question
stringlengths
14
133
answer
stringlengths
59
238k
Phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật - mẫu 1
Đoạn trích “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi, kể về cuộc sống của cậu bé An, lấy bối cảnh là miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. Qua đoạn trích “Đi lấy mật”, người đọc có dịp tham quan rừng U Minh và cảm nhận hai nhân vật An, Cò trong hành trình cùng cha nuôi đi lấy mật ong rừng đầy thú vị. “Đi lấy mật” kể về một lần An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. Xuyên suốt đoạn trích là cảnh sắc đất rừng phương Nam được tác giả miêu tả hiện lên vô cùng sinh động, vừa bí ẩn, hùng vĩ, lại vừa thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây qua những suy nghĩ của cậu bé An. An là một cậu bé lanh lợi, yêu thiên nhiên và có những quan sát đầy tinh tế, mới mẻ. Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng qua cái nhìn của nhân vật An cũng vì thế mà trở nên độc đáo, với không gian yên tĩnh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm. Trời không gió, không khí mát lạnh bởi hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Trong không gian ban mai đó, người tía hiện lên với những chi tiết như đi trước, dẫn đường cho An và Cò, đeo bên hông lủng lẳng chiếc túi, mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai trên lưng và tay cầm chả gạc, vừa đi vừa phạt nhánh gai mở đường đi cho các con. An là một cậu bé lễ phép và ngoan ngoãn, thể hiện qua cách xưng hô với tía và má rất ôn hòa, lễ độ. Những hành động của cậu với ba mẹ nuôi vô cùng lễ phép, thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn. An cũng là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi, khi liên tục hỏi tía, má những điều mà cậu còn thắc mắc hay vẫn muốn khám phá. Đối với Cò, An coi cậu là một người bạn, vừa là anh em trong nhà, cách xưng hô mày-tao vừa thân quen, vừa gần gũi: "Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả." Khi đối diện với một người am hiểu vùng đất này như Cò, An luôn có thái độ tôn trọng, đôi lúc còn tự ái, không dám hỏi nhiều, âm thầm ghi nhớ những kinh nghiệm đã học được. Tuy An thể hiện là một cậu bé khá trầm tĩnh và hiền lành, nhưng trong cậu có những suy nghĩ rất phong phú, bên cạnh việc cảm nhận tốt vẻ đẹp thiên nhiên, cậu còn có những cảm nhận, so sánh đặc biệt về cách nuôi ong và lấy mật từ khắp nơi trên thế giới, từ đó rút ra kết luận về sự đặc biệttrong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh. Đối với nhân vật Cò, cậu bé này đối với An tuy cùng tuổi nhưng lại có tương đối nhiều điểm khác biệt. Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng núi rừng U Minh. Hoàn toàn có thể khẳng định được như vậy là bởi cậu bé có những hiểu biết về rừng, về cách phân biệt nhiều loài ong, chim khác nhau. Khác với An mệt mỏi phải dừng lại nghỉ, thì Cò đội trên đầu cái thủng to tướng đựng nhiều đồ đạc và thức ăn, cặp chân như giò nai, lội suốt ngày trong rừng cũng không biết mệt. Mọi hành động đều cho thấy Cò là một cậu bé tinh nghịch, giàu năng lượng, lúc nghỉ ngơi, Cò bưng vò nước ra, ngửa cổ kề miệng uống ừng ực; hay thúc vào lưng An, trỏ lên trời và đố con ong mật ở đâu, rồi lại tự giảng giải cho An cách nhìn thấy bầy ong, đoán trước được chúng sẽ xuất hiện. Khi thấy An chịu thua câu đố, Cò đắc ý, vênh mặt tự tin về những hiểu biết của mình. Cò giảng giải cho An cách để tìm thấy ong mật: “Cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia” “nhìn một chỗ trống ấy” “nó tới liền bây giờ”. Qua đoạn trích, bên cạnh con người và núi rừng phương Nam để lại cho em ấn tượng vô cùng đặc biệt. Thiên nhiên núi rừng tràn đầy nhựa sống, hùng vĩ, hoang sơ. Con người chăm chỉ lao động và có nhiều kinh nghiệm với nghề… thì hai bạn nhỏ An và Cò cũng để lại nhiều ấn tượng đặc biệt. Cũng nhờ hai cậu bé, người đọc như được khám phá đất rừng phương Nam qua hai vị hướng dẫn viên đặc biệt.
Dàn ý Phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. - Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật + Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó. + Ngôn ngữ của nhân vật + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào? + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác - Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật
Phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật - mẫu 2
Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Trong chương trình phổ thông, em được học đoạn trích “Đi lấy mật”, cũng chính là tên chương 9, kể lại một lần An theo tia nuôi (cha nuôi) và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Bằng việc đọc hiểu đoạn trích này, em không chỉ cảm nhận được cảnh sắc đất rừng phương Nam đặc sắc, mà còn cảm nhận được những nét đặc biệt trong tính cách, hình dáng, cử chỉ của hai nhân vật An và Cò. Văn bản Đi lấy mật kể về câu chuyện 3 cha con Cò An đi vào rừng lấy mật, qua đó tác giả bật mí cho chúng ta về cách làm tổ cho loài ong mật. Trong đoạn trích có 4 nhân vật gồm tía nuôi, má nuôi An, An và Cò, với mối quan hệ hết sức đặc biệt: Cò là con đẻ của tía má, An là con nuôi của tía má. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. An là một cậu bé thông minh với những hiểu biết, cảm nhận vô cùng tinh tế. Qua cái nhìn của nhân vật An, khung cảnh thiên nhiên của rừng U Minh được hiện lên tràn đầy nhựa sống, có sự kết hợp giữa vẻ đẹp của các loài vật, loài cây cũng như những sự vật của thiên nhiên như trời, ánh sáng, đầu hoa tràm, sông ngòi…khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh. Điều đó cho thấy khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật An vô cùng tinh tế và sâu sắc. Cũng từ quan sát của An, tía nuôi hiện lên là một người cha chu đáo, tận tình, qua tâm đến con từ những chi tiết nhỏ. Ông thậm chí nghe tiếng thở của An để nhận ra con đang mệt, ra hiệu cho các con dừng lại nghỉ ngơi, ăn uống, trên đường đi thì phát quang những bụi gai để mở đường cho các con theo sau. Đáp lại tình cảm của tía, má nuôi, An cũng là một cậu bé ngoan ngoãn, lễ độ, cậu bé lắng nghe và lễ phép với cha mẹ. Từ đó, An cũng học được rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu từ cả tía và má. Má nuôi An có dặn dò và chỉ An cách nhận biết được bầy ong, lấy mật bằng cách quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật. Khác với sự hiền lành của An, Cò lại là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở núi rừng U Minh. Cũng vì là người dân bản địa, Cò vô cùng nhanh nhẹn, lanh lợi, hoạt bát. Lợi thế này cũng giúp cho Cò “lên mặt” với cậu bạn cùng nhà An ít nhiều lần. Cùng đi vào rừng lấy mật, nhưng Cò giàu năng lượng và mạnh mẽ hơn An khá nhiều, cậu bé đội cái thủng to tướng đựng nhiều đồ đạc và thức ăn, cặp chân như giò nai, lội suốt ngày trong rừng cũng không biết mệt. Khi dừng lại nghỉ, Cò bưng vò nước ra, ngửa cổ kề miệng uống ừng ực, lúc thì thúc vào lưng An, trỏ lên trời và đố con ong mật ở đâu, giảng giải cho An cách nhìn thấy bầy ong, đoán trước được chúng sẽ xuất hiện… Tất cả những miêu tả của tác giả đều giúp người đọc hình dung ra một cậu bé thuộc về U Minh, sinh ra tại đất rừng phương Nam nên cậu biết rõ nơi đây như lòng mình vậy. Từ câu chuyện của mẹ, cậu bé An bộc lộ những hiểu biết của mình về cách lấy mật, nuôi ong ở khắp nơi trên thế giới. Nếu người La Mã xưa nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, người Mễ Tây Cơ xây tổ ong bằn đất nung, treo lên cành cây, người Ai Cập làm tổ ong bằng sành, hình ống dài, xếp lên nhau trên bãi cỏ, ở châu Phi người ta đục ruỗng thân cây, vít kín hai đầu, treo lên bằng một đoạn dây nhỏ có mấu, Xứ Tây Âu bện tổ ong bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau…thì người U Minh có cách “thuần hóa” ong rừng vô cùng khác biệt: Tính toán, gác kèo để ong rừng tự bay về làm tổ, quá trình gác kèo cũng cần kỹ lưỡng, cẩn thận từng chi tiết. Cách lấy mật này đòi hỏi kinh nghiệm, mắt nhìn và đầu óc tính toán cực kì chi tiết, kỹ lưỡng của những “dân ăn ong” lành nghề, từng thất bại. Tất cả những chi tiết từ câu chuyện của mẹ đã cho ta thấy An là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi, thích quan sát và yêu thiên nhiên. Cả hai cậu bé An và Cò đều có nhiều nét đặc biệt, thú vị trong ngoại hình, cử chỉ, tích cách. Dẫu vậy, khi đồng hành cùng An và Cò trong hành trình “đi lấy mật”, người đọc như được tham quan, trải nghiệm đất rừng U Minh đẹp diệu kì với hai vị “hướng dẫn viên” đặc biệt.
Phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật - mẫu 3
Đất rừng phương nam là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời của một cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là các tỉnh Tây Nam, Việt Nam vào năm 1945, sau khi thực dân Pháp trở về xâm chiếm miền Nam.​Trong chuyến lưu lạc của mình An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người, trong đó phải kể đến tía, má nuôi và Cò. Trong đoạn trích từ chương 9, “Đi lấy mật” là hành trình vào rừng lấy mật, “ăn ong” của ba cha con, hai nhân vật An và Cò đã đưa người đọc tới những trải nghiệm thú vị nơi đất rừng U Minh. Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về trải nghiệm đi lấy mật ong rừng của An cùng Cò và cha nuôi. Trong hành trình này, phong cảnh rừng núi phương Nam được tác giả tái hiện vô cùng sinh động, huyền bí, hùng vĩ nhưng cũng rất thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân vùng U Minh. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chính là nhân vật An, cậu bé xưng “tôi” giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực. Cũng nhờ đó, khung cảnh thiên nhiên của rừng U Minh được hiện lên tràn đầy nhựa sống, có sự kết hợp giữa vẻ đẹp của các loài vật, loài cây cũng như những sự vật của thiên nhiên như trời, ánh sáng, đầu hoa tràm, sông ngòi…khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh. Tác phẩm đã tái hiện một vẻ đẹp trù phú, sống động vô cùng của núi rừng, là cả một đất trời thiên nhiên ưu đãi, cánh đồng bát ngát mênh mông, sóng nước rì rầm, rừng rậm bạt ngàn trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài… Điều đó cho thấy khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật An vô cùng tinh tế và sâu sắc. Trong mắt An, tía nuôi của mình hiện lên là một người cha luôn yêu thương và quan tâm con cái, không cần quay lại, chỉ cần nghe “tôi” thở thôi cũng cảm nhận được cậu đang mệt và cần được nghỉ ngơi. Tía đi trước hai anh em, Bên hông lủng lẳng chiếc túi […], lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai, tay cầm chà gạc. Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường đứt ra một bên để lấy lối đi. Trong lúc chỉ An về phía cây có con ong mật, tía nuôi đang âm thầm truyền dạy cho con những kinh nghiệm quý báu trong công việc. Bên cạnh người tía nuôi ấm áp, An cũng có những suy nghĩ, quan sát về người bạn đồng hành của mình – Cò. Cò là một cậu bé sinh ra và thuộc về vùng đất U Minh này, nên cậu bé vô cùng lanh lợi, nhanh nhẹn, lém lỉnh. An miêu tả “thằng Cò” đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách. Tuy đội thúng to, nhưng cặp chân của “nó” như bộ giò nai, đên mức “lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là!” Dường như Cò không hề mệt mỏi, cậu bé đã quá quen với địa hình nơi này, cũng đã đi rừng cùng cha rất nhiều lần, Cò giàu năng lượng và yêu công việc này cùng tía. Cò là cậu bé tự tin, lém lỉnh. Cậu bé rất thích thú khi thể hiện sự hiểu biết vượt trội của mình với một người mới đi rừng như An. Việc này thể hiện ở chi tiết Cò liên tục đặt ra những câu đố, những lần cậu bé vênh mặt khi An chịu thua, tỏ ra bình thản khi An reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp mắt… Tưởng chừng sự tự tin này khiến Cò trở thành một cậu bé tự đắc, nhưng ngược lại, Cò hiện lên là một nhân vật nhanh nhẹn và có nét đáng yêu riêng. Cậu bé giảng giải cho An cách để tìm thấy ong mật: “Cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia” “nhìn một chỗ trống ấy” “nó tới liền bây giờ”. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó. Nếu An là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi và khám phá, thường có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc…thì Cò lại là một cậu bé lanh lợi, thạo việc, giàu năng lượng và ấm áp. Cả hai nhân vật này đều mang lại cho người đọc những cảm giác dễ chịu, thú vị khi đồng hành cùng đoạn trích “Đi lấy mật”, học hỏi thêm những kinh nghiệm đặc biệt trong lao động của người dân nơi đây.
Phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật - mẫu 4
Tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" là một trong những sáng tác tiêu biểu của nhà văn Đoàn Giỏi. Bên cạnh An và người tía nuôi, nhân vật Cò được tác giả khắc họa với những đặc điểm và vẻ đẹp nổi bật trong đoạn trích "Đi lấy mật". Thông qua những lời miêu tả của An, Cò hiện lên với vẻ khỏe mạnh của một người chuyên đi rừng. Khác với An, Cò sinh ra và lớn lên ở vùng núi U Minh. Chính vì vậy, việc đội cái thúng to tướng lỉnh kỉnh bao nhiêu đồ không hề làm khó cậu. Trong khi An đã thấm mệt thì Cò chẳng thấm tháp gì. Cò có đôi chân khỏe, dẻo dai như "bộ giò nai", lội suốt ngày trong rừng. Cậu rất giàu năng lượng và vô cùng khỏe khoắn, điều đó được thể hiện qua hành động "bưng vò nước ra, ngửa cổ kề miệng vào vò nước uống ừng ực" rồi thúc vào lưng An mà hỏi "Đố mày biết con ong mật là con nào?". Ở Cò, tuy còn nhỏ tuổi nhưng dáng vẻ và hành động ấy cho thấy cậu sẽ là một người "băng rừng lội suối" giỏi trong tương lai. Nổi bật hơn cả là tình yêu thiên nhiên và tài quan sát tỉ mỉ của cậu trong cuộc trò chuyện với An. Thấy An lúng túng trước câu hỏi của mình, Cò khoái chí "vênh mặt lên cười" rồi từ tốn giải thích cho An. Cuối cùng, An rất bất ngờ trước khả năng quan sát tinh tường của Cò khi cậu đã đoán trúng kèo gác ong. Có thể nói, Cò là người hiểu biết về rừng và có thể phân biệt nhiều loài động vật khác nhau. Cò hiện lên chân thực qua lời kể của An, đặc điểm nhân vật được thể hiện rõ nét ở lời nói và hành động. Ngôn từ được sử dụng trong văn bản trong sáng, giản dị, hình ảnh gần gũi, quen thuộc đã góp phần tô đậm dáng vẻ của Cò. Có thể nói, nhà văn đã miêu tả thành công nhân vật Cò - hình ảnh con người Nam Bộ gắn bó sâu sắc với tự nhiên. Hình tượng nhân vật Cò sẽ luôn ghi dấu trong lòng người đọc bởi nét hồn hậu, chất phác của con người phương Nam.
Phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật - mẫu 5
Đọc văn bản "Đi lấy mật" trích trong tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam", chúng ta không thể nào quên được nhân vật Cò. Tác giả đã khắc họa thành công nhân vật với vóc dáng khỏe mạnh, sự am hiểu và tình yêu thiên nhiên sâu sắc. Dưới con mắt của An, Cò hiện lên ngay từ phần đầu đoạn trích với hành động "đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách.". Dường như đống đồ ấy không hề làm khó được cậu ta. Đối nghịch với An, Cò được sinh ra và lớn lên ở vùng núi U Minh. Vì vậy, cậu đã quen với việc đi rừng từ bé. Trong khi An thấm mệt sau nhiều giờ đi cùng tía nuôi "ăn ong" thì "Thằng Cò thì coi bộ chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là". Đến giờ nghỉ, cậu bé rất giàu năng lượng và khỏe khoắn khi "bưng vò nước ra, ngửa cổ kề miệng vào vò uống nước ừng ực" rồi thúc vào lưng An đố biết đâu là con ong mật. Dường như, cậu rất thuần thục địa hình nên không hề tỏ chút mệt mỏi, buồn chán. Cò cũng là người có tài quan sát tỉ mỉ, lanh lợi, lém lỉnh. Thấy An lúng túng trước câu hỏi của mình, Cò thích thú thể hiện hiểu biết đối với một người mới đi rừng như An. Cậu "vênh mặt lên cười" rồi lấy tay chỉ "Bây giờ mày nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia! Ờ! Đúng rồi. Nhìn một chỗ trống ấy thôi nhá. Nó tới liền bây giờ." Cò giảng giải cẩn thận giúp An nhận ra được kèo gác ong trên cành cây. Bằng cách sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi" cùng ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh gần gũi, bình dị, tác giả đã miêu tả thành công nhân vật Cò. Thông qua hình tượng nhân vật, nhà văn thể hiện tình yêu của mình đối với vùng đất, con người phương Nam.
Phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật - mẫu 6
Văn bản “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Nổi bật trong đó là nhân vật cậu bé An đã để lại nhiều ấn tượng. Nội dung của đoạn trích kể về một lần An và Cò theo người tía nuôi đi lấy mật. Trên đường đi, An cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng. Tía nuôi đi trước dẫn đường, An và Cò theo sau. Khi An thấy mệt, họ ngồi lại nghỉ ngơi, ăn trưa rồi mới tiếp tục hành trình. Lúc đó, Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Trên đường đi, họ tới một cái trảng rộng, nhìn thấy biết bao là chim. An vô cùng thích thú, nhưng khi nghe Cò nói đến “sân chim”, cậu lại im lặng vì từ cái nghĩ nếu cái gì cũng hỏi thì Cò sẽ khinh mình dốt. Bắt gặp một kèo ong, An nhớ lại lời má nuôi dạy cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt của người dân vùng U Minh. An là nhân vật chính, cũng đóng vai là người kể chuyện. Cậu đã được nhà văn khắc họa qua nhiều phương diện khác nhau. Trong hành trình đi lấy mật cùng với tía nuôi và Cò, An đã có được một nhiều nghiệm thú vị. Trước hết, An cũng giống như bao đứa trẻ khác, nghịch ngợm nên đã có những hành động như: “Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé”; “Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật”; “Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp”; “Ngước nhìn tổ ong như cái thúng… ”. Qua những hành động này, có thể thấy An là một đứa trẻ khá hiếu động và nghịch ngợm. Hồn nhiên là vậy nhưng An vẫn biết suy nghĩ, ham tìm hiểu. Cậu luôn nhớ về lời má nuôi dạy, về cách lấy mật, lời thằng Cò nói về cách xem ong, về sân chim. Khi nghe má nuôi dạy cách lấy mật, nếu không hiểu gì, An lại hỏi ngay: “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở má?”, “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”, “Ủa, tại sao vậy má?”... Bên cạnh đó, không chỉ tinh nghịch và ưa khám phá, cậu còn có con mắt quan sát thật tinh tế và sâu sắc. Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, trù phú: “Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh”, còn “ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng giống như là nó bao qua một lớp thủy tinh”. Điều này cho thấy, An là một cậu bé có tinh tế, biết phát hiện ra những cái đẹp của thiên nhiên. Có thể thấy rằng, cậu bé An hiện lên với vẻ hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng rất ham học hỏi, tìm hiểu.
Phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật - mẫu 7
Văn bản “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Nổi bật trong đó là nhân vật cậu bé An đã để lại nhiều ấn tượng. Nội dung của đoạn trích kể về một lần An và Cò theo người tía nuôi đi lấy mật. Trên đường đi, An cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng. Tía nuôi đi trước dẫn đường, An và Cò theo sau. Khi An thấy mệt, họ ngồi lại nghỉ ngơi, ăn trưa rồi mới tiếp tục hành trình. Lúc đó, Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Trên đường đi, họ tới một cái trảng rộng, nhìn thấy biết bao là chim. An vô cùng thích thú, nhưng khi nghe Cò nói đến “sân chim”, cậu lại im lặng vì từ cái nghĩ nếu cái gì cũng hỏi thì Cò sẽ khinh mình dốt. Bắt gặp một kèo ong, An nhớ lại lời má nuôi dạy cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt của người dân vùng U Minh. An là nhân vật chính, cũng đóng vai là người kể chuyện. Cậu đã được nhà văn khắc họa qua nhiều phương diện khác nhau. Trong hành trình đi lấy mật cùng với tía nuôi và Cò, An đã có được một nhiều nghiệm thú vị. Trước hết, An cũng giống như bao đứa trẻ khác, nghịch ngợm nên đã có những hành động như: “Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé”; “Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật”; “Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp”; “Ngước nhìn tổ ong như cái thúng… ”. Qua những hành động này, có thể thấy An là một đứa trẻ khá hiếu động và nghịch ngợm. Hồn nhiên là vậy nhưng An vẫn biết suy nghĩ, ham tìm hiểu. Cậu luôn nhớ về lời má nuôi dạy, về cách lấy mật, lời thằng Cò nói về cách xem ong, về sân chim. Khi nghe má nuôi dạy cách lấy mật, nếu không hiểu gì, An lại hỏi ngay: “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở má?”, “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”, “Ủa, tại sao vậy má?”... Bên cạnh đó, không chỉ tinh nghịch và ưa khám phá, cậu còn có con mắt quan sát thật tinh tế và sâu sắc. Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, trù phú: “Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh”, còn “ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng giống như là nó bao qua một lớp thủy tinh”. Điều này cho thấy, An là một cậu bé có tinh tế, biết phát hiện ra những cái đẹp của thiên nhiên. Có thể thấy rằng, cậu bé An hiện lên với vẻ hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng rất ham học hỏi, tìm hiểu.
Phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật - mẫu 8
Đất rừng phương nam là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời của một cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là các tỉnh Tây Nam, Việt Nam vào năm 1945, sau khi thực dân Pháp trở về xâm chiếm miền Nam.​Trong chuyến lưu lạc của mình An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người, trong đó phải kể đến tía, má nuôi và Cò. Trong đoạn trích từ chương 9, “Đi lấy mật” là hành trình vào rừng lấy mật, “ăn ong” của ba cha con, hai nhân vật An và Cò đã đưa người đọc tới những trải nghiệm thú vị nơi đất rừng U Minh. Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về trải nghiệm đi lấy mật ong rừng của An cùng Cò và cha nuôi. Trong hành trình này, phong cảnh rừng núi phương Nam được tác giả tái hiện vô cùng sinh động, huyền bí, hùng vĩ nhưng cũng rất thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân vùng U Minh. Trước hết, An là một cậu bé yêu thiên nhiên và có những quan sát vô cùng tinh tế. Dưới con mắt của An, rừng núi U Minh hiện lên với vẻ hoang sơ, kì vĩ song cũng rất thơ mộng, trữ tình. Trên đường đi lấy mật, cậu luôn chăm chú, để ý khung cảnh xung quanh. Bằng cách sử dụng ngôi kể thứ nhất, bức tranh thiên nhiên rừng U Minh được thu vào đôi mắt hồn nhiên của An. Các đoạn văn miêu tả như những thước phim quay chậm vô cùng sống động, sắc nét. An đưa mắt quan sát ở trên cao với hình ảnh bầu trời "Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như nó là bao qua một lớp thủy tinh.". Cậu tiếp tục cảm nhận thiên nhiên bằng khứu giác, xúc giác, thị giác: "ăn xong, bấy giờ bóng nắng mới bắt đầu lên. Gió cũng bắt đầu thổi rao rao theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những bụi cây cúc áo, rồi nhè nhẹ tan dần theo hơi ấm mặt trời.",... Màu sắc, đặc điểm của sự vật, hiện tượng được miêu tả chi tiết cho thấy sự nhạy cảm trong tâm hồn của nhân vật An. Tiếp đến, An rất ham học hỏi, tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Lần đầu tiên, An được theo tía nuôi vào rừng lấy mật. Trên quãng đường đi, An luôn nhớ lại những lời má nuôi kể về cách gác kèo ong như thế nào. Thậm chí, An đã có những so sánh giữa việc học trong sách với thực tiễn bên ngoài. Cậu nhận ra việc học trong sách giáo khoa chỉ có những khái niệm chung chung về loài ong, không giống như cách má nuôi bảo. Qua đoạn trích An nhớ lại những lời má nuôi kể, ta có thể thấy cậu đặt ra rất nhiều những câu hỏi thể hiện sự tò mò và mong muốn tìm hiểu thế giới xung quanh. Cuối cùng, cậu đã đúc kết ra được sự khác biệt trong cách "thuần hóa" ong rừng của người dân vùng U Minh so với những cách nuôi ong trên thế giới: "Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh này cả.". Có thể thấy, nhà văn Đoàn Giỏi đã xây dựng thành công nhân vật An thông qua lời nói, hành động cụ thể kết hợp với ngôi kể thứ nhất. Qua nhân vật An, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người sâu sắc và ngợi ca tâm hồn trong sáng của trẻ thơ. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: Viết bài văn phân tích nhân vật người cha trong "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ". Viết bài văn phân tích nhân vật người thầy trong "Người thầy đầu tiên". Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc đã để lại cho em những tình cảm, ấn tượng sâu sắc. Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85 4.5 (243) 799,000đs 199,000 VNĐ 4.5 (243) 799,000đ 99,000 VNĐ 4.5 (243) 999,000đ 299.000 - 599.000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt. Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh Chính sách bảo mật Hình thức thanh toán Chính sách đổi trả khóa học Chính sách hủy khóa học Tuyển dụng Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phone: 084 283 45 85 Email: vietjackteam@gmail.com CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 2015 © All Rights Reserved.
Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 1
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một trong số ít những tác phẩm viết về tình cha con. Trong truyện này, tác giả xây dựng một vài nhân vật: người con, người cha, thằng Tí, bà Sáu… Nhưng với tôi, người để lại nhiều ấn tượng hơn cả là nhân vật người cha. Nhân vật người cha xuất hiện song hành cùng người con và xuyên suốt câu chuyện. Trong mắt người con, cha hiện lên là một người đảm đang, gần gũi với con “bố trồng nhiều hoa, bố làm cho “tôi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng nhau tưới hoa”. Không chỉ có vậy, bố còn là người có cách giáo dục đặc biệt. Bố không dạy lí thuyết sách vở chung chung mà dạy con mọi thứ bằng thực hành, hướng dẫn con để con tự cảm nhận. Hàng ngày bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và đoán các loài hoa trong vườn. Ban đầu chưa quen, con chỉ đoán được một hai loại, dần dà con đã đoán được hết các loài hoa trong vườn của bố, hơn thế nữa con còn thuộc hết khu vườn, vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm phải một vật gì. Bài sờ hoa đoán đã thuộc, người cha tăng độ khó lên, lần này cha cho con ngửi mùi các loài hoa và đoán tên. Trò chơi của bố được lặp lại cho đến khi người con thuộc hết các loài hoa trong vườn thì thôi. Như vậy người đọc không chỉ thấy được phương pháp giáo dục hiện đại của người cha mà còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần trong cách dạy con, thấy được tình yêu thiên nhiên, trân trọng những điều giản dị nhất của người cha. Bên cạnh đó, thông qua việc giảng giải cho người con về món quà, về sự huyền diệu của tên gọi người đọc còn thấy đây là một người cha sống tình cảm và có hiểu biết rộng. Khi biết con thích gọi tên thằng Tí, người cha đã lí giải cho con “mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu”. Rồi khi thằng Tí đem cho ổi, mặc dù cha không thích ăn những vẫn ăn ổi nó tặng, người con thắc mắc “sao bố kính trọng nó quá vậy”. Người bố trả lời người con chân thành “bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”. Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.. Qua đây chúng ta cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình. Nhân vật người cha được khắc họa qua hành động, cử chỉ, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ và qua mối quan hệ với những nhân vật khác (thằng Tí, bà Sáu, hàng xóm…). Khi khắc họa nhân vật người cha, tác giả sáng tạo nhiều chi tiết có giá trị biểu hiện đặc sắc như: người cha nhảy xuống cứu thằng Tí, cầm hai chân dốc ngược; …. Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn là người con kể về người cha khiến cho câu chuyện được kể hấp dẫn, hồn nhiên và người con dễ dàng bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình với cha, ví như “bố cười khà khà khen tiến bộ lắm, bố tôi bơi giỏi lắm”… Xây dựng nhân vật người cha song hành cùng người con không chỉ giúp người đọc thấy được mối quan hệ cha con, tình cảm cha con trong gia đình mà tác giả còn cho người đọc thấy bài học bổ ích về phương pháp giáo dục hiện đại: học bằng thực hành. Đồng thời cũng nhắn nhủ tới các bậc làm cha làm mẹ hãy yêu thương con cái, tạo cho con môi trường lành mạnh, gần gũi chan hòa với thiên nhiên. Thời buổi công nghệ số, con trẻ xem, chơi điện thoại, ipad quá nhiều, vì thế gần gũi giao hòa, cảm nhận thiên nhiên là điều hết sức cần thiết. Nhân vật người cha để lại trong lòng tôi rất nhiều ấn tượng đẹp, đó không chỉ là tình cảm chân thành với người con mà còn là cách chơi, cách dạy con, cách giảng giải cho con về tất cả những điều mà con khúc mắc. Thầm nghĩ, sau này tôi cũng sẽ hướng dẫn và gần gũi con cái của mình giống như người cha trong câu chuyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.
Dàn ý Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. - Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật + Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó. + Ngôn ngữ của nhân vật + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào? + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác - Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật
Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 2
Nhân vật người bố trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Người bố đã dành trọn thời gian sau những buổi làm việc để chơi cùng con trai và dạy con những bài học nhỏ bé trong cuộc sống. Trong đoạn trích, người bố trồng nhiều hoa trong khu vườn, dạy cậu bé nhận biết các loài hoa, bố còn làm bình tưới để cậu bé tự chăm sóc những bông hoa nhỏ. Đầu tiên, bố cho cậu bé chơi trò chơi về xúc giác, với địa điểm tại vườn hoa, câu đố của bố là con cần nhắm mắt, chạm từng bông hoa và đoán loại hoa. Tuy lần đầu con luôn nói sai, bố vẫn nói không sao cả, dần dần sẽ đúng, vài lần sau, người bố càng nở nụ người khen con tiến bộ. Một hôm khác, khi cậu bé đoán đúng 3 loại, bố khích lệ vô cùng đáng yêu: "Phen này con sẽ đoán được hết các loại hoa của bố mất thôi!". Với sự nỗ lực của bản thân và lời động viên của bố, người con đã có thể cảm nhận mọi thứ bằng xúc giác. Đến trò chơi thính giác, người bố muốn con xác định người và vậy ở đâu tại vườn hoa và cả trong nhà. Ban đầu khi đố, bố luôn thử "Bố thấy con hé mắt!" "Thật không?", để con tự giác chơi một cách công bằng. "Không! Con không có hé mắt. Con biết chỗ cây hoàng lan mà!. Khi chơi trò xác định khoảng cách, người bố đứng ở đâu đó rồi hỏi con đoán xem mình cách con bao xa, tuy con không đoán được, nhưng bố đều lấy thước đo khoảng cách đàng hoàng, điều này cho thấy người cha đặt tính công bằng, chính xác lên hàng đầu. Dạy con biết chơi công bằng, dạy con về khoảng cách. Sau mỗi lần chơi phân biệt tiếng chân và chủ nhân của nó, bố đều đích thân xác nhận lại, cuối cùng để cậu bé được công nhận sự cố gắng, chiến thắng tất cả trò chơi. Có thể thấy, đây là hình ảnh một người bố tuyệt vời trong cách nuôi dạy con trẻ. Giữa thời đại quá nhiều lo toan, bận bịu và cám dỗ, con người thường dễ quên đi những điều gần gũi quanh mình. Người bố trong câu chuyện không những quan tâm con, mà ông còn dạy con bài học về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Ông nâng niu từng bông hoa bé nhỏ, ông trân trọng từng quả ổi được tặng mặc dù mình không thích ăn. Ông đã dạy dỗ con trai những bài học cần thiết trong cuộc đời và cũng là tấm gương cho bạn đọc soi chiếu, nhìn lại chính mình. Dễ nhận thấy, những bài học mà bố đã dạy chính là những bài học mà người lớn nhiều khi vô tình lãng quên đi – bài học về tình yêu con trẻ và sự quan tâm đến vạn vật quanh mình.
Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 3
Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Trần Ngọc Thuần gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa. Qua văn bản, em cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình. Trong ngôi nhà của nhân vật “tôi” có một khu vườn rộng lớn nhiều loài cây, loài hoa. Mỗi buổi chiều ra đồng về, “tôi” lại theo bố ra vườn tưới cây. Sau đó, người bố thường bảo cậu nhắm mắt lại, đi đến chạm vào từng bông hoa và đoán xem đó là hoa gì. Sau nhiều lần thử thách, cậu đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Tiếp đến, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác. Bố sẽ đứng ở đâu đó rồi hỏi con đoán xem mình cách con bao xa, nhân vật “tôi” từ không đoán được đến “Bây giờ chỉ cần nghe tiếng bước chân cũng biết bố cách xa bao nhiêu”. Người chú ban đầu không tin, nhưng nhân vật “tôi” đã dần chứng minh được sự tự giác và khả năng của mình. Sau đó, lại một trò chơi khác được nghĩ ra. Thay vì được chạm thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Nhân vật tôi nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn. Qua những trò chơi này, người bố đã giúp đứa con có thêm nhiều thời gian để trải nghiệm. Tôi đã biết quan tâm, trân trọng từng bông hoa, ngọn cỏ trong khu vườn. Câu chuyện tiếp theo là về việc thằng Tý đem tặng bố những trái ổi to mềm. Món quà chứa đựng tâm ý của người tặng - thằng Tý: “Trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vài rất đã”. Vậy nên mặc dù người bố rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã thưởng thức nó. Từ đó có thể nhận ra rằng dù là một món quà nhỏ bé, hết sức đơn giản nhưng quan trọng nhất là tâm ý của người tặng món quà. Bởi vậy dù là người nhận hay cho món quà một cách trân trọng thì cũng thể hiện nét đẹp của mình. Người cha trong đoạn trích được tác giả xây dựng qua hành động, lời nói, luôn song hành cùng người con không chỉ giúp người đọc thấy được mối quan hệ cha con, tình cảm cha con trong gia đình mà tác giả còn cho người đọc thấy bài học bổ ích về phương pháp giáo dục hiện đại: học bằng thực hành. Đồng thời môi trường lành mạnh, gần gũi chan hòa với thiên nhiên cũng là nơi mà người cha chọn để dạy con những bài học thông qua các trò chơi. Đây là mong muốn của tác giả trong thời buổi công nghệ số, các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian dạy con những bài học thực tế, cùng con sống lành mạnh, chan hòa với thiên nhiên thay vì gắn liền với những thiết bị công nghệ thông minh khác. Người bố trong câu chuyện không những quan tâm, dành thời gian cho con, mà ông còn dạy con bài học về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Ông nâng niu từng bông hoa bé nhỏ, ông trân trọng từng quả ổi được tặng mặc dù mình không thích ăn. Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: Món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình. Ông đã dạy dỗ con trai những bài học cần thiết trong cuộc đời và cũng là tấm gương cho bạn đọc soi chiếu, nhìn lại chính mình. Cũng từ đó, em cũng rút ra bài học cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình, Dù thích hay không thích món quà, chúng ta cũng không nên từ chối hay khước từ người tặng bởi đó là tình cảm, tâm huyết mà họ đã dành cho chúng ta. “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đưa ra một cách cảm nhận thiên nhiên xung quanh ta: cảm nhận bằng mọi giác quan. Đồng thời gửi đến thông điệp về món quà và cách gửi quà, nhận quà. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, tình cha con và tình cảm với những "món quà" của các nhân vật.
Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 4
Nhân vật người bố trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở” của Nguyễn Ngọc Thuần đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc. Trước hết, đó là một người rất yêu thiên nhiên. Người bố luôn dành thời gian để chăm sóc cho khu vườn xinh đẹp của mình luôn ngập tràn hương hoa. Ngày ngày, bố thường cùng con mình vào vườn thi nhau tưới cho cây hoa tươi tốt. Người bố yêu khu vườn đó cũng giống như dành tình yêu cho con mình. Ông luôn nâng niu từng bông hoa bé nhỏ, ông trân trọng từng quả ổi được tặng mặc dù mình không thích ăn. Đó là một thứ tình cảm hết sức tự nhiên và trong sáng. Tiếp đó, người bố là một người rất yêu thương, quan tâm và tin tưởng vào con trai mình. Người bố đã dành trọn thời gian sau những buổi làm việc để chơi cùng cậu con trai và dạy con những bài học nhỏ bé trong cuộc sống. Bố trồng nhiều hoa trong khu vườn, dạy cậu bé biết nhận biết các loài hoa, ngoài ra bố còn làm bình để cậu bé tự chăm sóc những bông hoa nhỏ. Có thể thấy, đây là hình ảnh một người bố tuyệt vời trong cách nuôi dạy dỗ trẻ nhỏ. Giữa thời đại có quá nhiều lo toan bề bộn với những bận bịu, cám dỗ, con người thường quên đi những điều gần gũi quanh mình. Người bố trong câu chuyện không những quan tâm con mình, mà ông còn dạy con bài học về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Ông dạy con những bài học cần thiết và giúp con tìm ra món quà đích thực trong đời của chính mình. Người bố hiện lên với những nét phác họa hết sức sinh động, cụ thể. Qua đó cho ta hình dung được về người bố luôn yêu thương, quan tâm đến con cái, đến thiên nhiên bằng tất cả tấm lòng rộng mở, chân thành.
Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 5
Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần đã rất thành công khắc họa hình ảnh của nhân vật người bố với nhiều điểm đặc biệt và thú vị, để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Sau quãng thời gian làm việc vất vả, người bố vẫn dành thời gian để sáng tạo ra những trò chơi thú vị cho đứa con của mình. Những trò chơi đó đặc biệt và hấp dẫn hơn những trò chơi khác ở chỗ nó đã giúp cho cậu bé rèn luyện được mọi giác quan của mình. Nhưng ý nghĩa của những trò chơi không chỉ dừng lại ở đó. Bố đã dạy cho cậu cả những bài học sâu sắc trong cuộc sống là biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu thiên nhiên, cũng như phải trân trọng mọi thứ xung quanh mình. Bố còn là người rất yêu thiên nhiên. Khu vườn bố trồng rất nhiều hoa. Hàng ngày, vào mỗi buổi chiều ra đồng về, người bố thường dẫn con ra vướn và cùng thi nhau tưới. Cả những lúc rảnh rỗi, bố cũng cùng con ra vươn ngắm hoa và chơi trò chơi. Những trò chơi bố sáng tạo ra cho con mình hầu như đều diễn ra trong khu vườn hoa xinh đẹp ấy. Từ những điều đó có thể thấy, bố là một người rất yêu thương, nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của sự sống. Bên cạnh đó, câu chuyện về món quà thằng Tý với cách cư xử của bố cũng đã khiến ta học được một bài học có ý nghĩa. Món quà chứa đựng tâm ý của người tặng – thằng Tý: “Trái ối to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã”. Vậy nên dù người bố rất ít khi ăn ổi, nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã thưởng thức nó. Từ đó có thể nhận ra, dù là một món quà nhỏ bé, hết sức đơn giản, nhưng quan trọng nhất là tâm ý của người tặng món quà. Bởi cho dù là người nhận hay cho món quà một cách trân trọng thì cũng thể hiện được nét đẹp của mình. Thông qua những chi tiết miêu tả hình ảnh, lời nói và hành động của người bố, ta có thể hình dung được người bố giống như tấm gương để đứa con noi theo. Đó là một người bố hết lòng yêu thương con, yêu thiên nhiên và yêu vạn vật.
Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 6
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một trong số ít những tác phẩm viết về tình cha con. Trong truyện này, tác giả xây dựng một vài nhân vật: người con, người cha, thằng Tí, bà Sáu… Nhưng với tôi, người để lại nhiều ấn tượng hơn cả là nhân vật người cha. Nhân vật người cha xuất hiện song hành cùng người con và xuyên suốt câu chuyện. Trong mắt người con, cha hiện lên là một người đảm đang, gần gũi với con “bố trồng nhiều hoa, bố làm cho “tôi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng nhau tưới hoa”. Không chỉ có vậy, bố còn là người có cách giáo dục đặc biệt. Bố không dạy lí thuyết sách vở chung chung mà dạy con mọi thứ bằng thực hành, hướng dẫn con để con tự cảm nhận. Hàng ngày bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và đoán các loài hoa trong vườn. Ban đầu chưa quen, con chỉ đoán được một hai loại, dần dà con đã đoán được hết các loài hoa trong vườn của bố, hơn thế nữa con còn thuộc hết khu vườn, vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm phải một vật gì. Bài sờ hoa đoán đã thuộc, người cha tăng độ khó lên, lần này cha cho con ngửi mùi các loài hoa và đoán tên. Trò chơi của bố được lặp lại cho đến khi người con thuộc hết các loài hoa trong vườn thì thôi. Như vậy người đọc không chỉ thấy được phương pháp giáo dục hiện đại của người cha mà còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần trong cách dạy con, thấy được tình yêu thiên nhiên, trân trọng những điều giản dị nhất của người cha. Bên cạnh đó, thông qua việc giảng giải cho người con về món quà, về sự huyền diệu của tên gọi người đọc còn thấy đây là một người cha sống tình cảm và có hiểu biết rộng. Khi biết con thích gọi tên thằng Tí, người cha đã lí giải cho con “mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu”. Rồi khi thằng Tí đem cho ổi, mặc dù cha không thích ăn những vẫn ăn ổi nó tặng, người con thắc mắc “sao bố kính trọng nó quá vậy”. Người bố trả lời người con chân thành “bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”. Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.. Qua đây chúng ta cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình. Nhân vật người cha được khắc họa qua hành động, cử chỉ, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ và qua mối quan hệ với những nhân vật khác (thằng Tí, bà Sáu, hàng xóm…). Khi khắc họa nhân vật người cha, tác giả sáng tạo nhiều chi tiết có giá trị biểu hiện đặc sắc như: người cha nhảy xuống cứu thằng Tí, cầm hai chân dốc ngược; …. Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn là người con kể về người cha khiến cho câu chuyện được kể hấp dẫn, hồn nhiên và người con dễ dàng bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình với cha, ví như “bố cười khà khà khen tiến bộ lắm, bố tôi bơi giỏi lắm”… Xây dựng nhân vật người cha song hành cùng người con không chỉ giúp người đọc thấy được mối quan hệ cha con, tình cảm cha con trong gia đình mà tác giả còn cho người đọc thấy bài học bổ ích về phương pháp giáo dục hiện đại: học bằng thực hành. Đồng thời cũng nhắn nhủ tới các bậc làm cha làm mẹ hãy yêu thương con cái, tạo cho con môi trường lành mạnh, gần gũi chan hòa với thiên nhiên. Thời buổi công nghệ số, con trẻ xem, chơi điện thoại, ipad quá nhiều, vì thế gần gũi giao hòa, cảm nhận thiên nhiên là điều hết sức cần thiết. Nhân vật người cha để lại trong lòng tôi rất nhiều ấn tượng đẹp, đó không chỉ là tình cảm chân thành với người con mà còn là cách chơi, cách dạy con, cách giảng giải cho con về tất cả những điều mà con khúc mắc. Thầm nghĩ, sau này tôi cũng sẽ hướng dẫn và gần gũi con cái của mình giống như người cha trong câu chuyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.
Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 7
Nhân vật người bố trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Người bố đã dành trọn thời gian sau những buổi làm việc để chơi cùng con trai và dạy con những bài học nhỏ bé trong cuộc sống. Trong đoạn trích, người bố trồng nhiều hoa trong khu vườn, dạy cậu bé nhận biết các loài hoa, bố còn làm bình tưới để cậu bé tự chăm sóc những bông hoa nhỏ. Đầu tiên, bố cho cậu bé chơi trò chơi về xúc giác, với địa điểm tại vườn hoa, câu đố của bố là con cần nhắm mắt, chạm từng bông hoa và đoán loại hoa. Tuy lần đầu con luôn nói sai, bố vẫn nói không sao cả, dần dần sẽ đúng, vài lần sau, người bố càng nở nụ người khen con tiến bộ. Một hôm khác, khi cậu bé đoán đúng 3 loại, bố khích lệ vô cùng đáng yêu: "Phen này con sẽ đoán được hết các loại hoa của bố mất thôi!". Với sự nỗ lực của bản thân và lời động viên của bố, người con đã có thể cảm nhận mọi thứ bằng xúc giác. Đến trò chơi thính giác, người bố muốn con xác định người và vậy ở đâu tại vườn hoa và cả trong nhà. Ban đầu khi đố, bố luôn thử "Bố thấy con hé mắt!" "Thật không?", để con tự giác chơi một cách công bằng. "Không! Con không có hé mắt. Con biết chỗ cây hoàng lan mà!. Khi chơi trò xác định khoảng cách, người bố đứng ở đâu đó rồi hỏi con đoán xem mình cách con bao xa, tuy con không đoán được, nhưng bố đều lấy thước đo khoảng cách đàng hoàng, điều này cho thấy người cha đặt tính công bằng, chính xác lên hàng đầu. Dạy con biết chơi công bằng, dạy con về khoảng cách. Sau mỗi lần chơi phân biệt tiếng chân và chủ nhân của nó, bố đều đích thân xác nhận lại, cuối cùng để cậu bé được công nhận sự cố gắng, chiến thắng tất cả trò chơi. Có thể thấy, đây là hình ảnh một người bố tuyệt vời trong cách nuôi dạy con trẻ. Giữa thời đại quá nhiều lo toan, bận bịu và cám dỗ, con người thường dễ quên đi những điều gần gũi quanh mình. Người bố trong câu chuyện không những quan tâm con, mà ông còn dạy con bài học về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Ông nâng niu từng bông hoa bé nhỏ, ông trân trọng từng quả ổi được tặng mặc dù mình không thích ăn. Ông đã dạy dỗ con trai những bài học cần thiết trong cuộc đời và cũng là tấm gương cho bạn đọc soi chiếu, nhìn lại chính mình. Dễ nhận thấy, những bài học mà bố đã dạy chính là những bài học mà người lớn nhiều khi vô tình lãng quên đi – bài học về tình yêu con trẻ và sự quan tâm đến vạn vật quanh mình.
Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 8
Nhân vật người bố trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một người bố tuyệt vời. Ông là một người có hiểu biết sâu rộng và suy nghĩ sâu sắc. Điều đó thể hiện qua những chi tiết nhỏ, như cách ông dạy cho con trai chơi những trò chơi khám phá thiên nhiên khu vườn bằng các giác quan mới, cách ông cấp cứu cấp tốc cho thằng Tí khi nó bị đuối nước. Đặc biệt, sự sâu sắc trong trí tuệ của người bố được khẳng định qua chi tiết ông chia sẻ cách nghĩ của mình về giá trị của những món quà. Không phải một món quà đắt tiền mới là giá trị. Mà chính những món quà nhỏ, giản dị, nhưng chứa đựng tình cảm chân thành nhất thì mới có giá trị to lớn. Cách lý giải của người bố đã khiến em rất xúc động và thán phục. Người bố còn hội tụ những phẩm chất vô cùng tốt đẹp khác. Như là một người dũng cảm và mạnh mẽ. Ngay khi biết tin có người đuối nước, ông liền quăng chén cơm rồi băng vườn chạy ra, lao ngay xuống nước cứu người. Ông cũng là một người giàu tình yêu thương thiên nhiên, cây cỏ và luôn muốn gắn kết, dẫn dắt cho con trai mình hòa vào với thiên nhiên. Và tất nhiên, ông cũng là một người bố tuyệt vời, luôn yêu thương và gắn bó với con trai mình. Chính ông vừa là cha, vừa là thầy và cũng vừa là bạn của con trai. Cùng con lớn lên mỗi ngày. Nhân vật người bố trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, thực sự là một người bố tuyệt vời. Đọc truyện, em cảm giác như mình đang được gặp gỡ và đắm mình trong tình yêu thương dịu dàng của bố vậy.
Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 9
Đọc đoạn trich Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, em đặc biệt ấn tượng và yêu thích nhân vật người bố. Người bố trong câu chuyện là một người bố tuyệt vời vô cùng. Ông ấy yêu thương con trai bằng cả trái tim mình. Ông ở bên con vừa với tư cách của một người cha, vừa với tư cách của một người thầy, một người bạn. Ông dạy cho con trai mình cách dùng khứu giác rồi thính giác để cảm nhận, phân biệt thế giới xung quanh mình qua những trò chơi ngộ nghĩnh và thú vị. Mỗi khi con trai thành thạo trò chơi này, ông lại nghĩ ra một trò chơi khác. Chính từ các trò chơi vui vẻ ấy, ông đã truyền cho con trai mình tình yêu thương và hòa nhập với thiên nhiên xung quanh mình. Em ấn tượng nhất về bài học mà người bố dạy cho con trai mình về những món quà. Cách ông giải thích về giá trị thực sự của một món quà khiến em rất bất ngờ và cảm động. Đích thực, một món quà đẹp là vì tình cảm của người nhận và người trao, chứ không phải vì bất kì lý do nào khác. Cách lý giải ấy đã cho thấy được sự cao thượng, lớn lao trong suy nghĩ của nhân vật người cha. Đặc biệt, ở ông còn có cả sự mạnh mẽ và dũng cảm vô cùng. Khi ông đã vọt ra bờ sông, nhảy xuống và cứu sống thằng Tí bị đuối nước. Hành động vừa nhanh chóng lại dứt khoát cho thấy một người anh hùng trong đời thực đang hiện diện trong cơ thể người cha ấy. Ông còn khéo kéo chổng ngược hai chân thằng Tí dốc xuống để sơ cứu cho nó nữa chứ. Chi tiết ấy đã khẳng định cho cả trí tuệ và sự hiểu biết của nhân vật. Với tất cả những phẩm chất tốt đẹp ấy, nhân vật người bố đã trở thành một biểu tượng về nhân vật người bố trong tâm trí người đọc.
Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 10
“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần là một câu chuyện giàu ý nghĩa. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật người bố. Đầu tiên, người bố hiện lên là một con người yêu thiên nhiên. Khu vườn bố trồng rất nhiều hoa. Bố dành tình yêu cho khu vườn cũng giống như dành cho con vậy. Vào mỗi buổi chiều ra đồng về, người bố thường dẫn nhân vân “tôi” ra vườn, hai bố con thi nhau tưới nước cho cây cối. Sau đó, người bố còn nghĩ ra những trò chơi để đứa con dành thời gian trải nghiệm. Những trò chơi của bố cho thấy sự tỉ mỉ, kiên nhẫn của nhân vật này. Người bố yêu cầu con nhắm mắt lại, dắt con đến chạm hoặc sau đó là ngửi từng bông hoa và đoán tên của chúng. Qua mỗi trò chơi, người bố cũng dạy cho nhân vật “tôi” biết cách yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu thiên nhiên, cũng như trân trọng mọi thứ xung quanh. Không chỉ vậy, người bố còn là tốt bụng, giàu tình yêu thương. Một lần, cả nhà đang ăn cơm thì nghe thấy tiếng la hét lớn. “Tôi” đã đoán được hướng của tiếng hét, mẹ nhận ra hướng đó là ở phía bờ sông. Thế rồi, bố đã quăng chén cơm, bằng qua vườn chạy ra và cứu được thằng Tí. Khi thằng Tí đem những trái ổi đến tặng bố: “Trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vài rất đã”. Vậy nên mặc dù người bố rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã thưởng thức nó. Điều đó khiến “tôi” cảm thấy thắc mắc và người bố đã ân cần giải thích cho “tôi” hiểu được giá trị của những món quà. Có thể thấy rằng, nhân vật người bố giống như một tấm gương để đứa con noi theo, cũng là để mỗi người bạn đọc tự soi chiếu lại chính mình. Như vậy, nhân vật người bố được khắc họa trong tác phẩm mang những phẩm chất tốt đẹp, giúp cho đứa con học tập được nhiều bài học quý giá.
Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 11
Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ. Nổi bật trong truyện là nhân vật người bố được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động. Qua những câu văn đầu tiên, người bố hiện lên với tình yêu thiên nhiên. Nhà của “tôi” có một khu vườn rất rộng. Người bố đã trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dắt tôi ra vườn tưới nước cho cây. Tình yêu của người bố dành cho khu vườn cũng giống như dành cho đứa con. Bên cạnh đó, nhân vật này còn là một một người tinh tế, kiên nhẫn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, người bố vẫn dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ với đứa con của mình. Bố đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để dạy con cách cảm nhận thiên nhiên. Ông đã bảo con nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi đến để chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Từ trải nghiệm đó, đứa con đã nhận ra được bài học ý nghĩa về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Sau đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ con sẽ chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, nhân vật tôi cũng nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn. Không chỉ vậy, người bố còn rất nhân hậu, giàu tình yêu thương. Chính bố đã cứu thằng Tí thoát chết. Với những món quà của Tí, bố đã đón nhận bằng một niềm trân trọng và nâng niu. Mặc dù rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã vui vẻ thưởng thức nó. Khi nhận được câu hỏi thắc mắc của “tôi”, bố đã giải thích cho tôi hiểu về ý nghĩa của những món quà: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó…”. Có thể thấy, nhân vật người bố trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một người cha tuyệt vời, một tấm gương đáng để học theo.
Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 12
Nhân vật người bố trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Người bố đã dành trọn thời gian sau những buổi làm việc để chơi cùng con trai và dạy con những bài học nhỏ bé trong cuộc sống. Bố trồng nhiều hoa trong khu vườn, dạy cậu bé nhận biết các loài hoa, bố còn làm bình tưới để cậu bé tự chăm sóc những bông hoa nhỏ. Có thể thấy, đây là hình ảnh một người bố tuyệt vời trong cách nuôi dạy con trẻ. Giữa thời đại quá nhiều lo toan, bận bịu và cám dỗ, con người thường dễ quên đi những điều gần gũi quanh mình. Người bố trong câu chuyện không những quan tâm con, mà ông còn dạy con bài học về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Ông nâng niu từng bông hoa bé nhỏ, ông trân trọng từng quả ổi được tặng mặc dù mình không thích ăn. Ông đã dạy dỗ con trai những bài học cần thiết trong cuộc đời và cũng là tấm gương cho bạn đọc soi chiếu, nhìn lại chính mình. Đó là những bài học mà người lớn nhiều khi vô tình lãng quên đi – bài học về tình yêu con trẻ và sự quan tâm đến vạn vật quanh mình. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: Viết bài văn phân tích nhân vật người thầy trong "Người thầy đầu tiên". Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc đã để lại cho em những tình cảm, ấn tượng sâu sắc. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân. Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85 4.5 (243) 799,000đs 199,000 VNĐ 4.5 (243) 799,000đ 99,000 VNĐ 4.5 (243) 999,000đ 299.000 - 599.000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt. Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh Chính sách bảo mật Hình thức thanh toán Chính sách đổi trả khóa học Chính sách hủy khóa học Tuyển dụng Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phone: 084 283 45 85 Email: vietjackteam@gmail.com CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 2015 © All Rights Reserved.
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 1
Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?” Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?” Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp. Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.
Dàn ý Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. - Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật + Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó. + Ngôn ngữ của nhân vật + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào? + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác - Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 2
Trong cuộc đời của mỗi người ai cũng có những kỉ niệm về quê hương thân yêu, nơi chôn rau cắt rốn của mình, mỗi khi nhớ về đầu tiên ta sẽ nhớ những gì thân thuộc nhất như: gốc đa nơi chơi trốn tìm, hay những buổi trưa nắng nô đùa dưới những bóng râm,… có rất nhiều nơi để nhớ. Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm “Người thầy đầu tiên” nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về người thầy đầu tiên của mình, thầy Đuy-sen tận tụy, thân thương cùng nhiều kỉ niệm đẹp những thời niên thiếu. Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-na, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. Với An-tư-nai, cô nhớ mãi về câu nói đầu tiên của thầy: “Các em cứ gọi ta là thầy, các em có muốn xem trường không? Vào đây, các em đừng ngại gì cả...?” Thầy Đuy-sen là oàn viên Thanh niên Cộng sản, với trái tim yêu thương mênh mông, với nhiệt tình say mê đã đem ánh sáng Cách mạng tháng Mười Nga đến với tuổi thơ miền núi hẻo lánh xa xôi. Thầy Đuy-sen và cô học trò người dân tộc An-tư-nai bé bỏng, tội nghiệp hiện lên trên trang văn trong sáng, nhẹ nhàng của Ai-ma-tốp đã để lại bao rung động bồi hồi trong lòng ta một thời cắp sách. Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bêbết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?” Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?” Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Không chỉ dạy học, thầy Đuy-sen năm ấy còn cõng từng em nhỏ qua con suối bao mùa mưa nắng, bất kể rét buốt của mùa đông. Ngay cả khi đám cưỡi ngựa trêu đùa, chế giễu thiếu tôn trọng, người thầy này vẫn nhẹ nhàng và chỉ để tâm đến sự an toàn của đám học trò nhỏ. Thầy đi chân không, làm không ngơi tay, khi thấy An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. Thầy xoa hai chân, bóp chặt đôi tay lạnh cóng và đưa lên miệng hà hơi vô cùng chu đáo, tận tâm, thể hiện tình cảm yêu thương học trò. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 3
Đoạn trích Người thầy đầu tiên là lời kể lại của người họa sĩ và An-tư-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Thầy Đuy-sen quan tâm đến các học sinh và đặc biệt là An-tư-nai, mong cô bé có thể lên thành phố lớn học tập. Câu chuyện kể lại từ An-tư-nai khiến người họa sĩ đồng hương cảm thấy day dứt và muốn vẽ bức tranh thật đẹp về hai thầy trò. Người thầy đầu tiênca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai. Người thầy Đuy-sen đã thay đổi cuộc đời của cô bé An-tư-nai, người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò nhỏ. Thầy Đuy-sen và cô học trò người dân tộc An-tư-nai bé bỏng, tội nghiệp hiện lên trên trang văn trong sáng, nhẹ nhàng của Ai-ma-tốp đã để lại bao rung động bồi hồi trong lòng ta một thời cắp sách. Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Thầy Đuy-sen trẻ và nhiệt huyết, thầy yêu nghề, thật sự mong muốn những điều tốt đẹp đến với những đứa trẻ nghèo lạc hậu. Ngay từ lần gặp đầu tiên, thầy Đuy-sen đã mỉm cười, niềm nở, mời các em vào xem trường. Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bêbết đất”. Thầy khoe trường và khơi dậy mong muốn đến trường của các em nhỏ. Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, ngày ngày, thầy Đuy-sen còn bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Chi tiết này thể hiện thầy là người có học thức, có sự nhẫn nại. Không chỉ không quan tâm, đôi co với những kẻ thiếu hiểu biết, thầy Đuy-sen còn không muốn học trò của mình bị ảnh hưởng bởi những câu nói của họ, tâm trạng không bị xấu đi. Để việc qua suối bớt nguy hiểm, thầy và An-tư-nai còn cố gắng tìm gỗ làm cầu cho học sinh qua suối, thầy đi chân không, làm không ngơi tay. Nhưng khi thấy An-tư-nai ngã, thầy Đuy-sen lập tức quan tâm, quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó, xoa bóp và ân cần giúp cô bé ấm lên. Đuy-sen gửi gắm mong muốn An-tư-nai có thể lên thành phố lớn theo học, bởi thầy nhìn thấy tiềm năng và sự thông minh của cô học trò nhỏ. Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên đầy mẫu mực và tuyệt vời với niềm tận tụy đáng nhớ, trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 4
Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?” Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?” Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp. Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 5
Người thầy đầu tiên là một trong những truyện ngắn xuất sắc của tác giả Tri-ghi-dơ Ai-ti-ma-tốp khi kể về người thầy giáo Đuy-sen với những đặc điểm nổi bật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Hình ảnh người thầy được hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai. Nhà văn đã dùng nhiều những chi tiết miêu tả để khắc họa chân dung nhân vật thầy Đuy-sen một cách chân thực và cụ thể nhất. Khi đến vùng núi quê hương của An-tư-nai, thầy Đuy-sen còn rất trẻ. Học vấn thấy tuy chưa được cao nhưng thầy lại có trái tim dạt dào tình nhân ái và sục sôi nhiệt huyết cách mạng. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò để “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy “mỉm cười, niềm nở” quẹt mồ hôi trên mặt và ân cần hỏi các em học sinh. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, thấu rõ cái khao khát được học hành của các em. Thầy còn “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông, thấy bảo tin mừng vì trường học đã làm xong và có thể học được. Thầy Đuy-sen còn là người có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Khi chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng mà thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi gợi trong lòng các em nhỏ miền núi khao khát được đi học. Đặc biệt với An-tư-nai, thầy nhìn thấy tâm can em, thông cảm với cảnh ngộ mồ côi của em và an ủi, khen tên của em hay, bảo em chắc là ngoan lắm. Câu nói chân tình ấy cùng với hiền hậu của thầy khiến cho An-tư-nai “thấy lòng ấm hẳn lại”. Những hành động của thầy điển hình như: Một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt; sự cô độc và cò cả ước mơ về một tương lai tươi sáng cho học trò. Cũng chính vì thế mà An-tư-nai có cảm nhận sâu sắc về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy và còn ước thầy là người anh ruột của mình. Ai-ma-tốp đã viết nên hình ảnh thầy Đuy-sen bằng tất cả sự ca ngợi và niềm yêu thương bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Từ hình ảnh thầy Đuy-sen tác giả ngợi ca, trân trọng những người thầy đang ngày đêm chèo lái con đò cập bến tri thức.
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 6
Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen. Thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai. Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Nhân vật thầy giáo Đuy-sen hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của một người giáo viên, điều đó càng khiến mỗi người thêm yêu mến và cảm phục nhân vật này.
