question
stringlengths 33
5.48k
| id
stringlengths 32
32
| choices
dict | answerKey
stringclasses 4
values |
---|---|---|---|
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi:
Tháng 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân nam buôn bán, dù chưa được phép của triều đình Huế. Hắn còn ngang ngược đòi đóng quân trên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và thổ phỉ dưới trường Đuy-puy còn cướp thuyền gạo của triều đình, bắt quan, lính và dân ta đem xuống tàu; khước từ lời mời tới thương thuyết của Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương...
Chớp thời cơ triều Nguyễn nhờ giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.
Ngày 5-11-1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. Sau khi hội quân với Đuy-puy, quân Pháp liên giở trò khiêu khích.
Ngày 16-11-1873, sau khi có thêm viện binh, Gác-ni-ê liền tuyên bố mở cửa sông Hồng, áp dụng thuế quan mới. Sáng 19-11, hắn gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới,.. Không đợi trả lời, mờ sáng 20-11-1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau đó, chúng đưa quân chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì: Hưng Yên (23-11), Phủ Lí (26-11), Hải Dương (3-12), Ninh Bình (5-12) và Nam Định (12-12).
(SGK Lịch sử 11 trang 117)
Khi nào Đuy-puy tự ý đưa tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán? | 4159a21e1d59e08439084c882e7941f8 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Tháng 11-1872",
"Tháng 10-1872",
"Tháng 9-1872",
"Tháng 8-1872"
]
} | A |
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
CPI TĂNG THẤP HƠN MỨC TRUNG BÌNH CỦA CẢ NƯỚC
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tiếp tục xu xướng tăng với mức tăng 0,45%, cao hơn 0,15 điểm phần trăm so mức tăng tháng 9; trong đó có 3/11 nhóm hàng giảm với nhóm giao thông tiếp tục giảm nhiều nhất (-1,89%); 8/11 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước với nhóm giáo dục tăng cao nhất (+4,95%).
Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,31% (tháng trước tăng 0,23%); trong đó nhóm lương thực tăng 0,28% (tháng trước tăng 0,04) với giá gạo tăng 0,10% (tháng trước giảm 0,10%), lương thực chế biến tăng 0,88% (tháng trước tăng 0,48%).
Nhóm thực phẩm tăng 0,17%. Bao gồm, thịt gia súc giảm 0,26%; trứng các loại giảm 0,42%; thịt gia cầm giảm 0,47%; giá dầu mỡ ăn tăng 0,54%; thủy sản tươi sống tăng 0,22%; rau quả các loại tăng 0,95% (hai mặt hàng này chịu ảnh hưởng của thời tiết mưa bão trong tháng).
Các nhóm như nhóm giao thông giảm 1,89%, chủ yếu là do nhóm nhiên liệu giảm 5,25% (xăng giảm 6,14%); dịch vụ giao thông công cộng giảm 0,09%. Nhóm giáo dục tăng 4,95%, trong đó đồ dùng học tập tăng 0,25%; dịch vụ giáo dục tăng 5,29%.
So với cùng kỳ năm 2021, CPI tháng 10/2022 tăng 3,65% với 11/11 nhóm hàng tăng giá và nhà ở là nhóm tăng cao nhất với mức tăng là 6,98%; tiếp theo là nhóm giáo dục tăng 6,08%. Bình quân 10 tháng năm 2022, CPI tăng 2,32% so cùng kỳ.
(Nguồn : tạp chí kinh tế Việt Nam)
Trong nhóm thực phẩm chức năng thành phần nào tăng nhiều nhất? | f5e7b0b34de5d153cb3a8a8c5fa1a6aa | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"thịt gia súc",
"trứng các loại",
"thủy sản tươi",
"rau quả"
]
} | D |
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi:
Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 (từ 7-10-1947 đến 22-12-1947) là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương, nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của Việt Minh, lập ngụy quyền toàn quốc và đặt ách thống trị thực dân trên toàn bộ nước Việt Nam, đồng thời khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn đường liên lạc giữa Việt Nam và quốc tế.
Ngày 10 tháng 9 năm 1947 khi đã có hơn 12 vạn quân viễn chinh, cao ủy Pháp Bô-la (Bollaert) tuyên bố không công nhận nước Việt Nam độc lập và đưa ra những quy định nhằm thiết lập lại chế độ thực dân kiểu cũ của Pháp ở Đông dương.
Ngày 15 tháng 9 năm 1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Sửa soạn phá những cuộc tấn công lớn của địch” nhằm phá vỡ những mưu đồ của bọn thực dân. Ngày 17 tháng 9 năm 1947, Hội nghị quân sự lần thứ tư và sau mười ngày tiếp đó là Hội nghị quân sự lần thứ năm được triệu tập để thống nhất nhận định về âm mưu và hướng tiến công sắp tới của giặc Pháp, đề ra chủ trương tác chiến trong thu đông. Khắp nơi nổi lên khẩu hiệu: “Đập tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Quân và dân cả nước tích cực chuẩn bị phá cuộc tiến công mùa đông của địch.
Phía Pháp do tướng Salăng vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến , tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá hoại kho tàng, xưởng máy, bao vây và khóa chặt biên giới, cố giành thắng lợi về quân sự để tập hợp lực lượng phản động lập chính phủ bù nhìn tay sai và hy vọng kết thúc chiến tranh. Theo kế hoạch ngày 7 tháng 10 năm 1947, thực dân Pháp huy động lực lượng mở cuộc hành quân lên Việt Bắc mang mật danh LEA và CLO, chia làm 3 cánh quân tiến lên Việt Bắc. Binh đoàn đường không của Xô-va-nhắc (Sauvagnac) chỉ huy, nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn. Đồng thời binh đoàn bộ binh của Bô-phơ-rê (Beaufré) chỉ huy, từ Lạng Sơn lên Cao Bằng rồi vòng về Bắc Cạn bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc. Binh đoàn hỗn hợp của Com-muy-nan (Commuanal) chỉ huy từ Hà Nội ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang đến Chiêm Hóa để đánh vào Đài Thị.
Phía quân đội Việt Nam, ngày 8 tháng 10 năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi, bộ đội, quân dân du kích và toàn thể đồng bào ra sức tiêu diệt địch. Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “phải phá cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.
(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử quốc gia)
Khi nào quân Pháp có hơn 12 vạn quân viễn chinh? | 6fb49bbc216a5a8ed04f85951b390b15 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ngày 10 tháng 9",
"Ngày 11 tháng 9",
"Ngày 12 tháng 9",
"Ngày 13 tháng 9"
]
} | A |
Ru dơ ven thiết lập chính sách gì đối với các nước Mĩ Latinh? | 1171492cff7b7ec6367fb939ac69e4f3 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Chính sách cái gậy và củ cà rốt",
"Chính sách láng giếng thân thiện",
"Chính sách xâm chiếm và mở rộng",
"Chính sách hòa bình thân thiện"
]
} | B |
Tôn Thất Thuyết (chữ Hán: 尊室説; 1839 – 1913), biểu tự Đàm Phu (談夫), là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc. Khi thất bại trong một cuộc binh biến năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi đi Quảng Trị và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, kêu gọi chống Pháp nổi tiếng.
Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tức 12 tháng 5 năm 1839 tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế.
Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, cũng là cháu 5 đời của Hiền vương Nguyễn Phúc Tần, người được Gia Long truy tôn làm Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.
Tôn Thất Thuyết làm quan dưới thời mấy vị vua? | 75163057d8096a22b50db1929dee762d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Một",
"Hai",
"Ba",
"Bốn"
]
} | D |
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp cận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.
Đây chính là những điều kiện xã hội và tâm lí làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, trong đó, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là những nhân vật tiêu biểu.
Phan Bội Châu quê ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập. Năm 1902, ông lên đường vào Nam, rồi ra Bắc, tìm cách liên kết với những người cùng chí hướng. Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy Tân, chủ trương đánh đuổi Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
(SGK Lịch sử 11, trang 140-141)
Phan Bội Châu muốn thiết lập chế độ chính trị nào ở nước ta? | f3a15f4f4d7db83ea7f7a3c73f9268f5 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Quân chủ chuyên chế",
"Chế độ cộng hòa",
"Chế độ phong kiến",
"Quân chủ lập hiến"
]
} | D |
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2022 ước đạt 29,66 tỷ USD, tăng 2,2% so với tháng trước, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Quý IV/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 89,5 tỷ USD, giảm 7,1% so với quý III/2022 và giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2022 ước đạt 29,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với tháng trước, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 85,07 tỷ USD, giảm 5,8% so với quý III/2022 và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5%. Trong năm 2022 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%).
(Trích : thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý 4 và năm 2022)
Trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tính đến tháng 12/2022 thành phần kinh tế nào có tăng trưởng nhiều nhất? | b6c1845220d1eac97e2b42a16d52d434 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"khu vực có vốn đầu tư nước ngoài",
"khu vực kinh tế trong nước",
"khu vực kinh tế nhà nước",
"khu vực kinh tế không có vốn đàu tư nước ngoài"
]
} | A |
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.
Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.
Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai.
Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phần đông họ là những người trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa,... cho tư bản Pháp. Khi kiếm được số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản (như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu...).
Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực yếu, không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dần, họ phân hóa thành 2 bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 77 – 79)
Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để? | dbf35cd97a41fa33e547494f50c743c5 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Xuất thân từ nông dân",
"Bị bóc lột nặng nề",
"Sớm được tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin",
"Xuất thân từ nông dân, liên hệ máu thịt với nông dân"
]
} | B |
Nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm mật ong bạc hà
Trước kia đồng bào dân tộc ở trên vùng cao nguyên đá chị phát triển nuôi ong theo hình thức nhỏ lẻ để phục vụ cho sinh hoạt gia đình tình vào những dịp lễ ,tết. Từ khi người tiêu dùng và du khách du lịch trên Cao nguyên đá phát hiện ra những đặc tính quý giá của mật ong bạc hà ( mật ong bạc hà có màu vàng đặc sánh mang hương vị hoa bạc hà và có tác dụng dược lý trong phòng trừ một số bệnh) thì phong trào nuôi ong khai thác mật hoa bạc hà trong tự nhiên được phát triển mạnh theo quy mô tập trung.
Bên cạnh đó đó trong năm 2013 mật ong bạc hà Mèo Vạc “ của Hà Giang đã được cục sở hữu trí tuệ bộ khoa học và công nghệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý ý”. Theo chỉ dẫn địa lý địa điểm sản xuất mật ong bạc hà của Hà Giang bao gồm 47 xã, xã thị trấn thuộc 4 huyện vùng Cao Nguyên Đá với số lượng đàn ong trên 20.000 sản phẩm và sản lượng mật Đạt khoảng 90 Tấn/năm. Từ khi được cấp chỉ dẫn địa lý mật ong bạc hà của Hà Giang không ngừng được nâng cao giá trị cũng như tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. em với giá bán bình quân hiện nay ai từ 550 đến 600 nghìn đồng trên 1 lít có thời điểm tới 700 nghìn đồng. Nghề nuôi ong khai thác mật hoa từ cây bạc hà đã góp phần nâng cao thu nhập tạo tiền đề thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc trên Vùng Cao Nguyên Đá
Để giúp người dân đẩy mạnh nghề nuôi ong khai thác mật hoa bạc hà và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong bạc hà tỉnh Hà Giang đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ như: trong ba của địa phương tại 4 huyện cao nguyên đá; xây dựng phát triển và quy hoạch vùng trồng cây hoa bạc hà nhằm cung cấp nguồn phấn hoa cho đàn ong; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học trong quá trình nhân đàn và phòng trừ dịch bệnh cho đàn ong; chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình khai thác và bảo quản mật ong bạc hà; đề ra các chính chính sách nhằm hỗ trợ người dân mở rộng quy mô phát triển đàn ong ( điển hình là nghị quyết 209/ 2015/ NQ- HĐ ND Của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang anh về chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu bò và đàn ông theo hướng hàng hóa giai đoạn 2016 6-2020) ngoài ra các cấp chính quyền tại 4 huyện Cao Nguyên Đá Cũng đề ra các chính sách nhằm khuyến khích hỗ trợ các tổ chức tác cá nhân doanh nghiệp, Hợp tác xã Đẩy mạnh phát triển nghề nuôi ong khai thác hoa mật khai thác mật ong hoa bạc hà. à Nhờ đó nghề nuôi ong mật bạc hà Trên Vùng Cao Nguyên Đá của Hà Giang từ phát triển nhỏ lẻ mảnh mùn dần được chuyển sang quy mô lớn tập trung.
Mật ong bạc hà là một trong 6 sản phẩm đặc thù trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Vì vậy để đảm bảo uy tín và không ngừng nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm mật ong bạc hà các quan chức năng của Hà Giang cần tập trung áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình Bảo tồn và phát triển giống nội khai ai khác mật hoa cây bạc hà tại 4 huyện Cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang
( Nguồn: đảng cộng sản.vn)
Số lượng đàn ong và sản phẩm thu hoạch được của mật ong bạc hà tại Hà Giang là gì? | b15b75425ea0e5c96b3ba2106f2ddbed | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"dưới 15 nghìn đàn và khoảng 90 tấn/ năm",
"trên 20.000 đàn và khoảng 90 tấn",
"trên 50.000 đàn và khoảng 20 tấn",
"dưới 70.000 đàn và khoảng 50 tấn"
]
} | B |
Trong 3 tháng đầu năm 2020 du lịch Việt Nam đón gần 3.686.779 lượt khách quốc tế, chỉ bằng 81,93 % mức cùng kỳ năm 2019. Kết quả quý II/2020 dự kiến còn tồi tệ hơn khi toàn ngành Du lịch gần như tê liệt do tình trạng cách ly xã hội để phòng ngừa dịch bệnh.
(Nguồn: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nganh-du-lich-viet-nam-trong-mua-dich-covid19-va-van-de-dat-ra-329127.html)
BẢNG: LƯỢT KHÁCH DU LỊCH CỦA THỊ TRƯỜNG CHÂU Á ĐẾN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NĂM 2020
(Đơn vị: Lượt khách)
Thị trường
3 tháng đầu năm 2019
3 tháng đầu năm 2020
Trung Quốc
1 281 073
871 819
Hàn Quốc
1 107 794
819 089
Nhật Bản
233 355
200 346
Các thị trường khác thuộc châu Á
768 170
783 113
Tổng số
3 390 392
2 674 367
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Những thị trường nào ở châu Á có tỉ trọng lượng khách đến với Việt Nam giảm trong giai đoạn 2019 – 2020? | 7f1960c5a54135093139e61a6e18c57d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nhật Bản, Hàn Quốc",
"Nhật Bản, Trung Quốc",
"Trung Quốc, Hàn Quốc",
"Các thị trường khác thuộc châu Á"
]
} | C |
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau trả lời câu hỏi:
Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).
Năm Quý Mùi (1823), vua Minh Mạng đề bạt ông hàm Điển bộ (Bí thư ở Nội điện), năm sau thăng Tu soạn, rồi Thừa chỉ ở Nội các, hai năm sau thăng Thị độc, Thị giảng học sĩ, năm 1831 thăng Hồng Lô tự khanh.
Năm 1832, ông được sung vào phái bộ sang Trung Quốc về việc thương mại. Năm 1835 ông nhận lệnh vua Minh Mạng vào Gia Định cùng Trương Minh Giảng bình định các vùng mới khai hoang. Việc thành công ông được thăng hàm Thị lang.
Năm 1837, ông bị triều thần dèm pha, nên bị giáng xuống làm thơ lại ở bộ Lại. Cuối năm, ông được khôi phục hàm Chủ sự, sung chức Lang trung. Năm sau ông thăng Thị lang bộ Lễ, năm 1839 thăng hàm Tham tri, làm việc ở Nội các.
Năm Canh Tý (1840), ông được bổ làm Tuần phủ Nam Ngãi (Quảng Nam và Quảng Ngãi), trông coi bố phòng cửa biển Đà Nẵng. Công việc hoàn thành tốt đẹp, ông được triệu về kinh thăng Tham tri bộ Công, được vua Thiệu Trị cử làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh Long và Định Tường). Tại đây, ông dẹp tan được các toán giặc cướp nước ngoài vào quấy phá. Tháng 5 âm năm 1844, ông được cải bổ Tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên).
(Kể chuyện lịch sử Việt Nam, tập 2)
Tổng đốc An Hà chịu trách nhiệm quản lí những tỉnh nào? | 75bae09d7f45e3cc411526b9fd1b58a4 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"An Giang, Hà Tiên",
"An Giang, Hà Giang",
"An Giang, Hà Nội",
"An Giang, Hà Nam"
]
} | A |
Dựa vào thông tin trong đoạn sau trả lời câu hỏi:
Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội. Nhân dân không bán lương thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng được thành lập ở các tỉnh, tự động rào làng, đắp cản. Khi Pháp đánh Nam Định, nhân dân đốt hết các dãy phố dọc sông Vị Hoàng ngoài thành, tạo nên bức tưởng lửa ngăn quân giặc. Nguyễn Hữu Bản, con của Nguyễn Mậu Kiến, nối tiếp chí cha, mộ quân đánh Pháp và dã hi sinh trong chiến đấu.
Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Ri-vi-e phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu. Ngày 19-05-1883, một toán quân Pháp do Ri-vi-e đích thân chỉ huy tiến ra Hà Nội theo đường đi Sơn Tây, nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả Tổng chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kì là Ri-vi-e.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.
(SGK Lịch sử 11, trang 121)
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện điều gì? | 5edcdbb1094993531465bf8317cb4c70 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"quyết tâm đánh giặc của nhà Nguyễn",
"quyết tâm đánh giặc của nhân dân ta",
"sự lãnh đạo tài giỏi của Hoàng Tá Viêm",
"sự lãnh đạo tài giỏi của nhà Nguyễn"
]
} | B |
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Ngày 11-9-2001, 19 kẻ khủng bố đã bắt cóc nhiều máy bay thương mại của các hãng hàng không, tấn công nhiều địa điểm của nước Mỹ và gây ra một trong những thảm họa tồi tệ nhất của nước Mỹ thời hiện đại.
Tổng cộng đã có đến 2.977 người thiệt mạng trong một loạt các vụ tấn công ngày 11-9-2001, tại nhiều địa điểm bao gồm thành phố New York, thủ đô Washington DC và Shanksville, bang Pennsylvania.
Vụ tấn công được chỉ đạo bởi Osama bin Laden.
Chỉ tính riêng tại trụ sở Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) lúc bấy giờ, tọa lạc tại khu vực Hạ Manhattan, 2.753 người đã bị thiệt mạng sau khi hai chiếc máy bay số 11 và 175 của hãng American Airlines lần lượt lao thẳng vào hai tòa tháp chọc trời.
Trong số những người thiệt mạng trong vụ tấn công đầu tiên và sau khi hai tòa tháp sụp đổ hoàn toàn, có 343 nhân viên cứu hỏa , 23 người là cảnh sát và 37 người là các viên chức tại Cảng vụ của thành phố New York.
Tuổi của các nạn nhân giao động từ 2 đến 85. Khoảng từ 75 đến 80% số nạn nhân là nam giới.
Tại Lầu Năm Góc, trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ, 184 người đã thiệt mạng khi chuyến bay 77 của American Airlines lao vào tòa nhà.
Tại khu vực gần Shanksville, Pennsylvania, 40 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay 93 của United Airlines đã chết khi máy bay rơi xuống một cánh đồng. Nhiều người cho rằng những kẻ khủng bố đã cho máy bay rơi xuống địa điểm đó, sau khi hành khách và phi hành đoàn cố gắng giành lại kiểm soát máy bay để tránh đâm vào khu vực đông dân cư.
Tính đến tháng 8 năm 2017, 1.641 (tương ứng khoảng 60%) di cốt của 2.753 nạn nhân tại khu vực WTC đã được xác định và trao trả kết quả về gia đình.
(Theo Báo Công an nhân dân)
Ngày đen tối của nước Mĩ là ngày nào? | cfb79ac054e7f945fedac758d8986a0a | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ngày 11/09/2001",
"Ngày 12/09/2001",
"Ngày 13/09/2001",
"Ngày 14/09/2001"
]
} | A |
Dựa vào thông tin đoạn trích sau để trả lời các câu hỏi:
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công do sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, có phương pháp và chiến lược, chiến thuật cách mạng thích hợp, linh hoạt. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng nhìn rõ hơn tầm vóc vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám 1945. Về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 dẫn tới việc khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta và có ý nghĩa quốc tế sâu sắc. Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất, một điểm sáng của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
(Ban Tuyên giáo Trung ương)
Sự kiện nào đưa người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ vận mệnh đất nước? | 91eefa2c637a4981492a4b646c969f71 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời",
"Thắng lợi của cách mạng tháng Tám",
"Chiến dịch Điện Biên Phủ",
"Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước"
]
} | B |
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Cuộc khủng hoảng 1929-1933 chẳng những tàn phá nền kinh tế mà còn gây ra những hậu quả nặng nề về mặt chính trị và xã hội cho CNTB. Trong cuộc khủng hoảng này số công nhân thất nghiệp nên đến 50 triệu. Hàng triệu người mất nhà cửa vì không trả được tiền cầm cố. Hàng triệu nông dân bị mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói. Công nhân không được trả lương, ở nhiều nước không có bảo hiểm xã hội và thất nghiệp không được phụ cấp, hoặc ở mức độ ít ỏi không thể đảm bảo nhu cầu tối thiểu của gia đình nghèo khổ. Trong bối cảnh đó, phong trào cách mạng thế giới đã có bước chuyển mới: thoái trào tiến dần lên cao trào. Hàng ngàn cuộc biểu tình và những cuộc đi bộ của những người thất nghiệp trong nhiều trường hợp đã xung đột với cảnh sát và quân đội; đấu tranh bãi công chống việc hạ thấp tiền lương đã nổ ra ở hầu khắp các nước. Theo thống kê không đầy đủ, trong thời gian từ năm 1928 đến cuối năm 1933, số người tham gia bãi công ở các nước TBCN đã lên tới 17 triệu, còn số ngày bãi công là 267 triệu.
