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp chung với tinh bột giàu chất xơ như các loại ngũ cốc nguyên hạt nhằm kiểm soát cân nặng và làm chậm quá trình giải phóng đường vào máu. 2. Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Không nên dùng thức uống có ga mẹ nhé Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ thường KHÔNG bao gồm các loại thức uống có ga Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ thường không bao gồm các loại thức uống có ga. Lý do vì bản thân chúng chứa hàm lượng carbohydrate cao không những ảnh hưởng đến cân nặng mà còn gây rối loạn đường huyết. Thêm vào đó, thành phần đường fructose có trong những sản phẩm này được cho là dẫn đến tình trạng kháng insulin và làm tăng mức cholesterol có hại ở mẹ bầu. 3. Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa Các thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa , chất béo bão hòa luôn có mặt trong danh mục tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì. Nguyên do là bởi chúng không những ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng insulin mà còn làm tăng nồng độ cholesterol xấu đẩy mẹ bầu đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất béo chuyển hóa thường có nhiều trong mỡ và nội tạng động vật, các loại thực phẩm chiên, xào, bơ thực vật hoặc các sản phẩm như bánh quy, các loại sốt dùng để trộn salad… 4. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Hãy tránh xa các loại đồ ăn nhanh Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cần tránh xa các loại thức ăn nhanh Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi, bạn nên nói lời chào tạm biệt với những món ăn nhanh như pizza, bánh mì kẹp ( hamburger ), khoai tây chiên… Tương tự đồ uống có ga, những thực phẩm này giàu carb và chất béo chuyển hóa nhưng lại nghèo dưỡng chất, thậm chí thiếu hẳn chất xơ. Chưa nói đến việc một số món ăn được tẩm ướp bằng các chất phụ gia hoặc phẩm màu không tốt ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. 5. Đồ uống có cồn Khi bước vào thai kỳ, các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ không nên dùng thức uống có cồn như rượu, bia. Nhưng nếu được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ, mẹ càng không được động đến dù chỉ một giọt. Lý do vì rượu, bia thường chứa carbohydrate ẩn nên sẽ khiến lượng đường máu tăng nhanh không kiểm soát. Mặt khác, thành phần ethanol trong rượu có thể gây tương tác thuốc, làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị trong trường hợp mẹ phải dùng thuốc. 6. Thực phẩm có đường tinh luyện Đường tinh luyện (đường saccarose) gây tăng đường huyết tức thời sau khi ăn/uống. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế nạp quá nhiều đường vào cơ thể. Các thực phẩm chứa nhiều đường bao gồm các loại bánh ngọt, bánh quy, bánh pudding, kẹo, nước ép trái cây thêm đường, sinh tố đóng chai, nước ngọt, trái cây sấy khô… 7. Thực phẩm nhiều muối Muối không ảnh hưởng đến nồng độ glucose trong máu nhưng có thể làm tăng huyết áp của thai phụ. Mẹ bầu nên tránh nêm thức ăn quá mặn và hạn chế các thực phẩm nhiều muối như đồ đóng hộp, đồ muối chua,… Lời khuyên để mẹ ổn định đường huyết trong thai kỳ Tập thể dục đều đặn cũng là cách cải thiện độ nhạy của insulin Vậy là bạn đã rõ được người bị tiểu đường thai kỳ cần kiêng ăn những gì. Để duy trì mức đường huyết bình thường, mẹ nên áp dụng những lời khuyên sau: Kiểm tra đường huyết thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ Uống nhiều nước nhằm loại bỏ độc tố, giảm độ nhớt của máu do lượng đường tăng cao Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài Tập thể dục đều đặn để cải thiện độ nhạy của insulin. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại hình tập luyện và cường độ tập phù hợp với mình Tuân thủ các mốc khám thai định kỳ . Trên đây là các loại thực phẩm mà thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ cần hạn chế để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Tiểu đường thai kỳ thường hết sau khi kết thúc thai kỳ nếu tuân thủ chế độ ăn và luyện tập. Vậy nên các mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé!
Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì để tránh tổn hại sức khỏe
Tiểu đường
Các loại sữa dành cho người tiểu đường vừa phải cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa không làm đường huyết tăng vọt. Ở thời buổi mà các hãng chạy đua trong việc sản xuất sữa tiểu đường như hiện nay, việc chọn lựa được sản phẩm chất lượng, phù hợp với túi tiền là điều khó khăn với nhiều người. Để gỡ rối cho bạn đọc, Hello Bacsi xin tổng hợp các tiêu chí chọn sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất, lượng sữa được khuyên dùng và review về 10 thương hiệu đang được đánh giá cao hiện nay. 1. Thông tin chung về việc uống sữa dành cho người bị tiểu đường 1.1 Người bị tiểu đường uống sữa được không? Câu trả lời là hoàn toàn được. Người bị tiểu đường tuýp 1, hay tuýp 2 đều có thể uống được sữa; trừ khi họ bị dị ứng sữa, hoặc không được sự cho phép của bác sĩ điều trị. 1.2 Liều lượng sữa mỗi ngày phù hợp đối với người bị tiểu đường Trong một liều dùng sữa tiêu chuẩn là 237ml sẽ tương đương với 12g carbohydrate. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo, hàm lượng carbohydrate phù hợp để có được lượng đường trong máu khỏe mạnh là 15-30gr carbohydrate trong 1-2 bữa. Như vậy có thể hiểu, một ngày người tiểu đường nên dùng từ 1-2 ly sữa và không quá 500ml sữa/ngày. 1.3 Người bệnh tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào? Thời điểm nên uống sữa tốt nhất là bữa sáng hoặc bữa phụ, không nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. 2. Cách chọn sữa cho người bị tiểu đường Khi chọn các loại sữa dành cho người tiểu đường , bạn có thể tham khảo 3 tiêu chí sau đây: 2.1 Ưu tiên sữa hạt Nếu so sánh trên cùng 200ml, thì sữa hạt sẽ cung cấp lượng chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa nhiều hơn sữa bò. Điều này tốt cho người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư… 2.2 Ưu tiên chọn sữa động vật tách béo Người bệnh tiểu đường có nguy cơ bệnh tim mạch cao. Bởi vậy, họ nên hạn chế nạp thêm các loại chất béo xấu như chất béo động vật, chất béo chuyển hóa. Sữa bò, sữa dê,… có chứa một lượng chất béo đáng kể. Vì vậy, các loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất là ít béo hoặc đã tách béo. 2.3 Ưu tiên sữa có hàm lượng canxi cao Người mắc tiểu đường tuýp 2 thường là người lớn tuổi. Vì vậy, sữa tiểu đường đồng thời bổ sung canxi sẽ là lựa chọn tốt cho cả sức khỏe xương khớp. Để có thể lựa chọn các loại sữa dành cho người tiểu đường, Hello Bacsi mời bạn xem review về 10 loại sữa được đang được sử dụng phổ biến dưới đây. Lưu ý, đây là thông tin tham khảo. Bạn nên cân nhắc và tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị để có sự lựa chọn cuối cùng phù hợp nhất với mình. 3. Review 10 loại sữa dành cho người bị tiểu đường 3.1 Sữa bột cho nngười tiểu đường Ensure Diabetes Care Ensure là sữa dành cho người tiểu đường đến từ tập đoàn Abbott Hoa Kỳ. Sản phẩm chứa các thành phần tiêu biểu như: Carbohydrate phức hợp, chất xơ, protein, Axit Folic, B6, B12,.. dễ hấp thu. Ưu điểm Mùi vị thơm ngon dễ uống. Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào từ Maltodextrin và Protein. Bổ sung chất xơ và nhiều vitamin, khoáng chất quan trong cho cơ thể, giúp tăng đề kháng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường. Nhược điểm Thành phần Maltodextrin gây lo ngại cho nhiều người do được xếp vào loại Carbohydrate “xấu”. Khi được đưa vào cơ thể, maltodextrin được tiêu hóa và hấp thu nhanh nên dễ khiến đường huyết tăng vọt. Song song với nó, quá trình đào thải cũng diễn ra nhanh và khiến đường huyết mau chóng tụt giảm. Đây có thể nói là nhược điểm lớn của các loại sữa dành cho người tiểu đường. Không dùng được cho người bị rối loạn chuyển hóa đường hay bất dung nạp lactose. Không dùng cho trẻ em, trừ khi có khuyến cáo của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Giá thành khá cao so với các lại sữa dành cho người tiểu đường khác. Cách dùng Lấy 6 muỗng sữa Ensure (muỗng có sẵn – tương đương 52g) pha với khoảng 200ml nước ấm, khuấy đều và thưởng thức. Nên dùng trong ngày để đảm bảo hương vị. Giá tham khảo 750.000đ / hộp 400g. 3.2 Sữa bột dành cho người tiểu đường Vinamilk Sure Diecerna Vinamilk Sure Diecerna thuộc nhóm các loại sữa bột dành cho người tiểu đường Sữa bột Vinamilk Sure Diecerna được nghiên cứu lâm sàng bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia có chỉ số đường huyết thấp GI = 27.6. Điều này giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tốt cho hệ tim mạch, tăng sức đề kháng, giảm tình trạng mệt mỏi của người bệnh và cung cấp 29 vitamin và khoáng chất thiết yếu. Ưu điểm Sữa sử dụng chất béo là các axit béo không no nên có lợi cho sức khỏe tim mạch. Hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, đa dạng giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả. Giá thành tương đối rẻ so với các dòng sữa nước ngoài khác. Là sản phẩm sữa nội địa nên thuận tiện trong việc mua bán. Nhược điểm Do có chứa nhiều khoáng chất (đặc biệt là Kali) nên sữa tiểu đường Vinamilk Sure Diecerna cần dùng thận trọng trên đối tượng bệnh nhân suy thận. Nếu dùng, cần tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết của bác sĩ điều trị. Loại sữa này không dành cho trẻ em, trừ khi có chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Chưa có dạng sữa pha sẵn nên không thuận tiện mang theo khi ra ngoài. Cách dùng Cho từ từ 5 muỗng gạt ngang (khoảng 46g) Vinamilk Sure Diecerna vào 180 ml nước ấm, khuấy đều cho đến khi tan hoàn toàn. (Có thể dùng thay cho bữa ăn phụ) Giá tham khảo 260.000đ/hộp 400g và 550.000đ/hộp 900g. 3.3 Sữa cho người tiểu đường – Nutifood Diabet Care Gold Sữa NutiFood Diabet Care được nghiên cứu sản xuất bởi công ty NutiFood. Đây là một trong các loại sữa dành cho người tiểu đường có công thức cải tiến, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết. Sữa chỉ số đường huyết GI = 31.5 và sử dụng đạm có giá trị sinh học cao, đạt chỉ số PDCAAS = 100% ( PDCAAS là phương pháp xác định chất lượng của đạm được WHO/FAO và FDA công nhận). Ưu điểm Sữa có chỉ số GI = 31,5, không làm tăng vọt đường huyết sau khi uống. Chứa chất béo thiết yếu không no DHA, MUFA, PUFA. Mùi vị thơm ngon, dễ uống. Rất dễ tiêu hóa. Giúp tăng cường sức đề kháng nhờ vào nhóm vitamin tổng hợp A, C, E và nhóm B. Nhược điểm Người có bệnh lý về thận, nên sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không dùng cho trẻ dưới 01 tuổi. Cách dùng Khuấy đều 50g bột (tương đương 5 muỗng gạt) với 200ml nước ấm. Thành phẩm với khoảng 230ml ~ 244 calo / liều dùng. Dùng 1-3 ly mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Giá tham khảo 529.000đ/hộp 900g. 3.4 Sữa bột dành cho người tiểu đường Glucerna Sữa bột Glucerna dành cho người tiểu đường Sữa Glucerna cũng là sản phẩm cao cấp đến từ tập đoàn Abbott Hoa Kỳ. Nhà máy được đặt tại Hà Lan, đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ và EU. Sữa tiểu đường này có hệ dinh dưỡng Triple Care giúp ổn định đường huyết, đồng thời có các dưỡng chất như Fructo-oligosaccacharid (FOS); và hỗn hợp chất béo không no (MUFA), Omega 3 tốt cho tim mạch. Ưu điểm Có dạng sữa bột pha sẵn phù hợp để mang theo khi di chuyển. Nhiều loại hương vị để người dùng chọn theo sở thích: lúa mạch, vani, cà phê. Thành phần dinh dưỡng đa dạng, được thiết kế để phù hợp với nhu cầu năng lượng của người tiểu đường. Tương tự như các loại sữa dành cho người tiểu đường khác, sữa Glucerma không chứa axit béo bão hòa. Nhược điểm Giá thành đắt so với các loại sữa dành cho người tiểu đường khác. Thận trọng khi dùng cho người bị rối loạn chuyển hóa đường lactose. Cách dùng Pha 200ml nước ấm và cho từ từ 5 muỗng gạt ngang và khuấy đều để hòa tan sữa hoàn toàn. Thành phẩm là một ly với thể tích khoảng 237ml, và nên dùng trong ngày. Giá tham khảo 870.000đ/hộp 850g. 3.5 Sữa kiểm soát chế độ ăn cho người tiểu đường – Diben Drink Sữa Diben Drink Vanilla được sử dụng để kiểm soát chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường, người suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đặc biệt trong trường hợp dung nạp Glucose kém. Sữa Diben Drink có chỉ số đường huyết phù hợp GI <55, bổ sung 13 loại Vitamin và nhóm chất béo tốt cho tim mạch MUFA. Ưu điểm Sữa Diben Drink được kiểm định nghiêm ngặt, chất lượng cao và an toàn cho người bệnh. Đây là một trong số ít các loại sữa dành cho người tiểu đường có mùi vị thơm ngon với dạng chai pha sẵn tiện lợi. Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất tại Đức, được Bộ Y Tế kiểm định chất lượng kỹ càng và cấp phép lưu hành ở thị trường Việt Nam. Nhược điểm Giá thành cao so với các loại sữa dành cho người tiểu đường hiện nay. Vì là hàng chất lượng nên xuất hiện nhiều hàng giả trên thị trường. Cách dùng Sử dụng mỗi lần một chai thay cho một bữa ăn phụ hoặc theo ý kiến của bác sĩ dựa trên khẩu phần ăn hàng ngày. Giá tham khảo 930.000đ /lốc/4 chai (200ml). 3.6 Sữa bột dành cho người tiểu đường – Cadier Gold Sữa bột dành cho người tiểu đường và cao huyết áp – Cadier Gold Sữa Cadier Gold không chỉ dành riêng cho người bệnh tiểu đường mà còn tốt cho người mắc các bệnh về tim mạch. Vì thế, sữa được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyến cáo có thể sử dụng dài ngày. Trong sữa có những thành phần tiêu biểu như tinh bột thuỷ phân Maltodextrin, chất béo thực vật giàu PUFA và MUFA. Ưu điểm Sữa thơm ngon dễ uống, có nhiều hương vị để lựa chọn. Giá thành rẻ và dễ tìm mua ở các cửa hàng, siêu thị. Sản xuất nội địa Việt Nam, được kiểm định đạt chuẩn quốc tế để xuất khẩu. Nhược điểm Hàng giả nhiều. Cách dùng Pha 6 thìa gạt ngang sữa với 180ml nước ấm khuấy đều cho sữa bột tan hết trong nước sẽ được 200ml sữa. Dùng 1 ly 200 ml, ngày dùng 2-3 ly hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Giá tham khảo 260.000đ / hộp 400g. 3.7 Các loại sữa dành cho người tiểu đường – Quasure Light Bibica Sữa Quasure Light Bibica dành cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc người trong giai đoạn ăn kiêng. Sữa có chỉ số đường huyết thấp, GI = 23.1 hoàn toàn phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Ưu điểm Sữa có hợp chất Choline giúp tăng cường trí nhớ. Sữa có chứa chất xơ hòa tan, giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt. Thành phần chất béo thiết yếu từ đậu nành, đạm sữa, MUFAs, PUFAs. Sản phẩm chất lượng Viện dinh dưỡng Việt Nam khuyến nghị sử dụng. Nhược điểm Ít hương vị hoặc chỉ tìm mua được hương vani. Cách dùng Pha 35g bột sữa và khuấy đều với 120ml nước ấm, sau khi tan hoàn toàn thì thưởng thức. Mỗi ngày uống từ 1-3 ly sữa để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Giá bán tham khảo 180.000đ/hộp 400g 3.8 Các loại sữa dành cho người tiểu đường – Vitadairy Gluvita Gold Sữa Gluvita Gold dành cho người bệnh tiểu đường với chỉ số đường huyết thấp, cụ thể Gl là 22.6. Người bệnh được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa tốt. Ưu điểm Hệ bột đường tiên tiến LGI giúp kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức an toàn. FOS/Inulin là các chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình hấp thu đường và phòng ngừa táo bón. Lutein kết hợp với vitamin A, D, đồng, kẽm trong Gluvita Gold giúp chống oxy hóa cho mắt, hạn chế tác động của lão hóa và ảnh hưởng của đường huyết cao tới mắt. Nhược điểm Chưa ghi nhận. Cách dùng Pha 6 muỗng gạt khoảng 50g với 200ml nước chín ấm sẽ được 1 ly khoảng 235ml. Ngày uống 2-3 ly hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Giá tham khảo 268.000đ/lon/400g và 538.000đ/lon/900g. 3.9 Các loại sữa nước dành cho người bị tiểu đường – Glucerna Shake Các loại sữanước dành cho người tiểu đường – Glucerna Shake Sữa Glucerna Shake là phiên bản sữa bột Glucerna pha sẵn. Glucerna Shake dạng nước chứa các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Ưu điểm Có dạng nước pha sẵn tiện lợi. Hệ dưỡng chất đặc chế Tripple Care với công dụng kiểm soát đường huyết tối ưu cùng hệ đường bột tiên tiến cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhưng không làm tăng chỉ số đường huyết trong máu. Nhược điểm Giá thành cao. Cách dùng Mỗi chai Glucerna chứa 140 calo, có thể thay thế cho bữa ăn phụ, ngày dùng 2 – 3 chai hoặc phù hợp với khẩu ăn do bác sĩ đề xuất. Giá tham khảo 1.800.000 – 2.100.000 đ/ thùng/ 24 chai/ 237ml. 3.10 Các loại sữa dành cho người tiểu đường – Nutren Diabetes Các loại sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp – Nutren Diabetes Sữa Nutren Diabetes có thể thay thế cho các bữa ăn. Chỉ số đường huyết GI = 28 rất phù hợp cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong sữa có chứa isomaltulose, cũng là một dạng đường tốt do được tiêu hóa khá chậm, không làm đường huyết không tăng đột ngột . Ưu điểm Người dùng đánh giá rất cao về mùi vị thơm ngon của sữa Nutren Diabetes. Cung cấp đầy đủ 31 dưỡng chất, vitamins và khoáng chất cho người bệnh tiểu đường. Sản phẩm không chứa gluten và lactose, thích hợp cho những người mắc bệnh Celiac và hội chứng không dung nạp lactose. Nhược điểm Hàng giả bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Cách dùng Pha 55g bột, tương đương với 7 muỗng gạt ngang, khuấy đều hoàn toàn với 180 – 200ml nước ấm cho đến khi tan hết, và thưởng thức. Giá tham khảo 330.000đ/hộp 400g. Lưu ý khi cho người tiểu đường uống sữa Để việc dùng các loại sữa dành cho người tiểu đường có hiệu quả hơn, người sử dụng nên lưu ý thêm vài điều sau: Có thể sử dụng sữa tươi không đường cũng được. Thường xuyên kiểm tra đường huyết khi có thể để kịp thời điều chỉnh khi xảy ra bất thường. Điều này góp phần hạn chế những biến chứng không mong muốn do bệnh tiểu đường gây ra. Pha sữa theo đúng liều lượng và hướng dẫn có trên sản phẩm. Kết hợp bổ sung dinh dưỡng bằng cách cân bằng chế độ ăn uống hàng ngày chứ không lạm dụng vào sữa. Nên tham vấn trước ý kiến bác sĩ để lựa chọn các loại sữa dành cho người tiểu đường phù hợp. Trên đây là các loại sữa dành cho người bị tiểu đường với hàm lượng và các thành phần dinh dưỡng chi tiết. Khi chọn mua sữa, bạn cũng nên đọc kỹ bảng giá trị dinh dưỡng để chọn cho đúng với nhu cầu của mình nhé!
Cách chọn sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất & gợi ý 10 thương hiệu bán chạy
Tiểu đường
Việc chọn lựa thực phẩm cho người bệnh tiểu đường chưa bao giờ là vấn đề đơn giản. Vậy, đâu là các loại bánh dành cho người tiểu đường thơm ngon mà vẫn đảm bảo sức khỏe? Trong số các món ăn vặt dành cho người tiểu đường , bánh là một trong số các loại dễ mua, dễ mang theo và sử dụng khi cần. Vậy làm thế nào để chọn được loại bánh tốt và phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn. 1. Người tiểu đường ăn bánh được không? Các chuyên gia trong Hiệp hội điều trị Tiểu đường tại Anh cho biết; người bệnh được ăn các loại bánh cho người tiểu đường, khi và chỉ khi phần bánh này đã được tính trong khẩu phần ăn hàng ngày của họ. Viện Sức khỏe Dân số Wolfson, thuộc Đại học Queen Mary (Anh) khuyến nghị, người bị tiểu đường chỉ nên nạp dưới 25g đường mỗi ngày, tương ứng khoảng 5-6 muỗng cà phê đường. Vì thế, với bữa ăn phụ là các loại bánh ăn kiêng cho người tiểu đường, người bệnh cần lưu ý thêm vài điều sau: Lựa chọn các loại bánh có thành phần phù hợp Ăn bánh hạnh nhân socola được làm bằng củ dền và các chất tạo ngọt an toàn. Hoặc thử ăn socola trái cây, vì cả hai loại này đều dưới 10 gram đường Thiết kế khẩu phần ăn và tần suất ăn phù hợp theo bệnh trạng (theo ý kiến bác sĩ) 2. Cách chọn các loại bánh dành cho người tiểu đường Ưu tiên chọn bánh không đường, ít đường hoặc chọn bánh trên nhãn có ghi cụ thể là bánh ăn kiêng dành cho người tiểu đường, bánh ăn kiêng. Chọn bánh có hàm lượng đường dưới 69g, hoặc chỉ số đường huyết trong thực phẩm (GI) thấp. Đây là mức đường có trong bánh ở mức trung bình và thấp. Bánh có nhãn sử dụng chất tạo ngọt thay thế, tức là bánh vẫn có vị ngọt khi ăn nhưng hạn chế làm tăng chỉ số đường huyết. Thành phần sản phẩm có thêm các chất khoáng, chất xơ, vitamin, chất dinh dưỡng khác. Xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm cũng là một tiêu chí quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm, đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Và để đảm bảo việc người bệnh cần thường xuyên theo dõi các chỉ số đường huyết, bạn có thể nên biết qua cách đođường huyết tại nhà chính xác. 3. Top 10 các loại bánh dành cho người tiểu đường được ưa chuộng 3.1 Bánh quy sữa Resoni Top các loại bánh dành cho người tiểu bị đường được yêu thích phải kể đến Resoni. Bánh quy sữa Resoni có chỉ số đường huyết cực thấp là 34,9% (Theo kết quả phân tích của Viện Dinh dưỡng Việt Nam ). Đây là lựa chọn phù hợp cho người tiểu đường có nhu cầu tăng cân. Nếu bạn quan tâm các loại bánh quy cho người tiểu đường thì bạn nên thử bánh Resoni nhé. Thành phần Bột mì, isomalt, bơ, chất béo thực vật, sữa gầy, bột whey, bột bắp, malt extract, chất nhũ hóa (322), vani, bicarbonat amon, bicarbonat natri, muối,hương bơ, vitamin A, C, B6, B12, Acid folic. Ưu điểm Giá thành sản phẩm tương đối rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Vị bánh ngon, ăn giòn. Và dễ tìm mua trên thị trường. Nhược điểm Bánh tốt, nhưng không được ăn nhiều hơn 5 gói mỗi ngày. Dễ có hàng giả ở các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ. Cách dùng Dùng tối đa 5 gói/ngày đối với người lớn và 2 gói/ngày đối với trẻ em. Có thể dùng chung với sữa hoặc bột ngũ cốc Resoni. Xuất xứ: Việt Nam. Giá bán: 32.000đ hộp 128g (7 bánh). 3.2 Bánh ăn kiêng Hapiki Các loại bánh ăn kiêng cho người tiểu đường – Bạn nên chọn Hapiki Bánh ăn kiêng dinh dưỡng cao Hapiki là một trong các loại bánh dành cho người tiểu đường được ưa chuộng hiện nay. Chính vì bánh này vừa ít ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết, vừa phù hợp với khẩu vị người Việt. Thành phần Gạo lứt mầm (gạo lứt khi ủ nảy mầm sẽ cho dinh dưỡng cao nhất), các loại đậu (đậu xanh, xích tiểu đậu đỏ, đậu nành), ý dĩ, muối biển Đề Gi, bột rong nho, đường tự nhiên, hạt sen lứt, hạnh nhân, hạt bí, nhân hạt điều. Ưu điểm KHÔNG hóa chất và chất bảo quản. Bánh mềm xốp, thơm ngon, có vị ngọt nhẹ tự nhiên. Có thể làm nát vụn bánh, trộn với một số thức uống tự nhiên như hỗn hợp bột ngũ cốc dinh dưỡng cao. Nhược điểm Vì là bánh ăn kiêng không đường, nên bánh rất ít calo. Và nếu bạn chỉ dùng bánh này để ăn thay thế các bữa ăn thì hoàn toàn không nên, vì nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng và các chất thiết yếu khác. Cách dùng Ăn trực tiếp hoặc có thể làm nát vụn bánh, trộn với sữa tươi không đường hoặc ngũ cốc cho người tiểu đường. Xuất xứ: Việt Nam. Giá bán: 60.000 – 65.000đ/hộp 120g. 3.3 Bánh AFC vị rau – Bánh mặn dành cho người tiểu đường AFC vị rau là một trong các loại bánh mặn dành cho người tiểu đường. Bánh AFC vị rau của Công ty bánh kẹo Kinh Đô (Việt Nam) là một gợi ý tuyệt vời cho người tiểu đường loại 1 , loại 2 và cả tiểu đường thai kỳ. Không chỉ có hương vị lạ miệng, hấp dẫn, bánh còn bổ sung dinh dưỡng mà không lo tăng đường huyết. Thành phần Bột mì, dầu thực vật, đường, chất béo thay thế bơ, hành lá khô, bột hành, chất xơ hòa tan, muối và hành phi… Ưu điểm Sản phẩm có thương hiệu và uy tín trên thị trường. Không lo sợ hàng nhái. Đặc biệt bánh AFC vị rau có nhiều chất xơ. Bánh có nhiều vị khác, giúp hỗ trợ ăn kiêng tốt. Nhược điểm Bánh AFC vị rau có thể làm cho bạn béo vì mỗi gói 25g có 124,275 calo. Cách dùng Ăn 1 gói trong các bữa phụ. Ngày tối đa 2 gói. Xuất xứ: Việt Nam Giá bán: 52.000đ/ hộp 200g (8 gói). 3.4 Bánh bông lan Quasure Light Bánh bông lan Quasure Light đã được Viện dinh dưỡng kiểm chứng lâm sàng tốt cho người tiểu đường. Bánh này chứa nhiều chất xơ tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bệnh nhân tiểu đường hạn chế nguy cơ bị béo phì, xơ vữa động mạch. Vì vậy, những loại bánh dành cho người tiểu đường không thể bỏ qua sản phẩm này. Thành phần Bột mì, trứng, isomalt, chất béo thực vật, mạch nha, chất giữ ẩm, sữa bột, đường, chất nhũ hoá, chất tạo xốp, vitamin, hương tổng hợp,… Ưu điểm Bánh là giải pháp cho cả 3 đối tượng: người tiểu đường, người ăn kiêng giảm cân và người bị béo phì. Bánh được đánh giá là thơm ngon, dễ ăn. Có thể dùng để thay thế các bữa phụ hàng ngày. Nhược điểm Hiện tại, phần lớn người tiểu đường sẽ lo ngại khi ăn bánh bông lan vì sợ nhiều đường. Tuy nhiên, riêng bánh bông lan Quasure Light thì người tiểu đường có thể ăn hàng ngày. Thế nên người dùng chưa có nhiều đánh giá hoặc phản ánh về sản phẩm. Cách dùng Dùng 1-2 bánh bông lan như là bữa ăn phụ. Mỗi ngày có thể sử dụng 3 bữa ăn phụ tương đương 3-6 bánh bông lan Quasure Light. Xuất xứ: Việt Nam. Giá bán: 26.000đ/ hộp 126g (7 cái). 3.5 Bánh cho người tiểu đường: Bánh gạo lứt mè đen Ohsawa Zozin Bánh ăn kiêng cho người tiểu đường: Gạo lứt mè đen Ohsawa Zozin không chứa cholesterol, không chất bảo quản, tốt cho người tiểu đường, bệnh nhân tim mạch, mỡ máu. Đây là một trong các loại bánh gạo lứt cho người tiểu đường bán chạy hiện nay. Thành phần Gạo lứt, muối, dầu oliu, mè đen. Ưu điểm Bánh được chế biến từ gạo lứt nguyên cám với hương rong biển hoặc mè đen thơm ngon, hấp dẫn. Bên cạnh đó, bánh còn chứa thành phần dầu ô liu và muối nên có ích trong việc hạ đường huyết và ngăn ngừa tình trạng kháng Insulin. Nhược điểm Phần lớn khách hàng đều ưa chuộng, nên chưa có phản ánh hoặc đánh giá về sản phẩm. Cách dùng Bánh gạo lứt mè đen Ohsawa zozin dùng để ăn trực tiếp. Mỗi bữa phụ bạn có thể dùng 3-4 căp bánh. Xuất xứ: Nhật bản. Giá bán: 31.000đ/ hộp 125g. 3.6 Bánh quy không đường Imperial Bakers’ Choice Các loại bánh dành cho người tiểu đường dạng bánh quy, không đường bán chạy là bánh Imperial Bakers’ Choice Bánh quy không đường Imperial Baker’s Choice bổ sung nhiều dưỡng chất cho người bị tiểu đường, đảm bảo đủ năng lượng cho ngày dài làm việc. Ngoài ra bánh cũng giúp người tiểu đường giảm bớt cảm giác thèm ăn và kiểm soát cân nặng. Trong những loại bánh dành cho người tiểu đường, thì bánh này được nhắc đến khá nhiều từ người dùng. Thành phần Bột lúa mì, dầu thực vật, muối, bột whey, sirup, hỗn hợp vitamin, hương thực phẩm giống tự nhiên. Ưu điểm Bánh quy ‘không đường’ Imperial Baker’s Choice là một trong các loại bánh dành riêng cho người bị tiểu đường. Sản phẩm có thành phần tự nhiên, không chứa hóa chất, chất bảo quản độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhược điểm Bánh ăn vào ít vị và lạt, nên nhiều người sẽ không thích ăn. Cách dùng Ăn liền sau khi mở hợp bánh, để bánh không bị mềm bạn nhé. Xuất xứ: Thái Lan. Giá bán: 35.000đ /hộp 120g. 3.7 Bánh gạo lứt nguyên hạt GUfoods GUfoods – Top 3 các loại bánh gạo dành cho người tiểu đường được ưa chuộng Bánh gạo lứt nguyên hạt GUfoods là sự kết hợp giữa hạt gạo lứt Việt Nam giàu chất xơ và công nghệ ép thuỷ lực hiện đại, giúp giữ trọn 99% giá trị dinh dưỡng của gạo lứt, đặc biệt là chất xơ. Nhiều chất xơ sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt sau khi ăn. Thành phần Gạo lứt huyết rồng, gạo tấm. Tùy hương vị mà có thêm các thành phần như: yến mạch / gạo lứt tím than / hạt chia / hạt quinoa / đường ăn kiêng & muối hồng Himalaya / … Ưu điểm Sản phẩm là một hợp với nhiều gói nhỏ, mẫu mã đẹp. Bánh giòn tự nhiên, không chiên qua dầu, không chất bảo quản. Bánh có thể đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng cho người bị tiểu đường và cả người đi tập thể thao muốn ăn kiêng. Nhược điểm Nếu bạn mua hàng online, bạn có thể sẽ nhận không đúng với vị mình đặt, vì mẫu mã bên ngoài giống nhau, người đóng gói hàng có thể nhầm lẫn. Cách dùng Dùng trực tiếp, hoặc ăn kèm với các món tùy thích trong mọi bữa ăn hàng ngày. Có thể nấu làm cháo ăn liền, hoặc dùng kèm với sữa, ngũ cốc. Xuất xứ: Hàn Quốc Giá bán: 110.000đ/ gói 510g = 54 bánh. 45.000dd/ gói 170g = 18 bánh. 3.8 Bánh yến sào Sanest Cake – Bánh ăn kiênng cho người tiểu đường bổ dưỡng Bánh cho người tiểu đường yến sào Sanest Cake cung cấp hàm lượng yến sào từ 1.6 – 2%, là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quý, hỗ trợ duy trì chỉ số đường huyết, mỡ máu ổn định. Thành phần Bột mì, yến sào (2%), phomai, bột sữa, chất xơ bột năng, bột bắp, dầu thực vật tinh luyện, shortening, hương tổng hợp (vani, 8492042), chất tạo ngọt isomalt (953) (20%-30%), chất nhũ hóa lecithin (322), chất bảo quản Natri benzoat (211), chất chống oxy hóa Acid citric (330), enzyme protease (1101i). Ưu điểm Bánh có thương hiệu nổi tiếng và uy tín. Thành phần dinh dưỡng đa dạng, nên bánh có thể dùng để thay thế bữa phụ mà không lo thiếu chất. Nhược điểm Sản phẩm có giá cao hơn so với các loại bánh dành cho tiểu đường khác. Cách dùng Ăn trực tiếp. Ngon hơn khi dùng lạnh. Bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Xuất xứ: Việt Nam. Giá bán: 110.000đ/ hộp 120g (12 cái). 3.9 Bánh yến mạch gạo lứt Sunrise Nutrigain Các loại bánh kẹo dành cho người tiểu đường – Bạn có thể chọn Sunrise Nutrigain Nếu bạn yêu thích hương sữa đặc trưng của yến mạch thì loại bánh ăn kiêng yến mạch gạo lứt Sunrise Nutrigain là lựa chọn số một dành cho người tiểu đường. Bánh được bổ sung đường ăn kiêng Isomalt nên rất phù hợp với người bị tiểu đường. Thành phần Yến mạch 40,56%, dầu thực vật (dầu cọ), bột mì, đường isomalt, sữa đặc không đường, chất xơ, gạo lứt 0,85% , chất tạo xốp sodium bicarbonate, muối và hương bơ giống hương tự nhiên. Ưu điểm Bánh có thành phần chính là yến mạch và gạo lứt, tạo cảm giác no lâu cho người sử dụng. Bánh đang được bán chạy trên các sàn thương mại điển tử, vì giá sản phẩm cũng tương đối rẻ. Nhược điểm Người dùng chưa có nhiều đánh giá hay phản ánh gì về sản phẩm này. Cách dùng Bạn có thể ăn trực tiếp 1-2 bánh vào bữa phụ. Xuất xứ: Malaysia. Giá bán: 65.000đ/ hộp 178g. 3.10 Bánh quy sữa Quasure Light Bánh quy sữa Quasure Light là loại bánh kẹo cho người tiểu đường an toàn với chỉ số đường huyết thấp GI=31,4% . Nếu bạn không thích dòng bánh bông lan, bạn có thể thử thưởng thức dòng bánh quy sữa Quasure Light này. Thành phần Bột mì, isomalt, chất béo thực vật, 12.6% sữa bột, trứng, chất tạo xốp (E500ii, E503ii), muối, chất nhũ hóa (E322), hương tổng hợp (sữa, bơ), vani, hỗn hợp vitamin (C, E, B6, A, axit folic), beta carotene, acesulfame K (E950). Ưu điểm Bánh giòn, vị sữa béo vừa phải, ăn rất ngon. Bánh có chỉ số đường huyết GI = 31,4, nên hoàn toàn yên tâm nếu có lỡ ăn nhiều hơn 3 gói. Nhược điểm Sản phẩm được người dùng yêu thích, nên hiện tại chưa có nhiều đánh giá và phản ánh về nhược điểm của bánh. Cách dùng Bạn có thể dùng 2 gói cho 1 bữa ăn phụ. Mỗi ngày sử dụng tối đa không quá 6 gói. Xuất xứ: Việt Nam. Giá bán: 22.000đ/ hộp 140g (8 gói). 4. Các loại bánh nào người tiểu đường không nên ăn? Như đã đề cập, người bị tiểu vẫn được ăn các loại loại bánh ăn kiêng, hoặc các loại bánh dành cho người tiểu đường. Tuy nhiên, để đảm bảo lượng đường huyết không bị tăng cao đột ngột, bạn cần biết thêm các loại bánh mà người tiểu không nên ăn, theo khuyến nghị , bao gồm: Không ăn bánh kem, bánh chuối và các loại bánh nướng Không ăn các loại bánh kẹp có nhân siro Không ăn các loại bánh không có dán nhãn dành cho người tiểu đường Thông qua thông tin trên, Hello Bacsi hy vọng bạn đã có thể thưởng thức trọn vẹn các loại bánh dành cho người tiểu đường vừa ngon, vừa không lo bị tăng đường huyết hay hạ đường huyết . Cuối cùng, mách bạn một mẹo nhỏ nữa đó là, thời gian lý tưởng ăn bánh là 2 giờ sau bữa chính; để không quá no và không bị tăng đường huyết đột ngột bạn nhé!
