từ
stringlengths
1
1.45k
định nghĩa
stringlengths
3
6.69k
âm tín
dt. Tin tức: biệt vô âm tín (tng.).
âm u
tt. (H. âm: kín; u: vắng vẻ) Tối tăm vắng vẻ lặng lẽ: Một vùng trời đất âm u đêm hiu hắt lạnh ngày mù mịt sương (X-thuỷ).
âm vận
dt. (H. âm: tiếng; vận: vần) Vần trong thơ ca: Thi sĩ khéo tìm âm vận.
ầm
t. 1 Từ mô phỏng tiếng động to và rền. Súng nổ ầm. Cây đổ đánh ầm một cái. Máy chạy ầm ầm. 2 To tiếng và ồn ào. Cười nói ầm nhà. Đồn ầm cả lên.
ầm ĩ
tt. (âm thanh) ồn ào hỗn độn náo loạn gây cảm giác khó chịu: quát tháo ầm ĩ khóc ầm ĩ khua chiêng gõ mõ ầm ĩ Lũ trẻ nô đùa ầm ĩ.
ẩm
tt. Thấm nước hoặc chứa nhiều nước: Thóc ẩm; Quần áo ẩm.
ẩm thấp
t. 1 Có chứa nhiều hơi nước; ẩm (nói khái quát). Khí hậu ẩm thấp. 2 Không cao ráo. Nhà cửa ẩm thấp.
ẩm thực
Nh. ăn uống.
ấm
1 dt. 1. Đồ dùng để đun nước đựng nước uống pha chè sắc thuốc: Bếp đun một ấm đất nấu nước mưa (Ng-hồng) 2. Lượng nước chứa đầy một ấm: Uống hết cả ấm chè 3. Lượng chè đủ pha một ấm: Xin anh một ấm chè. 2 dt. 1. ân trạch của ông cha truyền lại: Phúc nhà nhờ ấm thông huyên (BCKN) 2. ấm sinh nói tắt: Người ta thường gọi thi sĩ Tản-đà là ông ấm Hiếu 3. Từ chỉ một người con trai một cách bông đùa hay chế giễu: Ba cậu ấm nhà bà ta đều ghê gớm cả. " 3 tt. 1. Nóng vừa và gây cảm giác dễ chịu: Hôm nay ấm trời 2. Giữ nóng thân thể: áo ấm 3. Nói giọng hát trầm và êm: Giọng hò khu Tư trầm và ấm (VNgGiáp) 4. Đã ổn thoả: Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm (K) 5. Nói cây mọc thành khóm dày: Cây khô nảy nhị cành thêm ấm chồi (cd); Như tre ấm bụi (tng) 6. Yên ổn: Cao nấm ấm mồ (tng) 7. Cảm thấy dễ chịu: Mỗi bước đi thấy lòng ấm lại (VNgGiáp)."
ấm áp
t. Ấm và gây cảm giác dễ chịu (nói khái quát). Nắng xuân ấm áp. Giọng nói ấm áp. Thấy ấm áp trong lòng.
ấm cúng
tt. Có cảm giác thoải mái dịu êm và rất dễ chịu trong ý nghĩ tình cảm trước một hiện thực nào đó: Gian phòng ấm cúng Gia đình ấm cúng hạnh phúc.
ấm no
tt. Đủ ăn đủ mặc: Liệu cả gia đình này có được ấm no không (Ng-hồng).
ân
d. (kết hợp hạn chế). Ơn (nói khái quát). Ân sâu nghĩa nặng.
ân ái
đgt. Nh. ái ân.
ân cần
trgt. (H. ân: chu đáo; cần: gắn bó) Niềm nở và chu đáo: Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han (K).
ân hận
đg. Băn khoăn day dứt và tự trách mình trước việc không hay đã để xảy ra. Ân hận vì đã làm mẹ buồn. Không có điều gì phải ân hận.
ân huệ
dt. ơn to lớn ở trên ban xuống: ban ân huệ được hưởng ân huệ.
ân nghĩa
dt. (H. ân: ơn; nghĩa: nghĩa) tình nghĩa đằm thắm do mang ơn lẫn nhau: Ăn ở có ân nghĩa với nhau.
