word
stringlengths
1
26
part_of_speech
stringclasses
13 values
meaning
stringlengths
4
345
example
stringlengths
2
175
ăn chay
động từ
ăn loại thức ăn không có nguồn gốc động vật để tu hành, theo đạo Phật và một số tôn giáo khác: ăn chay niệm Phật * tháng ăn chay
ăn chay niệm Phật * tháng ăn chay
ăn chia
động từ
(Khẩu ngữ) chia phần (giữa những người, những bên cùng tham gia một công việc): ăn chia lợi nhuận
ăn chia lợi nhuận
ăn chặn
động từ
lợi dụng cương vị trung gian để lấy bớt phần của người khác: cai thầu ăn chặn tiền công của thợ
cai thầu ăn chặn tiền công của thợ
ăn chơi
động từ
tiêu khiển bằng các thú vui vật chất (nói khái quát): ăn chơi trác táng * "Dạo tìm khắp chợ thì quê, Giả danh hầu hạ, dạy nghề ăn chơi." (TKiều)
ăn chơi trác táng * "Dạo tìm khắp chợ thì quê, Giả danh hầu hạ, dạy nghề ăn chơi." (TKiều)
ăn chơi
tính từ
(khẩu ngữ) có dáng vẻ, phong cách của dân ăn chơi: bộ quần áo trông rất ăn chơi
bộ quần áo trông rất ăn chơi
ăn chực
động từ
ăn nhờ vào phần của người khác: ăn mày đòi xôi gấc, ăn chực đòi bánh chưng (tng)
ăn mày đòi xôi gấc, ăn chực đòi bánh chưng (tng)
ăn cướp
động từ
đoạt lấy bằng cách cướp: đồ ăn cướp! (tiếng chửi) * vừa ăn cướp vừa la làng (tng)
đồ ăn cướp! (tiếng chửi) * vừa ăn cướp vừa la làng (tng)
bêu nắng
động từ
(trẻ em) phơi đầu trần dưới nắng: mặt đỏ lựng vì bêu nắng
mặt đỏ lựng vì bêu nắng
bêu xấu
động từ
làm cho người nào đó phải thấy xấu hổ bằng lời nói hoặc việc làm của mình: mẹ chồng bêu xấu con dâu * bêu xấu nhau
mẹ chồng bêu xấu con dâu * bêu xấu nhau
bị
danh từ
đồ đựng thường đan bằng cói, có quai xách: bị cói * xách bị đi ăn mày
bị cói * xách bị đi ăn mày
bị
động từ
từ biểu thị chủ thể là đối tượng chịu sự tác động của việc không hay, không có lợi đối với mình: bị đòn * mảnh vườn bị tàn phá nặng
bị đòn * mảnh vườn bị tàn phá nặng
bị
danh từ
(Khẩu ngữ) bên bị (nói tắt): nguyên nói nguyên phải, bị nói bị hay (tng)
nguyên nói nguyên phải, bị nói bị hay (tng)
bhxh
danh từ
hình thức bảo hiểm cho người lao động mà đối tượng tham gia được hưởng những quyền lợi vật chất khi hết tuổi lao động hoặc khi không làm việc được vì ốm đau, sinh đẻ, bị tai nạn lao động: đóng bảo hiểm xã hội * hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội
đóng bảo hiểm xã hội * hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội
bêu riếu
động từ
nói ra, phơi bày chuyện xấu ra cho người ta chê cười: bêu riếu cha mẹ
bêu riếu cha mẹ
danh từ
cây cùng họ với bầu, mọc leo hay mọc bò, có nhiều loài, quả dùng làm thức ăn: quả bí * "Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn." (Cdao)
quả bí * "Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn." (Cdao)
tính từ
không thông, không thoát ra ngoài được: bí tiểu tiện * bí hơi * căn phòng rất bí
bí tiểu tiện * bí hơi * căn phòng rất bí
tính từ
ở vào thế gặp khó khăn mà không sao tìm được cách giải quyết: bị dồn vào thế bí * cờ đang bí nước * gỡ bí cho bạn
bị dồn vào thế bí * cờ đang bí nước * gỡ bí cho bạn
bhyt
danh từ
hình thức bảo hiểm mà đối tượng tham gia được hưởng các quyền lợi về chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh: thẻ bảo hiểm y tế
thẻ bảo hiểm y tế
bi
danh từ
viên cứng hình cầu, thường dùng trong trục quay của máy móc hoặc làm đồ chơi cho trẻ con: bi xe đạp * viên bi * chơi bắn bi
bi xe đạp * viên bi * chơi bắn bi
bi
tính từ
có những yếu tố gây thương cảm: có cả tính bi lẫn hài trong vở kịch
có cả tính bi lẫn hài trong vở kịch
bi
tính từ
(Khẩu ngữ) bi quan (nói tắt): tình cảnh rất bi * "Ấy đấy, tôi bi lắm. Cứ quan sát kỹ thì rất nản." (NCao; 8)
tình cảnh rất bi * "Ấy đấy, tôi bi lắm. Cứ quan sát kỹ thì rất nản." (NCao; 8)
danh từ
da của lợn, bò, v.v. dùng làm thức ăn: bì lợn * nem bì
bì lợn * nem bì
danh từ
mô bọc mặt ngoài cơ thể sinh vật.
