text
stringlengths 78
4.36M
| domain
stringclasses 2
values |
---|---|
{|
{{Infobox Ship Career
|Hide header=
|Ship name=MV Don Sulpicio
|Ship renamed= Doña Paz năm 1981
|Ship owner=Sulpicio Lines
|Ship image=
|Ship operator=
|Ship registry=
|Ship route=
|Ship ordered=
|Ship builder=
|Ship original cost=
|Ship yard number=
|Ship way number=
|Ship laid down=
|Ship refit=Sau vụ hỏa hoạn trên tàu ngày 5.6.1979
|Ship launched=
|Ship completed=
|Ship christened=
|Ship acquired=1975
|Ship maiden voyage=
|Ship in service=
|Ship out of service=
|Ship identification=
|Ship fate= Bốc cháy và bị chìm sau khi va chạm với tàu chở dầu Vector ngày 20.12.1987.
|Ship status=
|Ship notes=
}}
|}Tàu Doña Paz''' là một tàu phà chở hành khách của Philippines đã bị đắm sau khi va chạm với tàu chở dầu Vector ngày 20.12.1987. Với số người chết là 4.375 người, đây là tai họa đắm tàu trong thời bình có nhiều người chết nhất trong lịch sử hàng hải. Tàu phà này chạy từ đảo Leyte tới thủ đô Manila.
Lý lịch tàuTàu Doña Paz được đóng năm 1963 bởi Onomichi Zosen ở Onomichi, Hiroshima, Nhật Bản, có tên gốc là Himeyuri Maru. Trong thời gian vận hành ở Nhật Bản, tàu có sức chở 608 hành khách. Năm 1975, tàu được bán cho Sulpicio Lines, một công ty hàng hải Philippines có một đội tàu phà chở hành khách. Tàu được công ty Sulpicio Lines đặt tên lại là Don Sulpicio, rồi sau đó là Doña Paz.
Một tháng trước khi xảy ra tai nạn, tàu được đưa vào sửa chữa ở xưởng sửa chữa cạn (drydock). Vào thời điểm bị đắm, tàu Doña Paz chạy tuyến đường Manila/ Tacloban/ Catbalogan/ Manila/ Catbalogan/ Tacloban/ Manila, mỗi tuần 2 chuyến.
Va chạm
Ngày 20.12.1987, lúc 06 giờ 30, giờ tiêu chuẩn Philippines, tàu Doña Paz khởi hành từ thành phố Tacloban, đảo Leyte để tới Manila thủ đô Philippines, với trạm dừng ở thành phố Catbalogan, đảo Samar. Theo lịch trình thì tàu sẽ tới Manila lúc 04 giời sáng hôm sau, và nghe nói rằng cú liên lạc vô tuyến chót của tàu là vào khoảng lúc 20 giờ. Tuy nhiên, các báo cáo sau đó cho biết là tàu Doña Paz không có máy vô tuyến. Vào khoảng 22 giờ 30 tối, tàu này ở vị trí Dumali Point, dọc theo Eo biển Tablas, gần Marinduque. Một người sống sót sau này kể rằng thời tiết trên biển đêm đó sáng sủa nhưng có sóng vỗ. Trong khi đa số các hành khách còn đang ngủ thì tàu Doña Paz đụng phải "tàu chở dầu Vector", một tàu bồn chở dầu tuyến đường từ Bataan tới Masbate. Tàu "Vector" lúc đó chở 8.800 thùng dầu cùng các sản phẩm dầu lửa khác do hãng Caltex Philippines sở hữu.
Khi va chạm, hàng dầu chở trên tàu "Vector" bốc cháy gây ra một trận hỏa hoạn lan sang tàu "Dona Paz". Các người sống sót nhớ lại họ cảm thấy sự đổ vỡ và một tiếng nổ, khiến những người trên tàu hoảng loạn. Một trong những người đó, Paquito Osabel, thuật lại rằng các ngọn lửa lan nhanh khắp tàu, và cả trên mặt biển quanh tàu. Một người sống sót khác cho biết là ánh đèn trên tàu bị tắt ngấm, rằng trên tàu Doña Paz không có áo phao cứu đắm, và không ai trong số thủy thủ đoàn ra một lệnh nào. Sau này nghe nói là các tủ chứa áo phao cứu đắm bị khóa lại. Các người sống sót đã bị buộc phải nhảy xuống biển và bơi giữa các thi thể cháy đen. Tàu Doña Paz đã chìm trong khoảng 2 giờ sau khi va chạm, còn tàu chở dầu Vector thì chìm trong vòng 4 giờ. Cả hai tàu đều chìm ở độ sâu khoảng 545 mét ở eo biển Tablas lúc nhúc cá mập.
Theo như tường trình thì 8 giờ sau các giới chức hàng hải Philippines mới biết tin tai nạn này và phải mất thêm 8 giờ nữa mới tổ chức được các hoạt động tìm kiếm, cấp cứu.
Những người chết trong tai nạn
26 người sống sót đã được vớt lên, trong đó 24 người là hành khách trên tàu Doña Paz, còn 2 người kia là nhân viên thủy thủ đoàn của tàu chở dầu Vector. Không có nhân viên thủy thủ đoàn nào của tàu Doña Paz sống sót. Phần lớn các người sống sót đã bị bỏng khi nhảy xuống biển đang bị cháy.
Theo thông báo ban đầu của công ty Sulpicio Lines, thì danh sách chính thức hành khách trên tàu Doña Paz là 1.493 người và 60 nhân viên thủy thủ đoàn trên tàu. Theo công ty này thì tàu có sức chở 1.424 hành khách. Một bản danh sách sửa lại công bố ngày 23.12.1987 cho biết có 1.583 hành khách và 58 nhân viên thủy thủ đoàn trên tàu Doña Paz, trong đó 675 người lên tàu ở thành phố Tacloban, còn 908 người lên tàu từ thành phố Catbalogan. Tuy nhiên, một viên chức giấu tên của Công ty Sulpicio Lines nói với hãng UPI rằng các vé phụ thường được bán bất hợp pháp ở trên tàu với giá rẻ hơn, và những hành khách mua loại vé trên không có tên trên danh sách chính thức. Cũng viên chức này còn nói thêm rằng những người có vé biếu và những trẻ em dưới 4 tuổi không phải mua vé cũng không có tên trên danh sách.
Các người sống sót nói rằng có thể tàu Doña Paz đã chở từ 3.000 tới 4.000 hành khách. Họ thấy các dấu hiệu quá đông người trên tàu vì các hành khách phải ngủ dọc theo các hành lang hoặc trên các giường nhỏ của trẻ em với 3 hoặc 4 người trong số họ. Trong số 21 thi thể được nhận dạng 5 ngày sau tai nạn, chỉ có một người có tên trong danh sách hành khách chính thức.
Ngày 28.12.1987,dân biểu Hạ viện Philippines Raul Daza của hạt Bắc Samar nói rằng có ít nhất 2.000 hành khách trên tàu Doña Paz không có tên trong bản danh sách hành khách của tàu. Ông đưa ra con số đó dựa trên một danh sách những người mất tích được cho là ở trên tàu phà này, do các thân nhân và bạn bè của họ cung cấp; các tên trong danh sách trên được các đài phát thanh và truyền hình thành phố Tacloban thu thập biên soạn. Tên của 2.000+ hành khách mất tích này được đăng trên các trang 29 tới 31 của nhật báo Philippine Daily Inquirer ngày 29.12.1987.
Số người chết chính thức cuối cùng sau đó đã được ghi nhận là 1.749, một con số chứng tỏ đây là một tai nạn tàu phà nhiều người chết nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, người ta thường chấp nhận rằng số người chết thực tế lớn hơn rất nhiều. Năm 1999 Tòa án Tối cao Philippines đã chính thức thừa nhận là tàu Dona Paz đã chở một số ước lượng 4.000 hành khách. Ấn bản năm 2008 của World Almanac (Niên giám Thế giới) ghi số ước lượng sinh mạng bị mất trong vụ đắm tàu này là 4.341. Tạp chí Time magazine gọi tai nạn này là thảm họa hàng hải chết chóc nhất trong thời bình của thế kỷ 20. Với số người chết ước tính như trên, vụ chìm tàu Doña Paz được gọi là thảm kịch trên biển chết chóc nhất thế giới trong thời bình.
Các phản ứng và hậu quả
Tổng thống Philippines Corazon Aquino đã mô tả thảm kịch này như "một thảm kịch quốc gia có tầm vóc rất đau thương...nỗi buồn của [nhân dân Philippines] càng đau đớn hơn vì thảm kịch này đã xảy ra khi sắp tới lễ Chúa giáng sinh". Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Thủ tướng Nhật Bản Noboru Takeshita và Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh đã gửi thư chính thức phân ưu.
Ba ngày sau tai nạn, công ty Sulpicio Lines đã loan báo là tàu Doña Paz được bảo hiểm 25 triệu peso Philippines (khoảng 1 triệu dollar Mỹ năm 2011), và công ty sẽ bồi thường cho những người sống sót mỗi nạn nhân 20.000 peso Philippines. Những ngày sau đó, hàng trăm thân nhân các gia đình nạn nhân đã tụ tập tại công viên Rizal đòi các chủ tàu cũng phải bồi thường cho các gia đình những nạn nhân không có tên trong danh sách hành khách chính thức, cũng như phải làm bản báo cáo đầy đủ những người bị mất tích.
Theo cuộc điều tra ban đầu do Lực lượng tuần duyên Philippines thực hiện, thì lúc xảy ra tai nạn chỉ có một nhân viên học nghề của thủy thủ đoàn tàu Doña Paz theo dõi ở trên đài chỉ huy của tàu. Các sĩ quan khác thi hoặc là đang uống bia hoặc đang xem truyền hình, trong khi viên thuyền trưởng thì đang coi một phim ở băng video Betamax của mình. Tuy nhiên, các cuộc điều tra tiếp theo cũng phát hiện là tàu chở dầu Vector hoạt động mà không có giấy phép, đài gác hoặc thuyền trưởng đủ tiêu chuẩn hợp thức. Ban điều tra hàng hải cuối cùng đã xóa lỗi của công ty Sulpicio Lines trong vụ tai nạn này. Năm 1999, Tòa án tối cao Philippines phán quyết là các chủ tàu chở dầu Vector có trách nhiệm phải bồi thường cho các nạn nhân của vụ va chạm tàu này. Một số đơn khiếu kiện chống lại hoặc công ty Sulpicio Lines hoặc các chủ nhân của tàu chở dầu Vector - chẳng hạn các đơn của gia đình Cañezal (mất 2 thành viên) và gia đình Macasas (mất 3 thành viên) - được Tòa án tối cao phán quyết là các gia đình của những nạn nhân không có tên trong danh sách hành khách chính thức cũng đều được bồi thường..
Trong văn hóa bình dân
National Geographic Channel (Kênh truyền hình Địa lý quốc gia) đã chiếu ra mắt phim tài liệu về tàu Doña Paz dưới tên Tàu Titanic của châu Á'' vào ngày 25.8.2009.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Photograph of the MV Doña Paz (Courtesy of the Philippine Ship Spotters Society)
DNV Annex 1 Passenger vessel Evacuation descriptions P36
Mimar Ship Index - Ship ownership history
Newsflash - Experts Cite Perils of Roll-Off, Roll-On (Ro-Ro) Ferries
Sulpicio Lines vessels in major marine mishaps
Nạn đắm tàu ở Thái Bình Dương
Tàu phà Philippines
Tai nạn hàng hải Philippines
Tai nạn hàng hải 1987
Lịch sử Philippines | wiki |
Viện Đại học Macquarie hay Đại học Macquarie (tiếng Anh: Macquarie University) là một viện đại học ở Sydney, Úc. Được thành lập năm 1964, Macquarie liên tục nằm trong các xếp hạng 10 trường đại học tốt nhất tại Úc. Khuôn viên trường rộng 126 ha và nằm trong khu công nghệ cao Suburb của Macquarie Park / North Ryde. Macquaire kết hợp giữa các nền văn hóa đa dạng cùng quan điểm toàn cầu hóa vào nghiên cứu và công tác dạy học, tăng cường và đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và quan hệ đối tác chiến lược. Macquarie cũng đa dạng hóa tuyển dụng, chương trình giảng dạy và những kinh nghiệm của sinh viên để giúp họ đạt đến tiêu chuẩn chung của thế giới.
Macquarie có nhiều ngành học nổi tiếng như kinh doanh, tài chính,... Viện Đại học Macquarie đã phát triển và giữ bản quyền cuốn Từ điển Macquarie.
Các thành tựu
Macquarie được Shanghai Jiao Tong University Academic Rankings of World Universities xếp hạng trong 300 trường đại học tốt nhất trên thế giới, trong top 40 tại châu Á-Thái Bình Dương, và xếp hạng 8 tại Úc.
Macquarie còn được tạp chí Times xếp hạng 192 trên toàn thế giới.
Trường được xếp hạng 200 theo QS World University Rankings 2022.
Khoa
Đại học Macquaire có rất nhiều khoa tiêu biểu:
Policing, Intelligence and Counter Terrorism
History
International Studies
Philosophy
Sociology
Law
Finance
Accounting and Finance
Business
Economics
Management
Education
Linguistics
Psychology
Biological Sciences
Chiropractic
Computing
Environment
Environment and Geography
Mathematics
Physics and Engineering
Statistics
Các trường đối tác
- SIBT: sinh viên có thể đăng ký học bằng Diploma SIBT, kết quả tốt nghiệp sẽ được xem như kết quả năm 1 của Macquarie và sinh viên sẽ được học tiếp vào năm 2 của đại học Macquaire.
- ICMS: sinh viên tốt nghiệp tại ICMS sẽ được học tiếp vào năm 2 của Macquarie.
Tham khảo
Xem thêm
Trang chủ Đại học Macquarie
Study Guide Community
Trường đại học Úc
Đại học ở Sydney | wiki |
Fruits Basket được chuyển thể thành xê-ri anime dài 26 tập bởi Studio Deen và trình chiếu tại Nhật Bản trên TV Tokyo từ ngày 5 tháng 7 năm 2001 đến 27 tháng 12 năm 2001. Dựa trên hai mươi ba tập manga cùng tên của họa sĩ Takaya Natsuki, xê-ri xoay quanh cô gái mồ côi Honda Tohru sống một mình trong căn lều tạm bợ vì không muốn làm phiền ai. Sau khi gặp Yuki, Kyo và Sohma Shigure (người về sau mở lời nhờ cô làm người giúp việc trong nhà của họ), cô biết được mười ba thành viên trong dòng họ Sohma bị dính một lời nguyền biến thành 12 con giáp mỗi khi có ai đó ôm hoặc khi căng thẳng quá mức. Xê-ri được đạo diễn bởi Daichi Akitaro. Trong quá trình sản xuất xê-ri, Daichi và Takaya nảy sinh tư tưởng khác nhau về việc phân vai, tô màu, định hướng kể chuyện và dẫn đến việc Takaya không thích phiên bản chuyển thể này.
Fruits Basket được phát hành lần đầu trong cả hai định dạng VHS và DVD từ ngày 29 tháng 9 năm 2001 đến ngày 22 tháng 5 năm 2002 gồm 9 vol bởi King Record. Một Box Set DVD đã được phát hành vào ngày 25 tháng 4 năm 2007. Xê-ri này cũng được cấp phép cho vùng 1 và vùng 2 bởi FUNimation Entertainment, gồm 4 DVD riêng lẻ mỗi cái bên trong có khoảng 6-7 tập và một Box Set trọn bộ.
Xê-ri sử dụng ba ca khúc chủ đề, tất cả đều do Okazaki Ritsuko trình bày. được sử dụng làm bài hát mở đầu cho tất cả hai mươi sáu tập phim. được sử dụng làm bài hát kết thúc cho hầu hết các tập, ngoại trừ tập 25 ca khúc được sử dụng làm phần kết thúc là . Trong phiên bản tiếng Anh, các ca khúc chủ đề được viết và lồng tiếng lại bằng tiếng Anh bởi nữ diễn viên lồng tiếng Meredith McCoy cho phần bài hát mở đầu, Laura Bailey trình bày bài hát kết thúc đầu tiên và Daphne Gere trình bày bài hát kết thúc thứ hai. Tại Việt Nam, xê-ri được phát sóng trên kênh truyền hình HTV3, các ca khúc chủ đề được Việt hóa từ bản gốc tiếng Nhật. Bài hát mở đầu là "Đông tan" và bài hát kết thúc "Hương xuân nhẹ nhàng", cả hai đều được viết lời Việt và trình bày bởi diễn viên lồng tiếng Huyền Chi.
Đầu năm 2019, phiên bản làm lại Fruits Basket được thông báo ra mắt dưới tựa "Fruits Basket: 1st Season." Mùa đầu tiên được phát sóng từ ngày 6 tháng 4 đến 21 tháng 9 năm 2019. Ca khúc chủ đề mở đầu thứ nhất là "Again" trình bày bởi Beverly và bài hát kết thúc thứ nhất là "Lucky Ending" do Vickeblanka trình bày. Bài hát kết thúc thứ hai mang tên "Chime" do Otsuka Ai trình bày và ca khúc kết thúc thứ hai là "One Step Closer" do INTERSECTION trình bày. Mùa đầu tiên gồm 25 tập.
Danh sách tập
Fruits Basket (2001)
Fruits Basket (2019)
Fruits Basket (2020)
Giải trí tại gia
Vùng 1
Ở Vùng 1, xê-ri được phát hành dưới định dạng DVD bởi FUNimation Entertainment. Các tập phim được đưa vào gồm 4 vol đĩa đơn với âm thanh tiếng Nhật và phụ đề tiếng Anh. Hai vol đầu tiên gồm sáu tập phim trong khi hai vol cuối gồm bảy tập. Sau đó được tái phát hành dưới dạng box set vào ngày 16 tháng 11 năm 2004. Năm 2007, FUNimation tái phát hành lần nữa trong Viridian Collection. Các tập vẫn giống phiên bản thường nhưng bìa được thiết kế lại. Box set này về sau cũng được tái phát hành. Nhằm kỉ niệm 16 năm xê-ri ra đời boxset Blu-ray được ra mắt vào ngày 1 tháng 8 năm 2017, bên trong bao gồm một booklet 24 trang và các bổ sung mới.
2001
2019
Vùng 2 (Nhật Bản)
Ban đầu xê-ri được phát hành tại Nhật Bản trong chín vol DVD riêng lẻ bởi King Records, với mỗi vol bên trong chứa ba tập phim, ngoại trừ vol đầu tiên chỉ gồm hai tập. Ở vol thứ nhất, thứ sáu, thứ tám và thứ chín được phát hành dưới dạng phiên bản giới hạn. Trong vol thứ nhất và thứ sáu bản giới hạn gồm một box xê-ri, trong khi vol thứ tám gồm sáu trading card và một figure. Còn ở vol cuối cùng của bản giới hạn thì gồm một figure. Một hộp hộp box set cao cấp hơn theo mùa cũng được phát hành vào 25 tháng 4 năm 2007. Bên trong đó ngoài trọn bộ các tập phim thì còn có một tấm bưu thiếp có các thông điệp từ Takaya Natsuki, 60-trang booklet cao cấp, và đính kèm một CD nhạc phim Fruits Basket. Tất cả các vol nguyên bản đều có luồng âm thanh tiếng Nhật và không phụ đề.
2001
2019
Vùng 2 (Châu Âu)
Thông qua thỏa thuận với FUNimation về việc dùng lại danh đề, MVM Entertainment đã phát hành xê-ri dưới dạng DVD tại Vùng 2 ở Châu Âu. Xê-ri được phát hành dưới bốn vol riêng lẻ tương tự cách phát hành của Funimation tại Vùng 1. Vào ngày 14 tháng 11 năm 2006, FUNimation thông báo rằng MVM sẽ không còn phát hành dưới danh đề của họ nữa. Thay vào đó, tất cả các phát hành dưới danh đề của họ tại Anh Quốc sẽ được cung cấp bởi Revelation Films. Revelation Films tái phát hành bốn vol riêng lẻ dưới nhãn hiệu của họ và phát hành box sẻ vào ngày vào ngày 22 tháng 1 năm 2007.
Tuy nhiên, MVM một lần nữa cấp phép và tái phát hành xê-ri dưới dạng bốn bộ đĩa vào ngày 6 tháng 2 năm 2012 tại Anh Quốc. MVM cũng phát hành phiên bản Blu-ray dành cho người sưu tầm vào ngày 19 tháng 2 năm 2018.
Vùng 4
Fruits Basket được phát hành trong dạng DVD tại Vùng 4 bởi Madman Entertainment vào ngày 15 tháng 10 năm 2003 với hình thức một box set hoàn chỉnh. Bộ box set này giống box set nguyên bản vùng 1 phát hành bởi FUNimation. Các phần thêm trong đĩa gồm các hồ sơ nhân vật, các đoạn mở đầu và kết thúc phim ít văn bản, một đoạn phim hậu trường, một cuộc phỏng vấn với đạo diễn và cuối cùng là một phòng trưng bày hình ảnn.
Chú thích
Liên kết ngoài
Tập phim
Fruits Basket | wiki |
Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia 2023 là mùa giải thứ 25 của Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia do Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức. Giải đấu diễn ra từ ngày 24 tháng 5 đến ngày 16 tháng 8 năm 2023.
Thay đổi đội bóng
Đến giải Hạng Nhì
Xuống hạng từ V.League 2 2022
Thăng hạng từ Hạng Ba 2022
Rời giải Hạng Nhì
Thăng hạng đến V.League 2 2023
Xuống hạng đến Hạng Ba 2023
Kon Tum
Thể thức thi đấu
Vòng loại (24 tháng 5 - 5 tháng 8)
14 đội bóng chia làm hai bảng để thi đấu vòng loại. Các đội bóng thi đấu theo thể thức vòng tròn hai lượt chọn ra hai đội đứng đầu mỗi bảng vào vòng chung kết. Đội xếp cuối mỗi bảng sẽ phải xuống hạng.
Các tiêu chí xếp hạng ở vòng loại
Các đội được xếp thứ hạng theo điểm (3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa, 0 điểm cho một trận thua). Nếu có từ hai đội trở lên bằng điểm nhau, thứ hạng các đội sẽ được xác định theo các tiêu chí lần lượt như sau:
Tổng số điểm ghi được trong các trận đấu giữa các đội liên quan;
Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đấu giữa các đội liên quan;
Tổng số bàn thắng ghi được trong các trận đấu giữa các đội liên quan;
Tổng số bàn thắng ghi được trên sân khách trong các trận đấu giữa các đội liên quan;
Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng;
Tổng số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu bảng;
Tổng số bàn thắng ghi được trên sân khách trong tất cả các trận đấu bảng;
Sút luân lưu nếu chỉ có hai đội bằng điểm và chỉ số phụ và còn thi đấu trên sân;
Trận đấu play-off nếu thứ hạng của các đội bằng điểm nhau ảnh hưởng đến vị trí nhất, nhì bảng hoặc xuống hạng.
Bốc thăm.
Vòng chung kết
Bốn đội bóng vượt qua vòng loại sẽ được bắt cặp thi đấu 2 trận theo lịch sau:
Trận 1 (13 tháng 8): 1A v. 2B
Trận 2 (13 tháng 8): 1B v. 2A
Trận 3 (16 tháng 8): Thua Trận 1 v. Thua Trận 2
Các trận đấu ở vòng chung kết thi đấu theo thể thức loại trực tiếp một lượt trận, nếu sau 90 phút thi đấu chính thức tỷ số hòa, hai đội sẽ thi đá luân lưu 11m để xác định đội thắng (không có hiệp phụ). Hai đội thắng trận 1, 2 sẽ xếp đồng hạng nhất giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia 2023 và trực tiếp giành quyền tham dự Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia 2023–24. Đội thắng trong trận 3 sẽ thi đấu play-off với đội đứng cuối Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia 2023.
Các đội bóng
14 câu lạc bộ chia làm 2 bảng theo khu vực địa lý như sau:
Bảng A: , , , , , ,
Bảng B: , , , , , ,
Sân vận động
Khai mạc
Lễ khai mạc chính thức được diễn ra lúc 15:15 ngày 24 tháng 5 tại Khu liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long, Quảng Ninh với trận đấu khai mạc diễn ra lúc 15:30 giữa và .
Vòng loại
Bảng A
Vòng 1
Vòng 2
Vòng 3
Vòng 4
Vòng 5
Vòng 6
Vòng 7
Vòng 8
Vòng 9
Vòng 10
Vòng 11
Vòng 12
Vòng 13
Vòng 14
Tóm tắt kết quả
Bảng B
Vòng 1
Vòng 2
Vòng 3
Vòng 4
Vòng 5
Vòng 6
Vòng 7
Vòng 8
Vòng 9
Vòng 10
Vòng 11
Vòng 12
Vòng 13
Vòng 14
Tóm tắt kết quả
Bảng xếp hạng vòng loại
Bảng A
Bảng B
Vòng chung kết
Hai đội thắng giành quyền lên hạng V.League 2 2023–24, hai đội thua đá play-off.
Play-off
Đội thắng đá play-off với đội cuối bảng V.League 2 2023 tranh suất tham dự V.League 2 2023–24.
Play-off với đội cuối bảng V.League 2 2023
Đội thắng giành quyền tham dự V.League 2 2023–24.
Tham khảo
Xem thêm
Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2023
Giải bóng đá Cúp Quốc gia 2023
Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia 2023
Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia 2023
Giải bóng đá Hạng Ba Quốc gia 2023
Siêu cúp Bóng đá Quốc gia 2023
Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2023–24
Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia 2023-24
Liên kết ngoài
Giải bóng đá hạng nhì quốc gia Việt Nam
Giải bóng đá Việt Nam
Bóng đá Việt Nam năm 2023 | wiki |
Từ 20 đến 22 tháng 10 này, mưa sao băng Orionids - một trận mưa sao băng tương đối lớn hàng năm - sẽ đạt cực điểm. Rơi vào đêm không Trăng, hiện tượng này rất có thể sẽ mang tới cho người yêu thích bầu trời cơ hội quan sát khá nhiều sao băng sáng và dài.
Lần đầu tiên mưa sao băng này được quan sát là vào các năm 1839 và 1940 bởi nhà quan sát E. C. Herrick. Lần đầu quan sát vào năm 1839 ông đã kết luận rằng trận mưa sao băng kéo dài từ mùng 8 tới 15 tháng 10. Lần quan sát năm 1840 ông đính chính rằng nó bắt đầu mùng 8 và kết thúc vào 25 tháng 10.
Tuy nhiên, người đầu tiên quan sát chính xác trận mưa sao băng này là nhà thiên văn Herschel, ông đã quan sát được 14 sao băng của trận này xuất phát từ khu vực của chòm sao Orion vào ngày 18 tháng 10 năm 1864 và năm tiếp theo, ông đã kết luận cực điểm của nó chính là là 20 tháng 10 (năm 1965). Khi đó Orionids đã là một trong số những trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm có thể quan sát.
1,5 thế kỉ trôi qua, các thiên thạch của Orionids vẫn còn rất nhiều trên khí quyển Trái Đất và chúng ta vẫn có thể quan sát trận mưa sao băng này dù với mật độ sao băng nhỏ hơn trước khá nhiều. Nó không còn là một trận mưa sao băng thật sự lớn khi so sánh với các trận Perseids, Geminids hay thậm chí Leonids, nhưng vẫn là một hiện tượng thiên văn đáng chú ý với những người yêu thích quan sát bầu trời với mật độ những năm gần đây từ 25 tới 30 sao băng mỗi giờ. (trích lại đoạn giới thiệu về hiện tượng này trong bài viết cũ của VACA)
Một sao băng của Orionids năm 2011 được nhiếp ảnh gia Jeffrey Berkes chụp tại Pennsylvania, Mỹ
Năm nay, 2014, Orionids sẽ có thể được dễ dàng quan sát tại các khu vực có thời tiết thuận lợi: không mưa, rất ít hoặc không có mây do khoảng thời gian cực điểm rơi vào những đêm không Trăng.
Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng là từ sau nửa đêm đến trước lúc trời sáng rạng sáng ngày 21 và 22 tháng này.
Để quan sát hiện tượng, bạn không cần (và không nên) sủ dụng bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào như kính thiên văn, ống nhòm... mà chỉ hoàn toàn sử dụng mắt thường. Hãy chọn địa điểm quan sát có góc nhìn rộng, ít ô nhiễm ánh sáng chọn tư thế nào giúp bạn có thể nhìn liên tục lên bầu trời (thường là nằm ngửa).
Để xác định được vị trí cần quan sát, vào khoảng thời gian như nêu trên hãy nhìn về bầu trời phía Đông và tìm chòm sao Orion, như hình ảnh bên dưới. Nó rất dễ nhận ra bởi ba ngôi sao thẳng hàng cách đều nhau ở thắt lưng và các sao Rigel, Betelgeuse, Bellatrix đều là những ngôi sao rất sáng trên bầu trời vào thời gian này.
Nếu điều kiện thời tiết cho phép, bạn có thể quan sát được từ 25 đến hơn 30 sao băng mỗi giờ vào đêm cực điểm của hiện tượng này. Và tất nhiên, nay từ bây giờ nếu may mắn bạn đã có thể nhìn thấy một số sao băng của Orionids.
Chúc các bạn may mắn!
Đặng Vũ Tuấn Sơn (VACA) | vanhoc |
Photinia là một chi thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng. Chi này có khoảng 79 loài phân bố ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Mĩ và Mexico; trong số đó tại Trung Quốc có 43 loài và 34 loài trong số này là đặc hữu của Trung Quốc được gọi chung là Thạch Nam (石楠).
Đặc điểm
Gồm các loại cây thân gỗ hoặc cây bụi, cây rụng lá hoặc thường xanh. Nảy lộc nhỏ vào mùa đông; vảy dính chặt và ít. Lá mọc so le, gân lá hình trứng, mép đôi khi có răng cưa, cuống lá ngắn. Cụm hoa hình chùy, hình tán hoặc có chùm, nhiều hoa, đôi khi hoa 2 hoặc 3 cụm hoặc đơn độc. Hoa hình thành từ đầu mùa hè, mỗi bông có đường kính 5 đến 10mm, có 5 cánh tròn màu trắng, có mùi thơm nhẹ. Quả dạng quả lựu, hình cầu, hình trứng hoặc elip, hơi nhiều thịt đường kính từ 4 đến 12mm, màu đỏ, 1 đến 5 khoang, mỗi khoang có 1 hoặc 2 hạt; hạt mọc thẳng, vỏ cứng; lá mầm phẳng-lồi.
Độc tính
Một số giống Photinia độc hại do sự hiện diện của glycoside cyanogen trong không bào của lá và tế bào quả. Khi nhai lá, các hợp chất này được giải phóng và nhanh chóng chuyển thành hydro xyanua (HCN) ngăn cản quá trình hô hấp của tế bào. Lượng HCN được tạo ra thay đổi đáng kể giữa các loài, và nói chung là nhiều nhất ở các lá non. Động vật nhai lại đặc biệt bị ảnh hưởng bởi glycoside cyanogen vì giai đoạn đầu tiên của hệ thống tiêu hóa của chúng (dạ cỏ) cung cấp điều kiện tốt hơn để giải phóng HCN so với dạ dày của động vật có xương sống dạ dày đơn.
Phân loài
32 loài được công nhận bởi Plants of the World Online . Gồm tên khoa học và người phát hiện ra.
Photinia anlungensis
Photinia arbutifolia
Photinia berberidifolia
Photinia chihsiniana
Photinia chingiana
Photinia chingshuiensis
Photinia crassifolia
Photinia cucphuongensis
Photinia davidiana
Photinia fokienensis
Photinia × fraseri
Photinia glabra
Photinia griffithii
Photinia hirsuta
Photinia impressivena
Photinia integrifolia
Photinia lanuginosa
Photinia lasiogyna
Photinia lindleyana
Photinia lochengensis
Photinia loriformis
Photinia megaphylla
Photinia prionophylla
Photinia prunifolia
Photinia pustulata
Photinia serratifolia
Photinia sorbifolia
Photinia stenophylla
Photinia taishunensis
Photinia tushanensis
Photinia undulata
Photinia wrightiana
Photinia zhejiangensis
Các loài khác
Theo website Hệ thực vật Trung Quốc
Photinia arguta
Photinia arguta var. hookeri
Photinia arguta var. salicifolia
Photinia beauverdiana var. brevifolia
Photinia beauverdiana var. beauverdiana
Photinia beauverdiana
Photinia beckii
Photinia benthamiana
Photinia benthamiana var. benthamiana
Photinia benthamiana var. obovata
Photinia benthamiana var. salicifolia
Photinia blinii
Photinia bodinieri
Photinia bodinieri var. bodinieri
Photinia bodinieri var. longifolia
Photinia calleryana
Photinia callosa
Photinia chingiana var. lipingensis
Photinia chingiana var. chingiana
Photinia glomerata
Photinia hirsuta var. lobulata
Photinia hirsuta var. hirsuta
Photinia impressivena var. urceolocarpa
Photinia impressivena var. impressivena
Photinia integrifolia var. integrifolia
Photinia integrifolia var. flavidiflora
Photinia kwangsiensis
Photinia komarovii
Photinia lasiogyna var. lasiogyna
Photinia lasiogyna var. glabrescens
Photinia lucida
Photinia obliqua
Photinia lasiogyna var. lasiogyna
Photinia lasiogyna var. glabrescens
Photinia parvifolia var. subparvifolia
Photinia parvifolia var. parvifolia
Photinia parvifolia
Photinia pilosicalyx
Photinia prunifolia var. prunifolia
Photinia prunifolia var. denticulata
Photinia prionophylla var. prionophylla
Photinia prionophylla var. nudifolia
Photinia raupingensis
Photinia schneideriana var. schneideriana
Photinia schneideriana var. parviflora
Photinia schneideriana
Photinia serratifolia var. lasiopetala
Photinia serratifolia var. daphniphylloides
Photinia serratifolia var. ardisiifolia
Photinia serratifolia var. serratifolia
Photinia tsaii
Photinia villosa var. sinica
Photinia villosa var. glabricalycina
Photinia villosa
Photinia villosa var. villosa
Hình ảnh
Chú thích
Tham khảo
Danh sách các chi hoa hồng
Thực vật vườn
Cây bụi | wiki |
Cindy Arlette Contreras Bautista là một luật sư Peru biện hộ cho phụ nữ. Cô nhận Giải quốc tế cho Phụ nữ dũng cảm, và cũng có mặt trong danh sách TIME 100 người có ảnh hưởng nhất.
Vụ tấn công
Contreras đã thông báo sau khi cô bị tấn công bởi người bạn trai Adriano Pozo Arias, tại khách sạn ở Ayacucho, vào ngày 15 tháng 7 năm 2015. Camera an ninh ghi lại cô đã bị đánh đập và bị kéo tóc. Cuộc tấn công khiến cô bị thương một chân và buộc phải sử dụng gậy..Contreras yêu cầu đòi công lý và công khai với giới truyền thông.
Các bằng chứng chống lại kẻ tấn công cô là đủ cho một phán quyết nhưng một ủy ban ba thẩm phán quyết định cho anh ta được hưởng án tù treo vào tháng 7 năm 2016. Vụ việc bạo hành sau đó đã trở thành tâm điểm phong trào NiUnaMenos trên toàn quốc. Cuộc diễu hành ở Lima được xem là cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay tại Peru. Vào tháng 11 năm 2016, Tòa án phúc thẩm của Tòa án Tối cao Ayacucho Pozo huỷ bản án Pozo để điều tra lại và ra lệnh một phiên tòa mới với những cáo buộc bổ sung về tội hảm hiếp và xâm hại phụ nữ.
Công nhận
Vào năm 2017, sự ủng hộ dành cho Arlette Contreras đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công nhận và chọn cô cùng với mười hai người khác nhận Giải quốc tế cho Phụ nữ dũng cảm tại Washington. Cô cũng được tạp chí Time chọn làm "biểu tượng" trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất.
Tham khảo
Nhân vật còn sống
Nữ luật sư | wiki |
Page and Plant (tạm dịch: Page và Plant) là tên gọi của bộ đôi liên danh 2 cựu thành viên của ban nhạc Led Zeppelin là Jimmy Page và Robert Plant. Dưới nghệ danh này, họ đã cùng nhau thu âm và đi diễn trong những năm 1990. Họ gặp lại nhau vào năm 1994, và sau khi album đầu tay có được thành công lớn, bộ đôi liền tổ chức tour diễn vòng quanh thế giới. Họ còn thu âm cùng nhau 1 album nữa, theo kèm là 1 tour diễn vòng quanh thế giới khác, trước khi tuyên bố giải tán vào năm 1998. Bộ đôi này còn tái hợp 1 lần nữa khá ngắn ngủi vào năm 2001.
Thành viên
Jimmy Page – guitar acoustic và guitar điện, mandolin, sản xuất thu âm.
Robert Plant – hát, sản xuất.
Các nghệ sĩ khác
Porl Thompson – guitar, banjo.
Nigel Eaton – hurdy gurdy.
Charlie Jones – bass, định âm.
Michael Lee – trống, định âm.
Ed Shearmur – hòa âm dàn nhạc, organ.
Jim Sutherland – mandolin, Bodhran.
Danh sách đĩa nhạc
Album
Đĩa đơn
Video
Xem thêm
Coverdale and Page
Tham khảo
Ban nhạc Vương quốc Liên hiệp Anh
Người đoạt giải Grammy
Jimmy Page
Robert Plant
Ban nhạc thập niên 1990
Nghệ sĩ của Atlantic Records
Ban nhạc rock Anh
Led Zeppelin
Nghệ sĩ của Mercury Records | wiki |
Thung lũng Thiêng của người Inca (; ) hoặc Thung lũng Urumbamba là một thung lũng trong dãy núi Andes của Peru, cách về phía bắc của thành phố Cuzco, thủ đô của Đế quốc Inca. Trong các tài liệu thuộc địa, nó còn được gọi là "Thung lũng Yucay". Thung lũng Thiêng được hợp nhất vào Đế quốc Inca sơ khai trong khoảng thời gian từ năm 1000 cho đến năm 1400.
Nó là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhất tại Peru. Vào năm 2013, đã có 1,2 triệu du khách, trong đó có 2/3 không phải là người Peru ghé thăm Machu Picchu, địa điểm khảo cổ nổi tiếng nhất của thung lũng. Nhiều khách du lịch cũng đã đến thăm các địa điểm khảo cổ khác và các thị trấn hiện đại trong thung lũng Thiêng.
Trải dài từ Pisac đến Ollantaytambo, thung lũng màu mỡ này được tưới tiêu bởi sông Urubamba. Nền văn minh Chanapata lần đầu tiên chiếm đóng khu vực này bắt đầu từ khoảng năm 800 trước Công nguyên vì đất đai màu mỡ được sử dụng cho canh tác nông nghiệp. Nền văn minh Qotacalla sống trong thung lũng Thiêng từ năm 500 đến 900, sau đó đến nền văn minh Killke từ năm 900 cho đến khi Đế quốc Inca tiếp quản khu vực này vào năm 1420. Đế quốc Inca cai trị khu vực này cho đến khi người Tây Ban Nha đến.
Địa lý
Thung lũng chạy từ tây sang đông được hiểu là bao gồm mọi thứ dọc theo sông Urubamba nằm giữa thị trấn Pisac và tàn tích Machu Picchu cách nhau khoảng . Thung lũng Thiêng dọc theo con sông có độ cao dao động từ tại Urubamba bên dưới Machu Picchu cho đến tại Pisac. Hai bên con sông, các ngọn núi cao hơn nhiều, đặc biệt là về phía nam, nơi có hai ngọn núi nổi bật nhìn ra thung lũng là Sahuasiray cao và Veronica cao . Đây là thung lũng thâm canh rộng trung bình khoảng . Các thung lũng liền kề và ruộng bậc thang nông nghiệp (Andén) giúp mở rộng thêm diện tích đất đai có thể canh tác.
Thung lũng được hình thành bởi sông Urubamba, còn được gọi là Vilcanota, Willkanuta, trong tiếng Aymara có nghĩa là "ngôi nhà của mặt trời" hoặc Willkamayu trong ngữ hệ Quechua. Sau này, trong ngữ hệ Quechua vẫn được sử dụng bởi đế quốc Inca thì tên của nó có nghĩa là "dòng sông thiêng". Nó được nuôi dưỡng bởi nhiều nhánh sông khác đổ xuống thung lũng và hẻm núi liền kề, đồng thời là nơi chứa nhiều di tích khảo cổ và làng mạc. Thung lũng Thiêng là khu vực sản xuất ngô quan trọng nhất ở trung tâm của đế quốc Inca, và việc tiếp cận qua thung lũng tới các khu vực nhiệt đới đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu các sản phẩm như lá coca và ớt đến Cuzco.
Khí hậu của Urubamba mang nét đặc trưng của một thung lũng. Lượng mưa tập trung trong các tháng từ tháng 10 đến tháng 4, tổng cộng mỗi năm và nhiệt độ trung bình hàng tháng dao động từ vào tháng 11, tháng ấm nhất, đến {{convert|12.2|C|F} trong tháng 7, tháng lạnh nhất. Người Inca đã xây dựng các công trình thủy lợi rộng khắp trong thung lũng để chống lại việc lượng mưa thiếu hụt và theo mùa.
Lịch sử
Những người Inca đầu tiên sống ở khu vực Cuzco. Bằng cách chinh phục hoặc ngoại giao, trong giai đoạn 1000 đến 1400, những người Inca đã giành được quyền kiểm soát về mặt hành chính đối với các nhóm dân tộc khác nhau sống trong hoặc gần Thung lũng Thiêng.
Sự hấp dẫn của Thung lũng thiêng đối với người Inca, ngoài việc nó gần với Cuzco, có lẽ là nó có độ cao thấp hơn và do đó ấm hơn bất kỳ khu vực lân cận nào khác. Độ cao thấp hơn cho phép ngô được trồng ở Thung lũng Thiêng, loại cây trồng để làm ra chicha, một loại đồ uống được làm từ ngô lên men được người Inca dùng trong các lễ hội và nghi lễ tôn giáo.
Tham khảo
Liên két ngoài
Thung lũng ở Peru
Inca | wiki |
{{Bảng phân loại
| name = Dactylorhiza
| regnum = Plantae
| unranked_divisio = Angiospermae
| unranked_classis = Monocots
| ordo = Asparagales
| familia = Orchidaceae
| subfamilia =
| tribus = Orchideae
| subtribus = Orchidinae
| alliance =
| genus = Dactylorhiza
| genus_authority = Neck. ex Nevski
| subdivision_ranks = Các loài
| subdivision = Xem trong bài.
| image = Dactylorhiza incarnata - Roosa kahkjaspunane sõrmkäpp Keila.jpg
| range_map = Dactylorhiza distribution map.png
| synonyms = {{collapsible list| bullets = true
| Satyrium L. 1753, rejected name, not the accepted name Sw. 1800
| Diplorrhiza Ehrh.
| Dactylorrhiza Neck., rejected name
| Satorkis Thouars, illegitimate superfluous name
| Coeloglossum Hartm.
| Entaticus Gray, illegitimate superfluous name
| Streptogyne Rchb.f.
| Dactylorchis (Klinge) Verm.
| × Dactyloglossum P.F.Hunt & Summerh.
}}
| synonyms_ref = }}Dactylorhiza là một chi thực vật có hoa trong họ, Orchidaceae.
Xem thêm
Danh sách các chi Phong lan
Hình ảnh
Tham khảo
Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. & Rasmussen, F. eds. (1999). Genera Orchidacearum 1. Oxford Univ. Press.
Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. & Rasmussen, F. eds. (2001). Genera Orchidacearum 2. Oxford Univ. Press.
Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. & Rasmussen, F. eds. (2003). Genera Orchidacearum 3. Oxford Univ. Press
Berg Pana, H. 2005. Handbuch der Orchideen-Namen. Dictionary of Orchid Names. Dizionario dei nomi delle orchidee''. Ulmer, Stuttgart
Danh sách các chi phong lan
Phân họ Lan
en:Dactylorchis | wiki |
Tự miễn dịch là hệ thống đáp ứng miễn dịch của một sinh vật chống lại các tế bào và mô lành mạnh của chính mình. Bất kỳ bệnh nào xuất phát từ đáp ứng miễn dịch dị thường được gọi là "bệnh tự miễn". Ví dụ nổi bật bao gồm bệnh celiac, đái tháo đường type 1, sarcoidosis, lupus ban đỏ (SLE), hội chứng Sjögren, hội chứng Churg-Strauss, viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Basedow, ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, bệnh Addison, viêm khớp dạng thấp (RA), viêm cột sống dính khớp, polymyositis (PM), dermatomyositis (DM) và bệnh đa xơ cứng (MS). Bệnh tự miễn thường được điều trị bằng steroid.
Lịch sử
Vào thế kỷ 19, người ta tin rằng hệ miễn dịch không thể phản ứng với các mô của cơ thể. Paul Ehrlich, vào đầu thế kỷ 20, đề xuất khái niệm horror autotoxicus. Ehrlich sau đó điều chỉnh lý thuyết của mình để nhận ra khả năng tấn công mô tự miễn, hưng tin rằng một số cơ chế bảo vệ bẩm sinh sẽ ngăn chặn phản ứng tự miễn dịch trở thành bệnh lý.
Năm 1904, lý thuyết này đã được thách thức bởi sự khám phá ra một chất trong huyết thanh của bệnh nhân bị hemoglobinuria lạnh kịch phát phản ứng với các tế bào hồng cầu. Trong những thập kỷ sau, một số tình huống có thể liên quan với các phản ứng tự miễn. Tuy nhiên, trạng thái có thẩm quyền của đề tài của Ehrlich đã cản trở sự hiểu biết về những phát hiện này. Miễn dịch học đã trở thành một sinh hóa hơn là một kỷ luật lâm sàng. Đến những năm 1950, sự hiểu biết hiện đại về tự kháng thể và bệnh tự miễn dịch bắt đầu được hé lộ.
Gần đây đã chấp nhận rằng phản ứng tự miễn dịch là một phần không thể thiếu của hệ thống miễn dịch động vật có xương sống (đôi khi còn được gọi là "tự miễn dịch tự nhiên"), thường ngăn ngừa gây bệnh do hiện tượng dung nạp miễn dịch đối với tự kháng nguyên. Tự miễn dịch không nên nhầm lẫn với alloimmunity.
Chẩn đoán
Tham khảo
Bệnh tự miễn
Miễn dịch học | wiki |
Nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở Bánovce nad Bebravou (tiếng Slovakia: Kostol Najsvätejšej Trojice v Bánovce nad Bebravou) là một nhà thờ tọa lạc trên Quảng trường Ľudovít Štúr của thị trấn Bánovce nad Bebravou, vùng Trenčín, Slovakia. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1993, nhà thờ này được ghi danh vào Danh sách Di tích Trung ương theo quyết định của Bộ Văn hóa Cộng hòa Slovakia.
Lịch sử
Nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở Bánovce nad Bebravou tồn tại từ thế kỷ 17 hoặc có thể sớm hơn. Nhà thờ này được xây bằng đá theo phong cách kiến trúc Baroque. Nhà thờ tương đối hẹp và có khung vòm. Bên trong nhà thờ này có ba bàn thờ. Phía trên cửa chính của nhà thờ là không gian dành cho dàn hợp xướng. Nơi này trang bị một cây đàn organ, một bộ trống định âm bằng kim loại, ba cây kèn clarinet, ba cây kèn waldhorn và ba cây vĩ cầm.
Trong thời gian tồn tại, nhà thờ này nhiều lần bị hư hại nhưng đều được trùng tu. Nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở Bánovce nad Bebravou có được diện mạo theo phong cách kiến trúc Cổ điển như hiện nay sau công cuộc tái thiết diễn ra vào năm 1803.
Tham khảo
Công trình xây dựng Slovakia
Nhà thờ tại Slovakia | wiki |
Hóa học hạt nhân là một nhánh của hóa học xử lý các vấn đề phóng xạ, các quy trình hạt nhân, như chuyển đổi hạt nhân, và các tính chất hạt nhân.
Hóa học hạt nhân nghiên cứu các nguyên tố hóa học phóng xạ như họ actini, radi và radon cùng với lĩnh vực hóa học liên quan đến thiết bị (chẳng hạn như lò phản ứng hạt nhân) mà được thiết kế để thực hiện các quy trình hạt nhân. Điều này bao gồm sự ăn mòn của bề mặt vật chất và hành vi trong điều kiện của các hoạt động bình thường và bất thường (chẳng hạn như trong một vụ tai nạn hạt nhân) của các thiết bị trên. Một lĩnh vực quan trọng của ngành này là hành vi của các đồ vật và vật liệu sau khi được đưa vào kho hoặc bãi rác chất thải phóng xạ.
Bộ môn này bao gồm việc nghiên cứu các hiệu ứng hóa học do sự hấp thụ của bức xạ trong động vật sống, thực vật và các vật liệu khác. Hóa học bức xạ kiểm soát nhiều sinh học bức xạ vì bức xạ có ảnh hưởng đến sinh vật ở quy mô phân tử, giải thích nó một cách khác, bức xạ thay đổi các chất sinh hóa trong cơ thể, sự thay đổi của các phân tử sinh học sau đó thay đổi các tính chất hóa học xảy ra bên trong cơ thể, sự thay đổi trong hóa học sau đó có thể dẫn đến một biến đổi sinh học. Kết quả là hóa học hạt nhân hỗ trợ rất nhiều cho các phương pháp điều trị y tế (điều trị ung thư bằng xạ trị) và phát triển các phương pháp điều trị trên.
Hóa học hạt nhân bao gồm việc nghiên cứu sản xuất và sử dụng các nguồn phóng xạ cho một loạt các quy trình. Các quy trình này bao gồm ứng dụng xạ trị trong y học; sử dụng chất phóng xạ trong công nghiệp, khoa học và môi trường; và việc sử dụng bức xạ hạt nhân để sửa đổi các vật liệu như polymer.
Hóa học hạt nhân cũng bao gồm việc nghiên cứu và sử dụng các quy trình hạt nhân ở các lĩnh vực không phóng xạ trong hoạt động của con người. Ví dụ, quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) được sử dụng rộng rãi trong hóa học hữu cơ tổng hợp và hóa học vật lý và phân tích cấu trúc trong hóa học đại phân tử.
Tham khảo
Hóa học | wiki |
Trong viễn thông, tốc độ truyền dữ liệu là số bit trung bình (bitrate), ký tự hoặc ký hiệu (baudrate) hoặc khối dữ liệu trên mỗi đơn vị thời gian đi qua một liên kết truyền thông trong hệ thống truyền dữ liệu. Đơn vị tốc độ dữ liệu phổ biến là bội số bit trên giây (bit / s) và byte mỗi giây (B/s). Ví dụ, tốc độ dữ liệu của các kết nối Internet tốc độ cao dân cư hiện đại thường được biểu thị bằng megabit trên giây (Mbit/s).
Megabit trên giây
Megabit trên giây (tiếng Anh: megabit per second; viết tắt là Mbps), là đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu, tương đương 1.000 kilobit trên giây hay 1.000.000 bit trên giây.
Băng thông của dịch vụ Internet dân dụng thường được đo bằng Mbit/s.
Đa số các ứng dụng video được đo bằng Mbit/s:
32 Kbit/s – chất lượng videophone
2 Mbit/s – chất lượng VHS
8 Mbit/s – chất lượng DVD
27 Mbit/s – chất lượng HDTV
Megabyte trên giây
Một đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu khác là megabyte trên giây (MBps hoặc MB/s), bằng:
1 megabyte/s (1MBps) = 1024 Kilobytes/s (1024 KBps) = 1024*1024 Bytes/s = 1024*1024*8 bits/s
Nhiều giao diện dữ liệu máy tính được đo bằng MB/s:
PATA 33-133 MB/s
SATA 150-300 MB/s
PCI 133-533 MB/s
Tránh nhầm lẫn
Không nên nhầm lẫn giữa một megabyte trên giây và một megabit trên giây:
Chắc hẳn các bạn thường tự hỏi vì sao mạng nhà mình là gói 10 "Mê" mà tốc độ hiển thị trên chương trình IDM chỉ 1,2-1,3 "Mê". Chỉ khác nhau giữa chữ B viết hoa và chữ b viết thường nhưng nó là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau và dễ khiến cho nhiều người nhầm lẫn. Các nhà mạng thường quy định tốc độ mạng là Mbps. Nhưng tốc độ Download của chương trình Internet Download Manager là MBps. Chắc các bạn cũng biết 1Byte = 8bit, vì vậy nên 1MBps = 8Mbps Đó là lý do vì sao trên chương trình IDM chỉ hiển thị tốc độ truyền dữ liệu chỉ khoảng 1.2 MBps
Tham khảo
Mbps là gì
Đơn vị đo tỷ suất thời gian
Đơn vị đo lưu lượng
Truyền dữ liệu
Đơn vị thông tin
bg:Мегабит в секунда
ca:Megabit per segon
es:Megabit por segundo
hr:Mbps
it:Megabit per secondo
pt:Megabit por segundo
sk:Megabit za sekundu | wiki |
Chốt chặn cuối cùng (tựa đề tiếng Anh: The Last Stand) là một bộ phim hành động Mỹ được công chiếu vào năm 2013, với nam diễn viên Arnold Schwarzenegger, nhà biên kịch Andrew Knauer và đạo diễn Kim Jee-woon.
Vai diễn trong phim này là vai chính đầu tiên của Schwarzenegger kể từ sau bộ phim Kẻ hủy diệt 3: Kỷ nguyên người máy phát hành năm 2003. Đây cũng là sản phẩm hợp tác Mỹ - Hàn Quốc đầu tay của đạo diễn Kim Jee-woon, nhà quay phim Kim Ji-yong và nhà soạn nhạc Mowg.
Tiêu điểm trong phim là cuộc chiến đấu của Cảnh sát trưởng một thị trấn nhỏ và những người cộng sự của ông nhằm chặn đứng sự tẩu thoát của tên trùm ma túy nguy hiểm qua biên giới Mexico trên chiếc ôtô thể thao đã cải tiến.
Nội dung
Cảnh sát trưởng Ray Owens (do Arnold Schwarzenegger thủ vai) là một người đã từ nhiệm ở LAPD (Sở Cảnh sát thành phố Los Angeles) về Sommerton Junction, Arizona, một thị trấn yên tĩnh vùng biên giới sau khi các cộng sự đều hi sinh do một sơ suất của ông khi đang truy bắt tội phạm ma túy. Những lỗi thường gặp ở nơi này như ông Thị trưởng đậu xe Camaro vào nơi cấm đậu dùng cho trạm chữa cháy, hay tay sưu tầm vũ khí Lewis Dinkum (do Johnny Knoxville thủ vai) treo một tảng thịt để tập bắn súng cùng hai viên cảnh sát tại bảo tàng vũ khí của anh ta.
Một đêm, tên trùm ma túy quốc tế Gabriel Cortez (do Eduardo Noriega thủ vai) đã tẩu thoát táo bạo khỏi xe vận chuyển tử tù của FBI tại Las Vegas và bắt đặc vụ Ellen Richards (do Genesis Rodriguez thủ vai) theo làm con tin, chạy tốc độ trên 200 dặm một giờ về phía biên giới Mexico trên chiếc xe thể thao cải tiến Chevrolet Corvette C6 ZR1. Đặc vụ John Bannister (do Forest Whitaker thủ vai) đã cho thiết lập phong tỏa tại đường vào thành phố Bullhead, Arizona, nhưng Cortez đã cho thuộc hạ dùng hỏa lực mạnh và xe chuyên dụng để thông đường cho hắn. Cortez cũng sử dụng kỹ năng lái xe điêu luyện để làm hư hại nặng hai xe của đội SWAT đang đi về phía Sommerton. Trước khi bay đến Arizona, Bannister đã cho điều tra nhân sự trong nội bộ để tìm hiểu làm thế nào bọn thuộc hạ của Cortez giúp hắn trốn thoát một cách dễ dàng như vậy.
Trở lại thị trấn Sommerton lúc 4:30 sáng, Owens ra lệnh cho cấp dưới Jerry Bailey (do Zach Gilford thủ vai) và Sarah Torrance (do Jaimie Alexander thủ vai) đến kiểm tra nhà lão nông dân Parsons (do Harry Dean Stanton thủ vai), người đã không giao sữa đến quán ăn như thường lệ. Sau khi phát hiện Parsons đã bị sát hại, Bailey và Torrance theo dấu bánh xe tải đến hẻm núi nơi tay sai của Cortez, Thomas Burrell (do Peter Stormare thủ vai) và đám lính đánh thuê của hắn đang dựng một cây cầu trên hẻm núi, mốc biên giới Mỹ / Mexico. Bailey đã bị thương nặng trong cuộc đấu súng với những thuộc hạ của Burrell trước khi Owens lái xe xông vào để cứu cấp dưới của mình trở lại đồn.
Sau khi được Bannister thông báo tên của kẻ tẩu thoát là Cortez, Owens khẩn cấp triển khai phương án đối phó với tên trùm nguy hiểm này. Ông đề bạt Sarah Torrance, Mike "Figgy" Figuerola (do Luis Guzmán thủ vai) và Frank Martinez (do Rodrigo Santoro thủ vai) - một cựu đặc nhiệm trong cuộc chiến Iraq đã suy sụp tinh thần từ khi về nước. Martinez trở thành kẻ nát rượu và đang bị tạm giam tại đồn vì tội gây rối, nhưng sau cái chết của người bạn Bailey, anh muốn giúp Owens vây bắt Cortez. Sau cùng, Owens tuyển cả Dinkum vì anh ta có kho vũ khí đủ loại để chống lại bọn thuộc hạ của Cortez. Dinkum đồng ý giúp Cảnh sát trưởng với điều kiện cho anh ta làm cấp phó và cho anh ta sử dụng khẩu súng ngắn ổ xoay Smith & Wesson Model 500.
Lúc 7:10 sáng, nhóm của Owens dùng những chiếc ôtô chặn lối vào chính trong thị trấn trước khi Burrell và người của hắn đến, khiến cho trận chiến thêm gay go. Chỉ trang bị một khẩu Tommy Gun, Figuerola bước ra giữa làn khói của chiếc ôtô bị bọn Burrell bắn cháy, hiên ngang nã đạn vào chúng và bị thương bởi một tên bắn tỉa của Burrell trên mái nhà. Owens và Dinkum giết phần lớn những tên thuộc hạ của Burrell trên đường với một khẩu súng máy Vickers được mệnh danh là "Kẻ tiêu diệt Đức Quốc Xã" đặt ở cửa sau của một chiếc xe buýt do Martinez cầm lái, và bị một số tay súng tấn công từ trên mái nhà. Sau khi Owens giết chết Burrell bằng một phát đạn vào đầu, Cortez cuối cùng cũng đến thị trấn, hắn lách xe qua các chướng ngại vật trên đường thật nhanh chóng trong sự ngỡ ngàng của nhóm của Owens. Cortez đẩy đặc vụ Richards ra khỏi xe trước khi tăng tốc đến cánh đồng ngô.
Owens dùng chiếc Chevrolet Camaro ZL1 của Thị trưởng đậu gần đó đuổi theo Cortez trước khi cả hai chiếc xe va chạm một xe thu hoạch ngô trên cánh đồng. Cortez choáng váng bước ra khỏi xe và nhìn thấy cây cầu mới dựng, hắn chạy bộ về phía cây cầu nhưng Owens đã đứng chờ hắn ở đó từ lúc nào. Cortez định đút lót số tiền lớn để Owens cho hắn thoát thân, nhưng Owens không quan tâm. Cả hai vật lộn nhau trước khi Cortez dùng dao găm tấn công, cuối cùng Owens đánh bại tên trùm ma túy và còng tay hắn bắt về thị trấn trên chiếc Camaro bị dập nát. Bannister đến nơi để đưa Cortez trở lại nhà tù và bắt giữ Richards cho việc nhận hối lộ của tên trùm ma túy và giúp hắn trốn thoát. Figuerola và Dinkum được đưa đến bệnh viện để điều trị vết thương. Martinez trả lại huy hiệu của Bailey mà Owens đã trao cho anh trước đó. Owens bảo Martinez hãy giữ nó vì anh xứng đáng. Kết thúc phim là cảnh Thị trưởng nhìn thấy chiếc Camaro của mình bị dập nát, Owens cảnh báo ông ta về việc đậu xe vào nơi dùng cho trạm chữa cháy trước khi cùng Torrance và Martinez bước vào quán ăn.
Diễn viên
Arnold Schwarzenegger vai Cảnh sát trưởng Ray Owens
Forest Whitaker vai Đặc vụ John Bannister
Johnny Knoxville vai Lewis Dinkum
Rodrigo Santoro vai Frank Martinez
Jaimie Alexander vai Sarah Torrance
Luis Guzmán vai Mike "Figgy" Figuerola
Zach Gilford vai Jerry Bailey
Eduardo Noriega vai Gabriel Cortez
Peter Stormare vai Thomas Burrell
Genesis Rodriguez vai Đặc vụ Ellen Richards
Daniel Henney vai Đặc vụ Phil Hayes
Tait Fletcher vai Eagan
John Patrick Amedori vai Aaron Mitchell
Harry Dean Stanton vai Parsons
Titos Menchaca vai Thị trưởng
Christiana Leucas vai Christie
Lois Geary vai Bà Salazar
Richard Dillard vai Irv
Doug Jackson vai Harry
Matthew Greer vai Sam
Eddie J. Fernandez vai Đặc vụ McKay
Sản xuất và phát hành
Phim được khởi quay vào ngày 17 tháng 10 năm 2011 tại Belen, New Mexico và Nevada. Bộ phim bị gián đoạn một thời gian ngắn vào ngày 17 tháng 12 năm 2011 và được tiếp tục quay vào ngày 3 tháng 1 năm 2012. Những cảnh quay cuối cùng kết thúc vào ngày 2 tháng 2 năm 2012 và được thực hiện phần hậu kỳ ở Los Angeles. Đoạn clip nổi bật của phim được ra mắt cùng với phim The Expendables 2 và được truyền trên internet kể từ tháng 8 năm 2012. Bộ phim đã được phát hành trên toàn thế giới vào ngày 17 tháng 1 năm 2013 và tại Bắc Mỹ vào ngày hôm sau. Chốt chặn cuối cùng đã được phát hành đĩa DVD và Blu-ray vào ngày 21 tháng 5 năm 2013.
Đánh giá
Bộ phim nhận được sự đánh giá trái chiều từ các nhà phê bình. Nó được điểm 59% trên Rotten Tomatoes dựa trên 146 đánh giá với sự đồng thuận nêu rõ: "Không có gì đặc biệt đáng kể về nó, ngoại trừ cho người hâm mộ Schwarzenegger, Chốt chặn cuối cùng cung cấp giải trí không đòi hỏi xuất sắc". Phim được xếp hạng 54 trên 100 điểm, dựa trên 33 đánh giá từ Metacritic.
Biên tập viên Jim Vejvoda trên IGN đánh giá bộ phim 6/10 điểm và viết: "Những thiếu sót của bộ phim rõ ràng bất cứ khi nào được yêu cầu để là một phim kinh điển. Đó là lý do không phải hầu hết khán giả sẽ muốn xem Chốt chặn cuối cùng, nhưng nó đủ sức thuyết phục khi đánh giá tổng thể của bộ phim. Chốt chặn cuối cùng là một bộ phim hành động mang tính công thức, nhưng nó vẫn cung cấp những pha lái xe mạo hiểm và đẹp mắt, cảnh đấu súng gây cấn, màn đấu tay đôi kịch tính ở phần kết, pha lẫn chút hài hước để đảm bảo một hình ảnh Arnold cho người hâm mộ".
Richard Roeper cũng thích bộ phim này, cho điểm 3/4 sao và nói: "Nếu bạn đã mệt mỏi với những phim mang nội dung bạo lực và ngán ngẫm những bản tin khủng bố đẫm máu trên truyền hình, bạn sẽ không quan tâm khi nghe tên bộ phim này. Nhưng nếu bạn là một người hâm mộ diễn viên có phong cách riêng, những pha đấu súng dài hơi, cốt truyện luôn phát triển những tình huống bất ngờ, đây là vé để bạn thoát khỏi đời thực vào dịp cuối tuần".
Doanh thu
Bộ phim được xếp hạng ở vị trí thứ 9 về doanh thu tại các phòng vé khi khởi chiếu. Trong tuần lễ ra mắt đầu tiên đã đạt doanh thu thấp hơn kỳ vọng, chỉ dưới 6.300.000 đôla. Bộ phim thất bại về mặt doanh thu với con số khiêm tốn 48.330.757 đôla.
Tham khảo
Liên kết ngoài
The Last Stand tại Internet Movie Database
The Last Stand tại AllMovie
The Last Stand tại Rotten Tomatoes
The Last Stand tại Metacritic
Danh sách súng trong phim.
Trailer phim.
Phim năm 2013
Phim Mỹ
Phim tiếng Anh
Phim hành động Mỹ
Phim hành động giật gân Mỹ
Phim giật gân Mỹ
Phim của hãng Lionsgate
Phim trinh thám cảnh sát
Phim tội phạm
Phim về tội phạm
Phim lấy bối cảnh ở hoang mạc
Phim lấy bối cảnh ở Los Angeles
Phim hành động thập niên 2010
Phim hành động giật gân thập niên 2010
Phim lấy bối cảnh ở thập niên 2010
Phim lấy bối cảnh năm 2013 | wiki |
Vida Derby
Hồn Ma Báo Oán
C
ó lẽ những người ít bị gây ấn tượng nhất đôi lúc cũng cảm thấy những hiện tượng không nhìn thấy, đặc biệt là tại một thời điểm xác định, dường như có thế lực vô hình nào đấy tồn tại chung quanh. Phải người chết vĩnh viễn rời xa chúng ta, hay họ vẫn ám ảnh cuộc sống chúng ta? Lý giải điều này là không tưởng, nhưng hồn ma người chết có thể lởn vởn quanh ta, và còn hiện hình làm cho chúng ta cảm tưởng như bị bắt quả tang. Họ xuất hiện với mục đích rõ ràng, để phù hộ hoặc đe doạta. Vợ của Arthur Noakes là Edith, người hay ghen một cách ảo giác. Do chồng cô rất yếu đuối trước phụ nữ nên nàng thường ghen và phải chịu nhiều cay đắng, nhục nhã với những cơn đau tim khi còn sống. Trước lúc lâm chung nàng thề độc rằng nếu Arthur cứ tiếp tục tán tỉnh phụ nữ và quan hệ chăn gối với họ, nàng sẽ trở về ám ảnh để ông không còn dám nhìn mặt bất cứ một phụ nữ nào. Những gì chưa thực hiện được khi sống cô hy vọng sẽ làm được từ cõi âm. Arthur Noakes không quan tâm tới lời đe doạ của người vợ quá cố, ông nhanh chóng tìm kiếm một người đàn bà hấp dẫn. Arthur nghĩ rằng lúc này ông đã là người tự do và có thể hưởng thụ cuộc sống tự do đó đến khi cạn sinh lực. Có lẽ ông sẽ cưới vợ lần nữa. Vợ thì có ích, nhưng không kém những giờ phút buồn chán. Là chủ cửa hàng vải và đồ tạp hoá duy nhất ở thị trấn nhỏ Sussex, Arthur có điều kiện lựa chọn rộng rãi trong số phụ nữ khách hàng, thế nhưng hầu hết người đẹp đều dửng dưng đối với đàn ông. Là người goá vợ nhưng đẹp mã, ông hy vọng sẽ có ngày thành công. Chẳng bao lâu sau, con mắt thèm khát của ông chạm vào một quả phụ trẻ thường xuyên đến cửa hàng đăng ten và dải lụa, tuy sống cảnh sống goá bụa song nàng không làm mất nét đẹp tự nhiên và niềm tin yêu cuộc sống. Thế nhưng, khi Arthur tìm cách tán tỉnh thì nàng hơi lưỡng lự, nhưng đôi mắt xanh tuyệt đẹp lại cho thấy lời thúc giục chào mời. "Ông Noakes, việc ông kiếm người đàn bà khác trong khi người vợ tội nghiệp của ông mồ chưa xanh cỏ, ông thấy có vội vã quá không?" Arthur rùng mình lưỡng lự, nhưng sự nòng lòng chiếm hữu người đẹp đoan trang giả tạo này nhanh chóng xâm chiếm lòng ông. Arthur cũng nhận ra Mabel, nàng vốn xuất thân từ một gia đình nghèo túng điển hình, đơn giản là nàng đang đắn đo trước danh tiết của mình. "Thưa cô yêu quý, tôi cảm thấy đã yêu cô từ lâu lắm rồi. Tình cảm của tôi lớn đến nổi tôi phải bộc phát, nghĩa là phải nói cho cô biết được. Nếu cô ngại dạo phố bên cạnh tôi - thật ra tôi đánh giá cao sự dè dặt đó - nhưng sao chúng ta không thể hẹn gặp nhau ở một nơi nào đó ngoài thị trấn để không ai nhìn thấy?" Lúc này Mabel đang ngắm vẻ tao nhã của mình, đôi giày bấm khuy, chân phải đung đưa làm đỏm. Hy vọng càng tăng khiến ông càng sốt ruột khi dán chặt vào hai cổ chân mảnh mai, vào sự run rẩy của đôi gò má và sự bẽn lẽn trong nụ cười của người đàn bà goá. Nàng ngước mắt nhìn ông. "Thế chúng ta có thể gặp nhau ở đâu để không bị phát hiện?" Nàng giả vờ xấu hổ khi hỏi ông câu ấy. Arthur đã biết một nơi mà trước đây ông đã từng đến. Sống giữa cộng đồng dân cư ít ỏi này, sự bí mật đôi khi thật hữu ích để việc riêng thành công. Ông kể với Mabel về địa điểm ấy bằng giọng nói mơ màng và nàng đồng ý gặp ông tối hôm sau. Nơi đấy quả là địa điểm thơ mộng, lý tưởng cho những đôi tình nhân, bên cạnh một chiếc cầu bắt ngang con suối chảy yên bình. Arthur đến trước và người tình mới không để ông phải đợi lâu. Niềm vui của ông được trọn vẹn ngay khi ông nhìn thấy cô gái qua cầu. Trước nay không mấy ai đi bộ qua đây, ngay cả vào những đêm hè mát mẻ này. Họ gặp nhau nhiều lần, hôn nhau, làm tình và không ngại bị quấy rầy. Tối nọ Mabel đến muộn. Arthur sốt ruột, liên tục nhìn cây cầu chập chờn ánh đèn pha ô tô. Chuyện gì xảy ra nhỉ? Chẳng lẽ nàng cố tình bắt ông chờ để ông hăng hái hơn, hay nàng không đến được tối nay? Vừa lúc ông định đi về thì thấy bóng Mabel vội vã băng qua cầu. Chợt nghĩ hay là cho cô ta một bài học, Arthur nấp sau gốc cây chờ đến tận khi cô tới nơi hẹn quen thuộc, ông nhẹ nhàng lại gần và đột ngột ôm gọn eo lưng thon thả của người yêu. Arthur chợt rùng mình. Dường như Mabel tan ra hư ảo, đúng lúc đó cô quay mặt về phía ông. Kinh khủng qua - Arthur không tài nào hình dung được. Thay vì gương mặt tươi cười xinh đẹp, đôi mắt nhí nhảnh, đôi má hồng của Mabel, ông lại thấy gương mặt đã chết của vợ ông - trắng bệt như phấn, đôi mắt đờ đẫn đầy tử khí đang đe doạ ông khiến ông vô cùng sợ hãi. Arthur nhảy bật về phía sau, thét lên khiếp đảm. Bóng ma chỉ một ngón tay cảnh cáo về phía ông rồi biến mất ngay trước mắt ông. Arthur bỗng nhớ lại lời nguyền trước phút lâm chung của vợ và ông vội vã bỏ chạy khỏi chỗ hẹn bằng đôi chân run rẩy. Lên đến chân cầu, chạy được quãng ngắn, ông thấy Mabel đang đi về phía mình. Nhưng đó có phải cô gái goá trẻ đẹp hay hồn ma kinh dị giả dạng Mabel? Ông đợi trong nỗi sợ hãi, run lẩy bẩy, thở hổn hển sau cơn vận động quá sức vừa qua. Trong đời chưa bao giờ Arthur chạy nhanh như thế, và giữa bóng tối nhập nhoà ông không dám chắc thật giả cho đến khi cô gái đến gần. "Anh sốt ruột quá phải không anh yêu?" Mabel cười nhẹ nhàng, hai tay ôm choàng lấy cổ ông, hôn nồng nàn. Arthur thở phào nhẹ cả người vì thân thể cô gái có ấm ấp và ông ngửi thấy mùi nước hoa huệ quen thuộc của Mabel. Arthur run rẩy gỡ tay cô gái ra, ông chợt nhớ đến mùi mộ người chết và ngón tay cảnh cáo của hồn ma. "Có chuyện gì thế anh Arthur? Người anh run quá. Anh giận em đến muộn phải không? Hay cái gì đó chụp vồ anh từ sau bụi rậm?" Arthur cố lùi người ra xa, tránh né câu hỏi bằng cách tỏ vẻ khó chịu vì sự chậm trễ của người yêu. Ông hỏi việc gì đã khiến cô đến muộn. "Em xin lỗi, Arthur ạ. Bà mẹ nuôi tới thăm nên em không thể nào bỏ bà một mình. Nhưng có gì đâu, giờ em đang ở đây. Chúng ta đến chỗ cũ ngồi đi rồi em sẽ kể cho." Cử chỉ của người đẹp đầy quyến rũ. Nàng âu yếm ông đến nỗi nếu là ngày thường máu trong người ông sôi lên rồi. Nhưng tối nay ông run rẩy sợ hãi vì phải trở lại nơi đã gặp hồn ma của người vợ quá cố vừa hiện về đe doạ. Arthur đề nghị tối nay họ nên đi nghe hoà nhạc. Ông thích nơi vui vẻ, giải trí và nhất là vài giọt Scotch giúp ông quên đi cơn ác mộng vừa qua. Nhưng Mabel nhất quyết từ chối đến bất cứ nơi công cộng nào với ông và khi ông không muốn thay đổi ý kiến thì cô nói rằng ông không còn yêu cô nữa. "Nếu anh tới nơi đó anh sẽ gặp bọn đàn bà cũng chỉ lăm le tới đó để tìm bạn tình, Arthur ạ." Arthur giải thích rằng ông vẫn yêu cô nhưng Mabel mặc cảm và cố chấp, cảnh cáo nếu ông bỏ cô để đến lúc này thì cô sẽ không còn gặp ông nữa, điều này có nghĩa là tình yêu và sự âu yếm của cô không giữ nỗi khát khao và sự cần thiết đối với ông. Thế thì họ nên chấm dứt từ đây. Nhưng Arthur vẫn sợ hãi, ông không tin là cô sẽ từ chối gặp lại nếu có lời đề nghị. Một việc mà ông chắc chắn nhất - ông sẽ không bao giờ dùng địa điểm trữ tình cạnh bờ sông để làm nơi hẹn hò nữa. Arthur đến phòng hoà nhạc một mình và sau vài cốc rượu, trong không khí sôi động của âm nhạc, ông chỉ còn nghĩ chuyện vừa qua chỉ là tưởng tượng. Làm sao một người chết có thể hiện về như thế? Sáng hôm sau Arthur thấy Mabel đến cửa hàng, nhưng lần này bên cạnh nàng là một chàng trai mới và nàng phớt lờ ông. Ồ, thưa bà quả phụ trẻ, nếu bà làm như thế thì tôi cũng sớm tìm người khác, một người hấp dẫn hơn và không sợ bị nhìn thấy ở nơi công cộng như bà. Sau đó Arthur chọn một cô chồng còn sống nhưng ở trong hải quân, phải xa nhà quanh năm. Tên cô ấy là Alice. Nàng không đẹp nhưng dễ nhìn, có trái tim nồng cháy và thân thể rất khêu gợi. Alice thường mời ông đến nhà chơi. Alice nấu một bữa ăn ngon, có cả bia và rượu gin. Nàng còn mời ông hút xì gà, có lẽ của chồng nàng, Arthur nghĩ thầm. Alice tự tay châm cho ông hút rất ân cần. Arthur ngã người xuống ghế, cảm thấy rất dễ chịu, khoan khoái. Alice ngồi bên ông, họ vuốt ve, âu yếm và hôn nhau. Lát sau nàng đứng dậy. "Anh hút nốt điếu xì gà đi, còn em đi thay quần áo đây, Arthur." Mắt nàng nhìn ông khêu gợi, mời mọc. "Lúc nào xong em gọi anh lên nhé. Em biết là anh nóng lòng mà," ông đáp lại, "đừng lâu quá nhé em yêu." Vài phút sau, Alice quay xuống, quần áo vẫn mặc trên người, nhưng là bộ quần áo khác, xung quanh nàng nhuốm bầu không khí lành lạnh, ghê rợn. Arthur đứng chồm dậy, điếu xì gà rơi xuống thảm, không còn tâm trí đâu để thấy nó đã bắt lửa cháy âm ỉ. Một nỗi sợ hãi ập đến, không phải Alice đang đứng trước mặt ông, mà là hồn ma của Edith, gương mặt người chết nhợt nhạt nhìn ông. Mới vài phút trước Arthur còn đứng đây lòng tràn ngập hạnh phúc và thèm khát, còn giờ đây hai chân ông chôn chặt xuống sàn, cứng người vì sợ. Chợt hai cánh tay khô khốc, xương xẩu và lạnh lẽo ôm lấy cổ ông, hai con mắt nguyền rủa ông, từ hai vành môi xám xịt phun ra luồng hơi thối của cơ thể người chết đang phân huỷ. Đúng lúc đó giọng nói nhẹ nhàng từ trên gác vọng xuống: "Anh lên được rồi đấy, Arthur yêu dấu." Bóng ma lại biến mất. Nhưng cảm giác hai cánh tay toàn xương vẫn đè trên cổ Arthur, mùi xì gà không át nổi mùi mộ và cơ thể người chết. Arthur bị kích động. Ông chạy thoát ra ngoài mặc bóng người mời gọi ông đã xuất hiện trên cầu thang. Alice hốt hoảng thấy ông lao vụt ra, không kịp đóng cửa lại. Arthur chạy như bị ma đuổi sau lưng. Cuộc tình ngắn ngủi với Alice chấm dứt ở đấy. Suốt cả tuần sau đó Arthur nằm nhà và tự an ủi bằng rượu Scotch. Cửa hàng gặp khó khăn vì ông bỏ bê công việc. Arthur nhận thấy không thể tiếp tục sống ở nơi này được nữa. Ông quyết định đóng cửa hàng và chuyển tới London. Ở thành phố lớn ấy, bóng ma Edith không còn ám ảnh ông và ông có thể bắt đầu cuộc sống mới. Công việc tiến hành thuận lợi khiến Arthur cảm thấy hạnh phúc và thoải mái hơn. Arthur có hai cô trợ lý và cô nàng Mary Thompson đã nhanh chóng cuốn hút ông. Không bao lâu sau quan hệ của họ đi xa hơn quan hệ bè bạn. Đôi khi nỗi ám ảnh cũ trở về đe doạ ông. Như cái hôm ông cùng Mary đi xem vở Vụ án mạng ở kho thóc màu đỏ. Đến cảnh người đàn ông rủ bạn gái vào kho thóc rồi giết cô khiến ông giật nảy người; quyển sách đang cầm trên tay tuột rơi xuống nền nhà. Mary đứng cạnh thấy người ông run rẩy. Arthur sợ hãi quay sang nhìn cô. Người bên cạnh có phải là Mary thật không? Hay Edith giả dạng để quấy phá ông? Arthur nắm chặt bàn tay đang chìa ra, nó ấm và mềm mại. Ông cố gắng trấn tĩnh và an ủi Mary rằng tâm trạng ông đã ổn, có lẽ vừa rồi là do nhiễm lạnh và hơi mệt. Nhưng từ lúc đó ông luôn bị ám ảnh rằng hồn ma đáng ghét vợ ông đã theo ông lên London. Vở kịch kết thúc, Mary đề nghị đưa Arthur về nhà, trên đường nàng ghé tiệm rượu mua thêm chai whishky. "Anh cần một cốc rượu nóng và sữa," cô nói. Chừng nào anh uống hết em mới về. Ngày thường Arthur sẽ vui vẻ chấp nhận, nhưng hôm nay ông sợ và tìm mọi cách xua đuổi nàng. "Anh hứa là sẽ uống sữa nóng và whishky. Em không cần bận tâm quá, em rất tốt với anh, Mary thân yêu ạ." Nói thế nhưng Arthur không từ chối mãi được. Ông mở cửa cho Mary vào, không quên quay lại sau lưng nhìn xem có bóng nào không. Ông bật bếp ga đun sữa. Mary thầm cười khi thấy ông hôm nay làm gì cũng vội vã, thậm chí ông quên cả việc hôn nàng từ khi họ vào nhà đến giờ; hiếm khi ông bỏ lỡ chuyện này lúc chỉ có hai người với nhau. Đang hôn Mary thì Arthur giật mình khi nghe tiếng đập cửa dưới gác. Mary cũng nghe và nói có lẽ ông quên đóng cửa lúc vào nhà. "Anh xuống khoá cửa lại đi," nàng nói. Arthur lưỡng lự. Ông thấy ớn lạnh, nổi cả da gà. Chắc chắn ông đã khoá cửa cẩn thận lúc họ vào nhà nhưng làm sao có thể nói với Mary rằng ông sợ bóng tối và sẽ ngất đi nếu ông gặp hồn ma dưới tầng một. Arthur vội vàng chạy xuống, nhanh chóng cho xong việc. Cửa vẫn đóng, ông run run cài thêm chiếc then cửa. Bất chợt Arthur ngửi thấy mùi xác chết, ông hoảng hốt quay lại, khiếp sợ vì biết trước sẽ nhìn thấy gì. Vợ ông đứng ngay giữa đường đi, chặn đường lên gác của ông. Mặt nàng chuyển sang màu lục, hai gò má chảy nước nhờn kinh tởm, môi bị gặm gần hết khiến hai hàm răng nhô cả ra ngoài. Lúc hai cánh tay xương xẩu đưa lên cổ ông buộc ông phải nhìn thẳng vào hai hốc mắt sâu hoắm không còn con ngươi, sức chịu đựng của ông đã cạn. Đúng lúc đó Mary gọi ông trên gác, bóng ma biến mất còn Arthur thì run rẩy đến mức làm cho các cơ thịt méo xệch đi, buồn mửa vì mùi xác thối vừa hít phải. Khi Mary thấy ông thì nàng cũng chết khiếp: thân thể Arthur trắng bệch, run run liên tục. Việc duy nhất mà Arthur muốn lúc này là rời xa tình nhân ngay lập tức. Nhưng Mary quá sốt sắng, bắt ông phải đến ngồi bên lò sưởi và đưa cho ông sữa nóng cùng rượu whishky. "Chắc anh vừa trải qua một cơn sợ hãi kinh khủng, Arthur thân yêu, vì thế em nghĩ anh nên nằm tịnh dưỡng cả ngày mai cho khoẻ. Tụi em có thể quản lý cửa hàng được, lúc nào rảnh em sẽ đến thăm anh ngay." Lời đề nghị chân tình của Mary lại khiến Arthur cảnh giác. Edith đời nào chấp nhận chuyện đó! Hồn ma đó trở về doạ ông lần nữa thì ông chết mất. Vậy thì chẳng còn cách nào khác hơn là Mary phải ra đi, nhưng ông chưa biết nói với nàng thế nào. Cuối cùng Mary cũng ra về, Arthur lên giường nhưng giấc ngủ mệt nhọc đôi khi bị ngắt quãng bởi những cơn ác mộng hãi hùng. Người vợ quá cố cùng ngủ trên giường với ông, mùi xác chết không tan khỏi khứu giác ông. Hai cánh tay xương xẩu nặng nề vắt ngang ngực ông khiến ông thở nặng nhọc. Arthur không thể ngồi dậy dù cố bao nhiêu đi nữa. Một sức nặng vô hình đè chặt không cho ông thoát. Arthur vật lộn mãi với nó, cuối cùng rồi cũng thức dậy, nhưng lúc nào không biết. Sáng hôm sau Mary khóc sướt mướt khi ông viện đủ lý do để chấm dứt mối quan hệ nửa vời của họ. Arthur thương hại tình nhân nhưng ông không làm khác được. Edith là người thắng cuộc. Lời nguyền của cô ấy trước lúc chết đã trở thành sự thật. Arthur không tránh được hồn ma. Dạo này ông thường bỏ bê công việc ở cửa hàng, và đến quán rượu liên tục. Arthur hay về muộn, say mèm. Mary cảm thấy ái ngại. Cô gái tốt bụng thuê về một nhân viên trẻ, nhưng hắn tỏ ra không thích hợp. Arthur cũng không quan tâm. Hồn ma Edith cũng không còn về doạ ông nữa nhưng sức khoẻ Arthur yếu đi thấy rõ. Ông ăn ít, uống nhiều. Một buổi sáng chủ nhật, Arthur đi lang thang rồi lạc bước vào nhà thờ. Nơi đây vắng lặng chỉ có... bóng ma Edith. Một Edith trẻ tuổi như hồi họ mới cưới. Nàng đề nghị ông đi theo ra nghĩa địa. Arthur sốt sắng cất bước xiêu vẹo đến bên mộ Edith. Đứng cạnh mộ đá ẩm ướt, Edith giang rộng hai tay và Arthur lao vào vòng tay ấy như đứa trẻ sà vào lòng mẹ. Hai cánh tay vừa khép lại thì bộ mặt Edith ông nhìn thấy lần cuối cùng hiện về - vẫn hai gò má chảy rửa, hốc mắt rỗng sâu hoắm. Tim ông co thắt dữ dội, cổ họng bị nghẽn không thở được. Giống như cơn ác mộng ông phải chịu đựng bấy lâu nay, nhưng không phải giấc mơ, vì ông cảm thấy rõ ràng những giọt nước mưa - hay nước mắt - ướt nhoà mặt ông. Sáng hôm sau, người ta tìm thấy xác Arthur nằm ngang mộ vợ. Họ không nhận ra ông nếu không tìm thấy chiếc ví ở trong túi. Arthur được chôn cất cẩn thận ngay cạnh ngôi mộ của vợ. Bạn bè đều nghĩ ông muốn gần vợ ở thế giới bên kia. Về sau, nhiều người đồn rằng Arthur hiện về và tổ chức họp mặt, trình bày rõ nguyên nhân cái chết năm xưa. Không ai dám chắc điều đó là sự thật...
Mục lục
Hồn Ma Báo Oán
Hồn Ma Báo Oán
Vida DerbyChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy: silverbullet Nguồn: silverbulletĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 20 tháng 11 năm 2006 | vanhoc |
The Band Perry là ban nhạc thể loại đồng quê nước Mỹ, với 3 thành viên là Kimberly Perry (hát chính, ghita, piano) và hai em trai của cô là Reid Perry (ghita bass, hát bè) và Neil Perry (mandolin, trống, accordion, bè). Ban nhạc ký hợp đồng với hãng Republic Nashville vào tháng 8 năm 2009 và phát hành album đầu tay, The Band Perry, cùng hai đĩa đơn từ album này là "Hip to My Heart" và "If I Die Young".
Lịch sử
Bộ ba chị em nhà Perry bắt đầu ca hát từ khi còn là những đứa trẻ ở Alabama. Quê nhà họ ở Greeneville, Tennessee. Kimberly Perry sinh năm 1984, Reid Perry sinh năm 1989, và Neil Perry sinh năm 1991. Ban nhạc thời niên thiếu của họ cũng do Kimberly Perry hát chính và hai em Neil và Reid chơi nhạc cụ.
Năm 2008, The Band Perry được phát hiện bởi Bob Doyle, quản lý của Garth Brooks, người sau đó đã giúp họ trong việc thu âm các bài hát. Những bản thu này đã được gửi đến Scott Borchetta, người đứng đầu hãng thu âm mới thành lập Republic Nashville. Tháng 8 năm 2009, ban nhạc ký hợp đồng với hãng này và phát hành đĩa đơn đầu tay "Hip to My Heart" tháng đó. Cả ba thành viên đã viết ca khúc này cùng Brett Beavers và nó đã đạt đến vị trí thứ 20 trên bảng xếp hạng nhạc đồng quê Hot Country Songs ở Mỹ. Tiếp sau đó, họ phát hành EP mang tên nhóm vào tháng 4 năm 2010.
Sau khi "Hip to My Heart" dần rời khỏi bảng xếp hạng, ban nhạc đã phát hành đĩa đơn thứ hai, "If I Die Young" vào tháng 6 năm 2010. Bài hát này do Kimberly sáng tác, đã đạt đến vị trí số 1 trên Hot Country Songs và là đĩa đơn đầu tiên lọt vào Hot 100, ở vị trí 19. Nhóm cho ra mắt album đầu tay của mình, The Band Perry sau đó vào tháng 10.
Đĩa đơn thứ ba của album, "You Lie", đã được phát hành trên sóng radio ngày 18 tháng 1 năm 2011.
Danh sách đĩa nhạc
Album phòng thu
EP
Đĩa đơn
Video âm nhạc
Giải thưởng và đề cử
Chú thích
Liên kết ngoài
Website chính thức của The Band Perry
The Band Perry trên Facebook
Ban nhạc thành lập năm 2005
Người đoạt giải Grammy
Nghệ sĩ của Republic Records
Nhóm nhạc đồng quê từ Tennessee
Ban nhạc từ Mississippi
Ban nhạc từ Alabama
Nghệ sĩ của Mercury Records
Âm nhạc Đông Tennessee | wiki |
Ét-ra (; , ; 480–440 TCN), còn được gọi là Kinh sư Étra (, ) và Tư tế Étra trong Sách Étra, là một kinh sư người Do Thái (sofer) và tư tế (kohen). Trong tiếng Hy-La Étra được gọi là Esdras (tiếng Hy Lạp: ας). Theo Kinh thánh tiếng Do Thái, ông là hậu duệ của Xơragia (Sraya) () Linh mục tối cao cuối cùng phục vụ trong Đền thờ đầu tiên (), và một người họ hàng gần gũi với Giôsuê, Thượng Tế đầu tiên của Đền thờ thứ hai (Ezra 3:2). Ông trở về từ thời lưu đày Babylon và giới thiệu lại Torah ở Jerusalem ( and ). Theo 1 Esdras, bản dịch tiếng Hy Lạp của Sách Étra vẫn còn được sử dụng ở Chính thống giáo phương Đông, ông cũng là một thầy tế lễ thượng phẩm. Truyền thống Rabbinic cho rằng ông là một thành viên tư tế bình thường.
Một số truyền thống đã phát triển trên nơi chôn cất của ông. Một truyền thống nói rằng ông được chôn cất tại al-Uzayr gần Basra (Iraq), trong khi một truyền thống khác cáo buộc rằng ông được chôn cất ở Tadif gần Aleppo, phía bắc Syria.
Tên của ông có thể là viết tắt của , " Yah giúp". Trong bản 70 của Hy Lạp, tên được trả lại là (), từ đó có tên Latin là
Sách Étra mô tả cách ông lãnh đạo một nhóm người lưu vong Judean sống ở Babylon đến thành phố Jerusalem của họ () nơi ông được cho là đã thực hiện việc nghiên cứu Torah. Ông được mô tả là khuyến khích người dân Israel chắc chắn tuân theo Luật Torah để không gây nhiễu với những người thuộc các tôn giáo khác nhau, một bộ điều răn được mô tả trong Ngũ kinh.
Étra, được gọi là "kinh sư Ezra" trong văn học Chazalic, là một nhân vật rất được kính trọng trong đạo Do Thái.
Tham khảo
Người sáng lập tôn giáo
Tiên tri Hồi giáo
Thánh Kitô giáo trong Cựu Ước
Người trong Kinh Thánh Hebrew | wiki |
Thời học sinh, chắc hẳn không ai là không yêu thích giờ ra chơi. Bởi khoảng thời gian này, học sinh được nghỉ ngơi, chơi đùa sau những tiết học khiến cơ thể trở nên mệt mỏi. Tùy vào từng trường thì thời gian ra chơi có giới hạn khác nhau, trung bình là 20 phút. 20 phút ngắn ngủi đó, các bạn tự tổ chức cho mình các trò chơi giải trí như đá bóng, đá cầu, nhảy dây, kéo co, bắn bi…Có bạn lại thích ngồi ở ghế đá nói chuyện, đọc sách và ngắm nhìn toàn cảnh ngôi trường. Vì thế có lẽ không khó khăn gì khi các bạn làm bài tập tả sân trường trong giờ ra chơi ở chương trình tiếng việt lớp 5 phải không? Tuy nhiên, khi làm cần đảm bảo các yếu tố sau: miêu tả khung cảnh trước và sau khi trống đánh đến giờ ra chơi, miêu tả chi tiết và khái quát các hành động của các bạn, chú ý miêu tả thêm cả thiên nhiên. Khi viết nên lồng nhiều các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh để làm bài viết thêm sinh động. Dưới đây là hai bài văn mẫu gợi ý để giúp các bạn hoàn thành bài tập tốt hơn.
Đối với mỗi học sinh, giờ ra chơi có lẽ là tiết học thú vị nhất. Bởi lẽ đây là khoảng thời gian học sinh được giải lao sau hai tiết học, được chơi đùa theo sở thích của mình. Bản thân em cũng rất thích được ngắm nhìn sân trường vào giờ ra chơi, được cùng các bạn hò hét cổ vũ cho hai đội bóng trên sân trường.
Sân trường đang im ắng thì tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên: “Tùng…tùng…tùng”. Học sinh thu dọn sách vở và bắt đầu ùa ra sân trường như ong vỡ tổ. Tiếng nói, tiếng cười vang lên khiến không gian trở nên náo nhiệt và rộn rã. Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ rực rỡ của những chiếc khăn quàng tung bay phấp phới trên vai các bạn Đội viên. Nắng đuổi bắt trên những cành lộc non mơn mởn, chim ríu rít chuyền cành như muốn chơi cùng các học sinh.
Các bạn bắt đầu tổ chức bao nhiêu trò chơi lý thú, thu hút mọi người đến chơi cùng và cổ vũ. Đám con gái chúng em tụ tập dưới gốc cây bàng già góc sân trường chơi trò nhảy dây. Người nhảy giỏi nhất là Khánh. Một, hai, ba…mười hai, mười ba…hai mốt, hai hai…Chiếc dây quanh nhanh dần, nhanh dần theo nhịp nhảy. Chúng em nhìn chăm chú và đếm. Đôi bàn chân Khánh nhấc lên đặt xuống nhịp nhàng, thoăn thoắt. Không một lần vướng dây, không một lần lỗi nhịp. Đôi môi đỏ thắm, đôi mắt sáng ngời, trông Khánh thật đáng yêu! Sáu mươi…bảy mươi…tám mươi…Sợi dây vẫn quay đều, quay đều…Má Thảo hồng lên, lấm tấm mồ hôi nhưng nụ cười vẫn không tắt trên môi. Chúng em nín thở theo dõi. Nhịp nhảy chậm dần và Thảo dừng lại ở con số một trăm hai mươi mốt cái. Một tràng vỗ tay kèm theo tiếng hô động viên: “Cố lên Khánh ơi!” vang rộn cả góc sân khiến các bạn đang chơi ở chỗ khác ngoái lại cả để nhìn.
Ở giữa sân trường, có một tốp bạn đang chơi trò kéo co. Cả hai bên đều ngang tài ngang sức nên sau hơn 5 phút đồng hồ mà vẫn bất phân thắng bại. Gương mặt ai cũng đỏ bừng bừng vì vừa nóng vừa mệt nhưng không ai chịu thua ai, vẫn cố gắng hết sức để giành phần thắng về cho đội của mình. Thế rồi, bạn Nam ở cuối hàng bất ngờ buông tay và hét toáng lên: “A! Sâu! Có sâu” làm đội bên kia đang được đà kéo mạnh nên đã giành chiến thắng. Tuy nhiên, các người chơi thì ngã dúi dụi còn các cổ động viên bên ngoài được một phen cười vỡ bụng vì biểu cảm ngộ nghĩnh của Nam. Vui nhất phải kể đến trận bóng giữa hai lớp 5A và 5B đang diễn ra sôi nổi phía bãi cát, gần vườn trường. Tú và Thành là “linh hồn” của hai đội. Hai bạn chuyền bóng thoăn thoắt, lừa bóng qua hàng hậu vệ, trông chẳng khác gì hai cầu thủ thực thụ đang thi đấu trên sân cỏ. Nhờ hai bạn mà hai đội đều ghi được những bàn thắng đẹp mắt mặc dù ra về với tỉ số đều.
Dọc dãy ghế đá cạnh vườn hoa, các bạn gái đang tụ tập lại trò chuyện và đọc sách rôm rả. Bác bàng già đung đưa tán lá tạo thành bóng râm che mát cho sân trường. Thỉnh thoảng có vài ngọn gió nhẹ thổi qua đủ làm hong khô những giọt mồ hôi lấm tấm trên mặt. Phía canteen nhà trường, mọi người đang xếp hàng mua đồ ăn để chống đói cho cái bụng. Thế rồi, tiếng trống lại một lần nữa vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Các bạn nhanh chóng xếp hàng vào lớp để bắt đầu một tiết học mới đầy bổ ích và lý thú.
Những hình ảnh của giờ ra chơi đã trở nên quen thuộc đối với em. Em rất thích khoảng thời gian này vì được cùng các bạn chơi những trò chơi vui nhộn.
“Tùng…tùng…tùng”. Tiếng trống ra chơi đã điểm. Trên lớp, cô giáo kết thúc bài giảng, từng tốp học sinh ùa ra sân như ong vỡ tổ. Em đứng dậy, bước ra khỏi lớp và ngắm nhìn sân trường giờ ra chơi.
Thật kì lạ khi mới đây, sân trường lặng yên không một bóng người, chỉ có tán cây biếc rờn in trên nền gạch. Thế mà giờ đây, từ khắp các lớp, các bạn học sinh ùa ra sân khiến sân trường bỗng chốc sôi động hẳn lên. Hè đến nên ánh nắng vàng ươm như rót mật xuống sân trường, mật nắng chảy qua từng kẽ lá, len lỏi qua từng ngọn cây xanh xanh rồi in dấu vàng óng trên sân trường. Làn gió nhẹ thoảng qua mang theo hương thơm của các loài hoa lan tỏa khắp sân trường. Trong không khí ngày hè đó, các bạn học sinh đang tụ tập với nhau để giải tỏa tinh thần sau một giờ học kéo dài. Nhóm các bạn thì túm năm tụm ba chơi bắn bi, nhóm các bạn nữ thì chơi nhảy dây, nhịp chân như đang hòa cùng vào với nhịp nắng. Đâu đó quanh đây có một vài tốp túm lại chơi ô ăn quan, chơi chuyền, đánh chắt – những trò chơi của tuổi thơ, của dân gian đều được các bạn tiếp thu rất nhanh chóng. Dưới gốc cây bàng lá xanh biếc như một cái ô khổng lồ che mát của một vùng sân trường, có những cô bé mở sách ra đọc, ánh mắt hồn nhiên như dán vào từng câu từng chữ. Tiếng cười nói vang vọng khắp sân trường.
Ở góc sân là khoảng sân dành cho các môn thể thao. Những tiếng vợt cầu lông cứ đều đều vang lên trong nắng, quả cầu lúc nảy lên, lúc lại hạ xuống thật nhịp nhàng. Một không khí sôi động, náo nhiệt đang được chính các bạn học sinh tạo ra trong ngôi trường này. Em đi dọc dãy hành lang. Đâu đó trong một vài lớp vẫn có nhiều bạn ngồi chăm chỉ học bài. Có những bạn lại ngồi trò chuyện để rồi tiếng cười nói vang lên thật giòn giã. | vanhoc |
Phân cấp hành chính chính của Busan bao gồm gu, hoặc quận, và một gun, hoặc huyện.
Đơn vị hành chính
Phân chia hành chính
Jung-gu
Hành chính dong (phường)
Jungang-dong · Donggwang-dong · Daecheong-dong · Bosu-dong · Bupyeong-dong · Gwangbok-dong · Nampo-dong · Yeongju 1-dong · Yeongju 2-dong
Seo-gu
Hành chính dong (phường)
Dongdaeshin 1-dong · Dongdaeshin 2-dong · Dongdaeshin 3-dong · Seodaeshin 1-dong · Seodaeshin 3-dong · Seodaeshin 4-dong · Bumin-dong · Ami-dong · Chojang-dong · Chungmu-dong · Nambumin 1-dong · Nambumin 2-dong · Amnam-dong
Dong-gu
Hành chính dong (phường)
Choryang 1-dong · Choryang 2-dong · Choryang 3-dong · Choryang 6-dong · Sujeong 1-dong · Sujeong 2-dong · Sujeong 4-dong · Sujeong 5-dong · Jwacheon-dong · Beomil 1-dong · Beomil 2-dong · Beomil 5-dong
Yeongdo-gu
Hành chính dong (phường)
Namhang-dong · Yeongseon 1-dong · Yeongseon 2-dong · Sinseon-dong · Bongnae 1-dong · Bongnae 2-dong · Cheonghak 1-dong · Cheonghak 2-dong · Dongsam 1-dong · Dongsam 2-dong · Dongsam 3-dong
Busanjin-gu
Hành chính dong (phường)
Bujeon 1-dong · Bujeon 2-dong · Yeonji-dong · Choeup-dong · Yangjeong 1-dong · Yangjeong 2-dong · Jeonpo 1-dong · Jeonpo 2-dong · Buam 1-dong · Buam 3-dong · Danggam 1-dong · Dangam 2-dong · Danggam 4-dong · Gaya 1-dong · Gaya 2-dong · Gaegeum 1-dong · Gaegeum 2-dong · Gaegeum 3-dong · Beomcheon 1-dong · Beomcheon 2-dong
Dongnae-gu
Hành chính dong (phường)
Sumin-dong · Boksan-dong · Myeongryun-dong · Oncheon 1-dong · Oncheon 2-dong · Oncheon 3-dong · Sajik 1-dong · Sajik 2-dong · Sajik 3-dong · Ahn 1-dong · Ahn 2-dong · Myeongjang 1-dong · Myeongjang 2-dong
Nam-gu
Hành chính dong (phường)
Daeyeon 1-dong · Daeyeon 3-dong · Daeyeon 4-dong · Daeyeon 5-dong · Daeyeon 6-dong · Yongho 1-dong · Yongho 2-dong · Yongho 3-dong · Yongho 4-dong · Yongdang-dong · Gamman 1-dong · Gamman 2-dong · Uam-dong · Munhyeon 1-dong · Munhyeon 2-dong · Munhyeon 3-dong · Munhyeon 4-dong
Buk-gu
Hành chính dong (phường)
Gupo 1-dong · Gupo 2-dong · Gupo 3-dong · Geumgok-dong · Hwamyeong 1-dong · Hwamyeong 2-dong · Hwamyeong 3-dong · Deokcheon 1-dong · Deokcheon 2-dong · Deokcheon 3-dong · Mandeok 1-dong · Mandeok 2-dong · Mandeok 3-dong
Haeundae-gu
Hành chính dong (phường)
U1-dong · U2-dong · U3-dong · Jung 1-dong · Jung 2-dong · Jwa 1-dong · Jwa 2-dong · Jwa 3-dong · Jwa 4-dong · Songjeong-dong · Banyeo 1-dong · Banyeo 2-dong · Banyeo 3-dong · Banyeo 4-dong · Bansong 1-dong · Bansong 2-dong · Jaesong 1-dong · Jaesong 2-dong
Saha-gu
Hành chính dong (phường)
Goejeong 1-dong · Goejeong 2-dong · Goejeong 3-dong · Goejeong 4-dong · Dangni-dong · Gamcheon 1-dong · Gamcheon 2-dong · Dadae 1-dong · Dadae 2-dong · Gupyeong-dong · Jangrim 1-dong · Jangrim 2-dong · Sinpyeong 1-dong · Sinpyeong 2-dong · Hadan 1-dong · Hadan 2-dong
Geumjeong-gu
Hành chính dong (phường)
Seo 1-dong · Seo 2-dong · Seo 3-dong · Geumsa-dong · Bugok 1-dong · Bugok 2-dong · Bugok 3-dong · Bugok 4-dong · Jangjeon 1-dong · Jangjeon 2-dong · Seondugu-dong · Cheongryongnopo-dong · Namsan-dong · Guseo 1-dong Guseo 2-dong · Geumseong-dong
Gangseo-gu
Hành chính dong (phường)
Daejeo 1-dong · Daejeo 2-dong · Gangdong-dong · Myeongji 1-dong · Myeongji 2-dong · Garak-dong · Noksan-dong · Gadeokdo-dong
Yeonje-gu
Hành chính dong (phường)
Geoje 1-dong · Geoje 2-dong · Geoje 3-dong · Geoje 4-dong · Yeonsan 1-dong · Yeonsan 2-dong · Yeonsan 3-dong · Yeonsan 4-dong · Yeonsan 5-dong · Yeonsan 6-dong · Yeonsan 8-dong · Yeonsan 9-dong
Suyeong-gu
Hành chính dong (phường)
Namcheon 1-dong · Namcheon 2-dong · Suyeong-dong · Mangmi 1-dong · Mangmi 2-dong · Gwangan 1-dong · Gwangan 2-dong · Gwangan 3-dong · Gwangan 4-dong · Millak-dong
Sasang-gu
Hành chính dong (phường)
Samnak-dong · Mora 1-dong · Mora 3-dong · Deokpo 1-dong · Deokpo 2-dong · Gwaebeop-dong · Gamjeon-dong · Jurye 1-dong · Jurye 2-dong · Jurye 3-dong · Hakjang-dong · Eomgung-dong
Gijang-gun
Eup
Gijang-eup · Jangan-eup · Jeonggwan-eup · Ilgwang-eup
Myeon
Cheolma-myeon
Xem thêm
Phân cấp hành chính Hàn Quốc
Tham khảo
Busan
Địa lý Busan | wiki |
Vu San Quốc hay Vu Sơn Quốc, là một quốc gia cổ đại tồn tại trên đảo Ulleung (Uất Lăng), và các đảo lân cận ở ngoài khơi xa bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ Tam Quốc. Theo Tam quốc sử ký, quốc gia này bị tướng Kim Isabu (Kim Dị Tư Phu) của Tân La (Silla) chinh phục vào năm 512. Ông được chép rằng đã sử dụng các con sư tử hay hổ bằng gỗ để đe dọa cư dân phải đầu hàng. Vu San Quốc hiếm khi được ghi trong sử sách, song dường như đã tiếp tục tồn tại với quyền tự trị lớn cho đến khi sáp nhập vào Cao Ly năm 930.
Theo "Thế Tông thực lục" (Sejong Sillok), "Cao Ly thư" (Goryeosa), và "Vạn cơ yếu lãm" (Mangi Yoram), Vu San Quốc bao gồm đảo Ulleung-do (Uất Lăng đảo) và Usan-do (Vu San đảo). Người Triều Tiên tin rằng Usan-do là Đảo Liancourt (Dokdo trong tiếng Hàn, Takeshima trong tiếng Nhật), mặc dù một số học giả Nhật Bản tranh cãi về điều này.
Bản đồ cũ Hàn Quốc
Xem thêm
Bán đảo Triều Tiên
Lịch sử Triều Tiên
Tham khảo
Lịch sử Triều Tiên
Cựu quốc gia trong lịch sử Triều Tiên | wiki |
Marysville là một thành phố nằm trong quận Snohomish thuộc tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
Thành phố này được đặt tên theo. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, thành phố có dân số người.
Lịch sử
Marysville được thành lập vào năm 1872 như là một tiền đồn kinh doanh của James P. Comeford, nhưng không phải là dân cư của người định cư khác cho đến năm 1883. Sau khi thị trấn được platted vào năm 1885, một giai đoạn tăng trưởng đã mang các tòa nhà mới và các ngành công nghiệp để Marysville. Năm 1891, Marysville được thành lập và chào đón đoàn tàu Great Northern Railway. Về mặt lịch sử, khu vực này đã tồn tại trên các sản phẩm gỗ và nông nghiệp; Sự phát triển của những cánh đồng dâu ở Marysville đã dẫn tới thành phố được đặt biệt danh là "Thành phố dâu tây" vào những năm 1920.
Thành phố này đã trải qua làn sóng đầu tiên của đô thị hoá trong những năm 1970 và 1980, dẫn đến việc phát triển các khu nhà ở và thương mại mới. Từ năm 1980 đến năm 2000, dân số của Marysville tăng gấp 5 lần. Trong những năm 2000, việc sáp nhập khu vực chưa hợp nhất ở phía bắc và phía đông mở rộng thành phố đến hơn 20 dặm vuông (52 km2) và đưa dân số hơn 60.000 người.
Marysville được định hướng theo hướng bắc-nam dọc theo Quốc lộ 5, tiếp giáp với Khu Bảo tồn người Da đỏ Tulalip và Đường 9 về phía Đông. Núi Pilchuck, có đỉnh cao 5.300 foot (1.600 m) có thể được nhìn thấy từ các điểm khác nhau trong thành phố, xuất hiện trong lá cờ và con dấu của thành phố.
Địa lý
Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, thành phố có diện tích km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước.
Thông tin nhân khẩu
Kinh tế
Giáo dục
Tham khảo
Liên kết ngoài
Thành phố của Washington (tiểu bang) | wiki |
Bài làm
Có lẽ mọi người thường nhắc đến tình yêu với những viễn cảnh lãng mạn, đẹp đẽ và tình tứ. Trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao cũng xuất hiện một mối tình khiến không ít người để tâm. Đó là mối tình của Chí Phèo và Thị Nở. Nhưng tình yêu này không hẳn là thứ tình yêu mà mọi người vẫn thường hay nghĩ, mà sâu xa hơn tình yêu ấy còn là lòng thương cảm, là một sự kiện lớn trong nền văn học hiện thực của Việt Nam. Ở đó, Nam Cao đã dùng tình yêu để trao cho nhân vật của mình một cơ hội được làm lại cuộc đời. Nhưng tình yêu dù lớn thế nào cũng vẫn nằm trong khuôn khổ của thực tại. Nhưng điểm khác biệt ở đây là tình yêu ấy được nhà văn thể hiện qua lăng kính của văn học hiện thực nhân đạo, của giai cấp, của xã hội.
Tác phẩm xoay quanh những biến cố trong cuộc đời Chí. Nếu lấy tình yêu làm điểm mốc, ta có thể chia cuộc đời Chí thành hai giai đoạn lớn là trước và sau khi gặp Thị Nở. Trước khi gặp Thị, Chí là một tên lưu manh được Nam Cao miêu tả tóm gọn bằng hai từ “ghê tởm”. Hệ quả ấy là do những tháng ngày trong tù đã nhào nặn Chí từ một người nông dân lương thiện, hiền lành trở thành một con quỷ dữ khiến cả làng vũ đại vừa ghét vừa sợ. Sau khi gặp Thị Nở, cùng với tình yêu chớp nhoáng từ người đàn bà dở hơi ấy, đời Chí đã bước sang một trang mới tươi sáng hơn, tràn đầy niềm tin và hi vọng. Nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu lại vụt tắt khi Thị nghe theo lời bà cô từ chối tình yêu của Chí. Lại một lần nữa Chí rơi vào tuyệt vọng. Nhưng lần này khác với những lần trước, bởi Chí đã ý thức được cuộc đời mình, Chí quyết định giết chết Bá Kiến rồi tự vẫn để giữ bản thân mình nguyên vẹn không bị quay trở lại con đường làm quỷ dữ như trước kia nữa
Điều đáng nói ở đây là tình yêu của Chí và Thị tuy chỉ là một mối tình chóng vánh, hay còn gọi là tình yêu sét đánh như mọi người vẫn thường hay nói. Nhưng tình yêu này không chỉ đơn thuần dừng lại ở những cảm tính thông thường, ở xác thịt của hai con người nam và nữ, mà hơn hết nó làm thức tỉnh ý thức làm người của một con người đã chìm đắm trong mê muội, trong men say suốt bấy lâu nay. Nhất là khi Chí không còn ý thức về sự tồn tại của mình, còn Thị cũng chỉ là một người đàn bà dở hơi, xấu xí nhưng tình yêu đã làm thay đổi con người của cả hai. Từ một kẻ say xỉn, chuyên rạch mặt ăn vạ sau đêm tình bên bụi chuối đã trở thành một con người hiền lành, giàu tình yêu thương và lòng trắc ẩn.”Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dây, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn.” Lần đầu tiên Chí nhận ra “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!”. Tình yêu làm cho Chí buồn. Nhưng cái buồn ấy là dấu hiệu của hạnh phúc. Bởi biết buồn nghĩa là Chí đã quay trở lại làm một con người bình thường. Không như trước đây, Chí chỉ biết có rượu chứ có biết đâu là buồn hay vui. Rượu và những tiếng chửi chua chát, nghiệt ngã. Giờ đây Chí buồn vì tại sao mình không được yêu sớm hơn, tại sao mình không nhận ra những hương vị thường ngày của cuộc sống, rất đơn giản thôi nhưng đầy thi vị. Khác hẳn với men rượu, với những cơn say. Còn về thị, một người đàn bà tuy dở hơi, xấu xí nhưng không hiểu tình yêu có phép lạ gì mà thị vẫn ý thức được mình phải làm gì khi “người yêu” bị ốm. Thị kéo Chí về lều, nấu cho hắn một bát cháo hành. Là thị, hay là tình yêu của thị đã biến đổi cuộc đời Chí? Thêm vào đó là bát chó hành đầy tình nghĩa, đầy yêu thương càng làm cho Chí xúc động và khát khao được hòa với mọi người, được sống một cuộc sống ấm êm như trước đây Chí từng ước mơ. Chí ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải chăm non con cái, nhà cửa. Có lẽ ước mơ ấy không chỉ của riêng chí mà là của tất cả mọi người nông dân cùng thời lúc bấy giờ.
Như vậy, chính tình yêu đã cảm hóa nhân cách của hai con người. Một kẻ say triền miên với lòng thù hận, còn một kẻ dở hơi với “nhan sắc” được nhà văn tóm gọn trong mấy từ “xấu ma chê quỷ hờn”. Nhưng khi được nhìn và cảm nhận qua tình yêu, thị lại có duyên một cách lạ lùng. Chi tiết ấy khá khôi hài nhưng không kém phần sâu sắc. Bởi chỉ có tình yêu mới làm con người ta có cái nhìn tích cực đến vậy. Mặt khác, trong hoàn cảnh này, tình yêu còn cứu sống cả một con người tưởng chừng như đang rơi vào vực thẳm của tuyệt vọng, của khổ đau và tội lỗi nhưng lại được tình yêu nâng lên đến bến bờ của hạnh phúc, của hi vọng. Chí buồn nhưng người đọc lại mừng. Mừng vì Chí đã đổi thay. Đã có ý thức về bản thân mình. Còn thị tuy dở hơi những cũng nghĩ được đến hai chữ “vợ chồng”. “Tiếng vợ chồng thấy ngường ngượng mà thinh thích”.
Câu chuyện tình Chí Phèo – Thị Nở không lãng mạn thơ mộng như các câu chuyện tình của khác nhưng lại là điểm dấu ấn quan trọng cho cuộc đời Chí, cho những biến cố tiếp theo mà Nam Cao đã khéo léo gài dựng. Chưa bao giờ hắn tỉnh táo để “nhớ rằng hắn có ở đời”. Tức trong hắn chỉ tồn tại không phải ý thức mà là một khối u u mê mê, tối tăm đặc quánh, vô cảm, vô thức. Ngay cả sự hiện hữu của bản thân, hắn cũng không nhận thức được, hắn chỉ kinh ngạc rồi cười ngặt nghẽo, cười rũ rượi khi phát hiện ra mình dưới dạng một cái bóng trên đường trăng nhễ nhại, méo mó, xệch xạc. Chính hình ảnh này hướng đến sự ẩn dụ về một dạng tồn tại bất toàn của con người trong xã hội cũ. Con người không được sống thực là chính mình mà chỉ là những cái bóng, nhưng cũng không được là cái bóng của chính mình mà là bóng của giai cấp thống trị nên thành “cái vật xệch xạc, một cái gì đen và méo mó trên đường trăng nhễ nhại”. Với cái bóng đó, với ý thức hiện hữu về sự méo mó của chính mình, Chí Phèo đến với Thị Nở. Đó là cuộc gặp gỡ tất yếu là hệ quả từ hai cuộc đời trống rỗng và bất toàn của hai con người.
Thị Nở trước khi gặp Chí Phèo vốn chỉ là một thực thể không có đường nét cá tính gì đặc biệt mà còn khùng khùng dại dại, còn dung nhan là những đường nét tự nhiên, thô mộc đến mức dị hợm: trên một khuôn mặt ngắn ngủn, có cái mũi “vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành” và một đôi môi “cũng cố to cho không thua cái mũi” hơn nữa, lại dày và có “màu thịt trâu xám ngoách”. Toàn bộ “nhan sắc” của Thị Nở được Nam Cao tóm lại trong một nhận xét là “xấu đến ma chê quỷ hờn”. Từ hai cuộc đời, hai thân phận khiếm khuyết, hai trí tuệ mông muội tăm tối của Chí Phèo – Thị Nở, Nam Cao đã để cho họ kết hợp lại như một sự liên kết hoàn hảo để tạo ra một con người mới thống nhất trong sự bừng nở trở lại của một trí tuệ minh triết. Đó là Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.
Với Nam Cao, tình yêu không đi liền với sự lý tưởng hoá đối tượng, với sự hâm mộ sùng bái người yêu mà bắt đầu chỉ thuần tuý là bản năng. Ánh trăng trong mắt của Chí Phèo đêm gặp Thị Nở mang đầy màu sắc nhục thể, cứ “xanh rời rợi như là ướt nước”. Cây dâu tây gần bờ sông thì “thân mềm oặt”, những tàu chuối trong vườn nhà hắn thì “nằm ngửa, ưỡn cong cong lên” thỉnh thoảng lại “giẫy lên đành đạch như là hứng tình”. Cái bóng – dấu ấn về sự hiện hữu méo mó của bản thân Chí Phèo cũng được phát hiện trong lúc này. Hành động chiếm đoạt Thị Nở của Chí Phèo lúc đầu chỉ thuần tuý là bản năng nhưng chính trong cõi âm u của bản năng ấy một ánh loé diệu kỳ đã bùng dậy hé mở cho ta nhìn thấy bản thể tốt đẹp của con người. | vanhoc |
Bell 412 là một máy bay trực thăng đa dụng động cơ đôi thuộc gia đình Huey sản xuất bởi Bell Helicopter. Trực thăng này được phát triển từ mẫu Bell 212, với khác biệt chính là ở rotor chính bốn cánh quạt bằng composite.
Thiết kế và phát triển
Công việc thiết kế bắt đầu vào cuối thập niên 1970 với hai chiếc Bell 212 được chuyển đổi thành mẫu thử nghiệm 412. Một rotor chính bốn cánh quạt tân tiến với đường kính nhỏ hơn được thay thế trên mẫu 212. Mẫu thử nghiệm Bell 412 cất cánh lần đầu vào tháng 8 năm 1979. Model ban đầu được cấp chứng nhận vào tháng 1 năm 1981 và việc bàn giao máy bay bắt đầu ngay sau đó.
Model 412 được tiếp nối bởi phiên bản 412SP (Special Performance) với bình nhiên liệu dung tích lớn hơn, trọng lượng cất cánh lớn hơn và ghế ngồi tùy chọn. Năm 1991, phiên bản 412HP (High Performance) với cải thiện việc truyền động đã thay thế phiên bản SP trên dây chuyền sản xuất. Phiên bản đang được sản xuất hiện tại 412EP (Enhanced Performance), được trang bị hệ thống điều khiển bay digital tự động. Năm 2013 Bell giới thiệu phiên bản 412EPI được lắp điều khiển động cơ điện tử (FADEC) với động cơ nâng cấp PT6T-9 và hệ thống hiển thị buồng lái tương tự như Model 429. Ngoài ra còn có hệ thống định vị màn hình cảm ứng Garmin và BLR Strake và Fast Fin nâng cấp giúp tăng khả năng bay tại chỗ trên không.
Hơn 700 chiếc của Model 412 (bao gồm 260 chiếc sản xuất bởi AgustaWestland) đã được xuất xưởng.
Biến thể
Bell 412 Model tiêu chuẩn với P&WC PT6T-3B
Phiên bản Special Performance với động cơ P&WC PT6T-3BF
Bell 412HP Phiên bản High performance với động cơ P&WC PT6T-3BG or -3D
Bell 412EP Phiên bản Enhanced performance với động cơ P&WC PT6T-3DF
Bell 412EPI Phiên bản buồng lái bằng kính với động cơ P&WC PT6T-9 điều khiển bằng điện tử
Bell 412CF (CH-146 Griffon) 100 custom-built utility transport helicopters for the Canadian Forces, based on 412EP and designated by Bell as 412CF
Bell Griffin HT1 Advanced training helicopter based on the Bell 412EP, operated by the Royal Air Force (RAF) since 1997 as an advanced flying trainer. Operated by the Defence Helicopter Flying School at RAF Shawbury and the Search and Rescue Training Unit at RAF Valley.
Bell Griffin HAR2 Search and Rescue helicopter based on the Bell 412EP, operated by No. 84 Squadron RAF since 2003 at RAF Akrotiri in Síp.
Agusta-Bell AB 412 Civil utility transport version, built under license in Italy by Agusta.
Agusta-Bell AB 412EP Phiên bản Bell 412EP sản xuất bởi Italy.
Agusta-Bell AB 412 Grifone Phiên bản chở lính, được sản xuất theo giấy phép bởi công ty Agusta của Italy.
Agusta-Bell AB 412 CRESO Phiên bản sản xuất bởi Italy, được gắn thêm radar quan sát mặt đất.
NBell 412 Indonesian IPTN's licensed product of Bell 412
Panha 412EP Iranian domestically reverse-engineered version of AB 412EP, which has been in use with Iranian military. 4 of these variant were introduced at ngày 8 tháng 10 năm 2016 by Red Crescent of Iran.
Bên vận hành
Bell 412 được những nhà khai thác dân sự và thương mại sử dụng. Nó đặc biệt phổ biến trong ngành khai thác dầu khi, quân sự và các lực lượng hành pháp.
Quân sự
Không lực Algeri
Argentine Air Force
Botswana Defence Force
Không lực Cameroon
Canadian Coast Guard
Royal Canadian Air Force
Chilean Air Force
Colombian Navy
Dominican Air Force (2 on order)
Air Force of El Salvador
Eritrean Air Force
Ghana Air Force
Guatemalan Air Force
Guyana Defence Force
Honduran Air Force
Indonesian Army
Hải quân Indonesia
Italian Army
Jamaica Defence Force
Japan Ground Self-Defense Force (future user)
Lesotho Defence Force
Mexican Air Force
Ministry of Defence - Three EPI on order from Canada as part of modernization efforts.
Royal Moroccan Navy — two to be delivered in 2018
Royal Netherlands Air Force
Nigerian Air Force — two seized by Nigerian Customs Service handed over to Nigerian Air Force
Royal Norwegian Air Force
Pakistan Air Force
Pakistan Army
Panamanian Public Forces
Peruvian Air Force
Peruvian Navy
Philippine Air Force
Royal Saudi Air Force
Slovenian Air Force
South Korean Air Force
Coast Guard
Sri Lanka Air Force
Royal Thai Air Force
Royal Thai Police
Turkish Coast Guard
United Arab Emirates Air Force
Royal Air Force
National Navy of Uruguay — Two on order
Venezuelan Army
Venezuelan Navy
Air Force of Zimbabwe
Không quân Nhân dân Việt Nam
Governmental operators
Babcock Mission Critical Services,
Department of Fire and Emergency Services
Emergency Management Queensland
New South Wales Police Force
MedSTAR
Federal Police
Surete du Quebec
National Research Council Canada
Canadian Coast Guard
National Police of Colombia
Police of the Czech Republic
Finnish Border Guard
Carabinieri
Guardia di Finanza
State Forestry Corps
Japan Coast Guard
Tokyo Metropolitan Police Department
Slovenian National Police
Chicago Fire Department
Delaware State Police
Los Angeles City Fire Department
Los Angeles County Fire Department
Miami-Dade County Fire Department
New York City Police Department
Orange County Fire Authority
San Diego Fire Department
United States Park Police
Sự cố và tai nạn
Ngày 4 tháng 4 năm 1991, một chiếc Bell 412 va chạm với một máy bay nhỏ đang chở Nghị sĩ Hoa Kỳ H. John Heinz III, ông này sau đó đã tử vong.
Ngày 10 tháng 12 năm 2006, một chiếc Bell 412 dùng trong công tác y tế Vụ rơi máy bay Mercy Air 2 ở địa hình đồi núi gần Hesperia, California. Tất cả hành khách đã tử vong.
Ngày 6 tháng 2 năm 2008, một chiếc Bell 412 rơi do hư hỏng, giết chết Thiếu tướng Javed Sultan, sĩ quan chỉ huy của tiền đồn Kohat, cùng với hai brigadier và năm nhân viên quân sự ở South Waziristan, Pakistan.
Specifications (412EP)
Xem thêm
Tham khảo
Hoyle, Craig. "World Air Forces Directory". Flight International, Vol. 180 No. 5321, 13–ngày 19 tháng 12 năm 2011. pp. 26–52.
Liên kết ngoài
Bell Helicopter 412EP Official Site
Máy bay trực thăng Bell | wiki |
NGC 504 (còn được gọi là PGC 5084 hoặc UGC 935), là một thiên hà dạng thấu kính nằm cách Hệ Mặt Trời khoảng 189 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Song Ngư. Nó được phát hiện vào ngày 22 tháng 11 năm 1827 bởi nhà thiên văn học John Herschel. Thiên hà này được liệt kê hai lần trong Danh mục chung, tiền thân của Danh mục chung mới, là GC 291 và GC 292.
Lịch sử quan sát
Herschel đã phát hiện ra thiên thể này mà không ghi chép lại một mô tả trực quan. Tuy nhiên, ông chú thích rằng tinh vân "đi trước NGC 507 khoảng 10 giây và cách nó một nửa cánh đồng về phía nam". Sau đó, NGC 504 cũng được phát hiện bởi Heinrich d'Arrest khi sử dụng kính thiên văn phản xạ 11 inch ở Copenhagen và được cho rằng đây là thiên thể mới. Điều này dẫn đến việc Herschel lập danh mục hai quan sát riêng biệt là GC 291 và GC 292. Các vật thể sau đó được John Louis Emil Dreyer kết hợp với việc tạo ra Danh mục chung mới, trong đó thiên hà được mô tả là "rất mờ nhạt, nhỏ".
Xem thêm
Thiên hà dạng thấu kính
Danh sách các đối tượng NGC (1–1000)
Song Ngư (chòm sao)
Tham khảo
Liên kết ngoài
SEDS
Thiên thể phát hiện năm 1827
Thiên thể UGC
Thiên thể PGC
Thiên thể NGC
Chòm sao Song Ngư
Thiên hà hình hạt đậu | wiki |
Nguyễn Xinh Xô (sinh năm 1978 tại Hà Nội), được biết đến nhiều hơn với nghệ danh Xo Xinh là nhạc sĩ trình diễn âm nhạc điện tử, nhà sản xuất âm nhạc. Xinh Xô là con trai của nhạc sĩ Nguyễn Xinh – nguyên Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam và Phó giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia – và mẹ là giảng viên violin nổi tiếng ở Hà Nội. Năm 1996, ngoài việc theo học violon tại Học viện Âm nhạc Quốc gia, anh cũng học ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội rồi du học tại Mỹ vào năm 1999.
Năm 2006, Xinh Xô cộng tác thành công với Trần Thu Hà trong album Đối thoại 06, giành Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến cho "Album của năm". Năm 2009, anh cùng Tùng Dương giành giải Bài hát Việt cho "Bài hát của năm" với "Đồng hồ treo tường". Năm 2010, anh cho phát hành album đầu tay Afterlife, sản xuất bởi Hãng phim Phương Nam với chất liệu electropop song ngữ Anh-Việt. Nhiều sáng tác của anh là lựa chọn yêu thích của nhiều nghệ sĩ Việt Nam ("Ước một ngày", "Em ở đâu", "Để dành", "Vẽ em",...). Anh cũng là nhà sản xuất và hòa âm phối khí cho nhiều nghệ sĩ tên tuổi của Việt Nam như Trần Thu Hà, Bằng Kiều, hay Hà Anh Tuấn.
Ngày 28 tháng 11 năm 2013, anh tổ chức thành công hai đêm nhạc Electroacoustic tại Manzi Art Place, Hà Nội, giới thiệu thể loại âm nhạc thể nghiệm Electroacoustic tới giới trẻ cả nước. Nhiều tác phẩm của Xinh Xô đã từng được chọn để trình diễn tại các Liên hoan Âm nhạc đương đại quốc tế ở Mỹ, Canada, Argentina, New Zealand, Úc, Ireland, Ý, Pháp và Hà Lan. Anh cũng là khách mời trình diễn tại nhiều chương trình của Monsoon Music Festival.
Nguyễn Xinh Xô kết hôn vào năm 2007, cùng gia đình định cư tại Mỹ. Năm 2012, Xinh Xô nhận bằng Thạc sĩ về Âm nhạc điện tử và Phương tiện ghi âm tại Trường đại học Mills. Anh từng là Giám đốc chương trình công nghệ âm thanh tương tác, thiết kế âm thanh cho video game và âm nhạc điện tử tại viện SAE Institute, California, Mỹ. Hiện anh là Giám đốc chương trình Công nghệ âm thanh và âm nhạc tại trường Cogswell University of Silicon Valley, California, Mỹ.
Danh sách đĩa nhạc
Afterlife (2010)
Album hợp tác, hòa âm phối khí
Đối thoại 06 (album của Trần Thu Hà, 2006)
Tình ca qua thế kỷ, Vol. 1 (album của Trần Thu Hà, 2007)
Hoài cảm (album của Bằng Kiều, 2007)
Acous'84 (album của Hà Anh Tuấn, 2010)
Nhạc phim
Project Agent Orange (2012)
Self-Portrait (2013)
Ruby (2015)
The Scent of Fish Sauce (2015)
Countdown to the Eclipse (2017)
Video âm nhạc
"Greenfield/Scarborough Fair" (bài hát của Bằng Kiều và Tuấn Ngọc)
"Em đến thăm anh đêm 30" (bài hát của Bằng Kiều)
"Buồn ơi chào mi" (bài hát của Bằng Kiều)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trò chuyện với nhạc sĩ Nguyễn Xinh Xô, tiếng Anh, từ phút 11 trên VTV4.
DJ Việt Nam
Nhạc sĩ nhạc trẻ
Người Hà Nội
Người họ Nguyễn tại Việt Nam
Nhạc sĩ hòa âm phối khí Việt Nam
Cựu sinh viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam | wiki |
Đamasô II (Latinh: Damasus II), tên khai sinh là Poppo,, được kể như là giáo hoàng thứ 151.
Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1048 và ở ngôi Giáo hoàng trong 23 ngày. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định triều đại của ông bắt đầu vào ngày 17 tháng 7 năm 1048 và kết thúc vào ngày 9 tháng 8 năm 1048.
Giáo hoàng Damasus II sinh tại Bayern, Đức với tên Poppon và là Giám mục Brixen. Khi Clêmentê II qua đời, Hoàng đế La Mã Thần thánh là Heinrich III với tước hiệu Quý tộc thành Roma chỉ định Poppo - Giám mục tại Brixen lên ngôi.
Tuy nhiên trong lúc trống tòa Giáo hoàng Biển Đức IX giành lên ngôi, nhưng Hoàng đế Heinrich đã hăm dọa sẽ kéo quân về. Giám mục Poppo đã lên ngôi lấy tên hiệu là Giáo hoàng Damasus II ngày 17/7/1048. Do yêu cầu của hoàng đế, ông thế chỗ của Giáo hoàng Biển Đức IX, sau khi Giám mục Lyon Aliard từ chối tước vị này.
Triều Giáo hoàng của ngài chỉ được có 23 ngày, ông chết vì sốt rét ở Palestrina vào ngày 9/8/1048, nguyên nhân ghi lại cho rằng ông bị thuốc độc nhưng lý do chính có thể là bị sốt rét trong khi ở Palestrina để tránh mùa hè đổ lửa tại Roma. Các Đức Giáo hoàng của Hoàng đế Heinrich đã triển khai tác phong quân chủ triều Giáo hoàng trong giáo hội.
Chú thích
Tham khảo
265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam
Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
Đ
Mất năm 1048
Năm sinh không rõ | wiki |
Nghệ sĩ nhân dân Y Moan (6 tháng 9 năm 1957 – 1 tháng 10 năm 2010) là một nhạc sĩ, ca sĩ Việt Nam. Giọng ca của ông đã được đông đảo công chúng đón nhận và đạt nhiều giải thưởng cao khu vực và toàn quốc và được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào ngày 16 tháng 9 năm 2010. Ngoài ra, ông cũng nhận được 1 đề cử cho giải Cống hiến.
Sự nghiệp
Y Moan tên đầy đủ là Y Moan Êñuôl, tên thật là Y Bliêo, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1957 tại buôn M’Đrắk (nay là huyện M'Drắk, Đắk Lắk) trong một gia đình dân tộc Ê Đê, sau chuyển về sinh sống tại buôn Dhă, xã Lạc Giao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Nhà nghèo, cuối lớp 6 ông phải bỏ học để giúp cha mẹ làm nương rẫy.
Năm 1975, khi 18 tuổi, ông được tuyển vào Đoàn văn công giải phóng Đắk Lắk, làm quen dần với âm nhạc chính thống và nhanh chóng trở thành một ca sĩ hát chính của Đoàn. Năm 1976, ông đoạt huy chương vàng tại hội diễn ca múa nhạc toàn quốc.
Năm 1979, ông vào học ở Nhạc viện Hà Nội. Tại đây, nhạc sĩ Nguyễn Cường đã phát hiện ra tài năng của Y Moan và bồi dưỡng cho ông. Sau đó, Y Moan cũng đã tiếp tục được tu nghiệp tại Bulgaria, Đức, Nga, Hungary, Romania.
Năm 1981, Sở Văn hóa – Thông tin Đắk Lắk mời nhạc sĩ Nguyễn Cường vào Đắk Lắk để sáng tác các ca khúc cho tỉnh và đây cũng được coi như một bước ngoặt lớn đưa sự nghiệp của Y Moan lên đến đỉnh cao. Tên tuổi của Y Moan được khẳng định từ đây, không chỉ trong phạm vi cộng đồng các buôn làng Tây nguyên mà còn đưa Tây nguyên đến với công chúng Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Ông thành công với các nhạc sĩ sáng tác phong cách Tây Nguyên như: Trần Tiến, Nguyễn Cường, Y Phôn Ksor, Mạnh Trí, Linh Nga, Đức Hùng, Quang Dũng, Vũ Lân, Sĩ Hùng... Những ca khúc của Nguyễn Cường được Y Moan biểu diễn rất thành công như "Ơi M’Đrắk", "Ly cà phê Ban Mê", "Anh muốn sống bên em trọn đời",...
Y Moan đã từng biểu diễn ở nhiều nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Pháp, v.v...
Không chỉ ca hát, ông còn sáng tác nhiều bài hát về Tây Nguyên, như Bài ca quê hương, Đi chơi với gió.
Năm 1997, Y Moan được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, ngày 4 tháng 8 năm 2010 (khoảng 2 tháng trước khi ông mất), ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vì những đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc. Ông mất ngày 1 tháng 10 năm 2010 tại Buôn Ma Thuột bởi căn bệnh ung thư dạ dày, hưởng dương 53 tuổi.
Gắn bó với quê hương
Y Moan cả một đời gắn trọn và yêu thương mảnh đất Tây Nguyên, không bao giờ chịu xa rời nó. Ông vẫn sống cùng gia đình trong một ngôi nhà của buôn làng Tây Nguyên vừa ca hát, vừa làm cà phê. Ông có lần phát biểu cảm nghĩ:
Đời thường, Y Moan là một người nông dân thực thụ. Hàng ngày, ông vẫn lên nương, lên rẫy và dạy cho con em biết đàn, biết hát.
Các ca khúc thành công
Nhạc sĩ Nguyễn Cường
Ơi M’Drak
Ly cà phê Ban Mê
Xôn xang mênh mang cao nguyên
H’Zen (H’Ren) lên rẫy
Thênh thênh ọ ơi
Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột
Nhạc sĩ Y Phôn Ksor
Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời
Đôi chân trần
Nhạc sĩ Y Sơn Niê
Hoa suối
Nhạc sĩ Trần Tiến
Giấc mơ Chapi
Đánh giá
Giải thưởng và danh hiệu
Huy chương Vàng Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc tại Quy Nhơn (1977)
Huy chương Bạc Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc tại Hà Nội (1980)
Giải Nhì liên hoan ca múa nhạc toàn quốc tại Hà Nội (1983)
Huy chương Vàng Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc (1985)
Giải Ca sĩ xuất sắc tại Hội diễn ca nhạc nhẹ tại Nha Trang (1989)
Giải nhì Cuộc thi đơn ca nhạc nhẹ toàn quốc (1991)
Huy chương vàng Hội thi ca múa nhạc dân tộc (1992)
Huy chương vàng Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc tại Đà Nẵng (1995)
Phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (1997)
Huy chương vàng Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên (2002)
Huy chương vàng hội diễn ca múa nhạc toàn quốc tại TP. Hồ Chí Minh (2005)
Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa Việt Nam (Bộ Văn hóa – Thông tin tặng năm 2000)
Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc (2010)
Đề cử Giải Cống hiến Album của năm cho "Ngọn lửa cao nguyên" (2010)
Phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (2010)
Gia đình
Năm 1979, Y Moan cưới một cô gái cùng đoàn nghệ thuật, người gốc Bắc là Nguyễn Thị Minh Ngẫu. Hai ông bà có với nhau hai con trai: Y Vol Ênuôl (sinh 1980), Y Garia Ênuôl (sinh 1983) và một con gái H’Dresden Ênuôl (sinh 1992).
Chú thích
Liên kết ngoài
Mỹ Dung; Điều diệu kỳ đưa Y Moan lên sân khấu ; Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress, cập nhật ngày 7/8/2010, truy cập ngày 19/9/2010.
Ngọc Như; Ca sĩ Y Moan, những ngày trên giường bệnh ; Báo Công an nhân dân điện tử – CAND Online, cập nhật ngày 17/06/2010, truy cập ngày 19/9/2010.
Người Đắk Lắk
Người Ê Đê
Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam
Nhạc sĩ Việt Nam thế kỷ 20
Ca sĩ nhạc dân gian Việt Nam
Chết vì ung thư dạ dày
Nhạc sĩ Việt Nam thế kỷ 21
Nam ca sĩ Việt Nam
Ca sĩ thế kỷ 20
Ca sĩ thế kỷ 21
Tín hữu Tin Lành Việt Nam | wiki |
(sinh ngày 4 tháng 11 năm 1925) là một người đàn ông Nhật Bản, người đã bị kết tội giết người 2 lần, nhưng đã được tái thẩm và miễn tội năm 1983. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản người đã bị kết tội chết và được miễn sau khi tái thẩm. Hiện ông là một nhân vật chủ chốt tại Nhật Bản cho phong trào bãi bỏ án tử hình.
Thời gian bị giam
Menda bị giam riêng tại Trung tâm giam giữ Fukuoka. Ông được ở trong một nhà tù không mấy sửa và được theo dõi thường xuyên.
Theo luật hình sự Nhật 1907, tử tù, trừ khi họ được tham gia vào việc kháng cáo hợp pháp, có thể được đưa ra để thực hiện tại Gallows bất cứ lúc nào, với thông báo rất ít. Xử tử ở Nhật Bản thường được tổ chức bí mật, và tù nhân được hoặc không cảnh báo về việc họ bị xử tử, họ chỉ được thông báo vào sáng ngày việc xử tử đa thực hiện. Gia đình của họ được thông báo sau đó để họ có thể thu thập xác chết cho hỏa táng.
Trong tù, Menda đổi sang Thiên chúa giáo và bắt đầu đọc Kinh Thánh và dịch sách.
Tái thẩm
Menda gửi sáu kiến nghị tái thẩm mặc dù lúc đầu ông đã không được tiếp cận với một luật sư. Tòa án Quận Fukuoka quyết định tái thẩm vụ án năm 1979.
Việc tái thẩm bắt đầu vào ngày 27 Tháng Chín 1979. Việc cho phép tái thẩm hồ sơ vắng mặt chứng minh rằng tuyên bố từ một nhân chứng nói rằng ông đã bị ép buộc nhận tội.
Ngày 15 Tháng Bảy năm 1983, sau khi 80 thẩm phán đã được tham gia, tòa án chuyển giao bản án, xóa án là dựa trên xác định rằng ông đã bị ép buộc nhận tội trước truy tố viên trước khi luật sư bào chữa của Menda có mặt. Các tòa án công nhận rằng cảnh sát đã che giấu các hồ sơ trước khi ông bị ép nhận tội, và cảnh sát không có gì để chứng minh ông có mặt tại hiện trường lúc xảy ra án mạng. Menda đã được tại ngoại sau 34 năm - ở tuổi 54. Ông là người đầu tiên trong lịch sử của Nhật Bản được thả ra sau khi bị cáo buộc tội chết.
Cuộc sống sau khi ra tù
Chính phủ Nhật đã cấp cho Menda 7.000 Yen cho mỗi ngày ông ở trong tù - tổng cổng 87 triệu Yen. Ông đã tặng một nửa số đó để một nhóm vận động để bãi bỏ án tử hình. Kể từ đó, Menda trở thành một trong những người hàng đầu trên thế giới vận động để bãi bỏ án tử hình. Năm 2007, Ông đến Paris để nói tại Đại hội thế giới để bãi bỏ án tử hình.
Chú thích
Liên kết ngoài
Phỏng vấn Menda Sakae trên kênh Youtube Ân xá Quốc tế
Wrongly Convicted Database
Sinh năm 1925
Người Kumamoto
Nhân vật còn sống | wiki |
Vô Ngôn Thông (zh. 無言通), 759 (?) – 826, là một vị Thiền sư Trung Quốc, đệ tử của Thiền sư nổi tiếng Bách Trượng Hoài Hải. Năm 820, sư qua Việt Nam, ở tại chùa Kiến Sơ (zh. 建初寺), ngày nay thuộc Hà Nội, thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông. Sư mất năm 826, và phái thiền của sư kéo dài được 17 thế hệ.
Dòng thiền Vô Ngôn Thông
Những Thiền sư quan trọng của dòng thiền này là Khuông Việt (933 – 1011), Thông Biện (? – 1134), Mãn Giác (1052 – 1096), Minh Không (mất 1141) và Giác Hải. Thế hệ cuối cùng là khoảng cuối thế kỷ 13. Phái Vô Ngôn Thông theo đúng dòng Thiền của Huệ Năng, chủ trương đốn ngộ (giác ngộ nhanh chóng). Các vị thiền sư dòng Vô Ngôn Thông đều có tâm hồn thi sĩ. Riêng thiền sư Không Lộ vừa được cho là thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông, nhưng cũng thuộc thiền phái Thảo Đường.
Cơ duyên và hành trạng
Sư họ Trịnh (zh. 鄭), quê ở Quảng Châu (zh. 廣州), xuất gia tại chùa Song Lâm (zh. 雙林寺), Vụ Châu (zh. 務州). Tính tình sư điềm đạm ít nói, nhưng thông minh nên thời nhân gọi là Vô Ngôn Thông (Cảnh Đức Truyền đăng lục ghi là Bất Ngôn Thông).
Một hôm, sư lễ Phật, có một thiền khách hỏi: "Toạ chủ lễ đó là cái gì?", sư thưa: "Là Phật." Khách liền chỉ tượng Phật hỏi: "Cái này là Phật gì?", sư không trả lời được. Đến tối, sư y phục chỉnh tề đến lễ vị khách, vị này chỉ đến Mã Tổ. Sư lên đường đến Mã Đại sư nhưng nghe tin Tổ đã viên tịch bèn đến Bách Trượng. Nhân nghe Bách Trượng trả lời một vị tăng "Bản tâm nếu tịnh không, mặt trời trí huệ tự chiếu" (tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu 心地若空惠日自照) sư triệt ngộ.
Sau khi rời Bách Trượng, sư đến trụ trì chùa Hoà An (zh. 和安寺) và tương truyền rằng Thiền sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, vị Tổ thứ hai của tông Quy Ngưỡng, có đến đây học hỏi.
Năm Canh Tí, niên hiệu Nguyên Hoà đời nhà Đường, sư sang An Nam ở chùa Kiến Sơ làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ở đây mấy năm liền sư chỉ quay mặt vào vách toạ thiền và không ai biết tông tích của Sư. Vị trụ trì nơi đây là Cảm Thành thầm biết sư là cao tăng đắc đạo nên hết sức kính trọng. Sắp sửa tịch, sư gọi Cảm Thành đến nói kệ:
Nói xong sư chắp tay viên tịch. Cảm Thành thiêu lấy hài cốt và xây tháp thờ trên núi Tiên Du.
Nguyên bản Hán văn
無言通禪師
𠎣逰扶蕫鄉建初寺無言通禪師本廣州人
也姓鄭氏少慕空學不治家產務州雙林
寺受業處性沈厚寡言默識了達事槩故時
人號無通言(1)〖傳登曰不語通〗常一日禮佛次有禪者問
座主禮甚麽師云禮佛禪者指佛像云祗這
箇是甚麽師無對是夜具威儀就禪者禮拜
問曰嚮之所問未審意旨如何禪者云座主
出家以來經逾㡬夏師云十夏禪者云還曾
出家麽也未師轉茫然禪者云若也不會百
夏何益乃引師同參馬祖及抵江西而祖已
示寂遂徃謁百丈懷海禪師時有僧問如何是
大乗頓悟法門丈云心地若空惠日自照師於
言下有得乃還廣州和安寺住持有人問師是
禪師否師云貧道不曾學禪良久便喚其人應
諾師指梭櫚樹其人無對□□□□□□□□
仰山禪師作沙彌時師常喚云寂子為我將牀
子來仰將牀子到師云送還本處仰從之又問
寂子那邉有甚麽曰無物這邉聻曰(2)無物師又問
寂子仰應諾師云去唐元和十五年庚子秋九
月師來至此寺卓錫飯粥之外禪悅爲樂凢坐
靣壁未嘗言說累年莫有識者獨寺僧感誠尤
加禮敬奉侍左右宻扣玄機盡得其要一日
無疾沐浴易服召感誠曰昔吾祖南嶽讓禪
師㱕寂時有云一切諸法皆從心生心無所
生法無所住若達心地所作無碍非遇上根
慎勿輕許言訖合掌而逝感茶(3)毘收舍利塔
于𠎣逰山時唐寶曆二年丙午正月十二日
二十八年又至開祐丁丒二十四年我越禪
學自師之始□□□□□□□□□□□□
建初通禪師法嗣□□□□□□□□
LMT hiệu đính 無言通
聻曰: Nguyễn, A 2767, LMT = 聻麼曰
感茶: Nguyễn, LMT = 感誠茶
Tham khảo
Lê Mạnh Thát: Nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 1999.
Bản Hán điện tử của Thiền viện Viên Chiếu & Chân Nguyên. Đạo hữu Nguyễn Hữu Vinh (Đài Loan) đọc dò lại.
Chú thích
Thiền sư Trung Quốc
Thiền sư Việt Nam
Thiền phái Vô Ngôn Thông
Năm sinh không rõ
Mất năm 826 | wiki |
Thích Nhật Từ
Lắc đầu và gật đầu
Sau hai mươi năm bế quan tỏa cảng, chính phủ Việt Nam bắt đầu cấp hộ chiếu cho phép các tu sĩ Phật giáo đi du học vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20. Người có phước được viện trợ tốt thì đi Pháp, đi Nhật, người kém hơn thì đi Trung Quốc và người ít nguồn viện trợ hơn nữa thì đi Ấn Độ, xứ sở đã khai sanh ra ánh đạo vàng Giác Ngộ. Trong số hơn 25 vị đi Ấn Độ vào năm 1994, có một vị tu sĩ trẻ tuổi, năng động và hiếu học.Ngày đầu tiên ra chợ mua nhu yếu phẩm, thầy gọi một chiếc xe richshaw đạp, [1] hơi giống với chiếc xe kéo ở các tỉnh miền Tây Nam bộ Việt Nam. -- "Từ đây đi ra chợ Camp bao nhiêu tiền?" thầy hỏi vị đạp xe.-- "Đếch ru-pe," tức "mười đồng rupee", [2] anh đạp xe trả lời.-- "Át ru-pe," tức "tám đồng được không?" thầy mặc cả, vì thầy biết rằng giá chính thức chỉ có năm đồng rupee thôi.Anh đạp xe lắc đầu năm bảy cái. Thầy bỏ đi vì nghĩ anh không chịu giá tám đồng.-- "Come, come" tức "lại đây, lại đây!" anh đạp xe gọi vói theo thầy.Nghe anh gọi, thầy hỏi lại cho chắc:-- "Tám đồng hả!" "tám đồng nghe!" thầy nói thêm.Anh đạp xe lại lắc đầu lia lịa. Thầy thầm nghĩ anh dạp xe thật khó hiểu nên quay lưng đi nhanh. Anh đạp xe lại gọi vói theo.-- "Bét-thô" lên xe!" anh đạp xe mời thầy.-- "Tám đồng phải không?" thầy lại hỏi.Anh đạp xe lại lắc đầu vài cái. Thầy bỏ đi thẳng một nước mà không ngó ngoái lại, mặc cho anh đạp xe mời gọi nhiều lần, "bét-thô, bét-thô" mời [thầy] lên xe, mời [thầy] lên xe. Một tuần lễ sau đó, thầy bắt đầu học tiếng Hindi và văn hóa Ấn Độ, thầy mới hiểu ra rằng "lắc đầu" là dấu hiệu biểu tỏ "sự đồng ý" của người Ấn, mà người Việt Nam thường thể hiện bằng cái "gật đầu," và "bét-thô" là "mời ngồi [lên xe]" mà thầy cứ tưởng anh nói tiếng Việt theo giọng đớt: "[trả giá] bết thế."[1] Có hai loại Richshaw, loại Richshaw đạp và loại Richshaw máy. Đây là 2 phương tiện giao thông tương đối rẻ và phổ biến ở Ấn Độ.[2] Rupee là đơn vị tiền tệ của Ấn Độ. Giá một đồng Rupee vào năm 1994 tương đương 330 đồng Việt Nam, và khoảng 36 đổng Rupee mới bằng một đồng đô la Mỹ.
Mục lục
Lắc đầu và gật đầu
Lắc đầu và gật đầu
Thích Nhật TừChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: BuddhismtodayĐược bạn: TSAH đưa lên vào ngày: 6 tháng 2 năm 2004 | vanhoc |
Đường cao tốc Vân Phong – Nha Trang (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông thuộc địa phận của tỉnh Khánh Hòa.
Tuyến đường có chiều dài là 83 km, đoạn đường có điểm đầu giao với quốc lộ 1 thuộc địa phận xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, kết nối với đường dẫn phía Nam hầm Cổ Mã và đường cao tốc Chí Thạnh – Vân Phong; điểm cuối tại nút giao với quốc lộ 27C thuộc địa phận xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, nối tiếp với đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm. Giai đoạn phân kì, tuyến đường có mặt cắt ngang đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe không có làn dừng khẩn cấp (có một số điểm dừng khẩn cấp), bề rộng nền đường 17m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh, đường sẽ có 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 120 km/h.
Tuyến đường có tổng mức đầu tư là 11.808 tỷ đồng và được khởi công vào ngày 1 tháng 1 năm 2023. Thời gian xây dựng dự kiến là 34 tháng.
Chi tiết tuyến đường
Làn xe
4 làn xe, có điểm dừng khẩn cấp
Chiều dài
Toàn tuyến: 83 km
Tốc độ giới hạn
Tối đa: 80 km/h, Tối thiểu: 60 km/h
Lộ trình chi tiết
IC - Nút giao, JCT - Điểm lên xuống, SA - Khu vực dịch vụ (Trạm dừng nghỉ), TN - Hầm đường bộ, TG - Trạm thu phí, BR - Cầu
Đơn vị đo khoảng cách là km.
{| class="wikitable" style="font-size: 90%; text-align: center;"
|- style="border-bottom:solid 0.25em green;"
!Ký hiệu
!Tên
!Khoảng cáchtừ đầu tuyến
!Kết nối
!Ghi chú
! colspan="2" |Vị trí
|-
!colspan="7" style="text-align: center; background:#dff9f9;"|Kết nối với Đường cao tốc Chí Thạnh – Vân Phong thông qua Hầm Cổ Mã và Hầm Đèo Cả
|-
!style="background-color: #BFB;"|IC.1
|style="background-color: #ffdead;"|Vân Phong
|style="background-color: #ffdead;"|1348.0
|style="background-color: #ffdead;"| Quốc lộ 1
|style="background-color: #ffdead;"|Chưa thi công
| rowspan="9" |Khánh Hòa
| rowspan="2" |Vạn Ninh
|-
!style="background-color: #BFB;"| -
|style="background-color: #ffdead;"|Đường tỉnh 651D
|style="background-color: #ffdead;"|
|style="background-color: #ffdead;"|Đường tỉnh 651D
|style="background-color: #ffdead;"|Đang thi công
|-
!style="background-color: #BFB;"|BR
|style="background-color: #ffdead;"|Cầu Sông Lốp
|style="background-color: #ffdead;"|↓
|style="background-color: #ffdead;"|
|style="background-color: #ffdead;"|Vượt sông LốpĐang thi công
| rowspan="4" |Ninh Hòa
|-
!style="background-color: #BFB;"|IC.2
|style="background-color: #ffdead;"|CT.24
|style="background-color: #ffdead;"|
|style="background-color: #ffdead;"| Đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
|style="background-color: #ffdead;"|Đang thi công
|-
!style="background-color: #BFB;"|IC.3
|style="background-color: #ffdead;"|Quốc lộ 26
|style="background-color: #ffdead;"| 1388
|style="background-color: #ffdead;"| Quốc lộ 26
|style="background-color: #ffdead;"|Đang thi công
|-
!style="background-color: #BFB;"|BR
|style="background-color: #ffdead;"|Cầu Sông Cái
|style="background-color: #ffdead;"|↓
|style="background-color: #ffdead;"|
|style="background-color: #ffdead;"|Vượt sông Cái Ninh HòaĐang thi công
|-
!style="background-color: #BFB;"|BR
|style="background-color: #ffdead;"|Cầu Sông Chò
|style="background-color: #ffdead;"|↓
|style="background-color: #ffdead;"|
|style="background-color: #ffdead;"|Vượt sông ChòĐang thi công
|Khánh Vĩnh
|-
!style="background-color: #BFB;"|BR
|style="background-color: #ffdead;"|Cầu Sông Cái
|style="background-color: #ffdead;"|↓
|style="background-color: #ffdead;"|
|style="background-color: #ffdead;"|Vượt sông Cái Nha TrangĐang thi công
| rowspan="2" |Diên Khánh
|-
!style="background-color: #BFB;"|IC.4
|Diên Thọ
| 1431.0
| Quốc lộ 27C
|
|-
!colspan="7" style="text-align: center; background:#dff9f9;"|Kết nối trực tiếp với Đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm
Tham khảo
Chú thích
Giao thông Khánh Hòa
Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông | wiki |
Po Saot (?-1693) hay Bà Tranh (Wan Dam, ) là vua Chiêm Thành, con của Po Rome, làm vua từ khoảng năm 1659 đến năm 1692 thì bị Nguyễn Phúc Chu bắt được đem về giam.
Sự nghiệp
Ông là con của Po Rome, vua nước Chiêm. Sau khi cha ông chết, người chú là Bà Thấm (Po Nraup) lên nối ngôi anh.
Năm 1653 sau khi bị đánh bại, Bà Thấm chẳng bao lâu thì mất, Chúa Nguyễn đặt ra từ phía Tây sông Phan Rang trở vào.
Mãi đến năm 1692, ông lên ngôi vua, Chiêm Thành bây giờ bị kém cả, được mấy nghìn người nữa bị chia ra làm ra 3 nước. Nhà nước Đàng Trong (Đại Việt) thừa thế sang đánh.
Quân Đại Việt đã đánh bắt được ông cùng bọn thần tử: Kế Bá Tử, Tả Trà Viên, Bà Ân. Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm là Thuận Phủ, cho hai người ông thần tử làm Khâm lí.Bà Ân làm đề đốc giữ Thuận Phủ. Bắt người Chiêm Thành mặc y phục như người Việt. Qua năm sau, đổi Thuận Phủ làm Thuận Thành trấn.
Phong ông Kế Bá Tử làm Tả Đô đốc. Còn ông thì giam ở Hòn Chèn rồi mất. Năm 1697, chúa Nguyễn đặt phủ Bình Thuận lấy đất Phan Lí, Phan Rang làm huyện Yên Phúc, huyện Hoà Đa.
Từ đó, Chiêm Thành mất hẳn.
Đoạn kết tại Lịch sử Chăm Pa
Sau cái chết của ông,năm 1832 thì Chăm Pa hoàn toàn sáp nhập vào nước Đại Nam của người Việt.
Như vậy, Chăm Pa khởi đầu từ năm 192 cho đến năm 1832 thì đến đây là hết.
Xem thêm
Nhà Mạc
Chúa Trịnh
Nguyễn Phúc Thuần
Nguyễn Hoàng
Nguyễn Ánh
Chú thícTham khảo
Lãnh tụ Panduranga | wiki |
Trước ngày khai giảng, ông bà mua cho em một bộ sách lớp ba, trong đó có quyển Tiếng Việt ba tập một là em mê nhất.
Mới cầm quyển sách trên tay, em đã thấy hấp dẫn. Cuốn sách chỉ một trăm hai tám trang, khổ nhỏ và gọn ghẽ làm sao. Bìa sách dày, cứng và đẹp như một bức tranh. Phía trên cùng của bìa ghi dòng chữ: “Bộ giáo dục và đào tạo” màu đỏ tươi nổi bật. Kế đó là chữ Tiếng Việt ba thật to, đậm bằng màu đen rất rõ. Hình ảnh đẹp nhất vẫn là ông mặt trời tròn vành vạnh chiếm một góc lớn của bìa.Ông đang toả những tia nắng ấm áp xuống mặt đất. Dưới cùng của bìa là một chú nghé béo tròn nghộ nghĩnh đang nghểnh cổ nhìn lên ông mặt trời. Lật giở từng trang, em thấy bài nào cũng hay. Các bài thơ, bài văn xen kẽ được xếp theo từng chủ điểm. Ôi những bức tranh minh hoạ rõ nét, nhiều màu sắc mới đẹp làm sao. Bài nào cũng được chia nhiêu phần: Tập đọc, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp rất có thứ tự. Em thích nhất là bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. Bài văn đó có nhiều từ ngữ hay, đọc lên rất cảm động. | vanhoc |
Fathia Ali Bouraleh (sinh ngày 14 tháng 10 năm 1987) là một vận động viên điền kinh chạy nước rút thi đấu quốc tế cho Djibouti.
Ali Bouraleh nói rằng cô trở thành một người chạy nhanh vì khi còn trẻ vì cô từng là một tên trộm. Ali Bouraleh bắt đầu tập luyện cho môn điền kinh vào năm 2004 tại trường trung học. Cô đã giành chiến thắng tại một sự kiện của trường trung học, và cô đã gây ấn tượng với huấn luyện viên đến mức ông ta mời cô tham dự chương trình đào tạo hai lần một tuần. Ông cũng tặng cô đôi giày chạy bộ, và hứa sẽ dạy kèm cô trong giờ học. Cô được đào tạo trong một sân vận động, bởi vì khi cô ấy chạy trên đường, mọi người ném đá và lăng mạ cô ấy vì khi chạy cô ấy mặc quần dài và đội khăn trùm đầu. Biệt danh của cô là "Mama" và khi khán giả xúc phạm Ali Bouraleh trong khi chạy, đồng đội của cô sẽ hét lại với họ "Đừng xúc phạm Mama của chúng tôi!"
Ali Bouraleh đại diện cho Djibouti tại Thế vận hội mùa hè 2008 ở Bắc Kinh. Cô thi đấu ở chặng nước rút 100 mét và đứng thứ tám trong lượt thi của mình nên không lọt vào vòng hai. Cô ấy đã xuất phát lỗi. Trong lần thi thứ hai, cô đã chạy với thời gian 14,29 giây, một trong những lần chậm nhất trong năm của Djibouti.. Cô ấy đã hoàn thành lượt thi cuối cùng với thời gian chậm thứ hai toàn lượt thi. Bouraleh thi đấu với khăn trùm đầu của cô ấy, mà theo cô nghĩ là không ảnh hưởng đến thành tích của cô ấy.
Cô hiện đang làm huấn luyện viên tại Câu lạc bộ Girls Run 2, cùng với Cintia Guzman. Cô sống ở thủ đô Djibouti. Ngoài việc huấn luyện các vận động viên, Bouraleh còn cung cấp thiết bị và hỗ trợ tài chính cho các vận động viên ở cả hai địa điểm đào tạo.
Tham khảo
Liên kết mở rộng
Người Djibouti | wiki |
Victoria Junior College (còn được gọi là Victoria hoặc VJC) là một trường cao đẳng cơ sở có tính chọn lọc cao, gồm cả nam và nữ tại Singapore cung cấp giáo dục tiền đại học cho nội trú và sinh viên ban ngày. Trường được thành lập vào năm 1984, mặc dù tiền thân và tổ chức trực thuộc, Trường Victoria, được thành lập vào năm 1876. Nó nằm trên Marine Vista, cách trường Victoria trực thuộc chưa đầy một km.
VJC là một phần của liên minh Victoria-Cedar, và là một trong những trường Cao đẳng hàng đầu của Singapore. Các chương trình và hoạt động của trường được Ủy ban Cố vấn Victoria tư vấn, trong khi các hoạt động hàng ngày của trường được điều hành bởi Hiệu trưởng của trường. Thầy giáo và giảng viên chịu trách nhiệm quản trị đời sống sinh viên.
Lịch sử
Victoria Junior College được thành lập vào năm 1984 để thay thế các lớp Dự bị Đại học tại Trường Victoria (VS). Lô tiên phong gồm 776 học sinh đã được nhận với 51 giáo viên và 16 nhân viên hỗ trợ. Kết quả nổi bật của nhóm sinh viên tiên phong trong các kỳ thi Cấp độ GCE 'A' là thiết lập tiêu chuẩn học tập cho các thế hệ học sinh trường Victoria thành công.
Trong những năm qua, VJC đã được công nhận rộng rãi, dựa trên bảng xếp hạng MOE và điểm đầu vào, là một trong ba trường cao đẳng hàng đầu ở Singapore cung cấp các cấp độ 'A'. VJC cũng được xếp hạng các trường cao đẳng hàng đầu trong (MOE) ST xếp hạng các trường đại học cơ sở của Bộ Giáo dục Singapore vào năm 1995 và năm 2001, dựa trên kết quả học tập. Gần đây hơn vào năm 2019, nó có điểm đầu vào cao thứ 4 trong số các trường đại học cơ sở cung cấp các cấp độ 'A'.
Tham khảo | wiki |
Chim thiên đường Wilson (Danh pháp khoa học: Cicinnurus respublica) là một loài chim trong họ Họ Chim thiên đường phân bố ở vùng Đông Nam Á, chúng sống trên những hòn đảo nhỏ, trên các đảo Waigeo và Batanta ở ngoài khơi Tây Papua thuộc Indonesia.
Chim thiên đường Wilson được phát hiện vào năm 1850 nhưng phải gần 150 năm sau, vũ điệu tỏ tình của nó mới được nhà tự nhiên học có tên là David Attenborough ghi lại trong tự nhiên. Chúng được cho là loài chim thiên đường đẹp nhất thế giới. Chim thiên đường Wilson ở Indonesia được mệnh danh là loài chim đẹp nhất thế giới với bộ lông sặc sỡ ấn tượng.
Đặc điểm
Có rất nhiều loại chim Thiên đường nhưng Wilson được coi là đẹp nhất trong số đó. Các thành viên của họ Thiên đường được biết đến nhiều nhất có lẽ là nhờ những bộ lông sặc sỡ, đẹp của các con trống. Chúng được sử dụng để hấp dẫn con mái qua những điệu nhảy và xòe cánh, múa đuôi. Giống như nhiều loài chim thiên đường khác, chúng là loài dị hình lưỡng tính, chỉ con trống mới sở hữu dáng vẻ rực rỡ.
Những con mái có bộ lông màu nâu sáng với chỏm đầu xanh thẫm. Loài chim này có hình dáng không thể nhầm lẫn với bộ lông bắt mắt màu đỏ thắm, vàng, xanh lá cây và xanh nước biển. Đặc biệt, chỏm đầu màu xanh ngọc của chim thiên đường Wilson không có lông mà là một nếp da trần. Cùng với hai chiếc lông đuôi dài uốn cong, nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con trống hấp dẫn bạn tình. Chim thiên đường với bộ lông bắt mắt 4 màu cùng vũ đạo quyến rũ bạn tình được coi là đẹp nhất thế giới.
Tập tính
Để thu hút sự chú ý của con mái, con trống dọn sạch những chiếc lá hoặc rác vụn để tạo ra một vũ đài trên nền rừng. Giữa mặt đất phẳng, nó sẽ trình diễn bằng cách chuyền từ cành này sang cành khác, uốn cơ thể theo nhiều tư thế, xòe bộ lông óng ánh nhiều màu và hót vang. Vũ điệu tán tỉnh của chim thiên đường rất đẹp.
Không chỉ lắc đầu, rướn cổ, dựng ngược đuôi, đôi khi con chim thiên đường trống còn há to miệng trước mặt con mái để thuyết phục bạn tình. Các loài chim thiên đường là một trong những loại chim biết hót cổ xưa nhất. Ở phần lớn các loài, thức ăn chủ yếu là trái cây, mặc dù các loài súng trường và mỏ liềm cũng thích ăn cả sâu bọ và các động vật chân khớp khác.
Chú thích
Tham khảo
Loài chim thiên đường đẹp nhất thế giới
Mê mẩn ngắm loài chim Thiên đường đẹp nhất thế giới
Tận mắt ngắm loài chim thiên đường đẹp nhất thế giới
Liên kết ngoài
BBC Video Segment - Wilson's Bird of Paradise
Wilson's Bird of Paradise Image at PBase
R
Động vật được mô tả năm 1850 | wiki |
Nam Đường (tiếng Trung Quốc: 南唐; pinyin Nán Táng) là một trong 10 nước thời Ngũ Đại Thập Quốc ở trung-nam Trung Quốc được thành lập sau thời nhà Đường, tồn tại từ năm 937-975. Nam Đường thay thế nước Ngô khi Lý Biện (còn có tên khác là Từ Tri Cáo) phế ngôi hoàng đế Dương Phổ.
Thành lập
Lý Biện là con nuôi của Thái Tổ Dương Hành Mật - vua sáng lập nước Ngô. Sau khi Dương Hành Mật chết, quyền thần Từ Ôn nắm quyền nước Ngô, Lý Biện lại làm con nuôi Từ Ôn và đổi tên là Từ Tri Cáo.
Sau khi Từ Ôn mất, Từ Tri Cáo nối nghiệp nắm quyền bính trong triều Ngô. Năm 937, Tri Cáo phế vua Ngô là Dương Phổ (con thứ Hành Mật), tự lập làm hoàng đế, đổi tên là Lý Biện (hay Lý Thăng), lập ra nước Nam Đường, với danh nghĩa kế tục nhà Hậu Đường vừa mất và đối kháng với nhà Hậu Tấn vừa giành ngôi của Hậu Đường.
Phạm vi lãnh thổ
Kinh đô đã được đặt ở Kim Lăng (cũng gọi là Tây Đô), ngày nay là Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô.
Lãnh thổ Nam Đường bao gồm các khu vực lãnh thổ thuộc ngày nay là Phúc Kiến, Giang Tô và An Huy và toàn bộ tỉnh Giang Tây.
Phát triển
Nam Đường là quốc gia tương đối rộng và thịnh vượng so với 10 nước thời Ngũ Đại. Thời kỳ cai trị của Nam Đường Liệt Tổ Lý Biện khá hoà bình và phồn vinh. Năm 942, Lý Biện chết, con là Lý Cảnh lên thay, tức là Nam Đường Nguyên Tông.
Nắm được cơ hội bạo loạn của các nước láng giềng, Nam Đường đã mở rộng lãnh thổ sau khi thừa kế từ nước Ngô. Do sự chia cắt của anh em họ Vương tại nước Mân tách thành Mân và Ân, vua Mân cầu cứu Nam Đường. Lý Cảnh nhân cơ hội đó bèn diệt Ân và diệt luôn cả Mân năm 945.
Không lâu sau, Nam Đường lại có lợi từ sự chia rẽ bên trong nước Sở để mở rộng thêm lãnh thổ. Sự tranh chấp quyền lực của anh em họ Mã làm nước Sở suy yếu và Lý Cảnh lại điều quân sang đánh, bắt nhà họ Mã về Kim Lăng, thôn tính nước Sở năm 951.
Suy yếu và diệt vong
Các sử gia ngày nay cho rằng Lý Cảnh đã mắc sai lầm khi tập trung binh lực vào việc can thiệp sang Mân và Sở để mở đất phía nam mà không phát triển lên phía bắc khi có cơ hội.
Nguyên do là liên tục trong các năm 943, 944 và 946, vua Hậu Tấn ở trung nguyên là Xuất Đế Thạch Trọng Quý chọc giận nhà Liêu của người Khiết Đan có công tạo dựng ngôi vua của Thạch Kính Đường trước kia, nên vua Liêu là Gia Luật Đức Quang mang quân đánh Hậu Tấn. Hậu Tấn không đủ sức chống trả nên dần dần yếu thế và bị bắt. Một số tướng sĩ của Hậu Tấn đang trông chờ việc phản Tấn theo Liêu để được lập làm vua trung nguyên như Thạch Kính Đường trước kia. Tình hình trung nguyên rất hỗn loạn vì vua Liêu không được lòng dân trung nguyên.
Trong bối cảnh trung nguyên không có chủ, một số tướng sĩ Hậu Tấn cũ đã kêu gọi Lý Cảnh bắc tiến vì lúc đó thực lực của Nam Đường cũng là hùng hậu nhất trong các nước miền nam và chính tôn chỉ của Lý Biện trước kia khi kiến lập Nam Đường là để chống nhà Hậu Tấn, nối nghiệp Hậu Đường. Tuy nhiên Lý Cảnh đã khước từ cơ hội đó mà chỉ dồn sức vào chiến trường phía nam. Kết quả cơ hội này lọt vào tay Lưu Tri Viễn, một bộ tướng của Thạch Kính Đường, gốc người Sa Đà. Tri Viễn nhanh chóng đánh đuổi quân Liêu và thành lập nhà Hậu Hán.
Không lâu sau khi diệt được Sở, Lý Cảnh đã phải ân hận. Thế cục trung nguyên lại nhanh chóng thay đổi, nhà Hậu Chu thay nhà Hậu Hán và vua Hậu Chu Thế Tông (Sài Vinh) mang quân nam tiến, đánh cho Nam Đường đại bại. Sau hai cuộc chiến năm 956 và 958, Nam Đường bị mất phần đất Giang Bắc, chỉ co cụm về Giang Nam. Lý Cảnh phải xưng thần, làm chư hầu với Hậu Chu và từ bỏ niên hiệu riêng, dùng niên hiệu của vua Hậu Chu.
Năm 961, Lý Cảnh chết, Hậu Chủ Lý Dục lên thay. Hậu Chủ chỉ là người hay thơ chứ không phải là nhà cai trị. Năm 976, Tống Thái Tổ cất quân đánh Nam Đường, bắt Lý Dục về Biện Kinh. Nước Nam Đường diệt vong, truyền nối được 3 đời, tổng cộng 40 năm.
Các vua Nam Đường
Xem thêm
Ngũ đại Thập quốc
Tham khảo
Liên kết ngoài
http://www.chinaknowledge.de/History/Tang/rulers-nantang.html
http://www.china.org.cn/english/features/atam/115248.htm
Thành lập 937
Kết thúc 976
Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc
Ngũ đại Thập quốc | wiki |
Sự kiện UFO núi Berwyn xảy ra vào ngày 23 tháng 1 năm 1974 khi nhiều người chứng kiến luồng ánh sáng và tiếng động có liên quan đến UFO tại đỉnh Cadair Berwyn và Cadair Bronwen thuộc dãy núi Berwyn ở Llandrillo, Merionethshire, xứ Wales. Bằng chứng khoa học chỉ ra rằng sự kiện này do một cơn động đất tạo ra kết hợp với những vụ nhìn thấy một quả thiên thạch sáng rực được quan sát rộng rãi trên khắp xứ Wales và miền Bắc nước Anh vào thời điểm đó.
Diễn biến vụ việc
Buổi tối ngày 23 tháng 1 năm 1974, cư dân sống tại khu vực Dãy núi Berwyn ở phía bắc xứ Wales đã tới cơ quan cảnh sát để trình báo về một tiếng động lớn và luồng ánh sáng rực rỡ trên bầu trời. Khi giới nghiên cứu UFO tuyên bố rằng có một chiếc UFO bị rơi và Chính phủ Anh cố tình che đậy việc quân đội thu hồi một con tàu vũ trụ gặp nạn, vài tờ báo lá cải đã gọi đùa đây là "Sự kiện Roswelsh".
Bằng chứng khoa học chỉ ra rằng sự kiện này do một cơn động đất tạo ra kết hợp với những vụ nhìn thấy một quả thiên thạch sáng rực được quan sát rộng rãi trên khắp xứ Wales và miền Bắc nước Anh vào thời điểm đó.
Tài liệu xếp loại mật của Bộ Quốc phòng cũng cho thấy biến cố này là do tác động tổng hợp của động đất và thiên thạch. Viện Khoa học Địa chất (nay là Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh) báo cáo rằng họ ghi nhận một trận động đất mạnh 3,5 độ Richter xảy ra vào lúc 8 giờ 38 phút tối đêm đó trên một khu vực rộng lớn ở phía bắc xứ Wales và đến tận Formby ở Anh - cách Liverpool chừng 13 dặm về phía bắc. Cơ quan này chưa xác định ngay lập tức đây là một trận động đất, do đó phía cảnh sát đã phải tiến hành điều tra vụ việc. Tuy vậy, mức độ của cú sốc lớn đến mức xảy ra do một vụ tai nạn máy bay thì miệng hố tạo ra đủ lớn để có thể dễ dàng nhìn thấy hiện tượng này. Luồng sáng bất thường theo như báo cáo cho thấy có thể đây chỉ đơn giản là sao băng, nhưng cũng có thể bao gồm hiện tượng mà giới khoa học gọi là ánh sáng động đất.
Ảnh hưởng văn hóa
Trường hợp này là chủ đề của một phân đoạn trên chương trình The One Show của BBC1 vào ngày 2 tháng 3 năm 2021.
Một tập phim thuộc bộ phim dài tập Ancient Aliens năm 2017 đã suy đoán rằng có UFO bị rơi tại Berwyn và mảnh vỡ của nó có khả năng được đưa đến căn cứ Rudloe Manor.
Tham khảo
Liên kết ngoài
MOD phản hồi về sự kiện này
Hồ sơ Lưu trữ Quốc gia niêm yết AIR 2/18873 và AIR 2/18874 liên quan đến sự kiện này
Phim tài liệu của Richard D. Hall bao gồm những lần khám phá và phỏng vấn cư dân địa phương
Wales năm 1974
Sự kiện UFO
Hiện tượng quan sát thấy UFO
Hiện tượng liên quan đến UFO
Hiện tượng quan sát thấy UFO ở Wales
Thuyết âm mưu ở Vương quốc Liên hiệp Anh
Sự kiện tháng 1 năm 1974 ở Vương quốc Liên hiệp Anh | wiki |
Bes (hoặc Bisu, Aha) là một vị thần lùn trong tôn giáo Ai Cập cổ đại. Ông vừa là thần chiến tranh, bảo trợ các pharaoh ra trận, vừa là thần sinh đẻ, tình dục và có liên quan đến âm nhạc và vũ hội. Tuy không được thờ cúng chính thức nhưng hình ảnh của ông lại xuất hiện rất nhiều trên các vật dụng trong gia đình, vì thế Bes cũng được xem là một vị thần của gia đình.
trái|nhỏ|296x296px|Tượng thần Bes (lưu giữ tại Bảo tàng Louvre)
Hình tượng
Bes là một vị thần có dáng vẻ hài hước. Ông được mô tả là một người đàn ông lùn, râu ria xồm xoàm, có cánh và đuôi. Ông thường đội vương miện và mặc bộ đồ da báo. Bes có vài đặc điểm giống với loài mèo (hay sư tử), bằng chứng là cái đuôi dài và khuôn mặt.
Tên của ông bắt nguồn từ "besa" của tiếng Nubia có nghĩa là mèo. Vì điều này mà Bes có mối liên hệ gần gũi với Bastet và Sekhmet.
Nguồn gốc
Người ta cho rằng Bes không phải là một thần chính gốc Ai Cập. Ông được mô tả là "đến từ vùng đất linh thiêng". Tuy nhiên, Bes vẫn được đề cập trong nhiều bản ghi chép từ thời Cựu vương quốc cho thấy ông có thể là một vị thần của người dân Ai Cập, nhưng mãi đến thời kỳ Tân vương quốc mới xuất hiện rộng rãi.
Thần thoại
nhỏ|Bes và Beset (trái) - Bảo tàng Louvre
Bes là hiện thân của cái tốt. Ông còn được gọi là "Aha", nghĩa là "người chiến đấu". Theo thần thoại thì Bes có thể hạ gục gấu hay sư tử chỉ bằng đôi tay của mình. Ông là người đã bảo vệ Ra khỏi kẻ thù của ngài. Vì vậy ông được coi là bảo vệ các pharaoh và người dân khỏi những mối nguy hiểm từ kẻ thù. Hình ảnh của thần Bes được khắc trên những thanh kiếm như để bảo vệ cho chủ nhân của chúng.
Bes cũng là vị thần bảo hộ của những sản phụ và những đứa trẻ mới sinh. Ông đã xua đuổi quỷ dữ trong căn phòng sinh nở bằng cách nhảy múa, ca hát và lắc cái trống tay của mình. Nếu một sản phụ sinh khó, người nhà sẽ đặt một bức tượng nhỏ của Bes ngay đầu nằm để cầu xin sự giúp đỡ của ông.
Những bức tượng của Bes được đặt ngay gần cửa nhà để ngăn chặn lũ quỷ quấy phá gia đình. Vào thời kỳ Tân vương quốc, những vũ công, nhạc sĩ thường xăm hình của Bes lên cơ thể. Những chiếc mặt nạ của Bes được sử dụng cho những nghệ sĩ chuyên nghiệp vào những lễ hội đặc biệt. Hình ảnh của Bes còn xuất hiện nhiều trên các bia đá và hàng ngàn những bùa hộ mệnh mang hình ảnh của ông.
Bes có vợ là Beset, đôi khi được coi là hiện thân nữ tính của ông. Bà cũng là một vị thần của sinh đẻ, âm nhạc và nhảy múa. Bes và Beset cùng xuất hiện bên cạnh thần Horus còn nhỏ tuổi tượng trưng cho sự bảo vệ của hai người đối với những đứa trẻ.
Bes cũng được tôn sùng tại Phoenicia và vương quốc Síp xưa kia, trong khi Beset trở nên quen thuộc đối với nền văn minh Minos.
Chú thích
Nam thần Ai Cập | wiki |
Kep (hay Kaeb tiếng Khmer:កែប, nghĩa đen là "Yên ngựa") là tỉnh nhỏ nhất của Campuchia, với diện tích chỉ 336 km² và dân số 40.280 người vào năm 2008. Kep cùng với Pailin, Sihanoukville và Tboung Khmum là những tỉnh mới nhất của Campuchia theo Sắc lệnh Hoàng gia ngày 22/11/2008, chuyển Thành phố trực thuộc trung ương Kep thành tỉnh Kep cũng như điều chỉnh địa giới của một số tỉnh , vùng đất này còn được gọi là Quảng Biên trong lịch sử Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn.
Kep có 2 quận, cách biên giới Việt Nam vài km.
Lịch sử
Vào thời nhà Nguyễn Việt Nam, Kep thuộc phủ Quảng Biên (tên chữ Hán 廣邊, phủ lỵ đặt tại đây) của tỉnh Hà Tiên.
Theo Đại Nam nhất thống chí: Ở phía tây bắc huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên, cách huyện này 20 dặm ta, giáp với phủ cũ Quảng Biên có núi Bạch Mã (白馬山) dài rộng bao la với rừng hoang vắng. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), nhà Nguyễn lấy đất Cần Bột (Kampot), Hương Úc (香墺, Kampong Som tức Sihanoukville) đặt làm các phủ Quảng Biên và Khai Biên. Năm 1837, lại giáng phủ Khai Biên xuống thành huyện và đặt thêm huyện Kim Trường (sau là Vĩnh Trường), các huyện này đều thuộc phủ Quảng Biên tỉnh Hà Tiên nhà Nguyễn.
Theo Lịch sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam: Tháng 2 năm 1842, quân Xiêm lại tăng cường hải quân, đến gần Cần Vọt (Quảng Biên, Kampot), rồi kéo tới Bạch Mã (Kép) với ý định chiếm Lư Khê (Rạch Vược, phía Nam Hà Tiên) và chiếm Tô Môn (cửa Đông Hồ, bên cạnh núi Tô Châu) để bao vây Hà Tiên. Xiêm kéo mấy vạn binh tràn vùng kênh Vĩnh Tế, quân Việt chống đỡ không kịp. Cánh quân chánh của Xiêm đánh từ bờ biển vịnh Xiêm La qua theo đường Hà Tiên, chớ không từ Nam Vang mà thọc xuống theo sông Tiền như mấy lần trước.
Diện tích: 336 km², dân số: 28.660 người, mật độ dân số: 85,3 người/km².
Kep có một thời nổi tiếng là nơi nghỉ mát miền biển của Campuchia nhưng sau đã suy tàn vì thiếu tu sửa. Nhiều biệt thự ở Kep bị bỏ hoang chỉ còn chút dư hương thời vàng son. Dọc bờ biển có con đường rộng rãi cho khách đi dạo hóng mát, bố trí những pho tượng lớn nhưng lạc lõng vô vị. Trước kia quốc vương Campuchia có cho xây biệt cung nhìn ra biển nhưng nay cũng bỏ trống không.
Kep có đường tốt tráng nhựa đi Kampot.
Bãi biển ở Kep thường là bãi tràm ngập hay sỏi đá chứ không có cát trắng như Sihanoukville. Tuy nhiên cách Kep chỉ một chuyến đò là đảo Thỏ.
Gần đây thị xã Kep có vẻ hồi sinh với một số nhà nghỉ mát cùng những khách sạn hạng sang được xây cất. Đặc sản Kep là đồ biển, vừa ngon lại rẻ. Hấp dẫn nhất là món cua.
Các quận:
2301 Damnak Chang'aeur
2302 Kep
Ảnh
Tham khảo
Bản đồ hành chính thành phố Kep.
Vịnh Thái Lan
Tỉnh của Campuchia | wiki |
Sekheperenre là một pharaon của Ai Cập thuộc vương triều thứ 14 trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai. Theo các nhà Ai Cập học Kim Ryholt và Darrell Baker, Sekheperenre là vị vua thứ 22 của vương triều này; Mặt khác, Jürgen von Beckerath lại coi ông là vị vua thứ 17.
Vì là một vị vua của vương triều thứ 14, Sekheperenre sẽ cai trị toàn bộ phía đông đồng bằng châu thổ sông Nile từ Avaris và có thể là cả khu vực phía tây đồng bằng châu thổ.
Chứng thực
Cùng với Nehesy, Nebsenre và Merdjefare, Sekheperenre là một trong số bốn vị pharaon của vương triều thứ 14 được chứng thực ngoài cuộn giấy cói Turin, một bản danh sách vua được biên soạn vào đầu thời đại Ramesses. Thực vậy, Sekheperenre được chứng thực bởi một con dấu duy nhất có tên của ông. Con dấu không rõ lai lịch này được A. S. Hunt quyên tặng cho bảo tàng Ashmolean và hiện đang được trưng bày tại đây.
Vị trí trong biên niên sử
Vị trí tương đối của Sekheperenre nằm trong vương triều thứ 14 có phần chắc chắn nhờ vào cuộn giấy cói Turin, mà đề cập tới ông ở cột thứ 9, hàng thứ 16 (Gardiner mục 8.16). Theo lần đọc gần đây nhất của Ryholt đối với cuộn giấy này, Sekheperenre đã trị vì 2 tháng và 1 tới 5 ngày. Trong một nghiên cứu tường tận trước đó đối với cuộn giấy cói Turin, Alan Gardiner đã đọc độ dài triều đại của Sekheperenre là 2 năm, nhưng Ryholt đã xác minh lại rằng số năm quy cho Sekheperenre trên cuộn giấy cói này là số không Sekheperenre đã kế vị một vị vua có tên đã bị mất một phần là "[...]re" và được kế vị bởi Djedkherewre.
Con dấu này có một hoa văn hình vòng xoắn, vốn phổ biến trong các vương triều từ thứ 12 tới 14 và cấu trúc hình học của con dấu này có thể được sử dụng để cung cấp bằng chứng cho việc xác minh vị trí và niên đại của Sekheperenre.
Đối lập với điều này, vị trí chắc chắn của Sekheperenre trong biên niên sử lại đang được tranh luận. Theo các nhà Ai Cập học Kim Ryholt và Darrell Baker, Sekheperenre là vị vua thứ 22 của vương triều thứ 14. Tuy nhiên việc phục dựng lại giai đoạn đầu vương triều thứ 14 của Ryholt lại gây ra sự tranh cãi và những học giả khác như là Manfred Bietak và Jürgen von Beckerath, tin rằng vương triều này đã bắt đầu sớm hơn trước triều đại của Nehesy vào khoảng năm 1710 hơn là vào khoảng năm 1805 TCN theo như đề xuất của Ryholt. Trong trường hợp này,Sekheperenre sẽ chỉ là vị vua thứ 17 của vương triều này
Chú thích
Pharaon Vương triều thứ Mười bốn của Ai Cập | wiki |
Trần Tiểu Xuân (tên tiếng Anh là Jordan Chan, sinh ngày 8 tháng 7 năm 1967) là một nam diễn viên kiêm ca sĩ người Hồng Kông.
Thân thế sự nghiệp
Anh sinh ra tại Huệ Châu, Quảng Đông. Năm 1985, sau khi tốt nghiệp Khoa Vũ đạo của đài truyền hình TVB, anh chính thức trở thành diễn viên múa. Sau đó anh được nhà quản lý Hứa Nguyện tuyển làm ca sĩ, cùng với Tạ Thiên Hoa và Chu Vĩnh Đường hợp thành nhóm nhạc Phong Hỏa Hải. Tuy không có ngoại hình bắt mắt, họ chinh phục được khán giả bằng những điệu múa điêu luyện và đẹp mắt. Tuy nhiên, Phong Hỏa Hải không tránh khỏi quy luật khắc nghiệt ở các nhóm nhạc, ban nhạc tan rã, các thành viên mỗi người 1 ngả.
Năm 1994, anh có bộ phim đầu tay Twenty Something. Trần Tiểu Xuân kể từ đó đã nhận được một số đề cử tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông: hai đề cử cho vai diễn trong Kim chi ngọc diệp (1994) và một đề cử trong Heaven Can't Wait (1995) và Đội xung phong (Big Bullet, 1996). Với Người trong giang hồ năm 1996, Trần Tiểu Xuân khẳng định mình là trụ cột của bộ ba trong phim. Bộ phim này đã thành công rực rỡ, dẫn đến chín phần tiếp theo và phần phụ trước khi loạt phim kết thúc vào năm 2000. Năm 1998, TVB đã quyết định thực hiện lại bộ phim Lộc đỉnh Ký lần thứ hai và Trần Tiểu Xuân được mời đảm nhận vai chính Vi Tiểu Bảo, đến sau này khán giả vẫn hay nhắc về vai diễn xuất sắc này của anh. Năm 2005, Trần Tiểu Xuân đóng vai chính cùng Châu Kiệt Luân với vai Kyoichi Sudo trong phim Khúc cua quyết định.
Về mặt âm nhạc, Trần Tiểu Xuân được biết như là người mang hương vị Hip hop đến cho Nhạc đàn Hồng Kông Cantopop. Với những bài hát phát hành vào khoảng năm 2002, anh ấy đã rap và thêm nhịp điệu Hip hop vào âm nhạc của mình. Phong cách Hip hop đã mang đến cho anh ấy những fan hâm mộ mới, dù rằng một số người hâm mộ Hồng Kông đã buộc tội anh ấy là hành động “đen”. Anh ấy tiếp tục kết hợp R&B và Hip hop vào âm nhạc của mình ngày nay.
Trần Tiểu Xuân đã thêm một số câu thoại tiếng Khách Gia trong một số tác phẩm của anh ấy. Anh ấy là ca sĩ đầu tiên đưa câu hát tiếng Khách Gia vào một bài hát tiếng Quan Thoại, "Heartless You" (算 你 恨) năm 2003.
Ở tuổi 54, Trần Tiểu Xuân đắt show thực tế, quảng cáo. Chương trình "Anh trai vượt mọi chông gai" mà anh tham gia cùng 30 nghệ sĩ nam khác như Trương Trí Lâm, Triệu Văn Trác, Tạ Thiên Hoa, Lâm Hiểu Phong, Lương Hán Văn,... Mango TV (Trung Quốc) từ tháng 8/2021. Nhờ được khán giả hưởng ứng lớn, năm tài tử tiếp tục ghi hình show thực tế mới, đắt show quảng cáo, sự kiện.
Đời tư
Trần Tiểu Xuân kết hôn với nữ diễn viên Ứng Thể Nhi (Cherrie Ying) vào Ngày lễ tình nhân, 14 tháng 2 năm 2010, tại Little White Wedding Chapel ở Las Vegas. Năm 2013, cặp đôi có đứa con trai đầu lòng, tên là Jasper (hay Tiểu Xuân Tử). Trần Tiểu Xuân và Jasper từng tham gia truyền hình Bố ơi mình đi đâu thế? mùa 5. Năm 2020, Trần Tiểu Xuân chào đón đứa con thứ 2.
Giải thưởng
Năm 1994: Giải nhất nhóm nhạc triển vọng (nhóm Phong Hỏa Hải - Đài truyền hình Thương Nghiệp; Giải 3 nhóm nhạc triển vọng - Ca khúc thịnh hành do JVC Hồng Kông tổ chức.
Năm 1997: Giải 3 giọng ca triển vọng - Đài truyền hình Thương Nghiệp; Ca sĩ triển vọng Hải ngoại - Liên hoan ca nhạc Động cảm 321 âm nhạc.
Danh sách phim
Chương trình khác
2014 Cuộc đua kỳ thú phiên bản Trung Quốc - Mùa 1
2016 Beat the Champions - Mùa 1 (Tập 7)
2016 Ngày chủ nhật tươi mới (Tập 10)
2017 Bố ơi mình đi đâu thế? - Mùa 5
2019 Cùng nhau xuất phát! / Let's go
2020 Bài hát của chúng ta mùa 2 / Our songs 2
2021 Anh trai vượt mọi chông gai / Call me by fire
2021 Định nghĩa / Definition (Tập 5, 6)
Albums
Big Event (1997)
Love Wife (1998)
Everyone Loves Jordan Chan (1998)
Picture Book (1999)
Mega Star Jordan Chan (1999)
Top Boyfriend (2000)
Amazing Ending Complication (2000)
Embrace (2001)
Heartbroken King EP (2002)
That's Mine (2002)
Heartless You (2003)
Night Life New Songs +Compilation (2003)
Black Hole (2004)
Compete (2006)
Sing Jordan 10 Years New Songs + Compilation (2006)
Exclusive Memory (2008)
Anh Hùng Trần Chân (2012)
Tham khảo
Liên kết ngoài
https://mydramalist.com/people/2684-jordan-chan
Jordan album lyrics and pics
Ca sĩ Hồng Kông
Sinh năm 1967
Nhân vật còn sống
Diễn viên của TVB
Nam diễn viên điện ảnh Hồng Kông
Diễn viên Hồng Kông
Diễn viên truyền hình Hồng Kông | wiki |
“Sống là hành động, thơ cũng hành động. Với Tố Hữu thơ còn chính là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng, của sự sống” (Đặng Thai Mai). Đó có thể xem là bí quyết thành công của thơ Tố Hữu và đó cũng là cuội nguồn sâu xa tạo nên phong cách đặc sắc trong thơ Tố Hữu.
Tố Hữu được văn học Việt Nam nói là nhà thơ trữ tình chính trị, đồng thời là một chiến sỹ cách mang. Vì vậy, đối với ông, thơ trước hết phải là phương tiện đắc lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị được hình thành trong từng gian đoạn lịch sử khác nhau. Với ông thơ chính trị đã trở thành thơ trữ tình sâu sắc.
Dường như nhà thơ Tố Hữu ít nói đến đời tư, đời thương. Và những vấn đề đời sống như đã được nhà thơ đề cập đến chủ yếu trên phương diện chính trị. Trong thơ ca của ông ca ngợi lý tưởng cộng sản, biểu dương những tình cảm cách mạng, ca ngợi nhân dân, ca ngợi đất nước. Những vấn đề chính trị ấy trở thành nguồn cảm hứng, nguồn cảm xúc chân thật, sâu xa và thành lẽ sống niềm tin… Bởi vậy với Tố Hữu chính trị trở thành cái riêng tư và được nhà thơ diễn đạt bằng ngon ngữ tâm tình, ngôn ngữ của tình yêu, tình mẹ con, tình bạn bè một cách tự nhiên không gượng ép.
Có thể nói bao trùm trong thơ Tố Hữu là vấn đề lý tưởng, vấn đề lẽ sống: lễ sống cách mạng, lẽ sống cộng sản “Tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay là kể chuyện người, với Tố Hữu, cũng chỉ được nói cho được cái lý tưởng ấy mà thôi”.
Trước cách mạng tháng tám nhà thơ khẳng định lẽ sống của con người là con đường cách mạng. Đó là con đường duy nhất có thể giải thoát cho mọi số phận cá nhân, khỏi cảnh áp bức, đọa đầy đau khổ ” Như những con tàu”, “Những người không chết”, “Trăng trối”, “Con cá chột nưa”, “Tư ấy”.
Từ “Việt Bắc” trở đi Tố Hữu thường chủ yếu đặt vấn đề lẽ sống của dân tộc, và tiếp đó là mối quan hệ giữa dân tộc và thời đại.
Đi liền với lẽ sống là những tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng: Niềm say mê lý tưởng, tình đồng chí, lòng yêu mến nhân dân, của quên hương và đất nước, ân nghĩa của cách mạng, của Đảng lãnh tụ, Tình cảm quốc tế “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “30 năm đời ta với Đảng”, Mẹ Tơm”, Nước Non”… “Sáng tháng năm” “Bác ơi”, Miền Nam”…”Một nhành xuân”… Thơ Tố Hữu ở những bài hay nhất thường là có sự kết hợp cả ba chủ đề lẽ sống lớn, niềm vui lớn và ân tình cách mạng như các tác phẩm “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Mẹ Tơm”, “Bác ơi”, “30 năm đời ta với Đảng”…
Thơ Tố Hữu giai đoạn sau cách mạng tính chất sử thi. Chủ yếu đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịc sử và có tính chất toàn dân. Có thể nói cái “tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu chính là từ trong buổi đầu là cái “tôi” chiến sỹ, rồi đến cái “tôi” công dân, về sau là cái “tôi” nhân dân, dân tộc, cách mạng được thể hiện qua thi phẩm “Ta đi với”, “Việt Bắc”. Nhiều bài thơ “Xuân trong gió lộng” và các bài thơ khác trong “Ra trận”… Nhân vật trữ tình của Tố Hữu là những con người đại diện cho những phẩm chất dân tộc, thẩm chí mang tầm vóc lịch sử, thời đại: Hình tượng anh giải phóng quân, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, Mẹ Suốt…
Cảm hứng trong thơ của Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không hề là cảm hứng thế sự, đời tư như nhiều người vẫn nói. Có thể nói nổi bật lên trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh dân tộc, cộng đồng chứ không phải vấn đề số phận cá nhân. Nói đúng hơn số phận cá nhân hòa vào số phận dân tộc, cộng đồng.
Về mặt nghệ thuật Tố Hữu dạt dào cảm hứng lãng mạng. Thơ Tố Hữu luôn luôn dạt dào cảm hứng lãng mạng hướng về lý tưởng cộng sản và tương lai xã hội chủ nghĩa. Thơ Tố Hữu như thể hiện cuộc sống bằng cảm quan ấy, thế giới hình tượng trong thơ Tố Hữu là thế giới của cái cao cả, cái lý tưởng của ánh sáng, gió lộng, niềm tin.
Tố Hữu ngoài nội dung tư tưởng hướng về quần chúng thì trong thơ ông còn có giọng điệu rất đẽ nhận ra đó là giọng điệu tâm tình, là tiếng nói của tình thương mến. Quan niệm thật độc đáo của Tố Hữu về thơ “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”.
Nghệ thuật thơ của Tố Hữu cũng rất đậm đà dân tộc. Tính dân tộc trong thơ ông còn được thể hiện ở thế giới hình tượng, phong cảnh quê hương, đất nước thân thuộc, ở hình ảnh con người rất đỗi Việt Nam. Tính dân tộc còn thể hiện ở việc Tố Hữu sử dụng các thể thơ mang đậm tính chất truyền thống dân tộc như: Lục bát(các bài thơ “Việt Bắc”, “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, “Nước non ngàn dặm”…. Thật dễ nhận thấy trong thơ ông có sự kết hợp cả giọng thơ cổ điển và dân gian thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng mà gốc dễ truyền thống, tinh thầm dân tộc, làm phong phú cho thể thơ lục bát của dân tộc Việt Nam ta:thể thơ 7 chữ của Tố Hữu “Quê mẹ”, “Mẹ Tơm”, ” Theo chân Bác”, trang trọng, có màu sắc cổ điển nhưng vẫn biến hóa linh hoạt, diễn tả được nhiều trạng thái cảm xúc. | vanhoc |
-3,7-dimethyl-1,2,3,7,8,8a-hexahydronaphthalen-1-yl 2,2-dimethylbutanoate|image=Simvastatin.svg|width=200|image2=Simvastatin3Dan.gif|width2=200
|pronounce=|tradename=Zocor, khác|Drugs.com=|MedlinePlus=a692030|licence_US=Simvastatin|pregnancy_AU=D|pregnancy_US=X|licence_EU=yes|legal_AU=S4|legal_UK=P|legal_UK_comment=khi ≤10 mg/ngày, POM khi >10 mg/ngày.|legal_US=Rx-only|routes_of_administration=đường uống
|bioavailability=5%|protein_bound=95%|metabolism=Gan (CYP3A4)|elimination_half-life=2 giờ với simvastatin và 1.9 giờ với acid simvastatin|excretion=Thận 13%, phân 60%
|IUPHAR_ligand=2955|CAS_number_Ref=|CAS_number=79902-63-9|ATC_prefix=C10|ATC_suffix=AA01|PubChem=54454|DrugBank_Ref=|DrugBank=DB00641|ChemSpiderID_Ref=|ChemSpiderID=49179|UNII_Ref=|UNII=AGG2FN16EV|KEGG_Ref=|KEGG=D00434|ChEBI_Ref=|ChEBI=9150|ChEMBL_Ref=|ChEMBL=1064
|C=25|H=38|O=5|molecular_weight=418.566 g/mol|smiles=O=C(O[C@@H]1[C@H]3C(=C/[C@H](C)C1)\C=C/[C@@H]([C@@H]3CC[C@H]2OC(=O)C[C@H](O)C2)C)C(C)(C)CC|StdInChI_Ref=|StdInChI=1S/C25H38O5/c1-6-25(4,5)24(28)30-21-12-15(2)11-17-8-7-16(3)20(23(17)21)10-9-19-13-18(26)14-22(27)29-19/h7-8,11,15-16,18-21,23,26H,6,9-10,12-14H2,1-5H3/t15-,16-,18+,19+,20-,21-,23-/m0/s1|StdInChIKey_Ref=|StdInChIKey=RYMZZMVNJRMUDD-HGQWONQESA-N}}Simvastatin, được bán dưới tên thương mại Zocor và những tên khác, là một loại thuốc giúp hạ mỡ máu. Thuốc được sử dụng kểt hợp cùng với tập thể dục, chế độ ăn uống và giảm cân để giảm mức lipid (chất béo) máu cao. Thuốc cũng được sử dụng để giảm nguy cơ bệnh tim ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Thuốc được dùng qua đường uống.
Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm suy nhược cơ, các vấn đề về gan và tăng lượng đường trong máu. Các tác dụng phụ thường gặp có thể có như táo bón, đau đầu và buồn nôn. Việc giảm liều có thể cần thiết ở những người có vấn đề về thận. Có bằng chứng về tác hại đối với thai nhi nếu sử dụng thuốc trong khi mang thai và không nên dùng thuốc cho những người đang cho con bú. Đây là một thuốc thuộc nhóm statin và hoạt động bằng cách giảm sản xuất cholesterol của gan.
Simvastatin được phát triển bởi Merck và được đưa vào sử dụng y tế vào năm 1992. Thuốc nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế. Thuốc có sẵn dưới dạng thuốc gốc. Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là 0,01 - 0,12 USD/ngày tính đến năm 2014. Tại Hoa Kỳ, chi phí là từ 0,50 đô la đến 1,00 đô la mỗi ngày. Simvastatin được chiết xuất từ nấm Aspergillus terreus.
Chú thích
Thuốc thiết yếu của WHO
RTT | wiki |
Giàng Páo Mỷ (sinh ngày 22 tháng 12 năm 1963) là một nữ chính trị gia người Việt Nam, dân tộc H'Mông. Bà hiện là Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu, đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Bà đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Lai Châu gồm có các huyện: Phong Thổ, Mường Tè, Sìn Hồ và Nậm Nhùn. Bà từng là Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, khóa XIII tỉnh Lai Châu. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, bà là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu.
Xuất thân
Giàng Páo Mỷ quê quán ở xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Bà hiện cư trú ở Tổ 22, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Giáo dục
Giáo dục phổ thông: 12/12
Đại học An ninh
Cao cấp lí luận chính trị
Sự nghiệp
Bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 20/11/1998.
Bà từng giữ các chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Phong Thổ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Tam Đường, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu.
Bà từng là đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 1999-2004.
Năm 2008, bà được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu thay ông Lỳ Khai Phà nghỉ hưu.
Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII (2007-2011), 13 (2011-2016) tỉnh Lai Châu .
Khi ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV vào tháng 5 năm 2016 bà đang là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu, làm việc ở Văn phòng tỉnh ủy Lai Châu, có bằng cao cấp lí luận chính trị.
Bà đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Lai Châu gồm có các huyện: Phong Thổ, Mường Tè, Sìn Hồ và Nậm Nhùn, được 110.474 phiếu, đạt tỷ lệ 86,94% số phiếu hợp lệ.
Ngày 10/9/2018, Tỉnh ủy Lai Châu tổ chức Lễ công bố các quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ chuẩn y đồng chí Giàng Páo Mỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2015-2020.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021
Tham khảo
Liên kết ngoài
Người Lai Châu
Người H'Mông
Sống tại Lai Châu
Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV
Nữ Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Lai Châu
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII
Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII Lai Châu
Người họ Giàng tại Việt Nam
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV
Bí thư Tỉnh ủy Việt Nam nhiệm kì 2015–2020
Bí thư Tỉnh ủy Việt Nam nhiệm kì 2020–2025 | wiki |
Truyền thuyết về Quán Tiên là một bộ phim điện ảnh Việt Nam năm 2019
Lịch sử
Bộ phim thuộc thể loại tâm lý chiến tranh do Đinh Tuấn Vũ đạo diễn và Nguyễn Thị Hồng Ngát biên tập kiêm giám đốc sản xuất. Kịch bản được chắp bút bởi Đoàn Tuấn và Xuân Thiều, dựa trên truyện ngắn cùng tên của nhà văn Xuân Thiều. Phim có sự tham gia của các diễn viên Đỗ Thúy Hằng, Hồ Minh Khuê, Hoàng Mai Anh. Lấy bối cảnh vào thời Chiến tranh Việt Nam, phim kể về ba nữ thanh niên xung phong Mùi, Phượng và Tuyết Lan ở Quán Tiên. Bộ phim khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 22 tháng 5 năm 2020.
Nội dung
Trong một hang động kỳ lạ giữa rừng già, có ba cô thanh niên xung phong xinh đẹp được giao nhiệm vụ đặc biệt trong khung cảnh bom đạn khốc liệt và sự chết chóc cùng sự xuất hiện của một con vượn đầy bí ẩn.
Mùi (Thúy Hằng), Tuyết Lan (Hoàng Mai Anh) và Phượng (Hồ Minh Khuê) sống trong một hang động trong rừng tại cao điểm của tuyến đường Trường Sơn, ngày ngày tiếp đón các anh lính tới nghỉ chân nên nơi đó còn được gọi là "quán Tiên".
Mùi đã kết hôn nhưng chỉ được ở cùng chồng 3 ngày rồi cách biệt suốt 5 năm trời mà không có một dòng tin. Dù vậy, hình ảnh chồng luôn trong tâm trí của Mùi và niềm tin, tình yêu của cô luôn mạnh mẽ, chiến thắng mọi gian khổ, đau đớn trong cuộc chiến. Lan là cô gái giàu bản năng, khát khao yêu thương nội tâm vô cùng phức tạp. Khi thì Lan mạnh mẽ, hồn nhiên, hài hước, có lúc lại yếu đuối, bi thương, thậm chí đôi khi bản năng chiến thắng lý trí khiến Lan có những biểu hiện bất thường. Còn Phượng - cô em út trong trẻo, mộc mạc, đầy hài hước.
Diễn xuất
Đỗ Thúy Hằng vai Mùi
Hồ Minh Khuê vai Phượng
Hoàng Mai Anh vai Tuyết Lan
Trần Việt Hoàng vai Thiệt
Leo Nguyễn vai Ku Xê
Lê Hoàng Long vai Quỳnh
Vinh danh
Xem thêm
Người sót lại của rừng cười
Ngã ba Đồng Lộc
Tham khảo
Truyền thuyết về Quán Tiên - Tiếng cười điên loạn và cơn ám dục - Hà Thủy Nguyên (BookHunter) // 02-06-2020
Phim Việt Nam
Phim độc lập Việt Nam
Phim về chiến tranh Việt Nam
Phim về tình dục
Phim hiện thực huyền ảo
Phim dựa theo tác phẩm
Phim năm 2020
Phim giành giải Cánh diều bạc
Phim giành giải Bông sen bạc | wiki |
"Tim McGraw" là một bài hát của nữ ca sĩ kiêm sáng tác âm nhạc người Mỹ Taylor Swift. Bài hát được viết bởi Taylor Swift và Liz Rose. Bài hát được phát hành vào ngày 19 tháng 6 năm 2006 bởi hãng thu âm Big Machine. Đây là đĩa đơn đầu tay của Taylor Swift và là đĩa đơn đầu tiên từ album Taylor Swift (2006). Được sản xuất bởi Nathan Chapman, "Tim McGraw" là một bản country kết hợp với các yếu tố của alternative rock và hip hop, trong đó sử dụng nhiều nhạc cụ như đàn guitar 12 dây, tiếng fiddles, trống và banjo, với nội dung đề cập đến một mối tình lãng mạn thời trung học của Swift nhưng lại đột ngột kết thúc trong tiếc nuối.
Sau khi phát hành, "Tim McGraw" đã nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc. Đĩa đơn là bài hát đầu tiên của Swift lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Hoa Kỳ tại vị trí thứ 40. Trên bảng xếp hạng Hot Country Songs, bài hát đạt vị trí thứ 6. Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) đã trao chứng nhận bạch kim kép cho bài hát.
Video âm nhạc của "Tim McGraw" do Trey Fanjoy đạo diễn bao gồm những cảnh quay hồi tưởng về mối tình của Swift, trong đó có cảnh Swift nằm trên bờ hồ. Swift đã biểu diễn "Tim McGraw" mở màn cho các ca sĩ đồng quê khác vào năm 2006 và 2007, đồng thời đưa nó vào danh sách bài hát cố định cho chuyến lưu diễn đầu tiên của cô, Fearless Tour (2009–10).
Bảng xếp hạng
Chú thích
Bài hát của Taylor Swift
Đĩa đơn năm 2006
Đĩa đơn đầu tay
Đĩa đơn của hãng Big Machine Records
Bài hát viết bởi Taylor Swift
Bài hát năm 2006
Country ballad | wiki |
là một nhóm các yêu sách được đưa ra trong suốt Thế chiến I bởi Đế chế Nhật Bản dưới quyền Thủ tướng Ōkuma Shigenobu gửi tới chính phủ Trung Hoa Dân quốc vào ngày 8 tháng 1 năm 1915. Những yêu cầu sẽ mở rộng nhiều sự kiểm soát của Nhật Bản lên Mãn Châu và nền kinh tế Trung Quốc, đã bị phản đối bởi Anh và Hoa Kỳ. Trong thỏa thuận cuối cùng Nhật Bản đã đạt được không đáng kể nhưng mất nhiều uy thế và lòng tin của Anh và Hoa Kỳ.
Quần chúng Trung Quốc đã phản ứng bằng cách tự phát tẩy chay hàng hóa Nhật Bản; xuất khẩu của Nhật Bản tới Trung Quốc giảm 40%. Nước Anh bị xúc phạm và không còn lòng tin với Nhật như một đối tác. Trong khi Thế chiến I đang xảy ra, vị thế của Nhật đã mạnh và Anh yếu đi. Tuy nhiên, Anh (và Hoa Kỳ) đã ép Nhật bỏ yêu sách thứ 5 mà có thể cho Nhật một phạm vi rộng lớn của việc quản lý trên toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc và đã kết thúc Chính sách Mở cửa. Nhật Bản và Trung Quốc đã đạt được một loạt các thỏa thuận mà 4 bộ mục tiêu đầu tiên đã được phê chuẩn vào 25 tháng 5 năm 1915.
Tham khảo
Thư mục
Akagi, Roy Hidemichi. Japan Foreign Relations 1542–1936 (1936) pp 332–364.online
Bix, Herbert P. "Japanese Imperialism and the Manchurian Economy, 1900–31." China Quarterly (1972): 425–443 online
Clubb, O. Edmund. 20th century China (1965) online pp 52–55. 86
Davis, Clarence B. "Limits of Effacement: Britain and the Problem of American Cooperation and Competition in China, 1915–1917." Pacific Historical Review (1979): 47–63.
Dickinson, Frederick R. War and national reinvention: Japan in the Great War, 1914–1919 (Harvard U. Asia Center, Vol. 177. 1999)
Dull, Paul S. “Count Kato Komei and the Twenty-One Demands.” Pacific Historical Review 19#2 (1950), pp. 151–161. online
Duus, Peter et al. eds. The Japanese informal empire in China, 1895–1937 (1989) online
Gowen, Robert Joseph. "Great Britain and the Twenty-One Demands of 1915: Cooperation versus Effacement," Journal of Modern History (1971) 43#1 pp. 76–106 in JSTOR
Griswold, A. Whitney. The Far Eastern Policy of the United States (1938)
Hinsley, F. H. ed. British Foreign Policy under Sir Edward Grey (1977) pp 452–465.
Jansen, Marius B. "Yawata, Hanyehping, and the twenty-one demands," Pacific Historical Review(1954) 23#1 pp 31–48.
LaFeber, Walter. The Clash: US-Japanese Relations Throughout History (1998) pp 106–16.
Link, Arthur S. Wilson, Volume III: The Struggle for Neutrality, 1914–1915 (1960) pp 267–308, on the American role.
Luo, Zhitian. "National humiliation and national assertion-The Chinese response to the twenty-one demands" Modern Asian Studies (1993) 27#2 pp 297–319 online.
Narangoa, Li. "Japanese Geopolitics and the Mongol Lands, 1915–1945," European Journal of East Asian Studies (2004) 3#1 pp 45–67
Nish, Ian Hill. Japanese foreign policy, 1869–1942: Kasumigaseki to Miyakezaka (1977).
Wood, G. Zay. The twenty-one demands, Japan versus China (1921) online
Quan hệ Nhật Bản–Trung Quốc
Nhật Bản năm 1915
Trung Quốc năm 1915
Quan hệ quốc tế năm 1915
Hiệp ước của Đế quốc Nhật Bản
Hiệp ước bất bình đẳng
Chủ nghĩa quân phiệt ở Trung Hoa Dân Quốc | wiki |
Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Mặt trời mọc ở đằng…tây! – Tiếng Việt 3
Hướng dẫn
Mặt trời mọc ở đằng…tây!
Thi hào Nga Pu-skin giỏi ứng tác thơ từ nhỏ. Có lần, trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc. Anh bạn này nghĩ mãi mới ra một câu:
Mặt trời mới mọc ở đằng tây…
Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá. Ai chẳng biết đằng tây!à phía mặt trời lặn.
Thầy giáo bảo Pu-skin tìm cách chữa cho bạn. Pu-skin liền đứng dậy đọc tiếp:
… Thiên hạ ngạc nhiên chuyện lạ này,
Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi:
“Thức dậy hay là ngủ nữa đây?”
Thế là tránh được điều vô lí, mà bốn câu lại hợp thành một bài thơ ngộ nghĩnh. Sau đó ít lâu, bài thơ được đăng trên báo Người đưa tin châu Ầu với đầu đề Gửi bạn làm thơ. Bạn bè trong lớp vô cùng hãnh diện về nhà thơ của lớp mình.
Theo Chuyện làng văn
Cách đọc
Đọc giọng vui, thể hiện sự bất ngờ và ngộ nghĩnh của bài thơ.
Câu đầu đọc chậm, nhấn mạnh từng tiếng để cảm nhận rõ sự vô lí về nội dung câu thơ ; ba câu tiếp đọc nhanh thể hiện tài ứng phó nhanh của Pu-skin.
Gợi ý cảm thụ
Câu thơ của người bạn cùng lớp nghe nực cười vì cái ý “mặt trời mọc ở đằng tây”, là điều không bao giờ có, thế nhưng cách chữa của Pu-skin hoàn toàn không như thầy giáo và các bạn mong đợi (lẽ ra sửa là Mặt trời mới mọc ở đằng đông). Cậu đã dẫn dắt tiếp sự vô lí ấy ở câu thứ hai:
Thiên hạ ngạc nhiên vì lệ thường chỉ có mặt trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây, chứ làm gì có chuyên ngược lại, mặt trời mọc ở đằng tây. Hai câu 3, 4 dẫn dắt tiếp sự vô lí ấy: vì mặt trời mọc ở đằng tây nên không biết đấy là buổi sáng hay buổi chiều, bình minh hay hoàng hôn, cho nên cũng không biết là nên thức dậy hay là ngủ tiếp. Sự vô lí này khiến ta nghĩ đến những giấc mơ, những điều không giống như lệ thường, làm ta sửng sốt hoặc thích thú.
Bài thơ ngộ nghĩnh cho thấy trí tưởng tượng và tài làm thơ của Pu-skin bộc lộ từ rất sớm.
XEM THÊM BÀI ĐỐI ĐÁP VỚI VUA TẠI ĐÂY
Tags:Văn 3 | vanhoc |
Thủy điện Đăk Kar là thủy điện xây dựng trên dòng sông Đăk Kar tại vùng giáp ranh xã Đăk Sin huyện Đăk R’lấp tỉnh Đắk Nông và xã Thọ Sơn huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước, Việt Nam.
Thủy điện Đăk Kar có công suất lắp máy 12 MW với 2 tổ máy, khởi công năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2020.
Sông Đăk Kar
Sông Đăk Kar là phụ lưu của sông Đắk R' Keh trong hệ thống sông Đồng Nai, chảy ở huyện Đăk R’lấp tỉnh Đắk Nông và huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước.
Sông Đăk Kar dài 30 km, diện tích lưu vực 119 km². Sông bắt nguồn từ xã Kiến Thành , chảy hướng tây nam.
Qua xã Quảng Tín sang xã Đăk Sin thì sông là ranh giới tự nhiên cho huyện Đăk R’lấp tỉnh Đắk Nông và huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước.
Sau đó sông đổ vào sông Đắk R' Keh , và từ đó nước chảy tới sông Đồng Nai.
Sự cố
Mùa mưa lũ tháng 08/2019 đã xảy ra mưa lớn trong vùng, nước về hồ dâng cao nhưng van xả trên công trường thủy điện bị kẹt, uy hiếp làm vỡ đập. Tuy nhiên đến 10/8/2019 mưa giảm, cùng với nỗ lực dùng các biện pháp xả nước của chủ quản, nước đã giảm và sau đó sự cố kẹt van được khắc phục.
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Đăk Kar
Hệ thống sông Đồng Nai
Đăk Kar | wiki |
Giả tưởng suy đoán hay giả tưởng tự biện là một phạm trù hư cấu rộng lớn bao gồm các thể loại có một số yếu tố không tồn tại trong lịch sử được ghi lại và các hiện tượng quan sát được của vũ trụ hiện tại, bao gồm các chủ đề khác nhau lấy bối cảnh siêu nhiên, tương lai và nhiều chủ đề tưởng tượng khác. Dưới mái vòm của phạm trù này tích hợp nhiều thể loại không bị giới hạn, như khoa học viễn tưởng, kỳ ảo, kinh dị, siêu anh hùng viễn tưởng, lịch sử thay thế, utopia và dystopia viễn tưởng và siêu nhiên viễn tưởng, cũng như sự kết hợp của chúng (ví dụ: khoa học kỳ ảo).
Giả tưởng suy đoán khác hoàn toàn với các loại hư cấu khác (ví dụ như lát cắt cuộc sống) và phi hư cấu.
Lịch sử
Giả tưởng suy đoán là một phạm trù bao gồm từ các tác phẩm cổ đại cho đến cả các tác phẩm thay đổi mô hình và tân truyền thống của thế kỷ 21. Có thể nhận ra giả tưởng suy đoán trong các tác phẩm mà ý đồ của tác giả hoặc bối cảnh xã hội của các phiên bản truyện mà họ miêu tả hiện đã được biết đến, vì các nhà viết kịch Hy Lạp cổ đại như Euripides (khoảng năm 480–406 TCN) có vở kịch Medea dường như đã không được lòng khán giả Athen khi ông suy đoán một cách giả định rằng ma nữ Medea đã giết con của mình thay vì bị giết bởi những người Corinth khác sau khi bà trở nên loạn trí, và vở kịch Hippolytus, được kể theo lối tự sự bởi nhân vật Aphrodite, Nữ thần Tình yêu, bị nghi ngờ là đã làm mất lòng khán giả đương thời của ông bởi vì ông miêu tả nhân vật Phaedra quá dâm dục.
Trong thuật chép sử, cái mà ngày nay được gọi là giả tưởng suy đoán từng được gọi trước đây là "sáng kiến lịch sử", "hư cấu lịch sử", và những cái tên tương tự. Nó được ghi nhận rộng rãi trong phê bình văn học về các tác phẩm của William Shakespeare như khi ông đồng định vị Công tước Athen Theseus và Nữ hoàng A-ma-dôn Hippolyta, nàng tiên người Anh Puck và thần Cupid người La Mã xuyên thời gian và không gian đến Vùng đất thần tiên của vị vua Oberon người German vương triều Meroving, trong vở kịch Giấc mộng đêm hè.
Trong thuật chép thần thoại, khái niệm giả tưởng suy đoán còn được gọi là "mythopoesis" hoặc mythopoeia, "suy đoán viễn tưởng", thiết kế sáng tạo và thế hệ truyền miệng, có liên quan đến các tác phẩm như Chúa tể những chiếc nhẫn của J. R. R. Tolkien. Các chủ đề siêu nhiên, lịch sử thay thế và tình dục như vậy vẫn tiếp diễn trong các tác phẩm được viết trong thể loại giả tưởng suy đoán hiện đại.
Việc tạo ra giả tưởng suy đoán theo nghĩa tổng quát của lịch sử giả định, giảng giải, hoặc phi lịch sử truyền miệng được cho là thuộc về công của tác giả rõ ràng theo phong cách phi hư cấu kể từ thời kỳ đầu như Herodotus của Halicarnassus (thế kỷ 5 TCN), với tác phẩm Histories của ông, và đã được áp dụng và biên tập bởi các tác giả bách khoa thư đầu tiên như Tư Mã Thiên (khoảng 145 hoặc 135 TCN – 86 TCN), tác giả của bộ Sử ký Tư Mã Thiên.
Những ví dụ này làm nổi bật sự lưu ý rằng nhiều tác phẩm ngày nay được coi là giả tưởng suy đoán có chủ ý hoặc không chủ ý từ lâu đã in dấu thuật ngữ thể loại; khái niệm của nó theo nghĩa rộng nhất nắm bắt cả khía cạnh có ý thức và vô thức của tâm lý con người trong việc hình thành ý thức về thế giới, và hồi đáp lại nó bằng cách tạo ra các biểu hiện giàu trí tưởng tượng, sáng tạo và nghệ thuật. Những biểu hiện như vậy có thể đóng góp vào sự tiến bộ thực tiễn thông qua quan hệ nhân sinh, các phong trào xã hội và văn hóa, nghiên cứu khoa học và phát triển, và triết học khoa học.
Trong cách sử dụng tiếng Anh trong nghệ thuật và văn học từ giữa thế kỷ 20, "giả tưởng suy đoán" như một thuật ngữ thể loại thường được cho là bắt nguồn từ Robert A. Heinlein. Lần đầu tiên ông sử dụng thuật ngữ này là cho một bài xã luận trên tờ The Saturday Evening Post, ngày 8 tháng 2 năm 1947. Trong bài báo, Heinlein đã sử dụng "giả tưởng suy đoán" như một từ đồng nghĩa với "khoa học viễn tưởng"; trong một đoạn sau đó, ông tuyên bố rõ ràng rằng việc ông sử dụng thuật ngữ này không bao gồm kỳ ảo. Tuy nhiên, mặc dù Heinlein có thể đã tự mình nghĩ ra thuật ngữ này, nhưng đã có những trích dẫn trước đó: một đoạn trong Lippincott's Monthly Magazine năm 1889 đã sử dụng thuật ngữ này để nói đến Looking Backward: 2000–1887 của Edward Bellamy và các tác phẩm khác; và một trong số ra tháng 5 năm 1900 của The Bookman nói rằng Etidorhpa, The End of the Earth của John Uri Lloyd đã "tạo ra rất nhiều cuộc tranh luận giữa những người quan tâm đến giả tưởng suy đoán". Một biến thể của thuật ngữ này là "văn học suy đoán".
Việc sử dụng "giả tưởng suy đoán" theo nghĩa bày tỏ sự không hài lòng với truyền thống hoặc sự thiết lập khoa học viễn tưởng đã được phổ biến trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 bởi Judith Merril và nhà văn và biên tập viên khác, trong mối liên hệ với phong trào Làn sóng Mới. Nó không được sử dụng vào khoảng giữa những năm 1970.
Cơ sở dữ liệu Giả tưởng Suy đoán trên Internet chứa một danh sách rộng rãi các phần phụ khác nhau.
Vào những năm 2000, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi hơn như một thuật ngữ chung thuận tiện cho một tập hợp các thể loại. Tuy nhiên, một số nhà văn, chẳng hạn như Margaret Atwood, tiếp tục phân biệt "giả tưởng suy đoán" cụ thể là loại khoa học viễn tưởng "không có người sao Hỏa ", "về những điều thực sự có thể xảy ra."
Các tập san học thuật xuất bản các bài tiểu luận về giả tưởng suy đoán bao gồm Extrapolation và Foundation.
Theo số liệu thống kê của nhà xuất bản, nam giới nhiều hơn nữ khoảng 2 đến 1 trong số các nhà văn viết giả tưởng suy đoán bằng tiếng Anh nhằm mục đích xuất bản chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm khác nhau đáng kể theo thể loại, với phụ nữ nhiều hơn nam giới trong các lĩnh vực kỳ ảo thành thị, lãng mạn huyền bí và hư cấu dành cho thanh niên.
Phân biệt khoa học viễn tưởng với giả tưởng suy đoán khác
"Giả tưởng suy đoán" đôi khi được viết tắt là "spec-fic", "spec fic", "specfic", "SF", "SF" hoặc "sf". Tuy nhiên, ba chữ viết tắt cuối cùng không rõ ràng vì chúng từ lâu đã được sử dụng để chỉ khoa học viễn tưởng (nằm trong phạm vi văn học chung này) và những thể loại khác tùy theo ngữ cảnh. Thuật ngữ này đã được sử dụng bởi một số nhà phê bình và nhà văn không hài lòng với điều mà họ coi là hạn chế của khoa học viễn tưởng: sự cần thiết của câu chuyện phải tuân theo các nguyên tắc khoa học. Họ cho rằng "giả tưởng suy đoán" tốt hơn nên định nghĩa là thể loại hư cấu mở rộng, cởi mở, giàu trí tưởng tượng hơn là "thể loại hư cấu" và các thể loại "kỳ ảo", "bí ẩn", "kinh dị" và "khoa học viễn tưởng". Harlan Ellison sử dụng thuật ngữ này để tránh bị phân loại bồ câu như một nhà văn. Ellison, một người khởi xướng đầy nhiệt huyết trong số các nhà văn theo xu hướng văn học viễn tưởng và văn học hiện đại hơn, đã thoát ra khỏi các quy ước về thể loại để vượt qua ranh giới của "Giả tưởng Suy đoán".
Thuật ngữ "hư cấu giả định" đôi khi được sử dụng như một danh mục phụ chỉ định một hư cấu trong đó các nhân vật và câu chuyện bị ràng buộc bởi một thế giới nội bộ nhất quán, nhưng không nhất thiết phải được xác định bởi bất kỳ thể loại cụ thể nào.
Thể loại
Giả tưởng suy đoán có thể bao gồm các yếu tố của một hoặc nhiều thể loại sau:
Xem thêm
Giới tính trong giả tưởng suy đoán
Văn học thông tục
Danh sách các thể loại
Megatext
Phim tự sự
Thể loại truyện tranh
Chú thích
Liên kết ngoại
Cơ sở dữ liệu Giả tưởng Suy đoán trên Internet
Trang SF tại Dự án Gutenberg của Úc
Giả tưởng suy đoán | wiki |
Jannik Sinner (sinh ngày 16 tháng 8 năm 2001) là một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Ý. Anh có thứ hạng cao nhất là vị trí số 32 trên thế giới ở Hiệp hội quần vợt nhà nghề (ATP). Tại Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2020, anh trở thành tay vợt trẻ nhất nội dung đơn nam vào vòng tứ kết sau Novak Djokovic năm 2006. Sinner đã giành được chín danh hiệu ATP Tour ở nội dung đánh đơn, bao gồm danh hiệu Masters 1000 tại Giải quần vợt Canada Mở rộng 2023 và một danh hiệu ở nội dung đánh đôi.
Sinner lớn lên ở tỉnh Nam Tyrol thuộc Bắc Ý. Anh hay chơi trượt tuyết, bóng đá, và quần vợt khi còn nhỏ. Sau khi giành chức vô địch quốc gia ở môn trượt tuyết khi 8 tuổi, Sinner chuyển sang tập trung vào quần vợt khi 13 tuổi và chuyển đến Riviera để tập luyện với huấn luyện viên Riccardo Piatti. Mặc dù không có nhiều thành tích ở cấp độ trẻ, Sinner bắt đầu thi đấu ở các giải đấu chuyên nghiệp khi 16 tuổi và trở thành một trong số ít các tay vợt giành được nhiều danh hiệu ATP Challenger Tour ở tuổi 17. Anh sau đó đã giành giải thưởng ATP Newcomer of the Year năm 2019 sau khi có bức đột phá vào top 100, vào vòng bán kết ATP đầu tiên, và vô địch giải Next Generation ATP Finals ở Milan trước Alex de Minaur. Sinner tiếp tục vào top 50 vào năm 2020 với chiến thắng tay vợt top 10 đầu tiên, vào vòng tứ kết Grand Slam, và giành danh hiệu ATP.
Sinner thuận cú hai tay trái tay, và dẫn đầu ATP Tour về số lượng các cú topspin.
Cuộc sống
Jannik Sinner sinh ngày 16 tháng 8 năm 2001, là con của Hanspeter và Siglinde Sinner ở Innichen thuộc tỉnh Nam Tyrol nói tiếng Đức ở Bắc Ý. Anh lớn lên ở thị trấn Sexten, nơi bố mẹ anh làm đầu bếp và bồi bàn tại một nhà nghỉ trượt tuyết. Anh có một người anh trai tên Marc. Sinner bắt đầu trượt tuyết và chơi quần vợt năm 3 tuổi. Anh là một trong những vận động viên trẻ trượt tuyết hàng đầu nước Ý từ 8 đến 12 tuổi, giành một chức vô địch quốc gia khi 8 tuổi và á quân khi 12 tuổi. Trong lúc tập luyện môn trượt tuyết, Sinner từ bỏ quần vợt khi 7 tuổi trước khi bố anh thúc đẩy anh quay trở với bộ môn này. Khi anh tập luyện trở lại, anh bắt đầu làm việc với huấn luyện viên đầu tiên Heribert Mayr. Tuy nhiên, quần vợt vẫn chỉ là ưu tiên thứ 3 của anh sau trượt tuyết và bóng đá.
Ở tuổi 13, Sinner quyết định từ bỏ trượt tuyết và bóng đá để chuyển sang quần vợt vì anh thích thi đấu trực tiếp với đối thủ và có nhiều sai số hơn trong toàn bộ trận đấu không giống như trong một cuộc đua trượt tuyết, và thích trở thành một vận động viên thể thao cá nhân nơi anh có thể đưa ra quyết định không giống như trong một đội bóng đá. Anh cũng quyết định rời gia đình và chuyển đến Bordighera ở Riviera để tập luyện tại Trung tâm Quần vợt Piatti dưới sự huấn luyện của Riccardo Piatti và Massimo Sartori, một quyết định được bố mẹ anh ủng hộ. Tại trung tâm, Sinner sống với gia đình của Luka Cvjetkovic, một trong những huấn luyện viên của anh. Trước khi Sinner bắt đầu tập luyện toàn thời gian với Piatti, anh chỉ tập hai lần một tuần.
Sự nghiệp trẻ
Sinner bắt đầu chơi ở ITF Junior Circuit vào năm 2016. Mặc dù không có nhiều thành tích ở cấp độ trẻ, anh vẫn chuyển sang thi đấu cấp độ chuyên nghiệp vào cuối năm 2017. Anh chưa bao giờ vào một vòng đấu chính của giải đấu Hạng 1 ở nội dung đơn, và cũng chỉ một lần duy nhất chơi ở giải Hạng A khi anh tham dự Trofeo Bonfiglio. Anh thua vòng mở màn ở giải Hạng A của Ý vào năm 2017 và tứ kết năm 2018. Đó cũng là giải trẻ duy nhất anh tham dự trong năm 2018. Anh chưa bao giờ tham dự một giải Grand Slam trẻ. Vì tham dự ít giải, thứ hạng trẻ cao nhất của Sinner là vị trí số 133.
Sự nghiệp chuyên nghiệp
2018–19: 3 danh hiệu Challenger, vô địch Next Gen, top 100
Sinner bắt đầu thi đấu ở ITF Men's Circuit vào đầu năm 2018. Vì thứ hạng thấp, anh chỉ có thể tham dự giải ITF Futures. Tuy nhiên, anh bắt đầu được đặc cách vào các giải đấu ATP Challenger Tour vào nửa cuối năm. Danh hiệu ITF duy nhất trong năm của anh là ở nội dung đôi, và anh kết thúc mùa giải với vị trí số 551.
Sinner giành danh hiệu ATP Challenger đầu tiên ở Bergamo vào tháng 2 năm 2019 ở tuổi 17 và 6 tháng mặc dù tham dự giải đấu với không trận thắng tại cấp độ Challenger trước đó. Anh trở thành tay vợt đầu tiên sinh năm 2001 vào chung kết giải Challenger, và là tay vợt trẻ nhất nước Ý giành danh hiệu Challenger trong lịch sử. Với danh hiệu này, anh tăng hơn 200 bậc trên bảng xếp hạng ATP, lên vị trí số 324. Sau danh hiệu ITF Futures thứ hai, Sinner tham dự giải đấu ATP đầu tiên tại Giải quần vợt Hungary Mở rộng, nơi anh có trận thắng đầu tiên thuộc cấp độ trước tay vợt đặc cách chủ nhà Máté Valkusz. Tuần tiếp theo, anh vào chung kết ATP Challenger thứ hai ở Ostrava, thua trước Kamil Majchrzak.
Trong nửa cuối mùa giải, Sinner bắt đầu thi đấu ở ATP Tour nhiều hơn Challenger Tour. Anh có trận thắng đầu tiên ở cấp độ ATP Masters tại giải Internazionali BNL d'Italia trước Steve Johnson vào top 200 với trận thắng ATP tiếp theo tại giải Croatia Open Umag vào tháng 7. Tháng tiếp theo, anh giành danh hiệu ATP Challenger thứ hai tại Lexington để trở thành một trong 11 tay vợt 17 tuổi giành được nhiều danh hiệu Challenger. Mặc dù không vượt qua vòng loại giải Wimbledon, Sinner vẫn có lần đầu tiên vượt qua vòng loại giải Grand Slam tại Mỹ Mở rộng. Anh thua trước tay vợt số 24 Stan Wawrinka.
Sinner có một kết thúc tốt ở mùa giải. Sau khi được đặc cách vào European Open, anh trở thành tay vợt trẻ nhất vào vòng bán kết một giải ATP. Trong giải đấu, anh loại hạt giống số 1 và tay vợt số 13 thế giới Gael Monfils để lần đầu tiên giành chiến thắng một tay vợt trong top 50. Màn trình diễn này giúp anh vào top 100 lần đầu tiên vào một tuần sau đó. Vào cuối mùa giải, Sinner vượt qua vòng loại giải Next Gen ATP Finals 2019 khi là tay vợt đặc cách người Ý và là hạt giống thấp nhất giải đấu. Ở vòng bảng, anh giành chiến thắng trước Frances Tiafoe và Mikael Ymer, chỉ thua mỗi Ugo Humbert. Sau khi đánh bại Miomir Kecmanović ở vòng bán kết, Sinner đánh bại tay vợt số 18 thế giới Alex de Minaur sau 3 set để giành chức vô địch. Anh tham dự giải đấu cuối cùng ở Ý vào tuần sau đó, giành danh hiệu Challenger thứ ba ở Ortisei. Sinner kết thúc năm ở vị trí số 78 trên thế giới, trở thành tay vợt trẻ nhất vào top 80 kể từ sau Rafael Nadal vào năm 2003. Anh cũng giành giải ATP Newcomer of the Year.
2020: Tứ kết Pháp Mở rộng, danh hiệu ATP, top 40
Đầu mùa giải, Sinner vào vòng 2 Giải quần vợt Úc Mở rộng 2020, thắng trận đấu ở vòng đấu chính Grand Slam đầu tiên trước tay vợt đặc cách nước chủ nhà Max Purcell, trước khi thua trước Márton Fucsovics. Sau khi được đặc cách tại Rotterdam Open, anh giành chiến thắng trước tay vợt trong top 10 đầu tiên trước tay vợt số 10 thế giới David Goffin. Sau khi mùa giải ATP Tour bị hoãn lại vì đại dịch COVID-19, Sinner đã khởi động lại mùa giải thành công. Mặc dù thua ở vòng 1 trước Karen Khachanov tại Giải quần vợt Mỹ Mở rộng, anh bắt đầu thi đấu tốt hơn ở chân Âu. Anh vào vòng 3 tại giải Rome Masters, trong đó có chiến thắng trước tay vợt số 6 thế giới Stefanos Tsitsipas. Anh sau đó trở thành tay vợt trẻ nhất vào vòng tứ kết Giải quần vợt Pháp Mở rộng kể từ sau Novak Djokovic vào năm 2006, và là tay vợt đầu tiên vào vòng tứ kết ngay trong lần đầu tham dự kể từ sau Rafael Nadal vào năm 2005. Trong giải đấu, anh lại đánh bại Goffin cũng như á quân Mỹ Mở rộng và tay vợt số 7 thế giới Alexander Zverev trước khi thua trước Nadal. Sau khi vào vòng bán kết tại giải Cologne Championship, nơi anh thua trước Zverev, Sinner kết thúc mùa giải với chức vô địch giải Sofia Open để giành danh hiệu ATP đầu tiên. Trong giải đấu, anh đánh bại Alex de Minaur trước khi thắng Vasek Pospisil trong trận chung kết. Anh trở thành tay vợt trẻ nhất nước Ý trong Kỷ nguyên Mở và trẻ nhất giành một danh hiệu ATP kể từ sau Kei Nishikori vào năm 2008. Hết năm, anh đứng ở vị trí thứ 37 trên thế giới.
2021: Danh hiệu ATP thứ hai
Sinner bắt đầu mùa giải 2021 với danh hiệu ATP thứ hai tại giải Great Ocean Road Open. Tại Giải quần vợt Úc Mở rộng 2021, anh thua ở vòng 1 trước Denis Shapovalov sau 5 set.
Huấn luyện viên
Khi Sinner bắt đầu ưu tiên quần vợt ở tuổi 13, anh được huấn luyện bởi Riccardo Piatti, người cũng từng làm huấn luyện viên bán thời gian của Novak Djokovic và Milos Raonic. Tại thời điểm đó, anh cũng bắt đầu làm việc với Andrea Volpini và Massimo Sartori, những người sau này làm huấn luyện viên lâu năm cho Andreas Seppi. Anh tiếp tục làm việc với Piatti với tư cách là huấn luyện viên chính, và Volpini là huấn luyện viên thứ 2. Đội ngũ của anh cũng bao gồm nhà vật lý trị liệu Claudio Zimaglia và huấn luyện viên thể lực Dalibor Sirola.
Cuộc sống cá nhân
Sinner sống tại Monte Carlo ở Monaco. Anh là một fan của câu lạc bộ bóng đá A.C. Milan. Một trong những thần tượng quần vợt của anh là tay vợt đồng hương Andreas Seppi, người cũng đến từ Nam Tyrol. Tuy nhiên, anh khao khát vượt qua Seppi về thành tích. Vì vậy, thần tượng chính của anh là Roger Federer và Novak Djokovic.
Các trận chung kết quan trọng
Chung kết Masters 1000
Đơn: 3 (1 danh hiệu, 2 á quân)
Chung kết ATP
Đơn: 13 (10 danh hiệu, 3 á quân)
Đôi: 1 (1 danh hiệu)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 2001
Nhân vật còn sống
Vận động viên quần vợt Ý
Người từ San Candido | wiki |
Bài toán ngược hay bài toán nghịch đảo (Inverse problem) trong khoa học là quá trình tính toán ra các nhân tố nhân quả (causal factors) dựa theo tập hợp các quan sát những đại lượng do chúng gây ra .
Ví dụ, tính toán hình ảnh trong chụp cắt lớp CT, truy tìm nguồn âm thanh khi nghe được, hoặc tính mật độ của Trái Đất từ các kết quả đo trường trọng lực.
Bài toán được gọi là bài toán nghịch đảo vì nó bắt đầu với kết quả và sau đó tính toán ra các nguyên nhân. Nó ngược với bài toán thuận (forward problem) là bài toán bắt đầu với các nguyên nhân và sau đó tính kết quả.
Bài toán ngược là một trong số các bài toán quan trọng nhất trong khoa học và toán học bởi vì chúng cho chúng ta biết về các tham số mà chúng ta không thể trực tiếp quan sát được. Chúng có ứng dụng rộng rãi trong quang học, radar, âm học, lý thuyết truyền thông, xử lý tín hiệu, hình ảnh y học, thị giác máy tính (computer vision), địa vật lý, hải dương học, thiên văn học, viễn thám, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học máy (machine learning), kiểm tra không phá hủy và nhiều lĩnh vực khác.
Tuy nhiên hầu hết các bài toán ngược lại thường là không giải được một cách tường minh. Jacques Hadamard phân loại rằng bài toán đặt vấn đề tốt (Well-posed problem) thì có nghiệm số tồn tại và đơn nhất, và dáng điệu nghiệm số thay đổi liên tục theo điều kiện ban đầu. Bài toán đặt vấn đề tồi (Ill-posed problem) thì có nghiệm số tồi. Đồng thời các phép điện toán số với số liệu đo rời rạc thì dẫn đến sự bất định số, và nghiệm số giải được chỉ có thể là gần đúng và không đơn nhất .
Lịch sử
Nhà vật lí Liên Xô người Armenia Viktor Ambartsumian là người đầu tiên khám phá và giới thiệu bài toán ngược .
Khi còn là sinh viên Ambartsumian nghiên cứu lý thuyết cấu trúc nguyên tử, sự tồn tại các mức năng lượng, phương trình Schrödinger và các tính chất của nó. Ông đã chỉ ra sự tương đồng rõ ràng giữa các mức năng lượng rời rạc và các giá trị riêng của phương trình vi phân. Sau đó ông đưa ra bài toán, rằng với một họ các giá trị riêng cho trước, có thể tìm ra dạng của các phương trình mà các giá trị riêng của chúng là những giá trị đã cho đó? Về cơ bản Ambartsumian đang xem xét bài toán Sturm-Liouville nghịch đảo, điều này liên quan đến việc xác định các phương trình của một chuỗi rung động. Bài báo của ông được xuất bản năm 1929 trên tạp chí vật lý Đức Zeitschrift für Physik, nhưng rồi nằm trong bóng tối trong một thời gian khá dài. Mô tả tình huống này sau nhiều thập kỷ, Ambartsumian nói, "Nếu một nhà thiên văn học xuất bản một bài báo có nội dung toán học trong một tạp chí vật lý, thì điều có thể xảy ra nhất là nó sẽ bị quên lãng".
Tuy nhiên, vào cuối Thế chiến thứ hai, bài viết của Ambartsumian lúc 20 tuổi, đã được các nhà toán học người Thụy Điển tìm ra và tạo thành điểm xuất phát cho toàn bộ lĩnh vực nghiên cứu về các bài toán nghịch đảo, trở thành nền tảng của toàn bộ phân ngành.
Lúc mới ra đời thì bài toán ngược thuộc dạng thuần túy lý thuyết, với nghiệm số là các hàm hay trị. Ngày nay nó được mở rộng, gồm cả xác định nhân tố nhân quả theo tập hợp các quan sát các biểu hiện của nó, cũng như áp dụng vào các bài toán phi tuyến.
Tham khảo
Xem thêm
'''''Các tạp chí:
Inverse Problems
Journal of Inverse and Ill-posed Problems
Inverse Problems in Science and Engineering
Inverse Problems and Imaging
Liên kết ngoài
Inverse Problems International Association
Eurasian Association on Inverse Problems
Finnish Inverse Problems Society
Inverse Problems Network
Inverse Problems page at the University of Alabama
Albert Tarantola's website, including a free PDF version of his Inverse Problem Theory book, and some on-line articles on Inverse Problems
Andy Ganse's Geophysical Inverse Theory Resources Page
Finnish Centre of Excellence in Inverse Problems Research
Vấn đề toán học
Khái niệm vật lý
Khái niệm toán học
Giải tích hàm
Quan hệ nhân quả
Phát minh của Liên Xô | wiki |
Dự án thép 30 tỷ USD là một siêu dự án của công ty Eminence đầu tư về thép vào khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa. Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam và cũng là dự án gây nhiều tai tiếng vì thông tin sai sự thật và không có khả thi.
Scandal
Đây là vụ scandal sau khi chính phủ Việt Nam phát hiện ra công nghệ thép chuyển giao là công nghệ rất lạc hậu và hiện không còn quốc gia nào dùng nữa và, hơn thế, dự án nói sai sự thật về khả năng và thông tin công ty: công suất sản xuất thép khoảng 30 triệu tấn/năm (>2.5 lần công xuất sản xuất thép lớn nhất thế giới 12 triệu tấn/năm bằng công nghệ cũ kỹ) con số hiện chưa có nhà máy thép tiên tiến nào trên thế giới đạt được )
Theo dự án gửi chính phủ Việt Nam thì tập đoàn Eminence có địa chỉ tại số 1308 Delaware Avenue Wilmington, De 19806, Mỹ khi kiểm tra thì lại là một văn phòng luật sư và số điện thoại 886-935803800 lại ở Trung Quốc nhưng đều không còn hoạt động . Tập đoàn Eminence có 15 công ty con tài sản chỉ có 100 triệu USD làm về dược phẩm, mới được thành lập nhưng lại đầu tư 30 tỷ USD - tức là lớn gấp 3 lần tổng tài sản của công ty thép lớn nhất nước Mỹ là US Steel (10 tỷ USD vào năm 2006). Tập đoàn Eminence loan báo là có Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và Dragon Capital, cùng với nhiều nhà kinh doanh thép và thầu xây dựng cam kết giúp đỡ, nhưng đã bị các nhà tài chính, tư vấn kỹ thuật công nghệ phủ nhận vì họ không hề biết gì về thông tin dự án chuẩn bị đầu tư.
Đến giờ, đại diện của một số định chế vốn đầu tư, tổ chức, tập đoàn được Eminence cho là có cam kết với dự án của Eminence đã lên tiếng phủ nhận thông tin họ có dự định đầu tư dự án này, dù rằng đại diện của Eminence có tìm tới để "chào hàng", và trong đó có Ngân hàng toàn cầu (WB), Ngân hàng tăng trưởng châu Á (ADB) và Dragon Capital.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Vụ đầu tư 30 tỷ USD: Đi tìm 'tập đoàn Eminence'
Chủ dự án thép 30 tỷ USD chuyên buôn thảo dược
Phải kiểm tra năng lực tài chính chủ đầu tư
Thế giới chưa có dự án thép nào đến 30 triệu tấn!
Đầu tư 30 tỉ USD: Một dự án hoang đường?
Chủ dự án thép 30 tỷ USD chuyên buôn thảo dược
Đi tìm "tập đoàn Eminence" | wiki |
Khuyết Danh
Tiếng cười trong đêm khuya
Ha... hạ.hạ.ha! há..há..a..ha! Hú... hu... hụ.hu... u! Thiệt là hãi hùng, khi không sao lại có tiếng cười ai đó văng vẳng trong đêm làm cho bất cứ ai nghe được cũng cảm thấy rợn người... Sáng hôm sau đâu đâu người ta cũng nghe lời bàn tán về tiếng cười đêm trước - người thì cho đó là tiếng rên rĩ của muột người con gái còn rất trẻ, người thì bảo đó là tiếng hú của một chàng thanh niên trong tuổi đôI mươi, còn có người thì cho rằng đó là tiếng la hét của hai người... mà là hai người đã chết v.v. Thiệt ra thì đó là tiếng cười, hay tiếng rên rỉ, hoặc là tiếng la hét. Nhưng những tiếng đó phát xuất từ đâu? Phải chăng là ở bãi tha ma vắng vẻ trên ngọn đồi phía bắc làng, hay là những tiếng đó phát ra từ ngôi nhà hoang ở phía nam?... Rồi thì sự sinh hoạt trong làng cũng trở lại bình thường và đêm lại một lần nữa trở lại với vạn vật như mọi khị Nhưng đêm nay thì khác, hầu như mọi người trong làng đều cảm thấy lành lạnh. Lạnh mà họ cảm được đây không phải là do thời tiết mà là lạnh do tiếng cười đêm qua ám ảnh. Mới có 10 giờ tối mà cả xóm làng đều im phăng phắc; không biết là đã có ai ngủ vô chưa nhưng vạn vật hình như đã bị lắng đọng lại - cả đến những tiếng động do súc vật gây ra cũng không có. Không lẽ chó, gà, heo, vịt cũng đều kiếm chỗ ẫn nấp hết rồi sao? Tại sao tiếng cười lại có ma lực ghê gớm như thế? Không lẽ thật là tiếng ma kêu quỉ hú?... Chuyện gì tới rồi cũng sẽ tới... Trong lúc mọi người trong làng đều trùm mền kín đầu thì tiếng cười đêm trước lại lanh lãnh vang dội... Hảhảha! ?Hủhủhu! Và cứ như thế 5, 10 phút một lần. Người Công Giáo thì thì thầm đọc kinh, người Phật Giáo thì Nam-Mô-AĐi, còn trẻ con thì ôm cứng lấy cha mẹ anh chị chúng. Thật là khinh khủng sợ hãi... Nhưng rồi một đêm kinh sợ cũng qua đi và mặt trời lại ló dạng. Mọi người lại một lần nữa xôn xao bàn tán - "Làng mình chắc là có ma quỉ xuất hiện, phải nhờ cụ Tám ra giúp giải quết vấn đề!" một người xướng. "Đồng ý! Đồng ý!" mọi người khác đều hưởng ứng. Cụ Tám là người nổi tiếng không sợ trời, không sợ đất. Cụ là người duy nhất luôn luôn tắm xác cho người chết trước khi bỏ vô hòm. Người ta khẩu truyền rằng cụ đã gặp rất là nhiều ma quỉ nhưng chưa một lần tỏ ra khiếp sợ... Tuy rằng không muốn liều mình, nhưng vì xóm làng cụ Tám cũng đành phải miễn cưỡng tuân theo để tìm hiểu nguyên do tiếng cười bí mật kia. Cụ Tám sửa soạn con dao cặt củi mà cụ cho là một vũ khí lợi hại nhất của cụ. Trời vừa chập tối là cụ đã ra khỏi nhà. "MớI có 9 giờ mà mọi nhà đã đóng cử tắt đèn rồi," cụ lẩm bẩm và từ từ tiến tới ngôi nhà hoang ở phía nam khu xóm, nơi mà cụ nghĩ rằng sẽ tìm được nguyên do tiếng ma gào quỉ khóc kia.... Đã hai tiếng trôi qua mà không có gì xãy ra, cụ cảm thấy người cụ hơi mỏi mệt vì nấp trong bụi cỏ trước căn nhà hoang... Nhưng, bất chợt, cụ cảm thấy rờn rợn lạnh trong người. Linh tính báo cho cụ biết là có gì không ổn đâu đây. Cụ cố lấy bình tĩnh để chờ đợi thêm. Khoảng đúng 12 giờ đêm, thì Hủ.hủ.hủ.hu! Tiếng hú làm cho cụ giật bắn người giậy; tay cụ nắm chặt con dao để chờ đợi. Tiếng Hụ.hụ.hủhảhảha! mỗi lúc một tiến gần nơi cụ nấp là cho cụ toát mồ hôi lạnh và tự nhủ, "Trong suốt cuộc đời, đây là lần ta cảm thấy rợn nhất, không biết tại ta đã già nua hay là tại con quỉ này ghê gớm đến vậy."... Một lần nữa tiếng Hủhu lại nổi lên bên cạnh cụ và một bóng trắng xuất hiện trước mặt cụ. Hai tay nắm chặt con dao, cụ định tung ra một nhát vào bóng trắng kia nhưng bóng trắng đã bay xa hơn và dùng tay để vẫy cụ như là muốn thách thức cụ Tám. Cụ cứ tiến gần thì bóng trắng đó lại bay xa thêm... Cứ như thế mà đã đến gần bờ biển. Bất chợt, lại thêm một bóng trắng xuất hiện. Lần này thì cả hai bóng trắng đều quay lại như muốn nói với cụ Tám điều gì đó và cả hai chợt biến mất trước mặt cụ Tám. Cụ mĩm cười ra điều hãnh diện vì con ma ác ôn đó mà cũng sợ cụ. Sau đó cụ quay người trở lại để ra về thì chân cụ vấp phải vật gì đó. Bật chiết đèn lên cụ chợt hốt hoảng vì dưới chân cụ là hai xác chết của một đôi nam nữ độ đôi mươi. Lúc này thì cụ đã đoán ra được 9 phần 10 của câu truyện. Cụ khéo hai cái xác lui vô trong để nước khỏi cuốn đi, rồi ra về... Sáng hôm sau dân làng mang hai cái xác đi chôn và lập một bàn thờ cho đôi trai gái xấu số; và từ đó người ta không còn bị ám ảnh bởi tiếng gào thét kinh sợ giữa đêm khuya nữa.
Mục lục
Tiếng cười trong đêm khuya
Tiếng cười trong đêm khuya
Khuyết DanhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Sưu tầm : mssthuan Nguồn: vietsunĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 20 tháng 11 năm 2006 | vanhoc |
Trường Đại học Đông Đô (tên giao dịch quốc tế: Dong Do University) là một trong những đại học tư thục được thành lập sớm nhất tại Việt Nam (từ năm 1994), trụ sở của Trường được đặt tại Thủ đô Hà Nội.
Lịch sử
Trường Đại học Đông Đô được thành lập theo Quyết định số 534/TTg ngày 3/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 29/5/2006, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã ký quyết định số 122/2006/QĐ-TTg, cho phép Trường Đại học Đông Đô chuyển sang loại hình trường đại học tư thục và hoạt động theo quy chế trường đại học tư thục
Trường lấy ngày 03 tháng 10 làm ngày truyền thống của Trường.
Trường là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chương trình đào tạo của trường được xây dựng và phát triển theo định hướng nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng yêu cầu Cơ bản - Tiên tiến - Thực tiễn. Chương trình đào tạo thường xuyên được cập nhật theo tốc độ đổi mới, phát triển của khoa học công nghệ.
Quy trình đào tạo của trường nhằm tạo ra những con người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khoẻ, được trang bị kiến thức cơ bản, kỹ năng thực hành và năng lực thích ứng với thực tiễn. Sinh viên có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, sinh viên tốt nghiệp của trường luôn đáp ứng hai yêu cầu cơ bản: sáng tạo trong tư duy, năng động trong thực tiễn.
Qua hơn 26 năm xây dựng và phát triển, trường đã có 23 khoa, ngành đào tạo trình độ Đại học hệ Chính quy, 07 chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ, 01 chuyên ngành Tiến sĩ. Trường đã có hơn 40.000 kỹ sư, cử nhân, kiến trúc sư tốt nghiệp. 100% sinh viên ra trường đã có việc làm, họ đã và đang có mặt ở mọi vùng miền trên cả trong nước và quốc tế để tham gia xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Một số không nhỏ sinh viên tốt nghiệp đã tiếp tục học tập nâng cao để đạt được các học vị thạc sĩ, tiến sĩ. Nhiều người đang giữ các cương vị trọng trách trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước hoặc các doanh nghiệp lớn.
Trường có đội ngũ giảng viên cơ hữu gần 100 cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, có bề dày kinh nghiệm, phần lớn được đào tạo ở nước ngoài. Họ là các Viện sĩ, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ...Trong số này có các Viện sĩ, Giáo sư đầu ngành của một số ngành khoa học Cơ bản, khoa học Kinh tế, khoa học Kiến trúc, Xây dựng, Kỹ thuật - Công nghệ. Thực hiện chủ trương mở rộng hợp tác trong và ngoài nước, trường đã thu hút được nhiều cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu có trình độ cao từ các Viện, Học viện, trường đại học và các doanh nghiệp lớn tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Trường đã thiết lập được quan hệ với một số trường đại học, Viện khoa học - công nghệ quốc tế để đưa một số khóa sinh viên đi thực tập ở nước ngoài, tổ chức lớp chuyên đề đào tạo ngắn hạn cho sinh viên nước đến thực tập tại trường.
Trong quá trình phát triển, trường đã gặp không ít khó khăn trở ngại do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đến nay về cơ bản trường đã đi vào ổn định và phát triển, trường hiện có 2 cơ sở:
- Trụ sở chính: Km25, quốc lộ 6, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, TP. Hà Nội. Cơ sở Phú Nghĩa có diện tích 3,4 ha với hệ thống giảng đường, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, phòng làm việc với nhiều trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu.
- Cơ sở đào tạo: Tòa nhà Đại học Đông Đô, số 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Các ngành
Hiện Trường có 23 ngành đào tạo hệ Đại học chính quy:
Bê bối
Ngày 2/8/2019, Dương Văn Hòa - hiệu trưởng Trường đại học Đông Đô, Trần Ngọc Quang - phó trưởng phòng đào tạo và quản lý sinh viên, Phạm Vân Thùy và Lê Thị Lương - cán bộ Trường đại học Đông Đô bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về những lùm xùm liên quan đến việc tổ chức tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ hai hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh khi chưa được phép. Trong khi Bộ Giáo dục khẳng định chưa cấp phép cho trường đào tạo văn bằng 2 thì thông báo số 173 ngày 1/4/2015, số 68 ngày 24/2/2016 của Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ GD&ĐT gửi trường ĐH Đông Đô về việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 và 2016 cho thấy đơn vị này đã xác nhận chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 chính quy của trường ĐH Đông Đô là 500 và 150.
Năm 2017, trường đã công khai tuyển sinh 17 ngành đào tạo văn bằng 2. Năm 2018, Dương Văn Hòa - hiệu trưởng Trường đại học Đông Đô đã công nhận 2 đợt tốt nghiệp cho hàng trăm ngàn sinh viên văn bằng 2 anh văn, thu lời bất chính số tiền lên tới cả tỷ đồng.
Năm 2012, trường bị đình chỉ tuyển sinh vì tỷ lệ sinh viên/giảng viên quá cao.
Năm 2001, dưới thời hiệu trưởng Trần Văn Đắc, trường đã tuyển sinh vượt quá gấp 2,8 lần chỉ tiêu (tăng từ 1500 đến 4100 sinh viên) khi chưa được sự đồng ý của Bộ Giáo dục. Liên quan có phó hiệu trưởng Phạm Văn Hạp, nguyên trưởng phòng Phạm Văn Chánh. Hậu quả là hơn 1.600 sinh viên không đủ điểm chuẩn vào đại học ĐHDL Đông Đô phải học hệ cao đẳng.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website của Trường Đại học Đông Đô
Đông Đô
Đông Đô | wiki |
là một họ trong tiếng Trung. Kế xếp thứ 113 trong Bách gia tính; hiện nay, họ này không còn nằm trong danh sách 300 họ phổ biến nhất Trung Quốc. Trong các văn bản Latinh, họ này thường được viết là Ji theo bính âm, Chi theo Wade-Giles, Kai hoặc Gai theo Việt bính.
Khởi nguyên
Vốn là họ Tự, là hậu đại của Vũ, lấy tên nước làm họ. Thời Hạ Thương có nước Kế (nay ở tây nam thành phố Giao Châu, tỉnh Sơn Đông), là hậu nhân của Hạ Vũ, sau khi nước Kế bị nhà Chu bị diệt, con cháu liền lấy tên nước làm họ, từ đó có họ Kế.
Sau khi Chu Võ Vương lập nên nhà Chu, liền phong hậu đại của Thiếu Hạo làm vua nước Cử, dựng đô tại Kế Cân (nay là tây nam thành phố Giao Châu, Sơn Đông). Vương tộc hậu duệ nước Cử lấy tổ tiên kiến lập thủ đô địa danh làm họ, trở thành một chi của họ Kế.
Thời Xuân Thu, đại phu nước Việt là Kế Nhiên, sau đó phát sinh ra họ Kế. Kế Nhiên vốn họ Tân, bởi vì họ Tân chủ yếu có nguồn gốc từ họ Cơ, nước Tấn là chư hầu của họ Cơ (nhà Chu), cho nên nhánh họ Kế này cũng là hậu duệ của Hoàng Đế. "Thông chí - Thị tộc lược" có viết: "Tân thị sửa họ thành Kế thị". Kế thị vọng tộc sống ở quận Tề (nay là Lâm Tri, Sơn Đông), Kinh Triệu (nay là phía đông Trường An, Thiểm Tây).
Danh nhân lịch sử
Kế Nhiên, còn gọi Kế Nghiên, người nước Việt thời Xuân Thu, là công tử nước Tấn. Vốn họ Tân, sau sửa thành họ Kế. Là người học rộng, sư phụ của Phạm Lãi.
Kế Lễ, Hình bộ lang trung nhà Minh.
Kế Lục Kỳ, sử gia Minh mạt Thanh sơ, có tác phẩm "Minh quý bắc lược", "Minh quý nam lược" ghi lại biên niên sử cuối thời nhà Minh.
Kế Nam, họa sĩ thời nhà Thanh
Kế Mặc, nhà thơ thời nhà Thanh
Tham khảo
Họ người Trung Quốc | wiki |
Núi Dinh hay núi Ông Trịnh, là một ngọn núi lớn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, diện tích khối núi khoảng 30 km2, và độ cao cao nhất tại đỉnh La Bàn là 504 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vị trí và tên gọi
Núi nằm về phía tây bắc Thành phố Bà Rịa khoảng 2 km, từ Quốc lộ 51 hướng về Tp.HCM rẽ phải khoảng 2,5 km. Núi thuộc địa phận thị xã Phú Mỹ và thành phố Bà Rịa, cụ thể thuộc địa bàn các xã Tân Hải, Tân Hòa, Châu Pha, phường Phước Hòa (Thị xã Phú Mỹ) và một phần phường Long Hương (Thành phố Bà Rịa).
Có nhiều lý giải tên núi. Có lý giải tên núi đặt theo tên người đàn ông là Nguyễn Văn Dinh để tưởng nhớ công lao khai phá vùng đất này. Lý giải khác là vào thời nhà Nguyễn, chưởng cơ Yên Thành Hầu từ Phú Yên dẫn quân về đây đóng dinh trại, nên núi được gọi là núi Dinh. Lý giải về tên núi Ông Trịnh, theo sách Đại Nam nhất thống chí, ông Trịnh là người ở của bà Vải, một phụ nữ giàu có. Hai người họ có tình ý nhưng không đến được với nhau, có thể do không môn đăng hộ đối. Một thời gian sau dân trong vùng phát hiện xác hai người chết ở hai nơi mà không rõ nguyên nhân. Từ hai nơi đó mọc lên hai ngọn núi cạnh nhau, nên dân trong vùng đặt tên hai ngọn núi theo tên của họ, núi Ông Trịnh và núi Thị Vải.
Sinh thái
Diện tích núi khoảng 30 km2 chiếm một nửa trong diện tích 60 km2 của cụm núi Dinh. Địa hình núi phức tạp, độ dốc lớn. Có hai con suối lớn là suối Tiên và suối Đá chảy từ đỉnh núi xuống. Phân loại rừng của núi là rừng phòng hộ. Trước đây rừng núi Dinh là rừng nguyên sinh với đa dạng sinh vật.
Thực vật có các cây thân gỗ: sao, bằng lăng, cẩm lai, sơn trà, sến, gõ đỏ,...
Động vật có hổ, nai, voọc, gấu, khỉ, cầy hương, chồn, hoẵng, sóc,...
Lịch sử
Năm 1837, nhà Nguyễn lập phủ Phước Tuy. Dưới chân núi Dinh có hai ngôi làng đầu tiên được lập nên là Long Hương và Phước Lễ. Hai làng được phân bổ thuộc tổng An Phú, huyện Phước An. Núi Dinh là nơi khởi lập của hệ phái Phật giáo Liên Tông Tịnh Độ.
Từ năm 1952, núi Dinh là căn cứ địa cách mạng cho quân Giải phóng chống lại Pháp và sau đó là Mỹ. Năm 1975 là địa điểm tập kết quân lớn trong cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 1975.
Vào ngày 16 tháng 1 năm 1995, Bộ Văn hóa công nhận núi Dinh là di tích lịch sử quốc gia.
Ngày 29 tháng 3 năm 2023 xảy ra vụ cháy rừng trên núi, thiêu rụi 15 ha rừng cây chủ yếu là tre và cỏ tạp. Lực lượng cứu hỏa với 250 người và 2 xe cứu hỏa đã được huy động để dập tắt vụ cháy.
Thể thao và du lịch
Núi có nhiều hoạt động du lịch đã được tổ chức. Tại núi có 3 ngôi chùa gần đỉnh là chùa Hang, chùa Đại Tùng Lâm, chùa Tây Phương, cùng khoảng 100 ngôi chùa quanh núi như chùa Phật Quang, Hang Tổ, Hang Dây Bí, Hang Mai, Bưng Lùng, Diệu Linh, Hang Dơi,...Do đó là khu vực thu hút nhiều tín đồ Phật giáo thường xuyên quy tụ về hành hương. Tổ Đình Linh Sơn Cổ Tự, chùa Đại Tùng Lâm, chùa Tây Phương có lịch sử gần 300 năm.
Ngày 17 tháng 9 năm 2023, diễn ra cuộc Chinh phục núi Dinh – tranh Cúp Thanh niên 2023 do Nhà Văn hóa Thanh niên phối hợp Thị xã Phú Mỹ tổ chức. 198 vận động viên từ 40 câu lạc bộ đến từ khắp các tỉnh thành đã về đây tham gia đua xe đạp. Với 3 vòng đua, tổng chiều dài là 18 km.
Xem thêm
Núi Dinh (Bắc Ninh)
Chú thích
Đọc thêm
Núi
Núi tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Di tích quốc gia Việt Nam
Di tích tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Khu bảo tồn
Phật giáo | wiki |
Internazionali Femminili di Palermo 2021 là một giải quần vợt nữ chuyên nghiệp thi đấu trên mặt sân đất nện ngoài trời. Đây là lần thứ 29 giải đấu được tổ chức và là một phần của WTA Tour 2021. Giải đấu diễn ra tại Country Time Club ở Palermo, Ý từ ngày 19 đến ngày 25 tháng 7 năm 2021.
Nội dung đơn
Hạt giống
1 Bảng xếp hạng vào ngày 12 tháng 7 năm 2021.
Vận động viên khác
Đặc cách:
Nuria Brancaccio
Lucia Bronzetti
Lucrezia Stefanini
Zhang Shuai
Bảo toàn thứ hạng:
Alexandra Dulgheru
Mandy Minella
Vượt qua vòng loại:
Marina Bassols Ribera
Katharina Gerlach
Elena-Gabriela Ruse
Zheng Qinwen
Rút lui
Trước giải đấu
Sorana Cîrstea → thay thế bởi Leonie Küng
Elisabetta Cocciaretto → thay thế bởi Grace Min
Sara Errani → thay thế bởi Lara Arruabarrena
Viktorija Golubic → thay thế bởi Francesca Di Lorenzo
Ana Konjuh → thay thế bởi Alexandra Dulgheru
Jasmine Paolini → thay thế bởi Jaqueline Cristian
Bernarda Pera → thay thế bởi Olga Danilović
Andrea Petkovic → thay thế bởi Valeria Savinykh
Arantxa Rus → thay thế bởi Natalia Vikhlyantseva
Patricia Maria Țig → thay thế bởi Cristina Bucșa
Martina Trevisan → thay thế bởi Giulia Gatto-Monticone
Renata Zarazúa → thay thế bởi Vitalia Diatchenko
Trong giải đấu
Jil Teichmann
Nội dung đôi
Hạt giống
1 Bảng xếp hạng vào ngày 12 tháng 7 năm 2021.
Vận động veien khác
Đặc cách:
Matilde Paoletti / Lisa Pigato
Camilla Rosatello / Dalila Spiteri
Rút lui
Trước giải đấu
Lizette Cabrera / Maddison Inglis → thay thế bởi Sarah Beth Grey / Emily Webley-Smith
Dalma Gálfi / Samantha Murray Sharan → thay thế bởi Maddison Inglis / Samantha Murray Sharan
Beatrice Gumulya / Hsieh Yu-chieh → thay thế bởi Lara Arruabarrena / Beatrice Gumulya
Nhà vô địch
Đơn
Danielle Collins đánh bại Elena-Gabriela Ruse, 6–4, 6–2.
Đôi
Erin Routliffe / Kimberley Zimmermann đánh bại Natela Dzalamidze / Kamilla Rakhimova 7–6(7–5), 4–6, [10–4]
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web chính thức
Internazionali Femminili di Palermo
Internazionali Femminili di Palermo
Thể thao nữ Ý năm 2021
Quần vợt Ý năm 2021 | wiki |
Trần Khánh (1931 – 1981) là một ca sĩ nhạc đỏ và là một nghệ sĩ nhân dân người Việt Nam. Ông là một trong những ca sĩ thể hiện thành công nhiều bài hát nhạc đỏ của Việt Nam và là một trong những nghệ sĩ có tên tuổi của quốc gia này trong thế kỉ 20.
Trần Khánh thường được báo chí và công chúng mệnh danh là "giọng ca vàng". Ông qua đời vì tai nạn giao thông ở độ tuổi 50. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 2007.
Thân thế
Trần Khánh sinh năm 1931 tại Hải Phòng, nhưng cũng có thông tin cho rằng ông sinh ở Nam Định. Cha mẹ ông là người Nam Định đến lập nghiệp ở Hải Phòng và trưởng thành tại đây. Trần Khánh được xem là có giọng hát đáng chú ý từ khi còn nhỏ. Ông có chị và anh ruột.
Tháng 5 năm 1945, nạn đói xảy ra tại miền bắc Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam phát động phong trào cứu đói, được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Trong một lần chuẩn bị cho đợt tuyên truyền cứu đói, người anh ruột của Trần Khánh là Trần Liễn chuẩn bị hát 3 bài, trong đó có bài "Bạch Đằng giang" của nhạc sĩ Văn Cao. Sau khi nghe anh trai biểu diễn bài này, Trần Khánh rất thích nên đã hát theo. Văn Cao đã đề nghị Trần Liễn nhường lại cho em hát để chỉ hát 2 bài. Sau đó, đích thân Văn Cao đã đệm đàn vĩ cầm cho Khánh hát. Đây là lần đầu tiên, Trần Khánh biểu diễn trước công chúng. Ông bắt đầu nổi tiếng ở Hải Phòng từ đó.
Sự nghiệp
Những năm đầu
Ngay từ lúc 13 tuổi, Trần Khánh đã làm liên lạc cho một tổ chức cách mạng ở Hải Phòng, đảm nhiệm việc mang tài liệu, truyền đơn, vượt qua mạng lưới mật vụ dày đặc. Sau đó ông rời xa gia đình để đi hoạt động ở Đệ tứ chiến khu Trần Hưng Đạo (còn gọi là chiến khu Đông Triều).
Hoạt động Cách mạng
Ngày nay, những sử liệu ở Hải Phòng còn ghi lại được những đóng góp của Trần Khánh trong thành tích của đội danh dự đối đấu Việt gian. Năm 1945, ở Hải Phòng có một người bị cho là Việt gian tên Đỗ Đức Phin. Công việc bắn hạ Đỗ Đức Phin được giao cho Văn Cao. Trần Khánh làm trợ thủ. Cuối tháng 6 năm 1945, Trần Khánh được giao nhiệm vụ quan sát nơi ở, tìm hiểu kỹ quy luật đi lại, hoạt động của Đỗ Đức Phin để Văn Cao hạ thủ. Ông báo cho Văn Cao biết chính xác Phin đang có mặt tại một sòng bạc đường Đông Kinh (nay là phố Phan Bội Châu). Nhận được ám hiệu, Văn Cao đến ngôi nhà mà trên gác đang có sòng bạc. Văn Cao nói Trần Khánh ra về vì không muốn ông chứng kiến cảnh bắn giết. Nhưng ông tỏ ra lo lắng cho Văn Cao nên chần chừ ở lại quan sát từ dưới đường. Cho đến lúc Văn Cao nổ súng bắn chết Đỗ Đức Phin một cách rất nhanh chóng, bí mật, Trần Khánh mới yên tâm là mình đã hoàn thành nhiệm vụ.
Theo Trần Khánh kể lại, trong trận phá vây tại km số 34 trên đường đi Buôn Ma Thuột, tiếp đó là trận đánh quyết liệt ở Đèo Cả suốt cả một tuần đơn vị quần nhau với quân địch để rút quân về Tuy Hòa, nhiều người hy sinh và bị thương, trong số thương binh có Trần Khánh, và ông được đưa về Hải Phòng điều trị. Tháng 6 năm 1947, sau khi cơ thể phục hồi, tổ chức giao cho ông hoạt động trong vùng tạm chiếm tại Hải Phòng.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Trần Khánh lại tình nguyện lên đường tham gia chiến đấu trong đoàn quân Nam tiến. Lúc ấy, ông là người bé nhất đơn vị. Trung tướng Nguyễn Bình tỏ ra rất quý ông, không để ông làm bất cứ việc gì ngoài ca hát để động viên những người lính. Năm 1951, Trần Khánh được điều ra hoạt động bí mật trong lòng Hà Nội tạm chiếm dưới sự chỉ đạo của Sở Công an Hà Nội. Một lần, ông bị bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò và phải chịu đựng những đòn tra tấn, nhưng một mực không khai hoạt động của mình. Không khai thác được thông tin gì, ông được thả tự do và tiếp tục hoạt động cách mạng.
Sau đó, Trần Khánh lên Bắc Giang để tìm cách liên lạc về Sở Công an Hà Nội. Để hoạt động cách mạng thuận lợi, cấp trên đã mua cho Khánh một giấy thông hành của Phòng Nhì Pháp cho phép đi lại ở thành phố. Chính nhờ giấy này mà ông đã qua mắt thực dân Pháp và hoạt động có hiệu quả trong vùng tạm chiếm. Nhưng khi lên đến Bắc Giang, ông bị Công an Việt Nam bắt giam vì bị nghi là gián điệp cho phe đối lập, bằng chứng chính là giấy thông hành của Phòng Nhì kia. Ông bị xử phạt 8 năm tù.
Đêm ngày 26 tháng 12 năm 1972, ca khúc "Hà Nội niềm tin và hy vọng" đã được phát thanh khắp Việt Nam. Ông là người thể hiện bài hát. Nhiều năm trôi qua nhưng mỗi lần nghe lại, ca khúc vẫn gây được sự "dạt dào xúc cảm" cho thính giả. Năm 1973, nhạc sĩ Chu Minh sáng tác ca khúc "Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam", Trần Khánh là người đầu tiên trình diễn thành công bài hát.
Làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam
Sau khi miền Bắc Việt Nam hòa bình, Trần Khánh cùng với nhiều người bị giam khác được thả. Suốt một thời gian dài ông không tìm được việc làm. Văn Cao đã cùng với Nguyễn Xuân Khoát xin cho Trần Khánh vào làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến khi qua đời. Gần 30 năm làm việc ở Đài, Trần Khánh chỉ được làm việc thông qua hợp đồng mà không được vào biên chế chính thức. Việc này sau đó đã được những người có trách nhiệm ở Sở Công an Hà Nội chứng thực do ông luôn bị đánh giá là "thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật". Điều này bắt nguồn từ việc ông thường được khán giả hâm mộ yêu cầu ở lại biểu diễn thêm sau mỗi đợt công tác.
Trần Khánh luôn trễ hẹn và bị cho là vô kỷ luật. Đài Tiếng nói Việt Nam từ chối những lá thư từ các nơi gửi về để giải trình cho sự "vô tổ chức" của ông. Thời bấy giờ, nghệ sĩ biểu diễn phần lớn chỉ có chút quà bằng hiện vật, không đáng gì về vật chất. Trần Khánh bày tỏ quan điểm ca hát để phục vụ người lao động là niềm vui duy nhất của ông khi ấy. Đó được xem là lý do gần 30 năm ông vẫn không được vào biên chế chính thức.
Qua đời
Sự việc Trần Khánh nhiều năm phải làm hợp đồng đã khiến Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng biết được. Phạm Văn Đồng đã ngay lập tức can thiệp với Đài Tiếng nói Việt Nam. Qua đó, Trần Khánh mới được vào biên chế. Chỉ một thời gian ngắn được vào biên chế, ông qua đời vì tai nạn giao thông ngày 15 tháng 6 năm 1981 ở độ tuổi 50. Ngày hôm đó, Trần Khánh nhận lời đi Quảng Ninh để lo tiền trạm cho một đợt biểu diễn của Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Việc cử Trần Khánh đi mới thuận lợi, vì người dân nơi đây chỉ hâm mộ ca khúc "Tôi là người thợ lò" nổi tiếng do ông hát trước đó. Khi ông ra bến để mua vé thì có một người lái xe trẻ từ tuyến Hải Phòng nhận ra. Người đàn ông này chào Trần Khánh và bày tỏ sự ngưỡng mộ ông. Biết Trần Khánh đi Quảng Ninh, người này đã mời nghệ sĩ về Hải Phòng để được đón tiếp rồi sẽ chở ông về Quảng Ninh sau. Trần Khánh đã nhận lời. Trời tối, người lái xe mải nói chuyện với Trần Khánh nên đã phanh gấp một xe đi ngược chiều khiến xe bị lật đổ và làm ông bị thương nặng. Trần Khánh gẫy nhiều răng, gẫy xương sườn, thủng dạ dày và bị giập lá lách. Ông được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng đã không qua khỏi.
Đánh giá
Trần Khánh là người thể hiện thành công ca khúc của Phan Nhân, Chu Minh, Bùi Công Kỳ cùng nhiều nhạc sĩ Cách mạng đương thời. Báo điện tử VOV nhận định rằng Trần Khánh sở hữu một chất giọng "sáng, đẹp, ấm áp". Ông sở hữu giọng nam cao (tenor), đặc biệt có âm vực rất rộng, tới hơn hai quãng 8. Trần Khánh cũng từng thể hiện nhiều ca khúc nổi tiếng như "Tình ca" (Hoàng Việt), "Mời anh đến thăm quê tôi" (Nguyễn Đức Toàn), "tiếng hát gửi dòng sông quê hương", "Hà Nội niềm tin và hy vọng", "Tình ca đất nước" (Phan Nhân), Tiếng chiêng đồng (Văn An)… Ông còn thể hiện kỹ thuật hát đặc biệt khi lĩnh xướng hợp xướng và song ca. Trần Khánh thường được báo chí và công chúng mệnh danh là "giọng ca vàng".
Trần Khánh thường có tính đãng trí nên thường xuyên không mang theo tiền bên người khi ra khỏi nhà. Có lần, ông từng mua chịu một bó xôi để ăn tạm tại một hàng xôi nhưng quên trả tiền một thời gian lâu sau đó. Câu chuyện này đến tai nhạc sĩ Lê Lôi. Ngay lập tức, Lê Lôi ra quán để trả tiền cho Trần Khánh. Từ đó, nghệ sĩ làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam thường có một câu nói: “Trần Khánh ăn xôi, Lê Lôi trả tiền”.
Vinh danh
Năm 1988, Trần Khánh được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú. Năm 2007, ông cùng với phát thanh viên Việt Khoa và họa sĩ thiết kế sân khấu Bùi Huy Hiếu được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Nghệ sĩ ưu tú Đăng Dương từng có nguyện vọng được song ca cùng Trần Khánh. Ngay trên sân khấu của chương trình "Không khoảng cách" phát sóng trên VTV1 bằng công nghệ hiện đại, đoàn thực hiện chương trình đã giúp Đăng Dương thực hiện được ước muốn này.
Tham khảo
Nguồn sách
K
Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam
Người Hải Phòng
Ca sĩ Hải Phòng
Nhạc sĩ nhạc đỏ
Điệp viên Việt Nam
Tử vong vì tai nạn giao thông
Nam ca sĩ Việt Nam
Ca sĩ thế kỷ 20 | wiki |