ân nhân
d. Người làm ơn trong quan hệ với người mang ơn.
ân oán
dt. ân nghĩa và thù oán: Chút còn ân oán đôi đường chửa xong (Truyện Kiều).
ân tình
dt. (H. ân: ơn; tình: tình nghĩa) tình cảm sâu sắc do có ơn đối với nhau: Như keo sơn gắn chặt ân tình (X-thuỷ). // tt. Có tình nghĩa và ơn huệ của nhau: Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung (Tố-hữu).
ân xá
đg. Tha miễn hình phạt cho phạm nhân đã bị kết án coi đó là một đặc ân của nhà nước. Ra lệnh ân xá một số phạm nhân.
ẩn
1 đgt. Đẩy mạnh nhanh một cái; ẩy: ẩn cửa bước vào. " 2 I. đgt. 1. Giấu mình kín đáo vào nơi khó thấy: Ngôi nhà ẩn dưới lùm cây Bóng người lúc ẩn lúc hiện. 2. Lánh đời về ở nơi vắng vẻ ít người biết đến: từ quan về ở ẩn. II. dt. Cái chưa biết trong một bài toán một phương trình."
ẩn dật
tt. (H. ẩn: kín; dật: yên vui) Yên vui ở một nơi hẻo lánh. Vân Tiên nghe nói mới tường: cũng trang ẩn dật biết đường thảo ngay (LVT).
ẩn náu
đg. Lánh ở nơi kín đáo để chờ dịp hoạt động. Toán cướp ẩn náu trong rừng.
ẩn ý
dt. ý kín đáo ở bên trong lời nói câu viết được hiểu ngầm mà không được nói rõ ra: Câu nói đầy ẩn ý.
ấn
1 dt. Con dấu của vua hay của quan lại: Rắp mong treo ấn từ quan (K). " 2 đgt. 1. Dùng bàn tay ngón tay đè xuống gí xuống: ấn nút chai 2. Nhét mạnh vào: ấn quần áo vào va-li 3. ép người khác làm việc gì: ấn việc giặt cho vợ."
ấn định
đg. Định ra một cách chính thức để mọi người theo đó mà thực hiện. Ấn định nhiệm vụ. Ấn định sách lược đấu tranh.
ấn hành
đgt. In ra và phát hành: ấn hành báo chí.
ấn loát
đgt. (H. ấn: in; loát: chải) In tài liệu: Phụ trách việc ấn loát.
ấn quán
dt. cũ Nhà in: Nha cảnh sát thường xuyên lục soát các ấn quán..
ấn tín
dt. (H. ấn: con dấu; tín: tin) Con dấu của quan lại; Cách mạng nổi lên tên tuần phủ gian tham bỏ cả ấn tín mà chạy trốn.
ấn tượng
d. Trạng thái của ý thức ở giai đoạn cảm tính xen lẫn với cảm xúc do tác động của thế giới bên ngoài gây ra. Gây ấn tượng tốt. Để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
ấp
1 dt. 1. Đất vua ban cho chư hầu công thần ngày trước. 2. Làng xóm nhỏ được lập lên ở nơi mới khai khẩn. 2 đgt. 1. (Loài chim) nằm phủ lên trứng trong một thời gian nhất định để trứng có đủ nhiệt độ nở thành con: Ngan ấp trứng Gà ấp. 2. Làm cho trứng có đủ điều kiện và nhiệt độ để nở thành con: máy ấp trứng. 3. áp sát vào trên toàn bề mặt: Bé ấp đầu vào lòng mẹ.
ấp ủ
đgt. Giữ ở trong lòng: ấp ủ một hi vọng.
ập
đg. 1 Đến một cách nhanh mạnh đột ngột với số lượng nhiều. Cơn mưa dông ập xuống. 2 (dùng phụ sau đg.; kết hợp hạn chế). Chuyển vị trí nhanh mạnh đột ngột. Đóng ập cửa. Đổ ập xuống.