Các loại bánh dành cho người tiểu đường bán chạy nhất
Tiểu đường
Theo nhiều số liệu thống kê tại Việt Nam, bệnh tiểu đường là một trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Hơn 90% trường hợp mắc bệnh là thuộc type 2 nên vấn đề bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không có rất nhiều người quan tâm. Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không? Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi các tế bào trong cơ thể trở nên đề kháng với insulin (hormone do tuyến tụy tiết ra để đưa đường từ máu vào tế bào, tạo ra năng lượng), khiến lượng đường tăng trong máu. Tình trạng này về lâu dài dẫn đến lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao, gây tổn thương hệ thống tuần hoàn, thần kinh và miễn dịch. Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường type 2 có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, bệnh thận, võng mạc tiểu đường, vấn đề về da, vết thương lâu lành… Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không? Thật đáng tiếc khi không có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường type 2 và phải theo dõi, điều trị suốt đời. Duy chỉ có tình trạng tiền tiểu đường có thể điều trị khỏi bằng thay đổi lối sống, để nó không tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Thực hiện giảm cân, ăn kiêng điều độ và tập thể dục có thể hỗ trợ bạn kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu thay đổi lối sống không đủ để duy trì đường huyết ổn định trong ngưỡng mục tiêu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tiểu đường hoặc liệu pháp insulin. Bạn có thể quan tâm: Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu? Mục tiêu đường huyết của người tiểu đường Kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 như thế nào? Khi bạn đã có câu trả lời cho việc tiểu đường type 2 có chữa được không thì bạn cũng hiểu, việc điều trị là suốt đời. Hãy yên tâm rằng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng bệnh và có tuổi thọ như người bình thường. Điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc Với người bệnh tiểu đường, lối sống sẽ góp phần kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định và ngăn ngừa biến chứng. Bạn có thể quan tâm: Chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường type 2 theo khuyến cáo từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ Một số biện pháp bạn có thể áp dụng bao gồm: Ăn thực phẩm lành mạnh. Bạn chọn thực phẩm ít chất béo và ít calo. Cụ thể, hãy tập trung vào các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ không có tinh bột và ngũ cốc nguyên hạt; đồng thời lựa chọn nguồn đạm nạc từ cá, đậu, thịt gia cầm bỏ da; hạn chế ngũ cốc tinh chế, rau củ nhiều tinh bột và đồ ngọt. Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục vừa giúp duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời cũng giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Cố gắng dành 150 phút trở lên mỗi tuần cho các hoạt động thể dục nhịp điệu vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh, đi xe đạp, chạy hoặc bơi lội. Bạn cũng nên xen kẽ tập cử tạ, yoga và thể dục dưỡng sinh với 2-3 buổi mỗi tuần. Giảm cân. Giảm cân giúp kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu, cholesterol, chất béo trung tính và huyết áp. Nếu bạn thừa cân, giảm ít nhất 7% trọng lượng cơ thể có thể giúp cải thiện sức khỏe về mặt tổng thể. Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn tần suất kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu đường huyết không ổn định trong ngưỡng an toàn, bạn cần điều chỉnh lại việc ăn uống và tái khám để thay đổi đơn thuốc. Thuốc chữa trị tiểu đường tuýp 2 Có rất nhiều người cũng tìm hiểu xem tiểu đường type 2 có chữa được không nếu dùng thuốc với hi vọng dứt khỏi bệnh này. Đáng tiếc rằng thuốc không giúp bạn khỏi hoàn toàn tiểu đường. Đây là cách để kiểm soát đường huyết khi lối sống chưa đủ và ngừa biến chứng. Các loại thuốc thường được kê đơn cho bệnh nhân tiểu đường type 2 bao gồm metformin , sulfonylureas , glinides, thiazolidinediones. Chúng được sử dụng đơn lẻ, hoặc kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với tiêm insulin. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn dùng duy nhất insulin. Loại insulin, liều lượng và lịch trình tiêm sẽ thay đổi tùy theo thể trạng của mỗi người. Hãy thăm khám với bác sĩ và đo đường huyết thường xuyên để theo dõi tác động của thuốc đến lượng đường trong máu như thế nào. Tùy theo mức độ kiểm soát bệnh mà bạn có thể phải thay đổi đơn thuốc khi cần. Hi vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được vấn đề bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không để bạn bớt lo lắng. Hãy chủ động thay đổi và duy trì lối sống lành mạnh ngay từ hôm nay để sống khỏe với bệnh tiểu đường nhé!
Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không?
Tiểu đường
Sữa là một nguồn thực phẩm cung cấp protein và các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Tuy nhiên, với người tiểu đường đây lại là nguồn cung cấp nhiều carb, chất béo và protein có nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Vì thế, nhiều người bệnh lựa chọn sữa hạt cho người tiểu đường với thành phần dinh dưỡng tương tự nhưng ít calo hơn. Vậy, sữa hạt dành cho người tiểu đường loại nào tốt hay người tiểu đường có thể uống những loại sữa hạt nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé! Công dụng của các loại sữa hạt cho người tiểu đường Nếu bạn thắc mắc sữa hạt có tốt cho người tiểu đường hay người bị tiểu đường có nên uống sữa hạt thì câu trả lời là CÓ . Các loai hạt là một nhóm thực phẩm mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiểu đường, thậm chí một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng chúng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 . Những lợi ích sức khỏe của các loại sữa hạt cho người tiểu đường gồm: Một trong những tác dụng nổi bật của các loại hạt đối với người bệnh tiểu đường là ảnh hưởng đến mức cholesterol. Ví dụ: hạnh nhân, hạt dẻ cười và đậu phộng đều làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu hay hạnh nhân, óc chó, hồ đào và quả phỉ có tác dụng làm tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL). Kiểm soát nồng độ cholesterol máu ở người bệnh tiểu đường giúp hạn chế nguy cơ biến chứng xơ vữa động mạch. Hầu hết loại hạt thường thuộc nhóm có chỉ số đường huyết GI thấp vì thế sữa hạt cũng sẽ góp phần giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn. Hạnh nhân và quả óc chó, chứa nhiều vitamin E, giúp ức chế sự phát triển của các mảng bám và ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch. Quả óc chó cũng có nhiều axit béo omega-3, là một loại chất béo không bão hòa thường được tìm thấy trong cá – giúp tăng nồng độ chất béo tốt trong máu. Các loại hạt mà người bệnh tiểu đường nên bổ sung là các loại hạt mang lại lợi ích sức khỏe cho tim mạch như: quả óc chó, hạnh nhân và hồ trăn. Lưu ý: Không dùng các loại hạt này dưới dạng ướp muối để tránh nguy cơ ảnh đến tim mạch. Thay vào đó, uống sữa hạt là một cách để bạn bổ sung dưỡng chất từ các loại hạt này. Các loại sữa hạt dành cho người tiểu đường Sữa hạt dành cho người tiểu đường loại nào tốt? Bạn có thể chọn các loại sữa hạt tốt cho người tiểu đường sau đây để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày cho người tiểu đường: Sữa óc chó là một loại sữa hạt giàu vitamin E, ít carb, nhiều chất béo tốt và protein. Tất cả các dưỡng chất này “làm việc” cùng nhau để giữ cho đường huyết của bạn ổn định. Sữa hạnh nhân giàu vitamin E trong khi ít calo hơn sữa bò (một cốc sữa hạnh nhân không đường thường chứa 30-45 calo và 2 gam chất béo). Vì thế, đây là một sự lựa chọn sữa hạt cho người tiểu đường rất đáng để cân nhắc. Sữa đậu nành là loại sữa thay thế sữa bò phổ biến, không có cholesterol, ít chất béo bão hòa và giàu protein. Đây được xem là sản phẩm thay thế gần với sữa bò nhất nhưng cũng là một trong 8 loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao nhất. Lưu ý rằng một số loại sữa hạt có nguy cơ gây dị ứng cao hoặc chứa ít chất xơ và protein. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung sữa hạt trong chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường để biết nên uống loại nào và uống bao nhiêu là phù hợp nhé! Bạn có thể xem thêm: Sữa dành cho người tiểu đường: Chọn thế nào cho đúng? Cách làm Để có được những ly sữa hạt thơm ngon mà không sợ có thêm các chất phụ gia gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn hoàn toàn có thể tự làm sữa hạt tại nhà với công thức sữa hạt cho người tiểu đường. Cách nấu sữa hạt cho người tiểu đường tương đối đơn giản, bạn có thể tham khảo quy trình làm sữa óc chó dưới đây nhé! Chuẩn bị khoảng 1 chén quả óc chó, 3 cốc nước, 1 thìa mật ong và 1 nhúm muối kosher. Cáchlàm sữa hạt cho người tiểu đường như sau : Cho quả óc chó vào bát và đổ nước ngập mặt, ngâm trong ít nhất từ 1 tiếng đến 12 tiếng để loại bỏ bớt một số tannin và giúp hạt dễ nghiền mịn hơn. Sau đó rửa sạch và để ráo. Cho quả óc chó đã sơ chế và tất cả các nguyên liệu còn lại vào máy xay sinh tố, xay ở mức thấp nhất cho đến khi thật mịn. Bạn có thể thưởng thức ngay vị nguyên bản của sữa óc chó hoặc lọc ra qua rây nếu muốn sữa mịn hơn. Sữa óc chó này có thể để tủ lạnh trong vòng 5 ngày. Hiện nay đơn giản hơn, bạn có thể trang bị cho gia đình mình một chiếc máy làm sữa hạt, để có thể tự làm nhiều món sữa hạt tiểu đường thuần chay tại nhà như sữa hạnh nhân, sữa óc chó,.. Mời bạn tham khảo bài viết: Top 7 nhãn hiệu máy làm sữa hạt được tìm kiếm nhiều nhất trên thị trường của Hello Bacsi để chọn cho mình một loại máy làm sữa hạt ưng ý nhé! Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của các loại sữa hạt cho người tiểu đường và có thêm một cách làm sữa hạt tốt cho sức khỏe nhé!
Sữa hạt cho người tiểu đường: Công dụng và cách làm
Tiểu đường
Chế độ tập luyện cho người tiểu đường là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh. Đối với bệnh nhân tiểu đường , ăn uống và tập thể dục đều nhằm mục đích là ổn định lượng đường trong máu và phòng ngừa biến chứng. Vậy, làm sao để xây dựng một chế độ tập luyện cho người tiểu đường khoa học và các bài tập thể dục nào là phù hợp với những đối tượng này? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé! Vì sao chế độ tập luyện cho người tiểu đường lại quan trọng? Tập thể dục là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị và quản lý bệnh tiểu đường. Tập thể dục có thể giúp người tiểu đường: Làm giảm lượng đường trong máu và g iúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn bằng cách tăng độ nhạy của insulin. Tăng cường sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần Kiểm soát cân nặng hợp lý Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Những lưu ý khi xây dựng chế độ tập luyện cho người tiểu đường Không thể phủ nhận tập thể dục mang đến rất nhiều lợi ích cho người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để xây dựng chế độ tập luyện cho người tiểu đường một cách an toàn và tránh được các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, hãy kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập thể dục. Điều này vô cùng quan trọng để giúp bạn theo dõi được phản ứng của cơ thể mình đối với chế độ tập luyện như thế nào, ngăn ngừa việc tăng hoặc hạ đường huyết quá mức. Bạn có thể quan tâm: Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất? 4 thời điểm bạn cần biết Cụ thể như sau: Trước khi tập Trước khi bắt đầu xây dựng một chế độ tập luyện cho người tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là trong trường hợp nếu bệnh nhân ít tập luyện trước đó, cũng như bệnh nhân đã có các biến chứng về mắt, thần kinh, thận và tim mạch để xem tình trạng sức khỏe hiện tại có đủ an toàn để tập luyện hay không. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể đề xuất thời điểm tốt nhất để tập thể dục và giải thích tác động của thuốc điều trị tiểu đường với đường huyết khi cơ thể hoạt động nhiều hơn. Nếu đang dùng insulin hoặc các loại thuốc khác có thể gây hạ đường huyết, hãy kiểm tra lượng đường trong máu từ 15 đến 30 phút trước khi tập thể dục. Theo đó, nếu: Lượng đường trong máu dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L). Đây là chỉ số đường huyết quá thấp để tập thể dục an toàn. Hãy ăn một bữa ăn nhẹ có chứa từ 15 đến 30 gram carbohydrate, chẳng hạn như nước ép trái cây, trái cây, bánh quy giòn hoặc thậm chí là viên glucose trước khi bắt đầu tập luyện. Lượng đường trong máu từ 100 đến 250 mg/dL (5,6 đến 13,9 mmol/L). Đối với hầu hết mọi người, đây là mức đường huyết an toàn để bắt đầu tập thể dục. Lượng đường trong máu từ 250 mg/dL (13,9 mmol/L) hoặc cao hơn. Đây là mức đường huyết quá cao để tập thể dục an toàn. Trước khi tập thể dục, hãy xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để tìm ceton. Sự hiện diện của ceton cho thấy cơ thể không có đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu tập thể dục khi lượng ceton cao sẽ có nguy cơ bị nhiễm toan ceton , một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Thay vì tập thể dục ngay, hãy điều chỉnh lượng đường trong máu và đợi cho đến khi xét nghiệm thấy không có ceton trong nước tiểu hoặc trong máu thì mới nên tập luyện. Trong khi tập Trong khi tập thể dục, lượng đường trong máu xuống thấp ( hạ đường huyết ) có thể xảy ra. Nếu bạn đang xây dựng một chế độ tập luyện cho người tiểu đường trong thời gian dài, hãy kiểm tra lượng đường trong máu sau mỗi 30 phút tập luyện, đặc biệt là khi bạn thử một hoạt động mới hay tăng cường độ hoặc thời gian tập luyện lên. Kiểm tra đường huyết cứ sau mỗi 30 phút tập luyện sẽ cho biết liệu lượng đường trong máu có ổn định, đang tăng hay giảm và liệu việc tiếp tục tập thể dục có an toàn hay không. Việc kiểm tra đường huyết trong khi tập thể dục có thể bất tiện nếu bạn đang tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc chơi thể thao. Tuy nhiên, điều này là cần thiết trong thời gian đầu khi mới bắt đầu tập luyện cho đến khi bạn biết lượng đường trong máu thay đổi như thế nào với chế độ tập luyện cho người tiểu đường mà bạn đang áp dụng. Hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức nếu: Đường huyết giảm xuống dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L) Cảm thấy run rẩy, yếu ớt hoặc choáng váng Lúc này, hãy bổ sung khoảng 15 gram carbohydrate hấp thu nhanh để tăng lượng đường trong máu, chẳng hạn như: Viên nén glucose 1/2 cốc (118 ml) nước trái cây hoặc nước ngọt thông thường (không phải loại ăn kiêng) Kẹo cứng. Hãy kiểm tra lại lượng đường trong máu sau 15 phút. Nếu vẫn còn quá thấp, hãy ăn thêm 15 gram carbohydrate và kiểm tra lại sau 15 phút tiếp theo. Bạn cứ tiếp tục ăn và kiểm tra đường huyết cho đến khi lượng đường trong máu trở về ngưỡng an toàn hoặc đạt ít nhất 70mg/dL (3,9 mmol/L). Sau khi tập Khi xây dựng chế độ tập luyện cho người tiểu đường, bạn cũng đừng quên kiểm tra lượng đường trong máu ngay sau khi tập thể dục xong và nhiều lần trong vài giờ tiếp theo. Việc tập luyện càng nặng thì lượng đường trong máu sẽ càng bị ảnh hưởng lâu dài. Lượng đường trong máu xuống thấp có thể xảy ra sau khi tập thể dục từ 4 đến 8 giờ. Nếu chỉ số đường huyết sau tập giảm thấp, hãy ăn một bữa ăn nhẹ với carbohydrate có tác dụng chậm, chẳng hạn như thanh granola hoặc trái cây sau khi tập luyện để phòng ngừa. Các bài tập thể dục dành cho người tiểu đường Khi đã đảm bảo mức đường huyết an toàn cho việc tập luyện thì điều tiếp theo cần quan tâm là chế độ tập luyện cho người tiểu đường nên có những bài tập nào? Hãy hỏi bác sĩ xem các hoạt động hoặc các bài tập mà bạn đang dự định tập luyện có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào. Để đạt được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe, các bác sĩ khuyên người tiểu đường nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc 30 phút mỗi ngày (5 buổi mỗi tuần) cho các hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải như: Aerobic Đi bộ nhanh Bơi lội Đạp xe đạp Khiêu vũ Thái cực quyền Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng trẻ em, hoặc những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 nên tham gia tập luyện ít nhất 60 phút mỗi ngày với các hoạt động có cường độ từ vừa phải đến mạnh như các bài tập luyện sức bền, tập thể dục nhịp điệu. Tập thể dục có lợi cho sức khỏe của mọi người theo nhiều cách. Việc kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập thể dục để xây dựng chế độ tập luyện cho người tiểu đường khoa học có thể cũng quan trọng như chính việc tập thể dục.
Xây dựng chế độ tập luyện cho người tiểu đường một cách khoa học
Tiểu đường
“Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiểu được mức glucose máu nhằm giữ cho chỉ số này luôn ổn định là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là người bị tiểu đường. Khi lượng glucose trong máu tăng quá cao có thể khiến bạn mệt mỏi, sức khỏe suy giảm. Nếu bị tiểu đường , việc kiểm soát lượng glucose máu là rất quan trọng. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé! Glucose trong máu là gì? Glucose máu hay đường huyết là hàm lượng đường glucose được tìm thấy trong máu của bạn. Đường (glucose) trong máu đến từ các loại thực phẩm ăn vào hoặc sự phân hủy đường dự trữ trong cơ thể (dưới dạng glycogen). Glucose sẽ đi đến tất cả các tế bào của cơ thể thông qua dòng máu và trở thành nguồn năng lượng chính cho mọi hoạt động sống. Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường? Một người được chẩn đoán mắc tiểu đường khi nồng độ glucose máu lúc đói bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dL (7 mmol/mL) hoặc nồng độ glucose bất kỳ bằng hoặc lớn hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/mL) trong ít nhất 2 lần xét nghiệm. Xét nghiệm đường huyết khi đói thực hiện đo nồng độ glucose trong máu của một người sau khi nhịn ăn (không ăn hoặc uống gì ngoại trừ nước) ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm. Xét nghiệm đường huyết bất kỳ (đường huyết ngẫu nhiên) là xét nghiệm cho phép lấy máu và định lượng glucose tại bất kỳ thời điểm nào không phụ thuộc vào bữa ăn. Ngoài xét nghiệm định lượng glucose huyết đói và bất kỳ, còn có thể chẩn đoán tiểu đường thông qua nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và xét nghiệm HbA1c . Nếu nồng độ glucose máu thấp hơn mức tiểu đường, nó cũng có thể gợi ý tình trạng sức khỏe của cơ thể. Ví dụ như xét nghiệm máu cho thấy mức đường huyết lúc đói nằm trong khoảng từ 100 đến 125mg/dL (5,6 đến 6,9mmol/L) tức là bạn bị rối loạn đường huyết lúc đói (hay còn được gọi là tiền tiểu đường ). Tình trạng tiền tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành tiểu đường type 2 và nhiều bệnh mãn tính khác. Nếu kết quả cho thấy hàm lượng glucose trong máu lúc đói trong khoảng từ 70 đến 99mg/dL (3,9 đến 5,5mmol/L) là hoàn toàn bình thường. Xem thêm Các loại xét nghiệm định lượng glucose trong máu Chỉ số glucose trong máu cao nguy hiểm như thế nào? Định lượng glucose trong máu cao xảy ra khi cơ thể không thể tạo ra đủ insulin ( bệnh tiểu đường type 1 ) hoặc insulin hoạt động không hiệu quả (bệnh tiểu đường type 2). Cơ thể cần insulin để cho phép glucose trong máu có thể đi vào các tế bào và tạo ra năng lượng. Ở những người bị bệnh tiểu đường, tình trạng không đủ hoặc đề kháng insulin sẽ khiến nồng độ glucose trong máu tăng cao. Tình trạng glucose trong máu tăng cao kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tình trạng này sẽ làm tổn thương các mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận, các vấn đề về thị lực và thần kinh. Những biến chứng tiểu đường này thường không xuất hiện ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên mới mắc bệnh chỉ vài năm. Tuy nhiên, chúng có thể xảy ra ở người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường và không được điều trị, kiểm soát bệnh hiệu quả. Mục tiêu giữ mức glucose trong máu ổn định là bao nhiêu? Tiểu đường là bệnh lý mạn tính được điều trị bằng cách kiểm soát glucose máu ở mức mục tiêu. Việc điều trị tiểu đường thường được cá nhân hóa dựa trên nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ bệnh, thể trạng, mong muốn, bệnh mắc kèm,… Do vậy mức glucose huyết mục tiêu của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Mục tiêu lý tưởng nhất là đưa đường huyết về mức bình thường: Trước bữa ăn: 4 – 7mmol/L (72 đến 126mg/dL) Hai giờ sau khi ăn: 5 – 9mmol/L (90 – 162mg/dL) đối với bệnh nhân tiểu đường type 1 và dưới 8,5 mmol/L (153mg/dL) đối với bệnh nhân tiểu đường type 2 Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết mức nào là tốt nhất cho bạn. Làm sao để kiểm soát mức glucose trong máu ổn định? Đường huyết cao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường và các biến chứng khác của bệnh. Nếu bạn bị tiểu đường, việc giữ lượng glucose máu ở mức ổn định càng đặc biệt quan trọng. Vậy, làm cách nào để kiểm soát được mức glucose trong máu? Bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên, giữ một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Nếu đã được chẩn đoán tiểu đường, bạn cần sử dụng insulin và bất kỳ loại thuốc nào theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cụ thể như sau: Kiểm tra mức glucose trong máu thường xuyên Muốn kiểm soát tốt glucose máu, bạn cần kiểm tra mức đường huyết tại nhà thường xuyên. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân tiểu đường và những người đang có chỉ số đường huyết ở ngưỡng cao. Bạn có thể cần kiểm tra lượng glucose trong máu nhiều lần mỗi ngày bằng cách sử dụng máy đo hoặc que thử đường huyết hoặc máy đo đường huyết liên tục (CGM). Máy đo đường huyết sẽ đo lượng glucose trong một mẫu máu nhỏ, thường là từ đầu ngón tay của bạn. Còn máy CGM sử dụng một cảm biến được đưa vào dưới da để đo lượng đường trong máu của bạn vài phút một lần. Nếu sử dụng CGM, bạn vẫn cần phải kiểm tra hàng ngày bằng máy đo đường huyết để đảm bảo kết quả đo CGM là chính xác. Những thời điểm nên tiến hành kiểm tra bao gồm: Khi mới thức dậy, trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì Trước bữa ăn Hai giờ sau bữa ăn Trước khi đi ngủ. Sau khi được chẩn đoán bị tiểu đường và phải dùng insulin để điều trị hoặc bạn thường xuyên bị hạ đường huyết, bác sĩ có thể muốn bạn kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn, chẳng hạn như trước và sau khi hoạt động thể chất. Áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh góp một phần không nhỏ vào việc kiểm soát đường huyết. Theo đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống với nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế các loại chất béo bão hòa, đường cũng như các loại thực phẩm làm tăng đường huyết kéo dài. Riêng các bệnh nhân tiểu đường nên: Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch cho các bữa ăn lành mạnh nếu cần thiết Tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lượng insulin hoặc thuốc khi bạn ăn nhiều hơn hoặc ít hơn so với kế hoạch bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cần tập thể dục thường xuyên và duy trì một lối sống năng động. Sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường khác Ngoài kiểm tra đường huyết thường xuyên và thay đổi lối sống lành mạnh, bệnh nhân tiểu đường cũng cần chú ý đến việc sử dụng insulin và các thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát đường huyết: Đảm bảo rằng dùng đúng loại insulin và đúng liều lượng vào đúng thời điểm trong ngày Kiểm tra xem insulin đã hết hạn hay chưa Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị (máy bơm, đồng hồ đo, …) hoạt động bình thường Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị khi cần thay đổi liều lượng insulin hoặc điều chỉnh các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường khác. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc: “Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?”, cũng như giúp bạn có cách ổn định lượng đường huyết hiệu quả, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường.
Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?
Tiểu đường
Chắc hẳn bạn vẫn thường nghe nói nhiều đến chỉ số đường huyết nhưng chỉ số HbA1c thì vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ và mơ hồ. Chỉ số HbA1c là gì? Chỉ số này quan trọng thế nào đối với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường? Người bị bệnh đái tháo đường nên quan tâm đến cả chỉ số đường huyết và HbA1c. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ của Bác sĩ Lê Hoàng Bảo – Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết đến từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về chỉ số HbA1c ở người bệnh đái tháo đường nhé! 1. Nhiều người bị đái tháo đường thường chỉ quan tâm đến chỉ số đường huyết mà không quan tâm nhiều đến HbA1c. Vậy, HbA1c được hình thành như thế nào và chỉ số HbA1c là gì? Bác sĩ Lê Hoàng Bảo: Để nói về HbA1c, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về hồng cầu. Hồng cầu là một loại tế bào máu có chức năng vận chuyển oxy đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Bên trong hồng cầu có một thành phần quan trọng được gọi là huyết sắc tố (tên khoa học là hemoglobin ). Đường glucose nằm trong máu sẽ đi vào tế bào hồng cầu và kết hợp với hemoglobin để hình thành nên hemoglobin glycate hóa . Chính hemoglobin glycate hóa này giúp xác định chỉ số HbA1c . Khi lượng glucose trong máu cao, glucose sẽ đi vào hồng cầu nhiều hơn, tạo ra nhiều hemoglobin glycate hóa hơn và làm chỉ số HbA1c tăng lên. 2. Xét nghiệm HbA1c có ý nghĩa gì? Xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán và phát hiện bệnh đái tháo đường không hay chỉ giúp theo dõi quá trình điều trị bệnh? Bác sĩ Lê Hoàng Bảo: Như vậy, chỉ số HbA1c cho biết tình trạng glucose trong máu kết hợp với hemoglobin nhiều hay ít. Chúng ta cần biết rằng, hồng cầu ở người khỏe mạnh bình thường có đời sống trung bình 120 ngày nên HbA1c chỉ có ý nghĩa trong khoảng thời gian này. Vì vậy, ý nghĩa của xét nghiệm HbA1c là phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết trong vòng 3 – 4 tháng trước đó. Xét nghiệm HbA1c được thực hiện với 4 mục đích như sau: Chẩn đoán đái tháo đường Theo dõi mức độ kiểm soát đường huyết trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tháng trước đó Hướng dẫn điều chỉnh chế độ điều trị Đánh giá nguy cơ xảy ra biến chứng mạn tính. 3. Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bình thường và ở bệnh nhân tiền đái tháo đường/đái tháo đường là bao nhiêu? Bác sĩ Lê Hoàng Bảo: Định lượng HbA1c ở các đối tượng cụ thể như sau: Bình thường: < 5,7% Tiền đái tháo đường: 5,7 – 6,4% Đái tháo đường: ≥ 6,5% 4. Xét nghiệm HbA1c được thực hiện khi nào (những đối tượng nào thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm này), ở đâu và cần lưu ý gì khi thực hiện xét nghiệm này? Bác sĩ Lê Hoàng Bảo: Xét nghiệm HbA1c được bác sĩ chỉ định cho người bị bệnh đái tháo đường. Xét nghiệm này cần được thực hiện theo phương pháp chuẩn tại bệnh viện. Vì HbA1c được xem là chỉ số đường huyết “trung bình” trong một khoảng thời gian nên người bệnh không cần phải nhịn đói khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, vì HbA1c có liên quan đến đời sống của hồng cầu nên trong một số trường hợp có thể dẫn đến kết quả bị sai lệch. Ví dụ như người có bệnh lý huyết sắc tố , phụ nữ có thai, bệnh nhân lọc máu, bệnh nhân mới mất máu hay phải truyền máu, người sử dụng thuốc tạo hồng cầu (erythropoietin). 5. Vì sao người bị đái tháo đường nên thường xuyên tiến hành kiểm tra HbA1c bên cạnh việc đo lượng đường huyết trong máu? Bao lâu thì nên kiểm tra một lần? Mục tiêu trong điều trị đái tháo đường là giữ cho chỉ số này ở mức bao nhiêu? Bác sĩ Lê Hoàng Bảo: Xét nghiệm đường huyết chỉ phản ánh nồng độ glucose trong máu ở thời điểm làm xét nghiệm, vì thế, nó có thể bị ảnh hưởng bởi việc ăn uống, tập luyện trước đó. Trong khi, HbA1c lại có khả năng phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, người bị đái tháo đường nên thường xuyên kiểm tra HbA1c định kỳ mỗi 3 – 4 tháng/lần. Đối với đa số người bệnh đái tháo đường, mục tiêu HbA1c nên giữ < 7%. Tuy nhiên, ở những người trẻ tuổi, mới được chẩn đoán bệnh, chưa có biến chứng, nguy cơ hạ đường huyết thấp thì bác sĩ có thể giảm HbA1c < 6,5%. Ngược lại, ở những người bệnh lớn tuổi, thời gian mắc bệnh kéo dài, có thể mắc cùng lúc nhiều bệnh lý và đã xuất hiện biến chứng mạn tính của đái tháo đường, bác sĩ có thể nới lỏng mục tiêu trong khoảng từ 7,5 – 8,5%. Đối với phụ nữ có thai, do xét nghiệm HbA1c có thể không chính xác nên bác sĩ thường căn cứ vào chỉ số đường huyết để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị. 6. Tại sao có những trường hợp chỉ số HbA1c của bệnh nhân vẫn cao, trong khi chỉ số đường huyết trong máu khi đo hằng ngày lại bình thường hoặc thấp? Nếu vậy, giữa HbA1c và chỉ số đường huyết thì chỉ số nào cho thấy cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả kiểm soát và điều trị đái tháo đường? Bác sĩ Lê Hoàng Bảo: HbA1c phản ánh mức đường huyết “trung bình” trong một khoảng thời gian nên phụ thuộc vào cả đường huyết trước ăn và đường huyết sau khi ăn. Vì vậy, trong trường hợp, chỉ số đường huyết khi đói bình thường hoặc thấp, mà HbA1c vẫn cao thì chứng tỏ đường huyết sau ăn chưa được kiểm soát tốt. Lúc này, bác sĩ sẽ cần kết hợp cả chỉ số đường huyết khi đói và HbA1c để đánh giá hiệu quả điều trị đái tháo đường của từng người bệnh. Mẫu xét nghiệm đường huyết cho biết đường huyết ở ngay thời điểm xét nghiệm, trong khi, chỉ số HbA1c sẽ cho cái nhìn tổng quan hơn về đường huyết sau một khoảng thời gian. 7. Việc người bị đái tháo đường không kiểm tra định lượng HbA1c thường xuyên có thể dẫn đến những hậu quả gì? Bác sĩ Lê Hoàng Bảo: Việc không kiểm tra HbA1c định kỳ sẽ khiến bác sĩ gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng đường huyết có được kiểm soát tốt hay không nhằm đưa ra quyết định thay đổi phương pháp điều trị kịp thời. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, HbA1c cao sẽ tiên đoán cho sự xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường như nhồi máu cơ tim , đột quỵ , suy thận và giảm thị lực. 8. Kiểm soát chỉ số HbA1c như thế nào là tốt? Để chỉ số này luôn ổn định, người bị bệnh đái tháo đường nên làm gì? Bác sĩ Lê Hoàng Bảo: Mỗi người bệnh sẽ có mục tiêu HbA1c cụ thể cần đạt. Vì vậy, bệnh nhân nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để biết hiện tại chỉ số HbA1c đã tốt chưa. Ở đa số người bệnh đái tháo đường, HbA1c < 7% là đạt yêu cầu. Để HbA1c ổn định, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục, sử dụng thuốc theo toa và tái khám đúng hẹn để được bác sĩ điều chỉnh thuốc phù hợp. 9. Cuối cùng, bác sĩ có những chia sẻ và lời khuyên gì cho những bệnh nhân đang cần phải kiểm soát chỉ số HbA1c hay không? Bác sĩ Lê Hoàng Bảo: Điều trị đái tháo đường là một hành trình lâu dài và liên tục, cũng như đòi hỏi sự kiên trì. HbA1c là một trong những tiêu chí giúp đánh giá việc kiểm soát đường huyết của bạn có tốt hay không, góp phần hữu ích trong quá trình điều trị. Bạn không nên quá nôn nóng, hãy yên tâm sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục đúng cách. Bác sĩ sẽ luôn đồng hành cùng bạn để đạt được chỉ số HbA1c theo mục tiêu đã đề ra. Hy vọng thông qua những chia sẻ của bác sĩ Lê Hoàng Bảo trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn và có cách kiểm soát tốt chỉ số đường huyết HbA1c nhé!
[Hỏi đáp cùng bác sĩ] – Chỉ số HbA1c ở người bị bệnh đái tháo đường
Tiểu đường
Được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra cho bệnh nhân nhiều sự lo lắng, hoang mang. Hầu hết mọi người đều sẽ băn khoăn không biết bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không và rủi ro có thể gặp phải là gì? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé! Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? Trước khi tìm hiểu bị tiểu đường type 2 có nguy hiểm không, bạn nên hiểu đôi chút về cơ chế gây ra bệnh này là gì. Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi các tế bào trong cơ thể đề kháng insulin , không thể sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả hormone này để đưa đường từ máu vào trong tế bào và chuyển hóa thành năng lượng. Lúc ban đầu tuyến tụy bù đắp bằng cách tăng tiết insulin. Tuy nhiên, lâu ngày chức năng của tụy sẽ kém đi, giảm sản xuất insulin. Hậu quả là có quá nhiều đường tích tụ trong máu và mức đường huyết sẽ tăng cao. Nếu bạn thắc mắc tiểu đường type 2 có nguy hiểm không thì câu trả lời là có nếu như không điều trị đúng cách và thay đổi lối sống cho phù hợp. Bởi vì theo thời gian, mức đường huyết tăng cao không được kiểm soát có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến các bộ phận của cơ thể, như mắt, tim mạch, thần kinh, thận, mạch máu, da, tâm thần… Các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 có thể khiến bạn gặp nhiều rủi ro đáng sợ như mù lòa, cắt cụt chi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận. Từ đó, nguy cơ tử vong tăng lên và tuổi thọ giảm đi… Dù vậy, nếu kiểm soát đường huyết và phòng ngừa tốt biến chứng, bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh và lâu dài với căn bệnh này. Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không tùy thuộc vào các biến chứng gặp phải Tiểu đường type 2 là một tình trạng mạn tính. Lượng đường trong máu cao lâu ngày có thể dẫn đến rối loạn hệ thống tuần hoàn, thần kinh và miễn dịch. Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào các biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải. Chúng bao gồm: Biến chứng tim mạch : Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không phải kể đến biến chứng này. Rối loạn đường huyết có thể kéo theo rối loạn lipd máu và tăng huyết áp. Điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau thắt ngực, đột quỵ, huyết áp cao và hẹp mạch máu (xơ vữa động mạch). Tổn thương mắt. Bệnh tiểu đường type 2 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng về mắt, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, đồng thời có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc ( bệnh võng mạc tiểu đường ), gây giảm thị lực, nhạy cảm ánh sáng, thậm chí dẫn đến mù lòa. Tổn thương thần kinh ngoại biên. Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm tổn thương các dây thần kinh ởphần xa của cơ thể, hay gặp ở bàn chân, dẫn đến ngứa ran, tê, nóng rát, đau hoặc mất cảm giác. Tổn thương thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên. Biến chứng ở bàn chân. Ngoài biến chứng trên thần kinh thì mạch máu chân của người bệnh tiểu đường cũng bị tổn thương dẫn đến nếu có vết thương sẽ rất lâu lành. Bàn chân có thể bị lở loét , nhiễm trùng mà khó phát hiện và khó chữa khỏi. Trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải cắt bỏ bàn chân hoặc cẳng chân bị hoại tử. Tổn thương thần kinh thực vật. Biến chứng này có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón hay liệt dạ dày. Tổn thương thận. Bệnh tiểu đường type 2 có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể hồi phục và cần phải điều trị bằng lọc máu hoặc ghép thận. Nếu bạn thắc mắc tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không thì đây cũng là biến chứng làm giảm tuổi thọ của người bệnh và tăng gánh nặng điều trị lên rất nhiều. Suy giảm hệ miễn dịch. Lượng đường trong máu cao có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, bao gồm cả nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm. Các biến chứng khác. Tiểu đường type 2 có thể gây ra các vấn đề về thính giác, các vấn đề răng miệng, chứng ngưng thở khi ngủ, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, mất trí nhớ và các rối loạn nhận thức khác. Đối với nam giới, tổn thương thần kinh có thể gây rối loạn cương dương. Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không là do bạn kiểm soát bệnh như thế nào Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không phần nào phụ thuộc vào việc bạn có điều trị và chăm sóc đúng cách hay không. Nếu biết cách, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm và sống khỏe với bệnh. Các mẹo giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 bao gồm: Ăn uống lành mạnh: Chọn thực phẩm ít tinh bột, ít đường, ít chất béo và calo; bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời lấy chất đạm từ cá, thịt gia cầm bỏ da và các loại đậu. Tập thể dục thường xuyên: Dành 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động thể dục thể thao, chẳng hạn như đi bộ nhanh, đạp xe đạp, chạy hoặc bơi lội. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Giữ cân nặng khỏe mạnh: Nếu thừa cân, hãy thực hiện giảm cân lành mạnh thông qua việc ăn uống và tập luyện. Dùng các loại thuốc hạ đường huyết được chỉ định. Theo dõi đường huyết tại nhà và tái khám thường xuyên. Hy vọng thông qua bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không để bớt lo lắng. Bệnh có nguy hiểm không là do chính bạn, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình ngay từ hôm nay bạn nhé!
Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không là do bạn!
Tiểu đường
Gạo có nhiều loại và mỗi loại cũng có chỉ số đường huyết khác nhau. Nếu như bạn đã quá quen thuộc với các lời khuyên nên thay gạo trắng bằng các thực phẩm khác phù hợp hơn cho người tiểu đường thì ắt hẳn nên cân nhắc dùng gạo lứt cho người tiểu đường. Vậy gạo lứt mang đến những lợi ích sức khỏe nào cho người tiểu đường? Loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường? Cách chế biến và khẩu phần gạo lứt cho người tiểu đường ra sao? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé! Lợi ích sức khỏe của gạo lứt cho người tiểu đường Giá trị dinh dưỡng cao Gạo lứt là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bao gồm nhiều vitamin, khoáng chất và hàm lượng chất xơ cao. Trong đó, thành phần flavonoid trong gạo lứt có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa các bệnh lý mạn tính về tim mạch, ung thư và bệnh Alzheimer. Ngoài ra, nhờ vào hàm lượng magie dồi dào (19%), gạo lứt còn giúp bảo vệ và phát triển xương, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, chữa lành vết thương và quan trọng là ổn định đường huyết. Gạo lứt giúp kiểm soát đường huyết nhờ vào tác dụng hỗ trợ giảm cân Một nghiên cứu quan sát 867 người trưởng thành đã cho thấy những người giảm 10% trọng lượng cơ thể trở lên trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì có khả năng thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Vì thế giảm cân rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu thực hiện trong vòng 6 tuần ở 40 phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, mỗi ngày ăn 3/4 cốc (150 gram) gạo lứt giúp họ giảm đáng kể cân nặng, vòng eo và chỉ số khối cơ thể (BMI). Gạo lứt giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng So với gạo trắng, gạo lứt cho thấy khả năng làm giảm đáng kể lượng đường huyết sau ăn và chỉ số HbA1C . Một nghiên cứu đã được thực hiện kéo dài 8 tuần ở 28 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy ăn gạo lứt ít nhất 10 lần trong tuần sẽ giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ các biến chứng trên tim mạch do tiểu đường gây ra. Gạo lứt giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 Một kết quả nghiên cứu đã cho thấy sử dụng gạo lứt tối thiểu 2 lần/tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 . Mặc dù cơ chế bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường của gạo lứt chưa được xác định rõ ràng nhưng hàm lượng chất xơ và magie cao trong gạo lứt là những tiềm năng giúp cho loại gạo này được tin cậy là có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh gạo lứt cho người tiểu đường, bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết: Gạo dành cho người tiểu đường: Chọn loại nào là tốt nhất? Để có thêm nhiều sự lựa chọn lành mạnh cho bữa ăn hằng ngày của mình nhé! Loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường? Trên thị trường có rất nhiều loại gạo lứt khác nhau. Chúng là các loại hạt gạo từ nhiều giống lúa khác nhau, còn giữ nguyên lớp vỏ cám bên ngoài. Các chuyên gia khuyên người bệnh tiểu đường nên tập trung vào các loại sau đây: Gạo lứt đỏ: Gạo có màu đỏ nâu, chỉ số đường huyết trung bình nên không làm tăng đường huyết sau ăn. Gạo lứt đen: Gạo có màu tím than đậm, chỉ số đường huyết cũng ở mức trung bình. Ngoài cung cấp vitamin, chất xơ cho cơ thể, gạo lứt đen còn hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch và ung thư. Tuy nhiên, vì hạt gạo ít nở nên mọi người thường ăn nhiều hơn lượng cho phép. Gạo mầm: Gạo còn nguyên phôi, chúng chứa gaba giúp giữ đường huyết ổn định. Vì mỗi loại gạo lứt cho người tiểu đường mang đến lợi ích khác nhau, vậy nên các chuyên gia khuyên bạn kết hợp cả 3 loại này trong bữa ăn. Gợi ý chế độ ăn kiêng với gạo lứt cho người tiểu đường Gạo lứt với chỉ số GI ở mức trung bình (68) cùng với hàm lượng chất xơ dồi dào, sẽ không làm tăng lượng đường sau ăn đột biến như khi bạn ăn gạo trắng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn có thể ăn gạo lứt bao nhiêu tùy ý. Đối với người tiểu đường, việc tính lượng carb cơ thể dung nạp mỗi ngày rất quan trọng, dựa trên lượng carb cá nhân hóa này bạn có thể biết được nên ăn bao nhiêu gạo lứt mỗi ngày và các loại thực phẩm khác thuộc nhóm đạm, chất béo,… Một chế độ ăn kiêng hiệu quả với gạo lứt cho người tiểu đường là có sự kết hợp khéo léo với các loại ngũ cốc, rau xanh, củ quả và thịt, cá khác sao cho đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Một số công thức nấu ăn gợi ý cho bạn gồm: Cơm gạo lứt với cá hồi và rau xanh. Gỏi cuốn gạo lứt. Bánh gạo lứt. Gạo lứt với xúc xích gà và đậu pinto. Cơm gạo lứt với gà tây và đậu pinto. Người tiểu đường nào không nên ăn gạo lứt? Gạo lứt có thể không phù hợp với những đối tượng sau đây: Người bệnh thận mạn tính vì chứa nhiều phospho và kali Người đang bị khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, mới phẫu thuật đường tiêu hóa vì chứa nhiều chất xơ gây khó tiêu. Hy vọng các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích sức khỏe của gạo lứt cho người tiểu đường và có cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp nhất nhé!
Gạo lứt cho người tiểu đường: Loại nào tốt? Ăn bao nhiêu mỗi ngày?
Tiểu đường
Nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng: “Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?”. Bệnh tiểu đường được biết đến là tình trạng lượng đường trong máu tăng quá cao. Vì vậy, rất nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng việc ăn đồ ngọt có chứa nhiều đường là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Nhưng sự thật, đồ ngọt và đường ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu liệu ăn nhiều đồ ngọt có gây ra bệnh tiểu đường hay không, cách cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn và làm sao để có được một chế độ ăn uống lành mạnh trong bài viết ngay sau đây. Đường được tìm thấy ở đâu trong chế độ ăn uống? Đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, rau củ quả (đường fructose) và các thực phẩm từ sữa (đường lactose). Trong khi đó, một loại đường khác được gọi là đường tinh luyện thường được thêm vào và tìm thấy nhiều trong các loại đồ ngọt (cả đồ ăn và thức uống) để làm tăng thêm hương vị và cảm giác ngon miệng. Đường tinh luyện được cho là có liên qua đến nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe hơn đường tự nhiên. Các loại đường thường được tìm thấy trong: Đường được thêm vào đồ uống và các món ăn khi chế biến Đường trong các món bánh nướng Đường trong các loại nước sốt, đồ ăn chế biến sẵn Đường có trong các loại siro, mật ong Đường trong nước ép trái cây, sinh tố Đường trong nước ngọt có gas, nước tăng lực ,… Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không? Đồ ngọt không phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 Điểm chung của tất cả các loại bệnh tiểu đường là lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức quá cao. Vậy, ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không? Ăn nhiều đồ ngọt không phải là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1 . Bệnh tiểu đường type 1 xảy ra khi các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không đến từ lối sống hay chế độ ăn uống. Đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 Ăn ngọt có bị tiểu đường không? Còn đối với bệnh tiểu đường type 2, nguyên nhân gây ra bệnh là do cơ thể kháng insulin và suy tuyến tụy. Mặc dù đồ ngọt chứa nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường type 2 nhưng bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nếu bị thừa cân, béo phì. Thói quen ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động chính là những yếu tố dễ dẫn đến tình trạng này. Tóm lại, ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Việc ăn quá nhiều đường tinh luyện, đồ ngọt không phải là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường nhưng chúng sẽ gây hại cho sức khỏe về lâu dài. Ăn quá nhiều đường gây thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng như các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim và đột quỵ. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều đường cũng có hại cho răng miệng . Đường và chế độ ăn uống lành mạnh Vấn đề “ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?” sẽ còn phụ thuộc vào loại và lượng đường mà bạn nạp vào cơ thể. Cơ thể con người tạo ra năng lượng bằng glucose, một loại đường đơn giản. Glucose cung cấp năng lượng cho cơ bắp, não bộ và phần còn lại của cơ thể để bạn có thể hoạt động hiệu quả. Glucose thường đến từ các loại đường tự nhiên có trong trái cây, rau củ quả và các thực phẩm giàu tinh bột, chẳng hạn như ngũ cốc, đậu và khoai tây. Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không? Rất nhiều người trong chúng ta đều thích ăn ngọt với các món ăn có chứa đường. Điều này sẽ hoàn toàn không có vấn đề gì khi chúng ta biết cân đối lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Đối với một số người bị tiểu đường, đồ uống có đường hoặc viên nén glucose là rất cần thiết để điều trị bệnh, đặc biệt là khi lượng đường trong máu của bệnh nhân bị xuống quá thấp. Ăn đường nhiều có bị tiểu đường không? Lượng đường được khuyến nghị dùng hàng ngày là 30 gram đối với người lớn (khoảng 7 muỗng cà phê mỗi ngày). Lấy một ví dụ đơn giản: một muỗng canh tương cà chứa khoảng một muỗng cà phê đường, một chiếc bánh quy socola lại có chứa đến hai muỗng đường. Nếu ăn uống không kiểm soát các loại đồ ngọt kém lành mạnh thì rất có thể bạn sẽ nạp vào người một lượng đường vượt quá nhu cầu hàng ngày và từ đó dễ dẫn đến thừa cân. Vì vậy, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cho mình. Hiểu rõ ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không để cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống Như đã nói ở trên, vấn đề “Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?” sẽ còn phụ thuộc vào loại và lượng đường mà bạn nạp vào cơ thể. Vì vậy, bạn không cần phải cắt hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Những loại đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, rau củ quả và các thực phẩm từ sữa lại rất tốt và đặc biệt cần thiết cho sức khỏe. Ngược lại, bạn nên cắt giảm lượng đường tinh luyện tiêu thụ. Hãy thay đổi một số thói quen để cắt giảm đồ ngọt, cũng như giảm được lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn uống của mình. Cụ thể như sau: Tăng cường trái cây và rau quả tươi: Bạn nên bổ sung trái cây và rau quả tươi hơn là uống nước ép trái cây hoặc sinh tố. Bởi vì nước ép trái cây nguyên chất cũng có chứa một hàm lượng đường nhất định từ trái cây, tuy nhiên lại bị loại bỏ đi lượng chất xơ cần thiết. Nếu bạn uống nước ép trái cây, chỉ nên uống một ly nhỏ khoảng 150ml/ngày. Ăn vặt lành mạnh: Thay vì ăn vặt với socola, đồ ngọt, bánh ngọt hay bánh quy, hãy chọn các loại đồ ăn nhẹ lành mạnh hơn như sữa chua không đường, các loại hạt không ướp muối, trái cây. Hãy thử sữa chua không đường trộn với trái cây cắt nhỏ hoặc một ít các loại hạt. Tự nấu ăn: Hãy thử giảm lượng đường bằng cách tự nấu ăn và thưởng thức món ăn do mình chế biến. Bằng cách này, bạn có thể kiểm soát được những gì mình ăn và đảm bảo lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày không vượt quá nhu cầu cần thiết. Hãy thử chất làm ngọt tự nhiên thay cho đường: Đây là một mẹo giúp bạn vẫn thỏa mãn cơn thèm ngọt mà không lo sợ việc tiêu thụ quá nhiều đường. Hạn chế đồ uống có đường: Vấn đề “uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không” vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Vì vậy, nếu bạn thèm nước ngọt có gas hay trà sữa , hãy tập thói quen uống thật nhiều nước lọc, uống nước ép trái cây không đường thay vì dùng các loại nước kém lành mạnh này nhé. Đọc bảng thành phần dinh dưỡng in trên bao bì của các loại đồ ăn, thức uống mà bạn mua về : Bảng thành phần dinh dưỡng sẽ cho bạn biết loại đồ ngọt mà bạn chuẩn bị ăn chứa bao nhiêu đường và cung cấp bao nhiêu calo. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?”. Mặc dù chúng ta không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường nhưng việc chủ động kiểm soát và có một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ góp phần ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và hạn chế biến chứng của căn bệnh nguy hiểm này.
Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không? Cùng tìm lời giải đáp
Tiểu đường
Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không thể hấp thụ đường (glucose) vào tế bào và sử dụng nó làm năng lượng. Điều này dẫn đến sự tích tụ đường trong máu. Bệnh tiểu đường đang dần trở thành căn bệnh của thời đại bởi mức độ phổ biến và nguy cơ rút ngắn tuổi thọ. Vậy, bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Những biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường khiến cho lượng đường trong máu cao kéo dài không kiểm soát, gây tổn hại nghiêm trọng các bộ phận trong cơ thể như tim, thận , bàn chân và mắt. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem bệnh tiểu đường có nguy hiểm không, có thể gây ra biến chứng gì trong bài viết ngay sau đây nhé! Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Bệnh tiểu đường bao gồm tiểu đường típ 1 , tiểu đường típ 2 , tiểu đường do các nguyên nhân ít gặp và tiểu đường thai kỳ . Dù là loại bệnh tiểu đường nào thì cũng khiến lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài có thể làm tổn thương nghiêm trọng các mạch máu. Nếu các mạch máu trong cơ thể không hoạt động bình thường, thì máu sẽ không thể đi đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể. Điều này có nghĩa là dây thần kinh cũng sẽ không hoạt động bình thường, khiến cho các mô, các cơ quan quan trọng cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Bị tiểu đường có nguy hiểm không? Theo thời gian thì câu trả lời chắc chắn là có. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng cao không được kiểm soát thì nguy cơ gặp phải các biến chứng càng cao. Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm bởi các biến chứng của nó đều nghiêm trọng, có thể gây tàn phế hoặc thậm chí đe dọa tính mạng. Tìm hiểu thêm Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Phải làm sao? Biến chứng cấp tính Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không, nguy hiểm đến đâu cũng còn tùy thuộc vào loại biến chứng gặp phải. Biến chứng cấp tính là loại có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đột ngột với các triệu chứng rầm rộ. Tăng đường huyết Lượng đường trong máu tăng vì nhiều lý do, bao gồm ăn quá nhiều, quên liều thuốc hạ đường huyết hoặc thuốc trở nên kém hiệu quả, căng thẳng, bị nhiễm trùng, ít vận động hoặc do sử dụng kèm các thuốc có tác dụng phụ làm tăng đường huyết. Bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi các triệu chứng, bao gồm: Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm Cảm thấy khát nước hơn bình thường Mờ mắt Mệt mỏi Đau đầu Cáu gắt Sụt cân. Biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường: Hạ đường huyết Nếu bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc làm giảm lượng đường trong máu, bao gồm cả insulin, lượng đường trong máu có thể xuống thấp vì nhiều lý do. Chúng bao gồm nghiện rượu, bỏ bữa và hoạt động thể chất nhiều hơn bình thường. Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) cũng xảy ra nếu bạn dùng quá liều insulin hoặc quá liều thuốc hạ đường huyết. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và theo dõi các triệu chứng hạ đường huyết, bao gồm: Đổ mồ hôi Run rẩy Yếu đuối Đói Chóng mặt Đau đầu Mờ mắt Tim đập nhanh Cáu gắt hoặc lo lắng Khó tập trung Nói lắp Buồn ngủ Ngất xỉu Co giật Hôn mê. Nhiễm toan ceton Nếu các tế bào trong cơ thể bị thiếu năng lượng vì không thể sử dụng được đường, chúng bắt đầu phân hủy chất béo lấy năng lượng. Điều này tạo ra các axit được gọi là ceton, có thể tích tụ trong máu. Tình trạng nhiễm toan ceton phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường típ 1 và là một trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp với các triệu chứng sau: Đường huyết tăng Rất khát nước Đi tiểu nhiều hơn Mệt mỏi Buồn ngủ Mờ mắt Buồn nôn Đau bụng Thở ra mùi trái cây Hoang mang Hôn mê. Hội chứng nonketotic (Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết) Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? Nếu mắc bệnh tiểu đường típ 2, bạn phải lưu ý đặc biệt đến biến chứng này. Tình trạng tăng áp lực thẩm thấu là một trường hợp khẩn cấp, đe dọa tính mạng, thường chỉ xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường típ 2. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm: Chỉ số đường huyết trên 600 mg/dL (33,3 mmol/L) Khô miệng, khô da Khát nước Tiểu nhiều Buồn ngủ Hoang mang Mất thị lực Ảo giác. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không nếu gây ra các biến chứng mãn tính? Khi gặp phải các biến chứng mãn tính thì bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tiến triển theo thời gian nếu không được kiểm soát tốt. Bệnh tim mạch Lượng đường trong máu cao trong một thời gian có thể làm hỏng các mạch máu. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch , chẳng hạn như bệnh động mạch vành, đau thắt ngực, huyết áp cao, cholesterol cao, suy tim, hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) và đột quỵ. Tổn thương dây thần kinh (Bệnh thần kinh đái tháo đường) Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Quá nhiều đường trong máu có thể làm tổn thương thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân và tay. Tổn thương dây thần kinh ở chân gây ngứa ran, tê, nóng rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần lan lên phía trên cơ thể. Tổn thương dây thần kinh liên quan đến hệ tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không với biến chứng trên thận? Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu thận) chịu trách nhiệm lọc chất thải ra khỏi máu. Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương cho cầu thận , khiến việc đào thải chất lỏng dư thừa và chất thải ra khỏi cơ thể trở nên khó khăn hơn. Vấn đề về mắt (Bệnh võng mạc tiểu đường) Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu của mắt, dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, thậm chí là dẫn đến mù lòa. Nếu phát hiện thì cần điều trị sớm để ngăn ngừa mất thị lực. Tổn thương chân và bàn chân Tổn thương dây thần kinh ở chân hoặc lưu lượng máu đến chân kém có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn chân, khiến vết loét và vết cắt chậm lành hơn, nguy cơ nhiễm trùng cao. Các vấn đề về chân do tiểu đường thậm chí sẽ dẫn đến phải cắt cụt chi nếu không được điều trị sớm. Đó là lý do tại sao bạn cần nói với bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi nào ở bàn chân . Các vấn đề răng miệng Quá nhiều đường trong máu có thể dẫn đến nhiều đường hơn trong nước bọt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển. Vi khuẩn tạo ra axit tấn công men răng và làm hỏng nướu. Các mạch máu trong nướu cũng có thể bị tổn thương, khiến nướu dễ bị nhiễm trùng hơn. Bên cạnh đó, vi khuẩn kết hợp với thức ăn sẽ tạo thành một lớp mảng bám trên lưỡi, có thể gây ra bệnh nướu răng, hôi miệng và sâu răng. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Tăng nguy cơ ung thư Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có nhiều nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nhất định. Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường và khiến bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn. Sức khỏe tình dục Tổn thương mạch máu và dây thần kinh có thể khiến lượng máu chảy đến các cơ quan sinh dục bị hạn chế và khiến bạn bị mất cảm giác. Riêng đối với nam giới, tình trạng này gây rối loạn chức năng cương dương. Đối với nữ giới, tình trạng lượng đường trong máu cao còn tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn nguy hiểm bởi gây ra các biến chứng mãn tính khác nữa như: Mất thính lực. Các vấn đề về thính giác phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh Alzheimer. Bệnh tiểu đường típ 2 có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, chẳng hạn như bệnh Alzheimer. Trầm cảm. Các triệu chứng trầm cảm phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường típ 1 và típ 2. Biến chứng tiểu đường thai kỳ Ảnh hưởng đến người mẹ Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ở phụ nữ mang thai? Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị và kiểm soát có thể gặp các biến chứng sau đây: Tiền sản giật. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm huyết áp cao, tăng lượng protein trong nước tiểu và sưng phù chân hoặc bàn chân. Tiểu đường thai kỳ tái phát. Nếu từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai đầu tiên, bạn có nhiều khả năng mắc lại bệnh này trong lần mang thai tiếp theo và nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường típ 2 trong suốt cuộc đời. Ảnh hưởng đến thai nhi Ngoài ra, trong thai kỳ, bệnh tiểu đường có nguy hiểm không cho em bé? Thai nhi to. Glucose (đường) bổ sung có thể đi qua nhau thai. Lượng glucose dư thừa sẽ kích hoạt tuyến tụy của thai nhi tạo thêm insulin, khiến thai nhi trong bụng phát triển quá to. Thai nhi to khiến việc sinh nở khó khăn và đôi khi cần phải sinh mổ. Lượng đường trong máu thấp. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì con có thể bị hạ đường huyết ngay sau khi sinh vì lượng insulin trong cơ thể cao trong khi không còn lượng đường từ mẹ truyền qua. Bệnh tiểu đường típ 2. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường típ 2 cao hơn trong suốt cuộc đời. Tử vong. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh. Bạn có thể quan tâm: Bệnh tiểu đường có chữa được không? Hiểu bệnh tiểu đường có nguy hiểm không để phòng ngừa Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không tùy thuộc vào việc bạn có kiểm soát tốt lượng đường trong máu hay không. Việc giữ cho lượng đường trong máu, huyết áp và mỡ máu trong ngưỡng phù hợp sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ phát triển các biến chứng tiểu đường. Bạn nên: Bỏ thuốc lá Hút thuốc lá khiến máu khó lưu thông khắp cơ thể đến những nơi quan trọng như tim và bàn chân. Nếu có thói quen hút thuốc, thì bỏ thuốc lá là một phần quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Ăn uống lành mạnh Chế độ ăn uống lành mạnh không những giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý mà còn giúp kiểm soát huyết áp, giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Hãy ưu tiên chọn thực phẩm ít tinh bột, ít chất béo, ít calo và nhiều chất xơ. Bổ sung trái cây, rau xanh, đậu, chất béo lành mạnh, cá, thịt gia cầm bỏ da và ngũ cốc nguyên hạt. Cố gắng ăn uống đa dạng và đầy đủ. Tăng cường hoạt động thể chất Cố gắng tập thể dục vừa phải trong khoảng 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần. Hoặc cố gắng duy trì ít nhất 150 phút hoạt động aerobic vừa phải mỗi tuần. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm nỗi lo bệnh tiểu đường có nguy hiểm không. Giảm cân Nếu bạn thừa cân, chỉ cần giảm 7% trọng lượng cơ thể cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Để giữ cân nặng hợp lý, hãy thực hiện những thay đổi lâu dài đối với thói quen ăn uống và tập thể dục. Thăm khám sức khỏe định kỳ Dùng thuốc hạ đường huyết và tiêm insulin theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời, tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn về cách thức và thời điểm dùng thuốc. Theo dõi lượng đường trong máu và huyết áp thường xuyên tại nhà. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng bởi bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, bạn cần kiểm soát và sống với bệnh suốt đời. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không thì câu trả lời là có, hãy ghi nhớ những biến chứng của bệnh này và phòng ngừa chúng bạn nhé!
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? 13 vấn đề tiềm ẩn
Tiểu đường
Làm thế nào để lên thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 1 là vấn đề được rất nhiều người, đặc biệt là các bậc cha mẹ quan tâm. Bởi tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 4 – 7 tuổi và 10 – 14 tuổi. Nếu không có một chế độ ăn uống khoa học thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì và không nên ăn gì? Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ giúp bạn có thể tự lên thực đơn cho người tiểu đường tuýp 1 với các loại thực phẩm lành mạnh và phù hợp nhé! Tại sao thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 1 lại quan trọng? Tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh khiến tuyến tụy sản xuất ra ít hoặc thậm chí là không tiết insulin. Đây là một hormone rất quan trọng giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và tạo ra năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. Nếu không có insulin, lượng đường trong máu tăng cao có thể gây ra các biến chứng như tổn thương thận , thần kinh, mắt và tim mạch. Việc giữ lượng đường trong máu ổn định bằng cách kết hợp tiêm insulin mỗi ngày với liều lượng vừa phải, cũng như duy trì một chế độ ăn uống khoa học là chìa khóa giúp người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể ngăn ngừa các biến chứng, sống khỏe mạnh cùng căn bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải người bệnh nào cũng có thể duy trì được một chế độ ăn uống khoa học, dẫn đến đường huyết tăng cao và khó kiểm soát bệnh tiểu đường hơn. Việc lên chi tiết thực đơn hàng ngày cho người bị tiểu đường tuýp 1 với các loại thực phẩm lành mạnh đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát lượng đường trong máu và làm giảm nguy cơ gây ra các biến chứng khác. Vậy, người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì và không nên ăn gì? Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 1 nên có những loại thực phẩm nào? Carbohydrate Đối với người bị tiểu đường tuýp 1, điều quan trọng nhất là phải biết cân đối lượng carbohydrate trong một bữa ăn. Carbohydrate là loại thực phẩm chính làm tăng lượng đường trong máu. Lượng carbohydrate nạp vào trong mỗi bữa ăn sẽ quyết định lượng đường trong máu tăng cao như thế nào sau bữa ăn. Sự cân bằng giữa lượng carbohydrate, insulin và các hoạt động thể chất là cần thiết để cơ thể duy trì mức đường huyết ổn định. Thực phẩm giàu carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường huyết, trong khi đó insulin được tiêm vào sẽ làm giảm lượng đường trong máu. Trong chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 nên bổ sung thêm một lượng carbohydrate vừa phải và cố định hàng ngày để tránh tình trạng lượng đường trong máu tăng quá cao hoặc giảm xuống quá thấp gây hạ đường huyết. Hãy lựa chọn một loại carb có tác dụng nhanh, dễ tiêu hóa và hấp thụ vào máu tốt. Một số các loại carbs lành mạnh mà người tiểu đường tuýp 1 nên bổ sung là: ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, các loại đậu, trái cây, sữa chua không đường, các loại hạt, lúa mì nguyên hạt hoặc các loại bột ngũ cốc nguyên hạt khác. Protein Protein là dưỡng chất cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời giúp cân bằng lượng đường trong máu, giảm cơn thèm đường và tạo cảm giác no lâu. Các loại thực phẩm giàu protein nên được bổ sung vào thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 1 có thể kể đến như: các loại đậu, trứng, hải sản, sữa ít béo, đậu Hà Lan, đậu phụ, thịt nạc, thịt gia cầm như thịt gà bỏ da, các loại cá,… Chất xơ từ rau củ quả Tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì? Các loại rau củ quả không chứa tinh bột, ít đường và giàu chất xơ sẽ ít làm ảnh hưởng đến đường huyết của bạn. Đồng thời, chúng còn giúp bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Một số các loại rau củ quả nên bổ sung vào thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 1 bao gồm: Rau xanh, chẳng hạn như rau diếp cá, cải xoăn, rau bina, cải xoong,.. Ớt chuông Bí xanh Cà tím Đậu xanh Các loại nấm Bông cải xanh và b ông cải trắng Các loại rau củ quả khác giàu tinh bột và chứa nhiều đường hơn, chẳng hạn như khoai tây, bí ngô, ngô, ….vẫn có thể được đưa vào thực đơn với lượng nhỏ. Chất béo lành mạnh Giống như protein, chất béo lành mạnh không phân hủy thành glucose nên không trực tiếp làm tăng lượng đường huyết của bạn. Các chất béo lành mạnh giúp người bị tiểu đường tuýp 1 cảm thấy no lâu hơn và tránh ăn quá nhiều carbohydrate. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm soát lượng chất béo tiêu thụ. Chất béo lành mạnh thường chứa trong các loại thực phẩm như: Quả bơ Dầu ô liu Các loại hạt Các loại cá giàu axit béo omega 3 như cá hồi, cá ngừ và cá thu. Các thực phẩm cần tránh Một số các loại thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate đã qua chế biến không nên được bổ sung vào thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 1. Bởi chúng có thể đưa mức đường huyết lên rất cao và rất nhanh. Một số các loại thực phẩm cần tránh có thể kể đến như: Các loại thực phẩm chứa carb đơn như cơm trắng Đường có trong mía, mật ong, và các loại trái cây như táo, nho Khoai tây chiên, gà rán hay các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ nói chung Bánh kẹo có vị ngọt Các loại kem Bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy Nước ngọt Nước tăng lực Sữa có hương vị Soda Đồ uống thể thao Trà có vị ngọt Thay vào đó, hãy uống thật nhiều nước lọc, nước ép trái cây không đường và hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường. Những nguyên tắc khi lên thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 1 Thay đổi thói quen ăn uống và hoạt động thể chất nhiều hơn là cách giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Đối với trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để lên thực đơn hàng ngày cho người bị tiểu đường một cách chi tiết nhằm duy trì mức đường huyết ổn định nhất. Một số các nguyên tắc khi lên thực đơn mà bạn cần lưu ý như sau: 1. Cung cấp đủ lượng calo cần thiết trong thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 1 Một thực đơn khoa học, đảm bảo đủ dinh dưỡng là phải cung cấp một lượng calo phù hợp với thể trạng của trẻ, nhằm duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Tránh việc ăn kiêng quá khắt khe khiến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ bị giảm sút. Hãy cố gắng duy trì số lượng và loại thực phẩm chứa đầy đủ dưỡng chất (carbohydrate, chất béo và protein) nhất quán hàng ngày khi lên thực đơn. 2. Quan tâm đến thời gian ăn uống Thời gian ăn uống rất quan trọng khi xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1. Khi lên thực đơn, các bữa chính và bữa phụ trong ngày nên được ăn vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Tuyệt đối tránh việc bỏ bữa hoặc ăn uống không đúng giờ có thể làm tăng nguy cơ khiến lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết). 3. Luôn có bữa chính và bữa phụ Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 1 không thể thiếu 2 bữa phụ xen kẽ với 3 bữa ăn chính mỗi ngày nhằm mục đích là giữ mức đường huyết ổn định trong suốt cả ngày. Các lựa chọn cho bữa phụ lành mạnh nhất phù hợp với người bị tiểu đường tuýp 1 là: Sữa chua không đường, các loại hạt không tẩm ướp gia vị, yến mạch, trái cây ít đường …nhằm giúp duy trì cân nặng và kiểm soát tốt lượng đường huyết. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì, cũng như cách xây dựng thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 1 khoa học nhất. Bệnh tiểu đường tuýp 1 không thể chữa khỏi , vì vậy, hãy duy trì một chế độ ăn uống khoa học để sống vui khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh nhé!
Thực đơn dành cho người tiểu đường type 1: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Tiểu đường
Tiểu đường ăn khoai lang được không là vấn đề gây tranh cãi khá nhiều bởi nhiều người sợ khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường. Thực tế, người tiểu đường có ăn được khoai lang không, thay cơm được không? Nhiều người cho rằng bị tiểu đường phải kiêng tuyệt đối khoai lang, một số khác lại cho rằng có thể ăn nhưng cần hạn chế trong khi một số lại khuyên nên ăn khoai lang càng nhiều càng tốt. Vậy ý kiến nào đúng? Hãy cùng tìm hiểu! Người tiểu đường ăn khoai lang được không? Khoai lang có chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nổi bật là beta-carotene. Nếu bạn đang băn khoăn không biết người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không thì câu trả lời là ĐƯỢC . Dù khoai lang có nhiều carbohydrate nhưng những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trong chừng mực cho phép. Bởi vì hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang giúp cơ thể no lâu, giảm thiểu tối đa lượng thức ăn khác nạp vào. Đặc biệt, tác dụng của khoai lang với người tiểu đường là lượng chất xơ này không làm tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Ngoài ra, tác dụng của khoai lang với người bệnh tiểu đường còn phải kể đến những thành phần: Carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết, làm giảm sự kháng insulin. Vitamin C và beta-carotene giúp nâng cao hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe của mắt. Đặc biệt, đây còn là 2 chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng loại bỏ gốc tự do gây nguy hại cho tế bào. Một lượng lớn chất sắt, giúp các tế bào hồng cầu tạo ra oxy và vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Nhiều protein thực vật, giúp no lâu và thúc đẩy giảm cân, từ đó làm tăng độ nhạy insulin. Không những vậy, một số loại khoai lang còn được chứng minh là có lợi cho những người bị rối loạn đường huyết và người béo phì. Ngoài giá trị dinh dưỡng, khoai lang có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không, ăn khoai như thế nào? Sau khi đã trả lời được vấn đề bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không thì bạn cũng nên biết cách ăn sao cho đúng. Bởi vì, dù được đánh giá là tốt cho sức khỏe nhưng nó vẫn chứa tinh bột . Do đó, bạn phải kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn đối với đường huyết. Người tiểu đường có ăn khoai lang được không và nên ăn bao nhiêu? Người bị tiểu đường chỉ nên ăn khoảng nửa củ khoai lang có kích cỡ trung bình, tương đương với 15g tinh bột cho mỗi bữa. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra khẩu phần ăn phù hợp nhất. Bên cạnh khẩu phần ăn, bạn nên cũng nên chú ý đến cách chế biến bởi một số phương pháp có thể làm tăng chỉ số đường huyết của loại thực phẩm này. Cụ thể, nướng là phương pháp chế biến cần hạn chế, trong khi luộc lại là sự lựa chọn được nhiều chuyên gia khuyến khích. Tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được. Nếu đã dùng khoai lang, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm chứa tinh bột khác để cân bằng lượng carbohydrate trong cơ thể. Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng cần kết hợp thêm rau xanh trong khẩu phần ăn để giảm bớt lượng đường hấp thu. Loại khoai lang nào phù hợp với người bị tiểu đường? Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không còn phụ thuộc vào việc bạn chọn loại khoai lang nào. Dưới đây là 3 loại khoai lang phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường mà bạn có thể cân nhắc: Khoai lang cam Tiểu đường có được ăn khoai lang không nếu là khoai lang cam? Khoai lang cam là loại khoai lang phổ biến với lớp vỏ màu nâu đỏ ở bên ngoài và màu cam ở bên trong. Nếu so sánh với khoai tây, khoai lang cam có hàm lượng chất xơ cao hơn. Đây cũng là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Do đó, khoai lang cam được xem là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Khoai lang tím Tiểu đường ăn khoai lang tím được không? Khoai lang tím có màu tím ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Khoai lang tím có chỉ số đường huyết thậm chí còn thấp hơn khoai lang cam. Đặc biệt, ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, khoai lang tím chứa anthocyanins, một hợp chất polyphenolic có thể ngăn ngừa nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường type 2 bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin . Hãy đọc thêm: Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bệnh nào nguy hiểm hơn? Khoai lang Nhật Tiểu đường ăn được khoai lang Nhật không? Khoai lang Nhật hay còn được gọi là khoai lang trắng, vỏ màu tím và bên trong có màu vàng. Chủng khoai lang này có chứa caiapo, một chất có thể làm giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói. Bên cạnh đó, caiapo cũng được chứng minh là có thể làm giảm cholesterol trong máu. Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã biết rõ bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không và nên chọn loại khoai lang nào tốt cho người bệnh tiểu đường. Chúc bạn có những lựa chọn dinh dưỡng phù hợp để kiểm soát đường huyết ổn định.
Tiểu đường ăn khoai lang được không? Tác dụng của khoai lang
Tiểu đường
Trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường loại 2 , việc lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, bảo vệ tim và duy trì cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, liệu bạn có chắc chắn về loại thực phẩm cùng hàm lượng nên tiêu thụ mỗi ngày để kiểm soát bệnh tốt hơn chưa? Sau đây là 9 câu hỏi thường gặp về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường loại 2. 1. Tôi có thể ăn tinh bột (carbohydrate) không? Mặc dù carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu nhưng bạn không cần phải loại bỏ carb ra khỏi chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường . Nhìn chung, nam giới cần 60-75g/ngày, trong khi phụ nữ chỉ cần nạp 45-60g/ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể cần phải điều chỉnh lượng carbohydrate nạp vào, tùy thuộc mức độ hoạt động thể chất, cân nặng và chiều cao của bạn. 2. Nên chọn loại carb nào trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường? Khi đang cần hạn chế carb, bạn nên nhắm đến chất lượng, tức là chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đó là những thực phẩm như gạo nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi. Nhìn chung, với các loại rau như bông cải xanh, rau diếp cá, măng tây, cà rốt và dưa chuột, 128g rau chứa khoảng 5g carb. 3. Bị tiểu đường tức là tôi không bao giờ được ăn đồ ngọt? Các món ngọt không hẳn là “đồ cấm” trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn nên thay thế chúng bằng vị ngọt tự nhiên từ trái cây tươi. Hàm lượng đường trong trái cây sẽ tạm thời thỏa mãn vị giác của bạn mà vẫn duy trì được cân nặng lý tưởng cho người bệnh. 4. Chất béo không tốt cho người bệnh tiểu đường? Điều này hoàn toàn không đúng. Có 2 loại chất béo là chất béo xấu và chất béo tốt. Chất béo xấu là chất béo bão hòa và chuyển hóa. Chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim . Ngược lại, chất béo tốt như không bão hòa đơn, không bão hòa đa và omega-3 giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL). Do đó, bạn nên tránh ăn bơ, phô mai hay thịt mỡ, thay vào đó là ăn các loại hạt, quả hạch, bơ, cá và dầu ô liu sẽ bổ dưỡng hơn. Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường cho phép bổ sung chất béo tốt. 5. Tôi nên nạp bao nhiêu chất béo trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường? Hàm lượng chất béo tiêu thụ nên rơi vào khoảng 20-35% tổng lượng calo, tuy nhiên lượng chất béo bão hòa không được vượt quá 7%. Riêng chất béo chuyển hóa, bạn cần hạn chế hoàn toàn khỏi chế độ ăn. Bên cạnh đó, chất béo lành mạnh có nguồn gốc thực vật chỉ nên được tiêu thụ vừa phải vì chúng vẫn chứa nhiều calo. 6. Tôi nêm rất ít muối vào thức ăn, vậy tại sao tôi phải lo lắng về natri? Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ khuyến cáo những người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ ít hơn 1.500 miligam natri mỗi ngày. Đó là bởi vì ăn nhiều muối gây ra huyết áp cao và bệnh tim, làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, thực phẩm đóng gói còn được thêm rất nhiều muối. Đây là nguồn natri bạn cần lưu ý. Thay vào đó, hãy tìm nhãn hộp ghi rõ “không có muối” (no salt). 7. Tại sao tôi cần hạn chế uống rượu? Đàn ông không nên uống quá hai ly đồ uống có cồn mỗi ngày và phụ nữ không nên uống nhiều hơn một ly. Một ly tương đương với 355ml bia, 148ml rượu vang và 44ml rượu mạnh (rượu chưng cất hay liquor). Bên cạnh việc làm tăng calo trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường, uống rượu khi bụng đói có thể khiến mức đường huyết giảm một cách nguy hiểm. Bạn cần phải kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi uống rượu để biết được cơ thể bạn bị ảnh hưởng như thế nào. 8. Tôi có chế độ ăn uống lành mạnh, vậy tại sao tôi vẫn không thể giảm cân? Hoạt động thể chất thường xuyên cũng quan trọng không kém việc ăn uống lành mạnh để kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Vì ngay cả khi bạn đi theo chế độ ăn lành mạnh nhất nhưng thiếu vận động, lượng calo dư thừa vẫn được tích trữ dưới dạng chất béo. Do đó, bạn nên luyện tập thể thao ít nhất 150 phút/tuần. 9. Cách tốt nhất để duy trì được cân nặng ổn định là gì? Để kiểm soát cân nặng và duy trì mức năng lượng phù hợp, bạn hãy ăn kết hợp giữa đạm (protein), chất béo tốt và tinh bột (carbohydrate). Carbs dễ dàng hấp thu vào cơ thể nên việc ăn kèm đạm và chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn mức đường huyết tăng đột biến. Bạn nên đảm bảo ăn 3 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau 4 tiếng để kiểm soát lượng đường trong máu và tránh ăn quá nhiều. Nếu bạn thường xuyên có câu hỏi về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường loại 2, hãy làm theo các lời khuyên trên để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu và duy trì lối sống lành mạnh. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có kể hoạch ăn kiêng cụ thể và phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng của mình hơn.
Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường: giải đáp 9 thắc mắc thường gặp
Tiểu đường
Đái tháo đường là một trong các bệnh lý mãn tính mà đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Điều quan trọng là bạn cần được chẩn đoán và chăm sóc bệnh tiểu đường sớm để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường và tiền đái tháo đường? Hiểu rõ về các tiêu chí chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn phối hợp kịp thời với bác sĩ để kiểm soát tiểu đường hiệu quả. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường Uống nhiều nhưng vẫn khát nhiều và đi tiểu nhiều thường được xem là những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường ban đầu. Tuy nhiên, để chẩn đoán bệnh tiểu đường, bác sĩ cần dựa vào những tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường ban hành bởi các tổ chức y tế chính thống. Trong đó, tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) dựa trên 4 tiêu chí sau: Chỉ số HbA1C ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Đây là xét nghiệm phản ánh tình trạng kiểm soát đường của bệnh nhân liên tục trong 3 tháng. Xét nghiệm này sẽ được thực hiện ở các phòng thí nghiệm sử dụng phương pháp chuẩn. Ưu điểm là bệnh nhân không cần nhịn ăn hay nhịn uống trước khi làm xét nghiệm. Tiêu chí quan trọng trong tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường ban đầu là nồng độ đường huyết lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Để thực hiện xét nghiệm này, người bệnh cần nhịn ăn uống (trừ nước lọc) trong 8 giờ trước khi xét nghiệm. Nồng độ đường huyết 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT) ≥ 11,1 mmol/L ( ≥ 200 mg/dL). OGTT là một xét nghiệm được thực hiện trong thời gian 2 giờ sau khi cho bệnh nhân uống 75g glucose để đánh giá nồng độ đường huyết sau khi bệnh nhân uống nước ngọt đặc biệt. Nồng độ đường huyết ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L ( ≥200 mg/dL) trên bệnh có triệu chứng của đái tháo đường cổ điển. Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường bao nhiêu là an toàn? Lưu ý: Đối với xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói và/hoặc nghiệm pháp dung nạp tăng glucose máu bằng đường uống, thì phải làm 2 lần vào hai ngày khác nhau. Đối với tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thực tế tại Việt Nam, bác sĩ thường chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường khi đường huyết lúc đói ≥ 7 mmol/L. Nếu đường huyết lúc đói dao động từ 6,1 – 6,9 mmol/L, có thể là tình trạng tiền đái tháo đường. Khi đó bác sĩ có thể cho bệnh nhân làm nghiệm pháp tăng đường huyết đường uống nếu kết quả ≥ 7,8 mmol/L thì bệnh nhân được coi là có tình trạng tiền đái tháo đường hoặc đường huyết ≥ 11,1 mmol/L là đái tháo đường và cần chuyển qua bác sĩ điều trị nội tiết để xác định chẩn đoán và hướng điều trị. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường (pre-diabetes) Tiền tiểu đường không có dấu hiệu rõ ràng nên là một số người có thể mắc phải bệnh lý này nhưng không phát hiện. Tuy nhiên, một số trường hợp người bị tiền tiểu đường có nhiều triệu chứng tương tự như người bệnh tiểu đường. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tiền tiểu đường dựa trên các tiêu chí sau: Chỉ số HbA1C từ 5,7– 6,4%. Nồng độ đường huyết lúc đói từ 100–125 mg/dl. Chỉ số OGTT (nồng độ đường huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose) là 140–199 mg/dl. Trên đây là toàn bộ thông tin về tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường và tiền đái tháo đường theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ. Hy vọng đây những là những kiến thức cần thiết để bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh mãn tính này nhé!
