title
stringlengths 1
250
| url
stringlengths 37
44
| text
stringlengths 1
4.81k
|
---|---|---|
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Giấy phép thông dụng nhất của phần mềm tự do là giấy phép công cộng GNU (GNU General Public License - GPL), một dạng của copyleft, và được sử dụng cho nhân Linux và nhiều thành phần từ dự án GNU.
Các bản phân phối của Linux được các nhà phát triển hướng đến khả năng tương tác với các hệ điều hành khác và các tiêu chuẩn trong tính toán. Các hệ thống Linux gắn chặt với các chuẩn POSIX, SUS, LSB, ISO và ANSI trong khả năng có thể, mặc dù cho đến nay chỉ có một bản phân phối Linux đã được chứng nhận POSIX.1, Linux-FT.
Các dự án phần mềm tự do được phát triển thông qua việc cộng tác, nhưng lại thường được sản xuất độc lập với nhau. Tuy nhiên, việc giấy phép phần mềm rõ ràng cho phép phân phối lại cung cấp cơ sở cho các dự án quy mô lớn hơn, bằng cách thu các thập phần mềm được sản xuất bởi các dự án độc lập lại thành dạng một bản phân phối Linux.
Nhiều bản phân phối Linux quản lý tập hợp các gói phần mềm hệ thống và ứng dụng từ xa, có thể tải về và cài đặt thông qua kết nối mạng. Điều này cho phép người dùng thích ứng với hệ điều hành của họ theo những nhu cầu cá nhân. Các bản phân phối đều được duy trì bởi các cá nhân, các nhóm, tổ chức tình nguyền, và các công ty. Một bản phân phối chịu trách nhiệm cho cấu hình mặc định của hạt nhân Linux được sử dụng, bảo mật hệ thống chung, và nhìn chung là sự tích hợp chặt chẽ của các gói phần mềm khác nhau. Các bản phân phối khác nhau sử dụng các trình quản lý gói khác nhau như dpkg, Synaptic, YAST, apt, yum, Portage để cài đặt, xóa bỏ, và cập nhật tất cả các phần mềm trong hệ thống từ một vị trí trung ương.
Cộng đồng.
Một bản phân phối chủ yếu được thúc đẩy bởi các nhà phát triển và cộng đồng người dùng. Một số nhà cung cấp phát triển và tài trợ cho các bản phân phối của họ trên cơ sở tình nguyện, Debian là một ví dụ nổi tiếng. Những người khác duy trì phiên bản cộng đồng của các bản phân phối thương mại của họ, như Red Hat đang làm với Fedora, hay SUSE với openSUSE.
Ở nhiều thành phố và khu vực, các hiệp hội địa phương được gọi là Linux User Groups (LUGs) tìm cách thúc đẩy các bản phân phối ưa thích của họ nói riêng và phần mềm miễn phí nói chung. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Họ tổ chức các cuộc họp và cung cấp miễn phí các cuộc trình bày, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và cài đặt hệ điều hành cho người dùng mới. Nhiều cộng đồng Internet cũng cung cấp hỗ trợ cho người dùng và nhà phát triển Linux. Hầu hết các bản phân phối và các dự án phần mềm tự do nguồn mở đều có các phòng chat IRC hoặc newsgroup. Các diễn đàn trực truyến là một phương tiện hỗ trợ khác, với các ví dụ đáng chú ý là LinuxQuestions.org và các diễn đàn cộng đồng khác nhau và các diễn đàn hỗ trợ một phân phối cụ thể, chẳng hạn như các diễn đàn cho Ubuntu, Fedora, và Gentoo. Các bản phân phối Linux còn lập các mailing list; thông thường sẽ có một chủ đề cụ thể như sử dụng hoặc phát triển trong mỗi mailing list.
Có một số trang web công nghệ tập trung vào Linux. Các tạp chí in về Linux thường đóng gói các đĩa chứa phần mềm hoặc thậm chí là các bản phân phối Linux hoàn thiện.
Mặc dù các bản phân phối Linux thường miễn phí, một số tập đoàn lớn bán, hỗ trợ và đóng góp phát triển các thành phần của hệ thống và phần mềm tự do. Một phân tích về nhân Linux cho thấy 75% mã nguồn từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010 được phát triển bởi các lập trình viên làm việc cho các tập đoàn, còn lại khoảng 18% cho các tình nguyện viên và 7% không được phân loại. Các tập đoàn lớn tham gia đóng góp bao gồm Dell, IBM, HP, Oracle, Sun Microsystems (giờ là một phần của Oracle) và Nokia. Một số tập đoàn, đặc biệt là Red Hat, Canonical và SUSE, đã xây dựng một doanh nghiệp quan trọng xung quanh các bản phân phối Linux.
Các gói phần mềm khác nhau trong một bản phân phối Linux dựa trên các giấy phép phần mềm tự do, trong đó nói rõ ràng về việc cho phép và khuyến khích sự thương mại hóa; mối quan hệ giữa một bản phân phối Linux nói chung và các nhà cung cấp riêng lẻ có thể được coi là cộng sinh. Một mô hình kinh doanh phổ biến của các nhà cung cấp thương mại là tính phí hỗ trợ, đặc biệt là đối với người dùng doanh nghiệp. Một số công ty cũng cung cấp một phiên bản doanh nghiệp chuyên biệt cho phân phối của họ, trong đó bổ sung các gói và công cụ hỗ trợ độc quyền để quản lý lượng cài đặt cao hơn hoặc để đơn giản hóa các tác vụ quản trị.
Một mô hình kinh doanh khác là cho đi phần mềm để bán phần cứng. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Đây là điều bình thường trong ngành công nghiệp máy tính trước đây, khi các hệ điều hành như CP/M, Apple DOS và các phiên bản Mac OS trước phiên bản 7.6 cho phép sao chép tự do (nhưng không thể sửa đổi). Khi phần cứng máy tính được chuẩn hóa trong suốt những năm 1980, các nhà sản xuất phần cứng trở nên khó khăn hơn để kiếm lợi từ chiến thuật này, vì HĐH sẽ chạy trên máy tính có chung kiến trúc của bất kỳ nhà sản xuất nào khác.
Lập trình trên Linux.
Hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều hỗ trợ Linux trực tiếp hoặc thông qua các ports bên thứ ba của cộng đồng. Các công cụ phát triển ban đầu được sử dụng để xây dựng cả ứng dụng Linux và chương trình hệ điều hành được tìm thấy trong GNU toolchain, bao gồm GNU Compiler Collection (GCC) và GNU Build System. Trong số đó, GCC cung cấp trình biên dịch cho Ada, C, C++, Go và Fortran. Nhiều ngôn ngữ lập trình có một bản triển khai tham khảo đa nền tảng hỗ trợ Linux, ví dụ như PHP, Perl, Ruby, Python, Java, Go, Rust và Haskell. Phát hành lần đầu năm 2003, dự án LLVM cung cấp một trình biên dịch mã nguồn mở đa nền tảng khác cho nhiều ngôn ngữ. Trình biên dịch độc quyền cho Linux bao gồm Intel C++ Compiler, Sun Studio, và IBM XL C/C++ Compiler. BASIC dưới dạng Visual Basic được hỗ trợ dưới các hình thức như Gambas, FreeBASIC, và XBasic, và BASIC nói chung như QuickBASIC hoặc Turbo BASIC dưới dạng QB64.
Một tính năng phổ biến của các hệ thống tương tự Unix là bao gồm các ngôn ngữ lập trình truyền thống có mục đích cụ thể như scripting, xử lý văn bản hay quản lý và cấu hình hệ thống nói chung. Các bản phân phối Linux hỗ trợ các shell script, awk, sed và make. Nhiều chương trình cũng có ngôn ngữ lập trình nhúng để hỗ trợ việc cấu hình hoặc dùng trong lập trình. Ví dụ, biểu thức chính quy được hỗ trợ trong các chương trình như grep và locate, MTA Sendmail truyền thống trên Unix chứa hệ thống scripting Turing-đầy đủ của riêng nó, và trình soạn thảo văn bản nâng cao GNU Emacs được xây dựng xung quanh trình một thông dịch Lisp thông dụng.
Hầu hết các bản phân phối cũng bao gồm hỗ trợ cho PHP, Perl, Ruby, Python và các ngôn ngữ động khác. Mặc dù không phổ biến bằng, nhưng đôi khi Linux cũng hỗ trợ C# (thông qua Mono), Vala, và Scheme. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Guile Scheme đóng vai trò là một ngôn ngữ scripting của các tiện ích hệ thống GNU, tìm cách làm cho các chương trình C nhỏ, tĩnh tuân theo quy tắc Unix có thể được mở rộng nhanh chóng và linh hoạt thông qua một hệ thống scripting với lập trình hàm. Một số máy ảo Java và bộ công cụ phát triển Java trên Linux, bao gồm JVM (HotSpot) nguyên thủy của Sun và Hệ thống J2SE RE của IBM, cũng như nhiều dự án nguồn mở như Kaffe và JikeRVM.
GNOME và KDE là các môi trường desktop phổ biến và cung cấp một framework cho phát triển ứng dụng. Những dự án này dựa trên các widget toolkits tương ưng là GTK và Qt, mặt khác chúng cũng có thể được sử dụng độc lập với framework lớn hơn mình. Cả hai đều hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. Có một số môi trường phát triển tích hợp có sẵn bao gồm Anjuta, , CodeLite, Eclipse, Geany, ActiveState Komodo, KDevelop, Lazarus, MonoDevelop, NetBeans, và Qt Creator, trong khi các trình soạn thảo lâu đời như Vim, nano và Emacs vẫn còn phổ biến.
Hỗ trợ phần cứng.
Nhân Linux là nhân hệ điều hành được ported rộng rãi, có sẵn cho hàng loạt các thiết bị từ điện thoại di động cho đến siêu máy tính;nó chạy trên một loạt các kiến trúc máy tính rất độc đáo, bao gồm iPAQ dựa trên ARM và các mainframes System z9 hay System z10 của IBM. Các bản phân phối chuyên biệt và các nhánh nhân tồn tại cho các kiến trúc ít chính thống hơn; ví dụ, nhân ELKS có thể chạy trên bộ vi xử lý 16 bit Intel 8086 hay Intel 80286, trong khi nhân µClinux có thể chạy trên các hệ thống mà không cần đơn vị quản lý bộ nhớ. Hạt nhân này cũng chạy trên các kiến trúc chỉ dành cho sử dụng hệ điều hành do nhà sản xuất tạo ra, chẳng hạn như máy tính Macintosh (với cả vi xử lý PowerPC và Intel), PDA, video game consoles, máy nghe nhạc, điện thoại di động.
Có một số hiệp hội công nghiệp và hội nghị phần cứng dành cho việc duy trì và cải thiện hỗ trợ cho phần cứng đa dạng trong Linux, như là FreedomHEC. Theo thời gian, sự hỗ trợ cho các phần cứng khác nhau đã được cải thiện trong Linux, dẫn đến bất kỳ thiết bị nào cũng có "cơ hội tốt" để tương thích.
Vào năm 2014, một sáng kiến mới đã được đưa ra để tự động thu thập cơ sở dữ liệu của tất cả các cấu hình phần cứng được thử nghiệm.
Sử dụng. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Sử dụng.
Bên cạnh các bản phân phối Linux được thiết kế để sử dụng cho mục đích chung trên máy tính để bàn và máy chủ, các bản phân phối có thể được chuyên dùng cho các mục đích khác nhau bao gồm: hỗ trợ kiến trúc máy tính, hệ thống nhúng, ổn định, bảo mật, bản địa hóa cho một vùng hoặc ngôn ngữ cụ thể, nhắm mục tiêu của các nhóm người dùng cụ thể, hỗ trợ cho các ứng dụng thời gian thực hoặc cam kết với một môi trường desktop nhất định. Hơn nữa, một số bản phân phối có chủ ý chỉ bao gồm phần mềm tự do. Năm 2015, hơn bốn trăm bản phân phối Linux được phát triển tích cực, với khoảng một chục bản phân phối phổ biến nhất cho mục đích sử dụng chung.
Desktop.
Sự phổ biến của Linux trên máy tính để bàn và máy tính xách tay tiêu chuẩn đã tăng lên trong những năm qua. Các bản phân phối hiện đại phổ biến nhất bao gồm một môi trường người dùng đồ hoạ, , hai môi trường phổ biến nhất được sử dụng là KDE Plasma Desktop và Xfce.
Không có desktop Linux chính thức nào tồn tại: các môi trường desktop environments và bản phân phối Linux lưaqj chọn các thành phần từ các nhóm phần mềm tự do nguồn mở mà họ xây dựng một GUI triển khai một số hướng dẫn thiết kế ít nhiều nghiêm ngặt. Ví dụ, GNOME có hướng dẫn giao diện con người như một hướng dẫn thiết kế, giúp giao diện người máy đóng vai trò quan trọng, không chỉ khi thực hiện thiết kế đồ họa mà cả khi hỗ trợ người khuyết tật hay khi tập trung vào bảo mật.
Bản chất hợp tác của phát triển phần mềm miễn phí cho phép các nhóm phân phối thực hiện bản địa hóa ngôn ngữ của một số bản phân phối Linux để sử dụng tại các địa phương nơi việc bản địa hóa các hệ thống độc quyền sẽ không hiệu quả về chi phí. Ví dụ, phiên bản tiếng Sinhalese của bản phân phối Knoppix đã có sẵn đáng kể trước khi Microsoft dịch Windows XP sang Sinhalese. Trong trường hợp này, Lanka Linux User Group đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống bản địa hóa bằng cách kết hợp kiến thức của các giáo sư đại học, nhà ngôn ngữ học và nhà phát triển địa phương.
Hiệu năng và ứng dụng.
Hiệu năng của Linux trên desktop là một chủ đề gây tranh cãi; ví dụ vào năm 2007 Con Kolivas đã cáo buộc cộng đồng Linux tập trung hiệu năng trên các máy chủ. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Ông đã từ bỏ việc phát triển nhân Linux vì thất vọng với sự thiếu tập trung vào desktop, và sau đó trả lời phỏng vấn "nói tất cả" về chủ đề này. Kể từ đó, một lượng phát triển đáng kể đã tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm desktop. Các dự án như systemd và Upstart (đã dừng năm 2014) nhằm mục đích cho thời gian khởi động nhanh hơn; các dự án Wayland và Mir nhằm mục đích thay thế X11 đồng thời tăng cường hiệu năng, bảo mật và giao diện của desktop.
Nhiều ứng dụng phổ biến có sẵn cho nhiều hệ điều hành. Ví dụ, Mozilla Firefox, OpenOffice.org/LibreOffice và Blender có các phiên bản có thể tải xuống cho tất cả các hệ điều hành chính. Thêm vào đó, một số ứng dụng ban đầu được phát triển cho Linux, như Pidgin, và GIMP, đã được ported đến các hệ điều hành khác (bao gồm Windows và macOS) do mức độ phổ biến của chúng. Ngoài ra, ngày càng nhiều ứng dụng desktop độc quyền cũng được hỗ trợ trên Linux, ví dụ như Autodesk Maya và The Foundry's Nuke trong lĩnh vực hoạt hình và hiệu ứng hình ảnh cao cấp. Ngoài ra còn có một số công ty đã ported các trò chơi của riêng họ hoặc của các công ty khác sang Linux, với Linux cũng là một nền tảng được hỗ trợ trên cả hai dịch vụ phân phối kỹ thuật số phổ biến Steam và Desura.
Nhiều loại ứng dụng khác có sẵn cho Microsoft Windows và macOS cũng chạy trên Linux. Thông thường, một ứng dụng tự do sẽ tồn tại với các chức năng của ứng dụng được tìm thấy trên một hệ điều hành khác hoặc ứng dụng đó sẽ có phiên bản hoạt động trên Linux, ví dụ như với Skype và một vài video games như "Dota 2" "vàTeam Fortress 2". Ngoài ra, dự án Wine cung cấp một lớp tương thích Windows để chạy các dứng dụng Windows chưa sửa đổi trên Linux. Nó được tài trợ bởi các doanh nghiệp thương mại bao gồm CodeWeavers,nơi sản xuất một phiên bản thương mại của phần mềm. Từ 2009, Google cũng đã đóng góp tài chính cho dự án Wine. CrossOver, một giải pháp độc quyền dựa trên dự án Wine nguồn mở, hỗ trợ chạy các phiên bản Windows của Microsoft Office, các ứng dụng Intuit như là Quicken và QuickBooks, Adobe Photoshop CS2, và nhiều game phổ biến như "World of Warcraft". Trong các trường hợp khác, khi không có port Linux của một số phần mềm trong các lĩnh vực như xuất bản trên desktop và âm thanh chuyên nghiệp, thì có phần mềm tương đương có sẵn trên. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Cũng có thể chạy các ứng dụng được viết cho Android trên các phiên bản của Linux khác bằng Anbox.
Thành phần và cài đặt.
Bên cạnh các thành phần có thể nhìn thấy bên ngoài, chẳng hạn như trình quản lý cửa sổ X, một vai trò không rõ ràng nhưng khá trung tâm được triển khai bởi các chương trình được lưu trữ bởi freedesktop.org, như D-Bus hay PulseAudio; cả hai môi trường máy tính để bàn chính (GNOME và KDE) bao gồm chúng,mỗi môi trường cung cấp giao diện đồ họa được viết bằng bộ công cụ tương ứng (GTK hoặc Qt). Một máy chủ hiển thị là một thành phần khác, trong thời gian dài nhất đã giao tiếp trong giao thức máy chủ hiển thị X11 với các máy khách của nó; phần mềm nổi bật kết nối X11 bao gồm X.Org Server và Xlib. Thất vọng về giao thức lõi X11 cồng kềnh, và đặc biệt là qua nhiều phần mở rộng của nó, đã dẫn đến việc tạo ra một giao thức máy chủ hiển thị mới, Wayland.
Việc cài đặt, cập nhật và gỡ bỏ phần mềm trong Linux thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các trình quản lý gói như Synaptic Package Manager, PackageKit, và Yum Extender.Mặc dù hầu hết các bản phân phối Linux lớn đều có kho lưu trữ rộng rãi, thường chứa hàng chục nghìn gói, nhưng không phải tất cả phần mềm có thể chạy trên Linux đều có sẵn từ kho chính thức. Ngoài ra, người dùng có thể cài đặt các gói từ kho lưu trữ không chính thức, tải xuống các gói được biên dịch trước trực tiếp từ các trang web hoặc tự biên dịch mã nguồn. Tất cả các phương pháp này đi kèm với mức độ khó khác nhau; Việc biên dịch mã nguồn nói chung được coi là một quá trình đầy thách thức đối với người dùng Linux mới, nhưng hầu như không cần thiết trong các bản phân phối hiện đại và không phải là một phương pháp dành riêng cho Linux.
Netbooks.
Các bản phân phối Linux cũng đã trở nên phổ biến trên thị trường netbook, với nhiều thiết bị như Asus Eee PC và Acer Aspire One phân phối với các bản phân phối Linux tùy chỉnh được cài đặt.
Năm 2009, Google đã công bố Chrome OS là một hệ điều hành tối thiểu dựa trên Linux, sử dụng trình duyệt Chrome làm giao diện người dùng chính. Chrome OS ban đầu chỉ chạy các ứng dụng web, ngoại trừ trình quản lý file và trình phát phương tiện đi kèm. Một mức hỗ trợ nhất định cho các ứng dụng Android đã được thêm vào trong các phiên bản sau này. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Kể từ năm 2018, Google đã thêm khả năng cài đặt bất kỳ phần mềm Linux nào trong một container, cho phép Chrome OS được sử dụng như bất kỳ bản phân phối Linux nào khác. Netbooks được bán cùng với hệ điều hành, được gọi là Chromebook, bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào tháng 6 năm 2011.
Server, mainframe và siêu máy tính.
Các bản phân phối Linux từ lâu đã được sử dụng làm hệ điều hành máy chủ và đã trở nên nổi bật trong lĩnh vực đó; Netcraft đã báo cáo vào tháng 9 năm 2006, rằng tám trong số mười (hai công ty khác là "không rõ" hệ điều hành) công ty lưu trữ internet đáng tin cậy nhất đã chạy các bản phân phối Linux trên các máy chủ web của họ, với Linux ở vị trí hàng đầu. Vào tháng 6 năm 2008, các bản phân phối Linux có 5 trong số 10, FreeBSD 3/10, và Microsoft 2/10; kể từ tháng 2 năm 2010, các bản phân phối Linux chiếm sáu trên mười, FreeBSD 3/10, và Microsoft 1/10, với Linux ở vị trí hàng đầu.
Các bản phân phối Linux là nền tảng của sự kết hợp phần mềm máy chủ LAMP (Linux, Apache, MariaDB/MySQL, Perl/PHP/Python) đã được các nhà phát triển phổ biến và là một trong những nền tảng phổ biến hơn để lưu trữ trang web.
Các bản phân phối Linux đã trở nên ngày càng phổ biến trên các mainframes, một phần do giá cả và mô hình nguồn mở. Vào tháng 12 năm 2009, gã khổng lồ máy tính IBM đã báo cáo rằng họ sẽ chủ yếu tiếp thị và bán Enterprise Linux Server. dựa trên mainframes Tại LinuxCon North America 2015, IBM đã công bố LinuxONE, một loạt các mainframes được thiết kế đặc biệt để chạy Linux và phần mềm nguồn mở.
Các bản phân phối Linux cũng chiếm ưu thế như các hệ điều hành cho siêu máy tính. Kể từ tháng 11 năm 2017, tất cả các siêu máy tính trong danh sách 500 đều chạy một số biến thể của Linux.
Thiết bị thông minh.
Một số hệ điều hành cho các thiết bị thông minh, ví dụ như smartphone, máy tính bảng, nhà thông minh (ví như Google Nest), smart TV (Samsung và LG Smart TV dùng Tizen và WebOS, tương ứng), và hệ thống giải trí trên xe hơi (IVI) (ví dụ Automotive Grade Linux), được dựa trên Linux. Các nền tảng chính cho các hệ thống như vậy bao gồm Android, Firefox OS, Mer và Tizen.
Android đã trở thành hệ điều hành di động thống trị cho smartphones, chạy trên 79.3% số thiết bị được bán trên toàn thế giới trong quý II năm 2013. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Android cũng là hệ điều hành phổ biến cho tablets, và Android smart TV và hệ thống thông tin giải trí trên xe hơi cũng đã xuất hiện trong thị trường.
