title
stringlengths 1
250
| url
stringlengths 37
44
| text
stringlengths 1
4.81k
|
---|---|---|
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Giao thông.
Bộ Giao thông là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm giám sát giao thông tại Anh. Anh có nhiều xa lộ và nhiều tuyến đường trục khác như đường A1 Great North chạy xuyên miền đông của Anh từ Luân Đôn đến Newcastle và tiến đến biên giới với Scotland. Xa lộ dài nhất tại Anh là M6 kéo dài từ Rugby qua vùng North West đến biên giới với Scotland, tổng chiều dài là 373 km. Các tuyến đường chính khác là M1 từ Luân Đôn đến Leeds, M25 vòng quanh Luân Đôn, M60 vòng quanh Manchester, M4 từ London đến Nam Wales, M62 từ Liverpool qua Manchester đến East Yorkshire, và M5 từ Birmingham đến Bristol và South West.
Giao thông xe buýt phổ biến khắp nước Anh, với các công ty lớn như National Express, Arriva và Go-Ahead Group. Xe buýt hai tầng đỏ tại Luân Đôn trở thành một biểu trưng của Anh. Anh có hai mạng lưới tàu điện ngầm: London Underground; và Tyne and Wear Metro tại Newcastle, Gateshead và Sunderland. Anh còn có một số mạng lưới xe điện, như tại Blackpool, Manchester, Sheffield và Midland, và hệ thống Tramlink tập trung tại Croydon thuộc Nam Luân Đôn.
Anh là nơi có giao thông đường sắt đầu tiên trên thế giới, đường sắt chở khách bắt nguồn tại đây vào năm 1825. Phần lớn mạng lưới đường sắt dài 16.000 km của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm tại Anh, bao phủ khá rộng, song một phần lớn các tuyến đường sắt bị đóng cửa trong nửa sau của thế kỷ XX. Có các kế hoạch mở lại các tuyến như Varsity nối Oxford và Cambridge. Các tuyến đường sắt tại Anh hầu hết có khổ tiêu chuẩn (đơn, đôi hoặc bốn đường ray) song cũng có một vài tuyến có khổ hẹp. Đường hầm eo biển Manche hoàn thành vào năm 1994 giúp liên kết đường sắt giữa Anh với Pháp và Bỉ.
Anh có các liên kết hàng không nội địa và quốc tế trên phạm vi rộng. Sân bay lớn nhất là London Heathrow, đây là sân bay có số hành khách quốc tế đông nhất thế giới. Các sân bay lớn khác là Manchester, London Stansted, Luton và Birmingham. Anh có mạng lưới giao thông bằng phà với hành trình địa phương và quốc tế, như đến Ireland, Hà Lan và Bỉ. Có khoảng 7.100 km đường thủy có thể thông hành tại Anh, một nửa trong số đó thuộc quyền sở hữu của Canal and River Trust, tuy nhiên vận tải đường thủy rất hạn chế. Thames là tuyến đường thủy chính tại Anh, xuất nhập khẩu tập trung tại cảng Tilbury trên cửa sông Thames, đây là một trong ba cảng chính của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Y tế. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Y tế.
Dịch vụ Y tế Quốc dân (NHS) là hệ thống chăm sóc sức khoẻ công cộng tại Anh, chịu trách nhiệm cung cấp đa số dịch vụ y tế trong nước. NHS bắt đầu vào ngày 5 tháng 7 năm 1948, có hiệu lực theo các điều khoản của Đạo luật Dịch vụ Y tế Quốc dân 1946. Nó dựa trên các phát hiện của Báo cáo Beveridge, người soạn báo cáo này là nhà kinh tế và cải cách xã hội William Beveridge. NHS phần lớn được tài trợ từ thuế nói chung, trong đó có chi trả Bảo hiểm Quốc dân, và nó cung cấp miễn phí hầu hết các dịch vụ tại điểm sử dụng, song tính phí đối với một số người khi kiểm tra mắt, chăm sóc nha khoa, kê đơn và các khía cạnh chăm sóc cá nhân.
Cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về NHS là Bộ Y tế, và hầu hết chi tiêu của Bộ Y tế là dành cho NHS, với 98,6 tỷ bảng vào năm 2008–2009. Trong những năm gần đây, lĩnh vực tư nhân ngày càng được sử dụng nhiều để cung cấp các dịch vụ NHS bất chấp phản đối của các bác sĩ và công đoàn. Tuổi thọ dự tính trung bình của cư dân Anh là 77,5 năm đối với nam giới và 81,7 năm đối với nữ giới, đây là mức cao nhất trong bốn quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Nhân khẩu.
Theo điều tra năm 2011, Anh có 53 triệu cư dân, chiếm tới 84% tổng cư dân của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Nếu được xem là một đơn vị và so sánh với quốc tế, Anh có dân số lớn thứ tư trong Liên minh châu Âu và đông dân thứ 25 thế giới. Với mật độ dân số là 407 người/km², đây sẽ là quốc gia có mật độ dân số cao thứ nhì trong Liên minh châu Âu sau Malta.
Một số bằng chứng di truyền học cho thấy 75-95% nguồn gốc theo dòng phụ hệ là từ những người định cư thời tiền sử có xuất thân từ bán đảo Iberia, cùng với 5% đóng góp của người Angle và Saxon, và một lượng đáng kể yếu tố Scandinavia (Viking). Tuy nhiên, có các nhà di truyền học khác cho rằng nguồn gốc Germanic ước tính lên đến một nửa. Theo thời gian, nhiều nền văn hoá có ảnh hưởng tới Anh: Tiền sử, Briton, La Mã, Anglo-Saxon, Viking (Bắc Germanic), Gael, cũng như chịu ảnh hưởng lớn từ người Norman. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Tồn tại cộng đồng người gốc Anh tại nhiều nơi từng thuộc Đế quốc Anh; đặc biệt là Hoa Kỳ, Canada, Úc, Nam Phi và New Zealand. Kể từ cuối thập niên 1990, có nhiều người Anh di cư sang Tây Ban Nha.
Năm 1086, khi "Domesday Book" được soạn, dân số Anh là hai triệu, khoảng 10% sống trong các khu vực đô thị. Đến năm 1801, dân số là 8,3 triệu, và đến năm 1901 thì tăng lên 30,5 triệu. Nhờ kinh tế thịnh vượng của vùng đông nam, Anh thu hút nhiều di dân kinh tế từ những phần khác của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Người Ireland nhập cư với số lượng đáng kể. Tỷ lệ cư dân gốc Âu là 87,50%, trong đó có người gốc Đức và gốc Ba Lan.
Những dân tộc khác đến từ các cựu thuộc địa xa xôi của Anh từ thập niên 1950, trong đó 6% cư dân Anh có nguồn gốc gia đình tại tiểu lục địa Ấn Độ. 2,90% dân số là người da đen, họ đến từ châu Phi và Caribe, đặc biệt là các cựu thuộc địa của Anh. Người Hoa và người Anh gốc Hoa có số lượng đáng kể. Năm 2007, 22% học sinh tiểu học tại Anh đến từ các gia đình dân tộc thiểu số, và tỷ lệ này tăng lên 26,5% vào năm 2011. Khoảng một nửa gia tăng dân số giai đoạn 1991-2001 là do nhập cư. Tranh luận về nhập cư đáng chú ý về mặt chính trị; theo một khảo sát vào năm 2009 của Bộ Nội vụ Anh, 80% muốn giới hạn nó. Văn phòng Thống kê Quốc gia dự báo rằng dân số sẽ tăng thêm chín triệu từ năm 2014 đến năm 2039.
Anh có một dân tộc thiểu số bản địa là người Cornwall, họ được chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland công nhận theo Công ước khung về Bảo vệ các dân tộc thiểu số vào năm 2014.
Ngôn ngữ.
Tiếng Anh hiện được hàng trăm triệu người nói trên khắp thế giới, ngôn ngữ này bắt nguồn từ Anh và hiện là ngôn ngữ chính của 98% dân số tại đây. Đây là một ngôn ngữ Ấn-Âu thuộc nhánh Anh-Frisia của ngữ tộc German. Sau khi người Norman chinh phục Anh, tiếng Anh cổ bị thay thế và hạn chế trong tầng lớp xã hội thấp trong khi giới quý tộc dùng tiếng Pháp Norman và tiếng La Tinh. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Đến thế kỷ XV, tiếng Anh quay trở lại trong toàn bộ các tầng lớp, song có nhiều cải biến; tiếng Anh trung đại chịu nhiều ảnh hưởng từ tiếng Pháp, cả về tự vựng và chính tả. Trong Phục hưng Anh, nhiều từ được tạo ra từ gốc La Tinh và Hy Lạp. Tiếng Anh hiện đại mở rộng truyền thống linh hoạt này, bằng cách tiếp nhận từ ngữ từ các ngôn ngữ khác. Nhờ một phần lớn vào Đế quốc Anh, tiếng Anh nay trở thành trở ngôn ngữ chung phi chính thức của thế giới.
Học tập và giảng dạy tiếng Anh là một hoạt động kinh tế quan trọng. Không có luật về ngôn ngữ chính thức của Anh, song tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong công việc chính thức. Mặc dù có quy mô lãnh thổ tương đối nhỏ, song Anh có nhiều giọng vùng miền riêng biệt, và có thể không dễ dàng nghe hiểu những người có giọng nặng.
Ngoài tiếng Anh, Anh còn có hai ngôn ngữ bản địa khác là tiếng Cornwall và tiếng Wales. Tiếng Cornwall không còn là ngôn ngữ cộng đồng vào thế kỷ XVIII song đang được khôi phục, và hiện được bảo vệ theo Hiến chương châu Âu về các ngôn ngữ thiểu số hoặc khu vực. 0,1% cư dân tại Cornwall nói tiếng Cornwall, và nó được giảng dạy có mức độ tại một vài trường tiểu học và trung học.
Khi biên giới hiện nay giữa Wales và Anh được thiết lập theo các đạo luật vào năm 1535 và 1542, nhiều cộng đồng nói tiếng Wales sống tại lãnh thổ thuộc Anh. Tiếng Wales được nói tại Archenfield thuộc Herefordshire cho đến thế kỷ XIX. Tiếng Wales vẫn còn là bản ngữ trong một số nơi tại miền tây Shropshire ít nhất là cho đến giữa thế kỷ XX.
Trong các trường công lập, học sinh được dạy một ngôn ngữ thứ hai, thường là tiếng Pháp, Đức hoặc Tây Ban Nha. Do nhập cư, nên theo báo cáo vào năm 2007 có khoảng 800.000 học sinh nói ngoại ngữ tại nhà, phổ biến nhất là tiếng Punjab và Urdu. Tuy nhiên, theo điều tra năm 2011, tiếng Ba Lan trở thành ngôn ngữ phổ biến thứ nhì tại Anh.
Tôn giáo.
Theo điều tra năm 2011, 59,4% dân số Anh xác định tôn giáo của họ là Cơ Đốc giáo, 24,7% trả lời rằng họ không theo tôn giáo nào, 5% xác định họ là người Hồi giáo, 3,7% dân số thuộc các tôn giáo khác và 7,2% không trả lời. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Cơ Đốc giáo là tôn giáo được hành đạo phổ biến nhất tại Anh, truyền thống này có từ sơ kỳ Trung Cổ song Cơ Đốc giáo được đưa đến lần đầu trước đó từ lâu trong thời kỳ Gael và La Mã. Giáo hội Cơ Đốc giáo Celt dần tham gia hệ thống Giáo hội Công giáo La Mã sau khi Giáo hoàng Gregorius cử đoàn truyền giáo do St Augustine lãnh đạo đến Kent. Giáo hội Anh là là giáo hội chính thức của Anh, họ tuyệt giao với Roma trong thập niên 1530 khi Quốc vương Anh Henry VIII không thể huỷ hôn với người dì của quốc vương Tây Ban Nha, Catalina của Aragón. Giáo hội này tự nhìn nhận là thuộc Công giáo lẫn Tin Lành.
Tồn tại các truyền thống Thượng giáo hội và Hạ giáo hội, và một số người Anh giáo tự nhìn nhận là Công giáo Anh theo phong trào Oxford. Quân chủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là lãnh tụ tối cao của giáo hội, gồm khoảng 25 triệu thành viên được rửa tội (trong số đó đại đa số không đến nhà thờ thường lệ). Giáo hội Anh là bộ phận của Cộng đồng Anh giáo, có Tổng giám mục Canterbury giữ vai trò là thủ lĩnh tượng trưng trên toàn cầu. Nhiều nhà thờ chính toà và nhà thờ giáo xứ là các công trình lịch sử quan trọng đáng kể về mặt kiến trúc, như Tu viện Westminster, Nhà thờ lớn York, Nhà thờ chính toà Durham, và Nhà thờ chính toà Salisbury.
Giáo phái Cơ Đốc lớn thứ nhì là đức tin La Tinh của Giáo hội Công giáo. Từ khi xuất hiện trở lại sau khi Công giáo tại Anh được giải phóng, giáo hội này được tổ chức trên cơ sở Anh và Wales với 4,5 triệu thành viên (hầu hết là người Anh). Đến nay có một giáo hoàng đến từ Anh đó là Adrian IV; trong khi các thánh Bede và Anselm được phong làm tiến sĩ Hội Thánh.
Phong trào Giám Lý là giáo hội Cơ Đốc lớn thứ ba, đây là một dạng Tin Lành và được John Wesley phát triển từ Anh giáo. Giáo phái này phổ biến tại các đô thị dệt cũ như Lancashire và Yorkshire, và trong các mỏ thiếc tại Cornwall. Ngoài ra, còn có các nhóm thiểu số khác như Baptists, Quakers, Giáo đoàn, Nhất thể và Cứu Thế Quân.
Thánh bảo trợ của Anh là Thánh George; gạch chéo tượng trưng cho ông được hiển thị trên quốc kỳ Anh, cũng như trong Quốc kỳ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Ngoài ra còn có nhiều thánh người Anh và có liên hệ với Anh, chẳng hạn như Cuthbert, Edmund, Alban, Wilfrid, Aidan, Edward Xưng tội, John Fisher, Thomas More, Petroc, Piran, Margaret Clitherow và Thomas Becket. Do Thái giáo có lịch sử là một thiểu số nhỏ trên đảo từ năm 1070. Họ bị trục xuất khỏi Anh vào năm 1290 và chỉ được phép đến Anh vào năm 1656.
Đặc biệt kể từ thập niên 1950, các tôn giáo từ những cựu thuộc địa của Anh phát triển với số lượng lớn do nhập cư. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến nhất trong số đó, nay chiếm khoảng 5% dân số tại Anh. Ấn Độ giáo, Sikh giáo và Phật giáo đứng kế tiếp, tổng cộng chiếm 2,8%, chúng được đưa đến từ Nam Á và Đông Nam Á.
Một thiểu số nhỏ dân chúng thi hành các dị giáo cổ. Tân dị giáo tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có đại diện chính là Wicca, thuật phù thủy, Druidry và Heathenry. Theo điều tra năm 2011, có khoảng 53.172 người được xác định theo dị giáo tại Anh, trong đó có 11.026 người là tín đồ Wicca..
Giáo dục.
Bộ Giáo dục là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề tác động đến cư dân tại Anh từ 19 tuổi trở xuống, trong đó có giáo dục. Khoảng 98% học sinh theo học tại các trường học do nhà nước điều hành hoặc tài trợ (2003). Trong đó, một thiểu số là các trường học tín ngưỡng (chủ yếu là các trường học Anh giáo hay Công giáo La Mã). Trẻ từ 3 đến 5 tuổi theo học tại nhà trẻ hoặc một đơn vị tiếp nhận EYFS của một trường tiểu học. Trẻ từ 5 đến 11 tuổi học tại trường tiểu học, và trẻ từ 11 đến 16 tuổi theo học tại trường trung học. Sau khi kết thúc giáo dục bắt buộc, học sinh tham gia kỳ thi GCSE. Sau đó học sinh có thể chọn tiếp tục học thêm hai năm giáo dục kế tục. Các cơ sở giáo dục kế tục này thường là bộ phận của một điểm trường trung học. Các kỳ thi A-level có lượng lớn học sinh giáo dục kế tục tham gia, và thường là cơ sở để xin học đại học.
Mặc dù hầu hết trường trung học tại Anh là trường phổ thông, song một số khu vực có các trường ngữ pháp được tuyển chọn đầu vào, học sinh muốn nhập học phải qua kỳ thi 11-plus. Khoảng 7,2% trẻ em Anh theo học tại các trường tư thục, tài chính của các trường này đến từ các nguồn tư nhân. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Tiêu chuẩn trong các trường công chịu sự giám sát của Văn phòng Tiêu chuẩn Giáo dục, và trong các trường tư là của Ban Thanh tra Trường học Độc lập.
Học sinh theo học đại học từ tuổi 18, tại đó họ học để lấy học vị. Anh có trên 90 đại học, trong đó chỉ có một trường tư thục và còn lại là trường công lập. Bộ Kinh doanh, Sáng tạo và Kỹ năng là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về giáo dục bậc đại học tại Anh. Sinh viên thường được quyền vay tiền để trang trải chi phí về học phí và sinh hoạt. Bằng đầu tiên cấp cho sinh viên là bằng cử nhân, thường là mất ba năm để hoàn thành, sinh viên sau đó có thể tiếp tục lấy bằng sau đại học, và thường là một năm, còn nếu muốn lấy bằng tiến sĩ thì sẽ mất từ ba năm trở lên.
Anh có một số đại học đứng vào hàng đầu thế giới; Đại học Cambridge, Học viện Đế quốc Luân Đôn, Đại học Oxford, Học viện Đại học Luân Đôn và Đại học King Luân Đôn đều nằm trong top 30 toàn cầu của "Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS" 2018. Trường Kinh tế Luân Đôn được mô tả là thể chế khoa học xã hội hàng đầu thế giới về cả giảng dạy và nghiên cứu. Trường Kinh doanh Luân Đôn được đánh giá là một trong các trường kinh doanh hàng đầu thế giới và trong năm 2010 chương trình MBA của họ được xếp hạng là tốt nhất thế giới theo "Financial Times". Các học vị tại Anh thường được chia thành các hạng: hạng nhất (1st), hạng nhì cao (2:1), hạng nhì thấp (2:2), hạng ba (3rd), và không phân loại.
Khoa học và kỹ thuật.
Các nhân vật người Anh nổi bật trong lĩnh vực khoa học và toán học gồm có Isaac Newton, Michael Faraday, Charles Darwin, Robert Hooke, James Prescott Joule, John Dalton, Joseph Priestley, Lord Rayleigh, J. J. Thomson, James Chadwick, Charles Babbage, George Boole, Alan Turing, Tim Berners-Lee, Paul Dirac, Stephen Hawking, Peter Higgs, Roger Penrose, John Horton Conway, Thomas Bayes, Arthur Cayley, G. H. Hardy, Oliver Heaviside, Andrew Wiles, Francis Crick, Joseph Lister, Christopher Wren và Richard Dawkins. Một số chuyên gia cho rằng khái niệm sớm nhất về một hệ thống mét là do John Wilkins phát minh vào năm 1668, ông là tổng thư ký đầu tiên của Hội Hoàng gia.
Anh là nơi bắt đầu cách mạng công nghiệp, có nhiều nhà phát minh quan trọng của thế giới vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Các kỹ sư Anh nổi tiếng phải kể đến Isambard Kingdom Brunel, ông được biết đến nhiều nhất với việc lập ra Đường sắt Great Western, một loạt tàu hơi nước nổi tiếng, và nhiều cầu quan trọng, do đó cách mạng hoá giao thông công cộng và kỹ thuật hiện đại. Động cơ hơi nước của Thomas Newcomen sinh ra cách mạng công nghiệp. Cha đẻ của đường sắt là George Stephenson xây dựng tuyến đường sắt liên đô thị công cộng đầu tiên trên thế giới, đó là Đường sắt Liverpool và Manchester khánh thành năm 1830. Với vai trò của mình trong tiếp thị và sản xuất động cơ hơi nước, phát minh đúc tiền hiện đại, Matthew Boulton được xem là một trong các doanh nhân có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Vắc xin đậu mùa của Edward Jenner được cho là "cứu được nhiều sinh mạng ... hơn số bị mất trong toàn bộ các cuộc chiến của nhân loại từ khi có lịch sử thành văn."
Phát minh và khám phá của người Anh còn có động cơ phản lực, máy xe sợi công nghiệp đầu tiên, máy tính đầu tiên và máy tính hiện đại đầu tiên, World Wide Web cùng với HTML, truyền máu người thành công đầu tiên, máy hút bụi cơ giới hoá, máy cắt cỏ, dây thắt an toàn, tàu đệm khí, động cơ điện, động cơ hơi nước, và các thuyết như thuyết Darwin về tiến hoá và thuyết nguyên tử . Newton phát triển các khái niệm về vạn vật hấp dẫn, cơ học Newton, và vi tích phân, và họ của Robert Hooke được đặt cho luật hồi phục. Các phát minh khác gồm có đường ray sắt, siphông nhiệt, đường nhựa, dây chun, bẫy chuột, mắt mèo để đánh dấu đường, đồng phát triển về bóng đèn, đầu máy xe lửa hơi nước, máy gieo hạt hiện đại và nhiều kỹ thuật chính xác hiện đại.
Văn hoá.
Kiến trúc.
Nhiều công trình kỷ niệm cổ đại làm bằng phiến đá dài được dựng vào thời kỳ tiền sử, trong số đó nổi tiếng nhất là Stonehenge, Devil's Arrows, Rudston Monolith và Castlerigg. Đến khi kiến trúc La Mã cổ đại du nhập, có bước phát triển về vương cung thánh đường, tổ hợp nhà tắm, khán đài hình tròn, khải hoàn môn, biệt thự, đền thờ La Mã, đường La Mã, công sự La Mã, hàng rào cột và cống dẫn nước. Người La Mã thành lập các thành thị đầu tiên như Luân Đôn, Bath, York, Chester và St Albans. Minh hoạ có lẽ nổi tiếng nhất là tường Hadrianus kéo dài qua miền bắc của Anh. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Một di tích được bảo tồn tốt khác là các nhà tắm La Mã tại Bath, Somerset.
Các toà nhà thế tục thuộc kiến trúc sơ kỳ Trung Cổ được xây dựng đơn giản, chủ yếu sử dụng gỗ cùng với mái tranh. Kiến trúc tôn giáo có thay đổi từ tổng hợp đan sĩ Ireland-German, đến vương cung thánh đường sơ kỳ Cơ Đốc và kiến trúc mang đặc trưng là dải trụ bổ tường, dãy nhịp cuốn trống, trục hàng lan can, và cửa sổ có đỉnh tam giác. Sau khi người Norman chinh phục Anh vào năm 1066, nhiều thành được dựng lên để các lãnh chúa có thể giữ vững quyền lực của họ và tại phía bắc là để phòng vệ trước các cuộc xâm chiếm. Một số thành nổi tiếng từ thời Trung Cổ là Tháp Luân Đôn, Lâu đài Warwick, Lâu đài Durham và Lâu đài Windsor.
Trong suốt thời kỳ Plantagenet, kiến trúc Gothic Anh trở nên hưng thịnh, các nhà thờ chính toà trung cổ như Nhà thờ chính tòa Canterbury, Tu viện Westminster và Nhà thờ lớn York là các ví dụ điển hình. Phát triển trên cơ sở Norman còn có các thành, cung điện, nhà lớn, đại học, và nhà thờ giáo xứ. Kiến trúc trung đại hoàn thiện với phong cách Tudor thế kỷ XVI; vòm Tudor có bốn tâm là một đặc điểm xác định giống như các ngôi nhà phên trát đất trong nước. Do phong trào Phục Hưng, một dạng kiến trúc lặp lại thời kỳ cổ điển, tổng hợp với Cơ Đốc giáo là phong cách Baroque Anh xuất hiện, kiến trúc sư Christopher Wren đặc biệt nổi tiếng với phong cách này.
Kiến trúc George tiếp nối theo một phong cách tinh tế hơn, gợi lên một dạng Palladio đơn giản; Royal Crescent tại Bath là một trong các ví dụ tốt nhất về phong cách này. Chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện trong giai đoạn Victoria, kéo theo khởi đầu một cuộc Phục hưng Gothic, cũng vào khoảng thời gian này cách mạng công nghiệp mở đường cho các toà nhà như Cung điện Thủy tinh. Kể từ thập niên 1930, nhiều dạng kiến trúc hiện đại xuất hiện song việc tiếp nhận thường có tranh luận, dù các phong trào kháng cự theo truyền thống tiếp tục được ủng hộ tại những nơi có ảnh hưởng.
Văn học dân gian.
Văn học dân gian Anh phát triển qua nhiều thế kỷ. Một số nhân vật và câu chuyện hiện diện trên khắp nước Anh, song hầu hết thuộc về các khu vực cụ thể. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Các nhân vật văn học dân gian thường gồm có tiên, người khổng lồ, yêu tinh, ông ba bị, quỷ khổng lồ, người lùn. Nhiều truyền thuyết và phong tục dân gian được cho là từ thời cổ đại chẳng hạn các truyện ngắn có Offa thiên thần và Wayland thợ rèn, song những thứ khác xuất hiện sau khi người Norman xâm chiếm; như Robin Hood cùng đám người vui vẻ của ông và các trận chiến của họ với Sheriff của Nottingham.
Trong Trung kỳ Trung Cổ, các truyện ngắn bắt nguồn từ truyền thống Briton bước vào văn học dân gian Anh—truyền thuyết Arthur. Chúng bắt nguồn từ các nguồn Anh-Norman, Wales và Pháp, mô tả Vua Arthur, Camelot, Excalibur, Merlin và Kị sĩ Bàn Tròn như Lancelot. Các câu chuyện này được thu thập tập trung nhất trong "Historia Regum Britanniae" ("lịch sử các quốc vương Anh") của Geoffrey xứ Monmouth. Nhân vật xuất hiện sớm khác trong truyền thuyết của Anh là Coel Hen, có thể dựa trên một nhân vật có thực trên đảo Anh thời hậu La Mã. Nhiều truyện ngắn và giả lịch sử tạo thành bộ phận của Matter of Britain, một tập hợp văn học dân gian Anh Quốc được chia sẻ.
Một số tác phẩm văn học dân gian dựa trên con người lịch sử thực tế hoặc nửa thực tế, câu chuyện về họ được truyền qua nhiều thế kỷ; Phu nhân Godiva được kể là khoả thân cưỡi ngựa qua Coventry, Hereward Tỉnh giấc là một nhân vật anh hùng người Anh kháng cự người Norman xâm chiếm, Herne Thợ săn là một hồn ma cưỡi ngựa có liên hệ với Rừng Windsor và Công viên Great Park và Mẹ Shipton là nguyên mẫu phù thủy. Ngày 5 tháng 11 người dân đốt lửa, bắn pháo hoa và ăn táo bọc bơ để tưởng nhớ việc đẩy lui âm mưu thuốc súng mà trung tâm là Guy Fawkes. Những tên cướp nghĩa hiệp như Dick Turpin là một nhân vật thường xuyên, trong khi Blackbeard là một nguyên mẫu cướp biển. Tồn tại nhiều hoạt động dân gian quốc gia và khu vực đến ngày nay như vũ điệu Morris, vũ điệu Maypole, kiếm Rapper tại Đông Bắc, vũ điệu Long Sword tại Yorkshire, kịch câm dân gian, tranh cướp lọ tại Leicestershire, và tranh pho mát lăn dốc tại Cooper's Hill. Không có trang phục dân tộc chính thức, song một vài dạng tồn tại từ lâu như Pearly Kings and Queens có liên hệ với tầng lớp lao động tại Luân Đôn, vệ binh của quốc vương, trang phục Morris và người canh tháp Luân Đôn. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Ẩm thực.
Kể từ thời kỳ cận đại, ẩm thực Anh có đặc điểm truyền thống là tính đơn giản về cách tiếp cận, và dựa trên sản phẩm tự nhiên chất lượng cao. Trong thời kỳ Trung Cổ và qua thời kỳ Phục hưng, ẩm thực Anh giành được danh tiếng xuất sắc, song quá trình suy thoái bắt đầu trong cách mạng công nghiệp khi cư dân rời xa đồng ruộng và đô thị hoá gia tăng. Tuy nhiên, ẩm thực Anh gần đây trải qua một cuộc hồi sinh, được các nhà phê bình ẩm thực công nhận và có một số nhà hàng nằm vào hàng tốt nhất thế giới theo đánh giá của tạp chí "Restaurant". Một cuốn sách thời kỳ đầu về cách thức chế biến của Anh là "Forme of Cury" từ triều đình của Richard II.
Một món ăn truyền thống của Anh là Sunday roast (thịt quay chủ nhật), thường dùng thịt bò, thịt cừu, thịt gà hay thịt lợn ăn kèm rau các loại, pudding Yorkshire và nước sốt. Các món nổi tiếng khác gồm có fish and chips (cá tẩm bột và khoai tây chiên), bữa sáng Anh đầy đủ (thường gồm thịt muối, xúc xích, cà chua nướng, bánh mì khô, pudding đen, đậu hầm, nấm và trứng). Nhiều loại bánh nhân thịt được tiêu thụ như steak and kidney pie (bánh nhân thịt nướng và cật), steak and ale pie (bánh nhân thịt nướng và nước sốt), cottage pie (bánh nhân thịt bò/cừu băm), pork pie (bánh nhân thịt lợn) và Cornish Pasty (bánh ngọt nướng Cornwall).
Xúc xích là món phổ biến, thường dùng trong món bangers and mash (xúc xích và khoai nghiền) hoặc toad in the hole (xúc xích trong khay pudding Yorkshire). Thịt hầm Lancashire là một món thịt hầm nổi tiếng tại tây bắc. Một số loại pho mát phổ biến là Cheddar, Red Leicester và Wensleydale cùng với Blue Stilton. Nhiều món ăn, cà ri lai tạo Anh-Ấn được tạo ra như gà tikka masala và balti. Các món tráng miệng truyền thống của Anh gồm có bánh táo cùng các loại bánh hoa quả khác; spotted dick (pudding nho khô) – đều thường được dùng với sữa trứng; và gần đây hơn là sticky toffee pudding (một loại bánh xốp mềm). Các loại bánh ngọt gồm có bánh nướng ngọt (có hoặc không có quả khô) dùng kèm với mứt và/hoặc kem, bánh mì nhân quả khô, bánh ngọt Eccles và bánh ngọt nhân quả khô và gia vị cùng nhiều loại bánh quy ngọt hoặc có gia vị. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Trà là một loại đồ uống phổ biến, nó gia tăng phổ biến tại Anh nhờ Vương hậu Catherine, còn các loại đồ uống có cồn được tiêu thụ thường xuyên là rượu vang, rượu táo, và các loại bia Anh như bia đắng, bia nhẹ, bia nâu nặng, bia nâu.
Nghệ thuật thị giác.
Các bức hoạ trên đá và hang động thời tiền sử là ví dụ sớm nhất được biết đến về nghệ thuật thị giác tại Anh, nổi tiếng nhất là tại North Yorkshire, Northumberland và Cumbria, song cũng có ở xa hơn về phía nam như tại Creswell Crags. Văn hoá La Mã truyền bá đến Anh vào thế kỷ I, nhiều hình thức nghệ thuật sử dụng tượng, tượng bán thân, thủy tinh, và đồ khảm trở thành quy tắc tiêu chuẩn. Tồn tại nhiều đồ tạo tác cho đến ngày nay, như tại Lullingstone và Aldborough. Trong sơ kỳ Trung Cổ, phong cách ưa chuộng thánh giá và đồ ngà điêu khắc, tranh bản thảo, trang sức bằng vàng và tráng men, biểu thị yêu thích các thiết kế phức tạp, đan xen như trong kho chôn giấu Staffordshire phát hiện vào năm 2009. Một số trong đó pha trộn các phong cách Gael và Anh, như Cẩm nang Lindisfarne và Sách thánh ca Vespasian. Nghệ thuật Gothic sau đó được phổ biến tại Winchester và Canterbury, các hiện vật còn lại như trong Sách cầu kinh St. Æthelwold và Sách thánh ca Luttrell.