(Theo lịch sử thế giới hiện đại, trang 99)
Từ năm 1928 đến năm 1933, số người tham gia bãi công là bao nhiêu? | 3042690ce76d0a2e44cc4e92766592f5 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"15 triệu",
"16 triệu",
"17 triệu",
"18 triệu"
]
} | C |
Tiềm năng thủy điện nước ta
Do vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nên đất nước ta có nguồn tài nguyên thủy năng tương đối lớn. Phân bố địa hình trải dài từ Bắc vào Nam với bờ biển hơn 3400 km cùng với sự thay đổi cao độ từ hơn 3100m cho đến độ cao mặt biển đã tạo ra nguồn thế năng to lớn do chênh lệch địa hình tạo ra.
Nhiều nghiên cứu đánh giá đã chỉ ra rằng, Việt Nam có thể khai thác được nguồn công suất thủy điện vào khoảng 25.000 - 26.000 MW, tương ứng với khoảng 90 -100 tỷ kWh điện năng. Tuy nhiên, trên thực tế, tiềm năng về công suất thủy điện có thể khai thác còn nhiều hơn.Theo kinh nghiệm khai thác thủy điện trên thế giới, công suất thủy điện ở Việt Nam có thể khai thác trong tương lai có thể bằng từ 30.000 MW đến 38.000 MW và điện năng có thể khai thác được 100 - 110 tỷ kWh.
Công suất thủy điện ở Việt Nam có thể khai thác trong tương lai là gì? | 6905ffb185fa2c4e4202ed9e1bca9005 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"30.000 MW đến 38.000 MW",
"25.000 MW đến 26.000 MW",
"35.000 MW đến 40.000 MW",
"40.000 MW đến 48.000 MW"
]
} | A |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Để đối phó với hoạt động của quân ta trong Đông Xuân 1953-1954, sau khi cho quân nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ, 3-12-1954, Navarre quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh gồm 3 phân khu với 49 cứ điểm.
Dưới thấp còn có các cứ điểm: 505, 505A, 506, 507, 508, 509, 210.
Chính giữa là Sở chỉ huy của Tướng De Castrie với nhiều cứ điểm bao bọc chung quanh. Lực lượng địch có 16.200 tên, vũ khí, phương tiện do Mỹ viện trợ. Cả Mỹ lẫn Pháp đều cho rằng Điện Biên Phủ là một Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, là pháo đài không thể công phá nổi.
Về phía Việt Nam, sau khi phân tích điểm mạnh, yếu của tập đoàn cứ điểm, Ban Thường vụ Đảng Lao động Việt Nam hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm này. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, nhân dân các nơi nô nức đi dân công, làm đường, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược bằng nhiều phương tiện. Bộ đội cùng với nhân dân xẻ núi, lấp khe làm đường, đưa 24 khẩu lựu pháo 105 ly, 24 khẩu pháo cao xạ 37 ly vượt qua núi cao, suối sâu vào trận địa.
Sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, với 3 đợt tiến công dũng mãnh, ngày 7 - 5 - 1954 quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, buộc chính quyền Pháp sau đó phải ký vào Hiệp định Giơnevơ, lập lại hoà bình Đông Dương.
(Nguồn: Sách Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp)
Nava quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành mấy cứ điểm? | 0ae35cafc6506a382029906b6261389e | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"49 cứ điểm",
"50 cứ điểm",
"51 cứ điểm",
"52 cứ điểm"
]
} | A |
Quá trình nhân đôi ADN là quá trình tổng hợp hai phân tử ADN mới có cấu trúc giống với tế bào mẹ ban đầu đó là do quá trình nhân đôi diễn ra theo các nguyên tắc:
+ Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại 1⁄2)
+ Nguyên tắc bổ sung: A lk T, G lk X
+ Nguyên tắc nửa gián đoạn
Các bước của cơ chế tự sao:
Bước 1: Tháo xoắn: Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P.
Bước 2: Tổng hợp sợi mới:
Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. (Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’)
Trên mạch khuôn có đầu 3’-OH thì mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’→ 3’cùng chiều với chiều tháo xoắn,
Trên mạch khuôn có đầu 5’-P thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki cũng theo chiều 5’→ 3’ ngược chiều với chiều tháo xoắn, sau đó các đoạn này được nối lại với nhau tạo thành mạch mới nhờ enzim nối ADN – ligaza.
Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn (một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN conBước 3: Hình thành ADN con.
Có sự khác biệt trong cơ chế nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực với sinh vật nhân sơ:
+ Hệ gen: Sinh vật nhân thực có hệ gen lớn và phức tạp hơn → Có nhiều điểm tái bản khác nhau (nhiều đơn vị tái bản). Ở sinh vật nhân sơ chỉ chỉ xảy ra tại một điểm (đơn vị tái bản).
+ Tốc độ: Sinh vật nhân sơ có tốc độ nhân đôi lớn hơn
+ Hệ enzym: Sinh vật nhân thực phức tạp hơn
Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN trong hệ gen của E.Coli khoảng 100 lần, trong khi tốc độ tổng hợp và lắp ráp các nucleotit vào ADN của E.Coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E.Coli khoảng vài chục lần là do ? | bd739864fe42ee9251495bdc99398b6b | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"tốc độ sao chép ADN của các enzim ở nấm men nhanh hơn ở E.Coli",
"ở nấm men có nhiều loại enzim ADN polimeraza hơn E.Coli",
"cấu trúc ADN ở nấm men giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hidro",
"hệ gen nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản"
]
} | D |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Trận đánh gây được tiếng vang lúc bấy giờ là trận phục kích của quân ta tại Cầu Giấy ngày 21-12-1873.
Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân xuống đánh Nam Định, việc canh phòng Hà Nội sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy (có sự phối hợp với đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó, Gác-ni-ê phải tức tốc đưa quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê de quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có Gác-ni-ê, đã bị tiêu diệt.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lương. Triều đình lại kí Hiệp ước năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất), theo đó quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.
(SGK Lịch sử 11, trang 118-119)
Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân đánh ở đâu mà quân của Hoàng Tá Viêm hình thành trận chiến bao vây quân địch? | 2f998574d63e281caddaba554f436501 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nam Định",
"Hà Nam",
"Hải Dương",
"Hưng Yên"
]
} | A |
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi:
Tháng 6/1950, Trung ương Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch quy mô lớn ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc nhằm mục đích: “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng một phần biên giới, mở thông đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc”. Tuy nhiên, việc lựa chọn hướng chính của chiến dịch vẫn chưa thống nhất.
Để bảo đảm giành thắng lợi, ngày 25/7/1950, Thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng ủy Mặt trận Biên giới và Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng (Tư lệnh) kiêm Chính ủy chiến dịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quyết định sẽ trực tiếp đi mặt trận tham gia chỉ đạo, theo dõi, động viên cán bộ, chiến sĩ, đồng bào. Ngoài ra, chiến dịch còn được sự giúp đỡ tích cực về vũ khí, lương thực từ chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là có Đoàn cố vấn Trung Quốc bên cạnh Sở chỉ huy.
Trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường ra mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ thị: “Chiến dịch này hết sức quan trọng, chỉ được thắng không được thua!”. Thường vụ Trung ương Đảng cũng nhấn mạnh lại quyết tâm: “Phải thực hiện cho bằng được những nhiệm vụ chiến dịch đã nêu ra ở trên”.
Như vậy, chiến dịch Biên giới mang ý nghĩa chiến lược rất to lớn. Sự thành bại của chiến dịch ảnh hưởng quyết định đến sự thay đổi của cục diện chiến tranh, đến lòng tin của quân và dân ta đối với đường lối kháng chiến của Đảng, đến quá trình xây dựng, trưởng thành của quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao “trọng trách đặc biệt” với quyền hạn lãnh đạo, chỉ huy lớn. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để Đại tướng có những quyết đoán mang tính độc lập sáng suốt, thể hiện tài thao lược và phong cách cầm quân đặc trưng.
Thay đổi phương án tác chiến: Mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê
Để bảo đảm trận đầu ra quân chắc thắng, tránh sự chủ quan khinh suất, ngày 5/8/1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng một số cán bộ cơ quan tham mưu trực tiếp đi trinh sát nghiên cứu thực địa Cao Bằng. Đại tướng nhận thấy: Địch ở Thị xã Cao Bằng có lực lượng khá đông (gồm hai tiểu đoàn Âu - Phi tinh nhuệ), có hệ thống công sự trận địa phòng thủ rất kiên cố; nếu ta cố đánh sẽ gặp khó khăn to lớn, bộ đội thương vong nhiều.
(TS Trần Hữu Huy- Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam vov.vn)
Để đảm bảo trận đấu chắc thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi trinh sát ở đâu? | a5e45ff6484924ac4f880b5a6e6a6f17 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Lạng Sơn",
"Tuyên Quang",
"Cao Bằng",
"Bắc Kạn"
]
} | C |
Có được những thành công trong sản xuất lúa gạo, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao và ứng phó kịp thời trước những diễn biến phức tạp của thời tiết nhằm điều tiết mùa vụ hợp lý. Thời gian qua, ngành lúa gạo cũng đã có chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng thực hiện quy trình sản xuất lúa tiên tiến được ứng dụng hiệu quả ở nhiều địa phương. Theo đó, hiện nay hầu hết các hộ trồng lúa đã ứng dụng chương trình “một phải, năm giảm” – tức là: Phải sử dụng giống lúa có chứng nhận và thực hiện năm giảm: Giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón, giảm nước tưới qua kỹ thuật ngập – khô xen kẽ, giảm số lần sử dụng thuốc trừ sâu, giảm thất thoát sau thu hoạch. Ðây được xem là chiến lược chính để cải thiện tính bền vững của ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam; Chương trình “ba giảm, ba tăng” – giảm lượng giống, giảm thuốc bảo vệ thực vật và giảm phân bón nhưng vẫn tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế và tăng chất lượng sản phẩm.
Cùng với đó, ngành Nông nghiệp luôn đôn đốc các địa phương huy động mọi nguồn lực về lao động, máy móc để làm đất, gieo trồng đảm bảo thời vụ; đẩy mạnh đầu tư, thâm canh cây trồng, kiểm tra, quản lý chặt chẽ nguồn nước từ các công trình thủy lợi, sử dụng nguồn nước tưới đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và có kế hoạch tích nước để phục vụ sản xuất. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang chỉ đạo các địa phương triển khai các đề án quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), đề án liên quan tới các biện pháp sinh học sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để bảo đảm hướng tới nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Đây là những hướng đi đúng đắn giúp cho ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam ngày càng phát triển đạt được những thắng lợi vừa qua.
Trong những năm gần đây sản lượng lúa tăng đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu gạo là do ? | 1970187805351b8ba0a4d901d78649e1 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất",
"áp dụng thâm canh tăng vụ và sử dụng giống lúa mới",
"do diện tích đất không sử dụng được tăng lên",
"chuyển đổi diện tích đất qua trồng cây lâu năm"
]
} | B |
Dựa vào thông tin để trả lời câu hỏi sau:
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã tạo ra sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bánh trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Thắng lợi của cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.
Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, vẫn có quyền sở hữu về chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa phong kiến quân phiệt.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hóa của quần chúng nhân dân lao động. Công nhân Nhật Bản phải làm việc mỗi ngày từ 12 đến 14 giờ, trong những điều kiện rất tồi tệ mà tiền lương lại thấp hơn so với các nước ở châu Âu và Mĩ. Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đòi tang lương, cải thiện đời sống, đòi quyền tự do, dân chủ. Sự phát triển của phong trào công nhân là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn.
Năm 1901, Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành kập dưới sự lãnh đạo của Ca-ta-a-ma Xen.
(SGK Lịch sử 11, trang 7)
Chiến tranh Trung-Nhật diễn ra khi nào? | 151234edd6d65a1ab4db801b5124333e | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Năm 1874-1875",
"Năm 1875-1876",
"Năm 1894-1895",
"Năm 1897-1898"
]
} | C |
Ngày nào được chọn là ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười? | 2c2856fd787115b438bbe0cf4d7af5f9 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ngày 24-10-1917",
"Ngày 25-10-1917",
"Ngày 26-10-1917",
"Ngày 27-10-1917"
]
} | B |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Phan Châu Trinh quê ở phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Ông là người sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành được độc lập.
Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
Trên lĩnh vực kinh tế, các ông chú ýe đên việc động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
Tại Quảng Nam đã xuất hiện Quảng Nam hiệp thương công ty. Tại Hà Nội, Nguyễn Quyền và Hoàng Tăng Bí mở công ti Đông Thành Xương. Ở Nghệ An. Ngô Đức Kế lập ra Triêu Dương thương quán. Ở Phan Thiết có công ty liên thành.
Ngoài việc lập hội buôn, các sĩ phu cải cách còn chú ý phát triển nghề làm vườn, nghề thủ công. Ngay tại quê nhà, Phan Châu Trinh đã thành lập “nông hội”, chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu, mở lò rèn, xưởng mộc.
Việc mở trường học theo lối mới được quan tâm.
(SGK Lịch sử 11, trang 142)
Phan Bội Châu sinh năm bao nhiêu? | ad90904d92078ecb9833ff54e822dfda | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Năm 1869",
"Năm 1870",
"Năm 1871",
"Năm 1872"
]
} | D |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Trận đánh gây được tiếng vang lúc bấy giờ là trận phục kích của quân ta tại Cầu Giấy ngày 21-12-1873.
Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân xuống đánh Nam Định, việc canh phòng Hà Nội sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy (có sự phối hợp với đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó, Gác-ni-ê phải tức tốc đưa quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê de quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có Gác-ni-ê, đã bị tiêu diệt.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lương. Triều đình lại kí Hiệp ước năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất), theo đó quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.
(SGK Lịch sử 11, trang 118-119)
Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân đánh ở đâu mà quân của Hoàng Tá Viêm hình thành trận chiến bao vây quân địch? | 2f998574d63e281caddaba554f436501 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nam Định",
"Hà Nam",
"Hải Dương",
"Hưng Yên"
]
} | A |
Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:
Kết quả Cuộc Tổng điều ra dân số cho thấy, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố đông dân nhất nước. Toàn Thành phố có 8.993.082 người, tăng 1,8 triệu người so với năm 2009, tỷ lệ tăng dân số bình quân 2009-2019 là 2,28%/năm. Trong đó, số dân thành thị là 7.125.493 người, số dân nông thôn là 1.867.589 người. TP Hồ Chí Minh cũng là địa phương có số hộ gia đình lớn nhất cả nước với tổng cộng 2.558.914 hộ.
Về nhà ở, Thành phố có 99,3% hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố; còn 0,7% hộ có nhà ở thiếu kiên cố hoặc đơn sơ. Toàn thành phố có 39 hộ không có nhà ở. Diện tích nhà ở bình quân đầu người của Thành phố là 19,4m2/người. So với năm 2009, diện tích bình quân nhà ở tăng ở cả thành thị và nông thôn.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên ứng dụng công nghệ trong thống kê, điều tra ở tất cả các công đoạn. Thành phố cũng đã làm tốt cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở như: tuyên truyền đến người dân để tạo sự hợp tác thông tin, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị và đã huy động hơn 14.000 điều tra viên, nhiều nhất cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số hạn chế cần khắc phục như: công tác tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên, lập bảng kê dân cư trước khi tiến hành điều tra, một số phỏng vấn không được ghi chép thông tin đầy đủ...
( Nguồn: https://dangcongsan.vn/)
Tỉ lệ dân thành thị của Thành phố Hồ Chí Minh là gì? | 4f630140a804f69995530d7c64e731fc | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"79,2%",
"26,2%",
"36,2%",
"69,2%"
]
} | A |
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ngày 20 tháng 7 năm 1969, lúc 10:56 đêm theo giờ EDT (tức 9:56 sáng ngày 21 tháng 7 theo giờ Hà Nội), phi hành gia người Mỹ Neil Amstrong đã truyền âm thanh từ cách trái đất khoảng 385.000 kilômét tới hơn 1 tỉ người trên mặt đất: “Đây là một bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại.” Bước khỏi tàu đổ bộ mặt trăng Eagle (Đại bàng), Amstrong trở thành người đầu tiên bước lên bề mặt của mặt trăng.
Những nỗ lực của Mỹ nhằm đưa phi hành gia lên mặt trăng bắt nguồn từ lời kêu gọi nổi tiếng của Tổng thống John F. Kennedy đưa ra trong một phiên họp chung đặc biệt của Quốc hội vào ngày 25 tháng 5 năm 1961: “Tôi tin rằng quốc gia này [Mỹ] nên cam kết thực hiện cho được mục tiêu là trước khi thập niên này kết thúc phải đưa bằng được con người lên mặt trăng rồi trở về mặt đất an toàn.” Vào thời điểm đó, Mỹ vẫn theo sau Liên Xô trong lĩnh vực phát triển không gian, và nước Mỹ thời Chiến tranh Lạnh đã hoan nghênh đề xuất táo bạo của Kennedy.
Năm 1966, sau 5 năm một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư làm việc, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiến hành sứ mệnh Apollo không người lái đầu tiên, kiểm tra tính toàn vẹn cấu trúc của tàu vũ trụ cũng như tên lửa đẩy. Đến ngày 27 tháng 1 năm 1967, thảm họa đã xảy ra tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Mũi Canaveral, Florida, khi một ngọn lửa bùng lên trong quá trình thử nghiệm bệ phóng có người lái của tàu vũ trụ Apollo và tên lửa đẩy Saturn. Ba phi hành gia đã thiệt mạng trong vụ nổ.
Bất chấp thất bại này, NASA cùng hàng ngàn nhân viên vẫn tiếp tục làm việc, và đến tháng 10 năm 1968, Apollo 7, sứ mệnh Apollo có người lái đầu tiên được phóng lên quỹ đạo trái đất và thử nghiệm thành công nhiều hệ thống phức tạp cần thiết để thực hiện hành trình lên mặt trăng và hạ cánh. Trong tháng 12 năm đó, Apollo đưa 8 phi hành gia lên vùng tối của mặt trăng và quay trở lại, và đến tháng 3 năm 1969 thì tàu Apollo 9 đã thử nghiệm tàu đổ bộ mặt trăng lần đầu tiên khi đang ở trong quỹ đạo trái đất. Đến tháng 5 cùng năm, 3 phi hành gia của tàu Apollo 10 hoàn tất chuyến bay quanh quỹ đạo mặt trăng để thử nghiệm cho sứ mệnh đổ bộ dự kiến vào tháng 7.
Lúc 9:32 sáng ngày 16 tháng 7, dưới sự theo dõi của cả thế giới, tàu Apollo 11 cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Kennedy với phi hành đoàn gồm Neil Armstrong, Edwin Aldrin con, và Michael Collins. Armstrong, phi công nghiên cứu dân sự 38 tuổi, là chỉ huy của sứ mệnh này. Sau khi bay gần 385.000 kilômét trong 76 giờ đồng hồ, Apollo 11 đi vào quỹ đạo mặt trăng vào ngày 19. Lúc 1:46 chiều ngày hôm sau, mô-đun mặt trăng Eagle, dưới sự chỉ huy của Armstrong và Aldrin, tách khỏi mô-đun chỉ huy, nơi Collins ở lại. Hai giờ sau đó, tàu đổ bộ Eagle bắt đầu hạ dần xuống bề mặt mặt trăng, và đến 4:18 chiều thì chạm đến mép phía Tây Nam của Biển Yên bình (Sea of Tranquility) trên mặt trăng. Armstrong lập tức thông báo qua radio cho Trung tâm chỉ huy ở Houston, Texas, thông điệp nổi tiếng: “Đại bàng đã hạ cánh.”
Lúc 10:39 đêm, 5 giờ trước lịch trình ban đầu, Armstrong mở cửa hầm hạ cánh của tàu đổ bộ. Một chiếc camera truyền hình đã ghi lại cảnh anh bước xuống những bậc thang của tàu và truyền hình ảnh trở về trái đất, nơi hàng trăm triệu người đang hồi hộp theo dõi. Lúc 10:56, Amstrong phát biểu câu nói nổi tiếng của anh mà sau này anh phải đính chính một chút rằng micro đã hơi cắt xén từ ngữ, vốn là “Đây là bước đi nhỏ bé của con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại.” Bước chân trái lên bề mặt nhẵn mịn màu xám, Armstrong tiến một bước thận trọng về phía trước, và vậy là nhân loại đã đặt được chân lên mặt trăng.
