question
stringlengths
14
133
answer
stringlengths
59
238k
Cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong văn bản Trở gió - mẫu 2
Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ngay trong văn bản "Trở gió". Đó là sự thấp thỏm, mong chờ đến bực mình vì gió chướng mãi chưa đến. Đó là cảm giác nhớ, da diết nếu chẳng may phải đi xa xứ, nơi mà hằng năm đều có gió chướng. Tình cảm của tác giả đối với gió chướng cũng chính là tình cảm dành cho những điều gắn bó, yêu thương, là tình cảm quê hương.
Cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong văn bản Trở gió - mẫu 3
Văn bản đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen, yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Trở gió không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.
Cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong văn bản Trở gió - mẫu 4
Văn bản “Trở gió” đã thể hiện được tình cảm rất đỗi bình dị, mộc mạc của Nguyễn Ngọc Tư dành cho quê hương. Điều đó được thể hiện qua tình yêu gió chướng - tình yêu xuất phát từ những điều gần gũi, quen thuộc. Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh như “hơi thở gió rất gần”; “âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không”; “mừng húm”; “hừng hực, dạt dào”; “Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng”. Khi gió chướng về, tác giả đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: “ Mừng đó, rồi bực đó”; “buồn, buồn muốn chết”; “Cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau”. Và tác giả luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng, bởi nó gợi nhớ về tuổi thơ, về quê hương.
Cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong văn bản Trở gió - mẫu 5
Đến với văn bản Trở gió, người đọc thấy được tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Ngọc Tư thật bình dị, gần gũi. Tác giả đã dành cho quê hương một tình yêu chân thành, tha thiết. Gió chướng là hình ảnh trung tâm trong văn bản, đã gợi nhắc cho nhà văn những điều quen thuộc, gần gũi. Yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Tác giả luôn mong chờ đợi gió chướng về, bởi nó gợi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, về quê hương. Khi gió chướng về, nhà thơ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ mừng đó, rồi bực đó, lại đến buồn bã. Dù xã hội có ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình. Như vậy, văn bản “Trở gió” không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.
Cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong văn bản Trở gió - mẫu 6
Văn bản “Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện tình cảm của tác giả về gió chướng, nhưng ẩn sau trong đó chính là tình yêu quê hương. Hình ảnh gió chướng được tác giả khắc họa rất sinh động. Và phải là một người nhạy cảm, tinh tế mới có thể cảm nhận được điều đó. Gió chướng mang bao hoài niệm, kí ức về tuổi thơ, về quê hương. Mỗi một mùa trôi qua, đến mùa gió chướng, nhà văn lại mong ngóng nó về. Đó giống như một thói quen, hay một điều thân thuộc không thể thiếu. Và dù xã hội ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình.
Cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong văn bản Trở gió - mẫu 7
Trong văn bản Trở gió, em bắt gặp một tâm hồn nhạy cảm với những suy tư ngây ngô mà mộc mạc của một đứa trẻ.  Đứa trẻ ấy với những chộn rộn và xuyến xao riêng đã luôn mong ngóng và chờ đợi ngày chó chướng về. Đối với cậu, gió chướng không chỉ là một cơn gió, mà nó có những tâm tư, tình cảm của riêng mình. Với những e dè, mừng húm, cuống quýt, cồn cào, nồng nhiệt, gió chương khiến tác giả phải xốn xao theo. Nó trở thành một biểu tượng của những ngày đặc biệt, khi ngày đồng nhàn rỗi, gió đông hiu hiu bắt đầu thổi, gợi lên những mong ngóng về một mùa Tết mới. Mặc mẹ sầu lo, nhân vật tôi vẫn lim dim với khúc mía nước ngọt, với vú sữa chín cây lúc lỉu, với dưa hấu nữa. Cứ như thế, tình yêu mà tác giả dành cho gió chướng hiện lên thật da diết, say mê mà mộc mạc vô cùng.
Cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong văn bản Trở gió - mẫu 8
Văn bản thể hiện tình cảm của tác giả về gió chướng, sâu xa hơn, là tình yêu quê hương. Hẳn là một người nhạy cảm, quan sát tinh tế, tỉ mỉ mới có thể cảm nhận được cái lạ của gió chướng. Gió chướng mang bao hoài niệm, kí ức. Mỗi một mùa trôi qua, đến mùa gió chướng, dù mang tâm trạng lộn xộn ngỏn ngang song lại mong ngóng nó về. Là một thói quen, là một điều gần gũi, quen thuộc không thể chối bỏ. Gió chướng là dấu hiệu của Tết về, đến mùa thu hoạch, là cảm hứng văn chương tuôn trào. Và giờ đây, xã hội phát triển, mọi thứ đủ đầy nhưng mùa gió chướng đã dần bị quên lãng. Tác giả bày tỏ niềm tiếc nuối.
Cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong văn bản Trở gió - mẫu 9
Văn bản “Trở gió” đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen. Ông yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. “Trở gió” không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thân thiết.
Cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong văn bản Trở gió - mẫu 10
Trong văn bản Trở gió, tác giả đã khắc họa những phập phồng và thổn thức của một tâm hồn non nớt mà nhạy cảm.  Nhân vật tôi đã chia sẻ những mong chờ, những ngóng đợi, những xốn xang của mình với người bạn gió chướng.  Mỗi năm gió chướng chỉ về một lần, sau những ngày mùa bận rộn, đem theo cái se se của mùa đông và những chộn rộn cho mùa Tết.  Nó khiến nhân vật tôi phải bâng khuâng khó tỏ, buồn đó rồi vui đó, rồi lại vồ vập như có ai đuổi theo sau lưng, ấy có lẽ là năm cũ. Cùng với đó, là những vui vẻ, phấn khởi của một đứa trẻ thơ, với những thức quả trong vườn quê chín mọng như mía, vú sữa, dưa hấu…  Rồi sau đó, khi những ngày lạnh lẽo dần trôi, xuân sẽ đến trong những tính toán chộn rộn của mẹ củ bà. Những cảm xúc ấy khiến cho em cũng như được bé lại, được hòa mình vào không gian thoáng đãng của đồng quê trong những ngày gió chướng về. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) về một “món quà" em đặc biệt yêu thích. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ. Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau: "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng ...... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85 4.5 (243) 799,000đs 199,000 VNĐ 4.5 (243) 799,000đ 99,000 VNĐ 4.5 (243) 999,000đ 299.000 - 599.000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt. Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh Chính sách bảo mật Hình thức thanh toán Chính sách đổi trả khóa học Chính sách hủy khóa học Tuyển dụng Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phone: 084 283 45 85 Email: vietjackteam@gmail.com CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 2015 © All Rights Reserved.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 1
Quê hương là đề tài muôn thủa trong thi ca, Hữu Thỉnh cũng góp thêm vào đề tài ấy bài thơ "Chiều sông Thương". Bài thơ được làm theo thể 5 chữ, giàu vần điệu nhạc điệu, lời thơ thanh nhẹ, hình tượng đẹp, trong sáng, cảm xúc dào dạt, bâng khuâng, mênh mang. Dòng sông Thương quê mẹ êm đềm yên ả "nước vẫn nước đôi dòng", một buổi chiều mùa gặt, trăng non lấp ló chân trời, rất thơ mộng hữu tình, "chiều uốn cong lưỡi hái". Một câu thơ, một hình ảnh rất thơ, rất tài hoa. Cánh buồm, dòng sông, đám mây, đều được nhân hóa, mang tình người và hồn người, như đưa đón, như mừng vui gặp gỡ người đi xa trở về. Cảnh vật đồng quê, từ đường nét đến sắc màu đều tiềm tàng một sức sống ấm no, chứa chan hi vọng. Là những nương "mạ đã thò lá mới - trên lớp bùn sếnh sang", là những ruộng lúa "vàng hoe" trải dài, trải rộng ra bốn bên bốn phía chân trời mênh mông, bát ngát. Là dòng sông thơ ấu chở nặng phù sa, mang theo bao kỉ niệm, bao hoài niệm "Hạt phù sa rất quen – Sao mà như cổ tích. Chàng trai về thăm quê xúc động, khẽ cất lên lời hát. Tình yêu quê hương dào dạt dâng lên trong tâm hồn. Câu cảm thán song hành với những điệp từ điệp ngữ làm cho giọng thơ trở nên bồi hồi, say đắm. Bức tranh quê nhà với bao sắc màu đáng yêu: Ôi con sông màu nâu/ ôi con sông màu biếc”. Cảnh sắc quê hương càng hữu tình, nên thơ càng thấy được tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.
Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. - Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 2
Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 3
Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên với những nét vẽ phác thảo như nhìn một lát cắt của thân cây mà thấy được cả đời thảo mộc. Đó là những người lính mãi mãi ở tuổi "mùa xuân" bởi họ đã vào chiến trường trong những năm tháng của tuổi trẻ và ở lại đó mãi mãi. Những người lính tuổi còn quá trẻ: "Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều". Họ đã dùng sự trẻ tuổi, đã đem thanh xuân của mình để cống hiến cho Tổ quốc, để trở thành ngọn lửa mà đồng đội luôn đem theo bên mình: "Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo". Sự hi sinh của những người lính đã hóa thành bất tử, biến họ mãi mãi sống ở độ tuổi "mùa xuân". Đồng đội, nhân dân, đất nước sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của những người lính "mùa xuân" như trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 4
Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh giúp người đọc thấy được sự biến chuyển đầy tinh tế của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Mùa thu được nhà thơ cảm nhận qua từng giác quan như khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). Từ đó, những tín hiệu đặc trưng nhất của mùa thu cũng lần lượt xuất hiện. Dưới mặt đất, dòng chảy của con sông trở nên chậm hơn, không cuồn cuộn như lúc hè về. Trên bầu trời, từng đàn chim sải cánh bay bắt đầu trở nên vội vã, âu lo tìm về phương nam tránh cái lạnh. Đám mây của mùa hạ nay đã “vắt nửa mình sang thu”, nửa nghiêng về mùa hạ, nửa lại nghiêng về mùa thu. Dường như, những sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên. Thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Triết lí mà nhà thơ muốn gửi gắm là những con người từng trải khi gặp phải sóng gió sẽ biết cách đối diện, đương đầu một cách bình thản, trưởng thành hơn. Như vậy, bài thơ đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Và từ những tín hiệu của mùa thu đến khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 5
Đến với “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, người đọc đã cảm nhận được những chuyến biển đầy tinh tế của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu. Những sự vật trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Từ đó, thiên nhiên dường như cũng có xúc cảm, tâm hồn. Sang thu, nhịp sống dường như chậm lại, tất cả trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn. Nếu hai khổ thơ đầu là xúc cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Thông qua cảnh sắc thiên nhiên đất trời khoảnh khắc giao mùa, nhà thơ đã bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Khi bước sang nửa bên kia con dốc cuộc đời, con người ta sẽ trở nên bản lĩnh hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố, bất ngờ của cuộc sống. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Bài thơ là một trong những tác phẩm đặc sắc viết về mùa thu.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 6
Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã miêu tả tinh tế những biến chuyển của thiên nhiên lúc sang thu. Mùa thu đến kéo theo hương ổi thoang thoảng trong không gian. “Sương chùng chình qua ngõ” như cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ. Dòng chảy của sông cũng như chậm lại, thong thả hơn. Cánh chim thì có chút vội vã vì đang trên hành trình bay về phương Nam tránh rét. Đặc biệt hơn cả là hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” gợi ra hình ảnh đám mây nửa nghiêng về mùa hạ, lại nửa nghiêng về mùa thu. Thu sang thực sự đã khiến cho nhịp sống trở nên chậm lại. Những hình ảnh trên đã thể hiện sự quan sát nhạy bén, tinh tế của nhà thơ trước những chuyển động dù khẽ khàng của thiên nhiên. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bộc lộ xúc cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên. Đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Cảnh sắc thiên nhiên lúc giao mùa được sử dụng để bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” chính là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Trải qua thời gian, con người sẽ trưởng thành, vững vàng hơn khi đối mặt với những khó khăn, biến cố. Một bài học nhân văn mà chúng ta có thể cảm nhận được. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng về thiên nhiên lúc giao mùa.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 7
Bài thơ “Con chim chiền chiện” của Huy Cận đã đem đến cho tôi nhiều cảm nhận. Hình ảnh trung tâm của bài thơ - con chim chiền chiện được nhà thơ khắc họa thật chân thực và sống động. Cánh chim bay vút trên trời, với tiếng hót long lanh giống như cành sương chói, hình ảnh so sánh kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng hót giờ đây không chỉ được cảm nhận bằng thính giác mà còn có thể nhìn thấy bằng thị giác - đầy long lanh, giống như hình ảnh giọt sương trên cành cây được nắng chiếu sáng. Những câu thơ tiếp theo khiến chúng ta có cảm thấy dường như chim chiền chiện đang trò chuyện với con người. Chúng đang làm tốt nhiệm vụ của mình, gieo những niềm vui đến với thế gian, cánh chim bay mãi đến trời xanh dường như không biết mệt mỏi. Với những dòng thơ trong trẻo, đẹp đẽ của mình, nhà thơ cũng muốn gửi gắm một bức thông điệp ý nghĩa rằng con người cần có giao hòa, gắn bó với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thêm yêu mến, trân trọng thiên nhiên.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 8
Đến với bài thơ “Con chim chiền chiện” của Huy Cận, người đọc đã cảm nhận tình yêu thiên nhiên. Chim chiền chiện hiện lên với những hình ảnh độc đáo, mang vẻ sống động và chân thực. Tiếng chim vang vọng khắp không gian, được cảm nhận đầy tinh tế. Không chỉ vậy, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, khiến cho chim chiền chiện giống như một người bạn đang trò chuyện với con người. Chúng cũng đang làm tốt nhiệm vụ của mình, gieo những niềm vui đến với thế gian, cánh chim bay mãi đến trời xanh dường như không biết mệt mỏi. Qua những dòng thơ bốn chữ ngắn gọn, tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc bức thông điệp rằng con người cần phải sống giao hòa với thiên nhiên, cũng như trân trọng thiên nhiên.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 9
