question
stringlengths
33
5.48k
id
stringlengths
32
32
choices
dict
answerKey
stringclasses
4 values
Ngày 3-11, phát biểu giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 1990 Việt nam chỉ có 9 triệu ha rừng. Sau 30 năm quyết tâm xây dựng nền kinh tế bền vững, phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường, đến nay Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, rừng trồng là 4,3 triệu ha, hệ số che phủ đạt 42%, cao hơn mức bình quân thế giới (29%). (Nguồn: https://nhandan.com.vn/vi-moi-truong-xanh/he-so-che-phu-rung-cua-viet-nam-dat-42-cao-hon-muc-binh-quan-cua-the-gioi-623083/) Sau 30 năm, diện tích rừng nước ta tăng lên bao nhiêu?
50698d3497f373bab80649fd680f5c2a
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "15%", "1,3 triệu ha", "38,4%", "1,62 lần" ] }
D
Dựa vào thông tin trả lời câu hỏi: Khi giặc Pháp từ Gia Định đánh lan ra, cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển mạnh hơn. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Thuật, Lê Huy... chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công. Ngày 10-12-1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo), làm nức long quân dân ta. Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày một dâng cao, khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862). Hiệp ước có 12 điều khoản, trong đó có những khoản chính như: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn, bồi thường 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc); triều đình phải mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán, thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế đến khi nào chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông. Ngày mùng 5-6-1862, triều đình Huế đã kí với Pháp bản Hiệp ước gì?
a970392b967e5bcbd739478c2a088453
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Giáp Tuất", "Nhâm Tuất", "Hác-măng", "Pa-ta-nốt" ] }
B
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: Kenedy coi Việt Nam là tuyến cuối cùng chống cộng sản ở khu vực Đông Nam Á và nếu Mĩ rút khỏi Việt Nam thì sự sụp đổ sẽ diễn ra ở cả khu vực Đông Nam Á! Ngày 8-5-1961, chính sách đối với Việt Nam đã chính thức được phê chuẩn và mang tên NSAM-52 với nội dung chủ yếu: Tăng cường và mở rộng quyền điều hành tác chiến, chỉ huy yểm hộ của phái đoàn cố vấn quân sự MAAG; đưa lực lượng đặc biệt của Mĩ vào miền Nam Việt Nam, giúp Diệm xây dựng lực lượng đặc biệt, chốt chặt biên giới, chống miền Bắc xâm nhập; tăng cường mở rộng, cải tiến trang bị và huấn luyện quân đội, coi đó là công cụ chủ yếu để chống chiến tranh du kích; khẩn trương bình định, lập ấp chiến lược hòng dồn hơn 10 triệu người dân miền Nam vào các trại tập trung trá hình để thực hiện “Tát nước bắt cá”, cô lập để tiêu diệt cách mạng miền Nam; ra sức củng cố chính quyền các cấp và đẩy mạnh các hoạt động chiến tranh phá hoại miền Bắc. (Theo Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3) Ngày 8-5-1961, Mĩ đã có chính sách gì đối với Việt Nam?
436a024584918e23e1d53eadb317a7d3
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "NSAM-52", "NSAM-53", "NSAM-54", "NSAM-55" ] }
A
Máy tách hạt hoạt động bằng cách sử dụng từ trường và điện trường hướng vuông góc. Khi một hạt mang điện được phóng vào thiết bị tách hạt, một lực điện không đổi được tác dụng lên hạt tỷ lệ với điện tích của hạt. Ngoài ra, từ trường tác dụng lên hạt một lực ngược hướng với lực điện và tỷ lệ với điện tích và vận tốc của hạt. Một hạt sẽ đi qua bộ phân tách hạt chỉ khi lực từ trường và lực điện đối nghịch có độ lớn bằng nhau vì chúng sẽ không gây ra sự thay đổi thực về hướng của hạt. Theo thông tin của đoạn văn, máy tách hạt có thể tách các hạt bằng đặc tính vật lý nào?
ba3338cb504fbf842e6dce05031578f9
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Điện tích", "Vận tốc", "Khối lượng", "Vận tốc, điện tích và khối lượng" ] }
B
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Ngày 11-9-2001, 19 kẻ khủng bố đã bắt cóc nhiều máy bay thương mại của các hãng hàng không, tấn công nhiều địa điểm của nước Mỹ và gây ra một trong những thảm họa tồi tệ nhất của nước Mỹ thời hiện đại. Tổng cộng đã có đến 2.977 người thiệt mạng trong một loạt các vụ tấn công ngày 11-9-2001, tại nhiều địa điểm bao gồm thành phố New York, thủ đô Washington DC và Shanksville, bang Pennsylvania. Vụ tấn công được chỉ đạo bởi Osama bin Laden. Chỉ tính riêng tại trụ sở Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) lúc bấy giờ, tọa lạc tại khu vực Hạ Manhattan, 2.753 người đã bị thiệt mạng sau khi hai chiếc máy bay số 11 và 175 của hãng American Airlines lần lượt lao thẳng vào hai tòa tháp chọc trời. Trong số những người thiệt mạng trong vụ tấn công đầu tiên và sau khi hai tòa tháp sụp đổ hoàn toàn, có 343 nhân viên cứu hỏa , 23 người là cảnh sát và 37 người là các viên chức tại Cảng vụ của thành phố New York. Tuổi của các nạn nhân giao động từ 2 đến 85. Khoảng từ 75 đến 80% số nạn nhân là nam giới. Tại Lầu Năm Góc, trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ, 184 người đã thiệt mạng khi chuyến bay 77 của American Airlines lao vào tòa nhà. Tại khu vực gần Shanksville, Pennsylvania, 40 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay 93 của United Airlines đã chết khi máy bay rơi xuống một cánh đồng. Nhiều người cho rằng những kẻ khủng bố đã cho máy bay rơi xuống địa điểm đó, sau khi hành khách và phi hành đoàn cố gắng giành lại kiểm soát máy bay để tránh đâm vào khu vực đông dân cư. Tính đến tháng 8 năm 2017, 1.641 (tương ứng khoảng 60%) di cốt của 2.753 nạn nhân tại khu vực WTC đã được xác định và trao trả kết quả về gia đình. (Theo Báo Công an nhân dân) Tính đến tháng 8 năm 2017, đã có bao nhiêu di cốt nạn nhân được tìm thấy?
08a09d5ac03d41813d0d1ede397f71f0
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "2.753 nạn nhân", "2.754 nạn nhân", "2.755 nạn nhân", "2.756 nạn nhân" ] }
A
Dựa vào thông tin đoạn trích sau để trả lời các câu hỏi: Trong cuộc đời hoạt động yêu nước, chống Pháp sôi nổi của mình, Phan Bội Châu luôn chú trọng đến thanh niên, coi thanh niên là một lực lượng cách mạng đặc biệt quan trọng. Ngược lại thanh niên Việt Nam thủa đó cũng dành những tình cảm đặc biệt cho Phan Bội Châu. Họ tích cực ủng hộ, hưởng ứng và tham gia những hoạt động yêu nước, chống Pháp do Phan Bội Châu khởi xướng, tiêu biểu như phong trào Đông Du (1905 - 1909) và tổ chức Việt Nam Quang phục Hội (1912 - 1917). Khi Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt năm 1925, thì tầng lớp thanh niên, với lực lượng chủ công là học sinh, sinh viên, trí thức đã tích cực xuống đường đấu tranh đòi chính quyền thực dân ở Việt Nam phải trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu. Kết quả là thực dân Pháp buộc phải giảm án từ tử hình xuống chung thân khổ sai, sau đó đưa ông về an trí ở Huế cho đến khi ông qua đời (năm 1940). Từ năm 1906, phong trào Đông Du đi vào hoạt động ngày càng rầm rộ trên cả ba miền đất nước, hàng loạt các tác phẩm của Phan Bội Châu được dịch từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ, gửi về nước. Từ năm 1907-1908 là thời kỳ phong trào Đông Du phát triển mạnh nhất với trên 200 lưu học sinh. Cũng trong lúc này hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, Okuma Shigenobu và Thủ tướng Inukai Tsuyoshi khuyên Phan Bội Châu nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước. Từ sự ủng hộ này mà các thanh niên Việt Nam rất chú tâm vào việc học tập, hy vọng sau này cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. (Theo Tôi yêu Lịch sử) Tổ chức Việt Nam Quang phục hồi diễn tra trong thời gian nào?
92e381ec9cf7fba0d7fa1ba35c1ec062
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "1912-1917", "1912-1918", "1912-1919", "1912-1920" ] }
A
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho thấy bức tranh kinh doanh của ông lớn ngành hàng không Việt với khoản lỗ sau thuế gần 4000 tỷ đồng. Doanh thu trong kỳ của VietNam Airlines chỉ đạt gần 7.621 tỷ đồng, giảm mạnh so với hơn 25.630 tỷ cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân khiến doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh do dịch COVID-19 khiến kinh doanh đình trệ, đa số máy bay nằm sân. Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của VietNam Airlines là 32.411 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kì năm 2019. (Nguồn: http://cand.com.vn/Kinh-te/Hai-hang-hang-khong-lon-nhat-Viet-Nam-van-gap-kho-618241/) Doanh thu của VietNam Airlines trong quý III năm 2020, giảm bao nhiêu so với năm 2019?
cc1dcdb8b64d78fc595d52d72903f3db
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "18.009 tỷ đồng", "7.621 tỷ đồng", "25.630 tỷ đồng", "4000 tỷ đồng" ] }
A
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi: Do ảnh hưởng to lớn của Liên Xô trên trường quốc tế và lợi dụng tình trạng khó khăn của các nước Tây Âu thời hậu chiến, với tiềm lực kinh tế quân sự hùng mạnh2, Mỹ đã thực hiện kế hoạch Masshall, lôi kéo, tập hợp các nước tư bản chủ nghĩa, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (năm 1949) để bao vây Liên Xô, ngăn chặn ảnh hưởng của CNCS ở vùng Tây bán cầu. Lợi dụng cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã tăng cường xây dựng quân đội, nâng số quân từ 1.400.000 (năm 1949) lên 3.500.000 quân (năm 1953) và lôi kéo 14 nước cùng tham gia chiến tranh cứu nguy cho chế độ Lý Thừa Vãn. Đồng thời phối hơp với các nước đồng minh khôi phục chủ nghĩa phục thù Tây Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, thành lập quân đội Tây Âu và khối ANZUS (1951) ở Thái Bình Dương, xúc tiến thành lập khối SEATO ở Đông Nam Á và khối SENTO tại Trung Đông... để chống lại các nước XHCN và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Trước chính sách chạy đua vũ trang của Mỹ, tháng 6-1951, Liên Xô đưa ra sáng kiến giải quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên: “Các bên tham chiến cần mở ngay cuộc thương lượng nhằm thực hiện đình chỉ chiến sự và ký kết hiệp định đình chiến, quy định việc hai bên cùng rút khỏi vĩ tuyến 38...”, mở ra xu hướng giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế bằng thương lượng. Đầu năm 1953, sau khi Stalin mất, Liên Xô điều chỉnh sâu hơn chính sách đối ngoại hòa bình thông qua thương lượng. Liên Xô đã nhận lời Anh và Pháp điều đình với Chính phủ Triều Tiên giải quyết thành công vấn đề tù binh chiến tranh và ngoại kiều, dẫn đến ký kết Hiệp định đình chiến ngày 27-7-1953 trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng ở vĩ tuyến 38 và không bàn đến vấn đề chính trị. Đồng thời đưa ra dư luận “đình chiến ở Triều Tiên cần thúc đẩy việc kết thúc chiến tranh Đông Dương”. Ngày 4-8-1953, Liên Xô gửi công hàm cho Anh, Pháp, Mỹ đề nghị triệu tập hội nghị năm nước lớn (Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc) để nghiên cứu các biện pháp làm giảm bớt căng thẳng ở Viễn Đông. Tại Hội nghị Béclin (từ ngày 25-1 đến ngày 18-2-1954), Liên Xô đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị cấp Bộ trưởng ngoại giao giữa Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc “để xem xét các biện pháp khẩn cấp nhằm làm giảm căng thẳng trong quan hệ quốc tế”. Sáng kiến này được Anh và Pháp ủng hộ, song Mỹ đã kịch liệt phản đối, trước hết là vấn đề tư cách đại biểu của Chính phủ Trung Quốc. Do Liên Xô kiên trì đấu tranh, Anh và Pháp có thái độ thực tế, cuối cùng đại diện Mỹ đã chấp nhận đề nghị của Liên Xô, đồng ý triệu tập hội nghị quốc tế có sự tham gia của Trung Quốc. Ngày 18-2-1954, Hội nghị ra thông báo, ghi nhận sẽ triệu tập Hội nghị Giơnevơ vào ngày 26-4-1954. Tại đó “vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương cũng sẽ được xem xét tại hội nghị có sự tham dự của các đại biểu Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và các nước hữu quan”. Đi đôi với việc đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị Giơnevơ tìm giải pháp kết thúc chiến tranh Đông Dương, Liên Xô tiếp tục xúc tiến các hoạt động viện trợ Việt Nam một số mặt hàng chiến lược về vũ khí, khí tài quân sự7. Tất cả các mặt hàng này đều được Liên Xô giao cho Trung Quốc, để sau đó chuyển tới Việt Nam. (Theo nghiên cứu lịch sử) Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được tổ chức khi nào?
4bee5a61280b4e1c1c08a4a43e68e1bf
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Năm 1949", "Năm 1950", "Năm 1951", "Năm 1953" ] }
A
Năm 2021, chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu là cà phê Robusta. Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 1,218 triệu tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng, nhưng tăng 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang nhiều thị trường chính giảm, như: Đức giảm 1,4%; Ý giảm 11,2%; Hoa Kỳ giảm 0,6%, Tây Ban Nha giảm 37,8%; Algeria giảm 12,2%. Ngược lại, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang Nga tăng 15,1%; Trung Quốc tăng 61,1%... Hiện, thị trường cà phê trong nước bắt đầu sôi động, nhưng không được như những năm trước. Sản lượng thu mua ở mức thấp do thu hoạch chậm (đạt khoảng 80% sản lượng vụ mới). Dự báo năm 2022, giá cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến nguồn cung hạn chế từ các nước sản xuất lớn như Colombia và một số nước khu vực Nam Mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng quốc tế được dự đoán có thể còn kéo dài. Hiện tại, do thiếu nguồn cung cà phê Arabica, một số nhà rang xay đang tìm đến phương án phối trộn cà phê Arabica và Robusta nhằm hạ giá bán. Điều này về lâu dài có thể giúp thay đổi khẩu vị người tiêu dùng và quen hơn với việc uống cà phê Robusta rang xay và sẽ giúp cho cà phê Robusta của Việt Nam xuất khẩu thuận lợi hơn. Chủng loại cà phê xuất khẩu chính của Việt Nam chủ yếu là gì?
7934486d9f4c6d6a2b6a05ba7be1db84
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "cà phê Robusta", "cà phê Arabica", "cà phê chồn", "cà phê Trung Nguyên" ] }
A
Từ những phân tích về vai trò của cây xanh trong bảo vệ môi trường cũng như xa hơn là phát triển bền vững cho thấy trồng và bảo vệ rừng đang trở thành một trong những nhiệm vụ cấp thiết. Trong bối cảnh đó, Tết trồng cây - một truyền thống đẹp lại được "khởi động" bằng sáng kiến trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và cụ thể hóa bằng Chỉ thị 45/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 31/12/2020 về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021 đã đề ra mục tiêu trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, riêng năm 2021, chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 đến 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020... Để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, những tháng đầu năm 2021, phong trào “Tết trồng cây” được các địa phương, doanh nghiệp đồng loạt hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái. Nhờ đó, số cây lâm nghiệp trồng phân tán trong tháng 2/2021 tăng cao, ước tính đạt 7 triệu cây và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; Số cây trồng phân tán tăng nhanh là do ?
066a80732ec6391aad124056290d3a99
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "tích cực trồng rừng", "thực hiện tốt chính sách", "sự hưởng ứng nhiệt tình của các tổ chức", "chính sách của nhà nước" ] }
C
Dựa vào thông tin sau để trả lời các câu hỏi: Cứ điểm Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy. Tại đây, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp vững chắc. Bao bọc quanh căn cứ là một lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao đến 3 mét, chân thành rộng từ 8 đến 10 mét, trên thành có các lỗ châu mai. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận động và tiếp tế khi chiến đấu. Ơr những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các ngôi đình của ba lành được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ cho nhau. Được sự ủng hộ của nhân dân địa phương, cứ điểm Ba Đình được xây dựng và hoàn thành chỉ trong 1 tháng. Ngoài Ba Đình là căn cứ chính, còn có một số căn cứ hỗ trợ ở ngoại vi như Phi Lai, Quảng Hóa, Mã Cao,... do Cao Điển, Trần Xuân Soạn, Hà Văn Mạo đứng đầu, trong đó có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nghĩa quân rút về đóng giữ khi căn cứ Ba Đình bị phá vỡ. (SGK Lịch sử 11, trang 130) Căn cứ Ba Đình được xây dựng trên ba làng nào?
74f5f00362a922ef3d6b4ea851595cb6
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Mậu Đình, Thượng Thọ, Mĩ Khê", "Mậu Thịnh, Thượng Đình, Mĩ Khê", "Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê", "Mậu Đình, Thượng Đình, Mĩ Đình" ] }
C
Ở hầu hết động vật đa bào đều có ống tiêu hóa, ngoại trừ 1 số loài như thủy tức, bọt biển. Tùy theo các nguồn thức ăn khác nhau thì các loài động vật có ống tiêu hóa biến đổi với quá trình thích nghi với thức ăn để tăng hiệu suất tiêu hóa: thú ăn thịt thì có răng nanh, răng hàm trước phát triển, ruột ngắn. Đối với thú ăn thực vật thì có răng nghiền thức ăn và ruột dài; ngựa và thỏ là động vật có dạ dày hơn, ngược lại trâu, bò, dê cừu là động vật có dạ dày 4 túi, manh tràng không phát triển. Ở động vật đa bào thì quá trình tiêu hóa chủ yếu bằng?
b4bdeb34f797842daaeb2c9841d4ca84
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Không bào tiêu hóa", "Túi tiêu hóa", "Phần lớn ống tiêu hóa", "Tiêu hóa nội bào" ] }
C
Báo cáo kinh tế 10/10/2022 ( Sản xuất công nghiệp) – Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng Mười ước tăng 3% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2022, IIP ước tăng 9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 3,8%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2021 tăng 5,1%), đóng góp 7,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,8%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,6%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 5%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm trong mức tăng chung. – Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 02 địa phương trên cả nước (Trà Vinh giảm 25%; Hà Tĩnh giảm 15,6%). – Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/10/2022 tăng 0,8% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 10,2% so với cùng thời điểm năm trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành so với cùng kỳ năm ngoài là gì?
5944916a0c13507b2f9797efa2d77498
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "tăng 3%", "tăng 6,3%", "9%", "tăng 3,8 %" ] }
B
Axit glutamic (axit a-aminoglutaric) là hợp chất phổ biến nhất trong các protein của các loại hạt ngũ cốc, như trong hạt đậu chứa 43 – 46% axit này. Axit glutamic đóng vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể động vật, nhất là ở các cơ quan não bộ, gan và cơ, nâng cao khả năng hoạt động của cơ thể. Axit glutamic tham gia phản ứng thải loại amoniac, một chất độc với hệ thần kinh. Amoniac là chất thải trong quá trình trao đổi chất. Axit glutamic phản ứng với amoniac cho amino axit mới là glutamin. Trong y học, axit glutamic được dùng như thuốc chữa bệnh yếu cơ và choáng. Bột ngọt (mì chính) là muối mononatri của axit glutamic. Cho hỗn hợp X gồm glyxin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y chứa (m+6,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được dung dịch Z chứa (m+7,3) gam muối. Gía trị của m là gì?