“Buzz” Aldrin theo sau Armstrong lên bề mặt mặt trăng lúc 11:11, họ cùng nhau chụp ảnh địa hình, cắm một lá cờ Mỹ, chạy một vài thử nghiệm khoa học đơn giản, và nói chuyện với Tổng thống Richard M. Nixon qua Trung tâm ở Houston. Đến 01:11 ngày 21 tháng 7, cả hai phi hành gia trở lại tàu đổ bộ mặt trăng, cửa hầm hạ cánh đóng lại. Hai người ngủ lại trên mặt trăng trong đêm và đến 01:54 chiều thì bắt đầu trở lại mô-đun chỉ huy. Trong số những thứ được để lại trên mặt trăng có một tấm bảng khắc dòng chữ: “Những người trái đất đầu tiên đã đặt chân tới đây – tháng 7 năm 1969 SCN – Chúng tôi đến trong hòa bình cho toàn thể nhân loại.”
Đến 05:35 chiều, Armstrong và Aldrin trở lại tàu Apollo thành công. Lúc 12:56 chiều ngày 22 tháng 7, tàu Apollo 11 bắt đầu trở về trái đất, hạ cánh an toàn xuống Thái Bình Dương lúc 12:51 chiều ngày 24 tháng 7.
Sau chuyến đi của Apollo 11 còn có 5 sứ mệnh đổ bộ thành công lên mặt trăng, và một lần ghé thăm ngắn của tàu Apollo 13. Những người cuối cùng đặt chân lên mặt trăng, các phi hành gia Eugene Cernan và Harrison Schmitt của sứ mệnh Apollo 17, rời mặt trăng vào ngày 14 tháng 12 năm 1972. Chương trình Apollo là một nỗ lực tốn kém và cần nhiều lao động, liên quan đến khoảng 400.000 kỹ sư, kỹ thuật viên, và các nhà khoa họ, với chi phí 24 tỉ đô la (tương đương hơn 100 tỉ đô la năm 2010).
Nguồn: “<a href="https://www.history.com/this-day-in-history/armstrong-walks-on-moon">Armstrong walks on moon</a>,” History.com (truy cập ngày 18/7/2015).
Biên dịch Nguyễn Huy Hoàng
Khi nào con người đặt chân lên Mặt Trăng? | 53758252562a71619d718e7f76908fa2 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ngày 18/7/1969",
"Ngày 19/7/1969",
"Ngày 20/7/1969",
"Ngày 21/7/1969"
]
} | C |
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Về kinh tế ĐBSCL, kết quả nghiên cứu cho thấy điểm sáng lớn nhất trong hai năm 2020-2021 là nông nghiệp. Bất chấp dịch bệnh trong năm 2021, khu vực nông nghiệp của ĐBSCL vẫn tăng trưởng mạnh (3,4%), cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của cả nước. Xuất khẩu nông thủy sản của vùng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì thặng dư thương mại cho Việt Nam.
Báo cáo cũng chỉ ra ĐBSCL đang đứng trước thử thách của 3 vòng xoáy: "Vòng xoáy ngân sách" - phản ảnh tình trạng thiếu đầu tư trầm trọng ở ĐBSCL; "Vòng xoáy lao động" - xuất phát từ tình trạng thiếu cơ hội việc làm nên lao động trẻ di cư từ ĐBSCL đến các khu vực đô thị và công nghiệp ở Đông Nam Bộ; "Vòng xoáy cơ cấu kinh tế" - căn nguyên của 2 vòng xoáy trên.
(Nguồn : Nguoidothi.net.vn)
Việc duy trì thặng dư thương mại cho Việt Nam ngành nào đóng vai trò then chốt? | fcc18e8b9fd8e77d731b8c75ea4d53b7 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ngành dịch vụ",
"Xuất khẩu nông thủy sản",
"Xuất khẩu thiết bị điện tử",
"Nhập khẩu các sản phẩm nông sản"
]
} | B |
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi:
Con trai Trương Định là Trương Quyền đưa một bộ phận nghĩa binh lên Tây Ninh lập căn cứ mới. Ông còn liên lạc với Pu-côm-bô (người Cam-pu-chia) để tổ chức chống Pháp.
Năm 1867, tại dọc theo sông Cửu Long có căn cứ Ba Tri (Bến Tre) do hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (con của Phan Thanh Giản) lãnh đạo. Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt ông đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Nguyễn Hữu Huân bị đi đày ngoài hải đảo, khi được tha về lại tiếp tục chống Pháp ở Tân An, Mĩ Tho đến năm 1875.
Những toán quân của Thân Văn Nhíp ở Mĩ Tho; anh em Đỗ Thừa Long, Đỗ Thừa Tự ở Tân An; Phan Tòng ở Ba Tri; Lê Công Thành, Phan Văn Đạt, Phạm Văn Đồng, Âu Dương Lân ở Vĩnh Long, Long Xuyên, Cần Thơ hoạt động mạnh mẽ.
(SGK Lịch sử 11 trang 114)
Con trai Trương Định là ai? | a8dd0d008c2347ac9ee9c6a11c587f04 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Trương Quyền",
"Trương Lãnh",
"Trương Ninh",
"Trương Dinh"
]
} | A |
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
Kinh tế – xã hội nước ta năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao; lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán... đã làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu.
Mặc dù, dự báo gần đây nhất về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 được các tổ chức quốc tế điều chỉnh tăng so với các dự báo đưa ra trong quý III/2022 nhưng đều ở mức thấp hơn so với năm 2021.
Trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành các mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 mà Nghị quyết Đại hội XIII đề ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương theo dõi sát sao tình hình, sự thay đổi chính sách của các nước để kịp thời ban hành các chính sách tiền tệ, tài khóa và các giải pháp vĩ mô phù hợp. Đồng thời triển khai tích cực, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Nhờ đó, nền kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện góp phần tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Một số ngành đã có mức tăng trưởng cao hơn năm trước khi có dịch Covid-19.
(Trích : thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý 4 và năm 2022)
Kinh tế xã hội nước ta năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới như thế nào? | 667d93fb47cabf352e37f4d508edc7b7 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Phát triển nhanh chóng",
"Biến động, khó lường và lạm phát,..",
"Có rất nhiều những điều kiện thuận lợi để phát triển",
"Thị trường tài chính , tiền tệ ngày càng phát triển"
]
} | B |
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau trả lời câu hỏi:
"Đây là một cuộc tấn công chưa từng có trong lịch sử khủng bố xét về quy mô của nó. Đây là cuộc tấn công quy mô lớn nhất của một lực lượng nước ngoài trên đất Mỹ", học giả Brian Michael Jenkins của tổ chức nghiên cứu RAND nói về vụ khủng bố ngày 11-9-2001.
Vào ngày này, 19 tên khủng bố Al Qaeda đã khống chế 4 máy bay thương mại của hai hãng hàng không United Airlines và American Airlines.
Hai chiếc Boeing 767 lần lượt đâm vào hai tòa tháp đôi thuộc khu phức hợp Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ 7 tòa tháp trong khu vực.
Tại thủ đô Washington D.C, một chiếc Boeing 757 của Hãng American Airlines đâm vào phía tây trụ sở Lầu Năm Góc gây ra đám cháy kinh hoàng, giết chết toàn bộ 64 người trên máy bay (bao gồm 5 tên khủng bố) và 125 người trên mặt đất.
Vụ khủng bố 11-09-2001 xảy ra ở nước nào? | bbfaeeaaeeb1822d02b9e37dcda19b74 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nhật Bản",
"Mĩ",
"Anh",
"Đức"
]
} | A |
Dựa vào thông tin trả lời câu hỏi:
Khi giặc Pháp từ Gia Định đánh lan ra, cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển mạnh hơn. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Thuật, Lê Huy... chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công. Ngày 10-12-1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo), làm nức long quân dân ta.
Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày một dâng cao, khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862).
Hiệp ước có 12 điều khoản, trong đó có những khoản chính như: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn, bồi thường 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc); triều đình phải mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán, thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế đến khi nào chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông.
Đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm con tàu nào của Pháp? | 557fbf746f6625a080ce534415c42cef | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ánh Dương",
"Hi vọng",
"Chiến thắng",
"Đại Nam"
]
} | B |
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi:
Để đối phó với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ, trên cơ sở thế và lực mới do cao trào "Đồng khởi" tạo ra, ngày 31-1-1961 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị "Về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam". Ngày 15-2-1961, các tổ chức vũ trang miền Nam đã thống nhất thành "Quân giải phóng miền Nam Việt Nam". Từ đây các cuộc khởi nghĩa từng phần phát triển lên thành cuộc chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền. Ở đô thị, phong trào đấu tranh của CNLĐ, thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức, đồng bào các tôn giáo... làm lung lay ý chí bọn xâm lược, tay sai. Đồng bào ta ở những vùng bị gom kiên quyết đấu tranh, bám đất, bám làng, nêu cao khẩu hiệu "một tấc không đi, một li không rời". Điển hình là phong trào đấu tranh chống gom dân của đồng bào ấp Bầu Mây, xã An Tịnh (huyện Trảng Bàng - Tây Ninh), của đồng bào Cai Lậy (Mỹ Tho), của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh và An Giang, cuộc đấu tranh chống địch rải chất độc hóa học của nhân dân huyện Châu Thành (Bến Tre)...
Ở miền Bắc, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, các phong trào thi đua sôi nổi "Tất cả vì miền Nam ruột thịt" ở khắp các địa phương, các cấp, các ngành đã đưa miền Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam, với lực lượng kinh tế quốc phòng lớn mạnh. Để phục vụ cách mạng miền Nam, miền Bắc không ngừng chi viện sức người, sức của cho miền Nam.
Trong những năm 1961 - 1964, nhân dân miền Nam vừa đấu tranh, vừa chú trọng xây dựng LLVT cách mạng với sự chi viện đắc lực từ miền Bắc đã liên tiếp giành được những thắng lợi trên các chiến trường. Điển hình là trận ấp Bắc (2-1-1963), chiến dịch Bình Giã (2/12/1964 - 3/1/1965), Ba Gia (28/5 - 20/7/1965), Đồng Xoài (10/5 - 22/7/1965). Với những thất bại liên tiếp của nguỵ quân, nguỵ quyền, cuối năm 1963, cùng với sự kiện Tổng thống Mỹ Jôn Ken-nơ-đi bị ám sát, Giôn-xơn lên nắm quyền ở Mỹ, buộc chúng phải "thay ngựa giữa dòng" bằng việc phế bỏ Diệm - Nhu, làm cho nền chính trị tay sai của Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên. Chỉ trong hơn một năm rưỡi (11-1963 - 6-1965) đã có 14 lần đảo chính và phản đảo chính ở miền Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra từ miền Nam Việt Nam về đã báo cáo trước Nhà trắng và Quốc hội Mỹ rằng" Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã không còn đủ sức chiến đấu, chế độ Sài Gòn đã thất bại".
Ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân hòng ngăn chặn sự chi viện của "hậu phương lớn" cho "tiền tuyến lớn". Ngay trong ngày, chúng dùng 64 lần chiếc máy bay mở cuộc tiến công "Mũi tên xuyên" đánh ồ ạt các khu vực sông Gianh (Quảng Bình), Cửa Hội (thành phố Vinh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Bãi Cháy (Quảng Ninh). Ngay trận đầu, 8 máy bay phản lực Mỹ bị bắn rơi. Trong 3 tháng đầu năm 1965 đã có 440 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc. Ngày 5/8 trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam. Chiến thắng 5-8-1964 cổ vũ mạnh mẽ khí thế chiến đấu, củng cố niềm tin và khẳng định ý chí quyết tâm đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ của nhân dân ta.
Trước những thắng lợi vang dội của ta ở cả hai miền Nam - Bắc, chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ đã hoàn toàn thất bại, buộc Mỹ phải ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam để thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" hòng cứu vãn thế sụp đổ. Từ đây, cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới.
Khi nàp các tổ chức vũ trang miền Nam đã thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam? | ee4ef17b58f4d406b2678fe18a851f7c | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ngày 15/2/1960",
"Ngày 15/2/1961",
"Ngày 15/2/1962",
"Ngày 15/2/1963"
]
} | B |
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2022 ước đạt 29,66 tỷ USD, tăng 2,2% so với tháng trước, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Quý IV/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 89,5 tỷ USD, giảm 7,1% so với quý III/2022 và giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2022 ước đạt 29,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với tháng trước, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 85,07 tỷ USD, giảm 5,8% so với quý III/2022 và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5%. Trong năm 2022 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%).
(Trích : thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý 4 và năm 2022)
Theo thông tin trên trong năm 2022 có bao nhiêu mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD? | d509e4b51828489198bdd24381e796d5 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"36 mặt hàng",
"46 mặt hàng",
"56 mặt hàng",
"66 mặt hàng"
]
} | B |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Do ảnh hưởng to lớn của Liên Xô trên trường quốc tế và lợi dụng tình trạng khó khăn của các nước Tây Âu thời hậu chiến, với tiềm lực kinh tế quân sự hùng mạnh2, Mỹ đã thực hiện kế hoạch Masshall, lôi kéo, tập hợp các nước tư bản chủ nghĩa, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (năm 1949) để bao vây Liên Xô, ngăn chặn ảnh hưởng của CNCS ở vùng Tây bán cầu. Lợi dụng cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã tăng cường xây dựng quân đội, nâng số quân từ 1.400.000 (năm 1949) lên 3.500.000 quân (năm 1953) và lôi kéo 14 nước cùng tham gia chiến tranh cứu nguy cho chế độ Lý Thừa Vãn. Đồng thời phối hơp với các nước đồng minh khôi phục chủ nghĩa phục thù Tây Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, thành lập quân đội Tây Âu và khối ANZUS (1951) ở Thái Bình Dương, xúc tiến thành lập khối SEATO ở Đông Nam Á và khối SENTO tại Trung Đông... để chống lại các nước XHCN và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trước chính sách chạy đua vũ trang của Mỹ, tháng 6-1951, Liên Xô đưa ra sáng kiến giải quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên: “Các bên tham chiến cần mở ngay cuộc thương lượng nhằm thực hiện đình chỉ chiến sự và ký kết hiệp định đình chiến, quy định việc hai bên cùng rút khỏi vĩ tuyến 38...”4, mở ra xu hướng giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế bằng thương lượng.
Đầu năm 1953, sau khi Stalin mất, Liên Xô điều chỉnh sâu hơn chính sách đối ngoại hòa bình thông qua thương lượng. Liên Xô đã nhận lời Anh và Pháp điều đình với Chính phủ Triều Tiên giải quyết thành công vấn đề tù binh chiến tranh và ngoại kiều, dẫn đến ký kết Hiệp định đình chiến ngày 27-7-1953 trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng ở vĩ tuyến 38 và không bàn đến vấn đề chính trị. Đồng thời đưa ra dư luận “đình chiến ở Triều Tiên cần thúc đẩy việc kết thúc chiến tranh Đông Dương”. Ngày 4-8-1953, Liên Xô gửi công hàm cho Anh, Pháp, Mỹ đề nghị triệu tập hội nghị năm nước lớn (Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc) để nghiên cứu các biện pháp làm giảm bớt căng thẳng ở Viễn Đông.
Tại Hội nghị Béclin (từ ngày 25-1 đến ngày 18-2-1954), Liên Xô đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị cấp Bộ trưởng ngoại giao giữa Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc “để xem xét các biện pháp khẩn cấp nhằm làm giảm căng thẳng trong quan hệ quốc tế”. Sáng kiến này được Anh và Pháp ủng hộ, song Mỹ đã kịch liệt phản đối, trước hết là vấn đề tư cách đại biểu của Chính phủ Trung Quốc. Do Liên Xô kiên trì đấu tranh, Anh và Pháp có thái độ thực tế, cuối cùng đại diện Mỹ đã chấp nhận đề nghị của Liên Xô, đồng ý triệu tập hội nghị quốc tế có sự tham gia của Trung Quốc. Ngày 18-2-1954, Hội nghị ra thông báo, ghi nhận sẽ triệu tập Hội nghị Giơnevơ vào ngày 26-4-1954. Tại đó “vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương cũng sẽ được xem xét tại hội nghị có sự tham dự của các đại biểu Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và các nước hữu quan”6.
Đi đôi với việc đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị Giơnevơ tìm giải pháp kết thúc chiến tranh Đông Dương, Liên Xô tiếp tục xúc tiến các hoạt động viện trợ Việt Nam một số mặt hàng chiến lược về vũ khí, khí tài quân sự7. Tất cả các mặt hàng này đều được Liên Xô giao cho Trung Quốc, để sau đó chuyển tới Việt Nam.
(Theo nghiên cứu lịch sử)
Hội nghị Béclin diễn ra ngày nào? | f2f8588c62ff3f63f8ec57228debab9a | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Từ ngày 25-1 đến ngày 18-2-1957",
"Từ ngày 25-1 đến ngày 18-2-1956",
"Từ ngày 25-1 đến ngày 18-2-1955",
"Từ ngày 25-1 đến ngày 18-2-1954"
]
} | D |
Bắt chước là một sự thích nghi sinh tồn trong quá trình tiến hóa lâu dài quan trọng. Trong tự nhiên, có bốn kiểu bắt chước chính được các loài sử dụng để tăng cường khả năng sống sót của chúng.
- Bắt chước Batesian xảy ra khi một loài ngon miệng gần giống với một loài không ngon.
- Sự bắt chước Müllerian tồn tại khi một số loài khó ăn giống nhau.
- Bắt chước Mertensian xảy ra khi một kẻ săn mồi chết người bắt chước một con ít nguy hiểm hơn.
- Cuối cùng, Crypsis là kết quả của ngụy trang cho phép một loài gần giống với môi trường của nó.
Một loài ruồi nhất định có những điểm tương đồng nổi bật về cấu trúc vật lý và màu sắc với loài ong bắp cày chết chóc. Con ruồi này thể hiện kiểu bắt chước nào? | e5a9ceb4199611edefe42f6f5afe3023 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Batesian",
"Mertensian",
"Không có lựa chọn nào đúng",
"Müllerian"
]
} | A |
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
CPI TĂNG THẤP HƠN MỨC TRUNG BÌNH CỦA CẢ NƯỚC
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tiếp tục xu xướng tăng với mức tăng 0,45%, cao hơn 0,15 điểm phần trăm so mức tăng tháng 9; trong đó có 3/11 nhóm hàng giảm với nhóm giao thông tiếp tục giảm nhiều nhất (-1,89%); 8/11 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước với nhóm giáo dục tăng cao nhất (+4,95%).
Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,31% (tháng trước tăng 0,23%); trong đó nhóm lương thực tăng 0,28% (tháng trước tăng 0,04) với giá gạo tăng 0,10% (tháng trước giảm 0,10%), lương thực chế biến tăng 0,88% (tháng trước tăng 0,48%).
Nhóm thực phẩm tăng 0,17%. Bao gồm, thịt gia súc giảm 0,26%; trứng các loại giảm 0,42%; thịt gia cầm giảm 0,47%; giá dầu mỡ ăn tăng 0,54%; thủy sản tươi sống tăng 0,22%; rau quả các loại tăng 0,95% (hai mặt hàng này chịu ảnh hưởng của thời tiết mưa bão trong tháng).
Các nhóm như nhóm giao thông giảm 1,89%, chủ yếu là do nhóm nhiên liệu giảm 5,25% (xăng giảm 6,14%); dịch vụ giao thông công cộng giảm 0,09%. Nhóm giáo dục tăng 4,95%, trong đó đồ dùng học tập tăng 0,25%; dịch vụ giáo dục tăng 5,29%.
So với cùng kỳ năm 2021, CPI tháng 10/2022 tăng 3,65% với 11/11 nhóm hàng tăng giá và nhà ở là nhóm tăng cao nhất với mức tăng là 6,98%; tiếp theo là nhóm giáo dục tăng 6,08%. Bình quân 10 tháng năm 2022, CPI tăng 2,32% so cùng kỳ.
(Nguồn : tạp chí kinh tế Việt Nam)
Nhóm giao thông giảm 1,89% chủ yếu là do đâu? | b10087417ca64901d86cc5123cae27cd | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"nhóm nhiên liệu giảm",
"dịch vụ giao thông giảm",
"nhu cầu sử dụng giảm",
"đáp án A và B"
]
} | A |
Năm 1933, sự kiện nào đánh dấu thắng lợi to lớn của Liên Xô trong quan hệ ngoại giao? | ec2394ad59560294fa73365119d98e4c | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản",
"Thiết lập quan hệ ngoại giao với Đức",
"Thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc",
"Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ"
]
} | D |
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA nhận định, trong 10 năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng rất ấn tượng, bình quân 5-6%/năm. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam cũng đã tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân 13- 15%/năm.
Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp từ 10,8 triệu tấn năm 2010 đã tăng lên gần gấp đôi vào năm 2020, đạt 20,3 triệu tấn. Nếu tính cả thức ăn cho thủy sản thì tổng sản lượng thức ăn công nghiệp năm 2020 là khoảng 25 triệu tấn.
Mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu lương thực nằm ở Top đầu thế giới, song ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta vẫn phải nhập khẩu 70-85% nguyên liệu.
Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm 2020 lên tới 7,162 tỷ USD với lượng trên 20 triệu tấn. Trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã là 3,903 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân lượng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lớn như vậy và không ngừng gia tăng là do mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp tối đa 4,5 -5 triệu tấn ngô hạt, 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn làm thức ăn chăn nuôi, trong khi nhu cầu hàng năm cần tới 26-27 triệu tấn các loại, chủ yếu là ngô, đậu tương, lúa mì, dầu động thực vật...
Nguyên nhân chính làm cho nước ta nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lớn? | 9f54945652374618b93fad8782b8cc09 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"thiếu nguồn cung nguyên liệu trong nước",
"không có thiết bị cơ giới hóa để đáp ứng cho trồng trọt",
"diện tích đất nông nghiệp bị mất dần",
"thị trường đầu ra không ổn định"
]
} | A |
Dựa vào thông tin để trả lời câu hỏi sau:
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã tạo ra sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bánh trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Thắng lợi của cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.
Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, vẫn có quyền sở hữu về chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa phong kiến quân phiệt.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hóa của quần chúng nhân dân lao động. Công nhân Nhật Bản phải làm việc mỗi ngày từ 12 đến 14 giờ, trong những điều kiện rất tồi tệ mà tiền lương lại thấp hơn so với các nước ở châu Âu và Mĩ. Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đòi tang lương, cải thiện đời sống, đòi quyền tự do, dân chủ. Sự phát triển của phong trào công nhân là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn.
Năm 1901, Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành kập dưới sự lãnh đạo của Ca-ta-a-ma Xen.
(SGK Lịch sử 11, trang 7)
Khi nào Đảng xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập? | 95cae9e65483b4d62499a865f13f9aea | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Năm 1900",
"Năm 1901",
"Năm 1902",
"Năm 1903"
]
} | B |
Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi
Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là đã đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia, từ một nước có một nền nông nghiệp lạc hậu vươn lên trở thành một nước có nền nông nghiệp hàng hóa, có vị trí đáng kể trong khu vực và trên thế giới. Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội làm ảnh hưởng đến hầu hết các ngành các lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Trước những khó khăn đó, ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.
Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực duy nhất tăng trưởng dương trong ba trụ cột của nền kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với mức tăng 1,04%; trong khi đó khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển so với cùng kỳ năm trước: năng suất lúa tăng cao, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản đạt khá. Ngành nông nghiệp tăng 3,32%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,3%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 0,66%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm.
Có được kết quả đó chủ yếu do sản xuất nông nghiệp trong 9 tháng năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, gieo trồng giống lúa mới cho giá trị kinh tế cao dần thay thế giống lúa truyền thống, kết quả sản xuất các vụ lúa đều cho kết quả khả quan
Trong 9 tháng năm 2021 mặc dù bị ảnh hưởng lớn của dịch covid-19 làm đứt gãy tạm thời chuỗi cung ứng sản xuất – chế biến – tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản nhưng nguồn cung nông sản vẫn dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Nông nghiệp đã phát huy vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến góp phần đẩy nhanh tăng trưởng ngành công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Theo bài viết, nguyên nhân nào không phải chủ yếu giúp sản xuất nông nghiệp phát triển? | 8a23dc44f2f8d4cf56b11339f7b9351d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi",
"Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực",
"Gieo trồng giống lúa mới cho giá trị kinh tế cao",
"Áp dụng các kĩ thuật - khoa học hiện đại"
]
} | D |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Bãi Sậy là vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên. Trong những năm 1883-1884, tại đây có phong trào kháng Pháp do Đinh Gia Quế lãnh đạo. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân chỉ hạn chế trong vùng Bãi Sậy. Từ năm 1885, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật.
Dựa vào vùng đầm, hồ, lau lách ở khu Bãi Sậy, nghĩa quân đào hào, đắp lũy, dặt nhiều hầm chông, cạm bẫy. Từ đây, nghĩa quân tỏa ra hoạt động ở vùng đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Nam Định, Hà Nội-Bắc Ninh và đường thủy trên sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống...
Ngoài căn cứ Bãi Sậy, nghĩa quân còn xây dựng căn cứ Hai Sông ở Kinh Môn (Hải Dương) do Đốc Tít (Nguyễn Đức Hiệu) phụ trách.
Nghĩa quân Bãi Sậy không tổ chức thành những đội quân lớn mà phiên chế thành những đội quân nhỏ khoảng từ 20 đến 25 người, tự trang bị vũ khí và trà trộn vào dân để hoạt động.
(SGK Lịch sử 11, trang 128-129)
Ngoài căn cứ Bãi Sậy, nghĩa quân còn có căn cứ ở đâu? | 3f957f9cf1563406b547ec21ac62cd85 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Hát Môn",
"Sơn Tây",
"Kinh Môn",
"Ba Đình"
]
} | C |
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi:
Nghĩa quân Hương Khê được phiên chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của những tướng lĩnh tài ba. Đại bản doanh cuộc khởi nghĩa đặt tại núi Vụ Quang.
Từ đầu năm 1889, nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động và liên tục mở các cuộc tập kích, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
Nhiều trận đánh nổi tiếng đã diễn ra, như trận tấn công đồn Trường Lưu (5-1890), trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (8-1892) giải phóng 700 tù chính trị... Nhưng trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) trên đường tiến quân về tỉnh lị Nghệ An, Cao Thắng đã bị trúng đạn và hi sinh năm 29 tuổi. Đây là một tổn thất lớn của nghĩa quân.
Trước sức mạnh áp đảo của giặc, nghĩa quân vẫn kiên trì chiến đấu. Ngày 17-10-1894, họ giành được thắng lợi lớn trong trận phục kích địch ở núi Vụ Quang, hàng chục tên giặc đã bị tiêu diệt.
Sau trận đánh này, đội quân tay sai của Pháp do Nguyễn Thân chỉ huy tiếp tục tổ chức cuộc vây hãm núi Vụ Quang. Nghĩa quân bị triệt đường tiếp tế, quân số giảm sút nhiều. Trong một trận ác chiến, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh ngày 28-12-1895. Năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi ngĩa lần lượt rơi vào tay Pháp.
Nghĩa quân Hương Khê phiên chế thành bao nhiêu quân thứ? | 77af7312c306934cb0380d2f5c6f24bd | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"14",
"15",
"16",
"17"
]
} | B |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Chủ nghĩa Mác - Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như ''người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn''. Nó lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên cao trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân ngày càng trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào quần chúng và phong trào công nhân, làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo. Vì vậy, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập:
- Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.
- Ngày 25-7-1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.
- Tháng 9-1929, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản tuyên bố thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, đồng thời sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng đặt ra là cần có một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Lãnh tụ Nguyền Ái Quốc - cán bộ của Quốc tế Cộng sản, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam - là người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản.
Từ ngày 06-01 đến ngày 07-02-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc (dưới tên gọi là Vương - thay mặt Quôc tế cộng sản). Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
(Theo Minh Quang, báo công an thành phố Hà Nội)
An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở đâu? | 372ae619d2cf4c613851927ee1a7b5e4 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Bắc Kỳ",
"Nam Kỳ",
"Trung Kì",
"Tây Kì"
]
} | B |
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau trả lời các câu hỏi:
- Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước với thân phận người đầu bếp mang tên Văn Ba trên con tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latouche Tréville) rời cảng Sài Gòn đi Marseille. Đây là một trong 6 con tàu cỡ lớn chuyên chạy tuyến Pháp – Đông Dương của hãng Năm Sao.
Sau này, khi được hỏi về chuyến đi ngày 5-6-1911, Bác đã trả lời một nhà báo Nga như sau: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. Trả lời một nhà văn Mỹ cũng về câu hỏi này, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
- Năm 1953, để cung cấp tài liệu học tập cho cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết 50 bài báo giới thiệu có hệ thống những kiến thức chính trị phổ thông, những đạo lý cách mạng cơ bản, đăng trên nhiều số báo của Báo Cứu quốc với bút danh Đ.X. Loạt bài sau này được xuất bản thành sách với tiêu đề “Thường thức chính trị”. Trong loạt bài đã đăng, bài “Chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ” đăng ngày 5-6-1953.
- Ngày 5-6-1968, Bác gửi thư khen cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ do có thành tích chiến đấu dũng cảm, bắn rơi 4 máy bay Mỹ trong ngày 31-5-1968. Bác nhắc cán bộ, chiến sĩ đảo phải tăng cường đoàn kết, luôn nâng cao cảnh giác, không ngừng tập luyện, sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa. Cuối thư Bác gửi tặng 2 câu thơ:
“Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận,
Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”.
Báo Nhân Dân số 5168 ra ngày 6-6-1968 đăng lại nguyên văn thư khen này của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2010 và Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2011).
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước khi nào? | c5082a0fe51d2d0c956e33e617fa5e49 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ngày 4-6-1911",
"Ngày 5-6-1911",
"Ngày 6-6-1911",
"Ngày 7-6-1911"
]
} | B |
5 lĩnh vực cần ưu tiên trong ngành công nghiệp công nghệ cao
Đầu tiên, công nghiệp năng lượng, sẽ phát triển các hệ thống phát điện dùng thủy triều, sóng biển, địa nhiệt; hệ thống tấm quang điện (PV) hiệu suất cao và thân thiện môi trường; hệ thống, thiết bị lưu giữ nhiên liệu khí mật độ năng lượng cao; hệ thống, thiết bị lưu trữ năng lượng tái tạo hiệu năng cao, dung lượng lớn. Đồng thời, phát triển, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện truyền tải, hình thành lưới điện truyền tải thông minh, mức độ tự động hóa cao; phát triển các công nghệ khoan thế hệ mới trong thăm dò dầu khí...
Thứ hai, về công nghiệp sinh học, phát triển các hệ thống thiết bị, công nghệ thế hệ mới ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến và bảo quản thực phẩm quy mô công nghiệp; xây dựng, hình thành các sản phẩm cảm biến sinh học sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp môi trường, tương tác người và máy, điều khiển, quản lý các quá trình trong công nghệ sinh học; chip sinh học; số hóa công nghệ sinh học, thực phẩm...
Thứ ba, công nghiệp vật liệu mới và nano, phát triển các loại vật liệu mới có tính năng tiên tiến, thân thiện với môi trường sử dụng công nghệ cao được ưu tiên phát triển hoặc sản xuất ra các sản phẩm vật liệu được khuyến khích phát triển ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp để thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất khác...
Thứ tư, công nghiệp điện tử – công nghệ số, phát triển các hệ thống thiết bị, phần mềm, giải pháp, nền tảng, dịch vụ cho chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số trong các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên; các hệ truyền động điện công nghiệp; các thiết bị điện tử công nghiệp, dân dụng tiên tiến; phát triển và triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số tiên tiến khác trong lĩnh vực thương mại điện tử...
Thứ năm, công nghiệp chế tạo và tự động hóa, tập trung phát triển các công nghệ chế tạo – tự động hóa tiên tiến, tích hợp với các công nghệ 4.0 như công nghệ in 3D, dữ liệu lớn, công nghệ mô phỏng thực tế – ảo... nhằm từng bước xây dựng công nghiệp chế tạo thông minh thành một ngành công nghiệp mũi nhọn.
( Nguồn: https://moit.gov.vn/)
Ngành công nghiệp nào phát triển các hệ thống phát điện dùng thủy triều, sóng biển, địa nhiệt? | 0074d99538611272cfa36a07508abece | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Công nghiệp vật liệu mới và nano.",
"Công nghiệp năng lượng",
"Công nghiệp sinh học",
"Công nghiệp điện tử - công nghệ số"
]
} | B |
Báo cáo kinh tế 10/10/2022 ( Sản xuất công nghiệp)
Sản lượng thủy sản tháng Mười ước đạt 815,9 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước đạt 517,5 nghìn tấn, tăng 4,5%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 298,4 nghìn tấn, giảm 0,6%. Tính chung 10 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 7.450,7 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thủy sản so với cùng kỳ năm ngoài là gì? | e978b4990d9a6b2bc91f331254a79c5c | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"tăng 2,5%",
"tăng 6,3%",
"tăng 9%",
"tăng 3,8 %"
]
} | A |
Từ năm 1922-1925, các cường quốc tư bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao với bao nhiêu quốc gia? | a940d56aa194d3888ea4c22e0ed21128 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"20 quốc gia",
"Trên 20 quốc gia",
"30 quốc gia",
"Trên 30 quốc gia"
]
} | A |
Tỉnh Quảng Nam đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ với quy mô lớn, từng bước hình thành khu công nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng lớn nhất Việt Nam.
Theo quy hoạch mục tiêu của tỉnh đến năm 2030, Quảng Nam sẽ trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước. Đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển toàn diện văn minh, hiện đại, mọi người dân thuộc tầng lớp trung lưu và khá giả của xã hội Việt Nam, với các mục tiêu cụ thể sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2030 dự báo đạt 9,3%/năm, trong đó giai đoạn 2021 – 2025 đạt bình quân 8,30%/năm và giai đoạn 2026 – 2030 đạt 10,25%/năm; tổng sản phẩm bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 195,2 triệu đồng/người (tương đương 7.690 USD); chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2030: Nông, lâm và thủy sản chiếm 9,9%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 36,2%; Dịch vụ chiếm 34,4%...
Theo phương án phát triển ngành công nghiệp được tỉnh này trình tại hội thảo, Quảng Nam sẽ tập trung, ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, sản phẩm cơ khí trong một số lĩnh vực máy nông nghiệp, thiết bị công nghiệp. Phát triển khu phức hợp ôtô Chu Lai - Trường Hải tại Khu công nghiệp Tam Hiệp, Tam Anh có quy mô ngang tầm khu vực. Đặc biệt, hình thành trung tâm cơ khí đa dụng và ôtô quốc gia.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực, có thế mạnh của tỉnh và lan tỏa cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bao gồm công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ôtô, cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp, như dệt may, da giày, hóa chất, nông nghiệp công nghệ cao... đáp ứng nguyên liệu đầu vào, tăng tỉ trọng nội địa trong các sản phẩm công nghiệp.
(nguồn: https://moit.gov.vn/)
Đến 2030, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của Quảng Nam là gì? | 0b36ae0be2d5e56028bd6acbd89f446f | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Dịch vụ",
"Nông, lâm và thủy sản",
"Công nghiệp - xây dựng",
"Công nghiệp hiện đại"
]
} | C |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Do ảnh hưởng to lớn của Liên Xô trên trường quốc tế và lợi dụng tình trạng khó khăn của các nước Tây Âu thời hậu chiến, với tiềm lực kinh tế quân sự hùng mạnh2, Mỹ đã thực hiện kế hoạch Masshall, lôi kéo, tập hợp các nước tư bản chủ nghĩa, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (năm 1949) để bao vây Liên Xô, ngăn chặn ảnh hưởng của CNCS ở vùng Tây bán cầu. Lợi dụng cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã tăng cường xây dựng quân đội, nâng số quân từ 1.400.000 (năm 1949) lên 3.500.000 quân (năm 1953) và lôi kéo 14 nước cùng tham gia chiến tranh cứu nguy cho chế độ Lý Thừa Vãn. Đồng thời phối hơp với các nước đồng minh khôi phục chủ nghĩa phục thù Tây Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, thành lập quân đội Tây Âu và khối ANZUS (1951) ở Thái Bình Dương, xúc tiến thành lập khối SEATO ở Đông Nam Á và khối SENTO tại Trung Đông... để chống lại các nước XHCN và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trước chính sách chạy đua vũ trang của Mỹ, tháng 6-1951, Liên Xô đưa ra sáng kiến giải quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên: “Các bên tham chiến cần mở ngay cuộc thương lượng nhằm thực hiện đình chỉ chiến sự và ký kết hiệp định đình chiến, quy định việc hai bên cùng rút khỏi vĩ tuyến 38...”4, mở ra xu hướng giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế bằng thương lượng.
Đầu năm 1953, sau khi Stalin mất, Liên Xô điều chỉnh sâu hơn chính sách đối ngoại hòa bình thông qua thương lượng. Liên Xô đã nhận lời Anh và Pháp điều đình với Chính phủ Triều Tiên giải quyết thành công vấn đề tù binh chiến tranh và ngoại kiều, dẫn đến ký kết Hiệp định đình chiến ngày 27-7-1953 trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng ở vĩ tuyến 38 và không bàn đến vấn đề chính trị. Đồng thời đưa ra dư luận “đình chiến ở Triều Tiên cần thúc đẩy việc kết thúc chiến tranh Đông Dương”. Ngày 4-8-1953, Liên Xô gửi công hàm cho Anh, Pháp, Mỹ đề nghị triệu tập hội nghị năm nước lớn (Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc) để nghiên cứu các biện pháp làm giảm bớt căng thẳng ở Viễn Đông.
Tại Hội nghị Béclin (từ ngày 25-1 đến ngày 18-2-1954), Liên Xô đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị cấp Bộ trưởng ngoại giao giữa Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc “để xem xét các biện pháp khẩn cấp nhằm làm giảm căng thẳng trong quan hệ quốc tế”. Sáng kiến này được Anh và Pháp ủng hộ, song Mỹ đã kịch liệt phản đối, trước hết là vấn đề tư cách đại biểu của Chính phủ Trung Quốc. Do Liên Xô kiên trì đấu tranh, Anh và Pháp có thái độ thực tế, cuối cùng đại diện Mỹ đã chấp nhận đề nghị của Liên Xô, đồng ý triệu tập hội nghị quốc tế có sự tham gia của Trung Quốc. Ngày 18-2-1954, Hội nghị ra thông báo, ghi nhận sẽ triệu tập Hội nghị Giơnevơ vào ngày 26-4-1954. Tại đó “vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương cũng sẽ được xem xét tại hội nghị có sự tham dự của các đại biểu Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và các nước hữu quan”6.
Đi đôi với việc đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị Giơnevơ tìm giải pháp kết thúc chiến tranh Đông Dương, Liên Xô tiếp tục xúc tiến các hoạt động viện trợ Việt Nam một số mặt hàng chiến lược về vũ khí, khí tài quân sự7. Tất cả các mặt hàng này đều được Liên Xô giao cho Trung Quốc, để sau đó chuyển tới Việt Nam.
(Theo nghiên cứu lịch sử)
Hội nghị Giơ-ne-vơ sẽ được triệu tập vào ngày nào? | 33cb8f5d14c1a413151d867fa39c4336 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ngày 26-4-1952",
"Ngày 26-4-1953",
"Ngày 26-4-1954",
"Ngày 26-4-1955"
]
} | C |
Dựa vào thông tin đoạn trích sau để trả lời các câu hỏi:
Trong cuộc đời hoạt động yêu nước, chống Pháp sôi nổi của mình, Phan Bội Châu luôn chú trọng đến thanh niên, coi thanh niên là một lực lượng cách mạng đặc biệt quan trọng. Ngược lại thanh niên Việt Nam thủa đó cũng dành những tình cảm đặc biệt cho Phan Bội Châu. Họ tích cực ủng hộ, hưởng ứng và tham gia những hoạt động yêu nước, chống Pháp do Phan Bội Châu khởi xướng, tiêu biểu như phong trào Đông Du (1905 - 1909) và tổ chức Việt Nam Quang phục Hội (1912 - 1917). Khi Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt năm 1925, thì tầng lớp thanh niên, với lực lượng chủ công là học sinh, sinh viên, trí thức đã tích cực xuống đường đấu tranh đòi chính quyền thực dân ở Việt Nam phải trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu. Kết quả là thực dân Pháp buộc phải giảm án từ tử hình xuống chung thân khổ sai, sau đó đưa ông về an trí ở Huế cho đến khi ông qua đời (năm 1940).
Từ năm 1906, phong trào Đông Du đi vào hoạt động ngày càng rầm rộ trên cả ba miền đất nước, hàng loạt các tác phẩm của Phan Bội Châu được dịch từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ, gửi về nước. Từ năm 1907-1908 là thời kỳ phong trào Đông Du phát triển mạnh nhất với trên 200 lưu học sinh.
Cũng trong lúc này hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, Okuma Shigenobu và Thủ tướng Inukai Tsuyoshi khuyên Phan Bội Châu nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước. Từ sự ủng hộ này mà các thanh niên Việt Nam rất chú tâm vào việc học tập, hy vọng sau này cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
(Theo Tôi yêu Lịch sử)
Okuma Shigenobu và Thủ tướng Inukai Tsuyoshi là 2 nhân vật quan trọng của Đảng nào? | 272e268191b1d6f7943facf974c4dfef | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Đảng Tiến bộ",
"Đảng Cộng hòa",
"Đảng Dân chủ",
"Đảng Tự do"
]
} | A |
Pháp xâm lược Hà Nội lần thứ nhất
Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré ở Nam Kì lấy cái cớ loạn Jean Dupuis ở TP.HN nên sai đại úy thủy quân Françis Garnier đem quân tiến công thành Thành Phố Hà Nội. Chỉ một giờ thì thành vỡ, tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Bị Pháp bắt, ông không cho băng bó và nhịn ăn đến chết. Trong 20 ngày, Bắc Kỳ mất 4 tỉnh .