Thời kỳ Tudor có các nghệ sĩ nổi tiếng của triều đình, tranh chân dung duy trì là bộ phận vĩnh viễn của nghệ thuật Anh, chúng trở nên nổi tiếng nhờ công một người Đức là Hans Holbein, và các nghệ sĩ bản địa như Nicholas Hilliard. Dưới thời dòng họ Stuart, các nghệ sĩ châu Âu lục địa có ảnh hưởng đến Anh, đặc biệt là người Flemish (nay là vùng Bỉ nói tiếng Hà Lan), các nghệ sĩ đại diện cho giai đoạn này gồm Anthony van Dyck, Peter Lely, Godfrey Kneller và William Dobson. Thế kỷ XVIII là giai đoạn quan trọng khi Viện hàn lâm Hoàng gia Anh được thành lập, một chủ nghĩa kinh điển dựa trên Phục Hưng toàn thịnh thịnh hành—Thomas Gainsborough và Joshua Reynolds trở thành hai nghệ sĩ quý báu nhất của Anh.
Trường phái Norwich tiếp tục truyền thống cảnh quan, trong khi Anh em tiền Raphael có phong cách sâu sắc và chi tiết đã phục hồi phong cách sơ kỳ Phục hưng, họ gồm có các thủ lĩnh là Holman Hunt, Dante Gabriel Rossetti và John Everett Millais. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Nghệ sĩ nổi bật trong thế kỷ XX là Henry Moore, ông được đánh giá là tiếng nói của điêu khắc Anh Quốc, và của chủ nghĩa hiện đại Anh Quốc nói chung. Các họa sĩ đương đại gồm có Lucian Freud với tác phẩm "Benefits Supervisor Sleeping" vào năm 2008 lập kỷ lục thế giới về mức giá một bức tranh của một họa sĩ còn sống.
Văn học, thi ca và triết học.
Các tác gia thời kỳ đầu như Bede và Alcuin viết bằng tiếng La Tinh. Giai đoạn văn học tiếng Anh cổ có sử thi "Beowulf" và văn xuôi thế tục là "Biên niên sử Anglo-Saxon", cùng với các tác phẩm Cơ Đốc giáo như "Judith", "Hymn" của Cædmon và các tiểu sử vị thánh. Sau khi người Norman chinh phục Anh, tiếng La Tinh tiếp tục trong các tầng lớp có giáo dục, cũng như văn học Anh-Norman.
Văn học tiếng Anh trung đại xuất hiện cùng với Geoffrey Chaucer, tác giả của "The Canterbury Tales", cùng với Gower, Pearl Poet và Langland. William xứ Ockham và Roger Bacon đều thuộc Dòng Francis, họ là các triết gia lớn vào thời Trung Cổ. Julian xứ Norwich viết sách "Revelations of Divine Love", ông là một nhà thần bí Cơ Đốc giáo nổi bật. Trong văn học Phục hưng Anh, xuất hiện phong cách tiếng Anh cận đại. William Shakespeare có các tác phẩm "Hamlet", "Romeo và Juliet", "Macbeth", và "A Midsummer Night's Dream", ông là một trong các tác gia cừ khôi nhất của văn học Anh.
Christopher Marlowe, Edmund Spenser, Philip Sydney, Thomas Kyd, John Donne, và Ben Jonson là các tác gia có thanh thế khác trong thời kỳ Elizabeth. Francis Bacon và Thomas Hobbes viết về chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy vật, bao gồm cả phương pháp khoa học và khế ước xã hội. Filmer viết về quyền thần thánh của quốc vương. Marvell là một nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh vượng chung, còn John Milton là tác giả của "Thiên đường đã mất" vào thời kỳ khôi phục chế độ quân chủ.
Một số triết gia nổi bật nhất trong thời kỳ Khai sáng là John Locke, Thomas Paine, Samuel Johnson và Jeremy Bentham. Các phần tử cấp tiến hơn sau đó bị Edmund Burke chống đối, ông được nhận định là người sáng lập chủ nghĩa bảo thủ. Thi nhân Alexander Pope cùng thơ trào phúng của ông được đánh giá cao. Anh giữ vai trò quan trọng trong chủ nghĩa lãng mạn, Samuel Taylor Coleridge, Lord Byron, John Keats, Mary Shelley, Percy Bysshe Shelley, William Blake và William Wordsworth là các nhân vật chủ yếu. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Đứng trước cách mạng công nghiệp, các nhà văn thôn dã tìm đường đi giữa tự do và truyền thống; William Cobbett, G. K. Chesterton và Hilaire Belloc là những người diễn giải chính, trong khi người sáng lập chủ nghĩa xã hội phường hội là Arthur Penty và người tán thành phong trào hợp tác là G. D. H. Cole có liên hệ phần nào. Chủ nghĩa tiếp tục thông qua John Stuart Mill và Bertrand Russell, còn Bernard Williams tham gia vào phân tích. Các tác gia quanh thời kỳ Victoria gồm Charles Dickens, chị em nhà Brontë, Jane Austen, George Eliot, Rudyard Kipling, Thomas Hardy, H. G. Wells và Lewis Carroll. Sau đó, Anh tiếp tục có các tiểu thuyết gia như George Orwell, D. H. Lawrence, Virginia Woolf, C. S. Lewis, Enid Blyton, Aldous Huxley, Agatha Christie, Terry Pratchett, J. R. R. Tolkien và J. K. Rowling.
Nghệ thuật trình diễn.
Âm nhạc dân gian truyền thống của Anh có từ nhiều thế kỷ và đóng góp cho một số thể loại nổi tiếng, chủ yếu là hò kéo thuyền, nhảy điệu jig, nhảy điệu thủy thủ và nhạc dance. Nó có các biến thể riêng biệt và khác biệt khu vực. Các khúc ballad về Robin Hood do Wynkyn de Worde in ra từ thế kỷ XVI là một hiện vật quan trọng, cũng như các bộ sưu tập "The Dancing Master" của John Playford và "Roxburghe Ballads" của Robert Harley. Một số bài hát nổi tiếng nhất là "Greensleeves", "Pastime with Good Company", "Maggie May" và "Spanish Ladies". Nhiều bài hát cho trẻ em có nguồn gốc từ Anh như "Twinkle Twinkle Little Star", "Roses are red", "Jack and Jill", "London Bridge Is Falling Down, The Grand Old Duke of York, Hey Diddle Diddle" và "Humpty Dumpty". Các bài hát mừng Giáng Sinh truyền thống của Anh gồm có "We Wish You a Merry Christmas", "The First Noel" và "God Rest You Merry, Gentlemen".
Các nhà soạn nhạc thời kỳ đầu của Anh về âm nhạc cổ điển gồm có các nghệ sĩ Phục hưng Thomas Tallis và William Byrd, tiếp theo là Henry Purcell thuộc giai đoạn Baroque. George Frideric Handel vốn là người Đức song đã nhập tịch Anh và dành hầu hết cuộc đời sáng tác của mình tại Luân Đôn, ông sáng tác ra các tác phẩm nổi tiếng nhất của âm nhạc cổ điển: "Messiah", "Water Music" và "Music for the Royal Fireworks". Một trong bốn bản thánh ca đăng cơ của ông là "Zadok the Priest" được sáng tác cho lễ đăng cơ của George II, sau đó được trình diễn tại mọi lễ đăng cơ của quân chủ Anh. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Diễn ra một cuộc phục hưng về thành tựu của các nhà soạn nhạc Anh trong thế kỷ XX, dẫn đầu là Edward Elgar, Benjamin Britten, Frederick Delius, Gustav Holst, Ralph Vaughan Williams cùng những người khác. Các nhà soạn nhạc hiện đại đến từ Anh gồm có Michael Nyman nổi tiếng với "The Piano", và Andrew Lloyd Webber có nhạc thành công vang dội trong rạp West End và toàn cầu.
Trong lĩnh vực âm nhạc đại chúng, nhiều ban nhạc và nghệ sĩ đơn của Anh được đánh giá là có ảnh hưởng nhất và bán chạy nhất mọi thời đại. The Beatles, Led Zeppelin, Pink Floyd, Elton John, Queen, Rod Stewart và The Rolling Stones nằm trong số các nghệ sĩ bán được nhiều đĩa ghi âm nhất trên thế giới. Nhiều thể loại có nguồn gốc tại Anh, như British invasion, progressive rock, hard rock, Mod, glam rock, heavy metal, Britpop, indie rock, gothic rock, shoegazing, acid house, garage, trip hop, drum and bass và dubstep.
Các lễ hội âm nhạc ngoài trời quy mô lớn trong mùa hè và mùa thu được tổ chức nhiều, chẳng hạn như Glastonbury, V Festival, và Reading and Leeds Festivals. Nhà hát opera nổi tiếng nhất tại Anh là Nhà hát opera Hoàng gia tại Covent Garden. The Proms là một mùa các buổi hoà nhạc cổ điển dàn nhạc giao hưởng, được tổ chức tại Royal Albert Hall thuộc Luân Đôn, đây là một sự kiện văn hoá chính mỗi năm tại Anh. The Royal Ballet là một trong các công ty ba-lê nổi tiếng nhất thế giới, danh tiếng của họ dựa trên hai nhân vật nổi bật của vũ đạo thế kỷ XX là diễn viên Margot Fonteyn và biên đạo Frederick Ashton.
Điện ảnh.
Anh có ảnh hưởng đáng kể đến lịch sử điện ảnh, sản sinh một số diễn viên, đạo diễn và phim ảnh vĩ đại nhất, trong đó có Alfred Hitchcock, Charlie Chaplin, David Lean, Laurence Olivier, Vivien Leigh, John Gielgud, Peter Sellers, Julie Andrews, Michael Caine, Gary Oldman, Alan Rickman, Helen Mirren, Kate Winslet và Daniel Day-Lewis. Hitchcock và Lean nằm trong số các nhà làm phim được đánh giá cao nhất. Phim đầu tay của Hitchcock là "" (1926) giúp định hình thể loại phim ly kỳ, còn phim "Blackmail" vào năm 1929 của ông thường được cho là phim có âm thanh đầu tiên của Anh Quốc.
Các xưởng phim lớn tại Anh gồm có Pinewood, Elstree và Shepperton. Một số phim thành công nhất về thương mại mọi thời đại được sản xuất tại Anh, trong đó có hai nhãn phim vào hàng doanh thu cao nhất ("Harry Potter" và "James Bond"). Xưởng phim Ealing tại Luân Đôn được cho là xưởng phim hoạt động liên tục lâu năm nhất thế giới. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Nổi tiếng vì ghi âm nhiều nhạc nền phim điện ảnh, Dàn nhạc giao hưởng Luân Đôn lần đầu trình diễn nhạc phim vào năm 1935.
Bảng xếp hạng 100 phim Anh Quốc của BFI có "Monty Python's Life of Brian" (1979), phim này thường được công chúng Anh Quốc bình chọn là hài hước nhất mọi thời đại. Các nhà sản xuất Anh cũng tích cực trong hợp tác sản xuất quốc tế, và các diễn viên, đạo diễn và đoàn làm phim Anh xuất hiện thường xuyên trong các phim Mỹ. Hội đồng phim Anh Quốc xếp hạng David Yates, Christopher Nolan, Mike Newell, Ridley Scott và Paul Greengrass là 5 đạo diễn Anh thành công nhất về thương mại kể từ năm 2001. Các đạo diễn Anh đương đại gồm có Sam Mendes, Guy Ritchie và Steve McQueen. Các diễn viên đương đại có Tom Hardy, Daniel Craig, Benedict Cumberbatch và Emma Watson. Đạo diễn Andy Serkis cho mở xưởng phim The Imaginarium tại Luân Đôn vào năm 2011. Công ty hiệu ứng thị giác Framestore tại Luân Đôn sản xuất một số hiệu ứng đặc biệt được đánh giá cao nhất trong các phim hiện đại. Nhiều phim Hollywood thành công dựa trên cốt truyện về người Anh, văn học hoặc sự kiện của Anh. 'English Cycle' của phim hoạt hình Disney gồm có "Alice trong xứ thần tiên", "Sách Rừng xanh" và "Winnie-the-Pooh".
Bảo tàng, thư viện và phòng trưng bày ảnh.
Quỹ Di sản Anh là thể chế chính phủ có thẩm quyền rộng trong quản lý các di tích lịch sử, đồ tạo tác và môi trường tại Anh. Quỹ này hiện do Bộ Văn hoá, Truyền thông và Thể thao bảo trợ. Quỹ Quốc gia về các địa điểm quan trọng lịch sử hoặc vẻ đẹp tự nhiên giữ một vai trò tương phản. Anh có 17 trong số 25 di sản thế giới UNESCO của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Một số di sản nổi tiếng là: Tường Hadrianus , Stonehenge, Avebury và các di chỉ liên quan, Tháp Luân Đôn, Bờ biển kỷ Jura, Saltaire, Hẻm núi Ironbridge, Công viên Hoàng gia Studley.
Anh có nhiều bảo tàng, song có lẽ nổi tiếng nhất là Bảo tàng Anh tại Luân Đôn. Bộ sưu tập của bảo tàng có trên bảy triệu hiện vật và là một trong các bộ sưu tập lớn nhất và toàn diện nhất trên thế giới, có nguồn gốc từ mọi lục địa, minh hoạ và dẫn chứng câu chuyện văn hoá nhân loại từ khi bắt đầu cho đến hiện tại. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Thư viện Anh tại Luân Đôn là thư viện quốc gia và là một trong các thư viện nghiên cứu lớn nhất thế giới, lưu giữ trên 150 triệu mục trong toàn bộ các ngôn ngữ và khổ giấy, gồm có 25 triệu sách. Nhà trưng bày nghệ thuật cao cấp nhất là Nhà trưng bày Quốc gia tại Quảng trường Trafalgar, có một bộ sưu tập với trên 2.300 bức hoạ có niên đại từ giữa thế kỷ XIII đến 1900. Các nhà trưng bày Tate lưu giữ các bộ sưu tập quốc gia về nghệ thuật đương đại Anh và quốc tế; họ cũng tổ chức Giải Turner nổi tiếng song thường gây tranh luận.
Thể thao.
Anh có di sản thể thao mạnh mẽ, trong thế kỷ XIX Anh đã điều lệ hoá nhiều môn thể thao hiện được chơi khắp thế giới. Các môn thể thao có nguồn gốc tại Anh gồm có bóng đá, cricket, rugby union, rugby league, quần vợt, quyền Anh, cầu lông, bóng quần, rounders, khúc côn cầu, snooker, bi-a, phi tiêu, bóng bàn, bóng gỗ, bóng lưới, đua ngựa thuần chủng, đua chó và săn cáo. Anh còn giúp phát triển golf, đua thuyền buồm và công thức 1.
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất, đội tuyển bóng đá quốc gia Anh có sân nhà là sân vận động Wembley. Anh thi đấu với Scotland trong trận đấu bóng đá quốc tế đầu tiên vào năm 1872. Anh được FIFA cho là "quê hương của bóng đá", và từng tổ chức đồng thời giành chức vô địch tại Giải bóng đá vô địch thế giới 1966, giành thắng lợi trước Tây Đức với tỷ số 4–2 trong trận chung kết, với ba bàn thắng của Geoff Hurst. Trận chung kết này thu hút tới 32,3 triệu khán giả truyền hình Anh, là sự kiện truyền hình được xem nhiều nhất tại Anh Quốc cho đến nay. Anh cũng được FIFA công nhận là nơi khai sinh của bóng đá cấp câu lạc bộ, do Sheffield F.C. thành lập vào năm 1857 là câu lạc bộ cổ nhất trên thế giới. Hiệp hội bóng đá Anh là thể chế quản lý thể thao lâu năm nhất, có các điều lệ bóng đá được soạn thảo lần đầu vào năm 1863. Cúp FA và giải bóng đá Anh là các giải thi đấu đầu tiên. Hiện nay, Ngoại hạng Anh là giải đấu bóng đá có nhiều người theo dõi nhất thế giới, sinh lợi nhiều nhất, và nằm vào hàng tinh hoa. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Liverpool, Manchester United, Nottingham Forest, Chelsea , Aston Villa và Manchester City đã giành cúp châu Âu, trong khi Arsenal, Leeds United, Tottenham Hotspur đã từng lọt tới trận chung kết.
Cricket nói chung được cho là phát triển từ sơ kỳ Trung cổ trong các cộng đồng nông nghiệp và thợ luyện kim tại Weald. Đội tuyển cricket Anh là đội tuyển hợp nhất của Anh và Wales. Một trong những cặp đấu nổi tiếng nhất của môn này là loạt The Ashes giữa Anh và Úc, được tổ chức từ năm 1882. Trận chung kết 2009 Ashes được gần 2 triệu người theo dõi, song cực điểm 2005 Ashes được 7,4 triệu người theo dõi do nó được phát trên truyền hình mặt đất. Anh từng bốn lần tổ chức giải vô địch cricket thế giới (1975, 1979, 1983, 1999), và sẽ tổ chức mùa giải năm 2019, song chưa từng vô địch. Anh từng tổ chức ICC World Twenty20 năm 2009, và vô địch mùa giải năm 2010 khi đánh bại Úc trong trận chung kết. Có nhiều giải thi đấu trong nước, gồm cả giải vô địch các hạt, trong đó Yorkshire là câu lạc bộ thành công nhất với 31 lần giành chiến thắng. Sân cricket Lord's tại Luân Đôn thỉnh thoảng được gọi là "Mecca của môn Cricket".
William Penny Brookes là nhân vật nổi tiếng vì thiết lập phiên bản hiện đại của Thế vận hội. Luân Đôn từng tổ chức Olympic mùa hè năm 1908 và 1948, và 2012. Anh cũng tham gia thi đấu tại Đại hội thể thao Khối Thịnh vượng chung, được tổ chức bốn năm một lần. Hội đồng Thể thao Anh là cơ quan quản lý chịu trách nhiệm phân bổ quỹ và chỉ đạo chiến lược cho hoạt động thể thao tại Anh. Một giải Grand Prix được tổ chức tại Silverstone.
Rugby union bắt nguồn tại Trường Rugby, Warwickshire vào đầu thế kỷ XIX. Đội tuyển rugby union quốc gia Anh giành chiến thắng tại giải vô địch thế giới năm 2003. Anh là đồng chủ nhà của mùa giải vô địch rugby union thế giới năm 1991, và tổ chức mùa giải năm 2015. Cấp cao nhất của câu lạc bộ là English Premiership. Leicester Tigers, London Wasps, Bath Rugby và Northampton Saints từng giành thắng lợi trong Heineken Cup châu Âu. Rugby league ra đời tại Huddersfield năm 1898. Kể từ năm 2008, đội tuyển rugby league quốc gia Anh có tư cách cấp quốc gia đầy đủ thay vì đội tuyển rugby league Anh Quốc, vốn là đội tuyển từng ba lần vô địch thế giới vào năm 1954, 1960 và 1972 song hiện giải thể. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Các câu lạc bộ chơi tại Super League, hậu thân của giải vô địch bóng Rugby từ năm 1895. Toàn bộ 11 câu lạc bộ của Anh trong Super League đều nằm tại miền bắc, một số câu lạc bộ thành công nhất gồm Wigan Warriors, St Helens, Leeds Rhinos và Huddersfield Giants; ba câu lạc bộ đầu đều từng giành World Club Challenge. Trong môn quần vợt, Giải Vô địch Wimbledon là giải đấu lâu đời nhất thế giới và được công nhận rộng rãi là giải đấu danh tiếng nhất.
Các biểu tượng quốc gia.
Quốc kỳ Anh là Thập tự Thánh George kể từ thế kỷ XIII. Ban đầu cờ được dùng bởi một quốc gia hàng hải là Cộng hòa Genova. Vương triều Anh đã trả một khoản cống nạp cho Tổng trấn Genova từ năm 1190 trở về sau, nhờ thế các con tàu Anh có thể treo lá cờ này để làm một phương tiện bảo vệ khi đi vào Địa Trung Hải. Một chữ thập đỏ là một biểu tượng cho nhiều cuộc Thập Tự Chinh trong thế kỷ XII và XIII. Nó gắn liền với Thánh George, cùng với các quốc gia và thành phố tuyên bố ông là vị thánh bảo hộ và sử dụng chữ thập của ông trong hiệu kỳ. Từ năm 1606 lá cờ Chữ thập Thánh George đã là một phần trong thiết kế của Quốc kỳ Liên hiệp, một lá cờ cho toàn Vương quốc Anh được thiết kế bởi Vua James I.
Có nhiều biểu tượng và đồ tạo tác mang tính biểu tượng khác, cả chính thức và không chính thức, gồm hoa hồng Tudor là biểu tượng thực vật quốc gia, và "Tam sư" được thể hiện trên quốc huy. Hoa hồng Tudor đã được chấp nhận làm một biểu tượng quốc gia của Anh vào khoảng thời gian Các cuộc chiến tranh Hoa hồng để tượng trưng cho hoà bình. Nó là một biểu tượng dung hợp ở điểm nó kết hợp cả hoa hồng trắng của Nhà York và hoa hồng đỏ của Nhà Lancaster — đều là các nhánh thứ của Nhà Plantagenet khi họ tham gia vào cuộc chiến tranh tranh giành vương triều. Nó cũng được gọi là "Hoa hồng Anh". Cây sồi là một biểu tượng của Anh, thể hiện sức mạnh và sự trường tồn. Thuật ngữ Cây Sồi Hoàng gia được dùng để biểu thị sự trốn thoát của Vua Charles II khỏi những người theo phe nghị viện sau khi cha ông bị hành quyết; ông đã trốn trong một cây sồi để tránh bị phát hiện trước khi trốn thoát ra nước ngoài.
Quốc huy Anh, với hình ba chú sư tử có niên đại từ khi được Richard Sư tử tâm chấp nhận năm 1198–1340. |
Anh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=853 | Chúng được tuyên dương là "gules, three lions passant guardant or" và là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Anh; nó tương tự như những huy hiệu truyền thống của Normandy. Anh không có quốc ca được quy định chính thức, bởi Vương quốc Liên hiệp Anh về tổng thể có "Chúa phù hộ Nữ hoàng". Tuy nhiên, những bài sau thường được coi là những quốc ca không chính thức của Anh:
"Jerusalem", "Land of Hope and Glory" (được dùng cho Anh trong Đại hội Thể thao Thịnh vượng chung 2002), và "I Vow to Thee, My Country". Ngày quốc khánh của Anh là Ngày Thánh George, bởi Thánh George là vị thánh bảo hộ của Anh, và được tổ chức hàng năm vào ngày 23 tháng 4. |
Ottawa | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=854 | Ottawa là thủ đô và cũng là thành phố lớn thứ tư của Canada thành phố lớn thứ nhì của tỉnh bang Ontario. Ottawa nằm trong thung lũng sông Ottawa phía bờ Đông của tỉnh bang Ontario, cách Toronto 400 km về phía Đông Bắc và Montréal 190 km về phía Tây. Ottawa nằm trải dài theo bờ sông Ottawa, đường thủy chủ yếu ngăn cách tỉnh bang Ontario và Québec.
Diện tích của thành phố vào khoảng 2.778,64 km², dân số vào năm 2001 là trên 808.000 người (nếu tính luôn các khu ngoại thành thì hơn 1,1 triệu người). Vào năm 2005, dân số ước tính là 859.704, trong khi vùng thủ đô, bao gồm thành phố Gatineau, Québec, có dân số ước khoảng 1.148.785. Dân số những người nói tiếng Pháp tại Ottawa rất đáng kể, và theo chính sách của chính phủ, tất cả các dịch vụ chủ yếu đều bằng song ngữ cả hai thứ tiếng Anh và Pháp. Thủ đô Ottawa còn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc cổ như Tòa nhà Nghị viện ("Parliament Buildings"), Dinh Toàn quyền Rideau ("Rideau Hall"), Tòa nhà Liên bang ("Confederation Building"), các phòng tranh, viện bảo tàng, thư viện quốc gia và các trường đại học như Đại học Carleton và Đại học Ottawa. Thêm nữa thành phố cũng có những khu thương mại sầm uất và các cao ốc hiện đại giống như Toronto, Montréal và Vancouver.
Thị trưởng đương thời của Ottawa là ông Larry O'Brien, là người kế nhiệm ông Bob Chiarelli vào ngày 1 tháng 12 năm 2006. Ottawa là nơi tập trung nhiều Tiến sĩ nhất tính theo đầu người tại Canada.
Lịch sử.
Vùng Ottawa xưa kia là nơi sinh sống của dân tộc bản xứ bộ lạc Algonquin. Người Algonquin xưa kia gọi sông Ottawa là sông "Kichi Sibi" hoặc "Kichissippi", có nghĩa là "Dòng sông lớn". Người Âu châu đầu tiên đến định cư tại vùng này là Philemon Wright đã thành lập một cộng đồng phía bên bờ sông thuộc tỉnh bang Québec vào năm 1800. Ông Wright khám phá rằng có thể vận chuyển gỗ bằng đường sông từ thung lũng Ottawa đến Montréal, và khu vực này đã phát triển nhanh chóng nhờ vào độc quyền kinh doanh gỗ. Loại thông trắng đã được trồng khắp vùng thung lũng này nhờ vào thân cây thẳng và rắn chắc rất được ưa chuộng tại nhiều nước Âu châu. |
Ottawa | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=854 | Để có thể ổn định cuộc sống cho gia đình các trung đoàn quân đội vào những năm tiếp theo cuộc Chiến tranh năm 1812, chính phủ bắt đầu hỗ trợ các kế hoạch di dân nhằm đưa nhóm dân Công giáo Ireland và Tin lành đến định cư tại vùng Ottawa, và từ đó bắt đầu cho một làn sóng di cư đều đặn của người Ireland trong các thập niên kế tiếp. Cùng với nhóm dân Canada gốc Pháp đến từ tỉnh bang Québec, hai nhóm dân này đã cung cấp một số lượng lớn công nhân trong công trình Kênh Rideau và sự phát triển của ngành kinh doanh gỗ, nhờ đó Ottawa đã được đưa vào bản đồ.
Dân số trong vùng tăng lên rõ rệt sau khi Đại tá John By hoàn tất kênh Rideau vào năm 1832. Mục đích của kênh đào này là cung cấp một đường thủy an toàn giữa Montréal và Kingston trong vùng hồ Ontario, băng qua sông St. Lawrence nơi giáp ranh với tiểu bang New York. Kênh được xây dựng bắt đầu từ đoạn cuối phía Bắc là nơi Đại tá By đặt một doanh trại, sau đó trở thành đồi Parliament và bố trí một thành phố nhỏ được gọi là Bytown. Các nhà lãnh đạo thành phố này bao gồm các con của ông Wright, đáng kể nhất là ông Ruggles Wright. Nicholas Sparks, Braddish Billings và Abraham Dow là những cư dân đầu tiên phía bên bờ sông Ottawa thuộc tỉnh bang Ontario.
Phía Tây của kênh đào được biết đến với tên gọi "Annalisetown" là nơi tập trung các tòa nhà Quốc hội, trong khi phía Đông của kênh đào (chỗ giao nhau giữa kênh đào và sông Rideau) được gọi là "Nathantown". Lúc bấy giờ, Lowertown là một thị trấn lụp xụp đông đúc và huyên náo, thường xuyên hứng chịu các trận dịch tệ hại nhất, như trận dịch tả vào năm 1832 và trận dịch sốt phát ban vào năm 1847.
Ottawa trở nên trung tâm công nghiệp chế biến gỗ của Canada và Bắc Mỹ. Từ đó, ngành công nghiệp này nhanh chóng được mở rộng dọc theo sông Ottawa về hướng Tây, và gỗ mới đốn được kết thành bè xuôi theo một đoạn sông dài đưa đến các nhà máy chế biến. Bytown được đổi tên là Ottawa vào năm 1855.
Ngày 31 tháng 12 năm 1857, Nữ hoàng Victoria đã được thỉnh cầu để định đô cho xứ Canada (gồm tỉnh bang Québec và Ontario) và bà đã chọn Ottawa. Có nhiều câu chuyện châm biếm về cách bà chọn ra thủ đô như sau: bà đã cắm cây trâm gài nón trên bản đồ giữa khoảng cách Toronto và Montréal, hoặc đơn giản là bà thích màu sắc trên bản đồ của vùng này. |
Ottawa | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=854 | Mặc dù những câu chuyện này không có cơ sở lịch sử nhưng đã phản ánh sự chuyên quyền độc đoán khi Ottawa được chọn làm thủ đô lúc bấy giờ và Luân Đôn đã không thỉnh ý người dân. Mặc dù hiện nay Ottawa là một thủ đô chủ yếu và là thành phố lớn thứ tư của Canada, nhưng xưa kia Ottawa chỉ là một thị trấn ngoại ô cách xa các thành phố chính khác, như Thành phố Québec và Montréal ở phía Đông của Canada, hoặc Kingston và Toronto ở phía Tây.
Trong thực tế, các cố vấn của Nữ hoàng đã khuyên bà chọn Ottawa vì nhiều lý do: lý do thứ nhất vì Ottawa là khu định cư ở ngay ranh giới của phía Đông và Tây của Canada (ranh giới giữa Québec và Ontario ngày nay), như là một thỏa hiệp giữa hai khu kiều dân Pháp và Anh; thứ hai là cuộc chiến tranh năm 1812 đã cho thấy nhược điểm của các thành phố lớn là dễ bị phía Mỹ tấn công vì các thành phố này nằm rất gần biên giới trong khi Ottawa lúc bấy giờ được rừng rậm bao bọc và nằm cách xa biên giới; lý do thứ ba là chính phủ sở hữu một mảnh đất rộng lớn ở một vị thế với phong cảnh ngoạn mục nhìn xuống dòng sông Ottawa. Vị trí của Ottawa rất thuận lợi trong việc phòng thủ trong lúc vẫn duy trì được vận chuyển bằng đường thủy bằng sông Ottawa đến phía Đông Canada, và bằng kênh Rideau đến phía Tây Canada. Hai lý do khác là do Ottawa gần như là trung điểm giữa Toronto và thành phố Québec (~500 km/310 mi) và vì Ottawa là một thành phố nhỏ nên giảm thiểu được dư luận bất bình trong quần chúng và dẫn đến sự phá hoại các tòa nhà chính phủ như đã từng xảy ra với các thủ đô cũ của Canada.
Khu nhà chính của tòa nhà Quốc hội tại Ottawa đã bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn ngày 3 tháng 2 năm 1916. Thượng nghị viện và Hạ nghị viện phải tạm thời dời đến Viện Bảo tàng Kỷ niệm Victoria vừa mới xây xong, nay là Viện Bảo tàng Thiên nhiên cách đồi Parliament khoảng 1 km trên đường Metcalfe. Một khu nhà chính khác đã được xây dựng lại và hoàn tất vào năm 1922. Tháp Hòa bình ở ngay giữa tòa nhà Quốc hội và là biểu tượng của thành phố này đã được xây theo kiến trúc Gô-tích.
Vào ngày 5 tháng 9 năm 1945, chỉ một vài tuần lễ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều người cho rằng Ottawa là nơi chính thức bắt đầu cuộc Chiến tranh Lạnh. |
Ottawa | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=854 | Một thư ký tầm thường của Liên Xô tên là Igor Gouzenko đã trốn khỏi Tòa Đại sứ Liên Xô với hơn 100 tài liệu mật. Đầu tiên, Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) đã từ chối thu nhận mớ tài liệu này vì Liên Xô vẫn còn là đồng minh của Canada và Anh Quốc, và vì báo chí không tha thiết gì đến câu chuyện này. Sau khi Gouzenko lẩn trốn một đêm tại căn hộ của người hàng xóm và biết được nhà riêng đã bị lục soát, cuối cùng Gouzenko đã thuyết phục được RCMP xem qua mớ tài liệu đó và đó là bằng chứng về hệ thống gián điệp Liên Xô đang hoạt động tại các nước phương Tây, và điều này đã gián tiếp dẫn đến việc phát hiện Liên Xô đang chế tạo bom nguyên tử để đối chọi với Hoa Kỳ.
