text
stringlengths 78
4.36M
| domain
stringclasses 2
values |
---|---|
Cirrhilabrus efatensis là một loài cá biển thuộc chi Cirrhilabrus trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2017.
Từ nguyên
Từ định danh efatensis được đặt theo tên gọi của đảo Efate, nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập.
Phạm vi phân bố và môi trường sống
C. efatensis mới chỉ được tìm thấy tại đảo Efate và đảo Espiritu Santo thuộc Vanuatu. Các mẫu vật của C. efatensis được thu thập gần các mỏm đá trên nền đá vụn ở độ sâu khoảng 30–60 m.
Mô tả
Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở C. efatensis là gần 9 cm. Cá cái màu cam phớt vàng, vàng nhạt ở bụng. Thân có các hàng chấm trắng. Các vây trong mờ, màu đỏ ở vây đuôi và vây lưng, màu vàng ở vây hậu môn, các vây còn lại không màu.
Đầu và nửa trước thân trên của cá đực có màu đỏ tươi, nửa thân sau màu cam ánh vàng; ngực, bụng và thân dưới màu vàng nhạt. Vây lưng có màu đỏ với một dải viền đen ở rìa sau của vây, có vài đốm màu xanh lam tím ở phần vây gai. Phía trrước của vây lưng có đốm đen. Vây hậu môn màu vàng, viền xanh óng ở rìa, với một dải đỏ gần sát viền xanh này. Vây bụng trong mờ, màu vàng. Vây ngực trong suốt. Vây đuôi màu đỏ với dải viền đen nổi bật ở rìa, sát rìa là một dải xanh lam, lốm đốm các vệt xanh óng. Mống mắt màu đỏ tươi.
Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 8; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.
Phân loại học
C. efatensis được gộp vào một nhóm phức hợp loài cùng với Cirrhilabrus nahackyi và Cirrhilabrus bathyphilus, đặc trưng bởi đốm đen ngay trước vây lưng, cơ thể có các tông màu đỏ và cam, cũng như phần gáy sẫm màu.
Tham khảo
E
Cá Thái Bình Dương
Động vật đặc hữu Vanuatu
Động vật được mô tả năm 2017 | wiki |
Vikramaśīla là một trong hai trung tâm học tập bậc cao của Phật giáo ở Ấn Độ trong thời Đế quốc Pala; trung tâm kia là Nalanda. Vikramaśīla do Vua Dharmapala thiết lập khi thấy chất lượng học thuật ở Nalanda bắt đầu suy giảm. Vikramasila (làng Antichak, hạt Bhagalpur, Bihar) cách Bhagalpur chừng 50 km về phía đông và cách Kahalgaon chừng 13 km về phía đông bắc.
Lịch sử
Vikramaśīla do vua Dharmapala của Đế quốc Pāla thiết lập vào cuối thế kỷ thứ 8 hay đầu thế kỷ thứ 9. Trung tâm học thuật này phát triển rực rỡ trong khoảng thời gian bốn thế kỷ cho đến khi bị đạo quân của Bakhtiyar Khilji phá hủy trong cuộc chiến tranh với triều đại Sena, cùng với những trung tâm học thuật hàng đầu khác của Phật giáo ở Ấn Độ vào khoảng năm 1200.
Những gì mà chúng ta biết được về Vikramaśīla chủ yếu có từ các tài liệu của Tây Tạng, đặc biệt là trước tác của Tāranātha, một sử gia và cũng là một nhà sư Tây Tạng trong thế kỷ 16 và 17.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Vikramshila Mahotsav
Bihar Government Tourism Department
Vikramshila page Bhagalpuronline
A visit to Vikramasila
Vikramshila Guide
Thánh địa Phật giáo
Đại học và cao đẳng Phật giáo
Kiến trúc Phật giáo
Lịch sử Bengal
Lịch sử Phật giáo | wiki |
Thác Bạt Y Đà (, ? - 305) là một lãnh tụ Sách Đầu bộ Tiên Ti. Ông tại vị trong khoảng thời gian 295-305, tương ứng với thời kỳ Tây Tấn tại Trung Nguyên.
Phụ thân của Thác Bạt Y Đà là Thác Bạt Sa Mạc Hãn, các thủ lĩnh khác gồm Thác Bạt Y Lô và Thác Bạt Phất là huynh đệ của ông.
Năm 295, thủ lĩnh Sách Đầu bộ là Thác Bạt Lộc Quan đem quốc thổ phân làm ba bộ, Thác Bạt Y Lô thống trị Tây bộ. Y Đà đem công việc của bộ lạc ủy thác cho người Hán, vì thế có nhiều người Hán quy phụ ông. Trong vài năm từ 297, Thác Bạt Y Đà xuyên qua Mạc Bắc, hướng về phía tây xâm lược các nước, trong vòng 5 năm đã chinh phục được hơn 30 nước.
Năm 304, Y Đà cùng Y Lô cùng quân Tấn hội sư đánh bại quân Lưu Uyên. Năm 305, Y Đà lại đánh bại quân Lưu Uyên, vì thế được hoàng đế Tấn phong là 'Đại lý đại thiền vu'. Không lâu sau, Y Đà qua đời, Thác Bạt Phổ Căn kế thừa chức thủ lĩnh Trung bộ Sách Đầu bộ.
Sau khi xưng đế, Thác Bạt Khuê đã truy thụy hiệu cho Thác Bạt Lộc Cung là "Hoàn hoàng đế".
Tham khảo
Ngụy thư, quyển 1-Tự kỷ
Thủ lĩnh Thác Bạt bộ
Năm sinh thiếu
Mất năm 305
Năm sinh không rõ | wiki |
Vũ Tử (chữ Hán: 武子) là thụy hiệu của một số vị quân chủ và khanh đại phu thời Xuân Thu và Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Danh sách
Đông Chu Sở Vũ tử (sau tự lập làm Sở Vũ Vương)
Xuân Thu Tấn quốc Hàn thị tông chủ Hàn Vũ tử
Xuân Thu Tấn quốc Khanh đại phu Ngụy Vũ tử
Xuân Thu Tấn quốc Đại phu Trù Vũ Tử (hoặc Lã Vũ tử)
Xuân Thu Tấn quốc Khanh đại phu Phạm Vũ tử
Xuân Thu Tấn quốc Khanh đại phu Trí Vũ tử
Xuân Thu Tấn quốc Khanh đại phu Loan Vũ tử
Xuân Thu Tề quốc Khanh đại phu Điền Vũ tử
Xuân Thu Tề quốc Đại phu Quốc Vũ tử
Xuân Thu Tề quốc Đại phu Cao Vũ tử
Xuân Thu Tề quốc Đại phu kiêm Hữu tướng Thôi Vũ tử
Xuân Thu Lỗ quốc Khanh đại phu Quý Vũ tử
Xuân Thu Lỗ quốc Khanh đại phu Thúc Tôn Vũ tử (có các thụy hiệu khác là Ý Tử, Vũ Thúc)
Xuân Thu Vệ quốc Khanh đại phu Ninh Vũ tử
Xuân Thu Trịnh quốc Khanh đại phu Hoàng Vũ tử
Chiến Quốc Tấn quốc Hàn thị tông chủ Hàn Vũ tử
Vũ Tử cũng là tên tự của Vương Tế, danh tướng đời Tây Tấn
Xem thêm
Vũ Liệt Đế
Vũ Liệt vương
Vũ Bá
Vũ Thúc
Vũ trọng
Vũ Đế
Vũ công
Vũ Vương
Vũ hoàng hậu
Vũ hầu
Văn công
Thụy hiệu | wiki |
Eredivisie 2022–23 là mùa giải thứ 67 của Eredivisie, giải đấu bóng đá hàng đầu ở Hà Lan. Giải đấu bắt đầu vào ngày 5 tháng 8 năm 2022 và kết thúc vào ngày 28 tháng 5 năm 2023. Vì Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 bắt đầu vào ngày 20 tháng 11 nên vòng đấu cuối cùng trước khi tạm dừng của Eredivisie 2022–23 được tổ chức vào các ngày 12–13 tháng 11. Giải đấu được tiếp tục thi đấu vào ngày 6 tháng 1 năm 2023.
Các đội bóng
FC Emmen (lên hạng sau một năm vắng bóng), FC Volendam (lên hạng sau 13 năm vắng bóng) và Excelsior (lên hạng sau ba năm vắng bóng) được thăng hạng từ Eerste Divisie 2021–22. Willem II (xuống hạng sau tám năm ở giải đấu hàng đầu), PEC Zwolle (xuống hạng sau mười năm ở giải đấu hàng đầu) và Heracles Almelo (xuống hạng sau mười bảy năm ở giải đấu hàng đầu) đã bị xuống hạng Eerste Divisie 2022–23.
Sân vận động
Số đội theo vùng
Nhân sự và trang phục
Thay đổi Huấn luyện viên
Bảng xếp hạng
Kết quả
Play-off
Thống kê
Ghi bàn hàng đầu
Hat-trick
Kiến tạo hàng đầu
Giữ sạch lưới
Thẻ
Cầu thủ
Thẻ vàng nhiều nhất: 10
Edson Álvarez (Ajax)
Thẻ đỏ nhiều nhất: 2
Carlens Arcus (Vitesse)
Iliass Bel Hassani (RKC Waalwijk)
Doğan Erdoğan (Fortuna Sittard)
Mees Hoedemakers (Cambuur)
Shurandy Sambo (Sparta Rotterdam)
Câu lạc bộ
Thẻ vàng nhiều nhất: 60
Fortuna Sittard
Thẻ đỏ nhiều nhất: 5
Vitesse
Thẻ vàng ít nhất: 41
FC Emmen
PSV Eindhoven
Sparta Rotterdam
FC Volendam
Thẻ đỏ ít nhất: 0
Feyenoord
Utrecht
Giải thưởng
Giải thưởng hàng tháng
Đội hình của tháng:
- Tháng 8: Noppert (SC Heerenveen); Smal (Twente), Trauner (Feyenoord), Van Ewijk (SC Heerenveen); J. Veerman (PSV Eindhoven), Clasie (AZ), Simons (PSV Eindhoven); Gakpo (PSV Eindhoven), Bergwijn (Ajax), Brobbey (Ajax), Van Hooijdonk (SC Heerenveen).
- Tháng 9: Cillessen (NEC); Chatzidiakos (AZ), Blind (Ajax), Tjoe-A-On (Excelsior); Anita (RKC Waalwijk), Reijnders (AZ), Kökçü (Feyenoord), Kudus (Ajax); Odgaard (AZ), Gakpo (PSV Eindhoven), Bergwijn (Ajax).
- Tháng 10: Pandur (Fortuna Sittard); Veldmate (Emmen), Hancko (Feyenoord), Pinto (Sparta Rotterdam); Verschueren (Sparta Rotterdam), Berghuis (Ajax), Kökçü (Feyenoord), Köhlert (SC Heerenveen); Misidjan (Twente), Brobbey (Ajax), Gakpo (PSV Eindhoven).
- Tháng 11: Virgínia (Cambuur); Van Ewijk (SC Heerenveen), Hancko (Feyenoord), Smal (Twente); Taylor (Ajax), Rommens (Go Ahead Eagles), Kökçü (Feyenoord), El Karouani (NEC); Szymański (Feyenoord), Lauritsen (Sparta Rotterdam), Booth (Utrecht).
- Tháng 1: Olij (Sparta Rotterdam); Smal (Twente), Álvarez (Ajax), Arcus (Vitesse), Teze (PSV Eindhoven); Simons (PSV Eindhoven), Zerrouki (Twente), Klaassen (Ajax); Douvikas (Utrecht), Pavlidis (AZ), Adekanye (Go Ahead Eagles)
- Tháng 2: Cillessen (NEC); Geertruida (Feyenoord), Timber (Ajax), Álvarez (Ajax); Bakayoko (PSV Eindhoven), Berghuis (Ajax), Veerman (PSV Eindhoven), Simons (PSV Eindhoven); Kudus (Ajax), Pepi (Groningen), Tadić (Ajax)
- Tháng 3: Stanković (Volendam); Sugawara (AZ), Geertruida (Feyenoord), Chatzidiakos (AZ), Pinto (Sparta Rotterdam); Kökçü (Feyenoord), Simons (PSV Eindhoven), Saito (Sparta Rotterdam); Van Crooij (Sparta Rotterdam), Ugalde (Twente), Karlsson (AZ)
- Tháng 4: Van Gassel (Excelsior); Pinto (Sparta Rotterdam), Mirani (Volendam), Sánchez (Ajax); Reijnders (AZ), Kökçü (Feyenoord), Til (PSV Eindhoven); Paixão (Feyenoord), De Jong (PSV Eindhoven), Kramer (RKC Waalwijk), Giménez (Feyenoord)
- Tháng 5: Unnerstall (Twente); Geertruida (Feyenoord), Beukema (AZ), Hato (Ajax); Manhoef (Vitesse), Clasie (AZ), Vlap (Twente), Antonucci (Volendam); Černý (Twente), Douvikas (Utrecht), Simons (PSV Eindhoven)
Tham khảo
Liên kết ngoài | wiki |
Các món ăn từ thịt gà rất đa dạng và phong phú. Gà là nguồn thịt và trứng chủ yếu trên thế giới để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của con người. Món gà được chế biến dưới dạng thức ăn theo nhiều cách, khác nhau theo vùng và văn hoá. Tỷ lệ thịt gà trong bữa ăn khá cao là do hầu hết gà ăn được các bộ phận và dễ nuôi.
Danh sách
Gà rán
Gà rán Hàn Quốc
Gà nướng
Gà nướng lò đất Tandoori
Gà nướng Măng Đen
Gà sa lửa
Gà nướng ăn mày
Gà Tikka Masala
Gà Yangnyeom
Gà hong gió
Chân gà
Phao câu gà
Gà hấp lá trúc
Gà nấu riềng
Gà tần
Gà lắc
Gà cay
Gà quay
Gà rô ti
Gà luộc
Gà lon bia
Cơm gà
Cơm gà Hải Nam
Cháo gà
Cà ri gà
Chân gà nướng
Xa lát Nga
Samgyetang
Dak galbi
Dak-kkochi
Yakitori
Dak-kkochi
Gà cùng với bánh quế
Gà Barberton
Schnitzel
Waterzooi
Satay
Gà hạt điều
Pastilla
Coq au vin
Murgh makhani
Pilaf
Tori katsu
Gà Afritada
Gà Adobong
Ayam Taliwang
Cánh gà chiên
Tsukune
Musakhan
Pollo a la Brasa
Cordon bleu
Gà nướng sả
Cơm gà rau thơm
Gà chiên giòn
Gà Airline
Gà Văn Xương
Chilli chicken
Lemon chicken
Gà quả cam
Bamboo chicken
Soy sauce chicken
Brown stew chicken
Bean sprouts chicken
Bon bon chicken
Bourbon chicken
Coronation chicken
Circassian chicken
Dezhou braised chicken
Dong'an chicken
Snake bite chicken
Sesame chicken
Jerk chicken
Jubilee chicken
Gà Cung Bảo
Fujian red wine chicken
Engagement Chicken
General Tso's chicken
Hunter's chicken
Chicken 65
Chicken à la King
Chicken and duck blood soup
Chicken and dumplings
Chicken balls
Chicken bog
Chicken cacciatore
Chicken Chettinad
Chicken Divan
Chicken French
Chicken karahi
Gà Kiev
Chicken Lahori
Chicken lollipop
Chicken Marengo
Chicken marsala
Gà Maryland
Chicken mull
Chicken nugget
Chicken Paillard
Chicken paprikash
Gà parmesan
Chicken parmigiana
Chicken pie
Chicken riggies
Chicken salad
Chicken tabaka
Chicken tatsuta
Chicken tikka
Chicken Vesuvio
Chicken with chilies
Chinese chicken salad
Claypot chicken rice
Andong jjimdak
Arroz con pollo
Ayam bakar
Ayam betutu
Ayam goreng
Ayam masak kicap
Biryani
Bubur ayam
Buldak
Cafreal
Chi-Mc
Chikuzenni
Cock-a-leekie soup
Country Captain
Coxinha
Dakjuk
Dapanji
Double Down
Dragon tiger phoenix
Flying Jacob
Galinha à africana
Galinha à portuguesa
Galinhada
Gallo en chicha
Gribenes
Gulai Ayam
Hawaiian haystack
Inasal na manok
Jambonneau
Jerusalem mixed grill
Kai yang
Kedjenou
Kelaguen
King Ranch Chicken
Kori Rotti
Kuku Paka
Lontong Cap Go Meh
Mangalorean Chicken Sukka
Mie ayam
Moo goo gai pan
Murgh Musallam
Nasi liwet
Nasi tim
Olivier salad
Opor ayam
Ostropel
Padak
Parmigiana
Piccata
Pinikpikan
Plecing ayam
Pollo al disco
Poularde Albufera
Poulet au fromage
Rendang ayam
Rollatini
Sajji
Saltimbocca
Sanbeiji
Scaloppine
Shish taouk
Soto ayam
Spice Bag
Swiss wing
Tavuk göğsü
Tbeet
Thalassery biryani
Torikatsu
Turducken
Wyngz
Yassa
Tham khảo
Thịt gà
Danh sách món ăn theo thành phần chính | wiki |
Càng ngắm càng yêu (tiếng Hàn: 볼수록 애교만점) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc thuộc thể loại hài kịch tình huống và gia đình của nhóm đạo diễn Sa Hwa-kyung, Im Jung-ah và Kang Young-sun, được trình chiếu lần đầu vào năm 2010.
Tại Việt Nam, phim từng được phát sóng trên kênh D-Dramas (nay là VIE Dramas) và Giải Trí TV (nay là VIE Giải Trí). Năm 2015, Công ty Cổ phần Truyền thông Thanh Thiếu Nhi (TTN Media) mua bản quyền và phát sóng trên kênh HTV3 lúc 22 giờ bắt đầu từ ngày 25 tháng 5.
Diễn viên
Nhà Ok-sook
Song Ok Sook as Song Ok Sook (55)
Im Ha Ryong as Im Ha Ryong (60)
Ye Ji Won as Im Ji Won (34)
Choi Yeo Jin as Im Yeo Jin (28)
Kim Ba Ni as Im Ba Ni (22)
Lee Young Yoo as Han Yoo Na (11)
Sa Mi Ja as Ha Ryong's mother
Nhà Sung-soo
Kim Sung Soo as Kim Sung Soo (36)
Chae Sang Woo as Kim Joon (11)
Krystal Jung as Jung Soo Jung (Sung Soo's niece)
Nhà Kyu-han
Lee Kyu Han as Lee Kyu Han (30)
Kim Young Kwang as Lee Young Kwang (22)
Uhm Ji Sung as child Young Kwang
Lee Kyung Shil as Jo Kyung Shil
Thẩm mỹ viện Tantan
Lee Sun Ho as Lee Sun Ho (30)
Jung Yoo Geun as child Sun Ho
Jung Joo Ri as Chief Jung (20)
Ha Yoon as Ha Yoon (27)
Vai trò khác
Lee Sun Jin as Sung Soo's ex-wife
Yoon Doo Joon as Yoon Doo Joon
Han Sun Hwa as Kim Tae Hee
Kim Sae Rom as Kim Sae Rom (Lee Sun Ho's crush)
Yoon Hyun Min as Yoon Hyun Min
Park Sang Hyuk (박상혁) as Park Sang Hyuk
Lee Do Hyun as Lee Do Hyun (kindergarten kid 1)
Lee Kyung Hwan (이경환) as Lee Kyung Hwan
Woo Min Kyu (우민규) as Woo Min Kyu
Noh Tae Yub as Joon Pyo
Lee Sun Jin as Sung Soo's ex
Nhân vật đặc biệt
Tae Jin Ah (태진아) as Ha Ryong's friend (ep.5)
No Sa Yun (노사연) as Ok Sook's friend (ep.14)
Song Ji Eun as Lee Young Kwang's blind date girl (ep.11)
Park Jin Ah (박진아) as Obesity Clinic's patient
Yoo Se Yoon (유세윤) as gas station worker (ep.16)
Kwon Jae Hong (권재홍) as fasilitator (ep.8)
Han Seung Yeon as intern (ep.80)
Lee Hong Ki as Chicken delivery man (ep. 111)
Kim Na Young as Fashion Model Ma Hye Ri (ep.26)
Lee Hyung Suk (cameo)
Giải thưởng
2010 MBC Entertainment Awards
Comedy Male Top Excellence Award (Kim Sung Soo)
Comedy Female Top Excellence Award (Song Ok Sook)
Comedy Male Excellence Award (Lee Kyu Han)
Comedy Female Excellence Award (Choi Yeo Jin)
Sitcom Special Award (Im Ha Ryong)
Comedy Female Newcomer Award (Krystal Jung)
Comedy Male Newcomer Award (Yoon Doo Joon)
Tham khảo
Official site
MBC Global Media
(1), (2)
Phim truyền hình MBC, Hàn Quốc
Phim truyền hình Hàn Quốc ra mắt năm 2010 | wiki |
Đây một câu hỏi mà mình thường nhận được từ các em sinh viên mới ra trường, mới vào đại học , hoặc chưa biết gì về lập trình: “Giờ mình nên học ngôn ngữ lập trình nào đây?”. Nghe đơn giản, nhưng đây là 1 câu hỏi có độ khó khá cao, sánh ngang với câu “Em nên làm nghề gì, vào đại học nào …” của các em học sinh cấp 3. Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ đưa ra một câu trả lời, dựa theo ý kiến cá nhân. Tóm tắt nội dung bài viết Phần 1 – Trước khi hỏi câu này, hãy tự hỏi : Mình muốn học lập trình để làm gì? Khi được hỏi “Giờ mình nên học ngôn ngữ lập trình nào đây?”, mình luôn hỏi lại câu này “Bạn/Em muốn học lập trình để làm gì?”. Trả lời được câu hỏi này, bạn đã xác định được 50% ngôn ngữ mình cần học. Dưới đây là 1 số câu trả lời mình hay nhận được. 1. Em vừa ra trường, trường chỉ dạy C, C++, … giờ em cần học ngôn ngữ gì để dễ kiếm việc làm, lương cao? Thị trường việc làm IT hiện tại rất nhiều, tạm chia làm 3 mảng: embedded, web và mobile.
Mảng embedded: yêu cầu khá cao về trình độ, lập trình ngôn ngữ C, C++, có thể có Java. Nếu bạn là lập trình viên C++ cứng, mức lương rất khá, mức độ cạnh tranh cũng ko nhiều.
Mảng mobile: Chiếm thị phần cao nhất vẫn là app cho Android viết bằng Java, tiếp theo là app cho IOS, viết bằng Objective-C. Java là một ngôn ngữ khá dễ học, độ phổ biến cũng cao, ứng dụng rộng. Nên học Java vì có thể chuyển qua các mảng khác khá dễ dàng.
Mảng web: Các công ty outsource ở VN hiện tại đều tuyển LTV C#. NET và Java , do đó nhu cần khá cao. Tuy nhiên nhu cầu cao nhất vẫn là PHP . Cần lưu ý 1 điều là số lượng developer PHP khá đông và hung hãn, thượng vàng hạ cám cũng nhiều, do đó mức độ cạnh tranh khá cao. Như đã nói, số lượng công việc cần PHP rất đông, từ part-time, full-time đến free-lance, nếu giỏi PHP thì mức lương ko hề thấp nhé. Trường mình có 1 bạn SV năm 2, chỉ kiếm việc free-lance PHP trên cũng kiếm được 20 triệu/tháng.
=> Kết luận: Nếu muốn học để kiếm tiền, hãy xác định mình sẽ làm mảng công việc nào, sau đó chọn ngôn ngữ được yêu cầu nhiều. Hiện tại có 1 số ngôn ngữ như Rails, Python,… ít người học, developer giỏi ngôn ngữ này cũng có thu nhập khá (Vì hiếm nên quý =))). 2. Mình muốn làm 1 website, 1 ứng dụng cho người nhà, bản thân v….v. Có 1 số bạn học tài chính ngân hàng, kinh tế …. trả lời mình như vậy. => Nếu bạn muốn làm 1 ứng dụng di động, Java là lựa chọn tốt nhất. Còn việc tạo 1 website, hiện tại có rất nhiều hướng dẫn tạo website bằng Joomla, Drupal,… ko cần kiến thức lập trình. Các bạn có thể học thêm PHP để có thể tùy biến, thêm tính năng cho trang web. Tới đây cũng đã dài, mình biết các bạn trẻ Việt Nam không muốn đọc dài nên sẽ viết ngắn gọn đủ ý nhất có thể. Hẹn gặp lại các bạn trong phần 2 : Lựa chọn thật ra không quan trọng. Học một ngôn ngữ mới là chuyện đơn giản. Rate this: Like this: Related | vanhoc |
Phan Bội Châu- Phan Châu Trinh và khuynh hướng cứu nước đầu thế kỷ XX
I-Tình hình thế giới, khu vực và trong nước cuối XIX- đầu XX. Ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng tư sản đến Việt Nam
1-Thế giới và khu vực
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh,đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc.
Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (năm 1868) đã khiến Nhật Bản trở thành một nước tư bản phát triển.
Ở Trung Quốc: Từ cuối XIX, các nước tư bản phương Tây đã đổ xô sang Viễn Đông tìm kiếm thị trường thuộc địa. Đối tượng chính của chúng ở đây là Trung Quốc, ngay cả Nhật Bản cũng tham gia vào cuộc sâu xé này.
+Cuộc vận động biến pháp do phái Duy Tân đề xướng, được Quang Tự Đế cho thi hành kể từ ngày 11 tháng 6 năm 1898 ở Trung Quốc. Thế nhưng, công cuộc này chỉ tồn tại trăm ngày thì bị Từ Hi Thái hậu ra lệnh bãi bỏ (ngày 21 tháng 9 cùng năm), và những người chủ trì đều bị nghiêm trị (Quang Tự bị truất bỏ ngôi vua và bị bắt bỏ ngục, Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi bị truy nã trốn sang Nhật,…).
+Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc thành công dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn. Nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới: dân chủ tư sản.
2-Trong nước
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi:
+Kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam tồn tại cùng với quan hệ sản xuất phong kiến.
+Xã hội: bên cạnh các giai cấp cũ, các lực lượng xã hội mới ra dời như công nhân, tư sản, tiểu tư sản với những hệ tư tưởng mới.
Một bộ phận ưu tú trong hàng ngũ trí thức phong kiến sớm tiếp xúc với tư tưởng mới bên ngoài đã nhận ra những hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến. Tân thư, tân báo được đưa vào Việt Nam, truyền bá, cổ vũ tư tưởng dân chủ tư sản.
II-Phan Bội Châu cùng khuynh hướng bạo động- Từ thành lập Duy Tân hội đến phong trào Đông Du.
1-Tiểu sử
Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San .Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.Hai chữ “bội châu” trong tên của ông lấy từ câu:[Thành trung nga mi nữ châu bội hà san san].
Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam. Tên gọi Sào Nam được lấy từ câu [Việt điểu sào nam chi nghĩa là Chim Việt làm tổ cành Nam]. Phan Bội Châu còn có nhiều biệt hiệu và bút danh khác như Thị Hán, Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán …
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết
Tam Tự Kinh
, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách
Luận Ngữ
, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài “Hịch Bình Tây Thu Bắc” đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.
Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội
hoài hiệp văn tự
(mang văn tự trong áo) nên bị kết án
chung thân bất đắc ứng thí
(suốt đời không được dự thi).
Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An. Cùng năm đó, thân sinh của cụ qua đời, nhờ đó cụ mới có thời gian rãnh để lo đến việc cứu nước.
Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lâp một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Phan Bội Châu đã nêu rõ nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Con đường cứu nước của Phan Bội Châu là “cứu nước để cứu dân”. Ở đây ta thấy điểm tích cực trong khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu là ông đã xác định được đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, vì vậy ông nêu rõ mục tiêu là đánh đuổi Pháp thì mới có thể giành được độc lập tự do cho nhân dân. Phan Bôi Châu đã chọn Kì Ngoại Hào Cường Để (cháu 6 đời của Vua Gia Long) làm hội chủ nghĩa là Phan Bội Châu muốn quay lại chế độ quân chủ. Vì lúc này tư tưởng trung quân ái quốc vẫn còn tồn tại trong nhận thức của Phan Bội Châu và nhân dân nên để thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, Phan Bội Châu đã lợi dụng tư tưởng trung quân ái quốc để tập hợp lực lượng. Rõ ràng ta thấy lúc này ở Việt Nam vẫn còn vua Thành Thái nhưng Phan Bội Châu đã chọn cho mình một Cường Để có tinh thần chống Pháp chứ không phải một ông vua chính danh nhưng bù nhìn như Thành Thái.
Phan Bội Châu đã xác định phương pháp cách mạng là bạo đông vũ trang cần thiết là đúng vì bản chất của các thế lực thù địch là chúng chống phá ta bằng quân sự vì vậy phải bạo động quân sự.
Phan Bội Châu đã thành lập các tổ chức cách mạng bao gồm hội Duy Tân, hội Cống Hiến được thành lập ở Tokyo, cơ quan liên lạc và Công hội Thương đoàn được thành lập ở Hồng Kông tiếp đó ông tổ chức phong trào Đông Du (1905- 1908) đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập. Phan Bội Châu đã gửi học sinh sang trường Học hiệu Chấn Võ tại Tokyo cùng với trường Thư viện Đồng Văn Tokyo. Tuy nhiên đến tháng 8/1908 chính phủ Nhật cấu kết với Pháp trục xuất lưu học sinh kể cả Phan Bội Châu về nước. Giữa lúc cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911), ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang Phục Hội (1912) với mục đích tập hợp lực lượng đánh đuổi Pháp khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam. Sự ra đời của Việt Nam Quang Phục Hội đánh dấu sự phát triển trong tư tưởng của Phan Bội Châu từ quân chủ lập hiến lên dân chủ tư sản.
Khuynh hướng cải cách của Phan Bội Châu đã khoáy động lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, tập hợp lực lượng kháng Pháp hùng mạnh. Tuy nhiên nó cũng có một số hạn chết nhất định ở chỗ cầu viện Nhật Bản. Lúc bấy giờ Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản do nhu cầu tìm kiếm thuộc địa nên Việt Nam dã trở thành miếng mồi ngon của Nhật Bản vì thế họ nhanh chóng trở mặt khi đụng đến quyền lợi của họ
2.Hoạt động của mình
Năm 1901, Phan cùng một số đồng chí vạch ra 3 kế hoạch sau đây:
+Liên kết với dư đảng Cần Vương và các tráng kiện ở chốn sơn lâm, xướng khởi nghĩa binh, mục đích là đánh giặc phục thù với với thủ đoạn bạo động.
+Tìm người dòng họ nhà vua lập làm minh chủ, rồi ngầm liên kết với những người có thể lực, tập hợp những người trung nghĩa ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ cùng nhau khởi sự.
+ Khi cần thiết sẽ phái người xuất dương cầu ngoại viện.
Mục đích: “Cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác cả.”
Ba kế hoạch này có thể coi là sự khởi đầu một cương lĩnh hoạt động của Duy Tân hội sau này.
a-Thành lập Duy Tân hội
Phan Bội Châu đả kích việc thực dân Pháp cấm giảng dạy lịch sử Việt Nam mà thay vào đó là lịch sử Pháp. ào tạo ra một tầng lớp công chức và chuyên viên phục vụ cho nền cai trị và công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Phan Bội Châu chỉ trích nền giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa là
“chỉ dạy người Việt viết văn Pháp, nói tiếng Pháp, tạm thời làm nô lệ cho Pháp”
Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để – một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn – làm hội chủ.
Mục đích của hội là đánh Pháp, giành lại độc lập cho tổ quốc, thành lâp thiết chế quân chủ lập hiến- theo đó vua có danh mà không có quyền. Hội nghị thành lập Hội đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt như sau:
+Phát triển thế lực hội về người cũng như về tài chính
+Xúc tiến việc chuẩn bị bạo động và các công việc sau đó
+Chuẩn bị xuất dương cầu viện, xác định phươn châm và thủ đoạn xuất dương
Trong ba nhiệm vụ trên, thì nhiệm vụ thứ ba hết sức quan trọng và bí mật, nên Duy Tân hội đã cử Phan Bội Châu và Nguyễn Hàm tự định liệu. Theo đó, đây là tiền đề cho phong trào Đông Du sau này.
Năm 1905, ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, và được khuyên là nên dùng thơ văn (nghe lời Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử) để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Lại nghe hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Bá tước
Ôi Trọng Tín
và Thủ tướng
Khuyển Dưỡng Nghị
khuyên là nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước.
b-Phong trào Đông Du
Tháng 6 năm 1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách
Việt Nam vong quốc sử
về nước. Tháng 8 năm 1905 tại Hà Tĩnh, ông và các đồng chí nồng cốt trong Duy Tân hội bàn bạc rồi đưa ra kế hoạch hành động đó là:
Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với ba thanh niên, sau đó lại có thêm 45 người nữa. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là
Cống hiến hội
…
Chương trình nhằm đào tạo những người có trình đọ văn hóa và quân sự cần thiết cho công cuộc đánh Pháp cứu nước về sau. Đến giữa năm 1903, việc học tâp của các học sinh Việt Nam ở Nhật đã ổn định và phát triển thuận lợi.
Năm 1908, phong trào “cự sưu khất thuế” (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ) nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội. Tiếp đó, Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh Thành lại bị Pháp đón bắt được khi từ Nhật về Nam Kỳ nhận tiền quyên góp cho phong trào Đông Du. Cũng trong năm đó, Pháp và Nhật vừa ký với nhau một hiệp ước, theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.
Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm (Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này.
Năm 1912, trong cuộc “Đại hội nghị” tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để
đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam
, đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế.
III-Phan Châu Trinh cùng khuynh hướng cải cách
1-Tiểu sử
Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện
Tiên Phước
, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện
Phú Ninh
), tỉnh
Quảng Nam
, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.
Mẹ ông mất sớm vào năm ông lên 6 tuổi. Quê nhà bị quân Pháp đốt cháy trong cuộc trấn áp phong trào Cần vương, nên ông phải theo cha, được cha dạy chữ và dạy võ. Sau khi cha mất, ông trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đi học. Ông học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chung với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiến, Phan Quang, và Phạm Liệu.
Khoa Canh Tý (1900), Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở trường Thừa Thiên. Năm sau (1901), triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Khoảng thời gian này, người anh cả mất nên ông về để tang, ở nhà dạy học đến năm Quý Mão (1903) thì được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ.
Năm 1906, ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây (trong số đó có Lương Khải Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này.
Phan Châu Trinh chủ trương tiến hành một phong trào Duy Tân nhằm vận động cải cách kinh tế, văn hoá, xã hội và gắn liền với việc động viên lòng yêu nước, căm thù giặc, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của ngoại xâm.
Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. Mặt khác, Phan Châu Trinh còn phản đối việc dùng vũ lực để giành độc lập dân tộc quốc như cầu viện bên ngoài “Bất bạo động, bạo động tắc tử, bất vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu”.
Theo Phan Châu Trinh, nhiệm vụ cấp bách của dân tộc ta là:
– Chấn dân khí: Thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, làm cho mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, xoá bỏ nọc độc chuyên chế. Vì vậy, ông chủ trương: “Không cần hô hào đánh Pháp, chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã giác ngộ quyền lợi của mình, bấy giờ mới có thể dần dần mưu tính đến việc khác.
– Khai dân trí: Bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thiết khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục, xa hoa, tuyên truyền lối sống tiết kiệm, văn minh.
– Hậu dân sinh: Chăm lo đời sống cho nhân dân bằng việc phát triển kinh tế, chỉ con đường làm ăn cho dân, như khẩn hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hoá.
Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng một số sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
– Kinh tế: cổ động việc chấn hưng thực nghiệp, lập hộ kinh doanh phát triển các nghề thủ công nghiệp (mở lò rèn, xưởng mộc), làm vườn.
– Giáo dục: mở các trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, môn học mới.
– Văn hoá: tổ chức những buổi diễn thuyết kêu gọi sự thay đổi để tiến bộ hơn, phù hợp trong giao lưu buôn bán, ngăn chặn các tệ nạn rượu chè, thuốc phiện… thành lập các trường duy tân lan rộng ra nhiều tỉnh thành khác như Đông Kinh Nghĩa Thục với nội dung và phương pháp mới.
Năm 1908, diễn ra phong trào chống sưu thuế ở các tỉnh miền Trung huy động được hàng vạn người tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai.
Khuynh hướng vận động cải cách của Phan Châu Trinh đã cỗ vũ tinh thần học tập, tự cường, chống các hủ tục phong kiến
2-Hoạt động của Phan Châu Trinh mà tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân
Sau khi cáo quan về quê, Phan Châu Trinh dốc lòng vào công việc cứu nước. Mặc dù rất đau xót trước cảnh thực dân Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc (tức đánh đuổi Pháp), mà nhiệm vụ cấp bách là phải:
Cho nên sau khi ông vào Nam ra Bắc, sang Nhật, để trao đổi và tìm hiểu, cuối cùng ông nhất quyết làm cuộc cải cách duy tân cho quốc dân trong nước. Ngoài ra, ông gửi thư cho Toàn quyền Beau ngày 15 tháng 8 năm 1906, chỉ trích chính phủ Pháp không lo mở mang khai hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị. Bức thư đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.
Với phương châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là:
Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh
. Phong trào thực hiện mục tiêu cải tạo con người và xã hội Việt Nam bằng cách khuyến khích cải cách giáo dục (bỏ lối học từ chương, xóa mù chữ bằng cách phát động phong trào học Quốc ngữ), mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, thay đổi tập quán (cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay)….
Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội đã khởi xướng phong trào chống thuế nên đều bị bắt.
Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế. Nhờ sự can thiệp của những người Pháp có thiện chí và những đại diện của Hội Nhân quyền tại Hà Nội, họ buộc lòng phải kết ông án “
trảm giam hậu, lưu tam thiên lý, ngộ xá bất nguyên
” (nghĩa là
tội chém nhưng chỉ giam lại, đày xa ba ngàn dặm, gặp ân xá cũng không cho về
), rồi đày đi Côn Đảo ngày 4 tháng 4 năm 1908.
Ngày 28 tháng 7 năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Vì đó, nhà cầm quyền Pháp tại Paris đã gọi Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường (một luật sư, nhà báo người Việt chống thực dân) phải đi lính, nhưng hai ông phản đối với lý do không phải là công dân Pháp. Mấy tháng sau, chính quyền khép tội hai ông là gián điệp của Đức để bắt giam Phan Văn Trường giam ở lao Cherchemidi và Phan Châu Trinh bị giam ở Paris, kể từ tháng 9 năm 1914. Năm 1915, vì không đủ bằng chứng buộc tội, chính quyền Pháp phải trả tự do cho hai ông sau nhiều tháng giam giữ.
Ngày 29 tháng 5 năm 1925, Phan Châu Trinh cùng nhà cách mạng trẻ Nguyễn An Ninh xuống tàu rời nước Pháp, đến ngày 26 tháng 6cùng năm thì về tới Sài Gòn. Khi bệnh tình trở nặng (tháng 12/1925), túc trực thường xuyên cạnh Phan Châu Trinh là Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Sinh Sắc, Huỳnh Thúc Kháng.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn Hưởng dương 54 tuổi. Lời trăn trối cuối cùng của Phan Châu Trinh, được thuật lại là, “Độc lập của dân tộc ta sau này sở cậy có Nguyễn Ái Quốc.”
IV-So sánh hai phong trào cứu nước của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu
1-Điểm tương đồng trong hai con đường cứu nước của hai cụ Phan
.
-Cả hai cụ Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu đều là đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX, đều xác định được kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp.
-Tính chất: Đều đi theo con đường dân chủ tư sản, đều sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đang nằm trong tay đế quốc Pháp, Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm xã hội Việt Nam biến chuyển và phân hóa cùng với đó là sự du nhập cuả trào lưu.Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “ Dân nước và nước dân”.
-Kết quả: Đều bị đàn áp và đi đến con đường thất bại.
-Ý nghĩa: Thúc dục lòng yêu nước của nhân dân đương thời, tạo nên trong lòng xã hội những mầm móng, tư tưởng thúc đẩy sự phát triển của những con đường cứu nước theo những khuynh hướng khác, đã sử dụng được sức mạnh của nhân dân làm gốc, tiếp thu được những kết quả của cách mạng thể giới, cả hai cụ đều hoạt động ở cả trong và ngoài nước
2-Điểm khác nhau giữa hai con đường cứu nước
a-Con đường bạo động của cụ Phan Bội Châu
-Nhiệm vụ :Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến ( Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du…)
-Chủ trương:vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến.
-Con đường cứu nước: “cứu nước để cứu dân”
-Xu hướng: Bạo động vũ trang
-Hoạt động tiêu biểu: Thành lập các hội, cùng với việc đưa học sinh sang Nhật Bản học tập, phát động phong trào Đông Du,…
Con đường cứu nước của Phan Bội Châu mặc dù được phần đông quần chúng nhân dân ủng hộ nhưng kết quả cuối cùng là đi đến sự thất bại. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là sai lầm trong chủ trương của cụ.
Điểm mạnh ở đây chính là cụ đã biết tiếp thu những kết quả trong công cuộc đổi mới của Nhật Bản nhưng cũng chính vì lẽ này mà cụ đã xác định sai con đường cứu của mình, cụ chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp. Nhưng thực tế cho thấy một điều khá rõ ràng rằng, Đế quốc Nhật Bản là một nước đi theo “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt”, cũng tích cực bành trướng thuộc địa như thực dân châu Âu. Đến thời điểm đó, Nhật Bản đã xâm chiếm và đô hộ Triều Tiên, và chuẩn bị xâm chiếm Trung Quốc.
Do vậy chủ trương của Phan Bội Châu là rất khó thành công, và dù có thành công thì Việt Nam sẽ lại phải đối diện với mối nguy mới từ Nhật Bản. Vì lẽ ấy, Nguyễn Ái Quốc dù khâm phục lòng yêu nước của Phan Bội Châu nhưng nhận xét đường lối của ông giống như
“Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
b-Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh
-Nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”
-Chủ trương: Giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa, mở mang công thương nghiệp và tự cường.
-Con đường cứu nước: “cứu dân để cứu nước”
-Xu hướng: Cải cách dân chủ .
Nhưng trên hết, phong trào cứu nước của cụ cũng góp phần cổ vũ tinh thần tự lập, tự cường, tư tưởng giáo dục, tư tưởng chống lạc hậu của nhân dân ta. Tuy vậy, không thể không nói đến nguyên nhân chủ yếu làm khuynh hướng này cuối cùng cũng đi vào con đường của sự thất bại như phong trào của cụ Phan Bội Châu chính là sự ảo tưởng trong mục đích muốn ôn hòa và yêu cầu Pháp có thể thay đổi phương thức bóc lột nhân dân ta mà sau này Nguyễn Ái Quốc đã có câu nhận xét như sau:
“Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, đó là sai lầm chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”
Hoặc
Tôn Quang Phiệt
nhận xét về chủ trương của Phan Châu Trinh như sau:
Phan Chu trinh hô hào: Không bạo động, bạo động là chết… Phan Chu Trinh đã muốn thực hiện chương trình khai dân trí, xướng dân quyền của dân mình; dân đã khôn ngoan tiến bộ về mọi mặt, đã biết dùng quyền của mình thì mới có thể độc lập được. Tuy nhiên, cứ lấy tư cách một người thân sĩ chân không mà hô hào cải lương thì làm sao mà được toàn dân hưởng ứng, toàn dân thực hiện được; mà toàn dân không hưởng ứng, không thực hiện, thì cải lương với ai?
Cả hai phái bạo động và cải lương đều thất bại, vì lúc đó nước ta chưa đủ điều kiện chủ quan và khách quan để đuổi được ngoại xâm giành được độc lập. Tuy nhiên, cách mạng võ trang
của
Phan Bội Châu
được người sau noi theo và đã thành công. Các nhà hoạt động cách mạng thường nói “thất bại là mẹ thành công”, trường hợp này rất đúng. Còn chủ trương cải lương của Phan Chu Trinh thì bị thất bại và bị phá sản luôn, sau Phan Chu Trinh những nhà chân chính ái quốc của nước ta không ai đi theo con đường ấy nữa.
– 1905 – 1908: tổ chức phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản. Chủ trương dựa vào Nhật Bản để chống Pháp nhưng không thành Phan Bội Châu về Xiêm chờ thời cơ.
– Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ. Phan Bội Châu về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) chủ trương đánh Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam. Hoạt động: trừ khử, tiêu diệt tên đầu xỏ, tay sai của chúng. Tuy nhiên cũng không thành công
– Ngày 24 -12 -1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.
+ Kinh tế: cổ động việc chấn hưng thực nghiệp, lập hộ kinh doanh phát triển các nghề thủ công nghiệp (mở lò rèn, xưởng mộc), làm vườn.
+ Giáo dục: mở các trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, môn học mới.
+ Xã hội: tổ chức những buổi diễn thuyết kêu gọi sự thay đổi để tiến bộ hơn, phù hợp trong giao lưu, buôn bán, ngăn chặn các tệ nạn rượu chè, thuốc phiện… thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nội dung và phương pháp đổi mới
– Năm 1908 diễn ra phong trào chống sưu thuế khắp các tỉnh miền Trung huy động hàng vạn người tham gia đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai
+ Pháp thẳng tay đàn áp phong trào. Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ở Côn Đảo.
-Năm 1911, Phan Châu Trinh bị đưa sang Pháp.
Tác dụng
Hạn chế
Nguyễn Tuấn Hùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO | vanhoc |
Carbon tetrabromide, CBr4, còn được gọi với cái tên khác là tetrabromomethan, là một carbon bromide. Cả hai tên đều được chấp nhận trong danh mục IUPAC.
Phản ứng hóa học
Kết hợp với triphenylphotphine, CBr4 được sử dụng trong phản ứng Appel, chuyển đổi rượu thành alkyl bromide. Tương tự như vậy, CBr4 được sử dụng kết hợp với triphenylphotphine ở bước đầu tiên của phản ứng Corey-Fuchs, chuyển aldehyde thành alkyl. Nó kém ổn định đáng kể so với tetrahalomethan nhẹ hơn.
Hợp chất này được điều chế bằng cách brom hóa methan bằng HBr hoặc Br2. Nó có thể được điều chế bằng phản ứng ít tốn kém hơn là cho tetrachloromethan với nhôm bromide ở nhiệt độ 100 °C.
Sử dụng
Carbon tetrabromide được sử dụng làm dung môi cho mỡ, sáp và dầu trong ngành công nghiệp nhựa và cao su để thổi và lưu hóa, tiếp tục cho trùng hợp. Hợp chất này được sử dụng như thuốc an thần và là chất trung gian trong sản xuất hoá chất nông nghiệp. Do tính không cháy của nó, nó được sử dụng như một thành phần trong các hóa chất chống cháy. Nó cũng được sử dụng để tách khoáng vật vì có mật độ cao.
Tham khảo
Hợp chất carbon vô cơ
Hợp chất halogen của phi kim
Hợp chất brom | wiki |
Hướng dẫn
Soạn bài: Một thời đại trong thi ca do Hoài Thanh sáng tác thuộc môn Ngữ văn lớp 11 học kỳ 2. Bài soạn dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 11 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
Soạn bài lớp 11: Chiều tối
Soạn bài lớp 11: Từ ấy
Giáo án Một thời đại trong thi ca Ngữ Văn 11
Bài giảng Một thời đại trong thi ca Ngữ Văn 11
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
(Trích) Hoài Thanh
I. TÁC GIẢ:
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra.
Các nhận diện:
2. Điều cối lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ.
Tinh thần thơ mới là chữ “Tôi”.
Đặt vấn đề rõ, gọn (1 câu) dẫn chứng.
Dẫn dắt vấn đề khoa học, khéo léo và dễ hiểu, đảm bảo sự liền mạch trong hệ thống luận điểm, luận cứ, sự liên kết, chuyển tiếp giữa các ý, các đoạn trong bài 1 cách thống nhất.
Câu văn nghị luận giàu chất thơ có sức gợi cảm xúc và gây hứng thú cho người đọc.
Giọng văn: Đồng cảm chia sẻl à tấm lòng người viết thiết tha, thông cảm thấu hiểu. dẫn chứng. tr. 103. | vanhoc |
Shondrae Crawford, được biết đến với nghệ danh Bangladesh hay Mr. Bangladesh, là một nhà sản xuất thu âm người Mỹ đã từng chiến thắng Giải Grammy, một DJ, và đồng thời cũng là một rapper. Anh sinh ra và lớn lên tại Des Moines, Iowa và hiện đang sinh sống ở Atlanta, Georgia.
Cuộc đời và sự nghiệp
Bangladesh bắt đầu công việc sản xuất thu âm của mình vào năm 1998, nhưng anh chỉ thực sự được biết tới vào năm 2000 với việc sản xuất cho đĩa đơn nổi tiếng "What's Your Fantasy" của Ludacris, người mà anh hợp tác rất nhiều lần sau này. Về cái tên, anh giải thích cho việc chọn nghệ danh Bangladesh là bởi vì kiểu công việc sản xuất chính của anh rất giống "Bangladesh": "Chỉ là Bangladesh. Nó nghe rất lạ tai." Anh cũng từng làm việc với Lil Wayne, là nhà sản xuất của một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của Wayne, "A Milli", và sau đó là ca khúc nổi tiếng năm 2011, "6 Foot 7 Foot". Ngoài Lil Wayne, Bangladesh còn sản xuất cho một số ca khúc của Ludacris, Beyoncé, Ke$ha, Usher, Nicki Minaj, T-Pain, Bad Meets Evil, Ice Cube. Ca khúc "Cockiness (Love It)" của nữ nghệ sĩ người Barbados Rihanna cũng do một tay anh đảm nhiệm phần sản xuất.
Danh sách đĩa nhạc
Album phòng thu
Flowers & Candy
Tham khảo
Nhân vật còn sống
Nhà sản xuất thu âm người Mỹ gốc Phi
Sinh năm 1978 | wiki |
Maximilian I của Thánh chế La Mã (22 tháng 3 năm 1459 - 12 tháng 1 năm 1519) là một vị Hoàng đế La Mã Thần thánh từ năm 1508 đến khi qua đời, và đã đồng trị vì với cha ông là Friedrich III trong 10 năm cuối đời. Ông chưa bao giờ được phong tước bởi Giáo hoàng, vì nhận thấy chuyến hành trình đến Rome quá rủi ro. Thay vào đó, ông được tuyên bố bởi Giáo hoàng Giuliô II tại Trent, và điều này phá vỡ truyền thống một Hoàng đế La Mã được phong bởi Giáo hoàng trước đó.
Ông mở mang cho nhà Habsburg bằng chiến tranh và hôn nhân, nhưng ông cũng đã bị mất lãnh thổ ở Thụy Sĩ sau trận Dornach vào ngày 22 tháng 7 năm 1499. Vào ngày 22 tháng 9 năm 1499, Maximilian I đã đồng ý ký hiệp định Basel và sau đó Thụy Sĩ trên thực tế đã độc lập thoát khỏi ách thống trị Habsburg. Ông thường được xem là "Hiệp sĩ cuối cùng".
Chú thích
Tham khảo
Hermann Wiesflecker, Kaiser Maximilian I. 5 vols. Munich 1971–1986.
Manfred Hollegger, Maximilian I., 1459–1519, Herrscher und Mensch einer Zeitenwende. Stuttgart 2005.
Larry Silver, Marketing Maximilian: The Visual Ideology of a Holy Roman Emperor (Princeton / Oxford: Princeton University Press, 2008).
Liên kết ngoài
Austria Family Tree
AEIOU Encyclopedia | Maximilian I
Hoàng đế La Mã Thần thánh
Vua Đức
Đại vương công Áo
Vương tộc Habsburg
Sinh năm 1459
Mất năm 1519
Vua theo đạo Công giáo Rôma | wiki |
Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm (còn được gọi là Vinh Sơn Lê Quang Liêm, Vinh Sơn Hòa Bình, Vicente de la Paz 1732 – 1773) là một linh mục Dòng Đa Minh và là một vị thánh tử đạo Việt Nam.
Tiểu sử
Phạm Hiếu Liêm sinh năm 1732 tại làng Trà Lũ, phủ Thiên Trường, nay thuộc xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, thuộc Giáo phận Bùi Chu. Năm 1744, ông vào tu trong Nhà Chung tại Lục Thủy. Sáu năm sau, ông được linh mục Espinoza (tên Việt là Huy) chọn vào số các thanh niên hưởng học bổng của Vua Felipe V của Tây Ban Nha, gởi đi du học Manila, Philippines. Sau khi học xong tam khoa và tứ khoa tại Trường đại học San Juan de Letran, ông theo chương trình giáo dục đại học của Viện Đại học Santo Tomas trong khi vẫn cư trú tại trường cũ. Sau khi tốt nghiệp, tháng 9 năm 1753, cùng với ba bạn đồng môn cũng là đồng hương Đàng Ngoài của mình, thầy Liêm xin gia nhập Dòng Đa Minh. Năm sau, ông và các bạn tuyên khấn trọng thể, ông lấy tên hiệu là Vinh Sơn Hòa Bình (Vicente de la Paz). Năm 1758, ông thụ phong linh mục và hồi hương vào ngày 3 tháng 10 cùng năm.
Ngày 20 tháng 1 năm 1759, linh mục Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm đến Trung Linh và được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện của Địa phận Đông Đàng Ngoài được đặt tại đó. Sau một thời gian, ông lần lượt đảm nhiệm các xứ đạo như Quất Lâm, Lục Thủy, Trung Lễ, Trung Linh, Trung Lao và kiêm luôn cả vùng Lai Ổn sau khi linh mục Jacinto Castaneda Gia bị bắt. Trong thời gian đó, ông Hoàng Sáu là em của chúa Trịnh Doanh đã được ông rửa tội trước khi mất.
Ngày 1 tháng 10 năm 1773, linh mục Liêm đang chuẩn bị cho các giáo hữu ở Lương Đống mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi thì bị quân lính vây bắt tại nhà một giáo dân tên là Nhiêu Nhuệ. Ông cùng hai cậu giúp lễ bị giải đến quan chánh tổng Xích Bích và bị giam tại đây 12 ngày. Sau đó, ông bị giải về Phố Hiến và gặp lại linh mục Gia đang bị giam ở đó. Ngày 20 tháng 10, hai linh mục Liêm và Gia cùng hai cậu giúp lễ bị giải lên kinh đô Thăng Long gặp chúa Trịnh Sâm, riêng hai ông phải mang gông đề 4 chữ Hoa Lang Đạo Sư (tức giáo sĩ Công giáo). Ngày 4 tháng 11, chúa Trịnh tuyên án trảm quyết hai linh mục Liêm và Gia và sẽ hành quyết sau 3 ngày. Ngay ngày hôm đó, chúa Trịnh đặc xá cho riêng ông nhưng ông lên tiếng rằng ông và linh mục Gia phải chung bản án: cùng bị kết án hoặc cùng được thả. Sau cùng, bản án không thay đổi, hai linh mục bị hành hình tại pháp trường Đồng Mơ, thi hài họ được an táng tại Nhà thờ Trung Linh.
Giáo hoàng Piô X suy tôn Chân phước cho linh mục Liêm vào ngày 20 tháng 5 năm 1906. Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Giáo hoàng Gioan Phaolô II suy tôn ông lên bậc Hiển thánh.
Thánh Phạm Hiếu Liêm là đồng bảo trợ của Trường San Juan de Letran mà ông từng học, đây là một trong những trường đại học cổ nhất Philippines và châu Á nói chung. Tên của ông đã từng được đặt cho một con đường tại phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (nay là đường Hà Bá Tường).
Hội đồng tứ giáo
Hội đồng tứ giáo là một tác phẩm được lưu truyền khá rộng rãi, viết theo môtif đối thoại tôn giáo. Theo các đánh giá gần đây, câu chuyện này không nhất thiết là một dữ kiện lịch sử nhưng được viết nhằm mục đích hộ giáo. Truyện kể tại kinh thành có một quan lớn là chú của chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Mẹ của ông là bà Thượng Trâm, quê xứ Hải Dương, vốn theo đạo Công giáo. Nhiều lần, bà khuyên con theo đạo. Ông này liền nảy ra sáng kiến triệu tập đại diện bốn tôn giáo: Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo và Công giáo để trình bày về đạo của mình để quyết định theo một đạo. Cuộc trao đổi kéo dài ba ngày, mỗi ngày một vấn đề: nguồn gốc con người, mục đích cuộc đời này và đời sau của mỗi người. Linh mục Liêm và Gia đại diện cho Công giáo đã khéo léo trình bày đến nỗi quan lớn phải trầm trồ khen ngợi. Nhưng vì ông biết Chúa Trịnh vẫn cấm đạo Công giáo nên quan vẫn còn ngần ngại chưa theo.
Sau đó, vì tò mò, mẹ chúa Trịnh Sâm cũng cho triệu hai cha đến để giới thiệu đạo cho bà. Khi bà hỏi những người không theo đạo chết rồi sẽ đi về đâu, cha Liêm đáp "bẩm bà, sa hỏa ngục". Bà đùng đùng nổi giận và ép con là chúa Trịnh Sâm ra lệnh xử tử cả hai vị.
Chú thích
Tham khảo
Trang mạng Tin Mừng
Liên kết ngoài
P
P
P
P
P
P
P | wiki |
Bà Điểm là một xã thuộc huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Địa lý
Xã Bà Điểm nằm ở phía nam huyện Hóc Môn, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp Quận 12
Phía tây giáp xã Xuân Thới Thượng
Phía nam giáp huyện Bình Chánh và quận Bình Tân
Phía bắc giáp xã Xuân Thới Đông.
Xã có diện tích 7,05 km², dân số năm 2021 là 96.388 người, mật độ dân số đạt 13.672 người/km².
Lịch sử
Dưới thời nhà Nguyễn, địa bàn xã Bà Điểm hiện nay gần tương ứng với làng Tân Thới Nhứt (Tân Thới Nhất) thuộc tổng Bình Thạnh Hạ, huyện Bình Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Khi Trương Định khởi binh chống Pháp (1859 – 1864), nghĩa quân đặt trạm liên lạc ở vùng này, tại nhà bà lão tên "Điểm" nên thôn Tân Thới Nhứt còn có tên gọi là Bà Điểm.
Năm 1911, chính quyền thực dân Pháp đặt tổng Bình Thạnh Hạ thuộc quận Gò Vấp mới thành lập, làng Tân Thới Nhứt từ đó thuộc quận Gò Vấp.
Tuy nhiên, vào năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sáp nhập tổng Bình Thạnh Hạ vào quận Hóc Môn và đổi tên thành tổng Long Bình. Sau năm 1956, các làng được gọi là xã, Tân Thới Nhứt là một xã thuộc quận Hóc Môn.
Sau năm 1975, xã Tân Thới Nhất thuộc huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 27 tháng 8 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 136-HĐBT. Theo đó, tách 686 ha diện tích tự nhiên và 20.978 người của xã Tân Thới Nhất (gồm 6 ấp Tiền Lân, Trung lân, Hậu Lân, Tây Bắc Lân, Nam Lân và Đông Lân) để thành lập xã Bà Điểm.
Chú thích
Xem thêm
18 thôn vườn trầu
Vườn trầu cau Hóc Môn - Bà Điểm
Khám phá bí mật mang tên địa danh “ông”, địa danh “bà” | wiki |
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Chamber of Commerce and Industry, viết tắt là VCCI) là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, chủ lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam.
Hoạt động của VCCI nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi; đây cũng là một tổ chức độc lập, phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính.
Chức năng
Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng lao động ở Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế
Thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học - công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của các doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài.
Nhiệm vụ
Các nhiệm vụ chủ yếu của VCCI là:
Nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tham mưu cho Nhà nước các vấn đề về pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh;
Tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế
Tổ chức các diễn đàn, đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước với đại diện người lao động và với các tổ chức hữu quan khác ở trong và ngoài nước để trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh;
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong các quan hệ kinh doanh trong nước và quốc tế;
Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức và văn hóa kinh doanh, bảo vệ môi trường
Tập hợp và liên kết với các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam, hợp tác với các Phòng thương mại và công nghiệp, các tổ chức hữu quan khác ở nước ngoài
Xây dựng, quảng bá và nâng cao uy tín doanh nghiệp, doanh nhân, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam; thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước như: chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác;
Tổ chức đào tạo bằng những hình thức thích hợp để phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nhân nâng cao kiến thức, năng lực quản lý và kinh doanh;
Giúp đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và chứng thực các chứng từ cần thiết khác trong kinh doanh; xác nhận các trường hợp bất khả kháng;
Giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải hoặc trọng tài; phân bổ tổn thất chung khi có yêu cầu.
Cơ cấu tổ chức
Đại hội Đồng VCCI
Ban Thường trực VCCI:
Chủ tịch: Phạm Tấn Công
Phó Chủ tịch: Hoàng Quang Phòng
Phó Chủ tịch: Nguyễn Quang Vinh
Phó Chủ tịch: Võ Tân Thành
Phó Chủ tịch: Bùi Trung Nghĩa
Phó Chủ tịch (không chuyên trách): Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Phó Chủ tịch (không chuyên trách): Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO Group)
Tổng Thư ký: Trần Thị Lan Anh
Phó Tổng Thư ký: Đậu Anh Tuấn
Chi nhánh, văn phòng đại diện
Chi nhánh VCCI TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh VCCI Đà Nẵng
Chi nhánh VCCI Hải Phòng
Chi nhánh VCCI Cần Thơ
Chi nhánh VCCI Vũng Tàu
Chi nhánh VCCI Thanh Hóa
Chi nhánh VCCI Nghệ An
VP đại diện VCCI Bình Thuận
VP đại diện VCCI Khánh Hòa
Đơn vị trực thuộc
Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững
Viện Tin học doanh nghiệp (VCCI-ITB)
Viện Phát triển doanh nghiệp
Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp
Trung tâm Thông tin Kinh tế (BIZIC)
Trung tâm Truyền thông Tiềm năng Việt
Trung tâm Văn hóa Doanh nhân
Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam
Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Thương mại VCCI
Công ty TNHH MTV Dịch vụ kỹ thuật và Xuất nhập khẩu
Công ty TNHH MTV Sở hữu trí tuệ VCCI
Công ty TNHH Tổ chức triển lãm VCCI (VCCI EXPO)
Trường Đào tạo Quản lý Doanh nghiệp (CBAM)
Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam
Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trung tâm xác nhận chứng từ Thương mại
Trung tâm WTO và Hội nhập
Tổ chức bên cạnh
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
Ghi chú
Tham khảo
Xem thêm
Phòng Thương mại Quốc tế
Liên kết ngoài | wiki |
Sebastianus (? – 413) là anh trai của Jovinus, là một quý tộc sống ở miền nam xứ Gaul. Sau khi Jovinus ở Gaul dấy loạn tiếm xưng ngôi vị Hoàng đế Tây La Mã của Honorius vào năm 411, ông bèn phong Sebastianus làm Augustus (đồng hoàng đế) vào năm 412. Những đồng tiền xu khắc họa chân dung của Sebastianus sau này được đúc tại Arles và Trier.
Tuy vậy, thời kỳ cầm quyền của Sebastianus không kéo dài được bao lâu, do mối quan hệ tan vỡ giữa Jovinus và vua Athaulf của người Visigoth, Athaulf đã sai người bắt giam Sebastianus vào năm 413 và giao nộp ông cho Claudius Postumus Dardanus, thống đốc praetorian của Honorius tại Gaul. Không bỏ lỡ cơ hội hiếm hoi này, Dardanus liền đem Sebastianus ra xử trảm rồi dâng đầu lên triều đình của Honorius ở Ravenna.
Tham khảo
Liên kết ngoài
De Imperatoribus Romanis: Hugh Elton, "Western Roman Emperors of the First Quarter of the Fifth Century"
Năm sinh không rõ
Mất năm 413
Hoàng đế La Mã thế kỷ 5
Tiếm vương La Mã thế kỷ 5
Vua bị sát hại thế kỷ 5
Người bị Đế quốc La Mã xử tử
Hoàng đế La Mã bị xử tử | wiki |
Trường tiểu học Chorister là trường bán công cho các em độ tuổi 2-13. Nó có nhà trẻ (mở cửa vào tháng 9 năm 2008), mẫu giáo và cấp 1 bán trú và nội trú ở quận Durham, nước Anh. Trường tọa lạc ở số 9 đường College, là một tòa nhà cổ hạng 1 kế nhà thờ Durham. Đa số các em là học sinh bán trú, với khoảng 45 học sinh nội trú. Trước là trường nam nhưng bắt đầu chuyển sang thâu nhận nữ sinh từ tháng 9 năm 2009. Học sinh được dạy trong các lớp học nhỏ trong các tòa nhà cổ trong khuôn viên giáo đường.
Lịch sử
Trường thành lập năm 1416 dành cho các nam sinh trong ban hát nhà thờ. Thời gian đầu chỉ có 5-24 em tuổi từ 8 đến 20, sau 1948 trường mở rộng và được xây thêm. Trở thành trường bán công vào năm 1994.
Thể thao
Trường Choriter không phải là trường điểm về thể thao vì nó chỉ là một trường tiểu học, nhưng có một số thành tích vào năm 2005-2006, khi các đội bóng rugby nam không hề thua trận nào trong cả năm. Dưới sự dìu dắt của huấn luyện viên Jon Bland đội đã thắng 10 trận liên tiếp với tỉ số tổng cộng 486/0 không để lọt lưới trái nào. Đoạt danh hiệu School Sports Matter 2006. Họ cũng giành giải đấu bảy phía Bắc được tổ chức tại Durham. Tạo thế cho đội bóng đá tiến lên giành chiến thắng tất cả bốn trận ở giải 1st XI và một giải bên lề ở trường nam Newcastle, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Gary Brown. Riêng đội cricket dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên Jon Bland đã đoạt thành tích thắng 7 hòa 1 không bàn thua với số điểm 150.
Hiệu trưởng
Henry Madden: 1876 -
FS Dennett: 1914-1929
Henry Yorke Ganderton: 1929-1957
John M Grove: 1957-1978
Raymond G Lawrence: 1978-1994
Stephen Drew: 1994-2003
Ian Hawksby: 2003-2010
Lin Lawrence (tạm thời): 2010
Yvette: 2011-nay
Các học sinh cũ đáng chú ý
Rowan Atkinson (sinh 1955), diễn viên hài, "Mr Bean"
Tony Blair (sinh 1953), cựu Thủ tướng Chính phủ của Vương quốc Anh
James Fenton (sinh 1949), nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học
Christopher Hancock (1928-2004), diễn viên
Stephen Hancock (em trai của Christopher), diễn viên, người đóng vai Ernest Đức Giám mục trong đường Coronation
Sir John Luật (sinh năm 1945), Rt Hon Chúa Tư pháp luật, Thẩm phán Tòa án tối cao từ năm 1992 và 1999, khi ông đến Toà án cấp phúc thẩm
Paddy MacDee, (Patrick McDermott) (sinh c. 1950) chương trình phát thanh chủ
Sir Peter Vardy (sinh 1947), doanh nhân
James Wood (sinh 1965), Giáo sư của Thực hành của Phê Bình Văn Học tại Đại học Harvard và đóng góp cho tờ The New Yorker
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website của trường
Thành lập 1400
Nhà thờ chính tòa Durham | wiki |
Bồng Lai
Tình Không Vương Vấn
Nói đến nữ sinh người ta nghĩ đến các cô gái trong tà áo dài trắng, thùy mị duyên dáng. Nhưng thời áo trắng của tôi dẫy đầy thành tích. Nói đến thành tích cũng có thể ngầm thêm nghĩa bất hảo, không ngoa đâu bạn. Thủa đó, thư tình phất phơ như bướm. Thời đó, ta là tất cả. Dòm lên thôi. Kẻ nào nghèo hơn, dốt hơn, xấu hơn là không đáng cho ta đoái hoài. Nào là vứt sọt rác, lượm hầm bứa, xách dép, đèo bòng là những nhóm từ cửa miệng, không một chút thương tiếc dành cho những kẻ bán than đòi rờ gót ngọc. Lúc hồi tưởng, mơ về những người ta yêu, ít khi dành một khoảng nào cho kẻ mang tội đã từng si mê tạ Tôi đang làm việc ngược ngạo, nói về một người tình không vương vấn.Hôm nay tôi kể chuyện về một người con trai, anh Tiếp. Lần đầu tiên tôi gọi bằng anh, để tỏ lòng kính trọng mối tâm tình ngưỡng mộ của anh của một thời quá khứ mù xạ Anh chung lớp cùng tôi hơn ba năm. Là một trong những kẻ xấu số đã viết những bức thư tình mà tôi vẫn nhớ. Những bức thư bị tôi đem ra phanh phui giữa lớp, hí hố phê bình, và xúi giục đám ngũ quỉ châm chọc nạn nhân, đã dám đòi thương tôi. Cái thời đó sao mà tôi đanh ác quá. Tôi có trái tim không? Có chứ, nhưng mà trái tim non dại, chưa biết đau thương, khốn khổ là gì. Kẻ nào dưới cơ, một trong các mặt tôi kể trên, mà dám xớn xác hó hé với tôi, thì tôi coi như một sự sỉ nhục, làm giảm giá trị của mình. Giá trị của một con người hợm hĩnh. Tuổi mười hai, mười ba là tuổi ngọc ngà, giấc mơ gặp hoàng tử cỡi ngựa bạch bị mấy anh chàng sinh nhằm ngôi sao xấu án ngữ, thì chẳng khác nào sắp được bay lên mà bị nắm chân vậy. Không đá, thì cũng phải đạp chứ. Tôi không có ác ý nào trong việc đối xử không công bình với anh. Tôi chỉ không muốn tỉnh mộng, bị đánh thức bởi một người như anh. Anh lớn hơn tôi hai tuổi, Ba anh mất khi chúng tôi đang học lớp sáu. Mẹ già, anh là con độc nhất. Da mặt xanh xám, môi tim tím. Cái quần xanh polyester duy nhất bó anh như bó chả. Đầu lúc nào cũng cúi xuống, cử chỉ thật quái dị. Cái xoay mình của anh không giống bất cứ ai, như những con rối, người nộm. Đã thế, cái giọng biển của anh, lối nuốt chữ, múa môi và cách xưng hô mình mình, tớ tớ nghe muốn rợn cả người. Vậy mà anh thương tôi, một cô gái nghịch ngợm, đầu đảng phá phách, chọc ghẹo thiên hạ. Anh là trưởng lớp trong những năm tôi học cùng với anh. Luôn tìm cách cà rà bên tôi trong mỗi kỳ cọng sổ cuối tháng. Tôi mấy năm liền đạt danh dự toàn trường. Đường mây của tôi thênh thang, cũng như con đường tình duyên. Ngó ngang cũng không muốn, huống chi phải dòm xuống. Thực tình mà nói, anh Tiếp học cần cù, giỏi toàn diện, tuy không xuất sắc môn nào. Sau này tôi bị Ông thầy Phạm Công Đích đì môn Pháp văn thì anh có vài lần chiếm vị trí của tôi. Tôi chỉ phục những người thông minh, chứ cần cù là không khoái. Đến bây giờ tôi cũng không hiểu tại sao tôi không hề cảm động những gì anh đã công khai, đã âm thầm lo lắng cho tôi, mà còn coi đó là sự bực mình. Trong những lần tổ chức du ngoạn, tôi luôn đặt điều kiện có anh là không có tôi. Dĩ nhiên, đám bạn khoái tôi hơn. Vả lại, hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, không cho phép anh tham gia các cuộc vui chơi do trường lớp tổ chức. Tuy tôi coi anh chẳng có kí lô nào, nhưng anh không hề tỏ thái độ bất mãn mà chấm dứt mối tình vô vọng dành cho tôi, cho tôi đở khổ. Có lần, thầy Vĩnh Hân dạy tóan, kiêm chủ nhiệm lớp gọi tôi lên phát bằng danh dự. Thông thường, bằng đó được phát dưới cột cờ, sau khi chào cờ mỗi sáng thứ hai. Nhưng vì lễ hay sao đó, tháng ấy bằng phát tại lớp. Nghe gọi tên, tôi bước lên, thì bỗng nhiên tôi nghe cái giọng huế của thầy quát lên “ vô lễ !”, rồi truất cái bằng định trao cho tôi. Chẳng hiểu mô tê chi cả. Thì lúc đó thầy mắng tiếp, “Lãnh bằng là một niềm danh dự cho trò, tại sao trò tỏ thái độ bất đắc dĩ với gương mặt đưa đám?” Oan thật là oan! Thà lãnh dưới cột cờ, thiên hạ mang mang tôi có ngại gì ai, chứ trong lớp tôi không dám tỏ thái độ hả hê, toe toét vì sợ bạn bè cho là vênh váo, ngạo mạn. Nên mới chù ụ, xiu. mặt giả vờ. Dè đâu, ông thầy không thấy cái “thâm ý” của tôi, mà mắng tôi như tát nước vào mặt. Thảo nào, bạn bè thường nói, cái bản mặt của tôi mà xụ xuống thì trông ngầu lắm. Tôi mới học cách khiêm tốn lại bị trật đường rầy. Thế là anh Tiếp có cơ hội ra tay nghĩa hiệp. Tôi đâu muốn nhờ vả anh nà? Vậy mà thầy Hân phán là nể tình trưởng lớp lên tiếng nên không tướt bằng danh dự lần đó, nhưng đe rằng lần sau mà còn như vậy thì đừng trách số. Rồi năm lên lớp Bảy, tôi cũng bị thầy Trần Hữu Định quạt cho một trận tơi bời. Ngộ ghê, toàn là mấy ông thầy cưng tôi nhất, mà trở thành mấy ông kẹ lúc nào không haỵ Thầy Định là sĩ quan biệt phái. Thầy dạy môn văn. Đám học sinh xì xào rằng thầy có máu băm. Thầy hay ngồi trên bàn của tôi, rồi vò đầu, sờ chóp mũi tôi, tùm lum. Lúc đó mới học lớp bảy, sau lưng chưa có những lằn ngang báo hiệu tuổi đã vào thời dậy thì, vậy mà tôi thấm nhuần lời xuyên tạc, bôi bác của đám con gái, nên tỏ thái độ vùng vằng mỗi lần thầy ngồi lên bàn tôi. Tôi né, gạt tay để tránh thầy. Thầy Định hay đọc bài để chép thay vì viết lên bảng. Thầy thường sai tôi nhắc lại cho các bạn cùng viết. Tôi xem đó như là một vinh dự. Nhưng lần ấy, đang chép bài Cô Thơm, thầy bảo tôi nhắc lại. Tôi vẫn nhớ cái câu mở đầu bài đó, “Dưới làn má li ti những gân máu... ” Không biết vì sao, tôi nói sảng hay bị nhập mà trả lời gọn lỏn tiếng một là “không!” Như không tin tôi trả lời như vậy, thầy hỏi lại một lần nữa. Tôi đang hăng, trả lời rành rọt từng tiếng, “ Không, em không thích đọc lại.“ Trời ạ, tôi chưa từng thấy một con người nào giận dữ như vậy. Mặt thầy đỏ rần, khoé miệng sùi bọt, tay vất cuốn sách một cái xoạch lên mặt bàn, rồi phùng mang trợn mắt gầm lên, “Khi con hổ ngủ thì khôn hồn hãy để nó yên, đừng có đánh thức nó dậy! “ Tôi thật bất ngờ trước phản ứng quá mạnh mẽ đó. Đang bàng hoàng thì nghe thầy quát, “Thật là vô lễ, bước ngay ra khỏi lớp!” Chưng hửng và cũng chưa lường được hậu quả của cơn thịnh nộ đột xuất đó, tôi nghênh ngang thu xếp sách vở, bước ra khỏi lớp. Đến nhà bác Cai trường ngồi chờ hết giờ học, để dò tình hình thời sự. Tôi vẫn nghĩ thầy ra oai một chút thôi, nào hay đám bạn nói lại rằng, thầy sẽ cấm tôi thi học kỳ. Môn văn hệ số ba, không được thi có nghĩa là ở lại lớp. Kinh khủng quá, trầm trọng rồi chứ không phải là chuyện đùa như tôi tưởng bở. Từ giờ phút đó, con người tôi rụt xuống. Học tiếp hai giờ toán cuối, tôi trở nên chăm chú hiếm có, mà chẳng hiểu ông thầy nói gì cả. Tự nhiên thấy mình thua cả đứa học dốt nhất lớp, không dám ngước mắt dòm ai. Hai ngày sau mới có giờ văn, trong thời gian đó mọi cử chỉ hành động của mình tôi cảm thấy đều gượng gạo. Chịu lắng đọng, chịu bình dân học vụ, ai hỏi gì cũng nhỏ nhẹ thưa thốt. Tôi chuẩn bị lời nói để xin thầy Định vào học lại. Ngày đó, lúc chuông vào lớp reng, ai nấy lục tục vào. Còn trơ trọi ở nhà bác Cai ngồi chờ, tôi mới thấy bỗng chốc tôi đã trở thành một con người khác. Tôi không có quyền bước vào lớp như các trò kia, chẳng còn là cái thá gì cả. Khỏang mười lăm phút thì tôi lò dò đến trước cửa lớp. Thầy Định đang oang oang giảng bài. Trông thấy tôi, cả lớp im phăng phắt nhìn ra. Thầy Định xây mặt lên bảng viết viết cái gì đó, nhìn chăm chăm vào bảng, coi như không hề hay biết có tôi tần ngần ra đó. Tình hình coi bộ không hay rồi, tôi rón rén bước vào. Đứng sau lưng thầy, tằng hắng nho nhỏ lấy giọng, rồi thỏ thẻ thưa, “Dạ thưa thầy!” Thầy vẫn viết viết. Tôi gọt rửa dung nhan mình kỹ lưỡng. Tuy không thích màu mè, nhưng hôm đó tôi cũng đính cái dây cột tóc màu rêu. Khốn nỗi, ông trời chơi tôi. Lúc mà tôi cần cái bộ mặt để ăn nói, thì ổng tặng cho tôi một cái hột ngọc trai điểm ngay trên mí mắt. Từ nhỏ, đó là lần đầu tiên tôi bị mụt lẹo. Nó chỉ tí tẹo bằng cái hột tiêu, mà tôi có cảm tưởng nó to như ngọn Ngũ Hành Sơn đè lên Tề Thiên vậy. Tôi chà, tôi xát xuống chiếu không biết bao nhiêu cái chín phù phép, rồi vất ra cửa sổ. Nó không chịu biến mà còn chai ra. Tôi đâu có muốn ông thầy quay lại dòm cái hạt châu quý hiếm án ngay cửa sổ tâm hồn túi thui của tôi lúc bấy giờ. Thu hết hơi, tôi thều thào lần nữa “Dạ thưa thầy cho em vào lớp!” Hình như cái hạt châu làm nhột lưng thầy, thầy quay lại. Tôi cố nhướng mí mắt lên dòm thầy, may quá! Thầy không thèm nhìn vào tôi mà dòm xuống lớp, coi tôi như rác rèo vậy đó. Không sao, đừng vào con mắt hạt ngọc là tốt rồi. Thầy nói, “Tôi đã cảnh cáo rồi, không được thi! Dù có vào lớp học chăng nữa.” Vừa mới xem xong câu chuyện gì đó của Duyên Anh, trong ấy có cảnh bà vợ khóc lóc xin ông chồng tha thứ rằng em cắn cỏ lạy anh. Tôi nhập vai ngay, buột miệng thốt, “Em cắn cỏ lạy thầy, thầy tha cho em lần này. Em không thi, ba em về đánh em chết thôi, thầy ơi!” Tôi nghe có tiếng cười khúc khích đâu đó trong giờ phút linh thiêng, một mất một còn của tôi. Cùng lúc đó anh Tiếp đứng dậy xin lỗi giùm tôi, và xin được tha lỗi. Các bạn khác cũng lần lượt đứng lên xin hộ cho thôi. Từ thủa làm học trò, ra ơn thì nhiều, lần này thọ Ơn nhiều quá. Hình như thầy Định mềm dần. Lại nữa, cũng nể lời trưởng lớp và các bạn, thầy tha cho tôi. Nhưng buộc phải viết một ngàn câu “Tôi hứa từ nay về sau không còn vô lễ với giáo sư nữa.” Treo tôi một tháng, nếu tái phạm thì đuổi luôn, không những khỏi trường Thái Phiên, mà tất cả các trường công lập khác. Về nhà, mua cuốn vở mới, chờ cả nhà đi ngủ, chui vào một góc tối viết mò. Cái câu đó dù chữ viết nhỏ như kiến vẫn phải rơi rớt xuống hàng kế vài chữ, nên quyển vở trăm trang chi chít là tôi hứa. Bạn bè mách tôi cho nhảy số, hoặc bớt chữ nhưng tôi không dám. Tôi tởn tới già, không dám ọ ẹ gì với thầy cô nữa. Dường như sau những biến cố như vậy, tôi đằm hơn. Biết người biết ta hơn. Có điều tôi vẫn không thể nào chịu được anh Tiếp mới kỳ chứ. Mà khổ nỗi tôi lại không biết che đậy. Tôi có con bạn học cùng lớp, nó đẹp nên nhiều anh chàng mê mệt. Thượng vàng hạ cám gì nó cũng ỏng ẹo, làm chàng nào cũng sướng rên, tưởng mình đã được một khoang trong trái tim của nó. Có chết ai đâu, hai bên đều vui vẻ. Còn tôi, khoái thì ngậm tăm, không khoái thì trừng, nguýt, háy. Bị hăm rạch mặt, bị chận đường hỏi thăm sức khỏe không biết bao lần. Có lần còn bị ăn tai cái thằng Nguyễn Thanh, bạn cùng lớp hồi tiểu học, thi rớt lớp sáu phải học trường tự Người ngợm dơ dáy, bị tôi gọi là đồ hầm bứa, nó táng cho một cái nhớ đời. Tôi nhục nhã lắm, đã tính đi học võ để trả thù, nhưng mà gáy thì to, chứ cái gan tôi chỉ là gan con cóc tía thôi. Thời đó ngựa chứng trong sân trường vô số kể. Không hiểu sao mấy tên du đảng lại thích theo tôi mới chết. Chúng tưởng tôi dân chơi thì phải. Cái đầu đờ- mi gạc-xông, quần ống loe, mũ rộng vành, mang giày cao gót. Tôi nào phải dân chơi. Tại cái đầu tóc rễ tre nên tém lại cho gọn. Còn quần loe, là do chị hàng xóm mới học may, thiết kế áo quần hip-py cho tôi, chứ tôi có biết ăn diện gì đâu. Vì cái tóc con trai, nên đội nón lá trông kỳ cục, tôi mới trùm đại cái mũ rộng vành, vậy thôi. Và tôi không thích thấp bé, cảm giác bị trời đè, nên mới xỏ vào đôi giày đế cao lênh khênh. Dạo đó, không biết là giày dỏm, hay là tôi chưa quen mang gót cao, mà sao cứ vài bước là tôi bị trẹo gót một cái. Con người mình dù có lanh chanh, lách chách đến đâu, khi mang đôi giày cao gót vào, bước nào bước nấy chững chạc ra, không còn cà tửng cà tưng được nữa. Vậy mà có vật gì tròn tròn lăn trước lối đi, là cái chân tôi nó sút ngay, bất luận áo dài, quần loe, giày cao gót. Ngày đổi đời, tôi về quê bắt đầu những chuỗi ngày truân chuyên. Anh đạp xe vào nhà thăm tôi. Anh khoe anh là Đoàn viên, là cái gì đó của lực lượng hậu bị. Lại dám sờ đầu, vuốt tóc tôi nữa chứ. Vậy mà tôi tát cho một tai, và đuổi anh về. Còn mắng vói theo, tưởng tôi sa cơ thất thế mà chịu anh hả. Mơ đi, đừng có hòng! Đà Nẵng-Vĩnh Điện gần 30km, đạp chiếc xe cọc cạch vào thăm bạn gái. Tới giờ ăn cơm không được mời mà còn bị đánh đuổi. Chỉ có tội sờ cái ổ rơm chứ phải mái tóc óng ả gì cho đáng đồng tiền bát gạo. Chắc anh hận tôi lắm, nên từ đó anh không bao giờ trở lại nhà tôi nữa. Ba tôi bảo nghỉ học lo nuôi em, tôi nhảy băng lớp, nên tốt nghiệp trước các bạn thời Thái Phiên một năm. Anh Tiếp thôi học phổ thông sau khi xong lớp chín, rồi thi vào học trường trung cấp cơ khí nông nghiệp. Ra trường được bổ về huyện của tôi, nhưng anh không hề ghé lại nhà tôi lần nào nữa. Sau đó tôi nghe tin anh lập gia đình. Có gì đáng quan tâm. Ngay những kẻ tôi thương yêu cũng đâu còn ai đến với tôi, họ lần lượt bỏ đi, ai nấy đều tìm thấy cho mình một bóng mát cuộc đời. Còn tôi ngờ ngờ ra đó, như để trả cái oan nghiệt đã gieo cho bao người xấu số. Rồi tôi cũng một mình lủi thủi ra đi, đi mãi, xa dần nơi chốn cũ. Tôi chưa một lần hân hạnh được tham dự đám cưới bất cứ bạn bè thân thiết nào, ngay cả anh chị em ruột tôi cũng vậy. Ngược lại, những ngày vui buồn trong đời, tôi cũng chỉ một mình thôi. Ông Vũ Thành An quan tâm, khi lìa trần có mấy người đưa. Sá gì lúc đã mất đi phần cảm giác, còn sống sờ sờ đây cũng chẳng có gì là phải ầm ĩ. Nghe tin tôi sắp trở lại, anh điều động bạn bè tụ họp đón mừng tôi hồi hương. Bạn bè thời chiến tranh, đa số từ các vùng bị chiếm, tản cư về thành phố. Sau 75 tản mạn khắp nơi. Phần công việc phải di chuyển, phần lập gia đình theo chồng theo vợ đi nơi khác... Vậy mà anh Tiếp đã bỏ công hàng tháng trời để mời mọc họp mặt. Tôi biết tin đó qua bạn bè khác. Hơn hai mươi năm tôi không hề liên lạc với anh. Sau này anh có gởi cho tôi mấy bài thợ Nghe nói vợ anh rất giống tôi mà dáng cao sang hơn tôi nhiều. Có thiệt không đó, hay là bạn tôi muốn kháy tôi thôi. Và nghe nói con gái của anh giống tôi lắm. Không phải một mà nhiều bạn khác cũng nói vậy. Tôi tò mò muốn biết sự thật. Tôi cũng thường gọi điện cho bạn bè ở Việt Nam, nhưng tên anh chưa bao giờ ở trong danh sách tôi gọi. Anh vẫn chưa xứng đáng để tôi xài mấy đồng bạc gọi viễn liên. Hôm nọ, cái hãng điện thoại mắc dịch Teleglobe lường gạt tôi, hứa cho gọi miễn phí một trăm năm mươi đồng tương đương khoảng ba tiếng gọi về Việt Nam. Còn đâu mười phút, hết người để gọi. Vả lại tôi muốn hỏi anh về vụ tổ chức tiếp đón. Giả vờ như đang ở tại nhà Việt Nam, mời anh vộ Anh khẳng khái, phải ra thăm anh trước, chứ nhất định không vộ Tôi dọa, vậy là tôi không ra Đà Nẵng dự họp mặt. Anh nói, tùy. Tôi nghĩ thầm, cha chả, Tiếp của thế kỷ mới chứ không phải Tiếp của ngày xưa đâu. Tôi nói, nếu không vô thì cúp điện thoại nghen. Ừ. Vậy là tôi cúp. Anh vẫn chưa biết là tôi đùa. Chưng hửng! cái cảm giác như bị thầy đuổi ngày nào. Họ yêu, họ thương ta, nhưng họ vẫn là họ. Một biên giới, một khoảng cách mà ta không khôn khéo xâm lấn vào thì sẽ bị đá dội ra thôi. Cũng qua bạn bè, tôi được biết dạo rày anh làm ăn phát đạt lắm. Thoạt đầu tôi không tin. Đúng như tin đồn, sau khi bỏ việc làm cơ khí nông nghiệp anh trở lại Đà Nẵng, làm nghề đánh cá sao đó. Gặp thời cơ, anh đã tậu được chiếc tàu đánh cá riêng, và cứ thế tiền lại đẻ ra tiền. Trong đám bạn bè, nhà anh bề thế nhất, vợ con anh đẹp nhất. Tôi nghe mà tưởng như đang mợ Cái tướng mà tôi không cần nghiên cứu sách vở gì, cũng thấy chữ mạc suốt đời trên trán mà trở thành người giàu có được sao? Anh được bạn bè quý mến, vì cung cách đối xử của anh. Nội việc bỏ công ăn chuyện làm để hội tụ tất cả bạn bè về họp lớp sau hơn hai mươi năm là điều đâu phải ai cũng làm được. Đám ngũ quỷ ngày xưa của tôi đã coi anh có ra gì đâu, mà ngày nay khi nói đến anh với một giọng nể vì. Thật tình mà nói, tôi chưa hề coi khinh tư cách anh, mà chỉ không thích anh trở thành hoàng tử trong mộng của mình thôi. Không biết sự hất hủi của tôi ngày nào có góp phần đưa đẩy anh đi đến sự thành công? Nếu đúng vậy, thì anh quả là người đáng kính trọng. Đã biến đau thương thành tâm huyết, thành ý chí. Và tôi cũng nhẹ đi một phần mặc cảm làm con người quá nhẫn tâm, không xứng đáng với tấm lòng tin yêu của anh. Tôi có ngờ đâu lần nói chuyện đó là lần đầu cũng là lần cuối được nói với anh. Hai tuần sau , tôi nghe bạn bè thông báo là sau vài ngày nằm bệnh viện thì anh đã đột ngột ra đi vĩnh viễn. Hai mươi mấy năm xa cách, chỉ còn một thời gian ngắn là được gặp lại nhau, mà chúng tôi không còn cơ hội. Nghe nói anh bị bệnh gan gì đó, hèn gì da dẻ thủa xưa của anh đã khác lạ. Anh Tiếp ơi, tôi không có cơ hội tỏ bày những hành vi quá quắt của mình ngày xưa, nhưng tôi biết anh không hề oán ghét, trách cứ tôi nên mới chuẩn bị ngày đón tôi về cùng bạn bè. Tôi nhớ bài thơ anh viết ngày nào, rằng: “Thái phiên ơi, ta vạch tổ trở về!” Bài thơ anh viết cho tôi thuở anh bắt đầu làm thi sĩ, khi nghe tin tôi ra đi mà hình dung tôi là nàng công chúa tuyệt vời, trong một buổi du ngoạn bị đại bàng quái ác cướp bắt vào rừng sâu: “... Một cánh chim sà xuống bắt lấy người em. Hình bóng bé - biến dần trong tầm mắt. Trời đất cuồng quay .. Thời gian dừng lại, Anh chàng ngẩn ngơ, đau khổ, hỏi: Vì sao ?... ” Rồi những lúc ngang qua trường cũ anh dừng lại, “Ta về qua phố rộng Còn chút tình hương phai Có phải tình dao nhọn Đâm thấu hồn dửng dưng Ta về se áo ướt Vai lạnh chút tình khôngXưa vàng tình ngây dại Nên bây giờ mất nhau Chuyến xe chiều đã vắng Một chỗ ngồi năm xưa... ” Ngày tôi trở lại, bạn bè còn đó, những người mà anh đã lặn lội đưa về còn đó, mà anh không còn nữa. Trên bàn thờ, khuôn mặt một người đàn ông xa lạ, đeo kính trắng, ra vẻ trí thức. Khác hẳn hình ảnh năm xưa, đang nhìn tôi. Là anh đó sao, tha thứ cho tôi nghen. Trước đây, anh viết thư nói rằng cuộc họp mặt dù có đông đủ, nhưng thiếu tôi thì anh không cảm thấy trọn vẹn. Hôm nay đây, bạn bè tíu tít kể chuyện ngày xưa -- anh nằm yên dưới mộ sâu một mình, tôi thấy lòng bất nhẫn quá. Tôi thật sự không biết mình đang nghĩ gì. Đầu óc tôi choáng ngợp với đủ thứ vui buồn, tôi không biết trình diễn một khuôn mặt sao cho xứng hợp. Tôi tặng anh những bông hồng màu trắng dễ thương này để cám ơn tấm tình mà anh dành cho tôi. Trong suốt thời gian xa cách đó, tôi đã từng rớt thỏm dưới vực sâu. Tưởng cũng đủ cho tôi hiểu cái gì đáng trân trọng. Dù sao tôi cũng là người lập gia đình sau anh cả chục năm mà. Anh may mắn tìm được người bạn đời chia xẻ, gánh vác với anh, tôi rất mừng cho anh. Nếu cho cơ hội cho chúng ta làm lại từ đầu, chắc một điều là cũng vậy thôi. Cái gì đến đã đến, và tôi cũng chưa hề làm điều gì để cho bất cứ ai đã một lần mến yêu tôi, phải cảm thấy hối tiếc rằng đã yêu thương một con người không xứng đáng. Vợ anh đã ra thăm mộ anh từ sáng sớm, có phải là chị không muốn cho tôi gặp mặt. Hay là chị không muốn anh nằm một mình lạnh lẽo ngoài kia. Phải chăng chị chịu đựng không nỗi sự mất mác, mọi người tề tựu đông đủ, rộn rịp càng khiến chị thêm đau lòng. Nhìn con anh, có lẽ do mái tóc và cái trán nên bạn bè cho là giống tôi. Nếu tôi có con gái chắc không đẹp bằng con của anh rồi. Từ đó, tôi mới ý thức được sự hiện hữu của anh trong đời tôi. Mặc dù, trước đây cũng có đôi lúc bị trầy trụa tôi nghĩ về anh, rằng vẫn có kẻ thương ta như một sự tự an ủi, rằng ta chưa hẳn là người mà ai cũng ghét bỏ. Tôi cám ơn anh đã có tấm lòng bao dung, lo việc sửa soạn đón tôi về. Cái tình cảm đó cao thượng quá. Tôi cũng từng thương người mà chẳng được thương, nhưng tôi không cư xử được như anh. Tôi thầm muốn chia sẻ nỗi đau của vợ anh, người đã đến với anh từ buổi hàn vi, đã cùng anh chèo chống qua khúc quanh ghềnh thác, và rồi phải lênh đênh một mình khi anh đã vội vã ra đi khi tuổi đời còn quá tre? Hôm nay nhân ngày kỷ niệm hai năm, ngày anh ra đi, tôi kể lại chuyện này. Không nhằm mục đích tôn vinh hoặc bôi nhọ mà nói lên một sự thật buồn phiền cho hai kẻ không may mắn. Anh không may khi đem lòng thương một người không thương mình, và tôi cũng đâu may mắn gì hơn khi có kẻ yêu mình mà mình thì chẳng hề rung động. Ở lứa tuổi mộng mơ đó, mỗi chúng có một mẫu người lý tưởng riêng mình. Tôi chưa hề dùng tấm tình anh dành cho tôi như một thứ trang sức cho đời mình. Ngày xưa là nợ, nay là duyên-- cái duyên của một tình người mà đâu phải ai cũng có được. Là chuyện kể dĩ nhiên phiến diện. Tôi chỉ kể lại theo sự nhìn nhận một chiều của tôi thôi. Làm sao biết được lòng anh Tiếp đã nghĩ như thế nào? Và tôi cũng không biết là anh có hay rằng anh sắp ra đi không? Lần nói chuyện cuối cùng trước đó 25 năm đã làm anh và tôi cách xa ngàn trùng. Sau một quãng đời dài, chúng tôi nói chuyện lần đầu qua điện thoại, và là lần cuối cùng trước khi anh và tôi ngàn thu vĩnh biệt. Đối thoại của anh qua lần nói chuyện ngắn ngủi đó rất lạnh lùng và ngoan cố một cách kỳ lạ, khác xa những bài thơ anh vừa gởi tặng tôi. Trong thư còn nhắn lời thăm hỏi chồng tôi còn đùa là, vợ của anh (tức là tôi) ngày xưa ngang bướng lắm. Anh còn lo lắng căn dặn tôi, đừng có viết “bậy bạ“ mà khi trở lại sẽ bị khó dễ. Những thắc mắc này chỉ có mỗi mình anh mới có thể trả lời. Bây giờ anh không còn nữa thì biết ai đây. Tình yêu ở độ tuổi mới lớn, không bị trói buộc bởi những cái “tôi cần” mà chỉ là một giấc mơ của “tôi muốn.” Lúc đó ai cũng muốn bay bổng trên chín tầng mây, cần biết chi đời cơm áo, cho nên tôi đâu có được ngoại lệ. Khi không đúng với “tôi muốn” thì con người trở thành vô tình, và đôi khi độc ác đối với kẻ yêu thương họ. Trong khi đó, chính họ cũng bị cuốn theo một lực hấp dẫn khác. Và theo tôi biết thời đó, có chị bạn trong lớp để ý Tiếp mà anh cứ phớt lờ. Như vậy làm sao trách tôi được hỡi bạn. Có điều là tôi hơi thẳng tay hơn các bạn khác, nhưng đó là cái tính trời ban cho tôi. Tôi cũng đâu ưa gì chuyện làm đau lòng ai. Bạn thấy đó, nếu không đoạt được người “tôi muốn” thì đâu phải thiên hạ chẳng còn ai để bạn muốn. Như anh Tiếp của tôi vậy, vợ của anh vượt trội hơn tôi nhiều mặt theo lời đánh giá của bạn bè. Trong tình yêu không thể nào có sự gượng ép và lòng thương hại. Không yêu thì tốt hơn cứ bảo là không, đừng ỡm ờ làm người khác phải điên đảo về mình trong khi lòng mình đã có một hình bóng khác. Có những sự việc tuy phũ phàng nhưng là sự thật. Sự thật thì bao giờ cũng vậy, tốt xấu lẫn lộn. Con người dù có được thương yêu đến thế nào đi nữa, nếu không biết nâng niu quý trọng thì cũng sẽ đánh mất tình cảm như trường hợp hai ông thầy. Và biết đâu chừng vì không biết quý anh, tôi đã đánh mất cả anh nữa đó, Tiếp ơi!... Hết
Mục lục
Tình Không Vương Vấn
Tình Không Vương Vấn
Bồng LaiChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: bạn: mickey đưa lên vào ngày: 6 tháng 6 năm 2004 | vanhoc |
Isabel xứ York, Isabel Stuart, hay còn gọi là Isobel hay Isabella Stuart (28 tháng 8 năm 1676 – 2 tháng 3 năm 1681) là con gái của James II của Anh, lúc bấy giờ là Công tước xứ York và người vợ thứ hai là Maria xứ Modena.
Tiểu sử
Isabel Stuart chào đời tại Cung điện Thánh James ở Luân Đôn , sau khi chị gái Catherine Laura đã qua đời 11 tháng trước đó. Isabel còn có hai chị gái khác mẹ từ cuộc hôn nhân đầu tiên của cha với người vợ đầu Anne Hyde là Mary và Anne Stuart. Ông bà nội của Isabel là Charles I của Anh và Henriette Marie của Pháp, còn ông bà ngoại của Isabel là Alfonso IV d'Este, Công tước xứ Modena và Laura Martinozzi.
Trong phần lớn cuộc đời, Isabel là người con duy nhất của James và Maria và đứng thứ tư trong danh sách kế vị ngai vàng (sau cha, Mary và Anne). Sau khi em trai Charles, Isabel bị đẩy xuống 1 hạng trong danh sách ké vị nhưng sau đó quay trở lại ở vị trí thứ 4 sau khi Charles qua đời vì bị đậu mùa. Năm 1678, Isabel có một người em gái tên Elizabeth nhưng người em gái cũng nhanh chóng qua đời.
Năm 1678, khi Isabel được hai tuổi, Âm mưu Popish khiến cha mẹ của Isabel bị đày đến Bruxelles để ở với Mary. Đi cùng với hai vợ chồng là Isabel và chị gái Anne.
Một báo cáo rằng bác của Isabel là Quốc vương Charles II bị ốm nặng khiến cả gia đình vội vã trở về Anh. Họ lo sợ rằng người con trai ngoại hôn lớn nhất của Charles Ià là James Scott, Công tước thứ nhất của Monmouth và là chỉ huy lực lượng vũ trang Anh, có thể chiếm đoạt ngai vàng nếu Charles qua đời khi họ vắng mặt. Công tước xứ Monmouth vốn được sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa Loại trừ chiếm đa số trong Hạ viện Anh. Sau cùng, Charles II đã khỏi cơn bạo bệnh nhưng cảm thấy gia đình em trai trở lại triều đình quá sớm nên đã đưa James và Maria đến Edinburgh, nơi hai vợ chồng ở lại suốt ba năm tiếp theo trong Cung điện Holyrood đổ nát, trong khi Anne và Isabel ở lại ở Luân Đôn. James và Maria được triệu hồi về Luân Đôn vào tháng 2 năm 1680, chỉ để quay trở lại Edinburgh vào mùa thu năm đó; tuy nhiên lần này James đã được bổ nhiệm làm Ủy viên của Quốc vương tại Scotland. Việc xa cách Isabel khiến Maria buồn bã, tình trạng này càng trầm trọng hơn khi dự luật Loại trừ được thông qua tại Hạ viện.
Isabe qua đời vào tháng 3 năm 1681, năm tháng trước sinh nhật lần thứ năm của vị vương tôn nữ nhỏ tuổi tại Cung điện Thánh James. Isabel được chôn cất tại Tu viện Westminster vào ngày 4 tháng 3 (theo lịch cũ) và được gọi rằng "Công nương Isabella, con gái của Công tước xứ York.
Cái chết của Isabel khiến Maria xứ Modena rơi vào tình trạng cuồng tín, khiến bác sĩ của Maria lo lắng. Cùng lúc tin tức về cái chết của Isabel đến Cung điện Holyrood, bà ngoại của Isabel, Laura Martinozzi, bị buộc tội rằng đã ủy thác 10.000 bảng Anh để sát hại Charles II thế nhưng đã được minh oan. Trong khi đó người tố cáo đã bị xử tử theo lệnh của Charles II.
Bốn năm sau cái chết của Isabel, James đã kế vị anh trai trở thành Quốc vương nước Anh.
Gia phả
<center>
<center>
Chú thích
Vương nữ Anh
Vương nữ Scotland
Vương tộc Stuart
Vương nữ
Chôn cất tại tu viện Westminster
Người Westminster
Người Anh thế kỷ 17
Người Scotland thế kỷ 17
Sinh năm 1676
Mất năm 1681 | wiki |
Ghi lại cảm nhận của em về những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông
Hướng dẫn
Ghi lại cảm nhận của em về những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông
Thu về, tiếng trống trường lại làm rộn rã lòng tôi. Vậy là đã xa rồi, xa bốn năm yêu dấu gắn bó với mái trường cơ sở ngay cạnh nhà để bước chân vào cánh cổng trường trung học phổ thông. Một dấu ấn lớn trong cuộc đời học sinh, làm sao tôi quên được những ngày đầu tiên bước chân vào cánh cổng này. Một cảm giác thật lạ lùng nhưng thú vị khiến tôi cứ bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về.
Hôm ấy, một buổi sáng mùa thu trời se se lạnh. Những chú chim thấp thoáng hót thưa hơn khi còn hè. Từng ánh nắng yếu ớt lan tỏa trên ngọn cau trước hiên nhà. Hình như có điều gì đó lạ lạ, một cảm giác lâng lâng chiếm trọn tâm trí tôi. Tôi mặc bộ quần đen áo trắng mà mẹ đã là phẳng phiu cẩn thận từ tối hôm trước. Ngoài ngõ, các bạn cũng đang í ới rủ nhau nghe mà vui tai quá. Tôi cũng chào mẹ rồi dắt chiếc xe đạp mới ra đi cùng các bạn.
Trường cách nhà hơn một kilomet nhưng sao hôm nay nó có nhiều sự đổi thay thế. Những giọt sương long lanh trên bãi cỏ lề đường ngày nào chẳng có, vậy mà giờ tôi mới để ý. Khung cảnh hôm nay đẹp hơn mọi ngày. Bạn nào bạn nấy cũng hồi hộp, tíu tít khoe nhau bộ quần áo mới, chiếc xe mới, những dự định mới khi bước vào cổng trường trung học phổ thông…
Đang mải ngắm nghía cảnh vật xung quanh, bỗng một hồi trống vang lên, có tiếng lo thông báo tập trung học sinh. Tôi cùng các bạn xếp hàng ngay ngắn vào vị trí của mình. Các bạn khác có lẽ cũng như tôi, đều bỡ ngỡ và có gì đó hào hứng. Dù sao đây cũng là một môi trường học tập mới cùng với những thử thách mới sắp diễn ra trước mắt. Sau khi ổn định chỗ ngồi, buổi lễ khai giảng bắt đầu với tiết mục Chào cờ. Tiếng Quốc ca cất lên lại làm lòng tôi nhớ đến những lời bố kể về những năm tháng bố ở trong chiến trường đầy gian nan vất vả. Trên khán đài, một chiếc trống rất to đã được trang trí dán hoa rất đẹp. Các thầy cô lần lượt thực hiện các bước của một buổi khai trường truyền thống. Khai giảng năm nào cũng vậy, nhưng đối với một học sinh lần đầu tiên bước vào cánh cổng này thì mọi thứ lại hoàn toàn mới lạ. Và như hiểu tâm lý chúng tôi, thầy hướng dẫn chương trình cho biểu diễn đan xen các tiết mục văn nghệ đặc sắc, vui nhộn để làm không khí thêm vui, thêm náo nức và trở nên thân thiện, gần gũi.
Đặc biệt, đến tiết mục chào đón khối học sinh lớp 10, tự dưng lòng tôi có một cảm giác xốn xang đến lạ thường. Đây sẽ nơi mà mình tiếp tục gắn bó trong suốt khoảng thời gian ba năm học tới ư? Những người bạn xa lạ này sẽ ngồi cùng bàn, học chung lớp với mình ư? Những người thầy người cô trên kia sẽ lại trở thành người lái đò thân thuộc đưa mình qua những bài học hay đây sao? Mọi thứ còn đang chờ đón trước mắt, còn nhiều điều bỡ ngỡ lắm. Nhưng rồi tất cả sẽ trở thành thân quen ngay thôi. Hơn nữa, mục tiêu chính khi bước chân vào cánh cổng này chính là những thành tích thật tốt trong ngày bước chân ra sau ba năm học hỏi, cố gắng. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ không phụ lòng cha mẹ mong mỏi và phụ lòng thầy cô đã dạy dỗ bao ngày. | vanhoc |
Wakaba (tiếng Nhật: 若葉) là một tàu khu trục hạng nhất thuộc lớp Hatsuharu bao gồm sáu chiếc của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, được chế tạo trong những năm 1931-1933. Wakaba đã tham gia nhiều hoạt động tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi bị máy bay từ tàu sân bay Hải quân Mỹ đánh chìm trong trận chiến vịnh Leyte, gần đảo Panay vào ngày 24 tháng 10 năm 1944.
Thiết kế và chế tạo
Việc chế tạo lớp tàu khu trục tiên tiến Hatsuharu được dự định để cung cấp cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản những tàu khu trục nhỏ hơn và ít tốn kém hơn so với các lớp tàu khu trục Fubuki và Akatsuki trước đó, nhưng được trang bị vũ khí về cơ bản là tương đương. Những mục đích mâu thuẫn với nhau này tỏ ra vượt quá khả năng thiết kế tàu khu trục đương thời, nên hậu quả là những con tàu bị nặng đầu, mắc phải vấn đề độ ổn định nghiêm trọng và những yếu kém cố hữu trong cấu trúc. Mười hai tàu khu trục thuộc lớp này đã được chấp thuận cho chế tạo vào năm 1931 như một phần của cái gọi là Chương trình Bổ sung Vũ khí Hải quân Nhật Bản (1931) (Maru Ichi Keikaku); ba chiếc được đặt lườn vào năm tài chính 1931 và ba chiếc tiếp theo trong năm tài chính 1933. Tuy nhiên, sáu chiếc còn lại được chế tạo như những chiếc thuộc lớp Shiratsuyu.
Những tàu khu trục lớp Hatsuharu sử dụng cùng kiểu hải pháo 127 mm (5 inch)/50 caliber đã trang bị cho lớp Fubuki, nhưng mọi tháp pháo đều có thể nâng đến một góc 75°, cho phép dàn pháo chính có khả năng tối thiểu đương đầu với máy bay. Ngư lôi 610 mm Kiểu 90 được trang bị trên các ống phóng Kiểu 90 loại 2 ba nòng, được xoay bằng một hệ thống điện-thủy lực, và có thể xoay 360° trong vòng 25 giây; nếu hệ thống quay tay dự phòng được sử dụng, thời gian cần đến là hai phút. Mỗi ống phóng ngư lôi có thể nạp lại trong vòng 23 giây sử dụng dây tời. Wakaba được đặt lườn vào ngày 12 tháng 12 năm 1931 tại Xưởng hải quân Sasebo, được hạ thủy vào ngày 18 tháng 3 năm 1934 và đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 10 năm 1934. Sau "Sự kiện Tomozuru" năm 1934 và "Sự kiện Hạm đội 4 " năm 1935, Wakaba được cho cải biến đáng kể để khắc phục những khiếm khuyết nói trên.
Lịch sử hoạt động
Khi hoàn tất, Wakaba được phân về Hạm đội 2 Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, từ năm 1937, Wakaba hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Thượng Hải và Hàng Châu. Từ năm 1940, nó được phân công tuần tra và hỗ trợ việc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên miền Nam Trung Quốc, và tham gia vào cuộc Chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp.
Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Wakaba được bố trí làm soái hạm của Hải đội Khu trục 21 của Không hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản cùng với các tàu chị em Hatsuharu, Nenohi và Hatsushimo, và được giữ lại vùng biển nội địa Nhật Bản để tuần tra chống tàu ngầm. Từ cuối tháng 1 năm 1942, nó được bố trí vào lực lượng chiếm đóng Đông Ấn thuộc Hà Lan như một phần của "Chiến dịch H", hỗ trợ cho các hoạt động đổ bộ tại Kendari ở Sulawesi vào ngày 24 tháng 1, Makassar vào ngày 8 tháng 2, và Bali cùng Lombok vào ngày 18 tháng 2. Nó cùng với cả Hải đội Khu trục 21 quay trở về Xưởng hải quân Sasebo vào cuối tháng 3 để bảo trì.
Từ tháng 5 năm 1942, Wakaba được phân công hoạt động tại các vùng biển phía Bắc, và được bố trí từ Quân khu Bảo vệ Ōminato cùng với Hải đội Khu trục 21 và tàu tuần dương Abukuma như một phần của "Chiến dịch AL" hỗ trợ cho Lực lượng phía Bắc của Đô đốc Boshiro Hosogaya trong Chiến dịch quần đảo Aleut. Nó hoạt động tuần tra chung quanh các đảo Attu, Kiska và Amchitka cho đến giữa tháng 7. Sau khi quay về Xưởng hải quân Yokosuka một thời gian ngắn để bảo trì, nó tiếp tục tuần tra tại khu vực quần đảo Kuril, được bố trí từ Paramushiro hoặc Shumushu để đi đến Attu và Kiska, thực hiện nhiều chuyến đi vận chuyển hàng tiếp liệu và lực lượng tăng viện cho đến tháng 12.
Wakaba quay trở về Sasebo vào cuối năm 1942, và trong một đợt tái trang bị, khẩu hải pháo QF 2 pounder (40 mm) Mark II (pom pom) phía đuôi tàu được thay thế bằng một cặp pháo phòng không 25 mm Kiểu 96.
Wakaba quay trở lại vùng biển phía Bắc từ tháng 1 năm 1943, tiếp tục các nhiệm vụ tuần tra và vận tải tiếp liệu đến quần đảo Aleut. Vào ngày 26 tháng 3, nó tham gia trận chiến quần đảo Komandorski trong thành phần Hạm đội 5 Hải quân Đế quốc Nhật Bản, và đã tấn công bất thành lực lượng Hải quân Hoa Kỳ bằng ngư lôi ở tầm xa. Nó bị tai nạn va chạm với tàu khu trục Ikazuchi vào ngày 30 tháng 3, và phải rút lui cùng với các tàu tuần dương Nachi và Maya về Yokosuka để sửa chữa.
Wakaba tái gia nhập Hạm đội 5 tại các vùng biển phía Bắc vào cuối tháng 4, hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Paramushiro và Ōminato cho đến cuối tháng 7, rồi tham gia vào việc triệt thoái lực lượng còn lại tại quần đảo Aleut trong thành phần của lực lượng bảo vệ, bao gồm các tàu khu trục Hatsushimo, Naganami, Shimakaze và Samidare. Vào ngày 26 tháng 7, nó chịu tai nạn do bị Hatsushimo húc phải ở phía mũi, bị hư hại nặng, và phải quay về Sasebo để sửa chữa trong hai tháng. Trong khi ở lại Sasebo, nó cũng được bổ sung radar Kiểu 22, tháp pháo "X" được tháo dỡ để trang bị thêm các khẩu phòng không 25 mm. Nó quay trở lại hoạt động tại các vùng biển phía Bắcvào giữa tháng 10.
Từ ngày 24 tháng 11, Wakaba hộ tống tàu sân bay Hiyō từ Kure đến Truk ngang qua Manila, Singapore, Tarakan và Palau; rồi quay về Yokosuka cùng với các tàu sân bay Unyō và Zuihō vào cuối năm.
Đầu năm 1944, Wakaba được bố trí trực thuộc Bộ chỉ huy Hạm đội Liên hợp, và tiếp tục các nhiệm vụ hộ tống giữa Yokosuka và Truk. Nó quay trở lại các vùng biển phía Bắc từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 6, và được bổ sung thêm pháo phòng không 25 mm trong khi được bảo trì và tái trang bị tại Ōminato vào cuối tháng 5 và Yokosuka vào cuối tháng 6. Đến tháng 7, nó thực hiện hai chuyến đi vận chuyển binh lính đến Iwo Jima như một phần trong việc chuẩn bị của Nhật Bản đối phó các cuộc đổ bộ của Mỹ. Một bộ radar Kiểu 13 được bổ sung vào cuối tháng 7. Từ tháng 8 đến tháng 10, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển binh lính từ Kure đến Đài Loan và Luzon.
Vào ngày 24 tháng 10 năm 1944, trong trận chiến vịnh Leyte, Wakaba bị máy bay xuất phát từ tàu sân bay USS Franklin đánh chìm, khi bị đánh trúng một hoặc hai quả bom đang khi ở ngoài khơi bờ biển phía Tây của đảo Panay, ở tọa độ . Các tàu khu trục Hatsuharu đã cứu 78 người, và Hatsushimo cứu 74 người còn sống sót.
Vào ngày 10 tháng 12 năm 1944, Wakaba được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
OCLC 77257764
Liên kết ngoài
Lớp tàu khu trục Hatsuharu
Tàu khu trục của Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Tàu khu trục trong Thế Chiến II của Nhật Bản
Xác tàu đắm trong Thế Chiến II tại Thái Bình Dương
Sự cố hàng hải năm 1944 | wiki |
Jo Bo-ah (), tên thật là Jo Bo-yoon, sinh ngày 22 tháng 8 năm 1991) là một nữ diễn viên, người mẫu Hàn Quốc. Cô nổi tiếng nhờ vào bộ phim Shut Up Flower Boy Band, trong vai cô gái giàu có, người có tình cảm với rocker. Năm 2014, Bo-ah ra mắt màn ảnh rộng với vai một thiếu nữ ngây thơ, quyến rũ bị ám ảnh bởi thầy dạy thể dục của mình trong phim gợi tình Innocent Thing. Tiếp theo đó là một vai chính trong bộ phim truyền hình cáp Mỹ nhân ngư, một phiên bản hiện đại của The Little Mermaid để cạnh tranh tại Hàn Quốc. Năm 2020, cô được biết đến nhiều hơn với vai nữ chính trong bộ phim Bạn trai tôi là Hồ Ly đóng cặp với Lee Dong-wook.
Tiểu sử
Jo Bo-ah sinh ra tại phường Seongnae, quận Gangdong, Seoul, Hàn Quốc trong một gia đình có bố mẹ và một em gái tên Jo Yoo-ah (sinh năm 1995). Cô lớn lên ở thành phố Daejeon. Sau khi tốt nghiệp trường trung học Daejeon Banseok, cô mơ ước trở thành tiếp viên hàng không và thi vào Khoa Hàng không và Du lịch của Đại học Hanseo. Nhưng đến năm 2011 cô lại bén duyên với công việc diễn viên. Bất chấp sự phản đối của cha mẹ, Bo-ah đã nhập học tại khoa Biểu diễn nghệ thuật của Đại học Sungkyunkwan vào năm 2012.
Sự nghiệp
Jo Bo-ah bắt đầu diễn xuất vào năm 2011 với một vai diễn nhỏ trong bộ phim sitcom I live in Cheongdam-dong của đài JTBC. Năm 2012, cô có vai diễn chính đầu tiên trong vai một cô gái nhà giàu trước đây phải lòng một rocker trong loạt phim Shut Up Flower Boy Band của đài tvN. Cuối năm đó, cô xuất hiện trong phim truyền hình chiếu mạng đầu tiên của mình với vai phụ trong bộ phim dài tập Horse Doctor của đài MBC.
Năm 2013, Bo-ah và Kim Woo-bin là người dẫn chương trình âm nhạc hàng tuần M Countdown của Mnet trong hai tuần (vào ngày 4 và 11 tháng 4).
Năm 2014, cô đã có được vai diễn điện ảnh đầu tiên trong vai một thiếu nữ ngây thơ, quyến rũ, người bị ám ảnh bởi giáo viên của mình trong bộ phim giật gân lãng mạn Innocent Thing. Trở lại truyền hình cáp, cô đóng vai chính trong loạt phim hài lãng mạn The Idle Mermaid (Mỹ nhân ngư), một phần kể lại hiện đại của Nàng tiên cá lấy bối cảnh giữa môi trường làm việc cạnh tranh của Hàn Quốc. Năm 2015, Bo-ah đã thử sức với một thể loại phim mới với bộ phim thủ tục cảnh sát của OCN The Missing, nơi cô đóng vai một thám tử của đội đặc nhiệm tìm kiếm những người mất tích. Sau đó, cô tham gia cùng dàn diễn viên của bộ phim gia đình cuối tuần All About My Mom của đài KBS, và đóng vai chính trong sê-ri mạng Love Cells 2, chuyển thể từ webtoon cùng tên.
Năm 2016, Bo-ah đóng vai chính trong bộ phim kinh dị trả thù Monster và loạt phim hài lãng mạn Sweet Stranger and Me. Năm 2017, cô tham gia trong bộ phim tình cảm lãng mạn Nhiệt độ của tình yêu, và bộ phim truyền hình hai tập đặc biệt Let's Meet, Joo-oh.
Năm 2018, Bo-ah đóng phim Goodbye to Goodbye, dựa trên webtoon về câu chuyện của hai người phụ nữ. Cô đóng vai một sinh viên đại học phải đối mặt với những thách thức khi làm mẹ đơn thân. Cùng năm, cô tham gia bộ phim hài lãng mạn My Strange Hero. Năm 2020, Bo-ah đóng vai chính trong bộ phim lãng mạn Forest as a doctor. Cùng năm, cô được chọn tham gia bộ phim giả tưởng Bạn trai tôi là Hồ Ly với vai nữ chính Nam Ji-ah. Vào tháng 2 năm 2021, cô ký hợp đồng với KeyEast sau khi công ty cũ hết hạn hợp đồng.
Năm 2021, cô được chọn tham gia bộ phim truyền hình mới về chủ đề quân sự Công tố viên quân sự Doberman phát sóng vào năm 2022 với vai Cha Woo-in, một công tố viên quân đội che giấu tính cách mạnh mẽ của mình. Bộ phim là một trong những phim truyền hình có rating cao nhất trên truyền hình cáp tại Hàn Quốc trong năm.
Phim đã đóng
Phim truyền hình
Phim điện ảnh
Chương trình thực tế
Tham khảo
Liên kết
Sinh năm 1991
Nhân vật còn sống
Nữ diễn viên Hàn Quốc
Nghệ sĩ SidusHQ
Người Hàn Quốc thế kỷ 20
Người Hàn Quốc thế kỷ 21 | wiki |
Đức Trí
Buồn vui nghề dạy học
Tôi làm nghề dạy học đến nay đã tròn mười lăm năm. Mới vào nghề, tôi dạy ở một trường vùng cao của một huyện miền núi. Lớp có 8 học trò thì một trò không được bình thường, nghĩa là thuộc diện trí tụê chậm phát triển. Bốn năm miền núi tôi được chuyển về quê, một miền trung du cũng nghèo và kém phát triển. Rồi tôi đến dạy ở một trường chất lượng cao THCS của huyện. Được tiếp xúc với nhiều học sinh giỏi, từ chỗ chỉ dạy kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa đến chỗ dạy nâng cao cho học sinh năng khiếu. Từ một trường miền núi xa xôi đến một trường miền quê bình thường rồi lại đến một trường Chất lượng cao đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất và đặc biệt học sinh thì rất thông minh. Một chặng đường như thế đã giúp tôi trải được nhiều cái vui, cái buồn của nghề dạy học. Lại thêm vợ tôi cũng làm nghề dạy học, cùng hành trình tương tự như tôi thành ra chúng tôi có nhiều dịp chia sẻ những nỗi niềm của nghề.Niềm vui đầu tiên của người mới vào nghề là háo hức thực hiện những gì vừa được học. Những ngày tháng say mê miệt mài mong cho học trò của mình hiểu bài, học giỏi. Tôi mang hết sức ra giảng dạy nhưng kết quả thì thật ít ỏi bởi các em giành thời gian cho việc học ít quá. Cũng có thể tại tôi chưa truyền được cho các em, những học sinh của vùng núi cao ngày ấy, một tình yêu với sự học hành. Nhiều khi mệt mỏi tôi tự trách mình sao lại làm nghề dạy học. Nhưng rồi lại say mê, lại có gắng. Một năm tôi không về tết mà ở lại ăn tết luôn tại trường. ở lại trường, tôi được rất nhiều học sinh đến thăm, các em đem cho chúng tôi những chiếc bánh trưng nhỏ nhắn, giá trị vật chất chẳng bao nhiêu nhưng chúng tôi thì vui lắm. Năm thứ tư, kể từ khi tôi đến dạy, cũng là năm đầu tiên ngôi trường ấy có một lớp học sinh thi tốt nghiệp lớp 9 (trước đấy học sinh chỉ học đến lớp 8 là các em nghỉ học, một vài em muốn đi học thì sang trường bên cạnh). Sau kỳ thi, thật bất ngờ, các em tự tổ chức liên hoan mặn, các em mời chúng tôi đến dự. Thầy trò hoan hỉ, vui say trong một cảm tình chan chứa, chân thành, thật vui mà cảm động. Còn rất nhiều những niềm vui nữa mà mỗi khi nhớ đến mình lại thấy tự hào. Ví như một buổi lên xe, giữa bao nhiêu chen lấn ồn ào bỗng có một người nhường ghế cho mình và bảo thầy cứ ngồi đi, em là học trò cũ của thầy đây mà. Hay một lần gặp một thanh niên chững chạc, làm chức cao hơn mình lại chào mình bằng thầy mà tự nhận là học trò cũ. Ôi, học trò cũ, cái bổn phận kính thầy đã bảo anh nói vậy chứ mình thì cũng chỉ góp vào đời anh ta một chút rất nhỏ thôi mà. Dẫu sao thì cũng rất vui. Rất vui nhưng tự răn mình phải sống thế nào, làm việc thế nào để còn mãi mãi giữ được trong lòng những người học trò cũ cái cảm tình tốt đẹp kia.Ấy, chuyện vui là thế nhưng chuyện buồn kể cũng khá nhiều, buồn nhất là không dạy được. Trong mười lăm năm công tác tôi đã dạy nhiều lớp học trò, trong đó có rất nhiều em là học sinh giỏi. Tôi đã bồi dưỡng nhiều em đi thi học sinh giỏi đỗ giải cao, những tấm bằng khen của Tỉnh còn kia như gợi cho tôi những kỷ niệm vui về thành tích đã đạt. Bên cạnh đó rất nhiều khi phải dạy những học trò chưa giỏi, thậm chí có nhiều em học kém. Những lúc đó dù cho mình hết sức cố công cũng khó lòng mà đạt kết quả. Tôi nhớ có một cậu, gia đình khá giả. Bố mẹ cậu ta rất quan tâm việc học của con, đem tới nhờ tôi dạy kèm. Một thầy, một trò còn gì lý tưởng hơn. ấy vậy mà mấy tháng trôi qua tôi vẫn không sao dạy được cho cậu ta những điều cơ bản nhất. Cuối cùng tôi đành chào thua.Một điều buồn nữa là học trò ngày nay họ rất là thực dụng. Đã học là phải thi đỗ. Thầy dạy sao thì dạy lúc thi phải có được bài giống như thầy đã dạy. Với yêu cầu như thế thì quả khó vậy thay. Về chuyện này, có lần vợ tôi đã kể. Số là vợ tôi chuyển về một trường mới, được phân công dạy bồi dưỡng cho những học sinh giỏi để đi thi. Là cô giáo mới nên học sinh chưa quen, nhưng nhà trường thì biết rằng cô giáo là giáo viên dạy giỏi, đã từng bồi dưỡng nhiều học sinh giỏi. Đã quen với lối học của cô giáo cũ - lối học thuộc lòng những bài văn mẫu. Bây giờ phải học theo cô giáo mà chúng chưa tin thế là chúng la lên “cô giáo trước không dạy thế”. Cô giáo trước, bây giờ đã chuyển đi rồi. Cô giáo trước đã có nhiều năm thành tích. Bây giờ mấy trò này cùng kêu lên “Cô dạy thế không đúng. Cô dạy thế thì đỗ làm sao được”. Buồn thay! Cũng may lứa ấy học sinh cũng thông minh để rồi sau đó có nhiều em đạt giải cao chứ nếu không thì biết nói thế nào với Ban Giám hiệu và Hội Phụ huynh.Lại nói phụ huynh, mỗi khi gặp thầy các vị cũng hay hỏi thăm “tình hình học tập của cháu”. Nếu mình có nhận xét về những điều chưa ngoan, chưa chăm, học chưa được tốt của con em họ thế nào cũng nhận được vẻ mặt không bằng lòng. Có khi còn nói “ấy, năm ngoái cháu học giỏi lắm” –cứ làm như năm nay nó dốt là tại mình vậy. Nếu mình khen là ngay lập tức họ tràng giang đại hải những chuyện giỏi giang của con em mình. Nào cháu thế này, nào cháu thế kia. Cứ như những chuyện hay chuyện giỏi đó vốn là thuộc tính của con em họ. Thế thì có gì mà phải nhờ thầy, nó giỏi là do nó giỏi ấy mà!!!Còn nhiều những cái buồn vơ vẩn, cái buồn xa xôi. Những cái buồn chẳng thuộc về mình mà ngẫm lại vẫn cứ buồn âm ỉ. Mấy năm về trước, tôi dạy ở một trường cấp hai ba. Việc thi vào cấp ba (bậc THPT) với nhiều em là rất khó. Khó cho nên mới phải cậy nhờ. Ai có mối nào thì nhờ mối đó. Người lạ thì đến làm quen, người đã quen thì gắng làm cho thật thân tình. Một buổi, một anh vốn là bạn thân với tôi đến gặp đặt vấn đề nhờ tôi giúp cho vài trường hợp để chúng được vào cấp ba. Giúp nghĩa là tôi phải tìm cách làm bài rồi đưa vào cho chúng chép để đảm bảo chúng thi đỗ. Tôi bảo điều đó thì tôi không làm được, hãy cứ để chúng thì bình thường, điểm thi của chúng các thầy đều chấm rất công bằng. Nhưng anh cứ nhất định nhờ tôi phải giúp. Anh còn chỉ cho tôi làm như thế, như thế… Tôi một mực chối từ. Anh ra về xem ra có vẻ không vui. ít lâu sau, khi việc tuyển sinh đã xong xuôi, gặp tôi anh bảo “Cái việc tôi nhờ chú dạo trước giờ đã xong rồi. Gớm chỗ anh em mà chú khó khăn quá. Với người ngoài mình lại nhờ được ngay.” Tôi cười ngơ ngẩn, buồn mà chẳng biết nói sao!Gần đây nghe đài, đọc báo thấy Giáo dục nhiều chuyện tiêu cực quá. Việc ở tận đâu mà mình vẫn thấy buồn.Mùa hè năm kia, có dịp trở lại huyện miền núi, nơi tôi đã công tác khi mới vào nghề. Gặp lại rất nhiều những người thân quen, những người đồng bào dân tộc mộc mạc mà thân tình. Gặp lại sau hơn mười năm xa cách có bao nhiêu chuyện hỏi thăm. Bao nhiêu chuyện vui, bao nhiêu kỷ niệm. Chuyện nào kể lại cũng thấy vui. Chỉ có một chuyện gợi cho tôi nỗi buồn. ấy là khi anh em hỏi tôi chuyện nghề. “Thầy giáo bây giờ làm Hiệu phó hay Hiệu trưởng rồi ấy nhỉ? Gớm người như thầy giáo là tiến bộ lắm đấy”. Tôi thật khó nghĩ. Biết nói thế nào, chả lẽ mình lại nhận bừa đi. Nếu bảo mình vẫn là giáo viên không biết các bà, các chị sẽ nghĩ sao? Tháng 9/2006 Đức Trí.
Mục lục
Buồn vui nghề dạy học
Buồn vui nghề dạy học
Đức TríChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Tác giả/ VNthuquan - Thư viện OnlineĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 5 tháng 3 năm 2010 | vanhoc |
{{Infobox anatomy
Ốc tai là một phần của tai trong tham gia vào quá trình nghe. Nó là một khoang hình xoắn ốc trong mê đạo xương, ở người có 2,75 vòng quanh trục của nó, được gọi là modiolus. Một thành phần cốt lõi của ốc tai là cơ quan Corti, cơ quan cảm giác của thính giác, được phân bố dọc theo vách ngăn tách các buồng chứa dịch trong ống xoắn ốc của ốc tai.
Tên gọi ốc tai có nguồn gốc .
Cấu trúc
Ốc tai (số nhiều: cochleae) là một khoang xương xoắn ốc, rỗng, hình nón, trong đó sóng lan truyền từ đáy (gần tai giữa và cửa sổ bầu dục) đến đỉnh (đỉnh hoặc tâm của xoắn ốc). Kênh xoắn ốc của ốc tai là một phần của mê đạo xương của tai trong, dài khoảng 30mm và tạo ra 23⁄4 vòng quanh modiolus. Các cấu trúc ốc tai bao gồm:
Ba ống hoặc khoang:
Ống tiền đình (scala vestibuli): Chứa dịch perilymph, nằm ở phía trên ống ốc tai và tiếp giáp với cửa sổ bầu dục.
Ống nhĩ (scala tympani): Chứa dịch perilymph, nằm ở phía dưới ống ốc tai và kết thúc ở cửa sổ tròn.
Ống ốc tai (scala media): Chứa dịch endolymph, một vùng có nồng độ ion kali cao, nơi các lông mao của tế bào tóc nhô vào.
Helicotrema: Vị trí hợp nhất của ống nhĩ và ống tiền đình, ở đỉnh ốc tai.
Màng Reissner: Màng ngăn cách ống tiền đình với ống ốc tai.
Phiến xoắn xương: Một cấu trúc chính ngăn cách ống ốc tai với ống nhĩ.
Màng đáy: Một cấu trúc chính ngăn cách ống ốc tai với ống nhĩ và xác định các đặc tính truyền sóng cơ học của vách ngăn ốc tai.
Cơ quan Corti: Biểu mô cảm giác, một lớp tế bào trên màng đáy, trong đó các tế bào tóc cảm giác được cung cấp năng lượng bởi sự chênh lệch điện thế giữa dịch perilymph và dịch endolymph.
tế bào tóc: Tế bào cảm giác trong cơ quan Corti, có đỉnh là các cấu trúc giống như lông được gọi là stereocilia.
Dải xoắn ốc: Một dải mô liên kết hỗ trợ ốc tai bên ngoài.
Ốc tai là một phần của tai trong có hình dạng giống như vỏ ốc (cochlea trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ốc sên). Ốc tai nhận âm thanh dưới dạng rung động, gây ra chuyển động của các lông mao. Các lông mao sau đó chuyển đổi những rung động này thành các xung thần kinh được đưa lên não để giải thích. Hai trong số ba phần chất lỏng là các ống dẫn và phần thứ ba là 'Cơ quan Corti' phát hiện các xung áp lực di chuyển dọc theo dây thần kinh thính giác đến não. Hai ống dẫn được gọi là ống tiền đình và ống nhĩ.
Cấu trúc vi mô
Các thành của ốc tai rỗng được làm bằng xương, với lớp lót mỏng và tinh tế của mô biểu. Ống xoắn này được chia qua hầu hết chiều dài của nó bởi một vách ngăn màng bên trong. Hai không gian bên ngoài chứa đầy chất lỏng (ống hoặc scalae) được hình thành bởi vách ngăn phân chia này. Ở đỉnh của các ống cuộn xoắn ốc như vỏ ốc, hướng của chất lỏng được đảo ngược, do đó biến đổi ống tiền đình thành ống nhĩ. Khu vực này được gọi là helicotrema. Sự tiếp tục này tại helicotrema cho phép chất lỏng được đẩy vào ống tiền đình bởi cửa sổ bầu dục di chuyển trở lại ra ngoài thông qua chuyển động trong ống nhĩ và sự lệch của cửa sổ tròn; vì chất lỏng gần như không nén được và thành xương cứng nhắc, nên điều cần thiết là thể tích chất lỏng được bảo toàn phải thoát ra ngoài ở đâu đó.
Vách ngăn theo chiều dài chia hầu hết ốc tai thực chất là một ống chứa đầy chất lỏng, 'ống' thứ ba. Cột trung tâm này được gọi là ống ốc tai. Chất lỏng của nó, dịch nội tai, cũng chứa các chất điện giải và protein, nhưng về mặt hóa học thì khá khác với dịch ngoại tai. Trong khi dịch ngoại tai giàu ion natri, dịch nội tai giàu ion kali, tạo ra một điện thế ion, điện.
Các tế bào tóc được sắp xếp thành bốn hàng trong cơ quan Corti dọc theo toàn bộ chiều dài của cuộn ốc tai. Ba hàng bao gồm các tế bào tóc ngoài (OHCs) và một hàng bao gồm các tế bào tóc trong (IHCs). Các tế bào tóc trong cung cấp đầu ra thần kinh chính của ốc tai. Ngược lại, các tế bào tóc ngoài chủ yếu 'nhận' đầu vào thần kinh từ não, điều này ảnh hưởng đến khả năng vận động của chúng như một phần của "bộ khuếch đại trước" cơ học của ốc tai. Đầu vào cho OHC đến từ thể ô liu thông qua bó sợi olivocochlear trung bình.
Ống ốc tai gần như phức tạp như chính tai. Ống ốc tai được giới hạn bởi ba mặt bởi màng đáy, dải xoắn ốc và màng Reissner. Dải xoắn ốc là một lớp mao mạch và tế bào tiết giàu; màng Reissner là một màng mỏng ngăn cách dịch nội tai với dịch ngoại tai; và màng đáy là một màng cứng về mặt cơ học, hỗ trợ cơ quan thụ cảm của thính giác, cơ quan Corti và xác định các đặc tính truyền sóng cơ học của hệ thống ốc tai.
Các loài động vật khác
Ốc tai dạng xoắn là duy nhất đối với động vật có vú. Ở chim và các động vật có xương sống không phải động vật có vú khác, khoang chứa các tế bào cảm giác thính giác đôi khi cũng được gọi là "ốc tai", mặc dù nó không cuộn tròn. Thay vào đó, nó tạo thành một ống có đầu bịt kín, còn được gọi là ống ốc tai. Sự khác biệt này dường như đã phát triển song song với sự khác biệt về phạm vi tần số nghe giữa động vật có vú và động vật có xương sống không phải động vật có vú. Phạm vi tần số cao hơn ở động vật có vú một phần là do cơ chế khuếch đại âm thanh độc đáo của chúng bằng rung động thân tế bào chủ động của các tế bào tóc ngoài. Tuy nhiên, độ phân giải tần số không tốt hơn ở động vật có vú so với hầu hết các loài thằn lằn và chim, nhưng giới hạn tần số trên cao hơn - đôi khi cao hơn nhiều. Hầu hết các loài chim không nghe được ở tần số trên 4–5 kHz, tần số tối đa hiện được biết là ~ 11 kHz ở cú chuồng. Một số loài động vật biển có vú nghe được ở tần số lên đến 200 kHz. Một khoang xoắn dài, thay vì một khoang ngắn và thẳng, cung cấp nhiều không gian hơn cho các quãng tám bổ sung của dải tần nghe, và đã làm cho một số hành vi có nguồn gốc cao liên quan đến thính giác của động vật có vú trở nên khả thi.
Vì việc nghiên cứu ốc tai về cơ bản nên tập trung vào mức độ của các tế bào tóc, nên điều quan trọng là phải lưu ý đến sự khác biệt về giải phẫu và sinh lý giữa các tế bào tóc của các loài khác nhau. Ví dụ, ở chim, thay vì các tế bào tóc ngoài và trong, có các tế bào tóc cao và ngắn. Có một số điểm tương đồng đáng chú ý liên quan đến dữ liệu so sánh này. Đối với một, tế bào tóc cao có chức năng rất giống với tế bào tóc trong, và tế bào tóc ngắn, thiếu sự chi phối của sợi thần kinh thính giác afferent, giống với tế bào tóc ngoài. Tuy nhiên, một điểm khác biệt không thể tránh khỏi là trong khi tất cả các tế bào tóc đều được gắn vào màng tectorial ở chim, thì chỉ có các tế bào tóc ngoài được gắn vào màng tectorial ở động vật có vú.
Chú thích
Đọc thêm
Hệ thống thính giác
Khoa tai
Thính học | wiki |
Quyền đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới ở Ecuador có thể phải đối mặt với một số thách thức pháp lý mà những người không phải LGBT không gặp phải. Cả hai hoạt động tình dục đồng giới nam và nữ đều hợp pháp trong Ecuador, nhưng các cặp vợ chồng và hộ gia đình đồng giới do các cặp đồng giới đứng đầu không đủ điều kiện cho tất cả các biện pháp bảo vệ pháp lý tương tự dành cho các cặp vợ chồng khác giới.
Năm 1998, Ecuador trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm hiến pháp phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục. Kể từ năm 2008, kết hợp dân sự với tất cả các quyền của hôn nhân (trừ việc nhận con nuôi) đã có sẵn cho các cặp đồng giới. Ngoài ra, người chuyển giới theo Luật nhận dạng giới tính năm 2016 có thể thay đổi giới tính hợp pháp chỉ dựa trên quyền tự quyết, mà không trải qua phẫu thuật. Ecuador cũng là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đã cấm liệu pháp chuyển đổi.
Hiến pháp của Ecuador quy định rằng hôn nhân sẽ chỉ là giữa nam và nữ. Vào năm 2013, nhà hoạt động đồng tính Pamela Troya đã đệ đơn kiện để bác bỏ lệnh cấm đó và hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở nước này. Vụ kiện hiện vẫn đang chờ xử lý với Tòa án Tối cao và tập trung chủ yếu vào phán quyết của Tòa án Nhân quyền liên Mỹ Atala Riffo and Daughters v. Chile. Vụ án Atala đã khiến lệnh cấm hôn nhân đồng giới ở Mexico bị đánh sập và Chính phủ Chile cam kết hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Ngoài ra, vào tháng 1 năm 2018, Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ phán quyết rằng hôn nhân đồng giới là quyền của con người được bảo vệ bởi Công ước châu Mỹ về Nhân quyền, càng gây thêm áp lực đối với Chính phủ Ecuador và Tòa án Tối cao hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Công nhận mối quan hệ đồng giới
Điều 67 của Hiến pháp Ecuador được thông qua năm 2008 đã giới hạn hôn nhân với sự kết hợp của một người đàn ông và một người phụ nữ. Tuy nhiên, điều 68 quy định rằng các cặp đồng giới trong các công đoàn ổn định và một vợ một chồng sẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ như các cặp vợ chồng, ngoại trừ việc nhận con nuôi.
Sự kết hợp ổn định và một vợ một chồng giữa hai người mà không có bất kỳ mối quan hệ hôn nhân nào khác có nhà chung, trong thời gian và theo các điều kiện và hoàn cảnh theo quy định của pháp luật, sẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ tương tự của các gia đình bị ràng buộc bởi chính thức quan hệ hôn nhân.Trong tiếng Tây Ban Nha, phiên bản chính thức của Điều 68 đọc như sau:<blockquote>La unión estable y monogámica entre dos personas libres de vínculo matrimonial que formen un hogar de hecho, por el lapso y bajo las condiciones y circunstancias que señale la ley, generará los mismos derechos y obligaciones que tienen las familias constituidas mediante matrimonio. Article 68, Constitución de la República del Ecuador
Dựa trên Điều 68, kết hợp dân sự đối với các cặp đồng giới là hợp pháp ở Ecuador.
Vào năm 2013, nhà hoạt động đồng tính Pamela Troya đã đệ đơn kiện để bãi bỏ lệnh cấm kết hôn đồng giới ở Ecuador và hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở nước này. Vụ kiện hiện đang chờ xử lý với Tòa án Tối cao.
Vào tháng 8 năm 2014, Tổng thống Rafael Correa đã ký một nghị quyết cho phép các cặp đồng giới đăng ký liên minh. Nó cũng cho phép các công đoàn dân sự được đăng ký như một dữ liệu bổ sung cho tình trạng hôn nhân và tạo ra một đăng ký đặc biệt cho các cặp này. Lệnh có hiệu lực vào ngày 15 tháng 9. Vào tháng 4 năm 2015, Quốc hội đã phê chuẩn sửa đổi Bộ luật Dân sự quy định các đoàn thể dân sự thành luật theo luật định và xóa yêu cầu về bằng chứng chung sống trong ít nhất hai năm.
Phán quyết của Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ 2018
Vào tháng 1 năm 2018, Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ (IACHR) đã ra phán quyết rằng Công ước Mỹ về Nhân quyền bắt buộc và yêu cầu công nhận hôn nhân đồng giới. Phán quyết này hoàn toàn ràng buộc đối với Costa Rica và tạo tiền lệ ràng buộc cho các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean khác bao gồm cả Ecuador.
Vào tháng 5 năm 2018, Tòa án Tối cao Ecuador đã ra phán quyết ủng hộ một cặp đồng tính nữ tìm cách đăng ký con gái với Cơ quan đăng ký dân sự (xem bên dưới). Trong phán quyết, Tòa án Tối cao cũng tuyên bố rằng phán quyết của IACHR hoàn toàn ràng buộc đối với Ecuador.
Theo phán quyết của IACHR, tổ chức rằng hôn nhân đồng giới là quyền của con người, hai cặp đồng giới đã đến Cơ quan đăng ký dân sự ở Cuenca, xin giấy phép kết hôn. Sau khi cả hai bị từ chối vì không phải là một cặp vợ chồng khác giới, họ đã đệ đơn kiện lên tòa án cho rằng việc từ chối công nhận hôn nhân của họ là phân biệt đối xử, vi hiến và vi phạm Công ước Nhân quyền châu Mỹ. Dựa vào phán quyết của IACHR, hai thẩm phán gia đình đã ra phán quyết có lợi cho các cặp vợ chồng vào ngày 29 tháng 6 năm 2018. Các thẩm phán đã ra lệnh cho Cơ quan đăng ký dân sự bắt đầu đăng ký kết hôn đồng giới. Tuy nhiên, Cơ quan đăng ký dân sự đã tuyên bố ý định kháng cáo quyết định này.
Vào ngày 28 tháng 7 năm 2018, chủ tịch của Tòa án Tối cao, Alfredo Ruiz, nói rằng đa số các thẩm phán ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, và xác nhận rằng Tòa án sẽ bỏ phiếu để hợp pháp hóa nó.
Chống phân biệt đối xử
Năm 1998, Ecuador trở thành quốc gia đầu tiên trong Châu Mỹ (và chỉ là thứ ba trên toàn thế giới sau Nam Phi và Fiji) để bao gồm xu hướng tình dục như là một phạm trù được bảo vệ trong Hiến pháp của nó.
Ecuador bao gồm cả xu hướng tính dục và bản dạng giới trong việc cấm hiến pháp chống phân biệt đối xử. Bản dịch tiếng Anh không chính thức của Điều 11 (2) nêu rõ:
Tất cả mọi người đều bình đẳng và sẽ được hưởng các quyền, nghĩa vụ và cơ hội như nhau. Không ai bị phân biệt đối xử vì lý do dân tộc, nơi sinh, tuổi, giới tính, bản sắc giới tính, bản sắc văn hóa, dân sự, ngôn ngữ, tôn giáo, tư tưởng, quan hệ chính trị, hồ sơ pháp lý, điều kiện kinh tế xã hội, tình trạng di cư, tình dục định hướng, tình trạng sức khỏe, người mang HIV, khuyết tật, khác biệt về thể chất hoặc bất kỳ đặc điểm phân biệt nào khác, dù là cá nhân hay tập thể, tạm thời hoặc vĩnh viễn, có thể nhằm mục đích hoặc dẫn đến giảm bớt hoặc hủy bỏ công nhận, hưởng thụ hoặc thực thi quyền. Tất cả các hình thức phân biệt đối xử đều bị pháp luật trừng phạt. Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp hành động khẳng định nhằm thúc đẩy sự bình đẳng thực sự vì lợi ích của những người có quyền đang trong tình trạng bất bình đẳng.
Vào năm 2015, một cuộc cải cách luật lao động đã khiến cho người sử dụng lao động phân biệt đối xử với mọi người do xu hướng tính dục của họ.
Vào tháng 6 năm 2018, Bộ Tư pháp đã phê duyệt một chính sách mới liên quan đến quyền của người LGBT. Chính sách này nhằm đảm bảo và tăng cường các quyền của họ liên quan đến sức khỏe, giáo dục, công việc, an ninh, bảo trợ xã hội và công lý.
Liệu pháp chuyển đổi
Vào tháng 11 năm 2011, một nhóm hoạt động người Ecuador, đã gọi Fundación Causana, đã bắt đầu một bản kiến nghị trên Change.org để kêu gọi Bộ trưởng Bộ Y tế Ecuador đóng cửa hơn 200 "phòng khám đồng tính cũ". Nhóm này tuyên bố rằng các phòng khám lạm dụng và tra tấn bệnh nhân trong nỗ lực "chữa bệnh đồng tính luyến ái".
Các phòng khám chủ yếu nhắm mục tiêu đồng tính nữ và hoạt động dưới vỏ bọc là trung tâm cai nghiện ma túy. Ít nhất một cặp cha mẹ đã phát hiện ra sự lạm dụng và yêu cầu phòng khám thả con gái của họ, Paola Ziritti, nhưng bị từ chối. Ziritti cuối cùng đã được thả ra sau hai năm bị giam cầm và là người đầu tiên đưa ra khiếu nại chính thức đối với các phòng khám.
Do đó, các nhà hoạt động kêu gọi Chính phủ đóng cửa các phòng khám, nhưng đến tháng 8 năm 2011, chỉ có 27 đã bị đóng cửa, trong khi một phòng khám được báo cáo là 207 vẫn mở.
Vào ngày 23 tháng 1 năm 2012, bản kiến nghị Change.org đã được đóng lại và được đánh dấu là thành công với 113.761 chữ ký quốc tế. Bản kiến nghị cũng được cập nhật với một tuyên bố từ cách đọc Fundacion Causana,
Sau mười năm phản đối kịch liệt, quốc gia Ecuador - thông qua Bộ Y tế Công cộng - đã đưa ra một cam kết với các tổ chức dân sự và xã hội nói chung để giải mã niềm tin rằng đồng tính luyến ái là một căn bệnh và bắt nguồn từ việc sử dụng tra tấn trong các phòng khám này. Chúng tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đàn ông và phụ nữ đã ký thỉnh nguyện thư của chúng tôi. Thật là vô giá khi có sự hỗ trợ này trong việc bắt đầu thay đổi thực tế này.
Bộ trưởng Bộ Y tế Carina Vance Mafla đã ra lệnh ngay sau đó ba phòng khám bị đột kích ở vùng lân cận thủ đô Quito và giải cứu hàng chục phụ nữ.
Do đó, Điều 151 Bộ luật Hình sự đã được thay đổi vào năm 2014 để cấm liệu pháp chuyển đổi, đánh đồng nó để tra tấn. Những người thực hiện pseudosellectific bị trừng phạt với bảy đến mười năm tù.
Bảng tóm tắt
Chú thích
Tham khảo
Quyền LGBT | wiki |
Corrado Gini (sinh ngày 23 tháng 5 năm 1884 - mất ngày 13 tháng 3 năm 1965) là một nhà thống kê học, nhân khẩu học, xã hội học người Italia. Ông là người phát minh ra hệ số Gini, chỉ số thể hiện sự bất bình đẳng trong thu nhập xã hội. Gini cũng là một người theo tư tưởng phát xít và phi thực tế, ông đã từng viết cuốn sách Kiến thức cơ bản về Phát xít năm 1927.
Gini sinh ra tại Motta di Livenza, một thị trấn gần Treviso, Italia, trong một gia đình địa chủ cũ. Ông sau đó theo học khoa Luật tại Đại học Bologna, ngoài nganh luật ông còn học thêm toán học, kinh tế học, và sinh vật học. Những môn học này sau đó đã giúp ích cho ông trong cả hai lĩnh vực mà ông theo đuổi, xã hội học và thống kê. Ông quan tâm nhiều đến những khía cạnh mang tính thống kê của các quy tắc trong cầm quyền và các hiện tượng xã hội.
Chức vụ từng nắm giữ
Năm 1933 Gini được bầu thay cho chủ tịch Viện xã hội học Quốc tế.
Năm 1934 - Chủ tịch Hội Di truyền học và thuyết ưu sinh Italia.
Năm 1935 - Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế về xã hội ưu sinh tại các nước nói tiếng Latin.
Năm 1937 - Chủ tịch Hội Xã hội ưu sinh Italia.
Năm 1941 - Chủ tịch Hội thống kê học Italia.
Năm 1957 ông nhận Huy chương vàng vì cống hiến to lớn cho nền giáo dục Italia.
Năm 1962 ông được bầu làm thành viên của Accademia dei Lincei - một viện Hàn lâm của Italia.
Học vị
Bằng Kinh tế học của Đại học công giáo Sacred Heart của Milan (1932),
Bằng Xã hội học của Đại học Geneva (1934),
Bằng Khoa học tự nhiên của Đại học Harvard (1936),
Bằng Khoa học xã hội của Đại học Cordoba, Argentine (1963).
Xem thêm
Hệ số Gini.
Danh sách các quốc gia theo chỉ số bình đẳng thu nhập
Tham khảo
Sinh năm 1884
Mất năm 1965
Nhà thống kê Ý
Nhà xã hội học Ý
Nhà nhân khẩu học Ý | wiki |
Quỳnh Chi
Trong vườn Vạn Diệp
Ngày mồng một tháng 8, Y vội vã thức dậy từ sáng sớm, đội mũ đeo găng tay để đi tới hồ sen nổi tiếng trong công viên Yakushiike của thành phố. Y nhớ là phải đến trước 6 giờ sáng. Lần trước đã lâu lắm rồi, đi với bà Matsunaga bằng xe hơi mà cũng phải khởi hành từ 5 giờ rưỡi sáng. Sen trồng ở hồ này rất đặc biệt, đó là giống sen Ô ga. Sen Ôga do tiến sĩ Ô ga đã có công gây được tại nông trường Chiba, bằng một hạt sen duy nhất trong ba hạt sen khai quật được tại một di tích khảo cổ thuộc thời đại Yayoi cách đây khoảng 2000 năm trước. Hàng năm hồ sen của công viên Yakushiike mở hội xem hoa từ 6 giờ sáng, và đặc biệt là công viên sẽ tặng cho 300 người khách đầu tiên mỗi người một gói nhỏ có năm hạt sen để đem về trồng, trong gói có tờ giấy in bài chỉ dẫn cách gieo hạt sen. Sở dĩ hội xem hoa bắt đầu sớm cũng vì hoa sen Ôga chỉ nở vào buổi sáng sớm, đến 10 giờ sáng thì cánh hoa bắt đầu khép lại. Biết vậy nhưng Y sửa soạn xong xuôi ra khỏi nhà thì cũng đã gần tới 6 giờ. Sợ trễ Y bèn đi xe đạp cho mau nhưng cũng hơn nửa giờ sau mới tới nơi. Từ cổng vào không thấy giòng người xếp hàng như lần trứơc, và nhìn đồng hồ, Y biết không có hy vọng xin được hạt sen, bèn đi luôn tới hồ để xem hoa. Không hiểu sao hồ rất ít nụ lẫn hoa sen, khác hẳn với ký ức của Y về hồ sen năm trước. Lá sen trong hồ có nơi hơi bị úa vàng. Y thất vọng quá, chẳng xin được hạt sen, mà hoa sen cũng chẳng đẹp. Nhưng dù sao, dẫu không được ngắm hoa sen thỏa lòng thì vườn Yakushiike cũng có nhiều cảnh đẹp khác. Y bèn đi vòng sang phía hồ nước giữa vườn, men theo đồi hoa mai –tháng này không còn một quả mơ nào nữa- để đi tới quán nước. Ở đây có bán nước trà konbu, tức là rong biển khổ tai đã được nghiền thành bột để pha trà. Sau lưng quán trà là vườn hoa Manyoshu ( Vạn Diệp Tập ) nơi có trồng nhiều loại thảo mộc có tên trong tập thơ Ngàn lá này. Y ngồi uống nước trà mà nhớ mùa hè năm mẹ sang chơi, Y đã đưa mẹ vào thăm vườn, đã tỉ mỉ đọc tên từng loại thảo mộc cho mẹ nghe. Trà dọn ra, Y uống từng ngụm nhỏ, bỗng nghe có tiếng ve kêu ré lên. Rồi hàng ngàn con ve sầu ở khắp nơi, từ đồi hoa anh đào bên kia hay đồi hoa mai vừa đi ngang qua, cũng đua nhau kêu lên inh ỏi. Khi đi với mẹ trong vườn Vạn Diệp, Y cũng thấy cơ man bao nhiêu là xác ve đã lột bám đầy thành từng chuỗi trên các ngọn cỏ dưới gốc cây. Ve đâu mà nhiều như kiến thế này. Y hỏi mẹ, xác ve đã lột có làm thuốc được không hả mẹ, mẹ lắc đầu bảo mẹ quên rồi. Chả là vì khi nghỉ học ở nhà, mẹ có học về nghề thuốc một thời gian với ý định muốn làm nghề này. Khi đó nhà ông ngoại còn nuôi ông đồ, cũng là ông bác họ của mẹ và là bạn đồng môn với ông ngoại, để dậy thêm chữ nho. Mẹ học chữ nho với ông đồ và muốn học nghề bốc thuốc. Tên Yakushiike của vườn này viết chữ Hán là Dược Sư Trì , bởi vì đây chính là hoa viên kiêm vườn trồng các loại cỏ thuốc của một ông thầy lang nổi tiếng thời xưa. Tình cờ vườn ở gần nhà, mẹ Y nghe nói vậy thì cũng háo hức muốn đến xem. Thành ra từ đó mỗi khi đến đây Y thường nhớ đến mẹ, với lòng ngậm ngùi thương mẹ, bởi vì rốt cuộc rồi mẹ cũng không học được cả nghề bốc thuốc đến nơi đến chốn như mẹ đã mong ước. Uống trà xong, Y vào vườn Vạn Diệp thơ thẩn, vừa đi vẫn vừa nghĩ đến mẹ nhiều hơn là ngắm hoa ngắm lá. Nói cho đúng thì có lẽ phải có đôi chút kiến thức về các loại cỏ thuốc, hay đã phải thuộc tập thơ Vạn diệp, mới thấy hứng thú khi vào vườn này. Cũng ví như ta phải thuộc câu thơ hay câu hát về những đồi hoa sim thì khi thấy hoa sim thực sự mới lại càng thấy đẹp hơn, ai đã đọc "Níu gót em bằng sợi cỏ may" thì mới thích ngắm hoa cỏ may ngoài đồng. Y chưa thuộc được bao nhiêu câu thơ Vạn Diệp thì cho dù có đọc tên hoa tên lá cũng chỉ như vịt nghe sấm thôi ấy mà. Mẹ thì khác, nhìn thấy cây cỏ kohakobe là mẹ liền reo lên " Cỏ tập tàng đấy, cỏ tập tàng cũng mọc trong vườn nhà con hồi mùa xuân năm trước, mà mẹ đã bảo con đấy" . Thấy cây yomogi thì mẹ bảo là lá ngải cứu đấy. Nào lá này là lá gai, nào cây kia là rau dền v.v..những cây cỏ mà Y còn chưa biết tên tiếng Nhật là gì. Mẹ nhận diện cỏ cây rất nhanh. Thảo nào mà khi ở miền Trung, thấy họ bán lá vào ngày mồng 5 tháng 5, mẹ cũng nhận ra lá vối và đặt họ đem từng chùm hạt vối đến bán cho mẹ phơi khô để nấu nước vối uống thay trà. Y còn đang miên man nghĩ về mẹ thì bỗng có tiếng người hỏi,mà không hiểu sao Y lại biết đó là câu hỏi dành cho mình : -Owakai no ni yoku Mayoushu ga osuki desu ne ( Cô còn trẻ mà cũng thích thơ Vạn Diệp tập à ? ) -Ie chigai.... Y buột miệng toan nói không phải ạ, nhưng kịp nhớ ra là không thể dài dòng giải thích về kỷ niệm với mẹ, nên bỏ dở câu nói và cười chữa thẹn. Trước mặt Y là một bà Nhật cũng trạc tuổi mẹ, có vẻ nhanh nhẹn. Bà mặc quần tây, lưng đeo ba lô trên lưng như một vài ông bà già Nhật gần đây mỗi khi ra đường, để hai tay được tự do cầm nắm hay vịn cho khỏi ngã. Bà Nhật lại hỏi -Cỏ này ở câu thơ nào, cô có nhớ không. Nói thật là tôi thơ thẩn vào đây chứ có thuộc thơ Vạn Diệp tập đâu ! Được lời như cởi tấm lòng, Y bèn khai thật là mình cũng không thuộc nhiều câu trong tập thơ ấy, và nhân thể vào đây chỉ vì nhớ mẹ. Ánh mắt của bà Nhật bỗng như sáng lên, và bằng một cử chỉ thân thiện hiếm có của người Nhật đối với người lạ, bà nắm lấy bàn tay Y, ân cần hỏi -Cô đến Nhật lâu rồi phải không ? Chắc là lâu ngày chưa gặp mẹ ? Cô nhớ mẹ lắm phải không ? Y chỉ nói trước đây đã từng có lần cùng mẹ vào đây, và khuôn mặt lẫn giọng nói của Y thường khiến nhiều người Nhật không nhận ra được rằng Y là người nước ngoài, vậy mà bà Nhật này đã nhận ra ngay, câu hỏi của bà cũng rất tế nhị, khiến Y phải nghĩ rằng người đàn bà trước mặt mình chắc hẳn rất thông minh. Qua vài câu trả lời chiếu lệ, Y định từ giã quay về, thì bà Nhật bỗng bịn rịn nắm tay Y - Cô có vội về không ? - Dạ không vội đâu ạ. - Thật ra, tôi đọc báo của thành phố mới biết tới vườn Yakushiike này và mới đến đây có một lần. Cô có thường đến đây không ? Ở đây bốn mùa thế nào, có những mùa hoa nào ? Y bắt đầu giải thích về hoa cỏ bốn mùa ở vườn Yakusshiike cho bà Nhật nghe. Bà Nhật cứ nhìn đăm đăm vào mặt Y, khóe miệng rất tươi khẽ mỉm cười, ánh mắt ưu ái. Y vừa dứt lời, bà cảm ơn, rồi nói -Cô thuộc đủ hoa cỏ bốn mùa ở đây thế là thích hoa lắm phải không ? Chà, chắc là cô phải biết làm thơ ? Y e thẹn gật đầu, nghĩ bụng "Bà này thông minh đúng như mình nghĩ ". Bà Nhật lại đột ngột hỏi như vừa chợt nhớ ra -Sao lại đi xem hoa một mình ? Trẻ con đang nghỉ hè mà. Y vội giải thích rằng mình chỉ có con trai. Bà Nhật lại hỏi tiếp vì tình cờ bà cũng chỉ có một đứa cháu duy nhất, cháu ngoại và là cháu trai. Rồi bà rút trong túi áo ra một chiếc điện thoại di động và mở ra xem mục nhắn tin, miệng lẩm bẩm -Đấy ! thằng cháu nó lại gửi mail hỏi tôi đang làm gì ở đâu. Bà bấm nhanh thoăn thoắt trả lời mail, rồi đóng máy lại, trước sự thán phục của Y. Y lại nghĩ thầm “Bà Nhật này thông minh quá”, bởi vì chính Y còn đáng tuổi con bà mà Y còn chưa biết gửi mail bằng điện thoại di động. Y trầm trồ khen bà Nhật. Bà lại rút máy ra lần nữa, bảo Y: -Thằng cháu tôi nó dậy tôi đấy. Mà nó ác lắm, nó giao hẹn tôi phải học thuộc cách gửi mail mới cho bà ngoại vác ba lô đi dạo. Nó nói cháu bận lắm không có thì giờ bắt điện thoại, bà phải biết cách bấm mail để nhắn tin kẻo lỡ bà đi lạc không biết bà ở đâu mà tìm. Nó giam tôi trong phòng, giao hẹn chỉ dậy một lần và bắt tôi phải học thuộc ngay. Nó bảo nó không có nhiều thì giờ dậy đi dậy lại. Dậy rồi nó bỏ đi, hai giờ sau mới quay lại, đã hỏi liền “ Nào bà ngoại đã thuộc chưa, hãy thử gửi mail cho cháu xem nào ! Ijiwarui..Totemo ijiwarui na no ! ( Tàn nhẫn .. Tàn nhẫn lắm ! ) Thế rồi tôi cũng phải căng óc ra mà thuộc, vì tôi đã biết tính nó. Nó đã nói thế nào là nó làm y như thế! Nó bảo tôi rằng "Bà ngoại thông minh mà ! " Y bật cười vì câu nói sau cùng của bà trùng hợp với ý nghĩ của Y nẫy giờ, và vội vàng giải thích -Tôi nghĩ là bà cũng rất thông minh. Và tôi biết rồi, cháu của bà cụ cũng thông minh lắm phải không ạ ? Đúng là bà nào cháu nấy ! Bà Nhật nở nụ cười tươi, có lẽ vì người bà nào cũng vui khi nghe có người khen cháu mình. Nhưng rồi bà nói tiếp, ánh mắt dần dần như có bóng mây mù che phủ -Ừ thì nó cũng có thông minh. Nhưng mà tàn nhẫn, y như con rể tôi. Mà cũng tại con gái tôi cũng tệ quá cô ạ ! Vì vậy tôi chẳng muốn ở nhà, cứ sáng sớm là vác ba lô lang thang suốt ngày thế này, đến chiều mới về. Tôi đi lang thang, có khi là tra trong báo thấy ở đâu có vườn hoa hay có viện bảo tàng gì đó thì tìm đến, đi đâu cũng được miễn là đừng phải ở nhà! Y sững sờ trước những lời tâm sự đột ngột của bà Nhật, khẽ đáp -Ô, thế sao ạ. * * * Lát sau Y và bà Nhật đã ngồi trên ghế dưới bóng cây, tay trong tay, và giòng tâm sự của bà Nhật cứ tuôn trào không dứt. Bà Nhật kể là con rể và con gái làm nhà mới xong, cứ một mực xúi mẹ bán nhà dưới tỉnh đến ở chung, vì họ đã làm cho mẹ một phòng riêng. Bà nghe lời bán nhà đến ở chung, mới biết con gái và con rể muốn giao cho mẹ già lo việc cơm nước. Bà cho biết ông con rể làm chức vụ khá lớn ở công ty buôn bán, quen tiếp khách hàng, mồm miệng rất khéo nên bà nghĩ là bà đã mắc mưu con rể. Con gái bà chỉ có một cậu con trai đã lớn, sắp ra trường, đã có công ty hứa nhận và cháu ngoại bà cũng đã thuê nhà ở riêng. Nhưng con gái của bà là một nhà thư pháp có tên tuổi mà bà không muốn nói tên. Con gái bà chỉ muốn dành thì giờ để sáng tác, vì vậy có lẽ cần có mẹ già đến ở, thay vì thuê người giúp việc. Khi hiểu ra điều này bà đã bỏ nhà đi biệt, không cho ai hay biết bà đi đâu. Bà bỏ đi lang thang các tỉnh nay đây mai đó, tối tối dừng chân nơi các lữ quán. Bà hối hận vì đã lỡ nghe lời đường mật của con rể mà bán căn nhà cũ của người chồng đã quá cố. Bán đi thì dễ, nay mua lại cũng khó. Thế rồi họ tìm được bà về. Nhưng bởi tính cách của người Nhật, giữa họ không một ai nói thật ra những ý nghĩ trong lòng, rể và con gái chỉ coi như bà mẹ già mải đi thăm họ hàng rồi đãng trí quên báo về nhà. Thằng cháu ngoại bắt bà phải biết cách dùng điện thoại di động để liên lạc khi cần. Bà thoái thác vác ba lô đi chơi bảo là để cho khỏi thiếu vận động sinh bệnh tật tuy tình thực là để khỏi phải bỏ tiền túi đi chợ và nấu cơm tối cho con gái và rể, mà bà nghĩ là họ coi như bà phải lo tiền chợ thay vì trả tiền phòng. Tối tối bà về tới sau khi họ đã ăn cơm, đi thẳng về phòng, mà con gái hay rể cũng chẳng mời mẹ xuống ăn tối, tuy hình như cũng có để phần cơm. Bà bảo - Chúng nó giả vờ bảo nhau rằng " Để cho mẹ nghỉ ", mà chẳng thèm mời tôi ra ăn tối. Cho nên tôi cũng biết thân lo mua cái gì về phòng ăn cho qua bữa tối. * * *Y cảm thấy đau lòng vì phải nghe một người mẹ kể tội con gái mình, bèn hỏi sang chuyện khác - Con gái bà là nhà thư pháp à ? Y chỉ hỏi một câu, bà Nhật lại bắt đầu vừa nói vừa hồi tưởng lại những kỷ niệm êm đềm, và tuy bà nói một cách khiêm tốn như thói quen của người Nhật khi nói về người thân của mình, nhưng không giấu được niềm tự hào về con gái. Ừ, nó viết từ khi còn học trung học cơ. Đầu tiên là viết thơ haiku gửi dự thi các kỳ thi thơ của thành phố, rồi được thưởng. Bài ấy nó viết về gì nhỉ … Sau đó thì người ta mời viết chỗ này chỗ kia. Nó không chỉ làm thơ mà còn vẽ nữa, rồi nó học thư pháp, được bằng sư phạm mở lớp dạy. Có tác phẩm được đăng trong các cuộc triển lãm, đăng báo này báo kia. Cô biết đấy, nhà thư pháp hay thi sĩ hay họa sĩ là phải giàu trí tưởng tượng, ví dụ tác phẩm về mùa thu thì đã phải hoàn thành từ mùa hè chứ đâu phải đến mùa thu mới đi xem lá đỏ hay cảnh thu rồi mới sáng tác đâu. Tôi cũng biết là nó rất bận rộn, đầu óc không thảnh thơi. Bà bỗng chép miệng rồi buông ra một câu, thật bất ngờ -Ngày xưa thanh tú đẹp đẽ là thế mà bây giờ như cái thùng tô nô ấy ! Chán quá ! Nãy giờ Y cũng nhận thấy bà Nhật này dáng người thanh tú lịch sự, nên đoán biết được bà con gái của bà hẳn là xưa kia rất đẹp, và hiểu được phần nào nỗi thất vọng của bà. Bà vẫn còn kể từ tốn nhưng không ngừng, từ chuyện con gái sang chuyện con trai. Hóa ra bà có còn có một ông con trai cũng thông minh học giỏi làm việc tại một viện nghiên cứu kỹ thuật nọ, nhưng tình duyên gia đạo không được may mắn. Càng nghe bà nói Y càng hiểu ra rằng đây là một bà mẹ Nhật đã dầy công dậy dỗ hai con nên người, một khoa học gia tài giỏi và một nhà nghệ thuật tài ba, đến nỗi bà phải giấu tên tuổi của hai con. Tuy kể tội con nhưng thỉnh thoảng bà vẫn buột miệng nói ra những lời rất tự hào về con về cháu. Hôm nay là cái hôm gì mà bà lại tâm sự cùng Y ? Có lẽ vì Y là một người nước ngoài, nên bà đã không e ngại như đối với người Nhật, và đây là dịp duy nhất cho bà tâm sự cũng nên. Y thấy tội nghiệp cho bà, tìm lời an ủi, mà đó cũng là những suy đoán của Y : -Cháu bà thông minh, và vì biết bà cũng thông minh nên mới bắt bà nhớ này nhớ kia, và thanh niên Nhật thời nay dễ gì đã chịu gần gũi với người già, tôi nghĩ là cháu bà thích bà đấy. Quả nhiên, mắt bà cụ bỗng sáng lên - Đúng đấy. Nó làm như tôi là tiểu đồng của nó hay học trò của nó, để nó thử dậy tôi thứ này thứ kia, xem tôi có hiểu không và xem thử nó dậy có giỏi không ! Nó đang bắt tôi học sử dụng máy vi tính và tập viết email, tập đọc internet đấy cô ạ -Thôi đúng là cậu ấy thích bà ngoại chứ còn gì nữa ạ ? Bà Nhật nở nụ cười tươi nhất từ nẫy đến giờ - Có lẽ là thế. Y lại thử dò hỏi : -Còn con gái của bà, tôi nghĩ là cô ấy vô ý thôi chứ không phải là có tà ý với mẹ đâu. Nhưng có lẽ bà là một người quen sống tự lập, nên bà cảm thấy gò bó tù túng vì cuộc sống chung với con và con rể ? Lần này thì bà Nhật không dễ dàng bị Y thuyết phục, đôi mắt bà lộ vẻ hoang mang -Con gái tôi nó đã thay đổi nhiều sau khi nó có gia đình. Nó nghe lời chồng nó. Y không dám đi xa hơn nữa, chỉ dám nói vớt vát : -Nhưng cô ấy thông minh và là một nghệ thuật gia, tâm hồn cô chắc hẳn vẫn còn những tố chất cao quý của bà. Cô muốn bà đến ở vì cô chỉ có thể tin cẩn mẹ mà thôi. Người nghệ sĩ thường rất khó tính và có những bí mật trong nghề nên không dễ gì nuôi người lạ trong nhà. Bà nở nụ cười lóe lên ánh mắt thông minh như đã đọc được thâm ý của Y, nhưng với một chút hạnh phúc sung sướng mãn nguyện, bà gật đầu bảo Y -Ta cũng mong là thế ! Y cảm thấy mình nên rút lui là vừa, vả cũng đã gần trưa, nên rủ bà ra khỏi vườn Vạn Diệp. Họ đi qua quán trà, ghé lại uống nước, và bấy giờ hỏi thăm người bán hàng mới phát giác ra rằng ngày mồng một đầu tháng 8 không phải là ngày lễ hội hoa sen Ô ga, mà là đến chủ nhật tới, tức là chủ nhật đầu tháng 8 cơ. Bà Nhật bỗng tha thiết nắm tay Y dặn dò, bịn rịn. -Nhớ nhé, sáng chủ nhật nhớ đến xem hoa nhé. Rồi mình lại gặp nhau. Thế nào cũng gặp lại nhau nhé. Rồi hai người chia tay, không ai ngỏ ý cho người kia biết địa chỉ hay số điện thoại của mình. Bà Nhật đi ra cửa vườn, không biết là dự định sau đó đi đâu, vì theo lời bà thì bà thường lang thang ngoài đường giết thì giờ suốt ngày. Ở thành phố này các ông bà già có vé đi xe buýt miễn phí nên đi đâu cũng được. Y đi chầm chậm sau lưng bà, vòng lên đồi hoa mai trước khi đi vòng ra cửa vườn. Quanh đồi hoa mai là một rặng cây gì rất cao, ve kêu inh ỏi. Y ngửa mặt nhìn lên vòm lá, nhớ lại câu chuyện vừa qua với bà Nhật. Bất giác hai giòng lệ nóng hổi bỗng chảy dài xuống má, Y để mặc cho sóng lòng trào dâng thổn thức, những tiếng nấc nhè nhẹ hòa vào với tiếng ve kêu inh ỏi trên vòm cây. Không ạ, bà ơi, xin lỗi bà, tôi sẽ không đi xem hoa sen vào chủ nhật tới đâu. Để một ngày nào đó bà sẽ đi với con gái, với cháu ngoại của bà. Bà hãy quên tôi, một người nước ngoài tình cờ gặp gỡ, không biết tuổi tên. Y bỗng nhớ mẹ hơn bao giờ hết. Quỳnh Chi ( 22/8/2007)
Mục lục
Trong vườn Vạn Diệp
Trong vườn Vạn Diệp
Quỳnh ChiChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Chimviet.freeĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 24 tháng 9 năm 2007 | vanhoc |
Các định luật chuyển động của Euler gồm:
Định luật 1: Động lượng tuyến tính của 1 cá thể. Đại lượng G có giá trị bằng tích giữa khối lượng cá thể và vận tốc của trung tâm cá thể đó:
Lực tương tác giữa các hạt cấu tạo nên cá thể không làm thay đổi tổng động lượng của cá thể đó. Định luật còn được biểu diễn dưới dạng:
Định luật 2: Thể hiện tỉ lệ của sự thay đổi giữa momen động lượng tại một điểm,, bằng tổng của các thời điểm, tại điểm đó:
Đối với cá thể có hướng dịch chuyển cố định trong hệ quy chiếu chỉ có 2 chiều, công thức này có thể được biểu diễn dưới dạng:
Trong đó, rcm là vị trí tọa độ của tâm khối lượng của chất điểm với sự dịch chuyển cho đến khi đạt tổng quát.
Giải thích và ví dụ
Mật độ các hạt tại các điểm trong cá thể biến động và không nhất thiết phải bằng nhau có sự phân bố ứng suất bên trong cá thể. Sự thay đổi mật độ của các hạt trong cá thể được giới hạn bởi định luật 2 Newton về bảo tồn động lực tuyến tính và mômen động lượng, thường được áp dụng cho một hạt có khối lượng nhưng được mở rộng đối với một khối lượng không ngừng phát tán của một cá thể trong cơ học. Đối với các cá thể kế tiếp, định luật này được gọi là định luật Euler về chuyển động. Các cá thể được hình thành bởi tập hợp các hạt, mà bản thân các hạt bị chi phối bởi định luật Newton về chuyển động. Từ đó phương trình Eleur được phát triển bắt nguồn dựa trên các định luật của Newton. Tuy nhiên, định luật Eleur có thể được áp dụng như là một tiên đề để mô tả các định luật chuyển động cho các mô hình mở rộng của hầu hết các cấu trúc hạt.
Lực toàn cá thể áp dụng cho 1 cá thể liên tục theo thời gian với khối lượng m và vận tốc v được thể hiện như sau:
Với đại lượng b là mật độ hạt trong cá thể.
Các hạt cấu tạo nên cá thể và lực liên kết do hoạt động của các hạt này dẫn đến những lực tương ứng tại từng thời điểm (momen xoắn) tương tác đến một điểm nhất định. Như vậy, tổng momen xoắn được xác định bởi công thức:
Trong đó và lần lượt là thời gian tức thời lực được sinh ra bởi các hạt và những sự liên hệ tương ứng.
Như vậy, tổng của tất cả các lực tác dụng và mômen xoắn (đối với gốc của hệ tọa độ) trong cá thể có thể được đưa ra bởi biểu thức:
Xét hệ hỗn hợp là một hệ quy chiếu quán tính. R là vector vị trí của một hạt hoặc điểm P trong cá thể liên tục liên quan đến gốc của hệ hốn hợp và v là vector vận tốc của điểm P.
Tiên đề I Euler hoặc quy luật của sự cân bằng lực tuyến tính hoặc cân bằng về trạng thái liên kết mà trong 1 khung quán tính tỷ lệ với thời gian thay đổi của G đà tuyến tính của một phần tùy ý của 1 cá thể liên tục bằng tổng số hạt tác động trên cùng một phần xác định, và được thể hiện như sau:
Tiên đề II Euler (nguyên tắc của sự cân bằng lực góc hoặc sự cân bằng của momen xoắn) tổng hợp trong một hệ quy chiếu quán tính thay đổi tỉ lệ với sự thay đổi thời gian tác dụng của sự thay đổi momen của một phần tùy ý của 1 cơ thể liên tục bằng các momen xoắn áp dụng tổng,và nó được thể hiện như sau:
Các dẫn xuất của G và H là dẫn xuất của các vật liệu.
Tham khảo
Cơ học cổ điển
Cơ học
Lịch sử vật lý
Khái niệm vật lý
Quan sát khoa học
Vật lý thực nghiệm
Vật rắn | wiki |
Hagia Sophia (tiếng Hy Lạp: Ἁγία Σοφία, "Sự khôn ngoan của Thiên Chúa", tiếng Latinh: Sancta Sapientia, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Ayasofya) ban đầu là một Vương cung thánh đường Chính thống giáo Đông phương, sau là thánh đường Hồi giáo, và nay là một viện bảo tàng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt nổi tiếng vì vòm trần lớn, tòa nhà này được xem là hình ảnh mẫu mực của kiến trúc Byzantine, và được coi là đã "thay đổi lịch sử của kiến trúc". Đây từng là nhà thờ lớn nhất thế giới trong gần một ngàn năm, cho đến khi Nhà thờ chính tòa Sevilla hoàn thành vào năm 1520.
Tòa nhà hiện nay vốn được xây dựng làm nhà thờ từ năm 532 đến năm 537 theo lệnh của Hoàng đế Byzantine Justinian, và đã là Nhà thờ Sự khôn ngoan của Thiên Chúa thứ 3 được xây dựng tại địa điểm này (hai nhà thờ trước đã bị phá hủy bởi quân phiến loạn). Tòa nhà được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Isidorus xứ Miletus và Anthemius xứ Tralles. Nhà thờ có một bộ sưu tập các thánh tích và có một bức tường tranh bằng bạc dài 15 m. Đây là nhà thờ trung tâm của Giáo hội Chính thống giáo Đông phương và trụ sở của Thượng phụ Đại kết thành Constantinopolis trong gần 1000 năm.
Năm 1453, kinh đô Constantinopolis bị đế quốc Ottoman chiếm. Vua Mehmed II lệnh biến tòa nhà thành một nhà thờ Hồi giáo. Chuông khánh, bàn thờ, tường tranh bị gỡ bỏ, nhiều phần nền khảm tranh mosaic bị trát vữa đè lên. Các chi tiết kiến trúc Hồi giáo, chẳng hạn mihrab, minbar, và 4 minaret ở bên ngoài, được xây thêm trong thời của các Ottoman. Tòa nhà là nơi thờ phụng của Hồi giáo cho đến năm 1935, khi nó được chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ chuyển thành một viện bảo tàng.
Trong gần 500 năm, Hagia Sophia là thánh đường Hồi giáo chính của Istanbul, làm mẫu hình cho nhiều thánh đường Hồi giáo Ottoman khác như Thánh đường Hồi giáo Vua Ahmed, Thánh đường Hồi giáo Şehzade, Thánh đường Hồi giáo Süleymaniye, và Thánh đường Hồi giáo Rüstem Pasha.
Tuy đôi khi nhà thờ được gọi là Sancta Sophia theo tiếng Latinh, giống với cách gọi dành cho Thánh Sophia, nhưng sophia là cách chuyển tự Latinh từ tiếng Hy Lạp, thuật từ Sophia có nghĩa là trí tuệ hoặc sự khôn ngoan. Tên đầy đủ bằng tiếng Hy Lạp là , nghĩa là Đền Sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Hagia Sophia là một trong những tòa nhà thuộc khu vực lịch sử Istanbul được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Lịch sử
Ngôi đền thứ nhất
Hiện tại không có bằng chứng hay dấu tích nào cho biết ngôi đền thứ nhất (gọi là (Megálē Ekklēsíā, "Đền thờ lớn") đã được xây dựng chính xác tại đâu, có lẽ chính tại Istanbul hay "Magna Ecclesia" (một khu vực cổ ở Mỹ Latin).
Trong quá khứ, đền thứ nhất từng là nơi thờ phụng của các tôn giáo Đa thần. Ngôi đền được xây gần cung điện hoàng gia và cạnh bên ngôi đền Hagia Eirene. Ngày 15 tháng 2, năm 360, hoàng đế Constantius II cho khánh thành Hagia Sophia. Và từ đây, cả hai ngôi đền (Hagia Sophia và Hagia Eirene) được dùng để tôn thờ đế chế Byzantine.
Sở dĩ người hiện đại biết đến sự có mặt của Ngôi đền thứ nhất là nhờ những ghi chép của Socrates của dân Constantinopolis, ngôi đền dùng tôn thờ hoàng đế Constantine Đại đế. Kiến trúc ngôi đền dựa theo kiến trúc truyền thống Latin với những kiệt tác hội họa, hàng hàng cột chống trần và mái vòm gỗ.
Đền thứ nhất vẫn đang chờ xem xét phong tặng danh hiệu kì quan thế giới.
Cái tên "Megálē Ekklēsíā" đã từng được sử dụng trong một khoảng thời gian khá dài trước khi bị thay thế bởi cái tên "Hagia Sophia" trong cuộc xâm lăng của người Byzantine năm 1453.
Ngôi đền thứ hai
Ngày 20 tháng 6 năm 404, Thị trưởng của Constantinople, John Chrysostom, gây mâu thuẫn với nữ chúa Aelia Eudoxia, vợ hoàng đế Arcadius. Ngay sau đó, ông bị bắt và bị đày đi xa xứ. Trong cuộc nổi loạn của dân chúng, phần lớn Ngôi đền thứ nhất bị thiêu cháy. Và hoàng đế Theodosius II ra lệnh xây ngôi đền mới. Ngôi đền thứ hai được xây dựng, khánh thành ngày 10 tháng 10 năm 405. Một nhà thờ thứ hai được xây theo lệnh của Theodosius II, ông khánh thành nó vào ngày 10 tháng 10 năm 405. Sự náo loạn của lễ hội Nika Revolt đã dẫn đến sự tàn phá Ngôi đền thứ hai, ngôi đền đã bị thiêu thành tro bụi chỉ trong hai ngày 13-14 tháng 1 năm 532.
Những phiến đá hoa cương là những phế tích còn tồn tại đến ngày hôm nay, chứng minh sự tồn tại của Ngôi đền thứ hai, và hiện tại chúng đang được lưu giữ trong khuôn viên khu đền hiện tại (Ngôi đền thứ ba). Những phiến đá này là một phần cổng của ngôi đền xưa; được A.M. Schneider khai quật trong cái sân nhỏ nằm ở hướng Tây năm 1935.
Ngôi đền thứ ba
Đền thờ Hồi giáo
Ngay sau khi đế quốc Ottoman (do Muslim Millet dẫn đầu) xâm chiếm Constantinopolis (Istanbul) vào năm 1453, Hagia Sophia bị biến thành đền thờ Hồi giáo như là chiến lợi phẩm của cuộc xâm chiếm. Lúc đó, đền thờ đã hư hỏng rất nặng, nhiều cánh cửa đã hoai mục hay gãy vỡ. Những hư hỏng này được miêu tả rất chi tiết trong quyển ghi chép của nhiều du khách xưa, như Pero Tafur người thành Córdoba, Tây Ban Nha và Cristoforo Buondelmonti người thành Florence, Ý. Vua Thổ Nhĩ Kỳ Mehmed II đã cho trùng tu khu di tích này và lập tức biến nó thành đền thờ Hồi giáo. Sau đó, vua Bayezid II xây thêm một cái tháp để thay thế cái tháp cũ vua cha đã xây.
Vào thế kỉ 16, vua Suleiman I (1520-1566) đem về hai ngọn đèn cầy khổng lồ chiếm được trong cuộc chinh phạt Hungary. Chúng được đặt hai bên hông của mihrab (một khoảng trống trên tường biểu trưng cho Kaaba ở Mecca và để chỉ hướng cúi đầu lạy. Dưới triều vua Selim II (1566-1574), ngôi đền lại xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu hư hỏng, và lại được mở rộng trùng tu, bổ sung thêm nhiều quần thể kiến trúc do kiến trúc sư đại tài người Ottoman Sinan chỉ huy xây dựng, ông được xem là kĩ sư vĩ đại với những công trình chống lại động đất. Ngoài ra, để kéo dài tuổi thọ cho kiến trúc lịch sử Byzantine này, Sinan đã xây thêm hai tháp trụ khổng lồ ở phía cực Tây của công trình, và ở lăng Selim II phía Đông nam năm 1574. Hai lăng mộ của các vua Murad III và Mehmed III được xây cạnh bên đền thờ trong thập niên 1600.
Viện bảo tàng
Năm 1935, Tổng thống đầu tiên và là người thiết lập nền Cộng hoà ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mustafa Kemal Atatürk, cho biến công trình này thành viện bảo tàng. Người ta dỡ bỏ đệm trải sàn và những tran trí bằng đá hoa cương trên sàn xuất hiện lại lần đầu tiên qua nhiều thế kỷ, cùng lúc đó vôi trăng che kín các tranh khảm đá quý cũng được gỡ ra.
Kiến trúc
Xây dựng dưới thời hoàng đế Justinian tại Constantinople, do hai KTS Anthemius de Tralles và Isidorius de Miletus thiết kế. Trung tâm nhà thờ là mặt bằng hình vuông (75,6m x 68,4m), phía trên bao phủ bằng vòm bán cầu đường kính 33m (cao 51m tính từ nền) với cấu trúc vòm buồm.Tại phần tambour có 40 cửa sổ lấy ánh sáng.
Kích thước và cấu trúc của mái vòm là một kiệt tác về thiết kế, và tạo một sự đột phá về kết cấu, trở thành một thành tựu rực rỡ mà kiến trúc Byzantine đã đạt được.
Từ 1453 sau khi nhà thờ được đổi chức năng thành nhà thờ hồi giáo. Người Thổ Nhĩ Kỳ đã cho xây thêm 4 tháp nhọn Hồi Giáo ở 4 góc gọi là các tháp Minaret, tạo nên cảnh quan nhà thờ như ngày nay.
Nhà thờ Hagia Sophia đã là nhà thờ Cơ đốc giáo bề thế nhất và đẹp nhất ở phương Đông, là nhân chứng bền vững của lịch sử kiến trúc tôn giáo.
Chú thích
Liên kết ngoài
Kiến trúc thế kỉ 6
Kiến trúc Byzantine
Constantinopolis
Nhà thờ Chính Thống giáo Hy Lạp
Thánh đường Hồi giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ
Bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ
Thánh đường Hồi giáo
Kỳ quan thế giới
Điểm tham quan ở Istanbul
Bài cơ bản dài trung bình
Kiến trúc vòm
Thuật ngữ Kitô giáo
Khởi đầu năm 537
Nhà thờ Chính Thống giáo Đông phương
Bảo tàng Istanbul
Danh lam thắng cảnh ở Thổ Nhĩ Kỳ | wiki |
Hạm đội Bắc Dương () là một trong bốn hạm đội hiện đại của hải quân Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Hạm đội này nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ Lý Hồng Chương, Tổng đốc Trực Lệ. Hạm đội Bắc Dương sớm thống trị Đông Á trước cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Hạm đội Bắc Dương vào cuối những năm 1880 được coi là mạnh nhất châu Á và mạnh thứ 8 trên thế giới. Đồng thời, Hạm Đội Bắc Dương còn được đánh giá là có vị thế và sức mạnh ngang bằng với các Hạm Đội hùng mạnh của các Cường Quốc Châu Âu đang có mặt tại Viễn Đông, được mệnh danh là " con sư tử của vùng biển Châu Á ".
Thành lập
Hạm đội Bắc Dương của triều Mãn Thanh được thành lập năm 1861. Đến năm 1871, 4 chiếc thuyền từ các tỉnh phía Nam được tăng cường lên phía Bắc, góp phần làm lớn mạnh đoàn thủy quân này.
Mặc dù Hạm đội Bắc Dương được trang bị tốt nhất song tệ tham nhũng của một triều đại phong kiến đã làm xói mòn sức mạnh của nó. Kết quả là, hạm đội Bắc Dương không có nổi một chủ lực hạm nào sau khi nó được thành lập vào năm 1861, cho đến khi có sự thay đổi từ đại thần nhà Thanh là Lý Hồng Chương.
Lý Hồng Chương đã phân bổ phần lớn quỹ hải quân cho Hạm đội Bắc Dương. Không giống các hạm đội khác, Hạm đội Bắc Dương được Lý Hồng Chương thí điểm xây dựng với chủ yếu là các thiết giáp hạm nhập khẩu từ Đức và Anh. Đặc biệt, năm 1881, Lý Hồng Chương đã đặt mua 2 thiết giáp hạm khổng lồ của Đức và đặt tên là “Định Viễn” và “Trấn Viễn”. Hai tàu này có lượng giãn nước hơn 7.300 tấn, lớn hơn rất nhiều so với các chiến hạm lớn nhất của Nhật thời đó. Ngoài ra, Lý Hồng Chương cũng đề xuất với vua Mãn Thanh để mua rất nhiều chiến hạm hàng nghìn tấn khác, biến hạm đội Bắc Dương thành lực lượng hải quân “lớn thứ 8 trên thế giới” và được xem là “mạnh nhất châu Á”.
Việc mua sắm vũ khí dừng lại vào năm 1891, khi ngân sách được chuyển sang xây dựng Di Hòa Viên ở Bắc Kinh theo yêu cầu của Từ Hy Thái Hậu, nhân vật đang thao túng triều đình. Hậu cần cho Hạm đội Bắc Dương cũng gặp khó khăn lớn do việc xây dựng tuyến đường sắt Mãn Châu đã bị đình lại. Sĩ khí của hải quân Mãn Thanh nói chung rất thấp vì thiếu lương thực và tiền lương so với các lực lượng khác như bộ binh, kỵ binh.
Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất
Để lấy lại uy danh của “thiên triều”, Trung Quốc cũng đã thị uy, có nhiều hành động thách thức Nhật Bản và quyền lợi của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên. Mâu thuẫn của Trung Quốc và Nhật Bản lên đến đỉnh điểm vào tháng 6/1894, khi quân Mãn Thanh tràn vào Triều Tiên và Nhật Bản cũng đã đưa quân vào đất nước này để can thiệp để tranh giành quyền lợi. Tuy nhiên, quân Mãn Thanh nhanh chóng thất bại và bị tiêu diệt. Sau đó, trên đà thắng lợi, Nhật Bản đã có toan tính mở rộng chiến tranh sang cả lãnh thổ Trung Quốc, trước hết là bằng đường biển.
Đầu tiên, tại trận Phong Đảo diễn ra vào ngày 25/7/1894 trong vịnh Asan của Triều Tiên, 2 tàu của Hạm đội Bắc Dương là Tế Viễn và tàu phóng lôi Quảng Ất đã bị pháo kích bởi 3 tuần dương hạm Nhật Bản là Akitsushima, Naniwa và Yoshino. Cùng lúc đó, tàu Thao Giang và tàu vận tải Cao Thăng thuộc Hạm đội Bắc Dương chở 1.200 lính Trung Quốc và hàng tiếp tế không may xuất hiện đúng vào trận đánh. Kết quả, tàu Tế Viễn chạy trốn, tàu phóng lôi Quảng Ất, tàu vận tải Cao Thăng bị bắn chìm, tàu Thao Giang bị bắt giữ. Thương vong của Trung Quốc ước tính khoảng 1.100 quân nhưng quân Nhật không mất người nào.
Sau chiến thắng này, Nhật Bản thành lập một hạm đội mạnh với 12 tàu chiến các loại, gồm kỳ hạm là tàu tuần dương Matsushima được áp tải bởi 2 chiến hạm cỡ nhỏ Sei-kyo và pháo hạm Akagi đi phía sau; các tuần dương hạm Chiyoda, Hashidate, Itsukushima, Fuso, Hiei đi giữa; hải đội xung kích có tốc độ cao bao gồm tuần dương hạm Yoshino, Akitsushima, Takachiho và Naniwa đi đầu. Hạm đội Nhật Bản được lệnh nhanh chóng tiến vào biển Hoàng Hải, đánh chiếm các pháo đài, bến cảng, tạo điều kiện để lục quân di chuyển sâu vào nội địa Trung Quốc.
Lý Hồng Chương, Tổng đốc trực lệ của Hạm đội Bắc Dương tức tốc truyền lệnh cho đề đốc Đinh Nhữ Xương dưới quyền điều động mười chiến thuyền các loại gồm Định Viễn, Trấn Viễn, Lai Viễn, Tĩnh Viễn, Trí Viễn, Dương Uy, Siêu Dũng, Bình Viễn, Quang Giáp, Tế Viễn vả hai chiếc thủy lôi đĩnh đến chi viện. Đinh Nhữ Xương đã chia hạm đội theo thế trận “nhạn bay hai cánh đơn hành” với 2 hải đội. Trong đó, hải đội thứ nhất tập trung chủ yếu những tàu xương sống của hạm đội Bắc Dương, gồm 2 thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn nằm ở trung tâm đội hình chiến đấu.
Tuy nhiên, hạm đội Nhật Bản đã tiến nhanh vào cửa sông Áp Lục giáp biển Hoàng Hải vào ngày 17/9/1894. Đội hình hạm đội Nhật Bản như một chữ U lớn, hướng về phía Hạm đội Bắc Dương. Nhờ áp dụng đội hình dòng phía sau, nên các thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn của hạm đội Bắc Dương rất khó bắn trúng các tàu chiến Nhật Bản, vì có những tàu nhỏ hơn chắn giữa họ với đối phương. Trong khi đó, từ cánh phải, hải đội xung kích của Nhật Bản đã bắt đầu khai hỏa, bắn các tàu chiến nhỏ hơn của địch thủ. Mục tiêu đầu tiên là 2 tuần dương hạm loại nhỏ Dương Uy và Siêu Dũng của Hạm đội Bắc Dương. Cả hai chiếc đều bốc cháy dữ dội ngay sau loạt đạn đầu. Bị lâm vào mê hồn trận, chiến thuyền Trung Quốc chẳng bao lâu đã bị chia năm xẻ bảy, đầu đuôi không cứu nhau được.
Trận chiến kéo dài suốt cả ngày 17/9/1894, và kết thúc với phần thắng thuộc về người Nhật Bản. Hạm đội Bắc Dương bị bắn chìm 5 tàu, làm hỏng 3 tàu, 850 thủy thủ thiệt mạng, 500 người bị thương, những chiến sống sót đã bỏ chạy về phía căn cứ hải quân Uy Hải Vệ. Trong khi đó, hạm đội Nhật Bản chỉ bị hỏng 4 tàu, 190 thủy thủ thiệt mạng, 200 người bị thương.
Về phía Nhật Bản, sau chiến thắng ở Hoàng Hải, Minh Trị thiên hoàng đã hạ lệnh cho Đại tướng lục quân là Sơn Hữu Minh chia quân tiến đánh Lữ Thuận và cửa Uy Hải của Trung Quốc để bao vây và tiêu diệt tàn quân của Hạm đội Bắc Dương. Lúc này, Hạm đội Bắc Dương vẫn còn có 15 tàu chiến tại căn cứ hải quân Uy Hải Vệ (có cả thiết giáp hạm Đinh Viễn và Trấn Viễn) và 13 tàu phóng lôi.
Khi đoàn hải quân lục chiến đổ bộ lên bờ biển Trung Quốc, binh sĩ Nhật ào ạt xông vào công phá các pháo đài. Chiếm được các pháo đài, đoàn quân Nhật Bản quay họng súng lại nã trái pháo vào hạm đội Trung Quốc. Hạm đội Nhật Bản gồm 25 tàu chiến và 16 tàu phóng lôi, với lợi thế áp đảo cũng tấn công Hạm đội Bắc Dương. Lực lượng tàu phóng lôi của Nhật Bản đã đánh chìm kỳ hạm Định Viễn cùng 3 tàu lớn khác của Hạm đội Bắc Dương. 13 tàu phóng lôi cố chạy đến Yên Đài thì 6 chiếc bị tiêu diệt và 7 chiếc bị bắt giữ. Thế là, sau 23 ngày (20/1 – 12/2/1895), toàn bộ hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc, được mệnh danh là lực lượng hải quân “lớn thứ 8 trên thế giới”, được xem là “mạnh nhất châu Á” đã “tan tành như xác pháo” trước hạm đội Nhật Bản.
Ngày 12/2/1895, Đô đốc Đinh Nhữ Xương và các tàu còn lại thuộc Hạm đội Bắc Dương đã đầu hàng hải quân Nhật Bản. Thiết giáp hạm Trấn Viễn còn sống sót bị Nhật Bản thu về sử dụng. Hạm đội Bắc Dương sau đó tuy được phục hồi nhưng đã không lấy lại được vị thế như trước đây.
Hạm đội
Thiết giáp hạm
Dingyuan "定遠" (Định Viễn) (Kỳ hạm)
Zhenyuan "鎮遠" (Trấn Viễn)
Tuần dương hạm
Jingyuan "經遠" (Kinh Viễn)
Laiyuan "來遠" (Lai Viễn)
Zhiyuan "致遠" (Chí Viễn)
Jingyuan "靖遠" (Tĩnh Viễn)
Chiyuan "濟遠" (Tế Viễn)
Pingyuan "平遠" (Bình Viễn)
Chaoyong "超勇" (Siêu Dũng)
Yangwei "揚威" (Dương Uy)
Guangjia "廣甲" (Quảng Giáp)
Guangyi "廣乙" (Quảng Ất)
Guangping "廣丙" (Quảng Bính)
Pháo hạm
Zhenpang "鎮邊" (Trấn Biên)
Zhenzhong "鎮中" (Trấn Trung)
Zhendong "鎮東" (Trấn Đông)
Zhenxi "鎮西" (Trấn Tây)
Zhennan "鎮南" (Trấn Nam)
Zhenbei "鎮北" (Trấn Bắc)
Tàu phóng lôi
Tả đội nhất hiệu "左隊一號"
Tả đội nhị hiệu "左隊二號"
Tả đội tam hiệu "左隊三號"
Hữu đội nhất hiệu "右隊一號"
Hữu đội nhị hiệu "右隊二號"
Tả đội tam hiệu "右隊三號"
Fulong "福龍" (Phúc Long)
"捷順" (Tiệp Thuận)
"定遠一號" (Định Viễn nhất hiệu)
"定遠二號" (Định Viễn nhị hiệu)
"鎮遠一號" (Trấn Viễn nhất hiệu)
"鎮遠二號" (Trấn Viễn nhị hiệu)
Tàu huấn luyện
Kangji "康濟" (Khang Tế)
Weiyuan *"威遠" (Uy Viễn)
"敏捷" (Mẫn Tiệp)
Tàu hỗ trợ
"泰安" (Thái An)
Zhenhai "鎮海" (Trấn Hải)
Caojiang "操江" (Thao Giang)
"湄云" (My Vân)
Tàu vận tải
Liyun "利運" (Lợi Vận)
Xem thêm
Lục quân Bắc Dương
Phong trào tự cường
Hạm đội Nam Dương
Hạm đội Quảng Đông
Hạm đội Phúc Kiến
Tham khảo
Liên kết ngoài
Du lịch trên tàu Ting Yuen
Beiyang.org
Thủy quân Bắc Dương
Hạm đội Trung Quốc
Lịch sử Trung Quốc
Lịch sử hải quân Trung Quốc
Lịch sử quân sự nhà Thanh
Chiến tranh Pháp–Thanh | wiki |
Blanca Jeanette Kawas Fernández (16 tháng 1 năm 1946 - 6 tháng 2 năm 1995) là một nhà hoạt động môi trường người Honduras được biết đến với vai trò cứu sống hơn 400 loài động thực vật.
Tiểu sử
Kawas bắt đầu nghiên cứu của mình tại trường Miguel Paz Barahona và nhận được danh hiệu Kế toán chuyên gia và Kế toán viên bàng chứng vào năm 1967, sau đó bà bắt đầu làm việc trong các tổ chức tài chính trong những năm 1970. Từ năm 1977 đến 1979, bà gặp và kết hôn với Jim Watt, sinh hai đứa con, Damaris và Jaime.
Đầu những năm 1980, bà cùng các con chuyển đến thành phố New Orleans, nơi bà học tính toán, đạt được nhiều chứng chỉ, giải thưởng và trích dẫn về thành tích và sự xuất sắc trong học tập. Đầu những năm 1990, bà bắt đầu làm việc tại Hiệp hội sinh thái học ở Honduras. Các hoạt động của bà và tiến bộ để bảo tồn 449 loài thực vật, đa dạng động thực vật, đầm phá ven biển, thác đá, đầm lầy, rừng ngập mặn, bãi đá, bãi cát và rừng mưa nhiệt đới nằm trong dải bờ biển dài 40 km, là một trở ngại cho việc kinh doanh dự án.
Giết người
Vào ngày 6 tháng 2 năm 1995 khoảng 7:45 PM, Kawas đã bị bắn bởi hai nghi phạm không rõ danh tính tại nhà bà ở Barrio El Centro ở Tela, Atlántida. Trong số các nghi phạm giết người có Đại tá Mario Amaya (được biết đến với cái tên Tigre Amaya), người được cho là đã gặp trung sĩ Ismael Perdomo và Mario Pineda (còn gọi là Chapin) tại trụ sở cảnh sát ở Tela.
Hậu quả
Vì không có sự quan tâm nhiều hơn về phần hệ thống tư pháp của người Do Thái trong việc giải quyết tội ác này, vào ngày 13 tháng 1 năm 2003, Nhóm Phản ánh, Nghiên cứu và Truyền thông (ERIC) của Hiệp hội Jesus và Trung tâm Tư pháp Quốc tế (CEJIL) đã gửi ba các yêu cầu cá nhân gửi tới Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ, trong đó họ tuyên bố Nhà nước Honduras chịu trách nhiệm về vụ giết người của Jeanette Kawas, Carlos Escaleras và Carlos Luna.
Năm 2005, Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ đã phát hiện Kawas v. Honduras được chấp nhận; phán quyết của nó trong năm 2009 đã đặt ra tiền lệ pháp lý quốc tế cho yêu cầu các chính phủ phải bảo vệ các nhà bảo vệ nhân quyền có nguy cơ về môi trường.
Xem thêm
Bệnh dịch ở Honduras
Vườn quốc gia Jeanette Kawas
Berta Cáceres một nhà bảo vệ môi trường người Trinidad
Tham khảo
Liên kết ngoài
Mất năm 1995
Sinh năm 1946
Nhà bảo vệ môi trường Honduras | wiki |
Những di tích văn hóa của Cộng hòa Séc (tiếng Séc: kulturní památka) là những những tài sản được bỏa vệ (cả có thực hay [[tài sản tư nhân) do Bộ Văn hóa Cộng hòa Séc chỉ định. Các di tích văn hóa đóng vai trò quan trọng trong khối di sản văn hóa của Séc có thể được tuyên bố là di tích văn hóa quốc gia (tiếng Séc: národní kulturní památka) theo quy định của chính phủ Cộng hòa Séc. Chính phủ cũng có thể tuyên bố một vùng lãnh thổ, sở hữu nhân vật và môi trường được xác định bởi một nhóm các di tích văn hóa bất động hoặc các phát hiện khảo cổ học nói chung là một khu bảo tồn di tích. Bộ Văn hóa có thể tuyên bố vùng lãnh thổ của một khu định cư với số lượng di tích văn hóa, di tích lịch sử hoặc một phần của khu vực thắng cảnh nhỏ hơn thể hiện các giá trị văn hóa nổi bật như một khu di tích.
Tính đến năm 2019 có 14 di tích văn hóa của Séc nằm trong danh sách Di sản thế giới.
Công nhận đối tượng là di tích văn hóa
Tiêu chí công nhận một đối tượng là một di tích văn hóa, cũng như các luật bảo vệ và quản lý di tích được ghi rõ trong Đạo luật 20/1987 Coll., về Bảo tồn di sản quốc gia. Tiêu chí nhắc đến các đối tượng là một "chứng tích quan trọng của phát triển lịch sử, lối sống và môi trường xã hội từ thời cổ đại nhất cho đến ngày nay, thể hiện những kĩ năng sáng tạo và tác phẩm của nhân loại từ nhiều lĩnh vực hoạt động của con người, vì giá trị cách mạng, lịch sử, nghệ thuật, khoa học và kĩ thuật, [hoặc] có liên hệ trực tiếp tới các cá nhân và sự kiện lịch sử trọng đại".
Hủy công nhận đối tượng là di tích văn hóa
Trừ phi có dính dáng đến một di tích văn hóa cấp quốc gia, với những lý do cực kỳ nghiêm trọng, Bộ Văn hóa có thể hủy công nhận một đối tượng là một di tích văn hóa theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc của một tổ chức cho thấy lợi ích hợp pháp của việc hủy bỏ tình trạng di tích văn hóa.
Sau cuộc Cách mạng Nhung, danh hiệu di tích văn hóa đã bị gỡ những nơi kỷ niệm phong trào công nhân, Tuy nhiên một vài trong số các tòa nhà ở những nơi ấy vẫn được bảo vệ là di tích văn hóa.
1991
Công đoạn bảo vệ đã bị hủy theo Nghị định số 112/1991 của chính phủ đối với những di tích sau:
Nhà Quốc hội Karlín, Praha
Biệt thự Tereza, Praha
Nhà công nhân Kladno, Trung Bohemia
Nơi ra đời Antonín Zápotocký ở Zákolany, Trung Bohemia
Nhà hàng ở Liberec, Liberec
Nơi ra đời Bohumír Šmeral ở Třebíč, Vysočina
Nơi ra đời Klement Gottwald ở Dědice, Nam Moravia
Tháng 5 năm 1991, cộng đoạn bảo vệ Di tích đoàn xe tăng Liên Xô ở Praha cũng bị hủy.
1992
Theo nghị định số 404/1992 của chính phủ, tình trạng di tích văn hóa bị rút khỏi trung tâm lịch sử Tábor theo yêu cầu của chính quyền thành phố do chỉ định ngăn bồi thường tải sản trong thành phố. Cùng thời điểm ấy, các di tích còn lại nằm trong khuôn viên Tòa thị chính cổ (NKP số 122) và Lâu đài Kotnov cùng Cổng Bechyně (NKP số 123) đã được thăng hạng là di tích cấp quốc gia.
1995
Công đoạn bảo vệ đã bị hủy theo Nghị định số 262/1995 của chính phủ đối với những di tích sau:
quán rượu U Kaštanu, Prague
Nhà Nhân dân, Praha
Nhà công nhân "Peklo" ở Plzeň, Plzeň
Đài tưởng niệm Tháng 3 đói ở Duchcov, Ústí nad Labem (được chuyển từ cầu cạn đến công viên cung điện), Cộng đoạn bảo vệ cầu cạn Duchcov cũng bị gỡ bỏ
Đài tưởng niệm Cuộc nổi dậy Rumburk ở Rumburk, Ústí nad Labem
Đài tưởng niệm các nạn nhân của cuộc đình công Svárovská ở Velké Hamry, Liberec
Nơi ra đời Josef Hybeš ở Dašice, Pardubice
Đài tưởng niệm đội viên du kích đã ngã xuống ở Leškovice, Vysočina
Đài tưởng niệm tình anh em người Slav ở Mnich, Vysočina
Nơi ra đời Ludvík Svoboda ở Hroznatín, Vysočina
Đài tưởng niệm các nạn nhân của cuộc đình công Frývaldov ở Lipová lázně, Olomouc
Đài tưởng niệm Chiến dịch Ostrava ở Hrabyně, Morava-Slezsko
Phân loại của J.Herout
Di tích khảo cổ học
Lâu đài, pháo đài và cung điện
Nhà thờ và tu viện
Công sự và pháo đài thành phố
Kiến trúc thành phố, tòa nhà
Tượng, nhóm điêu khắc, đài phun nước và các tác phẩm bằng đá nhỏ
Di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử và di tích quân đội
Kiến trúc dân gian
Kiến trúc kĩ thuật
Vườn và công viên lịch sử
Phân loại theo tập bản đồ du lịch Séc
Di tích kiến trúc (tòa nhà bảo tàng, nhà hát, biệt thự, tòa thị chính, quảng trường thành phố, đài phun nước)
Di tích nhà thờ (nhà cầu nguyện, nhà thờ, nhà thờ lớn, tu viện, giáo đường Do Thái, khu chôn cất, nghĩa trang)
Hill-fort (và khu định cư)
Lâu đài và cung điện (các tàn tích)
Di tích kĩ thuật (cầu, bốt, đường sắt, pháo đài, nghĩa trang quân đội)
Kiến trúc dân gian
Kiến trúc quân sự
Xem thêm
Danh sách di tích văn hóa quốc gia ở Cộng hòa Séc
Danh sách khu bảo tồn di tích đô thị ở Cộng hòa Séc (bằng tiếng Séc)
Danh sách khu di tích đô thị ở Cộng hòa Séc (bằng tiếng Séc)
Danh sách khu di tích làng ở Cộng hòa Séc (bằng tiếng Séc)
Danh sách khu di tích thắng cảnh ở Cộng hòa Séc (bằng tiếng Séc)
Chú thích
Liên kết ngoài
National Heritage Institute
MonumNet - online registry of cultural monuments (in Czech)
Ministry of Culture of the Czech Republic: Cultural heritage
Di sản văn hóa của Cộng hòa Séc
Thắng cảnh ở Cộng hòa Séc
Cộng hòa Séc
Kiến trúc cảnh quan | wiki |
Với vai là trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh,
TP. Thái Nguyên
đã và đang có bước chuyển mình mạnh mẽ trên mọi phương diện. Đáng chú ý, những ‘gam màu’ tươi mới của hạ tầng giao thông là điểm nhấn cho một đô thị hiện đại, góp phần quan trọng trong việc mở đường, tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực cho sự phát triển chung.
Trong tháng 8 và tháng 9 này, ba công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn TP. Thái Nguyên đã đồng loạt được thông xe, đưa vào sử dụng, gồm: Đường Việt Bắc kéo dài, đường Bắc Sơn kéo dài, nút giao khác mức giữa đường Thống Nhất và đường Việt Bắc.
Trong số này, nút giao khác mức giữa đường Thống Nhất và Việt Bắc là hầm chui đầu tiên ở khu vực miền núi phía Bắc, với vốn đầu tư khoảng 210 tỷ đồng. Công trình có chiều dài toàn tuyến 495m, chiều rộng hầm 12,7m, quy mô 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp. Sau khi hoàn thành, công trình góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm ở khu vực trung tâm
TP Thái Nguyên
.
Cùng với đó, các công trình đường Bắc Sơn và đường Việt Bắc kéo dài, được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), dù chưa hoàn thành toàn bộ khối lượng thiết kế nhưng việc thông xe đã giúp kết nối, mở rộng không gian đô thị về phía Nam và phía Tây thành phố; góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch hồ Núi Cốc.
Bên cạnh các công trình vừa đề cập, trên địa bàn TP. Thái Nguyên đã và đang triển khai hàng loạt công trình, dự án trọng điểm, với trọng tâm là các hạng mục hạ tầng giao thông. Cụ thể, Chương trình đô thị miền núi phía Bắc – TP. Thái Nguyên (tổng nguồn vốn 87,6 triệu USD từ vốn vay Ngân hàng Thế giới và đối ứng ngân sách Trung ương, địa phương) đã cơ bản hoàn thiện 13/13 hạng mục công trình.
Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực TP. Thái Nguyên (tổng nguồn vốn thực hiện 100 triệu USD, từ vốn vay Ngân hàng Thế giới, địa phương đối ứng thực hiện giải phóng mặt bằng, thuế, phí và một số chi phí khác). Các hạng mục giao thông quan trọng thuộc Dự án này gồm: Nâng cấp cầu Đán, nâng cấp đường khu dân cư Đồng Bẩm, xây dựng đường Huống Thượng – Chùa Hang, xây dựng đường Bắc Nam và cầu Huống Thượng, nâng cấp đường Lê Hữu Trác.
Nhiều dự án giao thông khác được phê duyệt chủ trương đầu tư theo nghị quyết của HĐND tỉnh, đang thực hiện các bước chuẩn bị để triển khai thi công, như: Xây dựng cầu Quang Vinh 1, cầu Quang Vinh 2 và hệ thống đường giao thông kết nối phường Đồng Bẩm, phường Quang Vinh và xã Cao Ngạn; xây dựng tuyến đường gom bên trái cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đoạn từ nút giao Sông Công đến núi giao Tân Lập. Ngoài ra, trên địa bàn TP. Thái Nguyên cũng triển khai 56 dự án hạ tầng khu đô thị, khu dân cư… sử dụng vốn ngoài ngân sách.
Xác định vai trò đặc biệt quan trọng của các công trình trọng điểm, nhất là về hạ tầng giao thông trên địa bàn, Thường trực Tỉnh ủy đã có nhiều cuộc làm việc với TP. Thái Nguyên để nắm tình hình, chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu xử lý nghiêm dự án chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích. Cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chuyên môn của TP. Thái Nguyên cũng vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ, nhất là trong vấn đề giải phóng mặt bằng, giải quyết thủ tục hành chính, huy động nguồn lực để đối ứng và đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công.
Tại hội nghị làm việc với Thường trực Tỉnh ủy mới đây, lãnh đạo UBND TP. Thái Nguyên khẳng định quyết tâm đảm bảo tiến độ các dự án giao thông trọng điểm theo kế hoạch. Để đạt điều này, địa phương xác định tiếp tục tập trung các nguồn lực thực hiện những phần việc; rà soát, phân loại đối với từng dự án để có giải pháp cụ thể, đề xuất lộ trình xử lý, khắc phục phù hợp đối với một số vướng mắc còn tồn tại.
Theo quy hoạch chung của tỉnh, TP. Thái Nguyên là đô thị trung tâm có vai trò kết nối và điều phối. Do vậy, kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống giao thông được xác định phát triển theo hướng đồng bộ, chất lượng cao. Với “bức tranh” giao thông như hiện tại, cùng định hướng và các giải pháp đồng bộ, TP. Thái Nguyên hoàn toàn có thể kỳ vọng về một hệ thống giao thông hiện đại trong tương lai, góp phần tạo lập đô thị hiện đại, năng động và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh.
Nhị Hà | vanhoc |
Kim Clijsters và Ai Sugiyama là đương kim vô địch, tuy nhiên Clijsters không tham gia. Sugiyama đánh cặp với Liezel Huber, tuy nhiên thất bại ở vòng một trước Shinobu Asagoe và Rika Fujiwara. Virginia Ruano Pascual và Paola Suárez giành chiến thắng trong trận chung kết 6–0, 6–3, trước Svetlana Kuznetsova và Elena Likhovtseva.
Hạt giống
Virginia Ruano Pascual / Paola Suárez (Vô địch)
Svetlana Kuznetsova / Elena Likhovtseva (Chung kết)
Liezel Huber / Ai Sugiyama (Vòng một)
Nadia Petrova / Meghann Shaughnessy (Tứ kết)
Martina Navratilova / Lisa Raymond (Bán kết)
Cara Black / Rennae Stubbs (Vòng ba)
Janette Husárová / Conchita Martínez (Tứ kết)
María Vento-Kabchi / Angelique Widjaja (Vòng một)
Marion Bartoli / Émilie Loit (Vòng hai)
Li Ting / Sun Tiantian (Vòng hai)
Anastasia Myskina / Vera Zvonareva (Vòng ba)
Alicia Molik / Magüi Serna (Vòng một)
Els Callens / Meilen Tu (Vòng hai)
Myriam Casanova / Patricia Wartusch (Vòng hai)
Silvia Farina Elia / Francesca Schiavone (Tứ kết)
Barbara Schett / Patty Schnyder (Vòng ba)
Kết quả
Chung kết
Nửa trên
Nhánh 1
Nhánh 2
Nửa dưới
Nhánh 3
Nhánh 4
Tham khảo
Liên kết ngoài
WTA Draw
Đôi nữ
Giải quần vợt Pháp Mở rộng theo năm - Đôi nữ
Thể thao nữ năm 2004
Thể thao nữ Pháp năm 2004 | wiki |
Tnú là một nhân vật anh hùng, có xuất thân mồ côi nhưng lớn lên trong tình yêu thương của dân làng và sớm giác ngộ cách mạng. Ở Tnú chứa đựng nhiều phẩm chất tốt đẹp, là tấm gương cho những thế hệ sau noi theo. Muốn hiểu rõ về nhân vật này các em cần đi sâu vào phân tích nhân vật Tnú.
Để có thể làm tốt đề văn phân tích nhân vật Tnú thì trước tiên các em cần phải biết cách lập dàn ý. Dàn ý càng chi tiết thì bài phân tích càng sâu và chắc. Dưới đây sẽ là hướng dẫn về cách lập dàn ý cũng như gợi ý bài làm cho đề văn này.
I. Lập dàn ý phân tích nhân vật Tnú
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu.
– Giới thiệu về nhân vật Tnú, một con người anh hùng của Tây Nguyên.
2. Thân bài phân tích nhân vật Tnú
Sự xuất hiện của nhân vật
– Thông qua lời kể của cụ Mết trong một đêm mưa rì rào như gió nhẹ.
Lúc còn bé đến khi trở thành chiến sĩ
– Cha mẹ Tnú mất sớm, Tnú lớn lên được người dân làng Xô man chăm sóc, cưu mang.
– Tnú là người có nhiều phẩm chất tốt đẹp như trung thực, trong sáng, chính trực, hiên ngang như cây xà nu.
– Tnú có cái đầu sáng lạ lùng.
Tnú và bi kịch gia đình
– Sau thời gian 3 năm ở tù, Tnú đã vượt ngục để trở về lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc.
– Tnú bị bắt trói và vợ con bị giặc giết chết trước mặt anh. Nỗi đau trào dâng lên trong người nhưng Tnú đã nến nỗi đau lại để đứng lên đánh giặc.
Vượt qua bi kịch cá nhân và trở thành chiến sĩ
– Tnú lãnh đạo cả dân làng Xô man đứng lên đánh giặc.
Hình tượng Tnú gắn liền với hình tượng độc đáo: bàn tay
– Bút pháp mang đậm màu sắc sử thi.Xem thêm: Viết đoạn văn tả mẹ đang xem ti vi
– Hình ảnh ngón tay Tnú bị đốt cháy là lời tố cáo tội ác của quân giặc, là ngọn lửa tinh thần của Tnú.
3. Kết luận
– Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tnú.
Bài viết liên quan
>> Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ (Có dàn ý chi tiết)
>> Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân (Có dàn ý chi tiết)
>> Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Có dàn ý chi tiết)
II. Bài làm phân tích nhân vật Tnú
Nhà văn Nguyễn Trung Thành là một người con của Quảng Nam nhưng ông dành nhiều tình cảm cho mảnh đất và con người Tây Nguyên. Chính vì vậy mà trong những sáng tác của mình, ông cũng viết nhiều về mảnh đất này. Nổi bật lên trong số đó là tác phẩm Rừng xà nu. Trong tác phẩm này, Nguyễn Trung Thành đã khéo léo xây dựng nhân vật người anh hùng Tnú với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Tnú trở thành nhân vật điển hình cho thanh niên thế hệ thời kháng chiến chống Mĩ, trở thành con người điển hình cho mảnh đất Tây Nguyên giàu truyền thống.
Tnú xuất hiện không phải thông qua lời giới thiệu của tác giả mà thông qua lời kể của cụ Mết, một già làng có thân hình vạm vỡ và đôi mắt sáng quắc. Cụ Mết là người đã chứng kiến biết bao nhiêu sự đổi thay của làng Xô man, chứng kiến sự trưởng thành của Tnú. Chính vì vậy những lời cụ Mết là những lời chân thật nhất, sâu sắc nhất. Tnú qua lời kể của cụ hiện lên một cách khách quan hơn và khiến cho người đọc cảm thấy ấn tượng hơn.
Phân tích nhân vật Tnú
Tnú khá đáng thương khi từ nhỏ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhưng may mắn là Tnú được lớn lên trong tình yêu thương và sự chăm sóc của dân làng Xô man. Tnú cũng như bao nhiêu người con Tây Nguyên khác có cái bụng thương núi, thương nước. Từ khi còn là một cậu bé, Tnú đã biết yêu thương nhân dân và làng xóm. Tnú lớn dần lên, tình yêu thương làng xóm cũng phát triển thành tình yêu Cách mạng, tình yêu nước. Một phần là vì từ nhỏ Tnú đã sớm được giác ngộ Cách mạng thông qua những lời kể của cụ Mết. Cụ Mết giống như người giữ gìn và truyện ngọn lửa Cách mạng hết thế hệ này sang thế hệ khác. Hình ảnh của Tnú khiến cho chúng ta liên tưởng đến những người anh hùng nhỏ tuổi như Vừ A Dính, như Kim Đồng,… Tnú có tinh thần vô cùng quả cảm mặc dù biết rằng việc theo cách mạng sẽ gặp rất nhiều gian nguy. Giống như anh Xút, bà Nhan cũng đã bị giặc treo đầu lủng lẳng ở đầu bản xóm. Nhưng Tnú không vì thế mà run sợ. Tnú vẫn xung phong cùng với Mai đi vào rừng để bảo vệ anh Quyết. Công việc này vô cùng nguy hiểm nhưng Tnú đã làm và làm rất tốt khiến cho dân làng Xô man vô cùng tự hào.Xem thêm: Hãy phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Cũng như cây xà nu, Tnú trung thực, thẳng thắn, chính trực và trong sáng. Vì muốn trở thành cán bộ giỏi như anh Quyết, Tnú đã quyết tâm học cho bằng được cái chữ cụ Hồ. Trong công việc đưa thư, Tnú có cái đầu sáng lạ lùng khi tìm được đường rừng khiến địch không thể phát hiện ra. Thế nhưng trong việc học chữ thì Tnú lại rất hay quên. Tnú đã lấy đá đập vào đầu mình để tự răn bản thân khi học chữ thua Mai. Mặc dù hành động này có biểu lộ một chút tính khí nóng nảy của Tnú nhưng nó cũng cho thấy Tnú là người có ý chí và quyết tâm sắt đá. Với ý chí ấy, khi bị giặc bắt, Tnú đã dũng cảm không khai ra địa chỉ của Cộng sản dù bị giặc tra tấn như thế nào. Tnú đã bộc lộ khí phách hiên ngang của một người anh hùng dân tộc.
Ở tù 3 năm thì Tnú vượt ngục để trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Người bạn từ thuở thiếu thời của Tnú là Mai giờ đây đã trở thành vợ của Tnú. Họ có với nhau một người con trai vô cùng kháu khỉnh. Đó là kết tinh của tình yêu. Hạnh phúc gia đình tưởng như sẽ đẹp mãi như trăng rằm thì biết đâu sự việc bất ngờ ập tới và làm mọi thứ trở nên vỡ nát. Tnú bị bắt trói, phải đứng nhìn vợ con mình bị quân giặc giết hại. Đây là nỗi đau lớn không gì có thể bù đắp được. Quân giặc nghĩ làm như vậy Tnú sẽ phải run sợ mà đầu hàng nhưng chúng không ngờ lại càng khiến ý chí của Tnú trở nên sắt đá hơn. Tnú dù bị giặc đốt cháy 10 đầu ngón tay vẫn vùng lên biến nó thành ngọn lửa căm hờn. Tnú đã biến đau thương thành hành động, anh cùng với dân làng vùng lên chống lại kẻ thù xâm lược.Xem thêm: Thầy cô tư vấn kỹ năng làm tốt bài thi Ngữ văn Kỳ thi THPT quốc gia
Sau những ngày tháng trải qua khổ đau bi kịch của cuộc đời, Tnú đã trở thành một cán bộ chiến sĩ thực thụ. Tnú có tinh thần trách nhiệm và luôn thực hiện đúng kỉ cương, được phép mới trở về quê hương dù rất nhớ buôn làng của mình. Câu chuyện về Tnú và 10 đầu ngón tay bị đốt đã trở thành huyền thoại. Tnú được thế hệ sau ngưỡng mộ và yêu thương coi như một tấm gương sáng để noi theo.
Cuộc đời đầy bi tráng của Tnú mang nhiều ý nghĩa. Tnú là đại diện cho những người anh hùng một thời dám đứng lên đấu tranh giải phòng dân tộc.
Trên đây là bài làm phân tích nhân vật Tnú và hướng dẫn lập dàn ý chi tiết. Hy vọng với bài viết này các em đã có thêm những kiến thức bổ ích phục vụ cho việc học môn Ngữ Văn.
Thu Thủy | vanhoc |
Sau một khoảng thời gian vật vã thì mình cũng hoàn thành bài đầu tiên trong series Bảo Mật Nhập Môn . Bài viết này sẽ bàn về sự “ bảo mật ” của giao thức HTTP. Website của Lazada và Ngân hàng ACB sẽ bị lôi ra làm ví dụ. Vì bài viết khá dài nên các bạn cứ từ từ đọc nhé. Ôn lại về HTTP HTTP là một giao thức dùng để truyền nhận dữ liệu (Xem thêm ở đây ). Hiện tại, phần lớn dữ liệu trên Internet đều được truyền thông qua giao thức HTTP. Các ứng dụng Web hoặc Mobile cũng gọi Restful API thông qua giao thức HTTP. Tuy nhiên, nhược điểm của HTTP là dữ liệu được truyền dưới dạng plain text, không hề được mã hoá hay bảo mật . Điều này dẫn đến việc hacker có thể dễ dàng nghe lén, chôm chỉa và chỉnh sửa dữ liệu. Người ta gọi kiểu tấn công này là Man-in-the-middle attack, viết tắt là MITM. Sơ lược về Man-in-the-middle attack Hãy tưởng tượng bạn đang tán tỉnh một em gái dễ thương mặt cute ngực to dánh khủng tên Linh. Để tăng tính lãng mạn, bạn không nhắn tin mà trực tiếp viết thư gửi cho nàng. Lúc này, bạn là client, bé Linh là server, việc gửi thư là giao thức HTTP. Đương nhiên, hoa đẹp thì lắm ruồi bu. Có một thằng hacker xấu xa bỉ ổi tìm cách phá rối bạn, ta tạm gọi thằng này là Hoàng cờ hó. Thằng Hoàng cờ hó có thể phá rối bạn bằng những cách sau: 1. Sniff packet để đọc lén dữ liệu Bạn hí hửng bỏ thư vào hòm thư, chờ bức thư bay đến chỗ Linh. Thư đang trên đường tới, thằng Hoàng bắt được, mở bức thư ra xem, biết được hết những lời tâm tình ủ ê mà bạn dốc cạn tấm lòng ra viết. Trong thực tế, khi bạn gửi username, password qua HTTP, hacker có thể dễ dàng chôm username, password này bằng cách đọc lén các packet trong mạng. (Bạn gửi clip 18+ thì nó cũng chôm được nốt). 2. Sửa đổi packet Không chỉ đọc trộm, thằng Hoàng cờ hó kia còn có thể sửa thư của bạn. Bạn khen Linh đẹp như Maria Ozawa thì nó sửa thành Happy Polla. Linh reply lại, hẹn bạn đi nhà nghỉ lúc 5h thì nó sửa thành 5h15. Bạn vẫn không hay biết thư đã bị tráo gì cả. Đến lúc đọc xong, 5h15 ra nhà nghỉ thì đã thấy thằng cờ hó và Linh tay trong tay dắt nhau ra. (Thằng H yếu sinh lý nên 15p là xong, các bạn nên thông cảm cho nó). Trong thực tế, hacker có thể thay đổi nội dung bạn nhận được từ server, làm thay đổi thông tin hiển thị trên máy bạn. Cả 2 trường hợp này đều khá nguy hiểm vì bạn không hề biết mình bị tấn công. Kiến thức này thuộc dạng vô cùng cơ bản, nhiều người đã nói rồi nên mình sẽ không giải thích kĩ về khía cạnh kĩ thuật. Các bạn có thể tự tìm hiểu thêm về MITM Attack ở đây:
VNPro forum
Cách phòng chống Các giải pháp chống MITM trong mạng LAN thường do SysAdmin hoặc các bạn chuyên bảo mật lo , thông qua việc cài đặt thiết lập hệ thống. Là developer, cách phòng chống cơ bản nhất chúng ta có thể làm là sử dụng giao thức HTTPS cho ứng dụng , bằng cách thêm SSL Certificate. Dữ liệu giao tiếp qua HTTPS đã được mã hoá nên người ngoài không thể đọc trộm hay chỉnh sửa được. Cách này tương tự như việc bạn và Linh viết mail cho nhau bằng teencode, thằng Hoàng cờ hó kia có đọc trộm mail cũng không hiểu hay sửa thư được. Tuy độ bảo mật của HTTPS vẫn chưa phải là tuyệt đối, nó vẫn cao hơn nhiều so với chỉ dùng HTTP thuần. Trong phạm vi bài viết, mình không tìm hiểu thêm về những lỗi bảo mật của HTTPS, mong các pro vào góp ý. Ngoài ra, nếu trang web của bạn chưa thể tích hợp bạn có thể tích hợp chức năng đăng nhập thông qua Facebook, Google . Tuy hacker vẫn có thể chôm cookie của người dùng, nhưng ít ra họ không bị lộ username và password. Lưu ý Hiện tại nhiều trang web vẫn sử dụng giả cầy” – chỉ sử dụng ở những trang log-in và những trang có dữ liệu nhạy cảm. Cách làm này vẫn tồn tại khá nhiều nguy hiểm. Cảnh báo trước: Hiện tại, mình sử dụng Fiddler để demo ở local. Tuy nhiên, hacker có thể làm các trò này khi dùng chung LAN/WLAN với bạn . Do đó, cần hết sức cẩn thận khi dùng wifi chùa/wifi công cộng nhé. Phần đăng nhập của trang này dùng do vậy mình không thể sniff được username, password. Tuy nhiên, các trang khác của lazada vẫn dùng . Khi người dùng vào các trang này mình có thể chôm được cookie, sử dụng cookie này để đăng nhập như thường. Ngày xưa, khi Facebook chưa dùng tụi mình cũng dùng cách này để sniff và đăng nhập account facebook của người khác. 2. Lần này mình sẽ lấy trang web của Ngân hàng ACB ra làm ví dụ. Trang này có sử dụng HTTPS cho trang giao dịch, nhưng trang chủ vẫn là HTTP. Mình có thể sửa packet để dẫn người dùng tới trang lừa đảo. Một số trường hợp khác, trang web dùng HTTPS nhưng vẫn tải hình ảnh, javascript , css qua Hacker vẫn có thể dễ dàng sửa nội dung javascript, trộm cookie như thường. Do đó, Google khuyến cáo sử dụng cho toàn bộ các trang và các link chứ đừng để kiểu giả cầy như thế này nhé. Kết Hiện tại Chrome cũng đang có kế hoạch thị các trang HTTP là không an toàn để cảnh báo cho người dùng. Ở những phiên bản sau, bạn sẽ thấy chữ “Not secure” trên thanh địa chỉ nếu trang web chỉ sử dụng HTTP. Hai điều quan trọng nhất về HTTP rút ra từ bài viết:
HTTP không an toàn hay bảo mật. Tuyệt đối không bao giờ submit thông tin quan trọng (mật khẩu, số thẻ ngân hàng) qua HTTP!
Sử dụng dể duyệt web cũng giống như nện gái mà không cần BCS. Nhiều khi dính bệnh chết lúc nào chẳng biết đấy!
Rate this: Like this: Related | vanhoc |
Octyl glucoside (n-octyl-β-D-glucoside) là chất hoạt động bên ngoài không ion thường được sử dụng để hòa tan các protein màng nguyên thủy cho các nghiên cứu trong hóa sinh. Về mặt cấu trúc, nó là một glycoside bắt nguồn từ glucose và octanol. Giống như Genapol X-100 và Triton X-100, nó là một amphiphile phi sinh lý mà làm cho lipay bilayers ít cứng.
Ứng dụng
Octyl glucoside đã trở thành một trong những chất tẩy rửa quan trọng nhất để làm sạch các màng protein bởi vì nó thường không làm biến tính protein và có thể dễ dàng loại bỏ khỏi các chiết xuất protein cuối cùng. Trên nồng độ micelle quan trọng của nó là 0.025 M (~ 0.7% w / v), nó đã được ghi nhận là chất tẩy tốt nhất để cải thiện tính chọn lọc của tiêm chủng miễn dịch của biến đổi protein phosphotyrosine. Chất tẩy rửa này cũng đã được chứng minh là đã nhanh chóng vô hiệu hóa HIV gây nhiễm ở nồng độ cao hơn CMC của nó.
Hợp chất đã trở nên phổ biến với các nhà nghiên cứu sau khi công bố tổng hợp được cải tiến vào năm 1978. Tuy nhiên, vào năm 1990, chi phí vẫn bị cấm cho sự cô lập protein quy mô lớn.
Octyl glucoside đã được đề xuất như là một tác nhân điều trị để ngăn ngừa sự xâm lấn của vi khuẩn đối với thấu kính áp tròng, do khả năng giảm sự liên kết hydro nước của kính áp tròng và ngăn ngừa sự kết dính của Staphylococcus epidermidis và Pseudomonas aeruginosa.
Xem thêm
Decyl glucoside
Lauryl glucoside
Alkyl polyglycoside
octyl thioglucoside
Liên kết ngoài
octyl glucoside bound to proteins in the PDB
Tham khảo | wiki |
Yeouido (Tiếng Hàn: 여의도, Hanja: 汝矣島) (đảo Yeoui hay Nhữ Hĩ Đảo) là một hòn đảo lớn nằm giữa sông Hán đoạn chảy qua Seoul. Đây là khu vực trung tâm tài chính và ngân hàng quan trọng nhất của Hàn Quốc. Yeouido với diện tích 8,4 km² là nơi sinh sống của 30,988 người. Hòn đảo tọa lạc trong Yeouido-dong thuộc quận Yeongdeungpo-gu, Seoul.
Hòn đảo là nơi đặt trụ sở chính của nhiều cơ quan quan trọng ở Hàn Quốc như Tòa nhà Quốc hội, Hiệp hội Đầu tư tài chính Hàn Quốc, Nhà thờ Phúc âm Toàn vẹn, Tòa nhà 63, Tập đoàn LG, Hệ thống Phát sóng Hàn Quốc (KBS), Tổng công ty Phát thanh Truyền hình Munhwa hay Sàn giao dịch Hàn Quốc,... Ngoài ra, Yeouido còn là nơi tọa lạc của nhiều tòa nhà chọc trời nổi tiếng khác như Trung tâm Tài chính Quốc tế Seoul hay trụ sở Liên đoàn Xây dựng và Công nghiệp Hàn Quốc.
Toà nhà cao tầng ở Yeouido
Toà nhà cao tầng đã hoàn thành
Đây là danh sách các tòa nhà cao tầng đã hoàn thành ở Yeouido.
Toà nhà cao tầng đang xây dựng
Đây là danh sách các tòa nhà cao tầng đang xây dựng ở Yeouido.
Thư viện
Tham khảo
Liên kết
Yeouido-dong website
Yeouido: Seoul Official Tourism (English)
Tour2Korea profile of the island
Yeuoido Spring Flower Festival 2007
Yeouido
Đảo Hàn Quốc
Phường của Seoul
Quận Yeongdeungpo
Khu phố tài chính | wiki |
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, cũng là người đứng đầu hành pháp, Chủ tịch nước là một trong những chức vụ chính trị cao nhất tại Việt Nam. Chủ tịch nước cũng là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh kiêm Tổng tư lệnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương và cũng là Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Nếu một Chủ tịch nước đương nhiệm qua đời, Phó Chủ tịch nước sẽ làm quyền Chủ tịch nước. Chủ tịch nước phải ít nhất 21 tuổi, là công dân Việt Nam và là một đại biểu Quốc hội.
Danh sách này chỉ tính những nhiệm kỳ liên tục của một Chủ tịch nước và các quyền Chủ tịch nước, những người đã tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước sau khi Hiến pháp Việt Nam phê chuẩn. Chức vụ có hiệu lực từ ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Đã có 11 người nhậm chức Chủ tịch nước (Trong đó, kể từ năm 2016 có 3 Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức). Trong số các cá nhân được bầu làm Chủ tịch nước, có ba người qua đời trong nhiệm kỳ vì bệnh (Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng và Trần Đại Quang), và hai người xin từ chức (Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Phúc).
Chủ tịch nước trẻ tuổi nhất khi nhậm chức là Võ Văn Thưởng ở tuổi 52 (52 năm 79 ngày) và lớn tuổi nhất là Tôn Đức Thắng ở tuổi 81 (81 năm 34 ngày). Chủ tịch nước sống lâu nhất là Võ Chí Công khi mất ở tuổi 99 (99 năm 32 ngày) và Chủ tịch nước có tuổi thọ kém nhất là Trần Đại Quang khi mất ở tuổi 61 (61 năm 344 ngày). Tuổi trung bình của Chủ tịch nước khi nhậm chức là 66,4 tuổi.
Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước đầu tiên, đã trở thành Chủ tịch nước vào năm 1945 sau khi Việt Nam độc lập. Nguyễn Xuân Phúc là Chủ tịch nước tại nhiệm ngắn nhất với 1 năm 288 ngày từ năm 2021 đến năm 2023 nếu không tính những người tạm quyền. Hồ Chí Minh có thời gian làm Chủ tịch nước dài nhất với 24 năm từ năm 1945 đến khi mất năm 1969. Ông cũng là Chủ tịch nước tại nhiệm qua nhiều nhiệm kỳ nhất với 4 nhiệm kỳ (1945, 1946, 1960, 1964). Trong khi đó, Tôn Đức Thắng cũng là Chủ tịch nước tại nhiệm qua 4 nhiệm kỳ (1969, 1971, 1975, 1976). Hiến pháp quy định, nhiệm kỳ Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ Quốc hội (thường là 5 năm) và không giới hạn số lần tái cử. Tuy nhiên, đa số các Chủ tịch nước đều tại nhiệm trong một nhiệm kỳ.
Có hai Chủ tịch nước từng là tướng lĩnh (một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam là Lê Đức Anh và một Đại tướng Công an Nhân dân Việt Nam là Trần Đại Quang)
Chủ tịch nước hiện nay là ông Võ Văn Thưởng, nhậm chức ngày 2 tháng 3 năm 2023.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ghi chú: Màu xám là Quyền Chủ tịch nước
Dòng thời gian
Các nguyên Chủ tịch nước còn sống
Tính đến 1 tháng 4 năm 2023, có năm nguyên Chủ tịch nước còn sống. Nguyên Chủ tịch nước còn sống cao tuổi nhất là Trần Đức Lương và trẻ tuổi nhất là Nguyễn Xuân Phúc và Nguyên Chủ tịch nước qua đời gần đây nhất là Lê Đức Anh vào ngày 22 tháng 4 năm 2019 ở tuổi 98. Dưới đây là danh sách các nguyên Chủ tịch nước còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:
Xem thêm
Chủ tịch nước Việt Nam
Chế định Chủ tịch nước Việt Nam
Phó Chủ tịch nước Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Tham khảo
Liên kết ngoài
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Danh sách nhân vật Việt Nam
V
Chính trị Việt Nam
Chính phủ Việt Nam | wiki |
Thịt nướng xâu hay là thịt nướng xiên que là một món ăn thịt nguyên miếng xắt nhỏ, xiên que và nướng, thường được phục vụ với một loại nước sốt. Thịt nướng xâu có thể bao gồm thịt gà thái hạt lựu hoặc thái lát, thịt dê, thịt cừu, thịt bò, thịt lợn, cá, các loại thịt khác, hoặc đậu hũ, xiên thành xâu với những thanh tre hay cọng đuôi lá dừa, được nướng bằng gỗ hay than, và rồi phục vụ với một loại nước sốt hay là gia vị cay.
Cách chế biến này được cho là có nguồn gốc ở Java, Indonesia, và được gọi là Satay hay Sa tê (khác với Sa tế trong tiếng Việt). Trong tiếng Indonesia, sate có nghĩa là “thịt được nướng trên xiên tre trên bếp lửa”. Satay có mặt gần như bất cứ nơi nào ở Indonesia, nơi mà nó đã trở thành một món ăn truyền thống dân tộc phổ biến, thường ăn với nước sốt đậu phộng Nó cũng phổ biến ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Mã Lai, Singapore, Brunei, và Thái Lan, Trung Quốc, cũng như ở Hà Lan, vì Indonesia là một thuộc địa của Hà Lan trước đây. Nó được liệt kê ở vị trí thứ 14 trong cuộc bình chọn 50 món ăn ngon nhất của độc giả trên thế giới, thực hiện bởi CNN Go vào năm 2011.
Các món ăn tương tự hay là cải biến, có thể kể món Yakitori từ Nhật Bản, Shish kebab từ Thổ Nhĩ Kỳ, shashlik từ vùng Kavkaz, chuanr từ Trung Quốc, sosatie từ Nam Phi và chả miếng tại Việt Nam. Biến thể của món ăn này, cũng có thể kể xâu cá viên, xâu thịt viên nướng, xâu gan gà, lòng gà,...
Xem thêm
Chả
Thịt viên
Chú thích
Ẩm thực Indonesia
Ẩm thực Philippines
Ẩm thực Malaysia
Thịt
Ẩm thực đường phố
Ẩm thực Singapore | wiki |
Amomum petaloideum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Shao Quan Tong mô tả khoa học đầu tiên năm 1985 dưới danh pháp Paramomum petaloideum. Năm 1997, Te Ling Wu chuyển nó sang chi Amomum.
Phân bố
Loài này có ở Vân Nam, Trung Quốc và miền bắc Lào (tỉnh Luangnamtha). Tên gọi trong tiếng Trung là 宽丝豆蔻 (khoan ti đậu khấu), nghĩa là đậu khấu tơ rộng. Rừng thường xanh, trên đá vôi, rừng thưa, trên đồi dốc với đất lẫn đá, cao độ 447–452 m (1.466-1.811 ft).
Mô tả
Cây thân thảo mọc thành cụm, cao ~2 m, 5–10 thân giả mỗi cụm; thân rễ đường kính ~1-1,5 cm, màu đỏ rồi xanh lục, xù xì; rễ cọc ~10-15 × 0,5 cm, màu nâu ánh đỏ sẫm; khoảng các giữa các thân giả ~10 cm, vảy hình ống, ít nhất là tại gốc, dài 1–2,5 cm, màu đỏ rồi nâu sẫm, như da, có sọc, mặt ngoài có lông, đỉnh nhọn. Thân giả với ~5–7 lá mỗi thân giả, hơi phình ra ở gốc, đường kính 1–1,5 cm, màu đỏ rồi xanh lục, có sọc, nhẵn nhụi, mặt ngoài có mắt lưới rõ rệt, mặt trong lục xám, nhẵn, bóng; lưỡi bẹ hình trứng, hai thùy, dài 0,5–1 cm, như da, mặt ngoài có lông, xù xì, đỉnh nhọn; cuống lá dài 5–15 cm, có rãnh, có sọc, nhẵn nhụi; phiến lá hình elip-thuôn dài, 25–80 × 9–15 cm, thô nhám, nhẵn nhụi, gốc thon nhỏ dần, đỉnh hình đuôi, gân chính nổi rõ phía dưới, gân phụ nổi rõ cả hai mặt. Cụm hoa sinh ra gần gốc của thân giả, ~2–4 mỗi thân giả; phần mang hoa hình elipxoit, đường kính ~10 × 6 cm, chỉ 1 hoa nở một lúc; cuống cụm hoa ~5 × 1 cm, màu đỏ, có sọc, nhẵn nhụi; vảy từ hình trứng đến hình trứng rộng, 2–2,5 × 1–1,5 cm, màu ánh đỏ, như da cứng, có sọc, mặt ngoài xù xì, có lông, đỉnh nhọn, mép có lông rung; lá bắc rộng hình trứng, 3,5–4 × 1,8–2 cm, màu xanh lục ánh đỏ với rìa màu xanh lục, như da, có gờ, đối diện một hoa, nhẵn nhụi trừ mặt ngoài xù xì với lông ngắn phía trên, mặt trong có gờ, đỉnh nhọn với cựa dày, nhọn, dài ~0,3 cm, mép có lông rung về phía đỉnh, như giấy rồi rữa sớm; lá bắc con hình mác-thuôn dài, với một răng, 1,8–2 × 0,5 cm, màu nâu nhạt, có màng, mỏng và trong suốt, chỉ có lông ở đỉnh nhọn. Đài hoa hình ống, 3 răng, 2-2,2 × 0,2-0,5 cm, màu nâu nhạt, có màng, nhẵn nhụi trừ có lông ở trên; ống đài hoa dài ~1-1,2 cm; răng lớn hơn ~1 cm, răng ngắn hơn dài ~0,1 cm, đỉnh hình đuôi. Tràng hoa màu trắng ánh hồng, dài 3,5–4 cm, mặt ngoài xù xì với lông ngắn, mặt trong xù xì ở gốc, có lông măng ở trên, ống tràng hoa dài 2-2,2 cm; các thùy bên của tràng hoa 1,5 × 0,5–0,7 cm, có màng; thùy tràng hoa trung tâm 1,5 × 0,8–1 cm, có màng, đỉnh có nắp với cựa dày; cánh môi có vuốt, 2–2,5 × 1,5–2 cm, màu trắng trừ sọc trung tâm màu vàng và sọc gồm các chấm đỏ nhỏ ở gốc, các gân trong suốt tỏa ra tới mép, có màng với gờ trung tâm như da dày, nhẵn nhụi, đỉnh thuôn tròn, mép gợn sóng; không nhị lép bên. Chỉ nhị dày, như da, dẹt, dài 0,5 cm, mặt xa trục nhẵn nhụi, mặt gần trục có lông, màu đỏ; bao phấn hình elipxoit, 0,5 × 0,5 cm, mặt xa trục nhẵn nhụi, mặt gần trục có lông, màu đỏ; mào bao phấn nguyên, nhọn, dài 0,3 cm, màu trắng, nhẵn nhụi. Đầu nhụy thuôn tròn, nhẵn nhụi, đỉnh nguyên; vòi nhụy nhẵn nhụi; các tuyến trên bầu thuôn dài, dài 0,3 cm, nhẵn nhụi; bầu nhụy đường kính 0,3 cm, nhẵn, có gờ hoặc có cánh ở đỉnh, nhẵn nhụi; noãn tròn, ~10 mỗi ngăn; không thấy quả và hạt.
Trong mô tả ban đầu về chi đơn loài Paramomum, Tong (1985) đã so sánh chi mới của mình với Costus. Tuy nhiên, kiểu phát triển và tất cả các đặc trưng của P. petaloideum liên kết nó với Amomum. Là cây thân thảo mọc thành cụm với rễ cọc, lá xếp thành hai dãy, có mào bao phấn, đầu nhụy không phân nhánh. Các đặc trưng này đã khiến Wu (1997) công bố tổ hợp tên gọi mới trong Amomum.
Các đặc điểm chẩn đoán chính của loài này là: có rễ cọc, chồi non màu ánh đỏ và có mắt lưới rõ rệt, cụm hoa sền sệt với các lá bắc hình trứng rộng, lá bắc như da có đỉnh nhọn với cựa dày và nhọn. Amomum petaloideum tương tự như A. pierreanum ở lá bắc của nó, nhưng có thể phân biệt rõ ràng bởi hoa màu trắng, chỉ nhị dày, như da, màu đỏ và mào bao phấn nhọn.
Chú thích
Liên kết ngoài
P
Thực vật được mô tả năm 1985
Thực vật Lào
Thực vật Trung Quốc | wiki |
Giới thiệu khái quát huyện Nghĩa Hưng
Nghĩa Hưng là huyện ven biển nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nam Định. Phía Bắc giáp sông Đào, phía Đông là sông Ninh Cơ, phía Tây là sông Đáy, phía Nam và Tây Nam là biển Đông.
Huyện Nghĩa Hưng có diện tích tự nhiên 254,6km
2
(25454,8ha), dân số khoảng 200.000 người. Địa giới hành chính gồm 3 thị trấn và 22 xã, địa hình huyện bằng phẳng, thoải dần từ Bắc xuống Nam, 3/4 chu vi là sông lớn và biển bao bọc với 119 km đê ngăn lũ và đê biển. Huyện có 12km đường bờ biển, chạy dọc theo bờ biển là hàng trăm héc ta cói, hàng nghìn héc ta sú vẹt, đầm nuôi trồng hải sản và 50 ha đồng muối. Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm thoáng mát. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, chế độ nhật triều là một ưu thế trong sản xuất nông nghiệp của huyện.
Nghĩa Hưng có 2 con đường giao thông lớn là: đường 490C đi từ thành phố Nam Định chạy dọc theo chiều dài của huyện tới thị trấn Rạng Đông; Quốc lộ 37B chạy ngang huyện qua thị trấn Liễu Đề, một đầu nối với quốc lộ 10 và một đầu nối với trục đường chính của huyện Hải Hậu.
Nghĩa Hưng là huyện giàu truyền thống cách mạng. Tháng 3/1929 chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập, đến cuối năm 1929 chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Ry làm bí thư. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nghĩa Hưng đã đấu tranh anh dũng, kiên cường, vượt qua khó khăn, gian khổ, mất mát, hy sinh giành chính quyền và xây dựng cuộc sống mới trên quê hương. Về với Nghĩa Hưng, du khách có thể tham quan khu du lịch tâm linh chùa Hải Lạng, tới chủa Bình A chiêm ngưỡng tượng phật bằng đá xanh cao nhất Việt Nam; dự lễ hội chợ hoa xuân đầu năm tại Liễu Đề; về nghỉ dưỡng tại khu sinh thái Rạng Đông, trải nghiệm làm muối cùng bà con nông dân Nghĩa Phúc…
Với tinh thần bất khuất, nhiệt huyết cách mạng Đảng bộ và nhân dân Nghĩa Hưng đã lập nhiều thành tích trong chiến đấu và xây dựng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc. Từ những thành tích xuất sắc đó huyện Nghĩa Hưng và 12 xã, thị trấn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng. Năm 2017, huyện Nghĩa Hưng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Vinh dự cao quý này là nguồn cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ và nhân dân Nghĩa Hưng không ngừng phấn đấu vươn lên, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên quê hương Nghĩa Hưng, miền quê Nghĩa tình – Hưng thịnh yêu dấu./.
(Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nghĩa Hưng)
I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẢNH ĐẤT NGHĨA HƯNG
1- Đặc điểm địa lý- hành chính
Nghĩa Hưng là huyện ven biển nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nam Định. Phía Bắc giáp sông Đào, bên kia sông là huyện Ý Yên và thành phố Nam Định. Phía Đông là sông Ninh Cơ giáp với huyện Trực Ninh và Hải Hậu. Phía Tây là sông Đáy, bên kia sông là huyện Kim Sơn và Yên Khánh của tỉnh Ninh Bình. Phía Nam và Tây Nam là biển Đông.
Huyện Nghĩa Hưng có diện tích tự nhiên 254,6km
2
(25454,8ha). Địa hình Nghĩa Hưng bằng phẳng, thoải dần từ Bắc xuống Nam, 3/4 chu vi là sông lớn và biển bao bọc với 119 km đê ngăn lũ và đê biển. Chiều dài của huyện theo đường chim bay là 60 km. Chiều ngang của huyện, chỗ hẹp nhất (Đò Mười- Nghĩa Sơn) gần 1km, chỗ rộng nhất hơn 10km.
Diện tích đất nông nghiệp của huyện Nghĩa Hưng là 16.983,8ha, được chia làm 2 miền khá rõ rệt: vùng đất miền trung bao gồm các xã từ Nghĩa Đồng xuống đến Nghĩa Sơn là đất thịt pha cát; miền hạ từ Nghĩa Lạc xuống đến chân sóng là đất cát pha thịt, đất sa bồi phải cải tạo nhiều năm mới canh tác được.
Nghĩa Hưng có 12km bờ biển, chạy dọc theo bờ biển là hàng trăm héc ta cói, hàng nghìn héc ta sú vẹt, đầm nuôi trồng hải sản và 50 ha đồng muối.
Nghĩa Hưng có 2 con đường giao thông lớn là: đường 490C (đường 55 cũ) đi từ thành phố Nam Định chạy dọc theo chiều dài của huyện tới thị trấn Rạng Đông; Quốc lộ 37B (đường 56 cũ) chạy ngang huyện qua miền trung Nghĩa Hưng, qua thị trấn Liễu Đề, một đầu nối với quốc lộ 10 và một đầu nối với trục đường chính của huyện Hải Hậu.
Khí hậu Nghĩa Hưng chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm thoáng mát. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, chế độ nhật triều là một ưu thế trong sản xuất nông nghiệp của huyện Nghĩa Hưng.
2- Quá trình hình thành mảnh đất Nghĩa Hưng
Nghĩa Hưng vốn là tên phủ được đổi vào đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức (1470- 1497). Đến năm Minh Mạng thứ 14 (1833) tách làm hai, đặt thêm phân phủ Nghĩa Hưng (phủ Nghĩa Hưng gồm hai huyện Đại An và Thiên Bản, phân phủ Nghĩa Hưng gồm hai huyện Ý Yên và Phong Doanh).
Vùng đất huyện Nghĩa Hưng ngày nay là một trong số bốn huyện của phủ Nghĩa Hưng xưa. Sau cách mạng tháng 8/1945, ngày 25/3/1948 Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quyết định đổi phủ Nghĩa Hưng thành huyện Nghĩa Hưng. Hiện nay, huyện Nghĩa Hưng có 25 đơn vị hành chính gồm 22 xã: Nghĩa Đồng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Minh, Nghĩa Châu, Hoàng Nam, Nghĩa Thái, Nghĩa Trung, Nghĩa Sơn, Nghĩa Lạc, Nghĩa Hồng, Nghĩa Phong, Nghĩa Phú, Nghĩa Bình, Nghĩa Tân, Nghĩa Thành, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hùng, Nghĩa Hải, Nghĩa Thắng, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Nam Điền và 3 thị trấn Liễu Đề, Rạng Đông, Quỹ Nhất với 343 khu dân cư, thôn, xóm.
3- Đặc điểm dân cư, văn hoá và truyền thống đấu tranh
Đến năm 2014, dân số Nghĩa Hưng có 179.473 người, đồng bào theo hai tôn giáo chính là Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Mật độ dân số bình quân 705 người/km
2
. Nghề sống chính của nhân dân Nghĩa Hưng là trồng lúa, trồng màu, chăn nuôi gia súc gia cầm và làm một số ngành nghề khác như: đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng dâu nuôi tằm, dệt chiếu, đan manh… Một số nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng khắp vùng như làm nón (Nghĩa Châu), dệt chiếu ở Liêu Hải (Nghĩa Trung), Tân Liêu (Nghĩa Sơn), nuôi cá bột ở Hoàng Nam, Nghĩa Thái…
Cộng đồng cư dân Nghĩa Hưng là sự hội tụ của dân cư nhiều địa phương khác nhau, mang nhiều đặc trưng văn hoá điển hình của dân tộc Việt. Văn hoá ở Nghĩa Hưng là sự đan xen, hoà quyện của tín ngưỡng dân gian, tục thờ cúng ông bà tổ tiên, tôn vinh những người có công với nước, những danh nhân văn hoá với giáo lý và sinh hoạt tôn giáo. Toàn huyện có 124 nhà thờ của đạo Công giáo, trong đó có 27 nhà thờ xứ; 59 ngôi chùa của Phật giáo, 50 đền thờ các anh hùng dân tộc và 152 miếu, phủ. Đến nay, huyện đã có 29 công trình tín ngưỡng tôn giáo được Nhà nước, tỉnh công nhận di tích lịch sử văn hoá.
II- CHI BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN THÀNH LẬP VÀ LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1945
Tháng 3/1929, trên cơ sở tiếp thu chủ trương của tỉnh bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội Nam Định, đồng chí Vũ Trọng Soạn đã cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Uý, Phạm Thế Nhàn tổ chức thành lập chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội của huyện Nghĩa Hưng. Đến cuối năm 1929, chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng ở Nghĩa Hưng được thành lập, gồm 13 đồng chí do đồng chí Nguyễn Văn Ry làm bí thư. Hội nghị thành lập chi bộ được tổ chức tại chùa Phúc Chỉ (nay thuộc xã Yên Thắng- huyện Ý Yên).
Đến tháng 6/1945, toàn huyện có 32 đảng viên sinh hoạt trong 2 chi bộ: chi bộ miền thượng Nghĩa Hưng có 26 đảng viên do đồng chí Nguyễn Trọng Hợp phụ trách; chi bộ miền trung, hạ Nghĩa Hưng có 6 đảng viên do đồng chí Việt Hùng phụ trách. Dưới sự lãnh đạo của 2 chi bộ Đảng và sự chỉ đạo của Mặt trận Việt Minh huyện nên các cơ sở Việt Minh đã phát triển rộng khắp 3 miền của huyện. Đầu tháng 8/1945, đội vũ trang tuyên truyền của huyện được thành lập gồm 27 người do ông Vũ Quốc Khanh- chủ nhiệm Việt Minh huyện chỉ huy.
Sáng ngày 20/8/1945, Uỷ ban khởi nghĩa phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn huyện. Ngày 21/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở phủ Nghĩa Hưng đã hoàn toàn thắng lợi. Uỷ ban khởi nghĩa đã bầu ra chính quyền cách mạng lâm thời do ông Trần Ngọc Hiệp làm Chủ tịch. Đồng chí Nguyễn Trọng Hợp – Bí thư chi bộ miền thượng- làm Phó chủ tịch. Đến ngày 25/8/1945, toàn bộ các xã trong huyện đã giành được chính quyền và thành lập được chính quyền cách mạng lâm thời.
III- ĐẢNG BỘ HUYỆN NGHĨA HƯNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP GIÀNH THẮNG LỢI (1945 – 1954)
1- Khắc phục hậu quả của chế độ cũ, bước đầu xây dựng xã hội mới
Hậu quả chế độ cũ để lại rất nặng nề: nền kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cơ cực, trên 95% người dân mù chữ; các thế lực thù địch ra sức hành động chống phá cách mạng.
Hưởng ứng lời kêu gọi “diệt giặc đói” và phong trào “Hũ gạo cứu đói” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, nhân dân Nghĩa Hưng đã tích cực tham gia. Đợt quyên góp từ tháng 9/1945 đến tháng 3/1946, toàn huyện đã góp được 12 tấn gạo để giúp cho gần 1.000 hộ bị đói.
Hưởng ứng lời kêu gọi “diệt giặc dốt” của Hồ Chủ tịch, huyện đã phát động phong trào “Người người đi học, nhà nhà đi học” và thành lập “Ban bình dân học vụ”, thu hút được đông đảo nhân dân cả lương lẫn giáo trong huyện tham gia, kể cả một số nhà sư, linh mục tiến bộ. Nhờ vậy mà việc thanh toán nạn mù chữ ở Nghĩa Hưng đạt được kết quả tốt, tính đến tháng 3/1946, toàn huyện đã có hàng chục nghìn người biết đọc, biết viết.
Các nếp sống văn hoá mới trong việc cưới xin, ma chay, các hoạt động văn hoá, văn nghệ từng bước được tuyên truyền hướng dẫn thực hiện theo hướng văn minh, tiến bộ.
Ngày 6/1/1946, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Nghĩa Hưng đã nô nức đi bầu cử Quốc hội khoá I. Ngày 20/1/1946, cuộc bầu cử hội đồng nhân dân tỉnh được tiến hành, hơn 90% cử tri Nghĩa Hưng đã đi bỏ phiếu để thực hiện quyền và nghĩa vụ cao quý, thiêng liêng của mình.
Đến tháng 3/1946, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân huyện, xã được tiến hành. Sau đó, Uỷ ban hành chính các xã cũng được kiện toàn gồm nhiều cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên ưu tú tham gia. Đây là hệ thống chính quyền chính thức thay thế vai trò của chính quyền lâm thời được thành lập sau cách mạng.
2- Xây dựng hậu phương vững chắc, chi viện cho tiền tuyến, sẵn sàng kháng chiến (19/12/1946-10/1949)
Tháng 4/1947, Đảng bộ huyện Nghĩa Hưng được thành lập. Đến tháng 10/1947, tại nhà đồng chí Ấp thôn Thành An, xã Hồng Phong, (nay là xã Nghĩa Phong) Huyện uỷ lâm thời đã tổ chức Đại hội nhằm kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Đảng. Đây là đại hội đầu tiên của Huyện uỷ Nghĩa Hưng. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành chính thức do đồng chí Lê Điền (tức Đỗ Huy Định) làm Bí thư.
Huyện uỷ đã phát động phong trào thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm, khai hoang phục hoá, cải tạo đồng ruộng và phát triển ngành nghề phụ. Do vậy, năng suất lúa của năm 1948 cao hơn 15% so với năm 1939 là năm lúa tốt nhất trước cách mạng. Đời sống nhân dân trong huyện dần dần ổn định và có phần cải thiện.
Trong phong trào “Mùa đông binh sĩ”, toàn huyện đã ủng hộ được 100 chăn, 261 áo trấn thủ, 118 vạn đồng. Các thôn Ân Phú, Văn Giáo (Nghĩa Hải, Nghĩa Hùng) tham gia tích cực nhất được Bác Hồ gửi thư khen.
Việc xoá nạn mù chữ và giáo dục phổ thông có bước phát triển mới. Đến đầu năm 1948, toàn huyện đã có 4 vạn người thoát nạn mù chữ, bằng 50% dân số. Toàn huyện có 18 trường phổ thông cấp I với 4.000 học sinh. Phong trào xoá nạn mù chữ và giáo dục phổ thông Nghĩa Hưng được xếp thứ 3 toàn tỉnh.
Sau khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ và thành phố Nam Định bị địch chiếm đóng, Nghĩa Hưng đã chỉ đạo các xã trong huyện tiến hành “tiêu thổ kháng chiến”. Nhân dân thôn Hải Lạng xã Vĩnh Thịnh (nay là Nghĩa Thịnh) đã phá 5 gian tiền đường đình chính, dỡ bỏ gác chuông chùa Hải Lạng, 21 nhà 2 tầng để chuẩn bị kháng chiến. Hành động cách mạng này đã được Bác Hồ đã gửi thư khen vào tháng 3/1948.
Tháng 4/1947, Huyện đội được thành lập sau đó là các xã đội. Đến tháng 11/1948, huyện đã có một trung đội bộ đội thường trực chiến đấu với 48 người, du kích toàn huyện có tới 11.000 đội viên.
3- Cuộc chiến đấu chống ách chiếm đóng của địch, giải phóng quê hương (10/1949- 1954)
Trung tuần tháng 10/1949, Pháp tập trung 3 binh đoàn cơ động mở cuộc hành quân mang tên Ăng-tơ-ra-xit đánh vào Nam Định và Ninh Bình. Ngày 17/10, từ sông Đào, quân Pháp đổ bộ chiếm đóng, lập bốt ở Phù Sa Thượng (Hoàng Nam), Hải Lạng (Nghĩa Thịnh), Đống Cao (Yên Phúc), Phạm Xá, Vĩnh Trị.
Ngày 10/11/1949, chúng tổ chức nhiều mũi đánh chiếm toàn huyện Nghĩa Hưng, lực lượng của ta phải phân tán ra nhiều nơi để đối phó. Các đảng viên, cán bộ và lực lượng vũ trang ở miền hạ, một phần rút lên miền thượng, một phần phải dùng thuyền, bè vượt biển vào Thanh Hoá. Ngày 25/11/1949, địch đã chiếm được những vị trí xung yếu ở miền hạ, một phần miền trung và thiết lập bộ máy thống trị tay sai ở hầu hết các xã. Chúng thực hiện chính sách chia để trị, cắt các xã từ nam đường Đen trở xuống đến chân sóng thuộc quận Lạc Đạo, tỉnh “Bùi Chu công giáo tự trị”, các xã từ bắc đường Đen trở lên thuộc khu vực cai trị của ngụy quyền Bắc phần.
Tháng 2/1950, Huyện uỷ Nghĩa Hưng đã họp rút kinh nghiệm và đề ra chủ trương lãnh đạo nhân dân kiên quyết đấu tranh, không lập tề, quyết tâm đánh địch đến cùng, quyết rào làng kháng chiến, xây dựng khu du kích liên hoàn để đánh địch. Mỗi xã có một trung đội từ 40 đến 50 người. Các thôn đều có các tiểu đội du kích từ 20 đến 25 người và có 3 đơn vị vũ trang là B110, B45 và trung đội vũ trang tuyên truyền.
Vừa phá ngụy quyền, ta vừa củng cố chính quyền cách mạng và các tổ chức quần chúng, tích cực vận động giáo dân tham gia các đoàn thể kháng chiến, ủng hộ kháng chiến. Điển hình cho cuộc chiến đấu của quân và dân Nghĩa Hưng trong giai đoạn này là công cuộc rào làng kháng chiến của nhân dân Đồng Nguyên.
Đến ngày 28/2/1952, cùng với sự hỗ trợ lực lượng của Trung đoàn 52, Đại đoàn 320, quân và dân Nghĩa Hưng đã xoá bỏ được bộ máy ngụy quyền của địch trong toàn huyện, mở ra khu du kích bao gồm toàn bộ miền trung, miền hạ Nghĩa Hưng nối liền với Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Trực Ninh, Hải Hậu, Giao Thuỷ và nam Xuân Trường, hình thành khu du kích và căn cứ du kích rộng lớn, đưa chính quyền của ta ra hoạt động công khai.
Trong năm 1953, địch đã mở 2 trận càn lớn vào Nghĩa Hưng là trận càn Ta-răng-te và trận càn Bi-dông. Để chống địch, quân và dân Nghĩa Hưng đã tổ chức đánh trên 300 trận, tiêu diệt 762 tên địch.
Bước vào chiến cuộc đông xuân 1953-1954, lợi dụng thời cơ địch phân tán lực lượng, ngày 18/3/1954, ta tổ chức tiến công và tiêu diệt bốt Tam Toà, lực lượng địch ở bốt Hải Lạng rút chạy về Nam Định. Đến tháng 4/1954, lực lượng địch ở đồn Ngọc Lâm cũng tự vượt sông sang Phát Diệm, Nghĩa Hưng từ đây sạch bóng quân thù.
IV- ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC LÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1955 – 1975)
1- Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân (1955 – 1965)
Thực hiện chủ trương của Đảng về vận động nhân dân đấu tranh đòi địa chủ giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất, cuối tháng 6/1955, các đoàn công tác được cấp trên cử về huyện và phân chia thành từng đội xuống phối hợp với chi bộ, chính quyền các xã lãnh đạo sản xuất.
Để phát triển kinh tế nông nghiệp, Huyện uỷ đã chỉ đạo củng cố và phát triển các tổ đổi công để chuẩn bị bước đi ban đầu cho việc xây dựng các HTX nông nghiệp; đồng thời quan tâm xây dựng HTX mua bán và HTX tín dụng, thực hiện phong trào “3 ngọn cờ hồng” ở nông thôn.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng và cải tạo XHCN, phát triển kinh tế, phong trào cách mạng trong huyện đã phát triển mạnh mẽ và đều khắp, tạo thuận lợi cơ bản để quân và dân Nghĩa Hưng thực hiện những nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1965 – 1975.
2- Đảng bộ lãnh đạo nhân dân vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1975)
Từ tháng 2/1965 lực lượng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ đã ồ ạt đánh phá một cách quy mô trên toàn miền Bắc. Nhiệm vụ lớn nhất của huyện Nghĩa Hưng lúc này là lãnh đạo nhân dân vừa sản xuất để đảm bảo cuộc sống, vừa chiến đấu bảo vệ quê hương và chi viện đầy đủ cho chiến trường miền Nam.
Huyện uỷ đã chỉ đạo phải sơ tán các công sở, cơ quan, kho tàng và chuyển trạng thái hoạt động từ thời bình sang thời chiến. Để bảo vệ sản xuất và đối phó với kẻ địch, mỗi làng, mỗi xóm có 1 tiểu đội dân quân, mỗi xã có 1 trung đội mạnh luôn sẵn sàng chiến đấu. Phong trào “tay cày tay súng” lan rộng khắp mọi tầng lớp dân cư. Trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, dân quân du kích huyện Nghĩa Hưng đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi 6 máy bay của Mỹ, trong đó nổi bật là trận thắng oanh liệt của quân và dân Nghĩa Phúc ngày 13/8/1965 và chiến công của dân quân xã Nghĩa Lâm ngày 14/5/1972.
Vừa phải xây dựng kinh tế, vừa trực tiếp chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhân dân Nghĩa Hưng đã làm hết sức mình để góp phần cùng đồng bào miền Nam chiến đấu. 10 năm (1965-1975), huyện Nghĩa Hưng đã bổ sung cho quân đội 13.865 thanh niên (chiếm 10,3% dân số); giao nộp vượt chỉ tiêu cho Nhà nước trên 136.000 tấn lương thực; 7.660 tấn thịt; 1.515 tấn muối; 6.500 tấn cói.
1- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975-1985)
Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hoà bình, nhân dân Nghĩa Hưng đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng. Năng suất lúa tăng từ 5 tấn/ha giai đoạn 1976-1980, lên 7 tấn/ha giai đoạn 1981-1985. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung vào phát triển ngành nghề, trong đó sản xuất vật liệu xây dựng phát triển mạnh. Sự nghiệp văn hoá- xã hội, an ninh – quốc phòng được giữ vững. Lực lượng quân sự địa phương được củng cố, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc đã đi vào chiều sâu và phát triển tương đối đồng đều.
UBND huyện đã tổ chức thực hiện đề án sáp nhập các trường cấp I và cấp II thành trường phổ thông cơ sở. Hệ thống trường lớp được kiện toàn; chất lượng giáo dục được giữ vững. Công tác y tế, phòng bệnh và khám chữa bệnh được chú trọng và đi sâu vào chất lượng, hiệu quả; đặc biệt công tác tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình đã đạt được kết quả tốt, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Các hệ thống đường liên thôn, liên xã được mở mang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao thương kinh tế giữa các vùng trong huyện.
2- Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phấn đấu xây dựng huyện vững mạnh toàn diện (1986-2015)
Qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, huyện Nghĩa Hưng đã có những bước phát triển vượt bậc. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ lĩnh vực văn hoá- xã hội cũng được quan tâm đầu tư nâng cấp và xây mới như trường học, trạm y tế, hệ thống điện thắp sáng, nhà văn hoá thôn xóm, các bãi chôn lấp và xử lý rác thải,… Giáo dục đào tạo giữ vững truyền thống là một trong những huyện dẫn đầu toàn tỉnh về chất lượng giáo dục toàn diện và xây dựng trường chuẩn quốc gia, thực hiện xã hội hóa giáo dục, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài. Các chính sách an sinh xã hội và chăm sóc người có công được thực hiện có hiệu quả. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống nhân dân ổn định, ngày càng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, thể hiện qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và phong trào xây dựng nông thôn mới. Công tác xây dựng Đảng, các cấp ủy từ huyện đến cơ sở có nhiều đổi mới trong tư duy và phương pháp lãnh đạo. Chính quyền các cấp đổi mới, kiên quyết, tập trung, trách nhiệm trong chỉ đạo và điều hành; chủ động, sáng tạo cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy thành kế hoạch, đề án, chương trình thực hiện. MTTQ các đoàn thể chính trị – xã hội với phương châm “hướng về cơ sở”,
“gần dân, sát dân, hiểu dân”
có đóng góp tích cực trong vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định nông thôn.
Các chỉ tiêu cụ thể Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Hưng đạt được trong 5 năm 2010-2015:
(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,08%/năm.
Thu nhập bình quân đầu người 28,02 triệu đồng/người/năm; ước năm 2015 đạt 33 triệu đồng/người/năm.
(2) Cơ cấu kinh tế trong huyện: Nông, lâm, thuỷ sản: 37,10%; Công nghiệp và xây dựng: 29,48%; Dịch vụ- Thương mại: 33,42%.
Giá trị thu được/ ha canh tác đạt 110 triệu đồng/ năm.
(3) Công nghiệp và xây dựng tăng trưởng bình quân 20,15%
.
(4) Thương mại, dịch vụ đạt mức tăng trưởng 14,15%
.
(5) Thu ngân sách nội địa cân đối ngân sách đạt bình quân 60 tỷ đồng/năm
.
(6) Giáo dục đào tạo: 76,9% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ trường chuẩn cao thứ nhì tỉnh; 45,4% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II, tỷ lệ trường chuẩn cao thứ nhất tỉnh; 80,8% trường THCS đạt chuẩn quốc gia tỷ lệ trường chuẩn cao thứ nhất tỉnh; 33,3% trường THPT đạt chuẩn quốc gia; 89,5% học sinh tốt nghiệp THCS được vào học THPT ở các loại hình.
(7) Y tế, dân số, gia đình và trẻ em: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 14%
;
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên trong huyện 0,98%.
(8) Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015: 3,95%
(9) 95,93% cơ quan, trường học, trạm y tế; 73,03% làng, xóm đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hoá.
(10) Tạo việc làm cho 3.500 lao động/năm
(11) Trên 95% TCCSĐ đạt trong sạch vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
(12) 95% chính quyền vững mạnh, 95% MTTQ, đoàn chính trị đạt danh hiệu tiên tiến và tiên tiến xuất sắc.
Bước vào giai đoạn cách mạng mới với dấu mốc Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2015-2020) và tinh thần
“Phát huy truyền thống anh hùng và những thành tựu đã đạt được sau 30 năm đổi mới; tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, đề cao trách nhiệm, phát huy trí tuệ, mở rộng dân chủ, giữ vững kỷ cương, quyết tâm tạo bước đột phá mạnh về phát triển kinh tế, phấn đấu xây dựng Nghĩa Hưng trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020, góp phần tích cực cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”
,
Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Hưng quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu cụ thể sau:
1- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 7%/ năm
(giá so sánh năm 2010).
Thu nhập bình quân đầu người: trên 50 triệu đồng/người/năm.
2- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp: 25% – Công nghiệp, xây dựng: 40,5% – Dịch vụ- Thương mại: 34,5%.
3- Giá trị ngành sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng bình quân trên 3%/năm.
4- Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp – xây dựng: 12,4%/năm.
5- Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ – thương mại: 8,6%/năm.
6- Thu ngân sách trên địa bàn tăng 10% so với chỉ tiêu tỉnh giao.
7- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: dưới 0,95%.
8- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: dưới 10%.
9- Tỷ lệ bao phủ BHYT so với dân số: trên 70%
10- Hàng năm giải quyết việc làm cho trên 3.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo 65- 70%.
11- Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 1,2-1,5% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020)
12- 100% trường mầm non, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; 88% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II; 50% trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng trường THCS Nghĩa Hưng, trường tiểu học Nghĩa Bình, tiểu học Liễu Đề đạt tiêu chuẩn trường chất lượng cao.
13- 100% cơ quan, đơn vị, trường học đạt chuẩn văn hoá, 80% khu dân cư đạt danh hiệu văn hoá; trên 85% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá.
14-100% dân số sử dụng nước sạch; 95% làng, xóm có đội thu gom rác thải; 100% xã, thị trấn có bãi xử lý, chôn lấp rác thải theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
15- Xây dựng hệ thống chính trị: Trên 95% TCCSĐ đạt trong sạch- vững mạnh, chính quyền vững mạnh; 95% tổ chức MTTQ, các đoàn thể chính trị đạt tiên tiến và tiên tiến xuất sắc.
* BÀI HỌC KINH NGHIỆM
BÀI HỌC THỨ NHẤT: Xác lập và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định trong việc xây dựng, duy trì và phát triển phong trào cách mạng ở địa phương.
BÀI HỌC THỨ HAI: Phải thường xuyên chăm lo giáo dục, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ đảng viên. Phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của người lãnh đạo để lôi kéo quần chúng, động viên quần chúng tham gia phong trào cách mạng.
BÀI HỌC THỨ BA: Phải chăm lo xây dựng khối đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là đoàn kết lương giáo để tạo ra sức mạnh thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị.
BÀI HỌC THỨ TƯ: Phải luôn luôn quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng tiềm lực, lấy kinh tế làm cơ sở cho các hoạt động chính trị- xã hội. Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân trong đó kinh tế là mục tiêu trước mắt để tạo ra sức mạnh thực hiện các mục tiêu chính trị.
BÀI HỌC THỨ NĂM: Phải thường xuyên tổ chức và phát động các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến là nhân tố đảm bảo cho phong trào cách mạng phát triển đồng bộ và đi lên vững chắc./.
(Ban Tuyên giáo Huyện ủy Nghĩa Hưng) | vanhoc |
Bàn về chiến tranh (tiếng Đức: Vom Kriege, ) là một tác phẩm lý luận quân sự về chiến tranh và chiến lược quân sự do tướng Carl von Clausewitz người nước Phổ viết. Nó được viết sau thời kỳ Chiến tranh Napoléon, khoảng giữa năm 1816 và 1830. Cuốn sách được xuất bản sau khi von Clausewitz qua đời bởi người vợ của ông vào năm 1832. Nó đã được dịch ra tiếng Anh nhiều lần với tự đề On War. Bàn về chiến tranh là tác phẩm chưa được chỉnh sửa hoàn chỉnh; von Clausewitz đã xem lại bản thảo viết tay của mình vào năm 1827, nhưng ông đã chết mà chưa kịp hoàn thành chỉnh sửa. Vợ của ông đã hoàn tất việc chỉnh lý toàn bộ tác phẩm và hai chương cuối cùng von Clausewitz đang viết.
Bàn về chiến tranh là một trong những tác phẩm lý luận quân sự đầu tiên về các chiến lược quân sự hiện đại. Điều này chính là do von Clausewitz đã kết hợp được giữa các vấn đề về chính trị, kinh tế và xã hội, đây là những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả của một cuộc chiến tranh. Tác phẩm được đánh giá là một trong những luận thuyết quan trọng nhất và là tác phẩm lý luận quân sự bắt buộc đưa vào giáo trình giảng dạy trong nhiều học viện quân sự ngày nay.
Ông tạo ra một khoa học quân sự. Ông khuyên nên chú ý đến những yếu tố như tình trạng mệt mỏi, những sai lầm nhỏ, cái may, cái rủi khiến cho những kế hoạch rất tốt đáng lẽ thành công mà lại thất bại. Ông nhấn mạnh là để có bất cứ thắng lợi nào, thì lập luận bao giờ cũng phải xuất phát từ thực tế. Ông cho là những mục tiêu dường như quá dễ dàng lại có thể rất khó khăn và đôi khi không thể đạt được.
Ông khẳng định là nhiệm vụ cơ bản của một đội quân là giao tranh và tiêu diệt chủ lực của kẻ thù bằng một trận quyết định. Chiến dịch toàn thể phải nhằm tiêu diệt quân đội đối phương. Theo ông, vị tướng muốn đánh thắng những trận quyết định và thực hiện các mục tiêu chính trị thì tất cả sĩ quan và binh lính đều phải tin vào ý nghĩa cuộc chiến, có tinh thần cao.
Các luận điểm chính
Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng phương tiện khác, phương tiện đấu tranh vũ trang.
Tác dụng quan trọng của sức mạnh tinh thần trong chiến tranh và mối quan hệ qua lại giữa nó với sức mạnh vật chất.
Lý luận quân sự phải thay đổi cùng với sự thay đổi của thực tiễn chiến tranh, cũng như phương pháp tác chiến.
Mối quan hệ biện chứng giữa tấn công và phòng ngự và đề cao phòng ngự tích cực, cho đó là quy luật nội tại của hai loại tác chiến cơ bản.
Mục tiêu trước mắt cuộc chiến là đánh bại quân đội địch, dĩ chí lật đổ chính quyền địch, chứ không phải là tiêu diệt dân nước địch.
Một cảm xúc mạnh mẽ phải kích thích tài năng của chỉ huy quân sự, có thể là tham vọng như đối với vua Caesar, hoặc là hận thù như đối với tướng Hannibal, hoặc là sự kiêu hãnh đánh một trận huy hoàng như đối với vua Friedrich II Đại Đế. Hãy mở tấm lòng đến với những cảm xúc tương tự, hãy cương quyết tìm một sự kết thúc vinh quang, thì số phận sẽ mang vinh quang đến cho mình.
Tất cả sự đầu tư vào chiến tranh gây ra những thảm họa lớn hơn như là chết đói năm 1945 ở Việt Nam, nhiễm phóng xạ ở một số nơi bị bom hạt nhân rơi trúng
Nói chung là chiến tranh là một thảm họa mà do con người gây ra chỉ vì những mục đính là cướp bóc, thống trị, thỏa mãn sự sung sướng của cuộc sống, sự độc tài...
Xem thêm
Binh pháp Tôn Tử của Tôn Tử
Nghệ thuật chiến tranh của Niccolò Machiavelli
Triết lý về chiến tranh
Sugimoto-The Immortal của Satoru Noda
Tham khảo
Liên kết ngoài
The Clausewitz Homepage
Xem toàn bộ nội dung tác phẩm đã được dịch sang tiếng Anh: Online version of On War - the 1873 translation
Bassford, Christopher, 2002, "Clausewitz and His Works. " Describes the author's intent, and discusses interpretations and common misunderstandings. First version, 1992.
Sách năm 1832
Sách về quân đội
Văn học Đức
Văn học tiếng Đức | wiki |
Sipuleucel-T (APC8015, tên thương mại Provenge), được phát triển bởi Dendreon Corporation, là một liệu pháp miễn dịch ung thư dựa trên tế bào cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt (CaP). Đây là một phương pháp điều trị được cá nhân hóa, hoạt động bằng cách lập trình cho hệ thống miễn dịch của mỗi bệnh nhân để tìm ra bệnh ung thư và tấn công nó như thể nó là nước ngoài.
Trong khi được gọi là một loại vắc-xin điều trị chứ không phải là vắc-xin phòng ngừa ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm, sipuleucel-T thay vào đó là một chất kích thích miễn dịch. Vào ngày 20 tháng 2 năm 2015, Valete Pharmaceuticals đã nhận được sự chấp thuận để mua tất cả các tài sản của Dendreon (bao gồm cả Provenge).
Việc điều trị trị giá 93.000 đô la khi được FDA chấp thuận, tăng lên hơn 100.000 đô la vào năm 2014.
Phương pháp điều trị
Một quá trình điều trị bao gồm ba bước cơ bản:
Các tế bào bạch cầu của bệnh nhân, chủ yếu là các tế bào đuôi gai, một loại tế bào trình diện kháng nguyên (APCs), được chiết xuất trong một quy trình bạch cầu.
Sản phẩm máu được gửi đến một cơ sở sản xuất và được ủ với protein tổng hợp (PA2024) bao gồm hai phần:
Kháng nguyên phosphatase acid tuyến tiền liệt (PAP), hiện diện trong 95% tế bào ung thư tuyến tiền liệt và
Một yếu tố tín hiệu miễn dịch yếu tố kích thích bạch cầu hạt-đại thực bào (GM-CSF) giúp các APC trưởng thành.
Sản phẩm máu kích hoạt (APC8015) được đưa trở lại từ cơ sở sản xuất đến trung tâm truyền dịch và tái sử dụng vào bệnh nhân.
Một điều trị sipuleucel-T hoàn chỉnh bao gồm ba khóa học trong khoảng thời gian hai tuần.
Sử dụng
Sipuleucel-T được sử dụng để điều trị cho những người bị ung thư tuyến tiền liệt di căn, không triệu chứng, không chịu được hormone (HRPC). Các tên khác cho giai đoạn này là kháng thiến di căn (mCRPC) và độc lập androgen (AI) hoặc (AIPC). Giai đoạn này dẫn đến mCRPC với sự tham gia của hạch bạch huyết và các khối u ở xa (xa); đây là giai đoạn gây chết người của CaP. Chỉ định giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt là T4, N1, M1c.
Các thử nghiệm lâm sàng
Đã hoàn thành
Sipuleucel-T cho thấy lợi ích sống sót chung (OS) đối với bệnh nhân trong ba thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III ngẫu nhiên mù đôi, D9901, D9902a, và IMPACT.
Thử nghiệm IMPACT là cơ sở cho việc cấp phép của FDA. Thử nghiệm này ghi nhận 512 bệnh nhân có HRPC di căn không triệu chứng hoặc không có triệu chứng tối thiểu ngẫu nhiên theo tỷ lệ 2: 1. Thời gian sống trung bình cho bệnh nhân sipuleucel-T là 25,8 tháng so với 21,7 tháng đối với bệnh nhân điều trị giả dược, tăng 4,1 tháng. 31,7% bệnh nhân được điều trị sống sót sau 36 tháng so với 23,0% ở nhóm đối chứng. Tỷ lệ sống chung có ý nghĩa thống kê (P = 0,032). Sự tồn tại lâu hơn mà không co rút khối u hoặc thay đổi tiến triển là đáng ngạc nhiên. Điều này có thể gợi ý ảnh hưởng của một biến không đo lường được. Thử nghiệm được thực hiện theo Đánh giá Giao thức Đặc biệt của FDA (SPA), một bộ hướng dẫn các nhà điều tra thử nghiệm ràng buộc các tham số cụ thể theo thỏa thuận liên quan đến thiết kế thử nghiệm, quy trình và điểm cuối; tuân thủ đảm bảo tính toàn vẹn khoa học tổng thể và tăng tốc phê duyệt của FDA.
Thử nghiệm D9901 ghi nhận 127 bệnh nhân mắc HRPC di căn không triệu chứng ngẫu nhiên theo tỷ lệ 2: 1. Thời gian sống trung bình cho bệnh nhân được điều trị bằng sipuleucel-T là 25,9 tháng so với 21,4 tháng đối với bệnh nhân điều trị giả dược. Tỷ lệ sống chung có ý nghĩa thống kê (P = 0,01).
Thử nghiệm D9902a được thiết kế giống như thử nghiệm D9901 nhưng thu nhận 98 bệnh nhân. Thời gian sống trung bình cho bệnh nhân được điều trị bằng sipuleucel-T là 19,0 tháng so với 15,3 tháng đối với bệnh nhân điều trị giả dược, nhưng không đạt được ý nghĩa thống kê.
Trong tiến trình
Kể từ tháng 8 năm 2014, thử nghiệm điều trị PRO và điều trị ung thư sớm (PROTECT), một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn IIIB bắt đầu vào năm 2001, đã theo dõi các đối tượng nhưng không còn đăng ký đối tượng mới. Mục đích của nó là để kiểm tra hiệu quả đối với những bệnh nhân mắc CaP vẫn được kiểm soát bằng cách ức chế testosterone bằng cách điều trị bằng hormone hoặc bằng phương pháp phẫu thuật. Những bệnh nhân này thường thất bại trong điều trị chính là phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, (EBRT), xạ trị bên trong, BNCT hoặc (HIFU) cho mục đích chữa bệnh. Thất bại như vậy được gọi là thất bại sinh hóa và được định nghĩa là chỉ số PSA là 2.0 ng / mL trên nadir (đọc thấp nhất được thực hiện sau điều trị chính).
Kể từ tháng 8 năm 2014, một thử nghiệm lâm sàng quản lý sipuleucel-T kết hợp với ipilimumab (Yervoy) đã theo dõi các đối tượng nhưng không còn đăng ký môn học mới; thử nghiệm đánh giá sự an toàn lâm sàng và tác dụng chống ung thư (định lượng bằng PSA, phản ứng X quang và tế bào T) của liệu pháp phối hợp ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt tiến triển.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm: đau bàng quang; đầy hơi hoặc sưng mặt, cánh tay, bàn tay, chân dưới hoặc bàn chân; nước tiểu có máu hoặc đục; đau nhức cơ thể hoặc đau đớn; đau ngực; ớn lạnh; sự nhầm lẫn; ho; bệnh tiêu chảy; đi tiểu khó khăn, nóng rát hoặc đau đớn; Khó thở; khó khăn trong việc lên tiếng không có khả năng nói; tầm nhìn đôi; mất ngủ; và không có khả năng di chuyển cánh tay, chân hoặc cơ mặt.
Phê duyệt theo quy định
Sipuleucel-T đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt vào ngày 29 tháng 4 năm 2010, để điều trị HRPC di căn không triệu chứng hoặc không có triệu chứng.
Ngay sau đó, sipuleucel-T đã được thêm vào phần tóm tắt các phương pháp điều trị ung thư do Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (NCCN) công bố dưới dạng điều trị "loại 1" (khuyến nghị cao nhất) cho HRPC. Bản tóm tắt NCCN được Medicare và các nhà cung cấp bảo hiểm chăm sóc sức khỏe lớn sử dụng để quyết định liệu có nên bồi hoàn điều trị hay không.
Tham khảo
Liên kết ngoài
"Provenge (sipuleucel-T)". Vắc xin, Máu & Sinh học của FDA.
"Chèn gói chứng minh và thông tin bệnh nhân". FDA.
"Provenge". Daily Med. | wiki |
Bình Vương (chữ Hán: 平王) là thụy hiệu của một số vị quân chủ và phiên vương hoặc đại thần.
Danh sách
Thương Bình Vương
Thương Ân Bình Vương
Cơ Tử Triều Tiên Chương Bình Vương
Xuân Thu Chu Bình Vương
Đông Chu Sở Bình Vương
Đông Chu Tần Bình Vương (có thụy hiệu khác là Hiếu Công)
Tây Hán Lương Bình Vương
Tây Tấn Nhạc An Bình Vương Tư Mã Giám (thời Tào Ngụy chỉ là Lâm Tứ Bình Hầu)
Tây Tấn Hà Gian Bình Vương Tư Mã Hồng (trước vốn là Xương Vũ Bình Hầu, thời Tào Ngụy chỉ là Tương Bôn Bình Nam)
Bắc Ngụy Bắc Hải Bình Vương Nguyên Tường
Bắc Tề Triệu Quận Trinh Bình Vương Cao Sâm (truy tôn, thời Bắc Ngụy gọi là Nam Triệu Trinh Bình Công)
Bắc Tề Vĩnh An Giản Bình Vương Cao Tuấn (thời Đông Ngụy gọi là Vĩnh An Giản Bình Công)
Tân La Chân Bình Vương
Việt Nam Ngô triều Dương Bình Vương
Việt Nam Hậu Lê triều Lộc Bình Vương Nguyễn Sư Hồi
Việt Nam Hậu Lê triều Bình Vương Nguyễn Trọng Đạt (truy phong)
Xem thêm
Bá Vương
Hưng Bình vương
Thương Bình Vương
Bình Đế
Bình Công
Bình Hầu
Bình Tử
Bình nam
Quốc Vương
Chiêu Vương
Cương Vương
Thương Vương
Xung Vương
Thụy hiệu | wiki |
Xung đột kênh xảy ra khi nhà sản xuất (nhãn hiệu) làm gián đoạn các đối tác kênh của họ, chẳng hạn như nhà phân phối, nhà bán lẻ, đại lý và đại diện bán hàng, bằng cách bán sản phẩm của họ trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các phương thức tiếp thị chung và/hoặc qua Internet.
Một số nhà sản xuất muốn nắm bắt thị trường trực tuyến cho thương hiệu của họ nhưng không muốn tạo ra xung đột với các kênh phân phối khác của họ. Census Bureau của Bộ Thương mại Mỹ báo cáo rằng bán hàng trực tuyến trong năm 2005 đã tăng 24,6 phần trăm so với năm 2004 sẽ 86,3 tỷ Để so sánh, tổng doanh số bán lẻ năm 2005 tăng 7,2% so với năm 2004. Những con số này làm cho thị trường trực tuyến hấp dẫn các nhà sản xuất, nhưng đặt ra câu hỏi làm thế nào để tham gia mà không làm tổn hại đến các mối quan hệ kênh hiện có.
Theo Forrester Research và Gartner từ năm 2007, mặc dù sự phát triển nhanh chóng của thương mại trực tuyến, ước tính 90% các nhà sản xuất không bán sản phẩm của họ trực tuyến. Trong số này, 66% xác định xung đột kênh là vấn đề lớn nhất của họ . Tuy nhiên, kết quả từ một cuộc khảo sát cho thấy các doanh nghiệp gạch vữa có cơ hội duy trì mô hình kinh doanh cao hơn 80% trong thời gian ba năm so với các doanh nghiệp chỉ hoạt động ở một trong hai kênh.
Thương mại điện tử là kênh phân phối thứ hai phổ biến nhất vì chi phí đầu tư và chi phí truyền thông thấp. Ưu điểm này cũng là một bất lợi, vì người tiêu dùng cũng có thể giao tiếp ít chi phí hơn và dễ dàng hơn với nhau trên thị trường trực tuyến. Do đó, giá cả và sự khác biệt sản phẩm là thách thức hơn trong thị trường trực tuyến.
Xung đột kênh cũng có thể xảy ra khi đã có quá sản xuất. Điều này dẫn đến sự dư thừa của sản phẩm. Các phiên bản mới hơn của sản phẩm, thay đổi xu hướng, mất khả năng thanh toán của nhà bán buôn và bán lẻ và việc phân phối hàng hóa bị hư hỏng cũng ảnh hưởng đến xung đột kênh. Trong kết nối này, chiến lược giải phóng mặt bằng cổ phiếu của một công ty là rất quan trọng.
Để tránh xung đột kênh trong doanh nghiệp gạch vữa, cần phải đảm bảo rằng cả hai kênh truyền thống và trực tuyến đều được tích hợp đầy đủ. Điều này làm giảm sự nhầm lẫn có thể với khách hàng trong khi cung cấp các lợi ích kinh doanh của một kênh kép.
Các nhà sản xuất ngày nay bán sản phẩm của họ thông qua một loạt các kênh. Vì hầu hết các nhà sản xuất bán đồng thời qua một số kênh, các kênh đôi khi thấy mình cạnh tranh để tiếp cận cùng một nhóm khách hàng. Khi điều này xảy ra, xung đột kênh hầu như được đảm bảo. Đổi lại, cuộc xung đột như vậy luôn luôn tìm đường quay trở lại nhà sản xuất.
Điều này cũng có thể được gọi là tình huống khi nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp bỏ qua kênh phân phối thông thường và bán trực tiếp cho người dùng cuối. Bán qua Internet trong khi duy trì mạng phân phối vật lý là một ví dụ về xung đột kênh.
Xung đột kênh xuất hiện dưới nhiều hình thức. Một số là nhẹ, chỉ đơn thuần là ma sát cần thiết của một môi trường kinh doanh cạnh tranh. Một số thực sự tích cực cho nhà sản xuất, buộc những người chơi lỗi thời hoặc không kinh tế phải thích nghi hoặc từ chối. Tuy nhiên, những xung đột khác có thể làm suy yếu mô hình kinh doanh của nhà sản xuất. Xung đột rủi ro cao như vậy thường xảy ra khi một kênh nhắm vào các phân khúc khách hàng đã được phục vụ bởi một kênh hiện có. Điều này dẫn đến sự suy giảm kinh tế kênh đến mức kênh bị đe dọa trả thù nhà sản xuất hoặc đơn giản là ngừng bán sản phẩm của họ. Kết quả là sự phân tán, trong đó nhà sản xuất phải chịu đựng.
Hai nguyên nhân phân tán chính là tài chính và internet.
Tài chính
Loại bỏ các trung gian tài chính (ngân hàng, môi giới) giữa các nhà cung cấp quỹ (người tiết kiệm / nhà đầu tư) và người sử dụng vốn (người vay / người đầu tư). Phân phối xảy ra khi tỷ lệ lạm phát cao nhưng lãi suất ngân hàng bị đình trệ và người gửi tiền ngân hàng có thể nhận được lợi nhuận tốt hơn bằng cách đầu tư vào các quỹ tương hỗ hoặc chứng khoán.
Internet
Loại bỏ (bằng các nguồn trực tuyến) của người trung gian truyền thống, người trung gian giữa người bán và người mua (như đại lý, người môi giới hoặc người bán lại), hoặc giữa nguồn và người nhận thông tin (như đại lý, quan chức hoặc cổng thủ môn).
Loại xung đột kênh
Có hai loại xung đột kênh.
Xung đột kênh dọc
Xung đột dọc xảy ra khi hành động của nhà sản xuất phá vỡ chuỗi cung ứng. Ví dụ: nhà sản xuất thường phân phối sản phẩm của mình thông qua bán lẻ sẽ gây ra xung đột kênh dọc nếu họ bắt đầu gửi thư trực tiếp và quảng cáo trực tiếp đến người tiêu dùng.
Xung đột kênh ngang
Xung đột ngang xảy ra giữa các công ty ở cùng cấp độ của kênh. Ví dụ: hai nhượng quyền mở hai nhà hàng bên kia đường sẽ xảy ra xung đột theo chiều ngang hoặc khi một công ty trong kênh phân phối cung cấp giá thấp hơn các thành viên của kênh phân phối và do đó thu hút nhiều khách hàng hơn.
Vậy các nhà sản xuất phải làm gì?
Lý thuyết phụ thuộc tài nguyên nhấn mạnh sự cần thiết của các tổ chức để xây dựng chiến lược nhằm nâng cao vị thế quyền lực của họ và giảm sự phụ thuộc môi trường để đạt được khả năng cạnh tranh bền vững. Những phát hiện của nghiên cứu về sự phụ thuộc quyền lực và ảnh hưởng của người bán lại đối với việc tiếp tục sử dụng trực tiếp các kênh bán hàng (ODSC) minh họa rằng, để giảm tác động tiêu cực của mất cân bằng phụ thuộc quyền lực, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cố gắng định hình lại và củng cố vị thế phụ thuộc quyền lực của họ so với các đại lý. Ví dụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể củng cố vị trí phụ thuộc quyền lực của mình bằng cách cung cấp hỗ trợ dịch vụ khác biệt để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người bán lại và bằng cách củng cố các giá trị độc đáo của họ để tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể cố gắng cải thiện vị trí phụ thuộc quyền lực của mình thông qua việc cải thiện quyền lực giữa các nhà cung cấp khác của các đại lý. Nghiên cứu về mất cân bằng điện và sử dụng năng lượng cho thấy mức độ chịu đựng của nhà cung cấp đối với nhà cung cấp được quyết định rất lớn bởi vị trí quyền lực tương đối của nhà cung cấp so với các nhà cung cấp thay thế của nhà bán lẻ để cung cấp một hành trình tích hợp cho khách hàng quyết định, bởi vì ở giai đoạn đánh giá Hành trình quyết định của người tiêu dùng, người tiêu dùng đã không bắt đầu với các công cụ tìm kiếm; thay vào đó, họ đã trực tiếp đến Amazon.com và các trang web bán lẻ khác, với hàng loạt thông tin so sánh sản phẩm, xếp hạng của người tiêu dùng và chuyên gia và hình ảnh, đang trở thành những người có ảnh hưởng quan trọng nhất.
Tham khảo
Quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý nhãn hiệu | wiki |
Deoxyribonucleotide (đêôxyribônuclêôtit) là tên nuclêôtit của phân tử DNA. Mỗi đêôxyribônuclêôtit là một đơn vị cấu tạo nên đại phân tử sinh học DNA, nên cũng gọi là đơn phân của DNA. Đây là một thuật ngữ trong sinh hoá học, thường được viết tắt là dNP dùng để chỉ đơn vị cơ bản hợp thành đại phân tử DNA.
Tổng quan
Thành phần
Mỗi dNP (đêôxyribônuclêôtit) thông thường bao gồm ba phân tử thuộc ba loại khác nhau, liên kết với nhau hợp thành:
- một phân tử base nitơ (nitrogenous base),
- một phân tử đường 5C loại đêoxyribôza (C5H10O4),
- một phân tử axit phôtphoric (H3PO4).
Bốn loại base nitơ thường gặp là ađênin (A), timin (T), guanin (G) hoặc xitôzin (X). Vị trí liên kết của base nitơ là nguyên tử cacbon số 1 của đường 5C (đêoxyribôza), còn vị trí liên kết của gốc phôtphat là nguyên tử cacbon số 5 của đường này.
Trong mỗi dNP (đêôxyribônuclêôtit), thì đường và phôtphat chỉ có một loại, nhưng base nitơ có thể là một trong bốn loại (A, T, G, X), nên có ít nhất bốn loại dNP khác nhau, dựa vào đó mà tên gọi của mỗi loại khác nhau như sau:
- dAMP (deoxyadenosine monophosphate): base nitơ là A,
- dTMP (deoxythymidine monophosphate): base nitơ là T,
- dGMP (deoxyguanosine monophosphate): base nitơ là G,
- dCMP (deoxycytidine monophosphate) có base nitơ là X (trong tiếng Anh viết tắt là C).
Ở trường hợp có nhiều hơn một gốc phôtphat liên kết với C5 của đường 5C, thì từ "mono" (một) trong tên thay đổi thành "di" (nếu có hai) hoặc thành "t'ri" (nếu có ba phôtphat) - như ATP tức adenosine triphosphate.
Phân biệt với rNP
rNP (ribônuclêôtit) là đơn phân của RNA, có thành phần cơ bản như dNP, chỉ khác ở hai điểm chính:
Đường pentôza (đường 5C) ở RNA là ribôza (C5H10O5 nghĩa là thêm một proton (-H) ở nguyên tử Cacbon số 2 (C2') trong hình bên.
base nitơ không có timin (T), mà thay bằng uraxin (U).
Cấu tạo chuỗi
Trong phân tử axit nucleic, các đơn phân (là rNP hoặc dNP, gọi chung là nuclêôtit) đều liên kết với nhau thành chuỗi pôlynuclêôtit. Sự liên kết này do phản ứng trùng ngưng giữa gốc phosphate của nuclêôtit này với cacbon số 3 (C3') ở nuclêôtit liền kề, tạo thành liên kết phôtphođieste (phosphodiester bond) theo chiều 5'P (nhóm phôtphat gắn với đường 5C ở C5') đến nhóm 3'OH (nhóm -OH tự do ở đường 5C vị trí C3') của nuclêôtit.
Tuy cả DNA và RNA đều có cấu trúc cơ bản như trên và là các phân tử ổn định, nhưng DNA ổn định cao hơn do thường có cấu trúc hai mạch, còn RNA dễ bị thủy phân hơn. Theo giả thuyết này, thì việc loại bỏ nhóm hydroxyl của ribôza trong quá trình tiến hoá là một sự kiện quan trọng giúp DNA là cơ sở vật chất di truyền chủ yễu thay cho RNA tự sao (ribôzym).
Theo hiểu biết hiện nay, chuỗi dNP (của DNA) dài gấp bội chuỗi rNP (của RNA), do mỗi phân tử DNA có khả năng mã hóa nhiều phân tử RNA. Chuỗi rNP có chức năng ngắn nhất được biết là một loại tRNA chỉ có 80 rNP, trong khi DNA có tới hàng triệu dNP.
Nguồn trích dẫn
Liên kết ngoài
DNA
Nucleotide
Hóa sinh
Di truyền học | wiki |
Kinh tế nữ quyền là bộ môn nghiên cứu về kinh tế và các nền kinh tế, với việc tập trung vào phân tích chính sách và phân tích chính sách kinh tế và nhận thức về giới. Các nhà nghiên cứu kinh tế nữ quyền bao gồm các học giả, nhà hoạt động, nhà lý luận chính sách và các học viên. Nhiều nghiên cứu kinh tế nữ quyền tập trung vào các chủ đề đã bị lãng quên trong lĩnh vực này, chẳng hạn như công việc chăm sóc, bạo lực đối tác thân mật hoặc các lý thuyết kinh tế có thể được cải thiện thông qua việc kết hợp tốt hơn các hiệu ứng và tương tác giới, như giữa các lĩnh vực kinh tế được trả tiền và không trả tiền. Các học giả nữ quyền khác đã tham gia vào các hình thức thu thập và đo lường dữ liệu mới, chẳng hạn như Biện pháp trao quyền cho giới (GEM) và các lý thuyết nhận thức về giới hơn như phương pháp tiếp cận năng lực. Kinh tế nữ quyền hướng tới mục tiêu "nâng cao phúc lợi của trẻ em, phụ nữ và nam giới trong các cộng đồng địa phương, quốc gia và xuyên quốc gia".
Các nhà kinh tế nữ quyền chú ý đến các cấu trúc xã hội của kinh tế học truyền thống, đặt câu hỏi về mức độ tích cực và khách quan của nó, và cho thấy các mô hình và phương pháp của nó bị thiên vị bởi sự chú ý đặc biệt đến các chủ đề nam tính và thiên về một phía của nam tính- các giả định và phương pháp liên quan. Trong khi kinh tế học truyền thống tập trung vào các thị trường và các ý tưởng tự chủ, trừu tượng và logic liên quan đến nam tính, các nhà kinh tế nữ quyền kêu gọi một cuộc khám phá đầy đủ hơn về đời sống kinh tế, bao gồm các chủ đề " nữ tính văn hóa" như kinh tế gia đình, và xem xét tầm quan trọng của sự kết nối, cụ thể hóa, và cảm xúc trong việc giải thích các hiện tượng kinh tế.
Nhiều học giả bao gồm Ester Boserup, Marianne Ferber, Julie A. Nelson, Marilyn Waring, Nancy Foloust, Diane Elson, Barbara Bergmann và Ailsa McKay đã đóng góp cho kinh tế nữ quyền. Cuốn sách năm 1988 của Waring If Women Counted thường được coi là "tài liệu sáng lập" của ngành kinh tế học này. Đến thập niên 1990, kinh tế nữ quyền đã được công nhận là một ngành con được thành lập trong kinh tế học để tạo cơ hội xuất bản sách và bài viết cho các học viên của mình.
Tham khảo
Đọc thêm
Sách
With a foreword by Julie A. Nelson.
Báo
Trường phái tư tưởng kinh tế | wiki |
Nêu những nét khái quát về nhà thơ Đỗ Phủ. Nội dung chính và bố cục của bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Hướng dẫn
• Nhà thơ Đỗ Phủ
Đỗ Phủ sinh năm 712, mất năm 770, tự Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng. Ông sinh ra ở Hà Nam, trong một gia đình có truyền thông làm quan, ông là cháu của nhà thơ nổi tiếng thời Đường Đỗ Thẩm Ngôn.
Đỗ Phủ từng giành thời gian 10 năm ngao du thiên hạ, ông đi nhiều nên biết nhiều và hiểu nhiều về xã hội đương thời. Ông là bạn tri kỉ của nhà thơ Lí Bạch mặc dù ông nhỏ hơn Lí Bạch đến 10 tuổi.
Đỗ Phủ có thời gian khoảng 10 năm làm quan ở kinh đô Trường An. Sau sự biến An Lộc Sơn vào năm 755, do sợ bị liên luỵ, đồng thời thấy vua không còn tin dùng mình, Đỗ Phủ từ quan và đưa gia đình về quê cư trú.
Cuộc đời Đỗ Phủ là một chuỗi ngày dài bất hạnh. Số phận long đong cùng với cuộc sống chật vật đã làm cho Đỗ Phủ mất nhiều sức lực. Suốt đời ông luôn bị cái đói và bệnh tật giày vò. Những năm tháng cuối đời ông sống thật bi thảm và qua đời trên một chiếc thuyền nhỏ cũ nát vào mùa đông năm 770.
Cũng như Lí Bạch, Đỗ Phủ là một nhà thơ lớn thời Đường nói riêng và Trung Quốc nói chung. Ông đã để lại cho hậu thế hơn một nghìn bốn trăm bài thơ. Thơ của ông phản ánh chân thật và sinh động bộ mặt của xã hội Trung Quốc đương thời. Những trang sử của thời đại nhà Đường đượcphản ánh phần nào trong thơ của ông, chính vì vậy ông được mệnh danh là thi sử.
Thơ của Đỗ Phủ chứa chan tình yêu nước, thương dân, cảm thông với những số phận bất hạnh và thời cuộc. Qua thơ, Đỗ Phủ thể hiện sự xót xa, đau đớn trước cái nghèo đói, bệnh tật, sự túng thiếu về vật chất, đồng thời còn bộc lộ tính nhân đạo, nhân văn của ông. Ngoài ra, thơ của ông còn có một số bài miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương, qua đó thể hiện niềm thương cảm với hiện thực cuộc sống.
• Nội dung chính và bố cục của bài thơ Bài ca nhà tranh hị gió thu phá.
Sau khi từ quan về quê ở ẩn, Đỗ Phủ được bạn bè và người thân giúp dựng một căn nhà tranh ở phía tây Thành Đô. về nhà mới chưa được bao lâu thì căn nhà bị gió thu phá nát. Trước cảnh đời éo le, Đỗ Phủ đã viết bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá để nói lên nỗi thống khổ của mình. Bài thơ được viết theo thể thơ cổ.
Bài thơ thể hiện nỗi đau đớn, xót xa của nhà thơ trước cảnh nhà tranh bị gió thu phá nát, đồng thời nhà thơ đã vượt lên nỗi đau của bản thân để nêu cao giá trị nhân đạo bằng việc phản ánh nỗi khổ của những kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Qua đó, ông mơ ước có một căn nhà muôn ngàn gian vững chãi để che cho kẻ sĩ nghèo dù mình có sống trong túp lều tranh rách nát cũng vui lòng. Đó chính là tấm lòng nhân đạo và nhân văn cao cả của nhà thơ.
Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá có thể chia làm bốn phần theo nội dung của từng đoạn và cách thức sử dụng phương thức biểu đạt của tác giả.
Phần một (Tháng tám đến mương sa): Cảnh nhà tranh bị gió thu phá. Trong phần này, tác giả đã kết hợp sử dụng phương thức miêu tả với tự sự.
Phần hai (Trẻ con đến ấm ức): Cảnh trẻ con cướp giật tranh từ mái nhà rơi xuống và nỗi ấm ức, nỗi đau trong lòng trước cảnh tượng đó của tác giả. Phương thức biểu đạt của phần này là tự sự kết hợp với biểu cảm.
Phần ba (Giây lát đến cho trót): Nỗi khổ của cả gia đình trong đêm mưa gió sau khi nhà tranh đã bị gió thu phá nát. Miêu tả và biểu cảm là hai phương thức biểu đạt của phần này.
Phần bốn (Còn lại): Mong ước của tác giả về một mái nhà vững chãi cho những kẻ nghèo trong thiên hạ, riêng bản thân tác giả có thể sống trong một mái nhà rách nát cũng vui lòng. Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt trực tiếp để tạo nên giá trị nhân đạo của bài thơ.
Phân tích năm câu thơ cuối bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ.
Gợi ý viết bài
I. Mở bài
– Đỗ Phủ (712 – 770) là nhà thơ hiện thực lớn nhất, không chỉ của đời Đường mà của cả lịch sử thi ca cổ Trung Quốc. Ông để lại hàng nghìn bài thơ tuyệt tác, được người đời mệnh danh là “thi thánh”.
– Cuộc đời ông lưu lạc lênh đênh, nếm trải nhiều đau khổ, nên tâm hồn ông chan hòa với nhân dân lầm than trong xã hội loạn lạc. Ông là “nhà thơ dân đen” (Phan Ngọc).
– Bài ca nhà tranh bị gió thu phálà một kiệt tác của Đỗ Phủ. Năm câu thơ cuối là những câu thơ đẹp nhất trong bài thơ, lấp lánh tư tưởng nhân đạo sâu sắc của thi hào Đỗ Phủ:
“Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”.
II. Thân bài
1. Để thấy được cái hay, cái đẹp của năm câu thơ cuối ta cần phải biết qua một vài nét của phần đầu bài thơ. Những dòng thơ tự sự chân thật, cảm động kể chuyện “gió thu tốc nhà”. Tai họa dồn dập trút lên gia đình nhà thơ trong một ngày đêm. Gió thu thổi tốc nhà “tranh bị rải khắp ven sông…”. Bao nhiêu tranh bị trẻ con xóm Nam cướp sạch. Nhà thơ “khản tiếng, rát hầu, đành chịu mất”. Thời loạn lạc đạo lí suy đồi. Tai họa dồn dập, nỗi khổ tưởng chừng không thể nào chịu đựng nổi. Mưa gió suốt đêm, nhà dột, chăn cũ mỏng và rách, rét lạnh thấu xương, thêm tuổi già bệnh tật.
2. Trước nỗi đau ấy, con người gục xuống khóc than? Không! Tâm hồn nhà thơ sáng ngời. Quên hết nỗi đau của riêng mình, lòng ông hướng về bao người cần lao trong xã hội. Ông mơ ước, khát khao: có ngôi nhà ngàn vạn gian “Che khắp thế gian dân rét mừng. Vững như núi, gió mưa chẳng chuyển”. Thật vô cùng cảm động, nhà thơ nguyện quên mình cho hạnh phúc của nhân dân.
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”.
– Cái hay, cái sâu sắc của đoạn thơ là bằng bút pháp tương phản: cảnh đời và tấm lòng, nỗi khổ và niềm mong ước. Đoạn thơ như một lời tâm sự, chân thực và cảm động được diễn tả qua hình ảnh ngôi nhà to lớn trong ước mơ của tác giả… Yếu tố hiện thực, yếu tố trữ tình lãng mạn kết hợp một cách hài hòa làm sáng lên tư tưởng, tình cảm nhân ái, lí tưởng nhân đạo bao la của Đỗ Phủ.
– Ở năm dòng cuối bài thơ, ước vọng nhân đạo chân thành thấm đượm tình người của Đỗ Phủ sáng mãi cùng thời gian. Giả sử nếu bài thơ dừng lại ở câu thơ tả thực ở phần trên thì có lẽ không phải là tác phẩm của bậc “thi thánh” nữa. Thi pháp cổ gọi năm câu thơ ấy là loại câu “cảnh cú” (làm rung chuyển cả bài thơ). Câu thơ để lại dấu ấn một hồn thơ, một tấm lòng, đi dọc thời gian từ đó đến nay đã 13 thế kỉ mà ta đọc lên vẫn xiết bao cảm động!
III. Kết luận
– Đọc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, ta như thấy hiện lên trước mắt hình ảnh một ông già gầy yếu ngồi trong một gian nhà bị dột dưới mưa gió tầm tã, tấm chăn mỏng ướt sũng, đôi mắt đăm chiêu, tư lự nhìn xa xăm… Hình ảnh ấy như một ám ảnh chập chờn mãi trong lòng ta.
– Năm dòng thơ cuối vừa đẹp về tư tưởng, vừa đẹp về hình ảnh, bừng sáng tấm lòng nhân đạo của tác giả. Khát vọng che chở cho dân lành đói khổ đã chắp cánh cho thơ Đỗ Phủ đến với mọi tâm hồn nhân ái và làm cho con người nhân ái hơn. Chữ “tâm” trong thơ ông đã giúp cho chữ “tài” trở nên bất tử. Đọc bài thơ, ta khâm phục và kính yêu một hồn thơ vĩ đại, một trái tim nhân hậu bao la.
Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ.
Bài làm
Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của. thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi, thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!
Đỗ Phủ sông vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay 13 thế kỷ, mà cảnh gió bão trong thơ chẳng khác gì ngày hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy sự tàn phá của thiên nhiên xưa nay thật giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là nạn phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần đây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.
Đỗ Phủ kể đến chuyện trẻ con thôn Nam khinh ông già yếu, nỡ cướp tranh mái nhà của ông rồi chạy vào lũy tre! Có lẽ đó là chuyện thường thấy của nghìn năm trước ở nơi hẻo lánh vì cuộc sống lúc đó nghèo khổ lắm, một tấm tranh lợp nhà cũng bị tranh cướp.
Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tình của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ!
Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan!
Ông thương nhất là kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, bởi họ chẳng có gì ngoài chữ nghĩa và tấm lòng lương thiện! Tấm lòng nhà thơ càng đáng quý trọng gấp bội khi ông nói muốn có nhà ngay trước mắt để ấm lòng mọi kẻ sĩ:
Than ôi, bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
Riêng lều ta nát, chịu chết rét củng được.
Đỗ Phủ quả là một nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.
Phân tích bài thơ Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá) của Đỗ Phủ.
Bài làm
Đời Đường ở Trung Quốc (618 – 907), thi ca nghệ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ và đạt được những thành tựu cực kì rực rỡ. Với hơn 2.300 thi sĩ và khoảng 48.000 bài thơ, thơ Đường được liệt vào bằng thơ ca ưu tú nhất của nhân loại. Trong đó Đỗ Phủ (‘712 – 770) là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất, được tôn vinh là “thi thánh”; ông là nhà thơ giàu lòng yêu nước, thương dân, lo việc đời, ghét cường quyền bạo ngược. Tính hiện thực và tinh thần nhân đạo thể hiện rõ trong hơn 1.400 bài thơ ông để lại, phản ánh tâm hồn cao đẹp của một “nhà thơ dân đen”. Cuộc đời của Đỗ Phủ trải qua nhiều bất hạnh: công danh lận đận, con chết, lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng nghèo đói, cơm không đủ ăn, ốm đau không thuốc thang cơm cháo, nằm chết trên một chiếc thuyền rách nát nơi quê người.
Muốn cảm nhận Bài ca nhà tranh bị gió thu phá này, có lẽ nên đọc lại bài thơ Nhớ em của Đỗ Phủ. Từ đó, ta mới có thêm căn cứ để phân tích:
“Chạy loạn sang châu Tế Nghe em đói rét hoài
Đường thăm còn vướng giặc Thư gửi biết nhờ ai?
Lủi trốn khi lo vẩn Buồn phiền lúc ốm dai
Phó cho dòng nước chảyNghìn vạn mối sầu dài!”
(Nhượng Tông dịch)
Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá gồm có bốn phần: năm câu đầu nói bão tố phá nát ngôi nhà tranh, năm câu nối tiếp nói bọn trẻ con cướp tranh; tám câu tiếp theo tả cảnh mưa tầm tã nhà bị dột, cha con ngồi trong mưa rét; năm câu cuối thể hiện niềm mơ ước của nhà thơ.
Khổ thơ đầu như một ghi chép ngắn về trận thu phong. Đó là một trận bão tố, hoặc là một cơn lốc vào tháng 8 “gió thét già”. Ba lớp tranh trên ngôi nhà của Đỗ Phủ bị “cuộn mất” bay tứ tung khắp mọi nơi. Có tấm tranh bay rải khắp bờ sông. Có tấm tranh “treo tót ngọn rừng xa”. Có mảnh tranh bị phá nát rơi xuống mương nước. Chữ “tranh” (mao) được nhắc lại 2, 3 lần, lối viết liệt kê đã tái hiện lại trận cuồng phong lần lượt bóc đi từng tấm tranh, nhà thơ ngơ ngác nhìn, bất lực. Cả năm câu thơ đều được gieo vần bằng: “hào – mao – giao – sao – ao”, đó là những vần có âm vang diễn tả âm điệu vần thơ như tiếng khóc, tiếng thở than, về vần thơ, dịch giả Khương Hữu Dụng thể hiện đúng dụng ý nghệ thuật của Đỗ Phủ trong nguyên tác: “già – ta – xa – sa”.
Năm câu thơ tiếp theo cho thấy thời loạn, đạo lí suy đồi đến cùng cực! Lũ trẻ con hàng xóm kéo đến cướp tranh mà Đỗ Phủ gọi là “đạo tặc” – đám kẻ cướp. Chúng khinh nhà thơ “già yếu”. Chúng trơ tráo trước tiếng kêu van “môi khô miệng chảy gào không được”. Lũ trẻ gian tham cướp được chiếc tranh nào thì cứ ngang nhiên “cắp tranh đi tuốt vào lũy tre” chiếc tranh ấy. Như thế là sau thiên tai, gia đình nhà thơ lại gặp “đạo tặc”, đó là lũ “quần đồng” hạ lưu, những “tiểu tướng…” sản phẩm của một xã hội đại loạn. Nếu khổ thơ đầu chỉ mới nói đến cái rủi thì khổ thơ thứ 2 nói thêm nỗi đau, nỗi buồn trước một xã hội loạn lạc, đảo điên, trong đó lũ “quần đồng” vừa láo hỗn vừa gian tham.
Khổ thơ thứ ba ghi thêm một tai họa mới: trời mưa rét thâu đêm mà mái nhà đã bị gió thu phá nát. Gió lặng thì mây đen che phủ trời đất tối như mực. Mưa tầm tã suốt canh khuya. Nhà dột, giường không có một chỗ nào khô. Chăn rách nay thấm nước lạnh như sắt. Các chi tiết nghệ thuật được miêu tả vừa cụ thể, vừa hiện thực, gió, mưa, nhà dột, giường ướt, chăn rách…
“Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,
Con nằm xấu nết đạp lót nát
Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt”.
Nhà thơ ngồi trong mưa, ngồi dưới mưa thâu đêm. Tuổi già, sức yếu, bệnh tật… Đỗ Phủ vừa thương vợ con, vừa thương mình. Nỗi đau khổ như dồn lại, trút lên đầu một con người vừa nếm trải nhiều bất hạnh. Đêm như dài thêm ra:
“Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê,
Đêm dài ướt át sao cho trót?”.
Khổ thơ thứ 3, về mặt bố cục mang một ý nghĩa lớn, ghi lại cái đại họa trong một đêm thu trời mưa. Nó làm rõ thêm một kinh nghiệm sống: “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí!”. Dân gian có câu: “Thứ nhất con đói, thứ nhì nợ đòi, thứ ba nhà dột!”. Đỗ Phủ còn thêm một sự đau khổ nữa, đólà thân già, ốm đau ngồi co ro trong mưa rét, nhìn cảnh vợ con đang nằm dưới mưa lạnh thì nỗi khổ ấy không thể nào tả hết. Cái chăn cũ, mỏng, lâu năm, bình thường đắp đã không đủ ấm, đêm nay lại bị con thơ đạp rách nát trong cảnh mưa rét, nhà thủng mái… là những chi tiết nghệ thuật nói lên cái nghèo khổ, cái cùng cực của một gia đình tàn tạ giữa thời loạn lạc, đúng như trong bài Nhớ em ông đã viết: Buồn phiền lúc ốm dai – Phó cho dòng nước chảy – Nghìn vạn mối sầu dài…
Phần thứ tư là phần hay nhất của bài thơ. Năm dòng cuối thể hiện tấm lòng cao cả của một kẻ sĩ chân chính: thương dân và lo đời.
“Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”.
Trong nỗi đau thương phũ phàng của cuộc đời, con người rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, hoặc gục đầu cam chịu, rồi than thân trách phận. Cũng có thể suốt đêm ngồi trong mưa lạnh rét cóng, Đỗ Phủ có quyền nghĩ đến một mái lều, một tấm chăn, một bát cơm, một ngọn lửa., cho vợ con và bản thân ông. Nhưng nhà thơ đã làm cho người đọc bất ngờ trước niềm mong ước của ông. Ông mơ ước có một ngôi nhà kì vĩ “muôn ngàn gian” vô cùng vững chắc “Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn”. Ngôi nhà ấy để “Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”. Có thể nói, Đỗ Phủ có tình thương lớn của một nhà nho chân chính sống và ứng xử theo phương châm:
“Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Thực tế xưa nay chưa hề có một ngôi nhà “rộng muôn ngàn gian” như thế trên thế gian. Khổ thơ được sáng tạo nên bằng biện pháp tu từ so sánh và thậm xưng để diễn tả ước mơ to lớn và cảm hứng lãng mạn dào dạt, làm sáng bừng lên tấm lòng nhân ái bao la của một con người trải qua nhiều bất hạnh giữa thời loạn lạc. Sau loạn An – Sử, nhiều miền rộng lớn bị đốt phá tan hoang, hàng triệu người rơi vào thảm kịch: không cơm ăn, áo mặc, không cửa nhà, khắp mọi nơi người chết đói, chết rét đầy đường. Vì thế nhà thơ mong mỏi ai cũng có một mái ấm nương thân. Lo việc đời và thương người, khao khát hạnh phúc cho muôn dân là tình cảm tha thiết của nhiều bậc vĩ nhân, nhiều nhà thơ lớn xưa và nay. Nhà thơ Nguyễn Trãi cũng đã từng mơ ước có một cây đàn Ngu cầm – cây đàn thần của vua Thuấn để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân khắp mọi phương trời.
“Dễ có Ngu Cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
(Quốc âm thi tập)
Trở lại Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, ta vô cùng xúc động trước lời nguyền của nhà “hàn sĩ” Đỗ Phủ. Đây là những lời gan ruột, tâm huyết:
“Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”.
Thấy được ngôi nhà ấy tức là thấy được cảnh thái bình, no ấm, yên vui đến với mọi người, mọi nhà, trong đó có những kẻ sĩ nghèo. Tác giả nêu ra một giả định rất chân thành, cảm động. Nếu thấy ngôi nhà “muôn ngàn gian” trong mơ trở thành hiện thực thì riêng Đỗ Phủ “lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”.
Chân thực là yếu tố hàng đầu của cảm xúc thơ ca. Lời nguyền của Đỗ Phủ rất chân thực. Không chỉ riêng bài thơ này, mà qua nhiều bài thơ khác, như chùm thơ Tam lại và Tam biệt, ông đã nói đến tình thương yêu mãnh liệt và bao la đối với nhân dân lầm than giữa thời loạn lạc.
Có thể nói, năm dòng thơ cuối bài thấm đẫm tình người, chứa chan tinh thần nhân đạo. Sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn đã tạo nên giá trị nhân bản sâu sắc.
Mười ba thế kỉ đã trôi qua, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ vẫn để lại cho chúng ta nhiều rung động và ám ảnh. Ám ảnh về những đau khổ và cay đắng mà một nhà thơ vĩ đại lỗi lạc đời Đường phải nếm trải. Rung động về một ước mơ tuyệt đẹp nhưng chẳng bao giờ có được trong một xã hội loạn lạc, bất công và thối nát. Có biết được tình cảnh bi đát của Đỗ Phủ sau khi nhà bị tốc mái, ông phải đưa vợ con xuống ở trên một chiếc thuyền con rách nát lênh đênh giữa dòng sông Tương – mới cảm được phần nào ý vị đậm đà tình nhân ái của bài thơ, cũng như cái ý vị chua chát của một cuộc đời!
LUYỆN TẬP
Đề 1. Phân tích giá trị nhân văn sâu sắc của bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá củaĐỗ Phủ.
Đề 2. Bình giảng năm câu thơ cuối bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ.
Đề 3. Hiện thực cuộc đời nhà thơ Đỗ Phủ thể hiện như thế nào qua bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. | vanhoc |
Năm 2030, TP Hà Tĩnh xác định sẽ trở thành đô thị cấp vùng và là đô thị hạt nhân tạo động lực phát triển của tỉnh. Để thực hiện mục tiêu chiến lược, việc mở rộng không gian đang được nghiên cứu, tập trung cao.
Thành phố Hà Tĩnh
hiện có diện tích 56,55 km2, dân số thường trú khoảng 109,7 nghìn người, dân số vãng lai hơn 100 nghìn người. Theo tham chiếu của ngành chuyên môn, với quy mô này, TP Hà Tĩnh đang là đô thị trung tâm tỉnh lỵ nhỏ nhất so với các địa phương lân cận trong tỉnh và trong vùng Bắc Trung Bộ.
Những năm gần đây, mặc dù TP Hà Tĩnh có những bước phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng, song không gian đô thị vẫn bó hẹp và chủ yếu mới chỉ phát triển theo trục Bắc – Nam. Ảnh: Huy Tùng.
Vào tháng 2/2019, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn đô thị loại II, mặc dù vậy, đến nay, các tiêu chí về diện tích, dân số, mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người vẫn chưa đạt. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh còn hạn chế; tốc độ tăng trưởng kinh tế đô thị còn thấp. Đặc biệt, TP Hà Tĩnh chưa có khu công nghiệp, khu kinh tế và ngành sản phẩm chủ lực; số lượng doanh nghiệp thành lập mới chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ… Những yếu tố này khiến cho việc phát triển KT-XH của TP Hà Tĩnh gặp không ít khó khăn.
Vòng xuyến các tuyến đường Hàm Nghi – Phan Đình Phùng – Hà Huy Tập – điểm giao trục trung tâm lớn nhất của đô thị TP Hà Tĩnh ở thời điểm hiện nay. Ảnh: Đình Nhất.
Ông Nguyễn Trọng Hiếu – Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh cho biết: “Hiện trạng về diện tích đô thị và quy mô dân số chưa đảm bảo điều kiện quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 về tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp huyện (tiêu chuẩn quy định về diện tích là >150 km2 và dân số thường trú là >150.000 người) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong khi đó, theo Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố là đô thị hạt nhân trong 3 đô thị động lực của tỉnh, thu hút các dự án lớn, nhất là các dự án phát triển đô thị và dịch vụ.
Việc mở rộng địa giới hành chính, không gian đô thị TP Hà Tĩnh không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, tạo ra những động lực mạnh mẽ để phát triển đô thị trung tâm theo hướng bền vững, đồng bộ mà còn gắn liền với định hướng phát triển tỉnh trở thành một cực tăng trưởng của cả nước”.
Ngày 21/12/2022, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Ban Chỉ đạo mở rộng địa giới hành chính TP Hà Tĩnh tổ chức cuộc họp lần thứ nhất, đưa ra dự kiến 3 phương án mở rộng địa giới TP Hà Tĩnh. Trong đó, quan điểm thống nhất là điều chỉnh tổng thể diện tích thành phố nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH; đảm bảo điều kiện về tiêu chuẩn diện tích sau điều chỉnh đối với các huyện lân cận và sự phát triển chung của tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng chủ trì hội nghị Ban Chỉ đạo mở rộng địa giới hành chính TP Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ.
Các phương án dự kiến đều nằm trong ranh giới của Quy hoạch chung TP Hà Tĩnh và vùng phụ cận được UBND tỉnh phê duyệt năm 2015 và đảm bảo sự phát triển chung của thành phố theo Đề án xây dựng và phát triển TP Hà Tĩnh có quy mô phù hợp, hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 931/QĐ-UBND ngày 5/5/2022.
Đoàn khảo sát ADB kiểm tra một số khu vực thuộc phạm vi dự án “Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu TP Hà Tĩnh” – một trong những dự án chiến lược về phát triển hạ tầng đô thị TP Hà Tĩnh vào tháng 7/2022.
Ông Nguyễn Quốc Hà – Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: “Xây dựng thành phố thông minh là một xu hướng tất yếu của đô thị hiện nay. TP Hà Tĩnh còn đóng vai trò trung tâm của tỉnh lỵ, mới được công nhận đạt chuẩn đô thị loại II và đang trên đà phát triển, việc điều chỉnh tổng thể diện tích, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH là rất cần thiết. Các phương án dự kiến mở rộng địa giới hành chính đã được Bộ Xây dựng, Cục Quản lý đô thị nghiên cứu đảm bảo tính khả thi. Cùng với đó, sở cũng phối hợp với các sở liên quan và UBND thành phố làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng để được hướng dẫn về quy trình thủ tục quy hoạch, phân loại đô thị và thường xuyên trao đổi ý kiến chuyên môn về các nội dung liên quan, đáp ứng yêu cầu về thực tiễn cũng như tuân thủ các quy định về pháp luật, nghị quyết, quyết định của Trung ương”.
Tháng 12/2022, điểm nút dự án “Đường Lê Duẩn, đoạn từ Vincom đến đường Nguyễn Xí” được khơi thông mặt bằng, tạo điều kiện cho địa phương thực hiện kế hoạch mở rộng trục phát triển không gian đô thị thành phố về phía Nam.
Theo đó, dự kiến phương án mở rộng thành phố sẽ theo 3 hướng, hướng Tây: mở rộng đô thị vượt qua đường tránh quốc lộ 1, kết nối với khu công nghiệp và đầu mối giao thông cao tốc quốc gia (đường bộ, đường sắt), phát triển những khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ; hướng Nam: mở rộng đô thị kết nối với các khu phát triển hỗn hợp, khai thác cảnh quan hai bên sông Rào Cái, Đại học Hà Tĩnh, khu đào tạo – nghiên cứu và sản xuất; hướng Đông: mở rộng đô thị vượt sông Rào Cái về phía biển Đông để phát triển kinh tế biển, phát triển đô thị và nông nghiệp công nghệ cao kết nối với chuỗi đô thị ven biển của tỉnh.
Các phương án đảm bảo các yếu tố động lực phát triển bền vững cho thành phố, hình thành trọn vẹn không gian theo cả 2 trục Bắc – Nam, Đông – Tây (hiện nay chỉ Bắc – Nam); phát triển sản xuất, hình thành cụm công nghiệp kết hợp trung tâm logistics; kết nối với các khu đào tạo, nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của tỉnh, chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa nhiều hơn vào kỹ năng và đổi mới sáng tạo; phát triển đô thị sang phía Đông để mở rộng không gian hướng ra biển. | vanhoc |
Nguyễn Minh Châu
Chuyến bay
Trong đời một con người, dù là cả một đời bằng phẳng, tẻ nhạt thì cũng có lúc được chứng kiến những điều tưởng không thể nào giải thích nổi. Từ bảy nhăm (1975), tôi chỉ có dịp may được ra vào thành phố Hồ Chí Minh khoảng vài ba lần. Lần cuối cùng cách đây cũng đã nhiều năm. Hình như có việc hội họp gì đấy. Tôi chẳng bao giờ là một người quan trọng. Tính tôi lại lười, kể cả lười họp lẫn lười đi chơi. Vả lại trong túi không có sẵn tiền. Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh một tuần lễ hoặc dăm hôm gì đó, khuôn mình trong khách sạn bù khú với mấy người bạn và thỉnh thoảng đáo qua phòng họp rồi leo lên máy bay về Hà Nội. Máy bay cất cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất lúc 9 giờ sáng. Hôm ấy là một ngày nắng đẹp.Chuyến bay của chiếc IL19.Tôi ngồi cạnh anh bạn ở hàng ghế bên trái. Các hàng ghế bên phải và bên trái chung quanh chúng tôi đã có khách lên ngồi kín hết mới thấy một cô bé mặc bộ đồ vàng khoác chiếc túi trắng ngơ ngác, sợ sệt đi giữa hai hàng ghế, từ phía đuôi máy bay đi lên. Cô gái trạc 16, 17 tuổi là cùng. Nom kiểu người thành phố nhưng thiếu bạo dạn, lại có vẻ yểu tướng. Thấy bên cạnh tôi còn một chiếc ghế chưa có ai ngồi, cô rụt rè đi đến.- Cháu ngồi đây được không thưa chú?- Được, được, cô ngồi đi. Tôi nói và dập tắt điếu thuốc.- Chú cứ hút…Chúng tôi làm quen với nhau khá nhanh. Thấy tôi cũng là người thật thà, cô bé tỏ ra cởi mở. Chuyến bay cất cánh chậm 30 phút. Trước khi bay, tôi đã kịp nghĩ rằng cô bé thật là một con chim non đang bay vào đời, bay lẻ chiếc một mình mà chưa hề biết cuộc đời thực lắm nanh vuốt và trắc trở. Tôi được biết cô bé sinh ở Lạng Sơn, sống với bố mẹ ở đấy đến bảy nhăm (1975) thì cả nhà dọn về nửa quê hương ở trong này. Cô thực ra cũng chả còn là một cô bé như tôi nghĩ. Cô đã học xong lớp 12 từ năm kia, đã trượt đại học hai năm và bây giờ ra Hà Nội để chuẩn bị đi xuất khẩu lao động ở Tiệp Khắc.- Sắp tới đây ra Hà Nội cháu ở đâu?- Người ta mách nên trọ ở khách sạn Đường Thành.- Cháu đã sống ở Hà Nội bao giờ chưa?- Thưa chú, chưa, cháu mới có dịp đi qua hồi cháu còn nhỏ, lâu rồi, ngày ở Lạng Sơn dời nhà vào… Tôi đâm lo cho cô bé. Tôi nhìn thấy trước, cô bé sẽ bị lừa đảo, mất trộm hoặc bị cướp giật ngay giữa thủ đô Hà Nội. Tôi đang nghĩ ra một cách gì giúp cô bé… Trong lúc ấy tôi bỗng nhìn thấy ở dãy ghế bên phải có một khuôn mặt quen. Đấy là một người đàn ông. Tôi vốn kém sáng dạ, ý nghĩ chậm chạp. Hiện ra đầu tiên là thấy anh ta không mặc quân phục như ngày trước. Khuôn mặt già đi ít nhiều nhưng vẫn còn đẹp, và bây giờ tôi nhìn thấy có cái gì ác ác mà trước kia thời gian chưa kịp chạm trổ rõ hết đường nét. Có lẽ nó nằm ở đôi mắt. Đôi mắt như vẽ, có một cái nhìn chằm chặp lúc nào cũng hướng thẳng về phía trước. Hai tay người đàn ông đặt trước bụng, không hề động đậy, hơi cứng nhắc. Toàn thân cũng thẳng đơ, như một bức tượng người sống được đặt và chèn kỹ trong chiếc ghế máy bay. Cái tư thế ngồi ấy, hai con mắt ấy và toàn bộ con người ấy toát ra một vẻ kiêu hãnh, khiến tôi hết sức khó chịu, đầy ác cảm. Tôi đâm sợ cái người quen thuộc này trong một lúc vô tình tự phá vỡ cách sống của mình, một cách sống định hình từ cách đây rất nhiều năm. Giống như một tảng ximăng chết, ngồi bất động bất di bất dịch, tôi sợ người đàn ông đưa mắt nhìn ngang nhìn ngửa ra hai bên, ra xung quanh, và bất ngờ nhận ra tôi. Anh ta sẽ làm gì nhỉ? Biết đâu đấy cái bức tượng đã được chèn kỹ trong chiếc ghế máy bay ấy sẽ nhổm dậy, đưa một bàn tay ra sau giữ cho cái mặt ghế khỏi sập mạnh xuống có thể gây chấn động đến những người ngồi hai bên, rồi đi đến sau lưng tôi, không, không đâu, nghĩ như thế là tôi đã nhầm đấy, từ lúc nãy tới giờ, anh ta có quay ngang quay ngửa hay động đậy cái cổ hoặc liếc mắt nhìn ai đâu. Một con người như anh ta, tôi vẫn còn nhớ, chỉ nhìn thấy một cái ở trước mặt, luôn luôn ở trước mặt là mục đích đi tới và quyết tâm thực hiện mọi giá… Tôi bỗng nhớ lại một buổi trưa Sài Gòn đến điếc tai vì tiếng xe gắn máy. Một ngày đầu tháng 5 bảy nhăm, một cậu liên lạc của phòng chính trị đưa xuống nhà khách sư đoàn chỗ chúng tôi đang ở, một vị sư nữ già, có lẽ trạc đã gần 60 tuổi, mặc chiếc áo dài màu nâu, may bằng thứ vải thô mà những vị tu hành ở ngoài miền Bắc cũng không còn mấy ai mặc, có chăng chỉ những vị sư trụ trì ở chùa. Máy bay cất cánh được một lúc, cô bé đã gục đầu xuống một cuốn sách, nhìn qua vai cô tôi mới nhận thấy một người đàn bà ngay từ đầu đã ngồi cạnh người đàn ông. Chẳng cần tinh đời lắm cũng đoán được người đàn bà trước đây vốn là loại người sang, quý phái là khác, nhưng trải qua một trận xáo trộn đời sống đã làm cho con người dầu dãi, nhầu nát đi. Dưới chân người đàn bà xếp hai chiếc túi, phô trương sự giàu có. Một chiếc bị cói và một chiếc túi vải màu đỏ chói chang. Cả hai đều chứa đồ đạc đến căng ra. Trên miệng chiếc túi cói vắt một chiếc áo khoác ngắn màu cỏ úa loại thật sang của đàn ông. Người đàn bà đã khiến tôi trở nên tò mò! Chốc chốc bà ta lại cúi xuống lôi từ chiếc túi ngực của chiếc áo khoác ra một bao thuốc lá ba con năm, rút một điếu đem cắm lên miệng người đàn ông rồi bật chiếc bật lửa ga màu xanh cho xòe lửa, châm vào đầu điếu thuốc. Con mắt đẹp nhìn chằm chằm ra phía trước và toàn thân người đàn ông ở bên cạnh vẫn bất động, chỉ thấy ở khóe miệng thỉnh thoảng nhả ra một bụm khói thuốc lá thơm. Sau đó, người đàn bà trườn mình qua trước bụng người đàn ông, bằng hai tay cầm bao ba con năm với một điệu bộ hơi khúm núm dâng lên trước một người thanh niên ngồi sát khuôn cửa sổ tròn của máy bay. Anh thanh niên nói khẽ: “Cảm ơn”, đồng thời giơ một bàn tay xua xua trước cử chỉ mời mọc. Người thanh niên mặc quần áo vàng, đội mũ cát vàng đính phù hiệu công an. Trên thắt lưng to bản đeo bao súng ngắn, lại thêm một khẩu tiểu liên cầm lăm lăm trong tay. Thế là tôi hiểu ra tất cả. Khi chợt nhìn thấy một chiếc còng số 8 trên hai cổ tay chắp trước bụng người đàn ông. Thảo nào! Tôi cũng đóng vai trò đồng hành với ba con người ở dãy ghế kia trong suốt hai tiếng rưỡi đồng hồ, thời gian đủ để cho tôi nhớ lại được tất cả về cái người đàn ông điển trai ngồi bất động như một bức tượng, thậm chí tôi còn nhớ được cả tên, cả giọng nói của hắn.Riêng tôi không khỏi cảm thấy một cái gì sững sờ, thật cay đắng, thật đau xót... ********* Hết *******************
Mục lục
Chuyến bay
Chuyến bay
Nguyễn Minh ChâuChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy: Chân Trời Tím Nguồn: TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN MỚIĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 17 tháng 3 năm 2008 | vanhoc |
là một nhân vật trong thần thoại Nhật Bản, nàng công chúa của hoa nở, biểu tượng cho nét thanh nhã của trời đất. Nàng là con gái của thần núi Ohoyamatsumi. Nàng thường được coi là hóa thân của đời sống người Nhật, đặc biệt là vì biểu tượng của nàng là hoa anh đào (sakura).
Nàng là vợ của thần Ninigi. Họ gặp và yêu nhau bên bờ biển; Ninigi đã xin Oho-yama được cưới nàng. Oho-Yama muốn gả con gái lớn Iwa-Naga nhưng trái tim Ninigi đã thuộc về Kono-hana. Oho-Yama miễn cưỡng phải chấp thuận, Ninigi và Kono-hana nên vợ nên chồng. Vì Ningi từ chối công chúa của đá Iwa-Naga nên đời sống con người mới ngắn ngủi và phù du như bông hoa anh đào chứ không lâu dài và vĩnh cửu như đá tảng. Bà là nữ thần của núi Phú Sĩ.
Kono-hana có mang chỉ sau một đên làm Ninigi nghi ngờ. Chàng băn khoăn không hiểu đây có phải con của một vị thần khác hay không. Kono-hana nổi giận trước lời buộc tội của Ninigi bèn vào trong một túp lều không cửa rồi phóng hỏa. Nàng thề rằng đứa trẻ sẽ không bị lửa thiêu nếu nó đúng là con của thần Ninigi. Kono-hana hạ sinh ba con trai Hoderi, Hosuseri và Hoori trong lều.
Các đền thờ tại núi Phú Sĩ đã được xây cất cho nữ thần Konohana Sakuya Hime. Người ta tin rằng bà sẽ giữ cho núi Phú Sĩ không phun trào.
Ghi chú
Thần Nhật Bản
Thần thoại Nhật Bản | wiki |
HMS Waldegrave (K579) là một tàu frigate lớp Captain của Hải quân Hoàng gia Anh hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó nguyên được Hoa Kỳ chế tạo như chiếc DE-570 (chưa đặt tên), một tàu hộ tống khu trục lớp Buckley, và chuyển giao cho Anh Quốc theo Chương trình Cho thuê-Cho mượn (Lend-Lease). Tên nó được đặt theo Đô đốc William Waldegrave (1753–1825), hạm trưởng chiếc và đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Cách mạng Pháp. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc tại Châu Âu, hoàn trả cho Hoa Kỳ năm 1945, và cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1946.
Thiết kế và chế tạo
Buckley là một trong số sáu lớp tàu hộ tống khu trục được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo nhằm đáp ứng nhu cầu hộ tống vận tải trong Thế Chiến II, sau khi Hoa Kỳ chính thức tham chiến vào cuối năm 1941. Chúng hầu như tương tự nhau, chỉ với những khác biệt về hệ thống động lực và vũ khí trang bị. Động cơ của phân lớp Backley bao gồm hai turbine hơi nước General Electric để dẫn động hai máy phát điện vận hành hai trục chân vịt, và dàn vũ khí chính bao gồm 3 khẩu pháo pháo /50 cal.
Những chiếc phân lớp Buckley (TE) có chiều dài ở mực nước và chiều dài chung ; mạn tàu rộng và độ sâu mớn nước khi đầy tải là . Chúng có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn ; và lên đến khi đầy tải. Hệ thống động lực bao gồm hai nồi hơi và hai turbine hơi nước General Electric công suất , dẫn động hai máy phát điện công suất để vận hành hai trục chân vịt; công suất cho phép đạt được tốc độ tối đa . Con tàu mang theo dầu đốt, cho phép di chuyển đến ở vận tốc đường trường .
Vũ khí trang bị bao gồm pháo /50 cal trên ba tháp pháo nòng đơn đa dụng (có thể đối hạm hoặc phòng không), gồm hai khẩu phía mũi và một khẩu phía đuôi. Vũ khí phòng không tầm gần bao gồm hai pháo Bofors 40 mm và tám pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Con tàu có ba ống phóng ngư lôi Mark 15 . Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và bốn máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 200 sĩ quan và thủy thủ.
Waldegrave được đặt lườn như là chiếc DE-570 (chưa đặt tên) tại xưởng tàu của hãng Bethlehem-Hingham Steel Shipyard ở Hingham, Massachusetts vào ngày 16 tháng 10, 1943 và được hạ thủy vào ngày 4 tháng 12, 1943. Con tàu được chuyển giao cho Anh Quốc và nhập biên chế cùng Hải quân Anh như là chiếc HMS Waldegrave (K579) vào ngày 25 tháng 1, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Tempest Hay.
Lịch sử hoạt động
Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy và huấn luyện, Waldegrave lên đường cho chuyến đi vượt Đại Tây Dương sang quần đảo Anh. Nó dưới quyền Bộ chỉ huy Devonport để phục vụ hộ tống vận tải tại Bắc Đại Tây Dương và tuần tra chống tàu ngầm tại Bắc Hải.
Để chuẩn bị tham gia vào Chiến dịch Neptune, hoạt động hải quân trong khuôn khổ cuộc đổ bộ Normandy dự định tiến hành vào tháng 6, 1944, Waldegrave đã thực hành huấn luyện đổ bộ và tuần tra chống tàu ngầm trong tháng 4 trước khi đi đến Milford Haven. Vào ngày D 6 tháng 6, nó tham gia thành phần hộ tống cho một đoàn tàu đổ bộ LST Hoa Kỳ vượt eo biển Manche đi sang các bãi đổ bộ Normandy, rồi trong suốt những tháng tiếp theo đã hộ tống các tàu vận tải chuyển lực lượng tăng viện và tiếp liệu sang chiến trường.
Waldegrave cũng tạm thời được điều sang dưới quyền Bộ chỉ huy Portsmouth để hộ tống cho thiết giáp hạm tiến hành bắn phá Walcheren, một hoạt động chuẩn bị cho cuộc tấn công trên bộ sang Hà Lan. Sau đó nó chuyển sang hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương băng qua eo biển Manche đến thẳng các cảng châu Âu, đặc biệt là Antwerp, Bỉ. Sau khi chiến tranh chấm dứt tại châu Âu, con tàu được đưa về thành phần dự bị tại Harwich.
Waldegrave được chính thức hoàn trả cho Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 12, 1945, nhằm giảm bớt chi phí mà Anh phải trả cho Hoa Kỳ trong Chương trình Cho thuê-Cho mượn (Lend-Lease). Do dư thừa so với nhu cầu về tàu chiến sau khi chiến tranh đã chấm dứt, nó được rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 1, 1946 và bị bán cho hãng Atlas Steel and Supply Company tại Cleveland, Ohio vào năm 1946. Con tàu bị bán lại cho hãng Kulka Steel and Equipment Company tại Alliance, Ohio; rồi được bán lại lần sau cùng cho hãng Bristol Engineering Company tại Somerset, Massachusetts vào ngày 8 tháng 12, 1946. Nó bị tháo dỡ vào tháng 6, 1948.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
.
Liên kết ngoài
Photo gallery of HMS Waldegrave (K579)
Destroyer Escort Sailors Association DEs for UK
Lớp tàu hộ tống khu trục Buckley
Lớp tàu frigate Captain
Khinh hạm của Hải quân Hoàng gia Anh
Tàu frigate trong Thế Chiến II
Tàu thủy năm 1943 | wiki |
Chương trình Mercury là chương trình đưa người vào vũ trụ đầu tiên của Hoa Kỳ. Nó diễn ra từ năm 1959 đến năm 1963 với mục đích đặt con người lên quỹ đạo vòng quanh Trái Đất. Chuyến bay Mercury-Atlas 6 vào ngày 20 tháng 2 năm 1962 là chuyến bay Mercury đầu tiên đạt được mục đích này.
Các dự tính và nghiên cứu được tiến hành bởi Ủy ban tư vấn quốc gia về không gian (National Advisory Committee for Aeronautics), và chương trình được tiến hành chính thức bởi tổ chức NASA vừa thành lập. Cái tên bắt nguồn từ Mercury, một vị thần La Mã người được xem là biểu tượng của tốc độ. Mercury cũng là tên của hành tinh trong cùng của Thái dương hệ, di chuyển nhanh hơn so hơn so với các hành tinh khác và do đó cung cấp một hình ảnh của tốc độ, mặc dù Chương trình Mercury không có liên hệ gì với hành tinh đó.
Chương trình Mercury đã tốn $1.5 tỷ đô la Mỹ.
Tàu vũ trụ
Bởi vì kích thước cực kì nhỏ, khoang tàu vũ trụ Mercury không phải là được lái mà là được mặc vào. Với thể tích 1.7 mét khối, khoang tàu chỉ vừa đủ lớn cho một phi hành gia duy nhất. Bên trong có 120 linh kiện điều khiển: 55 công tắc điện, 30 cầu chì và 35 cần gạt. Con tàu được thiết kế bởi Max Faget và nhóm Space Task Group của NASA.
Trong giai đoạn phóng của chuyến bay, tàu Mercury và phi hành gia được bảo vệ trong trường hợp phóng thất bại bởi hệ thống thoát hiểm khi phóng (Launch escape system). Hệ thống LES là một tên lửa đẩy nhiên liệu rắn với sức đẩy 52.000 lbf (231 kN) được gắn trên cái tháp ngay bên trên phi thuyền. Trong trường hợp vụ phóng bị bãi bỏ, hệ thống LES sẽ khai hỏa trong 1 giây, kéo cả phi thuyền Mercury và phi hành gia khỏi tên lửa phóng đã bị hỏng hóc. Phi thuyền sau đó sẽ hạ xuống bằng hệ thống dù của nó. Sau khi động cơ đẩy bị cắt, hệ thống LES không còn cần thiết nữa và được tách ra khỏi phi thuyền bởi một tên lửa nhiên liệu rắn với sức đẩy 800 lbf (3.6 kN) với thời gian đốt 1.5 giây.
Để tách phi thuyền Mercury ra khỏi hệ thống phóng, tàu vũ trụ sẽ khai hỏa ba tên lửa nhiên liệu rắn nhỏ, sức đẩy 400 lbf (1.8 kN), trong 1 giây. Những tên lửa này gọi là tên lửa Posigrade.
Con tàu chỉ được trang bị với các động cơ đẩy nhỏ dùng để điều chỉnh độ cao-sau khi được đặt vào quỹ đạo và trước khi khai hỏa đẩy lùi (retro fire) chúng không thể thay đổi quỹ đạo. Có ba nhóm động cơ điều khiển tự động và các động cơ điều khiển thủ công - mỗi nhóm cho một trục độ trệch(yaw), độ dốc(pitch), độ lăn (roll), nhiên liệu được cung cấp từ hai bình chứa tách biệt nhau- một tự động và một thủ công. Phi công có thể sử dụng một trong ba hệ thống đẩy này và lấy nhiên liệu từ một trong hai bình chứa để điều chỉnh độ cao của tàu vũ trụ.
Tàu Mercury được thiết kế sao cho có thể được hoàn toàn điều khiển từ mặt đất trong trường hợp môi trường vũ trụ làm phi công không còn khả năng điều khiển con tàu.
Tàu có 3 tên lửa nhiên liệu rắn, đó là các tên lửa đẩy lùi với sức đẩy 1000 lbf (4.5 kN) mỗi cái đốt trong 10 giây. Một tên lửa đủ để đưa con tàu trở lại Trái Đất nếu hai cái kia bị hỏng.
Chuỗi khai hỏa (được biết như là khai hỏa lần lượt) bắt buộc phải khai hỏa tên lửa giật lùi thứ nhất, theo sau bởi tên lửa đẩy lùi thứ hai 5 giây sai đó (trong khi tên lửa thứ nhất vẫn cháy). Năm giây sau đó, tên lửa thứ ba được khai hỏa (trong khi tên lửa thứ hai vẫn còn đang cháy).
Có một cửa kim loại mỏng ở mũi của con tàu gọi là "spoiler". Nếu con tàu bắt đầu nhập vào khí quyển với mũi đi vào trước, khí thổi qua "spoiler" sẽ lật con tàu vòng quanh để tấm chắn nhiệt vào trước, kỹ thuật này gọi là 'Shuttlecocking'. Trong suốt giai đoạn nhập lại vào khí quyển, phi hành gia sẽ trải qua gia tốc 4 g (g = gia tốc trọng trường).
Các thiết kế ban đầu đề nghị sử dụng các vỏ chịu nhiệt làm bằng beryllium hay là vỏ cách nhiệt. Nhiều thử nghiệm đã đưa ra kết luận - vỏ cách nhiệt chắc chắn hơn (và do đó độ dày của vỏ thiết kế ban đầu được giảm xuống, cho phép giảm trọng lượng của tàu), dễ sản xuất hơn (vào lúc đó, beryllium chỉ được sản xuất vừa đủ bởi một công ty của Mỹ) và rẻ hơn.
NASA đã đặt hàng sản xuất 20 con tàu, đánh số từ 1 đến 20, từ McDonnell Aircraft Company, St. Louis, Missouri. Năm trong số 20 tàu, số #10, 12, 15, 17, và 19, không được sử dụng. Tàu số #3 và #4 bị phá hủy trong các chuyến bay thử không người lái. Tàu số #11 chìm và được trục vớt từ đáy Đại Tây Dương sau 38 năm. Một số con tàu được chỉnh sửa lại sau sản xuất nguyên thủy (sửa chữa thêm sau khi hủy bỏ phóng, chỉnh lại cho các chuyến bay dài hơn, v.v.) và được thêm vào một ký tự sau số hiệu của chúng, ví dụ như 2B, 15B. Một vài con tàu được sửa chữa hai lần; ví dụ, tàu số 15 trở thành 15A và sau đó là 15B.
Một số tàu Mercury Boilerplate (kể cả mô hình/bản sao, được làm từ các vật liệu không bay được hoặc thiếu hệ thống điều khiển) cũng được chế tạo bởi NASA và McDonnell Aircraft. Chúng được sử dụng để thử nghiệm hệ thống cứu hộ, tháp thoát hiểm và các động cơ tên lửa. Các thử nghiệm chính thức được tiến hành trên giàn phóng tại Langley và quần đảo Wallop sử dụng tên lửa Little Joe và tên lửa Big Joe Atlas.
Tên lửa đẩy
Chương trình Mercury sử dụng ba loại tên lửa đẩy:
Little Joe - 8 chuyến bay tự động vào quỹ đạo thấp, 2 chuyến mang theo khỉ. Hệ thống thoát hiểm khi phóng được thử.
Redstone - 4 chuyến bay tự động vào quỹ đạo thấp, 1 chuyến mang theo một con vượn; 2 chuyến bay vào quỹ đạo thấp có người điều khiển.
Atlas - 4 chuyến bay tự động vào quỹ đạo thấp; 2 chuyến tự động vào quỹ đạo, 1 đem theo một con vượn; 4 chuyến vào quỹ đạo có người điều khiển.
Little Joe và một Mercury Boilerplate được sử dụng để thử hệ thống thoát hiểm và các thủ tục bãi bỏ vụ phóng. Redstone được sử dụng cho các chuyến bay ở quỹ đạo thấp (suborbital flight), và Atlas cho các chuyến bay vào quỹ đạo. Bắt đầu từ tháng 10 năm 1958, tên lửa phóngJupiter cũng được xem là thiết bị phóng vào quỹ đạo thấp cho chương trình Mercury, nhưng bị cắt khỏi chương trình vào tháng 7 năm 1959 do thiếu hụt về kinh phí. Tên lửa đẩy Atlas được thiết kế để mang các đầu đạn hạt nhân, do vậy cần được gia cố thêm để đối phó với sự gia tăng trọng lượng mà tàu Mercury đem lại. Little Joe là một tên lửa đẩy nhiên liệu rắn được thiết kế đặc biệt cho chương trình Mercury.
Tên lửa Titan cũng được xem xét sử dụng vào các chuyến bay Mercury về sau, tuy nhiên chương trình Mercury đã kết thúc trước khi các chuyến bay đó diễn ra. Tên lửa Titan được sử dụng cho Chương trình Gemini theo sau Mercury.
Chương trình Mercury sử dụng một tên lửa đẩy Scout cho một chuyến bay duy nhất, Mercury-Scout 1, phóng lên một vệ tinh nhỏ để đánh giá Mạng lưới Theo dõi Mercury (Mercury Tracking Network) trên toàn thế giới. Tên lửa này đã bị phá hủy bởi sĩ quan an toàn sau 44 giây bay.
Các chuyến bay tự động
Chương trình bao gồm 20 chuyến bay tự động. Không phải tất cả các chuyến này đều dự tính sẽ bay vào không gian và không phải tất cả đều thành công trong việc hoàn thành mục tiêu đặt ra. Bốn trong số những chuyến bay này có bao gồm những chú khỉ và vượn, bắt đầu với chuyến bay thứ năm (1959) phóng lên một con khỉ Rhesus tên là Sam (đặt theo chữ đầu của School of Aviation Medicine của Không quân). Danh sách những con thú đã được chương trình Mercury đưa lên không gian:
Sam, một con khỉ Rhesus, phóng 4 tháng 12 năm 1959 trên Little Joe 2 đến độ cao 85 km.
Miss Sam, một con khỉ Rhesus, phóng 21 tháng 1 năm 1960 trên Little Joe 1B đến độ cao 15 km.
Ham, một con vượn, phóng 31 tháng 1 năm 1961 trên Mercury-Redstone 2 cho một chuyến bay thấp.
Enos, một con vượn, phóng 29 tháng 11 năm 1961 trên Mercury-Atlas 5 bay được 2 vòng trên quỹ đạo.
Các chuyến bay có người lái
Phi hành gia
Những người Mỹ đầu tiên phiêu lưu vào vũ trụ được chọn ra từ 110 phi công quân sự được chọn ra dựa trên kinh nghiệm bay và các điều kiện thể chất của họ. Bảy trong số 110 trở thành các phi hành gia vào tháng 4 năm 1959. Sáu trong bảy đã bay trên các phi vụ Mercury (Deke Slayton bị loại ra do một điều kiện về tim). Bắt đầu với chuyến bay Freedom 7 của Alan Shepard, các phi hành gia đã đặt tên cho các con tàu của họ, và tất cả thêm vào "7" vào cuối tên đó để thừa nhận tinh thần đồng đội giữa 7 phi hành gia.
Mercury có 7 phi hành gia chính, tất cả đều là phi công bay máy bay thử nghiệm của quân đội, được biết đến như là Mercury Seven. NASA đã công bố lựa chọn những phi hành gia này vào 9 tháng 4 năm 1959.
Malcolm Scott Carpenter, Hải quân (1925-)
Leroy Gordon "Gordo" Cooper, Jr., Không quân (1927-2004)
John Herschel Glenn, Jr., Thủy quân lục chiến (1921-) Người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.
Virgil Ivan "Gus" Grissom, Không quân (1926-1967)
Walter Marty Schirra, Jr., Hải quân (1923-2007)
Alan Bartlett Shepard, Jr., Hải quân (1923-1998) Người Mỹ đầu tiên trong không gian.
Donald Kent "Deke" Slayton, Không quân (1924-1993) Loại ra vào năm 1962 do nhịp tim không đều, được cho vào lại năm 1972 và sau này bay trên Chương trình thử nghiệm Apollo-Soyuz năm 1975.
Liên kết ngoài
The Mercury Project (Kennedy Space Center)
Project Mercury A Chronology (Prepared by James M. Grimwood)
Space Medicine In Project Mercury By Mae Mills Link
Project Mercury Drawings and Technical Diagrams
Technical Diagrams and Drawings
Mercury-Atlas Diagrams
Project Mercury Simulator for the PC (Orbiter)
Project Mercury Simulator for Mac and PC
The Mercury Redstone Project (PDF) tháng 12 năm 1964
Project Mercury familiarization manual (PDF) tháng 11 năm 1961
Various PDFs of historical Mercury documents including familiarization manuals.
Buzz Aldrin's Race Into Space: a game that simulates the Space Race
Mercury Little Joe DVD
Randall Model 17 "Astro" designed for Project Mercury
Tham khảo
Phi thuyền có người lái
Giải tán 1963
NASA
Khởi đầu năm 1959
Chấm dứt năm 1963 | wiki |
Letrozole, được bán dưới tên thương hiệu Femara và các thương hiệu khác, là một chất ức chế aromatase được sử dụng trong điều trị ung thư vú đáp ứng nội tiết tố sau phẫu thuật.
Nó được cấp bằng sáng chế vào năm 1986 và được chấp thuận cho sử dụng y tế vào năm 1996.
Sử dụng trong y tế
Ung thư vú
Letrozole được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị ung thư vú di căn hoặc di căn dương tính với thụ thể hoóc môn hoặc có tình trạng thụ thể chưa biết ở phụ nữ sau mãn kinh.
So sánh với tamoxifen
Tamoxifen cũng được sử dụng để điều trị ung thư vú đáp ứng nội tiết tố, nhưng nó làm như vậy bằng cách can thiệp vào thụ thể estrogen. Tuy nhiên, letrozole chỉ có hiệu quả ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, trong đó estrogen được sản xuất chủ yếu ở các mô ngoại biên (tức là ở mô mỡ, như ở vú) và một số vị trí trong não. Ở phụ nữ tiền mãn kinh, nguồn estrogen chính là từ buồng trứng chứ không phải các mô ngoại biên và letrozole tỏ ra không hiệu quả.
Trong nghiên cứu BIG 1-98, về phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú đáp ứng với nội tiết tố, letrozole làm giảm sự tái phát của ung thư, nhưng không thay đổi tỷ lệ sống sót, so với tamoxifen.
Chống chỉ định
Letrozole chống chỉ định ở những phụ nữ có tình trạng nội tiết tố tiền mãn kinh, trong khi mang thai và cho con bú.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ phổ biến nhất là đổ mồ hôi, bốc hỏa, đau khớp (đau khớp) và mệt mỏi.
Tham khảo | wiki |
Hướng dẫn
Em hãy tả lại cảnh một bác sĩ chăm sóc bệnh nhân
Bệnh viện là nơi em ghét tới nhất! Thế nhưng sau khi nhìn thấy cảnh bác sĩ chăm sóc bệnh nhân em đã thay đổi suy nghĩ đó và có một cái nhìn khách quan hơn về bệnh viện.
Vì chủ quan mà em đã bị cảm lạnh. Em được bố mẹ đưa tới bệnh viện gấp vì bệnh tình của em khá nghiêm trọng. Phòng em nằm có tới tám bệnh nhân, phần lớn đều các bạn trạc tuổi em. Nhưng ba mẹ em rất yên tâm khi biết em sẽ được bác sĩ Mạnh Hùng điều trị.
Bác sĩ Mạnh Hùng nổi tiếng là chữa bệnh rất giỏi. Năm nay, bác sĩ đã ngoài năm mươi tuổi, dáng người to lớn nhưng tác phong làm việc rất nhanh nhẹn. Mái tóc của bác đã điểm bạc, đôi mắt bác lấp lánh sau tròng kính trắng. Bộ áo khoác dài màu trắng tuy đã cũ nhưng rất sạch sẽ. Bàn tay của bác tuy to nhưng lại rất mềm và mát. Mỗi lần nghe giọng bác nói chuyện với bệnh nhân, em cảm tưởng như giọng nói của một người cha vừa dịu dàng, vừa ấm áp.
Bác luôn đến từng giường khám và theo dõi sức khỏe cho từng bệnh nhân. Bác đặt tay lên trán em, để một lúc rồi ân cần nói: “Hôm nay, cháu đỡ sốt nhiều rồi đấy. Chịu khó uống thuốc cho mau khỏi. Vài hôm nữa cháu có thể xuất viện, trở lại đi học nhanh thôi. Đừng lo lắng gì cháu nhé!”. Rồi bác quay sang giường kế bên hỏi bạn Long bị sốt xuất huyết: “Tối qua cháu ngủ có ngon không? Có còn đắng miệng nữa không?”. Bác lật áo Long lên, áp ống nghe vào tai, vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ. Rồi bác ấn nhẹ tay lên vùng bụng, bắt mạch cho Long… Một hồi sau, thấy gương mặt bác vui vẻ hẳn lên. Bác bảo Long: “Cháu uống nhiều nước cam vào, chỉ độ vài ngày nữa là khỏi thôi. | vanhoc |
Chó sục Ireland (tiếng Ai-len: Brocaire Rua) là giống chó có nguồn gốc từ Ireland, một trong nhiều giống chó sục. Chó sục Ireland được coi là một trong những giống chó sục lâu đời nhất. Chương trình chó Dublin năm 1873 là chương trình đầu tiên cung cấp một phân loại cho chủng loài này. Vào những năm 1880, Chó sục Ireland là giống phổ biến thứ tư ở Ireland và Anh.
Chó sục Ireland là một giống chó có kích thước nhỏ gọn và năng động, phù hợp cho cuộc sống ở cả môi trường nông thôn lẫn thành phố. Bộ lông màu đỏ xù xì của nó bảo vệ nó khỏi mọi loại thời tiết.
Kích thước
Hầu hết các quốc gia đều có mô tả giống chó nói rằng loài Chó sục Ireland không có số đo chiều cao quá 48 cm tính tình các bả vai. Tuy nhiên, cũng không khó để bắt gặp một cái thể chó cái có chiều cao 50 cm hoặc các con chó thậm chí cao đến 53 cm (20 in). Các thế hệ chó trẻ hơn trở nên gần hơn với cấu trúc lý tưởng, nhưng có một nhược điểm đối với điều này: khi một con Chó sục Ireland rất nhỏ và có xương nhẹ, nó sẽ mất đi sự phân loại giống tốt.
Rất hiếm khi một người nhìn thấy Chó săn Ireland chỉ nặng từ 11 đến 12 kg (25 đến 27 lb), như mô tả về giống chó có nguồn gốc từ Câu lạc bộ Chăm sóc Chó. Trọng lượng trung bình, thông thường là khoảng 15 kg cho một con chó đực và 13 kg cho một con chó cái thuộc giống chó sục Ireland.
Triển lãm ảnh
Tham khảo
Giống chó
Chó sục | wiki |
Chu Phường (chữ Hán: 周鲂, ? - ?), tên tự là Tử Ngư, người Dương Tiện, Ngô Quận , là quan viên nhà Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc đời và sự nghiệp
Chu Phường từ nhỏ hiếu học, được cử hiếu liêm, làm Ninh Quốc (huyện) trưởng, rồi chuyển sang nhiệm chức ở huyện Hoài An. Nghĩa quân ở huyện Tiền Đường là bọn Bành Thức tụ tập nổi dậy, chính quyền lấy ông làm Tiền Đường hầu tướng ; trong một tuần trăng, ông chém đầu Thức và đồng đảng, được thăng Đan Dương tây bộ đô úy. Trong những năm Hoàng Vũ (222 – 228), quân nổi dậy ở quận Bà Dương do Bành Ỷ cầm đầu đánh chiếm Chúc Thành, Tôn Quyền lấy Phường làm thái thú Bà Dương, theo Hồ Tống dốc sức đánh dẹp, bắt sống Ỷ, giải về Vũ Xương, được thêm chức Chiêu Nghĩa hiệu úy.
Phường nhận lệnh bí mật vào trong Hoa Sơn tìm thủ lĩnh cũ của các dân tộc thiểu số - những người am hiểu tình hình Trung Nguyên – yêu cầu họ lừa gạt Đại tư mã, Dương Châu mục Tào Hưu nhà Tào Ngụy. Phường cho rằng không thể tin cậy bọn người ấy, đề nghị tự mình sai kẻ thân tín gửi thư tiên 7 điều cho Tào Hưu, nói rằng mình có tội nên sợ hãi, xin dâng quận Bà Dương đầu hàng nhà Tào Ngụy. Vì thế chính quyền Đông Ngô nhiều lần phái Thượng thư lang đến xét hỏi việc thi hành mưu kế, Phường nhân đó sắp xếp ở cửa quận Bà Dương, chịu cắt tóc để tạ tội, cố ý cho Tào Hưu nghe biết. Tào Hưu bèn tin là thật, mang 10 vạn bộ kỵ, truy trọng đầy đường, nhằm thẳng Hoàn Thành. Phường cũng tập hợp lực lượng, theo Lục Tốn chẹn đánh quân Ngụy, chém giết cả vạn người. Phường được gia hiệu Bì tướng quân, ban tước Quan nội hầu.
Nghĩa quân Đổng Tự dựa vào các nơi hiểm trở của quận Dự Chương mà nổi dậy, tướng Ngô là Ngô Xán, Đường Tư đem 3000 quân đánh dẹp, nhiều tháng không có kết quả. Phường dâng biểu xin bãi binh, cho mình được tùy nghi làm việc; sau đó sai gián điệp lừa giết được Đổng Tự. Em của Tự sợ hãi, đến Vũ Xương đầu hàng Lục Tốn, từ đấy các quận lân cận Dự Chương không lo đến nội loạn nữa.
Phường ở quận được 13 năm thì mất, không rõ năm nào; ông thưởng thiện phạt ác, ân uy đều dùng.
Hậu duệ
Con Phường là Chu Xử, con Xử là Chu Dương, Chu Trát, đều trở thành quan tướng nhà Tấn. Về sau quyền thần Vương Đôn giết Chu Trát, diệt tộc họ Chu.
Đánh giá
Nhận xét về việc lừa Tào Hưu, Tôn Quyền nói (trong bữa tiệc mừng công): “Anh cắt tóc nên nghĩa, hoàn thành việc lớn của Cô; công danh của anh, đáng ghi lên tre, lụa.” Từ Chúng (thời Đông Tấn) trong Tam Quốc Chí bình viết: “Ôi kẻ bề tôi lập công giữ tiết, không chỉ có một đường, mà còn chia ra nhiều lối. Làm tướng nắm trống dùi, thời có cái nghĩa ắt chết, giữ đất thời có cái nghĩa không bỏ đi; chết vì nhiệm vụ, về nghĩa là không thể tạm bợ. Phường làm quận thú, chức nghiệp là trị dân, không cần nhận mệnh lệnh của nhà vua, lại tự ý dụ địch, chịu nhục cắt tóc, để giành công danh, dẫu việc thành công nên được thụ tước, vẫn không phải là việc người quân tử nên làm."
Trần Thọ nhận xét về việc Chu Phường trấn áp Đổng Tự: “Chu Phường có nhiều mưu kế quỷ quyệt.”
Tham khảo
Trần Thọ – Tam quốc chí quyển 60, Ngô thư 15 – Chu Phường truyện
Chú thích
Nhân vật chính trị Đông Ngô
Năm sinh không rõ
Năm mất không rõ
Người Giang Tô
Nhân vật Tam quốc diễn nghĩa
Nhân vật quân sự Đông Ngô | wiki |
Tung Kiệt (; 30 tháng 6 năm 1879 - 8 tháng 2 năm 1910) là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.
Cuộc đời
Tung Kiệt sinh vào giờ Thân, ngày 11 tháng 5 (âm lịch) năm Quang Tự thứ 5 (1879), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ hai của Khắc Cần Thành Quận vương Tấn Kỳ, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Khang Giai thị (康佳氏). Năm Quang Tự thứ 26 (1900), tháng 2, phụ thân ông qua đời, ông được thế tập tước vị Khắc Cần Quận vương đời thứ 16. Năm thứ 27 (1901), tháng 2, ông được điều làm Tổng tộc trưởng của Chính Hoàng kỳ Tông thất, kiêm quản lý sự vụ của Chính Hoàng kỳ Giác La học. Năm Tuyên Thống nguyên niên (1909), ngày 29 tháng 12 (âm lịch), ông qua đời, thọ 31 tuổi, được truy thụy Khắc Cần Thuận Quận vương (克勤顺郡王).
Ông là vị Khắc Cần Quận vương chính thức cuối cùng của nhà Thanh, dù sau khi ông qua đời, con trai ông là Yến Sâm (晏森) vẫn được thế tập tước vị, nhưng chỉ 2 năm sau thì nhà Thanh sụp đổ, tước vị ấy cũng trở thành hư vô.
Gia quyến
Đích Phúc tấn: Hoàn Nhan thị (完顏氏), con gái của Tùng Thân (松申).
Trắc Phúc tấn: Na Cáp Tháp thị (那哈塔氏), con gái của Mục Đồ Thiện (穆图善).
Con trai: Yến Sâm (晏森; 1896 - ?), mẹ là Đích Phúc tấn Hoàn Nhan thị. Năm 1910 được thế tập tước vị Khắc Cần Quận vương. Có một con trai.
Tham khảo
Khắc Cần Quận vương | wiki |
Đoàn Xuân Hoa (tiếng Trung giản thể: 段春华, bính âm Hán ngữ: Duàn Chūn Huá, sinh tháng 10 năm 1959, người Hán) là chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, XVIII và là Ủy viên chính thức của khóa này trong 10 ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, hiện là Bí thư Đảng tổ, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Thiên Tân. Ông từng là Thường vụ Thành ủy, Phó Tỉnh trưởng thường vụ Thiên Tân; Tổng thư ký Thành ủy kiêm Bí thư Ủy ban Công tác cơ quan Thành ủy Thiên Tân.
Đoàn Xuân Hoa là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Thạc sĩ Luật học, Tiến sĩ Kinh tế học. Ông có toàn bộ sự nghiệp hơn 40 năm đều ở Thiên Tân.
Xuất thân và giáo dục
Đoàn Xuân Hoa sinh tháng 10 năm 1959 tại huyện Dung Thành, thuộc địa cấp thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp cao trung ở Dung Thành, tới Thiên Tân năm 1978 và theo học Trường Kỹ thuật thị chính Thiên Tân và tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1980 chuyên ngành hệ thống thoát nước tàu điện ngầm. Tháng 9 năm 1984, ông học khóa cán bộ chuyên tu 2 năm ngành quản lý Đảng chính tại Đại học Quảng bá điện thị Thiên Tân (天津广播电视大学, nay là Đại học Khai phóng Thiên Tân). Tháng 9 năm 1992, ông thi đỗ cao học ở Đại học Nam Khai, học chuyên ngành giáo dục tư tưởng chính trị ở Khoa Chính trị học, nhận bằng Thạc sĩ Luật học vào tháng 12 năm 1995. Tháng 9 năm 1998, ông tiếp tục là nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế thế giới tại Sở Nghiên cứu Kinh tế quốc tế ở Nam Khai, trở thành Tiến sĩ Kinh tế học vào tháng 12 năm 2001. Đoàn Xuân Hoa được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 5 năm 1983, từng tham gia khóa bồi dưỡng cán bộ trung, thanh niên 1 năm từ tháng 3 năm 2000 đến tháng 1 năm 2001 tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sự nghiệp
Thời kỳ đầu
Tháng 12 năm 1980, sau khi tốt nghiệp trường thị chính ở Thiên Tân, Đoàn Xuân Hoa được tuyển vào Chính phủ Nhân dân thành phố Thiên Tân, là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc của Cục Kỹ thuật thị chính Thiên Tân. Tháng 6 năm 1983, ông là Phó Bí thư Đoàn cục và là Bí thư sau đó 2 tháng. Đến tháng 4 năm 1992, ông được thăng chức là Phó Bí thư Thành đoàn Thiên Tân, được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Thiên Tân vào tháng 1 năm 1996, rồi Bí thư Thành đoàn Thiên Tân từ tháng 5 năm 1997. Tháng 12 năm 2001, ông được điều tới huyện Ninh Hà, nhậm chức Bí thư Huyện ủy, cấp chính cục. Đến tháng 3 năm 2006, ông được điều lên Thành ủy Thiên Tân làm Phó Bí thư Đảng tổ, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác nông thôn thành phố Thiên Tân.
Lãnh đạo Thiên Tân
Tháng 6 năm 2007, Đoàn Xuân Hoa được bầu vào Ban Thường vụ Thành ủy Thiên Tân, cấp phó tỉnh, được phân công làm Tổng thư ký Thành ủy kiêm Bí thư Ủy ban Công tác cơ quan Thành ủy. Sau 7 năm ở cương vị này, ông chuyển chức sang khối đoàn thể nhân dân làm Chủ tịch Tổng Công hội Thiên Tân hơn nửa năm rồi nhậm chức Phó Bí thư Đảng tổ, Phó Tỉnh trưởng thường vụ Chính phủ Thiên Tân từ tháng 1 năm 2015, kiêm Viện trưởng Học viện Hành chính Thiên Tân, Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Khu thí nghiệm thương mại tự do Thiên Tân. Trước đó, tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII nhiệm kỳ 2012–17, rồi bầu bổ sung làm Ủy viên chính thức trong kỳ họp thứ 7 ngày 14 tháng 10 năm 2017. Đây là kỳ họp cuối cùng của Ủy ban Trung ương Đảng khóa XVIII, Đoàn Xuân Hoa giữ chức Ủy viên chính thức trong 10 ngày cuối trong nhiệm kỳ này, và ở Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX vào ngày 24 tháng 10 năm 2017, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX. Ngày 29 tháng 1 năm 2018, Đoàn Xuân Hoa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân thành phố Thiên Tân, và ông cũng là đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIII từ Thiên Tân. Cuối năm 2022, ông là đại biểu tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu Thiên Tân.
Xem thêm
Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân
Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc)
Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII
Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX
Chú thích
Liên kết ngoài
Tiểu sử Đoàn Xuân Hoa , Mạng Nhân dân.
Đoàn Xuân Hoa, Mạng Kinh tế.
Người Hán
Nhân vật còn sống
Sinh năm 1959
Người Hà Bắc
Cựu sinh viên Đại học Nam Khai
Cựu sinh viên Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII
Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII
Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX | wiki |
Đề bài: Tả con hổ em có dịp quan sát
Tả con hổ − Bài làm 1
Một trong những con vật mà mọi người đều rất sợ hãi vì vẻ ngoài hung dữ và lạnh lùng của nó đó chính là con hổ. Nhưng với em nó lại chính là con vật làm cho em tò mò muốn tìm hiểu nhất.
Có một lần, em được bố cho đi chơi vườn bách thú. Ở đó có vô vàn loài động vật hoang dã và quý hiếm. Nhưng em đặc biệt thích thú với chú hổ được nhốt ở trong một cái lồng rất lớn. Nó cứ nằm trong cái lồng mắt lim dim ngủ. Đến gần thân hình nó to lực lưỡng. Với một bộ lông vàng óng và có những khoang đen càng làm tôn thêm vẻ đẹp cho nó. Bộ lông ấy dày và mềm mượt lắm nhưng chẳng có ai lại dám vuốt ve cái bộ lông ấy mà chỉ biết đứng từ xa ngắm nó. Nó có một cái đầu to và hai cái tai ở hai bên luôn vểnh lên. Đôi mắt nó màu vàng trông có vẻ hung dữ lắm. Đôi mắt suốt ngày lim dim như buồn ngủ. Cái mũi đỏ như tô son và cái miệng có đầy những chiếc ria mép dài và cứng không khác gì một chú mèo con. Hai bên má nó mọc những chiếc lông tua tủa lên càng làm tôn thêm cái vẻ hung dữ của nó. Đặc biệt nó có một bộ răng cứng và chắc khỏe hơn bất cứ con vật nào khác. Mỗi khi nó gầm gừ hay ngáp lên một cái ta mới thấy hết sự hung dữ ấy và cảm nhận được cái vẻ oai hùng của một vị chúa sơn lâm. Nó có bốn cái chân to, cao với những cái móng vuốt dài và sắc nhọn. Những cái chân khỏe khoắn ấy chính là vũ khí chính để săn những con mồi. Nó có thể chạy rất nhanh để bắt con mồi không cho con mồi chạy thoát. Nên mọi con vật nhỏ bé hơn phải khiếp sợ và chỉ còn cách chạy trốn khi nhìn thấy nó. Cái đuôi đằng sau nó dài luôn phe phẩy để đuổi những con ruồi đáng ghét đậu vào người nó. Phải quan sát cái dáng đi của nó mới thấy hết được vẻ đẹp của con hổ. Những lúc như vậy trông nó thật đẹp. Nó là động vật hung dữ nên phải nhốt nó trong chuồng. Thức ăn của nó là thịt nên nuôi nó cũng rất tốn kém. Nhìn nó ăn ngon lành rồi lẳng lặng nhìn mọi người rồi nằm xuống lim dim ngủ. Khi ấy nhìn ánh mắt của nó em không thấy nó hung dữ nữa mà trông nó rất hiền và đáng yêu.
Con hổ đúng là một con vật đẹp. Nó là loài vật mạnh mẽ và oai hùng nhất trong các loài động vật. Em mong sẽ được thăm vườn bách thú nhiều lần nữa để được ngắm nhìn nó.
Tả con hổ em có dịp quan sát
Tả con hổ − Bài làm 2
Hổ − con vật được mệnh danh là chúa sơn lâm. Em thích ngắm nhìn vẻ đẹp của nó. Có một lần em đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy là lần mà em được đi chơi công viên với ông bà em.
Con hổ mà em nhìn thấy trong công viên bị nhốt trong một cái chuồng rất lớn. Xung quanh cũng có những con vật khác như khỉ, báo, voi,… Nhưng em thấy thích thú nhất là con hổ. Nó đang nằm cuộn tròn trong lồng ngủ say. Mọi người đứng nhìn nó ngủ. Một lúc sau tỉnh dậy, nó nhe răng gầm gào khiến ai nấy đều khiếp sợ. Nó có một bộ lông vằn màu vàng và đen pha trộn lẫn nhau. Những cái khoang đó càng làm tôn thêm vẻ đẹp cho nó. Nó có thân hình dài và một cái bụng to. Bờ vai nó dang rộng cùng bốn chiếc chân cao khi đi lại trông rất uyển chuyển. Cái đầu to với đôi tai vểnh lên nhỏ xíu. Đôi mắt ti hí khi mở khi nhắm lại nhìn như đang buồn ngủ lắm. Cái mũi nhỏ đỏ tươi cùng với cái miệng rộng giúp nó có thể ngoạm hay ăn con mồi một cách nhanh nhất. Những chiếc răng sắc nhọn và cứng cáp nhất là vũ khí khiến cho những con vật khác phải khiếp sợ. Nó là con vật mà mọi con vật khác trong rừng đều phải khiếp sợ. Bốn cái chân có móng vuốt dài và sắc nhọn với những bước đi oai hùng cùng những bước chạy nhanh thoăn thoắt không thua kém bất kì một con vật nào. Con hổ là động vật hung dữ nên phải nhốt nó trong chuồng. Thức ăn của nó là tất cả những loại thịt động vật. Hôm đó em cho nó ăn một miếng thịt, nó lại gần em, em thấy rất sợ hãi nhưng khi em đưa miếng thịt vào trong chuồng cho nó ăn thì nó lại nhìn em rất trìu mến như cảm ơn em. Lúc ấy, em lại cảm thấy nó rất hiền và thân thiện chứ không hề hung dữ như em nghĩ. Nó ăn xong rồi lẳng lặng nằm xuống để mọi người cùng chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp oai hùng của nó.
Vũ Thị Sinh | vanhoc |
M-18 là một phiên bản súng trường tấn công do Việt Nam cải tiến từ dòng súng trường M16A1 chiến lợi phẩm thu được sau chiến tranh Việt Nam. Được giới thiệu vào năm 2010, tuy nhiên, cho đến hiện tại, phiên bản này chỉ được trang bị khá hạn chế trong các lực lượng đặc nhiệm.
Sơ lược
Từ giữa thập niên 1960, Mỹ cung cấp một số lượng rất lớn súng bộ binh M16A1 trang bị cho quân Mỹ và lực lượng đồng minh tại chiến trường Nam Việt Nam. Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đã thu được một số lượng rất lớn chiến lợi phẩm, chỉ riêng số lượng súng M16 lên đến triệu khẩu.
Mãi đến năm 2010, trong đợt Đại lễ Nghìn năm Thăng Long, một phiên bản carbine được gọi là M-18 xuất hiện trong đội hình diễu binh của các lực lượng đặc nhiệm. Dựa vào đặc điểm: nòng ngắn, báng có thể thay đổi độ dài và một số đặc điểm khác, M-18 được nhiều người nhận định có nét giống với XM177E2, thuộc họ CAR-15. Tuy nhiên, thực tế khẩu súng này được nhà máy Z111 của QĐNDVN sửa đổi lại từ khẩu súng trường M16 thu được sau chiến tranh. Từ những hình ảnh cận cảnh trên thân súng với những chữ khắc chìm thì có thể nhận định chính xác những khẩu súng này là những khẩu súng M16 sau khi hoán cải mà thành. Trên thân súng M18 trong lần diễu binh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội thì súng được khắc dòng chữ XM16E1 (một phiên bản của M16A1) thay vì là XM177E2. Như vậy, rõ ràng M18 không phải từ XM177E2 cải tiến má có.
Giới thiệu
Sau khi được Z111 sửa đổi, súng có thêm dấu khắc ở bên phải hộp khóa nòng dưới, thể hiện ngôi sao có đường kẻ chia 5 cánh nằm trong vòng tròn, bên trong ngôi sao đánh số 11 của nhà máy, dưới vòng tròn có khắc số súng mới. Số súng mới cũng được khắc ở hộp khóa nòng trên, vị trí ở phía trên, bên trái cửa thoát đạn. Dấu khắc, số súng cũ của ArmaLite, Colt vẫn được giữa nguyên mặc dù ở nhiều súng đã khá mờ do mài mòn theo thời gian.
Phần dưới của M-18 với cơ cấu cò, băng đạn 20 viên và báng làm bằng nhựa,các phần làm khác làm bằng thép, hợp kim, nhôm và nhựa cứng (sợi thủy tinh hoặc polymer), tốc độ bắn khá nhanh. M-18 hoạt động theo nguyên lý trích khí khóa nòng chốt xoay, một phần năng lượng của thuốc súng khi cháy được trích để lên đạn và khởi động cơ cấu tự động của súng. Khi đó, chốt xoay được truyền chuyển động để hất vỏ đạn cũ qua khe, đồng thời nạp viên đạn mới vào nòng,được trang bị giảm thanh. Hình dáng bên ngoài của M-18 có nhiều đặc điểm giống với XM177E2, một mẫu súng thử nghiệm ở Việt Nam trong giai đoạn 1966-1970. Trong giai đoạn này, XM177E2 được thiết kế để sử dụng ở chiến trường Việt Nam. M-18 đã xuất hiện trong lễ diễu binh kỉ niệm 1000 năm Thăng Long (binh chủng đặc công và cảnh sát biển) tại Thủ đô Hà Nội được sơn màu đen mờ, súng ban đầu bị một số người lầm tưởng là Norinco CQ hoặc M4.
Thông số kỹ thuật
Quốc gia chế tạo: ,
Quốc gia sử dụng: ,
Tham khảo
Súng
Súng trường tấn công
Súng Việt Nam
Vũ khí Việt Nam | wiki |
NGC 4111 là tên của một thiên hà hình hạt đậu nằm trong chòm sao Lạp Khuyển. Nó nằm cách Trái Đất của chúng ta 50 triệu năm ánh sáng và kích thước biểu kiến của nó là 55000 năm ánh sáng. Vào năm 1788, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel khám phá ra.
Đặc điểm
Thiên hà này nổi bật bởi rất nhiều những đường bụi chạy qua tâm thiên hà. Những đường này liên kết với một cái đai vật chất quay quanh lỗi thiên hà mà không qua sự đồng chỉnh với đĩa chính thiên hà. Do vậy có thể kết luận rằng nó là phần còn sót lại của một thiên hà nhỏ hơn. Bên cạnh đó, thiên hà này cũng có một khối phình hình chữ X, nó có thể là của một thanh chắn không ổn định. Những ngôi sao nằm trong cái đĩa thì rất trẻ, khoảng 2 ± 0.3 tỉ tỉ năm tuổi và độ kim loại của nó thì nhỏ hơn mặt trời.
Thiên hà này có một vùng phát xạ hạt nhân ion hóa thấp, vùng này phát ra tia X. Hạt nhân này là nguồn phát ra tia X duy nhất được quan sát bởi trạm quan sát Chandra X-ray. Một nhân thiên hà hoạt động có độ sáng thấp được tin là nằm trong thiên hà này.
Cạnh thiên hà NGC 4111 có các thiên hà là UGC 6818, NGC 3938, NGC 4013, IC 749, IC 750, NGC 4051, UGC 7089, UGC 7094, NGC 4117, NGC 4138 và cuối cùng là NGC 4183.
Dữ liệu hiện tại
Theo như quan sát, thiên hà này là thiên hà nằm trong chòm sao Lạp Khuyển và dưới đây là một số dữ liệu khác:
Xích kinh
Độ nghiêng
Giá trị dịch chuyển đỏ 792 ± 5 km/s
Cấp sao biểu kiến 10,7
Kích thước biểu kiến 4′.6 × 1′.0
Loại thiên hà SA(r)0+
Tham khảo
Liên kết ngoài
Chòm sao Lạp Khuyển
Thiên thể NGC
Được phát hiện bởi William Herschel
Thiên hà hình hạt đậu
Thiên thể PGC
Thiên thể UGC | wiki |
Ái Khanh
Cánh Hoa Rơi
(08/04/00) Từ ngày bố đem người mẹ kế về ở chung Thảo bị đòn liên miên. Tất cả việc gì Thảo làm cũng có lỗi với bà dì ghẻ cả. Chiều nay, như bao nhiêu chiều khác, Thảo ôm đống quần áo dơ ra hè giặt giũ. Bố đi làm chưa về, bà mẹ kế nằm nghe cải lương ở chiếc sập gụ ở nhà trên. Tiếng cải lương văng vẳng xuống phía sau, Thảo vừa chà xát vừa suy nghĩ miên man... Bỗng Thảo nghe tiếng la chói lói của người mẹ kế ở nhà trên. Thảo ngừng tay nghe ngóng. Nàng nghe bà la bài hãi: - Thảo! Thảo! Con Thảo đâu rồi? Thảo vội vàng rửa vội xà phòng đang dính ở tay chạy lên: - Thưa dì, con đây! - A! Mầy đừng đóng kịch. Tao đang nghe cải lương mầy lấy cái radio chạy đi đâu rồi làm bộ chạy vô đây? Thảo ngơ ngác: - Thưa dì, dì nói cái gì con không hiểu? - Tao hỏi mầy tao đang nằm nghe cải lương có phải mầy lấy cái radio của tao không? Thảo run rẩy: - Dì nói gì lạ quá! Con đang giặt quần áo sau hè mà! Bà dì ghẻ và Thảo nhìn ra cửa, thấy cửa mở tung có lẽ tên trộm lẻn vào lúc bà đang ngủ lơ mơ, nhưng bà dì ghẻ của Thảo vẫn quả quyết: - Tao thấy dáng con gái. Chắc mầy lấy rồi chuyền tay cho đứa nào rồi... Thế là Thảo bị ăn đòn bao nhiêu roi vọt, quanh xóm chạy qua ngăn cản nhưng chỉ là cho bà dì ghẻ của Thảo tức giận hơn thôi. Chiều đó, bố đi làm về, Thảo lại ăn thêm một trận đòn thập tử nhất sinh, Thảo đau đớn khi nghe bố bảo: - Con súc sinh! Ra khỏi nhà tao đi! Đi đi! Đi cho khuất mắt tao... Bà mẹ kế chỉ chờ có thế, đến mở tủ lôi tất cả quần áo rách rưới của Thảo vứt bừa xuống đất và bảo: - Cha mầy còn chịu mầy không nổi, huống thay là tao. Đi liền cái đi! * Đêm đầu tiên, Thảo sống đầu đường xó chợ với gói áo quần trên tay, thể xác với bao nhiêu vết roi bầm tím của bố và người dì ghẻ gây ra. Không một xu dính túi, Thảo nhớ rất rõ, lúc đã đuổi Thảo, bà dì còn ngăn lại lục soát nàng lần cuối vì sợ nàng có đánh cắp gì không. Bà bảo: - Ra ngoài mầy cũng bán được cái radio, tha hồ xài! Nghe thế, bố nàng tức giận: - Chắc mầy lấy cái radio dì mầy mới nói thế! Thảo kêu oan bao nhiêu cũng chỉ bằng thừa. Cuối cùng nàng đành phải ra đi... Sáng tinh mơ, Thảo còn nằm co ro ở một chiếc khạp thì nghe tiếng khàn khàn của một người đàn bà: - Nầy! Con nhỏ kia, chỗ người ta buôn bán mà mầy nằm đó ngủ? Dậy! Đồ quỷ! Thảo bật tung người dậy, lễ phép: - Cháu xin lỗi dì, tối qua cháu bị bố mẹ cháu đuổi đi, chẳng biết ở đâu nên cháu ngủ đại ở đây! Bà ta nhìn Thảo chăm chăm: - Mầy làm gì mà bị đuổi? Thảo trào nước mắt, kể lể đầu đuôi. Bà ta vừa đặt gánh khoai lang xuống khạp vừa nghe chuyện. Bà thở dài: - Mầy ăn uống gì chưa? - Dạ chưa. Cháu đói từ hôm qua tới giờ! Bà ngần ngừ lựa cho Thảo hai củ khoai lang còn bốc khói vừa bảo: - Ăn đi! Đồ quỷ, chưa mở hàng mà gặp thứ như mầy chắc ế cả ngày. Thảo mừng rỡ, kẹp quần áo vào nách đưa cả hai tay trịnh trọng đỡ hai củ khoai của người bán hàng. Bà bán khoai nửa như tiếc, nửa như thương, bà la lên: - Thôi đi chỗ khác cho tao buôn bán. Còn cái thằng cha mầy cái ngữ mê vợ bé có ngày trời cũng vật cho chết! Chiều tối, Thảo cứ lang thang chẳng biết đi đâu, cuối cùng lại quay về khạp cũ, gặp bà bán khoai lang còn ở đó đang xếp dọn để ra về. Thấy Thảo, bà có vẻ dịu lại: - Nè! Có phải mầy là con nhỏ hồi sáng không? Thảo mừng rỡ: - Dạ! Cháu đây dì! Bà lục mấy củ khoai nguội ngắt trao cho nó: - Nè, ăn đi. Thảo đỡ lấy đưa vào miệng nhai ngấu nghiến. Bà nhìn nó một lúc rồi hỏi: - Tối nay mày ngủ đâu? Thảo vừa nhai vừa lúng búng trả lời: - Dì cho con ngủ đỡ đây một bữa nữa, mai con tìm chỗ khác nghe dì! - Thôi, theo tao về nhà. Cho mầy ở đỡ đó rồi xin đi làm thuê làm mướn gì cho ai chừng nào có chỗ rồi đi! Thảo nhìn bà bán khoai lang trân trối, muốn nói một lời gì để diễn tả sự mang ơn, nhưng cổ nó nghẹn lại, mắt nó đỏ hoe. Bà bán khoai hiểu ý, quẩy gánh lên vai rồi bảo: - Thôi đi! * Chui vào căn nhà tăm tối, ẩm thấp nhưng Thảo thấy ấm áp lạ thường. Nó đứng tần ngần với gói quần áo trên tay. Bà bán khoai bảo: - Ra phía sau có buồng tắm đó, mầy tắm đi cho sạch sẽ. * Khi tắm xong, bước vào thấy bà đang lui hui thổi lửa nấu cơm, nó bảo: - Dì đi tắm đi, để con coi chừng nồi cơm cho. Trong bữa cơm, Thảo biết bà Năm bán khoai chết chồng cả mấy chục năm, có đứa con gái gả chồng xa và chồng nó cờ bạc, rượu chè be bét, cuộc sống cơ cực nên ít có dịp về thăm bà. Bà kết luận: - Có lẽ tao thấy mầy khổ như con gái tao nên tao thương. Nhưng tao cũng sống khổ lắm, mầy cũng nên đi kiếm nhà nào ở cho sướng tấm thân đi! Mai tao cho mầy theo ra chợ, tao hỏi giùm mấy người đi chợ coi ai cần người ở không. Thảo cảm động trước tấm lòng của bà Năm, nó bảo: - Con cám ơn dì nhiều lắm! Con sau nầy có đi ở cho ai con cũng lui tới thăm dì. Bà Năm ầm ừ cho qua chuyện. Đêm đó, Thảo ngủ rất ngon. Sáng ra, nó phụ bà Năm nấu khoai, chất vào rổ rồi theo bà ra chợ ngồi bán... Ba ngày trôi qua, gặp ai bà Năm cũng hỏi giùm nó để xin việc làm. Cuối cùng, bà hỏi nhằm ngay một người đang cần người giúp việc coi sóc nhà cửa để bà ta đi buôn bán hàng chuyến Saigon - Đà Lạt... Số của Thảo lẽ ra được sung sướng lắm, nhưng không may cho nó: bà chủ nhà có đứa con trai quá hoang đàng, trong một đêm bà chủ vắng nhà nó đã dụ dỗ Thảo vào những chuyện trai gái. Chẳng bao lâu, Thảo mang thai. Kết quả đứa con trai hoàn toàn phủ nhận tội lỗi và bà chủ nhà là người buôn bán nên tin dị đoan, sợ xui xẻo đã đuổi Thảo đi... Cũng thời gian ấy, Thảo gặp lại bà dì ghẻ ở một cửa hàng, vì chưa biết Thảo đang mang thai, bà hối hận và muốn Thảo trở về vì sau khi đuổi Thảo đi một thời gian, có người gặp được thằng bé trong xóm đi bán chiếc radio mà bà ta nghi cho Thảo đánh cắp. Thảo thì đã lỡ mang thai nên trốn biệt. Sau, Thảo xin được một chân quét dọn ở sở Mỹ. Từ khi có việc làm với đồng lương kha khá, người con trai đã dụ dỗ nàng đến mang thai lại ve vãn kêu gọi nàng quay về, nhưng tránh những ngày có mẹ cậu ta ở nhà. Quá nhẹ dạ và bản chất thủy chung, Thảo lại lén lút mướn nhà ở với cậu con trai đã phũ phàng với mình... Khi bụng nàng đã lớn, nàng vẫn phải đi về căn nhà đã mướn riêng với người chồng bất đắc dĩ... Cuộc sống lén lút cuối cùng cũng đến tai bà chủ cũ của Thảo. Bà chấp nhận cho Thảo về nhưng cũng như cương vị của một người làm... Khi sanh đứa con gái, mặt mũi giống tạc cha nó nên bà chủ của Thảo cũng nguôi giận để... ẵm cháu. Sau đó, Thảo vẫn đi làm cho sở Mỹ. “Gái một con trông mòn con mắt”, người chồng hờ bắt đầu ra mặt ghen tương, hành hạ Thảo và bắt Thảo nộp hết tiền bạc. Có một đêm Thảo đi làm về khuya, bắt gặp chồng đang quàng tay ôm một cô gái đi trước mặt mình. Thảo không nhịn được, xông đến làm dữ. Chồng nàng chẳng những che chở cho tình nhân, còn đánh đá Thảo chúi nhủi xuống đất. Về đến nhà, anh ta còn đập phá, vứt đồ đạt xuống đất ào ào... Bà mẹ chồng của Thảo lúc ấy cũng lớn tuổi rồi nên ở nhà trông cháu, buôn bán vớ vẩn không còn đi hàng chuyến như trước. Thấy con trai giận dữ, bà ngạc nhiên: - Chuyện gì vậy? Thật bất ngờ cho Thảo khi chính miệng chồng thốt lên: - Nó đi với trai tui bắt gặp tại trận! Thảo lảo đảo, không ngờ tình thế lại quay ngược về phía mình. Bà mẹ chồng nhìn Thảo khinh bỉ: - Đúng là cái thứ mất nết! Đi ra khỏi nhà tao ngay. Bao nhiêu oan ức không thể giãi bày, Thảo vừa khóc, vừa gom quần áo rồi ôm con bước ra khỏi căn nhà mà Thảo cảm thấy có lẽ chết đi nàng cũng không bao giờ quay trở lại... Và quả thật, sau đó Thảo “mất nết” thật. Thảo buông thả cuộc đời, không còn muốn giữ gìn và Thảo không còn tin vào bất cứ một người nào! Sau đó Thảo xin vào làm ở một vũ trường. Dòng đời đưa đẩy, Thảo gặp Eric - một người lính Mỹ - trong một đêm tối trời Thảo say lảo đảo từ vũ trường về nhà... Eric cũng bị vợ lừa dối nên hai tâm hồn đi đến thông cảm. Rồi từ đó họ yêu nhau. Cuộc chiến năm 75 xảy ra tàn khốc, Eric tìm mọi cách để đưa Thảo sang Hoa Kỳ. Cuộc vận động với thượng cấp thật gay go, cuối cùng Thảo được chấp thuận đi Mỹ cùng Eric, nhưng đứa nhỏ hai tuổi không được đi cùng vì trên pháp lý không có sự liên hệ gì với Eric. Sợ hãi trước những tin đồn về những người có quan hệ với người Mỹ, Thảo đành lén đem đứa con còn nhỏ trong lúc còn say ngủ đặt trước cửa nhà chồng cũ cùng với một lá thư cầu khẩn, hứa hẹn... Đứt ruột vì xa con, hối hận vì nông nổi, Thảo đến Hoa Kỳ như một người mất trí. Eric cảm thương hoàn cảnh nên hết lòng chăm sóc, an ủi nàng; vài năm sau Thảo mới hoàn hồn lại. Thế rồi vì cuộc sống, Thảo cũng kiếm được việc làm lao động với vốn liếng kiến thức và tiếng Mỹ ít ỏi của nàng. Mất liên lạc với nhà chồng cũ vì Saigon đổi chủ, Thảo dồn mọi nỗ lực trong một thời gian dài với hy vọng tìm lại đứa con gái thương yêu. Nàng đích thân về Việt Nam tìm kiếm gia đình chồng. Cuộc tìm kiếm thật vất vả nhưng cuối cùng Thảo cũng tìm gặp lại người con gái thương yêu ngày nào, bây giờ đã trở thành một cô gái khôn lớn, biết mánh mung làm ra tiền; ngoài sự giả dối, oán hận ra, Thảo chẳng được gì từ phía con gái và gia đình chồng cũ. Cuộc đời Thảo thật đáng thương, nàng tự ví mình như cánh hoa trong cơn lốc. Khi Eric bị tàn phế một phần thân thể sau một tai nạn xe, Thảo một mặt chăm sóc chàng để trả ơn xưa, một mặt Thảo bị gia đình chồng cũ dùng đứa con gái như một khí cụ để lợi dụng nàng. Bao nhiêu tiền bạc, đứa con gái không hiểu đã suy nghĩ thế nào cứ rút tỉa của nàng đến kiệt quệ, ai biết chuyện cũng tức giận và khuyên nàng giúp đỡ đến một mức độ nào thôi... Nhưng mặc cảm tội lỗi khiến nàng cứ vẫn cố gắng chắt chiu từng đồng để gởi về cho con... Nhìn thân thể gầy còm, kiệt lực của Thảo vì chăm sóc Eric, một mặt lo toan cho con gái ở Việt Nam không ai là không thương cảm và rất cảm phục đức độ của Thảo và chỉ biết nguyện cầu cho gia đình chồng cũ và đứa con gái ở Việt Nam biết hồi tâm và đừng vì chuyện cũ cứ lợi dụng sức lực của chị đến kiệt quệ, và Eric người ơn của Thảo sớm phục hồi sức khỏe để đời Thảo bớt đắng cay. * Biết bao giờ cánh hoa rơi kia mới không còn bị những cơn lốc phũ phàng đưa đẩy???
Mục lục
Cánh Hoa Rơi
Cánh Hoa Rơi
Ái KhanhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Mít ĐặcĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003 | vanhoc |
Tiếng Gallo là một ngôn ngữ khu vực tại Đông Brittany (Pháp). Nó được phân loại là một trong những ngôn ngữ d'oïl, cùng chung tiếng Pháp trong nhóm ngôn ngữ Romance. Ngày nay, nó chỉ được nói bởi một thiểu số dân số chứ không phổ biến như trước đây vì dạng chuẩn của tiếng Pháp hiện đang chiếm ưu thế ở khu vực này.
Tiếng Gallo ban đầu được nói tại Marches của Neustria, hiện nay tương ứng với vùng đất biên giới Brittany và Normandy và quận Maine trước đây. Tiếng Gallo là ngôn ngữ chung của một số người tham gia cuộc xâm lược Anh của người Norman, hầu hết trong số họ có nguồn gốc ở Hạ Brittany và Hạ Normandy. Do đó, tiếng Gallo có một phần vai trò (trong đó tiếng Norman đóng vai trò chính) trong sự phát triển của phương ngữ Norman Anh mà nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiếng Anh.
Tiếng Gallo tiếp tục là ngôn ngữ nói hằng ngày của Thượng Brittany, Mane và một số khu vực lân cận Normandy cho đến khi giáo dục phổ cập xuất hiện trên toàn nước Pháp. Nhưng ngày nay, tiếng Gallo chỉ được nói bởi nhóm thiểu số và người nói đã lớn tuổi, hầu như được thay thế bởi tiếng Pháp chuẩn.
Là một ngôn ngữ Oïl, tiếng Gallo dược xếp chung với các cụm phương ngữ Norman, Picard và Poitevin, cùng với các phương ngữ khác. Một trong những đặc điểm phân biệt nó với tiếng Norman là sự vắng mặt của ảnh hưởng từ tiếng Bắc Âu cổ. Có một sự thông hiểu lẫn nhau ở mức hạn chế với các phương ngữ Norman liền kề dọc biên giới ngôn ngữ và với Guernésiais và Jèrriais.
Ở phía tây, từ vựng của tiếng Gallo đã bị ảnh hưởng bởi sự tiếp xúc với tiếng Breton, nhưng vẫn tràn ngập yếu tố tiếng Latinh. Ảnh hưởng của tiếng Breton giảm dần về phía đông trên toàn khu vực nói tiếng Gallo.
, phạm vi phía Tây của Gallo trải dài từ plouha (Plóha), Côtes-d'Armor, phía nam Paimpol, đi qua Châtelaudren (Châtié), Corlay (Corlaè), loudéac (Loudia), phía đông Pontivy, Locminé (Lominoec), Vannes và kết thúc ở phía nam, phía đông của bán đảo Rhuys, ở Morbihan.
Từ nguyên
Thuật ngữ gallo đôi khi được viết là galo hoặc gallot. Nó cũng được gọi là langue gallèse hoặc britto-roman ở Brittany. Ở phía nam Hạ Normandy và ở phía tây Pays de la Loire, nó thường được gọi là Patois, mặc dù đây là vấn đề gây tranh cãi. Gallo xuất phát từ từ tiếng Breton gall, có nghĩa là "người nước ngoài", "người Pháp" hoặc "người phi Breton".
Tình trạng
Một trong những ga tàu điện ngầm của thủ phủ Breton, Rennes, có biển hiệu song ngữ bằng tiếng Pháp và tiếng Gaul, nhưng nói chung, tiếng Gallo không cao cấp bằng tiếng Breton, ngay cả ở trung tâm truyền thống Pays Gallo, bao gồm cả hai thủ phủ lịch sử Rennes (Gallo Resnn, Breton Roazhon) và Nantes (Gallo Nauntt, Breton Naiated).
Rất khó để ghi nhận chính xác số lượng người nói tiếng Gallo hiện nay. Tiếng Gallo và tiếng Pháp địa phương chia sẻ một "bức tranh" ngôn ngữ-xã hội, vì vậy người nói gặp khó khăn trong việc xác định chính xác ngôn ngữ mà họ đang nói. Điều này làm cho con số ước tính lượng người nói rất khác nhau.
Tham khảo
Bretagne
Ngôn ngữ tại Pháp
Ngôn ngữ Oïl | wiki |
Đinh lê vũ
Bạn Gái
-"Lâu quá Nhạc không về Đà Nẵng ?". -"Sẽ về !". -"Sẽ về ? Là khi nào ?". -Chiều mai, Quân đi đón Nhạc nhe !". -"Nhạc nói chơi ?". -"Không, nói thật !". -"Thật được bao nhiêu phần trăm ?". -"Thật như chính Nhạc, lúc này đang nói chuyện với Quân.". Quân không nghĩ là sau cuộc nói chuyện tưởng chừng rất vu vơ qua điện thoại với Nhạc như vậy, Nhạc xuống Đà Nẵng thật. Nói chuyện xong, Quân quên khuấy đi mất, đúng hơn là không để ý nữa thì khoảng sáu giờ chiều hôm sau, Nhạc lại điện cho Quân. -"Sao Quân không đi đón Nhạc ?". -"Ô, Nhạc đang ở đâu ? Quân không nghĩ là Nhạc sẽ xuống Đà Nẵng thật.". -"Xưa nay Nhạc có nói xạo Quân bao giờ ? Nhạc đang ở nhà, tối nay Quân ghé nhe !". Câu cuối cùng, Nhạc vẫn nói nhẹ nhàng, như cách nói lâu nay của Nhạc nhưng sao Quân nghe như một lời trách. Tính Nhạc là vậy, không bao giờ nói cái gì nặng nề, từ nhỏ đến lớn, Quân cũng ít khi làm Nhạc giận bao giờ. Nhạc bây giờ đang ở xa, là cô giáo một trường cấp 3 trên một thị trấn trung du, có khi cả năm mới về thăm nhà một lần, ít gặp nhau, nhưng tình bạn giữa Nhạc và Quân thì vẫn vậy, y như thời còn nhỏ, hai đứa học chung và cùng lớn lên... Quân lật đật quay số cho Lê. -"Lê ơi, tối nay anh không ghé nhà em được.". -"Sao vậy ?". -"Chị Nhạc mới xuống, hay là anh đưa chị Nhạc lên nhà em, rồi mình cùng đi chơi ?". -"Em chỉ thích đi với anh, em đâu có thích đi với bạn anh mà anh rủ em theo.". Quân cắn môi, giọng Lê nghe trên phone sao dằn dỗi quá. Tự dưng Quân thấy buồn, hình như trong bất cứ chuyện gì đó Lê không thích, Lê đều bắt Quân phải chọn lựa. "Một khi anh chưa dành hết ưu tiên cho mối quan hệ với em là anh chưa thương em thật lòng.". Lê muốn suốt ngày, hai đứa cứ ở bên cạnh nhau, làm gì, đi đâu cũng có nhau mà đâu biết rằng Quân cũng cần có bạn và nhiều thứ khác. Mọi lần, Quân vẫn thường chìu theo ý Lê với ý nghĩ rằng mình đang yêu và được yêu nhưng lần này, Nhạc vừa về sau một chặng đường gần năm trăm cây số. Mà Nhạc thì đâu có đứa bạn thân nào khác ở thành phố này, ngoài Quân. Quân ghé nhà Nhạc, chở Nhạc đi chơi trong một cảm giác không vui lắm. Dĩ nhiên là Nhạc nhận ra ngay. -"Quân có gì buồn ?". -"Đâu có !". -"Bạn gái Quân đâu, sao không dẫn theo giới thiệu với Nhạc ?". -"À, tối nay Lê bận đi học.". Im lặng một hồi lâu, rồi Nhạc cất giọng hơi buồn buồn. -"Nếu có gì không vui, Quân cứ kể Nhạc nghe. Nếu bạn gái của Quân không vui khi Quân đưa Nhạc đi chơi thế này, thì mình đừng đi. Chở cô ấy đến nhà Nhạc chơi.". -"Không có gì đâu, Lê đi học thật mà ! Hôm khác, Quân sẽ chở Lê đến nhà Nhạc chơi.". Quân chống chế, rồi hùng hồn hứa, lần đầu tiên cảm thấy xấu hổ vì thấy như có điều gì khuất tất trước Nhạc, lại thấy buồn khi có một chuyện đơn giản như vậy mà Lê chẳng chịu hiểu Quân. Rồi có một nỗi bất ổn, mong manh lắm, lúc này Quân mới mơ hồ nhận ra, trong mối quan hệ với Lê. Quân chở Nhạc đi lòng vòng quanh phố, ngang qua ngôi trường ngày xưa, ngang qua những con đường thời học trò hai đứa vẫn thường đi. Đường phố giờ lên đèn, nam thanh nữ tú dập dìu, người xe qua lại đông đúc. -"Bây giờ Đà Nẵng ồn ào, bụi bặm quá, không giống Đà Nẵng của Nhạc ngày xưa.". -"Cuộc sống đi lên rồi, ở đâu cũng vậy !". -"Quân nói không đúng, không phải ở đâu cuộc sống đi lên thì cũng vậy. Nhạc không thích cuộc sống đi lên theo kiểu như thế này". Quân im lặng, đâu phải điều gì mình thích thì cũng đều được cả, sức lực con người ta nhỏ bé lắm, Nhạc ơi. -"Ở trên đó Nhạc sống thế nào ?". -"Thì cũng vậy, đi dạy, nghèo nhưng tình cảm. Học trò của Nhạc dễ thương lắm, Quân biết không ?". Nhạc kể Quân nghe về ngôi trường Nhạc dạy, một lô lốc kỷ niệm vui vui với học trò. "Học trò Nhạc bây giờ ra trường làm đủ nghề, nhưng 20 tháng 11 năm nào chỗ Nhạc ở cũng đầy hoa. Đêm qua, trước lúc nói chuyện với Quân, có một đứa học trò làm tài xế xe khách rủ Nhạc : Đang hè, cô đi Đà Nẵng không ? Bốn giờ sáng mai, em đánh xe đến nhà cô. Ngày mai em cũng đi Đà Nẵng. Nhạc về đến đây, có xe đưa về tận nhà, Quân thấy có ai sướng bằng Nhạc không ?". Quân mỉm cười và gật gù. Nói chuyện với Nhạc, Quân thấy lòng nhẹ nhàng lắm, dường như những ưu tư vật vã trong đời sống hằng ngày không còn hiện hữu... Quân vẫn chở Nhạc đi vòng quanh, không ghé đâu, hỏi Nhạc thì Nhạc bảo cũng không thích ghé đâu cả, cứ thế mà đi, như là hai kẻ lang thang, không chí hướng, không mục đích. Ngang qua một hiệu sách lớn mới mở trên đường Bạch Đằng, Nhạc đập đập vai Quân đòi ghé. -"Về Đà Nẵng, Nhạc thích nhất là ghé mấy hiệu sách và mua băng nhạc. Chỗ Nhạc ở, buồn thiu à !". Hiệu sách là một tòa nhà rộng, ngoài sách, vở, văn phòng phẩm còn có đồ lưu niệm, băng nhạc và đủ thứ hầm bà lằng, ra dáng một cửa hàng bách hóa lớn thì đúng hơn. Tám giờ tối, người ra vào đông như kiến cỏ, gởi xe kéo một dãy dài dọc theo đường Bạch Đằng. Nhạc lựa mấy cuốn truyện, mấy băng nhạc và một đĩa CD nhạc cho Quân, nói là để Quân có cái mà giữ làm kỷ niệm chuyến Nhạc về thăm lại Đà Nẵng. Đĩa CD có bài "Ngày xưa còn bé", một bài hát dễ thương mà Nhạc muốn Quân nghe. Ngày xưa còn bé, giống như chim sẻ non, ríu ra ríu rít như sẻ non... Rồi giống như hai con sẻ non, đi ngang qua quầy bán kem Wall s, Quân rủ Nhạc ăn kem. -"Nhạc có ngại chi không ?". -"Ngại gì, chỉ sợ có cô nào đang để ý Quân, thấy Quân ngồi gặm kem thế này, vỡ mộng chết !". Quân thấy vui vui, nhìn dáng Nhạc ngồi mút mút cây kem thật ngộ, ngạc nhiên sao đã là cô giáo mà Nhạc vẫn còn giữ được dáng vẻ trẻ con đến vậy. Rồi Quân nhìn thẳng vào mắt Nhạc, cười cười. -"Sao Nhạc chưa chịu lấy chồng ?". -"Bộ Quân thích Nhạc lấy chồng lắm hở ?". -"Con gái lớn rồi thì cũng nên lấy chồng. Ở vậy sao được ?". -"Chẳng lẽ con gái lớn lên, không có việc gì hay ho hơn để làm ngoài việc lấy chồng. Quân nói giống y như má Nhạc. Có ai khen gì Nhạc, má Nhạc cũng nói : Không có được chồng, hay ho nỗi gì mà khen. Sao mà buồn dễ sợ". Nhạc nói buồn dễ sợ mà miệng thì cười tươi rói, như thể là một chuyện tầm ruồng của ai đó chứ không phải của mình, rồi kể có một thầy giáo dạy toán cùng trường để ý Nhạc, học trò hai lớp chủ nhiệm lúc nào cũng tìm cách thu xếp cho thầy cô gặp nhau... Bất chợt Nhạc quay lại nhìn Quân, đầy vẻ quan tâm. -"Quân hạnh phúc chứ ?". Quân bối rối ậm ừ, tránh ánh mắt của Nhạc. Thật lòng, Quân không biết nói với Nhạc thế nào về chuyện với Lê, thảng thốt giật mình khi thấy suốt cả buổi tối đi chơi với Nhạc, Quân không hề nhớ đến Lê. Lúc bước ra khỏi hiệu sách, một bóng con gái từ bên kia đường mừng rỡ chạy qua ôm chầm lấy vai Nhạc. -"Trời ơi, Nhạc, mầy về khi nào ?". -"Ôi, Quỳ, mầy đi đâu đây ?". -"Đi chơi loanh quanh. A, có cả Quân đây nữa à, vui ghê. Lâu quá không gặp Quân.". -"Quỳ khỏe không ?". Quỳ đẩy một người ra trước, giới thiệu là ông xã của Quỳ, vừa mới cưới nhau, tíu tít. -"Khi nào đến phiên mầy hở Nhạc ?". -"Tao ế rồi !". -"Mầy với Quân hợp nhau quá trời, sao hai đứa mầy không yêu nhau ?". -"Ông Quân chê tao.". Cả bọn cùng cười như mọi chuyện đùa chơi tầm phào thời đi học rồi tan. Quỳ khoác tay chồng, có vẻ bận rộn, mắt môi ngời ngời hạnh phúc. Quân nghĩ ngợi hoài về Nhạc, về Lê, băn khoăn tự hỏi tại sao mình không yêu Nhạc. Chơi thân với nhau từ nhỏ đến lớn, không hề giấu nhau chuyện gì, chỉ cần đứa này hơi nheo mắt hay ấm đầu một cái là đứa kia hiểu mình nên làm gì, vậy mà Quân chỉ coi Nhạc như một thằng bạn trai, hoàn toàn dửng dưng trước những vệ tinh xoay quanh Nhạc thời đi học. Nhạc cũng vậy, thỉnh thoảng giới thiệu bạn gái với Quân, đi với Quân ngoài đường còn bình phẩm cô này hiền, cô kia xinh, lại còn xúi Quân tán, rồi lại là chuyên gia giải hòa mỗi khi giận nhau... Thời gian bên nhau có nhiều, cơ hội thuận tiện cũng nhiều, sao chưa lúc nào Quân nghĩ đến chuyện sẽ tán Nhạc. Thật tình Nhạc cũng xinh, hơi bị xinh nhiều nữa là khác, yêu Nhạc, chắc Quân sẽ không hề lo lắng ba cái vụ giận nhau, xin lỗi rát họng vì hiểu lầm vớ vẩn. Không dưng Quân thấy buồn, lúc này chắc Lê đang giận Quân. Lê biết thừa là Quân chân thành với Lê nhưng thỉnh thoảng vẫn bày chuyện giận hờn hành hạ Quân mà không hề nghĩ đến một lúc sẽ làm mòn dần tình cảm đang có trong Quân. Quân cũng là người như mọi người bình thường khác, chỉ mong một cuộc tình hạnh phúc và bình yên, dường như Lê chẳng hề hiểu Quân ở điểm này. Cũng là Quân, sao trong tình bạn với một đứa con gái, hiểu nhau dễ dàng đến thế, nhưng trong tình yêu với một đứa con gái khác, lại phải e dè nhau từng chút ? Cuộc sống có những điều như là ẩn số, hình như Quân cố đến mấy vẫn không hiểu nổi... Quân đưa Nhạc về là gần mười giờ đêm. Giờ này mà bắt gặp một đứa con trai và một đứa con gái đi ngoài đường với nhau, đố ai không nghĩ đó là bồ bịch của nhau. Đi chơi với Lê, chưa bao giờ Quân đi đến giờ khuya như thế này. Tự nhiên Quân nhớ tới trò Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫn chơi với Nhạc hồi còn nhỏ, luôn luôn Quân là Sơn Tinh cùng với công chúa Mỵ Nương là Nhạc, tự nhiên bật cười một mình. Nhạc không nghe Quân nói gì, tự nhiên bật cười, lấy tay bấu vào vai Quân một cái rồi cũng cười, tiếng cười vang xa, chạy dài, khuấy động cả một quãng đường đêm vắng lặng. Trông Quân và Nhạc lúc này thật khùng điên và vô tư lự. Ngày xưa còn bé, giống như chim sẻ non, ríu ra ríu rít như sẻ non... Quân ước ao lúc nào mình cũng được tự nhiên, thoải mái hết lòng như đêm nay, nhưng khó quá, rồi nghĩ đến ngày mai, khi đến xin lỗi làm hòa với Lê, Quân lại phải cân nhắc từng điệu bộ, e dè từng câu, thấy những ngày phía trước của mình giống như một lối đi mòn, quanh co thế nào rồi cũng không thoát ra được...
Mục lục
Bạn Gái
Bạn Gái
Đinh lê vũChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Nguyễn ĐìnhĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 6 tháng 5 năm 2005 | vanhoc |
Đề kiểm tra cuối kì II – Đề 23 – Tiếng Việt 4
Hướng dẫn
ĐỀ 23
I – Đọc hiểu
Đọc bài văn sau:
Ê-đi-xơn và bà mẹ
Hôm đó, Ê-đi-xơn vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà đau bụng dữ dội. Bố bận đi làm. Khi chị Ta-ni-a về, mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.
Bác sĩ đến khám bệnh và cho biết: bà đang đau ruột thừa, phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Nhưng trời cứ tối dần, mà dưới ánh sáng đèn dầu thì làm sao mổ được. Thấy bác sĩ lo lắng, Ê-đi-xơn hỏi ông:
-Thưa bác sĩ, nếu thắp tất cả đèn dầu lên để mổ thì có được không ạ?
-Không được, vì không đủ ánh sáng, mổ như thế nguy hiểm lắm.
Ê-đi-xơn ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dút trong lòng. Đột nhiên, cậu bé nhìn thấy ánh đèn sáng chói phản chiếu từ mảnh sắt tây trên tủ. Một tia sáng loé lên trong đầu: “Sao không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hoá về và cho phản chiếu thật nhiều ánh đèn cho sáng hơn?”. Thế là cậu liền chạy đi mượn ngay tấm gương lớn. Lát sau, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp sáng và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng bên, gặp bác sĩ và tự hào nói:
-Thưa bác sĩ, đã có đủ ánh sáng rồi ạ! Mời bác sĩ sang xem.
-Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh! Bác sẽ bắt đầu ngay!
Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Ê-đi-xơn cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình.
Theo cuốn Ê – ĐI – XƠN
NXB Kim Đồng, 1977
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1.Câu chuyên có những nhân vật nào?
a – Ê-đi-xơn, bác sĩ, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn
b – Ê-đi-xơn, chị Ta-ni-a, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn
c – Ê-đi-xơn, chị Ta-ni-a, bác sĩ, mẹ Ê-đi-xơn
2.Bà mẹ trong câu chuyện rơi vào tình trạng nguy hiểm ra sao?
a – Đau bụng dữ dội, phải có bác sĩ đến khám
b – Đau ruột thừa, phải mổ ngay mới cứu được
c – Đau ruột thừa, phải đem đến bệnh viện chữa
3.Ê-đi-xơn đã nghĩ ra sáng kiến gì giúp bác sĩ cứu sống mẹ?
a – Tập trung tất cả đèn dầu trong nhà rồi thắp lên, đủ ánh sáng để mổ
b – Mượn nhiều mảnh sắt tây phản chiếu ánh đèn, đủ ánh sáng để mổ
c – Mượn tấm gương lớn phản chiếụ nhiều ánh đèn, đủ ánh sáng để mổ
4.Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm nổi bật của cậu bé Ê-đi-xơn?
a – Thông minh, có tình cảm thương yêu mẹ sâu sắc
b – Thông minh, có tình cảm tốt đẹp với cả gia đình
5.Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất cảm xúc của bác sĩ khi nói câu
“Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh!”?
a – Vui mừng, ngạc nhiên
b – Ngạc nhiên, thán phục
c – Vui mừng, thán phục.
6.Trong bài văn có mấy danh từ riêng?
a – Một danh từ riêng. (Đó là:………………………………………)
b – Hai danh từ riêng. (Đó là:………………………………………)
c – Ba danh từ riêng. (Đó là:………………………………………)
7.Có mấy danh từ trong câu “Ê-đi-xơn ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng.”?
a – 4 DT (Ê-đi-xơn, đầu, mẹ, lòng)
b – 5 DT (Ê-đi-xơn, đầu, niềm, mẹ, lòng)
c – 6 DT (Ê-đi-xơn, đầu, niềm, mẹ, trong, lòng)
8.Bài văn sử dụng những kiểu câu nào đã học ở lớp 4?
a – Câu hỏi, câu kể, câu khiến.
b – Câu hỏi, câu kể, câu cảm.
c – Cả 4 kiểu: kể, hỏi, cảm, khiến.
9.Hai câu “(1) Bố bận đi làm. (2) Khi chị Ta-ni-a về, mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.” thuộc kiểu câu kể nào?
a – Câu (1) là câu kể Ai thế nào?, câu (2) là câu kể Ai làm gì?
b – Câu (1) là câu kể Ai làm gì?, câu (2) là câu kể Ai thế nào?
c – Cả hai câu (1) và (2) đều là câu kể Ai làm gì?
10.Dòng nào dưới đây xác định đúng chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) của câu “Khi chị Ta-ni-a về, mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.”?
b – CN: mẹ thều thào / VN: bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.
c – CN: mẹ / VN: thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.
II – Cảm thụ văn học
Đọc bài thơ sau của nhà thơ Trần Quốc Toàn:
Mẹ và cô
Buổi sáng bé chào mẹ
Chạy tới ôm cổ cô
Buổi chiều bé chào cô
Rồi sà vào lòng mẹ.
Mặt trời mọc rồi lặn
Trên đôi chân lon ton
Hai chân trời của con
Là mẹ và cô giáo.
Qua khổ thơ thứ nhất, em thấy hình ảnh em bé có gì đáng yêu? Vì sao nhà thơ nghĩ “Hai chân trời của con / Là mẹ và cô giáo”?
III – Tập làm văn
Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) là một vài nét nổi bật của một thứ quà mà em yêu thích.
XEM ĐÁP ÁN TẠI ĐÂY
TẢI VỀ TẠI ĐÂY
Tags:Tiếng Việt 4 | vanhoc |
Trần Văn Quý (sinh ngày 28 tháng 7 năm 1962) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Hưng Yên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Hưng Yên gồm có các huyện: Tiên Lữ, Phù Cừ và Ân Thi.
Xuất thân
Trần Văn Quý sinh ngày 28 tháng 7 năm 1962 quê quán ở xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Ông hiện cư trú ở Số 82 đường Hồ Xuân Hương, phường Lê Lợi, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Giáo dục
Giáo dục phổ thông: 12/12
Đại học chuyên ngành Luật
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Cử nhân lí luận chính trị
Sự nghiệp
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 5/8/1989.
Khi ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 vào tháng 5 năm 2016 ông đang là Tỉnh ủy viên, Bí thư
Đảng bộ, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên, làm việc ở Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên.
Ông đã trúng cử đại biểu quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Hưng Yên gồm có các huyện: Tiên Lữ, Phù Cừ và Ân Thi, được 190.686 phiếu, đạt tỷ lệ 86,40% số phiếu hợp lệ.
Ông hiện là Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (Đại biểu chuyên trách: Địa phương).
Ông đang làm việc ở Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021
Tham khảo
Liên kết ngoài
Người Hưng Yên
Sống tại Hưng Yên
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Hưng Yên
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV chuyên trách địa phương
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV trúng cử lần đầu | wiki |
Hướng dẫn
Soạn bài: Hoán dụ thuộc môn Ngữ văn lớp 6 học kỳ 2. Bài soạn dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
HOÁN DỤ
1. Các từ in đậm trong những câu thơ dưới đây có gì đặc biệt? Chúng được dùng để chỉ ai?
Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
Gợi ý: Các từ in đậm được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó.
2. Dựa vào gợi ý trên, hãy điền các từ in đậm và đối tượng mà nó biểu thị vào bảng sau:
3. Các từ in đậm trên được dùng theo phép hoán dụ. Các từ này có quan hệ với cái mà nó biểu thị như thế nào, có giống với ẩn dụ không?
Gợi ý:
4. Thử thay thế các từ in đậm trong những câu thơ trên bằng cái mà nó biểu thị (gọi tên), so sánh từ đó rút ra nhận xét về tác dụng biểu đạt của phép hoán dụ.
Gợi ý:
5. Đọc các câu thơ sau, các từ in đậm biểu thị những gì?
a)
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
b)
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
c)
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
(Tố Hữu)
Gợi ý:
6. Dựa vào các gợi ý, hãy lựa chọn các cụm từ chỉ những kiểu quan hệ cho dưới đây và điền vào những vị trí thích hợp theo mẫu sau:
7. Mỗi kiểu quan hệ trên là mỗi kiểu hoán dụ mà chúng ta thường gặp.
1. Tìm các hình ảnh hoán dụ trong những câu sau và xác định kiểu quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong từng trường hợp.
(a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
(Hồ Chí Minh)
(b)
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
(Hồ Chí Minh)
(c)
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
(d)
Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
(Tố Hữu)
Gợi ý:
2. Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh hoạ.
Gợi ý:
Ví dụ:
Hoán dụ:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
(Truyện Kiều)
Ẩn dụ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương)
Hai câu thơ rút trong Truyện Kiều có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. Hình ảnh sen tàn và cúc nở đều gợi liên tưởng về mùa thu đến, bởi trên thực tế hai hiện tượng này thường xảy ra vào lúc cuối hè, đầu thu (các sự vật hiện tượng mang dấu hiệu chỉ mùa, có quan hệ gần gũi và ngụ ý chỉ thời gian). Ở hai câu sau, tác giả Viễn Phương lại sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn). | vanhoc |
Arecolin là một alkaloid gốc acid nicotinic được tìm thấy trong quả cau (Areca catechu), ở mức 0,1-0,5%. Nó là một chất lỏng không mùi, nhớt như dầu. Là methyl este của arecaidin, nó được Ernst Jahn cô lập lần đầu tiên năm 1888. Nó có thể mang lại cảm giác hưng phấn và thư giãn.
Tính chất hóa học
Arecolin là một base, và acid liên hợp của nó có pKa ~ 6,8.
Arecolin là chất dễ bay hơi trong hơi nước, có thể trộn lẫn với phần lớn các dung môi hữu cơ và nước, nhưng có thể chiết ra khỏi nước bằng ete với sự có mặt của các muối hòa tan. Là một base, arecolin tạo thành muối với các acid. Các muối này kết tinh, nhưng thường bị chảy rữa: hydroclorua, arecolin•HCl, tạo thành các tinh thể hình kim nóng chảy ở 158 °C; hydrobromua, arecolin•HBr, tạo thành các tinh thể lăng trụ thanh mảnh nóng chảy ở 177–179 °C từ rượu nóng; auriclorua, arecolin•HAuCl4, là một chất lỏng như dầu, nhưng platiniclorua, arecolin2•H2PtCl6 nóng chảy ở 176 °C, kết tinh từ nước thành các tinh thể hình hộp mặt thoi màu cam đỏ. Methiodua tạo thành các lăng trụ lướt nóng chảy ở 173-174 °C.
Tác động sinh học
Trong nhiều nền văn hóa châu Á, quả cau được bổ thành các miếng nhỏ để nhai cùng lá trầu không và vôi để có các tác động kích thích. Arecolin là thành phần hoạt động chính gây ra các tác động lên hệ thần kinh trung ương của quả cau. Arecolin từng được so sánh với nicotin; tuy nhiên, nicotin tác động chủ yếu lên thụ quan acetylcholin nicotin. Arecolin được biết đến như là chất hoạt hóa một phần của các thụ quan acetylcholin muscarin M1, M2, M3 và M4, mà người ta tin là nguyên nhân chủ yếu của các tác động đối giao cảm của nó (như co thắt đồng tử, co thắt phế quản v.v…).
: 100 mg/kg, tiêm dưới da ở chuột nhắt.
Khoa học hiện đại cho rằng nhai trầu cau có thể gây ung thư. Các nghiên cứu gợi ý rằng điều này có lẽ một phần là do arecolin, mặc dù cũng có thể là do các thành phần khác có trong quả cau, với một số là các tiền chất tạo ra các nitrosamin hình thành trong miệng khi nhai.
Các độc tố khác tác động lên các thụ quan acetylcholin còn có: anatoxin-a của một số vi khuẩn lam, coniin của sâm độc, cytisin của đậu độc, epibatidin của ếch phi tiêu độc và nhựa độc cura.
Sử dụng
Do các tính chất kích hoạt muscarin và nicotin của nó, arecolin được chứng minh là có khả năng cải thiện khả năng học tập của những tình nguyện viên mạnh khỏe. Do một trong các dấu hiệu xác nhận bệnh Alzheimer là suy giảm nhận thức, nên arecolin từng được đề xuất như là một liệu pháp điều trị để làm chậm quá trình này và trên thực tế arecolin truyền tĩnh mạch thể hiện sự cải thiện trí nhớ về lời nói và không gian ở mức vừa phải ở các bệnh nhân Alzheimer, mặc dù các tính chất có thể gây ung thư của arecolin, làm cho nó không phải là dược phẩm được lựa chọn đầu tiên cho bệnh thoái hóa này.
Arecolin cũng từng được sử dụng trong thú y như là một loại thuốc trị giun (thuốc chống lại giun ký sinh).
Khi dùng làm dược phẩm, nó luôn ở dạng muối hydrobromua hay hydroclorua. Dạng muối khó hấp thụ là arecolinacetarsol () cũng đã từng được sử dụng.
Tổng hợp
Phương pháp tổng hợp diễn ra theo vài bước, từ formaldehyd, methylamin và acetaldehyd.
Tham khảo
Chất kích hoạt muscarin
Chất kích hoạt nicotin
alkaloid
Ester carboxylat
Tetrahydropyridin
Este methyl | wiki |
Quần đảo Ionia (tiếng Hy Lạp hiện đại: Ιόνια νησιά, Ionia nisia; tiếng Hy Lạp cổ, Katharevousa: Ἰόνιοι Νῆσοι, Ionioi Nēsoi; ) là một nhóm đảo tại Hy Lạp. Chúng được gọi theo truyền thống là Heptanese, nghĩa là "7 hòn đảo" (, Heptanēsa, hay , Heptanēsos; ), song thực tế là ngoài bảy đảo chính, quần đảo còn gồm nhiều đảo nhỏ hơn.
Sách của người Việt trước thế kỷ 20 như của sứ thần Phạm Phú Thứ gọi nhóm đảo này là Y Do Niên.
Địa lý
Bảy hòn đảo chính, từ bắc xuống nam là:
Kerkyra (Κέρκυρα) (tiếng Anh là Corfu)
Paxi (Παξοί) (tiếng Anh là Paxos)
Lefkada (Λευκάδα) (tiếng Anh là Lefkas)
Ithaki (Ιθάκη) (tiếng Anh gọi là Ithaca)
Kefalonia (Κεφαλλονιά) tiếng Anh gọi là Kefalonia, Cephalonia và Kefallinia)
Zakynthos (Ζάκυνθος) (đôi khi gọi là Zante trong tiếng Anh)
Kythira (Κύθηρα) (đôi khi gọi là Cerigo trong tiếng Anh)
Sáu hòn đảo ở phía bắc nằm ở phía tây của Hy Lạp, tại biển Ionia. Hòn đảo thứ bảy, Kythira, nằm ngoài khơi cực nam của bán đảo Peloponnese, phần phía nam của Hy Lạp đại lục. Kythira không phải là một phần của vùng quần đảo Ionia mà thuộc vùng Attica.
Lịch sử
Các đảo được những người Hy Lạp định cư từ thời kỳ đầu, có thể là 1200 TCN, và con số chắc chắn là thế kỷ 9 TCN. Khu định cư của người Eretria tại Kerkyra đã bị thay thế bằng những kẻ thực dân đến từ Corinth năm 734 TCN. Các hòn đảo đó không có vị trí quan trọng trong lịch sử và chính trị của Hy Lạp cổ đại. Có một ngoại lệ là vụ xung đột giữa Kerkyra và thành bang mẹ tại Corinth năm 434 TCN, dẫn đến sự can thiệp của Athens và gây nên cuộc Chiến tranh Peloponnesus.
Ithaca là tên của đảo quê hương của Odysseus trong sử thi Hy Lạp cổ đại Odyssey. Có những nỗ lực nhằm đồng nhất Ithaki với Ithaca cổ đại, nhưng địa lý của các hòn đảo này không phù hợp với mô tả của Homer các bằng chứng khảo cổ đã tiết lộ những phát hiện thú vị tại cả Kefalonia và Ithaca.
La Mã và Đông La Mã
Vào thế kỷ 4 TCN, hầu hết các đảo đều bị hợp nhất vào đế chế Macedon. Một số vẫn còn nằm dưới quyền kiểm soát của vương quốc Macedonian cho đến năm 146 TCN, khi bán đảo Hy Lạp dần dần bị Cộng hòa La Mã sáp nhập. Sau 400 năm hòa bình dưới quyền cai trị của La Mã, các đảo trở thành một phần của đế quốc Đông La Mã (Byzantine). Dưới sự cai trị của Đông La Mã, từ giữa thế kỷ thứ 8, các đảo tạo thành thema Cephallenia. Các đảo là mục tiêu thường xuyên của các cuộc đột kích của người Saracen và từ cuối thế kỷ 11, đã hứng chịu các cuộc tấn công của người Norman và Ý. Hầu hết các đảo rơi vào tay Guglielmo II của Sicilia vào năm 1185. Mặc dù Corfu và Lefkas vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Đông La Mã, Kefallonia và Zakynthos đã trở thành cung trung bá Cephalonia và Zakynthos cho đến năm 1357, khi thực thể này thống nhất với Lefkada và Ithaki để tạo thành Công quốc Leucadia dưới quyền các công tước người Pháp và Ý. Corfu, Paxi và Kythera bị Venezia đoạt lấy vào năm 1204, sau sự tan rã của đế quốc Đông La Mã sau Thập tự chinh lần 4. Chúng trở thành các thuộc địa hải ngoại quan trọng của cộng hòa và được sử dụng như những trạm cho thương mại hàng hải với Levant.
Venezia
Từ năm 1204, Cộng hòa Venezia kiểm soát Corfu và sau đó dần dần toàn bộ các đảo Ionia cũng đã nằm dưới quyền kiểm soát của họ. Vào thế kỷ 15, đế chế Ottoman đã chinh phục hầu hết Hy Lạp, song các nỗ lực để chiếm các đảo Ionia của họ đã thất bại. Zakynthos trở thành vùng đất vĩnh viễn của Venizia vào năm 1482, Kefallonia và Ithaki năm 1483, Lefkada năm 1502. Kythera trở thành lãnh thổ Venetian năm 1393.
Các đảo là vùng đất duy nhất của thế giới nói tiếng Hy Lạp không nằm dưới quyền kiểm soát của Ottoman. Corfu là đảo Hy Lạp duy nhất chưa từng bị người Thổ chinh phạt.
Dưới quyền cai trị của Venezia, nhiều người thuộc tầng lớp thượng lưu nói tiếng Ý (hay tiếng Venezia tùy theo quan điểm) và cải sang Công giáo La Mã, tuy nhiên phần lớn người dân vẫn duy trì đặc tính dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo Hy Lạp.
Vào thế kỷ 18, một phong trào độc lập dân tộc Hy Lạp đã bắt đầu xuất hiện, và tình trạng tự do của các đảo Ionia đã khiến chúng trở thành các căn cứ cho các trí thức Hy Lạp lưu vong, những người đấu tranh tự do và có cảm tình với nước ngoài. Các đảo trở nên có ý thức Hy Lạp hơn từ thế kỷ 19, thế kỷ của chủ nghĩa dân tộc lãng mạn.
Thời kỳ Napoléon
Tuy nhiên, năm 1797, Napoléon Bonaparte đã chinh phục Venezia, và với Điều ước Campo Formio người dân trên đảo nằm dưới quyền kiểm soát cuad Pháp, các đảo được tổ chức thành các tỉnh Mer-Égée, Ithaque và Corcyre. Năm 1798, Admiral Ushakov của Nga đã đuổi những Pháp, và thành lập Cộng hòa Bảy Đảo dưới sự đồng bảo hộ của Nga và Ottoman và đây là lần đầu tiên người Hy Lạp có một chính quyền tự chủ có giới hạn từ sau khi sự thất thủ của Constantinopolis vào năm 1453. Tuy nhiên, năm 1807, các đảo lại bị nhượng lại cho Pháp theo Điều ước Tilsit và bị Đế chế Pháp quản lý.
Thời kỳ Anh
Năm 1809, người Anh đã đánh bại hạm đội Pháp tại Zakynthos, chiếm được Kefallonia, Kythera và Zakynthos, và chiếm thêm Lefkada vào năm 1810. Người Pháp giữa Kerkyra cho đến năm 1814. Theo Điều ước Paris vào năm 1815, các đảo trở thành "Hợp chúng quốc Quần đảo Ionia" dưới quyền bảo hộ của Anh Quốc. Vào tháng 1 năm 1817, người Anh đã ban hành một hiến pháp mới cho các đảo. Người dân các đảo được bầu một Hội đồng gồm 40 thành viên, những người này phải được hỏi ý kiến của Cao ủy Anh. Người Anh đã cải thiện rất nhiều thông tin liên lạc của các đảo, và đưa đến các hệ thống giáo dục và tư pháp hiện đại. Người dân các đảo chào đón hầu hết các cải cách và các tách trà buối chiều, cricket và các trò giải trí khác của người Anh.
Sau khi Hy Lạp độc lập năm 1830, người dân các đảo lại bắt đầu phẫn nộ với việc bị nước ngoài cai quản và yêu cầu liên hiệp với Hy Lạp. Chính phủ Anh phản đối chuyện này, giống như Venezia, Anh Quốc đã nhận thấy các đảo có thể trở thành các căn cứ hải quân hữu ích. Người Anh cũng quan tâm đến vị vua Hy Lạp sinh ra tại Đức, Othon, một người không thân thiện với Anh Quốc. Tuy nhiên, năm 1862, Otto bị lật độ và thay thế là một vị vua thân Anh là Georgios I.
Thời kỳ thuộc Hy Lạp
Năm 1862, Anh Quốc đã quyết định trao trả lại các hòn đảo cho Hy Lạp, như một cử chỉ để ủng hộ vị quốc vương mới. Vào ngày 2 tháng 5 năm 1864, người Anh rơi đi và các đảo được tổ chức hành ba tỉnh của Vương quốc Hy Lạp, tuy nhiên người Anh vẫn sử dụng cảng Corfu. Hoàng từ Philippos của Hy Lạp và Đan Mạch được sinh ra tại Corfu vào năm 1921 và sau này đã trở thành Philip, Vương tế Anh.
Thế chiến II
Năm 1941, khi khối Trục chiếm Hy Lạp, các đảo Ionia (ngoại trừ Kythera) đã rơi vào tay người Ý, trong ba năm chiếm đóng, họ đã cố Ý hóa cư dân đảo Corfu. Năm 1943, người Đức đã thay thế người Ý, và sát hại cộng đồng Do Thái của Corfu. Năm 1944, hầu hết các đảo nằm dưới quyền kiểm soát của phong trào kháng chiến Mặc trận Giải phóng Quốc gia/Quân đội Giải phóng Nhân dân Quốc gia, và duy trì là một thành trì của cánh tả từ đó.
Ngày nay
Ngày nay, hầu hết các đảo là một phần của vùng quần đảo Ionia (Ionioi Nisoi), ngoại trừ Kythera là một phần của Attica. Kerkyra có dân số 113.479 (bao gồm Paxoi), Zakynthos 38.680, Kefallonia 39.579 (bao gồm Ithaca), Lefkada 22.536, Ithaki 3.052, Kythera 3.000 và Paxi 2.438.
Trong những thập niên gần đây, các đảo đã mất đi nhiều cư dân do tình trạng xuất cư và sự suy giảm của các ngành công nghiệp, đánh cá và trồng trọt truyền thống. Hiện nay, lĩnh vực kinh tế chính của các đảo là du lịch.
Các cộng đồng chính
Argostóli (Αργοστόλι), tại Kefalonia
Kérkyra (Κέρκυρα), tại Corfu
Lefkáda (Λευκάδα), tại Lefkada
Lixouri (Ληξούρι), tại Kefalonia
Zákynthos (Ζάκυνθος), tại Zakynthos
Liên kết ngoài
Quần đảo Ionia Trang chính thức của Tổ chức Du lịch Quốc gia Hy Lạp
Tham khảo
Vùng hành chính Hy Lạp
Vùng cấp hai Liên minh châu Âu
Đảo Địa Trung Hải | wiki |
Phaolô Ri Moun-hi (sinh 1935; tiếng Hàn:이문희 바오로) là một Giám mục người Hàn Quốc của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông nguyên là Tổng giám mục Tổng giáo phận Daegu và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hàn Quốc. Trước đó, ông cũng từng là Giám mục Phụ tá rồi Tổng giám mục Phó của Daegu.
Tiểu sử
Tổng giám mục Phaolô Ri Moun-hi sinh ngày 14 tháng 9 năm 1935 tại Taegu, thuộc Hàn Quốc. Sau quá trình tu học dài hạn tại các cơ sở chủng viện theo quy định của Giáo luật, ngày 23 tháng 12 năm 1965, ở tuổi 30, Phó tế Ri Moun-hi tiến đến việc được truyền chức linh mục. Tân linh mục cũng trở thành thành viên của linh mục đoàn Tổng giáo phận Daegu (Taegu).
Sau bảy năm mục vụ trên sứ vụ linh mục, ngày 19 tháng 9 năm 1972, tin tức từ Tòa Thánh loan báo việc Giáo hoàng đã quyết định chọn linh mục Phaolô Ri Moun-hi làm Giám mục, cụ thể là Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Daegu (taegu), chức danh Giám mục Hiệu tòa Forconium. Các nghi thức truyền chức cho vị giám mục tân cử được cử hành vào ngày 30 tháng 11 sau đó, với sự tham dự và cử hành của ba giáo sĩ cấp cao. Chủ phong cho vị tân chức là Ippolito Rotoli, Quyền Sứ thần Tòa Thánh tại Hàn Quốc. Hai vị khác đóng vai trò phụ phong, gồm Giám mục Ippolito Rotoli, Giám mục Phụ tá Giáo phận Busan (Pusan) và Giám mục René Marie Albert Dupont, M.E.P., Giám mục chính tòa Giáo phận Andong. Tân giám mục chọn cho mình châm ngôn:Sicut in cœlo et in terra / 하늘에서와 같이 땅에서도.
Hơn mười hai năm phục vụ tại Deagu với trách vụ Giám mục phụ tá, ngày 5 tháng 1 năm 1985, tin từ Tòa Thánh cho biết Giáo hoàng quyết định chọn ông làm người kế vị cho Tổng giáo phận này, với chức danh mới là Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận Daegu. Sau hơn một năm, ngày 1 tháng 7 năm 1986, ông chính thức kế nhiệm làm Tổng giám mục chính tòa của Giáo phận này.
Sai hơn hai mươi mốt năm nắm giữ vai trò là lãnh đạo của Tổng giáo phận Daegu, ngày 29 tháng 3 năm 2007, đơn xin từ nhiệm của vị Tổng giám mục 72 tuổi được Tòa Thánh xác nhận.
Ngoài các chức danh chính phía Tòa Thánh bổ nhiệm, từ năm 1993 đến năm 1996, ông còn kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hàn Quốc.
Tham khảo
Sinh năm 1935
Giám mục Công giáo Hàn Quốc
Nhân vật còn sống
Sơ khai Giám mục Công giáo | wiki |
Trong Lục quân Đế quốc Nhật Bản, thuật ngữ phương diện quân
(kanji: 方面軍, rōmaji: hōmengun) được dùng để chỉ hình thái tổ chức cấp trên của biên chế gun (軍; tương đương cấp quân đoàn).
Biên chế Phương diện quân trong Lục quân Đế quốc Nhật Bản thường gồm có từ 5 đến 20 sư đoàn, quân số xấp xỉ khoảng 75.000 đến 250.000 người, tương đương biên chế tập đoàn quân tiêu chuẩn của châu Âu.
Khái lược
Trước 1937, biên chế đơn vị chính thức cao nhất của Lục quân Đế quốc Nhật Bản là cấp sư đoàn. Trong quốc nội, mọi sư đoàn đều được đặt trực tiếp dưới quyền điều động của Đại bản doanh với Tổng tư lệnh về danh nghĩa là Thiên hoàng. Ở hải ngoại, các sư đoàn được đặt dưới sự chỉ huy của các bộ tư lệnh thống nhất, được gọi là quân (軍, gun). Các bộ tư lệnh thống nhất đầu tiên gồm có Chi Na trú đồn quân (支那駐屯軍, Shina Chutongun; thành lập 1901), Triều Tiên quân (朝鮮軍, Chōsengun; thành lập 1904), Đài Loan quân (台湾軍, Taiwangun; thành lập 1919) và Quan Đông quân (関東軍, Kantōgun; thành lập 1919). Trừ Triều Tiên quân có quy mô cấp sư đoàn, các quân còn lại đều có quy mô cấp quân đoàn.
Khi chiến tranh Trung-Nhật nổ ra, các đơn vị cấp quân đoàn chính thức được thành lập, đồng thời cũng hình thành biên chế đơn vị mới là cấp phương diện quân. Phương diện quân đầu tiên của Lục quân Đế quốc Nhật Bản là Phương diện quân Bắc Chi Na (北支那方面軍, Kita Shina hōmengun)
, thành lập ngày 31 tháng 8 năm 1937, do Đại tướng Terauchi Hisaichi làm Tư lệnh, gồm Quân đoàn 1, quân đoàn 2, 2 sư đoàn độc lập và Lữ đoàn hỗn hợp đồn trú Trung Quốc (tổ chức lại từ Chi Na trú đồn quân). Đến ngày 7 tháng 11 năm 1937, Phương diện quân Trung Chi Na (中支那方面軍 Naka Shina hōmengun) cũng được thành lập. Quân số của các phương diện quân Nhật Bản thời kỳ này xấp xỉ từ 70.000 đến 100.000 quân, thực tế chỉ tương đương với cấp tập đoàn quân tiêu chuẩn của châu Âu.
Chiến tranh càng mở rộng, lực lượng viễn chinh Nhật Bản trên chiến trường Trung Quốc càng được tăng cường. Năm 1939, biên chế đơn vị trên cấp phương diện quân là cấp Tổng quân (総軍; sōgun) được thành lập. Đơn vị cấp Tổng quân đầu tiên là Chi Na phái khiển quân, thành lập ngày 12 tháng 9 năm 1939, với quân số xấp xỉ 220.000 quân, tương đương quân số của một phương diện quân của Liên Xô giai đoạn 1941-1942. Về cuối chiến tranh, các tổng quân mở rộng về quân số, như Quan Đông quân có quân số lên đến cả triệu người vào giữa năm 1945.
Do đều sử dụng danh xưng chung là gun, rất dễ gây ra nhầm lẫn trong các tài liệu quân sự khi các đơn vị cùng mang danh xưng là gun, nhưng có đơn vị tương cấp Phương diện quân như Quan Đông quân (関東軍; Kantōgun), có đơn vị tương đương cấp Tập đoàn quân như Đông Bộ quân (東部軍, Tobugun), nhưng cũng có đơn vị chỉ tương đương cấp Quân đoàn như Đệ nhất quân (第1軍, Dai-ichi gun).
Như đã nêu trên, một phương diện quân Nhật Bản chỉ có biên chế tương đương với một tập đoàn quân của châu Âu. Một Phương diện quân của Lục quân Đế quốc Nhật Bản thường gồm 1 đến 2 quân đoàn, 3 đến 6 sư đoàn độc lập, một số lữ đoàn và các đội vệ binh, cảnh vệ. Một số phương diện quân của Lục quân Đế quốc Nhật Bản còn được phiên chế thêm các đơn vị không quân, hải đội.
Sau khi Nhật Bản đầu hàng, toàn bộ các đơn vị quân sự đều bị giải thể. Mãi đến năm 1954, các đơn vị quân sự của Nhật Bản mới được tái lập với tên gọi Tự vệ Đội (自衛隊, Jieitai). Nhằm tránh gợi lại những ký ức chiến tranh, danh xưng của đơn vị phòng vệ cấp quân khu được gọi là phương diện đội (方面隊, Hōmentai). Hiện tại, tổ chức quân sự theo lãnh thổ của Nhật Bản gồm 5 phương diện đội (hoặc quân khu).
Danh sách các phương diện quân Đế quốc Nhật Bản
Trong lịch sử Lục quân Đế quốc Nhật Bản từng tồn tại các phương diện quân sau: (xếp theo thời gian thành lập)
Chú thích
Tham khảo
Lục quân Đế quốc Nhật Bản | wiki |
Phan Bá Thụy Dương
Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam.
• ảnh THT Herbert Hoover vị tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ đã nói: “Giới lãnh đạo già tuyên bố chiến tranh nhưng chính giới trẻ là người phải chiến đấu và chịu chết.” [1] Chiến tranh đã tạo nên không biết bao nhiêu cảnh ly tán, hủy diệt không biết bao nhiêu sinh mạng một cách oan uổng và làm kiệt quệ trầm trọng tài nguyên quốc gia. Nhưng, nếu nhìn từ một góc độ khác, chiến tranh cũng đã sản xuất, tạo nên nhiều vĩ nhân lừng danh trong quân sử, những văn thi sĩ lỗi lạc trong nền văn học sử thế giới. Bài viết ngắn này không phải là một luận đề về thơ chiến tranh toàn cầu mà chỉ giới hạn trong thơ Chiến Tranh VN, trong giai đoạn tàn khốc nhất, từ thập niên 60 cho đến ngày miền Nam rơi vào tay chế độ Cộng Sản Hà Nội. Hạn hẹp hơn nữa, người viết chỉ muốn truyền đạt, giới thiệu đến bạn đọc một số cảm xúc, hình ảnh, tâm tư... của người lính chiến Trần Hoài Thư [THT] đã phản ảnh qua tác phẩm của anh: Ô Cửa. Tuy nhiên, để có thêm hương vị, khải triển chủ đề rộng hơn đôi chút, người viết sẽ đề cập, dẫn trích thêm một số ít thơ về chiến tranh của các văn thi sĩ Việt, Mỹ khác - những người đã trực tiếp cùng THT tham dự cuộc chiến “ý thức hệ” trong giai đoạn đầy nhiễu nhương đó. Nếu thấy cần thiết, sau này người viết sẽ trở lại, bàn về đề tài sâu rộng hơn, với nhiều thi sĩ tiêu biểu cho cả 2 miền Nam Bắc, cùng những khuynh hướng đối kháng hay quan điểm tương đồng. Theo lời tác giả, Ô Cửa là một tổng hợp của 5 thi tập: Thơ THT, Qua Sông Mùa Mận Chín, Tháng Bảy Hành Quân Xa, Ngày Vàng và Người Lính, mà anh đã xuất bản trước đây - sau khi nhuận sắc, tuyển chọn lại. Tập thơ dày 380 trang, với 237 bài, in trên giấy đặc biệt, tranh bìa của Thân Trọng Minh, do Thư Ấn Quán của anh ấn hành. Bản đẹp, dành tặng thân hữu nên không thấy ghi giá bán. Danh từ “thơ chiến tranh” kể từ Homer đã trở nên càng ngày càng phổ biến một cách rộng rãi, nhất là sau khi chiến cuộc VN kết thúc. Hiện nay các quốc gia đồng minh của VNCH và đã từng trực hay gián tiếp tham chiến trên lãnh địa VN, mỗi nước đều có rất nhiều cơ quan, thư viện… lưu trữ, quảng bá thi ca viết về cuộc chiến VN, được sáng tác bởi những cựu chiến binh của họ. Cho đến bao giờ thì thi ca về thể loại này của các tác giả miền Nam trước 75 mới được các tổ chức văn hóa, chính trị hải ngoại hay nội địa dành cho nó một vị trí nghiêm túc, sáng sủa hơn, để bảo tồn những ấn chứng quan trọng trong giai đoạn lịch sử đã qua, đã được khép lại? 1. Trực diện với chiến tranh, tiếp cận với tử thần Bây giờ chúng ta hãy bước qua Ô Cửa, thử đi vào nội dung cuốn sách để xem người chiến binh này đã trình bày, muốn chuyển gởi những gì tới người đọc, qua những năm dài phục vụ dưới cờ, trong thời tao loạn, nhiễu nhương: Giòng sông phân tranh hai vùng thù nghịch. Đêm xuống đồi gặp con nước nổi. Súng đạn đưa khỏi đầu. Từng con một vượt sông. Rồi trước khi trèo ngọn Kỳ Sơn. Anh lạc trên cánh đồng trăng mênh mông. Không biết nơi nào là cõi dữ. Trên đôi vai anh nặng nề lịch sử. (“Đêm Vượt Sông,” tr 5)Từ giã giảng đường chật hẹp, nóng bức, người sinh viên mang đầy lý tưởng, hoài bão và mộng mơ ấy đã chấp nhận đi vào nơi thâm sâu cùng cốc, theo lời kêu gọi của núi sông. Ngoài trách nhiệm thi hành nghĩa vụ công dân, có thể anh còn coi việc đó như một lần đi thám hiểm, khai phá về những chân trời mới, quyến rũ hơn, để thưởng ngoạn thiên nhiên, giao lưu nhân thế, thử thách định mệnh: Ở đây đèo ải ngăn sông lộ. Trăm đứa lên có mấy đứa về. Giày trận bám bùn mưa tối mặt. Mùa hè gió thổi bụi tê tê. Thanh niên ta bỏ miền trung thổ. Theo mảng mây trời trên bản xa. Núi dựng. Rừng bạt rừng. Lá mục. Phơi ngàn năm lạnh cắt xương da. Ta về ngơ ngác cơn sinh diệt. Ngỡ làm tên ẩn sĩ tìm trầm...(Về Với Núi, tr 55) Cũng trong ý niệm chấp nhận khoác chinh y để bảo vệ quê hương, giữ gìn lãnh thổ, từng lớp, từng lớp lớp thế hệ tuổi trẻ đã đành bỏ cả tương lai, hoài bảo, rồi mang theo cuộc tình để tham dự vào cuộc chiến đấu gian lao, mà tự thân họ không có quyền lựa chọn, hoặc từ chối: “…Vào giờ G ta ra mặt trận - nón sắt bần thần theo gót giày sô - hiu hắt đường mưa tiến về âm phủ - vừa cảnh giác đời, vừa ủ chiêm bao - khẩu súng cạc bin chúi đầu xuống đất - như muốn nói gì với cánh Rừng Lăng - Xuân Phổ bên kia chập chờn bóng địch - lập cập hồn ai, bèo vướng chân mày ? - nước lạnh môi khô lóe lên đóm nhớ - màu mắt bên màu hoa súng ngày xưa - ta vẫn yêu em, yêu toàn nhân loại - nên gắng khom lưng, tiến chiếm Xóm Dừa…” [Luân Hoán * Trên Đường Lững Thững Hành Quân, Đạn Thù Có lẽ Ngập Ngừng Tránh Ta] để lãnh nhiệm vụ trấn thủ biên cương xa xăm, tiền đồn heo hút, dẫy đầy hiểm nguy, bất trắc. Vì chưng, họ đã lỡ sinh ra vào một giai đọan lịch sữ đen tối, vào thời buổi loạn ly, máu lửa với đạn bom và nước mắt: “…Giặc cứ pháo xá gì cơn bão giạt - nón sắt che cho đỡ lạnh mái đầu - đêm nến thắp ánh hỏa châu hiu hắt - sinh nhật ai máu đỏ giữa canh thâu - đường truông núi hai mươi năm chất ngất - tuổi lang thang vào xương máu bàng hoàng - mai về phố với hồn chai lạnh ngắt - mua tình vui dồn trống chuỗi mênh mang - khúc chinh chiến đã từ lâu quên hát - vầng trăng treo mầu úa hướng mong chờ - mai xuống núi tiếp một ngày phiêu bạt - tìm lại mình đánh thức một cơn mơ” [Nguyễn Mạnh Trinh * Kontum Bài Thơ Cũ] Có người tuy dấn thân, tham dự vào cuộc chinh chiến với thái độ thản nhiên, xem đó như là chuyện tai trời ách nước, một trò tiêu khiển, nhưng chắc hẳn trong thâm tâm anh cũng khó thoát khỏi những ray rức, trăn trở hoặc suy tư, đau xót về thực trạng rợn người phơi bày trước mắt:“Bốn bề sương muối bủa quanh - hỏa châu đỏ rực năm canh rợn người - ta về tham dự cuộc chơi - rựơu cần, súng đạn với lời kêu thương.” [Huy Lực * Đêm Tiền Đồn Pleime ]Nghĩa vụ gìn giữ biên cương, lãnh thổ, quả là một gánh nặng luôn đè trên vai những chàng lính trận tiền phương. Từng hốc đá, cánh rừng, từng bờ sông, ngọn suối, từng chân núi, triền đồi mãi mãi là nơi hiểm địa, tử địa, dể dàng hủy diệt, cướp đi mạng sống của mình: Một chút cay cay mà lòng buồn tủi. Buồn thì về đừng nán lại thằng em. Không sao cả lên đồi cao xuống vực. Đất mở rồi ở lại cũng buồn thêm... Cùng đứng lại hai chân nghiêm cúi mặt. Đây hàng quân đọc lại thiếu tên em. Người lính trẻ chưa đầy hai mươi tuổi. Nhớ thì về cốc rượu để phần em. (Viết Cho Thằng Em Cùng Trung Đội, tr 35.)Nhớ thì về cốc rượu để phần em. Câu thơ chứa đầy trìu mến, thể hiện một thứ tình huynh đệ chi binh thắm thiết. Đó là lời của một người anh dành cho đứa em vắn số, chứ không phải loại ngôn từ của một cấp chỉ huy nói với kẻ trực thuộc. Thứ tình huynh đệ chi binh và sự trìu mến này, người ta cũng thấy hiện rõ nét trong thơ của Pete Agriostuthes dành cho người tiền sát viên tên Nam qua bài “He was a Chiêu Hồi”, hoặc qua thơ của Kevin Bowen, Steve Mason, Sarge Lincetum, Wilfred Owen, Walter McDonald... Đặc biệt là của Yusef Komunyakka, người đã chiếm Pulitzer Prize năm 94 với tuyển tập Neon Vernacular xuất bản năm 93, trong đó chứa đựng phần lớn các bài của tập thơ mang tựa đề Việt ngữ “Điên Cái Đầu”, vốn đã phát hành từ năm 88. Súng đạn vô tình nào biết né tránh ai. Khi một người chiến sĩ không may, vĩnh viễn nằm xuống thì người đời thường cho rằng anh ta đã vị quốc vong thân, là một người anh hùng, là kẻ đáng được tuyên dương, ca ngợi. Có đúng vậy không hay ta cần thử suy gẫm, xét nghiệm lại câu nói lừng danh, mang hơi hám, tư tưởng phản chiến dưới đây của "papa" tức văn hào Ernest Hemingway -người đoạt giải Nobel 54 về Văn học, khi ông phát biểu: “Ngày trước người ta nói rằng: Hy sinh cho quốc gia của mình là một hành động cao cả và xứng đáng. Nhưng trong cuộc chiến hiện đại không có gì là vẽ vang hay thích nghi khi anh mất đi. Anh sẽ chết như một con chó cho một lý do chẳng có gì là tốt đẹp.”[2] Xin mời bạn đọc tiếp những vần thơ nóng bỏng, hồi hộp khác của chàng thám báo trẻ tuổi THT: Băng đồng, băng đồng đêm hành quân. Người đi ngoi ngóp nước mênh mông. Về đây Bình Định ma thiêng lãnh. Mỗi địa danh rờn rợn oan hồn. Trung đội những thằng trai tứ chiến. Những thằng bỏ lại tuổi thanh xuân. Diều hâu bôi mặt hù ma quỉ. Thuở đất trời bày đặt nhiễu nhương. Đêm của âm binh về xứ khổ. Poncho phơ phất gió hờn oan. Trên vai cấp số hai lần đạn. Không một vì sao để chỉ đường. (Trung Đội, tr 31) Những cảnh tượng bi tráng, nghiệt ngã như thế cũng thể hiện đầy dẩy trong thi ca của các chiến hữu đồng minh, như Marko Whiteley đã viết tại mật khu Hố Bò qua Lonely in the Reservoir, Thoughs of War..., như W.H McDonald viết ở Phú Lợi với “I Learned About War Last Night” hoặc Sarge Lintecum qua “Ambush” và nhất là bài thơ được phổ nhạc của ông, rất phổ cập, được mọi người ưa chuộng: " The Vietnam Blues". Xin hãy đọc thêm những dòng diễn tả vừa chân thật, vừa ngộ nghĩnh, thanh thản của người “lính sửa” trong những ngày đầu nhận lãnh trách nhiệm dẫn dắt đơn vị: Ta trở về giáp mặt chiến tranh. Đồi cháy lửa mặt trời nhuộm lửa. Thau rượu đế mừng ta thằng lính sửa. Dzô ông thầy hữu sự có thằng em. Trung đội ta về hai mươi mấy thằng con. Đứa gốc người Kinh, đứa Nùng, đứa Thượng... Trên đầu ta mũ rừng nhẹ hẫng. Trong túi ta một gói chuồn chuồn. Bắt tù binh mời điếu thuốc thơm. Để thấy miền Nam lính hiền ghê gớm. (Ta Lính Miền Nam, tr 36)Qua 2 câu cuối của bài thơ, ta có thể thấy rõ phong cách của ngưòi chiến binh miền Nam khi đối xử với tù binh, hàng binh, dù mới cách đó không lâu đồng đội của mình đã bị giết, bị thương. Cũng với tâm trạng, bản chất đó, ta thử đọc xem Tô Thùy Yên đã trò chuyện như thế nào với người tử sĩ bên kia chiến tuyến trong đoạn thơ dưới đây: ‘…Ở cõi âm nào người vốn không tin. Hỏi nhau chơi thỏa chút tính bông đùa. Người cùng ta ai thật sự hy sinh. Cho tổ quốc Việt Nam - một tổ quốc...? Các việc người làm, Người tưởng chừng ghê gớm lắm. Các việc ta làm, Ta xét chẳng ra chi.” [Tô Thùy Yên * Chiều Trên Phá Tam Giang] Hay những ngôn từ phóng khoáng, thân thiện, chứa chan hào khí, tình giang hồ của một quân nhân VNCH khác khi anh giáp mặt, trực diện đối phương: “…Kẽ thù ta ơi, các ngài du kích - hãy tránh xa ra đừng chơi bắn nheo - hãy tránh xa ra ta xin xí điều - lúc này đây ta không thèm đánh giặc - thèm uống chai bia, thèm châm điếu thuốc - thèm ngọt ngào giọng hát em chim xanh - kẻ thù ta ơi, những đứa xâm mình - ăn muối đá và hăng say chiến đấu - ta vốn hiền khô, ta là lính cậu - đi hành quân rượu đế vẫn mang theo - mang trong đầu những ý nghĩ trong veo - xem chiến cuộc như tai trời ách nước. Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước - vì căn phần ngươi xuôi khiến đó thôi - chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi - suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí - lũ chúng ta sống một đời vô vị - nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau - mượn trời đêm làm nơi đốt hỏa châu - những cột khói giả rồng thiêng uốn khúc - mượn bom đạn chơi trò pháo tết - và máu xương làm phân bón rừng hoang.” [Nguyễn Bắc Sơn * Chiến Tranh và Tôi] Chiến tranh. Ôi chiến tranh. Người ta đã nhân danh nó để hủy diệt không biết bao nhiêu nguồn sinh lực sáng lạng của quê hương, triển vọng của tổ quốc. Người ta đã nhân danh nó để làm tan rã không biết bao nhiêu cuộc tình nồng thắm và mái ấm gia đình. Lòng không mang hận thù, họ là các chiến binh VNCH đi bảo vệ lãnh địa, cương thổ. Họ là những cán binh “quân đội nhân dân” bị tuyên truyền, xô đẩy, lôi cuốn vào tình huống bi thảm “sinh Bắc tử Nam” để giới chóp bu CS mau chóng thực hiện ý đồ cướp đất, xăm lăng miền Nam. Bản thân họ nào được gì ngoài những thua thiệt, mất mát: “Em hỏi anh bao giờ trở lại - Xin trả lời mai mốt anh về - Không bằng chiến trận Pleime - Hay Đức Cơ - Đồng Xoài - Bình Giả - Anh trở về hàng cây nghiêng ngã - Anh trở về hòm gỗ cài hoa - Anh trở về bằng chiếc băng ca - Trên trực thăng sơn màu tang trắng - Mai trở về chiều hoang trốn nắng - Poncho buồn liệm kín hồn anh - Mai trở về bờ tóc em xanh - Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt. Mai anh về em sầu thê thiết - Kỷ vật đây viên đạn mầu đồng - Cho em làm kỷ niệm sang sông - Đời con gái một lần dang dở - Mai anh về trên đôi nạng gỗ - Bại tướng về làm gã cụt chân - Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân - Bên người yêu tật nguyền chai đá - Thì thôi hãy nhìn nhau xa lạ - Em nhìn anh - ánh mắt chưa quen - Anh nhìn em - anh sẽ cố quên - Tình nghĩa cũ một lần trăn trối.” [Linh Phương * Kỷ Vật Cho Em] trong một cuộc nội chiến tương tàn mà bản thân những chiến sĩ miền Nam có lúc phải phân vân, tự vấn, suy tư: “…những thằng lính thời nay không mang thù hận - bạn hay thù chẳng có một lằn ranh - thôi hãy uống. mọi chuyện bỏ lại sau - nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu - bày làm chi trò chơi xương máu - để đôi bên nuôi mầm mống hận thù - ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu - chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc. người yêu của bạn ở ngoài phương bắc - giờ này đang hối hả tránh bom - hay thẫn thờ dõi mắt vào Nam - để chờ người yêu mình trở thành liệt sĩ - rồi cũng sẽ quên, như bao điều suy nghĩ - tình yêu như một thứ điểm trang - che đi chút dối lòng, nhẹ bớt đi chút nhọc nhằn - uống với bạn hôm nay ta phải thật say - để không phải còn nhìn nhau hận thù ngun ngút.” [Phan Xuân Sinh * Uống Rượu Cùng Người Lính Bắc Phương]Đọc những áng thơ hiền hòa, nhẹ nhàng kia, tôi tự nhiên như thấy lại bóng dáng của 2 ngưòi bạn gốc "cùi" là Vĩnh Nhi thủ khoa khóa 17, Hoàng Thọ Khương khóa 19 của trường Võ Bị Lâm Viên - Đà Lạt và người bạn trẻ yêu thơ Trần Phước Chí khóa 18 của đồi Tăng Nhơn Phú - Thủ Đức, hiển hiện về trước mắt. Những chiến sĩ can trường thuộc Sư đoàn Phượng Hoàng này, khi bắt tù binh, họ luôn luôn cho đối phương ăn uống tử tế, mời mọc thuốc lá, rồi mới chuyển giao về hậu cứ. Họ không bao giờ cho sĩ quan an ninh đánh đập, dù đôi khi cần khai thác tin tức sơ khởi tại mặt trận. Rất tiếc, 3 chiến hữu tốt, hiền hòa này đều lần lượt ra đi, trước và sau biến động Tết Mậu Thân không lâu trước mắt tôi, trong những ngày tôi còn dấn thân, phục vụ tại khu chiến Tiền giang. Người viết, lúc đó, chẳng biết làm gì hơn ngoài việc viết bài chiêu niệm trên trang Văn Nghệ Quân Đội và mục Viết Cho Người Nằm Xuống để an ủi linh hồn người chết, và gia quyến họ. Những biểu tượng đầy nhân bản tính trên đối với người khác giới tuyến của họ, cộng với sự thái độ, cảm nghỉ của THT, TTY, NBS, PXS... khiến tôi nhiều lần thấm thía tự thầm hỏi mình. Phải chăng những quân nhân này và còn nhiều, còn nhiều những anh em, chiến binh trong các quân binh chủng khác, đã luôn luôn mang theo trái tim loại “grand coeur” của d’Amacis, trên đường hành quân? Hay họ là những đệ tử ngoan của cụ Winston Churchill - vị anh hùng, nhà chính trị khét tiếng của thế kỷ 20, người đã được trao giải Nobel năm 53, vì họ luôn tuân thủ lời khuyên của ân sư: "Tác phong là một việc nhỏ, nhưng nó tạo nên những khác biệt lớn lao. Biểu lộ một chút lịch sự, tử tế cũng chẳng tốn kém, mất mát gì."[3] Sau khi Sàigòn thất thủ, tôi thường nghe thiên hạ bảo nhau: Một trong những yếu tố quan trọng đưa đến việc mất nước là vì dân quân miền Nam đã quá hiền hòa và đối xử nhân đạo với kẻ thù. Những người cùng chung một tiếng nói bên kia lằn ranh giòng sông chia cắt, bên kia vĩ tuyến có phải là kẻ thù của chúng tôi không? Thật sự, chúng tôi có cần xem họ là kẻ thù không, sau khi cuộc đụng độ đã tàn, khói lửa đã nguội tắt, chỉ vì họ bị cưỡng bức làm những con chốt đáng thương, trong ván cờ tham vọng bành trướng chủ thuyết CS lỗi thời Mác-Lê-Mao? Mời bạn đọc thử xem qua những hình ảnh đáng trách, dể làm nản lòng người đang dấn thân ở các tuyến đầu. Tình trạng tương phản tương ấy đã được phản ảnh dưới góc nhìn của tác giả Ô Cửa. Lời thơ tuy có man mác nỗi uất hận, phẩn nộ nhưng cũng đầy thương cảm, ngậm ngùi như một khúc bi ca: Đất nước ta cường quốc bán buôn. Hậu phương ăn chơi biểu tình, đảo chánh. Lúc đồng đội ta chết lên chết xuống. Một đám ở nhà nhảy nhót thâu đêm. Lãnh chúa ta ăn trước ngồi trên. Hùng hổ lắm nhưng mạt hèn cũng lắm. Khóa của ta trên mấy trăm thằng tình nguyện. Đi Nhảy Dù, Thủy Bộ, Thám Báo "ác ôn". Đứng đợi cả ngày để bắt lá thăm. Toàn thứ dữ mà vui như chợ Tết. Có đứa mang bằng kỹ sư về nước. Chọn Cọp Ba Đầu Rằn làm lính tiền phong. Ta lính miền Nam hề vận nước ngửa nghiêng. Ta cũng lênh đênh cùng cơn mạt kiếp. Ta trèo lên cây hỏi rừng có biết. Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam? (Ta Lính Miền Nam, tr 36)Giữa lúc vận nước lâm nguy như thế thì dường như một số giới lãnh đạo chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng tư, một số người hậu tuyến chỉ lo hưởng thụ, phó mặc việc giải trừ, giải tỏa áp lực dồn dập của Bắc phương trong tay những quân nhân thiếu kém quyền lực, tiền bạc, lúc nào cũng đứng trước đầu sóng ngọn gió, ồ ập vũ bão. Trong lúc người lính chiến VNCH đang trực diện với sự sống chết để bảo vệ lãnh địa thì đồng minh của anh ta đã đóng vai trò gì trong việc ngăn chống sự xâm nhập, mưu đồ thôn tính của giới lãnh tụ Hà Nội, với sự trợ giúp không ngừng của các nước CS đàn anh Nga, Tàu? Hãy thử nhìn qua bối cảnh, hoạt động hằng ngày của những người lính chiến Mỹ từ những dòng thơ mang đầy tử khí của Marko Whiteley thuộc Tiểu Đoàn 1/TQLC trong "Thoughs of War": “Cuộc chiến đấu thật khốc liệt khi lâm vào trận phục kích. Sự sôi nổi rồi cũng tan biến đi trong những ánh mắt sáng ngời. Lúc này chẳng phải riêng gì đối phương mà cả anh cũng mất mạng. Màn đêm đã sắp buông, đó là lúc thuận lợi cho địch quân. Họ biết rằng địa thế không thể nhìn rõ ràng về đêm. Qua màn đen của đêm sâu thăm thẳm. Kẻ bị thương thì rên rỉ, người còn lại thì tiếp tục đánh nhau. Tâm trí khởi sự báo trước một nỗi kinh hoàng”.[4] Những tình cảnh đó có khác xa bao nhiêu trong "Đêm Đột Kích ở Nho Lâm" (trang 42), "Đêm Đột Kích" (trang 157), hay "Những Ngày Quân Về Những Ngày Quân Đi" (trang 168). Hay thử nhìn sang tâm trạng phân vân của người "Đánh Núi" trong hoàn cảnh, tình huống tiến thối lưỡng nan: Tiến lên lại sợ phục. Rút về sợ lột lon. Hét hoài cổ họng khan. Chỉ mình ta lãnh đủ. Đi lên dao mở lối. Gai xước rách thịt da. Đau quá tức chửi cha. Những thằng già ngoài Bắc. (Đánh Núi, tr 147)Qua bao lần đụng trận, đánh nhau ác liệt như thế, có mấy ai tránh khỏi viên đạn vô tình thoát đi từ nòng súng của người bên kia? Cho nên THT - cây sậy mỏng manh trước những cơn bão tố của chiến trường, cũng đã hơn một lần bị đổ máu, dập vùi, lưu dấu các vết tích đạn thù trên thân thể còm cỏi: Viên đạn đồng đã cắt thịt tôi. Tôi đau quá mà em không xót. Khi tôi biết mình vừa thoát chết. Tôi cuống cuồng sợ hãi thành điên. Lần bị thương đầu tôi vẫn anh hùng rơm. Lần bị thứ hai tôi nằm thin thít. Tôi đang ở phòng trần gian hậu chiến. Đêm cứ trôi hoài từng giọt hồi sinh. Tôi ước đến điên cuồng một giọt lệ em. (Trong Phòng Cấp Cứu, tr 311)Tuy có áy náy, lo sợ, nhưng sau 3 lần bị thương với những ngày phép dưỡng bệnh ngắn ngủi sau khi xuất viện, người lính thám báo THT vẫn thản nhiên trở về với cương vị của một người chiến binh, tiếp tục hiến thân phục vụ dưới cờ cho đến ngày nước mất, quân tan. 2. Ghi nhận về chiến tranh qua những ngày dưỡng quân, những giờ chuyển quân Cuộc sống của người lính trận luôn gắn liền với những lần di chuyển bất ngờ, bất định. Có khi chuyển quân ra trận mạc. Cũng có được điều động tới các địa điểm gần chiến trường để làm nút chặn, làm lực lượng trừ bị, sẵn sàng tiếp ứng cho những đơn vị cơ động đang giao tranh. Vì để bảo toàn tối đa bí mật quân sự, cho nên đôi lúc nhiều cấp chỉ huy đơn vị nhỏ chỉ nhận được lệnh hay sơ đồ hành quân vào phút chót, trước giờ xuất phát, di quân. Những vần thơ sau đây đã thể hiện đầy đủ vai trò và thân phận nghiệt ngã của các chiến sĩ tiền phương đó: Những lần chuyển quân dù chẳng biết về đâu. Nhưng chúng tôi biết những gì chờ đợi sẵn. Như thể khi viên đạn đồng trong lòng cơ bẩm. Xẹt ra khỏi nòng rồi kiến cắn tê mê. Chỉ khi nào anh cảm nhận đau tê. Có nghĩa là anh biết mình vẫn còn sống sót. Anh hãnh diện là đã đi về phía trước. Là máu hồng anh đã đổ xuống tặng em. Và khi anh trở về ôm lấy vết thương. Anh mới biết đời vô cùng độ lượng. (Người Lính Trở Về Với Chiến Trường, tr 7)Ta hãy xem thêm thi sĩ họ Trần đã ghi nhận lại những mất mát nào qua “Chia Tặng Chung Nhau” (trang 128), hay trong những hình ảnh máu lửa tiêu biểu của chiến trường mà anh vẽ lại dưới đây - máu lửa, bom đạn, tiếng kêu đau thương, tuyệt vọng: Xin trả lại bên trời vầng trăng đỏ máu. Và tiếng dội ầm ầm của đám trực thăng. Và cả một biển rừng lửa bốc xung quanh. Và sườn lũng cháy đen thành than củi. Người lính cũ mắt nhìn trong bóng tối. Nghe văng vẳng bên mình lời rên rỉ: Cứu em. (Xin Trả Lại, tr 11)để từ đó anh bồi hồi, ngậm ngùi trước những hoang phế, điêu linh rồi nghi vấn, suy tư về thân phận mình và kiếp người…: Mặt trận đổ theo bìa Đệ Đức. Nghe cận kề lửa hưóng Tam Quan. Bồng Sơn mây ám toàn tin dữ. Chiều chưa buông quận đóng năm giờ. Giặc chiếm cận sơn người chạy loạn. Còn bên cầu trơ trọi cây đa. Cây đa có mặt khi nào nhỉ. Có phải nơi này là quê hương. Có phải mỗi con người trôi dạt. Cất trong tim bóng mát thiên đường. Cây đa vươn giữa trời bi lụy. Những thổ thần hoang lạnh lư nhang. Lửa cháy Trường Lưu đò đã chặn. Chị ra sông ơi ới đoạn trường. (Cây Đa Bên Cầu, tr 20)Địch tan, chiếm lại đất đai chưa kịp vui mừng thì người lính trận lại phải đương đầu, đối diện trước những bức tranh mang đầy dấu vết hoang tàn, đổ nát, trước “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”: Ta đã về dành lại quê hương. Dành lại quận đường hoang tàn đổ nát. Dành lại ngôi trường lời ca tiếng hát. Ta đã về nhìn bầy chim cút côi. Nhưng ta lại không dành được em gái ta yêu. Chúng ủ rũ như lòng ta ủ rũ. Lũ bé quì bên xác người cô trẻ. Ðặt chùm hoa mếu máo gọi cô về... Em bé quê ơi cho ta một nhánh bông. Một nhánh bông quì vàng như màu áo. Ta đặt tên em. Trống trường ảo não. Như những hồi mặc niệm em tôi. Ta đã về và đã trễ em ơi. (Đêm Tiếp Cứu Chợ Huyện, tr.28)"Ta đã về và đã trễ em ơi". Câu thơ như một tiếng kêu thống thiết, chứa chan huyết lệ, thể hiện tình quân dân cá nước. Một hình ảnh thê lương khác đã được Anh Thuần - người phóng viên chiến trường gan lì của Cục Tâm Lý Chiến và Đài Phát Thanh Quân Đội, đã phát họa lại đậm nét khi anh đang bám trụ trên "quốc lộ máu" năm 72 để ghi nhận, tường thuật về tin tức chiến sự: “Em về đâu, hỡi người em lạc lõng - chiều đã buông và mây đã giăng mờ - trong lửa đạn máu tanh thời chiến loạn - còn mong gì tìm được chốn an cư.” [Anh Thuần * Chiều Chiến Loạn] Sống ở, thác về. Người lính trận miền xa nào mà chẳng ý thức được số phận mỏng manh của mình. Bởi vì, người xưa đã trải nghiệm rồi truyền lại: “cỗ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, thì sự mất còn đối với họ cũng chỉ như lẽ tan-tụ tất yếu của mây nổi, của hoa biển. Trong lòng kẻ trấn thủ lưu đồn - lúc nghĩ ngơi, có chăng là nỗi nhớ nhung về những con đường tình đã qua và hoài niệm về sự mất mát của bạn bè, đồng đội: “Nằm đây thương những con đường - kể em nghe chuyện chiến trường được chưa - lòng anh thơ dại bóng cờ - ngủ yên đâu dám định giờ xuất quân - đã lâu võ nghiệp quen dần - thấy người đi cũng ân cần muốn đi - hỏi người: ai chết đêm khuya - bảo: không, ngựa lạc đường về cõi xưa.” [Hoàng Lộc * Đêm Đóng Quân Ở Định Quán]Cùng những ngỡ ngàng của thi nhân Trần Tuấn Kiệt, người đã chiếm giải nhất về thơ của Tổng Thống năm 71, qua các cảnh tượng ảm đạm của những ngày biến loạn xảy ra ngay tại các vùng ven đô của Saigon đầu Xuân Mậu Thân 68: “…Ra nhìn khói lửa đạn bay - khói lên từng cụm đạn cày mênh mông - qua đêm ngủ giấc say nồng - tĩnh ra bốn phía chập chùng núi non - trời xa mây bạc vô cùng - sao ta nằm ngủ giữa vùng máu xương.” [Trần Tuấn Kiệt * Tết Mậu Thân Nhậu Với Bùi Giáng] THT tuy là người chiến sĩ dạn dày phong sương, nhưng lời thơ của anh lại rất nhẹ nhàng thi vị, man mác tâm tình của một nghệ sĩ yêu người, yêu đời và yêu quê hương sâu sắc, đậm đà: Tôi về đây. Tôi đã trở về đây. Đồi xưa tôi gọi đồi không hay. Ai đi bỏ lại hoàng hôn lạnh. Đỏ ối đồi xưa ôm lấy mây... Có ai như thể người binh Thượng. Ngồi khom trên bờ đá thổi kèn. Hôm qua có những hồn ma lẻ. Lạc tìm về buôn bản cao nguyên. Có ai dưới lớp mồ hoang dã. Nằm xuỗi chân mắt mở trợn trừng. Chiều nay sao mọc về phương Bắc. Sao ruột lòng vứt bỏ phương Nam. Cỏ tranh lớp lớp che đường dốc. Phòng tuyến buồn hiu nhuộm nắng chiều. Trận đánh cũng đi vào quên lãng. Sao còn rờn rợn những hồn xiêu. (Đồi Xưa, tr 43) Cảnh tượng nào sau chiến trận mà không thê thảm. Không có chiến trận nào mà không có người phải hy sinh? Ngay cả những chiến sĩ đồng minh sang phụ giúp chúng ta - để chống sự xâm lược, dành dân chiếm đất của Việt Cộng vào lãnh thổ VNCH, cũng không tránh khỏi rơi vào tuyệt lộ bi thương nói trên. Xin hãy đọc thử bài thơ “As The Sun Sets In The Dark Sky” của Guy L. Jones thuộc tiểu đoàn 43 Truyền Tin. Người lính chiến Hoa kỳ này đã nghe thấy, cảm nhận gì trong cảnh "hồn tử sĩ gió ù ù thổi," trong cảnh tịch mịch dưới màn đen, trời mờ Pleiku: “…Khi ánh thái dương chìm khuất trong bầu trời u ám, tôi nghe âm thanh của những người lính chiến đang đi đều bước và kêu gọi nhau từ một khoảng xa. Tôi nghe họ bảo rằng đừng nhỏ lệ vì họ, bởi những nỗi đau đớn của họ giờ đã tan biến cả rồi và hiện giờ họ đang đi về với Thượng đế trong cảnh an bình vĩnh cữu. Khi ánh mặt trời lan dần về phía chân trời, hình ảnh của những người di hành đó đã vượt khỏi tầm mắt của tôi, nhưng không phải là những lời trối trăn mà họ đã nói, vì những di ngôn của từng mỗi người đó tôi vẫn ghi giữ mãi trong tiềm thức. Tôi đã thì thầm đáp lại cho cho họ biết là tôi sẽ thông truyền những lời trối trăn ấy tới mọi người, cho bất cứ những ai muốn nghe di ngôn của họ do tôi tường thuật lại. Công việc này tôi xin hứa với tất cả các anh, tôi sẽ làm mãi mãi khi mà tôi vẫn còn sinh tồn. Xin chào vĩnh biệt các chiến hữu, xin chào”[5] Nhà toán học, nhà tư tưởng siêu quần Blaise Pascal đã từng ví von nhận định rằng: “Con người là một cây sậy, loại mềm yếu nhất trong vạn vật, nhưng là một cây sậy biết tư duy” [6]. Thân phận người chiến binh ngoài tuyến đầu dỉ nhiên mong manh, nhưng là người biết suy tưởng, có tình cảm, thì dù ở trong cảnh trạng khói Iửa đạn bay đi nữa, mấy ai tránh khỏi nỗi niềm mơ ước. Mơ ước, hoài vọng về một viễn ảnh sớm chấm dứt chiến tranh, đất nước sớm an bình: “…giọt máu trên ngọn cỏ mềm - của ai không biết nằm im như tờ - đằng xa sau lớp bụi mờ - mới nhìn tôi tưởng con cờ thí thân - toán tôi vừa tới bìa rừng - đã nghe đạn nổ muốn bưng cái đầu - rạp mình xuống đất nâu nâu - mặt tôi chạm nắm cỏ khâu xanh rì. ừ thì chú cũng như tôi - cũng khiêng sông núi trên đôi vai mình - mong cho đất nước thanh bình - chớ ai mong cảnh chiến tranh bao giờ - ừ thì anh cũng như em - cũng đem tổ quốc treo trên ngọn cờ - buồn buồn bày đặt làm thơ - vui vui thì lấy súng phơ một tràng…” [Phan Ni Tấn * Rừng Tâm Sự 5 Năm Lính]Dẫu rằng vấn nạn ấy chỉ là mộng con hay loại “nhược đại mộng” của người lính xa nhà, trong đêm buồn tênh gối súng, nằm ngắm trăng sao, mây nổi rồi mơ ước cảnh đoàn viên: “…Trước thượng đế hai đứa đồng cúi lạy - xin Hoa-Thương-Yêu nở khắp mọi nhà - ruộng đất không còn làm bãi tha ma - sắt thép loài người đem xây tổ ấm - dưới sương gió mây ngàn bên xóm vắng - riêng chúng mình tình tự ngắm trăng non - sớm sớm chiều chiều em sẽ dạy con - bài hát đầu tiên ngợi ca Tình-Ái.” [Phan Bá Thụy Dương * Nói Với Người Mang Tên Một Loài Chim Mùa Xuân]Đời sống của những người lính trận, vì thường xuyên phải đối diện với thần chết nên mỗi lần được nghĩ phép, dưỡng quân là cơ hội bằng vàng cho họ tìm gặp bằng hữu, anh em để cùng nhau ngã nghiêng, ngất ngây bên ly rượu, hầu tạm quên những giây phút ác liệt, nghẹt thở, bâng khuâng ngoài chốn tiền phương: Nửa đêm như thể ngày xưa ấy. Mấy thằng trải chiếu dưới đêm trăng. Trăng sáng phơi trên hàng kẽm lạnh. Rồi chảy vào bát rượu bâng khuâng. Nửa đêm mấy đứa chưa buồn ngủ. Buồn ngủ làm sao, ta chiêm bao. Lính trận dưỡng quân nhờ tí tửu. Để mai nằm xuống hồn bay cao. Nửa đêm doanh trại đèn leo lét. Người lính canh ngồi như tượng đêm. Ma quỉ muốn chơi xin hoãn chiến. Để ta cùng đụng với anh em. (Nửa Đêm Uống Rượu Với Bạn Bè, tr 149) Cũng không ít anh em quân nhân quan niệm rằng: Đánh trận xong rồi thì ta đánh chén. Trong lúc rãnh rỗi, dưỡng quân thì ta đánh chén trước, rồi chờ ngày đánh trận sau. Lính và rượu. Rượu và lính cơ hồ như đôi tình nhân luôn luôn gắn bó mật thiết. Cho dù kẻ ấy là lính “tò te” mới ra “lò” hay là người đã dạn dày chiến trận, khí phách, coi thường sinh tử. Lời thơ trích dẩn dưới đây, tuy bộc lộ rõ nét ngang tàng, khoáng đạt ấy, nhưng dường như phần nào cũng mang mang ý niệm, tư tưởng hiện sinh. Bởi vì, như ai cũng biết, từ hạ bán thập niên 50 trở đi các tác phẩm hiện sinh, lãng mạn như “ Bonjour Tristesse”, “Dans Un Mois, Dans Un An”, “Un Certaine Sourire”… của nữ văn sĩ Francoise Sagan đã ảnh hưởng khá sâu đậm như thế nào với xã hội, đặc biệt là với giới trí thức trẻ, miền Nam: “…hãy cụng ly chết bỏ - tôm cua cá lươn sò - lương ta còn nguyên vẹn - còn cả cái Seiko - Cửu long giang ra biển - sẽ chẳng trở về đây - chiến tranh hề gặp gỡ - có chắc lần thứ hai - lai mỗi thằng mỗi ngã - thằng Cà Mâu Năm Căn - thằng Bình Dương, Bình Giã - thằng địa ngục thiên đàng - nhưng ta không sợ chết - (hơi ngán què đôi chân). còn mày sao lại khóc - cứ cười lên đi con - ta anh hùng tứ xứ - há thua những bông hồng - nơi rừng U Minh Hạ - còn dám nở dưới bom - cứ cười như họng súng - bắn cuộc đời vỡ toang...”[Hà Thúc Sinh * Hành Quân Qua Bến Phà Mỹ Thuận Gặp Bạn Đánh Chén, Say Mèm]Dĩ nhiên bên cạnh đó còn có sự tác động mạnh mẽ hơn của các triết gia hiện sinh hàng đầu như S. Kierkegaard, JP Sartre, F. Nietzche, A. Camus… Có thể cũng với tâm trạng, khái niệm yêu cuồng sống vội, bất kể ngày mai ấy, cùng với sự cảm nhận về nỗi bấp bênh của mình trước đầu tên mủi đạn, nên tác giả Ô Cửa nghĩ rằng có thể ngày mai anh sẽ không còn cơ hội sinh tồn. Nên hôm nay có rượu thì chết bỏ, hãy cứ hăng hái tiếp nối cuộc vui “đưa cay” với bạn bè, ngay cả với linh hồn người khác địa đầu chiến tuyến: Xin cô hàng thêm một két bia. Hôm nay lãnh lương tôi dành đãi hết. Cô hàng ơi một mai tôi chết. Ai tiêu dùm tôi ba tháng lương... Cô hàng ơi cho một ly không. Tôi rót mời một người lính Bắc. Hắn nằm băm thây dưới hầm bí mật. Trên người còn sót lại bài thơ. (Một Ngày Không Hành Quân, tr. 45)4 câu thơ chót là 4 câu thơ đã nói lên đầy đủ tính chất nhân bản. Phải chăng đây là một tuyên ngôn? Tuyên ngôn về tình người - tình người không biên giới, tình chung giống nòi, huyết thống VN. Làm lính trận miền cao là sống với rừng núi khô cằn, bụi mốc. Có mấy ai khi được nghỉ ngơi về với phố thị tránh khỏi sự rung động, khi nhìn những tà áo tha thướt, phất phơ bay bay trong gió của giai nhân, của em gái hậu phương: Thành phố nọ trở về vui một bữa. Quán cà phê và bạn hữu tao mày. Phố xanh hồng sáu chục cũng còn say. Huống bọn trẻ ở trên rừng vắng gái. Gác chân lên bàn đôi giày vạt đế. Cốc xây chừng ngầy ngậy giọt bơ thơm. Ánh mặt trời đọng lại trong ly con. Gió sông thổi tà áo màu tha thướt. Vỉa phố trời cho rộng vài ba thước. Đường phố không dài nên đi xuống đi lên. Muốn theo gót nàng nhưng không dám làm quen. Thôi chỉ biết ngồi lì mòn cả ghế. Để cố uống một lần mai từ giã. Những mái trường, những cửa tiệm, đám đông. Đàn bướm màu làm đẹp cả hoàng hôn. Để gìn giữ làm của thời tuổi trẻ. (Về Với Phố, tr 162) 3. Thân phận, kiếp sống gian lao và nỗi u hoài của người chiến binh sau ngày miền Nam bị nhuộm đỏSau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông bị thảm sát do nhóm tướng lãnh chóp bu đảo chánh ngày 1/11/63, tình hình chính trị và an ninh miền Nam dần dần rơi vào trạng thái càng ngày càng bất an. Có phải cái chết của cụ Ngô như là hồi chuông báo tử trước cho Tổng Thống Kennedy và sự cáo chung của chế độ VNCH? Chỉ hơn một năm sau khi người Mỹ rút khỏi miền Nam, cắt đứt viện trợ, thì quân lực Cộng hoà càng lúc càng bị trói tay, thúc thủ, do thiếu quân cụ, nhiên liệu, đạn dược... Thêm vào đó là với lệnh buông súng “lạ lùng, khó hiểu” của tướng "big Minh" đã dễ dàng đưa toàn quốc rơi vào tay lực lượng xăm lăng CS. Trước và sau ngày dâu biển đó, người ta truyền tụng khắp nơi rằng không biết bao nhiêu quân nhân các cấp đã tự tuẫn tiết vì chẳng chịu đầu hàng. Đa số những người khác thì vì vướng bận thê nhi, cha mẹ... đã bị đưa vào các trại tập trung lao động, tẩy não, mà kẻ chiến thắng gọi là trại cải tạo, kể cả những viên chức dân sự. Bối cảnh náo loạn, bi đát của ngày tàn chiến cuộc ấy đã được thi sĩ Diên Nghị xúc cảm ghi lại một cách sâu sắc:“Tháng 4 - vợ ngóng chồng đầu ngõ. Nón sắt giày sô vất bỏ dọc đường. Mưa sớm khai mùa tuôn xối xả. Đất trời xúc động nỗi tai ương. Thương binh lê lết ra y viện. Tà quyệt nào tha phận tật nguyền. Đơn vị rã hàng tàn chinh chiến. Hỏi người nhân đạo với nhân danh. Có người lính trẻ không buông súng. Ngẩng mặt hiên ngang trước kẻ thù. Thà ngã dưới cờ tròn danh dự. Dày trang sử Việt sáng thiên thu”. [Diên Nghị * Tháng Tư]Cũng như những quân cán chính khác, bạn tôi, một người vừa là người làm báo, vừa là một cưu quân nhân ngành quân báo đã lâm vào thế bị cưỡng bức tập trung. Anh cũng như nhiều người khác tin tưởng rằng chiến tranh đã kết thúc thì việc xách khăn gói đi trình diện học tập trong mười ngày, một tháng theo lệnh của ủy ban quân quản CS là một điều tất yếu, để sau đó mọi người trong nước cùng nhau nối vòng tay lớn xây dựng, hàn gắn lại quê hương. Nhưng tất cả những kỳ vọng ấy đã được trả bằng những sự đói rét, khổ nhục trường kỳ và những đòn thù khắc nghiệt: “Heo hút đồi cao bụi phủ mờ - những thân còm cõi dáng chơ vơ - bốn vòng gai sắc như dao nhọn - đâm suốt hồn ai nhát hững hờ - đã mấy Mùa Xuân trong đớn đau - cao su vàng lá úa u sầu - bọn ta chung kiếp tù tăm tối - ngày tháng chừng trôi qua rất lâu...” [Vũ Uyên Giang * Bài Gửi Dương Hùng Cường] Nếu không có sự tin tưởng này thì với lực lượng quân dân cán chính can trường, bất khuất bị lường gạt ấy sẽ ứng phó ra sao? Giới cầm quyền mới có dể dàng, yên ổn thu gọn cuộc chiến thắng mà họ đã luôn tự hào, rêu rao là thần thánh kia chăng? Việc CS dồn người, đem giam giữ vào các trại tập trung xa xôi, ngấm ngầm để các nơi, các cơ cấu phụ thuộc tổ chức đưa người vượt biên hoặc cho phép các cựu tù miền Nam sang Mỹ định cư chẳng phải là nhằm vào mục đích giải trừ, tránh đi hậu hoạn về những sự đối kháng, nổi dậy nguy hiểm hay sao? Hơn ai hết, nhóm đầu não lãnh đạo phương Bắc có thể tiên liệu, biết chắc chắn là mối họa này không thể không xảy ra? Rồi con số người bị hành hạ, chết chóc trong các trại cải tạo mỗi ngày một gia tăng. Con số người dân tìm đường vượt thoát chế độ độc tài càng ngày càng nhiều, dù họ đều biết rằng mình có thể sẽ vùi thây trong lòng biển cả hay một xó rừng, góc núi nào đó. Còn những kẻ sau thời gian bị nhục hình trong các trại tập trung trở về, người thì bị đày lên vùng kinh tế mới, kẻ thì lâm vào cảnh "anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than", tìm trầm quế, "chém tre đẵn gỗ trên ngàn"... dọc theo dãy Trường Sơn hay tiếp tục những gánh nặng oan khiên khác bằng nghề đẩy xe thồ, đạp xe xích lô... tự an ủi mình bằng ý nghĩ "không có nghề nào tồi tệ, xấu xa, chỉ có con người tồi tệ, xấu xa thôi" [7]. Những hình ảnh được trình dẩn dưới đây là một trong những minh chứng về chánh sách đọa đày, ngược đãi đối với những người cựu tù sống sót đã được họ tha, cho về từ những lò ô nhục mà ngôn ngữ kẻ chiến thắng gọi là trại cải tạo: “Cõng con dắt vợ leo đồi - phá rừng làm rẫy cất chòi tịnh tâm - vợ con tắm vũng trâu nằm - lưng gùi tay rựa quanh năm cuốc cày - đầu trần chân đất hôm nay - mai sau rồi cũng bóng mây lưng đèo.” [Trần Văn Sơn * Tù Về, Lên Rừng Làm Rẫy] Nơi các trại tù tập trung lao động cũng có nhiều người bất khuất, không chịu được sự ngược đãi đã liều mình bỏ trốn. Có nhiều người bị bắt lại, bị giết. Cũng có nhiều người vùi thây nơi vùng Việt Bắc, nơi rừng sâu nước độc, hoang dã đầy sương lam, chướng khí trên đường tìm về. Cũng có nhiều người vượt thoát sau bao đói khổ, truân chuyên được hội ngộ với gia đình. Nguyên Hoàng Bảo Việt là một trong số những người may mắn hiếm hoi đó. Anh là một trong những người đầu tiên đã chiếm giải Văn Chương Toàn Quốc trong thập niên 60. Hiện nay anh là nhân vật quan trọng trong Ủy Ban Bảo Vệ Nhân Quyền và trung tâm Văn Bút Âu Châu. Nhờ “Kẻ Sống Sót” này mà chúng ta có thể hình dung được thảm cảnh oan khiên của những người “ngã ngựa” phải chịu đựng triền miên trong địa ngục trần gian. Trong một nơi cực khổ, đói lạnh dai dẳng, thiếu ánh sáng: “…Đêm đã xuống - Trên đường trốn về Nam - Tìm sao để định hướng - Con chim Việt còn nhớ cành - Sau lưng tôi - Bạn bè ở lại - Giữa trại tù tập trung - Nào ai biết - Dù màn sắt hay màn tre - Ngục hình của Cộng sản - Ngàn lần hơn Lao Bảo - Trăm lần hơn Côn Nôn - Luật rừng thời trung cổ - Khổ sai và tẩy não - Chung thân - Chết đói và tuyệt vọng - Muôn năm - Xích xiềng và liềm búa - Khua vang - Khua vang…” [Nguyên Hoàng Bảo Việt * Kẻ Sống Sót] Tác giả Ô Cửa thì may thay được cho về sớm để rồi bùi ngùi nhìn cảnh đổi thay, vợ con nheo nhóc. Người lính thám báo, người giáo sư yêu đời năm xưa đã mạnh dạn tìm phương tiện sinh nhai bằng một nghề mà người có học, kẻ sĩ trên khắp hoàn vũ nằm mơ, hoang tưởng mấy cũng không thể hình dung, ngờ được. Nhưng có lẽ nhờ tâm hồn nhạy cảm, dể rung động của thi nhân cùng với một nhân sinh quan cởi mở, nên có lúc THT cũng tìm thấy được phần nào nét trào phúng, ý nhị nhỏ nhoi, hài hòa trong công việc dãi dầu mưa nắng. Dẫu sao anh cũng còn cảm thấy được phần nào tự do, sung sướng hơn những năm bị lưu đày:Ta trở về ôm những nhánh tang thương. Cúi đầu bước đi giữa lòng phố cũ. Con phố của ta ruột rà trăm ngõ. Sao bây giờ mỗi khúc mỗi đau. Ta đã trở về bốn năm phù du. Hồn hóa đá người thành dã thú. Ta dỗ dành ta tai trời ách nước. Thôi đã hết rồi món nợ tiền khiên... Sau cuộc chiến tranh làm tên sống sót. Sau cuộc tội tù đi bán cà rem. Ta bán cà rem hề, ta bán cà rem. Lắc chiếc chuông đồng khua vang làng xã... Chiếc áo trận xanh xạm màu khói lửa. Chiếc mũ rơm đan vương miện tội tù. Ta qua những miền thiên cổ âm u. Ta đập vào thùng nghêu ngao ca hát. Ta bán cà rem hề, kem đường kem chảy. Thêm kem oan cừu chất ngất miền Nam. (Ta Bán Cà Rem Hề, tr.24)Lời thơ tuy êm êm, lãng đãng như sương khói đầu cành, nhưng sao lại ẩn tiềm, phảng phất đâu đây một nỗi cay đắng tái tê. Những dòng thơ chuyên chở những sắc thái ý nhị này người đọc có thể phát hiện dễ dàng trong toàn tuyển tập Ô Cửa của anh, điển hình như: “Sợi Tóc Nhớ Nhung” (tr. 108), “Tôi Đã Về Em Ạ Đêm Nay” (tr. 165), “Xa lạ” (tr. 201), “Hoàng Hôn Trên Bản Địa” (tr. 313)... Trận đánh nào rồi cũng đi vào quên lãng. Thời gian nhọc nhằn, tủi nhục nào rồi cũng chìm lắng, nhạt nhòa dần với thời gian. Kết cuộc có còn chăng là những nỗi niềm u uẩn, cay đắng khôn nguôi, những vết sẹo mãi mãi hằn in trên thân thể gầy mòn của người lính tiền sát bị thất trận oan ức:Những mảnh đời như những cơn giông. Đã xé toạc cả tiếng đời tục lụy. Đã dữ dội như trăm ngàn tạc đạn. Đã rũ mềm lê lết cất không lên... Bụi thì mù, mây thì phủ tai ương. Con ngựa đứt dây, hí hoài trên núi. Bàn tay cắt vào mảnh chai tươm máu. Hồ trường này đây, đập cốc. Về đâu? Ta thì ngậm cả tang hồ rách nát...(Cuồng Ngâm Của Tên Thất Trận, tr 124)và có còn chăng trong lòng, trong ký ức sâu kín là niềm kiêu hãnh, sự tưởng niệm mang mang, thấm thía:May mà tôi vẫn còn một hoài niệm xanh. Dù chỉ là nỗi niềm tự hào buồn bã. Trên ngực lép vẫn còn chiến thương ngày cũ. Như đáp đền ân lượng của quê hương. (Niềm Kiêu Hãnh Buồn Bã, tr 233)Người bạn đồng minh James M. Hopkins thuộc Sư Đoàn 1 BB - người đã từng dẫm chân trên các nẻo đường hành quân vùng Bình Dương, Tây Ninh, khu “tam giác sắt” cũng có chung một tâm trạng như “Đêm Mất Ngủ” của THT (trang 252). Nhưng trái với sự mong đợi. Khi anh và các chiến hữu trở về không may đã bị các lực lượng phản chiến hung hăng thời đó coi như những tội đồ, thậm chí là kẻ sát nhân. Do mặc cảm tội lổi hay vì tâm trạng chua chát, tái tê trước phản ứng phủ phàng của dư luận mà bài thơ mang tựa “SONG” diển tả về tâm trạng của người lính hồi hương này đã mang nặng màu sắc bi thảm, bi quan, chán chường, để rồi anh ta phải dấu kín tâm tư, không thổ lộ được cùng ai: “…Người lính chiến không quên được. Có lẽ -trong nhiều năm- anh ta sẽ trăn trở trong mỏi mệt. Chờ đợi giấc ngủ, chẳng bao giờ đến. Không ai có thể thoát khỏi được. Những gì anh ta đã chứng kiến, và những sự việc anh ấy đã dự phần, đều bị chôn vùi trong những giấc mơ, trong thầm lặng và câm nín…”[8] Sao người ta lại nhìn tác động, hiệu quả của chiến trận dưới con mắt đạo đức để chỉ thấy mặt trái, đàng sau của tấm huy chương? Điều đó có oan ức cho những người vì nhiệm vụ phải thi hành trong lúc đối diện địch quân? Hơn nữa trong lúc chiến đấu, giết giặc - ít nhất, cũng để bảo toàn được mạng sống của mình, mà cũng bị xem là một hành vi tội lổi, phi đạo đức được chăng và như vậy thì sự công bình đối với tha nhân ở đâu? Những ray rứt về những ngày ngang dọc, gian truân xa xưa như cứ đeo đẳng, bám sát tâm trí người lính trận THT. Cho dù đến nay anh đã trở thành công dân của một quốc gia khác, mà quê huơng yêu dấu cũ thì đã ngàn trùng cách ly. Nỗi hoài nhớ này được dàn trải qua 2 bài lục bát ngắn gọn dưới đây: Bên kia lạnh nến hai hàng. Phố kia và những con đường lặng im. Nhà kia đóng cửa im lìm. Sao ta không đóng nỗi niềm muội mê. (“Hỏi lòng,” tr 256) Tôi lạc rồi em biết không. Tôi đang quờ quạng giữa vùng mù sương. Cũng vì cái ngạnh cái ương. Ngỡ mình là lính tiền phương thuở nào. (Lạc Đường, tr257) Dù tập thơ quá dày không thể giới thiệu thêm, nhưng người viết nhận thấy mình sẽ thiếu sót lớn nếu không đề cập đến bài thơ mang tựa của tuyển tập, mang linh hồn của cả 5 ấn phẩm mà tác giả đã chọn, gom góp lại thành một kiệt tác: Ngôi trường cũ có bao nhiêu ô cửa. Để tôi về đếm những đám mây bay. Tôi sẽ gọi một bầy chim sẻ nhỏ. Những con chim từng xa vắng lạc bầy. Tôi sẽ đứng như một người thiên cổ. Lớp học buồn như từ cõi cô đơn. Thầy ngồi đó đôi vai gầy tóc bạc. Chút ngậm ngùi cơn nắng đọng hoàng hôn... Tôi sẽ nhớ một người tôi yêu dấu. Người nào đâu về lại buổi hôm qua. Dấu chân nhỏ như vết hài vạn cổ. Đôi mắt nào theo mãi cuộc đời tôi... Và người ấy qua dòng sông sương muối. Tôi lên rừng theo dòng thác binh đao. Và người ấy theo sông về với biển. Tôi về Đông, về Bắc, biết về đâu? Trăng thiếu phụ tôi mang vào song cửa. Cho một lần, cho vô tận ý thiên thu. (Ô Cửa, tr 14)Tôi đoan chắc những hoài niệm triền miên, những ray rứt về các mất mát trên với niềm kiêu hãnh buồn bã nọ sẽ mãi mãi vương vấn trong tâm hồn, ký ức của người thi sĩ đa cảm, đa tình này. Tuy phần lớn trong số 237 bài là thơ chiến tranh - trực hay gián tiếp, nhưng trong Ô Cửa cũng có nhiều bài thơ tình nồng nàn, rất đáng cho người đọc ngâm nga, thưởng ngoạn như: “Nha Trang” (tr. 30), “Con đường Trăng” (tr. 52), “Thơ của Văn” (tr. 62), “Dư niệm” (tr. 196), “Từ buổi ta về” (tr. 268), “Hẹn lòng” (tr.350) 4. Lời kết Ai cũng biết con số người Việt Nam làm thơ chiến tranh không phải là ít. Nhưng theo tôi, THT là người đã sáng tác nhiều nhất Trong nhiều tác phẩm mà tôi có trong tay do anh gởi tặng, tôi thấy hầu như bài nào, cuốn sách nào, anh cũng vẽ cho người đọc thấy những hình ảnh linh hoạt, bi hùng của nhũng người lính chiến như anh, sự thống khổ của đồng bào mà anh và những chiến hữu khác thuộc quân lực miền Nam có nhiệm vụ bảo vệ, che chở bằng tất cả nhiệt tình, nhiệt huyết. Ô Cửa là một tuyển tập thi ca có tầm vóc lớn. THT lại biết tự chọn cho mình một hướng đi, một bản sắc riêng về thi loại, đề tài: chuyên biệt về Chiến Tranh. Thơ anh được cấu tạo bằng những thi ngữ, ngôn từ qui ước bình dị, chân phương. Nhưng bằng những cảm xúc nồng ấm, cùng lối kết từ điêu luyện, nên Ô Cửa dễ dàng lôi cuốn người đọc vào những tình tự tan hợp, những biến động tràn ngập máu lửa, khói súng trong thời loạn lạc đã qua, mà anh là một nhân chứng sống. Chất liệu nòng cốt trong thơ anh là tình nghĩa, dành cho đồng đội, tình yêu thương, trìu mến dành cho người tình, cho những người dân lành ở khắp các làng mạc, thị trấn lẻ, mà gót chân anh đã từng in dấu. Thơ chiến tranh là một thi loại đặc thù, khó gây được sự rung cảm sâu xa trong tâm hồn người đọc. Nhưng nhờ sự biết phối hợp, hài hòa các thi ảnh, thi ngữ vào tác phẩm đúng mức nên thơ của anh trở nên dịu vợi hơn và dễ thẩm thấu vào nội tâm người thưởng ngoạn. Ô Cửa xứng đáng là một tập thơ có giá trị cao, hiếm hoi trong nền văn học hiện đại. ¤Vài nét về Trần Hoài Thư. THT là một người có lòng với nền văn học miền Nam. Từ khi định cự tại một tiểu thuộc miền Đông Hoa kỳ đến nay anh đã lặn lội đi các thư viện lớn để suy tầm tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ cũ để in ấn lại và lưu truyền ở hải ngoại bằng phương tiện thô sơ khiêm tốn qua Thư Ấn Quán của mình. Ngoài ra anh và một số thân hữu còn chủ trương tập san Thư Quán Bản Thảo cứ ba rồi bây giờ là 2 tháng một lần - từ nhiều năm nay, để đăng tải các tác phẩm của bằng hữu. Đặc biệt là của những cây bút còn ở tại miền Nam VN. Tập san này không bán mà chỉ biếu tặng theo yêu cầu của những người mến mộ các văn thi sĩ cũ trước tháng 4 năm 1975. Trần Hoài Thư tên thật Trần Quý Sách, sinh ngày 6.12.1942 tại Ðà Lạt. Anh khởi viết năm 1960 và nguyên là cựu sĩ quan VNCH ngành Thám báo. Tốt nghiệp cao học toán tại Hoa kỳ. Cựu chuyên viên điện toán của công ty điện thoại AT&amp;T. Hiện hồi hưu và an cư tại tiểu bang New Jersey.Một số tác phẩm tiêu biểu đã xuất bản:Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang ( Ý Thức)Những Vì Sao Vĩnh Biệt (Ý Thức)Ngọn Cỏ Ngậm Ngùi (Ý Thức)Một Nỏi Nào Ðể Nhớ (Con Ðuông)Ra Biển Gọi Thầm (1995)Ban Mê Thuộc Ngày Ðầu Ngày Cuối (1997)Về Hướng Mặt Trời Lặn (1998)Thơ Trần Hoài Thư (1998)Mặc Niệm Chiến Tranh - Ô Cửa (2006)… PHAN BÁ THỤY DƯƠNG - 5/2010. • trích thơ của các tác giả: Anh Thuần, Diên Nghị, Hà Thúc Sinh, Linh Phương, Hoàng Lộc, Huy Lực, Luân Hoán, Nguyên Hoàng Bảo Việt, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Mạnh Trinh, PBTD, Phan Ni Tấn, Phan Xuân Sinh, Tô Thùy Yên, Trần Tuấn Kiệt, Trần Văn Sơn, Vũ Uyên Giang.•tạm dịch từ nguyên bản: [1] Herbert Hoover: The old men declare war. But it is the youth who must fight and die. [2] Ernest Hemingway: They wrote in the old days that is sweet and fitting to die for one’s country. But in the modern war, there is nothing sweet nor fitting in your dying. You will die like a dog for no good reason. [3] Winston Churchill: Attitude is a little thing that makes a big differences. It costs nothing to be polite.[4] Marko Whiteley: Right onto the ambush the fighting is fierce. The wildness is gone the glint in the eyes. For now it is you not just them to die. Through the blackness of the deeping night. The wounded scream the rest to fight. The mind starts to scream a terrible warning. [5] Guy L. Jones: As the sun sets in the darken sky. I hear the voices of those who march off to the distant and calling one to another. I hear them say do not weep for us for our pain is over with now and we go to our God in peace. As the sun passes over the horizon, the image of these marching men pass from the light of my eyes but not the words they said, which I hold onto and the memory of each and very one of them. I whisper back to them I’ll pass on your words to all who hear them from me. This I promise to all of you as long as I live. Farewell my friends, farewell. [6] Blaise Pascal: L’homme est un roseau, le plus faible de la nature, mais un roseau pensant.[7] Winona Ryder: il n’y a pas de sot métier, il n’y a que de sottes gens.[8] James M. Hopkins: The combat soldier, do not forget who (for perhaps years) will toss sweat, waiting for sleep, that won’t come. No one escapes. What his eyes have seen, and the things he has been, are buried in dreams, mute and dumb.
Mục lục
Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam.
Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam.
Phan Bá Thụy DươngChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Tác giả/ VNthuquan - Thư viện OnlineĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 27 tháng 6 năm 2010 | vanhoc |
Hướng dẫn
Có biết bao lí do đế tôi yêu mùa thu – một mùa đẹp trong vòng tuần hoàn của thời gian trôi chảy: Xuân – Hạ – Thu – Đông. Yêu lắm các vòm trời cao trong xanh vời vợi, vắt ngang vài dải mây trắng lơ lửng trôi! Yêu lắm nắng mùa thu sao dịu dàng đến thế! Nắng thu mỏng mảnh như tơ trời vàng óng phù khắp mọi nơi. Vạn vật được đắm mình tha hồ vùng vẫy trong cái nắng dịu, tươi sáng, trong trẻo như đôi mắt trong veo của bé thơ. Nắng thu không chói chang như nắng mùa hạ, không hanh hao, vàng vọt, yếu ớt như nắng mùa đông. Có ai bảo: Sao giống nắng xuân đến thế! Nhưng không phải! Mùa xuân nắng mong manh không thành màu, đâu trong sáng như nắng mùa thu. Không những thế, nắng thu còn đánh thức cả lương tâm cây trái, báo hiệu một mùa quả chín đỏ mọng hay vàng ươm đang trĩu trên cành.
Thuở bé, tôi được nghe những câu chuyện “Vỉ sao hoa cúc có nhiều cành?” mà khòng khôi xúc động trước tình cảm của em bé đối với bà mẹ. Phải chăng bóng hoa cúc – đặc trưng của mùa thu là minh chứng cho tình mẫu tử cao đẹp ấy? Dần lớn lên, bài học ấy vẫn mãi theo tôi. Chính loài hoa này đã dạy cho tôi biết thế nào là tình yêu, là sự hy sinh, là hạnh phúc? Có lẽ vậy nên mỗi độ thu về, được ngắm loài Liêu Chi, lòng tôi lại trào dâng bao nỗi niềm khó tả, nó đánh thức và nhắc nhở tôi bài học về lòng hiếu thảo.
Bạn đã bao giờ ngắm nhìn hoa quỳnh nở dưới trăng chưa? Trên nền trời cao thăm thẳm, trăng dịu dàng như cô tiên nữ với chiếc váy trắng óng ánh đang nô đùa cùng muôn ngàn sao lấp lánh. Khoảng giữa là không trung bao la thoáng đãng, còn dưới mặt đất này, bầu không khi tĩnh lặng yên bình, được ngắm hoa quỳnh nở trong cảnh gió mát trăng thanh còn gì thú bằng? Hoa cựa mình khẽ khàng, rồi từ từ, từ từ nhẹ nhàng nở bung ra, tắm mình dưới ánh trăng ngân, thật đắm say lòng người. Không chọn cho mình cái rộn ràng của buổi bình minh, không lựa lúc cuộc sống ồn ào, hối hả ban ngày quỳnh chọn cho mình cái khoảnh khắc tĩnh mịch này để nhẹ nhàng tỏa hương. Hoa nhẹ nhàng tỏa hương ngọt ngào của mình trong đêm để quyến rũ hồn người, khiến cho lòng người bâng khuâng, man mác. Và kìa! Trăng nhỡ ngàng, sững sờ, sà xuống hôn lên những cánh hoa trắng muốt, tinh khôi, lưu lại đấy một phết vàng lung linh huyền ảo. Chao ôi, đẹp đến mê người!
Nhắc đến mùa thu tôi lại nhớ đến những chiều tà! Thật thanh thản khi thả mình giữa những cơn mưa lá, bước dần lên thảm lá vàng rụng dày, sực nức một hương thơm thôn dã. Hít thở cái hương vị thiên nhiên mang dáng vể đồng nội ấy đã thấy lòng mình mênh mang. Chợt nghe đâu đây lời ru ngọt ngào: “À ơi! Gió mùa thu mẹ ru con ngủ (…) Hãy ngủ, ngủ đi con,Con hời con hỡ…”, lòng ta lại nao nao, bâng khuâng đến lạ. | vanhoc |
Heinrich August Marschner (1795-1861) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng người Đức.
Cuộc đời và sự nghiệp
Heinrich Marschner học luật rồi chuyển sang học âm nhạc tại Leipzig. Năm 1817, Marschner sang Viên và đã gặp Ludwig van Beethoven. Từ năm 1824 đến năm 1831, Marschner hoạt động sáng tác và làm nhạc trưởng tại nhiều thành phố của Đức. Từ năm 1831, ông là nhạc trưởng cung đình ở Hanover. Trong 2 năm cuối đời, ông sống chủ yếu tại Paris.
Phong cách âm nhạc
Heinrich Marschner là một nhà soạn nhạc thuộc dòng nhạc lãng mạn Đức. Ông được ghi nhận chính ở lĩnh vực đưa những truyền thuyết bí ẩn và u tối vào trong âm nhạc. Sáng tác opera của Marschner là cái gạch nối giữa hai phong cách của Carl Maria von Weber và Richard Wagner.
Những sáng tác
Heinrich Marschner đã sáng tác :
15 vở opera, tiêu biểu là:
Ma cà rồng (1828)
Người coi đền và anh Do Thái (1829)
Hans Heniling (1833)
Các tác phẩm âm nhạc tôn giáo
hai bản overture cho dàn nhạc giao hưởng
Các tác phẩm nhạc thính phòng
420 ca khúc
120 bản nhạc cho hợp xướng nam
Âm nhạc sân khấu
Chú thích
Tham khảo
Some of the information on this page appears on the website of Edition Silvertrust but permission has been granted to copy, distribute and/or modify this document under the terms of the GNU Free Documentation License.
Heinrich Marschner Biography; list of operas and singspiels.
Palmer, Allen Dean: Heinrich August Marschner, 1795–1861. His life and stage works. Ann Arbor 1980
Weber, Brigitta: Heinrich Marschner. Königlicher Hofkapellmeister in Hannover. Hannover: Niedersächsische Staatstheater 1995. (Prinzenstraße. 5) ISBN 3-931266-01-X
Von der Lucretia zum Vampyr. Neue Quellen zu Marschner. Dokumente zur Entstehung und Rezeption der Lucretia. Vollständige Edition des Reise-Tagebuchs von 1826 bis 1828. Anmerkungen zu Marschners journalistischem Wirken. Hrsg. und kommentiert von Till Gerrit Waidelich. Tutzing: Schneider 1996. ISBN 3-7952-0837-8
Heinrich August Marschner. Bericht über das Zittauer Marschner-Symposium. Ein Symposium des Instituts für Kulturelle Infrastruktur Sachsen. Hrsg. von Allmuth Behrendt und Matthias Theodor Vogt. Leipzig: Leipziger Universitätsverlag 1998. (Kulturelle Infrastruktur. Bd. 5) ISBN 3-931922-22-7
Reclams Opernführer. Reclam-Verlag 1994, ISBN 3-15-010406-8
Liên kết ngoài
JMucci.com | Biography
Edition Silvertrust | Piano trio nos. 2 & 7, Opp. 111 & 167 soundbites
Sinh năm 1795
Mất năm 1861
Nhà soạn nhạc Đức
Nhạc trưởng Đức
Nhà soạn nhạc opera
Người Hannover | wiki |
Quantico (tựa tiếng Việt: Học viện điệp viên) là một bộ phim truyền hình dài tập sáng lập bởi Joshua Safran và được công chiếu trên kênh ABC vào ngày 27 tháng 9 năm 2015. Phim có sự tham gia của các diễn viên: Priyanka Chopra, Josh Hopkins, Jake McLaughlin, Aunjanue Ellis, Yasmine Al Massri, Johanna Braddy, Tate Ellington, Graham Rogers, Anabelle Acosta, Russell Tovey, Pearl Thusi, Aarón Díaz và Blair Underwood.
ABC chiếu phần đầu tiên với tất cả 22 tập. Vào ngày 3 tháng 3 năm 2016, ABC làm mới phần 2 của Quantico và được công chiếu vào ngày 25 tháng 9. Bộ phim cũng nhận được những đánh giá tích cực từ phía các nhà phê bình và đạt được hơn 8 triệu người xem do Nielsen ratings thống kê trong phần đầu tiên.
Tóm tắt
Một nhóm các tân binh của FBI chiến đấu theo cách của họ thông qua việc đào tạo tại học viện ở Quantico, Virginia, không lường trước được rằng một trong số họ là chủ mưu của vụ tấn công khủng bố lớn nhất kể từ sự kiện 11 tháng 9. Sau khi bị sa thải bởi FBI, Alex được chiêu mộ bởi CIA và bị vướng vào những âm mưu có quy mô toàn cầu.
Diễn viên và nhân vật
Priyanka Chopra trong vai Alexandra "Alex" Parrish, một đặc vụ FBI đầy hứa hẹn vô tình trở thành kẻ bị tình nghi trong một vụ tấn công khủng bố. Bị gài bẫy, cô phải chạy trốn để truy tìm những kẻ chịu trách nhiệm và rửa sạch thanh danh của mình. Cuối phần 1, Alex bị sa thải bởi FBI và được trao cơ hội để làm việc cho CIA.
Josh Hopkins trong vai Liam O'Connor, một đặc vụ FBI dày dạn kinh nghiệm, bị giáng chức để trở thành giáo viên tại học viện FBI. Ông và cha của Alex đã tốt nghiệp từ học viện FBI nhiều năm trước và một trong những nhiệm vụ bí mật đầu tiên của họ ở Omaha bị lộ khiến hơn 200 người bị giết. Ông cũng đã có quan hệ tình một đêm với Alex vào đêm giao thừa năm mới. Alex và Ryan giết Liam sau khi mình bị lộ là một kẻ khủng bố (Phần một)
Jake McLaughlin trong vai Ryan Booth, một đặc vụ ngầm của FBI, người được giao nhiệm vụ theo dõi Alex, nhưng đã yêu cô ấy. Anh tiếp quản vai trò của Miranda như tư vấn viên. Ryan hiện đang làm việc trong Văn phòng New York và chiếm lấy vị trí của Hanna Wyland được trao cho anh bởi Liam O'Connor
Aunjanue Ellis trong vai Miranda Shaw, trợ lý Giám đốc của Học viện FBI, giám đốc chương trình đào tạo ở Quantico và là cố vấn của Alex. Bà bị loại bỏ khỏi vai trò uy tín của mình tại Quantico sau khi cho phép một nhiệm vụ bí mật liên quan đến một thực tập sinh tên là Raina tiếp tục được diễn ra. Cuối phần 1, Miranda được đề xuất chức vụ Phó Giám đốc.
Yasmine Al Massri trong vai Nimah và Raina Amin, cặp song sinh được đưa vào chương trình bởi Miranda để giả dạng thành một người dưới cái tên Nimah
Johanna Braddy trong vai Shelby Wyatt, bạn thân của Alex và là một tay súng xuất sắc. Gia đình của cô khá giàu có và sở hữu một vài tập đoàn. Cha mẹ của Shelby được cho là đã thiệt mạng vào ngày 11 tháng 9, dẫn đến việc cô gia nhập FBI để cố gắng ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố trong tương lai. Sau này, cô phát hiện cha mẹ của mình làm giả cái chết của họ sau khi vô tình bán phần mềm vũ khí cho Taliban. Vào cuối phần 1, Miranda đã phục chức đặc vụ cho Shelby.
Tate Ellington trong vai Simon Asher, là một người Do Thái và có một niềm đam mê với Nimah và Raina, những người phát hiện ra rằng anh đã dành một phần trong đời của mình ở Gaza. Simon đã chính thức bị đuổi khỏi Quantico, nhưng có vỏ bọc là một điệp viên ngầm, người đang nằm trong tay bọn khủng bố. Cuối phần 1, Simon hy sinh thân mình để cứu sống cả nhóm bằng cách cầm quả bom và lái nó ra khỏi một cây cầu. (Phần một)
Graham Rogers trong vai Caleb Haas, người ban đầu thi trượt đặc vụ của Học viện, nhưng được mang trở lại để đào tạo thành một nhà phân tích, và sau đó được phục chức như một đặc vụ tân binh một lần nữa. Trước vụ tấn công Nhà ga Trung tâm ở New York, Caleb được chỉ định làm nhà phân tích ở San Diego, nhưng lại yêu cầu chuyển đến New York (Phần một).
Anabelle Acosta trong vai Natalie Vasquez, cựu đối thủ của Alex tại Học viện cũng như là trái tim của Ryan. Trong những sự kiện sau vụ tấn công, cô đã trở thành một đặc vụ FBI và là một trong những đặc vụ săn đuổi Alex. Một thời gian ngắn sau khi Natalie giúp Alex phát hiện kẻ khủng bố thật sự, cô ấy bị giết bởi một vụ nổ. (Phần một)
Sản xuất
Phát triển
Vào ngày 17 tháng 9 năm 2014, kênh ABCcông bố họ đã mua lại ý tưởng gốc cho loạt phim được viết bởi Joshua Safran và được sản xuất bởi Mark Gordon Company, mô tả như phim Grey's Anatomy gặp Homeland. ABC phát triển tập Pilot vào ngày 23 tháng 1 năm 2015 cho mùa phim truyền hình năm 2015–16. Tập Pilot được quay phim tại Atlanta và được đạo diễn bởi Marc Munden. Vào ngày 7 tháng 5 năm 2015, ABC phát triển 13 tập phim đầu tiên, sau đó chiếu nguyên phần 1 vào ngày 13 tháng 10 năm 2015. Ngày 3 tháng 3 năm 2016, ABC xác nhận sẽ sản xuất phần 2 cho Quantico.
Quay phim
Tập phim Pilot được quay ở Atlanta, sau đó loạt phim di chuyển đến Quebec, đặc biệt là khu vực Montreal vào cuối mùa hè năm 2015, sử dụng phim trường trong trung tâm thành phố Montreal và Sherbrooke để làm bối cảnh cho thành phố New York và Quantico. Việc sản xuất 13 tập phim đầu tiên bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 và kết thúc vào ngày 17 tháng 12 năm 2015. Phần 1 được tiếp tục sản xuất tại Montreal cho đến tập cuối cùng, với việc sản xuất phần 2 được diễn ra tại New York. Việc sản xuất phim được bắt đầu vào tháng 7 năm 2016.
Phim truyền hình Mỹ thập niên 2010
Tác phẩm giả tưởng lấy bối cảnh năm 2015
Tác phẩm giả tưởng lấy bối cảnh năm 2016
Tác phẩm giả tưởng lấy bối cảnh năm 2017
Chương trình mạng American Broadcasting Company
Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ trong tác phẩm hư cấu
Chương trình truyền hình tiếng Anh
Chương trình truyền hình của ABC Studios
Khủng bố trong các tác phẩm giả tưởng | wiki |
Lệ Thủy là một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.
Vị trí địa lý
Huyện Lệ Thủy nằm ở phía nam của tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 30 km
Phía tây giáp nước bạn Lào với đường biên giới dài khoảng 42 km
Phía nam giáp huyện Hướng Hóa và huyện Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị
Phía bắc giáp huyện Quảng Ninh.
Huyện Lệ Thủy có diện tích 1.402 km², dân số năm 2019 là 137.831 người, mật độ dân số đạt 98 người/km².
Diện tích tự nhiên của huyện Lệ Thủy là 142.052 ha. Phía tây là dãy Trường Sơn, địa hình dốc theo hướng đông với vùng núi, đồi, có suối nước khoáng Bang với nguồn nước khoáng đang được khai thác làm nơi nghỉ dưỡng và làm nước uống đóng chai. Ở giữa là một dải đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Kiến Giang. Ven biển là một dải cồn cát trắng. Vùng biển của huyện Lệ Thủy là những bãi cát trắng, nước biển sạch. Hiện đã có bãi tắm tại Ngư Thủy được đưa vào khai thác.
Lệ Thủy nổi tiếng với sông Kiến Giang, khu nghỉ mát suối nước khoáng Bang, văn hóa đặc trưng Hò khoan Lệ Thủy, trong đó có điệu hò khoan chèo đò, hò giã gạo. Hằng năm, vào ngày 2 tháng 9, được người dân gọi là Tết Độc Lập, nơi đây diễn ra đua thuyền truyền thống. Ngày 27 tháng 8 năm 2019, Bộ trưởng VH-TT-DL ký quyết định công bố danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang.
Hành chính
Huyện Lệ Thủy có 26 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Kiến Giang (huyện lỵ), Nông trường Lệ Ninh và 24 xã: An Thủy, Cam Thủy, Dương Thủy, Hoa Thủy, Hồng Thủy, Hưng Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy, Mai Thủy, Mỹ Thủy, Ngân Thủy, Ngư Thủy, Ngư Thủy Bắc, Phong Thủy, Phú Thủy, Sen Thủy, Sơn Thủy, Tân Thủy, Thái Thủy, Thanh Thủy, Trường Thủy, Xuân Thủy.
Lịch sử
Trong Chiến tranh Việt Nam, Lệ Thủy là chiến trường ác liệt với mật độ bom rải thảm của không quân Mỹ với mật độ dày đặc.
Sau năm 1975, huyện Lệ Thủy thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, bao gồm thị trấn nông trường Lệ Ninh và 22 xã: An Thủy, Cam Thủy, Dương Thủy, Hoa Thủy, Hồng Thủy, Hưng Thủy, Kim Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy, Mai Thủy, Mỹ Thủy, Ngân Thủy, Ngư Thủy, Phong Thủy, Phú Thủy, Sen Thủy, Sơn Thủy, Tân Thủy, Thái Thủy, Thanh Thủy, Trường Thủy, Xuân Thủy.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, hợp nhất huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh thành huyện Lệ Ninh.
Khi hợp nhất, huyện Lệ Ninh bao gồm thị trấn nông trường Lệ Ninh và 39 xã: An Ninh, An Thủy, Bảo Ninh, Cam Thủy, Đức Ninh, Dương Thủy, Duy Ninh, Gia Ninh, Hàm Ninh, Hiền Ninh, Hoa Thủy, Hồng Thủy, Hưng Thủy, Kim Thủy, Liên Thủy, Lộc Ninh, Lộc Thủy, Lương Ninh, Lý Ninh, Mai Thủy, Mỹ Thủy, Ngân Thủy, Nghĩa Ninh, Ngư Thủy, Phong Thủy, Phú Thủy, Sen Thủy, Sơn Thủy, Tân Ninh, Tân Thủy, Thái Thủy, Thanh Thủy, Trường Sơn, Trường Thủy, Vạn Ninh, Vĩnh Ninh, Võ Ninh, Xuân Ninh, Xuân Thủy.
Ngày 18 tháng 1 năm 1979, chuyển 5 xã: Nghĩa Ninh, Lộc Ninh, Bảo Ninh, Lý Ninh và Đức Ninh về thị xã Đồng Hới quản lý.
Ngày 17 tháng 9 năm 1981, thành lập xã Trường Xuân.
Ngày 6 tháng 1 năm 1983, chia xã Gia Ninh thành 2 xã: Hải Ninh và Gia Ninh; chia xã Ngư Thủy thành 3 xã: Ngư Hòa, Hải Thủy và Ngư Thủy.
Ngày 2 tháng 4 năm 1985, chuyển 2 xã Lương Ninh và Vĩnh Ninh về thị xã Đồng Hới quản lý.
Ngày 13 tháng 6 năm 1986, thành lập thị trấn Kiến Giang, thị trấn huyện lỵ huyện Lệ Ninh trên cơ sở thôn Thượng Lưu của xã Liên Thủy; thôn Quảng Cư của xã Xuân Thủy và đội 4, đội 5 của thôn Hà Thanh thuộc xã Phong Thủy.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, huyện Lệ Ninh thuộc tỉnh Quảng Bình vừa được tái lập.
Ngày 29 tháng 9 năm 1990, huyện Lệ Ninh được tách ra thành 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh như cũ.
Ngày 1 tháng 8 năm 1994, thành lập xã Văn Thủy trên cơ sở 1.514 ha diện tích tự nhiên và 3.168 nhân khẩu của xã Trường Thủy.
Ngày 14 tháng 11 năm 2001, thành lập xã Lâm Thủy trên cơ sở 24.100 ha diện tích tự nhiên và 1.069 nhân khẩu của xã Ngân Thủy.
Ngày 2 tháng 1 năm 2004, đổi tên 3 xã Ngư Thủy, Hải Thủy và Ngư Hòa thành 3 xã lần lượt: Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Bắc.
Ngày 23 tháng 1 năm 2017, thị trấn Kiến Giang được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 862/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó:
Sáp nhập hai xã Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam thành xã Ngư Thủy
Sáp nhập xã Văn Thủy trở lại xã Trường Thủy.
Huyện Lệ Thủy có 2 thị trấn và 24 xã như hiện nay.
Những tên làng, thôn, xã, phường trước năm 1945
Theo Lê Quý Đôn, vào thế kỷ 18 huyện Lệ Thủy thuộc phủ Quảng Bình xứ Thuận Hóa, lúc này gồm 5 tổng là: Thủy Liên, Thượng Phúc, Thạch Xá, Đại Phúc Lộc, An Trạch. Về sau phát triển thành 7 tổng:
Tổng Thủy Liên
Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, tổng Thủy Liên có 14 xã 1 phường là: Thủy Liên Thượng, Thủy Liên Hạ, Thủy Liên Trung, Phù Tôn, Đặng Lộc, Thủy Mỗi, Hoàng Công, Thủy Trung, Thủy Cần, Hòa Luật, Thượng Luật, Trung Luật, Liêm Luật, Thử Luật, Thủy Mỗi (phường). Về sau biến đổi thành:
Đặng Lộc xã (nay thuộc Hưng Thủy)
Phò Chánh xã (Cung)
Thủy Liên thôn (Quán Sen)
Hòa Luật Đông (Hòa Đông)- Nay là Cam Thủy
Thủy Liên Nam (Quán Trảy)
Hòa Luật Bắc (Hòa Bắc)
Trung Luật Thôn (Cây Cúp)
Thử Luật Tây
Hòa Luật Nam (Ngoại Hải)
Liêm Luật xã (Nay thuộc xã Ngư Thủy Nam)
Trung Luật xã
Thương Luật xã
Thủy Liên Đông (Quán Cát)
Phò Thiết ấp (Hủ Thiết)
Thủy Liên Hạ (Quán Bụt)
Tổng Mỹ Trạch
Thế kỷ 18 là tổng An Trạch. Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, tổng này có 8 phường là: An Trạch, Cổ Liễu, Thổ Ngõa, Liêm Ái, Tâm Duyệt, Quy Hậu, Dương Xá, Uẩn Áo. Về sau đổi thành:
Cổ Liễu xã (Tréo) (nay thuộc Liên Thủy)
Liêm Thiện xã (Làng Liêm, tức Liêm Ái)
Mỹ Thổ xã (Làng Ngói, tức Thổ Ngõa)
Luật Sơn ấp
Quy Hậu xã (nay thuộc Liên Thủy)
Dương Xá xã (Làng Dương)
Mỹ Trạch Thượng (nay thuộc Mỹ Thủy)
Mỹ Trạch Hạ (nay thuộc Mỹ Thủy)
Tâm Duyệt xã
Uẩn Áo xã (Nha Ngo) (nay thuộc Liên Thủy)
Thuận Trạch phường (Trạm) (nay thuộc Mỹ Thủy)
Tân Hậu phường
Mỹ Sơn ấp (Thượng Lâm) (nay thuộc Mỹ Thủy)
Dương Xuân xã (Ba Canh)
Tân Mỹ phường (Mỹ Lê)
Tiểu Giang phường (Phường Tiểu)
Tổng Đại Phong Lộc
Thế kỷ 18 là tổng Đại Phúc Lộc. Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, tổng này có 4 thôn 1 phường là: Đại Phúc Lộc, An Xá, An Xá Hạ, Tuy Phúc, Vạn Đại. Về sau đổi thành:
Đại Phong Lộc xã (đợi) (nay thuộc Phong Thủy)
Mỹ Phước Thôn (Nhà Cồn)
Tuy Lộc xã (Tuy) (nay thuộc Lộc Thủy)
An Lạc phường
An Xá xã (Thá) (nay thuộc Lộc Thủy)
An Xá Hạ
Tổng Thượng Phong Lộc
Thế kỷ 18 là tổng Thượng Phúc. Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, tổng này có 3 xã là: Thượng Phúc Lộc, Xuân Hồi, Phú Long. Về sau đổi thành:
Xuân Hồi xã (Hồi) (nay thuộc Liên Thủy)
Phú Thọ xã (Nhà Ngô)
Thượng Phong Lộc xã (Làng Tiểu)
Tổng Thạch Xá
Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, tổng Thạch Xá có 6 xã 1 thôn là: Thạch Xá Thượng, Thạch Xá Hạ, An Duyệt, An Định, Phụ Việt, Chấp Lễ, Ba Nguyệt. Về sau biến đổi còn:
Tân Việt phường
Binh Phú ấp
Tổng Xuân Lai
Vào thế kỷ 18, tổng Xuân Lai nguyên là đất tổng An Lại huyên Khang Lộc (tức huyện Phong Lộc) phủ Quảng Bình xứ Thuận Hóa, (theo Phủ biên tạp lục) gồm 13 xã: An Lại, Côn Bồ, Hoàng giang, Phan Xá, Cư Triền, Lê Xá, Thạch Bồng Thượng, Mai Xá Thượng, Mai Xá Hạ, Chu Xá, Cáp Xá, Kim Xá, Phú An. Về sau tổng này nhập vào huyện Lệ Thủy và đổi tên thành Xuân Lai.
Xuân Lai xã (An Lại) (nay thuộc Xuân Thủy)
Xuân Bồ xã (Côn Bồ) (nay thuộc Xuân Thủy)
Hoàng giang xã (Nhà Vàng) (nay thuộc Xuân Thủy)
Phan Xá xã (Nhà Phan) (nay thuộc Xuân Thủy)
Quảng Cư xã (Làng Chềng, tức Cư Triền) (nay thuộc thị trấn Kiến Giang)
Lệ Xã xã (Kẻ Lê, tức Lê Xá, thuộc Mai Thủy)
Thạch Bàn Thượng (Chợ Thẹc) (nay thuộc Phú Thủy
Mai Xá Thượng (nay thuộc Mai Thủy
Mai Xá Hạ (Nhà Mòi) (nay thuộc Xuân Thủy)
Châu Xá xã (Kẻ Châu, tức Chu Xá) (nay thuộc Mai Thủy)
Thái Xá xã (Nhà Cai)
Phú Bình Phong
Tổng Mỹ Lộc
Mỹ Lộc xã (Mỹ Lược)
Quy Trình xã (nay thuộc Phú Thủy)
Văn Xá xã (nay thuộc Phú Thủy)
Phú Hòa xã (nay thuộc Phú Thủy)
Lương Thiện xã
Phu Gia xã
Lộc An xã (nay thuộc An Thủy)
Phú Kỳ xã (nay thuộc Phú Thủy)
Kinh tế - Xã hội
Giáo dục
Huyện có 6 trường THPT:
THPT Lệ Thủy: Kiến Giang, Lệ Thủy, Quảng Bình
THPT Hoàng Hoa Thám: TTNT Lệ Ninh, Lệ Thủy, Quảng Bình
THPT Trần Hưng Đạo: Hưng Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
THPT Nguyễn Chí Thanh: Kiến Giang, Lệ Thủy, Quảng Bình
THPT KT Lệ Thủy: Phong Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
THCS&THPT Dương Văn An, Thanh Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
Mỗi xã thường có 1 trường Tiểu học và 1 trường THCS.
Giao thông
Huyện có Quốc lộ 1, Quốc lộ 9B, Quốc lộ 9C, Quốc lộ 15 và đường Hồ Chí Minh chạy qua. Sắp tới sẽ có Đường cao tốc Bắc Nam chạy qua địa bàn huyện.
Danh nhân
Lệ Thủy là quê hương của nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, gồm:
Chính hình Viện đại phu Hoàng Hối Khanh
Sùng Nham hầu Dương Văn An
Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Kim tử Vinh Lộc Đại phu Đặng Đại Lược
Thạc Đức hầu Đặng Đại Độ
Sư bảo Nguyễn Đăng Tuân
Thượng thư Võ Xuân Cẩn
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thượng thư Bộ Lễ Ngô Đình Khả
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm
Cố vấn tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Nhu
Đại tá Bùi Dzinh.
Chú thích
Tham khảo
Dư địa chí Quảng Bình.
Trang web của tỉnh Quảng Bình
Số liệu các xã, thị trấn huyện Lệ Thủy
Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang
Huyện biên giới Việt Nam với Lào
Huyện duyên hải Việt Nam | wiki |
Từ bát mì Quảng đến chuyện làm ngoại giao văn hóa ở Nhật Bản
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đã có những chia sẻ thú vị bên lề Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 vừa qua tại
Hà Nội
về ngoại giao
văn hóa
.
Mì Quảng được giới thiệu trên báo kinh tế lớn nhất Nhật Bản
Đại sứ Vũ Hồng Nam chia sẻ, khi hội nghị APEC diễn ra năm 2017 ở
Đà Nẵng
, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào thời điểm đó đã mời Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo về Hội An ăn mỳ Quảng. Ông Abe tỏ ra rất thích thú với món ăn này.
“Tôi phải tranh thủ cơ hội ngay. Tôi đã giới thiệu món
mỳ Quảng
tại Nhật Bản và đưa lên báo kinh tế lớn nhất của Nhật Bản là Nikkei. Các bạn Nhật Bản rất thích thú với món ăn mà lãnh đạo cao cấp nhất của họ đã được thử”, Đại sứ Nam cho hay.
“Món mỳ Quảng rất khó nấu vì cần nguyên liệu đặc trưng của tỉnh Quảng Nam. Vì khó khăn đó nên tôi phải tìm cách cho họ thử để đẩy cảm xúc của người tiêu dùng lên. Tôi đã tổ chức một cuộc gặp mời các nghệ nhân đến nấu ăn, đưa các dụng cụ nấu mỳ Quảng từ đất Quảng sang rồi mời các bạn bè người Nhật đến ăn. Họ rất thích và từ đó họ đi quảng bá, giới thiệu về món ăn này. Bài báo trên cũng có tác dụng rất lớn khi nhiều bạn bè gọi điện tới hỏi thăm về món mì Quảng”.
Đại sứ Nam cho rằng, thông qua hình thức đó, chúng ta quảng bá được những món ngon mà chúng ta yêu thích ở Việt Nam, đồng thời giúp bạn bè quốc tế biết thêm nhiều về các món ăn Việt Nam, bên cạnh những món như: phở, nem…
Ngoài ra, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản khẳng định, chúng ta phải tự hào về món ăn của mình.
Từ 500 bát phở vượt gần 1.000 km đến chuỗi nhà hàng Việt ở Hokkaido
Tại Nhật Bản, món ăn của họ rất ngon. Do đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để họ thích món ăn của Việt Nam?
Đại sứ Vũ Hồng Nam chia sẻ, ở Hokkaido, năm 2018, khi Đại sứ đến, không có một quán ăn Việt Nam nào.
“Tôi phải tổ chức ngay một lễ hội tại đây. Tôi chuẩn bị khoảng 500 bát phở, chở bằng xe từ Tokyo lên mất khoảng 12 tiếng với gần 1.000km nhưng chỉ bán nửa ngày là hết sạch. Phở của Việt Nam rất hợp với khí hậu lạnh ở Hokkaido. Sau khi chúng tôi giới thiệu với các bạn thì ngay năm sau đã có thêm 1 quán Việt, năm sau nữa có thêm 2 quán Việt và đến nay đã có một hệ thống nhà hàng Việt ở đó. Các bạn Nhật Bản rất thích. Thông qua các nhà hàng này, ngoài ẩm thực, chúng ta còn quảng bá được tranh, áp phích về danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Họ còn được tiếp xúc với người Việt mình nên các giá trị và ý nghĩa được nhân lên rất nhiều”, Đại sứ Nam chia sẻ.
“Đi đâu cũng luôn hỏi bạn ăn phở chưa?”
Tuy nhiên, tại Kagoshima – một điểm cực cuối của Nhật Bản, Đại sứ Nam lại có một cách làm khác.
“Nơi đây không có nhà hàng Việt nhưng những người sinh sống ở đây rất muốn thưởng thức món ăn Việt. Do địa điểm xa hơn Hokkaido nên chúng tôi không thể tự tổ chức được. Do có mối quan hệ thân thiết với thống đốc nên chúng tôi đã thảo luận để hai bên cùng làm. Chúng tôi đã tổ chức Tết cho người Việt năm 2019, trong đó có cả các món Việt. Chúng tôi làm Tết cho người Việt nhưng mời cả các bạn Nhật. Hiện tại đã có hàng Việt ở đây và các bạn Kagoshima hiện đều chia sẻ là khi có khách tới đều đưa đến quán Việt bởi món phở ở đây rất ngon. Thông qua đó, họ hiểu người Việt mình hơn và yêu người Việt mình hơn. Sự hiện diện văn hóa của mình chắc chắn vững chân ở những khu vực đó”.
Đại sứ Vũ Hồng Nam bình luận, chúng ta phải có những hình thức quảng bá cụ thể, để khích lệ người ta quan tâm tới những món ăn của mình.
“Đi đâu cũng luôn hỏi bạn ăn phở chưa? Nếu họ bảo chưa thì mình tiếp lời rằng: ‘Sao món ngon như vậy mà ông chưa thưởng thức’. Nếu ông lên mạng tìm kiếm đi sẽ thấy phở Việt Nam. Khi họ thích thú, quan tâm rồi thì mình phải có cách cho họ tiếp cận. Khi họ được tiếp cận, nghe và thưởng thức thì sẽ tạo được hiệu ứng lan tỏa. Cho đến nay, sự hiện diện của món ăn Việt tại Nhật Bản khá là vững chắc”, Đại sứ Nam cho hay.
Ngoài ra, theo Đại sứ Nam: “Chúng tôi cũng có một cách khác là tổ chức các hội đoàn. Qua các hội đoàn, chúng tôi đã nhân bản hai cách tiếp cận là tổ chức lễ hội và giới thiệu về ẩm thực. Các hội đoàn đó sẽ thay cho đại sứ quán. Chúng tôi đã tổ chức được gần 20 hội đoàn. Mỗi hội đoàn lại có hệ thống bạn bè của họ nên có thể quảng bá rất tốt. Đến nay người Nhật đã quen với nhiều món Việt như phở, bún chả, nem…”.
Quan trọng là truyền cảm hứng cho người tiêu dùng
Về mặt hàng hoa quả thì Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản lại có cách làm khác. “Mình phải truyền cảm hứng cho họ. Khi các bạn hỏi Việt Nam có quả gì, chúng tôi nói có tất cả hoa quả nhiệt đới. Chuối của Việt Nam hiện nay là ngon nhất và được đưa vào Nhật Bản rất nhiều”.
Đại sứ Nam cũng chia sẻ một câu chuyện thú vị về rau mùi. Ông cho biết, người Nhật ban đầu rất sợ rau mùi nhưng đến giờ họ rất thích loại rau này và có người không có rau mùi thì không ăn phở. Chúng ta đã giới thiệu với các bạn Nhật Bản rằng rau mùi là một phần của phở, ngoài ra, nó cũng có tác dụng kháng sinh giúp con người khỏe mạnh hơn và hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
“Mình đã giới thiệu dần và các bạn Nhật cũng thử dần. Đến nay thì nhiều người rất thích, từ đó đã dẫn tới sự thay đổi trong hệ thống nhập khẩu nông sản Việt Nam vào đất Nhật và thậm chí loại rau này giờ còn được trồng tại Nhật”.
Câu chuyện về rau muống xào cũng như vậy. Trước giờ người Nhật không bao giờ ăn rau xào nhưng giờ người Nhật vào các quán Việt rất hay gọi rau muống xào tỏi. Đó là do ảnh hưởng từ sự truyền bá của chúng ta. Và khi món ăn của chúng ta đã đứng vững trên thị trường thì chúng ta sẽ lan tỏa. Thông qua bạn bè, đối tác… chúng ta sẽ lan tỏa được rộng hơn.
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản cũng chia sẻ về một câu chuyện rất tình cờ và thú vị của ông khi đi thăm một bảo tàng tại địa phương.
“Khi đó, tôi có gặp một nhóm trẻ em người Nhật. Khi tôi hỏi vui các con có biết Việt Nam không, có biết hoa quả nào của Việt Nam không, các con nói có chuối, có xoài. Tôi hỏi còn loại quả nào nữa không thì các con không biết. Tôi mới hỏi đã bao giờ ăn quả vải chưa? Các con bảo có nghe tới nhưng chưa được ăn. Mùa vải năm 2020 Việt Nam bắt đầu nhập khẩu được vào Nhật Bản. Khi đó, tôi đã gửi cho các cháu một thùng vải và sau đó tạo được hiệu ứng rất mạnh. Các cháu và cô giáo rất thích rồi sau đó đã đăng lên Facebook và được bạn bè vô cùng quan tâm. Bố mẹ của các cháu cũng rất thích và đã tìm mua để thưởng thức. Rất nhiều người gọi tới hệ thống siêu thị Aeon để hỏi vải thiều. Như vậy, nếu như năm 2020 chúng ta chỉ đưa vào được khoảng 10 tấn vải thì năm 2021, chúng ta đã đưa được vào gần 50 tấn và hết sạch trong vòng mấy ngày. Tôi tin rằng năm 2022 tới, vải Bắc Giang sẽ được tiêu thụ nhiều tại Nhật Bản”.
Đại sứ Vũ Hồng Nam đánh giá, thị trường Nhật Bản rất khó tính, người Nhật rất “sành” và đòi hỏi cao nên khi vải Việt Nam vào được Nhật đã tạo ra những hiệu ứng tích cực. Phía Singapore, EU và Australia đã bắt đầu nhập khẩu vải Việt Nam. Dù số lượng không nhiều nhưng đã tạo được hiệu ứng tốt. Thị trường trong nước cũng rất sôi động khi số lượng vải năm 2021 đã tiêu thụ hết sạch.
“Mình làm những hoạt động tuy nhỏ nhưng đã truyền cảm hứng được cho người tiêu dùng, thể hiện niềm
tự hào
của chúng ta và thông qua đó, lan tỏa được hàng hóa của chúng ta cũng như xâm nhập vào thị trường nước bạn”, Đại sứ Vũ Hồng Nam bày tỏ. | vanhoc |
Lê Quốc Sự (20 tháng 10 năm 1949 - 3 tháng 9 năm 2022) là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Bộ Công an (Việt Nam).
Tiểu sử
Ngày 14 tháng 2 năm 2006, ông được Bộ Công an Việt Nam trao quân hàm Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam cùng với Trần Văn Thảo (Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) và Đỗ Xuân Thọ (Tổng cục trưởng Tổng cục 6). Lúc này ông đang là Tổng cục trưởng Tổng cục 4, Bộ Công an Việt Nam.
Tháng 1 năm 2008, Lê Quốc Sự là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Bộ Công an (Việt Nam).
Ông qua đời trong ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 vào ngày 3 tháng 9 năm 2022.
Phong tặng
Lịch sử thụ phong quân hàm
Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam
Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam (tháng 2 năm 2006)
Kỉ luật
Tháng 10 năm 2010, Lê Quốc Sự bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 10 kỉ luật cảnh cáo về Đảng vì "thiếu trách nhiệm để đơn vị xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong lĩnh vực quản lý, mua sắm tài sản; vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất an ninh; gửi tiền có nguồn từ ngân sách Nhà nước vào ngân hàng."
Tham khảo
Người họ Lê tại Việt Nam
Sinh năm 1949
Mất năm 2022
Tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 2000
Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Bộ Công an (Việt Nam)
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam bị kỉ luật cảnh cáo | wiki |
Các khu rừng hỗn hợp Balkan tạo thành một vùng sinh thái trên cạn của châu Âu theo cả WWF và Bản đồ kỹ thuật số về các khu vực sinh thái châu Âu thuộc Cơ quan Môi trường châu Âu. Nó thuộc về quần xã sinh vật rừng lá rộng ôn đới và hỗn hợp và Khu vực Cổ Bắc giới.
Phân phối
Các khu rừng hỗn hợp Balkan bao phủ phần lớn các thung lũng, đồng bằng và sườn núi phía đông Balkan trên các độ cao khác nhau (ngoại trừ phần cao hơn của dãy núi Rhodope và Balkan, nơi chúng được thay thế bởi các khu rừng hỗn hợp núi Rodope), kéo dài từ khoảng thung lũng Drina đến bờ biển của Biển Đen, Marmara và Aegean và chiếm diện tích 224.400 km² (86.600 dặm vuông) chủ yếu ở Bulgaria, Bắc Macedonia, Serbia, Romania, Hy Lạp, Kosovo và Thổ Nhĩ Kỳ. Vùng sinh thái được bao quanh bởi các khu rừng rụng lá Euxine-Colchic (ở Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia và Bulgaria), các khu rừng hỗn hợp và rừng hỗn hợp Aegean và Tây Thổ Nhĩ Kỳ (ở Hy Lạp), rừng hỗn hợp núi Pindus (ở Hy Lạp, Bắc Macedonia và Albania), rừng dãy núi Dinaric (ở Montenegro và Bosnia và Herzegovina), rừng hỗn hợp Pannonia (ở Bosnia và Herzegovina, Serbia và Romania), rừng lá kim Carpathian, rừng hỗn hợp Trung Âu (cả ở Romania), cũng như thảo nguyên rừng Đông Âu và thảo nguyên Pontic (cả hai nằm ở Romania và Bulgaria).
Miêu tả
Khí hậu của vùng sinh thái theo phân loại khí hậu Köppen chủ yếu thuộc kiểu cận nhiệt đới ẩm (Cfa) đến ẩm ướt kiểu lục địa mùa hè (Dfb), với mùa đông ẩm ướt. Một số khu vực có lượng mưa tương đối cao đã được coi là một khu rừng nhiệt đới ôn đới.
Một số loài cây sồi rụng lá (nổi bật nhất là Quercus frainetto Ten., Cũng như Q. cerris L., Q. pubescens Willd. Và những loài khác) thống trị hầu hết các khu rừng của vùng sinh thái, xen kẽ các sườn núi cao hơn (trên 800–1200 m). Sồi châu Âu và các loài cây lá kim như thông Scots, thông Bosnia, thông Macedonia, linh sam bạc và vân sam Na Uy. Các đỉnh núi cao nhất là nơi phân bố thảm thực vật vùng núi cao.
Về mặt tế bào học, vùng sinh thái là nơi chia sẻ giữa các phần của các tỉnh Trung Âu, Illyrian và Euxinian của Vùng Circumboreal thuộc Vương quốc Holarctic (theo phân định của Armen Takhtajan).
Xem thêm
Danh sách các vùng sinh thái ở châu Âu
Danh sách các vùng sinh thái ở Bulgaria
Danh sách các vùng sinh thái ở Hy Lạp
Tham khảo
Liên kết ngoài
Vùng sinh thái Cổ Bắc Cực
Thực vật Thổ Nhĩ Kỳ
Thực vật România
Thực vật Hy Lạp
Thực vật Bulgaria
Môi trường Balkan
Vùng sinh thái châu Âu | wiki |
Hoàng Tiến Dũng (31 tháng 12 năm 1956 – 14 tháng 2 năm 2021), là một diễn viên, đạo diễn điện ảnh và đạo diễn kịch nói người Việt Nam, từng giữ chức Giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội (2007–2017). Ông đã được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2007.
Tiểu sử
Hoàng Dũng ban đầu tốt nghiệp trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội năm 1978 rồi về công tác tại Đoàn kịch Hà Nội, trụ sở ở số 8B Tạ Hiện. Năm 1993, Đoàn kịch Hà Nội được nâng cấp thành Nhà hát kịch Hà Nội và được cấp rạp Công Nhân trên phố Tràng Tiền.
Sau đó ông được bổ nhiệm làm phó giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội từ năm 2002 và làm giám đốc nhà hát từ tháng 12/2007 đến tháng 1/2017 thì ông chính thức nghỉ hưu theo chế độ.
Ngoài cương vị giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội, Hoàng Dũng còn là ủy viên ban chấp hành, ủy viên Hội đồng nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội, ủy viên Hội đồng nghệ thuật của thành phố Hà Nội.
Sự nghiệp
Trên sân khấu kịch, Hoàng Dũng được ví như một "con dao pha", nghĩa là ông có thể đảm đương nhiều vai diễn thuộc các thể loại khác nhau, vai hài, vai bi, vai chính, vai phụ... Hoàng Dũng dần chinh phục được khán giả bằng tài năng qua những vai diễn “nặng ký”: phó giám đốc Chính trong vở kịch nổi tiếng của Lưu Quang Vũ Tôi và chúng ta, Lãm trong Hà Nội đêm trở gió, Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng, Cả Khoa trong Cát bụi...
Sau hàng loạt những huy chương vàng tại các kỳ Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp Toàn quốc, những vai diễn để đời, Hoàng Dũng được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2007.
Cũng với vai diễn Tướng Tuấn trong tác phẩm điện ảnh "Tiếng cồng định mệnh" (đạo diễn Khắc Lợi), NSND Hoàng Dũng đã vinh dự giành giải thưởng Cánh diều vàng cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất năm 2004.
Nhận xét về Hoàng Dũng, nghệ sĩ nhân dân Khắc Lợi nói: "Hoàng Dũng là một người biết trân trọng nghề nghiệp, làm việc rất nghiêm túc và sáng tạo".
Ngoài ra, với vai diễn Phan Quân trong Người phán xử, ông cũng được trao giải Nam diễn viên ấn tượng tại lễ trao giải VTV Award 2017.
Tình trạng sức khoẻ
Từ tháng 12 năm 2020, nghệ sĩ Hoàng Dũng bị đau từ vai xuống thắt lưng, không thể cử động được hai chân. Ban đầu, ông nghĩ là bệnh cột sống nên chủ quan, đến khi mổ thì phát hiện khối u.
Cuối tháng 12, ông phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Sau thời gian điều trị, ông gầy và yếu hơn, thường xuyên hôn mê, phải nằm viện từ đó. Vào buổi họp báo ra mắt phim Trở về giữa yêu thương, Hoàng Dũng cho biết hiện ông đang bị viêm cơ, nếu ho chút cũng đau, lắm hôm ông chỉ ngủ được 2 tiếng. Có lúc không đứng dậy được nhưng có lúc lại bình thường. Tình trạng này cũng gây ảnh hưởng ít nhiều tới tiến độ của đoàn phim nhưng ông chia sẻ vẫn muốn cống hiến cho công việc. NSND Tự Long cho biết, NSND Hoàng Dũng lâu nay phải chống chọi với căn bệnh ung thư nhưng ông vẫn cố gắng tham gia các dự án phim truyền hình, vẫn thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Qua đời
Ông qua đời vào hồi 14:15, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (tức Mùng 3 Tết Nguyên Đán Tân Sửu) khi đang điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, không lâu sau sinh nhật lần thứ 64 (ngày 31 tháng 12 năm 2020).
Các phương tiện thông tin đại chúng ra thông cáo vào ngày 18 tháng 2 năm 2021 sẽ tổ chức tang lễ cho ông theo nghi thức thông thường trong 1 ngày (20 tháng 2 năm 2021). Lễ viếng từ 7h30-9h tại Nhà tang lễ Quốc gia, Hà Nội (là nơi mà ông được đặt linh cữu). Lễ truy điệu được tổ chức vào lúc 9h cùng ngày, sau đó thể theo di nguyện của ông và ý nguyện của gia đình, ông đã được an táng tại quê nhà, xã Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên.
Nơi ông an táng đã được xây dựng thành 1 quần thể kiến trúc để phục vụ người dân tới viếng.
Đời tư
Vợ Hoàng Dũng vốn là giáo viên mầm non, sau thì chuyển sang mở tiệm quần áo nhỏ để lo kinh tế gia đình, giúp chồng yên tâm theo đuổi nghệ thuật. Hoàng Dũng và người vợ hiện tại của ông có hai người con trai. Hoàng Duy (sinh năm 1984) – con trai đầu của ông, đã bộc lộ năng khiếu diễn xuất khi 10 tuổi, ghi dấu ấn qua các phim Bà và cháu, Món quà năm mới, Vị khách đêm giao thừa,... Về sau, anh đã quyết định lựa chọn làm doanh nhân. Con trai thứ hai tên là Hoàng Triều Dương (sinh năm 1995), đang làm việc tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, đóng vai Thiếu uý Bùi Trung Dũng trong phim truyền hình Phố trong làng (2021).
Tác phẩm
Điện ảnh
Truyền hình
Kịch
Lũy hoa
Tôi và chúng ta (vai Chính)
Cát bụi (vai Cả Khoa)
Bình minh đó trái tim anh (vai Bác sĩ)
Thầy khóa làng tôi (vai Thầy khóa)
Hà Nội đêm trở gió (vai Lãm)
Ăn mày dĩ vãng (vai Hai Hùng)
Tiếng đàn vùng Mê Thảo (vai Bá Nhỡ)
Tình khúc ngàn năm
Bản danh sách điệp viên
Trái tim trong trắng (đạo diễn)
Trình diễn thơ
Hộ chiếu tâm hồn (vai Thạch Lam, 2014)
Gặp Thạch Lam ở Cẩm Giàng (vai Thạch Lam, 2014)
MV
Hết thương cạn nhớ (Hợp tác cùng ca sĩ Đức Phúc, diễn viên Kiều Minh Tuấn và Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh)
Đôi Bờ
Giải thưởng
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh tại Hà Nội
Nam diễn viên điện ảnh Việt Nam
Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam
Nam diễn viên sân khấu Việt Nam
Nam diễn viên Việt Nam thế kỷ 20
Phim và người giành giải Cánh diều
Nam diễn viên Việt Nam thế kỷ 21
Nam diễn viên truyền hình Việt Nam
Đạo diễn sân khấu Việt Nam
Cựu sinh viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội | wiki |
Kim Quốc Hoa (sinh 1945) tên thật là Nguyễn Quốc Hoa, là một nhà báo Việt Nam, từng là phó và tổng biên tập 6 tờ báo, tờ cuối là báo Người cao tuổi. Sau quá trình điều tra báo Người Cao Tuổi vào cuối năm 2014 đến đầu năm 2015, ngày 9 tháng 2 năm 2015, Bộ TT-TT ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo và đề nghị cách chức Tổng biên tập báo Người cao tuổi của ông Kim Quốc Hoa, cũng như thu hồi giấy phép trang thông tin điện tử, và tên miền www.nguoicaotuoi.org.vn.
Tiểu sử
Nguyễn Quốc Hoa đã từng tình nguyện đi miền núi xây dựng kinh tế mới, làm công nhân nông trường Quốc doanh Hữu Lũng- Lạng Sơn, và sau đó đã vào bộ đội tham chiến ở Trường Sơn trong chiến tranh Việt Nam. Ông sau đó trở thành phóng viên quân đội, rồi được bổ nhiệm Phó Tổng biên tập phụ trách tờ Chiến sĩ Hậu cần.
Năm 1990, Kim Quốc Hoa, lúc đó là trung tá, về làm Tổng biên tập tờ báo Tuổi trẻ Thủ Đô thuộc Thành Đoàn Hà Nội. Sau đó ông làm Phó TBT phụ trách báo Lao động Xã hội, rồi 1997, về làm TBT báo Xây dựng cho bộ Xây dựng.
Sau khi về hưu, Kim Quốc Hoa lại sáng lập và làm TBT tờ Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài và làm TBT hai năm trước khi về làm TBT báo Người cao tuổi cho Hội người Cao tuổi.
Báo Người cao tuổi
Năm 2008, khi nhận chức Tổng biên tập báo Người cao tuổi, ông Kim Quốc Hoa được nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tâm tư, đề nghị đi sâu đề tài về sai phạm đất đai, vì nhiều nơi dân bị thu hồi đất đai trái phép. Do đó sau 5 năm nhậm chức Báo Người Cao tuổi đã đăng hơn 1.200 vụ việc liên quan đến đất đai, vạch trần những quyết định thu hồi đất trái pháp luật, đền bù rẻ mạt, cưỡng chế vô lối... Tổng cộng trong thời gian đó báo đã phanh phui 1.500 vụ tiêu cực, tham nhũng.Theo Văn bản số 37/BTV-HNCT của Chủ tịch Hội Người Cao tuổi, thì chỉ trong 8 năm (2007 – 2014), báo đã phanh phui hơn 2.500 vụ tham nhũng, tiêu cực từ cấp xã trở lên, cơ bản đảm bảo chính xác, nhiều vụ điển hình được xử lý, thu về cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng.
Những vụ nổi tiếng
Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô coi thường pháp luật bị bãi nhiệm chức.
Sự kiện nữ doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến bị bãi miễn tư cách ĐBQH, mặc dù từng là đảng viên nhưng lại khai nữ doanh nhân ngoài đảng để ứng cử ĐBQH.
Phát hiện tài sản bất minh của cựu tổng thanh tra nhà nước Trần Văn Truyền.
Vụ án Báo Người cao tuổi
Ngày 9 tháng 2 năm 2015, Bộ Thông tin-Truyền thông (TT-TT) đã công bố kết luận thanh tra, thực hiện từ 7-11-2014 đến 7-1-2015, qua đó đã phát hiện một số sai phạm về giấy phép hoạt động, nội dung thông tin báo chí và thông tin trên mạng của Báo Người cao tuổi (nguoicaotuoi.org.vn). Từ đó, Bộ TT-TT đã ra quyết định thu hồi giấy phép trang thông tin điện tử, thu hồi tên miền www.nguoicaotuoi.org.vn; thu hồi thẻ nhà báo của ông Kim Quốc Hoa, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi. Cùng ngày 9-2, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" xảy ra tại TP Hà Nội và một số địa phương khác, quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự liên quan tới Báo Người cao tuổi. Theo Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc, điều luật này quá mơ hồ, dễ bị lạm dụng để bắt bớ những người có chính kiến trong xã hội và “cần phải được bãi bỏ hoặc sửa đổi”. Quan điểm này được ông nhấn mạnh trong báo cáo gửi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 30/1/2015.
Sau khi tờ Người Cao Tuổi online bị cắt truy cập, ấn bản báo in của Người Cao Tuổi vẫn phát hành số 1549 ra ngày 10-2-2015. Số báo này có đăng lại văn bản của bà Cù Thị Hậu, Anh hùng lao động, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi,gửi cho Bộ Thông tin và Truyền thông mạnh mẽ bác bỏ kết luận của đoàn Thanh tra thuộc bộ này, cho là họ đã làm việc tắc trách, thiếu dân chủ, có tính áp đặt lên tờ báo Người Cao Tuổi. Tổng biên tập Kim Quốc Hoa được Hội Người cao tuổi đề nghị phong danh hiệu 'chiến sĩ thi đua' và Bộ Thông tin Truyền thông không đồng tình nên thanh tra để có bằng chứng ủng hộ quan điểm của họ.
Ngày 10/2, Hội nhà báo VN đã có quyết định chuẩn y việc thu hồi thẻ hội viên của ông Kim Quốc Hoa, hội viên chi hội nhà báo báo Người cao tuổi, vì đã vi phạm điều lệ Hội nhà báo VN, quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo VN. Ngày 12/2, ban Thường vụ TƯ Hội Người cao tuổi đã ra quyết định là ông Kim Quốc Hoa phải tạm dừng nhiệm vụ điều hành báo Người cao tuổi. Cùng ngày, Thanh tra Bộ TT&TT ra quyết định, phạt báo Người cao tuổi tổng cộng lên tới 699,7 triệu đồng, tịch thu tên miền nguoicaotuoi.org.vn và báo này phải xin lỗi, cải chính những bài báo sai sự thật.
Trong công văn trả lời báo Người cao tuổi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định việc thanh tra đột xuất tờ báo này là do Bộ TT&TT quyết định, thực hiện theo chức năng, thẩm quyền. Thủ tướng yêu cầu Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng để xử lý các vấn đề liên quan đến việc thanh tra nói trên, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Khởi tố
Ngày 12/5, ông Kim Quốc Hoa bị Bộ Công an khởi tố về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo quy định tại điều 258 Bộ luật hình sự về 11 bài viết “có dấu hiệu vi phạm pháp luật”. Trong đó, có sáu bài bị cho là “có dấu hiệu lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” và năm bài “tiết lộ bí mật nhà nước, có dấu hiệu tiết lộ bí mật nhà nước”.
Ngày 1 tháng 11, Báo Tuổi Trẻ cho hay cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố bị can Kim Quốc Hoa "về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật hình sự".
Thắc mắc
Phê bình đơn khởi tố của Bộ Công an, luật sư Trần Hồng Phong viết: "Tôi tự hỏi tại sao trong vụ việc này, các "nạn nhân" hay "người bị hại" - của 23 bài báo đó - nếu có - không khởi kiện, yêu cầu báo Người Cao Tuổi đính chính, xin lỗi và thậm chí bồi thường thiệt hại? Nếu có kiện hay khiếu nại, thì tại sao không thấy kết quả giải quyết - về mặt hành chính, dân sự?"
Đình chỉ
Ngày 21/12, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao quyết định đình chỉ vụ án Lợi dụng quyền tự do dân chủ theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự với Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa, do "đã nhận thức rõ sai phạm và có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự".
Nhận xét
Đài RFA: Kim Quốc Hoa về cơ bản là một nhà báo dùng ngòi bút làm kinh tế. Đa phần các bài báo mà ông cho đăng tải có nội dung vu khống. Thông tin đăng tài không hề được kiểm chứng.
Nhà văn nhà báo Võ Văn Tạo, 8 năm ngồi ghế Hội thẩm Nhân dân, từ Nha Trang nhận định:
Nhà văn Võ thị Hảo cho đây là nạn nhân của "búa liềm quyền lực đen". Bà chỉ trích Làng báo (838 tờ) chỉ đưa tin, đúng như nội dung họp báo của Bộ TT-TT mà không có một lời bình luận, hay tìm hiểu thỏa đáng để làm rõ vụ việc.
Luật sư Trần Vũ Hải nhận định trên Facebook cá nhân: "Mặc dù từng đối đầu và không đồng ý nhiều việc với ông TBT báo Người cao tuổi, nhưng tôi vẫn cho rằng sau thanh tra nhanh chóng đề nghị cách chức ông và chuyển sang cơ quan an ninh điều tra là có vấn đề và không công bằng."
Nói về hiện trạng trả thù người chống tiêu cực tham nhũng ở VN Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Đình Quyền ngày 27.10.2014 khi trả lời danviet.vn đã nêu quan điểm sau phiên thảo luận của Quốc hội:
Phản đối
Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) ngày 12/5/2015 ra thông cáo báo chí, kêu gọi Việt Nam bỏ các cáo trạng chống lại ông Kim Quốc Hoa, cựu tổng biên tập báo Người Cao Tuổi. CPJ cũng đề nghị chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho báo chí thể hiện vai trò của họ mà không lo sợ bị trả đũa.
Chú thích
Sinh năm 1945
Nhà báo Việt Nam
Người bị bắt giữ vì điều 258 Bộ Luật Hình sự
Báo chí chống tham nhũng
Nhân vật còn sống | wiki |
Tình cảnh bi thảm, bế tắc của người phụ nữ thời xưa – Bình giảng văn 7
Hướng dẫn
Trong kho tàng văn hoá truyền thống Việt Nam, chèo là một loại hình quan trọng Và độc đáo. Chèo tổng hợp trong nó cả văn học, vũ đạo, hội hoạ, ca nhạc, diễn xướng,… dân gian. Trong kịch, mục sân khấu chèo, Quan Âm Thị Kính là vở diễn nổi tiếng, được phổ biến rộng rãi trên mọi miền Tổ quốc, được nhiều nước trên thế giới ca ngợi. Vở diễn này tiêu biểu cho sàn khấu chèo về: tích truyện, kịch tính, nhân vật, các làn điệu dân ca, các điệu dân vũ,… Trong Quan Âm Thị Kính, đoạn Nỗi oan hại chồng giúp chúng ta hiểu những nét đặc sắc của cả tác phẩm, nhất là về mặt kịch bản văn học. Nỗi oan hại chồng là bi kịch đầu tiên của cuộc đời Thị Kính – nhân vật chính của vở chèo. Đoạn trích diễn tả cụ thể, sinh động tình cảnh bi thảm, bế tắc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. Các nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch. Câu chuyện được kể theo ba tình huống (còn gọi là ba cảnh) chính:
1.Vợ chồng Thiện Sĩ và Thị Kính chung hưởng hạnh phúc gia đình. Chồng đọc sách, vợ khâu vá, chăm sóc chồng (Từ đầu đến chi tiết Thiện Sĩ choàng dậy, hốt hoảng nắm lấy dao kêu lên).
2.Sùng bà vu oan giáng hoạ cho Thị Kính, đánh đuổi nàng dâu. Thị Kính kêu oan, nhưng không được. Xung đột nổ ra, mỗi lúc một căng thẳng, không thể dung hoà (Từ chi tiết Thiện Sĩ kêu “Hỡi cha! Hỡi mẹ!…” đến chi tiết Sùng bà dúi tay đẩy Thị Kính ngã, có tiếng Sùng ông nói từ ngoài cửa).
3.Đoạn còn lại: Cha con Thị Kính than thở về nỗi oan. Cha dắt con về. Thị Kính không về nhà, mà quyết định xuống tóc đi tu để “cầu Phật chứng minh” cho oan tình của mình. Xung đột kịch lên đỉnh điểm và cách giải quyết xung đột.
Đoạn trích vừa mang tính kịch (biến diễn các xung đột) vừa tự sự, kể chuyện. Tất cả các chi tiết, tình huống xoay quanh mâu thuẫn giữa hai gia đình, tiêu biểu cho hai tầng lớp, hai giai cấp giàu và nghèo trong xã hội xưa. Trong đó nổi bật và tập trung vào xung đột giữa hai nhân vật: Sùng bà và Thị Kính. Do đó, tìm hiểu và suy nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng chúng ta có thể kết hợp xung đột kịch và những đặc điểm số phận, tính cách của hai nhân vật chính ấy.
Sùng bà đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến, là một con người tàn nhẫn, thô bạo trong hành động ; ngoa ngoắt, hợm hĩnh, vu khống trong lời nói, ý nghĩ. Vừa nghe con trai kêu “thấy dao kìa kề cổ”, không cần hỏi han, tra xét cụ thể, Sùng bà đã buộc tội cho Thị Kính là “mày định giết con bà à”, rồi tiếp sau, dồn dập bao nhiêu lời cáo buộc, vu khống trắng trợn. Nào là “Mày trót say hoa đắm nguyệt”, nào là “Gái say trai lập chí giết chồng”. Chao ôi, toàn là những tội tày đình mà người mẹ chồng ấy đã suy đoán hồ đồ, để cố tình buộc tội con dâu, gieo xuống số phận Thị Kính một cái án, một nỗi oan thê thảm. Từ những ý nghĩ lạnh lùng, vô căn cứ đó, Sùng bà đã đối xử với Thị Kính bằng những cử chỉ, hành động rất tàn nhẫn, thô bạo. Mụ “dúi đầu Thị Kính xuống”, rồi “bắt Thị Kính ngửa mặt lên”. Không cho Thị Kính phân bua, giải thích, mụ lấp liếm vừa nói vừa hát bằng một giọng điệu cay độc, khinh ghét. Cuối cùng, mụ “dúi tay, đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống”, rồi bỏ vào nhà. Người mẹ chồng ấy đã đuổi con dâu một cách tàn nhẫn. Trong lời nói, điệu hát, Sùng bà liên tục đay nghiến, nhiếc mắng Thị Kính. Dường như mỗi lần mụ cất lời, Thị Kính lại thêm một tội. Đặc biệt là khi nói, Sùng bà luôn cố ý so sánh, đối chiếu để phân biệt đẳng cấp giữa hai gia đình:
– Mày là con nhà cua ốc.
– Nhà bà đây cao môn lệnh tộc,
– Tuồng bay mèo mả, gà đồng.
– Trứng rồng lại nở ra vồng.
– Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
Các tác giả dân gian ngày xưa đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ thật sinh động. Lời nói, bài ca của người mẹ chồng ấy đã dụng nên một loạt hình ảnh tạo vật trái ngược nhau, tô đậm thêm sự đối lập, tính xung đột của câu chuyện. Lời lẽ của mụ Sùng thật phong phú, da dạng, nhưng đều tập trung ở một tư tưởng: sự phân biệt “cao – thấp”, “giàu nghèo”. Trong lời lẽ ấy vừa chứa đụng thói kiêu căng của tầng lớp của chủ phong kiến vừa bộc lộ quan hệ đối lập mẹ chồng, nàng dâu vốn là quan hệ căng thẳng trong xã hội xưa, những kẻ giàu cố thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến luôn luôn khinh rẻ những người thuộc tầng lớp lao động, nghèo khó. Thị Kính tuy có đủ đức hạnh như lễ giáo phong kiến quy định nhưng vẫn không được Sùng bà chấp nhận bởi vì nàng không thuộc nguồn gốc “con nhà giống phượng, giống công”. Mâu thuẫn giữa Sùng bà (và cả gia đình) với Thị Kính (kể cả Mãng ông) tuy chỉ là mâu thuẫn trong hôn nhân, gia đình nhưng có ý nghĩa phản ánh mâu thuẫn giai cấp trong xã hội phong kiến. Nhân vật Sùng bà chỉ ra trò, xuất hiện trong một lớp kịch, một tình huống truyện nhung rất tiêu biểu cho một loại vai trong chèo cổ: vai mụ ác. Ở nhân vật này tập trung cao độ tính cách của kẻ hợm của, khoe dòng giống, tàn nhẫn, độc đoán, cả vú lấp miệng em. Lúc nào mụ Sùng cũng lấy mình làm chuẩn để tỏ rõ phép nhà. Mụ là kẻ tạo ra “luật lệ” trong gia đình, chỉ huy tất cả, bắt tất cả từ chồng, đến con trai và con dâu phải theo ý mình, phải nể sợ, tôn trọng lời nói và hành động của mình. Trong đoạn chèo Nỗi oan hụi chồng, nhân vật Sùng bà hiện lên thật sống, động, gây cho người đọc, người xem cảm xúc ghê sợ, khinh ghét, cần phải phê phán.
Đối lập với nhân vật Sùng bà là nhân vật Thị Kính. Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính trong chèo. Nàng đại diện cho người phụ nữ lao động, những người dân bình thường, lương thiện. Cảnh ngộ của nàng thật thảm thương.
Năm lần Thị Kính kêu oan. Trong năm lần ấy thì bốn lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng: “Giời ơi! Mẹ ơi, oan con lắm mẹ ơi”, “Oan cho con lắm mẹ ơi”… “Oan thiếp lắm chàng ơi”… “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!”. Thị Kính kêu oan với mẹ chồng, nhưng vô ích. Đối với Sùng bà, nhũng lời ấy như đổ thêm dầu vào lửa, càng làm bùng lên ngọn lửa khinh ghét, càng nối dài thêm nhũng lời đay nghiên vô lí, tức tối. Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan càng dày thêm. Còn với Thiện Sĩ thì..: đó là một người chồng đớn hèn, bạc nhược. Thiện Sĩ hoàn toàn bỏ mặc người vợ đã từng yêu thương, chăm chút gắn bó với mình, bỏ mặc nàng cho mẹ hành hạ. Trong cảnh ngộ thê thảm của Thị Kính, Thiện Sĩ là một người… thừa. Khi Thị Kính cầu cứu chồng “Oan thiếp lắm chàng ơi”, Thiện Sĩ vẫn im lặng như vô cảm, thật đáng trách. Xem chèo hoặc đọc kịch bản đến tình huống này, không ai không xúc động. Xúc động vì tức giận mẹ con Thiện Sĩ và xúc động vì xót thương Thị Kính. Nàng là người vợ hiền thảo, chăm chỉ và thương yêu chồng đến như thế mà bị hàm oan, bị hắt hủi. Chỉ đến lần cuối cùng, lần thứ năm, kêu oan với cha (Mãng ông), người đàn bà bất hạnh ấy mới nhận được sự cảm thông. Nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực. Càng đến cuối, xung đột của lớp kịch, cảnh ngộ của Thị Kính càng thê thảm. Nàng bị đuổi ra khỏi nhà chồng. Trước khi ra khỏi nhà, nàng còn cố níu lại chút kỉ niệm hạnh phúc ngắn ngủi với chồng. Đi theo cha được vài bước, nàng quay vào nhìn từ cái kỉ sách, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở bóp chặt trong tay, thở than một mình:
Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi.
Những từ chỉ thời gian “bấy lâu” và “bỗng”, những hình ảnh tạo vật “sắt cầm tịnh hảo”, “chăn gối lẻ loi” đối lập với nhau, xung đột nhau cùng cất lên tiếng than thống thiết về sự tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, dự cảm về một ngày mai đơn độc. Từ lời than, Thị Kính hờn trách:
Trách lòng ai nỡ phụ lòng
Đang tay nỡ bẻ phím đồng làm đôi…
Tuy là lời “trách ai” đấy, nhưng chỉ là những lời “tự bạch”, tự giãi bày, than thở mà thôi. Nói khác đi, câu hát cuối cùng đó của Thị Kính – nạn nhân trong vụ “án oan” này – chỉ có ý nghĩa nhấn mạnh thêm cảnh ngộ đau khổ của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Trước cảnh ngộ đau khổ ấy, Thị Kính đã làm gì? Nếu là người phụ nữ khác, hẳn sẽ có suy nghĩ khác và ứng xử khác. Nhưng, Thị Kính lại buông xuôi, chỉ đành ngửa mặt than với trời, mong “Nhật nguyệt rạng soi – Thấu tình chăng nhẽ”. Sau đó, nàng tạm biệt gia đình, cha mẹ, xuống tóc, giả trai vào chùa đi tu. Hành động này của Thị Kính có mặt tích cực là ước muốn được sống nơi trong sạch để tỏ rõ người đoan chính, nhưng mặt tiêu cực là nàng đổ tại số phận và tìm cách giải thoát bằng sự khổ hạnh, tu tâm, nhẫn nhục, chịu đựng. Cả sau này, khi bị hàm oan trong vụ án hoang thai của Thị Mầu,
Kính Tâm – cuộc đời thứ hai của người đàn bà bất hạnh, Thị Kính – vẫn buông xuôi, nhẫn nhục đợi chờ “Nhật nguyệt rạng soi”. So với một vài nhân vật phụ nữ khác trong truyện cổ tích như nàng Tiên Dung (truyện Chử Đồng Tử), cô Tấm (truyện Tấm Cám), hoặc trong các vở chèo như Thị Phương (chèo Trương Viên), Thị Kính chưa có đủ bản lĩnh vượt trên hoàn cảnh, chưa có nghị lực cứng cỏi đứng lên chống lại những oan trái bất công trong xã hội bấy giờ. Nàng là người phụ nữ nêu tấm gương đoan chính, lương thiện, nhẫn nhục để tu tâm tích đức.
Tóm lại, vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung, đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo tiêu biểu của sán khấu chèo truyền thống, một loại hình văn hoá, văn học dân gian đặc sắc của Việt Nam. Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nổi oan bi thảm, bê tắc của người phụ nữ vù những đối lập giai cấp thông qua xung đột hôn nhân, gia đình trong xã hội phong kiến ngày xưa…
Xem lại bài bình giảng một nét đẹp văn hóa của xứ Huế | vanhoc |
Crime Life: Gang Wars là một game hành động dành cho Microsoft Windows, PlayStation 2 và Xbox. Trò chơi này là một mô phỏng giả tưởng về các cuộc chiến băng đảng, với lối chơi tập trung vào các trận đánh trên đường phố liên quan đến nhiều thành viên băng đảng cùng một lúc. Vũ khí bao gồm gậy bóng chày, ống tuýp sắt, búa và súng. Trò chơi có tổng cộng hơn 25 màn chơi trong phần cốt truyện, cũng như một số màn chơi tự do. Free roam cũng có mặt trong game như dòng Grand Theft Auto nổi tiếng. Các khu vực tương đối nhỏ nhưng có thể hữu ích khi cố gắng xác định vị trí các thành viên băng đảng của người chơi. Trò chơi có ngôn ngữ thô tục và bạo lực chắc chắn là một yếu tố chính của nó. Âm nhạc tất cả đều là hip-hop, phản ánh không khí đô thị và hip-hop trong game. Có nhiều phương thức kiếm tiền khác nhau, từ lừa đảo đến trộm cắp. Nhạc nền của trò chơi được cung cấp bởi nhóm hip-hop D12, cũng đóng góp chân dung và giọng nói cho một số nhân vật quan trọng trong game.
Trò chơi này được tuyên dương vì có sự kết hợp các yếu tố free-roam tương tự như Grand Theft Auto, và mảng đánh đấm theo kiểu beat 'em ups tương tự như Final Fight.
Cốt truyện
Người chơi khởi đầu vào vai Tre, một cư dân của quận Hood nghèo nàn nằm trong thành phố Grand Central City. Là một cư dân Hood, ước mơ của anh là trở thành thành viên của Outlawz, băng đảng địa phương. Để được ông trùm của băng đảng chấp nhận, Big Dog, Tre sẽ phải tiến hành một vài nhiệm vụ liên quan đến việc giết một số người, và anh ta sẽ sớm tìm cho mình một người ngoài vòng pháp luật với vài thành viên băng đảng đi theo anh ta.
Tình tiết
Trong thông cáo báo chí, các nhà phát triển tuyên bố rằng chủ đề chính của trò chơi là "Người chơi phải bảo vệ chính người dân của mình khỏi bị bóc lột và lạm dụng, và bảo vệ băng nhóm của mình khỏi bạo lực và sự phản bội thấm vào xã hội mà anh ta đang sống."
Trò chơi diễn ra tại một thành phố đậm chất hư cấu Grand Central City, đang trong tình trạng hỗn loạn do các cuộc chiến băng đảng tràn lan. Nhân vật chính là Tre, là một thành viên tân binh của Outlawz, từng là băng đảng quyền lực nhất thành phố nhưng hiện đang bị đe dọa bởi một băng đảng đối thủ có tên là Headhunterz. Nhiệm vụ của Tre là khôi phục lại vinh quang trước đây của Outlawz.
Khi phát hiện ra rằng thủ lĩnh của Outlawz đang có kế hoạch từ bỏ họ để tham gia vào các Headhunter, Tre tấn công và giết chết anh ta và thay thế anh ta làm người đứng đầu băng đảng. Câu chuyện kết thúc với việc Tre giết từng Headhunter, bao gồm cả thủ lĩnh của họ. Trò chơi kết thúc cho đến phút cuối cùng vẫn chưa rõ kết cục mơ hồ bởi vì trong trận chiến sau cùng của mình, Tre bị bắn trọng thương ở cự ly gần nhưng khi cảnh sát đến, cơ thể anh ta đã biến mất, cho thấy anh ta có thể còn sống sót.
Đón nhận
Crime Life: Gang Wars nhận được đánh giá "không thuận lợi" trên tất cả các hệ máy theo trang web tổng hợp đánh giá Metacritic.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trò chơi điện tử năm 2005
Trò chơi Konami
Trò chơi điện tử về tội phạm có tổ chức
Trò chơi PlayStation 2
Trò chơi điện tử được phát triển ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Trò chơi trên Windows
Trò chơi Xbox
Trò chơi điện tử một người chơi và nhiều người chơi
Trò chơi điện tử thế giới mở | wiki |
Cầu Quang Trung là một cây cầu bắc qua sông Cần Thơ, nối liền hai quận Ninh Kiều và Cái Răng thuộc thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
Lịch sử
Cầu có chiều dài 481 m, gồm hai đơn nguyên nằm song song với nhau. Chiều rộng mặt cầu của cả hai đơn nguyên là 22 m, với quy mô 4 làn xe và 2 lề bộ hành. Ngoài ra, cầu còn có kết cấu vòm thép bố trí trong khoảng giữa 3 m giữa hai đơn nguyên theo chiều dọc cầu (gồm 5 nhịp vòm).
Cầu Quang Trung đơn nguyên 1
Cầu Quang Trung đơn nguyên 1 được xây dựng từ năm 1995 và đưa vào sử dụng từ năm 2000. Cầu dài 316 m, mặt cầu rộng 11 m với hai làn xe. Ban đầu, cầu chỉ đóng vai trò kết nối cảng Cái Cui với trung tâm Cần Thơ. Sau khi cầu Cần Thơ và đường Nam Sông Hậu hoàn thành, cầu Quang Trung trở thành cửa ngõ thành phố, lưu lượng phương tiện qua cầu gia tăng nhanh chóng. Mặt cầu nhỏ hẹp nên thường xuyên bị quá tải vào giờ cao điểm và trở thành một điểm đen tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.
Cầu Quang Trung đơn nguyên 2
Ngày 23 tháng 11 năm 2017, thành phố Cần Thơ khởi công xây dựng cầu Quang Trung đơn nguyên 2 nằm bên cạnh cầu cũ. Cầu Quang Trung mới và đường dẫn có tổng chiều dài 869 m. Trong đó, phần cầu chính được xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, dài 481 m, rộng 11 m, gồm 12 trụ, 2 mố, 13 nhịp. Cầu mới được thông xe vào ngày 18 tháng 1 năm 2020.
Sau khi cầu mới được đưa vào sử dụng, chính quyền đã cho đóng cầu Quang Trung cũ vào tháng 3 năm 2020 để sửa chữa và cải tạo. Cầu được kéo dài, bổ sung thêm 3 nhịp dẫn phía bờ Cái Răng và 2 nhịp dẫn phía bờ Ninh Kiều để đồng bộ về chiều dài với cầu đơn nguyên 2. Ngày 31 tháng 12 năm 2020, cầu Quang Trung đơn nguyên 1 được thông xe trở lại.
Công trình xây dựng cầu Quang Trung mới và cải tạo cầu cũ có tổng vốn đầu tư 219,9 tỉ đồng, từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới.
Chú thích
Tham khảo
Quang Trung
Quang Trung
Ninh Kiều
Cái Răng | wiki |
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (viết tắt MLNQVN), tên tiếng Anh là Vietnam Human Rights Network (viết tắt VNHRN), là một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận, được thành lập vào tháng 11 năm 1997 tại Little Saigon , tập hợp một số cá nhân và đoàn thể tranh đấu và bảo vệ quyền con người cho người dân Việt Nam dựa trên tinh thần của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các văn kiện quốc tế nhân quyền khác. Các thành viên của MLNQVN có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, và trụ sở chính của tổ chức được đặt tại California, Hoa Kỳ.
Lịch sử
Vào cuối những năm 1990, trước sự đàn áp ngày càng tăng đối với những người bất đồng chính kiến bởi chính quyền Việt Nam và sự sụp đổ của nhiều chế độ cộng sản ở Đông Âu, đặc biệt là thông qua các cuộc cách mạng bất bạo động, nhiều tổ chức và nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam ở hải ngoại nhận ra rằng cần có sự phối hợp trên toàn thế giới để tối đa hóa hiệu năng của các nỗ lực cải thiện quyền con người ở Việt Nam. Kết quả là vào ngày 1 tháng 11 năm 1997, một đại hội đã được tổ chức tại Santa Ana, California, tập hợp một nhóm các nhà hoạt động đại diện cho nhiều tổ chức nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới. Sau hai ngày thảo luận họ đã đi đến quyết định thành lập Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, và thông qua cương lĩnh và nội quy để làm cơ sở hoạt động của tổ chức. Đến năm 2000, MLNQVN đã được cấp quy chế tổ chức bất vụ lợi theo khoản 501(c)(3) của Luật Thuế liên bang Hoa Kỳ.
Tính đến 2021, MLNQVN đã tổ chức 15 Đại hội định kỳ quy tụ thành viên từ nhiều quốc gia trên thế giới để kiểm điểm các công tác đã thực hiện, nhận định tình hình nhân quyền tại Việt Nam và trên thế giới, và hoạch định đường hướng và công tác cho thời gian tới.
Tổ chức
Với mô hình tổ chức mạng, các đoàn thể thành viên của Mạng Lưới đều hoàn toàn bình đẳng và sẵn sàng yểm trợ các hoạt động chung trong khi vẫn duy trì các tổ chức riêng và các hoạt động độc lập của mình. MLNQVN có 3 cơ cấu chính: Ban Phối hợp, Ban Giám sát, và Ban Cố vấn.
Hoạt động
Thông tin – giáo dục
Ấn hành Bản tin Nhân quyền.
Thiết lập một trang mạng Internet để phổ biến tin tức mau chóng và thuận tiện http://www.vietnamhumanrights.net/
Phiên dịch và xuất bản bộ Luật Quốc tế Nhân quyền, các tài liệu, và sáng tác về nhân quyền để phổ biến ở Việt Nam và hải ngoại.
Tổ chức các buổi hội thảo và hội nghị về nhân quyền tại Montréal (Canada), Sydney (Úc Châu), Munich (Đức), Paris (Pháp), Washington DC, New York (NY), Orlando (FL), New Orleans (LA), Houston và Dallas (TX), Westminster, Los Angeles, San Jose, Sacramento, và San Diego (CA), Seattle và Tacoma (WA), Denver (CO), v. v...
Công bố Báo cáo Nhân quyền hàng năm kể từ 2009.
Quốc tế vận
Hợp tác với các tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ, Trung Quốc, Miến Điện, và Tây Tạng, cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế như Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Ân xá Quốc tế, Quan Sát Nhân quyền (Human Rights Watch), Phóng Viên Không Biên Giới, v.v...
Tham dự Ngày Nhân quyền Cho Việt Nam tại Thượng viện Hoa Kỳ mỗi năm kể từ năm 1998.
Hội kiến với các giới chức lập pháp và hành pháp của một số quốc gia để vận động nhân quyền cho Việt Nam, như với Tổng thống George W. Bush và Phó TT Dick Cheney tại Tòa Bạch Ốc (29.5.2007), với Ông Geoffrey Harris, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Liên Âu (6.5.2008)…
Tham dự nhiều hội nghị quốc tế về nhân quyền, như Diễn đàn Thiên Niên Kỷ năm 2000 của Liên Hợp Quốc tại Nữu Ước, Hội nghị Quốc tế về Nhân quyền năm 2003 tại Hòa Lan, Hội nghị Thế giới cho việc Dân Chủ Hóa năm 2005 tại Á Châu (Đài Bắc, Đài Loan), và Hội nghị Quốc tế lần thứ ba về Giáo dục Nhân quyền (Krakow, Ba Lan 2012).
Yểm trợ quốc nội
Thành lập và trao tặng Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam hàng năm cho các nhà hoạt động xuất sắc trong lãnh vực nhân quyền tại Việt Nam kể từ năm 2002.
Trợ giúp về tài chánh và y tế cho các nhà hoạt động nhân quyền gặp khó khăn.
Giải Nhân quyền Việt Nam
Giải Nhân quyền Việt Nam do MLNQVN thành lập từ năm 2002 nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam. Giải Nhân quyền Việt Nam (GNQVN) còn nhằm bày tỏ sự liên đới của người Việt khắp nơi đối với những cá nhân và đoàn thể đã và đang dấn thân bảo vệ quyền làm người của người dân Việt Nam.
Lễ trao GNQVN được tổ chức hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế vào tháng 12 ở những địa phương khác nhau cho mỗi năm. Thời gian đề cử ứng viên hàng năm bắt đầu từ tháng 7 và chấm dứt vào cuối tháng 9. Kết quả việc tuyển chọn được công bố vào trung tuần tháng 11 hàng năm. GNQVN gồm bản tuyên dương và hiện kim 10,000 mỹ kim cho mỗi năm.
Sau hơn một thập niên hiện diện, GNQVN đã được dư luận trong và ngoài nước tích cực đón nhận, tuy nhiên chính quyền Việt Nam đã có những cáo buộc đối với GNQVN và những khôi nguyên GNQVN.
Các Khôi Nguyên
Từ ngày thành lập đến nay, MLNQ đã tuyên dương những người được đánh giá là "nhà đấu tranh hàng đầu cho nhân quyền" tại Việt Nam, gồm:
Báo cáo Nhân quyền hàng năm
Kể từ năm 2009 MLNQVN công bố Báo cáo Nhân quyền hàng năm bằng hai ngôn ngữ, Anh ngữ và Việt ngữ. Bản báo cáo nhằm trình bày tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và những vi phạm nghiêm trọng của chính quyền Việt Nam đối với những quyền căn bản của người dân.
Theo Trưởng ban Phối hợp MLNQVN -TS Nguyễn Bá Tùng, báo cáo được hình thành nhờ sự hợp tác của nhiều người hoạt động nhân quyền tại Việt Nam; vì thế báo cáo phản ánh được nét đặc trưng của tình hình vi phạm nhân quyền trong nước. Những tin tức nguyên thủy luôn được kiểm chứng qua nhiều nguồn khác nhau, như các trang mạng xã hội, các blogs cá nhân, các cơ quan thông tấn hoặc nghiên cứu quốc tế, và ngay cả các cơ quan thông tin và dữ liệu của nhà nước Việt Nam.
Báo cáo gồm một số chương, mục tương ứng với những quyền căn bản được nêu lên trong Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Phần khuyến cáo của Báo cáo bao gồm những đề nghị cụ thể và khả thi gởi đến chính quyền Việt Nam, các chính phủ và các tổ chức có quan hệ với nhà nước Việt Nam, các cơ quan hoạt động nhân quyền quốc tế, và người Việt ở hải ngoại với mục đích thúc đẩy cải thiện việc tôn trọng quyền con người đối với nhân dân Việt Nam.
Ngoài ra, bản báo cáo hàng năm của MLNQVN còn có phần phụ lục liệt kê danh sách các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ trong nhà tù hoặc đang bị quản thúc tại gia.
Cho đến nay, Báo cáo hàng năm của MLNQVN đã được đánh giá như là một trong những nguồn trích dẫn độc lập chính về tình hình nhân quyền tại Việt Nam của các nhà hoạt động nhân quyền, các cơ quan nhân quyền quốc tế, và của các chính phủ.
Khen thưởng
Tổ chức Visual Artists Guild đã trao tặng cho Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam giải thưởng Spirit of Tiananmen Award (Giải Tinh Thần Thiên An Môn) vì các hoạt động hỗ trợ nhân quyền của MLNQVN hai thập niên vừa qua vào ngày 27 tháng 5 năm 2017 nhân dịp tưởng niệm Biến cố Thiên An Môn lần thứ 28 tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ.
Quan điểm của Nhà nước Việt Nam
Báo CAND tại Việt Nam cho rằng Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam là "tổ chức phản động lưu vong người Việt…chuyên núp dưới chiêu bài "dân chủ, nhân quyền"… vu cáo, xuyên tạc chống phá Nhà nước Việt Nam." Báo này cho rằng những người đứng đầu VHRN lợi dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để chống phá trong nước. Việc những người này chỉ hoạt động bên Mỹ mà không có bất kỳ hoạt động nào trong nội địa khiến cho những báo cáo của họ về tình hình Việt Nam không thể chính xác và khách quan. Báo này cho rằng chiêu thức lợi dụng “dân chủ, nhân quyền” để chống phá trong nước đã bị lỗi thời khi nhân dân Việt Nam ngày càng hiểu biết về kiến thức nhân quyền cũng như mục đích thực sự đằng sau những hành động của VNRN
Về các giải thưởng nhân quyền mà VHRN nhận được, báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định những "giải thưởng nhân quyền" ấy không hề biểu lộ chút giá trị nào như tên gọi của chúng. Trong vài năm liền, hầu như năm nào, nhân vật này cũng được các tổ chức chống phá chính quyền Việt Nam trao giải thưởng. Việc trao thưởng bị báo này nhận định là để kích động những phần tử vi phạm pháp luật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân thông qua các hoạt động chống phá nhà nước ngày càng liều lĩnh chống chính quyền như con thiêu thân. Những giải thưởng này được trao theo kiểu xếp hàng đến lượt chứ không hề có tiêu chí rõ ràng trong xét duyệt.
Phía chính quyền Việt Nam cho rằng những báo cáo nhân quyền hàng năm của VHRN đã xuyên tạc tình hình nhân quyền, dân chủ, tự do ở Việt Nam. Nguồn tin được lấy một cách không khách quan khi những người được hỏi chỉ thuộc nhóm những người vi phạm pháp luật Việt Nam.
Chú thích
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam
Việt Nam
Nhân quyền
Tổ chức người Việt hải ngoại
Nhân quyền tại Việt Nam
Tổ chức nhân quyền
Tổ chức phi chính phủ | wiki |
Mì lạnh (; raengmyŏn trong tiếng Triều Tiên) là một món mì xuất xứ từ phía bắc của bán đảo Triều Tiên, sử dụng loại mì sợi nhỏ làm từ bột và tinh bột của các nguyên liệu khác nhau bao gồm kiều mạch, khoai tây, khoai lang, tinh bột cây dong (màu đậm hơn và dai hơn mì kiều mạch) và bột sắn dây (, ). Kiều mạch chiếm ưu thế khi dùng để làm ra sợi mì (dù tên gọi của nó nghe tựa như lúa mạch nhưng không có liên hệ nào với cây lúa mì, mà lại có họ gần hơn với cây chút chít). Ngoài ra còn vài loại mì lạnh được làm từ nguyên liệu như rong biển và trà xanh.
Lịch sử
Theo các tài liệu thế kỷ 19 trong tác phẩm Đông Quốc tuế thời ký (Dongguksesigi, ), naengmyeon xuất hiện từ thời Joseon. Ban đầu là một món ngon được ưa chuộng ở phía bắc bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là các thành phố như Bình Nhưỡng () và Hàm Hưng () nay là Triều Tiên, naengmyeon trở nên phổ biến rộng rãi trên khắp Hàn Quốc sau Chiến tranh Triều Tiên.
Naengmyeon được phục vụ trong một bát thép không gỉ lớn với nước dùng lạnh, dưa chuột thái sợi, được trình bày với những lát lê Hàn Quốc, củ cải trắng Hàn Quốc muối chua nhẹ thái mỏng, có thêm trứng luộc hoặc lát thịt bò luộc lạnh hoặc cả hai. Nước sốt mù tạt cay (hoặc dầu mù tạt) và giấm thường được thêm vào trước khi ăn. Theo truyền thống, mì dài sẽ được ăn mà không cắt vì chúng tượng trưng cho tuổi thọ và sức khỏe tốt, nhân viên phục vụ ở các nhà hàng thường hỏi khách có muốn cắt mì trước khi ăn hay không và dùng kéo để cắt mì.
Tư liệu hình ảnh
Tham khảo
Liên kết ngoài
Naengmyeon - Official Seoul City Tourism
Ẩm thực Triều Tiên
Mùa đông
Mùa đông trong văn hóa | wiki |
Ếch gỗ (tên khoa học: Lithobates sylvaticus) là một loài động vật trong Họ Ếch nhái. Chúng sinh sống ở khu vực Bắc Mỹ cho tới vòng Bắc Cực. Loài ếch này rơi vào trạng thái ngủ đông ngay sau khi làn da của chúng cảm nhận được cái lạnh của mùa đông. Chúng dừng chức năng hoạt động nội tạng và hơi thở giống như một con ếch đã chết. Khi mùa xuân đến, máu của ếch gỗ bắt đầu lưu thông, con vật hoạt động bình thường trở lại. Chúng có thể tồn tại trong trạng thái gần như hoàn toàn bị đóng băng trong mùa đông, trở về với cuộc sống ngay khi mùa xuân đến.
Cơ chế
Loài ếch gổ ở Alaska có thể hóa đá gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình từ -14,6 đến -18 độ C, sau đó sống lại vào mùa hè, chúng chịu lạnh giỏi khi nó có thể hóa đá trong gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình là -14,6 độ C, thậm chí là -18 độ C. Đến mùa xuân, chúng sống lại. Trong thời gian ngủ đông, hơn 60 % cơ thể của ếch gỗ đóng băng, con vật ngừng thở và tim ngừng đập. Mặt thể chất cũng như các hoạt động chuyển hóa và đào thải trong cơ thể tạm dừng lại, giống hệt như trạng thái chết.
Trong thực tế, ếch gỗ có thể trải qua 10-15 chu kỳ đóng băng/ tan băng trong suốt một mùa đông. Nhiệt độ thay đổi khiến cơ thể loài ếch giãn nở và đóng băng mỗi khi màn đêm buông xuống. Đồng thời, các cơ chế phân tử cho phép cơ thể loài ếch gỗ thực hiện hiệu quả việc hóa đá. Trong mô của loài ếch gỗ có nồng độ cao chất bảo quản lạnh. Đó là những chất tan, bao gồm glucose và urea. Gan của chúng có khả năng phân ly hợp chất glycogen thành glucose (đường) và bơm thẳng vào mạch máu. Đường trong máu ổn định tế bào và ngăn tình trạng mất nước, giúp nó sống sót qua thời kỳ giá rét.
Chú thích
Tham khảo
2006. Conservation planning for amphibian species with complex habitat requirements: a case study using movements and habitat selection of the wood frog Rana sylvatica. Journal of Herpetology 40:443–454.
Habitat selection and activity of the Wood Frog, Rana sylvatica Le Conte. American Midland Naturalist 66:301–313.
(2005): Phylogeny of the New World true frogs (Rana). Mol. Phylogenet. Evol. 34(2): 299–314. PMID 15619443 PDF fulltext .
(2007) Constraints in naming parts of the Tree of Life. Mol. Phylogenet. Evol. 42: 331–338.
Database entry includes a range map and a brief justification of why this species is of least concern.
2003. Terrestrial habitat use and winter densities of the wood frog (Rana sylvatica). Journal of Herpetology 37:390–394.
2007. Postbreeding habitat use of wood frogs in a Missouri Oak-Hickory forest. Journal of Herpetology 41:645–653.
Adaptive significance of communal oviposition in wood frogs (Rana sylvatica)" Behavioral Ecology and Sociobiology 10:169–172.
Liên kết ngoài
Animal Diversity Web – University of Michigan Museum of Zoology
Alaska Department of Fish and Game – Wildlife Notebook
USGS Northern Prairie Wildlife Research Center
Photographs, video and audio recording of breeding Wood Frogs
Laboratory for Ecophysiological Cryobiology
Medicine Bow National Forest (A Habitat of the Wood Frog) -Biodiversity Conservation Alliance
Wood Frog , Natural Resources Canada
S
S
Động vật được mô tả năm 1825
Động vật lưỡng cư Canada
Động vật lưỡng cư Bắc Mỹ
Động vật lưỡng cư Mỹ | wiki |
Cortinarius caperatus còn được gọi thông dụng với cái tên nấm gypsy, là một loại nấm ăn được thuộc chi Cortinarius được tìm thấy ở các khu vực Bắc Âu và Bắc Mỹ. Nó được gọi là Rozites caperata trong nhiều năm trước khi các nghiên cứu di truyền tiết lộ rằng nó thuộc chi Cortinarius. Các cơ thể trái cây xuất hiện vào mùa thu trong rừng lá kim và gỗ sồi cũng như các vùng đất nóng vào cuối mùa hè và mùa thu. Mũ của chúng có màu nâu đất rộng tối đa lên đến 10 cm và có một bề mặt xơ. Các mang màu đất sét được gắn vào hầm dưới nắp. Bao của chúng có màu trắng cùng một vòng cũng màu trắng. Thịt nấm có mùi nhẹ và hương vị.
Phổ biến với nấm forager, C.Caperatus được chọn theo mùa ở khắp châu Âu. Mặc dù có vị nhẹ và được đánh giá cao, nấm thường bị nhiễm giòi. Ở Trung Âu, các mẫu vật cũ có thể bị nhầm lẫn với loài erocesbe độc hại vào mùa hè. Cây ăn quả của C.Caperatus đã được tìm thấy để tích lũy sinh học thủy ngân và đồng vị phóng xạ của Caesi.
Phân loại
Nấm này ban đầu được mô tả là Agaricus caperatus vào năm 1796 bởi nhà nấm học Nam Phi Christiaan Hendrik Persoon, người đã lưu ý rằng nó mọc trong rừng sồi. Các cithatus biểu tượng cụ thể là tiếng Latin cho "nhăn". Nhà tự nhiên học người Julius Vincenz von Krombholz đã minh họa nó trong tác phẩm Naturgetreue Abbildungen und Beschreibungen der essbaren, schädlichen und verdächtigen Schwämme, xuất bản từ năm 1831 đến 1846. Nó được chuyển đến chi Cortinarius bởi nhà nấm học người Thụy Điển Elias Magnus Fries vào năm 1838. Sau đó, nó được chuyển đến Pholiota vào năm 1874 bởi nhà nấm học người Pháp Claude Casimir Gillet, một vị trí tiếp theo là nhà tự nhiên học người Ý, Andrea Andrea Saccardo. Nhà nấm học người Phần Lan Petter Adolf Karsten đã thành lập chi Rozites vào năm 1879 để phù hợp với loài này vì Rozites caperatus đã trở thành cơ sở của nấm có một tấm màn che đôi; nghĩa là, một tấm màn che một phần còn sót lại trong đó trở thành một chiếc nhẫn trên chiếc áo dài đã bị hỏng cũng như một tấm màn che. Nó được biết đến như một loài Rozites trong nhiều năm. Trong khi đó, nhà nấm học người Pháp Lucien Quélet đã phân loại Pholiota là một phân loài của Dryophila vào năm 1886, dẫn đến Dryophila caperata được thêm vào từ đồng nghĩa của loài. Worthington George Smith đã đặt nó trong chi mới Togaria (hiện được coi là từ đồng nghĩa của Agrocybe).
Phân tích di truyền vào năm 2000 và 2002 cho thấy Rozites không phải là một nhóm riêng biệt và các thành viên của nó được lồng trong Cortinarius. Nấm gypsy được tìm thấy có liên quan chặt chẽ với loài C.Meleagris và C.Subcastanellus, cả hai trước đây đều thuộc Rozites. Do đó, nó đã một lần nữa được đặt trong Cortinarius. Trong chi này, nó được phân loại trong thế hệ con Cortinarius.
Tên phổ biến là nấm gypsy. Một tên phổ biến khác thường là granny's nightcap ở Phần Lan.
Sự miêu tả
C.Caperatus có một cái mũ màu nâu từ 5–10 cm đường kính, được phủ bằng sợi trắng. Bề mặt có một kết cấu khá nhăn. Nó có thể có một màu hoa cà khi còn trẻ. Đó là ban đầu trước khi mở rộng và sinh trưởng với vật ở trung tâm. Bao nấm cao 4–7 cm, dày 1-1,5 cm, hơi sưng ở gốc và có màu trắng với một vòng màu trắng, ban đầu được gắn vào nắp. Các tai nấm màu đất sét được tự do vì chúng không chạm được bao nấm dưới nắp. Các bào tử cho ra một bản in bào tử màu nâu đất, và các bào tử hình quả hạnh dài 10-13 µm và rộng 8-9 µm.Bao nấm rộng, thịt nấm có màu kem và hương vị nhẹ.
Các loài Bắc Mỹ có hình dạng tương tự bao gồm Agrocybe Praecox, không có nắp nhăn và được tìm thấy ở các khu vực trồng trọt, và Phaeolepiota aurea, có bề mặt dạng hạt. Ở trung tâm châu Âu, các mẫu vật cũ có thể bị nhầm lẫn với loài Inocybe erubescens cực độc vào mùa hè và nấm non cho Cortinarius traganus không ăn được, mặc dù loại này dễ bị phân biệt bởi mùi khó chịu.
Phân bố và sinh trưởng
C.Caperatus được tìm thấy trên khắp Bắc Âu, chủ yếu ở Scandinavia, nơi nó phổ biến, mặc dù nó không phổ biến ở Đan Mạch và Iceland. Ở quần đảo Anh, nó không phổ biến bên ngoài Cao nguyên Scotland và New Forest. Nó đã được phân loại là bị đe dọa ở Đức và Vương quốc Anh và có nguy cơ tuyệt chủng ở Hà Lan. C.Caperatus đã trở nên ít phổ biến hơn ở vùng lân cận thành phố Salzburg ở Áo trong khoảng thời gian từ 1937 đến 1988.
Nó cũng được tìm thấy rộng rãi ở phía bắc của Bắc Mỹ, ở phía nam như Quận Mendocino trên bờ biển phía tây. Nó là không phổ biến ở California. C.Caperatus hiếm ở cận Bắc Cực và tây Greenland. Nấm gypsy cũng phát triển ở vùng ôn đới của châu Á, đã được ghi nhận phát triển với cây nham lê gần cây sồi phương Đông và linh sam gần Pamukova ở vùng Marmara của Thổ Nhĩ Kỳ. Nó cũng được tìm thấy trong các khu vực lầy lội của taiga ở phía tây Siberia.
Cơ thể mọc lên từ tháng 8 đến tháng 10 trong rừng cây lá kim và gỗ sồi, cũng như cây thạch thảo ở Scotland. Nó là nấm rễ cộng sinh nhưng không chọn lọc trong thân cây chủ của nó. Nấm xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 ở Bắc Mỹ, và tháng 7 đến tháng 8 ở Alaska. Nó thích đất chua, đất cát, tránh những loại phấn và có thể được tìm thấy trong cùng môi trường sống như vịnh bolete (Imleria badia),Paxillus involutus và chanterelles. Nó hình thành mối quan hệ với Pinus sylvestris. Nó thường được tìm thấy dưới cây vân sam Sitka (Picea sitchensis), hoặc gần huckleberry ở Bắc Mỹ. Ở Alaska, nó phát triển với bạch dương lùn (Betula nana) và bạch dương lùn Mỹ (B. glandulosa). Ở Greenland, nó phát triển cùng với bạch dương (Betula pubescens).
Độ an toàn
C.Caperatus là một loại nấm ăn được đánh giá cao với hương vị nhẹ. Nó được cho là kết hợp tốt với các loại nấm có hương vị mạnh hơn như chanterelles, Nấm gan bò, Russula hoặc Lactarius. Nấm có thể có vị đắng nhẹ nếu ăn sống, nhưng lại có hương vị hạt dẻ dễ chịu khi nấu chín. Nó có thể dễ dàng được sấy khô để bảo quản và sử dụng sau này, chẳng hạn như thêm vào súp và món hầm. Nó được bán thương mại ở Phần Lan, và là mục tiêu phổ biến của những người săn mồi ở nhiều nơi ở Châu Âu. Nấm thường bị nhiễm giòi khi hái và được các bác sĩ khuyên loại bỏ bao nấm trước khi ăn
Phóng xạ và ô nhiễm môi trường
Sự nổi tiếng của C.Caperatus trên khắp châu Âu đã dẫn đến những lo ngại về an toàn liên quan đến xu hướng tích lũy chất gây ô nhiễm. Nấm rất hiệu quả trong việc hấp thụ các đồng vị phóng xạ của Caesi từ đất và tự nhiên có một lượng nguyên tố. Caesium có thể thay thế kali, tồn tại ở nồng độ cao trong nấm. C.Caperatus tích lũy sinh học chất phóng xạ Caesi 137 Cs Sản phẩm thử nghiệm hạt nhân của Haiti nhiều hơn nhiều loài nấm khác. Mức độ tăng đáng kể sau thảm họa Chernobyl năm 1986. Đây là một vấn đề sức khỏe vì hái và ăn nấm hoang dã là một trò tiêu khiển phổ biến ở trung và đông Âu. Mức độ cao 137 Cs cũng được tìm thấy trong động vật nhai lại ăn nấm ở Scandinavia vào những năm 1990. Nấm từ Reggio Emilia ở Ý đã được tìm thấy đã tăng mức <sup id="mwAS8">134</sup> Cs. C.Caperatus từ các địa điểm khác nhau trên khắp Ba Lan cũng đã được tìm thấy có chứa hàm lượng thủy ngân tăng.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nấm được mô tả năm 1796
Nấm ăn
Nấm châu Á
Nấm Bắc Mỹ
Nấm châu Âu
Cortinarius | wiki |
Mùa thứ 24 của America's Next Top Model được phát sóng vào ngày 9 tháng 1 năm 2018 trên VH1, chương trình quay trở lại hình thức ban đầu như từ Mùa thi trước.
Mùa giải này, Tyra Banks đã quay lại trở lại làm giám khảo của chương trình cùng với người mẫu Ashley Graham, giám đốc sáng tạo của tạp chí Paper Drew Elliott, và nhà thiết kế nổi tiếng Law Roach.
Quán quân của Mùa 24 là Kyla Coleman 20 tuổi đến từ Lacey, Washington. Cô giành được:
Một hợp đồng người mẫu với NEXT Model Management
Được lên trang bìa của tạp chí Paper.
Tiền mặt trị giá US$100,000 từ Pantene Pro-V
Trở thành avatar cho trò chơi America's Next Top Model
Thí sinh
(Tính theo tuổi khi còn trong cuộc thi)
Thứ tự gọi tên
Thí sinh bị loại.
Thí sinh bỏ cuộc
Thí sinh rơi vào top nguy hiểm nhưng không bị loại.
Thí sinh bị loại nhưng được cứu.
Thí sinh bị loại ngoài phòng giám khảo.
Thí sinh chiến thắng cuộc thi.
Tập 1 là tập casting. 18 thí sinh được giảm xuống còn 14 thí sinh chung cuộc. Erin ban đầu bị loại, nhưng trước khi cô đi, Tyra gây ngạc nhiên cô khi tiết lộ rằng cô ấy sẽ là thí sinh thứ 15.
Trong tập 4, Liz dừng cuộc thi vì áp lực trong ngôi nhà chung.
Trong tập 7, Brendi K., Jeana, Khrystyana, Kyla, Rio, Sandra & Shanice đều cùng giành được tấm ảnh đẹp nhất.
Trong tập 9, Brendi K. dừng cuộc thi vì áp lực trong cuộc thi.
Tập 11 là tập tổng kết những khoảnh khắc đáng nhớ trong các tập trước.
Trong tập 13, Jeana được quay lại cuộc thi.
Trong tập 14, Jeana ban đầu bị loại, nhưng được cứu bởi giám khảo khách mời, Philipp Plein.
Buổi chụp hình
Tập 1: Phong cách avant-garde chủ đề hoa trong vườn (casting)
Tập 2: Người phụ nữ Bohemian mang thai
Tập 3: Video thời trang: Trình diễn diện mạo mới
Tập 4: Những câu truyện kinh dị Mỹ trong biệt thự hoang
Tập 5: Ảnh chân dung chồng lên nhau theo nhóm
Tập 6: Công chúa với drag queen nổi tiếng
Tập 7: Vẻ đẹp tự nhiên trong đồ lót với những bàn tay của thí sinh khác
Tập 8: Bao phủ trong vàng với người mẫu nam ngoại cỡ
Tập 9: Tạo dáng trong đầm dạ hội với dù nhảy ở sa mạc
Tập 10: Chụp ảnh thử cho bìa tạp chí Paper
Tập 12: Video thời trang: Cuộc sống xa xỉ trong biệt thự với Tyra Banks
Tập 13: Tạo dáng với nhện cùng Eva Marcille và thí sinh bị loại trước đó
Tập 14: Ảnh quảng cáo cho Pantene
Tập 15: Ảnh bìa tạp chí Paper
Diện mạo mới
Brendi K: Tóc buzz đen
Christina: Nối tóc vàng xanh ở phần dưới theo kiểu của Kylie Jenner
Coura: Không có
Erin: Nối tóc vẫy sóng
Ivana: Tóc afro ngắn hơn và nhuộm đen
Jeana: Gỡ tóc giả ra và cạo trọc
Khrystyana: Nhuộm màu bạch kim
Kyla: Nhuộm nâu
Liberty: Nhuộm đỏ
Liz: Nhuộm hồng và thêm mái ngố
Rhiyan: Nối tóc dài hơn
Rio: Cắt ngắn hơn và nhuộm vàng
Sandra: Tóc bob blunt dài
Shanice: Nối tóc dày (từ chối)
Xem thêm
Tham khảo
24 | wiki |
Vào ngày 15 tháng 4 năm 2019, ngay trước 18 giờ 40 phút CEST, một đám cháy đã bùng phát trên mái nhà Nhà thờ Đức Bà Paris ở Paris, Pháp, gây thiệt hại đáng kể cho tòa nhà. Chóp nhà thờ và mái bị sập, và thiệt hại đáng kể đã xảy ra đối với bên trong và các bức tường của nhà thờ. Tuy nhiên, trần đá vòm bên dưới mái nhà đã ngăn phần lớn ngọn lửa rơi vào phần nội viện của nhà thờ bên dưới. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hứa xây dựng lại nhà thờ, được tài trợ ít nhất một phần bởi một chiến dịch gây quỹ quốc gia.
Bối cảnh
Nhà thờ Đức Bà Paris có từ thế kỷ XII và bao gồm một hỗn hợp bằng đá để hỗ trợ kết cấu và gỗ cho mái nhà chính và ngọn tháp biểu tượng của nó. Sau này là một trò giải trí thế kỷ XIX, trong gỗ sồi phủ chì; chóp ban đầu đã bị bỏ đi vào năm 1786.
Trong những năm gần đây, nhà thờ đã bắt đầu cho thấy sự hao mòn đáng kể, với một số đồ đá bị sứt mẻ. Philippe Villeneuve, Tổng kiến trúc sư di tích lịch sử ở Pháp, tuyên bố vào tháng 7 năm 2017 rằng "ô nhiễm là thủ phạm lớn nhất." Các quan chức nhà thờ ước tính rằng họ cần tổng cộng 185 triệu USD để sửa chữa để khôi phục tòa nhà. Chính phủ Pháp coi nhà thờ cần bảo trì và phục hồi và đã thông qua kháng cáo khẩn cấp vào năm 2018 với 50 triệu đô la Mỹ để sửa chữa. Vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn, nó đang được cải tạo trên ngọn lửa, ước tính trị giá 6,8 triệu đô la. Giàn giáo thép đã được dựng lên xung quanh mái nhà. Các bức tượng bằng đá, đồng và đồng, bao gồm cả tượng của mười hai sứ đồ,may mắn thay đã được đưa ra khỏi địa điểm trước ngày xảy ra hỏa hoạn để chuẩn bị cho việc cải tạo.
Sự cố
Bắt đầu cháy
Vụ cháy được ước tính bắt đầu từ căn gác của nhà thờ, khoảng 18h40 CEST, gần cuối ngày, khi nhà thờ mở cửa cho khách du lịch. Một đại chúng đã được lên kế hoạch gần thời gian đó, trong khoảng thời gian từ 18h15 đến 19:00. Theo những người có mặt tại hiện trường, cánh cửa của nhà thờ đột ngột đóng lại khi họ cố gắng đi vào và khói trắng bắt đầu lan ra từ mái nhà..
Khói trắng chuyển sang màu đen, cho thấy một đám cháy lớn đã xảy ra trong nhà thờ. Cảnh sát và những người phản ứng đầu tiên khác đã nhanh chóng sơ tán Île de la Cité và thành phố đã đóng cửa tiếp cận hòn đảo. Vô số người đã tập trung ở bờ đối diện Seine và tại các tòa nhà gần đó để theo dõi sự kiện.
Nỗ lực chữa cháy
Từ bốn đến năm trăm lính cứu hỏa đã tham gia. Lính cứu hỏa cho biết, khi trả lời tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump, rằng thả nước từ máy bay sẽ không được thực hiện vì hàng tấn nước sẽ được sử dụng có thể làm tổn hại đến tính toàn vẹn cấu trúc của nhà thờ. Những người ứng cứu khẩn cấp đã cố gắng cứu những đồ tạo tác nghệ thuật và tôn giáo được giữ trong Nhà thờ lớn. Theo người phát ngôn của Nhà thờ, một số tác phẩm nghệ thuật đã bị gỡ bỏ trước khi cải tạo, trong khi hầu hết các thánh tích được giữ trong kho để đồ thánh, không có khả năng bị hư hại do hỏa hoạn. Đến thời điểm 22h50, không có trường hợp tử vong nào được báo cáo, theo cảnh sát Paris, ít nhất một lính cứu hỏa đã bị thương nghiêm trọng trong khi cố gắng dập tắt ngọn lửa.
Thiệt hại
Trong vòng một giờ kể từ lần đầu tiên nhìn thấy ngọn lửa, mái nhà thờ, bao gồm cả ngọn tháp trung tâm bằng gỗ, đã bị chìm trong lửa, làm cho nó sụp đổ vào hầm trần vòm nhà thờ. Phần lớn cấu trúc này là "khu rừng" của nhà thờ, gỗ từ khoảng 21 ha cây sồi đã bị đốn hạ để xây dựng nhà thờ trong thế kỷ 12 và 13. Khoảng 210 tấn chì đặt trên đỉnh này để hoàn thành mái nhà thờ. Một khi các cấu trúc bằng gỗ bắt đầu cháy, trọng lượng của kim loại dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của mái nhà, theo các quan chức; một phát ngôn viên đã tuyên bố "toàn bộ cấu trúc đang cháy... sẽ không còn gì. Đã có sự sợ hãi rằng mái nhà sụp đổ sẽ làm hỏng đá vòm tạo thành trần của nhà thờ và đỡ mái. Điều này tiếp tục hỗ trợ ngọn lửa khổng lồ ở tầng mái và ngăn chặn hầu hết các mái nhà bị cháy rơi vào nhà thờ bên dưới. Thị trưởng Paris Anne Hidalgo đã mô tả nó như vụ hỏa hoạn "khủng khiếp".
Vào 2:15 CEST, một quan chức của Bộ Nội vụ đã báo cáo rằng đám cháy đã suy yếu, được khống chế và cả hai tòa tháp của nhà thờ đều an toàn.”. Cấu trúc chính, bao gồm cả hai tòa tháp và một phần ba mái nhà vẫn đứng. Cửa sổ hoa hồng phía bắc được báo cáo vẫn còn nguyên. Những hình ảnh ban đầu được chụp bên trong thánh đường sau vụ hỏa hoạn cho thấy phần lớn trần nhà bằng đá vẫn còn nguyên, nhưng các phần đã sụp đổ cho phép các mảnh vỡ rực lửa rơi qua.
Tác phẩm nghệ thuật, thánh tích và các cổ vật khác được cất giữ tại nhà thờ bao gồm vương miện gai mà một số người tin là Giêsu đã đeo trước khi bị đóng đinh, một mảnh thánh giá mà Giêsu bị đóng đinh, một cơ quan ở thế kỷ thứ mười ba, cửa sổ kính màu, tượng Trinh nữ Paris của Đức Maria và em bé Jesus, và tượng đồng của mười hai sứ đồ. Khác với những bức tượng đang được cất giữ, những cổ vật đầu tiên được xác nhận là được giải cứu khỏi ngọn lửa là Vương miện gai và Louis IX của Pháp. Hai di tích này, cộng với những bức tượng đồng đã được di chuyển trước đám cháy, là những người duy nhất được biết đến cho đến nay đã được cứu khỏi đám cháy.
Điều tra
Văn phòng công tố Paris đã mở một cuộc điều tra về những giờ cháy sau khi nó bắt đầu. Cuộc điều tra sẽ được chỉ huy bởi Cảnh sát tư pháp khu vực Paris (DRPJ). Cảnh sát chưa biết ngay nguyên nhân của vụ cháy, nhưng đang được cảnh sát coi là một tai nạn. Văn phòng công tố đã loại trừ cố ý gây hỏa hoạn, bao gồm cả động cơ khủng bố cho vụ cháy.
Phản ứng
Trong nước
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hoãn một bài phát biểu quan trọng vào tối thứ Hai sau khi tin tức về vụ hỏa hoạn xảy ra. Ông đã được đưa ra một địa chỉ truyền hình để phác thảo các biện pháp mà ông dự định thực hiện sau các cuộc tranh luận công khai trên toàn quốc được tổ chức để phản ứng với phong trào phản đối áo vàng. Nhiều nhóm tập trung trong các buổi cầu nguyện cho nhà thờ Đức Bà.
Chuyên gia Trung cổ Claude Gauvard tuyên bố rằng không đủ tiền đã dành cho việc bảo trì, nói rằng: "Công việc đang diễn ra cuối cùng đã bắt đầu - và đó là thời gian cao, và thậm chí hơi muộn. Tôi đã đi đến chân ngọn lửa (trước khi việc cải tạo bắt đầu) và một số công trình gạch bị rời rạc, được giữ bởi một tấm lưới để ngăn nó rơi xuống."
Quốc tế
Trong số các nhà lãnh đạo thế giới và chính phủ bày tỏ lời chia buồn có Vatican, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez, Thủ tướng Vương quốc Anh Theresa May, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Bỉ Charles Michel, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Tổng thống Israel Reuven Rivlin, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg, Chủ tịch Phần Lan Sauli Niinistö, Thủ tướng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen, Taoiseach của Ireland Leo Varadkar, Vua Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Vua Mohammed VI của Macoc, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, Tổng thống Ai Cập Abdel Fatteh el-Sisi, Tổng thống lâm thời tự xưng Venezuela Juan Guaido, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Tổng giám mục Westminster Vincent Gerard Nichols, và Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi.
Nỗ lực gây quỹ
Hai mươi giờ sau khi vụ cháy xảy ra, hơn 900 triệu euro (€) đã được nhiều người, công ty, các tổ chức quyên góp để cam kết tái thiết kế lại nhà thờ. Trong đó có doanh nhân và tỷ phú François-Henri Pinault cam kết 100 triệu euro từ công ty đầu tư của gia đình ông, Groupe Artémis; tỷ phú chủ của LVMH ông Bernard Arnault và gia đình cam kết 200 triệu euro; Patrick Pouyanné, CEO của Total, thông báo công ty có thể đóng góp 100 triệu euro. Gia đình Bettencourt, chủ sở hữu chính của L'Oréal, thông báo họ đã đóng góp 200 triệu euro.
Xây dựng lại nhà thờ
Xây dựng lại nhà thờ là mục tiêu đang được đặt ra bây giờ. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyến bố: "Tôi sẽ xây dựng lại nhà thờ Đức Bà thậm chí còn đẹp hơn và tôi muốn tiến trình này hoàn thành trong 5 năm, chúng ta có thể làm điều đó", tuy nhiên theo các chuyên gia, quá trình phục dựng nhà thờ Đức Bà có thể mất hàng thập kỷ.
Các vấn đề
Theo các chuyên gia, vấn đề lớn nhất là nguồn cung vật liệu, "Giờ đây cả nước Pháp không còn cây gỗ nào có kích thước tương đương để thay thế những dầm gỗ đã bị thiêu rụi trong đám cháy ở nhà thờ Đức Bà" theo ông Bertrand de Feydeau, phó chủ tịch Quỹ Di sản Pháp. Theo ước tính, trong thời gian xây dựng nhà thờ, khoảng 1300 cây để làm dầm cho công trình, đủ bao phủ 21 hecta đất.
Các bảng thiết kế:
Cần một bảng thiết kế chi tiết đến từng mi-li-mét. May là đã có hai bảng thiết kế có thể sử dụng để phục dựng lại nhà thờ, bảng quét kỹ thuật đặc sắt bậc nhất thế giới của cố giáo sư Andrew Tallon có thể được sử dụng để phục dựng nhà thờ. Ngoài ra, tựa game Assassin Creed: Unity có thể sẽ được sử dụng để tái tạo lại nhà thờ Đức Bà nhờ sự mô phỏng tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ.Xem thêm về tựa game: https://en.wikipedia.org/wiki/Assassin%27s_Creed_Unity
Hình ảnh
Tham khảo
Pháp năm 2019
Hỏa hoạn năm 2019
Hỏa hoạn tại châu Âu
Nhà thờ Pháp | wiki |
Nguyễn Nho Tuý (12 tháng 1 năm 1898 – 30 tháng 6 năm 1977) hiệu Hàm Quan, là nghệ nhân tuồng Việt Nam, nguyên Trưởng Ban nghiên cứu tuồng thuộc Vụ Nghệ thuật sân khấu Bộ Văn hóa. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 3 và là đại biểu Quốc hội đầu tiên của sân khấu tuồng cách mạng. Nguyễn Nho Túy là học trò ưu tú của ông Nguyễn Hiển Dĩnh, một nghệ sĩ tuồng xuất sắc nhất miền trung thời kỳ đó.
Cuộc đời và sự nghiệp
Nguyễn Nho Túy tên khai sinh là Nguyễn Thủ, bí danh Thuần Chi, sinh tại Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là nơi nổi danh về tuồng Quảng Nam. Lúc còn trẻ ông được gọi là Kép Thủ, về sau được gọi là Đội Tảo. Cha ông là Bốn Quảng, cũng là một kép hát trong cung đình triều Nguyễn. Ngay từ nhỏ ông đã yêu thích hát bội, có giọng hát tốt. Năm 13 tuổi, ông được cha dạy diễn tuồng. Năm 14 tuổi, ông đóng vai Hồ Nguyệt Cô trong vở Võ Tám Tư trảm Nguyệt Cô. Ngoài ra, ông còn học chơi đàn bầu.
Năm 15 tuổi, ông vào trường hát tuồng của Nguyễn Hiển Dĩnh, tham gia diễn các vai đào như đào chiến, đào trào, đào phiên... Năm 23 tuổi, ông đóng các vai kép, điêu luyện trong việc sử dụng đôi hia và ngọn giáo. Năm 28 tuổi, ông nhận bằng phó ca của triều đình Huế. Với sự ham học hỏi và tìm tòi của mình, ông đã đóng thành công Địch Thanh, Đổng Kim Lân, Quan Công, Tạ Ngọc Lân, Ngạn Quang ... Ông được chọn vào một trong Ngũ mỹ (năm người đóng tuồng giỏi nhất) của tỉnh Quảng Nam: Lão văn ông Phẩm (Chánh Phẩm, tức Nguyễn Phẩm), lão vẽ ông Độ, kép ông Tảo, nịnh ông Lai (Sáu Lai, tức Nguyễn Lai), tướng ông Thùy, và được ca ngợi là "Con rồng trên sân khấu"
Kháng chiến bùng nổ, ông tham gia kháng chiến, rồi gia nhập Đoàn Tuồng liên khu V do Hoàng Châu Ký thành lập năm 1952, cùng các nghệ nhân Nguyễn Lai, Phó Sơn, Ngô Thị Liễu, Nguyễn Phẩm ... xây dựng đoàn. Ông đóng thành công vai ông Bảng trong vở Chị Ngộ (Nguyễn Lai), một vở tuồng hiện đại. Sau năm 1954, hoà bình lập lại, ông đem tài nghệ của mình xây dựng Đoàn Tuồng Bắc, tham gia giảng dạy, đào tạo nhiều thế hệ diễn viên tuồng.
Nguyễn Nho Tuý là một diễn viên xuất sắc, đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn, phát triển sân khấu tuồng hiện đại. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), ông về công tác tại Đà Nẵng, tiếp tục giảng dạy cho các diễn viên trẻ trong đoàn tuồng Quảng Nam - Đà Nẵng, là người thầy đã trực tiếp đào tạo nhiều NSND, NSƯT, như: Võ Sĩ Thừa, Minh Ngọc, Tiến Thọ, Đình Bôi, Trần Đình Sanh, Đinh Quả, Vĩnh Phô, Hưng Quang, Quang Hạnh, Nguyễn Kiểm... Ông dành phần lớn thời gian trong quãng đời hoạt động nghệ thuật của mình cho công tác giảng dạy, đạo tạo diễn viên trẻ. Ông còn là ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam và được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Ông mất vào ngày 30 tháng 6 năm 1977, sau khi mất, năm 1984, ông được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt đầu tiên.
Ghi chú
Tham khảo
Nguồn
Nghệ sĩ tuồng
Người Quảng Nam
Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa III
Nam diễn viên sân khấu Việt Nam
Nam diễn viên Việt Nam thế kỷ 20 | wiki |
là visual novel có nội dung người lớn của Nhật Bản, được phát triển và phát hành bản chính thức bởi Yuzusoft vào ngày 30 tháng 3 năm 2012 trên hệ điều hành Microsoft Windows. Đây là visual novel thứ 6 của hãng Yuzusoft, ngay sau hai trò chơi trước là Noble ☆ Works và Tenshin Ranman. Trò chơi có hai bản chuyển thể manga. Lối chơi của Dracu-riot! thuộc loại visual novel truyền thống, yêu cầu người chơi trải qua các sự kiện và quyết định hướng đi của câu chuyện.
Tổng quan
Lối chơi
Hầu hết lối chơi trong Dracu-riot! yêu cầu ít sự tương tác của người chơi, phần lớn thời gian dành cho việc đọc lời thoại xuất hiện trên màn hình trò chơi. Trò chơi có nhiều mạch truyện và kết thúc khác nhau; cách chơi để dẫn đến các trường hợp đó bao gồm các "điểm quyết định" với nhiều lựa chọn, đó là lúc mà người chơi có thể chọn hướng đi của cốt truyện theo ý muốn, và kết thúc cũng tùy vào sự lựa chọn đó. Người chơi có thể mở ra nội dung người lớn trong trò chơi.
Cốt truyện
Câu chuyện diễn ra ở trên một hòn đảo nhân tạo thuộc Aqua Eden, nơi đánh bạc và buôn bán mại dâm được cho phép hợp pháp bởi chính phủ.
Vào một ngày mùa hè, Mutsura Yūuto và Kurahashi Naota du hành tới hòn đảo này để được quan hệ tình dục lần đầu tiên trong đời. Trong chuyến du hành của họ, họ đã gặp một cô gái tên là Miu, người dẫn hai cậu tới nhà chứa. Mở đầu rắc rối là khi Miu bị bắt cóc, bị đưa tới cảng và bán đấu giá. Ngay sau đó, Yuuto tới cảng để giải cứu cho Miu, và cậu cũng bị bắt làm con tin. Tụi bắt cóc sau đó bị lực lượng an ninh bắt. Tiếp theo những rắc rối đó, Yuuto biến thành ma cà rồng và phát hiện ra rằng, Aqua Eden là thiên đường an toàn cho ma cà rồng và Miu cũng chính là một ma cà rồng.
Nhân vật
Nhân vật chính
Nhân vật nam chính mà người chơi hoá thân vào.
Lồng tiếng bởi Natsuno Kōri— một ma cà rồng lành tính nằm trong lực lượng an ninh của Aqua Eden. Cô tự cho mình phải chịu trách nhiệm cho việc biến Yuuto thành ma cà rồng.
Lồng tiếng bởi Satō Shizuku— một cô gái loài người không thích bị đối xử như con nít. Cô là đội trưởng kí túc xá ở học viện.
Lồng tiếng bởi Ayukawa Hinata— một cô hầu gái ma cà rồng tại nhà hàng Alexandrite tại một phố buôn bán, cô nắm giữ năng lượng sức mạnh hơn người.
Lồng tiếng bởi Suzuki Erio— một ma cà rồng người Nga được chuyển tới Aqua Eden nhằm quảng bá cho lực lượng ma cà rồng. Cô làm gái phục vụ trong sòng đánh bạc Orthoclase. Cô thích chọc ghẹo mọi người, nhưng lại không thích bị chọc. Cô tạo những trò đùa để khám phá phản ứng của người khác. Cô khác với loài ma cà rồng thông thường vì cô cần hút máu ma cà rồng để sử dụng năng lượng điều khiển điện của mình.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang chủ của Dracu-riot!
Visual novels | wiki |
Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là người đứng đầu Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Chủ tịch nước là đại diện cho Nhà nước trong các hoạt động đối nội cũng như đối ngoại, phụ trách giám sát hoạt động cũng như giữ gìn sự ổn định của hệ thống và bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu và phải là một đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, Phó Chủ tịch nước, các Bộ trưởng và các quan chức khác với sự đồng ý của Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước trùng với nhiệm kỳ của Quốc hội. Giúp việc cho Chủ tịch nước là một Phó Chủ tịch nước cũng do Quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Ngoài ra Chủ tịch nước còn là Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang của Quân đội Nhân dân Lào. Kể từ khi Lào là một quốc gia đơn đảng, với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo đất nước dựa theo hiến pháp, tất cả các Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân đều là thành viên của Đảng khi còn đương chức. Chủ tịch nước hiện nay là ông Bounnhang Vorachith được bầu vào ngày 20 tháng 4 năm 2016. Ông đồng thời giữ chức Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, là người được xếp hạng đầu tiên trong hệ thống phân cấp của Bộ Chính trị.
Chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được đánh dấu từ lúc Hoàng thân Souphanouvong, một thành viên của Hoàng gia Lào bị lật đổ trở thành vị Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân, sau khi Pathet Lào lật đổ Vương quốc Lào vào năm 1975, kết thúc cuộc nội chiến Lào kéo dài gần 20 năm.
Quyền hạn
Chủ tịch nước có quyền và nhiệm vụ sau:
Ban hành Hiến pháp và Luật đã được Quốc hội thông qua;
Ban hành sắc lệnh và nghị định của Chủ tịch nước;
Giới thiệu hoặc bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ cho Quốc hội xem xét và quyết định;
Thông qua hoặc bãi nhiệm Thủ tướng hoặc thành viên của Chính phủ do Quốc hội phê chuẩn;
Thông qua hoặc bãi nhiệm Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và thông qua hoặc bãi nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao;
Thông qua, luân chuyển hoặc bãi nhiệm chính quyền tỉnh và thành phố theo đề nghị của Thủ tướng;
Đứng đầu lực lượng vũ trang nhân dân;
Thăng hoặc giáng cấp Tướng lực lượng Quốc phòng và an ninh theo đề nghị của Thủ tướng;
Triệu tập và trì phiên họp đặc biệt của Chính phủ;
Quyết định trao Huân chương sao vàng, Huy chương công lao, Huân chương chiến thắng và danh hiệu cao quý nhất của Nhà nước;
Quyết định đặc xá;
Quyết định chọn tướng hoặc cưỡng bức tòng quân và ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc hoặc địa phương bất kỳ;
Ban hành phê chuẩn các Hiệp ước, điều ước quốc tế;
Bổ nhiệm hoặc triệu hồi đại sứ tại nước ngoài theo sự đề nghị của Thủ tướng, và chấp thuận đại sứ tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
Thi hành và thực hiện quyền thông qua pháp luật;
Phó Chủ tịch nước có thể thay quyền Chủ tịch nước trong thời gian Chủ tịch nước không đảm đương được nhiệm vụ công việc.
Danh sách Chủ tịch nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Nguyên Chủ tịch nước còn sống
Xem thêm
Danh sách quốc vương Lào
Thủ tướng Lào
Tham khảo
Lào | wiki |
Mashable là một trang web truyền thông kỹ thuật số được thành lập bởi Pete Cashmore vào năm 2005.
Lịch sử
Mashable được thành lập bởi Pete Cashmore khi sống ở Aberdeen, Scotland, vào tháng 7 năm 2005. Ban đầu trang web là một blog WordPress đơn giản, với Cashmore là tác giả duy nhất. Sự nổi tiếng đến tương đối nhanh chóng, khi tạp chí Time ghi nhận Mashable là một trong 25 blog tốt nhất năm 2009. Tính đến tháng 11 năm 2015, nó đã có hơn 6.000.000 người theo dõi trên Twitter và hơn 3.200.000 người hâm mộ trên Facebook. Vào tháng 6 năm 2016, nó đã mua lại kênh YouTube CineFix từ Whalerock Industries.
Vào tháng 12 năm 2017, Ziff Davis đã mua Mashable với giá 50 triệu đô la, một mức giá được Recode mô tả là giá "bốc lửa". Mashable đã không đạt được các mục tiêu quảng cáo của mình, tích lũy khoản lỗ $4.2 triệu trong quý kết thúc vào tháng 9 năm 2017. Sau khi bán, Mashable sa thải 50 nhân viên, nhưng vẫn giữ các quản lý cao nhất. Do giá trị giảm, các lựa chọn cổ phiếu phát hành cho nhân viên trước đây trở nên vô giá trị.
Mashable Awards
Vào ngày 27 tháng 11 năm 2007, Mashable đã ra mắt Giải thưởng Web mở quốc tế (International Open Web Awards) đầu tiên để công nhận các cộng đồng và dịch vụ trực tuyến tốt nhất. Việc bỏ phiếu được tiến hành trực tuyến thông qua Mashable và 24 đối tác blog của nó. Vào ngày 10 tháng 1 năm 2008 tại khách sạn Palace, San Francisco, Mashable đã công bố những người chiến thắng giải thưởng Open Web Awards đầu tiên. Người chiến thắng bao gồm Digg, Facebook, Google, Twitter, YouTube, ESPN, Cafemom và Pandora.
Giải thưởng Web mở thường niên lần thứ 2 là một cuộc thi quốc tế trực tuyến diễn ra từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2008. Trong số những người chiến thắng trong thành phần "Lựa chọn của mọi người" (People's Choice) có Encyclopedia Dramatica trong danh mục wiki, Digg trong danh mục "Tin tức xã hội và Đánh dấu xã hội", Netlog trong danh mục "Mạng xã hội chính thống và lớn" và MySpace trong danh mục "Địa điểm và sự kiện".
Giải thưởng Web mở lần thứ 3 được tổ chức vào tháng 11 và tháng 12 năm 2009. Những người chiến thắng bao gồm Pandora Radio cho trang web hoặc ứng dụng âm nhạc di động hay nhất, Fish Wrangler cho trò chơi hay nhất trên Facebook và "Đề xuất hôn nhân bất ngờ ở Tây Ban Nha" (Surprise Marriage Proposal in Spain) là video hay nhất trên YouTube.
Năm 2010, Mashable đổi tên Giải thưởng Web mở thành Giải thưởng Mashable thường niên (Annual Mashable Awards) lần thứ 4. Giải thưởng Mashable chính thức ra mắt vào ngày 27 tháng 9 năm 2010 với các đề cử cho các hạng mục bao gồm Trò chơi di động hay nhất, Sử dụng API tốt nhất, Video trên web hay nhất, Công ty mới triển vọng nhất và Doanh nhân của năm. Những người chiến thắng bao gồm HootSuite cho Công cụ quản lý phương tiện xã hội tốt nhất, ReachLocal cho Dịch vụ truyền thông xã hội tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ, iPad cho tiện ích mới tốt nhất và Angry Birds cho trò chơi di động hay nhất.
Xem thêm
Danh sách các blog
Tham khảo
Trang web công nghệ | wiki |
Jan Koller (; sinh ngày 30 tháng 3 năm 1973) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Séc thi đấu ở vị trí tiền đạo cắm. Anh nổi bật nhờ chiều cao, sức vóc mạnh mẽ và khả năng đánh đầu.
Anh bắt đầu sự nghiệp chơi bóng tại Sparta Prague, rồi chuyển qua Bỉ và trở thành vua phá lưới giải bóng đá vô địch quốc gia Bỉ trong màu áo Lokeren. Anh giành chức vô địch quốc gia hai lần với Anderlecht và danh hiệu Chiếc giày vàng bóng đá Bỉ. Năm 2001, anh gia nhập Borussia Dortmund và đoạt danh hiệu Bundesliga ngay ở mùa bóng đầu tiên, anh ghi được 73 bàn thắng sau 167 trận thi đấu chính thức trong suốt 5 mùa giải. Anh thường xuyên chuyển đi nhiều nơi ở giai đoạn cuối sự nghiệp với các điểm dừng chân ở Pháp, Đức và Nga.
Koller là chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất mọi thời đại của đội tuyển quốc gia Cộng hòa Séc với 55 bàn thắng sau 91 trận ra sân trong suốt sự nghiệp kéo dài cả thập niên, bắt đầu từ năm 1999. Anh đã đại diện cho tuyển Séc thi đấu tại 3 kì giải vô địch bóng đá châu Âu và giải bóng đá vô địch thế giới 2006.
Sự nghiệp cấp câu lạc bộ
Đầu sự nghiệp
Koller bắt đầu tập luyện chơi bóng ở vị trí thủ môn, nhưng lại chuyển sang vị trí tiền đạo kể từ khi anh bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp với câu lạc bộ Sparta Prague của Séc. Anh có trận ra mắt Sparta vào mùa xuân năm 1995 trong trận gặp Benešov, anh vào sân thay người khi trận đấu còn 20 phút. Năm 1996, Koller lọt vào mắt xanh của một đội bóng Bỉ và ký hợp đồng với câu lạc bộ Lokeren với mức phí ước tính là 102.000 euro.
Anderlecht
Sau 3 năm thi đấu thành công, anh đã kết thúc ở vị thế là chân sút ghi nhiều bàn nhất tại giải bóng đá vô địch quốc gia Bỉ trong mùa giải cuối tại Lokeren, Koller được câu lạc bộ Anderlecht của Bỉ mời ký hợp đồng. Anh nhanh chóng xây dựng lối chơi bóng phối hợp ăn ý với tiền đạo người Canada Tomasz Radzinski, anh chơi xuất sắc trong mùa giải đầu tay và kiếm về cho anh dạng hiệu Chiếc giày vàng bóng đá Bỉ vào năm 2000. Cuối mùa giải, anh được câu lạc bộ Borussia Dortmund của Đức mua lại sau khi từ chối lời đề nghị hỏi mua từ một đội bóng Anh tên là Fulham.
Thống kê sự nghiệp
Câu lạc bộ
Cấp đội tuyển
Danh hiệu
Sparta Prague
Giải bóng đá vô địch quốc gia Séc: 1994–95
Cúp bóng đá Séc: 1995–96
Anderlecht
Giải bóng đá vô địch quốc gia Bỉ: 1999–2000, 2000–01
Siêu cúp Bỉ: 2000, 2001
Borussia Dortmund
Bundesliga: 2001–02
Cá nhân
Vua phá lưới Giải bóng đá vô địch quốc gia Bỉ: 1998–99
Cầu thủ bóng đá Séc của năm: 1999
Chiếc giày vàng bóng đá Bỉ: 2000
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1973
Nhân vật còn sống
Tiền đạo bóng đá
Cầu thủ bóng đá Séc
Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Cộng hòa Séc
Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Cộng hòa Séc
Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Séc
Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004
Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008
Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012
Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2006
Cầu thủ bóng đá Ligue 1
Cầu thủ bóng đá R.S.C. Anderlecht
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Bỉ
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Pháp
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Đức
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Monaco
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Nga
Cầu thủ bóng đá Borussia Dortmund
Cầu thủ bóng đá 1. FC Nürnberg
Cầu thủ bóng đá AC Sparta Prague
Cầu thủ bóng đá AS Cannes
Cầu thủ bóng đá AS Monaco FC
Cầu thủ bóng đá Bundesliga
Cầu thủ bóng đá AS Monaco
Cầu thủ bóng đá FC Krylia Sovetov Samara
Cầu thủ Giải bóng đá ngoại hạng Nga
Nhân vật thể thao từ Praha | wiki |
Thang cuốn, trong một số trường hợp cũng được gọi là thang máy hay cầu thang máy, là một thiết bị vận chuyển người, dạng băng tải. Thang cuốn gồm hệ thống những bước thang có thể chuyển lên trên hay xuống dưới liên tục luân phiên nhau thành vòng tròn khép kín, và ăn khớp với nhau bằng những khe sâu trên bề mặt. Đường đi của thang cuốn phổ biến là đường thẳng nhưng một số khác được thiết kế dạng xoắn ốc để tiết kiệm diện tích. Thang cuốn thường được lắp đặt ở các sân bay, siêu thị, trung tâm thương mại, các ga tàu điện... Thang cuốn hiện đại được sử dụng từng đôi với một chiều lên và một chiều xuống.
Để giảm bớt tai nạn, thang cuốn hiện đại có những mô hình kiểu mẫu sau:
Đa số, thang cuốn có tay vịn chuyển động theo kịp sự chuyển động bước thang để giúp người đi giữ thăng bằng khi thang dừng đôt ngột bởi lý do nào đó.
Có tấm đệm chân ở đầu trên và đầu dưới chiều dài thang giúp người đi giữ thăng bằng khi kết thúc.
Có ánh sáng phân ranh giới các bước thang bằng đèn huỳnh quang được nhuộm màu xanh lục, được gắn bên trong cơ chế vận hành của thang.
Hai hay ba bước thang đầu tiên và cuối cùng được thiết kế thành chuỗi bằng phẳng để người đi cảm thấy dễ theo kịp tốc độ của thang do quán tính.
Những đường ranh giới ở đầu hoặc cạnh bước thang được sơn màu vàng nổi bật như một lời cảnh báo.
Hướng di chuyển (lên hay xuống) và tốc độ của thang có thể kiểm soát được theo thời gian trong ngày, hay theo lưu lượng người đi trên đó.
Một số tai nạn thang cuốn cơ học thể tránh bằng việc tuân thủ một số khuyến cáo an toàn đơn giản sau:
Giữ tay vịn.
Không sử dụng thang cuốn với mục đích vận chuyển các kiện hàng lớn hay đẩy hàng trên các thiết bị có bánh xe.
Không nên sử dụng thang cuốn khi đi bằng nạng.
Kiểm tra y phục như váy, cà vạt, khăn choàng, giây giày... để tránh bị quấn vào khe thang.
Trẻ em cần phải có người lớn đi kèm.
Nhìn thẳng về hướng đi.
Khi kết thúc lượt đi nên ra khỏi khu vực thang để tránh ùn tắc.
Đứng nép về một bên thang để người khác có thể đi qua khi họ cần.
Xem thêm
Băng chuyền
Thang máy
Tham khảo
Thang cuốn Escalator tại Encyclopædia Britannica
Thiết bị vận tải chiều đứng
Phát minh của Hoa Kỳ
Công trình giao thông
Thành phần kiến trúc
Công trình xây dựng | wiki |
Guildfordia là một chi ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Turbinidae, họ ốc xà cừ.
Các loài
Các loài trong chi Guildfordia gồm có:
Guildfordia aculeata Kosuge, 1979
†Guildfordia hendersoni (Marwick, 1934)
†Guildfordia megapex (Beu, 1970)
†Guildfordia ostarrichi Pacaud, 2017
Guildfordia radians Dekker, 2008
†Guildfordia subfimbriata (Suter, 1917)
Guildfordia superba Poppe, Tagaro & Dekker, 2005
Guildfordia triumphans (Philippi, 1841)
Guildfordia yoka Jousseaume, 1888
Đồng nghĩa
Guildfordia delicata Habe & Okutani, 1983: synonym of Guildfordia yoka Jousseaume, 1888
Guildfordia gloriosa Kuroda & Habe in Kira, 1961: synonym of Bolma henica (Watson, 1885)
Guildfordia heliophorus Gray: synonym of Astraea heliotropium (Martyn, 1784)
Guildfordia kurzi Petuch, 1980 - Kurz's Star Turban: synonym of Guildfordia aculeata Kosuge, 1979
Guildfordia tagaroae Alf & Kreipl, 2006: syn. Guildfordia aculeata Kosuge, 1979
Taxon inquirendum
Guildfordia monilifera (Hedley & Willey, 1896) (possibly a synonym of Guildfordia aculeata)
Hình ảnh
Chú thích
Tham khảo
Marwick, J. (1934) Some New Zealand Tertiary Mollusca. Proceedings of the Malacological Society of London, 21, 10–21, 2 pls.
Beu, A. G. (1970). Descriptions of new species and notes on taxonomy of New Zealand Mollusca. Transactions of the Royal Society of New Zealand, Earth Science. 7: 113-136
Alf A. & Kreipl K. (2011) The family Turbinidae. Subfamilies Turbininae Rafinesque, 1815 and Prisogasterinae Hickman & McLean, 1990. In: G.T. Poppe & K. Groh (eds), A Conchological Iconography. Hackenheim: Conchbooks. pp. 1–82, pls 104-245
Gray J.E. (1850). [text. In: Gray, M. E., Figures of molluscous animals, selected from various authors. Longman, Brown, Green and Longmans, London. Vol. 4, iv + 219 pp. (August) [Frontispiece (portrait of Mrs. Gray); pp. ii–iv (preface); 1–62 (explanation of plates 1–312 in Volumes 1–3); pp. 63–124 (systematic arrangement of figures); 127–219 (reprint of Gray 1847)]
Fischer P. (1873-1879). [continuation of Kiener] Spécies général et iconographie des coquilles vivantes. Volume 10, Famille des Turbinacées. Genre Turbo (Turbo), pp. i-iv + 1-128 (1873), pls 1, 28, 44-49, 53-54, 57-120. Volume 11, Genres Troque (Trochus, including Calcar), pp. 1–96, pls 37-86 (1875); 97-144 (1876); 145-240 (1877); 241-336 (1878); 337-423, Xenophora pp. 424–450, Tectarius pp. 451–459, Risella pp. 460–463, Index 464-480 (1879).
Finlay H.J. (1926). A further commentary on New Zealand molluscan systematics. Transactions of the New Zealand Institute. 57: 320-485, pls 18-23
Williams, S.T. (2007). Origins and diversification of Indo-West Pacific marine fauna: evolutionary history and biogeography of turban shells (Gastropoda, Turbinidae). Biological Journal of the Linnean Society, 2007, 92, 573–592
Họ Ốc xà cừ | wiki |