gọt bì phật thủ * tước bì xoan
danh từ
lớp ngoài của vỏ ở một số cây, quả: gọt bì phật thủ * tước bì xoan
cân chưa trừ bì
động từ
sánh được, sánh có thể bằng được: khoẻ ít ai bì kịp * bì sao được với nó * "Bì sao bì phấn với vôi, Bì anh con một với tôi con đàn." (Cdao)
khoẻ ít ai bì kịp * bì sao được với nó * "Bì sao bì phấn với vôi, Bì anh con một với tôi con đàn." (Cdao)
tính từ
(da) dày và có vẻ nặng: mặt nặng da bì * "(...) thằng trưởng Khiếu, mặt lúc nào cũng bì ra những rượu." (THoài; 34)
mặt nặng da bì * "(...) thằng trưởng Khiếu, mặt lúc nào cũng bì ra những rượu." (THoài; 34)
bi a
danh từ
trò chơi dành cho hai người với 16 quả bóng, người chơi dùng gậy để đẩy bóng vào những lỗ khoét ở rìa một cái bàn lớn hình chữ nhật có lót dạ, bốn cạnh có gờ: chơi bi a * bàn bi a
chơi bi a * bàn bi a
bí ẩn
tính từ
có vẻ kín đáo, khó hiểu: nụ cười bí ẩn * cái nhìn đầy bí ẩn
nụ cười bí ẩn * cái nhìn đầy bí ẩn
bí ẩn
danh từ
cái gì, điều gì đó có phần kín đáo, khó hiểu: khám phá bí ẩn của tự nhiên
khám phá bí ẩn của tự nhiên
bí bách
tính từ
(khẩu ngữ) bí quá, không có lối thoát: hoàn cảnh bí bách
hoàn cảnh bí bách
bì bạch
tính từ
từ mô phỏng tiếng vỗ nhẹ vào vật mềm, không đều nhau, phát ra liên tiếp: vỗ đùi bì bạch
vỗ đùi bì bạch
bì bạch
tính từ
hoặc đg từ gợi tả dáng đi, chạy một cách chậm chạp, nặng nề: mấy con ngỗng bì bạch ở ngoài sân * chạy bì bạch
mấy con ngỗng bì bạch ở ngoài sân * chạy bì bạch
bi ai
tính từ
buồn thảm, làm não lòng người: tiếng khóc bi ai * "Sụt sùi nhiều đoạn bi ai, Bóng trăng lìa gió, lạc loài phương xa." (ca dao)
tiếng khóc bi ai * "Sụt sùi nhiều đoạn bi ai, Bóng trăng lìa gió, lạc loài phương xa." (ca dao)
bỉ bai
động từ
chê bai và khinh bỉ: buông lời bỉ bai
buông lời bỉ bai
bí bét
tính từ
ở tình trạng sút kém, bê trễ, đến mức đình đốn dai dẳng, không tiến lên được: công việc làm ăn bí bét * tình hình sản xuất bí bét
công việc làm ăn bí bét * tình hình sản xuất bí bét
bỉ báng
động từ
(cũ, hiếm) như phỉ báng: bị mọi người bỉ báng
bị mọi người bỉ báng
bi bô
động từ
(trẻ em) nói chưa sõi, lặp đi lặp lại một số âm chưa phân biệt rành rọt: bi bô tập nói * trẻ bi bô gọi mẹ
bi bô tập nói * trẻ bi bô gọi mẹ
bì bõm
động từ
từ mô phỏng tiếng lội hay tiếng đập nước nhẹ và liên tiếp: mái chèo khua bì bõm * lội bì bõm
mái chèo khua bì bõm * lội bì bõm
bì bì
tính từ
(khuôn mặt) dày lên, như bị sưng lên, trông nặng nề và khó coi: "Gượng đau, lạy trước đan trì, áo tươm tướp rách, mặt bì bì sưng." (NĐM)
"Gượng đau, lạy trước đan trì, áo tươm tướp rách, mặt bì bì sưng." (NĐM)
bi ca
danh từ
bài hát trữ tình thể hiện nỗi buồn thảm, xót thương: khúc bi ca
khúc bi ca
bĩ cực thái lai
null
(cũ) hết cái rủi ro, long đong thì đến cái may mắn, yên vui: "Mới hay bĩ cực thái lai, Còn trong trần luỵ biết ai công hầu." (PT)
"Mới hay bĩ cực thái lai, Còn trong trần luỵ biết ai công hầu." (PT)
bi cảm
động từ
(cũ) như thương cảm: động lòng bi cảm
động lòng bi cảm
bi đát
tính từ
rất đau thương: một số phận bi đát * tình cảnh bi đát