Năm 2001, thành phố Ottawa cũ (dân số ước tính năm 2005 là 350.000) đã được hợp nhất với các khu ngoại ô Nepean (dân số 135.000), Kanata (dân số 56.000), Gloucester (dân số 120.000), Rockcliffe Park (dân số 2.100), Vanier (dân số 17.000) và Cumberland (dân số 55.000), và các huyện ngoại thành West Carleton (dân số 18.000), Osgoode (dân số 13.000), Rideau (dân số 18.000) và Goulbourn (dân số 24.000), cùng với các hệ thống và cơ sở hạ tầng của Vùng Thủ đô Ottawa-Carleton. Trước năm 1969, Ottawa-Carleton là Carleton County bao gồm các khu vực như thành phố Ottawa hiện nay ngoại trừ Cumberland.
Khẩu hiệu.
"Tiến lên" là khẩu hiệu của Ottawa và Trung đoàn Bộ binh Cameron Highlanders của Ottawa.
Địa lý và khí hậu.
Ottawa tọa lạc tại bờ phía Nam của sông Ottawa, và bao gồm các cửa sông Rideau và kênh Rideau. Khu phố cổ nhất (kể cả di tích của Bytown) được gọi là "Lower Town" và chiếm cứ một vùng giữa kênh đào và các nhánh sông. Phía bên kia kênh đào về phía Tây là "Centretown" (thường được gọi là "downtown" - khu trung tâm thành phố), là trung tâm tài chính và thương mại của thành phố. Giữa nơi đây và sông Ottawa là đồi Parliament vươn lên cao và là nơi tập trung các tòa nhà chính phủ tiêu biểu của thủ đô và cũng là nơi hội họp của các nhà Lập pháp Canada.
Thủ đô Ottawa bao gồm nhiều vùng ven ngoại thành nằm ở phía Đông, phía Tây và phía Nam, và kể cả các thành phố cũ của Gloucester, Nepean và Vanier, khu làng xã cũ của Rockcliffe Park và các khu ngoại ô Manotick và Orléans. |
Ottawa | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=854 | Tính chung vào khu thành thị chính là vùng ngoại ô Kanata bao gồm khu phố trước kia của Kanata và khu làng xã Stittsville (dân số 70.320). Ngoài ra còn có các thị trấn và cộng đồng khác thuộc vùng ven đô ở phía bên kia vùng đất chưa khai phá như là Constance Bay (dân số 2.327); Kars (dân số 1.539); Metcalfe (dân số 1.610); Munster (dân số 1.390); Osgoode (dân số 2.571); và Richmond (dân số 3.287).
Sông Ottawa là ranh giới giữa Ontario Québec. Bên kia sông là thành phố Gatineau. Mặc dù Ottawa và Gatineau (và các thành phố lân cận khác) chính thức thuộc về hai tỉnh bang khác nhau và có bộ máy quản lý riêng biệt nhưng hai thành phố này hợp nhất thành Vùng Thủ đô Quốc gia với tổng số cư dân hơn một triệu người. Hội đồng Thành phố của chính quyền Liên bang (Hội đồng Thủ đô Quốc gia, viết tắt là NCC) sở hữu các khu đất của cả hai thành phố - bao gồm các địa điểm có tính chất lịch sử quan trọng trong lãnh vực du lịch. NCC có trách nhiệm lên kế hoạch và phát triển các khu đất này và là một đóng góp quan trọng cho cả hai thành phố.
Bao bọc vùng thành thị này là vùng đất chưa khai phá rộng lớn Greenbelt do Hội đồng Thủ đô Quốc gia quản lý bao gồm các khu rừng, đất canh tác và đầm lầy.
Ottawa là một thành phố tự trị, không phụ thuộc vào cấp quản lý cao hơn nào khác. Ottawa được bao bọc bởi Liên hiệp Huyện Prescott và Russell về phía Đông; Huyện Renfrew và Huyện Lanark về phía Tây; ở phía Nam là Liên hiệp Huyện Leeds và Grenville và Liên hiệp Huyện Stormont, Dundas và Glengarry; và ở phía Bắc là Les Collines-de-l'Outaouais và thành phố Gatineau.
Ottawa do 11 huyện có tính chất lịch sử hợp thành: Cumberland, Fitzroy, Gloucester, Goulbourn, Huntley, March, Marlborough, Nepean, North Gower, Osgoode và Torbolton.
Ottawa có một khí hậu đại lục ẩm ướt (Koppen "Dfb") với nhiệt độ cao nhất là 37.8 °C (100 °F) vào mùa hè năm 1986 và 2001, thấp nhất là -38.9 °C (-38 °F) vào ngày 29 tháng 12 năm 1933, và là thủ đô lạnh hàng thứ nhì trên thế giới (sau Ulaanbaatar, Mông Cổ). Với khí hậu đặc biệt này, Ottawa rất hãnh diện về các hoạt động hàng năm nhưng cũng có yêu cầu đa dạng về quần áo. |
Ottawa | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=854 | Tuy nhiên vì khí hậu vào mùa hè rất ấm áp nên Ottawa chỉ xếp hạng thứ 7 trong các thủ đô lạnh nhất thế giới căn cứ vào nhiệt độ trung bình hàng năm, nhưng nếu dựa vào nhiệt độ trung bình của tháng 1 thì Ottawa xếp hạng 3 sau Ulaanbaatar, Mông Cổ và Astana, Kazakhstan.
Tuyết và băng nước đá có ảnh hưởng lớn đến Ottawa vào mùa Đông. Lượng tuyết hàng năm tại Ottawa vào khoảng 235 cm (93 in). Ngày có nhiều tuyết rơi nhất được ghi lại là 4 tháng 3 năm 1947 với 73 cm (2.5 feet). Nhiệt độ trung bình tháng 1 là -10.8 °C (13 °F), ban ngày nhiệt độ trên 0 °C và ban đêm lạnh dưới -25 °C (-13 °F) vào mùa Đông. Mùa tuyết rơi hàng năm thay đổi thất thường. Thông thường tuyết bao phủ mặt đất từ giữa tháng 12 đến đầu tháng 4, nhưng cũng có năm tuyết chỉ rơi sau lễ Giáng sinh, nhất là những năm gần đây. Năm 2007 thật đáng chú ý vì mãi đến gần cuối tháng 1 mới có tuyết rơi. Những cơn gió lạnh cóng trung bình hàng năm là 51, 14 và 1 với những ngày nhiệt độ xuống dưới -20 °C (-4 °F), -30 °C (-22 °F) và -40 °C (-40 °F) theo thứ tự. Cơn gió lạnh nhất được ghi lại là -47.8 °C (-54.0 °F) vào ngày 8 tháng 1 năm 1968.
Ottawa và những nơi khác của Canada thường có những cơn mưa đóng băng. Trận bão đóng băng năm 1998 là một cơn bão lớn đã làm cúp điện và ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương.
Mùa hè thường ấm áp và ẩm ướt tại Ottawa mặc dù rất ngắn ngủi. Nhiệt độ trung bình cao nhất của tháng 7 là 26.5 °C (80 °F) với dòng không khí lạnh bất ngờ đến từ hướng Bắc đã hạ thấp độ ẩm ướt với nhiệt độ khoảng 30 °C (86 °F) hoặc cao hơn. Nhiệt độ cao nhất được ghi lại là 39.5 °C (103 °F) vào mùa hè năm 2005 ở vài địa điểm. Thời tiết nóng bức thường tăng thêm độ ẩm ướt đặc biệt là các khu vực gần sông ngòi. Ottawa hàng năm có 41, 12 và 2 ngày với độ ẩm ướt trên 30 °C (86 °F), 35 °C (95 °F) và 40 °C (104 °F) theo thứ tự. Ngày có độ ẩm ướt cao nhất 48 °C (118 °F) là 1 tháng 8 năm 2006.
Kinh tế. |
Ottawa | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=854 | Kinh tế.
Ottawa có mức sống cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, và tỷ lệ tăng trưởng GDP cao thứ tư trong số các thành phố lớn của Canada (năm 2007 là 2,7%, vượt quá mức trung bình của Canada là 2,4%). Vùng Ottawa-Gatineau có thu nhập cao thứ ba trong tất cả các thành phố lớn của Canada.Tổng thu nhập bình quân trong khu vực lên tới 40.078 đô la, tăng 4,9% so với năm trước. Chi phí sinh hoạt hàng năm trong năm 2007 tăng 1,9%.Nó cũng được đánh giá là thành phố sạch thứ hai ở Canada và là thành phố sạch thứ ba trên thế giới.
Dịch vụ.
Nguồn sử dụng lao động chính của Ottawa là Dịch vụ Công cộng của Canada và ngành công nghệ cao, mặc dù du lịch và chăm sóc sức khoẻ cũng thể hiện các hoạt động kinh tế ngày càng đáng kể. Chính phủ Liên bang là chủ nhân lớn nhất của thành phố, sử dụng hơn 110.000 cá nhân từ khu vực Thủ đô Quốc gia. Trụ sở chính của các cơ quan liên bang đặt tại Ottawa, đặc biệt là khắp khu vực Centretown, trong khu phức hợp Terrasses de la Chaudière và Place du Portage ở Hull. Trụ sở chính của Bộ Quốc phòng cũng được đặt tại thành phố này, là cơ quan đầu não của Lực lượng Vũ trang Canada và chủ trì Bộ Quốc phòng. Khu vực Ottawa bao gồm CFS Leitrim, Vùng Núi CFB, và CFC Rockcliffe trước đây. Vào mùa hè, thành phố tổ chức Tuần Lễ Cảnh Sát, thực hiện các nhiệm vụ như Thay Đổi Cảnh Quan. Là thủ đô của Canada, du lịch là một phần quan trọng của nền kinh tế Ottawa, nhất là sau khi lễ kỷ niệm 150 năm thành lập Canada được tổ chức tại đây. Sự dẫn đầu cho các lễ hội đã chứng kiến sự đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng công cộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch và tăng cường các điểm tham quan văn hoá quốc gia. Vùng thủ đô quốc gia hàng năm thu hút khoảng 7,3 triệu du khách, khoảng 1,18 tỉ đô la.
Công nghệ.
Ngoài các hoạt động kinh tế đi kèm với vốn quốc gia, Ottawa là một trung tâm công nghệ quan trọng; vào năm 2015, 1800 công ty tại đây đã tuyển dụng khoảng 63.400 người. Sự tập trung của các công ty trong ngành công nghiệp này đã làm cho thành phố có biệt danh là "Thung lũng Silicon Bắc". Hầu hết các công ty này chuyên về viễn thông, phát triển phần mềm và công nghệ môi trường. |
Ottawa | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=854 | Các công ty lớn như Nortel, Corel, Mitel, Cognos, Halogen, Shopify và JDS Uniphase được thành lập trong thành phố. Ottawa cũng có các khu vực cho Nokia, 3M, Adobe Systems, Bell Canada, IBM và Hewlett-Packard.Nhiều ngành công nghệ viễn thông và công nghệ mới nằm ở phía tây thành phố (trước đây là Kanata). "Khu vực công nghệ cao" được thành lập và đang hoạt động có hiệu quả vào năm 2015/2016.
Y tế.
Một ngành lớn khác là ngành y tế với hơn 18.000 nhân viên. Bốn bệnh viện đa khoa đang hoạt động nằm trong khu vực Ottawa gồm: Bệnh viện Queensway-Carleton, Bệnh viện Ottawa, Bệnh viện Montfort và Bệnh viện Nhi Đồng Đông Ontario. Một số cơ sở chuyên khoa của bệnh viện cũng có mặt, chẳng hạn như Viện Tim mạch Đại học Ottawa và Trung tâm Y tế Tâm thần Hoàng gia Ottawa. Nordion, i-Stat, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada và OHRI là một phần của ngành khoa học đời sống đang phát triển.
Kinh doanh.
Kinh doanh, tài chính, quản trị, bán hàng và dịch vụ xếp hạng cao trong các loại nghề nghiệp. Khoảng 10% GDP của Ottawa bắt nguồn từ tài chính, bảo hiểm và bất động sản, trong khi việc làm trong các ngành sản xuất hàng hoá chỉ bằng một nửa mức trung bình toàn quốc.
Thành phố Ottawa là nhà tuyển dụng lớn thứ hai với hơn 15.000 nhân viên.
Năm 2006, Ottawa đã có hơn 40.000 việc làm trong năm 2001 với tốc độ tăng trưởng trung bình năm năm tương đối chậm so với cuối những năm 1990. Trong khi số lượng nhân viên trong chính phủ liên bang bị trì trệ, ngành công nghiệp công nghệ cao đã tăng 2,4%. Sự tăng trưởng tổng thể của việc làm tại Ottawa-Gatineau là 1,3% so với năm trước, xuống vị trí thứ sáu trong số các thành phố lớn nhất của Canada.Tỷ lệ thất nghiệp tại Ottawa-Gatineau là 5,2% (tính riêng Ottawa: 5,1%), thấp hơn mức trung bình toàn quốc là 6,0%. Sự suy thoái kinh tế đã làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009 từ 4,7 đến 6,3%. Tuy nhiên, trong tỉnh Ontanrio, tỷ lệ này tăng so với cùng kỳ từ 6,4 lên 9,1%.
Giao thông.
Ottawa có hệ thống xe lửa của Công ty Đường sắt VIA, nhiều đường hàng không thông qua phi trường Quốc tế Ottawa Macdonald-Cartier, và các Công ty xe liên tỉnh như Greyhound tại Trạm xe bus trung tâm Ottawa. |
Ottawa | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=854 | Thủ đô của Canada còn có một hệ thống đường cao tốc, như quốc lộ Highway 417 (còn được gọi là quốc lộ Queensway), đường 174 vùng Ottawa-Carleton (trước kia là quốc lộ 17), và quốc lộ Highway 416 (Quốc lộ Kỷ niệm Cựu chiến binh) vừa được xây xong nối liền Ottawa với các quốc lộ khác thuộc Hệ thống Quốc lộ 400 của Ontario. Quốc lộ 417 cũng là một phần của Quốc lộ xuyên Canada. Thành phố này cũng có một vài đại lộ với phong cảnh đẹp hai bên như Đại lộ Ottawa River, và một đường cao tốc nối liền với quốc lộ 5 Québec của thành phố Hull. Tất cả quốc lộ và đường sá của Ottawa đều được liệt kê trong Danh sách đường phố của Ottawa.
Phương tiện di chuyển công cộng chủ yếu của Ottawa là OC Transpo và hệ thống tàu điện O-Train. Một hệ thống đường tàu điện nối liền Nam Bắc và Đông Tây đã được đề xuất nhưng Hội đồng Thành phố đã hủy bỏ dự án mở rộng đường Bắc Nam có thể nối liền khu Barrhaven và khu trung tâm vào năm 2009. Cả hai Công ty OC Transpo và Quebec-based Société de transport de l'Outaouais (STO) đảm nhiệm dịch vụ xe bus giữa Ottawa và Gatineau. Vé chuyển xe hoặc vé tháng đều có thể sử dụng ở cả hai thành phố không phải trả thêm tiền phụ thu.
Kênh Rideau bắt nguồn từ Kingston, Ontario lượn khúc dẫn đến Ottawa. Vào mùa Đông, kênh này vẫn mở cửa và là một phương tiện di chuyển của khu trung tâm dài khoảng 7.8 km dành cho những người trượt băng (từ Đại học Carleton đến khu siêu thị Rideau Centre) và cũng là sân trượt băng dài nhất thế giới .
Ngoài ra còn có một hệ thống đường mòn uốn khúc dọc theo sông Ottawa, sông Rideau và kênh Rideau. Những con đường nhỏ này được sử dụng trong vận chuyển, du lịch và giải trí, bởi vì đa số đều đủ rộng cho những người đi xe đạp. Đi xe đạp là phương tiện di chuyển phổ biến quanh năm trong vùng này.
Ottawa là chỗ hợp dòng của ba con sông lớn: sông Ottawa, sông Gatineau và sông Rideau. Sông Ottawa và sông Gatineau là những con sông quan trọng trong lịch sử của nền công nghiệp khai thác gỗ và lâm sản. Sông Rideau nối liền Ngũ Đại Hồ và sông Saint Lawrence với sông Ottawa.
, "Danh sách các công viên của Ottawa, Danh sách đường sá của Ottawa"
Thắng cảnh và các tổ chức nổi tiếng.
, "National Capital Region" |
Bắc Mỹ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=855 | Bắc Mỹ là một lục địa nằm hoàn toàn trong Bắc Bán cầu và gần như hoàn toàn trong Tây Bán cầu của Trái Đất, có thể được miêu tả là tiểu lục địa phía Bắc của châu Mỹ. Lục địa này giáp với Bắc Băng Dương về phía Bắc, với Đại Tây Dương về phía Đông, với Nam Mỹ và Biển Caribe về phía Đông Nam, cũng như với của Thái Bình Dương về phía Tây và phía Nam. Lục địa này nằm trên mảng kiến tạo Bắc Mỹ nên Greenland được xem là thuộc Bắc Mỹ về mặt địa lý.
Bắc Mỹ có diện tích khoảng 24.709.000 ki- lô- mét vuông (9.540.000 dặm vuông), khoảng 16,5% diện tích đất liền của Trái Đất và khoảng 4,8% toàn bộ bề mặt của hành tinh này. Trên thế giới, đây là lục địa có diện tích lớn thứ ba, sau châu Á và châu Phi, cũng như lục địa có dân số cao thứ tư, sau châu Á, châu Phi và châu Âu. Năm 2013, tổng dân số của 23 nhà nước độc lập ở Bắc Mỹ được ước tính là 579 triệu người, hay 7,5% dân số thế giới.
Con người lần đầu tiên đặt chân lên Bắc Mỹ khoảng 40.000 đến 17.000 năm trước vào thời kỳ băng hà cuối cùng bằng cách đi qua cầu đất liền Bering. Thời kỳ Paleo-Indian kéo dài đến khoảng 10.000 năm trước. Giai đoạn cổ điển kéo dài từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 13. Thời kỳ Tiền Colombo kết thúc vào năm 1492, khi người định cư từ châu Âu bắt đầu di cư đến Bắc Mỹ trong thời đại Khám phá và thời kỳ cận đại. Tuy nhiên, Bắc Mỹ (trừ Greenland) được nhắc đến lần đầu tiên trong sử sách châu Âu vào khoảng năm 1000 TCN mà cụ thể là trong các saga của người Bắc Âu. Ngày nay, các đặc điểm về văn hóa và sộc tốc của dân cư Bắc Mỹ phản ánh sự tương tác giữa thực dân châu Âu, dân bản địa, nô lệ đến từ châu Phi, người nhập cư từ châu Âu, châu Á và Nam Á, cũng như hậu duệ của các nhóm người này.
Do quá trình thuộc địa hóa của châu Âu, phần lớn dân số Bắc Mỹ nói các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Pháp, và các nền văn hóa của họ nhìn chung phản ánh các truyền thống của nền văn hóa phương Tây. |
Bắc Mỹ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=855 | Tuy nhiên, ở một số khu vực của Canada, Hoa Kỳ, Mexico và Trung Mỹ, các nhóm người bản địa vẫn duy trì những truyền thống văn hóa và nói ngôn ngữ của riêng mình.
Phạm vi.
Theo định nghĩa chính thức của Liên Hợp Quốc, "Bắc Mỹ" bao gồm 3 khu vực: Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Caribe.
Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Romani, Hy Lạp và các quốc gia Mỹ Latinh sử dụng mô hình 6 châu lục, trong đó Bắc Mỹ và Nam Mỹ được gộp thành một châu lục và tên gọi "Bắc Mỹ" được dùng để chỉ tiểu lục địa chứa Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Saint Pierre và Miquelon (thuộc Pháp), và đôi khi cả Greenland và Bermuda.
Phân vùng.
Bắc Mỹ được chia thành nhiều vùng về mặt địa lý, văn hóa hoặc kinh tế, và mỗi vùng đó lại bao gồm những vùng nhỏ hơn. Các vùng kinh tế được hình thành từ những khối thương mại chẳng hạn như khối Hiệp định Thương mại Bắc Mỹ hay khối Hiệp định Thương mại Trung Mỹ. Về mặt ngôn ngữ và văn hóa, lục địa này có thể được chia thành Mỹ Ănglê và Mỹ Latinh. Mỹ Ănglê bao gồm phần lớn khu vực Bắc Mỹ, Belize và các hòn đảo Caribe có dân số chủ yếu nói tiếng Anh (tuy một số khu vực, chẳng hạn như Louisiana và Quebec, có lượng lớn dân số nói tiếng Pháp; ở Quebec, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức duy nhất).
Miền Nam lục địa Bắc Mỹ được chia thành hai vùng: Trung Mỹ và Caribe. Miền Bắc của lục địa cũng được phân chia thành các khu vực rõ ràng. Tên gọi "Bắc Mỹ" đôi khi được dùng để chỉ Mexico, Canada, Hoa Kỳ và Greenland thay vì toàn bộ lục địa.
Thuật ngữ "khu vực Bắc Mỹ" được dùng để chỉ các quốc gia và vùng lãnh thổ ở phía Bắc của Bắc Mỹ, bao gồm Hoa Kỳ, Bermuda, Saint-Pierre và Miquelon, Canada và Greenland,
Hai quốc gia có diện tích lớn nhất Bắc Mỹ, Canada và Hoa Kỳ, cũng được chia thành những vùng rõ rệt và được công nhận rộng rãi. Canada được chia thành (từ Đông sang Tây) Atlantic Canada, miền Trung Canada, đồng cỏ Canada, bờ biển British Columbia, và miền Bắc Canada. Mỗi vùng này lại bao gồm những vùng nhỏ hơn. |
Bắc Mỹ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=855 | Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, Hoa Kỳ được chia thành New England, các tiểu bang Trung-Đại Tây Dương, các tiểu bang Nam Đại Tây Dương, các tiểu bang Trung Đông Bắc, các tiểu bang Trung Tây Bắc, các tiểu bang Trung Đông Nam, các tiểu bang Trung Tây Nam, các tiểu bang miền Núi và các tiểu bang bờ Tây. Hai quốc gia này có chung khu vực Ngũ Đại Hồ. Ở cả hai quốc gia đều đã hình thành nên các siêu đô thị, chẳng hạn như ở Tây Bắc Thái Bình Dương hay các siêu đô thị Ngũ Đại Hồ.
Đặc điểm tự nhiên.
Địa lý.
Bắc Mỹ là phần phía Bắc của vùng đất thường được biết đến với các tên gọi Tân thế giới, Tây Bán cầu hay châu Mỹ. Bắc Mỹ là châu lục có diện tích lớn thứ ba sau châu Á và châu Phi. Kết nối bằng đường bộ duy nhất giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ là ở eo đất Daria hoặc eo đất Panama. Theo phần lớn các nhà địa lý học, điểm cực Đông Nam của Bắc Mỹ là khoảng cách Darién Gap nằm trên đường biên giới giữa Colombia và Panama, khiến cho gần như toàn bộ Panama được xem là thuộc Nam Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà địa chất học cho rằng điểm cực Nam của Bắc Mỹ là eo đất Tehuantepec, Mexico; từ đây, Trung Mỹ trải dài theo hướng Đông Nam về phía Nam Mỹ. Các hòn đảo Caribe hay Tây Ấn được xem là một phần của Bắc Mỹ. Lục địa này có đường bờ biển dài và không đồng đều. Vịnh Mexico là thủy phận lớn nhất ở Bắc Mỹ, theo sau là vịnh Hudson. Các vịnh nổi bật khác bao gồm vịnh Saint Lawrence và vịnh California.
Trước khi eo đất Trung Mỹ được hình thành, khu vực này từng chìm dưới nước. Các hòn đảo Tây Ấn là những gì còn sót lại của một cây cầu đất liền từng kết nối Bắc và Nam Mỹ.
Ngoài khơi Bắc Mỹ có nhiều hòn đảo; nổi bật nhất là quần đảo Bắc Cực, quần đảo Bahamas, quần đảo Turks và Caicos, các hồn đảo Đại Antilles và Tiểu Antilles, quần đảo Aleut (trong đó có một số hòn đảo nằm trên Đông Bán cầu), quần đảo Alexander, hàng nghìn hòn đảo gần Bờ biển British Columbia, và Newfoundland. Greenland, một hòn đảo tự trị thuộc Đan Mạch và hòn đảo lớn nhất thế giới, nằm trên mảng kiến tạo với Bắc Mỹ (mảng Bắc Mỹ) nên được xem là một phần của lục địa này về mặt địa lý. |
Bắc Mỹ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=855 | Về mặt địa chất, Bermuda không phải là một phần của châu Mỹ mà là một hòn đảo được hình thành trên sống núi giữa Đại Tây Dương hơn 100 triệu năm trước. Địa điểm trên lục địa gần với Bermuda nhất là mũi Hatteras, North Carolina. Tuy nhiên, Bermuda vẫn thường được xem là một phần của Bắc Mỹ, đặc biệt là về mặt lịch sử, chính trị và văn hóa, vì mối liên hệ giữa hòn đảo này với Virginia cũng như các khu vực khác của lục địa.
Phần lớn lục địa Bắc Mỹ nằm trên mảng kiến tạo Bắc Mỹ. Một phần của miền tây Mexico, trong đó có Baja California, và một phần của California, bao gồm các thành phố San Diego, Los Angeles và Santa Cruz, nằm trên rìa phía Đông của mảng Thái Bình Dương. Hai mảng kiến tạo này giáp nhau tại đứt gãy San Andreas. Khu vực cực Nam của Bắc Mỹ và phần lớn Tây Ấn nằm trên mảng Caribe. Về phía Tây, mảng Bắc Mỹ giáp các mảng Juan de Fuca và Cocos.
Bắc Mỹ có thể được chia thành bốn khu vực lớn (mỗi khu vực bao gồm các khu vực nhỏ hơn): Đại Bình nguyên kéo dài từ Vịnh Mexico đến phía Bắc Canada; khu vực đồi núi phía Tây tương đối trẻ bao gồm dãy Rocky, Đại Bồn địa, California và Alaska; khu vực cao nguyên tương đối bằng phẳng ở phía Đông Bắc; và khu vực địa hình đa dạng phía Đông bao gồm dãy Appalachia, đồng bằng duyên hải dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và bán đảo Florida. Mexico, bao gồm các cao nguyên và dãy núi trải dài, nằm chủ yếu ở phía Tây của châu lục, mặc dù đồng bằng duyên hải phía Đông của quốc gia này vẫn trải dài về phía Nam.
Khu vực đồi núi phía Tây được xẻ dọc ở giữa thành các dãy núi Rocky và các dãy núi duyên hải ở California, Oregon, Washington và British Columbia; ở giữa chúng là Đại Bồn Địa—một khu vực thấp hơn với những dãy núi nhỏ và hoang mạc thấp. Ngọn núi cao nhất ở đây là đỉnh Denali ở Alaska.
Địa chất.
Lịch sử địa chất.
Ở trung tâm Bắc Mỹ là một nền lục địa cổ được hình thành từ 1,5 đến 1,0 tỉ năm trước trong liên đại Nguyên sinh có tên là Laurentia. |
Bắc Mỹ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=855 | Từ cuối đại Cổ sinh đến đầu đại Trung sinh, Bắc Mỹ là một phần của siêu lục địa Pangaea cũng như các lục địa khác của thế giới ngày nay và giáp lục địa Âu-Á về phía Đông. Sự hình thành của Pangaea đã tạo ra dãy núi Appalachi khoảng 480 triệu năm trước, vì thế đây là một trong những dãy núi lâu đời nhất trên thế giới. Khi Pangaea bắt đầu rạn nứt vào khoảng 200 triệu năm trước, Bắc Mỹ trở thành một phần của Laurasia, rồi sau đó tách ra khỏi lục địa Âu-Á và trở thành một lục địa độc lập vào khoảng giữa kỷ Phấn trắng. Dãy Rocky và các dãy núi khác ở phía Tây cũng bắt đầu được hình thành trong một thời kỳ kiến tạo sơn xảy ra từ 80 đến 55 triệu năm trước. Eo đất Panama kết nối Bắc và Nam Mỹ có thể đã được hình thành từ 12 đến 15 triệu năm trước, còn Ngũ Đại Hồ (cũng như nhiều hồ và sông nước ngọt khác ở phía Bắc) được hình thành khi băng hà rút đi 10.000 năm trước.
Bắc Mỹ là nguồn gốc phần lớn tri thức của nhân loại về niên đại địa chất của Trái Đất. Khu vực địa lý mà hiện nay là Hoa Kỳ là nơi mà nhiều loài khủng long được phát hiện nhất trong số tất cả các quốc gia hiện đại. Theo nhà cổ sinh vật học Peter Dodson, điều này là kết quả của các yếu tố địa tầng học, khí hậu, địa lý, con người và lịch sử. Nguồn hóa thạch khủng long kỷ Jura Muộn nhiều nhất ở Bắc Mỹ là hệ tầng Morrison, phía Tây Hoa Kỳ.
Địa chất Trung Mỹ.
Trung Mỹ là nơi xảy ra nhiều hoạt động địa chất như phun trào núi lửa và động đất. Năm 1976, ở Guatemala xảy ra một trận động đất lớn khiến 23.000 người thiệt mạng; Managua, thủ đô của Nicaragua, cũng bị các trận động đất tàn phá vào năm 1931 và năm 1972, trong đó trận động đất vào năm 1972 đã làm khoảng 5.000 người thiệt mạng; El Salvador đã bị tàn phá bởi một trần động đất vào năm 1986 và hai trận động đất vào năm 2001; một trận động đất đã tàn phá miền Bắc và miền Trung Costa Rica vào năm 2009, khiến ít nhất 34 người thiệt mạng; cũng vào năm 2009, ở một trận động đất mạnh ở Honduras đã làm ít nhất 7 người thiệt mạng. |
Bắc Mỹ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=855 | Năm 1968, núi lửa Arenal ở Costa Rica phun trào và khiến 87 người thiệt mạng. Nham thạch từ các núi lửa làm đất đai trở nên màu mỡ, từ đó tạo ra các khu vực cao nguyên có sản lượng nông nghiệp lớn có thể nuôi sống mật độ dân cư lớn.
Trung Mỹ có nhiều dãy núi; trong đó dài nhất là dãy Sierra Madre de Chiapas, dãy Cordillera Isabelia và dãy Cordillera de Talamanca. Ở giữa các dãy núi là những thung lũng màu mỡ phù hợp cho con người sinh sống; phần lớn dân số của Honduras, Costa Rica và Guatemala sống trong các thung lũng. Thung lũng cũng là nơi phù hợp để canh tác cà phê, đậu và các loại hoa màu khác.
Khí hậu.
Bắc Mỹ là một lục địa rất lớn kéo dài từ vòng Bắc Cực đến chí tuyến Bắc. Greenland, cũng như khu vực Canadian Shield, có khí hậu đài nguyên với nhiệt độ trung bình , tuy nhiên, ở trung tâm Greenland là một dải băng rất lớn. Khí hậu đài nguyên này có phạm vi trên khắp Canada và kết thúc ở dãy núi Rocky (mặc dù vẫn bao gồm Alaska) cũng như ở cuối Canadian Shield, gần Ngũ Đại Hồ. Khu vực ở phía Tây dãy núi Cascade có khí hậu ôn đới với lượng mưa trung bình là . Miền duyên hải California có khí hậu Địa Trung Hải với nhiệt độ trung bình ở các thành phố như San Francisco là trong suốt cả năm. Khu vực từ bờ Đông đến phía Đông tiểu bang North Dakota (theo chiều ngang) và đến tiểu bang Kansas (theo chiều dọc) có khí hậu lục địa ẩm với các mùa rõ rệt và lượng mưa trung bình hàng năm lớn, ví dụ như ở Thành phố New York.
Sinh thái.
Các loài động vật nổi bật ở Bắc Mỹ bao gồm bò bison, gấu đen, báo đốm, báo sư tử, cầy thảo nguyên, gà tây, linh dương sừng nhánh, gấu mèo, sói đồng cỏ và bướm vua.