6b25c0bb69889b130f7e22d99ed3ad5e
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "20,1", "19,2", "22,2", "18,2" ] }
C
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Chiến dịch Hồ Chí Minh được hình thành và triển khai trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại trong cuốn hồi ký Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng: “Hội nghị Bộ Chính trị 31/3/1975 đã nhất trí nhận định ta hơn hẳn địch cả về thế chiến lược lẫn lực lượng quân sự, chính trị. Dù Mỹ có tăng viện cũng không thể cứu vãn ngụy sụp đổ và đánh giá từ cuộc họp ngày 31/3/1975, số phận của chế độ Sài Gòn đã được định đoạt”. Hồi tưởng của Đại tướng còn có thông tin: Lúc ấy Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ muốn học lại cách đề xuất của cựu Phó Tổng thống Mỹ hồi năm 1954 khi nêu giải pháp duy nhất còn lại lúc này là ném bom nguyên tử, nhưng Tổng thống đương nhiệm của Mỹ sau vụ Watergate lại đang trong tình thế khó xử nên chỉ biết bỏ đi đánh golf suốt cả tuần. Trong khi đó, tài liệu Từ Tòa Bạch Ốc đến Dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng và Jérold Schecter cho hay: Trong những ngày tàn của chiến tranh thực dân mới, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng khẩn cầu chữ ‘Tín’ trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và đặc biệt khẩn cầu lương tâm của nước Mỹ, sau đó xoay sang thách đố ‘có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa’... Nhưng đáp lại cho số phận của Việt Nam Cộng hòa trong cơn hấp hối vẫn chỉ là lời hứa của Tổng thống Mỹ mà thôi. Lúc này, Quân ủy Trung ương chỉ đạo chuẩn bị mọi mặt cho Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người từng cân nhắc chính xác 2 phương án trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 – lần này có lựa chọn khác. Ông viết trong hồi ký: “Giữa hai phương án cơ bản, một là bao vây dài ngày tạo điều kiện rồi dứt điểm, hai là tiến công táo bạo từ đầu, đánh nhanh, dứt điểm nhanh, thì nay nên chọn phương án 2, tức là làm thật nhanh, thật táo bạo, đồng thời có sự chuẩn bị trong điều kiện nào đó nếu cần thì chủ động chuyển sang phương án 1 cũng nhằm giành thắng lợi cuối cùng trong một thời gian ngắn. Với lực lượng sẵn có, cần hành động kịp thời để lợi dụng mọi thời cơ cụ thể do địch hoang mang và lúng túng đưa lại, tiến công liên tiếp, giành thắng lợi liên tiếp, làm đảo lộn mọi mưu đồ chấn chỉnh lực lượng hoặc tăng cường viện trợ của Mỹ”. Như nhiều trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử, Chiến dịch Hồ Chí Minh phải đánh vào nơi địch phòng ngự mạnh nhất, giáng đòn quyết định cuối cùng vào ý chí của chúng. Do đó phải có sức mạnh đầy đủ và tập trung nhất, là tổng hợp sức mạnh Việt Nam trong chiến tranh, cả sức mạnh vật chất và sức mạnh chính trị – tinh thần, ý chí, trí tuệ Việt Nam, cả nước được huy động cho chiến dịch toàn thắng. Giống các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã từng bước phát triển sáng tạo đến đỉnh cao nghệ thuật quân sự truyền thống, Chiến dịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là chiến dịch tiếp tục phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam lên tầm cao mới. Đó là nghệ thuật tập trung lực lượng quân sự lớn nhất, hình thành ưu thế áp đảo địch ở ngay trung tâm đầu não của chúng; hình thành thế trận bao vây chặt dựa trên lực lượng mạnh cả quân sự và chính trị, trong đó lực lượng vũ trang chủ lực cơ động chiến lược giữ vai trò nòng cốt, quyết định và đi trước một bước; thực hiện hiệp đồng các quân binh chủng, các hướng tiến công, các binh đoàn chủ lực với lực lượng địa phương. Đó là nghệ thuật đánh dứt điểm nhanh, kết hợp chặt chẽ phòng thủ vòng ngoài với thọc sâu của các binh đoàn cơ giới và đột kích vào trung tâm thành phố Sài Gòn, chiếm mục tiêu quan trọng nhất. Chiến dịch Hồ Chí Minh làm được điều kỳ diệu, hiếm có trong lịch sử chiến tranh: Giải phóng thành phố Sài Gòn hầu như nguyên vẹn, hạn chế đổ máu và ít tổn thất. Đề ra phương châm tác chiến chiến dịch: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, nhưng tài thao lược theo cách “Đánh bằng mưu kế, thắng bằng thế thời”, kết thúc chiến tranh có lợi nhất cho sự phát triển của đất nước. Đó là việc thực hiện phối hợp chặt chẽ đòn tiến công mạnh mẽ của các binh đoàn chủ lực cơ động với đòn đánh hiểm của lực lượng vũ trang tại chỗ và phong trào nổi dậy của quần chúng – Cùng với 5 cánh quân là các đạo quân chủ lực từ 5 hướng tấn công bao vây Sài Gòn, còn có “5 cánh quân nổi dậy” tại 5 khu vực nội thành (Quận 3, Quận 4, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình), tổ chức nhân dân nổi dậy làm chủ ở cơ sở. Đến ngày 28/4/1975, Sài Gòn đã hoàn toàn bị 5 cánh quân của ta vây chặt. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố dành cho đối phương một ngày để di tản. Vậy mà họ vẫn có ảo tưởng phái “sứ giả” đi đàm phán về giải pháp ngừng bắn. Cho đến khi xe tăng Quân giải phóng chồm tới cổng Dinh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn sáng 30/4, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Chỉ 5 ngày quyết chiến chiến lược (từ 26-30/4/1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm tan rã toàn bộ chính quyền, quân đội, cảnh sát của Việt Nam Cộng hòa từ Trung ương đến các địa phương còn lại ở miền Nam, gồm trên 45 vạn quân; tịch thu 500 khẩu pháo, hơn 400 xe tăng, xe thiết giáp, 800 máy bay, 600 tàu chiến, 270.000 khẩu súng các loại, 3.000 xe quân sự cùng nhiều kho tàng, dự trữ chiến tranh tích lũy trong 20 năm; toàn bộ lực lượng cố vấn quân sự còn lại của Mỹ ở Việt Nam phải rút chạy. (Theo Hà Minh Hồng) Khi nào Sài Gòn hoàn toàn bị 5 cánh quân của ta vây chặt?
1a8959e501ed65190725495087064c81
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Ngày 28/4/1975", "Ngày 29/4/1975", "Ngày 30/4/1975", "Ngày 01/05/1975" ] }
A
Qúa trình quân phiệt hóa ở Nhật diễn ra bao lâu?
0b54fa4be36c0d64c2d1193d7bbf7855
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Suốt thập niên 30", "Suốt thập niên 40", "Suốt thập niên 20", "Suốt thập niên 50" ] }
A
Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi: Năm 2021, Việt Nam có 876 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), 22 đô thị loại I (3 thành phố trực thuộc Trung ương và 19 thành phố trực thuộc tỉnh), 33 đô thị loại II (các thành phố trực thuộc tỉnh), 47 đô thị loại III (29 thành phố và 8 thị xã), 91 đô thị loại IV (32 thị xã và 59 thị trấn) và 674 đô thị loại V (là các thị trấn). Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp cả nước. Các đô thị lớn là đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I tập trung ở vùng đồng bắng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. Đô thị loại II phân bố nhiều ở vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Đô thị loại III, loại IV, loại V phân bố khắp các vùng nhưng tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng. (Nguồn: Cục phát triển đô thị, Bộ xây dựng). 3 thành phố trực thuộc Trung ương thuộc đô thị loại I là gì?
088d532d58bec790d3d600e816a730f3
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ", "Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ", "Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ", "Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
B
Năm 2011 là năm thắng lợi trên lĩnh vực sản xuất lúa, mang lại niềm vui lớn cho người nông dân. Diện tích gieo trồng lúa cả nước cả năm 2011 đạt hơn 7,6 triệu ha, tăng hơn 140 nghìn ha so với năm 2010, sản lượng đạt 42,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay và cao hơn 2,2 triệu tấn so với năm 2010, vượt hơn một triệu tấn so với chỉ đạo của Chính phủ. (Nguồn: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/S%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-l%C3%BAa-%C4%91%E1%BA%A1t-th%E1%BA%AFng-l%E1%BB%A3i-l%E1%BB%9Bn-566024) Diện tích trồng lúa của nước ta là bao nhiêu triệu ha vào năm 2010?
91cba2f9cbe01a03b3bb4641f60318df
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "7,60", "7,46", "7,66", "7,74" ] }
B
Máy bay Mĩ đã ném bom ồ ạt nhiều loạt bom đạn xuống các khu đông dân, bệnh viện, trường học, bến xe, nhà ga..., gây nhiều thương vong cho nhân dân ta. Số lượng bom đạn Mĩ ném trong 12 ngày đêm lên tới 10 vạn tấn (riêng Hà Nội là 4 vạn tấn), với sức công phá bằng 5 quả bom nguyên tử thuộc loại Mĩ ném xuống Nhật Bản vào năm 1945. Đây thật sự là cuộc tập kích chiến lược bằng không quân với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh. Nhờ chuẩn bị tốt cả về tư tưởng và tổ chức, lực lượng và phương tiện, quân dân ta ở miền Bắc , trực tiếp là quân dân Hà Nội, Hải Phòng... đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 của Mĩ. Trong toàn bộ cuộc chiến đấu đập tan cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân dân ta đã đánh rơi 81 máy bay Mĩ (trong đó có 34 máy bay B52, 5 máy bay F111), bắt sống 44 giặc lái, bắn chìm và bắn hỏng 9 tàu chiến. Riêng Hà Nội đã bắn rơi 30 máy bay, trong đó có 23 máy bay B52, 2 máy bay F111. (Theo Đại cương Lịch sử Việt Nam tập III, trang 245) Trong toàn bộ cuộc tập kích chiến lược, chúng ta đánh rơi bao nhiêu máy bay B52?
124de9b74ba8d5f3cc66cded6ac1ffc9
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "35", "23", "81", "34" ] }
D
Dựa vào thông tin trong đoạn sau trả lời các câu hỏi: Nhân dân Việt Nam phải đóng nhiều thứ thuế, mua công trái... Trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được trên 184 triệu ph răng tiền công trái và 14 triệu ph rang tiền quyên góp; ngoài ra, hàng tram tấn lương thực và nông lâm sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí được đưa sang Pháp. Sự cướp bóc ráo riết của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam. Công nghiệp thuộc địa phải đỡ gánh đỡ những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh. Những mỏ đang khai thác nay được bỏ vốn thêm; một số công ty than mới xuất hiện như các công ty than Tuyên Quang (1915), Đông Triều (1916)... Chiến tranh làm cho hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm hẳn xuống, từ 107 triệu ph rang xuống còn 33 triệu phrăng năm 1918. Để giải quyết khó khăn trên, tư bản Pháp nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do, kiếm cho công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển. (SGK Lịch sử 11, trang 146) Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra trong thời kì nào?
f98118ae62b3a7650e325bd39cab5f90
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Năm 1911-1918", "Năm 1916-1918", "Năm 1917-1918", "Năm 1914-1918" ] }
D
Nghiên cứu quá trình tiêu hóa ở người, các nhà khoa học thấy rằng sự điều tiết đưa thức ăn từ dạ dày xuống ruột non là do sự đóng mở của van môn vị. Dạ dày có chức năng vô cùng quan trọng khi vừa là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng của cơ thể vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn (tiết ra dịch vị). Sự đóng mở của van này tùy thuộc vào chênh lệch pH ở phía dạ dày (trên van) và phía ruột non (dưới van). Khi trong dạ dày có thức ăn thì thức ăn được dạ dày co bóp và đưa xuống tá tràng, lúc này thức ăn tiếp tục được đưa xuống ruột non. Nguyên nhân vì sao môn vị mở đưa thức ăn xuống ruột non từng đợt?
9a7d570d9042f25aaa91d392a18a9771
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Do pH ở tá tràng giảm khi thức ăn mang theo acid từ dạ dày xuống tá tràng nên cơ thất môn vị đóng để chờ tá tràng tiết ra dịch tụy trung hòa", "Do thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa cơ học kĩ càng trước khi xuống tá tràng nên làm cơ thắt môn vị đóng", "Do thức ăn trong dạ dày được trung hòa bởi nhiều dịch tụy nên xuống tá tràng làm pH giảm, kéo theo cơ thắt môn vị đóng theo từng đợt", "Do thức ăn được trung hòa ít dịch vị ở dạ dày hơn so với ở tá tràng nên làm cơ thắt môn vị đóng theo từng đợt" ] }
A
Dựa vào thông tin trả lời câu hỏi: Khi giặc Pháp từ Gia Định đánh lan ra, cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển mạnh hơn. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Thuật, Lê Huy... chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công. Ngày 10-12-1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo), làm nức long quân dân ta. Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày một dâng cao, khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862). Hiệp ước có 12 điều khoản, trong đó có những khoản chính như: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn, bồi thường 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc); triều đình phải mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán, thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế đến khi nào chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông. Triều đình nhượng những gì cho Pháp?
13001c7b3c5495590a81cede5cd92e44
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn", "Ba tỉnh miền Nam Trung Kì và đảo Côn Lôn", "Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn", "Ba tỉnh miền Bắc Nam Kì và đảo Côn Lôn" ] }
A
Để những cánh rừng trồng đạt hiệu quả cao Chỉ hơn hai tháng nữa là kết thúc mùa vụ trồng rừng 2018. Đây là thời điểm giao mùa, vì vậy để trồng rừng đạt hiệu quả, các địa phương cần theo dõi Bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia và cơ sở dữ liệu theo dõi mùa vụ trồng rừng toàn quốc từ tháng 11/2018 của Tổng cục Lâm nghiệp. Cần theo dõi cảnh báo nguy cơ thiếu hụt mưa ở khu vực Trung bộ và khả năng mùa mưa kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm ở Tây Nguyên và Nam bộ. Từ đó, chủ động chuẩn bị cây giống, hiện trường trồng rừng; tranh thủ trồng rừng vào những ngày râm mát, có mưa ẩm; không trồng rừng vào những ngày khô hạn kéo dài, hoặc mưa lũ lớn. Đối với địa phương ven biển, cần trồng rừng ngập mặn vào thời điểm ít có gió mạnh, triều cường, sóng biển thấp và thủy triều rút. Ngoài việc “trông trời, trông đất, trông mây” để trồng cây, gây rừng, ngành lâm nghiệp cần tư vấn các địa phương chọn lựa từng loài cây trồng cho phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, chất đất, cũng như nhu cầu sử dụng của mỗi địa phương. Cây mọc nhanh và cho nguyên liệu sớm là các loài keo, bạch đàn, mỡ, bồ đề, xoan, tông dù, tếch,muồng, xà cừ, trẩu... Cây bản địa gồm lát hoa, sa mộc, vối thuốc, lim xanh, re gừng, thông nhựa, tốngquá sủ, sao đen, chò chỉ... Cây lâm sản ngoài gỗ còn có sơn tra, quế, hồi, trẩu, trám, mây nếp, luồng,tre bát độ, giổi xanh, mắc ca, cọ khiết, long não, dầu rái, bời lời đỏ... Cây trồng ven biển thích hợp nhất là bần, trang, sú, đước, mắm, cóc, tràm, phi lao... Đồng thời, ngành lâm nghiệp cần tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chú ý công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng đúng kỹ thuật. (Ngọc Lâm, http://www.nhandan.com.vn/) Để trồng cây gây rừng, ngoài việc quan tâm đến thời tiết, khí hậu, ngành lâm nghiệp cần?
63cf6336e1d820b09868ef659e69fb88
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhằm cung cấp nước tưới", "hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn", "lựa chọn cây trồng phù hợp với nhu cầu sử dụng", "theo dõi cảnh báo về nguy cơ cháy rừng vào mùa khô" ] }
C
Tháng 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân nam buôn bán, dù chưa được phép của triều đình Huế. Hắn còn ngang ngược đòi đóng quân trên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và thổ phỉ dưới trường Đuy-puy còn cướp thuyền gạo của triều đình, bắt quan, lính và dân ta đem xuống tàu; khước từ lời mời tới thương thuyết của Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương... Chớp thời cơ triều Nguyễn nhờ giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc. Ngày 5-11-1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. Sau khi hội quân với Đuy-puy, quân Pháp liên giở trò khiêu khích. Ngày 16-11-1873, sau khi có thêm viện binh, Gác-ni-ê liền tuyên bố mở cửa sông Hồng, áp dụng thuế quan mới. Sáng 19-11, hắn gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới,... Không đợi trả lời, mờ sáng 20-11-1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau đó, chúng đưa quân chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì: Hưng Yên (23-11), Phủ Lí (26-11), Hải Dương (3-12), Ninh Bình (5-12) và Nam Định (12-12). (SGK Lịch sử 11 trang 117) Năm 1872, Đuy-puy dựa vào ai tự tiện cho tàu theo sông lên Vân Nam buôn bán?
2e81bd898b86a63cc689342b996a728d
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Nhà Thanh", "Nhà Nguyễn", "Pháp", "Tây Ban Nha" ] }
A
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi: Để đối phó với hoạt động của quân ta trong Đông Xuân 1953-1954, sau khi cho quân nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ, 3-12-1954, Navarre quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh gồm 3 phân khu với 49 cứ điểm. Dưới thấp còn có các cứ điểm: 505, 505A, 506, 507, 508, 509, 210. Chính giữa là Sở chỉ huy của Tướng De Castrie với nhiều cứ điểm bao bọc chung quanh. Lực lượng địch có 16.200 tên, vũ khí, phương tiện do Mỹ viện trợ. Cả Mỹ lẫn Pháp đều cho rằng Điện Biên Phủ là một Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, là pháo đài không thể công phá nổi. Về phía Việt Nam, sau khi phân tích điểm mạnh, yếu của tập đoàn cứ điểm, Ban Thường vụ Đảng Lao động Việt Nam hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm này. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, nhân dân các nơi nô nức đi dân công, làm đường, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược bằng nhiều phương tiện. Bộ đội cùng với nhân dân xẻ núi, lấp khe làm đường, đưa 24 khẩu lựu pháo 105 ly, 24 khẩu pháo cao xạ 37 ly vượt qua núi cao, suối sâu vào trận địa. Sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, với 3 đợt tiến công dũng mãnh, ngày 7 - 5 - 1954 quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, buộc chính quyền Pháp sau đó phải ký vào Hiệp định Giơnevơ, lập lại hoà bình Đông Dương. (Nguồn: Sách Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp) Chiến dịch nào diễn ra trong 56 ngày đêm?
f67bca49a07cc3c87f5063c1c8974a57
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Chiến dịch Việt bắc thu đông năm 1947", "Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950", "Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954", "Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không" ] }
C
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi: Tháng 6/1950, Trung ương Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch quy mô lớn ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc nhằm mục đích: “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng một phần biên giới, mở thông đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc”. Tuy nhiên, việc lựa chọn hướng chính của chiến dịch vẫn chưa thống nhất. Để bảo đảm giành thắng lợi, ngày 25/7/1950, Thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng ủy Mặt trận Biên giới và Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng (Tư lệnh) kiêm Chính ủy chiến dịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quyết định sẽ trực tiếp đi mặt trận tham gia chỉ đạo, theo dõi, động viên cán bộ, chiến sĩ, đồng bào. Ngoài ra, chiến dịch còn được sự giúp đỡ tích cực về vũ khí, lương thực từ chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là có Đoàn cố vấn Trung Quốc bên cạnh Sở chỉ huy. Trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường ra mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ thị: “Chiến dịch này hết sức quan trọng, chỉ được thắng không được thua!”. Thường vụ Trung ương Đảng cũng nhấn mạnh lại quyết tâm: “Phải thực hiện cho bằng được những nhiệm vụ chiến dịch đã nêu ra ở trên”. Như vậy, chiến dịch Biên giới mang ý nghĩa chiến lược rất to lớn. Sự thành bại của chiến dịch ảnh hưởng quyết định đến sự thay đổi của cục diện chiến tranh, đến lòng tin của quân và dân ta đối với đường lối kháng chiến của Đảng, đến quá trình xây dựng, trưởng thành của quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao “trọng trách đặc biệt” với quyền hạn lãnh đạo, chỉ huy lớn. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để Đại tướng có những quyết đoán mang tính độc lập sáng suốt, thể hiện tài thao lược và phong cách cầm quân đặc trưng. Thay đổi phương án tác chiến: Mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê Để bảo đảm trận đầu ra quân chắc thắng, tránh sự chủ quan khinh suất, ngày 5/8/1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng một số cán bộ cơ quan tham mưu trực tiếp đi trinh sát nghiên cứu thực địa Cao Bằng. Đại tướng nhận thấy: Địch ở Thị xã Cao Bằng có lực lượng khá đông (gồm hai tiểu đoàn Âu - Phi tinh nhuệ), có hệ thống công sự trận địa phòng thủ rất kiên cố; nếu ta cố đánh sẽ gặp khó khăn to lớn, bộ đội thương vong nhiều. (TS Trần Hữu Huy- Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam vov.vn) Trong chiến dịch Biên giới Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chỉ định những cương vị nào?