Bài thơ “Con chim chiền chiện” của Huy Cận là một tác phẩm giàu cảm xúc. Tác giả đã khắc họa hình ảnh chú chim chiền chiện nhỏ bé, đang vỗ cánh bay giữa không gian rộng lớn. Dù dưới bầu trời cao rộng hay trên cánh đồng bát ngát, chim chiền chiện vẫn sải đôi cánh, cất lên những khúc hát ngọt ngào, trong trẻo. Tác giả đã thật tinh tế khi ví tiếng hót như cành sương chói long lanh rực rỡ, làm lòng người vừa bối rối vừa vui sướng. Tiếng chim của con chim chiền chiện còn giống như hạt ngọc trong veo, góp vui cho đời, làm xanh mây trời, làm đẹp hồn quê, làm cây lúa thêm tròn bụng sữa. Với hình ảnh con chim chiền chiện, Huy Cận ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất trời. Ở đó, cả thiên nhiên và con người giao cảm, vun đắp những tươi đẹp của cuộc sống. Có thể khẳng định rằng, bài thơ Con chim chiền chiện đã giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng như thêm yêu và gắn bó với thiên nhiên, vạn vật nhiều hơn.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 10
Lời của cây là một bài thơ mang đậm phong cách sáng tác của nhà thơ Trần Hữu Thông. Quá trình phát triển của một mầm cây được tác giả khắc họa thật sinh động. Ở khổ thơ thứ nhất, cây vẫn còn là hạt mầm nằm lặng thinh. Đến khi hạt bắt đầu nảy mầm xanh, đã có thể cất tiếng nói thì thầm. Khi hạt phát triển thì chiếc vỏ của hạt lúc này như chiếc nôi xinh xắn ôm ấp mầm cây. Cách viết này gợi liên tưởng mầm cây giống như một em bé đang được chăm sóc ân cần. Đến khi mầm cây đã phát triển, người đọc dường như lắng nghe được tiếng “bập bẹ” của lá. Từ láy “bập bẹ” khiến ta liên tưởng đến giai đoạn tập nói của một đứa trẻ. Kết thúc bài thơ là hình ảnh cây đã phát triển, với một ngày mai tràn đầy màu xanh tươi mới của cây gợi lên một sự sống trường tồn, bất diệt. Bài thơ không chỉ thú vị ở lời thơ, hình ảnh trong bài mà còn là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc rằng hãy biết yêu và bảo vệ cây xanh bởi chúng đã tạo nên một cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 11
Đến với tác phẩm “Lời của cây”, người đọc đã cảm nhận được một thông điệp ý nghĩa. Bài thơ giống như một cuốn nhật kí ghi lại hành trình phát triển của cây, từ khi còn là hạt mầm đến khi trở thành cây. Giọng thơ nhẹ nhàng giống như một lời tâm tình, trò chuyện với cây. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé. Chúng ta có thể cảm nhận được cây cũng có tâm hồn, giống như con người. Và giữa cây với nhân vật trữ tình trong bài có một mối giao cảm, thấu hiểu đến kì lạ. Từ đây, người đọc nhận ra thông điệp mà nhà thơ gửi gắm. Con người cần biết lắng nghe để thấu hiểu và biết trân trọng những mầm xanh của sự sống.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 12
Bài thơ “Lời của cây” được tác giả Trần Hữu Thung sáng tác gửi gắm đến bạn đọc thông điệp ý nghĩa. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, hình ảnh thơ gần gũi, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé. Mầm cây được nhân hóa giống như một con người, có sức sống mãnh liệt. Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng mà nhân vật trữ tình dành cho mầm cây. Bức thông điệp mà bài thơ đã gửi gắm đến bạn đọc: “Hãy yêu cây xanh, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này”.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 13
“Ông đồ” của Vũ Đình Liên là tác phẩm đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. TÁc giả đã khắc họa hình ảnh ông đồ từ quá khứ đến hiện tại. Trong quá khứ, ông đồ xuất hiện trên phố với hoa đào, với mực tàu giấy đỏ và viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay” khiến mọi người xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Đó là một thời vàng son khi ông đồ được trân trọng. Nhưng một thời vàng son đã không còn, mỗi năm mỗi vắng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ nữa. Hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Để rồi năm nay đào lại nở, nhưng không còn thấy ông đồ nữa. Câu hỏi tu từ ở cuối bài giống như một lời than trách cho số phận. Bài thơ đã thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ nhưng qua đó toát lên niềm cảm thương trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 14
Đến với bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã để lại cho người đọc nhiều suy tư. Hình ảnh ông đồ vốn rất đỗi quen thuộc trong xã hội xưa, họ là những người có học thức, tài năng. Trong quá khứ, mỗi năm Tết đến, ông đồ lại bày mực, tàu giấy đỏ bên phố đông người để viết câu đối. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” khiến người xem tấm tắc khen ngợi, trân trọng: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Nhưng thời gian trôi qua, cùng với sự phát triển của xã hội, ông đồ vẫn ngồi đấy, nhưng không có ai hay. Những vật dụng quen thuộc như “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” được tác giả nhân hóa nhằm gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Ở cuối bài thơ, câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?” giống như một lời than trách cho số phận của ông đồ trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Đây là một trong tác phẩm mà em yêu thích nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 15
Ông đồ là một bài thơ hay của Vũ Đình Liên. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ rất hàm súc. Ông đồ được biết đến là những người có học thức, tài năng trong xã hội xưa. Vào mỗi dịp Tết, hình ảnh ông đồ bày giấy đỏ, nghiên mực để viết câu đối rất quen thuộc. Tài năng của ông được mọi người đến xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Nhưng ở hiện tại, quá khứ một thời vàng son đã không còn. Cứ mỗi năm mỗi vắng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ cũng như phong tục chơi chữ không còn phổ biến nữa. Những hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” được tác giả sử dụng đã gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Câu hỏi tu từ ở cuối bài giống như một lời than trách cho số phận. Với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh giàu tính biểu tượng, bài thơ “Ông đồ” đã giúp người đọc thấu hiểu hơn về tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 16
“Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời người lính từ lúc mới vào chiến trường, cho đến những năm tháng chiến tranh ác liệt. Và khi đất nước hòa bình, người lính ấy đã hy sinh, mãi nằm lại nơi chiến trường không thể trở về quê hương. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người lính đầy chân thực, sống động. Khi mới vào vào chiến trường, họ là những chàng trai chưa một lần yêu; cà phê chưa uống; vẫn còn mê thả diều. Tuy tuổi đời còn rất trẻ, vẫn chưa có nhiều trải nghiệm, tính cách nhân hậu nhưng lại thật dũng cảm, có lí tưởng và giàu lòng yêu nước. Chiến tranh khốc liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho họ vẫn còn mãi. Đối với đồng đội, người lính đã trở thành “ngọn lửa” để “bạn bè mang theo”. Họ luôn cùng sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh. Đối với nhân dân, người lính chính là những bậc anh hùng, đáng ngưỡng mộ và tự hào. Dù họ đã nằm lại nơi chiến trường, nhưng nhân dân vẫn luôn nhớ đến, trân trọng. Có thể nói, “Đồng dao mùa xuân” mang ý nghĩa biểu tượng chính là bài đồng dao về người lính, về sự bất tử của các anh đối với đất nước. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) về một “món quà" em đặc biệt yêu thích. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ. Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau: "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng ...... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Viết bài văn phân tích nhân vật Mên, Mon trong "Bầy chim chìa vôi". Xem thêm Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc) Củng cố, mở rộng trang 55 Thực hành đọc: Chiều sông Thương trang 56 Tri thức ngữ văn trang 58 Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85 4.5 (243) 799,000đs 199,000 VNĐ 4.5 (243) 799,000đ 99,000 VNĐ 4.5 (243) 999,000đ 299.000 - 599.000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt. Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh Chính sách bảo mật Hình thức thanh toán Chính sách đổi trả khóa học Chính sách hủy khóa học Tuyển dụng Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phone: 084 283 45 85 Email: vietjackteam@gmail.com CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 2015 © All Rights Reserved.
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 1
Nhà tôi ở vùng nông thôn nghèo khó, cả năm bố mẹ phải vất vả cấy cày ngoài đồng ruộng mới đủ nuôi hai anh em ăn học. Vì thế quà cáp với anh em tôi là một thứ xa xỉ. Tôi còn nhớ như in ngày hôm đó, cũng giống như mọi năm, khi lĩnh giấy khen HSG về tôi treo gọn gàng vào cánh tủ quần áo và ngồi ngắm nhìn hồi lâu. Sáng hôm sau là ngày nghỉ, bố không đi làm đồng mà lại đi ra phố, lúc về bố đưa cho tôi một chiếc túi bóng màu trắng đục, bên trong lấp lánh sắc màu. Bố nói “phần thưởng cho gái diệu của bố”. Tôi òa lên sung sướng vì quà là thứ mà anh em tôi không bao giờ nghĩ đến. Cầm gói quà trên tay, tôi mở ra nhẹ nhàng, đó là một dây buộc tóc với vài chục quả ớt bằng nhựa lóng lánh sắc màu. Vậy là món quà đó theo tôi suốt đến nay, tuy là đã dão chun không còn sử dụng được nữa, những quả ớt cũng đã bạc màu nhưng với tôi nó là vô giá. Mỗi khi buồn tôi vẫn đem ra ngắm nghía chúng, ở đâu còn có bán những chiếc dây buộc tóc như vậy?
Dàn ý Viết đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích
- Mở đoạn: Giới thiệu, liên hệ thực tế về món quà em đặc biệt yêu thích. - Thân đoạn: Trả lời được những câu hỏi. + Đó là món quà của ai? + Em nhận được khi nào? + Điều gì khiến em đặc biệt yêu thích món quà đó? + Món quà đó có ý nghĩa như thế nào đối với em? - Kết đoạn: Cảm nhận của em về món quà.
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 2
Giống như mọi năm, khi lĩnh giấy khen HSG về tôi treo gọn gàng vào cánh tủ quần áo và ngồi ngắm nhìn hồi lâu, bố tôi rất vui và hài lòng. Khi đi làm về, bố đưa cho tôi một chiếc túi bóng màu trắng đục, bên trong lấp lánh sắc màu. Bố nói “phần thưởng cho gái diệu của bố”, tôi òa lên sung sướng vì quà là thứ mà anh em tôi không bao giờ nghĩ đến. Cầm gói quà trên tay, tôi mở ra nhẹ nhàng, đó là một dây buộc tóc với vài chục quả ớt bằng nhựa lóng lánh sắc màu. Vậy là món quà đó theo tôi suốt đến nay, tuy là đã dão chun không còn sử dụng được nữa, những quả ớt cũng đã bạc màu nhưng với tôi nó là vô giá. Mỗi khi buồn tôi vẫn đem ra ngắm nghía chúng, ở đâu còn có bán những chiếc dây buộc tóc như vậy?
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 3
“Món quà” mà em đặc biệt yêu thích chính là nụ cười của mẹ. Khi em cất tiếng khóc chào đời, mẹ đã nở nụ cười hạnh phúc, dường như mọi đau đớn đã xua tan. Khi em chập chững biết đi, mẹ vui sướng khôn nguôi. Nhất là khi em được điểm tốt, mẹ nở một nụ cười hiền hậu, không ngừng động viên em học hành. Khi em biết giúp đỡ mẹ làm việc nhà, nụ cười ấy lại thường trực trên môi. Được nhìn thấy nụ cười của mẹ chính là niềm hạnh phúc của em.
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 4
Có một "món quà" em đặc biệt yêu thích, dó chính là mẹ tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ dịu dàng, đảm đang và yêu thương con hết mực. Mẹ chăm lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ. Khi tôi đi học, mẹ chỉnh quần áo và cả khăn quàng cho tôi nữa. Lũ bạn vẫn thường ghen tị với tôi vì điều đó. Nếu không có mẹ - "món quà" đặc biệt đó, có lẽ tôi khó có thể có được một cuộc sống vui vẻ, thoải mái và được học hành đến nơi đến chốn. Tôi yêu và biết ơn về "món quà" to lớn này biết nhường nào!
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 5
Bất cứ một món quà nào trong cuộc sống này đều có ý nghĩa riêng biệt của nó. Đối với tôi thì món quà giá trị nhất mà tôi được nhận đó chính là bài học về việc trân trọng mọi thứ xung quanh chúng ta. Đó có thể là thiên nhiên tươi đẹp, là những người thân luôn dành cho ta tình yêu vô hạn. Chúng ta cần trân trọng những người đã tặng cho ta những món quà quý giá để ta hiểu và thêm trân trọng cuộc sống này. Món quà ý nghĩa này mà tôi nhận được tôi sẽ giữ gìn và lan tỏa đến mọi người.
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 6
Mỗi một món quà đều có những ý nghĩa và giá trị khác nhau. Với tôi, món quà đắt giá nhất mà tôi được nhận đó chính là những trải nghiệm trong cuộc sống. Đó là những lần tôi bị điểm kém do tính chủ quan, không soát lại bài trước khi nộp. Tôi đã trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau: buồn, chán nản, thất vọng vì đã phụ sự kì vọng của cha mẹ. Tôi đã quyết tâm thay đổi. Nhờ những trải nghiệm đó mới có tôi như ngày hôm nay: tỉ mỉ, cẩn thận không chủ quan dù là việc đơn giản hay nhỏ nhất. Hơn thế thành tích học tập của tôi cũng được cải thiện rất nhiều.
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 7
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố mất sớm, mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi hai chị em ăn học. Dù công việc bận rộn, nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm đến chị em tôi. Tôi có thể chia sẻ với mẹ mọi điều trong cuộc sống. Mẹ sẽ lắng nghe và đưa ra những lời khuyên nhủ cho tôi. Bởi vậy, mẹ chính là món quà đặc biệt nhất trong cuộc sống của tôi. Tôi rất yêu thương và trân trọng mẹ.
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 8
Giá trị của món quà nằm ở tấm lòng của người trao tặng. Món quà tuyệt vời nhất với em chính là nụ cười của mẹ. Chắc hẳn chúng ta đều cảm nhận được rằng, mẹ là người quan trọng nhất. Trên mỗi chặng đường, em đều có mẹ ở bên cạnh dạy dỗ, động viên. Mỗi khi nhìn thấy nụ cười của mẹ, em như được tiếp thêm nguồn động lực to lớn. Kể từ đó, em có thể vượt qua được mọi khó khăn, thử thách. Bởi vậy, em tự hứa sẽ luôn ngoan ngoãn để mẹ luôn cảm thấy tự hào.