Các loài thực vật nổi bật được canh tác ở Bắc Mỹ bao gồm thuốc lá, ngô, bí, cà chua, hoa hướng dương, việt quất, bơ, bông Mexico, ớt và vani. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Nga ( ), tên đầy đủ là Liên bang Nga ( , viết tắt là RF) là một quốc gia Cộng hòa Liên bang nằm ở phía Bắc của lục địa Á - Âu, đây là quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới.
Nga là một nhà nước cộng hòa liên bang với 85 thực thể liên bang. Nga có biên giới giáp với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua tỉnh Kaliningrad), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới trên biển với Nhật Bản (qua biển Okhotsk), Thổ Nhĩ Kỳ (qua biển Đen) và Hoa Kỳ (qua eo biển Bering), giáp với Canada qua Bắc Băng Dương. Với diện tích 17,098,246 km² (6,601,670 mi²), Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ gần 1/9 diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ 9 thế giới với 145,8 triệu người (2020). Lãnh thổ Nga kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% Châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường, địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới - được coi là một trong những siêu cường năng lượng. Nga cũng có diện tích rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ 25% - tức 1/4 lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.
Nga đã thiết lập tầm ảnh hưởng trên khắp thế giới từ thời Đế quốc Nga. Dưới thời kỳ Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, Liên Xô được công nhận là một trong hai siêu cường trên thế giới thời đó cùng với Hoa Kỳ, đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thắng lợi của Khối Đồng Minh trong Thế chiến II. Liên bang Nga được thành lập kể từ sau sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô cùng Khối phía Đông vào năm 1991 và được công nhận là sự kế tục pháp lý của Nhà nước Xô viết.
Năm 2020, Liên bang Nga với 145,8 triệu dân có quy mô nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới theo GDP danh nghĩa hoặc đứng thứ 6 toàn cầu theo sức mua tương đương. GDP danh nghĩa theo thống kê của IMF đạt 1,467 nghìn tỷ USD, xếp hạng 11 sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Ấn Độ, Pháp, Ý, Canada và Hàn Quốc. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | GDP theo sức mua (PPP) đạt 4,021 nghìn tỷ USD, đứng hạng 6 sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Đức. Cũng theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người của Nga ước tính theo danh nghĩa năm 2020 là 9,972 USD/người, còn tính theo sức mua tương đương là 27,394 USD/người, lần lượt xếp hạng 61 và 50 trên thế giới.
Nga có ngân sách quốc phòng lớn thứ 11 thế giới năm 2021. Đây là một trong những nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và đồng thời sở hữu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt lớn nhất thế giới. Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, G20, APEC, SCO, EurAsEC và lãnh đạo của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. Nga cũng như tiền thân Liên Xô có truyền thống lâu đời trong nhiều lĩnh vực khoa học, văn hóa, nghệ thuật, bao gồm những thành tựu quan trọng đầu tiên về công nghệ hạt nhân, vũ trụ. Nga cũng là một cường quốc quân sự.
Mặc dù vậy, Nga hiện nay cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, thách thức như phát triển chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng (không còn duy trì được sức phát triển cùng vị thế siêu cường thế giới như thời Liên Xô, nước Nga hiện đại dù cho là một cường quốc cũng như siêu cường tiềm năng tuy nhiên vẫn là một nước đang phát triển), tỷ lệ tội phạm cao, tỷ lệ tự sát cao, chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc, sụt giảm dân số do chênh lệch giới tính cùng tỉ lệ sinh giảm, tình trạng nghiện rượu của nam giới, nạn tham nhũng trong giới lãnh đạo cũng như tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2014 và các lệnh trừng phạt, cấm vận, cô lập kinh tế, quân sự, ngoại giao từ phía Hoa Kỳ, NATO, đồng minh cùng Liên minh châu Âu.
Nguồn gốc tên gọi.
Tên tiếng Nga.
Tên gọi "Rossiya" có nguồn gốc từ Rus, một quốc gia thời Trung Cổ có dân cư chủ yếu là người Đông Slav. Tuy nhiên, bản thân tên gọi này chỉ mới xuất hiện trong các sử liệu khá gần đây và cư dân của quốc gia này gọi đất nước của họ với cái tên "Русская Земля" (russkaya zemlya), có thể tạm dịch là "Xứ sở của người Rus'". |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Các sử gia hiện đại gọi quốc gia này là "Rus Kiev" để phân biệt nó với các quốc gia hậu thân. Bản thân danh xưng "Rus" có nguồn gốc từ tộc danh của người Rus, một phân nhóm của tộc Varangia (họ có lẽ chính là người Viking Swede), những người có công thành lập quốc gia Rus (Русь).
Phiên bản Latinh cổ của cái tên Rus' là Ruthenia, chủ yếu được dùng để chỉ các vùng phía tây và phía nam của Rus' - những nơi gần kề với châu Âu Công giáo. Tên gọi hiện nay của quốc gia, Россия (Rossiya), bắt nguồn từ tên gọi tiếng Hy Lạp Trung đại của Rus Kiev, Ρωσσία "Rossía"— viết là Ρωσία ("Rosía" ) trong tiếng Hy Lạp hiện đại.
Tên tiếng Việt.
Hiện tại, quốc hiệu thông dụng của nước Nga trong tiếng Trung là "Nga La Tư" (俄羅斯, éluósì). Về nguồn gốc của từ "Nga La Tư", có thuyết cho rằng: vào trước thời nhà Nguyên, khi người Mông Cổ tiếp xúc với quốc gia này, do tiếng Mông Cổ không có phụ âm "r" đứng đầu, để tiện cho việc phát âm nên đã lặp lại nguyên âm trong âm thứ nhất của từ. Россия (Rossiya) vì thế biến đổi thành оРоссия (oRossiya), đến thời Nguyên thì người Mông Cổ sử dụng dịch danh Hán tự là "Oát La Tư" (斡羅思, wòluósì), phiên âm từ "o-Ro-ssi" và bỏ "ya". Những năm đầu thời nhà Thanh, trong nhiều văn hiến có sử dụng tên gọi "La Sát" (羅剎), song khi xưng hô giữa quốc gia với nhau thì phần nhiều dịch là Ngạc La Tư (鄂羅斯) hoặc Nga La Tư (俄羅斯). Vào những năm Càn Long thời Thanh, khi soạn "Tứ khố toàn thư" thì chính thức thay đổi thành Nga La Tư (俄羅斯, éluósì). Do vậy theo phân tích trên thì chữ "Nga" lại không phiên âm cho âm tiết nào trong từ "Rossiya" cả.
Lịch sử.
Lịch sử của nước Nga bắt đầu từ lịch sử Đông Slav. Nhà nước Đông Slav đầu tiên, nước Rus' Kiev, đã chấp nhận việc du nhập Ki-tô giáo từ Đế quốc Đông La Mã vào năm 988 khởi đầu sự tổng hòa các nền văn hoá Đông La Mã và Slav lập ra văn hoá Nga trong một nghìn năm tiếp theo. Nước Rus' Kiev nhanh chóng tan rã không còn là một Nhà nước nữa, cuối cùng chịu đầu hàng quân xâm lược Mông Cổ trong những năm 1230. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Trong thời gian này, một số lãnh đạo địa phương, đặc biệt là xứ Novgorod và xứ Pskov, đã chiến đấu để thừa kế di sản văn hoá và chính trị của nước Rus' Kiev.
Sau thế kỷ XIII, Moskva dần trở thành trung tâm văn hoá. Tới thế kỷ XVIII, Đại công quốc Moskva đã trở thành Đế quốc Nga rộng lớn, trải dài từ Ba Lan về phía đông tới Thái Bình Dương. Sự mở rộng về phía tây càng khiến nước Nga nhận thức được sự khác biệt của họ với đa phần còn lại của châu Âu và phá vỡ sự cô lập từng xảy ra ở những giai đoạn đầu mở rộng. Thời này có Nga hoàng Pyotr Đại Đế xóa bỏ một nước Nga lạc hậu, nửa Á Đông, tiến hành sự nghiệp lớn lao đổi mới đất nước. Các vị Nữ hoàng Anna, Elizaveta Petrovna và Ekaterina II đều lên ngôi với những cuộc đảo chính do Ngự Lâm quân hỗ trợ. Với chính sách bành trướng, phát triển thực lực của đất nước, triều đình Nga hoàng đã phá bỏ mối đe dọa từng có từ Vương quốc Thụy Điển và Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Các triều đại nối tiếp nhau trong thế kỷ XIX đã đối phó với những áp lực đó bằng sự kết hợp giữa các cuộc cải cách miễn cưỡng và trấn áp. Chế độ nông nô Nga đã bị bãi bỏ năm 1861, nhưng sự huỷ bỏ này thực sự chỉ gây thêm phiền toái cho người nông dân và càng khiến áp lực cách mạng tăng cao. Trong khoảng thời gian từ khi chế độ nông nô bị huỷ bỏ tới khi bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914, các cuộc cải cách Stolypin, hiến pháp 1906 và Duma quốc gia đã mang lại những thay đổi đáng kể cho nền kinh tế và chính trị Nga, nhưng các hoàng đế Nga vẫn không muốn rời bỏ quyền lực tuyệt đối, hay chia sẻ quyền lực.
Cách mạng Nga năm 1917 được khởi phát từ một sự tổng hợp các yếu tố tan rã kinh tế, tình trạng kiệt quệ do chiến tranh, và sự bất bình với hệ thống chính phủ chuyên quyền, và lần đầu tiên một liên minh giữa những người tự do và xã hội chủ nghĩa ôn hoà lên nắm quyền lực, nhưng các chính sách sai lầm của họ đã khiến những người Cộng sản Bolshevik chiếm quyền lực vào ngày 25 tháng 10 (lịch Julius, tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory). |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Từ năm 1922 tới năm 1991, lịch sử Nga chủ yếu là Lịch sử Liên Xô, một nhà nước hoàn toàn dựa trên ý thức hệ gồm các quốc gia láng giềng của Đế quốc Nga trước Hòa ước Brest-Litovsk. Tuy nhiên, việc tiếp cận cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội khác nhau trong từng thời điểm trong lịch sử Liên Xô, từ nền kinh tế pha trộn và xã hội và văn hoá đa dạng hồi thập niên 1920 tới nền kinh tế chỉ huy và trấn áp thời Stalin tới "thời kỳ trì trệ" thập niên 1980. Từ những năm đầu tiên, chính phủ Liên Xô đã dựa trên nền tảng độc đảng của những người Cộng sản, như những người Bolshevik tự gọi mình, từ tháng 3 năm 1918. Tuy nhiên, tới cuối thập niên 1980, khi sự yếu kém của các cơ cấu kinh tế và chính trị đã trở nên gay gắt, các lãnh đạo cộng sản đã tiến hành các cải cách lớn, dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Lịch sử Liên bang Nga khá ngắn, chỉ bắt đầu từ sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Từ khi giành lại độc lập, nước Nga đã được công nhận là nhà nước thừa kế chính thức của Liên Xô trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên, nước Nga đã mất vị trí siêu cường của mình và đang phải đối mặt với những thách thức trong các nỗ lực thiết lập một hệ thống kinh tế và chính trị hậu Xô viết. Loại bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung và quyền sở hữu nhà nước thời kỳ Xô viết, nước Nga đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế mang các yếu tố của thị trường tư bản, với những hậu quả nhiều khi khá nặng nề. Thậm chí ngày nay nước Nga vẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hoá và xã hội thời kỳ Sa Hoàng và Liên Xô.
Nước Rus' Kiev.
Phần lớn diện tích đất đai của nước Nga ngày nay là lãnh thổ của các bộ lạc khác nhau như người Goth, Hun và Avar gốc Thổ trong khoảng thời gian từ thế kỷ III tới thế kỷ VI. Bộ lạc người Scythia gốc Iran sinh sống ở các thảo nguyên miền nam, và bộ lạc người Ca dắc ("Khazar") gốc Tuốc ("Turk") đã cai trị phần phía tây của vùng đất này cho đến thế kỷ VIII. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Sau đó họ đã bị bộ lạc gốc Scandinavi là người Varangia thay thế, bộ lạc này đã thiết lập thủ đô tại thành phố của người Slav Novgorod và dần dần hòa trộn với người Slav. Người Slav tạo thành nhóm dân cư chính từ thế kỷ VIII trở đi và đồng hóa một cách chậm chạp cả những người gốc Scandinavi cũng như các bộ lạc bản địa gốc Phần Lan-Ugric, chẳng hạn như người Merya, Muromia và Meshchera.
Chính quyền của người Varangia tồn tại trong vài thế kỷ, trong thời gian đó họ liên kết với Chính thống giáo và chuyển thủ đô về Kiev năm 1169. Trong kỷ nguyên này thuật ngữ "Rhos", hoặc "Russ" lần đầu tiên được sử dụng để chỉ người Varangia và người Slav sinh sống trong khu vực. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XI quốc gia Rus' Kiev ("Киевская Русь") đã trở thành lớn nhất ở châu Âu và rất thịnh vượng nhờ các hoạt động thương mại tích cực với cả châu Âu và châu Á.
Trong thế kỷ XIII khu vực này trở nên suy yếu vì những tranh chấp nội bộ và bị tàn phá bởi những kẻ xâm lược phương đông là Kim trướng của người Mông Cổ và các bộ lạc Hồi giáo gốc Turk, là những kẻ đã cướp bóc các công quốc Nga trên ba thế kỷ. Còn được biết đến như là người Tatar, họ đã cai trị vùng miền nam và miền trung Nga ngày nay, trong khi các vùng miền tây bị sáp nhập vào Đại công quốc Lietuva và Ba Lan. Sự chia cắt về chính trị của Rus Kiev đã tách người Nga ở phía bắc ra khỏi người Belarus và người Ukraina ở phía tây.
Phần phía bắc của Nga cùng với Novgorod vẫn giữ được sự tự trị ở một mức độ nhất định trong thời gian cai trị của người Mông Cổ. Tuy thế Nga cũng đã phải chiến đấu chống lại đội quân thập tự chinh của người Đức khi người Đức có ý đồ chiếm khu vực này làm thuộc địa.
Giống như khu vực Balkan và Tiểu Á sự cai trị kéo dài của những người du mục đã làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước này. Sự chuyên quyền kiểu châu Á đã ảnh hưởng tiêu cực tới thể chế dân chủ của đất nước cũng như tới văn hóa và kinh tế.
Bất chấp điều đó, không giống như lãnh đạo tinh thần của mình là Đế chế Byzantine, Nga đã không suy tàn và tổ chức những cuộc nổi dậy để giành độc lập, cuối cùng đã khuất phục được các kẻ thù của mình và khôi phục, mở mang lãnh thổ. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Sau thất thủ của Constantinople năm 1453, Nga là quốc gia Chính thống giáo duy nhất còn thực sự hoạt động nhiều hay ít ở phần biên giới phía đông châu Âu, điều này cho phép Nga có quyền nhận mình là quốc gia kế tục hợp pháp của Đế chế Byzantine.
Đế quốc Nga.
Trong khi về danh nghĩa vẫn nằm dưới sự cai trị của người Mông Cổ thì đại công quốc Moskva đã bắt đầu xác nhận ảnh hưởng của mình và cuối cùng đã thoát khỏi sự kiểm soát của những kẻ xâm lăng vào cuối thế kỷ XIV. Ivan Hung đế, vị vua đầu tiên xưng tước vị Sa hoàng, đã kết thúc quá trình này và liên kết các khu vực xung quanh dưới ảnh hưởng của Moskva và tiến quân tới những vùng đất rộng lớn ở Siberia. Đế chế Nga ra đời.
Sự kiểm soát của Moskva đối với quốc gia mới ra đời còn tiếp tục dưới triều đại Romanov kế tiếp, bắt đầu với Sa hoàng Mikhail Romanov năm 1613. Pyotr Đại đế, Sa hoàng từ 1689 tới 1725, đã thành công trong việc đem các tư tưởng và văn hóa từ Tây Âu vào Nga, khi đó còn chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa du mục nguyên thủy. Những cải cách của Pyotr cùng với chiến thắng của Nga đánh bại Thụy Điển trong Đại chiến Bắc Âu chống quân Thụy Điển đã đưa Nga vươn lên thành một trong những cường quốc châu Âu khi đó. Các nữ hoàng Elizaveta (Елизаве́та; cai trị 1740-1762), Ekaterina Đại đế (Екатерина II Алексеевна; 1762-1796) đã tiếp bước gầy dựng Đế quốc Nga, bảo trợ khoa học, nghệ thuật, chinh phục nhiều vùng đất lớn của Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và đánh bại Phổ trong chiến tranh Bảy năm.
Tuy nhiên, sự nổi loạn của nông nô bị áp bức và sự cấm đoán tầng lớp trí thức đang phát triển và các giai cấp gần gũi với giai cấp này, cộng thêm gánh nặng thất bại (trận Hải chiến Đối Mã) trước người Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1905 đã dẫn đến cuộc Cách mạng 1905. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, vai trò của Sa hoàng Nikolai II (Николай Александрович Романов) và triều đại của ông là không vững chắc. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Những thất bại nặng nề của quân đội Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến sự nổi dậy rộng khắp trong các thành phố chính của Đế chế Nga và dẫn tới sự sụp đổ của nhà Romanov năm 1917, đó là Cách mạng tháng Hai.
Vào giai đoạn cuối của Cách mạng tháng Mười (1917), những người theo đường lối Bolshevik của Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin đã giành được chính quyền thành lập Liên Xô. Sự lãnh đạo của Iosif Vissarionovich Stalin đã thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa một đất nước chủ yếu là nông nghiệp và tập thể hóa nền nông nghiệp đưa đất nước phát triển vượt bậc. Điều này cũng làm tăng cường vị thế của Liên Xô.
Nga Xô viết.
Sau Cách mạng tháng 10, một cuộc nội chiến bùng phát giữa phong trào Cách mạng Bolsheviks và quân Bạch vệ phản cách mạng, tuy Hòa ước Brest-Litovsk đã chấm dứt những thù địch với Liên minh Trung tâm trong Thế chiến I. Nga đã mất các lãnh thổ tại Ukraina, Ba Lan, Baltic, Phần Lan khi ký kết hiệp ước. Các cường quốc Đồng Minh can thiệp quân sự hỗ trợ cho các lực lượng chống đảng Bolshevik. Tới cuối cuộc Nội chiến Nga, nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Nga đã bị phá huỷ nghiêm trọng, gây ra nạn đói năm 1921 đã làm thiệt mạng từ 1 tới 5 triệu người. Nhờ sự ủng hộ của người dân và lý tưởng chiến đấu cao, lực lượng Xô viết cuối cùng đã đánh bại Bạch Vệ, đánh đuổi được quân của các ngoại quốc can thiệp và thống nhất đất nước.
Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga cùng với các nước cộng hoà thuộc Liên xô khác dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã thành lập Liên bang Xô viết ngày 30 tháng 12 năm 1922. Trong số 15 nước cộng hoà thành lập Liên Xô, Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, nước cộng hoà lớn nhất về diện tích và chiếm tới hơn một nửa dân số Nga, chiếm đa số dân cư tại Liên bang Xô viết trong toàn bộ lịch sử 89 năm của nó. Vì thế, Liên bang Xô viết thường được gọi, dù một cách không chính thức, là "Nga" và người dân của nó là "người Nga".
Sau khi Lenin qua đời năm 1924, một lãnh đạo Bolshevik khác là Joseph Stalin lên củng cố quyền lực. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Ông bãi bỏ các chính sách kinh tế thị trường của Lenin và đưa ra một nền kinh tế chỉ huy, nhanh chóng công nghiệp hoá đất nước vẫn còn hầu hết là nông nghiệp, tập thể hoá nền nông nghiệp. Những động thái này đã biến Liên Xô từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới chỉ trong một thời gian rất ngắn, chưa đầy 20 năm. Tuy nhiên, sự chuyển tiếp này cũng đi kèm với hậu quả, hàng triệu người đã phải di cư tới những vùng xa xôi (xem Phi kulak hoá, Di chuyển dân cư tại Liên xô).
Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Phát xít Đức xâm lược Liên Xô với lực lượng lớn và mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, mở ra mặt trận đẫm máu của Thế chiến II. Dù quân đội Đức có những thắng lợi lớn ở thời điểm ban đầu, cuộc tấn công của họ đã bị chặn lại trong Trận Moskva; sau đó người Đức đã phải chịu nhiều thất bại quan trọng khác, đầu tiên tại Trận Stalingrad mùa đông năm 1942–1943, sau đó tại Trận chiến Vòng cung Kursk vào mùa hè năm 1943. Một nơi khác đánh dấu thất bại của Phát xít Đức trước chủ nghĩa anh hùng Liên Xô là thành phố Leningrad, nơi bị các lực lượng Đức phong tỏa hoàn toàn trên đất liền giai đoạn 1941–44 và phải chịu nạn đói với hàng triệu người chết, nhưng thành phố đã không chịu đầu hàng. Dưới sự lãnh đạo của các vị tướng xuất chúng như Georgy Zhukov và Konstantin Rokossovsky, các lực lượng Liên Xô đã chuyển sang giai đoạn phản công, tiến qua Đông Âu năm 1944–45 và chiếm Berlin tháng 5 năm 1945. Sau đó, quân đội Liên xô đẩy lùi Nhật Bản khỏi vùng Mãn Châu của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, một đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Đồng Minh trước Nhật Bản.
Giai đoạn 1941–1945 của Thế chiến II được gọi là "Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại" tại Nga. Trong cuộc xung đột này, vốn gồm nhiều chiến dịch quân sự có thiệt hại nhân mạng lớn nhất trong lịch sử loài người, con số thiệt mạng của Liên Xô là 8,7 triệu binh sĩ và 15,9 triệu thường dân chiếm khoảng một phần ba tổng số thương vong trong Thế chiến II. Kinh tế và hạ tầng Liên Xô bị phá hủy nặng nề nhưng Liên bang Xô viết đã nổi lên trở thành một siêu cường được công nhận. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Hồng quân chiếm Đông Âu sau cuộc chiến, gồm cả nửa phía đông của nước Đức; Stalin đã thiết lập các chính phủ xã hội chủ nghĩa tại các quốc gia vệ tinh này. Trở thành cường quốc hạt nhân số hai thế giới, Liên Xô đã thành lập Khối hiệp ước Warszawa đồng minh và bước vào một cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng trên thế giới với Hoa Kỳ, được gọi là cuộc Chiến tranh Lạnh. Liên Xô đã đưa Chủ nghĩa Cộng sản của mình tới những đồng minh mới giành được độc lập, Trung Quốc cùng với Bắc Triều Tiên, trong khi cũng giúp các nước này thực hiện công nghiệp hoá và phát triển. Sau đó các ý tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản cũng đã giành được chỗ đứng tại Cuba và nhiều quốc gia khác.
Sau khi Stalin qua đời, một lãnh đạo mới Nikita Khrushchev lên án sự sùng bái cá nhân với Stalin và khởi động quá trình phi Stalin hoá. Các Gulag bị bãi bỏ và đại đa số tù nhân được thả ra; việc loại bỏ các chính sách của Stalin sau này được gọi là thời kỳ tan băng Khruschev. Liên bang Xô viết phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới, "Sputnik 1", và nhà du hành vũ trụ Nga Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ có người điều khiển đầu tiên, "Vostok 1". Những căng thẳng với Hoa Kỳ lên cao khi hai đối thủ xung đột về việc Mỹ triển khai các tên lửa Jupiter tại Thổ Nhĩ Kỳ và Liên xô triển khai tên lửa tại Cuba.
Sau khi Khrushchev bị buộc phải từ chức, một giai đoạn cầm quyền tập thể ngắn khác kế tiếp, cho tới khi Leonid Brezhnev lên nắm quyền lãnh đạo chính trị Liên Xô vào đầu thập niên 1970. Thời kỳ cầm quyền của Brezhnev chứng kiến giai đoạn trì trệ kinh tế, bởi những nỗ lực cải cách của Thủ tướng Alexey Kosygin, đã bị dừng lại. Những cuộc cải cách này có mục tiêu chuyển trọng tâm của nền kinh tế Liên Xô từ công nghiệp nặng và sản xuất quân sự sang công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng, tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là việc phi tập trung hoá nền kinh tế và áp dụng các yếu tố kiểu tư bản, và giới lãnh đạo trung thành với Chủ nghĩa cộng sản sẽ không bao giờ chấp nhận nó. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Từ năm 1979 cuộc chiến tranh Xô viết tại Afghanistan đã làm hao mòn các nguồn tài nguyên kinh tế mà không mang lại một kết quả có ý nghĩa chính trị nào. Cuối cùng các lực lượng Liên Xô đã rút khỏi Afghanistan năm 1989 vì sự phản đối quốc tế và thiếu sự ủng hộ từ trong nước. Căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ lại gia tăng vào đầu thập niên 1980, được tăng cường bởi tình cảm chống Liên Xô tại Mỹ, đề xuất SDI, và vụ bắn hạ chuyến bay 007 của Korean Air Lines năm 1983 của Liên Xô.
Trước năm 1991, kinh tế Liên Xô luôn là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng trong những năm cuối cùng nó đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt hàng hoá, những khoản thâm hụt tài chính và việc tăng nguồn cung tiền đã dẫn tới lạm phát. Từ năm 1985 trở về sau, lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đưa ra các chính sách "glasnost" (mở cửa) và "perestroika" (tái cơ cấu) trong một nỗ lực nhằm hiện đại hoá đất nước và biến nó thành dân chủ hơn. Tuy nhiên, việc này đã dẫn tới sự trỗi dậy của các phong trào ly khai và sự giải tán Liên Xô. Tháng 8 năm 1991, một cuộc đảo chính quân sự bất thành, chống lại Gorbachev nhằm mục tiêu duy trì Liên Xô, nhưng cuộc đảo chính thất bại và đã dẫn tới sự tan rã của Liên Xô. Tại Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, Boris Yeltsin lên nắm quyền lực và tuyên bố chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa. Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hoà độc lập và chính thức giải tán tháng 12 năm 1991. Boris Yeltsin được bầu làm Tổng thống Nga tháng 6 năm 1991, cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên trong lịch sử Nga.
Liên bang Nga (1991 tới nay).
Vào giai đoạn giữa và cuối thập niên 1980, Mikhail Sergeyevich Gorbachov đề ra "glasnost" ("гласность" tức "công khai hóa, mở cửa") và "perestroika" ("Перестройка" tức "cải tổ") trong cố gắng để hiện đại hóa chủ nghĩa cộng sản. Những sáng kiến của ông đã vô tình giải phóng các lực lượng mà vào tháng 12 năm 1991 đã chia tách Liên Xô thành 15 nước cộng hòa độc lập trong đó Nga là lớn nhất. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Kể từ đó, Nga đã cố gắng để xây dựng một hệ thống chính trị đa đảng và kinh tế thị trường theo mô hình tư bản chủ nghĩa nhằm thay thế cho các sự kiểm soát chặt chẽ về xã hội, chính trị, kinh tế trong thời kỳ Liên Xô. Tuy nhiên, quá trình này không diễn ra êm ả. Kinh tế Nga suy sụp đáng kể trong 10 năm cầm quyền của Tổng thống Boris Yeltsin. Kể từ khi Chechnya tuyên bố độc lập vào đầu những năm thập niên 1990, những cuộc chiến tranh du kích (Chiến tranh Chechnya lần 1, Chiến tranh Chechnya lần 2) đã diễn ra giữa các nhóm người Chechen khác nhau với quân đội Nga. Một số các nhóm này đã trở thành những kẻ Hồi giáo cực đoan theo tiến trình của cuộc chiến. Ước tính có trên 200.000 người đã chết trong các cuộc xung đột này. Các cuộc xung đột nhỏ hơn diễn ra ở Bắc Ossetia và Ingushetia.
Sau thời gian làm tổng thống của Boris Yeltsin trong những năm thập niên 1990, Vladimir Vladimirovich Putin đã được bầu làm tổng thống năm 1999. Dưới thời kỳ Putin, một số giá trị và chính sách của Liên Xô được tái áp dụng, sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các phương tiện thông tin đại chúng ở Nga tăng lên. Phương Tây luôn chỉ trích về nhân quyền ở Nga trong thời kỳ Vladimir Putin lãnh đạo, nhưng thời kỳ này đã chứng kiến việc Nga thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế và chính trị, và uy tín của Putin với người dân Nga tăng lên rất cao.
Với sự mất đi ảnh hưởng của Nga tại Gruzia (Cách mạng hồng), Ukraina (Cách mạng da cam), Kyrgyzstan (Cách mạng Tulip) và một số quốc gia cựu thành viên Xô viết cũ, cũng như các vấn đề hiện nay về kinh tế và chủ nghĩa ly khai (nổi cộm nhất là ở Chechnya), một số bình luận viên cho rằng có nguy cơ an ninh đối với nước Nga vẫn là rất cao.
Sau cuộc chiến chớp nhoáng (07 - 12/08/2008) nhằm trả đũa việc quân đội Gruzia tấn công những người Nga và lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Nam Ossetia, Nga công nhận độc lập và chủ quyền của 2 vùng tự trị Abkhazia và Nam Ossetia (26/08/2008). Năm 2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý của người địa phương. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Cuối năm 2015, Nga đem quân hỗ trợ chính phủ Syria trong cuộc chiến chống lại các nhóm nổi dậy và nhà nước Hồi giáo IS. Các động thái này cho thấy tham vọng của Nga trong việc lấy lại vị thế và tiếng nói trong khu vực SNG và cao hơn nữa có thể là việc trở lại vị thế siêu cường của Liên bang Xô viết trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới.
Chính phủ và chính trị.
Theo hiến pháp Nga sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 12 năm 1993 sau cuộc khủng hoảng hiến pháp Nga năm 1993, Nga là một liên bang và theo chính thức là một nền cộng hoà bán tổng thống, theo đó Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng là lãnh đạo chính phủ. Nga được cơ cấu theo nền tảng một chế độ dân chủ đại diện. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp thuộc hai viện của Quốc hội Liên bang. Chính phủ được điều chỉnh bằng một hệ thống kiểm tra và cân bằng được định nghĩa trong Hiến pháp Liên bang Nga, là tài liệu pháp lý tối cao của đất nước và khế ước xã hội cho người dân Liên bang Nga. Chính phủ Liên bang gồm ba nhánh:
Theo hiến pháp, phán quyết tại toà dựa trên tính bình đẳng của mọi công dân, các thẩm phán là độc lập và chỉ làm theo pháp luật, các phiên toà được mở và người bên bị được quyền có luật sư bào chữa. Từ năm 1996, Nga đã quy định đình hoãn hình phạt tử hình, dù hình phạt tử hình chưa bị pháp luật bãi bỏ.
Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu năm (được tham gia tranh cử nhiệm kỳ hai nhưng bị hiến pháp cấm cầm quyền ba nhiệm kỳ liên tiếp); cuộc bầu cử gần nhất được tổ chức năm 2018. Các bộ của chính phủ gồm thủ tướng và các phó thủ tướng, bộ trưởng và các cá nhân được lựa chọn khác; tất cả đều do tổng thống chỉ định theo sự giới thiệu của Thủ tướng (tuy nhiên việc chỉ định thủ tướng phải được Duma Quốc gia thông qua).
Nhánh lập pháp quốc gia là Quốc hội Liên bang, gồm hai viện; Duma Quốc gia với 450 thành viên và Hội đồng Liên bang 176 thành viên. Các đảng chính trị lớn của Nga gồm Nước Nga Thống nhất, Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ Tự do Nga, và Nước Nga Công bằng.
Quan hệ ngoại giao. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Quan hệ ngoại giao.
Liên bang Nga được luật pháp quốc tế công nhận là nhà nước kế tục của Liên Xô cũ. Nga tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế của Liên Xô, và đã nhận chiếc ghế thường trực của Liên xô tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, tư cách thành viên trong các tổ chức quốc tế khác, các quyền và nghị vụ theo các hiệp ước quốc tế, tài sản và các khoản nợ. Nga có chính sách đối ngoại đa dạng. Ở thời điểm năm 2009, nước này có quan hệ ngoại giao với 173 quốc gia và có 142 đại sứ quán.