96bbd2c769d1d64e68b0ea283404840b
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng, Chính ủy chiến dịch", "Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng, Thường ủy chiến dịch", "Bí thư Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng, Chính ủy chiến dịch", "Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy phó, Chính ủy chiến dịch" ] }
A
Dựa vào thông tin trong đoạn sau trả lời câu hỏi: Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội. Nhân dân không bán lương thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng được thành lập ở các tỉnh, tự động rào làng, đắp cản. Khi Pháp đánh Nam Định, nhân dân đốt hết các dãy phố dọc sông Vị Hoàng ngoài thành, tạo nên bức tưởng lửa ngăn quân giặc. Nguyễn Hữu Bản, con của Nguyễn Mậu Kiến, nối tiếp chí cha, mộ quân đánh Pháp và dã hi sinh trong chiến đấu. Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Ri-vi-e phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu. Ngày 19-05-1883, một toán quân Pháp do Ri-vi-e đích thân chỉ huy tiến ra Hà Nội theo đường đi Sơn Tây, nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả Tổng chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kì là Ri-vi-e. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết. (SGK Lịch sử 11, trang 121) Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai diễn ra khi nào?
1b9994fbaef2bda0125ff2a7f87ab230
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Ngày 19-05-1883", "Ngày 19-05-1884", "Ngày 19-05-1885", "Ngày 19-05-1886" ] }
A
Các địa phương miền Bắc đã kết thúc vụ trồng rừng 2011. Các tỉnh đang khẩn trương kết thúc thiết kế ngoại nghiệp phục vụ cho kế hoạch trồng rừng năm 2012, phát dọn thực bì tại hiện trường trồng rừng theo quy định, duy trì chăm sóc cây giống đảm bảo số lượng và chất lượng cho công tác trồng rừng. Ước đến hết năm 2011, các địa phương miền Bắc đã trồng được 152,3 nghìn ha rừng, chiếm 71% diện tích trồng rừng cả nước. Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 13 nghìn ha, chiếm 63% diện tích trồng rừng phòng hộ, đặc dụng cả nước; trồng rừng sản xuất đạt 139,6 nghìn ha, chiếm 72% diện tích trồng rừng sản xuất cả nước. Vùng có diện tích trồng rừng lớn nhất là: Trung du và miền núi phía Bắc đạt 100,5 nghìn ha, Bắc Trung Bộ đạt 40 nghìn ha và Đồng bằng sông Hồng đạt 12 nghìn ha. Một số tỉnh miền Bắc có diện tích trồng rừng khá là: Nghệ An 15,4 nghìn ha, Tuyên Quang 15 nghìn ha, Yên Bái 14,8 nghìn ha và Bắc Kạn 14 nghìn ha. Vùng có diện tích trồng rừng lớn nhất là gì?
5ea7e4c297efe029fac1fe4c5f766dce
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Tây Nguyên", "Trung du và miền núi Bắc Bộ", "Đồng bằng sông Hồng", "Bắc Trung Bộ" ] }
B
Dựa vào thông tin trong đoạn sau trả lời các câu hỏi: Nhân dân Việt Nam phải đóng nhiều thứ thuế, mua công trái... Trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được trên 184 triệu ph răng tiền công trái và 14 triệu ph rang tiền quyên góp; ngoài ra, hàng tram tấn lương thực và nông lâm sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí được đưa sang Pháp. Sự cướp bóc ráo riết của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam. Công nghiệp thuộc địa phải đỡ gánh đỡ những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh. Những mỏ đang khai thác nay được bỏ vốn thêm; một số công ty than mới xuất hiện như các công ty than Tuyên Quang (1915), Đông Triều (1916)... Chiến tranh làm cho hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm hẳn xuống, từ 107 triệu ph rang xuống còn 33 triệu phrăng năm 1918. Để giải quyết khó khăn trên, tư bản Pháp nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do, kiếm cho công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển. (SGK Lịch sử 11, trang 146) Công ty than Đông Triều xuất hiện năm bao nhiêu?
f8f7df5a93a47fa0341480d240cbae56
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Năm 1915", "Năm 1916", "Năm 1917", "Năm 1918" ] }
B
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi: Ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan là những nước trung lập. Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham gia chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng thái Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1904; trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin. Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đào Bành Hổ. Các vùng còn lại của Châu Á (Đông Nam Á, Nam Á. Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào miền Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc. (SGK Lịch sử 12, trang 5-7) Thời gian bắt đầu Hội nghị Potxdam là khi nào?
fe5e756e815c6a9dcb8146e50a1ced1f
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Ngày 17-7", "Ngày 17-8", "Ngày 17-9", "Ngày 17-10" ] }
C
Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi: Cổng thông tin dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam có nguy cơ xảy ra lũ lụt rất cao, xếp thứ nhất cùng với Bangladesh năm 2016. Lũ lụt là rủi ro lớn nhất tác động lên nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 97% thiệt hại trung bình hàng năm do thiên tai gây ra. Trong quý cuối năm 2020, khu vực ven biển miền Trung đã trải qua nhiều cơn bão gây lũ lụt chưa từng có. Trận lũ lụt này đã tác động tới khoảng 7,7 triệu người tại các khu vực bị ảnh hưởng với khoảng 1,5 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp tại 9 tỉnh và khoảng 380.000 ngôi nhà bị ngập hay phá hỏng. Năm 2015-2016, Việt Nam đã trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 90 năm, ảnh hưởng đến hơn hai triệu người (trong đó có 520.000 trẻ em) tại 52 trong số 63 tỉnh thành, với tình trạng khẩn cấp được ban bố tại 18 tỉnh. Trong giai đoạn đỉnh điểm của hạn hán (tháng 2/ tháng 5 năm 2016), ước tính có khoảng 2 triệu người không có nước sử dụng hoặc sinh hoạt, 1,1 triệu người không được đảm bảo an ninh lương thực và hơn 2 triệu người phải đối mặt với tình trạng thiệt hại hoặc mất sinh kế. Khu vực sông Mê-kông được coi là một trong những “điểm nóng toàn cầu” có nguy cơ cao nhất về tính dễ bị tổn thương liên quan đến khí hậu do dân số cao và tầm quan trọng của khu vực này đối với sản xuất lương thực và số lượng các quốc gia đầu nguồn phụ thuộc vào việc sản xuất lương thực này. Ước tính có khoảng 1-1,3 triệu người bị ảnh hưởng bởi hạn hán tại 9 tỉnh của khu vực sông Mê-kông, chiếm 13-17% tổng dân số. Tỉnh Ninh Thuận cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán. Năm 2016, hạn hán ở Tây Nguyên đã khiến mỗi người nông dân thiệt hại 60% sản lượng cây trồng. Tỉnh cũng phải đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn gia tăng. Tại thành phố Đà Nẵng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, hạn hán trong những năm qua đã gây ra những thiệt hại đáng kể về nhà ở, việc làm, cơ sở hạ tầng và gây áp lực đối với công tác cấp nước, vệ sinh thực phẩm và sinh kế. Những thách thức này được dự đoán sẽ gia tăng cùng với sự phát triển, biến đổi khí hậu và gia tăng dân số. ( Nguồn: https://www.unicef.org/) Vùng nào của nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão gây lũ lụt nhất?
d0ee90f3301eadc50ab8f03d531925b9
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Duyên hải miền Trung", "Đồng bằng sông hồng", "Đồng bằng sông Cửu Long", "Đông Nam Bộ" ] }
A
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Thủ đô Hà Nội nằm về phía Tây Bắc của trung tâm Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, vị trí địa lý trong phạm vi từ 20°34' đến 21°18' vĩ độ Bắc và từ 105°17' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, tỉnh Hà Nam và Hòa Bình về phía Nam, tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên về phía Đông, tỉnh Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Thành Phố Hà Nội cách Thành phố cảng Hải Phòng khoảng 120km, cách Thành phố Nam Định khoảng 87km tạo thành 3 cực chính của đồng bằng sông Hồng. Nguồn : Meta.vn Thành phố Nam Định các thành phố Hà Nội bao nhiêu km?
40067271fcb4a9bf0df9e060e28c901d
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "120km", "87km", "95km", "85km" ] }
B
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu hỏi: Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp cận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản. Đây chính là những điều kiện xã hội và tâm lí làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, trong đó, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là những nhân vật tiêu biểu. Phan Bội Châu quê ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập. Năm 1902, ông lên đường vào Nam, rồi ra Bắc, tìm cách liên kết với những người cùng chí hướng. Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy Tân, chủ trương đánh đuổi Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. (SGK Lịch sử 11, trang 140-141) Hội Duy Tân được thành lập khi nào?
51b57c57d44b3425f5cedad50f555c69
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Tháng 5-1904", "Tháng 6-1905", "Tháng 7-1907", "Tháng 8-1908" ] }
A
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi: Con trai Trương Định là Trương Quyền đưa một bộ phận nghĩa binh lên Tây Ninh lập căn cứ mới. Ông còn liên lạc với Pu-côm-bô (người Cam-pu-chia) để tổ chức chống Pháp. Năm 1867, tại dọc theo sông Cửu Long có căn cứ Ba Tri (Bến Tre) do hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (con của Phan Thanh Giản) lãnh đạo. Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt ông đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Nguyễn Hữu Huân bị đi đày ngoài hải đảo, khi được tha về lại tiếp tục chống Pháp ở Tân An, Mĩ Tho đến năm 1875. Những toán quân của Thân Văn Nhíp ở Mĩ Tho; anh em Đỗ Thừa Long, Đỗ Thừa Tự ở Tân An; Phan Tòng ở Ba Tri; Lê Công Thành, Phan Văn Đạt, Phạm Văn Đồng, Âu Dương Lân ở Vĩnh Long, Long Xuyên, Cần Thơ hoạt động mạnh mẽ. (SGK Lịch sử 11 trang 114) Trương Quyền lập căn cứ ở đâu?
99c6f4eec98bf7b40373c737d57fec85
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Tây Ninh", "Cần Thơ", "Vĩnh Long", "Hà Nam" ] }
A
Dựa vào thông tin sau và trả lời các câu hỏi sau: Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội đã khởi xướng phong trào chống thuế nên đều bị bắt. Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế. Tòa Khâm sứ Huế và Nam triều đều muốn khép ông vào tội chết. Nhưng nhờ sự can thiệp của những người Pháp có thiện chí và những đại diện của Hội Nhân quyền tại Hà Nội, họ buộc lòng phải kết ông án "trảm giam hậu, lưu tam thiên lý, ngộ xá bất nguyên" (nghĩa là tội chém nhưng chỉ giam lại, đày xa ba ngàn dặm, gặp ân xá cũng không cho về), rồi đày đi Côn Đảo ngày 4 tháng 4 năm 1908. Nhờ dư luận trong nước và nhờ có sự vận động của Hội Nhân quyền ngay trên đất Pháp, đầu mùa hè năm 1910, Thống đốc Nam Kỳ theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương ra Côn Lôn thẩm vấn riêng Phan Châu Trinh. Tháng 8 năm đó, ông được đưa về đất liền. Tại Sài Gòn, một hội đồng xử lại bản án cho ông được ân xá, nhưng buộc xuống Mỹ Tho chịu quản thúc. Ở đây, ông làm nhiều bài thơ về các nhân vật tên tuổi của Nam Kỳ. Ai ra thẩm vấn riêng Phan Châu Trinh?
98895c733e27a7e884fa8a4186b97c00
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Thống đốc Nam Kỳ", "Toàn quyền Đông Dương", "Tổng thống Pháp", "Thống đốc Trung Kỳ" ] }
A
Nông dân Nguyễn Thanh Hồng, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) cho biết gia đình ông và bà con nông dân ở đây trong sản xuất thực hiện cơ giới hóa, biết chọn giống lúa gì tốt, chất lượng cao để gieo trồng; áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng lúa và phun xịt trừ sâu như thế nào để an toàn cho hạt gạo. Tuy nhiên, trong sản xuất, nông dân luôn bị động đầu ra sản phẩm lúa, giá cả bấp bênh, không ổn định, được mùa mất giá; kiến nghị Chính phủ có thể làm cách nào đó như mua lúa dự trữ với giá cả ổn định, bình ổn thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu gạo để giúp nông dân tiêu thụ lúa với giá cao, sản xuất có lời. Nông dân tới mùa thu hoạch lúa là bị động về giá cả, giá sụt giảm mà năm nay cộng thêm chi phí của vật tư nông nghiệp lên cao nên nông dân rất khó khăn trong bám trụ đồng ruộng của mình. Đặc biệt là trong sản xuất vụ lúa Hè Thu năm nay nhiều khó khăn, bất lợi. Sản xuất vụ lúa Hè Thu năm 2022, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch gieo trồng 281.000 ha, đến nay xuống giống hơn 71.000ha, tập trung ở các huyện Giang Thành, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng và thành phố Rạch Giá. Khó khăn lớn nhất mà bà con đang gặp phải là gì?
15888435c67da52af4ac8d8b73b34bff
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "không biết sử dụng loại giống nào", "không có thiết bị cơ giới hóa", "diện tích đất nông nghiệp bị mất dần", "thị trường đầu ra không ổn định" ] }
B
Vụ lúa thu đông năm 2011, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) diện tích đạt 670 nghìn ha, tăng khoảng 170 nghìn ha so với năm 2010, năng suất đạt 48,9 tạ/ha, sản lượng đạt gần 3,276 triệu tấn thóc, tăng khoảng 887 nghìn tấn so với năm 2010. Vụ lúa mùa với diện tích 1.768 nghìn ha, năng suất đạt 46,7 tạ/ha, sản lượng đạt 8,249 triệu tấn, tăng khoảng 33 nghìn tấn so với năm 2010. Vào dịp cuối năm 2011, các tỉnh ÐBSCL xảy ra lũ sớm, trên diện rộng đã làm nhiều đoạn đê bao bị vỡ, ảnh hưởng tới sản xuất, làm hàng nghìn ha lúa bị mất trắng do lụt. (Nguồn: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/S%e1%ba%a3n-xu%e1%ba%a5t-l%c3%baa-%c4%91%e1%ba%a1t-th%e1%ba%afng-l%e1%bb%a3i-l%e1%bb%9bn-566024/) Diện tích lúa mùa chênh lệch như thế nào so với diện tích lúa thu đông?
9391dee1454111427675a14249115e12
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Nhỏ hơn, 1089 nghìn ha", "Lớn hơn 2,7 lần", "Lớn hơn 170 nghìn ha", "Nhỏ hơn 3,9 lần" ] }
B
Nhờ những kết quả đo lường thường xuyên từ 100.000 cây các nhà khoa học đã ước lượng rằng vào thời gian đầu của thiên niên kỷ hiện tại, rừng Amazon hấp thụ khoảng 1,5 tỷ tấn CO2 mỗi năm. Cây cối hấp thụ khí này trong quá trình quang hợp và lưu trữ thành phần carbon trong lá lá gỗ rễ đồng thời khi bơm thành phần này vào trong trái đất. toàn bộ rừng Amazon được coi là chứa khoảng 100 tỷ tấn Cacbon tương đương với mức khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu trong vòng 10 năm. Người ta nhận thấy rõ ràng là một phần lớn lượng Carbon từ rừng Amazon tại các khu vực ở rìa phía Nam và phía Đông đang bị thải ra, những nơi từng bị phá do hoạt động khai thác gỗ hoặc khai hoang cho gia súc và đất nông nghiệp theo lời Davidson. Những Vùng Đất trọc này không chỉ kém vì khả năng tích trữ carbon mà còn đe dọa cây rừng do làm giảm lượng hơi ẩm trong không khí mặt khắc còn kéo mưa ra khỏi các cánh rừng. Mùa khô cánh rừng ở phía Nam và phía đông của rừng Amazon đang đang trở nên kéo dài hơn. Và khi có mưa xuống thì nước mưa thoát ra sông thay vì được giữ lại ở trong rừng. Một nghiên cứu 2003 đăng trên tạp chí ý chí Journal of Hydrology cho thấy chất lượng nước chảy qua sông Tocantins ở phía Nam rừng Amazon tăng gần 25% trong một cảnh đất nông nghiệp trong khu vực này mở rộng. Mô hình mô phỏng trên máy tính cho thấy nếu nạn phá rừng làm mất đi 40% diện tích rừng của lưu vực sông Amazon thì điều kiện tự nhiên toàn vùng sẽ bị biến đổi chuyển hóa vùng rừng này thành xavan. Thay vì nạn phá rừng một cách trực tiếp biến đổi khí hậu có lẽ mới là yếu tố cơ bản để dọa toàn bộ rừng Amazon. nhiệt độ toàn cầu gia tăng tăng được dự đoán là sẽ làm ấm nước biển ở Đại Tây Dương gây ra gây hiện tượng El Nino tác động tới lượng mưa xuống rừng Amazon khiến hạn hán trở lên thường xuyên và khắc nghiệt hơn. Ảnh hưởng của việc phá rừng lấy đất nông nghiệp đối với chế độ thủy văn rìa phía Nam và việc dưới Đông rừng Amazon là gì?
cf353bb6203c001fdb809c818de387ea
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "lượng nước chảy qua sông Tocantins ở phía Nam rừng Amazon tăng gần 25%", "hình thành hiện tượng lũ quét vào mùa mưa bão ở rừng Amazon", "làm rút ngắn thời gian ngập lụt ở vùng khai thác nông nghiệp từ phá rừng Amazon", "làm hạ thấp mực nước ngầm ở rừng Amazon" ] }
A
Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi: Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp Quy mô công nghiệp tăng nhanh, đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao của cả nước. Năm 2021 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, đứng thứ nhất cả nước. Từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy, cơ sở hạ tầng khó khăn, Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng cao (bình quân giai đoạn 1997-2021 đạt 13,9%/năm); GRDP năm 2021 gấp 23,8 lần năm 1997 (năm 2021 tăng 6,9%, đứng thứ 13 cả nước); quy mô nền kinh tế đứng thứ 8 cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 155,6 triệu đồng, đứng thứ 4 cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, năm 2021, khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 77,3%, dịch vụ 16,1%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 2,7%,... Đến hết năm 2021, Bắc Ninh có 16 khu công nghiệp tập trung được phê duyệt, có 10 khu đã đi vào hoạt động; thành lập 31 cụm công nghiệp, 21 cụm đã đi vào hoạt động. Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút được các nhà đầu tư từ các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đóng góp lớn cho sự phát triển chung của tỉnh. ( Nguồn:https://moit.gov.vn/) Thuận lợi nào không nhằm giúp Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao ?