một số phận bi đát * tình cảnh bi đát
bí danh
danh từ
tên dùng thay cho tên thật (để giấu tên thật): gọi bằng bí danh * Tống Văn Sơ là bí danh của Nguyễn Ái Quốc
gọi bằng bí danh * Tống Văn Sơ là bí danh của Nguyễn Ái Quốc
bi đông
danh từ
đồ đựng bằng kim loại hoặc nhựa, miệng nhỏ, thân to và hơi dẹt, có nắp đậy bằng cách vặn, dùng đựng nước uống hoặc nói chung các chất lỏng để mang đi: một bi đông rượu * bi đông đựng nước
một bi đông rượu * bi đông đựng nước
bị gậy
danh từ
(khẩu ngữ) cái bị và cái gậy; dùng để chỉ cảnh đi ăn mày: bị gậy đi ăn mày * lâm vào cảnh bị gậy
bị gậy đi ăn mày * lâm vào cảnh bị gậy
bi hài kịch
danh từ
kịch vừa có nhân tố bi kịch vừa có nhân tố hài kịch, thường có kết cục tốt đẹp: trình diễn vở bi hài kịch
trình diễn vở bi hài kịch
bi hài kịch
danh từ
cảnh vừa đau thương, vừa buồn cười: thật là một bi hài kịch
thật là một bi hài kịch
bị động
tính từ
ở tình thế buộc phải hành động theo sự chi phối của người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài: rơi vào thế bị động * đối phó một cách bị động
rơi vào thế bị động * đối phó một cách bị động
bí hiểm
tính từ
có chứa những cái rất khó biết, khó dò ra được ở bên trong: rừng núi âm u bí hiểm * nụ cười đầy bí hiểm
rừng núi âm u bí hiểm * nụ cười đầy bí hiểm
bí hiểm
danh từ
cái gì, điều gì đó rất khó biết, khó dò ra được: khu rừng có nhiều bí hiểm
khu rừng có nhiều bí hiểm
bi kịch
danh từ
kịch có nội dung phản ánh cuộc xung đột gay gắt giữa nhân vật chính diện với hiện thực, có kết cục bi thảm: bi kịch cổ điển Pháp
bi kịch cổ điển Pháp
bi kịch
danh từ
cảnh éo le, trắc trở, đau thương: bi kịch trong gia đình
bi kịch trong gia đình
bi luỵ
tính từ
(văn chương) buồn rơi nước mắt; buồn thương một cách yếu đuối: tình cảm bi luỵ
tình cảm bi luỵ
bí mật
tính từ
được giữ kín trong phạm vi một số ít người, không để lộ cho người ngoài biết: điều ước bí mật * hầm bí mật * hoạt động bí mật
điều ước bí mật * hầm bí mật * hoạt động bí mật
bí mật
danh từ
điều cần giữ kín trong phạm vi một số ít người, không để lộ cho người ngoài biết: giữ bí mật quốc gia * lộ bí mật quân sự
giữ bí mật quốc gia * lộ bí mật quân sự
bí mật
danh từ
điều khó hiểu, chưa ai biết: khám phá bí mật của tự nhiên
khám phá bí mật của tự nhiên
bỉ ổi
tính từ
xấu xa, hèn hạ, đáng khinh: thủ đoạn bỉ ổi * bộ mặt bỉ ổi
thủ đoạn bỉ ổi * bộ mặt bỉ ổi
bi phẫn
null
đau thương và căm giận, uất ức đến cao độ: những ý nghĩ bi phẫn * cơn bi phẫn
những ý nghĩ bi phẫn * cơn bi phẫn
bí quyết
danh từ
phương pháp, cách thức đặc biệt hiệu nghiệm được giữ kín, ít người biết: bí quyết nghề nghiệp * bí quyết chinh phục nhân tâm
bí quyết nghề nghiệp * bí quyết chinh phục nhân tâm
bí rì
tính từ
(khẩu ngữ) rất bí, không sao tìm được lối thoát: công việc bí rì
công việc bí rì
bí số
danh từ
số dùng thay tên thật để giữ bí mật trong hoạt động tình báo gián điệp: điệp viên mang bí số T.6
điệp viên mang bí số T.6
bi quan
tính từ