âu
1 dt. Đồ đựng giống cái chậu nhỏ ang nhỏ: âu sành. " 2 dt. 1. âu tàu nói tắt. 2. ụ (để đưa tàu thuyền lên)." " 3 đgt. Lo lo lắng phiền não: Thôi thôi chẳng dám nói lâu Chạy đi cho khỏi kẻo âu tới mình (Lục Vân Tiên)." " 4 pht. Có lẽ dễ thường: âu cũng là số kiếp âu cũng là một dịp hiếm có âu đành quả kiếp nhân duyên (Truyện Kiều)." 5 Tiếng nựng trẻ con: âu! Ngủ đi con. 6 dt. Một trong bốn châu: âu châu âu hoá châu âu đông âu tây âu.
âu phục
dt. (H. âu: châu Âu phục: quần áo) Quần áo may theo kiểu châu Âu: Mặc âu phục.
âu sầu
t. Có vẻ lo buồn. Nét mặt âu sầu. Giọng nói âu sầu.
âu yếm
đgt. Biểu lộ tình yêu thương dịu dàng thắm thiết bằng điệu bộ cử chỉ giọng nói: Đôi mắt nhìn âu yếm Vợ chồng âu yếm nhau.
ẩu
pht. Bừa bãi không nghiêm chỉnh: Làm ẩu.
ẩu đả
đg. Đánh lộn. Xông vào ẩu đả nhau. Vụ ẩu đả.
ấu
1 dt. Cây trồng lấy củ ăn sống hàng năm mọc nổi trên mặt nước thân mảnh lá chìm bị khía thành những khúc hình sợi tóc mọc đối lá nổi hình quả trám mép khía răng mọc thành hoa thị cuống dài phồng thành phao hoa trắng củ hình nón ngược mang hai gai màu đen. " 2 dt. Trẻ nhỏ trẻ con: nam phụ lão ấu."
ấu trĩ
tt. (H. ấu: trẻ em; trĩ: trẻ nhỏ) Còn non nớt: Thời kì ấu trĩ chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn; Nhiều bệnh ấu trĩ (Trg-chinh).
ấu trùng
d. Dạng của loài động vật mới nở từ trứng ra và đã có đời sống tự do.
ấy
I. đt. Người vật hoặc thời điểm được nhắc tới biết tới: nhớ mang cuốn sách ấy nhé anh ấy thời ấy. II. trt. Từ biểu thị ý nhấn mạnh người vật hoặc thời điểm đã được nhắc tới: Điều ấy ư thôi khỏi phải nhắc lại làm gì. III. tht. Tiếng thốt ra tỏ ý can ngăn hoặc khẳng định: ấy! Đừng làm thế ấy đã bảo mà!
ba
1 dt. (Pháp: papa) Bố: Ba cháu có nhà không?. // đt. Bố ở cả ba ngôi Con trông nhà để ba đi làm; Xin phép ba cho con đi đá bóng; Chị ơi ba đi vắng rồi. 2 dt. (Pháp: bar) Quán rượu La cà ở ba rượu. 3 st. 1. Hai cộng một Nhà có ba tầng 2. Sau hai trước bốn ở tầng ba; Đứa con thứ ba.
ba ba
d. Rùa ở nước ngọt có mai dẹp phủ da không vảy.
ba bó một giạ
ng. (giạ là từ miền Nam chỉ một thùng thóc độ 40 lít) ý nói Kết quả lao động nhất định tốt Vụ mùa năm nay thì chắc chắn ba bó một giạ.
ba chân bốn cẳng
(kng.). (Đi) hết sức nhanh hết sức vội vã.
ba chìm bảy nổi
Sống long đong lận đận gian truân vất vả bao phen khổ sở: Cuộc đời ba chìm bảy nổi.
ba đào
tt. (H. ba: sóng; đào: dậy sóng) Chìm nổi gian truân Năm năm chìm nổi ba đào (Tố-hữu).
ba gai
t. (kng.). Bướng bỉnh hay sinh chuyện gây gổ. Anh chàng ba gai. Ăn nói ba gai.
ba hoa
(F. bavard) đgt. (tt.)Nói nhiều phóng đại quá sự thật có ý khoe khoang: Nó chỉ ba hoa thế thôi chứ có biết gì đâu ăn nói ba hoa một tấc lên trời.
ba láp
tt trgt. Không đứng đắn Những kẻ ba láp; Nói ba láp.