Mặc dù Android dựa trên phiên bản sửa đổi của nhân Linux, nhưng các nhà bình luận không đồng ý về việc liệu thuật ngữ "bản phân phối Linux" có nên áp dụng cho nó hay không và liệu đó có phải là "Linux" theo cách sử dụng phổ biến của thuật ngữ này hay không. Android là một bản phân phối Linux theo Linux Foundation, giám đốc nguồn mở của Google Chris DiBona, và một số nhà báo. Những người khác, chẳng hạn như kỹ sư Google Patrick Brady, nói rằng Android không phải là Linux theo nghĩa phân phối Linux tương tự Unix truyền thống; Android không bao gồm GNU C Library (nó dùng Bionic như một thư viện C thay thế) và một số thành phần khác thường được tìm thấy trong các bản phân phối Linux. "Ars Technica" đã viết rằng "Mặc dù Android được xây dựng dựa trên nhân Linux, nhưng nền tảng này có rất ít điểm chung với ngăn xếp Linux dành cho desktop thông thường".
Điện thoại di động và PDA chạy Linux trên nền tảng nguồn mở trở nên phổ biến hơn từ năm 2007, các ví dụ bao gồm Nokia N810, Openmoko Neo1973, và Motorola ROKR E8. Tiếp tục xu hướng, Palm (sau này được HP mua lại) đã phát triển một hệ điều hành mới có nguồn gốc từ Linux, webOS, được tích hợp vào dòng smartphone Palm Pre.
Maemo của Nokia, một trong những hệ điều hành di động sớm nhất, dựa trên Debian. Nó sau đó được hợp nhất với Moblin của Intel, một hệ điều hành dựa trên Linux khác, để trở thành MeeGo. Dự án này sau đó đã bị chấm dứt có lợi cho Tizen, một hệ điều hành nhắm vào các thiết bị di động cũng như IVI. Tizen là một dự án trong The Linux Foundation. Một vài sản phẩm của Samsung đã chạy Tizen, Samsung Gear 2 là ví dụ quan trọng nhất. Smartphone Samsung Z sẽ sử dụng Tizen thay vì Android.
Do sự chấm dứt của MeeGo, dự án Mer đã phân tách cơ sở mã MeeGo để tạo cơ sở cho các hệ điều hành hướng di động. Vào tháng 7 năm 2012, Jolla đã công bố Sailfish OS, hệ điều hành di động của riêng họ được xây dựng dựa trên công nghệ Mer.
Firefox OS của Mozilla gồm có nhân Linux, một lớp tương thích phần cứng, một runtime environment dựa trên web-standards và giao diện người dùng, web và trình duyệt web tích hợp..
Canonical đã phát hành Ubuntu Touch, nhằm mục đích mang lại sự hội tụ cho trải nghiệm người dùng trên hệ điều hành di động này và đối tác desktop của nó, Ubuntu. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Hệ điều hành cũng cung cấp một desktop Ubuntu đầy đủ khi được kết nối với màn hình ngoài.
Hệ thống nhúng.
Do chi phí thấp và dễ tùy chỉnh, Linux thường được sử dụng trong các hệ thống nhúng.Trong lĩnh vực thiết bị viễn thông không di động, phần lớn thiết bị cơ sở khách hàng customer-premises equipment (CPE) chạy một số hệ điều hành dựa trên Linux. OpenWrt là một ví dụ dựa vào cộng đồng mà nhiều bản phát hành phần mềm OEM dựa trên.
Ví dụ, máy quay video kỹ thuật số TiVo dùng một bản tuỳ chỉnh của Linux, cũng như một số tường lửa và bộ định tuyến mạng từ các nhà sản xuất như Cisco/Linksys. Các Music workstation như Korg OASYS, Korg KRONOS, Yamaha Motif XS/Motif XF, Yamaha S90XS/S70XS, Yamaha MOX6/MOX8 synthesizers, Yamaha Motif-Rack XS tone generator module,và Roland RD-700GX digital piano cũng chạy Linux. Linuxcũng được sử dụng trong các hệ thống điều khiển ánh sáng sân khấu, như bảng điều khiển WholeHogIII.
Gaming.
Trong quá khứ, có rất ít trò chơi có sẵn cho Linux. Trong những năm gần đây, nhiều trò chơi đã được phát hành với sự hỗ trợ cho Linux (đặc biệt là Indie games), ngoại trừ một vài trò chơi tiêu đề AAA title. Android, một nền tảng di động phổ biến sử dụng nhân Linux, đã thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà phát triển và là một trong những nền tảng chính để phát triển trò chơi di động cùng với hệ điều hành iOS của Apple cho các thiết bị iPhone và iPad.
Ngày 14 tháng 2 năm 2013, Valve phát hành phiên bản Linux của Steam, một nền tảng phân phối game phổ biến trên PC. Nhiều game Steam đã được ported đến Linux. Ngày 13 tháng 12 năm 2013, Valve phát hành SteamOS, một hệ điều hành định hướng chơi game dựa trên Debian, để kiểm thử beta và có kế hoạch phát hành Steam Machines như một nền tảng chơi game và giải trí. Valve cũng đã phát triển VOGL, một trình gỡ lỗi OpenGL nhằm hỗ trợ phát triển video game, cũng như porting game engine Source của họ sang desktop Linux. Nhờ nỗ lực của Valve, một số trò chơi nổi bật như "DotA 2", "Team Fortress 2", "Portal", "Portal 2" "và Left 4 Dead 2" hiện đã có sẵn trên Steam Linux.
Ngày 31 tháng 7 năm 2013, Nvidia phát hành Shield như một nỗ lực sử dụng Android như một nền tảng chơi game chuyên dụng.
Một số người dùng Linux chơi các trò chơi Windows thông qua Wine hoặc CrossOver Linux. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Tuy nhiên, vì chạy trên lớp tương thích nên không phải trò chơi nào cũng có thể hoạt động
Ngày 22 tháng 8 năm 2018, Valve đã phát hành một Wineprefix riêng của họ có tên Proton, nhằm mục đích chơi game. Nó có một số cải tiến so với Wine ví dụ như các triển khai DirectX 11 và 12 dựa trên Vulkan, tích hợp Steam, hỗ trợ bộ điều khiển trò chơi và toàn màn hình tốt hơn và cải thiện hiệu suất cho các trò chơi đa luồng.
Chuyên dùng.
Do tính linh hoạt, khả năng tùy biến và bản chất nguồn mở và miễn phí của Linux, có thể điều chỉnh cao Linux cho một mục đích cụ thể. Có hai phương pháp chính để tạo phân phối Linux chuyên dụng: xây dựng từ đầu hoặc từ phân phối mục đích chung làm cơ sở. Các bản phân phối thường được sử dụng cho mục đích này bao gồm Debian, Fedora, Ubuntu (bản thân nó dựa trên Debian), Arch Linux, Gentoo, và Slackware. Ngược lại, các bản phân phối Linux được xây dựng từ đầu không có cơ sở mục đích chung; thay vào đó, họ tập trung vào triết lý JeOS bằng cách chỉ bao gồm các thành phần cần thiết và tránh chi phí tài nguyên gây ra bởi các thành phần được coi là dư thừa trong các trường hợp sử dụng của phân phối.
Home theater PC.
Một home theater PC (HTPC) là một PC chủ yếu được sử dụng như một hệ thống giải trí, đặc biệt là hệ thống rạp hát tại nhà. Nó thường được kết nối với TV và thường là một hệ thống âm thanh bổ sung.
OpenELEC, một bản phân phối Linux kết hợp với phần mềm trung tâm truyền thông Kodi, là một hệ điều hành được điều chỉnh riêng cho HTPC. Được xây dựng từ đầu tuân thủ nguyên tắc JeOS, OS này rất nhẹ và rất phù hợp với phạm vi sử dụng hạn chế của HTPC.
Ngoài ra còn có các phiên bản phân phối Linux đặc biệt bao gồm phần mềm trung tâm truyền thông MythTV, chẳng hạn như Mythbuntu, một phiên bản đặc biệt của Ubuntu.
Bảo mật kỹ thuật số.
Kali Linux là một bản phân phối Linux dựa trên Debian được thiết kế cho kiểm tra pháp y kỹ thuật số và kiểm tra thâm nhập. Nó được cài đặt sẵn một số ứng dụng phần mềm để kiểm tra thâm nhập và xác định các khai thác bảo mật. BackBox phái sinh từ Ubuntu cung cấp các công cụ phân tích mạng và bảo mật được cài đặt sẵn để hack.BlackArch dựa trên Arch bao gồm hơn 2100 công cụ để nghiên cứu pentesting và bảo mật. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Có nhiều bản phân phối Linux được tạo ra với sự riêng tư, bí mật, ẩn danh mạng và bảo mật thông tin, bao gồm Tails, Tin Hat Linux và Tinfoil Hat Linux. Lightweight Portable Security là một bản phân phối dựa trên Arch Linux và được phát triển bởi Bộ Quốc phòng Mỹ. Tor-ramdisk là một bản phân phối tối thiểu được tạo ra chỉ để lưu trữ phần mềm ẩn danh mạng Tor.
Hệ thống cứu hộ.
Các Live CD Linux từ lâu đã được sử dụng như một công cụ để khôi phục dữ liệu từ hệ thống máy tính bị hỏng và để sửa chữa hệ thống.Dựa trên ý tưởng đó, một số bản phân phối Linux được thiết kế cho mục đích này đã xuất hiện, hầu hết trong số đó sử dụng GParted làm trình chỉnh sửa phân vùng, với phần mềm sửa chữa dữ liệu và phục hồi hệ thống bổ sung:
Trong không gian.
SpaceX sử dụng nhiều máy tính bay dự phòng trong một thiết kế có khả năng chịu lỗi trong tên lửa Falcon 9. Mỗi động cơ Merlin được điều khiển bởi ba máy tính voting, với hai bộ xử lý vật lý trên mỗi máy tính liên tục kiểm tra hoạt động của nhau. Linux vốn không có khả năng chịu lỗi (không có hệ điều hành, vì đây là chức năng của toàn bộ hệ thống bao gồm cả phần cứng), nhưng phần mềm máy tính bay làm cho mục đích của nó. For flexibility, commercial off-the-shelf parts and system-wide "radiation-tolerant" design are used instead of radiation hardened parts. Đến tháng 7 năm 2019, SpaceX đã thực hiện hơn 76 lần phóng Falcon 9 kể từ năm 2010, trong đó có một lần đã chuyển thành công trọng tải chính của mình lên quỹ đạo dự định và đã sử dụng nó để vận chuyển các phi hành gia lên International Space Station. Dragon 2 crew capsule cũng sử dụng Linux kết hợp với Chromium OS cho giao diện người dùng của nó.
Windows đã được triển khai như là hệ điều hành trên các máy tính xách tay quan trọng phi nhiệm vụ được sử dụng trên trạm vũ trụ, nhưng sau đó nó đã được thay thế bằng Linux. Robonaut 2, robot hình người đầu tiên trong không gian, cũng dựa trên Linux.
Jet Propulsion Laboratory đã sử dụng Linux trong một số năm "để trợ giúp các dự án liên quan đến việc xây dựng chuyến bay không gian không người lái và thám hiểm không gian sâu"; NASA sử dụng Linux trong chế tạo robot trong máy bay trên sao Hỏa và Ubuntu Linux để "lưu dữ liệu từ vệ tinh".
Giáo dục.
Các bản phân phối Linux đã được tạo để cung cấp trải nghiệm thực hành về mã hóa và mã nguồn cho sinh viên, trên các thiết bị như Raspberry Pi. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Ngoài việc sản xuất một thiết bị thực tế, ý định là cho học sinh thấy "cách mọi thứ hoạt động dưới mui xe".
Các dẫn xuất Edubuntu và The Linux Schools Project của Ubuntu, cũng như Skolelinux phái sinh từ Debian, cung cấp các gói phần mềm định hướng giáo dục. Chúng cũng bao gồm các công cụ để quản lý và xây dựng phòng thí nghiệm máy tính của trường và các lớp học dựa trên máy tính, như Linux Terminal Server Project (LTSP).
Khác.
Instant WebKiosk và Webconverger là các bản phân phối Linux dựa trên trình duyệt web thường được sử dụng trong các web kiosks và biển hiệu điện tử. Thinstation là một phân phối tối giản được thiết kế cho thin clients. Rocks Cluster Distribution được thiết kế cho các cụm tính toán hiệu năng cao.
Có các bản phân phối Linux có mục đích chung nhắm vào đối tượng cụ thể, chẳng hạn như người dùng của một ngôn ngữ hoặc khu vực địa lý cụ thể. Những ví dụ như vậy bao gồm Ubuntu Kylin cho người dùng ngôn ngữ Trung Quốc và BlankOn nhắm vào người Indonesia. Các bản phân phối dành riêng cho chuyên gia bao gồm Ubuntu Studio để tạo phương tiện truyền thông và DNALinux cho tin sinh học. Ngoài ra còn có một bản phân phối theo định hướng Hồi giáo của tên Sabily do đó cũng cung cấp một số công cụ Hồi giáo. Một số tổ chức sử dụng các bản phân phối Linux chuyên biệt một chút trong nội bộ, bao gồm GendBuntu được sử dụng bởi Hiến binh quốc gia Pháp, Goobuntu được dùng bởi Google, và Astra Linux phát triển riêng cho Quân đội Nga
Thị phần và tăng trưởng.
Nhiều nghiên cứu định lượng về phần mềm tự do nguồn mở tập trung vào các chủ đề bao gồm thị phần và độ tin cậy, với nhiều nghiên cứu đặc biệt kiểm tra Linux. Thị phần Linux đang phát triển nhanh chóng và doanh thu của máy chủ, máy tính để bàn và phần mềm đóng gói chạy Linux dự kiến sẽ vượt quá 35,7 tỷ đô la vào năm 2008. Các nhà phân tích và người đề xuất cho rằng sự thành công tương đối của Linux là bảo mật, độ tin cậy, thấp chi phí và tự do từ nhà cung cấp khóa.
Bản quyền, thương hiệu và tên gọi.
Nhân Linux được cấp phép theo GNU General Public License (GPL) v2. GPL yêu cầu bất kỳ ai phân phối phần mềm dựa trên mã nguồn theo giấy phép này, phải cung cấp mã nguồn gốc (và mọi sửa đổi) cho người nhận theo cùng điều khoản. |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Các thành phần chính khác của bản phân phối Linux điển hình cũng chủ yếu được cấp phép theo GPL, nhưng chúng có thể sử dụng các giấy phép khác; nhiều thư viện sử dụng GNU Lesser General Public License (LGPL), một biến thể dễ dàng hơn của GPL, và việc triển khai X.Org của X Window System sử dụng MIT License.
Torvalds tuyên bố rằng nhân Linux sẽ không chuyển từ phiên bản 2 của GPL sang phiên bản 3. Ông đặc biệt không thích một số quy định trong giấy phép mới cấm sử dụng phần mềm trong quản lý quyền kỹ thuật số. Nó cũng sẽ không thực tế để khi yêu cầu được sự cho phép từ tất cả các chủ sở hữu bản quyền, vốn dĩ có hàng ngàn.
Một nghiên cứu năm 2001 về Red Hat Linux 7.1 cho thấy bản phân phối này chứa 30 triệu dòng mã nguồn. Sử dụng mô hình Constructive Cost Model, nghiên cứu ước tính rằng phân phối này cần khoảng tám nghìn năm thời gian phát triển. Theo nghiên cứu, nếu tất cả phần mềm này được phát triển bằng các phương tiện độc quyền thông thường, thì nó sẽ tốn khoảng USD (tỉ giá )để phát triển ở Hoa Kỳ. Hầu hết mã nguồ (71%) được viết bằng ngôn ngữ C, nhưng nhiều ngôn ngữ khác cũng được sử dụng, bao gồm C++, Lisp, Hợp ngữ, Perl, Python, Fortran, và các ngôn ngữ shell scripting khác nhau. Hơn một nửa số dòng mã được cấp phép theo GPL. Bản thân hạt nhân Linux là 2,4 triệu dòng mã, chiếm 8% tổng số.
Trong một nghiên cứu sau đó, phân tích tương tự đã được thực hiện cho phiên bản Debian 4.0 (được phát hành năm 2007). Phân phối này chứa gần 283 triệu dòng mã nguồn, và nghiên cứu ước tính rằng nó sẽ cần khoảng bảy mươi ba nghìn năm nhân lực và tốn 8,84 đô la Mỹ (năm 2020 đô la) để phát triển bằng các phương tiện thông thường.
Tại Hoa Kỳ, tên "Linux" là nhãn hiệu đã được đăng ký cho Linus Torvalds. Ban đầu, không ai đăng ký nó, nhưng vào ngày 15 tháng 8 năm 1994, William R. Della Croce, Jr. đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Linux và sau đó yêu cầu tiền bản quyền từ các bản phân phối Linux. Năm 1996, Torvalds và một số tổ chức bị ảnh hưởng đã kiện ông ta để thương hiệu được gán cho Torvalds, và, năm 1997, vụ việc đã được giải quyết. Việc cấp phép cho nhãn hiệu đã được xử lý bởi Linux Mark Institute (LMI). |
Linux | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=865 | Torvalds đã tuyên bố rằng ông chỉ đăng ký tên thương hiệu này để ngăn người khác sử dụng nó. LMI ban đầu đã tính phí cấp phép danh nghĩa cho việc sử dụng tên Linux như một phần của nhãn hiệu, nhưng sau đó đã thay đổi điều này để cung cấp quyền cấp phép miễn phí, vĩnh viễn trên toàn thế giới.
Free Software Foundation (FSF) muốn dùng "GNU/Linux" làm tên gọi khi đề cập đến toàn bộ hệ điều hành, vì họ coi các bản phân phối Linux là các biến thể của hệ điều hành GNU do Richard Stallman, chủ tịch của FSF khởi xướng năm 1983. Họ rõ ràng không có vấn đề gì đối với tên Android cho Android OS, đây cũng là một hệ điều hành dựa trên nhân Linux, vì GNU không phải là một phần của nó.
Một số ít các nhân vật công cộng và các dự án phần mềm khác ngoài Stallman và FSF, đặc biệt là Debian (được FSF tài trợ cho đến năm 1996), cũng sử dụng GNU/Linux khi nói về toàn bộ hệ điều hành. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện và cách sử dụng phổ biến đều đề cập đến họ hệ điều hành này đơn giản là Linux, cũng như nhiều bản phân phối Linux lớn (ví như, SUSE Linux và Red Hat Enterprise Linux). Ngược lại, các bản phân phối Linux chỉ chứa phần mềm tự do sử dụng "GNU/Linux" hoặc đơn giản là "GNU", ví dụ như Trisquel GNU/Linux, Parabola GNU/Linux-libre, BLAG Linux and GNU, và gNewSense.
, khoảng 8% đến 13% phân phối Linux hiện đại được tạo từ các thành phần GNU (phạm vi tùy thuộc vào việc liệu Gnome có được coi là một phần của GNU hay không), như được xác định bằng cách đếm các dòng mã nguồn tạo nên bản phát hành "Natty" của Ubuntu; trong khi đó, 6% được lấy bởi nhân Linux, tăng lên 9% khi bao gồm các phụ thuộc trực tiếp của nó.
Tài liệu học tập nghiên cứu.
Trên thế giới có rất nhiều các website riêng về Linux. Dưới đây là một trong những trang phổ biến:
Các forum về mã nguồn mở ở Việt Nam:
Các bản phân phối Linux.
Linux hiện nay có nhiều bản phân phối khác nhau, một phần là bởi vì tính chất nguồn mở của nó. Sau đây là một số bản phân phối chủ yếu, danh sách được cập nhật vào 26/10/2017: |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và triều Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Lịch sử và tên gọi.
Thuận Hóa.
Năm 1306, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông và Hoàng đế Trần Anh Tông của Đại Việt gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân theo lời hứa của Trần Nhân Tông khi đi thăm Chiêm Thành thời gian trước đó. Chế Mân dâng sính lễ gồm có hai Châu Ô và Châu Lý (từ Nam Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế ngày nay).
Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc kết hợp hai châu này làm một và đặt tên phủ là Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuận và châu Hóa hợp thành Thuận Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã bỏ cấp huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành cấp phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17 – 18) là vùng đất trải dài từ phía nam sông Gianh cho tới đèo Hải Vân.
Phú Xuân.
Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại nhà họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi dinh thành phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (chữ Hán: 富春), thuộc huyện Hương Trà vào năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh.
Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư" .
Sự xuất hiện của tên địa danh Huế.
Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì:
Triều Nguyễn.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh (sau này là Hoàng đế Gia Long) đã thành công trong việc thiết lập việc kiểm soát của mình trên toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam. Ông đặt Phú Xuân làm Kinh thành, đồng thời đặt dinh Quảng Đức làm vùng phụ cận bao bọc Kinh thành. Sau khi Minh Mạng lên ngôi, đã đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên. Trong đợt cải cách hành chính 1831-1832, các đơn vị hành chính lớn như dinh, trấn được đổi thành tỉnh, trực thuộc thẳng triều đình. Riêng phủ Thừa Thiên do có vị trí kinh sư nên vẫn giữ cấp phủ, nhưng có địa vị ngang cấp tỉnh.