có cách nhìn nặng nề về mặt tiêu cực, không tin tưởng ở sự phát triển theo hướng tốt, ở tương lai: thái độ bi quan * nhìn đời bằng cặp mắt bi quan
thái độ bi quan * nhìn đời bằng cặp mắt bi quan
bi quan
tính từ
(khẩu ngữ) (tình hình) khó cứu vãn, tuyệt vọng: tình thế rất bi quan
tình thế rất bi quan
bị sị
tính từ
(vẻ mặt) xịu xuống, lầm lì do có điều không vừa ý: mặt mày bị sị
mặt mày bị sị
bị thịt
danh từ
(thông tục) ví người to xác mà đần độn, chậm chạp: đồ bị thịt!
đồ bị thịt!
bí thư
danh từ
người được bầu ra để thay mặt ban chấp hành, lãnh đạo công việc hằng ngày (trong một số chính đảng hay đoàn thể): bầu bí thư chi bộ * bí thư thành đoàn * bí thư ban chấp hành trung ương
bầu bí thư chi bộ * bí thư thành đoàn * bí thư ban chấp hành trung ương
bi thảm
tính từ
rất đau thương, khiến ai cũng phải động lòng thương xót: cái chết bi thảm * câu chuyện bi thảm
cái chết bi thảm * câu chuyện bi thảm
bì thư
danh từ
(khẩu ngữ) phong bì: tem dán trên bì thư
tem dán trên bì thư
bi thương
tính từ
rất đỗi thương tâm: khúc hát bi thương * "Lên cao trông thức mây lồng, Lòng nào là chẳng động lòng bi thương." (CPN)
khúc hát bi thương * "Lên cao trông thức mây lồng, Lòng nào là chẳng động lòng bi thương." (CPN)
bí tỉ
phụ từ
(thông tục) (say rượu, bia) đến mức không còn biết gì nữa: nhậu một trận bí tỉ * say bí tỉ
nhậu một trận bí tỉ * say bí tỉ
bị thương
động từ
(cơ thể) không còn lành lặn, nguyên vẹn, do bị tác động từ bên ngoài: bị thương ở vai * bị thương nặng/nhẹ
bị thương ở vai *
bỉ tiện
tính từ
quê mùa và ngu dốt, ti tiện: giở trò bỉ tiện * đồ bỉ tiện! (tiếng chửi mắng)
giở trò bỉ tiện * đồ bỉ tiện! (tiếng chửi mắng)
bi tráng
tính từ
(văn chương) vừa có tính chất bi ai, vừa có tính chất hùng tráng: bài ca bi tráng
bài ca bi tráng
bị trị
động từ
(hiếm) (dân tộc, tầng lớp) bị thống trị, bị áp bức: dân tộc bị trị * lớp người bị trị
dân tộc bị trị * lớp người bị trị
bí truyền
tính từ
được bí mật truyền lại cho một số rất ít người: môn võ bí truyền * phương thuốc bí truyền
môn võ bí truyền * phương thuốc bí truyền
bia
danh từ
tấm đá lớn có khắc chữ để ghi lại việc người đời cần ghi nhớ hoặc để làm mộ chí: bia mộ * dựng bia kỉ niệm
bia mộ * dựng bia kỉ niệm
bia
danh từ
vật được làm mục tiêu để tập bắn hoặc thi bắn: ngắm bia để bắn * tập bắn bia ẩn hiện
ngắm bia để bắn * tập bắn bia ẩn hiện
bìa
danh từ
tờ giấy dày hoặc vật hình tấm thay cho tờ giấy đóng ngoài quyển sách, quyển vở: vở rách bìa * bìa sách làm bằng da
vở rách bìa * bìa sách làm bằng da
bìa
danh từ
phần ngoài cùng của cây gỗ được rọc để loại đi: tấm gỗ bìa * nhặt bìa gỗ về làm củi
tấm gỗ bìa * nhặt bìa gỗ về làm củi
bìa
danh từ
từ dùng để chỉ từng đơn vị miếng đậu phụ: mua ba bìa đậu
mua ba bìa đậu
bìa
danh từ
(phương ngữ) rìa, mép ngoài: nhà ở gần bìa rừng * bìa suối
nhà ở gần bìa rừng * bìa suối
bịa
động từ
nghĩ ra và nói y như thật điều không có trong thực tế: bịa cớ thoái thác * bịa chuyện để hại người
bịa cớ thoái thác * bịa chuyện để hại người
bịa đặt
động từ
bịa với mục đích xấu, thường gây hại đến người khác: bịa đặt chuyện ma quỷ * bịa đặt tin nhảm
bịa đặt chuyện ma quỷ * bịa đặt tin nhảm
bia bọt
null
(khẩu ngữ) bia để uống (nói chung): suốt ngày bia bọt, rượu chè
suốt ngày bia bọt, rượu chè
bia ôm
danh từ
(khẩu ngữ) hình thức uống bia có tiếp viên nữ ngồi bên phục vụ và chiều chuộng theo kiểu không đứng đắn, cốt thu được nhiều tiền: quán bia ôm
quán bia ôm
bích
danh từ
chi tiết máy có dạng vành, có mặt phẳng để ghép với mặt phẳng của vật khác cho kín khít bằng cách hàn lại hoặc chốt đinh ốc, v.v.: bích nối ống * mặt bích của khớp trục
bích nối ống * mặt bích của khớp trục
bích báo
danh từ
(cũ) báo tường: viết bích báo
viết bích báo
bia miệng
danh từ
tiếng xấu để lại, lưu truyền từ đời này sang đời khác: "Trăm năm bia đá cũng mòn, Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ." (ca dao)
"Trăm năm bia đá cũng mòn, Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ." (ca dao)
bịch
danh từ
đồ đựng bằng tre nứa, to hơn bồ, thường có hình trụ không đáy: bịch thóc * "Bởi anh chăm việc canh nông, Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài." (ca dao)
bịch thóc * "Bởi anh chăm việc canh nông, Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài." (ca dao)
bịch
danh từ
(phương ngữ) túi, bao có chứa đồ ở trong: bịch sữa * mua một bịch trái cây
bịch sữa * mua một bịch trái cây
bịch
động từ
(thông tục) đấm mạnh vào người: bịch mạnh vào ngực
bịch mạnh vào ngực
bịch
tính từ
từ mô phỏng tiếng phát ra như tiếng của vật nặng rơi mạnh xuống nền đất hoặc va chạm với vật mềm: ba lô rơi bịch xuống đất * giậm chân cái bịch
ba lô rơi bịch xuống đất * giậm chân cái bịch
biếc
tính từ
có màu xanh lam pha màu lục, nhìn thích mắt: chiếc lá biếc * "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ." (ca dao)
chiếc lá biếc * "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ." (ca dao)
biếm hoạ
danh từ
tranh châm biếm có tính chất gây cười: tranh biếm hoạ
tranh biếm hoạ
biến
động từ
thay đổi hoặc làm cho thay đổi từ trạng thái, hình thức này sang trạng thái, hình thức khác: mặt biến sắc * biến không thành có * "Hoàng hôn trên trảng đang đỏ rực biến dần sang sắc tím." (AĐức; 10)
mặt biến sắc * biến không thành có * "Hoàng hôn trên trảng đang đỏ rực biến dần sang sắc tím." (AĐức; 10)
biến
động từ
đột nhiên không còn thấy đâu nữa mà không để lại dấu vết gì: ông tiên biến mất * túi tiền biến đâu mất * bao giận hờn vụt biến hết
ông tiên biến mất * túi tiền biến đâu mất * bao giận hờn vụt biến hết
biến
danh từ
việc không hay bất ngờ xảy ra làm cho tình hình thay đổi đột ngột: đề phòng có biến * xảy ra biến lớn
đề phòng có biến * xảy ra biến lớn
biến
phụ từ
(Khẩu ngữ) từ biểu thị hành động diễn ra rất nhanh và không để lại dấu vết gì: quên biến mất * giấu biến đi
quên biến mất * giấu biến đi
biên
danh từ
phần sát cạnh của một bề mặt (như sân bóng, bàn cờ, tấm hàng dệt, v.v.): ăn con tốt biên * bóng đã ra ngoài biên dọc
ăn con tốt biên * bóng đã ra ngoài biên dọc