Khi ấy có Lưu Vĩnh Phúc là đầu đảng của giặc Cờ Đen về hàng triều đình Huế, vua Tự Đức phong cho chức Đề đốc để phụ đánh quân Pháp. Lưu Vĩnh Phúc đem quân ra đánh thành Thành Phố Hà Nội. Françis Garnier đem quân ra nghênh thì bị phục kích chết ở cầu Giấy. Paris biết chuyện nên triệu thiếu tướng Dupré về Pháp. Dupré tìm cách đỡ tội, sai đại úy thủy quân Paul Louis-Félix Philastre ra TP. Hà Nội để trả lại thành và 4 tỉnh bị chiếm.
Hai bên ký Hoà ước năm Giáp Tuất 1874, trong đó triều đình Huế công nhận cả miền Nam là thuộc về Pháp và Pháp cũng bồi thường lại cho Việt Nam bằng tàu bè và súng ống.
Khi nào Pháp xâm lược Hà Nội lần thứ nhất? | a3c6d1a51e9cfcedda648669cfdefb90 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Năm 1873",
"Năm 1874",
"Năm 1875",
"Năm 1876"
]
} | A |
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
Từ giữa năm 1945, đã diễn ra nhiều cuộc bãi công mặc dù bị cảnh sát mặc dù bị cảnh sát đàn áp. Tháng 10-1945, công nhân Bom bay bãi công phản đối chính phủ Anh dùng quân đội Anh-Ấn đàn áp phong trào cách mạng ở Inđônêxia trên khắp Ấn Độ.
Công nhân từ chối chuyển hàng quân sự cho Pháp và Hà Lan. Tháng 11/1945, đã diễn ra cuộc bãi công có tiếng vang nhất cả nước của 300.000 binh sĩ Ấn Độ làm việc trong quân đội Anh ở căn cứ hải quân Bombay. Trong suốt 3 ngày (18 đến 20-2-1946), thủy quân Bombay đã làm gần 300 người chết, 1.700 người bị thương. Cuộc nổi dậy của thủy chủ trong cả nước. Trong suốt ngày 22-2, theo lời kêu gọi của những người cộng sản, ở Bombay bắt đầu các cuộc bãi công, tuần hành, mít tinh quần chúng thu hút 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên tham gia.
(Theo Lịch sử thế giới hiện đại trang 365)
Tháng 11/1945, diễn ra cuộc bãi công nào? | 6e468d1d969bc12ad3132bd1da4812f7 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"300.000 binh lính Ấn Độ",
"400.000 binh lính Ấn Độ",
"500.000 binh lính Ấn Độ",
"600.000 binh lính Ấn Độ"
]
} | A |
Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.
Sáng sớm 16 – 9 - 1950, các đơn vị
quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18 – 9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rất quan này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8 – 10 – 1950) và ngày 13 – 10 – 1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.
Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22 – 10 – 1950.
Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình (4 – 11 – 1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.
Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản.
Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 136 – 138)
Ý nghĩa chiến lược của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là gì? | 3ace6f187bd4b62bb524d8819c9ddfa5 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ta đã giành được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ",
"Tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, tạo điều kiện đưa cả nước vào cuộc kháng chiến lâu dài",
"Làm thất bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài với ta",
"Buộc Pháp từ bỏ âm mưu tấn công lên Việt Bắc, phải co về phòng ngự chiến lược"
]
} | A |
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Thủ đô Hà Nội nằm về phía Tây Bắc của trung tâm Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, vị trí địa lý trong phạm vi từ 20°34' đến 21°18' vĩ độ Bắc và từ 105°17' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, tỉnh Hà Nam và Hòa Bình về phía Nam, tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên về phía Đông, tỉnh Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
Thành Phố Hà Nội cách Thành phố cảng Hải Phòng khoảng 120km, cách Thành phố Nam Định khoảng 87km tạo thành 3 cực chính của đồng bằng sông Hồng.
Nguồn : Meta.vn
Hà Nội tiếp giáp với bao nhiêu tỉnh , thành phố? | 7dfdb147da8583fa0c96fa8a246446bf | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"8",
"9",
"10",
"11"
]
} | A |
Dựa vào thông tin đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Hiệp ước Nhâm Tuất hay hòa ước Nhâm Tuất là hiệp ước bình đẳng được ký kết vào ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn. Hiệp ước ký kết giữa đại diện triều Nguyễn, đại diện của Pháp và đại diện của Tây Ban Nha. Hiệp ước này ký kết là sự mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở nước Việt Nam.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc triều đình nhà Nguyễn phải ký kết hiệp ước là do ở ngoài Bắc Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường. Tình hình ngày càng nguy cấp khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân Pháp thừa thắng các trận nên cũng lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên đã đồng ý ký kết hòa ước Nhâm Tuất với Pháp.
Hòa ước Nhâm Tuất đã được ký kết với Pháp vào năm 1862. Nội dung của hiệp ước như sau:
Nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Cho pháp tự do buôn bán tại 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.Cho phép các thương thuyền và chiến thuyền của Pháp được tự do hoạt động trên sông Cửu Long tới Campuchia.Triều đình Huế phải trả chiến phí (bao gồm 280 vạn lạng bạc tương đương 4 triệu đô la Mỹ) cho Pháp và Tây Ban Nha.
Hiệp ước Nhâm Tuất được kí vào ngày nào? | bb7770a782dd32800410c2b2c9917fd3 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ngày 5 tháng 6 năm 1862",
"Ngày 5 tháng 6 năm 1863",
"Ngày 5 tháng 6 năm 1864",
"Ngày 5 tháng 6 năm 1865"
]
} | A |
Tại Việt Nam, cây chè đã trở thành cây công nghiệp phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động. Cây chè được phát triển chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc với khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước; kế đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7,0% và khu vực đồng bằng Bắc bộ 4,0%. Một số địa phương có diện tích chè lớn, như: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha)...
Hiện nay, Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng, như: Chè shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14... và các giống chè nhập nội như PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân... Trong đó, chè shan là giống chè quý, được phát triển lâu đời tại một số địa phương khu vực phía Bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên... Với khoảng trên 24% tổng diện tích trồng chè cả nước. Chè shan bao gồm các giống: Chè shan công nghiệp, shan vùng cao và shan đầu dòng. Hiện những rừng chè shan cổ thụ với nhiều cây hàng trăm năm tuổi của Việt Nam đang cho sản phẩm có nhiều đặc tính quý và là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất chè sạch, chè đặc sản, cũng như các sản phẩm chè chế biến có giá trị gia tăng cao.
Cây chè được trồng chủ yếu ở vùng nào của nước ta? | 0a055401d2f7bfca2caaccaa4540f4d0 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Tây Nguyên",
"Trung du và miền núi Bắc Bộ",
"Bắc Trung Bộ",
"Đồng bằng sông Hồng"
]
} | B |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Do ảnh hưởng to lớn của Liên Xô trên trường quốc tế và lợi dụng tình trạng khó khăn của các nước Tây Âu thời hậu chiến, với tiềm lực kinh tế quân sự hùng mạnh2, Mỹ đã thực hiện kế hoạch Masshall, lôi kéo, tập hợp các nước tư bản chủ nghĩa, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (năm 1949) để bao vây Liên Xô, ngăn chặn ảnh hưởng của CNCS ở vùng Tây bán cầu. Lợi dụng cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã tăng cường xây dựng quân đội, nâng số quân từ 1.400.000 (năm 1949) lên 3.500.000 quân (năm 1953) và lôi kéo 14 nước cùng tham gia chiến tranh cứu nguy cho chế độ Lý Thừa Vãn. Đồng thời phối hơp với các nước đồng minh khôi phục chủ nghĩa phục thù Tây Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, thành lập quân đội Tây Âu và khối ANZUS (1951) ở Thái Bình Dương, xúc tiến thành lập khối SEATO ở Đông Nam Á và khối SENTO tại Trung Đông... để chống lại các nước XHCN và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trước chính sách chạy đua vũ trang của Mỹ, tháng 6-1951, Liên Xô đưa ra sáng kiến giải quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên: “Các bên tham chiến cần mở ngay cuộc thương lượng nhằm thực hiện đình chỉ chiến sự và ký kết hiệp định đình chiến, quy định việc hai bên cùng rút khỏi vĩ tuyến 38...”4, mở ra xu hướng giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế bằng thương lượng.
Đầu năm 1953, sau khi Stalin mất, Liên Xô điều chỉnh sâu hơn chính sách đối ngoại hòa bình thông qua thương lượng. Liên Xô đã nhận lời Anh và Pháp điều đình với Chính phủ Triều Tiên giải quyết thành công vấn đề tù binh chiến tranh và ngoại kiều, dẫn đến ký kết Hiệp định đình chiến ngày 27-7-1953 trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng ở vĩ tuyến 38 và không bàn đến vấn đề chính trị. Đồng thời đưa ra dư luận “đình chiến ở Triều Tiên cần thúc đẩy việc kết thúc chiến tranh Đông Dương”. Ngày 4-8-1953, Liên Xô gửi công hàm cho Anh, Pháp, Mỹ đề nghị triệu tập hội nghị năm nước lớn (Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc) để nghiên cứu các biện pháp làm giảm bớt căng thẳng ở Viễn Đông.
Tại Hội nghị Béclin (từ ngày 25-1 đến ngày 18-2-1954), Liên Xô đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị cấp Bộ trưởng ngoại giao giữa Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc “để xem xét các biện pháp khẩn cấp nhằm làm giảm căng thẳng trong quan hệ quốc tế”. Sáng kiến này được Anh và Pháp ủng hộ, song Mỹ đã kịch liệt phản đối, trước hết là vấn đề tư cách đại biểu của Chính phủ Trung Quốc. Do Liên Xô kiên trì đấu tranh, Anh và Pháp có thái độ thực tế, cuối cùng đại diện Mỹ đã chấp nhận đề nghị của Liên Xô, đồng ý triệu tập hội nghị quốc tế có sự tham gia của Trung Quốc. Ngày 18-2-1954, Hội nghị ra thông báo, ghi nhận sẽ triệu tập Hội nghị Giơnevơ vào ngày 26-4-1954. Tại đó “vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương cũng sẽ được xem xét tại hội nghị có sự tham dự của các đại biểu Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và các nước hữu quan”6.
Đi đôi với việc đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị Giơnevơ tìm giải pháp kết thúc chiến tranh Đông Dương, Liên Xô tiếp tục xúc tiến các hoạt động viện trợ Việt Nam một số mặt hàng chiến lược về vũ khí, khí tài quân sự7. Tất cả các mặt hàng này đều được Liên Xô giao cho Trung Quốc, để sau đó chuyển tới Việt Nam.
(Theo nghiên cứu lịch sử)
Hội nghị nào sẽ đươc triệu tập vào ngày 26-4-1954? | 37e0d1c9beded1af496e4ce58e466f97 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Hội nghị Pốtxđam",
"Hội nghị Ianta",
"Hội nghị Giơnevơ",
"Hội nghị Pari"
]
} | C |
Tinh bột được tạo thành trong cây xanh từ khí cacbonic và nước nhờ ánh sáng mặt trời. Khí cacbonic được lá cây hấp thụ từ không khí, nước được rễ cây hút từ đất. Chất diệp lục (clorophin) hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời. Qúa trình tạo thành tinh bột như vậy gọi là quá trình quang hợp.
Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm về phản ứng của hồ tinh bột với iot như sau:
Bước 1: Lấy một ít nước nấu cơm ra ống nghiệm.
Bước 2: Nhỏ vào đó vài giọt dung dịch iot thì không thấy màu xanh tím.
Bước 3: Để yên ống nghiệm khoảng 1 tiếng thấy có màu xanh tím xuất hiện.
Hiện tượng quan sát được giải thích là do ? | 1a17655602d0cc60b707610fa4ee4c08 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"tinh bột tan chậm trong nước nên hôm sau mới tạo dung dịch hồ tinh bột, khi đó mới xuất hiện màu xanh tím",
"dung dịch hồ tinh bột chỉ hấp phụ iot ở nhiệt độ thường cho màu xanh tím, còn ở nhiệt độ cao tinh bột không hấp phụ được iot",
"phản ứng giữa hồ tinh bột và iot là phản ứng hữu cơ, xảy ra chậm nên hôm sau ta mới quan sát được hiện tượng",
"tinh bột phản ứng với iot ở nhiệt độ thường tạo màu xanh tím, còn ở nhiệt độ cao tinh bột bị biến chất nên không phản ứng được với iot"
]
} | B |
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Vấn đề phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long
Tại Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-TW của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh những lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là vùng cực Nam của Tổ quốc - một địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng Đông Nam Bộ; phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là Vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông, nên có địa chính trị, địa kinh tế và địa quân sự hết sức trọng yếu đối với cả nước.
Vùng nằm liền kề tuyến hàng hải Đông-Tây, có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, kết nối Nam Á và Đông Á cũng như với Australia và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương, với chiều dài hơn 700 km bờ biển, chiếm 23% bờ biển cả nước, khoảng 360.000km2 vùng biển và thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế.
Vùng có các quần đảo Thổ Chu, Nam Du và đảo Phú Quốc là những chuỗi đảo hết sức quan trọng kiểm soát tuyến đường biển Thái Bình Dương qua Biển Đông nối với Ấn Độ Dương.
Đây là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới; là vùng sản xuất và sản xuất lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước.
Là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và nhiều vườn cây, rừng cây rộng lớn, với 4 khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên được công nhận là khu Ramsar của thế giới (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thế giới, đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí được quy định trong Công ước, ký năm 1971 tại thành phố Ramsar-Iran), bao gồm: Vườn quốc gia Tràm Chim-Đồng Tháp; Vườn quốc gia Mũi Cà Mau; Vườn quốc gia U Minh Thượng-Kiên Giang và Làng Sen-Long An). Đồng thời, trong vùng cũng có nhiều tiềm năng về dầu khí và năng lượng tái tạo.
Thế mạnh lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long là gì? | e1bfea6fc82419b6ba3a3eccf259de66 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"phát triển các ngành công nghiệp nặng",
"phát triển các ngành nông nghiệp – thủy sản",
"kết nối các vùng kinh tế trong nước và khu vực",
"phát triển ngành công nghiệp khai thác"
]
} | B |
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Chiến dịch Hồ Chí Minh được hình thành và triển khai trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại trong cuốn hồi ký Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng: “Hội nghị Bộ Chính trị 31/3/1975 đã nhất trí nhận định ta hơn hẳn địch cả về thế chiến lược lẫn lực lượng quân sự, chính trị. Dù Mỹ có tăng viện cũng không thể cứu vãn ngụy sụp đổ và đánh giá từ cuộc họp ngày 31/3/1975, số phận của chế độ Sài Gòn đã được định đoạt”.
Hồi tưởng của Đại tướng còn có thông tin: Lúc ấy Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ muốn học lại cách đề xuất của cựu Phó Tổng thống Mỹ hồi năm 1954 khi nêu giải pháp duy nhất còn lại lúc này là ném bom nguyên tử, nhưng Tổng thống đương nhiệm của Mỹ sau vụ Watergate lại đang trong tình thế khó xử nên chỉ biết bỏ đi đánh golf suốt cả tuần.
Trong khi đó, tài liệu Từ Tòa Bạch Ốc đến Dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng và Jérold Schecter cho hay: Trong những ngày tàn của chiến tranh thực dân mới, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng khẩn cầu chữ ‘Tín’ trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và đặc biệt khẩn cầu lương tâm của nước Mỹ, sau đó xoay sang thách đố ‘có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa’... Nhưng đáp lại cho số phận của Việt Nam Cộng hòa trong cơn hấp hối vẫn chỉ là lời hứa của Tổng thống Mỹ mà thôi.
Lúc này, Quân ủy Trung ương chỉ đạo chuẩn bị mọi mặt cho Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người từng cân nhắc chính xác 2 phương án trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 – lần này có lựa chọn khác.
Ông viết trong hồi ký: “Giữa hai phương án cơ bản, một là bao vây dài ngày tạo điều kiện rồi dứt điểm, hai là tiến công táo bạo từ đầu, đánh nhanh, dứt điểm nhanh, thì nay nên chọn phương án 2, tức là làm thật nhanh, thật táo bạo, đồng thời có sự chuẩn bị trong điều kiện nào đó nếu cần thì chủ động chuyển sang phương án 1 cũng nhằm giành thắng lợi cuối cùng trong một thời gian ngắn. Với lực lượng sẵn có, cần hành động kịp thời để lợi dụng mọi thời cơ cụ thể do địch hoang mang và lúng túng đưa lại, tiến công liên tiếp, giành thắng lợi liên tiếp, làm đảo lộn mọi mưu đồ chấn chỉnh lực lượng hoặc tăng cường viện trợ của Mỹ”.
Như nhiều trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử, Chiến dịch Hồ Chí Minh phải đánh vào nơi địch phòng ngự mạnh nhất, giáng đòn quyết định cuối cùng vào ý chí của chúng. Do đó phải có sức mạnh đầy đủ và tập trung nhất, là tổng hợp sức mạnh Việt Nam trong chiến tranh, cả sức mạnh vật chất và sức mạnh chính trị – tinh thần, ý chí, trí tuệ Việt Nam, cả nước được huy động cho chiến dịch toàn thắng.
Giống các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã từng bước phát triển sáng tạo đến đỉnh cao nghệ thuật quân sự truyền thống, Chiến dịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là chiến dịch tiếp tục phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam lên tầm cao mới.
Đó là nghệ thuật tập trung lực lượng quân sự lớn nhất, hình thành ưu thế áp đảo địch ở ngay trung tâm đầu não của chúng; hình thành thế trận bao vây chặt dựa trên lực lượng mạnh cả quân sự và chính trị, trong đó lực lượng vũ trang chủ lực cơ động chiến lược giữ vai trò nòng cốt, quyết định và đi trước một bước; thực hiện hiệp đồng các quân binh chủng, các hướng tiến công, các binh đoàn chủ lực với lực lượng địa phương. Đó là nghệ thuật đánh dứt điểm nhanh, kết hợp chặt chẽ phòng thủ vòng ngoài với thọc sâu của các binh đoàn cơ giới và đột kích vào trung tâm thành phố Sài Gòn, chiếm mục tiêu quan trọng nhất.
Chiến dịch Hồ Chí Minh làm được điều kỳ diệu, hiếm có trong lịch sử chiến tranh: Giải phóng thành phố Sài Gòn hầu như nguyên vẹn, hạn chế đổ máu và ít tổn thất. Đề ra phương châm tác chiến chiến dịch: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, nhưng tài thao lược theo cách “Đánh bằng mưu kế, thắng bằng thế thời”, kết thúc chiến tranh có lợi nhất cho sự phát triển của đất nước. Đó là việc thực hiện phối hợp chặt chẽ đòn tiến công mạnh mẽ của các binh đoàn chủ lực cơ động với đòn đánh hiểm của lực lượng vũ trang tại chỗ và phong trào nổi dậy của quần chúng – Cùng với 5 cánh quân là các đạo quân chủ lực từ 5 hướng tấn công bao vây Sài Gòn, còn có “5 cánh quân nổi dậy” tại 5 khu vực nội thành (Quận 3, Quận 4, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình), tổ chức nhân dân nổi dậy làm chủ ở cơ sở.
Đến ngày 28/4/1975, Sài Gòn đã hoàn toàn bị 5 cánh quân của ta vây chặt. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố dành cho đối phương một ngày để di tản. Vậy mà họ vẫn có ảo tưởng phái “sứ giả” đi đàm phán về giải pháp ngừng bắn. Cho đến khi xe tăng Quân giải phóng chồm tới cổng Dinh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn sáng 30/4, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
Chỉ 5 ngày quyết chiến chiến lược (từ 26-30/4/1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm tan rã toàn bộ chính quyền, quân đội, cảnh sát của Việt Nam Cộng hòa từ Trung ương đến các địa phương còn lại ở miền Nam, gồm trên 45 vạn quân; tịch thu 500 khẩu pháo, hơn 400 xe tăng, xe thiết giáp, 800 máy bay, 600 tàu chiến, 270.000 khẩu súng các loại, 3.000 xe quân sự cùng nhiều kho tàng, dự trữ chiến tranh tích lũy trong 20 năm; toàn bộ lực lượng cố vấn quân sự còn lại của Mỹ ở Việt Nam phải rút chạy.
