title
stringlengths
0
393
description
stringlengths
0
32.7k
content
stringlengths
0
778k
text
stringlengths
2
778k
url
stringlengths
0
202
Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về PCCC, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp đánh giá cao và kỳ vọng rất nhiều vào việc thực hiện Công điện mới của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy, qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ sớm sửa đổi các quy định về PCCC kịp thời, phù hợp với thực tiễn - Ảnh minh họa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 220/CĐ-TTg ngày 5/4/2023 chỉ đạo việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Công an, đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác PCCC, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trong PCCC, đồng thời kiềm chế và giảm được cả 3 tiêu chí về số vụ, thiệt hại về người và tài sản do các vụ cháy gây ra. Thủ tướng ban hành Công điện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng cháy, chữa cháyĐỌC NGAY Tuy nhiên, quá trình rà soát, kiểm tra vẫn phát hiện nhiều công trình, cơ sở chưa bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng chống cháy, nổ theo quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, buộc phải tạm dừng hoạt động, dẫn đến gián đoạn hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh. Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân - Ban IV (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho biết các doanh nghiệp đã báo cáo nhiều khó khăn thời gian qua do những quy định còn chồng chéo nhau. Một điển hình là quy chuẩn PCCC của Việt Nam tương đương những quốc gia phát triển như Anh, Mỹ với quy định sử dụng các vật liệu xây dựng chống cháy, trong đó có sơn chống cháy. Tuy nhiên, hiện tại trong danh mục những loại sơn được lưu hành tại Việt Nam lại không có các loại sơn chống cháy. Bên cạnh đó, trong khi một số công trình đang đầu tư theo quy định của văn bản cũ thì văn bản mới lại được ban hành, gây ảnh hưởng rất nhiều đến quy trình thẩm định và làm gián đoạn việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Để bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về PCCC, đồng thời phục vụ hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, trong Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương rà soát chính sách, pháp luật về PCCC để kịp thời sửa đổi, bổ sung ngay theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; đẩy mạnh cải cách, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với đó, phân loại cụ thể theo nhóm các công trình, cơ sở có khó khăn, vướng mắc trong việc khắc phục sau kiểm tra, rà soát; chủ động, kịp thời giải đáp, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể chi tiết các quy định và giải pháp để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân khắc phục tổng thể các vi phạm, thiếu sót về PCCC của công trình, cơ sở, phục vụ hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh (hoàn thành trước ngày 30/4/2023). Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về PCCC trong đầu tư xây dựng nhà và công trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; làm rõ nguyên nhân để có giải pháp bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền ngay những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh, đồng thời cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về PCCC (báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2023). Thủ tướng giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định rõ vai trò, trách nhiệm xử lý ngay những hạn chế, bất cập, cản trở trong quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn mình quản lý. Chỉ đạo có giải pháp cụ thể, chi tiết để xử lý dứt điểm những vi phạm trong đầu tư xây dựng theo thẩm quyền để khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC, phục vụ hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Công điện cũng yêu cầu tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về PCCC ngoài thẩm quyền giải quyết để kiến nghị Bộ Công an, Bộ Xây dựng hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết (gửi về Bộ Công an, Bộ Xây dựng trước ngày 20/4/2023). Về phản ứng của doanh nghiệp với thông tin này, bà Thuỷ cho biết các doanh nghiệp rất vui mừng trước chỉ đạo rất nhanh và quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay. Công tác nghiệm thu PCCC gần như là khâu cuối cùng trong việc phê duyệt dự án, giống như một "nút thắt cổ chai", nếu không được xử lý dứt điểm sẽ bị ách tắc và rất khó để các dự án đi vào hoạt động, kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp bày tỏ sự hoan nghênh khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời, sát sao nhằm tháo gỡ ngay những vướng mắc hiện nay. Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ sớm sửa đổi các quy định về PCCC kịp thời, phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, cần ban hành bộ tiêu chí hướng dẫn cụ thể, quy định tiêu chuẩn, chất lượng ngay từ khâu thiết kế, phê duyệt, đến nghiệm thu để các doanh nghiệp có cơ sở thực hiện. Các doanh nghiệp cũng đề xuất, khi siết chặt quản lý PCCC để bảo đảm an toàn tính mạng người dân, các cơ quan nên có lộ trình để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, sản xuất không bị đình trệ. Theo bà Thủy, không thể hạ quá thấp các quy chuẩn, tiêu chuẩn vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng, chẳng hạn như nguy cơ cao do cháy nổ. Tuy nhiên, khi ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng phải tính toán toàn diện để tạo thuận lợi nhất, không để các doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, kinh doanh. Bà Thuỷ cho rằng trước mắt, sẽ có một số việc cụ thể cần phải giải quyết. Đó là cần bóc tách các cơ sở kinh doanh theo nhóm (ví dụ như các cơ sở kinh doanh xây dựng theo quy chuẩn cũ nhưng lại bị kiểm tra, nghiệm thu theo quy định mới ban hành). Các nhóm sẽ được phân chia theo mức độ ưu tiên, nhóm cần giải quyết gấp và nhóm cần có thời gian để giải quyết. Với mỗi nhóm, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, trước hết, các cơ sở kinh doanh phải có ý thức và tuân thủ các quy định PCCC. Như vậy những chỉ đạo, tháo gỡ từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các ngành chức năng mới có ý nghĩa. Hồng Vân
Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về PCCC, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Doanh nghiệp đánh giá cao và kỳ vọng rất nhiều vào việc thực hiện Công điện mới của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy, qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động kinh doanh. Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ sớm sửa đổi các quy định về PCCC kịp thời, phù hợp với thực tiễn - Ảnh minh họa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 220/CĐ-TTg ngày 5/4/2023 chỉ đạo việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Công an, đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác PCCC, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trong PCCC, đồng thời kiềm chế và giảm được cả 3 tiêu chí về số vụ, thiệt hại về người và tài sản do các vụ cháy gây ra. Thủ tướng ban hành Công điện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng cháy, chữa cháyĐỌC NGAY Tuy nhiên, quá trình rà soát, kiểm tra vẫn phát hiện nhiều công trình, cơ sở chưa bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng chống cháy, nổ theo quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, buộc phải tạm dừng hoạt động, dẫn đến gián đoạn hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh. Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân - Ban IV (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho biết các doanh nghiệp đã báo cáo nhiều khó khăn thời gian qua do những quy định còn chồng chéo nhau. Một điển hình là quy chuẩn PCCC của Việt Nam tương đương những quốc gia phát triển như Anh, Mỹ với quy định sử dụng các vật liệu xây dựng chống cháy, trong đó có sơn chống cháy. Tuy nhiên, hiện tại trong danh mục những loại sơn được lưu hành tại Việt Nam lại không có các loại sơn chống cháy. Bên cạnh đó, trong khi một số công trình đang đầu tư theo quy định của văn bản cũ thì văn bản mới lại được ban hành, gây ảnh hưởng rất nhiều đến quy trình thẩm định và làm gián đoạn việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Để bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về PCCC, đồng thời phục vụ hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, trong Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương rà soát chính sách, pháp luật về PCCC để kịp thời sửa đổi, bổ sung ngay theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; đẩy mạnh cải cách, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với đó, phân loại cụ thể theo nhóm các công trình, cơ sở có khó khăn, vướng mắc trong việc khắc phục sau kiểm tra, rà soát; chủ động, kịp thời giải đáp, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể chi tiết các quy định và giải pháp để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân khắc phục tổng thể các vi phạm, thiếu sót về PCCC của công trình, cơ sở, phục vụ hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh (hoàn thành trước ngày 30/4/2023). Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về PCCC trong đầu tư xây dựng nhà và công trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; làm rõ nguyên nhân để có giải pháp bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền ngay những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh, đồng thời cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về PCCC (báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2023). Thủ tướng giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định rõ vai trò, trách nhiệm xử lý ngay những hạn chế, bất cập, cản trở trong quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn mình quản lý. Chỉ đạo có giải pháp cụ thể, chi tiết để xử lý dứt điểm những vi phạm trong đầu tư xây dựng theo thẩm quyền để khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC, phục vụ hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Công điện cũng yêu cầu tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về PCCC ngoài thẩm quyền giải quyết để kiến nghị Bộ Công an, Bộ Xây dựng hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết (gửi về Bộ Công an, Bộ Xây dựng trước ngày 20/4/2023). Về phản ứng của doanh nghiệp với thông tin này, bà Thuỷ cho biết các doanh nghiệp rất vui mừng trước chỉ đạo rất nhanh và quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay. Công tác nghiệm thu PCCC gần như là khâu cuối cùng trong việc phê duyệt dự án, giống như một "nút thắt cổ chai", nếu không được xử lý dứt điểm sẽ bị ách tắc và rất khó để các dự án đi vào hoạt động, kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp bày tỏ sự hoan nghênh khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời, sát sao nhằm tháo gỡ ngay những vướng mắc hiện nay. Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ sớm sửa đổi các quy định về PCCC kịp thời, phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, cần ban hành bộ tiêu chí hướng dẫn cụ thể, quy định tiêu chuẩn, chất lượng ngay từ khâu thiết kế, phê duyệt, đến nghiệm thu để các doanh nghiệp có cơ sở thực hiện. Các doanh nghiệp cũng đề xuất, khi siết chặt quản lý PCCC để bảo đảm an toàn tính mạng người dân, các cơ quan nên có lộ trình để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, sản xuất không bị đình trệ. Theo bà Thủy, không thể hạ quá thấp các quy chuẩn, tiêu chuẩn vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng, chẳng hạn như nguy cơ cao do cháy nổ. Tuy nhiên, khi ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng phải tính toán toàn diện để tạo thuận lợi nhất, không để các doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, kinh doanh. Bà Thuỷ cho rằng trước mắt, sẽ có một số việc cụ thể cần phải giải quyết. Đó là cần bóc tách các cơ sở kinh doanh theo nhóm (ví dụ như các cơ sở kinh doanh xây dựng theo quy chuẩn cũ nhưng lại bị kiểm tra, nghiệm thu theo quy định mới ban hành). Các nhóm sẽ được phân chia theo mức độ ưu tiên, nhóm cần giải quyết gấp và nhóm cần có thời gian để giải quyết. Với mỗi nhóm, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, trước hết, các cơ sở kinh doanh phải có ý thức và tuân thủ các quy định PCCC. Như vậy những chỉ đạo, tháo gỡ từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các ngành chức năng mới có ý nghĩa. Hồng Vân
Cao điểm thanh niên tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới
Hôm nay (23/7), Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh lần III năm 2023 diễn ra đồng loạt ở các cấp bộ Đoàn và ở tất cả các cơ sở Đoàn trên phạm vi toàn quốc.
Lễ ra quân Ngày cao điểm chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh tại Ninh Bình. Ảnh: VGP/DA Ở cấp Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức điểm Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh cấp Trung ương tại 5 tỉnh: Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Bình, Bến Tre, Kiên Giang vào ngày 23/7/2023. Tại Ninh Bình, dự và phát biểu ra quân Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh, đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn nhấn mạnh, Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh đồng loạt trên toàn quốc sẽ tiếp tục là cơ hội cho tuổi trẻ khẳng định quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết trong xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh. Đồng chí Ngô Văn Cương cho biết, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tin tưởng Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh lần III, năm 2023 trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè năm nay sẽ phát huy sức trẻ, tạo sự lan tỏa ra thanh niên cả nước. Mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi cả nước hãy bằng những việc làm thiết thực, chung sức đồng lòng, với nỗ lực và quyết tâm cao nhất để kết quả của Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023 thực sự trở thành điểm nhấn trong xã hội. Trong những năm qua, Ngày cao điểm chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh do Trung ương Đoàn phát động đã và đang được triển khai rộng khắp, thu hút đông đảo thanh niên và nhân dân tham gia; đã có những tác động thiết thực, huy động nguồn lực xã hội lớn, làm mới hàng nghìn km đường nông thôn, thắp sáng đường thôn bản, xây mới hàng nghìn cây cầu dân sinh, nhà văn hóa thôn; thành lập mới các hợp tác xã thanh niên, trồng hoa, cây xanh ở hàng vạn tuyến đường. Nhiều mô hình đã lan tỏa rộng khắp như: Con đường bích họa, Thắp sáng đường quê, Tuyến đường kiểu mẫu, Giữ sạch cánh đồng quê hương, Đội tuyên truyền bảo vệ môi trường cấp xã, Làng xã xanh - sạch - đẹp, Tuyến đường thanh niên tự quản, Ngày thứ 7 tình nguyện, Ngày Chủ nhật xanh,... đã góp phần rất lớn vào thành tựu xây dựng nông thôn mới của đất nước. Các y bác sĩ trẻ khám chữa bệnh tình nguyện cho người dân. Ảnh: VGP/DA Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Chủ nhật xanh lần III năm 2023 định hướng các cấp bộ Đoàn vào các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới; giảm tỉ lệ hộ thanh niên nghèo, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; tham gia xây dựng, tu bổ cầu và đường tại nông thôn, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa; xây dựng các mô hình kinh tế của thanh niên, các mô hình liên kết, hợp tác phát triển kinh tế của thanh niên; hỗ trợ thanh niên nông thôn trong học nghề, giới thiệu việc làm; hỗ trợ thanh niên nông thôn vốn vay phát triển sản xuất; tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn; tham gia giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn; xây dựng các mô hình, đội hình thanh niên tham gia bảo vệ môi trường... Đây là những vấn đề trọng yếu trong bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Diệp Anh Tham khảo thêmLan tỏa 'Ngày Chủ nhật xanh - sạch - sáng' tại Thừa Thiên HuếTham khảo thêm500 tình nguyện viên tham gia “Ngày Chủ nhật Xanh”
Cao điểm thanh niên tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới Hôm nay (23/7), Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh lần III năm 2023 diễn ra đồng loạt ở các cấp bộ Đoàn và ở tất cả các cơ sở Đoàn trên phạm vi toàn quốc. Lễ ra quân Ngày cao điểm chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh tại Ninh Bình. Ảnh: VGP/DA Ở cấp Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức điểm Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh cấp Trung ương tại 5 tỉnh: Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Bình, Bến Tre, Kiên Giang vào ngày 23/7/2023. Tại Ninh Bình, dự và phát biểu ra quân Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh, đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn nhấn mạnh, Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh đồng loạt trên toàn quốc sẽ tiếp tục là cơ hội cho tuổi trẻ khẳng định quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết trong xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh. Đồng chí Ngô Văn Cương cho biết, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tin tưởng Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh lần III, năm 2023 trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè năm nay sẽ phát huy sức trẻ, tạo sự lan tỏa ra thanh niên cả nước. Mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi cả nước hãy bằng những việc làm thiết thực, chung sức đồng lòng, với nỗ lực và quyết tâm cao nhất để kết quả của Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023 thực sự trở thành điểm nhấn trong xã hội. Trong những năm qua, Ngày cao điểm chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh do Trung ương Đoàn phát động đã và đang được triển khai rộng khắp, thu hút đông đảo thanh niên và nhân dân tham gia; đã có những tác động thiết thực, huy động nguồn lực xã hội lớn, làm mới hàng nghìn km đường nông thôn, thắp sáng đường thôn bản, xây mới hàng nghìn cây cầu dân sinh, nhà văn hóa thôn; thành lập mới các hợp tác xã thanh niên, trồng hoa, cây xanh ở hàng vạn tuyến đường. Nhiều mô hình đã lan tỏa rộng khắp như: Con đường bích họa, Thắp sáng đường quê, Tuyến đường kiểu mẫu, Giữ sạch cánh đồng quê hương, Đội tuyên truyền bảo vệ môi trường cấp xã, Làng xã xanh - sạch - đẹp, Tuyến đường thanh niên tự quản, Ngày thứ 7 tình nguyện, Ngày Chủ nhật xanh,... đã góp phần rất lớn vào thành tựu xây dựng nông thôn mới của đất nước. Các y bác sĩ trẻ khám chữa bệnh tình nguyện cho người dân. Ảnh: VGP/DA Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Chủ nhật xanh lần III năm 2023 định hướng các cấp bộ Đoàn vào các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới; giảm tỉ lệ hộ thanh niên nghèo, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; tham gia xây dựng, tu bổ cầu và đường tại nông thôn, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa; xây dựng các mô hình kinh tế của thanh niên, các mô hình liên kết, hợp tác phát triển kinh tế của thanh niên; hỗ trợ thanh niên nông thôn trong học nghề, giới thiệu việc làm; hỗ trợ thanh niên nông thôn vốn vay phát triển sản xuất; tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn; tham gia giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn; xây dựng các mô hình, đội hình thanh niên tham gia bảo vệ môi trường... Đây là những vấn đề trọng yếu trong bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Diệp Anh Tham khảo thêmLan tỏa 'Ngày Chủ nhật xanh - sạch - sáng' tại Thừa Thiên HuếTham khảo thêm500 tình nguyện viên tham gia “Ngày Chủ nhật Xanh”
Ngày đầu đấu giá 11 biển số ô tô, thu về hơn 82 tỷ đồng
Chiều nay, biển số 51K-888.88 đã của TPHCM đã thuộc về người trả giá 32,34 tỷ đồng, trước đó biển số 30K-555.55 của Hà Nội được đấu giá với mức 14,12 tỷ đồng.
Biển số "siêu vip" 51K-888.88 của TPHCM đã thu về số tiền 32,34 tỷ đồng cho ngân sách - Ảnh: VGP Phiên đấu giá biển 51K-888.88 được đánh giá là sôi động nhất chiều 15/9 khi có nhiều bước giá. Chưa đầy 10 phút, biển này đã chạm mốc 10 tỷ đồng, sau đó liên tục nhảy vọt với nhiều bước giá. Còn khoảng 10 phút cuối, mức tiền lên hơn 24 tỷ đồng. Những phút cuối cùng, bước giá liên tục tăng vọt và chốt cuối phiên với mức giá hơn 32 tỷ đồng. Trong phiên chiều nay, lúc 15h30, biển số 51K-888.88 được trả 21,8 tỷ đồng. 15 phút sau, khép lại phần đấu giá biển này, 51K-888.88 được công bố thuộc về người trả đấu giá 32,34 tỷ đồng. Kết thúc hôm nay, biển số 99A-666.66 thuộc về người trả giá cao nhất 4,27 tỷ đồng; 36A-999.99 có mức trúng đấu giá 7,47 tỷ đồng; 47A-599.99 giá 1,37 tỷ đồng và 43A-799.99 giá 1,16 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc phiên đấu giá hôm nay, ngân sách đã thu được 82,32 tỷ đồng từ việc đấu giá 11 biển số ô tô. LS Tham khảo thêmĐấu giá biển số xe: Hơn 18 tỷ đồng cho 2 biển số xe ngũ quý 555.55Tham khảo thêmCác cuộc đấu giá biển số xe sẽ được giám sát chặt chẽTham khảo thêmChính phủ ban hành Nghị định về thí điểm đấu giá biển số xe ô tôTham khảo thêmĐấu giá biển số xe: Minh bạch, công khai, có mức giá khởi điểm chung
Ngày đầu đấu giá 11 biển số ô tô, thu về hơn 82 tỷ đồng Chiều nay, biển số 51K-888.88 đã của TPHCM đã thuộc về người trả giá 32,34 tỷ đồng, trước đó biển số 30K-555.55 của Hà Nội được đấu giá với mức 14,12 tỷ đồng. Biển số "siêu vip" 51K-888.88 của TPHCM đã thu về số tiền 32,34 tỷ đồng cho ngân sách - Ảnh: VGP Phiên đấu giá biển 51K-888.88 được đánh giá là sôi động nhất chiều 15/9 khi có nhiều bước giá. Chưa đầy 10 phút, biển này đã chạm mốc 10 tỷ đồng, sau đó liên tục nhảy vọt với nhiều bước giá. Còn khoảng 10 phút cuối, mức tiền lên hơn 24 tỷ đồng. Những phút cuối cùng, bước giá liên tục tăng vọt và chốt cuối phiên với mức giá hơn 32 tỷ đồng. Trong phiên chiều nay, lúc 15h30, biển số 51K-888.88 được trả 21,8 tỷ đồng. 15 phút sau, khép lại phần đấu giá biển này, 51K-888.88 được công bố thuộc về người trả đấu giá 32,34 tỷ đồng. Kết thúc hôm nay, biển số 99A-666.66 thuộc về người trả giá cao nhất 4,27 tỷ đồng; 36A-999.99 có mức trúng đấu giá 7,47 tỷ đồng; 47A-599.99 giá 1,37 tỷ đồng và 43A-799.99 giá 1,16 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc phiên đấu giá hôm nay, ngân sách đã thu được 82,32 tỷ đồng từ việc đấu giá 11 biển số ô tô. LS Tham khảo thêmĐấu giá biển số xe: Hơn 18 tỷ đồng cho 2 biển số xe ngũ quý 555.55Tham khảo thêmCác cuộc đấu giá biển số xe sẽ được giám sát chặt chẽTham khảo thêmChính phủ ban hành Nghị định về thí điểm đấu giá biển số xe ô tôTham khảo thêmĐấu giá biển số xe: Minh bạch, công khai, có mức giá khởi điểm chung
Cử tri ủng hộ mở rộng thị trấn Thiệu Hóa, thành lập thị trấn Hậu Hiền, Thiệu Hóa, Thanh Hóa
Đề án nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa đã được đa số cử tri ủng hộ.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Oct 27 2023 17:01:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Oct 27 2023 17:01:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 22 2023 17:08:03 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Một góc thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND huyện Thiệu Hóa đã xây dựng kế hoạch lấy ý kiến cử tri; thành lập các tổ công tác; thông tin, tuyên truyền, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác lấy ý kiến cử tri cho cán bộ, công chức của các xã, thị trấn, các thôn, tiểu khu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức lấy ý kiến cử tri. Ngày 24/9/2023, thị trấn Thiệu Hóa và các xã: Thiệu Phú, Minh Tâm đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri. Theo đó, phương án nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền đều được cử tri đồng thuận, thống nhất cao. Tỷ lệ cử tri tham gia ý kiến đạt 100%; tỷ lệ cử tri đồng ý với phương án nhập xã, thành lập thị trấn đạt từ 98,56% trở lên. Đề án, phương án, kết quả lấy ý kiến cử tri đã được trình đến Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn và Hội đồng nhân dân huyện Thiệu Hóa thảo luận, biểu quyết tán thành chủ trương nhập xã, thành lập thị trấn đạt 100% so với số đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự. Ngày 29/9/2023, tại Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thống nhất, quyết nghị tán thành chủ trương nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa (Nghị quyết số 444/NQ-HĐND ngày 29/9/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa). Theo Đề án, nhập toàn bộ 6,53 km2 diện tích tự nhiên, 9.175 người của xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa. Sau khi nhập, thị trấn Thiệu Hóa có 17,21 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 28.352 người. Địa giới hành chính thị trấn Thiệu Hóa: Phía Đông giáp các xã: Thiệu Nguyên, Tân Châu, Thiệu Duy; phía Tây giáp các xã: Thiệu Phúc, Thiệu Vận; phía Nam giáp xã Thiệu Trung và huyện Đông Sơn; phía Bắc giáp các xã: Thiệu Long, Thiệu Công. Thành lập thị trấn Hậu Hiền trên cơ sở toàn bộ 10,41 km2 diện tích tự nhiên, 12.061 người của xã Minh Tâm. Sau khi thành lập, thị trấn Hậu Hiền có 10,41 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.061 người. Địa giới hành chính thị trấn Hậu Hiền: Phía Đông giáp các xã Thiệu Phúc, Thiệu Vận và Thiệu Viên; phía Tây giáp các xã Thiệu Chính, Thiệu Hòa và Thiệu Toán; phía Nam giáp huyện Triệu Sơn; phía Phía Bắc giáp xã Thiệu Tiến và xã Thiệu Vũ. Sau khi nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền; huyện Thiệu Hóa có 24 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 02 thị trấn: Thiệu Hóa, Hậu Hiền và 22 xã: Tân Châu, Thiệu Chính, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Hợp, Thiệu Long, Thiệu Lý, Thiệu Ngọc, Thiệu Nguyên, Thiệu Phúc, Thiệu Quang, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Trung, Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Vũ. Mời bạn đọc xem Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri và kết quả biểu quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện đối với việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa: Báo cáo Tuệ Văn Tham khảo thêmCác thành viên Chính phủ thể hiện trách nhiệm cao trước cử triTham khảo thêmCử tri ủng hộ thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình DươngTham khảo thêmĐông đảo cử tri ủng hộ thành lập thị trấn Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cử tri ủng hộ mở rộng thị trấn Thiệu Hóa, thành lập thị trấn Hậu Hiền, Thiệu Hóa, Thanh Hóa Đề án nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa đã được đa số cử tri ủng hộ. bonewsrelation eonewsrelation Fri Oct 27 2023 17:01:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Oct 27 2023 17:01:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 22 2023 17:08:03 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Một góc thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND huyện Thiệu Hóa đã xây dựng kế hoạch lấy ý kiến cử tri; thành lập các tổ công tác; thông tin, tuyên truyền, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác lấy ý kiến cử tri cho cán bộ, công chức của các xã, thị trấn, các thôn, tiểu khu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức lấy ý kiến cử tri. Ngày 24/9/2023, thị trấn Thiệu Hóa và các xã: Thiệu Phú, Minh Tâm đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri. Theo đó, phương án nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền đều được cử tri đồng thuận, thống nhất cao. Tỷ lệ cử tri tham gia ý kiến đạt 100%; tỷ lệ cử tri đồng ý với phương án nhập xã, thành lập thị trấn đạt từ 98,56% trở lên. Đề án, phương án, kết quả lấy ý kiến cử tri đã được trình đến Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn và Hội đồng nhân dân huyện Thiệu Hóa thảo luận, biểu quyết tán thành chủ trương nhập xã, thành lập thị trấn đạt 100% so với số đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự. Ngày 29/9/2023, tại Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thống nhất, quyết nghị tán thành chủ trương nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa (Nghị quyết số 444/NQ-HĐND ngày 29/9/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa). Theo Đề án, nhập toàn bộ 6,53 km2 diện tích tự nhiên, 9.175 người của xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa. Sau khi nhập, thị trấn Thiệu Hóa có 17,21 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 28.352 người. Địa giới hành chính thị trấn Thiệu Hóa: Phía Đông giáp các xã: Thiệu Nguyên, Tân Châu, Thiệu Duy; phía Tây giáp các xã: Thiệu Phúc, Thiệu Vận; phía Nam giáp xã Thiệu Trung và huyện Đông Sơn; phía Bắc giáp các xã: Thiệu Long, Thiệu Công. Thành lập thị trấn Hậu Hiền trên cơ sở toàn bộ 10,41 km2 diện tích tự nhiên, 12.061 người của xã Minh Tâm. Sau khi thành lập, thị trấn Hậu Hiền có 10,41 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.061 người. Địa giới hành chính thị trấn Hậu Hiền: Phía Đông giáp các xã Thiệu Phúc, Thiệu Vận và Thiệu Viên; phía Tây giáp các xã Thiệu Chính, Thiệu Hòa và Thiệu Toán; phía Nam giáp huyện Triệu Sơn; phía Phía Bắc giáp xã Thiệu Tiến và xã Thiệu Vũ. Sau khi nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền; huyện Thiệu Hóa có 24 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 02 thị trấn: Thiệu Hóa, Hậu Hiền và 22 xã: Tân Châu, Thiệu Chính, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Hợp, Thiệu Long, Thiệu Lý, Thiệu Ngọc, Thiệu Nguyên, Thiệu Phúc, Thiệu Quang, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Trung, Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Vũ. Mời bạn đọc xem Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri và kết quả biểu quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện đối với việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa: Báo cáo Tuệ Văn Tham khảo thêmCác thành viên Chính phủ thể hiện trách nhiệm cao trước cử triTham khảo thêmCử tri ủng hộ thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình DươngTham khảo thêmĐông đảo cử tri ủng hộ thành lập thị trấn Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Khẩn trương triển khai bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy, đồng thời triển khai đơn thuốc điện tử.
Bộ trưởng Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh khẩn trương triển khai bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy - Ảnh: VGP/Chí Hùng Liên quan đến vấn đề đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tại các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, chuyển đổi số là một nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, trong đó người đứng đầu giữ vai trò quyết định. Trong đó, toàn ngành phải đẩy mạnh thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt. Các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy; triển khai đơn thuốc điện tử theo Thông tư 27/2021/TT-BYT và Thông tư 04/2022/TT-BYT; triển khai đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến; chú trọng các giải pháp hỗ trợ người dân, người bệnh, sử dụng thẻ căn cước công dân gắp chip, nhận dạng sinh trắc học khi đăng ký và trong quá trình khám, chữa bệnh. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành y phải ưu tiên kinh phí cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; dành tối thiểu 1% các nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị để chi cho ứng dụng công nghệ thông tin. Liên quan đến triển khai bệnh án điện tử, theo Thông tư 46/2018/TT-BYT, đến hết năm 2023, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện hạng I trở lên phải triển khai bệnh án điện tử; từ năm 2024-2028, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Người dân được gì từ bệnh án điện tử? 26/03/2021 09:15Khi nào quản lý được việc bán thuốc theo đơn? 04/07/2023 16:11Thay đổi lộ trình thực hiện kê đơn thuốc điện tử 14/07/2022 18:03 Tuy nhiên, trong dự thảo mới đây đang lấy ý kiến của các cá nhân, tổ chức, Bộ Y tế đề xuất, đến hết năm 2025, tất cả bệnh viện trên cả nước phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.300 cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước, trong đó có khoảng 135 bệnh viện hạng I trở lên. Theo dữ liệu cải cách hành chính từ website Bộ Y tế, đến giữa tháng 8, cả nước có mới chỉ 50 cơ sở y tế (gồm cả công lập và tư nhân) chính thức công bố chuyển từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử. Hiền Minh
Khẩn trương triển khai bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy, đồng thời triển khai đơn thuốc điện tử. Bộ trưởng Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh khẩn trương triển khai bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy - Ảnh: VGP/Chí Hùng Liên quan đến vấn đề đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tại các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, chuyển đổi số là một nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, trong đó người đứng đầu giữ vai trò quyết định. Trong đó, toàn ngành phải đẩy mạnh thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt. Các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy; triển khai đơn thuốc điện tử theo Thông tư 27/2021/TT-BYT và Thông tư 04/2022/TT-BYT; triển khai đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến; chú trọng các giải pháp hỗ trợ người dân, người bệnh, sử dụng thẻ căn cước công dân gắp chip, nhận dạng sinh trắc học khi đăng ký và trong quá trình khám, chữa bệnh. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành y phải ưu tiên kinh phí cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; dành tối thiểu 1% các nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị để chi cho ứng dụng công nghệ thông tin. Liên quan đến triển khai bệnh án điện tử, theo Thông tư 46/2018/TT-BYT, đến hết năm 2023, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện hạng I trở lên phải triển khai bệnh án điện tử; từ năm 2024-2028, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Người dân được gì từ bệnh án điện tử? 26/03/2021 09:15Khi nào quản lý được việc bán thuốc theo đơn? 04/07/2023 16:11Thay đổi lộ trình thực hiện kê đơn thuốc điện tử 14/07/2022 18:03 Tuy nhiên, trong dự thảo mới đây đang lấy ý kiến của các cá nhân, tổ chức, Bộ Y tế đề xuất, đến hết năm 2025, tất cả bệnh viện trên cả nước phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.300 cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước, trong đó có khoảng 135 bệnh viện hạng I trở lên. Theo dữ liệu cải cách hành chính từ website Bộ Y tế, đến giữa tháng 8, cả nước có mới chỉ 50 cơ sở y tế (gồm cả công lập và tư nhân) chính thức công bố chuyển từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử. Hiền Minh
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 1690/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
bonewsrelation eonewsrelation Wed Dec 27 2023 17:01:09 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Dec 27 2023 17:01:09 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Dec 27 2023 17:09:18 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số. Kiện toàn bộ máy trên nguyên tắc không làm tăng biên chế Quan điểm của Đề án là kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số trên nguyên tắc không làm tăng biên chế cán bộ, công chức; không làm tăng tổ chức, bộ máy của cơ quan nhà nước theo yêu cầu của Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/2/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thành Mạng lưới chuyển đổi số rộng khắp từ trung ương đến cơ sở có sự tham gia của cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân nhằm huy động tối đa các nguồn lực xã hội, thu hút toàn dân tham gia chuyển đổi số quốc gia (Mạng lưới chuyển đổi số). 100% các cơ quan, địa phương được kiện toàn bộ phận thực hiện chuyển đổi số Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, 100% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiện toàn tổ chức bộ máy của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin để tăng cường thực hiện nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số. 100% đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tăng cường bố trí biên chế từ nguồn biên chế được giao của cơ quan đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số. 100% cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chú trọng bố trí bộ phận hoặc đầu mối thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị. 100% các tổ chức, cá nhân trong Mạng lưới chuyển đổi số được tiếp cận và sử dụng các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng thống nhất toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số. Đến năm 2030, mạng lưới chuyển đổi số được hình thành, hoạt động hiệu quả, gắn kết chặt chẽ, phối hợp đồng bộ trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số quốc gia. 100% đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương hằng năm được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm. 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu Đề án đưa ra 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: 1- Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số ở trung ương và địa phương theo quy định tại Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân công, phân cấp phù hợp, cụ thể giữa các cơ quan trung ương và giữa trung ương với địa phương, xác định rõ nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì triển khai; nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì, thuê ngoài dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp; nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì, huy động sự tham gia của xã hội để triển khai. 2- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương. 3- Xây dựng, phát triển, phổ biến các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng thống nhất toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, bao gồm các nền tảng số và bộ công cụ: bồi dưỡng, tập huấn; tuyên truyền, phổ biến; quản lý dự án; khảo sát, thu thập ý kiến; đo lường, giám sát trực tuyến; tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý tri thức; trợ lý ảo; an toàn thông tin mạng. 4- Nâng cao vai trò tham mưu, tư vấn, điều phối của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ban Chỉ đạo) 5- Phát triển lực lượng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật cho đội ngũ nhân lực chuyển đổi số. 6- Thiết lập và đẩy mạnh hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số từ trung ương đến cơ sở. 7- Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của Đề án, của Mạng lưới chuyển đổi số, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong thực hiện chuyển đổi số và các nội dung của Đề án. Vũ Phương Nhi Tham khảo thêmBộ Ngoại giao gắn tổ chức sắp xếp bộ máy với đẩy mạnh chuyển đổi sốTham khảo thêmVietinBank cùng doanh nghiệp bứt tốc trong cuộc đua chuyển đổi sốTham khảo thêmThủ tướng: Đề án 06 là một trong những 'điểm sáng' của chuyển đổi số trong 2 năm quaTham khảo thêmChuyển đổi số sẽ giúp nâng cao năng lực bộ máy khi tinh giản biên chếTham khảo thêmĐể người dân hiểu được lợi ích của cải cách hành chính và chuyển đổi sốTham khảo thêmBà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao chất lượng cuộc sống người dânTham khảo thêmSở TN&MT Kiên Giang đẩy mạng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong phục vụ nhân dânTham khảo thêmKaopiz Holdings và Tập đoàn Hammock ký ghi nhớ hợp tác đầu tư thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam – Nhật BảnTham khảo thêmTuần lễ chuyển đổi số - Huế 2023: Kiến tạo dữ liệu số, thúc đẩy liên kết vùngTham khảo thêmChuyển đổi số và cơ hội vượt lên từ đổi mới sáng tạo không ngừng
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 1690/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. bonewsrelation eonewsrelation Wed Dec 27 2023 17:01:09 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Dec 27 2023 17:01:09 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Dec 27 2023 17:09:18 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số. Kiện toàn bộ máy trên nguyên tắc không làm tăng biên chế Quan điểm của Đề án là kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số trên nguyên tắc không làm tăng biên chế cán bộ, công chức; không làm tăng tổ chức, bộ máy của cơ quan nhà nước theo yêu cầu của Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/2/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thành Mạng lưới chuyển đổi số rộng khắp từ trung ương đến cơ sở có sự tham gia của cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân nhằm huy động tối đa các nguồn lực xã hội, thu hút toàn dân tham gia chuyển đổi số quốc gia (Mạng lưới chuyển đổi số). 100% các cơ quan, địa phương được kiện toàn bộ phận thực hiện chuyển đổi số Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, 100% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiện toàn tổ chức bộ máy của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin để tăng cường thực hiện nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số. 100% đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tăng cường bố trí biên chế từ nguồn biên chế được giao của cơ quan đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số. 100% cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chú trọng bố trí bộ phận hoặc đầu mối thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị. 100% các tổ chức, cá nhân trong Mạng lưới chuyển đổi số được tiếp cận và sử dụng các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng thống nhất toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số. Đến năm 2030, mạng lưới chuyển đổi số được hình thành, hoạt động hiệu quả, gắn kết chặt chẽ, phối hợp đồng bộ trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số quốc gia. 100% đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương hằng năm được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm. 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu Đề án đưa ra 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: 1- Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số ở trung ương và địa phương theo quy định tại Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân công, phân cấp phù hợp, cụ thể giữa các cơ quan trung ương và giữa trung ương với địa phương, xác định rõ nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì triển khai; nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì, thuê ngoài dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp; nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì, huy động sự tham gia của xã hội để triển khai. 2- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương. 3- Xây dựng, phát triển, phổ biến các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng thống nhất toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, bao gồm các nền tảng số và bộ công cụ: bồi dưỡng, tập huấn; tuyên truyền, phổ biến; quản lý dự án; khảo sát, thu thập ý kiến; đo lường, giám sát trực tuyến; tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý tri thức; trợ lý ảo; an toàn thông tin mạng. 4- Nâng cao vai trò tham mưu, tư vấn, điều phối của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ban Chỉ đạo) 5- Phát triển lực lượng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật cho đội ngũ nhân lực chuyển đổi số. 6- Thiết lập và đẩy mạnh hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số từ trung ương đến cơ sở. 7- Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của Đề án, của Mạng lưới chuyển đổi số, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong thực hiện chuyển đổi số và các nội dung của Đề án. Vũ Phương Nhi Tham khảo thêmBộ Ngoại giao gắn tổ chức sắp xếp bộ máy với đẩy mạnh chuyển đổi sốTham khảo thêmVietinBank cùng doanh nghiệp bứt tốc trong cuộc đua chuyển đổi sốTham khảo thêmThủ tướng: Đề án 06 là một trong những 'điểm sáng' của chuyển đổi số trong 2 năm quaTham khảo thêmChuyển đổi số sẽ giúp nâng cao năng lực bộ máy khi tinh giản biên chếTham khảo thêmĐể người dân hiểu được lợi ích của cải cách hành chính và chuyển đổi sốTham khảo thêmBà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao chất lượng cuộc sống người dânTham khảo thêmSở TN&MT Kiên Giang đẩy mạng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong phục vụ nhân dânTham khảo thêmKaopiz Holdings và Tập đoàn Hammock ký ghi nhớ hợp tác đầu tư thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam – Nhật BảnTham khảo thêmTuần lễ chuyển đổi số - Huế 2023: Kiến tạo dữ liệu số, thúc đẩy liên kết vùngTham khảo thêmChuyển đổi số và cơ hội vượt lên từ đổi mới sáng tạo không ngừng
Tập trung nguồn lực phát triển sản phẩm OCOP, nông nghiệp công nghệ cao
Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành một phong trào sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp nông thôn của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng là mô hình nổi bật trong sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn OCOP của huyện Yên Dũng - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Theo thống kê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là hơn 19.173 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp hơn 10.814 ha. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị sản xuất của huyện ước đạt hơn 9.642 tỷ đồng. Cơ cấu giá trị sản xuất, ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 11,06%, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm trước. Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành một phong trào sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp nông thôn của huyện Yên Dũng. Chương trình đã từng bước đưa các sản phẩm tiềm năng, đặc trưng của địa phương trở thành các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Tính đến tháng 9/2023, trên địa bàn huyện Yên Dũng có 19 sản phẩm được UBND tỉnh và huyện đánh giá, phân hạng đạt tiêu chuẩn OCOP trong đó có: 1 sản phẩm 4 sao, 18 sản phẩm đạt 3 sao. Đợt 1 năm 2023 huyện cũng cấp giấy chứng nhận OCOP huyện Yên Dũng cho 5 sản phẩm: Tương Trí Yên; Trà củ sen; Nấm Rơm; Nấm đông trùng hạ thảo; Rượu gạo men bắc Linh Sơn. Các sản phẩm sau khi tham gia chương trình OCOP đều có đầy đủ thông tin về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, mẫu mã bao bì, tem truy xuất. Nổi bật trong các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Yên Dũng là mô hình Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng. Đơn vị có quy mô 60 ha; trong đó có gần 10 ha được sản xuất theo mô hình nhà lưới công nghệ cao ứng dụng hệ thống tưới tiêu, bón phân tự động theo công nghệ Israel. Các sản phẩm rau, củ, quả của Hợp tác xã đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Hợp tác xã đã trở thành nhà cung cấp chủ lực rau an toàn cho hệ thống các siêu thị lớn như Tmart, Winmart, Copmart, Big C,... Doanh số năm 2023 của Hợp tác xã so với các năm trước tăng từ 20-22%, được người tiêu dùng đánh giá cao về mẫu mã và chất lượng. Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng có nhiều sản phẩm nông sản nổi bật và được đánh giá cao - Ảnh: VGP/TT TIN LIÊN QUANChú trọng xây dựng sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn OCOPChuẩn OCOP 4 sao từ sản phẩm ổi nổi tiếng Thủ đô Bên cạnh đó, với thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện Yên Dũng đã quy hoạch được 4 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, với hơn 50 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, Yên Dũng đã xây dựng và phát triển được 5 nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực, đặc trưng của huyện gồm: Gạo thơm Yên Dũng, Luvacoop, tương Trí Yên, rau sạch Yên Dũng, khoai tây Sao thần nông. Huyện cũng đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng ngày càng phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Để hỗ trợ các đơn vị, hợp tác xã mở rộng thị trường tiêu thụ, huyện Yên Dũng đã chủ động ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như: Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, cứng hóa hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, đường điện phục vụ sản xuất; hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; hỗ trợ giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các mô hình... Thiện Tâm
Tập trung nguồn lực phát triển sản phẩm OCOP, nông nghiệp công nghệ cao Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành một phong trào sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp nông thôn của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng là mô hình nổi bật trong sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn OCOP của huyện Yên Dũng - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Theo thống kê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là hơn 19.173 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp hơn 10.814 ha. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị sản xuất của huyện ước đạt hơn 9.642 tỷ đồng. Cơ cấu giá trị sản xuất, ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 11,06%, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm trước. Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành một phong trào sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp nông thôn của huyện Yên Dũng. Chương trình đã từng bước đưa các sản phẩm tiềm năng, đặc trưng của địa phương trở thành các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Tính đến tháng 9/2023, trên địa bàn huyện Yên Dũng có 19 sản phẩm được UBND tỉnh và huyện đánh giá, phân hạng đạt tiêu chuẩn OCOP trong đó có: 1 sản phẩm 4 sao, 18 sản phẩm đạt 3 sao. Đợt 1 năm 2023 huyện cũng cấp giấy chứng nhận OCOP huyện Yên Dũng cho 5 sản phẩm: Tương Trí Yên; Trà củ sen; Nấm Rơm; Nấm đông trùng hạ thảo; Rượu gạo men bắc Linh Sơn. Các sản phẩm sau khi tham gia chương trình OCOP đều có đầy đủ thông tin về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, mẫu mã bao bì, tem truy xuất. Nổi bật trong các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Yên Dũng là mô hình Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng. Đơn vị có quy mô 60 ha; trong đó có gần 10 ha được sản xuất theo mô hình nhà lưới công nghệ cao ứng dụng hệ thống tưới tiêu, bón phân tự động theo công nghệ Israel. Các sản phẩm rau, củ, quả của Hợp tác xã đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Hợp tác xã đã trở thành nhà cung cấp chủ lực rau an toàn cho hệ thống các siêu thị lớn như Tmart, Winmart, Copmart, Big C,... Doanh số năm 2023 của Hợp tác xã so với các năm trước tăng từ 20-22%, được người tiêu dùng đánh giá cao về mẫu mã và chất lượng. Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng có nhiều sản phẩm nông sản nổi bật và được đánh giá cao - Ảnh: VGP/TT TIN LIÊN QUANChú trọng xây dựng sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn OCOPChuẩn OCOP 4 sao từ sản phẩm ổi nổi tiếng Thủ đô Bên cạnh đó, với thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện Yên Dũng đã quy hoạch được 4 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, với hơn 50 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, Yên Dũng đã xây dựng và phát triển được 5 nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực, đặc trưng của huyện gồm: Gạo thơm Yên Dũng, Luvacoop, tương Trí Yên, rau sạch Yên Dũng, khoai tây Sao thần nông. Huyện cũng đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng ngày càng phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Để hỗ trợ các đơn vị, hợp tác xã mở rộng thị trường tiêu thụ, huyện Yên Dũng đã chủ động ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như: Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, cứng hóa hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, đường điện phục vụ sản xuất; hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; hỗ trợ giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các mô hình... Thiện Tâm
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'
(Chinhphu.vn) – Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
Bộ Y tế sẽ cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính. Những thông tin này được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023. Theo lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ đã và đang tăng cường chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi chi trả BHYT cho tuyến dưới. Áp dụng hình thức giấy chuyển tuyến điện tử để việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh chóng. Lập hồ sơ quản lý sức khoẻ người dân và mở rộng mô hình bác sỹ gia đình, nâng cao chất lượng y tế cơ sở. Bộ cũng tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc BHYT cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính; cân đối, cải cách các quy định về chuyển tuyến. Tạo thuận lợi cho người bệnh trong chuyển tuyến, thông tuyến KCB 25/11/2023 09:40Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh vì phiền toái 20/11/2023 14:19Số hóa giấy chuyển viện 01/12/2023 15:23Các trường hợp không cần giấy chuyển viện 08/10/2023 08:02 Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động về chỉ đạo tuyến, bệnh viện vệ tinh, luân phiên luân chuyển cán bộ, đào tạo chuyển giao kỹ thuật để tăng cường năng lực và trình độ chuyên môn của tuyến dưới đảm bảo thực hiện tốt các kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của các tuyến. Tăng cường hoạt động nâng cao chất lượng bệnh viện như: củng cố, xây dựng hệ thống, tổ chức quản lý chất lượng bệnh viện, đào tạo, kiểm tra, giám sát thực hiện hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quản lý chất lượng xét nghiệm và xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng lâm sàng giúp nâng cao chất lượng chuyên môn, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí và thời gian của người bệnh. Tính đến nay, tỷ lệ bao phủ BHYT ở nước ta đã đạt gần 91 triệu người, với khoảng 92% dân số; số lượt khám chữa bệnh BHYT gia tăng với 150,5 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT năm 2022 và quyền lợi của người tham gia BHYT cũng ngày càng được mở rộng. Mỗi năm quỹ BHYT chi khoảng hơn 110 nghìn tỷ đồng cho hoạt động khám chữa bệnh. Nguồn kinh phí do quỹ BHYT chi trả cho chi phí khám chữa bệnh đang chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của bệnh viện; chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh, đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập như: quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu còn nặng về hành chính; thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn gây phiên hà cho người bệnh, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực, xin cho, giữ bệnh nhân lại gây bức xúc. Từ ngày 01/01/2016, quy định thông tuyến khám chữa bệnh giữa trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện có hiệu lực, từ 01/01/2021 quy định thông tuyến tỉnh trên toàn quốc đối với khám chữa bệnh nội trú cũng có hiệu lực. Tuy nhiên, đến nay, các quy định này đã tạo ra một số vướng mắc liên quan đến tuyến, vượt tuyến, chuyển tuyến, gây ra tình trạng quá tải trở lại ở tuyến trên và giảm tỷ lệ khám chữa bệnh tại y tế cơ sở. Hiền Minh
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh' (Chinhphu.vn) – Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính… Bộ Y tế sẽ cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính. Những thông tin này được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023. Theo lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ đã và đang tăng cường chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi chi trả BHYT cho tuyến dưới. Áp dụng hình thức giấy chuyển tuyến điện tử để việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh chóng. Lập hồ sơ quản lý sức khoẻ người dân và mở rộng mô hình bác sỹ gia đình, nâng cao chất lượng y tế cơ sở. Bộ cũng tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc BHYT cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính; cân đối, cải cách các quy định về chuyển tuyến. Tạo thuận lợi cho người bệnh trong chuyển tuyến, thông tuyến KCB 25/11/2023 09:40Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh vì phiền toái 20/11/2023 14:19Số hóa giấy chuyển viện 01/12/2023 15:23Các trường hợp không cần giấy chuyển viện 08/10/2023 08:02 Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động về chỉ đạo tuyến, bệnh viện vệ tinh, luân phiên luân chuyển cán bộ, đào tạo chuyển giao kỹ thuật để tăng cường năng lực và trình độ chuyên môn của tuyến dưới đảm bảo thực hiện tốt các kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của các tuyến. Tăng cường hoạt động nâng cao chất lượng bệnh viện như: củng cố, xây dựng hệ thống, tổ chức quản lý chất lượng bệnh viện, đào tạo, kiểm tra, giám sát thực hiện hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quản lý chất lượng xét nghiệm và xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng lâm sàng giúp nâng cao chất lượng chuyên môn, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí và thời gian của người bệnh. Tính đến nay, tỷ lệ bao phủ BHYT ở nước ta đã đạt gần 91 triệu người, với khoảng 92% dân số; số lượt khám chữa bệnh BHYT gia tăng với 150,5 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT năm 2022 và quyền lợi của người tham gia BHYT cũng ngày càng được mở rộng. Mỗi năm quỹ BHYT chi khoảng hơn 110 nghìn tỷ đồng cho hoạt động khám chữa bệnh. Nguồn kinh phí do quỹ BHYT chi trả cho chi phí khám chữa bệnh đang chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của bệnh viện; chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh, đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập như: quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu còn nặng về hành chính; thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn gây phiên hà cho người bệnh, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực, xin cho, giữ bệnh nhân lại gây bức xúc. Từ ngày 01/01/2016, quy định thông tuyến khám chữa bệnh giữa trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện có hiệu lực, từ 01/01/2021 quy định thông tuyến tỉnh trên toàn quốc đối với khám chữa bệnh nội trú cũng có hiệu lực. Tuy nhiên, đến nay, các quy định này đã tạo ra một số vướng mắc liên quan đến tuyến, vượt tuyến, chuyển tuyến, gây ra tình trạng quá tải trở lại ở tuyến trên và giảm tỷ lệ khám chữa bệnh tại y tế cơ sở. Hiền Minh
Nghệ An: Làm rõ vụ việc 76 trẻ mầm non bị ngộ độc thực phẩm
76 trẻ Trường Mầm non xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An phải nhập viện cấp cứu trong đêm qua (9/5), nghi do ăn sữa chua bị ngộ độc.
Các bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương, Nghệ An tối 9/5 - Ảnh: TTTPHCM Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương Lê Đức Hải cho biết vào khoảng 21h ngày 9/5, Bệnh viện tiếp nhận cấp cứu 76 trẻ, nguyên nhân nghi do ngộ độc thực phẩm. TIN LIÊN QUANĐẩy mạnh tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ mầm non, học sinhTrẻ nhập viện tăng đột biến, chuyên gia y tế khuyến cáoNhiều trẻ nhập viện do viêm não Nhật Bản Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương đã phải huy động gần 50 cán bộ, nhân viên khẩn trương tiếp hành cấp cứu cho các cháu bé. Những em có xuất hiện tình trạng mất nước nhẹ đã được bù nước điện giải. Hiện các em đang được theo dõi, điều trị tích cực, không xuất hiện dấu hiệu chuyển biến xấu. Theo Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương, trong sáng nay (10/5), một số trẻ tình hình ổn định sẽ cho xuất viện. Thông tin ban đầu, bắt đầu từ 18-20h ngày 9/5, sau khi đi học về, nhiều trẻ của Trường Mầm non xã Thuận Sơn có dấu hiệu nôn, mửa, lả người và một số cháu đau bụng. Các cháu được phụ huynh đưa vào Trạm y tế xã Thuận Sơn trước khi chuyển lên tuyến trên cấp cứu. Theo báo cáo của Trường Mầm non xã Thuận Sơn, chiều 9/5, Trường Mầm non Thuận Sơn đã cho các cháu ăn sữa chua. Ông Tây thông tin khả năng có thể trẻ bị ngộ độc do liên quan đến sữa chua. Hiện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng lấy mẫu thực phẩm ở trường để làm rõ nguyên nhân vụ việc. Nhật Nam
Nghệ An: Làm rõ vụ việc 76 trẻ mầm non bị ngộ độc thực phẩm 76 trẻ Trường Mầm non xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An phải nhập viện cấp cứu trong đêm qua (9/5), nghi do ăn sữa chua bị ngộ độc. Các bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương, Nghệ An tối 9/5 - Ảnh: TTTPHCM Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương Lê Đức Hải cho biết vào khoảng 21h ngày 9/5, Bệnh viện tiếp nhận cấp cứu 76 trẻ, nguyên nhân nghi do ngộ độc thực phẩm. TIN LIÊN QUANĐẩy mạnh tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ mầm non, học sinhTrẻ nhập viện tăng đột biến, chuyên gia y tế khuyến cáoNhiều trẻ nhập viện do viêm não Nhật Bản Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương đã phải huy động gần 50 cán bộ, nhân viên khẩn trương tiếp hành cấp cứu cho các cháu bé. Những em có xuất hiện tình trạng mất nước nhẹ đã được bù nước điện giải. Hiện các em đang được theo dõi, điều trị tích cực, không xuất hiện dấu hiệu chuyển biến xấu. Theo Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương, trong sáng nay (10/5), một số trẻ tình hình ổn định sẽ cho xuất viện. Thông tin ban đầu, bắt đầu từ 18-20h ngày 9/5, sau khi đi học về, nhiều trẻ của Trường Mầm non xã Thuận Sơn có dấu hiệu nôn, mửa, lả người và một số cháu đau bụng. Các cháu được phụ huynh đưa vào Trạm y tế xã Thuận Sơn trước khi chuyển lên tuyến trên cấp cứu. Theo báo cáo của Trường Mầm non xã Thuận Sơn, chiều 9/5, Trường Mầm non Thuận Sơn đã cho các cháu ăn sữa chua. Ông Tây thông tin khả năng có thể trẻ bị ngộ độc do liên quan đến sữa chua. Hiện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng lấy mẫu thực phẩm ở trường để làm rõ nguyên nhân vụ việc. Nhật Nam
Phát triển công viên văn hóa đa năng: Thủ đô sẽ có thêm khoảng xanh cho đô thị
Theo các kiến trúc sư, việc xây dựng một công viên văn hoá đa năng tại bãi giữa sông Hồng sẽ giúp bảo vệ đất công, chống chiếm dụng và giúp Thủ đô có thêm khoảng xanh đô thị, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
bonewsrelation eonewsrelation Wed Jul 05 2023 08:29:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Jul 05 2023 08:29:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Jul 04 2023 20:33:05 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Công viên văn hóa đa năng phải tuân thủ hai quy hoạch quan trọng Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã đồng thuận, cho phép 4 quận: Hoàn Kiếm, Long Biên, Ba Đình, Tây Hồ tiếp tục nghiên cứu đề án "Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa năng", kinh phí từ ngân sách các quận. Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng. Ảnh internet Theo nguyên tắc quản lý ngoài bãi sông Hồng, khu vực này phải tuân thủ hai quy hoạch quan trọng là Quy hoạch về đê điều, phòng chống lũ; thứ hai là điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trước đó, ngày 25/3/2022, UBND TP. Hà Nội đã có Quyết định phê duyệt Quy hoạch phân khu sông Hồng tỉ lệ 1/5000, đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu triển khai các quy hoạch khu vực ngoài bãi sông Hồng. Sông Hồng với định hướng phát triển đô thị hài hòa với thiên nhiênSông Hồng gắn liền với xây dựng và phát triển Thủ đôHà Nội: Đầu tư hơn 100 tỉ đồng làm hầm qua đê sông HồngQuy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống: Thúc đẩy Thủ đô phát triển bền vững Trong khi đó, công viên văn hóa du lịch được xây dựng chủ yếu dựa trên địa hình tự nhiên vốn có; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, kết hợp với xây dựng không gian du lịch văn hóa gắn kết lịch sử, các phong tục tập quán truyền thống, văn hóa gắn liền với sông nước... Với khu vực bãi giữa sông Hồng, quận Hoàn Kiếm dự tính tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày song quy hoạch chuyển đổi cây ngắn ngày phù hợp. Ngoài ra, du khách có thể tham quan, chụp ảnh, hưởng thụ các giá trị cây nông nghiệp đặc sắc theo hướng nông nghiệp hiện đại. Khu vực này cũng sẽ tổ chức khu chức năng không gian sáng tạo, sân chơi, thảm cỏ xen kẽ với các cây lâu năm hiện có; khu chức năng không gian vui chơi, tập thể thao (như sân trượt cỏ) cơ bản theo địa hình tự nhiên; khu chức năng câu cá, bơi lặn, tham quan mặt nước sông Hồng... Khu vực bãi bồi ven sông sẽ tổ chức các khu chức năng không gian công viên cây xanh (cơ bản giữ lại các cây lớn hiện có), khu chức năng trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch. Quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức khu dịch vụ, khu vực thể thao để làm nơi sinh hoạt cộng đồng gắn với không gian mặt nước; không gian nghệ thuật cộng đồng, không gian sáng tạo với trọng tâm nhấn mạnh nội dung giá trị lịch sử văn hóa sông Hồng. Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thuộc hai phường Chương Dương và Phúc Tân. Trong đó, khu vực bãi giữa có diện tích khoảng 23ha nằm chủ yếu trên địa bàn phường Phúc Tân, một phần khoảng 1ha thuộc địa phận quận Long Biên, được các hộ dân trồng cây lương thực, cây lâu năm. Khu vực bãi bồi ven sông thuộc địa bàn phường Phúc Tân rộng 11,2ha do các hộ dân canh tác trồng rau, hoa màu, chăn nuôi; khu vực thuộc địa bàn phường Chương Dương diện tích 4,12ha do tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng... Thủ đô Hà Nội sẽ có thêm khoảng xanh cho đô thị Việc UBND TP. Hà Nội có thông báo tán thành định hướng, cho phép tiếp tục nghiên cứu lập đề án "Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa năng" và giao UBND quận Hoàn Kiếm nghiên cứu các bước tiếp theo làm dấy lên sự kỳ vọng của người dân về việc mở khoảng xanh, không gian xanh cho đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội. Bãi bồi, bãi giữa sông Hồng là vùng đất được phù sa bồi đắp trong nhiều năm với tổng diện tích không hề nhỏ. Đã mấy chục năm nay không có nước ngập, hàng chục ha để hoang hóa cho cỏ dại mọc, một phần bị chiếm dụng trái phép để canh tác rau màu. Do quỹ đất trên địa bàn TP. Hà Nội hạn hẹp và vì thiếu chỗ vui chơi, thư giãn nên thời gian gần đây nhiều khu vực đất bãi đã trở thành điểm vui chơi tự phát, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự và gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc lập đề án hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng, lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch hấp dẫn không chỉ thu hút người dân Thủ đô mà còn thu hút du khách từ các tỉnh khi đến với Thủ đô Hà Nội. Ông Phạm Quốc Tuyến, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết, đồ án Quy hoạch phân khu sông Hồng đã xác định phân khu chức năng của từng khu vực, đồng thời xác định việc phân giao nhiệm vụ cho giai đoạn triển khai tiếp theo. Theo đó, sẽ giao các quận, huyện liên quan tổ chức rà soát, nghiên cứu các khu vực dân cư hiện có trên cơ sở đó lập quy hoạch chi tiết trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để quản lý triển khai việc sử dụng đất tại khu vực này. Hiện UBND các quận, huyện đang tổ chức đo đạc, lập bản đồ, quy hoạch. Tiếp đó, các địa phương liên hệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ sở lập trình duyệt quy hoạch. Đối với công viên tại bãi giữa sông Hồng thuộc khu vực địa bàn 4 quận là Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ, Ba Đình phân đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì. Khu vực này định hướng phát triển các công viên cây xanh chuyên đề, nông nghiệp, du lịch thu hút các hoạt động kinh tế phục vụ du lịch. Dựa trên nguyên tắc phục hồi công viên tự nhiên, công viên đô thị, không gian công cộng phục vụ dân cư. Trong nhiều năm qua, việc giải quyết vấn đề thiếu không gian xanh, các khu công viên, vui chơi, giải trí công cộng dành cho người dân là vấn đề được TP. Hà Nội đặc biệt quan tâm. Nhất là khi hàng loạt khu chung cư, nhà ở cao tầng đang ngày càng mọc lên nhanh chóng khiến cho diện tích đất dành cho không gian xanh, không gian công cộng ngày càng bị thu hẹp. Nhất là tại khu vực lõi trung tâm, các không gian công cộng, không gian văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi và thể thao, triển lãm nghệ thuật vẫn còn hạn chế. Nhiều chuyên gia khuyến nghị, Thủ đô Hà Nội cần được tái thiết, cải tạo chỉnh trang đô thị để nâng cao chất lượng sống cho người dân. Bởi vậy, cần quan tâm nhiều hơn đến phát triển không gian công cộng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Việc các quận khu vực lõi trung tâm TP. Hà Nội cùng chủ động xây dựng đề án sử dụng nguồn lực đất đai quý giá còn lại ở khu vực bãi sông Hồng, để nâng cao chất lượng sống tinh thần cho người dân Thủ đô được nhiều người dân kỳ vọng, hưởng ứng. Theo các kiến trúc sư, bãi giữa sông Hồng sẽ là một không gian tiềm năng để khai thác và triển khai thành không gian công cộng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chính quyền các quận cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tham vấn đầy đủ ý kiến của chuyên gia nhà khoa học và người dân để bảo đảm khai thác hiệu quả quỹ đất nhưng vẫn bảo đảm an toàn, chống xói lở, thoát lũ...tất cả phải phù hợp với các định hướng của Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt. Thùy Chi
Phát triển công viên văn hóa đa năng: Thủ đô sẽ có thêm khoảng xanh cho đô thị Theo các kiến trúc sư, việc xây dựng một công viên văn hoá đa năng tại bãi giữa sông Hồng sẽ giúp bảo vệ đất công, chống chiếm dụng và giúp Thủ đô có thêm khoảng xanh đô thị, nâng cao chất lượng đời sống người dân. bonewsrelation eonewsrelation Wed Jul 05 2023 08:29:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Jul 05 2023 08:29:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Jul 04 2023 20:33:05 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Công viên văn hóa đa năng phải tuân thủ hai quy hoạch quan trọng Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã đồng thuận, cho phép 4 quận: Hoàn Kiếm, Long Biên, Ba Đình, Tây Hồ tiếp tục nghiên cứu đề án "Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa năng", kinh phí từ ngân sách các quận. Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng. Ảnh internet Theo nguyên tắc quản lý ngoài bãi sông Hồng, khu vực này phải tuân thủ hai quy hoạch quan trọng là Quy hoạch về đê điều, phòng chống lũ; thứ hai là điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trước đó, ngày 25/3/2022, UBND TP. Hà Nội đã có Quyết định phê duyệt Quy hoạch phân khu sông Hồng tỉ lệ 1/5000, đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu triển khai các quy hoạch khu vực ngoài bãi sông Hồng. Sông Hồng với định hướng phát triển đô thị hài hòa với thiên nhiênSông Hồng gắn liền với xây dựng và phát triển Thủ đôHà Nội: Đầu tư hơn 100 tỉ đồng làm hầm qua đê sông HồngQuy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống: Thúc đẩy Thủ đô phát triển bền vững Trong khi đó, công viên văn hóa du lịch được xây dựng chủ yếu dựa trên địa hình tự nhiên vốn có; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, kết hợp với xây dựng không gian du lịch văn hóa gắn kết lịch sử, các phong tục tập quán truyền thống, văn hóa gắn liền với sông nước... Với khu vực bãi giữa sông Hồng, quận Hoàn Kiếm dự tính tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày song quy hoạch chuyển đổi cây ngắn ngày phù hợp. Ngoài ra, du khách có thể tham quan, chụp ảnh, hưởng thụ các giá trị cây nông nghiệp đặc sắc theo hướng nông nghiệp hiện đại. Khu vực này cũng sẽ tổ chức khu chức năng không gian sáng tạo, sân chơi, thảm cỏ xen kẽ với các cây lâu năm hiện có; khu chức năng không gian vui chơi, tập thể thao (như sân trượt cỏ) cơ bản theo địa hình tự nhiên; khu chức năng câu cá, bơi lặn, tham quan mặt nước sông Hồng... Khu vực bãi bồi ven sông sẽ tổ chức các khu chức năng không gian công viên cây xanh (cơ bản giữ lại các cây lớn hiện có), khu chức năng trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch. Quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức khu dịch vụ, khu vực thể thao để làm nơi sinh hoạt cộng đồng gắn với không gian mặt nước; không gian nghệ thuật cộng đồng, không gian sáng tạo với trọng tâm nhấn mạnh nội dung giá trị lịch sử văn hóa sông Hồng. Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thuộc hai phường Chương Dương và Phúc Tân. Trong đó, khu vực bãi giữa có diện tích khoảng 23ha nằm chủ yếu trên địa bàn phường Phúc Tân, một phần khoảng 1ha thuộc địa phận quận Long Biên, được các hộ dân trồng cây lương thực, cây lâu năm. Khu vực bãi bồi ven sông thuộc địa bàn phường Phúc Tân rộng 11,2ha do các hộ dân canh tác trồng rau, hoa màu, chăn nuôi; khu vực thuộc địa bàn phường Chương Dương diện tích 4,12ha do tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng... Thủ đô Hà Nội sẽ có thêm khoảng xanh cho đô thị Việc UBND TP. Hà Nội có thông báo tán thành định hướng, cho phép tiếp tục nghiên cứu lập đề án "Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa năng" và giao UBND quận Hoàn Kiếm nghiên cứu các bước tiếp theo làm dấy lên sự kỳ vọng của người dân về việc mở khoảng xanh, không gian xanh cho đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội. Bãi bồi, bãi giữa sông Hồng là vùng đất được phù sa bồi đắp trong nhiều năm với tổng diện tích không hề nhỏ. Đã mấy chục năm nay không có nước ngập, hàng chục ha để hoang hóa cho cỏ dại mọc, một phần bị chiếm dụng trái phép để canh tác rau màu. Do quỹ đất trên địa bàn TP. Hà Nội hạn hẹp và vì thiếu chỗ vui chơi, thư giãn nên thời gian gần đây nhiều khu vực đất bãi đã trở thành điểm vui chơi tự phát, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự và gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc lập đề án hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng, lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch hấp dẫn không chỉ thu hút người dân Thủ đô mà còn thu hút du khách từ các tỉnh khi đến với Thủ đô Hà Nội. Ông Phạm Quốc Tuyến, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết, đồ án Quy hoạch phân khu sông Hồng đã xác định phân khu chức năng của từng khu vực, đồng thời xác định việc phân giao nhiệm vụ cho giai đoạn triển khai tiếp theo. Theo đó, sẽ giao các quận, huyện liên quan tổ chức rà soát, nghiên cứu các khu vực dân cư hiện có trên cơ sở đó lập quy hoạch chi tiết trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để quản lý triển khai việc sử dụng đất tại khu vực này. Hiện UBND các quận, huyện đang tổ chức đo đạc, lập bản đồ, quy hoạch. Tiếp đó, các địa phương liên hệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ sở lập trình duyệt quy hoạch. Đối với công viên tại bãi giữa sông Hồng thuộc khu vực địa bàn 4 quận là Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ, Ba Đình phân đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì. Khu vực này định hướng phát triển các công viên cây xanh chuyên đề, nông nghiệp, du lịch thu hút các hoạt động kinh tế phục vụ du lịch. Dựa trên nguyên tắc phục hồi công viên tự nhiên, công viên đô thị, không gian công cộng phục vụ dân cư. Trong nhiều năm qua, việc giải quyết vấn đề thiếu không gian xanh, các khu công viên, vui chơi, giải trí công cộng dành cho người dân là vấn đề được TP. Hà Nội đặc biệt quan tâm. Nhất là khi hàng loạt khu chung cư, nhà ở cao tầng đang ngày càng mọc lên nhanh chóng khiến cho diện tích đất dành cho không gian xanh, không gian công cộng ngày càng bị thu hẹp. Nhất là tại khu vực lõi trung tâm, các không gian công cộng, không gian văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi và thể thao, triển lãm nghệ thuật vẫn còn hạn chế. Nhiều chuyên gia khuyến nghị, Thủ đô Hà Nội cần được tái thiết, cải tạo chỉnh trang đô thị để nâng cao chất lượng sống cho người dân. Bởi vậy, cần quan tâm nhiều hơn đến phát triển không gian công cộng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Việc các quận khu vực lõi trung tâm TP. Hà Nội cùng chủ động xây dựng đề án sử dụng nguồn lực đất đai quý giá còn lại ở khu vực bãi sông Hồng, để nâng cao chất lượng sống tinh thần cho người dân Thủ đô được nhiều người dân kỳ vọng, hưởng ứng. Theo các kiến trúc sư, bãi giữa sông Hồng sẽ là một không gian tiềm năng để khai thác và triển khai thành không gian công cộng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chính quyền các quận cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tham vấn đầy đủ ý kiến của chuyên gia nhà khoa học và người dân để bảo đảm khai thác hiệu quả quỹ đất nhưng vẫn bảo đảm an toàn, chống xói lở, thoát lũ...tất cả phải phù hợp với các định hướng của Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt. Thùy Chi
Truy tố ông Diệp Dũng và 8 đồng phạm gây thiệt hại cho Saigon Co.op hơn 115,6 tỷ đồng
Ngày 24/11, Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM cho biết đã ban hành cáo trạng về vụ án "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" do ông Diệp Dũng cùng đồng phạm thực hiện xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op). Trước đó, ngày 27/10, Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố đã ban hành Bản kết luận điều tra bổ sung về vụ án trên.
Ông Diệp Dũng khi còn làm Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op - Ảnh: TL Theo cáo trạng và kết luận điều tra, với vai trò Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, bị can Diệp Dũng là người nắm rõ các quy định của pháp luật về hợp tác xã; Điều lệ, Quy chế hoạt động; Quy chế quản lý tài chính; Quy chế thu chi, các quy định liên quan của Saigon Co.op và có trách nhiệm biết việc hợp tác đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của HĐQT Saigon Co.op. Tuy nhiên, từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2018, bị can Diệp Dũng đã không thông qua HĐQT Saigon Co.op mà tự ý chỉ đạo cấp dưới thực hiện các thủ tục để bị can chuyển số tiền 1.000 tỷ đồng từ 3.000 tỷ đồng của Saigon Co.op huy động vốn nhằm thực hiện thương vụ Big C, mở rộng mạng lưới cho công ty Đô Thị Mới (700 tỷ đồng) và công ty Đại Á (300 tỷ đồng). Việc bị can Diệp Dũng tự ý sử dụng số tiền của Saigon Co.op và tự ý điều chỉnh lợi nhuận cố định như trên đã gây thiệt hại cho Saigon Co.op số tiền hơn 115,6 tỷ đồng. Bị can Diệp Dũng thừa nhận hành vi lạm quyền của mình gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Diệp Dũng đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ". Cũng theo cáo trạng, quá trình điều tra, bị can Diệp Dũng đã thay đổi nhận thức và có thái độ hợp tác, thừa nhận hành vi phạm tội; có thành tích xuất sắc trong công tác, là con của liệt sĩ, phạm tội lần đầu nên được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điểm s, v, x khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Đối với 2 bị can Tôn Thất Hào, Tổng Giám đốc Công ty Đại Á và Võ Thành Trung, Tổng Giám đốc Công ty Đô Thị Mới, cơ quan điều tra xác định: Việc phân chia lợi nhuận tại hợp đồng hợp tác giữa Saigon Co.op với Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới đều không liên quan đến hoạt động của 2 công ty này. Tuy nhiên, đến tháng 3/2018, sau khi Saigon Co.op đề nghị hoàn trả lại số tiền, 2 bị can đã thông qua nhiều người, lấy nhiều lý do để đề nghị Diệp Dũng điều chỉnh giảm lợi nhuận, gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Tôn Thất Hào và Võ Thành Trung đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" với vai trò giúp sức. Đối với bị can Nguyễn Thành Nhân, nguyên Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cơ quan điều tra xác định: Với vai trò là Tổng Giám đốc Saigon Co.op, đồng thời là Ủy viên HĐQT Saigon Co.op, Nguyễn Thành Nhân được Diệp Dũng thông báo về việc sử dụng số tiền 1.000 tỷ đồng từ 3.000 tỷ đồng huy động vốn của Saigon Co.op để thực hiện việc hợp tác đầu tư và đồng ý cho bị can Hồ Mỹ Hòa thực hiện theo chỉ đạo của Diệp Dũng để ký kết hợp đầu tư với Công ty Đại Á và công ty Đô Thị Mới. Đồng thời, trong quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ, Nguyễn Thành Nhân đã không chỉ đạo cấp dưới báo cáo kiến nghị trong việc hạch toán doanh thu, không tổ chức quản lý chặt chẽ các khoản doanh thu, dẫn đến gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Hành vi của Nhân thể hiện việc cố ý bỏ mặc hậu quả từ hành vi phạm tội của Diệp Dũng, tạo điều kiện để Dũng hoàn thành hành vi phạm tội, dẫn đến gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Nguyễn Thành Nhân đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" với vai trò giúp sức. Đối với bị can Hồ Mỹ Hòa, cơ quan điều tra xác định: Với vai trò là Ủy viên HĐQT, Giám đốc Phòng Tài chính – Saigon Co.op, Hồ Mỹ Hòa đã không thực hiện nhiệm vụ của minh đối với việc Saigon Co.op ký kết hợp đồng với Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới; khi phát hiện sai phạm đã không đề xuất các biện pháp ngăn chặn, gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Hồ Mỹ Hòa đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" với vai trò giúp sức. Đối với các bị can Trần Trung Liệt, Hàn Thanh Dân, Phạm Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Thùy Trang, căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của các bị can trên đã phạm vào tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Ngoài vụ án này, tháng 4/2022, ông Diệp Dũng bị TAND TPHCM tuyên phạt 2 năm tù về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 337 Bộ luật Hình sự. Hồng Đức
Truy tố ông Diệp Dũng và 8 đồng phạm gây thiệt hại cho Saigon Co.op hơn 115,6 tỷ đồng Ngày 24/11, Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM cho biết đã ban hành cáo trạng về vụ án "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" do ông Diệp Dũng cùng đồng phạm thực hiện xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op). Trước đó, ngày 27/10, Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố đã ban hành Bản kết luận điều tra bổ sung về vụ án trên. Ông Diệp Dũng khi còn làm Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op - Ảnh: TL Theo cáo trạng và kết luận điều tra, với vai trò Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, bị can Diệp Dũng là người nắm rõ các quy định của pháp luật về hợp tác xã; Điều lệ, Quy chế hoạt động; Quy chế quản lý tài chính; Quy chế thu chi, các quy định liên quan của Saigon Co.op và có trách nhiệm biết việc hợp tác đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của HĐQT Saigon Co.op. Tuy nhiên, từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2018, bị can Diệp Dũng đã không thông qua HĐQT Saigon Co.op mà tự ý chỉ đạo cấp dưới thực hiện các thủ tục để bị can chuyển số tiền 1.000 tỷ đồng từ 3.000 tỷ đồng của Saigon Co.op huy động vốn nhằm thực hiện thương vụ Big C, mở rộng mạng lưới cho công ty Đô Thị Mới (700 tỷ đồng) và công ty Đại Á (300 tỷ đồng). Việc bị can Diệp Dũng tự ý sử dụng số tiền của Saigon Co.op và tự ý điều chỉnh lợi nhuận cố định như trên đã gây thiệt hại cho Saigon Co.op số tiền hơn 115,6 tỷ đồng. Bị can Diệp Dũng thừa nhận hành vi lạm quyền của mình gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Diệp Dũng đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ". Cũng theo cáo trạng, quá trình điều tra, bị can Diệp Dũng đã thay đổi nhận thức và có thái độ hợp tác, thừa nhận hành vi phạm tội; có thành tích xuất sắc trong công tác, là con của liệt sĩ, phạm tội lần đầu nên được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điểm s, v, x khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Đối với 2 bị can Tôn Thất Hào, Tổng Giám đốc Công ty Đại Á và Võ Thành Trung, Tổng Giám đốc Công ty Đô Thị Mới, cơ quan điều tra xác định: Việc phân chia lợi nhuận tại hợp đồng hợp tác giữa Saigon Co.op với Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới đều không liên quan đến hoạt động của 2 công ty này. Tuy nhiên, đến tháng 3/2018, sau khi Saigon Co.op đề nghị hoàn trả lại số tiền, 2 bị can đã thông qua nhiều người, lấy nhiều lý do để đề nghị Diệp Dũng điều chỉnh giảm lợi nhuận, gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Tôn Thất Hào và Võ Thành Trung đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" với vai trò giúp sức. Đối với bị can Nguyễn Thành Nhân, nguyên Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cơ quan điều tra xác định: Với vai trò là Tổng Giám đốc Saigon Co.op, đồng thời là Ủy viên HĐQT Saigon Co.op, Nguyễn Thành Nhân được Diệp Dũng thông báo về việc sử dụng số tiền 1.000 tỷ đồng từ 3.000 tỷ đồng huy động vốn của Saigon Co.op để thực hiện việc hợp tác đầu tư và đồng ý cho bị can Hồ Mỹ Hòa thực hiện theo chỉ đạo của Diệp Dũng để ký kết hợp đầu tư với Công ty Đại Á và công ty Đô Thị Mới. Đồng thời, trong quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ, Nguyễn Thành Nhân đã không chỉ đạo cấp dưới báo cáo kiến nghị trong việc hạch toán doanh thu, không tổ chức quản lý chặt chẽ các khoản doanh thu, dẫn đến gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Hành vi của Nhân thể hiện việc cố ý bỏ mặc hậu quả từ hành vi phạm tội của Diệp Dũng, tạo điều kiện để Dũng hoàn thành hành vi phạm tội, dẫn đến gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Nguyễn Thành Nhân đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" với vai trò giúp sức. Đối với bị can Hồ Mỹ Hòa, cơ quan điều tra xác định: Với vai trò là Ủy viên HĐQT, Giám đốc Phòng Tài chính – Saigon Co.op, Hồ Mỹ Hòa đã không thực hiện nhiệm vụ của minh đối với việc Saigon Co.op ký kết hợp đồng với Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới; khi phát hiện sai phạm đã không đề xuất các biện pháp ngăn chặn, gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Hồ Mỹ Hòa đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" với vai trò giúp sức. Đối với các bị can Trần Trung Liệt, Hàn Thanh Dân, Phạm Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Thùy Trang, căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của các bị can trên đã phạm vào tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Ngoài vụ án này, tháng 4/2022, ông Diệp Dũng bị TAND TPHCM tuyên phạt 2 năm tù về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 337 Bộ luật Hình sự. Hồng Đức
Giải tỏa lo lắng cho các bệnh viện
Nghị định 07 và Nghị quyết 30 được kỳ vọng tháo gỡ được những vướng mắc hiện nay của các bệnh viện công lập trên cả nước, tuy nhiên, việc triển khai áp dụng cần bảo đảm minh bạch, công tâm, với tinh trần trách nhiệm cao, làm sao thiết bị được lựa chọn phải mang tính tối ưu về hiệu quả và chi phí đầu tư.
Đại diện nhiều bệnh viện cho rằng Nghị định 07 và Nghị quyết 30 gần như tháo gỡ các vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và vật tư y tế - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng Trong hai ngày 3/3 và 4/3 vừa qua, Chính phủ liên tiếp ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP (Nghị định 07) sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị quyết số 30/NQ-CP (Nghị quyết 30) về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế. Ngay sau khi ban hành, lãnh đạo ngành y tế và các bệnh viện cho rằng, quy định mới sẽ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà các bệnh viện đang đối mặt. Tránh được nguy cơ phải dừng hoạt động TS.BS. Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, Nghị định 07 và Nghị quyết 30 vừa được Chính phủ ban hành đã gỡ vướng rất nhiều trong lĩnh vực mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, tránh nguy cơ phải dừng hoạt động của rất nhiều bệnh viện. Tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, các hoạt động điều trị cho người bệnh vẫn diễn ra bình thường nhưng nếu không có giải pháp sớm thì tới đây cũng có thể rơi vào tình huống thiếu vật tư tiêu hao như một số bệnh viện lớn vừa qua. "Đây là tín hiệu hết sức tích cực để giải quyết các vấn đề về thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế", bác sĩ Thịnh đánh giá. Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho hay đầu tư trang thiết bị máy móc, vật tư y tế... là do hội đồng khoa học công nghệ của bệnh viện quyết định. Có những thiết bị rất đặc thù, chỉ có một đơn vị cung ứng, một chủng loại... nên chỉ có một báo giá, vì vậy, sửa đổi của Nghị quyết 30 về vấn đề 3 báo giá sẽ giải quyết được bất cập này. Tuy nhiên, khi quyết định lựa chọn trang thiết bị và vật tư y tế thì cần phải bảo đảm minh bạch, công tâm, làm việc với tinh trần trách nhiệm cao, nếu không dễ rơi vào tình huống như chỉ định thầu. Làm sao khi chọn thiết bị phải mang tính tối ưu về hiệu quả và chi phí đầu tư. Tránh tình trạng vin vào quy định để mua chủng loại mình mong muốn nhưng hiệu quả và chi phí đầu tư không phù hợp. Còn theo BS. Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Chính phủ ban hành Nghị định 07 và Nghị quyết 30 đã tháo gỡ những khó khăn trước mắt cho ngành y tế trong việc mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, vật tư y tế. Với Bệnh viện Lê Văn Thịnh, đây là những tháo gỡ hết sức cần thiết và kịp thời vì bệnh viện có hơn 80% máy móc trang thiết bị về xét nghiệm là theo hình thức mượn, đặt. Ngoài ra, qua thời gian chống dịch COVID-19, nhiều máy móc, thiết bị y tế được tài trợ. Do đó, việc đưa các thiết bị cho, tặng nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân vào khám chữa bệnh và được bảo hiểm y tế thanh toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện. Nghị quyết 30 của Chính phủ sửa đổi khoản 4 nghị quyết số 144. Đây được cho là "điểm nghẽn" mà rất nhiều bệnh viện kiến nghị và mong đợi giải quyết thời gian vừa qua - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng "Khiến cả ngành y tế rất vui" Tại cuộc họp trực tuyến do Sở Y tế TPHCM tổ chức để hướng dẫn thực hiện Nghị định 07 và Nghị quyết số 30, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế Thành phố cho biết, Nghị quyết 30 và nghị định 07 vừa được Chính phủ ban hành khiến cả ngành y tế Thành phố rất vui. Theo ông Tăng Chí Thượng, Nghị quyết 30 và Nghị định 07 ban hành đã giải quyết được vướng mắc, lo lắng của hầu hết giám đốc các bệnh viện thời gian qua. Đây là cơ sở pháp lý để Sở Y tế Thành phố quyết tâm không để thiếu vật tư, thiết bị y tế trong công tác chăm sóc điều trị người bệnh. Với số lượng bệnh viện trên địa bàn nhiều, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, sẽ tổ chức họp trực tuyến, tập huấn hàng tuần cho các đơn vị nhằm thống nhất cách làm, đồng thời theo dõi diễn biến của các đơn vị khi thực hiện mua sắm thiết bị, vật tư, hóa chất để đánh giá và sẽ kiến nghị lãnh đạo Thành phố và Bộ Y tế nếu phát sinh vướng mắc, làm sao để công tác chăm sóc người bệnh ko bị gián đoạn. Dự kiến, sau 1 tháng sẽ sơ kết và có báo cáo kết quả làm được cũng như vướng mắc phát sinh. Tránh tình trạng mỗi nơi một giá, mỗi lần một giá Cũng tại cuộc họp trực tuyến của Sở Y tế, các bệnh viện đều cho biết, Nghị quyết 30 và Nghị định 07 đã đem lại niềm vui cho người bệnh và các bệnh viện khi những khó khăn về trang thiết bị y tế và thuốc men sẽ sớm được tháo gỡ. Đại diện các bệnh viện cũng lo lắng vì dù gỡ khó được yêu cầu 3 báo giá nhưng vẫn cần phải cẩn thận với tình huống các đơn vị có báo giá sát với giá nhập từ nước ngoài hay không; hay mỗi nơi một giá, mỗi lần một giá? Bên cạnh đó, cũng cần có một cơ quan chủ trì định giá để bảo vệ cán bộ, vì các cơ quan khi thanh tra, kiểm tra sau đó hầu như đều tập trung vào vấn đề giá. Mạnh Hùng
Giải tỏa lo lắng cho các bệnh viện Nghị định 07 và Nghị quyết 30 được kỳ vọng tháo gỡ được những vướng mắc hiện nay của các bệnh viện công lập trên cả nước, tuy nhiên, việc triển khai áp dụng cần bảo đảm minh bạch, công tâm, với tinh trần trách nhiệm cao, làm sao thiết bị được lựa chọn phải mang tính tối ưu về hiệu quả và chi phí đầu tư. Đại diện nhiều bệnh viện cho rằng Nghị định 07 và Nghị quyết 30 gần như tháo gỡ các vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và vật tư y tế - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng Trong hai ngày 3/3 và 4/3 vừa qua, Chính phủ liên tiếp ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP (Nghị định 07) sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị quyết số 30/NQ-CP (Nghị quyết 30) về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế. Ngay sau khi ban hành, lãnh đạo ngành y tế và các bệnh viện cho rằng, quy định mới sẽ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà các bệnh viện đang đối mặt. Tránh được nguy cơ phải dừng hoạt động TS.BS. Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, Nghị định 07 và Nghị quyết 30 vừa được Chính phủ ban hành đã gỡ vướng rất nhiều trong lĩnh vực mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, tránh nguy cơ phải dừng hoạt động của rất nhiều bệnh viện. Tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, các hoạt động điều trị cho người bệnh vẫn diễn ra bình thường nhưng nếu không có giải pháp sớm thì tới đây cũng có thể rơi vào tình huống thiếu vật tư tiêu hao như một số bệnh viện lớn vừa qua. "Đây là tín hiệu hết sức tích cực để giải quyết các vấn đề về thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế", bác sĩ Thịnh đánh giá. Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho hay đầu tư trang thiết bị máy móc, vật tư y tế... là do hội đồng khoa học công nghệ của bệnh viện quyết định. Có những thiết bị rất đặc thù, chỉ có một đơn vị cung ứng, một chủng loại... nên chỉ có một báo giá, vì vậy, sửa đổi của Nghị quyết 30 về vấn đề 3 báo giá sẽ giải quyết được bất cập này. Tuy nhiên, khi quyết định lựa chọn trang thiết bị và vật tư y tế thì cần phải bảo đảm minh bạch, công tâm, làm việc với tinh trần trách nhiệm cao, nếu không dễ rơi vào tình huống như chỉ định thầu. Làm sao khi chọn thiết bị phải mang tính tối ưu về hiệu quả và chi phí đầu tư. Tránh tình trạng vin vào quy định để mua chủng loại mình mong muốn nhưng hiệu quả và chi phí đầu tư không phù hợp. Còn theo BS. Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Chính phủ ban hành Nghị định 07 và Nghị quyết 30 đã tháo gỡ những khó khăn trước mắt cho ngành y tế trong việc mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, vật tư y tế. Với Bệnh viện Lê Văn Thịnh, đây là những tháo gỡ hết sức cần thiết và kịp thời vì bệnh viện có hơn 80% máy móc trang thiết bị về xét nghiệm là theo hình thức mượn, đặt. Ngoài ra, qua thời gian chống dịch COVID-19, nhiều máy móc, thiết bị y tế được tài trợ. Do đó, việc đưa các thiết bị cho, tặng nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân vào khám chữa bệnh và được bảo hiểm y tế thanh toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện. Nghị quyết 30 của Chính phủ sửa đổi khoản 4 nghị quyết số 144. Đây được cho là "điểm nghẽn" mà rất nhiều bệnh viện kiến nghị và mong đợi giải quyết thời gian vừa qua - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng "Khiến cả ngành y tế rất vui" Tại cuộc họp trực tuyến do Sở Y tế TPHCM tổ chức để hướng dẫn thực hiện Nghị định 07 và Nghị quyết số 30, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế Thành phố cho biết, Nghị quyết 30 và nghị định 07 vừa được Chính phủ ban hành khiến cả ngành y tế Thành phố rất vui. Theo ông Tăng Chí Thượng, Nghị quyết 30 và Nghị định 07 ban hành đã giải quyết được vướng mắc, lo lắng của hầu hết giám đốc các bệnh viện thời gian qua. Đây là cơ sở pháp lý để Sở Y tế Thành phố quyết tâm không để thiếu vật tư, thiết bị y tế trong công tác chăm sóc điều trị người bệnh. Với số lượng bệnh viện trên địa bàn nhiều, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, sẽ tổ chức họp trực tuyến, tập huấn hàng tuần cho các đơn vị nhằm thống nhất cách làm, đồng thời theo dõi diễn biến của các đơn vị khi thực hiện mua sắm thiết bị, vật tư, hóa chất để đánh giá và sẽ kiến nghị lãnh đạo Thành phố và Bộ Y tế nếu phát sinh vướng mắc, làm sao để công tác chăm sóc người bệnh ko bị gián đoạn. Dự kiến, sau 1 tháng sẽ sơ kết và có báo cáo kết quả làm được cũng như vướng mắc phát sinh. Tránh tình trạng mỗi nơi một giá, mỗi lần một giá Cũng tại cuộc họp trực tuyến của Sở Y tế, các bệnh viện đều cho biết, Nghị quyết 30 và Nghị định 07 đã đem lại niềm vui cho người bệnh và các bệnh viện khi những khó khăn về trang thiết bị y tế và thuốc men sẽ sớm được tháo gỡ. Đại diện các bệnh viện cũng lo lắng vì dù gỡ khó được yêu cầu 3 báo giá nhưng vẫn cần phải cẩn thận với tình huống các đơn vị có báo giá sát với giá nhập từ nước ngoài hay không; hay mỗi nơi một giá, mỗi lần một giá? Bên cạnh đó, cũng cần có một cơ quan chủ trì định giá để bảo vệ cán bộ, vì các cơ quan khi thanh tra, kiểm tra sau đó hầu như đều tập trung vào vấn đề giá. Mạnh Hùng
Tạm dừng giao dịch tài sản của ca sĩ Khánh Phương và 11 cá nhân liên quan đến bất động sản Nhật Nam
Ca sĩ Khánh Phương là chồng bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam. Bà Thúy đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Ca sĩ Khánh Phương và vợ Vũ Thị Thúy Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng gửi văn bản cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, đề nghị tạm dừng thực hiện các giao dịch tài sản của 1 doanh nghiệp và 12 cá nhân. Danh sách 12 cá nhân có tên ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương, 42 tuổi). Ngoài ra, 11 cá nhân khác là bà Nguyễn Thị Lâm Nhi (30 tuổi, ngụ TPHCM), ông Vũ Duy Nga (61 tuổi), ông Vũ Văn Hoàng (32 tuổi), Lê Văn Hảo (36 tuổi) và bà Lưu Thị Luật (64 tuổi, cùng ngụ Thanh Hóa), ông Vũ Văn Hùng (35 tuổi), bà Ngô Thị Quyên (47 tuổi), ông Nguyễn Quang Đại (44 tuổi) và ông Nguyễn Văn Minh (49 tuổi, cùng ngụ tại Hà Nội), ông Nguyễn Anh Tuấn (51 tuổi, tỉnh Hưng Yên) và ông Trần Thiện Tâm (33 tuổi, tỉnh Lâm Đồng). TIN LIÊN QUANBất động sản Nhật Nam đã thu tổng số tiền gần 9.000 tỷ đồng của 20.000 cá nhânCông ty bất động sản Nhật Nam lừa đảo hơn 10.000 cá nhân với hàng nghìn tỷ đồngTạm giữ khẩn cấp CEO bất động sản Nhật Nam vì chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn Doanh nghiệp bị tạm dừng giao dịch tài sản là Công ty cổ phần Đầu tư Nhật Nam Khang, trụ sở tại tầng 17 tòa nhà Vincom Center (phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM). Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp này là ca sĩ Khánh Phương. Sở Tư pháp Lâm Đồng thực hiện chỉ đạo này để phối hợp theo đề nghị của Công an TP. Hà Nội trong việc điều tra, xác minh vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam. Công an TP. Hà Nội còn đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu, tạm dừng giao dịch các tài sản đã chuyển nhượng của 12 cá nhân và 1 doanh nghiệp nêu trên phát sinh từ ngày 2/7/2019 đến nay. Ca sĩ Khánh Phương là chồng bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam. Bà Thúy đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Theo thông tin từ người phát ngôn Bộ Công an, Trung tướng Tô Ân Xô, từ năm 2020 đến 2022, Công ty Nhật Nam đã thu 8.941 tỷ đồng của khoảng 20.000 cá nhân, thông qua hơn 45.500 hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ngày 2/10, tại họp báo của Bộ Công an, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Thanh Tùng cho biết, khi thu được 8.941 tỷ đồng, Công ty Nhật Nam đã sử dụng hơn 4.000 tỷ đồng để trả tiền gốc và lãi cho các cá nhân dù không kinh doanh gì; chi 520 tỷ đồng để duy trì hoạt động công ty; chi hơn 2.000 tỷ đồng cho "hoa hồng", trả cho các cá nhân môi giới; chi cho Vũ Thị Thúy 600 tỷ đồng, còn lại gần 1.000 tỷ đồng chưa rõ mục đích sử dụng. Cơ quan điều tra đã kiểm kê, phong tỏa 20 tài khoản ngân hàng, kê biên nhà cửa, đất đai để đảm bảo quyền lợi cho bị hại. Tuy nhiên, 20 tài khoản trên không có tiền hoặc còn rất ít (dưới 10 triệu đồng). Phương Linh
Tạm dừng giao dịch tài sản của ca sĩ Khánh Phương và 11 cá nhân liên quan đến bất động sản Nhật Nam Ca sĩ Khánh Phương là chồng bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam. Bà Thúy đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Ca sĩ Khánh Phương và vợ Vũ Thị Thúy Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng gửi văn bản cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, đề nghị tạm dừng thực hiện các giao dịch tài sản của 1 doanh nghiệp và 12 cá nhân. Danh sách 12 cá nhân có tên ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương, 42 tuổi). Ngoài ra, 11 cá nhân khác là bà Nguyễn Thị Lâm Nhi (30 tuổi, ngụ TPHCM), ông Vũ Duy Nga (61 tuổi), ông Vũ Văn Hoàng (32 tuổi), Lê Văn Hảo (36 tuổi) và bà Lưu Thị Luật (64 tuổi, cùng ngụ Thanh Hóa), ông Vũ Văn Hùng (35 tuổi), bà Ngô Thị Quyên (47 tuổi), ông Nguyễn Quang Đại (44 tuổi) và ông Nguyễn Văn Minh (49 tuổi, cùng ngụ tại Hà Nội), ông Nguyễn Anh Tuấn (51 tuổi, tỉnh Hưng Yên) và ông Trần Thiện Tâm (33 tuổi, tỉnh Lâm Đồng). TIN LIÊN QUANBất động sản Nhật Nam đã thu tổng số tiền gần 9.000 tỷ đồng của 20.000 cá nhânCông ty bất động sản Nhật Nam lừa đảo hơn 10.000 cá nhân với hàng nghìn tỷ đồngTạm giữ khẩn cấp CEO bất động sản Nhật Nam vì chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn Doanh nghiệp bị tạm dừng giao dịch tài sản là Công ty cổ phần Đầu tư Nhật Nam Khang, trụ sở tại tầng 17 tòa nhà Vincom Center (phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM). Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp này là ca sĩ Khánh Phương. Sở Tư pháp Lâm Đồng thực hiện chỉ đạo này để phối hợp theo đề nghị của Công an TP. Hà Nội trong việc điều tra, xác minh vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam. Công an TP. Hà Nội còn đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu, tạm dừng giao dịch các tài sản đã chuyển nhượng của 12 cá nhân và 1 doanh nghiệp nêu trên phát sinh từ ngày 2/7/2019 đến nay. Ca sĩ Khánh Phương là chồng bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam. Bà Thúy đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Theo thông tin từ người phát ngôn Bộ Công an, Trung tướng Tô Ân Xô, từ năm 2020 đến 2022, Công ty Nhật Nam đã thu 8.941 tỷ đồng của khoảng 20.000 cá nhân, thông qua hơn 45.500 hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ngày 2/10, tại họp báo của Bộ Công an, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Thanh Tùng cho biết, khi thu được 8.941 tỷ đồng, Công ty Nhật Nam đã sử dụng hơn 4.000 tỷ đồng để trả tiền gốc và lãi cho các cá nhân dù không kinh doanh gì; chi 520 tỷ đồng để duy trì hoạt động công ty; chi hơn 2.000 tỷ đồng cho "hoa hồng", trả cho các cá nhân môi giới; chi cho Vũ Thị Thúy 600 tỷ đồng, còn lại gần 1.000 tỷ đồng chưa rõ mục đích sử dụng. Cơ quan điều tra đã kiểm kê, phong tỏa 20 tài khoản ngân hàng, kê biên nhà cửa, đất đai để đảm bảo quyền lợi cho bị hại. Tuy nhiên, 20 tài khoản trên không có tiền hoặc còn rất ít (dưới 10 triệu đồng). Phương Linh
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5
Trưa 18/10, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Nam đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía tây tây bắc, cách đất liền khu vực Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 150 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 11.
Vị trí và đường đi của bão số 5 - Ảnh: KTTV Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trưa 18/10, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Nam đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5. Hồi 11h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía tây tây bắc, cách đất liền khu vực Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 150 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng bắc tây bắc với tốc độ khoảng 10 km/giờ. Dự báo đến 10h ngày 19/10, bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, tốc độ khoảng 10 km/giờ, và có khả năng mạnh thêm, vị trí bão tại 19,1N-108,1E; trên vùng biển phía đông khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12, vùng nguy hiểm15,0-21,0N; phía tây kinh tuyến 111,5E; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông; vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Đến 10h ngày 20/10, bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, tốc độ khoảng 5 km/giờ, vị trí bão tại 20,2N-107,5E; trên khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 8, giật cấp 11, vùng nguy hiểm ở phía bắc vĩ tuyến 16,0N; phía tây kinh tuyến 110,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế. Khoảng 10h ngày 21/10, bão di chuyển theo hướng nam tây nam và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, vị trí bão tại 19,2N-107,1E; trên khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 6, giật cấp 8, vùng nguy hiểm là phía bắc vĩ tuyến 16,0N; phía tây kinh tuyến 110,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là Vịnh Bắc Bộ. Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển chậm theo hướng nam tây nam và suy yếu thêm. Vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12, biển động rất mạnh. Ở khu vực Vịnh Bắc Bộ từ đêm ngày 18/10 có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Biển động rất mạnh. Vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi sóng biển cao 2-4 m, vùng biển Vịnh Bắc Bộ từ gần sáng và ngày 19/10 sóng biển tăng cao 2-4 m, sau tăng lên 3-5 m. Từ chiều 18/10 đến sáng 19/10, ở khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Từ đêm 19/10, vùng ven biển Bắc Bộ, khu vực nam Đồng Bằng, khu vực Bắc Trung Bộ có khả năng có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; mưa lớn trên khu vực Trung Trung Bộ giảm dần.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5 Trưa 18/10, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Nam đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía tây tây bắc, cách đất liền khu vực Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 150 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 11. Vị trí và đường đi của bão số 5 - Ảnh: KTTV Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trưa 18/10, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Nam đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5. Hồi 11h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía tây tây bắc, cách đất liền khu vực Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 150 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng bắc tây bắc với tốc độ khoảng 10 km/giờ. Dự báo đến 10h ngày 19/10, bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, tốc độ khoảng 10 km/giờ, và có khả năng mạnh thêm, vị trí bão tại 19,1N-108,1E; trên vùng biển phía đông khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12, vùng nguy hiểm15,0-21,0N; phía tây kinh tuyến 111,5E; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông; vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Đến 10h ngày 20/10, bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, tốc độ khoảng 5 km/giờ, vị trí bão tại 20,2N-107,5E; trên khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 8, giật cấp 11, vùng nguy hiểm ở phía bắc vĩ tuyến 16,0N; phía tây kinh tuyến 110,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế. Khoảng 10h ngày 21/10, bão di chuyển theo hướng nam tây nam và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, vị trí bão tại 19,2N-107,1E; trên khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 6, giật cấp 8, vùng nguy hiểm là phía bắc vĩ tuyến 16,0N; phía tây kinh tuyến 110,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là Vịnh Bắc Bộ. Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển chậm theo hướng nam tây nam và suy yếu thêm. Vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12, biển động rất mạnh. Ở khu vực Vịnh Bắc Bộ từ đêm ngày 18/10 có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Biển động rất mạnh. Vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi sóng biển cao 2-4 m, vùng biển Vịnh Bắc Bộ từ gần sáng và ngày 19/10 sóng biển tăng cao 2-4 m, sau tăng lên 3-5 m. Từ chiều 18/10 đến sáng 19/10, ở khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Từ đêm 19/10, vùng ven biển Bắc Bộ, khu vực nam Đồng Bằng, khu vực Bắc Trung Bộ có khả năng có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; mưa lớn trên khu vực Trung Trung Bộ giảm dần.
Hỗ trợ nạn nhân vụ cháy ở Khương Đình, chưa thu viện phí
Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam vừa hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở ngách 29/70 phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) tổng số tiền 354 triệu đồng. Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện tập trung cứu chữa người bệnh, chưa thu các khoản phí.
Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội. Ảnh: VGP/HM Bảo đảm quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư miniTiếp tục tập trung cứu chữa nạn nhân vụ cháy ở Khương Đình, Hà NộiChàng shipper cứu nhiều người trong đám cháy: ‘Em không nghĩ gì, chỉ muốn cứu người'Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy ở phố Khương Hạ (Hà Nội)Thủ tướng thị sát hiện trường vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại Hà NộiCác bệnh viện tập trung nguồn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini Cụ thể, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam hỗ trợ 56 nạn nhân tử vong trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ, mỗi nạn nhân 5 triệu đồng và 37 người bị thương nặng đang điều trị tại các bệnh viện, mỗi người 2 triệu đồng. Sáng 14/9, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ TP. Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên các nạn nhân vụ cháy đang điều trị tại các bệnh viện: Đại học Y Hà Nội, Bạch Mai, St. Paul, Bưu Điện, Đống Đa, Quân y 103 và Đa khoa Hà Đông. Trước đó, Bộ Y tế có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và các bệnh viện về việc phối hợp tiếp nhận, cấp cứu, điều trị kịp thời các nạn nhân trong vụ cháy này. Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu các bệnh viện phối hợp với các đơn vị liên quan huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa người bị nạn. Trước mắt, các đơn vị tập trung cứu chữa, quan tâm chăm sóc về sức khỏe, ổn định tâm lý cho người bị nạn, người nhà vượt qua khủng hoảng, an tâm điều trị, chưa thu các khoản phí. HM
Hỗ trợ nạn nhân vụ cháy ở Khương Đình, chưa thu viện phí Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam vừa hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở ngách 29/70 phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) tổng số tiền 354 triệu đồng. Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện tập trung cứu chữa người bệnh, chưa thu các khoản phí. Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội. Ảnh: VGP/HM Bảo đảm quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư miniTiếp tục tập trung cứu chữa nạn nhân vụ cháy ở Khương Đình, Hà NộiChàng shipper cứu nhiều người trong đám cháy: ‘Em không nghĩ gì, chỉ muốn cứu người'Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy ở phố Khương Hạ (Hà Nội)Thủ tướng thị sát hiện trường vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại Hà NộiCác bệnh viện tập trung nguồn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini Cụ thể, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam hỗ trợ 56 nạn nhân tử vong trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ, mỗi nạn nhân 5 triệu đồng và 37 người bị thương nặng đang điều trị tại các bệnh viện, mỗi người 2 triệu đồng. Sáng 14/9, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ TP. Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên các nạn nhân vụ cháy đang điều trị tại các bệnh viện: Đại học Y Hà Nội, Bạch Mai, St. Paul, Bưu Điện, Đống Đa, Quân y 103 và Đa khoa Hà Đông. Trước đó, Bộ Y tế có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và các bệnh viện về việc phối hợp tiếp nhận, cấp cứu, điều trị kịp thời các nạn nhân trong vụ cháy này. Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu các bệnh viện phối hợp với các đơn vị liên quan huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa người bị nạn. Trước mắt, các đơn vị tập trung cứu chữa, quan tâm chăm sóc về sức khỏe, ổn định tâm lý cho người bị nạn, người nhà vượt qua khủng hoảng, an tâm điều trị, chưa thu các khoản phí. HM
Tăng gần 550 chuyến bay phục vụ cao điểm Tết Nguyên đán 2024
Các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco vừa thông báo tăng thêm hơn 100.000 chỗ, tương đương gần 550 chuyến bay cho mùa cao điểm Tết từ ngày 25/1 đến 24/2/2024 (tức từ 15 tháng Chạp năm Quý Mão đến 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Ảnh: LĐO Như vậy, tổng số nguồn cung trên các đường bay nội địa của 3 hãng hàng không này trong dịp cao điểm Tết đã được nâng lên thành 2,1 triệu chỗ, với 10.700 chuyến bay. Các chuyến bay tăng cường tập trung các đường bay giữa TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, Nha Trang, Phú Yên, Phú Quốc... Trong khi đó, Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết, đã ký hợp đồng thuê thêm 2 máy bay Airbus A320/A321, khai thác từ ngày 1/1/2024, tăng trên 20% tải cung ứng phục vụ cao điểm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Hãng này tăng tần suất khai thác tập trung trên các đường bay trục chính Hà Nội - TP HCM, giữa Hà Nội, TPHCM với Đà Nẵng và các đường bay địa phương có nhu cầu cao như TPHCM – Vinh/Thanh Hóa/ Hải Phòng. Đồng thời, tăng cường các chuyến bay đêm trên đường bay TPHCM – Hà Nội/Vinh/Đà Nẵng. Theo đánh giá của các hãng hàng không, năm nay, hành khách có xu hướng đặt hành trình bay có ngày khởi hành sớm hơn so với các năm trước. Các hãng khuyến nghị hành khách chủ động đặt mua sớm vé máy bay Tết qua các kênh bán vé chính thức của hãng, để tìm được vé có khung giờ và giá vé phù hợp. Tăng slot tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất dịp Tết Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa ra quyết định điều chỉnh tham số điều phối đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay tại Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Nội Bài và Cảng HKQT Tân Sơn Nhất trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, điều chỉnh tham số điều phối đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay trong giai đoạn từ ngày 25/1/2024 đến hết ngày 24/2/2024 là 40 slot/giờ các khung giờ từ 6h đến 23h55 (giờ địa phương) tại Cảng HKQT Nội Bài. Tăng tham số điều phối slot tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất lên 44 slot/giờ vào khung giờ ban ngày (6h00-23h55) và 40 slot/giờ khung giờ ban đêm (0h-5h55) giờ địa phương. Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn Tết Nguyên đán, Cục HKVN đã có Chỉ thị số 6881/CT-CHK ngày 1/12/2023 về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân Giáp Thìn 2024. Cục HKVN yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam phối hợp với các cảng hàng không báo cáo kế hoạch phục vụ Tết, đặc biệt kế hoạch tăng chuyến bay vào khung giờ ban đêm và kế hoạch về đội tàu bay khai thác, đậu lại qua đêm để các cảng hàng không, các đơn vị phục vụ mặt đất bố trí, sắp xếp nguồn lực phục vụ, đặc biệt là bố trí vị trí đậu tàu bay ban đêm. Đối với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, các cảng hàng không và các đơn vị cung cấp dịch vụ, Cục HKVN yêu cầu các đơn vị sẵn sàng bố trí toàn bộ nguồn lực về trang thiết bị, nhân lực phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết Giáp Thìn 2024; tăng cường phục vụ các chuyến bay đêm đi, đến các cảng hàng không địa phương bảo đảm chất lượng dịch vụ hàng không, không để xảy ra ùn tắc tại cảng hàng không, gây bức xúc cho hành khách.../. BT
Tăng gần 550 chuyến bay phục vụ cao điểm Tết Nguyên đán 2024 Các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco vừa thông báo tăng thêm hơn 100.000 chỗ, tương đương gần 550 chuyến bay cho mùa cao điểm Tết từ ngày 25/1 đến 24/2/2024 (tức từ 15 tháng Chạp năm Quý Mão đến 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Ảnh: LĐO Như vậy, tổng số nguồn cung trên các đường bay nội địa của 3 hãng hàng không này trong dịp cao điểm Tết đã được nâng lên thành 2,1 triệu chỗ, với 10.700 chuyến bay. Các chuyến bay tăng cường tập trung các đường bay giữa TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, Nha Trang, Phú Yên, Phú Quốc... Trong khi đó, Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết, đã ký hợp đồng thuê thêm 2 máy bay Airbus A320/A321, khai thác từ ngày 1/1/2024, tăng trên 20% tải cung ứng phục vụ cao điểm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Hãng này tăng tần suất khai thác tập trung trên các đường bay trục chính Hà Nội - TP HCM, giữa Hà Nội, TPHCM với Đà Nẵng và các đường bay địa phương có nhu cầu cao như TPHCM – Vinh/Thanh Hóa/ Hải Phòng. Đồng thời, tăng cường các chuyến bay đêm trên đường bay TPHCM – Hà Nội/Vinh/Đà Nẵng. Theo đánh giá của các hãng hàng không, năm nay, hành khách có xu hướng đặt hành trình bay có ngày khởi hành sớm hơn so với các năm trước. Các hãng khuyến nghị hành khách chủ động đặt mua sớm vé máy bay Tết qua các kênh bán vé chính thức của hãng, để tìm được vé có khung giờ và giá vé phù hợp. Tăng slot tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất dịp Tết Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa ra quyết định điều chỉnh tham số điều phối đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay tại Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Nội Bài và Cảng HKQT Tân Sơn Nhất trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, điều chỉnh tham số điều phối đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay trong giai đoạn từ ngày 25/1/2024 đến hết ngày 24/2/2024 là 40 slot/giờ các khung giờ từ 6h đến 23h55 (giờ địa phương) tại Cảng HKQT Nội Bài. Tăng tham số điều phối slot tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất lên 44 slot/giờ vào khung giờ ban ngày (6h00-23h55) và 40 slot/giờ khung giờ ban đêm (0h-5h55) giờ địa phương. Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn Tết Nguyên đán, Cục HKVN đã có Chỉ thị số 6881/CT-CHK ngày 1/12/2023 về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân Giáp Thìn 2024. Cục HKVN yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam phối hợp với các cảng hàng không báo cáo kế hoạch phục vụ Tết, đặc biệt kế hoạch tăng chuyến bay vào khung giờ ban đêm và kế hoạch về đội tàu bay khai thác, đậu lại qua đêm để các cảng hàng không, các đơn vị phục vụ mặt đất bố trí, sắp xếp nguồn lực phục vụ, đặc biệt là bố trí vị trí đậu tàu bay ban đêm. Đối với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, các cảng hàng không và các đơn vị cung cấp dịch vụ, Cục HKVN yêu cầu các đơn vị sẵn sàng bố trí toàn bộ nguồn lực về trang thiết bị, nhân lực phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết Giáp Thìn 2024; tăng cường phục vụ các chuyến bay đêm đi, đến các cảng hàng không địa phương bảo đảm chất lượng dịch vụ hàng không, không để xảy ra ùn tắc tại cảng hàng không, gây bức xúc cho hành khách.../. BT
Tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao, hạn chế lây lan dịch trong bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ; thủ trưởng y tế các bộ, ngành về việc tăng cường phát hiện thu dung, quản lý, điều trị ca bệnh COVID-19.
bonewsrelation eonewsrelation Mon Jan 30 2023 16:52:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jan 30 2023 16:52:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jan 30 2023 16:55:22 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao, hạn chế lây lan dịch trong bệnh viện Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, các biến thể mới liên tục được ghi nhận, trong đó biến thể XBB với khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh đã xuất hiện ở 70 quốc gia. Thực hiện Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 08/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, Bộ Y tế yêu cầu giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc bộ, thủ trưởng y tế các bộ, ngành rà soát, đánh giá và tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh, phân công cụ thể tới từng đơn vị số giường bệnh COVID-19 để sẵn sàng thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 có chỉ định nhập viện theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 nhập viện để phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời hạn chế tử vong. Đồng thời rà soát và trang bị đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, ô xy y tế sẵn sàng đáp ứng nhu cầu điều trị COVID-19 khi cần thiết. Tiếp tục triển khai tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế. Hạn chế tối đa lây lan dịch trong bệnh viện Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên. Đối với các ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn, khi chuyển viện phải hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển và bảo đảm an toàn đối với người bệnh chuyển viện. Tại các cơ sở điều trị, tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật... Đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ COVID-19 nằm tại các bệnh viện khuyến cáo thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR để chẩn đoán mắc COVID-19 tránh bỏ sót ca bệnh làm dịch bệnh lan rộng (đối với các ca bệnh khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính nhưng vẫn nghi ngờ COVID-19). Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị COVID-19 cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh COVID-19 nặng nhập viện trong giai đoạn này và xét nghiệm hoặc gửi xét nghiệm làm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn. TB Tham khảo thêmTiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19Tham khảo thêmGiám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19Tham khảo thêmGiám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19, từ nơi xuất hiện biến thể mớiTham khảo thêmChính sách phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện đến ngày 31/12/2023Tham khảo thêmThủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19
Tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao, hạn chế lây lan dịch trong bệnh viện Bộ Y tế vừa có văn bản gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ; thủ trưởng y tế các bộ, ngành về việc tăng cường phát hiện thu dung, quản lý, điều trị ca bệnh COVID-19. bonewsrelation eonewsrelation Mon Jan 30 2023 16:52:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jan 30 2023 16:52:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jan 30 2023 16:55:22 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao, hạn chế lây lan dịch trong bệnh viện Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, các biến thể mới liên tục được ghi nhận, trong đó biến thể XBB với khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh đã xuất hiện ở 70 quốc gia. Thực hiện Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 08/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, Bộ Y tế yêu cầu giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc bộ, thủ trưởng y tế các bộ, ngành rà soát, đánh giá và tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh, phân công cụ thể tới từng đơn vị số giường bệnh COVID-19 để sẵn sàng thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 có chỉ định nhập viện theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 nhập viện để phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời hạn chế tử vong. Đồng thời rà soát và trang bị đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, ô xy y tế sẵn sàng đáp ứng nhu cầu điều trị COVID-19 khi cần thiết. Tiếp tục triển khai tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế. Hạn chế tối đa lây lan dịch trong bệnh viện Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên. Đối với các ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn, khi chuyển viện phải hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển và bảo đảm an toàn đối với người bệnh chuyển viện. Tại các cơ sở điều trị, tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật... Đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ COVID-19 nằm tại các bệnh viện khuyến cáo thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR để chẩn đoán mắc COVID-19 tránh bỏ sót ca bệnh làm dịch bệnh lan rộng (đối với các ca bệnh khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính nhưng vẫn nghi ngờ COVID-19). Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị COVID-19 cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh COVID-19 nặng nhập viện trong giai đoạn này và xét nghiệm hoặc gửi xét nghiệm làm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn. TB Tham khảo thêmTiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19Tham khảo thêmGiám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19Tham khảo thêmGiám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19, từ nơi xuất hiện biến thể mớiTham khảo thêmChính sách phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện đến ngày 31/12/2023Tham khảo thêmThủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19
20 cục hải quan xếp hạng cao nhất về Chỉ số cải cách hành chính
Tổng cục Hải quan vừa có quyết định công bố Chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả cải cách hành chính năm 2022 của các đơn vị thuộc và trực thuộc. Theo đó, có 20/35 cục hải quan tỉnh, thành phố được xếp hạng 1; 2/8 cục và 2/5 vụ thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan được xếp hạng 1.
bonewsrelation eonewsrelation Tue Oct 31 2023 16:08:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Oct 31 2023 16:08:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 14 2023 16:22:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) 20/35 cục hải quan xếp hạng 1 về Chỉ số cải cách hành chính Tại khối cục hải quan tỉnh, thành phố có 20 đơn vị được xếp hạng 1 gồm: Cục Hải quan Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Định, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai- Kon Tum, Hà Nam Ninh, Hà Tĩnh, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hóa. Theo Tổng cục Hải quan, hạng 1 có điểm từ 89 trở lên; hạng 2 có điểm từ 88,5 đến dưới 89 điểm; hạng 3 từ 88 điểm đến dưới 88,5 điểm; hạng 4 từ 87,5 điểm đến dưới 88 điểm và hạng 5 từ dưới 87,5 điểm. 5/35 cục hải quan tỉnh, thành phố được xếp hạng 2 gồm Cục Hải quan Cao Bằng, Hà Giang, Nghệ An, Quảng Trị và Tây Ninh. 7/35 cục hải quan tỉnh, thành phố xếp hạng 3 gồm Cục Hải quan Bình Phước, Điện Biên, Hà Nội, Kiên Giang, Quảng Nam, Quảng Ninh và Thừa Thiên Huế. Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu xếp hạng 4; Cục Hải quan An Giang và Cà Mau xếp hạng 5. 2 Cục xếp hạng 1 về Chỉ số cải cách hành chính Cũng theo bản Chỉ số cải cách hành chính, khối cục trực thuộc Tổng cục Hải quan có 2 đơn vị được xếp hạng 1 là Cục Quản lý rủi ro và Cục Tài vụ quản trị. 4 cục được xếp hạng 2 gồm: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Cục Kiểm định hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan và Cục Thuế xuất nhập khẩu. Cục Điều tra chống buôn lậu xếp hạng 3 và Cục Giám sát quản lý về hải quan xếp hạng 4. Khối Vụ thuộc Tổng cục Hải quan có 2 đơn vị được xếp hạng 1 là Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Vụ Pháp chế. Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Thanh tra kiểm tra xếp hạng 2 và Vụ Hợp tác quốc tế xếp hạng 3. NB Tham khảo thêmHải quan và doanh nghiệp tăng tương tác để mang lại hiệu quảTham khảo thêmChuyển đổi số, tăng cường công nghệ - đưa ngành hải quan đạt mục tiêu képTham khảo thêmNgành Hải quan lên kế hoạch chủ động kiểm soát hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệTham khảo thêmNgành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụTham khảo thêmTổng cục Hải quan định hướng nghiên cứu các vấn đề mang tính chất hoạch định chính sáchTham khảo thêmHải quan tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp chống thất thu ngân sáchTham khảo thêmSoi chiếu hàng hóa xuất nhập khẩu dựa vào mức độ tuân thủ của người khai hải quanTham khảo thêmNâng cao chất lượng quản lý trị giá hải quan đáp ứng yêu cầu hội nhậpTham khảo thêm9 nhóm công tác trọng tâm của ngành Hải quan năm 2023Tham khảo thêmNgành hải quan quyết liệt tạo thuận lợi thương mại, chống thất thu ngân sách
20 cục hải quan xếp hạng cao nhất về Chỉ số cải cách hành chính Tổng cục Hải quan vừa có quyết định công bố Chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả cải cách hành chính năm 2022 của các đơn vị thuộc và trực thuộc. Theo đó, có 20/35 cục hải quan tỉnh, thành phố được xếp hạng 1; 2/8 cục và 2/5 vụ thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan được xếp hạng 1. bonewsrelation eonewsrelation Tue Oct 31 2023 16:08:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Oct 31 2023 16:08:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 14 2023 16:22:11 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) 20/35 cục hải quan xếp hạng 1 về Chỉ số cải cách hành chính Tại khối cục hải quan tỉnh, thành phố có 20 đơn vị được xếp hạng 1 gồm: Cục Hải quan Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Định, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai- Kon Tum, Hà Nam Ninh, Hà Tĩnh, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hóa. Theo Tổng cục Hải quan, hạng 1 có điểm từ 89 trở lên; hạng 2 có điểm từ 88,5 đến dưới 89 điểm; hạng 3 từ 88 điểm đến dưới 88,5 điểm; hạng 4 từ 87,5 điểm đến dưới 88 điểm và hạng 5 từ dưới 87,5 điểm. 5/35 cục hải quan tỉnh, thành phố được xếp hạng 2 gồm Cục Hải quan Cao Bằng, Hà Giang, Nghệ An, Quảng Trị và Tây Ninh. 7/35 cục hải quan tỉnh, thành phố xếp hạng 3 gồm Cục Hải quan Bình Phước, Điện Biên, Hà Nội, Kiên Giang, Quảng Nam, Quảng Ninh và Thừa Thiên Huế. Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu xếp hạng 4; Cục Hải quan An Giang và Cà Mau xếp hạng 5. 2 Cục xếp hạng 1 về Chỉ số cải cách hành chính Cũng theo bản Chỉ số cải cách hành chính, khối cục trực thuộc Tổng cục Hải quan có 2 đơn vị được xếp hạng 1 là Cục Quản lý rủi ro và Cục Tài vụ quản trị. 4 cục được xếp hạng 2 gồm: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Cục Kiểm định hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan và Cục Thuế xuất nhập khẩu. Cục Điều tra chống buôn lậu xếp hạng 3 và Cục Giám sát quản lý về hải quan xếp hạng 4. Khối Vụ thuộc Tổng cục Hải quan có 2 đơn vị được xếp hạng 1 là Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Vụ Pháp chế. Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Thanh tra kiểm tra xếp hạng 2 và Vụ Hợp tác quốc tế xếp hạng 3. NB Tham khảo thêmHải quan và doanh nghiệp tăng tương tác để mang lại hiệu quảTham khảo thêmChuyển đổi số, tăng cường công nghệ - đưa ngành hải quan đạt mục tiêu képTham khảo thêmNgành Hải quan lên kế hoạch chủ động kiểm soát hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệTham khảo thêmNgành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụTham khảo thêmTổng cục Hải quan định hướng nghiên cứu các vấn đề mang tính chất hoạch định chính sáchTham khảo thêmHải quan tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp chống thất thu ngân sáchTham khảo thêmSoi chiếu hàng hóa xuất nhập khẩu dựa vào mức độ tuân thủ của người khai hải quanTham khảo thêmNâng cao chất lượng quản lý trị giá hải quan đáp ứng yêu cầu hội nhậpTham khảo thêm9 nhóm công tác trọng tâm của ngành Hải quan năm 2023Tham khảo thêmNgành hải quan quyết liệt tạo thuận lợi thương mại, chống thất thu ngân sách
Công tác dân vận cần hướng mạnh về cơ sở, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân
Ngày 14/7, tại TP. Đà Nẵng, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác dân vận 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài chủ trì hội nghị.
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài lưu ý, công tác dân vận cần hướng mạnh về cơ sở, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân - Ảnh: VGP/Nhật Anh Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng: Công tác dân vận phải bám sát cơ sở, tạo niềm tin trong dânĐỌC NGAY 6 tháng đầu năm 2023, công tác dân vận của hệ thống chính trị tiếp tục có đổi mới, chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đối ngoại, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Các cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, kịp thời thể chế hóa các văn bản của Trung ương và cấp ủy cấp trên phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị. Hệ thống dân vận các cấp đã chủ động, phối hợp tốt với chính quyền, các cơ quan, ban, ngành tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành, tham gia tích cực chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo quốc phòng-an ninh, an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước có nhiều đổi mới theo hướng gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với dân, tập trung cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục đổi mới, thích ứng linh hoạt với tình hình thực tiễn, hoạt động giám sát, phản biện xã hội có nhiều kết quả tích cực; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có nhiều chuyển biến. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước và phong trào thi đua "Dân vận khéo" đã có sự gắn kết chặt chẽ, tạo sức lan tỏa tích cực trong đời sống xã hội. Số liệu thống kê cho thấy, cả nước có 139.062 mô hình đăng ký; số mô hình được công nhận là 36.181 tập thể, 16.187 cá nhân. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ thực tiễn công tác của địa phương, đơn vị; bổ sung, chia sẻ kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện, làm sâu sắc thêm kết quả; đóng góp những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện công tác dân vận trong thời gian tới. Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, trong 6 tháng đầu năm, công tác dân vận của hệ thống chính trị tiếp tục có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác dân vận của hệ thống chính trị vẫn còn một số hạn chế, trong đó có việc nắm tình hình ở cơ sở, trong công tác xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong xây dựng, phát huy vai trò lực lượng cốt cán trong tôn giáo ở một số địa phương. Đây là nội dung mà toàn ngành dân vận cần phải quan tâm nhiều hơn nữa để khắc phục trong thời gian tới. Về nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, Trưởng Ban Dân vận Trung ương nêu ra 6 nhóm nhiệm vụ cơ bản, trong đó yêu cầu ban dân vận các tỉnh ủy, thành ủy kịp thời tham mưu cho cấp uỷ sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo hướng dẫn của Ban Dân vận Trung ương; thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực của các ban chỉ đạo về công tác dân vận, công tác tôn giáo. Riêng với công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào theo tôn giáo, Trưởng Ban Dân vận Trung ương lưu ý, ngoài việc tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng đồng bào dân tộc, cần đặc biệt chú trọng công tác vận động, tuyên truyền và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và cốt cán trong các tôn giáo. Ban dân vận các cấp cần tham mưu cấp ủy chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội, hướng mạnh về cơ sở, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân, đặc biệt là quan tâm ở những địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào theo tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, nhất là bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về công tác dân vận cho cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận các cấp, đặc biệt là kinh nghiệm xử lý tình huống công tác dân tộc, tôn giáo ở cơ sở. Làm tốt công tác tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, điển hình và đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" theo hướng thiết thực hơn nữa gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; quan tâm vận động nhân dân thực hiện việc nuôi trồng, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng. Nhật Anh
Công tác dân vận cần hướng mạnh về cơ sở, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân Ngày 14/7, tại TP. Đà Nẵng, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác dân vận 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài chủ trì hội nghị. Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài lưu ý, công tác dân vận cần hướng mạnh về cơ sở, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân - Ảnh: VGP/Nhật Anh Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng: Công tác dân vận phải bám sát cơ sở, tạo niềm tin trong dânĐỌC NGAY 6 tháng đầu năm 2023, công tác dân vận của hệ thống chính trị tiếp tục có đổi mới, chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đối ngoại, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Các cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, kịp thời thể chế hóa các văn bản của Trung ương và cấp ủy cấp trên phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị. Hệ thống dân vận các cấp đã chủ động, phối hợp tốt với chính quyền, các cơ quan, ban, ngành tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành, tham gia tích cực chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo quốc phòng-an ninh, an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước có nhiều đổi mới theo hướng gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với dân, tập trung cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục đổi mới, thích ứng linh hoạt với tình hình thực tiễn, hoạt động giám sát, phản biện xã hội có nhiều kết quả tích cực; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có nhiều chuyển biến. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước và phong trào thi đua "Dân vận khéo" đã có sự gắn kết chặt chẽ, tạo sức lan tỏa tích cực trong đời sống xã hội. Số liệu thống kê cho thấy, cả nước có 139.062 mô hình đăng ký; số mô hình được công nhận là 36.181 tập thể, 16.187 cá nhân. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ thực tiễn công tác của địa phương, đơn vị; bổ sung, chia sẻ kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện, làm sâu sắc thêm kết quả; đóng góp những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện công tác dân vận trong thời gian tới. Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, trong 6 tháng đầu năm, công tác dân vận của hệ thống chính trị tiếp tục có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác dân vận của hệ thống chính trị vẫn còn một số hạn chế, trong đó có việc nắm tình hình ở cơ sở, trong công tác xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong xây dựng, phát huy vai trò lực lượng cốt cán trong tôn giáo ở một số địa phương. Đây là nội dung mà toàn ngành dân vận cần phải quan tâm nhiều hơn nữa để khắc phục trong thời gian tới. Về nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, Trưởng Ban Dân vận Trung ương nêu ra 6 nhóm nhiệm vụ cơ bản, trong đó yêu cầu ban dân vận các tỉnh ủy, thành ủy kịp thời tham mưu cho cấp uỷ sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo hướng dẫn của Ban Dân vận Trung ương; thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực của các ban chỉ đạo về công tác dân vận, công tác tôn giáo. Riêng với công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào theo tôn giáo, Trưởng Ban Dân vận Trung ương lưu ý, ngoài việc tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng đồng bào dân tộc, cần đặc biệt chú trọng công tác vận động, tuyên truyền và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và cốt cán trong các tôn giáo. Ban dân vận các cấp cần tham mưu cấp ủy chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội, hướng mạnh về cơ sở, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân, đặc biệt là quan tâm ở những địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào theo tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, nhất là bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về công tác dân vận cho cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận các cấp, đặc biệt là kinh nghiệm xử lý tình huống công tác dân tộc, tôn giáo ở cơ sở. Làm tốt công tác tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, điển hình và đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" theo hướng thiết thực hơn nữa gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; quan tâm vận động nhân dân thực hiện việc nuôi trồng, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng. Nhật Anh
Vụ máy bay rơi trên biển: Thủ tướng Chính phủ ra Công điện chỉ đạo khẩn trương tìm kiếm cứu nạn nhanh nhất, hiệu quả nhất
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 221/CĐ-TTg ngày 5/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tai nạn máy bay trực thăng Bell 505 (số hiệu VN-8650) của Công ty trực thăng miền Bắc, Binh đoàn 18 tại khu vực biển giáp ranh xã Gia Luận, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Máy bay trực thăng Bell 505 số hiệu VN-8650 bay trên Vịnh Hạ Long Công điện gửi Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các Bộ trưởng: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh nêu rõ: Về việc tai nạn máy bay trực thăng Bell 505 (số hiệu VN-8650) của Công ty trực thăng miền Bắc, Binh đoàn 18 vào khoảng 17 giờ 06 phút ngày 05 tháng 4 năm 2023 tại tọa độ 20051'55''N - 107001'31''E, thuộc khu vực biển giáp ranh xã Gia Luận, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng (trên máy bay có 05 người gồm Đại tá - phi công Chu Quang Minh và 04 hành khách, quốc tịch Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tập trung tìm mọi biện pháp và huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương tìm kiếm cứu nạn nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tổ chức giải quyết tốt hậu quả, kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình phi công và những người bị nạn, thực hiện các chế độ chính sách đối với quân nhân bị nạn theo quy định. Điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có); rà soát, kiểm tra toàn bộ các quy trình trong công tác chỉ huy, điều hành bay, đảm bảo kỹ thuật hàng không, tổ chức rút kinh nghiệm, khắc phục ngay các hạn chế, bảo đảm tuyệt đối an toàn đối với các chuyến bay. 2. Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức theo dõi công tác tìm kiếm cứu nạn, kịp thời điều phối, huy động lực lượng, phương tiện để hỗ trợ triển khai công tác cứu nạn theo đề nghị của các bộ, địa phương theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh chủ động phối hợp với Bộ Quốc phòng khẩn trương triển khai hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả vụ tai nạn, kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình những người bị nạn; thông báo cho tàu thuyền và ngư dân đang đánh bắt hải sản ở khu vực máy bay bị nạn tăng cường quan sát, phối hợp tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. 4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hỗ trợ người và phương tiện, thiết bị trục vớt, cứu hộ và các trang thiết bị cần thiết theo yêu cầu của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để đáp ứng nhanh nhất công tác tìm kiếm cứu nạn; phối hợp với Bộ Quốc phòng bảo đảm công tác an toàn bay và kỹ thuật hàng không./.
Vụ máy bay rơi trên biển: Thủ tướng Chính phủ ra Công điện chỉ đạo khẩn trương tìm kiếm cứu nạn nhanh nhất, hiệu quả nhất Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 221/CĐ-TTg ngày 5/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tai nạn máy bay trực thăng Bell 505 (số hiệu VN-8650) của Công ty trực thăng miền Bắc, Binh đoàn 18 tại khu vực biển giáp ranh xã Gia Luận, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Máy bay trực thăng Bell 505 số hiệu VN-8650 bay trên Vịnh Hạ Long Công điện gửi Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các Bộ trưởng: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh nêu rõ: Về việc tai nạn máy bay trực thăng Bell 505 (số hiệu VN-8650) của Công ty trực thăng miền Bắc, Binh đoàn 18 vào khoảng 17 giờ 06 phút ngày 05 tháng 4 năm 2023 tại tọa độ 20051'55''N - 107001'31''E, thuộc khu vực biển giáp ranh xã Gia Luận, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng (trên máy bay có 05 người gồm Đại tá - phi công Chu Quang Minh và 04 hành khách, quốc tịch Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tập trung tìm mọi biện pháp và huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương tìm kiếm cứu nạn nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tổ chức giải quyết tốt hậu quả, kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình phi công và những người bị nạn, thực hiện các chế độ chính sách đối với quân nhân bị nạn theo quy định. Điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có); rà soát, kiểm tra toàn bộ các quy trình trong công tác chỉ huy, điều hành bay, đảm bảo kỹ thuật hàng không, tổ chức rút kinh nghiệm, khắc phục ngay các hạn chế, bảo đảm tuyệt đối an toàn đối với các chuyến bay. 2. Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức theo dõi công tác tìm kiếm cứu nạn, kịp thời điều phối, huy động lực lượng, phương tiện để hỗ trợ triển khai công tác cứu nạn theo đề nghị của các bộ, địa phương theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh chủ động phối hợp với Bộ Quốc phòng khẩn trương triển khai hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả vụ tai nạn, kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình những người bị nạn; thông báo cho tàu thuyền và ngư dân đang đánh bắt hải sản ở khu vực máy bay bị nạn tăng cường quan sát, phối hợp tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. 4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hỗ trợ người và phương tiện, thiết bị trục vớt, cứu hộ và các trang thiết bị cần thiết theo yêu cầu của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để đáp ứng nhanh nhất công tác tìm kiếm cứu nạn; phối hợp với Bộ Quốc phòng bảo đảm công tác an toàn bay và kỹ thuật hàng không./.
Tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
Bộ Tư pháp đã có Quyết định số 527/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành. Luật Hòa giải ở cơ sở
bonewsrelation eonewsrelation Thu Apr 13 2023 19:19:15 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Apr 13 2023 19:19:15 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Apr 13 2023 19:27:10 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Mục đích của việc tổng kết thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở nhằm đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; nhận diện những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, khoảng trống (nếu có) nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trong thời gian tới; phát hiện, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn. Kế hoạch yêu cầu việc tổng kết Luật Hòa giải ở cơ sở phải được tiến hành nghiêm túc, khách quan, thực chất, toàn diện từ trung ương đến cơ sở; đảm bảo đúng mục đích và tiến độ đề ra, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, bám sát các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2611/QĐ-BTP ngày 04/11/2013 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở; bám sát Đề cương tổng kết, kèm theo số liệu chứng minh cụ thể; chú trọng phân tích tồn tại, hạn chế, vướng mắc của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có) và đề xuất giải pháp cụ thể, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình tổng kết các văn bản, phát huy vai trò nòng cốt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Việc tổng kết được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, tại các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở trung ương có liên quan và địa phương. Mốc thời gian thông tin, số liệu tổng kết tính từ tháng 01/2014 đến hết tháng 6/2023. Nội dung tổng kết theo Đề cương Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các biểu mẫu thống kê kèm theo Kế hoạch này (Phụ lục I và II của Kế hoạch). Đối với việc tổ chức kiểm tra kết quả triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì kiểm tra tại một số địa phương đại diện các vùng, miền trên cả nước. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì kiểm tra trên địa bàn. Các hoạt động truyền thông về kết quả tổ chức thực hiện các văn bản bao gồm: 1- Xây dựng, đăng tải các tin bài, phóng sự; phát hành sản phẩm truyền thông về kết quả thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2- Tổ chức sưu tầm, cung cấp tài liệu, phóng sự, băng, đĩa, video clip, tư liệu, hình ảnh... về công tác hòa giải ở cơ sở trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Các thông tin, tư liệu sưu tầm bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn về hình ảnh và âm thanh để có thể sử dụng vào việc sản xuất các chương trình phát thanh - truyền hình (theo tiêu chuẩn HD). Chú trọng thông tin về những sáng kiến, mô hình, cách làm hay, hiệu quả, những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong công tác này. 3- Xây dựng phóng sự tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Kế hoạch cũng giao Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trong Quý II-III/2023. Tham khảo thêmTăng mức thù lao cho hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải ở cơ sởTham khảo thêmDân vận khéo là công cụ nâng cao chất lượng hoà giải ở cơ sởTham khảo thêmBảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở tại Lào CaiTham khảo thêmHòa giải viên cơ sở: Những người thắt chặt 'tình làng, nghĩa xóm'Tham khảo thêmTập huấn hòa giải viên cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núiTham khảo thêmNâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở của TP. Bắc KạnTham khảo thêmQuy trình bổ nhiệm, xử lý vi phạm hòa giải viênTham khảo thêmDân vận khéo thì hòa giải mới thành côngTham khảo thêmLàm rõ tiêu chuẩn chức danh hòa giải viên và đối tượng đóng phí hòa giảiTham khảo thêmNâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở
Tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở Bộ Tư pháp đã có Quyết định số 527/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành. Luật Hòa giải ở cơ sở bonewsrelation eonewsrelation Thu Apr 13 2023 19:19:15 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Apr 13 2023 19:19:15 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Apr 13 2023 19:27:10 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Mục đích của việc tổng kết thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở nhằm đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; nhận diện những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, khoảng trống (nếu có) nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trong thời gian tới; phát hiện, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn. Kế hoạch yêu cầu việc tổng kết Luật Hòa giải ở cơ sở phải được tiến hành nghiêm túc, khách quan, thực chất, toàn diện từ trung ương đến cơ sở; đảm bảo đúng mục đích và tiến độ đề ra, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, bám sát các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2611/QĐ-BTP ngày 04/11/2013 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở; bám sát Đề cương tổng kết, kèm theo số liệu chứng minh cụ thể; chú trọng phân tích tồn tại, hạn chế, vướng mắc của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có) và đề xuất giải pháp cụ thể, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình tổng kết các văn bản, phát huy vai trò nòng cốt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Việc tổng kết được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, tại các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở trung ương có liên quan và địa phương. Mốc thời gian thông tin, số liệu tổng kết tính từ tháng 01/2014 đến hết tháng 6/2023. Nội dung tổng kết theo Đề cương Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các biểu mẫu thống kê kèm theo Kế hoạch này (Phụ lục I và II của Kế hoạch). Đối với việc tổ chức kiểm tra kết quả triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì kiểm tra tại một số địa phương đại diện các vùng, miền trên cả nước. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì kiểm tra trên địa bàn. Các hoạt động truyền thông về kết quả tổ chức thực hiện các văn bản bao gồm: 1- Xây dựng, đăng tải các tin bài, phóng sự; phát hành sản phẩm truyền thông về kết quả thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2- Tổ chức sưu tầm, cung cấp tài liệu, phóng sự, băng, đĩa, video clip, tư liệu, hình ảnh... về công tác hòa giải ở cơ sở trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Các thông tin, tư liệu sưu tầm bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn về hình ảnh và âm thanh để có thể sử dụng vào việc sản xuất các chương trình phát thanh - truyền hình (theo tiêu chuẩn HD). Chú trọng thông tin về những sáng kiến, mô hình, cách làm hay, hiệu quả, những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong công tác này. 3- Xây dựng phóng sự tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Kế hoạch cũng giao Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trong Quý II-III/2023. Tham khảo thêmTăng mức thù lao cho hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải ở cơ sởTham khảo thêmDân vận khéo là công cụ nâng cao chất lượng hoà giải ở cơ sởTham khảo thêmBảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở tại Lào CaiTham khảo thêmHòa giải viên cơ sở: Những người thắt chặt 'tình làng, nghĩa xóm'Tham khảo thêmTập huấn hòa giải viên cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núiTham khảo thêmNâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở của TP. Bắc KạnTham khảo thêmQuy trình bổ nhiệm, xử lý vi phạm hòa giải viênTham khảo thêmDân vận khéo thì hòa giải mới thành côngTham khảo thêmLàm rõ tiêu chuẩn chức danh hòa giải viên và đối tượng đóng phí hòa giảiTham khảo thêmNâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở
Nông nghiệp cần nguồn nhân lực cho đa giá trị
Việc đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp hiện nay không chỉ phục vụ cho các ngành nông nghiệp truyền thống mà cho cả các ngành phục vụ cho nông nghiệp theo hướng đa giá trị, kinh tế nông nghiệp.
Hội nghị "Việc làm kết nối cung cầu về đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn" - Ảnh: VGP/Đỗ Hương Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đưa ra tại Hội nghị "Việc làm kết nối cung cầu về đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn" được Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 06/12. Hội nghị nhằm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/BCSĐ ngày 08/5/2023 của Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về "Đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cầu phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2025 và định hướng tới năm 2030". Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, từ năm 2016 đến nay đã có hơn 4.300 thoả thuận hợp tác được ký kết về đào tạo nguồn nhân lực giữa doanh nghiệp với các trường của bộ. Trung bình mỗi trường, mỗi năm có khoảng 16 thoả thuận hợp tác. Việc hợp tác với doanh nghiệp đã mang lại những kết quả tích cực cho các trường, giúp các trường có thêm nguồn lực quan trọng trong đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng quản trị; tận dụng các máy móc, trang thiết bị, sở sở vật chất và các nguồn lực doanh nghiệp phục vụ giảng dạy. Qua đó giúp nâng cao tinh thần khởi nghiệp và mở rộng cơ hội việc làm sau khi ra trường cho học sinh, sinh viên. Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, đào tạo hiện nay không chỉ phục vụ cho các ngành nông nghiệp truyền thống mà cho cả các ngành phục vụ cho nông nghiệp theo hướng đa giá trị, kinh tế nông nghiệp. "Cần xã hội hóa đào tạo, kết hợp các doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và tuyển dụng. Các cơ sở đào tạo đồng hành cùng doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh. Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trong giáo dục nghề nghiệp, các trường thuộc Bộ NN&PTNT đã có nhiều nỗ lực và áp dụng nhiều giải pháp sáng tạo linh hoạt để thu hút học sinh, sinh viên. Việc thiết lập mối quan hệ khăng khít cung cầu nhân lực đã giúp định hướng nghề nghiệp và thu hút tuyển sinh. Trên cơ sở chuẩn đầu ra, một số trường đã phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chương trình bảo đảm linh hoạt hơn phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Những nỗ lực, kết quả trên đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, góp phần quan trọng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Sinh viên tham gia hội chợ trong khuôn khổ của hội nghị về việc làm cho ngành nông nghiệp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương Về công tác đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp thời gian tới, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan từng chia sẻ quan điểm: Từ nhiều năm nay, nước ta chú trọng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hóa trên phạm vi cả nước. Nông nghiệp cũng cần được cơ cấu lại sản xuất để phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhu cầu cấp thiết hiện nay. Đỗ Hương Tham khảo thêmCông nghệ hỗ trợ xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vữngTham khảo thêmPhát triển nông nghiệp xanh từ vựa lúa Việt NamTham khảo thêmNgành nông nghiệp và những mục tiêu tham vọng
Nông nghiệp cần nguồn nhân lực cho đa giá trị Việc đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp hiện nay không chỉ phục vụ cho các ngành nông nghiệp truyền thống mà cho cả các ngành phục vụ cho nông nghiệp theo hướng đa giá trị, kinh tế nông nghiệp. Hội nghị "Việc làm kết nối cung cầu về đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn" - Ảnh: VGP/Đỗ Hương Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đưa ra tại Hội nghị "Việc làm kết nối cung cầu về đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn" được Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 06/12. Hội nghị nhằm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/BCSĐ ngày 08/5/2023 của Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về "Đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cầu phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2025 và định hướng tới năm 2030". Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, từ năm 2016 đến nay đã có hơn 4.300 thoả thuận hợp tác được ký kết về đào tạo nguồn nhân lực giữa doanh nghiệp với các trường của bộ. Trung bình mỗi trường, mỗi năm có khoảng 16 thoả thuận hợp tác. Việc hợp tác với doanh nghiệp đã mang lại những kết quả tích cực cho các trường, giúp các trường có thêm nguồn lực quan trọng trong đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng quản trị; tận dụng các máy móc, trang thiết bị, sở sở vật chất và các nguồn lực doanh nghiệp phục vụ giảng dạy. Qua đó giúp nâng cao tinh thần khởi nghiệp và mở rộng cơ hội việc làm sau khi ra trường cho học sinh, sinh viên. Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, đào tạo hiện nay không chỉ phục vụ cho các ngành nông nghiệp truyền thống mà cho cả các ngành phục vụ cho nông nghiệp theo hướng đa giá trị, kinh tế nông nghiệp. "Cần xã hội hóa đào tạo, kết hợp các doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và tuyển dụng. Các cơ sở đào tạo đồng hành cùng doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh. Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trong giáo dục nghề nghiệp, các trường thuộc Bộ NN&PTNT đã có nhiều nỗ lực và áp dụng nhiều giải pháp sáng tạo linh hoạt để thu hút học sinh, sinh viên. Việc thiết lập mối quan hệ khăng khít cung cầu nhân lực đã giúp định hướng nghề nghiệp và thu hút tuyển sinh. Trên cơ sở chuẩn đầu ra, một số trường đã phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chương trình bảo đảm linh hoạt hơn phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Những nỗ lực, kết quả trên đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, góp phần quan trọng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Sinh viên tham gia hội chợ trong khuôn khổ của hội nghị về việc làm cho ngành nông nghiệp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương Về công tác đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp thời gian tới, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan từng chia sẻ quan điểm: Từ nhiều năm nay, nước ta chú trọng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hóa trên phạm vi cả nước. Nông nghiệp cũng cần được cơ cấu lại sản xuất để phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhu cầu cấp thiết hiện nay. Đỗ Hương Tham khảo thêmCông nghệ hỗ trợ xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vữngTham khảo thêmPhát triển nông nghiệp xanh từ vựa lúa Việt NamTham khảo thêmNgành nông nghiệp và những mục tiêu tham vọng
Tập trung thực hiện bộ tiêu chí huyện nông thôn mới tại huyện Lục Nam, Bắc Giang
Chiều 9/10, Tổ công tác hỗ trợ xây dựng huyện Lục Nam đạt chuẩn nông thôn mới của UBND tỉnh Bắc Giang do ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NN&PTNT-Tổ trưởng Tổ công tác làm trưởng đoàn, chủ trì buổi làm việc với huyện nhằm đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện đến hết tháng 9/2023, đề ra giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Tổ công tác hỗ trợ xây dựng huyện Lục Nam đạt chuẩn nông thôn mới làm việc tại huyện - Ảnh: Hạnh Nguyễn Theo báo cáo, sau 13 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Hạ tầng kinh tế-xã hội huyện được đầu tư; các lĩnh vực về phát triển văn hoá-xã hội và bảo vệ môi trường; an ninh, chính trị, trật tự xã hội tiếp tục được duy trì và có nhiều chuyển biến tích cực được nhân dân đồng tình, ủng hộ; hệ thống chính trị vững mạnh, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt. Tổng nguồn lực thực hiện chương trình là hơn 1.463 tỷ đồng. Đến nay, 23/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới; huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới; 02 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt, nhất là kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông; kinh tế nông thôn phát triển khá với nhiều mô hình và hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, hiệu quả. Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục phát triển toàn diện; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, điều kiện sống được bảo đảm hơn, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2023 đạt trên 52 triệu đồng/người, tăng hơn 3,47 lần so với 2011 (15 triệu đồng/người/năm). TIN LIÊN QUANHiệu quả từ mô hình điểm xã nông thôn mới thông minhHuyện Ứng Hòa (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới Ghi nhận và đánh giá cao sự quyết tâm của huyện trong xây dựng huyện nông thôn mới, tổ công tác cho rằng để đạt mục tiêu huyện nông thôn mới huyện Lục Nam cần phải tập trung triển khai rà soát lại toàn bộ các tiêu chí, xây dựng lộ trình, mốc thời gian về thực hiện các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí huyện nông thôn mới. Tập trung hoàn thiện báo cáo Trung tâm, hồ sơ thẩm định để trình văn phòng điều phối, UBND tỉnh Bắc Giang xem xét hỗ trợ huyện. Huyện cũng cần bám sát, phối hợp cùng các sở, ngành tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với một số tiêu chí về môi trường, về an ninh trật tư... nhằm hoàn thiện 100% tiêu chí huyện nông thôn mới. Thiện Tâm
Tập trung thực hiện bộ tiêu chí huyện nông thôn mới tại huyện Lục Nam, Bắc Giang Chiều 9/10, Tổ công tác hỗ trợ xây dựng huyện Lục Nam đạt chuẩn nông thôn mới của UBND tỉnh Bắc Giang do ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NN&PTNT-Tổ trưởng Tổ công tác làm trưởng đoàn, chủ trì buổi làm việc với huyện nhằm đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện đến hết tháng 9/2023, đề ra giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Tổ công tác hỗ trợ xây dựng huyện Lục Nam đạt chuẩn nông thôn mới làm việc tại huyện - Ảnh: Hạnh Nguyễn Theo báo cáo, sau 13 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Hạ tầng kinh tế-xã hội huyện được đầu tư; các lĩnh vực về phát triển văn hoá-xã hội và bảo vệ môi trường; an ninh, chính trị, trật tự xã hội tiếp tục được duy trì và có nhiều chuyển biến tích cực được nhân dân đồng tình, ủng hộ; hệ thống chính trị vững mạnh, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt. Tổng nguồn lực thực hiện chương trình là hơn 1.463 tỷ đồng. Đến nay, 23/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới; huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới; 02 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt, nhất là kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông; kinh tế nông thôn phát triển khá với nhiều mô hình và hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, hiệu quả. Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục phát triển toàn diện; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, điều kiện sống được bảo đảm hơn, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2023 đạt trên 52 triệu đồng/người, tăng hơn 3,47 lần so với 2011 (15 triệu đồng/người/năm). TIN LIÊN QUANHiệu quả từ mô hình điểm xã nông thôn mới thông minhHuyện Ứng Hòa (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới Ghi nhận và đánh giá cao sự quyết tâm của huyện trong xây dựng huyện nông thôn mới, tổ công tác cho rằng để đạt mục tiêu huyện nông thôn mới huyện Lục Nam cần phải tập trung triển khai rà soát lại toàn bộ các tiêu chí, xây dựng lộ trình, mốc thời gian về thực hiện các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí huyện nông thôn mới. Tập trung hoàn thiện báo cáo Trung tâm, hồ sơ thẩm định để trình văn phòng điều phối, UBND tỉnh Bắc Giang xem xét hỗ trợ huyện. Huyện cũng cần bám sát, phối hợp cùng các sở, ngành tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với một số tiêu chí về môi trường, về an ninh trật tư... nhằm hoàn thiện 100% tiêu chí huyện nông thôn mới. Thiện Tâm
Truy nã đặc biệt thêm 6 nghi can vụ khủng bố ở Đắk Lắk
Sáng 30/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa ra quyết định truy nã đặc biệt đối với 6 nghi can tham gia vụ khủng bố, giết người ở trụ sở 2 xã tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk vào ngày 11/6.
6 nghi can đang bị truy nã đặc biệt, gồm (từ trên xuống, trái qua): Y Chanh Byă, Y Mut Mlô, Y But Êban, Y Quynh Bdap, Y Chik Niê, Y Niên Êya - Ảnh: Công an cung cấp 6 người trên đã bị Cơ quan An ninh điều tra khởi tố về hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân vào tháng 8/2023 và được xác định đã bỏ trốn, nên bị truy nã đặc biệt. Các nghi phạm bị truy nã đặc biệt gồm: Y Quynh Bdap (31 tuổi, ngụ huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk), có đặc điểm nhận dạng là sẹo 1 cm trên sau mép phải. Trước khi bỏ trốn, người này sinh sống tại huyện Krông Pắk, Đắk Lắk. Y Chanh Byă (40 tuổi), trú xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, có đặc điểm nhận dạng là nốt ruồi 1,5 cm sau đầu mắt trái. Y Bút Êban (39 tuổi), cùng trú xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, có đặc điểm sẹo dài 1,5 cm cách 2 cm sau đầu mắt trái. Y Niên Êya (45 tuổi, trú xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), có đặc điểm sẹo chấm cách 1 cm trên sau đầu mày phải. Y Chik Niê (55 tuổi, trú xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk). Y Mut Mlô (63 tuổi, trú thị trấn Pơng Đrang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk), có nốt ruồi 2,5 cm trên trước dái tai trái. Cơ quan an ninh điều tra nêu rõ: Bất cứ người nào phát hiện nhóm nghi can này cũng có thể bắt ngay và đưa đến cơ quan công an gần nhất. Khởi tố hơn 100 người tham gia vụ khủng bốKhuya 11/6, một nhóm người bịt mặt, mang theo súng, lựu đạn, bom xăng... tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu, Ea Ktur (xã Cư Kuin).Tại trụ sở UBND hai xã, nhóm này đã sát hại 4 cán bộ chiến sĩ, làm bị thương 2 cán bộ công an khác. Trên đường di chuyển, nhóm này đã sát hại thêm 5 người khác ở trên đường, trong đó có 2 lãnh đạo xã Ea Ktur, Ea Tiêu và 3 người dân.Ngoài ra nhóm này đã đốt phá phòng làm việc, hủy hoại tài sản tại trụ sở UBND hai xã nêu trên. Đến nay, Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt, khởi tố 96 người với nhiều tội danh và hiện vẫn đang mở rộng điều tra, xử lý những người liên quan. Hồng Đức
Truy nã đặc biệt thêm 6 nghi can vụ khủng bố ở Đắk Lắk Sáng 30/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa ra quyết định truy nã đặc biệt đối với 6 nghi can tham gia vụ khủng bố, giết người ở trụ sở 2 xã tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk vào ngày 11/6. 6 nghi can đang bị truy nã đặc biệt, gồm (từ trên xuống, trái qua): Y Chanh Byă, Y Mut Mlô, Y But Êban, Y Quynh Bdap, Y Chik Niê, Y Niên Êya - Ảnh: Công an cung cấp 6 người trên đã bị Cơ quan An ninh điều tra khởi tố về hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân vào tháng 8/2023 và được xác định đã bỏ trốn, nên bị truy nã đặc biệt. Các nghi phạm bị truy nã đặc biệt gồm: Y Quynh Bdap (31 tuổi, ngụ huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk), có đặc điểm nhận dạng là sẹo 1 cm trên sau mép phải. Trước khi bỏ trốn, người này sinh sống tại huyện Krông Pắk, Đắk Lắk. Y Chanh Byă (40 tuổi), trú xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, có đặc điểm nhận dạng là nốt ruồi 1,5 cm sau đầu mắt trái. Y Bút Êban (39 tuổi), cùng trú xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, có đặc điểm sẹo dài 1,5 cm cách 2 cm sau đầu mắt trái. Y Niên Êya (45 tuổi, trú xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), có đặc điểm sẹo chấm cách 1 cm trên sau đầu mày phải. Y Chik Niê (55 tuổi, trú xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk). Y Mut Mlô (63 tuổi, trú thị trấn Pơng Đrang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk), có nốt ruồi 2,5 cm trên trước dái tai trái. Cơ quan an ninh điều tra nêu rõ: Bất cứ người nào phát hiện nhóm nghi can này cũng có thể bắt ngay và đưa đến cơ quan công an gần nhất. Khởi tố hơn 100 người tham gia vụ khủng bốKhuya 11/6, một nhóm người bịt mặt, mang theo súng, lựu đạn, bom xăng... tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu, Ea Ktur (xã Cư Kuin).Tại trụ sở UBND hai xã, nhóm này đã sát hại 4 cán bộ chiến sĩ, làm bị thương 2 cán bộ công an khác. Trên đường di chuyển, nhóm này đã sát hại thêm 5 người khác ở trên đường, trong đó có 2 lãnh đạo xã Ea Ktur, Ea Tiêu và 3 người dân.Ngoài ra nhóm này đã đốt phá phòng làm việc, hủy hoại tài sản tại trụ sở UBND hai xã nêu trên. Đến nay, Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt, khởi tố 96 người với nhiều tội danh và hiện vẫn đang mở rộng điều tra, xử lý những người liên quan. Hồng Đức
Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt nhiều vùng ở miền Trung
Mưa lớn từ thượng nguồn làm lũ trên các sông lên nhanh gây ngập, chia cắt nhiều bản, làng tại tỉnh Quảng Bình và ngập lụt tại vùng hạ du sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm một người dân mất tích từ đêm 1/11 trên sông Long Đại tại xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - Ảnh: Báo Quảng Bình Nước lũ chia cắt nhiều bản, làng ở Quảng Bình Trưa ngày 2/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình (Ban Chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh) cho biết, từ 0h ngày 1/12 đến 10h ngày 2/12, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to như Hồ Thác Chuối 285,2 mm, TV Trường Sơn 242 mm. Mực nước lúc 10h ngày 2/12 tại sông Kiến Giang 8,06 m trên báo động 1 khoảng 0,06 m, Lệ Thủy 1,71 m trên báo động 1 khoảng 0,51 m, Đồng Hới 1,14 m trên BĐI 0,14 m. Mực nước các sông còn lại đang dưới báo động I. TIN LIÊN QUANMiền Trung chủ động ứng phó với mưa, lũ, biển động từ đêm 30/11 đến ngày 3/12 Về tình hình ngập lụt, chia cắt, cập nhật đến 10h hôm nay tại huyện Bố Trạch, Quốc lộ 15 xã Hưng trạch, đường vào ngầm Bùng Km562+200 ngập 1÷1,2 m, mặt ngầm ngập khoảng 0,4÷0,6 m, đơn vị chức năng đã đóng chốt barie cấm người và phương tiện qua lại. Tại ngầm Cà Ròong xã Thượng Trạch nước dâng cao khoảng 0,5 m; đường vào thôn Hà Môn, xã Cự Nẫm ngập 0,5 m; tại ngầm Bến Tróc, xã Phúc Trạch ngập 1 m. Lực lượng chức năng đã đặt biển và cử người chốt chặn tại các điểm. Tại huyện Quảng Ninh: Đường vào các bản Ploang, Zin Zin, Dóc Mây, Trung Sơn xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh nước dâng cao từ 0,5 – 0,8 m; làm chia cắt 4 bản; người và phương tiện không qua lại được. Đường vào thôn, bản Khe Dây, Hàng Chuồn-Nà Lâm, Trường Nam xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh bị chia cắt; người và phương tiện không qua lại được. Về thiệt hại, tại Km 34+500 trên đường 16, đoạn đi qua bản Mít Cát/xã Kim Thủy xảy ra sạt lở khoảng 30 m3 đất đá, đã khắc phục được một phần, người và phương tiện qua lại được (địa bàn Đồn Biên phòng Làng Mô). Đường tỉnh 558C, tại Km10+600, đá từ mái taluy dương sụt trượt xuống mặt đường gây ách tắc giao thông. Đơn vị đang bố trí nhân lực hốt dọn đảm bảo giao thông. Tuyến đường liên xã Mai Hóa - Ngư Hóa bị sạt lở, hiện tại đang xử lý hốt dọn đảm bảo giao thông. Một diễn biến khác, lúc 22h ngày 29/11 tàu QNg-98024-TS/03TV do ông Nguyễn Sỹ Bảy (1969) ở xã Phổ Thạnh/huyện Sa Huỳnh/ tỉnh Quảng Ngãi là chủ tàu, khi đang trên hành trình vào Cảng La do thời tiết gió mạnh kết hợp với sương mù không quan sát được nên đã đâm vào rạn đá sau đảo La; hậu quả tàu bị phá và chìm. Đồn Biên phòng Roòn triển khai lực lượng (5 người/1 tàu) phối hợp với ngư dân Quảng Đông tổ chức cứu nạn tàu QNg-98024-TS với 3 thuyền viên. Kết quả đã cứu được 3 thuyền viên đảm bảo an toàn. Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình thông tin, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 153 hồ chứa thủy lợi, bình quân đạt hơn 95,2% dung tích thiết kế. Hiện các địa phương, đơn vị tại khu vực bị ngập tổ chức lực lượng túc trực chốt chặn ở các tuyến đường/ngầm bị ngập sâu; tổ chức khắc phục nhanh các điểm bị sạt lở đất đá. Ngập lụt tại khu vực ven sông Bồ tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh: HD Lũ sông Bồ lên báo động 3 gây ngập vùng hạ du Sáng 2/12, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, từ 7h ngày 1/12 đến 7h ngày 2/12, tại huyện A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc đã có mưa rất to với lượng mưa từ 130 đến 300 mm, riêng Tà Lương 316,8 mm; các nơi khác có mưa vừa, mưa to, có nơi rất to, phổ biến từ 20-150 mm. Mưa lớn khiến lượng nước đổ về hồ thủy điện Hương Điền tăng nhanh, lúc 4h sáng 2/12, lưu lượng lớn nhất đến hồ là trên 2.500 m3/s, lưu lượng lớn nhất về hạ du trên 2.500 m3/s; đến 7h sáng 2/12, lưu lượng đến hồ 1.988 m3/s, lưu lượng về hạ du 1.988 m3/s. Hiện hồ đã đạt mực nước dâng bình thường +58m không còn khả năng tham gia giảm lũ cho hạ du sông Bồ. Lũ trên sông Bồ đã đạt đỉnh với đỉnh lũ lúc 7h10' ngày 2/12 là 4,42 m, dưới báo động 3 là 0,08 m, hiện tại đang xuống chậm. Cập nhật đến 13h ngày 2/12, mực nước trên sông Bồ giảm còn dưới báo động 2, sông Hương dưới báo động 1. Trong sáng sớm ngày 2/11, nước lũ sông Bồ lên nhanh đã làm ngập lụt tại một số địa phương vùng hạ du như Phong Điền, Quảng Điền, thị xã Hương Trà.... Nước ngập nhiều khu dân cư, gây ách tắc giao thông một số tuyến như tỉnh lộ, đường liên xã ở Quảng Phú, Quảng Phước (Quảng Điền); Phong An, Phong Sơn (Phong Điền) và tại một số địa phương của thị xã Hương Trà. Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, Ban Chỉ huy đã yêu cầu các địa phương tổ chức rà soát, cập nhật phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, ven sông suối, vùng thấp trũng, ngập úng để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, ngăn chặn người đi vào rừng trong thời gian thiên tai, mưa lũ. Phân công lực lượng cảnh giới tại các điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, ngập lụt. Bố trí biển báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại các khu vực ngầm tràn khi xảy ra mưa lũ. Nhật Anh
Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt nhiều vùng ở miền Trung Mưa lớn từ thượng nguồn làm lũ trên các sông lên nhanh gây ngập, chia cắt nhiều bản, làng tại tỉnh Quảng Bình và ngập lụt tại vùng hạ du sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm một người dân mất tích từ đêm 1/11 trên sông Long Đại tại xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - Ảnh: Báo Quảng Bình Nước lũ chia cắt nhiều bản, làng ở Quảng Bình Trưa ngày 2/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình (Ban Chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh) cho biết, từ 0h ngày 1/12 đến 10h ngày 2/12, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to như Hồ Thác Chuối 285,2 mm, TV Trường Sơn 242 mm. Mực nước lúc 10h ngày 2/12 tại sông Kiến Giang 8,06 m trên báo động 1 khoảng 0,06 m, Lệ Thủy 1,71 m trên báo động 1 khoảng 0,51 m, Đồng Hới 1,14 m trên BĐI 0,14 m. Mực nước các sông còn lại đang dưới báo động I. TIN LIÊN QUANMiền Trung chủ động ứng phó với mưa, lũ, biển động từ đêm 30/11 đến ngày 3/12 Về tình hình ngập lụt, chia cắt, cập nhật đến 10h hôm nay tại huyện Bố Trạch, Quốc lộ 15 xã Hưng trạch, đường vào ngầm Bùng Km562+200 ngập 1÷1,2 m, mặt ngầm ngập khoảng 0,4÷0,6 m, đơn vị chức năng đã đóng chốt barie cấm người và phương tiện qua lại. Tại ngầm Cà Ròong xã Thượng Trạch nước dâng cao khoảng 0,5 m; đường vào thôn Hà Môn, xã Cự Nẫm ngập 0,5 m; tại ngầm Bến Tróc, xã Phúc Trạch ngập 1 m. Lực lượng chức năng đã đặt biển và cử người chốt chặn tại các điểm. Tại huyện Quảng Ninh: Đường vào các bản Ploang, Zin Zin, Dóc Mây, Trung Sơn xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh nước dâng cao từ 0,5 – 0,8 m; làm chia cắt 4 bản; người và phương tiện không qua lại được. Đường vào thôn, bản Khe Dây, Hàng Chuồn-Nà Lâm, Trường Nam xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh bị chia cắt; người và phương tiện không qua lại được. Về thiệt hại, tại Km 34+500 trên đường 16, đoạn đi qua bản Mít Cát/xã Kim Thủy xảy ra sạt lở khoảng 30 m3 đất đá, đã khắc phục được một phần, người và phương tiện qua lại được (địa bàn Đồn Biên phòng Làng Mô). Đường tỉnh 558C, tại Km10+600, đá từ mái taluy dương sụt trượt xuống mặt đường gây ách tắc giao thông. Đơn vị đang bố trí nhân lực hốt dọn đảm bảo giao thông. Tuyến đường liên xã Mai Hóa - Ngư Hóa bị sạt lở, hiện tại đang xử lý hốt dọn đảm bảo giao thông. Một diễn biến khác, lúc 22h ngày 29/11 tàu QNg-98024-TS/03TV do ông Nguyễn Sỹ Bảy (1969) ở xã Phổ Thạnh/huyện Sa Huỳnh/ tỉnh Quảng Ngãi là chủ tàu, khi đang trên hành trình vào Cảng La do thời tiết gió mạnh kết hợp với sương mù không quan sát được nên đã đâm vào rạn đá sau đảo La; hậu quả tàu bị phá và chìm. Đồn Biên phòng Roòn triển khai lực lượng (5 người/1 tàu) phối hợp với ngư dân Quảng Đông tổ chức cứu nạn tàu QNg-98024-TS với 3 thuyền viên. Kết quả đã cứu được 3 thuyền viên đảm bảo an toàn. Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình thông tin, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 153 hồ chứa thủy lợi, bình quân đạt hơn 95,2% dung tích thiết kế. Hiện các địa phương, đơn vị tại khu vực bị ngập tổ chức lực lượng túc trực chốt chặn ở các tuyến đường/ngầm bị ngập sâu; tổ chức khắc phục nhanh các điểm bị sạt lở đất đá. Ngập lụt tại khu vực ven sông Bồ tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh: HD Lũ sông Bồ lên báo động 3 gây ngập vùng hạ du Sáng 2/12, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, từ 7h ngày 1/12 đến 7h ngày 2/12, tại huyện A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc đã có mưa rất to với lượng mưa từ 130 đến 300 mm, riêng Tà Lương 316,8 mm; các nơi khác có mưa vừa, mưa to, có nơi rất to, phổ biến từ 20-150 mm. Mưa lớn khiến lượng nước đổ về hồ thủy điện Hương Điền tăng nhanh, lúc 4h sáng 2/12, lưu lượng lớn nhất đến hồ là trên 2.500 m3/s, lưu lượng lớn nhất về hạ du trên 2.500 m3/s; đến 7h sáng 2/12, lưu lượng đến hồ 1.988 m3/s, lưu lượng về hạ du 1.988 m3/s. Hiện hồ đã đạt mực nước dâng bình thường +58m không còn khả năng tham gia giảm lũ cho hạ du sông Bồ. Lũ trên sông Bồ đã đạt đỉnh với đỉnh lũ lúc 7h10' ngày 2/12 là 4,42 m, dưới báo động 3 là 0,08 m, hiện tại đang xuống chậm. Cập nhật đến 13h ngày 2/12, mực nước trên sông Bồ giảm còn dưới báo động 2, sông Hương dưới báo động 1. Trong sáng sớm ngày 2/11, nước lũ sông Bồ lên nhanh đã làm ngập lụt tại một số địa phương vùng hạ du như Phong Điền, Quảng Điền, thị xã Hương Trà.... Nước ngập nhiều khu dân cư, gây ách tắc giao thông một số tuyến như tỉnh lộ, đường liên xã ở Quảng Phú, Quảng Phước (Quảng Điền); Phong An, Phong Sơn (Phong Điền) và tại một số địa phương của thị xã Hương Trà. Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, Ban Chỉ huy đã yêu cầu các địa phương tổ chức rà soát, cập nhật phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, ven sông suối, vùng thấp trũng, ngập úng để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, ngăn chặn người đi vào rừng trong thời gian thiên tai, mưa lũ. Phân công lực lượng cảnh giới tại các điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, ngập lụt. Bố trí biển báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại các khu vực ngầm tràn khi xảy ra mưa lũ. Nhật Anh
Vụ tai nạn máy bay trực thăng VN-8650: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 4
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), vào khoảng 9h30' ngày 6/4, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 4 (là nữ) trong vụ trực thăng rơi trên vịnh Hạ Long ngày 5/4.
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn huy động phương tiện, nhân lực tập trung tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Như vậy đến thời điểm hiện tại, đã có 4 trên tổng số 5 nạn nhân trong vụ tai nạn được tìm thấy. Trước đó, vào 1h30' sáng 6/4, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm được thi thể thứ 3, bước đầu xác định là phi công điều khiển máy bay. Lúc 19h18' ngày 5/4, lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường báo cáo đã tìm thấy 2 thi thể (1 nam, 1 nữ) cùng một số mảnh vỡ nghi là của máy bay bị nạn. Công tác tìm kiếm cứu nạn hiện đang tiếp tục được các lực lượng khẩn trương phối hợp triển khai hết sức trách nhiệm... Vụ máy bay rơi trên biển: Thủ tướng Chính phủ ra Công điện chỉ đạo khẩn trương tìm kiếm cứu nạn nhanh nhất, hiệu quả nhấtĐỌC NGAY Trước đó, ngay sau khi nhận được thông tin vụ tại nạn máy bay, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh đã cử đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh đến hiện trường trực tiếp phối hợp chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn. Lực lượng Bộ CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan liên quan cũng đã nhanh chóng cơ động ra vị trí máy bay bị nạn phối hợp với TP. Hải Phòng, Quân khu 3 và các lực lượng Trung ương tổ chức triển khai tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn. Huy động hơn 200 người và 30 phương tiện tìm kiếm Tổng số lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường là hơn 200 người và hơn 30 phương tiện. Trong đó, riêng lực lượng của tỉnh Quảng Ninh là 17 phương tiện tàu xuồng và hơn 100 CBCS các lực lượng. Thi thể các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay được đưa về bờ trong đêm Ngay trong đêm 5/4, thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, Sở Du lịch, TP Hạ Long và một số cơ quan đơn vị liên quan cũng đã túc trực tại Bệnh viện Bãi Cháy để thăm hỏi, chia sẻ, động viên thân nhân các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay. Đồng thời, chỉ đạo các bên liên quan chuẩn bị sẵn sàng phương án triển khai các công việc tiếp theo; phối hợp, hỗ trợ gia đình các nạn nhân với tình cảm và trách nhiệm cao nhất của tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan chức năng... Theo tin từ các cơ quan chức năng, chiếc máy bay trực thăng Bell 505 số hiệu VN-8650 của Công ty Trực thăng Miền Bắc thuộc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) do Đại tá Chu Quang Minh là phi công lái chính, chở 4 khách du lịch người Việt Nam (1 nam, 3 nữ, trú tại Đà Nẵng) thực hiện bay chở khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long. Máy bay cất cánh lúc 16h56' ngày 5/4 từ bãi đáp sân bay trực thăng phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long. Đến 17h06' thì máy bay bị mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu. Khoảng 18h20', đồn Biên phòng Cát Bà nhận được tin báo của người dân tại khu vực gần Áng Kê, luồng đất Quảng Ninh giáp ranh xã Gia Luận, Cát Hải, TP. Hải Phòng (tọa độ 20051'53"N - 107001'12"E) xảy ra 1 vụ máy bay gặp nạn. Cổng TTĐT Quảng Ninh
Vụ tai nạn máy bay trực thăng VN-8650: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 4 Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), vào khoảng 9h30' ngày 6/4, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 4 (là nữ) trong vụ trực thăng rơi trên vịnh Hạ Long ngày 5/4. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn huy động phương tiện, nhân lực tập trung tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Như vậy đến thời điểm hiện tại, đã có 4 trên tổng số 5 nạn nhân trong vụ tai nạn được tìm thấy. Trước đó, vào 1h30' sáng 6/4, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm được thi thể thứ 3, bước đầu xác định là phi công điều khiển máy bay. Lúc 19h18' ngày 5/4, lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường báo cáo đã tìm thấy 2 thi thể (1 nam, 1 nữ) cùng một số mảnh vỡ nghi là của máy bay bị nạn. Công tác tìm kiếm cứu nạn hiện đang tiếp tục được các lực lượng khẩn trương phối hợp triển khai hết sức trách nhiệm... Vụ máy bay rơi trên biển: Thủ tướng Chính phủ ra Công điện chỉ đạo khẩn trương tìm kiếm cứu nạn nhanh nhất, hiệu quả nhấtĐỌC NGAY Trước đó, ngay sau khi nhận được thông tin vụ tại nạn máy bay, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh đã cử đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh đến hiện trường trực tiếp phối hợp chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn. Lực lượng Bộ CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan liên quan cũng đã nhanh chóng cơ động ra vị trí máy bay bị nạn phối hợp với TP. Hải Phòng, Quân khu 3 và các lực lượng Trung ương tổ chức triển khai tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn. Huy động hơn 200 người và 30 phương tiện tìm kiếm Tổng số lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường là hơn 200 người và hơn 30 phương tiện. Trong đó, riêng lực lượng của tỉnh Quảng Ninh là 17 phương tiện tàu xuồng và hơn 100 CBCS các lực lượng. Thi thể các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay được đưa về bờ trong đêm Ngay trong đêm 5/4, thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, Sở Du lịch, TP Hạ Long và một số cơ quan đơn vị liên quan cũng đã túc trực tại Bệnh viện Bãi Cháy để thăm hỏi, chia sẻ, động viên thân nhân các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay. Đồng thời, chỉ đạo các bên liên quan chuẩn bị sẵn sàng phương án triển khai các công việc tiếp theo; phối hợp, hỗ trợ gia đình các nạn nhân với tình cảm và trách nhiệm cao nhất của tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan chức năng... Theo tin từ các cơ quan chức năng, chiếc máy bay trực thăng Bell 505 số hiệu VN-8650 của Công ty Trực thăng Miền Bắc thuộc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) do Đại tá Chu Quang Minh là phi công lái chính, chở 4 khách du lịch người Việt Nam (1 nam, 3 nữ, trú tại Đà Nẵng) thực hiện bay chở khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long. Máy bay cất cánh lúc 16h56' ngày 5/4 từ bãi đáp sân bay trực thăng phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long. Đến 17h06' thì máy bay bị mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu. Khoảng 18h20', đồn Biên phòng Cát Bà nhận được tin báo của người dân tại khu vực gần Áng Kê, luồng đất Quảng Ninh giáp ranh xã Gia Luận, Cát Hải, TP. Hải Phòng (tọa độ 20051'53"N - 107001'12"E) xảy ra 1 vụ máy bay gặp nạn. Cổng TTĐT Quảng Ninh
Tăng cường ứng trực tại các điểm nguy cơ xảy ra ùn tắc dịp Tết
Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đợt cao điểm Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân Giáp Thìn, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường lực lượng chốt trực tại hơn 100 vị trí có nguy cơ xảy ra ùn tắc trong giờ cao điểm, các bến xe và cửa ngõ Thủ đô.
Mon Dec 25 2023 14:11:21 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Dec 25 2023 14:11:21 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Dec 25 2023 14:12:16 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Hà Nội tăng cường lực lượng chốt trực tại hơn 100 vị trí có nguy cơ xảy ra ùn tắc. Ảnh minh họa Theo đó, tại khu vực rào chắn thi công các công trình trọng điểm của thành phố, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ bố trí lực lượng thường xuyên duy trì, thực hiện phân luồng, hướng dẫn giao thông, xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ nhân dân đi lại an toàn, thuận tiện. Thanh tra Sở cũng sẽ bố trí lực lượng chốt trực tại 106 vị trí có nguy cơ xảy ra ùn giao thông vào giờ cao điểm, huy động 212 thanh tra viên/ngày trực. Thời gian trực khung giờ cao điểm sáng từ 6h đến 8h30, chiều từ 16h30 đến 19h. Tại khu vực các bến xe khách liên tỉnh, các đội Thanh tra giao thông vận tải bố trí 7 vị trí chốt trực, phân luồng hướng dẫn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông khu vực cổng ra, cổng vào của bến xe. Cùng với đó, Thanh tra Sở sẽ phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền địa phương bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các bến xe khách, các nút giao thông trọng điểm, các tuyến đường cửa ngõ ra, vào Thủ đô... Thanh tra Sở Giao thông vận tải cũng giao các Đội Thanh tra Giao thông vận tải chuyên ngành bố trí lực lượng, phương tiện ứng trực tại trụ sở đơn vị, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông xảy ra tại 5 vị trí cầu, cửa ngõ chính dẫn vào nội đô. Đặc biệt, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân, từ nay đến hết quý I/2024, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm tại khu vực bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm, đường Kim Đồng, Giải Phóng, Trần Thủ Độ, Pháp Vân, Nguyễn Hoàng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển, Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng... Các vi phạm được tập trung xử lý gồm xe khách tuyến cố định chạy sai hành trình vận tải; phương tiện kinh doanh vận tải không có phù hiệu, không gắn camera, thiết bị giám sát hành trình theo quy định; dừng, đỗ, đón, trả khách trái quy định tại các bến xe và các tuyến đường trên địa bàn, đặc biệt các xe bỏ bến ra ngoài hoạt động đón, trả khách trái quy định... Đồng thời, các đội Thanh tra Giao thông vận tải tăng cường xử lý xe taxi vi phạm các điều kiện kinh doanh hoạt động tại các cổng bệnh viện, nhà ga, trung tâm thương mại, xe taxi dù; xe buýt không đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách, xe nhái thương hiệu xe buýt... Thanh tra Sở Giao thông vận tải phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cầu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn. Tập trung kiểm tra, xử lý các phương tiện dừng, đỗ trái quy định, các điểm trông giữ phương tiện, bãi đỗ xe không phép, sai phép; xử lý vi phạm lấn chiếm lòng đường, hè phố, hành lang an toàn giao thông để kinh doanh bày bán hàng, tập kết vật tư, vật liệu xây dựng, để trái phép phế thải xây dựng, chất thải... gây mất trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Đặc biệt, trong những ngày cuối năm, lượng người, phương tiện tham gia giao thông luôn ở mức cao. Trong khi đó, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh thi công nhiều công trình giao thông trọng điểm, rào chắn một phần đường, hè phố, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ùn, tắc giao thông, nhất là vào các khung giờ cao điểm hoặc khi trời mưa. Vì vậy, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã quán triệt toàn thể chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ huy động tối đa lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia phân luồng, hướng dẫn giao thông, nhất là trong những khung giờ cao điểm. Phòng Cảnh sát giao thông cũng yêu cầu các đơn vị chủ động nắm bắt tình hình địa bàn, đặc biệt là những địa bàn có các công trình đang thi công, địa bàn có tình hình giao thông phức tạp, chủ động lên phương án, bố trí lực lượng. Đồng thời, các đơn vị làm tốt công tác phối hợp với Công an các quận, huyện, thị xã, trao đổi thông tin về tình hình giao thông trên tuyến, đặc biệt tại các địa bàn giáp ranh để chủ động có biện pháp giải quyết khi có ùn tắc... Bích Phương
Tăng cường ứng trực tại các điểm nguy cơ xảy ra ùn tắc dịp Tết Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đợt cao điểm Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân Giáp Thìn, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường lực lượng chốt trực tại hơn 100 vị trí có nguy cơ xảy ra ùn tắc trong giờ cao điểm, các bến xe và cửa ngõ Thủ đô. Mon Dec 25 2023 14:11:21 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Dec 25 2023 14:11:21 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Dec 25 2023 14:12:16 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Hà Nội tăng cường lực lượng chốt trực tại hơn 100 vị trí có nguy cơ xảy ra ùn tắc. Ảnh minh họa Theo đó, tại khu vực rào chắn thi công các công trình trọng điểm của thành phố, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ bố trí lực lượng thường xuyên duy trì, thực hiện phân luồng, hướng dẫn giao thông, xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ nhân dân đi lại an toàn, thuận tiện. Thanh tra Sở cũng sẽ bố trí lực lượng chốt trực tại 106 vị trí có nguy cơ xảy ra ùn giao thông vào giờ cao điểm, huy động 212 thanh tra viên/ngày trực. Thời gian trực khung giờ cao điểm sáng từ 6h đến 8h30, chiều từ 16h30 đến 19h. Tại khu vực các bến xe khách liên tỉnh, các đội Thanh tra giao thông vận tải bố trí 7 vị trí chốt trực, phân luồng hướng dẫn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông khu vực cổng ra, cổng vào của bến xe. Cùng với đó, Thanh tra Sở sẽ phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền địa phương bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các bến xe khách, các nút giao thông trọng điểm, các tuyến đường cửa ngõ ra, vào Thủ đô... Thanh tra Sở Giao thông vận tải cũng giao các Đội Thanh tra Giao thông vận tải chuyên ngành bố trí lực lượng, phương tiện ứng trực tại trụ sở đơn vị, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông xảy ra tại 5 vị trí cầu, cửa ngõ chính dẫn vào nội đô. Đặc biệt, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân, từ nay đến hết quý I/2024, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm tại khu vực bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm, đường Kim Đồng, Giải Phóng, Trần Thủ Độ, Pháp Vân, Nguyễn Hoàng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển, Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng... Các vi phạm được tập trung xử lý gồm xe khách tuyến cố định chạy sai hành trình vận tải; phương tiện kinh doanh vận tải không có phù hiệu, không gắn camera, thiết bị giám sát hành trình theo quy định; dừng, đỗ, đón, trả khách trái quy định tại các bến xe và các tuyến đường trên địa bàn, đặc biệt các xe bỏ bến ra ngoài hoạt động đón, trả khách trái quy định... Đồng thời, các đội Thanh tra Giao thông vận tải tăng cường xử lý xe taxi vi phạm các điều kiện kinh doanh hoạt động tại các cổng bệnh viện, nhà ga, trung tâm thương mại, xe taxi dù; xe buýt không đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách, xe nhái thương hiệu xe buýt... Thanh tra Sở Giao thông vận tải phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cầu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn. Tập trung kiểm tra, xử lý các phương tiện dừng, đỗ trái quy định, các điểm trông giữ phương tiện, bãi đỗ xe không phép, sai phép; xử lý vi phạm lấn chiếm lòng đường, hè phố, hành lang an toàn giao thông để kinh doanh bày bán hàng, tập kết vật tư, vật liệu xây dựng, để trái phép phế thải xây dựng, chất thải... gây mất trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Đặc biệt, trong những ngày cuối năm, lượng người, phương tiện tham gia giao thông luôn ở mức cao. Trong khi đó, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh thi công nhiều công trình giao thông trọng điểm, rào chắn một phần đường, hè phố, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ùn, tắc giao thông, nhất là vào các khung giờ cao điểm hoặc khi trời mưa. Vì vậy, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã quán triệt toàn thể chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ huy động tối đa lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia phân luồng, hướng dẫn giao thông, nhất là trong những khung giờ cao điểm. Phòng Cảnh sát giao thông cũng yêu cầu các đơn vị chủ động nắm bắt tình hình địa bàn, đặc biệt là những địa bàn có các công trình đang thi công, địa bàn có tình hình giao thông phức tạp, chủ động lên phương án, bố trí lực lượng. Đồng thời, các đơn vị làm tốt công tác phối hợp với Công an các quận, huyện, thị xã, trao đổi thông tin về tình hình giao thông trên tuyến, đặc biệt tại các địa bàn giáp ranh để chủ động có biện pháp giải quyết khi có ùn tắc... Bích Phương
Chung tay xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn
Chiều 16/3, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cùng với Bộ NN&PTNT đã ký kết Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Lễ ký kết Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn - Ảnh: VGP/Đỗ Hương Chương trình phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ NN&PTNT; giữa MTTQ các cấp với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở địa phương trong việc triển khai hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trọng tâm của chương trình là việc chỉ đạo, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Chương trình cũng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các nội dung, tiêu chí nông thôn mới; phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" gắn với cuộc vận động "Toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với trọng tâm là phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã chia sẻ nhiều vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sự cần thiết tham gia của MTTQ các cấp trong hiện thực hóa các chương trình nông nghiệp, nông thôn, nông dân, cùng nhau giải quyết những điểm nghẽn trong nông nghiệp, nông thôn. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn có nền nông nghiệp tri thức thì phải có nông dân tri thức, vì vậy phải tạo không gian để MTTQ các cấp và người nông dân cùng ngồi lại với nhau để chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm, đưa ra những chương trình hợp tác giữa 2 bên, qua đó hình thành các nhóm nông dân có trình độ, phát huy nội lực của nông dân và địa phương trong thực hiện các chương trình nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: "Chiến lược về nông nghiệp có đặc điểm được xây dựng và ban hành từ trên xuống dưới, nhưng thực thi lại từ phía dưới lên, ở đây sát nhất là người nông dân. Mọi diễn biến của chiến lược nông nghiệp dù nhỏ nhất cũng sẽ thay đổi đến đời sống nông dân ở nông thôn. Sự đồng hành của MTTQ các cấp nếu được chuyển hóa, không chỉ giúp cho người nông dân, mà còn giúp cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chuyển hóa được những chủ trương, chính sách từ nghị quyết của Đảng, cho tới chương trình hành động của Chính phủ, cũng như những kế hoạch của Bộ thực sự đi vào đời sống cư dân nông thôn, để hướng đến mục tiêu dân giàu nước mạnh". Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời khẳng định những gì có lợi cho nông dân thì phải nỗ lực để làm. Ông Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: "MTTQ Việt Nam gần dân, sát dân và mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước đều hướng tới là 'dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng', phải gần dân, lắng nghe ý kiến của dân; mọi việc làm phải đều vì lợi ích của nhân dân. Chúng ta phải thấm nhuần hơn nữa và thực hiện tốt hơn nữa lời căn dặn của Bác Hồ, là việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Chúng ta đã ký kết chương trình phối hợp thì chúng ta phải làm được những điều có lợi nhất cho dân". Đỗ Hương Tham khảo thêmPhát triển nhiều mô hình nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mớiTham khảo thêmQuản lý, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tạo động lực để phát triểnTham khảo thêm9 giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp năm 2023
Chung tay xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn Chiều 16/3, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cùng với Bộ NN&PTNT đã ký kết Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Lễ ký kết Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn - Ảnh: VGP/Đỗ Hương Chương trình phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ NN&PTNT; giữa MTTQ các cấp với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở địa phương trong việc triển khai hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trọng tâm của chương trình là việc chỉ đạo, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Chương trình cũng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các nội dung, tiêu chí nông thôn mới; phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" gắn với cuộc vận động "Toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với trọng tâm là phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã chia sẻ nhiều vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sự cần thiết tham gia của MTTQ các cấp trong hiện thực hóa các chương trình nông nghiệp, nông thôn, nông dân, cùng nhau giải quyết những điểm nghẽn trong nông nghiệp, nông thôn. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn có nền nông nghiệp tri thức thì phải có nông dân tri thức, vì vậy phải tạo không gian để MTTQ các cấp và người nông dân cùng ngồi lại với nhau để chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm, đưa ra những chương trình hợp tác giữa 2 bên, qua đó hình thành các nhóm nông dân có trình độ, phát huy nội lực của nông dân và địa phương trong thực hiện các chương trình nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: "Chiến lược về nông nghiệp có đặc điểm được xây dựng và ban hành từ trên xuống dưới, nhưng thực thi lại từ phía dưới lên, ở đây sát nhất là người nông dân. Mọi diễn biến của chiến lược nông nghiệp dù nhỏ nhất cũng sẽ thay đổi đến đời sống nông dân ở nông thôn. Sự đồng hành của MTTQ các cấp nếu được chuyển hóa, không chỉ giúp cho người nông dân, mà còn giúp cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chuyển hóa được những chủ trương, chính sách từ nghị quyết của Đảng, cho tới chương trình hành động của Chính phủ, cũng như những kế hoạch của Bộ thực sự đi vào đời sống cư dân nông thôn, để hướng đến mục tiêu dân giàu nước mạnh". Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời khẳng định những gì có lợi cho nông dân thì phải nỗ lực để làm. Ông Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: "MTTQ Việt Nam gần dân, sát dân và mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước đều hướng tới là 'dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng', phải gần dân, lắng nghe ý kiến của dân; mọi việc làm phải đều vì lợi ích của nhân dân. Chúng ta phải thấm nhuần hơn nữa và thực hiện tốt hơn nữa lời căn dặn của Bác Hồ, là việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Chúng ta đã ký kết chương trình phối hợp thì chúng ta phải làm được những điều có lợi nhất cho dân". Đỗ Hương Tham khảo thêmPhát triển nhiều mô hình nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mớiTham khảo thêmQuản lý, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tạo động lực để phát triểnTham khảo thêm9 giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp năm 2023
Thông tin mới nhất về vụ án Nguyễn Phương Hằng
Ngày 30/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương) và 3 đồng phạm về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân...
bonewsrelation eonewsrelation Mon Jan 30 2023 17:07:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jan 30 2023 17:07:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jan 30 2023 17:07:24 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Công bố quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng Bị can Nguyễn Phương Hằng đóng vai trò chủ mưu, cầm đầu Dẫn kết luận điều tra, báo Công an nhân dân cho biết, trong vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh xác định, bị can Nguyễn Phương Hằng đóng vai trò chủ mưu, cầm đầu. Các bị can Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (29 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam) có vai trò đồng phạm, giúp sức cho Nguyễn Phương Hằng thực hiện hành vi phạm tội. Cũng theo kết luận điều tra, trong các buổi livestream của bị can Nguyễn Phương Hằng có nội dung xúc phạm các cá nhân có sự tham gia với tư các khách mời của tiến sĩ luật Đặng Anh Quân (giảng viên Khoa Luật Thương mại của Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh) và luật sư Nguyễn Đình Kim. Tiến sĩ Đặng Anh Quân và Nguyễn Phương Hằng trong một buổi livestream. Ảnh CAND Cơ quan điều tra xác định, tiến sĩ luật Đặng Anh Quân tham gia livestream cùng bà Hằng 11 buổi từ tháng 10/2021 – 3/2022, luật sư Nguyễn Đình Kim tham gia livestream cùng bà Hằng 2 buổi từ tháng 10/2021 – 12/2021. Tuy nhiên, căn cứ Kết luận giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP Hồ Chí Minh về 38 trang tài liệu được dịch thành văn bản từ phát ngôn của Đặng Anh Quân và Nguyễn Đình Kim, Công an TP Hồ Chí Minh xác định chưa có đủ cơ sở khẳng định có những nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của các cá nhân; nội dung thuộc bí mật cá nhân, bí mật của gia đình và đời sống riêng tư theo quy định của Luật An ninh mạng, Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Bị can Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan điều tra. Bị can Nguyễn Phương Hằng xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự 9 cá nhân Theo kết luận điều tra, từ tháng 3/2021, bị can Nguyễn Phương Hằng thông qua các tài khoản mạng xã hội YouTube và TikTok, tổ chức nhiều buổi phát sóng trực tiếp (livestream) qua mạng internet tại TP Hồ Chí Minh để xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự của ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni). Cùng thời gian này, bị can Nguyễn Phương Hằng cũng thông qua các tài khoản mạng xã hội, công khai xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni), bà Đinh Thị Lan, bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh trong các buổi livestream tại Bình Dương. Qua đấu tranh, bị can Nguyễn Phương Hằng thừa nhận, các thông tin mà bà Hằng phát ngôn gây ảnh hưởng uy tín, danh dự về 9 cá nhân này là do bà Hằng đọc trên internet, đọc báo và nằm mơ chứ chưa được kiểm chứng và không có căn cứ chứng minh. Bị can Nguyễn Thị Mai Nhi và Lê Thị Thu Hà khai nhận tại cơ quan điều tra. Ảnh CAND 3 đồng phạm giúp sức bị can Nguyễn Phương Hằng Từ tháng 3-4/2021, bà Hằng chỉ đạo ba đồng phạm giúp sức cho mình trong việc tổ chức các buổi livestream. Trong đó, Nguyễn Thị Mai Nhi tạo lập nhiều tài khoản mạng xã hội TikTok và tạo tài khoản Facebook cá nhân "Hoàng Nhi" để thông báo lịch phát sóng livestream, đăng các bài viết theo yêu cầu của bà Hằng. Còn Lê Thị Thu Hà tham gia hỗ trợ bà Hằng livestream, sắp xếp góc máy quay, sắp xếp sân khấu khi bà Hằng livestream. Ngoài ra, Hà còn lập tài khoản Facebook "Ha Lee" để thông báo lịch phát livestream và đăng tải bài viết theo chỉ đạo của bà Hằng. Và Huỳnh Công Tân thì phát các buổi livestream qua mạng xã hội Youtube theo chỉ đạo của bà Hằng. Tân livestream bằng laptop và máy quay của Công ty CP Đại Nam. Đồng thời, Tân đọc lại các bình luận, dẫn chương trình cho các buổi livestream của bà Hằng. Tại Cơ quan Công an, 3 bị can: Nhi, Hà và Tân đều khai nhận, không có mâu thuẫn với những cá nhân mà bà Hằng livestream xúc phạm. Do là nhân viên được bà Hằng trả lương nên làm theo chỉ đạo của bà Hằng bằng cách giúp sức cho bà Hằng livestream, liên tục đăng tải các bài viết lên mạng xã hội Facebook để xúc phạm 9 cá nhân nói trên. Tham khảo thêmKhởi tố 3 trợ lý của bà Nguyễn Phương HằngTham khảo thêmGia hạn tạm giam bị can Nguyễn Phương HằngTham khảo thêmVì sao bị can Nguyễn Phương Hằng bị gia hạn tạm giam?Tham khảo thêmChuyển hồ sơ vụ án Nguyễn Phương Hằng đến Cơ quan Cảnh sát điều tra CATPHCMTham khảo thêmCông an Bình Dương khởi tố vụ án liên quan đến đơn tố cáo bà Nguyễn Phương HằngTham khảo thêmBộ Công an thông tin về các vụ án: Nguyễn Phương Hằng, Việt Á, Cục Lãnh sự Tham khảo thêmBộ Công an thông tin về vụ bắt bị can Nguyễn Phương HằngTham khảo thêmKhởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng
Thông tin mới nhất về vụ án Nguyễn Phương Hằng Ngày 30/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương) và 3 đồng phạm về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân... bonewsrelation eonewsrelation Mon Jan 30 2023 17:07:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jan 30 2023 17:07:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jan 30 2023 17:07:24 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Công bố quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng Bị can Nguyễn Phương Hằng đóng vai trò chủ mưu, cầm đầu Dẫn kết luận điều tra, báo Công an nhân dân cho biết, trong vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh xác định, bị can Nguyễn Phương Hằng đóng vai trò chủ mưu, cầm đầu. Các bị can Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (29 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam) có vai trò đồng phạm, giúp sức cho Nguyễn Phương Hằng thực hiện hành vi phạm tội. Cũng theo kết luận điều tra, trong các buổi livestream của bị can Nguyễn Phương Hằng có nội dung xúc phạm các cá nhân có sự tham gia với tư các khách mời của tiến sĩ luật Đặng Anh Quân (giảng viên Khoa Luật Thương mại của Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh) và luật sư Nguyễn Đình Kim. Tiến sĩ Đặng Anh Quân và Nguyễn Phương Hằng trong một buổi livestream. Ảnh CAND Cơ quan điều tra xác định, tiến sĩ luật Đặng Anh Quân tham gia livestream cùng bà Hằng 11 buổi từ tháng 10/2021 – 3/2022, luật sư Nguyễn Đình Kim tham gia livestream cùng bà Hằng 2 buổi từ tháng 10/2021 – 12/2021. Tuy nhiên, căn cứ Kết luận giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP Hồ Chí Minh về 38 trang tài liệu được dịch thành văn bản từ phát ngôn của Đặng Anh Quân và Nguyễn Đình Kim, Công an TP Hồ Chí Minh xác định chưa có đủ cơ sở khẳng định có những nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của các cá nhân; nội dung thuộc bí mật cá nhân, bí mật của gia đình và đời sống riêng tư theo quy định của Luật An ninh mạng, Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Bị can Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan điều tra. Bị can Nguyễn Phương Hằng xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự 9 cá nhân Theo kết luận điều tra, từ tháng 3/2021, bị can Nguyễn Phương Hằng thông qua các tài khoản mạng xã hội YouTube và TikTok, tổ chức nhiều buổi phát sóng trực tiếp (livestream) qua mạng internet tại TP Hồ Chí Minh để xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự của ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni). Cùng thời gian này, bị can Nguyễn Phương Hằng cũng thông qua các tài khoản mạng xã hội, công khai xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni), bà Đinh Thị Lan, bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh trong các buổi livestream tại Bình Dương. Qua đấu tranh, bị can Nguyễn Phương Hằng thừa nhận, các thông tin mà bà Hằng phát ngôn gây ảnh hưởng uy tín, danh dự về 9 cá nhân này là do bà Hằng đọc trên internet, đọc báo và nằm mơ chứ chưa được kiểm chứng và không có căn cứ chứng minh. Bị can Nguyễn Thị Mai Nhi và Lê Thị Thu Hà khai nhận tại cơ quan điều tra. Ảnh CAND 3 đồng phạm giúp sức bị can Nguyễn Phương Hằng Từ tháng 3-4/2021, bà Hằng chỉ đạo ba đồng phạm giúp sức cho mình trong việc tổ chức các buổi livestream. Trong đó, Nguyễn Thị Mai Nhi tạo lập nhiều tài khoản mạng xã hội TikTok và tạo tài khoản Facebook cá nhân "Hoàng Nhi" để thông báo lịch phát sóng livestream, đăng các bài viết theo yêu cầu của bà Hằng. Còn Lê Thị Thu Hà tham gia hỗ trợ bà Hằng livestream, sắp xếp góc máy quay, sắp xếp sân khấu khi bà Hằng livestream. Ngoài ra, Hà còn lập tài khoản Facebook "Ha Lee" để thông báo lịch phát livestream và đăng tải bài viết theo chỉ đạo của bà Hằng. Và Huỳnh Công Tân thì phát các buổi livestream qua mạng xã hội Youtube theo chỉ đạo của bà Hằng. Tân livestream bằng laptop và máy quay của Công ty CP Đại Nam. Đồng thời, Tân đọc lại các bình luận, dẫn chương trình cho các buổi livestream của bà Hằng. Tại Cơ quan Công an, 3 bị can: Nhi, Hà và Tân đều khai nhận, không có mâu thuẫn với những cá nhân mà bà Hằng livestream xúc phạm. Do là nhân viên được bà Hằng trả lương nên làm theo chỉ đạo của bà Hằng bằng cách giúp sức cho bà Hằng livestream, liên tục đăng tải các bài viết lên mạng xã hội Facebook để xúc phạm 9 cá nhân nói trên. Tham khảo thêmKhởi tố 3 trợ lý của bà Nguyễn Phương HằngTham khảo thêmGia hạn tạm giam bị can Nguyễn Phương HằngTham khảo thêmVì sao bị can Nguyễn Phương Hằng bị gia hạn tạm giam?Tham khảo thêmChuyển hồ sơ vụ án Nguyễn Phương Hằng đến Cơ quan Cảnh sát điều tra CATPHCMTham khảo thêmCông an Bình Dương khởi tố vụ án liên quan đến đơn tố cáo bà Nguyễn Phương HằngTham khảo thêmBộ Công an thông tin về các vụ án: Nguyễn Phương Hằng, Việt Á, Cục Lãnh sự Tham khảo thêmBộ Công an thông tin về vụ bắt bị can Nguyễn Phương HằngTham khảo thêmKhởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng
BỘ Y TẾ: Tăng cường phòng, chống, giám sát; không để COVID-19 bùng phát trở lại
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Ngày 12/4, Bộ Y tế đã có công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 7 ngày qua, cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc COVID-19 mới Theo văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành, thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay. Trong 7 ngày vừa qua (từ 5/4-11/4/2023), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc COVID-19 mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó; trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2% số mắc mới). Riêng trong ngày 12/4, toàn quốc ghi nhận 261 ca nhiễm, có 9 bệnh nhân đang phải thở oxy qua mặt nạ. Trong đó, Hà Nội tiếp tục là địa phương có số ca ghi nhận nhiều nhất (117 ca), Quảng Ninh (34), Hưng Yên (22), Yên Bái (15), Đà Nẵng (11), Phú Thọ (9), Nam Định (8), Vĩnh Phúc (5), Hà Nam (5), Bắc Giang (5), Thái Nguyên (4), Nghệ An (4), Thái Bình (3), TPHCM (3), Cần Thơ (3), Thanh Hóa (2), Tuyên Quang (2), Lâm Đồng (2), Vĩnh Long (2), Cao Bằng (1), Hòa Bình (1), Ninh Bình (1), Gia Lai (1), Bà Rịa-Vũng Tàu (1). Số ca COVID-19 tăng mạnh: Tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao; giảm nhập viện, trở nặng, tử vong, tránh quá tải hệ thống y tếĐỌC NGAYSố ca mắc mới tăng mạnh, liệu COVID-19 có bùng phát trở lại?ĐỌC NGAY Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày. Bộ Y tế cũng cho hay, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra. Trong khi đó, hiện Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus các biến thể mới trong tương lai. Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây. Tuy nhiên một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh, bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, do đó cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này. Các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm.... cũng có nguy cơ gia tăng số mắc dẫn đến gây nguy cơ dịch chống dịch. Phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tỉnh hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo diễu kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung như sau. Cụ thể: Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ- CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 tại Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023 của Bộ Y tế. Cùng đó, thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao. Đồng thời chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế rút SARS-CoV-2 để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Các địa phương cũng cần tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch. Hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo Chỉ đạo tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị; Chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị. Tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch. Bộ Y tế cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới. Cùng đó tập trung thông tin về lợi ích, tác dụng của vaccine; bám sát xu hướng tâm lý của người dân, xã hội, nâng cao tự tin tưởng của cộng đồng và vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Tham khảo thêmTiềm ẩn nguy cơ bùng phát COVID-19 với các biến thể mớiTham khảo thêmThêm 775 ca mắc COVID-19 mới; 10 bệnh nhân đang thở oxy Tham khảo thêmHƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHẨU TRANG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI NƠI CÔNG CỘNGTham khảo thêmQuy định mới về đeo khẩu trang phòng, chống COVID-19 tại nơi công cộngTham khảo thêmInfographic: Các trường hợp phải sử dụng khẩu trang phòng, chống COVID-19 nơi công cộngTham khảo thêmKhông để COVID-19 quay trở lạiTham khảo thêmTHÔNG ĐIỆP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚITham khảo thêmCách phân biệt sốt xuất huyết và COVID-19Tham khảo thêmHướng dẫn khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mớiTham khảo thêmVì sao Bộ Y tế thay đổi thông điệp phòng chống dịch COVID-19?
BỘ Y TẾ: Tăng cường phòng, chống, giám sát; không để COVID-19 bùng phát trở lại Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Ngày 12/4, Bộ Y tế đã có công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 7 ngày qua, cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc COVID-19 mới Theo văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành, thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay. Trong 7 ngày vừa qua (từ 5/4-11/4/2023), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc COVID-19 mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó; trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2% số mắc mới). Riêng trong ngày 12/4, toàn quốc ghi nhận 261 ca nhiễm, có 9 bệnh nhân đang phải thở oxy qua mặt nạ. Trong đó, Hà Nội tiếp tục là địa phương có số ca ghi nhận nhiều nhất (117 ca), Quảng Ninh (34), Hưng Yên (22), Yên Bái (15), Đà Nẵng (11), Phú Thọ (9), Nam Định (8), Vĩnh Phúc (5), Hà Nam (5), Bắc Giang (5), Thái Nguyên (4), Nghệ An (4), Thái Bình (3), TPHCM (3), Cần Thơ (3), Thanh Hóa (2), Tuyên Quang (2), Lâm Đồng (2), Vĩnh Long (2), Cao Bằng (1), Hòa Bình (1), Ninh Bình (1), Gia Lai (1), Bà Rịa-Vũng Tàu (1). Số ca COVID-19 tăng mạnh: Tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao; giảm nhập viện, trở nặng, tử vong, tránh quá tải hệ thống y tếĐỌC NGAYSố ca mắc mới tăng mạnh, liệu COVID-19 có bùng phát trở lại?ĐỌC NGAY Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày. Bộ Y tế cũng cho hay, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra. Trong khi đó, hiện Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus các biến thể mới trong tương lai. Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây. Tuy nhiên một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh, bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, do đó cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này. Các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm.... cũng có nguy cơ gia tăng số mắc dẫn đến gây nguy cơ dịch chống dịch. Phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tỉnh hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo diễu kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung như sau. Cụ thể: Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ- CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 tại Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023 của Bộ Y tế. Cùng đó, thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao. Đồng thời chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế rút SARS-CoV-2 để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Các địa phương cũng cần tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch. Hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo Chỉ đạo tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị; Chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị. Tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch. Bộ Y tế cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới. Cùng đó tập trung thông tin về lợi ích, tác dụng của vaccine; bám sát xu hướng tâm lý của người dân, xã hội, nâng cao tự tin tưởng của cộng đồng và vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Tham khảo thêmTiềm ẩn nguy cơ bùng phát COVID-19 với các biến thể mớiTham khảo thêmThêm 775 ca mắc COVID-19 mới; 10 bệnh nhân đang thở oxy Tham khảo thêmHƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHẨU TRANG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI NƠI CÔNG CỘNGTham khảo thêmQuy định mới về đeo khẩu trang phòng, chống COVID-19 tại nơi công cộngTham khảo thêmInfographic: Các trường hợp phải sử dụng khẩu trang phòng, chống COVID-19 nơi công cộngTham khảo thêmKhông để COVID-19 quay trở lạiTham khảo thêmTHÔNG ĐIỆP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚITham khảo thêmCách phân biệt sốt xuất huyết và COVID-19Tham khảo thêmHướng dẫn khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mớiTham khảo thêmVì sao Bộ Y tế thay đổi thông điệp phòng chống dịch COVID-19?
Công ty bất động sản Nhật Nam lừa đảo hơn 10.000 cá nhân với hàng nghìn tỷ đồng
Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an TP. Hà Nội đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Vũ Thị Thúy, Tổng Giám đốc Công ty bất động sản Nhật Nam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bà Vũ Thị Thúy là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Vũ Thị Thúy (sinh năm 1983), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam (Công ty bất động sản Nhật Nam). Người dân tin tưởng nộp tiền dưới hình thức hợp tác kinh doanh Trước đó, trong các ngày 30-31/8, cơ quan điều tra ra các quyết định khởi tố vụ án, lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ đối với Vũ Thị Thúy về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 74 Bộ luật Hình sự. Tạm giữ khẩn cấp CEO bất động sản Nhật Nam vì chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớnĐỌC NGAY Công an xác định, Vũ Thị Thúy đã đưa ra thông tin quảng cáo sai sự thật về các dự án, cam kết trả lãi suất từ 34-46% để người dân tin tưởng nộp tiền vào công ty dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh rồi lấy tiền của người sau trả lãi cho người trước. Với thủ đoạn trên, Vũ Thị Thúy đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khoảng hơn 10.000 cá nhân với tổng số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trước đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam đã thành lập nhiều chi nhánh và các văn phòng giao dịch bất động sản tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, lôi kéo nhiều nhà đầu tư tham gia góp vốn với cam kết trả lợi nhuận hàng ngày với tỉ suất lợi nhuận cao. Hoạt động này được nhiều cơ quan chức năng cảnh báo tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế, an ninh trật tự. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội đang khẩn trương điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Vũ Thị Thúy và đồng phạm; xác minh thu hồi tài sản cho người bị hại, theo quy định pháp luật. Vũ Thị Thúy cũng đã từng có 1 tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Phương Linh
Công ty bất động sản Nhật Nam lừa đảo hơn 10.000 cá nhân với hàng nghìn tỷ đồng Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an TP. Hà Nội đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Vũ Thị Thúy, Tổng Giám đốc Công ty bất động sản Nhật Nam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bà Vũ Thị Thúy là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Vũ Thị Thúy (sinh năm 1983), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam (Công ty bất động sản Nhật Nam). Người dân tin tưởng nộp tiền dưới hình thức hợp tác kinh doanh Trước đó, trong các ngày 30-31/8, cơ quan điều tra ra các quyết định khởi tố vụ án, lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ đối với Vũ Thị Thúy về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 74 Bộ luật Hình sự. Tạm giữ khẩn cấp CEO bất động sản Nhật Nam vì chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớnĐỌC NGAY Công an xác định, Vũ Thị Thúy đã đưa ra thông tin quảng cáo sai sự thật về các dự án, cam kết trả lãi suất từ 34-46% để người dân tin tưởng nộp tiền vào công ty dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh rồi lấy tiền của người sau trả lãi cho người trước. Với thủ đoạn trên, Vũ Thị Thúy đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khoảng hơn 10.000 cá nhân với tổng số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trước đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam đã thành lập nhiều chi nhánh và các văn phòng giao dịch bất động sản tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, lôi kéo nhiều nhà đầu tư tham gia góp vốn với cam kết trả lợi nhuận hàng ngày với tỉ suất lợi nhuận cao. Hoạt động này được nhiều cơ quan chức năng cảnh báo tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế, an ninh trật tự. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội đang khẩn trương điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Vũ Thị Thúy và đồng phạm; xác minh thu hồi tài sản cho người bị hại, theo quy định pháp luật. Vũ Thị Thúy cũng đã từng có 1 tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Phương Linh
Ngư dân miền Trung đón 'lộc biển' đầu năm
(Chinhphu.vn) – Sau Tết Nguyên đán, trời yên biển lặng, hàng trăm con tàu vươn khơi đánh bắt hải sản đã trở về với tôm, cá đầy khoang.