b09b1e87c0e24ed9b62dad51e1d94b16
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, tạo điều kiện về hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư", "Gần sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển quốc tế Hải Phòng nên chi phí vận chuyển hàng hóa rẻ", "Nằm gần thủ đô Hà Nội, cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại và nguồn lao động lớn từ các địa phương lân cận", "Nguồn lao động trình độ chuyên môn cao lớn, nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ cho ngành công nghiệp" ] }
D
Dựa vào thông tin đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tháng 2-1990, Tổng thống Cộng hòa Nam Phi- Đơ Clec tuyên bố từ bỏ chính sách Apacthai, đồng thời các Đảng phái chính trị ở Nam Phi như: Đại hộc dân tộc Phi (ANC), Đại hội toàn châu Phi (PAC) được hoạt động hợp pháp. Chủ tịch ANC, ông Nenxon Manđêla được tự do sau 27 năm cầm tù. Tháng 11-1993, sau 3 năm đàm phán, 21 đảng phái ở Nam Phi đã thông qua Hiến pháp mới, chấm dứt sự tồn tại trên ba thế kỉ của chế độ Apacthai ở Nam Phi. Sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), ngày 10-5-1994, chủ tịch ANC Nenxon Manđêla tuyên thệ nhậm chức Tổng thống và trở thành Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử tồn tại của đất nước này, trước sự vui mừng của hàng triệu người dân Nam Phi và hàng nghìn quan khách từ khắp nơi trên thế giới. Công hòa Nam Phi bước sang một thời kì phát triển mới. (Lịch sử thế giới hiện đại trang 388) Khi nào Nenxon Manđêla tuyên thệ nhậm chức Tổng thống và trở thành Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử tồn tại của đất nước này?
f8fd6c05bd3a857bfd6bbc7e1550373f
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Ngày 10-5-1994", "Ngày 10-5-1995", "Ngày 10-5-1996", "Ngày 10-5-1997" ] }
A
Dựa vào thông tin trong đoạn trích để trả lời các câu hỏi sau: Liên Hợp Quốc (LHQ) là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, gồm 193 quốc gia thành viên. LHQ có trụ sở chính đặt tại New York, và 3 văn phòng đặt tại Geneva (Thụy Sĩ), Vienna (Áo) và Nairobi (Kenya). LHQ quy định dùng 6 ngôn ngữ chính thức (official languages) là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, A Rập và Trung Quốc. Các đại biểu hoặc khách mời họp LHQ đều sử dụng một trong 6 ngôn ngữ đó. Các văn kiện của LHQ đều in bằng 6 thứ tiếng, nhưng Ban Thư ký chủ yếu dùng tiếng Anh và Pháp để làm việc nội bộ. Hiện nay cả 6 ngôn ngữ này đều được coi là ngôn ngữ làm việc (working languages) của LHQ, nhưng năm 1946 chỉ có tiếng Anh và Pháp được coi là ngôn ngữ làm việc. Hầu hết diễn giả tại LHQ đều dùng 1 trong 6 ngôn ngữ làm việc, các phiên dịch viên có nhiệm vụ chuyển thành 5 ngôn ngữ làm việc còn lại. Nếu không dùng ngôn ngữ làm việc thì diễn giả phải tự mang theo phiên dịch viên dịch lời diễn giả ra 1 trong 6 ngôn ngữ làm việc. Sau đó phiên dịch viên của LHQ lại dịch tiếp ra 5 ngôn ngữ làm việc còn lại. Cách dịch chuyển tiếp (relay) này rất dễ xảy ra sai sót, vì thế trong trường hợp đó, LHQ chỉ cho phép dùng một ngôn ngữ trung gian. Phiên dịch viên LHQ thuộc loại nhân vật đặc biệt: họ chẳng những giỏi nhiều ngoại ngữ mà còn có tài chịu đựng sức ép tâm lý rất lớn và giỏi giao tiếp. Họ phải thành thạo ít nhất 2 trong số 6 ngôn ngữ làm việc –– 2 ngôn ngữ này được gọi là ngôn ngữ nguồn (source languages) của phiên dịch viên đó. Ngoài yêu cầu kỹ năng dịch xuất sắc ra, phiên dịch viên còn phải hiểu biết rộng về các lĩnh vực chính trị, nhân quyền, kinh tế, xã hội, tài chính, pháp luật, v.v... Phiên dịch viên phải có khả năng dịch bất cứ từ ngữ nào của diễn giả ra 2 ngôn ngữ làm việc khác nhau. Đây là một nhiệm vụ khá phức tạp, đòi hỏi phiên dịch viên phải thường xuyên học hỏi nghiên cứu và cố gắng nắm bắt các sự kiện trên thế giới. Phiên dịch viên phải có tinh thần hợp tác, biết lắng nghe ý kiến của người khác, và phải không ngừng học hỏi vươn lên. (Tác giả: Nguyễn Hải Hoành, Nghiên cứu Quốc tế) Phiên dịch viên Liên hợp quốc phải thành thạo bao nhiêu thứ tiếng?
cec8eb168ff30f74468435474317555e
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Một", "Hai", "Năm", "Sáu" ] }
B
Đại hội đồng LHQ họp phiên đầu tiên tại đâu?
6648d4ad2d9741a58150258a5c95c4ee
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Mỹ", "Anh", "Pháp", "Đức" ] }
B
Qua nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ, tình trạng thoái hóa đất và hoang mạc hóa tại vùng duyên hải Nam Trung bộ đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hiện các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ có diện tích đất trống đồi núi trọc khá lớn (gần 1,2 triệu ha đất hoang đồi núi và hơn 60.000 ha đất hoang đồng bằng trên tổng diện tích đất tự nhiên hơn 3 triệu ha), đất đai khô cằn, xói mòn thoái hóa và hoang mạc hóa diễn ra trên phạm vi nhiều địa phương. Vùng duyên hải Nam Trung bộ cũng đã hình thành những dải cồn cát kéo dài khá liên tục từ Đà Nẵng đến Bình Thuận góp phần gây nên sa mạc hóa, nhất là phân bố ở các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, nhưng điển hình là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Theo các nhà khoa học, hạn hán là một trong những đặc thù của khu vực duyên hải Nam Trung bộ, có nguyên nhân chính do khí hậu tự nhiên. Cạnh đó, tình trạng phá rừng và hủy diệt lớp phủ thực vật do chiến tranh và các hoạt động do con người gây ra làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, độ che phủ thảm thực vật thấp, sự xói mòn và thoái hóa đất xảy ra nghiêm trọng, làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc ở vùng đồi núi thấp của các tỉnh trong vùng. Việc khai thác rừng bừa bãi và sử dụng tài nguyên rừng không bền vững đã dẫn đến các tác hại to lớn đối với vùng đầu nguồn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước và góp phần gây thiếu nước. ( Nguồn: https://www.sggp.org.vn/) Tỉnh/ thành phố nào chịu ảnh hưởng của tình trạng hạn hán lớn nhất tại duyên hải Nam Trung Bộ?
7275b28862ccb90421476fa35b846f1e
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Ninh Thuận, Bình Thuận", "Nha Trang, Phú Yên", "Quảng Nam, Quảng Trị", "Bình Định, Quảng Ngãi" ] }
A
Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu. Sáng sớm 16 – 9 - 1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18 – 9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rất quan này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8 – 10 – 1950) và ngày 13 – 10 – 1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh. Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22 – 10 – 1950. Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình (4 – 11 – 1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ. Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản. Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. (Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 136 – 138) Ý nào sau đây không phải là kết quả của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?
acdaadea45c294a1262d9bfb8f3ecf0e
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Giải phóng một vùng biên giới Việt – Trung", "Chọc thủng “Hành lang Đông – Tây”", "Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 quân địch", "Phá vỡ thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc" ] }
C
Dựa vào thông tin trong đoạn sau trả lời các câu hỏi: Nhân dân Việt Nam phải đóng nhiều thứ thuế, mua công trái... Trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được trên 184 triệu ph răng tiền công trái và 14 triệu ph rang tiền quyên góp; ngoài ra, hàng tram tấn lương thực và nông lâm sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí được đưa sang Pháp. Sự cướp bóc ráo riết của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam. Công nghiệp thuộc địa phải đỡ gánh đỡ những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh. Những mỏ đang khai thác nay được bỏ vốn thêm; một số công ty than mới xuất hiện như các công ty than Tuyên Quang (1915), Đông Triều (1916)... Chiến tranh làm cho hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm hẳn xuống, từ 107 triệu ph rang xuống còn 33 triệu phrăng năm 1918. Để giải quyết khó khăn trên, tư bản Pháp nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do, kiếm cho công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển. (SGK Lịch sử 11, trang 146) Công ty than Tuyên Quang xuất hiện năm bao nhiêu?
451068630fad750007e71c692f939a0e
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Năm 1915", "Năm 1916", "Năm 1917", "Năm 1918" ] }
A
Dựa vào thông tin sau để trả lời các câu hỏi: Cứ điểm Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy. Tại đây, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp vững chắc. Bao bọc quanh căn cứ là một lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao đến 3 mét, chân thành rộng từ 8 đến 10 mét, trên thành có các lỗ châu mai. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận động và tiếp tế khi chiến đấu. Ơr những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các ngôi đình của ba lành được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ cho nhau. Được sự ủng hộ của nhân dân địa phương, cứ điểm Ba Đình được xây dựng và hoàn thành chỉ trong 1 tháng. Ngoài Ba Đình là căn cứ chính, còn có một số căn cứ hỗ trợ ở ngoại vi như Phi Lai, Quảng Hóa, Mã Cao,... do Cao Điển, Trần Xuân Soạn, Hà Văn Mạo đứng đầu, trong đó có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nghĩa quân rút về đóng giữ khi căn cứ Ba Đình bị phá vỡ. (SGK Lịch sử 11, trang 130) Cứ điểm Ba Đình được xây dựng trong bao lâu?
5bd99a9f25bd9d0cacf4f651a1344bef
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "1 tháng", "2 tháng", "3 tháng", "4 tháng" ] }
A
Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu. Sáng sớm 16 – 9 - 1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18 – 9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rất quan này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8 – 10 – 1950) và ngày 13 – 10 – 1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh. Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22 – 10 – 1950. Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình (4 – 11 – 1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ. Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản. Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. (Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 136 – 138) Ý nghĩa chiến lược của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là gì?
d81f1c07375d1213308ce003fb11686d
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Ta đã giành được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ", "Tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, tạo điều kiện đưa cả nước vào cuộc kháng chiến lâu dài", "Làm thất bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài với ta", "Buộc Pháp từ bỏ âm mưu tấn công lên Việt Bắc, phải co về phòng ngự chiến lược" ] }
A
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu hỏi: Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình Huế nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho chúng. Ban đầu, Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,...) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Nam... Bên cạnh đó, những cơ sở công nghiệp, phục vụ đời sống như điện nước, bưu điện... cũng lần lượt ra đời. Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ mục đích quân sự. Nhưng đoạn đường sắt ở Bắc Kì và Trung Kì dần được xây dựng. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt làm xong ở Việt Nam là 2059 km. (SGK Lịch sử 11 trang 137) Nước ta có 2059 km đường sắt làm xong vào năm nào?
bf5206160fb317851254b63fb5b0efb6
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Năm 1912", "Năm 1913", "Năm 1914", "Năm 1915" ] }
A
Khai thác than tác động đến môi trường Do tốc độ khai thác than tăng nhanh nhưng các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) lại không đầu tư thiết bị sản xuất tương xứng và hoàn nguyên môi trường sau khai thác. Điều đó, đã làm cho môi trường ở Quảng Ninh bị huỷ hoại, tàn phá nặng nề, và người dân nơi đây đang từng ngày phải đương đầu, gánh chịu hậu quả. Việc khai thác than trong nhiều năm qua, đã gây ra những biến động xấu về môi trường. Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá thải cao gần 200m, những moong khai thác sâu khoảng 100m. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 đến 10 m3 đất phủ, thải từ 1 đến 3m3 nước thải mỏ. Khối lượng chất thải rắn và nước thải mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng mỏ. Một vài vùng ô nhiễm đã đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả... Việc khai thác than ở Quảng Ninh đã phá huỷ hàng trăm km2 rừng, tạo ra xói mòn, bồi lấp ở các sông suối và làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long. Một số mỏ than còn sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, thiếu chương trình khoa học tổng thể để xác định sự cần thiết về tăng trưởng công suất cho phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường. Do đó, môi trường đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những tác động xấu, nước bị ô nhiễm nặng bởi chất thải rắn lơ lửng, vi trùng và bụi trong không khí v.v... Nước ở Hạ Long bị ô nhiễm nặng do ?
85c32ec256f6971eeb504f8df0a07626
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "chất thải sinh hoạt", "chất thải rắn từ khai thác than", "chất thải công nghiệp", "chất thải chưa qua xử lý" ] }
B
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Theo số liệu Tổng cục Hải quan như trên, châu Âu hiện đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta. Trong Top 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam có 6 nước châu Âu. Riêng với thị trường Anh, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực mang lại nhiều triển vọng cho ngành cà phê Việt Nam tại thị trường này. Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp ngành cà phê nói riêng mở rộng thị phần tại thị trường này, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Anh và Ireland. Hiện, cà phê nhân từ Việt Nam đa phần là Robusta có chất lượng thấp, việc cạnh tranh về giá rẻ không còn phù hợp. Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người Anh, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao từ những vùng trồng quy mô nhỏ hơn, có khả năng quản trị tốt hơn, có khả năng truy xuất và phát triển bền vững hơn. Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, nhu cầu cà phê đã mở rộng đáng kể ra ngoài các thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Bắc Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu là những nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Tại châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản dẫn đầu thị trường, tiếp theo là Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhu cầu dài hạn sẽ tăng trong những năm tới, có khả năng trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất. Cục Xuất nhập khẩu cũng đưa ra gợi ý về quy mô thị trường cà phê Hoa Kỳ đang tăng trưởng trong vài năm gần đây và dự kiến sẽ tăng trưởng tốt, bình quân 6,74% trong giai đoạn 2020-2027. Nhờ lợi ích sức khỏe liên quan đến cà phê cùng với xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán sẽ thúc đẩy thị trường cà phê Hoa Kỳ. Còn tại thị trường Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng. Nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Trung Quốc đang tăng với tốc độ trung bình 15%/năm vì nhu cầu thưởng thức cà phê của người dân tăng. Chính vì vậy, tiềm năng nhập khẩu cà phê Việt Nam của Trung Quốc còn rất lớn. Đâu là thị trường xuất khẩu cà phê chủ đạo của Nước ta?
b90aef5de8aed274d64b20d3483a0e43
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Châu Mỹ", "Châu Âu", "Châu Phi", "Lục địa Nam Mĩ" ] }
B
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau trả lời câu hỏi: Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873). Năm Quý Mùi (1823), vua Minh Mạng đề bạt ông hàm Điển bộ (Bí thư ở Nội điện), năm sau thăng Tu soạn, rồi Thừa chỉ ở Nội các, hai năm sau thăng Thị độc, Thị giảng học sĩ, năm 1831 thăng Hồng Lô tự khanh. Năm 1832, ông được sung vào phái bộ sang Trung Quốc về việc thương mại. Năm 1835 ông nhận lệnh vua Minh Mạng vào Gia Định cùng Trương Minh Giảng bình định các vùng mới khai hoang. Việc thành công ông được thăng hàm Thị lang. Năm 1837, ông bị triều thần dèm pha, nên bị giáng xuống làm thơ lại ở bộ Lại. Cuối năm, ông được khôi phục hàm Chủ sự, sung chức Lang trung. Năm sau ông thăng Thị lang bộ Lễ, năm 1839 thăng hàm Tham tri, làm việc ở Nội các. Năm Canh Tý (1840), ông được bổ làm Tuần phủ Nam Ngãi (Quảng Nam và Quảng Ngãi), trông coi bố phòng cửa biển Đà Nẵng. Công việc hoàn thành tốt đẹp, ông được triệu về kinh thăng Tham tri bộ Công, được vua Thiệu Trị cử làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh Long và Định Tường). Tại đây, ông dẹp tan được các toán giặc cướp nước ngoài vào quấy phá. Tháng 5 âm năm 1844, ông được cải bổ Tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên). (Kể chuyện lịch sử Việt Nam, tập 2) Nguyễn Tri Phương đã chống lại quân Pháp tại mấy mặt trận?
679f25c5def31f0192f3162626c392c1
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Một", "Hai", "Ba", "Bốn" ] }
C
Các axit amin, khi kết hợp với nhau thành các chuỗi polipeptit lớn, đóng vai trò là thành phần xây dựng của cơ và protein. Ở khoảng 37oC, các chuỗi polipeptit này cho phép cơ thể thực hiện cả các quá trình vĩ mô, như cử động tay và chân, và các quá trình vi mô, như tăng tốc độ phản ứng hóa học. Một loại protein đặc biệt được gọi là enzyme hỗ trợ kết hợp các chất phản ứng để tạo ra sản phẩm bằng cách đẩy nhanh tốc độ phản ứng theo một trong ba cách. - Cách đầu tiên: các enzym làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng. Điều này được thực hiện bằng cách cân bằng axit amin tích điện dương với axit amin tích điện âm, tạo ra một môi trường trung hòa về điện. Quá trình này được gọi là tương tác tĩnh điện. - Một cách khác các enzym làm tăng tốc độ phản ứng là thông qua việc sử dụng các axit amin không tích điện, chẳng hạn như valine và isoleucine, trong một quá trình được gọi là tương tác Van de Van. Trong tương tác Van de Van, các axit amin không mang điện trở nên phân cực tạm thời, tương tự như phân cực vĩnh viễn của axit amin tích điện dương và âm. Sự tương tác này mang các axit amin không tích điện lại với nhau để ổn định các chất phản ứng. - Cách cuối cùng: các enzym làm tăng tốc độ phản ứng là chia sẻ các điện tử trong nguyên tử hydro của nó với nitơ, oxy hoặc flo trên các phân tử chất phản ứng để giữ chúng tại trung tâm hoạt động. Trung tâm hoạt động là một phần của enzyme nơi các phân tử liên kết vào và thực hiện phản ứng hóa học. Enzyme được cấu trúc để hoạt động trong các bộ phận cụ thể của cơ thể tùy thuộc vào chức năng của chúng. Ví dụ, một loại enzyme trong dạ dày chịu trách nhiệm phân hủy thức ăn sẽ hoạt động hiệu quả nhất ở độ pH thấp trong khi một loại enzyme trong ruột non chịu trách nhiệm hấp thụ thức ăn sẽ hoạt động hiệu quả nhất ở độ pH cao. Một số enzym, chẳng hạn như những enzym có chức năng trong máu, hoạt động tốt nhất ở pH trung gian. Một số enzym hoạt động tốt hơn ở nhiệt độ thấp hơn trong khi những enzym khác yêu cầu nhiệt độ cao hơn. Tất cả các enzym đều có mối tương quan theo cấp số nhân giữa tốc độ phản ứng của chúng với pH và nhiệt độ, có nghĩa là chúng hoạt động tốt nhất trong độ pH và nhiệt độ hẹp. Đồ thị tốc độ phản ứng của bốn enzym ở các độ pH và nhiệt độ khác nhau được trình bày dưới đây. Dựa trên các số liệu, loại enzyme nào có nhiều khả năng hoạt động trong máu?
e94f646af9a791a2465d346d08167377
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Enzim được biểu diễn bằng đường cong màu xanh lục", "Enzim biểu diễn bằng đường cong màu xanh lam", "Enzim biểu diễn bằng đường cong màu vàng", "Enzim biểu diễn bằng đường cong màu đỏ" ] }
B
Dựa vào thông tin đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ. Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Nhờ hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiền bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi. Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hong Kong, Trung Quốc từ ngày 3/2 đến ngày 7/2/1930. Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Ngày 3/2/1930 trở thành ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. (Theo Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) Ngày nào được chọn là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
ffdc9a5e4b3afe7491346d5d0b11c28f
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Ngày 3-2-1930", "Ngày 4-2-1930", "Ngày 5-2-1930", "Ngày 6-2-1930" ] }
A
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi: Phan Châu Trinh quê ở phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Ông là người sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành được độc lập. Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì. Trên lĩnh vực kinh tế, các ông chú ýe đên việc động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Tại Quảng Nam đã xuất hiện Quảng Nam hiệp thương công ty. Tại Hà Nội, Nguyễn Quyền và Hoàng Tăng Bí mở công ti Đông Thành Xương. Ở Nghệ An. Ngô Đức Kế lập ra Triêu Dương thương quán. Ở Phan Thiết có công ty liên thành. Ngoài việc lập hội buôn, các sĩ phu cải cách còn chú ý phát triển nghề làm vườn, nghề thủ công. Ngay tại quê nhà, Phan Châu Trinh đã thành lập “nông hội”, chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu, mở lò rèn, xưởng mộc. Việc mở trường học theo lối mới được quan tâm. (SGK Lịch sử 11, trang 142) Khi nào Phan Châu Trinh đã cùng nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì?
dab75e1674351020b49c6d2ba501f4a6
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Năm 1906", "Năm 1907", "Năm 1908", "Năm 1909" ] }
A
Nghiên cứu quá trình tiêu hóa ở người, các nhà khoa học thấy rằng sự điều tiết đưa thức ăn từ dạ dày xuống ruột non là do sự đóng mở của van môn vị. Dạ dày có chức năng vô cùng quan trọng khi vừa là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng của cơ thể vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn (tiết ra dịch vị). Sự đóng mở của van này tùy thuộc vào chênh lệch pH ở phía dạ dày (trên van) và phía ruột non (dưới van). Khi trong dạ dày có thức ăn thì thức ăn được dạ dày co bóp và đưa xuống tá tràng, lúc này thức ăn tiếp tục được đưa xuống ruột non. Nguyên nhân vì sao pH trong thức ăn trước khi xuống tá tràng thì giảm?