(Theo Hà Minh Hồng)
Phương châm tác chiến của chiến dịch Hồ Chí Minh là gì? | c13c9f04a92c74e8207f9882f8e44455 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng",
"Đánh nhanh, thắng nhắn",
"Đánh chắc, tiến chắc",
"Chia để đánh"
]
} | A |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Do ảnh hưởng to lớn của Liên Xô trên trường quốc tế và lợi dụng tình trạng khó khăn của các nước Tây Âu thời hậu chiến, với tiềm lực kinh tế quân sự hùng mạnh2, Mỹ đã thực hiện kế hoạch Masshall, lôi kéo, tập hợp các nước tư bản chủ nghĩa, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (năm 1949) để bao vây Liên Xô, ngăn chặn ảnh hưởng của CNCS ở vùng Tây bán cầu. Lợi dụng cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã tăng cường xây dựng quân đội, nâng số quân từ 1.400.000 (năm 1949) lên 3.500.000 quân (năm 1953) và lôi kéo 14 nước cùng tham gia chiến tranh cứu nguy cho chế độ Lý Thừa Vãn. Đồng thời phối hơp với các nước đồng minh khôi phục chủ nghĩa phục thù Tây Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, thành lập quân đội Tây Âu và khối ANZUS (1951) ở Thái Bình Dương, xúc tiến thành lập khối SEATO ở Đông Nam Á và khối SENTO tại Trung Đông... để chống lại các nước XHCN và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trước chính sách chạy đua vũ trang của Mỹ, tháng 6-1951, Liên Xô đưa ra sáng kiến giải quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên: “Các bên tham chiến cần mở ngay cuộc thương lượng nhằm thực hiện đình chỉ chiến sự và ký kết hiệp định đình chiến, quy định việc hai bên cùng rút khỏi vĩ tuyến 38...”4, mở ra xu hướng giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế bằng thương lượng.
Đầu năm 1953, sau khi Stalin mất, Liên Xô điều chỉnh sâu hơn chính sách đối ngoại hòa bình thông qua thương lượng. Liên Xô đã nhận lời Anh và Pháp điều đình với Chính phủ Triều Tiên giải quyết thành công vấn đề tù binh chiến tranh và ngoại kiều, dẫn đến ký kết Hiệp định đình chiến ngày 27-7-1953 trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng ở vĩ tuyến 38 và không bàn đến vấn đề chính trị. Đồng thời đưa ra dư luận “đình chiến ở Triều Tiên cần thúc đẩy việc kết thúc chiến tranh Đông Dương”. Ngày 4-8-1953, Liên Xô gửi công hàm cho Anh, Pháp, Mỹ đề nghị triệu tập hội nghị năm nước lớn (Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc) để nghiên cứu các biện pháp làm giảm bớt căng thẳng ở Viễn Đông.
Tại Hội nghị Béclin (từ ngày 25-1 đến ngày 18-2-1954), Liên Xô đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị cấp Bộ trưởng ngoại giao giữa Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc “để xem xét các biện pháp khẩn cấp nhằm làm giảm căng thẳng trong quan hệ quốc tế”. Sáng kiến này được Anh và Pháp ủng hộ, song Mỹ đã kịch liệt phản đối, trước hết là vấn đề tư cách đại biểu của Chính phủ Trung Quốc. Do Liên Xô kiên trì đấu tranh, Anh và Pháp có thái độ thực tế, cuối cùng đại diện Mỹ đã chấp nhận đề nghị của Liên Xô, đồng ý triệu tập hội nghị quốc tế có sự tham gia của Trung Quốc. Ngày 18-2-1954, Hội nghị ra thông báo, ghi nhận sẽ triệu tập Hội nghị Giơnevơ vào ngày 26-4-1954. Tại đó “vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương cũng sẽ được xem xét tại hội nghị có sự tham dự của các đại biểu Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và các nước hữu quan”6.
Đi đôi với việc đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị Giơnevơ tìm giải pháp kết thúc chiến tranh Đông Dương, Liên Xô tiếp tục xúc tiến các hoạt động viện trợ Việt Nam một số mặt hàng chiến lược về vũ khí, khí tài quân sự7. Tất cả các mặt hàng này đều được Liên Xô giao cho Trung Quốc, để sau đó chuyển tới Việt Nam.
(Theo nghiên cứu lịch sử)
Vĩ tuyến bao nhiêu ở Triều Tiên được làm ranh giới? | 98c5d65b23bbc232027f5f93bd63de0d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Vĩ tuyến 38",
"Vĩ tuyến 37",
"Vĩ tuyến 36",
"Vĩ tuyến 35"
]
} | A |
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
Đồng khởi thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam: từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công liên tục, thời kì ổn định tạm thời của chính quyền Mĩ-Diệm ở miền Nam đã chấm dứt và chuyển sang thời kì khủng hoảng triền miên không lối thoát. Từ thế đấu tranh chính trị là chủ yếu, ta chuyển sang kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang đập tan từng mảng chính quyền địch ở nông thôn, giành quyền làm chủ. Phong trào Đồng khởi ở nông thôn đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh ở thành thị. Tháng 1-1960, 8000 công nhân đồn điền cao su Biên Hòa đình công được sự ủng hộ của công nhân cao su toàn Nam Bộ. Ngày 1-5-1960, hàng ngàn công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn xuống đường “Đả đảo đế quốc Mĩ”, đòi quyền tự do dân chủ. Ngày 20-9-1960, 2 vạn đồng bào Khơ-me, trong đó có hàng ngàn sư sãi ở Trà Vinh, kéo vào thị xã đòi quyền tự do tín ngưỡng. Ngày 4-10-1960, hàng ngàn đồng bào Cao Lãnh kéo vào thị xã Sa Đéc đấu tranh chống khủng bố.
(Theo Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3, trang 171)
Khi nào 8000 công nhân đồn điền cao su Biên Hòa đình công? | f5b436c050140f09468d7a91e392a21a | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Tháng 1-1960",
"Tháng 2-1960",
"Tháng 3-1960",
"Tháng 4-1960"
]
} | A |
Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng đánh giá, Việt Nam là một trong các quốc gia có tổn hại lớn về hệ sinh thái tự nhiên. Với hệ sinh thái rừng, hiện diện tích đất có rừng toàn quốc gần 14,5 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên hơn 10 triệu ha và rừng trồng hơn 4 triệu ha. Giai đoạn 2012-2017, 11% diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá trái phép, 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng.
(Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/doi-mat-voi-suy-thoai-he-sinh-thai-tu-nhien-295451.html)
Bảng số liệu:
HIỆN TRẠNG RỪNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2012 – 2018
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Tổng diện tích rừng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
2012
13862,0
10423,8
3438,2
2013
13954,4
10398,1
3556,3
2014
13796,5
10100,2
3696,3
2015
14061,9
10175,5
3886,3
2016
14377,7
10242,1
4135,6
2018
14491,3
10255,5
4235,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tại sao Việt Nam được đánh giá là quốc gia tổn hại lớn về hệ sinh thái tự nhiên? | 197e715d667240834a550fe01c0ab4df | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Do diện tích rừng hạn chế",
"Do hệ sinh thái rừng suy giảm",
"Do con người khai thác quá mức",
"Do chuyển đổi mục đích sử dụng đất"
]
} | B |
Dựa vào thông tin sau để trả lời các câu hỏi:
Cứ điểm Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy.
Tại đây, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp vững chắc. Bao bọc quanh căn cứ là một lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao đến 3 mét, chân thành rộng từ 8 đến 10 mét, trên thành có các lỗ châu mai. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận động và tiếp tế khi chiến đấu. Ơr những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các ngôi đình của ba lành được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ cho nhau.
Được sự ủng hộ của nhân dân địa phương, cứ điểm Ba Đình được xây dựng và hoàn thành chỉ trong 1 tháng. Ngoài Ba Đình là căn cứ chính, còn có một số căn cứ hỗ trợ ở ngoại vi như Phi Lai, Quảng Hóa, Mã Cao,... do Cao Điển, Trần Xuân Soạn, Hà Văn Mạo đứng đầu, trong đó có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nghĩa quân rút về đóng giữ khi căn cứ Ba Đình bị phá vỡ.
(SGK Lịch sử 11, trang 130)
Ai là người lãnh đạo khởi nghĩa Ba Đình? | 4f7fd5fd463b9709797b526218cc8fe8 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế",
"Phạm Bành và Đinh Công Tráng",
"Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Trung Trực",
"Trần Văn Soạn, Hà Văn Mạo"
]
} | B |
Đọc thông tin trong đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:
“Đội quân tóc dài” trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của quân dân ta, tại tỉnh Bến Tre luôn xuất hiện hình ảnh của một đội quân đặc biệt, đó là “Đội quân tóc dài”. Đội quân này tập hợp những người phụ nữ giản dị trong đời thường nhưng can trường, dũng cảm trong chiến đấu và chính họ đã góp phần làm nên lịch sử, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc.
Nghị quyết 15 của Trung ương ra đời và đến với tỉnh Bến Tre như “nắng hạn gặp mưa rào”. Theo đó, Đảng chủ trương sử dụng vũ trang để hỗ trợ đấu tranh chính trị, điều này cũng đáp ứng được nhu cầu tình thế và sự mong ước của Đảng bộ và nhân dân xứ dừa. Vì vậy, cuộc Đồng Khởi ngày 17/1/1960 của nhân dân Bến Tre đã được diễn ra tại 3 xã điểm là: Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp của huyện Mỏ Cày, sau đó phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra toàn tỉnh Bến Tre. Lồng lộn trước sự thất thủ bất ngờ, ngày 26/1/1960, địch huy động nhiều đơn vị vũ trang gồm cả quân chủ lực và bảo an với hơn một vạn tên càn quét, hòng chiếm lại 3 xã là cái nôi Đồng Khởi đã được giải phóng.
Để đối phó lại âm mưu của địch, Tỉnh ủy Bến Tre đã đi đến thống nhất xây dựng kế hoạch phát động nhân dân đấu tranh chính trị trực diện trên toàn tỉnh. Ngày 15/3/1960, hơn 5.000 phụ nữ gồm đủ các thành phần, đủ mọi lứa tuổi, đã được tổ chức tập hợp thành một đoàn quân tóc dài với hơn 200 ghe xuồng kéo vào huyện Mỏ Cày giúp chạy chữa những người bị thương, cung cấp thuốc men, thực phẩm, gạo thóc cho đồng bào khi địch đã rút quân để bà con có thể trở về yên ổn làm ăn...
“Đội quân tóc dài” lúc ra đời do đồng chí Nguyễn Thị Định (cô Ba Định) lãnh đạo đã vận dụng nhuần nhuyễn phương châm 3 mũi giáp công: Chính trị, binh vận và vũ trang để tấn công quân Mỹ - ngụy. Danh xưng “Đội quân tóc dài” cũng bắt nguồn từ chính sự khiếp sợ của viên Đại tá, chỉ huy trưởng cuộc hành quân Nguyễn Văn Y trong phong trào Đồng Khởi tại Bến Tre. Đến nỗi viên đại tá này phải thốt lên: “Thôi đành phải chịu thua đội quân đầu tóc”.
(Theo thông tấn xã Việt Nam)
“Đội quân tóc dài” được hiểu là gì? | e0d2e7760662934e7c5b50db3f02ad46 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"tập hợp những người phụ nữ giản dị trong đời thường nhưng can trường, dũng cảm trong chiến đấu và chính họ đã góp phần làm nên lịch sử, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc",
"tập hợp những người đàn ông đã quá độ tuổi đi lính can trường, dũng cảm trong chiến đấu và chính họ đã góp phần làm nên lịch sử, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc",
"tập hợp những thanh niên yêu nước can trường, dũng cảm trong chiến đấu và chính họ đã góp phần làm nên lịch sử, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc",
"tập hợp những người già, em nhỏ có lòng dũng cảm trong chiến đấu và chính họ đã góp phần làm nên lịch sử, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc"
]
} | A |
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi:
Tháng 6/1950, Trung ương Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch quy mô lớn ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc nhằm mục đích: “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng một phần biên giới, mở thông đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc”. Tuy nhiên, việc lựa chọn hướng chính của chiến dịch vẫn chưa thống nhất.
Để bảo đảm giành thắng lợi, ngày 25/7/1950, Thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng ủy Mặt trận Biên giới và Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng (Tư lệnh) kiêm Chính ủy chiến dịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quyết định sẽ trực tiếp đi mặt trận tham gia chỉ đạo, theo dõi, động viên cán bộ, chiến sĩ, đồng bào. Ngoài ra, chiến dịch còn được sự giúp đỡ tích cực về vũ khí, lương thực từ chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là có Đoàn cố vấn Trung Quốc bên cạnh Sở chỉ huy.
Trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường ra mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ thị: “Chiến dịch này hết sức quan trọng, chỉ được thắng không được thua!”. Thường vụ Trung ương Đảng cũng nhấn mạnh lại quyết tâm: “Phải thực hiện cho bằng được những nhiệm vụ chiến dịch đã nêu ra ở trên”.
Như vậy, chiến dịch Biên giới mang ý nghĩa chiến lược rất to lớn. Sự thành bại của chiến dịch ảnh hưởng quyết định đến sự thay đổi của cục diện chiến tranh, đến lòng tin của quân và dân ta đối với đường lối kháng chiến của Đảng, đến quá trình xây dựng, trưởng thành của quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao “trọng trách đặc biệt” với quyền hạn lãnh đạo, chỉ huy lớn. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để Đại tướng có những quyết đoán mang tính độc lập sáng suốt, thể hiện tài thao lược và phong cách cầm quân đặc trưng.
Thay đổi phương án tác chiến: Mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê
Để bảo đảm trận đầu ra quân chắc thắng, tránh sự chủ quan khinh suất, ngày 5/8/1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng một số cán bộ cơ quan tham mưu trực tiếp đi trinh sát nghiên cứu thực địa Cao Bằng. Đại tướng nhận thấy: Địch ở Thị xã Cao Bằng có lực lượng khá đông (gồm hai tiểu đoàn Âu - Phi tinh nhuệ), có hệ thống công sự trận địa phòng thủ rất kiên cố; nếu ta cố đánh sẽ gặp khó khăn to lớn, bộ đội thương vong nhiều.
(TS Trần Hữu Huy- Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam vov.vn)
Đâu là chiến dịch chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo? | 7709c55facf34307647cc1a984891854 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950",
"Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947",
"Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954",
"Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không"
]
} | A |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Trận đánh gây được tiếng vang lúc bấy giờ là trận phục kích của quân ta tại Cầu Giấy ngày 21-12-1873.
Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân xuống đánh Nam Định, việc canh phòng Hà Nội sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy (có sự phối hợp với đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó, Gác-ni-ê phải tức tốc đưa quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê de quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có Gác-ni-ê, đã bị tiêu diệt.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lương. Triều đình lại kí Hiệp ước năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất), theo đó quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.
(SGK Lịch sử 11, trang 118-119)
Năm 1874, triều đình Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước gì? | a58fe34939fcb53fa9730807be603c90 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nhâm Tuất",
"Giáp Tuất",
"Hác-măng",
"Pa-tơ-nốt"
]
} | B |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Chủ nghĩa Mác - Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như ''người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn''. Nó lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên cao trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân ngày càng trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào quần chúng và phong trào công nhân, làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo. Vì vậy, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập:
- Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.
- Ngày 25-7-1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.
- Tháng 9-1929, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản tuyên bố thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, đồng thời sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng đặt ra là cần có một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Lãnh tụ Nguyền Ái Quốc - cán bộ của Quốc tế Cộng sản, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam - là người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản.
Từ ngày 06-01 đến ngày 07-02-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc (dưới tên gọi là Vương - thay mặt Quôc tế cộng sản). Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
(Theo Minh Quang, báo công an thành phố Hà Nội)
Đông Dương cộng sản Liên đoàn được thành lập ở đâu? | d369d4829821b155f1f52fd420f64b84 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Bắc Kỳ",
"Nam Kỳ",
"Trung Kì",
"Tây Kì"
]
} | C |
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi đề xướng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần Vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ năm 1885 cho đến năm 1896.
Sáng mùng 5 tháng 7, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng đời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa Hàm Nghi vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tại đây, Hàm Nghi lại xuống chiếu Cần Vương lần hai ngày 20 tháng 9 năm 1885.
Hai tờ chiếu này tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước.
Phong trào Cần Vương nổ ra vào khi nào? | 74667c07796570d0c733435cb5ac44a3 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Vào cuối thế kỉ 16",
"Vào cuối thế kỉ 17",
"Vào cuối thế kỉ 18",
"Vào cuối thế kỉ 19"
]
} | D |
Ông Lê Đức Thọ, tên thật là Phan Đình Khải sinh ngày 10/10/1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định. Tham gia cách mạng từ năm 1926, tới năm 1944, ông là Ủy viên Trung ương Đảng; năm 1945 là thành viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng; năm 1955 là Ủy viên Bộ Chính trị.
Với nhiều năm hoạt động chỉ đạo cách mạng tại miền Nam, tháng 4/1968, khi đang là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, ông Lê Đức Thọ được Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi gấp về Hà Nội, chuẩn bị cử sang Paris đảm đương sứ mệnh “Cố vấn đặc biệt” Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp đàm phán với đại diện Hoa Kỳ, về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Giữ vai trò cố vấn, nhưng trên thực tế, ông Lê Đức Thọ là “linh hồn” của phái đoàn, do cương vị và nhiệm vụ được trực tiếp Bộ Chính trị và Bác Hồ giao phó.
Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam cho rằng, đây là sự lựa chọn sáng suốt, bởi ông Lê Đức Thọ là một nhà cách mạng kiên định, có bản lĩnh vững vàng và tầm nhìn chiến lược.
“Một trong những công lao rất to lớn của đồng chí Lê Đức Thọ chính là nhà ngoại giao có tầm nhìn chiến lược rất khôn khéo với tư duy “vừa đánh, vừa đàm”, kiên quyết về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược. Năm 1968, đồng chí đã được Trung ương giao nhiệm vụ phụ trách đấu tranh ngoại giao, làm cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris trực tiếp đàm phán với Mỹ về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam” – Trung tướng Trịnh Văn Quyết cho biết.
(Cánh cò-Góc nhìn thời đại)
Khi nào ông được làm cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? | dbacbaab8ccd9daccf1130ecaf3c3e45 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Năm 1968",
"Năm 1969",
"Năm 1970",
"Năm 1971"
]
} | C |
Vài tháng gần đây, các nhà phát triển và nông dân ở Đông Bắc Nhật Bản thử nghiệm một loại máy bay không người lái mới có thể di chuyển trên các cánh đồng lúa để thực hiện những nhiệm vụ đột phá thay thế cho những người nông dân, Reuters đưa tin.
Hợp tác xã nông nghiệp địa phương JA Miyagi Tome chia sẻ, máy bay không người lái có thể phun thuốc trừ sâu và phân bón vào ruộng lúa trong khoảng 15 phút, công việc vốn mất hơn một giờ thực hiện bằng tay và đòi hỏi nông dân phải lái những chiếc máy hạng nặng.
Máy bay Nile-T18 được phát triển bởi công ty Nileworks Inc, gần đây đã được thử nghiệm với sự cộng tác của JA Miyagi Tome và nhà kinh doanh Sumitomo Corp. Mục tiêu của họ là giảm gánh nặng thể chất và cải thiện năng suất ở các vùng nông thôn đến khu vực đô thị.
So với các máy bay trực thăng mini điều khiển bằng radio lớn hơn có giá khoảng 15 triệu yên (135,76 USD) với thiết bị phun, chiếc máy bay không người lái nhỏ hơn và rẻ hơn, với giá khoảng 4 triệu yên. Nileworks đang đàm phán với chính quyền để cho phép các nhà khai thác bay bay không người lái của mình mà không có giấy phép.
Nó có thể được điều khiển bằng iPad và chạy trên phần mềm bản đồ dễ vận hành. Máy bay không người lái có thể nhanh chóng phân tích cuống lúa và xác định lượng thuốc trừ sâu hoặc phân bón cần thiết, giúp nông dân dễ dàng đánh giá nhu cầu đầu vào của họ và ước tính kích thước cây trồng. Nileworks có kế hoạch bắt đầu bán máy bay không người lái vào tháng 5, với mục tiêu hàng năm là 100 chiếc trong năm đầu tiên và 4.000 chiếc trong 5 năm tiếp theo.
Các nhà sản xuất máy bay không người lái khác như SkymatiX Inc, cùng sở hữu bởi nhà kinh doanh Mitsubishi Corp và nhà sản xuất điện tử Hitachi Ltd, đang cung cấp dịch vụ bay không người lái trên các trang trại. Nông nghiệp không còn là một công việc khó và lao động nặng nhọc bởi nó đang được cơ giới hóa dần dần. Công nghệ mới như máy bay không người lái chẩn đoán có thể giúp thay đổi hình ảnh cũ của nền nông nghiệp và thu hút nhiều người trẻ tham gia.
(Nguồn: Phương Nam)
Mục tiêu sản xuất máy bay không người lái là gì? | 9dd3c9ef5fc8364fcfd84b8900c4494a | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Giảm thiểu gánh nặng thể chất và cải thiện năng suất",
"Giảm thiểu năng suất ở vùng nông thôn",
"Phun thuốc trừ sâu tự động trong nông nghiệp",
"Giảm chi phí canh tác lúa gạo xuống"
]
} | A |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Phan Châu Trinh quê ở phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Ông là người sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành được độc lập.
Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
Trên lĩnh vực kinh tế, các ông chú ýe đên việc động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
Tại Quảng Nam đã xuất hiện Quảng Nam hiệp thương công ty. Tại Hà Nội, Nguyễn Quyền và Hoàng Tăng Bí mở công ti Đông Thành Xương. Ở Nghệ An. Ngô Đức Kế lập ra Triêu Dương thương quán. Ở Phan Thiết có công ty liên thành.