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 7
Đoạn trích Người thầy đầu tiên là lời kể lại của người họa sĩ và An-tư-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông…, thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Thầy Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp. Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên đầy mẫu mực và tuyệt vời với niềm tận tụy đáng nhớ, trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 8
Trước khi thầy đi lấy rạ khô, lúc tiễn các em nhỏ ra về, thầy nhẹ nhàng uốn nắn, thầy mời mọc ân cần. Các em nhỏ ra về mà cảm thấy yêu mến thầy, gắn bó với thầy và ngôi trường nhỏ của làng quê thân yêu. Hơn 30 năm sau, An-tư-nai đã thành đạt mà tâm hồn cô vẫn còn nghe tiếng nói nhỏ nhẹ của Đuy-sen: “Các em cứ gọi ta là thầy. Các em có muốn xem trường không? Vào đây, các em đừng ngại gì cả?”.Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.An-tư-nai – cô học trò bé nhỏ đáng thương và đáng yêu vô cùng. Mồ côi mẹ, ở với chú thím, cô phải làm quần quật suốt ngày. Ăn mặc tồi tàn, rách rưới “gấu váy thủng hở một mảng đầu gối”. Điều đau khổ, bất hạnh nhất trong cuộc đời ấu thơ của em là thiếu tình thương. Mỗi bát cơm phải đổi nhiều nước mắt, luôn luôn bị người thím độc ác, tàn nhẫn đánh chửi. Chỉ một bao “ki-giắc” (phân gia súc khô) mà em bị mụ ta “đánh vào đầu”. Mụ đay nghiến, chửi rửa: “Quân không cha không mẹ! Chó sói có bao giờ lại thành chó nhà được!... Muốn xem trường thì rồi tao sẽ cho xem, mày cứ còn bén mảng đến gần đấy là tao đánh què cẳng đi. Tao sẽ làm cho mày nhớ đời cái trường ấy...” Nếu thầy Đuy-sen đã khơi dầy trong lòng An-tư-nai tình yêu thương, lòng khao khát học tập thì mụ thím tồi tệ làm em đau khổ, tan nát cả lòng, chìm đắm trong lo âu, ngồi thui thủi một mình trong xó bếp “lặng lẽ khóc vụng”, Em “không khóc vì những đòn thím đánh” vì em đã quen rồi, mà em chỉ khóc vì “hiểu rằng thím tôi không đời nào chịu cho tôi đi học”. Qua đó ta càng thấy rõ: bị thất học là nỗi đau khổ, bất hạnh lớn nhất của tuổi thơ!Ra khỏi trường, An-tư-nai vòng quay lại một mình, em đổ bao ki-giắc của mình vào kho đựng chất đốt. Trời đã chiều, em vội vã quay lại “cắm đầu chạy men theo các khe rãnh, các hẻm đá ở chân núi nhặt ki giắc”. Mấy chục năm sau khi trở thành viện sĩ, An-tư-nai “vẫn không hiểu hôm ấy cái gìxui khiến tôi dám làm một việc như thế”. Từng nếm trải nhiều đau khổ tủi nhục, bị mắng chửi, bị tạt tai, mọi ước nguyện mọi ý muốn của tuổi xuân “bị chôn vùi”, nên cô bé An-tư-nai “muốn làm một việc gì để cám ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấy”.Với tâm hồn trong sáng của tuổi thơ, An-tư-nai vừa nhặt ki-giắc vừa thấy trái tim mình “sung sướng đập rộn rã”. Mặt trời đã gác núi, mặt trời như chia vui, như đồng cảm san sẻ với em: “Và mặt trời cũng biết rõ vì đâu tôi sung sướng đến thế!” Cô bé cảm thấy tự hào vì “đã làm được một việc nhỏ hữu ích”.Con người nhỏ bé An-tư-nai như đã có một bước nhảy vọt về mặt tính cách. Từ chỗ em muốn đền ơn con người xa lạ đã săn sóc, quý mến mình đến chỗ tự giác thấy mình phải làm được một việc nhỏ hữu ích. Ai-ma-tốp đã lấy hình tượng “mặt trời” để miêu tả những rung động, những biến thái trong tâm hồn cô gái nhỏ bé người dân tộc Kir-ghi-di. Hình tượng “mặt trời” ở đây còn mang ý nghĩa như một biểu tượng nhằm ca ngợi ánh sáng Cách mạng tháng Mười đã chiếu rọi toả sáng vùng núi rừng lạc hậu Cư-gơ-rư-xtan, đem đến sự thức tỉnh vàđổi đời trong lòng nhân dân các dân tộc mà An-tư-nai là một điển hình cảm động.Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất. Mặt trời được nhân hoá, mặt trời là biểu tượng. Chất thơ, chất trữ tình không chỉ ở ngôn ngữ mà nó còn thấm sâu vào hồn người! Thiên nhiên như đang chia sẻ niềm vui với con người:“Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy hình như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi: mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới, chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập loè. Mặt trời dọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên tấm áo đầy mụn vá tôi mặc”.Tình thương của người thầy, mái trường vẫy gọi ánh sáng cách mạng đã lay tỉnh mọi cuộc đời, từ bóng tối vươn ra ánh sáng. Như con chim sổ lồng cất tiếng hót, An-tư-nai cũng vậy, cô vừa chạy vừa reo với đất trời, với gió mây: “Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn tôi đang kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường và sẽ dẫn cả các bạn khác đến”.
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 9
An-tư-nai như được truyền thêm sức mạnh để vượt qua thử thách, để đến với mái trường tuổi thơ cùng các bạn. Con đường đến với mái trường, con đường đi học của An-tư-nai cũng là con đường đi tới ánh sáng cách mạng và hạnh phúc.Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 10
Trong đoạn trích Người thầy đầu tiên, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật thầy giáo Đuy-sen. Thầy Đuy-sen là một người thầy giáo mẫu mực, giàu lòng yêu thương và hi sinh cho những người học trò nhỏ của mình. Trong mùa đông gió rét với tuyết rơi trắng xóa. Thầy tự mình đắp tường, trải rơm cho lớp học khiến cả người mình lấm len bùn đất. Vậy nhưng thầy vẫn đón tiếp những người học trò của mình bằng nụ cười tươi ấm áp. Để giúp các bạn nhỏ đến trường, thầy đã bất chấp lạnh lẽo, cõng các bạn lội qua con suối, rồi còn đắp đất thành các ụ nhỏ cho các bạn đi qua không bị ướt nữa. Tinh thần hi sinh cao cả ấy của thầy khiến em vô cùng xúc động. Đặc biệt, thầy Đuy-sen còn hiện lên với vẻ hiền từ, kiên nhẫn và tinh tế. Khi nghe được An-tư-nai là trẻ mồ côi, thầy đã liền thay đổi chủ đề câu chuyện để tránh làm cô bé buồn rầu. Rồi khi thấy bọn nhà giàu đầu đội mũ lông cáo đỏ cười cợt, chê bai mình, thầy chỉ nhẫn nhịn, rồi tìm cách kể câu chuyện cười cho học trò để các em quên đi những điều tiêu cực. Chao ôi, thật vĩ đại biết bao tấm lòng người thầy giáo. Sự hi sinh và che chở của thầy Đuy-sen đã giúp không chỉ các bạn nhỏ mà còn cho cả những người đọc được sưởi ấm trong tình yêu thương vô bờ của thầy.
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 11
Thầy giáo Đuy-sen là một người thầy giáo tuyệt vời và vĩ đại. Chân dung của thầy hiện lên sáng ngời qua lời kể của người học trò nhỏ An-tư-nai đã khắc sâu vào tâm trí của người đọc. Thầy Đuy-sen là một người giáo viên, nhưng những lần xuất hiện của thầy đều thật mộc mạc và giản dị, thậm chí là tuềnh toàng. Lần đầu tiên gặp mặt, thầy xuất hiện từ trong trường với cơ thể bê bết đất, mồ hôi đầy mặt và nụ cười niềm nở trên môi. Nụ cười ấy của thầy đã giúp cho những đứa trẻ nhỏ bớt ngại ngùng và lo âu. Nhưng sự vĩ đại của thầy, thì thể hiện rõ nhất ở những điều mà thầy đã làm cơ. Thầy tự mình đắp lò sưởi và bắc ống khói, rồi trải rơm dưới nền nhà cho lớp học. Trong tiết trời lạnh lẽo với những trận tuyết đầu mùa, thầy đã bé, cõng các em nhỏ lội qua dòng suối để đến trường. Thầy lấy đá và những tảng đất để cố đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối cho các bạn nhỏ đi qua cho khỏi bị ướt chân. Dù thầy đi chân không trên dòng nước buốt đến chết cóng đi được nhưng vẫn làm không hề ngơi tay, để các em nhỏ sớm ngày đến lớp. Không chỉ giàu tình yêu thương và hi sinh cho các học trò của mình. Thầy Đuy-sen còn có một trái tim tinh tế, khi nhiều lần xử lí tình huống khéo léo vô cùng. Như lúc nhỡ lời hỏi về bố mẹ của An-tư-nai, vừa biết cô bé là trẻ mồ côi, đã lập tức đổi chủ đề và nhờ cô một việc khác. Hay khi thầy dẫn học sinh qua suối và bị bọn nhà giàu cười nhạo. Để các bạn nhỏ không phải buồn, thầy đã nghĩ ra một chuyện vui nào đó khiến cả lũ phá lên cười, quên mất mọi sự. Thầy giáo Đuy-sen đã hiện lên qua kí ức của cô học trò nhỏ toàn vẹn như thế đó. Thầy có trái tim vĩ đại giàu tình yêu thương và đức hi sinh cao cả. Chính thầy đã thắp lên tương lai cho các em nhỏ đến trường, trong đó có cả An-tư-nai.
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 12
Đến với văn bản “Người thầy đầu tiên” của Tri-ghi-dơ Ai-ti-ma-tốp chúng ta chắc hẳn không quên được hình ảnh trung tâm là người thầy Đuy-sen. Hình ảnh người thầy được hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai. Nhà văn đã dùng nhiều những chi tiết miêu tả để khắc họa chân dung nhân vật thầy Đuy-sen một cách chân thực và cụ thể nhất. Đầu tiên là thông qua ngôn ngữ đối thoại với lời trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học, đồng thời còn động viên, khích lệ An-tư-nai. Tiếp đến là những hành động của thầy điển hình như: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt; sự cô độc và cò cả ước mơ về một tương lai tươi sáng cho học trò. Cũng chính vì thế mà An-tư-nai có cảm nhận sâu sắc về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy và còn ước thầy là người anh ruột của mình. Thông qua những chi tiết đó, chúng ta có thể hình dung ra thầy Đuy-sen là một người có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, vị tha và nhân hậu. Trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 13
Người thầy đầu tiên là một trong những truyện ngắn xuất sắc của tác giả Tri-ghi-dơ Ai-ti-ma-tốp khi kể về người thầy giáo Đuy-sen với những đặc điểm nổi bật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Hình ảnh thầy giáo Đuy-sen được kể thông qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-ta, bà vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. Khi đến vùng núi quê hương của An-tư-nai, thầy Đuy-sen còn rất trẻ. Học vấn thấy tuy chưa được cao nhưng thầy lại có trái tim dạt dào tình nhân ái và sục sôi nhiệt huyết cách mạng. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò để “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy “mỉm cười, niềm nở” quẹt mồ hôi trên mặt và ân cần hỏi các em học sinh. Có thể thấy Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại và cử chỉ rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động đến tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, thấu rõ cái khao khát được học hành của các em. Thầy còn “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông, thấy bảo tin mừng vì trường học đã làm xong và có thể học được. Thầy mời chào, khích lệ với các em nhỏ dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tình yêu thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”. Thầy Đuy-sen còn là người có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Khi chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng mà thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi gợi trong lòng các em nhỏ miền núi khao khát được đi học. Đặc biệt với An-tư-nai, thầy nhìn thấy tâm can em, thông cảm với cảnh ngộ mồ côi của em và an ủi, khen tên của em hay, bảo em chắc là ngoan lắm. Câu nói chân tình ấy cùng với hiền hậu của thầy khiến cho An-tư-nai “thấy lòng ấm hẳn lại”. Không những thế, trước khi thầy đi lấy rạ khô, lúc tiễn các em nhỏ ra về, thầy nhẹ nhàng uốn nắn, mời mọc ân cần. Các em nhỏ khi ra về ai nấy cũng đều cảm thấy yêu mền, gắn bó với thầy và ngôi trường của làng quê thân yêu. Một điểm nữa, Đuy-sen là người thầy đầu tiên đã khai tâm khai sáng cho An-tư-nai. Thầy hiền hậu, yêu thương tuổi thơ và đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng được đi học. Có thể thấy, thầy Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ.
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 14
Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen. Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?” Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai. Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Đối với An-tư-nai, thầy Đuy-sen giống như một người thân, thậm chí cô bé con mong muốn thầy trở thành anh trai của mình.
Phân tích nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - mẫu 15
Người thầy đầu tiên là một tác phẩm nổi tiếng của Ai-tơ-ma-tốp. Trong đó, nhân vật thầy Đuy-sen được nhà văn khắc họa hiện lên đầy chân thực và sinh động. Nhân vật “tôi” nhận được bức thư của dân làng mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Trong số những người được mờ có cả bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va. Sau khi trở về Mát-xcơ-va, nhân vật tôi đã nhận được thư của bà viện sĩ. Trong thư, bà kể về tuổi thơ bất hạnh và về người thầy đầu tiên của mình. An-tư-nai mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cô phải sống với chú thím, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Thầy Đuy-sen đã giúp đỡ để An-tư-nai có thể đi học. Trong kí ức của An-tư-nai, thầy Đuy-sen là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Thầy là người đã giúp các em học sinh có một ngôi trường để đến học. Chính thầy cũng đã khơi dậy khao khát được đi học của các em: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”; Thầy còn an ủi khi biết được hoàn cảnh của An-tư-nai: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối. Học sinh trong làng đều rất yêu mến thầy Đuy-sen. Riêng An-tư-nai lại thầm ước có một người anh trai như thầy. Câu chuyện của bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va đã thôi thúc nhân vật tôi vẽ một bức tranh về “Người thầy đầu tiên”. Dưới lời kể của “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một người hết lòng vì học trò. Khi thấy học trò phải mang những bao ki-giắc, thầy đã động viên, an ủi. Lời nói quan tâm ấy như xua đi bao mệt nhọc cùng sự giá lạnh của trời đông. Trước hành động của bọn nhà giàu sống trên núi, thầy Đuy-sen không hề tỏ ra tức giận, mà thầy lại “nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự”. Sau mỗi buổi học, thầy còn cố gắng kiếm đủ gỗ để làm một chiếc cầu bắc qua dòng suối dưới chân đồi. Nhận ra phương án này không khả thi, thầy Đuy-sen lại tiếp tục lấy đá cùng những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối, giúp học trò đi lại không bị ướt chân. Thầy làm tất thảy mọi việc với mong muốn học trò sẽ luôn an toàn trên con đường tới trường. Có thể thấy, tất cả những lời nói, hành động đã minh chứng cho tấm lòng nhân hậu, trái tim cao cả của thầy Đuy-sen. Tóm lại, nhân vật thầy giáo Đuy-sen hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của một người giáo viên. Điều đó càng khiến mỗi người thêm yêu mến và cảm phục nhân vật này. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc đã để lại cho em những tình cảm, ấn tượng sâu sắc. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cái tôi tác giả được thể hiện trong "Chuyện cơm hến" Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85 4.5 (243) 799,000đs 199,000 VNĐ 4.5 (243) 799,000đ 99,000 VNĐ 4.5 (243) 999,000đ 299.000 - 599.000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt. Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh Chính sách bảo mật Hình thức thanh toán Chính sách đổi trả khóa học Chính sách hủy khóa học Tuyển dụng Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phone: 084 283 45 85 Email: vietjackteam@gmail.com CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 2015 © All Rights Reserved.
Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 1
Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cống hiến và lẽ sống đẹp cho cuộc đời, nổi bật với khổ thơ: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc" Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" cùng với sự "lặng lẽ" khiến ta hình dung về sự cống hiến một cách thầm lặng trong suốt cả cuộc đời. Mùa xuân - tuổi trẻ của Thanh Hải chỉ là một phần nhỏ trong mùa xuân lớn của cả dân tộc. Ông biết điều ấy, và ông cũng tự nhận cống hiến của mình như một nốt trầm trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời. Điệp từ "Dù là" cùng với hai hình ảnh ẩn dụ mang tính đối lập "hai mươi", "tóc bạc"  làm cho hai câu thơ vang lên như một lời thề của con người cao cả ấy. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi tác giả đang phải chống chọi với căn bệnh xơ gan hiểm nghèo ta mới thấy hết được tinh thần và khao khát rất đỗi nhân văn của một con người có trái tim nhân hậu như Thanh Hải. Khổ thơ đã khiến ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn tấm lòng của Thanh Hải, người con của xứ Huế mộng mơ.
Dàn ý Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Mở đoạn: Chọn một đoạn thơ em yêu thích trong bài thơ. - Thân đoạn: Cảm nhân về hình ảnh, nội dung, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của chúng. - Kết đoạn: Cảm nhận chung của em về đoạn thơ.
Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 2
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tôi ấn tượng nhất với những dòng thơ: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc Nếu ai biết được hoàn cảnh ra đời của bài thơ cũng sẽ có chung cảm xúc như tôi khi đọc những dòng thơ trên. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải không hô hào, kêu gọi, không phải những điều gì lớn lao, to tác, mà chỉ là những điều giản dị, "nho nhỏ", lặng lẽ. Đến phút cuối đời, tác giả vẫn có khát khao cống hiến cho cuộc đời những âm sắc đẹp đẽ. Cả đời người, từ lúc xuân xanh - "tuổi hai mươi", đến khi "tóc bạc", cuối đời vẫn trước sau như môt, vẫn "lặng lẽ dâng cho đời", vẫn nhập vào bản hòa ca mà mình là một nốt trầm xao xuyến. Sẽ nhiều người cho rằng khát vọng cống hiến được thể hiện trong thơ có nhiều. Nhưng khát vọng trong thơ Thanh Hải lại rất bình dị, "lặng lẽ", êm xuôi, dễ đi vào lòng người bởi đó là khát vọng chân thành và trong trẻo.
Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 3
Thanh Hải đã để lại cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc tình yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước tha thiết, đặc biệt qua khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Một màu xanh tươi sáng trải rộng mênh mông làm nền và tôn thêm vẻ đẹp nổi bật của “bông hoa tím biếc”. Một màu “tím biếc” lung linh giữa “dòng sông xanh” lại càng thơ mộng. Từ “mọc đặt ở đầu câu thơ khiến ta phải chú ý. “Mọc” là vươn lên, trỗi dậy từ lòng đất. Đặt từ “mọc” ngay từ đầu câu thơ, bài thơ đã gây cho người đọc về sức sống mãnh liệt, bất ngờ đến ngạc nhiên của thiên nhiên, tạo vật. Bức tranh mùa xuân không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả âm thanh. Đó là âm thanh tiếng chim chiền chiện hót ngân vang, thánh thót càng làm cho buổi sớm xuân có không khí náo nức lạ thường. Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu đời, yêu cuộc sống trào dâng chan chứa, tràn đầy. Tiếng thơ là tiếng lòng tác giả thốt lên từ trái tim rung động dào dạt: “Ơi, con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời!” Tiếng chim trong vắt làm xao động một không gian yên tĩnh. Tiếng hót vút cao giữa khoảng không bao la khiến lòng người xao xuyến. Nhà thơ đã thốt lên “ơi…chi mà” thật tha thiết ,nhỏ nhẹ. Âm thanh đã ngân vào lòng tác giả những cung bậc diệu kì…
Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 4
"Mùa xuân nho nhỏ" là bài ca đẹp đẽ và sâu lắng về ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ muốn được sống đẹp, sống có ích với cuộc đời chung: Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Làm con chim, làm một cành hoa dâng hương thơm, tiếng hót làm đẹp cho đời, đặc biệt ước nguyện muốn thóa thành thành “một nốt trầm” hòa nhịp, nâng đỡ bản đàn muôn điệu của cuộc đời. Nếu như phần mở đầu, tác giả phác họa hình ảnh mùa xuân của tự nhiên bằng hình ảnh bông hoa và tiếng hót thì tới đoạn thơ này, hình ảnh đó được lặp lại như một sự đối ứng chặt chẽ, sự thống nhất trong tâm tưởng. Điệp từ “ta” một lần nữa khẳng định và nói thay ước nguyện mong muốn được cống hiến của rất nhiều người trong thời kì đất nước bước vào đổi mới. Nhưng trên hết, ước nguyện muốn được hóa thân của tác giả cháy bỏng và thật đẹp khi tác giả sử dụng từ “lặng lẽ” đây là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị lối sống cao đẹp. Tác giả muốn được cống hiến âm thầm, lặng lẽ điều này làm cho người đọc xúc động trước lời tâm sự của con người từng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã cống hiến và sống có ích cho tới cuối đời - Thanh Hải!
Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 5
Ở khổ thơ thứ tư trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã để lại cho em nhiều ấn tượng: “Ta làm con chim hótTa làm một nhành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến” Đầu tiên, cách xưng hô của tác giả chuyển từ “tôi” sang “ta” kết hợp với các động từ “làm”, “nhập” nhằm thể hiện khát vọng được hòa nhập cái riêng với cái chung. Thanh Hải muốn hóa thân vào muôn loài vạn vật làm tươi đẹp rộn ràng cho cuộc sống. Đó là “một tiếng chim hót” trong buổi sáng mai bắt đầu một ngày mới. Đó là “một nhành hoa” tô điểm cho vườn hoa cuộc đời. Và đó là “một nốt trầm” làm xao xuyến vạn trái tim để cùng nhau cống hiến. Những hình ảnh giản dị, gần gũi nhưng đã thể hiện niềm khát khao sống, khát khao hiến dâng đến khôn cùng của Thanh Hải. Đặc biệt hơn khi đặt vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ là lúc nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Trước khoảnh khắc phải đối mặt với bệnh tật và cái chết, Thanh Hải vẫn giữ được một niềm lạc quan, yêu đời với mong muốn được cống hiến mãnh liệt. Có thể khẳng định, khổ thơ gửi gắm một khát vọng thật đẹp đẽ, cao cả.
Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 6
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, tôi cảm thích nhất khổ thơ đầu tiên: “Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếc,Ơi! con chim chiền chiệnHót chi mà vang trời” Chỉ bằng vài nét vẽ đơn giản và những hình ảnh thật thân quen, nhà thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên mùa xuân đầy thơ mộng, mang đậm phong vị xứ Huế. Bức tranh xuân có sự kết hợp của không gian thoáng đãng của dòng sông, sắc màu tươi tắn của loài hoa tím biếc và âm thanh rộn rã tươi vui của tiếng chim chiền chiện. Tiếng gọi “ơi” nghe sôi nổi và tha thiết biết bao. Nhà thơ đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự thăng hoa của tâm hồn, điêu luyện trong ngòi bút. Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Câu hỏi tu từ hót “Hót chi mà vang trời” gợi ra tiếng chim hót trong trẻo, vang lừng xa như gần lại rõ ràng. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân còn được miêu tả ở chi tiết rất tạo hình: “Từng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng” Hình ảnh ẩn dụ “giọt long lanh” hay chính là giọt âm thanh của tiếng chim thật trong, thật tròn, vang ngân giữa không gian, đọng lại thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc. Nhà thơ đưa tay hứng với tất cả sự trân trọng, đắm say. Bức tranh mùa xuân của thiên nhiên được nhà thơ khắc họa thật đẹp đẽ.
Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 7
Khi đọc khổ thơ thứ tư của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, chúng ta thấy được khát vọng dâng hiến cuộc đời cho tổ quốc thân yêu của nhà thơ: “Ta làm con chim hótTa làm một nhành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến” Đến đây, nhà thơ không còn cầm bút nữa mà đang ôm đàn, gõ phách hát bài ca mùa xuân, bài ca cuộc sống. Nhà thơ muốn hóa thân vào muôn loài vạn vật làm tươi đẹp rộn ràng cho cuộc sống. Đó là “một tiếng chim hót” trong buổi sáng mai bắt đầu một ngày mới. Đó là “một nhành hoa” tô điểm cho vườn hoa cuộc đời. Và đó là “một nốt trầm” làm xao xuyến vạn trái tim. Đó là mong muốn hòa nhập vào cái chung để cùng cống hiến. Tất cả đã thể hiện niềm khát khao sống, khát khao cống hiến đến khôn cùng của tác giả. Đặc biệt hơn khi đặt vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ, khi Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh, chúng ta mới hiểu được hơn về những điều mà nhà thơ muốn gửi gắm.
Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 8
Đến với khổ thơ thứ hai của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân đất nước: “Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy quanh lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạTất cả như hối hảTất cả như xôn xao” Hình ảnh “người cầm súng” là những người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ nền hòa bình. Còn “người ra đồng” là những người nông dân lao động phục vụ chiến đấu. Mùa xuân được khắc họa ở đây đã gắn với ý thức và tinh thần bảo vệ dân tộc và trách nhiệm của con người trong việc giữ gìn mùa xuân hoà bình cho dân tộc và đất nước. Cùng với đó là hình ảnh “lộc giắt đầy trên lưng”, “lộc trải dài nương mạ” cho thấy sức sống của mùa xuân đang căng tràn khắp mọi nơi. Tất cả đều đang “hối hả” và “xôn xao” để bừng nở.
Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 9
Khi đọc bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, tôi cảm thấy yêu thích nhất là khổ thơ thứ ba: “Ðất nước bốn nghìn nămVất vả và gian laoÐất nước như vì saoCứ đi lên phía trước” Nhiều mùa xuân đã trôi qua, máu và mồ hôi đã đổ xuống thì đất nước mới có được nền độc lập như ngày hôm nay. Hình ảnh đất nước bốn nghìn năm - gợi ra chiều dài lịch sử lâu đời của dân tộc. Trong suốt bốn nghìn năm đó, đất nước đã phải trải rất nhiều “vất vả” và “gian lao” để dựng nước và giữ nước. Đất nước lúc này đã giống như “vì sao” ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cách dùng từ “cứ” thể hiện sự quyết tâm vươn về phía trước, không chịu đầu hàng khuất phục trước mọi khó khăn. Những vất vả khi trước đã được đến đáp bằng những mùa xuân tươi đẹp của hiện tại. Khổ thơ ngắn gọn, giọng thơ nhẹ nhàng nhưng lại gửi gắm bài học giàu ý nghĩa.
Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 10
“Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc” Những câu thơ thể hiện khao khát được cống hiến của nhà thơ.Đầu tiên, “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà tự nhiên, hợp lý của nhà thơ. Bởi mùa xuân vốn là một khái niệm chỉ thời gian thế mà ở đây “mùa xuân” lại có khối, có hình, một hình hài nho nhỏ thật xinh xắn. Mùa xuân đã trở thành một ẩn dụ nói về khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường góp sức mình làm đẹp thêm mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. Điệp từ “dù là” đặt ở đầu hai câu thơ liên tiếp có ý nghĩa khẳng định cho khát vọng dâng hiến miệt mài, không mệt mỏi của tác giả. Dù là khi còn trẻ trung hay khi lớn tuổi, thì khao khát đó vẫn luôn cháy buổi trong trái tim mỗi người.
Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 11
Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cống hiến và lẽ sống đẹp cho cuộc đời, nổi bật với khổ thơ:"Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc" Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" cùng với sự "lặng lẽ" khiến ta hình dung về sự cống hiến một cách thầm lặng trong suốt cả cuộc đời. Mùa xuân - tuổi trẻ của Thanh Hải chỉ là một phần nhỏ trong mùa xuân lớn của cả dân tộc. Ông biết điều ấy, và ông cũng tự nhận cống hiến của mình như một nốt trầm trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời. Điệp từ "Dù là" cùng với hai hình ảnh ẩn dụ mang tính đối lập "hai mươi", "tóc bạc"  làm cho hai câu thơ vang lên như một lời thề của con người cao cả ấy. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi tác giả đang phải chống chọi với căn bệnh xơ gan hiểm nghèo ta mới thấy hết được tinh thần và khao khát rất đỗi nhân văn của một con người có trái tim nhân hậu như Thanh Hải. Khổ thơ đã khiến ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn tấm lòng của Thanh Hải, người con của xứ Huế mộng mơ.
Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 12
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tôi ấn tượng nhất với những dòng thơ: Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc Nếu ai biết được hoàn cảnh ra đời của bài thơ cũng sẽ có chung cảm xúc như tôi khi đọc những dòng thơ trên. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải không hô hào, kêu gọi, không phải những điều gì lớn lao, to tác, mà chỉ là những điều giản dị, "nho nhỏ", lặng lẽ. Đến phút cuối đời, tác giả vẫn có khát khao cống hiến cho cuộc đời những âm sắc đẹp đẽ. Cả đời người, từ lúc xuân xanh - "tuổi hai mươi", đến khi "tóc bạc", cuối đời vẫn trước sau như môt, vẫn "lặng lẽ dâng cho đời", vẫn nhập vào bản hòa ca mà mình là một nốt trầm xao xuyến. Sẽ nhiều người cho rằng khát vọng cống hiến được thể hiện trong thơ có nhiều. Nhưng khát vọng trong thơ Thanh Hải lại rất bình dị, "lặng lẽ", êm xuôi, dễ đi vào lòng người bởi đó là khát vọng chân thành và trong trẻo.
Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 13
Thanh Hải đã để lại cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc tình yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước tha thiết, đặc biệt qua khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Một màu xanh tươi sáng trải rộng mênh mông làm nền và tôn thêm vẻ đẹp nổi bật của “bông hoa tím biếc”. Một màu “tím biếc” lung linh giữa “dòng sông xanh” lại càng thơ mộng. Từ “mọc đặt ở đầu câu thơ khiến ta phải chú ý. “Mọc” là vươn lên, trỗi dậy từ lòng đất. Đặt từ “mọc” ngay từ đầu câu thơ, bài thơ đã gây cho người đọc về sức sống mãnh liệt, bất ngờ đến ngạc nhiên của thiên nhiên, tạo vật. Bức tranh mùa xuân không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả âm thanh. Đó là âm thanh tiếng chim chiền chiện hót ngân vang, thánh thót càng làm cho buổi sớm xuân có không khí náo nức lạ thường. Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu đời, yêu cuộc sống trào dâng chan chứa, tràn đầy. Tiếng thơ là tiếng lòng tác giả thốt lên từ trái tim rung động dào dạt: “Ơi, con chim chiền chiệnHót chi mà vang trời!” Tiếng chim trong vắt làm xao động một không gian yên tĩnh. Tiếng hót vút cao giữa khoảng không bao la khiến lòng người xao xuyến. Nhà thơ đã thốt lên “ơi…chi mà” thật tha thiết ,nhỏ nhẹ. Âm thanh đã ngân vào lòng tác giả những cung bậc diệu kì… Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc đã để lại cho em những tình cảm, ấn tượng sâu sắc. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cái tôi tác giả được thể hiện trong "Chuyện cơm hến" Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em sống. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác: Thực hành tiếng Việt trang 92 Gò Me Thực hành tiếng Việt trang 95 Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85 4.5 (243) 799,000đs 199,000 VNĐ 4.5 (243) 799,000đ 99,000 VNĐ 4.5 (243) 999,000đ 299.000 - 599.000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt. Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh Chính sách bảo mật Hình thức thanh toán Chính sách đổi trả khóa học Chính sách hủy khóa học Tuyển dụng Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phone: 084 283 45 85 Email: vietjackteam@gmail.com CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 2015 © All Rights Reserved.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 1
Từ cảm xúc của thiên nhiên, con người, mạch thơ trong Gò Me đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tình yêu của nhà thơ trước quê hương. Quê hương, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao, nỗi nhớ và hi vọng. Với Hoàng Tố Nguyên cũng thế, ông say sưa mơ màng về một thuở ấu thơ bình dị, trong mát nơi làng quê: “Ôi, thuở ấu thơ Cắt cỏ, chăn bò Gối đầu lên áo Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo Lòng nghe theo bướm, theo chim Me non cong vắt lưỡi liềm Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ” Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Tuổi thơ của tác giả là những ngày tháng êm đềm, bình dị mà chan chứa yêu thương. Đó là tuổi thơ trong mát, thấm đẫm kỉ niệm của trẻ em nông thôn, cùng cắt cỏ, chăn bò, hòa vào thiên nhiên, lắng nghe những giai điệu dịu mát từ thiên nhiên vọng về. Đoạn thơ giản dị về ý tứ nhưng lại mênh mông những nỗi niềm yêu mến, tự hào về miền quê thân yêu.
Dàn ý Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ
- Mở đoạn: Giới thiệu chung về đoạn thơ - Thân đoạn: Cảm nhân về hình ảnh, nội dung, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của chúng: + Suy ngẫm và tình yêu của nhà thơ trước quê hương. + Kỉ niệm của trẻ em nông thôn, lắng nghe những giai điệu dịu mát từ thiên nhiên vọng về. + Nỗi niềm yêu mến, tự hào về miền quê thân yêu - Kết đoạn: Cảm nhận chung của em về đoạn thơ.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 2
Bài thơ “Gò Me”, đặc biệt là đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ của tác giả Hoàng Tố Nguyên đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc về nỗi niềm yêu quê, nhớ quê da diết của một con người Nam Bộ đang sống xa quê. Đầu tiên, tác giả nhớ về “thuở ấu thơ”, khi mà tác giả đi “cắt cỏ, chăn bò” với những kỉ niệm đẹp. Khi ra đồng cắt cỏ, “gối đầu lên áo” và “nằm dưới hàng me”, tác giả thấy thiên nhiên quê mình thật đẹp. Đó là nơi có “tre thổi sáo”, có những chú “bướm”, có những chú chim dễ thương. Nơi đó có lá “me non” cong vắt như lưỡi liềm và lá xanh “như dải lụa mềm lửng lơ”. Biện pháp nhân hóa “tre thổi sáo” và biện pháp so sánh lá me cong như “lưỡi liềm”, lá xanh như dải lụa mềm đã góp phần làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 3
Đoạn thơ là một khung cảnh hạnh phúc bình yên của tuổi thơ. Trong tâm trí tác giả, tuổi thơ được hiện lên là những buổi chăn bò, cắt cỏ là những lúc thảnh thơi nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo. Qua lăng kính tưởng tượng phong phú của mình, tác giả cũng hình dung, liên tưởng đến những quả me non giống như lưỡi liềm, lá me xanh giống như dải lụa mềm lửng lơ. Đây là cách liên tưởng rất thú vị và đầy tinh tế.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 4
Bài thơ “Gò me” của Hoàng Tố Nguyên đã để lại cho em nhiều ấn tượng, đặc biệt là đoạn thơ: “Ôi, thuở ấu thơCắt cỏ, chăn bòGối đầu lên áoNằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáoLòng nghe theo bướm, theo chimMe non cong vắt lưỡi liềmLá xanh như dải lụa mềm lửng lơ” Chỉ với vài câu thơ, tác giả đã gợi nhớ về một tuổi thơ yên bình, vui vẻ nơi làng quê. Những công việc đã rất quen thuộc như cắt cỏ, chăn bò chắc hẳn bất kì đứa trẻ thôn quê nào cũng từng làm. Rồi cả đến lúc thảnh thơi nằm dưới hàng me, nghe gió thổi qua tiếng tre rì rào; lòng theo cánh bướm, cánh chim bay thật xa. Thiên nhiên hiện lên tràn đầy sức sống, sinh động với hình ảnh quả me được liên tưởng với lưỡi liềm, lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh gần gũi, chứa chan niềm yêu thương.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 5
Đến với bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên, em cảm thấy rất yêu thích đoạn thơ: “Ôi, thuở ấu thơCắt cỏ, chăn bòGối đầu lên áoNằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáoLòng nghe theo bướm, theo chimMe non cong vắt lưỡi liềmLá xanh như dải lụa mềm lửng lơ” Chắc hẳn, mỗi người đều có những kỉ niệm tuổi thơ của riêng mình. Trong đoạn thơ này, tác giả đã gợi nhắc lại một tuổi thơ rất quen thuộc của những đứa trẻ làng quê. Đó là những ngày ở ngoài đồng cắt cỏ, chăn bò hay gối đầu lên áo. Đó là những ngày nằm dưới hàng me, lắng nghe tiếng tre rì rào, lòng theo bướm theo chim. Nhà thơ như chìm vào không gian của tuổi thơ. Với hình ảnh quả me non được liên tưởng với lưỡi liềm, còn chiếc lá xanh như dải lụa. Những liên tưởng, so sánh giàu sức gợi hình. Thiên nhiên hiện lên mới tươi vui, sức sống làm sao!
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 6
Bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên đã để lại cho em nhiều ấn tượng, đặc biệt là khổ thơ: “Ôi, thuở ấu thơCắt cỏ, chăn bòGối đầu lên áoNằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáoLòng nghe theo bướm, theo chimMe non cong vắt lưỡi liềmLá xanh như dải lụa mềm lửng lơ ” Với khổ thơ này, em như được nhớ lại những kỉ niệm về thời thơ ấu. Tất cả đã quá đỗi quen thuộc với công việc cắt cỏ, chăn bò. Hình ảnh nhân vật tôi nằm gối đầu lên áo, nằm dưới hàng me và lắng nghe gió thổi qua lá tre như tiếng sáo. Và lúc này, trong lòng tôi đang phiêu lãng theo cánh bướm, cánh chim. Không chỉ vậy, thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng đã được khắc họa rõ nét qua biện pháp so sánh "Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ". Nhờ thể thơ bốn chữ kết hợp thể lục bát truyền thống và biện pháp so sánh, nhân hóa "nghe tre thổi sáo", tác giả đã thành công trong việc bày tỏ tình cảm đối với quê hương.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 7
Trong bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên, tôi cảm thấy yêu thích nhất là đoạn thơ: “Ôi, thuở ấu thơCắt cỏ, chăn bòGối đầu lên áoNằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáoLòng nghe theo bướm, theo chimMe non cong vắt lưỡi liềmLá xanh như dải lụa mềm lửng lơ ” Đoạn thơ đã gợi nhắc cho tôi những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Đó là những ngày ở ngoài đồng cắt cỏ, chăn bò hay khi nằm “gối đầu lên áo”, “dưới hàng me” để “nghe tre thổi sáo”. Hình ảnh cây tre được nhân hóa, giống như một sinh thể cũng có tâm hồn vậy. Tâm hồn của tôi như đang phiêu du theo bướm, theo chim. Ngoài ra, tác giả đã có một liên tưởng thật phong phú khi ví những quả me non trông hệt lưỡi liềm, còn lá me thì hệt như một dải lụa mềm. Điều đó góp phần cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên Gò Me. Như vậy, với thể thơ bốn chữ kết hợp thể lục bát truyền thống và biện pháp tu từ độc đáo, bài thơ khiến em thêm trân trọng tấm lòng yêu quê hương của tác giả.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 8
“Ôi, thuở ấu thơ Cắt cỏ, chăn bò Gối đầu lên áo Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo Lòng nghe theo bướm, theo chim Me non cong vắt lưỡi liềm Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ” Đoạn thơ trên mở đầu với lời thán từ “Ôi” để bộc lộ cảm xúc trào dâng. Nhà thơ nhớ về tuổi thơ cắt cỏ, chăn bò đầy kỉ niệm vui tươi, hạnh phúc. Được lắng nghe vạn vật xung quanh, giờ đây chỉ còn lại hoài niệm. Ông nhớ về quá khứ, trong trái tim Hoàng Tố Nguyên sực sôi nỗi nhớ quê da diết. Những hình ảnh gần gũi, thân thuộc càng dễ chạm đến trái tim người viết cũng như bạn đọc. Đó là một thời thơ ấu đẹp. Dù xa quê nhưng nỗi nhớ luôn khắc khoải trong tâm hồn nhà thơ.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 9
Đoạn thơ từ “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh dải lụa mềm lửng lơ” trong bài “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên đã vẽ nên khung cảnh hạnh phúc, bình yên của tuổi thơ. Trong tâm trí tác giả, tuổi thơ hiện lên qua những buổi chăn bò, cắt cỏ là những lúc thảnh thơi nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo. Qua lăng kính tưởng tượng phong phú của mình, tác giả hình dung, liên tưởng đến những quả me non trông giống như lưỡi liềm. Còn những lá me xanh thì giống như dải lụa mềm lửng lơ. Đây là cách liên tưởng hết sức thú vị và đầy tinh tế.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 10
Từ cảm xúc của thiên nhiên, con người, mạch thơ trong “Gò Me” đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tình yêu của nhà thơ trước quê hương. Cả quê hương, đất trời thường gợi lên ở mỗi con người niềm khao khát, nỗi nhớ và hi vọng. Với Hoàng Tố Nguyên cũng vậy, ông say sưa mơ màng về một thuở ấu thơ bình dị, trong mát nơi làng quê thanh bình: “Ôi, thuở ấu thơ Cắt cỏ, chăn bò Gối đầu lên áo Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo Lòng nghe theo bướm, theo chim Me non cong vắt lưỡi liềm Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”. Có thể thấy, lời thơ được ngân lên thành lời ca. Tuổi thơ của tác giả là những ngày tháng êm đềm, bình dị mà chan chứa yêu thương. Đó là tuổi thơ trong mát, thấm đẫm kỉ niệm của trẻ em nông thôn, cùng cắt cỏ, chăn bò, hòa vào thiên nhiên và lắng nghe những giai điệu dịu mát từ thiên nhiên vọng về. Đoạn thơ thật giản dị về ý tứ nhưng mênh mông những nỗi niềm yêu mến, tự hào về miền quê thân yêu.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 11
Ai trong chúng ta cũng có một tuổi thơ riêng tuyệt vời gắn liền với sự vật xung quanh. Đến với đoạn thơ trong bài “Gò Me” của tác giả Hoàng Tố Nguyên, ta còn được đắm mình trong tình yêu của ông dành cho quê hương đất nước qua những kỉ niệm tuổi thơ. Đó là một làng quê thanh bình, dịu êm với những lần cắt cỏ, chăn bò, gối đầu lên áo vô cùng quen thuộc của trẻ em thôn quê. Nhà thơ chìm vào trong hồi ức với âm thanh du dương của tiếng sáo, tiếng những loài động vật bướm và chim. Lá thì xanh được so sánh với “dài lụa mềm lửng lơ” tạo nên một hình ảnh tuyệt đẹp. Tất cả tạo nên một khung cảnh bình dị, chứa chan niềm hạnh phúc và yêu thương.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 12
Đến với bài “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên, ta sẽ được sống lại trong những kí ức tuổi thơ êm đẹp qua đoạn thơ từ “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”. Sở dĩ đây là một trong những đoạn thơ nổi bật nhất bài bởi vì cách nhà thơ lựa chọn hình ảnh thật sinh động, hấp dẫn hơn hết. Đó chính là nỗi niềm cảm thán về thời ấu thơ với rất nhiều kỉ niệm mà ai cũng sẽ trải qua. Những lần cắt cỏ, chăn bò, gối đầu lên áo, ngồi nghe tiếng sáo thổi dưới hàng me… gợi nên một nhịp sống chậm rãi, yên bình nhưng không kém phần vui tươi, nhộn nhịp. Bỗng chốc thấy quả me thì cong vắt như hình lưỡi liềm, còn lá me lại xanh dài như tơ lụa. Nhà thơ thật tài tình khi sử dụng biện pháp so sánh gợi nên không gian cảnh vật thanh bình, qua đó bộc lộ tình yêu quê hương thắm thiết của chính ông.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 13
Em như được sống trong những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp qua đoạn thơ từ "Ôi, thuở ấu thơ" đến "Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ". Ở đoạn thơ, ta thấy được những hoạt động vốn dĩ rất quen thuộc với trẻ con ở chốn thôn quê như chăn bò, cắt cỏ. Chủ thể trữ tình "gối đầu lên áo", "nằm dưới hàng me" để thả hồn vào không trung, lắng nghe những thanh âm của tự nhiên. Tất cả gợi nên một nhịp sống chậm rãi, thanh bình nhưng không kém phần tươi vui. Nhà thơ rất tinh tế khi vận dụng biện pháp so sánh trong câu "lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ". Câu thơ đã diễn tả được sự mềm mại, uyển chuyển của lá cây. Với thể thơ bốn chữ kết hợp với thể lục bát truyền thống và biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ tình yêu quê hương thắm thiết của mình.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 14
Đến với đoạn thơ từ "Ôi, thuở ấu thơ" đến "Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ", em như đắm chìm trong những kỉ niệm thời thơ ấu. Những lần cắt cỏ, chăn bò, gối đầu lên áo, nằm dưới hàng me trở thành kí ức không thể phai mờ trong tâm trí của chủ thể trữ tình. Nhân vật trữ tình thả hồn vào không trung để cảm nhận âm thanh từ tre. Lòng người rộn ràng, phiêu lãng theo cánh bướm, cánh chim. Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng được khắc họa rõ nét qua biện pháp so sánh "Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ". Nhờ thể thơ bốn chữ kết hợp thể lục bát truyền thống và biện pháp so sánh, nhân hóa "nghe tre thổi sáo", tác giả đã thành công trong việc bày tỏ tình cảm đối với quê hương.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 15
Đoạn thơ từ "Ôi, thuở ấu thơ" đến "Lá xanh dải lụa mềm lửng lơ" trong bài "Gò Me" của Hoàng Tố Nguyên đã gợi cho em nhớ lại về kí ức yên bình, tươi đẹp của tuổi thơ. Trong suy nghĩ của nhà thơ, tuổi thơ hiện lên với những lần đi chăn bò, cắt bỏ, "gối đầu lên áo", "nằm dưới hàng me". Tre như được thổi hồn, trở nên có sức sống thông qua biện pháp nhân hóa "tre thổi sáo". Nhân vật trữ tình thả hồn vào không trung, lòng phiêu du theo chim, theo bướm. Ngoài ra, tác giả còn có những liên tưởng hết sức phong phú khi ví những quả me non trông hệt lưỡi liềm còn lá me thì hệt như một dải lụa mềm. Với thể thơ bốn chữ kết hợp thể lục bát truyền thống và biện pháp tu từ độc đáo, bài thơ khiến em thêm trân trọng tấm lòng yêu quê hương của tác giả.
Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ - mẫu 16
Đọc bài thơ "Gò me" của tác giả Hoàng Tố Nguyên, em được đắm chìm trong những kỉ niệm thời thơ ấu qua đoạn thơ từ "Ôi, thuở ấu thơ" đến "Lá xanh dải lụa mềm lửng lơ". Điều tác giả nhớ nhất khi nhớ lại kỉ niệm thời thơ ấu đó là những lần chăn bò, cắt cỏ, "nằm dưới hàng me". Nhà thơ phiêu lãng theo cánh bướm, cánh chim để rồi đã có một phát hiện đầy tinh tế và thú vị đó là hình ảnh "Me non cong vắt lưỡi liềm/ Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ". Ông hoàn toàn chìm đắm trong không gian tuổi thơ. Đoạn thơ với thể thơ bốn chữ kết hợp thể thơ lục bát truyền thống, ngôn từ mộc mạc và các biện pháp tu từ đặc sắc như so sánh "như dải lụa mềm lửng lơ", nhân hóa "tre thổi sáo" đã diễn tả được tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc của tác giả. Đối với em, đây vẫn là đoạn thơ em đặc biệt yêu thích trong bài. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc đã để lại cho em những tình cảm, ấn tượng sâu sắc. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cái tôi tác giả được thể hiện trong "Chuyện cơm hến" Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em sống. Viết văn bản tường trình về sự việc mất xe đạp nơi gửi xe của trường. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác: Thực hành tiếng Việt trang 95 Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng Củng cố, mở rộng trang 103 Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85 4.5 (243) 799,000đs 199,000 VNĐ 4.5 (243) 799,000đ 99,000 VNĐ 4.5 (243) 999,000đ 299.000 - 599.000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt. Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh Chính sách bảo mật Hình thức thanh toán Chính sách đổi trả khóa học Chính sách hủy khóa học Tuyển dụng Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phone: 084 283 45 85 Email: vietjackteam@gmail.com CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 2015 © All Rights Reserved.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 1
“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng, còn có tình phụ tử sâu nặng. Công cha không kém phần so với nghĩa mẹ. Người cha giống như một điểm tựa vững chắc của mỗi đứa con, với em cũng vậy. Cha của em là một người cha tuyệt vời. Làn da của cha rám nắng bởi hàng ngày phải làm việc nhiều dưới ánh nắng mặt trời. Mọi người thường nói em rất giống cha ở khuôn mặt nhỏ nhắn, vầng trán cao, đôi mắt đen láy và hiền từ. Giọng nói của cha trầm và nụ cười ấm áp khiến em luôn cảm thấy hạnh phúc khi được gần bên cha. Đôi bàn tay của cha thô ráp, em biết đó là những dấu vết của thời gian, của bao vất vả cha đã hi sinh để lo lắng cho chúng em một cuộc sống đủ đầy hơn. Công việc của cha là một lái xe chở hàng. Đó là một công việc vất vả, hay phải xe nhà. Bởi vậy mà khi có ngày nghỉ, cha lại dành thời gian ở bên gia đình. Cha luôn lo lắng và rất thương hai mẹ con em. Cha luôn dặn em phải chăm chỉ học hành, không được làm mẹ buồn và lo lắng. Mỗi lần đi xa về, cha đều tặng em những món quà nhỏ từ những miền đất nơi cha đã từng đi qua. Em rất thích thú khi được nghe cha kể về quê hương đất nước Việt Nam vô cùng tươi đẹp và rộng lớn. Câu chuyện mà cha kể giúp em có động lực để cố gắng hơn trong cuộc sống. Thỉnh thoảng, cha được nghỉ phép dài ngày. Lúc đó, cha sẽ đưa cả gia đình đi chơi. Em cảm thấy rất hạnh phúc khi được ở bên cạnh cha mẹ. Không chỉ vậy, cha cũng dạy em rất nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Cha của em giống như người thầy với những lời khuyên bổ ích, người cho em động lực và niềm tin để vượt qua mọi giây phút buồn vui. Đối với em, cha không chỉ là một người cha, mà còn là một người thầy. Em luôn dành cho cha sự kính trọng, yêu mến. Cha mãi là điểm tựa của hai mẹ con em.
Dàn ý Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- Mở bài: Giới thiệu về người cha, cũng như tình cảm dành cho cha của mình. - Thân bài: Vai trò của người cha: + Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của gia đình. + Cha kèm cặp, dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp. - Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu: + Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc. Đức tính nổi bật của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì gia đình. + Cách dạy con của cha rất giản dị: Nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dễ gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc. + Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng. -Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho người cha, cũng như mong muốn của bản thân.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 2
Người ta thường hay nói rằng “tấm lòng người cha là một tuyệt tác của tạo hóa” tôi tin điều đó là thật. Tình yêu thương và tấm lòng mà cha đã dành cho tôi thực sự thiêng liêng và cao quý. Tôi luôn biết ơn cuộc đời đã ưu ái cho tôi có được một người cha đáng kính, tuyệt vời như thế. Chưa bao giờ tôi dám nói với cha những lời tự sự của trái tim nhưng thẳm sâu trong lòng, tôi luôn kính yêu và tự hào về cha. Cha tôi năm nay ngoài 40 tuổi nhưng dường như gánh nặng cuộc đời đã khiến cha già đi nhiều, Sự nhọc nhằn hằn in rõ nhất trên mái đầu bạc của cha mà mỗi lần nhìn nó tôi không khỏi chạnh lòng, xót xa. Nước da của cha ngăm đen khỏe mạnh, bờ vai rắn chắc, đầy vững chãi khiến tôi luôn tin tưởng để dựa vào. Dáng người cha hơi đậm nhưng làm việc rất nhanh nhẹn. Tôi rất thích đứng ở đằng sau để nhìn bóng lưng của cha, tôi cảm giác nó như một bức tường cao lớn, vững chãi có thể che chắn cho tôi qua những bão giông cuộc đời. Tôi đặc biệt yêu đôi mắt của cha, đôi mắt hơi nâu và luôn sáng lên những ánh nhìn trìu mến với tôi. Cha có khuôn mặt chữ điền nhìn rất phúc hậu, nổi bật trên khuôn mặt ấy đó là vầng trán cao lộ rõ sự thông minh. Cha tôi không hoàn hảo nhưng ông luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Cha tôi không phải dân trí thức, cũng không giàu có, cha chỉ là một người lao động bình dân với đồng lương công nhân trong xí nghiệp thế nhưng chưa bao giờ cha để tôi phải thiếu thốn thứ gì. Cha lo cho tôi ăn học, cho tôi một cuộc sống đủ đầy mặc dù tôi biết chính cha cũng không có nhiều tiền. Tôi để ý có đến cả năm cha cũng không may cho mình một bộ áo mới. Dù vai áo đã sờn, chiếc quần cũ kĩ bạc màu nhưng cha vẫn cứ cười xòa mà bảo rằng trong tủ cha còn nhiều đồ đẹp. Thế mà với tôi, cứ đến ngày tựu trường, ngày lễ tết, rồi thời tiết chuyển mùa cha lại giục mẹ đi sắm cho tôi quần áo mới. Thuở nhỏ vô tư không nghĩ suy, cứ hồn nhiên coi đó là điều bình thường nhưng càng lớn khôn, càng hiểu chuyện thì tôi lại càng thương cha nhiều hơn. Từ chiếc bóng đèn học đến bộ áo mưa, tập vở để đi học chính tay cha cũng là người mua. Cả ngày đi làm vất vả nhưng cha không bao giờ quên quan tâm đến chuyện học hành của tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ cùng cha những buồn vui, những câu chuyện hằng ngày bởi tôi cảm nhận được sự lắng nghe và thấu hiểu từ cha. Đặc biệt, tôi rất thích được lắng nghe những lời khuyên của cha dành, đứng từ phương diện của một người đàn ông trưởng thành cha luôn chỉ ra cho tôi những con đường đi đúng đắn, để tôi không chệch bước trên những lối đi gập ghềnh. Những điều ấy khiến tôi càng kính yêu và tự hào hơn về người cha của mình. Tôi không bao giờ quên những bài học đạo đức, bài học làm người mà cha đã dạy cho tôi. Ngày còn bé, cha dạy tôi phải biết tự đứng lên sau những lần tập đi, dạy tôi cách sống tự lập và biết giúp đỡ, nhường nhịn người khác, đến khi lớn khôn, cha dạy tôi cách để trưởng thành, biết tự tin vào bản thân, vào cuộc sống, biết yêu thương và tôn trọng người khác. Cha chính là người thầy đầu tiên trong cuộc đời tôi, những bài giảng của cha đều không được viết thành sách, ít khi nói thành lời mà hầu hết được dạy thông qua cách cha sống và đối nhân xử thế với mọi người. Cứ như thế, những bài học của cha đi vào trong đầu tôi một cách tự nhiên mà thấm thía, sâu sắc. Tôi luôn tự hào với bạn bè về gia đình của mình. Nhà tôi giàu có lắm nhưng không phải giàu vì tiền bạc mà giàu bởi tình cảm. Có được điều đáng quý này phải kể đến sự góp công rất lớn của cha. Gia đình muốn giữ được lửa hạnh phúc cần có sự đồng cảm, quan tâm và sẻ chia. Cả ngày đi làm vất vả nhưng cha vẫn luôn sẵn sàng đỡ đần mẹ công việc nhà. Tôi biết công việc của cha cũng nhiều khó khăn và áp lực, nhưng đến khi bước chân vào cánh cổng mọi buồn bực ưu phiền cha đều gác lại, để cho nụ cười hé nở trên môi. Có nhiều lần tôi bắt gặp nét âu sầu trên khuôn mặt cha, thế nhưng khi tôi hỏi cha lại tỏ ra vui vẻ như không có chuyện gì. Cha tôi là vậy đấy, luôn đem niềm vui, sự ân cần tin tưởng cho người khác còn nỗi buồn chỉ để cho riêng mình. Tôi thương và trân quý tấm lòng của cha vô cùng. Cha tôi hiền lắm, lại dễ gần dễ mến cho nên ai gặp cũng đều có cảm tình. Mọi người trong xóm thường xuyên sang nhà tôi chơi cũng bởi sự thân thiện, quý khách của cha. Trong làng, nhà ai có công chuyện cha tôi đều nhiệt tình giúp đỡ cho nên mọi người đều rất quý mến ông. Từ khi tôi biết nhận thức đến giờ chưa một lần tôi thấy cha to tiếng với ai. Tính cha tôi xởi lởi nhưng rất biết cách cư xử với mọi người vì thế cha tôi không bao giờ để mất lòng người khác. Điều này khiến tôi vô cùng khâm phục. Nói về người cha thân yêu của mình, ngôn ngữ cũng không thể giúp tôi đong đầy tất cả cảm xúc. Tôi sẽ chứng minh tình cảm của tôi đối với cha bằng hành động, tôi sẽ cố gắng chăm chỉ học tập thật tốt, rèn luyện thật tốt như những lời cha dạy, phát huy tất cả năng lực cản bản thân để trở thành một người con hiếu thảo, một công dân có ích cho xã hội. Bạn bè con chạy theo những thần tượng âm nhạc, phim ảnh nhưng với con cha chính là thần tượng mà con sùng bái suốt đời.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 3
Người ta thường nói bố là mối tình đầu của con gái. Điều này không đề cập tới tình yêu nam nữ mà là nhấn mạnh vào sự rung động của đứa con gái đối với người bố của mình. Dù có đi đâu, gặp được những người đàn ông tốt đến mấy thì trong tim em bố vẫn luôn là người đàn ông tuyệt vời nhất. Năm nay bố của em bước sang tuổi 35. Bố của em là người đàn ông khỏe mạnh và xốc vác. Thân hình bố khỏe khoắn với nước da bánh mật và cơ bắp săn chắc. Bố có nụ cười đáng yêu, chân chất. Bố vui tính và hay ca hát. Vì thế khuôn mặt lúc nào cũng toát lên vẻ rạng ngời, giàu sức sống. Tuy nhọc nhằn, vất vả vì cuộc sống mưu sinh, khuôn mặt bố có phần già dặn hơn tuổi nhưng chưa bao giờ là tiều tụy cả. Đôi mắt bố rất sáng. Đôi lông mày đen rậm. Đôi môi hơi thâm, dày nhưng ngược lại hàm răng rất đều và trắng. Nụ cười của bố luôn là niềm vui trong em. Bố em là anh nông dân “chính hiệu”. Ngày mùa bố cặm cụi “đầu tắt mặt tối” ngoài ruộng đồng. Bố ra đồng từ sớm và về khi trời quá trưa. Ăn uống qua loa, ngả lưng chốc lát rồi bố lại tiếp tục đi làm. Mẹ em là giáo viên mầm non, vì thế rất ít khi giúp đỡ bố chuyện đồng áng. Những ngày mùa thế này, công việc của mẹ càng bận bịu hơn. Những khi nông nhàn, bố cũng đâu được nghỉ ngơi. Mùa nào thì nghề đó, bố làm đủ mọi việc. Nước cạn bố đi đánh cá, vụ màu bố đi bắt chuột thịt, xuân về bố đi buôn đào, mai. Ở nhà bố cũng có mảnh vườn nhỏ trồng rau, trồng chuối. Mẹ và em hay giúp ba dọn cỏ, tỉa lá, bắt sâu. Bố nuôi thêm đàn vịt với vài con gà mái đẻ để quanh năm có thức ăn, thức uống từ “cây nhà lá vườn”. Ngày còn bé em thường hay lẽo đẽo theo bố đi đánh cá. Bố mặc bộ quần áo đục màu bùn đất, đội mũ cối, xách theo ít mồi với mấy cái rọ đơm cá túc tắc dạo bộ ra đồng. Em hay đòi đi theo. Em cũng đội cái mũ vành rộng bằng cói, mặc chiếc áo dài đi làm của bố bên ngoài. Chiếc áo lấm tấm bùn đất dài chùm kín cả quá đầu gối. Em đi đôi dép cũ. Rồi hai bố con nắm tay nhau “đi làm”. Em thích lắm. Đôi bàn tay của bố ấm mà thô ráp quá! Bàn tay bé nhỏ của em nằm gọn trong lòng bàn tay bố. Đôi tay này đã làm biết bao nhiêu là việc. Đôi bàn tay có khả năng che cả nắng của bầu trời hay ngăn cả cơn mưa lớn trút xuống gia đình. Đôi bàn tay tuy dọc ngang vết trầy xước, vết chai, vết thẹo… nhưng vẫn mạnh mẽ và vĩ đại lắm. Đi bên bố em luôn thấy an toàn và vững tâm. Bố là người dạy cho em về con người và thế giới xung quanh. Những ngày đi đánh cá, đi bắt chuột, đi thăm đồng cùng bố là một ngày em học được cả “sàng khôn”. Bố dạy em cảm nhận tâm lí của thiên nhiên, cảm nhận sức sống của cây lúa và nghe hiểu được thế giới của các loài vật. Khi nào trời sắp mưa, khi nào trời nắng lớn, khi nào lúa được thì, khi nào chim chóc di cư… tất cả những lí thuyết khoa học và kinh nghiệm sống thú vị đó em được bố truyền dạy bằng thực tiễn. Em luôn biết ơn và trân trọng những gì bố đã dạy bảo cho em. Bố em là người lạc quan, yêu đời. Khi làm việc hăng say, bố hứng khởi lại ngân nga vài câu hát. Câu hát dân gian cò lả, câu hát có chị hai, cô sáu, anh ba… gợi lên không gian hòa bình, thanh thản tới lạ thường. Em cũng thích thú mà ngân nga theo tiếng hát của bố. Niềm yêu đời và khát vọng sẻ chia của bố truyền cảm hứng cho em thêm tin yêu vào cuộc sống này hơn. Em rất tự hào về bố! Em yêu bố nhiều lắm! Em luôn thầm cảm ơn bố vì bố đã bên em, thương yêu em và cho em một tuổi thơ thật đẹp.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 4
Trong gia đình em, ai em cũng yêu cũng thương như nhau, mỗi người trong gia đình lại chiếm một vị trí đặc biệt khác nhau, không ai có thể thay thế được ai cả, nhưng người em kính trọng nhất là bố em. Vì bố là niềm tự hào và mong ước trong lòng em. Bố em là bộ đội, thời gian ở nhà rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, từ bé có khi em chẳng mấy khi được gặp, chẳng mấy khi được ôm bố, không được như bọn bạn em được gọi bố hàng ngày, được bố lai đi học, được nũng nịu. Đôi lúc em còn không tưởng tượng ra được bố mình như thế nào nữa, vì khoảng cách với bố quá xa vời, muốn gặp đâu phải thích là được, bố còn bận rất nhiều công việc khác, nên khó ở bên cạnh em suốt được. Bố em có khuôn mặt tròn, mà đặc biệt nhất là chiếc trán hói, nhìn rất là đáng yêu. Đôi mắt bố trong và rất đẹp, bố không có bị cận nên lúc nào bố cũng nhắc nhở em phải cẩn thận giữ đôi mắt của mình. Bố sống rất bình dị, mọi thứ bố đều rất tiết kiệm. Tuổi thơ của bố không được chơi nhiều như em bây giờ, từ bé bố đã phải lo công việc trong nhà, nên rất vất vả, vừa cố gắng học vừa làm giúp cha mẹ. Bố kính yêu của em khá là nghiêm khắc, chắc bị lây từ bố, nên tính cách của em khá là khó tính và hơi để ý như bà cụ non, việc cần cẩn thận thì không bao giờ cẩn thận, nhưng những việc không cần thì lại làm tốt hơn người khác. Chẳng hiểu sao mỗi lần thấy bố mặc gì cũng đẹp cũng xinh. Em hay lôi ảnh của bố lúc trẻ ra ngắm, rồi hỏi mẹ linh tinh những câu chuyện về bố. Bé mỗi lần nhớ bố quá, lại cố gắng viết một lá thư thật dài cho bố, nói là “con nhớ bố”, “bố về mua bánh socola cho con”. Nhưng khi bố về, bố dang đôi tay ra để ôm thì lại chạy thật xa khỏi đấy vì quá sợ hãi không biết phải làm như thế nào. Bố rất quan tâm mọi người, mỗi lần đi đâu xa bố đều mua quà cho từng người, coi em học bài dù trời đã muộn, thấy bố vẫn xem phim xong học xong thấy bố ngủ khì ở ghế uống nước. Bố chẳng mấy khi nói ra thương con như thế nào nhưng bố luôn âm thầm từ phía sau. Bố rất hay mắng và bắt em học bài, nhiều lúc ghét bố lắm, nhưng mỗi lần được điểm cao là hạnh phúc vô cùng. Người làm cha làm mẹ chỉ muốn tốt cho con cái thôi. Bố em rất tâm lí, vào ngày lễ hay dịp gì cũng đều mua bao nhiêu là hoa hồng thơm nức, thích gì đòi bố một tí là được mua. Em chỉ nhớ có một lần rất lâu về trước, ngày mà bố đi công tác về em không nhận ra bố mình, một đứa trẻ con không nhận ra bố có phải rất đáng thương không. Đó là lần duy nhất trong cuộc đời em không nhận ra bố mình. Giờ thì bố em cũng về nhiều hơn trước một chút rồi, nhưng nó không đủ cho em. Bố em rất thích làm vườn và trồng cây cảnh, bố em trồng bao nhiêu cây xanh quanh nhà, cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu, mỗi lần về là bố lại bón phân rồi tỉa lá, bắt sâu. Bố rất yêu công việc, lúc nào cũng làm lụng trồng rau cho mẹ, bố em dạy em cách tận hưởng thiên nhiên, dạy em cách sống là chính mình. Có đôi lúc em thấy mình thật may mắn, có lẽ vì em xa bố em lâu quá, nên em không có những trận đánh đòn, không có những ngày bị bố la mắng, nhưng bị bố mắng khóc những lúc làm sai thì tất nhiên là có. Em rất thương bố, rất muốn lớn thật nhanh để làm giúp bố tất cả mọi việc. Cuộc sống bên ngoài toàn cạm bẫy và những sự đố kị, đôi lúc muốn mình nhỏ bé bên vòng tay cha mẹ để tránh tất cả những nguy hiểm của cuộc sống. nhưng phải lớn thôi vì cuộc sống là không chờ đợi, bố mẹ cũng đang đợi mình tự tin vững bước vào tương lai.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 5
Bố – sao tiếng gọi lại tha thiết, thân thương đến vậy? Người bố, đó là người đã sinh thành ra chúng ta, đã nuôi dưỡng chúng ta. Bố là mái ấm che chở, bảo vệ cho chúng ta, là trụ cột vững chắc trong gia đình. Em cũng có một người bố mẫu mực. Dáng bố trông thật to cao và em cũng rất hãnh diện vì cái dáng đó của bố đối với bạn bè. Bố là một người rất yêu thương em. Có một câu chuyện mà em còn nhớ mãi. Chả là thế này, ngày xưa, nhà em nghèo lắm. Tết đến, cả gia đình em ra phố chơi xuân như mọi gia đình khác. Thấy con người ta, tay đứa nào cũng cầm quà do bố mẹ tặng mà con mình lại không có. Bố thương em quá, nghĩ em tủi thân liền bỏ ngay chiếc áo mới được cho để đi đổi lấy tiền mua quà cho em vui. Khi nhận được món quà ấy, em cảm thấy rất vui mừng, hạnh phúc. Nhưng sau đó, em lại thấy chạnh lòng thương bố, vì em mà bố đã đánh đổi cả cái áo quý giá nhất cho em để em được hạnh phúc. Em cảm thấy rất xấu hổ vì đã có nhiều lần không nghe lời như không làm bài tập, cãi lại lời bố mẹ. Dù rất chiều em như vậy đó. Thế nhưng chiều thì chiều nhưng bố vẫn luôn luôn nghiêm khắc dạy bảo em. Những lần đi chơi không xin phép là những trận đòn nhừ tử đau đến chết. Bố rất tâm lý, bố luôn dùng những lời lẽ phải trái để khuyên răn cho em mỗi khi em mắc lỗi. Chỉ đến lần thứ hai thì bố mới dùng đến roi vọt. Bố luôn luôn hướng đến cái tốt cho em, tránh điều xấu xa cho con mình. Chỉ một biểu hiện bất bình thường nhất thôi là: trong bữa ăn, bố chỉ toàn gắp thức ăn sang bát em và mẹ mà chẳng bao giờ cho mình. Những gì tốt đẹp là bố mình dành cho em hết. Bố thương em nên rất lo đến tương lai học hành của em. Bố không bao giờ tiếc một thứ gì để cho em được học. Đối với em, bố cho rằng chẳng có nhiệm vụ nào khác ngoài ăn học. Tuy nhiên, bố không chỉ cho em học mà còn nhắc nhở em cả về thể thao nữa. Nghĩ là làm, thế là trong thời gian biểu của em có thêm một hoạt động nữa, đó là vào sáng sớm, cả hai bố con cùng dậy đi chạy bộ quanh hồ. Cũng có khi, vào buổi chiều, nếu rỗi, em có thể theo bố đi tập cử tạ. Nhờ thế mà em cũng có một sức khỏe, thể lực khá tốt. Bố có lúc còn dạy em đánh ghi ta nữa. Nhìn những ngón tay điêu luyện lướt trên dây đàn, em cảm thấy quá thán phục và cảm ơn ông trời đã ban cho em một người bố rất tốt và tâm lý với em. Bố thương em như thế đó. Tình yêu thương mà bố dành cho em là vô bờ bến. Em cảm nhận được tình yêu ấy nên em cũng rất thương bố. Em luôn luôn muốn làm bố thật vui vẻ để trả ơn cho bố. Công bố đúng như một bài ca dao: "Công cha như núi Thái Sơn" hay "Công cha như núi ngất trời" Giờ, bố em đã đi công tác xa được gần một tháng. Em nhớ bố quá. sắp tết rồi, thời tiết sẽ lạnh lắm. Bố ơi, bố phải mặc nhiều áo ấm đấy nhé! Bố phải giữ sức khỏe đấy, nếu không sẽ bị cảm. Bố có biết thiếu bố, con cảm thấy buồn và cô đơn đến thế nào không? Con chỉ mong sao, bố sẽ quay trở về ngay lập tức để con sẽ ôm chầm lấy bố để chỉ nói một câu, một câu thôi. Đó là: Con yêu bố!