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường và tiền tiểu đường
Tiểu đường
Tiểu đường type 1 hay đái tháo đường type 1 là căn bệnh chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị tiểu đường type 1 nhằm mục đích duy trì lượng đường trong máu ổn định. Lượng đường huyết ổn định sẽ ngăn ngừa được các biến chứng và giúp bệnh nhân tiểu đường có thể sống khỏe mạnh, kéo dài được tuổi thọ. Mục tiêu điều trị đái tháo đường type 1 là giữ mức đường huyết trước bữa ăn từ 80 đến 130mg/dL (4.4 – 7.2 mmol/L) và đường huyết 02 giờ sau ăn không quá 180mg/dL (10 mmol/L). Cùng Hello Bacsi tìm hiểu các phương pháp điều trị căn bệnh này hiệu quả trong bài viết ngay sau đây! Điều trị tiểu đường type 1 bằng insulin Bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường type 1 cũng đều cần được điều trị bằng insulin suốt đời. Tuy nhiên, bệnh nhân không thể uống trực tiếp insulin để làm giảm lượng đường trong máu vì các enzym trong dạ dày sẽ phá hủy, ngăn cản hoạt động và làm giảm đi hiệu quả của insulin. Thay vào đó, bệnh nhân sẽ điều trị tiểu đường type 1 bằng insulin thông qua hình thức tiêm hoặc bơm. 1. Tiêm insulin Bạn có thể sử dụng kim tiêm, ống tiêm nhỏ hoặc bút tiêm để tiêm insulin vào dưới da. Loại insulin sử dụng và số lượng mũi tiêm mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và lịch trình hàng ngày của bệnh nhân. Khi tuổi tác thay đổi, lượng insulin bệnh nhân cần dùng và số lượng mũi tiêm có thể cũng phải thay đổi. Các loại insulin trên thị trường hiện nay bao gồm: Insulin tác dụng ngắn Insulin tác dụng nhanh Insulin tác dụng trung bình Insulin tác dụng kéo dài Insulin trộn sẵn (gồm 2 thành phần có thời gian tác dụng khác nhau) Bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm nhiều mũi hàng ngày, trong đó kết hợp loại insulin tác dụng kéo dài với insulin tác dụng nhanh. Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng phác đồ điều trị đái tháo đường type 1 với chế độ tiêm insulin từ 3 lần trở lên mỗi ngày sẽ có tác dụng giúp cải thiện lượng đường trong máu tốt hơn. 2. Bơm insulin Máy bơm insulin được lập trình tự động để phân phối lượng insulin tác dụng nhanh vào cơ thể sao cho phù hợp với lượng carbohydrate bạn đã nạp vào và lượng đường trong máu ở thời điểm hiện tại. Máy bơm insulin sẽ cung cấp liều insulin phù hợp thông qua một ống nhỏ đặt ngay dưới da, nhằm mục đích điều chỉnh lượng đường trong máu nếu nó tăng cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ở một số người, điều trị tiểu đường type 1 bằng cách bơm insulin có thể kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn so với tiêm. Máy bơm insulin kết hợp với thiết bị theo dõi đường huyết liên tục có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu chặt chẽ hơn. Điều trị tiểu đường type 1 bằng các loại thuốc khác Thuốc điều trị huyết áp cao và cholesterol cao cũng như aspirin có thể được kê đơn cùng với insulin để giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và điều trị tiểu đường type 1. Vì những người bị bệnh tiểu đường type 1 sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Thuốc điều trị cao huyết áp: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) để giúp thận của bệnh nhân khỏe mạnh hơn. Những loại thuốc này được khuyên dùng cho những người mắc bệnh tiểu đường có huyết áp trên 140/90mmHg. Aspirin : Bác sĩ có thể đề nghị dùng aspirin cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1. Thuốc được dùng hàng ngày để bảo vệ tim nếu bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc các biến chứng về tim mạch. Thuốc giảm cholesterol: Người mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch khi nồng độ cholesterol trong máu quá cao. Vì vậy, những loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa biến chứng. Theo dõi đường huyết hàng ngày giúp kiểm soát tiểu đường type 1 Đối với người bị tiểu đường type 1, việc theo dõi sát sao lượng đường trong máu là rất quan trọng. Lượng đường huyết ở người tiểu đường type 1 có thể thay đổi rất thất thường, đặc biệt là sau khi ăn hoặc sử dụng insulin. Vì vậy, chủ động theo dõi lượng đường huyết cẩn thận là cách duy nhất để ngăn ngừa hạ đường huyết và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm của bệnh . Tùy thuộc vào loại insulin được sử dụng hoặc yêu cầu của bác sĩ, bệnh nhân có thể cần phải kiểm tra lượng đường huyết nhiều lần trong ngày. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu trước các bữa ăn chính và bữa phụ trong ngày, trước khi đi ngủ , trước khi tập thể dục hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ lượng đường trong máu xuống thấp. Ngoài ra, theo dõi lượng đường trong máu còn cho phép bệnh nhân biết được khi nào mình cần tiêm insulin để giảm lượng đường trong máu hoặc khi nào nên bổ sung carbohydrate để ngăn ngừa hạ đường huyết . Theo dõi lượng đường trong máu có thể được thực hiện bằng cách sử dụng máy đo đường huyết truyền thống hoặc máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM). Kiểm soát carbohydrate trong chế độ ăn uống Để có thể sống khỏe mạnh, người bị tiểu đường type 1 cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là cách điều trị tiểu đường type 1 đơn giản nhất, có thể thực hiện ngay tại nhà. Bạn cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa thực phẩm với lượng insulin nạp vào cơ thể cũng như mức độ hoạt động hàng ngày để duy trì lượng đường huyết ổn định. Một số loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, ngược lại insulin và tập thể dục sẽ làm cho đường huyết giảm xuống. Vì vậy, bạn hãy học cách xác định lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn hàng ngày để từ đó cung cấp đủ lượng insulin cần thiết nhằm chuyển hóa lượng carbohydrate đó và duy trì lượng đường trong máu ổn định sau khi ăn. Bệnh nhân cần duy trì một thực đơn ăn uống lành mạnh, đầy đủ bao gồm các dưỡng chất như bột đường , béo, đạm theo một tỷ lệ hợp lý, tăng cường chất xơ, bổ sung vitamin và khoáng chất. Đồng thời, hạn chế ăn nhiều chất béo và carbohydrate hấp thu nhanh. Bởi chúng có thể khiến mức đường huyết tăng cao bất thường, gây tăng cân, béo phì và dẫn đến những biến chứng tim mạch nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn Hoạt động thể chất có thể làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng , ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, duy trì tập thể dục đều đặn là cách điều trị tiểu đường type 1 mà mọi lứa tuổi đều nên áp dụng. Bạn có thể tăng cường tập luyện với các bài thể dục nhịp điệu, đi bộ, đạp xe, bơi lội,…khoảng 45-60 phút mỗi ngày. Trước khi bắt đầu tập thể dục, bạn cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để biết được hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào. Các phương pháp điều trị tiểu đường type 1 tiềm năng khác Tuyến tụy nhân tạo Vào tháng 9 năm 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt việc sử dụng tuyến tụy nhân tạo đầu tiên cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1 từ 14 tuổi trở lên. Một tuyến tụy nhân tạo thứ hai đã được phê duyệt sử dụng vào tháng 12 năm 2019. Hiện nay, có nhiều hệ thống tụy nhân tạo đang được thử nghiệm lâm sàng . Tuyến tụy nhân tạo còn được gọi là phân phối insulin vòng kín. Thiết bị cấy ghép sẽ được liên kết với một máy theo dõi đường huyết liên tục. Máy sẽ kiểm tra lượng đường trong máu 5 phút một lần kết hợp với một máy bơm insulin. Máy bơm sẽ tự động cung cấp lượng insulin chính xác khi màn hình thông báo đã đến lúc cần thiết. Ghép tụy Trong tương lai, nếu việc cấy ghép tuyến tụy thành công, bệnh nhân sẽ không cần điều trị tiểu đường type 1 bằng insulin nữa. Tuy nhiên, phương pháp cấy ghép tuyến tụy luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nguy hiểm và khả năng thành công không cao. Vì vậy, cấy ghép tuyến tụy chỉ được chỉ định cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1 khó kiểm soát hoặc cho những người cần ghép thận. Cấy ghép tế bào đảo tụy Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm phương pháp cấy ghép tế bào đảo tụy từ người hiến tặng. Phương pháp này giúp cung cấp các tế bào để cải thiện việc sản xuất insulin, đồng thời kiểm soát tốt mức đường huyết trong máu. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về các phương pháp điều trị tiểu đường type 1 hiệu quả. Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát tốt lượng đường huyết bằng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, cũng như tuân thủ phác đồ insulin của bác sĩ để có được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất nhé!
Các phương pháp điều trị tiểu đường type 1 hiệu quả
Tiểu đường
“Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?” là thắc mắc của rất nhiều người. Có một lầm tưởng phổ biến rằng nếu bị tiểu đường, bạn không nên ăn trái cây vì chúng quá ngọt và chứa nhiều đường. Trái cây có chứa đường fructose, một loại carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần tránh hoàn toàn loại thực phẩm này. Vậy, ăn trái cây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào? Người bị bệnh tiểu đường nên và không nên ăn những loại trái cây gì? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé! Trái cây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào? Loại đường chủ yếu chứa trong trái cây được gọi là fructose. Loại đường này sẽ nhanh chóng được gan hấp thụ, chuyển hóa thành glucose và giải phóng vào máu. Vì vậy, ăn trái cây có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cần hoàn toàn tránh xa loại thực phẩm này. Bởi loại đường được tìm thấy trong trái cây khác với loại đường đơn có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt như soda hoặc kem… Không những vậy, trái cây cũng chứa nhiều chất xơ, một chất dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình chuyển hóa carbohydrate và giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Trên thực tế, hầu hết các loại trái cây đều có chỉ số đường huyết từ thấp đến trung bình. Vì vậy, chúng ít khiến mức đường huyết của bạn tăng mạnh so với các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate khác như bánh mì trắng, gạo trắng…. Bên cạnh đó, trái cây cũng chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần như chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, béo phì, ung thư và các bệnh mạn tính khác. Các loại trái cây khác nhau có chứa hàm lượng đường và chất xơ nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi loại trái cây bạn ăn sẽ có mức độ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu khác nhau. Vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và ăn bao nhiêu là đủ? Các loại trái cây cho người tiểu đường Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Câu trả lời là những loại trái cây có chứa hàm lượng đường ít nhất. Các loại trái cây cho người tiểu đường bao gồm: Các loại quả mọng như mâm xôi , việt quất, dâu tây B ưởi Táo và lê Mơ Mận Đào Kiwi Bơ Người bị tiểu đường ăn trái cây bao nhiêu là đủ? Người bệnh tiểu đường vẫn cần bổ sung trái cây nhưng vì chúng có chứa carbohydrate nên bạn vẫn cần cân đối khẩu phần tiêu thụ mỗi ngày. Vì vậy, bạn cần tính toán, cân đối giữa lượng insulin với lượng carbohydrate cần nạp vào khi lên kế hoạch ăn uống cho người bị bệnh tiểu đường. Một phần trái cây vừa phải dành cho người bệnh tiểu đường nên chứa khoảng 15 gram carbohydrate. Vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và ăn bao nhiêu mới tốt? Thông thường, 15 gram carbohydrate có thể tương đương với ¾ – 1 cốc quả mọng tươi, mỗi cốc tương đương khoảng 130g trái cây. Các khẩu phần trái cây gợi ý sau đây chứa khoảng 15 gram carbohydrate mà người bệnh tiểu đường nên thêm vào thực đơn hàng ngày : 1/2 quả táo vừa 1 cốc dâu tây 1 cốc quả mâm xôi 3/4 cốc việt quất Một số lưu ý khác dành cho người bệnh tiểu đường khi ăn trái cây Bạn có thể ăn một miếng nhỏ trái cây tươi hoặc ½ chén salad trái cây vào bữa phụ hoặc dùng để tráng miệng. Đây là một cách tuyệt vời để thỏa mãn cơn thèm ngọt và cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy tính toán để đặt ra số lượng trái cây cần nạp vào và chỉ ăn hết phần trái cây đó. Điều này sẽ giúp bạn tránh việc ăn quá nhiều trái cây và khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Bạn cũng có thể chia phần trái cây thành nhiều bữa trong ngày, thay vì ăn cùng một lúc. Bên cạnh đó, việc kết hợp trái cây với các loại thực phẩm giàu protein và chất béo (như ăn táo với bơ đậu phộng hoặc ăn quả mọng với sữa chua nguyên chất) giúp ngăn ngừa tăng quá mức lượng đường trong máu. Ngoài ra, ăn trái cây tươi sẽ tốt hơn là sử dụng các loại trái cây đóng hộp, hoa quả sấy khô hoặc trái cây đông lạnh, đã qua chế biến. Bởi chúng sẽ thường có thêm đường và các chất phụ gia khác. Cuối cùng, hãy lưu ý rằng nước ép trái cây thường chứa tất cả hàm lượng đường từ trái cây mà không có chất xơ. Chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt nhanh chóng. Vì vậy, bạn chỉ nên uống nửa cốc nước ép hoặc pha loãng chúng với nước trước khi uống. Người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì? Nếu bạn đã biết “Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?” thì cũng cần biết thêm “ Người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì? ” để có thể lên một thực đơn ăn uống lành mạnh và phù hợp với sức khỏe của bản thân nhé! Không có loại trái cây nào được coi là không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số loại trái cây có chứa hàm lượng đường cao hơn và có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mà người bệnh tiểu đường nên hạn chế, bao gồm: Chuối chín Dứa Xoài Dưa hấu Cam Nho Hy vọng bài viết này đã phần nào giải đáp được cho bạn thắc mắc: “Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì” cũng như các loại hoa quả nên hạn chế để giúp lượng đường trong máu luôn ổn định, phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra. Sống chung với bệnh tiểu đường một cách khỏe mạnh không khó như bạn nghĩ. Chúc bạn thành công và luôn khỏe mạnh nhé!
Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Giải đáp cho những lầm tưởng bấy lâu nay
Tiểu đường
Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không là câu hỏi được quan tâm đối với những ai muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Nước ngọt được xem là đồ uống không lành mạnh vì chỉ mang tính giải khát, gây tăng cân và không cung cấp chất dinh dưỡng nào cho cơ thể. Chính vì những tác hại của nước ngọt đối với sức khỏe mà nhiều người trong chúng ta thường thắc mắc rằng uống nước ngọt có bị tiểu đường không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những lý giải chi tiết cho vấn đề này. Cách phân loại nước ngọt Nước ngọt (sugary drinks) là loại đồ uống làm từ những nguyên liệu như nước, chất tạo ngọt và hương liệu tự nhiên hoặc nhân tạo. Thông thường, chất tạo ngọt được thêm vào loại đồ uống này chính là đường (tự nhiên hoặc nhân tạo), syrup ngô có hàm lượng Fructose cao hoặc nước ép trái cây… Nước ngọt được chia làm 2 loại chính: nước ngọt có ga (soft drinks) và nước ngọt không có ga (sugar – sweetened beverages). Nước ngọt không có ga bao gồm nước ép trái cây, các loại nước thể thao hoặc nước tăng lực. Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không? Vấn đề còn gây tranh cãi Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức đường được khuyến nghị nạp vào cơ thể mỗi ngày là 6 muỗng cà phê đường. Trong khi đó, một lon nước ngọt Coca-Cola điển hình chứa đến khoảng 10 muỗng cà phê đường. Điều này có nghĩa rằng nếu uống ít nhất một lon nước ngọt mỗi ngày, bạn đã nạp đường vào cơ thể vượt quá mức cho phép. Vì vậy, rất nhiều người đặt ra câu hỏi là uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường hay không? Uống nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 Đối với người đã mắc bệnh tiểu đường, uống nước ngọt sẽ khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, rất nhiều người đã thắc mắc rằng người khỏe mạnh thì uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không? Theo kết quả của một nghiên cứu năm 2010, những người tiêu thụ 1 – 2 lon nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 26% so với người không uống nhiều nước ngọt. Lý giải cho vấn đề vì sao uống nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các chuyên gia đã giải thích rằng uống nước ngọt với hàm lượng đường cao sẽ khiến cơ thể tích trữ năng lượng dư thừa dưới dạng chất béo. Từ đó khiến bạn tăng cân, thừa cân và béo phì. Đây chính là điều kiện để phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 . Không những vậy, uống nhiều nước ngọt nghĩa là bạn đang nạp vào cơ thể các loại carbohydrate hấp thụ nhanh, yếu tố khiến đường huyết tăng cao và gây ra tình trạng kháng insulin . Cơ chế kháng insulin gây ra bệnh tiểu đường cụ thể như sau: Insulin là hormone giúp tế bào hấp thụ glucose từ máu để chuyển hóa thành năng lượng. Thế nhưng, khi trong máu dư thừa glucose thì khả năng hấp thụ và sử dụng glucose của các tế bào sẽ giảm đi gây ra tình trạng kháng insulin. Lúc này, tế bào sẽ cần nhiều insulin hơn để hấp thụ glucose và cân bằng đường huyết. Tuy nhiên, nhu cầu insulin tăng cao theo thời gian dài sẽ làm hao mòn tuyến tụy (cơ quan sản xuất insulin). Khi tuyến tụy hoạt động không còn hiệu quả, tế bào sẽ không sử dụng được insulin để hấp thụ glucose từ máu. Tình trạng này sẽ khiến đường tích tụ dần trong máu dẫn đến giai đoạn tiền tiểu đường và phát triển thành bệnh tiểu đường. Nước ngọt không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường Mặc dù có nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận rằng nước ngọt là “thủ phạm” nguy hiểm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vấn đề uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không vẫn còn gây tranh cãi. Theo một bài viết khoa học được xuất bản vào năm 2014 trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh (British Journal Of Nutrition), tác giả đã đưa ra lập luận trái chiều. Mặc dù có nhiều báo cáo cho thấy việc uống nhiều nước ngọt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng không rõ kết quả này có phải hoàn toàn do nạp nhiều đường hay còn phụ thuộc vào lối sống không lành mạnh như ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate xấu, uống rượu bia, ít vận động… Nói cách khác, ý kiến của một bộ phận trái chiều cho rằng uống nước ngọt nhiều không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường. Bởi vì trong cả quá trình còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến sức khỏe và rất khó để xác định uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường hay không? Kết luận chung – Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không? Có thể mối quan hệ giữa việc uống nhiều nước ngọt và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường chưa được chứng minh rõ ràng và còn gây nhiêu tranh cãi. Thế nhưng, dù uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường hay không thì bạn vẫn phải hạn chế món đồ uống không lành mạnh này để tránh thừa cân và béo phì. Tình trạng này chính là cơ sở gây ra nhiều biến chứng sức khỏe như tim mạch, huyết áp và có thể là tiểu đường.
Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không? Cùng tìm lời giải đáp
Tiểu đường
Biến chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thường liên quan đến việc đường huyết của bạn tăng cao trong một thời gian dài. Nó có thể gây tổn thương các dây thần kinh, mạch máu và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Mức đường huyết cao liên tục có thể dẫn đến biến chứng đái tháo đường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh và nướu răng. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể hơn về các biến chứng này trong bài viết sau đây nhé! Nguyên nhân gây ra biến chứng của bệnh tiểu đường Lượng đường huyết tăng cao trong một thời gian dài có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến các mạch máu lớn, nhỏ trong cơ thể. Nếu các mạch máu không hoạt động bình thường, máu sẽ không thể đi đến các bộ phận khác. Điều này có nghĩa là các dây thần kinh cũng sẽ không hoạt động bình thường và bệnh nhân có thể bị mất cảm giác ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Khi các mạch máu và dây thần kinh trong cơ thể bị tổn thương, bạn có nhiều khả năng mắc phải các biến chứng của bệnh tiểu đường nghiêm trọng khác. Bệnh tiểu đường có những biến chứng gì? 8 vấn đề bạn nên cảnh giác 1. Tổn thương dây thần kinh Tổn thương dây thần kinh do biến chứng của bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Các dây thần kinh bị tổn thương do lượng đường trong máu tăng cao theo thời gian chính là nguyên nhân gây ra các tình trạng này. Triệu chứng ban đầu thường gặp nhất là tê, ngứa ran, đau nhói hoặc mất cảm giác ở bàn chân hoặc cẳng chân. Nếu không được điều trị, việc tổn thương dây thần kinh lâu dài sẽ dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và đôi khi buộc phải cắt cụt chi. Vì tổn thương có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể nên các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường cũng có khả năng xuất hiện ở hầu hết mọi cơ quan, bao gồm cả hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, tai, mắt, não và tim. 2. Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề về mắt, bao gồm: Bệnh võng mạc: Bệnh tiểu đường có thể gây nên những thay đổi trong võng mạc. Những thay đổi này xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong võng mạc bị tổn thương do đường huyết tăng cao. Nếu bệnh võng mạc không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm suy giảm thị lực và dẫn đến mù lòa. Đục thủy tinh thể : Những người bị bệnh tiểu đường cũng có nhiều khả năng bị đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể làm cho tầm nhìn bị mờ, làm giảm khả năng nhìn vào ban đêm và ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Glôcôm: Một biến chứng mắt khác của bệnh tiểu đường là glôcôm. Khi mắc glôcôm, áp lực lớn tích tụ bên trong mắt có thể làm giảm lưu lượng máu đến võng mạc, dây thần kinh thị giác và làm tổn thương chúng. Nếu không được điều trị, bệnh glôcôm có thể gây mất thị lực. 3. Biến chứng của bệnh tiểu đường: Đau tim và đột quỵ Các vấn đề tim mạch là biến chứng khá nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Lượng đường huyết tăng cao trong một thời gian dài có thể làm cho thành mạch dày lên, từ đó gây tổn thương đến các mạch máu trên khắp cơ thể. Không những thế, người bị bệnh tiểu đường thường có mức cholesterol trong máu khá cao. Tình trạng này có nguy cơ gây tắc nghẽn các động mạch chính dẫn đến nhiều bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch… Thậm chí, tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim (do tắc nghẽn mạch máu cung cấp máu cho tim) và đột quỵ (do tắc nghẽn mạch máu não). 4. Biến chứng tiểu đường ở chân Lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu, từ đó có thể gây mất cảm giác ở bàn chân và khiến máu huyết ở bàn chân lưu thông kém. Cũng vì lý do này, bệnh nhân khó tránh khỏi những vết thương hoặc kích ứng ở chân, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành các vết loét cũng như khiến vết thương chậm lành hơn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, vết loét bàn châncó thể không bao giờ lành, dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi. Để ngăn ngừa các biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường, hãy thông báo với bác sĩ điều trị của bạn về cảm giác ở bàn chân ngay khi phát hiện có sự thay đổi bất thường. 5. Tổn thương thận Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các mạch máu trong thận, dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy hoàn toàn. Thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Khi thận hoạt động kém hiệu quả, các chất thải không được lọc sẽ tích tụ trong máu và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Ở giai đoạn đầu, bệnh thận không gây ra các triệu chứng rõ rệt, nhưng nếu không được điều trị, tình trạng bệnh tiểu đường biến chứng suy thận có thể xảy ra. 6. Các rối loạn ở cơ quan sinh dục Tổn thương mạch máu và dây thần kinh có thể hạn chế lượng máu đến các cơ quan sinh dục khiến bạn bị mất đi cảm giác ham muốn. Đối với nữ giới , lượng đường cao cũng có nhiều khả năng gây nên tình trạng tưa miệng hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Còn với nam giới, bệnh có thể dẫn đến rối loạn cương dương. 7. Vấn đề nha khoa Bệnh nhân tiểu đường có nhiều khả năng mắc các vấn đề nha khoa như: Nhiều mảng bám trên răng hơn và tiết ít nước bọt hơn Nhiều đường hơn trong nước bọt Mất một số loại collagen và protein có trong mô nướu Lưu thông máu kém trong nướu, nướu răng dễ bị nhiễm trùng Hơi thở có mùi và sâu răng Chảy máu nướu, đau, tụt hoặc đổi màu nướu. 8. Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư Nếu bị tiểu đường, bạn có nhiều nguy cơ mắc một số bệnh ung thư hơn. Một số phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường và khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn. Ngoài các biến chứng kể trên, bệnh tiểu đường còn có thể gây ra các vấn đề khác như: Bệnh liệt dạ dày Bệnh bàng quang thần kinh Hạ huyết áp tư thế đứng Nhiễm toan ceton do đái tháo đường Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu Hạ đường huyết Làm sao để ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường? Việc giữ lượng đường huyết và huyết áp ổn định, hạn chế cholesterol trong máu là cách duy nhất giúp bạn giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng của bệnh tiểu đường. Điều này có nghĩa là bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ thường xuyên, kiểm tra mức đường huyết hàng ngày và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Các yếu tố như huyết áp cao, hút thuốc và tăng cholesterol trong máu đều có thể làm tổn thường mạch máu và nhanh chóng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh tiểu đường cần duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để sống lâu, sống khỏe. Ăn uống đúng cách, tập thể dục , dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không hút thuốc lá sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường sống khỏe mạnh hơn. Để ngăn ngừa các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để nhận được những lời khuyên hữu ích nhất.