Ngoài việc lập hội buôn, các sĩ phu cải cách còn chú ý phát triển nghề làm vườn, nghề thủ công. Ngay tại quê nhà, Phan Châu Trinh đã thành lập “nông hội”, chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu, mở lò rèn, xưởng mộc.
Việc mở trường học theo lối mới được quan tâm.
(SGK Lịch sử 11, trang 142)
Phan Châu Trinh đã cùng ai ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì? | eba71570afc877f2db9301b0705d5c61 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"nhóm sĩ phu tiến bộ",
"nhóm tiểu tư sản tri thức",
"nhóm giai cấp tư sản",
"nhóm công nhân tiến bộ"
]
} | A |
Ông Lê Đức Thọ, tên thật là Phan Đình Khải sinh ngày 10/10/1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định. Tham gia cách mạng từ năm 1926, tới năm 1944, ông là Ủy viên Trung ương Đảng; năm 1945 là thành viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng; năm 1955 là Ủy viên Bộ Chính trị.
Với nhiều năm hoạt động chỉ đạo cách mạng tại miền Nam, tháng 4/1968, khi đang là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, ông Lê Đức Thọ được Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi gấp về Hà Nội, chuẩn bị cử sang Paris đảm đương sứ mệnh “Cố vấn đặc biệt” Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp đàm phán với đại diện Hoa Kỳ, về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Giữ vai trò cố vấn, nhưng trên thực tế, ông Lê Đức Thọ là “linh hồn” của phái đoàn, do cương vị và nhiệm vụ được trực tiếp Bộ Chính trị và Bác Hồ giao phó.
Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam cho rằng, đây là sự lựa chọn sáng suốt, bởi ông Lê Đức Thọ là một nhà cách mạng kiên định, có bản lĩnh vững vàng và tầm nhìn chiến lược.
“Một trong những công lao rất to lớn của đồng chí Lê Đức Thọ chính là nhà ngoại giao có tầm nhìn chiến lược rất khôn khéo với tư duy “vừa đánh, vừa đàm”, kiên quyết về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược. Năm 1968, đồng chí đã được Trung ương giao nhiệm vụ phụ trách đấu tranh ngoại giao, làm cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris trực tiếp đàm phán với Mỹ về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam” – Trung tướng Trịnh Văn Quyết cho biết.
(Cánh cò-Góc nhìn thời đại)
Ai là người Việt Nam được trao giải Noel Hòa Bình? | 4b4e14de5e9a4276d7241ebf0f658349 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Lê Đức Thọ",
"Hồ Chí Minh",
"Võ Nguyên Giáp",
"Trường Chinh"
]
} | C |
Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng bao nhiêu so với giai đoạn trước? | cbc006f18118af51c9eb2939617b1ce0 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"28%",
"38%",
"48%",
"58%"
]
} | A |
Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi
4 mô hình sinh kế mùa lũ ở An Giang
Đối với vùng sinh kế mùa lũ có 4 mô hình: Thứ nhất, trồng lúa an toàn – nuôi thủy sản mùa lũ. Thứ hai, là trồng lúa vụ đông xuân – sen hè thu – khai thác thủy sản mùa lũ. Thứ ba, là trồng màu (lúa) vụ đông xuân và hè thu – lúa mùa nổi mùa lũ kết hợp khai thác thủy sản cộng đồng. Thứ tư, đăng quầng nuôi thủy sản mùa lũ. Hoạt động này đã triển khai và tiếp tục nhân rộng. Hoạt động sinh kế đã giúp tăng cường khả năng trữ lũ, tăng thu nhập cho người dân vùng lũ từ 3-5 triệu đồng/ha.
Vùng chuyển đổi lúa 3 vụ sang rau màu và cây ăn trái, đã đạt mục tiêu dự án đề ra với 995 ha. Trong đó bao gồm vùng chuyển đổi mới và tác động các biện pháp kỹ thuật trong vùng đã chuyển đổi. Qua hoạt động, nông dân đã chuyển mới từ lúa 3 vụ sang rau màu và cây ăn trái có sự liên kết của doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó nông dân trong vùng chuyển đổi tăng cường sử dụng phân hữu cơ hơn so với trước dự án giúp cải tạo đất, giảm sâu bệnh trên cây trồng.
Vùng tác động các biện pháp kỹ thuật thích ứng biến đổi khí hậu tác động với nhiều biện pháp khác nhau, vừa tập huấn hội thảo vừa trực tiếp cùng nông dân thực hiện các hoạt động tác động. Đáng chú ý là hoạt động sử dụng vi sinh xử lý rơm rạ giúp giảm đốt rơm rạ, giảm ô nhiễm môi trường tăng hữu cơ cho đất, giảm lượng phân urê sử dụng góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
Qua thời gian triển khai với nhiều biện pháp tác động, phối hợp giữa các đơn vị, cán bộ sinh kế không ngại khó khăn thì đến nay đã đạt được những kết quả đáng kể. Các mô hình sinh kế liên kết với doanh nghiệp sử dụng các thiết bị tiên tiến được người dân ủng hộ tham gia đồng tình. Nhiều cánh đồng trước kia đốt rơm rạ nay được thay thế bằng việc sử dụng các chế phẩm vi sinh giúp tăng cường hữu cơ cho đất, giảm phát thải khí nhà kính và diện tích nhân rộng ngày càng nhiều.
(nguồn: https://nongnghiep.vn/)
Hoạt động nào áp dụng các biện pháp kỹ thuật ứng biến khí hậu? | d6156fd1ad85c7fdf3ac068ecc6f8063 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Tăng cường sử dụng phân hữu cơ",
"Sử dụng vi sinh xử lý rơm rạ",
"Trồng rau màu và cây ăn trái",
"Trồng 3 vụ lúa trong một năm"
]
} | B |
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau để trả lời các câu hỏi:
Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế
Hoàng Hoa Thám tên khai sinh là Trương Văn Thám, thời trẻ có tên là Trương Văn Nghĩa, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Sau lớn lên ở làng Ngọc Cục, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ông sinh ra trong một gia đình yêu nước, bố là Trương Văn Thận, mẹ là Lương Thị Minh.
Năm 16 tuổi, Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Đại Trân (1870-1875)
Năm 1884 ông ra nhập nghĩa binh Trần Quang Loan. Năm 1895 ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh ở Lạng Giang. Sau khi Cai Kinh Mất ông đứng dưới cờ nghĩa của Lương Văn Nắm và trở thành một tướng lĩnh có tài. Năm 1892. Để Nắm hy sinh ông trở thành lãnh tụ tối cao của phong trào Yên Thế - Phong trào nông dân chống Pháp với biệt danh “Hùm xám Yên Thế”. Ông từng viết:
Hỡi người dự lễ hôm nay
Cùng nhau ta nắm chặt tay thề nguyền
Thề kế tiếp trung hiền, tiên liệt
Đem máu xương trừ diệt xâm lăng
Cùng nhau hô tiếng to vang
Việt Nam độc lập vững vàng muôn năm.
Khu tự trị Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, ông thường được gọi là Đề Thám. Nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã gặp gỡ ông bàn kế hoạch hành động khiến ông thêm quyết tâm kháng chiến đến cùng.
Năm 1909 thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế. Dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám nghĩa quân anh dũng chống trả gây nhiều thiệt hại cho quân Pháp. Ngày 10/2/1913, Hoàng Hoa Thám hy sinh tại khu vực Hố Nấy cách chợ Gồ gần 2 km.
Hùm Xám Yên Thế là biệt danh của ai? | 6904024ec47c8e4c03841831e0900ddf | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Đề Nắm",
"Đề Thám",
"Đề Hoa",
"Đề Thịnh"
]
} | A |
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã có từ lâu và được xúc tiến mạnh mẽ từ giữa thế kỉ XIX.
Tháng 9-1858, quân Pháp nổ súng, chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngay từ đầu, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Sau khi chiếm được thành Gia Định, Pháp lần lượt đánh chiếm ba tỉnh miền Đông (1862), rồi ba tỉnh miền Tây (1867). Đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự của ta.
(SGK Lịch sử 11, trang 106)
Tại sao âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp đã có từ lâu? | 44ca7fc1a3dddc9c76ee808b67fec7e8 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nhu cầu mở rộng thị trường",
"Chế độ phong kiến đã lạc hậu",
"Pháp muốn làm bá chủ thế giới",
"Một số gian thần câu kết với Pháp"
]
} | A |
Dựa vào thông tin trong đoạn sau để trả lời:
Mặc dù triều đình đã kí Hiệp ước Hác-măng, ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân, nhưng các hoạt động chống Pháp ở các tỉnh Bắc Kì vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành. Những toán nghĩa binh dưới sự chỉ huy của các quan lại chủ chiến như Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Phan Vụ Mẫn, Hoàng Đình Kinh,... đã phối hợp với lực lượng quân Thanh (kéo sang từ mùa thu năm 1882) liên tiếp tiến công quân Pháp, gây cho chúng nhiều thiệt hại.
Để chấm dứt chiến sự, từ tháng 12-1883 quân Pháp tiến hành các cuộc hành binh nhằm tiêu diệt các ổ đề kháng còn sót lại. Chúng đưa quân lên chiếm Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang và tiến hành thương lượng để loại trừ sự can thiệp của triều đình Mãn Thanh bằng bản Quy ước Thiên Tân (11-05-1884). Tiếp đó, Chính phủ Pháp cử Pa-tơ-nốt sang Việt Nam và kí với triều đình Huế bản Hiệp ước mới vào ngày 6-6-1884.
Bản Hiệp ước 6-6-1884 (Hiệp ước Pa-tơ-nốt) gồm 19 điều khoản, căn bản dựa trên Hiệp ước Hác măng (25-08-1883), nhưng được sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.
(SGK Lịch sử 11, trang 123)
Để chấm dứt chiến sự, tháng 12-1883, quân Pháp đã làm gì? | a50b5f5281617fae16cbf45c0ed10d0e | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Kí hiệp ước hòa giải",
"Tiêu diệt các ổ đề kháng còn sót lại",
"Gặp nhà Thanh để thỏa thuận",
"Rút quân về nước"
]
} | B |
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp cận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.
Đây chính là những điều kiện xã hội và tâm lí làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, trong đó, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là những nhân vật tiêu biểu.
Phan Bội Châu quê ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập. Năm 1902, ông lên đường vào Nam, rồi ra Bắc, tìm cách liên kết với những người cùng chí hướng. Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy Tân, chủ trương đánh đuổi Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
(SGK Lịch sử 11, trang 140-141)
Phan Bội Châu quê ở đâu? | e420a495eadcb2f2ea4519e6dbd06d45 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Thanh Hóa",
"Nghệ An",
"Hà Tĩnh",
"Huế"
]
} | B |
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi:
Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh tăng cường thực hiện chính sách chia để trị. Tháng 7-1905, chúng ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông của các tín đồ theo đạo Hồi và miền Tây của những người theo đạo Hin-đu. Điều đó làm bùng lên cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt là Bom-bay và Can-cút-tan. Ngày 16-10-1905, đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực; nhân dân coi đó là ngày quốc tang. Hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, dòng sông linh thiêng của người Ấn, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài Kính chào Người-Mẹ hiền Tổ quốc để tỏ ý đoàn kết, thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiểu: “Ấn Độ của người Ấn Độ”.
Tháng 6-1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông trong 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một lượt đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân ở Bom-bay tiến hành tổng bãi công trong 6 ngày (để phản đối 6 năm tù của Ti-lắc), xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Nhân dân các thành phố khác cũng hưởng ứng. Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao, buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
(SGK Lịch sử 11, trang 11)
Khi nào đạo luật Ben-gan có hiệu lực? | 519936d9ddf2d050774cbd263cd44354 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ngày 16-10-1904",
"Ngày 16-10-1905",
"Ngày 16-10-1906",
"Ngày 16-10-1907"
]
} | B |
Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động như thế nào đến chủ nghĩa tư bản? | 5871c9e068f470ee7c4ee43d33372773 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Tư bản lo sợ trước nguy cơ phát triển của vô sản, thực hiện âm mưu chống phá",
"Tư bản càng ra sức xâm lược mạnh mẽ hơn và phát triển mạnh mẽ",
"buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, mà phải điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội",
"Ra sức bóc lột giai cấp vô sản ở trong nước và các nước thuộc địa"
]
} | C |
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi:
Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1908
Tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy không đông (khoảng 200 người) nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Căn cứ Yên Thế trở thành nợi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp các nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương,...)
Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1913
Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân trải qua những ngày tháng gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hi sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
(SGK Lịch sử 11, trang 135)
Đề Thám cho nghĩa quân sản xuất và tập luyện ở đâu? | 7b6338f9a28a3b1c756785dee6106236 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Phồn Xương",
"Lục Ngạn",
"Hữu Sản",
"Văn Giang"
]
} | A |
Theo Báo cáo của Ngân hàng US Eximbank: Ngành thủy sản Hoa Kỳ (SeaFood Industry) đã thành công khi bán được nhiều nhất cho các nước châu Á, nơi có truyền thống ẩm thực hải sản lâu đời (nơi có nhu cầu thường cao gấp đôi hoặc gấp ba so với mức trung bình toàn cầu).
- Thị trường Châu Á nói chung thường chiếm khoảng 52% lượng cá tiêu thụ toàn cầu. Mặc dù sản xuất 88% sản phẩm thủy sản trên thị trường, nhưng cũng là nơi thu mua số lượng lớn từ các nước khác. Vào năm 2020, các nhà nhập khẩu châu Á đã mua 2,31 tỷ đô la thủy sản của Hoa Kỳ, đưa châu Á trở thành khu vực có mức tiêu thụ cao nhất (và là thị trường lớn nhất trên thế giới của các nhà xuất khẩu thuỷ sản Hoa Kỳ). Trong đó, Trung Quốc là nhà nhập khẩu hải sản lớn thứ 2 của Hoa Kỳ trên toàn thế giới (sau Canada), phần lớn là do tăng trưởng sản xuất của nước này không thể đáp ứng nhu cầu của dân số 1,4 tỷ người.
-Thị trường Châu Âu: Hải sản cũng là một mặt hàng quan trọng ở nhiều nơi ở Châu Âu- là khu vực lớn thứ 2 của Hoa Kỳ (Sau Châu Á) về doanh số bán hàng, đạt 1,04 tỷ đô la vào năm 2020. Các quốc gia Nam Âu như Tây Ban Nha, Ý và Pháp là những đối tác thương mại tuyệt vời vì ngoài tỷ lệ tiêu thụ cao, các nước này các nước cũng là các quốc gia chế biến lớn của Châu Âu.
Về chế biến, phân phối: theo chuyên gia US Eximbank điều quan trọng cần lưu ý là mức tiêu thụ thấp không nhất thiết chuyển thành doanh thu thấp. Trong một số trường hợp, các sản phẩm được tái xuất ngay lập tức sang các điểm đến nội địa khác. Thủy sản sẽ được kinh doanh tốt hơn nếu đặt tại các trung tâm thương mại hoặc chế biến để tái xuất (ví dụ như Hồng Kông, nơi tái xuất hơn 40% tất cả các sản phẩm nông nghiệp, hoặc Hà Lan, Đức và Bỉ... đóng vai trò như một cửa ngõ vào phần còn lại của lục địa Châu Âu).
Tại sao Châu Á là thị trường tiêu thụ ngành thủy sản Hoa Kỳ cao nhất trên thế giới? | c6d717d6b5f135ec81869e36a3f8d405 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Tăng trưởng sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu của dân số đông",
"Thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lợi thủy sản đang dần cạn kiệt",
"Sản phẩm hải sản của Hoa Kỳ giá thành rẻ, chất lượng tốt hơn",
"Dân số đông, có truyền thống ẩm thực hải sản lâu đời"
]
} | A |
Diện tích lúa năm 2020 ước tính đạt 7,28 triệu ha, giảm 192 nghìn ha so với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất; năng suất lúa ước tính đạt 58,7 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha, do diện tích gieo trồng giảm nên sản lượng lúa ước tính đạt 42,69 triệu tấn, giảm 806,6 nghìn tấn. Như vậy, sản lượng lúa năm 2020 tuy giảm so với năm 2019 chủ yếu do giảm diện tích gieo trồng bởi tác động của hạn hán, xâm nhập mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ nhưng đánh dấu một năm sản xuất lúa thắng lợi với năng suất cao hơn năm trước ở tất cả các mùa vụ. Sản lượng lúa giảm nhưng đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến và xuất khẩu. Sản xuất lúa tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 74% (cao hơn so với mức 50% của năm 2015) nhằm nâng cao giá trị “Thương hiệu gạo Việt”. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% gạo xuất khẩu đã góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 440 USD/tấn năm 2019 lên 496 USD/tấn năm 2020.
Nguồn : https://www.gso.gov.vn
Diện tích lúa năm 2020 giảm do ? | 54e0c30dfde197f3b415dce47fa5f8f2 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất",
"do áp dụng thâm canh tăng vụ",
"do diện tích đất không sử dụng được tăng lên",
"chuyển đổi diện tích đất qua trồng cây lâu năm"
]
} | A |
Sự phân bố loài là một yếu tố quan trọng để phân tích các hệ sinh thái. Các loài có thể sống trong một hệ thống theo nhiều cách khác nhau. Một số kiểu phân bố này bao gồm: theo cụm, đồng đều và ngẫu nhiên. Phân bố theo cụm là phổ biến nhất. Những loài này có xu hướng sống trong các khu vực có ba hoặc nhiều sinh vật gần nhau. Chúng có thể bao gồm các đối tác giao phối, bầy hoặc họ sinh vật. Sự phân bố đồng đều xảy ra khi các sinh vật của một loài sinh sống trong một khu vực cụ thể không bị các sinh vật cùng loài xâm nhập. Điều này có thể được thực hiện nhờ pheromone, độc tố hoặc hành vi hung hăng đánh dấu lãnh thổ của sinh vật. Cuối cùng, sự phân bố loài không phổ biến nhất là phân bố ngẫu nhiên. Sự phân bố này hiếm khi xảy ra trong tự nhiên và được phân loại là sự phân tán của các sinh vật không có mô hình hoặc sự sắp xếp rõ ràng.
Một loài sói sống thành bầy đàn. Chúng sử dụng pheromone đánh dấu lãnh thổ để ngăn chặn các cá thể cùng bầy cũng như các bầy sói cạnh tranh. Những con sói di cư ngẫu nhiên dựa trên chuyển động của con mồi và thời tiết. Những con sói thể hiện rõ nhất kiểu phân bố nào? | 9fe699af7402591d93a372c781576e51 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ngẫu nhiên",
"Không có phân bố nào đúng",
"Đồng đều",
"Cụm"
]
} | B |
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Về kinh tế ĐBSCL, kết quả nghiên cứu cho thấy điểm sáng lớn nhất trong hai năm 2020-2021 là nông nghiệp. Bất chấp dịch bệnh trong năm 2021, khu vực nông nghiệp của ĐBSCL vẫn tăng trưởng mạnh (3,4%), cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của cả nước. Xuất khẩu nông thủy sản của vùng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì thặng dư thương mại cho Việt Nam.
Báo cáo cũng chỉ ra ĐBSCL đang đứng trước thử thách của 3 vòng xoáy: "Vòng xoáy ngân sách" - phản ảnh tình trạng thiếu đầu tư trầm trọng ở ĐBSCL; "Vòng xoáy lao động" - xuất phát từ tình trạng thiếu cơ hội việc làm nên lao động trẻ di cư từ ĐBSCL đến các khu vực đô thị và công nghiệp ở Đông Nam Bộ; "Vòng xoáy cơ cấu kinh tế" - căn nguyên của 2 vòng xoáy trên.
(Nguồn : Nguoidothi.net.vn)
Điểm sáng trong kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long trong hai năm 2020-2021 được nhắc đến trong đoạn văn trên là gì? | eb9b4141f6ddb39c5d4b23df5cf9adbd | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Công nghiệp",
"Dịch vụ",
"Nông nghiệp",
"Nguồn lao động"
]
} | C |
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Ngày 1/5/1886, giai cấp công nhân lao động tại thành phố công nghiệp Chicago (nước Mỹ) đã tham gia cuộc biểu tình nhằm gây áp lực, buộc giới chủ thực hiện yêu sách giảm chỉ còn 8 giờ làm mỗi ngày. Từ đây, phong trào đấu tranh của công nhân đã lan rộng ra toàn nước Mỹ.
Các cuộc biểu tình ngày càng rầm rộ với số công nhân tham gia đông nổ ra trên toàn nước Mỹ. Cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Đến ngày 20/6/1889, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ. Đó là điểm bắt đầu cho cả cao trào 1930 - 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm mít tinh trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 20 vạn người lao động. Trước đó, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18/2/1946 về những ngày nghỉ Tết, lễ kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, trong đó công bố: Ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức và công nhân lao động cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương.
(Theo Báo công thương)
Sự kiện nào đặt nền móng cho sự ra đời của ngày Quốc tế lao động 1/5? | 4f3211a11051c33db781d8bb91b41339 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Cuộc biểu tình của công nhân ở Chicago (Mĩ)",
"Cuộc biểu tình của công nhân ở New York (Mĩ)",
"Cuộc biểu tình của công nhân ở Oa-sinh-tơn (Mĩ)",
"Cuộc biểu tình của công nhân ở Michigan (Mĩ)"
]
} | A |
Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 8 năm 2022 ước đạt 4,38 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2022 đạt 36,27 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 14,96 tỷ USD, tăng 7,4%; giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 258,6 triệu USD, giảm 12,2%; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 7,54 tỷ USD, tăng 35,3%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 11,84 tỷ USD, tăng 6,2%.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Một số mặt hàng xuất khẩu chính như: cà phê, cao su, chè, gạo, rau quả, hạt điều, hạt tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 8 năm 2022 ước đạt 110 nghìn tấn với giá trị đạt 257 triệu USD. Trong 7 tháng đầu năm 2022, Đức, Bỉ, và Italia 3 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 12,4%, 8,0% và 7,1%.
Cao su: Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 8 năm 2022 đạt 210 nghìn tấn với giá trị đạt 320 triệu USD. Trong 7 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 66,6%, 7,7% và 2,7%.
Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 8 năm 2022 ước đạt 650 nghìn tấn với giá trị đạt 309 triệu USD. Trong 7 tháng đầu năm 2022, Philippin là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 46,4% thị phần.
(nguồn: https://vioit.org.vn/)
Thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam là gì? | 33cb19768ad4da710059ebb80db0574b | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc",
"Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản",
"Trung Quốc, Hàn Quốc, EU",
"Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ"
]
} | B |
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Sau chiến thắng Việt Bắc, Bác lại trở về Khuôn Tát vào ngày 1/1/1948, tuy nhiên anh em bảo vệ và Nha công an vẫn tìm kiếm, chọn và đề xuất nhiều điểm dự phòng khác nhau, những điểm này bao giờ cũng phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu giữ bí mật và dân vận tốt. Nha công an Trung ương đã tăng cường sử dụng những đồng chí cảnh vệ người dân tộc trung kiên vào đội bảo vệ tiếp cận, ngoài ra anh Cả còn điều thêm hai đồng chí Vệ quốc đoàn thuộc Bộ quốc phòng sang phối hợp bảo vệ Bác. Tháng 3/1948, nhận được báo Bạn dân (nội san của công an khu 12) do đồng chí Hoàng Mai- Giám đốc sở công an gửi biếu, Bác đã gửi thư trả lời, trong thư Người viết: “Tư cách người công an cách mệnh là: Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính; Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ; Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành; Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép; Đối với công việc, phải tận tụy; Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”.
Trong năm 1948, anh em bảo vệ đã cùng Bác di chuyển qua 7 địa điểm khác nhau của ba tỉnh Thái - Tuyên - Bắc, nơi ở lại dài nhất là 3 tháng, nơi ở ngắn nhất khoảng 22 ngày. Sang năm 1949, cuộc kháng chiến của ta dần phát triển tốt, bộ phận bảo vệ Bác lại được bổ sung hai đồng chí nữa đều đã từng là Việt kiều ở Thái Lan, trong đó có một bác sĩ. Vẫn theo nguyên tắc bí mật và dân vận nên Bác lần lượt chuyển qua vài địa điểm khác nhau như Khâu Lấu - Yên Sơn - Lũng Tẩu an toàn, không có bất ngờ nào xảy ra. Anh em bảo vệ có đủ lực lượng để làm lán trại khang trang bố trí nơi ăn ở nhanh chóng và ổn định, các sinh hoạt hàng ngày của Bác đều đặn hơn, những lúc rỗi rãi Người còn tập quyền, chơi bóng chuyền với anh em trong đội bảo vệ. Đến giữa năm thì đồng chí Chiến thay đồng chí Kháng phụ trách đội bảo vệ Bác, còn đồng chí Kỳ nhận công tác đặc biệt. Bác ở Khâu Lấu khoảng ba tháng, cuối năm thì chuyển vào hang Bòng ngay gần đấy. Hang này tuy lên xuống phải dùng thang dây nhưng vị trí vô cùng đắc địa, không ai có thể phát hiện ra, ngay cả một số cán bộ cơ quan Trung ương đóng ngay bên cạnh cũng không hay biết, ngược lại từ trên hang có thể bao quát được cả một vùng rất rộng và xa.
Đỗ Hoàng Linh
PGĐ Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
Sau chiến thắng nào Bác trở lại Khuôn Tát? | 91923b4fd3c4410d3af43aa7a930e63f | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Chiến thắng Việt Bắc thu đông",
"Chiến thắng Biên giới thu đông",
"Chiến thắng Điện Biên Phủ",
"Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không"
]
} | A |
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi:
Ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan là những nước trung lập.
Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham gia chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng thái Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1904; trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đào Bành Hổ. Các vùng còn lại của Châu Á (Đông Nam Á, Nam Á. Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào miền Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.
(SGK Lịch sử 12, trang 5-7)
Thời gian kết thục Hội nghị Potxdam là khi nào? | f5faa3557b0540792a7e6130c4ba3e27 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ngày 2-8-1945",
"Ngày 2-8-1946",
"Ngày 2-8-1947",
"Ngày 2-8-1948"
]
} | A |
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi:
Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh tăng cường thực hiện chính sách chia để trị. Tháng 7-1905, chúng ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông của các tín đồ theo đạo Hồi và miền Tây của những người theo đạo Hin-đu. Điều đó làm bùng lên cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt là Bom-bay và Can-cút-tan. Ngày 16-10-1905, đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực; nhân dân coi đó là ngày quốc tang. Hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, dòng sông linh thiêng của người Ấn, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài Kính chào Người-Mẹ hiền Tổ quốc để tỏ ý đoàn kết, thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiểu: “Ấn Độ của người Ấn Độ”.
Tháng 6-1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông trong 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một lượt đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân ở Bom-bay tiến hành tổng bãi công trong 6 ngày (để phản đối 6 năm tù của Ti-lắc), xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Nhân dân các thành phố khác cũng hưởng ứng. Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao, buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
(SGK Lịch sử 11, trang 11)
Ngày 16-10-1905, thực dân Anh đề ra đạo luật gì? | 51a481e4de37afaed632a693fe018948 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Đạo luật Nê-pan",
"Đạo luật Ben-gan",
"Đạo luật Ấn Độ",
"Đạo luật Anh-Ấn"
]
} | B |
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi:
Tháng 6/1950, Trung ương Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch quy mô lớn ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc nhằm mục đích: “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng một phần biên giới, mở thông đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc”. Tuy nhiên, việc lựa chọn hướng chính của chiến dịch vẫn chưa thống nhất.
Để bảo đảm giành thắng lợi, ngày 25/7/1950, Thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng ủy Mặt trận Biên giới và Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng (Tư lệnh) kiêm Chính ủy chiến dịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quyết định sẽ trực tiếp đi mặt trận tham gia chỉ đạo, theo dõi, động viên cán bộ, chiến sĩ, đồng bào. Ngoài ra, chiến dịch còn được sự giúp đỡ tích cực về vũ khí, lương thực từ chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là có Đoàn cố vấn Trung Quốc bên cạnh Sở chỉ huy.
Trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường ra mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ thị: “Chiến dịch này hết sức quan trọng, chỉ được thắng không được thua!”. Thường vụ Trung ương Đảng cũng nhấn mạnh lại quyết tâm: “Phải thực hiện cho bằng được những nhiệm vụ chiến dịch đã nêu ra ở trên”.
Như vậy, chiến dịch Biên giới mang ý nghĩa chiến lược rất to lớn. Sự thành bại của chiến dịch ảnh hưởng quyết định đến sự thay đổi của cục diện chiến tranh, đến lòng tin của quân và dân ta đối với đường lối kháng chiến của Đảng, đến quá trình xây dựng, trưởng thành của quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao “trọng trách đặc biệt” với quyền hạn lãnh đạo, chỉ huy lớn. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để Đại tướng có những quyết đoán mang tính độc lập sáng suốt, thể hiện tài thao lược và phong cách cầm quân đặc trưng.
Thay đổi phương án tác chiến: Mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê
Để bảo đảm trận đầu ra quân chắc thắng, tránh sự chủ quan khinh suất, ngày 5/8/1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng một số cán bộ cơ quan tham mưu trực tiếp đi trinh sát nghiên cứu thực địa Cao Bằng. Đại tướng nhận thấy: Địch ở Thị xã Cao Bằng có lực lượng khá đông (gồm hai tiểu đoàn Âu - Phi tinh nhuệ), có hệ thống công sự trận địa phòng thủ rất kiên cố; nếu ta cố đánh sẽ gặp khó khăn to lớn, bộ đội thương vong nhiều.
(TS Trần Hữu Huy- Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam vov.vn)
Tháng 6/1950, Trung ương đảng quyêt định mở chiến dịch quy mô biên giới Việt Nam-Trung Quốc không nhằm mục đích gì? | be835b155347bb37bb2fca818a51f4a9 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch",
"Giải phóng một phần biên giới",
"Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc",
"Nhanh chóng kết thúc chiến tranh"
]
} | D |
Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng đánh giá, Việt Nam là một trong các quốc gia có tổn hại lớn về hệ sinh thái tự nhiên. Với hệ sinh thái rừng, hiện diện tích đất có rừng toàn quốc gần 14,5 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên hơn 10 triệu ha và rừng trồng hơn 4 triệu ha. Giai đoạn 2012-2017, 11% diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá trái phép, 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng.
(Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/doi-mat-voi-suy-thoai-he-sinh-thai-tu-nhien-295451.html)
Bảng số liệu:
HIỆN TRẠNG RỪNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2012 – 2018
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Tổng diện tích rừng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
2012
13862,0
10423,8
3438,2
2013
13954,4
10398,1
3556,3
2014
13796,5
10100,2
3696,3
2015
14061,9
10175,5
3886,3
2016
14377,7
10242,1
4135,6
2018
14491,3
10255,5
4235,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Vào năm nào loại rừng tự nhiên chiếm 71,2% trong cơ cấu rừng nước ta? | aaf453d7ae7344b7f6fce4bc04b6a857 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"2012",
"2014",
"2016",
"2018"
]
} | C |
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau để trả lời các câu hỏi:
Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế
Hoàng Hoa Thám tên khai sinh là Trương Văn Thám, thời trẻ có tên là Trương Văn Nghĩa, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Sau lớn lên ở làng Ngọc Cục, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ông sinh ra trong một gia đình yêu nước, bố là Trương Văn Thận, mẹ là Lương Thị Minh.
Năm 16 tuổi, Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Đại Trân (1870-1875)
Năm 1884 ông ra nhập nghĩa binh Trần Quang Loan. Năm 1895 ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh ở Lạng Giang. Sau khi Cai Kinh Mất ông đứng dưới cờ nghĩa của Lương Văn Nắm và trở thành một tướng lĩnh có tài. Năm 1892. Để Nắm hy sinh ông trở thành lãnh tụ tối cao của phong trào Yên Thế - Phong trào nông dân chống Pháp với biệt danh “Hùm xám Yên Thế”. Ông từng viết:
Hỡi người dự lễ hôm nay
Cùng nhau ta nắm chặt tay thề nguyền
Thề kế tiếp trung hiền, tiên liệt
Đem máu xương trừ diệt xâm lăng
Cùng nhau hô tiếng to vang
Việt Nam độc lập vững vàng muôn năm.
Khu tự trị Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, ông thường được gọi là Đề Thám. Nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã gặp gỡ ông bàn kế hoạch hành động khiến ông thêm quyết tâm kháng chiến đến cùng.
Năm 1909 thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế. Dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám nghĩa quân anh dũng chống trả gây nhiều thiệt hại cho quân Pháp. Ngày 10/2/1913, Hoàng Hoa Thám hy sinh tại khu vực Hố Nấy cách chợ Gồ gần 2 km.
Cuộc khởi nghĩa đầu tiên mà Hoàng Hoa Thám tham gia là gì? | 801231b89e2f717cf084925673c6817d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Khởi nghĩa Đại Trân",
"Khởi nghĩa Đại Vàng",
"Khởi nghĩa Đại Yên",
"Khởi nghĩa Đại Thế"
]
} | A |
Dựa vào thông tin trong đoạn trích và trả lời:
Và điều cuối cùng thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á, cũng như để giải phóng quân đội phát xít. Hội nghị thống nhất việc thêm Pháp để chia Đức thành 4 vùng chiếm đóng, việc đền bù chiến tranh.Qua đó, Đức phải phi phát xít hóa, phi quân sự hóa, dân chủ hóa. Bồi thường chiến tranh bằng hình thức tịch thu tài sản nước này một lần.
Ở Châu Âu: Liên Xô sẽ chiếm đóng Đông Âu, Đông Đức và Đông Béc lin. Còn Mĩ, Pháp và Anh chiếm đóng Tây Âu, Tây Đức, Tây Beclin.
Ở Châu Á: Hội nghị thống nhất để Liên Xô tham chiến chống Nhật 2-3 tháng sau khi chiến tranh Châu Âu kết thúc cũng như các nước khác ở Châu Á; khôi phục quyền lợi nước Nga sau khi đã mất trong chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905); vẫn giữ nguyên trạng Mông Cổ.
Mĩ sẽ chiếm đóng Nhật Bản, phía nam Bán đảo Triều Tiên, còn Liên Xô chiếm đóng phía Bắc. Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.
Các vùng còn lại ở Châu Á: Nam Á, Đông Nam Á và Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cũ.
Như vậy, so với trật tự hệ thống Vecxai- Osinhtơn, Hội nghị Ianta giải quyết thỏa đáng hơn đối với các vấn đề quân sự, chính trị, lãnh thổ, bồi thường sau chiến tranh với các nước thắng bại. Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh trật tự của Liên Hợp Quốc cũng tiến bộ hơn só với Hội Quốc Liên trước đây.
Sau khi Hội nghị Ianta kết thúc, những quyết định của Hội nghị đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, hay còn được gọi “Trật tự hai cực Ianta”.
Ở Châu Âu, Liên Xô sẽ chiếm những vùng nào? | ebcb3b9a0528db2ae751d64c0e4ae852 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Đông Âu, Đông Đức và Đông Béc lin",
"Tây Âu, Tây Đức, Tây Beclin",
"Tây Âu, Tây Đức, Đông Beclin",
"Đông Âu, Tây Đức, Tây Beclin"
]
} | A |
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi:
Sau nhiều lần đưa quân tới khiêu khích, chiều 31-08-1858 liên quân Pháp-Tây Ban Nha với khoảng 3000 binh lính và sĩ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước của biển Đà Nẵng.
Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
Sáng 1-9-1858, địch gửi tối hậu thư, đòi Trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Quân dân ta đã anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện “vườn không nhà trống, gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối tháng 8-1858 đến đầu tháng 2-1859) trên bán đảo Sơn Trà. Về sau quân Tây Ban Nha rút khỏi cuộc xâm lược.
Khí thế kháng chiến sục sôi trong nhân dân cả nước.
(SGK Lịch sử 11, trang 108-109)
Tại sao cuối cùng chỉ có Pháp xâm lược Việt Nam? | c07f091b6667bfa2a7eea1ea0bbd22aa | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Pháp đuổi Tây Ban Nha",
"Tây Ban Nha bị tổn thất nhiều",
"Tây Ban Nha bị quân ta tiêu diệt",
"Tây Ban Nha rút về nước"
]
} | D |
Để những cánh rừng trồng đạt hiệu quả cao
Chỉ hơn hai tháng nữa là kết thúc mùa vụ trồng rừng 2018. Đây là thời điểm giao mùa, vì vậy để trồng rừng đạt hiệu quả, các địa phương cần theo dõi Bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia và cơ sở dữ liệu theo dõi mùa vụ trồng rừng toàn quốc từ tháng 11/2018 của Tổng cục Lâm nghiệp.
Cần theo dõi cảnh báo nguy cơ thiếu hụt mưa ở khu vực Trung bộ và khả năng mùa mưa kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm ở Tây Nguyên và Nam bộ. Từ đó, chủ động chuẩn bị cây giống, hiện trường trồng rừng; tranh thủ trồng rừng vào những ngày râm mát, có mưa ẩm; không trồng rừng vào những ngày khô hạn kéo dài, hoặc mưa lũ lớn. Đối với địa phương ven biển, cần trồng rừng ngập mặn vào thời điểm ít có gió mạnh, triều cường, sóng biển thấp và thủy triều rút.
Ngoài việc “trông trời, trông đất, trông mây” để trồng cây, gây rừng, ngành lâm nghiệp cần tư vấn các địa phương chọn lựa từng loài cây trồng cho phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, chất đất, cũng như nhu cầu sử dụng của mỗi địa phương.
Cây mọc nhanh và cho nguyên liệu sớm là các loài keo, bạch đàn, mỡ, bồ đề, xoan, tông dù, tếch,muồng, xà cừ, trẩu... Cây bản địa gồm lát hoa, sa mộc, vối thuốc, lim xanh, re gừng, thông nhựa, tốngquá sủ, sao đen, chò chỉ... Cây lâm sản ngoài gỗ còn có sơn tra, quế, hồi, trẩu, trám, mây nếp, luồng,tre bát độ, giổi xanh, mắc ca, cọ khiết, long não, dầu rái, bời lời đỏ... Cây trồng ven biển thích hợp nhất là bần, trang, sú, đước, mắm, cóc, tràm, phi lao...
Đồng thời, ngành lâm nghiệp cần tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chú ý công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng đúng kỹ thuật.
(Ngọc Lâm, http://www.nhandan.com.vn/)
Cây trồng lâm nghiệp được chia thành? | bcba3ba8f9d2ff987c6400e7efdd1770 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"3 nhóm: cây lấy gỗ, cây bản địa, cây lấy nhựa",
"4 nhóm: cây bản địa, cây lâm sản, cây trồng ven biển, cây nguyên liệu",
"4 nhóm: cây công nghiệp, cây lương thực, cây lấy gỗ, cây lấy nhựa",
"3 nhóm: cây bản địa, cây lâm sản, cây trồng ven biển"
]
} | B |
Trong 3 tháng đầu năm 2020 du lịch Việt Nam đón gần 3.686.779 lượt khách quốc tế, chỉ bằng 81,93 % mức cùng kỳ năm 2019. Kết quả quý II/2020 dự kiến còn tồi tệ hơn khi toàn ngành Du lịch gần như tê liệt do tình trạng cách ly xã hội để phòng ngừa dịch bệnh.
(Nguồn: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nganh-du-lich-viet-nam-trong-mua-dich-covid19-va-van-de-dat-ra-329127.html)
BẢNG: LƯỢT KHÁCH DU LỊCH CỦA THỊ TRƯỜNG CHÂU Á ĐẾN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NĂM 2020
(Đơn vị: Lượt khách)
Thị trường
3 tháng đầu năm 2019
3 tháng đầu năm 2020
Trung Quốc
1 281 073
871 819
Hàn Quốc
1 107 794
819 089
Nhật Bản
233 355
200 346
Các thị trường khác thuộc châu Á
768 170
783 113
Tổng số
3 390 392
2 674 367
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Giai đoạn 3 tháng đầu năm 2019 – 2020, số lượt khách Hàn Quốc giảm bao nhiêu % trong cơ cấu lượt khách đến từ châu Á? | 78fd81a29370f5c487a73d22d8546d89 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"26.06%",
"2,04%",
"30,62%",
"35,25%"
]
} | B |
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Cuộc khủng hoảng 1929-1933 chẳng những tàn phá nền kinh tế mà còn gây ra những hậu quả nặng nề về mặt chính trị và xã hội cho CNTB. Trong cuộc khủng hoảng này số công nhân thất nghiệp nên đến 50 triệu. Hàng triệu người mất nhà cửa vì không trả được tiền cầm cố. Hàng triệu nông dân bị mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói. Công nhân không được trả lương, ở nhiều nước không có bảo hiểm xã hội và thất nghiệp không được phụ cấp, hoặc ở mức độ ít ỏi không thể đảm bảo nhu cầu tối thiểu của gia đình nghèo khổ. Trong bối cảnh đó, phong trào cách mạng thế giới đã có bước chuyển mới: thoái trào tiến dần lên cao trào. Hàng ngàn cuộc biểu tình và những cuộc đi bộ của những người thất nghiệp trong nhiều trường hợp đã xung đột với cảnh sát và quân đội; đấu tranh bãi công chống việc hạ thấp tiền lương đã nổ ra ở hầu khắp các nước. Theo thống kê không đầy đủ, trong thời gian từ năm 1928 đến cuối năm 1933, số người tham gia bãi công ở các nước TBCN đã lên tới 17 triệu, còn số ngày bãi công là 267 triệu.
(Theo lịch sử thế giới hiện đại, trang 99)
Cuộc khủng hoảng kinh tế gây thiệt hại nhất cho CNTB là gì? | 21e2be74fac99ca09315993f00a26cac | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Cuộc khủng hoảng 1929-1933",
"Cuộc khủng hoảng 1933-1945",
"Cuộc khủng hoảng 1914-1918",
"Cuộc khủng hoảng 1980-1990"
]
} | A |