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 9
Vào dịp sinh nhật năm tuổi, em đã nhận được một món quà đặc biệt. Đó là một chú cún con rất dễ thương. Món quà do bà ngoại của em gửi tặng. Em đã đặt tên cho nó là Mít Ướt . Nó nặng khoảng hai ki-lô-gam. Thân hình nhỏ nhắn. Bộ lông màu trắng tinh. Hai chiếc tai hình tam giác nhỏ xíu. Chiếc mũi màu đen rất thính. Cái miệng nhỏ có hàm răng sắc. Bốn cái chân bé xíu, có móng vuốt. Cuối tuần, em thường dắt Mít Ướt đi dạo. Nó rất thông minh, giúp em trông nhà rất giỏi. Đối với em, Mít Ướt giống như một người bạn tốt.
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 10
“Món quà” mà em yêu thích thì rất nhiều, nhưng đặc biệt yêu thích nhất thì chính là nụ cười của mẹ. Khi em cất tiếng khóc chào đời, mẹ đã nở nụ cười hạnh phúc, nó đã giúp xua tan đi mọi đau đớn. Khi em chập chững biết đi từng bước, mẹ vui sướng khôn nguôi và đôi mắt ánh lên niềm hạnh phúc. Khi em biết giúp đỡ mẹ làm việc nhà, nụ cười xinh đẹp ấy lại rạng rỡ trên môi và khen ngợi em đã trưởng thành. Khi em được điểm tốt, mẹ đã nở nụ cười hiền hậu và không ngừng động viên em cố gắng học hành. Mỗi khi em vui là mẹ em lại nở nụ cười tươi tắn, nhân hậu cùng em, vì thế nên được nhìn thấy nụ cười của mẹ là niềm hạnh phúc của em.
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 11
Trẻ con ai chẳng thích được nhận một món quà nho nhỏ và em cũng vậy. Đối với em chú thỏ bông mà mẹ tặng em vào năm năm tuổi là món quà em yêu thích nhất. Chú thỏ bông luôn ở bên cạnh em, ngoài lúc đi học, khi về nhà thì em luôn mang chú theo bên mình. Em rất thích vuốt ve bộ lông mềm mượt ấy, mỗi khi có chuyện buồn em lại ôm chặt lấy chú mà khóc. Cứ mỗi lần như vậy, em có cảm giác chú đang khẽ dùng đôi tay mềm mại của mình mà xoa đầu an ủi em. Dần dần, chú đã trở thành người bạn thân không thể thiếu của em và em hứa sẽ giữ gìn cẩn thận để không bao giờ bị lạc mất người bạn yêu quý đó.
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 12
Bất cứ món quà nào trong cuộc sống này đều có ý nghĩa riêng biệt của riêng nó. Đối với em, món quà có giá trị và em yêu thích nhất là chiếc bút máy em được mẹ tặng vào sinh nhật năm ngoái. Cây bút nhỏ nhắn, dài bằng một gang tay em có màu vàng tươi. Thân bút nhỏ và trên có nổi bật dòng chữ “Bút mài nét thanh nét đậm”. Hôm mới dùng chiếc bút lần đầu, nét chữ em còn vương vương. Nhưng vài hôm sau, ngòi bút viết thật êm và nét chữ em đã trở nên mềm mại và uyển chuyển hơn. Hằng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây bút là người bạn thân thiết nhất của em và em vô cùng yêu thích nó.
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 13
Đối với em, “món quà” đặc biệt nhất trong cuộc sống dành tặng cho em mà em yêu quý nhất chính là mẹ em. Mẹ em là một người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và yêu thương con cái hết mực. Mẹ đã chăm lo cho em đến từng bữa ăn và cả giấc ngủ. Khi em đi học, mẹ chỉnh quần áo và cả khăn quàng cho em nữa. Em nghĩ nếu như không có mẹ - “món quà” đặc biệt dó có lẽ tôi khó có thể có được một cuộc sống vui vẻ, thoải mái và được học hành đến nơi đến chốn. Em yêu và biết ơn về “món quà” to lớn này đến nhường nào.
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 14
Món quà mà em luôn trân quý và giữ gìn mãi đến tận bây giờ là một chiếc gối ôm đã cũ.  Chiếc gối ôm ấy là do chính tay bà nội may cho em. Phần vỏ gối được ghép lại từ các mảnh vải được cắt vuông vức do bà xin được ở tiệm may trong làng. Phần ruột bên trong toàn là các mảnh vải vụn xin được và cắt ra từ quần áo cũ. Từng đường may đều được bà may cẩn thận và tỉ mỉ.  Chiếc gối ôm không chỉ là một đồ vật bình thường mà còn là cả một khối khổng lồ tình yêu thương bà dành cho em. Thế nên dù nó không đẹp đẽ hay đáng yêu như gối ôm ở quán, em vẫn yêu quý nó vô cùng.
Đoạn văn về một món quà em đặc biệt yêu thích - mẫu 15
Sinh nhật vừa rồi, em đã được nhận một món quà vô cùng tuyệt vời từ người bạn thân của mình.  Đó là một chậu hoa tulip nhỏ có những đóa hoa đỏ chúm chím vừa hơi hé nở. Chậu hoa ấy là do Hà Nhi tự mình chăm sóc từ lúc còn là củ bé xíu dưới lớp đất.  Cả quá trình cây phát triển được cậu ấy chụp ảnh và dựng lại thành clip ngắn gửi cho em cùng xem. Chính sự tỉ mỉ, cẩn thận vun vén từng ngày của Nhi đã khiến cho món quà trở nên vô giá, không gì sánh được.Cầm chậu hoa trên tay em sung sướng lắm, vì không ngờ chỉ một lần em khen những đóa hoa tulip của quán ăn thật đẹp mà cậu ấy đã âm thầm chuẩn bị như vậy. Món quà tình bạn tuyệt vời này em sẽ chăm sóc và giữ gìn mãi. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ. Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau: "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng ...... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Viết bài văn phân tích nhân vật Mên, Mon trong "Bầy chim chìa vôi". Viết bài văn phân tích nhân vật An, Cò trong "Đi lấy mật". Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác: Thực hành tiếng Việt trang 64 Người thầy đầu tiên Thực hành tiếng Việt trang 72 Quê hương Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85 4.5 (243) 799,000đs 199,000 VNĐ 4.5 (243) 799,000đ 99,000 VNĐ 4.5 (243) 999,000đ 299.000 - 599.000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt. Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh Chính sách bảo mật Hình thức thanh toán Chính sách đổi trả khóa học Chính sách hủy khóa học Tuyển dụng Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phone: 084 283 45 85 Email: vietjackteam@gmail.com CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 2015 © All Rights Reserved.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 1
Kể lại nội dung phần (1) Mùa thu năm ấy anh họa sĩ nhận được một bức điện mời về dự khánh thành ngôi trường mới của làng. Nhận được thư anh rất vui và háo hức. Trong số những người được mời về dự có cả bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va là đồng hương với anh. Kết thúc buổi lễ cả hai cùng trở về thành phố. Bà viện sĩ đã viết thư cho anh nhờ kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen với dân làng và mọi người như một hành động chuộc lỗi. Anh họa sĩ đã mang nặng lòng những ấn tượng của lá thư ấy mấy ngày liền và quyết định thay mặt và An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va kể hết câu chuyện.
Dàn ý Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên
- Mở đoạn: Giới thiệu nội dung chính của đoạn trích (1) hoặc (4). - Thân đoạn: Kể lại lần lượt diễn biến của phần đó theo lời kể chuyện của ngôi kể thứ ba. - Kết đoạn: Chi tiết khép lại nội dung phần.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 2
Kể lại nội dung phần (1) Mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ông sẽ về làng dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông đã quyết định sẽ kể câu chuyện đó.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 3
Kể lại nội dung phần (4) Tôi đã nghĩ rất nhiều về câu chuyện của bà An-tư-nai. Tôi muốn vẽ một bức tranh về câu chuyện của bà với thầy Đuy-sen. Chắc chắn tôi sẽ phải vẽ, dù số phận thật trớ trêu khi đặt cây bút vẽ vào tay tôi. Có thể tôi sẽ vẽ hình ảnh hai cây phong, cũng có thể tôi sẽ vẽ bà An-tư-nai khi còn nhỏ đã trèo lên cây phong và mơ mộng thế nào. Hoặc, tôi sẽ đặt tên bức tranh là "Người thầy đầu tiên", trong đó có cảnh thầy Đuy-sen bế các bạn nhỏ qua suối mà bên cạnh là đám nhà giàu đang chế giễu ông hay cảnh thầy tiễn An-tư-nai lên tỉnh học. Bức tranh như thế giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 4
Người họa sĩ đã nhiều lần vẽ đi vẽ lại bức kí họa. Ông đi đi lại lại trong cảnh tĩnh mịch của buổi lê minh và cứ suy nghĩ mãi, bức tranh của ông mới chỉ là một ý đồ. Ông đã nghĩ ra nhiều ý tưởng để vẽ Người thầy đầu tiên. Đó là vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, hoặc vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng, hoặc lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối trên những con ngựa nô nê hung dữ, những con người đần độn chế giễu ông, hoặc vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 5
Mùa thu năm ấy anh họa sĩ nhận được một bức điện mời về dự khánh thành ngôi trường mới của làng. Nhận được thư anh rất vui và háo hức. Trong số những người được mời về dự có cả bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va là đồng hương với anh. Kết thúc buổi lễ cả hai cùng trở về thành phố. Bà viện sĩ đã viết thư cho anh nhờ kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen với dân làng và mọi người như một hành động chuộc lỗi. Anh họa sĩ đã mang nặng lòng những ấn tượng của lá thư ấy mấy ngày liền và quyết định thay mặt và An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va kể hết câu chuyện.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 6
Mùa thu năm ngoái, anh hoạ sĩ nhận được một bức điện từ làng mình gửi đến. Bà con trong làng đã mời anh về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Nhận được lời mời, anh lập tức quyết định về làng bởi anh nghĩ làm sao có thể vắng mặt được trong ngày vui của quê hương như thế được. Thế rồi, anh hoạ sĩ quyết định về trước hai ngày để dạo quanh ngắm cảnh và vẽ ít bức kí hoạ. Trong số những người về dự có bà viện sĩ tên là Xu – lai – ma – nô – va. Sau khi xong buổi lễ khánh thành, bà ra đi, anh thì trở lại thành phố. Mấy hôm sau, anh hoạ sĩ nhận được thư của bà, bà nói về việc sẽ ở lại Mát – xcơ – va lâu hơn và trải lòng viết về câu chuyện của chính bà. Đọc xong thư, anh hoạ sĩ đã mang nặng trong lòng những ấn tượng mấy ngày liền, không nghĩ được gì hơn ngoài việc chấp nhận thỉnh cầu của bà An – tư – nai.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 7
Mùa thu năm ngoái tôi nhận được một bức điện từ làng tôi gửi đến, mời về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Cả bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va cũng được mời đến. Tôi nghe nói bà đã về đây một hai hôm rồi đi thẳng lên Mát-xcơ-va. Bà đã gửi một bức thư cho tôi để nhờ chia sẻ về câu chuyện của bà, gắn liền với ngôi trường. Bức thư ấy đã khiến tôi trăn trở mấy ngày hôm nay.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 8
Phần (1) là lời tự thuật của ông họa sĩ, kể về hoàn cảnh và lý do khiến ông quyết định kể câu chuyện về thầy Đuy-sen.  Ông ấy vốn đã xa làng nhiều năm, nhưng một hôm lại nhận được bức thư điện từ làng mời trở về tham dự lễ khánh thành ngôi trường mới. Ở đó, ông họa sĩ được gặp bà viện sĩ đáng kính. Khi ông trở về thành phố sau buổi lễ, đã nhận được thư của bà viện sĩ.  Trong thư, bà khẩn khoản nhờ ông kể lại câu chuyện về người thầy Đuy-sen đáng kính của mình - một người xứng đáng được mọi người biết đến, đặc biệt là thế hệ trẻ.  Nội dung bức thư đã khiến người họa sĩ hết sức xúc động và quyết định phải kể câu chuyện này ngay.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 9
Phần đầu đoạn trích là lời bộc bạch của ông họa sĩ, kể về hoàn cảnh mà ông biết đến câu chuyện về thầy Đuy-sen.  Trong lần trở về làng tham dự lễ khánh thành ngôi trường mới, ông đã tình cờ được gặp bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va.  Khi bà ấy trở về Mát-xco-va, thì đã viết một lá thư gửi cho ông họa sĩ. Bà đã gửi gắm đến ông câu chuyện về người thầy Đuy-sen vĩ đại, đáng kính, và nhờ ông kể câu chuyện đó cho mọi người. Câu chuyện về người thầy giáo ấy đã khiến ông họa sĩ vô cùng xúc động và quyết định kể lại.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 10
Vào mùa thu năm ngoái người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ống sẽ về dạo quanh làng, ngắm cảnh rồi vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông vô tình gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông quay trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người nghe, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông họa sĩ đã quyết định sẽ kể lại câu chuyện đó.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 11
Mọi người trong làng tôi kể rằng có một người họa sĩ nhận được một bức điện vào mùa thu năm ngoái. Bức điện ấy mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Cả bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va cũng được mời đến. Ông họa sĩ có nghe nói bà đã về đây một hai hôm rồi lại đi thẳng lên Mát-xcơ-va. Bà đã gửi một bức thư cho ông để nhờ chia sẻ về câu chuyện của bà, câu chuyện ấy gắn liền với môi trường. Cũng chính bức thư ấy đã khiến cho ông trăn trở mấy ngày hôm nay. Nhưng rồi ông cũng đã quyết định chia sẻ câu chuyện của bà.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 12
Người họa sĩ đã phải vẽ lại bức kí họa ấy rất nhiều lần. Ông đi đi lại lại trong cảnh tĩnh mịch với ánh lê minh và cứ suy nghĩ mãi. Bởi vì bức tranh của ông hiện mới chỉ là một ý đồ. Ông đã nghĩ ra khá nhiều ý tưởng để có thể vẽ bức tranh “Người thầy đầu tiên”. Đó là vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, hoặc vẽ một đứa trẻ không chân, da rám nắng, hoặc lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đi qua đang chế giễu thầy… Hoặc không thì vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh. Ông muốn bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại và vang dội mãi trong lòng mỗi người.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 13
Ông họa sĩ đã nghĩ rất nhiều về câu chuyện của bà An-tư-nai. Ông bỗng nhiên muốn vẽ một bức tranh về câu chuyện của bà với thầy Đuy-sen. Dĩ nhiên ông sẽ phải vẽ, dù cho số phận thật trớ trêu khi đặt cây bút vẽ vào tay ông. Có thể ông sẽ vẽ hình ảnh hai cây phong, cũng có thể ông sẽ vẽ bà An-tư-nai khi còn nhỏ đã trèo lên cây phong và mơ mộng như thế nào. Hoặc ông sẽ đặt tên bức tranh là “Người thầy đầu tiên”, trong đó có cảnh thầy Đuy-sen bế các bạn nhỏ qua suối, mà bên cạnh là đám nhà giàu đang chế giễu thầy, hay là cảnh thầy tiễn An-tư-nai lên tỉnh học. Chắc chắn rằng, bức tranh đó giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, nó sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 14
Nhân dịp nông trường hoàn thiện ngôi trường mới, người họa sĩ được người làng gửi bức điện mời. Anh không ngần ngại thu xếp công việc quay về làng. Ngoài mục đích tham dự buổi lễ, anh dự định đi dạo và vẽ ít bức tranh kí họa. Ở đó, anh có cơ hội gặp bà viện sĩ An-tư-nai. Sau khi trở về thành phố, anh nhận được bức thư của An-tư-nai kể về câu chuyện của mình với thầy Đuy-sen. Từ lúc đọc thư, anh không thể không suy nghĩ về câu chuyện mà bà đã kể. Chính vì vậy, anh thay mặt An-tư-nai kể với tất cả mọi người.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 15
Vào mùa thu năm ấy, sau khi ngôi trường đã hoàn thiện, người họa sĩ nhận được bức điện mời của bà con trong làng. Anh nhanh chóng thu xếp công việc và trở về trước mấy hôm. Tại đây, anh có cơ hội gặp bà viện sĩ An-tư-nai và nhận được bức thư của bà sau khi đã quay lại thành phố. Bà nhờ anh kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen. Kể từ ngày đọc thư, tâm trí anh trĩu nặng và quyết định thay mặt An-tư-nai kể hết sự việc.
Kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên - mẫu 16
Người họa sĩ nhận được bức điện mời dự buổi khánh thành trường của bà con trong làng vào một ngày cuối thu. Anh lập tức sắp xếp công việc để trở về quê hương. Tại đây, anh có dịp gặp gỡ viện sĩ An-tư-nai. Sau mấy hôm lên thành phố, anh nhận được thư của An-tư-nai. Trong thư, bà kể lại những điều tốt đẹp của thầy Đuy-sen mà trước nay người họa sĩ chưa từng biết. Mang nặng trong lòng ấn tượng về lá thư ấy, anh quyết định thay mặt bà An-tư-nai kể lại câu chuyện về người thầy đầu tiên của làng. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ. Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau: "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng ...... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Viết bài văn phân tích nhân vật Mên, Mon trong "Bầy chim chìa vôi". Viết bài văn phân tích nhân vật An, Cò trong "Đi lấy mật". Viết bài văn phân tích nhân vật người cha trong "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ". Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác: Thực hành tiếng Việt trang 72 Quê hương Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) Củng cố, mở rộng trang 83 Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85 4.5 (243) 799,000đs 199,000 VNĐ 4.5 (243) 799,000đ 99,000 VNĐ 4.5 (243) 999,000đ 299.000 - 599.000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt. Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh Chính sách bảo mật Hình thức thanh toán Chính sách đổi trả khóa học Chính sách hủy khóa học Tuyển dụng Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phone: 084 283 45 85 Email: vietjackteam@gmail.com CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 2015 © All Rights Reserved.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 1
Trong truyện Người thầy đầu tiên, nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm với chúng ta hơn cả có lẽ là thầy giáo Đuy-sen- một người thầy tận tâm và yêu thương học trò hết mực. Dưới con mắt của cô bé nghèo An-tư-nai, thầy hiện lên thật đặc biệt. Gữa trời đông giá buốt, những người cưỡi ngựa lướt qua cười nhạo báng thì thầy đi chân không bế các em qua suối “lưng thì cõng, tay thì bế” để các em đi tìm con chữ. Rồi khi thấy An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. Thầy xoa hai chân, bóp chặt đôi tay lạnh cóng và đưa lên miệng hà hơi ấm. Những hành động đó cho chúng ta thấy được thầy Đuy-sen là một người thầy chu đáo, tận tâm và thương yêu học trò.
Dàn ý Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ
a. Mở đoạn: - Giới thiệu cảm xúc của em về nhân vật Đuy-sen. b. Thân đoạn: - Vẻ đẹp về phẩm chất, tính cách của nhân vật: tấm lòng nhân hậu và trái tim cao cả. - Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật: ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là An-tư-nai giúp thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật về người thầy Đuy-sen. - Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm: thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng đến những người thầy đáng kính. c. Kết đoạn: - Khái quát lại cảm xúc về nhân vật. a. Mở đoạn: - Giới thiệu cảm xúc của em đối với nhân vật. b. Thân đoạn: - Nêu vẻ đẹp phẩm chất của An-tư-nai: kiên cường, vượt lên số phận. - Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật: ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là An-tư-nai giúp thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật. - Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm: thể hiện thái độ ngợi ca, yêu thương. c. Kết đoạn: - Khái quát lại cảm xúc về nhân vật.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 2
Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khát khao muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Thầy Đuy-sen quả là có tài và là người rất giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 3
Thầy Đuy-sen là một người thầy nhân từ, bao dung, yêu mến trẻ nhỏ, đã truyền được cảm hứng học tập để các em vượt qua khó khăn mà đến trường. Tôi ấn tượng nhất với chi tiết thầy Đuy-sen bế các em nhỏ qua con suối giữa tiết trời mùa đông giá buốt. Sức mạnh nào đã khiến thầy làm điều ấy? Sức mạnh nào đã khiến thầy bỏ được ngoài tai những lời chế giễu của đám nhà giàu trưởng giả? Đó chỉ có thể là sức mạnh của nhiệt huyết, của lòng nhân từ, của mong muốn các em nhỏ được tiếp cận những điều hay, bổ ích. Nhờ thầy Đuy-sen mà An-tư-nai đã cố gắng học hành và trở thành một viện sĩ. Tất cả là từ người thầy đầu tiên ấy - người thầy dẫn đường, mở lối.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 4
Thầy Đuy-sen là một người giàu lòng yêu thương với một trái tim giàu lòng vị tha. Thầy đã nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khát khao muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 5
Thầy Đuy-sen trong truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” quả đúng là một người thầy vĩ đại cùng với nét cử chỉ rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu luôn nói lên những lời ấm áp làm lay động tânm hồn của tuổi thơ. Tuy thầy mới chỉ gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu, nhưng thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “Các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Ngoài ra, thầy Đuy-sen cũng rất có tài và giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học. Từ đó, em rất ngưỡng mộ và yêu quý nhân vật thầy Đuy-sen.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 6
“Người thầy đầu tiên” là truyện ngắn tiêu biểu của Tri-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp khắc họa thành công hình ảnh người thầy Đuy-sen đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Đó là người thầy luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho học trò. Từng lời nói, cử chỉ và nét mặt của thầy luôn toát lên vẻ hiền hậu, nhã nhặn. Chính điều đó đã cảm hóa được trái tim, khao khát muốn được tới trường học của các em học sinh. Đối với An-tư-nai, thầy đã dành cho cô bé một tình cảm vô cùng đặc biệt khiến cho cô bé không chỉ coi thầy là một người thầy, mà cô còn ước thầy là anh ruột của mình. Thầy luôn dành tình yêu thương và cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho những học trò nhỏ của mình, điều ấy thật đáng ngưỡng mộ. Có thể thầy Đuy-sen không phải là người thầy tuyệt vời nhất, nhưng thầy lại là người thầy đầu tiên và tuyệt vời nhất của An-tư-nai, của các bạn nhỏ miền núi.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 7
Trong truyện ngắn “Người thầy đầu tiên”, em vô cùng ấn tượng và yêu quý nhân vật An-tư-nai. An-tư-nai là cô học trò bé nhỏ đáng thương và đáng yêu của thầy Đuy-sen. Có lẽ, điều bất hạnh nhất trong cuộc đời ấu thơ của em là em thiếu tình thương. Nếu thầy Đuy-sen đã khơi dậy trong lòng em tình yêu thương, khao khát học tập, thì mụ thím tồi tệ lại làm em đau khổ, chìm đắm trong lo âu và ngồi thui thủi một mình trong xó bếp “lặng lẽ khóc vụng”. Em “không khóc vì những đòn thím đánh” vì em đã quá quen rồi, mà em chỉ khóc vì “hiểu rằng thím tôi không đời nào chịu cho tôi đi học”. Những chi tiết đó hiện lên một cô bé đáng thương, bất hạnh, đọc đến đây, em cảm thấy vô cùng xúc động và cảm thông cho cô bé. Qua đó, em càng thấy rõ một điều răng bị thất học là nỗi đau khổ, bất hạnh nhất của tuổi thơ.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 8
Nhân vật An-tư-nai trong truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng và cảm xúc. Với tâm hồn trong sáng của tuổi thơ, An-tư-nai vừa nhặt ki-giắc vừa thấy trái tim mình “sung sướng đập rộn rã”. Em vui sướng khi thấy mặt trời như đang đồng cảm với em và tự hào vì “đã làm được một việc nhỏ hữu ích”. Có thể thấy An-tư-nai đã có bước nhảy vọt lớn về tính cánh, từ chỗ em muốn đền ơn con người lạ đã săn sóc, quý mến mình, cho đến chỗ tự giác thấy mình phải làm được một việc nhỏ hữu ích. Tác giả đã lấy hình tượng “mặt trời” để miêu tả sự rung động, biến thái trong tâm hồn cô gái bé nhỏ ấy. Như con chim sổ lông cất tiếng hót, An-tư nai cũng vậy, cô vừa chạy vừa reo với đất trời, gió mây: “Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn tôi kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường và sẽ dẫn cả các bạn khác đến”. Chính sự háo hức, chờ mong với niềm hi vọng rạo rực này đã khiến cho em vô cùng yêu mến cô bé An-tư-nai.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 9
Thầy Đuy-sen trong “Người thầy đầu tiên” đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Thầy là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Điều đó được thể hiện qua nhiều hành động. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua. Thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Cũng nhờ có thầy Đuy-sen mà An-tư-nai đã cố gắng học hành và trở thành một viện sĩ. Có thể thấy, hình ảnh thầy Đuy-sen khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ, yêu mến.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 10
Hình ảnh thầy Đuy-sen trong tác phẩm “Người thầy đầu tiên” đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận. Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Thầy đã giúp các em học sinh có một ngôi trường để học. Không chỉ vậy, thầy còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Có thể thấy, hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 11
Khi đọc “Người thầy đầu tiên”, em cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật An-tư-nai. Nhân vật này hiện lên qua lời kể của người họa sĩ, về bức thư ông đã nhận được. Điều khiến chúng ta cảm động nhất là câu chuyện về thời thơ ấu của bà. Khi còn nhỏ, h oàn cảnh sống của An-tư-nai rất khó khăn. Mồ côi cha mẹ, bà phải sống cùng chú thím, thiếu thốn về cả vật chất và tình cảm. Nhưng nhờ có sự động viên của thầy Đuy-sen, bà đã cố gắng học tập, rồi trở thành một viện sĩ. An-tư-nai chính là tấm gương về sự hiếu học, cũng như tâm hồn trong sáng, cao đẹp.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 12
Đọc tác phẩm “Người thầy đầu tiên”, tôi cảm thấy yêu mến nhất là nhân vật An-tư-nai. Đó là một cô bé sống rất tình cảm, giàu nghị lực. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, An-tư-nai phải sống cùng với chú và thím. Cô bé thường xuyên bị ngược đãi, sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Có thể thấy, An-tư-nai có cuộc sống thật bạnh hạnh. Nhưng với sự xuất hiện của thầy Đuy-sen, chính thầy đã khơi dậy ở An-tư-nai niềm khao khát học tập. Nhờ thầy, cô bé đã có cơ hội được học tập, sau này trở thành một viện sĩ nổi tiếng. Như vậy, nhân vật An-tư-nai là một tấm gương về sự hiếu học, giàu khát vọng và lí tưởng mà chúng ta có thể học tập.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 13
Thầy Đuy-sen trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên" của Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp đã để lại cho em nhiều ấn tượng khó quên. Với tấm lòng nhân hậu của mình, thầy cố gắng cải tạo ngôi trường để trẻ em trong làng được đi học. Những ngày mùa đông giá rét, thầy bế các em nhỏ qua suối. Ngay cả khi bị bọn nhà giàu giễu cợt, thầy Đuy-sen không để ý lời lăng mạ mà thường "nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó" khiến lũ trẻ cười phá lên. Khi An-tư-nai bị ngã, thầy đỡ em lên và lót áo dưới đất cho cô bé ngồi. Cũng nhờ có thầy, cô bé có cơ hội học tập tốt hơn. Tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là An-tư-nai nhằm thể hiện suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của cô bé về thầy Đuy-sen. Đọc tác phẩm, chúng ta không khỏi yêu mến người thầy đáng kính này.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 14
Đọc những trang văn từ đoạn trích "Người thầy đầu tiên", em không khỏi cảm phục, xúc động trước tấm lòng nhân hậu của thầy Đuy-sen. Dưới lời kể của An-tư-nai, Đuy-sen hiện lên với vẻ đẹp của một người thầy hết lòng vì học sinh. Mặc kệ những câu cười đùa của bọn nhà giàu và cái giá lạnh mùa đông, thầy vẫn tận tình bế từng em qua con suối dưới chân đồi. Ngày tuyết phủ trắng đường, thầy chỉ lẳng lặng bê từng tảng đá xếp ngang dòng nước để các em bước qua cho khỏi ướt chân. Thầy xót xa khi thấy An-tư-nai ngã và sưởi ấm giúp cô trò nhỏ. Những tình cảm đáng quý của thầy trở thành động lực giúp An-tư-nai vươn lên trong cuộc sống. Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn của An-tư- nai đã thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật về người thầy của mình. Thông qua hình tượng nhân vật Đuy-sen, tác giả Ai-tơ-ma-tốp đã bày tỏ thái độ trân trọng, biết ơn đến những người thầy đáng kính.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 15
Nhân vật Đuy-sen trong đoạn trích "Người thầy đầu tiên" đã để lại cho em những rung cảm sâu sắc. Thầy Đuy-sen hiện lên với tấm lòng nhân hậu và trái tim cao cả. Trong những ngày trời đông lạnh giá, thầy vẫn cần mẫn bế từng em lội qua con suối chảy dưới chân đồi. Đứng trước hành động và lời nói thiếu tôn trọng của bọn nhà giàu trên núi, thầy không để tâm và luôn nghĩ ra câu chuyện vui nào đó để học sinh vui vẻ. Có thể nói, ngôi kể thứ nhất từ điểm nhìn của An-tư-nai đã giúp người đọc có cái nhìn chân thực về thầy Đuy-sen. Đồng thời, thể hiện những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của An-tư-nai về người thầy của mình. Từ đó, ta thấy được thái độ ngợi ca, trân trọng của nhà văn đối với nhân vật. Với em, thầy Đuy-sen là tấm gương của lòng bác ái mà mỗi người chúng ta cần noi theo.
Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai - mẫu 16
Nhân vật An-tư-nai trong đoạn trích "Người thầy đầu tiên" đã đem đến cho em những ấn tượng vô cùng đậm sâu. An-tư-nai thường cảm thấy mặc cảm vì bản thân chỉ là một đứa trẻ mồ côi phải ở nhờ nhà chú thím. Cô bé luôn né tránh do không muốn người khác tỏ ra thương hại mình. Nhờ tình yêu thương và sự giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai không ngừng cố gắng học tập và trở thành một viện sĩ. Lựa chọn người kể chuyện là An-tư-nai, tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật. Những trang văn thấm đẫm tình yêu thương của tác giả Ai-tơ-ma-tốp giúp em cảm nhận được tinh thần vượt khó, vươn lên số phận của cô bé An-tư-nai. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau: "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng ...... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Viết bài văn phân tích nhân vật Mên, Mon trong "Bầy chim chìa vôi". Viết bài văn phân tích nhân vật An, Cò trong "Đi lấy mật". Viết bài văn phân tích nhân vật người cha trong "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ". Viết bài văn phân tích nhân vật người thầy trong "Người thầy đầu tiên". Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85 4.5 (243) 799,000đs 199,000 VNĐ 4.5 (243) 799,000đ 99,000 VNĐ 4.5 (243) 999,000đ 299.000 - 599.000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt. Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh Chính sách bảo mật Hình thức thanh toán Chính sách đổi trả khóa học Chính sách hủy khóa học Tuyển dụng Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phone: 084 283 45 85 Email: vietjackteam@gmail.com CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 2015 © All Rights Reserved.
Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - mẫu 1
Câu thơ ba và bốn miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, toát lên vẻ mặn mòi của biển, thấm đượm xúc cảm bâng khuâng thương nhớ của người con xa quê hương. Trong câu thơ này tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chất muối thấm dần chúng ta cảm nhận bằng thị giác và cảm giác nhưng ở đây nhà thơ nghe được sự thấm tháp đó. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân.
Dàn ý Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
- Mở đoạn: Giới thiệu về từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ: "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng ...... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" - Thân đoạn: + Nghệ thuật: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chất muối thấm dần trong thớ vỏ + Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển + “Nồng thở" là một cụm từ chỉ mùi hương: nồng mùi của cá, của biển, của những ngày đằng đẵng ra khơi + Nhân hóa: chiếc thuyền cũng có tính chất như con người, biết "im", biết "trở về", biết nằm nghỉ
Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - mẫu 2
Thân hình dân chài lưới "nồng thở vị xa xăm". "Nồng thở" là một cụm từ chỉ mùi hương. Nó cho thấy đặc điểm của dân chài lưới: nồng mùi của cá, của biển, của những ngày đằng đẵng ra khơi. Mùi hương đó không chỉ đơn thuần là một mùi hương, nó còn là đặc điểm của dân chài, là kí ức, nỗi nhớ của những người làng chài ven biển. Nói "nồng thở" là một cụm từ mà không phải một từ vì "nồng" và "thở" vốn là hai từ riêng biệt, được đặt chung với nhau để tạo hiệu quả nghệ thuật trong thơ. "Thở" là một động từ, chỉ hoạt động hô hấp của con người. Nó gắn liền với sự sống. "Nồng thở" như vậy vừa chỉ mùi hương, vừa cho thấy mùi hương ấy chính là đặc trưng sống còn của những người dân chài ven biển.
Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - mẫu 3
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm": Ở câu thơ và hình ảnh này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, khiến cho chiếc thuyền cũng có tính chất như con người, biết "im", biết "trở về", biết nằm nghỉ. Chiếc thuyền sau những ngày ra khơi, hăng hái như con tuấn mã cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi, như con người. Nó không còn đón gió, lướt sóng ồn ã mà đã trở về bến bãi. Hình ảnh gợi cho người đọc liên tưởng đến những ngày sau khi đánh cá, dân chài lưới về nghỉ ngơi, lặng lẽ. Đó là cái lặng lẽ cần thiết, cũng như hơi thở, như sự sống, là một nhịp nghỉ để chờ đón những lần ra khơi tiếp theo.
Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - mẫu 4
Câu thơ đầu tiên người đọc ấn tượng với làn da ngăm rám nắng. Đó là bút pháp tả thực, những người dân phơi nắng phơi gió ngoài biển khơi nên có một làn da khỏe mạnh, không lẫn vào đâu được.
Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - mẫu 5
Câu thớ thứ hai được tả theo bút pháp lãng mạn thân hình nồng thở vị xa xăm Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Trong câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ thể hiện cảm nhận bằng xúc giác (vị), cái vốn chỉ được cảm nhận bằng thị giác (thân hình)
Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - mẫu 6
Hình ảnh người dân làng chài “Làn da ngăm rám nắng”: gợi làn da khỏe khoắn nhuộm nắng gió, mặn mòi của biển. Thân hình “nồng thở vị xa xăm”: là vị của biển khơi, vị của gió trời. Hình ảnh người dân chài hiện lên khỏe khoắn, mạnh mẽ như một tượng đài của quê hương. Hình ảnh con thuyền “im bến mỏi trở về nằm”: Con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi.
Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - mẫu 7
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng: Hình ảnh tả thực, gợi ra làn da rám nắng, khỏe khoắn của người dân chài. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm: Thân hình thấm đẫm vị mặn mòi, nồng tỏa “vị xa xăm” của biển khơi. Con thuyền im bến mỏi trở về nằm: Con thuyền cũng giống như một con người, cảm thấy mệt mỏi sau một ngày lao động, nằm im lặng để nghỉ ngơi. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, con thuyền đang cảm nhận được hương vị của biển cả đang thấm dần vào “cơ thể” của nó.
Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - mẫu 8
Bốn câu thơ đã miêu tả hình ảnh người dân chài và con thuyền sau chuyến ra khơi. Câu thơ mở đầu tả thực, người dân chài lưới có nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió. Câu sau là một sáng tạo độc đáo, thú vị gợi ra hình ảnh thân hình vạm vỡ, thấm vị mặn mòi, nồng tỏa ra “vị xa xăm” của biển khơi. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn, trở nên có tầm vóc phi thường. Tiếp theo là hình ảnh con thuyền được nhân hóa với từ “im”, “mỏi, “trở về” và “nằm”. Sau một ngày lao động vất vả, con thuyền cũng giống như con người, biết mệt mỏi nên đã nằm lặng im để nghỉ ngơi. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” gợi ra cảm nhận tinh tế. Con thuyền cũng có linh hồn, đang cảm nhận được hương vị của biển cả đang thấm dần trong “cơ thể” của mình. Những hình ảnh, từ ngữ được tác giả sử dụng thật độc đáo, giàu sức gợi.
Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - mẫu 9
Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thía của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền...
Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - mẫu 10
Thân hình dân chài lưới "nồng thở vị xa xăm". "Nồng thở" là một cụm từ chỉ mùi hương. Nó cho thấy đặc điểm của dân chài lưới: nồng mùi của cá, của biển, của những ngày đằng đẵng ra khơi. Mùi hương đó không chỉ đơn thuần là một mùi hương, nó còn là đặc điểm của dân chài, là kí ức, nỗi nhớ của những người làng chài ven biển. Nói "nồng thở" là một cụm từ mà không phải một từ vì "nồng" và "thở" vốn là hai từ riêng biệt, được đặt chung với nhau để tạo hiệu quả nghệ thuật trong thơ. "Thở" là một động từ, chỉ hoạt động hô hấp của con người. Nó gắn liền với sự sống. "Nồng thở" như vậy vừa chỉ mùi hương, vừa cho thấy mùi hương ấy chính là đặc trưng sống còn của những người dân chài ven biển.
Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - mẫu 11
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm": Ở câu thơ và hình ảnh này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, khiến cho chiếc thuyền cũng có tính chất như con người, biết "im", biết "trở về", biết nằm nghỉ. Chiếc thuyền sau những ngày ra khơi, hăng hái như con tuấn mã cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi, như con người. Nó không còn đón gió, lướt sóng ồn ã mà đã trở về bến bãi. Hình ảnh gợi cho người đọc liên tưởng đến những ngày sau khi đánh cá, dân chài lưới về nghỉ ngơi, lặng lẽ. Đó là cái lặng lẽ cần thiết, cũng như hơi thở, như sự sống, là một nhịp nghỉ để chờ đón những lần ra khơi tiếp theo.
Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - mẫu 12
Hình ảnh người dân chài có làn da ngăm rám nắng: “Dân chài lưới làn dan ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” là một hình ảnh tiêu biểu cho con người ở làng chài ven biển. Hàng ngày, người dân chài phải đội mưa, đội nắng ngoài biển khơi để mang về được những mẻ cá tươi ngon. Chính vì vậy, cả thân hình của họ đều bị cháy nắng và thấm đẫm nước biển. Có thể nói, tác giả đã mô tả một cách rất chân thực nhưng không kém phần lãng mạn thân hình của những người dân chài.
Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - mẫu 13
Từ “im” và “trở về” trong câu “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm đã tạo lên một liên tưởng thú vị. Tác giả đã sử dụng biện pháp tư từ nhân hoá, khiến cho chiếc thuyền trở nên gần gũi như con người. Giống như mọi người dân chài, sau một ngày làm việc hăng say và mệt mỏi, chiếc thuyền quay trở về bến nghỉ ngơi. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: Viết bài văn phân tích nhân vật Mên, Mon trong "Bầy chim chìa vôi". Viết bài văn phân tích nhân vật An, Cò trong "Đi lấy mật". Viết bài văn phân tích nhân vật người cha trong "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ". Viết bài văn phân tích nhân vật người thầy trong "Người thầy đầu tiên". Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85 4.5 (243) 799,000đs 199,000 VNĐ 4.5 (243) 799,000đ 99,000 VNĐ 4.5 (243) 999,000đ 299.000 - 599.000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt. Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh Chính sách bảo mật Hình thức thanh toán Chính sách đổi trả khóa học Chính sách hủy khóa học Tuyển dụng Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phone: 084 283 45 85 Email: vietjackteam@gmail.com CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 2015 © All Rights Reserved.