Biến chứng của bệnh tiểu đường đáng sợ hơn bạn nghĩ
Tiểu đường
Bữa sáng cho người tiểu đường nên có đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp no lâu mà không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn mắc phải chứng đái tháo đường . Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với những người bị đái tháo đường type 2 , việc bỏ bữa ăn sáng sẽ khiến lượng đường trong máu bất ổn trong suốt cả ngày. Nói cách khác, việc nạp năng lượng cho cơ thể trước khi bắt đầu một ngày làm việc, học tập là điều cần ưu tiên và không nên bị xem nhẹ. Nhưng những thực phẩm ăn sáng cho người tiểu đường tốt nhất nên giúp ổn định lượng đường trong máu. Vậy, tiểu đường sáng ăn gì? Hãy để Hello Bacsi gợi ý đến bạn những món ăn sáng cho người tiểu đường trong bài viết sau nhé. Mẹo tạo ra thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh Thực phẩm bệnh nhân tiểu đường nên dùng cho bữa ăn sáng Người tiểu đường sáng nên ăn gì? Một bữa ăn sáng thân thiện với bệnh tiểu đường sẽ bắt đầu với các thành phần lành mạnh bởi chúng không làm tăng lượng đường trong máu. Một số ý tưởng cho đồ ăn sáng cho người tiểu đường gồm: Trứng: Trứng có lượng carbohydrate thấp và giàu protein giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến. Ưu điểm này làm cho trứng trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời của bữa sáng cho người tiểu đường. Các loại ngũ cốc: Gạo lứt ( gạo lứt đen , gạo lứt đỏ), ngô, bột yến mạch, bánh mì nướng, thức ăn từ lúa mì nguyên chất, bánh nướng xốp kiểu Anh và bánh ngô nguyên hạt đều là những món ăn chứa nhiều chất xơ tốt, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu của bạn. Sữa chua Hy Lạp: Sữa chua Hy Lạp có nhiều protein và ít carb hơn sữa chua truyền thống, thêm vào đó, men vi sinh từ sữa chua Hy Lạp có thể giúp giảm lượng đường trong máu của bạn. Phô mai cottage: Phô mai cottage không những ngon mà còn có hàm lượng protein cao và ít carb, thân thiện với người bị tiểu đường. Trái cây: Các loại quả mọng, dưa, đào, nho, táo, cam và xoài… đều là những lựa chọn tốt trong bữa sáng dành cho người bị đái tháo đường. Nguyên do là những loại trái cây này có lượng đường ở mức vừa phải và dồi dào chất xơ. Rau củ: Bữa sáng cho người tiểu đường nên có thêm đa dạng các loại rau như bông cải xanh, cà chua, dưa leo, nấm, bí, rau cải xoăn, măng tây… để bổ sung chất xơ cùng các vitamin , khoáng chất cần thiết khác. Chất béo tốt: Việc tiêu thụ những thực phẩm giàu chất béo tốt, chẳng hạn như quả bơ, dầu ô liu, các loại hạt không những giúp bạn no lâu hơn mà còn tốt cho tim mạch . Protein: Một trong những mục tiêu chính của bữa sáng là giữ cho bạn no đến tận giờ ăn trưa. Việc dùng bữa sáng với các thực phẩm giàu protein như thịt heo, ức gà, thịt bò có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn quá sớm từ đó hỗ trợ giữ lượng đường trong máu trong mức kiểm soát. Trà xanh và cà phê: Hai loại thức uống này rất tuyệt vời để bạn bắt đầu một ngày mới vì có chứa caffeine giúp cải thiện sự tỉnh táo và tâm trạng, sự trao đổi chất. Cà phê và trà xanh giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ não, thần kinh, tim rất hữu ích cho người bệnh tiểu đường khi được tiêu thụ với lượng vừa phải. Những thực phẩm mà người tiểu đường nên tránh Nếu bạn đã nắm rõ người tiểu đường nên ăn sáng món gì thì cũng đừng quên danh sách những món ăn bệnh nhân tiểu đường cần kiêng cữ. Dưới đây là một số loại thực phẩm cần liệt vào “danh sách đen” bởi không chỉ làm ảnh hưởng đến đường huyết mà còn gia tăng nguy cơ gây biến chứng trên tim mạch: Chất béo bão hoà. Sữa động vật, các loại thực phẩm giàu chất béo xấu như thịt xông khói, xúc xích hay các loại chất béo chuyển hoá có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn cũng nên hạn chế trong bữa sáng cho người tiểu đường. Natri. Tốt nhất nên hạn chế tối đa 2300mg natri mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng của mỗi người, nhằm hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, ảnh hưởng đến đường huyết. Cholesterol. Cholesterol có nhiều trong lòng đỏ trứng, nội tạng động vật,….cũng nên được cắt giảm trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường. Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường Một vài gợi ý cho thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường vừa ngon miệng, lại bổ dưỡng mà bạn không thể bỏ qua gồm: 1. Bữa sáng dành cho người tiểu đường: Trứng chiên ăn cùng bánh mì nguyên cám Bánh mì nguyên cám ăn cùng trứng chiên qua dầu ô liu là một gợi ý khác đối với bữa ăn sáng cho người tiểu đường. Món ngon này vừa giàu protein mà chẳng tiêu tốn quá nhiều thời gian để thực hiện. Nếu muốn có vị béo, bạn hãy ăn kèm với nửa quả bơ nhé. 2. Sanwich kẹp trứng, giăm bông và rau bina Một gợi ý bữa sáng mặn khác cho người tiểu đường từ trứng là sự kết hợp của trứng, jampon và rau bina. Bạn chỉ cần chiên, xào các nguyên liệu với dầu ô liu sau đó ăn kèm với bánh mì kẹp (bánh mì từ lúa mì nguyên cám) là có thể có một món ăn sáng cho người tiểu đường nhanh gọn nhưng đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. 3. Salad trộn cùng ức gà luộc Nếu bạn đang băn khoăn người bệnh tiểu đường ăn sáng món gì? Sự biến tấu giữa các loại rau củ quả kết hợp với ức gà luộc sẽ là gợi ý cho bữa sáng ngon miệng, đầy đủ chất dinh dưỡng dành cho bạn. 4. Bữa sáng cho người tiểu đường với yến mạch và trái cây tươi Bắt đầu ngày mới bằng một bát bột yến mạch cho thêm trái cây tươi là lựa chọn khá thú vị. Bạn có thể biến tấu bằng cách bỏ thêm các loại hạt (hạt chia, hạt mè, hạt lanh…) hoặc hạt từ quả hạch ( hạt dẻ cười , hạt óc chó, hạt hạnh nhân). Điều thú vị là để có món ăn đảm bảo no bụng và ngon miệng này, bạn chẳng phải tốn công vào bếp. Bên cạnh đó, việc cho thêm một chút bột quế sẽ giúp tạo mùi thơm đồng thời hỗ trợ cân bằng lượng đường trong máu. 5. Sữa chua Hy Lạp Sữa chua Hy Lạp ăn kèm với trái cây tươi không những vừa thân thiện đối với chỉ số đường huyết mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. 6. Sinh tố trái cây và sữa hạnh nhân Nếu bạn là một “tín đồ” yêu thích trái cây và luôn cần sự thanh mát, tươi mới cho bữa ăn sáng thì có thể thử ngay công thức làm món smoothies từ quả mọng và sữa hạnh nhân. Đây là sẽ một ý tưởng bữa ăn sáng cho người tiểu đường nhanh gọn, thanh mát và đảm bảo an toàn. Việc bạn cần làm là cho dâu tây, đào (hay các loại quả mọng khác như việt quất,…) đông lạnh, 1/2 cốc sữa chua Hy Lạp và 1 cốc sữa hạnh nhân (hoặc các loại sữa thay thế, ít đường tách béo khác) vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. 7. Bữa sáng nhanh gọn cho người tiểu đường với yến mạch qua đêm Nếu bạn quá bận rộn để chuẩn bị cho bữa sáng thì yến mạch qua đêm là một gợi ý tuyệt vời. Tất cả những gì bạn phải làm là trộn 1/2 cốc yến mạch cán với 1/2 cốc sữa tách kem (hoặc loại sữa thay thế khác như đậu nành hoặc hạnh nhân) cùng với lớp phủ bột yến mạch yêu thích của bạn trong lọ hoặc hộp có nắp đậy kín, sau đó để nó trong tủ lạnh qua đêm. Ngâm yến mạch trong sữa qua đêm sẽ mang lại loại bột yến mạch béo ngậy giống như khi nấu trên bếp. Bạn có thể quan tâm: Gợi ý 21 món ăn dành cho người tiểu đường mà bạn cần biết Hi vọng thông qua bài viết, người bệnh tiểu đường hay người chăm sóc đã phần nào có được những thông tin hữu ích trong việc chọn thực phẩm và xây dựng thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường để giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Bữa sáng cho người tiểu đường: Chọn thực phẩm thân thiện với đường huyết
Tiểu đường
Chuối là một trong những loại hoa quả quen thuộc với người dân Việt. Không những thế, loại trái cây này còn được ví như “siêu thực phẩm”, nguồn cung dưỡng chất dồi dào dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, khi chín, chuối thường có vị ngọt nên làm cho nhiều người lo ngại không biết bệnh nhân tiểu đường có được ăn chuối không? Với người bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải làm mọi cách để giữ mức đường huyết luôn ở mức ổn định nhất có thể. Đây cũng là phương án hữu hiệu trong việc phòng ngừa hoặc kìm hãm sự tiến triển của một vài biến chứng của bệnh đái tháo đường. Vì lý do đó mà bạn cần nhận thức rõ đâu là những loại thực phẩm có khả năng làm thay đổi chỉ số đường huyết của mình. Như đã đề cập ở trên, mặc dù tốt cho sức khỏe, nhưng chuối vẫn nằm trong danh mục các loại trái cây có hàm lượng carbohydrate (carb) và đường khá cao. Nếu vẫn muốn nhận được những lợi ích từ loại thực phẩm này, người mắc bệnh tiểu đường type 2 nên tham khảo bài viết dưới đây. Tác dụng của chuối ảnh hưởng thế nào đến người có bệnh đái tháo đường? Nếu không cẩn thận, việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu carbohydrate có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, điều này thực sự không tốt cho sức khỏe của người bệnh . Để phòng tránh tình trạng trên xảy ra, thông thường người ta sẽ dùng chỉ số đường huyết (GI) làm tiêu chí để lựa chọn thực phẩm cho đối tượng này. Theo đó, họ cần ưu tiên dùng những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (dưới 55) chứ không loại bỏ hoàn toàn chúng khỏi thực đơn hằng ngày. Tuy được xếp vào nhóm trái cây giàu carb nhưng chỉ số đường huyết trung bình của chuối vẫn ở mức thấp. Vậy nên, loại quả này vẫn an toàn cho người bệnh đái tháo đường, miễn là bạn tiêu thụ với lượng thích hợp. Về cơ bản, bạn cần phải kiểm soát kỹ lưỡng lượng carb mình tiêu thụ. Nếu lỡ ăn quá nhiều chuối trong một bữa, bạn buộc phải hạn chế hoặc tránh dùng các loại thực phẩm giàu carb khác trong ngày. [mc4wp_form id=’290304″] Lợi ích của chuối với người bệnh tiểu đường không phải ai cũng rõ Hầu hết các hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường đều có khuyến cáo nên cân đối khẩu phần ăn hằng ngày, bao gồm cả việc tiêu thụ trái cây. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), việc ăn chuối điều độ và hợp lý sẽ góp phần kiểm soát đường huyết tốt. Chính vì thế, câu trả lời cho thắc mắc “tiểu đường có được ăn chuối không” là “có” vì những lý do sau: 1. Chuối là nguồn dồi dào chất xơ Không chỉ có tinh bột và đường, một quả chuối cỡ vừa còn chứa khoảng 3 gram chất xơ. Thành phần này khá quan trọng giúp kiểm soát các vấn đề ở đường tiêu hóa , ổn định cân nặng , phòng ngừa bệnh tim mạch và nhiều bệnh mãn tính khác. Riêng với người bệnh tiểu đường, chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa nên kéo theo việc hấp thụ carb cũng bị hạn chế, từ đó làm giảm nguy cơ đường huyết tăng vọt đột ngột. 2. Vitamin B6 (Pyridoxin) Bệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng tổn thương dây thần kinh xảy ra do glucose huyết tăng cao trong máu. Lúc này, glucose sẽ gây tổn hại đến các dây thần kinh ở mọi vị trí trên cơ thể, đặc biệt là ở các dây thần kinh chi trên và dưới. Theo đó, một trong những nguyên nhân đưa đến biến chứng nguy hiểm này là sự thiếu hụt vitamin B6 trong chế độ dinh dưỡng. May mắn thay, chuối lại là thực phẩm giàu dưỡng chất này nên đem lại hiệu quả đối với bệnh thần kinh đái tháo đường. Một nghiên cứu được tiến hành ở Mexico cũng cho biết, việc thiếu vitamin B6 làm thúc đẩy bệnh đái tháo đường tiến triển nhanh hơn. Không những thế, vitamin nhóm B này còn giữ vai trò ngăn ngừa chứng trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường. 3. Kháng tinh bột Kháng tinh bột là thành phần chủ yếu có mặt trong chuối xanh. Đó là loại carb không tiêu hóa được và đóng vai trò như chất xơ. Chuối càng xanh thì lượng kháng tinh bột càng nhiều. Chính vì không thể tiêu hóa được nên thành phần này khi vào cơ thể sẽ không giải phóng glucose ở ruột non, mà đi thẳng xuống ruột già để các vi khuẩn tại đây lên men, tiêu hóa. Nhờ vậy mà chuối xanh không những không làm tăng đường huyết mà còn kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây về ổn định đường huyết trên nhóm phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã thu về kết quả khả quan. Theo đó, những người có bổ sung kháng tinh bột trong chế độ ăn lại kiểm soát đường huyết tốt hơn hẳn so với nhóm không dùng thuốc trong thời gian 8 tuần . Nhiều nghiên cứu khác lại phát hiện ra kháng tinh bột giúp cải thiện độ nhạy với insulin, giảm nồng độ glucose huyết. Người bình thường nếu chịu khó bổ sung các loại thực phẩm giàu kháng tinh bột sẽ phòng ngừa được khá nhiều bệnh mạn tính, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những vai trò trên của kháng tinh bột vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể ở đối tượng bệnh nhân đái tháo đường type 1 . Những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của chuối với đường huyết Những lợi ích trên cũng phần nào giúp bạn có câu trả lời rõ hơn cho việc “người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không”. Điều quan trọng hơn cả là bạn cần phải tiêu thụ loại quả này một cách cẩn trọng để tránh làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Có 2 yếu tố tác động trực tiếp đến vấn đề này bạn cần biết: 1. Độ chín của chuối Chuối chín chứa ít lượng kháng tinh bột và có nhiều đường hơn so với chuối xanh. Điều này đồng nghĩa với chuối chín sẽ có chỉ số đường huyết (GI) cao hơn (60), trong khi chỉ số này của một quả chuối xanh rơi vào tầm 40. 2. Kích thước quả chuối Độ chín không phải là yếu tố duy nhất quyết định lượng đường có trong chuối. Theo đó, quả chuối càng to thì lượng carb sẽ càng nhiều. Do vậy, việc tiêu thụ nhiều chuối hay dùng một quả lớn trong một lần ăn sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Để an tâm, bạn có thể áp dụng tải lượng đường huyết (Glycemic load) để ước tính khẩu phần ăn phù hợp. Glycemic load (GL) được tính bằng cách nhân chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm với lượng carb của thực phẩm đó trong một khẩu phần ăn rồi chia cho 100. GL dưới 10 được coi là thấp, từ 11 đến 19 là trung bình và hơn 20 được gọi là cao. Bạn có thể tham khảo lượng carb của chuối theo kích cỡ dưới đây: Quả dưới 15cm: 18,5gram Quả từ 15 – dưới 18cm: 23 gram Quả từ 18 – dưới 20cm: 27gram Quả trên 20cm: 31 gram Trong trường hợp nếu chuối chín hoàn toàn thì chỉ số đường huyết quy định sẽ là 62. Lúc này, tải lượng đường huyết sẽ dao động từ 11 (chuối nhỏ) đến 22 (chuối lớn). Lời khuyên là bạn nên chọn những thực phẩm có chỉ số tải lượng đường huyết từ thấp đến trung bình để hạn chế tác dụng của chuối đến đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường có được ăn chuối không, mách bạn cách bổ sung thực phẩm này hiệu quả Nếu lỡ trót “nghiện” loại quả này, những lời khuyên sau đây có thể sẽ hữu ích với bạn: Dùng chuối chung với thực phẩm giàu chất béo không bão hòa hoặc đạm tốt cho sức khỏe như hạnh nhân, bơ đậu phộng, sữa chua không đường để tăng thêm hương vị, làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm cảm giác thèm ăn trong ngày Ưu tiên sử dụng chuối gần chín tới để giảm hấp thu carb Theo dõi kích thước khẩu phần ăn hằng ngày, nên ăn một đến hai quả chuối nhỏ mỗi lần Trải đều lượng trái cây tiêu thụ trong suốt cả ngày, không ăn tập trung nhiều cùng lúc để giảm tải lượng đường huyết và giữ mức glucose máu luôn ổn định Nên ăn cách xa bữa ăn, nếu ăn kèm bữa chính thì phải đảm bảo bữa ăn đó ít đường và tinh bột Tuyệt đối không ăn chung với thức ăn có nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt Lượng tiêu thụ mỗi ngày còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu chưa chắc chắn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để rõ hơn. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã gỡ rối được thắc mắc “người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không”. Để bảo đảm sức khỏe, bạn hãy chú ý hơn nữa đến chế độ ăn uống hằng ngày. Đừng để bệnh diễn tiến nặng hơn và gây ra những biến chứng khôn lường bạn nhé!
Đi tìm lời giải cho việc người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không
Tiểu đường
Để kiểm soát tiểu đường tuýp 2, ngoài việc duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh, người bệnh cần chú trọng hơn nữa đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Theo đó, lượng carbohydrate (carb) nạp vào cơ thể cần được quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ, dưỡng chất này tác động đến mức đường huyết nhanh hơn so với chất đạm và chất béo. Khi tiêu thụ thức ăn , bằng nhiều cơ chế khác nhau trong cơ thể, carbohydrate sẽ được phân hủy thành glucose rồi sau cùng chuyển hóa thành năng lượng cho tế bào hoạt động. Do vậy, việc tiêu thụ càng nhiều chất này sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao hơn. Chính vì lẽ đó, điều quan trọng với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 là phải nắm được cách tính toán lượng carb nạp trong khẩu phần ăn nhằm ổn định mức nồng độ glucose trong máu. Để kiểm soát tiểu đường tốt, mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu một vài nguyên tắc chung nhất khi tiêu thụ carbohydrate qua bài viết sau đây. Nếu muốn kiểm soát tiểu đường thì lượng carb cần dùng là bao nhiêu mới phù hợp? Như đã đề cập, carbohydrate là một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể. Theo đó, nhu cầu về dưỡng chất này cũng thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính, hoạt động thể chất, lối sống và cả loại thuốc người bệnh đang sử dụng. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đã đưa ra khuyến cáo, những người có bệnh tiểu đường nên được cung cấp khoảng 45% lượng calo từ nguồn carbohydrate. Một khẩu phần carb tiêu chuẩn được xác định vào khoảng 15 gram/phần. Điều này có nghĩa là phụ nữ mắc bệnh tiểu đường sẽ cần dùng từ 3–4 khẩu phần tiêu chuẩn (tương đương 45–60 gram carb), trong khi hầu hết nam giới cần khoảng 4–5 khẩu phần tiêu chuẩn (60–75 gram carb). Chính vì không có một quy chuẩn chung nhất định về lượng carb tiêu thụ cho mọi người, nên điều quan trọng bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra lượng carb phù hợp với mình. Khởi điểm tốt nhất bạn nên dùng khoảng 45–60 gram carbohydrate trong mỗi bữa ăn. [mc4wp_form id=’290304″] Tầm quan trọng của việc đếm lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn Một khi người bệnh đã xác định được nhu cầu carb thực tế của bản thân, việc tiếp theo cần làm là phải tính được hàm lượng dưỡng chất này trong khẩu phần ăn. Điều này rất có ý nghĩa trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, chẳng hạn như: Quản lý tốt lượng thức ăn tiêu thụ và chỉ số đường huyết Mang lại cho bạn nhiều sự lựa chọn linh động hơn khi lên kế hoạch cho bữa ăn Đảm bảo sức khỏe tốt cho người bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống Phòng ngừa hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng của tiểu đường như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương thần kinh hoặc thậm chí phải phẫu thuật cắt bỏ chi dưới. Mách bạn cách ước tính lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn Chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 là tiêu thụ carb với lượng hạn chế trong mỗi bữa chính và cả bữa phụ. Theo đó, bạn có thể áp dụng một vài cách cơ bản dưới đây để quản lý mức tiêu thụ carb của mình: 1. Tính toán dựa trên nhãn thực phẩm Việc đếm carb khá dễ dàng với những thực phẩm đóng gói có nhãn “thành phần dinh dưỡng”. Dựa trên những thông tin được in trên nhãn thực phẩm, bạn có thể biết được món ăn mình sẽ dùng chứa bao nhiêu carb. Từ đó, bạn sẽ có quyết định điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp và kiểm soát tiểu đường tốt. Khi đọc nhãn thực phẩm, 2 yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm nhất là: kích thước phần ăn và lượng carb mà cơ thể nạp vào. Cả hai yếu tố này tỷ lệ thuận với nhau, nếu bạn dùng một khẩu phần ăn gấp đôi, gấp 3 so với bình thường, lượng carb theo đó cũng sẽ nhân 2–3 lần con số trên nhãn. Ngược lại khi biết được lượng carb, bạn sẽ đưa ra được kích thước khẩu phần phù hợp với mình. Trường hợp nếu người bệnh đang muốn giảm cân, một chỉ tiêu khác cần quan tâm trên nhãn là lượng calo. Với người cao huyết áp và mắc bệnh tim mạch nên tránh chọn thực phẩm nhiều natri và các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Các loại nước ép trái cây và đồ uống có cồn , chẳng hạn như bia chứa rất nhiều carb. Do đó, bạn cũng nên tính lượng carb khi tiêu thụ những loại thức uống này. 2. Dựa trên kích cỡ khẩu phần ăn Cách tính này áp dụng cho những loại thực phẩm không có nhãn dinh dưỡng. Như chúng ta đã biết, carbohydrate bao gồm: đường, tinh bột và chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau quả và các chế phẩm từ sữa. Carb cũng có hai loại gồm: carb “tốt” và carb “xấu”. Theo đó để kiểm soát tiểu đường tuýp 2, người bệnh nên chọn bổ sung carb tốt vì loại carb này chứa lượng calo thấp đến vừa phải, giàu dinh dưỡng, không đường, ít chất béo bão hòa mà lại sở hữu lượng chất xơ tự nhiên cao. Loại carb này tồn tại nhiều trong các loại thực phẩm sau đây: Các loại rau củ Trái cây nguyên quả như táo, chuối, dâu tây… Các loại đậu bao gồm: đậu Hà Lan, đậu lăng , đậu thận, đậu đen… Các loại hạt: hạt hạnh nhân , hạt óc chó, hạt lạc (đậu phộng), hạt chia, hạt bí… Ngũ cốc nguyên hạt nên chọn gạo lứt, ngô, yến mạch, quinoa… Lượng carb sẽ thay đổi tùy vào khẩu phần ăn và loại thực phẩm bạn chọn. Để dễ hình dung, Hello Bacsi chia sẻ một vài ví dụ về lượng carb có trong một số thực phẩm quen thuộc như sau: 1/2 quả chuối chứa khoảng 15 gram carb. Con số này cũng tương tự khi bạn ăn một lát bánh mì, 2–3 chiếc bánh quy giòn cỡ vừa, 1/3 bát (chén) cơm trắng hoặc hạt quinoa, 250ml sữa đậu nành hoặc sữa ít béo. Một cốc sữa chua chứa 40 gram carb. Hai thìa súp siro không đường cung cấp 4 gram carb. 3/4 bát ngũ cốc có khoảng 28 gram carb. 2 chiếc bánh nướng sẽ chứa 22 gram carb. Nhìn chung, một khẩu phần tinh bột, trái cây hoặc sữa sẽ chứa khoảng 15 gram carbohydrate. Lượng carb tương tự này cũng có mặt trong ba phần rau xanh. Mối liên hệ giữa carb và lượng calo cần bổ sung cho người bị tiểu đường tuýp 2 Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường được khuyến cáo áp dụng chế độ ăn chứa khoảng 1.500–1.800 calo mỗi ngày để duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng. Tuy nhiên, cũng giống như carb, lượng calo sẽ thay đổi tùy theo nhiều yếu tố khác nhau. Với những người béo phì , ban đầu họ cần nạp một lượng calo lớn cho đến khi cân nặng ổn định hơn. Đàn ông do khối lượng cơ lớn nên nhu cầu tiêu thụ calo cũng sẽ cao hơn so với nữ giới. Thông thường, l ượng carb nên chiếm khoảng từ 45–50% lượng calo nạp vào cơ thể hằng ngày. Việc tiêu thụ nhiều carb sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn. Về mặt lý thuyết, mỗi gram carb sẽ cung cấp 4 calo. Một người mắc bệnh tiểu đường với chế độ ăn 1.600 calo mỗi ngày thì 50% lượng calo sẽ đến từ carb. Theo đó, sẽ có tổng cộng 800 calo do carb cung cấp, từ con số này có thể suy ra lượng carb người này cần bổ sung trong ngày rơi vào khoảng 200 gram/ngày. Một số thực phẩm giàu carb bạn nên tránh Ngoài việc tính toán và lựa chọn dùng carb “tốt”, một vài loại thực phẩm sẽ khiến đường huyết tăng cao bạn cần tránh hoặc chỉ tiêu thụ với mức hạn chế như: Bánh mì, bánh xốp nướng Mì ống, gạo trắng, ngô Khoai lang, khoai mỡ, khoai từ, khoai môn, khoai tây Hầu hết các loại trái cây trừ quả mọng Bánh quy, kem và đồ ngọt (nói chung) Nước trái cây, soda, nước ngọt nhiều đường Bạn cần hiểu rằng không phải tất cả những thực phẩm trên đều không tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn, trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất, tuy nhiên chúng lại không tốt cho việc kiểm soát đường huyết. Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Bên cạnh quản lý chế độ ăn uống, bạn nên chú trọng hơn nữa đến chế độ luyện tập, tuân thủ việc dùng thuốc đúng theo hướng dẫn để ổn định đường huyết .
Kiểm soát tiểu đường tuýp 2 thông qua quản lý việc tiêu thụ carbohydrate
Tiểu đường
Đối với người bệnh đái tháo đường (tiểu đường), vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết. Sữa dành cho người tiểu đường là sản phẩm có công thức đặc biệt nhằm bổ sung một phần hoặc thay thế hoàn toàn bữa ăn chính, giúp người bệnh ổn định đường huyết nhưng vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Trong bài viết này, Hello Bacsi cung cấp đến bạn các lưu ý quan trọng trong việc chọn sữa để đáp ứng các nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể vừa đảm bảo ổn định mức đường huyết . Tại sao người bệnh đái tháo đường nên dùng sữa? Theo Diabetes Forecast – một ấn phẩm của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, việc mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) làm tăng nguy cơ bị gãy xương. Nguy cơ này tăng lên cao hơn khi bạn già đi và khối lượng xương bị mất nhiều hơn. Tình trạng mất xương nghiêm trọng có thể dẫn đến gãy xương, giảm khả năng vận động, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc tiêu thụ những thực phẩm giàu canxi như sữa giúp giữ cho xương chắc khỏe , từ đó chống lại tình trạng loãng xương. Tuy nhiên do trong sữa có chứa lactose , một loại đường nên việc tiêu thụ sữa cần được tính vào tổng lượng carbohydrate cơ thể bạn tiêu thụ hàng ngày. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị, mỗi bữa ăn , bệnh nhân đái tháo đường nên tiêu thụ từ 45 đến 60 gram carbohydrate, trong đó bao gồm một khẩu phần sữa (tương đương khoảng 226g sữa). Cách chọn sữa dành cho người bị tiểu đường: Chọn sao cho đúng? Như trên đã đề cập, việc sử dụng sữa rất quan trọng với sức khỏe của người bị đái tháo đường. Thế nhưng không phải các loại sữa dành cho người bị đái tháo đường bày bán trên thị trường đều phù hợp với bạn. Người bị đái tháo đường cần canxi, protein để duy trì hoạt động của cơ thể nhưng để việc sử dụng sữa không gây ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết, bạn cần chú ý các chỉ số sau: Hàm lượng carbohydrate , hàm lượng chất béo và chỉ số đường huyết. 1. Hàm lượng carbohydrate Carbohydrate bao gồm đường, tinh bột , chất xơ có trong các loại trái cây, rau củ quả và các sản phẩm từ sữa . Carbohydrate tồn tại trong sữa dưới dạng đường lactose. Lactose là một loại đường tự nhiên cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một khẩu phần sữa (khoảng 226g) cung cấp 12g carbohydrate. Do đó, bạn có thể dễ dàng nhận thấy carbohydrate là thành phần chính ảnh hưởng đến đường huyết. Để việc sử dụng sữa đem lại các lợi ích cho sức khỏe, người bị đái tháo đường nên chọn sữa không đường, có chỉ số hàm lượng carbohydrate thấp. Hiện có rất nhiều loại sữa dành cho người bệnh đái tháo đường với đa dạng thành phần và các chỉ số khác nhau. Do đó, khi chọn mua sữa, bạn nên đọc kỹ thành phần, ưu tiên chọn sản phẩm có chỉ số carbohydrate dưới 3,1g/100ml sữa. 2. Chỉ số đường huyết (glycemic index – GI) GI là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường . Chỉ số đường huyết của thực phẩm được phân loại thành 3 cấp: thấp, trung bình, cao. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc tiêu thụ thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn so với thực phẩm có chỉ số cao. Nguyên do là sau khi tiêu thụ thực phẩm có chỉ số GI thấp, lượng đường huyết sẽ tăng từ từ, khi giảm cũng diễn ra chậm rãi giúp bạn duy trì được nguồn năng lượng ổn định. Điều này có lợi hơn cho sức khỏe và trí não Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là dù chỉ số đường huyết trong sữa dành cho người tiểu đường có thấp đến mức nào thì bạn cũng không được sử dụng quá nhiều, vì có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết. 3. Chất béo Bên cạnh chỉ số về carbohydrate và đường huyết thì chất béo cũng là một chỉ số mà người bệnh đái tháo đường nên chú ý khi chọn mua sữa. Với người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là người có kèm rối loạn lipid máu nên ưu tiên dùng sữa ít béo hay còn được gọi là sữa gầy. Người bệnh nên ưu tiên chọn các sản phẩm sữa có chỉ số chất béo dưới 0,1%. Khi dùng sữa, bạn nên thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết để có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, để có thể chọn được sản phẩm sữa phù hợp với túi tiền và tình hình sức khỏe, ngoài tham vấn các thông tin trên Internet hay các chuyên gia dinh dưỡng, bạn đừng quên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị. [mc4wp_form id=’290304″] Gợi ý các loại sữa dành cho người bị tiểu đường Hiện có rất nhiều loại sữa dành cho người bị tiểu đường được sản xuất từ các nguyên liệu khác nhau: sữa bò, sữa gạo, sữa hạnh nhân , sữa đậu nành… Dưới đây là một số loại sữa phổ biến cùng các chỉ số hàm lượng dinh dưỡng để bạn tiện tham khảo. Lưu ý lượng sữa được tính là một khẩu phần. ( 1 ) Sữa nguyên chất Calo: 149 Chất béo: 8g Carbohydrate: 12g Chất xơ: 0g Protein : 8g Canxi: 276mg Sữa tách béo Calo: 91 Chất béo: 0,61g Carbohydrate: 12g Chất xơ: 0g Protein: 9g Canxi: 316mg Sữa đậu nành(không đường) Calo: 79 Chất béo: 4,01g Carbohydrate: 4,01g Chất xơ: 1g Protein: 7g Canxi: 300mg Sữa hạnh nhân (không đường) Calo: 39 Chất béo: 2,88g Carbohydrate: 1,52g Chất xơ: 0,5 – 1g (tùy thuộc vào nhà sản xuất) Protein: 1,55g Canxi: 516mg Sữa gạo(không đường) Calo: 113 Chất béo: 2,33g Carbohydrate: 22g Chất xơ: 0,7g Protein: 0,67g Canxi: 283mg Trên đây là 5 loại sữa phổ biến không chứa đường dành cho người bị đái tháo đường, hàm lượng của các thành phần dinh dưỡng trong từng loại sữa có sự khác biệt rõ rệt. Do đó, khi chọn mua sữa, bạn nên đọc kỹ nhãn mác để chọn được loại phù hợp. Lan Quan/HELLO BACSI
Sữa dành cho người tiểu đường: Chọn thế nào cho đúng?