Chính sách đối ngoại được Tổng thống Nga vạch ra và được Bộ ngoại giao thực hiện.
Là một trong thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Nước này tham gia vào Nhóm bộ tứ cho Trung Đông và Đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Nga là một thành viên của G8, Hội đồng châu Âu, OSCE và APEC. Nga thường có vai trò lãnh đạo trong các tổ chức cấp vùng như CSI, EurAsEC, CSTO, và SCO. Cựu tổng thống Vladimir Putin đã ủng hộ một đối tác chiến lược với sự hội nhập ở nhiều cấp độ gồm cả việc thành lập bốn không gian chung giữa Nga và EU. Từ khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã phát triển một mối quan hệ thân cận hơn dù không ổn định với NATO. Hội đồng NATO-Nga được thành lập năm 2002 để cho phép 26 nước Đồng minh và Nga cùng làm việc như những đối tác bình đẳng để theo đuổi sự hợp tác chung.
Mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ trở nên ngày càng căng thẳng trong những năm gần đây sau những sự kiện như cuộc khủng hoảng ở Ukraina năm 2014 dẫn tới việc Nga sáp nhập Crimea, sự can thiệp quân sự của Nga trong cuộc Nội chiến Syria vào năm 2015, và từ cuối năm 2016 với những nghi ngờ về một sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ.
Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong các vấn đề song phương và đa phương thời gian qua. Liên minh Nga – Trung Quốc hoạt động dựa trên nguyên tắc về lợi ích chung nhưng quan hệ chiến lược với Trung Quốc sẽ thực sự là một áp lực trong thập kỷ tiếp theo. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Vấn đề trở ngại lớn nhất là sự nới rộng khoảng cách giữa Trung Quốc là nền kinh tế bùng nổ và một nước Nga kém hiện đại hóa đang già cỗi về chính trị. Nga là nạn nhân của sự chuyển hướng toàn cầu sang phương Đông bởi vì nước Nga không thể thích nghi với những đòi hỏi của kỷ nguyên hậu công nghiệp và quan hệ đối tác cân bằng với Trung Quốc trở nên thiếu bền vững và nỗi lo ngại cũ về "mối đe dọa Trung Quốc" sẽ tái hiện. Đối với Trung Quốc, Nga vẫn là một nguồn cung cấp dầu khí hữu ích, tuy kém quan trọng hơn nhiều so với vùng Vịnh và châu Phi.
Theo Ngoại trưởng Sergei Lavrov, Nga cần phải xây dựng "liên minh hiện đại hoá" với các nước châu Âu để tiếp thu những công nghệ cần thiết và "cần tìm cơ hội khai thác tiềm năng công nghệ của Mỹ" khiến cho Mỹ hết sức cảnh giác. Nga coi Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha là những đối tác gần gũi nhất của Nga ở châu Âu.
Trong khi Nga thường được công nhận rộng rãi là một cường quốc, trong những năm gần đây một số nhà lãnh đạo thế giới, học giả, các nhà bình luận và chính trị gia đã nhìn nhận về Nga như một siêu cường đang phục hồi hoặc một siêu cường tiềm năng dù họ đang bị tụt lùi hơn so với phía Trung Quốc.
Nhân quyền.
Nga và Phương Tây thường xuyên có những bất đồng xung quanh vấn đề nhân quyền tại Nga. Các nước Phương Tây cáo buộc chính phủ Nga đã nhiều lần có những hành động vi phạm nhân quyền (bao gồm cấm truyền bá về cộng đồng LGBT, hạn chế tự do ngôn luận và ám sát nhà báo có tư tưởng đối lập). Đặc biệt, các tổ chức như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Hoa Kỳ) coi Nga là không có đủ các điều kiện của một nhà nước dân chủ và chỉ trích chính phủ Nga về việc hạn chế các quyền chính trị và tự do dân sự đối với công dân của mình . Freedom House, một tổ chức quốc tế được tài trợ bởi Hoa Kỳ, xếp Nga vào nhóm các nước "không tự do", đồng thời cáo buộc rằng các cuộc bầu cử ở Nga đã được dàn xếp một cách tinh vi Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống George Bush năm 2005 ở Slovakia, Tổng thống Nga Putin đã trả lời về các cáo buộc của phương Tây về vấn đề nhân quyền tại Nga. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Ông cho rằng các quyền con người phải được áp dụng phù hợp với truyền thống văn hóa và quyền lợi quốc gia của Nga chứ không phải sự áp đặt từ phương Tây:
Nga được xem như là một trong những quốc gia có thái độ phản đối gay gắt về vấn đề đồng tính luyến ái, với các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người Nga không chấp nhận đồng tính luyến ái và đã bày tỏ sự ủng hộ đối với những quy định pháp luật phân biệt đối xử chống lại người đồng tính. Trong một cuộc thăm dò khác, 62,5% trong số 450 bác sĩ tâm thần được hỏi ý kiến ở Vùng Rostov coi đồng tính là một căn bệnh, và tới ba phần tư coi đó là hành vi vô đạo đức.
Mặc dù nhận được sự chỉ trích từ phương Tây đối với tình trạng phân biệt đối xử, tội phạm và bạo lực chống lại người đồng tính, các thành phố lớn của Nga như Moskva và Sankt Peterburg được cho là có một cộng đồng LGBT phát triển mạnh. Năm 2013, nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã ra bộ luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng tính Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ cho người đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin "tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới" cho trẻ vị thành niên là phạm pháp, đồng thời các sự kiện cổ vũ cho quan hệ đồng tính cũng bị cấm. Đây là một nỗ lực nhằm tuyên dương những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại trào lưu cổ vũ đồng tính luyến ái, đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đến từ các nước phương Tây, mà Chính phủ Nga tin rằng đang làm băng hoại giới trẻ và phá hủy nền tảng luân lý gia đình của nước Nga, khiến nước Nga suy yếu 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm Tổng thống Putin cho biết chính sách cấm đồng tính luyến ái là vấn đề quan trọng cho việc duy trì dân số đất nước:
Bên cạnh đó, từ năm 2015, Chính quyền thành phố Moskva và quốc hội Nga đã đề ra Ngày tình yêu gia đình để tập hợp các chiến dịch tuyên truyền bảo vệ giá trị gia đình truyền thống, ngăn chặn sự truyền bá của các nhóm hoạt động đồng tính, các tổ chức phi chính phủ đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Quân đội.
Nga thừa hưởng quyền kiểm soát các tài sản của Liên Xô ở nước ngoài và hầu hết các cơ sở chế tạo và ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô. Quân đội Nga được chia thành Các lực lượng lục quân, Hải quân, và Không quân. Cũng có ba nhánh quân đội độc lập: Các lực lượng tên lửa chiến lược, Các lực lượng quân sự không gian, và Quân nhảy dù. Năm 2014, Nga có 845.000 quân chính quy.
Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Họ có hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo đứng thứ hai và là nước duy nhất ngoài Hoa Kỳ có một lực lượng máy bay ném bom chiến lược hiện đại. Lực lượng xe tăng Nga lớn nhất thế giới, đồng thời có lực lượng không quân và hải quân hùng hậu đứng thứ 3 thế giới.
Nước này có một ngành công nghiệp vũ khí lớn và phát triển thừa kế từ Liên Xô, có thể sản xuất hầu hết các loại trang thiết bị quân sự với chỉ một số ít loại vũ khí phải nhập khẩu. Tuy nhiên việc thiếu kinh phí mua sắm khiến năm 2010, chỉ có khoảng 10% vũ khí trang bị của Nga là được chế tạo mới sau năm 1991, phần lớn các thiết bị còn lại được chế tạo từ thời Xô Viết. Nga nằm trong top các quốc gia cung cấp vũ khí, chiếm 30% thị phần thế giới và có sản phẩm bán tới 80 quốc gia
Mọi công dân nam của Nga từ 18–27 tuổi phải đăng ký thực hiện nghĩa vụ một năm trong các lực lượng vũ trang. Hiện nay, quân đội Nga đã trải qua một quá trình nâng cấp thiết bị lớn trị giá khoảng $200 tỷ trong giai đoạn 2006 đến 2015. Bộ trưởng quốc phòng Anatoliy Serdyukov giám sát các cuộc cải cách lớn với mục đích chuyển đổi từ một quân đội tập trung đông đảo thành một lực lượng chuyên nghiệp nhỏ hơn.
Chính phủ Nga công bố ngân sách quốc phòng năm 2014 là 2,49 nghìn tỉ rub (tương đương 69,3 tỉ USD), lớn thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc. Ngân sách này sẽ tăng lên 3,03 nghìn tỉ rub (83,7 tỉ USD) năm 2015, 3,36 nghìn tỉ rub (93,9 tỉ USD) năm 2016.
Phân cấp hành chính.
"Xem thêm":
Liên bang Nga là sự hợp thành của một lượng lớn các chủ thể hành chính cấp liên bang, tổng cộng là 83 đơn vị hợp thành (chủ thể) từ 01 Tháng Ba 2008 như vậy. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Sáu loại đối tượng liên bang được phân biệt tại Nga có 22 nước cộng hòa trong phạm vi liên bang có mức độ tự trị cao trong phần lớn các vấn đề và chúng gần như tương ứng với khu vực sinh sống của các bộ tộc người thiểu số ở Nga. Phần còn lại của lãnh thổ bao gồm 9 vùng ("krai") và 46 tỉnh ("oblast"), 3 thành phố trực thuộc trung ương (Moskva, Sankt-Peterburg và Sevastopol), 1 tỉnh tự trị ("avtonomnaya oblast") và 4 khu tự trị ("avtonomnyi okrug").
Gần đây nhất, 8 vùng liên bang lớn về diện tích (5 vùng ở châu Âu và 3 vùng ở châu Á) đã được bổ sung như một thể chế hành chính giữa các thể chế hành chính nói trên và cấp độ quốc gia.
Ngày 18 tháng ba 2014, Nga và Krym đã ký hiệp ước gia nhập của nước Cộng hoà Krym và thành phố trực thuộc trung ương Sevastopol ở Liên bang Nga của Tổng thống Putin với Quốc hội. Trong giai đoạn chuyển tiếp này sẽ kéo dài đến 01 Tháng 1 năm 2015, hai bên sẽ giải quyết các vấn đề hội nhập các đối tượng mới "trong kinh tế, tài chính, tín dụng và hệ thống pháp luật của Liên bang Nga"
Địa lý.
Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á - Âu. Tuy rằng Nga chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực khác, phần lớn diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng hơn. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là Siberia. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Kavkaz (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5,633 m) và dãy núi Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướng bắc - nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Nga có đường bờ biển dài trên 37,000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như biển Baltic, biển Đen và biển Caspi. Một số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển Barents, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là các phần của Bắc Băng Dương, trong khi các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương. Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin. (Xem).
Nhiều con sông chảy qua nước Nga. Xem thêm các con sông chảy qua Nga.
Các hồ chính bao gồm hồ Baikal, hồ Ladoga, biển hồ Caspi và hồ Onega. Xem Danh sách các hồ ở Nga.
Biên giới.
Cách thức thực tế phổ biến nhất để miêu tả nước Nga là miêu tả phần chính (phần tiếp giáp lớn với các quần đảo hay đảo ngoài biển của nó) và phần tách rời (khu vực Kaliningrad ở phía đông nam của biển Baltic).
Biên giới của phần chính và các bờ biển (bắt đầu từ phần xa nhất về phía tây bắc và tính ngược chiều kim đồng hồ) là:
Phần tách rời là tỉnh Kaliningrad, tỉnh này có:
Các bờ biển thuộc các biển Baltic và biển Đen của Nga có đường giao lưu ra đại dương ít trực tiếp và rắm rối hơn so với các bờ biển thuộc Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương, nhưng cả hai đều có vai trò quan trọng. Biển Baltic cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 9 quốc gia có chung bờ biển này cũng như giữa phần lục địa chính của Nga với tỉnh Kaliningrad. Thông qua eo biển nằm trong Đan Mạch, và giữa nó với Thụy Điển thì biển Baltic thông ra biển Bắc và Đại Tây Dương về phía tây và bắc của nó. Biển Đen cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 5 quốc gia khác có chung bờ biển, thông qua các eo biển Dardanelles và Marmora liền kề với Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để nối vào Địa Trung Hải với nhiều quốc gia có bờ biển ở đó và thông qua kênh đào Suez để sang Ấn Độ Dương và eo biển Gibraltar để sang Đại Tây Dương. Biển Caspi, hồ nước mặn lớn nhất thế giới, không có đường giao thông với biển cả.
Phạm vi không gian.
Hai điểm xa nhau nhất tại Nga cách nhau khoảng 8,000 km trên đường trắc địa ("geodesic"). |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Một trong hai điểm này nằm trên biên giới với Ba Lan, trên một khoảng đất dài 60 km chia vịnh Gdańsk với phá Vistula. Còn điểm kia nằm tại cực đông - nam của quần đảo Kuril, chỉ vài dặm cạnh đảo Hokkaido của Nhật.
Để diễn tả sự to lớn này, người ta thường nói là Nga bao trùm 11 múi giờ. Tuy nhiên, sự diễn tả này có thể gây nhầm lẫn vì hai điểm xa nhau nhất nếu tính theo kinh tuyến chỉ cách nhau 6,600 km trên đường trắc địa. Một trong hai điểm này nằm trên biên giới với Ba Lan (nói bên trên); còn điểm kia nằm trên đảo Diomede Lớn ("đảo Ratmanova"). Và hơn nữa, chính phủ Nga đã quyết định giảm số múi giờ từ 11 xuống 9, thậm chí là 5 để phát triển kinh tế.
Khí hậu.
Khí hậu Liên bang Nga được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố xác định. Diện tích to lớn của đất nước và sự xa tách khỏi biển của nhiều vùng dẫn tới một kiểu khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực, là kiểu khí hậu phổ biến ở châu Âu và vùng châu Á của Nga ngoại trừ lãnh nguyên và vùng cực đông nam. Các dãy núi ở phía nam ngăn chặn các khối không khí ấm từ Ấn Độ Dương, trong khi đồng bằng phía tây và phía bắc khiến nước này mở rộng với những ảnh hưởng từ Bắc Cực và Đại Tây Dương.
Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt mùa đông và mùa hè, mùa xuân và mùa thu thường chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực thấp và cực cao. Tháng lạnh nhất là tháng 1 (tháng 2 trên bờ biển), tháng ấm nhất thường vào tháng 7. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn là điều thông thường. Vào mùa đông, nhiệt độ lạnh đi cả từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông. Mùa hè có thể khá nóng và ẩm, thậm chí tại Siberia. Một phần nhỏ của bờ Biển Đen quanh Sochi có khí hậu cận nhiệt đới. Những vùng nội địa là những nơi khô nhất.
Động thực vật. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Động thực vật.
Từ bắc xuống nam đồng bằng Đông Âu, cũng được gọi là đồng bằng Nga, bị bao phủ trong "lãnh nguyên" Bắc Cực, những cánh rừng lá kim ("taiga"), những cánh rừng hỗn giao, đồng cỏ ("thảo nguyên") và bán hoang mạc (bao quanh Biển Caspian), bởi những thay đổi trong thực vật phản ánh những thay đổi trong khí hậu. Siberia cũng có một mô hình tương tự nhưng chủ yếu là taiga. Nga có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới, được gọi là "lá phổi của châu Âu", đứng thứ hai chỉ sau rừng mưa Amazon về khối lượng hấp thụ CO2. Những cánh rừng Nga sản xuất ra một khối lượng lớn oxy không chỉ cho châu Âu mà cho toàn thế giới.
Có 266 loài có vú và 780 loài chim tại Nga. Tổng cộng 415 loài thú đã được đưa vào Sách Đỏ Nga vào năm 1997, và hiện đang được bảo vệ.
Kinh tế.
Nga có một nền kinh tế hỗn hợp có thu nhập trung bình cao với nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Quốc gia này có diện tích lớn nhất trên thế giới và là nhà sản xuất dầu lửa lớn nhất, vào năm 2016 kinh tế Nga đứng hàng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 5 châu Âu theo GDP danh nghĩa hoặc đứng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 2 châu Âu theo GDP theo sức mua tương đương (~3.300 tỷ USD năm 2016)
Hơn hai thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Nga vẫn còn đang cố gắng để thiết lập một nền kinh tế thị trường và để thu được sự phát triển kinh tế bền vững. Trong 5 năm đầu nền kinh tế Nga đã phát triển không ổn định do các cơ quan hành pháp và lập pháp còn nhiều bất đồng trong việc hoàn thiện công cuộc cải cách và các nền tảng công nghiệp của Nga chịu sự suy thoái nặng nề. Ngoài ra, sự thiếu hụt thực phẩm năm 1997, mà hậu quả của nó là đã phải cần đến sự trợ giúp quốc tế trên bình diện rộng, đã làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự hào cũng như nền kinh tế nói chung của nước Nga mới ra đời. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Tuy thế, mặc dù không hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường và khẩu vị của người tiêu dùng nhưng nền kinh tế cựu Xô viết nói chung đã được chấp nhận là đã tạo cho người dân Nga nói chung có mức sống tiêu chuẩn kể từ sau những năm giữa thập niên 1950 cao hơn so với công dân của nhiều quốc gia đã phát triển theo định hướng tư bản và kinh tế thị trường như México, Brasil, Ấn Độ và Argentina. Tuy thế, các chủng loại hàng tiêu dùng (cụ thể là quần áo và lương thực, thực phẩm) là tương đối đơn giản về mẫu mã, và sự thiếu hụt của hàng tiêu dùng trong gia đình đã bị kêu ca nhiều ở các khu vực thành thị.
Sau sự tan rã của Liên Xô, sự phục hồi nhỏ của Nga dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường lần đầu tiên diễn ra vào khoảng năm 1997. Trong năm đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã lên đến điểm đỉnh trong việc phá giá của đồng rúp vào tháng 8 năm 1998, làm cho chính phủ bị vỡ nợ và làm suy giảm trầm trọng mức sống tiêu chuẩn của phần lớn dân chúng. Vì thế, năm 1998 cũng đã được ghi nhận như là năm của suy thoái và sự tăng cường rút vốn ra khỏi nền kinh tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đã phục hồi vừa phải trong năm 1999. Kinh tế Nga đã đi vào trong giai đoạn phát triển nhanh, GDP tăng trưởng trung bình 6,8% trên năm trong giai đoạn 1999-2004 trên cơ sở của giá dầu mỏ cao, đồng rúp yếu, và tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhưng sự phát triển kinh tế này là không đều: khu vực thủ đô Moskva cung cấp tới 30% GDP của toàn quốc.
Sự phục hồi kinh tế này cùng với cố gắng cải tổ của chính quyền trong các năm 2000-2001 để thúc đẩy cải cách về cấu trúc đang bị thụt lùi, đã làm tăng sự tin cậy của các nhà kinh doanh và đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Nga trong thập niên thứ hai của thời kỳ chuyển đổi. Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ, các mặt hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu, điều này làm cho Nga dễ bị thương tổn vì các biến động giá cả trên thị trường quốc tế. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa. Những năm tiếp theo, tiêu thụ nội địa cao hơn và nền chính trị ổn định hơn đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Nga. Từ 1999-2008 kinh tế nước Nga đã liên tục có tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng tăng trưởng đã chậm lại ở vài năm sau đó với sự suy giảm của giá dầu và khí đốt.
Với việc Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và các quốc gia khác áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 cùng với sự sụt giảm mạnh của giá dầu trong năm đó, nền kinh tế Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc . Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Nga, bao gồm cả người tiêu dùng và các công ty, cũng như có một tác động tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu. Thực tế đã cho thấy, chính người dân Nga đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng này mang lại. Lệnh cấm vận của Phương Tây cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và tiêu dùng của Nga. Việc giá cả sẽ tăng do tình trạng thiếu hụt và lạm phát tăng, dẫn đến tiết kiệm giảm, tiền lương giảm và thất nghiệp gia tăng, hệ quả là chất lượng cuộc sống của người dân Nga giảm sút, đặc biệt là các gia đình trung lưu và những người Nga nghèo. Vào năm 2016, mức lương trung bình của người Nga chỉ là 450 $ một tháng (so với mức 967$ một tháng vào năm 2013), thấp hơn cả Trung Quốc và Ba Lan . Tỉ lệ người sống dưới mức nghèo ở Nga đang có chiều hướng gia tăng, từ 16.1 triệu người năm 2015 đã nhảy vọt lên con số 19.2 triệu người năm 2016 . Đổng rúp của Nga cũng liên tục mất giá. Tính đến tháng 3 năm 2016, giá trị của đồng rúp chỉ còn bằng 50% so với thời điểm tháng 7 năm 2014 . |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Năm 2016, GDP của Nga đạt 3.300 tỷ USD theo sức mua tương đương, làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới và thứ 2 ở châu Âu. Năm 2021, GDP của Nga đạt 4.020 tỷ USD theo sức mua tương đương, vẫn là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới và thứ 2 ở châu Âu.
Thách thức lớn nhất đối với Nga là các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các xí nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong điều kiện môi trường kinh doanh với hệ thống ngân hàng trẻ và khác thường, được nắm giữ bởi các tài phiệt Nga ("oligarkhi"). Nhiều ngân hàng Nga là sở hữu của các nhà doanh nghiệp hay các ông trùm, là những người thông thường sử dụng các khoản tiền gửi ở ngân hàng để cho các doanh nghiệp của chính mình vay mượn. Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD) và Ngân hàng thế giới (WB) đã có những cố gắng để kích hoạt khởi động các hoạt động ngân hàng thông thường bằng cách cấp vốn và mua lại các khoản nợ trong một số ngân hàng nhưng thành tựu thu được là không đáng kể.
Các vấn đề khác bao gồm sự phát triển mất cân bằng giữa các khu vực của Nga. Trong khi khu vực thủ đô Moskva là hối hả, có cuộc sống thịnh vượng với thu nhập trên đầu người nhanh chóng đạt tới mức của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu thì phần lớn các khu vực còn lại, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực của người thiểu số ở châu Á, đã bị tụt lại đằng sau rất nhiều. Sự phân hóa thời kinh tế thị trường cũng cảm nhận được ở các thành phố lớn khác như Sankt-Peterburg, Kaliningrad và Ekaterinburg.
Thúc đẩy đầu tư nước ngoài cũng là một thách thức lớn. Ngoài ra, Nga cũng được hưởng lợi từ việc tăng giá dầu mỏ và vì thế có khả năng thanh toán các khoản nợ khổng lồ cũ. Sự phân bổ công bằng các thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên này từ công nghiệp cho các lĩnh vực khác cũng là một vấn đề. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Việc định hướng cho người tiêu dùng và thúc đẩy chi tiêu vào hàng tiêu dùng là một việc khá khó khăn đối với nhiều khu vực ở các nông thôn, khi mà ở các khu vực này nhu cầu tiêu dùng rất đơn giản, mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng khen ngợi đã được thực hiện ở các thành phố lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như may mặc, lương thực, thực phẩm, công nghiệp giải trí.
Việc bắt giữ nhà kinh doanh giàu có nhất Nga khi đó là Mikhail Khodorkovsky với các tội quy kết là gian lận và tham nhũng trong quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn dưới thời tổng thống Boris Yeltsin đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài e ngại về tính ổn định của nền kinh tế Nga. Phần lớn những người giàu có nhất ở Nga hiện nay là nhờ việc mua bán các doanh nghiệp nhà nước khi đó với giá rẻ như bèo. Các quốc gia khác cũng bày tỏ sự e ngại và lo lắng với việc áp dụng "có lựa chọn" của luật pháp đối với các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, một số tập đoàn quốc tế đã đầu tư rất lớn vào Nga. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nga có khoảng 26 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp tích lũy của người nước ngoài trong giai đoạn 2001-2004 (trong đó 11,7 tỷ USD diễn ra trong năm 2004).
Tuy nhiên, chính phủ của ông Putin đã bị chỉ trích rằng đã không tạo ra được một môi trường kinh doanh thân thiện, không đẩy lùi được nạn tham nhũng và không gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực có thể đưa nền kinh tế Nga bớt phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng. Khu vực dầu mỏ và khí đốt của Nga chiếm tới gần 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 30% tổng thu nhập ngân sách quốc gia.
Trong giai đoan 2000-2009, mức tăng trưởng trung bình hằng năm của nền kinh tế Nga đạt 5%; trong giai đoạn 2010-2019, mức tăng trưởng trung bình hằng năm sụt giảm còn 1,8%, trong đó năm 2015 và 2016 đều trải qua suy thoái. Sau năm 2015, mức tăng trưởng trung bình hằng năm của Nga giảm xuống còn 0,4%. Vì những nguyên nhân nói trên, Nga đã chuyển từ một điểm đến đầu tư tốt nhất thế giới trong giai đoạn 2000-2009 thành một nước có rủi ro cao và thiếu sức hấp dẫn. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Lý do chính cho sự kém hiệu quả của nền kinh tế Nga trong giai đoạn 2010-2019 là do các động lực tăng trưởng của thập kỷ trước đã cạn kiệt nhưng chính phủ Nga lại lựa chọn tăng quỹ dự trữ thay vì nâng cao hiệu quả kinh tế,
Các nhà kinh tế chỉ ra một vấn đề của Nga là việc chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu thô như những năm 2000, khiến giá cả thị trường phụ thuộc vào biến động của thế giới. Chính quyền Putin đã nhiều lần hứa sẽ biến đổi đất nước từ đơn giản là một nhà xuất khẩu nguyên liệu thô sang một quốc gia đa dạng hơn, dựa trên các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao, nhưng chưa cho thấy hiệu quả.
Nông nghiệp và lâm nghiệp.
Tổng diện tích đất canh tác của Nga ước tính là 1.237.294 km vuông (477.722 sq mi), lớn thứ tư trên thế giới . Từ năm 1999 đến năm 2009, nông nghiệp của Nga tăng trưởng đều đặn , và đất nước chuyển từ một nước phải nhập khẩu ngũ cốc trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ ba thế giới sau EU và Hoa Kỳ . Sản lượng thịt đã tăng từ 6,813.000 tấn năm 1999 lên 9.331.000 tấn trong năm 2008 và vẫn tiếp tục tăng . Trong khi các trang trại lớn tập trung chủ yếu vào sản xuất ngũ cốc và các sản phẩm chăn nuôi như sữa hay trứng, các hộ gia đình tư nhân nhỏ đã sản xuất hầu hết lượng khoai tây, rau và trái cây của cả nước . Nga hiện là nước sản xuất lúa mạch, kiều mạch và yến mạch đứng đầu thế giới cũng như là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu lúa mạch đen, hạt hướng dương và lúa mì lớn nhất thế giới.
Trải dài từ biển Baltic đến Thái Bình Dương, Nga là quốc gia có diện tích rừng lớn nhất thế giới, chiếm 1/5 diện tích rừng của thế giới . Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2012 bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc và Chính phủ Liên bang Nga, tiềm năng to lớn này vẫn chưa được khai thác đúng mức. Nga hiện nay đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về tình trạng phá rừng. Hàng loạt nhà máy gỗ của Trung Quốc mọc lên ở Nga mang tới việc làm và thu nhập nhưng đi kèm là nỗi lo tài nguyên rừng bị khai thác quá đà. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Dù khai thác ồ ạt tại Nga, tất cả những dây chuyền sản xuất gỗ thành phẩm đều được thực hiện ở Trung Quốc, nơi đang hạn chế chặt chẽ việc khai thác gỗ nhằm bảo tồn rừng. Vấn nạn phá rừng đã tồn tại từ nhiều năm nay và ngày càng khó kiểm soát. Từ năm 2000 đến nay, tổng diện tích rừng bị phá là 40 triệu ha, nhưng chỉ có một nửa diện tích được trồng lại. Rừng bị tàn phá mạnh tại các vùng Viễn Đông, phía Tây Bắc và Siberia. Nạn phá rừng không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng lớn đến môi trường và tàn phá các hệ sinh thái, làm tăng khí thải gây hiệu ứng nhà kính… Ngoài ra, diện tích rừng bị suy giảm do các nguyên nhân khác như cháy rừng, phát triển công nghiệp và khai thác khoáng sản cùng với việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, xây dựng nhà ở và giao thông.
Công nghiệp.
Nga được thừa hưởng nền tảng công nghiệp rất mạnh của Liên Xô, siêu cường công nghiệp đứng thứ 2 thế giới. Sau khi Liên Xô tan rã, khoảng 60% các cơ sở công nghiệp của Liên Xô thuộc về lãnh thổ Nga, các cơ sở này đảm bảo duy trì được vị thế cường quốc công nghiệp của Nga trên thế giới.
Tuy nhiên, giai đoạn kinh tế trì trệ thập niên 1990 khiến các cơ sở công nghiệp của Nga bị suy yếu đi nhiều. Theo kết quả khảo sát 2013 do Trung tâm nghiên cứu vĩ mô (CMR) của ngân hàng Sberbank của Nga công bố thì nền tảng công nghiệp Nga đang bị lão hóa. Gần 60% các xí nghiệp Nga cần nâng cấp trang thiết bị trong vòng 3 năm tới để duy trì hoạt động cũng như thị phần nội địa. Các mặt hàng công nghiệp nhẹ của Nga có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới tương đối yếu trong tương lai gần. Có tới 36% xí nghiệp được hỏi ý kiến cho biết họ không có kế hoạch mở rộng sản xuất trong vòng 5 năm tới; 38% nói có lẽ họ sẽ mở rộng trên thị trường nội địa; 19% nhắm vào các thị trường gần là các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và chỉ có 9% có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới trong dài hạn. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Gần 83% xí nghiệp Nga được hỏi ý kiến nói họ chỉ có thể bán sản phẩm trên thị trường trong nước, trong khi 88% nói nguồn cung chủ yếu cho xí nghiệp về nguyên liệu và thiết bị là nguồn cung nội địa
Theo Phó Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga Sergei Tsyb thì lĩnh vực công cụ máy móc công nghiệp Nga đang nhập khẩu lên tới 90%, kỹ thuật máy hạng nặng đang nhập khẩu khoảng từ 60-80% và ngành công nghiệp điện tử nhập khẩu từ 80-90%. Để giảm sự phụ thuộc của Nga vào các nhà cung cấp phương Tây trong hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng như trên, Nga dự kiến sẽ giảm chỉ số nhập khẩu từ 70-90% xuống còn 50-60% vào năm 2020 nhưng việc thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu là điều không thể.
Trong thời Chiến tranh Lạnh, các tổ hợp công nghiệp của Liên Xô đảm bảo duy trì nền quân sự Xô viết mạnh mẽ với nguồn ngân sách thường chiếm từ 10-20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Liên Xô. Công nghiệp vũ khí của Nga là khu vực hiện đại nhất và nằm trong định hướng xuất khẩu của Nga. Xuất khẩu vũ khí của Nga luôn giữ vị trí thứ 2 trên thế giới về giá trị.