Phân tích nhân vật Mên, Mon trong Bầy chim chìa vôi - mẫu 1
"Bầy chim chìa vôi” là một trong những truyện ngắn vô cùng ý nghĩa dành cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều khi đăng tải truyện ngắn đã nhắn nhủ: “Hy vọng những cậu bé, cô bé – những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ thế gian này đang bị chính người lớn chúng ta tàn phá.” Đây cũng chính là điều mà hai nhân vật chính Mon và Mên trong câu chuyện đã làm được. Hai cậu bé cho người đọc một cảm giác gần gũi, nhẹ nhàng, vừa dũng cảm, đáng yêu. “Bầy chim chìa vôi” là tác phẩm truyện ngắn kể về hai cậu bé Mon và Mên cùng những suy nghĩ, hành động bảo vệ tổ chim chìa vôi trong đêm bão, câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba thú vị, hấp dẫn, cùng với nghệ thuật miêu tả nhân vật qua lời đối thoại đặc sắc đã làm nổi bật lên hình ảnh hai cậu bé Mon và Mên vừa dễ thương, vừa giàu lòng nhân ái. Mở đầu câu chuyện là khoảng thời gian đêm khuya với sự trằn trọc của hai cậu bé. Mon tuy là em trai, nhưng cậu bé lại chính là người bắt đầu những câu hỏi thể hiện sự lo lắng về tổ chim chìa vôi. Cậu bé liên tục hỏi anh Mên: “Anh ơi… em bảo…”, sau đó là hàng loạt những câu hỏi thắc mắc về tổ chim chìa vôi: “Thế bãi cát giữa sông đã ngập chưa?”; “Thế anh bảo chúng có bơi được không?”; “Sao nó lại không làm tổ trên bờ hả anh?”; “Thế làm thế nào bây giờ?”… Liên tục những câu hỏi lặp lại cho thấy suy nghĩ non nớt nhưng vô cùng lo lắng cho tổ chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Thậm chí, có thể do quá lo lắng, em Mon còn đặt ra thắc mắc tại sao những chú chim chìa vôi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông như vậy? Tại sao chúng không lựa một nơi an toàn, cao và khô ráo hơn, để chúng an toàn trong đêm mưa bão, và cũng để cho hai anh em Mon và Mên bớt lo lắng, suy nghĩ về sự an toàn của bầy chim. Sau một hồi xoay mình qua lại, thì thầm khó ngủ, cố gắng suy nghĩ sang chuyện khác thì Mon vẫn không thể ngủ được, bèn thủ thỉ với anh mình, ngập ngừng gọi “anh ơi…” rồi đưa ra quyết định rằng “mình phải đem chúng vào bờ, anh ạ”. Đây là một quyết định quả quyết, thể hiện Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ anh Mên mà lại đến từ chính Mon, đây là điều thể hiện sự dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của Mon. Trái ngược với sự quan tâm trực tiếp từ Mon, anh trai của cậu bé – Mên lại có một cách lo lắng kín đáo hơn, tuy có chút cọc cằn nhưng lại vô cùng ấm áp. Khi em trai trằn trọc giữa đêm không ngủ, thực chất anh Mên cũng chưa ngủ được, cũng vì thế nên cậu bé mới trả lời em trai một cách tỉnh táo và ráo hoảnh tới vậy. Thay vì lo lắng trực tiếp và liên tục đặt ra câu hỏi, Mên lại đáp lại em trai một cách cục cằn: “Gì đấy? Mày không ngủ à?...”; “Bảo cái gì mà lắm thế?” hay “Tao không biết”. Dẫu vậy, anh Mên cũng bày tỏ nỗi lo lắng “Ừ nhỉ”, “Tao cũng sợ”. Để nỗi lo lắng qua đi, Mon và Mên đã nghĩ đến câu chuyện bắt cá cùng bố, cười “hi hi” khi nghe em Mon kể trò nghịch ngợm, nhưng dường như hai cậu bé vẫn không yên tâm chìm vào giấc ngủ. Khi em Mon nhắc lại một lần nữa: “Tổ chim sẽ bị chìm mất”, Mên im lặng nhưng một lúc sau hỏi lại: Thế làm thế nào bây giờ?, cuối cùng im lặng một phút sau khi em trai đưa ra quyết định đi cứu tổ chim, đưa ra câu hỏi “Đi bây giờ à?”. Đây không phải một câu hỏi thể hiện sự chần chừ của Mên mà chỉ là một lời nói giúp em trai Mon chắc chắn về quyết định của mình, chắc chắn hai anh em sẽ đi cùng nhau. Điều này cho thấy Mên là một người anh cọc cằn, hay tỏ ra gắt gỏng với em trai nhưng cũng có một tấm lòng ấm áp, nhân hậu, sự quan tâm của cậu bé thể hiện qua suy nghĩ và hành động chứ không qua lời nói. Hai anh em sau thời gian rạng sáng vật lộn trên bờ sông với chiếc đò, cuối cùng đã đưa con đò về vị trí cũ, trời đã “tang tảng sáng”. Khung cảnh bình minh hiện lên với vẻ đẹp lạ kì cùng nhiều cảm xúc. Hai đứa trẻ chạy ngược lên đoạn bờ sông dối diện với dải cát, trong khi Mon tò mò về dải cát đã bị nhấn chìm hay chưa, thì anh Mên ngồi thụp xuống, căng mắt nhìn sát mặt sông. Thật may, bãi cát chưa bị nước nhấn chìm hết. Bình minh đã đủ sáng để soi rõ những hạt mưa trên mặt sông, con nước bắt đầu dần lên và nuốt chửng dải cát. Trong những giây cuối cùng, bầy chim chìa vôi non cất cánh bay lên không trung tạo nên một “cảnh tượng như huyền thoại” trong mắt hai đứa trẻ. Đây là thời điểm chín muồi, chim non đủ cứng cáp và ý thức được sự nguy hiểm của dòng nước sắp nuốt chửng chúng, cũng là thời điểm mà trong lòng hai anh em Mon và Mên trào lên cảm giác hạnh phúc, thành tựu và hạnh phúc khó tả. Hai anh em đứng không nhúc nhích, gương mặt tái nhợt vì nước mưa nhưng đã hửng lên ánh mặt trời ấm áp, hạnh phúc. Hai anh em quay lại nhìn nhau, đã khóc từ bao giờ. Hai anh em Mon và Mên đều là những cậu bé dũng cảm, nhân hậu nhưng cũng vô cùng trong sáng, đáng yêu. Khung cảnh bầy chim chìa vôi bay lên từ bãi cát giữa sông đã tác động đến cảm xúc của hai đứa trẻ, đó là một cảnh đẹp, kì diệu và gỡ bỏ bao nhiêu lo lắng, bất an của hai anh em. Qua hai nhân vật Mon và Mên, chúng ta càng thấy rõ hơn những phẩm chất tốt đẹp mà bất cứ thiếu niên nào cũng nên có: nhân hậu, dũng cảm, biết yêu thương loài vật, con người. Là một thiếu niên, hãy cùng nhau nuôi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của mình, để có thể giống như mong muốn của tác giả: những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ từng thứ nhỏ bé nhất trên thế giới này.
Dàn ý Phân tích nhân vật Mên, Mon trong Bầy chim chìa vôi
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. - Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật + Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó. + Ngôn ngữ của nhân vật + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào? + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác - Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật.
Phân tích nhân vật Mên, Mon trong Bầy chim chìa vôi - mẫu 2
“Bầy chim chìa vôi” là một truyện ngắn vô cùng đáng yêu, trong sáng nói lên tình cảm thương yêu vạn vật của 2 đứa trẻ. Chúng, hai anh em Mon và Mên biết quan tâm, lo lắng cho số phận của những chú chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. Hạnh phúc khi thấy bầy chim non an toàn bay vào bờ. Sau khi đọc tác phẩm này của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, em cảm nhận được những nét đẹp trong tâm hồn hai bạn nhỏ mà bất cứ người trẻ nào cũng có thể nhìn thấy mình và học tập được nhiều điều trong đó. Truyện ngắn bắt đầu từ cuộc hội thoại và suy nghĩ của hai anh em Mên và Mon về tổ chìa vôi có thể bị nước sông nhấn chìm. Với tấm lòng nhân hậu, hai anh em quyết định đi tới sông ngay trong đêm mưa. Tận mắt nhìn thấy những chú chim non bay lên từ bãi cát giữa sông vào lúc bình minh, trong lòng hai anh em trào lên sự vui vẻ, cảm động khó tả. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba thú vị, hấp dẫn, cùng nghệ thuật miêu tả nhân vật qua lời đối thoại đặc sắc, ngôn ngữ gần gũi giúp cho những lời đối thoại của các nhân vật được thể hiện một cách chân thực, sinh động… cũng nhờ đó mà việc cảm nhận và hình dung hai nhân vật Mon và Mên từ người đọc trở nên thú vị, chân thực và đặc biệt hơn. Giữa đêm mưa, Mon và Mên đều khó ngủ, lí do bắt nguồn từ sự lo lắng nước sông dâng cao ngập bãi sông, hai anh lo lắng cho những chú chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối. Dễ nhận thấy, em Mon là một cậu bé với tấm lòng nhân hậu liên tục nhắc về tổ chim và hỏi anh trai của mình – anh Mên về những câu hỏi cả hai không có lời đáp. Có lẽ, những câu hỏi trên với chi tiết “anh bảo…” được lặp đi lặp lại 4 lần đi kèm với các dữ kiện: mưa to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa, những con chìa vôi… không nhằm mục đích nhận được câu trả lời, em Mon hỏi vì muốn giải tỏa nỗi lo lắng về bầy chim, anh Mên cũng không có câu trả lời mà chỉ cọc cằn đáp lại, để cuối cùng dẫn đến quyết định hai anh em sẽ đi “cứu” bầy chim, mang chúng vào bờ. Lí do có sự lo lắng này đến từ thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê. Vào mùa cạn, những đám rong héo dần làm thành một lớp đệm trên cát, những con chim chìa vôi bay ra bãi cát đẻ trứng, đây chính là bản năng sẵn có của bầy chim. Mon và Mên tuy đã cố gắng chìm vào giấc ngủ, nhưng những suy nghĩ miên man của Mon cùng với những câu hỏi ngập ngừng khiến hai đứa trẻ không ngừng suy nghĩ. Tuy không trực tiếp lo lắng như Mon, nhưng anh Mên vẫn có cách quan tâm của riêng mình. Mỗi lần em hỏi, Mên đều trả lời ráo hoảnh như vẫn luôn thức, trả lời em đầy gắt gỏng nhưng bên trong cậu bé lại suy nghĩ, thầm lo lắng cho những chú chim chìa vôi non đến mức nằm im những không ngủ. Vì vậy, nếu như Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định đi cứu tổ chim trong đêm mưa, thì Mên là một người anh cọc cằn, hay tỏ ra gắt gỏng với em trai nhưng cũng có một tấm lòng ấm áp, nhân hậu, sự quan tâm của cậu bé thể hiện qua suy nghĩ và hành động chứ không qua lời nói. Sau khi trải qua cả đêm vật lộn, bình minh đã đến, hai anh em cũng đã tới bãi sông. Khung cảnh bình minh hiện ra đẹp kì diệu, ánh bình minh rọi sáng những hạt mưa trên mặt sông thì một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra, từ mặt nước những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. Cuộc cất cánh của bầy chim chìa vôi non xảy ra một cách bất ngờ và ngoạn mục, khiến hai anh em im lặng, hai đứa đứng không nhúc nhích, xúc động đến phát khóc khi thấy bầy chim non bay lên và hạ cánh an toàn bên một lùm dứa dại bờ sông. Đây là một khung cảnh vô cùng cảm động trong mắt hai bạn nhỏ, bởi với những chú chim, bầy chim non thực hiện xong chuyến bay đầu tiên, quan trọng trong cuộc đời của chúng, còn với Mon và Mên, đây là khung cảnh vỡ òa sau bao lo lắng, bất an của hai anh em. Qua đây chúng ta thấy được tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, giàu tình yêu thương của 2 đứa trẻ dành cho những chú chú chim chìa vôi bé nhỏ. Qua truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi”, ta cảm nhận được những điều ý nghĩa từ những câu chuyện nhỏ, thấy được sự ngây thơ nhưng vô cùng nhân hậu, sự quyết tâm và dũng cảm của hai bạn nhỏ, đây cũng là một điều mà chúng ta, thậm chí là những người lớn vẫn còn phải học, phải yêu.
Phân tích nhân vật Mên, Mon trong Bầy chim chìa vôi - mẫu 3
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều luôn được đánh giá là cây bút đa năng là sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí. Bên cạnh thơ, tiểu luận, dịch thuật, Nguyễn Quang Thiều sáng tác khá nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, trong đó phải kể đến truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi” mà em đã được đọc và tìm hiểu. Qua tác phẩm, em vô cùng ấn tượng về hai nhân vật Mon và Mên, từ những câu nói, hành động của hai bạn nhỏ, em cảm nhận được nhiều điều thú vị, ý nghĩa. “Bầy chim chìa vôi” kể về tâm trạng của hai anh em Mên và Mon trong đêm mưa lũ kéo đến. Chúng lo lắng khi cơn mưa to kéo đến bầy chim chìa vôi non ở trên dải cát giữa bãi sông sẽ bị nước lũ nhấn chìm. Vì vậy, hai anh em Mên và Mon quyết định chèo đò ra sông vào giữa đêm để cứu giúp, mang bầy chim non vào bờ. Khi đến nơi, hai anh em nhìn thấy những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước bay lên, tạo nên một dòng cảm xúc khó tả, cảm động bất ngờ trong lòng hai bạn nhỏ. Đọc truyện ngắn, ta dễ nhận thấy dù là em nhỏ, nhưng Mon có những suy nghĩ, lo lắng xuất phát từ một cậu bé tốt bụng, biết quan sát, lanh lợi và đáng yêu. Cậu bé không thể chìm vào giấc ngủ vì lo cho những chú chim có thể bị dòng nước sông trong đêm mưa cuốn trôi, liên tục đặt cho anh những câu hỏi với chi tiết lặp lại: “anh bào…” đi kèm với các dữ kiện: mưa to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa, những con chìa vôi… Dù Mon đã tự nghĩ sang những câu chuyện vui vẻ khác, nhưng dường như tất cả chúng vẫn hướng suy nghĩ của em tới bầy chim chìa vôi trên sông, em rất lo tổ chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Nghĩ vậy, sự ngập ngừng đã dần trở nên quyết đoán, khiến Mon đưa ra đề xuất với anh Mên: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và dần tự thành một câu nói khẳng định, quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”. Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quả quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ anh Mên mà lại đến từ chính Mon điều này thể hiện sự dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của Mon. Người anh trai Mên xuất hiện trong truyện ngắn khá yên tĩnh, có phần cọc cằn và gắt gỏng, nhưng dường như bên trong đó lại là một cậu bé biết suy nghĩ, ấm áp và giàu lòng nhân hậu. Dễ dàng nhận thấy, tuy không đặt ra nhiều câu hỏi như em Mon, nhưng Mên vẫn trả lời những câu hỏi đó bằng một thái độ tỉnh táo, hóa ra cậu bé cũng không ngủ được, có lẽ vì cơn mưa, mà nhiều phần hơn có lẽ đến từ những lo lắng cho những chú chim ngoài dải cát. Mên cũng nằm im, cố đưa mình vào giấc ngủ, nhưng khi em Mon nhắc lại một lần nữa: “Tổ chim sẽ bị chìm mất”, Mên im lặng nhưng một lúc sau hỏi lại: Thế làm thế nào bây giờ? Mên là một cậu bé có một trái tim ấm áp ẩn sâu bên trong những lời nói có phần cục cằn, cáu kỉnh. Im lặng một phút sau khi em trai đưa ra quyết định đi cứu tổ chim, đưa ra câu hỏi “Đi bây giờ à?”, đây không phải một câu hỏi thể hiện sự chần chừ của Mên mà chỉ là một lời nói giúp em trai Mon chắc chắn về quyết định của mình, chắc chắn hai anh em sẽ đi cùng nhau. Trải qua khoảng thời gian vật lộn trên sông cùng con đò, Mon và Mên đã đến được khu vực chim chìa vôi làm tổ, lúc này bình minh cũng bắt đầu ló rạng. Hai đứa trẻ chạy ngược lên đoạn bờ sông dối diện với dải cát, Mon thì tò mò về dải cát đã bị nhấn chìm hay chưa, anh Mên thì ngồi thụp xuống, căng mắt nhìn sát mặt sông, đến khi thấy trời sáng đủ để thấy bãi cát chưa bị nước ngập đến, hai anh em mới reo lên vì mừng rỡ. Lúc này, những chú chim chìa vôi non bắt đầu vỗ cánh bay lên không trung, những cánh chim đột ngột và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên như huyền thoại trong mắt hai đứa trẻ. Hai anh em Mon và Mên im lặng chứng kiến cảnh này, trên gương mặt tái nhợt vì nước mưa lại hửng lên ánh ngày, trong lòng cũng từ đó mà dâng lên sự ấm áp, hạnh phúc. Mên lặng lẽ quay lại nhìn em, hai anh em nhận ra mình đã khóc, chúng thắc mắc vì sao lại khóc nhưng đều không thể lí giải được. Có lẽ đó là nước mắt của hạnh phúc, của niềm mong mỏi được đền đáp, hoặc chỉ đơn giản là giọt nước mắt cảm động vì bầy chim con. Nhưng tất cả những lí do đó đều thể hiện được cho người đọc sự ngây thơ, trong sáng, đáng yêu và đáng quý của hai anh em Mon và Mên. Hai anh em Mon và Mên đều là những cậu bé dũng cảm, nhân hậu nhưng cũng vô cùng trong sáng, đáng yêu. Khung cảnh bầy chim chìa vôi bay lên từ bãi cát giữa sông đã tác động đến cảm xúc của hai đứa trẻ, đó là một cảnh đẹp, kì diệu và gỡ bỏ bao nhiêu lo lắng, chằn chọc của hai anh em, cũng chính là điều làm nên cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Phân tích nhân vật Mên, Mon trong Bầy chim chìa vôi - mẫu 4
Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn có nhiều sáng tác viết cho thiếu nhi. Một trong số đó là truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi”. Nổi bật trong truyện là nhân vật Mon - một cậu bé tốt bụng. “Bầy chim chìa vôi” xoay quanh câu chuyện của hai nhân vật là Mon và Mên. Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh giấc, rồi quay sang gọi Mên. Cậu cảm thấy lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở ngoài bãi sông. Mưa lớn khiến tổ chim chìa vôi ở dải cát giữa sông dần bị nhấn chìm. Sau một lúc trò chuyện, cả hai quyết định sẽ ra đưa bầy chim vào bờ. Từ chiều qua, nước đã dâng lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy con tránh nước đến đó. Cứ thế, chúng tiến đến phần cao nhất của dải cát. Đến sáng, bầy chim đã bứt khỏi dòng nước, bay lên cao. Tấm thân của nó vụt ra khỏi mặt nước, bay cao hơn hẳn lần cất cánh đầu tiên. Chứng kiến cảnh đó, Mon và Mên đều cảm thấy hạnh phúc, sung sướng. Dù chỉ là một đứa trẻ, nhưng Mon đã có suy nghĩ, lo lắng cho đàn chim chìa vôi làm tổ ở ngoài sông. Mon lo lắng những chú chim có thể bị nước sông cuốn trôi. Cậu liên tục đặt câu hỏi cho anh trai: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”. Dù cậu đã tự nghĩ đến những chuyện vui khác, nhưng vẫn nghĩ đến bầy chim: “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Điều đó khiến Mon đưa ra đề xuất với anh trai: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và rồi cậu quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”. Thế rồi, Mon và Mên cùng nhau ra ngoài bờ sông để Khi nhìn thấy bầy chim đã an toàn, Mon đã khóc khi nhìn thấy bầy chim chìa vôi có thể cất cánh bay lên, đó là giọt nước mắt của hạnh phúc và niềm vui. Mon hiện lên là một cậu bé nhân hậu, giàu tình yêu thương động vật. Với nhân vật Mon, tác giả đã giúp cho người đọc hiểu được bài học về lòng nhân hậu, cùng với tình yêu thiên nhiên.
Phân tích nhân vật Mên, Mon trong Bầy chim chìa vôi - mẫu 5
Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn nổi tiếng, với nhiều tác phẩm tiêu biểu. Trong đó có truyện ngắn Bầy chim chìa vôi. Trong truyện, nhân vật Mon được khắc họa là một cậu bé giàu tình yêu thương. Truyện kể về cuộc trò chuyện của hai anh em Mon và Mên. Gần hai giờ sáng, Mon tỉnh dậy. Cơn mưa lớn khiến nước sông dâng nhanh. Cậu lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở ngoài bãi sông. Sau một hồi trò chuyện, Mon đã đề nghị với Mên sẽ chèo đò ra sông vào giữa đêm để cứu giúp, mang bầy chim non vào bờ. Khi đến nơi, cả hai nhìn thấy những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước bay lên, tạo nên một dòng cảm xúc khó tả, cảm động bất ngờ trong lòng hai bạn nhỏ. Nhân vật Mon hiện lên là một cậu bé tốt bụng. Vì lo cho đàn chim chìa vôi, cậu không thể ngủ ngon giấc. Mon tỉnh dậy lúc hai giờ sáng, rồi đánh thức anh trai là Mên đang nằm bên cạnh dậy. Cậu liên tiếp hỏi Mên những câu hỏi như: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”. Liên tục những câu hỏi lặp lại cho thấy sự lo lắng của Mon. Cuối cùng, cậu nói với anh trai: “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Dường như vì quá lo lắng, Mon còn hỏi Mên rằng tại sao những chú chim chìa vôi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông. Tại sao chúng không lựa một nơi an toàn, cao và khô ráo hơn, để chúng an toàn trong đêm mưa bão. Mặc dù Mon đã nằm xuống, cố gắng để ngủ lại, nhưng cậu vẫn không thể ngủ được, bèn thủ thỉ với anh mình, ngập ngừng gọi “Anh ơi…” rồi đưa ra quyết định rằng “mình phải đem chúng vào bờ, anh ạ”. Có thể thấy, đây là một quyết định rất quả quyết, thể hiện Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ người anh trai là Mên mà lại đến từ chính Mon. Như vậy, qua nhân vật Mon, tác giả đã gửi gắm thông điệp sâu sắc về tình yêu thương, trân trọng dành cho loài vật.
Phân tích nhân vật Mên, Mon trong Bầy chim chìa vôi - mẫu 6
"Bầy chim chìa vôi” là một trong những truyện ngắn vô cùng ý nghĩa dành cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều khi đăng tải truyện ngắn đã nhắn nhủ: “Hy vọng những cậu bé, cô bé – những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ thế gian này đang bị chính người lớn chúng ta tàn phá.” Đây cũng chính là điều mà hai nhân vật chính Mon và Mên trong câu chuyện đã làm được. Hai cậu bé cho người đọc một cảm giác gần gũi, nhẹ nhàng, vừa dũng cảm, đáng yêu. “Bầy chim chìa vôi” là tác phẩm truyện ngắn kể về hai cậu bé Mon và Mên cùng những suy nghĩ, hành động bảo vệ tổ chim chìa vôi trong đêm bão, câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba thú vị, hấp dẫn, cùng với nghệ thuật miêu tả nhân vật qua lời đối thoại đặc sắc đã làm nổi bật lên hình ảnh hai cậu bé Mon và Mên vừa dễ thương, vừa giàu lòng nhân ái. Mở đầu câu chuyện là khoảng thời gian đêm khuya với sự trằn trọc của hai cậu bé. Mon tuy là em trai, nhưng cậu bé lại chính là người bắt đầu những câu hỏi thể hiện sự lo lắng về tổ chim chìa vôi. Cậu bé liên tục hỏi anh Mên: “Anh ơi… em bảo…”, sau đó là hàng loạt những câu hỏi thắc mắc về tổ chim chìa vôi: “Thế bãi cát giữa sông đã ngập chưa?”; “Thế anh bảo chúng có bơi được không?”; “Sao nó lại không làm tổ trên bờ hả anh?”; “Thế làm thế nào bây giờ?”… Liên tục những câu hỏi lặp lại cho thấy suy nghĩ non nớt nhưng vô cùng lo lắng cho tổ chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Thậm chí, có thể do quá lo lắng, em Mon còn đặt ra thắc mắc tại sao những chú chim chìa vôi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông như vậy? Tại sao chúng không lựa một nơi an toàn, cao và khô ráo hơn, để chúng an toàn trong đêm mưa bão, và cũng để cho hai anh em Mon và Mên bớt lo lắng, suy nghĩ về sự an toàn của bầy chim. Sau một hồi xoay mình qua lại, thì thầm khó ngủ, cố gắng suy nghĩ sang chuyện khác thì Mon vẫn không thể ngủ được, bèn thủ thỉ với anh mình, ngập ngừng gọi “anh ơi…” rồi đưa ra quyết định rằng “mình phải đem chúng vào bờ, anh ạ”. Đây là một quyết định quả quyết, thể hiện Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ anh Mên mà lại đến từ chính Mon, đây là điều thể hiện sự dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của Mon. Trái ngược với sự quan tâm trực tiếp từ Mon, anh trai của cậu bé – Mên lại có một cách lo lắng kín đáo hơn, tuy có chút cọc cằn nhưng lại vô cùng ấm áp. Khi em trai trằn trọc giữa đêm không ngủ, thực chất anh Mên cũng chưa ngủ được, cũng vì thế nên cậu bé mới trả lời em trai một cách tỉnh táo và ráo hoảnh tới vậy. Thay vì lo lắng trực tiếp và liên tục đặt ra câu hỏi, Mên lại đáp lại em trai một cách cục cằn: “Gì đấy? Mày không ngủ à?...”; “Bảo cái gì mà lắm thế?” hay “Tao không biết”. Dẫu vậy, anh Mên cũng bày tỏ nỗi lo lắng “Ừ nhỉ”, “Tao cũng sợ”. Để nỗi lo lắng qua đi, Mon và Mên đã nghĩ đến câu chuyện bắt cá cùng bố, cười “hi hi” khi nghe em Mon kể trò nghịch ngợm, nhưng dường như hai cậu bé vẫn không yên tâm chìm vào giấc ngủ. Khi em Mon nhắc lại một lần nữa: “Tổ chim sẽ bị chìm mất”, Mên im lặng nhưng một lúc sau hỏi lại: Thế làm thế nào bây giờ?, cuối cùng im lặng một phút sau khi em trai đưa ra quyết định đi cứu tổ chim, đưa ra câu hỏi “Đi bây giờ à?”. Đây không phải một câu hỏi thể hiện sự chần chừ của Mên mà chỉ là một lời nói giúp em trai Mon chắc chắn về quyết định của mình, chắc chắn hai anh em sẽ đi cùng nhau. Điều này cho thấy Mên là một người anh cọc cằn, hay tỏ ra gắt gỏng với em trai nhưng cũng có một tấm lòng ấm áp, nhân hậu, sự quan tâm của cậu bé thể hiện qua suy nghĩ và hành động chứ không qua lời nói. Hai anh em sau thời gian rạng sáng vật lộn trên bờ sông với chiếc đò, cuối cùng đã đưa con đò về vị trí cũ, trời đã “tang tảng sáng”. Khung cảnh bình minh hiện lên với vẻ đẹp lạ kì cùng nhiều cảm xúc. Hai đứa trẻ chạy ngược lên đoạn bờ sông dối diện với dải cát, trong khi Mon tò mò về dải cát đã bị nhấn chìm hay chưa, thì anh Mên ngồi thụp xuống, căng mắt nhìn sát mặt sông. Thật may, bãi cát chưa bị nước nhấn chìm hết. Bình minh đã đủ sáng để soi rõ những hạt mưa trên mặt sông, con nước bắt đầu dần lên và nuốt chửng dải cát. Trong những giây cuối cùng, bầy chim chìa vôi non cất cánh bay lên không trung tạo nên một “cảnh tượng như huyền thoại” trong mắt hai đứa trẻ. Đây là thời điểm chín muồi, chim non đủ cứng cáp và ý thức được sự nguy hiểm của dòng nước sắp nuốt chửng chúng, cũng là thời điểm mà trong lòng hai anh em Mon và Mên trào lên cảm giác hạnh phúc, thành tựu và hạnh phúc khó tả. Hai anh em đứng không nhúc nhích, gương mặt tái nhợt vì nước mưa nhưng đã hửng lên ánh mặt trời ấm áp, hạnh phúc. Hai anh em quay lại nhìn nhau, đã khóc từ bao giờ. Hai anh em Mon và Mên đều là những cậu bé dũng cảm, nhân hậu nhưng cũng vô cùng trong sáng, đáng yêu. Khung cảnh bầy chim chìa vôi bay lên từ bãi cát giữa sông đã tác động đến cảm xúc của hai đứa trẻ, đó là một cảnh đẹp, kì diệu và gỡ bỏ bao nhiêu lo lắng, bất an của hai anh em. Qua hai nhân vật Mon và Mên, chúng ta càng thấy rõ hơn những phẩm chất tốt đẹp mà bất cứ thiếu niên nào cũng nên có: nhân hậu, dũng cảm, biết yêu thương loài vật, con người. Là một thiếu niên, hãy cùng nhau nuôi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của mình, để có thể giống như mong muốn của tác giả: những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ từng thứ nhỏ bé nhất trên thế giới này.
Phân tích nhân vật Mên, Mon trong Bầy chim chìa vôi - mẫu 7
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều luôn được đánh giá là cây bút đa năng là sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí. Bên cạnh thơ, tiểu luận, dịch thuật, Nguyễn Quang Thiều sáng tác khá nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, trong đó phải kể đến truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi” mà em đã được đọc và tìm hiểu. Qua tác phẩm, em vô cùng ấn tượng về hai nhân vật Mon và Mên, từ những câu nói, hành động của hai bạn nhỏ, em cảm nhận được nhiều điều thú vị, ý nghĩa. “Bầy chim chìa vôi” kể về tâm trạng của hai anh em Mên và Mon trong đêm mưa lũ kéo đến. Chúng lo lắng khi cơn mưa to kéo đến bầy chim chìa vôi non ở trên dải cát giữa bãi sông sẽ bị nước lũ nhấn chìm. Vì vậy, hai anh em Mên và Mon quyết định chèo đò ra sông vào giữa đêm để cứu giúp, mang bầy chim non vào bờ. Khi đến nơi, hai anh em nhìn thấy những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước bay lên, tạo nên một dòng cảm xúc khó tả, cảm động bất ngờ trong lòng hai bạn nhỏ. Đọc truyện ngắn, ta dễ nhận thấy dù là em nhỏ, nhưng Mon có những suy nghĩ, lo lắng xuất phát từ một cậu bé tốt bụng, biết quan sát, lanh lợi và đáng yêu. Cậu bé không thể chìm vào giấc ngủ vì lo cho những chú chim có thể bị dòng nước sông trong đêm mưa cuốn trôi, liên tục đặt cho anh những câu hỏi với chi tiết lặp lại: “anh bào…” đi kèm với các dữ kiện: mưa to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa, những con chìa vôi… Dù Mon đã tự nghĩ sang những câu chuyện vui vẻ khác, nhưng dường như tất cả chúng vẫn hướng suy nghĩ của em tới bầy chim chìa vôi trên sông, em rất lo tổ chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Nghĩ vậy, sự ngập ngừng đã dần trở nên quyết đoán, khiến Mon đưa ra đề xuất với anh Mên: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và dần tự thành một câu nói khẳng định, quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”. Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quả quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ anh Mên mà lại đến từ chính Mon điều này thể hiện sự dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của Mon. Người anh trai Mên xuất hiện trong truyện ngắn khá yên tĩnh, có phần cọc cằn và gắt gỏng, nhưng dường như bên trong đó lại là một cậu bé biết suy nghĩ, ấm áp và giàu lòng nhân hậu. Dễ dàng nhận thấy, tuy không đặt ra nhiều câu hỏi như em Mon, nhưng Mên vẫn trả lời những câu hỏi đó bằng một thái độ tỉnh táo, hóa ra cậu bé cũng không ngủ được, có lẽ vì cơn mưa, mà nhiều phần hơn có lẽ đến từ những lo lắng cho những chú chim ngoài dải cát. Mên cũng nằm im, cố đưa mình vào giấc ngủ, nhưng khi em Mon nhắc lại một lần nữa: “Tổ chim sẽ bị chìm mất”, Mên im lặng nhưng một lúc sau hỏi lại: Thế làm thế nào bây giờ? Mên là một cậu bé có một trái tim ấm áp ẩn sâu bên trong những lời nói có phần cục cằn, cáu kỉnh. Im lặng một phút sau khi em trai đưa ra quyết định đi cứu tổ chim, đưa ra câu hỏi “Đi bây giờ à?”, đây không phải một câu hỏi thể hiện sự chần chừ của Mên mà chỉ là một lời nói giúp em trai Mon chắc chắn về quyết định của mình, chắc chắn hai anh em sẽ đi cùng nhau. Trải qua khoảng thời gian vật lộn trên sông cùng con đò, Mon và Mên đã đến được khu vực chim chìa vôi làm tổ, lúc này bình minh cũng bắt đầu ló rạng. Hai đứa trẻ chạy ngược lên đoạn bờ sông dối diện với dải cát, Mon thì tò mò về dải cát đã bị nhấn chìm hay chưa, anh Mên thì ngồi thụp xuống, căng mắt nhìn sát mặt sông, đến khi thấy trời sáng đủ để thấy bãi cát chưa bị nước ngập đến, hai anh em mới reo lên vì mừng rỡ. Lúc này, những chú chim chìa vôi non bắt đầu vỗ cánh bay lên không trung, những cánh chim đột ngột và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên như huyền thoại trong mắt hai đứa trẻ. Hai anh em Mon và Mên im lặng chứng kiến cảnh này, trên gương mặt tái nhợt vì nước mưa lại hửng lên ánh ngày, trong lòng cũng từ đó mà dâng lên sự ấm áp, hạnh phúc. Mên lặng lẽ quay lại nhìn em, hai anh em nhận ra mình đã khóc, chúng thắc mắc vì sao lại khóc nhưng đều không thể lí giải được. Có lẽ đó là nước mắt của hạnh phúc, của niềm mong mỏi được đền đáp, hoặc chỉ đơn giản là giọt nước mắt cảm động vì bầy chim con. Nhưng tất cả những lí do đó đều thể hiện được cho người đọc sự ngây thơ, trong sáng, đáng yêu và đáng quý của hai anh em Mon và Mên. Hai anh em Mon và Mên đều là những cậu bé dũng cảm, nhân hậu nhưng cũng vô cùng trong sáng, đáng yêu. Khung cảnh bầy chim chìa vôi bay lên từ bãi cát giữa sông đã tác động đến cảm xúc của hai đứa trẻ, đó là một cảnh đẹp, kì diệu và gỡ bỏ bao nhiêu lo lắng, chằn chọc của hai anh em, cũng chính là điều làm nên cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Phân tích nhân vật Mên, Mon trong Bầy chim chìa vôi - mẫu 8
"Bầy chim chìa vôi” của Nguyễn Quang Thiều là truyện ngắn viết về lứa tuổi thanh thiếu niên, nhà văn nhắn nhủ: “Hy vọng những cậu bé, cô bé-những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ thế gian này đang bị chính người lớn chúng ta tàn phá.” Đây cũng chính là điều mà hai nhân vật chính Mon và Mên trong câu chuyện đã làm được, hai cậu bé vừa mang nét vô tư hồn nhiên, lại vừa đáng yêu, dũng cảm, giàu lòng nhân ái. Câu chuyện bắt đầu vào đêm khuya với sự lo lắng của Mon về tổ chim chìa vôi. Cậu bé liên tục hỏi anh Mên: “Anh ơi… em bảo…”, sau đó là hàng loạt những câu hỏi thắc mắc về tổ chim chìa vôi: “Thế bãi cát giữa sông đã ngập chưa?”; “Thế anh bảo chúng có bơi được không?”; “Sao nó lại không làm tổ trên bờ hả anh?”; “Thế làm thế nào bây giờ?”… . “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Em Mon còn đặt ra thắc mắc tại sao những chú chim chìa vôi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông? Tại sao chúng không tìm một nơi an toàn, cao và khô ráo hơn, để chúng được an toàn trong đêm mưa bão, và cũng để cho hai anh em Mên và Mon bớt lo lắng cho chúng. Sau một hồi trằn trọc không ngủ được, Mon thủ thỉ với anh Mên “Anh ơi…” rồi đưa ra quyết định rằng phải cứu những chú chim “mình phải đem chúng vào bờ, anh ạ”. Quyết định của Mon đã cho chúng ta thấy cậu bé là người quả quyết, nhân hậu, giàu tình yêu thương.  Trái ngược với sự sốt sắng của Mon thì anh trai của cậu bé – Mên lại lo lắng một cách kín đáo hơn, tuy có chút cọc cằn nhưng lại vô cùng ấm áp. Khi Mon trằn trọc không ngủ được, Mên cũng không ngủ được nên cậu bé mới trả lời em trai một cách tỉnh táo và ráo hoảnh tới vậy. Thay vì lo lắng trực tiếp và liên tục đặt ra câu hỏi, Mên lại đáp lại em trai một cách cục cằn nhưng cũng bày tỏ nỗi lo lắng “Ừ nhỉ”, “Tao cũng sợ”. Mên im lặng nhưng lúc sau lại hỏi: "Thế làm thế nào bây giờ?", rồi hỏi “Đi bây giờ à?”. Câu hỏi không thể hiện sự chần chừ của Mên mà chỉ là một lời nói giúp em Mon chắc chắn về quyết định của mình, chắc chắn hai anh em sẽ cùng nhau đi cứu bầy chim. Từ đó ta nhận thấy Mên cũng có tấm lòng chan chưa yêu thương, chỉ là em biểu lộ gián tiếp mà thôi. Sau thời gian vật lộn chưa chiếc đò về bờ sông, hai anh em lại chạy ngược lên đoạn bờ sông dối diện với dải cát, trong khi Mon tò mò về dải cát đã bị nhấn chìm hay chưa, thì anh Mên ngồi thụp xuống căng mắt nhìn sông. Thật may là bãi cát chưa bị nước dâng nhấn chìm hết, cuối cùng, bầy chim chìa vôi non cất cánh bay lên không trung tạo nên “cảnh tượng như huyền thoại” trong mắt hai đứa trẻ. Khi những chú chim non đủ cứng cáp và ý thức được sự nguy hiểm của dòng nước sắp nuốt chửng chúng, cũng là thời điểm mà trong lòng hai anh em Mon và Mên trào lên thành tựu và hạnh phúc khôn xiết. Hai anh em quay lại nhìn nhau, không biết đã khóc từ bao giờ. Từ hai nhân vật Mên và Mon, người đọc càng thấy rõ hơn những phẩm chất tốt đẹp mà bất cứ thiếu niên nào cũng nên có: dũng cảm, nhận hậu, yêu thương con người và cả các loài vật xung quanh. Hãy cùng nhau nuôi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp đó cuộc sống xung quang ta luôn tràn ngập yêu thương.
Phân tích nhân vật Mên, Mon trong Bầy chim chìa vôi - mẫu 9
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều luôn được đánh giá là cây bút đa năng là sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí. Bên cạnh thơ, tiểu luận, dịch thuật, Nguyễn Quang Thiều sáng tác khá nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, trong đó phải kể đến truyện ngắn Bầy chim chìa vôi mà em đã được đọc và tìm hiểu. Qua tác phẩm, em vô cùng ấn tượng về hai nhân vật Mon và Mên, từ những câu nói, hành động của hai bạn nhỏ, em cảm nhận được nhiều điều thú vị, ý nghĩa. Bầy chim chìa vôi kể về tâm trạng của hai anh em Mên và Mon trong đêm mưa lũ kéo đến. Chúng lo lắng khi cơn mưa to kéo đến bầy chim chìa vôi non ở trên dải cát giữa bãi sông sẽ bị nước lũ nhấn chìm. Vì vậy, hai anh em Mên và Mon quyết định chèo đò ra sông vào giữa đêm để cứu giúp, mang bầy chim non vào bờ. Khi đến nơi, hai anh em nhìn thấy những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước bay lên, tạo nên một dòng cảm xúc khó tả, cảm động bất ngờ trong lòng hai bạn nhỏ. Đọc truyện ngắn, ta dễ nhận thấy dù là em nhỏ, nhưng Mon có những suy nghĩ, lo lắng xuất phát từ một cậu bé tốt bụng, biết quan sát, lanh lợi và đáng yêu. Cậu bé không thể chìm vào giấc ngủ vì lo cho những chú chim có thể bị dòng nước sông trong đêm mưa cuốn trôi, liên tục đặt cho anh những câu hỏi với chi tiết lặp lại: anh bào đi kèm với các dữ kiện: mưa to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa, những con chìa vôi Dù Mon đã tự nghĩ sang những câu chuyện vui vẻ khác, nhưng dường như tất cả chúng vẫn hướng suy nghĩ của em tới bầy chim chìa vôi trên sông, em rất lo tổ chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất. Nghĩ vậy, sự ngập ngừng đã dần trở nên quyết đoán, khiến Mon đưa ra đề xuất với anh Mên: Hay mình mang chúng nó vào bờ? và dần tự thành một câu nói khẳng định, quả quyết: Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ. Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quả quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ anh Mên mà lại đến từ chính Mon điều này thể hiện sự dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của Mon. Người anh trai Mên xuất hiện trong truyện ngắn khá yên tĩnh, có phần cọc cằn và gắt gỏng, nhưng dường như bên trong đó lại là một cậu bé biết suy nghĩ, ấm áp và giàu lòng nhân hậu. Dễ dàng nhận thấy, tuy không đặt ra nhiều câu hỏi như em Mon, nhưng Mên vẫn trả lời những câu hỏi đó bằng một thái độ tỉnh táo, hóa ra cậu bé cũng không ngủ được, có lẽ vì cơn mưa, mà nhiều phần hơn có lẽ đến từ những lo lắng cho những chú chim ngoài dải cát. Mên cũng nằm im, cố đưa mình vào giấc ngủ, nhưng khi em Mon nhắc lại một lần nữa: Tổ chim sẽ bị chìm mất, Mên im lặng nhưng một lúc sau hỏi lại: Thế làm thế nào bây giờ? Mên là một cậu bé có một trái tim ấm áp ẩn sâu bên trong những lời nói có phần cục cằn, cáu kỉnh. Im lặng một phút sau khi em trai đưa ra quyết định đi cứu tổ chim, đưa ra câu hỏi Đi bây giờ à?, đây không phải một câu hỏi thể hiện sự chần chừ của Mên mà chỉ là một lời nói giúp em trai Mon chắc chắn về quyết định của mình, chắc chắn hai anh em sẽ đi cùng nhau. Trải qua khoảng thời gian vật lộn trên sông cùng con đò, Mon và Mên đã đến được khu vực chim chìa vôi làm tổ, lúc này bình minh cũng bắt đầu ló rạng. Hai đứa trẻ chạy ngược lên đoạn bờ sông dối diện với dải cát, Mon thì tò mò về dải cát đã bị nhấn chìm hay chưa, anh Mên thì ngồi thụp xuống, căng mắt nhìn sát mặt sông, đến khi thấy trời sáng đủ để thấy bãi cát chưa bị nước ngập đến, hai anh em mới reo lên vì mừng rỡ. Lúc này, những chú chim chìa vôi non bắt đầu vỗ cánh bay lên không trung, những cánh chim đột ngột và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên như huyền thoại trong mắt hai đứa trẻ. Hai anh em Mon và Mên im lặng chứng kiến cảnh này, trên gương mặt tái nhợt vì nước mưa lại hửng lên ánh ngày, trong lòng cũng từ đó mà dâng lên sự ấm áp, hạnh phúc. Mên lặng lẽ quay lại nhìn em, hai anh em nhận ra mình đã khóc, chúng thắc mắc vì sao lại khóc nhưng đều không thể lí giải được. Có lẽ đó là nước mắt của hạnh phúc, của niềm mong mỏi được đền đáp, hoặc chỉ đơn giản là giọt nước mắt cảm động vì bầy chim con. Nhưng tất cả những lí do đó đều thể hiện được cho người đọc sự ngây thơ, trong sáng, đáng yêu và đáng quý của hai anh em Mon và Mên. Hai anh em Mon và Mên đều là những cậu bé dũng cảm, nhân hậu nhưng cũng vô cùng trong sáng, đáng yêu. Khung cảnh bầy chim chìa vôi bay lên từ bãi cát giữa sông đã tác động đến cảm xúc của hai đứa trẻ, đó là một cảnh đẹp, kì diệu và gỡ bỏ bao nhiêu lo lắng, chằn chọc của hai anh em, cũng chính là điều làm nên cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: Viết bài văn phân tích nhân vật An, Cò trong "Đi lấy mật". Viết bài văn phân tích nhân vật người cha trong "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ". Viết bài văn phân tích nhân vật người thầy trong "Người thầy đầu tiên". Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85 4.5 (243) 799,000đs 199,000 VNĐ 4.5 (243) 799,000đ 99,000 VNĐ 4.5 (243) 999,000đ 299.000 - 599.000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/ Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt. Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh Chính sách bảo mật Hình thức thanh toán Chính sách đổi trả khóa học Chính sách hủy khóa học Tuyển dụng Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Phone: 084 283 45 85 Email: vietjackteam@gmail.com CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 2015 © All Rights Reserved.