Tiểu đường
Tiểu đường tuýp 2 là một dạng bệnh tiểu đường phổ biến ở người lớn. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Vậy, bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì và có triệu chứng như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Mời bạn cùng HelloBacsi tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé. Tìm hiểu chung Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng chính là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn). Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường type 2 hay đái tháo đường tuýp 2), cơ thể của bạn tạo ra không đủ hoặc sử dụng insulin không hiệu quả. Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, mạch máu… Triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Dấu hiệu và triệu chứng tiểu đường tuýp 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu . Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm: Nhìn mờ Mệt mỏi Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói Uống nước nhiều nhưng vẫn mau khát Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm Vết thương lâu lành Đau và tê ở chân hoặc tay Sụt cân không rõ nguyên nhân Nhiễm trùng thường xuyên Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân Các vùng da trên cơ thể bị sạm đen, thường là ở nách và cổ (dấu gai đen) . Khi nào bạncần gặp bác sĩ? Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn. Nguyên nhân Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2 Nguyên nhân tiểu đường type 2 là do các tế bào mỡ, gan và cơ không phản ứng phù hợp với insulin. Tình trạng này gọi là đề kháng insulin . Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết . Ngoài ra, việc tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin bao gồm: Thừa cân hoặc béo phì: lượng chất béo và calo quá nhiều có thể khiến cơ thể bạn khó sử dụng insulin hiệu quả Di truyền: cũng như bệnh tiểu đường tuýp 1 ( đái tháo đường tuýp 1 ), tiền sử gia đình và gene cũng đóng vai trò gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Những ai thường mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 Đái tháo đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Trong số những người bệnh tiểu đường , có đến khoảng 95% là bệnh tiểu đường tuýp 2. Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhất ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Ngoài ra, những người bị béo phì và ít vận động cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2? Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm: Cân nặng: Cơ thể bạn càng có nhiều mỡ thì các tế bào càng trở nên đề kháng với insulin Lười vận động: Bạn càng ít vận động thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 càng cao. Hoạt động thể chất giúp bạn kiểm soát cân nặng, sử dụng glucose như một nguồn năng lượng và làm cho các tế bào trở nên nhạy cảm hơn với insulin. Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng nếu cha mẹ hoặc anh chị em có bệnh tiểu đường tuýp2 Chủng tộc: Mặc dù vẫn không rõ ràng lý do tại sao, nhưng một số dân tộc – trong đó có người da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ và người Mỹ gốc Á – có nguy cơ mắc bệnh cao hơn Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng khi bạn già đi, đặc biệt là sau 45 tuổi. Điều này có thể là do bạn có xu hướng tập thể dục ít hơn, giảm cơ và tăng cân theo độ tuổi. Nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng đang gia tăng đáng kể ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi Tiểu đường thai kỳ: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường khi đang thai, nguy cơ tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 sau này tăng lên. Nếu bạn đã sinh con nặng hơn 4 kg, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 Hội chứng buồng trứng đa nang : Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang – một tình trạng phổ biến đặc trưng của thời kỳ kinh nguyệt không đều, rậm lôngvà béo phì – làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Huyết áp cao: Huyết áp trên 140/90 (mm/Hg) có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 Cholesterol và triglyceride bất thường: Nếu bạn có ít HDL-cholesterol “tốt”, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên. Triglyceride là một loại chất béo có trong máu. Người có nhiều triglyceride có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bác sĩ có thể cho bạn biết nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu của bạn là bao nhiêu. Biến chứng Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Bệnh tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chính, bao gồm tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận. Bệnh tim và mạch máu. Bệnh tiểu đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao và hẹp mạch máu, một tình trạng gọi là xơ vữa động mạch. Tổn thương thần kinh ở các chi. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh. Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm hỏng hoặc phá hủy các dây thần kinh. Điều đó có thể dẫn đến ngứa ran, tê, nóng rát, đau hoặc cuối cùng là mất cảm giác thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên. Tổn thương thần kinh khác. Tổn thương các dây thần kinh của tim có thể góp phần gây ra nhịp tim không đều. Tổn thương thần kinh trong hệ thống tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Tổn thương thần kinh cũng có thể gây rối loạn cương dương. Bệnh thận. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể hồi phục. Điều đó có thể yêu cầu lọc máu hoặc ghép thận. Tổn thương mắt. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, đồng thời có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc, có khả năng dẫn đến mù lòa. Nhiễm trùng da. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về da, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Hoại tử. Nếu không được điều trị, vết cắt và vết phồng rộp có thể trở thành nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể khó lành. Tổn thương nghiêm trọng có thể gây hoại tử và phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc chân. Khiếm thính. Các vấn đề về thính giác phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường. Chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Béo phì có thể là yếu tố góp phần chính cho cả hai điều kiện. Mất trí nhớ. Bệnh tiểu đường loại 2 dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các rối loạn khác gây ra chứng mất trí nhớ. Kiểm soát kém lượng đường trong máu có liên quan đến sự suy giảm trí nhớ và các kỹ năng tư duy khác nhanh hơn. Chẩn đoán và điều trị Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2? Bác sĩ có thể chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2thông qua các xét nghiệm máu sau: Đo đường huyết lúc đói Xét nghiệm dung nạp glucose Xét nghiệm hemoglobin A1C Xét nghiệm đường huyết bất kì. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ mỗi 1-3 tháng một lần, để bác sĩ có thể: Kiểm tra huyết áp Kiểm tra bàn chân Kiểm tra mắt Xét nghiệm hemoglobin A1C (3-6 tháng 1 lần để biết bệnh tiểu đường của bạn đã được kiểm soát hay chưa). Các kiểm tra này sẽ giúp bạn và bác sĩ kiểm soát được diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 2 và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện những kiểm tra sau đây hằng năm: Xét nghiệm nồng độ cholesterol và triglyceride mỗi 6 tháng – 1 năm Đến gặp nha sĩ 6 tháng một lần để đề phòng biến chứng răng miệng Thực hiện các xét nghiệm để đảm bảo rằng thận của bạn vẫn đang hoạt động tốt (như xét nghiệm microalbumin niệu và tỷ số albumin/ creatinin niệu). Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2? Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Nhiều bệnh nhân có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. Các quy định của chế độ ăn uống mới cho phép bạn có nhiều lựa chọn về thực phẩm hơn. Song, nên tránh các thức ăn có nhiều đường và nhiều chất béo xấu. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và giữ lượng đường ở mức ổn định, đồng thời giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn. Tuy nhiên với một số bệnh nhân, chế độ ăn uống và tập thể dục là chưa đủ mà họ còn cần phải dùng đến thuốc. Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là các loại thuốc giúp cơ thể sử dụng glucose tốt hơn. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm: Tiêm insulin dưới da Biguanides như metformin Sulfonylureas như glimepiride, gliclazide Thiazolidinediones như rosiglitazone, pioglitazone Thuốc ức chế alpha-glucosidase như acarbose hoặc miglitol Thuốc ức chế ức chế DPP-4 như linagliptin, vildagliptin Meglitinides như nateglinide, repaglinide Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển glucose sodium (SGLT) 2 như dapagliflozin, canagliflozin, empaglifozin… Phòng ngừa Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2? Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng một vài lưu ý dưới đây: Giữ mức đường huyết gần mức bình thường Tập thể dục thể thao và ăn uống điều độ Giữ cân nặng ở mức lành mạnh Ăn đủ bữa mỗi ngày Ăn uống lành mạnh: các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây , rau và protein chất lượng cao. Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo và bột mì trắng Hạn chế tối thiểu việc sử dụng đồ uống có cồn Kiểm tra mắt định kì hằng năm và kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng Bỏ thuốc lá Chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng – 1 năm Đến bệnh viện ngay nếu bạn sốt hoặc nôn mửa và không thể ăn uống Đến bệnh viện ngay nếu bạn có lượng đường huyết cao hoặc thấp bất thường. Không hút thuốc Không uống rượu mạnh hoặc các dung dịch có nhiều đường.
Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)
Tiểu đường
Có không ít thắc mắc rằng liệu bệnh tiểu đường có ăn mì tôm được không hay những món ăn như bún, miến, phở liệu có ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết? Thật ra, câu trả lời còn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mì, bún hay phở được làm từ ngũ cốc, được xếp vào nhóm thực phẩm giàu tinh bột và có xu hướng chứa hàm lượng carbohydrate cao, vì vậy chúng có thể làm tăng lượng đường trong máucủa bạn. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết thay đổi như thế nào còn phụ thuộc vào loại mì bạn chọn, số lượng và thực phẩm ăn kèm với mì. Hàm lượng carbohydrate Việc tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate có xu hướng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn so với thực phẩm chứa ít carbohydrate. Một bát (chén) mì trứng nấu chín (khoảng 160g) cung cấp đến 40g carbohydrate cùng 2g chất xơ. 160g mì spaghetti cung cấp 43g carbohydrate, bao gồm 2,5g chất xơ. Chỉ số đường huyết (glycemic index) Thực phẩm có chỉ số đường huyết (glycemic index) thấp với điểm từ 55 trở xuống sẽ thân thiện với mức đường huyết hơn so với thực phẩm có thang điểm chỉ số đường huyết (glycemic index) cao với điểm từ 70 trở lên. Các loại mì khác nhau có điểm chỉ số đường huyết riêng biệt với mì trứng ở mức 40, mì spaghetti (luộc trong vòng 10-15 phút) ở 44 và mì spaghetti nguyên cám ở 37. Việc luộc mì trong thời gian dài hơn sẽ làm tăng điểm GI và khiến chúng trở thành một trong các tác nhân khiến lượng đường trong máu tăng vọt. Tải lượng đường huyết (GL) Tải lượng đường huyết là một yếu tố góp phần dự đoán chính xác về phản ứng đường huyết của bạn so với chỉ số đường huyết, vì nó tính đến lượng carbohydrate trong một khẩu phần cũng như chỉ số đường huyết của thực phẩm. Mì trứng luộc có GL là 18, mì spaghetti thông thường có GL là 21 và mì spaghetti nguyên cám có GL là 16. Điều này có nghĩa rằng việc tiêu thụ mì spaghetti thông thường có GL cao và rất có thể sẽ làm tăng đột biến lượng đường trong máu nếu bạn ăn quá nhiều và không dùng kèm với các thực phẩm khác như rau xanh, thịt… [mc4wp_form id=’290304″] Mách bạn những cách ăn mì tốt cho người bị tiểu đường Nếu như mì, bún, miến, phở là món ăn ưa thích nhưng lại lo ngại rằng căn bệnh đái tháo đường sẽ khiến bạn phải tạm biệt chúng thì cũng đừng lo lắng quá. Bạn chỉ cần biết cách điều chỉnh vì người bị bệnh đái tháo đường hoàn toàn vẫn có thể thưởng thức các món có thành phần là tinh bột mà vẫn kiểm soát được phần nào lượng đường trong máu. Cân đối khẩu phần Hãy thử sử dụng cốc đo hoặc cân để có thể tính toán lượng carb chính xác hơn cho bữa ăn . Lượng mì tiêu thụ nên nằm trong khoảng 64-83g đối với nữ trong khi phái mạnh có thể ăn khoảng 128g. Việc cân đối khẩu phần mì sẽ tránh được các tác động từ carbohydrate đối với lượng đường trong máu. Đi kèm với các thực phẩm giàu protein Khi ăn mì, bạn nên kèm theo các món giàu protein lành mạnh như trứng, thịt gà nạc, thịt bò, cá, đậu phụ… Việc tiêu thụ protein giúp làm giảm phản ứng đường huyết trong bữa ăn và hỗ trợ điều hòa đường huyết sau khi bạn ăn xong. Đây cũng là một cách tuyệt vời để tránh tình trạng đường huyết tăng vọt. Ăn rau trước Bạn có thể áp dụng chiến lược này cho tất cả các món ăn khác nhau. Việc ăn rau trước sẽ làm tăng cảm giác no và ngăn bạn ăn quá nhiều. Ngoài ra, thứ tự tiêu thụ thực phẩm trong bữa ăn có thể ảnh hưởng đến đường trong máu. Các nghiên cứu cho thấy nếu bạn bắt đầu một bữa ăn với rau hoặc protein trước, sau đó là carbohydrate (mì, bún miến, phở), chỉ số đường huyết có nhiều khả năng sẽ nằm trong tầm kiểm soát. Nấu chín vừa Mì nấu quá chín có chỉ số đường huyết cao hơn (glycemic index) một chút. Do đó, khi luộc mì, bạn hãy chú ý thời gian sao cho sợi mì chín vừa để chỉ số glycemic không ở ngưỡng quá cao, từ đó giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate. Các loại mì thân thiện với bệnh nhân tiểu đường Bên cạnh mì gói trứng hoặc mì từ bột mì truyền thống, bạn có thể tham khảo thêm những lựa chọn sau cho bữa ăn thêm phần ngon miệng mà vẫn đảm bảo sức khỏe: Mì soba (mì kiều mạch) Mì soba có nguồn gốc từ Nhật Bản và được làm từ hạt kiều mạch . Loại mì này không chứa thành phần giống lúa mì và không chứa gluten . Mì soba có nhiều chất xơ làm giảm cholesterol, cũng như magiê, giúp cải thiện lưu lượng máu. Chất xơ và magiê cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, vì vậy những loại mì này có thể là lựa chọn tốt hơn cho bệnh nhân tiểu đường so với mì ống truyền thống. Mì tảo bẹ (Kelp noodles ) Có 10 calo trong 100g mì tảo bẹ . Những sợi mì trong veo, bóng loáng này được làm từ rong biển xay nhuyễn, trộn với muối và nước. Mì tảo bẹ là một trong những thực phẩm tuyệt vời giúp bạn theo dõi cân nặng của mình vì chứa ít calo và cũng chỉ cung cấp vỏn vẹn 1g carbohydrate cho mỗi khẩu phần ăn. Món ăn này sẽ hạn chế nguy cơ tăng lượng đường trong máu cũng như cung cấp thêm canxi và magiê, giúp xương trở nên chắc khỏe. Mì shirataki Giống như mì tảo bẹ, bạn có thể thử tham khảo và chế biến các món ăn từ mì shirataki nhằm hỗ trợ kiểm soát cân nặng , hạn chế tình trạng chỉ số đường huyết thay đổi đột ngột sau bữa ăn. 100g mì shirataki chỉ cung cấp 20 calo và ít carbs, chất béo cũng như đường. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc người bệnh tiểu đường ăn mì được không và nên ăn như thế nào để không ảnh hưởng đến đường huyết.
Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn mì được không?
Tiểu đường
Yoga cho người bị tiểu đường là một hình thức vận động khá lý tưởng cho người bệnh bởi không chỉ cảm thấy sảng khoái hơn mà tình trạng bệnh còn được hỗ trợ kiểm soát tốt hơn. Yoga không chỉ gói gọn trong việc thư giãn cơ thể, tâm trí mà loại hình vận động này còn có thể làm được nhiều hơn cho bạn, đặc biệt là nếu bạn sống chung với căn bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Một số tư thế yoga có khả năng hỗ trợ giảm huyết áp và lượng đường trong máu, đồng thời cải thiện lưu thông máu. Thậm chí, một số chuyên gia còn khuyến khích luyện tập yoga để kiểm soát bệnh tiểu đường. Vì sao yoga lại tốt cho người bị tiểu đường? Yoga và các liệu pháp chăm sóc cơ thể khác rất hữu ích trong việc kiểm soát các bệnh liên quan đến thói quen sống, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Việc kiểm soát căng thẳng tinh thần là một trong những chìa khóa của điều trị bệnh tiểu đường. Khi chúng ta bị căng thẳng, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, làm tăng cao nguy cơ mắc phải biến chứng bệnh tiểu đường nghiêm trọng như bệnh tim. Nhờ vào các bài tập rèn luyện sự dẻo dai kết hợp với điều hòa hơi thở, yoga sẽ tạo ra phản ứng thư giãn không chỉ ở thể chất mà còn tác động đến tinh thần. Phản ứng này giúp điều hòa mức cortisol và các hormone gây căng thẳng khác. Việc kết hợp thực hành yoga trong cuộc sống hàng ngày giúp đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng ở những người mắc phải căn bệnh này. Bài tập yoga cho người tiểu đường Một số bài tập yoga cho người tiểu đường mà bạn có thể thử thực hành gồm: 1. Gác chân lên tường Tư thế gác chân này sẽ cho phép các cơ được thư giãn, giảm căng thẳng ở thân dưới, từ đó có thể giúp giảm huyết áp và lượng đường trong máu đồng thời làm dịu cơn đau đầu , tăng cường mức năng lượng. Cách thực hiện: Nằm đối diện với tường Giơ chân lên cao giống như đang trồng cây chuối, cố gắng sao cho từ mông đến gót chân dựa sát vào tường Nếu không thể duỗi thẳng hết chân, có thể kê một chiếc gối mềm hoặc chăn mỏng dưới mông để hỗ trợ Hít thở chậm rãi, cố gắng giữ nguyên tư thế trong 10-15 phút. 2. Tư thế góc cố định nằm ngửa Đây là một tư thế phục hồi có thể giúp làm dịu hệ thống thần kinh. Bài tập yoga cho người bị tiểu đường này cũng giúp giảm mức độ căng thẳng, từ đó hạ huyết áp và lượng đường trong máu. Cách thực hiện: Nằm ngửa, sau đó từ từ gập đầu gối, đưa hai gót chân lại gần nhau tạo thành 1 góc cố định trên sàn Bạn hãy cố gắng đưa gót chân hướng gần về phía háng Hai lòng bàn tay bạn đặt gần hông và áp sát xuống sàn. Thở ra, siết chặt cơ bụng Hãy giữ tư thế này trong vòng 1 phút. [mc4wp_form id=’290304″] 3. Tư thế cúi gập người về phía trước Đây là tư thế uốn cong kéo căng cơ với mục đích giúp thư giãn. Ngoài việc giảm huyết áp và thúc đẩy giảm cân thì tư thế này còn có thể hỗ trợ bạn đẩy lùi cảm giác mệt mỏi. Cách thực hiện: Ngồi trên sàn, duỗi thẳng chân Bạn có thể đặt một chiếc gối mỏng dưới khớp gối để thực hiện động tác dễ dàng hơn Từ từ cúi xuống cho tới khi đầu chạm gối Cố gắng giữ hai đầu gối thẳng, ép sát người xuống sàn Hai tay nắm lấy hai cổ chân hoặc đan chéo hai bàn tay ôm lấy hai bàn chân để dễ gập người Giữ yên từ thế này từ 10-20 giây hoặc càng lâu càng tốt. 4. Tư thế cây nến Bài tập yoga với tư thế cây nến khá hữu ích, có thể giúp cải thiện lưu thông máu và kích thích tuyến giáp, làm dịu tâm trí cũng như hỗ trợ bạn đẩy lùi căng thẳng. Cách thực hiện: Nằm thẳng người trên thảm yoga, tay đặt xuôi theo chân, lòng bàn tay hướng xuống Nhấc chân lên cao một cách dứt khoát, dùng tay đỡ lấy phần hông Cố gắng nâng chân lên thẳng đứng Hít thở đều Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây. 5. Tư thế chó ngửa mặt Tư thế chó ngửa mặt giúp giảm đau thần kinh tọa , trầm cảm và xua tan mệt mỏi hiệu quả. Khi tâm lý được thoải mái thì huyết áp cũng như chỉ số đường huyết sẽ theo đó mà trở nên ổn định hơn. Cách thực hiện: Nằm úp xuống sàn. Mu bàn chân hướng xuống sàn, 2 tay đặt dọc theo thân người Hít sâu, nhẹ nhàng gấp khuỷu tay, đặt lòng bàn tay bên cạnh sườn Ấn lòng bàn tay xuống sàn, nhẹ nhàng nhấc thân trên lên. Trọng lượng cơ thể lúc này sẽ dồn lên đầu bàn chân và hai tay Mắt nhìn về phía trước, có thể hơi ngả đầu về sau Hãy đảm bảo rằng cổ tay bạn thẳng với vai, cổ không rướn quá nhiều Cố gắng giữ nguyên tư thế này trong 30 giây, sau đó từ từ thở ra và thả lỏng. 6. Tư thế ngồi vặn cột sống Kết hợp tư thế ngồi vặn cột sống vào trong bài tập yoga cho người có bệnh tiểu đường sẽ kích thích các cơ quan tại vùng bụng, có thể giúp hạ đường huyết. Bên cạnh đó, tư thế này sẽ cải thiện tiêu hóa và tăng mức năng lượng. Cách thực hiện: Ngồi trên sàn, giữ lưng thẳng, hai chân duỗi thẳng Co chân phải và đặt lên đùi chân trái, co chân trái và đặt ở phần đùi dưới chân phải. Hai tay đặt cạnh hông Hít thở sâu , giữ lưng thẳng. Thở ra, xoay người sang bên trái hết mức có thể, tay phải đặt xuống sàn, tay trái đặt lên đùi phải. Luôn đảm bảo mông chạm sàn Từ từ hít vào thở ra nhịp nhàng, giữ lưng thẳng, cảm nhận sự tác động lên phần hông, thắt lưng. Đầu nhìn thẳng qua vai, giữ tư thế trong khoảng 30 giây đến 1 phút Thở ra, từ từ trở về vị trí ban đầu, điều hòa hơi thở Lặp lại với bên đối diện. Việc thực hiện các bài tập yoga cho người tiểu đường không những giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn mà còn tăng cường sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian tập luyện phù hợp với thể trạng của bạn cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất nhé. Phương Uyên/HELLO BACSI
Bài tập yoga cho người bị tiểu đường
Tiểu đường
Bạn nghe nhiều người nói về việc nhịn ăn hoặc cắt giảm lượng thức ăn để có thể trở nên khỏe hơn, giúp quản lý một số bệnh hay giảm cân hiệu quả. Với người bị bệnh tiểu đường, việc nhịn ăn để chữa bệnh có mang lại hiệu quả và cần phải lưu ý những gì khi thực hiện phương pháp này? Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng nhịn ăn có thể mang lại một số lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo người bệnh đái tháo đường không nên xem việc nhịn ăn như một phương pháp điều trị chính thống. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo người bệnh không nên xem việc nhịn ăn như một phần trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Do đó, nếu muốn giảm cân và kiểm soát bệnh tốt, bạn nên thay đổi lối sống, hoạt động thể chất nhiều hơn. Nếu bị bệnh tiểu đường và đang có ý định nhịn ăn, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết những rủi ro có thể gặp phải, làm thế nào để tránh. Tìm hiểu về nhịn ăn gián đoạn Vì lý do tôn giáo mà một số người sẽ nhịn ăn trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Lưu ý là nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn không được nhịn ăn liên tục quá 24 giờ vì có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Nhịn ăn có nghĩa là bạn không ăn bất kỳ thực phẩm nào trong khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể thực hiện kế hoạch nhịn ăn bằng cách không ăn bất cứ món gì trong một thời gian nhất định sau đó ăn uống bình thường và lặp lại điều này theo chu kỳ một cách có kế hoạch cụ thể. Bạn có thể thực hiện mô hình nhịn ăn gián đoạn theo 2 hình thức sau: Nhịn ăn cách ngày: Bạn ăn chế độ ăn kiêng đều đặn trong một ngày và ăn ít hơn 600 calo vào ngày hôm sau, lặp lại mô hình này trong suốt cả tuần. Nhiều người thực hiện hình thức nhịn ăn theo mô hình 5 : 2 nghĩa là 5 ngày ăn uống lành mạnh, 2 ngày còn lại trong tuần cắt giảm khẩu phần ăn xuống còn khoảng 500 đến 800 calo. Nhịn ăn theo hình thức chỉ ăn vào một khung giờ nhất định: Nếu thực hiện mô hình nhịn ăn này có nghĩa là bạn chỉ ăn vào một số khung giờ cụ thể trong ngày.Chẳng hạn, bạn có thể ăn trong khung giờ từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều và chỉ ăn lại vào 10 giờ sáng hôm sau. Những lợi ích từ việc nhịn ăn để chữa bệnh Phần lớn lợi ích từ việc nhịn ăn đã được nghiên cứu trên động vật.Các nhà khoa học đang nghiên cứu tác dụng ở người, kể cả với người mắc bệnh đái tháo đường.Tuy những kết quả ban đầu thu được rất hứa hẹn nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thể chỉ ra những lợi ích từ phương pháp này. Việc nhịn ăn có thể mang lại một số lợi ích như: giảm viêm, giảm cân và giảm cholesterol , cải thiện cách cơ thể quản lý glucose (lượng đường trong máu) và cắt giảm tình trạngkháng insulin. Một nghiên cứu nhỏ tiến hành trên 3 người đàn ông bị tiểu đường type 2 trong 10–25 năm dưới sự giám sát của nhân viên y tế, họ đã nhịn ăn mỗi ngày hoặc 3 ngày/tuần, kết quả cho thấy: Trong vòng 1 tháng: Cả 3 người đã có thể ngừng dùng insulin. Trong vòng chưa đầy 1 năm: Họ đã có thể cắt giảm hoặc ngừng sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường khác. Trong một nghiên cứu nhỏ khác, 10người đàn ông béo phì mắc bệnh tiểu đường type 2 nhịn ăn theo hình thức chỉ ăn vào một khung giờ nhất định. Kết quả họ đã cải thiện chỉ số đường huyết lúc đói và giảm cân sau 6 tuần. Thực tế, chúng ta cần các nghiên cứu có quy mô lớn hơn để đánh giá chính xác tác động của việc nhịn ăn để chữa bệnh và mô hình nhịn ăn nào là tốt nhất và tần suất thực hiện. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), nếu bạn thừa cân hay béo phì, việc giảm cân có thể giúp giảm mức HbA1c (xét nghiệm kiểm soát đường huyết trong 2–3 tháng) và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Việc nhịn ăn cũng có thể tác động đến lượng insulin mà bạn cần. Trong một nghiên cứu, những người bị tiểu đường type 1 thực hiện kế hoạch nhịn ăn có thể giúp giảm liều insulin. Một số cơ quan trong cơ thể có vai trò với bệnh tiểu đường cũng có thể được hưởng lợi từ việc nhịn ăn. Cơ thể bạn dự trữ thêm glucose dưới dạng glycogen ở trong gan và cần đến khoảng 12 giờ để sử dụng số glycogen đó. Nếu bạn không ăn, để có năng lượng hoạt động, cơ thể bạn sẽ đốt cháy chất béo thay vì glycogen ở gan, từ đó giúp giảm cân. Điều này cũng tốt cho gan và tuyến tụy . Những rủi ro có thể gặp phải khi áp dụng phương pháp nhịn ăn chữa bệnh Trong thời gian đầu nhịn ăn, ngoài cảm giác bị cơn đói hành hạ, bạn còn có thể cảm thấy buồn ngủ, cáu kỉnh, thậm chí là đau đầu . Việc nhịn ăn liên tục trong hơn 1 ngày hoặc lâu hơn có thể khiến cơ thể bạn không nhận đủ dưỡng chất thiết yếu nếu không dùng viên uống bổ sung. Nguy cơ lớn nhất với người bệnh tiểu đường khi nhịn ăn là lượng đường trong máu có thể xuống thấp đến mức nguy hiểm hay còn gọi là hạ đường huyết. Điều này sẽ đúng trong trường hợp bạn dùng thuốc như insulin để kiểm soát bệnh đái tháo đường. Nếu bạn nhịn ăn, đường trong máu của bạn có thể xuống thấp hơn và thuốc có thể giảm nhiều hơn , từ đó có thể làm hạ đường huyết.Tình trạng hạ đường huyết có thể khiến bạn cảm thấy run rẩy, bất tỉnh hoặc thậm chí hôn mê . Việc phá vỡ kế hoạch nhịn ăn cũng có thể làm cho lượng đường trong máu tăng quá cao hay còn gọi là tăng đường huyết. Điều này xảy ra khi bạn ăn quá nhiều carbohydrate. Nếu việc nhịn ăn khiến bạn có xu hướng ăn quá nhiều thực phẩm giàu carbohydrate thì đây có thể không phải là kế hoạch phù hợp. Những lưu ý trong việc thử áp dụng phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh 1. Tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị Với người bị tiểu đường type 1 hay đang gặp các vấn đề sức khỏe khác do bệnh tiểu đường gây ra (như tổn thương mắt, thận hoặc thần kinh ở tay và chân) hoặc từng bị hạ đường huyết, bác sĩ thường sẽ khuyên không nên nhịn ăn. Trường hợp bác sĩ đồng ý cho bạn thử áp dụng phương pháp này, hãy hỏi bác sĩ về việc có nên kiểm tra đường huyết thường xuyên và liều lượng sử dụng thuốc trị bệnh tiểu đường trong và sau khi nhịn ăn hay không. Người có bệnh tiểu đường đang thực hiện việc nhịn ăn chỉ nên tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp trước khoảng thời gian bắt đầu nhịn ăn. Việc sử dụng những thực phẩm này giúp bạn no lâu hơn và giữ mức đường huyết ổn định hơn trong thời gian nhịn ăn. Lưu ý là chế độ ăn cũng nên bao gồm trái cây , rau xanh… 2. Theo dõi các dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu thấp Nếu trong khi nhịn ăn, bạn cảm thấy run rẩy, đổ mồ hôi hoặc bối rối… đây có thể là các dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu xuống quá thấp.Hãy dừng ngay việc nhịn ăn và thực hiện những gì bạn thường làm để khắc phục tình trạng hạ đường huyết, chẳng hạn như dùng gel glucose hoặc dùng đồ uống có đường, sau đó dùng một bữa ăn nhỏ để lượng đường trở lại mức cân bằng. 3. Chú ý đến những gì bạn tiêu thụ sau thời gian nhịn ăn Việc ăn quá nhiều carbohydrate sau thời gian nhịn ăn có thể khiến lượng đường trong máu của bạn trở nên quá cao.Do đó, hãy ưu tiên bữa ăn lành mạnh, cân bằng và có đồ ăn nhẹ. 4. Thận trọng khi hoạt động nặng Khi đang thực hành phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh, bạn không nên hoạt động thể chất với cường độ cao hoặc làm việc nặng. Việc tập thể dục với cường độ cao có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn giảm xuống, làm gia tăng nguy cơ hạ đường huyết. Tham khảo ý kiến bác sĩ về những hình thức luyện tập mà bạn có thể tập hoặc những hướng dẫn về việc nghỉ ngơi trong thời gian thực hiện phương pháp nhịn ăn. 5. Đừng quên uống nhiều nước Việc mắc bệnh tiểu đường khiến bạn có nguy cơ bị mất nước, từ đó làm cho lượng đường trong máu khó kiểm soát hơn. Do đó, trong thời gian thực hành phương pháp nhịn ăn, bạn hãy uống nhiều nước và các loại thức uống không chứa calo.
Người bị tiểu đường có thể nhịn ăn để chữa bệnh không?