Ngư dân đón lộc biển đầu năm Từ sáng sớm, tại cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), hàng chục con tàu vươn khơi dài ngày tại các ngư trường đã cập bờ. Chuyến biển đầu năm suôn sẻ, thuận lợi, nhiều tàu cá khai thác được các loại cá có giá trị kinh tế lớn, như cá thu, cá ngừ, cá chim... Vừa trở về từ chuyến đánh bắt dài ngày, ngư dân Lê Văn Phương (trú tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) cho hay, sau dịp Tết Nguyên đán, trời yên biển lặng, là thời điểm trúng nhiều luồng hải sản giá trị, nên ăn Tết xong anh em bạn thuyền vươn khơi ngay. "Chuyến biển này chúng tôi thu được gần 2 tấn các loại cá ngừ, thu và một số loại hải sản khác. Trừ các chi phí, mỗi người chia nhau hơn 10 triệu đồng. Chúng tôi nghỉ ngơi vài ngày, chuẩn bị lương thực, thực phẩm để tiếp tục bám biển dài ngày ở ngư trường Hoàng Sa", ngư dân Lên Văn Phương cho hay. Những chuyến biển gần bờ cũng đạt hiệu quả cao Tại các cảng cá Sa Kỳ, Tịnh Hòa (Quảng Ngãi), hàng chục tàu cá đánh bắt từ các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa cũng nối đuôi nhau cập bến. Sau 20 ngày vươn khơi đánh bắt hải sản xuyên Tết ở vùng biển Hoàng Sa, tàu của anh Huỳnh Định (trú tại xã Phổ An, thị xã Đức Phổ) cập cảng Tịnh Hòa để bán cho thương lái. Trong chuyến biển đầu Xuân này, tàu của anh Huỳnh Định đánh bắt được khoảng 20 tấn cá các loại, trong đó có cá ngừ sọc dưa, cá ngừ đại dương, cá thu, cùng nhiều loại cá khác. Với tổng số tiền thu về khoảng 400 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi bạn thuyền được chia 15 triệu đồng. "Mùa này là mùa thuận lợi cho đánh bắt, nên ngày mai chúng tôi chuẩn bị lương thực, thực phẩm tiếp tục bám biển dài ngày ở vùng biển Hoàng Sa", ngư dân Huỳnh Định phấn khởi chia sẻ. Ngư dân đánh bắt trúng luồng cá ngừ Sau gần một tháng bám biển xuyên Tết ở ngư trường Trường Sa, tàu cá của ông Bùi Duy Tân (trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cập cảng Sa Kỳ, mang theo hơn 7 tấn cá chuồn cồ. Ngư dân Bùi Duy Tân cho biết, đi đánh bắt vào dịp Tết thì rất nhớ nhà nhưng chuyến biển đặc biệt này thường được mẹ thiên nhiên ưu ái đầy ắp tôm cá, có thu nhập cao hơn nên coi như anh em bạn thuyền cũng được bù đắp phần nào. Nhiều ngư dân đánh bắt được cá chuồn cồ Bên cạnh nhiều chuyến biển xa bờ, nhiều tàu thuyền đánh bắt hải sản gần bờ cũng đã trúng đậm cá cơm những ngày đầu năm. Ngư dân Nguyễn Công Khanh (trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) cho biết: "Tàu của tôi đánh bắt được 1,2 tấn cá cơm, bán với giá 40.000 đồng/kg. Do đánh bắt gần bờ nên chi phí cho chuyến biển không cao, 7 thuyền viên trên tàu cũng kiếm được hơn 10 triệu đồng mỗi người. Đánh bắt cá cơm này chỉ theo thời vụ. Ít tháng nữa chúng tôi chuyển qua đánh bắt xa bờ". Chuyến biển đầu năm đạt hiệu quả cao nên ngư dân rất phấn khởi Theo ông Nguyễn Lại, Phó Trưởng Ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), đầu năm 2023, thời tiết tương đối thuận lợi, nên từ những ngày đầu năm tại cảng cá Thọ Quang, lượng tàu đăng ký xuất bến tương đối lớn. Ra Tết, bà con tiếp tục tranh thủ thời tiết đẹp và mùa vụ vươn khơi đánh, sản xuất. Thời gian này, trung bình mỗi ngày có từ 50 đến 60 tàu làm thủ tục rời cảng, và lượng tàu về bắt đầu tăng lên. Còn ông Nguyễn Văn Mười, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho hay, Quảng Ngãi hiện có hơn 4.500 tàu cá, với hơn 38.000 lao động hành nghề trên biển, trong đó có khoảng hơn 3.200 tàu cá đánh bắt cá xa bờ ở 2 ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện tại tỉnh có 11 cơ sở đóng tàu cá, có 5 cảng cá và hơn 30 bến cá lớn nhỏ. Ngư dân Quảng Ngãi vươn khơi khai thác hải sản đầu nămGiá dầu giảm, ngư dân miền Trung tích cực vươn khơi Vừa qua, Quảng Ngãi có 62 tàu cá đánh bắt hải sản xuyên Tết. Các tàu này chủ yếu khai thác hải sản ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, vịnh Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. Nhiều tàu trở về đạt hiệu quả rất tốt so với các năm trước. Giá cá cũng ổn định, nên ngư dân rất phấn khởi để tiếp tục vươn khơi bám biển. Lưu Hương
Ngư dân miền Trung đón 'lộc biển' đầu năm (Chinhphu.vn) – Sau Tết Nguyên đán, trời yên biển lặng, hàng trăm con tàu vươn khơi đánh bắt hải sản đã trở về với tôm, cá đầy khoang. Ngư dân đón lộc biển đầu năm Từ sáng sớm, tại cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), hàng chục con tàu vươn khơi dài ngày tại các ngư trường đã cập bờ. Chuyến biển đầu năm suôn sẻ, thuận lợi, nhiều tàu cá khai thác được các loại cá có giá trị kinh tế lớn, như cá thu, cá ngừ, cá chim... Vừa trở về từ chuyến đánh bắt dài ngày, ngư dân Lê Văn Phương (trú tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) cho hay, sau dịp Tết Nguyên đán, trời yên biển lặng, là thời điểm trúng nhiều luồng hải sản giá trị, nên ăn Tết xong anh em bạn thuyền vươn khơi ngay. "Chuyến biển này chúng tôi thu được gần 2 tấn các loại cá ngừ, thu và một số loại hải sản khác. Trừ các chi phí, mỗi người chia nhau hơn 10 triệu đồng. Chúng tôi nghỉ ngơi vài ngày, chuẩn bị lương thực, thực phẩm để tiếp tục bám biển dài ngày ở ngư trường Hoàng Sa", ngư dân Lên Văn Phương cho hay. Những chuyến biển gần bờ cũng đạt hiệu quả cao Tại các cảng cá Sa Kỳ, Tịnh Hòa (Quảng Ngãi), hàng chục tàu cá đánh bắt từ các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa cũng nối đuôi nhau cập bến. Sau 20 ngày vươn khơi đánh bắt hải sản xuyên Tết ở vùng biển Hoàng Sa, tàu của anh Huỳnh Định (trú tại xã Phổ An, thị xã Đức Phổ) cập cảng Tịnh Hòa để bán cho thương lái. Trong chuyến biển đầu Xuân này, tàu của anh Huỳnh Định đánh bắt được khoảng 20 tấn cá các loại, trong đó có cá ngừ sọc dưa, cá ngừ đại dương, cá thu, cùng nhiều loại cá khác. Với tổng số tiền thu về khoảng 400 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi bạn thuyền được chia 15 triệu đồng. "Mùa này là mùa thuận lợi cho đánh bắt, nên ngày mai chúng tôi chuẩn bị lương thực, thực phẩm tiếp tục bám biển dài ngày ở vùng biển Hoàng Sa", ngư dân Huỳnh Định phấn khởi chia sẻ. Ngư dân đánh bắt trúng luồng cá ngừ Sau gần một tháng bám biển xuyên Tết ở ngư trường Trường Sa, tàu cá của ông Bùi Duy Tân (trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cập cảng Sa Kỳ, mang theo hơn 7 tấn cá chuồn cồ. Ngư dân Bùi Duy Tân cho biết, đi đánh bắt vào dịp Tết thì rất nhớ nhà nhưng chuyến biển đặc biệt này thường được mẹ thiên nhiên ưu ái đầy ắp tôm cá, có thu nhập cao hơn nên coi như anh em bạn thuyền cũng được bù đắp phần nào. Nhiều ngư dân đánh bắt được cá chuồn cồ Bên cạnh nhiều chuyến biển xa bờ, nhiều tàu thuyền đánh bắt hải sản gần bờ cũng đã trúng đậm cá cơm những ngày đầu năm. Ngư dân Nguyễn Công Khanh (trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) cho biết: "Tàu của tôi đánh bắt được 1,2 tấn cá cơm, bán với giá 40.000 đồng/kg. Do đánh bắt gần bờ nên chi phí cho chuyến biển không cao, 7 thuyền viên trên tàu cũng kiếm được hơn 10 triệu đồng mỗi người. Đánh bắt cá cơm này chỉ theo thời vụ. Ít tháng nữa chúng tôi chuyển qua đánh bắt xa bờ". Chuyến biển đầu năm đạt hiệu quả cao nên ngư dân rất phấn khởi Theo ông Nguyễn Lại, Phó Trưởng Ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), đầu năm 2023, thời tiết tương đối thuận lợi, nên từ những ngày đầu năm tại cảng cá Thọ Quang, lượng tàu đăng ký xuất bến tương đối lớn. Ra Tết, bà con tiếp tục tranh thủ thời tiết đẹp và mùa vụ vươn khơi đánh, sản xuất. Thời gian này, trung bình mỗi ngày có từ 50 đến 60 tàu làm thủ tục rời cảng, và lượng tàu về bắt đầu tăng lên. Còn ông Nguyễn Văn Mười, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho hay, Quảng Ngãi hiện có hơn 4.500 tàu cá, với hơn 38.000 lao động hành nghề trên biển, trong đó có khoảng hơn 3.200 tàu cá đánh bắt cá xa bờ ở 2 ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện tại tỉnh có 11 cơ sở đóng tàu cá, có 5 cảng cá và hơn 30 bến cá lớn nhỏ. Ngư dân Quảng Ngãi vươn khơi khai thác hải sản đầu nămGiá dầu giảm, ngư dân miền Trung tích cực vươn khơi Vừa qua, Quảng Ngãi có 62 tàu cá đánh bắt hải sản xuyên Tết. Các tàu này chủ yếu khai thác hải sản ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, vịnh Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. Nhiều tàu trở về đạt hiệu quả rất tốt so với các năm trước. Giá cá cũng ổn định, nên ngư dân rất phấn khởi để tiếp tục vươn khơi bám biển. Lưu Hương
Bộ GTVT đề nghị các trung tâm đăng kiểm làm việc thêm ngày lễ
Bộ GTVT đề nghị các Sở GTVT địa phương tuyên truyền, động viên đăng kiểm viên tăng ca, làm thêm giờ cả vào kỳ nghỉ lễ.
Bộ GTVT đề nghị các cơ quan chỉ đạo, tuyên truyền đến các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tiếp tục động viên nhân viên đăng kiểm cố gắng khắc phục khó khăn, và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng - Ảnh minh họa Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam, sở GTVT các địa phương về việc tăng cường công tác kiểm định xe cơ giới phục vụ nhu cầu đăng kiểm của người dân, doanh nghiệp. Theo Bộ GTVT, thời gian qua, các đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc đã rất cố gắng, nỗ lực làm việc không kể ngày đêm thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, góp phần tháo gỡ khó khăn, giải tỏa ùn tắc, phục vụ nhu cầu vận tải của người dân, doanh nghiệp, từng bước ổn định công tác đăng kiểm. TIN LIÊN QUANInfographic: Các hạng mục khiếm khuyết vẫn được đăng kiểm xeCục Đăng kiểm công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh tiêu cựcTrung tâm Đăng kiểm không được tự ý đưa ra các yêu cầu, quy định trái luậtĐề xuất sửa quy định thời hạn tạm đình chỉ trung tâm đăng kiểm vi phạm Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế, các phương tiện đến thời hạn đăng kiểm trong thời gian này tăng cao, trong khi nhiều dây chuyền kiểm định vẫn chưa thể hoạt động do thiếu đăng kiểm viên, dẫn đến tình trạng ùn tắc vẫn tiếp diễn và có nguy cơ ngày càng tăng, khiến chủ phương tiện vẫn gặp khó khăn khi đưa phương tiện đến kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm, đặc biệt là tại Hà Nội và TPHCM. Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong việc kiểm định xe cơ giới trong thời gian tới, Bộ GTVT đề nghị các cơ quan chỉ đạo, tuyên truyền đến các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại địa phương tiếp tục động viên nhân viên đăng kiểm cố gắng khắc phục khó khăn, ổn định lực lượng, và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để động viên, khích lệ tinh thần làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bố trí làm tăng ca, làm thêm giờ kể cả trong dịp lễ 30/4 và 1/5 tới đây, nhằm góp phần giải tỏa ùn tắc trong đăng kiểm, phục vụ tốt nhất nhu cầu kiểm định xe cơ giới của người dân và doanh nghiệp. Phan Trang
Bộ GTVT đề nghị các trung tâm đăng kiểm làm việc thêm ngày lễ Bộ GTVT đề nghị các Sở GTVT địa phương tuyên truyền, động viên đăng kiểm viên tăng ca, làm thêm giờ cả vào kỳ nghỉ lễ. Bộ GTVT đề nghị các cơ quan chỉ đạo, tuyên truyền đến các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tiếp tục động viên nhân viên đăng kiểm cố gắng khắc phục khó khăn, và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng - Ảnh minh họa Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam, sở GTVT các địa phương về việc tăng cường công tác kiểm định xe cơ giới phục vụ nhu cầu đăng kiểm của người dân, doanh nghiệp. Theo Bộ GTVT, thời gian qua, các đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc đã rất cố gắng, nỗ lực làm việc không kể ngày đêm thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, góp phần tháo gỡ khó khăn, giải tỏa ùn tắc, phục vụ nhu cầu vận tải của người dân, doanh nghiệp, từng bước ổn định công tác đăng kiểm. TIN LIÊN QUANInfographic: Các hạng mục khiếm khuyết vẫn được đăng kiểm xeCục Đăng kiểm công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh tiêu cựcTrung tâm Đăng kiểm không được tự ý đưa ra các yêu cầu, quy định trái luậtĐề xuất sửa quy định thời hạn tạm đình chỉ trung tâm đăng kiểm vi phạm Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế, các phương tiện đến thời hạn đăng kiểm trong thời gian này tăng cao, trong khi nhiều dây chuyền kiểm định vẫn chưa thể hoạt động do thiếu đăng kiểm viên, dẫn đến tình trạng ùn tắc vẫn tiếp diễn và có nguy cơ ngày càng tăng, khiến chủ phương tiện vẫn gặp khó khăn khi đưa phương tiện đến kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm, đặc biệt là tại Hà Nội và TPHCM. Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong việc kiểm định xe cơ giới trong thời gian tới, Bộ GTVT đề nghị các cơ quan chỉ đạo, tuyên truyền đến các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại địa phương tiếp tục động viên nhân viên đăng kiểm cố gắng khắc phục khó khăn, ổn định lực lượng, và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để động viên, khích lệ tinh thần làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bố trí làm tăng ca, làm thêm giờ kể cả trong dịp lễ 30/4 và 1/5 tới đây, nhằm góp phần giải tỏa ùn tắc trong đăng kiểm, phục vụ tốt nhất nhu cầu kiểm định xe cơ giới của người dân và doanh nghiệp. Phan Trang
Tôn vinh nhiều tác phẩm báo chí viết về ngành GTVT
Sáng 28/8, Bộ GTVT tổ chức Lễ trao giải "Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ IV năm 2022- 2023" và phát động Giải "Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ V năm 2023 - 2024". Sự kiện được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 78 năm thành lập ngành GTVT (28/8/1945 - 28/8/2023).
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đánh giá, sau 4 năm tổ chức, Giải Báo chí viết về ngành GTVT đã trở thành giải thưởng uy tín. Ảnh: Tạ Hải Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đánh giá, sau 4 năm tổ chức, Giải Báo chí viết về ngành GTVT đã trở thành giải thưởng uy tín, chất lượng tác phẩm tham dự giải được đánh giá cao, cơ cấu giải thưởng hấp dẫn. Các tác phẩm có góc nhìn mới về những thành tựu ngành GTVT Giải cũng có sự lan toả lớn khi thu hút được đông đảo các nhà báo chuyên và không chuyên, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tham gia. Số lượng tác phẩm và các cơ quan báo chí đều tăng sau mỗi năm phát động. Các tác phẩm dự thi đa phần có chất lượng tốt, có góc nhìn mới về những thành tựu của ngành GTVT. Nhiều bài viết có những sáng kiến, đề xuất, ý tưởng mới đóng góp vào công cuộc phát triển ngành GTVT. Rất nhiều tác phẩm có ý tưởng trình bày mới mẻ, hiện đại, hấp dẫn như: Interactive (báo chí dữ liệu), Longform, E-magazine... "Qua các tác phẩm báo chí tham dự Giải, ngành GTVT được động viên, chia sẻ, đồng thời cũng là dịp để Bộ GTVT rà soát, điều chỉnh công tác quản lý Nhà nước của ngành để phù hợp hơn với tình hình thực tế, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp tốt hơn", Bộ trưởng nói. Ông Nguyễn Bá Kiên, Tổng Biên tập Báo Giao thông, đại diện Ban Tổ chức cho biết, sau 1 năm phát động, đã có gần 280 tác phẩm (tăng hơn 50 tác phẩm so với lần thứ III) của gần 60 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương (tăng hơn 10 cơ quan báo chí) tham dự. Qua sàng lọc, tuyển chọn, Ban Tổ chức đã chọn được 25 tác phẩm xuất sắc để trao giải. Đánh giá của Hội đồng giám khảo, các tác phẩm dự giải năm nay không những tăng mạnh về số lượng mà chất lượng tốt hơn những giải trước. Nhiều bài viết có những sáng kiến, đề xuất, ý tưởng mới đóng góp vào công cuộc phát triển ngành GTVT. Báo Điện tử Chính phủ đạt giải Khuyến khích với tác phẩm "Mở cao tốc, mở tương lai" của tác giả Phan Trang viết về đại công trường cao tốc Bắc-Nam. Với tinh thần đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chính thức phát động Giải Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ V năm 2023 - 2024. Giải được tổ chức nhằm phát huy giá trị truyền thống "đi trước mở đường" của ngành GTVT, tri ân và tôn vinh những đóng góp quan trọng của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, người lao động ngành GTVT qua các thời kỳ; đồng thời, phát hiện những tấm gương "Dũng cảm - thông minh - sáng tạo" đã và đang hoạt động, công tác trong ngành GTVT. Về nội dung, các tác phẩm báo chí dự giải phản ánh những thành tựu chung của ngành GTVT từ khi đất nước đổi mới đến nay; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực GTVT, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, UBND các cấp và các đoàn thể trong công tác phát triển GTVT, bảo đảm trật tự an toàn giao thông. TIN LIÊN QUANMở cao tốc, mở tương laiThông xe cao tốc Nghi Sơn- Diễn Châu trước 2/9Thiếu vật liệu cao tốc, Bộ GTVT giục địa phương khẩn trương xử lý thủ tục cấp phép Những sáng kiến, đề xuất, ý tưởng mới đóng góp vào công cuộc đổi mới, phát triển ngành GTVT trên tất cả các lĩnh vực: Đường thủy, đường bộ, đường sắt, hàng hải và hàng không, đặc biệt là những sáng kiến, giải pháp áp dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 để tối ưu hóa trong việc phát triển hạ tầng giao thông. Những tấm gương cá nhân, tập thể điển hình, có nhiều nỗ lực, cống hiến cho sự phát triển ngành GTVT, sự nghiệp bảo đảm TTATGT; những tấm gương trong lĩnh vực đầu tư, thu hút nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách đặc biệt khó khăn hiện nay. Kịp thời phát hiện các hiện tượng, sự việc, sự vụ, hành vi tiêu cực trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Những công trình, dự án tiêu biểu, hiệu quả đầu tư cao góp phần thúc đẩy giao thương kinh tế đất nước và kéo giảm ùn tắc giao thông; những mô hình hay, cách làm mới trong việc phát triển giao thông nông thôn, miền núi. Cùng đó là tác phẩm có tính phản biện, đóng góp mang tính xây dựng ngành GTVT liên quan đến các vấn đề như: Thể chế, quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Bài dự thi cần có góc nhìn mới, tư liệu mới hoặc có những phát hiện mới. Ban tổ chức sẽ nhận các tác phẩm báo chí dự thi ngay sau ngày phát động đến 24 giờ ngày 10/7/2024 (đối với các tác phẩm gửi qua đường bưu điện, thời hạn cuối cùng tính theo dấu bưu điện). Nơi nhận tác phẩm dự Giải thưởng: Báo Giao thông. Địa chỉ: Số 2, phố Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Số điện thoại đường dây nóng: 0914799709. Ngoài phong bì ghi rõ: Dự Giải "Báo chí viết về ngành giao thông vận tải lần thứ V năm 2023-2024". Thể lệ và kết quả cuộc thi được đăng tải trên Báo Giao thông điện tử baogiaothong.vn. Phan Trang
Tôn vinh nhiều tác phẩm báo chí viết về ngành GTVT Sáng 28/8, Bộ GTVT tổ chức Lễ trao giải "Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ IV năm 2022- 2023" và phát động Giải "Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ V năm 2023 - 2024". Sự kiện được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 78 năm thành lập ngành GTVT (28/8/1945 - 28/8/2023). Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đánh giá, sau 4 năm tổ chức, Giải Báo chí viết về ngành GTVT đã trở thành giải thưởng uy tín. Ảnh: Tạ Hải Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đánh giá, sau 4 năm tổ chức, Giải Báo chí viết về ngành GTVT đã trở thành giải thưởng uy tín, chất lượng tác phẩm tham dự giải được đánh giá cao, cơ cấu giải thưởng hấp dẫn. Các tác phẩm có góc nhìn mới về những thành tựu ngành GTVT Giải cũng có sự lan toả lớn khi thu hút được đông đảo các nhà báo chuyên và không chuyên, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tham gia. Số lượng tác phẩm và các cơ quan báo chí đều tăng sau mỗi năm phát động. Các tác phẩm dự thi đa phần có chất lượng tốt, có góc nhìn mới về những thành tựu của ngành GTVT. Nhiều bài viết có những sáng kiến, đề xuất, ý tưởng mới đóng góp vào công cuộc phát triển ngành GTVT. Rất nhiều tác phẩm có ý tưởng trình bày mới mẻ, hiện đại, hấp dẫn như: Interactive (báo chí dữ liệu), Longform, E-magazine... "Qua các tác phẩm báo chí tham dự Giải, ngành GTVT được động viên, chia sẻ, đồng thời cũng là dịp để Bộ GTVT rà soát, điều chỉnh công tác quản lý Nhà nước của ngành để phù hợp hơn với tình hình thực tế, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp tốt hơn", Bộ trưởng nói. Ông Nguyễn Bá Kiên, Tổng Biên tập Báo Giao thông, đại diện Ban Tổ chức cho biết, sau 1 năm phát động, đã có gần 280 tác phẩm (tăng hơn 50 tác phẩm so với lần thứ III) của gần 60 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương (tăng hơn 10 cơ quan báo chí) tham dự. Qua sàng lọc, tuyển chọn, Ban Tổ chức đã chọn được 25 tác phẩm xuất sắc để trao giải. Đánh giá của Hội đồng giám khảo, các tác phẩm dự giải năm nay không những tăng mạnh về số lượng mà chất lượng tốt hơn những giải trước. Nhiều bài viết có những sáng kiến, đề xuất, ý tưởng mới đóng góp vào công cuộc phát triển ngành GTVT. Báo Điện tử Chính phủ đạt giải Khuyến khích với tác phẩm "Mở cao tốc, mở tương lai" của tác giả Phan Trang viết về đại công trường cao tốc Bắc-Nam. Với tinh thần đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chính thức phát động Giải Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ V năm 2023 - 2024. Giải được tổ chức nhằm phát huy giá trị truyền thống "đi trước mở đường" của ngành GTVT, tri ân và tôn vinh những đóng góp quan trọng của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, người lao động ngành GTVT qua các thời kỳ; đồng thời, phát hiện những tấm gương "Dũng cảm - thông minh - sáng tạo" đã và đang hoạt động, công tác trong ngành GTVT. Về nội dung, các tác phẩm báo chí dự giải phản ánh những thành tựu chung của ngành GTVT từ khi đất nước đổi mới đến nay; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực GTVT, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, UBND các cấp và các đoàn thể trong công tác phát triển GTVT, bảo đảm trật tự an toàn giao thông. TIN LIÊN QUANMở cao tốc, mở tương laiThông xe cao tốc Nghi Sơn- Diễn Châu trước 2/9Thiếu vật liệu cao tốc, Bộ GTVT giục địa phương khẩn trương xử lý thủ tục cấp phép Những sáng kiến, đề xuất, ý tưởng mới đóng góp vào công cuộc đổi mới, phát triển ngành GTVT trên tất cả các lĩnh vực: Đường thủy, đường bộ, đường sắt, hàng hải và hàng không, đặc biệt là những sáng kiến, giải pháp áp dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 để tối ưu hóa trong việc phát triển hạ tầng giao thông. Những tấm gương cá nhân, tập thể điển hình, có nhiều nỗ lực, cống hiến cho sự phát triển ngành GTVT, sự nghiệp bảo đảm TTATGT; những tấm gương trong lĩnh vực đầu tư, thu hút nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách đặc biệt khó khăn hiện nay. Kịp thời phát hiện các hiện tượng, sự việc, sự vụ, hành vi tiêu cực trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Những công trình, dự án tiêu biểu, hiệu quả đầu tư cao góp phần thúc đẩy giao thương kinh tế đất nước và kéo giảm ùn tắc giao thông; những mô hình hay, cách làm mới trong việc phát triển giao thông nông thôn, miền núi. Cùng đó là tác phẩm có tính phản biện, đóng góp mang tính xây dựng ngành GTVT liên quan đến các vấn đề như: Thể chế, quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Bài dự thi cần có góc nhìn mới, tư liệu mới hoặc có những phát hiện mới. Ban tổ chức sẽ nhận các tác phẩm báo chí dự thi ngay sau ngày phát động đến 24 giờ ngày 10/7/2024 (đối với các tác phẩm gửi qua đường bưu điện, thời hạn cuối cùng tính theo dấu bưu điện). Nơi nhận tác phẩm dự Giải thưởng: Báo Giao thông. Địa chỉ: Số 2, phố Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Số điện thoại đường dây nóng: 0914799709. Ngoài phong bì ghi rõ: Dự Giải "Báo chí viết về ngành giao thông vận tải lần thứ V năm 2023-2024". Thể lệ và kết quả cuộc thi được đăng tải trên Báo Giao thông điện tử baogiaothong.vn. Phan Trang
Tài liệu công bố Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rà soát, hoàn thiện tài liệu công bố Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
bonewsrelation eonewsrelation Wed Nov 29 2023 17:50:32 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Wed Nov 29 2023 17:50:32 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Tài liệu công bố Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm: 1. Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 2. Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 16/6/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 3. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 4. Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 5. Sơ đồ định hướng phân vùng và liên kết vùng. 6. Sơ đồ định hướng phát triển không gian quốc gia. 7. Sơ đồ bố trí không gian các dự án quan trọng quốc gia. Quy hoạch tổng thể quốc gia là công cụ quan trọng giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển Tại Hội nghị công bố và triển khai quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Quy hoạch tổng thể quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng và được xây dựng dựa trên Định hướng QHTTQG đã được Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII thông qua tại Kết luận số 45-KL/TW ngày 17/11/2022. Quy hoạch tổng thể quốc gia lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta, là quy hoạch vừa mang tính tổng thể, vừa mang tính chiến lược, bao trùm mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và được lập cho 10 năm (trước đây chỉ có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước). Do đó, việc Quy hoạch tổng thể quốc gia được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 81/2023/QH15 là một bước quan trọng và có thể được đúc kết lại trong 12 chữ "Tư duy mới-Tầm nhìn mới-Cơ hội mới-Giá trị mới". Tiếp tục cụ thể hóa Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm được Đại hội XIII thông qua, Quy hoạch tổng thể quốc gia là căn cứ pháp lý, công cụ quan trọng giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, bảo đảm tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bao trùm và bền vững (hay nói cách khác Quy hoạch tổng thể quốc gia là căn cứ để lập Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng và Quy hoạch các địa phương); đẩy nhanh việc thực hiện đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng; đồng thời loại bỏ các quy hoạch chồng chéo, cản trở phát triển, gây khó khăn cho việc huy động các nguồn lực của doanh nghiệp và người dân, phát huy tối đa các nguồn lực trong hoạt động đầu tư và phát triển của cả đất nước, của từng vùng và từng địa phương với tầm nhìn dài hạn, tổng thể./. Tham khảo thêmChương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmTỔNG THUẬT: Hội nghị công bố quy hoạch tổng thể quốc gia và Hội nghị toàn quốc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thời kỳ 2021-2030Tham khảo thêmChính phủ công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tư duy mới, tầm nhìn mới để tìm kiếm không gian, cơ hội phát triển mớiTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Tham khảo thêmThông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia: Cơ hội xây dựng đất nước hùng cườngTham khảo thêmĐề xuất quy trình lập quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmNhững định hướng lớn trong Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia: Phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miềnTham khảo thêmInfographics: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030Tham khảo thêmChính phủ ban hành Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030Tham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia: Xác định rõ và đúng quan điểm, tư tưởng chỉ đạoTham khảo thêmHội nghị Trung ương 6 khóa XIII thảo luận tình hình KTXH và Đề án định hướng Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmTạo sự thống nhất cao đối với dự thảo Kết luận về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia: Cần có tầm nhìn xa và mớiTham khảo thêmHội đồng Thẩm định thông qua hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia để phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nướcTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia: Thiết kế những tuyến đột phá mạnh để nền kinh tế bay cao, bay xaTham khảo thêmThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmTạo sự đồng thuận cao đối với dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia
Tài liệu công bố Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rà soát, hoàn thiện tài liệu công bố Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. bonewsrelation eonewsrelation Wed Nov 29 2023 17:50:32 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Wed Nov 29 2023 17:50:32 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Tài liệu công bố Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm: 1. Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 2. Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 16/6/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 3. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 4. Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 5. Sơ đồ định hướng phân vùng và liên kết vùng. 6. Sơ đồ định hướng phát triển không gian quốc gia. 7. Sơ đồ bố trí không gian các dự án quan trọng quốc gia. Quy hoạch tổng thể quốc gia là công cụ quan trọng giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển Tại Hội nghị công bố và triển khai quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Quy hoạch tổng thể quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng và được xây dựng dựa trên Định hướng QHTTQG đã được Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII thông qua tại Kết luận số 45-KL/TW ngày 17/11/2022. Quy hoạch tổng thể quốc gia lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta, là quy hoạch vừa mang tính tổng thể, vừa mang tính chiến lược, bao trùm mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và được lập cho 10 năm (trước đây chỉ có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước). Do đó, việc Quy hoạch tổng thể quốc gia được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 81/2023/QH15 là một bước quan trọng và có thể được đúc kết lại trong 12 chữ "Tư duy mới-Tầm nhìn mới-Cơ hội mới-Giá trị mới". Tiếp tục cụ thể hóa Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm được Đại hội XIII thông qua, Quy hoạch tổng thể quốc gia là căn cứ pháp lý, công cụ quan trọng giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, bảo đảm tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bao trùm và bền vững (hay nói cách khác Quy hoạch tổng thể quốc gia là căn cứ để lập Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng và Quy hoạch các địa phương); đẩy nhanh việc thực hiện đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng; đồng thời loại bỏ các quy hoạch chồng chéo, cản trở phát triển, gây khó khăn cho việc huy động các nguồn lực của doanh nghiệp và người dân, phát huy tối đa các nguồn lực trong hoạt động đầu tư và phát triển của cả đất nước, của từng vùng và từng địa phương với tầm nhìn dài hạn, tổng thể./. Tham khảo thêmChương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmTỔNG THUẬT: Hội nghị công bố quy hoạch tổng thể quốc gia và Hội nghị toàn quốc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thời kỳ 2021-2030Tham khảo thêmChính phủ công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tư duy mới, tầm nhìn mới để tìm kiếm không gian, cơ hội phát triển mớiTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Tham khảo thêmThông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia: Cơ hội xây dựng đất nước hùng cườngTham khảo thêmĐề xuất quy trình lập quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmNhững định hướng lớn trong Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia: Phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miềnTham khảo thêmInfographics: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030Tham khảo thêmChính phủ ban hành Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030Tham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia: Xác định rõ và đúng quan điểm, tư tưởng chỉ đạoTham khảo thêmHội nghị Trung ương 6 khóa XIII thảo luận tình hình KTXH và Đề án định hướng Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmTạo sự thống nhất cao đối với dự thảo Kết luận về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia: Cần có tầm nhìn xa và mớiTham khảo thêmHội đồng Thẩm định thông qua hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia để phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nướcTham khảo thêmQuy hoạch tổng thể quốc gia: Thiết kế những tuyến đột phá mạnh để nền kinh tế bay cao, bay xaTham khảo thêmThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc giaTham khảo thêmTạo sự đồng thuận cao đối với dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia
Chủ động phòng ngừa ngộ độc do độc tố từ thiên nhiên
Mùa Xuân và đầu mùa Hè là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc do người dân sử dụng thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, hoa quả rừng, cây rừng...). Thậm chí, đã có nhiều trường hợp tử vong, hoặc để lại di chứng nặng nề.
Người dân cần nhận biết, cập nhật các loại nấm độc để phòng, tránh Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), số liệu giám sát ngộ độc và yếu tố dịch tễ cho thấy, vào mùa Xuân và đầu mùa Hè, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, thường xảy ra các vụ ngộ độc do người dân sử dụng các thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, hoa quả rừng, cây rừng...), trong đó đã có những trường hợp tử vong, hoặc để lại di chứng nặng nề đối với những người bị ngộ độc, mặc dù đã được cứu chữa kịp thời. Ngộ độc nặng do uống rượu ngâm hạt mã tiền 16/11/2022 16:58Chủ động phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên 27/10/2021 18:199 trẻ bị ngộ độc nặng do ăn quả hồng trâu 05/10/2021 14:39 Vì vậy, để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên, đặc biệt do nấm độc và các loại hoa quả rừng... Cục An toàn thực phẩm đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Quản lý an toàn thực phẩm các địa phương: TPHCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh, phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong sử dụng, tiêu dùng sản phẩm nông sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên làm thực phẩm, đặc biệt đối với các đối tượng nguy cơ cao hoặc đặc điểm vùng miền (dễ xảy ra ngộ độc). Các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng, khuyến cáo người dân không sử dụng các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc, như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ... Các cơ quan chức năng chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương; tập trung vào các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; sử dụng các hình thức truyền thông bằng cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn người dân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc. Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc xảy ra. HM
Chủ động phòng ngừa ngộ độc do độc tố từ thiên nhiên Mùa Xuân và đầu mùa Hè là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc do người dân sử dụng thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, hoa quả rừng, cây rừng...). Thậm chí, đã có nhiều trường hợp tử vong, hoặc để lại di chứng nặng nề. Người dân cần nhận biết, cập nhật các loại nấm độc để phòng, tránh Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), số liệu giám sát ngộ độc và yếu tố dịch tễ cho thấy, vào mùa Xuân và đầu mùa Hè, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, thường xảy ra các vụ ngộ độc do người dân sử dụng các thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, hoa quả rừng, cây rừng...), trong đó đã có những trường hợp tử vong, hoặc để lại di chứng nặng nề đối với những người bị ngộ độc, mặc dù đã được cứu chữa kịp thời. Ngộ độc nặng do uống rượu ngâm hạt mã tiền 16/11/2022 16:58Chủ động phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên 27/10/2021 18:199 trẻ bị ngộ độc nặng do ăn quả hồng trâu 05/10/2021 14:39 Vì vậy, để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên, đặc biệt do nấm độc và các loại hoa quả rừng... Cục An toàn thực phẩm đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Quản lý an toàn thực phẩm các địa phương: TPHCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh, phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong sử dụng, tiêu dùng sản phẩm nông sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên làm thực phẩm, đặc biệt đối với các đối tượng nguy cơ cao hoặc đặc điểm vùng miền (dễ xảy ra ngộ độc). Các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng, khuyến cáo người dân không sử dụng các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc, như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ... Các cơ quan chức năng chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương; tập trung vào các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; sử dụng các hình thức truyền thông bằng cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn người dân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc. Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc xảy ra. HM
Nguy cơ xảy ra dịch sởi năm 2024 nếu không triển khai tiêm vaccine
Hiện nay, số ca mắc sởi trên cả nước rất thấp. Tuy nhiên, năm 2024 là năm nằm trong logic chu kỳ 4-5 năm có nguy cơ bùng phát dịch sởi, tỷ lệ tiêm vaccine sởi năm 2023 còn thấp, nếu không triển khai tiêm vaccine này đầy đủ thì sẽ có nguy cơ cao xảy ra dịch.
Nước ta dã có rất nhiều chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ. Ảnh: VGP/HM Trao đổi với báo chí ngày 19/12, bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, hiện nay, theo giám sát của Chương trình tiêm chủng mở rộng, số mắc sởi hiện nay rất thấp, thấp hơn những năm 2017-2019. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan vì virus sởi rất đặc thù, do đối tượng đích của virus sởi là con người nên cá thể nào chưa mắc thì sẽ mắc sởi. Chính vì vậy, nước ta có rất nhiều chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của COVID-19, nhiều trẻ đã không tiêm vaccine sởi (mặc dù vaccine sởi có thiếu nhưng chỉ thiếu rải rác). "Nếu ngay trong tháng 12 này, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận được vaccine sởi, sẽ cấp ngay cho các địa phương và các địa phương cần triển khai tiêm ngay cho trẻ. Nếu triển khai sau Tết thì có nguy cơ cao xảy ra dịch trong năm 2024", bà Dương Thị Hồng cho biết. Nguyên nhân được chỉ ra, đó là theo chu kỳ sau 4-5 năm sẽ có nguy cơ bùng phát dịch sởi và năm 2024 là năm nằm trong logic chu kỳ này nên có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, từ năm 2021, 2022 do dịch bệnh COVID-19, giãn cách xã hội, không có sự giao lưu nhiều giữa người dân nên số mắc sởi cũng giảm, đồng thời tỷ lệ tiêm vaccine sởi và sởi -rubella cũng thấp. Bảo đảm cung ứng vaccine 5 trong 1 18/12/2023 14:40Khi nào tiếp tục có vaccine tiêm chủng mở rộng cho trẻ? 15/12/2023 17:38Chính phủ Australia viện trợ Việt Nam 490.600 liều vaccine ‘5 trong 1’ 14/12/2023 14:05Nỗ lực để sớm có vaccine cung ứng trong tiêm chủng mở rộng 06/12/2023 19:56Bộ Y tế giải thích việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng tại nhiều địa phương 06/12/2023 19:24 Đồng thời, những tháng tới là thời điểm mùa xuân, đặc biệt khu vực miền Bắc và miền Trung có thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi để virus sởi phát triển. Vì vậy, chúng ta không được chủ quan. Bà Dương Thị Hồng cũng nhấn mạnh, trong tháng 12 này, khi có vaccine sởi và sởi – rubella, Chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ ưu tiên đôn đốc các địa phương tiêm ngay trong tháng 1/2024 để phòng dịch sởi và sởi – rubella, thì sẽ hạn chế tối dịch sởi xảy ra. Khi triển khai tiêm vaccine cho trẻ, bà Dương Thị Hồng khuyến cáo, các điểm tiêm có thể tăng số người tiêm chủng nhưng không được tăng số trẻ được tiêm trong 1 buổi tiêm chủng. Như vậy, mới có đủ thời gian tư vấn, tương tác với các bậc phụ huynh để phụ huynh biết cách chăm sóc trẻ sau tiêm đúng và tốt hơn. Thực tế, sau tiêm, các cháu không kích thích, tím tái, không khó thở như những triệu chứng đã khuyến cáo, mà có trẻ có biểu hiện lờ đờ, suy hô hấp, suy tim và li bì. Vì vậy, cán bộ y tế phải tư vấn và chia sẻ bằng được tới các bậc phụ huynh những điều này để theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng, kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế nhanh nhất, hạn chế tối đa các rủi ro đáng tiếc, thậm chí tử vong. Năm 2024, triển khai cho trẻ uống miễn phí vaccine Rota Lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng chia sẻ, năm 2024, Bộ Y tế sẽ bắt đầu triển khai vaccine thứ 11 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ là vaccine Rota. Theo đó, trong quý 1/2024, Bộ Y tế sẽ triển khai tập huấn, hướng dẫn tới tất cả cán bộ của 35 tỉnh, thành phố triển khai trước. Quý 2, Bộ Y tế sẽ triển khai cho trẻ tại 35 tỉnh, thành uống vaccine này. Cuối năm 2024 sẽ triển khai cho trẻ uống vaccine này trên quy mô toàn quốc. Và đến năm 2025, sẽ có đủ vaccine Rota cho toàn bộ trẻ dưới 1 tuổi trên cả nước. Hiện tại, vaccine Rota đang được Bộ Y tế và Bộ Tài chính xem xét duyệt giá vaccine. Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng, 10 tháng đầu năm nay, tỷ lệ tiêm chủng trẻ dưới 10 tuổi trên cả nước ta đạt 66,4%. Khu vực thấp nhất là khu vực Tây Nguyên (48,6%), miền Bắc là 67,3%, miền Trung là 64,5%, miền Nam 69,1%. Hiện nay, trong chương trình tiêm chủng mở rộng có vaccine bại liệt và vaccine uốn ván còn đủ cung ứng sang năm 2024. Còn các vaccine khác trong Chương trình thiếu rải rác tại nhiều địa phương. Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang cố gắng cung cấp các vaccine còn thiếu trong tháng 12 này tới các địa phương. Hiền Minh
Nguy cơ xảy ra dịch sởi năm 2024 nếu không triển khai tiêm vaccine Hiện nay, số ca mắc sởi trên cả nước rất thấp. Tuy nhiên, năm 2024 là năm nằm trong logic chu kỳ 4-5 năm có nguy cơ bùng phát dịch sởi, tỷ lệ tiêm vaccine sởi năm 2023 còn thấp, nếu không triển khai tiêm vaccine này đầy đủ thì sẽ có nguy cơ cao xảy ra dịch. Nước ta dã có rất nhiều chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ. Ảnh: VGP/HM Trao đổi với báo chí ngày 19/12, bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, hiện nay, theo giám sát của Chương trình tiêm chủng mở rộng, số mắc sởi hiện nay rất thấp, thấp hơn những năm 2017-2019. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan vì virus sởi rất đặc thù, do đối tượng đích của virus sởi là con người nên cá thể nào chưa mắc thì sẽ mắc sởi. Chính vì vậy, nước ta có rất nhiều chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của COVID-19, nhiều trẻ đã không tiêm vaccine sởi (mặc dù vaccine sởi có thiếu nhưng chỉ thiếu rải rác). "Nếu ngay trong tháng 12 này, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận được vaccine sởi, sẽ cấp ngay cho các địa phương và các địa phương cần triển khai tiêm ngay cho trẻ. Nếu triển khai sau Tết thì có nguy cơ cao xảy ra dịch trong năm 2024", bà Dương Thị Hồng cho biết. Nguyên nhân được chỉ ra, đó là theo chu kỳ sau 4-5 năm sẽ có nguy cơ bùng phát dịch sởi và năm 2024 là năm nằm trong logic chu kỳ này nên có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, từ năm 2021, 2022 do dịch bệnh COVID-19, giãn cách xã hội, không có sự giao lưu nhiều giữa người dân nên số mắc sởi cũng giảm, đồng thời tỷ lệ tiêm vaccine sởi và sởi -rubella cũng thấp. Bảo đảm cung ứng vaccine 5 trong 1 18/12/2023 14:40Khi nào tiếp tục có vaccine tiêm chủng mở rộng cho trẻ? 15/12/2023 17:38Chính phủ Australia viện trợ Việt Nam 490.600 liều vaccine ‘5 trong 1’ 14/12/2023 14:05Nỗ lực để sớm có vaccine cung ứng trong tiêm chủng mở rộng 06/12/2023 19:56Bộ Y tế giải thích việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng tại nhiều địa phương 06/12/2023 19:24 Đồng thời, những tháng tới là thời điểm mùa xuân, đặc biệt khu vực miền Bắc và miền Trung có thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi để virus sởi phát triển. Vì vậy, chúng ta không được chủ quan. Bà Dương Thị Hồng cũng nhấn mạnh, trong tháng 12 này, khi có vaccine sởi và sởi – rubella, Chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ ưu tiên đôn đốc các địa phương tiêm ngay trong tháng 1/2024 để phòng dịch sởi và sởi – rubella, thì sẽ hạn chế tối dịch sởi xảy ra. Khi triển khai tiêm vaccine cho trẻ, bà Dương Thị Hồng khuyến cáo, các điểm tiêm có thể tăng số người tiêm chủng nhưng không được tăng số trẻ được tiêm trong 1 buổi tiêm chủng. Như vậy, mới có đủ thời gian tư vấn, tương tác với các bậc phụ huynh để phụ huynh biết cách chăm sóc trẻ sau tiêm đúng và tốt hơn. Thực tế, sau tiêm, các cháu không kích thích, tím tái, không khó thở như những triệu chứng đã khuyến cáo, mà có trẻ có biểu hiện lờ đờ, suy hô hấp, suy tim và li bì. Vì vậy, cán bộ y tế phải tư vấn và chia sẻ bằng được tới các bậc phụ huynh những điều này để theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng, kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế nhanh nhất, hạn chế tối đa các rủi ro đáng tiếc, thậm chí tử vong. Năm 2024, triển khai cho trẻ uống miễn phí vaccine Rota Lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng chia sẻ, năm 2024, Bộ Y tế sẽ bắt đầu triển khai vaccine thứ 11 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ là vaccine Rota. Theo đó, trong quý 1/2024, Bộ Y tế sẽ triển khai tập huấn, hướng dẫn tới tất cả cán bộ của 35 tỉnh, thành phố triển khai trước. Quý 2, Bộ Y tế sẽ triển khai cho trẻ tại 35 tỉnh, thành uống vaccine này. Cuối năm 2024 sẽ triển khai cho trẻ uống vaccine này trên quy mô toàn quốc. Và đến năm 2025, sẽ có đủ vaccine Rota cho toàn bộ trẻ dưới 1 tuổi trên cả nước. Hiện tại, vaccine Rota đang được Bộ Y tế và Bộ Tài chính xem xét duyệt giá vaccine. Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng, 10 tháng đầu năm nay, tỷ lệ tiêm chủng trẻ dưới 10 tuổi trên cả nước ta đạt 66,4%. Khu vực thấp nhất là khu vực Tây Nguyên (48,6%), miền Bắc là 67,3%, miền Trung là 64,5%, miền Nam 69,1%. Hiện nay, trong chương trình tiêm chủng mở rộng có vaccine bại liệt và vaccine uốn ván còn đủ cung ứng sang năm 2024. Còn các vaccine khác trong Chương trình thiếu rải rác tại nhiều địa phương. Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang cố gắng cung cấp các vaccine còn thiếu trong tháng 12 này tới các địa phương. Hiền Minh
Đẩy mạnh CCHC trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, trong công tác CCHC theo kế hoạch chung của UBND tỉnh. Đồng thời, tổ chức thực hiện các nội dung CCHC với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế của ngành.
Công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang tham gia Cuộc thi truyền thông về cải cách hành chính năm 2023 - Ảnh: VGP/LS Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Lê Anh Huy, Phó Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang cho biết: Nhằm góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo chuyển biến mới trong công tác CCHC, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang đã đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, trong đó nhấn mạnh việc nêu cao vai trò của truyền thông trong công tác CCHC theo kế hoạch chung của UBND tỉnh. Trong đó, việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung CCHC được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế của ngành. Về đẩy mạnh công tác truyền thông nội bộ cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo, thông qua các buổi giao ban, họp định kỳ của các cơ quan hành tháng, chào cờ, điểm báo hàng tuần vào sáng thứ hai, cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo đã lồng ghép tuyên truyền các nội dung về công tác CCHC, quán triệt đến công chức các nhiệm vụ cải cách thể chế, cải cách bộ máy, công tác đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước,... xúc tiến thực hiện rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các ngành, nghiêm túc thực hiện đúng, đủ các quy trình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng thực hiện đăng tải rộng rãi trên Trang Thông tin của ngành các Bản tin Cải cách hành chính điện tử của Văn phòng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ ban hành; khuyến khích các lãnh đạo và công chức phụ trách CCHC thường xuyên truy cập thông tin trên Trang thông tin điện tử về cải cách hành chính tại địa chỉ www. caicachhanhchinh.gov.vn. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang Phạm Xuân Bình,phát biểu khai mạc Cuộc thi - Ảnh: VGP/LS Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh thực hiện đăng thông tin về CCHC trên báo Kiên Giang, trang bị 4 tivi 52 inch tại cơ quan Sở GDĐT để đăng tải, cập nhật thông tin tuyên truyền, hoạt động chung của ngành, của cơ quan và những công việc CCHC nói chung. Về đẩy mạnh công tác truyền thông trong toàn ngành, ngay từ đầu năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch, các văn bản thông báo có liên quan để triển khai đến các cơ sở giáo dục trực thuộc; ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi Truyền thông cải cách hành chính năm 2023 của ngành Giáo dục và Đào tạo. Qua đó, Cuộc thi đã thu hút công chức, viên chức tại các đơn vị tham gia. Trong đó, mỗi đơn vị thành lập 01 Đội gồm 05 thí sinh, tham gia thi hai nội dung thi như trắc nghiệm trên giấy với 30 câu hỏi, thời gian 60 phút; thi thuyết trình (dành cho toàn Đội), thời gian không quá 04 phút. Đội trình bày nội dung thuyết trình đã được quy định trong kế hoạch và trả lời 01 câu hỏi của giám khảo. Kết quả cuộc thi, Sở Giáo dục và Đào tạo đã trao nhiều giải thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt kết quả tốt, tổng giá trị giải thưởng hơn 30 triệu đồng. Về đẩy mạnh thực hiện văn hóa công vụ, thực hiện Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 13/6/2019 của UBND tỉnh Kiên Giang về triển khai thực hiện Quyết định số 1847/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn "Thực hiện việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nội dung văn hóa công vụ" cho công chức là lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng thuộc Sở, lãnh đạo 58 cơ sở giáo dục, đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của công chức Sở Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu đối với Nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và niềm tin của Nhân dân./. Lê Sơn Tham khảo thêmXây dựng Kiên Giang trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc giaTham khảo thêmKiên Giang công bố Quyết định của Thủ tướng với 24 xã An toàn khu, vùng An toàn khuTham khảo thêmHuyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang): Tăng cường tuyên truyền về chuyển đổi số, chính quyền điện tửTham khảo thêmTP. Rạch Giá (Kiên Giang) đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ người dân, DNTham khảo thêmKiên Giang: Năm 2025, 50% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân
Đẩy mạnh CCHC trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, trong công tác CCHC theo kế hoạch chung của UBND tỉnh. Đồng thời, tổ chức thực hiện các nội dung CCHC với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế của ngành. Công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang tham gia Cuộc thi truyền thông về cải cách hành chính năm 2023 - Ảnh: VGP/LS Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Lê Anh Huy, Phó Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang cho biết: Nhằm góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo chuyển biến mới trong công tác CCHC, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang đã đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, trong đó nhấn mạnh việc nêu cao vai trò của truyền thông trong công tác CCHC theo kế hoạch chung của UBND tỉnh. Trong đó, việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung CCHC được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế của ngành. Về đẩy mạnh công tác truyền thông nội bộ cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo, thông qua các buổi giao ban, họp định kỳ của các cơ quan hành tháng, chào cờ, điểm báo hàng tuần vào sáng thứ hai, cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo đã lồng ghép tuyên truyền các nội dung về công tác CCHC, quán triệt đến công chức các nhiệm vụ cải cách thể chế, cải cách bộ máy, công tác đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước,... xúc tiến thực hiện rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các ngành, nghiêm túc thực hiện đúng, đủ các quy trình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng thực hiện đăng tải rộng rãi trên Trang Thông tin của ngành các Bản tin Cải cách hành chính điện tử của Văn phòng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ ban hành; khuyến khích các lãnh đạo và công chức phụ trách CCHC thường xuyên truy cập thông tin trên Trang thông tin điện tử về cải cách hành chính tại địa chỉ www. caicachhanhchinh.gov.vn. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang Phạm Xuân Bình,phát biểu khai mạc Cuộc thi - Ảnh: VGP/LS Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh thực hiện đăng thông tin về CCHC trên báo Kiên Giang, trang bị 4 tivi 52 inch tại cơ quan Sở GDĐT để đăng tải, cập nhật thông tin tuyên truyền, hoạt động chung của ngành, của cơ quan và những công việc CCHC nói chung. Về đẩy mạnh công tác truyền thông trong toàn ngành, ngay từ đầu năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch, các văn bản thông báo có liên quan để triển khai đến các cơ sở giáo dục trực thuộc; ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi Truyền thông cải cách hành chính năm 2023 của ngành Giáo dục và Đào tạo. Qua đó, Cuộc thi đã thu hút công chức, viên chức tại các đơn vị tham gia. Trong đó, mỗi đơn vị thành lập 01 Đội gồm 05 thí sinh, tham gia thi hai nội dung thi như trắc nghiệm trên giấy với 30 câu hỏi, thời gian 60 phút; thi thuyết trình (dành cho toàn Đội), thời gian không quá 04 phút. Đội trình bày nội dung thuyết trình đã được quy định trong kế hoạch và trả lời 01 câu hỏi của giám khảo. Kết quả cuộc thi, Sở Giáo dục và Đào tạo đã trao nhiều giải thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt kết quả tốt, tổng giá trị giải thưởng hơn 30 triệu đồng. Về đẩy mạnh thực hiện văn hóa công vụ, thực hiện Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 13/6/2019 của UBND tỉnh Kiên Giang về triển khai thực hiện Quyết định số 1847/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn "Thực hiện việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nội dung văn hóa công vụ" cho công chức là lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng thuộc Sở, lãnh đạo 58 cơ sở giáo dục, đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của công chức Sở Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu đối với Nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và niềm tin của Nhân dân./. Lê Sơn Tham khảo thêmXây dựng Kiên Giang trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc giaTham khảo thêmKiên Giang công bố Quyết định của Thủ tướng với 24 xã An toàn khu, vùng An toàn khuTham khảo thêmHuyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang): Tăng cường tuyên truyền về chuyển đổi số, chính quyền điện tửTham khảo thêmTP. Rạch Giá (Kiên Giang) đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ người dân, DNTham khảo thêmKiên Giang: Năm 2025, 50% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân
Phụ nữ vùng cao tâm huyết giữ nghề truyền thống
Đau đáu trước sự phát triển của công nghệ số, đồ dùng công nghiệp hiện đại, nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao Lào Cai vẫn nặng lòng với công việc nhuộm, thêu, khâu vải truyền thống. Trong âm thầm, lặng lẽ, họ vẫn duy trì nghề thủ công của cha ông mình với mong muốn bảo tồn di sản cho muôn đời sau.
Phụ nữ dân tộc Dao tuyển giữ nghề trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm để may trang phục truyền thống trong gia đình - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Phụ nữ dân tộc Dao đỏ bảo tồn nghề thêu thổ cẩm truyền thống để phục vụ phát triển du lịch. Vải thổ cẩm thường được người Dao đỏ dùng nguyên liệu chỉ dệt bằng sợi bông, sợi lanh trên rừng, gai nhuộm sậm. Trên chất liệu vải chàm thô, họ tạo hoa văn tinh tế, thêu và chắp ghép thêm những trang sức - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Với người Xa Phó, sản phẩm thêu của họ luôn nhiều màu sắc. Những họa tiết hoa văn có hình quả trám, hình tam giác, hình cây thông, hình vuông, hình sóng nước... Mỗi họa tiết, hình thù hoa văn đều thể hiện các sự vật, hiện tượng liên quan đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của đồng bào với mong ước về sự no ấm và khát vọng sống mãnh liệt - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Từ đôi bàn tay khéo léo và tri thức đời sống bản địa cùng những chất liệu vải lanh, chỉ tơ tằm, những sản phẩm của phụ nữ Dao được khách nước ngoài ưa chuộng - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Phụ nữ dân tộc Mông ở Lào Cai vẫn giữ cách trồng lanh, dệt vải truyền thống. Sợi lanh sau khi xử lý, làm mềm, được đưa lên khung dệt. Công đoạn dệt vải kéo dài vài tháng trời, thường bắt đầu từ sau khi thu hoạch ngô cho đến cuối năm - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Phụ nữ dân tộc Nùng thường nhuộm vải bằng nguyên liệu lấy từ cây chàm-loại cây trồng khá phổ biến, quen thuộc với đồng bào. Vải chàm cũng là nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên những bộ quần áo truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc Nùng - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Kỹ thuật dệt chăn thổ cẩm truyền thống của người Tày Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai) có các công đoạn: Quay sợi, mắc khung dệt, tạo hoa văn, dệt vải. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự kiên trì, đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ. Các mẫu thổ cẩm của người Tày là sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, màu sắc và hoa văn - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Chị em người Mông xanh - dân tộc thiểu số rất ít người - thường cùng nhau thêu may váy áo để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Không ít người cao tuổi dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai vẫn giữ nghề truyền thống - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Bên cạnh công việc thêu thùa, khâu vá, nhuộm vài, phụ nữ dân tộc Giáy vùng cao Sa Pa còn giữ nghề làm hương thảo mộc truyền thống nhằm tạo không gian văn hóa cho khách du lịch khám phá trải nghiệm - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Lê Thanh Cường Tham khảo thêmGìn giữ, bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc bền vững, phù hợp với xu thế của thời đại*Tham khảo thêmLào Cai: Phát triển du lịch chợ phiên gắn với làng nghề truyền thống dân tộc thiểu sốTham khảo thêmCác địa phương bảo tồn, phát huy trang phục dân tộc thiểu số
Phụ nữ vùng cao tâm huyết giữ nghề truyền thống Đau đáu trước sự phát triển của công nghệ số, đồ dùng công nghiệp hiện đại, nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao Lào Cai vẫn nặng lòng với công việc nhuộm, thêu, khâu vải truyền thống. Trong âm thầm, lặng lẽ, họ vẫn duy trì nghề thủ công của cha ông mình với mong muốn bảo tồn di sản cho muôn đời sau. Phụ nữ dân tộc Dao tuyển giữ nghề trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm để may trang phục truyền thống trong gia đình - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Phụ nữ dân tộc Dao đỏ bảo tồn nghề thêu thổ cẩm truyền thống để phục vụ phát triển du lịch. Vải thổ cẩm thường được người Dao đỏ dùng nguyên liệu chỉ dệt bằng sợi bông, sợi lanh trên rừng, gai nhuộm sậm. Trên chất liệu vải chàm thô, họ tạo hoa văn tinh tế, thêu và chắp ghép thêm những trang sức - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Với người Xa Phó, sản phẩm thêu của họ luôn nhiều màu sắc. Những họa tiết hoa văn có hình quả trám, hình tam giác, hình cây thông, hình vuông, hình sóng nước... Mỗi họa tiết, hình thù hoa văn đều thể hiện các sự vật, hiện tượng liên quan đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của đồng bào với mong ước về sự no ấm và khát vọng sống mãnh liệt - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Từ đôi bàn tay khéo léo và tri thức đời sống bản địa cùng những chất liệu vải lanh, chỉ tơ tằm, những sản phẩm của phụ nữ Dao được khách nước ngoài ưa chuộng - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Phụ nữ dân tộc Mông ở Lào Cai vẫn giữ cách trồng lanh, dệt vải truyền thống. Sợi lanh sau khi xử lý, làm mềm, được đưa lên khung dệt. Công đoạn dệt vải kéo dài vài tháng trời, thường bắt đầu từ sau khi thu hoạch ngô cho đến cuối năm - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Phụ nữ dân tộc Nùng thường nhuộm vải bằng nguyên liệu lấy từ cây chàm-loại cây trồng khá phổ biến, quen thuộc với đồng bào. Vải chàm cũng là nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên những bộ quần áo truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc Nùng - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Kỹ thuật dệt chăn thổ cẩm truyền thống của người Tày Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai) có các công đoạn: Quay sợi, mắc khung dệt, tạo hoa văn, dệt vải. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự kiên trì, đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ. Các mẫu thổ cẩm của người Tày là sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, màu sắc và hoa văn - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Chị em người Mông xanh - dân tộc thiểu số rất ít người - thường cùng nhau thêu may váy áo để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Không ít người cao tuổi dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai vẫn giữ nghề truyền thống - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Bên cạnh công việc thêu thùa, khâu vá, nhuộm vài, phụ nữ dân tộc Giáy vùng cao Sa Pa còn giữ nghề làm hương thảo mộc truyền thống nhằm tạo không gian văn hóa cho khách du lịch khám phá trải nghiệm - Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường Lê Thanh Cường Tham khảo thêmGìn giữ, bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc bền vững, phù hợp với xu thế của thời đại*Tham khảo thêmLào Cai: Phát triển du lịch chợ phiên gắn với làng nghề truyền thống dân tộc thiểu sốTham khảo thêmCác địa phương bảo tồn, phát huy trang phục dân tộc thiểu số
5 loại thực phẩm giúp giảm đường trong máu
(Chinhphu.vn) – Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, giảm cân, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo 5 loại thực phẩm nếu sử dụng thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe.
Rau lá xanh chứa nhiều magie Theo số liệu của Hiệp hội Phòng, chống đái tháo đường thế giới, năm 2021 trên toàn cầu, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn 1 người mắc bệnh đái tháo đường. Các quốc gia có trên 20% dân số trưởng thành mắc bệnh này cũng ngày càng nhiều. Thống kê từ năm 2000 tới nay cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người từ 20 đến 79 tuổi đã tăng hơn gấp ba lần và trong 15 năm qua; chi phí về y tế cho bệnh đái tháo đường cũng tăng lên gấp ba lần. Báo cáo của Cơ quan kiểm soát bệnh tật Mỹ cũng cho thấy, có khoảng 34 triệu người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường. Tại Việt Nam, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường cũng đang tăng nhanh, với khoảng 7 triệu người mắc. Đáng chú ý, hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu chẩn đoán muộn, người bệnh có thể bị tàn phế, thậm chí tử vong. Theo các chuyên gia, lượng đường trong máu cao hay tăng đường huyết cũng có thể gây ra các biến chứng sức khỏe lâu dài như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng nướu và các vấn đề về mắt. Tăng đường huyết cũng có thể làm hỏng mạch máu, do đó làm tăng khả năng mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận. Một trong những nguyên nhân gây tình trạng trên là do chế độ ăn uống. Nếu chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh giảm lượng đường trong máu, giảm cân, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nếu sử dụng 5 loại thực phẩm sau thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe một cách đáng kể. Thứ nhất, các loại quả mọng: Những thực phẩm như quả việt quất cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu và chứng viêm. Qua một số nghiên cứu đã cho thấy, dâu tây có tác dụng hỗ trợ giảm biến chứng tiểu đường đối với thận và tổn thương thần kinh; ăn nhiều quả mâm xôi sẽ giúp giảm tình trạng kháng insulin của người béo phì, ăn quả mọng kết hợp với các bữa ăn ít tinh bột cũng giúp giảm lượng đường trong máu. Thứ hai, các loại hạt: Bữa ăn nhẹ với hạnh nhân, hạt điều, thậm chí hạt dẻ cười. Một nghiên cứu đã cho kết quả, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, nếu ăn hạt dẻ cười sẽ giúp giảm lượng đường máu tốt hơn nhóm bánh mỳ nguyên hạt. Chỉ với1/4 cốc hạt mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm chỉ số cơ thể BMI và nguy cơ tiểu đường. Thứ ba, rau lá xanh: Các loại rau có lượng calo thấp và chứa nhiều magie. Điều này rất tốt vì magie làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các loại rau có màu sẫm như rau cải xoăn cung cấp vitamin A, C, E, canxi và sắt. Rau xanh cũng chứa nhiều kali, rất có lợi vì vitamin K làm thư giãn mạch máu và giảm huyết áp. Chất xơ trong rau cũng có thể cải thiện lượng đường trong máu. Thứ tư, rau không tinh bột: Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn lượng rau bằng1/2 khẩu phần ăn của bạn với các loại rau không chứa tinh bột, như măng tây, bông cải xanh, đậu xanh, bí và nấm. Tuy nhiên, nếu bạn mua rau đông lạnh hoặc đóng hộp, hãy mua rau "không thêm muối" hoặc rửa sạch muối trước khi sử dụng. Thứ năm, các loại ngũ cốc: Yến mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác chứa nhiều folate, crom, vitamin B và magie. Ngoài ra, những thực phẩm này còn chứa nhiều chất xơ hòa tan, ít đường hơn các loại carbohydrate khác, có thể làm giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe. HM
5 loại thực phẩm giúp giảm đường trong máu (Chinhphu.vn) – Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, giảm cân, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo 5 loại thực phẩm nếu sử dụng thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe. Rau lá xanh chứa nhiều magie Theo số liệu của Hiệp hội Phòng, chống đái tháo đường thế giới, năm 2021 trên toàn cầu, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn 1 người mắc bệnh đái tháo đường. Các quốc gia có trên 20% dân số trưởng thành mắc bệnh này cũng ngày càng nhiều. Thống kê từ năm 2000 tới nay cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người từ 20 đến 79 tuổi đã tăng hơn gấp ba lần và trong 15 năm qua; chi phí về y tế cho bệnh đái tháo đường cũng tăng lên gấp ba lần. Báo cáo của Cơ quan kiểm soát bệnh tật Mỹ cũng cho thấy, có khoảng 34 triệu người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường. Tại Việt Nam, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường cũng đang tăng nhanh, với khoảng 7 triệu người mắc. Đáng chú ý, hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu chẩn đoán muộn, người bệnh có thể bị tàn phế, thậm chí tử vong. Theo các chuyên gia, lượng đường trong máu cao hay tăng đường huyết cũng có thể gây ra các biến chứng sức khỏe lâu dài như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng nướu và các vấn đề về mắt. Tăng đường huyết cũng có thể làm hỏng mạch máu, do đó làm tăng khả năng mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận. Một trong những nguyên nhân gây tình trạng trên là do chế độ ăn uống. Nếu chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh giảm lượng đường trong máu, giảm cân, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nếu sử dụng 5 loại thực phẩm sau thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe một cách đáng kể. Thứ nhất, các loại quả mọng: Những thực phẩm như quả việt quất cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu và chứng viêm. Qua một số nghiên cứu đã cho thấy, dâu tây có tác dụng hỗ trợ giảm biến chứng tiểu đường đối với thận và tổn thương thần kinh; ăn nhiều quả mâm xôi sẽ giúp giảm tình trạng kháng insulin của người béo phì, ăn quả mọng kết hợp với các bữa ăn ít tinh bột cũng giúp giảm lượng đường trong máu. Thứ hai, các loại hạt: Bữa ăn nhẹ với hạnh nhân, hạt điều, thậm chí hạt dẻ cười. Một nghiên cứu đã cho kết quả, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, nếu ăn hạt dẻ cười sẽ giúp giảm lượng đường máu tốt hơn nhóm bánh mỳ nguyên hạt. Chỉ với1/4 cốc hạt mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm chỉ số cơ thể BMI và nguy cơ tiểu đường. Thứ ba, rau lá xanh: Các loại rau có lượng calo thấp và chứa nhiều magie. Điều này rất tốt vì magie làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các loại rau có màu sẫm như rau cải xoăn cung cấp vitamin A, C, E, canxi và sắt. Rau xanh cũng chứa nhiều kali, rất có lợi vì vitamin K làm thư giãn mạch máu và giảm huyết áp. Chất xơ trong rau cũng có thể cải thiện lượng đường trong máu. Thứ tư, rau không tinh bột: Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn lượng rau bằng1/2 khẩu phần ăn của bạn với các loại rau không chứa tinh bột, như măng tây, bông cải xanh, đậu xanh, bí và nấm. Tuy nhiên, nếu bạn mua rau đông lạnh hoặc đóng hộp, hãy mua rau "không thêm muối" hoặc rửa sạch muối trước khi sử dụng. Thứ năm, các loại ngũ cốc: Yến mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác chứa nhiều folate, crom, vitamin B và magie. Ngoài ra, những thực phẩm này còn chứa nhiều chất xơ hòa tan, ít đường hơn các loại carbohydrate khác, có thể làm giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe. HM
Ý kiến của Cục Y tế dự phòng về kiến nghị "nuôi cấy virus SARS-CoV-2 trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học của TPHCM"
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế TPHCM liên quan đến kiến nghị nuôi cấy virus SARS-CoV-2 trong phòng xét nghiệm của Sở này.
bonewsrelation eonewsrelation Thu Feb 02 2023 17:29:45 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Feb 02 2023 17:29:45 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Feb 02 2023 17:34:40 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế TPHCM liên quan đến kiến nghị nuôi cấy virus SARS-CoV-2 trong phòng xét nghiệm của Sở này Trước đó, qua các phương tiện truyền thông, Cục Y tế dự phòng nhận được thông tin liên quan đến việc Sở Y tế TPHCM kiến nghị Bộ Y tế cho phép Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM nuôi cấy, phân lập virus SAR-CoV-2 trong phòng xét nghiệm An toàn sinh học, tại buổi kiểm tra của Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn ngày 31/1/2023. Để làm rõ nội dung trên, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế TPHCM khẩn trương rà soát, chỉ đạo cung cấp tài liệu, kết luận về cuộc họp kiểm tra phòng chống dịch bệnh ngày 31/1/2023 giữa Sở Y tế các đơn vị liên quan có bao gồm nội dung đề xuất cụ thể tài liệu liên quan về thực hiện nuôi cấy virus SARS-CoV-2 trong phòng xét nghiệm. Cục Y tế dự phòng cho biết, ngày 13/1/2023, Cục Y tế dự phòng nhận được Công văn số 23/BVNĐ-XN của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM kèm theo hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM. Tại báo cáo trong năm 2022, Bệnh viện không thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa có qui trình thực hành liên quan đến hoạt động nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2 trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế TPHCM chỉ đạo cung cấp, báo cáo việc thực hiện kiểm tra, thanh tra Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp III của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM theo quy định tại Nghị định 103/2016/NĐ-CP ngày 1/7/ 2016 của Chính phủ về nghị định quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Cục Y tế dự phòng cho hay, tại khu vực miền Nam, Bộ Y tế đã giao Viện Pasteur TPHCM là đơn vị có Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp III để thực hiện việc nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2; trong trường hợp cần thiết để thực hiện ngay công tác giám sát, nghiên cứu phục vụ mục đích phòng chống dịch. Do đó, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế TPHCM chỉ đạo đơn vị đủ điều kiện, phối hợp chặt chẽ với Viện Pasteur TPHCM để thống nhất thực hiện theo quy định. TB Tham khảo thêmGiảm tiền thuê đất, thuê mặt nước với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19Tham khảo thêmTác hại của thông tin sai lệch về vaccine ngừa COVID-19Tham khảo thêmGiảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19Tham khảo thêmTiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19Tham khảo thêmGiám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19Tham khảo thêmGiám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19, từ nơi xuất hiện biến thể mớiTham khảo thêmChính sách phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện đến ngày 31/12/2023
Ý kiến của Cục Y tế dự phòng về kiến nghị "nuôi cấy virus SARS-CoV-2 trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học của TPHCM" Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế TPHCM liên quan đến kiến nghị nuôi cấy virus SARS-CoV-2 trong phòng xét nghiệm của Sở này. bonewsrelation eonewsrelation Thu Feb 02 2023 17:29:45 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Feb 02 2023 17:29:45 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Feb 02 2023 17:34:40 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế TPHCM liên quan đến kiến nghị nuôi cấy virus SARS-CoV-2 trong phòng xét nghiệm của Sở này Trước đó, qua các phương tiện truyền thông, Cục Y tế dự phòng nhận được thông tin liên quan đến việc Sở Y tế TPHCM kiến nghị Bộ Y tế cho phép Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM nuôi cấy, phân lập virus SAR-CoV-2 trong phòng xét nghiệm An toàn sinh học, tại buổi kiểm tra của Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn ngày 31/1/2023. Để làm rõ nội dung trên, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế TPHCM khẩn trương rà soát, chỉ đạo cung cấp tài liệu, kết luận về cuộc họp kiểm tra phòng chống dịch bệnh ngày 31/1/2023 giữa Sở Y tế các đơn vị liên quan có bao gồm nội dung đề xuất cụ thể tài liệu liên quan về thực hiện nuôi cấy virus SARS-CoV-2 trong phòng xét nghiệm. Cục Y tế dự phòng cho biết, ngày 13/1/2023, Cục Y tế dự phòng nhận được Công văn số 23/BVNĐ-XN của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM kèm theo hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM. Tại báo cáo trong năm 2022, Bệnh viện không thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa có qui trình thực hành liên quan đến hoạt động nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2 trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế TPHCM chỉ đạo cung cấp, báo cáo việc thực hiện kiểm tra, thanh tra Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp III của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM theo quy định tại Nghị định 103/2016/NĐ-CP ngày 1/7/ 2016 của Chính phủ về nghị định quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Cục Y tế dự phòng cho hay, tại khu vực miền Nam, Bộ Y tế đã giao Viện Pasteur TPHCM là đơn vị có Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp III để thực hiện việc nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2; trong trường hợp cần thiết để thực hiện ngay công tác giám sát, nghiên cứu phục vụ mục đích phòng chống dịch. Do đó, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế TPHCM chỉ đạo đơn vị đủ điều kiện, phối hợp chặt chẽ với Viện Pasteur TPHCM để thống nhất thực hiện theo quy định. TB Tham khảo thêmGiảm tiền thuê đất, thuê mặt nước với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19Tham khảo thêmTác hại của thông tin sai lệch về vaccine ngừa COVID-19Tham khảo thêmGiảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19Tham khảo thêmTiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19Tham khảo thêmGiám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19Tham khảo thêmGiám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19, từ nơi xuất hiện biến thể mớiTham khảo thêmChính sách phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện đến ngày 31/12/2023
Ảnh hưởng không khí lạnh, miền Bắc có nơi mưa to
Từ đêm 6/11, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh về đêm và sáng, vùng núi trời rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 20-23 độ C, khu vực vùng núi 16-19 độ C.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay (6/11), không khí lạnh đã tiến gần đến biên giới phía bắc nước ta. Dự báo diễn biến không khí lạnh: Trên đất liền: khoảng sáng ngày 6/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía bắc và khu Đông Bắc, trưa và chiều ngày 6/11 ảnh hưởng đến các nơi khác ở Đông Bắc Bộ. Đêm 6/11, ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Gió chuyển Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. Từ đêm 6/11, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh về đêm và sáng, vùng núi trời rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 20-23 độ, khu vực vùng núi 16-19 độ. Trên biển: Từ chiều và đêm 6/11, ở vịnh Bắc Bộ gió chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao 1-2 m, biển động. Từ đêm 6/11, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao 2-4 m, biển động. Dự báo chi tiết: Thời điểm dự báoKhu vực ảnh hưởng Nhiệt độ thấp nhất (oC)Nhiệt độ trung bình (oC)Ngày và đêm 6/11Bắc Bộ20-23, vùng núi 16-1923-25Bắc Trung Bộ21-2425-27 Cảnh báo khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm Trung tâm cảnh báo Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi và trung du có mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to. Bắc Trung Bộ từ chiều ngày 6/11 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội Theo Trung tâm, mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.
Ảnh hưởng không khí lạnh, miền Bắc có nơi mưa to Từ đêm 6/11, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh về đêm và sáng, vùng núi trời rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 20-23 độ C, khu vực vùng núi 16-19 độ C. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay (6/11), không khí lạnh đã tiến gần đến biên giới phía bắc nước ta. Dự báo diễn biến không khí lạnh: Trên đất liền: khoảng sáng ngày 6/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía bắc và khu Đông Bắc, trưa và chiều ngày 6/11 ảnh hưởng đến các nơi khác ở Đông Bắc Bộ. Đêm 6/11, ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Gió chuyển Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. Từ đêm 6/11, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh về đêm và sáng, vùng núi trời rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 20-23 độ, khu vực vùng núi 16-19 độ. Trên biển: Từ chiều và đêm 6/11, ở vịnh Bắc Bộ gió chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao 1-2 m, biển động. Từ đêm 6/11, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao 2-4 m, biển động. Dự báo chi tiết: Thời điểm dự báoKhu vực ảnh hưởng Nhiệt độ thấp nhất (oC)Nhiệt độ trung bình (oC)Ngày và đêm 6/11Bắc Bộ20-23, vùng núi 16-1923-25Bắc Trung Bộ21-2425-27 Cảnh báo khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm Trung tâm cảnh báo Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi và trung du có mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to. Bắc Trung Bộ từ chiều ngày 6/11 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội Theo Trung tâm, mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.
Bộ trưởng GTVT nêu rõ 'một số việc cần làm' để khôi phục hoạt động đăng kiểm
(Chinhphu.vn) – Vấn đề về đăng kiểm là một trong những nội dung lớn thu hút sự quan tâm chất vấn và tranh luận của các đại biểu Quốc hội trong phiên chấn vấn nhóm vấn đề về giao thông vận tải. Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để tập trung tháo gỡ, khôi phục hoạt động đăng kiểm phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đang triển khai khắc phục, khôi phục hoạt động đăng kiểm, đồng thời rà soát lại toàn bộ hoạt động đăng kiểm để bảo đảm yêu cầu hiện đại, thông thoáng, chặt chẽ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, những vụ việc xảy ra trong hoạt động đăng kiểm vừa qua hết sức nghiêm trọng, gây ra hệ lụy lớn, khi doanh nghiệp, người dân phải chờ đợi trong hoạt động đăng kiểm. Có tới 600 lãnh đạo, công chức, viên chức, đăng kiểm viên bị khởi tố, trong 281 đơn vị đăng kiểm thì có tới 106 trung tâm đăng kiểm phải đóng cửa. Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để tập trung tháo gỡ, khôi phục hoạt động đăng kiểm phục vụ cho người dân và doanh nghiệp. Các bước thực hiện gia hạn đăng kiểm tự động cho ô tô và cách đóng phí bảo trì đường bộĐỌC NGAY Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, ngay từ khi nhận công tác, cá nhân ông đã có những nỗ lực nghiên cứu, điều chỉnh lại các quy định đăng kiểm cho phù hợp với thông lệ quốc tế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân. Hiện Bộ đang triển khai khắc phục, khôi phục hoạt động đăng kiểm, đồng thời rà soát lại toàn bộ hoạt động đăng kiểm để bảo đảm yêu cầu hiện đại, thông thoáng, chặt chẽ. Bộ đã ban hành Thông tư 02, trong đó đề cập đến việc miễn đăng kiểm lần đầu, giãn chu kỳ đăng kiểm để phù hợp với các quy định của các nước trong khu vực. Bộ cũng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh khi giãn chu kỳ đăng kiểm thì không cần thiết phải khám xe rồi mới cấp tem kiểm định. Việc làm này đã tiết kiệm thời gian cho hơn 1 triệu lượt xe. Bộ trưởng cho biết, còn một số việc cần làm để khôi phục hoạt động đăng kiểm. Cụ thể, Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính đưa vào dự thảo Luật Giá để loại bỏ giá đăng kiểm ra khỏi danh mục giá Nhà nước quản lý, để thị trường quyết định, bảo đảm thu nhập cho các đăng kiểm viên. Bộ cũng đang tập trung tuyển dụng, đào tạo cán bộ đăng kiểm, để có đủ lực lượng bố trí trở lại tất cả các trung tâm đăng kiểm, để tất cả dây chuyền đăng kiểm khi có đủ lực lượng sẽ trở lại hoạt động bình thường. Ngoài ra, Bộ cũng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu tối đa việc kiểm định thủ công, đồng thời thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm qua mạng, thanh toán chuyển khoản. Hải Liên Tham khảo thêmNỗ lực trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thôngTham khảo thêmThời hạn kiểm định của xe bán tảiTham khảo thêmKhoảng 1,93 triệu ô tô được tự động gia hạn đăng kiểm từ hôm nayTham khảo thêmĐịa phương chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các đơn vị đăng kiểmTham khảo thêmXe biển trắng có được đăng kiểm theo diện kinh doanh vận tải?Tham khảo thêmLập đoàn kiểm tra, đánh giá điều kiện hoạt động của nhiều trung tâm đăng kiểm
Bộ trưởng GTVT nêu rõ 'một số việc cần làm' để khôi phục hoạt động đăng kiểm (Chinhphu.vn) – Vấn đề về đăng kiểm là một trong những nội dung lớn thu hút sự quan tâm chất vấn và tranh luận của các đại biểu Quốc hội trong phiên chấn vấn nhóm vấn đề về giao thông vận tải. Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để tập trung tháo gỡ, khôi phục hoạt động đăng kiểm phục vụ cho người dân và doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đang triển khai khắc phục, khôi phục hoạt động đăng kiểm, đồng thời rà soát lại toàn bộ hoạt động đăng kiểm để bảo đảm yêu cầu hiện đại, thông thoáng, chặt chẽ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, những vụ việc xảy ra trong hoạt động đăng kiểm vừa qua hết sức nghiêm trọng, gây ra hệ lụy lớn, khi doanh nghiệp, người dân phải chờ đợi trong hoạt động đăng kiểm. Có tới 600 lãnh đạo, công chức, viên chức, đăng kiểm viên bị khởi tố, trong 281 đơn vị đăng kiểm thì có tới 106 trung tâm đăng kiểm phải đóng cửa. Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để tập trung tháo gỡ, khôi phục hoạt động đăng kiểm phục vụ cho người dân và doanh nghiệp. Các bước thực hiện gia hạn đăng kiểm tự động cho ô tô và cách đóng phí bảo trì đường bộĐỌC NGAY Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, ngay từ khi nhận công tác, cá nhân ông đã có những nỗ lực nghiên cứu, điều chỉnh lại các quy định đăng kiểm cho phù hợp với thông lệ quốc tế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân. Hiện Bộ đang triển khai khắc phục, khôi phục hoạt động đăng kiểm, đồng thời rà soát lại toàn bộ hoạt động đăng kiểm để bảo đảm yêu cầu hiện đại, thông thoáng, chặt chẽ. Bộ đã ban hành Thông tư 02, trong đó đề cập đến việc miễn đăng kiểm lần đầu, giãn chu kỳ đăng kiểm để phù hợp với các quy định của các nước trong khu vực. Bộ cũng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh khi giãn chu kỳ đăng kiểm thì không cần thiết phải khám xe rồi mới cấp tem kiểm định. Việc làm này đã tiết kiệm thời gian cho hơn 1 triệu lượt xe. Bộ trưởng cho biết, còn một số việc cần làm để khôi phục hoạt động đăng kiểm. Cụ thể, Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính đưa vào dự thảo Luật Giá để loại bỏ giá đăng kiểm ra khỏi danh mục giá Nhà nước quản lý, để thị trường quyết định, bảo đảm thu nhập cho các đăng kiểm viên. Bộ cũng đang tập trung tuyển dụng, đào tạo cán bộ đăng kiểm, để có đủ lực lượng bố trí trở lại tất cả các trung tâm đăng kiểm, để tất cả dây chuyền đăng kiểm khi có đủ lực lượng sẽ trở lại hoạt động bình thường. Ngoài ra, Bộ cũng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu tối đa việc kiểm định thủ công, đồng thời thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm qua mạng, thanh toán chuyển khoản. Hải Liên Tham khảo thêmNỗ lực trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thôngTham khảo thêmThời hạn kiểm định của xe bán tảiTham khảo thêmKhoảng 1,93 triệu ô tô được tự động gia hạn đăng kiểm từ hôm nayTham khảo thêmĐịa phương chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các đơn vị đăng kiểmTham khảo thêmXe biển trắng có được đăng kiểm theo diện kinh doanh vận tải?Tham khảo thêmLập đoàn kiểm tra, đánh giá điều kiện hoạt động của nhiều trung tâm đăng kiểm
Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập
Ngày 26/9, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học “Đề xuất giải pháp tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh”.
Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: VGP Tại Hội thảo, đại diện nhóm thực hiện dự án đã báo cáo tóm tắt kết quả dự án “Điều tra thực trạng tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh”. Theo đó, đã tổng hợp, đánh giá kết quả tình hình sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập tại 13 địa phương theo từng ngành, lĩnh vực; chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình thực hiện; đưa ra quan điểm, giải pháp và đề xuất, kiến nghị đẩy mạnh việc tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh. Phát biểu tại Hội thảo, TS. Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, dự án nên tiếp cận theo hướng đổi mới trên cơ sở đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với quản lý theo vị trí việc làm, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Qua kết quả điều tra thực trạng, đánh giá được sự phù hợp trong tư duy tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Ngoài ra, cần làm sáng tỏ hơn nữa những nội dung quan điểm, mục tiêu, nhận thức trong tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ. Hội thảo cũng nhận được những ý kiến tham luận, chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học về những khó khăn trong triển khai tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập (hạn chế về khung pháp lý, thực trạng việc giảm cơ học 10% số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập chưa phù hợp, chưa tính đến đặc thù các địa phương, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, giáo dục...). Trong đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương như: Nâng cao tính tự chủ trong tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong triển khai hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, từ đó tối ưu năng suất lao động, số lượng người làm việc; hoàn thiện thể chế, chính sách quy định về vị trí việc làm, đồng thời rà soát kỹ, đánh giá thực chất về chất lượng nguồn nhân lực tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời gợi mở cách tiếp cận mục tiêu dự án theo hướng “tổ chức lại hợp lý” các đơn vị sự nghiệp công lập; mở rộng phạm vi điều tra, khảo sát nhằm tăng tính toàn diện của dự án... Tổng kết Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu, Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia khẳng định, nhóm thực hiện dự án sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học đã đóng góp tại Hội thảo, nhằm tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, sắp xếp hợp lý các nội dung dự án để hoàn thiện báo cáo tổng hợp và đề xuất giải pháp, kiến nghị tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh trong thời gian tới. LS Tham khảo thêmĐoàn giám sát về đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập họp phiên thứ nhấtTham khảo thêmCác đơn vị sự nghiệp công lập lưu ý ‘cơ hội’ góp ý cơ chế với Bộ Tài chínhTham khảo thêmTrình tự phê duyệt, giao biên chế công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập của địa phươngTham khảo thêmGiám sát làm rõ kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập Ngày 26/9, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học “Đề xuất giải pháp tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh”. Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: VGP Tại Hội thảo, đại diện nhóm thực hiện dự án đã báo cáo tóm tắt kết quả dự án “Điều tra thực trạng tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh”. Theo đó, đã tổng hợp, đánh giá kết quả tình hình sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập tại 13 địa phương theo từng ngành, lĩnh vực; chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình thực hiện; đưa ra quan điểm, giải pháp và đề xuất, kiến nghị đẩy mạnh việc tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh. Phát biểu tại Hội thảo, TS. Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, dự án nên tiếp cận theo hướng đổi mới trên cơ sở đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với quản lý theo vị trí việc làm, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Qua kết quả điều tra thực trạng, đánh giá được sự phù hợp trong tư duy tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Ngoài ra, cần làm sáng tỏ hơn nữa những nội dung quan điểm, mục tiêu, nhận thức trong tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ. Hội thảo cũng nhận được những ý kiến tham luận, chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học về những khó khăn trong triển khai tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập (hạn chế về khung pháp lý, thực trạng việc giảm cơ học 10% số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập chưa phù hợp, chưa tính đến đặc thù các địa phương, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, giáo dục...). Trong đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương như: Nâng cao tính tự chủ trong tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong triển khai hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, từ đó tối ưu năng suất lao động, số lượng người làm việc; hoàn thiện thể chế, chính sách quy định về vị trí việc làm, đồng thời rà soát kỹ, đánh giá thực chất về chất lượng nguồn nhân lực tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời gợi mở cách tiếp cận mục tiêu dự án theo hướng “tổ chức lại hợp lý” các đơn vị sự nghiệp công lập; mở rộng phạm vi điều tra, khảo sát nhằm tăng tính toàn diện của dự án... Tổng kết Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu, Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia khẳng định, nhóm thực hiện dự án sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học đã đóng góp tại Hội thảo, nhằm tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, sắp xếp hợp lý các nội dung dự án để hoàn thiện báo cáo tổng hợp và đề xuất giải pháp, kiến nghị tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh trong thời gian tới. LS Tham khảo thêmĐoàn giám sát về đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập họp phiên thứ nhấtTham khảo thêmCác đơn vị sự nghiệp công lập lưu ý ‘cơ hội’ góp ý cơ chế với Bộ Tài chínhTham khảo thêmTrình tự phê duyệt, giao biên chế công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập của địa phươngTham khảo thêmGiám sát làm rõ kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra quy hoạch điện VII
Chiều 27/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh (gọi tắt quy hoạch điện VII). Ông Hoàng Hưng, Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ chủ trì buổi Công bố.
Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra quy hoạch điện VII, chiều 27/12 - Ảnh: VGP/lS Công bố kết luận thanh tra quy hoạch điện VII, ông Lê Quang Tiệp, Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ, Trưởng đoàn thanh tra cho biết, công tác quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được những kết quả rất quan trọng, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân... Tuy nhiên, trong công tác quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, đáng chú ý là giai đoạn thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đã để xảy ra những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong việc quản lý, thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh; trong thực hiện nhiệm vụ được giao và trong đầu tư một số dự án. Cụ thể, đó là những khuyết điểm, vi phạm trong việc: Phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời (ĐMT) liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia và cấp tỉnh đến năm 2020 theo yêu cầu tại Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg; việc phê duyệt bổ sung 168 dự án nguồn điện mặt trời với tổng công suất 14.707MW vào quy hoạch điện lực các cấp trong giai đoạn 2016 - 2020; việc ban hành, tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, phê duyệt bổ sung các dự án nguồn điện còn có một số nội dung chưa chặt chẽ, không còn phù hợp; việc ban hành, tham mưu ban hành các quy định về quản lý điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN); việc phê duyệt bổ sung các dự án điện gió và thủy điện nhỏ; việc đầu tư nguồn điện và lưới điện; việc tham mưu ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam liên quan đến nội dung: Tham mưu cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 trái với nội dung Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ; tham mưu điều kiện để các dự án điện mặt trời nối lưới được áp dụng giá FIT 7,09 UScent/kWh tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 13/2020/QĐ- TTg không đúng với kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 402/TB-VPCP ngày 22/11/2019 của Văn phòng Chính phủ; việc tham mưu một số nội dung khác tại Quyết định 13/2020/QĐ-TTg; việc ban hành, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, thực hiện quy hoạch phát triển điện lực. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị thành viên có liên quan chịu trách nhiệm khi để xảy ra những khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện đầu tư các dự án điện nguồn điện, lưới điện truyền tải. EVN, một số đơn vị thành viên và Bộ Công Thương còn chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá mua điện (liên quan đến Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2 (70 MW); Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4A); việc điều chỉnh giá mua bán điện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm toán vốn đầu tư dự án; việc xây dựng khung giá phát điện; việc kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa công trình vào sử dụng và việc công nhận ngày vận hành thương mại (COD) đối với các nhà máy điện mặt trời, điện gió. Trong việc đầu tư một số dự án, EVN và Ban Quản lý các dự án điện 2 chịu trách nhiệm đối với các vi phạm trong việc đầu tư Dự án Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 (100 MW) và Phước Thái 3 (50 MW) do EVN làm chủ đầu tư; Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2, Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm trong việc đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 tại tỉnh Đồng Nai do Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 làm chủ đầu tư. Phát biểu tại Hội nghị, ông Hoàng Hưng, Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ cho biết, cùng với việc đăng tải công khai Thông báo kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị Công bố công khai kết luận thanh tra quy hoạch điện VII và cơ bản nhận được sự nhất trí, thống nhất các ý kiến của các bộ, ngành, UBND các tỉnh và các tập đoàn có liên quan. Đối với các địa phương phải triển khai nhiều nội dung cần ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện kết luận thanh tra. Thanh tra Chính phủ đã phân công các đơn vị là Vụ I và Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra cùng trao đổi, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ. LS Tham khảo thêmEVN họp bàn kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIIITham khảo thêmKế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII phải khả thi, đồng bộ, tổng thể, hiệu quảTham khảo thêmCần đẩy nhanh triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIIITham khảo thêmKhông để kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII chờ cơ chế, chính sáchTham khảo thêmTriển khai Quy hoạch Điện VIII: Việt Nam bước gần hơn đến mục tiêu Net Zero năm 2050Tham khảo thêmQuy hoạch điện 8: Phân bổ hợp lý các nguồn năng lượng tái tạoTham khảo thêmINFOGRAPHICS Quy hoạch điện VIII: Nhìn từ cơ cấu nguồn điện
Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra quy hoạch điện VII Chiều 27/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh (gọi tắt quy hoạch điện VII). Ông Hoàng Hưng, Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ chủ trì buổi Công bố. Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra quy hoạch điện VII, chiều 27/12 - Ảnh: VGP/lS Công bố kết luận thanh tra quy hoạch điện VII, ông Lê Quang Tiệp, Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ, Trưởng đoàn thanh tra cho biết, công tác quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được những kết quả rất quan trọng, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân... Tuy nhiên, trong công tác quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, đáng chú ý là giai đoạn thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đã để xảy ra những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong việc quản lý, thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh; trong thực hiện nhiệm vụ được giao và trong đầu tư một số dự án. Cụ thể, đó là những khuyết điểm, vi phạm trong việc: Phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời (ĐMT) liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia và cấp tỉnh đến năm 2020 theo yêu cầu tại Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg; việc phê duyệt bổ sung 168 dự án nguồn điện mặt trời với tổng công suất 14.707MW vào quy hoạch điện lực các cấp trong giai đoạn 2016 - 2020; việc ban hành, tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, phê duyệt bổ sung các dự án nguồn điện còn có một số nội dung chưa chặt chẽ, không còn phù hợp; việc ban hành, tham mưu ban hành các quy định về quản lý điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN); việc phê duyệt bổ sung các dự án điện gió và thủy điện nhỏ; việc đầu tư nguồn điện và lưới điện; việc tham mưu ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam liên quan đến nội dung: Tham mưu cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 trái với nội dung Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ; tham mưu điều kiện để các dự án điện mặt trời nối lưới được áp dụng giá FIT 7,09 UScent/kWh tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 13/2020/QĐ- TTg không đúng với kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 402/TB-VPCP ngày 22/11/2019 của Văn phòng Chính phủ; việc tham mưu một số nội dung khác tại Quyết định 13/2020/QĐ-TTg; việc ban hành, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, thực hiện quy hoạch phát triển điện lực. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị thành viên có liên quan chịu trách nhiệm khi để xảy ra những khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện đầu tư các dự án điện nguồn điện, lưới điện truyền tải. EVN, một số đơn vị thành viên và Bộ Công Thương còn chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá mua điện (liên quan đến Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2 (70 MW); Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4A); việc điều chỉnh giá mua bán điện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm toán vốn đầu tư dự án; việc xây dựng khung giá phát điện; việc kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa công trình vào sử dụng và việc công nhận ngày vận hành thương mại (COD) đối với các nhà máy điện mặt trời, điện gió. Trong việc đầu tư một số dự án, EVN và Ban Quản lý các dự án điện 2 chịu trách nhiệm đối với các vi phạm trong việc đầu tư Dự án Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 (100 MW) và Phước Thái 3 (50 MW) do EVN làm chủ đầu tư; Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2, Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm trong việc đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 tại tỉnh Đồng Nai do Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 làm chủ đầu tư. Phát biểu tại Hội nghị, ông Hoàng Hưng, Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ cho biết, cùng với việc đăng tải công khai Thông báo kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị Công bố công khai kết luận thanh tra quy hoạch điện VII và cơ bản nhận được sự nhất trí, thống nhất các ý kiến của các bộ, ngành, UBND các tỉnh và các tập đoàn có liên quan. Đối với các địa phương phải triển khai nhiều nội dung cần ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện kết luận thanh tra. Thanh tra Chính phủ đã phân công các đơn vị là Vụ I và Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra cùng trao đổi, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ. LS Tham khảo thêmEVN họp bàn kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIIITham khảo thêmKế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII phải khả thi, đồng bộ, tổng thể, hiệu quảTham khảo thêmCần đẩy nhanh triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIIITham khảo thêmKhông để kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII chờ cơ chế, chính sáchTham khảo thêmTriển khai Quy hoạch Điện VIII: Việt Nam bước gần hơn đến mục tiêu Net Zero năm 2050Tham khảo thêmQuy hoạch điện 8: Phân bổ hợp lý các nguồn năng lượng tái tạoTham khảo thêmINFOGRAPHICS Quy hoạch điện VIII: Nhìn từ cơ cấu nguồn điện
Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6%
(Chinhphu.vn) – Ngày 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định Trong phiên họp thứ 2 về tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 6%. Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Lê Văn Thanh, cho biết, hội đồng đã thống nhất mức tăng tiền lương 6%. Đây là mức phù hợp và được sự thống nhất của các thành viên, trong đó có đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Việc tăng lương thực hiện từ 1/7/2024. Hiện lương tối thiểu vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Theo khảo sát do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam thực hiện hồi tháng 7, tiền lương tối thiểu hiện tại chỉ đáp ứng 1/3 hoặc 1/4 chi tiêu của gia đình người lao động; 75,5% người trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu, trong đó thấp nhất chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu; 52,3% người lao động phải làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Trao đổi với báo chí trước phiên họp, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, cho biết đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn trong những năm qua, đặc biệt dịch COVID-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới cuộc sống người lao động. Mức lương thấp không đảm bảo mức sống tối thiểu, đặc biệt trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng như chi phí giáo dục tăng. Trong khi đó, tình hình kinh tế cuối năm có nhiều khởi sắc, đơn hàng của doanh nghiệp đã tăng nhiều. Trong phiên họp ngày 20/12, tổ chức công đoàn nêu mức tăng 6,5-7,3%. Còn đại diện phía chủ sử dụng lao động muốn neo giữ ở mức 4%-5%. Nếu đề xuất được duyệt, lương tối thiểu Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng); Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng); Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng); Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng). Với lương tối thiểu vùng theo giờ, Hội đồng Tiền lương quốc gia cũng thống nhất phương án tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024. Cụ thể, Vùng I tăng từ 22,5 nghìn đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ; Vùng II tăng từ 20.000 đồng/giờ lên 21.000 đồng/giờ; Vùng III tăng từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ; Vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ. Trước đó, đầu tháng 8 vừa qua, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên đầu tiên, bàn thảo về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024. Kết thúc phiên họp thứ nhất, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất thời điểm họp các phiên tiếp theo diễn ra vào quý 4 năm nay, thay vì vào tháng 7, tháng 8 như thông lệ. Tại phiên họp, đại diện người lao động, chủ sử dụng lao động đã trình bày các căn cứ, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Về cơ bản, tất cả các thành viên đều chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, chia sẻ với đời sống của công nhân, người lao động khi thu nhập chưa đảm bảo mức sống tối thiểu. Tại phiên họp này, Công đoàn mong muốn mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 tăng từ 5 đến 6%. Tại phiên họp thứ nhất, bộ phận kĩ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đưa ra đề xuất tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm từ 01/01/2024 hoặc từ 01/7/2024. Mức đề xuất tăng lương tuân theo nguyên tắc tính toán để lương tối thiểu phải bằng hoặc cao hơn mức sống tối thiểu của người lao động. Thu Cúc Tham khảo thêmĐại biểu Quốc hội: Đề nghị tăng lương tối thiểu cho người lao động từ 7/2024Tham khảo thêmTăng lương cơ sở, tính tiền lương và thu nhập tăng thêm thế nào?Tham khảo thêmCông đoàn giám sát chặt chẽ việc thực hiện tăng lương tối thiểu vùng
Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% (Chinhphu.vn) – Ngày 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định. Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định Trong phiên họp thứ 2 về tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 6%. Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Lê Văn Thanh, cho biết, hội đồng đã thống nhất mức tăng tiền lương 6%. Đây là mức phù hợp và được sự thống nhất của các thành viên, trong đó có đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Việc tăng lương thực hiện từ 1/7/2024. Hiện lương tối thiểu vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Theo khảo sát do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam thực hiện hồi tháng 7, tiền lương tối thiểu hiện tại chỉ đáp ứng 1/3 hoặc 1/4 chi tiêu của gia đình người lao động; 75,5% người trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu, trong đó thấp nhất chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu; 52,3% người lao động phải làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Trao đổi với báo chí trước phiên họp, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, cho biết đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn trong những năm qua, đặc biệt dịch COVID-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới cuộc sống người lao động. Mức lương thấp không đảm bảo mức sống tối thiểu, đặc biệt trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng như chi phí giáo dục tăng. Trong khi đó, tình hình kinh tế cuối năm có nhiều khởi sắc, đơn hàng của doanh nghiệp đã tăng nhiều. Trong phiên họp ngày 20/12, tổ chức công đoàn nêu mức tăng 6,5-7,3%. Còn đại diện phía chủ sử dụng lao động muốn neo giữ ở mức 4%-5%. Nếu đề xuất được duyệt, lương tối thiểu Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng); Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng); Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng); Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng). Với lương tối thiểu vùng theo giờ, Hội đồng Tiền lương quốc gia cũng thống nhất phương án tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024. Cụ thể, Vùng I tăng từ 22,5 nghìn đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ; Vùng II tăng từ 20.000 đồng/giờ lên 21.000 đồng/giờ; Vùng III tăng từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ; Vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ. Trước đó, đầu tháng 8 vừa qua, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên đầu tiên, bàn thảo về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024. Kết thúc phiên họp thứ nhất, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất thời điểm họp các phiên tiếp theo diễn ra vào quý 4 năm nay, thay vì vào tháng 7, tháng 8 như thông lệ. Tại phiên họp, đại diện người lao động, chủ sử dụng lao động đã trình bày các căn cứ, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Về cơ bản, tất cả các thành viên đều chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, chia sẻ với đời sống của công nhân, người lao động khi thu nhập chưa đảm bảo mức sống tối thiểu. Tại phiên họp này, Công đoàn mong muốn mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 tăng từ 5 đến 6%. Tại phiên họp thứ nhất, bộ phận kĩ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đưa ra đề xuất tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm từ 01/01/2024 hoặc từ 01/7/2024. Mức đề xuất tăng lương tuân theo nguyên tắc tính toán để lương tối thiểu phải bằng hoặc cao hơn mức sống tối thiểu của người lao động. Thu Cúc Tham khảo thêmĐại biểu Quốc hội: Đề nghị tăng lương tối thiểu cho người lao động từ 7/2024Tham khảo thêmTăng lương cơ sở, tính tiền lương và thu nhập tăng thêm thế nào?Tham khảo thêmCông đoàn giám sát chặt chẽ việc thực hiện tăng lương tối thiểu vùng
Cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản có nhiều diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau, gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong nhân dân.