Nhận xét về địa thế và lý do chọn Huế làm kinh đô, Minh Mạng cho rằng:Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9 [1828],
Vua lại bảo thị thần rằng: "Người có nước [vua] có hai việc là sửa đức và thiết hiểm đều không thể thiếu được. Nay trẫm chế tạo tàu đồng là muốn giữ những chỗ yếu hại ven biển, làm xưởng chứa sẵn đấy, để lúc có việc dùng đến. Vả lại chỗ yếu lại không đâu bằng vụng Trà Sơn. Tàu ngoại quốc đến chỉ có thể đỗ ở đấy, mà chướng khí rất dữ, giếng độc hơn 10 cái. Trước có tàu Tây dương tránh gió đến đấy, cuối cùng bị nước độc làm hại, do đấy mà nói rằng người ngoại quốc dù có muốn dòm ngó cũng không sao làm được. Hơn nữa do đó ta lại giữ được chỗ hiểm để có thể vận dụng tàu thuyền kia mà. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Vả lại lấy hình thế nước ta mà nói, Gia Định thì dòng sông quanh co, Bắc Thành thì đồng nội bằng phẳng, đều không có chỗ hiểm yếu đáng cậy được. Bình Định địa thế hơi mạnh nhưng lại chật hẹp; Quảng Nam non nước cũng tốt, nhưng lại lệch xiêu; cả đến Quảng Bình, Thanh Hoa đều không phải là chỗ đóng kinh đô được. Tóm lại không đâu bằng Phú Xuân, đất cát cao sáng, núi sông yên lặng; đường thủy thì có Thuận An, Tư Dung là nơi hiểm yếu, đường bộ thì có Quảng Bình, Hải Vân, ngăn che sông lớn quanh quất ở đằng trước, đèo cao giữ ở bên hữu, rồng lượn hổ ngồi, thế khoẻ hình mạnh. Đó là trời đất đặt ra để làm chỗ cho Liệt thánh ta đóng đô mà để lại cho con cháu đến ức muôn năm mãi mãi. Hoặc có kẻ nói Kinh sư đất nhiều đá sỏi người ta thường xem là nơi củi quế gạo châu. Nhưng giáp biển dựa núi, các thứ cá các thứ gỗ, dùng không thể hết, vốn các trấn không so sánh được; huống chi đô thành ở đấy, thấm nhuần đức trạch đã lâu. Trẫm lại tha thuế giảm thuế cho kinh kỳ trước nhất, đời sống của dân há chẳng thừa thãi hay sao? Đó thực là nơi kinh đô tốt nhất của đế vương, muôn đời không thể đổi được vậy".Cho đến thời kỳ đầu Pháp thuộc, Huế là một tên gọi dân gian để chỉ Kinh thành. Mãi đến ngày 12 tháng 7 năm 1899, dưới tác động của chính quyền thực dân muốn đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, vua Thành Thái đã ban Dụ thành lập thị xã Huế ("Centre urbain de Hué"), với ranh giới được xác lập xen giữa Kinh thành bao gồm các vùng phụ cận quanh kinh thành và dải đất dọc theo bờ nam sông Hương, tức là trục đường Lê Lợi nối từ cầu Ga đến Đập Đá ngày nay. Dụ này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y vào ngày 30 tháng 8 năm 1899. Từ đó, địa danh Huế trở thành địa danh chính thức cho đến tận ngày nay. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Cho đến năm 1902, bộ máy quản lý thị xã Huế gồm Công sứ Thừa Thiên Le Marchant de Trigon, kế toán Dejoux, thư ký kế toán Vanez
Những năm sau đó, thị xã Huế có ba lần mở rộng ranh giới về phía Nam sông Hương theo các Dụ ngày 22 tháng 6 năm 1903 của vua Thành Thái, ngày 9 tháng 5 năm 1908 của vua Duy Tân và ngày 21 tháng 11 năm 1921 của vua Khải Định. Bấy giờ, thị xã Huế được phân làm 9 phường gồm: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ, Đệ Ngũ, Đệ Lục, Đệ Thất, Đệ Bát và Đệ Cửu. Mặc dù vậy, việc phân chia này chỉ trên danh nghĩa, vì các phần đất đai và dân cư ngoài kinh thành Huế vốn thuộc địa phận làng nào của huyện Hương Trà, Hương Thủy thì đều do các huyện ấy cai quản.
Mãi đến ngày 12 tháng 12 năm 1929, cựu Khâm sứ Trung Kỳ, Toàn quyền Đông Dương Pierre Marie Antoine Pasquier là quyết định công nhận thị xã Huế là thành phố đô thị loại 3 (Commune de Hué), đồng thời xác lập bộ máy hành chính của thành phố đứng đầu là một viên Đốc lý do Công sứ Pháp ở phủ Thừa Thiên kiêm nhiệm, điều hành mọi công việc quản trị hành chính. Giúp việc cho Đốc lý có Phó đốc lý đồng thời là Phó công sứ. Ngoài ra còn có một Hội đồng thành phố được thành lập, cũng do viên Đốc lý người Pháp làm Chủ tịch. Đốc lý đầu tiên là Maurice-Arsène Devé (1929 - 1930), thư ký thành phố là Labbey
Năm 1933, Bảo Đại ra Sắc lệnh số 41, chuẩn y việc chỉnh đốn công tác quản lý và điều hành thành phố Huế. Chức danh đứng đầu thành phố gọi là Bang tá, ngang hàng Tri huyện trong phẩm hàm quan lại người Việt, nhưng trên thực tế, mọi việc vẫn phụ thuộc vào viên đốc lý là Công sứ Pháp ở Thừa Thiên.
Kể từ năm 1935, thành phố Huế mới chính thức trở thành đơn vị hành chính độc lập, không còn tình trạng nhập nhằng địa giới xen với các huyện Hương Trà, Hương Thủy; phần đất nào thuộc các phường thì sáp nhập hẳn vào thành phố quản lý. Vào thời điểm đó, trong Thành nội tức khu vực kinh thành (trừ Đại nội) gồm có 10 phường: Tây Lộc, Tây Linh, Trung Hậu, Phú Nhơn, Vĩnh An, Thái Trạch, Trung Tích, Huệ An, Thuận Cát, Tri Vụ. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Ngoài kinh thành và nam sông Hương có 11 phường gồm: phường Phú Bình, Phú Thịnh, Phú Hòa, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Vĩnh, Phú Ninh, Phú Cát, Phú Mỹ, Phú Thọ và Phú Hậu. Tổng cộng thành phố Huế có 21 phường.
Như vậy, kể từ năm 1929 đến 1945, vùng đất Thừa Thiên Huế cùng một lúc có ba tổ chức hành chính gồm Kinh sư do Đề đốc Kinh thành của triều đình trông coi, phủ Thừa Thiên có Phủ doãn cai quản và thành phố Huế đứng đầu là Đốc lý thành phố do Công sứ Pháp ở Thừa Thiên kiêm nhiệm. Trên thực tế, trừ khu vực Kinh thành, Công sứ Pháp ở Thừa Thiên mới thực sự là người nắm quyền cai trị hành chính trong toàn phủ Thừa Thiên.
Chiến tranh Việt Nam.
Năm 1945, lực lượng Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước, lập chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt thủ đô tại Hà Nội. Hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trở thành Cố vấn cho chính phủ mới. Từ đó, Huế mất đi địa vị kinh đô. Ngay cả khi Cựu hoàng Bảo Đại sau thời gian lưu vong trở lại Việt Nam với sự giúp đỡ của thực dân Pháp vào năm 1949, đã tuyên bố mình là "Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam", với đô thành là Sài Gòn. Mặc dù vậy, Quốc gia Việt Nam chỉ tồn tại trên danh nghĩa và Quốc trưởng Bảo Đại lại dành hầu hết thời gian của mình ở Đà Lạt. Ông hầu như rất ít khi về lại cố đô Huế, nơi thường diễn ra tranh chấp ác liệt giữa quân đội Pháp và lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, vị trí của trung tâm thành phố Huế rất gần khu vực giới tuyến giữa 2 miền Nam Bắc, đặt nó ở một vị trí rất dễ bị tấn công trong chiến tranh Việt Nam. Trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, trong trận Huế, thành phố đã bị thiệt hại nặng nề nhưng các danh lam thắng cảnh của thành phố vẫn đang trong tình trạng tốt.
Thị xã Huế.
Vào cuối thế kỷ 19, xứ Huế và cả Trung Kỳ là nơi chậm phát triển kinh tế công-thương nghiệp so với Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Một trong những giải pháp có thể đáp ứng tích cực những yêu cầu ấy là xúc tiến việc thiết lập các khu hành chính đô thị. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 (ngày 20 tháng 10 năm 1898), dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché, Cơ Mật Viện triều đình Huế đã làm tờ trình dâng lên Thành Thái yêu cầu nhà vua cho phép "những nơi nào Khâm sứ Trung Kỳ và Cơ Mật Viện xét thấy cần thiết, sẽ thiết lập ở nơi đó một đô thị".
Ngày 5 tháng 6 năm Thành Thái thứ 11 (ngày 12 tháng 7 năm 1899), vua Thành Thái xuống Dụ công bố thành lập thị xã Huế với nội dung: "Chiểu theo kết quả tốt đẹp của những biện pháp mà Cơ Mật Viện đã đề xuất vào ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 về vấn đề thành lập các đô thị ở An Nam, nay trẫm quyết định bổ khuyết các biện pháp đó bằng một tổ chức hẳn hoi. Tổ chức này được áp dụng ở các thị xã là Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết"
Ngày 13 tháng 7 năm 1899, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché phê duyệt tờ Dụ của vua Thành Thái, và đến ngày 30 tháng 8 năm 1899 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuẩn y thành lập "thị xã Huế" (cùng 5 thị xã trên) .
Thành phố Huế.
Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước, sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố. Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ. Ở mỗi thành phố đặt cơ quan Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu phố... Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận, phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh- thành phố, huyện, xã (bãi bỏ cấp kỳ, thay vào đó là cấp bộ).
Lịch sử hành chính thành phố Huế từ năm 1954. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiến hành xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải tổ nền hành chính ở các địa phương. Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt ở Huế. Mô hình này chỉ tồn tại đến năm 1975.
Sau năm 1975, thành phố Huế được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Bình Trị Thiên. Lúc này, cấp quận bị bãi bỏ, toàn thành phố được chia thành 11 phường: Phú An, Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Vĩnh Lợi và Vĩnh Ninh. Năm 1976, bốn xã: Thủy Phú, Thủy Phước, Thủy Trường, Thủy Xuân thuộc huyện Hương Thủy; xã Hương Lưu thuộc huyện Phú Vang và xã Xuân Long thuộc huyện Hương Trà được sáp nhập vào thành phố Huế.
Ngày 13 tháng 3 năm 1979, giải thể phường Phú An, dân và đất của của phường này giao cho phường Phú Cát quản lý. Phường Phú An (trước năm 1976 là khu phố Phú An) vốn là đơn vị hành chính quản lý cư dân vạn đò trên sông Hương và các sông đào.
Ngày 11 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 64-HĐBT. Theo đó:
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Huế có 10 phường và 23 xã.
Ngày 17 tháng 9 năm 1981, chia xã Hương Hồ thành 2 xã: Hương Hồ và Hương An.
Ngày 6 tháng 1 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 03-HĐBT. Theo đó:
Cuối năm 1988, thành phố Huế có 18 phường: An Cựu, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Trường An, Vỹ Dạ, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh, Xuân Phú và 22 xã: Bình Điền, Bình Thành, Hải Dương, Hương An, Hương Bình, Hương Hồ, Hương Long, Hương Phong, Hương Sơ, Hương Thọ, Hương Vinh, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Tân, Phú Thanh, Phú Thượng, Thuận An, Thủy An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Dương, Thủy Xuân. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Ngày 30 tháng 6 năm 1989, sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên, thành phố Huế trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 29 tháng 9 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 345-HĐBT. Theo đó:
Thành phố Huế còn lại 18 phường và 5 xã trực thuộc.
Ngày 24 tháng 9 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 355-CT về việc công nhận thành phố Huế là đô thị loại II.
Ngày 22 tháng 11 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định 80/CP. Theo đó:
Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 209/2005/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Huế là đô thị loại I.
Ngày 27 tháng 3 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2007/NĐ-CP. Theo đó:
Ngày 25 tháng 3 năm 2010, chuyển 3 xã: Hương Long, Thủy Xuân và Thủy Biều thành 3 phường có tên tương ứng.
Cuối năm 2020, thành phố Huế có 27 phường: An Cựu, An Đông, An Hòa, An Tây, Hương Long, Hương Sơ, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Thủy Biều, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ và Xuân Phú.
Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021). Theo đó:
Thành phố Huế có 29 phường và 7 xã như hiện nay.
Địa lý.
Vị trí địa lý.
Thành phố Huế nằm ở trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế, địa bàn nằm trải dài theo dòng sông Hương và có vị trí địa lý:
Thành phố có diện tích 265,99 km², dân số năm 2020 là 652.572 người, mật độ dân số đạt 2.453 người/km².
Thành phố nằm cách thủ đô Hà Nội 668 km về phía nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1039 km về phía bắc và cách Đà Nẵng 95 km về phía bắc. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Nằm gần dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh...
Khí hậu.
Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh. Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc Phân loại khí hậu Köppen. Mùa khô từ tháng Ba đến tháng Tám, với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40 °C (95 đến 104 °F). Mùa mưa từ tháng Tám đến tháng Giêng, với một mùa lũ từ tháng Mười, trở đi. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 20 °C (68 °F), đôi khi thấp nhất là 9 °C (48 °F). Mùa xuân kéo dài từ tháng giêng đến cuối tháng Hai.
Hành chính.
Thành phố Huế có 36 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 29 phường: An Cựu, An Đông, An Hòa, An Tây, Đông Ba, Gia Hội, Hương An, Hương Hồ, Hương Long, Hương Sơ, Hương Vinh, Kim Long, Phú Hậu, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thượng, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận An, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thủy Biều, Thủy Vân, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Xuân Phú và 7 xã: Hải Dương, Hương Phong, Hương Thọ, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Thủy Bằng.
Hiện nay, Huế là thành phố thuộc tỉnh có nhiều đơn vị hành cấp xã nhất Việt Nam với 36 đơn vị, đồng thời là thành phố thuộc tỉnh có số phường nhiều thứ hai ở Việt Nam (sau thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa với 30 phường và có cùng 29 phường như thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Kinh tế.
Huế có nhiều trung tâm thương mại lớn và toạ lạc ở hai bên bờ sông Hương như: chợ Đông Ba, chợ Tây Lộc, chợ An Cựu. Cùng những trung tâm thương mại, siêu thị như CoopMart, Go!, Vincom, The Manor Crown, Nguyễn Kim. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Và có 4 rạp chiếu phim lớn ở trung tâm Thành phố Huế như CineStar, BHD, Starlight và Lotte Cinema
Kinh tế thành phố phát triển chủ yếu ở ngành du lịch.
Hiện tại trên địa bàn thành phố đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị An Đông Villas, khu đô thị An Cựu Villas, khu đô thị Phú Mỹ An, The Manor Crown...,
Tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2016 duy trì ở mức ổn định; GTSX CN-TTCN trên địa bàn thành phố ước đạt 6.502 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 13% so với cùng kỳ. Các mặt hàng trọng điểm như dệt may, da giày vẫn giữ được tốc độ tăng khá, xuất khẩu đạt tăng trưởng cao. Các mặt hàng tiêu dùng nội tỉnh tiếp tục duy trì mức tiêu thụ ổn định.
Văn hóa.
Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306), trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnhtạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây...
Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống..
Huế còn được gọi là "Đất Thần Kinh" hay "Xứ thơ", là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam vì nét lãng mạn và thơ mộng..
Kiến trúc.
Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại... Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Đó là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Một loại hình kiến trúc dân gian độc đáo ở Huế là nhà rường xứ Huế, với những cột, kèo chống hoàn toàn làm từ gỗ, với những nét chạm trổ, vào mộng cực kỳ tinh xảo và khéo léo. Hiện còn khoảng trên dưới 100 nhà rường như thế (chỉ tính riêng nhà ở gia đình, không bào gồm đình làng, nhà thờ họ...) ở thành phố Huế và các huyện, thị xã có tuổi đời trên dưới 100 năm, cá biệt có nhà gần 200 năm.
Trang phục.
Các thiết kế hiện đại của áo dài, một trang phục truyền thống của người Việt, phát triển từ một bộ trang phục của triều đình Chúa Nguyễn tại Huế ở thế kỷ 18. Một khoảng thời gian trong lịch sử, triều đình nhà Nguyễn đựa ra các quy tắc ăn mặc như sau:
Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Chỉ duy nhất khi đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn có ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép.
Trang phục này phát triển thành "áo dài ngũ thân", một năm loại áo choàng phổ biến của các quý tộc mặc trong thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20. Lấy cảm hứng từ thời trang của Paris, Nguyễn Cát Tường và các nghệ sĩ khác đã kết hợp với Trường Đại học Hà Nội thiết kế lại "áo dài ngũ thân" như là trang phục hiện đại trong những năm 1920 và 1930. Áo dài và nón lá thường được xem như là một biểu tượng của Việt Nam, sự kết hợp giữa áo dài và nón lá được công nhận bởi người Việt là xuất phát từ Huế. Màu tím đặc trưng của áo dài phổ biến ở Huế, màu sắc đặc biệt đó đã làm áo dài trở thành di sản của thành phố, một cố đô.
Âm nhạc và nghệ thuật.
Âm nhạc và nghệ thuật Huế mang đậm nét lịch sử, cổ kính.
Nhã nhạc cung đình. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Nhã nhạc cung đình.
Bắt nguồn từ tám loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn.
Vũ khúc cung đình.
Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt.
Ca Huế.
Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.
Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.
Nghệ thuật tuồng.
Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. Thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng.
Mỹ thuật và mỹ nghệ.
Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu, đan...đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thuật tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miên (1870-1912)...Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp.
Nghệ thuật khác. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Nghệ thuật khác.
Huế tạo nhiều cảm hứng trong các bài hát như: Ai ra xứ huế (Duy Khánh), Gửi em chiếc nón bài thơ (Lê Việt Hòa), Tặng đời chiếc nón bài thơ (Tràn Phán), Nón bài thơ (Trần Trịnh), Huế xưa (Anh Bằng), Huế đã xa rồi (Anh Bằng), Huế khóc (Anh Bằng), Huế nhớ o (Anh Bằng), Huế bây giờ (phổ nhạc bài thơ "Huế bây giờ" của Tôn Nữ Thụy Khương)..., các bài thơ như: Chiếc nón bài thơ (Lưu Vĩnh Hạ), Chiếc nón bài thơ (Hoàng Thanh), Ai ra xứ Huế (Chử Văn Hòa), Huế thương (Hồng Hoa), Huế bây giờ (Tôn Nữ Thụy Khương)...và nhiều nghệ thuật hiện đại khác
Lễ hội.
Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem.
Festival Huế.
Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được 10 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016 và 2018). Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế. Là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam.
Ẩm thực.
Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỉ mỉ, cầu kỳ. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế.
Võ thuật.
Huế hiện có rất nhiều hệ phái võ, có những phái võ nỗi danh truyền tụng cũng có những phái âm thầm như chính vùng đất cố đô. Tuy vậy, tất cả đều mang những đặc trưng đặc biệt riêng có của xứ Huế. Võ thuật Huế có nhiều nguồn gốc, từ Ấn Độ, Trung quốc, Thái Lan, Lào, miến điện, Hàn Quốc, Nhật Bản... tất cả quyền thuật năm châu đến Huế rồi hội ngộ với những môn phái dân dã tạo nên đặc trưng riêng của mảnh đất kinh kỳ. Bên cạnh đó cũng có nhiều môn phái sản sinh ra tại trên chính mảnh đất này cùng với lịch sử của nó và mang những tên gọi dân gian như Áo Vải, Bạch hổ, Thiếu lâm...
Du lịch.
Huế có nhiều di tích lịch sử đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Ngày nay, một khu vực nhỏ của thành phố vẫn còn bị cấm, mặc dù các nỗ lực tái thiết đang được tiến hành để duy trì nó như là một địa điểm lịch sử thu hút khách du lịch.
Dọc theo sông Hương từ Huế còn vô số các di tích khác, bao gồm cả những lăng mộ của một số hoàng đế, trong đó có Minh Mạng, Khải Định và Tự Đức. Một ngôi chùa của Huế là chùa Thiên Mụ, ngôi chùa lớn nhất ở Huế và là biểu tượng chính thức của thành phố.
Một số tòa nhà kiểu Pháp nằm dọc theo bờ phía nam của sông Hương. Trong số đó là Trường Quốc học và Trường Hai Bà Trưng, là các trường trung học phổ thông lâu đời nhất ở Việt Nam, khách sạn Saigon Morin, một trong những khách sạn lâu đời nhất Việt Nam.
Viện bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nằm ở số 3 đường Lê Trực cũng trưng bày một bộ sưu tập các hiện vật khác nhau từ thành phố.
Làng Dương Nỗ, xã Phú Dương là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sống và học tập thời niên thiếu trong những năm ở Huế từ 1898 - 1900. Nơi đây vẫn còn lưu lại di tích. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | Ngoài những điểm thu hút du lịch khác nhau tại Huế, thành phố cũng cung cấp một vùng đất rộng lớn cho khu phi quân sự, nằm cách khoảng 70 km (43 dặm) về phía bắc, cho thiết lập các thiết bị chiến đấu khác nhau như The Rockpile, Căn cứ Khe Sanh hay Địa đạo Vịnh Mốc.
Trong 11 tháng đầu năm 2012, thành phố Huế đã nhận được 2,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tất cả 803.000 khách trong 2,4 triệu khách là khách nước ngoài, tăng 25,7%.
Mặc dù du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố, nó cũng có tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ như các dịch vụ gắn với du lịch, sự phát triển của cơ sở hạ tầng và sự hoạt động của nó, việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, là tất cả nguyên nhân có thể gây ô nhiễm môi trường.
Giáo dục.
Trường Đại học và Cao đẳng.
Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế (1957-1975), có lịch sử hơn 60 năm phát triển và tồn tại. Đây là nơi đào tạo nhân lực cho miền Trung - Tây Nguyên. Là đại học cấp vùng cùng với bốn đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp.HCM, Đại học Đà Nẵng và Đại học Thái Nguyên. Đại học Huế bao gồm các trường, khoa, viện: Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Khoa học Huế,Trường Đại học Y Dược Huế, Trường Đại học Nông lâm Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế, Trường Đại học Kinh tế Huế, Trường Đại học Luật, Khoa Giáo dục thể chất, Khoa Quốc tế, Khoa Kĩ thuật và Công nghệ, Trường Du lịch...
Một số cơ sở giáo dục khác (bậc đại học và cao đẳng): Phân viện Hành chính Quốc gia tại Huế, Học viện Âm nhạc Huế, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Trường Đại học Phú Xuân, Trường Cao đẳng Y tế Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Huế, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Trường Cao đẳng Du lịch Huế, Trường Cao đẳng Giao thông Huế, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Phân hiệu Trường nghiệp vụ Thuế (thuộc Tổng cục Thuế), Phân hiệu Đại học Tài chính - Kế toán (Bộ Tài chính)...
Trường THPT.