Nếu như tại Mỹ, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng và các dự án vũ trụ tập trung vào một số tập đoàn khổng lồ độc quyền và một hệ thống dịch vụ hậu cần làm việc dưới sự chỉ đạo của Bộ quốc phòng và NASA thì nền công nghiệp quốc phòng Nga hiện nay phân tán thành rất nhiều các xí nghiệp nhỏ. Với một chu trình sản xuất cồng kềnh và nhiều tầng nấc như vậy khó có thể đạt được một kết quả tích cực và đột phá nào trong ngành công nghiệp quốc phòng vì mâu thuẫn lợi ích của rất nhiều thành viên tham gia vào chu trình sản xuất đó. Độ tuổi trung bình của những người đang làm việc trong các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga là từ 55 đến 57 (số liệu tháng 5/2013). 30% trong số đó đã ngoài 60 trong khi giới trẻ không chịu vào làm việc vì lương thấp. Để khắc phục những vấn đề này, hiện nay, Nga đang tiến hành sáp nhập các nhà máy quốc phòng thành các tổ hợp lớn hơn để khắc phục những điểm yếu trên và nâng cao sức cạnh tranh. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Nước Nga hiện nay được thừa hưởng từ chế độ Xô Viết ba nhóm công nghiệp cơ bản với khả năng cạnh tranh cực cao là các tổ hợp công nghiệp - quốc phòng, ngành công nghệ vũ trụ và chế tạo máy và trang thiết bị công nghệ hạt nhân. Các tổ hợp công nghiệp - quốc phòng và công nghiệp vũ trụ, trong vòng 20 năm từng lâm vào tình trạng suy thoái. Các kỹ sư của các xí ngiệp công nghiệp quốc phòng Nga lớn nhất phải thực tập ở 5 trung tâm công nghệ ở Ý và Đức. Tuy nhiên với sự quan tâm và rót ngân sách từ chính phủ, hiện nay các ngành này đang phát triển trở lại. Từ sau khi Mỹ ngừng sử dụng tàu con thoi năm 2010, Nga là nước duy nhất có thể tự tiến hành việc phóng tên lửa lên vũ trụ để vận chuyển hàng cho trạm vũ trụ quốc tế ISS. Để thay thế tàu con thoi cũ, tên lửa SpaceX của Mỹ đã 9 lần phóng thành công lên quỹ đạo, mục tiêu là có thể tái sử dụng nhiều lần, tuy nhiên SpaceX mới hạ cánh thành công 2 lần và đến cuối 2016 mới thử nghiệm sử dụng tên lửa tái chế. Còn từ đây đến năm 2022, Mỹ vẫn sẽ phải mua 18 động cơ tên lửa RD-180 của Nga để đưa hàng lên vũ trụ
Nga còn thành lập các công ty ở phương Tây để bí mật thu mua, đặt hàng các linh kiện điện tử từ các nhà sản xuất Mỹ rồi đem về đóng gói và xuất chúng sang cho các công ty ở Nga. Các linh kiện này dùng cho Bộ Quốc phòng Nga, Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) và ngay cả các pháp nhân Nga liên quan đến việc thiết kế vũ khí và đầu đạn hạt nhân. Đặc vụ FBI nói rằng hoạt động này đã hủy hoại đáng kể an ninh quốc gia của Mỹ bằng việc thu mua các linh kiện điện tử tối tân, kỹ thuật cao và đưa lậu chúng đến Nga, từ đó các linh kiện điện tử này giúp nâng cao năng lực của cơ quan tình báo Nga, góp phần hiện đại hóa cả quân đội và chương trình vũ khí hạt nhân của Nga. Được biết, linh kiện điện tử mà công ty Nga mỗi năm mua của Mỹ trị giá khoảng 2 tỷ USD.
Khi Nga bị phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt do can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraina thì doanh nghiệp quân sự và hàng không vũ trụ của họ phải lập kế hoạch chuyển sang những đối tác mới. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Các công ty này đã mua nhiều linh kiện điện tử với tổng trị giá hàng tỷ USD từ Trung Quốc. Tuy trình độ của Trung Quốc không phải là cao nhất thế giới, nhưng hệ thống sản xuất của nước này rất hoàn chỉnh, khả năng tự cung tự cấp rất mạnh và luôn liên tục phát triển. Hợp tác quy mô lớn với doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc trong lĩnh vực vi điện tử sẽ là bước đầu tiên trong việc hình thành liên minh công nghệ quốc gia BRICS. Với việc Trung Quốc sử dụng hệ thống nghiên cứu sản xuất linh kiện hiện có và kho nhân tài công nghệ, còn Nga phát huy những ưu thế có được trong các dự án nghiên cứu hàng chục năm qua, sự hợp tác công nghệ cao giữa 2 nước có thể phá vỡ được ưu thế của phương Tây trong lĩnh vực linh kiện điện tử. Ngay cả tên lửa đẩy siêu cấp Angara mà Nga đang nghiên cứu cũng có thể đang sử dụng linh kiện nước ngoài, vì vậy một khi phương Tây ngừng cung cấp cho Nga thì Nga có thể chuyển sang mua từ Trung Quốc.. Tuy Trung Quốc có thể giúp Nga giải quyết nhiều vấn đề nhưng không thể giải quyết toàn bộ vấn đề được. Một là tính năng sản phẩm liệu có thể có thể thay thế hoàn toàn sản phẩm tương tự của phương Tây, 2 là chủng loại liệu có đủ hoàn toàn, 3 là linh kiện mới có thể vẫn cần một thời gian hoạt động với nền tảng của Nga. Tuy nhiên, việc mua linh kiện điện tử từ Trung Quốc có một chút lợi thế, một là cung ứng đảm bảo, hai là giá sẽ tương đối ưu đãi.
Sau khi Liên Xô giải thể rất khó nhìn thấy những thương hiệu công nghiệp dân dụng của Nga, thậm chí thương hiệu công nghiệp nhẹ cũng không có. Lĩnh vực có thể thấy hàng Nga phổ biến là thương hiệu Vodka và các sản phẩm quân sự.
Năng lượng.
Nga được thừa nhận là một siêu cường năng lượng. Nga là một trong các quốc gia có sản lượng khí đốt hàng đầu thế giới, trữ lượng dầu mỏ đứng thứ tám, thứ hai về trữ lượng than.
Nga là nhà xuất khẩu khí tự nhiên và nhà sản xuất khí tự nhiên hàng đầu thế giới, dù thỉnh thoảng Nga và Ả Rập Xê Út thay đổi vị trí về tiêu chí. Châu Âu hiện nhập khẩu đến 1/3 nhu cầu khí đốt từ Nga, mặc dù thời gian qua châu lục này đã cố gắng giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Hoa Kỳ đã tăng nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 6% lượng nhập khẩu khí đốt của châu Âu là tới từ Hoa Kỳ. Sự phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga ở châu Âu vẫn rất lớn. Ở Italy, khí đốt Nga chiếm 37% lượng nhập khẩu. Ở Đức tỉ lệ này khoảng 28%. Sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu của Slovenia, Hy Lạp và Hungary ở mức từ 41-45%. Không có khí đốt của Nga, họ sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhiên liệu nghiêm trọng sau khoảng 10 ngày. Đặc biệt là Cộng hòa Séc, Slovakia, Phần Lan, Litva, Latvia, Estonia gần như phụ thuộc 100% vào khí đốt Nga. Mặt khác kinh tế Nga cũng lệ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch và năng lượng, chiếm tới 64% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga. Ngành dầu khí chiếm đến 46% tổng chi tiêu của chính phủ Nga và đóng góp tới 30% GDP của nước này.
Nga là nước sản xuất điện hàng thứ 4 thế giới và nhà sản xuất năng lượng tái tạo hàng thứ 5 thế giới, tiêu chí sau nhờ nước này đã phát triển mạnh việc sản xuất thủy điện. Những nhà máy thủy điện lớn đã được xây dựng ở vùng châu Âu của Nga dọc theo các con sông như Volga. Vùng châu Á của Nga cũng có một số nhà máy thủy điện lớn, tuy nhiên, tiềm năng thủy điện vĩ đại của Siberia và Viễn Đông Nga phần lớn vẫn chưa được khai thác.
Nga là nước đầu tiên phát triển lò phản ứng hạt nhân dân sự và xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Hiện tại, Nga là nhà sản xuất điện hạt nhân đứng thứ 4. Rosatom quản lý toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân tại Nga. Năng lượng hạt nhân đang phát triển nhanh chóng tại Nga, với mục tiêu tăng tổng thành phần năng lượng hạt nhân từ mức 16.9% hiện nay lên 23% vào năm 2020. Chính phủ Nga có kế hoạch chi 127 tỷ rubles ($5.42 triệu) cho một chương trình liên bang để phát triển việc sản xuất năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo. Khoảng 1 nghìn tỷ ruble ($42.7 triệu) đã được chi từ ngân sách liên bang cho việc phát triển năng lượng hạt nhân và phát triển công nghiệp trước năm 2015. Nga vẫn là một trong những nước đứng đầu thế giới về công nghệ hạt nhân và là một thành viên của dự án lò phản ứng hạt nhân quốc tế. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Gazprom, gã khổng lồ khí đốt của Nga đã phải vật lộn để tìm công nghệ cho mỏ ngoài khơi Nam Kirinskoye ở Viễn Đông sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ cấm bất kỳ công ty Mỹ nào cung cấp thiết bị dưới đáy biển. Việc phát triển thêm các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng đặc biệt dễ bị tổn thương vì Nga thiếu hầu hết các bí quyết, bao gồm cả công nghệ hóa lỏng thương mại quy mô lớn.
Mặc dù các nhà sản xuất dầu trong nước đang theo đuổi chiến lược thay thế nhập khẩu thông qua các trung tâm nghiên cứu và phát triển trong nước nhưng việc phát triển các công nghệ khả thi về mặt thương mại và sản xuất nội địa hóa đầy đủ các thiết bị cần thiết có thể sẽ mất nhiều năm. Bộ năng lượng Nga cảnh báo Nga đã tiếp tục lập kỷ lục sản xuất dầu thời hậu Xô Viết nhưng các quan chức lo ngại sẽ sụt giảm tới 40% trong vòng 15 năm tới (kể từ 2019) nếu không có giải pháp công nghệ hiệu quả nào được đưa ra.
Giao thông vận tải.
Vận tải đường sắt ở Nga nằm dưới sự kiểm soát độc quyền của công ty Russian Railways do nhà nước quản lý. Tổng chiều dài các tuyến đường sắt ở Nga là chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Không giống như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, đường ray ở Nga sử dụng khổ rộng , ngoại trừ đường ray trên đảo Sakhalin sử dụng khổ hẹp . Tuyến đường sắt nổi tiếng nhất ở Nga là Tuyến đường sắt xuyên SIberia ("Transsib"), trải dài trên 7 múi giờ và nắm giữ kỷ lục với các chuyến tàu dài nhất trên thế giới, như các chuyến Moscow- Vladivostok (), Moscow- Bình Nhưỡng ( và Kiev-Vladivostok ).
, Nga có tổng cộng 933.000 km đường bộ, trong đó 755.000 km được trải nhựa. Một số tuyến đường trong số này tạo nên hệ thống đường cao tốc liên bang Nga.
Tổng chiều dài đường thủy nội địa của Nga là 102.000 km, chủ yếu là sông hoặc hồ tự nhiên. Ở phần lãnh thổ châu Âu của đất nước, mạng lưới các kênh đào kết nối lưu vực của các con sông lớn. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Các cảng biển lớn của Nga bao gồm cảng Rostov trên Sông Đông ở biển Azov, Novorossiysk ở Biển Đen, Astrakhan và Makhachkala ở biển Caspian, Kaliningrad và St Petersburg ở biển Baltic, Arkhangelsk ở Biển Trắng, Murmansk ở biển Barents, Petropavlovsk -Kamchatsky và Vladivostok ở Thái Bình Dương. Năm 2008, Nga sở hữu 1.448 tàu thương mại. Hạm đội tàu phá băng của Nga là hạm đội tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới, thúc đẩy việc khai thác kinh tế ở thềm lục địa Bắc Cực của Nga và phát triển giao thương đường biển qua tuyến biển Bắc giữa châu Âu và Đông Á.
Về tổng chiều dài đường ống, Nga chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Hiện tại, nhiều dự án đường ống mới đang được thực hiện, bao gồm các đường ống khí đốt tự nhiên Nord Stream và South Stream nối đến châu Âu lục địa, và đường ống dẫn dầu Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO) đến Viễn Đông và Trung Quốc.
Nga có tổng cộng 1.216 sân bay, bận rộn nhất là các sân bay Sheremetyevo, Domodingovo và Vnukovo ở Moscow và Pulkovo ở St. Petersburg.
Hầu hết các thành phố lớn của Nga có hệ thống giao thông công cộng rất phát triển, với các loại phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất là xe buýt, xe điện bánh hơi và tàu điện. Bảy thành phố của Nga, cụ thể là các thành phố Moscow, Saint Petersburg, Nizhny Novgorod, Novosibirsk, Samara, Yekaterinburg và Kazan có hệ thống tàu điện ngầm. Tổng chiều dài của các tuyến metro ở Nga là . Moscow Metro và Saint Petersburg Metro là hai hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất ở Nga, được khánh thành lần lượt vào các năm 1935 và 1955. Đây là hai trong số những hệ thống tàu điện ngầm nhanh nhất và bận rộn nhất trên thế giới, nổi tiếng với trang trí phong phú và thiết kế độc đáo tại các sân ga.
Du lịch.
Ngành du lịch của Nga đã tăng trưởng nhanh chóng kể từ cuối thời kì Xô viết, đầu tiên là du lịch trong nước và sau đó là du lịch quốc tế, được thúc đẩy bởi di sản văn hóa phong phú và sự đa dạng tự nhiên tuyệt vời của đất nước. Các tuyến du lịch chính ở Nga bao gồm một cuộc hành trình vòng quanh các thành phố cổ ở Golden Ring, du lịch trên các con sông lớn như sông Volga và những chuyến đi dài trên Tuyến đường sắt xuyên Siberia nổi tiếng. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Trong năm 2013, đã có tổng cộng 28,4 triệu lượt khách du lịch đến thăm Nga; khiến Nga trở thành nước có số lượng khách du lịch tham quan đứng thứ 9 trên thế giới. Số lượng khách du lịch tới từ phương Tây có sự suy giảm kể từ năm 2014 do lệnh trừng phạt kinh tế của Phương Tây đối với Nga .
Tính đến hết năm 2017, Liên bang Nga đã có 27 di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có 16 di sản văn hóa và 11 di sản tự nhiên. Ba di sản thế giới đầu tiên tại Nga được công nhận vào năm 1990 là Trung tâm lịch sử của Saint-Peterburg, Kizhi Pogost, Điện Kremli và Quảng trường Đỏ. Nga có 4 di sản chung với các quốc gia khác là Vòng cung trắc đạc Struve chung với Belarus,Estonia,Phần Lan,Latvia,Lithuania,Moldova,Na Uy,Thụy Điển,Ucraina, Mũi đất Kursh chung với Lithuania), còn Phong cảnh Dauria và Hồ Uvs là hai di sản chung với Mông Cổ. Địa điểm mới nhất được công nhận là Phong cảnh Dauria được công nhận vào năm 2017.
Các điểm đến được thăm nhiều nhất ở Nga là Moskva và Sankt Peterburg, hai thành phố lớn nhất của đất nước. Được công nhận là Thành phố Nhân loại, 2 thành phố này có các bảo tàng nổi tiếng thế giới như Bảo tàng Tretyakov và Bảo tàng Ermitazh, các nhà hát nổi tiếng như Nhà hát Bolshoi và Nhà hát Mariinsky, các nhà thờ như Nhà thờ chính tòa Thánh Vasily, Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ, Nhà thờ chính tòa Thánh Isaac và Nhà thờ Chúa Cứu thế trên Máu đổ, các công trình đầy ấn tượng như điện Kremli cùng với Pháo đài Thánh Phêrô và Phaolô, những quảng trường và những con phố xinh đẹp như Quảng trường Đỏ, Quảng trường Cung điện, Phố Tverskaya, Phố Nevsky Prospekt và Phố Arbat. Các cung điện và công viên được tìm thấy trong các dinh thự hoàng gia cũ ở ngoại ô Moskva (Kolomenskoye, Tsaritsyno) và St Petersburg (Peterhof, Strelna, Oranienbaum, Gatchina, Pavlovsk và Tsarskoye Selo). Ở Moskva vẫn còn tồn tại nhiều công trình kiến trúc của thời kỳ Liên Xô, cùng với đó là các tòa nhà chọc trời hiện đại mới được xây dựng, trong khi St Petersburg, có biệt danh là "Venice của phương Bắc", tự hào về các công trình kiến trúc cổ điển, những con sông, kênh rạch và cầu. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Các bãi biển ấm áp của Biển Đen đã hình thành nên một số khu du lịch biển nổi tiếng, chẳng hạn như Sochi, thành phố chủ nhà Thế vận hội mùa đông 2014. Những ngọn núi ở Bắc Kavkaz là nơi có các khu trượt tuyết nổi tiếng như Dombay. Điểm đến tự nhiên nổi tiếng nhất ở Nga là Hồ Baikal. Đây là hồ nước lâu đời nhất và sâu nhất trên thế giới, có làn nước trong như pha lê và được bao quanh bởi những ngọn núi. Các điểm du lịch tự nhiên phổ biến khác ở Nga bao gồm Kamchatka với những ngọn núi lửa và mạch nước phun, Karelia với các hồ và đá granit, dãy núi Altai phủ tuyết, và các thảo nguyên hoang dã của Tuva.
Khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Từ đầu thế kỷ XVIII những cuộc cải cách của Pyotr Đại đế (người sáng lập Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Đại học Quốc gia Sankt Peterburg) và những đóng góp của những người từng tốt nghiệp tại đây như học giả Mikhail Lomonosov (người sáng lập Đại học Quốc gia Moskva) đã giúp nước Nga có được sự phát triển mạnh trong khoa học và phát minh. Trong thế kỷ XIX và XX nước này đã sản sinh ra một lượng lớn các và nhà phát minh. Nikolai Lobachevsky, một "Copernicus trong hình học", đã phát triển hình học phi Euclid. Dmitri Mendeleev phát minh ra Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, khuôn khổ chính của hoá học hiện đại. Gleb Kotelnikov phát minh ra dù ba lô, trong khi Evgeniy Chertovsky phát minh ra quần áo điều áp. Pavel Yablochkov và Alexander Lodygin là những nhà tiên phong vĩ đại trong kỹ thuật điện và là những nhà phát minh của những đèn điện đầu tiên. Alexander Popov là một trong những người phát minh radio, trong khi Nikolai Basov và Alexander Prokhorov là hai người đồng phát minh ra tia laser và maser. Igor Tamm, Andrei Sakharov và Lev Artsimovich đã phát triển ý tưởng tokamak để kiểm soát phản ứng tổng hợp hạt nhân và tạo ra nguyên mẫu đầu tiên của nó, sau này dẫn tới dự án ITER. Nhiều nhà khoa học và phát minh nổi tiếng của Nga là người di cư, như Igor Sikorsky và Vladimir Zworykin, và nhiều nhà khoa học nước ngoài cũng đã làm việc ở Nga một thời gian dài như Leonard Euler và Alfred Nobel.
Các thành tựu lớn nhất của Nga thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụ và thám hiểm vũ trụ. Konstantin Tsiolkovsky là cha đẻ của lý thuyết hàng không vũ trụ. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Các tác phẩm của ông đã tạo cảm hứng cho những kỹ sư tên lửa hàng đầu của Liên xô như Sergey Korolyov, Valentin Glushko và nhiều người khác đóng góp vào sự thành công của Chương trình Vũ trụ Liên xô ở những giai đoạn đầu của cuộc Chạy đua vào không gian. năm 1957 vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay quanh Trái Đất, "Sputnik 1", được phóng lên; năm 1961 ngày 12 tháng 4 chuyến bay đầu tiên của loài người vào vũ trụ đã được Yuri Gagarin thực hiện thành công; và nhiều người Liên xô và Nga khác đã thực hiện kỷ lục thám hiểm vũ trụ. Từ năm 1999 đến 2009 Nga là nước phóng tên lửa nhiều nhất, 245 tên lửa có tải trọng lên quỹ đạo thành công so với 218 của Mỹ và cũng là nước duy nhất cung cấp các dịch vụ du lịch vũ trụ.
Thủ tướng Dmitry Medvedev đã lên tiếng cảnh báo rằng Nga đang mất dần danh tiếng và tiền của do các dự án vũ trụ thất bại, sau khi không thể đưa 2 vệ tinh lên quỹ đạo tháng 8/2012. Vụ phóng đã thất bại gây tổn thất lớn cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga. Một sự cố tương tự năm 2011 đã khiến Nga mất một vệ tinh thông tin trị giá 265 triệu USD. Nga cũng từng thất bại trong vụ phóng tàu thăm dò Sao Hỏa Phobos-Grunt. Ông Medvedev cũng cho rằng: "Chẳng cường quốc không gian nào lại chứng kiến nhiều vụ phóng vệ tinh và phi thuyền hỏng như Nga". Vì thế ông quyết định chấn chỉnh lại ngành công nghiệp vũ trụ của Nga cũng như tiếp tục các chương trình thám hiểm Sao Hỏa khác và đã hoàn thành chương trình Mars-500 để thu thập thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lên Sao Hỏa Đây là dự án quốc tế của Nga, EU (Liên hiệp châu Âu) và Trung Quốc nhằm nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và tâm sinh lý của một toán phi hành gia quốc tế 6 người trên một chuyến bay giả định dài 520 ngày lên sao Hỏa và đi bộ trên đó.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, chính sách của Hoa Kỳ khuyến khích các cơ quan chính phủ và các công ty hàng không vũ trụ mua hàng của Nga và giữ cho các kỹ sư Nga bận rộn nhằm ngăn họ làm việc cho các quốc gia thù địch với lợi ích của Hoa Kỳ. Nga hiện đang là một trong số các nhà cung cấp động cơ tên lửa vũ trụ cho Hoa Kỳ. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Vì lý do an ninh quốc gia, Hoa Kỳ yêu cầu phải có ít nhất hai hệ thống phóng. Không quân Hoa Kỳ và NASA hiện đang dựa chủ yếu vào ba loại tên lửa là Delta IV và Atlas V được điều hành bởi ULA và Falcon 9 của SpaceX, trong đó riêng tên lửa Atlas V hiện đang sử dụng động cơ được thiết kế và chế tạo từ Nga là RD-180. Bởi vì chi phí hoạt động Atlas V rẻ hơn Delta IV nên Delta IV được dành riêng để sử dụng với các tải trọng và quỹ đạo khó hơn mà Atlas V không thể xử lý được.
Dù đang cố phát triển động cơ riêng nhưng tập đoàn tên lửa vũ trụ của Nga Energomash cho rằng từ khâu thử nghiệm cho đến khi sản xuất thành công là khoảng thời gian rất dài, Hoa Kỳ sẽ cần trên 3 tỷ USD và khoảng thời gian 10 năm để sản xuất thay thế các động cơ Nga. Vì thế họ cho rằng Mỹ vẫn sẽ nhập động cơ tên lửa từ Nga cho dù có bị cấm và mẫu nâng cấp của Antares sẽ được trang bị các động cơ này.
Các công nghệ khác, nơi người Nga có lịch sử phát triển, gồm công nghệ hạt nhân, sản xuất máy bay và công nghệ quốc phòng. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cùng các lò phản ứng hạt nhân đầu tiên cho tàu ngầm và tàu hoạt động trên mặt nước nằm dưới sự chỉ đạo của Igor Kurchatov. Một số nhà kỹ thuật hàng không nổi bật của Liên xô, có cảm hứng từ các tác phẩm lý thuyết của Nikolai Zhukovsky, đã giám sát việc chế tạo hàng chục model máy bay quân sự và dân sự và đã thành lập một số "KBs" ("Phòng thiết kế") hiện là thành phần chủ yếu của Liên đoàn Hàng không Hợp nhất. Các máy bay nổi tiếng của Nga gồm máy bay chở khách siêu thanh đầu tiên Tupolev Tu-144 của Alexei Tupolev, loạt máy bay chiến đấu MiG của Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich, và loạt máy bay Su của Pavel Sukhoi cùng những người kế tục ông. Những xe tăng chiến trường nổi tiếng của Nga gồm T-34, thiết kế xe tăng theo kênh Discovery là loại tốt nhất của Thế chiến II, và các xe tăng khác thuộc loạt T. Súng AK-47 và AK-74 của Mikhail Kalashnikov là loại súng tấn công được sử dụng rộng rãi nhất tên thế giới - tới mức các khẩu súng thuộc kiểu AK đã được chế tạo nhiều hơn tất cả các loại súng tấn công khác cộng lại. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Dù có những thành tựu công nghệ, từ thời trì trệ Brezhnev, Nga đã tụt hậu so với phương Tây trong một số ngành kỹ thuật, đặc biệt là trong tiết kiệm năng lượng và sản xuất hàng tiêu dùng. Cuộc khủng hoảng kinh tế hồi những năm 1990 đã khiến khoản hỗ trợ cho khoa học của nhà nước sụt giảm mạnh. Nhiều nhà khoa học và những người có trình độ của Nga đã đi sang châu Âu hay Hoa Kỳ; cuộc di cư này được gọi là một cuộc chảy máu chất xám. Những năm 2000, với làn sóng bùng nổ kinh tế, tình hình khoa học và công nghệ ở Nga đã được cải thiện, và chính phủ đã tung ra một chiến dịch với mục tiêu hiện đại hoá và cải tiến. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra 5 ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển công nghệ của đất nước: hiệu quả năng lượng, IT (gồm cả các sản phẩm thông thường và các sản phẩm kết hợp với công nghệ vũ trụ), năng lượng hạt nhân và dược. Mặc dù là nhà xuất khẩu hàng công nghiệp nặng hàng đầu thế giới và đang đạt được những tiến bộ về phần mềm, nhưng các sản phẩm hàng tiêu dùng của Nga lại thiếu tính cạnh tranh trên trường quốc tế do đơn điệu về mẫu mã. Cải thiện về năng suất sẽ chủ yếu xuất phát từ công nghệ mới và đầu tư vốn hiệu quả, hai điều mà Nga đang thiếu.
Một số thành tựu mới đã xuất hiện, với việc nước Nga đã hoàn thành GLONASS, một trong 4 hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu cùng với GPS của Mỹ, Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc và Hệ thống định vị Galileo của châu Âu. Trong giai đoạn 2003-2014, 75-80% linh kiện điện tử dùng cho vệ tinh Glonass-M phải mua từ các nước phương Tây. Chính phủ Nga đã phải tính đến khả năng dừng chế tạo vệ tinh GLONASS-K do không có các linh kiện đồng bộ từ nước ngoài sau khi phương Tây cấm xuất khẩu linh kiện cho Nga Năm 2016, Nga đã lập kế hoạch đến năm 2024 sẽ tự sản xuất toàn bộ các linh kiện vệ tinh để tránh việc phải phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu. Năm 2019, Nga bắt đầu sản xuất các vệ tinh Glonass-K2, được phát triển bởi ISS Reshetnev (Hệ thống vệ tinh thông tin Reshetnev). Trong khi GLONASS-K có tới 90% thiết bị điện tử nhập từ nước ngoài thì GLONASS-K2 mới sẽ sử dụng toàn bộ các thành phần làm tại Nga, đồng thời Glonass-K2 sẽ có tuổi thọ hoạt động cao hơn 3 năm. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Theo kế hoạch, 20 vệ tinh thế hệ mới "Glonass-K2" sẽ được phóng trong giai đoạn 2020-2031
Nga là nước duy nhất xây dựng nhà máy điện hạt nhân di động và hiện đang là nước đi đầu trong nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ 5 (loại này có hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu hạt nhân vượt trội so với các nhà máy thế hệ trước, giúp việc sản xuất điện không tạo ra hoặc chỉ tạo ra rất ít chất thải phóng xạ). Nga cũng cho ra đời các thiết kế quân sự mới như máy bay tàng hình Su-57, xe tăng T-14 Armata...
Do sự phân công sản xuất từ thời Liên Xô nên sau khi Liên Xô tan rã, một số nhà máy công nghiệp chủ chốt lại thuộc về nước khác chứ không thuộc về Nga, do vậy Nga bị thiếu khả năng sản xuất trong một số lĩnh vực (ví dụ như các nhà máy đóng tàu lớn thời Liên Xô hiện nay thuộc về Ucraina, nên Nga phải mua động cơ tàu biển từ nước này). Trung Quốc cũng bắt đầu bán cho Nga các sản phẩm phục vụ mục đích quân sự. Tốc độ nhập khẩu tăng trưởng nhanh khi Trung Quốc bán cho Nga không chỉ các động cơ diesel, mà cả những thiết bị dành cho các tàu hỗ trợ quân sự. Đến năm 2017, doanh thu tiếp tục tăng và đó chỉ là sự khởi đầu vì trong tương lai Nga sẽ mua các thiết bị công nghệ từ Trung Quốc nhiều hơn nữa. Nga không thích ý tưởng mua sản phẩm của Trung Quốc mà muốn sản phẩm phương Tây, nhưng ngay khi phương Tây trừng phạt Nga, họ ngay lập tức phải quay sang mua hàng từ Trung Quốc.
Trong lĩnh vực nghiên cứu các nguyên tố siêu nặng, Nga vẫn dẫn đầu thế giới khi lần đầu tiên thực hiện tổng hợp thành công 6 nguyên tố nặng nhất với số nguyên tử từ 113 đến 118. Đó là thành tựu 10 năm nghiên cứu (2000-2010) của các chuyên gia thuộc phòng thí nghiệm vật lý Flerov tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân ở Dubna gần Moscow. Hai nguyên tố trong số đó đã được Hiệp hội Hóa học cơ bản và hóa học ứng dụng Quốc tế (IUPAC) chính thức công nhận với hai cái tên Flerova (114) và Livermore (116). |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Năm 2006, các nhà khoa học Nga đã tạo ra sự phát xạ ánh sáng mạnh nhất trên thế giới dựa trên công nghệ PEARL (Petawatt Parametric Laser) được tạo ra trong Viện vật lý ứng dụng Nizhny Novgorod thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, dựa trên kỹ thuật khuếch đại tham số ánh sáng trong các tinh thể quang học phi tuyến. Công nghệ này có thể tạo ra xung động điện mạnh đến 0,56 petawatt, gấp hàng trăm lần công suất của tất cả các nhà máy điện trên thế giới cộng lại (1 petawatt = 1 triệu gigawatt). Các nhà khoa học Nga cũng tạo được từ trường nhân tạo mạnh chưa từng có, đạt đến 28 megagausses, gấp hàng trăm triệu lần so với từ lực của từ trường Trái Đất
Năm 2015, một nhà khoa học Nga là Vladimir Leonov tuyên bố đã thử nghiệm thành công một mẫu thử nghiệm động cơ lượng tử có hiệu suất mạnh gấp 5.000 lần động cơ tên lửa thông thường, sẽ tạo ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trong thế kỷ XXI, tương tự cuộc cách mạng công nghệ thông tin trong thế kỷ XX. Động cơ lượng tử có thể đưa khí tài bay chuyển động với tốc độ 1000 km/giây, trong khi tốc độ tên lửa thông thường chỉ đạt tới mức tối đa 18 km/giây, nghĩa là tàu vũ trụ có thể bay tới sao Hỏa trong vòng 42 giờ, và tới Mặt trăng chỉ mất 3,6 giờ. Năng lượng cung cấp cho động cơ đến từ phản ứng nhiệt hạch lạnh (CNF): một kg nickel cho năng lượng tương đương một triệu kg xăng. Dùng động cơ này, máy bay sẽ chỉ cần nạp năng lượng một lần để bay trong vài năm. Thành tựu kỹ thuật này là kết quả vận dụng Lý thuyết siêu liên kết do các nhà khoa học Nga xây dựng nên..
Ngày 11-8 năm 2020, Tổng thống Vladimir Putin đã phê duyệt vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới do Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ và vi sinh vật học Gamaleya của Nga phát triển.
Theo tờ báo Kommersant, các cơ quan chính phủ và công ty nhà nước của Nga phải mua 700.000 PC và 300.000 máy chủ mỗi năm, trị giá tương ứng là 500 triệu USD và 300 triệu USD. Trong nỗ lực thúc đẩy năng lực tự sản xuất vi xử lý cho máy tính và máy chủ của các cơ quan nhà nước, Nga sẽ sớm thay thế các vi xử lý của Intel và AMD bằng vi xử lý nội địa Baikal. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Tuy nhiên Nga buộc phải đặt hàng sản xuất vi xử lý này tại nhà máy TSMC của Đài Loan do doanh nghiệp Mikron ở Zelenograd, doanh nghiệp phát triển nhất về mặt này ở Nga chỉ có thể sản xuất hàng loạt vi xử lý 90 nm.
Nhân khẩu.