259c763c137ce2fde9c719fb12bf0205
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Do tá tràng tiết ít dịch tụy", "Do thức ăn trong dạ dày được trộn với dịch vị trước khi xuống tá tràng", "Do thức ăn trong dạ dày được trung hòa bởi nhiều dịch tụy nên thức ăn được đưa xuống tá tràng", "Do dạ dày ít nước" ] }
B
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau trả lời các câu hỏi: - Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước với thân phận người đầu bếp mang tên Văn Ba trên con tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latouche Tréville) rời cảng Sài Gòn đi Marseille. Đây là một trong 6 con tàu cỡ lớn chuyên chạy tuyến Pháp – Đông Dương của hãng Năm Sao. Sau này, khi được hỏi về chuyến đi ngày 5-6-1911, Bác đã trả lời một nhà báo Nga như sau: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. Trả lời một nhà văn Mỹ cũng về câu hỏi này, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”. - Năm 1953, để cung cấp tài liệu học tập cho cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết 50 bài báo giới thiệu có hệ thống những kiến thức chính trị phổ thông, những đạo lý cách mạng cơ bản, đăng trên nhiều số báo của Báo Cứu quốc với bút danh Đ.X. Loạt bài sau này được xuất bản thành sách với tiêu đề “Thường thức chính trị”. Trong loạt bài đã đăng, bài “Chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ” đăng ngày 5-6-1953. - Ngày 5-6-1968, Bác gửi thư khen cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ do có thành tích chiến đấu dũng cảm, bắn rơi 4 máy bay Mỹ trong ngày 31-5-1968. Bác nhắc cán bộ, chiến sĩ đảo phải tăng cường đoàn kết, luôn nâng cao cảnh giác, không ngừng tập luyện, sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa. Cuối thư Bác gửi tặng 2 câu thơ: “Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận, Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”. Báo Nhân Dân số 5168 ra ngày 6-6-1968 đăng lại nguyên văn thư khen này của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2010 và Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2011). Khi trả lời tờ báo nào chủ tịch Hồ Chí Minh nói như sau:“Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”?
62ebcbda1fbaf9e35e91d43c77172f52
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Pháp", "Mĩ", "Anh", "Đức" ] }
B
Dựa vào thông tin để trả lời câu hỏi sau: Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã tạo ra sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bánh trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Thắng lợi của cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế. Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, vẫn có quyền sở hữu về chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa phong kiến quân phiệt. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hóa của quần chúng nhân dân lao động. Công nhân Nhật Bản phải làm việc mỗi ngày từ 12 đến 14 giờ, trong những điều kiện rất tồi tệ mà tiền lương lại thấp hơn so với các nước ở châu Âu và Mĩ. Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đòi tang lương, cải thiện đời sống, đòi quyền tự do, dân chủ. Sự phát triển của phong trào công nhân là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn. Năm 1901, Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành kập dưới sự lãnh đạo của Ca-ta-a-ma Xen. (SGK Lịch sử 11, trang 7) Đảng xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập do ai lãnh đạo?
491793a90455f9d1a982ca8c60f635c5
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Xa-ta-a-ma Xen", "Ca-ta-a-ma Xen", "Ba-ta-a-ma Xen", "Na-ta-a-ma Xen" ] }
B
Tại sao vi khuẩn lại kháng được thuốc kháng sinh? Để trả lời câu hỏi này, từ lâu các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu cơ chế kháng lại các kháng sinh của vi khuẩn. Thật ngạc nhiên và rất thú vị là vi khuẩn dù rất bé nhỏ nhưng lại có muôn vàn phướng kế để đối phó với con người và hầu như chúng ta luôn chạy theo sau vi khuẩn. Có 3 nhóm nguyên nhân chính để vi khuẩn có thể qua mặt được chúng ta đó là: Một là: Vi khuẩn có cách để làm hạn chế việc xâm nhập của các kháng sinh vào bên trong tế bào vi khuẩn. Hai là: Vi khuẩn sản xuất ra các men (enzymes) để phá hủy các kháng sinh. Ba là: Vi khuẩn che chắn hoặc làm biến đổi các đích tác động của kháng sinh làm mất hiệu lực của kháng sinh. Hiện tượng này là do nguồn gốc từ các đột biến gen trên nhiễm sắc thể hoặc plasmide bên trong tế bào vi khuẩn. Nhóm nguyên nhân này chúng ta thấy vi khuẩn sử dụng các yếu tố sinh học (các đột biến gen) để làm mất tác dụng của kháng sinh. Như vậy, vi khuẩn đã sử dụng đủ các loại vũ khí như hóa học, sinh học, vật lý để chống lại các kháng sinh mà loài người chúng ta tạo ra để tiêu diệt chúng. Các kháng sinh mới, đắt tiền, vừa được đưa vào sử dụng rộng rãi thì ngay sau đó không lâu đã xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng lại kháng sinh đó. Trong ba nhóm nguyên nhân được nêu trên, nhóm nguyên nhân nào cho thấy vi khuẩn sử dụng yếu tố hóa học để làm mất tác dụng của kháng sinh?
d7af0371624a1e992f4a47b4f1439667
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Chỉ nhóm 1", "Cả nhóm 1 và nhóm 3", "Chỉ nhóm 2", "Chỉ nhóm 3" ] }
C
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu hỏi: Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp cận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản. Đây chính là những điều kiện xã hội và tâm lí làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, trong đó, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là những nhân vật tiêu biểu. Phan Bội Châu quê ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập. Năm 1902, ông lên đường vào Nam, rồi ra Bắc, tìm cách liên kết với những người cùng chí hướng. Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy Tân, chủ trương đánh đuổi Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. (SGK Lịch sử 11, trang 140-141) Đầu thế kỉ XX, đánh dấu sự xuất hiện của tầng lớp nào?
ba8ccece9125671c72948cfd9e1f1320
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Công nhân", "Nông dân", "Tư sản mại bản và tư sản dân tộc", "Tư sản và tiểu tư sản" ] }
D
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu hỏi: Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình Huế nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho chúng. Ban đầu, Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,...) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Nam... Bên cạnh đó, những cơ sở công nghiệp, phục vụ đời sống như điện nước, bưu điện... cũng lần lượt ra đời. Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ mục đích quân sự. Nhưng đoạn đường sắt ở Bắc Kì và Trung Kì dần được xây dựng. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt làm xong ở Việt Nam là 2059 km. (SGK Lịch sử 11 trang 137) Chính quyền Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương khi nào?
33cbf8bcdfafc805b179923c4c0c526c
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Năm 1896", "Năm 1897", "Năm 1989", "Năm 1899" ] }
B
Năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, tuy giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020. Đáng chú ý, tháng 12/2021, giá cà phê xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2017. Tuy nhiên, để nâng cao kim ngạch xuất khẩu và đạt con số 6 tỷ USD vào năm 2030, yếu tố cốt lõi vẫn phải đẩy mạnh chế biến sâu. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động thông quan thuận lợi hơn, nhu cầu thế giới tăng là những yếu tố giúp xuất khẩu cà phê của Việt Nam phục hồi cuối năm 2021. Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 12/2021 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 305 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 26,2% về trị giá so với tháng 11/2021, so với tháng 12/2020 giảm 6,5% về lượng, nhưng tăng 20,3% về trị giá. Theo ước tính, tháng 12/2021 giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.344 USD/tấn - mức cao nhất kể từ tháng 6/2017, tăng 4,3% so với tháng 11/2021 và tăng 28,7% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 1.969 USD/tấn, tăng 12,4% so với năm 2020. Yếu tố chính giúp xuất khẩu cà phê của nước ta tăng nhanh chóng?
5b99b22757f206836f433c7d8c11d265
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "nhu cầu sử dụng tăng cao", "hoạt động thông quan thuận lợi", "nguồn cung đáp ứng được nhu cầu", "nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu" ] }
A
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi: Ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan là những nước trung lập. Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham gia chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng thái Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1904; trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin. Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đào Bành Hổ. Các vùng còn lại của Châu Á (Đông Nam Á, Nam Á. Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào miền Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc. (SGK Lịch sử 12, trang 5-7) Các nước Đông Âu sẽ do ai chiếm đóng?
95508699d65deb47b4bddb517e77a0a9
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Liên Xô", "Mĩ", "Anh", "Pháp" ] }
A
Khi nhiệt độ môi trường tăng thì?
10a732f42830d3db357f1c8c84ca38fa
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "nhiệt độ trong cơ thể chuột Heterocephalus glaber cũng tăng lên", "nhiệt độ trong cơ thể chuột Heterocephalus glaber giảm", "nhiệt độ trong cơ thể chuột Heterocephalus glaber không thay đổi", "nhiệt độ trong cơ thể chuột Heterocephalus glaber tăng hoặc giảm" ] }
A
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi: Nghĩa quân Hương Khê được phiên chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của những tướng lĩnh tài ba. Đại bản doanh cuộc khởi nghĩa đặt tại núi Vụ Quang. Từ đầu năm 1889, nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động và liên tục mở các cuộc tập kích, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Nhiều trận đánh nổi tiếng đã diễn ra, như trận tấn công đồn Trường Lưu (5-1890), trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (8-1892) giải phóng 700 tù chính trị... Nhưng trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) trên đường tiến quân về tỉnh lị Nghệ An, Cao Thắng đã bị trúng đạn và hi sinh năm 29 tuổi. Đây là một tổn thất lớn của nghĩa quân. Trước sức mạnh áp đảo của giặc, nghĩa quân vẫn kiên trì chiến đấu. Ngày 17-10-1894, họ giành được thắng lợi lớn trong trận phục kích địch ở núi Vụ Quang, hàng chục tên giặc đã bị tiêu diệt. Sau trận đánh này, đội quân tay sai của Pháp do Nguyễn Thân chỉ huy tiếp tục tổ chức cuộc vây hãm núi Vụ Quang. Nghĩa quân bị triệt đường tiếp tế, quân số giảm sút nhiều. Trong một trận ác chiến, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh ngày 28-12-1895. Năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi ngĩa lần lượt rơi vào tay Pháp. Trận tấn công đồn Trường Lưu diễn ra khi nào?
72c3d106bd412f4cc9f91a3460c714a0
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Tháng 5-1890", "Tháng 6-1891", "Tháng 7-1892", "Tháng 8-1893" ] }
B
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Chiến dịch Hồ Chí Minh được hình thành và triển khai trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại trong cuốn hồi ký Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng: “Hội nghị Bộ Chính trị 31/3/1975 đã nhất trí nhận định ta hơn hẳn địch cả về thế chiến lược lẫn lực lượng quân sự, chính trị. Dù Mỹ có tăng viện cũng không thể cứu vãn ngụy sụp đổ và đánh giá từ cuộc họp ngày 31/3/1975, số phận của chế độ Sài Gòn đã được định đoạt”. Hồi tưởng của Đại tướng còn có thông tin: Lúc ấy Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ muốn học lại cách đề xuất của cựu Phó Tổng thống Mỹ hồi năm 1954 khi nêu giải pháp duy nhất còn lại lúc này là ném bom nguyên tử, nhưng Tổng thống đương nhiệm của Mỹ sau vụ Watergate lại đang trong tình thế khó xử nên chỉ biết bỏ đi đánh golf suốt cả tuần. Trong khi đó, tài liệu Từ Tòa Bạch Ốc đến Dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng và Jérold Schecter cho hay: Trong những ngày tàn của chiến tranh thực dân mới, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng khẩn cầu chữ ‘Tín’ trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và đặc biệt khẩn cầu lương tâm của nước Mỹ, sau đó xoay sang thách đố ‘có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa’... Nhưng đáp lại cho số phận của Việt Nam Cộng hòa trong cơn hấp hối vẫn chỉ là lời hứa của Tổng thống Mỹ mà thôi. Lúc này, Quân ủy Trung ương chỉ đạo chuẩn bị mọi mặt cho Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người từng cân nhắc chính xác 2 phương án trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 – lần này có lựa chọn khác. Ông viết trong hồi ký: “Giữa hai phương án cơ bản, một là bao vây dài ngày tạo điều kiện rồi dứt điểm, hai là tiến công táo bạo từ đầu, đánh nhanh, dứt điểm nhanh, thì nay nên chọn phương án 2, tức là làm thật nhanh, thật táo bạo, đồng thời có sự chuẩn bị trong điều kiện nào đó nếu cần thì chủ động chuyển sang phương án 1 cũng nhằm giành thắng lợi cuối cùng trong một thời gian ngắn. Với lực lượng sẵn có, cần hành động kịp thời để lợi dụng mọi thời cơ cụ thể do địch hoang mang và lúng túng đưa lại, tiến công liên tiếp, giành thắng lợi liên tiếp, làm đảo lộn mọi mưu đồ chấn chỉnh lực lượng hoặc tăng cường viện trợ của Mỹ”. Như nhiều trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử, Chiến dịch Hồ Chí Minh phải đánh vào nơi địch phòng ngự mạnh nhất, giáng đòn quyết định cuối cùng vào ý chí của chúng. Do đó phải có sức mạnh đầy đủ và tập trung nhất, là tổng hợp sức mạnh Việt Nam trong chiến tranh, cả sức mạnh vật chất và sức mạnh chính trị – tinh thần, ý chí, trí tuệ Việt Nam, cả nước được huy động cho chiến dịch toàn thắng. Giống các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã từng bước phát triển sáng tạo đến đỉnh cao nghệ thuật quân sự truyền thống, Chiến dịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là chiến dịch tiếp tục phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam lên tầm cao mới. Đó là nghệ thuật tập trung lực lượng quân sự lớn nhất, hình thành ưu thế áp đảo địch ở ngay trung tâm đầu não của chúng; hình thành thế trận bao vây chặt dựa trên lực lượng mạnh cả quân sự và chính trị, trong đó lực lượng vũ trang chủ lực cơ động chiến lược giữ vai trò nòng cốt, quyết định và đi trước một bước; thực hiện hiệp đồng các quân binh chủng, các hướng tiến công, các binh đoàn chủ lực với lực lượng địa phương. Đó là nghệ thuật đánh dứt điểm nhanh, kết hợp chặt chẽ phòng thủ vòng ngoài với thọc sâu của các binh đoàn cơ giới và đột kích vào trung tâm thành phố Sài Gòn, chiếm mục tiêu quan trọng nhất. Chiến dịch Hồ Chí Minh làm được điều kỳ diệu, hiếm có trong lịch sử chiến tranh: Giải phóng thành phố Sài Gòn hầu như nguyên vẹn, hạn chế đổ máu và ít tổn thất. Đề ra phương châm tác chiến chiến dịch: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, nhưng tài thao lược theo cách “Đánh bằng mưu kế, thắng bằng thế thời”, kết thúc chiến tranh có lợi nhất cho sự phát triển của đất nước. Đó là việc thực hiện phối hợp chặt chẽ đòn tiến công mạnh mẽ của các binh đoàn chủ lực cơ động với đòn đánh hiểm của lực lượng vũ trang tại chỗ và phong trào nổi dậy của quần chúng – Cùng với 5 cánh quân là các đạo quân chủ lực từ 5 hướng tấn công bao vây Sài Gòn, còn có “5 cánh quân nổi dậy” tại 5 khu vực nội thành (Quận 3, Quận 4, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình), tổ chức nhân dân nổi dậy làm chủ ở cơ sở. Đến ngày 28/4/1975, Sài Gòn đã hoàn toàn bị 5 cánh quân của ta vây chặt. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố dành cho đối phương một ngày để di tản. Vậy mà họ vẫn có ảo tưởng phái “sứ giả” đi đàm phán về giải pháp ngừng bắn. Cho đến khi xe tăng Quân giải phóng chồm tới cổng Dinh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn sáng 30/4, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Chỉ 5 ngày quyết chiến chiến lược (từ 26-30/4/1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm tan rã toàn bộ chính quyền, quân đội, cảnh sát của Việt Nam Cộng hòa từ Trung ương đến các địa phương còn lại ở miền Nam, gồm trên 45 vạn quân; tịch thu 500 khẩu pháo, hơn 400 xe tăng, xe thiết giáp, 800 máy bay, 600 tàu chiến, 270.000 khẩu súng các loại, 3.000 xe quân sự cùng nhiều kho tàng, dự trữ chiến tranh tích lũy trong 20 năm; toàn bộ lực lượng cố vấn quân sự còn lại của Mỹ ở Việt Nam phải rút chạy. (Theo Hà Minh Hồng) Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra từ bao giờ?
d02f3ba8af0eca6dcc87414f0353897e
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "26-19/5/1975", "26-30/4/1975", "26-29/4/1975", "22-30/4/1975" ] }
B
Shark Spotters (một tổ chức địa phương chuyên giám sát bãi biển và cảnh báo cá mập) đã không phát hiện được một con cá mập trắng nào kể từ đầu năm nay, ngay cả giai đoạn tháng một đến tháng tư, thời điểm cá mập thường xuyên bơi gần bờ. Hiện tượng này là chưa từng có tiền lệ trong 16 năm hoạt động của Shark Spotters. Mỗi năm có khoảng 200 ca phát hiện cá mập trắng. Con số chưa bao giờ chạm mức 0 như hiện tại. Các nhà khoa học đã vào cuộc. Giả thuyết được đưa ra là cá mập bị đuổi khỏi Vịnh False bởi một loài dã thú mạnh mẽ hơn. Vào năm 2015, lượng có mập bị sụt giảm nghiêm trọng do sự xuất hiện của 2 cá thể cá hổ kình (Orcinus orca). Giả thuyết lại càng hợp lý hơn khi trong vụ việc lần này, cơ quan chức năng đã phát hiện một số xác cá mập trôi dạt vào bờ, con nào con này đều bị xé mất gan. Cá hổ kinh được ghi nhận có khả năng xé rách gan cá mập một cách vô cùng chính xác, chúng ưa thích loại nội tạng béo ngậy và giàu dinh dưỡng này. Hiện tượng cá mập bị đuổi khỏi địa bàn sinh sống do cá hổ kình cũng từng được ghi nhận ở California (Mỹ ) và Úc. Ngoài ra, vẫn còn một khả năng khác, việc đánh bắt hải sản quá mức đã làm cạn kiệt nguồn thức ăn chủ yếu của cá mập trắng, buộc chúng phải di cư đến nơi khác. Bà Sarah Andreotti (nhà sinh vật biển tại Đại học Stellenbosch – Nam Mỹ) lo lắng, cho rằng việc đổ lỗi cho cá hổ kình sẽ khiến các cơ quan lạc hướng, không nhận ra rằng giải pháp cho vấn đề hoàn toàn nằm trong tay con người. Hiện nay ở vịnh False, nhiều loài cá mập khác đã bắt đầu thay thế ngai vàng bỏ trống của loài cá mập trắng. Ở đảo Seals, các cá thể cá mập bảy mang (Notorynchus cepedianus) đã bắt đầu săn bắt hải cẩu ở tầng nước mặt, điều mà chúng không bao giờ dám làm khi cá mập trắng vẫn còn trong vịnh. Mối quan hệ giữa cá mập trắng và con người?