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 6
Một người mà em luôn ngưỡng mộ và kính trọng chính là bà giáo Hiền - người đã mở ra lớp học tình thương miễn phí suốt bao năm nay ở xóm em. Trước đây, bà Hiền là giáo viên dạy tiếng Anh ở một trường cấp 3 trên thành phố. Sau khi về hưu, bà cùng gia đình chuyển về xóm em sinh sống. Ở đây, bà nhìn thấy nhiều đứa trẻ hoàn cảnh khó khăn, chưa có điều kiện học thêm, học ở trung tâm. Đặc biệt là các em nhỏ ở trại mồ côi gần đó. Thế là, bà Hiền đã sửa sang lại một căn phòng, mở lớp dạy tiếng Anh tại nhà miễn phí. Lớp học nhỏ của của bà mở cửa bốn buổi một tuần, với học sinh là các bạn nhỏ hoàn cảnh khó khăn, và có cả những cô chú muốn được học tiếng. Bà Hiền không chỉ dạy học miễn phí, mà còn cung cấp sách vở, bút mực cho người khó khăn đến học. Bao tâm huyết, kinh nghiệm, bà Hiền dồn cả vào lớp học tình thương của mình. Nhờ bà, mà bao nhiêu đứa trẻ được củng cố kiến thức vững chắc về Tiếng Anh - điều vốn có phần xa xỉ với những gia đình khó khăn. Em rất kính phục và yêu mến bà Hiền. Bà đã dành thời gian, tiền bạc và công sức của mình để vun vén tương lai cho những đứa trẻ không thân quen. Sự hi sinh lớn lao ấy của bà, đã lan tỏa tình yêu thương ấm áp cho cuộc sống này thêm tươi sáng.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 7
Chiều hôm qua, em đã được chứng kiến một sự việc hết sức xúc động ở ngay khu phố nhà em. Lúc ấy, khoảng 3 giờ chiều, một đám cháy bỗng bùng lên từ cửa hàng tạp hóa ở đầu ngõ. Sau tiếng kêu cứu của bà chủ quán, người dân xung quanh đồng loạt lao ra, cùng dập lửa. Người nhanh nhẹn gọi điện cho trạm cứu hỏa gần nhất. Các chú, các anh khỏe mạnh thì quấn khăn ướt lên người lao vào bên trong, cứu hai cháu nhỏ và bà cụ. Mọi người còn lại thì ra sức kéo những món hàng chưa cháy ở phía ngoài để giảm thiểu thiệt hại. Người thì kéo vòi, hứng nước, cố dập lửa, để không lan sang nơi khác. Lúc này, mọi người xung quanh em, từ anh sinh viên đến chị may vá, bác thợ xây đều hóa thành anh hùng. Mọi người không sợ nguy hiểm, không sợ lửa cháy. Tất cả đồng lòng giúp cứu người, cứu của. Ánh lửa sáng rực, nhưng không sáng bằng tình người, tình đoàn kết của người dân khu phố em. Sau một hồi căng thẳng kìm chân lửa, đoàn cứu hỏa đã đến. Từng cột nước xối thẳng vào đám lửa, dập tắt hoàn toàn đám cháy. Sự kiện ấy khiến em vô cùng xúc động và kính phục mọi người. Nó không chỉ khiến em nhận ra sức mạnh của tình đoàn kết. Mà còn nhận ra được rằng, bất kì ai xung quanh chúng ta đều là những người hùng vĩ đại.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 8
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thầy có là những người có công ơn dạy dỗ, dìu dắt chúng ta trong hành trình tìm đến với tri thức. Trong cuộc đời, mỗi người hẳn đều có một người thầy, cô giáo mà bản thân rất kính trọng. Và tôi cũng như vậy. Người giáo viên mà tôi yêu quý và kính trọng nhất là cô Nguyễn Thu Hà. Cô là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi, cũng là giáo viên dạy môn Ngữ văn. Năm nay, cô ba mươi sáu tuổi. Khuôn mặt của cô trông rất hiền dịu. Nước da trắng hồng, cùng mái tóc dài ngang vai. Đôi mắt với ánh nhìn dịu dàng. Nụ cười của cô luôn rạng rỡ trên môi. Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc những trang phục đơn giản, nhưng toát lên vẻ thanh lịch. Tôi cảm thấy cô rất xinh đẹp, trẻ trung. Trong giờ học, cô là một giáo viên rất nghiêm khắc. Dù vậy, cô cũng rất tâm lí. Cô luôn dành thời gian để truyền đạt cho học sinh kiến thức của môn học một cách tốt nhất. Giọng nói của cô vừa truyền cảm, vừa ấm áp. Tôi rất yêu thích giọng nói của cô. Mỗi khi có bạn không chú ý nghe giảng, cô đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Cô rất hay ở lại lớp trong những giờ ra chơi để trò chuyện cùng chúng tôi. Cô tâm sự với cả lớp rất nhiều điều: từ việc học tập, đến vấn đề trong cuộc sống. Nhờ có cô, tôi cảm thấy học được rất nhiều điều bổ ích. Tôi còn nhớ mãi một kỉ niệm về cô. Hôm đó, cô gọi tôi lên bảng để kiểm tra bài cũ. Nhưng tối hôm trước, tôi đã không học bài do mải xem phim. Khi nghe cô hỏi, tôi không trả lời được câu hỏi. Lúc đó, tôi nhìn thấy ánh mắt của cô rất buồn. Từ trước tới nay, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ. Việc xảy ra ngày hôm nay có lẽ đã khiến cô cảm thấy thất vọng. Cô không trách mắng, mà yêu cầu tôi về chỗ. Cả buổi học hôm đó, tâm trạng của tôi rất nặng nề. Tôi tự trách bản thân. Cuối buổi học, tôi đã chủ động lên xin lỗi cô. Lời nhắc nhở của cô khiến tôi còn nhớ mãi. Nhờ có cô, tôi mới ý thức học tập chăm chỉ hơn. “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” - Đó là câu tục ngữ đề cao vai trò của người giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải yêu quý và kính trọng cô giáo của mình.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 9
“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầyGắng công mà học có ngày thành danh” Thầy cô giáo giống như những người lái đò thầm lặng đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò đến với bến bờ của tri thức. Cô Nguyễn Phương là người giáo viên mà em cảm thấy vô cùng yêu mến. Cô là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 6 của em. Năm nay, cô khoảng ba mươi lăm tuổi. Dáng người của cô nhỏ nhắn, thanh mảnh. Mái tóc đen dài, luôn được buộc gọn gàng. Cô cao khoảng một mét sáu mươi lăm. Khuôn mặt trái xoan với nước da trắng hồng rạng rỡ. Đôi mắt sáng với ánh nhìn toát ra vẻ dịu dàng. Mỗi khi nhìn vào ánh mắt ấy, em cảm nhận được sự yêu thương mà cô dành cho học trò. Cô có giọng nói ấm áp, dịu dàng. Mỗi khi cô giảng bài, chúng em đều say sưa lắng nghe. Em cảm thấy cô là một giáo viên vô cùng nhiệt huyết. Mỗi giờ học, cô đều yêu cầu chúng em chú ý lắng nghe bài giảng. Không chỉ vậy, cô còn tạo ra bầu không khí sôi nổi, vui vẻ để tiết học hiệu quả hơn. Mỗi khi có một bạn học sinh không hiểu bài là cô sẽ kiên nhẫn giảng lại. Ngoài giờ học, cô Nguyễn Phương vẫn dành cho học trò sự quan tâm. Chúng em đều rất yêu quý cô. Mỗi kỉ niệm về cô đều khiến em cảm thấy trân trọng. Tuy bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng em vẫn nhớ đến cô với những tình cảm tốt đẹp, và lòng kính trọng vô cùng. Có thể thấy rằng, mỗi người thầy, người cô đều đáng kính, đáng yêu. Bởi vậy, chúng ta hãy luôn dành cho họ sự tôn trọng, yêu mến.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 10
Thầy cô - những người thầm lặng đã dìu dắt chúng ta nên người. Bởi vậy, em luôn dành cho họ sự yêu mến, kính trọng. Người giáo viên em yêu mến nhất là thầy Cường. Thầy là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 6 của tôi. Cũng là giáo viên phụ trách dạy môn Toán của lớp em. Thầy đã gần năm mươi tuổi rồi. Dáng người cao, khá gầy. Mái tóc thầy đã điểm những sợi điểm bạc. Đôi mắt với ánh nhìn hiền từ. Giọng nói trầm ấm, nhẹ nhàng. Thầy Cường là một giáo viên rất nhiệt huyết. Trong công việc, thầy luôn chỉn chu, nghiêm túc. Mỗi bài giảng đều được thầy chuẩn bị rất cẩn thận. Những giờ học của thầy cung cấp cho chúng em rất nhiều kiến thức. Sau mỗi giờ học tập căng thẳng, thầy lại trò chuyện với chúng em. Những câu chuyện khiến cả lớp thêm vui vẻ, thoải mái hơn. Thầy cũng rất quan tâm đến học sinh. Thầy luôn động viên chúng em cố gắng học tập. Các phong trào của lớp, thầy đều hướng dẫn, theo sát. Chúng em đều cảm thấy yêu mến, kính trọng thầy. Không chỉ là kiến thức về môn Toán, thầy cũng đã dạy cho chúng em nhiều bài học về cách làm người. Em vẫn còn nhớ những ngày đầu mới bỡ ngỡ bước chân vào mái trường Trung học cơ sở, thầy đã chia sẻ nhiều điều bổ ích. Thầy luôn theo sát từng học sinh để giúp chúng em dễ dàng hòa nhập với môi trường mới. Khi học trò của mình mắc lỗi, thầy lại nhẹ nhàng nhắc nhở, bảo ban. Còn khi cả lớp đạt được kết quả tốt trong học tập, hay thi đua thì thầy lại động viên, khen ngợi. Mỗi kỉ niệm về thầy đều thật đáng quý. Thầy cô giáo là những người đáng kính. Từ tận đáy lòng, em muốn dành cho họ lời tri ân. Em sẽ luôn nhớ đến thầy Cường, người giáo viên nhiệt huyết.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 11
“Biết trẻ con khao khátChuyện ngày xưa, ngày sauKhông hiểu là từ đâuMà bà về ở đóKể cho bao chuyện cổChuyện con cóc, nàng tiênChuyện cô Tấm ở hiềnThằng Lý Thông ở ác…Mái tóc bà thì bạcCon mắt bà thì vuiBà kể đến suốt đờiCũng không sao hết chuyện” (Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh) Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ đều sẽ gắn bó với bà. Chúng ta lớn lên nhờ những câu chuyện kể hay lời răn dạy của bà. Và đối với tôi, bà nội chính là một điểm tựa tinh thần vững chắc. Bà của tôi đã gần bảy mươi tuổi. Nhưng sức khỏe của bà vẫn còn rất tốt. Trước đây, bà là một giáo viên tiểu học.Bà có dáng người khá đầy đặn. Khuôn mặt trông rất phúc hậu. Làn da đã có nhiều nếp nhăn. Mái tóc đã điểm nhiều sợi bạc. Đôi bàn tay có nhiều vết chai sần. Đôi mắt không còn tinh tường như trước, nhưng luôn sáng ngời tình yêu thương. Bà rất nhân hậu và hiền từ. Đối với con cháu, bà luôn quan tâm, lo lắng. Mọi người trong gia đình đều yêu mến và kính trọng bà. Còn với riêng tôi, bà chính là cả khoảng trời kí ức. Tuổi thơ tôi sống cùng bà, gắn bó với bà hơn ai hết. Từ khi còn nhỏ, bố mẹ vẫn luôn bận rộn công việc. Bà là người đã chăm sóc tôi từ cái ăn đến giấc ngủ. Lời ru ngọt ngào của bà đã đưa tôi vào giấc ngủ say. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ âm thanh ấm áp đó. Khi lớn hơn, tôi thích được nằm nghe bà kể chuyện. Những truyện cổ tích về chàng Thạch Sanh, chị em Tấm Cám hay cậu bé thông minh được bà kể lại thật hấp dẫn. Không chỉ vậy, bà còn dạy cho tôi những điều hay lẽ. Bà cũng dạy tôi phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh. Nhờ có bà, tôi đã trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, sống đẹp hơn mỗi ngày. Bà luôn là tấm gương sáng cho các thành viên trong gia đình noi theo. Khi con cháu mắc sai lầm, bà sẽ răn dạy, đưa ra những lời khuyên đúng đắn. Mỗi lúc buồn phiền chuyện gì đó bà cũng là nơi để chúng tôi chia sẻ. Lời động viên của bà giúp mọi người cảm thấy tự tin hơn, mạnh mẽ hơn. Tôi càng thêm trân trọng bà nội nhiều hơn. Vì vậy, tôi mong sao bà luôn sống khỏe mạnh, vui vẻ bên con cháu. Người bà cũng giống như người mẹ, đem đến cho chúng ta tình cảm yêu thương ngọt ngào, ấm áp. Vì vậy, mỗi người hãy biết trân trọng và yêu thương người bà của mình nhiều hơn.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 12
Maksim Gorky từng viết: “Trời không ánh sáng hoa nào nởDạ vắng yêu thương cảnh những sầuĐời thiếu mẹ hiền không phụ nữAnh hùng thi sĩ hỏi còn đâu.” Quả vậy, người mẹ có vai trò thật quan trọng đối với mỗi người. Bởi vậy, chúng ta cần dành cho mẹ sự kính trọng và yêu thương. Với em, mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc đời. Năm nay, mẹ đã bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn rất trẻ trung. Khuôn mặt của mẹ rất phúc hậu, cùng một nụ cười dịu dàng. Làn da vẫn còn trắng hồng. Đôi bàn tay mẹ thon dài, có vết chai dày ở đầu ngón tay, do nhiều năm cầm bút, cầm phấn. Giọng nói của mẹ vô cùng trong trẻo, mềm mại. Mái tóc của mẹ dài, đen nhánh và mềm mượt. Mẹ em là một y tá. Công việc của mẹ rất bận rộn. Nhưng mẹ vẫn luôn dành thời gian cho gia đình. Buổi tối, mẹ thường về sớm để nấu cơm cho cả nhà. Với mẹ, bữa tối rất quan trọng, bởi đó là khi các thành viên đều có mặt đông đủ. Mẹ cũng rất chăm lo cho em từ cách ăn mặc, đến chuyện học tập. Khi còn nhỏ, mẹ dạy em cách sống tự lập. Đến khi lớn lên, mẹ dạy em cách ăn nói, ứng xử. Mẹ cũng là “một người bạn lớn” mà em có thể tâm sự, sẻ chia. Càng trưởng thành, em càng thấy hạnh phúc, biết ơn. Bởi từ khi thơ bé vẫn còn nằm trong bụng mẹ và được mẹ bao bọc che chở. Đến khi sinh ra, mẹ là người chăm sóc, nuôi lớn em. Nhờ có bầu sữa ngọt ngào của mẹ mà em đã lớn lên từng ngày. Những bước đi nhỏ bé đầu tiên đến những bước đi lớn lao vĩ đại, người mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước. Bởi vậy, em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt, luôn ngoan ngoãn để mẹ luôn vui lòng. Người mẹ - một điểm tựa tinh thân vô cùng vững chắc cho mỗi người trong cuộc hành trình đầy gian khó tìm đến với thành công. Từ tận đáy lòng, em muốn gửi tất cả những lời yêu thương nhất dành cho người mẹ của mình.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 13
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” - Những lời trong bài hát “Để gió cuốn đi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gợi nhắc trong một người bài học về tình yêu thương trong cuộc sống. Tôi đã biết được đến rất nhiều tấm gương về lòng nhân hậu. Nhưng trong đó, tôi ấn tượng nhất về anh Trần Phước Hòa. Anh là chủ của quán cơm chay Thiên Phước 5.000 đồng trên đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng hai mươi năm trước, anh cũng giống như những người dân lao động nghèo, phải bôn ba đến nơi khác để kiếm sống. Và anh đã dừng quyết định dừng chân tại mảnh đất Sài Gòn tấp nập, nhộn nhịp để kiếm sống. Anh Hòa từng làm rất nhiều nghề lao động chân tay, cuộc sống khó khăn để gây dựng cơ nghiệp. Sau nhiều năm nỗ lực không ngừng, hiện nay, anh đang là chủ của một cơ sở kinh doanh chuối chiên có tiếng trong thành phố với mức thu nhập khá dư dả. Với tấm lòng tốt của mình, anh đã quyết định mở tiệm cơm chay Thiên Phước để giúp đỡ mọi người xung quanh. Quán cơm chay từ thiện đầu tiên được mở vào năm 2013. Đến này, quán vẫn hoạt động. Theo như lời anh nói thì ở thành phố Sài Gòn này, ai cũng sẽ có cơ hội, chỉ cần cho người ta một hy vọng. Vậy nên, quán cơm của anh mới đề dòng chữ: “San sẻ bữa trưa hàng ngày với người có thu nhập chưa cao”. Anh cũng kể rằng ban đầu anh dự tính quán sẽ không thu tiền của khách. Nhưng sau đó, anh nghĩ rằng quán vẫn cần một số tiền nhỏ để duy trì. Không chỉ vậy những người lao động cũng sẽ có cảm giác phụ thuộc nếu nhận cơm miễn phí trong một thời gian dài. Anh Hòa còn hiểu rõ nếu không lấy tiền thì khách hàng sẽ không thoải mái. Bởi dù không có thu nhập không cao, nhưng họ đều là những con người có lòng tự trọng, mong muốn được đối xử công bằng như mọi người, chứ không ai muốn “ăn nhờ” mãi. Nhiều người lao động trở thành khách quen của quán, thường xuyên quyên góp thực phẩm cho quán. Có khi thì bao gạo, có khi thì chai dầu ăn hay nước mắm. Dù nhỏ bé nhưng đã thể hiện được tấm lòng của mọi người. Tất cả đã thể hiện tấm lòng tương thân tương ái của con người. Tấm gương của anh Trần Phước Hòa đã khiến tôi cảm thấy vô cùng ấn tượng và khâm phục. Không chỉ vậy, tôi cũng có thêm niềm tin vào cuộc sống vẫn còn những điều tốt đẹp hơn.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 14
Những sự việc xảy ra trong cuộc đời đều đem đến một bài học cho mỗi người. Và em cũng đã trải qua một sự việc khiến em nhớ mãi. Đầu năm học lớp bảy, gia đình của em chuyển vào Nam sống. Em phải học ở một ngôi trường mới. Do tính cách khá nhút nhát, em chưa làm quen được với nhiều bạn trong lớp. Em còn nhớ đó ngày hôm đó, lớp em có giờ kiểm tra môn Ngữ Văn. Khi em đang ngồi ôn tập lại bài thì nghe thấy có bạn gọi tên mình: - Thúy Hạnh ơi, cậu có bút bi màu đen không? Cho tớ mượn một chiếc với. Lát nữa có giờ kiểm tra mà bút của tớ hết mực mất rồi. Chẳng có bạn nào đem theo bút bi đen cả. Em quay lại thì nhận ra đó là Hà Phương - người bạn ngồi phía sau em. Cả chỉ chào hỏi nhau khi em mới chuyển vào lớp. Dù vậy, em vẫn vui vẻ mở hộp bút của mình ra, rồi đưa bạn chiếc bút còn lại của mình. - Mình có! Cho bạn mượn này! Bạn mỉm cười rồi nhìn hỏi em: - Mình cảm ơn bạn nhé! Em nói với bạn: - Không có gì đâu! Sau giờ kiểm tra hôm đó, vào giờ ra chơi, Hà Phương trả bút cho em. Bạn còn chủ động bắt chuyện với em. Cả hai đã trò chuyện rất vui vẻ. Em nhận ra mình và Phương có rất nhiều điểm chung. Kể từ hôm đó, chúng em đã trở thành những người bạn tốt của nhau. Sự việc xảy ra lần đó đã giúp em làm quen thêm được một người bạn mới. Em rất trân trọng tình bạn với Hà Anh. Em cũng mong rằng cả hai sẽ luôn là những người bạn tốt của nhau.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 15
Một trong những dịp lễ quan trọng của người dân Việt Nam chính là Tết Nguyên Đán. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng em lại cảm thấy vô cùng hân hoan và háo hức. Những ngày gần Tết, khắp nơi đều được trang trí cờ hoa rực rỡ. Mọi con đường được quét dọn sạch sẽ, các phương tiện giao thông đi lại tấp nập. Không khí vui tươi, rộn ràng tràn ngập trên từng thôn xóm, khu phố. Đặc biệt là những khu chợ lúc nào cũng đông đúc người mua, người bán. Các mặt hàng Tết được bày bán rất nhiều như bánh kẹo, mứt Tết, hoa quả… Trước Tết, nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón chào một năm mới sắp đến. Gia đình của em cũng vậy. Mỗi người một công việc khác nhau. Tuy bận rộn, nhưng lại rất vui vẻ. Em cũng phụ giúp bố mẹ quét sân, lau nhà hay tưới cây trong vườn… Sau đó, mọi người cùng nhau đi chợ hoa. Bố của em mua được một chậu đào và một chậu quất rất đẹp. Còn mẹ em mua rất nhiều loại hoa về để chơi mấy ngày tết. Thích nhất là em đã được ngồi xem ông bà, bố mẹ gói bánh chưng. Em còn tự tay gói một chiếc bánh theo sự hướng dẫn của ông nội. Những chiếc bánh chưng vuông tượng trưng cho trời, là một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền từ xưa cho đến nay. Chiều ba mươi Tết, các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên mâm cơm Tất niên, vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đến tối, mọi người lại ngồi trước màn hình vô tuyến để xem chương trình “Táo Quân”. Đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng thượng để xem pháo hoa. Còn ông nội sẽ thắp hương cúng Giao thừa. Sáng mùng một một Tết, em cùng với chị gái cũng thức dậy, mặc quần áo thật đẹp và xuống nhà để chúc Tết ông bà, bố mẹ. Hai chị em đã được nhận những phong bao lì xì đỏ thắm cùng với lời chúc thật ý nghĩa. Sau đó, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết họ hàng. Những ngày tết, em đã có thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ bên gia đình. Em cảm thấy trân trọng dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - mẫu 16
“Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm. Kỷ niệm thân yêu ơi, sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô. Bạn bè mến thương ơi, sẽ còn nhớ những lúc giận hờn. Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha. Nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa…”. Những câu hát trong bài “Mong ước kỷ niệm xưa” đã gợi nhắc cho tôi nhớ về ngày khai trường dưới mái trường Trung học cơ sở. Sự việc xảy ra vào một buổi sáng mùa thu tuyệt đẹp. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu vô cùng. Tôi thức dậy thật sớm, chuẩn bị sách vở đầy đủ và mặc bộ đồng phục mới tinh. Đúng bảy giờ, tôi đạp xe đến trường. Trên đường đi, tôi cảm thấy thật háo hức, cũng đầy lo âu. Ngày hôm nay, tôi đã chính thức trở thành một học sinh Trung học cơ sở. Thật đáng tự hào biết bao! Con đường đến trường vốn đã quen thuộc. Trường Tiểu học của tôi cũng nằm gần đây. Trước đây, tôi thường được mẹ đèo đi học trên con đường này. Nhưng hôm nay, tôi đã lớn hơn và tự mình đạp xe đến trường. Chỉ khoảng mười lăm phút, tôi đã đến trường. Trước cổng trường thật đông đúc người, đó là những học sinh và cả phụ huynh đưa con đến trường. Khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, hân hoan. Hôm nay, ngôi trường thật đẹp. Sân trường đã được quét dọn sạch sẽ. Những hàng ghế được xếp ngay ngắn. Trên sân khấu có treo một tấm băng rôn màu xanh. Ở đó có gắn dòng chữ màu trắng: “LỄ KHAI GIẢNG” ở chính giữa. Phía bên dưới là tên trường “THCS….”. Hai bên sân khấu cũng được treo những lá cờ đỏ thắm. Chiếc trống nằm im một góc. Ngay cả nó cũng đã được trang trí bằng một chiếc nơ màu đỏ rất đẹp. Buổi lễ khai giảng bắt đầu vào đúng bảy giờ ba mươi phút. Một hồi trống giòn giã vang lên yêu cầu học sinh ổn định chỗ ngồi. Những tiết mục văn nghệ do các anh chị học sinh trình bày đã mở đầu cho buổi lễ khai giảng. Tiếp đến là phần tổng kết về năm học cũ, cũng như mục tiêu của năm học mới của cô Hoa - tổng phụ trách. Sau phần phát biểu của cô, tôi sẽ đại diện cho học sinh khối lớp sáu phát biểu cảm nghĩ. Tôi cảm thấy khá hồi hộp Đây là lần đầu tiên tôi đứng phát biểu trước đông người như vậy. Nhưng nhờ có sự động viên của cô giáo tổng phụ trách, tôi đã có thêm sự tự tin. Phần trình bày của tôi đã rất trôi chảy, còn nhận được tràng pháo tay của mọi người nữa. Lần đầu tiên, tôi có cơ hội đứng trước toàn trường, thay mặt cho học sinh khối sáu, trình bày cảm nhận của mình. Đây chính là một niềm vinh dự của tôi. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cái tôi tác giả được thể hiện trong "Chuyện cơm hến" Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em sống. Viết văn bản tường trình về sự việc mất xe đạp nơi gửi xe của trường. Viết văn bản tường trình về sự việc làm hư hại đồ dùng học tập của bạn khiến bạn không hoàn thành công việc được giao. Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85 4.5 (243) 799,000đs 199,000 VNĐ 4.5 (243) 799,000đ 99,000 VNĐ 4.5 (243) 999,000đ 299.000 - 599.000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt. Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh Chính sách bảo mật Hình thức thanh toán Chính sách đổi trả khóa học Chính sách hủy khóa học Tuyển dụng Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phone: 084 283 45 85 Email: vietjackteam@gmail.com CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 2015 © All Rights Reserved.
Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân - mẫu 1
Thế là mùa xuân tươi đẹp đã tới. Đàn chim én từ đâu rủ nhau về, bay lượn khắp bầu trời. Chúng cất cao tiếng hót đón chào mùa xuân. Thoảng trong bầu không khí trong lành, làn mưa bụi quyện theo hoa xoan tím lớp lớp rơi đầy ngõ. Cũng có những ngày nắng xuân yếu ớt, ửng hồng, nhuộm vào cảnh vật. Hoa đào, hoa mơ nở rực rỡ đầy cành tô điểm cho đời sức sống mới. Cây cối trút bỏ lớp áo xám xịt của mùa đông để nô nức đâm chồi, nảy lộc. Con đường làng em rộn ràng người đi lại: người đi chúc tết, đi hội làng, đi chợ xuân... ai nấy đầy vui mừng, rạng rỡ. Mùa xuân đã mang lại cho thiên nhiên, đất trời bao điều kì diệu và tươi mới.
Dàn ý Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân
- Mở đoạn: Giới thiệu cảnh sắc và không khí mùa xuân - Thân đoạn: + Không gian mùa xuân về: Đàn én, không khí trong lành, hoa xuân, cây cối nảy lộc,… + Cảm xúc khi đứng trước cảnh sắc mùa xuân + Không khí xuân cho em cảm giác hồi hộp, vui tươi,… - Kết đoạn: Nhận xét, cảm nhận chung về mùa xuân.
Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân - mẫu 2
Xuân đến mang theo nhựa sống cho quê hương tôi. Bầu trời trong xanh, không một gợn mây đen cùng với không khí trong lành, mát mẻ đã tác động vào da thịt khiến tôi cảm nhận được thời tiết dịu nhẹ khi xuân sang. Những bông hoa nhỏ sau một thời gian ngủ đông đã vươn mình dậy đón những tia nắng của bình minh, những cành cây khẳng khiu, trơ trọi giờ đã trồi lên những lộc xanh mướt. Mùi hương man mác của ngọn cỏ hòa cùng cơn gió se lạnh bay khắp không gian. Những cánh bướm, chú ong đều đang tung bay, dang rộng đôi cánh bay lượn trên bầu trời. Thiên nhiên đất trời khi xuân đến thật đẹp làm sao!
Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân - mẫu 3
Mùa xuân ở quê tôi là mùa xuân đẹp nhất. Những ngày đầu tiên của mùa xuân sẽ xuất hiện những trận mưa phùn. Những trận mưa ấy như mang theo vitamin sức sống để tưới cho cây cỏ, hoa lá. Cây nào cũng như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài và thi nhau đâm chồi, nảy lộc đón mùa xuân về. Nhất là các loài hoa như hoa đào, hoa hồng, hoa dơn… thi nhau nở hoa khoe sắc làm cho mùa xuân trở nên thêm rực rỡ, tươi vui.
Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân - mẫu 4
Mùa xuân về trên quê hương đem lại cảnh sắc và không khí thật tuyệt vời. Sau một mùa đông lạnh giá, cây cối bỗng bừng dậy sức sống. Bầu trời cao và xanh hơn. Thời tiết trở nên ấm áp. Đôi lúc, những hạt mưa xuất bay lất phất báo hiệu mùa xuân đã về. Mưa đem theo hơi ấm của mùa xuân, thấm vào lòng đất lạnh để nuôi dưỡng những mầm cây. Không khí của mùa xuân thật dễ chịu. Con người, cảnh vật như giao hòa, mong chờ một năm mới. Tôi biết biết bao mùa xuân tươi đẹp trên quê hương mình.
Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân - mẫu 5
Mùa về, quê hương như được khoác lên một chiếc áo mới. Không khí buổi sáng vô cùng trong lành và mát mẻ. Ông mặt trời thức dậy từ sáng sớm, đánh thức vạn vật bừng tỉnh. Những hạt sương trong veo vẫn còn đọng trên lá cây. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Tất cả tạo ra khung cảnh tuyệt vời khiến con người càng thêm thư thái. Khi xuân đến, những chồi non như tỉnh dậy sau một giấc ngủ đông thật dài. Tia nắng ấm áp của mùa xuân chính là vị thần gõ cửa đánh thức mùa xuân. Muôn loài hoa chỉ chờ đợi đến lễ hội xuân để cùng nhau trẩy hội, cùng nhau khoe hương, khoe sắc. Tôi còn cảm nhận được sự vui tươi, hân hoan trong khuôn mặt của mỗi người. Ai cũng háo hức, vui vẻ đón chào một năm mới, với những khởi đầu mới. Thật tuyệt vời biết bao khi sắc xuân đang ngập tràn khắp nơi.
Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân - mẫu 6
Mùa xuân tới, cảnh sắc và không khí cũng chợt thay đổi. Nếu như vào mùa đông, cảnh vật và không gian dường như thật u ám, buồn tẻ thì đến mùa xuân, mọi thứ mang một sức sống mới. Trên trời cao, những đám mây trôi nhẹ nhàng và bồng bềnh trong gió làm cho không gian mùa xuân trở nên khoáng đạt, sạch sẽ. Ở góc trời đằng kia, đàn én đang tung tăng chao lượn báo hiệu mùa xuân về. Trước cảnh sắc đó, con người hiện lên với cái gì đó mới mẻ, tràn trề sức sống, chúng ta không còn co ro trong những chiếc áo phao dày cộm nữa mà đã phơi phới hơn trong tiết trời se se lạnh của mùa xuân.
Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân - mẫu 7
Mùa xuân tới, cảnh sắc và không khí cũng chợt thay đổi. Nếu như vào mùa đông, cảnh vật và không gian dường như thật u ám, buồn tẻ thì đến mùa xuân, mọi thứ mang một sức sống mới. Trên trời cao, những đám mây trôi nhẹ nhàng và bồng bềnh trong gió làm cho không gian mùa xuân trở nên khoáng đạt, sạch sẽ. Ở góc trời đằng kia, đàn én đang tung tăng chao lượn báo hiệu mùa xuân về. Trước cảnh sắc đó, con người hiện lên với cái gì đó mới mẻ, tràn trề sức sống, chúng ta không còn co ro trong những chiếc áo phao dày cộm nữa mà đã phơi phới hơn trong tiết trời se se lạnh của mùa xuân.
Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân - mẫu 8
Một năm có bốn mùa, mỗi mùa đều có một nét đặc trưng riêng, trong đó em thích nhất là ngắm cảnh sắc và không khí của mùa xuân. Khi mùa xuân về, đất trời chuyển mình, khoác lên bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Bầu trời trong xanh hơn, làn gió dịu nhẹ cũng những tia nắng mặt trời ấm áp xuyên xuống từng khe lá. Mùa xuân dường như đang phất phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt trên lộc non xanh biếc. Xuân tới muôn hoa nở rộ khoe sắc, vạn vật nảy nở sinh sôi. Khắp nơi rộn ràng không khí xuân sang, tràn ngập nhựa sống như đang tô điểm cho hương thơm cuộc đời. Ngắm nhìn khung cảnh mùa xuân ấy khiến cho lòng người thật thư thái và dễ chịu.
Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân - mẫu 9
Mùa xuân trên quê hương em thật tươi đẹp biết bao. Những ngày đầu tiên của mùa xuân thường xuất hiện những trận mưa xuân lất phất đem lại cảm giác dễ chịu. Những trận mưa ấy như đem đến làn sức sống mới để tưới cho cây cỏ và hoa lá. Cây nào cũng bừng tỉnh trở lại sau giấc ngủ dài và chúng thi nhau đâm chồi, nảy lộc đón mùa xuân về. Nhất là các loài hoa như hoa đào, hoa hồng, hoa đơn… thi nhau nở hoa khoe sắc. Tất cả làm cho mùa xuân trở nên rực rỡ, vui tươi và sống động.
Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân - mẫu 10
Các thời điểm kỳ diệu của mùa xuân luôn khiến cho tâm hồn người ta bừng lên sức sống tươi mới. Mùa xuân được ví như một nàng công chúa xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho con người. Cảnh xuân được tô diểm thêm bởi những loài hoa rực rỡ sắc màu và đặc biệt không thể thiếu sắc hồng cành đào và sắc vàng cành mai. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày tết hàng năm. Những làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhủ giúp chúng mau lớn để đón những tia nắng đầu năm. Trên khắp làng quê, đường phố, cây cối đều khoác lên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống. Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của thời điểm giao mùa.
Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân - mẫu 11
Khi mùa đông đi qua, cũng là lúc mùa xuân trở về. Trên bầu trời từng đàn chim én nhẹ nhàng chao lượn theo từng đám mây, làn gió như mang tin vui báo hiệu một thông điệp vô cùng quan trọng tới mọi người là “Mùa xuân đã về”. Mùa xuân mang đến cho con người sức sống và sự ấm áp dịu dàng. Mọi thứ như căng tràn nhựa sống, hừng hực hơi xuân khiến cho tâm hồn con người chúng ta bùng lên sức sống mới mãnh liệt. Mùa xuân là thời điểm bắt đầu vòng đời của đất trời, khi xuân về, người ta lo toan sửa soạn tươm tất để mình đẹp hơn, yêu đời hơn. Nhà cửa trang hoàng, làm mới, mua thêm vài lọ hoa trang trí trong nhà cho thêm sắc xuân. Trên bàn thờ bày biện mâm ngũ quả với đầy đủ hi vọng một năm mới yên ấm và sung túc. Thật không sai khi nói mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm và nó đem lại cho con người nhiều cảm xúc đẹp đẽ nhất.
Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân - mẫu 12
Mùa xuân trên quê hương em chào đón với tiết trời se lạnh, thay thế cho sự lạnh giá của mùa đông. Mưa phùn phảng phất đọng lại trên vệt áo. Thi thoảng, những ngày nắng rất đẹp. Mùa xuân – mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc. Dọc hai bên đường, người bán đào, bán mai chi chít làm náo nhiệt cả một vùng. Từng nhà dọn dẹp, sắm sửa, tân trang lại ngôi nhà, góc vườn của mình để chào đón một năm mới. Cảnh chợ Tết nhộn nhịp hơn thường ngày. Mọi người nói chuyện rôm rả, tươi tắn, háo hức một năm mới lại đến.
Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân - mẫu 13
Mùa xuân đã về làm hồi sinh sức sống trên quê hương em. Bầu trời trong xanh, không một gợn mây đen, không khí mát lạnh mơn man da thịt khiến em cảm nhận được tiết trời mùa xuân dịu nhẹ. Những bông hoa nhỏ vươn lên từ giấc ngủ đông đón những tia nắng bình minh, những cành khẳng khiu trơ trụi giờ đã đâm chồi non xanh. Mùi cỏ hòa quyện với làn gió mát lạnh thổi qua không khí. Bướm và ong dang rộng đôi cánh để bay lên bầu trời. Thiên nhiên đẹp làm sao khi mùa xuân đến!