Liên bang Nga là một xã hội đa sắc tộc đa dạng, là nơi sinh sống của 160 nhóm sắc tộc và người bản xứ khác nhau. Dù dân số Nga khá lớn, mật độ dân số thấp bởi diện tích vĩ đại của nước này. Dân số tập trung đông nhất tại vùng châu Âu của Nga, gần dãy Ural, và ở phía tây nam Siberia. 73% dân số sống tại các khu vực đô thị. Theo những ước tính sơ bộ, dân số sống thường xuyên tại Liên bang Nga ở thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2009 là 141,903,979 người. Năm 2008, dân số giảm 121,400 người, hay -0.085% (năm 2007 – 212,000 người, hay 0.15% và năm 2006 – 532,600 người, hay 0.37%). Trong năm 2008 nhập cư tiếp tục gia tăng ở mức độ 2.7% với 281,615 người tới Nga, trong số đó 95% tới từ các quốc gia thuộc CIS, đại đa số là người Nga hay người nói tiếng Nga. Số lượng người Nga di cư đã giảm 16% xuống còn 39,508 người, trong số đó 66% tới các quốc gia thuộc CIS. Ước tính có 10 triệu người nhập cư bất hợp pháp từ các quốc gia Xô viết cũ ở Nga. Khoảng 116 triệu người sắc tộc Nga sống ở Nga và khoảng 20 triệu người nữa sống tại các nước cộng hoà cũ của Liên xô, chủ yếu tại Ukraina và Kazakhstan.
Số người nói tiếng Nga đông nhất năm 1991 ở mức 148,689,000 triệu người, nhưng bắt đầu sụt giảm mạnh từ đầu những năm 90. Sự sụt giảm đã chậm lại tới mức gần ồn định trong những năm gần đây vì tỷ lệ tử giảm, tỉ lệ sinh tăng và tăng nhập cư. Số người chết trong năm 2008 là 363,500 lớn hơn số sinh. Nó đã giảm từ 477,700 năm 2007, và 687,100 năm 2006. Theo dữ liệu được Sở Thống kê Nhà nước Liên bang Nga xuất bản, tỷ lệ tử của Nga đã giảm 4% trong năm 2007, so với năm 2006, ở mức khoảng 2 triệu người chết, trong khi tỉ lệ sinh tăng 8.3% hàng năm lên ước tính 1.6 triệu ca sinh. Các nguyên nhân chủ yếu khiến dân số Nga giảm sút là tỷ lệ tử cao và tỉ lệ sinh thấp. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Tuy tỉ lệ sinh của Nga ngang bằng với các quốc gia châu Âu (13.3 ca sinh trên 1000 dân năm 2014 so với mức trung bình của Liên minh châu Âu 10.1 trên 1000) dân số của họ lại giảm với tỷ lệ lớn hơn bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác bởi tỷ lệ tử cao hơn nhiều (năm 2014, tỷ lệ tử của Nga là 13.1 trên 1000 dân so sánh với mức trung bình của Liên minh châu Âu là 9.7 trên 1000) . Chính phủ Nga đã và đang thực hiện một số chính sách để tăng tỉ lệ sinh và thu hút người nhập cư. Các khoản trợ cấp hàng tháng của chính phủ dành cho các bậc cha mẹ có con nhỏ đã tăng gấp đôi lên 55 USD và khoản trợ cấp một lần là 9.200 USD đã được cung cấp cho những phụ nữ có con thứ hai kể từ năm 2007 . Tháng 8 năm 2012 đã đánh dấu dân số Nga lần đầu tiên đạt mức tăng trưởng dương kể từ thập niên 90. Tổng thống Putin tuyên bố dân số Nga có thể đạt 146 triệu vào năm 2025, chủ yếu là nhờ kết quả của việc nhập cư .
Khi ông Putin nhậm chức, dân số Nga đã bị thu hẹp gần 1 triệu người mỗi năm. Moscow luôn coi đây là một "mối nguy hiểm cho chính sự tồn tại của Nga", một điều dường như khó để đảo ngược. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh tăng lên khi điều kiện kinh tế Nga được cải thiện. Năm 2011, Tổng thống Putin tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đã bị đánh bại. Từ năm 2013 - 2015, dân số Nga có dấu hiệu tăng lần đầu tiên trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên, dân số Nga lại một lần nữa giảm và với tốc độ nhanh hơn vào năm 2016. Số ca tử vong vượt qua số ca sinh trong 9 tháng đầu năm 2019 ở mức hơn 250.000 người. Theo cơ quan thống kê nhà nước Rosstat, đây là mức giảm tồi tệ nhất trong 11 năm qua.
Cơ quan thống kê chính thức của Nga là Rosstat công bố năm 2013 đã có 186.382 người Nga rời khỏi đất nước vào năm 2013, tăng đáng kể so với chỉ 122.751 người vào năm 2012. Con số này cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể so với 36.774 người trong năm 2011 và 33.578 người vào năm 2010. Một số chuyên gia nghi ngờ tính xác thực của số liệu Rosstat, Cáo buộc rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Sự gia tăng số người di cư có thể là do sự cô lập chính trị quốc tế đang gia tăng đối với nước Nga dưới thời Vladimir Putin. Trong số những người rời khỏi nước Nga gần đây có nhiều nhân vật nổi tiếng như Pavel Durov, người sáng lập mạng xã hội VKontakte của Nga, chuyên gia kinh tế Sergei Guriyev và nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov.
Ngôn ngữ.
160 nhóm sắc tộc của Nga sử dụng khoảng 100 ngôn ngữ. Theo cuộc điều tra dân số năm 2002, 142.6 triệu người nói tiếng Nga, tiếp sau là tiếng Tatar với 5.3 triệu và tiếng Ukraina với 1.8 triệu. Tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức duy nhất của nhà nước, nhưng Hiến pháp trao cho các nước cộng hoà riêng biệt quyền đưa ngôn ngữ bản địa của mình trở thành ngôn ngữ đồng chính thức bên cạnh tiếng Nga. Dù có sự phân tán mạnh, tiếng Nga là thuần nhất trên toàn bộ nước Nga. Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất nếu tính theo diện tích địa lý trên lục địa Âu Á và cũng là ngôn ngữ Slavơ được sử dụng nhiều nhất. Tiếng Nga thuộc ngữ hệ Ấn Âu và là một trong những thành viên còn tồn tại của các ngôn ngữ Đông Slavơ; các ngôn ngữ khác gồm tiếng Belarus và tiếng Ukraina (và có lẽ cả tiếng Rusyn). Những ví dụ văn bản sử dụng chữ Đông Slavơ Cổ ("Nga Cổ") được chứng minh có từ thế kỷ thứ X trở về sau.
Theo người Nga thì hơn một phần tư tác phẩm khoa học của thế giới được xuất bản bằng tiếng Nga. Tiếng Nga cũng được sử dụng làm công cụ mã hoá và lưu trữ văn minh thế giới—60–70% của mọi thông tin trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc.
Giáo dục.
Nga có một hệ thống giáo dục miễn phí đảm bảo cho mọi công dân theo hiến pháp, và có tỷ lệ biết chữ 99.7% vào năm 2015. Đầu vào cao học có tính cạnh tranh rất cao. Như một kết quả của sự ưu tiên hàng đầu cho khoa học và kỹ thuật trong giáo dục, y tế, toán học, khoa học và khoa học vũ trụ Nga nói chung có mức độ phát triển cao. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Tuy nhiên nạn tảo hôn vẫn khá phổ biến ở các làng mạc nông thôn, và 45% trẻ em Nga đi học muộn hơn độ tuổi quy định
Trước năm 1990 quá trình học tập ở Liên xô dài 10 năm. Nhưng vào cuối năm 1990, thời gian học 11 năm đã được chính thức áp dụng. Giáo dục tại các trường cấp hai của nhà nước là miễn phí; giáo dục "đầu" cấp ba (mức đại học) cũng là miễn phí với việc dành trước: một phần lớn sinh viên được tuyển được Nhà nước bao cấp hoàn toàn (nhiều định chế nhà nước bắt đầu mở các khoá thương mại từ những năm gần đây). Năm 2004 chi tiêu quốc gia dành cho giáo dục chiếm 3,6% GDP, hay 13% tổng ngân sách nhà nước trong khi ở Mỹ là 7,2% GDP và Nga thua cả Việt Nam (8.3% GDP). Chính phủ bố trí các khoản tiền để trả học phí theo một hạn mức được lập sẵn, hay số lượng sinh viên cho mỗi trường của nhà nước. Điều này được coi là cơ bản bởi nó cung cấp cơ hội tiếp cận cao học cho các sinh viên có khả năng, chứ không phải chỉ cho những người có tiền trả. Ngoài ra, các sinh viên được trả một khoản học bổng nhỏ và được cung cấp nơi ở miễn phí. Ngoài các cơ sở giáo dục cao học của nhà nước, nhiều cơ sở tư nhân cũng đã xuất hiện và cung cấp lực lượng nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới và kinh tế.
Trong các trường đại học Nga có hơn 3 triệu giáo viên và nhân viên nghiên cứu, trong đó gần 45% giáo sư và phó giáo sư. Ngoài ra Nga hiện có gần 2000 trường đại học, học viện và các cơ cấu giáo dục khác. Hệ thống giáo dục còn bao gồm gần 800 cơ quan nghiên cứu, phòng thiết kế thí nghiệm và những xí nghiệp do nhà trường xây dựng. Tuy nhiên đã từ lâu nền giáo dục Nga đã bộc lộ những bất cập nhất định. Các cuộc điều tra dư luận xã hội cho thấy tiền đầu tư cho giáo dục tăng nhưng chất lượng giáo dục lại giảm. Ngoài ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Kỳ thi quốc gia nếu được tổ chức như hiện nay có thể chỉ để tuyển được những học sinh học vẹt mà không khuyến khích các em tư duy một cách khoa học.
Đại học Quốc gia Moskva hiện đang được đánh giá là trường đại học tốt nhất tại Nga.
Y tế. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Y tế.
Hiến pháp Nga đảm bảo chăm sóc y tế phổ thông, miễn phí cho mọi công dân. Tuy nhiên, trên thực tế chăm sóc sức khoẻ miễn phí bị giới hạn một phần bởi chế độ propiska.
Tuy Nga có số cơ sở y tế, bệnh viện và nhân viên y tế lớn hơn hầu hết các quốc gia khác khi tính theo đầu người, từ khi Liên xô sụp đổ sức khoẻ dân chúng Nga đã suy giảm nghiêm trọng vì những thay đổi kinh tế, xã hội và phong cách sống. Ở thời điểm năm 2014, tuổi thọ trung bình tại Nga là 65.29 năm cho nam và 76.49 năm cho nữ. Tổng mức tuổi thọ trung bình của người Nga là 67.7 khi sinh, kém 10.8 năm so với con số tổng thể của cả Liên minh châu Âu. Yếu tố lớn nhất dẫn tới mức tuổi thọ khá thấp của nam là tỷ lệ tử cao trong nam giới thuộc tầng lớp lao động vì những nguyên nhân có thể ngăn chặn (như, nhiễm độc rượu, stress, tai nạn giao thông, tội ác bạo lực). Tỷ lệ tử trong nam giới Nga đã tăng 60% từ năm 1991, cao hơn 4 lần của châu Âu. Vì có sự khác biệt lớn giữa tuổi thọ của nam và nữ (nam giới Nga có tuổi thọ thấp hơn nhiều so với nữ do tình trạng lạm dụng rượu) và bởi hiệu ứng còn lại từ Thế chiến II, theo đó Nga có số thiệt hại nhân mạng cao hơn bất kỳ nước nào trên thế giới, sự mất cân bằng giới tính vẫn còn lại tới ngày này và có 85,9 nam trên 100 nữ.
Bệnh tim chiếm 56.7% tổng số tử vong, với khoảng 30% liên quan tới những người đang ở độ tuổi lao động. Một cuộc nghiên cứu cho thấy rượu chịu trách nhiệm cho hơn một nửa số tử vong (52%) của người dân Nga trong độ tuổi từ 15 tới 54 từ năm 1990 tới năm 2001. Với cùng mô hình nhân khẩu này, mức tử của toàn bộ thế giới vì rượu là 4%. Khoảng 16 triệu người Nga mắc các bệnh tim mạch, khiến Nga đứng hàng thứ hai thế giới, sau Ukraina, trong lĩnh vực này. Các tỷ lệ tử bởi giết người, tự tử và ung thư cũng đặc biệt cao. 52% nam và 15% nữ hút thuốc, hơn 260,000 nhân mạng mất đi hàng năm vì sử dụng thuốc lá. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | HIV/AIDS, rõ ràng không tồn tại trong thời kỳ Xô viết, đã nhanh chóng lan tràn sau khi Liên xô sụp đổ, chủ yếu bởi sự gia tăng chóng mặt nạn tiêm chích ma tuý. Theo các thống kê chính thức, hiện có hơn 364,000 người Nga có HIV, nhưng những chuyên gia độc lập coi con số thực lớn hơn rất nhiều. Trong những nỗ lực ngày càng gia tăng để chiến đấu với căn bệnh này, chính phủ đã tăng chi tiêu vào các biện pháp kiểm soát HIV gấp 20 lần năm 2006, và ngân sách năm 2007 đã tăng gấp đôi ngân sách năm 2006. Từ khi Liên xô tan rã, cũng có sự gia tăng nhanh chóng về số ca và số tử vong vì bệnh lao, và bệnh này lan đặc biệt nhanh trong cộng đồng tù nhân.
Trong một nỗ lực nhằm cứu vãn cuộc khủng hoảng nhân khẩu tại Nga, chính phủ hiện đang áp dụng một số chương trình được thiết kế để gia tăng tỉ lệ sinh thu hút thêm nhiều người nhập cư. Chính phủ đã tăng gấp đôi khoản trợ cấp hàng tháng cho trẻ em và cấp khoản chi một lần 250,000 Rubles (khoảng US$10,000) cho phụ nữ sinh đứa con thứ hai từ năm 2007. Năm 2007, Nga có tỉ lệ sinh lớn nhất từ khi Liên xô tan rã. Phó thủ tướng thứ nhất cũng đã nói khoảng 20 tỷ Ruble (khoảng US$1 triệu) sẽ được đầu tư vào các trung tâm chăm sóc tiền sinh sản tại Nga trong năm 2008–2009. Nhập cư ngày càng được coi là cần thiết để duy trì mức độ dân số quốc gia.
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Nga đang diễn ra kể từ năm 2014, các khoản cắt giảm lớn về chi tiêu dành cho lĩnh vực y tế đã dẫn đến sự suy giảm chất lượng dịch vụ của hệ thống y tế trên toàn liên bang. Khoảng 40% các cơ sở y tế phải cắt giảm nhân sự, trong khi một số khác phải đóng cửa. Thời gian chờ điều trị đã tăng lên, và bệnh nhân bị buộc phải trả thêm tiền cho các dịch vụ mà trước đó hoàn toàn miễn phí .
Văn hóa.
Văn hoá dân gian.
Có hơn 160 nhóm dân tộc khác nhau cùng với người dân bản địa ở Nga tạo nên sự đa dạng văn hóa của quốc gia này. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Bên cạnh nền văn hóa Slav Chính thống của Người Nga, còn có văn hóa Hồi giáo của người Tatar và Bashkir, nền văn hóa mang đậm ảnh hưởng Phật giáo của các bộ tộc du mục Buryat và Kalmyk, những người Shaman giáo ở cực Bắc và Siberia, hay nền văn hóa của người Finno-Ugric vùng Tây Bắc của Nga và vùng sông Volga.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, như đồ chơi Dymkovo, tranh gỗ khokhloma, gốm sứ gzhel và tranh sơn mài tiểu họa Palekh chiếm vị trí quan trọng trong nền văn hoá dân gian Nga. Trang phục truyền thống của Nga bao gồm kaftan, kosovorotka và ushanka cho nam giới, sarafan và kokoshnik cho nữ giới, cùng với các loại giày như lapti và valenki. Quần áo của dân Cossacks từ miền Nam nước Nga bao gồm burka và papaha.
Các dân tộc ở Nga có truyền thống đặc biệt về âm nhạc dân gian. Các nhạc cụ truyền thống điển hình của Nga là gusli, balalaika, zhaleika, và garmoshka. Âm nhạc dân gian có ảnh hưởng đáng kể đến các nhà soạn nhạc cổ điển Nga, và trong thời hiện đại, nó là nguồn cảm hứng cho một số ban nhạc dân ca nổi tiếng như Melnitsa.
Người Nga cũng có nhiều truyền thống đặc sắc khác, bao gồm tắm hơi kiểu Nga hay còn gọi là banya. Nhiều truyện cổ tích và các tác phẩm sử thi của Nga đã được chuyển thể thành phim hoạt hình, hoặc các bộ phim nổi bật của những đạo diễn như Aleksandr Ptushko (với các bộ phim như Ilya Muromets, Sadko) và Aleksandr Rou (đạo diễn các phim Morozko, Vasilisa Xinh đẹp). Các nhà thơ Nga, bao gồm Pyotr Yershov và Leonid Filatov, đã chuyển thể các câu chuyện dân gian thành những tác phẩm thơ rất đáng chú ý, trong khi một số nhà thơ kiệt xuất khác như Alexander Pushkin thậm chí đã sáng tác ra cả những bài thơ cổ tích nguyên gốc rất phổ biến.
Ẩm thực.
Ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội Nga. Những ảnh hưởng của phương Tây đang có tác động đáng kể đến thói quen ăn uống và khẩu vị của người dân, khi các hãng McDonald's phát triển tràn lan, và các quán cà phê theo phong cách Paris xuất hiện trên các lề phố Moskva hay St.Petersburg. Tuy nhiên, những món ăn truyền thống và các đặc sản của Nga như rượu vodka hay bánh mì "karavai" vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của chúng trong các bữa tiệc hay lễ lớn của Nga. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống tới -20 °C tại thủ đô Moskva, vì thế, các thức ăn béo, giàu năng lượng như bánh mì, trứng, bơ hay sữa là rất cần thiết. Ngoài ra còn có những món đặc sản đặc biệt như shchi (súp thịt bò và bắp cải) hay borshch (súp củ cải đỏ với thịt lợn). Đôi khi người ta cũng ăn khoai tây nghiền, rán vào cuối bữa hoặc bliny, một loại bánh kếp ăn kèm với mật ong hoặc trứng cá.
Ngoài thức ăn, người Nga còn có nhiều đồ uống nổi tiếng trên thế giới như rượu vodka thường được làm từ lúa mạch đen hay lúa mỳ. Đôi khi nó còn được pha thêm tiêu, dâu hay chanh. Một đồ uống nổi tiếng khác là sbiten, được làm từ mật ong và thêm một chút hương liệu khác như dâu. Chè cũng là một thứ đồ uống nổi tiếng khác. Nó là một loại đồ uống truyền thống và đôi khi cũng được uống kèm sữa.
Kiến trúc.
Kiến trúc Nga thời trung cổ ảnh hưởng chủ yếu bởi kiến trúc Byzantine. Aristotle Fioravanti và kiến trúc sư người Ý khác đã mang xu hướng kiến trúc Phục Hưng vào Nga kể từ cuối thế kỷ 15. Những thiết kế khác của các kiến trúc sư Ý trong thời kì này như cung điện Granovitaya ở Moskva hoặc việc tu sửa và xây dựng lại Điện Kremli vào những năm 1485 – 1492 đã đem lại một sự pha trộn kiến trúc gây ấn tượng rất mạnh. Công trình xây dựng Nhà thờ chính tòa thánh Vasily năm 1555, cùng nhiều nhà thờ khác với kiểu kiến trúc nhiều mái vòm được tiếp tục thực hiện trong kế hoạch xây dựng của nước Nga ở thế kỷ thứ 16. Trong thế kỷ 17, "phong cách bốc lửa" của trang trí phát triển mạnh ở Moskva và Yaroslavl, dần dần mở đường cho phong cách baroque Naryshkin của những năm 1690. Sau những cải cách của Peter Đại đế, phong cách kiến trúc ở Nga dần chịu ảnh hương mạnh mẽ của Tây Âu.
Triều đại của Catherine Đại đế và cháu trai Alexander vào thế kỷ 18 đã chứng kiến sự hưng thịnh của kiến trúc Tân cổ điển, đáng chú ý nhất ở thủ đô Sankt Peterburg với đỉnh cao là công trình Cung điện mùa đông. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Vào Thế kỷ thứ 19, lối thiết kế mang phong cách Hy Lạp phục hưng được phát triển và phong cách thiết kế kinh điển của Nga cũng được hồi sinh vào giữa thế kỷ này.
Hầu hết các công trình kiến trúc từ năm 1850 – 1917 không có nét gì nổi bật, thường là thực hiện kém chất lượng và mang sự hỗn độn của các phong cách thiết kế. Vào thế kỷ 20, những kiến trúc sư trẻ đã theo phong trào thiết kế có xu hướng tạo dựng và phong cách thiết kế kiến trúc hiện đại mới.
Tôn giáo.
Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Phật giáo và Pagan giáo là các tôn giáo truyền thống của Nga, được cho là một phần của "di sản lịch sử" Nga trong một điều luật được thông qua năm 1997. Những con số ước tính về các tín đồ rất khác biệt tuỳ theo các nguồn, và một số báo cáo đưa ra con số người vô thần ở Nga là 16–48% dân số. Chính thống giáo Nga được coi là quốc giáo và là tôn giáo chiếm đa số ở Nga. 95% xứ đạo có đăng ký thuộc Giáo hội Chính thống Nga trong khi có một số Giáo hội Chính thống nhỏ hơn. Tuy nhiên, đa số tín đồ Chính thống không thường xuyên tới nhà thờ. Tuy thế, Nhà thờ được cả các tín đồ và người vô thần kính trọng và coi nó là một biểu tượng của di sản và văn hoá Nga. Các phái Cơ đốc giáo nhỏ hơn như Công giáo Rôma, và nhiều phái Tin Lành có tồn tại.
Tổ tiên của nhiều người Nga hiện nay đã chấp nhận Cơ Đốc giáo Chính thống ở thế kỷ thứ X. Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2007 do Bộ ngoại giao Mỹ xuất bản đã nói rằng có xấp xỉ 100 triệu công dân coi họ là tín đồ Giáo hội Chính thống Nga. Theo một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga, 63% người tham gia coi họ là tín đồ Chính thống Nga, 6% tự coi mình là tín đồ Hồi giáo và chưa tới 1% coi mình là tín đồ hoặc của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành hay Do Thái giáo. 12% khác nói họ tin vào Chúa, nhưng không thực hiện bất kỳ tôn giáo nào và 16% nói họ là người vô thần.
Ước tính Nga là nơi sinh sống của khoảng 15–20 triệu tín đồ Hồi giáo. Tuy nhiên học giả Hồi giáo và nhà hoạt động nhân quyền Roman Silantyev đã tuyên bố rằng chỉ có 7 tới 9 triệu người theo Hồi giáo ở Nga. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Nga cũng có ước tính 3 tới 4 triệu người nhập cư Hồi giáo từ các nước cộng hoà hậu Liên xô. Đa số tín đồ Hồi giáo sống ở vùng Volga-Ural, cũng như Bắc Kavkaz, Moskva, Sankt Peterburg và Tây Siberia. Phật giáo là truyền thống của ba vùng thuộc Liên bang Nga: Buryatia, Tuva, và Kalmykia. Một số người sống ở Siberia và vùng Viễn Đông, Yakutia, Chukotka.. thực hiện các nghi thức Shaman, thuyết phiếm thần cùng với các tôn giáo chính. Việc tham gia tôn giáo chủ yếu theo sắc tộc. Đại đa số người Slav theo Cơ Đốc giáo Chính thống. Những người nói tiếng Turk chủ yếu là tín đồ Hồi giáo, dù một số nhóm Turk tại Nga không theo.
Dưới thời Xô Viết, chính phủ đã thực hiện chính sách bài trừ tôn giáo và cùng với đó cố gắng truyền bá chủ nghĩa vô thần. Nhà nước công khai bôi nhọ các tôn giáo cũng như các tín đồ của họ, đồng thời nỗ lực tuyên truyền chủ nghĩa vô thần tại các trường học.
Chủ nghĩa vô thần nhà nước ở Liên Xô được biết đến trong tiếng Nga là "gosateizm", được dựa trên hệ tư tưởng của chủ nghĩa Marx-Lenin.Chủ nghĩa Marx-Lenin đã luôn ủng hộ việc kiểm soát, đàn áp và loại bỏ tôn giáo khỏi đời sống xã hội. Trong vòng một năm sau cuộc cách mạng tháng Mười, nhà nước đã chiếm đoạt tất cả tài sản của các nhà thờ, thậm chí chiếm đoạt chính các nhà thờ, và trong giai đoạn từ 1922 đến 1926, 28 giám mục Chính thống Nga và hơn 1.200 linh mục đã bị giết hại
Theo một điều tra gần đây của Trung tâm nghiên cứu Pew Research Center vào năm 2015, 71% dân số Nga tự xưng là tín đồ Chính thống giáo Nga, 15% là những người vô thần, bất khả tri và những người không theo một tôn giáo cụ thể nào. Hồi giáo chiếm 10%, tín đồ các phái Kitô hữu khác chiếm 2%, trong khi 1% thuộc về các tôn giáo khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thời kỳ Xô viết, sự đàn áp tôn giáo của chính phủ đã lan rộng, vào năm 1991 chỉ có 37% dân số Nga là tín đồ Chính thống giáo. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Sau khi Liên Xô tan rã, tỉ lệ tín đồ Chính thống giáo ở Nga đã tăng lên đáng kể và năm 2015, khoảng 71% dân số Nga tuyên bố mình là tín đồ Chính thống giáo Nga, trong khi tỷ lệ người không thực hành tôn giáo đã giảm từ 61% trong năm 1991 xuống còn 18% trong năm 2008.
Âm nhạc.
Nhạc cổ điển phát triển mạnh ở Nga vào thế kỷ 19. Nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại nhất của Nga là Pyotr Ilyich Tchaikovsky. Sang đến thế kỷ 20, một số nhà soạn nhạc nổi tiếng của Nga là Alexander Scriabin, Igor Stravinsky, Sergei Prokofiev, Dmitri Shostakovich và Alfred Schnittke.
Nhạc viện Nga đã cho ra nhiều thế hệ nghệ sĩ độc tấu nổi tiếng. Trong số những người nổi tiếng nhất là các nghệ sĩ violin Jascha Heifetz, David Oistrakh, Leonid Kogan, Gidon Kremer và Maxim Vengerov; các nghệ sĩ cello Mstislav Rostropovich, Natalia Gutman; các nghệ sĩ dương cầm Vladimir Horowitz, Sviatoslav Richter, Emil Gilels, Vladimir Sofronitsky và Evgeny Kissin; các ca sĩ Fyodor Shalyapin, Mark Reizen, Elena Obraztsova, Tamara Sinyavskaya, Nina Dorliak, Galina Vishnevskaya, Anna Netrebko và Dmitry Hvorostovsky.;
Nửa sau thế kỷ 19, trung tâm thế giới Ballet chuyển từ Pháp sang Nga. Một trong những người tạo ra kỷ nguyên vàng cho Trường Ballet Hoàng gia Nga và đóng vai trò lớn trong việc biến St. Petersburg trở thành kinh đô của ballet thế giới là Marius Petipa. Đoàn Ballet Bolshoi tại Moskva và Mariinsky Ballet tại St Petersburg là nơi đào tạo ra những diễn viên balê vĩ đại nhất của mọi thời đại, trong đó nổi bật lên là hai cái tên Anna Pavlova và Vaslav Nijinsky, ngoài ra thời Xô viết còn có một số nghệ sỹ ballet nổi tiếng như Galina Ulanova, Maya Plisetskaya, Rudolf Nureyev, và Mikhail Baryshnikov.
Nhạc rock hiện đại của Nga chịu ảnh hưởng từ cả nhạc rock and roll và heavy metal của phương Tây cũng như các ban nhạc truyền thống thời kỳ Xô Viết, như Vladimir Vysotsky và Bulat Okudzhava . Các nhóm nhạc rock nổi tiếng của Nga bao gồm Mashina Vremeni, DDT, Aquarium, Alisa, Kino, Kipelov, Nautilus Pompilius, Aria, Grazhdanskaya Oborona, Splean và Korol i Shut. Nhạc pop hiện đại của Nga cũng xuất hiện một số gương mặt đạt được danh tiếng nhất định ở tầm quốc tế chẳng hạn như t.A.T.u, Nu Virgos và Vitas.
Văn học. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Văn học.
Thế kỷ 18 được coi là thời kỳ Khai sáng của văn học Nga, sự phát triển của văn học Nga đã được đặt nền móng trong giai đoạn này bởi các tác phẩm của Mikhail Lomonosov và Denis Fonvizin. Vào đầu thế kỷ 19 là thời điểm xuất hiện một số nhà văn, nhà thơ được coi là vĩ đại nhất trong lịch sử Nga. Giai đoạn này còn được gọi là thời hoàng kim của Văn học Nga, mở đầu với Alexander Pushkin, người được coi là đã sáng lập ra ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và thường được ca tụng là "Shakespeare của nước Nga" . Tiếp theo là thơ của Mikhail Lermontov và Nikolay Nekrasov, kịch của Alexander Ostrovsky và Anton Chekhov, và văn xuôi của Nikolai Gogol và Ivan Turgenev. Lev Tolstoy và Fyodor Dostoyevsky đã được các nhà phê bình văn học ca ngợi là những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất mọi thời đại.
Đến những năm 1880, truyện ngắn và thơ trở thành thể loại thống trị. Các tác giả hàng đầu của thời đại này bao gồm các nhà thơ như Valery Bryusov, Vyacheslav Ivanov, Alexander Blok, Nikolay Gumilev và Anna Akhmatova, và các tiểu thuyết gia như Leonid Andreyev, Ivan Bunin và Maxim Gorky.
Sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917, nhiều nhà văn và triết gia nổi tiếng đã rời bỏ đất nước, bao gồm Bunin, Vladimir Nabokov và Nikolay Berdyayev, trong khi một thế hệ các tác giả tài năng mới tham gia cùng nhau trong nỗ lực tạo ra một nền văn hóa riêng biệt. Trong những năm 1930, kiểm duyệt văn học đã được thắt chặt phù hợp với chính sách chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Vào cuối những năm 1950, các hạn chế về văn học đã được nới lỏng, và vào những năm 1970 và 1980, các nhà văn dần thoát khỏi việc bị trói buộc bởi nhà nước trong sáng tác văn học. Các tác giả hàng đầu của thời đại Xô viết bao gồm các tiểu thuyết gia Yevgeny Zamyatin (di cư), Mikhail Bulgakov (bị kiểm duyệt) và Mikhail Sholokhov, cùng với các nhà thơ Vladimir Mayakovsky, Yevgeny Yevtushenko và Andrey Voznesensky. Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn là nhà văn nổi tiếng lên án chế độ khủng bố Stalin qua tác phẩm "GULAG quần đảo địa ngục" từng đoạt giải thưởng Nobel Văn học.
Điện ảnh và truyền thông. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Điện ảnh và truyền thông.
Các phim chiếu rạp của Nga và sau đó là Liên Xô bùng nổ mạnh mẽ giai đoạn sau năm 1917, kết quả là đã cho ra đời một số bộ phim nổi tiếng thế giới như "Chiến hạm Potemkin" của Sergei Eisenstein. Eisenstein là một sinh viên của nhà làm phim và nhà lý thuyết Lev Kuleshov, người đã phát triển lý thuyết về dựng phim và biên tập phim tại trường điện ảnh đầu tiên trên thế giới, Viện điện ảnh All-Union. Dưới thời Stalin, chính sách chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa của nhà nước đã phần nào hạn chế sự sáng tạo của các nhà làm phim; tuy nhiên, nhiều bộ phim của Liên Xô theo phong cách này đã thành công về mặt nghệ thuật, bao gồm "Chapaev", "Khi đàn sếu bay qua" và "Bài ca người lính".
Những năm 1960 và 1970 chứng kiến nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau trong điện ảnh Liên Xô. Các bộ phim hài của Eldar Ryazanov và Leonid Gaidai trong thời gian đó rất phổ biến. Năm 1961–68, Sergey Bondarchuk đạo diễn bộ phim "Chiến tranh và Hòa bình " dựa trên cuốn tiểu thuyết của Leo Tolstoy và đã đoạt giải Oscar năm 1968, đây cũng là bộ phim đắt nhất từng được sản xuất tại Liên Xô .
Hoạt hình của Nga có niên đại từ thời Đế quốc Nga. Trong thời kỳ Xô viết, xưởng phim Soyuzmultfilm là nhà sản xuất phim hoạt hình lớn nhất. Những đạo diễn nổi tiếng của Nga trong thể loại phim họa hình là Ivan Ivanov-Vano, Fyodor Khitruk và Aleksandr Tatarsky. Nhiều nhân vật hoạt hình như Cheburashka (được coi là gấu Pooh của Nga), Sói và Thỏ trong "Hãy đợi đấy!" (được coi là Tom và Jerry của Nga), là những hình tượng mang tính biểu tượng ở Nga và nhiều nước xung quanh.
Cuối những năm 1980 và 1990 là một thời kỳ khủng hoảng của điện ảnh và hoạt hình Nga. Mặc dù các nhà làm phim Nga đã được tự do thể hiện tính sáng tạo của bản thân, các khoản trợ cấp của nhà nước đã giảm đáng kể, dẫn đến ít phim được sản xuất hơn. Những năm đầu của thế kỷ 21 đã chứng kiến lượng người xem tăng lên và sự thịnh vượng trở lại của ngành công nghiệp điện ảnh khi nền kinh tế đã có sự hồi phục.
Trong khi có rất ít đài phát thanh hoặc các kênh truyền hình trong thời Liên Xô, từ hai thập kỷ qua, nhiều đài phát thanh và kênh truyền hình do cả nhà nước và tư nhân sở hữu đã xuất hiện. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Kiểm duyệt và tự do truyền thông ở Nga luôn là chủ đề chính của truyền thông Nga.
Thể thao.
Các vận động viên thể thao của Liên Xô và sau đó là của Nga luôn nằm trong top 4 nước đạt nhiều huy chương vàng nhất tại tất cả các kỳ Thế vận hội mùa hè mà họ từng tham dự. Nga (tính cả Liên Xô) đã 2 lần đăng cai Thế vận hội. Thế vận hội mùa hè 1980 đã được tổ chức tại Moskva trong khi Thế vận hội mùa đông 2014 được tổ chức tại Sochi.
Doping là một vấn đề rất lớn và hết sức tiêu cực của thể thao Nga. Tổng cộng đã có 51 huy chương vàng của các vận động viên Nga bị IOC tước đoạt do sử dụng doping, nhiều nhất trong số tất cả các nước trên thế giới. Từ năm 2011 đến năm 2015, hơn 1000 vận động viên của Nga trong nhiều môn thể thao khác nhau, bao gồm cả các môn mùa hè, mùa đông và các môn thể thao Paralympic (dành cho người khuyết tật), được hưởng lợi từ sự che đậy của nhà nước đối với hành vi sử dụng doping .
Khúc côn cầu trên băng là môn thể thao thế mạnh của Nga. Mặc dù bộ môn này chỉ được giới thiệu trong thời kỳ Xô viết, đội tuyển khúc côn cầu trên băng của Liên Xô đã giành chiến thắng tại hầu hết các kì Thế vận hội và các giải vô địch thế giới mà họ tham dự.
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất ở nước Nga ngày nay. Đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô đã trở thành nhà vô địch châu Âu đầu tiên khi lên ngôi tại Euro 1960. Đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô cũng đã lọt vào chung kết Euro 1988 nhưng đã để thua đội tuyển Hà Lan với tỉ số 0-2. Xuất hiện trong bốn kỳ World Cup liên tiếp từ năm 1958 đến 1970, Lev Yashin của đội tuyển bóng đá Liên Xô được coi là một trong những thủ môn xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá, ông cũng nằm trong Đội hình xuất sắc nhất lịch sử World Cup của FIFA . Liên Xô giành HCV môn bóng đá nam tại các kỳ thế vận hội năm 1956 và 1988. Các câu lạc bộ bóng đá Nga CSKA Moskva và Zenit Sankt Peterburg đã giành cúp UEFA vào năm 2005 và 2008. Một số CLB bóng đá nổi tiếng khác của Nga gồm có Spartak Moskva, Lokomotiv Moskva, Dynamo Moskva và Rubin Kazan. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga đã lọt vào bán kết Euro 2008 trước khi thua nhà vô địch Tây Ban Nha với tỉ số 0–3.
Kể từ khi kết thúc thời Xô Viết, quần vợt đã trở nên phổ biến tại Nga và Nga đã sản sinh một số tay vợt nổi tiếng, chẳng hạn Maria Sharapova. Trong võ thuật, Nga là nước khai sinh ra môn thể thao Sambo cũng như là quê hương của nhiều võ sĩ nổi tiếng như Fedor Emelianenko. Cờ vua là một trò tiêu khiển phổ biến rộng rãi ở Nga; một số kỳ thủ Nga nổi tiếng là Mikhail Botvinnik, Garry Kasparov.
Nga là nước chủ nhà World Cup 2018. Đây là kỳ World Cup bóng đá đầu tiên được tổ chức ở một quốc gia Đông Âu. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga đã lọt được vào vòng tứ kết ở giải đấu này.
Các biểu tượng.
Biểu tượng nhà nước của Nga là một con đại bàng hai đầu Byzantine kết hợp với hình ảnh của Thánh George, đây là biểu tượng xuất hiện trên quốc huy của Nga. Quốc kỳ của Nga là một lá cờ ba sắc được chia thành ba hình chữ nhật có kích thước bằng nhau: màu trắng ở trên cùng, màu xanh ở giữa, và màu đỏ ở dưới cùng. Quốc ca Nga có cùng giai điệu với Quốc ca của Liên Xô, mặc dù lời bài hát có sự khác biệt. Khẩu hiệu quốc gia có từ thời Đế quốc Nga là "Thiên Chúa ở bên chúng ta" và khẩu hiệu quốc gia từ thời Liên Xô là "Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!" hiện không còn được sử dụng nữa và vẫn chưa có khẩu hiệu nào mới để thay thế. Biểu tượng búa liềm và quốc huy Liên Xô vẫn được nhìn thấy ở một số thành phố của Nga, thường là ở các công trình kiến trúc cũ. Biểu tượng ngôi sao đỏ từ thời Xô viết cũng dễ bắt gặp, thường là xuất hiện trên các thiết bị quân sự hoặc các đài tưởng niệm chiến tranh. Biểu ngữ đỏ tiếp tục được vinh danh, đặc biệt là Biểu ngữ Chiến thắng năm 1945.
Búp bê Matryoshka là một biểu tượng nổi tiếng của Nga. Điện Kremli và nhà thờ thánh Vasily ở Moskva là những biểu tượng kiến trúc của Nga. Cheburashka là linh vật của các đội Olympic quốc gia Nga. Thánh Maria, Thánh Nikolai, Thánh Andrei, Thánh Georgiy, Thánh Alexander Nevsky, Thánh Sergius xứ Radonezh và Thánh Seraphim xứ Sarov là những vị thánh bảo trợ của Nga. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Hoa cúc ("chamomile") là quốc hoa, còn cây bạch dương là quốc cây của Nga. Gấu Nga là quốc thú và là động vật biểu tượng của nước Nga, mặc dù trên thực tế biểu tượng này được bắt nguồn từ phương Tây và mới chỉ được người Nga chấp nhận gần đây. Nhân cách hóa dân tộc Nga là Mẹ Nga ("Mother Russia"), tương đương với "Uncle Sam" của Hoa Kỳ.
Các vấn đề xã hội.
Tình trạng tội phạm.
Nước Nga là một trong những nước có làn sóng tội phạm cao trên thế giới. Tỷ lệ giết người ở Nga cao gấp bốn lần so với ở Mỹ. Vào năm 2001, 33.500 người đã bị giết hại. Tổng cộng, vào năm 2011, có hơn 3 triệu tội phạm được báo cáo. Từ trộm cắp thông thường đến tham nhũng, cướp và buôn lậu đã khiến làn sóng tội phạm ngày càng tăng. Mặc dù chính phủ Nga đã cam kết mạnh tay với tội phạm, tuy nhiên hành động này vẫn chưa đem lại hiệu quả gì lớn. Theo thống kê của Văn phòng Tội phạm và Ma túy của Liên Hợp Quốc, tỉ lệ giết người cố ý ở Nga vào năm 2016 là 10.82/100.000, cao gấp đôi so với Hoa Kỳ (5.8/100.000) và cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình của toàn thế giới (6.2/100.000)
Hàng giả.
Hàng giả cũng là một vấn đề khác gây đau đầu cho các nhà chức trách. Chính phủ Nga ước tính đến 90% hàng hóa bán lưu thông đều không rõ nguồn gốc rõ ràng. Các thiết bị điện tử chủ yếu được nhập khẩu bất hợp pháp từ Đông Nam Á còn đồ chơi nhập từ Trung Quốc. Còn thực phẩm, thuốc, quần áo và băng đĩa thường có nguồn gốc nội địa. Thuốc giả và rượu giả khiến người tiêu dùng bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Hằng năm, hàng ngàn người Nga thiệt mạng do uống phải các chất hóa học chết người làm giả thành rượu vodka.
Khoảng cách giàu - nghèo.
Tình trạng cách biệt giàu nghèo đang tăng lên. Nhiều người Nga sống trong những căn nhà xây từ thời Xô Viết nay đã xuống cấp. Một điều tra vào năm ngoái của Hiệp hội các kỹ sư Nga cho biết: 20% người ở thành phố không có nước nóng, 12% không có hệ thống sưởi và phải dùng lò sưởi thủ công. Ở các làng quê, tỷ lệ này còn cao hơn. |
Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=856 | Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay có hơn 15 triệu người Nga (khoảng 11% dân số) sống dưới mức 150 USD/người/tháng.
Tham nhũng.
Tham nhũng ở Nga cũng được coi là một vấn đề nghiêm trọng tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả hành chính công, thực thi pháp luật , chăm sóc sức khỏe và giáo dục . Theo bảng xếp hạng năm 2016 về Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Nga xếp thứ 131 trên tổng số 176 quốc gia với số điểm là 29 . Theo Ngân hàng Thế giới, tham nhũng gây thiệt hại lên tới 50% tổng GDP của Nga .
Báo động tình trạng tự tử.
Nga hiện là một trong những nước có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới. Theo thống kê của WHO vào năm 2016, tỉ lệ tự tử ở Nga đứng thứ 3 trên toàn cầu (chỉ sau 2 nước là Lesotho và Guyana), với 26,5 vụ trên 100.000 người . Năm 2012, tỷ lệ tự tử ở tuổi vị thành niên tại Nga cao gấp ba lần mức trung bình của thế giới .
Khủng bố, đe doạ an ninh.
Tính từ năm 2008 đến năm 2016, đã có 1.088 người chết trong các vụ khủng bố tại Nga , gấp 5 lần so với số lượng người chết trong các vụ khủng bố tại Mỹ cùng khoảng thời gian (235 người chết) .
Một số vụ khủng bố đẫm máu tại Nga kể từ năm 1999
Tương lai.
Nga và Belarus đang đàm phán để thống nhất thành một nhà nước liên bang Nga – Belarus, việc đàm phán đã được bắt đầu vào năm 1997 và vẫn tiếp tục cho đến bây giờ. |
Labrador | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=861 | Labrador là phần đất liền của tỉnh bang Newfoundland và Labrador; phần còn lại của Newfoundland và Labrador, Newfoundland, là phần nhô ra biển.Đây là vùng địa lý lớn nhất cực bắc, Đại Tây Dương.
Labrador chiếm phần phía đông của Bán đảo Labrador. Phía tây và nam giáp tỉnh Québec của Canada. Labrador cũng có một đường biên giới đất liền với lãnh thổ của Nunavut trên đảo Killiniq của Canada.
Mặc dù Labrador chiếm 71% diện tích đất của tỉnh, nhưng chỉ có 8% dân số của tỉnh. Các thổ dân ở Labrador gồm có người da đỏ miền Bắc của Nunatsiavut, người Inuit miền Nam - Métis của Nunatukavut (NunatuKavut) và Innu . Nhiều người dân không phải là thổ dân ở Labrador đã không định cư lâu dài ở Labrador cho đến khi phát triển tài nguyên thiên nhiên trong những năm 1940 và 1950. Trước những năm 1950, rất ít người không phải là thổ dân sống ở Labrador quanh năm. Một số người nhập cư châu Âu làm việc theo mùa vụ cho thương gia nước ngoài và đưa gia đình họ được gọi là "Người định cư". |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Linux( hay ) là một họ các hệ điều hành tự do nguồn mở tương tự Unix và dựa trên Linux kernel, một hạt nhân hệ điều hành được phát hành lần đầu tiên vào ngày 17 tháng 9 năm 1991, bởi Linus Torvalds. Mặc dù có khá nhiều tranh cãi về việc phát âm Linux, nhưng theo như Linus chia sẻ: "Tôi không quá bận tâm việc mọi người phát âm tên tôi như thế nào, nhưng Linux luôn là Lih-nix". Linux thường được đóng gói thành các bản phân phối Linux. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở.
Các bản phân phối bao gồm nhân Linux và các thư viện và phần mềm hệ thống hỗ trợ, nhiều thư viện được cung cấp bởi GNU Project. Nhiều bản phân phôi Linux sử dụng từ "Linux" trong tên của họ, nhưng Free Software Foundation sử dụng tên GNU/Linux để nhấn mạnh tầm quan trọng của phần mềm GNU, gây ra một số tranh cãi.
Các bản phân phối Linux phổ biến bao gồm Debian, Fedora, và Ubuntu. Các bản phân phối thương mại bao gồm Red Hat Enterprise Linux và SUSE Linux Enterprise Server. Bản phân phối Desktop Linux bao gồm một windowing system như X11 hoặc Wayland, và một môi trường desktop giống như GNOME hay KDE Plasma. Các bản phân phối dành cho máy chủ có thể bỏ qua đồ họa hoàn toàn hoặc bao gồm một ngăn xếp giải pháp như LAMP. Vì Linux có thể phân phối lại miễn phí, bất kỳ ai cũng có thể tạo phân phối cho bất kỳ mục đích nào.
Linux ban đầu được phát triển cho các máy tính cá nhân dựa trên kiến trúc Intel x86, nhưng sau đó đã được ported sang nhiều nền tảng hơn bất kỳ hệ điều hành nào khác. Do sự thống trị của Android trên điện thoại thông minh, Linux cũng có cơ sở được cài đặt lớn nhất trong tất cả các hệ điều hành có mục đích chung. Mặc dù nó chỉ được sử dụng bởi khoảng 2.3% máy tính để bàn, nhưng Chromebook, chạy Chrome OS dựa trên nhân Linux, thống trị thị trường giáo dục K–12 của Mỹ và chiếm gần 20% doanh số notebook dưới 300 đô la ở Mỹ. Linux là hệ điều hành hàng đầu trên các máy chủ (hơn 96,4% trong số 1 triệu hệ điều hành máy chủ web hàng đầu là Linux), dẫn đầu các hệ thống big iron như các hệ thống mainframe, và là hệ điều hành duy nhất được sử dụng trên các siêu máy tính TOP500 (kể từ tháng 11 năm 2017, đã dần dần loại bỏ tất cả các đối thủ cạnh tranh). |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Linux cũng chạy trên các hệ thống nhúng, tức là các thiết bị có hệ điều hành thường được tích hợp vào firmware và được thiết kế riêng cho hệ thống. Điều này bao gồm routers, điều khiển tự động hóa, công nghệ nhà thông minh (giống như Google Nest), TV (các smartTv của Samsung và LG dùng Tizen và WebOS, tương ứng), ô tô (ví dụ, Tesla, Audi, Mercedes-Benz, Hyundai, và Toyota đều dựa trên Linux), máy quay video kỹ thuật số, video game consoles, và smartwatches. Hệ thống điện tử của Falcon 9 và Dragon 2 sử dụng phiên bản Linux tùy biến.
Linux là một trong những ví dụ nổi bật nhất của phần mềm tự do nguồn mở và của việc phát triển mã nguồn mở. Mã nguồn có thể được dùng, sửa đổi và phân phối - thương mại hoặc phi thương mại - bởi bất kỳ ai theo các điều khoản của giấy phép tương ứng, ví dụ như GNU General Public License.
Lịch sử.
Tiền thân.
Hệ điều hành Unix được hình thành và triển khai vào năm 1969, tại Phòng thí nghiệm Bell của AT&T tại Mỹ bởi Ken Thompson, Dennis Ritchie, Douglas McIlroy, và Joe Ossanna. Phát hành lần đầu vào năm 1971, Unix ban đầu được viết bằng hợp ngữ, như thường lệ vào thời điểm đó. Vào năm 1973 theo cách tiếp cận tiên phong, nó đã được viết lại bằng ngôn ngữ lập trình C bởi Dennis Ritchie (trừ nhân (kernel) và I/O). Tính khả dụng của việc triển khai ngôn ngữ cấp cao của Unix đã giúp triển khai việc port của nó sang các nền tảng máy tính khác nhau dễ dàng hơn.
Do một yêu cầu chống độc quyền trước đó cấm tham gia kinh doanh máy tính, AT&T được yêu cầu cấp phép mã nguồn của hệ điều hành cho bất kỳ ai yêu cầu. Do đó, Unix phát triển nhanh chóng và được các tổ chức học thuật và doanh nghiệp áp dụng rộng rãi. Năm 1984, AT&T thoái vốn khỏi Bell Labs; Được giải phóng nghĩa vụ pháp lý yêu cầu cấp phép miễn phí, Bell Labs bắt đầu bán Unix như một sản phẩm độc quyền, nơi người dùng không được phép sửa đổi hợp pháp Unix. Dự án GNU, khởi động năm 1983 bởi Richard Stallman, với mục tiêu tạo ra một "hệ thống phần mềm tương thích Unix hoàn chỉnh", toàn bộ bao gồm phần mềm tự do. Công việc bắt đầu vào năm 1984. sau đó, năm 1985, Stallman khởi động Quỹ Phần mềm Tự do và viết Giấy phép Công cộng GNU (GNU GPL) năm 1989. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Đến đầu những năm 1990, nhiều chương trình được yêu cầu trong một hệ điều hành (như các thư viện, trình biên dịch, trình soạn thảo, một Unix shell, và hệ thống quản lý cửa sổ) đã được hoàn thành, nhưng các thành phần cấp thấp cần thiết như trình điều khiển thiết bị, daemon, và nhân được gọi là GNU/Hurd, bị đình trệ và không được hoàn thiện.
Trước Linux người ta đã phát triển 386BSD, tiền thân của NetBSD, OpenBSD và FreeBSD sau này, tuy nhiên vì những lý do pháp lý mà nó không được phát hành cho đến tận 1992. Torvalds đã nói rằng nếu có 386BSD hay GNU/Hurd trước (1991), có lẽ ông đã không tạo ra Linux.
MINIX được phát triển bởi Andrew S. Tanenbaum, một giáo sư khoa học máy tính, và được phát hành năm 1987 như một hệ điều hành tương tự Unix tối thiểu hướng đến sinh viên và những người khác muốn tìm hiểu các nguyên tắc của hệ điều hành. Mặc dù mã nguồn hoàn chỉnh của MINIX có sẵn miễn phí, các điều khoản cấp phép đã ngăn không cho nó trở thành phần mềm tự do cho đến khi giấy phép thay đổi vào tháng 4 năm 2000.
Ra đời.
Năm 1991, khi theo học tại Đại học Helsinki, Torvalds trở nên tò mò về hệ điều hành. Thất vọng vì việc cấp phép MINIX, lúc đó chỉ giới hạn sử dụng cho mục đích giáo dục, ông bắt đầu làm việc với nhân hệ điều hành của chính mình, cuối cùng trở thành Linux.
Torvalds đã bắt đầu phát triển nhân Linux trên MINIX và các ứng dụng được viết cho MINIX cũng được sử dụng trên Linux. Sau đó, Linux trưởng thành và việc phát triển nhân Linux được tiếp tục trên các hệ thống Linux. Các ứng dụng GNU cũng thay thế tất cả các thành phần MINIX, vì việc sử dụng mã có sẵn miễn phí từ GNU với một hệ điều hành còn non trẻ có nhiều lợi ích: mã nguồn được cấp phép theo GNU GPL có thể được sử dụng lại trong các chương trình máy tính khác miễn là chúng cũng được phát hành theo cùng một giấy phép hoặc một giấy phép tương thích. Từ một giấy phép cấm phân phối lại thương mại do ông tạo ra ban đầu, Torvalds bắt đầu chuyển sang sử dụng GNU GPL. Các nhà phát triển tích hợp các thành phần GNU với nhân Linux, tạo ra một hệ điều hành đầy đủ chức năng và tự do.
Đặt tên.
Linus Torvalds đã muốn đặt tên cho sáng chế của mình là "Freax", một cách chơi chữ khi ghép các từ "free", "freak", và "x" (một ám chỉ đến Unix). |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Trong thời gian bắt đầu công việc của mình trên hệ thống, một số makefiles của dự án bao gồm tên "Freax" trong khoảng nửa năm. Torvalds đã từng xem xét cái tên "Linux", nhưng ban đầu bác bỏ nó vì cho rằng như thế là quá tự cao tự đại.
Để tạo điều kiện phát triển, các file đã được tải lên FTP server (codice_1) của FUNET vào tháng 9 năm 1991. Ari Lemmke, bạn học của Torvalds tại Helsinki University of Technology (HUT), một trong những quản trị viên tình nguyện của máy chủ FTP tại thời điểm đó, không nghĩ rằng "Freax" là một cái tên hay. Vì vậy, ông đã đặt tên dự án là "Linux" trên máy chủ mà không hỏi ý kiến Torvalds. Tuy nhiên, sau đó, Torvalds chấp thuận với "Linux".
Theo một bài đăng lên newsgroup bởi Torvalds, từ "Linux" nên được phát âm là ( với một âm ‘i’ ngắn như trong ‘print’ và ‘u’ như trong ‘put’. Để mô tả rõ hơn "Linux" nên được phát âm như thế nào, ông đã thêm vào mã nguồn kernel một đoạn ghi âm của mình ().. Tuy nhiên trong bản ghi âm "Linux" lại nghe giống như (.
Tính thương mại và sự phổ biến.
Việc sử dụng Linux trong môi trường sản xuất, thay vì chỉ được sử dụng bởi những người có sở thích, bắt đầu vào giữa những năm 1990 trong cộng đồng siêu máy tính, nơi các tổ chức như NASA bắt đầu thay thế các máy móc ngày càng đắt tiền của họ bằng các cụm bao gồm các máy tính rẻ tiền chạy Linux. Việc sử dụng thương mại bắt đầu khi Dell và IBM, rồi đến Hewlett-Packard lần lượt cung cấp hỗ trợ Linux để thoát khỏi sự độc quyền của Microsoft trong thị trường hệ điều hành máy tính để bàn.
Ngày nay, các hệ thống Linux được sử dụng ở mọi nơi trong ngành máy tính,từ các hệ thống nhúng đến hầu như tất cả các siêu máy tính, và có một vị trí vững trãi trong môi trường máy chủ, dưới dạng gói ứng dụng phổ biến LAMP chẳng hạn. Việc sử dụng các bản phân phối Linux trong máy tính để bàn gia đình và doanh nghiệp đang phát triển. Các bản phân phối Linux cũng đã trở nên phổ biến trên thị trường netbook, với nhiều thiết bị được phát hành với các bản phân phối Linux tùy chỉnh được cài đặt và Google đã phát hành Chrome OS của riêng họ được thiết kế cho các netbook. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Thành công lớn nhất của Linux trong thị trường tiêu dùng có lẽ là thị trường thiết bị di động, với Android là một trong những hệ điều hành thống trị nhất trên điện thoại thông minh và rất phổ biến trên máy tính bảng và gần đây hơn là các thiết bị thông minh đeo trên người. Chơi game trên Linux cũng đang gia tăng với Valve cho thấy sự hỗ trợ của họ dành cho Linux và tung ra SteamOS, bản phân phối Linux của riêng dành cho việc chơi game. Các bản phân phối Linux cũng đã trở nên phổ biến với các chính quyền địa phương và quốc gia khác nhau, chẳng hạn như chính phủ liên bang Brazil.
Việc phát triển ở hiện tại.
Greg Kroah-Hartman là người đứng đầu việc bảo trì và phát triển của nhân Linux. William John Sullivan là giám đốc điều hành của Free Software Foundation, nơi hỗ trợ các thành phần GNU. Cuối cùng là các cá nhân và tập đoàn phát triển các thành phần không phải GNU của bên thứ ba. Các thành phần của bên thứ ba này bao gồm một khối lượng công việc khổng lồ và có thể bao gồm cả các mô-đun nhân và các ứng dụng người dùng và các thư viện.
Các nhà cung cấp và cộng đồng Linux kết hợp và phân phối kernel, các thành phần GNU và không phải GNU với phần mềm quản lý gói bổ sung tạo thành một bản phân phối Linux.
Thiết kế.
Một hệ thống dựa trên Linux là một hệ điều hành tương tự Unix được mô-đun hóa, với phần lớn thiết kế cơ bản của nó dựa trên các nguyên tắc được Unix đề ra trong thập niên 1970 và 1980. Một hệ thống như vậy sử dụng hạt nhân nguyên khối gọi là Linux kernel, có nhiệm vụ kiểm soát các tiến trình, kết nối mạng, truy cập vào các thiết bị ngoại vi và hệ thống file. Các trình điều khiển thiết bị được tích hợp trực tiếp vào nhân hoặc được nạp vào trong lúc hệ thống đang chạy.
GNU userland là một phần quan trọng của hầu hết các hệ thống dựa trên nhân Linux, với Android là ngoại lệ đáng chú ý. Thư viện C của GNU hoạt động như một lớp bọc cho các lời gọi hệ thống của nhân Linux cần thiết cho giao diện không gian người dùng; GNU toolchain là một tập hợp lớn các công cụ lập trình quan trọng đối với sự phát triển của Linux (bao gồm các trình biên dịch được sử dụng để xây dựng nhân Linux); và GNU coreutils (các trình tiện ích lõi) bao gồm nhiều công cụ Unix cơ bản. Dự án cũng phát triển Bash, một shell giao diện dòng lệnh phổ biến. Giao diện đồ họa người dùng (GUI) trong hầu hết các hệ thống Linux được xây dựng dựa trên một triển khai của X Window System. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Gần đây, cộng đồng Linux tìm cách tiến tới Wayland như giao thức máy chủ hiển thị mới thay cho X11. Nhiều dự án phần mềm nguồn mở khác đóng góp cho các hệ thống Linux.
Các thành phần được cài đặt trong một hệ thống Linux bao gồm:
Giao diện người dùng.
Giao diện người dùng hay còn gọi là shell là một giao diện dòng lệnh (CLI shell) hay giao diện đồ họa người dùng (GUI shell), hoặc bộ điều khiển gắn liền với phần cứng (các hệ thống nhúng thường sử dụng). Với các hệ thống để bàn, mặc định giao diện thường là giao diện đồ họa người dùng, mặc dù giao diện dòng lệnh cũng có thể được sử dụng thông qua trình giả lập thiết bị đầu cuối hay các console ảo.
CLI shell là các giao diện người dùng dựa trên văn bản, sử dụng văn bản cho việc xuất và nhập. Linux shell chiếm ưu thế trong sử dụng là Bourne-Again Shell (bash), ban đầu được phát triển cho dự án GNU. Hầu hết các thành phần Linux cấp thấp, kể cả nhiều phần khác nhau của userland, chỉ sử dụng CLI. CLI đặc biệt phù hợp để tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại hoặc bị trì hoãn và cung cấp một kiểu giao tiếp giữa các tiến trình rất đơn giản.
Trên các hệ thống máy để bàn, giao diện người dùng phổ biến là các GUI shell được đóng gói cùng với các môi trường desktop mở rộng như KDE Plasma, GNOME, MATE, Cinnamon, LXDE, Pantheon và Xfce, mặc dù có nhiều giao diện người dùng khác. Hầu hết các giao diện người dùng phổ biến đều dựa trên X Window System, hoặc được gọi tắt là "X" hoặc "X11". Nó cung cấp tính xuyên dụng mạng và cho phép một ứng dụng đồ họa chạy trên một hệ thống được hiển thị trên một hệ thống khác, nơi người dùng có thể tương tác với ứng dụng; tuy nhiên, một số phần mở rộng nhất định của X Window System không có khả năng hoạt động qua mạng. Có một số máy chủ hiển thị X, trong đó khai triển tham chiếu X.Org Server là phổ biến nhất.
Các bản phân phối cho máy chủ có thể cung cấp giao diện dòng lệnh cho nhà phát triển và quản trị viên, nhưng cung cấp giao diện tùy chỉnh cho người dùng cuối, được thiết kế cho trường hợp sử dụng của hệ thống. Giao diện tùy chỉnh này được truy cập thông qua một máy khách cư trú trên một hệ thống khác, không nhất thiết phải dựa trên Linux.
Có vài loại trình quản lý của sổ cho X11 bao gồm tiling, dynamic, stacking và compositing. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Trình quản lý cửa sổ cung cấp các phương thức để kiểm soát vị trí và cách trình bày của các cửa sổ ứng dụng riêng lẻ và tương tác với X Window System. Các trình quản lý cửa sổ đơn giản hơn như như dwm, ratpoison hay i3wm chỉ cung cấp một cung cấp các tính năng tối thiểu để điều khiển các cửa sổ, trong khi các trình quản lý cửa sổ phức tạp hơn như FVWM, Enlightenment hay Window Maker cung cấp nhiều tính năng hơn nhưng vẫn nhẹ hơn so với các môi trường desktop. Trình quản lý cửa sổ là một phần của cài đặt tiêu chuẩn của các môi trường desktop, chẳng hạn như Mutter (GNOME), KWin (KDE) hay Xfwm (xfce), mặc dù người dùng có thể chọn một trình quản lý cửa sổ khác nếu muốn.
Wayland là một giao thức máy chủ hiển thị nhằm thay thế cho giao thức X11; tuy nhiên , nó không được tiếp nhận rộng rãi hơn. Không giống X11, Wayland không cần một trình quản lý của sổ phụ và trình quản lý compositing. Do đó, một Wayland compositor đóng vai trò vừa là máy chủ hiển thị, trình quản lý cửa sổ và trình quản lý. Weston là triển khai tham chiếu của Wayland, Trong khi Mutter của GNOME và KWin của KDE đang được ported sang Wayland dưới dạng máy chủ hiển thị độc lập. Enlightenment đã được port thành công kể từ phiên bản 19.
Hạ tầng đầu vào video.
Linux hiện có hai API hiện đại giữa kernel và userspace để xử lý các thiết bị đầu vào video: V4L2 API cho video streams và radio, và DVB API cho truyền hình số.
Do sự phức tạp và đa dạng của các thiết bị khác nhau và do số lượng lớn các định dạng và tiêu chuẩn được xử lý bởi các API nói trên, hạ tầng này cần phát triển để phù hợp hơn với các thiết bị khác. Ngoài ra, một thư viện thiết bị userland tốt là chìa khóa thành công để các ứng dụng userland có thể hoạt động với tất cả các định dạng được hỗ trợ bởi các thiết bị đó.
Việc phát triển.
Sự khác nhau cơ bản giữa Linux và nhiều hệ điều hành phổ biến đương thời là nhân Linux và các thành phần khác đều là phần mềm tự do mã nguồn mở. Linux không phải là một hệ điều hành duy nhất như vậy, mặc dù cho đến nay nó phổ biến nhất. Vài giấy phép phần mềm tự do nguồn mở dựa trên copyleft: bất cứ sản phẩm nào sử dụng một phần mềm copyleft cũng phải là copyleft. |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.