1. |
Huế | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=866 | 1. Trường THPT chuyên Quốc Học
2. Trường THPT Hai Bà Trưng (trường Nữ sinh Đồng Khánh cũ).
3. Trường THPT Nguyễn Huệ (trường Nữ sinh Thành Nội cũ).
4. Trường THPT Phan Đăng Lưu (trường cấp 3 Phú Vang cũ).
5. Trường THPT Nguyễn Trường Tộ.
6. Trường THPT Cao Thắng.
7. Trường THPT Gia Hội.
8. Trường THPT Bùi Thị Xuân.
9. Trường THPT Đặng Trần Côn.
10. Trường THPT Hương Vinh.
11. Trường THPT Thuận An.
12. Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh.
Trường THCS.
Tính đến tháng 7/2021, thành phố có 38 trường THCS công lập:
Chi tiết:
Trường Tiểu học và Mầm non.
Được xây dựng và phát triển đồng bộ ở tất cả 36 phường, xã của thành phố.
Cơ sở hạ tầng.
Y tế.
Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập vào năm 1894, là bệnh viện phương Tây đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh viện cung cấp 2078 giường và rộng 120.000 mét vuông, một trong những bệnh viện lớn tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Giao thông vận tải.
Huế có ga Huế là ga đường sắt với đường tàu kết nối đến tất cả các thành phố lớn của Việt Nam. Sân bay quốc tế Phú Bài nằm ở phía nam thành phố |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 19114 tháng 10 năm 2013), tên khai sinh là Võ Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một trong những thành viên sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", là chỉ huy trưởng của các chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954), Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979).
Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Thân thế.
Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 ở làng An Xá, tổng Đại Phong Lộc, huyện Lệ Thủy, phủ Quảng Ninh (nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.
Về họ ngoại, ông ngoại Võ Nguyên Giáp quê ở thôn Mỹ Đức, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãy Trường Sơn; từng tham gia Phong trào Văn Thân và Phong trào Cần Vương, làm đến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ, sau bị quân Pháp bắt, tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo.
Về họ nội, Võ Nguyên Giáp sinh trưởng trong một dòng họ lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá. Ông nội ông cũng từng tham gia phò tá vua Hàm Nghi trong Phong trào Cần Vương. Cha ông, Võ Quang Nghiêm, là một nho sinh thi cử bất thành về nhà làm hương sư và thầy thuốc Đông y trong làng. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, cụ Võ Quang Nghiêm bị người Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù (sau này, con cháu đã tìm thấy và bốc mộ ông đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy). |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Gia đình Võ Nguyên Giáp có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm vì bệnh và thiên tai, 2 người khác cũng mất trước chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 1954, gia đình chỉ còn 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục, và người em gái là bà Võ Thị Lài.
Thời niên thiếu.
Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu như nhà Khóa Uy, một Hoa kiều giàu có ở làng Tuy Lộc kề bên. Võ Nguyên Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho cậu nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè "Thất thủ kinh đô" đầy cảm động, đã gieo vào lòng cậu bé những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này.
Cha ông là một nhà Nho nên dạy dỗ con cái rất nghiêm cẩn trong sinh hoạt gia đình và học hành, giữ gìn nề nếp gia phong của đạo Khổng. Ông khuyên dạy con: "Chữ Nho là chữ của Thánh hiền, là nho sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho". Ông dạy đám học trò cùng hai con ông: "Tam thiên tự, Ngũ thiên tự" và cả "Ấu học tân thư". Năm tháng học chữ Nho không nhiều, nhưng những đạo lý học được trong các sách của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư, đã trở thành nền tảng cơ bản có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời ông. Trong thế giới quan Nho giáo, cả ba yếu tố: cá nhân, gia đình và dân tộc đều hòa quyện chặt chẽ với nhau. Qua sách "Ấu học tân thư", cậu Giáp được biết tới nhiều tấm gương quên mình để bảo vệ Tổ quốc, hình thành trong cậu niềm tự hào về các chiến công của cha ông trong quá khứ. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Những giá trị đạo đức, nề nếp gia phong của đạo Khổng thấm nhuần trong con người cậu: lối sống giản dị và đức hiếu học, sự kính trọng tổ tiên và ông bà cha mẹ, sự kính trên nhường dưới, đạo hiếu của con cái với cha mẹ, nghĩa vụ của con người với gia đình, xã hội và đất nước.
Học xong lớp 3, cậu phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp, Đồng Hới thuộc tỉnh lỵ Quảng Bình, cách làng An Xá của cậu trên 20 km, nằm bên bờ Nhật Lệ trong xanh lung linh soi bóng Lũy thầy, với thành cổ bao quanh từ thời Gia Long năm thứ 10 (1812) và được xây lại bằng gạch năm Minh Mạng thứ sáu (1825).
Những năm học ở thị xã Đồng Hới, cậu Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, cậu được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Hồi đó, đạt được trình độ ấy là không dễ, vì thực dân Pháp hạn chế mở trường học và muốn duy trì nạn mù chữ để dễ cai trị. Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.
Năm 13 tuổi (1923-1924), Võ Nguyên Giáp thi trượt trường Quốc học Huế. Trường này chỉ tuyển 90 học sinh cho 12 tỉnh miền Trung Việt Nam.
Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Trong 2 năm học, ông luôn đứng đầu lớp trừ 1 tháng bị rớt xuống hạng nhì. Trong thời gian này, cậu Giáp có vài lần đến thăm nhà yêu nước Phan Bội Châu để nghe thuyết giảng về lý tưởng Cách mạng. Trên tường nhà Cụ Châu có treo những nhà tư tưởng nổi bật mà cụ tôn kính là Tôn Dật Tiên, Vladimir Ilyich Lenin và Đức Phật Thích Ca, điều đó khiến cậu càng say mê theo đuổi chân lý của lịch sử.
Năm 1927, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo "Tiếng dân" của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.
Thời thanh niên.
Tháng 4 năm 1927, tại Trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường, nên đuổi học. Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa. Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học, phải trở về quê nhà. Bỗng nhiên một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Nguyễn Chí Diểu mang theo một tập tài liệu về "Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới" và một số văn kiện cuộc họp của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Võ Nguyên Giáp đọc rất xúc động: "Bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc đã gây cho chúng tôi một lòng căm phẫn sâu sắc như một luồng điện giật". Đó là sợi dây đầu tiên nối liền số mệnh của Võ Nguyên Giáp với Hồ Chí Minh và sự nghiệp Cách mạng Việt Nam.
Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế, bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu Võ Nguyên Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Sáng lập viên là Đào Duy Anh. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" và tờ báo "Người cùng khổ" (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về.
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... Sau này Nguyễn Thị Quang Thái trở thành vợ đầu tiên của Võ Nguyên Giáp và sinh cho ông một con gái tên là Võ Hồng Anh. Nguyễn Thị Quang Thái hẹn với ông rằng khi con cứng cáp sẽ đi thoát ly hoạt động. Nhưng cả hai không ngờ lần chia tay năm 1940 cũng là lần vĩnh biệt, Nguyễn Thị Quang Thái bị Pháp bắt giam và chết ngay trong ngục tù. Bà qua đời khi còn rất trẻ, nhiều người biết đến bà như một hình tượng người phụ nữ mẫu mực, kiên trung, yêu nước.
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.
Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp "Notre voix" (Tiếng nói của chúng ta), "Le Travail" (Lao động), biên tập các báo "Tin tức", "Dân chúng".
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Học sinh của ông mô tả rằng: ông có thể vẽ lên bảng đen sơ đồ từng trận đánh của Napoléon, ông sôi nổi kể về Công xã Paris, về cái chết của những nhà Cách mạng như Danton và Robespierre, "ông không chỉ là nhà sử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư say mê, luôn bênh vực tính chính nghĩa của lịch sử". Học trò của Võ Nguyên Giáp là Bùi Diễm, sau này trở thành đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, nhớ về ông như một người bị ""quỷ thần ám ảnh về cách mạng và các trận chiến". Người ta kể lại khi một giáo viên khác hỏi ông "Không chơi kiểu Napoleon à?", ông đã trả lời "Mình sẽ là một Napoleon"". Sau này, khi trả lời phỏng vấn, ông hay có điệu bộ như hoàng đế Napoleon đang độc thoại trước các nhà báo.
Bắt đầu sự nghiệp quân sự.
Kháng chiến chống Pháp, Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam () cùng Phạm Văn Đồng lên Lào Cai rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh.
Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An. Trên đường tới Diên An, anh được Hồ Chí Minh gọi quay lại vì tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn. Ở châu Âu, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp. Hồ Chí Minh nhận định tình hình Đông Dương sẽ chuyển biến nhanh, cần gấp rút trở về nước chuẩn bị đón thời cơ.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Năm 1941 đúng dịp tết Nguyên đán Tân Tỵ, Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng. Trong thời gian ở hang Pác Bó, Hồ Chí Minh tiên đoán cách mạng sẽ thành công vào năm 1945, một dự đoán chuẩn xác: "Trong 5 năm nữa (tính từ 1941) cách mạng sẽ thành công, điều chúng ta mong đợi sẽ tỏa sáng". Niềm tin sắt đá đó đã giúp Võ Nguyên Giáp và các đồng chí có thêm niềm tin vào tương lai. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Đời sống ở Việt Bắc rất cực khổ, ông kể: "Tìm được cái ăn đã là chiến công. Chúng tôi phải chia nhau từng củ sắn, từng bắp ngô". Nhiều người bối rối dao động, có người e ngại: làm sao Cách mạng thành công khi không có súng và lấy đâu ra súng? Những lúc ấy, ông không bao giờ quên lời dạy của Hồ Chủ tịch: "Chúng ta sẽ dựa vào sức mình là chính cùng với một ít viện trợ từ nước ngoài. Mọi việc đều do nhân dân mà nên. Người trước súng sau, có nhân dân là có tất cả.".
Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. Trong thời gian này, Pháp tăng cường càn quét Việt Bắc, ai mang tài liệu Việt Minh sẽ bị bắn ngay. Võ Nguyên Giáp nhớ lại: trong thời gian này, ông thường mang theo một quả lựu đạn để nếu bị bắt thì sẽ cho nổ để vừa chết nhanh chóng vừa kéo theo được vài tên địch.
Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 25 tháng 12 năm 1944, ông đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, ông trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
Tham gia thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cách mạng Tháng Tám thành công, quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (Thứ trưởng thường trực) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ năm 1946. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Ngay sau khi thành lập, Võ Nguyên Giáp thay mặt Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời, ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái, với lý do các đảng này "tư thông với ngoại quốc", làm "phương hại đến nền độc lập Việt Nam" (như Việt Nam Quốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng...) nhằm kịp thời trừng trị "bọn phản cách mạng", bảo vệ chính quyền non trẻ, đồng thời "giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác" cho nhân dân, đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phép Ty Liêm phóng có thể bắt những hạng người bị quy là "nguy hiểm cho nền Dân chủ cộng hoà Việt Nam". Cùng với đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán các nghiệp đoàn để kiểm soát nền kinh tế, thống nhất các tổ chức thanh niên (vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam). Đồng thời Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp.
Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch theo sự phân công của phe Đồng Minh tiến vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật. Theo Việt Minh, đội quân này mang theo "kế hoạch Diệt Cộng Cầm Hồ". Đội quân Quốc dân Đảng Trung Quốc "chạy trốn" Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động cướp bóc trên đường xuống phía Nam đến Hà Nội. Trong hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên" Võ Nguyên Giáp mô tả: quân đoàn 62 của Vũ Kim Thành (đi cùng là Việt Cách) tàn phá suốt dọc miền Đông Bắc Bắc Kỳ; lực lượng của Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc dân Đảng) và của Nguyễn Tường Tam (Đại Việt) đi theo quân đoàn 93 Vân Nam, cũng tiến hành những bài bản cướp bóc tương tự, dọc theo hành lang Tây Bắc từ Lào Cai đến Yên Bái, Phú Thọ. Võ Nguyên Giáp mô tả lãnh đạo Việt Quốc, Việt Cách như những người đã bỏ xứ sở mà đi, tự cho mình là những người yêu nước phụng sự cho Chủ nghĩa Quốc gia nhưng thực tế chỉ là "một nhóm phản động đang ra sức thu vén làm giàu cho bản thân" nhờ vào sự giúp đỡ của Trung Quốc, và rằng Trung Hoa Quốc dân Đảng đã tô vẽ cho nhiều "tên phản bội người Việt". |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Trong hai ngày 18 và 19 tháng 9 năm 1945, Việt Minh họp bí mật với Việt Cách (ngày 18 tháng 9 năm 1945) và Việt Quốc (ngày 19 tháng 9 năm 1945). Trong hai cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đại diện Việt Cách và Nguyễn Tường Tam đại diện Việt Nam Quốc dân Đảng đề nghị Hồ Chí Minh đồng ý hợp nhất Việt Minh với Việt Cách và Việt Nam Quốc dân Đảng. Đối với lời đề nghị này, trong nội bộ Việt Minh có nhiều ý kiến khác nhau. Hoàng Minh Giám nghĩ rằng việc hợp nhất Việt Minh với các đảng phái Quốc gia sẽ làm giảm bớt sự đối lập và tăng cường thế lực cho Việt Minh, làm người Trung Quốc yên lòng còn Pháp phải lo ngại, quan trọng nhất là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong con mắt của Đồng Minh, đặc biệt là Mỹ, là chính phủ thật sự dân chủ. Võ Nguyên Giáp thì dứt khoát không đồng ý, theo ông, những đề nghị đó không có giá trị và không thật thà, nó chẳng khác gì thay thế chủ nghĩa thực dân Pháp bằng ách thống trị của Trung Quốc, và nhân dân Việt Nam sẽ "chẳng bao giờ chịu bán rẻ sự nghiệp chính nghĩa của họ để đổi lấy đô la Trung Quốc". Cuối cùng Việt Minh đã từ chối hợp nhất với Việt Cách và Đại Việt Quốc dân Đảng.
Ngày 1 tháng 1 năm 1946, sau một hội nghị hòa giải có Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Minh tham gia do tướng Tiêu Văn tổ chức, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập thay thế Chính phủ Cách mạng Lâm thời với sự tham gia của một số đảng phái đối lập (Việt Cách, Việt Quốc...) hoạt động ở Trung Quốc với sự bảo trợ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Tuy nhiên chức trách các Bộ cũng thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng trở thành người lo về tài chính mà không được xem xét danh sách nhân sự, quân số, súng đạn còn các Bộ trưởng khác của các đảng phái Quốc gia chẳng có chức trách cụ thể gì, không bao giờ được tham dự bất cứ buổi họp nào của nội các.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc, lần đầu tiên đã bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Nhiều đảng phái không có quyền tham gia Tổng tuyển cử đã tìm cách phá hoại. Các đảng này cho là "trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản", "chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được". Võ Nguyên Giáp cho rằng các đảng phái này tẩy chay bầu cử vì họ biết rằng mình không có uy tín trong nhân dân như Hồ Chí Minh, nếu ứng cử thì chắc chắn sẽ thua.Theo Báo Đại đoàn kết, mặc dù bị nhiều đảng phái tuyên truyền vận động dân chúng tẩy chay cuộc bầu cử và ngăn cản việc tổ chức bầu cử ở một số nơi, nhưng tại các địa phương, ở đâu cũng có người tự ứng cử, các cuộc tiếp xúc tranh cử công khai, tự do diễn ra ở khắp mọi nơi. Theo Việt Minh, cuộc bầu cử diễn ra công bằng. Tuy nhiên, lá phiếu không bí mật và theo quan sát của sử gia Trần Trọng Kim thì có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh.
Sau khi kết quả bầu cử được công bố, sự thật hoàn toàn không như các đảng phái tuyên truyền. Nhiều "đại biểu có uy tín của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc đều trúng cử tại Quốc hội khóa I hầu hết chưa là đảng viên". Ông được bầu làm đại biểu quốc hội khóa đầu tiên và liên tiếp 6 kỳ sau.
Sau khi Quốc hội được bầu, ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập để thay thế Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Ở các địa phương, các cấp chính quyền liên hiệp được thành lập trong năm 1946. Theo thỏa thuận với Việt Minh, phe đối lập bao gồm một số tổ chức như Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân Đảng được Trung Hoa Dân quốc ủng hộ, không tham gia Tổng tuyển cử nhưng vẫn được nắm 70 ghế Quốc hội cùng nhiều vị trí trong chính quyền trung ương do chính sách hòa hợp các đảng phái của Chính phủ. Trong hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên", đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định các đảng phái này lo sợ thất bại trước sức ủng hộ lớn của cử tri với mặt trận Việt Minh nên không tham gia bầu cử. Thay vào đó, các đàng phái này dùng sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc để gây sức ép nhằm giành ghế trong quốc hội mà không cần qua bầu cử. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).
Trấn áp các đảng phái chống Chính phủ.
Trong thời gian hoạt động, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục...
Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng đã tổ chức các đội vũ trang như "Thần lôi đoàn", "Thiết huyết đoàn", "Hùm xám"... Các đội này đã tổ chức nhiều vụ cướp có vũ trang, bắt cóc, tống tiền, tổ chức ám sát những người theo Việt Minh và cả những người trung lập như ông Ba Viên (Ba Viên bị Quốc dân Đảng nghi ngờ là gián điệp của Pháp, sau khi gặp Hồ Chí Minh, Ba Viên quay về Hà Giang, bắt giữ và hành quyết một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng) rồi tuyên truyền đổ lỗi cho Việt Minh đã không đảm bảo được an ninh trật tự ở Hà nội và một số đô thị ở Bắc Bộ.
Điều tệ hại nhất là quân Trung Hoa Dân Quốc gây sức ép để thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng được nắm những ghế quan trọng trong chính phủ. Theo Võ Nguyên Giáp kể lại: "Bọn chúng (Việt Nam Quốc dân đảng) đội lốt chủ nghĩa quốc gia nhưng chính là một bọn phản động lệ thuộc vào Trung Hoa Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, và sức mạnh quân sự của chúng chỉ để nhặt nhạnh chút cơm thừa canh cặn". Thiếu tá Mỹ thuộc OSS và là bạn của tướng Giáp, Al Patti cũng cùng quan điểm. Sau khi thảo luận với các đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng, ông cho rằng họ không biết phải làm gì để đáp ứng nhu cầu của nhân dân, không một ai có khái niệm về công việc sẽ làm mà chỉ chăm chăm mục tiêu tranh giành quyền lãnh đạo với Việt Minh. Ông ta nhận xét: "Họ (Việt Nam Quốc dân Đảng) là những kẻ lạc hướng về chính trị, có lẽ vì sống quá lâu ở Trung Quốc". |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này. Khi có lộn xộn, lính Trung Quốc bắn chỉ thiên, xông vào giải tán đám biểu tình để vãn hồi trị an. Việt Nam Quốc dân Đảng hoảng hốt khi người Trung Hoa không giúp được gì nhiều trong việc chống lại Việt Minh như họ mong đợi. Ông Nguyễn Duy Thanh, một người theo chủ nghĩa quốc gia buồn rầu nhớ lại: "Không có Trung Hoa ủng hộ, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia chẳng thể đối phó được với những người Cộng sản"
Sự chống đối của các đảng phái khiến Võ Nguyên Giáp rất tức giận vì nó làm cản trở các nỗ lực của Chính phủ để đối phó với Pháp, cũng như khiến chính phủ phải liên tục đề phòng quân đội Trung Hoa. Có những lần các đơn vị tự vệ thu nhặt những tờ truyền đơn do các đảng đối lập thân Trung Hoa rải trên phố phường, lập tức Hồ Chí Minh bị quân đội Trung Hoa gọi đến trụ sở và bị răn đe. Võ Nguyên Giáp đề nghị dẹp bỏ sự chống đối để Chính phủ có thể loại trừ nguy cơ đảo chính và yên tâm đối phó với Pháp, nhưng Hồ Chí Minh khuyên ông kiên nhẫn vì "ném chuột phải tránh vỡ bình quý", chẳng có gì phải sợ các nhóm đối lập này vì họ quá yếu kém, "nhưng họ có quan thầy chống lưng" (hàm ý là phải nín nhịn các đảng phái đối lập thân Trung Hoa để tránh xung đột).
Sau khi Hiệp định sơ bộ được ký với Pháp vào tháng 3 năm 1946, quân Pháp sẽ ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa. Các nhóm đối lập thân Trung Hoa (bao gồm Việt Nam Quốc dân đảng) sợ bị mất chỗ dựa. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Theo Jean Sainteny, các nhóm này đã cài người vào đám đông để kích động nhân dân gây bạo loạn nhằm tìm cách phá bỏ hiệp định, kích động xung đột Việt - Pháp, một kẻ giấu mặt thậm chí đã ném một quả lựu đạn vào đám đông, may mắn là kẻ này quên rút chốt lựu đạn.
Sự có mặt của quân đội Tưởng Giới Thạch cho tới lúc đó đã đảm bảo sự tồn tại của Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Hai đảng này không có một chương trình gắn kết với nhau để tranh thủ dân chúng như Việt Minh. Những người lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội thì còn xa mới có được những phẩm chất có thể so sánh với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và những người có trách nhiệm khác của Việt Minh. Khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam ngày 15 tháng 6 năm 1946, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia mất chỗ dựa. Võ Nguyên Giáp quyết định Việt Minh phải hoàn toàn điều khiển bộ máy chính quyền, loại bỏ những kẻ chống đối trong nội bộ để tập trung đối phó với Pháp. Ông hối hả hành động ngay với mục tiêu rải khắp: Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội được Trung Hoa Quốc dân Đảng ủng hộ, Việt Nam Quốc dân Đảng (theo Cecil B. Currey tổ chức này chỉ mượn danh cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930 do Nguyễn Thái Học sáng lập còn theo David G. Marr thì đến cuối năm 1945 nhiều người dân vẫn không tin rằng Việt Nam Quốc dân Đảng đã phản bội lại sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học năm 1930 như Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên truyền), nhóm quốc gia thân Nhật Đại Việt, những người Trotskyist, những người quốc gia chống Pháp, nhóm Công giáo mang tên "chiến sĩ Công giáo". Võ Nguyên Giáp đã từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái này.
Ngày 19 tháng 6 năm 1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng xã luận kịch liệt chỉ trích "bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3". Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của Pháp. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Ông cũng sử dụng các binh lính, sĩ quan Nhật Bản tình nguyện ở lại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp (ở Hòn Gai quân Pháp cung cấp cho Việt Minh những khẩu pháo để diệt một số vị trí do quân Đại Việt chiếm giữ) trong chiến dịch này. Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập nhằm tạo khối đại đoàn kết giữa các đảng phái, sau Vụ án phố Ôn Như Hầu đã mất đi ý nghĩa của nó.