1bf86e433d17284bbcf299bb2551e76f
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Kẻ săn mồi – con mồi", "Cạnh tranh khác loài", "Ức chế cảm nhiễm", "Hội sinh" ] }
B
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Diện tích lúa năm 2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn ha so với năm trước do ngành trồng trọt tiếp tục triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả hoặc không cân đối được nguồn nước sang trồng rau, màu, cây ăn quả hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Năng suất lúa ước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với năm trước; sản lượng lúa đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn; trong đó, giảm 0,89 triệu tấn do giảm diện tích đất trồng lúa và giảm 0,3 triệu tấn do giảm năng suất. Diện tích gieo cấy lúa đông xuân đạt 2.975,6 nghìn ha, giảm 30,9 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước; năng suất đạt 67,1 tạ/ha, giảm 1,5 tạ/ha do giá phân bón, thuốc bảo vệ tăng cao người dân hạn chế đầu tư chăm sóc; sản lượng ước đạt gần 20 triệu tấn, giảm 648,5 nghìn tấn. Diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước năm nay đạt 1.914,7 nghìn ha, giảm 38,1 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2021; năng suất ước đạt 56,6 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha; sản lượng ước đạt 10,8 triệu tấn, giảm 304,3 nghìn tấn. Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2022 ước đạt 648,7 nghìn ha, giảm 70,6 nghìn ha so với vụ thu đông năm trước; năng suất đạt 56 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 3,6 triệu tấn, giảm 390,1 nghìn tấn. Vụ mùa năm nay cả nước gieo cấy được 1.553,1 nghìn ha, tăng 11,9 nghìn ha so với vụ mùa năm trước; năng suất ước đạt 52,9 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8,2 triệu tấn, tăng 151,9 nghìn tấn. Sản lượng ngô năm 2022 đạt 4,41 triệu tấn, giảm 0,8% so với năm 2021, lạc đạt 409,6 nghìn tấn, giảm 4,8%; đậu tương đạt 52,2 nghìn tấn, giảm 11,9%; khoai lang đạt 969,1 nghìn tấn, giảm 21,3%; sản lượng rau, đậu đạt 18,68 triệu tấn, tăng 2,9%. Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm đạt 2.194,3 nghìn ha, giảm 0,4% so với năm 2021, trong đó: Cao su đạt 929,5 nghìn ha, giảm 0,1%, sản lượng đạt 1.291,5 nghìn tấn, tăng 1,5%; cà phê diện tích đạt 709,6 nghìn ha, giảm 0,1%, sản lượng đạt 1.896,8 nghìn tấn, tăng 2,8%; chè diện tích đạt 123,7 nghìn ha, tăng 0,9%, sản lượng chè búp đạt 1.109,8 nghìn tấn, tăng 3,4%; điều diện tích đạt 311,6 nghìn ha, giảm 0,9%, sản lượng đạt 335,5 nghìn tấn, giảm 16%; hồ tiêu diện tích đạt 119,9 nghìn ha, giảm 4,4%, sản lượng đạt 269,9 nghìn tấn, giảm 2,1%. Sản lượng thu hoạch một số cây ăn quả như sau: Chuối đạt 2.498,7 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm trước; cam đạt 1.713 nghìn tấn, tăng 8,2%; bưởi đạt 1.119,3 nghìn tấn, tăng 8,2%; sầu riêng đạt 849,1 nghìn tấn, tăng 25%; dứa đạt 753,2 nghìn tấn, tăng 3,7%; nhãn đạt 623,8 nghìn tấn, tăng 2,7%; thanh long đạt 1.207 nghìn tấn, giảm 13,5%; xoài đạt 968,7 nghìn tấn, giảm 3,1%. (Trích : thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý 4 và năm 2022) Diện tích lúa năm 2022 giảm 127,7 nghìn ha so với năm trước do ?
9177b59d83795bcfca053ab9e5d3dd10
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "triển khai Đề án tái cơ cấu ngành,chuyển đồi diện tích đất kém hiệu quả", "do không áp dụng các loại giống lúa mới vào sản xuất", "không áp dụng thâm canh tăng vụ vào sản xuất lúa", "quy họach đất để xây dựng cơ sở hạ tầng" ] }
A
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi: Sau nhiều lần đưa quân tới khiêu khích, chiều 31-08-1858 liên quân Pháp-Tây Ban Nha với khoảng 3000 binh lính và sĩ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước của biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. Sáng 1-9-1858, địch gửi tối hậu thư, đòi Trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Quân dân ta đã anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện “vườn không nhà trống, gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối tháng 8-1858 đến đầu tháng 2-1859) trên bán đảo Sơn Trà. Về sau quân Tây Ban Nha rút khỏi cuộc xâm lược. Khí thế kháng chiến sục sôi trong nhân dân cả nước. (SGK Lịch sử 11, trang 108-109) Quân dân ta đã thực hiện kế sách vườn không nhà trống của triều đại nào trong lịch sử Việt Nam?
0cc08c2f3655593556e3439818d556cd
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Nhà Lý", "Nhà Trần", "Nhà Hồ", "Nhà Lê sơ" ] }
B
Dựa vào thông tin để trả lời câu hỏi sau: Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã tạo ra sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bánh trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Thắng lợi của cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế. Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, vẫn có quyền sở hữu về chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa phong kiến quân phiệt. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hóa của quần chúng nhân dân lao động. Công nhân Nhật Bản phải làm việc mỗi ngày từ 12 đến 14 giờ, trong những điều kiện rất tồi tệ mà tiền lương lại thấp hơn so với các nước ở châu Âu và Mĩ. Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đòi tang lương, cải thiện đời sống, đòi quyền tự do, dân chủ. Sự phát triển của phong trào công nhân là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn. Năm 1901, Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành kập dưới sự lãnh đạo của Ca-ta-a-ma Xen. (SGK Lịch sử 11, trang 7) Ai là người chủ trương xây dựng sức mạnh bằng quân sự ở Nhật Bản?
52406adc6e40b140cdad4c220c1abb50
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Tầng lớp quý tộc", "Samurai", "Nông dân", "Vua" ] }
B
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Khủng hoảng năng lượng 1979 trong tiếng Anh là 1979 Energy Crisis. Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1979 là cú sốc dầu mỏ thứ hai trong trong thập niên 70, tạo ra sự hoảng loạn về khả năng thiếu xăng dầu trong tương lai dẫn đến giá dầu và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng vọt. Trên thực tế, sản lượng dầu chỉ giảm khoảng 7% hoặc thấp hơn hơn, nhưng sự gián đoạn nguồn cung trong ngắn hạn dẫn đến dầu tăng giá mạnh, người dân vội vã mua tích trữ và xếp hàng dài tại các trạm xăng. Tại Mỹ, một số tiểu bang đã tiến hành phân phối xăng dầu bắt buộc bao gồm California, New York, Pennsylvania, Texas và New Jersey. Ở những bang đông dân này, người tiêu dùng chỉ có thể mua gas vào ngày chẵn hoặc lẻ, dựa trên chữ số cuối của biển số xe của họ. Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1979 xảy ra khi nguồn cung dầu thô toàn cầu giảm đáng kể sau hậu quả của Cách mạng Iran, bắt đầu vào đầu năm 1978 và kết thúc vào đầu năm 1979 với sự sụp đổ của nhà vua Shah Mohammad Reza Pahlavi. Trong 12 tháng, giá tăng gần gấp đôi lên 39,50 USD một thùng. Sự gián đoạn ngắn hạn trong việc cung cấp xăng và dầu diesel toàn cầu trở nên đặc biệt nghiêm trọng vào mùa xuân và đầu mùa hè năm 1979. Ở Mỹ, tình trạng thiếu xăng cũng dẫn đến lo ngại rằng dầu đốt có thể bị thiếu hụt trong mùa đông 1979-1980. Mỹ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn từ cuộc khủng hoảng so với các nước phát triển khác ở châu Âu, dù những nước này cũng phụ thuộc vào dầu từ Iran và các nước Trung Đông khác. Một phần lí do có liên quan đến các quyết định trong chính sách tài khóa ở Mỹ. Đầu năm 1979, chính phủ Mỹ đã điều tiết giá dầu. Các nhà quản lí đã ra lệnh cho các nhà máy tinh chế hạn chế việc cung cấp xăng dầu trong thời gian đầu của cuộc khủng hoảng để trữ hàng tồn kho, khiến cho giá trở nên cao hơn. Một yếu tố khác là việc nguồn cung bị hạn chế ngoài ý muốn sau khi Bộ Năng lượng Mỹ yêu cầu một số nhà máy lọc dầu lớn bán dầu thô cho những nhà máy nhỏ hơn. Do các nhà máy tinh chế nhỏ có năng lực sản xuất hạn chế nên quyết định này khiến cho việc cung cấp xăng dầu càng bị trì hoãn hơn. Chính sách tiền tệ dẫn đến khủng hoảng cũng là một phần nguyên nhân vì Ủy ban Thị trường mở Liên bang đã miễn cưỡng tăng lãi suất mục tiêu quá nhanh. Điều đó làm tăng lạm phát vào cuối thập kỷ này, khiến cho lạm phát tăng vọt đi kèm với giá năng lượng và một loạt các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng khác tăng cao. (Theo investopedia) Cuộc khủng hoảng năng lượng diễn ra khi nào?
e4b4681e9044436c9a1eb4be5548f5fa
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Năm 1979", "Năm 1980", "Năm 1981", "Năm 1983" ] }
A
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu hỏi: Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình Huế nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho chúng. Ban đầu, Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,...) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Nam... Bên cạnh đó, những cơ sở công nghiệp, phục vụ đời sống như điện nước, bưu điện... cũng lần lượt ra đời. Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ mục đích quân sự. Nhưng đoạn đường sắt ở Bắc Kì và Trung Kì dần được xây dựng. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt làm xong ở Việt Nam là 2059 km. (SGK Lịch sử 11 trang 137) Năm 1897, chính quyền Pháp cử ai sang làm Toàn quyền Đông Dương?
b376e916b264b1f2e979be0fee8ac6bf
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Na-va", "Pôn Đu-me", "Ri-vi-e", "Gác-ni-ê" ] }
B
Báo cáo kinh tế 10/10/2022 ( Sản xuất công nghiệp) Sản lượng thủy sản tháng Mười ước đạt 815,9 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước đạt 517,5 nghìn tấn, tăng 4,5%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 298,4 nghìn tấn, giảm 0,6%. Tính chung 10 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 7.450,7 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản khai thác đạt bao nhiêu tấn?
bb9ecdc2bad5e1c36ea84af76e6c2347
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "298,4 nghìn tấn", "517,5 nghìn tấn", "7450,7 nghìn tấn", "150 nghìn tấn" ] }
A
Cũng giống như vùng Bắc Trung Bộ nói chung, và tỉnh Quảng Bình nói riêng, khí hậu ở vườn quốc gia này mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-25°C, với nhiệt độ cao nhất là 41 °C vào mùa hè và mức thấp nhất có thể xuống 6 °C vào mùa đông. Thời kỳ nóng nhất là vào tháng 6 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 28 °C, còn từ tháng 12 đến tháng 2 có nhiệt độ trung bình 18 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm đo được là 2.000–2.500 mm, với 88% lượng mưa trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12. Mỗi năm có hơn 160 ngày mưa. Độ ẩm tương đối là 84%. Khí hậu của VQG Cúc Phương là gì?
6401a994203e753293f4ae8186777127
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "cận nhiệt đới ẩm gió mùa", "nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng và ẩm", "ôn đới trên núi cao", "cận xích đạo gió mùa" ] }
B
Nông dân Nguyễn Thanh Hồng, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) cho biết gia đình ông và bà con nông dân ở đây trong sản xuất thực hiện cơ giới hóa, biết chọn giống lúa gì tốt, chất lượng cao để gieo trồng; áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng lúa và phun xịt trừ sâu như thế nào để an toàn cho hạt gạo. Tuy nhiên, trong sản xuất, nông dân luôn bị động đầu ra sản phẩm lúa, giá cả bấp bênh, không ổn định, được mùa mất giá; kiến nghị Chính phủ có thể làm cách nào đó như mua lúa dự trữ với giá cả ổn định, bình ổn thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu gạo để giúp nông dân tiêu thụ lúa với giá cao, sản xuất có lời. Nông dân tới mùa thu hoạch lúa là bị động về giá cả, giá sụt giảm mà năm nay cộng thêm chi phí của vật tư nông nghiệp lên cao nên nông dân rất khó khăn trong bám trụ đồng ruộng của mình. Đặc biệt là trong sản xuất vụ lúa Hè Thu năm nay nhiều khó khăn, bất lợi. Sản xuất vụ lúa Hè Thu năm 2022, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch gieo trồng 281.000 ha, đến nay xuống giống hơn 71.000ha, tập trung ở các huyện Giang Thành, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng và thành phố Rạch Giá. Nguyên nhân chính làm cho nông dân rời bỏ đồng ruộng?
98f78c127980b6e083c021f4ce479ff3
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "thiên tai, sâu bệnh trong sản xuất", "không có giống lúa thích hợp", "hạn chế thiết bị, máy móc, kĩ thuật", "thị trường giá cả không ổn định nhưng chi phí sản xuất lớn" ] }
D
Diện tích lúa năm 2020 ước tính đạt 7,28 triệu ha, giảm 192 nghìn ha so với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất; năng suất lúa ước tính đạt 58,7 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha, do diện tích gieo trồng giảm nên sản lượng lúa ước tính đạt 42,69 triệu tấn, giảm 806,6 nghìn tấn. Như vậy, sản lượng lúa năm 2020 tuy giảm so với năm 2019 chủ yếu do giảm diện tích gieo trồng bởi tác động của hạn hán, xâm nhập mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ nhưng đánh dấu một năm sản xuất lúa thắng lợi với năng suất cao hơn năm trước ở tất cả các mùa vụ. Sản lượng lúa giảm nhưng đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến và xuất khẩu. Sản xuất lúa tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 74% (cao hơn so với mức 50% của năm 2015) nhằm nâng cao giá trị “Thương hiệu gạo Việt”. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% gạo xuất khẩu đã góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 440 USD/tấn năm 2019 lên 496 USD/tấn năm 2020. Nguồn : https://www.gso.gov.vn Nguyên nhân làm sản lượng lúa giảm là do ?
bdd9ca8e6e1dec519756069dd83dd2f7
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "lượng nước được cung cấp đầy đủ", "không thâm canh tăng vụ", "sâu hại , dịch bệnh", "diện tích gieo trồng giảm" ] }
D
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi: Do ảnh hưởng to lớn của Liên Xô trên trường quốc tế và lợi dụng tình trạng khó khăn của các nước Tây Âu thời hậu chiến, với tiềm lực kinh tế quân sự hùng mạnh2, Mỹ đã thực hiện kế hoạch Masshall, lôi kéo, tập hợp các nước tư bản chủ nghĩa, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (năm 1949) để bao vây Liên Xô, ngăn chặn ảnh hưởng của CNCS ở vùng Tây bán cầu. Lợi dụng cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã tăng cường xây dựng quân đội, nâng số quân từ 1.400.000 (năm 1949) lên 3.500.000 quân (năm 1953) và lôi kéo 14 nước cùng tham gia chiến tranh cứu nguy cho chế độ Lý Thừa Vãn. Đồng thời phối hơp với các nước đồng minh khôi phục chủ nghĩa phục thù Tây Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, thành lập quân đội Tây Âu và khối ANZUS (1951) ở Thái Bình Dương, xúc tiến thành lập khối SEATO ở Đông Nam Á và khối SENTO tại Trung Đông... để chống lại các nước XHCN và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Trước chính sách chạy đua vũ trang của Mỹ, tháng 6-1951, Liên Xô đưa ra sáng kiến giải quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên: “Các bên tham chiến cần mở ngay cuộc thương lượng nhằm thực hiện đình chỉ chiến sự và ký kết hiệp định đình chiến, quy định việc hai bên cùng rút khỏi vĩ tuyến 38...”4, mở ra xu hướng giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế bằng thương lượng. Đầu năm 1953, sau khi Stalin mất, Liên Xô điều chỉnh sâu hơn chính sách đối ngoại hòa bình thông qua thương lượng. Liên Xô đã nhận lời Anh và Pháp điều đình với Chính phủ Triều Tiên giải quyết thành công vấn đề tù binh chiến tranh và ngoại kiều, dẫn đến ký kết Hiệp định đình chiến ngày 27-7-1953 trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng ở vĩ tuyến 38 và không bàn đến vấn đề chính trị. Đồng thời đưa ra dư luận “đình chiến ở Triều Tiên cần thúc đẩy việc kết thúc chiến tranh Đông Dương”. Ngày 4-8-1953, Liên Xô gửi công hàm cho Anh, Pháp, Mỹ đề nghị triệu tập hội nghị năm nước lớn (Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc) để nghiên cứu các biện pháp làm giảm bớt căng thẳng ở Viễn Đông. Tại Hội nghị Béclin (từ ngày 25-1 đến ngày 18-2-1954), Liên Xô đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị cấp Bộ trưởng ngoại giao giữa Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc “để xem xét các biện pháp khẩn cấp nhằm làm giảm căng thẳng trong quan hệ quốc tế”. Sáng kiến này được Anh và Pháp ủng hộ, song Mỹ đã kịch liệt phản đối, trước hết là vấn đề tư cách đại biểu của Chính phủ Trung Quốc. Do Liên Xô kiên trì đấu tranh, Anh và Pháp có thái độ thực tế, cuối cùng đại diện Mỹ đã chấp nhận đề nghị của Liên Xô, đồng ý triệu tập hội nghị quốc tế có sự tham gia của Trung Quốc. Ngày 18-2-1954, Hội nghị ra thông báo, ghi nhận sẽ triệu tập Hội nghị Giơnevơ vào ngày 26-4-1954. Tại đó “vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương cũng sẽ được xem xét tại hội nghị có sự tham dự của các đại biểu Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và các nước hữu quan”6. Đi đôi với việc đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị Giơnevơ tìm giải pháp kết thúc chiến tranh Đông Dương, Liên Xô tiếp tục xúc tiến các hoạt động viện trợ Việt Nam một số mặt hàng chiến lược về vũ khí, khí tài quân sự7. Tất cả các mặt hàng này đều được Liên Xô giao cho Trung Quốc, để sau đó chuyển tới Việt Nam. (Theo nghiên cứu lịch sử) Mĩ đã làm gì để lôi khéo các nước tư bản chủ nghĩa?