Thu Mar 16 2023 10:34:32 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Mar 16 2023 10:34:32 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Mar 16 2023 10:40:55 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Một cuộc gọi lừa đảo đến phụ huynh thông báo việc con trẻ bị "cấp cứu tại bệnh viện". Lực lượng Công an đã triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp để đấu tranh với hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, qua đó, phát hiện hành vi phạm tội của các đối tượng là chủ động gọi điện thoại trực tiếp cho các bị hại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, như: (1) Mạo danh là giáo viên, nhân viên y tế nhà trường hoặc nhân viên y tế bệnh viện liên hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh báo tin về việc học sinh, người nhà bị tai nạn, đang nhập viện cấp cứu, yêu cầu phải nhanh chóng chuyển tiền để đóng viện phí, cấp cứu bệnh nhân, từ đó chiếm đoạt tài sản. (2) Giả danh cán bộ của các cơ quan như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Hải quan, Cảnh sát giao thông... bịa đặt thông tin người được gọi liên quan đến một vụ việc đang bị điều tra, dùng lời lẽ đe dọa, khiến người được gọi hoang mang, buộc phải chuyển tiền hoặc gửi các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP... Từ đó chiếm đoạt tài sản của bị hại. (3) Giả danh người của các công ty, doanh nghiệp, ngành nghề (như bưu điện, xổ số, du lịch, giải trí...) gọi điện, nhắn tin cho người dân thông báo rằng họ trúng thưởng phần quà, chương trình khuyến mãi có giá trị cao hoặc đang có bưu phẩm từ nước ngoài gửi về; yêu cầu muốn nhận phần thưởng đó phải mua một sản phẩm hoặc chuyển trước một khoản tiền; hoặc điền các thông tin cá nhân vào các đường link website giả mạo do các đối tượng gửi đến, từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, chiếm đoạt tài sản của các bị hại. (4) Mạo danh là nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ giải quyết các sự cố cho khách hàng hoặc hướng dẫn bị hại cách nâng cấp sim 4G - 5G, đóng cước phí thuê bao điện thoại... Khi lấy được lòng tin của bị hại và bị hại làm theo hướng dẫn của đối tượng, chúng sẽ yêu cầu bị hại cung cấp dãy số OTP được gửi đến điện thoại của bị hại, cung cấp tài khoản ngân hàng... từ đó chiếm đoạt tài sản. Một số tin nhắn thông báo "Con đang cấp cứu" để lừa đảo chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản. Trước tình hình trên, lực lượng Công an khuyến cáo người dân một số nội dung như sau: - Chủ động nâng cao cảnh giác và tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo để phòng tránh. - Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. - Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm của con em, người thân để được tư vấn. - Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục "Hướng dẫn tố giác tội phạm" của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
Cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản Thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản có nhiều diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau, gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong nhân dân. Thu Mar 16 2023 10:34:32 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Mar 16 2023 10:34:32 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Mar 16 2023 10:40:55 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Một cuộc gọi lừa đảo đến phụ huynh thông báo việc con trẻ bị "cấp cứu tại bệnh viện". Lực lượng Công an đã triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp để đấu tranh với hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, qua đó, phát hiện hành vi phạm tội của các đối tượng là chủ động gọi điện thoại trực tiếp cho các bị hại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, như: (1) Mạo danh là giáo viên, nhân viên y tế nhà trường hoặc nhân viên y tế bệnh viện liên hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh báo tin về việc học sinh, người nhà bị tai nạn, đang nhập viện cấp cứu, yêu cầu phải nhanh chóng chuyển tiền để đóng viện phí, cấp cứu bệnh nhân, từ đó chiếm đoạt tài sản. (2) Giả danh cán bộ của các cơ quan như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Hải quan, Cảnh sát giao thông... bịa đặt thông tin người được gọi liên quan đến một vụ việc đang bị điều tra, dùng lời lẽ đe dọa, khiến người được gọi hoang mang, buộc phải chuyển tiền hoặc gửi các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP... Từ đó chiếm đoạt tài sản của bị hại. (3) Giả danh người của các công ty, doanh nghiệp, ngành nghề (như bưu điện, xổ số, du lịch, giải trí...) gọi điện, nhắn tin cho người dân thông báo rằng họ trúng thưởng phần quà, chương trình khuyến mãi có giá trị cao hoặc đang có bưu phẩm từ nước ngoài gửi về; yêu cầu muốn nhận phần thưởng đó phải mua một sản phẩm hoặc chuyển trước một khoản tiền; hoặc điền các thông tin cá nhân vào các đường link website giả mạo do các đối tượng gửi đến, từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, chiếm đoạt tài sản của các bị hại. (4) Mạo danh là nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ giải quyết các sự cố cho khách hàng hoặc hướng dẫn bị hại cách nâng cấp sim 4G - 5G, đóng cước phí thuê bao điện thoại... Khi lấy được lòng tin của bị hại và bị hại làm theo hướng dẫn của đối tượng, chúng sẽ yêu cầu bị hại cung cấp dãy số OTP được gửi đến điện thoại của bị hại, cung cấp tài khoản ngân hàng... từ đó chiếm đoạt tài sản. Một số tin nhắn thông báo "Con đang cấp cứu" để lừa đảo chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản. Trước tình hình trên, lực lượng Công an khuyến cáo người dân một số nội dung như sau: - Chủ động nâng cao cảnh giác và tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo để phòng tránh. - Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. - Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm của con em, người thân để được tư vấn. - Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục "Hướng dẫn tố giác tội phạm" của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
Khởi tố, bắt tạm giam cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Lào Cai
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Doãn Văn Hưởng bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai khởi tố, bắt tạm giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Nguyễn Văn Vịnh (bên phải) và ông Doãn Văn Hưởng Theo thông tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai, hiện nay cơ quan công an đang điều tra vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại UBND tỉnh Lào Cai theo Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-CSKT. Khởi tố nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng IIKhởi tố Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng vì nhận hối lộKhởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch HĐQG, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Khoáng sản Bắc GiangKhởi tố thêm 2 bị can trong vụ án 'chuyến bay giải cứu' Căn cứ kết quả điều tra, ngày 18/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Văn Vịnh (63 tuổi, cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai), và ông Doãn Văn Hưởng (67 tuổi, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo quy định tại Khoản 3, Điều 281, Bộ luật Hình sự năm 1999. Cùng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội danh trên còn có ông Ngô Đức Hoàng (49 tuổi, chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tài chính, Cục Địa chất Việt Nam, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường). Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai phê chuẩn. Hiện nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đang phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai tiến hành điều tra hành vi của các bị can theo quy định của pháp luật. Nhật Nam
Khởi tố, bắt tạm giam cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Lào Cai Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Doãn Văn Hưởng bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai khởi tố, bắt tạm giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Nguyễn Văn Vịnh (bên phải) và ông Doãn Văn Hưởng Theo thông tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai, hiện nay cơ quan công an đang điều tra vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại UBND tỉnh Lào Cai theo Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-CSKT. Khởi tố nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng IIKhởi tố Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng vì nhận hối lộKhởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch HĐQG, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Khoáng sản Bắc GiangKhởi tố thêm 2 bị can trong vụ án 'chuyến bay giải cứu' Căn cứ kết quả điều tra, ngày 18/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Văn Vịnh (63 tuổi, cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai), và ông Doãn Văn Hưởng (67 tuổi, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo quy định tại Khoản 3, Điều 281, Bộ luật Hình sự năm 1999. Cùng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội danh trên còn có ông Ngô Đức Hoàng (49 tuổi, chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tài chính, Cục Địa chất Việt Nam, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường). Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai phê chuẩn. Hiện nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đang phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai tiến hành điều tra hành vi của các bị can theo quy định của pháp luật. Nhật Nam
Đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách về công tác dân tộc
Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số của Chính phủ về Công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách như: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư; chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số; chính sách phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 05/2011/NĐ-CP
bonewsrelation eonewsrelation bonewsrelation eonewsrelation Wed Aug 09 2023 07:24:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Aug 09 2023 07:24:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Aug 08 2023 18:30:42 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Nhà nước hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS khởi nghiệp, phát triển sản xuất Dự thảo Nghị định đề xuất chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư như sau: Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; thực hiện quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ phù hợp với đặc điểm tự nhiên, văn hóa, tập quán của dân tộc, vùng miền. Trong đó, ưu tiên hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) còn du canh, du cư; vùng thường xuyên xảy ra thiên tai hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhà nước hỗ trợ cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã ở vùng đồng bào DTTS khởi nghiệp, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị; khôi phục, phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và phát triển bền vững. Hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã ở vùng đồng bào DTTS được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội và được hỗ trợ các nguồn lực khác để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, ưu tiên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù, DTTS rất ít người sinh sống. Học sinh, sinh viên người DTTS rất ít người được miễn học phí tất cả các cấp học, ngành học Về chính sách phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, dự thảo nêu rõ: Phát triển cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đa dạng các hình thức đào tạo, dạy nghề cho nhân lực DTTS nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển số quốc gia và hội nhập quốc tế. Thực hiện chính sách ưu tiên tuyển sinh, học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt, chỗ ở, tín dụng giáo dục và chính sách hỗ trợ học tập khác đối với học sinh, sinh viên người DTTS theo quy định của pháp luật. Học sinh, sinh viên người DTTS rất ít người, học sinh, sinh viên các dân tộc có khó khăn đặc thù được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học. Thực hiện chính sách thu hút, hỗ trợ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người DTTS và giáo viên dạy tiếng DTTS. Ưu tiên cán bộ nữ, DTTS rất ít người tham gia vào cơ quan nhà nước Cán bộ người DTTS có năng lực và đủ tiêu chuẩn phù hợp quy định của pháp luật, được ưu tiên bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý các cấp. Ở các địa phương vùng đồng bào DTTS, nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt người DTTS. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đảm bảo tỷ lệ hợp lý cán bộ, công chức, viên chức người DTTS, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ, DTTS rất ít người, DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS theo quy định. Biểu dương, tôn vinh người có uy tín trong đồng bào DTTS Người có uy tín trong đồng bào DTTS được bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp thông tin, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần, được khen thưởng, biểu dương, tôn vinh, thăm hỏi, tiếp đón và được hưởng các chế độ, ưu đãi khác để phát huy vai trò trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở địa bàn dân cư, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Định kỳ 2 năm đối với cấp huyện và cấp tỉnh, 5 năm đối với cấp Trung ương tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh, vinh danh đối với các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi." Chính sách phát triển du lịch Tập trung hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng. Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, chú trọng xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu, đặc trưng cho các vùng đồng bào DTTS; thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch. Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cộng đồng các DTTS giữ gìn tài nguyên du lịch, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc trưng. Nâng cao thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ của người DTTS Đối với chính sách y tế, dân số, tập trung phát triển các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao để nâng cao thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ của người DTTS. Chú trọng các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số; chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em. Tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện, thụ hưởng chính sách dân tộcĐỌC NGAY Hỗ trợ việc bảo tồn, khai thác, sử dụng những bài thuốc dân gian và phương pháp chữa bệnh cổ truyền có giá trị của đồng bào các dân tộc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển dân số hợp lý của từng dân tộc. Trong đó, có chính sách hỗ trợ kịp thời để bảo tồn, phát triển các DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù, DTTS rất ít người. Tăng cường tuyên truyền, can thiệp để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây. Lan Phương Tham khảo thêmDự kiến điều tra thu thập thông tin về KTXH của 53 dân tộc thiểu số vào 01/7/2024Tham khảo thêmNâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật tại vùng dân tộc thiểu số, miền núiTham khảo thêmHỗ trợ chi phí sinh hoạt hằng ngày cho đồng bào dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt NamTham khảo thêmHỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho 120 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiTham khảo thêmHướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộcTham khảo thêmĐề xuất dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp MộtTham khảo thêmNắm chắc tình hình, đề xuất chính sách phù hợp cho vùng đồng bào dân tộc thiểu sốTham khảo thêmGiải ngân hơn 7.800 tỷ đồng vốn chương trình MTQG vùng đồng bào dân tộc thiểu sốTham khảo thêmĐể đồng bào dân tộc thiểu số dù ở đâu cũng được thụ hưởng chính sách phù hợp
Đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách về công tác dân tộc Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số của Chính phủ về Công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách như: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư; chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số; chính sách phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 05/2011/NĐ-CP bonewsrelation eonewsrelation bonewsrelation eonewsrelation Wed Aug 09 2023 07:24:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Aug 09 2023 07:24:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Aug 08 2023 18:30:42 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Nhà nước hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS khởi nghiệp, phát triển sản xuất Dự thảo Nghị định đề xuất chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư như sau: Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; thực hiện quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ phù hợp với đặc điểm tự nhiên, văn hóa, tập quán của dân tộc, vùng miền. Trong đó, ưu tiên hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) còn du canh, du cư; vùng thường xuyên xảy ra thiên tai hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhà nước hỗ trợ cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã ở vùng đồng bào DTTS khởi nghiệp, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị; khôi phục, phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và phát triển bền vững. Hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã ở vùng đồng bào DTTS được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội và được hỗ trợ các nguồn lực khác để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, ưu tiên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù, DTTS rất ít người sinh sống. Học sinh, sinh viên người DTTS rất ít người được miễn học phí tất cả các cấp học, ngành học Về chính sách phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, dự thảo nêu rõ: Phát triển cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đa dạng các hình thức đào tạo, dạy nghề cho nhân lực DTTS nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển số quốc gia và hội nhập quốc tế. Thực hiện chính sách ưu tiên tuyển sinh, học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt, chỗ ở, tín dụng giáo dục và chính sách hỗ trợ học tập khác đối với học sinh, sinh viên người DTTS theo quy định của pháp luật. Học sinh, sinh viên người DTTS rất ít người, học sinh, sinh viên các dân tộc có khó khăn đặc thù được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học. Thực hiện chính sách thu hút, hỗ trợ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người DTTS và giáo viên dạy tiếng DTTS. Ưu tiên cán bộ nữ, DTTS rất ít người tham gia vào cơ quan nhà nước Cán bộ người DTTS có năng lực và đủ tiêu chuẩn phù hợp quy định của pháp luật, được ưu tiên bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý các cấp. Ở các địa phương vùng đồng bào DTTS, nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt người DTTS. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đảm bảo tỷ lệ hợp lý cán bộ, công chức, viên chức người DTTS, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ, DTTS rất ít người, DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS theo quy định. Biểu dương, tôn vinh người có uy tín trong đồng bào DTTS Người có uy tín trong đồng bào DTTS được bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp thông tin, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần, được khen thưởng, biểu dương, tôn vinh, thăm hỏi, tiếp đón và được hưởng các chế độ, ưu đãi khác để phát huy vai trò trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở địa bàn dân cư, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Định kỳ 2 năm đối với cấp huyện và cấp tỉnh, 5 năm đối với cấp Trung ương tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh, vinh danh đối với các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi." Chính sách phát triển du lịch Tập trung hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng. Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, chú trọng xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu, đặc trưng cho các vùng đồng bào DTTS; thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch. Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cộng đồng các DTTS giữ gìn tài nguyên du lịch, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc trưng. Nâng cao thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ của người DTTS Đối với chính sách y tế, dân số, tập trung phát triển các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao để nâng cao thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ của người DTTS. Chú trọng các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số; chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em. Tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện, thụ hưởng chính sách dân tộcĐỌC NGAY Hỗ trợ việc bảo tồn, khai thác, sử dụng những bài thuốc dân gian và phương pháp chữa bệnh cổ truyền có giá trị của đồng bào các dân tộc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển dân số hợp lý của từng dân tộc. Trong đó, có chính sách hỗ trợ kịp thời để bảo tồn, phát triển các DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù, DTTS rất ít người. Tăng cường tuyên truyền, can thiệp để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây. Lan Phương Tham khảo thêmDự kiến điều tra thu thập thông tin về KTXH của 53 dân tộc thiểu số vào 01/7/2024Tham khảo thêmNâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật tại vùng dân tộc thiểu số, miền núiTham khảo thêmHỗ trợ chi phí sinh hoạt hằng ngày cho đồng bào dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt NamTham khảo thêmHỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho 120 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiTham khảo thêmHướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộcTham khảo thêmĐề xuất dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp MộtTham khảo thêmNắm chắc tình hình, đề xuất chính sách phù hợp cho vùng đồng bào dân tộc thiểu sốTham khảo thêmGiải ngân hơn 7.800 tỷ đồng vốn chương trình MTQG vùng đồng bào dân tộc thiểu sốTham khảo thêmĐể đồng bào dân tộc thiểu số dù ở đâu cũng được thụ hưởng chính sách phù hợp
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp hiệu quả truyền thông về cải cách hành chính
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tạo dấu ấn trong việc thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là công cuộc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh gắn với xây dựng Chính phủ điện tử.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua rất quan tâm, quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương coi trọng việc đẩy mạnh cải cách TTHC - Ảnh: VGP Phối hợp hiệu quả truyền thông về cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh Thời gian qua, một trong những đơn vị phối hợp hiệu quả với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ để truyền thông hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ). Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ (Cổng Thông tin điện tử Chính phủ) nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), Văn phòng Chính phủ, chia sẻ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có lợi thế đặc biệt khi được theo sát, tiếp cận nhiều hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nắm được xuyên suốt cả quá trình, tư tưởng chỉ đạo khi thông tin chính thức về các chủ trương, chính sách quản lý, điều hành. Một trong những chủ trương, chính sách này là tuyên truyền về công tác kiểm soát TTHC. Trong thời gian qua, Cục Kiểm soát TTHC và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã chủ động phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả để góp phần bảo đảm công tác thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công hình công tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua đã rất quan tâm, quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quan tâm, coi trọng việc đẩy mạnh cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, bảo đảm thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, công tác chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực... để tạo thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội. Theo ông Ngô Hải Phan, triển khai các chỉ đạo này, Cục Kiểm soát TTHC cùng các đơn vị thuộc các bộ, ngành liên quan đã tích cực tham mưu, thúc đẩy về công tác cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau... Đồng hành với Cục Kiểm soát TTHC trong việc thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện các nội dung nêu trên, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã có nhiều tin, bài, chuyên đề tuyên truyền đậm nét về các cơ chế, chính sách cải cách hành chính, từ khâu dự thảo đến khi đi vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là việc vận hành các hệ thống rất quan trọng như: Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (eCabinet)... Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tuyên truyền về sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả các chương trình, chiến lược quan trọng quốc gia về cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành như: Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030 (Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021), đặc biệt là yêu cầu cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp; TTHC nội bộ giữa cơ quan hành chính Nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau. Công tác tuyên truyền đã góp phần để các bộ, ngành địa phương thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 (Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020) với quan điểm lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm để đặt ra mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% quy định, 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) - Ảnh: VGP Theo ông Ngô Hải Phan, nội dung được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tuyên truyền đã tập trung theo hướng số hóa và không phục thuộc vào địa giới hành chính tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp với các nội dung đổi mới: gắn kết việc số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC với quá trình tiếp nhận, xử lý tại bộ phận một cửa; mở rộng việc tiếp nhận, giải quyết TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính trên cơ sở ứng dụng CNTT; nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của bộ phận một cửa; đổi mới việc đánh giá chất lượng giải quyết TTHC theo thời gian thực trên ứng dụng công nghệ mới... Đặc biệt, các nội dung thông tin được đẩy mạnh vào việc phân cấp, ủy quyền trong giải quyết TTHC theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết. Địa chỉ tin cậy, diễn đàn hữu ích về xây dựng, thực thi chính sách Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cũng là kênh thông tin quan trọng tiếp nhận những ý kiến phản ánh đa chiều đối với các cơ chế, chính sách cũng như hiệu quả của công tác cải cách hành chính. "Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trở thành một địa chỉ tin cậy, một diễn đàn hữu ích của người dân và doanh nghiệp trong công tác xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật", ông Ngô Hải Phan nhận định. TIN LIÊN QUANTS. Lưu Bình Nhưỡng: Cổng TTĐT Chính phủ phát huy tốt vai trò trong truyền thông chính sách Với vai trò là cơ quan truyền thông của Chính phủ, thời gian qua, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm cung cấp toàn diện, kịp thời, có tính định hướng thông tin về tình hình kinh tế - xã hội; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các bộ, ngành và chính quyền địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, năm 2022, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ra mắt Chuyên trang "Xây dựng chính sách", theo ông Ngô Hải Phan, qua Chuyên trang này, các văn bản chỉ đạo, điều hành cũng như các nỗ lực cải cách TTHC của các bộ, ngành, địa phương càng được người dân tiếp cận nhiều hơn. Điều này giúp phát huy vai trò cầu nối, truyền thông chính sách của Chính phủ với nhân dân. Qua Chuyên trang này, người dân và doanh nghiệp không chỉ được tiếp cận nguồn thông tin chính thống về công tác xây dựng chính sách, pháp luật; các chính sách mới ban hành; tư vấn, giải đáp, hướng dẫn thực hiện chính sách... mà còn được tạo diều kiện thuận lợi nhất để góp ý, đề xuất các quy định mới, giám sát quá trình thực thi, đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC cũng đánh giá cao Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã sử dụng tất cả nguồn lực, công nghệ để tham gia vào công tác thông tin truyền thông cho Chính phủ, tham gia tích cực vào mạng xã hội. Tiêu biểu là địa chỉ Fanpage Thông tin Chính phủ đã trở thành kênh thông tin thiết yếu với mạng xã hội trong tuyên truyền chủ trương, chính sách, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. "Cổng Thông tin điện tử Chính phủ luôn là một trong những cơ quan thông tấn báo chí phối hợp hợp tác tuyên truyền tích cực và hiệu quả về công tác cải cách hành chính của Chính phủ", ông Ngô Hải Phan chia sẻ. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã phối hợp rất hiệu quả, chuyên nghiệp, có trình độ năng lực tổng hợp, phân tích và hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực Cục Kiểm soát TTHC đang phụ trách. Qua đó thông tin được khai thác, cung cấp và đăng tải bảo đảm kịp thời, chuẩn xác, tạo hiệu ứng tích cực trong người dân và doanh nghiệp. Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Ngô Hải Phan mong muốn Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ luôn đổi mới, chủ động sáng tạo, nâng cao chất lượng thông tin, đúng như mong muốn của lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách TTHCTham khảo thêmThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về cải cách TTHC, phục vụ người dân, doanh nghiệpTham khảo thêmTập trung cải cách TTHC, tạo môi trường thu hút đầu tư Gia Huy (thực hiện)
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp hiệu quả truyền thông về cải cách hành chính Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tạo dấu ấn trong việc thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là công cuộc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh gắn với xây dựng Chính phủ điện tử. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua rất quan tâm, quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương coi trọng việc đẩy mạnh cải cách TTHC - Ảnh: VGP Phối hợp hiệu quả truyền thông về cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh Thời gian qua, một trong những đơn vị phối hợp hiệu quả với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ để truyền thông hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ). Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ (Cổng Thông tin điện tử Chính phủ) nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), Văn phòng Chính phủ, chia sẻ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có lợi thế đặc biệt khi được theo sát, tiếp cận nhiều hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nắm được xuyên suốt cả quá trình, tư tưởng chỉ đạo khi thông tin chính thức về các chủ trương, chính sách quản lý, điều hành. Một trong những chủ trương, chính sách này là tuyên truyền về công tác kiểm soát TTHC. Trong thời gian qua, Cục Kiểm soát TTHC và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã chủ động phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả để góp phần bảo đảm công tác thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công hình công tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua đã rất quan tâm, quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quan tâm, coi trọng việc đẩy mạnh cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, bảo đảm thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, công tác chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực... để tạo thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội. Theo ông Ngô Hải Phan, triển khai các chỉ đạo này, Cục Kiểm soát TTHC cùng các đơn vị thuộc các bộ, ngành liên quan đã tích cực tham mưu, thúc đẩy về công tác cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau... Đồng hành với Cục Kiểm soát TTHC trong việc thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện các nội dung nêu trên, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã có nhiều tin, bài, chuyên đề tuyên truyền đậm nét về các cơ chế, chính sách cải cách hành chính, từ khâu dự thảo đến khi đi vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là việc vận hành các hệ thống rất quan trọng như: Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (eCabinet)... Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tuyên truyền về sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả các chương trình, chiến lược quan trọng quốc gia về cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành như: Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030 (Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021), đặc biệt là yêu cầu cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp; TTHC nội bộ giữa cơ quan hành chính Nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau. Công tác tuyên truyền đã góp phần để các bộ, ngành địa phương thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 (Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020) với quan điểm lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm để đặt ra mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% quy định, 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) - Ảnh: VGP Theo ông Ngô Hải Phan, nội dung được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tuyên truyền đã tập trung theo hướng số hóa và không phục thuộc vào địa giới hành chính tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp với các nội dung đổi mới: gắn kết việc số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC với quá trình tiếp nhận, xử lý tại bộ phận một cửa; mở rộng việc tiếp nhận, giải quyết TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính trên cơ sở ứng dụng CNTT; nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của bộ phận một cửa; đổi mới việc đánh giá chất lượng giải quyết TTHC theo thời gian thực trên ứng dụng công nghệ mới... Đặc biệt, các nội dung thông tin được đẩy mạnh vào việc phân cấp, ủy quyền trong giải quyết TTHC theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết. Địa chỉ tin cậy, diễn đàn hữu ích về xây dựng, thực thi chính sách Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cũng là kênh thông tin quan trọng tiếp nhận những ý kiến phản ánh đa chiều đối với các cơ chế, chính sách cũng như hiệu quả của công tác cải cách hành chính. "Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trở thành một địa chỉ tin cậy, một diễn đàn hữu ích của người dân và doanh nghiệp trong công tác xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật", ông Ngô Hải Phan nhận định. TIN LIÊN QUANTS. Lưu Bình Nhưỡng: Cổng TTĐT Chính phủ phát huy tốt vai trò trong truyền thông chính sách Với vai trò là cơ quan truyền thông của Chính phủ, thời gian qua, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm cung cấp toàn diện, kịp thời, có tính định hướng thông tin về tình hình kinh tế - xã hội; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các bộ, ngành và chính quyền địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, năm 2022, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ra mắt Chuyên trang "Xây dựng chính sách", theo ông Ngô Hải Phan, qua Chuyên trang này, các văn bản chỉ đạo, điều hành cũng như các nỗ lực cải cách TTHC của các bộ, ngành, địa phương càng được người dân tiếp cận nhiều hơn. Điều này giúp phát huy vai trò cầu nối, truyền thông chính sách của Chính phủ với nhân dân. Qua Chuyên trang này, người dân và doanh nghiệp không chỉ được tiếp cận nguồn thông tin chính thống về công tác xây dựng chính sách, pháp luật; các chính sách mới ban hành; tư vấn, giải đáp, hướng dẫn thực hiện chính sách... mà còn được tạo diều kiện thuận lợi nhất để góp ý, đề xuất các quy định mới, giám sát quá trình thực thi, đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC cũng đánh giá cao Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã sử dụng tất cả nguồn lực, công nghệ để tham gia vào công tác thông tin truyền thông cho Chính phủ, tham gia tích cực vào mạng xã hội. Tiêu biểu là địa chỉ Fanpage Thông tin Chính phủ đã trở thành kênh thông tin thiết yếu với mạng xã hội trong tuyên truyền chủ trương, chính sách, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. "Cổng Thông tin điện tử Chính phủ luôn là một trong những cơ quan thông tấn báo chí phối hợp hợp tác tuyên truyền tích cực và hiệu quả về công tác cải cách hành chính của Chính phủ", ông Ngô Hải Phan chia sẻ. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã phối hợp rất hiệu quả, chuyên nghiệp, có trình độ năng lực tổng hợp, phân tích và hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực Cục Kiểm soát TTHC đang phụ trách. Qua đó thông tin được khai thác, cung cấp và đăng tải bảo đảm kịp thời, chuẩn xác, tạo hiệu ứng tích cực trong người dân và doanh nghiệp. Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Ngô Hải Phan mong muốn Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ luôn đổi mới, chủ động sáng tạo, nâng cao chất lượng thông tin, đúng như mong muốn của lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tham khảo thêmChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách TTHCTham khảo thêmThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về cải cách TTHC, phục vụ người dân, doanh nghiệpTham khảo thêmTập trung cải cách TTHC, tạo môi trường thu hút đầu tư Gia Huy (thực hiện)
Cảnh báo tình trạng lừa đảo gia hạn đăng kiểm
Tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) cho hay, hiện có một số đối tượng giả mạo nhân viên các trung tâm đăng kiểm để gọi điện đến các chủ xe thông báo ô tô chuẩn bị hết hạn kiểm định và phải gia hạn đăng kiểm.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Nov 10 2023 16:19:33 GMT+0700 (GMT+07:00) -- Fri Nov 10 2023 16:19:33 GMT+0700 (GMT+07:00) -- Fri Nov 10 2023 16:22:21 GMT+0700 (GMT+07:00) Người dân có thể thực hiện gia hạn đăng kiểm tự động trên app TTDK. Ảnh: Báo GT Nếu đồng ý, các đối tượng này sẽ gửi phiếu xác nhận gia hạn về qua hệ thống chuyển phát nhanh sau đó người nhận thông qua shipper chuyển lại 100.000 đồng cho đối tượng. Do chưa hiểu rõ các quy định trong Thông tư số 08/2023 của Bộ GTVT về gia hạn kiểm định cho các xe ô tô con đến 9 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải, nhiều chủ phương tiện đã tin tưởng và làm theo hướng dẫn của đối tượng giả mạo dẫn đến mất tiền oan. Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tải lên toàn bộ giấy xác nhận thời hạn kiểm định cho các xe cơ giới có hạn kiểm định từ ngày 3/6/2023 - 30/6/2024 thuộc diện được gia hạn kiểm định. Chủ xe có thể tra cứu gia hạn kiểm định trên website của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo đường link: https://giahanxcg.vr.org.vn hoặc trên app TTDK và tự tải file giấy xác nhận gia hạn về, in ra để sử dụng khi lưu thông trên đường. Gia hạn đăng kiểm tự động trên app TTDK TIN LIÊN QUANCông nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa trong trường hợp đặc biệtĐề xuất bổ sung đăng kiểm viên vào nhóm ngành độc hạiNghiêm cấm đơn vị đăng kiểm tùy tiện từ chối thực hiện kiểm định Để thực hiện gia hạn đăng kiểm tự động trên app TTDK, người dùng thực hiện các bước sau: Bước 1: Truy cập vào app TTDK ở phần lựa chọn dịch vụ, người dùng chọn "Gia hạn đăng kiểm" (loại dịch vụ đang được đặt ở vị trí dưới cùng). Bước 2: Ngay sau đó, sẽ dẫn khách hàng đến đường link https://giahanxcg.vr.org.vn để tra cứu xác nhận thời hạn hiệu lực của GCN, Tem kiểm định. Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin như: biển đăng ký, số seri Giấy chứng nhận kiểm định, mã xác nhận sau đó bấm "Tra cứu". Bước 4: Trường hợp giấy chứng nhận được cấp thuộc diện gia hạn sẽ hiện kết quả trên màn hình. Chủ xe bấm vào đường link Bản xác nhận thông tin kiểm định để xem và in ra giấy để sử dụng khi đi trên đường mà không cần đến trung tâm đăng kiểm hay phải mất khoản phí nào. Thông tư 08/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT & BVMT) phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.Theo đó, các xe ô tô chở người đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (có thời gian sản xuất đến 7 năm và thời gian sản xuất từ 13 - 20 năm) đã được cấp Giấy chứng nhận, Tem kiểm định trước ngày 22/3/2023 và có hiệu lực đến trước ngày 1/7/2024 sẽ được tự động giãn chu kỳ kiểm định theo chu kỳ mới quy định tại Thông tư 02/2023/TT-BGTVT.Cơ quan đăng kiểm sẽ tự động cấp Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận, Tem kiểm định đối với các phương tiện trên mà chủ xe không cần đưa xe đến trung tâm đăng kiểm để kiểm định lại, tạo thuận lợi cho người dân, tiết kiệm thời gian và chi phí. Phan Trang
Cảnh báo tình trạng lừa đảo gia hạn đăng kiểm Tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) cho hay, hiện có một số đối tượng giả mạo nhân viên các trung tâm đăng kiểm để gọi điện đến các chủ xe thông báo ô tô chuẩn bị hết hạn kiểm định và phải gia hạn đăng kiểm. bonewsrelation eonewsrelation Fri Nov 10 2023 16:19:33 GMT+0700 (GMT+07:00) -- Fri Nov 10 2023 16:19:33 GMT+0700 (GMT+07:00) -- Fri Nov 10 2023 16:22:21 GMT+0700 (GMT+07:00) Người dân có thể thực hiện gia hạn đăng kiểm tự động trên app TTDK. Ảnh: Báo GT Nếu đồng ý, các đối tượng này sẽ gửi phiếu xác nhận gia hạn về qua hệ thống chuyển phát nhanh sau đó người nhận thông qua shipper chuyển lại 100.000 đồng cho đối tượng. Do chưa hiểu rõ các quy định trong Thông tư số 08/2023 của Bộ GTVT về gia hạn kiểm định cho các xe ô tô con đến 9 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải, nhiều chủ phương tiện đã tin tưởng và làm theo hướng dẫn của đối tượng giả mạo dẫn đến mất tiền oan. Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tải lên toàn bộ giấy xác nhận thời hạn kiểm định cho các xe cơ giới có hạn kiểm định từ ngày 3/6/2023 - 30/6/2024 thuộc diện được gia hạn kiểm định. Chủ xe có thể tra cứu gia hạn kiểm định trên website của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo đường link: https://giahanxcg.vr.org.vn hoặc trên app TTDK và tự tải file giấy xác nhận gia hạn về, in ra để sử dụng khi lưu thông trên đường. Gia hạn đăng kiểm tự động trên app TTDK TIN LIÊN QUANCông nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa trong trường hợp đặc biệtĐề xuất bổ sung đăng kiểm viên vào nhóm ngành độc hạiNghiêm cấm đơn vị đăng kiểm tùy tiện từ chối thực hiện kiểm định Để thực hiện gia hạn đăng kiểm tự động trên app TTDK, người dùng thực hiện các bước sau: Bước 1: Truy cập vào app TTDK ở phần lựa chọn dịch vụ, người dùng chọn "Gia hạn đăng kiểm" (loại dịch vụ đang được đặt ở vị trí dưới cùng). Bước 2: Ngay sau đó, sẽ dẫn khách hàng đến đường link https://giahanxcg.vr.org.vn để tra cứu xác nhận thời hạn hiệu lực của GCN, Tem kiểm định. Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin như: biển đăng ký, số seri Giấy chứng nhận kiểm định, mã xác nhận sau đó bấm "Tra cứu". Bước 4: Trường hợp giấy chứng nhận được cấp thuộc diện gia hạn sẽ hiện kết quả trên màn hình. Chủ xe bấm vào đường link Bản xác nhận thông tin kiểm định để xem và in ra giấy để sử dụng khi đi trên đường mà không cần đến trung tâm đăng kiểm hay phải mất khoản phí nào. Thông tư 08/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT & BVMT) phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.Theo đó, các xe ô tô chở người đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (có thời gian sản xuất đến 7 năm và thời gian sản xuất từ 13 - 20 năm) đã được cấp Giấy chứng nhận, Tem kiểm định trước ngày 22/3/2023 và có hiệu lực đến trước ngày 1/7/2024 sẽ được tự động giãn chu kỳ kiểm định theo chu kỳ mới quy định tại Thông tư 02/2023/TT-BGTVT.Cơ quan đăng kiểm sẽ tự động cấp Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận, Tem kiểm định đối với các phương tiện trên mà chủ xe không cần đưa xe đến trung tâm đăng kiểm để kiểm định lại, tạo thuận lợi cho người dân, tiết kiệm thời gian và chi phí. Phan Trang
Phó Chủ tịch nước thăm, tặng quà tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tháng Hành động Vì trẻ em 2023, ngày 2/6, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội.
Fri Jun 02 2023 17:49:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jun 02 2023 17:49:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jun 02 2023 17:50:39 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao đổi với đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương Theo Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trần Minh Điển, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.500 - 4.500 trẻ em đến thăm khám ngoại trú và có gần 2.000 bệnh nhi đang điều trị nội trú. Bệnh viện là nơi tiếp nhận những ca bệnh khó, phức tạp nhất của cả nước với khối lượng công việc rất lớn. Trong đó, có nhiều ca phẫu thuật chuyên sâu như ghép tế bào gốc, ghép thận, ghép gan, phẫu thuật tim mở, ghép tủy, phẫu thuật thần kinh... và nhiều can thiệp chuyên sâu, hồi sức, làm tim phổi nhân tạo bên ngoài, chạy máy lọc thận... Bên cạnh đó, Bệnh viện còn chú trọng đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ trang thiết bị cho 28 bệnh viện vệ tinh ở các tỉnh thành để đảm bảo cho các bệnh nhân tuyến dưới được hưởng chất lượng khám, chữa bệnh chất lượng; đảm nhiệm việc đào tạo nhân lực chuyên ngành y ở toàn bộ khu vực phía bắc và một số khu vực phía nam. Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cũng đạt được nhiều hiệu quả, thành công. Trong hai năm bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 (2021-2022), Bệnh viện đã vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được Bộ Y tế giao phó. Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ thêm, 13 năm nay, Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện luôn thực hiện tốt nhiệm vụ kết nối các nhà tài trợ, tổ chức, đơn vị để có nguồn lực hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời chăm sóc tinh thần cho các em bằng những lớp học hy vọng, âm nhạc, tiếng Anh, vẽ... ngay tại bệnh viện; tổ chức các buổi sinh hoạt, nghệ thuật, vui chơi nhân các dịp lễ, Tết... Qua đó, giúp các bậc phụ huynh, bệnh nhi giảm bớt căng thẳng trong quá trình điều trị tại bệnh viện; bệnh nhi có cơ hội được vui chơi, giải trí... Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm hỏi, tặng quà cho bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương Tại bệnh viện, Phó Chủ tịch Nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá cao, biểu dương và chúc mừng những kết quả Bệnh viện Nhi Trung ương đạt được trong thời gian qua đã góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có trẻ em. Phó Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng khi bệnh viện có những hoạt động toàn diện, không chỉ nâng cao về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, cơ sở vật chất..., mà còn làm tốt công tác xã hội để hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến chữa bệnh. Phó Chủ tịch nước mong muốn thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục duy trì, phát huy những hoạt động hỗ trợ bệnh nhân; tiếp tục phát triển, xứng đáng là đơn vị đầu ngành trong cung cấp dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc nhi khoa, cũng như các công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cao về chuyên khoa nhi tại Việt Nam hiện nay. Phó Chủ tịch nước bày tỏ băn khoăn trước tình hình hiện nay bệnh tật diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trong khi tiến bộ khoa học, y học hiện đại có thể chưa kịp ứng phó. Do đó, bệnh viện cần không ngừng nghiên cứu để dự báo được các loại bệnh để có thể phòng ngừa; tiếp tục nghiên cứu các cách thức, kỹ thuật, tay nghề để khi điều trị cho trẻ em ít để lại di chứng nhất, giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện, khỏe mạnh để đất nước có một nguồn nhân lực chất lượng tốt. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm hỏi, tặng quà cho bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương Dịp này, Phó Chủ tịch nước đã trao tặng một khoản kinh phí hỗ trợ dành cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại viện. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Quỹ Ngày mai tươi sáng cũng trao quà tặng các bệnh nhi tại đây với tổng giá trị lần lượt là 230 triệu đồng và 200 triệu đồng. Bên cạnh việc trao kinh phí hỗ trợ Bệnh viện, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đã trực tiếp xuống thăm, trao quà tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Trung tâm Ung thư và Trung tâm Thần kinh của Bệnh viện Nhi Trung ương. theo TTXVN
Phó Chủ tịch nước thăm, tặng quà tại Bệnh viện Nhi Trung ương Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tháng Hành động Vì trẻ em 2023, ngày 2/6, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội. Fri Jun 02 2023 17:49:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jun 02 2023 17:49:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Jun 02 2023 17:50:39 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao đổi với đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương Theo Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trần Minh Điển, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.500 - 4.500 trẻ em đến thăm khám ngoại trú và có gần 2.000 bệnh nhi đang điều trị nội trú. Bệnh viện là nơi tiếp nhận những ca bệnh khó, phức tạp nhất của cả nước với khối lượng công việc rất lớn. Trong đó, có nhiều ca phẫu thuật chuyên sâu như ghép tế bào gốc, ghép thận, ghép gan, phẫu thuật tim mở, ghép tủy, phẫu thuật thần kinh... và nhiều can thiệp chuyên sâu, hồi sức, làm tim phổi nhân tạo bên ngoài, chạy máy lọc thận... Bên cạnh đó, Bệnh viện còn chú trọng đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ trang thiết bị cho 28 bệnh viện vệ tinh ở các tỉnh thành để đảm bảo cho các bệnh nhân tuyến dưới được hưởng chất lượng khám, chữa bệnh chất lượng; đảm nhiệm việc đào tạo nhân lực chuyên ngành y ở toàn bộ khu vực phía bắc và một số khu vực phía nam. Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cũng đạt được nhiều hiệu quả, thành công. Trong hai năm bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 (2021-2022), Bệnh viện đã vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được Bộ Y tế giao phó. Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ thêm, 13 năm nay, Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện luôn thực hiện tốt nhiệm vụ kết nối các nhà tài trợ, tổ chức, đơn vị để có nguồn lực hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời chăm sóc tinh thần cho các em bằng những lớp học hy vọng, âm nhạc, tiếng Anh, vẽ... ngay tại bệnh viện; tổ chức các buổi sinh hoạt, nghệ thuật, vui chơi nhân các dịp lễ, Tết... Qua đó, giúp các bậc phụ huynh, bệnh nhi giảm bớt căng thẳng trong quá trình điều trị tại bệnh viện; bệnh nhi có cơ hội được vui chơi, giải trí... Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm hỏi, tặng quà cho bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương Tại bệnh viện, Phó Chủ tịch Nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá cao, biểu dương và chúc mừng những kết quả Bệnh viện Nhi Trung ương đạt được trong thời gian qua đã góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có trẻ em. Phó Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng khi bệnh viện có những hoạt động toàn diện, không chỉ nâng cao về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, cơ sở vật chất..., mà còn làm tốt công tác xã hội để hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến chữa bệnh. Phó Chủ tịch nước mong muốn thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục duy trì, phát huy những hoạt động hỗ trợ bệnh nhân; tiếp tục phát triển, xứng đáng là đơn vị đầu ngành trong cung cấp dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc nhi khoa, cũng như các công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cao về chuyên khoa nhi tại Việt Nam hiện nay. Phó Chủ tịch nước bày tỏ băn khoăn trước tình hình hiện nay bệnh tật diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trong khi tiến bộ khoa học, y học hiện đại có thể chưa kịp ứng phó. Do đó, bệnh viện cần không ngừng nghiên cứu để dự báo được các loại bệnh để có thể phòng ngừa; tiếp tục nghiên cứu các cách thức, kỹ thuật, tay nghề để khi điều trị cho trẻ em ít để lại di chứng nhất, giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện, khỏe mạnh để đất nước có một nguồn nhân lực chất lượng tốt. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm hỏi, tặng quà cho bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương Dịp này, Phó Chủ tịch nước đã trao tặng một khoản kinh phí hỗ trợ dành cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại viện. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Quỹ Ngày mai tươi sáng cũng trao quà tặng các bệnh nhi tại đây với tổng giá trị lần lượt là 230 triệu đồng và 200 triệu đồng. Bên cạnh việc trao kinh phí hỗ trợ Bệnh viện, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đã trực tiếp xuống thăm, trao quà tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Trung tâm Ung thư và Trung tâm Thần kinh của Bệnh viện Nhi Trung ương. theo TTXVN
Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên cam kết bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để khởi công Vành đai 4
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị 3 địa phương (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) tranh thủ tối đa sự đồng thuận, ủng hộ của người dân để thực hiện nhanh công tác giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 4, bảo đảm đúng tiến độ bàn giao như để dự kiến khởi công cuối tháng 6/2023.
bonewsrelation eonewsrelation Tue Mar 07 2023 14:02:54 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Tue Mar 07 2023 14:02:54 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) í thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng dự án Vành đai 4 chủ trì hội nghị - Ảnh: VGP/Gia Huy Sáng 7/3, tại tỉnh Bắc Ninh, Ban chỉ đạo dự án Vành đai 4 tổ chức hội nghị triển khai dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội. Hội nghị do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng dự án Vành đai 4 chủ trì; cùng tham dự có Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn; Bí thư tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa; Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh; lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên Môi trường và lãnh đạo 3 tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên... Khẩn trương công tác thẩm định và phê duyệt các dự án thành phần Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, tiến độ dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô (cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào vận hành năm 2027) không chỉ được ghi rõ trong Nghị quyết của Quốc hội, mà còn trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ cho thấy sự chỉ đạo đồng bộ và quyết tâm chính trị cao của Trung ương và 3 địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên. Trong thời gian qua, Ban chỉ đạo xây dựng Vành đai 4 của 3 tỉnh (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ của dự án, trong đó công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, đến nay đã có một số kết quả bước đầu quan trọng, tuy nhiên không khỏi phát sinh một số vướng mắc, khó khăn. Hà Nội, Hưng Yên đang triển khai tốt tiến độ dự án, tỉnh Bắc Ninh còn một số vướng mắc trong quá trình triển khai. Cuộc họp nhằm thảo luận, tiếp tục thống nhất chung để tiếp tục triển khai Vành đai 4 theo đúng tiến độ. Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn, Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai theo 07 dự án thành phần, vận hành độc lập, bao gồm: 03 dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn của từng tỉnh, thành phố bằng vốn đầu tư công; 03 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn từng tỉnh, thành phố bằng vốn đầu tư công và dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư. Về tiến độ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), đến nay, Hà Nội đã di chuyển 5.307/11.682 ngôi mộ, đạt 48,83%; đã phê duyệt và thu hồi đất được 276,08/796,766 ha, đạt 34,65%. Tổng số tiền đã phê duyệt trên địa bàn thành phố Hà Nội là trên 2.488 tỷ đồng. Đối với tỉnh Hưng Yên, tổng diện tích thu hồi trong phạm vi GPMB 263,7ha/19,3Km. Số hộ đất ở bị thu hồi 843 hộ. Số mộ chí cần di dời 3.327 ngôi, dự kiến diện tích bố trí tái định cư 50ha. Di chuyển 15 cột điện cao thế. Tổng kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án khoảng trên 5.966 tỷ đồng, vượt trên 2.226 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được Quốc hội thông qua trên địa phận Hưng Yên. Quỹ phát triển đất tỉnh Hưng Yên đã tạm ứng 42 tỷ đồng để các địa phương tổ chức chi trả cho nhân dân đi chuyển mồ mả và thực hiện đồng thời công tác xây dựng nghĩa trang mới hoặc mở rộng, các công việc khác có liên quan. Đến nay, tại các huyện đã di chuyển được 738 ngôi/3.311 ngôi mộ. Còn tại tỉnh Bắc Ninh, tổng diện tích đất bị thu hồi khoảng 389 ha; số mộ bị ảnh hưởng 3.189 mộ. Hiện tại, tỉnh chưa thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đối với việc triển khai thực hiện các dự án thành phần, đến nay Hà Nội đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1.1: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận thành phố Hà Nội, với tổng mức đầu tư khoảng 13.370 tỷ đồng và dự án thàn phần 2.1: Xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận thành phố Hà Nội, tổng mức đầu tư khoảng 5.388 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách Thành phố. Các dự án thành phần 1.2, 1.3, 2.2, 2.3 do UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh là cơ quan có thẩm quyền đang tổ chức thẩm định, tiến độ bị chậm theo tiến độ tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 (phê duyệt các dự án thành phần trong tháng 01/2023) và có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ khởi công dự án trong tháng 6/2023. Hội nghị họp Ban chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội tại tỉnh Bắc Ninh - Ảnh: VGP/Gia Huy Các địa phương cam kết bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để khởi công Theo Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn, về nhiệm vụ thời gian tới, TP. Hà Nội sẽ đẩy nhanh công tác thẩm định và phê duyệt Dự án thành phần 1.2 và Dự án thành phần 1.3. Tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên khẩn trương đẩy nhanh công tác thẩm định và phê duyệt các dự án thành phần để kịp thông qua kỳ họp HĐND tỉnh bố trí vốn, đảm bảo để khởi công dự án trong tháng 6/2023. Đồng thời, chủ động rà soát nguồn vật liệu trên địa bàn tỉnh để ưu tiên cung cấp cho Dự án nhằm giảm chi phí, rút ngắn cung đường vận chuyển. Bí thư tỉnh Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa nhấn mạnh, đây là dự quan trọng lớn, khối lượng công việc rất nhiều, trong thời gian qua các địa phương đã quyết liệt và nhận được sự đồng hành của nhân dân các địa phương, đây là điều quan trọng để các dự án thành phần thuận lợi trong giải phóng mặt bằng. Mặc dù kết quả tích cực nhưng các vướng mắc cũng không nhỏ, điều này kéo theo hệ lụy về pháp lý trong giải phóng mặt bằng, bồi thường tái định cư... của các địa phương. Bí thư Bắc Ninh đề nghị các kiến nghị cần được xem xét khách quan nhằm đáp ứng tiến độ triển khai, đặc biệt là mốc 30/6 cần giải phóng được 70% mặt bằng. Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đưa cam kết về bảo đảm đến 30/6 sẽ bàn giao mặt bằng để khởi công dự án Vành đai 4. Còn Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết về tinh thần chung, sau cuộc họp sẽ có biên bản thống nhất phê duyệt các dự án thành phần theo thực tế. TIN LIÊN QUANLàm tốt công tác dân vận trong triển khai dự án Vành đai 4“Làm đâu được đó”, dứt điểm trong giải phóng mặt bằng cho Vành đai 4Cần phân công rõ người, rõ việc, rõ tiến độ trong triển khai Dự án đường Vành đai 4Chi hơn 13.000 tỉ đồng giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án đường Vành đai 4 Kết luận tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá, sau chủ trương của Quốc hội về dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô, 3 địa phương (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) đã vào cuộc rất đồng bộ; cùng với sự tuyên truyền, vận động của MTTT và các tổ chức chính trị-xã hội, dự án đã nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Trong quá trình triển khai vừa qua, xuất hiện nhiều cách làm hay, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì cái chung. Đặc biệt, dự án nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận và nhân dân. Như ở Hà Nội, thực tế cho thấy, cho đến những ngày 28, 29 Tết, người dân vẫn di dời mộ để bàn giao mặt bằng cho Nhà nước. Sau Tết, ngay tuần tháng 2 vừa rồi, các gia đình còn lại lại tiếp tục thực công việc này. Qua thực hiện, các địa phương của Hà Nội đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý; trong đó, việc huy động huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là rất quan trọng. Hoan nghênh tinh thần trách nhiệm và ý chí quyết tâm của hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên thông qua phát biểu khẳng định cam kết của hai đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đề nghị các cấp, các ngành của 3 địa phương tranh thủ tối đa sự đồng thuận, ủng hộ của người dân để thực hiện nhanh công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm đúng tiến độ bàn giao như dự kiến. Trong quá trình thực hiện, cần vận dụng chính sách để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người dân. Đồng chí Đinh Tiến Dũng đề nghị các bộ, ngành liên quan xem xét có ý kiến sớm đối với các nội dung kiến nghị, đề xuất của Ban Chỉ đạo; trên tinh thần đó, Ban Chỉ đạo sẽ có văn kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, đề xuất ra nghị quyết của Chính phủ đối với 9 nội dung kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án. Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng lưu ý một số vấn đề để thống nhất thực hiện ở cả 3 địa phương trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng như tập trung tuyên truyền vận động và hoàn thành sớm việc di dời mồ mả; kiểm soát chặt chẽ về việc xác định nguồn gốc đất và diện tích đất... Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô nhất trí với đề nghị phê duyệt theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án thành phần vượt tổng mức đầu tư dự kiến sơ bộ ghi trong Nghị quyết của Quốc hội, đồng thời sẽ báo cáo xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền. Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô có quy mô chiều dài 112,8km đi qua địa bàn của 03 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh (đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội 58,2km; đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 19,3km; đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh dài 25,6km và tuyến nối dài 9,7km). Điểm đầu nối cao tốc Hà Nội – Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài – Hạ Long). Tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng với tiến độ chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Gia Huy
Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên cam kết bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để khởi công Vành đai 4 Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị 3 địa phương (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) tranh thủ tối đa sự đồng thuận, ủng hộ của người dân để thực hiện nhanh công tác giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 4, bảo đảm đúng tiến độ bàn giao như để dự kiến khởi công cuối tháng 6/2023. bonewsrelation eonewsrelation Tue Mar 07 2023 14:02:54 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Tue Mar 07 2023 14:02:54 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) í thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng dự án Vành đai 4 chủ trì hội nghị - Ảnh: VGP/Gia Huy Sáng 7/3, tại tỉnh Bắc Ninh, Ban chỉ đạo dự án Vành đai 4 tổ chức hội nghị triển khai dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội. Hội nghị do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng dự án Vành đai 4 chủ trì; cùng tham dự có Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn; Bí thư tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa; Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh; lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên Môi trường và lãnh đạo 3 tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên... Khẩn trương công tác thẩm định và phê duyệt các dự án thành phần Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, tiến độ dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô (cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào vận hành năm 2027) không chỉ được ghi rõ trong Nghị quyết của Quốc hội, mà còn trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ cho thấy sự chỉ đạo đồng bộ và quyết tâm chính trị cao của Trung ương và 3 địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên. Trong thời gian qua, Ban chỉ đạo xây dựng Vành đai 4 của 3 tỉnh (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ của dự án, trong đó công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, đến nay đã có một số kết quả bước đầu quan trọng, tuy nhiên không khỏi phát sinh một số vướng mắc, khó khăn. Hà Nội, Hưng Yên đang triển khai tốt tiến độ dự án, tỉnh Bắc Ninh còn một số vướng mắc trong quá trình triển khai. Cuộc họp nhằm thảo luận, tiếp tục thống nhất chung để tiếp tục triển khai Vành đai 4 theo đúng tiến độ. Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn, Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai theo 07 dự án thành phần, vận hành độc lập, bao gồm: 03 dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn của từng tỉnh, thành phố bằng vốn đầu tư công; 03 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn từng tỉnh, thành phố bằng vốn đầu tư công và dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư. Về tiến độ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), đến nay, Hà Nội đã di chuyển 5.307/11.682 ngôi mộ, đạt 48,83%; đã phê duyệt và thu hồi đất được 276,08/796,766 ha, đạt 34,65%. Tổng số tiền đã phê duyệt trên địa bàn thành phố Hà Nội là trên 2.488 tỷ đồng. Đối với tỉnh Hưng Yên, tổng diện tích thu hồi trong phạm vi GPMB 263,7ha/19,3Km. Số hộ đất ở bị thu hồi 843 hộ. Số mộ chí cần di dời 3.327 ngôi, dự kiến diện tích bố trí tái định cư 50ha. Di chuyển 15 cột điện cao thế. Tổng kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án khoảng trên 5.966 tỷ đồng, vượt trên 2.226 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được Quốc hội thông qua trên địa phận Hưng Yên. Quỹ phát triển đất tỉnh Hưng Yên đã tạm ứng 42 tỷ đồng để các địa phương tổ chức chi trả cho nhân dân đi chuyển mồ mả và thực hiện đồng thời công tác xây dựng nghĩa trang mới hoặc mở rộng, các công việc khác có liên quan. Đến nay, tại các huyện đã di chuyển được 738 ngôi/3.311 ngôi mộ. Còn tại tỉnh Bắc Ninh, tổng diện tích đất bị thu hồi khoảng 389 ha; số mộ bị ảnh hưởng 3.189 mộ. Hiện tại, tỉnh chưa thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đối với việc triển khai thực hiện các dự án thành phần, đến nay Hà Nội đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1.1: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận thành phố Hà Nội, với tổng mức đầu tư khoảng 13.370 tỷ đồng và dự án thàn phần 2.1: Xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận thành phố Hà Nội, tổng mức đầu tư khoảng 5.388 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách Thành phố. Các dự án thành phần 1.2, 1.3, 2.2, 2.3 do UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh là cơ quan có thẩm quyền đang tổ chức thẩm định, tiến độ bị chậm theo tiến độ tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 (phê duyệt các dự án thành phần trong tháng 01/2023) và có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ khởi công dự án trong tháng 6/2023. Hội nghị họp Ban chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội tại tỉnh Bắc Ninh - Ảnh: VGP/Gia Huy Các địa phương cam kết bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để khởi công Theo Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn, về nhiệm vụ thời gian tới, TP. Hà Nội sẽ đẩy nhanh công tác thẩm định và phê duyệt Dự án thành phần 1.2 và Dự án thành phần 1.3. Tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên khẩn trương đẩy nhanh công tác thẩm định và phê duyệt các dự án thành phần để kịp thông qua kỳ họp HĐND tỉnh bố trí vốn, đảm bảo để khởi công dự án trong tháng 6/2023. Đồng thời, chủ động rà soát nguồn vật liệu trên địa bàn tỉnh để ưu tiên cung cấp cho Dự án nhằm giảm chi phí, rút ngắn cung đường vận chuyển. Bí thư tỉnh Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa nhấn mạnh, đây là dự quan trọng lớn, khối lượng công việc rất nhiều, trong thời gian qua các địa phương đã quyết liệt và nhận được sự đồng hành của nhân dân các địa phương, đây là điều quan trọng để các dự án thành phần thuận lợi trong giải phóng mặt bằng. Mặc dù kết quả tích cực nhưng các vướng mắc cũng không nhỏ, điều này kéo theo hệ lụy về pháp lý trong giải phóng mặt bằng, bồi thường tái định cư... của các địa phương. Bí thư Bắc Ninh đề nghị các kiến nghị cần được xem xét khách quan nhằm đáp ứng tiến độ triển khai, đặc biệt là mốc 30/6 cần giải phóng được 70% mặt bằng. Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đưa cam kết về bảo đảm đến 30/6 sẽ bàn giao mặt bằng để khởi công dự án Vành đai 4. Còn Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết về tinh thần chung, sau cuộc họp sẽ có biên bản thống nhất phê duyệt các dự án thành phần theo thực tế. TIN LIÊN QUANLàm tốt công tác dân vận trong triển khai dự án Vành đai 4“Làm đâu được đó”, dứt điểm trong giải phóng mặt bằng cho Vành đai 4Cần phân công rõ người, rõ việc, rõ tiến độ trong triển khai Dự án đường Vành đai 4Chi hơn 13.000 tỉ đồng giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án đường Vành đai 4 Kết luận tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá, sau chủ trương của Quốc hội về dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô, 3 địa phương (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) đã vào cuộc rất đồng bộ; cùng với sự tuyên truyền, vận động của MTTT và các tổ chức chính trị-xã hội, dự án đã nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Trong quá trình triển khai vừa qua, xuất hiện nhiều cách làm hay, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì cái chung. Đặc biệt, dự án nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận và nhân dân. Như ở Hà Nội, thực tế cho thấy, cho đến những ngày 28, 29 Tết, người dân vẫn di dời mộ để bàn giao mặt bằng cho Nhà nước. Sau Tết, ngay tuần tháng 2 vừa rồi, các gia đình còn lại lại tiếp tục thực công việc này. Qua thực hiện, các địa phương của Hà Nội đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý; trong đó, việc huy động huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là rất quan trọng. Hoan nghênh tinh thần trách nhiệm và ý chí quyết tâm của hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên thông qua phát biểu khẳng định cam kết của hai đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đề nghị các cấp, các ngành của 3 địa phương tranh thủ tối đa sự đồng thuận, ủng hộ của người dân để thực hiện nhanh công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm đúng tiến độ bàn giao như dự kiến. Trong quá trình thực hiện, cần vận dụng chính sách để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người dân. Đồng chí Đinh Tiến Dũng đề nghị các bộ, ngành liên quan xem xét có ý kiến sớm đối với các nội dung kiến nghị, đề xuất của Ban Chỉ đạo; trên tinh thần đó, Ban Chỉ đạo sẽ có văn kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, đề xuất ra nghị quyết của Chính phủ đối với 9 nội dung kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án. Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng lưu ý một số vấn đề để thống nhất thực hiện ở cả 3 địa phương trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng như tập trung tuyên truyền vận động và hoàn thành sớm việc di dời mồ mả; kiểm soát chặt chẽ về việc xác định nguồn gốc đất và diện tích đất... Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô nhất trí với đề nghị phê duyệt theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án thành phần vượt tổng mức đầu tư dự kiến sơ bộ ghi trong Nghị quyết của Quốc hội, đồng thời sẽ báo cáo xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền. Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô có quy mô chiều dài 112,8km đi qua địa bàn của 03 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh (đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội 58,2km; đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 19,3km; đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh dài 25,6km và tuyến nối dài 9,7km). Điểm đầu nối cao tốc Hà Nội – Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài – Hạ Long). Tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng với tiến độ chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Gia Huy
Xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng ‘Văn hiến - Văn minh - Hiện đại’
Hà Nội đang ngày càng phát triển, đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội sẽ là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", Thủ đô thanh bình và thịnh vượng, thành phố kết nối toàn cầu. Là trung tâm đầu não chính trị, trái tim của cả nước.
Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện Việc lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong 3 nội dung quan trọng (2 nội dung còn lại là xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065) của thành phố Hà Nội đang được tập trung triển khai thực hiện. Đây là một bước quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. TP. Hà Nội đang nỗ lực xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn. Ảnh: VGP/Thùy Chi Trước đó, để phát triển Thủ đô Hà Nội toàn diện, ngày 5/5/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nêu rõ, quan điểm, mục tiêu thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. Quy hoạch Thủ đô cần lấy ‘xương sống’ là giao thôngSông Hồng sẽ là trục cảnh quan chính trong quy hoạch Thủ đôĐặt lợi ích của người dân là trọng tâm trong điều chỉnh quy hoạch Thủ đôQuy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030: Định hình phát triển Thủ đô trong tương lai Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội. Chính vì vậy, Hà Nội tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô... Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD. Tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội sẽ là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hiện thực hóa Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô Ngay sau khi Nghị quyết số 15-NQ/TW được ban hành, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan Trung ương tổ chức nhiều hoạt động, nhiều hội nghị, tọa đàm, hội thảo khoa học cấp thành phố tiêu biểu là Hội nghị trực tuyến toàn quốc về học tập, quán triệt nghị quyết, với sự tham dự của hơn 34.000 đại biểu tham dự tại các điểm cầu. Tiếp đó, Thành ủy Hà Nội cũng đã ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Đảng bộ thành phố thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, xác định 4 mục đích, yêu cầu, các nhóm chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 và 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong đó chú trọng phần nội dung về tổ chức thực hiện. Các chương trình hành động của Thành ủy Hà Nội đề ra đều có ý nghĩa đặc biệt, là cơ sở pháp lý, điều kiện quan trọng để tạo động lực phát triển Thủ đô từ nay đến năm 2030 và 2045, với định hướng lớn: Thủ đô Hà Nội là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế. Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW, công tác quy hoạch của TP. Hà Nội đã được đẩy nhanh tiến độ và nhiều quy hoạch quan trọng được phê duyệt. Cụ thể, sau thời gian triển khai các bước theo quy định, Thành ủy, UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, khắc phục tình trạng chậm trễ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các đồ án quy hoạch. Đặc biệt là Quy hoạch phân khu các đô thị vệ tinh, quy hoạch xây dựng vùng huyện trên địa bàn TP. Hà Nội để trình các cấp có thẩm quyền theo quy định. Trong 7 tháng đầu năm 2023 đã thực hiện phê duyệt 13 nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Nâng tổng số nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện lên thành 14/14 nhiệm vụ. Ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng". Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh, chung cư cũ, các làng nghề, hoàn thiện chương trình phát triển đô thị. Chất lượng quy hoạch được nâng cao, kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch. TP. Hà Nội tập trung đẩy nhanh thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức và Thanh Trì thành quận (hiện HĐND Thành phố đã thông qua nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Đông Anh, quận Gia Lâm và các phường trực thuộc). Rà soát, đánh giá mức độ đạt các tiêu chí thành lập phường, quận. Trong đó, tập trung đối với tiêu chí chưa đạt, xây dựng giải pháp, cân đối nguồn lực để thực hiện đạt tiêu chí. Phê duyệt thêm 1 đồ án quy hoạch chi tiết lập mới; 2 đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết; 3 đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị. Song song với công tác quy hoạch, việc xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị của TP. Hà Nội cũng được đẩy mạnh, công tác quản lý trật tự xây dựng được tăng cường. Hà Nội đang bước vào những tháng cuối cùng của năm 2023. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội có mức tăng trưởng GRDP tăng 6,08% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 tăng 5,81%, quý 2 tăng 5,93%, quý 3 tăng 6,49%). Năm 2023, TP. Hà Nội hiện có 238 dự án đầu tư công đang được đầu tư xây dựng, gồm 219 dự án chuyển tiếp và 19 dự án mới. Trong đó, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực giao thông với 96 dự án, chiếm 53,1% kế hoạch vốn. Đến nay, các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn TP. Hà Nội đang nỗ lực tập trung thi công khẩn trương, bảo đảm hoàn thành các hạng mục, công trình theo kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, TP. Hà Nội cũng tập trung xây dựng, bảo đảm chất lượng và tiến độ xây dựng các dự án lớn, công trình trọng điểm có tính đột phá và giá trị lan tỏa cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế. Việc triển khai, đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng chính là hiện thực hóa quyết tâm khơi dậy khát vọng xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Để Thủ đô Hà Nội phát triển ngày càng "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại" Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố Hà Nội, mới đây UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 216/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động số 25-CTr/TU ngày 16/3/2023 của Thành ủy Hà Nội. UBND thành phố thống nhất các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững; giao các sở, ngành hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Tại Kế hoạch số 216/KH-UBND, thành phố xác định nhiều mục tiêu cụ thể. Đó là phấn đấu tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt khoảng 60%-62%, đến năm 2030 đạt khoảng 65%-75%. Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 30% vào năm 2025, phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 33%-36%. Đến năm 2025, hoàn thành 100% các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh... Đáng lưu ý, trong giai đoạn 2025-2030, Hà Nội sẽ triển khai đầu tư xây dựng 2-3 khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh; 3-5 đô thị có thương hiệu được công nhận ở tầm khu vực và quốc tế. Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết, trên cơ sở Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội, đồng thời căn cứ nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt, Sở đã cùng với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội bước đầu rà soát, nghiên cứu. Ngay sau khi lựa chọn được vị tư vấn là Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Sở đã bàn giao, truyền đạt để đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu xây dựng định hướng. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch, để đạt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành 100% các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh, quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng. Sở cũng đang nghiên cứu quy hoạch chi tiết các khu vực cải tạo, tái thiết chung cư cũ, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố... Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định, chỉ tiêu của Hà Nội phù hợp với định hướng phát triển đô thị chung của cả nước, đồng thời thể hiện khát vọng của Thủ đô trong triển khai các dự án lớn, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu sánh ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Để vươn tầm quốc tế, hướng tới một Thủ đô Hà Nội phát triển ngày càng "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại", các tính năng của đô thị phải được xác định nổi bật, như đô thị thương mại dịch vụ, đô thị sân bay hay đô thị đại học... Từng thương hiệu đô thị phải phát huy giá trị, làm nổi bật vị thế, vai trò của Thủ đô. Đồng quan điểm với ông Trần Ngọc Chính, ông Lê Ngọc Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, cần phải phát huy, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp của Thủ đô, đồng thời kết hợp với nguồn lực của trong nước và nguồn lực quốc tế. Khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô sánh ngang với Thủ đô các nước trong khu vực và trên thế giới. Hướng tới phát triển Hà Nội "Xanh-Văn hiến-Văn minh-Hiện đại". Đồng thời, phát triển đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp; an ninh, an toàn. Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, theo ông Lê Ngọc Anh cần phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của Thủ đô Hà Nội. Trong đó, tập trung làm rõ các điểm đặc thù của Thủ đô, đặc biệt là lịch sử hình thành và phát triển, các đặc thù về văn hoá, các đặc điểm địa lý, tự nhiên, môi trường, khí hậu, nguồn nhân lực... để xác định được những tiềm năng, lợi thế riêng có của Hà Nội, đồng thời làm rõ những điểm không thuận lợi trong phát triển Thủ đô. Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn, thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật, quản lý và bảo vệ môi trường; góp phần đánh giá được các kết quả đã đạt được và xác định được những điểm nghẽn làm hạn chế sự phát triển của Thủ đô trong những năm qua. Trong khi đó, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch phải thực hiện theo đúng quy trình, quy định, tuân thủ các quy định của các luật, nghị định liên quan. Trong đó, việc điều chỉnh quy hoạch phải hướng đến lợi ích, sự phát triển kinh tế - xã hội, lấy người dân làm trọng tâm, ưu tiên bảo đảm diện tích đất công cộng, cây xanh, bảo đảm đời sống tinh thần cho người dân. Ngoài ra, việc điều chỉnh quy hoạch cũng cần tính toán để đáp ứng hạ tầng đô thị cho khu vực chứ không chạy theo lợi nhuận của nhà đầu tư. Đồng thời, phải bảo đảm việc điều chỉnh quy hoạch không làm phá vỡ quy hoạch chung, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên chịu tác động của quy hoạch đó, và phải thông báo công khai, minh bạch. Năm 2023 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2020 - 2025 và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đây còn là năm đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Quan điểm chỉ đạo của Thành ủy năm 2023 là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố phát huy những kết quả đạt được và kinh nghiệm đã có. Các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát, đổi mới phương thức lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, đề cao trách nhiệm, sự gương mẫu của người đứng đầu các cấp. Huy động cả hệ thống chính trị để tham gia thực hiện thắng lợi, toàn diện các nhiệm vụ công tác. Hoàn thiện công tác quy hoạch là định hướng quan trọng cho Thủ đô Hà Nội có không gian phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đó cũng là mục tiêu bao trùm được nêu tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị: Thủ đô Hà Nội là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Với sự vào cuộc đồng bộ, bài bản, sáng tạo của Đảng bộ và cả hệ thống chính trị, cùng với Chương trình hành động số 16-CTr/TU Thành ủy Hà Nội được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ, đề án cụ thể, TP. Hà Nội đang phấn đấu đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, đưa Thủ đô ngàn năm văn hiến ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Lan Anh
Xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng ‘Văn hiến - Văn minh - Hiện đại’ Hà Nội đang ngày càng phát triển, đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội sẽ là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", Thủ đô thanh bình và thịnh vượng, thành phố kết nối toàn cầu. Là trung tâm đầu não chính trị, trái tim của cả nước. Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện Việc lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong 3 nội dung quan trọng (2 nội dung còn lại là xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065) của thành phố Hà Nội đang được tập trung triển khai thực hiện. Đây là một bước quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. TP. Hà Nội đang nỗ lực xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn. Ảnh: VGP/Thùy Chi Trước đó, để phát triển Thủ đô Hà Nội toàn diện, ngày 5/5/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nêu rõ, quan điểm, mục tiêu thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. Quy hoạch Thủ đô cần lấy ‘xương sống’ là giao thôngSông Hồng sẽ là trục cảnh quan chính trong quy hoạch Thủ đôĐặt lợi ích của người dân là trọng tâm trong điều chỉnh quy hoạch Thủ đôQuy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030: Định hình phát triển Thủ đô trong tương lai Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội. Chính vì vậy, Hà Nội tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô... Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD. Tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội sẽ là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hiện thực hóa Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô Ngay sau khi Nghị quyết số 15-NQ/TW được ban hành, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan Trung ương tổ chức nhiều hoạt động, nhiều hội nghị, tọa đàm, hội thảo khoa học cấp thành phố tiêu biểu là Hội nghị trực tuyến toàn quốc về học tập, quán triệt nghị quyết, với sự tham dự của hơn 34.000 đại biểu tham dự tại các điểm cầu. Tiếp đó, Thành ủy Hà Nội cũng đã ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Đảng bộ thành phố thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, xác định 4 mục đích, yêu cầu, các nhóm chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 và 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong đó chú trọng phần nội dung về tổ chức thực hiện. Các chương trình hành động của Thành ủy Hà Nội đề ra đều có ý nghĩa đặc biệt, là cơ sở pháp lý, điều kiện quan trọng để tạo động lực phát triển Thủ đô từ nay đến năm 2030 và 2045, với định hướng lớn: Thủ đô Hà Nội là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế. Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW, công tác quy hoạch của TP. Hà Nội đã được đẩy nhanh tiến độ và nhiều quy hoạch quan trọng được phê duyệt. Cụ thể, sau thời gian triển khai các bước theo quy định, Thành ủy, UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, khắc phục tình trạng chậm trễ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các đồ án quy hoạch. Đặc biệt là Quy hoạch phân khu các đô thị vệ tinh, quy hoạch xây dựng vùng huyện trên địa bàn TP. Hà Nội để trình các cấp có thẩm quyền theo quy định. Trong 7 tháng đầu năm 2023 đã thực hiện phê duyệt 13 nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Nâng tổng số nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện lên thành 14/14 nhiệm vụ. Ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng". Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh, chung cư cũ, các làng nghề, hoàn thiện chương trình phát triển đô thị. Chất lượng quy hoạch được nâng cao, kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch. TP. Hà Nội tập trung đẩy nhanh thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức và Thanh Trì thành quận (hiện HĐND Thành phố đã thông qua nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Đông Anh, quận Gia Lâm và các phường trực thuộc). Rà soát, đánh giá mức độ đạt các tiêu chí thành lập phường, quận. Trong đó, tập trung đối với tiêu chí chưa đạt, xây dựng giải pháp, cân đối nguồn lực để thực hiện đạt tiêu chí. Phê duyệt thêm 1 đồ án quy hoạch chi tiết lập mới; 2 đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết; 3 đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị. Song song với công tác quy hoạch, việc xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị của TP. Hà Nội cũng được đẩy mạnh, công tác quản lý trật tự xây dựng được tăng cường. Hà Nội đang bước vào những tháng cuối cùng của năm 2023. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội có mức tăng trưởng GRDP tăng 6,08% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 tăng 5,81%, quý 2 tăng 5,93%, quý 3 tăng 6,49%). Năm 2023, TP. Hà Nội hiện có 238 dự án đầu tư công đang được đầu tư xây dựng, gồm 219 dự án chuyển tiếp và 19 dự án mới. Trong đó, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực giao thông với 96 dự án, chiếm 53,1% kế hoạch vốn. Đến nay, các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn TP. Hà Nội đang nỗ lực tập trung thi công khẩn trương, bảo đảm hoàn thành các hạng mục, công trình theo kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, TP. Hà Nội cũng tập trung xây dựng, bảo đảm chất lượng và tiến độ xây dựng các dự án lớn, công trình trọng điểm có tính đột phá và giá trị lan tỏa cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế. Việc triển khai, đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng chính là hiện thực hóa quyết tâm khơi dậy khát vọng xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Để Thủ đô Hà Nội phát triển ngày càng "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại" Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố Hà Nội, mới đây UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 216/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động số 25-CTr/TU ngày 16/3/2023 của Thành ủy Hà Nội. UBND thành phố thống nhất các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững; giao các sở, ngành hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Tại Kế hoạch số 216/KH-UBND, thành phố xác định nhiều mục tiêu cụ thể. Đó là phấn đấu tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt khoảng 60%-62%, đến năm 2030 đạt khoảng 65%-75%. Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 30% vào năm 2025, phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 33%-36%. Đến năm 2025, hoàn thành 100% các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh... Đáng lưu ý, trong giai đoạn 2025-2030, Hà Nội sẽ triển khai đầu tư xây dựng 2-3 khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh; 3-5 đô thị có thương hiệu được công nhận ở tầm khu vực và quốc tế. Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết, trên cơ sở Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội, đồng thời căn cứ nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt, Sở đã cùng với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội bước đầu rà soát, nghiên cứu. Ngay sau khi lựa chọn được vị tư vấn là Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Sở đã bàn giao, truyền đạt để đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu xây dựng định hướng. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch, để đạt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành 100% các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh, quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng. Sở cũng đang nghiên cứu quy hoạch chi tiết các khu vực cải tạo, tái thiết chung cư cũ, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố... Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định, chỉ tiêu của Hà Nội phù hợp với định hướng phát triển đô thị chung của cả nước, đồng thời thể hiện khát vọng của Thủ đô trong triển khai các dự án lớn, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu sánh ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Để vươn tầm quốc tế, hướng tới một Thủ đô Hà Nội phát triển ngày càng "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại", các tính năng của đô thị phải được xác định nổi bật, như đô thị thương mại dịch vụ, đô thị sân bay hay đô thị đại học... Từng thương hiệu đô thị phải phát huy giá trị, làm nổi bật vị thế, vai trò của Thủ đô. Đồng quan điểm với ông Trần Ngọc Chính, ông Lê Ngọc Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, cần phải phát huy, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp của Thủ đô, đồng thời kết hợp với nguồn lực của trong nước và nguồn lực quốc tế. Khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô sánh ngang với Thủ đô các nước trong khu vực và trên thế giới. Hướng tới phát triển Hà Nội "Xanh-Văn hiến-Văn minh-Hiện đại". Đồng thời, phát triển đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp; an ninh, an toàn. Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, theo ông Lê Ngọc Anh cần phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của Thủ đô Hà Nội. Trong đó, tập trung làm rõ các điểm đặc thù của Thủ đô, đặc biệt là lịch sử hình thành và phát triển, các đặc thù về văn hoá, các đặc điểm địa lý, tự nhiên, môi trường, khí hậu, nguồn nhân lực... để xác định được những tiềm năng, lợi thế riêng có của Hà Nội, đồng thời làm rõ những điểm không thuận lợi trong phát triển Thủ đô. Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn, thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật, quản lý và bảo vệ môi trường; góp phần đánh giá được các kết quả đã đạt được và xác định được những điểm nghẽn làm hạn chế sự phát triển của Thủ đô trong những năm qua. Trong khi đó, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch phải thực hiện theo đúng quy trình, quy định, tuân thủ các quy định của các luật, nghị định liên quan. Trong đó, việc điều chỉnh quy hoạch phải hướng đến lợi ích, sự phát triển kinh tế - xã hội, lấy người dân làm trọng tâm, ưu tiên bảo đảm diện tích đất công cộng, cây xanh, bảo đảm đời sống tinh thần cho người dân. Ngoài ra, việc điều chỉnh quy hoạch cũng cần tính toán để đáp ứng hạ tầng đô thị cho khu vực chứ không chạy theo lợi nhuận của nhà đầu tư. Đồng thời, phải bảo đảm việc điều chỉnh quy hoạch không làm phá vỡ quy hoạch chung, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên chịu tác động của quy hoạch đó, và phải thông báo công khai, minh bạch. Năm 2023 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2020 - 2025 và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đây còn là năm đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Quan điểm chỉ đạo của Thành ủy năm 2023 là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố phát huy những kết quả đạt được và kinh nghiệm đã có. Các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát, đổi mới phương thức lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, đề cao trách nhiệm, sự gương mẫu của người đứng đầu các cấp. Huy động cả hệ thống chính trị để tham gia thực hiện thắng lợi, toàn diện các nhiệm vụ công tác. Hoàn thiện công tác quy hoạch là định hướng quan trọng cho Thủ đô Hà Nội có không gian phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đó cũng là mục tiêu bao trùm được nêu tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị: Thủ đô Hà Nội là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Với sự vào cuộc đồng bộ, bài bản, sáng tạo của Đảng bộ và cả hệ thống chính trị, cùng với Chương trình hành động số 16-CTr/TU Thành ủy Hà Nội được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ, đề án cụ thể, TP. Hà Nội đang phấn đấu đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, đưa Thủ đô ngàn năm văn hiến ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Lan Anh
Tạo sức bật mới cho Thủ đô Hà Nội phát triển
Nhân dịp Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đã có bài viết “Tạo sức bật mới cho Thủ đô Hà Nội phát triển”. Báo Điện tử Chính phủ xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Đinh Tiến Dũng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã trực tiếp kiểm tra và chủ trì nhiều cuộc họp để triển khai dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô - Ảnh: VGP 69 năm sau Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), Hà Nội đang đứng trước thời cơ và cơ hội phát triển mới, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thực tiễn đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải thực hiện tốt hơn nữa các nghị quyết của Đảng, tạo sức bật mới cho con đường phát triển. Trước mắt, cần phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023; sẵn sàng bước vào năm 2024 với khí thế, quyết tâm cao, giành kết quả xứng đáng chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Hoàn thiện các quy hoạch lớn, đề xuất đẩy mạnh phân cấp, giao quyền Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, cùng với cả nước, Hà Nội chịu tác động rất lớn của đại dịch COVID-19 và những biến động mạnh của tình hình kinh tế, địa chính trị thế giới. Nhưng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, đạt kết quả khá toàn diện với nhiều dấu ấn nổi bật. Nền kinh tế Thủ đô trở thành điểm sáng về tăng trưởng. Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) năm 2021 tăng 2,92%, năm 2022 tăng 8,89%, đều cao hơn bình quân chung cả nước. 9 tháng 2023, suy thoái kinh tế thế giới rõ rệt, nhưng nhờ chú trọng khơi nguồn phát triển dịch vụ, kinh tế Hà Nội tốt lên từng quý (Quý I tăng 5,81%, Quý II tăng 5,93%, Quý III tăng 6,49%). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 9 tháng ước thực hiện 305.300 tỷ đồng, đạt 86,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình cho thấy triển vọng phục hồi kinh tế là rất sáng. Song song với nhiệm vụ thường xuyên, thành phố xác định phải có tư duy và tầm nhìn chiến lược, qua đó đã mạnh dạn triển khai một số chủ trương lớn, có ý nghĩa lâu dài. Nổi bật, Thành ủy Hà Nội đã đề xuất và ngày 5/5/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã khẩn trương, nghiêm túc học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện. Thành ủy ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26/8/2022 thực hiện Nghị quyết thể hiện rõ tính "hành động" bằng các công trình, dự án cụ thể. Trong hơn 1 năm qua, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị đã trở thành nguồn động lực mới thúc đẩy Thủ đô phát triển. Hà Nội đã tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng thể chế nhằm cụ thể hóa mục tiêu trở thành thành phố "Văn hiến-Văn minh-Hiện đại" như Nghị quyết đề ra. Cụ thể, với Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Thành phố đã tập trung định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô, vừa là những cực tăng trưởng mới, vừa giúp kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô; đó là thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh) và thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai); đồng thời xác định 5 trục phát triển, trong đó sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm... Trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố đã chỉ đạo nhấn mạnh các yếu tố tiểu vùng văn hóa để thấy được tính đa sắc, hội tụ của Thủ đô ngàn năm văn hiến... Về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), công sức chuẩn bị của Chính phủ, TP. Hà Nội và các bộ, đặc biệt là Bộ Tư pháp-cơ quan chủ trì soạn thảo đã giúp hoàn thành hồ sơ để lần đầu tiên trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/9 vừa qua. Điều quan trọng nhất là Luật Thủ đô (sửa đổi) phải đem lại giá trị thiết thực, thực chất là việc phân cấp, giao quyền cho Hà Nội, chính là tháo gỡ các nút thắt cản trở, vướng mắc để tạo động lực mới cho Thủ đô và đất nước tiến lên. Ví dụ như giao quyền cho Thủ đô quyết định đầu tư công, các dự án theo hình thức công - tư (PPP), đầu tư các dự án cầu quy mô lớn như các cầu qua sông tại Hà Nội (cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên) có tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng (thuộc nhóm dự án trọng điểm quốc gia) hay các cầu liên tỉnh thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương như cầu Ngọc Hồi, cầu Vân Phúc... Hay đối với nhu cầu xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội, cần có cơ chế để cả 10 tuyến 1 gói vay ODA, trên cơ sở đó thực hiện đồng bộ, bảo đảm kỹ thuật và thời gian vận hành... Việc di dời các bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô, để thực hiện hiệu quả, cần trao cho Hà Nội cơ chế như đứng ra giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở mới thay vì để các trường học, bệnh viện tự lo như hiện nay... Nếu những "nút thắt" này được tháo gỡ, không chỉ Hà Nội có sức bật mới để phát triển mà các địa phương khác, các cơ sở, đơn vị liên quan cũng có cơ hội. Hà Nội rực rỡ chào mừng 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023) - Ảnh: VGP/Gia Huy Xác định vị thế mới cho văn hóa Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Hà Nội là một trong số ít những Thủ đô trên thế giới có lịch sử, truyền thống văn hóa hơn 1.000 năm tuổi và được biết đến là "Thành phố di sản". Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022) theo tinh thần Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021. Thành phố còn xác định 3 lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo gồm y tế, giáo dục và văn hóa với nguồn vốn được xác định lên tới hơn 90.000 tỷ đồng. Trong đó, hơn 14.000 tỷ đồng được bố trí để bảo tồn, tôn tạo 579 di tích đang xuống cấp và đã xuống cấp nghiêm trọng. Thành phố cũng đang tập trung triển khai một số dự án trọng điểm như tái hiện Điện Kính Thiên, xây dựng đền thờ đức vua Ngô Quyền, thí điểm quy hoạch bảo tồn và phát triển làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây... Một chủ trương lớn và cũng là bước đi đột phá về phát triển hạ tầng là Hà Nội đã chủ động đề xuất và được Trung ương, Quốc hội thông qua chủ trương triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô. Ngày 25/6, Hà Nội đã khởi công dự án. Đến nay, gần 90% diện tích đã được giải phóng mặt bằng; 14 mũi thi công đang được triển khai. Con đường khi hoàn thành không chỉ tạo động lực phát triển cho Hà Nội, mà còn khắc phục hạn chế liên kết vùng, thúc đẩy các tỉnh trong vùng và cả nước phát triển... Hà Nội cũng đã chỉ đạo nhiều giải pháp mang tính bước ngoặt nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng, nổi cộm, cấp thiết đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân như thông qua Đề án quản lý tài sản công; xử lý 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai; tăng cường phân cấp, ủy quyền; Đề án cải tạo các khu chung cư cũ... Duy trì phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, thành phố còn làm tốt và không ngừng cố gắng để ngày càng làm tốt hơn công tác an sinh xã hội và bảo trợ xã hội trên tinh thần để không ai bị bỏ lại phía sau; phấn đấu đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo. Tiến thêm một bước để dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Thời gian tới, nhiệm vụ, chỉ tiêu đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô rất nặng nề, trong khi khó khăn, thách thức được dự báo còn rất lớn. Thành phố phải quyết tâm hoàn thành một số chỉ tiêu và nhiệm vụ rất quan trọng của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và những năm tiếp theo. Để làm được điều đó, chúng ta phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị thành phố, gương mẫu, đi đầu, gần dân, sát dân, thực hiện tốt phương châm "dân là gốc"; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các cấp, các ngành cần thực hiện thật tốt chủ đề: "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển". Đặc biệt, phải chủ động thực hiện tốt Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội. Đây là chỉ thị có ý nghĩa rất quan trọng định hình lại tư duy, nhận thức về trách nhiệm công vụ và tinh thần phục vụ nhân dân; khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm. Quan trọng hơn là thông qua thực hiện chỉ thị này, chúng ta, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đảng viên, cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải tiến thêm một bước để dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Các cấp, các ngành thành phố phải tiếp tục thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lời chúc Tết Đảng bộ và nhân dân Thủ đô nhân dịp Tết nguyên đán Quý Mão; khơi dậy ý chí, vươn lên xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại; nêu cao hơn nữa lòng tự hào, tự trọng, ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, điều hành, chủ động, tích cực tranh thủ mọi thời cơ và thuận lợi, bình tĩnh, tỉnh táo vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Năm 2024, chúng ta sẽ long trọng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), một cột mốc có ý nghĩa to lớn, đánh dấu quá trình vươn lên của Hà Nội từ trong gian khổ đấu tranh, ca khúc khải hoàn đến vinh quang của sự nghiệp đổi mới, hội nhập, xây dựng và phát triển. Chúng ta phải tiếp tục nỗ lực cố gắng ngay từ hôm nay để lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm. Việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đem lại bước phát triển mới cho địa phương, đơn vị, nâng cao đời sống người dân chính là món quà chào mừng có ý nghĩa nhất. Đinh Tiến Dũng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội
Tạo sức bật mới cho Thủ đô Hà Nội phát triển Nhân dịp Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đã có bài viết “Tạo sức bật mới cho Thủ đô Hà Nội phát triển”. Báo Điện tử Chính phủ xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Đinh Tiến Dũng. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã trực tiếp kiểm tra và chủ trì nhiều cuộc họp để triển khai dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô - Ảnh: VGP 69 năm sau Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), Hà Nội đang đứng trước thời cơ và cơ hội phát triển mới, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thực tiễn đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải thực hiện tốt hơn nữa các nghị quyết của Đảng, tạo sức bật mới cho con đường phát triển. Trước mắt, cần phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023; sẵn sàng bước vào năm 2024 với khí thế, quyết tâm cao, giành kết quả xứng đáng chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Hoàn thiện các quy hoạch lớn, đề xuất đẩy mạnh phân cấp, giao quyền Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, cùng với cả nước, Hà Nội chịu tác động rất lớn của đại dịch COVID-19 và những biến động mạnh của tình hình kinh tế, địa chính trị thế giới. Nhưng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, đạt kết quả khá toàn diện với nhiều dấu ấn nổi bật. Nền kinh tế Thủ đô trở thành điểm sáng về tăng trưởng. Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) năm 2021 tăng 2,92%, năm 2022 tăng 8,89%, đều cao hơn bình quân chung cả nước. 9 tháng 2023, suy thoái kinh tế thế giới rõ rệt, nhưng nhờ chú trọng khơi nguồn phát triển dịch vụ, kinh tế Hà Nội tốt lên từng quý (Quý I tăng 5,81%, Quý II tăng 5,93%, Quý III tăng 6,49%). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 9 tháng ước thực hiện 305.300 tỷ đồng, đạt 86,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình cho thấy triển vọng phục hồi kinh tế là rất sáng. Song song với nhiệm vụ thường xuyên, thành phố xác định phải có tư duy và tầm nhìn chiến lược, qua đó đã mạnh dạn triển khai một số chủ trương lớn, có ý nghĩa lâu dài. Nổi bật, Thành ủy Hà Nội đã đề xuất và ngày 5/5/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã khẩn trương, nghiêm túc học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện. Thành ủy ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26/8/2022 thực hiện Nghị quyết thể hiện rõ tính "hành động" bằng các công trình, dự án cụ thể. Trong hơn 1 năm qua, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị đã trở thành nguồn động lực mới thúc đẩy Thủ đô phát triển. Hà Nội đã tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng thể chế nhằm cụ thể hóa mục tiêu trở thành thành phố "Văn hiến-Văn minh-Hiện đại" như Nghị quyết đề ra. Cụ thể, với Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Thành phố đã tập trung định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô, vừa là những cực tăng trưởng mới, vừa giúp kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô; đó là thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh) và thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai); đồng thời xác định 5 trục phát triển, trong đó sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm... Trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố đã chỉ đạo nhấn mạnh các yếu tố tiểu vùng văn hóa để thấy được tính đa sắc, hội tụ của Thủ đô ngàn năm văn hiến... Về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), công sức chuẩn bị của Chính phủ, TP. Hà Nội và các bộ, đặc biệt là Bộ Tư pháp-cơ quan chủ trì soạn thảo đã giúp hoàn thành hồ sơ để lần đầu tiên trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/9 vừa qua. Điều quan trọng nhất là Luật Thủ đô (sửa đổi) phải đem lại giá trị thiết thực, thực chất là việc phân cấp, giao quyền cho Hà Nội, chính là tháo gỡ các nút thắt cản trở, vướng mắc để tạo động lực mới cho Thủ đô và đất nước tiến lên. Ví dụ như giao quyền cho Thủ đô quyết định đầu tư công, các dự án theo hình thức công - tư (PPP), đầu tư các dự án cầu quy mô lớn như các cầu qua sông tại Hà Nội (cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên) có tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng (thuộc nhóm dự án trọng điểm quốc gia) hay các cầu liên tỉnh thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương như cầu Ngọc Hồi, cầu Vân Phúc... Hay đối với nhu cầu xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội, cần có cơ chế để cả 10 tuyến 1 gói vay ODA, trên cơ sở đó thực hiện đồng bộ, bảo đảm kỹ thuật và thời gian vận hành... Việc di dời các bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô, để thực hiện hiệu quả, cần trao cho Hà Nội cơ chế như đứng ra giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở mới thay vì để các trường học, bệnh viện tự lo như hiện nay... Nếu những "nút thắt" này được tháo gỡ, không chỉ Hà Nội có sức bật mới để phát triển mà các địa phương khác, các cơ sở, đơn vị liên quan cũng có cơ hội. Hà Nội rực rỡ chào mừng 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023) - Ảnh: VGP/Gia Huy Xác định vị thế mới cho văn hóa Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Hà Nội là một trong số ít những Thủ đô trên thế giới có lịch sử, truyền thống văn hóa hơn 1.000 năm tuổi và được biết đến là "Thành phố di sản". Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022) theo tinh thần Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021. Thành phố còn xác định 3 lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo gồm y tế, giáo dục và văn hóa với nguồn vốn được xác định lên tới hơn 90.000 tỷ đồng. Trong đó, hơn 14.000 tỷ đồng được bố trí để bảo tồn, tôn tạo 579 di tích đang xuống cấp và đã xuống cấp nghiêm trọng. Thành phố cũng đang tập trung triển khai một số dự án trọng điểm như tái hiện Điện Kính Thiên, xây dựng đền thờ đức vua Ngô Quyền, thí điểm quy hoạch bảo tồn và phát triển làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây... Một chủ trương lớn và cũng là bước đi đột phá về phát triển hạ tầng là Hà Nội đã chủ động đề xuất và được Trung ương, Quốc hội thông qua chủ trương triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô. Ngày 25/6, Hà Nội đã khởi công dự án. Đến nay, gần 90% diện tích đã được giải phóng mặt bằng; 14 mũi thi công đang được triển khai. Con đường khi hoàn thành không chỉ tạo động lực phát triển cho Hà Nội, mà còn khắc phục hạn chế liên kết vùng, thúc đẩy các tỉnh trong vùng và cả nước phát triển... Hà Nội cũng đã chỉ đạo nhiều giải pháp mang tính bước ngoặt nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng, nổi cộm, cấp thiết đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân như thông qua Đề án quản lý tài sản công; xử lý 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai; tăng cường phân cấp, ủy quyền; Đề án cải tạo các khu chung cư cũ... Duy trì phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, thành phố còn làm tốt và không ngừng cố gắng để ngày càng làm tốt hơn công tác an sinh xã hội và bảo trợ xã hội trên tinh thần để không ai bị bỏ lại phía sau; phấn đấu đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo. Tiến thêm một bước để dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Thời gian tới, nhiệm vụ, chỉ tiêu đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô rất nặng nề, trong khi khó khăn, thách thức được dự báo còn rất lớn. Thành phố phải quyết tâm hoàn thành một số chỉ tiêu và nhiệm vụ rất quan trọng của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và những năm tiếp theo. Để làm được điều đó, chúng ta phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị thành phố, gương mẫu, đi đầu, gần dân, sát dân, thực hiện tốt phương châm "dân là gốc"; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các cấp, các ngành cần thực hiện thật tốt chủ đề: "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển". Đặc biệt, phải chủ động thực hiện tốt Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội. Đây là chỉ thị có ý nghĩa rất quan trọng định hình lại tư duy, nhận thức về trách nhiệm công vụ và tinh thần phục vụ nhân dân; khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm. Quan trọng hơn là thông qua thực hiện chỉ thị này, chúng ta, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đảng viên, cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải tiến thêm một bước để dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Các cấp, các ngành thành phố phải tiếp tục thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lời chúc Tết Đảng bộ và nhân dân Thủ đô nhân dịp Tết nguyên đán Quý Mão; khơi dậy ý chí, vươn lên xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại; nêu cao hơn nữa lòng tự hào, tự trọng, ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, điều hành, chủ động, tích cực tranh thủ mọi thời cơ và thuận lợi, bình tĩnh, tỉnh táo vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Năm 2024, chúng ta sẽ long trọng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), một cột mốc có ý nghĩa to lớn, đánh dấu quá trình vươn lên của Hà Nội từ trong gian khổ đấu tranh, ca khúc khải hoàn đến vinh quang của sự nghiệp đổi mới, hội nhập, xây dựng và phát triển. Chúng ta phải tiếp tục nỗ lực cố gắng ngay từ hôm nay để lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm. Việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đem lại bước phát triển mới cho địa phương, đơn vị, nâng cao đời sống người dân chính là món quà chào mừng có ý nghĩa nhất. Đinh Tiến Dũng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội
Chia sẻ thành tích của con trên mạng có vô tình để lộ thông tin cá nhân của trẻ?
(Chinhphu.vn) – Thông tin cá nhân là thông tin có giá trị nhất, đó cũng là "đích" của tội phạm công nghệ hướng tới. Rất nhiều trường hợp lừa đảo đều thông qua các thông tin cá nhân này.