Chiến tranh Đông Dương lần 1.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự tái chiếm Việt Nam của quân Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.
Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng". Cùng đợt phong hàm có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 7-1948, Võ Nguyên Giáp giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam. Tháng 8 năm 1948, ông là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.
Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Ông nói:
Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: "Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung". Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân.
Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: "Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn". Ông lên kế hoạch và chỉ huy 5 trong 6 sư đoàn bộ binh chủ lực khi đó của Quân đội nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm, đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp bị đánh bại. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm, và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của các nước Thế giới thứ ba đang bị thực dân châu Âu đô hộ.
Sau chiến thắng này, những người dân bị nô dịch đã xem Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Năm 1962, trong lời đề tựa cuốn "Đêm thực dân" (La Nuit Coloniale), nhà lãnh đạo giải phóng dân tộc Ferhat Abbas, sau này trở thành tổng thống đầu tiên của Algerie, đã viết: "Điện Biên Phủ không chỉ là một chiến thắng quân sự. Đó là khẳng định của người dân châu Á và châu Phi trước người châu Âu. Đó là xác nhận về nhân quyền quy mô toàn cầu. Tại Điện Biên Phủ, nước Pháp đã đánh mất sự hiện diện hợp lý duy nhất, đó là lý lẽ của kẻ mạnh". Năm 2013, Tổng thống Algérie - Abdelaziz Bouteflika - đã gọi Võ Nguyên Giáp là người anh hùng quân đội của nền độc lập Việt Nam, là nhà chiến lược vĩ đại đã khiến cho thực dân Pháp phải kinh hoàng ở Điện Biên Phủ, và tên tuổi ông "sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của nhân dân Algeria."
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng kết:
Các chiến dịch.
Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.
Chiến tranh Đông Dương lần 2.
Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông còn là Phó Thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1955 đến năm 1991).
Từ tháng 3 năm 1960, Võ Nguyên Giáp làm việc dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và nhà lãnh đạo mới là Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam, một người đường lối cứng rắn đã trải qua những nhà tù khắc nghiệt nhất, tận mắt chứng kiến những người Việt Minh ở miền nam sau Hiệp định Geneve trong Phong trào Tố cộng - Diệt cộng do Ngô Đình Diệm phát động. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Lê Duẩn chủ trương dùng đấu tranh quân sự để ""đánh đuổi quân Mỹ, tiêu diệt chế độ tay sai để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước".
Dù có thói quen viết hồi ký, Võ Nguyên Giáp vẫn chưa xuất bản cuốn nào về giai đoạn 1954-1971. Đây là thời kỳ Lê Duẩn từ vị trí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam tiến đến điều hành Bộ Chính trị. Theo các sử gia phương Tây, Lê Duẩn xem trọng tài năng của Võ Nguyên Giáp, mặt khác, ông giữ ấn tượng xấu về việc lãnh đạo Việt Minh đồng ý rút quân ra bắc theo Hiệp định Geneve với Pháp, khiến những cán bộ chính trị Việt Minh còn ở lại miền Nam bị Mỹ tàn sát nghiêm trọng do không còn lực lượng vũ trang bảo vệ.
Theo Pierre Asselin, thời gian cuộc chiến chống Mỹ tại miền Nam Việt Nam nổ ra vào năm 1964, Võ Nguyên Giáp trở thành "một khuôn mặt của các nỗ lực chiến tranh chống Mỹ, một công cụ "tiếp thị" hỗ trợ cho những người khác trong Đảng, những người thiếu danh tiếng, uy tín và tính hấp dẫn trên trường quốc tế (so với Võ Nguyên Giáp)"". Cũng theo quan điểm của ông này, chiến lược Tổng tấn công Mậu Thân năm 1968 là do Lê Duẩn xây dựng, ông Giáp chỉ góp ý chứ không đóng vai trò lớn trong chủ trương này. Chính Lê Duẩn là người chỉ đạo chính trong cuộc chiến tranh này, là kiến trúc sư của chiến thắng của những người cộng sản vào năm 1975.
Tuy nhiên khi nghiên cứu các tài liệu của Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc cho rằng Võ Nguyên Giáp không hề có những tranh cãi với những thành viên Bộ Chính trị khác trong giai đoạn cuộc chiến tranh Việt Nam. Các tài liệu cho thấy rằng không hề có một sự phân chia ê-kíp trong nội bộ Bộ Chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như các nhà sử học phương Tây hoặc một số dư luận vẫn đồn đoán, mà theo đó Tướng Giáp được cho là thuộc phái "chủ hoà".
Theo điều lệ Đảng quy định thì Tổng Bí thư Đảng Lao động (tức Lê Duẩn) sẽ được kiêm luôn chức danh Bí thư Quân ủy Trung ương, nắm quyền chỉ đạo lớn nhất về quân sự, Bộ trưởng quốc phòng (tức Võ Nguyên Giáp) sẽ chỉ có thể được làm Phó Bí thư. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Như vậy, theo đúng quy định thì Lê Duẩn hoàn toàn có thể yêu cầu Võ Nguyên Giáp trao lại chức vụ này cho mình. Tuy nhiên, Lê Duẩn đã không đòi hỏi chức vụ này và vẫn ủng hộ Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Quân ủy Trung ương trong suốt thời gian 20 năm chiến tranh, điều này cho thấy giữa hai người có sự tin tưởng lẫn nhau chứ không hề có chia rẽ, mâu thuẫn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết trong hồi ký cho biết quan hệ giữa ông và Lê Duẩn rất tốt, giữa hai người không hề có bất đồng gì lớn:
Từ 1954 đến 1964.
Từ năm 1954 đến năm 1956, Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa chủ trương đấu tranh hòa bình, yêu cầu chế độ Việt Nam Cộng hòa thực hiện Hiệp định Geneve vì một Việt Nam thống nhất, không chia rẽ về tình cảm và chính trị. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị này và đẩy mạnh Chính sách tố Cộng diệt Cộng.
Từ năm 1957 đến năm 1958, Đảng Lao động đã có những cuộc họp bàn về cách mạng Miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào cách mạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề.
Tháng 1-1959, khi hy vọng thi hành Hiệp định Genève không còn, tại cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ 15, Võ Nguyên Giáp giúp Bộ Chính trị và các cán bộ Việt Minh mới từ miền nam ra (do Lê Duẩn đứng đầu) ban hành Nghị quyết 15 Bộ Chính trị, khẳng định việc giải phóng miền nam bằng đấu tranh vũ trang, cho phép những cán bộ kháng chiến còn lại ở miền nam được tổ chức hoạt động vũ trang.
Năm 1959, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã quyết định thành lập Đoàn 559 mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền nam Việt Nam. Nhờ việc mở đường Trường Sơn, phong trào cách mạng và hoạt động du kích miền Nam phát triển rất mạnh. Sau 4 năm, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập được một số đơn vị cấp trung đoàn. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Năm 1964, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã bí mật cử Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn vào chiến trường Đông Nam Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam đánh lớn tại Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài... tạo chuyển biến chiến trường và thành lập các Sư đoàn 1, 2, 3, 5, 7, 9 nổi tiếng. Trong đó, Sư đoàn 1 trấn thủ Tây Nguyên, Sư đoàn 2 trấn thủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sư đoàn 3 Sao Vàng trấn thủ Bình Định, trung đoàn 10 trấn thủ Phú Yên, trung đoàn 20 trấn thủ Khánh Hòa, Sư đoàn 5 trấn thủ khu vực Sài Gòn - Gia Định, Sư đoàn 7 cơ động chiến đấu khắp Quân khu 7 gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước và Sư đoàn 9 di chuyển chiến đấu khắp Tây Ninh và Quân khu 9.
Từ 1965 đến 1972.
Năm 1965, chia lửa với Nam Bộ, Hoàng Minh Thảo, người từng là học trò của Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long được cử vào Mặt trận Tây Nguyên làm Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh Mặt trận B3 thay Chu Huy Mân chuyển sang chỉ huy Mặt trận duyên hải Nam Trung Bộ đến khi chiến tranh kết thúc.
Năm 1965, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ. Quy mô quân viễn chinh Mỹ đã lên tới hơn 50 vạn vào cuối năm 1967, cùng với đó là hàng ngàn máy bay, trực thăng và xe thiết giáp. Đối phó với Mỹ, Võ Nguyên Giáp vấn kiên trì đường lối chiến tranh nhân dân - "trường kỳ kháng chiến" như Chiến tranh Đông Dương trước đó. Kết quả là hai cuộc tiến công mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ đã thất bại, họ đã không thể tiêu diệt được quân Giải phóng và bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng như kế hoạch ban đầu, và quân Mỹ bắt đầu sa lầy vào một cuộc chiến hao tổn, mệt mỏi và không có dấu hiệu kết thúc. Ký giả James Fox nhận xét: tướng Giáp đã thi hành một đường lối không quá khác biệt (so với thời kỳ chống Pháp) nhưng vô cùng hiệu quả, mà quân Mỹ rút ra được rất ít bài học từ người Pháp trước đó.
Năm 1968, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tại Hà Nội phát động cuộc Tổng Tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Một số nguồn tin từ nước ngoài cho rằng Võ Nguyên Giáp không tán thành chủ trương tổng tấn công trên toàn chiến trường miền Nam, nhưng các tài liệu lịch sử ghi chép về hoạt động của Bộ Chính trị cho thấy Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch và chỉ đạo chiến dịch này, tuy có một số thời điểm ông phải đi chữa bệnh ở Hungary nên không thể dự họp. Ngày 25 tháng 1 năm 1968, trên đường từ Hungary về, Võ Nguyên Giáp ghé qua Bắc Kinh xin chỉ thị của Hồ Chí Minh về chiến dịch Mậu Thân. Hai người cùng chờ đợi đài phát thanh thông báo về việc mở màn chiến dịch Tết Mậu Thân vào đêm giao thừa (31 tháng 1 năm 1968). Sau khi biết tin cuộc tiến công đã diễn ra đúng thời gian đã định, ông về nước vào đầu tháng 2 năm 1968 Hội nghị Trung ương lần thứ 14 vào tháng 1 năm 1968 thông qua quyết định của Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công.
Sau khi trở về, Võ Nguyên Giáp trên cương vị tổng tư lệnh tối cao của Các Lực lượng Vũ trang và bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đã chỉ đạo đợt tấn công Tết cũng như Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Chiến dịch Mậu Thân đã làm cho quân đội Hoa Kỳ bất ngờ và chịu nhiều tổn thất, thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ và trên khắp thế giới. Tuy nhiên, cuộc tổng tiến công này có những tổn thất lớn và có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm về chiến thuật.
Năm 1990, ông chia sẻ với nhà sử học Stanley Karnow về mục đích chiến lược của chiến dịch Mậu Thân: ""Chúng tôi muốn chứng minh cho người Mỹ thấy rằng chúng tôi không hề kiệt sức, chúng tôi có thể tấn công kho vũ khí, thông tin liên lạc, các đơn vị tinh nhuệ và thậm chí cả trụ sở, đầu não cuộc chiến của họ"." Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1994, đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: so sánh tương quan lực lượng hai bên ở Khe Sanh là quá chênh lệch, hỏa lực của không quân Mỹ mạnh hơn Pháp hàng chục lần nên ông nhận thấy việc diệt gọn cứ điểm Khe Sanh (giống như trận Điện Biên Phủ) là không thể. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Mục tiêu thực tế mà phía Việt Nam theo đuổi là bao vây, tập kích nhỏ nhưng liên tục để khiến quân Mỹ chịu thương vong lớn, dần suy sụp ý chí và cuối cùng phải rút chạy khỏi đó.
Tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ các cương vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị và các lực lượng vũ trang cho tới khi chiến tranh kết thúc năm 1975, và ông đóng một vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào tháng 4 năm 1975.
Từ 1972 đến 1975.
Cuốn hồi ức mang tên "Tổng hành dinh trong Mùa xuân đại thắng" do Võ Nguyên Giáp xuất bản lần đầu năm 2001 đã thuật lại những hoạt động của ông vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1972 đến năm 1975.
Năm 1972, sau đại thắng tại Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, với binh lực liên tục được bổ sung, Võ Nguyên Giáp chủ trương khuếch trương chiến quả bằng một kế hoạch quân sự ở Tây Nguyên, nơi có khả năng triển khai lực lượng lớn, đánh lớn, gây những khó khăn lớn hơn cho quân đội Sài Gòn. Kế hoạch này đã bị Quân ủy trung ương bác bỏ do Tổng cục tình báo 2 nhận được thông tin là Mỹ và quân đội Sài Gòn đã sớm biết và đã đón lõng tại Tây Nguyên. Đồng thời do ở gần nên mặt trận Trị-Thiên cũng dễ bổ sung đạn dược, quân số hơn, lại có 2 mục tiêu cực kỳ quan trọng là Huế và Đà Nẵng.
Một phương án mới được đưa ra. Quân Giải phóng sẽ chia quân mở 3 chiến dịch tại Trị-Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau 2 tháng, trước những thắng lợi lớn trong Chiến dịch Trị Thiên và quân Giải phóng đã áp sát Huế, các lực lượng bổ sung được tiếp tục đưa vào đây, còn mặt trận Tây Nguyên thì buộc phải ngừng tiến công do thiếu nhiên liệu, đạn dược dự trữ. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất vòng qua phía tây Huế, chia lực lượng và hỏa lực đánh vào Vùng Chiến thuật I. Tuy nhiên các đơn vị công binh mở đường do thiếu phương tiện nên thực hiện quá chậm, không kịp phục vụ mục tiêu chiến dịch (con đường này sau đó đã phát huy tác dụng vào chiến dịch mùa xuân năm 1975) 6 sư đoàn tham gia chiến dịch Trị Thiên gồm 312, 308, 324, 325, 320, 341 đã hành quân đánh trực diện từ phía bắc xuống Vùng Chiến thuật I, nơi có Quân đoàn I và lực lượng tổng trù bị của quân đội Sài Gòn gồm các Lữ đoàn Biệt động quân, Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, được không quân và Hải quân Mỹ chi viện tối đa.
Cuối năm 1972, Võ Nguyên Giáp tham gia chỉ huy chiến dịch 12 ngày đêm chống lại cuộc ném bom oanh tạc miền Bắc bằng B-52 của không quân Mỹ. Cuối tháng 11 năm 1972, phương án tác chiến đã được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng và tập thể lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu trực tiếp thông qua, sau đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phê chuẩn. Thất bại trong chiến dịch này buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản nhân nhượng mà chính Mỹ trước đó đã từ chối ký. Đêm 26 tháng 12 năm 1972, 8 máy bay Mỹ đã bị quân và dân miền Bắc bắn rơi, riêng Hà Nội bắn rơi 5 chiếc, trong đó có 4 chiếc rơi tại chỗ. Từ sở chỉ huy tối cao, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biểu dương các đơn vị lập công và ra lời kêu gọi: ""Kẻ địch thua đau và nhất định sẽ bị thất bại hoàn toàn. Nhưng, chúng vẫn ngoan cố kéo dài cuộc tập kích. Các đơn vị hãy bắn rơi nhiều B 52 nữa, hãy giáng cho quân Mỹ một đòn "Điện Biên Phủ" ngay trên bầu trời Hà Nội, Thủ đô thân yêu của chúng ta."" Tên gọi "Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không" xuất hiện từ đó. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Năm 1974, để nắm vững tình hình thực tế chiến trường và có quyết sách đúng đắn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Tư lệnh trưởng Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên và chính ủy Đặng Tính đã vượt hàng trăm cây số đi thăm bộ đội Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh và kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dự kiến vào mùa Xuân 1975.
Cuối năm 1974, tại bản "Kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà", các ý kiến bổ sung của Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đã chỉ rõ: "Mặc dù các năm 1975 và 1976 đều quan trọng nhưng năm 1975 là năm bản lề tạo điều kiện quyết định để năm 1976 đạt mục tiêu cuối cùng. Nếu thời cơ đến vào năm 1975 thì lập tức tiến hành tổng tấn công, giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975".
Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là ""Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng"."
Võ Nguyên Giáp giải thích chiến lược đánh Mỹ của ông:
Trong thời gian diễn ra chiến tranh, Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa nhiều lần loan báo các thông tin về Võ Nguyên Giáp nhằm làm lung lay tinh thần đối phương. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Thỉnh thoảng báo chí Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa lại loan tin về ""đảo chính ở miền Bắc", "tướng Giáp bị ám sát hoặc bị bắt giam"... Trong chiến dịch Linebacker II, ngày 24 tháng 12 năm 1972, trên trang nhất tờ The Sunday Times (Mỹ) còn đăng tin: "Tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng Bắc Việt Nam, đã thiệt mạng trong một vụ nổ ngày hôm qua khi thị sát những tổn thất sau các đợt ném bom tại Hải Phòng, theo nguồn tin tình báo Nam Việt Nam. Nguồn tin này cho biết một quả "mìn nổ chậm" đã phát nổ khi Tướng Giáp thị sát kho quân sự Trần Hưng Đạo tại thành phố cảng. Không có thêm chi tiết về vụ việc..."" Thông tin này sau đó vài ngày được chứng minh là bịa đặt, và Võ Nguyên Giáp vẫn sống khỏe mạnh cho tới hàng chục năm sau chiến tranh.
Chiến tranh Đông Dương lần 3.
Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963, ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước. Năm 1978, ông thôi chức Bí thư quân ủy Trung ương, Lê Duẩn trở thành Bí thư và Văn Tiến Dũng làm Phó Bí thư Quân ủy Trung ương.
Đất nước mới vừa thống nhất ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã bị quân Khmer Đỏ vượt biên giới Tây Nam tiến vào Việt Nam và xung đột với Việt Nam trong một thời gian dài, Khmer Đỏ được hậu thuẫn từ Trung Quốc và sau đó có Thái Lan một phần gây xung đột biên giới với Việt Nam từ năm 1975 mãi đến năm 1990 mới chấm dứt, đỉnh điểm là cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. Tại thời điểm này ông giữ cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau khi cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc kết thúc, không có thay đổi lãnh thổ đáng kể giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Giai đoạn làm Phó Thủ tướng phụ trách các lĩnh vực dân sự.
Ngày 7 tháng 2 năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Văn Tiến Dũng là một trong những lãnh đạo quân đội lâu năm nhất cùng thời với Võ Nguyên Giáp, và cũng là chỉ huy trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975.
Từ cuối thập niên 1970, Việt Nam đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số. Tư tưởng cho rằng phải sinh đẻ thật nhiều để bù đắp sự tổn thất về người trong chiến tranh vẫn tồn tại dù chiến tranh đã kết thúc, cùng với hàng triệu nam thanh niên xuất ngũ trở về lập gia đình đã khiến dân số Việt Nam tăng nhanh. Đây là một vấn đề nghiêm trọng với Việt Nam lúc bấy giờ. Lần đầu tiên, các chỉ tiêu về dân số được đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng năm 1981. Nhận thức rõ tầm quan trọng cùng với sự khó khăn, phức tạp của công tác này, năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch với mục tiêu kiểm soát mức sinh tại Việt Nam. Võ Nguyên Giáp khi đó là Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật được phân công kiêm nhiệm chức chủ tịch ủy ban này (cùng với 3 Bộ trưởng các Bộ và Tổ chức khác làm phó cho ông).
Trong văn hóa Việt Nam khi đó, chuyện sinh đẻ bị coi là chuyện tế nhị của riêng phụ nữ, việc đàn ông tham gia phụ trách công tác này bị nhiều người Việt Nam khi đó coi là "mất thể diện". Cũng vì thế mà có những dư luận khi đó đồn thổi rằng các lãnh đạo khác "ghen tị" với tài năng và công lao của Võ Nguyên Giáp nên đã chuyển ông sang làm phụ trách ủy ban sinh đẻ có kế hoạch nhằm "hạ uy tín" ông. Lời đồn thổi đó lan truyền dai dẳng tới hàng chục năm sau, có người còn làm bài vè để châm biếm chuyện này. Nhưng thực ra những lời đồn thổi này là không có căn cứ. Dư luận khi ấy chỉ chú ý đến Tướng Giáp mà bỏ qua một loạt các thành viên quan trọng khác như 01 Phó Thủ tướng, 10 Bộ trưởng, lãnh đạo các ban ngành cũng tham gia ủy ban này. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Ngoài ra, không chỉ Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà cả hai Thủ tướng khác của Việt Nam là Phạm Văn Đồng và Võ Văn Kiệt cũng từng phụ trách công tác sinh đẻ kế hoạch này (Phạm Văn Đồng phụ trách giai đoạn 1961-1975, Võ Văn Kiệt phụ trách giai đoạn 1987-1991, ngay sau Võ Nguyên Giáp). Việc có tới 2 thủ tướng trực tiếp phụ trách cho thấy tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa gia đình khi đó.
Ông Trần Văn Thìn, người trợ lý thân cận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt 21 năm, kể lại "Lúc sang Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình, dư luận bàn ra tán vào chuyện đó thế nào, Đại tướng biết cả. Ông nói với chúng tôi trong sinh hoạt chi bộ: Đảng đã phân công, mình là Đảng viên thì phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ..." Trong một lần nói chuyện, Đại tướng cũng đã từng cho hay: ""Tôi đã cống hiến một cách tự nguyện, đã thanh thản trong mọi thử thách, thế là tôi sống vui, sống lâu... Như vậy, tôi đã làm theo lời dạy và noi theo tấm gương của Bác Hồ là "Dĩ công vi thượng". Tôi nhận nhiệm vụ và tôi hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả việc phụ trách công tác sinh đẻ có kế hoạch cũng là nhiệm vụ""
Nhà sử học Dương Trung Quốc từng mạnh dạn hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp về những lời đồn thổi rằng việc giao cho ông phụ trách ủy ban sinh đẻ kế hoạch là để "hạ uy tín" ông. Đáp lại thắc mắc của ông Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cười và nói đó là do Thủ tướng Phạm Văn Đồng (người từng làm trưởng ban sinh đẻ kế hoạch suốt 15 năm trước đó) quá bận việc nên trực tiếp nhờ cậy ông làm giúp, chứ chẳng hề có "âm mưu" nào như dư luận đồn thổi cả:
Nghỉ hưu đến khi qua đời.
Nghỉ hưu.