df118f2cf61afa5ae515ff9ac456bd19
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Thành lập tổ chức Bắc Đại Tây Dương", "Thành lập tổ chức NASA", "Thành lập NATO", "Thành lập Liên hợp quốc" ] }
A
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi: Để đối phó với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ, trên cơ sở thế và lực mới do cao trào "Đồng khởi" tạo ra, ngày 31-1-1961 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị "Về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam". Ngày 15-2-1961, các tổ chức vũ trang miền Nam đã thống nhất thành "Quân giải phóng miền Nam Việt Nam". Từ đây các cuộc khởi nghĩa từng phần phát triển lên thành cuộc chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền. Ở đô thị, phong trào đấu tranh của CNLĐ, thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức, đồng bào các tôn giáo... làm lung lay ý chí bọn xâm lược, tay sai. Đồng bào ta ở những vùng bị gom kiên quyết đấu tranh, bám đất, bám làng, nêu cao khẩu hiệu "một tấc không đi, một li không rời". Điển hình là phong trào đấu tranh chống gom dân của đồng bào ấp Bầu Mây, xã An Tịnh (huyện Trảng Bàng - Tây Ninh), của đồng bào Cai Lậy (Mỹ Tho), của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh và An Giang, cuộc đấu tranh chống địch rải chất độc hóa học của nhân dân huyện Châu Thành (Bến Tre)... Ở miền Bắc, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, các phong trào thi đua sôi nổi "Tất cả vì miền Nam ruột thịt" ở khắp các địa phương, các cấp, các ngành đã đưa miền Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam, với lực lượng kinh tế quốc phòng lớn mạnh. Để phục vụ cách mạng miền Nam, miền Bắc không ngừng chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Trong những năm 1961 - 1964, nhân dân miền Nam vừa đấu tranh, vừa chú trọng xây dựng LLVT cách mạng với sự chi viện đắc lực từ miền Bắc đã liên tiếp giành được những thắng lợi trên các chiến trường. Điển hình là trận ấp Bắc (2-1-1963), chiến dịch Bình Giã (2/12/1964 - 3/1/1965), Ba Gia (28/5 - 20/7/1965), Đồng Xoài (10/5 - 22/7/1965). Với những thất bại liên tiếp của nguỵ quân, nguỵ quyền, cuối năm 1963, cùng với sự kiện Tổng thống Mỹ Jôn Ken-nơ-đi bị ám sát, Giôn-xơn lên nắm quyền ở Mỹ, buộc chúng phải "thay ngựa giữa dòng" bằng việc phế bỏ Diệm - Nhu, làm cho nền chính trị tay sai của Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên. Chỉ trong hơn một năm rưỡi (11-1963 - 6-1965) đã có 14 lần đảo chính và phản đảo chính ở miền Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra từ miền Nam Việt Nam về đã báo cáo trước Nhà trắng và Quốc hội Mỹ rằng" Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã không còn đủ sức chiến đấu, chế độ Sài Gòn đã thất bại". Ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân hòng ngăn chặn sự chi viện của "hậu phương lớn" cho "tiền tuyến lớn". Ngay trong ngày, chúng dùng 64 lần chiếc máy bay mở cuộc tiến công "Mũi tên xuyên" đánh ồ ạt các khu vực sông Gianh (Quảng Bình), Cửa Hội (thành phố Vinh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Bãi Cháy (Quảng Ninh). Ngay trận đầu, 8 máy bay phản lực Mỹ bị bắn rơi. Trong 3 tháng đầu năm 1965 đã có 440 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc. Ngày 5/8 trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam. Chiến thắng 5-8-1964 cổ vũ mạnh mẽ khí thế chiến đấu, củng cố niềm tin và khẳng định ý chí quyết tâm đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ của nhân dân ta. Trước những thắng lợi vang dội của ta ở cả hai miền Nam - Bắc, chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ đã hoàn toàn thất bại, buộc Mỹ phải ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam để thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" hòng cứu vãn thế sụp đổ. Từ đây, cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới. Ai là người đã báo cáo với Quốc hội Mĩ rằng" Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã không còn đủ sức chiến đấu, chế độ Sài Gòn đã thất bại"?
a3da7fb55bfaf06d647d43758e827c10
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Mắc Na-ma-ra", "Giôn-xơn", "Stay-lo", "Kenedy" ] }
A
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Ngày 1/5/1886, giai cấp công nhân lao động tại thành phố công nghiệp Chicago (nước Mỹ) đã tham gia cuộc biểu tình nhằm gây áp lực, buộc giới chủ thực hiện yêu sách giảm chỉ còn 8 giờ làm mỗi ngày. Từ đây, phong trào đấu tranh của công nhân đã lan rộng ra toàn nước Mỹ. Các cuộc biểu tình ngày càng rầm rộ với số công nhân tham gia đông nổ ra trên toàn nước Mỹ. Cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Đến ngày 20/6/1889, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước. Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ. Đó là điểm bắt đầu cho cả cao trào 1930 - 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm mít tinh trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 20 vạn người lao động. Trước đó, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18/2/1946 về những ngày nghỉ Tết, lễ kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, trong đó công bố: Ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức và công nhân lao động cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương. (Theo Báo công thương) Khi nào ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức và công nhân lao động cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương?
44cf3e7c748b9aa7d76f893e4461766f
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Ngày 17/2/1946", "Ngày 18/2/1946", "Ngày 19/2/1946", "Ngày 20/2/1946" ] }
B
Năm 2021, chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu là cà phê Robusta. Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 1,218 triệu tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng, nhưng tăng 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang nhiều thị trường chính giảm, như: Đức giảm 1,4%; Ý giảm 11,2%; Hoa Kỳ giảm 0,6%, Tây Ban Nha giảm 37,8%; Algeria giảm 12,2%. Ngược lại, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang Nga tăng 15,1%; Trung Quốc tăng 61,1%... Hiện, thị trường cà phê trong nước bắt đầu sôi động, nhưng không được như những năm trước. Sản lượng thu mua ở mức thấp do thu hoạch chậm (đạt khoảng 80% sản lượng vụ mới). Dự báo năm 2022, giá cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến nguồn cung hạn chế từ các nước sản xuất lớn như Colombia và một số nước khu vực Nam Mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng quốc tế được dự đoán có thể còn kéo dài. Hiện tại, do thiếu nguồn cung cà phê Arabica, một số nhà rang xay đang tìm đến phương án phối trộn cà phê Arabica và Robusta nhằm hạ giá bán. Điều này về lâu dài có thể giúp thay đổi khẩu vị người tiêu dùng và quen hơn với việc uống cà phê Robusta rang xay và sẽ giúp cho cà phê Robusta của Việt Nam xuất khẩu thuận lợi hơn. Nguyên nhân chính giúp cho cà phê Robusta của Việt Nam xuất khẩu thuận lợi hơn?
e086df9e2ace48f24d2389284e94041c
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "nhu cầu sử dụng tăng cao", "thiếu nguồn cung cà phê Arabica", "tắc nghẽn các cảng quốc tế", "nguồn lao động không đáp ứng" ] }
B
Dựa vào thông tin và trả lời các câu hỏi: Phan Châu Trinh quê ở phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Ông là người sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành được độc lập. Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì. Trên lĩnh vực kinh tế, các ông chú ýe đên việc động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Tại Quảng Nam đã xuất hiện Quảng Nam hiệp thương công ty. Tại Hà Nội, Nguyễn Quyền và Hoàng Tăng Bí mở công ti Đông Thành Xương. Ở Nghệ An. Ngô Đức Kế lập ra Triêu Dương thương quán. Ở Phan Thiết có công ty liên thành. Ngoài việc lập hội buôn, các sĩ phu cải cách còn chú ý phát triển nghề làm vườn, nghề thủ công. Ngay tại quê nhà, Phan Châu Trinh đã thành lập “nông hội”, chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu, mở lò rèn, xưởng mộc. Việc mở trường học theo lối mới được quan tâm. (SGK Lịch sử 11, trang 142) Ngô Đức kế đã lập ra gì?
5354329829fd014eea080b42af00c814
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Đông Thành Xương", "Quảng Nam hiệp thương công ty", "Triệu Dương thương quán", "Công ty liên thành" ] }
C
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau: Ngày 29-8-1938, ở Muy ních đã có cuộc hội nghị những người đứng đầu các nước Anh, Đức, Italia và Pháp. Các đại biểu Tiệp Khắc đã không được bước vào phòng họp, họ chỉ được triệu tập đến để nghe kết quả. Hội nghị đã thông qua nghị quyết về việc trao lại cho Đức vùng Xuydeten. Trong thời gian từ ngày 1 đến ngày 10-10, một ủy ban quốc tế gồm đại biểu của 4 cường quốc được thành lập ở Tiệp Khắc đã bị phân chia và dâng cho bọn phát xít. Ở Muy ních, Săm béc lanh và Mútxôlinhi đã đạt tới thỏa thuận với nhau về sự cần thiết trong thời gian ngắn nhất phải đảm bảo thắng lợi cho bọn phiến loạn Tây Ban Nha và thủ tiêu nước Cộng hòa Tây Ban Nha. Khi nào, Muy-ních đã có hội nghị những người đứng đầu các nước Anh, Đức, Italia và Pháp?
be6f4a4081927cc5055194a7c00a9f1a
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Ngày 29-8-1936", "Ngày 29-8-1937", "Ngày 29-8-1938", "Ngày 29-8-1939" ] }
C
Để những cánh rừng trồng đạt hiệu quả cao Chỉ hơn hai tháng nữa là kết thúc mùa vụ trồng rừng 2018. Đây là thời điểm giao mùa, vì vậy để trồng rừng đạt hiệu quả, các địa phương cần theo dõi Bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia và cơ sở dữ liệu theo dõi mùa vụ trồng rừng toàn quốc từ tháng 11/2018 của Tổng cục Lâm nghiệp. Cần theo dõi cảnh báo nguy cơ thiếu hụt mưa ở khu vực Trung bộ và khả năng mùa mưa kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm ở Tây Nguyên và Nam bộ. Từ đó, chủ động chuẩn bị cây giống, hiện trường trồng rừng; tranh thủ trồng rừng vào những ngày râm mát, có mưa ẩm; không trồng rừng vào những ngày khô hạn kéo dài, hoặc mưa lũ lớn. Đối với địa phương ven biển, cần trồng rừng ngập mặn vào thời điểm ít có gió mạnh, triều cường, sóng biển thấp và thủy triều rút. Ngoài việc “trông trời, trông đất, trông mây” để trồng cây, gây rừng, ngành lâm nghiệp cần tư vấn các địa phương chọn lựa từng loài cây trồng cho phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, chất đất, cũng như nhu cầu sử dụng của mỗi địa phương. Cây mọc nhanh và cho nguyên liệu sớm là các loài keo, bạch đàn, mỡ, bồ đề, xoan, tông dù, tếch,muồng, xà cừ, trẩu... Cây bản địa gồm lát hoa, sa mộc, vối thuốc, lim xanh, re gừng, thông nhựa, tốngquá sủ, sao đen, chò chỉ... Cây lâm sản ngoài gỗ còn có sơn tra, quế, hồi, trẩu, trám, mây nếp, luồng,tre bát độ, giổi xanh, mắc ca, cọ khiết, long não, dầu rái, bời lời đỏ... Cây trồng ven biển thích hợp nhất là bần, trang, sú, đước, mắm, cóc, tràm, phi lao... Đồng thời, ngành lâm nghiệp cần tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chú ý công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng đúng kỹ thuật. (Ngọc Lâm, http://www.nhandan.com.vn/) Cây trồng ven biển thích hợp nhất là gì?
fc7902ba431c5ac444a9c65eb6d34321
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "lát hoa, sa mộc, vối thuốc, lim xanh, re gừng", "sơn tra, quế, hồi, trẩu, trám, mây nếp, luồng", "bần, trang, sú, đước, mắm, cóc, tràm, phi lao", "bạch đàn, mỡ, bồ đề, xoan, tông dù, tếch, muồng" ] }
C
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Diện tích lúa năm 2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn ha so với năm trước do ngành trồng trọt tiếp tục triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả hoặc không cân đối được nguồn nước sang trồng rau, màu, cây ăn quả hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Năng suất lúa ước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với năm trước; sản lượng lúa đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn; trong đó, giảm 0,89 triệu tấn do giảm diện tích đất trồng lúa và giảm 0,3 triệu tấn do giảm năng suất. Diện tích gieo cấy lúa đông xuân đạt 2.975,6 nghìn ha, giảm 30,9 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước; năng suất đạt 67,1 tạ/ha, giảm 1,5 tạ/ha do giá phân bón, thuốc bảo vệ tăng cao người dân hạn chế đầu tư chăm sóc; sản lượng ước đạt gần 20 triệu tấn, giảm 648,5 nghìn tấn. Diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước năm nay đạt 1.914,7 nghìn ha, giảm 38,1 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2021; năng suất ước đạt 56,6 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha; sản lượng ước đạt 10,8 triệu tấn, giảm 304,3 nghìn tấn. Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2022 ước đạt 648,7 nghìn ha, giảm 70,6 nghìn ha so với vụ thu đông năm trước; năng suất đạt 56 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 3,6 triệu tấn, giảm 390,1 nghìn tấn. Vụ mùa năm nay cả nước gieo cấy được 1.553,1 nghìn ha, tăng 11,9 nghìn ha so với vụ mùa năm trước; năng suất ước đạt 52,9 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8,2 triệu tấn, tăng 151,9 nghìn tấn. Sản lượng ngô năm 2022 đạt 4,41 triệu tấn, giảm 0,8% so với năm 2021, lạc đạt 409,6 nghìn tấn, giảm 4,8%; đậu tương đạt 52,2 nghìn tấn, giảm 11,9%; khoai lang đạt 969,1 nghìn tấn, giảm 21,3%; sản lượng rau, đậu đạt 18,68 triệu tấn, tăng 2,9%. Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm đạt 2.194,3 nghìn ha, giảm 0,4% so với năm 2021, trong đó: Cao su đạt 929,5 nghìn ha, giảm 0,1%, sản lượng đạt 1.291,5 nghìn tấn, tăng 1,5%; cà phê diện tích đạt 709,6 nghìn ha, giảm 0,1%, sản lượng đạt 1.896,8 nghìn tấn, tăng 2,8%; chè diện tích đạt 123,7 nghìn ha, tăng 0,9%, sản lượng chè búp đạt 1.109,8 nghìn tấn, tăng 3,4%; điều diện tích đạt 311,6 nghìn ha, giảm 0,9%, sản lượng đạt 335,5 nghìn tấn, giảm 16%; hồ tiêu diện tích đạt 119,9 nghìn ha, giảm 4,4%, sản lượng đạt 269,9 nghìn tấn, giảm 2,1%. Sản lượng thu hoạch một số cây ăn quả như sau: Chuối đạt 2.498,7 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm trước; cam đạt 1.713 nghìn tấn, tăng 8,2%; bưởi đạt 1.119,3 nghìn tấn, tăng 8,2%; sầu riêng đạt 849,1 nghìn tấn, tăng 25%; dứa đạt 753,2 nghìn tấn, tăng 3,7%; nhãn đạt 623,8 nghìn tấn, tăng 2,7%; thanh long đạt 1.207 nghìn tấn, giảm 13,5%; xoài đạt 968,7 nghìn tấn, giảm 3,1%. (Trích : thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý 4 và năm 2022) Nguyên nhân chính giúp cho diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng trong năm qua là gì?
b3964dddda423532243b2f836037f69c
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "chuyển đổi mục đích sử dụng đất", "áp dụng nhiều giống cây mới và sản xuất", "áp dụng thâm canh tăng vụ", "thị trường tiêu thụ mở rộng và ổn định" ] }
A
Ở nước ta, rừng phòng hộ bao gồm ?
5c806cc436677202e1129ed2e5165c31
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "rừng trồng, rừng tre, rừng rậm thường xanh", "rừng ở thượng nguồn các con sông, ven biển", "rừng sản xuất, rừng tái sinh, rừng đặc dụng", "các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên" ] }
B
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi: Con trai Trương Định là Trương Quyền đưa một bộ phận nghĩa binh lên Tây Ninh lập căn cứ mới. Ông còn liên lạc với Pu-côm-bô (người Cam-pu-chia) để tổ chức chống Pháp. Năm 1867, tại dọc theo sông Cửu Long có căn cứ Ba Tri (Bến Tre) do hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (con của Phan Thanh Giản) lãnh đạo. Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt ông đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Nguyễn Hữu Huân bị đi đày ngoài hải đảo, khi được tha về lại tiếp tục chống Pháp ở Tân An, Mĩ Tho đến năm 1875. Những toán quân của Thân Văn Nhíp ở Mĩ Tho; anh em Đỗ Thừa Long, Đỗ Thừa Tự ở Tân An; Phan Tòng ở Ba Tri; Lê Công Thành, Phan Văn Đạt, Phạm Văn Đồng, Âu Dương Lân ở Vĩnh Long, Long Xuyên, Cần Thơ hoạt động mạnh mẽ. (SGK Lịch sử 11 trang 114) Trương Quyền đã liên lạc với ai để tổ chức chống Pháp?
6c7962510259c5a64e26f73f5ab3a1f9
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Pu-côm-bô", "Pu-côm-ba", "Bu-cum-bô", "Phu-cum-đô" ] }
A
Hoà ước Nhâm Tuất Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện thay mặt cho triều đình Tự Đức ký kết Hoà ước tự do và hữu nghị : Hoà ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Hồ Chí Minh . Hoà ước gồm 12 khoản, theo đó, 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và hòn đảo Côn Lôn (Côn Đảo) được nhượng cho Pháp ( khoản 3 Hoà ước ) ; triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng – khoản 8 Hoà ước ) ; đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện kèm theo là triều đình Huế phải có giải pháp chấm hết những cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở những tỉnh (khoản 11 Hoà ước) . Triều đình Huế quyết định đổi 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường để lấy lại tỉnh nào?
4c457f591673fb136ea428c75df52923
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Hà Nội", "Huế", "Đà Nẵng", "Vĩnh Long" ] }
D
Diện tích lúa năm 2020 ước tính đạt 7,28 triệu ha, giảm 192 nghìn ha so với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất; năng suất lúa ước tính đạt 58,7 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha, do diện tích gieo trồng giảm nên sản lượng lúa ước tính đạt 42,69 triệu tấn, giảm 806,6 nghìn tấn. Như vậy, sản lượng lúa năm 2020 tuy giảm so với năm 2019 chủ yếu do giảm diện tích gieo trồng bởi tác động của hạn hán, xâm nhập mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ nhưng đánh dấu một năm sản xuất lúa thắng lợi với năng suất cao hơn năm trước ở tất cả các mùa vụ. Sản lượng lúa giảm nhưng đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến và xuất khẩu. Sản xuất lúa tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 74% (cao hơn so với mức 50% của năm 2015) nhằm nâng cao giá trị “Thương hiệu gạo Việt”. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% gạo xuất khẩu đã góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 440 USD/tấn năm 2019 lên 496 USD/tấn năm 2020. Nguồn : https://www.gso.gov.vn Giải pháp nâng cao thương hiệu gạo việt?
c127793667d359e990e05da319bbfa3a
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "nâng cao trình độ người lao động", "thâm canh tăng vụ", "sử dụng giống lúa mới chất lượng cao", "thực hiện chiến lược phát triển trồng trọt" ] }
C
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi: Thấy không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định. Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng. Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất tiện lợi. Từ Gia Định có thể sang Cam-pu-chia một cách dễ dàng. Chiếm được Nam Kì, quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vưc sông Mê Công của Pháp. Ngày 9-2-1859, hạm đội Pháp tới Vũng Tàu rồi theo sông Cần Giờ lên Sài Gòn. Do vấp phải sự chống cự quyết liệt của quân dân ta nên mãi tới 16-02-1859 quân Pháp mới đến được Gia Định. Ngày 17-02, chúng nổ súng đánh thành. Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. Trái lại, các đội dân binh chiến đấu rất dung cảm, ngày đêm bám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng. Cuối cùng, quân Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. (SGK Lịch sử 11, trang 109-110) Pháp quyết định tấn công Gia Định khi nào?
d3e3f2f4afb3c2db641e9c512c3bc79f
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Ngày 17-02-1859", "Ngày 30-08-1858", "Ngày 1-8-1858", "Ngày 1-9-1858" ] }
A
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi sau: Gia tăng dân số và bùng nổ dân số thế giới Gia tăng dân số là việc dân số tăng lên một cách tự nhiên. Hiện nay, vấn đề dân số là vấn đề nóng. Một phần do tỉ lệ gia tăng dân số quá cao ở một số khu vực lớn, dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số. Ngược lại, tỉ lệ sinh quá thấp ở một số quốc gia khiến rất nhiều chính sách kích thích sinh nở ra đời để cải thiện tình trạng già hóa dân số. Trong đó, vấn đề gia tăng dân số dẫn đến bùng nổ dân số được cả thế giới quan tâm. Từ nửa sau thế kỷ 20, dân số thế giới tăng nhanh và ngày càng nhanh. Trung bình mỗi năm, dân số thế giới tăng lên thêm 80 triệu người và tổng số dân đang dần tiến đến con số 8 triệu dân. 8 triệu dân được dự đoán là dân số thế giới ở năm 2025. Vậy bùng nổ dân số là gì và diễn ra khi nào? Bùng nổ dân số là sự gia tăng quá nhanh về dân số trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này vượt ngoài tầm kiểm soát và mức độ chịu đựng của các lĩnh vực liên quan trong đời sống xã hội. Bùng nổ dân số vì thế đem đến những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Trên thế giới, các quốc gia vẫn không ngừng chạy đua hàng ngày để giải quyết những vấn đề liên quan đến dân số, đặc biệt là việc gia tăng dân số quá nhanh. Gia tăng dân số quá nhanh đã để lại hậu quả gì?
6f53bf6cd48b352ef63a13a79456be07
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "thiếu việc làm, các vấn đề về an ninh, xã hội - kinh tế", "nguồn lao động được bổ sung dồi dào và trẻ", "đảm bảo an ninh về lao động và các vấn đề về xã hội", "không thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình" ] }
A
Dựa vào thông tin sau và trả lời câu hỏi: Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân hai tỉnh Nghệ Tĩnh tổ chức nhiều cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ, từ các làng mạc kéo đến huyện lị, tỉnh lị: biểu tình ở Nam Đàn (6 – 8), Can Lộc (4 – 8), Thanh Chương (12 – 8), Nghi Lộc (29 – 8) Tiêu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên vào ngày 12 – 9. Nông dân kéo đến huyện lị với khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”, “Đả đảo Nam triều!”, “Nhà máy về tay thợ thuyền!”... Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài hơn 1 km tiến về thành phố Vinh. Đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là những đội tự vệ được trang bị dao, gậy. Dòng người ngày càng được bổ sung thêm, khi đến gần Vinh, con số lên đến 30 nghìn người và xếp thành hàng dài tới 4 km. Thực dân Pháp đàn áp dã man. Chúng cho máy bay ném bom và xả súng liên thanh vào đoàn biểu tình, làm chết 217 người, 125 người bị thương, 277 nóc nhà bị đốt cháy... Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị triệt hạ hoàn toàn. Song, sự đàn áp dã man đã không thể ngăn nổi phong trào đấu tranh. (Theo Lịch sử Việt Nam hiện đại, tập 3) Khẩu hiểu nào không xuất hiện trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh?
5037ab68054b27e037a7e8ddfb22dacf
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Đả đảo chủ nghĩa đế quốc", "Đả đảo Nam triều!", "Nhà máy về tay thợ thuyền", "Đả đảo đế quốc Nhật" ] }
D
Ở người, gen PAH nằm trên nhiễm sắc thể số 12, định vị tại 12q22-q24.2. Locut gen này di truyền theo quy luật Mendel, nghĩa là di truyền không liên quan gì đến giới tính, gen trội (PAH thường) là trội hoàn toàn. Bố hay mẹ chỉ mang 1 alen đột biến lặn thì vẫn hoàn toàn bình thường. Những cặp vợ chồng đều là thể dị hợp thể như vậy có xác suất sinh ra con bị PKU là 25%. Người bệnh mang cặp gen PAH đột biến lặn, không có khả năng hình thành enzyme chuyển hóa Phe thành TyrVề mặt di truyền học, người bệnh mang cặp alen PAH ở trạng thái lặn (mất chức năng) từ trong phôi, nghĩa là Phe (phênylalanin) đã không hề được phân giải từ khi mới chỉ là hợp tử trong dạ con người mẹ. Tuy nhiên, người mẹ đã phân giải "hộ" chất này (phênylalanine) trong suốt quá trình mang thai, nên người bệnh sơ sinh bị PKU vẫn hoàn toàn bình thường. Trẻ sơ sinh bị PKU thường xuất hiện với tần số trung bình là khoảng 1/10.000 sơ sinh. Nam và nữ giới bị ảnh hưởng ngang nhau Dựa vào thông tin trên hãy chọn phương pháp có thể dùng để phát hiện trẻ bị bệnh PKU?
2115bc5178d36e90f8da5d16df778166
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Chọn dò dịch ối, sinh thiết tua nhau thai", "Quan sát tiêu bản NST tế bào nhau thai", "Xét nghiệm máu sau 25-30 ngày sau sinh", "Phân tích sinh hóa dịch ối" ] }
C
Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9 – 1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930 – đầu năm 1931. Các Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội. Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể Cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và toà án nhân dân được thành lập. Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối ; xoá nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất. Về văn hoá xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho có tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,... bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng. Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Tuy chỉ tồn tại được 4 - 5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước. Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến hành khủng bố dã man. Chúng điều động binh lính đóng nhiều đồn bốt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cùng với việc cho binh lính đi càn quét, bắn giết dân chúng, đốt phá, triệt hạ làng mạc, chúng còn dùng nhiều thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ, mua chuộc. Vì vậy, nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên, những người yêu nước bị bắt, tù đày hoặc bị sát hại. Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống. (Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 93 – 94) Từ phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng Cộng sản Đông Dương đã rút ra bài học gì về việc tập hợp lực lượng cách mạng?
c7784ddc4a55d993da62efb0ce23a9ff
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Phải vận động quần chúng tham gia đấu tranh", "Cần xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất", "Cần làm tốt công tác tư tưởng cho quần chúng", "Phải đáp ứng quyền lợi ruộng đất cho nông dân" ] }
B
Các axit amin, khi kết hợp với nhau thành các chuỗi polipeptit lớn, đóng vai trò là thành phần xây dựng của cơ và protein. Ở khoảng 37oC, các chuỗi polipeptit này cho phép cơ thể thực hiện cả các quá trình vĩ mô, như cử động tay và chân, và các quá trình vi mô, như tăng tốc độ phản ứng hóa học. Một loại protein đặc biệt được gọi là enzyme hỗ trợ kết hợp các chất phản ứng để tạo ra sản phẩm bằng cách đẩy nhanh tốc độ phản ứng theo một trong ba cách. - Cách đầu tiên: các enzym làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng. Điều này được thực hiện bằng cách cân bằng axit amin tích điện dương với axit amin tích điện âm, tạo ra một môi trường trung hòa về điện. Quá trình này được gọi là tương tác tĩnh điện. - Một cách khác các enzym làm tăng tốc độ phản ứng là thông qua việc sử dụng các axit amin không tích điện, chẳng hạn như valine và isoleucine, trong một quá trình được gọi là tương tác Van de Van. Trong tương tác Van de Van, các axit amin không mang điện trở nên phân cực tạm thời, tương tự như phân cực vĩnh viễn của axit amin tích điện dương và âm. Sự tương tác này mang các axit amin không tích điện lại với nhau để ổn định các chất phản ứng. - Cách cuối cùng: các enzym làm tăng tốc độ phản ứng là chia sẻ các điện tử trong nguyên tử hydro của nó với nitơ, oxy hoặc flo trên các phân tử chất phản ứng để giữ chúng tại trung tâm hoạt động. Trung tâm hoạt động là một phần của enzyme nơi các phân tử liên kết vào và thực hiện phản ứng hóa học. Enzyme được cấu trúc để hoạt động trong các bộ phận cụ thể của cơ thể tùy thuộc vào chức năng của chúng. Ví dụ, một loại enzyme trong dạ dày chịu trách nhiệm phân hủy thức ăn sẽ hoạt động hiệu quả nhất ở độ pH thấp trong khi một loại enzyme trong ruột non chịu trách nhiệm hấp thụ thức ăn sẽ hoạt động hiệu quả nhất ở độ pH cao. Một số enzym, chẳng hạn như những enzym có chức năng trong máu, hoạt động tốt nhất ở pH trung gian. Một số enzym hoạt động tốt hơn ở nhiệt độ thấp hơn trong khi những enzym khác yêu cầu nhiệt độ cao hơn. Tất cả các enzym đều có mối tương quan theo cấp số nhân giữa tốc độ phản ứng của chúng với pH và nhiệt độ, có nghĩa là chúng hoạt động tốt nhất trong độ pH và nhiệt độ hẹp. Đồ thị tốc độ phản ứng của bốn enzym ở các độ pH và nhiệt độ khác nhau được trình bày dưới đây. Một loại enzyme nhất định trong thực vật cho phép cải thiện quá trình chuyển đổi ánh sáng mặt trời và carbon dioxide thành glucose và oxy trong quá trình quang hợp. Khi nhiệt độ tăng, enzyme có thể giúp sản xuất nhiều oxy hơn. Theo các số liệu, loại enzyme nào có nhiều khả năng tồn tại trong thực vật?
fe4fd9e9366ad418d830cfa63d6a8969
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Enzim được biểu diễn bằng đường cong màu vàng", "Enzim biểu diễn bằng đường cong màu đỏ", "Enzim được biểu diễn bằng đường cong màu xanh lam", "Enzim biểu diễn bằng đường cong xanh lục" ] }
B
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã có từ lâu và được xúc tiến mạnh mẽ từ giữa thế kỉ XIX. Tháng 9-1858, quân Pháp nổ súng, chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngay từ đầu, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau khi chiếm được thành Gia Định, Pháp lần lượt đánh chiếm ba tỉnh miền Đông (1862), rồi ba tỉnh miền Tây (1867). Đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự của ta. (SGK Lịch sử 11, trang 106) Ba tỉnh miền Đông Nam Kì bị chiếm khi nào?
9d6f7f06cdc8665e1545b84c26b27beb
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Năm 1858", "Năm 1862", "Năm 1865", "Năm 1867" ] }
B
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu cà phê Thay vì xuất khẩu cà phê thô như trước đây, các doanh nghiệp đã chuyển hướng sản xuất ra những sản phẩm tinh chế, có giá trị thương mại cao. Đây là cơ hội để chinh phục những thị trường khó tính, nâng cao thương hiệu cà phê Việt trên thị trường quốc tế. Trong khi nhiều người tiêu dùng ở Việt Nam ưa chuộng cà phê Robusta, thị hiếu của thế giới đa phần lại ưa chuộng cà phê Arabica. Hiện tại, trên nhiều vùng trồng 2 loại cà phê này đều đang thay đổi phương thức canh tác theo hướng xanh, sạch, gắn với bảo vệ môi trường... để tạo vùng nguyên liệu chất lượng cao cho xuất khẩu. Vườn cà phê Robusta của ông Huỳnh Quốc Việt rộng hơn 2 hecta. Áp dụng cách chăm sóc hữu cơ, nên cây cà phê của ông luôn xanh tốt, ít sâu bệnh, năng suất ổn định với hơn 6 tấn cà phê nhân mỗi năm. "Tôi cắt giảm trên 50% hóa học, đầu tư vào phân hữu cơ. Thứ hai là tôi lấy thảm cỏ làm nền để vi sinh vật bám trụ cho đất phát triển", ông Huỳnh Quốc Việt, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk, cho hay. "Các vấn đề về hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được kiểm soát chặt chẽ nên quả cà phê tích lũy tự nhiên, rất ổn định. Quả cà phê đáp ứng được tiêu chuẩn của cà phê đặc sản", Tiến sĩ Phạm Công Trí, nguyên cán bộ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên, đánh giá. (Nguồn : vtv.vn) Tiến sĩ Phạm Công Trí đánh giá gì về chất lượng cà phê ở các vùng trồng chuyên canh ?
70886bb4a335b3543a3978102bb718c9
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Chất lượng đại trà chưa đảm bảo", "Quả cà phê tích lũy tự nhiên, chất lượng ổn định", "Các vấn đề hóa chất và phân bón chưa được thực hiện tốt", "Thay thế và sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn phân hóa học chưa được thực hiện" ] }
B
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi: Nghĩa quân Hương Khê được phiên chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của những tướng lĩnh tài ba. Đại bản doanh cuộc khởi nghĩa đặt tại núi Vụ Quang. Từ đầu năm 1889, nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động và liên tục mở các cuộc tập kích, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Nhiều trận đánh nổi tiếng đã diễn ra, như trận tấn công đồn Trường Lưu (5-1890), trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (8-1892) giải phóng 700 tù chính trị... Nhưng trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) trên đường tiến quân về tỉnh lị Nghệ An, Cao Thắng đã bị trúng đạn và hi sinh năm 29 tuổi. Đây là một tổn thất lớn của nghĩa quân. Trước sức mạnh áp đảo của giặc, nghĩa quân vẫn kiên trì chiến đấu. Ngày 17-10-1894, họ giành được thắng lợi lớn trong trận phục kích địch ở núi Vụ Quang, hàng chục tên giặc đã bị tiêu diệt. Sau trận đánh này, đội quân tay sai của Pháp do Nguyễn Thân chỉ huy tiếp tục tổ chức cuộc vây hãm núi Vụ Quang. Nghĩa quân bị triệt đường tiếp tế, quân số giảm sút nhiều. Trong một trận ác chiến, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh ngày 28-12-1895. Năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi ngĩa lần lượt rơi vào tay Pháp. Bao giờ khởi nghĩa Hương Khê chấm dứt?
6f1025d0798c018dda78506f80bb6b7e
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Năm 1896", "Năm 1897", "Năm 1898", "Năm 1899" ] }
A
Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Liên Xô được đề ra khi nào?
9c5efb52ef1401ca9ee7031ae7c46b66
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Tháng 10-1919", "Tháng 2-1921", "Tháng 3-1920", "Tháng 3-1921" ] }
D
Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi: Trong thập niên vừa qua, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra sự tăng trưởng mạnh mẽ về dân cư ở các vùng thành thị. Đồng thời, lối sống đô thị ngày càng được định hình rõ nét. Đặc điểm nhân khẩu học của dân cư thành thị khác biệt đáng kể so với dân cư nông thôn, như: quy mô gia đình ở thành thị nhỏ hơn; người dân thành thị kết hôn muộn hơn và có ít con hơn. Dân cư thành thị cũng có nhiều lợi thế so với dân cư nông thôn trong quá trình phát triển: điều kiện nhà ở tốt hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận với tiện nghi cuộc sống như điện lưới, nước hợp vệ sinh và điều kiện học tập cũng như được làm việc trong môi trường đòi hỏi được đào tạo chuyên môn. Điều này càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của các thành phố lớn và thúc đẩy sự tăng trưởng dân số mạnh mẽ ở các khu vực này. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2015, 13,6% tổng dân số là người di cư, trong đó, người di cư trong nhóm tuổi từ 19-59 tuổi chiếm 17,3%. Di cư chủ yếu vì lý do học tập và lao động nên phần lớn người di cư có độ tuổi 15-39 tuổi, chiếm tỷ lệ 84% so với tổng số người di cư. Những vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi có tỷ lệ người di cư đến rất cao, ví dụ: vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ người di cư đang làm việc cao nhất nước (87,8%); đồng bằng sông Hồng (81%)... Hiện tượng “nữ hóa” di cư đang gia tăng, với 52,4% người di cư là nữ. Di dân từ nông thôn ra thành thị ảnh hưởng lớn đến các yếu tổ như nhu cầu việc làm, cơ chế quản lý của nhà nước, nhu cầu thay đổi cuộc sống. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho việc phát triển kinh tế - xã hội tại các đô thị lớn. Lao động di cư thường gặp khó khăn về tiếp cận các dịch vụ xã hội, có 90% lao động di cư gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội công, 70% không tiếp cận được các dịch vụ y tế công và chỉ có 44% có bảo hiểm y tế và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. người di dân từ nông thôn lên đô thị tìm kiếm làm việc thì vấn đề nhà ở càng khó khăn hơn. Mối quan hệ giữa di cư và phát triển là tương đối phức tạp. ( Nguồn: https://www.quanlynhanuoc.vn/) Yếu tố nào không phải là yếu tổ ảnh hưởng tới di dân từ nông thôn ra thành thị?
083eb23efd09488aadb2d3bd0a45d966
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Nhu cầu việc làm", "Cơ chế quản lý của nhà nước", "Nhu cầu thay đổi cuộc sống", "Tương đồng về lối sống" ] }
D
Dựa vào thông tin sau trả lời câu hỏi: Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 (từ 7-10-1947 đến 22-12-1947) là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương, nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của Việt Minh, lập ngụy quyền toàn quốc và đặt ách thống trị thực dân trên toàn bộ nước Việt Nam, đồng thời khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn đường liên lạc giữa Việt Nam và quốc tế. Ngày 10 tháng 9 năm 1947 khi đã có hơn 12 vạn quân viễn chinh, cao ủy Pháp Bô-la (Bollaert) tuyên bố không công nhận nước Việt Nam độc lập và đưa ra những quy định nhằm thiết lập lại chế độ thực dân kiểu cũ của Pháp ở Đông dương. Ngày 15 tháng 9 năm 1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Sửa soạn phá những cuộc tấn công lớn của địch” nhằm phá vỡ những mưu đồ của bọn thực dân. Ngày 17 tháng 9 năm 1947, Hội nghị quân sự lần thứ tư và sau mười ngày tiếp đó là Hội nghị quân sự lần thứ năm được triệu tập để thống nhất nhận định về âm mưu và hướng tiến công sắp tới của giặc Pháp, đề ra chủ trương tác chiến trong thu đông. Khắp nơi nổi lên khẩu hiệu: “Đập tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Quân và dân cả nước tích cực chuẩn bị phá cuộc tiến công mùa đông của địch. Phía Pháp do tướng Salăng vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến , tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá hoại kho tàng, xưởng máy, bao vây và khóa chặt biên giới, cố giành thắng lợi về quân sự để tập hợp lực lượng phản động lập chính phủ bù nhìn tay sai và hy vọng kết thúc chiến tranh. Theo kế hoạch ngày 7 tháng 10 năm 1947, thực dân Pháp huy động lực lượng mở cuộc hành quân lên Việt Bắc mang mật danh LEA và CLO, chia làm 3 cánh quân tiến lên Việt Bắc. Binh đoàn đường không của Xô-va-nhắc (Sauvagnac) chỉ huy, nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn. Đồng thời binh đoàn bộ binh của Bô-phơ-rê (Beaufré) chỉ huy, từ Lạng Sơn lên Cao Bằng rồi vòng về Bắc Cạn bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc. Binh đoàn hỗn hợp của Com-muy-nan (Commuanal) chỉ huy từ Hà Nội ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang đến Chiêm Hóa để đánh vào Đài Thị. Phía quân đội Việt Nam, ngày 8 tháng 10 năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi, bộ đội, quân dân du kích và toàn thể đồng bào ra sức tiêu diệt địch. Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “phải phá cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử quốc gia) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi, bộ đội, quân du kích và toàn thể đồng bào ra sức tiêu diệt địch khi nào?
2424593bba9af39b90ab71c4b6d35aea
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Ngày 8 tháng 10 năm 1947", "Ngày 9 tháng 10 năm 1947", "Ngày10 tháng 10 năm 1947", "Ngày 11 tháng 10 năm 1947" ] }
A
Dựa vào thông tin trong đoạn sau trả lời các câu hỏi: Nhân dân Việt Nam phải đóng nhiều thứ thuế, mua công trái... Trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được trên 184 triệu ph răng tiền công trái và 14 triệu ph rang tiền quyên góp; ngoài ra, hàng tram tấn lương thực và nông lâm sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí được đưa sang Pháp. Sự cướp bóc ráo riết của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam. Công nghiệp thuộc địa phải đỡ gánh đỡ những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh. Những mỏ đang khai thác nay được bỏ vốn thêm; một số công ty than mới xuất hiện như các công ty than Tuyên Quang (1915), Đông Triều (1916)... Chiến tranh làm cho hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm hẳn xuống, từ 107 triệu ph rang xuống còn 33 triệu phrăng năm 1918. Để giải quyết khó khăn trên, tư bản Pháp nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do, kiếm cho công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển. (SGK Lịch sử 11, trang 146) Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương là 33 triệu phrăng khi nào?
8dc2401c7d57315c6a7e608a50ec456a
{ "label": [ "A", "B", "C", "D" ], "text": [ "Năm 1915", "Năm 1916", "Năm 1917", "Năm 1918" ] }
D