ba lăng nhăng
t. (kng.). Vớ vẩn không đâu vào đâu không có giá trị ý nghĩa gì. Ăn nói ba lăng nhăng. Học những thứ ba lăng nhăng.
ba lê
ba-lê (F. ballet) dt. Nghệ thuật múa cổ điển trên sân khấu thể hiện một chủ đề nhất định có nhạc đệm: múa ba-lê nhà hát ba-lê. " (xã) h. Ba Tơ t. Quảng Ngãi."
ba lô
ba-lô dt. (Pháp: ballot) Túi bằng vải dày hoặc bằng da đeo trên lưng để đựng quần áo và đồ lặt vặt Khang mở ba-lô tìm một gói giấy (NgĐThi).
ba phải
t. Đằng nào cũng cho là đúng là phải không có ý kiến riêng của mình. Con người ba phải. Thái độ ba phải.
ba quân
dt. 1. Ba cánh quân bao gồm hải quân lục quân không quân. 2. Tất cả binh sĩ quân đội nói chung: thề trước ba quân Ba quân chỉ ngọn cờ đào (Truyện Kiều).
ba que
tt. x. Ba que xỏ lá Đồ ba que.
ba rọi
I d. (ph.). Ba chỉ. " II t. (ph.). 1 Nửa đùa nửa thật có ý xỏ xiên. Lối nói . Tính ba rọi. 2 Pha tạp một cách lố lăng. Nói tiếng Tây ba rọi."
ba sinh
dt. 1. Ba kiếp người: Kiếp trước kiếp này và kiếp sau theo thuyết luân hồi của Phật giáo Ví chăng duyên nợ ba sinh (K) 2. Tình nghĩa vợ chồng Cái nợ ba sinh đã trả rồi (HXHương).
ba trợn
t. (ph.; kng.). Có nhiều biểu hiện về tư cách rất đáng chê như thiếu đứng đắn thiếu thật thà ba hoa không ai có thể tin cậy được. Thằng cha ba trợn. Ăn nói ba trợn.
dt. 1. Người đàn bà sinh ra cha mẹ mình; mẹ của cha mẹ mình: Cha mẹ không may mất sớm để lại đứa cháu thơ dại cho bà. 2. Người đàn bà có quan hệ chị em hoặc thuộc cùng thế hệ với người sinh ra cha mẹ mình. 3. Người đàn bà đứng tuổi hoặc theo cách gọi tôn trọng xã giao: bà Nguyễn thị X bà chủ tịch xã Thưa quý ông quý bà. 4. Người đàn bà tự xưng mình khi tức giận với giọng trịch thượng hách dịch: Rồi sẽ biết tay bà Phải tay bà thì không xong đâu!
bà chủ
dt. Người đàn bà nắm toàn bộ quyền hành trong một tổ chức kinh doanh tư nhân hay một gia đình.
bà con
dt. 1. Những người cùng họ Bà con vì tổ tiên không phải vì tiền vì gạo (tng) 2. Những người quen thuộc Bà con hàng xóm 3. Những đồng bào ở nước ngoài Nói có nhiều bà con Việt kiều làm ăn sinh sống (Sơn-tùng). // đt. Ngôi thứ hai khi nói với một đám đông Xin bà con lắng nghe lời tuyên bố của chủ tịch.
bà đỡ
d. Người đàn bà làm nghề đỡ đẻ.
bà phước
dt. Nữ tu sĩ đạo Thiên chúa thường làm việc trong bệnh viện hoặc trại nuôi trẻ mồ côi cơ sở từ thiện.
bà vãi
dt. 1. Người phụ nữ có tuổi đi lễ chùa Bơ bải bà vãi lên chùa (tng) 2. Bà ngoại (từ dùng ở một số địa phương) Hôm nay các con tôi về thăm bà vãi các cháu.
bả
1 d. 1 Thức ăn có thuốc độc dùng làm mồi để lừa giết thú vật nhỏ. Bả chuột. Đánh bả. 2 Cái có sức cám dỗ hoặc có thể đánh lừa lôi kéo vào chỗ nguy hiểm hoặc xấu xa hư hỏng. Ăn phải bả. Bả vinh hoa. " 2 d. Sợi xe bằng tơ gai dùng để buộc diều đan lưới." 3 đ. (ph.; kng.). Bà (đã nói đến) ấy.
bả vai
dt. Phần thân thể trên lưng sát dưới vai: vác nặng đau hết cả hai bả vai.
1 dt. Phần còn lại của một vật sau khi đã lấy hết nước: Theo voi hít bã mía (tng). " 2 Mệt quá rã rời cả người: Trời nóng quá bã cả người." 3 tt. Không mịn: Giò lụa mà bã thế này thì chán quá.
1 d. Tước liền sau tước hầu trong bậc thang chức tước phong kiến. 2 I d. Thủ lĩnh của một liên minh các chư hầu thời phong kiến Trung Quốc cổ đại. Xưng hùng xưng bá. II d. (kng.). Ác (nói tắt). Vạch bá. 3 d. Bá hộ (gọi tắt). 4 d. (ph.). Chị của mẹ (có thể dùng để xưng gọi). 5 d. (ph.). Báng (súng). Khẩu súng trường bá đỏ. " 6 đg. Quàng tay (lên vai cổ). Bá vai bá cổ. Tầm gửi bá cành dâu (bám vào cành dâu)." " 7 (id.). Như bách3 (""trăm""). (Thuốc trị) bá chứng (cũ; bách bệnh). Bá quan*."
bá cáo
đgt. Công bố truyền rộng ra cho mọi người đều biết: bá cáo với quốc dân đồng bào.
bá chủ
dt. (H. bá: dùng sức mạnh; chủ: đứng đầu) Kẻ dùng sức mạnh để thống trị Hít-le muốn làm bá chủ thế giới.
bá hộ
d. 1 Phẩm hàm cấp cho hào lí hoặc kẻ giàu có thời phong kiến. 2 Kẻ giàu có ở nông thôn ngày trước.
bá láp
Nh. Ba láp.
bá quan
dt. (H. bá: một trăm; quan: quan lại) Các quan trong triều Lại truyền văn võ bá quan cứ ngày cũng đến tướng môn lễ mừng (NĐM).
bá quyền
d. Quyền một mình chiếm địa vị thống trị.
bá tánh
đphg Nh. Bách tính.
bá tước
dt. (H. bá: tước bá; tước: tước) Tước thứ ba trong thang tước vị phong kiến Âu-châu Ngày nay ở Âu-châu vẫn còn những bá tước.
bá vương
d. Người làm nên nghiệp vương nghiệp bá chiếm cứ một phương trong thời phong kiến (nói khái quát). Nghiệp bá vương. Mộng bá vương (mộng làm bá vương).
bạ
1 dt. 1. Sổ sách ghi chép về ruộng đất sinh tử giá thú: bạ ruộng đất bạ giá thú. 2. Thủ bạ nói tắt: bo bo như ông bạ giữ ấn (tng.). 2 đgt. Đắp thêm vào: bạ tường bạ bờ giữ nước. " 3 đgt. Tuỳ tiện gặp là nói là làm không cân nhắc nên hay không: bạ ai cũng bắt chuyện bạ đâu ngồi đấy."
bác
1 dt. 1. Anh hay chị của cha hay của mẹ mình: Con chú con bác chẳng khác gì nhau (tng) 2. Từ chỉ một người đứng tuổi quen hay không quen: Một bác khách của mẹ; Bác thợ nề. // đt. 1. Ngôi thứ nhất khi xưng với cháu mình: Bố về cháu nói bác đến chơi nhé 2. Ngôi thứ hai khi cháu nói với bác; Thưa bác anh cả có nhà không ạ? 3. Ngôi thứ ba khi các cháu nói với nhau về bác chung: Em đưa thư này sang nhà bác nhé 4. Từ dùng để gọi người đứng tuổi: Bác công nhân mời bác vào 5. Từ dùng để gọi người ngang hàng với mình trong giao thiệp giữa những người đứng tuổi: Bác với tôi là bạn đồng nghiệp. 2 đgt. Không chấp nhận: Bác đơn xin ân xá. 3 đgt. Đun khan và nhỏ lửa: Bác trứng.
bác ái
t. Có lòng thương yêu rộng rãi hết thảy mọi người mọi loài. Giàu tình bác ái.
bác cổ
tt. Có kiến thức hiểu biết sâu rộng về văn tịch sách vở di tích và các việc đời xưa: trường bác cổ.
bác học
tt. (H. bác: rộng; học: môn học) 1. Có nhiều tri thức về một hay nhiều ngành khoa học: Nhà bác học Pavlov 2. Đi sâu vào các tri thức khoa học: Trước khi có văn chương bác học đã có một nền văn chương bình dân (DgQgHàm).
bác sĩ
d. Người thầy thuốc tốt nghiệp đại học y khoa. Bác sĩ khoa nội. Bác sĩ thú y (tốt nghiệp đại học kĩ thuật nông nghiệp ngành thú y).
bác vật
dt. (H. bác: rộng; vật: vật) Từ miền Nam gọi kĩ sư: Một bác vật nông nghiệp.
bạc
1 d. 1 Kim loại màu trắng sáng mềm khó gỉ dẫn điện tốt thường dùng để mạ làm đồ trang sức. Nhẫn bạc. Thợ bạc. Nén bạc. 2 Tiền đúc bằng bạc; tiền (nói khái quát). Bạc trắng (tiền đúc bằng bạc thật). 3 (kng.; dùng sau từ chỉ số chẵn từ hàng chục trở lên). Đồng bạc (nói tắt). Vài chục bạc. Ba trăm bạc. 4 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Trò chơi ăn tiền (nói khái quát). Đánh bạc*. Gá bạc. Canh bạc. 2 d. Bạc lót (nói tắt). Bạc quạt máy. " 3 t. 1 Có màu trắng đục. Vầng mây bạc. Ánh trăng bạc. Da bạc thếch. 2 (Râu tóc) đã chuyển thành màu trắng vì tuổi già. Chòm râu bạc. Đầu đốm bạc. 3 Đã phai màu không còn giữ nguyên màu cũ. Chiếc áo nâu bạc phếch. Áo đã bạc màu. // Láy: bàng bạc (ý mức độ ít)." " 4 t. (kết hợp hạn chế). 1 Mỏng manh ít ỏi không được trọn vẹn. Mệnh bạc. Phận mỏng đức bạc. 2 Ít ỏi sơ sài; trái với hậu. Lễ bạc. 3 Không giữ được tình nghĩa trọn vẹn trước sau như một. Ăn ở bạc. Chịu tiếng là bạc."
bạc ác
tt. Không có tình nghĩa sống bất nhân hay hại người: con người bạc ác.
bạc hà
dt. (thực) (H. bạc: tên cây; hà: cây sen) Thực vật họ húng lá có dầu thơm cất làm thuốc: Lọ dầu bạc hà; Kẹo bạc hà.
bạc hạnh
dt. Tính nết xấu: Người bạc hạnh.
bạc nghĩa
tt. (H. bạc: mỏng; nghĩa: tình nghĩa) Phụ bạc không trọng tình nghĩa: Chàng đã bạc nghĩa thì thôi dù chàng lên ngược xuống xuôi mặc lòng (cd).
bạc nhạc
d. (hoặc t.). Thịt chỉ có màng dai không có nạc (thường là thịt bò). Miếng bạc nhạc.
bạc nhược
tt. Yếu đuối về tinh thần ý chí: tinh thần bạc nhược một người bạc nhược.
bạc phận
tt. (H. bạc: mỏng; phận: số phận) Có số phận mỏng manh: Tổng đốc ví thương người bạc phận Tiền-đường chưa chắc mả hồng nhan (Tản-đà).
bạc tình
t. Không có tình nghĩa thuỷ chung trong quan hệ yêu đương. Ăn ở bạc tình. Trách người quân tử bạc tình... (cd.).
bách
1 dt. 1. Cây cùng họ với thông sống lâu lá hình vảy thường dùng làm cảnh. 2. Thuyền đóng bằng gỗ bách. 2 tt. Tiếng phát ra do hai vật mềm chạm mạnh vào nhau: vỗ vào đùi đánh bách một cái.