Năm 1991, ông thôi chức ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80. Theo tiểu sử tóm tắt khi ông mất, ông đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến tháng 12 năm 1986. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Thời gian cuối đời, ông vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận trên mặt báo về tình hình đất nước như có bài báo yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18, hay cuộc gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản.
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 ông gửi thư trong đó bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu. Ông cũng có bài viết thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay. Vào đầu năm 2009, ông góp ý về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, ông đã viết 3 bức thư đề nghị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem xét lại cẩn thận dự án này vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường.
Đại thọ 100 tuổi.
Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Võ Nguyên Giáp đã mừng đại thọ tròn 100 tuổi.
Trong dịp ông bước sang tuổi 100 và 71 năm tuổi đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu "Một vị đại tướng mà đã vào sinh ra tử, chiến đấu ở những chiến trường hết sức khó khăn, là thế hệ cận vệ học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh nay đã sống trên 100 tuổi, đây là điều hết sức vui mừng..."
Đại tướng cũng thường xuyên được các chính khách hàng đầu trên thế giới đến thăm hỏi tại tư dinh của Đại tướng. Đại tướng được coi là một tượng đài sống và có ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam, tầm ảnh hưởng lớn trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Sau 100 tuổi, sức khỏe của ông yếu hơn trước. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng chương trình thời sự với hình ảnh ông đang thực hiện việc bỏ phiếu thực hiện quyền công dân của mình trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, xóa đi những đồn đoán về sức khỏe của ông trên những phương tiện thông tin không chính thống. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Trong dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2011, Truyền hình Quân đội nhân dân phát sóng hình ảnh Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức đến thăm hỏi một số tướng lĩnh cao cấp đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua theo dõi trong hình ảnh thì sức khỏe Đại tướng đã tốt lên nhiều.
Qua đời.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời vào hồi 18 giờ 9 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, nơi ông thường xuyên tới điều trị từ năm 2009, đại thọ 103 tuổi (âm lịch) và là tướng lĩnh Việt Nam sống thọ nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước tới nay.
Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông báo lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2013. Ông được an táng tại quê hương Quảng Bình, theo ý nguyện của ông và gia đình. Địa điểm an táng là khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, nằm cách đèo Ngang khoảng 4 cây số. Nơi an nghỉ cuối cùng của ông đã được xây dựng thành một quần thể kiến trúc để phục vụ người dân tới viếng.
Đánh giá.
Tại Việt Nam.
Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Thông tin chính thống gần đây cho biết: "Tất cả các ý kiến của anh Văn đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến tranh". Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là "tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ". Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời:
Nhà giáo Hồ Cơ nhận xét về Đại tướng Võ Nguyên Giáp như sau: "Đất nước này nên cơ nên nghiệp, thứ nhất là do công của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, thì công của Đại tướng là công đầu. Nguy nan gì ông cũng xông vào. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Nguy nan gì ông cũng xông vào. Khi lâm trận thì ông nghĩ làm thế nào để chiến thắng mà quân dân hy sinh ít nhất. Cái đó là con người vĩ đại. Tôi ca ngợi một con người xứng đáng là anh hùng của Việt Nam"; và ông cũng có nhiều câu đối ca ngợi Đại tướng, được nhiều tài liệu đề cập đến:
Từ bên ngoài.
Võ Nguyên Giáp đã xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam. Nhà sử học Derek Frisby gọi ông là kiến trúc sư của quân đội nhân dân Việt Nam, hoặc thậm chí có thể là của nước Việt Nam tồn tại như ngày nay.
Ký giả nổi tiếng Oriana Fallaci, trong bài phỏng vấn nhan đề "Mỹ sẽ thua, tướng Giáp khẳng định" (Americans will lose, says General Giap), đăng trên báo Washington Post, ngày 6 tháng 4 năm 1969, mô tả Võ Nguyên Giáp như sau: "Đôi mắt của Giáp! Hẳn đây là đôi mắt thông minh nhất mà tôi từng được thấy. Sắc sảo, linh lợi, tươi vui, dữ dội – tất thảy mọi thứ. Một đôi mắt long lanh như hai tia sáng, xuyên thấu người ta tựa như hai lưỡi kiếm, ánh mắt đầy quyết đoán, uy nghi". Fallaci cho rằng, dù ông Giáp đã khóc khi có tin Hồ Chí Minh từ trần (tin giả, khoảng năm 1943, khi Hồ Chí Minh bị Quốc dân đảng Trung Quốc cầm tù), "nhưng không một điều gì trên thế giới có thể buộc được cặp mắt ấy đẫm lệ một lần nữa". Võ Nguyên Giáp tin chắc rằng quân Mỹ sẽ phải rút dần khỏi Việt Nam, rồi họ sẽ phải từ bỏ cuộc chiến tranh vì nó ngày càng ngốn nhiều nguồn lực, đẩy Hoa Kỳ đến bờ vực thẳm của lạm phát. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Tháng 11 năm 1972, khi được Henry Kissinger cho phép phỏng vấn, Fallaci viết: ""Câu hỏi đầu tiên của Kissinger là về tướng Giáp, "như đã bảo cô, tôi không bao giờ cho phỏng vấn riêng. Lý do tôi cho phép cô phỏng vấn là do tôi đã đọc bài phỏng vấn tướng Giáp của cô. Rất hay. Ông Giáp là người thế nào nhỉ?"" Bà trả lời: "Ông Giáp là một kẻ sĩ theo phong cách Gô loa… Giọng đều đều như đọc bài giảng… Tuy nhiên, những điều ông Giáp nói (vào năm 1969) bây giờ đã trở thành sự thật"
Nhà sử học quân sự Cecil Currey, trong quyển tiểu sử "Victory at Any Cost" ("Chiến thắng bằng mọi giá"), có nhận xét về tính cách của ông. Tướng Giáp dành trọn tình cảm của ông đến đất nước và toàn bộ sự hiến dâng đến Đảng Cộng sản, khát vọng lớn nhất cuộc đời ông là 2 mục tiêu: giải phóng Việt Nam ra khỏi sự đô hộ của nước ngoài và thống nhất đất nước, do đó ông đã "dành trọn khát vọng và niềm kiêu hãnh vô bờ bến của mình vào hai mục tiêu này", và "bề ngoài lạnh buốt của ông che đậy một tính khí rất nóng nên người Pháp đã miêu tả ông là một núi lửa được tuyết che phủ".
Ngay cả sau này khi chiến tranh đã kết thúc, nhiều người phương Tây cho rằng ông là người vô cảm, bất chấp tổn thất để đạt được mục tiêu. Tướng Mỹ William Westmoreland - đối phương của ông trong chiến tranh Việt Nam đã chỉ trích ông rằng "Bất cứ tướng Mỹ nào chịu tổn thất nhiều như thế sẽ không giữ được chức trong vòng ba tuần. Sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ ghê gớm, nhưng không tạo nên một thiên tài quân sự". Nhưng sau đó nhận xét của Westmoreland đã bị nhà sử học nổi tiếng Stanley Karnow phản bác. Trước hết, Westmoreland đã bỏ qua sự vượt trội về trang bị và hỏa lực của quân đội Mỹ so với quân đội Việt Nam (nếu quân đội Mỹ trang bị thiếu thốn như phía Việt Nam, thì tổn thất của họ sẽ còn cao hơn nhiều). Stanley Karnow cũng chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa tướng Giáp và các tướng Mỹ: ông không phải là một người Mỹ đang đối đầu với một dân tộc xa lạ ở một xứ sở xa lạ. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Bộ đội của ông, và những thường dân hỗ trợ họ, chiến đấu trên đất đai quê hương mình; họ tin tưởng rằng cuộc kháng chiến trường kỳ cuối cùng sẽ quét sạch lòng kiên nhẫn của quân thù và đưa họ đến mục đích cuối cùng là thống nhất tổ quốc. Chiến lược này đã giúp ông Giáp đánh bại người Pháp và nó sẽ lại phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống lại người Mỹ.
Nhà sử học Derek Frisby chỉ ra: tướng Giáp thừa hiểu một cuộc chiến kéo dài chắc chắn sẽ mang lại nhiều tổn thất nhưng điều đó không có nghĩa là một phe nào đó chắc chắn sẽ thắng hay thua; và chỉ cần quân đội Việt Nam còn tồn tại để tiếp tục chiến đấu thì ý niệm về Việt Nam sẽ tiếp tục sống trong tâm khảm của những người ủng hộ nó. Đó là bản chất của một cuộc chiến tranh cách mạng. Những lời chỉ trích của Westmoreland dành cho tướng Giáp lại chính là chìa khóa để hiểu tại sao viên tướng Mỹ đã không thể đánh bại Võ Nguyên Giáp. Theo Frisby, Võ Nguyên Giáp đã lợi dụng sự ỷ lại của người phương Tây vào ưu thế vũ khí để đánh bại họ bằng những chiến thuật không ai ngờ tới. Một ví dụ tiêu biểu là trận Điện Biên Phủ, khi Võ Nguyên Giáp sử dụng những phương tiện thô sơ để đưa đại bác và pháo phòng không đi xuyên qua những vùng địa hình tưởng chừng không thể vượt qua được, và điều này đã khiến quân Pháp "chết điếng người".
Đối với những chỉ trích từ phương Tây rằng ông là người vô cảm, chính bản thân Võ Nguyên Giáp đã từng trả lời một nhà báo Ý rằng: "Người phương Đông chúng tôi khác người phương Tây các ông. Chúng tôi đặt sự tồn vong của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi phút có hàng trăm, hàng ngàn người chết trên trái đất này. Sự sống hoặc cái chết của hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn con người, đối với đồng bào của chúng tôi, cũng là không đáng kể (đối với sự nghiệp giành độc lập dân tộc)". Ông cho biết: người Việt Nam sẽ sẵn sàng chịu bất kỳ hy sinh nào và chiến đấu tới cùng để giải phóng đất nước của họ từ quân đội nước ngoài, và ông cũng không ngoại lệ. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Trong hồi ký của mình, Võ Nguyên Giáp chia sẻ: phải chỉ huy một đội quân trang bị nghèo nàn chống lại những đội quân trang bị tối tân, không thể nào giành chiến thắng mà không cần phải hy sinh, ông không thể thay đổi điều đó mà chỉ có thể tìm cách hạn chế tối đa mức độ hy sinh. Ông đã ra quyết định ngừng Chiến dịch Điện Biên Phủ thêm 2 tháng để thay đổi phương án tác chiến do e ngại việc đánh nhanh thắng nhanh sẽ gây nhiều tổn thất. Sau một đêm lo lắng mất ngủ, ông kết luận "sẽ là tự sát nếu đưa bộ đội vào trận đánh mà không chuẩn bị chống pháo binh, xe tăng và máy bay địch", và ông kiên quyết ra lệnh ngừng tấn công dù rằng khi đó áp lực rất lớn và ông coi đó là "quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời". Thượng tướng Trần Văn Trà nói rằng tướng Giáp "là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh"
Giáo sư Fredrik Logevall nhận định, việc đánh bại 2 quân đội mạnh như Pháp và Mỹ không chỉ đơn giản là chấp nhận đánh đổi bằng tổn thất lớn. Võ Nguyên Giáp đã thành công trong việc tận dụng các lợi thế sẵn có như địa hình và sự ủng hộ của người dân để khắc chế ưu thế về hỏa lực và vũ khí của Pháp và Mỹ, ngoài ra ông và các đồng sự cũng tranh thủ được sự ủng hộ của những người dân Pháp, Mỹ phản đối chiến tranh. Nếu không có đường lối quân sự đúng đắn này thì dù Việt Nam có hy sinh nhiều tới đâu cũng chỉ là vô ích trước những kẻ thù mạnh như Pháp và Mỹ. Cecil B. Currey nhận xét: các tướng Pháp và Mỹ đều ỷ vào sự áp đảo của xe tăng, máy bay, pháo binh với suy nghĩ là cứ chiếm thật nhiều vùng đất thì sẽ thắng, họ đã không nắm được yếu tố căn bản của chiến tranh như Võ Nguyên Giáp. Ông có thể thua trong một số trận đánh, nhưng kết quả chung cuộc thì ông luôn thắng. Tư tưởng quân sự của Võ Nguyên Giáp vừa đúc rút từ lịch sử của Việt Nam, vừa chấm phá bằng những màu sắc từ Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, của Tôn Tử, Napoleon, của Thomas Lawrence và nhiều người khác. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Ông tạo nên những nét sáng tạo của chính mình trên tấm vải là Đảng và nhân dân của ông. Bức tranh hoàn toàn là của riêng ông - một kiệt tác nghệ thuật.
Các đánh giá khác:
Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ ("4 Pháp và 6 Mỹ"), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á ("Time Asia") đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh...
Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề "Great Military Leaders and Their Campaigns" ("Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và những chiến dịch của họ"). Sách dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500 tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames & Hudson dành để giới thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới trong 2.500 năm qua, thứ tự được xếp theo trình tự thời gian từ cổ đến kim. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, tức là nhân vật nổi bật nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho tới hiện nay (xếp thứ 58 là Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II), và Võ Nguyên Giáp cũng là người duy nhất trong 59 nhân vật vẫn còn sống khi cuốn sách được xuất bản. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà các nước trên thế giới khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập ngày nay của họ. Khi ông mất, hàng chục chính phủ các nước đã gửi điện chia buồn. Tổng thống Uruguay, Jose Mujica gọi ông là "vị tướng huyền thoại", người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh chống áp bức và "gieo niềm tin rằng yếu tố con người chính là chìa khóa của thắng lợi". Bộ Ngoại giao Venezuela ra thông cáo khẳng định việc Đại tướng ra đi cũng là một tổn thất đối với người dân quốc gia Nam Mỹ này. Tổng thống Algérie - Abdelaziz Bouteflika - gọi ông là người anh hùng quân đội của nền độc lập Việt Nam, là nhà chiến lược vĩ đại đã khiến cho thực dân Pháp phải kinh hoàng ở Điện Biên Phủ, và tên tuổi ông "sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của nhân dân Algeria."
Các tác phẩm chính.
Một số tác phẩm chính của Đại tướng như:
Gia đình riêng.
Năm 1934, Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944, em gái bà Nguyễn Thị Minh Khai) và có với nhau một người con gái là Võ Hồng Anh (1939-2009). Võ Hồng Anh là một giáo sư, tiến sĩ khoa học ngành Toán-lý đã từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia năm 1988.
Hai năm sau khi bà Nguyễn Thị Quang Thái hy sinh, năm 1946, Võ Nguyên Giáp tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà (1927-), con gái của giáo sư Đặng Thai Mai (1902-1984). Võ Nguyên Giáp và Đặng Bích Hà có bốn người con, 2 gái và 2 trai
Vinh danh.
Tên ông được đặt cho nhiều đường, phố và các trường học ở nhiều nơi tại Việt Nam, đặc biệt, từ ngày 12 tháng 8 năm 2014, trường trung học phổ thông chuyên Quảng Bình đổi tên thành Trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp.
Ngày 25 tháng 8 năm 2014, nhân kỷ niệm 104 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tỉnh ủy Thái Nguyên quyết định đổi tên Quảng trường 20/08 thành Quảng Trường Võ Nguyên Giáp với diện tích 21ha. |
Võ Nguyên Giáp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=867 | Ngày 7 tháng 2 năm 2015, đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp. Đây là tuyến đường huyết mạch nối trung tâm thủ đô với Sân bay quốc tế Nội Bài.
Ngày 8 tháng 11 năm 2015, UBND tỉnh Trà Vinh long trọng tổ chức lễ công bố nghị quyết của HĐND tỉnh Trà Vinh về đặt tên ông cho tuyến đường hai chiều từ cửa ngõ đi vào trung tâm nội ô Thành phố Trà Vinh.
Ngày 22 tháng 7 năm 2020, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND. Theo đó, trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 được đặt tên là đường Võ Nguyên Giáp, đồng thời cầu Rào 2 cũng được đổi tên thành cầu Võ Nguyên Giáp như hiện nay.
Sáng ngày 12 tháng 7 năm 2023, với đa số đại biểu tán thành, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua nghị quyết về đổi tên Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức (TP Thủ Đức) có chiều dài 7,79km thành đường Võ Nguyên Giáp. |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Chữ Nôm (𡨸喃), còn được gọi là Chữ Hán Nôm (𡨸漢喃), Quốc âm (國音) hay Quốc ngữ (國語) là loại văn tự ngữ tố - âm tiết dùng để viết tiếng Việt. Đây là bộ chữ được người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán, các bộ thủ, âm đọc và nghĩa từ vựng trong tiếng Việt.
Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20. Sơ khởi, chữ Nôm thường dùng ghi chép tên người, địa danh, sau đó được dần dần phổ cập, tiến vào sinh hoạt văn hóa của quốc gia. Vào thời Nhà Hồ ở thế kỷ 14 và Nhà Tây Sơn ở thế kỷ 18, xuất hiện khuynh hướng dùng chữ Nôm trong văn thư hành chính. Đối với văn học Việt Nam, chữ Nôm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi là công cụ xây dựng nền văn học cổ truyền kéo dài nhiều thế kỷ.
Định nghĩa và tên gọi.
Cả hai từ "chữ" và "Nôm" trong "chữ Nôm" đều có gốc Hán. Từ "chữ" bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ của chữ “tự” 字 (trong "văn tự"). "Nôm" nghĩa là Nam 南 (trong "phía nam"). Ý của tên gọi "chữ Nôm" là đây là thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam (tức người Việt, xưa kia người Việt tự xem mình là người phương Nam, còn người Trung Quốc là người phương Bắc).
Tên gọi "chữ Nôm" khi viết bằng chữ Nôm có thể viết bằng rất nhiều chữ khác nhau:
Tên gọi "Quốc âm" (國音) được các thi hào sử dụng để đặt tên cho các tác phẩm bằng chữ Nôm như "Quốc âm Thi tập", "Hồng Đức Quốc âm Thi tập." Chữ "âm" 音 có nghĩa là "tiếng" như trong từ "âm thanh", "âm giọng", liên tưởng đến "tiếng nói" hay "ngôn ngữ", nên có thể "Quốc âm" còn có nghĩa là "tiếng nói của đất nước", ám chỉ tới tiếng Việt. Một tác phẩm bằng chữ Nôm khác là "Bạch Vân quốc ngữ thi tập", sử dụng từ "Quốc ngữ" (國語). Do vậy từ lâu chữ Nôm đã được người đương thời coi là ”chữ viết tiếng Việt”, hay chính là ”chữ Quốc ngữ” của tiếng Việt lúc đó (khác với "chữ Quốc ngữ" hiện nay là chữ Latinh).
Lịch sử phát triển.
Các quan điểm về sự hình thành. |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Các quan điểm về sự hình thành.
Trong một số nghiên cứu vào thập niên 1990, các học giả căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới kết luận rằng âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời nhà Đường-nhà Tống thế kỷ 8-9. Và nếu âm Hán Việt có từ thời Đường, Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi cố định cách đọc Hán Việt (nếu xét chữ Nôm với tư cách hệ thống văn tự) và chỉ có thể ra đời sau khoảng thế kỷ thứ 10 khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938.
Về văn bản thì khi tìm chứng tích trước thời nhà Lý, văn tịch hoàn toàn không lưu lại dấu vết chữ Nôm nào cả. Sang thời Lý thì mới có một số chữ Nôm như trên quả chuông chùa Vân Bản, Hải Phòng (đúc năm 1076), bài bi ký ở chùa xã Hương Nộn, huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (tạc năm 1173 niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 11) hay bia chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lãng (nay thuộc Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (tạc năm 1210 triều vua Lý Cao Tông).
Trước tác thì phải sang thời nhà Trần mới có dấu tích rõ ràng. Hàn Thuyên là người có công lớn phát triển thơ Nôm thời kỳ này với việc mở đầu thể Hàn luật. Ông cũng đặt ra quy luật bằng trắc (平/仄) cho các thanh tiếng Việt trong thơ.
Phát triển.
Ban đầu khi mới xuất hiện, chữ Nôm thuần túy mượn dạng chữ Hán y nguyên để ghi âm tiếng Việt cổ (mượn âm Hán để chép tiếng Quốc âm). Phép đó gọi là chữ "giả tá" (假借). Dần dần phép ghép hai chữ Hán lại với nhau, một phần gợi âm, một phần gợi ý được dùng ngày càng nhiều và có hệ thống hơn. Phép này gọi là "hài thanh" hoặc "hình thanh" (形聲) để cấu tạo chữ mới.
Ví dụ về giả tá: từ 别 âm Hán Việt là biệt, nghĩa phân biệt, ly biệt nhưng được dùng để ghi âm từ "biết".
Kể từ thời Lê về sau số lượng sáng tác bằng chữ Nôm tăng dần trong suốt 500 năm từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Dồi dào nhất là các áng thi văn có tính cách cảm hứng, tiêu khiển, và nặng phần tình cảm. Những tác phẩm Nôm này rất đa dạng: từ Hàn luật (thơ Nôm (tiếng Việt) theo luật Đường), đến văn tế, truyện thơ lục bát, song thất lục bát, phú, hát nói, tuồng, chèo. Thi ca chữ Nôm đã diễn tả đầy đủ mọi tình cảm của dân tộc Việt, khi thì hào hùng, khi bi ai; khi thì trang nghiêm, khi bỡn cợt. Song sử liệu, nhất là chính sử cùng các văn bản hành chính của triều đình thì gần như toàn phần đều bằng chữ Hán. Ngoại lệ là những năm tồn tại ngắn ngủi của nhà Hồ (thế kỷ 15) và nhà Tây Sơn (thế kỷ 18).
Trước thế kỷ 15.
Một số di tích còn lưu lại dấu vết chữ Nôm trước thế kỷ 15 nhưng số lượng không nhiều ngoài một ít văn bia và ghi chép của người đời sau chép lại những bài tương truyền sáng tác từ thời Lý Trần. Một tác phẩm quan trọng là tập "Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh" (Kinh đại báo phụ mẫu trọng ân) đã ra đời vào thời nhà Lý khoảng thế kỷ 12. Đây cũng là đặc điểm vì tập này là văn xuôi, một thể văn ít khi dùng chữ Nôm.
Nhà Trần cũng để lại một số tác phẩm chữ Nôm như mấy bài phú của vua Trần Nhân Tông: "Cư trần lạc đạo phú" (居塵樂道賦) và "Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca" (得趣林泉成道歌).