Hội thảo Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (Vnisa) tổ chức ngày 25/5 - Ảnh: VGP/HM Tại Hội thảo Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (Vnisa) tổ chức ngày 25/5, bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng Kiểm định (Trung tâm Vncert, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) cho biết, gần đây, có rất nhiều vụ lộ lọt thông tin cá nhân xảy ra phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, hằng năm, Bộ Công an cũng đã triệt phá nhiều vụ lừa đảo liên quan đến tình trạng lộ lột thông tin cá nhân. Thông tin cá nhân là thông tin có giá trị nhất. Đây chính là đích của tội phạm công nghệ hướng tới để lừa đảo thông qua các thông tin cá nhân này. Riêng đối với trẻ em, bà Đinh Thị Như Hoa cho biết, việc lộ lọt thông tin cá nhân có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân là yếu tố vi kỹ thuật và kỹ thuật. Với yếu tố vi kỹ thuật, vấn đề đầu tiên là nhận thức về việc chia sẻ thông tin. Hiện nay, nhiều cha mẹ, người lớn chưa lưu ý đến vấn đề chia sẻ thông tin của trẻ. Cụ thể, thời gian gần đây, các cấp học bế giảng, nhiều cha mẹ đã chia sẻ các thông tin, như bảng điểm, lớp học, tên tuổi, thành tích của con trên mạng. Chính điều này "giúp" kẻ xấu dễ dàng tiếp cận được các thông tin cá nhân của trẻ (con học trường nào, lớp nào, đạt bao nhiêu điểm...) và là nguyên nhân dẫn tới các vụ lừa đảo liên quan. Thông tin cá nhân là thông tin có giá trị nhất, đó cũng là "đích" của tội phạm công nghệ hướng tới Nguyên nhân thứ 2 là vấn đề kỹ thuật. Hiện nay, rất nhiều trang web thu thập thông tin nhưng chưa có cam kết với người sử dụng, dẫn đến việc lộ lọt thông tin bởi chính người quản lý dữ liệu hoặc bên thứ 3. Bên cạnh đó, nhiều trang web lừa đảo được thiết lập. Trẻ em và bố mẹ hạn chế kiến thức về an toàn an ninh mạng rất dễ truy cập vào các đường link này và cập nhật thông tin cá nhân, từ đó lộ lọt thông tin cá nhân nói chung và của trẻ nói riêng. Cũng theo đại diện Cục An toàn thông tin, thực tế hiện nay có nhiều hệ thống thông tin chứa các thông tin cá nhân của trẻ chưa được phê duyệt về mức độ đảm bảo an toàn thông tin cho trẻ, cũng như triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin tương ứng. Từ việc này, các đối tượng rất dễ dàng khai thác thông tin và lừa đảo. "Có thể chính người sở hữu thông tin đã chia sẻ thông tin của trẻ mà không biết. Điều này đã vô tình tạo điều kiện dễ dàng để kẻ xấu có ý định tạo ra các cuộc lừa đảo", bà Đinh Thị Như Hoa nhấn mạnh. Từ quy định đến kiến thức kỹ năng ‘Vaccine số’ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng 24/05/2023 16:23Hàng nghìn trường hợp được hỗ trợ, can thiệp từ Tổng đài bảo vệ trẻ em 111 18/05/2023 16:04Nâng cao giải pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng 28/04/2023 20:18Thủ tướng: Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động 08/04/2023 19:42 Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐTB&XH) cho biết, hệ thống pháp luật hiện nay ở nước ta về quyền riêng tư của trẻ em và những nội dung thuộc về quyền riêng tư của trẻ em đã được quy định trong Luật Trẻ em. Tuy nhiên, từ quy định để trở thành kiến thức kỹ năng của chính chúng ta, trong đó có các bậc phụ huynh và trẻ em thì không phải dễ dàng. Mặc dù người lớn được trang bị nhiều kiến thức kỹ năng, nhưng khi có người gọi điện thoại nói rõ tên con, trường học, lớp học, thì như một phản xạ thông thường, họ đã tin tưởng ngay. Hoặc trường hợp kẻ lừa đảo yêu cầu trẻ gái làm một số động tác đơn giản theo mẫu và dụ dỗ nếu trẻ làm theo thì sẽ được tặng một thỏi son. "Điều này cho thấy, những đối tượng có ý định xấu ở trên mạng đã nắm được tâm sinh lý của trẻ em và phụ huynh rất tốt", bà Nguyễn Thị Nga cho biết. Theo bà Nga, để phòng ngừa lừa đảo, dụ dỗ trẻ thông qua thông tin cá nhân của trẻ bị lộ, lọt, điều quan trọng nhất chính là sự quan tâm thực sự của cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Chính những người thân sẽ đồng hành cùng con, từ việc nhận diện, xác định rủi ro và nếu trẻ bị lừa gạt thông qua các thông tin cá nhân bị lộ lọt thì cha mẹ và thầy cô phải luôn chia sẻ với các em, để giảm thiểu những tổn hại và điều đáng tiếc xảy ra với trẻ. Thượng tá Chu Mạnh Thông, Phó Trưởng phòng 7 (Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công An) cho biết thêm, Bộ Công an đang phối hợp với nhiều ban, ngành triển khai các hoạt động bảo vệ trẻ trên không gian mạng. Thời gian tới, Bộ tiếp tục tiến hành kiểm tra việc thi hành các quy định bảo vệ thông tin của người dùng nói chung và trẻ em nói riêng, làm sao hạn chế mức thấp nhất những thông tin cá nhân và thông tin về trẻ em được rao bán và sử dụng bất hợp pháp trên không gian mạng. Hiền Minh
Chia sẻ thành tích của con trên mạng có vô tình để lộ thông tin cá nhân của trẻ? (Chinhphu.vn) – Thông tin cá nhân là thông tin có giá trị nhất, đó cũng là "đích" của tội phạm công nghệ hướng tới. Rất nhiều trường hợp lừa đảo đều thông qua các thông tin cá nhân này. Hội thảo Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (Vnisa) tổ chức ngày 25/5 - Ảnh: VGP/HM Tại Hội thảo Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (Vnisa) tổ chức ngày 25/5, bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng Kiểm định (Trung tâm Vncert, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) cho biết, gần đây, có rất nhiều vụ lộ lọt thông tin cá nhân xảy ra phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, hằng năm, Bộ Công an cũng đã triệt phá nhiều vụ lừa đảo liên quan đến tình trạng lộ lột thông tin cá nhân. Thông tin cá nhân là thông tin có giá trị nhất. Đây chính là đích của tội phạm công nghệ hướng tới để lừa đảo thông qua các thông tin cá nhân này. Riêng đối với trẻ em, bà Đinh Thị Như Hoa cho biết, việc lộ lọt thông tin cá nhân có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân là yếu tố vi kỹ thuật và kỹ thuật. Với yếu tố vi kỹ thuật, vấn đề đầu tiên là nhận thức về việc chia sẻ thông tin. Hiện nay, nhiều cha mẹ, người lớn chưa lưu ý đến vấn đề chia sẻ thông tin của trẻ. Cụ thể, thời gian gần đây, các cấp học bế giảng, nhiều cha mẹ đã chia sẻ các thông tin, như bảng điểm, lớp học, tên tuổi, thành tích của con trên mạng. Chính điều này "giúp" kẻ xấu dễ dàng tiếp cận được các thông tin cá nhân của trẻ (con học trường nào, lớp nào, đạt bao nhiêu điểm...) và là nguyên nhân dẫn tới các vụ lừa đảo liên quan. Thông tin cá nhân là thông tin có giá trị nhất, đó cũng là "đích" của tội phạm công nghệ hướng tới Nguyên nhân thứ 2 là vấn đề kỹ thuật. Hiện nay, rất nhiều trang web thu thập thông tin nhưng chưa có cam kết với người sử dụng, dẫn đến việc lộ lọt thông tin bởi chính người quản lý dữ liệu hoặc bên thứ 3. Bên cạnh đó, nhiều trang web lừa đảo được thiết lập. Trẻ em và bố mẹ hạn chế kiến thức về an toàn an ninh mạng rất dễ truy cập vào các đường link này và cập nhật thông tin cá nhân, từ đó lộ lọt thông tin cá nhân nói chung và của trẻ nói riêng. Cũng theo đại diện Cục An toàn thông tin, thực tế hiện nay có nhiều hệ thống thông tin chứa các thông tin cá nhân của trẻ chưa được phê duyệt về mức độ đảm bảo an toàn thông tin cho trẻ, cũng như triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin tương ứng. Từ việc này, các đối tượng rất dễ dàng khai thác thông tin và lừa đảo. "Có thể chính người sở hữu thông tin đã chia sẻ thông tin của trẻ mà không biết. Điều này đã vô tình tạo điều kiện dễ dàng để kẻ xấu có ý định tạo ra các cuộc lừa đảo", bà Đinh Thị Như Hoa nhấn mạnh. Từ quy định đến kiến thức kỹ năng ‘Vaccine số’ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng 24/05/2023 16:23Hàng nghìn trường hợp được hỗ trợ, can thiệp từ Tổng đài bảo vệ trẻ em 111 18/05/2023 16:04Nâng cao giải pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng 28/04/2023 20:18Thủ tướng: Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động 08/04/2023 19:42 Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐTB&XH) cho biết, hệ thống pháp luật hiện nay ở nước ta về quyền riêng tư của trẻ em và những nội dung thuộc về quyền riêng tư của trẻ em đã được quy định trong Luật Trẻ em. Tuy nhiên, từ quy định để trở thành kiến thức kỹ năng của chính chúng ta, trong đó có các bậc phụ huynh và trẻ em thì không phải dễ dàng. Mặc dù người lớn được trang bị nhiều kiến thức kỹ năng, nhưng khi có người gọi điện thoại nói rõ tên con, trường học, lớp học, thì như một phản xạ thông thường, họ đã tin tưởng ngay. Hoặc trường hợp kẻ lừa đảo yêu cầu trẻ gái làm một số động tác đơn giản theo mẫu và dụ dỗ nếu trẻ làm theo thì sẽ được tặng một thỏi son. "Điều này cho thấy, những đối tượng có ý định xấu ở trên mạng đã nắm được tâm sinh lý của trẻ em và phụ huynh rất tốt", bà Nguyễn Thị Nga cho biết. Theo bà Nga, để phòng ngừa lừa đảo, dụ dỗ trẻ thông qua thông tin cá nhân của trẻ bị lộ, lọt, điều quan trọng nhất chính là sự quan tâm thực sự của cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Chính những người thân sẽ đồng hành cùng con, từ việc nhận diện, xác định rủi ro và nếu trẻ bị lừa gạt thông qua các thông tin cá nhân bị lộ lọt thì cha mẹ và thầy cô phải luôn chia sẻ với các em, để giảm thiểu những tổn hại và điều đáng tiếc xảy ra với trẻ. Thượng tá Chu Mạnh Thông, Phó Trưởng phòng 7 (Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công An) cho biết thêm, Bộ Công an đang phối hợp với nhiều ban, ngành triển khai các hoạt động bảo vệ trẻ trên không gian mạng. Thời gian tới, Bộ tiếp tục tiến hành kiểm tra việc thi hành các quy định bảo vệ thông tin của người dùng nói chung và trẻ em nói riêng, làm sao hạn chế mức thấp nhất những thông tin cá nhân và thông tin về trẻ em được rao bán và sử dụng bất hợp pháp trên không gian mạng. Hiền Minh
Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó về định mức, đơn giá, vật liệu xây dựng công trình giao thông
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 9/1/2024 chỉ đạo tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó về định mức, đơn giá, vật liệu xây dựng công trình giao thông Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công điện nêu: Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nói chung, nhất là các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã tạo ra những chuyển biến tích cực, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động, tích cực đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án cho các bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc liên quan tới quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý định mức, giá xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng thông thường đối với các dự án đầu tư xây dựng, nhất là các dự án giao thông trên cả nước. Để đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, nhất là dự án, công trình giao thông góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo các đơn vị liên quan a) Nghiên cứu rà soát sửa đổi, bổ sung điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan quản lý chi phí đầu tư xây dựng bảo đảm phù hợp với thực tế và khả thi trong triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện trong tháng 3 năm 2024. b) Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các định mức đã được Bộ Xây dựng ban hành theo thẩm quyền nhưng chưa phù hợp hoặc còn thiếu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 4 năm 2024. c) Chủ động phối hợp với các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, địa phương tổ chức xây dựng định mức dự toán đặc thù của chuyên ngành, của địa phương có công nghệ thi công, điều kiện thi công, vật liệu xây dựng mới hoặc chưa có trong hệ thống định mức hiện hành. d) Tích cực hướng dẫn, đôn đốc các địa phương công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng (hàng quý hoặc sớm hơn nếu cần thiết), đơn giá nhân công xây dựng (hàng năm hoặc sớm hơn nếu cần thiết) bảo đảm kịp thời, đầy đủ, phù hợp với giá thị trường, đúng quy định pháp luật; kiểm tra tình hình thực hiện tại các địa phương có các dự án công trình giao thông trọng điểm. 2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải a) Chỉ đạo, tổ chức xác định danh mục, lập kế hoạch rà soát định mức dự toán các công tác xây dựng đặc thù của ngành đồng thời tổ chức xây dựng các định mức dự toán thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải gửi Bộ Xây dựng có ý kiến trước khi ban hành. b) Chỉ đạo các chủ đầu tư/Ban quản lý dự án thực hiện nghiêm việc lập, xác định, quản lý, quyết định việc sử dụng các định mức dự toán điều chỉnh, định mức dự toán mới cho công trình theo thẩm quyền làm cơ sở xác định giá xây dựng công trình quy định tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ. c) Chỉ đạo các chủ đầu tư rà soát hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng của các dự án, trường hợp cần thiết phải kịp thời bổ sung, điều chỉnh để đảm bảo đủ nguồn vật liệu san lấp cho nhu cầu của dự án theo quy định. d) Phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát để hoàn thiện các định mức xây dựng bảo đảm phù hợp với đặc điểm của ngành giao thông vận tải. đ) Phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời xử lý theo thẩm quyền, hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng, chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa... trong quá trình triển khai các dự án giao thông vận tải. e) Khẩn trương hoàn thành, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về kết quả thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp cho các dự án hạ tầng giao thông trước ngày 20 tháng 01 năm 2024, làm cơ sở để cấp phép khai thác, chủ động nguồn vật liệu, giảm phụ thuộc vào cát sông. g) Khẩn trương xây dựng và ban hành Quy chuẩn thiết kế đường bộ cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 794/CĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2023 làm cơ sở để quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống đường bộ cao tốc, các nút giao kết nối; hoàn thành trong quý I năm 2024. 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường a) Chỉ đạo rà soát tăng cường phân cấp, phân quyền; phân nhóm các loại khoáng sản trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản theo hướng tách riêng nhóm khoáng sản làm vật liệu san lấp để có quy định riêng về khai thác vật liệu san lấp nhằm đơn giản hoá tối đa các trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ, trình Chính phủ trong tháng 02 năm 2024. b) Khẩn trương hướng dẫn các địa phương thực hiện thủ tục khai thác cát biển đã được đánh giá tài nguyên để kịp thời khai thác phục vụ nhu cầu vật liệu san lấp cho các dự án đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo cơ chế đặc thù quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về Thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ. c) Phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc về việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp, công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; công tác chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa phục vụ các dự án đầu tư xây dựng phục vụ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng, đơn vị liên quan. a) Kịp thời công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng (hàng quý hoặc sớm hơn nếu cần thiết), đơn giá nhân công xây dựng (hàng năm hoặc sớm hơn nếu cần thiết) bảo đảm đầy đủ, phù hợp với giá thị trường, đúng quy định pháp luật; chủ động phối hợp với Bộ Xây dựng, triển khai ban hành định mức đặc thù tại địa phương. b) Tiếp tục rà soát các mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp trên địa bàn, chủ động phối hợp với các địa phương lân cận để quy hoạch, cấp phép các mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp đảm bảo đủ vật liệu theo tiến độ cho nhu cầu thi công của các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn. c) Chỉ đạo chủ đầu tư/ban quản lý dự án rà soát Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng của các dự án giao thông để kịp thời bổ sung, điều chỉnh bảo đảm đủ nguồn và công suất khai thác vật liệu san lấp cho nhu cầu của dự án, nhất là các dự án khu vực đồng bằng sông Cửu Long. d) Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các chủ đầu tư, nhà thầu thỏa thuận với các chủ sở hữu về giá chuyển nhượng, thuê đất bảo đảm phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của nhà nước quy định, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, nâng giá, ép giá; có chế tài để xử lý các trường hợp cố tình nâng giá, "ép giá", đầu cơ đất khu vực mỏ; tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến trồng rừng thay thế, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa. 5. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công điện này./. Tham khảo thêmThông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù xây dựng công trình giao thôngTham khảo thêmĐẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, quyết liệt thúc đẩy các công trình giao thông trọng điểmTham khảo thêmTán thành Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộTham khảo thêmThí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộTham khảo thêmQuốc hội xem xét cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại kỳ họp thứ 6Tham khảo thêmĐà Nẵng, Bình Định khởi công các công trình giao thông trọng điểmTham khảo thêmTháo gỡ vướng mắc đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộTham khảo thêmLập lại trật tự, kỷ cương công tác tư vấn đầu tư xây dựng các công trình giao thông vận tảiTham khảo thêmTháo gỡ vướng mắc trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộTham khảo thêmBộ Tư pháp họp thẩm định về chính sách gỡ vướng cho đầu tư công trình giao thôngTham khảo thêmSiết kiểm soát công tác lựa chọn nhà thầu công trình giao thôngTham khảo thêmBộ GTVT: Kết quả giải ngân vượt trội, đột phá về tiến độ công trình giao thôngTham khảo thêmĐề xuất phương án xử lý dự án đầu tư công xây dựng công trình giao thông đường bộ đi qua 2 tỉnhTham khảo thêmThủ tướng: Phải đổi mới tư duy, cách tiếp cận, cách làm, cách ứng xử để triển khai các dự án, công trình giao thông
Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó về định mức, đơn giá, vật liệu xây dựng công trình giao thông Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 9/1/2024 chỉ đạo tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia. Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó về định mức, đơn giá, vật liệu xây dựng công trình giao thông Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công điện nêu: Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nói chung, nhất là các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã tạo ra những chuyển biến tích cực, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động, tích cực đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án cho các bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc liên quan tới quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý định mức, giá xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng thông thường đối với các dự án đầu tư xây dựng, nhất là các dự án giao thông trên cả nước. Để đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, nhất là dự án, công trình giao thông góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo các đơn vị liên quan a) Nghiên cứu rà soát sửa đổi, bổ sung điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan quản lý chi phí đầu tư xây dựng bảo đảm phù hợp với thực tế và khả thi trong triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện trong tháng 3 năm 2024. b) Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các định mức đã được Bộ Xây dựng ban hành theo thẩm quyền nhưng chưa phù hợp hoặc còn thiếu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 4 năm 2024. c) Chủ động phối hợp với các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, địa phương tổ chức xây dựng định mức dự toán đặc thù của chuyên ngành, của địa phương có công nghệ thi công, điều kiện thi công, vật liệu xây dựng mới hoặc chưa có trong hệ thống định mức hiện hành. d) Tích cực hướng dẫn, đôn đốc các địa phương công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng (hàng quý hoặc sớm hơn nếu cần thiết), đơn giá nhân công xây dựng (hàng năm hoặc sớm hơn nếu cần thiết) bảo đảm kịp thời, đầy đủ, phù hợp với giá thị trường, đúng quy định pháp luật; kiểm tra tình hình thực hiện tại các địa phương có các dự án công trình giao thông trọng điểm. 2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải a) Chỉ đạo, tổ chức xác định danh mục, lập kế hoạch rà soát định mức dự toán các công tác xây dựng đặc thù của ngành đồng thời tổ chức xây dựng các định mức dự toán thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải gửi Bộ Xây dựng có ý kiến trước khi ban hành. b) Chỉ đạo các chủ đầu tư/Ban quản lý dự án thực hiện nghiêm việc lập, xác định, quản lý, quyết định việc sử dụng các định mức dự toán điều chỉnh, định mức dự toán mới cho công trình theo thẩm quyền làm cơ sở xác định giá xây dựng công trình quy định tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ. c) Chỉ đạo các chủ đầu tư rà soát hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng của các dự án, trường hợp cần thiết phải kịp thời bổ sung, điều chỉnh để đảm bảo đủ nguồn vật liệu san lấp cho nhu cầu của dự án theo quy định. d) Phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát để hoàn thiện các định mức xây dựng bảo đảm phù hợp với đặc điểm của ngành giao thông vận tải. đ) Phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời xử lý theo thẩm quyền, hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng, chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa... trong quá trình triển khai các dự án giao thông vận tải. e) Khẩn trương hoàn thành, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về kết quả thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp cho các dự án hạ tầng giao thông trước ngày 20 tháng 01 năm 2024, làm cơ sở để cấp phép khai thác, chủ động nguồn vật liệu, giảm phụ thuộc vào cát sông. g) Khẩn trương xây dựng và ban hành Quy chuẩn thiết kế đường bộ cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 794/CĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2023 làm cơ sở để quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống đường bộ cao tốc, các nút giao kết nối; hoàn thành trong quý I năm 2024. 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường a) Chỉ đạo rà soát tăng cường phân cấp, phân quyền; phân nhóm các loại khoáng sản trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản theo hướng tách riêng nhóm khoáng sản làm vật liệu san lấp để có quy định riêng về khai thác vật liệu san lấp nhằm đơn giản hoá tối đa các trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ, trình Chính phủ trong tháng 02 năm 2024. b) Khẩn trương hướng dẫn các địa phương thực hiện thủ tục khai thác cát biển đã được đánh giá tài nguyên để kịp thời khai thác phục vụ nhu cầu vật liệu san lấp cho các dự án đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo cơ chế đặc thù quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về Thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ. c) Phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc về việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp, công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; công tác chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa phục vụ các dự án đầu tư xây dựng phục vụ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng, đơn vị liên quan. a) Kịp thời công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng (hàng quý hoặc sớm hơn nếu cần thiết), đơn giá nhân công xây dựng (hàng năm hoặc sớm hơn nếu cần thiết) bảo đảm đầy đủ, phù hợp với giá thị trường, đúng quy định pháp luật; chủ động phối hợp với Bộ Xây dựng, triển khai ban hành định mức đặc thù tại địa phương. b) Tiếp tục rà soát các mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp trên địa bàn, chủ động phối hợp với các địa phương lân cận để quy hoạch, cấp phép các mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp đảm bảo đủ vật liệu theo tiến độ cho nhu cầu thi công của các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn. c) Chỉ đạo chủ đầu tư/ban quản lý dự án rà soát Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng của các dự án giao thông để kịp thời bổ sung, điều chỉnh bảo đảm đủ nguồn và công suất khai thác vật liệu san lấp cho nhu cầu của dự án, nhất là các dự án khu vực đồng bằng sông Cửu Long. d) Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các chủ đầu tư, nhà thầu thỏa thuận với các chủ sở hữu về giá chuyển nhượng, thuê đất bảo đảm phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của nhà nước quy định, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, nâng giá, ép giá; có chế tài để xử lý các trường hợp cố tình nâng giá, "ép giá", đầu cơ đất khu vực mỏ; tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến trồng rừng thay thế, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa. 5. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công điện này./. Tham khảo thêmThông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù xây dựng công trình giao thôngTham khảo thêmĐẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, quyết liệt thúc đẩy các công trình giao thông trọng điểmTham khảo thêmTán thành Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộTham khảo thêmThí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộTham khảo thêmQuốc hội xem xét cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại kỳ họp thứ 6Tham khảo thêmĐà Nẵng, Bình Định khởi công các công trình giao thông trọng điểmTham khảo thêmTháo gỡ vướng mắc đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộTham khảo thêmLập lại trật tự, kỷ cương công tác tư vấn đầu tư xây dựng các công trình giao thông vận tảiTham khảo thêmTháo gỡ vướng mắc trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộTham khảo thêmBộ Tư pháp họp thẩm định về chính sách gỡ vướng cho đầu tư công trình giao thôngTham khảo thêmSiết kiểm soát công tác lựa chọn nhà thầu công trình giao thôngTham khảo thêmBộ GTVT: Kết quả giải ngân vượt trội, đột phá về tiến độ công trình giao thôngTham khảo thêmĐề xuất phương án xử lý dự án đầu tư công xây dựng công trình giao thông đường bộ đi qua 2 tỉnhTham khảo thêmThủ tướng: Phải đổi mới tư duy, cách tiếp cận, cách làm, cách ứng xử để triển khai các dự án, công trình giao thông
Bến Tre: Cam kết khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp
Tỉnh Bến Tre cam kết trong 30 ngày chỉ đạo các ngành tiến hành ngay các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp. Hiện, địa phương đã đầu tư tường rào, thu gom, xử lý nước thải, lắp đặt khung hàng rào lưới sắt ngăn rác bay ra ngoài, xử lý bạt chuyên dụng đậy rác để hạn chế mùi...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Báo Đồng khởi Chiều 20/7, UBND tỉnh Bến Tre phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị thông tin tình hình và giải pháp xử lý tại bãi rác An Hiệp (huyện Ba Tri, tỉnh Bến tre). Báo cáo tại Hội nghị, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre Bùi Minh Tuấn cho biết, mỗi ngày bãi rác An Hiệp tiếp nhận khoảng 200 tấn rác. Trong đó, 2 địa phương là thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành khoảng 120 đến 150 tấn, còn lại là rác tại huyện Ba Tri. Trước đây, lượng rác tại thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành xử lý tại nhà máy xử lý rác Bến Tre (tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành). Tuy nhiên, do năng lực điều hành, quản lý, tiếp nhận hằng ngày tại nhà máy này không đáp ứng yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường nên UBND tỉnh Bến Tre quyết định đóng cửa nhà máy xử lý rác Bến Tre để tái cơ cấu, khắc phục. Từ ngày 20/10/2021, tỉnh Bến Tre có chủ trương tạm thời vận chuyển rác về bãi rác An Hiệp. Thời gian gần đây, bãi rác An Hiệp không đáp ứng điều kiện môi trường khiến người dân bức xúc. Bãi rác An Hiệp Ngày 15/7, một số bà con đã chặn đường, không cho xe vào bãi rác. Sau đó, huyện Ba Tri cử lực lượng đối thoại, vận động người dân và giải quyết tình hình ô nhiễm. Tỉnh có chủ trương không đưa rác về bãi rác An Hiệp trong 2 ngày 16 và 17/7. Ngày 17/7, UBND tỉnh Bến Tre cùng địa phương, các ngành tiếp tục tổ chức đối thoại với 80 hộ dân tại 2 xã An Hiệp và An Đức (huyện Ba Tri). Lãnh đạo tỉnh và các ngành lắng nghe ý kiến, bức xúc của bà con về tình hình ô nhiễm môi trường; đồng thời, chia sẻ những khó khăn và đề ra giải pháp khắc phục. Qua buổi đối thoại, tỉnh cam kết trong 30 ngày chỉ đạo các ngành tiến hành ngay các giải pháp khắc phục ô nhiễm. Hiện, địa phương đã đầu tư tường rào, thu gom, xử lý nước thải, lắp đặt khung hàng rào lưới sắt ngăn rác bay ra ngoài, xử lý bạt chuyên dụng đậy rác để hạn chế mùi... Đồng thời, UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt chủ trương thiết kế mở rộng bãi rác thêm 3 ha. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh cho rằng, trước mắt sẽ khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp như đã cam kết với dân trong buổi đối thoại. Ngoài ra, tỉnh đã giao Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp huyện Ba Tri tiếp tục vận động người dân chấp thuận cho xe chở rác vào đổ tại bãi rác An Hiệp trong khi chờ nhà đầu tư hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý rác. Định hướng trong thời gian tới tỉnh sẽ tái cơ cấu nhà máy xử lý rác. Dự kiến, mở rộng thêm 2 ha trên nền nhà máy cũ để nâng công suất xử lý từ 320 tấn đến 350 tấn/ngày với công nghệ hiện đại của châu Âu. Sau khi giao đất, nhà đầu tư cam kết chậm nhất 24 tháng sẽ hoàn thành. NT
Bến Tre: Cam kết khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp Tỉnh Bến Tre cam kết trong 30 ngày chỉ đạo các ngành tiến hành ngay các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp. Hiện, địa phương đã đầu tư tường rào, thu gom, xử lý nước thải, lắp đặt khung hàng rào lưới sắt ngăn rác bay ra ngoài, xử lý bạt chuyên dụng đậy rác để hạn chế mùi... Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Báo Đồng khởi Chiều 20/7, UBND tỉnh Bến Tre phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị thông tin tình hình và giải pháp xử lý tại bãi rác An Hiệp (huyện Ba Tri, tỉnh Bến tre). Báo cáo tại Hội nghị, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre Bùi Minh Tuấn cho biết, mỗi ngày bãi rác An Hiệp tiếp nhận khoảng 200 tấn rác. Trong đó, 2 địa phương là thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành khoảng 120 đến 150 tấn, còn lại là rác tại huyện Ba Tri. Trước đây, lượng rác tại thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành xử lý tại nhà máy xử lý rác Bến Tre (tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành). Tuy nhiên, do năng lực điều hành, quản lý, tiếp nhận hằng ngày tại nhà máy này không đáp ứng yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường nên UBND tỉnh Bến Tre quyết định đóng cửa nhà máy xử lý rác Bến Tre để tái cơ cấu, khắc phục. Từ ngày 20/10/2021, tỉnh Bến Tre có chủ trương tạm thời vận chuyển rác về bãi rác An Hiệp. Thời gian gần đây, bãi rác An Hiệp không đáp ứng điều kiện môi trường khiến người dân bức xúc. Bãi rác An Hiệp Ngày 15/7, một số bà con đã chặn đường, không cho xe vào bãi rác. Sau đó, huyện Ba Tri cử lực lượng đối thoại, vận động người dân và giải quyết tình hình ô nhiễm. Tỉnh có chủ trương không đưa rác về bãi rác An Hiệp trong 2 ngày 16 và 17/7. Ngày 17/7, UBND tỉnh Bến Tre cùng địa phương, các ngành tiếp tục tổ chức đối thoại với 80 hộ dân tại 2 xã An Hiệp và An Đức (huyện Ba Tri). Lãnh đạo tỉnh và các ngành lắng nghe ý kiến, bức xúc của bà con về tình hình ô nhiễm môi trường; đồng thời, chia sẻ những khó khăn và đề ra giải pháp khắc phục. Qua buổi đối thoại, tỉnh cam kết trong 30 ngày chỉ đạo các ngành tiến hành ngay các giải pháp khắc phục ô nhiễm. Hiện, địa phương đã đầu tư tường rào, thu gom, xử lý nước thải, lắp đặt khung hàng rào lưới sắt ngăn rác bay ra ngoài, xử lý bạt chuyên dụng đậy rác để hạn chế mùi... Đồng thời, UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt chủ trương thiết kế mở rộng bãi rác thêm 3 ha. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh cho rằng, trước mắt sẽ khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp như đã cam kết với dân trong buổi đối thoại. Ngoài ra, tỉnh đã giao Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp huyện Ba Tri tiếp tục vận động người dân chấp thuận cho xe chở rác vào đổ tại bãi rác An Hiệp trong khi chờ nhà đầu tư hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý rác. Định hướng trong thời gian tới tỉnh sẽ tái cơ cấu nhà máy xử lý rác. Dự kiến, mở rộng thêm 2 ha trên nền nhà máy cũ để nâng công suất xử lý từ 320 tấn đến 350 tấn/ngày với công nghệ hiện đại của châu Âu. Sau khi giao đất, nhà đầu tư cam kết chậm nhất 24 tháng sẽ hoàn thành. NT
Công an TP. Biên Hòa điều tra vụ 'làm giả giấy tờ để trục lợi tiền BHXH'
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã xác lập chuyên án đấu tranh làm rõ hành vi làm giả giấy tờ để trục lợi tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) xảy ra tại các phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn Thành phố.
Tài liệu, con dấu, máy móc tại Phòng khám đa khoa Tam Đức (phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa) bị cơ quan công an thu giữ - Ảnh: Báo Đồng Nai Về diễn biến vụ việc, báo Đồng Nai cho biết ngày 29/5, Công an TP. Biên Hòa bất ngờ kiểm tra và bắt giữ 2 đối tượng (cùng ngụ tại phường Trảng Dài) khi cả 2 đang thực hiện việc tàng trữ các giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy khám sức khỏe đã được làm khống nội dung để đi giao cho những người đặt mua. Qua kiểm tra 2 đối tượng này, công an tạm giữ 233 giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do nhiều phòng khám khác nhau lập khống nội dung. Tiếp đó, sáng 30/5, Công an TP. Biên Hòa đồng loạt ập vào 8 địa điểm (thuộc 6 phòng khám bệnh tư nhân) tại các phường: Tân Hiệp, Long Bình, Long Bình Tân, Trảng Dài, Bửu Hòa... khám xét để phục vụ công tác điều tra. Quá trình khám xét tại các phòng khám, địa điểm liên quan, lực lượng công an đã phát hiện và thu giữ hơn 130.000 giấy chứng nhận nghỉ làm được hưởng BHXH; hơn 400 giấy khám sức khỏe đã ghi khống kết quả, chưa có thông tin người khám. Bên cạnh đó, lực lượng công an cũng thu giữ 100 thùng tài liệu, hơn 40 CPU máy vi tính, điện thoại di động và các tài liệu, tang vật có liên quan đến hoạt động khám, chữa bệnh tại các phòng khám này. Lực lượng công an cũng đã triệu tập 40 đối tượng liên quan đến làm việc để phục vụ công tác điều tra. Bước đầu, các đối tượng khai nhận có hành vi làm giả các loại giấy tờ. Ngày 31/5, lãnh đạo Công an TP. Biên Hòa báo cáo Ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho phép xác lập chuyên án để đấu tranh làm rõ. Phó Trưởng Công an TP. Biên Hòa, thượng tá Ninh Văn Đẳng cho biết qua công tác nắm tình hình địa bàn, lực lượng trinh sát phát hiện trên địa bàn TP. Biên Hòa có một số nhóm đối tượng thực hiện hành vi mua bán các giấy khám sức khỏe, giấy xác nhận nghỉ bệnh được hưởng BHXH. Các đối tượng này đã làm giả các loại giấy tờ trên để bán cho các công nhân lao động tại các công ty để quyết toán tiền BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT). Theo cơ quan công an, thực tế những người mua các giấy tờ này không đi khám bệnh, không có bệnh nhưng vẫn được nghỉ và được hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Bước đầu điều tra, cơ quan công an xác định 2 đối tượng (ngụ phường Trảng Dài, bị bắt vào ngày 29/5) đã móc nối với một số đối tượng tại các phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn TP. Biên Hòa làm giả các loại giấy tờ, chữ ký của người khám bệnh, khám sức khỏe rồi lập hồ sơ rút tiền BHXH, BHYT. Lực lượng công an niêm phong tài liệu tại Phòng khám đa khoa quốc tế Mỹ Đức (phường Long Bình) - Ảnh: Báo Đồng Nai Theo cơ quan công an, hoạt động của đường dây này có nhiều đối tượng tham gia với thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Các đối tượng thực hiện việc mua bán hàng chục nghìn giấy tờ giả các loại từ các phòng khám nói trên rồi bán cho người có nhu cầu để hưởng lợi bất hợp pháp một số tiền rất lớn, gây thất thoát ngân sách Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp. Hiện Công an TP. Biên Hòa đang tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng điều tra làm rõ vụ việc./.
Công an TP. Biên Hòa điều tra vụ 'làm giả giấy tờ để trục lợi tiền BHXH' Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã xác lập chuyên án đấu tranh làm rõ hành vi làm giả giấy tờ để trục lợi tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) xảy ra tại các phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn Thành phố. Tài liệu, con dấu, máy móc tại Phòng khám đa khoa Tam Đức (phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa) bị cơ quan công an thu giữ - Ảnh: Báo Đồng Nai Về diễn biến vụ việc, báo Đồng Nai cho biết ngày 29/5, Công an TP. Biên Hòa bất ngờ kiểm tra và bắt giữ 2 đối tượng (cùng ngụ tại phường Trảng Dài) khi cả 2 đang thực hiện việc tàng trữ các giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy khám sức khỏe đã được làm khống nội dung để đi giao cho những người đặt mua. Qua kiểm tra 2 đối tượng này, công an tạm giữ 233 giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do nhiều phòng khám khác nhau lập khống nội dung. Tiếp đó, sáng 30/5, Công an TP. Biên Hòa đồng loạt ập vào 8 địa điểm (thuộc 6 phòng khám bệnh tư nhân) tại các phường: Tân Hiệp, Long Bình, Long Bình Tân, Trảng Dài, Bửu Hòa... khám xét để phục vụ công tác điều tra. Quá trình khám xét tại các phòng khám, địa điểm liên quan, lực lượng công an đã phát hiện và thu giữ hơn 130.000 giấy chứng nhận nghỉ làm được hưởng BHXH; hơn 400 giấy khám sức khỏe đã ghi khống kết quả, chưa có thông tin người khám. Bên cạnh đó, lực lượng công an cũng thu giữ 100 thùng tài liệu, hơn 40 CPU máy vi tính, điện thoại di động và các tài liệu, tang vật có liên quan đến hoạt động khám, chữa bệnh tại các phòng khám này. Lực lượng công an cũng đã triệu tập 40 đối tượng liên quan đến làm việc để phục vụ công tác điều tra. Bước đầu, các đối tượng khai nhận có hành vi làm giả các loại giấy tờ. Ngày 31/5, lãnh đạo Công an TP. Biên Hòa báo cáo Ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho phép xác lập chuyên án để đấu tranh làm rõ. Phó Trưởng Công an TP. Biên Hòa, thượng tá Ninh Văn Đẳng cho biết qua công tác nắm tình hình địa bàn, lực lượng trinh sát phát hiện trên địa bàn TP. Biên Hòa có một số nhóm đối tượng thực hiện hành vi mua bán các giấy khám sức khỏe, giấy xác nhận nghỉ bệnh được hưởng BHXH. Các đối tượng này đã làm giả các loại giấy tờ trên để bán cho các công nhân lao động tại các công ty để quyết toán tiền BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT). Theo cơ quan công an, thực tế những người mua các giấy tờ này không đi khám bệnh, không có bệnh nhưng vẫn được nghỉ và được hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Bước đầu điều tra, cơ quan công an xác định 2 đối tượng (ngụ phường Trảng Dài, bị bắt vào ngày 29/5) đã móc nối với một số đối tượng tại các phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn TP. Biên Hòa làm giả các loại giấy tờ, chữ ký của người khám bệnh, khám sức khỏe rồi lập hồ sơ rút tiền BHXH, BHYT. Lực lượng công an niêm phong tài liệu tại Phòng khám đa khoa quốc tế Mỹ Đức (phường Long Bình) - Ảnh: Báo Đồng Nai Theo cơ quan công an, hoạt động của đường dây này có nhiều đối tượng tham gia với thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Các đối tượng thực hiện việc mua bán hàng chục nghìn giấy tờ giả các loại từ các phòng khám nói trên rồi bán cho người có nhu cầu để hưởng lợi bất hợp pháp một số tiền rất lớn, gây thất thoát ngân sách Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp. Hiện Công an TP. Biên Hòa đang tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng điều tra làm rõ vụ việc./.
Bộ LĐTB&XH đề xuất 2 phương án nhận BHXH một lần
Mỗi phương án có ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng đều hướng đến mục tiêu hỗ trợ, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian tham gia để hưởng quyền lợi hưu trí thay vì nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần.
Nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận BHXH một lần thì sẽ được hưởng thêm 5 quyền lợi Bộ LĐTB&XH vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Thường trực Chính phủ và thành viên Chính phủ về dự án Luật BHXH (sửa đổi). Theo đó, Bộ LĐTB&XH đề xuất bổ sung phương án để hạn chế tình trạng rút BHXH một lần. Phương án bảo lưu tăng thêm 5 quyền lợi Theo Bộ LĐTB&XH, vấn đề BHXH một lần khá phức tạp, có ảnh hưởng lớn tới đời sống, kinh tế-xã hội. Tiếp thu ý kiến của Thường trực Chính phủ, trên cơ sở 3 phương án đã báo cáo, Bộ LĐTB&XH tổng hợp, xây dựng thành 2 phương án về rút BHXH một lần để báo cáo xin ý kiến Chính phủ. Phương án 1 quy định quyền nhận BHXH một lần đối với 2 nhóm người lao động khác nhau. Trong phương án 1, nhóm 1 là người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. Về bản chất, quy định này kế thừa Nghị quyết số 93/2015/QH132 cho phép người lao động được lựa chọn giữa bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng hưu, hoặc nhận BHXH một lần nếu có nhu cầu. Nhưng sự khác biệt lần này là nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận BHXH một lần thì sẽ được hưởng thêm 5 quyền lợi. 5 quyền lợi này gồm: Người lao động chỉ cần đóng BHXH đủ 15 năm và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp hằng tháng trong trường hợp có thời gian đóng BHXH mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; hưởng BHYT do ngân sách Nhà nước đảm bảo trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng; hưởng BHYT do Quỹ BHXH đóng, thời gian hưởng BHYT tối đa bằng thời gian đóng BHXH của người lao động; trong thời gian nghỉ việc mà chưa có việc làm thì được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt. Trường hợp người lao động đã lựa chọn nhận BHXH một lần thì không được nhận các quyền lợi bổ sung nêu trên. Trong phương án 1, Bộ LĐTB&XH bổ sung nhóm 2 là người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/1/2025), nhóm đối tượng này không được nhận BHXH một lần trừ các trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư, hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Bộ LĐTB&XH đánh giá, ưu điểm của phương án 1 sẽ dần từng bước khắc phục được tình trạng hưởng BHXH một lần thời gian qua. Theo dữ liệu thống kê giải quyết thời gian qua cho thấy gần 99% số người hưởng BHXH một lần theo trường hợp "sau một năm nghỉ việc", khoảng 67% số người hưởng BHXH một lần có thời gian đóng dưới 5 năm. Với phương án 1, trong những năm đầu số người hưởng BHXH một lần không giảm nhiều, nhưng giảm càng nhiều những năm sau. Từ năm thứ 5 trở đi sẽ giảm nhanh, có thể giảm quá nửa số người hưởng BHXH một lần so với giai đoạn vừa qua; tiến tới tiếp cận theo thông lệ quốc tế, chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần đối với trường hợp không đủ điều kiện/không có khả năng được hưởng lương hưu hàng tháng. Qua đó, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống khi về già. Trong ngắn hạn, phương án 1 không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia BHXH bằng phương án 2, nhưng trong dài hạn thì tối ưu hơn. Do quy định này không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia BHXH nên cơ bản sẽ ít khả năng gặp phải ứng của người lao động hơn. Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là chỉ áp dụng đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật có hiệu lực, nên đối với hơn 17,5 triệu người lao động đang tham gia BHXH vẫn có quyền lựa chọn hưởng BHXH một lần. Do vậy, số người hưởng BHXH một lần không giảm nhiều, đặc biệt trong những năm đầu sau khi Luật mới có hiệu lực. Đồng thời, tạo sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi Luật có hiệu lực trong việc hưởng BHXH một lần. Phương án hài hòa lợi ích, tăng cơ hội cho người lao động Phương án 2 Bộ LĐTB&XH đưa ra là: "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện, và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần, nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH". TIN LIÊN QUANCân nhắc phương án rút bảo hiểm xã hội 1 lầnHạn chế dần và sớm chấm dứt tình trạng rút BHXH một lần khi còn tuổi lao độngCác trường hợp được rút BHXH một lầnĐóng BHXH trên 20 năm muốn rút BHXH một lần được không?Nên bảo lưu thời gian tham gia BHXH thay vì nhận BHXH một lầnRút BHXH một lần: Người lao động thiệt đủ đường Ưu điểm của phương án này là hài hòa quyền lợi người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài. Mặc dù, số lượt người hưởng BHXH một lần có thể không giảm nhiều so với hiện hành nhưng khi người lao động hưởng BHXH một lần thì họ cũng không hoàn toàn ra khỏi hệ thống, do vẫn bảo lưu một phần thời gian đóng còn lại (không ảnh hưởng tới số người tham gia). Người lao động khi tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đóng để hưởng chế độ BHXH với quyền lợi hưởng cao hơn; có động lực hơn để tiếp tục tham gia, tích lũy quá trình đóng để đủ điều kiện hưởng lương hưu; có nhiều cơ hội hơn đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu. Bộ LĐTB&XH nhận định đây là phương án vừa bảo đảm được nhu cầu nhận BHXH một lần của người lao động trong thời điểm hiện tại, tránh gây phản ứng xã hội, song cũng đáp ứng được yêu cầu bảo đảm sự ổn định của hệ thống và quyền lợi của người lao động trong dài hạn Nhược điểm của phương án 2 là chưa giải quyết triệt để việc rút BHXH một lần. Người lao động không được giải quyết hưởng BHXH một lần trên toàn bộ thời gian đóng nên có cảm giác giảm quyền lợi. Bên cạnh đó, phương án này có thể xuất hiện tình trạng gia tăng người lao động đề nghị hưởng BHXH một lần trước khi Luật có hiệu lực thi hành (hưởng "chạy luật"). Theo phương án này thì tình trạng hưởng BHXH một lần khi còn trẻ (chưa đến tuổi nghỉ hưu) sẽ tiếp tục tiếp diễn trong tương lai. Theo Bộ LĐTB&XH, rút BHXH một lần là vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp, vì vậy Bộ LĐTB&XH, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội đối với cả 2 phương án trên. Thu Cúc
Bộ LĐTB&XH đề xuất 2 phương án nhận BHXH một lần Mỗi phương án có ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng đều hướng đến mục tiêu hỗ trợ, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian tham gia để hưởng quyền lợi hưu trí thay vì nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần. Nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận BHXH một lần thì sẽ được hưởng thêm 5 quyền lợi Bộ LĐTB&XH vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Thường trực Chính phủ và thành viên Chính phủ về dự án Luật BHXH (sửa đổi). Theo đó, Bộ LĐTB&XH đề xuất bổ sung phương án để hạn chế tình trạng rút BHXH một lần. Phương án bảo lưu tăng thêm 5 quyền lợi Theo Bộ LĐTB&XH, vấn đề BHXH một lần khá phức tạp, có ảnh hưởng lớn tới đời sống, kinh tế-xã hội. Tiếp thu ý kiến của Thường trực Chính phủ, trên cơ sở 3 phương án đã báo cáo, Bộ LĐTB&XH tổng hợp, xây dựng thành 2 phương án về rút BHXH một lần để báo cáo xin ý kiến Chính phủ. Phương án 1 quy định quyền nhận BHXH một lần đối với 2 nhóm người lao động khác nhau. Trong phương án 1, nhóm 1 là người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. Về bản chất, quy định này kế thừa Nghị quyết số 93/2015/QH132 cho phép người lao động được lựa chọn giữa bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng hưu, hoặc nhận BHXH một lần nếu có nhu cầu. Nhưng sự khác biệt lần này là nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận BHXH một lần thì sẽ được hưởng thêm 5 quyền lợi. 5 quyền lợi này gồm: Người lao động chỉ cần đóng BHXH đủ 15 năm và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp hằng tháng trong trường hợp có thời gian đóng BHXH mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; hưởng BHYT do ngân sách Nhà nước đảm bảo trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng; hưởng BHYT do Quỹ BHXH đóng, thời gian hưởng BHYT tối đa bằng thời gian đóng BHXH của người lao động; trong thời gian nghỉ việc mà chưa có việc làm thì được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt. Trường hợp người lao động đã lựa chọn nhận BHXH một lần thì không được nhận các quyền lợi bổ sung nêu trên. Trong phương án 1, Bộ LĐTB&XH bổ sung nhóm 2 là người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/1/2025), nhóm đối tượng này không được nhận BHXH một lần trừ các trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư, hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Bộ LĐTB&XH đánh giá, ưu điểm của phương án 1 sẽ dần từng bước khắc phục được tình trạng hưởng BHXH một lần thời gian qua. Theo dữ liệu thống kê giải quyết thời gian qua cho thấy gần 99% số người hưởng BHXH một lần theo trường hợp "sau một năm nghỉ việc", khoảng 67% số người hưởng BHXH một lần có thời gian đóng dưới 5 năm. Với phương án 1, trong những năm đầu số người hưởng BHXH một lần không giảm nhiều, nhưng giảm càng nhiều những năm sau. Từ năm thứ 5 trở đi sẽ giảm nhanh, có thể giảm quá nửa số người hưởng BHXH một lần so với giai đoạn vừa qua; tiến tới tiếp cận theo thông lệ quốc tế, chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần đối với trường hợp không đủ điều kiện/không có khả năng được hưởng lương hưu hàng tháng. Qua đó, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống khi về già. Trong ngắn hạn, phương án 1 không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia BHXH bằng phương án 2, nhưng trong dài hạn thì tối ưu hơn. Do quy định này không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia BHXH nên cơ bản sẽ ít khả năng gặp phải ứng của người lao động hơn. Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là chỉ áp dụng đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật có hiệu lực, nên đối với hơn 17,5 triệu người lao động đang tham gia BHXH vẫn có quyền lựa chọn hưởng BHXH một lần. Do vậy, số người hưởng BHXH một lần không giảm nhiều, đặc biệt trong những năm đầu sau khi Luật mới có hiệu lực. Đồng thời, tạo sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi Luật có hiệu lực trong việc hưởng BHXH một lần. Phương án hài hòa lợi ích, tăng cơ hội cho người lao động Phương án 2 Bộ LĐTB&XH đưa ra là: "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện, và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần, nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH". TIN LIÊN QUANCân nhắc phương án rút bảo hiểm xã hội 1 lầnHạn chế dần và sớm chấm dứt tình trạng rút BHXH một lần khi còn tuổi lao độngCác trường hợp được rút BHXH một lầnĐóng BHXH trên 20 năm muốn rút BHXH một lần được không?Nên bảo lưu thời gian tham gia BHXH thay vì nhận BHXH một lầnRút BHXH một lần: Người lao động thiệt đủ đường Ưu điểm của phương án này là hài hòa quyền lợi người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài. Mặc dù, số lượt người hưởng BHXH một lần có thể không giảm nhiều so với hiện hành nhưng khi người lao động hưởng BHXH một lần thì họ cũng không hoàn toàn ra khỏi hệ thống, do vẫn bảo lưu một phần thời gian đóng còn lại (không ảnh hưởng tới số người tham gia). Người lao động khi tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đóng để hưởng chế độ BHXH với quyền lợi hưởng cao hơn; có động lực hơn để tiếp tục tham gia, tích lũy quá trình đóng để đủ điều kiện hưởng lương hưu; có nhiều cơ hội hơn đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu. Bộ LĐTB&XH nhận định đây là phương án vừa bảo đảm được nhu cầu nhận BHXH một lần của người lao động trong thời điểm hiện tại, tránh gây phản ứng xã hội, song cũng đáp ứng được yêu cầu bảo đảm sự ổn định của hệ thống và quyền lợi của người lao động trong dài hạn Nhược điểm của phương án 2 là chưa giải quyết triệt để việc rút BHXH một lần. Người lao động không được giải quyết hưởng BHXH một lần trên toàn bộ thời gian đóng nên có cảm giác giảm quyền lợi. Bên cạnh đó, phương án này có thể xuất hiện tình trạng gia tăng người lao động đề nghị hưởng BHXH một lần trước khi Luật có hiệu lực thi hành (hưởng "chạy luật"). Theo phương án này thì tình trạng hưởng BHXH một lần khi còn trẻ (chưa đến tuổi nghỉ hưu) sẽ tiếp tục tiếp diễn trong tương lai. Theo Bộ LĐTB&XH, rút BHXH một lần là vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp, vì vậy Bộ LĐTB&XH, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội đối với cả 2 phương án trên. Thu Cúc
Cho phép xe khách tuyến cố định đi trên cao tốc Bắc - Nam mới
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố cho phép các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô được phép hoạt động trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác.
bonewsrelation eonewsrelation Tue Sep 05 2023 16:43:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Sep 05 2023 16:43:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Sep 05 2023 16:56:15 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Bộ Giao thông vận tải cho phép các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô được phép hoạt động trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác Các doanh nghiệp, hợp tác xã tuyến cố định cần chủ động khảo sát, cập nhật phương án tổ chức giao thông của các tuyến đường cao tốc mới đưa vào khai thác, từ đó xác định điểm vào, điểm ra của các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc và thực hiện theo phương án tổ chức giao thông, loại phương tiện được phép hoạt động. Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã lập danh sách phương tiện; tổng số chuyến/tháng có nhu cầu chạy trên hành trình có đoạn tuyến đi trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác (làm rõ số chuyến/tháng chuyển toàn bộ sang hành trình mới hoặc chuyển một phần) gửi Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến trước khi hoạt động trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác. Các Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo phòng chuyên môn tăng cường quản lý phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình; gửi danh sách doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, danh sách phương tiện đến cơ quan công an cấp tỉnh để phối hợp kiểm tra, xử lý theo quy định. Thực hiện theo đúng quy định Về lâu dài, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố tổng hợp danh mục tuyến có điều chỉnh hành trình có đoạn tuyến đi trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác gửi Cục Đường bộ Việt Nam để rà soát, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung đối với các tuyến vào Quyết định số 927/QĐ-BGTVT ngày 15/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại lần công bố định kỳ gần nhất. TD Tham khảo thêmChưa thể thi công đồng loạt cao tốc Bắc-Nam do thiếu mặt bằngTham khảo thêmQuảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc-NamTham khảo thêmChính thức thông xe cao tốc Bắc - Nam qua Thanh Hoá, Nghệ An từ ngày mai 1/9Tham khảo thêmKhẩn trương thẩm định Báo cáo Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn ThànhTham khảo thêmThủ tướng chỉ đạo rà soát việc kết nối với các tuyến đường bộ cao tốc, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư
Cho phép xe khách tuyến cố định đi trên cao tốc Bắc - Nam mới Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố cho phép các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô được phép hoạt động trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác. bonewsrelation eonewsrelation Tue Sep 05 2023 16:43:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Sep 05 2023 16:43:02 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Sep 05 2023 16:56:15 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Bộ Giao thông vận tải cho phép các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô được phép hoạt động trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác Các doanh nghiệp, hợp tác xã tuyến cố định cần chủ động khảo sát, cập nhật phương án tổ chức giao thông của các tuyến đường cao tốc mới đưa vào khai thác, từ đó xác định điểm vào, điểm ra của các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc và thực hiện theo phương án tổ chức giao thông, loại phương tiện được phép hoạt động. Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã lập danh sách phương tiện; tổng số chuyến/tháng có nhu cầu chạy trên hành trình có đoạn tuyến đi trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác (làm rõ số chuyến/tháng chuyển toàn bộ sang hành trình mới hoặc chuyển một phần) gửi Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến trước khi hoạt động trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác. Các Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo phòng chuyên môn tăng cường quản lý phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình; gửi danh sách doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, danh sách phương tiện đến cơ quan công an cấp tỉnh để phối hợp kiểm tra, xử lý theo quy định. Thực hiện theo đúng quy định Về lâu dài, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố tổng hợp danh mục tuyến có điều chỉnh hành trình có đoạn tuyến đi trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác gửi Cục Đường bộ Việt Nam để rà soát, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung đối với các tuyến vào Quyết định số 927/QĐ-BGTVT ngày 15/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại lần công bố định kỳ gần nhất. TD Tham khảo thêmChưa thể thi công đồng loạt cao tốc Bắc-Nam do thiếu mặt bằngTham khảo thêmQuảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc-NamTham khảo thêmChính thức thông xe cao tốc Bắc - Nam qua Thanh Hoá, Nghệ An từ ngày mai 1/9Tham khảo thêmKhẩn trương thẩm định Báo cáo Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn ThànhTham khảo thêmThủ tướng chỉ đạo rà soát việc kết nối với các tuyến đường bộ cao tốc, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư
Hơn 72.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 6 tháng đầu năm
Trong 6 tháng, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 65,72% kế hoạch năm 2023. Nhật Bản tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất.
Thêm nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH), trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 72.294 người, gấp hơn 1,55 lần so với cùng kỳ năm ngoái (6 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 46.578 người). Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt 65,72% kế hoạch năm 2023 là xuất khẩu lao động đạt 110.000 lao động. Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất với 34.508 người, tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc) 31.538, Hàn Quốc 1.608, Trung Quốc 902, Singapore 727 lao động nam, Hungary 712, Romania 469 và các thị trường khác. Chỉ riêng trong tháng 6, có 12.649 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Nhật Bản tiếp nhận 5.995 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) 5.337, Hàn Quốc 398, Trung Quốc 173 lao động nam, Ba Lan 153, Hungary 143, Singapore 83 lao động nam, Nga 78 lao động nam, Malaysia 60, Hong Kong (Trung Quốc) 54 lao động nam và các thị trường khác. Rộng cửa cho lao động làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện các cải tiến chính sách để người lao động nước ngoài có tay nghề cao sẽ có thể lưu trú lâu dài và mở rộng nhóm ngành nghề cho Chương trình kỹ năng đặc định số 2. TIN LIÊN QUANCần tập trung triển khai tốt nhóm chính sách ổn định thị trường lao độngXuất khẩu lao động khởi sắc, gấp 15 lần cùng kỳ2 tháng đầu năm xuất khẩu lao động tăng 25,8%Xuất khẩu lao động phục hồi mạnh mẽ, đưa hơn 142.000 người đi làm việcXây dựng chiến lược xuất khẩu lao động bài bản Theo đó, việc Nhật Bản quyết định mở rộng thêm 9 ngành nghề về chế biến thực phẩm và nhà hàng vào danh sách các ngành nghề không có thời hạn làm việc đối với tư cách lưu trú kỹ năng đặc định đã nâng những ngành nghề người lao động nước ngoài có thể lưu trú dài hạn lên 12 ngành, nghề. Theo Bộ LĐTB&XH, đây là cơ hội để tăng số lượng, tăng quyền lợi, mở ra cơ hội cư trú lâu dài đối với lao động Việt Nam. Nhật Bản cũng là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất trong năm qua. Các lao động sau 3 năm thực tập sinh sẽ có nhiều cơ hội chuyển sang lao động kĩ năng đặc định ở lại lâu dài. Nhiều hiệp hội ngành nghề Nhật Bản cũng sang tìm hiểu, liên kết với các trường đào tạo nghề ở Việt Nam để giúp người lao động thuần thục tay nghề trước khi xuất cảnh. Không chỉ riêng Nhật Bản, đối với người lao động Việt Nam, Hàn Quốc cũng là thị trường có thu nhập cao, gần gũi về văn hóa nên thu hút nhiều lao động lựa chọn sang làm việc. Thu nhập bình quân của người lao động từ 1.500-2.000 USD/tháng. Ngay trong tháng 6, Bộ trưởng Bộ LĐ&XH Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung Sik đã ký và trao Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS). Chương trình EPS đã mang lại nhiều việc làm có thu nhập cao cho người lao động Việt Nam cũng như đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Thu Cúc
Hơn 72.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 6 tháng đầu năm Trong 6 tháng, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 65,72% kế hoạch năm 2023. Nhật Bản tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất. Thêm nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH), trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 72.294 người, gấp hơn 1,55 lần so với cùng kỳ năm ngoái (6 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 46.578 người). Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt 65,72% kế hoạch năm 2023 là xuất khẩu lao động đạt 110.000 lao động. Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất với 34.508 người, tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc) 31.538, Hàn Quốc 1.608, Trung Quốc 902, Singapore 727 lao động nam, Hungary 712, Romania 469 và các thị trường khác. Chỉ riêng trong tháng 6, có 12.649 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Nhật Bản tiếp nhận 5.995 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) 5.337, Hàn Quốc 398, Trung Quốc 173 lao động nam, Ba Lan 153, Hungary 143, Singapore 83 lao động nam, Nga 78 lao động nam, Malaysia 60, Hong Kong (Trung Quốc) 54 lao động nam và các thị trường khác. Rộng cửa cho lao động làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện các cải tiến chính sách để người lao động nước ngoài có tay nghề cao sẽ có thể lưu trú lâu dài và mở rộng nhóm ngành nghề cho Chương trình kỹ năng đặc định số 2. TIN LIÊN QUANCần tập trung triển khai tốt nhóm chính sách ổn định thị trường lao độngXuất khẩu lao động khởi sắc, gấp 15 lần cùng kỳ2 tháng đầu năm xuất khẩu lao động tăng 25,8%Xuất khẩu lao động phục hồi mạnh mẽ, đưa hơn 142.000 người đi làm việcXây dựng chiến lược xuất khẩu lao động bài bản Theo đó, việc Nhật Bản quyết định mở rộng thêm 9 ngành nghề về chế biến thực phẩm và nhà hàng vào danh sách các ngành nghề không có thời hạn làm việc đối với tư cách lưu trú kỹ năng đặc định đã nâng những ngành nghề người lao động nước ngoài có thể lưu trú dài hạn lên 12 ngành, nghề. Theo Bộ LĐTB&XH, đây là cơ hội để tăng số lượng, tăng quyền lợi, mở ra cơ hội cư trú lâu dài đối với lao động Việt Nam. Nhật Bản cũng là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất trong năm qua. Các lao động sau 3 năm thực tập sinh sẽ có nhiều cơ hội chuyển sang lao động kĩ năng đặc định ở lại lâu dài. Nhiều hiệp hội ngành nghề Nhật Bản cũng sang tìm hiểu, liên kết với các trường đào tạo nghề ở Việt Nam để giúp người lao động thuần thục tay nghề trước khi xuất cảnh. Không chỉ riêng Nhật Bản, đối với người lao động Việt Nam, Hàn Quốc cũng là thị trường có thu nhập cao, gần gũi về văn hóa nên thu hút nhiều lao động lựa chọn sang làm việc. Thu nhập bình quân của người lao động từ 1.500-2.000 USD/tháng. Ngay trong tháng 6, Bộ trưởng Bộ LĐ&XH Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung Sik đã ký và trao Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS). Chương trình EPS đã mang lại nhiều việc làm có thu nhập cao cho người lao động Việt Nam cũng như đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Thu Cúc
Thanh tra Chính phủ và Trường ĐH Kinh tế - Luật hội thảo về phòng chống tham nhũng
Ngày 29/12, Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL), Đại học Quốc gia TPHCM cùng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”.
Fri Dec 29 2023 18:45:29 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Dec 29 2023 18:45:29 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Dec 29 2023 18:46:06 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Các đại biểu tham dự hội thảo khoa học - Ảnh: VGP/Hồng Đức Hội thảo thuộc khuôn khổ đề tài khoa học độc lập cấp quốc gia "Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam". Với sự tham dự của PGS.TS Lê Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng UEL; TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Chủ nhiệm đề tài; TS Thái Thị Tuyết Dung, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Thanh tra pháp chế Đại học Quốc gia TPHCM cùng các đại biểu là chuyên gia, nhà quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên các trường đại học. Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Lê Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng UEL cho biết hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, nhà quản lý và các chuyên gia trao đổi, thảo luận để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, đồng thời, để UEL tiếp tục thể hiện vai trò trong việc nghiên cứu phản biện chính sách và phục vụ cộng đồng. Hội thảo được chia thành 02 phiên và tập trung vào 02 chủ đề chính: vận dụng, phát triển lý thuyết, tư tưởng, quan điểm về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam; hoàn thiện các cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Các ý kiến, đóng góp của các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung vào những vấn đề: thể chế kiểm soát quyền lực trong phòng, chống tham nhũng; ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống tham nhũng; giải pháp về kiểm soát thực thi công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; kiểm soát nội bộ và kiểm soát xung đột lợi ích trong tổ chức... Hồng Đức
Thanh tra Chính phủ và Trường ĐH Kinh tế - Luật hội thảo về phòng chống tham nhũng Ngày 29/12, Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL), Đại học Quốc gia TPHCM cùng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”. Fri Dec 29 2023 18:45:29 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Dec 29 2023 18:45:29 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Dec 29 2023 18:46:06 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Các đại biểu tham dự hội thảo khoa học - Ảnh: VGP/Hồng Đức Hội thảo thuộc khuôn khổ đề tài khoa học độc lập cấp quốc gia "Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam". Với sự tham dự của PGS.TS Lê Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng UEL; TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Chủ nhiệm đề tài; TS Thái Thị Tuyết Dung, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Thanh tra pháp chế Đại học Quốc gia TPHCM cùng các đại biểu là chuyên gia, nhà quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên các trường đại học. Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Lê Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng UEL cho biết hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, nhà quản lý và các chuyên gia trao đổi, thảo luận để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, đồng thời, để UEL tiếp tục thể hiện vai trò trong việc nghiên cứu phản biện chính sách và phục vụ cộng đồng. Hội thảo được chia thành 02 phiên và tập trung vào 02 chủ đề chính: vận dụng, phát triển lý thuyết, tư tưởng, quan điểm về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam; hoàn thiện các cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Các ý kiến, đóng góp của các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung vào những vấn đề: thể chế kiểm soát quyền lực trong phòng, chống tham nhũng; ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống tham nhũng; giải pháp về kiểm soát thực thi công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; kiểm soát nội bộ và kiểm soát xung đột lợi ích trong tổ chức... Hồng Đức
Bãi bỏ 3 Thông tư về đấu thầu trang thiết bị y tế; kinh doanh dược liệu; sữa học đường...
Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư bãi bỏ 3 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Trong 3 văn bản này có Thông tư 14/TT-BYT quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập.
Trong 3 văn bản có Thông tư 14/TT-BYT quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập. Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 08/2023/TT-BYT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Theo đó, tại Thông tư 08 có hiệu lực thi hành từ ngày 14/4/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế bãi bỏ toàn bộ ba (03) văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Cụ thể: 1. Thông tư số 03/2016/TT-BYT ngày 21 ngày 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kinh doanh dược liệu. 2. Thông tư số 31/2019/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường. 3. Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập. Cũng tại Thông tư 08, Bộ Y tế nêu rõ về điều khoản chuyển tiếp: Đối với những gói thầu trang thiết bị y tế đã được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước ngày thông tư này có hiệu lực thì đơn vị được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập hoặc thực hiện thủ tục điều chỉnh các nội dung có liên quan theo quy định hiện hành về đấu thầu. Tham khảo thêmBỘ Y TẾ: Tăng cường phòng chống, giám sát; không để đại dịch COVID-19 bùng phát trở lạiTham khảo thêmVị trí nào thuộc lĩnh vực y tế phải định kỳ chuyển đổi?Tham khảo thêmĐề nghị bảo đảm tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân lực y tế cơ sở, y tế dự phòngTham khảo thêmBộ Y tế hướng dẫn theo dõi sức khỏe, điều trị người mắc COVID-19 (F0) tại nhàTham khảo thêmThông điệp của Bộ Y tế phòng, chống dịch COVID-19Tham khảo thêmSố ca mắc COVID-19 tăng mạnh: Tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao; tránh quá tải hệ thống y tếTham khảo thêmĐề nghị bảo đảm tiền lương, phụ cấp đối với nhân viên y tế cơ sởTham khảo thêmUBTVQH xem xét báo cáo giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với y tế cơ sở, y tế dự phòngTham khảo thêmĐề xuất hướng dẫn xây dựng giá gói thầu trang thiết bị y tế mớiTham khảo thêmBịt lỗ hổng trong mua sắm y tế; không đổ thiệt thòi lên bệnh nhânTham khảo thêmGia hạn hơn 10.350 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tếTham khảo thêmChính sách mới về y tế có hiệu lực từ ngày 1/4/2023Tham khảo thêmNhân viên y tế đi luân phiên cơ sở: Chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp,... như thế nào?Tham khảo thêmTập trung xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan đến Việt Á, AIC, FLC, Vạn Thịnh Phát, đăng kiểm, y tế, giáo dục...Tham khảo thêmThủ tướng: Tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề về thuốc, trang thiết bị, vật tư y tếTham khảo thêmChấm dứt tình trạng bệnh nhân phải đi mua thuốc, vật tư y tế ngoài bệnh việnTham khảo thêmBổ nhiệm nhân sự Ban Tổ chức Trung ương; các Bộ: GTVT, TT&TT, Y tếTham khảo thêmDịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chốngTham khảo thêmQuy định mới: Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xãTham khảo thêmKhẩn trương ban hành các văn bản gỡ vướng cho mua sắm y tế trong Quý I/2023
Bãi bỏ 3 Thông tư về đấu thầu trang thiết bị y tế; kinh doanh dược liệu; sữa học đường... Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư bãi bỏ 3 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Trong 3 văn bản này có Thông tư 14/TT-BYT quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập. Trong 3 văn bản có Thông tư 14/TT-BYT quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập. Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 08/2023/TT-BYT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Theo đó, tại Thông tư 08 có hiệu lực thi hành từ ngày 14/4/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế bãi bỏ toàn bộ ba (03) văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Cụ thể: 1. Thông tư số 03/2016/TT-BYT ngày 21 ngày 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kinh doanh dược liệu. 2. Thông tư số 31/2019/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường. 3. Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập. Cũng tại Thông tư 08, Bộ Y tế nêu rõ về điều khoản chuyển tiếp: Đối với những gói thầu trang thiết bị y tế đã được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước ngày thông tư này có hiệu lực thì đơn vị được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập hoặc thực hiện thủ tục điều chỉnh các nội dung có liên quan theo quy định hiện hành về đấu thầu. Tham khảo thêmBỘ Y TẾ: Tăng cường phòng chống, giám sát; không để đại dịch COVID-19 bùng phát trở lạiTham khảo thêmVị trí nào thuộc lĩnh vực y tế phải định kỳ chuyển đổi?Tham khảo thêmĐề nghị bảo đảm tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân lực y tế cơ sở, y tế dự phòngTham khảo thêmBộ Y tế hướng dẫn theo dõi sức khỏe, điều trị người mắc COVID-19 (F0) tại nhàTham khảo thêmThông điệp của Bộ Y tế phòng, chống dịch COVID-19Tham khảo thêmSố ca mắc COVID-19 tăng mạnh: Tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao; tránh quá tải hệ thống y tếTham khảo thêmĐề nghị bảo đảm tiền lương, phụ cấp đối với nhân viên y tế cơ sởTham khảo thêmUBTVQH xem xét báo cáo giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với y tế cơ sở, y tế dự phòngTham khảo thêmĐề xuất hướng dẫn xây dựng giá gói thầu trang thiết bị y tế mớiTham khảo thêmBịt lỗ hổng trong mua sắm y tế; không đổ thiệt thòi lên bệnh nhânTham khảo thêmGia hạn hơn 10.350 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tếTham khảo thêmChính sách mới về y tế có hiệu lực từ ngày 1/4/2023Tham khảo thêmNhân viên y tế đi luân phiên cơ sở: Chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp,... như thế nào?Tham khảo thêmTập trung xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan đến Việt Á, AIC, FLC, Vạn Thịnh Phát, đăng kiểm, y tế, giáo dục...Tham khảo thêmThủ tướng: Tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề về thuốc, trang thiết bị, vật tư y tếTham khảo thêmChấm dứt tình trạng bệnh nhân phải đi mua thuốc, vật tư y tế ngoài bệnh việnTham khảo thêmBổ nhiệm nhân sự Ban Tổ chức Trung ương; các Bộ: GTVT, TT&TT, Y tếTham khảo thêmDịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chốngTham khảo thêmQuy định mới: Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xãTham khảo thêmKhẩn trương ban hành các văn bản gỡ vướng cho mua sắm y tế trong Quý I/2023
Lần đầu biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc
Năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức bình chọn ra 100 nông dân Việt Nam xuất sắc. Đặc biệt lần đầu tiên 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc được bình chọn để tổ chức biểu dương.
Họp báo thông tin về Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam năm 2023 - Ảnh: VGP/Đỗ Hương Hôm nay (3/10), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam năm 2023. Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam 2023 là một hoạt động thường niên nhằm chào mừng 93 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2023) và tiến tới chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028). Các sự kiện chính của chương trình diễn trong hai ngày 12, 13/10 tại Hà Nội. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức bình chọn ra 100 nông dân Việt Nam xuất sắc. Đặc biệt lần đầu tiên 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc được bình chọn để tổ chức biểu dương. Bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức cho biết, chất lượng nông dân xuất sắc năm nay có nhiều điểm nổi trội hơn các năm trước. Nếu năm 2022, nông dân xuất sắc có doanh thu cao nhất đạt 70 tỷ đồng, thì năm nay nông dân xuất sắc có doanh thu cao nhất đạt 140 tỷ đồng. Những nông dân xuất sắc năm 2023 được bình chọn hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực, đặc biệt xuất hiện những nông dân xuất sắc làm du lịch sinh thái, phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn. Nhiều phát minh, sáng chế của nông dân xuất sắc rất hữu ích, đóng góp hiệu quả cho quá trình sản xuất của nông dân. Đi cùng với sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều nông dân xuất sắc đã có những đóng góp tích cực cho phong trào xây dựng nông thôn mới, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tại buổi họp báo, Ban Tổ chức cho biết Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam năm 2023 sẽ có chuỗi các sự kiện chính: Lễ Tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023; Biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập; Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 8 với chủ đề "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát trển kinh tế trong nông nghiệp"; Hội thảo "Chuyển đổi số ngân hàng, tài chính và cơ hội của nông dân". Lễ Tôn vinh và trao danh hiệu cho 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023 sẽ được tổ chức trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối ngày 13/10 và được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Đỗ Hương Tham khảo thêmCùng nông dân hành động bảo vệ hành tinh xanhTham khảo thêmCải thiện thu nhập cho nông dân không phải chỉ là giá cả, cần tính đến các chi phíTham khảo thêmNâng cao năng lực cho nông dân gắn với kiến thức và kỹ năng
Lần đầu biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc Năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức bình chọn ra 100 nông dân Việt Nam xuất sắc. Đặc biệt lần đầu tiên 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc được bình chọn để tổ chức biểu dương. Họp báo thông tin về Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam năm 2023 - Ảnh: VGP/Đỗ Hương Hôm nay (3/10), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam năm 2023. Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam 2023 là một hoạt động thường niên nhằm chào mừng 93 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2023) và tiến tới chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028). Các sự kiện chính của chương trình diễn trong hai ngày 12, 13/10 tại Hà Nội. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức bình chọn ra 100 nông dân Việt Nam xuất sắc. Đặc biệt lần đầu tiên 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc được bình chọn để tổ chức biểu dương. Bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức cho biết, chất lượng nông dân xuất sắc năm nay có nhiều điểm nổi trội hơn các năm trước. Nếu năm 2022, nông dân xuất sắc có doanh thu cao nhất đạt 70 tỷ đồng, thì năm nay nông dân xuất sắc có doanh thu cao nhất đạt 140 tỷ đồng. Những nông dân xuất sắc năm 2023 được bình chọn hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực, đặc biệt xuất hiện những nông dân xuất sắc làm du lịch sinh thái, phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn. Nhiều phát minh, sáng chế của nông dân xuất sắc rất hữu ích, đóng góp hiệu quả cho quá trình sản xuất của nông dân. Đi cùng với sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều nông dân xuất sắc đã có những đóng góp tích cực cho phong trào xây dựng nông thôn mới, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tại buổi họp báo, Ban Tổ chức cho biết Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam năm 2023 sẽ có chuỗi các sự kiện chính: Lễ Tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023; Biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập; Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 8 với chủ đề "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát trển kinh tế trong nông nghiệp"; Hội thảo "Chuyển đổi số ngân hàng, tài chính và cơ hội của nông dân". Lễ Tôn vinh và trao danh hiệu cho 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023 sẽ được tổ chức trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối ngày 13/10 và được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Đỗ Hương Tham khảo thêmCùng nông dân hành động bảo vệ hành tinh xanhTham khảo thêmCải thiện thu nhập cho nông dân không phải chỉ là giá cả, cần tính đến các chi phíTham khảo thêmNâng cao năng lực cho nông dân gắn với kiến thức và kỹ năng
Đề xuất cơ chế dự trù thuốc hiếm và chấp nhận hủy bỏ khi thuốc hết hạn
(Chinhphu.vn) – Bộ Y tế đề xuất cơ chế để mua sắm, dự trù một số thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung… đồng thời chấp nhận hủy bỏ nếu thuốc hết hạn do không có bệnh nhân cần dùng đến.
Bộ Y tế đề xuất cơ chế dự trù thuốc hiếm và chấp nhận hủy bỏ khi thuốc hết hạn Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin y tế ngày 24/3, ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, nhiều năm nay Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành danh mục các thuốc hiếm, thuốc có nguồn cung hạn chế, như thuốc giải độc... và thường xuyên điều chỉnh, cập nhật danh mục này, nhằm giúp các cơ sở khám, chữa bệnh có biện pháp chủ động trong việc đảm bảo đủ thuốc hiếm đáp ứng nhu cầu điều trị của cơ sở. "Cục Quản lý dược đang tiếp tục triển khai xây dựng, cập nhật danh mục này. Việc thiếu thuốc hiếm trong thời gian vừa qua chỉ xảy ra ở một số cơ sở y tế, nguyên nhân do công tác dự trù mua sắm. Có những loại thuốc hiếm nhiều năm không sử dụng đến, các cơ sở không dự trù mua sắm, dẫn tới khi có phát sinh thì không kịp mua", ông Lê Việt Dũng cho biết. Sắp ban hành hướng dẫn mới về xây dựng giá khám, chữa bệnh theo yêu cầu 24/03/2023 14:35Không để thiếu thuốc hiếm cho nhu cầu điều trị 11/12/2014 11:02Không để thiếu thuốc hiếm cho nhu cầu điều trị 25/04/2014 11:23 Cũng theo lãnh đạo Cục Quản lý dược, mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất, báo cáo Chính phủ về vấn đề này và Chính phủ đã giao Bộ Y tế nghiên cứu, xây dựng cơ chế bảo đảm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ Y tế đang triển khai công tác này và dự kiến đề xuất một số cơ chế đặc thù về tài chính, như bố trí, phân bổ nguồn ngân sách Nhà nước để các cơ sở khám, chữa bệnh chủ động dự trù các mặt hàng thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung; có giải pháp và cơ chế để các cơ sở khám, chữa bệnh lưu trữ các mặt hàng thuốc này, đồng thời chấp nhận hủy bỏ khi không có bệnh nhân dẫn đến thuốc hết hạn. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề xuất có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dược trong nước triển khai sản xuất các mặt hàng thuốc hiếm để chủ động nguồn cung trong nước. Bộ Y tế cũng đề xuất theo thẩm quyền một số cơ chế để ưu tiên thẩm định nhanh, cho phép chuyển nhượng thuốc hiếm, thuốc có hạn chế nguồn cung giữa các cơ sở khám, chữa bệnh. Hiền Minh
Đề xuất cơ chế dự trù thuốc hiếm và chấp nhận hủy bỏ khi thuốc hết hạn (Chinhphu.vn) – Bộ Y tế đề xuất cơ chế để mua sắm, dự trù một số thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung… đồng thời chấp nhận hủy bỏ nếu thuốc hết hạn do không có bệnh nhân cần dùng đến. Bộ Y tế đề xuất cơ chế dự trù thuốc hiếm và chấp nhận hủy bỏ khi thuốc hết hạn Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin y tế ngày 24/3, ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, nhiều năm nay Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành danh mục các thuốc hiếm, thuốc có nguồn cung hạn chế, như thuốc giải độc... và thường xuyên điều chỉnh, cập nhật danh mục này, nhằm giúp các cơ sở khám, chữa bệnh có biện pháp chủ động trong việc đảm bảo đủ thuốc hiếm đáp ứng nhu cầu điều trị của cơ sở. "Cục Quản lý dược đang tiếp tục triển khai xây dựng, cập nhật danh mục này. Việc thiếu thuốc hiếm trong thời gian vừa qua chỉ xảy ra ở một số cơ sở y tế, nguyên nhân do công tác dự trù mua sắm. Có những loại thuốc hiếm nhiều năm không sử dụng đến, các cơ sở không dự trù mua sắm, dẫn tới khi có phát sinh thì không kịp mua", ông Lê Việt Dũng cho biết. Sắp ban hành hướng dẫn mới về xây dựng giá khám, chữa bệnh theo yêu cầu 24/03/2023 14:35Không để thiếu thuốc hiếm cho nhu cầu điều trị 11/12/2014 11:02Không để thiếu thuốc hiếm cho nhu cầu điều trị 25/04/2014 11:23 Cũng theo lãnh đạo Cục Quản lý dược, mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất, báo cáo Chính phủ về vấn đề này và Chính phủ đã giao Bộ Y tế nghiên cứu, xây dựng cơ chế bảo đảm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ Y tế đang triển khai công tác này và dự kiến đề xuất một số cơ chế đặc thù về tài chính, như bố trí, phân bổ nguồn ngân sách Nhà nước để các cơ sở khám, chữa bệnh chủ động dự trù các mặt hàng thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung; có giải pháp và cơ chế để các cơ sở khám, chữa bệnh lưu trữ các mặt hàng thuốc này, đồng thời chấp nhận hủy bỏ khi không có bệnh nhân dẫn đến thuốc hết hạn. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề xuất có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dược trong nước triển khai sản xuất các mặt hàng thuốc hiếm để chủ động nguồn cung trong nước. Bộ Y tế cũng đề xuất theo thẩm quyền một số cơ chế để ưu tiên thẩm định nhanh, cho phép chuyển nhượng thuốc hiếm, thuốc có hạn chế nguồn cung giữa các cơ sở khám, chữa bệnh. Hiền Minh
Hơn 2,8 triệu thuê bao đã chuẩn hoá thông tin theo quy định
(Chinhphu.vn) – Tính đến ngày 15/5, trong tổng số 3,84 triệu thuê bao di động cần phải chuẩn hóa thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đã có hơn 2,8 triệu thuê bao (chiếm 74,21%) đã thực hiện chuẩn hóa theo quy định trong suốt 2 tháng qua.
Hơn 2,8 triệu thuê bao đã chuẩn hoá thông tin theo quy định - Ảnh: VGP/HM Tuy nhiên, vẫn còn hơn 985.000 thuê bao (chiếm 25,79%) chưa chuẩn hoá thông tin đối chiếu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các thuê bao này đã bị thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông, thu hồi số thuê bao. Với các thuê bao này, các doanh nghiệp viễn thông sẽ thu về kho số của mình và thực hiện cung cấp cho các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu theo quy định (Điểm h Khoản 8 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP). Trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện công tác đối soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chuẩn hoá thông tin thuê bao, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung thanh tra diện rộng công tác quản lý thông tin thuê bao của các doanh nghiệp viễn thông di động (đang triển khai từ tháng 4-6/2023), xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nhất là với tập thuê bao đang sử dụng, sở hữu nhiều sim/giấy tờ (>=10 sim/giấy tờ). Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị người sử dụng dịch vụ nâng cao ý thức, không sử dụng, tiếp tay cho việc mua bán sim không đúng quy định trên thị trường, đồng thời khi phát hiện sim di động đang sử dụng có thông tin không đúng với thông tin của bản thân (thông qua việc gửi tin nhắn TTTB gửi 1414 – hoàn toàn miễn phí) thì chủ động liên hệ với số điện thoại chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp di động để cập nhật, nhằm bảo đảm quyền lợi của chính bản thân mình và góp phần hạn chế tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác. HM Tham khảo thêmHơn 1 triệu thuê bao vẫn bị khoá 2 chiều do chưa chuẩn hoá thông tinTham khảo thêmTừ ngày 15/4 chính thức khóa 2 chiều với thuê bao chưa chuẩn hoá thông tinTham khảo thêmSau ngày 15-5, thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin sẽ bị thu hồi sốTham khảo thêmCòn nhiều thuê bao chưa chuẩn hoá thông tin cá nhânTham khảo thêmVinaPhone khóa chiều gọi đi đối với thuê bao chưa chuẩn hóa thông tinTham khảo thêmMobiFone khoá chiều gọi các thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin từ 0h ngày 1/4Tham khảo thêmKhông lùi thời hạn 'khóa' thuê bao sau ngày 31/3 nếu không chuẩn hóa thông tinTham khảo thêmHơn 1 triệu thuê bao đã được chuẩn hóa thông tin
Hơn 2,8 triệu thuê bao đã chuẩn hoá thông tin theo quy định (Chinhphu.vn) – Tính đến ngày 15/5, trong tổng số 3,84 triệu thuê bao di động cần phải chuẩn hóa thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đã có hơn 2,8 triệu thuê bao (chiếm 74,21%) đã thực hiện chuẩn hóa theo quy định trong suốt 2 tháng qua. Hơn 2,8 triệu thuê bao đã chuẩn hoá thông tin theo quy định - Ảnh: VGP/HM Tuy nhiên, vẫn còn hơn 985.000 thuê bao (chiếm 25,79%) chưa chuẩn hoá thông tin đối chiếu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các thuê bao này đã bị thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông, thu hồi số thuê bao. Với các thuê bao này, các doanh nghiệp viễn thông sẽ thu về kho số của mình và thực hiện cung cấp cho các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu theo quy định (Điểm h Khoản 8 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP). Trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện công tác đối soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chuẩn hoá thông tin thuê bao, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung thanh tra diện rộng công tác quản lý thông tin thuê bao của các doanh nghiệp viễn thông di động (đang triển khai từ tháng 4-6/2023), xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nhất là với tập thuê bao đang sử dụng, sở hữu nhiều sim/giấy tờ (>=10 sim/giấy tờ). Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị người sử dụng dịch vụ nâng cao ý thức, không sử dụng, tiếp tay cho việc mua bán sim không đúng quy định trên thị trường, đồng thời khi phát hiện sim di động đang sử dụng có thông tin không đúng với thông tin của bản thân (thông qua việc gửi tin nhắn TTTB gửi 1414 – hoàn toàn miễn phí) thì chủ động liên hệ với số điện thoại chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp di động để cập nhật, nhằm bảo đảm quyền lợi của chính bản thân mình và góp phần hạn chế tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác. HM Tham khảo thêmHơn 1 triệu thuê bao vẫn bị khoá 2 chiều do chưa chuẩn hoá thông tinTham khảo thêmTừ ngày 15/4 chính thức khóa 2 chiều với thuê bao chưa chuẩn hoá thông tinTham khảo thêmSau ngày 15-5, thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin sẽ bị thu hồi sốTham khảo thêmCòn nhiều thuê bao chưa chuẩn hoá thông tin cá nhânTham khảo thêmVinaPhone khóa chiều gọi đi đối với thuê bao chưa chuẩn hóa thông tinTham khảo thêmMobiFone khoá chiều gọi các thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin từ 0h ngày 1/4Tham khảo thêmKhông lùi thời hạn 'khóa' thuê bao sau ngày 31/3 nếu không chuẩn hóa thông tinTham khảo thêmHơn 1 triệu thuê bao đã được chuẩn hóa thông tin
Bộ Công an tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
Ngày 8/11, Bộ Công an đã long trọng tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023. Chủ trì buổi Lễ là Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/LS Tham dự buổi Lễ, có Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương. Tại buổi Lễ, đại diện lãnh đạo Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an đã trình bày báo cáo kết quả thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số Công an đơn vị, địa phương tham luận giới thiệu mô hình phổ biến, giáo dục pháp (PBGDPL) luật gắn với vận đồng quần chúng chấp hành pháp luật tại cơ sở. Cũng tại Lễ hưởng ứng, Bộ Công an đã giới thiệu Trang thông tin Bộ Công an trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Đây là kênh thông tin chính thống của lực lượng Công an nhân dân (CAND), nhằm thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an về công tác đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng lực lượng CAND; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, tuyên truyền, đấu tranh, phản bác với thông tin sai trái, thù địch, xấu độc trên mạng xã hội, xây dựng uy tín, hình ảnh đẹp của lực lượng CAND. Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc mong muốn lực lượng Công an tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả 4 nhiệm vụ trọng tâm được Bộ trưởng Tô Lâm chỉ đạo tại Lễ Hưởng ứng; nâng cao và phát huy đầy đủ vai trò của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công an; củng cố, nâng cao năng lực của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ pháp chế trong lực lượng CAND để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong bối cảnh tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chú trọng kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng, PBGDPL, tổ chức thi hành pháp luật; tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật của lực lượng công an cả nước. Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về an ninh, trật tự nói riêng. Bộ trưởng Bộ Công an cũng ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích Công an đơn vị, địa phương đã đạt được trong tổ chức, triển khai thực hiện và hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam. Trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy vai trò, ý nghĩa thiết thực, hiệu quả của việc tổ chức hưởng ứng Ngày pháp luật nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu Công an đơn vị, địa phương quán triệt, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật. Cấp ủy, thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính trong công tác nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về an ninh, trật tự. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, đề cao kỷ luật, kỷ cương; khắc phục triệt để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gắn kết chặt chẽ xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật. Tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh kiểm tra việc tổ chức thi hành pháp luật trong CAND; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi công vụ. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng lấy người dân làm trung tâm và phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng đối tượng, lĩnh vực, địa bàn. Chú trọng hơn nữa đến việc tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự nhằm thống nhất nhận thức trong cán bộ, chiến sĩ, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thi hành pháp luật; tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng, hoàn thiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thi hành pháp luật. Quan tâm, xây dựng đội ngũ cán bộ, lực lượng pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Cũng tại buổi Lễ, Bộ Công an đã công bố Quyết định khen thưởng và trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Công an nhân dân và hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm. LS Tham khảo thêmHải quan tích cực hưởng ứng ngày Pháp luật năm 2023Tham khảo thêmNgành Tài chính triển khai Ngày Pháp luật Tài chính từ 28/8/2023Tham khảo thêmThái Bình tập huấn nghiệp vụ báo cáo viên pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
Bộ Công an tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam Ngày 8/11, Bộ Công an đã long trọng tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023. Chủ trì buổi Lễ là Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/LS Tham dự buổi Lễ, có Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương. Tại buổi Lễ, đại diện lãnh đạo Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an đã trình bày báo cáo kết quả thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số Công an đơn vị, địa phương tham luận giới thiệu mô hình phổ biến, giáo dục pháp (PBGDPL) luật gắn với vận đồng quần chúng chấp hành pháp luật tại cơ sở. Cũng tại Lễ hưởng ứng, Bộ Công an đã giới thiệu Trang thông tin Bộ Công an trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Đây là kênh thông tin chính thống của lực lượng Công an nhân dân (CAND), nhằm thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an về công tác đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng lực lượng CAND; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, tuyên truyền, đấu tranh, phản bác với thông tin sai trái, thù địch, xấu độc trên mạng xã hội, xây dựng uy tín, hình ảnh đẹp của lực lượng CAND. Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc mong muốn lực lượng Công an tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả 4 nhiệm vụ trọng tâm được Bộ trưởng Tô Lâm chỉ đạo tại Lễ Hưởng ứng; nâng cao và phát huy đầy đủ vai trò của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công an; củng cố, nâng cao năng lực của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ pháp chế trong lực lượng CAND để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong bối cảnh tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chú trọng kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng, PBGDPL, tổ chức thi hành pháp luật; tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật của lực lượng công an cả nước. Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về an ninh, trật tự nói riêng. Bộ trưởng Bộ Công an cũng ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích Công an đơn vị, địa phương đã đạt được trong tổ chức, triển khai thực hiện và hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam. Trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy vai trò, ý nghĩa thiết thực, hiệu quả của việc tổ chức hưởng ứng Ngày pháp luật nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu Công an đơn vị, địa phương quán triệt, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật. Cấp ủy, thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính trong công tác nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về an ninh, trật tự. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, đề cao kỷ luật, kỷ cương; khắc phục triệt để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gắn kết chặt chẽ xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật. Tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh kiểm tra việc tổ chức thi hành pháp luật trong CAND; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi công vụ. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng lấy người dân làm trung tâm và phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng đối tượng, lĩnh vực, địa bàn. Chú trọng hơn nữa đến việc tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự nhằm thống nhất nhận thức trong cán bộ, chiến sĩ, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thi hành pháp luật; tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng, hoàn thiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thi hành pháp luật. Quan tâm, xây dựng đội ngũ cán bộ, lực lượng pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Cũng tại buổi Lễ, Bộ Công an đã công bố Quyết định khen thưởng và trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Công an nhân dân và hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm. LS Tham khảo thêmHải quan tích cực hưởng ứng ngày Pháp luật năm 2023Tham khảo thêmNgành Tài chính triển khai Ngày Pháp luật Tài chính từ 28/8/2023Tham khảo thêmThái Bình tập huấn nghiệp vụ báo cáo viên pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
UNDP hỗ trợ đưa dịch vụ công trực tuyến tới vùng sâu, vùng xa tại Hà Giang
Ngày 5/12, tại Thành phố Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với UNDP tổ chức Lễ tổng kết Dự án cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Lễ tổng kết Dự án cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang - Ảnh: VGP/Thùy Dung Trong quá trình thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, dịch vụ công trực tuyến đang trở nên ngày càng quan trọng. Việc này không chỉ giúp tạo ra sự thuận tiện cho người dân, nhất là trong thời gian thiên tai, dịch bệnh, mà còn nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc quản lý của chính quyền. Chính phủ đề ra mục tiêu cung cấp 25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu vào năm 2025. Tuy nhiên, theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), dịch vụ công trực tuyến vẫn là một điểm yếu của dịch vụ công ở Việt Nam. Theo kết quả PAPI năm 2022, chỉ có 4,85% người dân được hỏi từng lên trang cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia, trong đó chỉ hơn 1% sử dụng dịch vụ công trực tuyến. TIN LIÊN QUANNâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ VHTTDLCổng dịch vụ công trực tuyến Bộ GTVT đứng đầu trong các bộ, ngành Tại tỉnh Hà Giang, nơi có hơn 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và có nhiều rào cản về tiếp cận, nhiều điểm lõm internet và gần 44% người dân chưa có điện thoại thông minh, việc đưa dịch vụ công trực tuyến đến với người dân trở nên thách thức hơn bao giờ hết. Cuối năm 2021, tỉnh Hà Giang đã chủ động gửi đề án cải tiến dịch vụ công trực tuyến cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở bốn xã thuộc hai huyện Bắc Quang và Xín Mần tới UNDP đề xuất hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ hợp phần Sáng kiến chính quyền vì người dân thuộc Chương trình nghiên cứu PAPI, từ nguồn tài trợ của Bộ Ngoại giao và Thương Mại Australia (DFAT). Đề án của tỉnh Hà Giang hướng tới ba mục tiêu: (1) Đơn giản hóa quy trình một số thủ tục hành chính công để đưa lên dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình; (2) đào tạo, tập huấn cho đội ngũ công chức cấp xã và tổ chuyển đổi số cộng đồng ở thôn, thôn bản; và (3) đưa dịch vụ công trực tuyến đến với cộng đồng dân cư tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xã (dịch vụ công trực tuyến lưu động). UNDP đã đồng hành với tỉnh Hà Giang quá trình thực hiện dự án này từ tháng 12 năm 2022 tới tháng 12 năm 2023. Phát biểu tại buổi lễ, bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, cho biết, những kết quả thu được sau hơn một năm thực hiện dự án là đơn giản hóa quy trình cho 10 thủ tục hành chính (TTHC) thiết yếu để đưa lên môi trường điện tử; nâng cao năng lực cho 20 công chức cấp xã và 100 thành viên các tổ chuyển đổi số cộng đồng, góp phần đưa dịch vụ công trực tuyến đến gần hơn với người dân. "Tôi đã nghe những câu chuyện đầy cảm hứng về cách mà các nhóm hỗ trợ đưa dịch vụ công trực tuyến đến người dân trong làng và cách mà các nhóm hỗ trợ này kiên nhẫn hướng dẫn người dân làng sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu. Nhờ vậy, người dân có thể nhanh chóng hoàn tất đơn đăng ký trực tuyến nhờ sự hướng dẫn tận tâm, kiên nhẫn và đồng cảm của các thành viên trong nhóm hỗ trợ tại các xã Tân Quang và Quảng Nguyên", bà Ramla chia sẻ thêm. Chia sẻ về những kết quả tích cực của dự án, ông Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang cho biết, mô hình dịch vụ công lưu động được triển khai thực hiện và đem lại hiệu quả, bước đầu khắc phục được những khó khăn của người dân về thiếu thiết bị thông minh, về giao thông, ngôn ngữ, về chưa nắm rõ quy trình giải quyết TTHC trực tuyến; hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh từng bước được nâng cấp theo hướng thuận tiện, dễ sử dụng và dễ tiếp cận hơn. "Tất cả những thay đổi trên đã mang lại cho người dân một trải nghiệm dịch vụ hành chính công tốt hơn và tiện lợi hơn. Qua triển khai dự án, chúng ta cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp Dịch vụ công thực chất hơn để kiển nghị với Chính phủ trong việc thực thi đơn giản hoá TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến", ông Long chia sẻ. Dự án này chỉ là những bước đầu của một chặng đường dài trong việc việc cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Những kết quả tích cực mà dự án đã đem lại cần tiếp tục được chia sẻ và nhân rộng ra các địa phương khác trong toàn tỉnh, ông Long cho biết thêm. Sáng kiến này chứng minh rằng nếu như tỉnh Hà Giang, nơi còn rất nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế-xã hội, có thể làm được, thì các tỉnh khác cũng có thể làm được. Những bài học từ Hà Giang sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ công trực tuyến./. Thùy Dung
UNDP hỗ trợ đưa dịch vụ công trực tuyến tới vùng sâu, vùng xa tại Hà Giang Ngày 5/12, tại Thành phố Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với UNDP tổ chức Lễ tổng kết Dự án cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Lễ tổng kết Dự án cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang - Ảnh: VGP/Thùy Dung Trong quá trình thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, dịch vụ công trực tuyến đang trở nên ngày càng quan trọng. Việc này không chỉ giúp tạo ra sự thuận tiện cho người dân, nhất là trong thời gian thiên tai, dịch bệnh, mà còn nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc quản lý của chính quyền. Chính phủ đề ra mục tiêu cung cấp 25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu vào năm 2025. Tuy nhiên, theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), dịch vụ công trực tuyến vẫn là một điểm yếu của dịch vụ công ở Việt Nam. Theo kết quả PAPI năm 2022, chỉ có 4,85% người dân được hỏi từng lên trang cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia, trong đó chỉ hơn 1% sử dụng dịch vụ công trực tuyến. TIN LIÊN QUANNâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ VHTTDLCổng dịch vụ công trực tuyến Bộ GTVT đứng đầu trong các bộ, ngành Tại tỉnh Hà Giang, nơi có hơn 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và có nhiều rào cản về tiếp cận, nhiều điểm lõm internet và gần 44% người dân chưa có điện thoại thông minh, việc đưa dịch vụ công trực tuyến đến với người dân trở nên thách thức hơn bao giờ hết. Cuối năm 2021, tỉnh Hà Giang đã chủ động gửi đề án cải tiến dịch vụ công trực tuyến cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở bốn xã thuộc hai huyện Bắc Quang và Xín Mần tới UNDP đề xuất hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ hợp phần Sáng kiến chính quyền vì người dân thuộc Chương trình nghiên cứu PAPI, từ nguồn tài trợ của Bộ Ngoại giao và Thương Mại Australia (DFAT). Đề án của tỉnh Hà Giang hướng tới ba mục tiêu: (1) Đơn giản hóa quy trình một số thủ tục hành chính công để đưa lên dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình; (2) đào tạo, tập huấn cho đội ngũ công chức cấp xã và tổ chuyển đổi số cộng đồng ở thôn, thôn bản; và (3) đưa dịch vụ công trực tuyến đến với cộng đồng dân cư tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xã (dịch vụ công trực tuyến lưu động). UNDP đã đồng hành với tỉnh Hà Giang quá trình thực hiện dự án này từ tháng 12 năm 2022 tới tháng 12 năm 2023. Phát biểu tại buổi lễ, bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, cho biết, những kết quả thu được sau hơn một năm thực hiện dự án là đơn giản hóa quy trình cho 10 thủ tục hành chính (TTHC) thiết yếu để đưa lên môi trường điện tử; nâng cao năng lực cho 20 công chức cấp xã và 100 thành viên các tổ chuyển đổi số cộng đồng, góp phần đưa dịch vụ công trực tuyến đến gần hơn với người dân. "Tôi đã nghe những câu chuyện đầy cảm hứng về cách mà các nhóm hỗ trợ đưa dịch vụ công trực tuyến đến người dân trong làng và cách mà các nhóm hỗ trợ này kiên nhẫn hướng dẫn người dân làng sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu. Nhờ vậy, người dân có thể nhanh chóng hoàn tất đơn đăng ký trực tuyến nhờ sự hướng dẫn tận tâm, kiên nhẫn và đồng cảm của các thành viên trong nhóm hỗ trợ tại các xã Tân Quang và Quảng Nguyên", bà Ramla chia sẻ thêm. Chia sẻ về những kết quả tích cực của dự án, ông Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang cho biết, mô hình dịch vụ công lưu động được triển khai thực hiện và đem lại hiệu quả, bước đầu khắc phục được những khó khăn của người dân về thiếu thiết bị thông minh, về giao thông, ngôn ngữ, về chưa nắm rõ quy trình giải quyết TTHC trực tuyến; hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh từng bước được nâng cấp theo hướng thuận tiện, dễ sử dụng và dễ tiếp cận hơn. "Tất cả những thay đổi trên đã mang lại cho người dân một trải nghiệm dịch vụ hành chính công tốt hơn và tiện lợi hơn. Qua triển khai dự án, chúng ta cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp Dịch vụ công thực chất hơn để kiển nghị với Chính phủ trong việc thực thi đơn giản hoá TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến", ông Long chia sẻ. Dự án này chỉ là những bước đầu của một chặng đường dài trong việc việc cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Những kết quả tích cực mà dự án đã đem lại cần tiếp tục được chia sẻ và nhân rộng ra các địa phương khác trong toàn tỉnh, ông Long cho biết thêm. Sáng kiến này chứng minh rằng nếu như tỉnh Hà Giang, nơi còn rất nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế-xã hội, có thể làm được, thì các tỉnh khác cũng có thể làm được. Những bài học từ Hà Giang sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ công trực tuyến./. Thùy Dung
Dành hơn 6.100 tỷ đồng chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
(Chinhphu.vn) – Do sự chia sẻ của người lao động và nỗ lực tổ chức sản xuất, kinh doanh, chăm lo cho người lao động nên tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong phạm vi cả nước trước, trong và sau Tết năm 2023 giảm so với Tết năm 2022. 8,6 triệu đoàn viên, người lao động đã được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức công đoàn với tổng kinh phí hơn 6.110 tỷ đồng.
Các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người lao động Ngày 24/2, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh chủ trì hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tổng LĐLĐ Việt Nam (Hà Nội). Chăm lo Tết cho hơn 8,6 triệu lao động Các hoạt động chăm lo Tết được các cấp công đoàn tổ chức hướng về cơ sở, ưu tiên chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, thiên tai, bão lũ; đoàn viên, người lao động thiếu, mất việc làm; đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng gia đình chính sách hoặc nhiều năm chưa có điều kiện về quê sum họp với gia đình trong dịp Tết Nguyên đán; đoàn viên, người lao động không về quê đón Tết để làm việc, lao động, sản xuất. Ngoài các hoạt động chăm lo mang đậm dấu ấn riêng của tổ chức công đoàn đã tổ chức nhiều năm qua như chương trình "Tết sum vầy", tổ chức phương tiện đưa, đón miễn phí hoặc hỗ trợ toàn bộ, một phần chi phí phương tiện để đoàn viên, người lao động về quê đón Tết, trở lại làm việc; tổ chức các các hoạt động vui Xuân, đón Tết, thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động không có điều kiện về quê đón Tết... thì Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhiều hình thức chăm lo đổi mới, sáng tạo đã được các cấp công đoàn tổ chức như chương trình "Chợ Tết Công đoàn 2023" (trực tiếp và trực tuyến); chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm; tổ chức 2 chuyến bay 0 đồng cho 450 đoàn viên, người lao động khó khăn đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An (trong 2, 3 năm qua chưa được về quê đón Tết) về Nghệ An và Thanh Hóa vào ngày 20 Tết... Theo báo cáo của các địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán 2023 đã có hơn 8,6 triệu đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức công đoàn với tổng kinh phí hơn 6.110 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ quà và tiền mặt cho hơn 7,6 triệu đoàn viên, người lao động với tổng số tiền hơn 5.467 tỷ đồng; hỗ trợ 163.409 vé tàu/xe/máy bay cho đoàn viên, người lao động với số tiền là gần 91 tỷ đồng; bố trí 2.920 chuyến xe để đưa 130.825 đoàn viên, người lao động về quê đón Tết với số tiền gần 39 tỷ đồng; tổ chức trao tặng 800 căn nhà "Mái ấm Công đoàn" với tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng; các hình thức hỗ trợ khác với 715.509 người với tổng số tiền hơn 483 tỷ đồng. Trong tổng số kinh phí chăm lo, các cấp công đoàn chi từ nguồn tài chính công đoàn 3.016 tỷ đồng; kêu gọi xã hội hóa ủng hộ nguồn kinh phí chăm lo cho đoàn viên, người lao động 3.094 tỷ đồng. Kịp thời hỗ trợ lao động bị ngừng việc, giảm giờ làm Thông tin về tình hình lao động, việc làm những tháng đầu năm 2023, bà Trần Thị Thanh Hà - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, theo báo cáo của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, tính từ tháng 9/2022 đến hết tháng 1/2023 đã có khoảng 1.300 doanh nghiệp (tại 50 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn, bị cắt, giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm của 546.835 người lao động. Kịp thời hỗ trợ đoàn viên công đoàn và người lao động phải ngừng việc, giãn việc Trong đó, giảm giờ làm hoặc đang ngừng việc có hưởng lương là 491.212 người, chiếm 89,82% tổng số người bị ảnh hưởng; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 7.000 người, chiếm 1,28%; chấm dứt hợp đồng lao động với 48.623 người, chiếm 9% tổng số người bị ảnh hưởng. Số lao động bị ảnh hưởng phần lớn ở các doanh nghiệp FDI (chiếm 75% tổng số lao động bị ảnh hưởng), tập trung trong 3 ngành dệt may, da giầy, chế biến gỗ (chiếm 77% tổng số lao động bị ảnh hưởng); chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực phía nam như TPHCM, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang... (chiếm 70% tổng số người lao động bị ảnh hưởng của toàn quốc). Có 36 doanh nghiệp ở 16 tỉnh/thành phố nợ 74,29 tỷ đồng tiền lương của 5.979 người lao động, bình quân nợ 12,42 triệu đồng/người; đến nay đã giải quyết 17,83 tỷ đồng tiền lương của 486 người lao động; chưa giải quyết 56,45 tỉ đồng tiền lương của 5.493 người lao động. Trước tình hình trên, thực hiện Công điện số 1170/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống ngươi lao động, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thống nhất thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Chính sách kịp thời này đã hỗ trợ đoàn viên công đoàn và người lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động nhằm góp phần chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho đoàn viên công đoàn, người lao động. So với năm 2021, số doanh nghiệp, người lao động và tổng số tiền nợ đều giảm nhưng mức nợ lương bình quân tính trên lao động cao hơn (năm 2021 là 62 doanh nghiệp nợ 79,39 tỷ đồng tiền lương của 8.300 người lao động, bình quân nợ 9,56 triệu đồng/người). Đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, do sự chia sẻ của người lao động và nỗ lực tổ chức sản xuất, kinh doanh, chăm lo cho người lao động của người sử dụng lao động nên tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong phạm vi cả nước trước, trong và sau Tết năm 2023 giảm so với Tết năm 2022. Trong dịp Tết Nguyên đán 2023 (tính trong tháng 12/2022 và hết tháng 1/2023), cả nước xảy ra 26 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại 6 tỉnh, thành phố, giảm 25 cuộc so với dịp Tết Nguyên đán năm 2022 (xảy ra 51 cuộc). Tính chất, quy mô các cuộc ngừng việc tập thể không phức tạp so với các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp, ngừng việc là do doanh nghiệp chậm trả lương, người lao động không đồng tình với mức thưởng Tết, đề nghị bảo đảm chất lượng bữa ăn ca, thái độ của quản lý đối với người lao động không phù hợp. Khi tranh chấp, ngừng việc tập thể diễn ra, tổ chức công đoàn đã chủ động phối hợp cùng với các cơ quan chức năng hỗ trợ các bên đối thoại, thương lượng, tìm biện pháp giải quyết. Với sự hỗ trợ của tổ chức công đoàn và các cơ quan chức năng, trên tinh thần chia sẻ giữa người lao động và người sử dụng lao động để doanh nghiệp ổn định sản xuất, nhiều kiến nghị của người lao động đã được người sử dụng lao động thực hiện, toàn bộ người lao động đã trở lại làm việc bình thường. Không có vụ việc kéo dài, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự. Thu Cúc Tham khảo thêmThực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm nâng cao đời sống công nhân, người lao độngTham khảo thêmĐề xuất giải quyết chế độ cho lao động tại đơn vị nợ BHXHTham khảo thêm3 nhiệm vụ đột phá nâng cao đời sống công nhân, người lao độngTham khảo thêmKhắc phục hạn chế để ổn định và phát triển thị trường lao độngTham khảo thêmCần khoảng 400.000 lao động mới trong 6 tháng đầu nămTham khảo thêmHơn 95% số lao động trở lại làm việc sau Tết
Dành hơn 6.100 tỷ đồng chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán (Chinhphu.vn) – Do sự chia sẻ của người lao động và nỗ lực tổ chức sản xuất, kinh doanh, chăm lo cho người lao động nên tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong phạm vi cả nước trước, trong và sau Tết năm 2023 giảm so với Tết năm 2022. 8,6 triệu đoàn viên, người lao động đã được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức công đoàn với tổng kinh phí hơn 6.110 tỷ đồng. Các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người lao động Ngày 24/2, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh chủ trì hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tổng LĐLĐ Việt Nam (Hà Nội). Chăm lo Tết cho hơn 8,6 triệu lao động Các hoạt động chăm lo Tết được các cấp công đoàn tổ chức hướng về cơ sở, ưu tiên chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, thiên tai, bão lũ; đoàn viên, người lao động thiếu, mất việc làm; đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng gia đình chính sách hoặc nhiều năm chưa có điều kiện về quê sum họp với gia đình trong dịp Tết Nguyên đán; đoàn viên, người lao động không về quê đón Tết để làm việc, lao động, sản xuất. Ngoài các hoạt động chăm lo mang đậm dấu ấn riêng của tổ chức công đoàn đã tổ chức nhiều năm qua như chương trình "Tết sum vầy", tổ chức phương tiện đưa, đón miễn phí hoặc hỗ trợ toàn bộ, một phần chi phí phương tiện để đoàn viên, người lao động về quê đón Tết, trở lại làm việc; tổ chức các các hoạt động vui Xuân, đón Tết, thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động không có điều kiện về quê đón Tết... thì Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhiều hình thức chăm lo đổi mới, sáng tạo đã được các cấp công đoàn tổ chức như chương trình "Chợ Tết Công đoàn 2023" (trực tiếp và trực tuyến); chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm; tổ chức 2 chuyến bay 0 đồng cho 450 đoàn viên, người lao động khó khăn đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An (trong 2, 3 năm qua chưa được về quê đón Tết) về Nghệ An và Thanh Hóa vào ngày 20 Tết... Theo báo cáo của các địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán 2023 đã có hơn 8,6 triệu đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức công đoàn với tổng kinh phí hơn 6.110 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ quà và tiền mặt cho hơn 7,6 triệu đoàn viên, người lao động với tổng số tiền hơn 5.467 tỷ đồng; hỗ trợ 163.409 vé tàu/xe/máy bay cho đoàn viên, người lao động với số tiền là gần 91 tỷ đồng; bố trí 2.920 chuyến xe để đưa 130.825 đoàn viên, người lao động về quê đón Tết với số tiền gần 39 tỷ đồng; tổ chức trao tặng 800 căn nhà "Mái ấm Công đoàn" với tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng; các hình thức hỗ trợ khác với 715.509 người với tổng số tiền hơn 483 tỷ đồng. Trong tổng số kinh phí chăm lo, các cấp công đoàn chi từ nguồn tài chính công đoàn 3.016 tỷ đồng; kêu gọi xã hội hóa ủng hộ nguồn kinh phí chăm lo cho đoàn viên, người lao động 3.094 tỷ đồng. Kịp thời hỗ trợ lao động bị ngừng việc, giảm giờ làm Thông tin về tình hình lao động, việc làm những tháng đầu năm 2023, bà Trần Thị Thanh Hà - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, theo báo cáo của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, tính từ tháng 9/2022 đến hết tháng 1/2023 đã có khoảng 1.300 doanh nghiệp (tại 50 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn, bị cắt, giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm của 546.835 người lao động. Kịp thời hỗ trợ đoàn viên công đoàn và người lao động phải ngừng việc, giãn việc Trong đó, giảm giờ làm hoặc đang ngừng việc có hưởng lương là 491.212 người, chiếm 89,82% tổng số người bị ảnh hưởng; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 7.000 người, chiếm 1,28%; chấm dứt hợp đồng lao động với 48.623 người, chiếm 9% tổng số người bị ảnh hưởng. Số lao động bị ảnh hưởng phần lớn ở các doanh nghiệp FDI (chiếm 75% tổng số lao động bị ảnh hưởng), tập trung trong 3 ngành dệt may, da giầy, chế biến gỗ (chiếm 77% tổng số lao động bị ảnh hưởng); chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực phía nam như TPHCM, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang... (chiếm 70% tổng số người lao động bị ảnh hưởng của toàn quốc). Có 36 doanh nghiệp ở 16 tỉnh/thành phố nợ 74,29 tỷ đồng tiền lương của 5.979 người lao động, bình quân nợ 12,42 triệu đồng/người; đến nay đã giải quyết 17,83 tỷ đồng tiền lương của 486 người lao động; chưa giải quyết 56,45 tỉ đồng tiền lương của 5.493 người lao động. Trước tình hình trên, thực hiện Công điện số 1170/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống ngươi lao động, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thống nhất thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Chính sách kịp thời này đã hỗ trợ đoàn viên công đoàn và người lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động nhằm góp phần chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho đoàn viên công đoàn, người lao động. So với năm 2021, số doanh nghiệp, người lao động và tổng số tiền nợ đều giảm nhưng mức nợ lương bình quân tính trên lao động cao hơn (năm 2021 là 62 doanh nghiệp nợ 79,39 tỷ đồng tiền lương của 8.300 người lao động, bình quân nợ 9,56 triệu đồng/người). Đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, do sự chia sẻ của người lao động và nỗ lực tổ chức sản xuất, kinh doanh, chăm lo cho người lao động của người sử dụng lao động nên tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong phạm vi cả nước trước, trong và sau Tết năm 2023 giảm so với Tết năm 2022. Trong dịp Tết Nguyên đán 2023 (tính trong tháng 12/2022 và hết tháng 1/2023), cả nước xảy ra 26 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại 6 tỉnh, thành phố, giảm 25 cuộc so với dịp Tết Nguyên đán năm 2022 (xảy ra 51 cuộc). Tính chất, quy mô các cuộc ngừng việc tập thể không phức tạp so với các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp, ngừng việc là do doanh nghiệp chậm trả lương, người lao động không đồng tình với mức thưởng Tết, đề nghị bảo đảm chất lượng bữa ăn ca, thái độ của quản lý đối với người lao động không phù hợp. Khi tranh chấp, ngừng việc tập thể diễn ra, tổ chức công đoàn đã chủ động phối hợp cùng với các cơ quan chức năng hỗ trợ các bên đối thoại, thương lượng, tìm biện pháp giải quyết. Với sự hỗ trợ của tổ chức công đoàn và các cơ quan chức năng, trên tinh thần chia sẻ giữa người lao động và người sử dụng lao động để doanh nghiệp ổn định sản xuất, nhiều kiến nghị của người lao động đã được người sử dụng lao động thực hiện, toàn bộ người lao động đã trở lại làm việc bình thường. Không có vụ việc kéo dài, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự. Thu Cúc Tham khảo thêmThực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm nâng cao đời sống công nhân, người lao độngTham khảo thêmĐề xuất giải quyết chế độ cho lao động tại đơn vị nợ BHXHTham khảo thêm3 nhiệm vụ đột phá nâng cao đời sống công nhân, người lao độngTham khảo thêmKhắc phục hạn chế để ổn định và phát triển thị trường lao độngTham khảo thêmCần khoảng 400.000 lao động mới trong 6 tháng đầu nămTham khảo thêmHơn 95% số lao động trở lại làm việc sau Tết
Đề xuất xây dựng pháp lệnh khắc phục hậu quả bom mìn
Trong năm nay, Ban Chỉ đạo Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh sẽ hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xây dựng pháp lệnh khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét vào tháng 7.
Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các chiến dịch thu gom, rà phá bom mìn nhằm giải phóng đất đai, phục vụ an sinh cho nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh: VGP/Thu Cúc Chiều 4/4, Bộ LĐTB&XH đã họp báo thông tin về công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam và hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống bom mìn. Ngày 4/4 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới phòng, chống bom mìn, với nhiều sự kiện, hoạt động được tổ chức khắp nơi trên thế giới như một lời cam kết của LHQ trong các nỗ lực vì một thế giới không bom mìn và tàn dư của chất nổ sau chiến tranh. Là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, trong nhiều năm qua Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các chiến dịch thu gom, rà phá bom mìn nhằm giải phóng đất đai, phục vụ an sinh cho nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân của bom mìn. Sau chiến tranh, Việt Nam rất quan tâm đến việc khắc phục hậu quả bom mìn, bao gồm rà phá bom mìn, trợ giúp xã hội cho nạn nhân bom mìn tái hoà nhập cộng đồng và tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân. Bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTB&XH) cho biết: "Công tác khắc phục hậu quả bom mìn đã và đang được các bộ, ngành và các địa phương triển khai tích cực. Đặc biệt, công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn, tái hoà nhập cộng đồng do Bộ LĐTB&XH triển khai đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, phần nào đáp ứng được nhu cầu của đối tượng, tạo điều kiện để nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng. Nạn nhân bom mìn có nhu cầu được phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội từ Nhà nước và cộng đồng để có thể tham gia vào các hoạt động học tập, lao động, kinh tế, xã hội. Những dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân bom mìn, gồm: Chỉnh hình, phục hồi chức năng; tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý tâm lý, vật lý trị liệu, điều trị qua lao động, công tác xã hội, ngôn ngữ trị liệu, đào tạo nghề, dịch vụ việc làm, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội". Khoảng 5,6 triệu ha đất ô nhiễm do bom mìn Thống kê đến năm 2022, tổng số diện tích còn ô nhiễm do bom mìn rất lớn, khoảng 5,6 triệu ha, tương đương với 17,71% diện tích đất cả nước. Do đó phải cần rất nhiều thời gian và nguồn lực để làm sạch hoàn toàn những vùng đất bị ô nhiễm, đem lại cuộc sống an toàn cho nhân dân, góp phần và sự phát triển bền vững của đất nước. Số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung nhiều tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Hiện cả nước có trên 7,06 triệu người khuyết tật, trong đó có hàng vạn người là nạn nhân bom mìn và bị phơi nhiễm chất độc hoá học da cam/dioxine. Đại tá Nguyễn Hạnh Phúc, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) cho biết, năm 2023, kế hoạch thực hiện khắc phục hậu quả bom mìn tập trung vào việc thu thập dữ liệu chuẩn bị báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 đề xuất Chương trình giai đoạn 2025-2045 định hướng đến 2050; xây dựng cơ chế vận động tài trợ trong nước và quốc tế; xây dựng hoàn chỉnh và trình ban hành chiến lược quốc gia về giáo dục nguy cơ tai nạn bom mìn làm cơ sở để xây dựng kế hoạch và nội dung thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu đồng bộ, thống nhất trong phạm vi toàn quốc. "Trong năm nay, Ban Chỉ đạo Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh sẽ hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xây dựng pháp lệnh khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét vào tháng 7", Đại tá Nguyễn Hạnh Phúc cho biết. Ban Chỉ đạo cũng thu thập, nhập dữ liệu khắc phục hậu quả bom mìn vào hệ thống quản lý thông tin quốc gia; duy trì, thực hiện Quy chế quản lý thông tin bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định. Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống bom mìn 4/4/2023, Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) và VNMAC tiếp tục tổ chức phát động cuộc thi trực tuyến về cách nhận biết, phòng tránh tai nạn bom mìn trên trang thông tin điện tử: http://vnmac.gov.vn/. Cuộc thi nhằm mục đích đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng, tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam đến đông đảo tầng lớp nhân dân cả nước. Thu Cúc Tham khảo thêmChia sẻ kinh nghiệm khu vực và các tiến bộ quốc tế về khắc phục hậu quả bom mìnTham khảo thêmKhẩn trương tổng kết thi hành quy định pháp luật về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranhTham khảo thêmQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổTham khảo thêmHoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìnTham khảo thêmUSAID đặt trọng tâm hỗ trợ Việt Nam tẩy độc dioxin, rà phá bom mìn
Đề xuất xây dựng pháp lệnh khắc phục hậu quả bom mìn Trong năm nay, Ban Chỉ đạo Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh sẽ hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xây dựng pháp lệnh khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét vào tháng 7. Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các chiến dịch thu gom, rà phá bom mìn nhằm giải phóng đất đai, phục vụ an sinh cho nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh: VGP/Thu Cúc Chiều 4/4, Bộ LĐTB&XH đã họp báo thông tin về công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam và hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống bom mìn. Ngày 4/4 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới phòng, chống bom mìn, với nhiều sự kiện, hoạt động được tổ chức khắp nơi trên thế giới như một lời cam kết của LHQ trong các nỗ lực vì một thế giới không bom mìn và tàn dư của chất nổ sau chiến tranh. Là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, trong nhiều năm qua Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các chiến dịch thu gom, rà phá bom mìn nhằm giải phóng đất đai, phục vụ an sinh cho nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân của bom mìn. Sau chiến tranh, Việt Nam rất quan tâm đến việc khắc phục hậu quả bom mìn, bao gồm rà phá bom mìn, trợ giúp xã hội cho nạn nhân bom mìn tái hoà nhập cộng đồng và tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân. Bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTB&XH) cho biết: "Công tác khắc phục hậu quả bom mìn đã và đang được các bộ, ngành và các địa phương triển khai tích cực. Đặc biệt, công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn, tái hoà nhập cộng đồng do Bộ LĐTB&XH triển khai đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, phần nào đáp ứng được nhu cầu của đối tượng, tạo điều kiện để nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng. Nạn nhân bom mìn có nhu cầu được phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội từ Nhà nước và cộng đồng để có thể tham gia vào các hoạt động học tập, lao động, kinh tế, xã hội. Những dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân bom mìn, gồm: Chỉnh hình, phục hồi chức năng; tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý tâm lý, vật lý trị liệu, điều trị qua lao động, công tác xã hội, ngôn ngữ trị liệu, đào tạo nghề, dịch vụ việc làm, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội". Khoảng 5,6 triệu ha đất ô nhiễm do bom mìn Thống kê đến năm 2022, tổng số diện tích còn ô nhiễm do bom mìn rất lớn, khoảng 5,6 triệu ha, tương đương với 17,71% diện tích đất cả nước. Do đó phải cần rất nhiều thời gian và nguồn lực để làm sạch hoàn toàn những vùng đất bị ô nhiễm, đem lại cuộc sống an toàn cho nhân dân, góp phần và sự phát triển bền vững của đất nước. Số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung nhiều tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Hiện cả nước có trên 7,06 triệu người khuyết tật, trong đó có hàng vạn người là nạn nhân bom mìn và bị phơi nhiễm chất độc hoá học da cam/dioxine. Đại tá Nguyễn Hạnh Phúc, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) cho biết, năm 2023, kế hoạch thực hiện khắc phục hậu quả bom mìn tập trung vào việc thu thập dữ liệu chuẩn bị báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 đề xuất Chương trình giai đoạn 2025-2045 định hướng đến 2050; xây dựng cơ chế vận động tài trợ trong nước và quốc tế; xây dựng hoàn chỉnh và trình ban hành chiến lược quốc gia về giáo dục nguy cơ tai nạn bom mìn làm cơ sở để xây dựng kế hoạch và nội dung thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu đồng bộ, thống nhất trong phạm vi toàn quốc. "Trong năm nay, Ban Chỉ đạo Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh sẽ hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xây dựng pháp lệnh khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét vào tháng 7", Đại tá Nguyễn Hạnh Phúc cho biết. Ban Chỉ đạo cũng thu thập, nhập dữ liệu khắc phục hậu quả bom mìn vào hệ thống quản lý thông tin quốc gia; duy trì, thực hiện Quy chế quản lý thông tin bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định. Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống bom mìn 4/4/2023, Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) và VNMAC tiếp tục tổ chức phát động cuộc thi trực tuyến về cách nhận biết, phòng tránh tai nạn bom mìn trên trang thông tin điện tử: http://vnmac.gov.vn/. Cuộc thi nhằm mục đích đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng, tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam đến đông đảo tầng lớp nhân dân cả nước. Thu Cúc Tham khảo thêmChia sẻ kinh nghiệm khu vực và các tiến bộ quốc tế về khắc phục hậu quả bom mìnTham khảo thêmKhẩn trương tổng kết thi hành quy định pháp luật về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranhTham khảo thêmQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổTham khảo thêmHoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìnTham khảo thêmUSAID đặt trọng tâm hỗ trợ Việt Nam tẩy độc dioxin, rà phá bom mìn
Dấu ấn đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy
"Đấu tranh, trấn áp, triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, xuyên quốc gia, thu giữ số lượng ma túy lớn" được bình chọn là một trong 10 dấu ấn nổi bật của lực lượng Công an Nhân dân năm 2023 - năm được đánh giá là có nhiều kết quả xuất sắc, thành tích cao hơn năm ngoái, bảo đảm tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ tốt phát triển kinh tế, bảo đảm cuộc sống người dân.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch UBQG phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm trao Thư khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tội phạm ma túy - Ảnh: VGP/HG Dấu ấn qua những chiến công Những ngày cuối năm 2023, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy vinh dự đón nhận Thư khen của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Trong thư, Thủ tướng chúc mừng và biểu dương thành tích đặc biệt xuất sắc của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Cơ quan đại diện Bộ Công an tại nước ngoài triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ xác minh làm rõ, triệt xóa đường dây sản xuất, vận chuyển trái phép chất ma túy có quy mô đặc biệt lớn từ nước ngoài vào Việt Nam để vận chuyển đi nước thứ ba.Thủ tướng nhấn mạnh, đây là chiến công đặc biệt xuất sắc, thể hiện sự mưu trí, kiên quyết tấn công, trấn áp tội phạm, đánh đúng, đánh trúng các đường dây ma túy lớn, xuyên quốc gia, góp phần ngăn chặn, từng bước kiềm chế, làm giảm nguồn cung ma túy, không để Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy, đóng góp vào việc xây dựng môi trường ASEAN không ma túy.Chia sẻ về quá trình khám phá vụ án, Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cho biết, thông tin ban đầu của chuyên án được trao đổi qua kênh hợp tác quốc tế về hai đối tượng nghi vấn thuê tàu cá vận chuyển hàng qua tuyến đường biển với giá cao bất thường.Nhận được thông tin trên, với sự nhạy bén về nghiệp vụ và kinh nghiệm đấu tranh khám phá các đường dây tội phạm về ma tuý xuyên quốc gia, sự mưu trí, sáng tạo, kiên trì của lực lượng trinh sát, điều tra viên và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã triển khai lực lượng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, tập trung lực lượng xác minh, làm rõ toàn bộ hành vi của các đối tượng trong đường dây.Đầu tháng 9/2023, sáu đối tượng trong đường dây nhập cảnh vào Việt Nam, đặt khách sạn, thuê xe, phiên dịch, thuê kho và mua 100 tấn xi măng tập kết tại kho hàng ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Sau khi bảo đảm các điều kiện, các đối tượng xuất cảnh về Trung Quốc.Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã làm rõ quy luật, thủ đoạn hoạt động của đường dây. Số xi măng trên chỉ dùng để nguỵ trang cho lô hàng ma tuý hàng chục triệu USD, đang làm thủ tục xuất đi nước ngoài tiêu thụ qua tuyến đường biển.Ngày 20/9, hai đối tượng chính điều hành đường dây nhập cảnh vào Việt Nam. Ngay sau đó, các đối tượng di chuyển đến kho hàng tại Hải Phòng và chỉ đạo bốc dỡ các bao tải chứa ma tuý cất giấu trong kho xi măng. Nhận định thời cơ đến, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy quyết định phá án.Sáng 22/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương, các cơ quan thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Cục Hải quan TP. Hải Phòng đồng loạt bắt các đối tượng liên quan, khám xét khẩn cấp các kho hàng. Tại kho hàng Công ty TNHH Tường Phát, Hồng Bàng, Hải Phòng, lực lượng chức năng thu giữ 30 bao tải không nhãn mác, mỗi bao khối lượng 25kg, kết quả giám định 30 bao chứa ketamin, tổng khối lượng 750kg.Ban Chuyên án bắt giữ Liêu Chí Hoài, 43 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, đối tượng cầm đầu đường dây, đồng thời khám xét kho hàng tại Thái Bình- nơi các đối tượng thuê để cất giấu ma tuý.Tiếp tục mở rộng vụ án, ngày 24/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phối hợp với Công an tỉnh Hà Tĩnh khám xét một xe khách đường dài, thu giữ 22 bao tải được giấu trong bình xăng giả và giường nằm của khách, cùng chủng loại với 30 bao tải thu giữ tại Hải Phòng.Kết quả giám định 22 bao tải đều chứa ma túy ketamin, khối lượng 550kg. Theo tính toán của các đối tượng, sau khi nhận 22 bao ketamine, các đối tượng sẽ cất giấu 52 bao chứa 1,3 tấn ketamin lẫn trong các bao xi măng và vận chuyển bằng đường biển sang nước ngoài tiêu thụ.Thực hiện chủ trương hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý báo cáo và được lãnh đạo Bộ đồng ý cử Tổ công tác phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ Công an ở nước ngoài, lực lượng chức năng của nước bạn bắt giữ các đối tượng trong đường dây, thu giữ số lượng ma tuý đặc biệt lớn.Qua điều tra xác định, trong một năm qua, công ty của nhóm đối tượng đã được cấp phép nhập khẩu 64 loại tiền chất, hóa chất, dung môi với số lượng gần 9.000 tấn, trị giá hơn 5,7 triệu USD... Đến nay, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can tại Việt Nam. Quá trình điều tra làm rõ các đối tượng đã vận chuyển 500kg ketamin qua đường biển tiêu thụ.Đấu tranh triệt để tận 'sào huyệt' cuối cùng của tội phạm Có thể nói, trong năm 2023, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, quyết liệt và trực tiếp của Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý với vai trò "đầu tàu" là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, điều tra cơ bản xuyên suốt 5 lĩnh vực làm nền tảng cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy; triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án nghiệp vụ theo 4 tuyến và mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Qua đó, đã xác lập, đấu tranh nhiều chuyên án, điều tra mở rộng nhiều vụ án, triệt phá nhiều tổ chức, đường dây tội phạm ma túy liên tỉnh, xuyên quốc gia, thể hiện tinh thần hiệp đồng đấu tranh triệt để tận "sào huyệt" cuối cùng của tội phạm; giải quyết và chuyển hóa cơ bản nhiều "điểm nóng" ma túy gây bức xúc dư luận nhiều năm tại các tuyến, địa bàn trọng điểm. Với số lượng vật chứng thu giữ lớn cho thấy lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã nỗ lực từng bước ngăn chặn "nguồn cung" ma túy từ sớm, từ xa, từ nơi xuất phát, hạn chế những hậu quả, tác hại của tội phạm và tệ nạn ma túy gây ra cho xã hội, góp phần kéo giảm phạm pháp hình sự, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Năm 2023, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy toàn quốc đã chủ trì, phối hợp các lực lượng đấu tranh thành công 24.765 vụ, bắt giữ 38.681 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 444 kg heroin, 4,9 tấn ma túy tổng hợp, 81 kg thuốc phiện, 500 kg cần sa, 330 kg cocain. Riêng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý khám phá thành công 75 vụ, bắt giữ 205 đối tượng, trong đó có 16 vụ phối hợp với các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển, Hải quan.Lực lượng chức năng bắt giữ 1,3 tấn ketamine ngụy trang trong các bao xi măngTrước tình hình tội phạm ma túy diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ rất cao gây ra các vụ phạm tội và vi phạm pháp luật gây áp lực lớn cho công tác đảm bảo tình hình an ninh, trật tự tại các địa phương, Trung tướng Nguyễn Văn Viện cho rằng, thời gian tới, cần tập trung làm giảm “nguồn cầu” trong nước, trọng tâm là làm tốt công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, cần huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các ban, ngành có liên quan; thường xuyên rà soát, xác định và thống kê đưa người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào quản lý, bảo đảm số liệu được thống kế sát với tình hình thực tế, không để sót lọt.Đồng thời hướng dẫn lực lượng Công an xã cập nhật thông tin người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy lên phần mềm quản lý đối tượng nghiệp vụ do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chủ trì, trên nền tảng Dữ liệu quốc gia về dân cư để nâng cao hiệu quả công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy...Từ thực tiễn địa phương, Đại tá Ngô Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết, thời gian qua mặc dù các lực lượng chức năng đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy song do trình độ dân trí của bà con trên tuyến biên giới còn hạn chế, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhiều người tham gia vận chuyển, buôn, bán ma túy... đã tác động đến tình hình chung, hoạt động vận chuyển ma túy từ Lào vào biên giới Điện Biên tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.TIN LIÊN QUANHiệp đồng tác chiến, kịp thời ngăn chặn nhiều đường dây ma túyNâng cao nhận thức, trách nhiệm thực thi pháp luật phòng, chống ma túyĐể ngăn chặn, đẩy lùi, kiên quyết không để nước ta trở thành địa bàn trung chuyển ma túy, Công an tỉnh Điện Biên sẽ tham mưu cho cấp ủy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh, từ đó huy động sức mạnh, nguồn lực của cả hệ thống chính trị trong phòng, chống ma túy; tăng cường công tác tuyên truyền, lắp đặt pano bảng ảnh bằng tiếng dân tộc tại các tuyến đường trọng điểm, công khai số điện thoại, đường dây nóng, kết nối mạng xã hội để mọi người dân tham gia tố giác tội phạm ma túy; thực hiện thường xuyên công tác nghiệp vụ cơ bản trong phòng ngừa ma túy.Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án “xã biên giới sạch về ma túy”, “cụm bản biên giới sạch về ma túy” đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng biên phòng, lực lượng chức năng của nước bạn Lào trong công tác này; tăng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, lực lượng cho Công an xã biên giới...Hoàng Giang
Dấu ấn đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy "Đấu tranh, trấn áp, triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, xuyên quốc gia, thu giữ số lượng ma túy lớn" được bình chọn là một trong 10 dấu ấn nổi bật của lực lượng Công an Nhân dân năm 2023 - năm được đánh giá là có nhiều kết quả xuất sắc, thành tích cao hơn năm ngoái, bảo đảm tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ tốt phát triển kinh tế, bảo đảm cuộc sống người dân. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch UBQG phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm trao Thư khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tội phạm ma túy - Ảnh: VGP/HG Dấu ấn qua những chiến công Những ngày cuối năm 2023, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy vinh dự đón nhận Thư khen của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Trong thư, Thủ tướng chúc mừng và biểu dương thành tích đặc biệt xuất sắc của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Cơ quan đại diện Bộ Công an tại nước ngoài triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ xác minh làm rõ, triệt xóa đường dây sản xuất, vận chuyển trái phép chất ma túy có quy mô đặc biệt lớn từ nước ngoài vào Việt Nam để vận chuyển đi nước thứ ba.Thủ tướng nhấn mạnh, đây là chiến công đặc biệt xuất sắc, thể hiện sự mưu trí, kiên quyết tấn công, trấn áp tội phạm, đánh đúng, đánh trúng các đường dây ma túy lớn, xuyên quốc gia, góp phần ngăn chặn, từng bước kiềm chế, làm giảm nguồn cung ma túy, không để Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy, đóng góp vào việc xây dựng môi trường ASEAN không ma túy.Chia sẻ về quá trình khám phá vụ án, Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cho biết, thông tin ban đầu của chuyên án được trao đổi qua kênh hợp tác quốc tế về hai đối tượng nghi vấn thuê tàu cá vận chuyển hàng qua tuyến đường biển với giá cao bất thường.Nhận được thông tin trên, với sự nhạy bén về nghiệp vụ và kinh nghiệm đấu tranh khám phá các đường dây tội phạm về ma tuý xuyên quốc gia, sự mưu trí, sáng tạo, kiên trì của lực lượng trinh sát, điều tra viên và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã triển khai lực lượng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, tập trung lực lượng xác minh, làm rõ toàn bộ hành vi của các đối tượng trong đường dây.Đầu tháng 9/2023, sáu đối tượng trong đường dây nhập cảnh vào Việt Nam, đặt khách sạn, thuê xe, phiên dịch, thuê kho và mua 100 tấn xi măng tập kết tại kho hàng ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Sau khi bảo đảm các điều kiện, các đối tượng xuất cảnh về Trung Quốc.Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã làm rõ quy luật, thủ đoạn hoạt động của đường dây. Số xi măng trên chỉ dùng để nguỵ trang cho lô hàng ma tuý hàng chục triệu USD, đang làm thủ tục xuất đi nước ngoài tiêu thụ qua tuyến đường biển.Ngày 20/9, hai đối tượng chính điều hành đường dây nhập cảnh vào Việt Nam. Ngay sau đó, các đối tượng di chuyển đến kho hàng tại Hải Phòng và chỉ đạo bốc dỡ các bao tải chứa ma tuý cất giấu trong kho xi măng. Nhận định thời cơ đến, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy quyết định phá án.Sáng 22/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương, các cơ quan thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Cục Hải quan TP. Hải Phòng đồng loạt bắt các đối tượng liên quan, khám xét khẩn cấp các kho hàng. Tại kho hàng Công ty TNHH Tường Phát, Hồng Bàng, Hải Phòng, lực lượng chức năng thu giữ 30 bao tải không nhãn mác, mỗi bao khối lượng 25kg, kết quả giám định 30 bao chứa ketamin, tổng khối lượng 750kg.Ban Chuyên án bắt giữ Liêu Chí Hoài, 43 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, đối tượng cầm đầu đường dây, đồng thời khám xét kho hàng tại Thái Bình- nơi các đối tượng thuê để cất giấu ma tuý.Tiếp tục mở rộng vụ án, ngày 24/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phối hợp với Công an tỉnh Hà Tĩnh khám xét một xe khách đường dài, thu giữ 22 bao tải được giấu trong bình xăng giả và giường nằm của khách, cùng chủng loại với 30 bao tải thu giữ tại Hải Phòng.Kết quả giám định 22 bao tải đều chứa ma túy ketamin, khối lượng 550kg. Theo tính toán của các đối tượng, sau khi nhận 22 bao ketamine, các đối tượng sẽ cất giấu 52 bao chứa 1,3 tấn ketamin lẫn trong các bao xi măng và vận chuyển bằng đường biển sang nước ngoài tiêu thụ.Thực hiện chủ trương hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý báo cáo và được lãnh đạo Bộ đồng ý cử Tổ công tác phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ Công an ở nước ngoài, lực lượng chức năng của nước bạn bắt giữ các đối tượng trong đường dây, thu giữ số lượng ma tuý đặc biệt lớn.Qua điều tra xác định, trong một năm qua, công ty của nhóm đối tượng đã được cấp phép nhập khẩu 64 loại tiền chất, hóa chất, dung môi với số lượng gần 9.000 tấn, trị giá hơn 5,7 triệu USD... Đến nay, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can tại Việt Nam. Quá trình điều tra làm rõ các đối tượng đã vận chuyển 500kg ketamin qua đường biển tiêu thụ.Đấu tranh triệt để tận 'sào huyệt' cuối cùng của tội phạm Có thể nói, trong năm 2023, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, quyết liệt và trực tiếp của Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý với vai trò "đầu tàu" là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, điều tra cơ bản xuyên suốt 5 lĩnh vực làm nền tảng cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy; triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án nghiệp vụ theo 4 tuyến và mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Qua đó, đã xác lập, đấu tranh nhiều chuyên án, điều tra mở rộng nhiều vụ án, triệt phá nhiều tổ chức, đường dây tội phạm ma túy liên tỉnh, xuyên quốc gia, thể hiện tinh thần hiệp đồng đấu tranh triệt để tận "sào huyệt" cuối cùng của tội phạm; giải quyết và chuyển hóa cơ bản nhiều "điểm nóng" ma túy gây bức xúc dư luận nhiều năm tại các tuyến, địa bàn trọng điểm. Với số lượng vật chứng thu giữ lớn cho thấy lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã nỗ lực từng bước ngăn chặn "nguồn cung" ma túy từ sớm, từ xa, từ nơi xuất phát, hạn chế những hậu quả, tác hại của tội phạm và tệ nạn ma túy gây ra cho xã hội, góp phần kéo giảm phạm pháp hình sự, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Năm 2023, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy toàn quốc đã chủ trì, phối hợp các lực lượng đấu tranh thành công 24.765 vụ, bắt giữ 38.681 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 444 kg heroin, 4,9 tấn ma túy tổng hợp, 81 kg thuốc phiện, 500 kg cần sa, 330 kg cocain. Riêng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý khám phá thành công 75 vụ, bắt giữ 205 đối tượng, trong đó có 16 vụ phối hợp với các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển, Hải quan.Lực lượng chức năng bắt giữ 1,3 tấn ketamine ngụy trang trong các bao xi măngTrước tình hình tội phạm ma túy diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ rất cao gây ra các vụ phạm tội và vi phạm pháp luật gây áp lực lớn cho công tác đảm bảo tình hình an ninh, trật tự tại các địa phương, Trung tướng Nguyễn Văn Viện cho rằng, thời gian tới, cần tập trung làm giảm “nguồn cầu” trong nước, trọng tâm là làm tốt công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, cần huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các ban, ngành có liên quan; thường xuyên rà soát, xác định và thống kê đưa người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào quản lý, bảo đảm số liệu được thống kế sát với tình hình thực tế, không để sót lọt.Đồng thời hướng dẫn lực lượng Công an xã cập nhật thông tin người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy lên phần mềm quản lý đối tượng nghiệp vụ do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chủ trì, trên nền tảng Dữ liệu quốc gia về dân cư để nâng cao hiệu quả công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy...Từ thực tiễn địa phương, Đại tá Ngô Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết, thời gian qua mặc dù các lực lượng chức năng đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy song do trình độ dân trí của bà con trên tuyến biên giới còn hạn chế, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhiều người tham gia vận chuyển, buôn, bán ma túy... đã tác động đến tình hình chung, hoạt động vận chuyển ma túy từ Lào vào biên giới Điện Biên tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.TIN LIÊN QUANHiệp đồng tác chiến, kịp thời ngăn chặn nhiều đường dây ma túyNâng cao nhận thức, trách nhiệm thực thi pháp luật phòng, chống ma túyĐể ngăn chặn, đẩy lùi, kiên quyết không để nước ta trở thành địa bàn trung chuyển ma túy, Công an tỉnh Điện Biên sẽ tham mưu cho cấp ủy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh, từ đó huy động sức mạnh, nguồn lực của cả hệ thống chính trị trong phòng, chống ma túy; tăng cường công tác tuyên truyền, lắp đặt pano bảng ảnh bằng tiếng dân tộc tại các tuyến đường trọng điểm, công khai số điện thoại, đường dây nóng, kết nối mạng xã hội để mọi người dân tham gia tố giác tội phạm ma túy; thực hiện thường xuyên công tác nghiệp vụ cơ bản trong phòng ngừa ma túy.Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án “xã biên giới sạch về ma túy”, “cụm bản biên giới sạch về ma túy” đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng biên phòng, lực lượng chức năng của nước bạn Lào trong công tác này; tăng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, lực lượng cho Công an xã biên giới...Hoàng Giang
Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết về Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 757/NQ-UBTVQH15
bonewsrelation eonewsrelation Fri Mar 31 2023 15:59:34 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Mar 31 2023 15:59:34 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Mar 31 2023 16:42:03 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Trong đó, về thẩm quyền, Nghị quyết quy định Chủ tịch Quốc hội xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Quốc hội xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. Việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin của cơ quan mình. Người đứng đầu vụ, cục, đơn vị xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin của đơn vị mình. Nghị quyết nêu rõ, việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và danh mục bí mật nhà nước thuộc các lĩnh vực do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì phải xác định độ mật tương ứng. Đối với dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết có nội dung bí mật nhà nước sau khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua không còn là bí mật nhà nước, trừ trường hợp cần xác định là bí mật nhà nước thì cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì nội dung phối hợp với cơ quan trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết báo cáo Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định. Đối với người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xử lý theo thẩm quyền hoặc xem xét, quyết định việc chuyển đến cơ quan, đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý. Nghị quyết cũng quy định, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho phép sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật. Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, trừ người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội; người đứng đầu đơn vị tương đương cấp Vụ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật. Đối với người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật... Tham khảo thêmBãi bỏ Nghị định quy định danh mục các quyết định hành chính bí mật nhà nước trong 3 lĩnh vựcTham khảo thêmDanh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao
Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết về Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 757/NQ-UBTVQH15 bonewsrelation eonewsrelation Fri Mar 31 2023 15:59:34 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Mar 31 2023 15:59:34 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Mar 31 2023 16:42:03 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Trong đó, về thẩm quyền, Nghị quyết quy định Chủ tịch Quốc hội xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Quốc hội xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. Việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin của cơ quan mình. Người đứng đầu vụ, cục, đơn vị xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin của đơn vị mình. Nghị quyết nêu rõ, việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và danh mục bí mật nhà nước thuộc các lĩnh vực do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì phải xác định độ mật tương ứng. Đối với dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết có nội dung bí mật nhà nước sau khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua không còn là bí mật nhà nước, trừ trường hợp cần xác định là bí mật nhà nước thì cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì nội dung phối hợp với cơ quan trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết báo cáo Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định. Đối với người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xử lý theo thẩm quyền hoặc xem xét, quyết định việc chuyển đến cơ quan, đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý. Nghị quyết cũng quy định, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho phép sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật. Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, trừ người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội; người đứng đầu đơn vị tương đương cấp Vụ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật. Đối với người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật... Tham khảo thêmBãi bỏ Nghị định quy định danh mục các quyết định hành chính bí mật nhà nước trong 3 lĩnh vựcTham khảo thêmDanh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao
Vietcombank trao quà Tết cho bệnh nhân khó khăn
Tại chương trình "Xuân yêu thương" do Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức, Vietcombank đã trao tặng 50 suất quà trị giá 50 triệu đồng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Vietcombank tặng 50 suất quà trị giá 50 triệu đồng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại chương trình "Xuân yêu thương" do Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức Nhân dịp Tết Quý Mão 2023, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình "Xuân yêu thương" cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn - một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc. Tại sự kiện này, Vietcombank đã trao tặng 50 suất quà trị giá 50 triệu đồng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đồng hành cùng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Vietcombank tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ của một ngân hàng phát triển bền vững vì cộng đồng, tích cực đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội. Vietcombank cần phát huy vai trò dẫn dắt thị trường về lãi suấtVietcombank tặng sổ BHXH, thẻ BHYT trị giá 5 tỷ đồng cho người khó khăn Năm 2022, Vietcombank đã tích cực thực hiện các hoạt động an sinh xã hội với tổng cam kết 491 tỷ đồng. Trong hành trình 60 năm xây dựng và phát triển, những hoạt động an sinh xã hội vì cộng đồng của Vietcombank đã thể hiện sâu sắc văn hóa doanh nghiệp nhân văn, bền vững, góp phần đưa hình ảnh của ngân hàng đến gần hơn với cộng đồng. Anh Minh
Vietcombank trao quà Tết cho bệnh nhân khó khăn Tại chương trình "Xuân yêu thương" do Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức, Vietcombank đã trao tặng 50 suất quà trị giá 50 triệu đồng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Vietcombank tặng 50 suất quà trị giá 50 triệu đồng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại chương trình "Xuân yêu thương" do Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức Nhân dịp Tết Quý Mão 2023, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình "Xuân yêu thương" cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn - một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc. Tại sự kiện này, Vietcombank đã trao tặng 50 suất quà trị giá 50 triệu đồng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đồng hành cùng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Vietcombank tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ của một ngân hàng phát triển bền vững vì cộng đồng, tích cực đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội. Vietcombank cần phát huy vai trò dẫn dắt thị trường về lãi suấtVietcombank tặng sổ BHXH, thẻ BHYT trị giá 5 tỷ đồng cho người khó khăn Năm 2022, Vietcombank đã tích cực thực hiện các hoạt động an sinh xã hội với tổng cam kết 491 tỷ đồng. Trong hành trình 60 năm xây dựng và phát triển, những hoạt động an sinh xã hội vì cộng đồng của Vietcombank đã thể hiện sâu sắc văn hóa doanh nghiệp nhân văn, bền vững, góp phần đưa hình ảnh của ngân hàng đến gần hơn với cộng đồng. Anh Minh
Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Công an kêu gọi những người phạm tội sớm ra đầu thú
Trong ngày 13/6, các lực lượng truy bắt tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và đã bắt thêm 6 đối tượng, nâng tổng số đối tượng bị bắt giữ trong vụ gây mất an ninh trật tự tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk lên 45 đối tượng.
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc - Ảnh: Báo Công an nhân dân Bộ Công an cho biết, trong suốt đêm 12/6/2023, các lực lượng chức năng của Bộ Công an và Công an tỉnh Đắk Lắk quyết liệt truy bắt nhóm đối tượng gây mất an ninh, trật tự tại UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) và đã bắt thêm 10 đối tượng. Trong đêm 12/6, hai đối tượng ra đầu thú. Như vậy, tính đến 9 giờ ngày 13/6, lực lượng Công an đã bắt giữ 39 đối tượng. Chiều 13/6, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, trong ngày 13/6, các lực lượng truy bắt tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và đã bắt thêm 6 đối tượng, nâng tổng số đối tượng bị bắt giữ trong vụ gây mất an ninh trật tự tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk lên 45 đối tượng. Các lực lượng chức năng của Bộ Công an và Công an tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục quyết liệt truy bắt các đối tượng còn lại, điều tra làm rõ vụ việc. Công an Đắk Lắk kêu gọi những người phạm tội sớm ra đầu thú để được hưởng khoan hồng. Cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 6 liệt sĩ hy sinh tại Đắk Lắk Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 648/QĐ-TTg cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 04 liệt sĩ thuộc Bộ Công an và 02 liệt sĩ thuộc tỉnh Đắk Lắk. 1. Liệt sĩ Hoàng Trung, Thiếu tá Công an nhân dân, cán bộ Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Ngày hy sinh 11/6/2023 2. Liệt sĩ Trần Quốc Thắng, Thiếu tá Công an nhân dân, cán bộ Công an xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Thạch Bình, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày hy sinh 11/6/2023. 3. Liệt sĩ Hà Tuấn Anh, Đại úy Công an nhân dân, cán bộ Công an xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngày hy sinh 11/6/2023. 4. Liệt sĩ Nguyễn Đăng Nhân, Đại úy Công an nhân dân, cán bộ Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Tân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngày hy sinh 11/6/2023. 5. Liệt sĩ Nguyễn Văn Kiên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ngày hy sinh 11/6/2023. 6. Liệt sĩ Nguyễn Văn Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngày hy sinh 11/6/2023. Giải thoát công dân bị bắt làm con tin; thu giữ vũ khí quân dụng Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm, viếng, động viên gia đình các nạn nhânĐỌC NGAY Trong quá trình truy bắt các đối tượng, lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ một số vũ khí quân dụng, trong đó có súng trường CKC. Lực lượng chức năng cũng đã giải thoát 2 công dân bị bắt làm con tin, công dân thứ 3 tự giải thoát. Các đơn vị chức năng đang tiếp tục quyết liệt truy bắt số đối tượng còn lại. Trước đó, theo báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk, sáng sớm 11/6, tại địa bàn huyện Cư Kuin đã xảy ra vụ việc một nhóm người chưa xác định danh tính dùng súng tấn công trụ sở Công an xã Ea Tiêu và Ea Ktur làm chết, bị thương một số đồng chí công an xã, cán bộ xã, người dân... Hiện nay, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Đắk Lắk, các đơn vị nghiệp vụ triển khai vây bắt nhóm đối tượng nêu trên. Đã bắt 6 đối tượng tấn công trụ sở công an xã tại Đắk LắkTruy bắt nhóm đối tượng dùng súng tấn công trụ sở Công an xã tại Đắk Lắk Bộ Công an đề nghị bà con huyện Cư Kuin và các địa bàn lân cận bình tĩnh, không hoang mang, thực hiện theo yêu cầu của chính quyền cơ sở, lực lượng chức năng. Nếu ai có thông tin liên quan đến nhóm đối tượng trên đề nghị cung cấp ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất. Người Phát ngôn Bộ Công an khuyến cáo, các cơ quan truyền thông cần kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải để bảo đảm thông tin đúng sự thật. Các đối tượng bị bắt giữ. Khép chặt vòng vây, quyết liệt truy bắt các đối tượng Thông tin về vụ việc, chiều 11/6, TTXVN cho biết, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy Đắk Lắk, các mũi truy bắt gồm lực lượng của Bộ Công an và các lực lượng chức năng địa phương đang khép chặt vòng vây các đối tượng tại khu vực xã Ea Ninh. Tại huyện Cư Kuin, các xã được chỉ đạo trực 100% quân số, động viên người dân không ra khỏi nhà; khi phát hiện đối tượng lạ mặt báo ngay cho chính quyền địa phương. Đối với những người hy sinh, tử vong, bị thương, tỉnh Đắk Lắk và huyện Cư Kuin đã tổ chức các đoàn thăm viếng, động viên kịp thời và hỗ trợ theo quy định. Lực lượng chức năng làm việc tại trụ sở xã Ea Tiêu. Ảnh CAND Truy thăng cấp bậc hàm đối với 4 cán bộ, chiến sĩ Công an xã hy sinh tại Đắk Lắk Theo Cổng TTĐT Bộ Công an, chiều 11/6, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định truy thăng cấp bậc hàm đối với 4 cán bộ, chiến sĩ Công an xã hy sinh trong vụ tấn công vào trụ sở Công an xã Ea Ktur, tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, Bộ trưởng quyết định truy thăng cấp bậc hàm từ Đại uý lên Thiếu tá đối với đồng chí Hoàng Trung (SN 1981), quê quán: Nghi Lộc, Nghệ An, cán bộ Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk; truy thăng cấp bậc hàm từ Thượng uý lên Đại uý đối với đồng chí Nguyễn Đăng Nhân (SN 1994), quê quán: Yên Thành, Nghệ An, cán bộ Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk; Truy thăng cấp bậc hàm từ Đại uý lên Thiếu tá đối với đồng chí Trần Quốc Thắng (SN 1989), quê quán: Thạch Hà, Hà Tĩnh, cán bộ Công an xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk; truy thăng cấp bậc hàm từ Thượng uý lên Đại uý đối với đồng chí Hà Tuấn Anh (SN 1991), quê quán: Triệu Sơn, Thanh Hoá, cán bộ Công an xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, ngay trong chiều nay, Bộ trưởng Tô Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân cũng đã ký Quyết định hỗ trợ 100 triệu đồng/ gia đình đối với gia đình 4 đồng chí thuộc Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ; hỗ trợ 50 triệu đồng/ đồng chí đối với 2 đồng chí cán bộ Công an huyện Cư Kuin bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ là Thượng uý Đàm Đình Bốp (SN 1993), Phó Trưởng Công an xã Ea Ktur và Đại uý Lê Kiên Cường (SN 1988), cán bộ Công an xã Ea Ktur. Theo TTXVN/CAND
Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Công an kêu gọi những người phạm tội sớm ra đầu thú Trong ngày 13/6, các lực lượng truy bắt tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và đã bắt thêm 6 đối tượng, nâng tổng số đối tượng bị bắt giữ trong vụ gây mất an ninh trật tự tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk lên 45 đối tượng. Hiện trường nơi xảy ra vụ việc - Ảnh: Báo Công an nhân dân Bộ Công an cho biết, trong suốt đêm 12/6/2023, các lực lượng chức năng của Bộ Công an và Công an tỉnh Đắk Lắk quyết liệt truy bắt nhóm đối tượng gây mất an ninh, trật tự tại UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) và đã bắt thêm 10 đối tượng. Trong đêm 12/6, hai đối tượng ra đầu thú. Như vậy, tính đến 9 giờ ngày 13/6, lực lượng Công an đã bắt giữ 39 đối tượng. Chiều 13/6, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, trong ngày 13/6, các lực lượng truy bắt tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và đã bắt thêm 6 đối tượng, nâng tổng số đối tượng bị bắt giữ trong vụ gây mất an ninh trật tự tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk lên 45 đối tượng. Các lực lượng chức năng của Bộ Công an và Công an tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục quyết liệt truy bắt các đối tượng còn lại, điều tra làm rõ vụ việc. Công an Đắk Lắk kêu gọi những người phạm tội sớm ra đầu thú để được hưởng khoan hồng. Cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 6 liệt sĩ hy sinh tại Đắk Lắk Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 648/QĐ-TTg cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 04 liệt sĩ thuộc Bộ Công an và 02 liệt sĩ thuộc tỉnh Đắk Lắk. 1. Liệt sĩ Hoàng Trung, Thiếu tá Công an nhân dân, cán bộ Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Ngày hy sinh 11/6/2023 2. Liệt sĩ Trần Quốc Thắng, Thiếu tá Công an nhân dân, cán bộ Công an xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Thạch Bình, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày hy sinh 11/6/2023. 3. Liệt sĩ Hà Tuấn Anh, Đại úy Công an nhân dân, cán bộ Công an xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngày hy sinh 11/6/2023. 4. Liệt sĩ Nguyễn Đăng Nhân, Đại úy Công an nhân dân, cán bộ Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Tân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngày hy sinh 11/6/2023. 5. Liệt sĩ Nguyễn Văn Kiên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ngày hy sinh 11/6/2023. 6. Liệt sĩ Nguyễn Văn Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngày hy sinh 11/6/2023. Giải thoát công dân bị bắt làm con tin; thu giữ vũ khí quân dụng Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm, viếng, động viên gia đình các nạn nhânĐỌC NGAY Trong quá trình truy bắt các đối tượng, lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ một số vũ khí quân dụng, trong đó có súng trường CKC. Lực lượng chức năng cũng đã giải thoát 2 công dân bị bắt làm con tin, công dân thứ 3 tự giải thoát. Các đơn vị chức năng đang tiếp tục quyết liệt truy bắt số đối tượng còn lại. Trước đó, theo báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk, sáng sớm 11/6, tại địa bàn huyện Cư Kuin đã xảy ra vụ việc một nhóm người chưa xác định danh tính dùng súng tấn công trụ sở Công an xã Ea Tiêu và Ea Ktur làm chết, bị thương một số đồng chí công an xã, cán bộ xã, người dân... Hiện nay, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Đắk Lắk, các đơn vị nghiệp vụ triển khai vây bắt nhóm đối tượng nêu trên. Đã bắt 6 đối tượng tấn công trụ sở công an xã tại Đắk LắkTruy bắt nhóm đối tượng dùng súng tấn công trụ sở Công an xã tại Đắk Lắk Bộ Công an đề nghị bà con huyện Cư Kuin và các địa bàn lân cận bình tĩnh, không hoang mang, thực hiện theo yêu cầu của chính quyền cơ sở, lực lượng chức năng. Nếu ai có thông tin liên quan đến nhóm đối tượng trên đề nghị cung cấp ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất. Người Phát ngôn Bộ Công an khuyến cáo, các cơ quan truyền thông cần kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải để bảo đảm thông tin đúng sự thật. Các đối tượng bị bắt giữ. Khép chặt vòng vây, quyết liệt truy bắt các đối tượng Thông tin về vụ việc, chiều 11/6, TTXVN cho biết, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy Đắk Lắk, các mũi truy bắt gồm lực lượng của Bộ Công an và các lực lượng chức năng địa phương đang khép chặt vòng vây các đối tượng tại khu vực xã Ea Ninh. Tại huyện Cư Kuin, các xã được chỉ đạo trực 100% quân số, động viên người dân không ra khỏi nhà; khi phát hiện đối tượng lạ mặt báo ngay cho chính quyền địa phương. Đối với những người hy sinh, tử vong, bị thương, tỉnh Đắk Lắk và huyện Cư Kuin đã tổ chức các đoàn thăm viếng, động viên kịp thời và hỗ trợ theo quy định. Lực lượng chức năng làm việc tại trụ sở xã Ea Tiêu. Ảnh CAND Truy thăng cấp bậc hàm đối với 4 cán bộ, chiến sĩ Công an xã hy sinh tại Đắk Lắk Theo Cổng TTĐT Bộ Công an, chiều 11/6, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định truy thăng cấp bậc hàm đối với 4 cán bộ, chiến sĩ Công an xã hy sinh trong vụ tấn công vào trụ sở Công an xã Ea Ktur, tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, Bộ trưởng quyết định truy thăng cấp bậc hàm từ Đại uý lên Thiếu tá đối với đồng chí Hoàng Trung (SN 1981), quê quán: Nghi Lộc, Nghệ An, cán bộ Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk; truy thăng cấp bậc hàm từ Thượng uý lên Đại uý đối với đồng chí Nguyễn Đăng Nhân (SN 1994), quê quán: Yên Thành, Nghệ An, cán bộ Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk; Truy thăng cấp bậc hàm từ Đại uý lên Thiếu tá đối với đồng chí Trần Quốc Thắng (SN 1989), quê quán: Thạch Hà, Hà Tĩnh, cán bộ Công an xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk; truy thăng cấp bậc hàm từ Thượng uý lên Đại uý đối với đồng chí Hà Tuấn Anh (SN 1991), quê quán: Triệu Sơn, Thanh Hoá, cán bộ Công an xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, ngay trong chiều nay, Bộ trưởng Tô Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân cũng đã ký Quyết định hỗ trợ 100 triệu đồng/ gia đình đối với gia đình 4 đồng chí thuộc Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ; hỗ trợ 50 triệu đồng/ đồng chí đối với 2 đồng chí cán bộ Công an huyện Cư Kuin bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ là Thượng uý Đàm Đình Bốp (SN 1993), Phó Trưởng Công an xã Ea Ktur và Đại uý Lê Kiên Cường (SN 1988), cán bộ Công an xã Ea Ktur. Theo TTXVN/CAND
Triệt phá đường dây mua, bán trái phép vũ khí trên không gian mạng quy mô lớn
Nhóm đối tượng này đã hoạt động từ năm 2018, đến khi bị bắt đã giao dịch gần 2.000 đơn “hàng” cho người mua ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Apr 07 2023 19:53:21 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Apr 07 2023 19:53:21 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Apr 07 2023 19:55:12 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Các đối tượng và tang vật thu giữ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an và Công an TPHCM phá chuyên án, triệt phá đường dây mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng, bắt giữ 3 đối tượng. Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng hết sức tinh vi Ba đối tượng bị bắt giữ gồm: Trần Võ Minh Quân (sinh năm 2000); Ngô Ngọc Anh Khoa (sinh năm 1998) và Nguyễn Quốc Bảo (sinh năm 1993) cùng trú ở TPHCM. TIN LIÊN QUANPhá băng nhóm cá độ bóng đá nghìn tỷ, tàng trữ trái phép vũ khíTriệt phá vụ tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn Theo cơ quan chức năng, thủ đoạn hoạt động của 3 đối tượng này hết sức tinh vi: Sau khi đặt mua các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ, các linh, phụ kiện của các loại vụ khí từ nhiều nơi trong và ngoài nước (Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia...), các đối tượng này cất giấu các loại vũ khí trên tại kho hàng bí mật và liên tục thay đổi địa điểm kho hàng để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Đồng thời, sử dụng tài khoản trên kênh Youtube để đăng tải, quảng cáo và mua bán các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Khi khách hàng có nhu cầu mua, các đối tượng sẽ liên hệ với nhau thông qua ứng dụng Telegram, Zalo... và cho khách hàng thanh toán tiền trước hoặc đặt cọc một phần thông qua chuyển khoản ngân hàng với tài khoản không chính chủ được chúng mua trên mạng. Sau đó, bọn chúng gửi "hàng" cho khách qua dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Quá trình gửi “hàng”, các đối tượng tháo rời các bộ phận hoặc ngụy trang trong hàng hóa như: Loa Bluetooth, cây máy tính... Xác định đây là đường dây chế tạo, tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng phức tạp, quy mô lớn, Công an tỉnh Thanh Hóa, trực tiếp là Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã lập án đấu tranh, điều tra, làm rõ và triệt xóa bằng được đường dây này. Ngày 2/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cùng các đơn vị nghiệp vụ, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an và Công an TPHCM phối hợp tiến hành bắt và khám xét khẩn cấp nơi ở của 3 đối tượng và 3 điểm chứa hàng trên địa bàn TPHCM. Lực lượng công an đã phát hiện, thu giữ: 1 khẩu súng AK; 216 khẩu súng các loại; 10 viên đạn AK, 40 kg bi sắt, hàng trăm viên đạn quân dụng, hàng trăm dao kiếm các loại, hơn 3 tạ khí nén CO2 và nhiều các vật dụng khác có kiên quan. Bước đầu các đối tượng khai nhận: Trần Võ Minh Quân là đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Nhóm đối tượng này đã hoạt động từ năm 2018, đến khi bị bắt đã giao dịch gần 2.000 đơn “hàng” cho người mua ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng. Đây là nguồn vũ khí nguy hiểm nếu như rơi vào tay các băng nhóm tội phạm hình sự. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án. Dịch vụ vận tải cần nâng cao hơn nữa quy trình giám sát Cơ quan công an khuyến cáo, các dịch vụ vận tải, xe khách, bưu chính cần nâng cao hơn nữa quy trình giám sát, kiểm tra hàng hóa để tránh bị các đối tượng lợi dụng vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ; thanh thiếu niên không tham gia mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Khi phát hiện các đối tượng liên quan đến chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ người dân cần nhanh chóng báo tin đến cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời ngăn chặn hoạt động của loại tội phạm này. Nhật Nam
Triệt phá đường dây mua, bán trái phép vũ khí trên không gian mạng quy mô lớn Nhóm đối tượng này đã hoạt động từ năm 2018, đến khi bị bắt đã giao dịch gần 2.000 đơn “hàng” cho người mua ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng. bonewsrelation eonewsrelation Fri Apr 07 2023 19:53:21 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Apr 07 2023 19:53:21 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Apr 07 2023 19:55:12 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Các đối tượng và tang vật thu giữ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an và Công an TPHCM phá chuyên án, triệt phá đường dây mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng, bắt giữ 3 đối tượng. Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng hết sức tinh vi Ba đối tượng bị bắt giữ gồm: Trần Võ Minh Quân (sinh năm 2000); Ngô Ngọc Anh Khoa (sinh năm 1998) và Nguyễn Quốc Bảo (sinh năm 1993) cùng trú ở TPHCM. TIN LIÊN QUANPhá băng nhóm cá độ bóng đá nghìn tỷ, tàng trữ trái phép vũ khíTriệt phá vụ tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn Theo cơ quan chức năng, thủ đoạn hoạt động của 3 đối tượng này hết sức tinh vi: Sau khi đặt mua các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ, các linh, phụ kiện của các loại vụ khí từ nhiều nơi trong và ngoài nước (Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia...), các đối tượng này cất giấu các loại vũ khí trên tại kho hàng bí mật và liên tục thay đổi địa điểm kho hàng để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Đồng thời, sử dụng tài khoản trên kênh Youtube để đăng tải, quảng cáo và mua bán các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Khi khách hàng có nhu cầu mua, các đối tượng sẽ liên hệ với nhau thông qua ứng dụng Telegram, Zalo... và cho khách hàng thanh toán tiền trước hoặc đặt cọc một phần thông qua chuyển khoản ngân hàng với tài khoản không chính chủ được chúng mua trên mạng. Sau đó, bọn chúng gửi "hàng" cho khách qua dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Quá trình gửi “hàng”, các đối tượng tháo rời các bộ phận hoặc ngụy trang trong hàng hóa như: Loa Bluetooth, cây máy tính... Xác định đây là đường dây chế tạo, tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng phức tạp, quy mô lớn, Công an tỉnh Thanh Hóa, trực tiếp là Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã lập án đấu tranh, điều tra, làm rõ và triệt xóa bằng được đường dây này. Ngày 2/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cùng các đơn vị nghiệp vụ, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an và Công an TPHCM phối hợp tiến hành bắt và khám xét khẩn cấp nơi ở của 3 đối tượng và 3 điểm chứa hàng trên địa bàn TPHCM. Lực lượng công an đã phát hiện, thu giữ: 1 khẩu súng AK; 216 khẩu súng các loại; 10 viên đạn AK, 40 kg bi sắt, hàng trăm viên đạn quân dụng, hàng trăm dao kiếm các loại, hơn 3 tạ khí nén CO2 và nhiều các vật dụng khác có kiên quan. Bước đầu các đối tượng khai nhận: Trần Võ Minh Quân là đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Nhóm đối tượng này đã hoạt động từ năm 2018, đến khi bị bắt đã giao dịch gần 2.000 đơn “hàng” cho người mua ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng. Đây là nguồn vũ khí nguy hiểm nếu như rơi vào tay các băng nhóm tội phạm hình sự. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án. Dịch vụ vận tải cần nâng cao hơn nữa quy trình giám sát Cơ quan công an khuyến cáo, các dịch vụ vận tải, xe khách, bưu chính cần nâng cao hơn nữa quy trình giám sát, kiểm tra hàng hóa để tránh bị các đối tượng lợi dụng vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ; thanh thiếu niên không tham gia mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Khi phát hiện các đối tượng liên quan đến chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ người dân cần nhanh chóng báo tin đến cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời ngăn chặn hoạt động của loại tội phạm này. Nhật Nam
Ký kết đào tạo xét nghiệm viêm gan siêu vi D đầu tiên tại Việt Nam
Trưa ngày 15/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn lãnh đạo Việt Nam tới thăm Đại học Stanford và chứng kiến ký kết triển khai đào tạo xét nghiệm viêm gan siêu vi D, tiến tới thử nghiệm lâm sàng thuốc mới giữa Viện vi sinh và chống dịch Stanford và Viện nghiên cứu Tamri, hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh.
bonewsrelation eonewsrelation Thu Nov 16 2023 15:15:44 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Nov 16 2023 15:15:44 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Nov 16 2023 15:18:51 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Stanford và chứng kiến ký kết triển khai đào tạo xét nghiệm viêm gan siêu vi D giữa Viện vi sinh và chống dịch Stanford và Viện nghiên cứu Tamri, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh. Ảnh: VGP/HM Tại lễ ký kết, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hoan nghênh 2 đơn vị Viện Vi sinh và chống dịch Stanford và Bệnh viện Tâm Anh đã cùng nhau hợp tác nghiên cứu những vấn đề về phòng chống dịch bệnh và tạo ra những loại thuốc mới để chống ung thư, tầm soát kiểm tra sớm các loại virus. "Sự hợp tác này rất có ý nghĩa, mang đến những thành tựu mới trong chăm sóc sức khỏe con người. Nhà nước Việt Nam sẽ tích cực ủng hộ và cùng các đơn vị tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để hợp tác của chúng ta sớm mang lại kết quả", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết. Ông David Entwistle, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Stanford Medicine bày tỏ vinh dự và chào mừng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn đến thăm và chứng kiến lễ ký kết quan trọng này. Thông tin cần biết về bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân 13/05/2022 16:41Tăng cường giám sát tại các cửa khẩu để phát hiện sớm ca viêm gan cấp tính 13/05/2022 16:30Những khuyến cáo về bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân ở trẻ 09/05/2022 19:53Phát hiện sớm các trường hợp nhiễm virus viêm gan cấp tính, điều trị kịp thời 09/05/2022 16:41Giám sát tất cả ca bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân 09/05/2022 16:19 Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Stanford Medicine tin tưởng sự nỗ lực hợp tác về hệ thống y khoa của Đại học Stanford cùng với Bệnh viện Tâm Anh và Viện nghiên cứu Tâm Anh sẽ tạo ra những phát minh khoa học mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe cộng đồng trong tương lai. Điểm nổi bật trong hợp tác khoa học và đào tạo giữa 2 đơn vị là vấn đề tầm soát viêm gan siêu vi D. Việt Nam hiện có khoảng hơn 10 triệu người nhiễm viêm gan siêu vi B mạn tính. Các nghiên cứu cho thấy, người nhiễm đồng thời virus viêm gan B và D thì nguy cơ xơ gan và ung thư gan sẽ tăng gấp nhiều lần. Một trong những nguyên nhân là do virus viêm gan D, tuy nhiên Việt Nam chưa thực hiện được xét nghiệm virus này. Do đó, việc tiếp nhận đào tạo về kỹ thuật xét nghiệm viêm gan siêu vi D từ Stanford sẽ có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược quản lý bệnh viêm gan do virus tại Việt Nam, mang lại những lợi ích lớn cho người bệnh và các bác sĩ điều trị. GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tamri, hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh cho biết: "Việc triển khai các hoạt động đào tạo, cập nhật khoa học và tiến tới triển khai xét nghiệm viêm gan D vừa giúp các bác sĩ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các hoạt động khoa học mới, đồng thời cũng giúp các nhà khoa học Hoa Kỳ có thêm nhiều thông tin từ thực tế lâm sàng, đóng góp cho quá trình nghiên cứu các bệnh lý và các phương pháp khám, chữa bệnh hiệu quả". Sau lễ ký kết này, các chuyên gia của 2 Viện sẽ tiến hành các hoạt động chuyên môn, dự kiến kéo dài từ 6 đến 12 tháng hoàn thành các chứng chỉ khoa học quan trọng, sau đó hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh có thể thực hiện xét nghiệm viêm gan siêu vi D. Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu Tâm Anh cũng chuẩn bị các thủ tục để triển khai các nghiên cứu lâm sàng nhiều loại thuốc mới từ các nhà khoa học Stanford, trong đó đặc biệt quan trọng là thuốc mới điều trị sốt xuất huyết và ung thư. HM
Ký kết đào tạo xét nghiệm viêm gan siêu vi D đầu tiên tại Việt Nam Trưa ngày 15/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn lãnh đạo Việt Nam tới thăm Đại học Stanford và chứng kiến ký kết triển khai đào tạo xét nghiệm viêm gan siêu vi D, tiến tới thử nghiệm lâm sàng thuốc mới giữa Viện vi sinh và chống dịch Stanford và Viện nghiên cứu Tamri, hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh. bonewsrelation eonewsrelation Thu Nov 16 2023 15:15:44 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Nov 16 2023 15:15:44 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Nov 16 2023 15:18:51 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Stanford và chứng kiến ký kết triển khai đào tạo xét nghiệm viêm gan siêu vi D giữa Viện vi sinh và chống dịch Stanford và Viện nghiên cứu Tamri, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh. Ảnh: VGP/HM Tại lễ ký kết, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hoan nghênh 2 đơn vị Viện Vi sinh và chống dịch Stanford và Bệnh viện Tâm Anh đã cùng nhau hợp tác nghiên cứu những vấn đề về phòng chống dịch bệnh và tạo ra những loại thuốc mới để chống ung thư, tầm soát kiểm tra sớm các loại virus. "Sự hợp tác này rất có ý nghĩa, mang đến những thành tựu mới trong chăm sóc sức khỏe con người. Nhà nước Việt Nam sẽ tích cực ủng hộ và cùng các đơn vị tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để hợp tác của chúng ta sớm mang lại kết quả", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết. Ông David Entwistle, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Stanford Medicine bày tỏ vinh dự và chào mừng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn đến thăm và chứng kiến lễ ký kết quan trọng này. Thông tin cần biết về bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân 13/05/2022 16:41Tăng cường giám sát tại các cửa khẩu để phát hiện sớm ca viêm gan cấp tính 13/05/2022 16:30Những khuyến cáo về bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân ở trẻ 09/05/2022 19:53Phát hiện sớm các trường hợp nhiễm virus viêm gan cấp tính, điều trị kịp thời 09/05/2022 16:41Giám sát tất cả ca bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân 09/05/2022 16:19 Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Stanford Medicine tin tưởng sự nỗ lực hợp tác về hệ thống y khoa của Đại học Stanford cùng với Bệnh viện Tâm Anh và Viện nghiên cứu Tâm Anh sẽ tạo ra những phát minh khoa học mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe cộng đồng trong tương lai. Điểm nổi bật trong hợp tác khoa học và đào tạo giữa 2 đơn vị là vấn đề tầm soát viêm gan siêu vi D. Việt Nam hiện có khoảng hơn 10 triệu người nhiễm viêm gan siêu vi B mạn tính. Các nghiên cứu cho thấy, người nhiễm đồng thời virus viêm gan B và D thì nguy cơ xơ gan và ung thư gan sẽ tăng gấp nhiều lần. Một trong những nguyên nhân là do virus viêm gan D, tuy nhiên Việt Nam chưa thực hiện được xét nghiệm virus này. Do đó, việc tiếp nhận đào tạo về kỹ thuật xét nghiệm viêm gan siêu vi D từ Stanford sẽ có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược quản lý bệnh viêm gan do virus tại Việt Nam, mang lại những lợi ích lớn cho người bệnh và các bác sĩ điều trị. GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tamri, hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh cho biết: "Việc triển khai các hoạt động đào tạo, cập nhật khoa học và tiến tới triển khai xét nghiệm viêm gan D vừa giúp các bác sĩ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các hoạt động khoa học mới, đồng thời cũng giúp các nhà khoa học Hoa Kỳ có thêm nhiều thông tin từ thực tế lâm sàng, đóng góp cho quá trình nghiên cứu các bệnh lý và các phương pháp khám, chữa bệnh hiệu quả". Sau lễ ký kết này, các chuyên gia của 2 Viện sẽ tiến hành các hoạt động chuyên môn, dự kiến kéo dài từ 6 đến 12 tháng hoàn thành các chứng chỉ khoa học quan trọng, sau đó hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh có thể thực hiện xét nghiệm viêm gan siêu vi D. Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu Tâm Anh cũng chuẩn bị các thủ tục để triển khai các nghiên cứu lâm sàng nhiều loại thuốc mới từ các nhà khoa học Stanford, trong đó đặc biệt quan trọng là thuốc mới điều trị sốt xuất huyết và ung thư. HM
Lực lượng Công an chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, bảo vệ Nhân dân, cộng đồng dân cư
Dự báo từ ngày 17-20/12/2023, khu vực Bắc Bộ có khả năng cao xảy ra một đợt rét đậm trên diện rộng, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10°C, vùng núi cao có thể xuống dưới 3°C, cần đề phòng xảy ra băng giá và sương muối. Trước tình trạng thời tiết khắc nghiệt này, Văn phòng Bộ Công an có Công điện số 11/CĐ-V01 yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó, là nòng cốt bảo vệ Nhân dân, cộng đồng dân cư.
Thu Dec 14 2023 15:01:01 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 14 2023 15:01:01 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 14 2023 15:11:03 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Từ 17-20/12/2023, khu vực Bắc Bộ có khả năng cao xảy ra một đợt rét đậm trên diện rộng, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10°C, vùng núi cao có thể xuống dưới 3°C. Công điện gửi Thủ trưởng các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát quản lý trại giam; Cục Truyền thông Công an nhân dân và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ. Công điện nêu, dự báo từ ngày 17-20/12/2023, khu vực Bắc Bộ có khả năng cao xảy ra một đợt rét đậm trên diện rộng, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10°C, vùng núi cao có thể xuống dưới 3°C, cần đề phòng xảy ra băng giá và sương muối. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Văn phòng Bộ Công an (Thường trực Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) đề nghị Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ sau: 1. Nắm chắc tình hình về rét đậm, rét hại và băng giá, sương muối có thể xảy ra; chủ động toàn diện các biện pháp kịp thời ứng phó, không để bị động, bất ngờ, là nòng cốt để bảo vệ Nhân dân, cộng đồng dân cư. Thực hiện tốt các nhiệm vụ: Bảo đảm tốt công tác an ninh, trật tự tại cơ sở, tập trung cao điểm các kế hoạch công tác, biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng thiên tai để vi phạm pháp luật; Chủ động các phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ", sẵn sàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị, phương tiện đặc chủng chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ và an toàn trụ sở, tài liệu, trang thiết bị làm việc, các cơ sở giam giữ của lực lượng Công an nhân dân. 2. Kịp thời thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch, tăng cường cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông; cương quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn. 3. Tổ chức tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền người dân về kỹ năng ứng phó với thiên tai bằng nhiều hình thức. Thông tin kịp thời về tình hình thiên tai và hình ảnh, hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4. Tổ chức trực ban nghiêm túc, kịp thời thông tin, báo cáo về tình hình, diễn biến, thiệt hại do thiên tai và công tác triển khai ứng phó của lực lượng Công an nhân dân về Văn phòng Bộ theo quy định (SĐT: 069.2299150, 0913.555.323). Hoa Hoa
Lực lượng Công an chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, bảo vệ Nhân dân, cộng đồng dân cư Dự báo từ ngày 17-20/12/2023, khu vực Bắc Bộ có khả năng cao xảy ra một đợt rét đậm trên diện rộng, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10°C, vùng núi cao có thể xuống dưới 3°C, cần đề phòng xảy ra băng giá và sương muối. Trước tình trạng thời tiết khắc nghiệt này, Văn phòng Bộ Công an có Công điện số 11/CĐ-V01 yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó, là nòng cốt bảo vệ Nhân dân, cộng đồng dân cư. Thu Dec 14 2023 15:01:01 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 14 2023 15:01:01 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Thu Dec 14 2023 15:11:03 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Từ 17-20/12/2023, khu vực Bắc Bộ có khả năng cao xảy ra một đợt rét đậm trên diện rộng, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10°C, vùng núi cao có thể xuống dưới 3°C. Công điện gửi Thủ trưởng các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát quản lý trại giam; Cục Truyền thông Công an nhân dân và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ. Công điện nêu, dự báo từ ngày 17-20/12/2023, khu vực Bắc Bộ có khả năng cao xảy ra một đợt rét đậm trên diện rộng, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10°C, vùng núi cao có thể xuống dưới 3°C, cần đề phòng xảy ra băng giá và sương muối. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Văn phòng Bộ Công an (Thường trực Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) đề nghị Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ sau: 1. Nắm chắc tình hình về rét đậm, rét hại và băng giá, sương muối có thể xảy ra; chủ động toàn diện các biện pháp kịp thời ứng phó, không để bị động, bất ngờ, là nòng cốt để bảo vệ Nhân dân, cộng đồng dân cư. Thực hiện tốt các nhiệm vụ: Bảo đảm tốt công tác an ninh, trật tự tại cơ sở, tập trung cao điểm các kế hoạch công tác, biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng thiên tai để vi phạm pháp luật; Chủ động các phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ", sẵn sàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị, phương tiện đặc chủng chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ và an toàn trụ sở, tài liệu, trang thiết bị làm việc, các cơ sở giam giữ của lực lượng Công an nhân dân. 2. Kịp thời thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch, tăng cường cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông; cương quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn. 3. Tổ chức tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền người dân về kỹ năng ứng phó với thiên tai bằng nhiều hình thức. Thông tin kịp thời về tình hình thiên tai và hình ảnh, hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4. Tổ chức trực ban nghiêm túc, kịp thời thông tin, báo cáo về tình hình, diễn biến, thiệt hại do thiên tai và công tác triển khai ứng phó của lực lượng Công an nhân dân về Văn phòng Bộ theo quy định (SĐT: 069.2299150, 0913.555.323). Hoa Hoa
Cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong phòng, chống mua bán người
Ngày 4/4, tại Quảng Ninh, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phối hợp với Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC) tổ chức hội thảo "Đóng góp ý kiến hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người".
Các đại biểu tham dự hội thảo về hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người - Ảnh: VGP/LS Tham dự có Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Phụ trách UNODC tại Việt Nam Nguyễn Nguyệt Minh; Giám đốc Ban Phòng, chống buôn bán người và nô lệ hiện đại, Bộ Tổng chưởng lý Australia Sophie Clarkson; đại diện đoàn đại biểu Quốc hội, bộ, ngành và chuyên gia. Phát biểu tại hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, sau 10 năm thi hành, Luật Phòng, chống mua bán người đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều tội danh, tội phạm mua bán người đã được phát hiện, xử lý; công tác tiếp nhận, xác minh nạn nhân được tiến hành nhanh chóng hơn; quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân ngày càng được bảo vệ, công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân được các cấp, các ngành quan tâm, bảo đảm điều kiện tốt nhất hỗ trợ nạn nhân. Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người được tăng cường, qua đó góp phần kiềm chế tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, tình hình mua bán người trên bình diện quốc tế và ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương, gây bất an, lo lắng cho nhân dân, nhất là tình trạng lợi dụng chính sách đưa người đi lao động, học tập ở nước ngoài, kết hôn với người nước ngoài, cho-nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài để lừa nạn nhân ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp. Việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người ở một số nơi còn chưa nghiêm; công tác phát hiện, xử lý tội phạm mua bán người cũng như giải cứu, tiếp nhận, hồi hương nạn nhân, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, chưa đạt yêu cầu. Kết quả khảo sát việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người do Ủy ban Tư pháp tiến hành ở một số địa phương cho thấy, một trong những nguyên nhân của hạn chế nêu trên xuất phát từ các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống mua bán người được ban hành đã lâu, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay; một số quy định chưa tương thích với pháp luật quốc tế gây khó khăn trong hợp tác quốc tế, xác định nạn nhân bị mua bán để áp dụng các biện pháp giải cứu, tiếp nhận; sự thiếu thống nhất giữa Bộ luật Hình sự và Luật Phòng, chống mua bán người gây khó khăn trong quá trình phát hiện, xử lý. Các chuyên gia cùng đại diện cơ quan Trung ương và địa phương đã trao đổi về chuẩn mực quốc tế về công tác phòng, chống mua bán người; kết quả thi hành Luật Phòng, chống mua bán người và những vấn đề lớn cần tập trung sửa đổi trong dự án Luật; tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người; thực trạng công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm mua bán người của lực lượng biên phòng. Các đại biểu lưu ý, tội phạm mua bán người chủ yếu tồn tại dưới dạng ẩn, nên ngay từ khâu phát hiện, tố giác tội phạm đã gặp nhiều khó khăn, kể cả đến khi đã có tố giác, tin báo về tội phạm thì việc xác minh, điều tra cũng không dễ dàng. Đa phần các vụ việc, vụ án mua bán người ra nước ngoài xảy ra đã lâu mới bị phát hiện, đối tượng và nạn nhân ở nước ngoài rất khó xác minh, chứng cứ ít, chủ yếu căn cứ vào lời khai và tố giác của bị hại hoặc người nhà nạn nhân. Đại diện Bộ LĐTB&XH, Hội LHPN Việt Nam, Công an tỉnh Quảng Ninh đã chia sẻ về công tác tiếp nhận, hỗ trợ, bảo vệ và tái hòa nhập cộng đồng đối với nạn nhân bị mua bán; vướng mắc, bất cập và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người; thực tiễn đấu tranh phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người trong tình hình mới, các đại biểu cho rằng, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, một giải pháp trọng tâm, mang tính chiến lược là sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng, chống mua bán người, sửa đổi Luật Phòng, chống mua bán người là yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh đó, các địa phương cần chú trọng công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, hỗ trợ vốn, giải quyết lao động, việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân vùng sâu, vùng xa, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số để họ có khả năng tự bảo vệ, cảnh giác trước tội phạm mua bán người. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm phát triển kinh tế-xã hội, lấy mục tiêu con người là trọng tâm, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên các lĩnh vực như cư trú, nhân hộ khẩu, người nước ngoài, hoạt động du lịch, xuất khẩu lao động... LS Tham khảo thêmĐề xuất sửa Luật Phòng, chống mua bán ngườiTham khảo thêmTriệt phá thành công một đường dây mua bán ngườiTham khảo thêmTriệt phá thành công đường dây mua bán người dưới 16 tuổiTham khảo thêmTiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống mua bán người sang CampuchiaTham khảo thêmVụ 40 người tháo chạy khỏi casino: Có dấu hiệu tội phạm mua bán người và tổ chức xuất cảnh trái phép
Cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong phòng, chống mua bán người Ngày 4/4, tại Quảng Ninh, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phối hợp với Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC) tổ chức hội thảo "Đóng góp ý kiến hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người". Các đại biểu tham dự hội thảo về hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người - Ảnh: VGP/LS Tham dự có Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Phụ trách UNODC tại Việt Nam Nguyễn Nguyệt Minh; Giám đốc Ban Phòng, chống buôn bán người và nô lệ hiện đại, Bộ Tổng chưởng lý Australia Sophie Clarkson; đại diện đoàn đại biểu Quốc hội, bộ, ngành và chuyên gia. Phát biểu tại hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, sau 10 năm thi hành, Luật Phòng, chống mua bán người đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều tội danh, tội phạm mua bán người đã được phát hiện, xử lý; công tác tiếp nhận, xác minh nạn nhân được tiến hành nhanh chóng hơn; quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân ngày càng được bảo vệ, công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân được các cấp, các ngành quan tâm, bảo đảm điều kiện tốt nhất hỗ trợ nạn nhân. Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người được tăng cường, qua đó góp phần kiềm chế tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, tình hình mua bán người trên bình diện quốc tế và ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương, gây bất an, lo lắng cho nhân dân, nhất là tình trạng lợi dụng chính sách đưa người đi lao động, học tập ở nước ngoài, kết hôn với người nước ngoài, cho-nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài để lừa nạn nhân ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp. Việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người ở một số nơi còn chưa nghiêm; công tác phát hiện, xử lý tội phạm mua bán người cũng như giải cứu, tiếp nhận, hồi hương nạn nhân, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, chưa đạt yêu cầu. Kết quả khảo sát việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người do Ủy ban Tư pháp tiến hành ở một số địa phương cho thấy, một trong những nguyên nhân của hạn chế nêu trên xuất phát từ các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống mua bán người được ban hành đã lâu, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay; một số quy định chưa tương thích với pháp luật quốc tế gây khó khăn trong hợp tác quốc tế, xác định nạn nhân bị mua bán để áp dụng các biện pháp giải cứu, tiếp nhận; sự thiếu thống nhất giữa Bộ luật Hình sự và Luật Phòng, chống mua bán người gây khó khăn trong quá trình phát hiện, xử lý. Các chuyên gia cùng đại diện cơ quan Trung ương và địa phương đã trao đổi về chuẩn mực quốc tế về công tác phòng, chống mua bán người; kết quả thi hành Luật Phòng, chống mua bán người và những vấn đề lớn cần tập trung sửa đổi trong dự án Luật; tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người; thực trạng công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm mua bán người của lực lượng biên phòng. Các đại biểu lưu ý, tội phạm mua bán người chủ yếu tồn tại dưới dạng ẩn, nên ngay từ khâu phát hiện, tố giác tội phạm đã gặp nhiều khó khăn, kể cả đến khi đã có tố giác, tin báo về tội phạm thì việc xác minh, điều tra cũng không dễ dàng. Đa phần các vụ việc, vụ án mua bán người ra nước ngoài xảy ra đã lâu mới bị phát hiện, đối tượng và nạn nhân ở nước ngoài rất khó xác minh, chứng cứ ít, chủ yếu căn cứ vào lời khai và tố giác của bị hại hoặc người nhà nạn nhân. Đại diện Bộ LĐTB&XH, Hội LHPN Việt Nam, Công an tỉnh Quảng Ninh đã chia sẻ về công tác tiếp nhận, hỗ trợ, bảo vệ và tái hòa nhập cộng đồng đối với nạn nhân bị mua bán; vướng mắc, bất cập và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người; thực tiễn đấu tranh phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người trong tình hình mới, các đại biểu cho rằng, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, một giải pháp trọng tâm, mang tính chiến lược là sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng, chống mua bán người, sửa đổi Luật Phòng, chống mua bán người là yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh đó, các địa phương cần chú trọng công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, hỗ trợ vốn, giải quyết lao động, việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân vùng sâu, vùng xa, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số để họ có khả năng tự bảo vệ, cảnh giác trước tội phạm mua bán người. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm phát triển kinh tế-xã hội, lấy mục tiêu con người là trọng tâm, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên các lĩnh vực như cư trú, nhân hộ khẩu, người nước ngoài, hoạt động du lịch, xuất khẩu lao động... LS Tham khảo thêmĐề xuất sửa Luật Phòng, chống mua bán ngườiTham khảo thêmTriệt phá thành công một đường dây mua bán ngườiTham khảo thêmTriệt phá thành công đường dây mua bán người dưới 16 tuổiTham khảo thêmTiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống mua bán người sang CampuchiaTham khảo thêmVụ 40 người tháo chạy khỏi casino: Có dấu hiệu tội phạm mua bán người và tổ chức xuất cảnh trái phép
Chung tay giải quyết thách thức về an ninh nguồn nước
Ngày 11/9, tại tỉnh Bình Định đã diễn ra Hội thảo "Khoa học vì hoà bình" của Liên minh Nghị viện thế giới với chủ đề "An ninh và mất an ninh nguồn nước: tái thiết sự chung sống hoà bình với khoa học".
bonewsrelation eonewsrelation Mon Sep 11 2023 17:51:35 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Sep 11 2023 17:51:35 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Sep 11 2023 17:52:26 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Hội thảo tập hợp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nghị sĩ trẻ từ Việt Nam, châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi và các vùng khác trên thế giới Chương trình được Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức. Hội thảo tập hợp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nghị sĩ trẻ từ châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi và các vùng khác trên thế giới để chia sẻ kiến thức, trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận về các vấn đề liên quan đến an ninh và mất an ninh nguồn nước (ANNN). Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Việt Nam là quốc gia ven biển Thái Bình Dương, có 3.450 con sông, suối lớn nhỏ, với chiều dài từ 10 km trở lên, tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm hiện nay khoảng 830 tỷ mét khối, nhưng 63% nguồn nước mặt tạo ra bởi các lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ. Trong bối cảnh tác động ngày càng tiêu cực và khó dự báo của biến đổi khí hậu, ANNN là vấn đề mà Việt Nam đặc biệt quan tâm và cần phải xây dựng định hướng, mục tiêu và các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm ANNN. Để đảm bảo ANNN cho trên 100 triệu dân, Việt Nam đang đứng trước một số thách thức lớn về ANNN như thiếu nước do lượng phân bố không đều theo không gian và thời gian; tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hiện tượng thời tiết cực đoan; ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt ngày càng gia tăng, có nơi đến mức báo động... "Những thách thức nêu trên đang đặt ra bài toán cho Việt Nam về ANNN, và cũng là thách thức mà nhiều quốc gia đang gặp phải. Do vậy, cần phải có sự chung tay của nhiều quốc gia trong phạm vi khu vực và cả trên toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề này", ông Hải nhấn mạnh. Ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Hội thảo Theo ông Nguyễn Đức Hải, để giải quyết, vượt qua các thách thức nói trên, Việt Nam đã có nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, Việt Nam đang thực hiện nhiều giải pháp khác như: Công tác quy hoạch, điều tiết nước, chuyển nước lưu vực sông; đầu tư nguồn lực, phát triển hạ tầng bảo đảm ANNN; giải pháp về khoa học và công nghệ trong dự báo, xây dựng vận hành các công trình tích nước, trữ nước, chuyển nước; tuần hoàn nước, sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả; bổ cập nguồn nước; tăng cường hợp tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm về quản lý ANNN. "Trong thời gian vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã chủ động, tích cực đề xuất các hoạt động và tham gia các sáng kiến toàn cầu của IPU. Chúng tôi đánh giá cao các nỗ lực và sáng kiến của IPU với vai trò là một cơ chế hợp tác liên nghị viện toàn cầu, đã hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Quốc hội Việt Nam để phát huy vai trò của hợp tác nghị viện nhằm chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu", ông Nguyễn Đức Hải nói. TIN LIÊN QUANDự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Hướng tới bảo đảm an ninh nguồn nướcƯu tiên cân đối nguồn nước cấp cho hạ du các lưu vực sôngSử dụng có hiệu quả và bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia Ban tổ chức cho biết, hội thảo diễn ra từ ngày 11 đến 13/9, với 9 phiên thảo luận với các chuyên đề chuyên sâu: Khoa học và chính trị; các chương trình quan sát Trái đất để giám sát nguồn nước; thực hành lập pháp điển hình; ngoại giao đa phương, trong khu vực và song phương về nguồn nước cho các hợp tác xuyên biên giới; phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người đối với an ninh nguồn nước và hòa bình; đổi mới công nghệ xử lý nước nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước; thúc đẩy an ninh nguồn nước thông qua khoa học cộng đồng; mạng lưới Liên minh Nghị viện về nguồn nước; ngoại giao khoa học và Khoa học dự đoán. Minh Trang
Chung tay giải quyết thách thức về an ninh nguồn nước Ngày 11/9, tại tỉnh Bình Định đã diễn ra Hội thảo "Khoa học vì hoà bình" của Liên minh Nghị viện thế giới với chủ đề "An ninh và mất an ninh nguồn nước: tái thiết sự chung sống hoà bình với khoa học". bonewsrelation eonewsrelation Mon Sep 11 2023 17:51:35 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Sep 11 2023 17:51:35 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Sep 11 2023 17:52:26 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Hội thảo tập hợp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nghị sĩ trẻ từ Việt Nam, châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi và các vùng khác trên thế giới Chương trình được Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức. Hội thảo tập hợp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nghị sĩ trẻ từ châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi và các vùng khác trên thế giới để chia sẻ kiến thức, trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận về các vấn đề liên quan đến an ninh và mất an ninh nguồn nước (ANNN). Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Việt Nam là quốc gia ven biển Thái Bình Dương, có 3.450 con sông, suối lớn nhỏ, với chiều dài từ 10 km trở lên, tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm hiện nay khoảng 830 tỷ mét khối, nhưng 63% nguồn nước mặt tạo ra bởi các lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ. Trong bối cảnh tác động ngày càng tiêu cực và khó dự báo của biến đổi khí hậu, ANNN là vấn đề mà Việt Nam đặc biệt quan tâm và cần phải xây dựng định hướng, mục tiêu và các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm ANNN. Để đảm bảo ANNN cho trên 100 triệu dân, Việt Nam đang đứng trước một số thách thức lớn về ANNN như thiếu nước do lượng phân bố không đều theo không gian và thời gian; tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hiện tượng thời tiết cực đoan; ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt ngày càng gia tăng, có nơi đến mức báo động... "Những thách thức nêu trên đang đặt ra bài toán cho Việt Nam về ANNN, và cũng là thách thức mà nhiều quốc gia đang gặp phải. Do vậy, cần phải có sự chung tay của nhiều quốc gia trong phạm vi khu vực và cả trên toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề này", ông Hải nhấn mạnh. Ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Hội thảo Theo ông Nguyễn Đức Hải, để giải quyết, vượt qua các thách thức nói trên, Việt Nam đã có nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, Việt Nam đang thực hiện nhiều giải pháp khác như: Công tác quy hoạch, điều tiết nước, chuyển nước lưu vực sông; đầu tư nguồn lực, phát triển hạ tầng bảo đảm ANNN; giải pháp về khoa học và công nghệ trong dự báo, xây dựng vận hành các công trình tích nước, trữ nước, chuyển nước; tuần hoàn nước, sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả; bổ cập nguồn nước; tăng cường hợp tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm về quản lý ANNN. "Trong thời gian vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã chủ động, tích cực đề xuất các hoạt động và tham gia các sáng kiến toàn cầu của IPU. Chúng tôi đánh giá cao các nỗ lực và sáng kiến của IPU với vai trò là một cơ chế hợp tác liên nghị viện toàn cầu, đã hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Quốc hội Việt Nam để phát huy vai trò của hợp tác nghị viện nhằm chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu", ông Nguyễn Đức Hải nói. TIN LIÊN QUANDự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Hướng tới bảo đảm an ninh nguồn nướcƯu tiên cân đối nguồn nước cấp cho hạ du các lưu vực sôngSử dụng có hiệu quả và bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia Ban tổ chức cho biết, hội thảo diễn ra từ ngày 11 đến 13/9, với 9 phiên thảo luận với các chuyên đề chuyên sâu: Khoa học và chính trị; các chương trình quan sát Trái đất để giám sát nguồn nước; thực hành lập pháp điển hình; ngoại giao đa phương, trong khu vực và song phương về nguồn nước cho các hợp tác xuyên biên giới; phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người đối với an ninh nguồn nước và hòa bình; đổi mới công nghệ xử lý nước nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước; thúc đẩy an ninh nguồn nước thông qua khoa học cộng đồng; mạng lưới Liên minh Nghị viện về nguồn nước; ngoại giao khoa học và Khoa học dự đoán. Minh Trang
HDBank chung tay xây cầu mới tặng bà con Bến Tre
Với sự chung tay góp sức của HDBank, báo Thanh Niên, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TPHCM) cùng các đơn vị, cây cầu 7 Oai bắc ngang rạch Cái Mít nối ấp 1A và ấp 1B - mơ ước của bà con xóm dừa huyện Giồng Trôm, Bến Tre đã được khánh thành ngày 31/8.
Cây cầu 7 Oai được xây dựng nhờ sự góp sức của HDBank, báo Thanh niên, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TPHCM) - Ảnh: VGP/PD Bà con ở xã Thạnh Phú Đông (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) nhiều năm qua chờ mong một cây cầu vững chãi để học sinh an tâm đến trường, hàng hóa lưu thông thuận lợi, từ đó cải thiện đời sống. Bà Phạm Thị Chận (62 tuổi, ấp 1A) cho biết, cầu 7 Oai cũ được xây dựng từ năm 2004. Trong gần 20 năm qua, cầu nhiều lần được tráng xi măng lại bề mặt nhưng phần trụ và dầm cầu bị hư hỏng, xuống cấp, lòi lớp sắt gỉ sét ra ngoài. Theo bà Chận, xã Thạnh Phú Đông hơn 12.000 dân, trong đó có 107 hộ nghèo, 49 hộ cận nghèo; 80% thu nhập của người dân từ nông nghiệp, trong đó trồng dừa và nuôi heo là chủ lực. Do cây cầu chỉ rộng 1,2 m nên khi vận chuyển hàng phải đi đường vòng thêm 4 - 5 km hoặc trung chuyển bằng xe nhỏ mới qua được bên kia cầu, vì vậy, giá bán luôn bị ép thấp hơn so với ấp khác dù chỉ cách nhau cây cầu. Cây cầu mới được xây dựng nhờ sự góp sức của HDBank, báo Thanh niên, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TPHCM) cùng các đơn vị không chỉ giúp bà con thuận lợi cho giao thông và vận chuyển hàng hóa, mà còn góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở một xã vùng sâu, người dân an cư ổn định đời sống, thuận lợi buôn bán phát triển kinh tế và trẻ em đến trường an toàn hơn. Luôn quan tâm đồng hành cùng các hoạt động an sinh xã hội của tỉnh Bến Tre, vào tháng 6/2023, tại Bến Tre, HDBank cũng đã khánh thành cầu giao thông nông thôn Châu Phú, xã Châu Hòa, Huyện Giồng Rơm và trao 20 căn nhà đại đoàn kết cho các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động này tiếp nối chuỗi thiện nguyện HDBank triển khai trong nhiều năm qua nhằm đồng hành cùng sự phát triển của khu vực Tây Nam đất nước. Song song kinh doanh và phát triển bền vững, HDBank luôn hướng đến lợi ích to lớn, đồng hành cùng nền kinh tế, an ninh quốc gia, hỗ trợ người dân trong xóa đói giảm nghèo, dựng xây cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiều năm qua, HDBank thường xuyên tổ chức các chuyến thăm hỏi, tặng quà cho các các hoàn cảnh thiếu may mắn trên cả nước, tại các làng trẻ SOS, các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai, các em học sinh nghèo hiếu học... Trong thời gian tới, HDBank dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hướng tới thị trường đô thị loại 2 và nông thôn, gia tăng các dịch vụ hiện đại, văn minh, mang đến các trải nghiệm tối ưu, nhiều lựa chọn cho khách hàng. Đồng thời cung cấp nguồn vốn đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông, lâm nghiệp và du lịch - dịch vụ, góp phần nâng cao tăng trưởng GRDP, từng bước tạo tiền đề để huyện biên giới cũng như khu vực Tây Nam phát triển. PD
HDBank chung tay xây cầu mới tặng bà con Bến Tre Với sự chung tay góp sức của HDBank, báo Thanh Niên, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TPHCM) cùng các đơn vị, cây cầu 7 Oai bắc ngang rạch Cái Mít nối ấp 1A và ấp 1B - mơ ước của bà con xóm dừa huyện Giồng Trôm, Bến Tre đã được khánh thành ngày 31/8. Cây cầu 7 Oai được xây dựng nhờ sự góp sức của HDBank, báo Thanh niên, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TPHCM) - Ảnh: VGP/PD Bà con ở xã Thạnh Phú Đông (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) nhiều năm qua chờ mong một cây cầu vững chãi để học sinh an tâm đến trường, hàng hóa lưu thông thuận lợi, từ đó cải thiện đời sống. Bà Phạm Thị Chận (62 tuổi, ấp 1A) cho biết, cầu 7 Oai cũ được xây dựng từ năm 2004. Trong gần 20 năm qua, cầu nhiều lần được tráng xi măng lại bề mặt nhưng phần trụ và dầm cầu bị hư hỏng, xuống cấp, lòi lớp sắt gỉ sét ra ngoài. Theo bà Chận, xã Thạnh Phú Đông hơn 12.000 dân, trong đó có 107 hộ nghèo, 49 hộ cận nghèo; 80% thu nhập của người dân từ nông nghiệp, trong đó trồng dừa và nuôi heo là chủ lực. Do cây cầu chỉ rộng 1,2 m nên khi vận chuyển hàng phải đi đường vòng thêm 4 - 5 km hoặc trung chuyển bằng xe nhỏ mới qua được bên kia cầu, vì vậy, giá bán luôn bị ép thấp hơn so với ấp khác dù chỉ cách nhau cây cầu. Cây cầu mới được xây dựng nhờ sự góp sức của HDBank, báo Thanh niên, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TPHCM) cùng các đơn vị không chỉ giúp bà con thuận lợi cho giao thông và vận chuyển hàng hóa, mà còn góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở một xã vùng sâu, người dân an cư ổn định đời sống, thuận lợi buôn bán phát triển kinh tế và trẻ em đến trường an toàn hơn. Luôn quan tâm đồng hành cùng các hoạt động an sinh xã hội của tỉnh Bến Tre, vào tháng 6/2023, tại Bến Tre, HDBank cũng đã khánh thành cầu giao thông nông thôn Châu Phú, xã Châu Hòa, Huyện Giồng Rơm và trao 20 căn nhà đại đoàn kết cho các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động này tiếp nối chuỗi thiện nguyện HDBank triển khai trong nhiều năm qua nhằm đồng hành cùng sự phát triển của khu vực Tây Nam đất nước. Song song kinh doanh và phát triển bền vững, HDBank luôn hướng đến lợi ích to lớn, đồng hành cùng nền kinh tế, an ninh quốc gia, hỗ trợ người dân trong xóa đói giảm nghèo, dựng xây cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiều năm qua, HDBank thường xuyên tổ chức các chuyến thăm hỏi, tặng quà cho các các hoàn cảnh thiếu may mắn trên cả nước, tại các làng trẻ SOS, các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai, các em học sinh nghèo hiếu học... Trong thời gian tới, HDBank dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hướng tới thị trường đô thị loại 2 và nông thôn, gia tăng các dịch vụ hiện đại, văn minh, mang đến các trải nghiệm tối ưu, nhiều lựa chọn cho khách hàng. Đồng thời cung cấp nguồn vốn đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông, lâm nghiệp và du lịch - dịch vụ, góp phần nâng cao tăng trưởng GRDP, từng bước tạo tiền đề để huyện biên giới cũng như khu vực Tây Nam phát triển. PD
Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Với chủ đề 'Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS', Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2023.
Tư vấn điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Thùy Chi Theo đó, cộng đồng cần được hiểu rộng, bao gồm các Bộ ngành, đoàn thể trung ương và địa phương; các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân, các khu công nghiệp, các tổ chức cộng đồng, các cộng đồng đích, bao gồm công nhân lao động, học sinh sinh viên, đặc biệt là các nhóm có hành vi nguy cơ dễ lây nhiễm HIV như nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ, người nghiện chích ma túy, mại dâm, bạn tình của các nhóm trên... Cần có những cách tiếp cận mới, sáng tạo trong phòng, chống HIV/AIDS Sau 30 năm phòng, chống HIV/AIDS, có rất nhiều sáng kiến hay, mô hình hiệu quả đã được áp dụng trong truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi, trong tiếp cận dịch vụ từ dự phòng lây nhiễm HIV, can thiệp giảm hại đến điều trị liên quan đến HIV/AIDS.Giải pháp quan trọng góp phần giảm tỉ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹNhững nguyên tắc an toàn thực phẩm cho người nhiễm HIV/AIDSNâng cao kỹ năng chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS và quản lý thuốc ARVƯu tiên những giải pháp đẩy mạnh phòng, chống HIV trong nhà trườngTuy nhiên, đến giai đoạn hiện nay, có những thay đổi về các yếu tố dịch tễ HIV/AIDS, nguồn lực phòng chống HIV/AIDS, hệ thống tổ chức cơ quan chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, cùng với sự hiểu biết của người dân về HIV, sự chia sẻ đồng cảm với người nhiễm HIV và các quần thể đích được nâng lên trong sự phát triển chung của toàn xã hội thì công tác phòng, chống HIV/AIDS cũng cần có những cách tiếp cận mới, sáng tạo và phù hợp.Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cho giai đoạn tới trong đó có mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.Việc xây dựng Chiến lược mới là yêu cầu cấp thiết để bảo đảm cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phòng, chống HIV/AIDS và phù hợp với tình hình mới. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đặt ra mục tiêu vào năm 2030 Việt Nam về cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS.Chấm dứt dịch bệnh AIDS không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS mà là khi đó AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng. Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 Đứng trước tình hình dịch HIV/AIDS hiện nay, Bộ Y tế, Cơ quan thường trực Phòng, chống AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm đã có những văn bản đề nghị Bộ Giáo dục – Đào tạo và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đẩy mạnh phòng, chống HIV/AIDS ở trường học và các khu công nghiệp.Ngành y tế các tỉnh/thành phố tăng cường phối hợp với các tổ chức cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội, y tế tư nhân trong việc tiếp cận quần thể đích để cung cấp dịch vụ từ dự phòng đến điều trị và chăm sóc toàn diện.Đối với các trường đại học, trung học chuyên nghiệp: Các hoạt động truyền thông tăng cường cung cấp thông tin về HIV/AIDS, giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn; tác hại của ma túy; cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV ở giới trẻ thông qua các sự kiện truyền thông lớn và các buổi offline với quy mô vừa và nhỏ cần được triển khai thường xuyên hơn, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố có tình hình dịch HIV/AIDS cao như: TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Thái Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương...Đối với Ngành y tế và Liên đoàn lao động các tỉnh/ thành phố, đặc biệt ở các tỉnh/thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, cần có kế hoạch phối hợp triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS từ các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ dự phòng và xét nghiệm HIV cho công nhân, lao động nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho lực lượng lao động trước tác động của HIV/AIDS.Tăng cường các hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên các kênh thông tin, truyền thông của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các doanh nghiệp, tập trung vào một số nội dung: Hiểu biết về HIV/AIDS và các biện pháp phòng tránh; tiếp cận và sử dụng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV...Tổ chức phân phát ấn phẩm truyền thông, các hội thảo, sự kiện và các hình thức truyền thông phù hợp khác về phòng, chống HIV/AIDS tại các công ty thuộc các khu công nghiệp có nhiều nam công nhân của một số tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS, đặc biệt ở các khu công nghiệp lớn.Các tổ chức cộng đồng: Trong những năm qua, các tổ chức cộng đồng (gồm các thành viên thuộc mạng lưới, cộng đồng người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV đã tự nguyện hợp lực với nhau thành các nhóm) đã tích cực và sáng tạo tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS; triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, cung cấp các dịch vụ xét nghiệm không chuyên, cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV, chuyển gửi người có hành vi nguy cơ cao đến cơ sở y tế nhận các dịch vụ HIV/AIDS như làm xét nghiệm khẳng định HIV, điều trị ARV, điều trị methadone, điều trị PREP.Các tổ chức cộng đồng có đã đóng góp phát hiện mới hơn 50% số người nhiễm HIV, giới thiệu phần lớn khách hàng nguy cơ cao tham gia điều trị dự phòng PREP, hỗ trợ chuyển gửi người nhiễm HIV đi điều trị sớm ARV và đặc biệt hỗ trợ tuân thủ điều trị tốt, cầu nối cơ bản giữa nhân viên y tế và bệnh nhân, đóng góp vào việc giảm kỳ thị phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV.Các cơ sở y tế triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS đều có liên kết với các tổ chức cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội, y tế tư nhân trong việc tiếp cận quần thể đích. Vai trò của đội ngũ này như cánh tay nối dài của các cơ sở y tế đặc biệt hiệu quả khi dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang tập trung chủ yếu ở các nhóm có hành vi nguy cơ như nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, nghiện chích ma túy và mại dâm.Mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS là khi Việt Nam đạt được các tiêu chí: Số người nhiễm HIV được phát hiện mới đạt mức dưới 1.000 trường hợp/năm (hiện nay >10.000 trường hợp/năm); Tỉ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS dưới 1,0/100.000 dân (hiện ước tính 3,5 người/100.000 dân); Tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% (hiện là 6%).Thùy Chi
Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 Với chủ đề 'Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS', Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2023. Tư vấn điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Thùy Chi Theo đó, cộng đồng cần được hiểu rộng, bao gồm các Bộ ngành, đoàn thể trung ương và địa phương; các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân, các khu công nghiệp, các tổ chức cộng đồng, các cộng đồng đích, bao gồm công nhân lao động, học sinh sinh viên, đặc biệt là các nhóm có hành vi nguy cơ dễ lây nhiễm HIV như nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ, người nghiện chích ma túy, mại dâm, bạn tình của các nhóm trên... Cần có những cách tiếp cận mới, sáng tạo trong phòng, chống HIV/AIDS Sau 30 năm phòng, chống HIV/AIDS, có rất nhiều sáng kiến hay, mô hình hiệu quả đã được áp dụng trong truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi, trong tiếp cận dịch vụ từ dự phòng lây nhiễm HIV, can thiệp giảm hại đến điều trị liên quan đến HIV/AIDS.Giải pháp quan trọng góp phần giảm tỉ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹNhững nguyên tắc an toàn thực phẩm cho người nhiễm HIV/AIDSNâng cao kỹ năng chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS và quản lý thuốc ARVƯu tiên những giải pháp đẩy mạnh phòng, chống HIV trong nhà trườngTuy nhiên, đến giai đoạn hiện nay, có những thay đổi về các yếu tố dịch tễ HIV/AIDS, nguồn lực phòng chống HIV/AIDS, hệ thống tổ chức cơ quan chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, cùng với sự hiểu biết của người dân về HIV, sự chia sẻ đồng cảm với người nhiễm HIV và các quần thể đích được nâng lên trong sự phát triển chung của toàn xã hội thì công tác phòng, chống HIV/AIDS cũng cần có những cách tiếp cận mới, sáng tạo và phù hợp.Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cho giai đoạn tới trong đó có mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.Việc xây dựng Chiến lược mới là yêu cầu cấp thiết để bảo đảm cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phòng, chống HIV/AIDS và phù hợp với tình hình mới. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đặt ra mục tiêu vào năm 2030 Việt Nam về cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS.Chấm dứt dịch bệnh AIDS không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS mà là khi đó AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng. Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 Đứng trước tình hình dịch HIV/AIDS hiện nay, Bộ Y tế, Cơ quan thường trực Phòng, chống AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm đã có những văn bản đề nghị Bộ Giáo dục – Đào tạo và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đẩy mạnh phòng, chống HIV/AIDS ở trường học và các khu công nghiệp.Ngành y tế các tỉnh/thành phố tăng cường phối hợp với các tổ chức cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội, y tế tư nhân trong việc tiếp cận quần thể đích để cung cấp dịch vụ từ dự phòng đến điều trị và chăm sóc toàn diện.Đối với các trường đại học, trung học chuyên nghiệp: Các hoạt động truyền thông tăng cường cung cấp thông tin về HIV/AIDS, giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn; tác hại của ma túy; cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV ở giới trẻ thông qua các sự kiện truyền thông lớn và các buổi offline với quy mô vừa và nhỏ cần được triển khai thường xuyên hơn, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố có tình hình dịch HIV/AIDS cao như: TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Thái Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương...Đối với Ngành y tế và Liên đoàn lao động các tỉnh/ thành phố, đặc biệt ở các tỉnh/thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, cần có kế hoạch phối hợp triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS từ các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ dự phòng và xét nghiệm HIV cho công nhân, lao động nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho lực lượng lao động trước tác động của HIV/AIDS.Tăng cường các hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên các kênh thông tin, truyền thông của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các doanh nghiệp, tập trung vào một số nội dung: Hiểu biết về HIV/AIDS và các biện pháp phòng tránh; tiếp cận và sử dụng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV...Tổ chức phân phát ấn phẩm truyền thông, các hội thảo, sự kiện và các hình thức truyền thông phù hợp khác về phòng, chống HIV/AIDS tại các công ty thuộc các khu công nghiệp có nhiều nam công nhân của một số tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS, đặc biệt ở các khu công nghiệp lớn.Các tổ chức cộng đồng: Trong những năm qua, các tổ chức cộng đồng (gồm các thành viên thuộc mạng lưới, cộng đồng người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV đã tự nguyện hợp lực với nhau thành các nhóm) đã tích cực và sáng tạo tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS; triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, cung cấp các dịch vụ xét nghiệm không chuyên, cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV, chuyển gửi người có hành vi nguy cơ cao đến cơ sở y tế nhận các dịch vụ HIV/AIDS như làm xét nghiệm khẳng định HIV, điều trị ARV, điều trị methadone, điều trị PREP.Các tổ chức cộng đồng có đã đóng góp phát hiện mới hơn 50% số người nhiễm HIV, giới thiệu phần lớn khách hàng nguy cơ cao tham gia điều trị dự phòng PREP, hỗ trợ chuyển gửi người nhiễm HIV đi điều trị sớm ARV và đặc biệt hỗ trợ tuân thủ điều trị tốt, cầu nối cơ bản giữa nhân viên y tế và bệnh nhân, đóng góp vào việc giảm kỳ thị phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV.Các cơ sở y tế triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS đều có liên kết với các tổ chức cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội, y tế tư nhân trong việc tiếp cận quần thể đích. Vai trò của đội ngũ này như cánh tay nối dài của các cơ sở y tế đặc biệt hiệu quả khi dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang tập trung chủ yếu ở các nhóm có hành vi nguy cơ như nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, nghiện chích ma túy và mại dâm.Mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS là khi Việt Nam đạt được các tiêu chí: Số người nhiễm HIV được phát hiện mới đạt mức dưới 1.000 trường hợp/năm (hiện nay >10.000 trường hợp/năm); Tỉ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS dưới 1,0/100.000 dân (hiện ước tính 3,5 người/100.000 dân); Tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% (hiện là 6%).Thùy Chi
BV Trung ương Huế được trao tặng giải thưởng Diamond của Hội Đột quỵ Thế giới
Sáng 3/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vào chiều 2/12, Trung tâm Đột quỵ thuộc Bệnh viện đã được trao tặng giải thưởng Diamond của Hội Đột quỵ Thế giới.