Tiểu đường
Ăn uống lành mạnh kết hợp cùng vận động giúp bạn giữ mức đường huyết cân bằng và ổn định. Đây là những điều cần quan tâm khi bạn bị tiểu đường. Vì thế, lên kế hoạch hoạt động thể chất và chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường là một trong những điều quan trọng. Để đối mặt với bệnh tiểu đường, bạn cần thay đổi một số thói quen ăn uống và lối sống hàng ngày. Hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất, và có thể nhờ gia đình cũng như bạn bè giúp đỡ. Mục đích của việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống Giữ mức đường huyết, huyết áp, cholesterol trong phạm vi cho phép Giảm cân (nếu bạn dư thừa cân nặng) và duy trì mức cân nặng ổn định Ngăn ngừa và làm hạn chế các vấn đề của bệnh tiểu đường Giúp cơ thể khỏe mạnh Lựa chọn thực phẩm phù hợp với bệnh lý Chế độ ăn uống cho người tiểu đường Thực phẩm có thể giúp giảm hoặc tăng các nguy cơ của bệnh tiểu đường. Vì thế, chế độ ăn uống cho người bệnh nên bổ sung những thực phẩm có lợi và tránh những thực phẩm gây ảnh hưởng đến việc điều trị. Dưới đây là một số kế hoạch ăn uống giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn hợp lý mỗi ngày. Lập kế hoạch ăn uống Hai phương pháp phổ biến của các bệnh nhân tiểu đường là phương pháp plate (đĩa) và carb (carbohydrate). Mời bạn xem phương pháp nào phù hợp nhé. 1. Phương pháp đĩa (plate method) Việc áp dụng phương pháp này khi ăn ở nhà và cả khi ra ngoài giúp kiểm soát khẩu phần ăn mà không cần tính số calo. Bạn sẽ biết được số lượng của từng nhóm thực phẩm ăn vào, đặc biệt thích hợp cho bữa trưa và bữa tối. Dùng đĩa có đường kính khoảng 23 cm, 1/2 đĩa chứa rau không tinh bột, 1/4 chứa thịt hoặc protein, 1/4 còn lại là một loại hạt hoặc tinh bột khác (những loại rau củ có tinh bột như ngô, đậu Hà Lan…). Bạn có thể ăn thêm một miếng trái cây và một ly sữa nhỏ ít béo. 2. Phương pháp low-carb Phương pháp low-carb (carbohydrate) liên quan đến việc theo dõi lượng carbohydrate mà bạn tiêu thụ mỗi ngày. Đây là hợp chất dễ chuyển hóa thành glucose trong cơ thể, ảnh hưởng đến mức đường huyết nhiều hơn so với thành phần khác. Vì thế phương pháp carb giúp bạn kiểm soát mức đường huyết tốt hơn. Lượng carbohydrate trong thực phẩm được đo bằng gram. Để tính lượng carbohydrate trong thực phẩm, bạn cần: Tìm hiểu những loại thực phẩm có carbohydrate Đọc thành phần dinh dưỡng trên bao bì để ước tính lượng carbohydrate trong thực phẩm Cộng số lượng carbohydrate trong ngày, tuần, tháng để có được tổng số Hầu hết carbohydrate đến từ tinh bột, trái cây, sữa, đồ ngọt . Nên hạn chế carbohydrate có đường và ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, gạo, đồng thời thay thế bằng carbohydrate từ trái cây, rau, ngũ cốc, đậu, sữa ít béo hoặc không béo Kế hoạch giảm cân Thừa cân là một trong những tác nhân dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường . Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy lập kế hoạch giảm cân. Bài tập Bodyweight có thể giúp bạn lên kế hoạch đốt cháy mỡ thừa , tạo các múi cơ… thông qua các động tác như chống đẩy, squats, planks… Để giảm cân, bạn cần nạp ít calo hơn; thay thế thực phẩm lành mạnh, ít calo. Thời gian ăn của người tiểu đường Một số người bị tiểu đường cần ăn đúng một thời điểm trong ngày, một số khác có thể linh hoạt hơn. Tùy thuộc vào thuốc điều trị tiểu đường hoặc insulin, bạn có thể lựa chọn các bữa ăn cho phù hợp. Để việc điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống phát huy tác dụng, bạn nên nhờ tư vấn từ bác sĩ điều trị. Lên kế hoạch tập thể dục cho người tiểu đường Lợi ích của việc tập thể dục khi bị tiểu đường Hoạt động thể chất là một phần quan trọng trong việc kiểm soát mức đường huyết và giữ gìn sức khỏe: Giảm đường huyết, cân bằng huyết áp Cải thiện lưu thông máu Đốt cháy calo để giảm cân (nếu bạn thừa cân) Cải thiện tâm trạng Cải thiện trí nhớ, trẻ hóa Giúp ngủ ngon Các chuyên gia khuyên nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện những bài tập, hoạt động vừa phải. Do đó, bạn cần: Lên kế hoạch tập luyện Tham vấn ý kiến từ bác sĩ nếu bạn có một số vấn đề riêng về sức khỏe. Theo đó, bạn sẽ tập luyện trong phạm vi an toàn phù hợp với cơ thể Lên lịch trình tập luyện hàng ngày, kế hoạch ăn uống, sử dụng thuốc hợp lý, tránh để cơ thể mất nước Nếu bị tiểu đường tuýp 1, hãy tránh hoạt động thể chất mạnh khi bạn có ketone trong máu hoặc nước tiểu . Ketone là chất mà cơ thể tạo ra khi mức đường huyết quá cao và mức insulin quá thấp. Nếu hoạt động thể chất khi có ketone trong máu hoặc nước tiểu, mức đường huyết sẽ tăng cao hơn nữa. Bạn nên hỏi bác sĩ rằng mức ketone nào nguy hiểm và làm thế nào để kiểm tra chúng Những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp các vấn đề ở bàn chân do lưu lượng máu kém và tổn thương thần kinh từ việc đường huyết cao. Để hạn chế các vấn đề này, bạn nên mang giày thoải mái trong và sau khi hoạt động thể chất. Mẹo bổ sung hoạt động thể chất vào thói quen hàng ngày Nếu bạn quá bận rộn, không đủ thời gian dành cho việc tập thể dục, hãy bắt đầu từ 5-10 phút mỗi ngày. Sau đó, bạn tăng thời gian dần và thêm những hoạt động bên dưới vào thói quen: Đi bộ xung quanh trong khi nói chuyện điện thoại hoặc xem quảng cáo Làm việc vặt như lau dọn nhà cửa, rửa xe, chăm sóc cây Đi bộ lên cầu thang thay vì dùng thang máy nếu không quá 5 lầu Tham gia các hoạt động dã ngoại có tính chất di chuyển bằng chân nhiều Không ngồi quá lâu tại một chỗ LUYEN TRAN/HELLO BACSI
Hoạt động thể chất và chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Tiểu đường
Nếu đang mắc bệnh tiểu đường, bạn cần hiểu rằng không phải mọi loại sữa đều có lợi cho sức khỏe. Đành rằng cơ thể bạn rất cần nguồn canxi và protein từ thực phẩm bổ sung này, tuy nhiên điểm mấu chốt là chất béo bão hòa, carbohydrate (carb) và lượng đường tùy theo mỗi loại đều có nguy cơ ảnh hưởng đến đường huyết. Vậy câu hỏi đặt ra là người bệnh tiểu đường type 2 có nên uống sữa tươi hay không? Thực tế khá nhiều người bệnh vì nghe những lời đồn thổi vô căn cứ về chuyện uống sữa gây hại cho đường huyết nên đã loại bỏ hẳn sữa ra khỏi chế độ dinh dưỡng. Điều này hết sức tai hại, bởi lẽ nếu cứ kiêng khem quá mức thì đến thời điểm nào đấy cơ thể bạn sẽ bị suy nhược, thiếu chất. Sự thật là bệnh nhân tiểu đường type 2 hoàn toàn có thể uống sữa tươi như bình thường với sự kiểm soát nghiêm ngặt và phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Để rõ hơn, mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây của Hello Bacsi. Lý giải vì sao việc uống sữa tươi lại có thể ảnh hưởng đến đường huyết Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại sữa tươi khác nhau, nhưng nhìn chung một khẩu phần sữa 250ml sẽ cung cấp khoảng 12 gram carb. Khi vào cơ thể, chất này chuyển hóa thành glucose và có khả năng khiến cho lượng đường huyết tăng đột ngột nếu lượng tiêu thụ vượt quá mức quy định. Chính vì điều này mà Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo người bệnh nên cân đối hàm lượng carb tiêu thụ mỗi ngày nếu muốn kiểm soát tốt lượng đường trong máu . Theo đó, bệnh nhân nên đo đường huyết trước và sau khi ăn để xác định rõ loại thực phẩm nào an toàn với mình và lượng bao nhiêu thì phù hợp. Không ít loại sữa còn chứa chất béo bão hòa hoặc phụ gia thực phẩm không lành mạnh. Những thành phần này đều có liên quan đến bệnh tim mạch, một biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu uống sữa tươi đúng cách, bạn vẫn có thể nhận được những lợi ích tuyệt vời từ thực phẩm này. Thực hư chuyện uống sữa tươi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Đến nay có hàng loạt những nghiên cứu khác nhau đã tìm ra mối liên hệ giữa việc uống sữa với bệnh tiểu đường type 2 . Điển hình nhất là khảo sát tại Thụy Điển vào năm 2014 về việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, bao gồm bơ, sữa chua, kem và phô mai cũng cho kết quả khá khả quan. Theo đó, các nhà khoa học nhận thấy, chế độ ăn giàu các loại chất béo bão hòa có khả năng phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2, béo phì cũng như nhiều vấn đề tim mạch khác. Khả năng này có thể đến từ axit palmitoleic (một loại axit béo có trong chất béo của sữa) làm cải thiện độ nhạy cảm của insulin. Hơn nữa, thành phần chất béo có trong hầu hết các sản phẩm sữa cũng chứa butyrate, chất này không chỉ được biết đến với vai trò cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột mà còn ức chế tình trạng viêm nhiễm có liên quan đến sự phát triển của các bệnh mãn tính như tiểu đường vàtim mạch. Ngoài ra, axit phytanic (một loại axit béo khác cũng có ở sữa tươi) và axit linolenic liên hợp (chất béo chuyển hóa tự nhiên trong sữa) cũng được ghi nhận là có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, những loại chất béo bão hòa lại không tốt cho sức khỏe của tim mạch. Thế nhưng, những khuyến cáo cho người bệnh tiểu đường thường chỉ tập trung quan tâm đến lượng carb trong sữa tươi hơn là lượng chất béo. [mc4wp_form id=’290304″] Sữa tươi nào tốt nhất với người bệnh tiểu đường? Câu trả lời cho “sữa tươi nào tốt nhất với người bệnh tiểu đường” còn tùy thuộc vào nhu cầu carb ở mỗi cá nhân. Sữa tươi có rất nhiều loại và việc lựa chọn uống loại sữa gì sẽ nằm ở sở thích của mỗi người, phần còn lại sẽ dựa trên việc lựa chọn thực phẩm và tổng lượng carb tiêu thụ trong ngày. Lấy ví dụ, để dùng thêm một hộp sữa tươi không đường thì bạn buộc phải cắt bớt khẩu phần ăn trong ngày để cân đối nhu cầu carb. Cách tốt nhất là bạn nên chia nhỏ cữ ăn, chọn uống sữa vào các bữa phụ song song kết hợp với việc đo đường huyết thường xuyên để điều chỉnh khẩu phần cho phù hợp. Việc tính toán lượng carb sẽ đơn giản hơn nếu đấy là những sản phẩm sữa tươi có nhãn dinh dưỡng. Thông qua đó, bạn có thể nắm bắt rõ lượng carb có trong mỗi loại kèm theo những thông tin khác như loại chất béo, lượng đường có trong sữa… Lời khuyên là bạn nên tránh xa các loại sữa tươi có đường, không nên chọn sữa có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa không tốt cho sức khỏe tim mạch. Thay vào đó, bạn nên dùng sản phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn hoặc đa thành phần để hạn chế hấp thu cholesterol xấu (LDL). Gợi ý một số loại sữa tươi và giá trị dinh dưỡng có trong mỗi loại Nhìn chung, người bệnh tiểu đường nên uống khoảng 1–2 cốc sữa mỗi ngày. Có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau mà bạn có thể tham khảo sau đây: 1. Sữa tươi nguyên chất Lượng calo: 149 Chất béo: 8g Carbohydrate : 12g Chất xơ: 0 Protein: 8g Canxi: 276mg 2. Sữa tách béo Lượng calo: 91 Chất béo: 0,61g Carbohydrate: 12g Chất xơ: 0 Protein: 9g Canxi: 316mg 3. Sữa hạnh nhân không đường Lượng calo: 39 Chất béo: 2,88g Carbohydrate: 1,52g Chất xơ: 0,5–1g Protein: 1,55g Canxi: 516mg 4. Sữa đậu nành không đường Lượng calo: 79 Chất béo: 4,01g Carbohydrate: 4,01g Chất xơ: 1g Protein: 7g Canxi: 300mg 5. Sữa hạt lanh không đường Lượng calo: 24 Chất béo: 2,50g Carbohydrate: 1,02g Chất xơ: 0 Protein: 0g Canxi: 300mg 6. Sữa gạo không đường Lượng calo: 113 Chất béo: 2.33g Carbohydrate: 22g Chất xơ: 0,7g Protein: 0,67g Canxi: 283mg Những trường hợp nào không nên uống sữa tươi khi mắc bệnh tiểu đường type 2? Mặc dù là nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nhất là vitamin D , nhưng vẫn có một số lý do khách quan khiến bạn không thể dùng được sữa tươi. Cụ thể là: 1. Dị ứng với sữa Có khoảng 0,1–0,5% người trưởng thành bị dị ứng với sữa. 2. Hội chứng không dung nạp đường sữa (Lactose intolerance) Người gặp phải tình trạng này thường không thể tiêu hóa hoàn toàn đường lactose có trong sữa. Hệ quả là họ dễ bị tiêu chảy và đầy hơi ngay sau đó. Nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề này là do sự thiếu hụt lactase – một enzyme được sản xuất trong ruột non dẫn đến cơ thể không dung nạp lactose . 3. Tăng tính thấm thành ruột Một khi niêm mạc ruột bị tổn thương, các mối nối chặt chẽ giữa thành ruột và dòng máu không còn khả năng ngăn protein, vi khuẩn hoặc một phần của vi khuẩn rò rỉ vào trong máu. Kết quả là những tác nhân này kích hoạt hệ miễn dịch làm việc quá mức. Một phần hệ miễn dịch lúc này cũng có khả năng đáp ứng với chất gây dị ứng có trong sữa như alpha-casein, beta-casein, butyrophilin và casomorphin. Vì lý do này mà người bị tổn thương niêm mạc ruột sẽ gặp các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy và ợ nóng nếu họ uống sữa tươi. 4. Cơ thể không dung nạp gluten Gluten là một protein có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen . Theo đó, những người không dung nạp chất này thường có biểu hiện ợ nóng, đầy hơi hoặc đau khớp khi tiêu thụ các thực phẩm trên. Người mắc tình trạng này cũng không thể uống sữa tươi do gluten làm tăng tính thấm thành ruột. 5. Quá tải vi khuẩn đường ruột Đúng như tên gọi, sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích (IBS). Người mắc bệnh này có thể gặp một số vấn đề đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng do vi khuẩn tại ruột non phân hủy và lên men đường trong sữa. Trên đây là những thông tin về vấn đề uống sữa tươi ở người bệnh tiểu đường type 2. Bên cạnh thức uống này, bạn cũng nên quan tâm nhiều đến chế độ ăn của mình nhằm đảm bảo giữ mức đường huyết luôn ổn định.
Tầm quan trọng của việc uống sữa tươi với người bệnh tiểu đường type 2
Tiểu đường
Ở Mỹ, có khoảng 30 triệu người mắc bệnh tiểu đường. T rong đó, có đến 90-95% trường hợp thuộc tiểu đường tuýp 2. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh người bị tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh điếc (mất thính lực) . Do đó, việc tuân thủ hướng dẫn điều trị và kiểm soát lượng đường trong máu là rất quan trọng để ngăn ngừa mất thính lực. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa tiểu đường và bệnh điếc Một nghiên cứu năm 2008 đã phân tích dữ liệu từ các bài kiểm tra thính giác của người trưởng thành trong độ tuổi từ 20-69. Hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều bị tiểu đường tuýp 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, b ệnh tiểu đường có thể góp phần làm giảm thính lực thông qua việc gây tổn thương dây thần kinh và mạch máu. Các nghiên cứu tương tự cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh điếc và tổn thương thần kinh. Năm 2013, một nhóm nghiên cứu khác đã phân tích các tài liệu từ năm 1974 đến 2011 về bệnh tiểu đường và mất thính lực. Họ kết luận rằng những người mắc bệnh tiểu đường có khả năng bị mất thính lực cao hơn gấp đôi so với những người không mắc bệnh. Nguyên nhân gây điếc ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 Nguyên nhân gây nên tình trạng mất thính lực ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn chưa được xác định rõ ràng. Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các mạch máu trên khắp cơ thể, bao gồm các mạch máu ở tai. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường trong một thời gian dài và không được kiểm soát tốt, các mạng lưới mao mạch trong tai bạn có thể bị ảnh hưởng. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị mất thính lực cao hơn những người không mắc bệnh , kể cả khi bệnh được kiểm soát tốt. Biến chứng của bệnh tiểu đường cũng có thể làm tổn thương thần kinh thính giác. Điều này dễ khiến bạn bị điếc tai. Các yếu tố nguy cơ gây mất thính giác là gì? Theo Healthline , đến nay, các yếu tố nguy cơ gây mất thính giác ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn chưa rõ ràng. Bạn sẽ dễ bị mất thính lực hơn nếu bạn không thể kiểm soát lượng đường trong máu. Đó là lý do tại sao việc theo dõi kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường là rất quan trọng. Nếu bạn bị cả tiểu đường lẫn bệnh điếc, không nhất thiết hai căn bệnh này phải có liên quan với nhau. Có nhiều lý do khác khiến bạn bị mất thính giác, bao gồm: Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài Lão hóa Tiền sử gia đình có người bị mất thính lực Ráy tai tích tụ hoặc dị vật trong tai Virus hoặc sốt Có vấn đề ở cấu trúc trong tai Thủng màng nhĩ Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc hóa trị Chẩn đoán bệnh điếc Bệnh điếc có thể diễn tiến từ từ và đôi khi bạn không thể nhận thấy nó. Trẻ em và người lớn đều có thể bị mất thính lực bất cứ lúc nào. Nếu nghi ngờ mình bị suy giảm thính giác, bạn hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: Có ai phàn nàn rằng bạn không nghe thấy họ nói không? Bạn có thường yêu cầu mọi người lặp lại lời nói không? Bạn có cho rằng mọi người xung quanh bạn hay nói lí nhí không? Bạn có gặp vấn đề khi tham gia vào các cuộc trò chuyện có hơn 2 người không? Có ai phàn nàn rằng bạn nghe tivi hoặc radio quá lớn không? Bạn có gặp khó khăn khi hiểu nội dung các cuộc trò chuyện trong phòng đông người không? Nếu bạn trả lời có cho nhiều hơn một câu hỏi, bạn nên đi khám và kiểm tra thính giác của mình. Đầu tiên,bác sĩ sẽ kiểm tra tai của bạn để xem có bị tắc, chảy dịch hay nhiễm trùng không. Sau đó, bạn có thể được yêu cầu thực hiện bài kiểm tra âm thoa để đánh giá tình trạng mất thính lực. Bài kiểm tra này giúp xác định xem vấn đề là do dây thần kinh ở tai giữa hay tai trong. Tùy thuộc vào kết quả, bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia tai mũi họng hoặc chuyên gia thính học. Một phương pháp chẩn đoán khác là đo thính lực. Trong bài kiểm tra này, bạn sẽ đeo một bộ tai nghe. Âm thanh trong các phạm vi và cấp độ khác nhau sẽ được truyền đồng thời đến tai bạn. Bạn sẽ được yêu cầu chỉ ra một âm điệu bất kỳ nào đó khi nghe được. Điều trị bệnh điếc do tiểu đường Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho tình trạng mất thính lực do tiểu đường là sử dụng máy trợ thính . Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn loại máy phù hợp nhất với nhu cầu và lối sống của bạn. Các phương pháp điều trị khác sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây điếc, bao gồm: Sử dụng thuốc cho trường hợp nhiễm trùng cấp tính Lấy ráy tai hoặc loại bỏ các vật thể gây tắc nghẽn khác Cấy ốc tai điện tử , phụ thuộc vào tình trạng các dây thần kinh trong tai bạn Phương pháp phẫu thuật có thể cần thiết nếu bạn bị bệnh điếc do: Khuyết tật bẩm sinh Chấn thương đầu Chảy dịch tai giữa mãn tính Nhiễm trùng tai mãn tính Khối u. Nếu bạn được kê đơn thuốc mới, hãy nhớ hỏi về các tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chia sẻ thông tin, tình trạng và mối quan tâm của bạn về bệnh tiểu đường và mất thính lực. Như vậy các bác sĩ sẽ dễ dàng hình dung về sức khỏe tổng thể của bạn hơn. Trong m ột số trường hợp, bạn chỉ bị mất thính giác tạm thời. Điều trị sớm là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng nghe. Đối với một số dạng bệnh điếc nhất định, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao có tỷ lệ hồi phục thấp hơn. Phương pháp ngăn ngừa bệnh điếc do tiểu đường Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên đi kiểm tra thính giác mỗi năm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý các biện pháp phòng tránh mất thính lực và các biến chứng khác từ tiểu đường, bao gồm: Tuân thủ kế hoạch điều trị tiểu đường Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu Quản lý tình trạng cao huyết áp Quản lý cân nặng Tập thể dục thường xuyên và điều độ. Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Mối liên hệ giữa tiểu đường tuýp 2 và bệnh điếc
Tiểu đường
Thuốc điều trị đái tháo đường là yếu tố giúp cải thiện và làm chậm tiến triển bệnh. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn còn gặp phải sai lầm khi dùng thuốc dẫn đến nguy cơ mắc biến chứng, thậm chí tính mạng cũng bị đe dọa. Dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu 5 lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường để nhanh chóng đẩy lùi bệnh nhé! 1. Tránh ỷ lại thuốc điều trị đái tháo đường Nhiều người bệnh thường ỷ lại vào thuốc điều trị, cho rằng thuốc điều trị đái tháo đường đã có tác dụng kiểm soát đường huyết, do đó không cần thiết phải điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống. Tuy nhiên, điều này không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị mà còn làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường thường kéo dài và có thể khiến người bệnh dễ dàng gặp phải các tác dụng phụ, đặc biệt khi dùng liều cao. Nếu bạn ỷ lại và lạm dụng thuốc mà không thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống lành mạnh, nguy cơ gặp tác dụng phụ thuốc sẽ tăng cao mà lại không đạt được hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, điều này còn dẫn đến những bệnh tiềm ẩn khác như bệnh gan, thận, rối loạn lipid máu, tim mạch… Để ngăn ngừa tác dụng phụ do sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường lâu dài, bạn nên trao đổi với bác sĩ lựa chọn những loại thuốc chất lượng có hiệu quả điều trị cao để ngăn ngừa tình trạng này. Đồng thời hãy tìm hiểu thật kỹ những công ty uy tín đã đầu tư nghiên cứu nhiều năm để phát triển thuốc điều trị đái tháo đường. Ngoài ra, bạn cần kết hợp với các phương pháp sau đây khi sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường: Chế độ ăn uống Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống và cách ăn lành mạnh: Ăn chậm nhai kỹ Tránh tiêu thụ nhiều thức ăn, đồ uống ngọt , dầu mỡ. Ăn rau luộc hoặc canh rau trước, sau đó mới ăn thức ăn, tinh bột. Bữa ăn với 50% rau quả, 25% chất đạm nạc (thịt gia cầm, cá…), 25% với ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch…). Nói một cách đơn giản, bạn có thể chuẩn bị bữa ăn vào một cái đĩa đường kính khoảng 22cm với 1/2 đĩa là rau củ, 1/4 đĩa chứa tinh bột và phần còn lại là chất đạm. Tập luyện thể dục Bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục như yoga, đi bộ, đạp xe bơi lội… khoảng 30 phút mỗi ngày trong tuần. Bạn nên duy trì thói quen này ít nhất 5 ngày/tuần. Các bài tập này giúp giảm đề kháng insulin hỗ trợ cho việc điều trị bệnh. Sức khỏe tinh thần Khi bạn căng thẳng , cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol làm tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Do đó, bạn hãy thư giãn tinh thần bằng cách đi dạo, nghe nhạc hoặc chia sẻ với người thân quen, tránh giải stress bằng những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia… 2. Kiểm tra đường huyết thường xuyên Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là yếu tố đóng vai trò quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị, đồng thời kiểm soát đường huyết ở mức an toàn. Do đó, bạn nên kiểm tra mức đường huyết thường xuyên khi đang sử dụng thuốc. Theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị đái tháo đường của Bộ y tế, chỉ số đường huyết an toàn được đánh giá như sau: Xét nghiệm HbA1c : là loại xét nghiệm cho biết mức đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng giúp đo tỷ lệ phần trăm của lượng đường trong máu gắn với hemoglobin, protein mang oxy trong các tế bào hồng cầu. Chỉ số an toàn dao động <7%. Kiểm tra đường huyết lúc đói: Trước khi xét nghiệm, bạn không nên ăn uống gì trước 8 – 12 giờ. Kết quả chỉ số an toàn dao động 80 – 130mg/dL (4,4mmol/L – 7,2mmol/L). Kiểm tra đường huyết sau ăn : Kết quả đo thường được lấy lúc sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ. Kết quả chỉ số an toàn dao động dưới 180mg/dL (10mmol/L). Mỗi người bệnh sẽ có chỉ số đường huyết mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh, các bệnh khác hoặc các biến chứng kèm theo. .. Bạn nên tự ghi lại các chỉ số đường huyết đo mỗi ngày lại vào quyển sổ để đưa cho bác sĩ trong mỗi lần thăm khám. 3. Tuân thủ phác đồ điều trị Sau khi thăm khám kiểm tra các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mỗi người bệnh. Trách nhiệm của mỗi người là tuân thủ theo đúng những chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ đưa ra. Tuy nhiên, có một sai lầm mà nhiều người đái tháo đường mắc phải, đó là đánh giá bệnh qua triệu chứng, cảm giác của bản thân hoặc kết quả đo đường huyết tại nhà mà tự ý ngừng thuốc. Bệnh đái tháo đường là chứng bệnh vừa gây rối loạn chuyển hóa đường vừa gây rối loạn chuyển hóa chất béo, chất đạm. Những rối loạn này tiến triển âm thầm không có triệu chứng rõ ràng. Dù người bệnh đã kiểm soát được mức đường huyết, nhưng việc ngừng thuốc có thể khiến đường huyết tăng vọt bất cứ lúc nào, làm tăng nguy cơ các biến chứng. Bạn nên tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ và chỉ nên thay đổi liều, ngừng thuốc khi được bác sĩ chỉ định. Khi bạn được giảm liều hoặc tạm ngưng thuốc điều trị đái tháo đường, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt theo đúng yêu cầu của bác sĩ để giữ các chỉ số ổn định và hạn chế bệnh đái tháo đường tiến triển. 4. Uống thuốc điều trị đái tháo đường đúng thời điểm Dù bất cứ loại thuốc nào bao gồm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, người bệnh cũng cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời điểm để mang lại hiệu quả điều trị cao. Mỗi loại thuốc được kê đơn sẽ có ghi rõ về thời gian dùng để người bệnh thực hiện theo. Thời điểm sử dụng của một số nhóm thuốc bao gồm: Nhóm Acarbose: Uống ngay trước khi ăn. Nhóm Sulfonylureas: Dùng trước khi ăn 15 – 30 phút. Nhóm ức chế DPP-4: Có thể uống trước hoặc sau khi ăn. Nhóm Thiazolidinediones: Có thể uống trước hoặc sau khi ăn. Nhóm Metformin: Uống sau khi ăn để hạn chế tác dụng phụ thuốc trên đường tiêu hóa. Đối với những trường hợp hay quên dùng thuốc điều trị đái tháo đường, người bệnh nên đặt thuốc ở nơi dễ dàng nhìn thấy, tránh tự ý nhân đôi liều mà chỉ cần nhớ dùng ở liều tiếp theo. Việc uống thuốc không đều đặn có thể khiến đường huyết bất thường, tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng. 5. Không tự ý mua thuốc điều trị đái tháo đường Khi đang điều trị bệnh đái tháo đường, người bệnh tuyệt đối không nên tự mua thuốc mà nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc hợp lý. Nhiều người thường tự ý đến hiệu thuốc mua lại theo đơn chỉ định cũ của bác sĩ mà không tái khám, điều này có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn do bệnh đái tháo đường thay đổi theo từng giai đoạn. Hơn nữa, không phải loại thuốc có chứa hoạt chất giống như trong đơn chỉ định bác sĩ nào cũng mang lại hiệu quả tốt như mong muốn. Cùng một hoạt chất nhưng có nhiều loại thuốc biệt dược khác nhau, do đó bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn về chọn lựa thuốc gốc hoặc các loại thuốc thay thế có chất lượng tốt. Bạn cần chủ động hỏi về các loại thuốc điều trị đái tháo đường có phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại hay không bằng cách đưa ra tiền sử bệnh lý và tác dụng phụ từng gặp phải. Bên cạnh đó, bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để cân nhắc các loại thuốc chất lượng có hiệu quả cao mà vẫn phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý mua thuốc vì các loại thuốc Đông y, thuốc gia truyền điều trị đái tháo đường hiện đang bán tràn lan trên thị trường. Các loại thuốc này có thành phần hóa học bị cấm vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Bạn cần tỉnh táo trước những lời giới thiệu và truyền miệng về các loại thuốc nguy hiểm này. Thực tế, rất nhiều bệnh nhân nhập viện nguy kịch tính mạng vì bị ngộ độc khi sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Việc tự ý mua thuốc không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến bệnh do dùng sai thuốc, mà còn có thể gặp phải nguy cơ mua thuốc không đạt chất lượng tốt. Điều này khiến chất lượng điều trị bị suy giảm, bệnh vốn khó chữa nay còn lâu lành hơn. Hi vọng 5 lưu ý khi dùng thuốc điều trị đái tháo đường trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc dùng thuốc sao cho hiệu quả và đẩy lùi được chứng bệnh. Nếu vẫn còn tâm lý ngại hỏi bác sĩ về thuốc, bạn hãy thử thay đổi góc nhìn: “Hỏi bác sĩ cũng chỉ đơn giản là khởi nguồn của một cuộc trao đổi. Chỉ khi trao đổi, bác sĩ mới hiểu yêu cầu thuốc điều trị của riêng bạn”. Đây là một quyền lợi chính đáng sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh đái tháo đường và bảo vệ sức khỏe của mình!
5 lưu ý khi dùng thuốc điều trị đái tháo đường