Thời Trần tương truyền cũng có lệ làm phú bằng chữ Nôm trong kỳ thi Hội. Lê Tắc ghi lại trong "An Nam chí lược" rằng đời vua Trần Anh Tông một số bài hát được soạn bằng Nôm.
Sang thời nhà Hồ thì một số sách vở kinh điển Nho học được dịch ra chữ Nôm như thiên Vô dật trong "Kinh Thư" năm 1395. Nhà vua cũng cho soạn cuốn "Thi nghĩa" bằng Nôm để giảng giải "Kinh Thi".
Thế kỷ 15–17.
Thời kỳ này phần lớn thi văn lưu truyền biết tới nay là thơ Hàn luật bát cú hoặc tứ tuyệt. |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Một số là trước tác cảm hứng riêng như: "Quốc âm thi tập" (Nguyễn Trãi), "Hồng Đức quốc âm thi tập" (Lê Thánh Tông và hội Tao đàn Nhị thập bát Tú), "Bạch Vân quốc ngữ thi tập" (Nguyễn Bỉnh Khiêm), "Ngự đề hoà danh bách vịnh" (Chúa Trịnh Căn), "Tứ thời khúc vịnh" (Hoàng Sĩ Khải), "Ngọa long cương" (Đào Duy Từ); nhưng cũng không thiếu những tác phẩm theo dạng sử ký như: "Thiên Nam Minh giám", "Thiên Nam ngữ lục". Thơ lục bát cũng xuất hiện với tác phẩm "Cảm tác" của Nguyễn Hy Quang, được sáng tác năm 1674.
Trong chính sử thì ghi lại một số văn kiện quan trọng bằng chữ Nôm trong đó có tờ sắc chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng soạn nhân danh vua Lê Thần Tông gửi cho chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 đòi đất Thuận Hóa nộp thuế. Dụng ý dùng Nôm là để dễ bề diễn tả tình gia tộc của kẻ cả vì Trịnh Tráng với Nguyễn Phúc Nguyên là anh em con cô con cậu.
"Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa" là cuốn từ điển chữ Hán giải thích bằng chữ Nôm thuộc loại sớm nhất.
Thế kỷ 17 cũng chứng kiến sự xuất hiện nhưng đã sớm nở rộ của văn học Nôm Công giáo, với những tác giả tên tuổi như nhà truyền giáo Girolamo Maiorica (chủ trì biên soạn hơn 45 tác phẩm nhiều thể loại), thầy giảng Gioan Thanh Minh (viết tiểu sử các danh nhân và thánh nhân), thầy giảng Lữ-y Đoan (viết "Sấm truyền ca", truyện thơ lục bát phỏng tác từ Ngũ Thư).
Thế kỷ 18–19.
Thơ Hàn luật của những thế kỷ kế tiếp càng uyển chuyển, lối dùng chữ càng tài tình, hóm hỉnh như thơ của Hồ Xuân Hương hay Bà Huyện Thanh Quan. Ngược lại thể thơ dài như Ai tư vãn của Ngọc Hân Công chúa cùng thể song thất lục bát trong "Chinh phụ ngâm" của Đoàn Thị Điểm lưu danh những nữ sĩ biệt tài thời trước. Riêng "Chinh phụ ngâm" được xem là một tuyệt tác, có phần trội hơn nguyên bản chữ Nho.
Thể song thất lục bát cũng lưu lại tác phẩm "Cung oán ngâm khúc", lời văn cầu kỳ, hoa mỹ nhưng thể thơ phổ biến nhất là truyện thơ lục bát, trong đó phải kể Truyện Kiều (Nguyễn Du) và "Lục Vân Tiên" (Nguyễn Đình Chiểu). |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Văn từ truyện thơ bình dị hơn nhưng lối hành văn và ý tứ không kém sâu sắc và khéo léo. Những tác phẩm truyện Nôm khuyết danh khác như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Phan Trần, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Nữ tú tài, Tô Công phụng sứ, tất cả được phổ biến rộng rãi khiến không mấy người Việt lại không biết vài câu, nhất là Truyện Kiều.
Dưới triều đại nhà Tây Sơn, do sự hậu thuẫn của Quang Trung hoàng đế, toàn bộ các văn kiện hành chính bắt buộc phải viết bằng chữ Nôm trong 14 năm, từ 1788 đến 1802.
Thời kỳ cuối của chữ Nôm xuất hiện nhiều tác phẩm thi ca theo thể hát nói như của Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Tú Xương v.v. Những thể cũ song thất lục bát và lục bát (các truyện Nôm) vẫn góp mặt song thêm vào đó là những vở tuồng hoặc chèo dân gian cũng được soạn bằng chữ Nôm như "Kim Thạch kỳ duyên, Chàng Lía" (Văn Doan diễn ca), "Quan Âm Thị Kính".
Đối ngược lại tài liệu văn học thì triết học, sử học, luật pháp, y khoa và ngữ học tuy có được ghi lại bằng chữ Nôm nhưng tương đối ít. Văn vần thì có "Đại Nam Quốc sử Diễn ca" (thời Nguyễn). Đặc biệt là cuốn từ điển song ngữ Hán Nôm "Đại Nam Quốc ngữ" do Văn Đa Nguyễn Văn San soạn năm Tự Đức thứ 30 (1877). Trong những văn bản hành chính thường nhật như sổ sách, công văn, giấy tờ, thư từ, khế ước, địa bạ v.v. chỉ đôi khi xen chữ Nôm nếu không thể tìm được một chữ Hán đồng nghĩa để chỉ các danh từ riêng (như tên đất, tên làng, tên người), nhưng tổng thể vẫn là văn bản Hán Việt.
"Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị" là từ điển chữ Nôm đầu tiên, được phiên ra chữ Quốc ngữ và giải thích bằng tiếng Latinh.
Suy giảm.
Dưới chính quyền thuộc địa và bảo hộ của Pháp, vào cuối thế kỷ 19 tại Nam Kỳ và đầu thế kỷ 20 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, vị thế của chữ Hán và chữ Nôm bắt đầu giảm sút. |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Chữ Quốc ngữ được chính quyền thuộc địa bảo hộ qua các nghị định được người Pháp ban ra với mục đích xóa bỏ chữ Hán và chữ Nôm, để tiếng Việt đồng văn tự với tiếng Pháp, giúp phổ biến tiếng Pháp và dễ bề cai trị. Kỳ thi Hương cuối cùng tại Nam Kỳ được tổ chức vào năm 1864, tại Bắc Kỳ là năm 1915, tại Trung Kỳ là năm 1918 và kỳ thi Hội sau cùng được tổ chức vào năm 1919. Trong chừng mực nào đó, chữ Hán vẫn tiếp tục được dạy trong thời Pháp thuộc. "Học chính Tổng quy" ("Règlement général de l'Instruction publique") do Toàn quyền Albert Sarraut ban hành năm 1917 quy định ở cấp tiểu học, mỗi tuần dạy Hán tự một giờ rưỡi và dạy tiếng Pháp (lớp nhì và lớp nhất) ít nhất 12 giờ. Ở cấp trung học, mỗi tuần quốc văn (gồm Hán tự và quốc ngữ) dạy 3 giờ trong khi Pháp văn và lịch sử Pháp dạy 12 giờ. Bên cạnh bộ "Quốc-văn giáo-khoa thư" của nhóm Trần Trọng Kim, Nha Học chính Đông Pháp còn tổ chức và cho sử dụng bộ "Hán-văn tân giáo-khoa thư" xuất bản lần đầu năm 1928 do Lê Thước và Nguyễn Hiệt Chi biên soạn, đều được dùng rộng rãi cho tới trước năm 1949.
Tại miền Nam, Giáo dục Việt Nam Cộng hòa quy định dạy chữ Hán cho học sinh trung học đệ nhất cấp. Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chủ trương dạy chữ Hán và chữ Nôm, nhưng có sử dụng chữ Hán với chữ Nôm ở một số thời điểm (đồng tiền lưu hành của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có in chữ Hán). Khi đất nước thống nhất, chương trình giáo dục phổ thông của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không giảng dạy chữ Hán và chữ Nôm.
Hiện tại.
Chữ Nôm và chữ Hán hiện nay không được giảng dạy đại trà trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam, tuy nhiên nó vẫn được giảng dạy và nghiên cứu trong các chuyên ngành về Hán-Nôm tại bậc đại học. Chữ Nôm và chữ Hán cũng được một số hội phong trào tự dạy và tự học, chủ yếu là học cách đọc bằng tiếng Việt hiện đại, cách viết bằng bút lông kiểu thư pháp, học nghĩa của chữ, học đọc và viết tên người Việt, các câu thành ngữ, tục ngữ và các kiệt tác văn học như Truyện Kiều. |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Để giúp chữ Nôm cũng được hiển thị trên máy tính và di động như chữ Hán, các nhà ngôn ngữ học về Hán Nôm đã và đang cố gắng chuẩn hoá chữ Nôm toàn diện hơn về mặt chữ, cách viết và âm đọc, đồng thời nỗ lực đưa chữ Nôm được mã hoá lên bộ mã Unicode. Điều này giúp cho chữ Nôm được bảo tồn lâu dài, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu và thông hiểu hơn. Tính đến nay, đã có gần 12.000 chữ Nôm được cấp mã Unicode.
Người Kinh ở Trung Quốc hiện nay vẫn sử dụng chữ Hán và chữ Nôm làm văn tự chính thức cho dạng tiếng Việt mà họ đang nói hàng ngày (tiếng Kinh Trung Quốc) thay vì chữ Latinh mà tại Việt Nam gọi là chữ Quốc ngữ.
Do các vấn đề chính trị nhạy cảm về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc (như thời kỳ bắc thuộc, những cuộc chiến tranh trong hàng nghìn năm của lịch sử, tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa...), khiến nhiều người Việt hiện nay mang tư tưởng của Chủ nghĩa bài Trung Quốc, không phân biệt được chữ Nôm, chữ Hán với tiếng Trung (tức không phân biệt được "chữ viết" và "tiếng nói"), nên thường có hành động đả kích vô cớ những người học chữ Nôm, chữ Hán hay người viết các văn tự ngữ tố này trong tiếng Việt (ví dụ như đả kích người viết thư pháp chữ Hán Nôm thay vì viết chữ Latinh/ chữ Quốc ngữ, vì cho rằng viết chữ Hán Nôm là viết tiếng Trung). Điều này gây khó khăn lớn trong thời hiện đại cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị mà chữ Nôm cũng như chữ Hán đã mang lại cho tiếng Việt và văn học cổ truyền Việt Nam.
Chữ Nôm, chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
Chữ Quốc ngữ Latinh và chữ Nôm cùng chữ Hán là hai hệ chữ dùng để viết tiếng Việt, chúng có vai trò khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau trong dòng lịch sử và văn hóa Việt Nam. Chữ Quốc ngữ được các nhà truyền giáo Dòng Tên tại Việt Nam sáng chế dựa trên ký tự Latinh vào nửa đầu thế kỷ 17 và cho tới cuối thế kỷ 19 chỉ được lưu hành trong giới Công giáo. Tuy nhiên, trái với nhiều người lầm tưởng, trong thời kỳ này lượng văn thư Kitô giáo chữ Nôm vượt xa chữ Quốc ngữ, và sách chữ Nôm vẫn được người Công giáo sử dụng cho đến giữa thế kỷ 20. |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong giai đoạn này cũng được đặt trong mối liên hệ với chữ Nôm và văn chương tiếng Việt nói chung.
Đến thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa muốn tăng cường ảnh hưởng của tiếng Pháp (cũng dùng chữ Latinh) và hạn chế ảnh hưởng của Hán học cùng với chữ Hán. Chính quyền thuộc địa ban hành các nghị định để bảo hộ cho việc sử dụng chữ Quốc ngữ:
Như vậy, chính sách của thực dân Pháp có tác động lớn đến sự phổ biến chữ Quốc ngữ. Nhưng việc chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức có phải thuần túy do người Pháp áp đặt hay không là một chủ đề còn bỏ ngỏ. Theo sử gia Liam C. Kelly, sắc lệnh năm 1906 của vua Thành Thái bổ sung chương trình giáo dục Nam âm (chữ Quốc ngữ Latinh) bên cạnh chữ Hán cho thấy có những cải cách ngôn ngữ học và trí thức tới từ nhà Nguyễn.
Trên thực tế, chính quyền thực dân Pháp vốn bất đồng về việc phổ biến chữ Quốc ngữ; trong đó có ý kiến cho rằng việc thúc đẩy chữ Quốc ngữ là "nguy hiểm cho người Pháp". Người Pháp chê bai chữ Quốc ngữ, do các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha chế tạo, là hệ chữ "vô tích sự vì đã không giúp ích gì trong việc truyền bá chữ Pháp", nhưng bất đắc dĩ vẫn phải chấp nhận hệ chữ này. Kế tiếp đó, các sĩ phu vận động ủng hộ chữ Quốc ngữ trong công cuộc phổ biến tân học và lan truyền tư tưởng yêu nước. Các phong trào cải cách như Hội Trí Tri, phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục và ngành báo chí mới hình thành đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chữ Quốc ngữ.
Những cách tạo chữ Nôm.
Từ Hán Việt: tương đồng về âm và nghĩa (âm đọc).
Mượn cả âm đọc (âm Hán Việt) và nghĩa của chữ Hán để ghi lại các từ từ Hán Việt. Âm Hán Việt có ba loại là:
Ba loại âm Hán Việt kể trên đều được dùng trong chữ Nôm. |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Một số từ Hán Việt cổ như "thấy", xuất phát từ chữ gốc là 睇 nhưng không dùng từ gốc để ghi Nôm mà ghi bằng từ ghép 𫌠. Từ "sông" vốn bắt nguồn từ âm Hán cổ của từ "giang" (江) , vốn có gốc Proto-Vietic , nhưng khi ghi Nôm được ghi bằng chữ hình thanh là 滝. Một số âm Hán Việt đọc trại như huê-hoa, trường-tràng thì không có chữ Nôm bổ sung mà vẫn dùng chữ Hán để ghi.
Dùng âm chữ Hán, không dùng nghĩa (giả tá).
Mượn chữ Hán đồng âm hoặc cận âm để ghi âm tiếng Việt. Âm mượn có thể là âm Hán Việt tiêu chuẩn, âm Hán Việt cổ hoặc âm Hán Việt Việt hoá. Khi đọc có thể đọc giống với âm mượn hoặc đọc chệch đi. Ví dụ:
Dùng nghĩa chữ Hán, không dùng âm (huấn đọc).
Mượn chữ Hán đồng nghĩa hoặc cận nghĩa để ghi lại âm tiếng Việt. Ví dụ: chữ "dịch" 腋 có nghĩa nghĩa là "nách" được dùng để ghi lại từ "nách" trong "hôi nách", chữ "năng" 能 có nghĩa là "có tài, có năng lực" được dùng để ghi lại từ "hay" trong "văn hay chữ tốt".
Chữ ghép (tạo tự).
Chữ ghép, còn gọi chữ là chữ hợp thể, là chữ được tạo ra bằng cách ghép hai hoặc nhiều hơn chữ khác thành một chữ. Các chữ cấu thành nên chữ ghép có thể đóng vai trò là thanh phù (bộ phận biểu thị âm đọc của chữ ghép) hoặc nghĩa phù (bộ phận biểu thị ý nghĩa của chữ ghép) hoặc vừa là thanh phù vừa là nghĩa phù hoặc dùng làm phù hiệu chỉnh âm chỉ báo cho người đọc biết chữ này cần phải đọc chệch đi. Chúng có thể được viết nguyên dạng hoặc bị viết tỉnh lược mất một phần hoặc thay bằng chữ giản hóa. Thanh phù luôn có âm đọc giống hoặc gần giống với âm đọc của chữ ghép. Phù hiệu chỉnh âm được dùng trong chữ Nôm là bộ "khẩu" 口 (đặt ở bên trái chữ ghép), dấu "cá" 亇 (bắt nguồn từ chữ "cá" 个 viết theo thể thảo thư, đặt ở bên phải chữ ghép), dấu nháy "𡿨" (đặt ở bên phải chữ ghép), bộ "tư" 厶 (đặt ở bên trên hoặc bên phải chữ ghép), dấu "冫" (đặt bên trái chữ ghép, chỉ thấy dùng trong các bản văn bản Nôm ở vùng Nam Bộ Việt Nam). |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Một số ví dụ về chữ ghép:
Tiếng Việt hiện đại không có phụ âm kép nhưng trong tiếng Việt từ giai đoạn trung đại trở về trước thì lại có phụ âm kép. Trong chữ Nôm hợp thể để biểu thị các phụ âm kép người ta dùng một hoặc hai chữ làm thanh phù. Nếu dùng hai chữ làm thanh phù thì một chữ sẽ dùng để biểu thị phụ âm thứ nhất của phụ âm kép, chữ còn lại biểu thị phụ âm thứ hai của phụ âm kép. Ví dụ:
Lược bớt nét của chữ Hán để biểu thị phải đọc chệch đi.
Lược bớt ít nhất là một nét của một chữ Hán nào đó để gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này phải đọc chệch đi. Ví dụ:
Mượn âm của chữ Nôm có sẵn.
Dùng chữ Nôm có sẵn để ghi lại từ tiếng Việt đồng âm hoặc cận âm nhưng khác nghĩa hoặc đồng nghĩa nhưng khác âm với chữ được mượn. Khi đọc có thể đọc giống với âm đọc của chữ được mượn hoặc đọc chệch đi. Ví dụ:
Ký tự đặc biệt.
Có thể có nguồn gốc từ chữ "" (hựu) (có nghĩa là "lại") hoặc chữ "" (lại) (có nghĩa là "quan lại"). Nó có tác dụng làm lặp lại âm tiết trong từ láy, tương tự như dấu "々" trong tiếng Nhật.
Có thể có nguồn gốc từ chữ "" (cá) (có nghĩa là "cái"). Nó có tác dụng làm thay đổi âm đọc của chữ Hán từ âm Hán (được coi là cách phát âm đúng của chữ Hán, tương tự Go-on và Kan-on tiếng Nhật) thành âm Nôm (cách phát âm sai của chữ Hán, tương tự Kan'yō-on tiếng Nhật).
Kiểu viết.
Cũng giống như các kiểu chữ của tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, chữ Nôm là dạng ký tự mà mỗi chữ chỉ cần viết trong một phạm vi ô vuông không đổi, nên vừa có thể viết dọc kiểu truyền thống và viết ngang kiểu phương tây.
Viết dọc.
Kiểu viết dọc truyền thống Đông Á gọi là "Tung Thư" (縱書), viết từ trên xuống dưới, hàng đọc từ phải sang trái, là kiểu viết mà người Việt xưa sử dụng. Có thể thấy ở các văn bản hay di tích cổ xưa như Bia tiến sĩ, Truyện Kiều bản gốc... hay các biển hiệu xưa như "Văn Miếu Môn" (dựng ngang nên viết từ phải sang trái)"." Kiểu viết này giống kiểu viết của tiếng Nhật trong manga (nguyên nhân chính khiến manga có bản quyền ở Việt Nam đọc từ phải sang trái) và truyện chữ như light novel. |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Một bộ sớ cầu siêu rất dài bằng chữ Nôm được viết năm 1953 được tìm thấy ở Kon Tum, cho thấy rõ kiểu viết này.
Tuy nhiên vì đứt gãy với văn hóa cổ cũng như quen đọc viết chữ Quốc ngữ, nhiều người Việt Nam hiện nay không hiểu rõ kiểu viết truyền thống này, nên khi viết dọc cho chữ Hán và chữ Nôm lại hay xếp ngược hàng từ trái sang phải.
Lợi điểm của kiểu viết dọc cho chữ Nôm là không chiếm nhiều diện tích ngang nên dễ treo câu đối hay biển hiệu (vì mô men trọng lực ít); không cần phải xoay chữ hay tách chữ (điều mà chữ Quốc ngữ bắt buộc phải làm nếu muốn viết dọc); và do kích thước vuông cố định, chữ Nôm khi viết dọc sẽ thẳng đều hai bên và đẹp hơn chữ Quốc ngữ, khi số lượng và kích cỡ ký tự latinh trong mỗi từ là khác nhau nên chắc chắn sẽ bị lệch hàng.
Viết ngang.
Kiểu viết ngang gọi là "Hoành Thư" (橫書), viết từ trái sang phải, hàng xếp từ trên xuống dưới, giống như kiểu viết của chữ Quốc ngữ. Đây là kiểu viết du nhập từ kiểu viết chữ Latin của phương tây.
Dấu chấm câu trong văn bản chữ Nôm cổ.
Thư tịch tiếng Hán và tiếng Việt viết bằng chữ Nôm thời xưa thường không có dấu chấm câu. Nếu trong sách in có dấu chấm câu thì thường là do người đọc sách viết thêm vào. Trong văn bản, ở những chữ nào mà người xưa cảm thấy cần phải dừng lại một chút khi đọc đến chữ đó thì chữ đó cùng những chữ đứng trước nó được xem là một “câu” 句. “Câu” theo quan niệm thời xưa nhiều khi không xem được là câu theo quan niệm về câu thời nay. Việc thêm ký hiệu vào trong văn bản để chỉ ra ranh giới của các “câu” gọi là "chấm câu" 點句. Việc chấm câu cho sách gọi là "chấm sách" 點冊.
Hai loại dấu chấm câu thường dùng trong thư tịch cổ tiếng Hán và tiếng Việt viết bằng chữ Nôm là vòng “。” và dấu chấm “、”. Khi vòng và dấu chấm được dùng cùng nhau để chấm câu thì vòng được dùng tương tự như dấu chấm “.” trong chữ Quốc ngữ, dấu chấm “、” được dùng tương tự như dấu phẩy “,” trong chữ Quốc ngữ. Cũng có khi chỉ có vòng “。” hoặc dấu chấm “、” được dùng để chấm câu. Việc chấm câu bằng vòng gọi là "vòng câu" 𥿺句. |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Trong thư tịch cổ tiếng Việt viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chữ được viết kiểu Tung Thư (viết dọc từ phải sang trái) chứ không viết theo hàng ngang như chữ Latinh, vòng và dấu chấm thường nằm ngoài hàng chữ, bên phải chữ cuối cùng của “câu”.
Chuẩn hóa.
Năm 1867, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ đã đề xuất chuẩn hóa chữ Nôm (cùng với việc bãi bỏ Hán văn), nhưng hệ thống mới mà ông gọi là Quốc âm Hán tự (國音漢字) đã bị vua Tự Đức bác bỏ.