Khoa Đột quỵ của Bệnh viện Trung ương Huế thường xuyên tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân đột quỵ thể tắc mạch nặng, nguy kịch Diamond (Kim cương) là một giải thưởng cao nhất của Hội Đột quỵ Thế giới dành cho các đơn vị đột quỵ và trung tâm đột quỵ thỏa mãn các tiêu chí khắt khe về rút ngắn thời gian cấp cứu tái thông mạch máu não, đồng thời thực hiện tầm soát nguyên nhân và điều trị dự phòng đột quỵ phù hợp. Để làm được điều này, các trung tâm cần phải có đầy đủ các yếu tố bao gồm nguồn nhân lực có trình độ cao, thiết bị chẩn đoán chuẩn xác và phối hợp nhuần nhuyễn với các khoa phòng có liên quan. Quy trình xét duyệt sẽ được thực hiện bởi một cơ quan kiểm định quốc gia và 2 cơ quan kiểm định quốc tế, Ủy ban về đơn vị đột quỵ sẽ ra quyết định cuối cùng. Cụ thể, để đạt giải thưởng này, Trung tâm phải đạt các tiêu chí: Thời gian từ cửa bệnh viện đến lúc được tiêm thuốc tan cục máu đông không tới 30 phút, so với tiêu chuẩn chung là dưới 60 phút. Tương tự, thời gian được đâm kim can thiệp lấy huyết khối nằm trong mức tối ưu. 100% người bệnh nghi đột quỵ đều được chẩn đoán bằng CT hoặc MRI trong vòng 15 phút đầu tiên, trong khi mức tiêu chuẩn đặt ra là 45 phút. Tỉ lệ người bệnh đột quỵ được điều trị tái thông hiện nay đã đạt mức hơn 25%. Đặc biệt, không có bất kỳ ca bệnh đột quỵ nào bị bỏ sót hoặc chậm trễ trong quá trình cấp cứu, điều trị và chăm sóc tại bệnh viện. Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai và cũng là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 17 triệu người bị đột quỵ và cứ mỗi 6 giây có 1 người chết vì đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm ước tính có hơn 200.000 ca đột quỵ mới, với hậu quả hơn 11.000 người tử vong và trên 100.000 người bị tàn phế. Có hai loại đột quỵ là đột quỵ thể tắc mạch và đột quỵ thể xuất huyết. Đối với các trường hợp đột quỵ thể tắc mạch, đặc biệt tắc các mạch máu não lớn, tình trạng bệnh nhân thường nặng và nguy kịch. Tuy nhiên nếu nhập viện sớm, được áp dụng các liệu pháp tái thông một cách kịp thời, bệnh nhân có thể hồi phục và vượt qua cơn nguy kịch. Vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ não, cần chuyển ngay tới các cơ sở điều trị chuyên sâu sớm, để tận dụng được thời gian vàng trong điều trị, hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân. Theo ThS.BS. Lê Vũ Huỳnh (Phó Trưởng khoa Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Huế), hiện nay đơn vị thường xuyên tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân đột quỵ thể tắc mạch nặng, nguy kịch. Bằng liệu pháp tái thông (truyền thuốc tan cục máu đông và can thiệp nội mạch tái thông mạch máu não) một cách kịp thời, hầu hết những trường hợp nhập viện sớm đều được cấp cứu hiệu quả, vượt qua cơn nguy kịch và có thể hồi phục. Bên cạnh đó, tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây nên đột quỵ thể xuất huyết. Với những trường hợp nặng thường dẫn đến tỉ lệ tử vong và tàn tật cao dù được điều trị tối ưu. Để dự phòng các trường hợp đột quỵ thể xuất huyết, bệnh nhân tăng huyết áp cần đảm bảo huyết áp lúc nghỉ dưới 130/80 mmHg bằng việc tuân thủ điều trị và kiểm tra huyết áp thường xuyên. Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập vào năm 2018. Đây là tuyến y tế cao nhất trong lĩnh vực Đột quỵ ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Mỗi năm, Khoa Đột quỵ của Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận trên 2.500 bệnh nhân; số bệnh nhân điều trị tiêu sợi huyết, can thiệp cấp cứu đột quỵ và bệnh lý mạch máu não khoảng trên 600 ca. Hiện nay với sự gia tăng bệnh nhân đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Huế đón một lượng lớn bệnh nhập viện cấp cứu, chuyển viện các ca khó, phức tạp từ tuyến dưới cũng như các tỉnh, thành phố lân cận như: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam... Nhật Anh Tham khảo thêmHành trình ghép tim kỳ diệu của kíp y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế
BV Trung ương Huế được trao tặng giải thưởng Diamond của Hội Đột quỵ Thế giới Sáng 3/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vào chiều 2/12, Trung tâm Đột quỵ thuộc Bệnh viện đã được trao tặng giải thưởng Diamond của Hội Đột quỵ Thế giới. Khoa Đột quỵ của Bệnh viện Trung ương Huế thường xuyên tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân đột quỵ thể tắc mạch nặng, nguy kịch Diamond (Kim cương) là một giải thưởng cao nhất của Hội Đột quỵ Thế giới dành cho các đơn vị đột quỵ và trung tâm đột quỵ thỏa mãn các tiêu chí khắt khe về rút ngắn thời gian cấp cứu tái thông mạch máu não, đồng thời thực hiện tầm soát nguyên nhân và điều trị dự phòng đột quỵ phù hợp. Để làm được điều này, các trung tâm cần phải có đầy đủ các yếu tố bao gồm nguồn nhân lực có trình độ cao, thiết bị chẩn đoán chuẩn xác và phối hợp nhuần nhuyễn với các khoa phòng có liên quan. Quy trình xét duyệt sẽ được thực hiện bởi một cơ quan kiểm định quốc gia và 2 cơ quan kiểm định quốc tế, Ủy ban về đơn vị đột quỵ sẽ ra quyết định cuối cùng. Cụ thể, để đạt giải thưởng này, Trung tâm phải đạt các tiêu chí: Thời gian từ cửa bệnh viện đến lúc được tiêm thuốc tan cục máu đông không tới 30 phút, so với tiêu chuẩn chung là dưới 60 phút. Tương tự, thời gian được đâm kim can thiệp lấy huyết khối nằm trong mức tối ưu. 100% người bệnh nghi đột quỵ đều được chẩn đoán bằng CT hoặc MRI trong vòng 15 phút đầu tiên, trong khi mức tiêu chuẩn đặt ra là 45 phút. Tỉ lệ người bệnh đột quỵ được điều trị tái thông hiện nay đã đạt mức hơn 25%. Đặc biệt, không có bất kỳ ca bệnh đột quỵ nào bị bỏ sót hoặc chậm trễ trong quá trình cấp cứu, điều trị và chăm sóc tại bệnh viện. Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai và cũng là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 17 triệu người bị đột quỵ và cứ mỗi 6 giây có 1 người chết vì đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm ước tính có hơn 200.000 ca đột quỵ mới, với hậu quả hơn 11.000 người tử vong và trên 100.000 người bị tàn phế. Có hai loại đột quỵ là đột quỵ thể tắc mạch và đột quỵ thể xuất huyết. Đối với các trường hợp đột quỵ thể tắc mạch, đặc biệt tắc các mạch máu não lớn, tình trạng bệnh nhân thường nặng và nguy kịch. Tuy nhiên nếu nhập viện sớm, được áp dụng các liệu pháp tái thông một cách kịp thời, bệnh nhân có thể hồi phục và vượt qua cơn nguy kịch. Vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ não, cần chuyển ngay tới các cơ sở điều trị chuyên sâu sớm, để tận dụng được thời gian vàng trong điều trị, hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân. Theo ThS.BS. Lê Vũ Huỳnh (Phó Trưởng khoa Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Huế), hiện nay đơn vị thường xuyên tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân đột quỵ thể tắc mạch nặng, nguy kịch. Bằng liệu pháp tái thông (truyền thuốc tan cục máu đông và can thiệp nội mạch tái thông mạch máu não) một cách kịp thời, hầu hết những trường hợp nhập viện sớm đều được cấp cứu hiệu quả, vượt qua cơn nguy kịch và có thể hồi phục. Bên cạnh đó, tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây nên đột quỵ thể xuất huyết. Với những trường hợp nặng thường dẫn đến tỉ lệ tử vong và tàn tật cao dù được điều trị tối ưu. Để dự phòng các trường hợp đột quỵ thể xuất huyết, bệnh nhân tăng huyết áp cần đảm bảo huyết áp lúc nghỉ dưới 130/80 mmHg bằng việc tuân thủ điều trị và kiểm tra huyết áp thường xuyên. Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập vào năm 2018. Đây là tuyến y tế cao nhất trong lĩnh vực Đột quỵ ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Mỗi năm, Khoa Đột quỵ của Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận trên 2.500 bệnh nhân; số bệnh nhân điều trị tiêu sợi huyết, can thiệp cấp cứu đột quỵ và bệnh lý mạch máu não khoảng trên 600 ca. Hiện nay với sự gia tăng bệnh nhân đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Huế đón một lượng lớn bệnh nhập viện cấp cứu, chuyển viện các ca khó, phức tạp từ tuyến dưới cũng như các tỉnh, thành phố lân cận như: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam... Nhật Anh Tham khảo thêmHành trình ghép tim kỳ diệu của kíp y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế
Bến Tre: Không để phát triển mới các cơ sở sản xuất than thiêu kết không đảm bảo xử lý chất thải đạt quy chuẩn
Thời gian qua, sản xuất than thiêu kết đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Bến Tre, giải quyết được nguồn nguyên liệu gáo dừa trong chuỗi giá trị cây dừa, tạo sản phẩm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, khí thải trong quá trình sản xuất than không được chủ sản xuất quan tâm xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường dẫn đến ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng sức khỏe người dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh kiểm tra hoạt động các cơ sở sản xuất than thiêu kết ở huyện Giồng Trôm - Ảnh: bentre.gov.vn Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 46 cơ sở sản xuất than: Huyện Giồng Trôm có 41 cơ sở với 395 lò đốt, công suất hoạt động bình quân khoảng 2,5 - 3,5 tấn than/lò/tuần; huyện Bình Đại có 4 cơ sở và huyện Châu Thành có 1 có cơ sở. Hầu hết các cơ sở đang hoạt động sử dụng đất không đúng mục đích. Các cơ sở có hệ thống xử lý khói thải lò than, nhưng các hệ thống đã xuống cấp và chưa xử lý hiệu quả khí thải phát sinh. Hiện nay, một số cơ sở đã thực hiện cải tiến lại hệ thống xử lý khói thải. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát và đo mẫu nhanh ngày 6/7/2023, tại 2 cơ sở đang vận hành hệ thống xử lý khí cải tiến tại xã Phong Nẫm và 02 cơ sở có vận hành hệ thống xử lý cũ cho thấy hàm lượng CO trong khí thải các lò than đều >11.400 mg/Nm3 (cao hơn so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, CO < 1.000 mg/Nm3). Để giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất than thiêu kết, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan phối hợp triển khai thực hiện nhiều mô hình nghiên cứu ứng dụng xử lý khí thải từ hoạt động than thiêu kết. Đồng thời, từ năm 2019 đến nay, công tác quản lý nhà nước đã được thực hiện chặt chẽ hơn, không để phát sinh mới cơ sở sản xuất than thiêu kết không đủ điều kiện về đất đai, môi trường. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất than thiêu kết vẫn gây ô nhiễm môi trường, bức xúc trong nhân dân, nguyên nhân do chủ cơ sở không vận hành thường xuyên hệ thống xử lý, các mô hình công nghệ trước nay không xử lý triệt để khí thải từ các lò đốt theo hình thức thủ công, truyền thống; riêng mô hình công nghệ mới lò đốt than tiên tiến cho thấy kết quả khả quan trong xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (mô hình ở xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri) nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Vì vậy, nhằm giải quyết tốt tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất than thiêu kết trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có liên quan thực hiện tốt một số nội dung. Cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, vận động các cơ sở sản xuất than thiêu kết đầu tư công nghệ sản xuất, xử lý khí thải tiên tiến, vận hành thường xuyên công trình xử lý chất thải trong quá trình hoạt động sản xuất, nhằm giảm thiểu phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Đến hết năm 2023, tất cả các cơ sở than thiêu kết đang hoạt động trên địa bàn tỉnh không xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải hoàn thành đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất, xử lý khí thải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường; đối với các cơ sở không xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không phù hợp quy hoạch sử dụng đất, sau năm 2023 phải chuyển đổi nghề nghiệp hoặc di dời đến khu vực phù hợp và phải đảm bảo đúng theo quy định. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về đất đai, bảo vệ môi trường theo phân công, phân cấp của quy định pháp luật và theo Quyết định số 05/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2019 của UBND tỉnh về ban hành quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Hỗ trợ UBND các huyện, thành phố về công tác chuyên môn, tăng cường thanh tra, kiểm tra về đất đai, bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất than thiêu kết, có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật theo quy định. Chú trọng đầu tư, nâng cao năng lực của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) đủ điều kiện thực hiện quan trắc khí thải theo quy định phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất than thiêu kết trên địa bàn tỉnh. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao, nhân rộng áp dụng công nghệ kỹ thuật, mô hình sản xuất phù hợp, công nghệ xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho các cơ sở sản xuất than thiêu kết. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ cơ sở sản xuất than thiêu kết tiếp cận các chính sách hỗ trợ để đầu tư ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất, xử lý chất thải, không gây ô nhiễm môi trường. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có đủ năng lực đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường để tiếp tục duy trì, phát triển ngành sản xuất than thiêu kết từ gáo dừa, tạo sản phẩm có giá trị, thay thế các cơ sở nhỏ lẻ không đảm bảo vấn đề môi trường. Trong quá trình cấp giấy phép kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ các ngành liên quan trong hướng dẫn, thực hiện các thủ tục, hồ sơ đầu tư cho doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động, trong đó cần phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với các cơ sở sản xuất than thiêu kết không đủ điều kiện hoạt động theo quy định. Công an tỉnh tăng cường phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã theo dõi tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất than thiêu kết; kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường theo thẩm quyền; không để phát triển mới các cơ sở sản xuất than thiêu kết không đảm bảo xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Yêu cầu các cơ sở sản xuất than thiêu kết phải có cam kết thực hiện đúng lộ trình: Đến hết năm 2023 phải hoàn thành công trình xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, sử dụng đất đúng mục đích hoặc di dời đến khu vực phù hợp theo quy định. Đồng thời, từ nay đến cuối năm 2023, các cơ sở đang hoạt động phải cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng môi trường. Lập kế hoạch phát triển ngành sản xuất than thiêu kết, có định hướng phương án di dời, chuyển đổi ngành nghề đối với trường hợp buộc ngưng hoạt động. Rà soát, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất than thiêu kết trên địa bàn huyện đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật để xem xét bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời chuẩn bị cơ sở hạ tầng, đất đai để khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở có nhu cầu di dời đến địa điểm mới. Nhật Thy
Bến Tre: Không để phát triển mới các cơ sở sản xuất than thiêu kết không đảm bảo xử lý chất thải đạt quy chuẩn Thời gian qua, sản xuất than thiêu kết đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Bến Tre, giải quyết được nguồn nguyên liệu gáo dừa trong chuỗi giá trị cây dừa, tạo sản phẩm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, khí thải trong quá trình sản xuất than không được chủ sản xuất quan tâm xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường dẫn đến ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng sức khỏe người dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh kiểm tra hoạt động các cơ sở sản xuất than thiêu kết ở huyện Giồng Trôm - Ảnh: bentre.gov.vn Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 46 cơ sở sản xuất than: Huyện Giồng Trôm có 41 cơ sở với 395 lò đốt, công suất hoạt động bình quân khoảng 2,5 - 3,5 tấn than/lò/tuần; huyện Bình Đại có 4 cơ sở và huyện Châu Thành có 1 có cơ sở. Hầu hết các cơ sở đang hoạt động sử dụng đất không đúng mục đích. Các cơ sở có hệ thống xử lý khói thải lò than, nhưng các hệ thống đã xuống cấp và chưa xử lý hiệu quả khí thải phát sinh. Hiện nay, một số cơ sở đã thực hiện cải tiến lại hệ thống xử lý khói thải. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát và đo mẫu nhanh ngày 6/7/2023, tại 2 cơ sở đang vận hành hệ thống xử lý khí cải tiến tại xã Phong Nẫm và 02 cơ sở có vận hành hệ thống xử lý cũ cho thấy hàm lượng CO trong khí thải các lò than đều >11.400 mg/Nm3 (cao hơn so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, CO < 1.000 mg/Nm3). Để giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất than thiêu kết, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan phối hợp triển khai thực hiện nhiều mô hình nghiên cứu ứng dụng xử lý khí thải từ hoạt động than thiêu kết. Đồng thời, từ năm 2019 đến nay, công tác quản lý nhà nước đã được thực hiện chặt chẽ hơn, không để phát sinh mới cơ sở sản xuất than thiêu kết không đủ điều kiện về đất đai, môi trường. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất than thiêu kết vẫn gây ô nhiễm môi trường, bức xúc trong nhân dân, nguyên nhân do chủ cơ sở không vận hành thường xuyên hệ thống xử lý, các mô hình công nghệ trước nay không xử lý triệt để khí thải từ các lò đốt theo hình thức thủ công, truyền thống; riêng mô hình công nghệ mới lò đốt than tiên tiến cho thấy kết quả khả quan trong xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (mô hình ở xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri) nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Vì vậy, nhằm giải quyết tốt tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất than thiêu kết trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có liên quan thực hiện tốt một số nội dung. Cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, vận động các cơ sở sản xuất than thiêu kết đầu tư công nghệ sản xuất, xử lý khí thải tiên tiến, vận hành thường xuyên công trình xử lý chất thải trong quá trình hoạt động sản xuất, nhằm giảm thiểu phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Đến hết năm 2023, tất cả các cơ sở than thiêu kết đang hoạt động trên địa bàn tỉnh không xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải hoàn thành đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất, xử lý khí thải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường; đối với các cơ sở không xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không phù hợp quy hoạch sử dụng đất, sau năm 2023 phải chuyển đổi nghề nghiệp hoặc di dời đến khu vực phù hợp và phải đảm bảo đúng theo quy định. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về đất đai, bảo vệ môi trường theo phân công, phân cấp của quy định pháp luật và theo Quyết định số 05/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2019 của UBND tỉnh về ban hành quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Hỗ trợ UBND các huyện, thành phố về công tác chuyên môn, tăng cường thanh tra, kiểm tra về đất đai, bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất than thiêu kết, có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật theo quy định. Chú trọng đầu tư, nâng cao năng lực của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) đủ điều kiện thực hiện quan trắc khí thải theo quy định phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất than thiêu kết trên địa bàn tỉnh. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao, nhân rộng áp dụng công nghệ kỹ thuật, mô hình sản xuất phù hợp, công nghệ xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho các cơ sở sản xuất than thiêu kết. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ cơ sở sản xuất than thiêu kết tiếp cận các chính sách hỗ trợ để đầu tư ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất, xử lý chất thải, không gây ô nhiễm môi trường. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có đủ năng lực đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường để tiếp tục duy trì, phát triển ngành sản xuất than thiêu kết từ gáo dừa, tạo sản phẩm có giá trị, thay thế các cơ sở nhỏ lẻ không đảm bảo vấn đề môi trường. Trong quá trình cấp giấy phép kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ các ngành liên quan trong hướng dẫn, thực hiện các thủ tục, hồ sơ đầu tư cho doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động, trong đó cần phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với các cơ sở sản xuất than thiêu kết không đủ điều kiện hoạt động theo quy định. Công an tỉnh tăng cường phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã theo dõi tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất than thiêu kết; kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường theo thẩm quyền; không để phát triển mới các cơ sở sản xuất than thiêu kết không đảm bảo xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Yêu cầu các cơ sở sản xuất than thiêu kết phải có cam kết thực hiện đúng lộ trình: Đến hết năm 2023 phải hoàn thành công trình xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, sử dụng đất đúng mục đích hoặc di dời đến khu vực phù hợp theo quy định. Đồng thời, từ nay đến cuối năm 2023, các cơ sở đang hoạt động phải cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng môi trường. Lập kế hoạch phát triển ngành sản xuất than thiêu kết, có định hướng phương án di dời, chuyển đổi ngành nghề đối với trường hợp buộc ngưng hoạt động. Rà soát, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất than thiêu kết trên địa bàn huyện đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật để xem xét bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời chuẩn bị cơ sở hạ tầng, đất đai để khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở có nhu cầu di dời đến địa điểm mới. Nhật Thy
Cổng TTĐT Chính phủ đã thực sự có một vị trí, một tầm cao mới
"Công khai, minh bạch, chủ động, kịp thời" là những điều mà người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng cảm nhận rõ hơn trong các hoạt động thông tin truyền thông của Cổng TTĐT Chính phủ. Điều đó đã góp phần để Cổng TTĐT Chính phủ xứng đáng là địa chỉ tin cậy để người dân, doanh nghiệp tìm đến tương tác, giúp Chính phủ nhận định đúng và có những quyết sách chính xác.
Nhân dịp Cổng TTĐT Chính phủ kỷ niệm 18 năm ngày Thủ tướng Chính phủ nhấn nút chính thức đưa Trang tin điện tử Chính phủ, tiền thân của Cổng TTĐT Chính phủ, hòa mạng Internet toàn cầu (10/01/2006-10/01/2024), các chuyên gia kinh tế có uy tín, đồng thời cũng là những độc giả, cộng tác viên lâu năm đã gửi gắm những tình cảm, góp ý chân thành, những lời chúc tốt đẹp nhất tới đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Cổng TTĐT Chính phủ. TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - Ảnh: VGP Phục vụ đắc lực công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, Cổng TTĐT Chính phủ trong nhiệm kỳ Chính phủ 2021-2025 có nhiều đổi mới, nhiều đột phá trong thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao về công tác thông tin và truyền thông. Ngay trong cuộc họp Chính phủ cuối năm 2021, một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đặt vấn đề là làm tốt công tác thông tin, truyền thông để tạo đồng thuận xã hội, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong triển khai thông tin, tuyên truyền và đưa các chính sách của Chính phủ vào cuộc sống, Cổng TTĐT Chính phủ đã làm rất tốt công tác truyền thông này. TS. Nguyễn Đức Kiên cũng khẳng định, trong giai đoạn 2020-2022, Cổng TTĐT Chính phủ đã làm rất tốt nhiệm vụ thông tin, giải thích cho người dân về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, tuyên truyền kịp thời để người dân tin tưởng và tuân thủ các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ trong phòng, chống dịch. Đối với lĩnh vực kinh tế, Cổng TTĐT Chính phủ đã bám sát các vấn đề nóng nảy sinh trong quá trình điều hành kinh tế của Chính phủ để kịp thời chuyển đến lãnh đạo Chính phủ những thông tin từ thực tế. Qua đó, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhận định đúng và có những quyết sách chính xác trong chỉ đạo, điều hành. TS. Nguyễn Đức Kiên nêu ví dụ, trong các vấn đề về thị trường bất động sản, tại hội nghị vào cuối tháng 2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có những quyết sách rất rõ ràng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường này. Cổng TTĐT Chính phủ đã kịp thời tổ chức tọa đàm "Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản" để có cái nhìn tổng thể trong nhận diện những khó khăn, vướng mắc, nút thắt cần tháo gỡ cũng như xu hướng, triển vọng phát triển của thị trường bất động sản năm 2023. Qua tọa đàm do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức, những quyết sách của Chính phủ được làm rõ hơn và những giải thích của các chuyên gia Cổng TTĐT Chính phủ mời cộng tác đã góp phần để nhiều doanh nghiệp bất động sản có định hướng tốt hơn trong thời điểm khó khăn. Bên cạnh đó, khi tình hình điện năng cung cấp cho thị trường gặp khó khăn, Cổng TTĐT Chính phủ đã kịp thời tuyên truyền, thông tin cụ thể về cung ứng điện; tổ chức 2 cuộc tọa đàm về: "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp" và tọa đàm "Cung ứng điện cho năm 2024 - Những vấn đề cấp bách đặt ra" để thông tin về công tác điều hành, điều tiết điện, cung ứng điện. TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mong muốn Cổng TTĐT Chính phủ bước sang tuổi 18 sẽ tiếp tục phát huy được thành tích của mình để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, tiếp tục khẳng định vai trò là một công cụ đắc lực phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) - Ảnh: VGP/Hoàng Giang Địa chỉ tin cậy của công chúng, cộng đồng doanh nghiệp và các giai tầng xã hội Theo TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), ngày nay, truyền thông chính sách luôn được coi là một kênh thông tin quan trọng trong ý thức chấp hành, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hoạt động truyền thông chính sách thời gian qua của Cổng TTĐT Chính phủ đã thực sự hiệu quả, khẳng định được vị trí, tầm cao, dành được sự quan tâm, chú ý của cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội. Thời gian gần đây, qua ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp gửi tới VINASME, ông Tô Hoài Nam cho biết, Báo Điện tử Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ đã đưa thông tin rất nhanh nhạy, chính xác, đáp ứng mối quan tâm của các doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều người dân, doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp cận thông tin từ Báo Điện tử Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ để cập nhật không chỉ thông tin mà còn cả các bình luận sâu sắc, trách nhiệm của giới chuyên gia, nhà khoa học, trí thức về các lĩnh vực. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch phát triển kinh doanh. Đối với người dân, họ hiểu biết thêm chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế. "Nhiều doanh nghiệp chia sẻ: Đọc Báo Điện tử Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ rất yên tâm về tính chính thống của tin tức. Nếu đặt trong mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp, xã hội, người dân và với các cơ quan bộ ngành, tôi nghĩ rằng Báo Điện tử Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ là một cơ quan mạnh, có vị thế trong tác nghiệp, có sự đúng mực trong phản ánh, đưa tin, kể cả những việc làm tốt, tích cực lẫn hạn chế, tiêu cực", ông Tô Hoài Nam chia sẻ. Tựu chung lại, "Công khai, minh bạch, chủ động, kịp thời" là những điều mà người dân và doanh nghiệp ngày càng cảm nhận rõ hơn trong hoạt động thông tin truyền thông của Cổng TTĐT Chính phủ, đặc biệt là các nội dung liên quan đến chính sách và thực thi chính sách. TS. Tô Hoài Nam bày tỏ mong muốn, ngoài những thành tựu rất đáng tự hào trong 18 năm qua, Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục phát huy những lợi thế về năng lực chuyên môn, khả năng tiếp cận thông tin và vị thế của mình, đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào nền tảng công nghệ thông tin, để nhanh chóng trở thành một kênh truyền thông chính thống của Nhà nước đi trước, đi đầu về truyền thông chính sách trên không gian mạng, kể cả các mạng xã hội xuyên biên giới để truyền đạt một cách hiệu quả nhất những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách nhanh chóng, độ bao phủ rộng rãi tới công chúng. Đồng thời cũng là kênh tiếp nhận, phản hồi ý kiến của nhân dân, của doanh nghiệp với khả năng tương tác hấp dẫn, cuốn hút cao. Nhân dịp kỷ niệm 18 năm hình thành và phát triển của Cổng TTĐT Chính phủ, TS. Tô Hoài Nam chúc tập thể lãnh đạo, Ban biên tập, cán bộ, phóng viên, biên tập viên và người lao động của Cổng TTĐT Chính phủ luôn có được những thành công lớn hơn nữa trong nghề nghiệp; luôn là địa chỉ tin cậy của công chúng, của cộng đồng doanh nghiệp và các giai tầng xã hội. Gia Huy - Hoàng Giang Tham khảo thêmCổng TTĐT Chính phủ: Trọng tâm là truyền thông chính sáchTham khảo thêmCổng TTĐT Chính phủ: Nâng cao chất lượng để góp phần là cầu nối giữa Chính phủ với người dânTham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự buổi gặp mặt kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tại Cổng TTĐT Chính phủTham khảo thêmCổng TTĐT Chính phủ phải tiên phong chuyển đổi số, khai thác hiệu quả tài nguyên dữ liệu
Cổng TTĐT Chính phủ đã thực sự có một vị trí, một tầm cao mới "Công khai, minh bạch, chủ động, kịp thời" là những điều mà người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng cảm nhận rõ hơn trong các hoạt động thông tin truyền thông của Cổng TTĐT Chính phủ. Điều đó đã góp phần để Cổng TTĐT Chính phủ xứng đáng là địa chỉ tin cậy để người dân, doanh nghiệp tìm đến tương tác, giúp Chính phủ nhận định đúng và có những quyết sách chính xác. Nhân dịp Cổng TTĐT Chính phủ kỷ niệm 18 năm ngày Thủ tướng Chính phủ nhấn nút chính thức đưa Trang tin điện tử Chính phủ, tiền thân của Cổng TTĐT Chính phủ, hòa mạng Internet toàn cầu (10/01/2006-10/01/2024), các chuyên gia kinh tế có uy tín, đồng thời cũng là những độc giả, cộng tác viên lâu năm đã gửi gắm những tình cảm, góp ý chân thành, những lời chúc tốt đẹp nhất tới đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Cổng TTĐT Chính phủ. TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - Ảnh: VGP Phục vụ đắc lực công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, Cổng TTĐT Chính phủ trong nhiệm kỳ Chính phủ 2021-2025 có nhiều đổi mới, nhiều đột phá trong thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao về công tác thông tin và truyền thông. Ngay trong cuộc họp Chính phủ cuối năm 2021, một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đặt vấn đề là làm tốt công tác thông tin, truyền thông để tạo đồng thuận xã hội, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong triển khai thông tin, tuyên truyền và đưa các chính sách của Chính phủ vào cuộc sống, Cổng TTĐT Chính phủ đã làm rất tốt công tác truyền thông này. TS. Nguyễn Đức Kiên cũng khẳng định, trong giai đoạn 2020-2022, Cổng TTĐT Chính phủ đã làm rất tốt nhiệm vụ thông tin, giải thích cho người dân về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, tuyên truyền kịp thời để người dân tin tưởng và tuân thủ các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ trong phòng, chống dịch. Đối với lĩnh vực kinh tế, Cổng TTĐT Chính phủ đã bám sát các vấn đề nóng nảy sinh trong quá trình điều hành kinh tế của Chính phủ để kịp thời chuyển đến lãnh đạo Chính phủ những thông tin từ thực tế. Qua đó, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhận định đúng và có những quyết sách chính xác trong chỉ đạo, điều hành. TS. Nguyễn Đức Kiên nêu ví dụ, trong các vấn đề về thị trường bất động sản, tại hội nghị vào cuối tháng 2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có những quyết sách rất rõ ràng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường này. Cổng TTĐT Chính phủ đã kịp thời tổ chức tọa đàm "Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản" để có cái nhìn tổng thể trong nhận diện những khó khăn, vướng mắc, nút thắt cần tháo gỡ cũng như xu hướng, triển vọng phát triển của thị trường bất động sản năm 2023. Qua tọa đàm do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức, những quyết sách của Chính phủ được làm rõ hơn và những giải thích của các chuyên gia Cổng TTĐT Chính phủ mời cộng tác đã góp phần để nhiều doanh nghiệp bất động sản có định hướng tốt hơn trong thời điểm khó khăn. Bên cạnh đó, khi tình hình điện năng cung cấp cho thị trường gặp khó khăn, Cổng TTĐT Chính phủ đã kịp thời tuyên truyền, thông tin cụ thể về cung ứng điện; tổ chức 2 cuộc tọa đàm về: "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp" và tọa đàm "Cung ứng điện cho năm 2024 - Những vấn đề cấp bách đặt ra" để thông tin về công tác điều hành, điều tiết điện, cung ứng điện. TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mong muốn Cổng TTĐT Chính phủ bước sang tuổi 18 sẽ tiếp tục phát huy được thành tích của mình để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, tiếp tục khẳng định vai trò là một công cụ đắc lực phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) - Ảnh: VGP/Hoàng Giang Địa chỉ tin cậy của công chúng, cộng đồng doanh nghiệp và các giai tầng xã hội Theo TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), ngày nay, truyền thông chính sách luôn được coi là một kênh thông tin quan trọng trong ý thức chấp hành, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hoạt động truyền thông chính sách thời gian qua của Cổng TTĐT Chính phủ đã thực sự hiệu quả, khẳng định được vị trí, tầm cao, dành được sự quan tâm, chú ý của cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội. Thời gian gần đây, qua ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp gửi tới VINASME, ông Tô Hoài Nam cho biết, Báo Điện tử Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ đã đưa thông tin rất nhanh nhạy, chính xác, đáp ứng mối quan tâm của các doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều người dân, doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp cận thông tin từ Báo Điện tử Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ để cập nhật không chỉ thông tin mà còn cả các bình luận sâu sắc, trách nhiệm của giới chuyên gia, nhà khoa học, trí thức về các lĩnh vực. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch phát triển kinh doanh. Đối với người dân, họ hiểu biết thêm chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế. "Nhiều doanh nghiệp chia sẻ: Đọc Báo Điện tử Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ rất yên tâm về tính chính thống của tin tức. Nếu đặt trong mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp, xã hội, người dân và với các cơ quan bộ ngành, tôi nghĩ rằng Báo Điện tử Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ là một cơ quan mạnh, có vị thế trong tác nghiệp, có sự đúng mực trong phản ánh, đưa tin, kể cả những việc làm tốt, tích cực lẫn hạn chế, tiêu cực", ông Tô Hoài Nam chia sẻ. Tựu chung lại, "Công khai, minh bạch, chủ động, kịp thời" là những điều mà người dân và doanh nghiệp ngày càng cảm nhận rõ hơn trong hoạt động thông tin truyền thông của Cổng TTĐT Chính phủ, đặc biệt là các nội dung liên quan đến chính sách và thực thi chính sách. TS. Tô Hoài Nam bày tỏ mong muốn, ngoài những thành tựu rất đáng tự hào trong 18 năm qua, Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục phát huy những lợi thế về năng lực chuyên môn, khả năng tiếp cận thông tin và vị thế của mình, đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào nền tảng công nghệ thông tin, để nhanh chóng trở thành một kênh truyền thông chính thống của Nhà nước đi trước, đi đầu về truyền thông chính sách trên không gian mạng, kể cả các mạng xã hội xuyên biên giới để truyền đạt một cách hiệu quả nhất những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách nhanh chóng, độ bao phủ rộng rãi tới công chúng. Đồng thời cũng là kênh tiếp nhận, phản hồi ý kiến của nhân dân, của doanh nghiệp với khả năng tương tác hấp dẫn, cuốn hút cao. Nhân dịp kỷ niệm 18 năm hình thành và phát triển của Cổng TTĐT Chính phủ, TS. Tô Hoài Nam chúc tập thể lãnh đạo, Ban biên tập, cán bộ, phóng viên, biên tập viên và người lao động của Cổng TTĐT Chính phủ luôn có được những thành công lớn hơn nữa trong nghề nghiệp; luôn là địa chỉ tin cậy của công chúng, của cộng đồng doanh nghiệp và các giai tầng xã hội. Gia Huy - Hoàng Giang Tham khảo thêmCổng TTĐT Chính phủ: Trọng tâm là truyền thông chính sáchTham khảo thêmCổng TTĐT Chính phủ: Nâng cao chất lượng để góp phần là cầu nối giữa Chính phủ với người dânTham khảo thêmPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự buổi gặp mặt kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tại Cổng TTĐT Chính phủTham khảo thêmCổng TTĐT Chính phủ phải tiên phong chuyển đổi số, khai thác hiệu quả tài nguyên dữ liệu
Thủ tướng chỉ thị tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Dec 15 2023 16:35:35 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Dec 15 2023 16:35:35 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Dec 15 2023 17:15:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Chỉ thị nêu: Năm 2023, mặc dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và tinh thần chủ động, khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả, cùng với sự chung sức, đồng lòng, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã chuyển biến tích cực, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng khác trên các lĩnh vực, trong đó phấn đấu hoàn thành cao nhất tất cả các chỉ tiêu về xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế từng bước được phục hồi, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được triển khai tương đối đồng bộ, kịp thời, hiệu quả. Bảo đảm nguồn hàng, cung ứng liên tục, đầy đủ cho thị trường với giá hợp lý Để triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực vào cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: - Theo dõi sát, nắm chắc tình hình thị trường, chủ động chỉ đạo các địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến. Phối hợp, chỉ đạo các địa phương triển khai các chương trình bình ổn thị trường, các hoạt động kết nối cung cầu, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong dịp Tết, có kế hoạch bảo đảm nguồn hàng, cung ứng liên tục, đầy đủ cho thị trường với giá hợp lý. - Thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, đầu cơ găm hàng, niêm yết giá, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ,... chú trọng các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lân thương mại tại các khu vực biên giới, cảng hàng không, các kho hàng, điểm tập kết hàng hóa... - Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có phương án bảo đảm nguồn cung năng lượng như điện, xăng dầu cho thị trường trong nước giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tuyệt đối không để thiếu hụt trong mọi tình huống; tiếp tục tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động cung ứng điện, kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng để góp phần ổn định thị trường, phục vụ cho Nhân dân; phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các đơn vị bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân, không để thiếu điện trong mọi tình huống. - Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình khuyến mại trên toàn quốc, bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật; phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết, kịp thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá những vấn đề phát sinh, gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá và ổn định kinh tế vĩ mô. Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; tập trung kiểm tra, tuần tra chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có xu hướng gia tăng trong dịp Tết (như chất nổ, pháo nổ, vũ khí, hàng hóa vi phạm môi trường, thuốc lá, rượu bia, gia cầm, thực phẩm...). Đẩy mạnh việc thu ngân sách nhất là thu qua hóa đơn điện tử các mặt hàng như xăng dầu, hàng ăn. Kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước, nợ công, tài sản công; kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định nhằm bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là tại các vùng xảy ra thiên tai, bão lũ, không để người dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024; chủ động các phương án phòng, chống thiên tai, nhất là rét đậm, rét hại, sương muối, mưa đá, hạn hán, xâm nhập mặn, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản, đặc biệt là Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh viêm da nổi cục ở bò để hạn chế thiệt hại, bảo đảm ổn định sản xuất; hỗ trợ kịp thời hạt giống cây trồng, vật nuôi, vaccine, hóa chất sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật... theo quy định cho các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh để nhanh chóng phục hồi sản xuất, bảo đảm vệ sinh môi trường, ổn định đời sống cho Nhân dân vui Xuân đón Tết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương bảo đảm nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm để ổn định giá, nhất là gạo, thịt lợn và các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024, tránh trình trạng thiếu hàng, sốt giá. Tăng cường công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn cung, các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan, nhất là tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới. Đồng thời, chủ động kiểm tra, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, hồ chứa, đê sông, đê biển sau mùa mưa bão; vận hành hợp lý, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, có kế hoạch bảo đảm nguồn nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân và nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất, thủy điện; tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, có giải pháp ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra. Tạo thuận lợi cho người lao động nghỉ Tết và trở lại làm việc sau Tết Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn (hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động, người bị mất việc làm...) để quan tâm, chăm lo, kịp thời có chính sách hỗ trợ phù hợp. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà đúng đối tượng, đúng chế độ, công khai, minh bạch, tránh trùng lặp, chồng chéo, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, bảo đảm tất cả các đối tượng chính sách đều có quà và được nhận quà trước Tết, không để ai không có Tết. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, nắm bắt tình hình lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, đặc biệt là những địa phương tập trung nhiều lao động, tạo thuận lợi cho người lao động nghỉ Tết và trở lại làm việc sau Tết; quan tâm hỗ trợ người lao động bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, kinh doanh. Thực hiện các giải pháp duy trì chuỗi cung ứng nguồn nhân lực, đáp ứng kịp thời lao động cho doanh nghiệp trước và sau Tết Nguyên đán. Tăng cường kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm công chức, viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng và bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định. Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; chủ động xây dựng các giải pháp phòng ngừa, xử lý tranh chấp lao động có thể xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán. Hỗ trợ, tạo điều kiện để bảo đảm người lao động Việt Nam ở nước ngoài được đón Tết Nguyên đán theo phong tục, truyền thống của dân tộc và phù hợp với điều kiện thực tế. Cùng với đó là tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo đảm tất cả các trẻ em đều được đón Tết vui tươi, đầm ấm; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới trong dịp Tết Nguyên đán; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, an toàn, tiết kiệm cho người dân; hướng dẫn bảo vệ trẻ em khỏi các sản phẩm và hoạt động văn hóa, thông tin, giải trí, đồ chơi độc hại, tệ nạn cờ bạc. Tăng cường công tác truyền thông về bình đẳng giới và các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Theo dõi, kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng học viên bỏ trốn tập thể, phá hoại tài sản, cơ sở vật chất, gây mất ổn định tình hình chính trị, xã hội tại địa phương trong dịp Tết Nguyên đán. Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh có nguy cơ bùng phát mùa Đông - Xuân, dịch bệnh nguy hiểm mới nổi có khả năng xâm nhập vào nước ta. Theo dõi, giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây, bùng phát lan rộng trong cộng đồng; chuẩn bị đầy đủ hóa chất, vaccine, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Tổ chức tốt công tác khám, chữa bệnh, thực hiện ứng trực 24/24 giờ. Chủ động các phương án sẵn sàng nhân lực, đủ cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị...; bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện sẵn sàng đáp ứng, phục vụ công tác điều trị, cấp cứu, nhất là tai nạn giao thông, cháy nổ, thương tích, ngộ độc thực phẩm và điều trị người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng; tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành, giám sát chặt chẽ, bảo đảm công tác an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh phục vụ Nhân dân, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm, nhất là về chất lượng thuốc, thuốc giả, thuốc không được phép lưu hành. Không để xảy ra tình trạng người dân chậm về quê ăn Tết do không có phương tiện vận chuyển Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng người dân chậm về quê ăn Tết do không có phương tiện vận chuyển; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, xe theo quy định; tổ chức vận chuyển hàng hóa thông suốt trước, trong và sau dịp Tết, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biển đảo. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông; có biện pháp ngăn chặn việc vận chuyển trái phép hàng cháy nổ, hàng nguy hiểm, các sản phẩm, gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không có chứng nhận kiểm dịch y tế trên các phương tiện vận tải. Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông nhất là các tuyến kết nối khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đầu mối giao thông lớn và khu vực tổ chức Lễ hội. Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các cảng hàng không, nhà ga, bến xe và các điểm du lịch, lễ hội. Yêu cầu các đơn vị vận tải tuân thủ quy tắc giao thông, phòng ngừa tai nạn trên đường đèo dốc, tại các đường ngang đường sắt. Thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa lái xe vi phạm về nồng độ cồn, ma tuý, chở quá số người, tăng giá vé trái quy định; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tăng cường các điều kiện để bảo đảm cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố, tai nạn, không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền về kế hoạch phục vụ vận tải Tết; thông báo công khai về Kế hoạch công tác phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân và số điện thoại đường dây nóng của cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông vận tải có liên quan để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của hành khách và người dân. Tổ chức tấn công, trấn áp tội phạm Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bảo vệ an toàn tuyệt đối các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, đối ngoại, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước và các lễ hội đầu năm. Chủ động nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, đối tượng phản động trong - ngoài; bảo đảm an ninh thông tin, an toàn mạng quốc gia; giữ vững an ninh nội địa, bảo đảm an ninh trong công dân, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện phức tạp, không để hình thành "điểm nóng" về an ninh, trật tự; tăng cường các biện pháp phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép. Tổ chức tấn công, trấn áp tội phạm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, băng nhóm tội phạm, nhất là tội phạm sử dụng vũ khí nóng, tội phạm gây án đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm liên quan đến "tín dụng đen", tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy; phát hiện và xử lý nghiêm các loại tệ nạn xã hội. Chủ động đấu tranh, ngăn chặn không để diễn ra tình trạng đốt pháo nổ trái phép trong dịp Tết. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có phương án hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông trước, trong và sau Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nhất là liên quan đến sử dụng rượu, bia, chất cấm khi điều khiển phương tiện giao thông. Tăng cường rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm về an toàn phòng cháy, chữa cháy; chủ động sẵn sàng công tác cứu hộ, cứu nạn trên toàn quốc. Bảo đảm an ninh, an toàn các cơ sở giam, giữ, giáo dục, giáo dưỡng; thực hiện các chế độ, chính sách với phạm nhân, học sinh, trại viên trong dịp Tết. Giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao bảo đảm Nhân dân được đón Tết vui tươi, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tăng cường hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, quản lý lễ hội của địa phương trước, trong và sau Tết Nguyên đán; kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội thu lợi bất chính, mê tín dị đoan. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch xây dựng kế hoạch, chủ động chuẩn bị các điều kiện để phục vụ khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán; niêm yết công khai giá dịch vụ; triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho khách du lịch; tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch và phương tiện phục vụ khách du lịch, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bảo đảm tuyệt đối an toàn mạng lưới, thông tin liên lạc thông suốt đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong dịp Tết. Kiểm soát tần số và kịp thời xử lý nhiễu có hại để bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin vô tuyến điện. Bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục, an toàn hạ tầng kết nối, trung chuyển Internet, các hệ thống kỹ thuật tên miền, tài nguyên Internet quốc gia. Tăng cường triển khai hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin quan trọng; theo dõi, giám sát, phát hiện xử lý sớm các nguy cơ mất an toàn thông tin mạng, dấu hiệu tấn công mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh. Cử cán bộ kỹ thuật trực theo dõi, giám sát an toàn thông tin liên tục trong suốt kỳ nghỉ Tết. Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính, kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định. Đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng trong dịp cuối năm và đầu năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chủ động theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ưu tiên cho tăng trưởng, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bảo đảm an toàn hệ thống. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong dịp cuối năm và đầu năm; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tổ chức tốt công tác điều hòa và cung ứng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho nền kinh tế cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá; bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ; chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng tổ chức tốt các dịch vụ ngoại hối, thu, đổi ngoại tệ phục vụ nhu cầu của du khách nước ngoài; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật... Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và sử dụng pháo; nâng cao kỹ năng về phòng chống tại nạn, thương tích, phòng tránh các tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn nhất là an toàn trên không gian mạng; chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm việc phân công trực và bảo vệ cơ quan, trường học dịp nghỉ Tết; có giải pháp bảo đảm kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng bảo đảm an toàn tuyệt đối cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng, chống cháy nổ. Các địa phương bảo đảm vui xuân an toàn, tiết kiệm Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn, quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, không sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, tổng kết năm, gặp mặt, hội nghị, Tết trồng cây... thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thông văn hóa của dân tộc và phong tục tập quán của từng địa phương. Đồng thời, tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng, các cấp chính quyền cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu tại Chỉ thị này tại địa phương, quan tâm, hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp Nhân dân; theo dõi, nắm tình hình chi trả lương, thưởng cho người lao động của doanh nghiệp, nhất là người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm tạm thời để có giải pháp hỗ trợ kịp thời; theo dõi sát diễn biến tình hình giá cả, thị trường, kịp thời có các biện pháp điều hành phù hợp; kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh...; tăng cường công tác quản lý thị trường, ổn định giá cả, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ; chủ động kế hoạch bảo đảm phương tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ Nhân dân và kiều bào ở nước ngoài về quê đón Tết; tăng cường kiểm soát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an ninh, an toàn xã hội; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật của người dân. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách... Vũ Phương Nhi Tham khảo thêmCao điểm chống buôn lậu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024Tham khảo thêmMở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
Thủ tướng chỉ thị tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. bonewsrelation eonewsrelation Fri Dec 15 2023 16:35:35 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Dec 15 2023 16:35:35 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Dec 15 2023 17:15:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Chỉ thị nêu: Năm 2023, mặc dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và tinh thần chủ động, khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả, cùng với sự chung sức, đồng lòng, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã chuyển biến tích cực, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng khác trên các lĩnh vực, trong đó phấn đấu hoàn thành cao nhất tất cả các chỉ tiêu về xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế từng bước được phục hồi, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được triển khai tương đối đồng bộ, kịp thời, hiệu quả. Bảo đảm nguồn hàng, cung ứng liên tục, đầy đủ cho thị trường với giá hợp lý Để triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực vào cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: - Theo dõi sát, nắm chắc tình hình thị trường, chủ động chỉ đạo các địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến. Phối hợp, chỉ đạo các địa phương triển khai các chương trình bình ổn thị trường, các hoạt động kết nối cung cầu, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong dịp Tết, có kế hoạch bảo đảm nguồn hàng, cung ứng liên tục, đầy đủ cho thị trường với giá hợp lý. - Thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, đầu cơ găm hàng, niêm yết giá, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ,... chú trọng các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lân thương mại tại các khu vực biên giới, cảng hàng không, các kho hàng, điểm tập kết hàng hóa... - Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có phương án bảo đảm nguồn cung năng lượng như điện, xăng dầu cho thị trường trong nước giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tuyệt đối không để thiếu hụt trong mọi tình huống; tiếp tục tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động cung ứng điện, kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng để góp phần ổn định thị trường, phục vụ cho Nhân dân; phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các đơn vị bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân, không để thiếu điện trong mọi tình huống. - Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình khuyến mại trên toàn quốc, bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật; phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết, kịp thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá những vấn đề phát sinh, gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá và ổn định kinh tế vĩ mô. Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; tập trung kiểm tra, tuần tra chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có xu hướng gia tăng trong dịp Tết (như chất nổ, pháo nổ, vũ khí, hàng hóa vi phạm môi trường, thuốc lá, rượu bia, gia cầm, thực phẩm...). Đẩy mạnh việc thu ngân sách nhất là thu qua hóa đơn điện tử các mặt hàng như xăng dầu, hàng ăn. Kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước, nợ công, tài sản công; kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định nhằm bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là tại các vùng xảy ra thiên tai, bão lũ, không để người dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024; chủ động các phương án phòng, chống thiên tai, nhất là rét đậm, rét hại, sương muối, mưa đá, hạn hán, xâm nhập mặn, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản, đặc biệt là Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh viêm da nổi cục ở bò để hạn chế thiệt hại, bảo đảm ổn định sản xuất; hỗ trợ kịp thời hạt giống cây trồng, vật nuôi, vaccine, hóa chất sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật... theo quy định cho các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh để nhanh chóng phục hồi sản xuất, bảo đảm vệ sinh môi trường, ổn định đời sống cho Nhân dân vui Xuân đón Tết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương bảo đảm nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm để ổn định giá, nhất là gạo, thịt lợn và các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024, tránh trình trạng thiếu hàng, sốt giá. Tăng cường công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn cung, các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan, nhất là tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới. Đồng thời, chủ động kiểm tra, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, hồ chứa, đê sông, đê biển sau mùa mưa bão; vận hành hợp lý, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, có kế hoạch bảo đảm nguồn nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân và nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất, thủy điện; tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, có giải pháp ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra. Tạo thuận lợi cho người lao động nghỉ Tết và trở lại làm việc sau Tết Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn (hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động, người bị mất việc làm...) để quan tâm, chăm lo, kịp thời có chính sách hỗ trợ phù hợp. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà đúng đối tượng, đúng chế độ, công khai, minh bạch, tránh trùng lặp, chồng chéo, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, bảo đảm tất cả các đối tượng chính sách đều có quà và được nhận quà trước Tết, không để ai không có Tết. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, nắm bắt tình hình lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, đặc biệt là những địa phương tập trung nhiều lao động, tạo thuận lợi cho người lao động nghỉ Tết và trở lại làm việc sau Tết; quan tâm hỗ trợ người lao động bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, kinh doanh. Thực hiện các giải pháp duy trì chuỗi cung ứng nguồn nhân lực, đáp ứng kịp thời lao động cho doanh nghiệp trước và sau Tết Nguyên đán. Tăng cường kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm công chức, viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng và bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định. Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; chủ động xây dựng các giải pháp phòng ngừa, xử lý tranh chấp lao động có thể xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán. Hỗ trợ, tạo điều kiện để bảo đảm người lao động Việt Nam ở nước ngoài được đón Tết Nguyên đán theo phong tục, truyền thống của dân tộc và phù hợp với điều kiện thực tế. Cùng với đó là tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo đảm tất cả các trẻ em đều được đón Tết vui tươi, đầm ấm; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới trong dịp Tết Nguyên đán; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, an toàn, tiết kiệm cho người dân; hướng dẫn bảo vệ trẻ em khỏi các sản phẩm và hoạt động văn hóa, thông tin, giải trí, đồ chơi độc hại, tệ nạn cờ bạc. Tăng cường công tác truyền thông về bình đẳng giới và các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Theo dõi, kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng học viên bỏ trốn tập thể, phá hoại tài sản, cơ sở vật chất, gây mất ổn định tình hình chính trị, xã hội tại địa phương trong dịp Tết Nguyên đán. Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh có nguy cơ bùng phát mùa Đông - Xuân, dịch bệnh nguy hiểm mới nổi có khả năng xâm nhập vào nước ta. Theo dõi, giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây, bùng phát lan rộng trong cộng đồng; chuẩn bị đầy đủ hóa chất, vaccine, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Tổ chức tốt công tác khám, chữa bệnh, thực hiện ứng trực 24/24 giờ. Chủ động các phương án sẵn sàng nhân lực, đủ cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị...; bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện sẵn sàng đáp ứng, phục vụ công tác điều trị, cấp cứu, nhất là tai nạn giao thông, cháy nổ, thương tích, ngộ độc thực phẩm và điều trị người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng; tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành, giám sát chặt chẽ, bảo đảm công tác an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh phục vụ Nhân dân, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm, nhất là về chất lượng thuốc, thuốc giả, thuốc không được phép lưu hành. Không để xảy ra tình trạng người dân chậm về quê ăn Tết do không có phương tiện vận chuyển Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng người dân chậm về quê ăn Tết do không có phương tiện vận chuyển; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, xe theo quy định; tổ chức vận chuyển hàng hóa thông suốt trước, trong và sau dịp Tết, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biển đảo. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông; có biện pháp ngăn chặn việc vận chuyển trái phép hàng cháy nổ, hàng nguy hiểm, các sản phẩm, gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không có chứng nhận kiểm dịch y tế trên các phương tiện vận tải. Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông nhất là các tuyến kết nối khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đầu mối giao thông lớn và khu vực tổ chức Lễ hội. Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các cảng hàng không, nhà ga, bến xe và các điểm du lịch, lễ hội. Yêu cầu các đơn vị vận tải tuân thủ quy tắc giao thông, phòng ngừa tai nạn trên đường đèo dốc, tại các đường ngang đường sắt. Thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa lái xe vi phạm về nồng độ cồn, ma tuý, chở quá số người, tăng giá vé trái quy định; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tăng cường các điều kiện để bảo đảm cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố, tai nạn, không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền về kế hoạch phục vụ vận tải Tết; thông báo công khai về Kế hoạch công tác phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân và số điện thoại đường dây nóng của cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông vận tải có liên quan để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của hành khách và người dân. Tổ chức tấn công, trấn áp tội phạm Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bảo vệ an toàn tuyệt đối các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, đối ngoại, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước và các lễ hội đầu năm. Chủ động nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, đối tượng phản động trong - ngoài; bảo đảm an ninh thông tin, an toàn mạng quốc gia; giữ vững an ninh nội địa, bảo đảm an ninh trong công dân, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện phức tạp, không để hình thành "điểm nóng" về an ninh, trật tự; tăng cường các biện pháp phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép. Tổ chức tấn công, trấn áp tội phạm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, băng nhóm tội phạm, nhất là tội phạm sử dụng vũ khí nóng, tội phạm gây án đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm liên quan đến "tín dụng đen", tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy; phát hiện và xử lý nghiêm các loại tệ nạn xã hội. Chủ động đấu tranh, ngăn chặn không để diễn ra tình trạng đốt pháo nổ trái phép trong dịp Tết. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có phương án hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông trước, trong và sau Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nhất là liên quan đến sử dụng rượu, bia, chất cấm khi điều khiển phương tiện giao thông. Tăng cường rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm về an toàn phòng cháy, chữa cháy; chủ động sẵn sàng công tác cứu hộ, cứu nạn trên toàn quốc. Bảo đảm an ninh, an toàn các cơ sở giam, giữ, giáo dục, giáo dưỡng; thực hiện các chế độ, chính sách với phạm nhân, học sinh, trại viên trong dịp Tết. Giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao bảo đảm Nhân dân được đón Tết vui tươi, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tăng cường hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, quản lý lễ hội của địa phương trước, trong và sau Tết Nguyên đán; kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội thu lợi bất chính, mê tín dị đoan. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch xây dựng kế hoạch, chủ động chuẩn bị các điều kiện để phục vụ khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán; niêm yết công khai giá dịch vụ; triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho khách du lịch; tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch và phương tiện phục vụ khách du lịch, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bảo đảm tuyệt đối an toàn mạng lưới, thông tin liên lạc thông suốt đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong dịp Tết. Kiểm soát tần số và kịp thời xử lý nhiễu có hại để bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin vô tuyến điện. Bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục, an toàn hạ tầng kết nối, trung chuyển Internet, các hệ thống kỹ thuật tên miền, tài nguyên Internet quốc gia. Tăng cường triển khai hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin quan trọng; theo dõi, giám sát, phát hiện xử lý sớm các nguy cơ mất an toàn thông tin mạng, dấu hiệu tấn công mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh. Cử cán bộ kỹ thuật trực theo dõi, giám sát an toàn thông tin liên tục trong suốt kỳ nghỉ Tết. Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính, kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định. Đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng trong dịp cuối năm và đầu năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chủ động theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ưu tiên cho tăng trưởng, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bảo đảm an toàn hệ thống. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong dịp cuối năm và đầu năm; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tổ chức tốt công tác điều hòa và cung ứng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho nền kinh tế cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá; bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ; chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng tổ chức tốt các dịch vụ ngoại hối, thu, đổi ngoại tệ phục vụ nhu cầu của du khách nước ngoài; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật... Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và sử dụng pháo; nâng cao kỹ năng về phòng chống tại nạn, thương tích, phòng tránh các tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn nhất là an toàn trên không gian mạng; chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm việc phân công trực và bảo vệ cơ quan, trường học dịp nghỉ Tết; có giải pháp bảo đảm kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng bảo đảm an toàn tuyệt đối cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng, chống cháy nổ. Các địa phương bảo đảm vui xuân an toàn, tiết kiệm Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn, quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, không sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, tổng kết năm, gặp mặt, hội nghị, Tết trồng cây... thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thông văn hóa của dân tộc và phong tục tập quán của từng địa phương. Đồng thời, tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng, các cấp chính quyền cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu tại Chỉ thị này tại địa phương, quan tâm, hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp Nhân dân; theo dõi, nắm tình hình chi trả lương, thưởng cho người lao động của doanh nghiệp, nhất là người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm tạm thời để có giải pháp hỗ trợ kịp thời; theo dõi sát diễn biến tình hình giá cả, thị trường, kịp thời có các biện pháp điều hành phù hợp; kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh...; tăng cường công tác quản lý thị trường, ổn định giá cả, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ; chủ động kế hoạch bảo đảm phương tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ Nhân dân và kiều bào ở nước ngoài về quê đón Tết; tăng cường kiểm soát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an ninh, an toàn xã hội; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật của người dân. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách... Vũ Phương Nhi Tham khảo thêmCao điểm chống buôn lậu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024Tham khảo thêmMở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
Cục Báo chí đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Ngày 19/7, Cục Báo chí (Bộ TT&TT) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (16/7/2003-16/7/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tới dự.
Thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Cục Báo chí - Ảnh: VGP/HM Tại lễ kỷ niệm, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí chia sẻ, tiền thân của Cục Báo chí là Bộ Thông tin và Tuyên truyền, thành lập ngày 28/8/1945 do ông Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng. Ngày 3/5/1946, Nha Thông tin tuyên truyền ra đời với chức năng thu thập và truyền bá tin tức trong nước, đánh dấu sự ra đời của cơ quan quản lý nhà nước về thông tin báo chí. Ngày 16/7/2003, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Phạm Quang Nghị ký Quyết định thành lập Cục Báo chí. Ngày 28/6/2004, Bộ trưởng Phạm Quang Nghị ký ban hành Quyết định 44/2004/QĐ-BVHTT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Báo chí. Ngày 27/7/2007, Bộ TT&TT được thành lập và Cục Báo chí chính thức trực thuộc Bộ TT&TT. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí - Ảnh: VGP/HM Sự ra đời của Cục Báo chí đánh dấu bước trưởng thành về quy mô tổ chức, bộ máy, nhân sự của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Trong suốt 20 năm xây dựng và trưởng thành, Cục Báo chí đã có những đóng góp quan trọng trọng công tác xây dựng thể chế, tạo đột phá cho sự phát triển và quản lý báo chí. Đặc biệt, bước sang thời kỳ đổi mới, hệ thống quan điểm của Đảng về lãnh đạo báo chí ngày càng được hoàn thiện theo phương châm "phát triển gắn liền với quản lý báo chí", "phát triển phải đi đôi với quản lý báo chí". Năm 2019, thực hiện chủ trương của Đảng, Cục Báo chí là đơn vị chủ trì đã tham mưu Bộ TT&TT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 362/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Việc Quy hoạch báo chí được ban hành đã tạo bước phát triển mới cho báo chí Việt Nam theo hướng tinh gọn, hiệu quả; thể hiện sự sáng tạo, đổi mới trong xây dựng chính sách, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, với quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo Bộ TT&TT, sự nỗ lực trong tham mưu của Cục Báo chí và các đơn vị chức năng. Công tác xây dựng chính sách, pháp luật cũng được Cục Báo chí đặc biệt quan tâm, tạo nền móng hành lang pháp lý quan trọng cho sự phát triển của báo chí qua các thời kỳ. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cho ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí - Ảnh: VGP/HM 20 năm qua, công tác quản lý nhà nước về báo chí cũng đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại. Từ năm 2019 đến nay, công tác quản lý nhà nước về nội dung thông tin đã góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận xã hội, niềm tin xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Việc tăng cường chấn chỉnh, xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí đã giúp báo chí hoạt động đi vào nền nếp, mang tính chuyên nghiệp. Những sai phạm liên quan việc thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật; tình trạng "báo hóa" các tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, tình trạng mạng xã hội "núp bóng" hoạt động như cơ quan báo chí được chấn chỉnh mạnh tay, có hiệu quả. Ông Lưu Đình Phúc nhấn mạnh thế hệ cán bộ, nhân viên Cục Báo chí hôm nay tiếp tục quyết tâm vượt khó, đổi mới, sáng tạo, bứt phá vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ giao phó; hỗ trợ, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số báo chí; tháo gỡ bất cập, để phát triển kinh tế báo chí; dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số báo chí; xây dựng mô hình cơ quan báo chí, phát triển kinh tế báo chí, đẩy mạnh truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận và niềm tin xã hội... Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, những người làm báo cần nhất và mong nhất ở cơ quan quản lý chính là nội dung quản lý nhà nước. Quản lý tốt để tạo môi trường lành mạnh, tạo cơ chế, chính sách mới phù hợp để hỗ trợ, giúp đỡ báo chí trong sự nghiệp phát triển, làm nghề được và "sống" được. Còn phần chuyên môn thì những người làm báo đã làm rất tốt. Bộ trưởng mong muốn và yêu cầu Cục Báo chí phải có chuyển biến mạnh mẽ với kết quả cụ thể về công tác quản lý báo chí trong thời gian tới. Tại lễ kỷ niệm, thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Cục Báo chí; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí. Theo số liệu từ Cục Báo chí, năm 1986 cả nước có 241 cơ quan báo chí (115 báo, 126 tạp chí), đến năm 2022 có 797 cơ quan báo chí ( 127 báo, 670 tạp chí). Nguồn nhân lực báo chí in, báo chí điện tử đến năm 2022 có 23.900 người; 12.300 người được cấp thẻ nhà báo. Quy mô thị trường (tổng doanh thu) từ hoạt động báo chí năm 2003 là 2.100 tỷ đồng; đến năm 2022 đạt 9.500 tỷ đồng. Doanh thu từ quảng cáo năm 2003 là 770 tỷ đồng, đến năm 2022 là 4.700 tỷ đồng. Hiền Minh
Cục Báo chí đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì Ngày 19/7, Cục Báo chí (Bộ TT&TT) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (16/7/2003-16/7/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tới dự. Thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Cục Báo chí - Ảnh: VGP/HM Tại lễ kỷ niệm, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí chia sẻ, tiền thân của Cục Báo chí là Bộ Thông tin và Tuyên truyền, thành lập ngày 28/8/1945 do ông Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng. Ngày 3/5/1946, Nha Thông tin tuyên truyền ra đời với chức năng thu thập và truyền bá tin tức trong nước, đánh dấu sự ra đời của cơ quan quản lý nhà nước về thông tin báo chí. Ngày 16/7/2003, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Phạm Quang Nghị ký Quyết định thành lập Cục Báo chí. Ngày 28/6/2004, Bộ trưởng Phạm Quang Nghị ký ban hành Quyết định 44/2004/QĐ-BVHTT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Báo chí. Ngày 27/7/2007, Bộ TT&TT được thành lập và Cục Báo chí chính thức trực thuộc Bộ TT&TT. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí - Ảnh: VGP/HM Sự ra đời của Cục Báo chí đánh dấu bước trưởng thành về quy mô tổ chức, bộ máy, nhân sự của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Trong suốt 20 năm xây dựng và trưởng thành, Cục Báo chí đã có những đóng góp quan trọng trọng công tác xây dựng thể chế, tạo đột phá cho sự phát triển và quản lý báo chí. Đặc biệt, bước sang thời kỳ đổi mới, hệ thống quan điểm của Đảng về lãnh đạo báo chí ngày càng được hoàn thiện theo phương châm "phát triển gắn liền với quản lý báo chí", "phát triển phải đi đôi với quản lý báo chí". Năm 2019, thực hiện chủ trương của Đảng, Cục Báo chí là đơn vị chủ trì đã tham mưu Bộ TT&TT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 362/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Việc Quy hoạch báo chí được ban hành đã tạo bước phát triển mới cho báo chí Việt Nam theo hướng tinh gọn, hiệu quả; thể hiện sự sáng tạo, đổi mới trong xây dựng chính sách, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, với quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo Bộ TT&TT, sự nỗ lực trong tham mưu của Cục Báo chí và các đơn vị chức năng. Công tác xây dựng chính sách, pháp luật cũng được Cục Báo chí đặc biệt quan tâm, tạo nền móng hành lang pháp lý quan trọng cho sự phát triển của báo chí qua các thời kỳ. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cho ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí - Ảnh: VGP/HM 20 năm qua, công tác quản lý nhà nước về báo chí cũng đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại. Từ năm 2019 đến nay, công tác quản lý nhà nước về nội dung thông tin đã góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận xã hội, niềm tin xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Việc tăng cường chấn chỉnh, xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí đã giúp báo chí hoạt động đi vào nền nếp, mang tính chuyên nghiệp. Những sai phạm liên quan việc thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật; tình trạng "báo hóa" các tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, tình trạng mạng xã hội "núp bóng" hoạt động như cơ quan báo chí được chấn chỉnh mạnh tay, có hiệu quả. Ông Lưu Đình Phúc nhấn mạnh thế hệ cán bộ, nhân viên Cục Báo chí hôm nay tiếp tục quyết tâm vượt khó, đổi mới, sáng tạo, bứt phá vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ giao phó; hỗ trợ, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số báo chí; tháo gỡ bất cập, để phát triển kinh tế báo chí; dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số báo chí; xây dựng mô hình cơ quan báo chí, phát triển kinh tế báo chí, đẩy mạnh truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận và niềm tin xã hội... Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, những người làm báo cần nhất và mong nhất ở cơ quan quản lý chính là nội dung quản lý nhà nước. Quản lý tốt để tạo môi trường lành mạnh, tạo cơ chế, chính sách mới phù hợp để hỗ trợ, giúp đỡ báo chí trong sự nghiệp phát triển, làm nghề được và "sống" được. Còn phần chuyên môn thì những người làm báo đã làm rất tốt. Bộ trưởng mong muốn và yêu cầu Cục Báo chí phải có chuyển biến mạnh mẽ với kết quả cụ thể về công tác quản lý báo chí trong thời gian tới. Tại lễ kỷ niệm, thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Cục Báo chí; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí. Theo số liệu từ Cục Báo chí, năm 1986 cả nước có 241 cơ quan báo chí (115 báo, 126 tạp chí), đến năm 2022 có 797 cơ quan báo chí ( 127 báo, 670 tạp chí). Nguồn nhân lực báo chí in, báo chí điện tử đến năm 2022 có 23.900 người; 12.300 người được cấp thẻ nhà báo. Quy mô thị trường (tổng doanh thu) từ hoạt động báo chí năm 2003 là 2.100 tỷ đồng; đến năm 2022 đạt 9.500 tỷ đồng. Doanh thu từ quảng cáo năm 2003 là 770 tỷ đồng, đến năm 2022 là 4.700 tỷ đồng. Hiền Minh
Khôi phục thêm hoạt động 1 trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội
Ngày mai (13/3), Trung tâm đăng kiểm 2907D sẽ mở cửa trở lại sau thời gian tạm đóng, nâng tổng số trung tâm hoạt động ở Hà Nội lên 10 đơn vị.
Trung tâm đăng kiểm 2907D sẽ mở cửa trở lại sau thời gian tạm đóng, nâng tổng số trung tâm hoạt động ở Hà Nội lên 10 đơn vị. Ảnh minh họa Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, ngày mai (13/3), tại Hà Nội sẽ có thêm 1 trung tâm đăng kiểm 2907D (có địa chỉ tại Km1, QL3, Du Nội, Đông Anh, Hà Nội) hoạt động trở lại, nâng tổng số trung tâm đăng kiểm hoạt động ở Hà Nội lên 10 đơn vị. Trung tâm đăng kiểm 2907D sẽ vận hành 1 dây chuyền kiểm định với 3 đăng kiểm viên, dự kiến mỗi ngày kiểm định được từ 60-70 xe. Ngoài ra, trong ngày hôm nay (12/3), cơ quan công an sẽ tiếp tục bàn giao cơ sở vật chất, hệ thống phần mềm dữ liệu kiểm định của Trung tâm đăng kiểm 2902V cho đơn vị để thực hiện các bước hiệu chuẩn lại nhằm đưa trung tâm này vào hoạt động trong tuần tới cùng một số trung tâm đăng kiểm khác. Dự kiến, tuần sau sẽ có 15 trung tâm đăng kiểm hoạt động tại Hà Nội Đây được cho là nỗ lực của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong việc phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị nhanh chóng khôi phục hoạt động của các trung tâm đăng kiểm, đáp ứng nhu cầu kiểm định của người dân theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GTVT. Cục Đăng kiểm cũng chia sẻ về việc mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan công an trong việc sớm bàn giao hệ thống dữ liệu của các trung tâm đăng kiểm để khẩn trương triển khai công tác hoàn thiện hệ thống kiểm định xe cơ giới, nhanh chóng khôi phục hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Danh sách 8 trung tâm đăng kiểm đang hoạt động tại Hà Nội tính đến ngày 10/3 gồm: 1. 2901V - Km 15+200 QL1A, Thôn Yên Phú, Thanh Trì 2. 2903S - Số 3 Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm 3. 2904V - Đường Võ Văn Kiệt, Quang Minh, Mê Linh 4. 2905V - Số 49 phố Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên 5. 2906V - Đường 70, Tam Hiệp, Thanh Trì 6. 2907D - Km1, QL3, Du Nội, Đông Anh 7. 2908D - Cụm CN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức 8. 2914D - Cụm công nghiệp Thanh Oai, Bích Hoà, Thanh Oai, Hà Nội 9. 2916D - Đường Vũ Xuân Thiều, Sài Đồng, Long Biên 10. 2923D - Quốc lộ 6, KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ Để nhanh chóng ổn định hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam, sáng 11/3, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Chiến Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp làm Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đề nghị lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam, các cán bộ, viên chức, người lao động ngành đăng kiểm phối hợp với tân Cục trưởng đoàn kết, củng cố bộ máy tổ chức, khắc phục những thiếu sót, phát huy truyền thống để tiếp tục vươn lên khẳng định vai trò, vị trí, chức năng của Cục Đăng kiểm trong phục vụ đời sống xã hội và người dân. Phan Trang Tham khảo thêmKinh nghiệm đăng kiểm xe ở các nước trên thế giớiTham khảo thêmTháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đăng kiểm xe cơ giớiTham khảo thêmInfographics: Các trung tâm đăng kiểm hoạt động tại Hà Nội và khu vực lân cậnTham khảo thêmĐiều phối đăng kiểm viên địa phương khác tăng cường cho Hà Nội, Thành phố Hồ Chí MinhTham khảo thêmKiến nghị cho phép xe quá hạn 15 ngày được di chuyển đi đăng kiểmTham khảo thêmHuy động đăng kiểm viên địa phương khác tăng cường cho Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
Khôi phục thêm hoạt động 1 trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội Ngày mai (13/3), Trung tâm đăng kiểm 2907D sẽ mở cửa trở lại sau thời gian tạm đóng, nâng tổng số trung tâm hoạt động ở Hà Nội lên 10 đơn vị. Trung tâm đăng kiểm 2907D sẽ mở cửa trở lại sau thời gian tạm đóng, nâng tổng số trung tâm hoạt động ở Hà Nội lên 10 đơn vị. Ảnh minh họa Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, ngày mai (13/3), tại Hà Nội sẽ có thêm 1 trung tâm đăng kiểm 2907D (có địa chỉ tại Km1, QL3, Du Nội, Đông Anh, Hà Nội) hoạt động trở lại, nâng tổng số trung tâm đăng kiểm hoạt động ở Hà Nội lên 10 đơn vị. Trung tâm đăng kiểm 2907D sẽ vận hành 1 dây chuyền kiểm định với 3 đăng kiểm viên, dự kiến mỗi ngày kiểm định được từ 60-70 xe. Ngoài ra, trong ngày hôm nay (12/3), cơ quan công an sẽ tiếp tục bàn giao cơ sở vật chất, hệ thống phần mềm dữ liệu kiểm định của Trung tâm đăng kiểm 2902V cho đơn vị để thực hiện các bước hiệu chuẩn lại nhằm đưa trung tâm này vào hoạt động trong tuần tới cùng một số trung tâm đăng kiểm khác. Dự kiến, tuần sau sẽ có 15 trung tâm đăng kiểm hoạt động tại Hà Nội Đây được cho là nỗ lực của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong việc phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị nhanh chóng khôi phục hoạt động của các trung tâm đăng kiểm, đáp ứng nhu cầu kiểm định của người dân theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GTVT. Cục Đăng kiểm cũng chia sẻ về việc mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan công an trong việc sớm bàn giao hệ thống dữ liệu của các trung tâm đăng kiểm để khẩn trương triển khai công tác hoàn thiện hệ thống kiểm định xe cơ giới, nhanh chóng khôi phục hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Danh sách 8 trung tâm đăng kiểm đang hoạt động tại Hà Nội tính đến ngày 10/3 gồm: 1. 2901V - Km 15+200 QL1A, Thôn Yên Phú, Thanh Trì 2. 2903S - Số 3 Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm 3. 2904V - Đường Võ Văn Kiệt, Quang Minh, Mê Linh 4. 2905V - Số 49 phố Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên 5. 2906V - Đường 70, Tam Hiệp, Thanh Trì 6. 2907D - Km1, QL3, Du Nội, Đông Anh 7. 2908D - Cụm CN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức 8. 2914D - Cụm công nghiệp Thanh Oai, Bích Hoà, Thanh Oai, Hà Nội 9. 2916D - Đường Vũ Xuân Thiều, Sài Đồng, Long Biên 10. 2923D - Quốc lộ 6, KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ Để nhanh chóng ổn định hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam, sáng 11/3, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Chiến Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp làm Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đề nghị lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam, các cán bộ, viên chức, người lao động ngành đăng kiểm phối hợp với tân Cục trưởng đoàn kết, củng cố bộ máy tổ chức, khắc phục những thiếu sót, phát huy truyền thống để tiếp tục vươn lên khẳng định vai trò, vị trí, chức năng của Cục Đăng kiểm trong phục vụ đời sống xã hội và người dân. Phan Trang Tham khảo thêmKinh nghiệm đăng kiểm xe ở các nước trên thế giớiTham khảo thêmTháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đăng kiểm xe cơ giớiTham khảo thêmInfographics: Các trung tâm đăng kiểm hoạt động tại Hà Nội và khu vực lân cậnTham khảo thêmĐiều phối đăng kiểm viên địa phương khác tăng cường cho Hà Nội, Thành phố Hồ Chí MinhTham khảo thêmKiến nghị cho phép xe quá hạn 15 ngày được di chuyển đi đăng kiểmTham khảo thêmHuy động đăng kiểm viên địa phương khác tăng cường cho Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
Phát triển nhà ở theo đúng nghĩa để ở, không phải để đầu cơ, sinh lời
(Chinhphu.vn) – Đa số các đại biểu Quốc hội bày tỏ cơ bản thống nhất với các nội dung của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và đánh giá cao các nội dung tiếp thu, chỉnh lý mà cơ quan thẩm tra trình bày; cho rằng nhiều nội dung các đại biểu Quốc hội quan tâm, đóng góp ý kiến đã được tiếp thu, giải trình rõ.
Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) được Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét, cho ý kiến vào ngày 29/8. Tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Ngay sau kỳ họp, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã chủ trì phối hợp với Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, tổ chức các cuộc làm việc, giám sát, khảo sát thực tế tại một số địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội có liên quan, tổ chức một số cuộc hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn phục vụ công tác giải trình, tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật. Quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm di dời người dân Báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, để thu hút đầu tư đối với một số dự án nhà ở, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định một số trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Tuy nhiên, Điều 157 của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn thiếu trường hợp miễn tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà lưu trú công nhân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất của Thường trực Ủy ban Pháp luật là cần rà soát dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để chỉnh lý, bảo đảm thống nhất với nội dung nêu trên trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Đồng thời, về kỹ thuật, cần quy định rõ tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) các trường hợp dự án nhà ở được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (không quy định chung là miễn, giảm) như dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) hoặc dẫn chiếu đến Luật Nhà ở để tránh cách hiểu và áp dụng pháp luật không đồng bộ, thống nhất. Về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (Chương V của dự thảo Luật), một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm di dời người dân ra khỏi chung cư mất an toàn, có nguy cơ sập đổ; nghiên cứu cải tiến trình tự, thủ tục đầu tư đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để tránh trùng lặp, rút ngắn thời gian, tăng cường thu hút đầu tư. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất của Thường trực Ủy ban Pháp luật về việc tiếp thu ý kiến nêu trên để bổ sung một mục (Mục 4 Chương V) gồm các điều 71, 72 và 73 quy định cụ thể về việc di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; cưỡng chế di dời và phá dỡ nhà chung cư và tại các điều khoản cụ thể khác của Chương V về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Đồng thời, cải tiến trình tự, thủ tục đầu tư đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như thể hiện tại Điều 63 của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Bảo đảm trách nhiệm xã hội của chủ đầu tư với việc phát triển nhà ở xã hội Về đất để xây dựng nhà ở xã hội (Điều 81), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho hay, do vấn đề này còn ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Pháp luật báo cáo và đề xuất 2 phương án: Phương án 1: Kế thừa quy định của Luật Nhà ở hiện hành, tiếp tục quy định trách nhiệm xã hội của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại và bổ sung trách nhiệm này tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 81, tuy nhiên cần phải linh hoạt về phương thức thực hiện. Theo đó, chủ đầu tư có thể dành quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đối với các dự án lớn, quy hoạch các khu vực nhà ở biệt lập, không có tác động tiêu cực về hạ tầng xã hội và điều kiện sống giữa các khu nhà ở có tiêu chí khác nhau) hoặc quỹ đất ở vị trí khác hay đóng góp bằng tiền mức tương đương giá trị quỹ đất. Đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong từng giai đoạn. Phương án 2: Giữ như dự thảo Luật do Chính phủ trình, theo đó trách nhiệm bố trí quỹ đất nhà ở xã hội thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không phải có trách nhiệm đóng góp phát triển nhà ở xã hội, bởi vì để được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án và triển khai dự án, các chủ thể này đã phải tham gia đấu giá, đấu thầu dự án và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về thuế, pháp luật về đầu tư... Qua thảo luận tại phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với Phương án 1 như đề xuất của Thường trực Ủy ban Pháp luật vì theo phương án này vừa bảo đảm trách nhiệm xã hội của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với việc phát triển nhà ở xã hội nhằm huy động nguồn lực xã hội chung tay với Nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội này; vừa linh hoạt trong thực hiện trách nhiệm để khắc phục những vướng mắc như đã nêu trong Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Nhà ở năm 2014. Ưu đãi những người mua nhà lần đầu Thảo luận tại Hội trường, đa số các đại biểu bày tỏ cơ bản thống nhất với các nội dung của dự thảo Luật và đánh giá cao các nội dung tiếp thu, chỉnh lý mà cơ quan thẩm tra trình bày; cho rằng nhiều nội dung các đại biểu Quốc hội quan tâm, đóng góp ý kiến đã được tiếp thu, giải trình rõ... Góp ý đối với quy định liên quan đến yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở, đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) cho rằng quy định tại khoản 5 Điều 5: "Tại các đô thị loại I, loại II và loại III, tại các phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua" là chưa phù hợp, khó có tính khả thi trong thực tế và gây khó khăn cho nhà đầu tư, người dân khi mua nhà ở các khu đô thị... Theo đại biểu Nguyễn Thành Nam, trên thực tế, người dân tại các tỉnh trung du, miền núi thường muốn sử dụng đất để tự xây nhà trên đất và thiết kế kiến trúc phù hợp với phong tục, tập quán, thói quen sinh sống và sinh hoạt của gia đình, cá nhân, kể cả nông thôn hay đô thị loại II, loại III. Do đó, nếu quy định như trên sẽ khó thực hiện được ở nhiều địa phương. Bên cạnh đó sẽ làm tăng chi phí cho chủ đầu tư nên giá nhà sẽ tăng cao khi đến tay người dân. Sau đó, người dân vẫn phải tiếp tục bỏ ra một khoản chi phí lớn để hoàn thiện lại nhà, cải tạo một bộ phận hoặc nhiều bộ phận của ngôi nhà, khi đó, giá trị sẽ quá cao so với thu nhập và nhu cầu của người dân. Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) bày tỏ tán thành và đánh giá cao việc ưu đãi với chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; cho rằng điều này sẽ góp phần tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định các chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính để góp phần phát triển nhà ở xã hội. Khẳng định chính sách phát triển nhà ở là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta, đại biểu Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) cho rằng, thực tế việc phát triển nhà ở còn hướng đến quyền sở hữu nhà ở dưới góc độ là tài sản hơn là vai trò mấu chốt của nhà là để ở. Đại biểu đề nghị nghiên cứu thấu đáo, tiếp cận theo hướng nhà là để ở không phải là để đầu cơ với kỳ vọng sinh lời trong tương lai. Từ đó, cần có một chính sách lớn về nhà ở đầu tiên nhằm ưu đãi những người mua nhà lần đầu. Hạn chế cấp tín dụng với ngôi nhà thứ hai, đánh thuế chuyển nhượng tài sản và nhà ở theo các mức tăng dần. Miễn thuế thu nhập từ cho thuê nhà ở xã hội cũng như cho thuê nhà với giá nhà ở xã hội. Cần hạn chế đến mức tối đa tình trạng người mua nhà ở xã hội sau thời gian mua 5 năm thì bán với giá trị tăng đến 2 đến 3 lần so với lúc mua. Ở góc độ khác, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang) nhận định, dự thảo Luật chưa quy định cụ thể về quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở của công dân, đặc biệt chưa có những quy định cụ thể về vai trò trách nhiệm của Nhà nước, chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo mọi công dân đều có quyền có chỗ ở hợp pháp. Do vậy, đại biểu đề nghị tại Điều 4 về chính sách phát triển và quản lý sử dụng nhà ở và tại Điều 5 yêu cầu chung về phát triển quản lý sử dụng nhà ở bổ sung vai trò trách nhiệm của Nhà nước, chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm công dân được thực hiện quyền này. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề xuất cần tiếp tục đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội cho người lao động; có quy định cụ thể về tiêu chí nhà ở phục vụ tái định cư; làm rõ hơn các điều kiện đối với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở;... Nguyễn Hoàng
Phát triển nhà ở theo đúng nghĩa để ở, không phải để đầu cơ, sinh lời (Chinhphu.vn) – Đa số các đại biểu Quốc hội bày tỏ cơ bản thống nhất với các nội dung của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và đánh giá cao các nội dung tiếp thu, chỉnh lý mà cơ quan thẩm tra trình bày; cho rằng nhiều nội dung các đại biểu Quốc hội quan tâm, đóng góp ý kiến đã được tiếp thu, giải trình rõ. Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) được Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét, cho ý kiến vào ngày 29/8. Tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Ngay sau kỳ họp, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã chủ trì phối hợp với Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, tổ chức các cuộc làm việc, giám sát, khảo sát thực tế tại một số địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội có liên quan, tổ chức một số cuộc hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn phục vụ công tác giải trình, tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật. Quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm di dời người dân Báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, để thu hút đầu tư đối với một số dự án nhà ở, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định một số trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Tuy nhiên, Điều 157 của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn thiếu trường hợp miễn tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà lưu trú công nhân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất của Thường trực Ủy ban Pháp luật là cần rà soát dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để chỉnh lý, bảo đảm thống nhất với nội dung nêu trên trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Đồng thời, về kỹ thuật, cần quy định rõ tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) các trường hợp dự án nhà ở được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (không quy định chung là miễn, giảm) như dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) hoặc dẫn chiếu đến Luật Nhà ở để tránh cách hiểu và áp dụng pháp luật không đồng bộ, thống nhất. Về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (Chương V của dự thảo Luật), một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm di dời người dân ra khỏi chung cư mất an toàn, có nguy cơ sập đổ; nghiên cứu cải tiến trình tự, thủ tục đầu tư đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để tránh trùng lặp, rút ngắn thời gian, tăng cường thu hút đầu tư. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất của Thường trực Ủy ban Pháp luật về việc tiếp thu ý kiến nêu trên để bổ sung một mục (Mục 4 Chương V) gồm các điều 71, 72 và 73 quy định cụ thể về việc di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; cưỡng chế di dời và phá dỡ nhà chung cư và tại các điều khoản cụ thể khác của Chương V về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Đồng thời, cải tiến trình tự, thủ tục đầu tư đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như thể hiện tại Điều 63 của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Bảo đảm trách nhiệm xã hội của chủ đầu tư với việc phát triển nhà ở xã hội Về đất để xây dựng nhà ở xã hội (Điều 81), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho hay, do vấn đề này còn ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Pháp luật báo cáo và đề xuất 2 phương án: Phương án 1: Kế thừa quy định của Luật Nhà ở hiện hành, tiếp tục quy định trách nhiệm xã hội của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại và bổ sung trách nhiệm này tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 81, tuy nhiên cần phải linh hoạt về phương thức thực hiện. Theo đó, chủ đầu tư có thể dành quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đối với các dự án lớn, quy hoạch các khu vực nhà ở biệt lập, không có tác động tiêu cực về hạ tầng xã hội và điều kiện sống giữa các khu nhà ở có tiêu chí khác nhau) hoặc quỹ đất ở vị trí khác hay đóng góp bằng tiền mức tương đương giá trị quỹ đất. Đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong từng giai đoạn. Phương án 2: Giữ như dự thảo Luật do Chính phủ trình, theo đó trách nhiệm bố trí quỹ đất nhà ở xã hội thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không phải có trách nhiệm đóng góp phát triển nhà ở xã hội, bởi vì để được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án và triển khai dự án, các chủ thể này đã phải tham gia đấu giá, đấu thầu dự án và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về thuế, pháp luật về đầu tư... Qua thảo luận tại phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với Phương án 1 như đề xuất của Thường trực Ủy ban Pháp luật vì theo phương án này vừa bảo đảm trách nhiệm xã hội của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với việc phát triển nhà ở xã hội nhằm huy động nguồn lực xã hội chung tay với Nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội này; vừa linh hoạt trong thực hiện trách nhiệm để khắc phục những vướng mắc như đã nêu trong Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Nhà ở năm 2014. Ưu đãi những người mua nhà lần đầu Thảo luận tại Hội trường, đa số các đại biểu bày tỏ cơ bản thống nhất với các nội dung của dự thảo Luật và đánh giá cao các nội dung tiếp thu, chỉnh lý mà cơ quan thẩm tra trình bày; cho rằng nhiều nội dung các đại biểu Quốc hội quan tâm, đóng góp ý kiến đã được tiếp thu, giải trình rõ... Góp ý đối với quy định liên quan đến yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở, đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) cho rằng quy định tại khoản 5 Điều 5: "Tại các đô thị loại I, loại II và loại III, tại các phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua" là chưa phù hợp, khó có tính khả thi trong thực tế và gây khó khăn cho nhà đầu tư, người dân khi mua nhà ở các khu đô thị... Theo đại biểu Nguyễn Thành Nam, trên thực tế, người dân tại các tỉnh trung du, miền núi thường muốn sử dụng đất để tự xây nhà trên đất và thiết kế kiến trúc phù hợp với phong tục, tập quán, thói quen sinh sống và sinh hoạt của gia đình, cá nhân, kể cả nông thôn hay đô thị loại II, loại III. Do đó, nếu quy định như trên sẽ khó thực hiện được ở nhiều địa phương. Bên cạnh đó sẽ làm tăng chi phí cho chủ đầu tư nên giá nhà sẽ tăng cao khi đến tay người dân. Sau đó, người dân vẫn phải tiếp tục bỏ ra một khoản chi phí lớn để hoàn thiện lại nhà, cải tạo một bộ phận hoặc nhiều bộ phận của ngôi nhà, khi đó, giá trị sẽ quá cao so với thu nhập và nhu cầu của người dân. Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) bày tỏ tán thành và đánh giá cao việc ưu đãi với chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; cho rằng điều này sẽ góp phần tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định các chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính để góp phần phát triển nhà ở xã hội. Khẳng định chính sách phát triển nhà ở là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta, đại biểu Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) cho rằng, thực tế việc phát triển nhà ở còn hướng đến quyền sở hữu nhà ở dưới góc độ là tài sản hơn là vai trò mấu chốt của nhà là để ở. Đại biểu đề nghị nghiên cứu thấu đáo, tiếp cận theo hướng nhà là để ở không phải là để đầu cơ với kỳ vọng sinh lời trong tương lai. Từ đó, cần có một chính sách lớn về nhà ở đầu tiên nhằm ưu đãi những người mua nhà lần đầu. Hạn chế cấp tín dụng với ngôi nhà thứ hai, đánh thuế chuyển nhượng tài sản và nhà ở theo các mức tăng dần. Miễn thuế thu nhập từ cho thuê nhà ở xã hội cũng như cho thuê nhà với giá nhà ở xã hội. Cần hạn chế đến mức tối đa tình trạng người mua nhà ở xã hội sau thời gian mua 5 năm thì bán với giá trị tăng đến 2 đến 3 lần so với lúc mua. Ở góc độ khác, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang) nhận định, dự thảo Luật chưa quy định cụ thể về quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở của công dân, đặc biệt chưa có những quy định cụ thể về vai trò trách nhiệm của Nhà nước, chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo mọi công dân đều có quyền có chỗ ở hợp pháp. Do vậy, đại biểu đề nghị tại Điều 4 về chính sách phát triển và quản lý sử dụng nhà ở và tại Điều 5 yêu cầu chung về phát triển quản lý sử dụng nhà ở bổ sung vai trò trách nhiệm của Nhà nước, chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm công dân được thực hiện quyền này. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề xuất cần tiếp tục đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội cho người lao động; có quy định cụ thể về tiêu chí nhà ở phục vụ tái định cư; làm rõ hơn các điều kiện đối với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở;... Nguyễn Hoàng
Hà Nội: Rà soát quỹ đất, chỗ nào trống, chậm triển khai thì thu hồi để xây trường học
Trước sức ép lớp của dân cư đông, dân số cơ học tăng mỗi năm, trường học không đáp ứng kịp tại địa bàn quận Hoàng Mai, Chủ tịch TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo quận rà soát quỹ đất, chỗ nào trống, chậm triển khai thì thu hồi để xây trường học.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đi kiểm tra thực tế tại các ô đất nhận bàn giao từ Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) để xây dựng trường công lập tại địa bàn quận Hoàng Mai - Ảnh: VGP/GH Chiều 11/7, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì kiểm tra tiến độ xây dựng trường học công lập đạt chuẩn quốc gia và các dự án đầu tư xã hội hóa trường học chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn quận Hoàng Mai. Trước khi làm việc với lãnh đạo quận Hoàng Mai, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đi kiểm tra thực tế tại các ô đất nhận bàn giao từ Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) để xây dựng trường công lập trên địa bàn phường Hoàng Liệt; kiểm tra tiến độ dự án xây dựng trường Tiểu học - THCS Tân Mai (phường Tân Mai) và kiểm tra dự án xã hội hóa xây dựng tại ô đất nhà trẻ ký hiệu NT, ô đất trường tiểu học ký hiệu TH, tổng diện tích 13.643,7m2 tại khu chức năng đô thị Ao Sào (phường Thịnh Liệt). Hoàng Mai: Dân số cơ học tăng, trường học không đáp ứng kịp Báo cáo về tiến độ xây dựng trường học công lập đạt chuẩn quốc gia và các dự án đầu tư xã hội hóa giáo dục trên địa bàn, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết, hiện nay, quận đang triển khai thực hiện 99 dự án, bao gồm 24 dự án xây dựng trường học. Trong đó có 16 dự án chuyển tiếp với tổng mức đầu tư là 2.008 tỷ đồng. Dự kiến, năm 2023, quận hoàn thành 5/16 dự án gồm các trường: Mầm non Hoa Sữa, Tiểu học Tân Mai, Tiểu học Trần Phú, THCS Định Công và THCS Đại Kim; khởi công 4 dự án và chuẩn bị đầu tư 4 dự án trường học. Về tiến độ xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đến hết năm 2022, quận Hoàng Mai có tổng số 59 trường, trong đó có 41 trường chuẩn quốc gia, đạt 69,5%. Kế hoạch 5 năm 2023-2025, tổng số trường công lập đạt dự kiến là 61 trường, trong đó, phấn đấu có 49 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 80,3%. Theo Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm, do dân số cơ học tăng, dẫn đến số học sinh trên địa bàn quận tăng nhanh hàng năm, cơ sở vật chất của một số trường không đáp ứng kịp; số lượng học sinh đông, số học sinh/lớp cao, diện tích đất/học sinh không đảm bảo tiểu chuẩn, thiếu quỹ đất để mở rộng trường học công lập. Mặc khác, địa bàn quận hiện có 38 dự án ngoài ngân sách chậm triển khai do nhiều chủ đầu tư nợ thuế lớn, chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ tài chính kéo dài qua nhiều năm; nhiều chủ đầu tư không tập trung đầu tư hạ tầng xã hội như: trường học, cây xanh, bãi đỗ xe... dẫn đến quá tải về hạ tầng xã hội trên địa bàn... Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm kiến nghị Thành phố chỉ đạo, ban hành Quyết định thu hồi đất chính thức 4 ô đất trường học đã được Tổng HUD bàn giao nguyên trạng cho quận, làm cơ sở pháp lý giao quận thực hiện và đầu tư. Quận cũng kiến nghị Thành phố chấp thuận phương án hỗ trợ nguồn ngân sách Thành phố giao quận thực hiện đầu tư công đối với 2 ô đất và chấp thuận thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư/ đấu giá quyền sử dụng đất đối với 2 ô đất còn lại. Lãnh đạo quận Hoàng Mai cũng đề nghị Thành phố cho phép nâng thêm tầng cao đối với các dự án trường học khi đầu tư xây dựng. Đối với dự án chậm triển khai, đang thực hiện các bước điều chỉnh hoặc được UBND Thành phố chấp thuận, đề nghị đẩy nhanh tiến độ. Trong trường hợp các nhà đầu tư không triển khai, kiến nghị thu hồi và giao nhà đầu tư đủ năng lực... Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra tiến độ dự án xây dựng trường Tiểu học - THCS Tân Mai (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai) - Ảnh: VGP/GH Sở GD&ĐT nhận được nhiều đơn xin chuyển về học tại Hà Nội Tại cuộc làm việc, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, quận Hoàng Mai là một trong những địa bàn có số lượng học sinh số lượng lớn của Hà Nội. Tỷ lệ học sinh mầm non, tiểu học, THCS của quận Hoàng Mai đều vượt quá quy định về chỉ tiêu số học sinh trong 1 nhóm/lớp: Đối với cấp mầm non, quận Hoàng Mai có bình quân 38,6 trẻ/nhóm lớp; cấp tiểu học là 47,6 học sinh/lớp; khối THCS là 45,5 học sinh/lớp. Còn cấp THPT là 46 học sinh/nhóm lớp. Hoàng Mai hiện có 3.710 cán bộ, giáo viên, cơ bản đáp ứng về số lượng giáo viên trên địa bàn. Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương đề xuất quận Hoàng Mai tiếp tục dành quỹ đất đầu tư cho trường học bởi tại địa bàn quận số lượng trường công lập còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu bởi tâm lý của phụ huynh học sinh là mong muốn con em được học trường công lập. Trả lời câu hỏi của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ngay tại cuộc họp về việc địa bàn nào "nóng" về thiếu trường học, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, quận Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm là địa bàn có sức "nóng" về số lượng học sinh, là những địa bàn nào tập trung nhiều khu dân cư mới, có "sức ép" lớn về dân số đông lên trường học. Cũng theo ông Trần Thế Cương, vừa qua ngành GD&ĐT nhận được nhiều đơn xin chuyển về học tại Hà Nội dù nhiều học sinh đã đỗ tại các địa phương khác với lý do chuyển theo bố mẹ về Hà Nội làm việc. Trong khi đó, Bộ GD&ĐT quy định, các tỉnh, thành phải ưu tiên tạo điều kiện cho học sinh khi di cư đến địa bàn mới. "Nếu theo quy định mới vừa ban hành, diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú ở nội thành Hà Nội là 15m2/sàn/người thì sắp tới đây số dân về Hà Nội sẽ tiếp tục tăng. Cả hệ thống chính trị cần tiếp tục vào cuộc để đáp ứng trường học", ông Trần Thế Cương chia sẻ và cho biết ngay trong ngày hôm qua (10/7) có khoảng 20 học sinh các tỉnh, thành chuyển về Hà Nội. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh quan điểm của Thành phố là quan tâm, ưu tiên, phân bổ nguồn lực để tháo gỡ cho Hoàng Mai, giúp quận phát triển nhanh trong lĩnh vực giáo dục - Ảnh: VGP/GH Đồng ý đề xuất dành 4 lô đất để xây trường học Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận đinh: "Hà Nội mỗi năm tăng dân số cơ học lớn, Luật cư trú được nới lỏng cũng là một trong những yếu tố gây sức ép đến ngành giáo dục", Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chia sẻ. Nêu quận Hoàng Mai là một trong những "vùng trũng" về cơ sở vật chất giáo dục, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh quan điểm của Thành phố là quan tâm, ưu tiên, phân bổ nguồn lực để tháo gỡ cho Hoàng Mai, giúp quận phát triển nhanh trong lĩnh vực giáo dục. Từ đó, Chủ tịch UBND TP cho rằng quận Hoàng Mai cần có Nghị quyết chuyên đề mới với vấn đề cơ sở vật chất giáo dục - đây được cho là vấn đề cốt yếu của quận Hoàng Mai. Trong đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị quận tiếp tục rà soát tổng thể các quỹ đất ở khu đô thị, chỗ nào còn trống, đất chậm triển khai thì nghiên cứu thu hồi để ưu tiên xây dựng trường học, cố gắng hoàn thành trong năm 2023. Đối với 4 ô đất quận đề xuất dành để xây dựng trường học, Chủ tịch UBND TP đồng ý với đề xuất và điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi 2 ô đất dự án ở khu đô thị Ao Sào với tinh thần quyết liệt, làm xong trong tháng 9/2023; sau đó bàn giao ô đất đó cho quận để tiến hành đấu giá đất theo quy định. Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương cho biết, trên địa bàn Hà Nội hiện có 139 dự án triển khai đầu tư xây dựng trường với tổng mức đầu tư dự kiến 8.873 tỷ đồng; trong đó có 123 dự án các trường hiện có, 16 dự án trường đầu tư xây dựng mới. Đến thời điểm này đã phê duyệt chủ trương đầu tư 93 dự án, chưa phê duyệt chủ trương đầu tư 46 dự án.Đối với các trường công lập do cấp huyện quản lý, hiện nay có 514 dự án xây dựng trường, đã có 494 dự án được phê duyệt chủ trương, còn lại các quận, huyện thị xã đang làm thủ tục với tiến độ được đẩy nhanh. Ông Trần Thế Cương cho rằng với tiến độ này, thời gian tới số lượng trường học tại địa bàn Hà Nội sẽ được tăng lên. Gia Huy Tham khảo thêmTỷ lệ tuyển sinh lớp 10 THPT công lập của Hà Nội đúng quy định của Bộ GD&ĐTTham khảo thêmCông bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 tại Hà NộiTham khảo thêmGiao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho trường THPT tư thục và trường nghề
Hà Nội: Rà soát quỹ đất, chỗ nào trống, chậm triển khai thì thu hồi để xây trường học Trước sức ép lớp của dân cư đông, dân số cơ học tăng mỗi năm, trường học không đáp ứng kịp tại địa bàn quận Hoàng Mai, Chủ tịch TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo quận rà soát quỹ đất, chỗ nào trống, chậm triển khai thì thu hồi để xây trường học. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đi kiểm tra thực tế tại các ô đất nhận bàn giao từ Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) để xây dựng trường công lập tại địa bàn quận Hoàng Mai - Ảnh: VGP/GH Chiều 11/7, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì kiểm tra tiến độ xây dựng trường học công lập đạt chuẩn quốc gia và các dự án đầu tư xã hội hóa trường học chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn quận Hoàng Mai. Trước khi làm việc với lãnh đạo quận Hoàng Mai, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đi kiểm tra thực tế tại các ô đất nhận bàn giao từ Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) để xây dựng trường công lập trên địa bàn phường Hoàng Liệt; kiểm tra tiến độ dự án xây dựng trường Tiểu học - THCS Tân Mai (phường Tân Mai) và kiểm tra dự án xã hội hóa xây dựng tại ô đất nhà trẻ ký hiệu NT, ô đất trường tiểu học ký hiệu TH, tổng diện tích 13.643,7m2 tại khu chức năng đô thị Ao Sào (phường Thịnh Liệt). Hoàng Mai: Dân số cơ học tăng, trường học không đáp ứng kịp Báo cáo về tiến độ xây dựng trường học công lập đạt chuẩn quốc gia và các dự án đầu tư xã hội hóa giáo dục trên địa bàn, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết, hiện nay, quận đang triển khai thực hiện 99 dự án, bao gồm 24 dự án xây dựng trường học. Trong đó có 16 dự án chuyển tiếp với tổng mức đầu tư là 2.008 tỷ đồng. Dự kiến, năm 2023, quận hoàn thành 5/16 dự án gồm các trường: Mầm non Hoa Sữa, Tiểu học Tân Mai, Tiểu học Trần Phú, THCS Định Công và THCS Đại Kim; khởi công 4 dự án và chuẩn bị đầu tư 4 dự án trường học. Về tiến độ xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đến hết năm 2022, quận Hoàng Mai có tổng số 59 trường, trong đó có 41 trường chuẩn quốc gia, đạt 69,5%. Kế hoạch 5 năm 2023-2025, tổng số trường công lập đạt dự kiến là 61 trường, trong đó, phấn đấu có 49 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 80,3%. Theo Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm, do dân số cơ học tăng, dẫn đến số học sinh trên địa bàn quận tăng nhanh hàng năm, cơ sở vật chất của một số trường không đáp ứng kịp; số lượng học sinh đông, số học sinh/lớp cao, diện tích đất/học sinh không đảm bảo tiểu chuẩn, thiếu quỹ đất để mở rộng trường học công lập. Mặc khác, địa bàn quận hiện có 38 dự án ngoài ngân sách chậm triển khai do nhiều chủ đầu tư nợ thuế lớn, chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ tài chính kéo dài qua nhiều năm; nhiều chủ đầu tư không tập trung đầu tư hạ tầng xã hội như: trường học, cây xanh, bãi đỗ xe... dẫn đến quá tải về hạ tầng xã hội trên địa bàn... Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm kiến nghị Thành phố chỉ đạo, ban hành Quyết định thu hồi đất chính thức 4 ô đất trường học đã được Tổng HUD bàn giao nguyên trạng cho quận, làm cơ sở pháp lý giao quận thực hiện và đầu tư. Quận cũng kiến nghị Thành phố chấp thuận phương án hỗ trợ nguồn ngân sách Thành phố giao quận thực hiện đầu tư công đối với 2 ô đất và chấp thuận thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư/ đấu giá quyền sử dụng đất đối với 2 ô đất còn lại. Lãnh đạo quận Hoàng Mai cũng đề nghị Thành phố cho phép nâng thêm tầng cao đối với các dự án trường học khi đầu tư xây dựng. Đối với dự án chậm triển khai, đang thực hiện các bước điều chỉnh hoặc được UBND Thành phố chấp thuận, đề nghị đẩy nhanh tiến độ. Trong trường hợp các nhà đầu tư không triển khai, kiến nghị thu hồi và giao nhà đầu tư đủ năng lực... Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra tiến độ dự án xây dựng trường Tiểu học - THCS Tân Mai (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai) - Ảnh: VGP/GH Sở GD&ĐT nhận được nhiều đơn xin chuyển về học tại Hà Nội Tại cuộc làm việc, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, quận Hoàng Mai là một trong những địa bàn có số lượng học sinh số lượng lớn của Hà Nội. Tỷ lệ học sinh mầm non, tiểu học, THCS của quận Hoàng Mai đều vượt quá quy định về chỉ tiêu số học sinh trong 1 nhóm/lớp: Đối với cấp mầm non, quận Hoàng Mai có bình quân 38,6 trẻ/nhóm lớp; cấp tiểu học là 47,6 học sinh/lớp; khối THCS là 45,5 học sinh/lớp. Còn cấp THPT là 46 học sinh/nhóm lớp. Hoàng Mai hiện có 3.710 cán bộ, giáo viên, cơ bản đáp ứng về số lượng giáo viên trên địa bàn. Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương đề xuất quận Hoàng Mai tiếp tục dành quỹ đất đầu tư cho trường học bởi tại địa bàn quận số lượng trường công lập còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu bởi tâm lý của phụ huynh học sinh là mong muốn con em được học trường công lập. Trả lời câu hỏi của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ngay tại cuộc họp về việc địa bàn nào "nóng" về thiếu trường học, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, quận Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm là địa bàn có sức "nóng" về số lượng học sinh, là những địa bàn nào tập trung nhiều khu dân cư mới, có "sức ép" lớn về dân số đông lên trường học. Cũng theo ông Trần Thế Cương, vừa qua ngành GD&ĐT nhận được nhiều đơn xin chuyển về học tại Hà Nội dù nhiều học sinh đã đỗ tại các địa phương khác với lý do chuyển theo bố mẹ về Hà Nội làm việc. Trong khi đó, Bộ GD&ĐT quy định, các tỉnh, thành phải ưu tiên tạo điều kiện cho học sinh khi di cư đến địa bàn mới. "Nếu theo quy định mới vừa ban hành, diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú ở nội thành Hà Nội là 15m2/sàn/người thì sắp tới đây số dân về Hà Nội sẽ tiếp tục tăng. Cả hệ thống chính trị cần tiếp tục vào cuộc để đáp ứng trường học", ông Trần Thế Cương chia sẻ và cho biết ngay trong ngày hôm qua (10/7) có khoảng 20 học sinh các tỉnh, thành chuyển về Hà Nội. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh quan điểm của Thành phố là quan tâm, ưu tiên, phân bổ nguồn lực để tháo gỡ cho Hoàng Mai, giúp quận phát triển nhanh trong lĩnh vực giáo dục - Ảnh: VGP/GH Đồng ý đề xuất dành 4 lô đất để xây trường học Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận đinh: "Hà Nội mỗi năm tăng dân số cơ học lớn, Luật cư trú được nới lỏng cũng là một trong những yếu tố gây sức ép đến ngành giáo dục", Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chia sẻ. Nêu quận Hoàng Mai là một trong những "vùng trũng" về cơ sở vật chất giáo dục, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh quan điểm của Thành phố là quan tâm, ưu tiên, phân bổ nguồn lực để tháo gỡ cho Hoàng Mai, giúp quận phát triển nhanh trong lĩnh vực giáo dục. Từ đó, Chủ tịch UBND TP cho rằng quận Hoàng Mai cần có Nghị quyết chuyên đề mới với vấn đề cơ sở vật chất giáo dục - đây được cho là vấn đề cốt yếu của quận Hoàng Mai. Trong đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị quận tiếp tục rà soát tổng thể các quỹ đất ở khu đô thị, chỗ nào còn trống, đất chậm triển khai thì nghiên cứu thu hồi để ưu tiên xây dựng trường học, cố gắng hoàn thành trong năm 2023. Đối với 4 ô đất quận đề xuất dành để xây dựng trường học, Chủ tịch UBND TP đồng ý với đề xuất và điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi 2 ô đất dự án ở khu đô thị Ao Sào với tinh thần quyết liệt, làm xong trong tháng 9/2023; sau đó bàn giao ô đất đó cho quận để tiến hành đấu giá đất theo quy định. Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương cho biết, trên địa bàn Hà Nội hiện có 139 dự án triển khai đầu tư xây dựng trường với tổng mức đầu tư dự kiến 8.873 tỷ đồng; trong đó có 123 dự án các trường hiện có, 16 dự án trường đầu tư xây dựng mới. Đến thời điểm này đã phê duyệt chủ trương đầu tư 93 dự án, chưa phê duyệt chủ trương đầu tư 46 dự án.Đối với các trường công lập do cấp huyện quản lý, hiện nay có 514 dự án xây dựng trường, đã có 494 dự án được phê duyệt chủ trương, còn lại các quận, huyện thị xã đang làm thủ tục với tiến độ được đẩy nhanh. Ông Trần Thế Cương cho rằng với tiến độ này, thời gian tới số lượng trường học tại địa bàn Hà Nội sẽ được tăng lên. Gia Huy Tham khảo thêmTỷ lệ tuyển sinh lớp 10 THPT công lập của Hà Nội đúng quy định của Bộ GD&ĐTTham khảo thêmCông bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 tại Hà NộiTham khảo thêmGiao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho trường THPT tư thục và trường nghề
Tăng cường cấp nước sông Đuống, sông Đà cho KĐT Thanh Hà
Dự kiến trong vòng 10 ngày tới, nguồn nước sạch cho Khu đô thị Thanh Hà sẽ ổn định. Sở Xây dựng Hà Nội đã điều trực tiếp Công ty nước mặt sông Đuống, sông Đà, Công ty nước sạch Hà Nội gia tăng các nguồn khác để đáp ứng đủ nước sạch cho cư dân tại khu vực này.