Năm 2022, Ủy ban Phục sinh Hán Nôm Việt Nam đã công bố Bảng chữ Hán Nôm Chuẩn Thường dùng, với tổng số 5.524 ký tự chuẩn, chiếm khoảng 98% lượng sử dụng hàng ngày của tiếng Việt hiện đại.
Ưu và nhược điểm.
Nhược điểm.
Được tạo ra dựa trên chữ Hán, các bộ thủ, âm đọc và nghĩa từ vựng trong tiếng Việt, do vậy chữ Nôm không phải là bộ chữ đơn giản cho người mới học (không tính trẻ em học vỡ lòng).
Với việc viết chữ, nếu đã quen các nét và cách viết chữ Hán (ít nhất là Hành thư hoặc Khải thư), việc viết chữ Nôm không phải là điều khó khăn. Tuy nhiên sẽ cần phải lưu ý kích thước các nét chữ do chữ Nôm thường nhiều nét hơn chữ Hán, nên nếu không định lượng được kích thước nét chữ, sẽ dễ làm cho chữ Nôm to hơn so với chữ Hán cùng dòng. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc khai triển thư pháp, đảm bảo tính mỹ thuật.
Với việc đọc hiểu, về cơ bản để đọc được chữ Nôm thì đòi hỏi người đọc phải có sự hiểu biết chữ Hán và vốn từ vựng tiếng Việt ở một mức độ nhất định. Am hiểu chữ Hán về nghĩa và âm Hán-Việt sẽ giúp ghi nhớ và đọc hiểu chữ Nôm dễ hơn.
Hệ chữ Nôm cũng không có sự thống nhất do chưa được quan tâm chuẩn hoá toàn diện: có thể có nhiều chữ dùng để ghi cùng một âm tiết, hoặc ngược lại, một chữ có thể có nhiều cách đọc khác nhau. Tình trạng này còn do "tam sao thất bản", phần vì trình độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng không cao (chữ bị nhòe, mất nét). Do đó có người nói "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán", "nôm na là cha mách qué". |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Về mặt ngữ âm thì số âm tiết của tiếng Việt nhiều hơn số âm tiết của âm Hán Việt của chữ Hán nên người viết phải dùng dấu nháy [»] hoặc chữ khẩu [口] đặt cạnh một chữ để biểu thị những chữ cận âm. Người đọc vì vậy phải giỏi mà đoán cho trúng âm, khiến chữ Nôm khá khó đọc.
Ưu điểm.
Tuy không tiện dụng như chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) về khả năng viết và phát âm, chữ Nôm cũng có ưu điểm riêng mà chữ Quốc ngữ không thể có được:
Chữ Nôm của các dân tộc khác.
Ở Việt Nam, không chỉ có dân tộc Kinh chế tạo ra chữ Nôm, một vài dân tộc thiểu số khác như Tày, Dao...và cả người Tráng ở Trung Quốc cũng tạo ra chữ Nôm dựa trên chữ Hán để lưu lại ngôn ngữ của họ.
Chữ Nôm Tày.
Chữ Nôm Tày là một sáng tạo tập thể của nhiều thế hệ trí thức người Tày, được ra đời từ khoảng thế kỷ XV - XVI, phát triển mạnh trong thời kỳ nhà Mạc cát cứ ở Cao Bằng và tồn tại cho đến ngày nay. Cũng như những dân tộc khác hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, cư dân Tày Bắc Kạn từ lâu đời đã biết sử dụng hệ thống ký tự chữ Hán để ghi âm tiếng Tày và được các nhà nghiên cứu gọi là chữ Nôm Tày.
Về loại hình, chữ Nôm Tày là chữ khối vuông, thuộc thể loại chữ tượng hình, kế tục và phát triển từ chữ Hán của dân tộc Hán ở phương Bắc. Là thể chữ tượng hình, chữ khối vuông nên trong cách viết, chữ Nôm Tày cũng phải tuân thủ trình tự, cách thức viết chữ của chữ Hán đó là: Trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; trái trước, phải sau; viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (theo hàng dọc); sử dụng bộ thủ chữ Hán để nhận biết ngữ nghĩa, mặt chữ.
Chữ Nôm Ngạn.
Người Ngạn là một nhóm cư dân ở tỉnh Cao Bằng được xếp vào nhóm dân tộc Tày nhưng về mặt ngôn ngữ thì gần với người Giáy, từng sử dụng chữ Nôm Ngạn trộn với chữ Hán trong các bài "mo" (khấn cúng).
"Chữ Nôm" của các nước khác.
Do 喃 "nôm" = 口 "khẩu" + 南 "nam" nên chữ "喃 "nôm"" trong tên gọi "chữ Nôm" thường được hiểu với ý nghĩa là "ngôn ngữ của người Nam". |
Chữ Nôm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=882 | Tuy nhiên, nếu mở rộng khái niệm "chữ nôm" ra cho tất cả các hệ chữ được sáng tạo dựa trên chữ Hán thì có người còn gọi những chữ được các dân tộc phương bắc như Nhật Bản, Triều Tiên là "chữ nôm Nhật", "chữ nôm Triều", hay gọi những hệ thống chữ của các dân tộc thuộc Trung Quốc như Tráng, Đồng, v.v. là "chữ nôm Choang", "chữ nôm Đồng", v.v.
Tuy nhiên, cũng nên phân biệt những "chữ nôm" này với những bộ chữ biểu âm như Kana và Hangul trong tiếng Nhật và tiếng Hàn hiện đại.
Bộ gõ chữ Nôm và chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ.
Có nhiều phần mềm máy tính tạo ra ký tự chữ Nôm và chữ Hán bằng cách gõ chữ Quốc ngữ.
Phông chữ Nôm nằm trong cơ sở dữ liệu Unihan. VietUnicode là phông Unicode chứa các ký tự chữ Nôm. Nó là một dự án trên SourceForge . Phông TrueType có thể tải về từ .
Một số từ điển chữ Nôm trên mạng Internet có Từ điển ở Viện Việt học (tiếng Việt) Nom character index (Tiếng Anh). |
19 tháng 3 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=889 | Ngày 19 tháng 3 là ngày thứ 78 trong mỗi năm thường (ngày thứ 79 trong mỗi năm nhuận). Còn 287 ngày nữa trong năm. |
20 tháng 3 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=891 | Ngày 20 tháng 3 là ngày thứ 79 trong mỗi năm thường (ngày thứ 80 trong mỗi năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 286 ngày nữa trong năm. Đây cũng thường là ngày đầu của mùa xuân (xuân phân) ở Bắc Bán Cầu, và ngày đầu của mùa thu (thu phân) ở Nam Bán Cầu, do đó nó thường là ngày lễ truyền thống Norouz của người Iran ở nhiều quốc gia. |
21 tháng 3 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=892 | Ngày 21 tháng 3 là ngày thứ 80 trong mỗi năm thường (ngày thứ 81 trong mỗi năm nhuận). Còn 285 ngày nữa trong năm. |
22 tháng 3 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=893 | Ngày 22 tháng 3 là ngày thứ 81 trong mỗi năm thường (ngày thứ 82 trong mỗi năm nhuận). Còn 284 ngày nữa trong năm. |
Tháng ba | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=894 | Tháng ba là tháng thứ ba theo Lịch Gregorius, với 31 ngày. |
23 tháng 3 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=895 | Ngày 23 tháng 3 là ngày thứ 82 trong mỗi năm thường (ngày thứ 83 trong mỗi năm nhuận). Còn 283 ngày nữa trong năm. |
24 tháng 3 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=901 | Ngày 24 tháng 3 là ngày thứ 83 trong mỗi năm thường (ngày thứ 84 trong mỗi năm nhuận)trong lịch Gregory. Còn 282 ngày nữa trong năm. |
Vương quốc Anh (1707–1800) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=903 | Vương quốc Anh () là một phần của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm hoàn toàn trên Đảo Anh ("Great Britain"). Vương quốc Anh, do đó, bao gồm ba nước (country) là Anh ("England"), Scotland, Wales, với lại những quần đảo Scilly, Hebride, Orkney và Shetland, nhưng không bao gồm Đảo Man hoặc Quần đảo Eo biển ("Channel Islands").
Giữa những năm 1707 – 1800 nó là vương quốc ở Tây Âu đóng đô ở Luân Đôn. Nó được thành lập do Đạo luật Liên hiệp năm 1707 và được thay bởi Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland năm 1801 khi Vương quốc Ireland bị sáp nhập vào do Đạo luật Liên hiệp năm 1800, sau cuộc nổi loạn Ireland năm 1798 bị đàn áp.
Từ nguyên.
Tên này bắt nguồn từ tiếng Latinh của Vương quốc Anh, "Britannia" hoặc "Brittānia", vùng đất của người Anh thông qua tiếng Pháp cổ là "Bretaigne" (tiếng Pháp hiện đại là "Brittany") và Tiếng Anh trung cổ là "Bretayne, Breteyne". Thuật ngữ "Vương quốc Anh" lần đầu tiên được sử dụng chính thức vào năm 1474.
Trước "Britain", việc sử dụng từ "Great" có nguồn gốc từ tiếng Pháp và "Bretagne" đã được sử dụng ở cả "Britain" và "Brittany". Do đó, người Pháp đã phân biệt hai loại này và gọi của Anh là "la Grande Bretagne", và sự khác biệt này sau đó được phản ánh bằng tiếng Anh.
Lịch sử.
Anh trước thế kỷ 18 và sau năm 1707 đã trở thành một cường quốc thực dân có ảnh hưởng thế giới và là đối thủ chính của Pháp trong cuộc cạnh tranh thuộc địa. Sau năm 1707, các thuộc địa hải ngoại của Anh mở rộng nhanh chóng ở châu Mỹ, Phi và Ấn Độ, và sớm trở thành trụ cột của nền kinh tế và dân số của Đế quốc Anh.
Thống nhất.
Sự hợp nhất chính trị của vương quốc là một chính sách quốc gia quan trọng của Nữ vương Anne, khiến triều đại Stuart của hai vương quốc trước đây trở thành triều đại đầu tiên của Vương quốc Liên hiệp Anh. Năm 1706, Đạo luật Liên minh đã diễn ra suôn sẻ trong các cuộc đàm phán giữa Quốc hội Anh và Scotland, và sau đó hai quốc hội từng phê chuẩn hiệp ước thông qua các dự luật riêng biệt. Đạo luật có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 1707, khi các quốc hội độc lập của Anh và Scotland sáp nhập để tạo thành một Vương quốc Anh thống nhất. Nữ hoàng Anne trở thành Nữ hoàng đầu tiên của Vương quốc Liên hiệp Anh. |
Vương quốc Anh (1707–1800) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=903 | Scotland đã gửi 45 nghị sĩ tham gia Quốc hội mới của Anh cùng với tất cả các nghị sĩ Anh.
Đệ Nhất Đế quốc.
Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha.
Vào ngày 1 tháng 11 năm 1700, Carlos II của Habsburg thuộc Tây Ban Nha băng hà, trong di chúc của mình, ông đã để lại danh hiệu vua Tây Ban Nha cho cháu trai của vua Pháp, Công tước Philipe V của Anjo, và cầu hôn với một phụ nữ Pháp. Triển vọng thống nhất với Tây Ban Nha và các thuộc địa của nó. Điều này là không thể chấp nhận được đối với các cường quốc châu Âu khác. Nhà Habsburg của Áo tin rằng ngai vàng Tây Ban Nha nên được thừa kế bởi Charles VI của Pháp, người cũng là người thuộc gia tộc Habsburg, và tích cực tìm kiếm đồng minh để tuyên chiến với Pháp. Năm 1701, chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha nổ ra và Vương quốc Anh, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Hà Lan đứng về phía Đế quốc La Mã Thần thánh, chiến đấu chống lại Tây Ban Nha và Pháp. Năm 1707, Anh và Scotland sáp nhập vào Vương quốc Liên hiệp Anh và vẫn còn trong chiến tranh. Cho đến năm 1714, Pháp và Tây Ban Nha đã đánh bại và ký Hiệp ước Utrecht, Philip V từ bỏ quyền của con cháu ông và ngai vàng của mình và Tây Ban Nha mất vị thế trong các đế quốc tại châu Âu. Mặc dù Tây Ban Nha vẫn duy trì các thuộc địa lớn của mình ở châu Mỹ và Philippines, nhưng cuộc chiến đã làm suy yếu đáng kể sức mạnh quốc gia của Tây Ban Nha. Và Đế quốc mới của Anh đã mở rộng lãnh thổ của mình kể từ năm 1707, với việc Anh chiếm Newfoundland và Arcadia từ Pháp và đã giành được Gibraltar và Menorca từ Tây Ban Nha. Do đó, Gibraltar đã trở thành một căn cứ hải quân quan trọng cho Vương quốc Anh và tiếp tục cho đến ngày nay, cho phép Vương quốc Anh kiểm soát kênh quan trọng giữa Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, Eo biển Gibraltar.
Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha.
Vào ngày 1 tháng 11 năm 1700, Carlos II của Tây Ban Nha qua đời, trong di chúc của mình, ông để lại tước hiệu vua Tây Ban Nha cho cháu trai của vua Pháp, Felipe V, Công tước xứ Anjou, đề xuất triển vọng thống nhất hai nước. Pháp với Tây Ban Nha và các thuộc địa của nó. |
Vương quốc Anh (1707–1800) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=903 | Điều này không được các cường quốc châu Âu khác chấp nhận, triều đại Habsburg của Áo cho rằng ngai vàng của Tây Ban Nha nên được Đại công tước Karl VI của Áo, cũng là người thuộc hoàng tộc Habsburg, kế thừa, do đó tích cực tìm kiếm đồng minh để tuyên chiến với Pháp. Năm 1701, Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha bùng nổ, Vương quốc Anh, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Hà Lan đứng về phía Thánh chế La Mã chống lại Tây Ban Nha và Vương quốc Pháp. Năm 1707, Anh và Scotland sáp nhập vào Vương quốc Anh và vẫn trong tình trạng chiến tranh. Cho đến năm 1714, Pháp và Tây Ban Nha bị đánh bại và ký Hòa ước Utrecht, Felipe V từ bỏ quyền kế vị ngai vàng của mình và con cháu, Tây Ban Nha mất vị trí trong đế quốc châu Âu. Mặc dù Tây Ban Nha vẫn duy trì các thuộc địa rộng lớn của mình ở châu Mỹ và Philippines, nhưng cuộc chiến đã làm suy yếu sức mạnh quốc gia của Tây Ban Nha một cách không thể đảo ngược và đáng kể. Đế quốc Anh mới tiếp tục mở rộng lãnh thổ sau năm 1707, chiếm Newfoundland và Acadia từ Pháp, Gibraltar và Menorca từ Tây Ban Nha. Do đó, Gibraltar đã trở thành một căn cứ hải quân quan trọng của Anh và tiếp tục cho đến ngày nay, trao cho Anh quyền kiểm soát Eo biển Gibraltar, một tuyến đường thủy quan trọng giữa Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
Chiến tranh Bảy năm.
Chiến tranh kéo dài 7 năm bắt đầu vào năm 1756 là cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử lan rộng trên toàn cầu. Anh chiến đấu ở châu Âu, Ấn Độ, Bắc Mỹ, Caribe, Quần đảo Philippine và bờ biển châu Phi. Năm 1763, Pháp lại bị đánh bại và Hiệp định Paris mà họ ký kết là một biểu tượng quan trọng của cuộc diễu hành của Anh tới Đế quốc Anh. Trong hợp đồng, lãnh thổ rộng lớn của Pháp ở Bắc Mỹ, Tân Pháp, đã được nhượng lại cho Vương quốc Anh, bao gồm một khu vực tập trung nhiều người nói tiếng Pháp và Tây Ban Nha nhượng Florida cho Vương quốc Anh. Kết quả là, Anh đánh bại Pháp trong cuộc đấu tranh thuộc địa và trở thành lực lượng thực dân thống trị trên thế giới. |
25 tháng 3 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=907 | Ngày 25 tháng 3 là ngày thứ 84 trong mỗi năm thường (ngày thứ 85 trong mỗi năm nhuận). Còn 281 ngày nữa trong năm.
Tham khảo.
[[Thể loại:Tháng ba]]
[[Thể loại:Ngày trong năm]] |
26 tháng 3 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=914 | Ngày 26 tháng 3 là ngày thứ 85 trong mỗi năm thường (ngày thứ 86 trong mỗi năm nhuận). Còn 280 ngày nữa trong năm. |
27 tháng 3 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=917 | Ngày 27 tháng 3 là ngày thứ 86 trong mỗi năm thường (ngày thứ 87 trong mỗi năm nhuận). Còn 279 ngày nữa trong năm. |
28 tháng 3 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=920 | Ngày 28 tháng 3 là ngày thứ 87 trong mỗi năm thường (ngày thứ 88 trong mỗi năm nhuận). Còn 278 ngày nữa trong năm. |
29 tháng 3 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=924 | Ngày 29 tháng 3 là ngày thứ 88 trong mỗi năm thường (ngày thứ 89 trong mỗi năm nhuận). Còn 277 ngày nữa trong năm.
Ngày lễ và kỷ niệm.
Ngày 29 tháng 3 hằng năm là ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng |
Chủ nhật | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=925 | Chủ nhật (Hán Nôm: 主日 CN: 星期日/星期天 JA: 日曜日 EN: Sunday) hay còn gọi Chúa nhật (cách gọi thời xưa trong tiếng Việt là "Chúa nhựt") là một ngày trong tuần. Ngày chủ nhật cùng ngày Thứ Bảy được gọi chung là ngày cuối tuần.
Hầu hết tín đồ Kitô giáo gọi là ngày "Chúa nhật", có nghĩa là "Ngày của Chúa (Lord's Day)," là ngày Chúa Kitô phục sinh, ngày đi lễ và nghỉ ngơi. Các nước như Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines cũng như các nước Nam Mỹ gọi ngày Chúa nhật là ngày đầu tuần. Theo lịch Do Thái và các lịch truyền thống (bao gồm các lịch Thiên Chúa giáo), Chúa nhật là ngày đầu tiên trong tuần. Hội Tôn giáo Tín hữu xem ngày Chúa nhật là "ngày đầu tiên" hợp với các lời chứng về sự đơn giản của họ.
Từ nguyên.
Chủ nhật hay Chúa nhật đều là phát âm của một từ 主日 Hán Nôm. Chủ là âm Hán Việt, Chúa là âm Nôm. Cả hai âm chủ và chúa là hai âm khác nhau của một danh từ 主 nghĩa là "người đứng đầu".
Theo kinh điển Do Thái cổ, ngày thứ Bảy là ngày Sabát. Với những dân tộc không thuộc ảnh hưởng văn hóa Do Thái và Ki-tô giáo thì không có tên riêng cho những ngày trong tuần lễ. Khi các giáo sĩ Âu châu sang Viễn Đông dùng tiếng Việt truyền đạo thì đặt "ngày Sabát," tức ngày thứ bảy của tuần lễ theo thứ tự số đếm của ngôn ngữ gốc. Vì giáo sĩ người Bồ Đào Nha đi tiên phong nên tên đặt cho bảy ngày của tiếng Việt cũng theo lối gọi của tiếng Bồ.
Một số ngôn ngữ châu Âu đặt tên bảy ngày trong tuần theo nguồn gốc xa xưa hơn nữa, có từ trước khi Ki-tô giáo du nhập. Trong khi đó các giáo hội Chính Thống giáo Đông phương phân biệt ngày Sabát (thứ Bảy) và ngày của Chúa (Chủ nhật). Đối với Công giáo Rôma thì không đặt nặng việc phân biệt này nên nhiều tín hữu theo — nhất là trong ngôn ngữ thường ngày — gọi ngày Chủ nhật là ngày Sabát. Giáo hội Tin Lành cũng vậy.
Tiếng Trung gọi ngày này là "Tinh kỳ Nhật" (chữ hán: 星期日) nghĩa là "kỳ sao mặt trời". Tiếng Nhật và Hàn thì ngày này gọi là "Nhật Diệu Nhật" (Kanji/Hanja: 日曜日, Kana: にちようび - nichi yōbi, Hangeul: 일요일 - il yo il), có nghĩa là "ngày Nhật Diệu" hay "ngày Mặt Trời". |
Chủ nhật | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=925 | Vai trò của ngày Chủ nhật.
Theo quy định của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), ngày Chủ nhật là ngày cuối cùng của một tuần. Việt Nam và đa số các nước trên thế giới đều theo chuẩn này. Ở một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Chủ nhật lại là ngày đầu tiên của tuần. Theo truyền thống Do Thái cũng như Công giáo Rôma, ngày Chủ nhật được gọi là "ngày bắt đầu", vì thế nó được xem là ngày đầu tuần, trước thứ hai. |
Lá cờ Ohio | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=932 | Lá cờ Ohio là một cờ đuôi nheo (tiếng Anh: "burgee"), được chấp nhận vào năm 1902 và được vẽ bởi John Eisenmann cho Cuộc triển lãm Liên Mỹ ("Pan-American Exposition") năm 1901. Tam giác lớn màu xanh tượng trưng cho các đồi và thung lũng của Ohio, và năm sọc tượng trưng cho đường sá và đường sông. Mười bảy hình sao có nghĩa rằng Ohio là tiểu bang thứ 17 được gia nhập vào liên bang. Hình tròn màu trắng với tâm vòng tròn màu đỏ không chỉ là chữ đầu tiên trong tên của tiểu bang này, mà cũng miêu tả cây mắt nai ("buckeye"), cây chính thức của Ohio có trong tên hiệu "tiểu bang cây mắt nai".
Đây là cờ tiểu bang duy nhất ở nước Mỹ không theo hình chữ nhật, và là một trong hai cờ chính phủ cấp tiểu bang trở lên trên thế giới (cờ kia là Quốc kỳ Nepal). Nó dựa tí trên những cờ kỵ binh trong Nội chiến Mỹ và Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ. |
Tháng tư | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=938 | Tháng tư là tháng thứ tư theo lịch Gregorius, có 30 ngày.
Những sự kiện trong tháng 4.
Tháng 4 bắt đầu cùng một ngày trong tuần với tháng 7 trong bất kỳ năm nào và cùng ngày trong tuần với tháng 1 trong những năm nhuận.
Văn hóa về tháng 4.
Những bài hát về tháng 4:
"Your lie in april" đều là tên của anime và manga |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.