Người dân ở KĐT Thanh Hà phải tích trữ nước sạch từ các xe chở đến làm nước nấu ăn hàng ngày. Ảnh: VGP/Thùy Chi Cấp tốc sục rửa toàn bộ đường ống, bể nước KĐT Thanh Hà Những ngày qua, Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống đã phối hợp với Công ty TNHH Nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Viwaco điều tiết nguồn cho Công ty nước sạch Hà Đông để cấp cho Khu đô thị (KĐT) Thanh Hà. Tuy nhiên, do KĐT Thanh Hà nằm cuối đường truyền tải của nhà máy nước mặt sông Đuống nên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nước sạch của người dân khu vực này. Đến tối ngày 24/10, một số người dân tại KĐT Thanh Hà cho biết, ngoài việc tích trữ nước sạch được các mạnh thường quân hỗ trợ, hiện nhiều người dân vẫn phải mua nước bình, hoặc đi xin nước sạch để nấu ăn, còn nước được cấp từ máy về do chưa sục rửa đường ống nên chỉ dùng để sinh hoạt, vệ sinh, hoặc để nước lắng xuống, lấy nước mặt ở trên sử dụng. Khẩn trương cấp nước sạch trở lại cho người dân Khu đô thị Thanh HàHà Nội chỉ đạo tăng nguồn cung, kiểm tra giám sát chất lượng nước KĐT Thanh HàNỗi lo nước không bảo đảm chất lượng của người dân KĐT Thanh HàBí thư Thành ủy Hà Nội: Tập trung nhanh nhất cấp nước cho khu đô thị Thanh HàYêu cầu bảo đảm cấp nước ổn định cho Khu Đô thị Thanh Hà Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở Xây dựng đã chỉ đạo các đơn vị bổ sung nguồn nước sạch về KĐT Thanh Hà thông qua nước sạch Hà Đông để phân phối vào khu đô thị đến các toà nhà. Tuy nhiên, hiện khó đáp ứng đủ ngay nước cho người dân được, bởi bất lợi là KĐT Thanh Hà nằm ở cuối nguồn. Từ sông Đuống về khu đô thị khoảng 40km. Để tăng cường cấp nước sạch và bảo đảm chất lượng nước cho người dân KĐT Hà Thành, chiều tối 24/10, tại trụ sở UBND xã Cự Khê, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển và ông Đoàn Viết Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Thanh Oai đã tiếp tục có cuộc họp với đại diện các tổ dân phố, cư dân Khu đô thị Thanh Hà và Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà, Chi nhánh Dịch vụ nhà ở Thanh Hà và các đơn vị liên quan để xử lý các vấn đề liên quan tới việc cư dân thiếu nước sạch. Ông Dương Đình Trình, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà cho biết, ngày 23/10, đơn vị đã làm việc với Sở Xây dựng Hà Nội cùng một số đơn vị cấp nước. Qua thống nhất tăng cường nước sạch cho Khu đô thị Thanh Hà từ 12h trưa nay (24/10) trở đi, tăng cấp nước. "Chúng tôi xác định ít nhất trong vòng 10 ngày sẽ ổn định nguồn nước của KĐT Thanh Hà. Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã điều trực tiếp Công ty nước mặt sông Đuống, sông Đà, Công ty nước sạch Hà Nội gia tăng các nguồn khác để đáp ứng đủ nước sạch cho cư dân. Yêu cầu bắt đầu từ trưa ngày 24/10 cố gắng đưa về cho khu đô thị thử nghiệm 4.000 m3/ngđ, yêu cầu 5.000 m3/ngđ trở lên trong 10 ngày", ông Trình thông tin. Cũng theo ông Trình, Chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư phát triển địa ốc Cienco 5 đã bổ sung thêm bồn nước. Chiều ngày 24/10, Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà đã liên hệ với Chi nhánh và dịch vụ nhà ở Thanh Hà để lên phương án tiến hành thau rửa bể theo từng khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Đại diện Chi nhánh và dịch vụ nhà ở Thanh Hà cho hay đã có kế hoạch thau rửa bể, làm bể mái theo hình thức cuốn chiếu. "Theo đặc thù hiện nay lượng nước đang tiết kiệm cho sinh hoạt nên việc thau rửa phải phụ thuộc Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà. Hai bên sẽ đưa ra kế hoạch tổng thể, phải sục rửa đường ống nước trước khi thau rửa bể. Sau đó thống nhất với nhau là làm ở toà nhà nào. Để khắc phục mất nước cục bộ, chủ đầu tư và công ty nước sạch, chi nhánh đưa về 2 téc lớn 20m3 tại 2 cụm HH01 và HH02", vị đại diện này chia sẻ. Điều tiết thêm nước sạch sông Đà, sông Đuống từ trưa ngày 24/10 Trước nghi ngại về việc lượng nước cấp về vẫn thiếu trầm trọng so với nhu cầu của cư dân tại KĐT Thanh Hà, ông Nguyễn Trọng Khiển, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cho biết, ngày 23/10, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì cuộc họp, mời nhiều đơn vị liên quan để có nguồn cấp đủ cho KĐT Thanh Hà. Ông Khiển cho hay, nhu cầu sử dụng tại KĐT Thanh Hà tối thiểu khoảng 3500m3/ngđ. Tuy nhiên, do đang thiếu nguồn nước nên tại đây phải xác định cấp 5000 m3/ngđ mới bù được và sau 7-10 ngày nguồn nước mới trở lại bình thường như trước. Chính vì vậy, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã thống nhất với đơn vị cấp nước sẽ điều tiết nước sạch thêm đơn vị khác Công ty nước mặt sông Đà, sông Đuống và nước sạch Hà Nội để cấp nguồn nước về cho Công ty cổ phần nước sạch Hà Đông để đơn vị này cấp lại cho Thanh Hà. Thời gian cấp được tính từ trưa ngày 24/10. Theo ông Khiển, trong ngày 24/10, qua kiểm tra lượng nước về cho Khu đô thị Thanh Hà chỉ đạt 180m3/h, nếu cấp liên tục 24h cũng chỉ đạt hơn 4000m3/ngđ và chưa đạt được 5.000m3/ngđ như kỳ vọng. Cùng với đó, sẽ thành lập tổ giám sát, mỗi ngày 1 lần kiểm tra để nắm được tổng số nguồn cung là bao nhiêu nhằm phản hồi lại với Sở Xây dựng. Ông Khiển cho biết thêm, chủ đầu tư đã đóng lại hệ thống, niêm phong khai thác nguồn nước ngầm. Nếu người dân chưa yên tâm sẽ cho mục sở thị trực tiếp khu vực nguồn nước ngầm đã dừng để mọi người yên tâm. Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cũng cho biết, Sở Xây dựng đã thống nhất giao cho Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà phối hợp cùng Chi nhánh và dịch vụ nhà ở Thanh Hà tiến hành thau rửa và sục rửa đường ống nước, sau đó cấp nước trở lại rồi lấy mẫu kiểm nghiệm công khai để bà con yên tâm sử dụng. Trong thời gian thau rửa, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư bổ sung 5 bồn mỗi bồn khoảng 5m3 và 2 bồn 20m3 để cấp nước. Nếu thiếu tiếp tục bổ sung, các bồn này sử dụng trong trường hợp cấp bách ở các toà chưa có nước. Trong quá trình sục rửa đường ống sẽ dùng nước ở bể này, nguồn nước do Công ty nước sạch Hà Nội và Hà Đông cấp. "Trước khi cấp các công ty này có trách nhiệm kiểm tra bảo đảm nguồn nước này. Tuy nhiên, trước khi tiến hành sục rửa bể, đường ống phải thông báo kế hoạch cụ thể để người dân nắm được và chủ động", ông Khiển nói. Hiện UBND huyện Thanh Oai vẫn đang khuyến cáo người dân sử dụng nước đóng bình để ăn uống, nước cấp theo giờ về các tòa để sinh hoạt. Về việc xét nghiệm chất lượng an toàn mẫu nước mới, ông Nguyễn Trọng Khiển cho biết, sau khi có kết quả xét nghiệm nước sạch, huyện Thanh Oai sẽ công khai đến toàn bộ người dân ở KĐT Thanh Hà. Thùy Chi
Tăng cường cấp nước sông Đuống, sông Đà cho KĐT Thanh Hà Dự kiến trong vòng 10 ngày tới, nguồn nước sạch cho Khu đô thị Thanh Hà sẽ ổn định. Sở Xây dựng Hà Nội đã điều trực tiếp Công ty nước mặt sông Đuống, sông Đà, Công ty nước sạch Hà Nội gia tăng các nguồn khác để đáp ứng đủ nước sạch cho cư dân tại khu vực này. Người dân ở KĐT Thanh Hà phải tích trữ nước sạch từ các xe chở đến làm nước nấu ăn hàng ngày. Ảnh: VGP/Thùy Chi Cấp tốc sục rửa toàn bộ đường ống, bể nước KĐT Thanh Hà Những ngày qua, Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống đã phối hợp với Công ty TNHH Nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Viwaco điều tiết nguồn cho Công ty nước sạch Hà Đông để cấp cho Khu đô thị (KĐT) Thanh Hà. Tuy nhiên, do KĐT Thanh Hà nằm cuối đường truyền tải của nhà máy nước mặt sông Đuống nên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nước sạch của người dân khu vực này. Đến tối ngày 24/10, một số người dân tại KĐT Thanh Hà cho biết, ngoài việc tích trữ nước sạch được các mạnh thường quân hỗ trợ, hiện nhiều người dân vẫn phải mua nước bình, hoặc đi xin nước sạch để nấu ăn, còn nước được cấp từ máy về do chưa sục rửa đường ống nên chỉ dùng để sinh hoạt, vệ sinh, hoặc để nước lắng xuống, lấy nước mặt ở trên sử dụng. Khẩn trương cấp nước sạch trở lại cho người dân Khu đô thị Thanh HàHà Nội chỉ đạo tăng nguồn cung, kiểm tra giám sát chất lượng nước KĐT Thanh HàNỗi lo nước không bảo đảm chất lượng của người dân KĐT Thanh HàBí thư Thành ủy Hà Nội: Tập trung nhanh nhất cấp nước cho khu đô thị Thanh HàYêu cầu bảo đảm cấp nước ổn định cho Khu Đô thị Thanh Hà Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở Xây dựng đã chỉ đạo các đơn vị bổ sung nguồn nước sạch về KĐT Thanh Hà thông qua nước sạch Hà Đông để phân phối vào khu đô thị đến các toà nhà. Tuy nhiên, hiện khó đáp ứng đủ ngay nước cho người dân được, bởi bất lợi là KĐT Thanh Hà nằm ở cuối nguồn. Từ sông Đuống về khu đô thị khoảng 40km. Để tăng cường cấp nước sạch và bảo đảm chất lượng nước cho người dân KĐT Hà Thành, chiều tối 24/10, tại trụ sở UBND xã Cự Khê, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển và ông Đoàn Viết Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Thanh Oai đã tiếp tục có cuộc họp với đại diện các tổ dân phố, cư dân Khu đô thị Thanh Hà và Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà, Chi nhánh Dịch vụ nhà ở Thanh Hà và các đơn vị liên quan để xử lý các vấn đề liên quan tới việc cư dân thiếu nước sạch. Ông Dương Đình Trình, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà cho biết, ngày 23/10, đơn vị đã làm việc với Sở Xây dựng Hà Nội cùng một số đơn vị cấp nước. Qua thống nhất tăng cường nước sạch cho Khu đô thị Thanh Hà từ 12h trưa nay (24/10) trở đi, tăng cấp nước. "Chúng tôi xác định ít nhất trong vòng 10 ngày sẽ ổn định nguồn nước của KĐT Thanh Hà. Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã điều trực tiếp Công ty nước mặt sông Đuống, sông Đà, Công ty nước sạch Hà Nội gia tăng các nguồn khác để đáp ứng đủ nước sạch cho cư dân. Yêu cầu bắt đầu từ trưa ngày 24/10 cố gắng đưa về cho khu đô thị thử nghiệm 4.000 m3/ngđ, yêu cầu 5.000 m3/ngđ trở lên trong 10 ngày", ông Trình thông tin. Cũng theo ông Trình, Chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư phát triển địa ốc Cienco 5 đã bổ sung thêm bồn nước. Chiều ngày 24/10, Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà đã liên hệ với Chi nhánh và dịch vụ nhà ở Thanh Hà để lên phương án tiến hành thau rửa bể theo từng khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Đại diện Chi nhánh và dịch vụ nhà ở Thanh Hà cho hay đã có kế hoạch thau rửa bể, làm bể mái theo hình thức cuốn chiếu. "Theo đặc thù hiện nay lượng nước đang tiết kiệm cho sinh hoạt nên việc thau rửa phải phụ thuộc Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà. Hai bên sẽ đưa ra kế hoạch tổng thể, phải sục rửa đường ống nước trước khi thau rửa bể. Sau đó thống nhất với nhau là làm ở toà nhà nào. Để khắc phục mất nước cục bộ, chủ đầu tư và công ty nước sạch, chi nhánh đưa về 2 téc lớn 20m3 tại 2 cụm HH01 và HH02", vị đại diện này chia sẻ. Điều tiết thêm nước sạch sông Đà, sông Đuống từ trưa ngày 24/10 Trước nghi ngại về việc lượng nước cấp về vẫn thiếu trầm trọng so với nhu cầu của cư dân tại KĐT Thanh Hà, ông Nguyễn Trọng Khiển, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cho biết, ngày 23/10, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì cuộc họp, mời nhiều đơn vị liên quan để có nguồn cấp đủ cho KĐT Thanh Hà. Ông Khiển cho hay, nhu cầu sử dụng tại KĐT Thanh Hà tối thiểu khoảng 3500m3/ngđ. Tuy nhiên, do đang thiếu nguồn nước nên tại đây phải xác định cấp 5000 m3/ngđ mới bù được và sau 7-10 ngày nguồn nước mới trở lại bình thường như trước. Chính vì vậy, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã thống nhất với đơn vị cấp nước sẽ điều tiết nước sạch thêm đơn vị khác Công ty nước mặt sông Đà, sông Đuống và nước sạch Hà Nội để cấp nguồn nước về cho Công ty cổ phần nước sạch Hà Đông để đơn vị này cấp lại cho Thanh Hà. Thời gian cấp được tính từ trưa ngày 24/10. Theo ông Khiển, trong ngày 24/10, qua kiểm tra lượng nước về cho Khu đô thị Thanh Hà chỉ đạt 180m3/h, nếu cấp liên tục 24h cũng chỉ đạt hơn 4000m3/ngđ và chưa đạt được 5.000m3/ngđ như kỳ vọng. Cùng với đó, sẽ thành lập tổ giám sát, mỗi ngày 1 lần kiểm tra để nắm được tổng số nguồn cung là bao nhiêu nhằm phản hồi lại với Sở Xây dựng. Ông Khiển cho biết thêm, chủ đầu tư đã đóng lại hệ thống, niêm phong khai thác nguồn nước ngầm. Nếu người dân chưa yên tâm sẽ cho mục sở thị trực tiếp khu vực nguồn nước ngầm đã dừng để mọi người yên tâm. Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cũng cho biết, Sở Xây dựng đã thống nhất giao cho Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà phối hợp cùng Chi nhánh và dịch vụ nhà ở Thanh Hà tiến hành thau rửa và sục rửa đường ống nước, sau đó cấp nước trở lại rồi lấy mẫu kiểm nghiệm công khai để bà con yên tâm sử dụng. Trong thời gian thau rửa, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư bổ sung 5 bồn mỗi bồn khoảng 5m3 và 2 bồn 20m3 để cấp nước. Nếu thiếu tiếp tục bổ sung, các bồn này sử dụng trong trường hợp cấp bách ở các toà chưa có nước. Trong quá trình sục rửa đường ống sẽ dùng nước ở bể này, nguồn nước do Công ty nước sạch Hà Nội và Hà Đông cấp. "Trước khi cấp các công ty này có trách nhiệm kiểm tra bảo đảm nguồn nước này. Tuy nhiên, trước khi tiến hành sục rửa bể, đường ống phải thông báo kế hoạch cụ thể để người dân nắm được và chủ động", ông Khiển nói. Hiện UBND huyện Thanh Oai vẫn đang khuyến cáo người dân sử dụng nước đóng bình để ăn uống, nước cấp theo giờ về các tòa để sinh hoạt. Về việc xét nghiệm chất lượng an toàn mẫu nước mới, ông Nguyễn Trọng Khiển cho biết, sau khi có kết quả xét nghiệm nước sạch, huyện Thanh Oai sẽ công khai đến toàn bộ người dân ở KĐT Thanh Hà. Thùy Chi
Cơ quan Công an điều tra vụ cắt xén bữa ăn bán trú của học sinh
Thông tin bữa ăn của học sinh bán trú tại Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 có dấu hiệu bị cắt xén là có cơ sở.
Hình ảnh học sinh Trường PTDT bán trú tiểu học Hoàng Thu Phố 1 ăn bữa cơm thiếu tiêu chuẩn - Ảnh chụp màn hình phóng sự của VTV Ngày 22/12, UBND huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đã có kết quả kiểm tra, xác minh sơ bộ các nội dung liên quan đến phản ánh của Đài Truyền hình Việt Nam về bữa ăn của học sinh bán trú tại Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1. Kết quả thanh tra cho thấy, thông tin bữa ăn bán trú của học sinh bị cắt xén là có cơ sở. Cụ thể, về hồ sơ chứng từ kế toán, nhà trường không có danh sách chi trả tiền ăn thừa cho học sinh; nhiều hồ sơ nhập, xuất công khai hiệu trưởng nhà trường chưa ký nhận; nhiều bảng kê giao nhận, xuất hàng hóa hàng ngày người nhận thực phẩm, hiệu trưởng chưa ký; phiếu chi tiền mặt không có số, không có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, người nhận tiền; bảng nhập mua thực phẩm hàng ngày không khớp đúng với bảng tổng hợp nhập thực phẩm của tháng... TIN LIÊN QUANChấn chỉnh chất lượng bữa ăn bán trú vùng caoKiểm tra đột xuất bữa ăn bán trú tại trường học ở Hà Nội Về quy trình mua và giao nhận thực phẩm, hàng ngày, giáo viên vận chuyển thực phẩm từ cơ sở cung cấp về nhập kho, người nhận không kiểm tra khối lượng và chất lượng hàng hóa, không ký bất kỳ sổ sách nào. Khi vận chuyển thực phẩm về nhập kho, không thực hiện việc giao nhận như: kiểm tra khối lượng, chất lượng và ký sổ sách; quy trình xuất kho không thực hiện ghi chép sổ sách, số lượng, định mức. Qua xác minh tại một cơ sở có hợp đồng cung cấp thực phẩm cho nhà trường (nhà ông Ngô Văn Thảnh). Chủ cơ sở xác nhận đã được nhà trường thanh toán (bằng tiền mặt) 100% giá trị theo hợp đồng tháng 9, tháng 10. Tuy nhiên ông Thảnh cho biết, số lượng thực phẩm giao thực tế và số tiền thanh toán thực tế có chênh lệch. Như vậy có thể khẳng định, thông tin bữa ăn của học sinh bán trú tại Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 có dấu hiệu bị cắt xén là có cơ sở. Kiểm tra xác minh phương thức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ, tổ xác minh đã xác minh số liệu tại Kho bạc Nhà nước Chi nhánh huyện Bắc Hà như sau: Nhà trường chưa rút tiền tại Kho bạc Nhà nước, chưa thực hiện các thủ tục chi trả tại Kho bạc Nhà nước. Nhà trường mua nợ chưa thanh toán một số sách giáo khoa cho học sinh. Nhà trường mua sách giáo khoa mới cho học sinh khối lớp 4; các khối lớp 1, 2, 3, 5 còn lại mua bổ sung một số sách mới thay thế sách đã bị cũ, hỏng. Tuy nhiên, nội dung này chưa xác minh được số lượng cụ thể. Như vậy có thể khẳng định, thông tin các phụ huynh không nhận được tiền hỗ trợ học tập cho học sinh là có cơ sở. Ngày 21/12/2023, UBND huyện Bắc Hà đã nhận được đơn xin từ chức của ông Trần Ngọc Hà, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1. Lý do là ông Hà tự nhận trách nhiệm bản thân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, dẫn đến gây dư luận không tốt trong xã hội. Do một số nội dung cần xác minh liên quan đến nhiều người, ở các thời điểm khác nhau, có tính chất phức tạp, nên UBND huyện Bắc Hà chuyển nội dung theo phản ánh của Đài Truyền hình Việt Nam tại Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 sang cơ quan Công an huyện Bắc Hà để tiếp tục điều tra, xác minh. Nhật Nam
Cơ quan Công an điều tra vụ cắt xén bữa ăn bán trú của học sinh Thông tin bữa ăn của học sinh bán trú tại Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 có dấu hiệu bị cắt xén là có cơ sở. Hình ảnh học sinh Trường PTDT bán trú tiểu học Hoàng Thu Phố 1 ăn bữa cơm thiếu tiêu chuẩn - Ảnh chụp màn hình phóng sự của VTV Ngày 22/12, UBND huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đã có kết quả kiểm tra, xác minh sơ bộ các nội dung liên quan đến phản ánh của Đài Truyền hình Việt Nam về bữa ăn của học sinh bán trú tại Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1. Kết quả thanh tra cho thấy, thông tin bữa ăn bán trú của học sinh bị cắt xén là có cơ sở. Cụ thể, về hồ sơ chứng từ kế toán, nhà trường không có danh sách chi trả tiền ăn thừa cho học sinh; nhiều hồ sơ nhập, xuất công khai hiệu trưởng nhà trường chưa ký nhận; nhiều bảng kê giao nhận, xuất hàng hóa hàng ngày người nhận thực phẩm, hiệu trưởng chưa ký; phiếu chi tiền mặt không có số, không có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, người nhận tiền; bảng nhập mua thực phẩm hàng ngày không khớp đúng với bảng tổng hợp nhập thực phẩm của tháng... TIN LIÊN QUANChấn chỉnh chất lượng bữa ăn bán trú vùng caoKiểm tra đột xuất bữa ăn bán trú tại trường học ở Hà Nội Về quy trình mua và giao nhận thực phẩm, hàng ngày, giáo viên vận chuyển thực phẩm từ cơ sở cung cấp về nhập kho, người nhận không kiểm tra khối lượng và chất lượng hàng hóa, không ký bất kỳ sổ sách nào. Khi vận chuyển thực phẩm về nhập kho, không thực hiện việc giao nhận như: kiểm tra khối lượng, chất lượng và ký sổ sách; quy trình xuất kho không thực hiện ghi chép sổ sách, số lượng, định mức. Qua xác minh tại một cơ sở có hợp đồng cung cấp thực phẩm cho nhà trường (nhà ông Ngô Văn Thảnh). Chủ cơ sở xác nhận đã được nhà trường thanh toán (bằng tiền mặt) 100% giá trị theo hợp đồng tháng 9, tháng 10. Tuy nhiên ông Thảnh cho biết, số lượng thực phẩm giao thực tế và số tiền thanh toán thực tế có chênh lệch. Như vậy có thể khẳng định, thông tin bữa ăn của học sinh bán trú tại Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 có dấu hiệu bị cắt xén là có cơ sở. Kiểm tra xác minh phương thức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ, tổ xác minh đã xác minh số liệu tại Kho bạc Nhà nước Chi nhánh huyện Bắc Hà như sau: Nhà trường chưa rút tiền tại Kho bạc Nhà nước, chưa thực hiện các thủ tục chi trả tại Kho bạc Nhà nước. Nhà trường mua nợ chưa thanh toán một số sách giáo khoa cho học sinh. Nhà trường mua sách giáo khoa mới cho học sinh khối lớp 4; các khối lớp 1, 2, 3, 5 còn lại mua bổ sung một số sách mới thay thế sách đã bị cũ, hỏng. Tuy nhiên, nội dung này chưa xác minh được số lượng cụ thể. Như vậy có thể khẳng định, thông tin các phụ huynh không nhận được tiền hỗ trợ học tập cho học sinh là có cơ sở. Ngày 21/12/2023, UBND huyện Bắc Hà đã nhận được đơn xin từ chức của ông Trần Ngọc Hà, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1. Lý do là ông Hà tự nhận trách nhiệm bản thân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, dẫn đến gây dư luận không tốt trong xã hội. Do một số nội dung cần xác minh liên quan đến nhiều người, ở các thời điểm khác nhau, có tính chất phức tạp, nên UBND huyện Bắc Hà chuyển nội dung theo phản ánh của Đài Truyền hình Việt Nam tại Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 sang cơ quan Công an huyện Bắc Hà để tiếp tục điều tra, xác minh. Nhật Nam
Tổng đài 111 kịp thời hỗ trợ hơn 800 trẻ em trong 9 tháng
Trong 9 tháng năm 2023, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) tiếp nhận 238.500 cuộc gọi đến và đã tư vấn cho 15.991 trường hợp; hỗ trợ can thiệp, bảo vệ cho 845 trẻ em.
Nhân viên tư vấn của Tổng đài 111 trả lời các cuộc gọi. Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, công tác phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong 9 tháng năm 2023 đã được tăng cường; bảo đảm duy trì các dịch vụ trợ giúp xã hội và kịp thời phát hiện, giải quyết, thông tin các vấn đề, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em và liên quan đến quyền trẻ em về Tổng đài 111. Trong 9 tháng năm 2023, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 238.500 cuộc gọi đến, 950 lượt tiếp nhận qua App và Zalo, trong đó có 15.991 cuộc gọi tư vấn và 845 ca can thiệp hỗ trợ. Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người tiếp nhận và tư vấn 1.248 cuộc gọi, chuyển tuyến 44 ca để hỗ trợ cho 49 nạn nhân của mua bán người. Theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước đã phát hiện 1.075 vụ xâm hại trẻ em, xâm hại 1.233 trẻ em, tăng 2,6% số vụ và tăng 13,3% số trẻ em bị xâm hại so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó xâm hại tình dục trẻ em là 917 vụ, xâm hại 1.041 trẻ em). Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối cơ sở dữ liệu trẻ em vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai thu thập thông tin về tình hình trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em theo Thông tư số 13/2021/TT-LĐTBXH. Bên cạnh đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng phối hợp tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành về tình hình xâm hại trẻ em; việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; tình hình thực hiện luật pháp, chính sách về trẻ em mồ côi; tình hình nuôi con nuôi và chăm sóc thay thế; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Về huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong 8 tháng năm 2023, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam vận động được trên 17,851 tỷ đồng; thực hiện hỗ trợ cho 48.221 lượt trẻ em, với kinh phí trên 26 tỷ đồng. Tổng đài 111 được sự quản lý của Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến. Thu Cúc Tham khảo thêmChặn bắt nghi phạm bắt cóc trẻ em đòi tiền chuộc 2 tỷ đồng tại Đồng NaiTham khảo thêmMang Tết Trung thu đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khănTham khảo thêmTrường mầm non phải công khai thông tin thực đơn hàng ngày của trẻ emTham khảo thêmHàng nghìn trường hợp được hỗ trợ, can thiệp từ Tổng đài bảo vệ trẻ em 111
Tổng đài 111 kịp thời hỗ trợ hơn 800 trẻ em trong 9 tháng Trong 9 tháng năm 2023, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) tiếp nhận 238.500 cuộc gọi đến và đã tư vấn cho 15.991 trường hợp; hỗ trợ can thiệp, bảo vệ cho 845 trẻ em. Nhân viên tư vấn của Tổng đài 111 trả lời các cuộc gọi. Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, công tác phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong 9 tháng năm 2023 đã được tăng cường; bảo đảm duy trì các dịch vụ trợ giúp xã hội và kịp thời phát hiện, giải quyết, thông tin các vấn đề, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em và liên quan đến quyền trẻ em về Tổng đài 111. Trong 9 tháng năm 2023, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 238.500 cuộc gọi đến, 950 lượt tiếp nhận qua App và Zalo, trong đó có 15.991 cuộc gọi tư vấn và 845 ca can thiệp hỗ trợ. Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người tiếp nhận và tư vấn 1.248 cuộc gọi, chuyển tuyến 44 ca để hỗ trợ cho 49 nạn nhân của mua bán người. Theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước đã phát hiện 1.075 vụ xâm hại trẻ em, xâm hại 1.233 trẻ em, tăng 2,6% số vụ và tăng 13,3% số trẻ em bị xâm hại so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó xâm hại tình dục trẻ em là 917 vụ, xâm hại 1.041 trẻ em). Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối cơ sở dữ liệu trẻ em vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai thu thập thông tin về tình hình trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em theo Thông tư số 13/2021/TT-LĐTBXH. Bên cạnh đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng phối hợp tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành về tình hình xâm hại trẻ em; việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; tình hình thực hiện luật pháp, chính sách về trẻ em mồ côi; tình hình nuôi con nuôi và chăm sóc thay thế; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Về huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong 8 tháng năm 2023, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam vận động được trên 17,851 tỷ đồng; thực hiện hỗ trợ cho 48.221 lượt trẻ em, với kinh phí trên 26 tỷ đồng. Tổng đài 111 được sự quản lý của Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến. Thu Cúc Tham khảo thêmChặn bắt nghi phạm bắt cóc trẻ em đòi tiền chuộc 2 tỷ đồng tại Đồng NaiTham khảo thêmMang Tết Trung thu đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khănTham khảo thêmTrường mầm non phải công khai thông tin thực đơn hàng ngày của trẻ emTham khảo thêmHàng nghìn trường hợp được hỗ trợ, can thiệp từ Tổng đài bảo vệ trẻ em 111
Nhân lực nghề điều dưỡng vẫn đang rất thiếu
Theo chiến lược phát triển ngành y tế ở nước ta, tại thời điểm hiện nay, với 100 triệu dân, chúng ta cần phải có 260.000 điều dưỡng tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam mới có 140.000 điều dưỡng.
Bộ Y tế tổ chức lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Điều dưỡng (12/5) - Ảnh: VGP/NN Tại lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Điều dưỡng (12/5) do Bộ Y tế tổ chức ngày 11/5, ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh chia sẻ, nghề điều dưỡng rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Điều này được minh chứng rằng, chức danh nghề điều dưỡng trong các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay luôn chiếm từ 60-70% so với nguồn nhân lực ngành y tế. "Một bệnh nhân, từ khi bắt đầu vào viện, trong suốt quá trình điều trị, cho đến khi làm thủ tục ra viện, đều được chăm sóc bởi những người điều dưỡng", ông Vương Ánh Dương cho biết. Ước tính, trong suốt quá trình điều trị bệnh, thời gian người điều dưỡng tiếp xúc với bệnh nhân cũng chiếm tới 60-70%. Chức danh nghề điều dưỡng trong các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay chiếm từ 60-70% so với nguồn nhân lực ngành y tế - Ảnh: VGP/NN Người điều dưỡng không chỉ quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, mà họ còn quản lý, hỗ trợ người bệnh trong suốt quá trình điều trị. Theo tỉ lệ điều dưỡng tương ứng với số lượng người bệnh và số giường bệnh được chỉ ra trong chiến lược phát triển ngành y tế của nước ta, tới thời điểm hiện nay, với 100 triệu dân, chúng ta cần phải có 260.000 điều dưỡng, nhưng trên thực tế, theo khảo sát của Cục Quản lý khám chữa bệnh, chúng ta mới chỉ có 140.000 điều dưỡng. Như vậy, chúng ta đang thiếu số lượng điều dưỡng rất nhiều. Cơ hội cho ứng viên đi làm điều dưỡng tại CHLB Đức 20/04/2023 16:48Nhiều ưu đãi trong tuyển điều dưỡng, hộ lý làm việc tại Nhật Bản 13/12/2022 15:57Cần cơ chế giữ chân và thu hút nhân lực ngành điều dưỡng 25/10/2022 16:38Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng với điều dưỡng viên 14/09/2022 08:45Điều kiện, thủ tục đi học và làm điều dưỡng viên tại CHLB Đức 21/07/2022 11:02Sửa quy định chế độ điều dưỡng trong Công an nhân dân 11/05/2022 13:17 Hiện nay, theo hướng dẫn của WHO, Bộ Y tế đang tính toán nguồn nhân lực điều dưỡng dựa vào khối lượng công việc của nghề điều dưỡng theo nhu cầu về phân cấp chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện. Như vậy, mỗi bệnh viện sẽ tùy theo số lượng người bệnh đến khám, điều trị ở mức độ chăm sóc theo cấp 1, 2, 3 thì sẽ có tỉ lệ điều dưỡng tương ứng. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, công tác điều dưỡng cũng đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều nơi còn quan niệm "nghề điều dưỡng là phục vụ, làm theo y lệnh của bác sĩ". Nguồn nhân lực điều dưỡng thiếu nhiều về số lượng, năng lực chuyên môn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Công tác chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế còn phụ thuộc nhiều vào người nhà bệnh nhân. Điều dưỡng hành nghề chưa phù hợp với với văn bằng đào tạo. Đào tạo điều dưỡng cũng chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn và hội nhập... Năm nay, Hội đồng Điều dưỡng thế giới đã đưa ra thông điệp hành động nhân Ngày quốc tế Điều dưỡng, đó là "Điều dưỡng chúng ta – Tương lai của chúng ta". Với chiến dịch này, Thứ trưởng Bộ Y tế tin tưởng sẽ góp phần đưa công tác điều dưỡng từ giá trị vô hình trở nên vô giá trong sự nhìn nhận của các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng, cũng như tất cả những người đưa ra quyết định ảnh hưởng đến việc thực thi và cung cấp tài chính cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hiền Minh
Nhân lực nghề điều dưỡng vẫn đang rất thiếu Theo chiến lược phát triển ngành y tế ở nước ta, tại thời điểm hiện nay, với 100 triệu dân, chúng ta cần phải có 260.000 điều dưỡng tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam mới có 140.000 điều dưỡng. Bộ Y tế tổ chức lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Điều dưỡng (12/5) - Ảnh: VGP/NN Tại lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Điều dưỡng (12/5) do Bộ Y tế tổ chức ngày 11/5, ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh chia sẻ, nghề điều dưỡng rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Điều này được minh chứng rằng, chức danh nghề điều dưỡng trong các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay luôn chiếm từ 60-70% so với nguồn nhân lực ngành y tế. "Một bệnh nhân, từ khi bắt đầu vào viện, trong suốt quá trình điều trị, cho đến khi làm thủ tục ra viện, đều được chăm sóc bởi những người điều dưỡng", ông Vương Ánh Dương cho biết. Ước tính, trong suốt quá trình điều trị bệnh, thời gian người điều dưỡng tiếp xúc với bệnh nhân cũng chiếm tới 60-70%. Chức danh nghề điều dưỡng trong các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay chiếm từ 60-70% so với nguồn nhân lực ngành y tế - Ảnh: VGP/NN Người điều dưỡng không chỉ quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, mà họ còn quản lý, hỗ trợ người bệnh trong suốt quá trình điều trị. Theo tỉ lệ điều dưỡng tương ứng với số lượng người bệnh và số giường bệnh được chỉ ra trong chiến lược phát triển ngành y tế của nước ta, tới thời điểm hiện nay, với 100 triệu dân, chúng ta cần phải có 260.000 điều dưỡng, nhưng trên thực tế, theo khảo sát của Cục Quản lý khám chữa bệnh, chúng ta mới chỉ có 140.000 điều dưỡng. Như vậy, chúng ta đang thiếu số lượng điều dưỡng rất nhiều. Cơ hội cho ứng viên đi làm điều dưỡng tại CHLB Đức 20/04/2023 16:48Nhiều ưu đãi trong tuyển điều dưỡng, hộ lý làm việc tại Nhật Bản 13/12/2022 15:57Cần cơ chế giữ chân và thu hút nhân lực ngành điều dưỡng 25/10/2022 16:38Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng với điều dưỡng viên 14/09/2022 08:45Điều kiện, thủ tục đi học và làm điều dưỡng viên tại CHLB Đức 21/07/2022 11:02Sửa quy định chế độ điều dưỡng trong Công an nhân dân 11/05/2022 13:17 Hiện nay, theo hướng dẫn của WHO, Bộ Y tế đang tính toán nguồn nhân lực điều dưỡng dựa vào khối lượng công việc của nghề điều dưỡng theo nhu cầu về phân cấp chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện. Như vậy, mỗi bệnh viện sẽ tùy theo số lượng người bệnh đến khám, điều trị ở mức độ chăm sóc theo cấp 1, 2, 3 thì sẽ có tỉ lệ điều dưỡng tương ứng. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, công tác điều dưỡng cũng đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều nơi còn quan niệm "nghề điều dưỡng là phục vụ, làm theo y lệnh của bác sĩ". Nguồn nhân lực điều dưỡng thiếu nhiều về số lượng, năng lực chuyên môn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Công tác chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế còn phụ thuộc nhiều vào người nhà bệnh nhân. Điều dưỡng hành nghề chưa phù hợp với với văn bằng đào tạo. Đào tạo điều dưỡng cũng chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn và hội nhập... Năm nay, Hội đồng Điều dưỡng thế giới đã đưa ra thông điệp hành động nhân Ngày quốc tế Điều dưỡng, đó là "Điều dưỡng chúng ta – Tương lai của chúng ta". Với chiến dịch này, Thứ trưởng Bộ Y tế tin tưởng sẽ góp phần đưa công tác điều dưỡng từ giá trị vô hình trở nên vô giá trong sự nhìn nhận của các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng, cũng như tất cả những người đưa ra quyết định ảnh hưởng đến việc thực thi và cung cấp tài chính cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hiền Minh
Thúc đẩy công khai, minh bạch, khách quan trong hoạt động đấu giá tài sản
Ngày 28/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi) với nhiều nội dung được đại biểu và dư luận xã hội quan tâm như có giải pháp triệt để chống "quân xanh, quân đỏ", thông đồng, dìm giá, thổi giá, nhất là trong đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, tài sản nhà nước…
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo giải trình, làm rõ những nội dung lớn của Luật Đấu giá tài sản sửa đổi đại biểu Quốc hội quan tâm - Ảnh: VGP Bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Quảng Bình) cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản nhằm xã hội hóa, chuyển đổi số, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cấp về thể chế, thúc đẩy công khai, minh bạch, khách quan của hoạt động đấu giá, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. Qua nghiên cứu dự thảo và từ thực tiễn theo dõi công tác đấu giá tài sản, đại biểu Nguyễn Minh Tâm cơ bản nhất trí với nội dung và bố cục của dự thảo Luật. Góp ý cụ thể cho dự thảo Luật, đại biểu cho rằng: Các quy định của Luật Đấu giá tài sản hiện nay đang bỏ trống các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản. Quá trình tổ chức thi hành có ý kiến cho rằng, tổ chức đấu giá tài sản được làm những gì pháp luật không cấm, có quyền tự do thỏa thuận các giao dịch dân sự... Do đó, đại biểu đề nghị Luật cần bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản như: gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để dành lợi thế về cho mình hoặc cho tổ chức mình trong hành nghề đấu giá... Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn Long An) thống nhất và tin tưởng dự án Luật sẽ tháo gỡ vướng mắc, tiêu cực trong đấu giá tài sản. Thống nhất về mức tiền đặt trước, mức tiền đặt trước từ 5-20% đối với tài sản đặc thù, tài sản thông dụng thì do người có tài sản đấu giá quyết định. Do đó, đại biểu đề nghị giữ quy định như hiện hành. Quy định này là phù hợp tạo điều kiện thu hút nhiều cá nhân, tổ chức tham giá đấu giá. Nếu nâng tiền đặt trước lên quá cao sẽ giảm tính cạnh tranh và ít người tham gia đấu giá, dù thực tế có một số đối tượng tham gia đấu giá với mục đích không tốt và sẵn sàng chịu mất tiền cọc. Từ thực tế trên, đại biểu đề xuất người trúng đấu giá sau thời gian nhất định mà không nộp tiền và không chứng minh được lý do bất khả kháng thì bị phạt nộp thêm, bổ sung thêm chế tài xử phạt vi phạm hành chính. Về dừng phiên đấu giá, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cho biết ngoài những biểu hiện bất thường trong tham giá đấu giá như giá được trả tăng rất nhiều so với giá khởi điểm. Luật chưa quy định quyền của đấu giá viên hay quyền của người có tài sản đấu giá yêu cầu dừng cuộc đấu giá để xử lý các trường hợp trên. Hay đấu giá tài sản thi hành án dân sự mà số tiền đấu giá đã đủ để thi hành án chưa có quy định dừng đấu giá. Bổ sung quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án Góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn Ninh Bình) thống nhất với sự cần thiết sửa đổi luật, với các nhóm chính sách do Chính phủ trình; đồng thời đề nghị bổ sung phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật liên quan đến trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án. Về phạm vi sửa đổi bổ sung của dự thảo luật, qua nghiên cứu Luật Đấu giá tài sản hiện hành và thực tiễn thi hành về đấu giá tài sản trong thời gian qua, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo luật một số quy định để tạo cơ sở pháp lý trong quá trình tổ chức thực hiện. Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị bổ sung quy định về trình tự thủ tục đấu giá tài sản thi hành án. Theo quy định tài khoản 1 Điều 4 luật hiện hành và dự thảo luật, tài sản thi hành án thuộc trường hợp phải bán thông qua đấu giá, tuy nhiên luật hiện hành và dự thảo luật hiện nay chưa có quy định thủ tục riêng cho việc đấu giá tài sản thi hành án. Thực tiễn cho thấy, để đưa tài sản thi hành án ra bán đấu giá, thời gian thường kéo dài từ lúc kê biên thỏa thuận giá, lựa chọn tổ chức thẩm định giá, lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá... Trường hợp bán đấu giá khung thành thì giảm giá tài sản để tiếp tục bán. Mỗi hành vi công việc nêu trên của chấp hành viên, của các tổ chức cơ quan đều có thể bị chủ tài sản người phải thi hành án khởi kiện, tố cáo và quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo mất rất nhiều thời gian... Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cho rằng, hiện nay, trong hoạt động đấu giá còn những bất cập, tiêu cực như: Tình trạng "quân xanh, quân đỏ", thông đồng, khống chế giá; còn tình trạng thông đồng giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức bán đấu giá; quy định về áp dụng hình thức đấu giá trực tuyến còn một số hạn chế, bất cập... Do đó, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xử lý tài sản công, không để sơ hở, bất cập để các đối tượng tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đấu giá tài sản; tiếp tục nghiên cứu, quy định chặt chẽ về quyền và trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá tài sản, đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; quy định cụ thể về việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản, đặc biệt là đấu giá tài sản thuộc quyền sử hữu của Nhà nước; đối với tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước có mức giá khởi điểm trên 500 triệu đồng, buộc phải tiến hành đấu giá theo hình thức trực tuyến. Đối với tài sản thi hành án, đại biểu cho rằng, đây là tài sản đặc thù, mặt khác Chấp hành viên chỉ là người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo quy định của pháp luật (không phải là người sử dụng, người sở hữu tài sản). Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu có những quy định riêng cho phù hợp với các quy định về thi hành án cũng như bảo đảm tốt quyền lợi của người sở hữu, sử dụng tài sản. Đại biểu Trần Văn Khải: Việc sửa đổi là cần thiết và cấp thiết, góp phần ngăn chặn nhũng nhiễu, gây mất an ninh trật tự và thất thoát ngân sách trong lĩnh vực này - Ảnh: VGP Nghiên cứu, tiếp thu kỹ lưỡng ý kiến đại biểu Quốc hội Tham gia ý kiến hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn Lâm Đồng) cho biết, về tài sản đấu giá, dự thảo luật quy định, tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Đại biểu cho rằng quy định như vậy còn chung chung, vì theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Như vậy, tài sản bảo đảm là vật, bất động sản, động sản thì có thể đưa ra đấu giá được, còn nếu tài sản là tiền, giấy tờ có giá, thì bản thân tài sản đó đã có giá, không thể đấu giá được. Đại biểu đề nghị dự thảo luật sửa lại theo hướng: tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trừ tài sản bảo đảm là tiền, giấy tờ có giá. Đóng góp ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đồng tình với việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản lần này là hết sức cần thiết và cấp thiết, góp phần ngăn chặn nhũng nhiễu, lạm dụng gây mất an ninh trật tự và thất thoát ngân sách trong lĩnh vực này. Đại biểu Trần Văn Khải quan tâm đến đấu giá tải sản có giá trị lớn, khó định giá hay tài sản dạng "phi vật thể" như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng... Việc đấu giá tài sản này rất khác biệt, có nhiều bất cập cần nghiên cứu bổ sung quy định chặt chẽ hơn. Đặc biệt là các hành vi nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá tài sản như đấu giá quyền sử dụng đất... Trong Luật Đấu giá tài sản hiện hành, Khoản 5 Điều 9 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá tài sản không có quy định xác định nguồn lực tài chính của người tham gia đấu giá. Việc này dẫn đến tình trạng lợi dụng đấu giá làm rối loạn thị trường đất đai hay "đấu giá hộ" do không đủ nguồn lực tài chính, nhiều trường hợp "dựa hoàn toàn" vào ngân hàng bảo lãnh. Hay trường hợp bỏ cọc xảy ra không dễ thu tiền cọc. Hay trúng đấu giá xong triển khai dự án trì trễ... Đây là vấn để rất nghiêm trọng đã xảy ra phổ biến, đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất. Trong thực tiễn đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay cũng là lỗ hổng pháp lý lớn nhất là xác định năng lực tài chính "vốn thực có" của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất. Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề mà đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đã có 131 ý kiến thảo luận tại tổ và hội trường với hầu hết nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung luật nhằm giải quyết những vấn đề mới phát sinh trên thực tế hiện nay như: liệt kê tài sản bảo đảm, trình tự thủ tục rút gọn, chế tài với người trúng đấu giá mà bỏ, đấu giá để cho thuê tài sản... Theo đó, những ý kiến của đại biểu sẽ được Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu kỹ lưỡng. Theo Bộ trưởng, Chính phủ đặt vấn đề sửa đổi luật lần này trong bối cảnh pháp luật đấu giá hiện hành đang hoạt động bình thường. Qua tổng kết thi hành 5 năm qua, đấu giá khoảng 200.000 cuộc với trên 90% là tài sản công, trong khi thông lệ quốc tế chủ yếu là đấu giá tài sản tư. Số liệu hiện hành cho thấy đấu giá đang hoạt động bình thường. Trong lần sửa đổi này nhằm cập nhật các quy định của pháp luật hiện hành, bổ sung quy trình bán đấu giá, đặc biệt đối với tài sản đặc thù như hạ tầng giao thông vận tải, quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, tần số vô tuyến điện. Thực tế phát sinh một số vấn đề cần phải được xử lý và cũng hướng đến coi đấu giá là nghề chuyên nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cũng giải trình một số nội dung cụ thể về trình tự, thủ tục nhằm hạn chế "thông đồng, dìm giá", "quân xanh – quân đỏ"... Dự thảo Luật sửa đổi lần này cố gắng thiết kế công khai, minh bạch các quy trình thủ tục, kéo dài thời hạn cần thiết, quy định chặt chẽ hơn về hồ sơ, quy trình xét duyệt... và các quy định về điều kiện tham gia đấu giá, tiền đặt trước theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Bởi Luật Đấu giá tài sản là luật hình thức, còn các quy định về giá khởi điểm hay xử lý thì tuân theo pháp luật chuyên ngành. Về chế tài với người bỏ tiền đặt cọc sẽ nghiên cứu làm sâu sắc hơn nữa, góp ý hoàn thiện các quy định chuyên ngành. Bộ trưởng cho biết thêm, để thực hiện ngay tình thì còn nhiều yêu tố liên quan từ quy định chặt chẽ của pháp luật, đạo đức kinh doanh, đạo đức hành nghề, trách nhiệm người quản lý. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết: Ban soạn thảo quy định theo hướng cố gắng nâng tính chuyên nghiệp của tổ chức hành nghề và các đấu giá viên. Lê Sơn Tham khảo thêmCần thiết xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sảnTham khảo thêmSửa đổi Luật Đấu giá tài sản: Tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả xử lý tài sảnTham khảo thêmSửa đổi Luật Đấu giá tài sản: Khắc phục chồng chéo, bất cập, 'quân xanh, quân đỏ', thông đồng, dìm giáTham khảo thêmĐấu giá tài sản: Xử lý quyết liệt sẽ không có 'thông đồng, dìm giá'Tham khảo thêmKhắc phục tình trạng ‘thông đồng’, ‘dìm giá’, ‘sân sau’ trong đấu giá tài sản
Thúc đẩy công khai, minh bạch, khách quan trong hoạt động đấu giá tài sản Ngày 28/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi) với nhiều nội dung được đại biểu và dư luận xã hội quan tâm như có giải pháp triệt để chống "quân xanh, quân đỏ", thông đồng, dìm giá, thổi giá, nhất là trong đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, tài sản nhà nước… Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo giải trình, làm rõ những nội dung lớn của Luật Đấu giá tài sản sửa đổi đại biểu Quốc hội quan tâm - Ảnh: VGP Bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Quảng Bình) cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản nhằm xã hội hóa, chuyển đổi số, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cấp về thể chế, thúc đẩy công khai, minh bạch, khách quan của hoạt động đấu giá, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. Qua nghiên cứu dự thảo và từ thực tiễn theo dõi công tác đấu giá tài sản, đại biểu Nguyễn Minh Tâm cơ bản nhất trí với nội dung và bố cục của dự thảo Luật. Góp ý cụ thể cho dự thảo Luật, đại biểu cho rằng: Các quy định của Luật Đấu giá tài sản hiện nay đang bỏ trống các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản. Quá trình tổ chức thi hành có ý kiến cho rằng, tổ chức đấu giá tài sản được làm những gì pháp luật không cấm, có quyền tự do thỏa thuận các giao dịch dân sự... Do đó, đại biểu đề nghị Luật cần bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản như: gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để dành lợi thế về cho mình hoặc cho tổ chức mình trong hành nghề đấu giá... Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn Long An) thống nhất và tin tưởng dự án Luật sẽ tháo gỡ vướng mắc, tiêu cực trong đấu giá tài sản. Thống nhất về mức tiền đặt trước, mức tiền đặt trước từ 5-20% đối với tài sản đặc thù, tài sản thông dụng thì do người có tài sản đấu giá quyết định. Do đó, đại biểu đề nghị giữ quy định như hiện hành. Quy định này là phù hợp tạo điều kiện thu hút nhiều cá nhân, tổ chức tham giá đấu giá. Nếu nâng tiền đặt trước lên quá cao sẽ giảm tính cạnh tranh và ít người tham gia đấu giá, dù thực tế có một số đối tượng tham gia đấu giá với mục đích không tốt và sẵn sàng chịu mất tiền cọc. Từ thực tế trên, đại biểu đề xuất người trúng đấu giá sau thời gian nhất định mà không nộp tiền và không chứng minh được lý do bất khả kháng thì bị phạt nộp thêm, bổ sung thêm chế tài xử phạt vi phạm hành chính. Về dừng phiên đấu giá, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cho biết ngoài những biểu hiện bất thường trong tham giá đấu giá như giá được trả tăng rất nhiều so với giá khởi điểm. Luật chưa quy định quyền của đấu giá viên hay quyền của người có tài sản đấu giá yêu cầu dừng cuộc đấu giá để xử lý các trường hợp trên. Hay đấu giá tài sản thi hành án dân sự mà số tiền đấu giá đã đủ để thi hành án chưa có quy định dừng đấu giá. Bổ sung quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án Góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn Ninh Bình) thống nhất với sự cần thiết sửa đổi luật, với các nhóm chính sách do Chính phủ trình; đồng thời đề nghị bổ sung phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật liên quan đến trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án. Về phạm vi sửa đổi bổ sung của dự thảo luật, qua nghiên cứu Luật Đấu giá tài sản hiện hành và thực tiễn thi hành về đấu giá tài sản trong thời gian qua, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo luật một số quy định để tạo cơ sở pháp lý trong quá trình tổ chức thực hiện. Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị bổ sung quy định về trình tự thủ tục đấu giá tài sản thi hành án. Theo quy định tài khoản 1 Điều 4 luật hiện hành và dự thảo luật, tài sản thi hành án thuộc trường hợp phải bán thông qua đấu giá, tuy nhiên luật hiện hành và dự thảo luật hiện nay chưa có quy định thủ tục riêng cho việc đấu giá tài sản thi hành án. Thực tiễn cho thấy, để đưa tài sản thi hành án ra bán đấu giá, thời gian thường kéo dài từ lúc kê biên thỏa thuận giá, lựa chọn tổ chức thẩm định giá, lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá... Trường hợp bán đấu giá khung thành thì giảm giá tài sản để tiếp tục bán. Mỗi hành vi công việc nêu trên của chấp hành viên, của các tổ chức cơ quan đều có thể bị chủ tài sản người phải thi hành án khởi kiện, tố cáo và quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo mất rất nhiều thời gian... Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cho rằng, hiện nay, trong hoạt động đấu giá còn những bất cập, tiêu cực như: Tình trạng "quân xanh, quân đỏ", thông đồng, khống chế giá; còn tình trạng thông đồng giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức bán đấu giá; quy định về áp dụng hình thức đấu giá trực tuyến còn một số hạn chế, bất cập... Do đó, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xử lý tài sản công, không để sơ hở, bất cập để các đối tượng tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đấu giá tài sản; tiếp tục nghiên cứu, quy định chặt chẽ về quyền và trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá tài sản, đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; quy định cụ thể về việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản, đặc biệt là đấu giá tài sản thuộc quyền sử hữu của Nhà nước; đối với tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước có mức giá khởi điểm trên 500 triệu đồng, buộc phải tiến hành đấu giá theo hình thức trực tuyến. Đối với tài sản thi hành án, đại biểu cho rằng, đây là tài sản đặc thù, mặt khác Chấp hành viên chỉ là người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo quy định của pháp luật (không phải là người sử dụng, người sở hữu tài sản). Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu có những quy định riêng cho phù hợp với các quy định về thi hành án cũng như bảo đảm tốt quyền lợi của người sở hữu, sử dụng tài sản. Đại biểu Trần Văn Khải: Việc sửa đổi là cần thiết và cấp thiết, góp phần ngăn chặn nhũng nhiễu, gây mất an ninh trật tự và thất thoát ngân sách trong lĩnh vực này - Ảnh: VGP Nghiên cứu, tiếp thu kỹ lưỡng ý kiến đại biểu Quốc hội Tham gia ý kiến hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn Lâm Đồng) cho biết, về tài sản đấu giá, dự thảo luật quy định, tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Đại biểu cho rằng quy định như vậy còn chung chung, vì theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Như vậy, tài sản bảo đảm là vật, bất động sản, động sản thì có thể đưa ra đấu giá được, còn nếu tài sản là tiền, giấy tờ có giá, thì bản thân tài sản đó đã có giá, không thể đấu giá được. Đại biểu đề nghị dự thảo luật sửa lại theo hướng: tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trừ tài sản bảo đảm là tiền, giấy tờ có giá. Đóng góp ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đồng tình với việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản lần này là hết sức cần thiết và cấp thiết, góp phần ngăn chặn nhũng nhiễu, lạm dụng gây mất an ninh trật tự và thất thoát ngân sách trong lĩnh vực này. Đại biểu Trần Văn Khải quan tâm đến đấu giá tải sản có giá trị lớn, khó định giá hay tài sản dạng "phi vật thể" như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng... Việc đấu giá tài sản này rất khác biệt, có nhiều bất cập cần nghiên cứu bổ sung quy định chặt chẽ hơn. Đặc biệt là các hành vi nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá tài sản như đấu giá quyền sử dụng đất... Trong Luật Đấu giá tài sản hiện hành, Khoản 5 Điều 9 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá tài sản không có quy định xác định nguồn lực tài chính của người tham gia đấu giá. Việc này dẫn đến tình trạng lợi dụng đấu giá làm rối loạn thị trường đất đai hay "đấu giá hộ" do không đủ nguồn lực tài chính, nhiều trường hợp "dựa hoàn toàn" vào ngân hàng bảo lãnh. Hay trường hợp bỏ cọc xảy ra không dễ thu tiền cọc. Hay trúng đấu giá xong triển khai dự án trì trễ... Đây là vấn để rất nghiêm trọng đã xảy ra phổ biến, đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất. Trong thực tiễn đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay cũng là lỗ hổng pháp lý lớn nhất là xác định năng lực tài chính "vốn thực có" của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất. Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề mà đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đã có 131 ý kiến thảo luận tại tổ và hội trường với hầu hết nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung luật nhằm giải quyết những vấn đề mới phát sinh trên thực tế hiện nay như: liệt kê tài sản bảo đảm, trình tự thủ tục rút gọn, chế tài với người trúng đấu giá mà bỏ, đấu giá để cho thuê tài sản... Theo đó, những ý kiến của đại biểu sẽ được Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu kỹ lưỡng. Theo Bộ trưởng, Chính phủ đặt vấn đề sửa đổi luật lần này trong bối cảnh pháp luật đấu giá hiện hành đang hoạt động bình thường. Qua tổng kết thi hành 5 năm qua, đấu giá khoảng 200.000 cuộc với trên 90% là tài sản công, trong khi thông lệ quốc tế chủ yếu là đấu giá tài sản tư. Số liệu hiện hành cho thấy đấu giá đang hoạt động bình thường. Trong lần sửa đổi này nhằm cập nhật các quy định của pháp luật hiện hành, bổ sung quy trình bán đấu giá, đặc biệt đối với tài sản đặc thù như hạ tầng giao thông vận tải, quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, tần số vô tuyến điện. Thực tế phát sinh một số vấn đề cần phải được xử lý và cũng hướng đến coi đấu giá là nghề chuyên nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cũng giải trình một số nội dung cụ thể về trình tự, thủ tục nhằm hạn chế "thông đồng, dìm giá", "quân xanh – quân đỏ"... Dự thảo Luật sửa đổi lần này cố gắng thiết kế công khai, minh bạch các quy trình thủ tục, kéo dài thời hạn cần thiết, quy định chặt chẽ hơn về hồ sơ, quy trình xét duyệt... và các quy định về điều kiện tham gia đấu giá, tiền đặt trước theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Bởi Luật Đấu giá tài sản là luật hình thức, còn các quy định về giá khởi điểm hay xử lý thì tuân theo pháp luật chuyên ngành. Về chế tài với người bỏ tiền đặt cọc sẽ nghiên cứu làm sâu sắc hơn nữa, góp ý hoàn thiện các quy định chuyên ngành. Bộ trưởng cho biết thêm, để thực hiện ngay tình thì còn nhiều yêu tố liên quan từ quy định chặt chẽ của pháp luật, đạo đức kinh doanh, đạo đức hành nghề, trách nhiệm người quản lý. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết: Ban soạn thảo quy định theo hướng cố gắng nâng tính chuyên nghiệp của tổ chức hành nghề và các đấu giá viên. Lê Sơn Tham khảo thêmCần thiết xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sảnTham khảo thêmSửa đổi Luật Đấu giá tài sản: Tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả xử lý tài sảnTham khảo thêmSửa đổi Luật Đấu giá tài sản: Khắc phục chồng chéo, bất cập, 'quân xanh, quân đỏ', thông đồng, dìm giáTham khảo thêmĐấu giá tài sản: Xử lý quyết liệt sẽ không có 'thông đồng, dìm giá'Tham khảo thêmKhắc phục tình trạng ‘thông đồng’, ‘dìm giá’, ‘sân sau’ trong đấu giá tài sản
Điều chỉnh một số đơn vị hành chính thuộc 2 tỉnh
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị điều chỉnh một số đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bắc Giang và Thanh Hóa.
bonewsrelation eonewsrelation Mon Dec 25 2023 13:51:19 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Dec 25 2023 13:51:19 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Dec 25 2023 14:05:56 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Một góc Việt Yên, Bắc Giang. Thành lập thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Cụ thể, tại Nghị quyết số 938/NQ-UBTVQH15, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: 1- Thành lập thị xã Việt Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 171,01 km2 và quy mô dân số là 229.162 người của huyện Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang. Thị xã Việt Yên giáp thành phố Bắc Giang, các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng và tỉnh Bắc Ninh. 2- Thành lập 09 phường thuộc thị xã Việt Yên như sau: a) Thành lập phường Bích Động trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 12,80 km2 và quy mô dân số là 19.470 người của thị trấn Bích Động. Phường Bích Động giáp các phường Hồng Thái, Nếnh, Quảng Minh, Tự Lạn, các xã Minh Đức, Nghĩa Trung, Trung Sơn; b) Thành lập phường Nếnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 12,51 km2 và quy mô dân số là 27.246 người của thị trấn Nếnh. Phường Nếnh giáp các phường Bích Động, Hồng Thái, Ninh Sơn, Quang Châu, Quảng Minh, Tăng Tiến, Vân Trung và huyện Yên Dũng; c) Thành lập phường Tăng Tiến trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,79 km2 và quy mô dân số là 11.100 người của xã Tăng Tiến. Phường Tăng Tiến giáp phường Hồng Thái, phường Nếnh; huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang; d) Thành lập phường Hồng Thái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,90 km2 và quy mô dân số là 15.601 người của xã Hồng Thái. Phường Hồng Thái giáp các phường Bích Động, Nếnh, Tăng Tiến, xã Nghĩa Trung và thành phố Bắc Giang; đ) Thành lập phường Quảng Minh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,46 km2 và quy mô dân số là 12.573 người của xã Quảng Minh. Phường Quảng Minh giáp các phường Bích Động, Nếnh, Ninh Sơn và xã Trung Sơn; e) Thành lập phường Ninh Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,99 km2 và quy mô dân số là 10.203 người của xã Ninh Sơn. Phường Ninh Sơn giáp các phường Nếnh, Quang Châu, Quảng Minh, các xã Tiên Sơn, Trung Sơn và tỉnh Bắc Ninh; g) Thành lập phường Vân Trung trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,67 km2 và quy mô dân số là 9.792 người của xã Vân Trung. Phường Vân Trung giáp phường Nếnh, phường Quang Châu; huyện Yên Dũng và tỉnh Bắc Ninh; h) Thành lập phường Quang Châu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,01 km2 và quy mô dân số là 15.001 người của xã Quang Châu. Phường Quang Châu giáp các phường Nếnh, Ninh Sơn, Vân Trung và tỉnh Bắc Ninh; i) Thành lập phường Tự Lạn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,17 km2 và quy mô dân số là 9.241 người của xã Tự Lạn. Phường Tự Lạn giáp phường Bích Động, các xã Hương Mai, Minh Đức, Thượng Lan, Trung Sơn, Việt Tiến. Sau khi thành lập, thị xã Việt Yên có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 phường: Bích Động, Hồng Thái, Nếnh, Ninh Sơn, Quang Châu, Quảng Minh, Tăng Tiến, Tự Lạn, Vân Trung và 08 xã: Hương Mai, Nghĩa Trung, Minh Đức, Thượng Lan, Tiên Sơn, Trung Sơn, Vân Hà, Việt Tiến; Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 08 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố; 209 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 175 xã, 19 phường và 15 thị trấn. Tại Nghị quyết số 938/NQ-UBTVQH15, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết nghị: - Thành lập Tòa án nhân dân thị xã Việt Yên trên cơ sở kế thừa Tòa án nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Thành lập Viện kiểm sát nhân dân thị xã Việt Yên trên cơ sở kế thừa Viện kiểm sát nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Tỉnh Thanh Hóa: Nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa; thành lập thị trấn Hậu Hiền Tại Nghị quyết số 939/NQ-UBTVQH15, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: 1- Nhập xã Thiệu Phú với toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,53 km2 và quy mô dân số là 9.175 người vào thị trấn Thiệu Hóa. Sau khi nhập, thị trấn Thiệu Hóa có diện tích tự nhiên là 17,21 km2 và quy mô dân số là 28.352 người. Thị trấn Thiệu Hóa giáp các xã Tân Châu, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Long, Thiệu Nguyên, Thiệu Phúc, Thiệu Trung, Thiệu Vận và huyện Đông Sơn. 2- Thành lập thị trấn Hậu Hiền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,41 km2 và quy mô dân số là 12.061 người của xã Minh Tâm. Thị trấn Hậu Hiền giáp các xã Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Thiệu Phúc, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Vũ và huyện Triệu Sơn. Sau khi nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã và 02 thị trấn; tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 23 huyện, 02 thị xã và 02 thành phố, 558 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 467 xã, 60 phường và 31 thị trấn. Vũ Phương Nhi Tham khảo thêmĐông đảo cử tri ủng hộ thành lập thị trấn Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuTham khảo thêmLiên ngành Trung ương khảo sát hiện trạng thành lập thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc NinhTham khảo thêmPhú Yên: Công bố Nghị quyết thành lập thị xã Đông Hòa
Điều chỉnh một số đơn vị hành chính thuộc 2 tỉnh Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị điều chỉnh một số đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bắc Giang và Thanh Hóa. bonewsrelation eonewsrelation Mon Dec 25 2023 13:51:19 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Dec 25 2023 13:51:19 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Dec 25 2023 14:05:56 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Một góc Việt Yên, Bắc Giang. Thành lập thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Cụ thể, tại Nghị quyết số 938/NQ-UBTVQH15, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: 1- Thành lập thị xã Việt Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 171,01 km2 và quy mô dân số là 229.162 người của huyện Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang. Thị xã Việt Yên giáp thành phố Bắc Giang, các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng và tỉnh Bắc Ninh. 2- Thành lập 09 phường thuộc thị xã Việt Yên như sau: a) Thành lập phường Bích Động trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 12,80 km2 và quy mô dân số là 19.470 người của thị trấn Bích Động. Phường Bích Động giáp các phường Hồng Thái, Nếnh, Quảng Minh, Tự Lạn, các xã Minh Đức, Nghĩa Trung, Trung Sơn; b) Thành lập phường Nếnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 12,51 km2 và quy mô dân số là 27.246 người của thị trấn Nếnh. Phường Nếnh giáp các phường Bích Động, Hồng Thái, Ninh Sơn, Quang Châu, Quảng Minh, Tăng Tiến, Vân Trung và huyện Yên Dũng; c) Thành lập phường Tăng Tiến trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,79 km2 và quy mô dân số là 11.100 người của xã Tăng Tiến. Phường Tăng Tiến giáp phường Hồng Thái, phường Nếnh; huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang; d) Thành lập phường Hồng Thái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,90 km2 và quy mô dân số là 15.601 người của xã Hồng Thái. Phường Hồng Thái giáp các phường Bích Động, Nếnh, Tăng Tiến, xã Nghĩa Trung và thành phố Bắc Giang; đ) Thành lập phường Quảng Minh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,46 km2 và quy mô dân số là 12.573 người của xã Quảng Minh. Phường Quảng Minh giáp các phường Bích Động, Nếnh, Ninh Sơn và xã Trung Sơn; e) Thành lập phường Ninh Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,99 km2 và quy mô dân số là 10.203 người của xã Ninh Sơn. Phường Ninh Sơn giáp các phường Nếnh, Quang Châu, Quảng Minh, các xã Tiên Sơn, Trung Sơn và tỉnh Bắc Ninh; g) Thành lập phường Vân Trung trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,67 km2 và quy mô dân số là 9.792 người của xã Vân Trung. Phường Vân Trung giáp phường Nếnh, phường Quang Châu; huyện Yên Dũng và tỉnh Bắc Ninh; h) Thành lập phường Quang Châu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,01 km2 và quy mô dân số là 15.001 người của xã Quang Châu. Phường Quang Châu giáp các phường Nếnh, Ninh Sơn, Vân Trung và tỉnh Bắc Ninh; i) Thành lập phường Tự Lạn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,17 km2 và quy mô dân số là 9.241 người của xã Tự Lạn. Phường Tự Lạn giáp phường Bích Động, các xã Hương Mai, Minh Đức, Thượng Lan, Trung Sơn, Việt Tiến. Sau khi thành lập, thị xã Việt Yên có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 phường: Bích Động, Hồng Thái, Nếnh, Ninh Sơn, Quang Châu, Quảng Minh, Tăng Tiến, Tự Lạn, Vân Trung và 08 xã: Hương Mai, Nghĩa Trung, Minh Đức, Thượng Lan, Tiên Sơn, Trung Sơn, Vân Hà, Việt Tiến; Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 08 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố; 209 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 175 xã, 19 phường và 15 thị trấn. Tại Nghị quyết số 938/NQ-UBTVQH15, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết nghị: - Thành lập Tòa án nhân dân thị xã Việt Yên trên cơ sở kế thừa Tòa án nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Thành lập Viện kiểm sát nhân dân thị xã Việt Yên trên cơ sở kế thừa Viện kiểm sát nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Tỉnh Thanh Hóa: Nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa; thành lập thị trấn Hậu Hiền Tại Nghị quyết số 939/NQ-UBTVQH15, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: 1- Nhập xã Thiệu Phú với toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,53 km2 và quy mô dân số là 9.175 người vào thị trấn Thiệu Hóa. Sau khi nhập, thị trấn Thiệu Hóa có diện tích tự nhiên là 17,21 km2 và quy mô dân số là 28.352 người. Thị trấn Thiệu Hóa giáp các xã Tân Châu, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Long, Thiệu Nguyên, Thiệu Phúc, Thiệu Trung, Thiệu Vận và huyện Đông Sơn. 2- Thành lập thị trấn Hậu Hiền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,41 km2 và quy mô dân số là 12.061 người của xã Minh Tâm. Thị trấn Hậu Hiền giáp các xã Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Thiệu Phúc, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Vũ và huyện Triệu Sơn. Sau khi nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã và 02 thị trấn; tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 23 huyện, 02 thị xã và 02 thành phố, 558 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 467 xã, 60 phường và 31 thị trấn. Vũ Phương Nhi Tham khảo thêmĐông đảo cử tri ủng hộ thành lập thị trấn Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuTham khảo thêmLiên ngành Trung ương khảo sát hiện trạng thành lập thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc NinhTham khảo thêmPhú Yên: Công bố Nghị quyết thành lập thị xã Đông Hòa
Lần đầu tiên Việt Nam làm chủ kĩ thuật điều trị rối loạn nhịp tim phức tạp
(Chinhphu.vn) – Viện Tim mạch Việt Nam vừa được Bộ Y tế cho phép triển khai và thực hiện kỹ thuật mới “triệt đốt bằng nhiệt lạnh điều trị rung nhĩ”. Đây là trung tâm đầu tiên ở nước ta làm chủ kỹ thuật mới này.
Lần đầu tiên Việt Nam làm chủ kĩ thuật mới điều trị rối loạn nhịp tim phức tạp - Ảnh: VGP/PT PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cho biết, Viện vừa thực hiện thành công ca can thiệp triệt đốt rung nhĩ sử dụng công nghệ tiên tiến là bóng áp lạnh (Cryo balloon) để cô lập các tĩnh mạch phổi của bệnh nhân. Bệnh nhân là anh Ngô Bá L, 39 tuổi, bị rung nhĩ kịch phát từ năm 2021. Các cơn rung nhĩ thường xuyên xuất hiện gây nhiều triệu chứng đánh trống ngực, mệt mỏi. Bệnh nhân đã được các bác sĩ điều trị bằng thuốc chống rối loạn nhịp nhưng ngày càng đáp ứng kém. Gần đây, các cơn rung nhĩ dày hơn và kéo dài, khiến bệnh nhân lo lắng nhiều, chất lượng cuộc sống giảm sút, đặc biệt bắt đầu xuất hiện các triệu chứng suy tim. Trước những diễn biến nặng của rung nhĩ trên một người bệnh còn trẻ tuổi, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng cùng với các chuyên gia rối loạn nhịp của Viện đã tiến hành hội chẩn và đưa ra chỉ định can thiệp điều trị rung nhĩ. Ca thủ thuật thành công kéo dài 2 tiếng đồng hồ, giảm 1/2 thời gian so với kỹ thuật trước đó. Ảnh: VGP/PT Tuy nhiên, lần này, các bác sĩ đã quyết định sử dụng công nghệ mới là bóng áp lạnh để cô lập các tĩnh mạch phổi nhằm ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp tái phát và vãn hồi chức năng tim bị suy giảm. Nếu triển khai này thành công, thủ thuật sẽ giúp bệnh nhân có cuộc sống và sinh hoạt bình thường trở lại. Viện Tim mạch QG làm chủ kỹ thuật thay van động mạch chủ qua ống thông 10/07/2020 15:22Bệnh viện tim mạch - đột quỵ đầu tiên tại ĐBSCL đi vào hoạt động 20/02/2019 16:30Tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở vật chất phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế 26/06/2023 16:17Truyền ối – kỹ thuật mới giúp giữ thai nhi từ 16 tuần 11/12/2020 16:26Nâng cao nhận thức về dự phòng, kiểm soát bệnh tim mạch, thận, chuyển hóa, phổi kẽ 17/06/2023 20:17 Kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng bóng áp lạnh đã được thực hiện trên thế giới từ năm 2013 với tỉ lệ thành công cao và an toàn. Đặc biệt, ưu điểm rất lớn của kỹ thuật là đơn giản hóa, thời gian thực hiện được rút ngắn 50% so với các biện pháp triệt đốt rung nhĩ thông thường khác, vì không cần phải sử dụng các đầu điện cực đốt để dò tìm triệt đốt nhiều điểm vòng quanh lỗ vào của tĩnh mạch phổi theo cách truyền thống. Các bác sĩ chỉ cần bơm bóng bịt lỗ vào của tĩnh mạch phổi và thực hiện áp lạnh thông qua bơm ni tơ lỏng lạnh sâu vào trong lòng bóng. Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, biện pháp này vừa có hiệu quả về chuyên môn vừa làm tăng sự thoải mái cho người bệnh và giảm gánh nặng công việc, nguy cơ chiếu tia X kéo dài với thầy thuốc. Ngày 31/10, TS. Phan Đình Phong, Trưởng phòng Điện sinh lý học tim (Viện Tim mạch Việt Nam) cùng ekip can thiệp đã thực hiện an toàn và thành công thủ thuật này trong vòng 2 giờ. Hiện, sức khoẻ bệnh nhân phục hồi tốt. Trước đó, từ năm 2009, Viện Tim mạch Việt Nam đã triển khai thường quy kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio. Tuy nhiên, thời gian thực hiện thủ thuật thường kéo dài 3-5 giờ. Với kỹ thuật triệt đốt nhiệt lạnh giúp giảm thời gian thủ thuật xuống còn 1-2 giờ nhưng vẫn đảm bảo an toàn và có hiệu quả tương đương. "Việc làm chủ được các kĩ thuật tiên tiến điều trị rung nhĩ đã mở thêm hy vọng và cơ hội cho các bệnh nhân Việt Nam. Người mắc rung nhĩ không cần phải ra nước ngoài chữa bệnh với chi phí cao hơn nhiều lần ở trong nước", PGS Phạm Mạnh Hùng chia sẻ. Thời gian tới, Viện Tim mạch Việt Nam sẽ triển khai thường quy kỹ thuật mũi nhọn này và có kế hoạch đào tạo, chuyển giao tới các trung tâm tim mạch khác trên cả nước. HM
Lần đầu tiên Việt Nam làm chủ kĩ thuật điều trị rối loạn nhịp tim phức tạp (Chinhphu.vn) – Viện Tim mạch Việt Nam vừa được Bộ Y tế cho phép triển khai và thực hiện kỹ thuật mới “triệt đốt bằng nhiệt lạnh điều trị rung nhĩ”. Đây là trung tâm đầu tiên ở nước ta làm chủ kỹ thuật mới này. Lần đầu tiên Việt Nam làm chủ kĩ thuật mới điều trị rối loạn nhịp tim phức tạp - Ảnh: VGP/PT PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cho biết, Viện vừa thực hiện thành công ca can thiệp triệt đốt rung nhĩ sử dụng công nghệ tiên tiến là bóng áp lạnh (Cryo balloon) để cô lập các tĩnh mạch phổi của bệnh nhân. Bệnh nhân là anh Ngô Bá L, 39 tuổi, bị rung nhĩ kịch phát từ năm 2021. Các cơn rung nhĩ thường xuyên xuất hiện gây nhiều triệu chứng đánh trống ngực, mệt mỏi. Bệnh nhân đã được các bác sĩ điều trị bằng thuốc chống rối loạn nhịp nhưng ngày càng đáp ứng kém. Gần đây, các cơn rung nhĩ dày hơn và kéo dài, khiến bệnh nhân lo lắng nhiều, chất lượng cuộc sống giảm sút, đặc biệt bắt đầu xuất hiện các triệu chứng suy tim. Trước những diễn biến nặng của rung nhĩ trên một người bệnh còn trẻ tuổi, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng cùng với các chuyên gia rối loạn nhịp của Viện đã tiến hành hội chẩn và đưa ra chỉ định can thiệp điều trị rung nhĩ. Ca thủ thuật thành công kéo dài 2 tiếng đồng hồ, giảm 1/2 thời gian so với kỹ thuật trước đó. Ảnh: VGP/PT Tuy nhiên, lần này, các bác sĩ đã quyết định sử dụng công nghệ mới là bóng áp lạnh để cô lập các tĩnh mạch phổi nhằm ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp tái phát và vãn hồi chức năng tim bị suy giảm. Nếu triển khai này thành công, thủ thuật sẽ giúp bệnh nhân có cuộc sống và sinh hoạt bình thường trở lại. Viện Tim mạch QG làm chủ kỹ thuật thay van động mạch chủ qua ống thông 10/07/2020 15:22Bệnh viện tim mạch - đột quỵ đầu tiên tại ĐBSCL đi vào hoạt động 20/02/2019 16:30Tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở vật chất phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế 26/06/2023 16:17Truyền ối – kỹ thuật mới giúp giữ thai nhi từ 16 tuần 11/12/2020 16:26Nâng cao nhận thức về dự phòng, kiểm soát bệnh tim mạch, thận, chuyển hóa, phổi kẽ 17/06/2023 20:17 Kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng bóng áp lạnh đã được thực hiện trên thế giới từ năm 2013 với tỉ lệ thành công cao và an toàn. Đặc biệt, ưu điểm rất lớn của kỹ thuật là đơn giản hóa, thời gian thực hiện được rút ngắn 50% so với các biện pháp triệt đốt rung nhĩ thông thường khác, vì không cần phải sử dụng các đầu điện cực đốt để dò tìm triệt đốt nhiều điểm vòng quanh lỗ vào của tĩnh mạch phổi theo cách truyền thống. Các bác sĩ chỉ cần bơm bóng bịt lỗ vào của tĩnh mạch phổi và thực hiện áp lạnh thông qua bơm ni tơ lỏng lạnh sâu vào trong lòng bóng. Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, biện pháp này vừa có hiệu quả về chuyên môn vừa làm tăng sự thoải mái cho người bệnh và giảm gánh nặng công việc, nguy cơ chiếu tia X kéo dài với thầy thuốc. Ngày 31/10, TS. Phan Đình Phong, Trưởng phòng Điện sinh lý học tim (Viện Tim mạch Việt Nam) cùng ekip can thiệp đã thực hiện an toàn và thành công thủ thuật này trong vòng 2 giờ. Hiện, sức khoẻ bệnh nhân phục hồi tốt. Trước đó, từ năm 2009, Viện Tim mạch Việt Nam đã triển khai thường quy kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio. Tuy nhiên, thời gian thực hiện thủ thuật thường kéo dài 3-5 giờ. Với kỹ thuật triệt đốt nhiệt lạnh giúp giảm thời gian thủ thuật xuống còn 1-2 giờ nhưng vẫn đảm bảo an toàn và có hiệu quả tương đương. "Việc làm chủ được các kĩ thuật tiên tiến điều trị rung nhĩ đã mở thêm hy vọng và cơ hội cho các bệnh nhân Việt Nam. Người mắc rung nhĩ không cần phải ra nước ngoài chữa bệnh với chi phí cao hơn nhiều lần ở trong nước", PGS Phạm Mạnh Hùng chia sẻ. Thời gian tới, Viện Tim mạch Việt Nam sẽ triển khai thường quy kỹ thuật mũi nhọn này và có kế hoạch đào tạo, chuyển giao tới các trung tâm tim mạch khác trên cả nước. HM
Infographic: Biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trở lại các ca nhiễm. Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống để ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng.
Biện pháp phòng chống COVID-19 trong tình hình mới Cách khử khuẩn phòng chống COVID-19 trong tình hình mới
Infographic: Biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trở lại các ca nhiễm. Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống để ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng. Biện pháp phòng chống COVID-19 trong tình hình mới Cách khử khuẩn phòng chống COVID-19 trong tình hình mới
Các bất cập liên quan đến mua sắm y tế sẽ được giải quyết
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận khẳng định: Các bất cập liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc và thanh toán bảo hiểm y tế sẽ được giải quyết.
Fri Mar 03 2023 18:42:47 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Fri Mar 03 2023 18:42:47 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận khẳng định: Các bất cập liên quan đến mua sắm trang tiết bị y tế, thuốc và thanh toán bảo hiểm y tế sẽ được giải quyết. Ảnh VGP/Nhật Bắc Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, báo chí nêu vấn đề: Việc thiếu thuốc vật tư, trang thiết bị y tế hiện nay đang diễn ra tương đối nghiêm trọng tại một số bệnh viện. Bệnh viện Việt Đức phải tạm dừng một số hoạt động mang tính chất chưa thực sự cấp thiết. Bộ Y tế có giải pháp gì để tháo gỡ thực trạng đã kéo dài thời qua này? Dự kiến bao giờ tình trạng này sẽ chấm dứt? Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận: Về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vừa qua diễn ra ở một số bệnh viện, cơ sở y tế, có một số nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, sau dịch bệnh nguồn cung về hàng hóa, đặc biệt là trang thiết bị, thuốc có dấu hiện khan hiếm; giá cả biến động, có loại biến động cao. Thứ hai, nhu cầu khám bệnh của nhân dân sau dịch bệnh cũng tăng rất nhiều. Thứ ba, một số hợp đồng cung ứng trước đây đã kí, nhiều hợp đồng liên quan đến hóa chất, vật tư thời hạn chỉ 1 năm, đăng ký tháng 7 năm ngoái thì đến tháng 7 năm nay là hết hạn. Theo Nghị quyết 144 của Chính phủ, các hợp đồng đó không được tiếp tục, hiện chúng ta đang tháo gỡ. Thứ tư, tình trạng gia hạn cấp giấy phép bị quá tải. Thứ năm, nhiều gói thầu không tìm được nhà thầu mua sắm. Có gói thầu phải đấu thầu 2, 3 lần mới có người cung ứng. Thứ sáu là nhân lực thực hiện công tác đấu thầu không đáp ứng yêu cầu. Thứ bảy là có tâm lý e ngại trong việc mua sắm các loại hàng hóa, đặc biệt là trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế... Tất cả các loại thuốc đã đăng ký sẽ tiếp tục lưu hành Thời gian qua, Bộ Y tế rất tích cực phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ giải pháp tháo gỡ, đặc biệt là trong lĩnh vực mua sắm trang thiết bị, vật tư, thuốc. Cụ thể, đã tham mưu Chính phủ để báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết số 80 cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc đã hết hạn. Đến ngày hôm qua, Bộ Y tế đã gia hạn hơn 9.000 giấy phép. Có thể nói các giấy phép về lưu hành thuốc đến nay đã gia hạn hết. Như vậy, tất cả các loại thuốc trên thị trường đã đăng ký trước đây sẽ được tiếp tục lưu hành. Sớm giải quyết các bất cập liên quan đến mua sắm y tế Thứ trưởng Lê Đức Luận cho biết, hôm qua, Bộ Y tế cũng trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 98, chắc rất sớm sẽ ký. Đồng thời hôm nay, Chính phủ đang họp để sửa và tiếp tục kéo dài thời gian hiệu lực của Nghị quyết 144 ngày 5/11/2022 về đảm bảo trang thiết bị y tế, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. Các bất cập liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc và thanh toán bảo hiểm y tế sẽ được giải quyết. Trong đó tập trung giải quyết vướng mắc về giá. Trước đây yêu cầu phải có 3 báo giá nhưng có mặt hàng không thể lấy đủ 3 báo giá, đó là những mặt hàng độc quyền. Cho nên nội dung này phải sửa theo hướng chấp nhận có những trường hợp chỉ có 1, 2 báo giá. Bên cạnh đó, trang thiết bị y tế cùng cấu hình, cùng tính năng nhưng nguồn gốc, xuất xứ, nhà sản xuất khác nhau thì giá khác nhau, nếu cứ lấy giá thấp nhất thì có thể sẽ không đảm bảo chất lượng. Chúng tôi cũng đang trình theo hướng Hội đồng khoa học của cơ sở y tế sẽ quyết định lựa chọn loại nào phù hợp với yêu cầu sử dụng, chứ không phải là cứ lấy giá thấp nhất. Nếu giải quyết được vấn đề đó thì sẽ tháo gỡ được khó khăn vướng mắc hiện nay cho các cơ sở y tế. Ngay sau khi các văn bản được ban hành thì các đơn vị có thể tiến hành đấu thầu mua sắm các loại vật tư, hóa chất, trang thiết bị, thuốc để thực hiện mua sắm, đảm bảo được nhu cầu. Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế Trước tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế chưa được khắc phục triệt để, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, tổ chức ngày 3/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan tập trung xử lý triệt để, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu để giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, bảo đảm yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân, trong đó có việc hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế. Triển khai quyết liệt các giải pháp để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế Trước đó, ngày 25/2/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 72/CĐ-TTg về việc tiếp tục các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh. Nội dung công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện việc mua sắm, cung ứng đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập ở trung ương, địa phương thiếu thuốc, trang thiết bị y tế cục bộ ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền lợi của người dân khi khám bệnh, chữa bệnh. Để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Thứ nhất, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, khẩn trương kiểm tra, nắm tình hình, kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc quyền quản lý triển khai quyết liệt các giải pháp cần thiết để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, linh hoạt trong việc lập kế hoạch mua sắm, đấu thầu và tổ chức các giải pháp để có đủ thuốc, trang thiết bị y tế cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền về các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu, cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế. Phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, dám nghĩ, dám làm trong tổ chức mua sắm, đấu thầu bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm. Bộ Y tế khẩn trương ban hành hoặc trình ban hành các văn bản tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong mua sắm y tế Thứ ba, Bộ Y tế có trách nhiệm: Khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc pháp lý trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, trong đó tập trung hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 05/11/2022 về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Rà soát cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà gây phiền hà, khó khăn cho việc thực hiện thủ tục mua sắm thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm phục vụ khám chữa bệnh; đẩy nhanh tiến độ cấp phép lưu hành đối với thuốc, trang thiết bị y tế; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế thực hiện theo pháp luật. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kịp thời hướng dẫn các đơn vị, các cơ sở y tế, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế ở một số cơ sở khám, chữa bệnh trong Quý I/2023, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh, kéo dài không dám chịu trách nhiệm. Khẩn trương rà soát, đánh giá cụ thể việc tiếp nhận máy móc, trang thiết bị y tế đã qua sử dụng do tổ chức, cá nhân tặng, cho, đóng góp, tài trợ, viện trợ cho các cơ sở y tế sử dụng phục vụ khám, chữa bệnh; trên cơ sở đó, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan đề xuất giải pháp cụ thể để đưa các trang thiết bị này vào sử dụng tránh lãng phí các nguồn lực, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ KHĐT khẩn trương hướng dẫn địa phương đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế Thứ tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: Khẩn trương hướng dẫn kịp thời, kỹ lưỡng các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền, trong đó tập trung hướng dẫn việc nhà thầu được phép cung cấp máy cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi trúng thầu vật tư, hóa chất. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn lập giá kế hoạch phục vụ mua sắm, đấu thầu bảo đảm thuận lợi cho các cơ sở y tế, bảo đảm công khai, minh bạch. Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các quy định về đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế trong dự án Luật Đấu thầu bảo đảm phù hợp với đặc thù của ngành y tế. Khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế trong tháng 3/2023 Thứ năm, Bộ Tài chính có trách nhiệm khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công và sử dụng kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định; đặc biệt là các vấn đề về: xây dựng dự toán mua sắm, dự toán thu chi. Thứ sáu, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin, phản ánh liên quan đến thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế, nguồn nhân lực tại các bệnh viện bảo đảm tính chính xác, kịp thời, trung thực, khách quan, phù hợp, hiệu quả. Thứ bẩy, Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tháng 3 năm 2023./.
Các bất cập liên quan đến mua sắm y tế sẽ được giải quyết Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận khẳng định: Các bất cập liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc và thanh toán bảo hiểm y tế sẽ được giải quyết. Fri Mar 03 2023 18:42:47 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- -- Fri Mar 03 2023 18:42:47 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận khẳng định: Các bất cập liên quan đến mua sắm trang tiết bị y tế, thuốc và thanh toán bảo hiểm y tế sẽ được giải quyết. Ảnh VGP/Nhật Bắc Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, báo chí nêu vấn đề: Việc thiếu thuốc vật tư, trang thiết bị y tế hiện nay đang diễn ra tương đối nghiêm trọng tại một số bệnh viện. Bệnh viện Việt Đức phải tạm dừng một số hoạt động mang tính chất chưa thực sự cấp thiết. Bộ Y tế có giải pháp gì để tháo gỡ thực trạng đã kéo dài thời qua này? Dự kiến bao giờ tình trạng này sẽ chấm dứt? Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận: Về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vừa qua diễn ra ở một số bệnh viện, cơ sở y tế, có một số nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, sau dịch bệnh nguồn cung về hàng hóa, đặc biệt là trang thiết bị, thuốc có dấu hiện khan hiếm; giá cả biến động, có loại biến động cao. Thứ hai, nhu cầu khám bệnh của nhân dân sau dịch bệnh cũng tăng rất nhiều. Thứ ba, một số hợp đồng cung ứng trước đây đã kí, nhiều hợp đồng liên quan đến hóa chất, vật tư thời hạn chỉ 1 năm, đăng ký tháng 7 năm ngoái thì đến tháng 7 năm nay là hết hạn. Theo Nghị quyết 144 của Chính phủ, các hợp đồng đó không được tiếp tục, hiện chúng ta đang tháo gỡ. Thứ tư, tình trạng gia hạn cấp giấy phép bị quá tải. Thứ năm, nhiều gói thầu không tìm được nhà thầu mua sắm. Có gói thầu phải đấu thầu 2, 3 lần mới có người cung ứng. Thứ sáu là nhân lực thực hiện công tác đấu thầu không đáp ứng yêu cầu. Thứ bảy là có tâm lý e ngại trong việc mua sắm các loại hàng hóa, đặc biệt là trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế... Tất cả các loại thuốc đã đăng ký sẽ tiếp tục lưu hành Thời gian qua, Bộ Y tế rất tích cực phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ giải pháp tháo gỡ, đặc biệt là trong lĩnh vực mua sắm trang thiết bị, vật tư, thuốc. Cụ thể, đã tham mưu Chính phủ để báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết số 80 cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc đã hết hạn. Đến ngày hôm qua, Bộ Y tế đã gia hạn hơn 9.000 giấy phép. Có thể nói các giấy phép về lưu hành thuốc đến nay đã gia hạn hết. Như vậy, tất cả các loại thuốc trên thị trường đã đăng ký trước đây sẽ được tiếp tục lưu hành. Sớm giải quyết các bất cập liên quan đến mua sắm y tế Thứ trưởng Lê Đức Luận cho biết, hôm qua, Bộ Y tế cũng trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 98, chắc rất sớm sẽ ký. Đồng thời hôm nay, Chính phủ đang họp để sửa và tiếp tục kéo dài thời gian hiệu lực của Nghị quyết 144 ngày 5/11/2022 về đảm bảo trang thiết bị y tế, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. Các bất cập liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc và thanh toán bảo hiểm y tế sẽ được giải quyết. Trong đó tập trung giải quyết vướng mắc về giá. Trước đây yêu cầu phải có 3 báo giá nhưng có mặt hàng không thể lấy đủ 3 báo giá, đó là những mặt hàng độc quyền. Cho nên nội dung này phải sửa theo hướng chấp nhận có những trường hợp chỉ có 1, 2 báo giá. Bên cạnh đó, trang thiết bị y tế cùng cấu hình, cùng tính năng nhưng nguồn gốc, xuất xứ, nhà sản xuất khác nhau thì giá khác nhau, nếu cứ lấy giá thấp nhất thì có thể sẽ không đảm bảo chất lượng. Chúng tôi cũng đang trình theo hướng Hội đồng khoa học của cơ sở y tế sẽ quyết định lựa chọn loại nào phù hợp với yêu cầu sử dụng, chứ không phải là cứ lấy giá thấp nhất. Nếu giải quyết được vấn đề đó thì sẽ tháo gỡ được khó khăn vướng mắc hiện nay cho các cơ sở y tế. Ngay sau khi các văn bản được ban hành thì các đơn vị có thể tiến hành đấu thầu mua sắm các loại vật tư, hóa chất, trang thiết bị, thuốc để thực hiện mua sắm, đảm bảo được nhu cầu. Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế Trước tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế chưa được khắc phục triệt để, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, tổ chức ngày 3/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan tập trung xử lý triệt để, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu để giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, bảo đảm yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân, trong đó có việc hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế. Triển khai quyết liệt các giải pháp để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế Trước đó, ngày 25/2/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 72/CĐ-TTg về việc tiếp tục các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh. Nội dung công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện việc mua sắm, cung ứng đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập ở trung ương, địa phương thiếu thuốc, trang thiết bị y tế cục bộ ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền lợi của người dân khi khám bệnh, chữa bệnh. Để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Thứ nhất, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, khẩn trương kiểm tra, nắm tình hình, kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc quyền quản lý triển khai quyết liệt các giải pháp cần thiết để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, linh hoạt trong việc lập kế hoạch mua sắm, đấu thầu và tổ chức các giải pháp để có đủ thuốc, trang thiết bị y tế cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền về các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu, cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế. Phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, dám nghĩ, dám làm trong tổ chức mua sắm, đấu thầu bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm. Bộ Y tế khẩn trương ban hành hoặc trình ban hành các văn bản tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong mua sắm y tế Thứ ba, Bộ Y tế có trách nhiệm: Khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc pháp lý trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, trong đó tập trung hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 05/11/2022 về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Rà soát cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà gây phiền hà, khó khăn cho việc thực hiện thủ tục mua sắm thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm phục vụ khám chữa bệnh; đẩy nhanh tiến độ cấp phép lưu hành đối với thuốc, trang thiết bị y tế; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế thực hiện theo pháp luật. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kịp thời hướng dẫn các đơn vị, các cơ sở y tế, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế ở một số cơ sở khám, chữa bệnh trong Quý I/2023, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh, kéo dài không dám chịu trách nhiệm. Khẩn trương rà soát, đánh giá cụ thể việc tiếp nhận máy móc, trang thiết bị y tế đã qua sử dụng do tổ chức, cá nhân tặng, cho, đóng góp, tài trợ, viện trợ cho các cơ sở y tế sử dụng phục vụ khám, chữa bệnh; trên cơ sở đó, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan đề xuất giải pháp cụ thể để đưa các trang thiết bị này vào sử dụng tránh lãng phí các nguồn lực, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ KHĐT khẩn trương hướng dẫn địa phương đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế Thứ tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: Khẩn trương hướng dẫn kịp thời, kỹ lưỡng các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền, trong đó tập trung hướng dẫn việc nhà thầu được phép cung cấp máy cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi trúng thầu vật tư, hóa chất. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn lập giá kế hoạch phục vụ mua sắm, đấu thầu bảo đảm thuận lợi cho các cơ sở y tế, bảo đảm công khai, minh bạch. Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các quy định về đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế trong dự án Luật Đấu thầu bảo đảm phù hợp với đặc thù của ngành y tế. Khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế trong tháng 3/2023 Thứ năm, Bộ Tài chính có trách nhiệm khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công và sử dụng kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định; đặc biệt là các vấn đề về: xây dựng dự toán mua sắm, dự toán thu chi. Thứ sáu, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin, phản ánh liên quan đến thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế, nguồn nhân lực tại các bệnh viện bảo đảm tính chính xác, kịp thời, trung thực, khách quan, phù hợp, hiệu quả. Thứ bẩy, Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tháng 3 năm 2023./.
Sắp xuất hiện thời tiết nguy hiểm trên toàn quốc
(Chinhphu.vn) – Từ nay đến ngày 10/10, trên phạm vi toàn quốc, dự báo sẽ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, như mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá và có thể ảnh hưởng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.
Từ nay đến ngày 10/10, dự báo có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, từ nay đến ngày 10/10, có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông. Trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, như mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá và có thể ảnh hưởng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh. Trong giai đoạn này, nhiệt độ trung bình tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, có nơi cao hơn. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ở mức cao hơn khoảng 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Cũng trong khoảng thời gian trên, dự báo tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến xấp xỉ và cao hơn từ 10-30%, có nơi cao hơn. Các nơi khác phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, từ ngày 11/9 đến 10/10 sẽ có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ. Dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục hoạt động và có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới, bão trên Biển Đông, kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh sẽ gây gió mạnh và sóng lớn trên các vùng biển thuộc Biển Đông, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản trên biển của bà con ngư dân. Thời kỳ giữa tháng 9/2023, nắng nóng ở miền Trung dự báo vẫn tiếp tục xuất hiện (mặc dù sẽ giảm về cường độ và phạm vi) và có thể ảnh hưởng đến các hoạt động lao động ngoài trời, cũng như nguy cơ cháy nổ. Về xu thế mưa, trong thời kỳ dự báo từ ngày 11/9 đến 10/10, trên cả nước có khả năng sẽ xuất hiện mưa lượng lớn, nhưng ít có khả năng kéo dài. Thu Cúc Tham khảo thêmNguy cơ khô hạn diện rộng, đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoanTham khảo thêmThời tiết ngày 8/7: Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dôngTham khảo thêmTăng cường bảo đảm trật tự ATGT và PCCC trong điều kiện thời tiết khắc nghiệtTham khảo thêmBảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy trong điều kiện thời tiết khắc nghiệtTham khảo thêmThay đổi để đảm bảo các mục tiêu toàn cầu về thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước
Sắp xuất hiện thời tiết nguy hiểm trên toàn quốc (Chinhphu.vn) – Từ nay đến ngày 10/10, trên phạm vi toàn quốc, dự báo sẽ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, như mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá và có thể ảnh hưởng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh. Từ nay đến ngày 10/10, dự báo có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, từ nay đến ngày 10/10, có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông. Trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, như mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá và có thể ảnh hưởng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh. Trong giai đoạn này, nhiệt độ trung bình tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, có nơi cao hơn. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ở mức cao hơn khoảng 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Cũng trong khoảng thời gian trên, dự báo tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến xấp xỉ và cao hơn từ 10-30%, có nơi cao hơn. Các nơi khác phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, từ ngày 11/9 đến 10/10 sẽ có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ. Dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục hoạt động và có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới, bão trên Biển Đông, kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh sẽ gây gió mạnh và sóng lớn trên các vùng biển thuộc Biển Đông, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản trên biển của bà con ngư dân. Thời kỳ giữa tháng 9/2023, nắng nóng ở miền Trung dự báo vẫn tiếp tục xuất hiện (mặc dù sẽ giảm về cường độ và phạm vi) và có thể ảnh hưởng đến các hoạt động lao động ngoài trời, cũng như nguy cơ cháy nổ. Về xu thế mưa, trong thời kỳ dự báo từ ngày 11/9 đến 10/10, trên cả nước có khả năng sẽ xuất hiện mưa lượng lớn, nhưng ít có khả năng kéo dài. Thu Cúc Tham khảo thêmNguy cơ khô hạn diện rộng, đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoanTham khảo thêmThời tiết ngày 8/7: Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dôngTham khảo thêmTăng cường bảo đảm trật tự ATGT và PCCC trong điều kiện thời tiết khắc nghiệtTham khảo thêmBảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy trong điều kiện thời tiết khắc nghiệtTham khảo thêmThay đổi để đảm bảo các mục tiêu toàn cầu về thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước