id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
0
258k
2639
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2639
Atto-
Atto (viết tắt a) là một tiền tố được viết liền trước một đơn vị đo lường quốc tế để chỉ đơn vị 10 hay . Độ lớn này được công nhận từ năm 1964. Theo tiếng Đan Mạch, atto nghĩa là 18.
2641
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2641
Zepto-
Độ lớn này được công nhận từ năm 1991. Theo tiếng Pháp, Zepto nghĩa là 7, vì nó bằng 1/1000.
2642
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2642
Yocto-
Yocto (viết tắt y) là một tiền tố được viết liền trước một đơn vị đo lường quốc tế để chỉ đơn vị nhỏ gấp 10 hay 1.000.000.000.000.000.000.000.000 (một triệu tỉ tỉ) lần. Độ lớn này được công nhận từ năm 1991. Theo tiếng Hy Lạp, Yocto nghĩa là 8, vì nó bằng 1/1000.
2644
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2644
Chiều dài
Trong vật lý, chiều dài (hay độ dài khi nói về độ lớn của khoảng cách) là khái niệm cơ bản chỉ trình tự của các điểm dọc theo một đường nằm trong không gian và đo lượng (nhiều hay ít) mà điểm này nằm trước hoặc sau điểm kia. Trong ngôn ngữ thông dụng, chiều dài là một trường hợp của khoảng cách. Chiều dài của một vật thể là kích thước mở rộng của nó, tức là cạnh dài nhất của nó. Đơn vị đo chiều dài tiêu chuẩn ở Việt Nam, tuân thủ hệ đo lường quốc tế, là mét. Cách xác định đơn vị độ dài đã thay đổi rất nhiều theo thời gian. Từ xưa, cơ sở để tạo ra đơn vị đo chiều dài là bộ phận của cơ thể con người. Ví dụ, cubit (1 cubit = 45.72 Centimet) là đơn vị biểu thị chiều dài được tính bằng từ khuỷu tay đến đầu ngón tay. Đơn vị này được sử dụng trong các nền văn hóa cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập và La Mã. Chiều dài của đơn vị này khác nhau tùy theo các vùng miền, khoảng từ 450 đến 500 Milimét. Ngoài ra, thước đo độ dài tiêu chuẩn trong các thời đại này là bộ phận cơ thể của người cai trị lãnh thổ hoặc một số người có quyền khác. Ngày nay, các đơn vị đo chiều dài dựa trên bộ phận cơ thể người vẫn được dùng ở các quốc gia như Hoa Kỳ ví dụ như Foot, Inch... Khi Kỷ nguyên khám phá kết thúc và ngành công nghiệp chủ yếu phát triển ở Tây Âu, việc thống nhất các đơn vị đo độ dài trên toàn cầu đã trở nên cần thiết. Vào thế kỷ thứ 17, những cuộc thảo luận đã diễn ra ở Châu Âu nhằm thống nhất các đơn vị đo. Sau khoảng một thế kỷ, Pháp đã đề xuất đơn vị Mét (có nghĩa là "đo" trong tiếng Hy Lạp) vào năm 1791, trong đó 1 mét bằng 1/10.000.000 khoảng cách của Kinh tuyến cực Bắc đến Xích đạo. Trong Hội nghị chung về Trọng lượng và Đo lường (CGPM) được tổ chức vào năm 1960, chiều dài của một mét được xác định theo bước sóng của ánh sáng màu da cam phát ra từ nguyên tố krypton-86 trong chân không. Năm 1983, nhờ những tiến bộ trong công nghệ laser, chiều dài của một mét được tính dựa trên tốc độ ánh sáng trong một khoảng thời gian. Ngày nay, một mét được định nghĩa là "khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong 1 / 299.792.458 giây", như được định nghĩa vào năm 1983. Trong Hệ thống đo lường quốc tế, mét (m) được sử dụng làm đơn vị SI (đơn vị cơ sở) của chiều dài. Ngoài ra còn có các đơn vị khác như:
2645
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2645
Khoảng cách
Khoảng cách là đại lượng vật lý và toán học để tính độ lớn của đoạn thẳng nối giữa hai điểm nào đó. Trong đời sống thường ngày, người ta sử dụng thuật ngữ "khoảng cách" để chỉ độ dài của một đoạn đường nào đó, có thể không phải là một đường thẳng lý tưởng. (Nói chính xác hơn thì mọi điểm phân biệt trên bề mặt Trái Đất nối với nhau theo một dây cung chứ không phải đường thẳng). Trong kinh tế, giao thông-vận tải, người ta sử dụng thuật ngữ khoảng cách để chỉ độ dài của một con đường (bộ hay sắt) hay tuyến đường biển, đường hàng không làm một giá trị nhằm tính toán các tối ưu về chi phí trong vận chuyển hàng hóa và hành khách. Khác với vị trí trong các hệ tọa độ, khoảng cách là một đại lượng không có các giá trị âm. Khoảng cách là một đại lượng vô hướng, nó chỉ có độ lớn mà không có hướng như các đại lượng véc tơ. Đơn vị đo độ lớn của khoảng cách trong khoa học được tính theo hệ đo lường quốc tế là mét và các bội số hay ước số của nó. Tuy nhiên trong cuộc sống người ta cũng hay lấy thời gian trung bình để có thể vượt qua khoảng cách giữa hai điểm làm thước đo độ lớn của nó. Ví dụ: "Khoảng cách giữa Hà Nội và Hải Phòng là 2 giờ xe chạy". Trong toán học khoảng cách giữa hai điểm P và Q là d(P,Q), trong đó d là hàm số tính khoảng cách. Chúng ta cũng có thể định nghĩa khoảng cách giữa hai tập hợp A và B là khoảng cách nhỏ nhất (hay cực tiểu) giữa hai điểm bất kỳ P thuộc A và Q thuộc B. Khoảng cách d, giữa hai điểm được biểu diễn trong hệ tọa độ Đề-các bằng căn bậc hai của tổng các bình phương các thay đổi theo mỗi trục tọa độ. Vì vậy trong không gian hai chiều, khoảng cách giữa hai điểm A formula_1 và B formula_2 được tính: formula_3, formula_4 và trong không gian ba chiều: formula_5, với formula_6 Ở đây, "Δ" (delta) chỉ sự thay đổi của các tham biến. Vì vậy, Δx là sự thay đổi của x, đọc là "delta-x". Theo thuật ngữ toán học, Δx = x - x. Công thức tính khoảng cách là một trường hợp tổng quát của định lý Pitago. Nó cũng có thể mở rộng ra để tính độ dài của một dây cung. Khoảng cách còn được gọi là "chiều cao" hay "chiều dài" hoặc "chiều rộng" khi chỉ độ lớn của một vật cụ thể nào đó tính theo các kích thước trong không gian ba chiều.
2654
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2654
Việt kiều
Việt kiều (hay người Việt hải ngoại, người Việt Nam ở nước ngoài) là thuật ngữ để chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại. Từ điển Thiều Chửu định nghĩa chữ "kiều" (僑) là "ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân". Như vậy, Việt kiều vốn có nghĩa chỉ những người Việt đang có quốc tịch Việt Nam sống nhờ ở các nước bên ngoài Việt Nam, chứ không chỉ công dân nước khác có gốc Việt. Tuy nhiên, ngày nay "Việt kiều" là thuật ngữ mà những người Việt sống tại Việt Nam dùng để gọi toàn bộ những người Việt sống ở nước ngoài, chứ không phải là thuật ngữ mà những người Việt sống ở nước ngoài gọi chính họ. Tại Việt Nam ngày nay, từ "kiều bào" cũng được dùng với nghĩa tương tự. Đầu thập niên 1970 có khoảng 100.000 người Việt sống ngoài Việt Nam, chủ yếu tập trung tại các nước láng giềng (Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, v.v.) và Pháp. Con số này tăng vọt sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 và số quốc gia có người Việt định cư cũng tăng theo; họ ra đi theo đợt di tản tháng 4 năm 1975, theo các đợt thuyền nhân và theo Chương trình Ra đi có Trật tự. Đầu thập niên 1990 với sự sụp đổ của khối Đông Âu và Liên Xô, những người do nhà nước Việt Nam cử đi học tập, lao động không trở về nước đã góp phần vào khối người Việt định cư tại các nước này. Như vậy, ngoài Việt Nam hiện nay có khoảng 5,3 triệu người Việt sinh sống trên hơn 130 quốc gia ở năm châu lục, trong đó có 1,799,632 sống tại Hoa Kỳ. Theo Ủy ban người Việt ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao, cách đây hàng trăm năm đã có người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống. Tiêu biểu như con cháu hoàng tộc Lý đã sang Cao Ly (nay là Triều Tiên và Hàn Quốc) lập nghiệp. Thế kỷ 17-18 là những người Việt sang các nước láng giềng như Campuchia, Lào hay Trung Quốc. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, một số người Việt đi du học, làm công chức tại Pháp hoặc bị động viên đi lính, phu tại một số thuộc địa của Pháp. Trong thời kỳ chiến tranh, có thêm một số người ra đi lánh nạn, kiếm sống, theo chồng hồi hương hoặc đi tu nghiệp, du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, trước năm 1975 số lượng người Việt Nam ở nước ngoài không lớn khoảng 16 - 20 vạn người ở 10 nước, phần đông số này có tư tưởng sinh sống tạm thời, chờ điều kiện thuận lợi trở về nước. Từ sau năm 1975, đã có sự thay đổi sâu sắc về số lượng, thành phần, tính chất cũng như địa bàn sinh sống của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Số người ra nước ngoài đã lên tới khoảng 2 triệu người, chủ yếu tới Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, các nước Tây và Tây Bắc Âu... Thêm vào đó sau năm 1980, một số khá đông sinh viên, thực tập sinh và lao động Việt Nam ở các nước thuộc Liên Xô (cũ), Đông Âu cũ ở lại làm ăn. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài có những đặc điểm nổi bật như là cộng đồng trẻ, năng động, nhanh chóng hoà nhập và đại đa số có xu hướng định cư lâu dài ở nước sở tại chủ yếu là Mỹ, Úc, Canada các nước Tây Âu (khoảng 80% đã nhập quốc tịch nước cư trú nhưng hầu hết chưa thôi quốc tịch Việt Nam), trong khi phần lớn người Việt tại Nga, Đông Âu vẫn coi cuộc sống là tạm cư, khi có điều kiện sẽ trở về nước. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có đặc điểm là phức tạp về thành phần xã hội, xu hướng chính trị và đa dạng về nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, đặc biệt bị chi phối, phân hoá bởi sự khác biệt về giai tầng, chính kiến và hoàn cảnh ra đi cũng như cư trú ở các địa bàn khác nhau. Chính vì vậy, tính liên kết, gắn bó trong cộng đồng không cao; cộng đồng sinh sống phân tán, sinh hoạt cộng đồng có khó khăn, việc duy trì tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống đang là thách thức lớn đối với tương lai của cộng đồng. Dù được coi là thành đạt nhanh ở Mỹ và phương Tây, tiềm lực kinh tế của cộng đồng còn hạn chế, thu nhập bình quân đầu người nhìn chung thấp so với mức bình quân của người bản xứ (55% người Việt có cuộc sống ổn định, nhiều người vẫn phải sống nhờ vào trợ cấp xã hội). Trong khi đó, tiềm lực chất xám, trí tuệ của cộng đồng khá lớn, nhất là ở phương Tây, Nga, Đông Âu. Hiện ước tính trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 300.000 người (một số tài liệu nêu 400.000 người, con số này cũng chỉ ước đoán, chưa có điều tra cơ bản chính thức) được đào tạo ở trình độ đại học, trên đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao, có kiến thức cập nhật về văn hoá, khoa học và công nghệ, về quản lý kinh tế. Trong đó có nhiều người đạt được vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh và các tổ chức quốc tế. Một thế hệ trí thức mới người nước ngoài gốc Việt đang hình thành và phát triển tập trung ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Châu Đại dương ở nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh học, quản lý kinh tế, chứng khoán. Theo số liệu của Báo Nhân Dân năm 2020, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có trên 5,3 triệu người và phân bố không đồng đều tại hơn 130 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, 98% trong số đó tập trung ở 21 nước tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và châu Đại Dương. Với gần 1.8 triệu người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ, vào thời điểm năm 2010 số người Việt ở Mỹ chiếm khoảng một nửa số Việt kiều trên toàn thế giới. Họ thường tập trung ở miền Tây, chủ yếu là ở các khu vực đô thị. Riêng tiểu bang California chiếm phân nửa, tập trung đông đảo nhất tại Quận Cam, sau đó là San Jose, California và Houston, Texas. Trong số 1,132,031 người từ 25 tuổi trở lên, 30.2% không có bằng trung học, 21.5% chỉ tốt nghiệp trung học hoặc tương đương, 18.6% có bằng cử nhân, 22.8% có bằng nghề hoặc liên kết, 6.9% có bằng tốt nghiệp hoặc chuyên nghiệp. Vì hầu hết số người Mỹ gốc Việt là người tỵ nạn chống cộng sản hay thân nhân của người tỵ nạn, họ là thành phần bất đồng chính kiến với chính quyền cộng sản Việt Nam. Nhiều người Mỹ gốc Việt thường xuyên biểu tình lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và gần đây đã vận động chính quyền địa phương công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa làm biểu tượng cho cộng đồng người Việt Hải Ngoại qua "Chiến dịch Cờ Vàng" và nay được xem là ""Lá cờ Tự do và Di sản"" ("Heritage and Freedom Flag") của người Việt tại Mỹ. Người Canada gốc Việt (tiếng Anh: "Vietnamese Canadian") là những người sinh sống tại Canada có nguồn gốc dân tộc Việt. Người Việt tại Canada là một trong những cộng đồng dân tộc có nguồn gốc khác châu Âu lớn nhất tại Canada. Những người Việt đầu tiên tại Canada là sinh viên học sinh du học từ miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Nhiều người Việt bắt đầu di cư đến Canada sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, với hàng nghìn người tị nạn từ miền Nam Việt Nam để tránh chế độ cộng sản. Từ con số 1.500 người vào cuối năm 1974, cộng đồng người Việt tại Canada đã tăng trưởng mạnh và đã lên đến 180.000 người vào năm 2006, trở thành một trong những cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất trên thế giới. Theo cuộc thống kê toàn quốc năm 2001, dân số Úc có 154.807 người sinh tại Việt Nam và 174.246 người dùng tiếng Việt trong các hoạt động trong gia đình. Nếu kể cả những con em gốc Việt sinh tại Úc, con số người gốc Việt lên đến 245 ngàn người. Vì lý do ngôn ngữ, liên hệ gia đình, việc làm và nhất là do tình đồng hương, đa số người Việt sống quây quần với nhau và thường tập trung tại các thành phố lớn như Sydney, Melbourne. Người Việt vùng Sydney tụ tập đông nhất ở Cabramatta, còn mệnh danh là "Saigonmatta", và khu Bankstown ở ngoại ô phía tây thành phố. Cộng đồng người Việt tại Úc là một cộng đồng non trẻ, vì mới thành lập và có tuổi bình quân là trẻ. Người Việt tại Úc thường sống rất đoàn kết, và thường xuyên có những sinh hoạt cộng đồng để giữ gìn văn hóa và bản sắc Việt. Nhiều Hội đoàn đồng hương được thành lập, như Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc châu. Nhiều người Úc gốc Việt cũng tạo nhiều thành công trong đời sống. Về mặt chính trị, nhiều người cũng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyển Úc, như ông Lê Văn Hiếu hiện là Phó toàn quyền tiểu bang Nam Úc, bà Lâm Lệ Hoa (Le Lam) hiện là thị trưởng thành phố Auburn, New South Wales và là phụ nữ Úc cũng như người châu Á đầu tiên giữ chức vụ thị trưởng tại Úc, Nguyễn Minh Sang (Sang Nguyen) từng là thị trưởng trẻ nhất quận hạt Richmond và hiện là nghị sĩ tiểu bang Victoria. Về khoa học, nữ Tiến sĩ Vũ Thị Ngọc Trang là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào Viện Khoa học Kỹ thuật Hoàng gia, kiêm nhiệm chức vụ giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xã hội thực nghiệm Úc, giáo sư - tiến sĩ sử học Trần Mỹ Vân tại Đại học Nam Úc ("University of South Australia"). Về Y học, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là giáo sư Dịch tễ học trường UNSW School of Public Health and Community Medicine và là giáo sư Y học dự đoán của trường University of Technology, Sydney. Theo báo Tiền phong online ngày 9 tháng 12 năm 2006, cộng đồng người Việt sống ở Đài Loan tính đến nay đã có hơn 20 vạn người, trong đó có khoảng 10 vạn là cô dâu lấy chồng người Đài Loan, hơn 7 vạn là những người lao động sang làm việc, trong đó có 80% là phụ nữ. Như vậy số Việt kiều chỉ khoảng dưới 10 vạn người. Còn theo số liệu mới nhất của Uỷ ban các vấn đề lao động (COA), hiện có 85.528 người Việt Nam làm việc tại Đài Loan. Tuy nhiên đây không phải là Việt kiều theo đúng nghĩa mà là những người quốc tịch Việt Nam sống và làm việc có thời hạn tại Đài Loan. Người Việt tại Triều Tiên có một lịch sử từ cuối thời nhà Lý khi nhiều hoàng tử của nhà Lý đã chạy qua Cao Ly để tỵ nạn chính trị ở triều đình của vương quốc Goryeo sau khi nhà Trần lên nắm quyền. Sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia làm hai quốc gia CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, người Việt tại đây tiếp tục sống ở cả hai quốc gia. Người Việt di cư sang Hàn Quốc sau này nhưng đã tăng về số lượng, họ gồm công nhân, phụ nữ lấy chồng Hàn thông qua các đơn vị môi giới hôn nhân. Năm 1994, có 20.493 người lao động nhập cư từ Việt Nam đến Hàn Quốc bằng hộ chiếu tu nghiệp sinh, đến năm 1997,con số này đã tăng 10% lên 22.325 người. Phần lớn công nhân nhập cư Việt Nam tại Hàn Quốc là nam giới có tay nghề thấp hoặc không được đào tạo nghề và làm trong các công ty vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động chân tay như ngành chế tạo và ngư nghiệp. Người Việt định cư lâu dài (Permanent Resident) ở Singapore chủ yếu là cô dâu Việt lấy chồng người Singapore. Phần lớn họ đến từ các tỉnh phía nam Việt Nam, chủ yếu miền Tây Nam Bộ. Trong những năm 2000 trở đi, Singapore có chính sách nhập cư thông thoáng và ưu đãi lao động trình độ cao. Du học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp đại học công lập tại Singapore (Nanyang Technological University, National University of Singapore, Singapore Management University) được khuyến khích định cư và nhập quốc tịch Singapore. Hiện nay họ đã trở thành một phần đáng kể trong cộng đồng người Việt định cư ở đảo quốc này. Theo thông báo từ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore trong Tiệc chiêu đãi Đón tết Cổ truyền tại Đại sứ Quán năm 2012, tại Singapore có khoảng 12 000 người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc. Một số nguồn tin cũ hơn ước tính số lương 7 000 người Việt tại Singapore. Với chính sách nhập cư ngày càng thắt chặt, nhất là sau Bầu cử năm 2011, phần lớn người Việt ở Singapore hiện nay đều là non-resident chủ yếu là sinh viên và người lao động với visa lưu trú có thời hạn. Số người Việt tại Pháp được ước tính từ khoảng 200.000 đến 250.000 người. Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức có 87.214 người có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống tại Đức tính đến cuối năm 2015 , trong số đó 22.469 người lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp lâu năm hay tiền trợ cấp xã hội (2014).. Không được tính trong các con số đó là những người Việt đã nhập quốc tịch Đức. Giữa những năm 1981 và 2007, 41.499 người đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam để lấy quốc tịch Đức.Thêm vào đó, khoảng 40.000 người di cư gốc Việt không chính thức cũng hiện đang sinh sống tại Đức, chủ yếu tại các bang ở miền Đông. Cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Séc, tính đến năm 2011, vào khoảng 58.000 người, là cộng đồng người nhập cư lớn thứ 3 tại Cộng hòa Séc (là cộng đồng thiểu số lớn thứ 3 sau Ukraina và Slovakia). Họ Nguyễn hiện là họ phổ biến đứng thứ 9 tại Cộng hòa Séc. Hiện công đồng người Việt tại Cộng hòa Séc đã là dân tộc thiểu số chính thức (official minority). Trước đây người Việt đi lao động nước ngoài thường tới Liên Xô và các nước thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa (cũ). Ngày nay những địa điểm chính là Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc. Con số tổng cộng khoảng 500 ngàn người, 1/3 là phụ nữ. Theo tường trình năm 2013 của chính phủ Hoa Kỳ, so với những người lao động nước ngoài từ các nước Á Châu khác, họ thường thiếu nợ nhiều, cho nên dễ bị làm lao động ép buộc và những lao động có dính líu tới nợ nần. Theo một nghiên cứu 2013 của CSAGA, một tổ chức phi chính phủ Việt Nam, 1/3 trong số 350 người được phỏng vấn, cảm thấy đã bị lừa đảo, và bóc lột. Bị đối xử tệ hại đã đẩy một số công nhân phá hợp đồng, đi làm lậu. Nó trở thành một vấn đề lớn ở Hàn Quốc dẫn tới việc chính phủ họ hủy bỏ hệ thống cấp giấy phép cho người Việt sang làm việc tại đây. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Việt Nam), Hàn Quốc sẽ thí điểm cấp lại giấy phép nhưng sẽ đóng cửa lần nữa nếu số người làm lậu không giảm giảm từ 40% xuống còn 30%. Việt kiều ở nước ngoài là một nguồn vốn về kinh tế và nhân lực cho Việt Nam và có sức tiêu thụ cao. Kiều hối cũng là một nguồn doanh thu quan trọng cho Việt Nam. Năm 2009, số tiền người Việt hải ngoại gửi về nước cho thân nhân thông qua những kênh chính thức là 6,2 tỷ đô la, năm 2010 là 8,1 tỷ đô-la (khoảng 8% GDP cả nước, 101 tỷ đô la lúc đó), năm 2011 là 9 tỷ đô la (tăng hơn 20% từ năm 2010). Ngoài ra số doanh nghiệp Việt Kiều cũng đầu tư về làm ăn tại Việt Nam, cho đến năm 2010 ước tính khoảng 3.400 doanh nghiệp, với tổng số vốn đầu tư về nước là khoảng 6 tỷ USD, trong đó có một số doanh nghiệp lớn của cộng đồng Việt Kiều đã phát triển thành công, vươn lên thành những doanh nghiệp có thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Vingroup, Euro Windows. Ủy ban người Việt ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao là một trong các cơ quan chuyên trách về công tác người Việt ở nước ngoài. Ủy ban này có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương liên quan thực hiện các biện pháp giúp người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hội nhập vào xã hội sở tại, hướng về Tổ quốc; đấu tranh với những hành vi phương hại đến lợi ích chung của dân tộc, cộng đồng và quan hệ hữu nghị hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam cũng như thông tin cho người Việt Nam ở nước ngoài về đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; hỗ trợ kiều bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam; hỗ trợ tăng cường các mối giao lưu về kinh tế, văn hóa, thể thao, giáo dục, đào tạo, khoa học, kỹ thuật và công nghệ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với đồng bào trong nước. Chỉ đạo, hướng dẫn các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ, định hướng cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, thành lập các hội đoàn người Việt Nam phù hợp với pháp luật của nước sở tại và thẩm định. Đặc biệt, Ủy ban có nhiệm vụ hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài trong đầu tư, kinh doanh, hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá - xã hội ở trong nước; tổ chức, vận động và hỗ trợ các hoạt động xây dựng và phát triển đất nước của kiều bào và ghiên cứu, khảo sát, tổng hợp và đánh giá tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách, chiến lược vận động đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Song song với đó, Ủy ban có nhiệm vụ bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế.
2655
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2655
Centimet
Một centimet (đọc là xen-ti-mét hay xăng-ti-mét) viết tắt là cm là một khoảng cách bằng mét. Tiếng Việt còn gọi đơn vị này là phân tây. Trong hệ đo lường quốc tế, xentimét là đơn vị đo được suy ra từ đơn vị cơ bản mét theo định nghĩa trên. Chữ xenti (hoặc trong viết tắt là c) viết liền trước các đơn vị trong hệ đo lường quốc tế để chỉ rằng đơn vị này bằng đơn vị gốc chia cho 100. Xem thêm trang Độ lớn trong SI. Trong hệ đơn vị SI, một mililit được định nghĩa là một cm khối.
2656
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2656
Gam
Gram (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "gramme" /ɡʁam/), còn gọi là gờ ram, cờ ram, là đơn vị đo khối lượng bằng 1/1000 kilôgam. Trong hệ đo lường quốc tế SI, gam là đơn vị đo được suy ra từ đơn vị cơ bản kilôgam theo định nghĩa trên.
2657
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2657
Milimét
Một milimét (viết tắt là mm) là một khoảng cách bằng 1/1000 mét. Trong hệ đo lường quốc tế, milimét là đơn vị đo được suy ra từ đơn vị cơ bản mét theo định nghĩa trên. Chữ mili (hoặc trong viết tắt là m) viết liền trước các đơn vị trong hệ đo lường quốc tế để chỉ rằng đơn vị này được chia cho 1000 lần. Tiếng Việt còn gọi đơn vị này là ly hoặc ly tây.
2658
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2658
Micrômét
Một micrômét (viết tắt là µm) là một khoảng cách bằng một phần triệu mét (10 m). Trong hệ đo lường quốc tế, micrômét là đơn vị đo được suy ra từ đơn vị cơ bản mét theo định nghĩa trên. Chữ micro (hoặc trong viết tắt là µ) viết liền trước các đơn vị trong hệ đo lường quốc tế để chỉ rằng đơn vị này được chia cho 1 000 000 lần. Xem thêm trang Độ lớn trong hệ đo lường quốc tế.
2659
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2659
Nanômét
Một nanômét (viết tắt là nm) là một đơn vị bằng 1.10 m Trong hệ đo lường quốc tế, nanômét là đơn vị đo được suy ra từ đơn vị cơ bản mét theo định nghĩa trên. Chữ nanô (hoặc trong viết tắt là n) viết liền trước các đơn vị trong hệ đo lường quốc tế để chỉ rằng đơn vị này được chia 1 000 000 000 (1 tỉ) lần.
2676
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2676
Phạm Hồng Sơn (nhân vật bất đồng chính kiến)
Phạm Hồng Sơn (sinh năm 1968) là một nhân vật bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam. Phạm Hồng Sơn quê quán tại tỉnh Nam Định, Việt Nam, tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội năm 1992. Sau đó, ông cũng đã hoàn thành chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại trường Đại Học Kinh tế Quốc dân (NEU). Ông đã lập gia đình và có hai con. Phạm Hồng Sơn đã dịch một bài viết đăng trên website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhan đề "Thế nào là dân chủ" . Ông đã phổ biến bản dịch này bằng cách gởi cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, các thân hữu và một số website. Vào 6 tháng 3 năm 2002, Phạm Hồng Sơn công khai gởi bài "Những Tín Hiệu Đáng Mừng Cho Dân Chủ Tại VN" tới ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và các cơ quan thông tấn, báo chí. Ông Sơn bị công an bắt giữ vào ngày 27 tháng 3 năm 2002. Phạm Hồng Sơn cho biết ông đã dịch bài "Thế nào là dân chủ" vì ông "khao khát Tự do, Hòa bình và mưu cầu một cuộc sống đầy đủ trên đất nước Việt Nam." Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam trong bản cáo trạng đã cáo buộc Phạm Hồng Sơn đã quan hệ với các "đối tượng phản động lưu vong tại nước ngoài" để "vu cáo nhà nước về vi phạm nhân quyền". Bản cáo trạng còn nói rằng ông đã có "hoạt động tích cực để thành lập và phát triển lực lượng đa nguyên và dân chủ ở Việt Nam" . Trong thời gian 15 tháng tạm giữ trước khi ra tòa, ông Sơn không được phép gặp mặt vợ con. Vụ xử kín diễn ra vào ngày 18 tháng 6 năm 2003. Tại phiên tòa, Phạm Hồng Sơn bị tuyên án 13 năm tù vì tội gián điệp.. Xét kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và kháng cáo của bị can Phạm Hồng Sơn, vào ngày 26 tháng 8 năm 2003, Toà án Tối cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm, tuyên mức án cho Phạm Hồng Sơn được giảm từ 13 năm tù xuống còn 5 năm tù, 3 năm quản chế. Chính phủ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, và một số tổ chức nhân quyền quốc tế như tổ chức Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch cho rằng ông Sơn là một tù nhân lương tâm và không được xử một cách công bằng trong một toà kín và kêu gọi nhà nước Việt Nam thả tự do cho ông. Cuối tháng 8 năm 2006, Phạm Hồng Sơn được hưởng chế độ đặc xá, tha tù theo quyết định của Chủ tịch nước nhân đợt đặc xá dịp lễ Quốc khánh để về nhà dưỡng bệnh . Ông phải chịu lệnh quản thúc tại gia trong vòng 3 năm. Ngày 5 tháng 1 năm 2018, ông đã rời Việt nam, sang Pháp. Được cho rằng ông đến Pháp sau khi vợ ông, bà Vũ Thúy Hà sang Pháp để làm việc cho Tổ chức La Francophonie hồi cuối năm 2017. Ông là một trong số tám người Việt Nam được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman/Hammett năm 2008.
2680
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2680
Rừng của người đã mất
Rừng của người đã mất (tiếng Tây Ban Nha: Bosque de los Ausentes) là đài kỷ niệm nằm trong công viên Buen Retiro tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, được xây để tưởng nhớ tới 191 nạn nhân và một nhân viên của lực lượng đặc biệt đã bị tử vong trong cuộc khủng bố ngày 11 tháng 3 tại Madrid khi bảy kẻ khủng bố đã dùng bom để tự tử vào ngày 3 tháng 4 năm 2004. Đài kỷ niệm này có 192 cây ô-liu và cây bách, mỗi cây tượng trưng một người đã khuất, xung quanh có suối nhân tạo, vì nước tượng trưng cho sự sống. Nó nằm trên một ngọn đồi rất dễ nhận diện và viếng thăm ở gần nhà ga xe lửa Atocha, một trong những khu vực của thảm họa này. Vua Juan Carlos I và Hoàng hậu Sofía của Tây Ban Nha là chủ của lễ khánh thành vào ngày 11 tháng 3 năm 2005. Họ là những người đầu tiên đặt một bó hoa trước đài kỷ niệm. Bó hoa trắng đó chứa đựng một thông điệp "Để tưởng nhớ những người đã mất vì khủng bố". Thái tử Felipe và vợ là Công nương Letizia, Thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero và đại diện của mọi đảng phái của Tây Ban Nha cũng tham gia vào lễ khánh thành này; thêm vào đó là một số quốc trưởng và các nhà lãnh đạo thế giới như Tổng thư ký Kofi Annan của Liên Hợp Quốc, Quốc vương Mohammed VI của Maroc, Tổng thống Hamid Karzai của Afghanistan, Tổng thống Abdoulaye Wade của Sénégal, Tổng thống Maaouya Ould Sid'Ahmed Taya của Mauritanie, Tổng thống Jorge Sampaio của Bồ Đào Nha, Quốc công Henri của Luxembourg, Ngoại trưởng Javier Solana của Liên minh Châu Âu, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Josep Borrell, và các đại sứ của 16 quốc gia có công dân bị chết trong vụ khủng bố đó. Gia đình các nạn nhân, trước đó, đã yêu cầu không đọc diễn văn trong buổi lễ, nhưng có một nhạc sĩ cello 17 tuổi đã chơi bài ""El Cant dels Ocells"" (theo tiếng Catala có nghĩa là ""Thánh ca của loài chim"") viết bởi Pau Casals.
2688
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2688
Đại số
Đại số là một phân nhánh lớn của toán học, cùng với lý thuyết số, hình học và giải tích. Theo nghĩa chung nhất, đại số là việc nghiên cứu về ký hiệu toán học và các quy tắc cho các thao tác các ký hiệu trên; nó là một chủ đề thống nhất của hầu hết tất cả lĩnh vực của toán học. Như vậy, đại số bao gồm tất cả mọi thứ từ Giải phương trình cấp tiểu học cho đến các nghiên cứu trừu tượng như nhóm, vành và trường. Phần cơ bản hơn của đại số được gọi là đại số sơ cấp, phần trừu tượng hơn của nó được gọi là đại số trừu tượng hoặc đại số hiện đại. Đại số sơ cấp thường được coi là cần thiết cho bất kỳ nghiên cứu toán học, khoa học, hoặc kỹ thuật nào, cũng như các ứng dụng khác như các ngành y học và kinh tế. Đại số trừu tượng là một lĩnh vực quan trọng trong Toán học tiên tiến, là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các nhà toán học chuyên nghiệp. Hầu hết các thành tựu đầu tiên của môn đại số đều có nguồn gốc tiếng Ả Rập như cái tên của nó đã gợi ý, đã được các nhà toán học người Ba Tư nghiên cứu tại Trung Đông như Al-Khwārizmī (780–850) và Omar Khayyam (1048–1131). Đại số sơ cấp khác số học trong việc sử dụng các khái niệm trừu tượng, chẳng hạn như sử dụng chữ cái để thay cho con số hoặc là chưa biết hoặc cho phép có nhiều giá trị. Ví dụ, trong phương trình formula_1 chữ cái formula_2 là chưa biết, nhưng luật nghịch đảo có thể được sử dụng để tìm ra giá trị của nó: formula_3 Trong biểu thức , các chữ cái formula_4 và formula_5 là các biến số, còn chữ cái formula_6 là một hằng số, tốc độ ánh sáng trong chân không. Đại số tạo ra phương pháp để giải phương trình và thể hiện công thức dễ dàng hơn (đối với những người biết làm thế nào để sử dụng chúng) so với phương pháp cũ dùng ngôn ngữ viết ra tất cả mọi thứ bằng lời. Từ "đại số" cũng được sử dụng trong cách chuyên ngành nhất định. Các phân ngành của đối tượng toán học trong đại số trừu tượng được gọi là "đại số", và từ này được sử dụng trong các cụm từ như đại số tuyến tính và tô pô đại số. "Đại số" là một từ Hán-Việt (代數), chỉ đến việc sử dụng ký hiệu để đại diện cho các con số. Từ này được nhà toán học Trung Quốc Lý Thiện Lan (李善蘭) dịch ra từ khái niệm từ Tây phương. Trong các ngôn ngữ Tây phương, từ đại số (algebra) phát nguồn từ tiếng Ả Rập ("", có nghĩa là phục chế). Nó được lấy từ tựa đề quyển sách "Ilm al-jabr wa'l-muḳābala" của al-Khwarizmi. Đại số bắt đầu với các tính toán tương tự như số học, với chữ cái thay cho chữ số. Điều này cho phép chứng minh các định lý hay công thức là đúng mà không phải quan tâm đến các số có liên quan. Ví dụ, trong phương trình bậc hai formula_8 có thể là bất kỳ số nào (ngoại trừ formula_9 phải khác formula_10), và công thức giải phương trình bậc hai có thể được sử dụng nhanh chóng và dễ dàng tìm thấy những giá trị của biến số formula_2. Trong quá trình phát triển, đại số đã được mở rộng đến các đối tượng không phải số khác, chẳng hạn như vectơ, ma trận và đa thức. Sau đó, các thuộc tính cấu trúc của các đối tượng không phải số này được tóm tắt để xác định các cấu trúc đại số như nhóm, vành và trường. Trước thế kỷ 16, toán học được chia thành hai lĩnh vực số học và hình học. Mặc dù một số phương pháp đã được phát triển từ trước, có thể được coi là đại số, nhưng sự xuất hiện của đại số, và không lâu sau đó, các phép vi phân và tích phân như một lĩnh vực của toán học chỉ có từ thế kỷ 16 hoặc 17. Từ nửa sau của thế kỷ 19 trở đi, nhiều lĩnh vực mới của toán học xuất hiện, hầu hết trong số đó đã sử dụng cả số học và hình học, và gần như tất cả trong số đó đều sử dụng đại số. Ngày nay, đại số đã phát triển đến khi nó đã bao gồm nhiều ngành của toán học, như có thể thấy trong Phân loại Chủ đề Toán học nơi không có lĩnh vực nào trong số các lĩnh vực mức độ đầu tiên (với hai chữ số) được gọi là "đại số". Ngày nay đại số bao gồm các phần 08 – Hệ thống đại số chung, 12 – Lý thuyết trường và đa thức, 13 – Đại số giao hoán, 15 – Đại số tuyến tính và đại số đa tuyến; Lý thuyết ma trận, 16 – Vành kết hợp và đại số, 17 – Vành không kết hợp và đại số, 18 – Lý thuyết thể loại; đại số đồng điều, 19 – Thuyết K và 20 – Lý thuyết nhóm. Đại số cũng được sử dụng rộng rãi trong 11 – Lý thuyết số và 14 – Hình học đại số. Cội nguồn của đại số có nguồn gốc từ người Babylon cổ đại, vốn đã phát triển một hệ thống số học tiên tiến mà họ đã có thể làm các phép tính theo phong cách thuật toán. Người Babylon đã phát triển các công thức để tính toán các lời giải cho các bài toán mà ngày nay thường được giải quyết bằng cách sử dụng phương trình tuyến tính, phương trình bậc hai, và phương trình tuyến tính không xác định. Ngược lại, hầu hết người Ai Cập của thời đại này, cũng như các nhà toán học Hy Lạp và Trung Quốc trong thiên niên kỷ 1 TCN, thường giải các phương trình như vậy bằng phương pháp hình học, chẳng hạn như những mô tả trong "sách toán viết trên giấy lau sậy Rhind", "Cơ sở" của Euclid và "Cửu chương toán thuật". Lời giải bằng hình học của người Hy Lạp, tiêu biểu trong cuốn "Cơ sở", cung cấp một khuôn khổ cho việc khái quát công thức không chỉ dành cho lời giải của các bài toán cụ thể mà còn đưa chúng vào một hệ thống chung hơn để mô tả và giải phương trình, mặc dù điều này sẽ không được thực hiện cho đến khi toán học phát triển trong Hồi giáo thời kỳ Trung Cổ. Đến thời của Plato, toán học Hy Lạp đã trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ. Người Hy Lạp cổ đại tạo ra một dạng đại số hình học, trong đó các từ ngữ được đại diện bằng các bên của các đối tượng hình học, thường là các dòng kẻ với các chữ cái liên kết ở bên cạnh. Diophantus (thế kỷ 3) là một nhà toán học Hy Lạp ở Alexandria và là tác giả của một loạt các cuốn sách có tên "Arithmetica". Những cuốn sách này tập trung vào việc giải quyết phương trình đại số, và đã đưa lý thuyết số đến với phương trình Diophantos. Các phương pháp đại số hình học đã thảo luận ở trên có ảnh hưởng trực tiếp đến nhà toán học người Ba Tư Muhammad ibn Mūsā al-Khwārizmī (khoảng 780 – 850). Ông sau đó đã viết cuốn sách "Cách tính toán dựa trên khôi phục và cân bằng". Cuốn sách này đã chính thức đưa đại số thành một phân nhánh độc lập của toán học, tách rời đại số khỏi hình học và số học. Các nhà toán học thời Hellenistic Hero của Alexandria và Diophantus cũng như các nhà toán học Ấn Độ như Brahmagupta tiếp tục truyền thống của Ai Cập và Babylon, mặc dù tác phẩm của "Arithmetica" của Diophantus và tác phẩm "Brāhmasphuṭasiddhānta" của Brahmagupta ở đẳng cấp cao hơn. Ví dụ, giải pháp số học đầy đủ đầu tiên (bao gồm cả các nghiệm là số không và số âm) của phương trình bậc hai được Brahmagupta mô tả trong cuốn sách "Brahmasphutasiddhanta". Sau đó, các nhà toán học Ba Tư và Ả Rập phát triển phương pháp đại số ở một mức độ tinh tế cao hơn nhiều. Mặc dù Diophantus và người Babylon sử dụng phương pháp tại chỗ đặc biệt để giải quyết các phương trình, đóng góp của Al-Khwarizmi là cơ bản. Ông đã giải quyết phương trình tuyến tính và phương trình bậc hai mà không dùng biểu tượng đại số, số âm hoặc số không, do đó ông đã phải tách biệt phương trình bậc hai tổng quát thành một số loại phương trình khác nhau. Trong bối cảnh đại số được xác định với các lý thuyết của phương trình, nhà toán học người Hy Lạp Diophantus được biết đến như là "cha đẻ của đại số" nhưng trong thời gian gần đây có nhiều cuộc tranh luận về việc liệu al-Khwarizmi, người sáng lập ra phép biến đổi "al-jabr (khôi phục)", xứng đáng hơn với danh hiệu trên. Những người ủng hộ Diophantus chỉ ra thực tế là các phép biến đổi đại số trong "Al-Jabr" có phần sơ cấp hơn khi so sánh với các phép biến đổi đại số trong "Arithmetica" và "Arithmetica" ngắn gọn hơn trong khi "Al-Jabr" hoàn toàn dùng ngôn ngữ thường. Những người ủng hộ Al-Khwarizmi chỉ ra thực tế là ông đã giới thiệu phương pháp "giảm" và "cân bằng" (bỏ đi hoặc trừ đi cả hai vế của phương trình cho cùng một số), từ đó có thuật ngữ "al-jabr", và ông đã giải thích đầy đủ về cách giải phương trình bậc hai, kèm theo là các chứng minh bằng hình học, trong khi coi đại số là một ngành độc lập của riêng nó. Đại số của ông cũng đã không còn liên quan "với một loạt các bài toán cần được giải quyết, mà đã trở thành một cuộc triển lãm bắt đầu với các khái niệm nguyên thủy, trong đó các trường hợp đưa ra phải bao gồm tất cả khả năng có thể cho phương trình, điều này đã chỉ rõ đối tượng thực sự của việc nghiên cứu". Ông cũng nghiên cứu phương trình không phụ thuộc vào bài toán và "một cách chung chung, phương trình không chỉ đơn giản là xuất hiện trong quá trình giải quyết một bài toán, nhưng nó được tạo ra để giải quyết vô số bài toán cùng loại". Một nhà toán học người Ba Tư khác là Omar Khayyám đã được ghi công với việc xác định các nền tảng của hình học đại số và tìm thấy cách giải bằng phương pháp hình học tổng quát của phương trình bậc ba. Tuy nhiên, một nhà toán học người Ba Tư khác tên Sharaf al-Dīn al-Tusi, tìm thấy cách giải đại số và số học cho hàng loạt trường hợp khác nhau của phương trình bậc ba. Ông cũng phát triển các khái niệm về hàm số. Các nhà toán học Ấn Độ Mahavira và Bhaskara II, nhà toán học Ba Tư Al-Karaji, và nhà toán học Trung Quốc Chu Thế Kiệt giải quyết một số phương trình bậc ba, bốn, năm và bậc cao hơn sử dụng các phương pháp số. Trong thế kỷ 13, cách giải một phương trình bậc ba của Fibonacci là đại diện cho khởi đầu của hồi sinh trong nghiên cứu đại số ở châu Âu. Khi thế giới Hồi giáo dần suy tàn, thế giới châu Âu dần phát triển. Và từ đó đại số đã phát triển hơn nữa. François Viète là người đã có những nghiên cứu mới về đại số vào cuối thế kỷ 16. Năm 1637, René Descartes xuất bản cuốn "La Géométrie", phát kiến ra hình học giải tích và giới thiệu ký hiệu đại số hiện đại. Các sự kiện quan trọng đánh dấu sự phát triển của đại số là giải pháp đại số chung của phương trình bậc ba và bậc bốn, được phát triển vào giữa thế kỷ 16. Ý tưởng về định thức được nhà toán học Nhật Seki Kōwa phát triển vào thế kỷ 17, cùng với nghiên cứu độc lập của Gottfried Leibniz 10 năm sau đó nhằm giải quyết hệ phương trình tuyến tính sử dụng ma trận. Gabriel Cramer cũng đã nghiên cứu về ma trận và định thức trong thế kỷ 18. Hoán vị được Joseph-Louis Lagrange phân tích trong luận văn năm 1770 "Réflexions sur la résolution algébrique des équations", tập trung vào các lời giải của phương trình đại số, trong đó ông giới thiệu đa thức giảm bậc Lagrange. Paolo Ruffini là người đầu tiên phát triển các lý thuyết về nhóm hoán vị, và cũng như những người đi trước, tập trung vào việc giải phương trình đại số. Đại số trừu tượng đã được phát triển trong thế kỷ 19, xuất phát từ sự quan tâm tới việc giải quyết các phương trình, ban đầu tập trung vào những gì bây giờ được gọi là lý thuyết Galois, và về các vấn đề số có khả năng xây dựng. George Peacock là người sáng lập tư duy tiên đề trong số học và đại số. Augustus De Morgan phát kiến ra đại số quan hệ trong cuốn sách "Syllabus of a Proposed System of Logic". Josiah Willard Gibbs phát triển đại số của các vectơ trong không gian ba chiều, và Arthur Cayley phát triển đại số của ma trận (đây là một đại số không giao hoán). Một số lĩnh vực của toán học thuộc về đại số trừu tượng có tên gắn với đại số; đại số tuyến tính là một ví dụ. Một số khác không có tên gắn với đại số, chẳng hạn như lý thuyết nhóm, lý thuyết vành và lý thuyết trường. Trong phần này sẽ liệt kê một số lĩnh vực của toán học với từ "đại số" trong tên. Nhiều cấu trúc toán cũng được gọi là đại số: Đại số sơ cấp là hình thức cơ bản nhất của đại số. Nó được dạy cho những học sinh không có kiến thức nào về toán học ngoài các nguyên tắc cơ bản của số học. Trong số học, chỉ số và phép toán số học (chẳng hạn như +, -, ×, ÷) được dùng. Trong đại số, số thường được biểu diễn bằng các ký hiệu được gọi là biến số (như là "a", "n", "x", "y" hoặc "z"). Điều này rất hữu ích vì: Một đa thức là một biểu thức gồm tổng của một số hữu hạn các đơn thức khác không, mỗi đơn thức bao gồm tích của một hằng số và một số hữu hạn các biến số với số mũ là số nguyên. Ví dụ, "x" + 2"x" − 3 là một đa thức của biến số "x". Một biểu thức đa thức là một biểu thức có thể được viết lại như một đa thức, bằng cách sử dụng các phép giao hoán, kết hợp và phân phối phép cộng và phép nhân. Ví dụ, ("x" − 1)("x" + 3) là một biểu thức đa thức, nếu nói cho đúng thì nó không phải là đa thức. Một hàm đa thức là một hàm được định nghĩa bằng một đa thức hoặc một biểu thức đa thức.. Hai ví dụ trên định nghĩa cùng một hàm đa thức.. Hai vấn đề quan trọng và có liên quan trong đại số là các nhân tử của đa thức, nghĩa là thể hiện một đa thức như là một tích của các đa thức khác mà không thể giảm bậc hơn nữa, và việc tính toán các ước chung lớn nhất của đa thức. Ví dụ đa thức trên có thể được viết thành nhân tử như ("x" − 1)("x" + 3). Một nhóm các bài toán có liên quan là tìm nghiệm số của một đa thức một biến số bằng căn thức. Môn đại số sơ cấp được gợi ý là cần phải được dạy cho học sinh ở độ tuổi mười một, mặc dù trong những năm gần đây môn này bắt đầu được dạy ở cấp lớp tám (≈ 13 tuổi) ở Mỹ. Tại Việt Nam, môn đại số được dạy như một phân môn của môn Toán trong ba lớp 7, 8, 9 (12, 13, 14 tuổi), và chính thức cùng với môn Hình học được dạy như một môn độc lập (Đại số & Hình học) từ năm lớp 10 (15 tuổi). Đại số trừu tượng mở rộng các khái niệm quen thuộc trong đại số sơ cấp và số học với các con số đến những khái niệm tổng quát hơn. Dưới đây là liệt kê các khái niệm cơ bản trong đại số trừu tượng. Tập hợp: Thay vì chỉ xem xét các loại số khác nhau, đại số trừu tượng làm việc với các khái niệm tổng quát hơn - tập hợp: một loạt của tất cả các đối tượng (gọi là phần tử) được lựa chọn theo một đặc điểm nào đó. Tất cả các nhóm các loại số quen thuộc đều là các tập hợp. Ví dụ khác về tập hợp bao gồm tập hợp của tất cả ma trận hai-nhân-hai, tập hợp tất cả các đa thức bậc hai ("ax" + "bx" + "c"), tập hợp của tất cả các vectơ hai chiều trong một mặt phẳng, và hàng loạt nhóm hữu hạn như các nhóm cyclic, đó là nhóm các số nguyên đồng dư modulo "n". Lý thuyết tập hợp là một nhánh của logic và về mặt lý thuyết không phải là một nhánh của đại số. Phép toán hai ngôi: Dấu của phép cộng (+) được trừu tượng hóa để dùng cho" phép toán hai ngôi", chẳng hạn phép ∗. Các khái niệm về phép toán hai ngôi là vô nghĩa nếu tập hợp mà trên đó các phép toán trên được định nghĩa. Đối với hai phần tử "a" và "b" trong một tập "S", "a" ∗ "b" cũng là một phần tử cúa S; điều kiện này được gọi là tính đóng của tập hợp đối với phép toán. Phép cộng (+), phép trừ (−), phép nhân (×, ·), và phép chia (÷, /, :) có thể là phép toán hai ngôi khi xác định trên các tập hợp khác nhau, cũng như phép cộng và phép nhân các ma trận, vectơ và đa thức. Phần tử đơn vị: Những con số 0 và 1 được trừu tượng hóa để tạo ra khái niệm về một "phần tử đơn vị" cho một phép toán. 0 là phần tử đơn vị cho phép cộng và 1 là phần tử đơn vị cho phép nhân. Đối với một phép toán hai ngôi ∗ phần tử đơn vị "e" phải thỏa mãn "a" ∗ "e" = "a" và "e" ∗ "a" = "a", và nếu nó tồn tại thì nó phải là duy nhất. Điều này đúng với phép cộng vì "a" + 0 = "a" và 0 + "a" = "a" và phép nhân khi "a" × 1 = "a" và 1 × "a" = "a". Không phải tất cả các tập hợp và phép toán hai ngôi đều có phần tử đơn vị; Ví dụ, tập hợp số tự nhiên (1, 2, 3...) không có phần tử đơn vị cho phép cộng. Phần tử nghịch đảo: Các số âm đã đưa ra khái niệm các phần tử nghịch đảo. Đối với phép cộng, phần tử nghịch đảo của a được viết là -a, và cho phép nhân phần tử này được viết là a. Một yếu tố đảo ngược tổng quát a thỏa mãn thuộc tính: a * a = e và a * a = e, trong đó e là phần tử đơn vị. Tính kết hợp: Phép cộng các số nguyên có một thuộc tính được gọi là kết hợp. Nghĩa là, việc nhóm các số được thêm vào không ảnh hưởng đến tổng. Ví dụ: (2 + 3) + 4 = 2 + (3 + 4). Nói chung, điều này trở thành "(a * b) * c = a * (b * c)". Thuộc tính này là đúng với hầu hết các phép toán nhị phân, trừ phép trừ hoặc phép chia hoặc phép nhân octonon. Tính giao hoán: Phép cộng và phép nhân của số thực đều là giao hoán. Điều này nghĩa là thứ tự của các số không ảnh hưởng đến kết quả. Ví dụ: 2 + 3 = 3 + 2. Nói chung, điều này sẽ trở thành "a * b = b * a". Thuộc tính này không đúng cho tất cả các phép toán nhị phân. Ví dụ, phép nhân ma trận và phép chia bậc bốn đều không giao hoán. Kết hợp các khái niệm trên cho một trong những cấu trúc quan trọng nhất trong toán học: nhóm. Một nhóm là sự kết hợp của một tập hợp S và một phép toán nhị phân duy nhất, được xác định theo bất kỳ cách nào bạn chọn, với các thuộc tính sau: Nếu một nhóm cũng có tính giao hoán - nghĩa là, với bất kỳ hai thành viên "a" và "b" của "S", "a" * "b" bằng "b" * "a" - thì nhóm được gọi là nhóm giao hoán hay nhóm Abel. Dưới đây là một số chủ đề chính của đại số: Từ đại số còn được sử dụng cho các cấu trúc đại số khác:
2690
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2690
Kinh Thánh
Kinh Thánh (hoặc Sách Thánh ) là từ ngữ để chỉ các văn bản thiêng liêng của nhiều niềm tin khác nhau, nhưng thường là từ các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Do Thái giáo và Kitô giáo đều gọi sách thánh của mình là "Kinh Thánh", mặc dù giữa chúng có khác biệt về số lượng sách. Các văn bản này thường được viết trong giai đoạn hình thành của các niềm tin Do Thái giáo và Kitô giáo; những người lãnh đạo của các cộng đồng này tin đây là các sách được linh truyền từ Thiên Chúa để thể hiện lịch sử uy quyền của mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân của ngài. Người Do Thái gọi Kinh Thánh của họ là "Tanakh", gồm 24 quyển, chia làm 3 phần: Sách Luật Giao Ước ("Torah"), Sách Ngôn Sứ ("Nevi'im") và Sách Văn Chương ("Ketuvim"). Kinh Thánh Kitô giáo gồm "Cựu Ước" (nghĩa là "Giao ước cũ") và "Tân Ước" (nghĩa là "Giao ước mới"). Cựu Ước là phần kế thừa từ "Tanakh", được chia thành các nhóm sách: "Ngũ Thư", "Lịch sử", "Ngôn Sứ" và "Giáo Huấn"; còn Tân Ước là các sách do các môn đệ của Chúa Giêsu (và những người kế thừa họ) được linh hứng, nghĩa là được soi sáng và thúc đẩy, để viết ra. Tân Ước gồm 27 quyển, số lượng này được cố định vào thế kỷ thứ 4 và được hầu hết các giáo hội Kitô giáo chấp nhận. Chúng bao gồm sách Phúc Âm, sách Công vụ Tông đồ, các thư của Phaolô, các thư của các sứ đồ khác và sách Khải Huyền. Dù "Tanakh" gồm 24 quyển, nhưng các nhóm Kháng Cách tính thành 39 quyển. Giáo hội Công giáo và các giáo hội Kitô khác có thêm một số sách trong Cựu Ước, lấy từ Bản Bảy Mươi ("Septuaginta") của Do Thái vì họ giữ các sách này lại sau khi chúng bị những người Cải cách Kháng Cách (Tin Lành) loại bỏ. Kinh Thánh là bộ sách bán chạy nhất mọi thời đại, ước tính mỗi năm có thêm 200 triệu bản, và nó đã gây sức ảnh hưởng lớn về văn học và lịch sử, đặc biệt là ở thế giới phương Tây, nơi mà nó là sách lần đầu được in hàng loạt. Kinh Thánh có lẽ là bộ sách gây ảnh hưởng nhiều nhất trong lịch sử loài người. Số bản in Kinh Thánh vượt mọi sách khác. Kinh Thánh Hebrew giáo cũng như Kinh Thánh Kitô giáo được dịch nhiều lần, sang nhiều ngôn ngữ hơn bất cứ sách nào khác. Kinh Thánh trọn bộ, hoặc một phần, đã được dịch sang hơn 2.400 ngôn ngữ của 90% dân số thế giới. Kể từ năm 1815, ước tính đến năm 2023 có khoảng hơn 7 tỷ ấn bản Kinh Thánh (chưa kể lượt download online khoảng 900 triệu) trọn bộ hoặc các phần quan trọng của Kinh Thánh được phân phối, trở nên sách bán chạy nhất trong mọi thời đại. Nhiều nhà giáo dục thấy rằng Kinh Thánh Ki-tô giáo đã ăn rễ vững chắc vào Văn hóa phương Tây đến nỗi "bất cứ ai, dù có niềm tin hay không, nếu không quen thuộc với các giá trị và giáo huấn của Kinh Thánh sẽ trở nên dốt nát về văn hoá." Từ "kinh Thánh" trong tiếng Hy Lạp là βιβλια ("biblia"), nghĩa là "sách", từ này lại có nguồn gốc từ βυβλος ("byblos") có nghĩa "giấy cói" ("papyrus"), từ tên của thành phố Byblos xứ Phenicie ("Phoenicia") cổ đại, là nơi xuất khẩu giấy cói. Thuật ngữ "Kinh Thánh" cũng được dùng cho các văn bản thiêng liêng của các niềm tin không Do Thái và không Ki-tô; vì vậy "Guru Granth Sahib" thường được dùng để chỉ "Kinh Thánh Sikh". Kinh Thánh Hebrew (còn gọi là Kinh Thánh Do Thái giáo, hoặc Tanakh trong tiếng Do Thái) có 24 sách. Tanakh là chữ viết tắt của ba phần trong Kinh Thánh Hebrew: Torah (Luật, "Ngũ Thư" hoặc "Ngũ Kinh"), Nevi’im ("Ngôn sứ" hoặc "Tiên tri"), và Ketuvim ("Văn chương"). Kinh Thánh có khoảng 160.764 từ. Torah hoặc "Giáo huấn" được biết đến với tên Ngũ Thư của Moses ("Mô-sê" hoặc "Môi-se" trong tiếng Việt), vì vậy còn có tên Chumash hay Pentateuch (tiếng Hebrew hoặc tiếng Hy Lạp nghĩa là "năm"). Năm sách này là: Ngũ Thư hay "Torah" tập chú vào ba thời điểm làm thay đổi mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người. Mười một chương đầu của "Sách Sáng thế" cung cấp những ký thuật về sự sáng tạo (hoặc trật tự) của thế giới, và lịch sử của mối tương giao ban đầu giữa Thiên Chúa và loài người. Ba mươi chín chương còn lại của "Sách Sáng thế" thuật lại việc thiết lập giao ước giữa Thiên Chúa và các tổ phụ của dân tộc Do Thái như Abraham, Isaac và Jacob (còn gọi là Israel), cùng với dòng dõi của Jacob ("Con dân Israel"), đặc biệt là Joseph, cũng ghi chép về cung cách Thiên Chúa kêu gọi Abraham rời bỏ gia tộc và quê hương ở thành Ur để ra đi, cuối cùng định cư trên đất Canaan, và thuật lại câu chuyện Con dân Israel về sau di cư đến Ai Cập. Bốn sách còn lại của Torah ký thuật cuộc đời của Moses, một hậu duệ sống hàng trăm năm sau các tổ phụ. Các biến cố trong cuộc đời Moses xảy ra cùng lúc với cuộc giải phóng Con dân Israel khỏi ách nô lệ trong xứ Ai Cập, để làm sống lại giao ước giữa họ và Thiên Chúa tại núi Sinai, và về thời kỳ dong ruổi trong hoang mạc cho đến khi một thế hệ mới sẵn sàng tiến vào xứ Canaan. Torah khép lại với ghi chép về cái chết của Moses. Theo truyền thống, Torah chứa đựng 613 "mitzvot", hoặc điều luật, của Thiên Chúa, được mặc khải từ thời kỳ nô lệ trong đất Ai Cập cho đến lúc sống đời tự do trong xứ Canaan. Những điều luật này kiến tạo nền tảng cho luật Halakha của Do Thái giáo và được chi tiết hóa trong bộ luật Talmud. Torah được chia thành 54 phần, được xướng đọc theo thứ tự trong nghi thức Do Thái giáo, vào mỗi ngày Sabbath (thứ Bảy trong tuần), từ trang đầu của "Sách Sáng Thế" cho đến trang cuối của "Sách Đệ Nhị Luật". Chu trình này chấm dứt và lại khởi đầu vào cuối kỳ "Sukkot", còn gọi là "Simchat Torah". Các sách Tiên tri hoặc Ngôn sứ ("Nevi’im") thuật lại sự trỗi dậy của vương triều Do Thái, sự chia cắt đất nước thành hai vương quốc, và những nhà tiên tri (ngôn sứ), những người nhân danh Thiên Chúa đến để rao truyền sự đoán phạt trên các quân vương và Con dân Israel. Các sách này khép lại với ghi chép về sự kiện người Assyria xâm chiếm Vương quốc Israel và người Babylon chiếm đóng Vương quốc Judah, cùng sự phá hủy Đền thờ tại Jerusalem. Trong ngày Sabbath, người Do Thái vẫn đọc những phần khác nhau của các sách tiên tri. Còn sách Jonah được đọc trong ngày lễ Yom Kippur. Theo truyền thống Do Thái, phần Tiên tri được chia thành 8 sách. Các bản dịch hiện nay lại chia chúng thành 17 sách. Tám sách này là: Ngũ Thư và các sách Tiên tri đều là những thiên anh hùng ca, dù ở đây không thể tìm thấy những nhân vật anh hùng (Moses và David, trong nhiều khía cạnh, có thể xem như là đối nghịch với hình ảnh anh hùng; có người xem toàn thể Con dân Israel là anh hùng, hoặc nhiều người khác chỉ chọn một anh hùng duy nhất, Thiên Chúa). Các sách Văn chương hoặc Trước tác ("Ketuvim") có lẽ đã được viết trong hoặc sau thời kỳ Lưu đày tại Babylon. Đây là các sách sau cùng được quy điển. Theo cách giải thích truyền thống của Do Thái giáo, nhiều bài Thánh vịnh trong Sách Thánh Vịnh (hoặc Thi Thiên) được xem là những trước tác của Vua David; Vua Solomon được xem là tác giả của Sách Diễm Ca (hoặc Nhã Ca) khi nhà vua còn trẻ, còn Sách Châm Ngôn được trước tác khi nhà vua đang độ tuổi trung niên chín chắn, và sách Sách Huấn Ca (hoặc Truyền Đạo) vào lúc tuổi già; Sách Ai Ca (hoặc Ca Thương) được cho là của tiên tri Jeremiah. Job là sách duy nhất trong Kinh Thánh được xem là không phải Do Thái. Sách Ruth kể chuyện một phụ nữ không thuộc dân tộc Do Thái (Ruth là người Moab) kết hôn với một người Do Thái, sau khi chồng qua đời, bà chấp nhận cuộc sống và niềm tin của người Do Thái; theo Kinh Thánh, Ruth là bà cố của Vua David. Có năm sách được chọn để đọc trong các ngày lễ Do Thái: Nhã ca trong ngày Lễ Vượt qua; Sách Ruth trong ngày lễ "Shavuot"; Ca thương trong lễ "Ninth of Av"; Truyền đạo trong ngày lễ Sukkot; và sách Zuffi trong ngày lễ "Purim". Nhìn chung, phần Văn chương ("Ketuvim") trong Kinh Thánh Hebrew gồm có thi ca trữ tình, những suy tư triết lý về cuộc sống, những câu chuyện về các tiên tri và các nhà lãnh đạo dân tộc Do Thái trong thời kỳ lưu đày. Phần này kết thúc với chiếu chỉ của hoàng đế Ba Tư cho phép dân Do Thái trở về Jerusalem và bắt tay tái thiết Đền thờ. Phần Văn chương ("Ketuvim") có 11 sách: Phần lớn Kinh Thánh Hebrew ("Tanakh") được viết bởi tiếng Hebrew Kinh thánh, với một vài phần (trong sách Daniel và sách Ezra) được biết bằng tiếng Aram. Vào một thời điểm nào đó trong thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 trước Công nguyên, kinh Torah được dịch sang tiếng Hy Lạp Koine (một phương ngữ Hy Lạp cổ), trong thế kỷ kế tiếp, các sách khác được dịch (hoặc trước tác). Thành quả dịch thuật này về sau trở thành Bản Bảy Mươi (Septuaginta), được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Do Thái nói tiếng Hy Lạp, và sau này trong cộng đồng Cơ Đốc giáo. Có sự khác biệt đôi chút giữa Bản Bảy Mươi và bản tiếng Hebrew (Bản Masorete) được chuẩn hoá sau này. Có truyền thuyết cho rằng 70 nhà dịch thuật làm việc độc lập với nhau nhưng tạo ra những văn bản giống nhau, ngụ ý cả bản dịch cũng được linh truyền. Từ thập niên 800 đến thập niên 1400, các học giả Do Thái giáo, được biết đến với tên Masorete, so sánh tất cả văn bản Kinh Thánh họ có trong tay trong nỗ lực tạo lập một văn bản chuẩn và đồng nhất; dần dần xuất hiện một nhóm các bản văn rất giống nhau, được gọi là Các Bản văn Masorete ("Masoretic Texts" - MT). Bởi vì chữ viết trong nguyên bản chỉ có phụ âm nên các học giả Masorete tìm cách thêm vào các nguyên âm (gọi là niqqud). Phương pháp này đòi hỏi phải chọn cách diễn giải thích ứng, vì có một số từ chỉ khác nhau ở nguyên âm – do đó ý nghĩa của từ ấy phụ thuộc vào nguyên âm được chọn. Trong số các bản văn Hebrew cổ còn lại, một số được tìm thấy trong Bộ Ngũ Thư Samaria, Các cuộn sách Biển Chết ("Dead Sea Scrolls"), và các phần rời cổ văn khác, được chứng thực bởi các văn kiện cổ thuộc các ngôn ngữ khác. Trong các phiên bản của Bản Bảy Mươi chứa đựng một số sách và một vài đoạn không có trong Kinh Tanakh (Cựu Ước) theo Bản Masorete. Trong một số phiên bản, phần thêm vào là những trước tác bằng Tiếng Hy Lạp, trong một số phiên bản khác chúng là bản dịch các sách tiếng Hebrew không được tìm thấy trong Bản Masorete. Tuy nhiên, những phát hiện mới đây cho thấy phần thêm vào của Bản Bảy Mươi có nguồn gốc từ các văn bản Hebrew nhiều hơn đã từng tưởng. Mặc dù hiện nay không còn tồn tại bản văn gốc tiếng Hebrew của Bản Bảy Mươi, nhiều học giả tin rằng Bản Bảy Mươi dựa trên một bản văn cổ khác cũng là nền tảng cho Bản Masorete. Kinh Thánh sử dụng trong các giáo phái khác nhau của cộng đồng Kitô giáo bao gồm Cựu Ước và Tân Ước mà các phiên bản và các bản dịch chỉ khác nhau đôi chút. Cựu Ước dựa trên Kinh Thánh Hebrew, trong một số bản có phần thêm vào; Tân Ước ký thuật cuộc đời và lời giảng của Chúa Giêsu. Kể từ Bản Vulgate của Hierom cho đến ngày nay, người ta thích chọn bản Masorete thay vì Bản Bảy Mươi để làm nguyên bản cho các bản dịch Cựu Ước sang các ngôn ngữ phương Tây, nhưng trong cộng đồng Kitô giáo Đông phương, các bản dịch vẫn thường dựa trên Bản Bảy Mươi. Một số bản dịch ở phương Tây sử dụng Bản Bảy Mươi để làm rõ nghĩa bản Masorete cho một số bản sao bị mục nát. Có một số Thứ Kinh ("deuterocanonical books") là một phần trong Bản Bảy Mươi Hy văn, nhưng không có trong Kinh Thánh Hebrew. Hầu hết các giáo hội Kháng Cách ("Protestant") không công nhận các sách Thứ Kinh là Kinh Thánh mặc dù chúng vẫn có mặt trong Kinh Thánh Kháng Cách cho đến thập niên 1820, trong khi Giáo hội Công giáo, Chính Thống giáo Đông phương và các giáo hội phương Đông khác xem các sách Thứ Kinh là một phần của Cựu Ước. Công giáo công nhận 7 sách (Tôbia, Giuđitha, Macabê quyển 1, Macabê quyển 2, Khôn Ngoan, Huấn Ca, và Barúc) cũng như một vài đoạn trong sách Étte và Đanien. Một số giáo hội Chính Thống thêm vào một vài sách như Maccabê quyển 3, Thánh Vịnh 151, Étra quyển 1, Odes, Thánh Vịnh của Solomon và đôi khi là Macabê quyển 4. Tân Ước là một tuyển tập 27 sách của Kitô giáo với Chúa Giêsu là nhân vật trung tâm, phần lớn được viết bằng tiếng Hy Lạp Koine trong thời kỳ sơ khai của Kitô giáo, được hầu hết Kitô hữu công nhận là Kinh Thánh. Có thể chia Tân Ước thành ba nhóm: Ấn bản đầu tiên của Tân Ước Hy văn xuất hiện năm 1516 từ nhà in Froben. Đây là một công trình của Desiderius Erasmus, dựa trên các bản cổ sao tiếng Hy Lạp theo truyền thống Byzantine, theo cách sắp xếp của ông, trong những phần không tìm được bản Hy văn, ông sử dụng bản Vulgate. Erasmus là tín hữu Công giáo Rôma, nhưng ông thích sử dụng bản Hy văn Byzantine hơn bản Vulgate tiếng Latin, vì vậy ông bị một số chức sắc có thẩm quyền trong giáo hội xét nét ông với sự nghi ngờ. Ấn bản đầu tiên dựa trên sự so sánh giữa các bản cổ sao được xuất bản bởi nhà in Robert Estienne ở Paris năm 1550. Các bản văn được in trong ấn bản này và trong ấn bản của Erasmus được biết đến dưới tên "Textus Receptus" (bản văn được công nhận), danh hiệu này được dùng cho ấn bản Elzevier năm 1633, gọi là bản văn "nunc ab omnibus receptum" (được mọi người công nhận). Dựa trên bản văn này mà các giáo hội trong thời kỳ Cải cách Kháng Cách thiết lập các bản dịch sang ngôn ngữ địa phương như bản King James trong tiếng Anh. Sự phát hiện các bản cổ văn có tuổi thọ lớn hơn như codex Sinai ("Codex Sinaiticus") và codex Vatican ("Codex Vaticanus"), khiến giới học giả xét lại quan điểm của mình về văn bản. Ấn bản năm 1831 của Karl Lachmann, dựa trên các bản cổ sao có niên đại từ thế kỷ thứ tư trở về trước, tìm cách biện luận rằng cần phải xét lại giá trị của "Textus Receptus". Những bản văn này đều dựa trên những nghiên cứu học thuật nhờ vào sự khám phá các mảnh rời bằng giấy cói ("papyrus"), trong một số trường hợp, có niên đại lên đến chỉ vài thập niên cách biệt so với thời điểm trước tác của các sách trong Tân Ước. Do đó, hiện nay hầu như tất cả các bản dịch hoặc bản nhuận chánh ("revision") của các bản dịch trước đó, tính từ hơn một thế kỷ cho đến nay, đều dựa trên các bản cổ sao này, mặc dù vẫn còn một số học giả thích lập nền trên "Textus Receptus" hoặc một bản văn tương tự, bản ""Byzantine Majority Text"". Quy điển Kinh Thánh là cách thức tuyển chọn và công nhận sách nào được cho là thiêng liêng. Quan điểm phổ biến trong Do Thái giáo ("Judaism") cho rằng người ta đã thảo luận về tiến trình quy điển cho một số sách từ những năm 200 TC. cho đến năm 100 SC., mặc dù vẫn chưa được biết rõ ràng thời điểm nào trong thời gian này mà kinh điển Do Thái được xác lập. Bên cạnh những sách được Do Thái giáo công nhận là Kinh Thánh, vào thế kỷ thứ tư Cơ Đốc giáo thêm vào Kinh Thánh 27 sách Tân Ước. Trong khi Công giáo công nhận các sách thứ kinh là một phần của Cựu Ước, tín hữu Kháng Cách chỉ công nhận các sách được quy điển của Do Thái giáo ("Tanakh") là Kinh Thánh. Như thế, Cựu Ước Kháng Cách có 39 sách – có sự khác biệt về số đầu sách là vì chúng được phân chia lại trong khi vẫn giữ nguyên nội dung – còn Giáo hội Công giáo công nhận 46 sách là Kinh Thánh. Trong giới học thuật, các bản dịch cổ thường được gọi là "phiên bản" ("version") trong khi thuật ngữ "bản dịch" được dành cho các bản dịch thời trung cổ hoặc đương đại. Nguyên bản của Tanakh là tiếng Hebrew, mặc dù có một vài phần được viết bằng tiếng Aram. Bên cạnh Bản Masorete được công nhận là bản thẩm quyền, người Do Thái vẫn sử dụng Bản Bảy Mươi, và bản Targum Onkelos, một bản Kinh Thánh tiếng Aram. Kitô hữu thời kỳ sơ khai đã dịch Kinh Thánh Hebrew sang các ngôn ngữ khác; bản văn chính được sử dụng là Bản Bảy mươi để dịch sang tiếng Syria, Coptic, Latinh và các ngôn ngữ khác. Các bản dịch tiếng Latinh là có tầm quan trọng lịch sử đối với giáo hội phương Tây trong khi giáo hội phương Đông nói tiếng Hy Lạp tiếp tục sử dụng bản Bảy mươi (Cựu Ước) và không cần phải dịch Tân Ước (nguyên văn bằng tiếng Hy Lạp). Bản dịch tiếng Latinh cổ xưa nhất là bản Latinh Cổ ("Vetus Latina"), dựa trên bản Bảy mươi, và như thế bao gồm những sách không được qui điển trong Kinh Thánh Hebrew. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các bản dịch tiếng Latinh khiến Giáo hoàng Đamasô I, vào năm 382, ủy nhiệm thư ký của mình là Giêrônimô để xác lập một bản văn nhất quán và đáng tin cậy. Giêrônimô đảm nhận sứ mạng này để hoàn tất một bản hoàn toàn mới dịch trực tiếp từ tiếng Hebrew của bản Kinh Tanakh. Bản dịch này là nền tảng cho bản dịch tiếng Latinh Vulgate, dù Giêrônimô dịch các Thi thiên (Thánh vịnh) từ tiếng Hebrew, dựa trên Bản Bảy Mươi cổ, với một ít sửa đổi, được giáo hội sử dụng và được đưa vào các ấn bản của bản Vulgate. Bản Vulgate bao gồm các sách thứ kinh ("deuterocanonical books"), được Giêrônimô nhuận chính, và trở nên bản dịch chính thức của Giáo hội Công giáo. Kỹ thuật phân đoạn (chương) và đánh số câu trong mỗi đoạn cho Kinh Thánh như hiện nay không dựa trên truyền thống bản văn cổ đại, mà là một phát kiến thời trung cổ. Về sau chúng được chấp nhận bởi nhiều người Do Thái, có tính tham khảo cho các bản văn Do Thái. Sự phân chia các sách trong Kinh Thánh thành nhiều đoạn chương đã dấy lên những chỉ trích từ những người chuộng truyền thống và các học giả hiện đại. Họ lập luận rằng các bản văn bị phân chia thành nhiều đoạn trở nên thiếu mạch lạc, giảm sức thuyết phục, và khuyến khích việc trích dẫn ngoài văn mạch, có thể biến Kinh Thánh trở nên những phần trích dẫn phục vụ các mục tiêu khác. Tuy nhiên, việc phân chia các sách trong Kinh Thánh thành các đoạn và đánh số câu cho mỗi đoạn đã trở nên không thể thiếu cho công việc tham khảo trong nghiên cứu Kinh Thánh. Stephen Langton được cho là người đầu tiên phân đoạn cho ấn bản Vulgate của Kinh Thánh vào năm 1205. Sau đó, trong thập niên 1400, kỹ thuật này được ứng dụng cho các bản sao tiếng Hy Lạp của Tân Ước. Robert Estienne (Robert Stephanus) là người đánh số câu cho mỗi đoạn, kỹ thuật này được ứng dụng cho các bản in năm 1565 (Tân Ước) và năm 1571 (Kinh Thánh Hebrew). Bản dịch tiếng Việt của Công giáo: Bản dịch tiếng Việt của Tin Lành: Các văn bản ngoại ngữ:
2696
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2696
Quang học
Quang học là một ngành của vật lý học nghiên cứu các tính chất và hoạt động của ánh sáng, bao gồm tương tác của nó với vật chất và cách chế tạo ra các dụng cụ nhằm sử dụng hoặc phát hiện nó. Phạm vi của quang học thường nghiên cứu ở bước sóng khả kiến, tử ngoại, và hồng ngoại. bởi vì ánh sáng là sóng điện từ, những dạng khác của bức xạ điện từ như tia X, sóng vi ba, và sóng vô tuyến cũng thể hiện các tính chất tương tự. Hầu hết các hiện tượng và hiệu ứng quang học có thể được miêu tả phù hợp bởi điện từ học cổ điển. Tuy nhiên, cách miêu tả điện từ đầy đủ của ánh sáng lại rất khó áp dụng trong thực tiễn. Quang học thực hành thường sử dụng các mô hình đơn giản. Theo nghĩa chung nhất đó là quang hình học, ngành nghiên cứu tính chất của tia sáng khi nó lan truyền trong môi trường theo đường thẳng hoặc bị lệch hay phản xạ giữa các môi trường. Quang học vật lý là mô hình đầy đủ hơn về ánh sáng, bao gồm các hiệu ứng có bản chất sóng như nhiễu xạ và giao thoa mà không thể giải thích bởi quang hình học. Về mặt lịch sử, các nhà vật lý đã phát triển mô hình tia sáng đầu tiên, sau đó là mô hình sóng và mô hình hạt ánh sáng. Sự phát triển của lý thuyết điện từ học trong thế kỷ 19 đã dẫn tới khám phá ra rằng ánh sáng có bản chất là một loại bức xạ điện từ. Một số hiệu ứng của ánh sáng chỉ có thể giải thích dựa trên bản chất lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng. Cơ sở của những hiệu ứng này được miêu tả bởi cơ học lượng tử. Khi xem ánh sáng có tính chất hạt, thì ánh sáng được mô hình bởi tập hợp các hạt gọi là "photon". Quang học lượng tử là ngành ứng dụng các tính chất lượng tử để nghiên cứu các hệ quang học. Ngành quang học có sự liên quan và ứng dụng cho nhiều lĩnh vực như thiên văn học, các lĩnh vực kỹ thuật, chụp ảnh, và y học (bao gồm nghiên cứu về mắt và đo lường thị lực). Những ứng dụng của quang học có thể thấy trong nhiều lĩnh vực công nghệ và đời sống, như gương, thấu kính, kính thiên văn, kính hiển vi, laser, và sợi quang học. Quang học bắt đầu với sự phát triển thấu kính của người Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà. Thấu kính sớm nhất được biết tới, làm từ các tinh thể được mài bóng, thường là thạch anh, có niên đại vào khoảng năm 700 trước Công nguyên ở Assyria như thấu kính Layard/Nimrud. Người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã đổ đầy các quả cầu kính bằng nước để tạo ra thấu kính. Những cách làm này sau đó được các nhà triết học Hy Lạp và Ấn Độ phát triển thành lý thuyết ánh sáng và sự nhìn, cũng như người La Mã phát triển lý thuyết quang hình học. Từ "optics" xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại , có nghĩa là "biểu hiện, nhìn nhận". Triết học Hy Lạp chia quang học ra thành hai lý thuyết đối lập dựa trên cách miêu tả làm sao mắt con người nhìn được, "lý thuyết mắt phát ra tia sáng" và "lý thuyết mắt thu nhận tia sáng". Lý thuyết mắt thu nhận tia sáng cho rằng con người nhìn thấy sự vật là do các vật phát ra những bản sao giống y hệt chúng (gọi là eidola) mà mắt người thu nhận được. Với sủng hộ của nhiều triết gia như Democritus, Epicurus, Aristotle và các môn đệ, lý thuyết này dường như đã có nét giống với lý thuyết hiện đại về thị giác, nhưng nó vẫn chỉ là các tiên đoán mà thiếu đi các thí nghiệm kiểm tra. Plato là người đầu tiên nêu ra lý thuyết mắt người phát ra các tia sáng, lý thuyết cho rằng cảm nhận thị lực là do các tia sáng phát ra từ mắt người chiếu vào vật thể. Ông cũng bình luận về tính chẵn lẻ thông qua đối xứng gương khi miêu tả vấn đề ở trong cuốn "Timaeus". Vài trăm năm sau, Euclid viết cuốn sách "Quang học" khi ông bắt đầu liên hệ sự nhìn với môn hình học, tạo ra những cơ sở đầu tiên cho ngành "quang hình học". Cuốn sách của ông được viết dựa trên cơ sở của lý thuyết phát tia của Plato và Euclid còn miêu tả các quy tắc toán học của phép phối cảnh cũng như hiệu ứng khúc xạ một cách định tính, mặc dù vậy ông đặt ra nghi vấn rằng chùm tia sáng từ mắt người liệu có thể ngay lập tức làm sáng lên các vì sao chỉ trong nháy mắt. Ptolemy, trong cuốn "Quang học" của ông đã miêu tả một lý thuyết kết hợp cả hai lý thuyết trên: các tia sáng từ mắt tạo thành một hình nón, với đỉnh nằm trong mắt, và đáy nón xác định lên trường nhìn. Các tia sáng rất nhạy với mọi vật, và chúng mang thông tin chứa hướng và khoảng cách các vật trở lại não của người quan sát. Ông tổng kết lại các kết quả của Euclid và đi đến miêu tả cách đo góc khúc xạ, mặc dù ông đã không nhận ra mối liên hệ giữa góc này với góc tới của tia sáng. Trong thời Trung Cổ, các ý tưởng của người Hy Lạp đã được phục hồi và mở rộng trong các văn tự của thế giới Hồi giáo. Một trong những văn tự sớm nhất là của Al-Kindi (khoảng 801–73) viết về các giá trị của những ý tưởng của trường phái Aristote và Euclid về quang học, ủng hộ cho lý thuyết mắt phát tia sáng do có thể dùng nó để miêu tả định lượng các hiện tượng quang học. Năm 984, nhà toán học Ba Tư Ibn Sahl viết luận thuyết "Về cách nung chảy tạo gương và thấu kính", ông đã miêu tả đúng định luật về sự khúc xạ mà có nét tương đương với định luật Snell. Ông sử dụng định luật này nhằm tính toán hình dạng tối ưu cho thấu kính và các gương cầu lõm. Ở đầu thế kỷ 11, Alhazen (Ibn al-Haytham) viết cuốn "Sách quang học" ("Kitab al-manazir") trong đó ông giải thích sự phản xạ và khúc xạ và đề xuất một hệ thống mới giải thích cho khả năng nhìn sự vật và ánh sáng dựa trên các quan sát và thực nghiệm. Ông phê phán "lý thuyết phát tia sáng" của trường phái Ptolemy về mắt người phát ra tia nhìn, mà thay vào đó ông có ý tưởng về ánh sáng phản xạ theo đường thẳng ở mọi hướng từ mọi điểm của vật thể được quan sát và sau đó các tia sáng đi vào mắt, mặc dù ông không thể giải thích đúng đắn làm thế nào để mắt thu nhận được các tia sáng. Công trình của Alhazen phần lớn bị lãng quên trong thế giới Ả Rập nhưng nó đã được một học giả vô danh biên dịch sang tiếng La tinh vào khoảng năm 1200 và sau này nó được thầy tu người Ba Lan Witelo tổng kết và mở rộng đưa nó trở thành một cuốn sách mẫu mực về quang học ở châu Âu trong gần 400 năm tiếp theo. Ở thế kỷ 13 giám mục người Anh Robert Grosseteste viết một tác phẩm về ánh sáng trên nhiều chủ đề khoa học dưới bốn quan điểm khác nhau: nhận thức luận về ánh sáng, lý luận siêu hình học về ánh sáng, thuyết nguyên nhân hoặc tính chất vật lý của ánh sáng, lý luận thần học về ánh sáng, dựa trên các công trình của các trường phái Aristotle và Plato. Môn đệ nổi tiếng nhất của Grosseteste, Roger Bacon, đã viết những công trình với nguồn trích dẫn phong phú dựa trên các bản dịch thời đó về các nghiên cứu quang học và triết học, bao gồm của Alhazen, Aristotle, Avicenna, Averroes, Euclid, al-Kindi, Ptolemy, Tideus, và Constantine the African. Bacon đã dùng các phần của một khối cầu thủy tinh để làm kính lúp để chứng tỏ ánh sáng phản xạ từ vật thể hơn là phát ra từ chúng. Kính mắt đầu tiên được phát minh vào khoảng năm 1286 ở Ý. Điều này dẫn tới sự ra đời của ngành công nghiệp quang học với mục đích mài cắt và đánh bóng thấu kính để làm các kính mắt, lúc đầu là ở Venice và Florence vào thế kỷ 13, và sau đó với các trung tâm chế tạo kính quang học ở Hà Lan và Đức. Những nhà chế tạo kính mắt đã cải tiến các loại thấu kính để hiệu chỉnh hình ảnh dựa trên các kinh nghiệm thực tiễn thu được từ các quan sát về hiệu ứng của các thấu kính hơn là từ các lý thuyết quang học thô sơ ngày đó (các lý thuyết hồi đó còn chưa giải thích được kính mắt hoạt động như thế nào). Những phát triển thực tiễn, làm chủ và thí nghiệm với các thấu kính dẫn tới phát minh trực tiếp ra kính hiển vi quang học vào khoảng 1595, và kính thiên văn phản xạ năm 1608, cả hai đều được làm ở các trung tâm sản xuất kính quang học ở Hà Lan. Đầu thế kỷ 17 Johannes Kepler nghiên cứu mở rộng lĩnh vực quang hình học, bao gồm thấu kính, sự phản xạ từ gương phẳng và gương cầu, nguyên lý chụp ảnh qua lỗ hổng, định luật tỷ lệ nghịch đảo bình phương của cường độ ánh sáng, và cách giải thích quang học cho các hiện tượng thiên văn như nguyệt thực và nhật thực và thị sai. Ông cũng suy luận đúng về vai trò của võng mạc như là một cơ quan ghi nhận hình ảnh, và Kepler có thể đánh giá định lượng một cách khoa học các hiệu ứng mà các nhà quang học quan sát từ hơn 300 năm là do từ các loại thấu kính khác nhau. Sau khi kính thiên văn được phát minh ra, Kepler đã thiết lập cơ sở lý thuyết miêu tả sự hoạt động của chúng và cách để nâng cao khả năng phóng đại của kính thiên văn, mà ngày nay gọi là "kính thiên văn Kepler", với hai thấu kính lồi tạo ra sự phóng đại ảnh lớn hơn so với kính thiên văn trước đó. Lý thuyết về quang học tiến triển trong giữa thế kỷ 17 với công trình của nhà bác học René Descartes, ông giải thích nhiều hiện tượng quang học khác nhau như phản xạ và khúc xạ bằng giả sử ánh sáng được phát ra từ vật tạo ra nó. Điều này khác cơ bản so với quan điểm lý thuyết phát xạ của người Hy Lạp cổ đại. Cuối thập kỷ 1660 và 1670, Newton đã mở rộng ý tưởng của Descartes thành lý thuyết hạt ánh sáng, và ông nổi tiếng với công trình xác định được ánh sáng trắng là tập hợp của các tia sáng đơn sắc mà có thể tách được nhờ một lăng kính. Năm 1690, Christiaan Huygens nêu ra lý thuyết sóng ánh sáng dựa trên đề xuất do Robert Hooke nêu ra vào năm 1664. Chính Hooke đã phê bình lý thuyết của Newton về hạt ánh sáng và sự phản đối giữa hai người kéo dài cho tới tận khi Hooke qua đời. Năm 1704, Newton xuất bản cuốn "Opticks" và ở thời điểm đó nó đã khá thành công cũng một phần nhờ sự nổi tiếng của Newton trong lĩnh vực vật lý học. Cuộc tranh luận giữa hai người về bản chất của ánh sáng dường như có phần thắng thuộc về Newton thời đó. Quang học Newton được chấp nhận rộng rãi cho tới đầu thế kỷ 19 khi Thomas Young và Augustin-Jean Fresnel thực hiện các thí nghiệm chứng tỏ sự giao thoa của ánh sáng cho thấy bản chất sóng của ánh sáng. Thí nghiệm nổi tiếng của Young chỉ ra ánh sáng tuân theo nguyên lý chồng chập, một tính chất của các dạng sóng mà lý thuyết hạt ánh sáng của Newton không giải thích được. Thí nghiệm này dẫn tới sự ra đời của kỹ thuật nhiễu xạ ánh sáng và mở ra một lĩnh vực mới trong quang học vật lý. Quang học sóng đã được thống nhất thành công với lý thuyết điện từ bởi James Clerk Maxwell trong thập kỷ 1860. Dấu mốc phát triển tiếp theo của quang học là vào năm 1899 khi Max Planck miêu tả đúng mô hình bức xạ vật đen khi giả sử sự trao đổi năng lượng giữa ánh sáng và vật chất chỉ xảy ra dưới những gói rời rạc mà ông gọi là "quanta" - "lượng tử]". Năm 1905 Albert Einstein công bố lý thuyết giải thích hiệu ứng quang điện củng cố thêm cho tính chất lượng tử của ánh sáng. Năm 1913 Niels Bohr chỉ ra rằng các nguyên tử chỉ có thể phát ra lượng năng lượng rời rạc, do vậy ông giải thích được những vạch rời rạc trong quang phổ phát xạ và quang phổ hấp thụ. Hiểu biết về tương tác giữa ánh sáng và vật chất đi theo sự phát triển mới này không những là cơ sở cho ngành quang học lượng tử mà còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ học lượng tử. Lý thuyết điện động lực học lượng tử giải thích mọi hiện tượng và quá trình quang học nói chung là kết quả của sự trao đổi các photon ảo và photon thực. Quang học lượng tử có được ứng dụng thực tiễn quan trọng kể từ khi phát minh ra maser vào năm 1953 và laser vào năm 1960. Phát triển từ công trình của Paul Dirac về lý thuyết trường lượng tử, George Sudarshan, Roy J. Glauber, và Leonard Mandel đã áp dụng lý thuyết lượng tử cho trường điện từ vào các thập niên 1950 và 1960 và thu được sự hiểu biết sâu sắc hơn về sự tách sóng quang và đặc tính thống kê của ánh sáng. Quang hình học có thể chia thành hai nhánh chính: quang hình học và quang học vật lý. Trong quang hình học hay quang học tia sáng, ánh sáng được coi là truyền đi theo đường thẳng, còn trong quang học vật lý hay quang học sóng, ánh sáng được coi là một dạng sóng điện từ. Quang hình học có thể xem như là một bộ phận của quang học vật lý khi coi bước sóng ánh sáng nhỏ hơn nhiều so với các dụng cụ quang học hoặc đối với các mô hình được áp dụng. "Quang hình học", hay "quang học tia", miêu tả sự lan truyền của ánh sáng theo định nghĩa của các "tia" đi theo đường thẳng tuân theo các định luật phản xạ và khúc xạ của tia sáng tại chỗ tiếp giáp giữa các môi trường khác nhau. Những định luật này đã được phát hiện bằng thực nghiệm từ năm 984 và được ứng dụng để thiết kế các thành phần và dụng cụ quang học từ đó cho tới tận ngày nay. Các định luật này có thể tóm tắt như sau: Khi một tia sáng chạm tới biên giới giữa hai môi trường trong suốt, nó chia thành tia phản xạ và khúc xạ. với là hằng số tương ứng cho hai môi trường vật liệu và đối với từng loại bước sóng ánh sáng. Nó còn được biết đến là chiết suất (chỉ số khúc xạ). Định luật phản xạ và khúc xạ có thể rút ra từ nguyên lý Fermat: "đường đi giữa hai điểm của tia sáng là đường mà ánh sáng có thời gian ít nhất để truyền giữa hai điểm." Quang hình học thường được đơn giản hóa bằng cách xấp xỉ bàng trục, hay "xấp xỉ góc nhỏ". Các phương trình toán học miêu tả xấp xỉ sẽ trở lên tuyến tính, cho phép các thành phần và hệ quang học được miêu tả theo các ma trận đơn giản. Phương pháp này được miêu tả bởi lý thuyết quang học Gauss và "tia bàng trục", cho phép tìm ra các tính chất cơ bản của quang hệ, như hình ảnh, vị trí xấp xỉ và độ phóng đại của vật. Phản xạ có thể chia thành hai loại: phản xạ gương và phản xạ khuếch tán. Phản xạ gương miêu tả tính bóng của bề mặt như gương, mà phản xạ tia sáng theo cách đơn giản và tiên đoán được. Điều này cho phép tạo ra ảnh phản xạ thực (ảnh thực) hoặc ngoại suy vị trí của vật (ảnh ảo). Phản xạ khuếch tán miêu tả vật liệu có tính chất mờ đục, không trong suốt như tờ giấy hoặc đá. Sự phản xạ từ những bề mặt chỉ có thể miêu tả một cách thống kê, với sự phân bố chính xác của các tia sáng phản xạ phụ thuộc vào cấu trúc vi mô của vật liệu. Nhiều vật phản xạ khuếch tán có thể miêu tả xấp xỉ theo định luật cosine Lambert, định luật miêu tả các bề mặt có độ chói như nhau khi nhìn dưới một góc bất kỳ. Bề mặt bóng có thể quan sát thấy cả hiện tượng phản xạ gương và phản xạ khuếch tán. Trong phản xạ gương, hướng của tia phản xạ xác định từ góc của tia tới hợp với tia pháp tuyến, tia vuông góc với mặt phẳng tại điểm tia tới chạm vào mặt phẳng. Các tia tới, tia phản xạ và tia pháp tuyến nằm trong cùng một mặt phẳng, và góc giữa tia tới và tia pháp tuyến bằng góc giữa tia phản xạ và tia pháp tuyến. Đây chính là định luật phản xạ. Đối với gương phẳng, định luật phản xạ cho biết ảnh của vật là cùng chiều và có cùng khoảng cách từ phía sau tới gương khi vật đặt trước gương. Kích thước ảnh bằng kích thước của vật. Định luật cũng cho thấy ảnh qua gương có tính đảo ngược chẵn lẻ, mà chúng ta cảm nhận như là sự đảo ngược trái phải. Ảnh tạo thành hai (hay từ số chẵn gương) gương không có tính đảo ngược chẵn lẻ. Ánh sáng phản xạ ngược từ các vật phản xạ góc tạo ra các tia phản xạ quay ngược trở lại hướng mà tia tới đến. Gương có bề mặt cong có thể được mô hình bằng cách dựng tia và sử dụng định luật phản xạ tại mỗi điểm của bề mặt. Đối với gương phản xạ parabolic, các tia tới song song tạo thành các tia phản xạ hội tụ tại một điểm gọi là tiêu điểm. Những gương cong khác cũng có thể tập trung ánh sáng được, nhưng với quang sai làm biến đổi hình dạng là cho tiêu điểm của gương bị nhòe ra. Đặc biệt, các gương cầu thể hiện tính chất cầu sai. Các gương cong có thể tạo ảnh với độ phóng đại lớn hơn hoặc nhỏ hơn một đơn vị, và độ phóng đại có thể là âm, nghĩa là ảnh bị đảo ngược hướng. Ảnh cùng chiều tạo thành từ sự phản xạ qua gương luôn luôn là ảnh ảo, trong khi ảnh bị đảo ngược là ảnh thật và có thể chiếu lên màn hình. Hiện tượng khúc xạ xảy ra khi ánh sáng truyền qua môi trường có chiếu suất thay đổi; đây cũng là nguyên lý cho thấu kính và sự tập trung ánh sáng. Trường hợp đơn giản nhất của khúc xạ khi tia sáng truyền qua hai môi trường đồng đều tiếp giáp nhau có chiết suất lần lượt formula_2 và formula_3. Định luật Snell miêu tả góc tia khúc xạ liên hệ với góc tia tới và chiếu suất của môi trường: với formula_5 và formula_6 lần lượt là góc giữa tia pháp tuyến với tia tới và giữa tia pháp tuyến với tia khúc xạ. Hiệu ứng này cũng liên quan tới sự thay đổi của tốc độ ánh sáng trong môi trường khi xét đến định nghĩa của chiết suất, và phương trình trên tương ứng với: với formula_8 và formula_9 là vận tốc sóng ánh sáng tương ứng trong hai môi trường. Nhiều hệ quả của định luật Snell xuất phát từ quá trình tia sáng đi từ vật liệu có chiếu suất cao hơn vào vật liệu có chiết suất thấp hơn, do vậy có thể xảy ra trường hợp tương tác giữa ánh sáng với bề mặt cho kết quả góc khúc xạ bằng 0. Hiệu ứng này được gọi là phản xạ toàn phần và là nguyên lý cơ bản của công nghệ sợi quang học. Khi ánh sáng đi vào một sợi quang học, hiệu ứng phản xạ toàn phần cho phép ánh sáng không bị tổn hao nhiều trong suốt quá trình nó truyền dọc theo sợi quang. Các nhà vật lý cũng có thể tạo ra được ánh sáng phân cực nhờ kết hợp hai hiệu ứng phản xạ và khúc xạ: Khi tia khúc xạ hợp với tia phản xạ một góc vuông thì lúc này tia khúc xạ có tính chất "phân cực phẳng". Góc tới thỏa mãn trường hợp này thường được gọi là góc Brewster. Định luật Snell còn dùng để tiên đoán sự lệch của tia sáng khi nó truyền qua "môi trường tuyến tính" khi đã biết chiết suất và hình học cấu trúc của môi trường. Ví dụ, ánh sáng truyền qua một lăng kính sẽ bị lệch hướng phụ thuộc vào hình dáng và chiết suất của lăng kính. Thêm vào đó, do các tần số ánh sáng khác nhau có chiết suất khác nhau đối với cùng một môi trường vật liệu, hiện tượng khúc xạ có thể được sử dụng để tạo ra phổ tán sắc giống như đối với cầu vồng. Isaac Newton là người đầu tiên phát hiện ra hiệu ứng này khi ông cho ánh sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính đặt trong phòng tối. Một số môi trường có chiết suất thay đổi dần theo vị trí trong nó, và do vậy ánh sáng truyền qua nó bị cong đi. Hiệu ứng này là nguyên nhân tạo ra ảo ảnh khi nhìn trên mặt đường bê tông nhựa vào những ngày nắng nóng khi chiết suất của các lớp không khí thay đổi làm cho tia sáng bị bẻ cong, tạo ra sự phản xạ khi nhìn từ xa. Vật liệu có chỉ số khúc xạ biến đổi được gọi là vật liệu có gradien chiết suất (GRIN) và nó có nhiều tính chất quan trọng áp dụng trong công nghệ quét quang học như ở máy photocopy và máy scan. Lĩnh vực nghiên cứu tính chất này gọi là quang học gradien chiết suất. Một vật dùng để hội tụ hay phân kỳ các tia sáng gọi là thấu kính. Các thấu kính mỏng tạo ra hai tiêu điểm có thể được miêu tả nhờ phương trình thấu kính. Nói chung có hai loại thấu kính: thấu kính lồi có thể hội tụ các tia sáng song song, và thấu kính lõm làm cho các tia sáng song song phân kỳ. Việc miêu tả sự tạo ảnh có thể thu được nhờ phương pháp dựng tia (vẽ ảnh) tương tự như đối với các gương cong. Các thấu kính mỏng có thể được tính toán đơn giản tuân theo phương trình sau xác định lên vị trí của ảnh khi biết tiêu cự (formula_10) của thấu kính và khoảng cách tới vật (formula_11): với formula_13 là khoảng cách tới ảnh và được quy ước có giá trị âm khi ảnh nằm cùng phía với vật và có giá trị dương khi ảnh nằm ở phía bên kia vật so với thấu kính. Đối với thấu kính lõm quy ước tiêu cự f có giá trị âm. Các tia tới song song hội tụ qua thấu kính lồi (thấu kính hội tụ) tạo ảnh thật ngược chiều nằm tại tiêu điểm ở phía bên kia của thấu kính. Các tia từ một vật ở khoảng cách gần hội tụ tại điểm có khoảng cách đến thấu kính lớn hơn tiêu cự; vật càng gần thấu kính thì ảnh tạo thành nằm càng xa thấu kính. Đối với thấu kính lõm, các tia tới song song phân kỳ sau khi đi qua thấu kính theo cách nếu kéo dài các tia ló thì chúng sẽ cắt nhau tại tiêu điểm của thấu kính lõm và nằm cùng phía với các tia tới, hay thấu kính lõm tạo ảnh ảo. Các tia từ vật ở khoảng cách gần cho ảnh ảo nằm gần thấu kính hơn so với tiêu cự và nằm cùng phía với vật. Vật càng nằm gần thấu kính, ảnh ảo càng nằm gần thấu kính. Độ phóng đại của thấu kính được định nghĩa là: với quy ước dấu âm để cho khi tạo ảnh ảo thì M có giá trị dương và ảnh thật thì M có giá âm. Tương tự như gương phẳng, ảnh cùng chiều với vật là ảnh ảo trong khi ảnh ngược chiều với vật là ảnh thật. Thấu kính cũng chịu hiện tượng quang sai làm mờ hay nhòe ảnh và tiêu điểm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự không hoàn hảo về cấu trúc hình học của thấu kính và do sự thay đổi chiết suất đối với các bước sóng ánh sáng khác nhau (sắc sai). Trong quang học vật lý (hay quang học sóng), tính chất sóng của ánh sáng được nghiên cứu đến. Tính chất này cho phép giải thích được các hiện tượng như giao thoa và nhiễu xạ mà quang hình học không thể giải thích được. Tốc độ sóng ánh sáng trong không khí xấp xỉ 3,0×10 m/s (chính xác bằng 299.792.458 m/s trong chân không). Bước sóng của ánh sáng khả kiến thay đổi trong khoảng 400 và 700 nm, nhưng thuật ngữ "ánh sáng" cũng được áp dụng cho miền bức xạ hồng ngoại (0,7–300 μm) và tử ngoại (10–400 nm). Mô hình sóng có thể dùng để thực hiện các tiên đoán một hệ quang học hành xử ra sao mà không cần đòi hỏi phải giải thích "sóng" là cái gì trong môi trường đó. Cho đến tận giữa thế kỷ 19, hầu hết các nhà vật lý tin rằng môi trường "ether" cho phép ánh sáng lan truyền trong nó. Cho tới năm 1865 sự tồn tại của sóng điện từ mới được biết đến thông qua phương trình Maxwell. Sóng điện từ truyền đi với tốc độ ánh sáng và có điện trường và từ trường biến đổi và vuông góc với nhau, cũng như chúng vuông góc với hướng lan truyền của sóng. Sóng ánh sáng là một loại sóng điện từ và khi nghiên cứu ở cấp độ nguyên tử các tính chất lượng tử của nó mới được thể hiện. Có nhiều cách xấp xỉ đơn giản cho thiết kế và phân tích các quang hệ. Đa số sử dụng một đại lượng vô hướng để biểu diễn trường điện từ của sóng ánh sáng, hơn là sử dụng vectơ với các vectơ điện và vectơ từ vuông góc với nhau. Phương trình Huygens–Fresnel là một trong những mô hình như thế. Mô hình này do Fresnel rút ra từ thực nghiệm vào năm 1815, dựa trên giả thuyết của Huygen rằng mỗi điểm nằm trên đầu sóng là nguồn cho các sóng thứ cấp mới; và sự lan truyền của toàn bộ là tổng của các sóng thứ cấp đến từ mọi điểm trong môi trường mà sóng đã đi qua, mà Fresnel kết hợp với nguyên lý giao thoa của sóng. Phương trình Huygens-Fresnel có nền tảng vật lý từ phương trình nhiễu xạ Kirchhoff, mà nó thu được từ phương trình Maxwell. Ví dụ về ứng dụng của nguyên lý Huygens–Fresnel như giải thích các hiện tượng khúc xạ và mô hình khúc xạ Fraunhofer. Những mô hình phức tạp hơn, bao hàm mô hình về điện trường và từ trường của sóng ánh sáng, đòi hỏi cần thiết khi xét tới tương tác giữa ánh sáng và vật chất nơi tương tác này phụ thuộc vào tính chất điện và tính chất từ của vật chất. Ví dụ, hành xử của ánh sáng tương tác với bề mặt kim loại rất khác với khi nó tương tác với vật liệu điện môi. Mô hình vectơ cũng cần thiết khi giải thích sự phân cực của ánh sáng. Các kỹ thuật mô phỏng bằng máy tính như sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp phần tử biên có thể dùng để mô hình hóa sự lan truyền của ánh sáng trong hệ mà không thể thu được nghiệm giải tích. Những mô hình này đòi hỏi phương pháp số và thường dùng để giải các vấn đề yêu cầu độ chính xác tương đối xấp xỉ so với các nghiệm giải tích thu được. Tất cả các kết quả của quang hình học có thể rút ra nhờ kỹ thuật của lĩnh vực quang học Fourier mà có thể áp dụng cho nhiều kỹ thuật toán học và phân tích sử dụng trong kỹ thuật âm thanh và xử tín hiệu. Phương pháp hàm Gauss về sự lan truyền của chùm điện từ là mô hình quang học vật lý bàng trục cho sự lan truyền của bức xạ kết hợp như chùm laser. Kỹ thuật này có tính đến hiện tượng khúc xạ, cho phép tính toán chính xác tỷ lệ một chùm laser mở rộng theo khoảng cách, và kích thước tối thiểu mà chùm có thể tập trung được. Phương pháp hàm Gauss đã bắc cầu nối khoảng cách giữa quang hình học và quang học vật lý. Khi không có hiệu ứng phi tuyến, nguyên lý chồng chập được sử dụng để tiên đoán hình dạng của sóng thông qua cách cộng sóng. Tương tác giữa các sóng tạo ra các phần "giao thoa", như giao thoa tăng cường hoặc giao thoa triệt tiêu. Nếu hai sóng có cùng bước sóng và tần số "trong trạng thái cùng pha", cả đỉnh sóng và bụng sóng của mỗi sóng sẽ khớp với nhau. Kết quả này dẫn tới giao thoa tăng cường làm tăng biên độ của sóng, mà đối với ánh sáng sẽ là sự sáng lên của cường độ tại vị trí đó. Mặt khác, nếu hai sóng có cùng bước sóng và tần số những ngược pha nhau, thì đỉnh sóng của sóng này khớp với bụng sóng của sóng kia và ngược lại. Kết quả là giao thoa triệt tiêu và giảm biên độ sóng, mà đối với ánh sáng sẽ là sự mờ đi của cường độ tại vị trí đó. Hình vẽ dưới minh họa hiệu ứng này. Nguyên lý Huygens–Fresnel phát biểu rằng mỗi điểm nằm trên đầu sóng là nguồn cho sóng thứ cấp mới, do vậy các đầu sóng có thể tạo ra các phần giao thoa tăng cường hoặc triệt tiêu ở những vị trí khác nhau tạo ra những miền sáng và tối đồng đều và tiên đoán được. Giao thoa là một ngành khoa học đo đạc những mẫu hình này, thường là để xác định chính xác khoảng cách và độ phân giải góc. Giao thoa kế Michelson là một dụng cụ nổi tiếng nhằm sử dụng hiệu ứng giao thoa để đo một cách chính xác sự phụ thuộc của tốc độ ánh sáng theo hướng lan truyền trong chân không. Tính chất của các màng mỏng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu ứng giao thoa. Các lớp phủ chống phản xạ dùng để triệt tiêu giao thoa làm giảm tính phản xạ của bề mặt được phủ lớp đó, do vậy giảm thiểu độ lóa và những phản xạ không mong muốn. Trường hợp gioa thoa đơn giản nhất là một lớp mỏng với độ dày bằng một phần tư bước sóng của ánh sáng tới. Sóng ánh sáng phản xạ từ đỉnh của màng và sóng ánh sáng phản xạ từ đáy màng lúc này lệch pha nhau 180°, làm cho giao thoa triệt tiêu. Các sóng chỉ lệch pha nhau đối với từng bước sóng một, mà người ta có thể chọn sóng ở giữa miền phổ khả kiến, trong bước sóng khoảng 550 nm. Các thiết kế phức tạp hơn sử dụng nhiều màng mỏng có thể đạt được triệt tiêu độ phản xạ trên phổ rộng hơn, hoặc độ phản xạ cực thấp cho riêng một bước sóng. Tính chất giao thoa tăng cường ở các màng mỏng dùng để tạo ra sự phản xạ mạnh ánh sáng ở nhiều bước sóng, mà cũng phụ thuộc vào thiết kế và độ dày của màng. Các lớp này được dùng để tạo ra gương điện môi, màng lọc giao thoa, máy phản xạ nhiệt, và màng lọc màu trong các camera truyền hình màu. Hiệu ứng giao thoa cũng là nguyên nhân của hình ảnh bảy sắc cầu vồng nhìn thấy ở lớp dầu tràn. Nhiễu xạ là quá trình ánh sáng giao thoa khi nó gặp phải vật cản hoặc đi qua hai khe. Francesco Maria Grimaldi là người đầu tiên đã quan sát thấy hiệu ứng này vào năm 1665, và ông gọi nó bằng tiếng Latin là "diffringere", 'bị phân thành từng mảnh'. Cuối thế kỷ này, Robert Hooke và Isaac Newton cũng miêu tả hiện tượng mà ngày nay được biết đến là vành Newton khi quan sát nó qua một thấu kính lồi đặt trên mặt phẳng, trong khi đó nhà thiên văn James Gregory cũng quan sát thấy các vân giao thoa từ lông vũ. Mô hình quang học vật lý đầu tiên về nhiễu xạ dựa trên nguyên lý Huygens–Fresnel được Thomas Young phát triển vào năm 1803 bằng thí nghiệm giao thoa của ông khi cho ánh sáng đi qua hai khe hẹp nằm gần nhau. Young nhận thấy kết quả ông thu được chỉ có thể giải thích khi hai khe được coi như là hai nguồn sóng chứ không đơn thuần là những khe hở. Năm 1815 và 1818, Augustin-Jean Fresnel thiết lập lên cơ sở toán học của hiện tượng nhiễu xạ đối với các vân giao thoa qua hai khe. Mô hình đơn giản nhất miêu tả nhiễu xạ sử dụng các phương trình cho độ phân giải góc của các vân sáng và vân tối đối với bước sóng λ. Nói chung, phương trình có dạng với formula_16 là khoảng cách giữa hai nguồn đầu sóng (trong trường hợp thí nghiệm Young, nó là khoảng cách giữa hai khe), formula_17 là độ phân giải góc (hoặc khoảng cách góc) giữa vân trung tâm và vân thứ formula_18, với vân trung tâm khi formula_19. Phương trình này chỉ bị sửa đổi một chút khi xét trường hợp nhiễu xạ qua một khe, hoặc qua nhiều khe, hay đối với cách tử nhiễu xạ chứa rất nhiều khe nằm cách đều nhau. Những mô hình phức tạp hơn về hiệu ứng nhiễu xạ đòi hỏi các mô hình toán học như nhiễu xạ Fresnel hoặc nhiễu xạ Fraunhofer. Nhiễu xạ tia X dựa trên nguyên lý rằng có thể dùng các nguyên tử với khoảng cách rất đều nhau trong dàn tinh thể cỡ vài angstrom để làm cách tử. Để nhìn thấy các phần nhiễu xạ, tia X với bước sóng gần bằng khoảng cách giữa hai nguyên tử gần nhau được chiếu vào tinh thể. Vì tinh thể là cách tử nhiễu xạ có cấu trúc ba chiều, các vân nhiễu xạ biến đổi phụ thuộc vào hai hướng theo như định luật Bragg, và những vân này có đặc trưng duy nhất đối với từng tinh thể và khoảng cách formula_16 giữa hai nguyên tử. Hiệu ứng nhiễu xạ giới hạn khả năng phát hiện sự tách biệt của nguồn sáng đối với máy dò quang học. Nói chung, ánh sáng đi qua lỗ của máy dò sẽ chịu ảnh hưởng của hiệu ứng nhiễu xạ và ảnh tốt nhất thu được (giới hạn nhiễu xạ quang học) nằm tại điểm trung tâm xung quanh vành sáng, tách biệt với các mảng tối; những hình này còn được biết tới là vân Airy, cùng với điểm sáng trung tâm của nó gọi là đĩa Airy. Độ lớn của đĩa được cho bởi với "θ" là độ phân giải góc, "λ" là bước sóng của ánh sáng, và "D" là đường kính của lỗ hổng (độ mở) thấu kính. Nếu độ phân giải góc giữa hai điểm nhỏ hơn nhiều bán kính góc của đĩa Airy, thì không thể phân biệt được hai điểm trong bức ảnh, nhưng nếu ngược lại thì sẽ thấy ảnh rõ ràng của hai điểm. Rayleigh định nghĩa "tiêu chuẩn giới hạn Rayleigh" rằng hai điểm có khoảng cách góc bằng bán kính của đĩa Airy (đo tới vân tối đầu tiên) có thể coi như là được phân giải. Các thấu kính có đường kính lớn hơn hoặc độ mở lớn hơn sẽ cho độ phân giải cao hơn. Các giao thoa kế thiên văn với khả năng tạo ra độ mở rất lớn, cho phép thu được độ phân giải góc lớn nhất có thể. Đối với kỹ thuật chụp ảnh thiên văn, khí quyển ngăn cản độ phân giải tối ưu đạt được trong phổ khả kiến do khí quyển làm tán xạ và phân tán ánh sáng từ các ngôi sao khiến khi quan sát chúng thấy hình ảnh của sao như đang nhấp nháy. Các nhà thiên văn học coi hiệu ứng này để đánh giá chất lượng điều kiện quan sát thiên văn. Các kỹ thuật mới như quang học thích nghi đã được phát minh nhằm loại bỏ ảnh hưởng của tầng khí quyển đến chụp ảnh thiên văn và đã đạt tới giới hạn nhiễu xạ. Quá trình khúc xạ diễn ra trong giới hạn quang học vật lý, và khi bước sóng ánh sáng có độ lớn gần bằng khoảng cách đang xét đến thì lúc này xảy ra hiện tượng tán xạ. Loại tán xạ đơn giản nhất là tán xạ Thomson xảy ra khi sóng điện từ bị lệch bởi một hạt. Trong giới hạn tán xạ Thompson, khi bản chất sóng của hạt lấn át, ánh sáng bị tán sắc độc lập với tần số sóng, điều này ngược hẳn với tán xạ Compton khi nó phụ thuộc tần số và có tính chất chi phối bởi cơ học lượng tử, khi ánh sáng thể hiện bản chất hạt rõ hơn. Theo ý nghĩa thống kê, tán xạ đàn hồi của ánh sáng bởi một số lớn hạt có kích cỡ nhỏ hơn bước sóng ánh sáng được biết tới như là quá trình tán xạ Rayleigh trong khi quá trình tương tự đối với tán xạ bởi hạt có kích cỡ tương đương hoặc lớn hơn bước sóng ánh sáng được biết tới là tán xạ Mie với hiệu ứng Tyndall là kết quả được quan sát phổ biến. Một phần nhỏ ánh sáng tán xạ từ nguyên tử hoặc phân tử có thể trải qua tán xạ Raman, khi sự thay đổi tần số là do trạng thái kích thích của nguyên tử hoặc phân tử. Tán xạ Brillouin xảy ra khi tần số ánh sáng thay đổi do vị trí thay đổi theo thời gian và sự chuyển động của vật liệu tỉ trọng lớn. Sự tán sắc xảy ra khi các tần số ánh sáng khác nhau có vận tốc pha khác nhau, hoặc là do tính chất của vật liệu ("tán sắc do vật liệu") hoặc do hình học của ống dẫn sóng quang học ("tán sắc do ống dẫn sóng"). Hiện tượng tán sắc hay gặp nhất là khi có sự giảm chiết suất cùng với tăng bước sóng, mà có thể quan sát thấy ở đa số vật liệu trong suốt. Hiện tượng này được gọi là "tán sắc thông thường". Nó xảy ra trong mọi chất điện môi, khi bước sóng nằm trong miền mà chất điện môi không hấp thụ ánh sáng. Trong miền bước sóng mà môi trường hấp thụ đáng kể, chiết suất có thể tăng theo bước sóng. Hiện tượng này gọi là "tán sắc dị thường". Quang phổ màu sắc thu được thông qua lăng kính là một ví dụ của hiện tượng tán sắc thông thường. Tại bề mặt lăng kính, định luật Snell tiên đoán rằng ánh sáng tới một góc bằng θ so với pháp tuyến sẽ bị khúc xạ một góc arcsin(sin (θ) / "n"). Do vậy, ánh sáng lam, với chỉ số khúc xạ cao hơn, bị lệch mạnh hơn so với ánh sáng đỏ, với kết quả là hình thành lên các thành phần màu của bảy sắc cầu vồng. Vật liệu tán sắc thường được đặc trưng bởi số Abbe, cho phép định lượng một cách đơn giản sự tán sắc trên cơ sở chỉ số khúc xạ ở ba bước sóng khác nhau. Sự tán sắc do ống dẫn sóng phụ thuộc vào hằng số lan truyền. Cả hai loại tán sắc làm sự thay đổi đặc trưng nhóm của sóng, đặc điểm mà gói sóng thay đổi với cùng tần số như của biên độ sóng. "Tán sắc do vận tốc nhóm" biểu hiện như là sự lan tỏa của "đường bao" tín hiệu của bức xạ và xác định bằng tham số độ trễ tán sắc nhóm: với formula_23 là vận tốc nhóm. Đối với môi trường đồng nhất, vận tốc nhóm là với "n" là chỉ số khúc xạ (chiết suất), "c" là tốc độ ánh sáng trong chân không. Từ đây thu được công thức đơn giản hơn cho tham số độ trễ tán sắc: Nếu "D" nhỏ hơn 0, người ta nói môi trường có tính "tán sắc dương" hoặc tán sắc thông thường. Nếu "D" lớn hơn 0, môi trường có tính "tán sắc âm". Nếu một xung ánh sáng lan truyền qua môi trường tán sắc thông thường, khi đó thành phần có tần số cao hơn sẽ lan truyền chậm hơn thành phần có tần số thấp hơn. Khi đó xung trở thành "xung có tần số tăng dần", tức là tần số tăng theo thời gian. Điều này có nghĩa là phổ thoát ra khỏi lăng kính cho thấy ánh sáng đỏ bị khúc xạ ít nhất và ánh sáng lam và cực tím bị khúc xạ nhiều nhất. Ngược lại, nếu một xung lan truyền qua môi trường có tính sắc dị thường (tán sắc âm), các thành phần có tần số cao hơn sẽ di chuyển nhanh hơn thành phần có tần số thấp hơn, và xung trở thành "xung có tần số giảm dần", hay tần số giảm dần theo thời gian. Kết quả của hiện tượng tán sắc vận tốc nhóm, dù là tán sắc dương hay âm, ảnh hưởng quan trọng tới thời gian trải ra của xung tín hiệu. Điều này khiến cho kỹ thuật xử lý sự tán sắc là cực kỳ quan trọng trong hệ thống viễn thông quang học dựa trên sợi quang học, do nếu sự tán sắc quá lớn thì nhóm xung biểu thị thông tin sẽ trải ra theo thời gian và trộn lẫn nhau, khiến cho rất khó có thể chiết tách được thông tin. Sự phân cực là tính chất chung của sóng miêu tả hướng dao động của chúng. Đối với sóng ngang như ở đa số sóng điện từ, nó miêu tả hướng dao động trong mặt mặt phẳng vuông góc với phương truyền sóng. Sự dao động có thể chỉ theo một hướng (phân cực thẳng hay phân cực tuyến tính), hoặc hướng dao động có thể quay khi sóng truyền đi (phân cực tròn hoặc phân cực ellip). Sóng phân cực tròn có thể quay sang phải hoặc sang trái theo hướng truyền sóng, và mỗi hướng quay này trong sóng được gọi là tính chất chiral của sóng. Cách điển hình để xem xét tính phân cực đó là tìm ra hướng của vectơ điện trường khi sóng điện từ lan truyền. Vectơ điện trường của sóng phẳng có thể phân tích thành hai vectơ thành phần bất kỳ vuông góc với nhau ký hiệu là "x" và "y" (với z là trục của phương truyền sóng). Hình dạng chiếu trên mặt phẳng x-y của vectơ điện trường là đường cong Lissajous miêu tả "trạng thái phân cực". Những hình sau minh họa một vài ví dụ về hướng của vectơ điện trường (lam), ở thời điểm t (trục đứng), tại một điểm bất kỳ trong không gian, với các thành phần "x" và "y" (đỏ/trái và lam/phải), và hình chiếu quỹ đạo quét của vectơ trên mặt phẳng: cùng xảy ra một chu kỳ khi nhìn vào điện trường ở một thời điểm nhất định khi dịch chuyển điểm trong không gian, dọc theo hướng ngược lại với hướng lan truyền. Trong hình ngoài cùng bên trái, các thành phần x và y của sóng ánh sáng đồng pha với nhau. Trong trường hợp này, tỉ số của biên độ của chúng là hằng số, do vậy hướng của vectơ điện trường (vectơ tổng của hai vectơ thành phần) là không đổi. Do đó hình chiếu của nó lên mặt phẳng vuông góc với phương truyền sóng tạo thành một đoạn thẳng, hay trường hợp này chính là sự phân cực tuyến tính. Hướng của đoạn thẳng phụ thuộc vào độ lớn (biên độ) của hai vec tơ thành phần. Trong hình ở giữa, hai thành phần x và y vuông góc với nhau có cùng biên độ và lệch pha nhau 90°. Trong trường hợp này, một thành phần có giá trị bằng 0 khi thành phần kia có biên độ cực đại hoặc cực tiểu. Có hai khả năng để thỏa mãn điều kiện này: thành phần "x" có thể sớm pha 90° so với thành phần "y" hoặc có thể chậm pha 90° so với thành phần "y". Trong trường hợp đặc biệt này, vectơ điện trường quét lên một đường tròn trong mặt phẳng, nên sự phân cực này gọi là sự phân cực tròn. Hướng quay của vectơ điện trường phụ thuộc vào mối liên hệ pha giữa hai thành phần và tương ứng với "phân cực tròn bên phải" và "phân cực tròn bên trái". Trong trường hợp tổng quát, khi hai thành phần không có cùng biên độ và hoặc sự lệch pha của chúng không bằng 0 hay số nguyên lần của 90°, sự phân cực được gọi là phân cực elip bởi vì vectơ điện trường vạch lên một đường elip trong mặt phẳng ("phân cực elip"). Trường hợp này minh họa ở hình ngoài cùng bên phải. Mô tả toán học chi tiết của sự phân cực này sử dụng phép tính Jones và được đặc trưng bởi tham số Stokes. Các môi trường có chiết suất khác nhau tương ứng với các loại phân cực khác nhau được gọi là "lưỡng chiết". Những biểu hiện thường gặp ở hiệu ứng này là chất làm trễ pha (wave plates/retarders) trong phân cực thẳng và hiệu ứng Faraday/sự quay quang học trong phân cực tròn. Nếu quãng đường trong môi trường lưỡng chiết là đáng kể, sóng phẳng sẽ đi ra khỏi vật liệu với hướng truyền bị thay đổi đáng kể do hiện tượng khúc xạ. Ví dụ, trong trường hợp đối với tinh thể canxit, người quan sát sẽ thấy hai ảnh phân cực vuông góc với nhau khi tia sáng đi xuyên qua chúng. Đây cũng là hiện tượng đầu tiên chứng tỏ có sự phân cực khi Erasmus Bartholinus quan sát thấy vào năm 1669. Thêm vào đó, sự dịch chuyển pha, và do đó làm thay đổi trạng thái phân cực, thường là phụ thuộc vào tần số sóng, khi đi tới vật liệu óng ánh (dichroism), sẽ tạo ra hiệu ứng nhiều mằu sắc như cầu vồng. Trong ngành khoáng vật học, những tính chất này gọi là hiện tượng đa sắc, và các nhà khoáng vật học dùng để nhận ra khoáng chất dưới kính hiển vi phân cực. Ngoài ra, nhiều chất dẻo bình thường không có tính lưỡng chiết sẽ có tính này khi chịu ứng suất cơ học, một hiện tượng trong lĩnh vực quang đàn hồi học. Những phương pháp khác lưỡng chiết, để có thể quay sự phân cực thẳng của chùm sáng, bao gồm lăng trụ quay phân cực sử dụng hiệu ứng phản xạ toàn phần của lăng kính để thiết kế sự truyền ánh sáng đồng phân cực phẳng một cách hữu hiệu. Có những vật liệu làm giảm biên độ của một số loại sóng phân cực nhất định, mà chúng gần như cản mọi bức xạ theo một loại phân cực như "thiết bị lọc phân cực" hay "kính phân cực". Định luật Malus, đặt theo tên của Étienne-Louis Malus, nói rằng khi chiếu chùm sáng phân cực thẳng vào một thiết bị phân cực hoàn hảo, cường độ "I" của chùm sáng vượt qua nó được cho bởi với Một chùm sáng không phân cực về lý thuyết có thể coi như là hỗn hợp của các tia phân cực ở mọi trạng thái. Do giá trị trung bình của formula_27 là 1/2, hệ số truyền qua trở thành Thực tế, cường độ chùm sáng bị mất một phần khi đi qua thiết bị phân cực và cường độ chùm sáng đi ra sẽ bị giảm hơn so với tính toán ở công thức trên, vào khoảng 38% đối với kính phân cực và cao hơn đáng kể (>49,9%) ở một số lăng kính lưỡng chiết. Ngoài chất lưỡng chiết và ở một số vật liệu óng ánh, hiệu ứng phân cực cũng xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa hai loại vật liệu có chiết suất khác nhau. Các hiệu ứng này có thể miêu tả bằng phương trình Fresnel. Một phần sóng được truyền qua và phần còn lại thì phản xạ, với tỷ lệ giữa hai phần này phụ thuộc vào góc tới và góc khúc xạ. Theo cách này, quang học vật lý trở lại với định nghĩa góc Brewster. Khi ánh sáng phản xạ từ màng mỏng, sự giao thoa giữa ánh sáng phản xạ từ mảng mỏng có thể tạo ra sự phân cực. Hầu hết các nguồn bức xạ điện từ chứa nhiều phân tử và nguyên tử phát ra bức xạ. Hướng của điện trường tạo ra bởi các nguồn này có thể không tương quan với nhau, trong trường hợp này ánh sáng được coi là "không phân cực". Nếu có sự tương quan một phần giữa các nguồn, ánh sáng sẽ "phân cực một phần". Nếu toàn bộ dải phổ ánh sáng của nguồn phân cực đều như nhau, ánh sáng phân cực một phần có thể được miêu tả như là kết quả của sự chồng chập hoàn toàn của thành phần ánh sáng không phân cực với thành phần ánh sáng phân cực. Từ đây có thể mô tả ánh sáng theo số hạng "bậc phân cực", và tham số phân cực elip. Ánh sáng phản xạ twf vật liệu trong suốt bị phân cực một phần hay toàn bộ, ngoại trừ tia sáng vuông góc với bề mặt vật liệu. Hiệu ứng này cho phép nhà toán học Étienne-Louis Malus thí nghiệm và đưa ra mô hình toán học về ánh sáng phân cực. Sự phân cực xuất hiện khi ánh sáng tán xạ trong khí quyển. Ánh sáng tán xạ tạo ra độ trắng và nền màu xanh da trời khi trời quang mây. Sự phân cực một phần này của ánh sáng tán xạ đem lại thuận lợi cho khoa học chụp ảnh khi áp dụng thêm các bộ lọc phân cực để thu được chất lượng ảnh tốt hơn. Sự phân cực quang học có vai trò quan trọng trong hóa học do hiệu ứng quay quang học và phân cực tròn (""lưỡng chiết tròn"") thể hiện ở các phân tử quang hóa học. "Quang học hiện đại" bao hàm các lĩnh vực khoa học quang học và kỹ thuật quang học mà đã trở thành phổ biến trong thế kỷ 20. Những lĩnh vực của khoa học quang học thường liên quan tới các tính chất điện từ hoặc tính chất cơ học lượng tử của ánh sáng và cũng liên quan tới các chủ đề khác. Một nhánh chính của quang học, quang học lượng tử, nghiên cứu các tính chất cơ lượng tử của ánh sáng. Quang học lượng tử không chỉ là lý thuyết; một số thiết bị hiện đại, như laser, có nguyên lý hoạt động dựa trên cơ học lượng tử. Những thiết bị phát hiện ánh sáng, như ống nhân quang và ống nhân electron, có độ nhạy với từng photon. Các cảm biến ảnh điện tử, như CCD, có độ ồn Poisson tương ứng với mức thống kê của từng photon sự kiện. Diode phát sáng và tế bào quang điện, cũng hoạt động dựa trên những nguyên lý của cơ học lượng tử. Trong nghiên cứu những thiết bị này, các nhà khoa học thường kết hợp quang học lượng tử với lĩnh vực điện tử lượng tử. Các nghiên cứu chuyên biệt của quang học bao gồm nghiên cứu ánh sáng tương tác như thế nào với vật liệu như trong quang học tinh thể và siêu vật liệu. Những nghiên cứu khác tập trung vào các hiệu ứng của sóng điện từ trong quang học kỳ dị, quang học truyền bức xạ, quang học phi tuyến, quang học thống kê, và kỹ thuật đo lường bức xạ. Thêm vào đó, ngành kỹ thuật máy tính đã thu hút sự chú ý và phát triển của các lĩnh vực như mạch tích hợp quang học, công nghệ thị giác ở máy, và tính toán quang học, mở ra hướng đi triển vọng cho thế hệ máy tính tiếp theo. Ngày nay, khoa học quang học thuần túy được gọi là khoa học quang học hay vật lý quang học để phân biệt nó với khoa học quang học ứng dụng, mà có thể coi là kỹ thuật quang học. Những lĩnh vực con của kỹ thuật quang học bao gồm kỹ thuật chiếu sáng, quang tử học, và điện tử quang với những ứng dụng thực tiễn như thiết kế thấu kính, sản xuất và kiểm định các thành phần quang học, và kỹ thuật xử lý hình ảnh. Một số lĩnh vực này có liên hệ với nhau, mà đôi khi sự phân biệt giữa các chủ đề chỉ ở thứ hơi khác trong lĩnh vực công nghiệp trên nhiều nơi trên thế giới. Cộng đồng các nhà nghiên cứu trong quang học phi tuyến đã phát triển lớn mạnh từ nhiều thập kỷ kể từ khi phát triển công nghệ laser. Máy phát tia laser là thiết bị phát ra ánh sáng thông qua cơ chế "phát xạ kích thích". Thuật ngữ "laser" là từ viết tắt của "Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation" - Khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ kích thích. Ánh sáng laser có độ định hướng cao (tính kết hợp), tức là chùm sáng phát ra hoặc có độ rộng hẹp, độ phân kỳ của chùm thấp, hoặc có thể hội tụ chúng lại nhờ các thiết bị quang học như thấu kính. Bởi vì sóng vi ba cũng có thể bị phát xạ kích thích tương tự như laser, và hiệu ứng "maser" đã được phát triển đầu tiên, các thiết bị phát ra bức xạ kích thích trong bước sóng vi ba và sóng vô tuyến thường gọi là "maser". Công trình hiện thực hóa laser đầu tiên bởi Theodore Maiman tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hughes vào ngày 16 tháng 5 năm 1960. Lần đầu tiên khi được phát minh ra, người ta gọi chúng là "một giải pháp cho một vấn đề". Kể từ đó, laser đã trở thành nền tảng cho công nghiệp với doanh thu hàng tỷ đô la, với hàng nghìn ứng dụng đa dạng của nó. Ứng dụng của laser có thể thấy ở đời sống thường nhật là ở máy quét mã vạch tại các siêu thị phát minh vào năm 1974. Các đầu đọc đĩa laser, phát minh vào năm 1978, là một sản phẩm thương mại thành công đầu tiên có mặt laser, nhưng phải cho tới năm 1982 khi đầu đọc đĩa compact trang bị laser thì laser mới thực sự trở thành sản phẩm tiêu dùng có mặt tại từng gia đình. Những ổ đĩa quang này sử dụng laser bán dẫn có độ tập trung nhỏ hơn một milimét có thể quét bề mặt đĩa để đọc dữ liệu ghi trên nó. Viễn thông sợi quang học dựa trên laser để truyền lượng lớn thông tin với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Những ứng dụng khác của laser bao gồm máy in laser và bút laser. Trong y học các nhà khoa học sử dụng laser để phẫu thuật không chảy máu, phẫu thuật mắt lazik, và phân lập tế bào bằng laser; trong công nghiệp quốc phòng sự có mặt của laser như ở hệ thống phòng thủ tên lửa, và cảm biến từ xa lidar. Laser cũng sử dụng trong kỹ thuật chụp ảnh toàn ký, bubblegram, trình diễn ánh sáng laser... Hiệu ứng Kapitsa–Dirac làm các chùm hạt bị nhiễu xạ khi gặp sóng đứng ánh sáng. Ánh sáng có thể dùng để định vị vật chất thông qua nhiều hiệu ứng khác nhau. Quang học có mặt trong đời sống hàng ngày. Hệ thống thị giác có mặt ở khắp nơi trong ngành sinh học cho thấy vai trò trung tâm của quang học như là khoa học của một trong năm giác quan. Nhiều người hưởng lợi từ việc đeo kính mắt hoặc kính áp tròng, và quang học được áp dụng để đưa ra nhiều hàng hóa tiêu dùng chất lượng như máy ảnh. Cầu vồng và ảnh mờ ảo (mirage) là các ví dụ cho hiện tượng quang học. Thông tin quang là nền tảng cho các công nghệ Internet và truyền thông. Một trong những chức năng của mắt người là tập trung ánh sáng lên một lớp các tế bào nhận kích thích ánh sáng gọi là võng mạc, lớp lót nằm phía trong cầu mắt. Sự tập trung được thực hiện bởi một loạt các môi trường trong suốt. Ánh sáng đi vào mắt đi qua môi trường đầu tiên là giác mạc, nó mang lại nhiều công suất quang học của mắt. Ánh sáng tiếp tục đi qua một chất lỏng nằm ngay phía sau giác mạc—khoang phía trước (anterior chamber), rồi đi qua đồng tử. Tiếp đó ánh sáng đi qua thủy tinh thể, cho phép tập trung thêm ánh sáng và điều chỉnh khả năng nhìn gần hay xa của mắt. Sau đó ánh sáng đi qua chất lỏng chứa chủ yếu trong cầu mắt là thủy dịch (vitreous humour), rồi tới võng mạc. Các tế bào nằm phần lớn trong võng mạc nằm ngay sau mắt, ngoại trừ vị trí có dây thần kinh thị giác; hay chính là điểm mù. Có hai loại tế bào nhận kích thích ánh sáng, đó là tế bào hình nón và tế bào hình que, chúng có độ nhạy khác nhau đối với các loại ánh sáng khác nhau. Tế bào hình que nhạy đối với cường độ ánh sáng trong phạm vi rộng của tần số, do vậy chịu trách nhiệm đối với thị giác đen và trắng (nhìn ban đêm). Tế bào hình que không có tại điểm vàng, vùng võng mạc chịu trách nhiệm cho thị giác trung tâm, và không đáp ứng được đối với sự thay đổi về không gian và thời gian của ánh sáng như tế bào hình nó. Tuy nhiên, số lượng tế bào hình que nhiều hơn 20 lần tế bào hình nón trong võng mạc bởi vì tế bào hình que phân bố trên phạm vi rộng hơn. Nhờ phân bố rộng hơn, tế bào hình que chịu trách nhiệm cho thị giác ngoại biên (peripheral vision). Ngược lại, các tế bào hình nón ít nhạy sáng hơn, nhưng chúng nhạy chủ yếu đối với ba loại dải tần số ánh sáng khác nhau và do đó có chức năng cảm nhận màu sắc và độ chói (photopic vision). Tế bào hình nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng và rất nhạy với độ tinh của màu sắc do đó chúng cho phép phân biệt không gian tốt hơn so với tế bào hình que. Vì tế bào hình nón không nhạy đối với ánh sáng mờ tối bằng tế bào hình que, phần lớn khả năng nhìn ban đêm là ở tế bào hình que. Mặt khác, do các tế bào hình nón tập trung ở điểm vàng, thị giác trung tâm (bao gồm khả năng nhìn để đọc, để thấy các chi tiết nhỏ như xâu kim, hoặc kiểm tra vật thể) là do các tế bào hình nón. Cơ mi bao xung quanh thủy tinh thể cho phép sự tập trung ánh sáng của mắt có thể điều chỉnh được, hay quá trình điều tiết. Điểm gần và điểm xa xác định khoảng cách gần nhất và xa nhất từ mắt mà ảnh một vật thể hiện rõ nét trên võng mạc. Đối với một người có khả năng nhìn thông thường, điểm xa nằm ở vô tận. Vị trí của điểm gần phụ thuộc vào khả năng cơ mi có thể làm tăng độ cong của thủy tinh thể, và độ đàn hồi của thủy tinh thể ảnh hưởng bởi tuổi tác. Các bác sĩ chuyên khoa mắt (optometrist), nhà khoa học nhãn khoa (ophthalmologist), và nhà quang học thường coi một điểm gần là điểm nằm gần hơn khoảng cách mà mắt có thể đọc một cách bình thường—xấp xỉ bằng 25 cm. Thị lực có thể giải thích nhờ các nguyên lý quang học. Khi con người trở lên già đi, thủy tinh thể trở lên kém đàn hồi và điểm gần dần lùi xa khỏi mắt, một tật gọi là lão thị. Tương tự, những người mắc chứng viễn thị không thể giảm tiêu cự của thủy tinh thể cho phép thu được ảnh các vật ở gần trên võng mạc của họ. Ngược lại, những người không thể làm tăng tiêu cự thủy tinh thể đủ để ảnh của các vật ở xa tập trung rõ tại võng mạc hay họ mắc chứng cận thị và điểm xa có khoảng cách hữu hạn hơn là khoảng cách vô hạn đối với mắt bình thường. Một tật khác đó là loạn thị khi giác mạc không có dạng cầu nhưng bị cong nhiều hơn về một hướng. Điều này khiến cho những vật có bề ngang lớn bị tập trung trên nhiều phần khác nhau của võng mạc so với những vật có kích thước ngang hẹp, và kết quả là ảnh của vật bị méo mó. Những tật về mắt kể trên có thể khắc phục bằng cách sử dụng dụng cụ thấu kính hiệu chỉnh (corrective lens). Đối với viễn thị và lão thị, kính mắt dạng thấu kính hội tụ giúp điểm gần nằm gần hơn về mắt trong khi thấu kính phân kỳ giúp mắt cận thị đưa điểm xa trở thành điểm nằm ở vô tận. Người loạn thị được đeo kính có bề mặt hình trụ giúp bù lại sự không đồng đều của sự phân bố tia sáng trên võng mạc. Công suất quang học của kính hiệu chỉnh được đo bằng đi ốp (diopter), giá trị bằng nghịch đảo của tiêu cự đo theo đơn vị mét; với giá trị dương tương ứng với thấu kính hội tụ và giá trị âm tương ứng với thấu kính phân kỳ. Đối với kính dùng cho người loạn thị, có ba thông số cho mắt kính: một cho công suất hình cầu, một cho công suất hình trụ, và một cho góc của hướng loạn thị. Ảo ảnh quang học (còn gọi là ảo ảnh thị giác) là một đặc điểm do nhận thức của thị giác về hình ảnh khác so với đối tượng thực. Thông tin thu nhận bởi mắt được chuyển thành các tín hiệu về não bộ xử lý để cho cảm nhận về vật được quan sát. Có nhiều hiện tượng tạo ra ảo ảnh quang học bao gồm hiệu ứng vật lý tạo ra ảnh khác so với vật thực, hoặc hiệu ứng thần kinh và sinh lý tác động bởi mắt và não/hệ thần kinh (như độ sáng, màu sắc, chuyển động, nằm nghiêng, quay tròn), và ảo ảnh nhận thức khi não dựa trên các thông tin từ mắt đưa ra kết luận không nhận thức được. Ảo ảnh nhận thức cũng bao gồm kết quả từ việc không nhận thức được sự áp dụng sai các nguyên lý quang học. Ví dụ, phòng Ames, ảo ảnh Hering, Müller-Lyer, Orbison, Ponzo, Sander, và ảo ảnh Wundt tất cả dựa trên cảm nhận về khoảng cách khi vẽ ra các đường hội tụ hay phân kỳ, theo cách giống với các tia sáng song song (hoặc thực sự là các đường thẳng song song) hiện lên như đang hội tụ tại một điểm nằm ở vô tận trong hình ảnh phối cảnh hai chiều. Hiệu ứng này cũng giải thích cho nghịch lý nổi tiếng là ảo ảnh Mặt Trăng khi Mặt Trăng dường như trông to hơn khi nó ở gần chân trời so với khi nó ở thiên đỉnh. Ptolemy đã sai khi giải thích ảo ảnh này là do sự khúc xạ khí quyển khi ông miêu tả hiện tượng này trong cuốn "Optics". Những kiểu ảo ảnh khác áp dụng thủ thuật các mảnh bị phá vỡ để đánh lừa cảm nhận về sự đối xứng hoặc sự bất đối xứng của vật thể. Ví như ảo ảnh tường café, Ehrenstein, ảo ảnh xoắn ốc Fraser, ảo ảnh Poggendorff, và ảo ảnh Zöllner. Có một sự liên quan, nhưng không chỉ là ảo ảnh, đó là cấu trúc lặp đi lặp lại hoặc chồng chập của các thành phần. Ví dụ các dải mỏng trong suốt xếp thành hình cấu trúc lưới như mẫu moiré, trong khi các phần trong suốt tuần hoàn kết hợp lại tạo thành các đường hoặc cung tối như đường moiré. Các thấu kính đơn lẻ có nhiều ứng dụng khác nhau như thấu kính máy ảnh, thấu kính hiệu chỉnh, và kính lúp trong khi các gương đơn sử dụng như gương parabol và gương chiếu hậu. Bằng cách kết hợp một số loại gương, lăng kính, và thấu kính tạo ra tổ hợp dụng cụ quang học cho phép mở rộng khả năng của từng dụng cụ. Ví dụ, kính tiềm vọng đơn giản chỉ bao gồm hai gương phẳng sắp thẳng hàng cho phép quan sát tránh khỏi vật cản trở. Những dụng cụ quang học nổi tiếng nhất trong khoa học là kính hiển vi quang học và kính thiên văn quang học mà cả hai được người Hà Lan phát minh ra vào cuối thế kỷ 16. Những kính hiển vi đầu tiên chi có hai thấu kính: một vật kính và một thị kính. Vật kính được làm với tiêu cự rất ngắn có chức năng phóng đại ảnh của vật trong khi nói chung thị kính có tiêu cự lớn hơn. Điều này giúp cho thị kính tạo thêm ảnh phóng đại khi ảnh qua vật kính nằm gần vật được quan sát. Ngoài ra kính hiển vi cần thêm một nguồn chiếu sáng do ảnh phóng đại thường bị mờ do định luật bảo toàn năng lượng và sự phân tán chùm sáng ra một bề mặt diện tích lớn hơn. Kính hiển vi hiện đại, hay "kính hiển vi tổ hợp" có nhiều thấu kính kết hợp với nhau (thường là bốn) để tối ưu hóa chức năng và nâng cao sự ổn định của ảnh. Một biến thể khác của kính hiển vi, kính hiển vi so sánh, dùng để nhìn vào vật dưới những góc khác nhau và tạo ra ống nhòm lập thể cho ảnh 3 chiều của vật. Ngày nay có rất nhiều loại kính hiển vi khác nhau, dựa trên những nguyên lý của cơ học lượng tử cho phép có độ phân giải vượt qua giới hạn phân giải quang học. Kính thiên văn đầu tiên, gọi là "kính thiên văn khúc xạ" cũng chỉ bao gồm một vật kính và thị kính. Ngược lại so với kính hiển vi, vật kính của kính thiên văn được thiết kế có tiêu cự lớn để tránh được quang sai. Vật kính tập trung hình ảnh của một vật ở xa tại tiêu điểm của nó mà được điều chỉnh sao cho nó nằm tại tiêu điểm của thị kính có tiêu cự ngắn hơn. Mục đích chính của kính thiên văn là tập trung càng nhiều ánh sáng đến từ vật thể ở xa càng tốt và điều này xác định bởi độ lớn của vật kính. Do vậy, kính thiên văn thường được thể hiện bằng đường kính của vật kính hơn là độ phóng đại của nó do độ phóng đại có thể thay đổi nhờ cách thay thị kính. Bởi vì độ phóng đại của kính thiên văn khúc xạ bằng tiêu cự của vật kính chia cho tiêu cự của thị kính, thị kính càng có tiêu cự nhỏ thì càng cho độ phóng đại lớn, mặc dù nó cũng có giới hạn riêng. Vì sản xuất ra thấu kính đường kính lớn khó hơn nhiều so với chế tạo gương lớn, hầu hết kính thiên văn hiện đại ngày nay là "kính thiên văn phản xạ", tức là kính thiên văn có gương cong lớn chứ không phải là thấu kính. Và tương tự, kính thiên văn phản xạ càng có đường kính gương chính lớn thì càng thu nhận được nhiều ánh sáng và độ phóng đại vẫn bằng tiêu cự của gương chính chia cho tiêu cự của thị kính. Các kính thiên văn hiện đại được bố trí nhiều gương chính và gương phụ cũng như các thiết bị cảm biến đo lường hơn là thị kính nằm tại tiêu điểm của thiết bị (như CCD). Lĩnh vực quang học của nhiếp ảnh bao gồm thấu kính máy ảnh và môi trường trên đó bức xạ điện từ được ghi lại, có thể là tấm âm bản, phim âm bản hay CCD. Nhiếp ảnh gia phải xét đến quy luật tương hỗ của máy ảnh và thời gian chụp mà có liên hệ sau Nghĩa là, độ mở càng nhỏ (cho độ sâu/mức tập trung của ảnh hơn), ánh sáng đến càng ít, do vậy thời gian phơi sáng phải tăng lên (dẫn đến khả năng ảnh bị nhòe nếu có chuyển động). Ví dụ của luật tương hỗ đó là quy tắc f/16 chụp trong ngày nắng đưa ra ước lượng thô cho các thiết lập cần thiết để có độ phơi sáng thông thường chụp vào ban ngày. Độ mở của máy ảnh đo bằng đại lượng không thứ nguyên f-số, #, thường ký hiệu là formula_29, and given by với formula_10 là tiêu cự, và formula_32 là đường kính lỗ máy ảnh. Theo quy ước, "#" được coi như bằng một ký hiệu, và giá trị cụ thể của # được viết bằng cách thay # bằng giá trị số. Có hai cách để tăng # là hoặc giảm đường kính của lỗ mở hoặc tăng độ lớn của tiêu cự (trong trường hợp của thấu kính điều chỉnh (ống kính zoom), điều này được thực hiện đơn giản bằng cách điều chỉnh thấu kính). Giá trị f-số cao hơn cũng có nghĩa là độ sâu trường ảnh lớn hơn do thấu kính tiếp cận giới hạn của một máy ảnh đục lỗ (pinhole camera) mà có thể tập trung mọi ảnh một cách hoàn hảo, bất kể khoảng cách, nhưng đòi hỏi thời gian phơi sáng lâu. Trường nhìn của thấu kính thay đổi theo tiêu cự của thấu kính. Có ba cách phân loại cơ bản dựa trên mối liên hệ giữa kích thước theo đường chéo của phim âm bản hoặc kích cỡ của cảm biến đối với tiêu cự của thấu kính: Các ống kính zoom hiện đại có thể có đặc tính của ba loại ống kính trên. Giá trị tuyệt đối cho thời gian phơi sáng đòi hỏi phụ thuộc vào độ nhạy ánh sáng của phim âm bản hay cảm biến CCD (đo bởi tốc độ nhạy của phim, hay đối với cảm biến hiện đại đo bằng hiệu suất lượng tử). Thời buổi đầu của nhiếp ảnh, các nhiếp ảnh gia sử dụng các tấm phim âm bản có độ nhạy sáng thấp, do vậy thời gian phơi sáng cũng cần phải dài ngay cả với lần chụp có hỗ trợ của nguồn sáng mạnh. Với sự phát triển của công nghệ, độ nhạy của phim và cảm biến đã được tăng lên đáng kể. Những kết quả khác từ quang hình học và quang học vật lý cũng áp dụng cho quang học máy ảnh. Ví dụ, khả năng phân giải lớn nhất của một cấu hình camera được xác định bởi giới hạn nhiễu xạ gắn liền với độ rộng của lỗ máy ảnh, hay giới hạn Rayleigh. Các tính chất quang học độc nhất của khí quyển làm xuất hiện một số các hiện tượng quang học kỳ thú trên thế giới. Màu xanh của nền trời là kết quả trực tiếp của hiện tượng tán xạ Rayleigh làm lệch hướng mạnh các tia sáng có tần số cao (lam) trở lại trường nhìn của người quan sát. Bởi vì ánh sáng xanh da trời bị tán xạ dễ dàng hơn ánh sáng đỏ, Mặt Trời có màu hơi đỏ khi quan sát nó qua lớp khí quyển dày, tại thời điểm Mặt Trời mọc hay Mặt Trời lặn. Nếu có thêm những loại hạt bụi hoặc khí đặc biệt trong khí quyển có thể làm tán xạ tia sáng Mặt Trời ở những góc khác nhau tạo ra bầu trời đầy màu sắc vào thời điểm bình minh hoặc chạng vạng. Các tinh thể băng và các hạt bụi khác trong khí quyển là nguyên nhân tạo ra các hiện tượng như hào quang, ánh hồng ban chiều (afterglow), nhật hoa, tia sáng xuyên mây, và Mặt Trời giả. Sự xuất hiện đa dạng của những hiện tượng này là do kích cỡ khác nhau của các hạt bụi và sự phân bố của chúng trong khí quyển. Ảo tượng (mirage) là hiện tượng quang học trong đó các tia sáng bị lệch do sự thăng giáng nhiệt trong chỉ số khúc xạ của không khí, tạo ra sự dời ảnh hoặc ảnh bị méo của các vật thể ở xa. Những hiện tượng quang học khác kết hợp với hiện tượng này là hiệu ứng Novaya Zemlya khi Mặt Trời trông như có vẻ mọc sớm hơn so với dự định do hình ảnh méo của nó. Một dạng ảo ảnh kỳ lạ khác kết hợp với hiệu ứng nghịch đảo nhiệt (temperature inversion) là ảo ảnh Fata Morgana khi các vật ở chân trời hoặc thậm chí vượt xa chân trời, như đảo, vách núi, tàu thuyền hay băng trôi dường như bị kéo giãn và nâng lên khỏi chân trời, trông giống như "lâu đài trong cổ tích". Cầu vồng là kết quả của sự kết hợp giữa phản xạ và khúc xạ tia sáng qua các hạt mưa hoặc hơi nước. Phản xạ của tia sáng qua các hạt mưa tạo ra đường kính góc của một cầu vồng trên bầu trời vào khoảng 40° đến 42° với vòng đỏ nằm ngoài cùng. Hiện tượng cầu vồng đôi xảy ra khi hai tia phản xạ tạo ra đường kính góc là 50,5° đến 54° đối với ánh sáng tím nằm bên ngoài. Bởi vì cầu vồng nhìn thấy ở hướng ngược 180° tính từ tâm cầu vồng so với Mặt Trời, cầu vồng càng rõ khi Mặt Trời ở gần chân trời.
2699
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2699
Người Hoa (Việt Nam)
Người Hoa () là một dân tộc có nguồn gốc từ Trung Quốc và được công nhận là một trong 54 dân tộc của Việt Nam. Các tên gọi khác của họ là người Minh, người Trung Hoa, người Minh Hương, người Bắc, người Thanh, Khách nhân, họ cũng được gọi là người Đường (), người Trung Quốc, người Hán, hoặc dân tộc Hoa (). Dân tộc Hoa cùng với dân tộc Ngái và Sán Dìu đều được xếp vào nhóm ngôn ngữ Hán. Thông thường, người Hoa ở Việt Nam được gọi là người Việt gốc Hoa để tránh trường hợp gây tranh cãi về thuật ngữ và thái độ kỳ thị. Người Hoa không gồm người Hán có quốc tịch Trung Quốc đang sống ở Việt Nam. Dân tộc Hoa có dân số 749.466 người theo Điều tra dân số chính thức của Chính phủ Việt Nam năm 2019, chiếm 0,78% dân số Việt Nam. Những người có nguồn gốc từ Trung Quốc (gọi chung là người Trung Quốc) đã qua lại để làm ăn, sinh sống, và hòa nhập với người Việt (người Kinh) bản địa ở Việt Nam vốn từ lâu đời, tùy theo từng các thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di cư mà người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau. Người Trung Quốc thường tự gọi mình là dân của các triều đại mà họ cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho rằng nó phổ biến và được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết từ lâu như "người Đường" ("tong4 jan4", Thoòng dzằn), "người Thanh", "người Bắc" (quốc). Người Hoa còn tự gọi họ theo quê quán: người Quảng Đông (Quảng Đông), người Tiều (Triều Châu), người Khách Gia, người Hải Nam (Hải Nam), người Phúc Kiến (Phúc Kiến)... Người Việt còn có lệ gọi người Hoa là "người Ngô". Lệ này bắt nguồn từ lịch sử thời Xuân Thu có "nước Ngô" và "nước Việt", bản thân đây là 2 quốc gia phi Hán nhưng sau thì vùng này đã bị Hán hóa hoàn toàn từ phương Bắc. Điển hình là bản "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi vào thế kỷ XV sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đuổi được giặc nhà Minh, do nhà Minh có tiền thân tự xưng là "Ngô". Từ phổ thông người Việt hay dùng để gọi người Hoa là "người Tàu"; "chệt"; từ "cắc chú", đọc trại từ chữ "khách trú" vì lúc đấy người Hoa không được nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Bản báo sau đây đưa ra nguồn gốc khác cho "cắc chú" nhưng không có cơ sở: "Theo Gia Định báo, đăng trong số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16 tháng 2 năm 1870: phần tạp vụ (một bài thuộc vào loại phiếm luận ngày nay)""Người bên Tàu thường gọi là người Trung-Quốc nghĩa là nước ở giữa vì thuở xưa bên ấy có 18 nước chư hầu; chỗ Kinh thành Hoàng-đế ở lại vô ở giữa các nước chư hầu nên gọi là Trung Quốc. Người bên Tàu thường kêu mình là Đường-nhơn hay Thanh-nhơn, nghĩa là người nhà Đường nhà Thanh. An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v..." "Người Bắc thì kêu là "Ngô", nghĩa là nước Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì bởi nó hay xưng mình là Ngô nghĩa là tôi. Từ này không còn phổ biến nữa." "Kêu "Các-chú" là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy." "Còn kêu là "Chệc" là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc.. Nay không còn phổ biến nữa." Từ Ba Tàu có cách giải thích như sau: Ba có nghĩa là 3 vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép người Hoa làm ăn và sinh sống: vùng Cù lao Phố (Đồng Nai), Chợ Lớn (Sài Gòn), Hà Tiên; từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam. Còn có cách giải thích khác: Người Việt thường xưng hô theo thứ tự như anh Hai (con cả) anh Ba (con thứ)... Vì lý do đó mà người Tàu thường lễ phép gọi thân mật người Việt đang làm ở các cơ quan Pháp thời đó là anh Hai (cậu Hai) và xem mình là em (anh Ba). Người Hoa Việt Nam thường tự gọi mình là Đường nhân 唐人 ("Tong4 jan4" theo tiếng Quảng Đông, "Deung7 nang5" theo tiếng Triều Châu, "Tángrén" theo tiếng Phổ Thông). Một danh từ để chỉ người Trung Quốc được chấp nhận và sử dụng phổ biến trên khắp thế giới là "người Hoa" (華人). Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì người Hoa là người Hán. Có ý kiến cho rằng những người Trung Quốc đầu tiên bắt đầu đi vào Việt Nam là từ thời nhà Tần vào Tượng Quận nhưng lần di dân đầu tiên được ghi nhận rõ ràng là từ năm 43 vào thời nhà Hán tức thời Bắc thuộc lần 2; người Trung Hoa di dân đến Việt Nam đến thời Trung Hoa Dân Quốc, gồm: binh lính, quan chức, thường dân, nhà buôn..., thậm chí là tội phạm (lý do thì đa dạng); người Trung Quốc di cư đến Việt Nam rất đông nhưng phần lớn họ kết hôn và "nhập gia tùy tục" với người bản xứ rồi con cháu họ cũng dần dần hòa tan vào xã hội Việt Nam xưa để thành người Kinh, hiện Việt Nam chính thức chỉ sót lại số ít người Hoa là còn giữ được bản sắc mà ta đang đề cập. Vào thế kỷ XVII tại Trung Quốc, sự xâm lược Trung Quốc của người Mãn Châu (1618-1683) dẫn đến làn sóng người Hoa ở miền Nam Trung Quốc trung thành với nhà Minh (Trung Quốc) và không thần phục nhà Thanh (Mãn Châu) bỏ quê hương di dân sang vùng Đông Nam Á, ngoài ra sau này cho đến khi Mãn Thanh sụp đổ thì cũng có những người Hoa có tư tưởng trung lập di cư đến nhưng vẫn có những người bất mãn với triều đình, trong đó, phần lớn người Hoa chọn đến Việt Nam vì gần gũi về địa lý cũng như văn hóa, phong tục tập quán. Họ sang Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng nhiều nhất là bằng thuyền buồm nên họ được người bản địa gọi là người Tàu hay Tàu Ô vì đặc trưng thuyền của người Hoa vượt biên sang Việt Nam là phần buồm của chúng có màu đen đặc như than tro. Năm 1671, Mạc Cửu và gia đình ông đến vùng đất Mang Khảm (nay là Hà Tiên), khi đó vẫn thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Chân Lạp. Mạc Cửu đã mở rộng quyền kiểm soát ra các vùng lân cận, và sau đó quy thuận chúa Nguyễn. Sách "Đại Nam Thực lục (Tiền biên)" chép: Những cộng đồng người Hoa này được gọi là "người Minh Hương". Chữ "hương" ban đầu dùng chữ 香 có nghĩa là "thơm" khi kết hợp với chữ Minh 明 có nghĩa là "hương hỏa nhà Minh" (明香), đến năm 1827 thì vua Minh Mạng cho đổi chữ Hương 香 sang chữ Hương 鄉 nghĩa là "làng" để tránh đụng chạm với nhà Thanh, từ đó Minh Hương (明鄉) có thể hiểu là "làng của người Minh" và cũng có thể hiểu là "làng sáng sủa". Năm 1698, ở vùng Phiên Trấn - Bến Nghé - Sài Gòn đã hình thành nên làng Minh Hương ở Gia Thạnh, Chợ Lớn cũ. Từng có câu ca dao nói về phong hóa làng Minh Hương: Tuy thu được nguồn lợi từ những người Hoa định cư tại Việt Nam, nhưng các vị vua chúa Việt Nam chưa bao giờ cảm thấy yên tâm về lòng trung thành của họ. Tại thời điểm xấu nhất của quan hệ giữa hai bên, 10 ngàn người Hoa vùng cù lao Phố đã bị Nguyễn Nhạc của nhà Tây Sơn tàn sát vào thế kỷ XVIII, và người Hoa cũng là lực lượng ủng hộ nhà Nguyễn chống Tây Sơn. Những khi khác, người Hoa rất có khiếu làm ăn, được hưởng tự do và sự giàu có nhưng họ luôn bị người bản xứ kỳ thị. Sau khi nhà Nguyễn ban hành quy chế thành lập các Bang Hoa Kiều, người Hoa sinh sống ở Việt Nam có tất cả là 7 bang: Quảng Triệu (còn gọi là Bang Quảng Đông), Khách gia, Triều Châu, Phước Kiến, Phước Châu, Hải Nam và Quỳnh Châu. Trụ sở của 7 Bang (giống như Văn phòng Đại diện) thường được gọi là "Thất Phủ công sở" hoặc "Thất Phủ hội quán". Đến thế kỷ XIX, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn ở miền Nam cũng như Hà Nội, Hải Phòng ở miền Bắc. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt mộ phu khai thác đồn điền, hầm mỏ của các ông chủ tư bản người Pháp. Tháng Giêng năm 1885, Pháp ra lệnh sáp nhập Bang Phước Châu vào trong Bang Phước Kiến; sáp nhập Bang Quỳnh Châu vào trong Bang Hải Nam. Vì vậy mà từ đó về sau, người Hoa chỉ còn 5 bang. Ngoài ra, riêng đối với Bang Khách gia ở Việt Nam thì không chỉ có người Hẹ. Theo lệnh của Thực dân Pháp, những người Trung Quốc sinh sống ở Việt Nam nhưng có nguyên quán (Tổ tịch) không thuộc 4 Bang kia, tất cả đều phải chịu sự quản lý của Bang Khách gia. Vì vậy mà trong Bang Khách gia Việt Nam có những người gốc Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam... Khoảng thời gian từ năm 1937-1945, có một số lượng không nhỏ người Hoa từ các khu vực bị phát xít Nhật chiếm đóng ở Trung Quốc chạy xuống Việt Nam lánh nạn. Năm 1949, sau khi Trung Quốc Quốc dân Đảng thua trận và bị mất quyền kiểm soát ở đại lục trước Đảng Cộng sản Trung Quốc thì có thêm rất nhiều người Hoa vượt biên sang Việt Nam lánh nạn. Họ chủ yếu là ông chủ của các hãng buôn, các xí nghiệp, các tiểu tư sản, trí thức, ... những người được coi là "mầm họa tư bản cần phải được loại bỏ" của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước 1945, tại Việt Nam, chính quyền thuộc địa Pháp giành độc quyền buôn bán 3 mặt hàng quan trọng nhất là gạo, muối và rượu. Đặc biệt là thuốc phiện được Pháp công khai buôn bán, khuyến khích người Việt sử dụng chứ không bị cấm như ở chính quốc. Lợi nhuận từ thuốc phiện đã đóng góp tới 25% vào ngân sách của Pháp ở Đông Dương. Tổng ngân sách năm 1905 là 32 triệu đồng Đông Dương, trong số này nguồn thu từ độc quyền việc chế biến và kinh doanh thuốc phiện là 8,1 triệu đồng Đông Dương. Việc phân phối bán lẻ thuốc phiện được Pháp dành cho tư nhân, đa số là người Hoa Người Hoa thu được những món lợi lớn từ việc buôn thuốc phiện cho Pháp trong thời kỳ này, từ đó tạo nguồn lực cho việc họ khống chế kinh tế miền Nam cho tới thập niên 1980. Tới trước năm 1949, người Hoa ở Việt Nam vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc. Chính quyền Trung Hoa Dân quốc tuyên bố rằng tất cả người Hoa ở nước ngoài đều là công dân Trung Quốc, có nghĩa là Trung Quốc có quyền bảo vệ công dân của mình. Đến thập niên 1950, chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới chính thức thu hồi lời tuyên bố trên. Ở miền Bắc, năm 1955, hai chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thống nhất rằng người Hoa ở Việt Nam sẽ do chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý và họ được hưởng đầy đủ quyền lợi như là công dân Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ước tính rằng quá trình bỏ dần quốc tịch Trung Quốc để thành công dân chính thức của Việt Nam với người Việt gốc Hoa sẽ kéo dài nhiều năm. Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam diễn ra thì người Hoa ở miền Bắc được hưởng tất cả các quyền của công dân Việt Nam, kể cả quyền bầu cử, nhưng họ lại không phải chịu nghĩa vụ quân sự. Trong thập niên 1960, do ảnh hưởng của Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, một số người Hoa bắt đầu các hoạt động "Hồng Vệ binh" của mình và tố cáo Đảng Cộng sản Việt Nam đang đi theo chủ nghĩa xét lại. Đối phó với việc này, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gia tăng áp lực trong việc chuyển đổi quốc tịch của người Hoa sang quốc tịch Việt Nam. Nếu không chuyển đổi quốc tịch đúng hạn thì lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam sẽ dùng biện pháp mạnh cưỡng chế tài sản và bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam. Bước sang thập niên 1970, đặc biệt là sau khi Giải phóng miền Nam, để giảm khả năng thao chính quyền Trung Quốc đại lục lợi dụng người Hoa ở Việt Nam để tiến hành thao túng nền kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam thì chính phủ Việt Nam đã bắt đầu giảm các bài học sử Trung Quốc và tiếng Trung Quốc tại các trường học của con cháu người Hoa tại Việt Nam. Từ vài năm trước đó, các biển hiệu bằng tiếng Trung bắt đầu biến mất và thay bằng tiếng Việt tại các thành phố lớn tập trung đông người Hoa ở miền Bắc như Hà Nội hay Hải Phòng. Theo một số tài liệu, từ đầu thế kỷ XX, Thiên Địa hội đã phát triển khá mạnh ở thành thị và thôn quê 6 tỉnh Nam Kỳ, nơi tiếp nhận rất nhiều Hoa kiều sang làm ăn mua bán (mặt hàng nông sản, lúa gạo). Xu thế này vẫn tiếp diễn trong suốt thời kỳ Pháp thuộc và Việt Nam cộng hòa trước năm 1975. Các hoạt động ngầm của giới tội phạm gốc Hoa tại Việt Nam có liên hệ chặt chẽ với hội Tam Hoàng tại Hồng Kông, Đài Loan, Macau. Những hoạt động bất hợp pháp như tổ chức cờ bạc, mại dâm, bảo kê, cho thuê nặng lãi, buôn bán thuốc phiện... diễn ra bán công khai và được chính quyền thời bấy giờ nhắm mắt cho qua, vì những khoản tiền khổng lồ mà các tổ chức này nộp về chính quyền qua những thỏa thuận ngầm. Khu Đại Thế giới (Chợ Lớn) từng là địa bàn cát cứ hoạt động rất mạnh của giới xã hội đen gốc Hoa và là một điểm nóng trong các địa bàn hoạt động mạnh của Hội Tam Hoàng Trung Hoa tại Đông Nam Á dưới sự bảo trợ của Bảy Viễn, Thiếu tướng Quân đội Quốc gia, thủ lĩnh Lực lượng Bình Xuyên (Vừa là quân đội, vừa là băng đảng xã hội đen) kiêm Tổng trấn Sài Gòn-Chợ Lớn, và cũng là một người gốc Hoa (Triều Châu). Họ thậm chí còn mua chuộc được một số tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa, quận trưởng, tỉnh trưởng, để có thể giành được những hợp đồng đầu tư. Thực tế hội Tam Hoàng Trung Hoa đã bén rễ rất sâu và phức tạp vào xã hội và kinh tế miền Nam trước 1975. Một đặc điểm phổ biến của các cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á là tính biệt lập của họ. Người Hoa tạo nên những "xã hội" nhỏ, những "khu tự trị" trong quốc gia mà họ cư trú. Người Hoa sống tập trung lại với nhau thành từng khu (như là khu Chợ Lớn ở miền Nam), mỗi địa phương có bang trưởng được cử ra trong số người giàu có, thạo việc làm ăn để thay mặt cộng đồng giao thiệp với bên ngoài, hoặc giải quyết tranh chấp không qua sự can thiệp của chính quyền sở tại. Người Hoa cũng nổi tiếng là biết dùng tiền để mua chuộc quan chức trong chính quyền sở tại. Ý thức biệt lập dựa trên sự nuôi dưỡng tinh thần nước lớn, tổ chức nội bộ chặt chẽ, cơ sở kinh tế mạnh, có nhiều mưu mẹo, thêm vào đó là hậu thuẫn mạnh mẽ của tư sản Hoa kiều ở các nước khác, đó là những đặc điểm và cũng là điều kiện cho phép tư sản gốc Hoa thao túng hầu như toàn bộ nền kinh tế miền Nam trước năm 1975. Việt Nam bị chia cắt vào năm 1954, ở miền Nam, từ năm 1956, chính phủ Ngô Đình Diệm đề ra chính sách buộc tất cả người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc bị trục xuất. Một sắc luật bổ túc (Số 52) ban hành ngày 29 tháng 8/1956 đòi hỏi tất cả người Hoa phải lấy tên tiếng Việt trong thời hạn 6 tháng nếu không sẽ bị phạt. Ngày 6 tháng 9 lại ban hành sắc luật Số 53 cấm người nước ngoài hoạt động trong 11 ngành nghề, kể cả buôn gạo và bán hàng tạp hóa, những ngành mà người Hoa chiếm ưu thế. Những người Hoa đang hoạt động trong khu vực kinh tế này có 6 tháng đến 1 năm để bán hay sang nhượng lại thương nghiệp cho công dân Việt Nam, nếu không sẽ có thể bị trục xuất hay phạt 5 triệu đồng. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng bắt các trường học của người Hoa trong vùng Sài Gòn − Chợ Lớn phải dùng tiếng Việt trong giảng dạy và bổ nhiệm Hiệu trưởng người Việt Nam. Đây là những chính sách nhằm thẳng vào khối 1 triệu người Hoa sinh sống ở miền Nam. Tháng 5 năm 1957, Bắc Kinh phản đối rằng đây là "sự xâm phạm tàn nhẫn các quyền hợp pháp của người Hoa". Người Hoa xuống đường gây bạo động, phản đối chính sách của Ngô Đình Diệm. Đến mùa hè 1957, người Hoa đóng cửa gần hết trường học, hoạt động thương mại, và rút tiền ra khỏi ngân hàng. Khoảng 800 triệu đến 1,5 tỉ đồng − gần 17% tiền tệ đang lưu hành ở miền Nam − biến mất khỏi thị trường, thương mại bất chợt ngưng trệ. Đến khoảng giữa tháng 5/1957, có khoảng 6.000 cửa hàng của người Hoa đã đóng cửa, 200.000 người mất công ăn việc làm. Hoa kiều còn phản đối bằng việc ngừng vận tải hàng hóa (các hãng vận tải lớn đều do họ nắm giữ). Với sự hỗ trợ của giới buôn lớn, chủ ngân hàng Hoa kiều ở Đông Nam Á và chính quyền Đài Loan, người Hoa nhất loạt đình chỉ hoạt động, tẩy chay không bốc dỡ gạo Việt Nam đã cập bến cảng nước ngoài. Do ngừng mọi vận chuyển, nông sản ứ đọng ở vùng quê, trong khi Sài Gòn – Chợ Lớn lại rất khan hiếm. Nền kinh tế miền Nam Việt Nam gần như sụp đổ. Nhận thấy ảnh hưởng không thể thay thế của người Hoa trong nền kinh tế, Chính phủ Ngô Đình Diệm nhượng bộ. Cuối tháng 7/1957, người Hoa được quyền ghi danh cửa hàng bằng tên của bà con sinh tại Việt Nam, hoặc nhập tịch Việt Nam theo thủ tục đơn giản. Hiệu trưởng các trường học chỉ cần là người Hoa sinh tại Việt Nam. Tiếng Hoa được sử dụng lại trong trường học trừ các môn lịch sử, địa lý và văn học. Người Hoa cũng được đối xử mềm mỏng khi áp dụng luật thi hành quân dịch. Đến năm 1961, theo một báo cáo của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, hơn 1 triệu người Hoa sống ở miền Nam chỉ còn chừng 2.000 người là không chịu đổi quốc tịch, phần lớn là những người đã già. Trong 15 năm tiếp theo, người Hoa ít khi bị động tới, tự trị tự quản về nhiều mặt, các khu người Hoa giống như vùng tự trị ngay trên đất nước Việt Nam. Cùng lúc chiến tranh leo thang, người Hoa đã góp phần không nhỏ vào tình trạng tham nhũng, hối lộ, trốn thuế, trốn quân dịch, gây bất ổn định chính trị trong xã hội miền Nam thời đó. Thời điểm năm 1965, có khoảng 200 nghìn người Hoa, phần lớn sống tập trung ở quanh Sài Gòn, chia thành 5 bang, gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hẹ (hay còn gọi là Khách gia, Hà Cá) và Hải Nam. Đa số các xưởng cơ khí, chế tạo máy móc, dệt may ở Chợ Lớn đều do người Quảng Đông làm chủ. Người Phúc Kiến giỏi về giao thương với hàng loạt các công ty vận tải đường thủy, đường bộ. Người Triều Châu làm ăn nhỏ lẻ bằng cách mở tiệm ăn, tiệm tạp hóa, người Hẹ chuyên về tiểu thủ công nghiệp như lập lò rèn, nhà máy nước đá, đóng giày, làm bánh. Người Hải Nam chuyên kinh doanh thủy hải sản. Trong một bản tường trình gửi Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ có đoạn: ""Họ (những con buôn người Hoa) chi phối giá cả từ trên xuống dưới. Vàng chẳng hạn, cứ mỗi tối họ điện thoại sang Hồng Kông để nắm giá rồi sáng hôm sau, họ thông báo giá vàng trong ngày cho tất cả những đầu mối ở Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh miền Tây. Phân bón cũng vậy, qua tin mật báo của cảm tình viên Tổng đoàn, trong 6 kho ở bến Chương Dương, bến Hàm Tử, bến Bình Đông hiện vẫn còn trên dưới 50 nghìn tấn nhưng trên thị trường, họ ra lệnh cho các đại lý chỉ bán nhỏ giọt vì họ nắm được thông tin là phân sẽ lên giá…"". Năm 1973, thành phố Sài Gòn có 36 rạp chiếu bóng thì 17 rạp là của người Hoa. 25 trong tổng số 30 nhà nhập khẩu phim truyện của nước ngoài là Hoa, họ đồng thời là chủ các rạp chiếu bóng. Trong tổng số 35 rạp đăng quảng cáo có tới 23 rạp chiếu phim Đài Loan. Báo Sóng thần số ra ngày 14/6/1974 đăng quảng cáo cho 39 rạp phim vùng Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định thì 28 rạp chiếu phim của Đài Loan, còn lại là của các nước khác, không một rạp nào chiếu phim Việt Nam. Trong tổng số 31 ngân hàng hoạt động ở miền Nam trước năm 1975, Đài Loan có 3, 7 ngân hàng khác là của người Hoa mang quốc tịch Việt. Ước lượng hàng năm các ngân hàng của người Hoa chiếm khoảng 80% tổng số tín dụng dành cho thương mại. Người Hoa làm chủ 42 trong tổng số 60 công ty có doanh số hàng năm trên 100 triệu đồng tiền cũ. Tuyệt đại bộ phận lượng thóc gạo lưu thông ở miền Nam về cơ bản nằm trong tay tư sản Hoa kiều hoặc người Việt gốc Hoa. Chế độ Sài Gòn có lần định trực tiếp nắm việc phân phối lương thực, ít nhất là trong khu vực bán buôn, nhưng mọi cố gắng đều không đưa lại kết quả. Sau một thời gian, đầu năm 1970, chính quyền Sài Gòn tuyên bố ""trao trả việc phân phối lúa gạo lại cho tư nhân"", nhà nước chỉ đóng vai trò ""kiểm soát về giá cả và tham gia vận chuyển"". Thực tế đây là một sự đầu hàng trước tư sản người Hoa. Tháng 3 năm 1971, trả lời phỏng vấn của một tờ báo, chủ tịch Nghiệp đoàn Mễ cốc Việt Nam (Sài Gòn) đổ lỗi sở dĩ phải làm vậy là vì ""bảy thương gia hoạt động mạnh nhất và coi như đã nắm gần trọn hệ thống thu mua phân phối lúa gạo"", hầu hết đều là người Hoa. Về đường biển, đội thuyền buôn theo kiểm kê năm 1972, có 35 chiếc trọng tải từ 650 – 2.500 tấn, trong đó gần một nửa thuộc sở hữu tư nhân hoặc do tư nhân thuê của nước ngoài, tư nhân ở đây cũng toàn là người Hoa. Tháng 11 năm 1970, một tờ nguyệt san xuất bản tại Sài Gòn viết: ""Cho đến nay, ngành chuyên chở hàng hóa vẫn còn nằm dưới sự độc quyền của người Việt gốc Hoa, chưa có một hãng vận tải người Việt nào xen vào cạnh tranh nổi. Các doanh nhân thủ đô gởi hàng đi và các nhà nông từ các nơi đưa nông phẩm về Sài Gòn – Chợ Lớn đều phải nhờ các hệ thống vận tải của người Việt gốc Hoa. Riêng về ngành này, người Việt gốc Hoa có khoảng 170 hãng hoặc công ty vận tải."" Độc quyền vận tải cũng là phương sách để người Hoa ngầm khống chế thị trường. Người Hoa không bao giờ chở hàng của người Việt, nếu có mặt hàng đó cùng loại với hàng hóa do người gốc Hoa sản xuất. Nói cách khác, hệ thống vận chuyển và phân phối của người Hoa chỉ phục vụ lợi ích của người Hoa. Hàng do người Việt sản xuất nếu bị hệ thống vận tải độc quyền của người Hoa từ chối lưu thông thì sẽ tồn ứ ở trong kho, doanh nghiệp chỉ chờ phá sản Cuối năm 1973, kiểm kê cho biết, trong số gần 10.000 xí nghiệp lớn nhỏ được kiểm kê, 80% là tài sản của tư sản gốc Hoa. Hai công ty nhập khẩu và chế biến bột mì lớn nhất là Sakybomi và Viflomico cung ứng 60% nhu cầu bột mì cho toàn miền, thì tư sản người Hoa làm chủ cả hai, ngoài ra họ còn làm chủ luôn 10 công ty nhỏ khác thuộc ngành này. Họ chiếm 90% số vốn của năm công ty và 182 cơ sở sản xuất mì gói. Công ty sản xuất mạch nha duy nhất với số vốn 200 triệu đồng là của tư sản người Hoa. Với sự góp vốn của Đài Loan, họ kiểm soát hoàn toàn 4 công ty sản xuất bột ngọt (mì chính). 30 trong tổng số 40 cơ sở sản xuất rượu ở miền Nam là của người Hoa. Ngoài ra, họ giữ 60% vốn của 14 công ty khai thác hải sản. Sài Gòn có 4 công ty dệt lớn là Sicovina, Vimytex, Vinatexco và Vinatefinco, thì ba công ty sau là của tư sản người Hoa, chiếm khoảng 70% sản lượng toàn ngành. Trong công nghiệp hóa chất, tư sản người Hoa là chủ của 14 trong tổng số 17 công ty. 55% vốn của các cơ sở sản xuất đệm mút, giày dép, đồ dùng bằng cao su; 50% vốn của các ngành sản xuất nến, diêm, phấn viết… là của người Hoa. Họ tổ chức 4 trong tổng số 5 công ty luyện kim. 60% vốn của khoảng 100 xưởng đúc gang, làm đinh… do tư sản người Hoa kiểm soát. Về sản phẩm cơ khí, đồ dùng điện và điện tử, tư sản người Hoa nắm từ 60 – 70% tổng số vốn, rải ra trên hàng trăm cơ sở. Người Hoa chiếm khoảng 50% doanh số bán lẻ của toàn miền Nam, về bán buôn (tiếng miền Nam gọi là "buôn sỉ") thì tư sản người Hoa gần như nắm độc quyền. Tư sản người Hoa cũng làm chủ khoảng một nửa số khách sạn lớn và 90% số khách sạn nhỏ, nhà trọ ở vùng Sài Gòn. Người Hoa có có kỹ năng kinh doanh tốt, có truyền thống kinh doanh, khéo lợi dụng quan hệ huyết thống và tinh thần nước lớn (con dân nước Trung Hoa vĩ đại), cộng vào đó là những mưu mẹo, tính thích ứng với mọi hoàn cảnh, sự nhẫn nhục và cần cù. Người Hoa cũng giỏi móc ngoặc với tư bản quốc tế và lợi dụng guồng máy chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Có đủ căn cứ để cho rằng tổng số các nghiệp vụ tín dụng công khai hoặc ngấm ngầm của giới tư sản ngân hàng Hoa Kiều ở miền Nam trước năm 1975 là không dưới 150 tỷ đồng Sài Gòn cũ, trong đó khoảng 100 tỷ được dùng vào việc thu mua lúa gạo. Số tiền đó bằng 1/3 tổng số tiền lưu hành ở miền Nam thời đó, nên rất dễ hiểu tại sao một nhóm nhỏ người Hoa giàu có lại có thể thao túng nền kinh tế. Trong khi ở miền Bắc, Hoa kiều không đóng vai trò đặc biệt trong nền kinh tế nhà nước quản lý tập trung, thì ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào năm 1975, khoảng 4% dân số Việt Nam là người Việt gốc Hoa, trong đó có hơn 1,5 triệu Hoa kiều sinh sống chủ yếu ở khu vực Chợ Lớn, Sài Gòn, và chỉ có khoảng 300.000 người Việt gốc Hoa sống ở miền Bắc. Vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo Quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn. Tháng 1 năm 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lệnh cho người Hoa ở miền Nam đăng ký quốc tịch. Đa số đăng ký là quốc tịch Trung Quốc mặc dù họ đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ những năm 1956-1957. Tháng 2 năm đó, người Hoa được lệnh đăng ký lại theo quốc tịch đã nhận thời Việt Nam Cộng hòa. Những người vẫn tiếp tục đăng ký là quốc tịch Trung Quốc sau đó bị mất việc và giảm tiêu chuẩn lương thực. Cuối năm đó, tất cả các tờ báo tiếng Trung bị đóng cửa, tiếp theo là các trường học của người Hoa. Chính sách của Việt Nam năm 1976 (là năm Việt Nam tái thống nhất) (đánh tư sản những người Hoa và tịch thu tài sản của họ) đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản. Năm 1977, lạm phát 80% cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Quốc. Kèm theo đó là sự ngừng trệ nghiêm trọng của các vùng kinh tế phía Tây Nam do các xung đột tại biên giới với Campuchia. Người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo lắng về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài và coi Hoa kiều là một lực lượng ở Việt Nam và sẵn sàng tiếp tay với Trung Quốc để phá hoại. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể về các hoạt động phá hoại, nhưng sự giàu có của cộng đồng Hoa kiều bị xem là mối đe dọa đối với chính quyền Việt Nam. Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của đa số tư sản Hoa kiều bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Chính quyền cũng tiếp quản cơ sở tổng hội quán người Hoa, bệnh viện Sùng Chính (đầu năm 1976) và 5 bệnh viện khác của 5 bang vào tháng Giêng 1978, đóng cửa 11 tờ báo Hoa ngữ. Khối lãnh đạo người Hoa ở Việt Nam xem như không còn hiện hữu, và việc người Hoa kiểm soát nhiều ngành công nghiệp bị xóa bỏ. Quan hệ ngày càng xấu đi giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng làm tăng thêm số người Hoa rời Việt Nam. Phía Trung Quốc tố cáo Việt Nam đã xua đuổi người Hoa sống ở phía Bắc về Trung Quốc. Đầu tiên là những vụ di cư nhỏ lẻ, sau đó là trào lưu ồ ạt người di tản đi đến những bờ biển của các nước láng giềng. Kết quả là số người di tản từ Việt Nam tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu năm 1979, trong những người di tản trong những năm 1978-1979, Hoa kiều chiếm đa số. Cộng thêm vào đó là khoảng 250.000 Hoa kiều sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979. Trung Quốc đã gọi đây là vấn đề "nạn kiều". Đến năm 1982, do khó khăn kinh tế và quan hệ chính trị thù địch giữa Việt Nam với Trung Quốc, người Hoa ở miền Nam đã vượt biên qua đường biển, đường bộ để trốn qua nước thứ ba. Khoảng 2/3 trong số nửa triệu người vượt biên từ Việt Nam là người gốc Hoa. Đến năm 1989, số người gốc Hoa tại Việt Nam đã giảm từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000. Người gốc Hoa không còn là thế lực kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa, và các phong tục, ngôn ngữ gốc Hoa của họ về mặt hình thức không còn phổ biến như trước. Đây là một ngoại lệ hiếm hoi so với những nước Đông Nam Á khác: người gốc Hoa về mặt cư trú, ngôn ngữ, giáo dục... đã gần như bị đồng hóa bởi người Việt Nam. Và cũng khó phân biệt giữa một người gốc Hoa và một người Việt về mặt hình thức dù họ vẫn giữ một số phong tục tập quán của tổ tiên mình. Mặc dù người Việt có thể phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông hoặc các chính sách của chính quyền Trung Quốc, nhưng không ai nghĩ đến việc trả thù những gia đình người gốc Hoa ở địa phương họ sinh sống. Sau khi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thực thi chính sách Đổi Mới vào năm 1986, sự kỳ thị chống người Hoa đã giảm rõ rệt, và kéo theo đó là chính sách khoan hòa với người Hoa để giảm xung đột với Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam chủ động ngỏ lời muốn hòa giải chính trị và bình thường hóa quan hệ với chính phủ Trung Quốc . Đi kèm theo đó, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu chính sách hỗ trợ và đảm bảo văn hóa của người Hoa tại Việt Nam được giữ gìn. Cùng với đó, người Hoa cũng dần lấy lại ảnh hưởng kinh tế ở Việt Nam. Về mặt tư tưởng – nhận thức, cho đến cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21, người gốc Hoa đã hòa nhập sâu sắc vào xã hội Việt Nam đến mức họ tự xem mình là người Việt Nam và mang gốc gác văn hóa thuộc dân tộc Hoa (được công nhận trong 54 dân tộc Việt Nam), chứ không phải là Hoa kiều sinh sống trên nước Việt Nam. Và về mặt tâm lý – tình cảm, người Việt gốc Hoa có khuynh hướng ủng hộ lập trường và quan điểm của phía chính phủ Việt Nam nơi họ đang sống hơn trong việc xử lý các sự vụ bất đồng - tranh chấp (nếu có phát sinh, với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), hoặc chí ít là có thái độ ôn hòa và trung hòa nên không thể hiện ý kiến phản đối hay ủng hộ chính phủ Việt Nam trong các sự vụ xung đột và khác biệt với Trung Quốc. Tính cho đến thời điểm trước, trong, và sau năm 1997, có nhiều nguồn dư luận trong cộng đồng dân cư Hồng Kông rằng họ sẽ có thể phải rời bỏ Hồng Kông để sang một nước thứ ba lánh nạn, khi Hồng Kông được trao trả từ tay nước Anh về cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Viễn cảnh một nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hà khắc sẽ tiếp quản và cai trị mọi mặt từ chính trị đến đời sống của người dân Hồng Kông vốn đã quen với các giá trị kiểu phương Tây, đã khiến một số lượng dân cư tại đây cảm thấy bất an và tìm đường sang một nước thứ ba để tránh xáo trộn và không bị đàn áp. Một trong những nơi có thể tiếp nhận được làn sóng người di cư Hồng Kông là Việt Nam. Thực tế, có một số nhà đầu tư đã nhạy bén và đón đầu xu thế này, một số công trình dân cư được đầu tư tài chính xây dựng nên tại Thành phố Hồ Chí Minh (chủ yếu là Chợ Lớn), tiêu biểu là Thuận Kiều Plaza, công trình này được thiết kế theo đúng kiểu mẫu của dạng cao ốc căn hộ tại Hồng Kông (trần nhà thấp và không gian mỗi căn hộ là rất nhỏ) để đón làn sóng di dân Hồng Kông sang. Tuy nhiên, làn sóng ồ ạt người di cư Hồng Kông sang Việt Nam đã không xảy ra, chỉ có một số lượng ít di dân Hồng Kông chọn sang Mỹ hoặc Canada - nơi có cộng đồng Hoa kiều đông đảo hơn, một số chọn lựa ở lại Hồng Kông đánh cược với thời cuộc thay vì phải di cư sang một nước thứ ba và khởi nghiệp từ đầu. Vì thế đã không có thêm một làn sóng di dân mới nào nữa từ Trung Hoa sang Việt Nam thời điểm cuối thế kỷ XX. Nay quan hệ Việt-Trung rất tốt đẹp; rất nhiều khách du lịch, doanh nhân, và di dân CHNDTH đến Việt Nam. Theo thống kê của cuộc điều tra dân số năm 1999, tổng số người Hoa ở Việt Nam là 862.371 (1,13% dân số ở Việt Nam), được xếp hạng thứ 6, trong đó có khoảng 50% người Hoa sinh sống tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Họ tập trung đông nhất ở các quận như Quận 5, Quận 11 (khoảng 45% dân số mỗi quận), Quận 6, Quận 8, Quận 10 với năm nhóm ngôn ngữ chính: tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Phúc Kiến, tiếng Hải Nam và tiếng Khách Gia (Hakka, đôi khi còn gọi là tiếng Hẹ). Một thực tế là đối với cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh đa phần giao tiếp bằng tiếng Quảng Đông là chủ đạo (so với các nhóm ngôn ngữ còn lại), và tiếng Quảng Đông là ngôn ngữ gần như chiếm chủ đạo trong các giao dịch làm ăn nội bộ của cộng đồng người Hoa Chợ Lớn, các nhóm cộng đồng phương ngữ khác (Triều Châu, Phúc Kiến, Khách Gia, Hải Nam) cũng tùy biến sử dụng tiếng Quảng Đông trong giao dịch làm ăn ở vùng Chợ Lớn do tính phổ dụng của nó. Nhiều ngôi đền và nhà cửa của người Hoa ở khu Chợ Lớn đã được khôi phục và xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia và quốc tế, giờ đây mỗi năm đón hàng triệu lượt khách du lịch. Kể từ năm 2007, chính quyền Tp. Hồ Chí Minh đã cho tổ chức Lễ hội Văn hóa Người Hoa định kỳ hàng năm. Số người Hoa còn lại sinh sống ở các tỉnh toàn quốc, mà hầu hết là ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai (Hoa Nùng) và Khánh Hòa. Cộng đồng người Hoa ở Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu phần lớn là người Triều Châu, đến từ Triều Sán. Cộng đồng người Hoa tại miền Bắc Việt Nam hiện tập trung ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh nói tiếng Pạc Và (Bạch Hỏa, một phương ngữ tiếng Quảng Đông) và tiếng Khách Gia. Người Ngái là cư dân bản địa sống rải rác ở vùng ven biển và trên các đảo phía bắc Bắc bộ, nói tiếng Ngái, một phương ngôn trong tiếng Khách Gia. Trong những khía cạnh quan trọng, người Việt gốc Hoa đã trở nên không thể phân biệt được khi sinh sống trong cộng đồng, và họ đã thành công đến mức, mặc dù các đám đông có thể phản đối những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng không ai nghĩ đến việc trả thù nhằm vào các gia đình người gốc Hoa sống cạnh nhà mình. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071 người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Hoa cư trú tập trung tại: Thành phố Hồ Chí Minh (414.045 người, chiếm 50,3% tổng số người Hoa tại Việt Nam), Đồng Nai (95.162 người), Sóc Trăng (64.910 người), Kiên Giang (29.850 người), Bạc Liêu (20.082 người), Bình Dương (18.783 người), Bắc Giang (18.539 người). Đa phần người gốc Hoa thế hệ sau này ở Việt Nam đã có thể giao tiếp và sử dụng tiếng Việt một cách khá hoàn chỉnh và trôi chảy nhờ những nỗ lực của chính quyền trong việc quảng bá và cập nhật tiếng Việt đối với cộng đồng người gốc Hoa. Người Việt gốc Hoa hiện nay vừa giao tiếp thành thạo tiếng Việt với người bản xứ, trong khi vẫn sử dụng tiếng Hoa trong giao tiếp với cộng đồng người Hoa, là điều rất khó tìm thấy ở các thế hệ người Hoa trước đây. Việc sử dụng tiếng Việt không làm mất hẳn tiếng Hoa trong các thế hệ trẻ người Hoa, nhiều người trong số họ vẫn sử dụng và thực hành tiếng Hoa tại gia đình hoặc trong các giao tiếp trong cộng đồng người Hoa. Về văn hóa, người Hoa và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng trong tập quán, tín ngưỡng, các quy chuẩn khuôn khổ đạo đức, và trong nhân sinh quan xã hội nói chung. Do đó, người Hoa hòa nhập rất dễ dàng vào xã hội người Việt. Điều này là rất khác nếu so với các cộng đồng người Hoa ở những đất nước như Malaysia, Indonesia hoặc Thái Lan, vốn có một nền văn hóa và tư tưởng khác hoàn toàn với văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên chính vì có rất nhiều điểm tương đồng giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa mà có sự nhầm lẫn rằng người Hoa tại Việt Nam đang dần bị đồng hóa với người Việt và đánh mất bản sắc. Thực tế, thì ngoài những điểm rất tương đồng trong văn hóa và tư tưởng, người Hoa vẫn có những bản sắc riêng mà có thể khác biệt đôi chút với người Việt, như các ngày lễ hội riêng trong tập quán tín ngưỡng của người Hoa (lễ Nguyên Tiêu, lễ Đông Chí, lễ vía Quan Công, lễ vía bà Thiên Hậu...). Và một số quy chuẩn ứng xử của người Hoa trong một số tình huống cũng có thể sẽ khác đôi chút với người Việt . Về ẩm thực, có thể thấy người Hoa đã có sự giao lưu rất lớn với nền ẩm thực bản địa Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng món "ngưu nhục phấn"() của người Hoa sinh sống ở Hà Nội đầu thế kỷ XX, vốn làm từ sợi bánh gạo nấu với thịt bò hầm, là khởi nguồn để người Việt biến tấu thành món "phở bò" quốc hồn quốc túy của Việt Nam , tuy nhiên qua khảo sát từ các nhà chuyên môn thì khẩu vị và cách thức chế biến của hai loại món ăn này cũng có khác nhau về cơ bản. Bên cạnh đó, người Hoa ở Chợ Lớn (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đã mang theo nền ẩm thực Hoa đến quảng bá ở mảnh đất này từ rất lâu và mặc nhiên được xem là nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực địa phương (Sài Gòn) . Các món hấp, chiên, xào chảo, chưng, hầm, tiềm... theo phong cách Hoa đã được người gốc Hoa giới thiệu và đã hòa nhập rất sâu vào nền ẩm thực tại địa phương (Sài Gòn) . Ở chiều ngược lại, những sản vật đặc thù tại địa phương đã được thêm vào các thành phần nguyên liệu chế biến món ăn, thay thế cho các thành phần nguyên liệu vốn cần để chế biến món ăn đó mà ở địa phương lại không có. Song song đó, những món ẩm thực của người Việt gốc Hoa cũng được tùy biến điều chỉnh về hương vị cho phù hợp hơn với khẩu vị của người Việt bản địa, nhưng vẫn giữ căn bản đặc trưng của món ăn đó. Do đó, đơn cử một món ăn "cơm xào thập cẩm" của người Việt gốc Hoa tại Việt Nam sẽ có thể khác biệt với món "cơm xào thập cẩm" nguyên bản Trung Hoa về thành phần và hương vị. Các phương pháp chế biến món ăn của người Việt và người Hoa cũng lại rất giống nhau, đơn cử như cách chế biến nước dùng (nước lèo) từ xương heo hầm (hoặc xương gà); các loại cơm hoặc món sợi (mì, hủ tiếu, miến, bún) cũng khá tương đồng trong chế biến và các nguyên liệu chính (thịt thái nhỏ, thịt băm, và đồ lòng động vật). Hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh có một ấn bản Hoa văn của tòa báo Sài Gòn Giải Phóng là tờ "Sài Gòn Giải Phóng nhật báo" () xuất bản hàng ngày nhằm phục vụ cho cộng đồng người Việt gốc Hoa. Về phát thanh, Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (VOH) có mục tin tức bằng tiếng Quảng Đông và tiếng Quan thoại phát thanh hàng ngày trong tuần phục vụ cộng đồng người Việt gốc Hoa, và một chương trình ca khúc tiếng Hoa phát thanh định kỳ. Người Việt gốc Hoa ở Việt Nam do nguyên nhân khách quan nên rất ít hoặc không tham gia chính trị ở nước sở tại; ngược lại người Việt gốc Hoa lại đóng góp rất đáng kể trong các lĩnh vực kinh doanh, văn hóa, giải trí, thể thao... Một số lượng đáng kể những doanh nghiệp do người Việt gốc Hoa làm chủ đã đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới, trong đó chủ đạo là cộng đồng doanh nghiệp của người Việt gốc Hoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) nắm giữ vai trò kinh doanh quan trọng trên thị trường. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), trong số lượng hàng trăm ngàn doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, thì số doanh nghiệp gốc Hoa đã chiếm đến 30% tổng số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Có thể đơn cử một số người Việt gốc Hoa tiêu biểu:
2701
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2701
Người Trung Quốc
Người Trung Quốc là những cá nhân hoặc nhóm dân tộc khác nhau gắn liền với Đại Trung Hoa, thường là thông qua tổ tiên, dân tộc, quốc tịch hoặc liên kết khác. Người Hán là nhóm dân tộc lớn nhất ở Trung Quốc, chiếm khoảng 92% dân số đại lục. Người Hán cũng chiếm khoảng 95% dân số Đài Loan, 92% dân số Hồng Kông, 89% dân số Ma Cao và 74% dân số Singapore. Họ cũng là nhóm dân tộc lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 18% dân số toàn cầu. Bên ngoài Trung Quốc, các thuật ngữ "người Hán" và "người Trung Quốc" thường bị nhầm lẫn vì những người xác định hoặc đăng ký là người Hán là nhóm dân tộc đông dân nhất ở Trung Quốc. Trên thực tế, có 55 dân tộc thiểu số được công nhận chính thức ở Trung Quốc cũng có thể xác định là "người Trung Quốc". Mặc dù Hồng Kông và Ma Cao đều thuộc chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc đại lục), cả hai khu vực đều có tính tự trị cao. Hồng Kông và Ma Cao lần lượt được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế được gọi là " Tuyên bố chung Trung-Anh " và " Tuyên bố chung Trung-Bồ Đào Nha ". Cư dân của cả hai khu vực có thể sở hữu nhiều quốc tịch. Những người từ Đài Loan, chính thức là Trung Hoa Dân Quốc (ROC), cũng có thể được gọi là "người Trung Quốc" trong nhiều bối cảnh khác nhau, mặc dù họ thường được gọi là "người Đài Loan". Lãnh thổ của khu vực đảo Đài Loan đang bị tranh chấp và Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã hạn chế công nhận chủ quyền pháp lý của mình. Ngoài ra còn có một cộng đồng người Hoa di cư rộng rãi được gọi là Hoa kiều. Một số nhóm dân tộc ở Trung Quốc, cũng như những người ở nơi khác có tổ tiên trong khu vực, có thể được gọi là người Trung Quốc. Người Hán, nhóm dân tộc lớn nhất ở Trung Quốc, thường được gọi là "người Trung Quốc" hoặc "Trung Quốc bản địa". Người Hán cũng chiếm đa số hoặc thiểu số đáng chú ý ở các quốc gia khác, và họ chiếm khoảng 18% dân số toàn cầu. Các nhóm dân tộc khác ở Trung Quốc bao gồm người Tráng, Hồi, Mãn, Duy Ngô Nhĩ và người Miêu, những người tạo nên năm dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Quốc đại lục, với dân số khoảng 10 triệu người trở lên. Ngoài ra, người Lô Lô, Thổ Gia, Tây Tạng và Mông Cổ mỗi dân tộc có dân số từ năm đến mười triệu. Trung Quốc, tên chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, công nhận 56 dân tộc bản địa Trung Quốc. Cũng có một số nhóm dân tộc không được công nhận ở Trung Quốc. Trong triều đại nhà Thanh, thuật ngữ "người Trung Quốc" (, ; Manchu: "Dulimbai gurun i niyalma") được chính quyền nhà Thanh sử dụng để chỉ tất cả các đối tượng bản địa truyền thống của đế chế, bao gồm Hán, Mãn và Mông Cổ. "Dân tộc Trung Hoa" () là một khái niệm siêu dân tộc bao gồm tất cả 56 dân tộc sống ở Trung Quốc được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Khái niệm này bao gồm các nhóm dân tộc được thành lập đã sống trong biên giới của Trung Quốc kể từ ít nhất là đời nhà Thanh (1636-1912). Thuật ngữ "dân tộc Trung Hoa" được sử dụng trong thời Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1912-1949 để chỉ một nhóm nhỏ gồm năm dân tộc ở Trung Quốc. "Nhân dân Trung Quốc" () là thuật ngữ ưa thích của chính phủ trong thời kỳ Mao Trạch Đông; "dân tộc Trung Hoa" phổ biến hơn trong những thập kỷ gần đây. Đài Loan, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc (ROC), công nhận 17 dân tộc Đài Loan bản địa cũng như nhiều nhóm dân tộc "Nhập cư mới" khác (hầu hết có nguồn gốc từ Trung Quốc và Đông Nam Á). Trong số 17 dân tộc Đài Loan bản địa, 16 dân tộc được coi là người bản địa (người bản địa Đài Loan), trong khi một dân tộc được coi là dân thuộc địa (người Đài Loan). Ngoài ra còn có một số nhóm dân tộc bản địa không được công nhận ở Đài Loan. Người Hán Đài Loan, người Hán sống ở Đài Loan, thường được chính phủ Đài Loan phân loại thành ba nhóm dân tộc chính; Hoklos Đài Loan, Khách Gia Đài Loan và Đại lục (Đài Loan) (nghĩa là " Người Trung Quốc đại lục ở Đài Loan"). Người Kim môn và người Mã Tổ là hai dân tộc Hán Đài Loan khác. Cả người Hoklos và Khách Gia đều được coi là dân số "bản địa" của Đài Loan kể từ khi họ bắt đầu di cư đến Đài Loan với số lượng đáng kể từ Trung Quốc đại lục (chủ yếu từ Phúc Kiến và Quảng Đông) hơn 400 năm trước (họ bắt đầu di cư đến Đài Loan với số lượng nhỏ thế kỷ trước đó). Chúng thường được gọi chung trong tiếng Quan thoại của Đài Loan là "bản tỉnh nhân" (có nghĩa là "người từ tỉnh này "). Người Hoklos chiếm khoảng 70% tổng dân số Đài Loan và người Khách Gia chiếm khoảng 14% tổng dân số Đài Loan. Trong khi đó, những người được gọi là người Đại lục (Đài Loan) hầu hết là người gốc di cư từ Trung Quốc đại lục sang Đài Loan trong những năm 1940 và 1950, thường là trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai và Nội chiến Trung Quốc. Họ thường được gọi bằng tiếng Quan thoại của Đài Loan là "ngoại tỉnh nhân" (có nghĩa là "những người từ bên ngoài tỉnh này"). Người đại lục (Đài Loan) chiếm khoảng 14% tổng dân số Đài Loan. Nói chung, các dân tộc bản địa Đài Loan còn lại chiếm khoảng 2% tổng dân số Đài Loan. Các dân tộc bản địa Đài Loan khác nhau được cho là đã sống ở Đài Loan tới 6000 năm trước khi Trung Quốc thuộc địa Đài Loan bắt đầu từ thế kỷ 17. Tại Việt Nam, người Trung Quốc còn được gọi là người Hoa hay người Tàu.Theo lịch sử thì vào thời quân Nam Minh thua trận nhà Thanh, một số người theo nhà Minh đã chạy khỏi Trung Quốc (phong trào Phản Thanh phục Minh) và được chúa Nguyễn chấp nhận cho tỵ nạn ở miền Nam Việt Nam. Quan quân nhà Minh cùng gia quyến di chuyển qua Việt Nam bằng tàu, nên dân gian gọi họ là người Tàu. Tên gọi Minh Hương được dùng để gọi người Hoa đến Việt Nam từ đời nhà Minh. Ngoài ra "tàu" cũng là phương tiện người Trung Quốc hay sử dụng khi đến làm ăn, buôn bán và định cư ở Việt Nam nên nó đã được dùng làm tên gọi. Một số người dùng từ chú Khách hay người Khách hay để chỉ người Trung Quốc nhưng thật ra không chính xác vì đây chỉ là một dân tộc tại Trung Quốc (xem người Khách Gia). Từ ""chú Khách"" thật ra có nguồn gốc là ""khách trú"". Phần đông người Hoa ở Việt Nam cũng như trên thế giới là người Quảng Đông, người Phúc Kiến, người Triều Châu, người Hẹ (người Khách Gia), người Hải Nam. Riêng người Triều Châu và người Hẹ quê quán của họ cũng nằm trong khu vực miền Đông của tỉnh Quảng Đông, người Triều Châu chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam tỉnh Quảng Đông đó là Triều Châu và Sán Đầu nên người Triều Châu ngày nay còn được gọi là người Triều Sán, người Triều Châu tuy họ sinh sống trong khu vực thuộc tỉnh Quảng Đông, nhưng phương ngữ của họ lại không thuộc hệ thống phương ngữ Quảng Đông (Cantonese) mà thuộc hệ thống phương ngữ Mân Nam (Amoy hay Hokkienese) tỉnh Phúc Kiến, người Quảng Đông hay gọi là tiếng Triều Châu. Còn người Hẹ ở hải ngoại, quê quán của họ cũng nằm trong nội hạt Đông Bắc của tỉnh Quảng Đông. Phương ngữ mà người Hẹ dùng cũng không thuộc hệ thống phương ngữ của Quảng Đông mà là một phương ngữ riêng biệt gần giống với phương ngữ Cán tỉnh Giang Tây. Người Hẹ ở hải ngoại đa số là đến từ Mai Huyện, Đại Bộ, Hưng Ninh, Tử Kim, Huệ Dương và một bộ ít người ở Đông Hoàn tỉnh Quảng Đông. Hiện nay những người Hoa ở Việt Nam gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất đã vào Việt Nam sinh sống tại miền Nam từ khoảng 300 năm nay từ thời Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu chủ yếu sống tại các tỉnh miền Nam hiện nay. Nhóm còn lại mới vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XX khi Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, nhóm này chủ yếu sống tại Chợ Lớn. Giống như người Hoa ở các nước khác, người Hoa ở Việt Nam thường tập trung vào lĩnh vực thương mại và thường rất thành đạt trong lĩnh vực này .
2706
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2706
Đông chí
Tiết Đông chí, theo lịch Trung Quốc cổ đại, là tiết khí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, điểm bắt đầu của nó trùng với điểm đông chí (tiếng Anh: "Winter solstice") tại Bắc Bán cầu theo quan điểm của khoa học phương Tây. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì nó là điểm bắt đầu của mùa đông tại Bắc Bán cầu và tương ứng là bắt đầu mùa hè ở Nam bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời xuống tới điểm thấp nhất về phía nam trên bầu trời để sau đó bắt đầu quay trở lại phía bắc. Theo quy ước, tiết đông chí là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 khi kết thúc tiết đại tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng một trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết tiểu hàn bắt đầu. Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đó là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bắc Bán cầu, và cũng là ngày bắt đầu mùa đông tại Bắc Bán cầu và ngày bắt đầu mùa hè tại Nam bán cầu. Định nghĩa một: Tại Bắc Bán cầu, ngày đông chí là ngày mà khoảng thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất. Thời gian này thông thường rơi vào ngày 21 tháng 12 hoặc 22 tháng 12. Khi đó tại Nam bán cầu thì khoảng thời gian ban ngày lại là dài nhất. Tuy nhiên cách định nghĩa này có phần không rõ ràng do độ nghiêng lớn nhất của trục quay Trái Đất là xấp xỉ 23,45° nên đối với những người quan sát ở các vĩ độ cao hơn 66,55° vĩ bắc sẽ thấy thời gian ban đêm trong những ngày cận kề trước và sau ngày đông chí ở nửa bán cầu này có thể kéo dài đến 24 h (Xem thêm ban đêm vùng cực để biết thêm chi tiết). Ngược lại, ở Nam bán cầu, đối với những người quan sát ở các vĩ độ cao hơn 66,55° vĩ nam sẽ thấy thời gian ban ngày trong những ngày cận kề với ngày đông chí ở Bắc Bán cầu có thể kéo dài đến 24 h (Xem thêm ban ngày vùng cực để biết thêm chi tiết). Do vậy không thể biết chính xác ngày nào là ngày hạ chí theo kiểu định nghĩa này. Định nghĩa hai: Ngày đông chí là ngày chứa điểm đông chí tính theo múi giờ địa phương. Theo quan điểm của người Trung Hoa và các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại thì ngày Đông chí là phù hợp với các tính toán của thiên văn học đối với Bắc Bán cầu. Xem thêm tiết khí Giữa mùa đông là khoảng thời gian quanh ngày Đông chí đối với nhiều nước, tuy có ngoại lệ như Mỹ thì Đông chí lại là ngày bắt đầu mùa đông. Có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày Đông chí như Lễ hội Yule của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới ("neopagan") này. Rất nhiều nền văn hóa khác cũng tổ chức lễ hội vào ngày này hoặc xung quanh ngày này như lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ Giáng Sinh, Hanukkah, lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa và lễ hội HumanLight.
2707
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2707
Thu phân
Tiết Thu phân, theo lịch Trung Quốc cổ đại, là tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa của mùa thu, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, thời điểm bắt đầu của nó trùng với điểm thu phân (tiếng Anh: "Autumnal equinox") tại Bắc bán cầu của khoa học phương Tây. Tuy nhiên, theo quan điểm của khoa học phương Tây thì nó là điểm bắt đầu của mùa thu tại Bắc bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời xuất hiện trên xích đạo thiên cầu (Mặt Trời ở gần xích đạo nhất) và bắt đầu đi xuống hướng nam. Về mặt thời gian, thu phân bắt đầu vào khoảng 22 tháng 9 đến 24 tháng 9. Theo quy ước, tiết thu phân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 23 hay 24 tháng 9 khi kết thúc tiết bạch lộ và kết thúc vào khoảng ngày 8 hay 9 tháng 10 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết hàn lộ bắt đầu. Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đó là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ. Ở Nam bán cầu thì thời điểm đó lại là điểm diễn ra điểm xuân phân ("Vernal equinox") tại bán cầu này. Tại điểm Thu phân, người quan sát sẽ thấy Mặt Trời khi đó mọc "chính xác" ở phía Đông và lặn "chính xác" ở phía Tây. Có thể nói nôm na là thu phân là thời điểm mà trước và sau đó khoảng ba tháng Mặt Trời có xu hướng mỗi ngày mọc và lặn nhích dần về phía nam. Lễ hội Mabon của đạo Wicca được tổ chức vào ngày này, đây là một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo tân pagan giáo ("neopagan") này. Tại Nhật Bản ngày Thu phân (秋分の日) là ngày lễ chính thức của quốc gia này để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình. Tại các quốc gia Âu Mỹ, mùa thu cũng là mùa thu hoạch chính và có các lễ hội mừng được mùa. Lễ hội thu hoạch truyền thống tại Anh được tổ chức vào ngày chủ nhật gần "Ngày trăng thu hoạch" (Harvest Moon), đó là ngày trăng tròn xảy ra gần điểm thu phân (22 hoặc 23 tháng 9) nhất. Tại Hoa Kỳ và Canada vào tháng 10 hay tháng 11 vào ngày lễ tạ ơn. Cũng vào độ thời gian này, tại các quốc gia trong Vòng văn hóa Đông Á có lễ hội Trung Thu mà tại Triều Tiên thường gọi là Chuseok (Thu Tịch), ngày mà người nông dân làm lễ tạ ơn tổ tiên vì đã cho một mùa màng bội thu.
2708
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2708
Thức uống có cồn
Thức uống có cồn là một loại thức uống có chứa ethanol, một loại rượu được sản xuất bằng cách lên men ngũ cốc, trái cây hoặc các nguồn đường khác. Việc tiêu thụ rượu đóng một vai trò xã hội quan trọng trong nhiều nền văn hóa. Hầu hết các quốc gia đều có luật điều chỉnh việc sản xuất, bán và tiêu thụ đồ uống có cồn. Một số quốc gia cấm các hoạt động như vậy hoàn toàn, nhưng đồ uống có cồn là hợp pháp ở hầu hết các nơi trên thế giới. Ngành công nghiệp đồ uống có cồn toàn cầu có doanh thu vượt quá 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2018. Rượu là một chất gây trầm cảm, ở liều thấp gây hưng phấn, giảm lo lắng và cải thiện tính xã hội. Ở liều cao hơn, nó gây ra say rượu, choáng váng, bất tỉnh hoặc tử vong. Sử dụng lâu dài có thể dẫn đến lạm dụng rượu, ung thư, lệ thuộc về thể chất và nghiện rượu. Rượu là một trong những loại thuốc giải trí được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, với khoảng 33% số người là những người uống rượu hiện tại. Trung bình, phụ nữ uống 0,7 ly và nam 1,7 ly mỗi ngày. Vào năm 2015, trong số những người Mỹ, 86% người trưởng thành đã uống rượu vào một thời điểm nào đó, 70% đã uống nó trong năm ngoái và 56% trong tháng trước. Đồ uống có cồn thường được chia thành ba loại - bia, rượu vang và rượu mạnh. Thông thường nồng độ cồn của các đồ uống này là từ 3% đến 50%. Khám phá về những chiếc bình thời kỳ đồ đá muộn cho thấy đồ uống lên men đã tồn tại ít nhất là sớm nhất là vào thời kỳ đồ đá mới (khoảng 10.000 năm TCN). Nhiều động vật cũng uống rượu khi có cơ hội và bị say theo cách tương tự như con người, mặc dù con người là loài duy nhất được biết là có sản xuất đồ uống có cồn một cách có chủ ý. Bia là một loại đồ uống lên men từ ngũ cốc nghiền thường được làm từ lúa mạch hoặc hỗn hợp của một số loại ngũ cốc và được tạo hương vị với hoa bia. Hầu hết bia được cacbon hóa tự nhiên như là một phần của quá trình lên men. Nếu hỗn hợp lên men được chưng cất, thì thức uống trở thành một loại rượu chưng cất. Ở vùng Andean, loại bia phổ biến nhất là chicha, được làm từ ngũ cốc hoặc trái cây. Bia là đồ uống có cồn được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Cider hoặc cyder ( ) là một thức uống có cồn lên men làm từ bất kỳ nước trái cây nào; nước táo (truyền thống và phổ biến nhất), đào, lê (rượu táo "Perry") hoặc trái cây khác. Nồng độ cồn trong cider thay đổi từ 1,2% ABV đến 8,5% trở lên trong các loại cider truyền thống của Anh. Ở một số vùng, cider có thể được gọi là "rượu táo". Mead () là một thức uống có cồn được làm bằng cách lên men mật ong với nước, đôi khi với nhiều loại trái cây, gia vị, ngũ cốc hoặc hoa bia. Độ cồn của mead có thể dao động từ khoảng 8% ABV đến hơn 20%. Đặc điểm nổi bật của mead là phần lớn đường lên men của thức uống có nguồn gốc từ mật ong. Pulque là thức uống lên men của vùng Trung Bộ châu Mỹ được làm từ "nước mật ong" của maguey, "Agave americana". Đồ uống được chưng cất từ pulque là tequila hoặc mescal Mezcal. Rượu vang là một loại đồ uống lên men được sản xuất từ nho và đôi khi các loại trái cây khác. Rượu vang bao gồm quá trình lên men lâu hơn bia và quá trình ủ kéo dài (vài tháng hoặc nhiều năm), dẫn đến nồng độ cồn là 9%-16% ABV. "Rượu trái cây " được làm từ các loại trái cây khác ngoài nho, chẳng hạn như mận, anh đào hoặc táo. Sake là một ví dụ phổ biến của "rượu gạo". Rượu vang sủi như Champagne Pháp, Catalan Cava hoặc Ý Prosecco có thể được làm bằng phương pháp lên men thứ cấp. Whisky Whisky (tiếng Anh, tiếng Pháp: Whisky, phát âm tiếng Việt như là Uýt-sky) và phần lớn nước Mỹ là Whiskey là một loại đồ uống có chứa cồn được sản xuất từ ngũ cốc bằng cách lên men và chưng cất. Từ Whisky được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1736 xuất phát từ "usisge beatha" trong tiếng Gaelic tại Scotland hay từ "uisce beatha" trong tiếng Gaelic tại Ireland và có nghĩa là "nước của cuộc sống" ("uisge"/"uisce": "nước", "beatha": "sống"). Khái niệm này đã phổ biến ngay từ thế kỷ 16-thế kỷ 17 nhưng thời đấy người ta hiểu đấy không chỉ riêng là Whisky mà còn là những loại rượu chưng cất khác có thêm đồ gia vị. Các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử. Người Ai Cập và người Sumer là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó là rượu vang dùng các loại men hoang dã. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu trong y học. Các kết quả khảo cổ học mới đây đã củng cố cho giả thuyết rằng người Trung Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước Công nguyên. Rượu vang đã được uống từ thời Hy Lạp cổ điển trong các bữa ăn sáng và tiệc rượu ban đêm. Trong thế kỷ 1 TCN rượu vang cũng được người dân La Mã dùng trong các bữa ăn. Tuy nhiên người Hy Lạp và cả người La Mã đều pha loãng rượu vang với nước. Trong khoảng từ thế kỷ 8 – 9 các nhà giả kim thuật đạo Hồi đã chưng cất rượu mạnh từ rượu vang. Rượu được dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong y học thời đó. Rượu mạnh bắt đầu gia nhập vào châu Âu khoảng giữa thế kỷ 12 qua các nhà giả kim thuật và từ giữa thế kỷ 14 lượng rượu dùng bắt đầu tăng vọt. Cồn được hấp thụ trên toàn tuyến của bộ phận tiêu hóa, bắt đầu ngay từ màng niêm mạc trong miệng. Cồn được hấp thụ ở đấy đi thẳng vào máu và vì thế được phân tán ra trên toàn cơ thể. Cồn được hấp thụ ở ruột đi cùng với máu đến gan và được phân hủy một phần ở đó. Khả năng tiếp nhận cồn tăng lên nhờ vào các yếu tố làm gia tăng việc lưu thông máu thí dụ như nhiệt (Irish coffee), đường (rượu mùi) hay dioxide cacbon (hơi ga trong sâm banh). Ngược lại, mỡ làm cho cơ thể tiếp nhận cồn chậm lại. Việc này không làm giảm việc hấp thụ cồn mà chỉ kéo dài thời gian ra. Trong gan cồn được enzim phân hóa thành êtanal (CH-CHO), êtanal tiếp tục bị oxy hóa thành axít axêtic. Axít axêtic được các tế bào trong toàn cơ thể phân hủy thành năng lượng và dioxide cacbon CO. Sản phẩm trung gian êtanal chính là thủ phạm của các cơn nhức đầu, hậu quả của việc uống nhiều rượu. Đường ngăn cản việc phân hủy cồn trong cơ thể, vì vậy mà tác động nhức đầu ở các loại rượu có đường rất cao, nhất là ở rượu mùi và một số loại sâm banh. Tốc độ phân hủy cồn không thay đổi trong giới hạn nhất định. Ở phần đông người châu Âu là khoảng 1 g cồn trên 10 kg cân nặng trong một giờ. Tốc độ phân hủy cồn không tăng lên vì hay uống rượu. Hiệu ứng quen với cồn thường được nhìn thấy ở những người nghiện rượu không do phân hủy cồn nhanh mà là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng chất độc cao hơn. Sau khi uống rượu, cơ thể có những phản ứng qua nhiều giai đoạn tương ứng với lượng cồn trong máu ("blood alcohol concentration" - BAC) Cồn làm giãn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu bên ngoài. Từ đó mà người ta có cảm giác ấm khi uống các loại thức uống có cồn. Khi đó việc điều chỉnh nhiệt lượng tự nhiên của cơ thể không còn hiệu lực nữa. Đồng thời cồn lại có tác dụng gây mê vì thế mà giá lạnh không còn cảm nhận được. Do đó uống cồn trong mùa đông có thể dẫn đến lạnh cóng cho đến chết. Cồn kết hợp cùng với các thuốc uống và các loại chất gây nghiện khác cũng gây hại mạnh hơn và nhanh hơn là chỉ uống rượu đơn thuần. Ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (0,2 phần ngàn (0,2 ‰) cồn trong máu, tương đương với 0,3 l bia hoặc 100 ml rượu vang), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50 g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000. Cồn cũng ảnh hưởng đến tình dục và khả năng có con. Cồn làm giảm tính tự kiềm chế và vì thế tăng hưng phấn tình dục. Cồn thuộc vào các chất có tác dụng độc hại đến tinh hoàn và tinh trùng. Theo các nghiên cứu mới đây của giáo sư E. Abel (Mỹ), nam giới uống rượu trước khi sinh hoạt tình dục chẳng những làm tăng khả năng sẩy thai mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của đứa con sinh ra. Người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ. Tác động lớn nhất của các thức uống có cồn là các tác động lên hệ thần kinh. Với khối lượng từ trên 250 đến 500 ml thức uống có cồn, tùy theo tỷ lệ độ cồn có trong thức uống, có thể gây các trạng thái như sau: Người ta vẫn còn tranh luận gay gắt về việc các loại thức uống có cồn có tác dụng tốt đến sức khỏe. Nhiều tác dụng tốt trước mắt bị triệt tiêu đi vì các tác hại khác, như nguy cơ bị ung thư tăng lên khi uống rượu đều đặn mặc dầu chỉ ở lượng nhỏ, điều này đã được khẳng định bởi những nghiên cứu khoa học. Xuất phát từ một số nghiên cứu có thể nói là dùng một lượng rất ít một số thức uống có cồn nhất định, đặc biệt là rượu vang đỏ (vào khoảng 1-2 ly một ngày), qua một thời gian dài có thể bảo vệ chống lại bệnh về động mạch vành của tim. Ngoài ra uống cho đến 20-40g ở phái nam hoặc đến 10-20 g ở phái nữ cũng có thể làm tăng tuổi thọ. Ở trên mức độ này các tác dụng tốt sẽ bị quay ngược lại. Nguyên nhân của các tác động này không phải chính từ cồn mà là từ những chất hòa tan theo có trong rượu vang và bia vì cồn là một dung môi tốt (theo lý thuyết dung môi). Vì thế mà rượu mạnh như rượu đế và đa số các rượu mùi không có các tác dụng tương tự. Nồng độ của cồn trong máu được tính bằng miligam cồn có trong một gam máu (mg/g). Nồng độ của cồn trong hơi thở được tính bằng milligam cồn có trong một lít hơi thở. Tính chuyển đổi từ nồng độ cồn trong hơi thở sang nồng độ trong máu không chính xác hoàn toàn vì tỉ số thay đổi theo thời gian. Ở một số nước, đặc biệt là các nước theo đạo Hồi, rượu bị cấm rất nghiêm ngặt như ma túy. Một số loại thức uống có cồn như absinth cũng đã bị cấm ở nhiều nước châu Âu vì tiềm năng nguy hiểm cao. Ở Mỹ vẫn còn có một số nơi cấm rượu hoàn toàn thí dụ như Weston của Massachusetts, Mỹ. Ở Đức và Thụy Sĩ người ta chỉ được phép bán các thức uống có cồn cho những người trên 16 tuổi. Đối với những thức uống có cồn mạnh thậm chí phải trên 18 tuổi. Ở Áo việc bảo vệ thanh thiếu niên thuộc về quyền hạn của các tiểu bang. Ở Viên, Niederösterreich và Burgenland chỉ được phép uống rượu khi trên 16 tuổi. Ở những tiểu bang khác chỉ được phép uống các loại thức uống có lượng cồn 14% khi trên 16 tuổi, các loại có lượng cồn nhiều hơn chỉ được phép uống khi đủ 18 tuổi. Ở nhiều nước khác, đặc biệt là ở Mỹ, có nhiều quy định áp dụng độ tuổi ít nhất phải là 21 tuổi. Vì rượu ảnh hưởng đến khả năng lái xe nên nhiều nước chỉ cho phép có một lượng cồn tối đa trong máu hay trong hơi thở: Các nước khác như Hungary, Croatia, Bulgaria không cho phép có cồn trong người khi lái xe (0,0 ‰).
2712
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2712
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là một thuật ngữ chuyên môn kinh tế chỉ số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết đóng góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty để công bố cho các cổ đông. Vốn điều lệ có thể thay đổi với sự đồng ý của các cổ đông. Vốn Điều lệ là hình thức góp vốn của các thành viên cổ đông đã cam kết góp vốn trong một thời gian nhất định để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, số vốn đóng góp ấy sẽ được lưu lại trong 1 hợp đồng gọi là điều lệ công ty. Tất cả các thành viên cổ đông (bên góp vốn) và bộ phận điều hành doanh nghiệp (bên sử dụng nguồn vốn) có trách nhiệm tôn trọng và nghiêm túc thực hiện theo những điều đã nêu trong điều lệ. Góp vốn điều lệ có nghĩa là đầu tư vào công ty để trở thành chủ sở hữu công ty (trường hợp đóng góp 100% vốn điều lệ) hoặc đồng sở hữu (trường hợp không đóng góp hoàn toàn vốn điều lệ). Hình thức góp vốn hợp lệ Các tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn điều lệ bằng các hình thức sau: Hình thức này không được áp dụng với các trường hợp sau: Tài sản tham gia góp vốn điều lệ là tiền mặt hoặc các vật chất tương tự có thể quy đổi ra tiền mặt như nội tệ, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết hoặc các tài sản giá trị tương đương. Đối với các doanh nghiệp vốn điều lệ là:
2713
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2713
Vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đến tài chính như Chứng khoán, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng và Kinh doanh tiền tệ và kinh doanh bất động sản. Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có vốn pháp định tối thiểu là 5 tỷ đồng Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các tỉnh và thành phố khác, có vốn pháp định tối thiểu là 1 tỷ đồng Việt Nam. Theo quy định của Luật Ngân hàng và Luật các Tổ chức tín dụng vốn pháp định là 3.000 tỷ. Vốn pháp định là số vốn tối thiểu ban đầu khi doanh nghiệp được pháp luật công nhận, việc quy định VPĐ nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính của doanh nghiệp cũng như bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp, VPĐ khác nhau đối với các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau về tổ chức và quy mô kinh doanh, việc quy định VPĐ phải thể hiện bằng số tiền tuyệt đối.
2719
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2719
Tiếng Pháp
Tiếng Pháp (, IPA: hoặc , IPA: ) là một ngôn ngữ Rôman (thuộc hệ Ấn-Âu). Giống như tiếng Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, România, Catalonia hay một số khác, nó xuất phát từ tiếng Latinh bình dân, từng được sử dụng ở Đế quốc La Mã. Tiếng Pháp phát triển từ Gaul-Rôman, loại tiếng Latinh tại Gaul, hay chính xác hơn là tại Bắc Gaul. Những ngôn ngữ gần gũi nhất với tiếng Pháp là các langues d'oïl—những thứ tiếng mà về mặt lịch sử từng được nói ở miền bắc Pháp và miền nam Bỉ. Tiếng Pháp được ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ Celt tại vùng Gaul miền bắc Rôman (như tại Gallia Belgica) và bởi tiếng Frank (một ngôn ngữ German) của người Frank. Ngày nay, có nhiều ngôn ngữ creole dựa trên tiếng Pháp, đáng chú ý nhất là tiếng Haiti. Cộng đồng người nói tiếng Pháp (có thể là một người hoặc một quốc gia) được gọi là "Francophone". Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức tại 29 quốc gia, đa phần là thành viên của "la francophonie", một cộng đồng quốc gia Pháp ngữ. Nó là ngôn ngữ thứ nhất tại Pháp, tỉnh Québec của Canada, miền tây Thụy Sĩ, vùng Wallonia tại Bỉ, Monaco, một số phần nhất định khác của Canada và Hoa Kỳ, và tại những cộng đồng Pháp ngữ nhiều nơi. Tới năm 2015, 40% số người francophone (gồm cả người nói L2) sống ở châu Âu, 35% ở châu Phi hạ Sahara, 15% ở Bắc Phi và Trung Đông, 8% ở châu Mỹ, 1% ở châu Á và châu Đại Dương. Tiếng Pháp là tiếng bản ngữ của nhiều người thứ tư trong Liên minh châu Âu. 1/5 người châu Âu ở vùng phi Francophone nói tiếng Pháp. Do kết quả của việc tạo lập thuộc địa của Pháp và Bỉ từ thế kỷ 17 và 18, ngôn ngữ này được đưa đến châu Phi, châu Mỹ và châu Á. Đa phần người nói tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ hai sống ở châu Phi Francophone, đặc biệt là Gabon, Algérie, Mauritius, Senegal và Bờ Biển Ngà. Năm 2015, ước tính có 77 tới 110 triệu người nói tiếng Pháp bản ngữ, và 190 triệu người nói tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ hai. Chừng 270 triệu người có khả năng nói ngôn ngữ này. Theo dự án của Université Laval và Réseau Démographie de l'Agence universitaire de la francophonie, tổng lượng người nói tiếng Pháp sẽ đạt 500 triệu vào năm 2025 và 650 triệu vào năm 2050. Organisation internationale de la Francophonie ước tính 700 triệu người vào năm 2050, 80% trong đó sống ở châu Phi. Tiếng Pháp là một ngôn ngữ Rôman (tức là có nguồn gốc từ tiếng Latinh thông tục) phát triển từ các phương ngữ Gaul-Rôman được nói ở miền bắc nước Pháp. Các dạng trước đó của ngôn ngữ bao gồm tiếng Pháp cổ và tiếng Pháp Trung đại. Do sự cai trị của người La Mã, cư dân Gaul dần dần bị đồng hóa và sử dụng tiếng Latinh thay tiếng mẹ đẻ và do vậy, nó phát triển một số đặc điểm địa phương riêng biệt về ngữ pháp so với tiếng Latinh được nói ở những nơi khác. Giọng địa phương này dần phát triển thành các ngôn ngữ Gaul-Rôman, bao gồm tiếng Pháp và các họ hàng gần nhất của nó, chẳng hạn như tiếng Arpitan. Sự tiến hóa của tiếng Latinh ở Gaul được định hình qua hơn nửa thiên niên kỷ bởi tiếng Gaul của người Celt bản địa, vốn không tuyệt chủng cho đến cuối thế kỷ thứ 6, rất lâu sau sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã. 90% dân số nơi đây vẫn có nguồn gốc bản địa do người La Mã chỉ đưa tầng lớp tinh hoa bản địa đã bị đồng hóa lên làm quan chứ không đồng hóa toàn bộ cư dân Gaul. Vào thời điểm La Mã lụi tàn, tầng lớp tinh hoa địa phương này đã dần từ bỏ hoàn toàn tiếng Gaul, nhưng các tầng lớp thấp hơn vẫn nói tiếng Gaul, đôi khi họ cũng có thể nói tiếng Latinh hoặc tiếng Hy Lạp. Sự chuyển đổi ngôn ngữ cuối cùng từ Gaul sang Latinh thông tục trong các nhóm dân cư nông thôn và tầng lớp thấp xảy ra sau đó, khi cả họ và giai cấp thống trị/quân đội Frank sử dụng tiếng Latinh Gaul-Rôman thông tục của tầng lớp trí thức thành thị. Tiếng Gaul có thể vẫn tồn tại cho đến thế kỷ thứ VI ở ​​Pháp, mặc dù đã bị La Mã hóa đáng kể. Cùng tồn tại với tiếng Latinh, tiếng Gaul đã giúp định hình các phương ngữ Latinh thông tục sau này phát triển thành tiếng Pháp, bao gồm lớp từ mượn và từ dịch sao phỏng, các thay đổi về âm vị chịu ảnh hưởng của tiếng Gaul, và sự chia động từ và thứ tự câu chịu ảnh hưởng của tiếng Gaul. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sự thay đổi giống ngữ pháp ban đầu có thể đã được thúc đẩy bởi giống ngữ pháp của các từ tương ứng trong tiếng Gaul. Sự khởi đầu của tiếng Pháp ở Gaul còn bị ảnh hưởng bởi các cuộc xâm lăng của người Đức, có tác động đáng kể lên phần phía bắc Pháp và ngôn ngữ ở đó. Sự tách nhánh ngôn ngữ bắt đầu xuất hiện trên khắp đất nước. Dân miền bắc nói "langue d'oïl" trong khi dân miền nam nói "langue d'oc". Langue d'oïl sau này sẽ phát triển thành tiếng Pháp cổ. Thời kỳ Pháp Cổ kéo dài từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIV. Tiếng Pháp cổ có nhiều điểm tương đồng với tiếng Latinh. Ví dụ, tiếng Pháp cổ có trật tự từ có thể đảo cho nhau giống như tiếng Latinh bởi vì nó có một hệ thống cách ngữ pháp linh hoạt. Tiếng Pháp thời kì này hấp thụ một siêu lớp từ vựng (superstrate) tiếng Frankan Giéc-man, một tỷ lệ lớn từ vựng (hiện nay là khoảng 15% từ vựng tiếng Pháp hiện đại) bao gồm cả đại từ số ít mạo danh "on" (từ dịch sao phỏng từ tiếng Frank nghĩa là "ta/người đàn ông/một người" tương đương từ "one" trong tiếng Anh) và tên của chính ngôn ngữ đó ("frank"). Trong tiếng Pháp cổ, nhiều phương ngữ đã xuất hiện nhưng phương ngữ Francien là tiếng nói không chỉ kế tục mà còn phát triển mạnh trong thời kỳ Trung cổ Pháp (thế kỷ XIV-XVII). Tiếng Pháp hiện đại phát triển từ phương ngữ Francien này. Về ngữ pháp, trong thời kỳ Trung cổ Pháp, biến cách danh từ giảm dần và tiêu biến rồi có thêm những quy tắc tiêu chuẩn hóa. Robert Estienne đã xuất bản cuốn từ điển Latinh-Pháp đầu tiên, bao gồm thông tin về ngữ âm, từ nguyên và ngữ pháp. Về chính trị, chiếu lệnh Villers-Cotterêts (1539) tuyên bố tiếng Pháp là ngôn ngữ của luật pháp. Trong suốt thế kỷ XVII, tiếng Pháp thay thế tiếng Latinh trở thành ngôn ngữ quan trọng nhất của ngoại giao và quan hệ quốc tế ("lingua franca"). Nó giữ vai trò này cho đến khoảng giữa thế kỷ XX, khi nó bị thay thế bởi tiếng Anh khi Hoa Kỳ trở thành cường quốc thống trị toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Stanley Meisler của tờ "Los Angeles Times" bình rằng việc hiệp ước Versailles được ký kết bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp là "đòn đánh ngoại giao đầu tiên" lên ngôn ngữ này. Trong thời kỳ Grand Siècle (thế kỷ VII), dưới sự cai trị của các nhà lãnh đạo kiệt xuất như Hồng y Richelieu và Louis XIV, tiếng Pháp đã có một thời kỳ thịnh vượng và nổi bật được công nhận bởi các quốc gia châu Âu. Richelieu thành lập Académie française để bảo toàn tiếng Pháp. Vào đầu những năm 1800, tiếng Pháp giọng Paris đã trở thành ngôn ngữ chính của tầng lớp quý tộc ở Pháp. Gần đầu thế kỷ XIX, chính phủ Pháp đưa ra chính sách xóa bỏ dân tộc thiểu số và các ngôn ngữ địa phương ("patois") được nói ở Pháp. Chính sách này bắt đầu vào năm 1794 với "Báo cáo về sự cần thiết và phương tiện tiêu diệt patois và phổ cập tiếng Pháp" của Henri Grégoire. Giáo dục công lập bắt buộc chỉ có tiếng Pháp được dùng để giảng dạy và việc sử dụng bất kỳ patois nào khác đều bị trừng phạt. Hệ thống Trường Công lập đặc biệt cử các giáo viên Pháp ngữ đến dạy ở các vùng như Occitania và Brittany. Chỉ dụ của một quan chức Pháp cho các giáo viên ở département Finistère, phía tây Brittany, bao gồm những điều sau: "Và hãy nhớ rằng, các quý vị được giao cho vị trí của mình để giết chết ngôn ngữ Breton". Tỉnh trưởng tỉnh Basses-Pyrénées Xứ Basque thuộc Pháp ghi lại vào năm 1846: "Các trường học của chúng tôi ở Xứ Basque chỉ có ý đồ là để thay thế tiếng Basque bằng tiếng Pháp..." Học sinh được dạy rằng ngôn ngữ tổ tiên của họ thấp kém hơn và họ nên xấu hổ về chúng; Quá trình này được biết đến ở vùng nói tiếng Occitan với tên gọi Vergonha. Trong số các nhà cải cách lịch sử của chính tả Pháp, như Louis Maigret, Marle M., Marcellin Berthelot, Philibert Monet, Jacques Peletier du Mans, và Somaize, ngày nay cải cách nổi bật nhất được đề xuất bởi Mickael Korvin, một nhà ngôn ngữ học người Mỹ gốc Hungary. Ông muốn loại bỏ dấu trọng âm, chữ cái câm, chữ cái kép và hơn thế nữa. Các nhà ngôn ngữ học chia sự phát triển của tiếng Pháp ra làm 4 giai đoạn: 19,71% dân số Liên minh Châu Âu sử dụng tiếng Pháp, đứng thứ ba ở EU, sau tiếng Anh và tiếng Đức và là ngôn ngữ được giảng dạy rộng rãi thứ hai sau tiếng Anh. Theo Hiến pháp Cộng hòa Pháp, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của nước Pháp từ năm 1992, mặc dù chiếu lệnh Villers-Cotterêts đã quy định tiếng Pháp là bắt buộc đối với các văn bản pháp luật kể từ năm 1539. Ở Bỉ, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức ở cấp liên bang cùng với tiếng Hà Lan và tiếng Đức. Ở cấp độ địa phương, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức duy nhất của Wallonia (ngoại trừ một phần Eupen-Malmedy, là vùng nói tiếng Đức) và là một trong hai ngôn ngữ chính thức — cùng với tiếng Hà Lan — của Vùng thủ đô Brussels, nơi có gần 80% người nói L1. Tiếng Pháp là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Thụy Sĩ, cùng với tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Romansh, và được nói ở miền tây của Thụy Sĩ, được gọi là Romandy, trong đó Geneva là thành phố lớn nhất. Các phân khu ngôn ngữ ở Thụy Sĩ không trùng với các phân khu chính trị và một số bang cho phép song ngữ: ví dụ, các thành phố như Biel/Bienne và các bang Valais, Fribourg và Berne. Tiếng Pháp là ngôn ngữ mẹ đẻ của khoảng 23% dân số Thụy Sĩ, và được nói bởi 50% dân số. Cùng với tiếng Luxembourg và tiếng Đức, tiếng Pháp là một trong ba ngôn ngữ chính thức của Luxembourg và là ngôn ngữ chủ đạo dùng trong doanh nghiệp cũng như của các cơ quan hành chính khác nhau. Nó cũng là ngôn ngữ chính thức của Monaco. Ở cấp độ khu vực, tiếng Pháp được thừa nhận là ngôn ngữ chính thức ở vùng Thung lũng Aosta của Ý, nơi nó là ngôn ngữ đầu tiên của khoảng 30% dân số, trong khi các phương ngữ tiếng Pháp vẫn được các dân tộc thiểu số trên Quần đảo Channel sử dụng. Nó cũng được nói ở Andorra và là ngôn ngữ chính sau tiếng Catalan ở El Pas de la Casa. Tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai được dạy chủ đạo từ bậc mẫu giáo ở vùng Saarland của Đức và hơn 43% công dân có thể nói tiếng Pháp. Phần lớn dân số nói tiếng Pháp trên thế giới sống ở Châu Phi. Theo ước tính năm 2018 từ Tổ chức Internationale de la Francophonie, có khoảng 141 triệu người châu Phi đến từ 34 quốc gia và vùng lãnh thổ [Ghi chú 1] có thể nói tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai. Con số này không bao gồm những người sống ở các nước châu Phi không thuộc cộng đồng Pháp ngữ (francophone) học tiếng Pháp như ngoại ngữ. Do sự gia tăng của tiếng Pháp ở châu Phi, tổng dân số nói tiếng Pháp trên toàn thế giới dự kiến ​​sẽ đạt 700 triệu người vào năm 2050. Tiếng Pháp là ngôn ngữ phát triển nhanh nhất trên lục địa này (xét về cả ngôn ngữ chính thức và ngoại ngữ). Tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai chủ yếu ở Châu Phi, nhưng nó đã trở thành ngôn ngữ thứ nhất ở một số khu vực thành thị, chẳng hạn như vùng Abidjan, Bờ Biển Ngà[55] và ở Libreville, Gabon. Không có phương ngữ chính thức gốc Phi nào, mà có nhiều dạng khác nhau do tiếp xúc với các ngôn ngữ bản địa khác nhau của châu Phi. Châu Phi Hạ Sahara là khu vực mà tiếng Pháp có khả năng lan tỏa nhất, vì sự mở rộng của giáo dục và sự gia tăng dân số nhanh chóng. Châu Phi cũng là nơi Pháp ngữ phát triển mạnh nhất trong những năm gần đây. Một số dạng bản ngữ của tiếng Pháp ở châu Phi có thể khó hiểu đối với những người nói tiếng Pháp từ các quốc gia khác, nhưng các dạng viết của ngôn ngữ này có liên quan rất chặt chẽ với những dạng còn lại của thế giới nói tiếng Pháp. Tiếng Pháp là ngôn ngữ phổ biến thứ hai ở Canada, sau tiếng Anh, và cả hai đều là ngôn ngữ chính thức ở cấp liên bang. Nó là ngôn ngữ đầu tiên của 9,5 triệu người hoặc 29% và là ngôn ngữ thứ hai của 2,07 triệu người hoặc 6% toàn bộ dân số Canada. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức duy nhất ở tỉnh Quebec, là tiếng mẹ đẻ của khoảng 7 triệu người, hay gần 80% (Điều tra dân số năm 2006) của tỉnh. Khoảng 95% dân Quebec nói tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai, đôi khi là ngôn ngữ thứ ba. Quebec bao gồm cả thành phố Montreal, là thành phố nói tiếng Pháp lớn thứ 4 thế giới, tính theo số người nói ngôn ngữ đầu tiên. New Brunswick và Manitoba là các tỉnh song ngữ chính thức duy nhất, mặc dù song ngữ đầy đủ chỉ được ban hành ở New Brunswick, nơi có khoảng một phần ba dân số nói tiếng Pháp. Tiếng Pháp cũng là ngôn ngữ chính thức của tất cả các lãnh thổ (Lãnh thổ Tây Bắc, Nunavut và Yukon). Trong số ba vùng lãnh thổ, Yukon có nhiều người nói tiếng Pháp nhất, chỉ chiếm dưới 4% dân số. Hơn nữa, mặc dù tiếng Pháp không phải là ngôn ngữ chính thức ở Ontario, nhưng Đạo luật Dịch vụ Ngôn ngữ Pháp đảm bảo rằng các dịch vụ của tỉnh bang sẽ được cung cấp bằng ngôn ngữ này. Đạo luật áp dụng cho các khu vực của tỉnh nơi có cộng đồng Pháp ngữ đáng kể, cụ thể là Đông Ontario và Bắc Ontario. Ở những nơi khác, các dân tộc thiểu số nói tiếng Pháp khá lớn được tìm thấy ở miền nam Manitoba, Nova Scotia, Đảo Prince Edward và Bán đảo Port au Port ở Newfoundland và Labrador, nơi phương ngữ Pháp Newfoundland từng được nói trong lịch sử. Những cộng đồng nói tiếng Pháp nhỏ hơn tồn tại ở tất cả các tỉnh khác. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ (2011), tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ tư được sử dụng nhiều nhất ở Hoa Kỳ sau tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung Quốc, nếu coi tất cả phương ngữ của tiếng Pháp và các ngôn ngữ tiếng Trung là một. Tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ hai ở các bang Louisiana, Maine, Vermont và New Hampshire. Louisiana là nơi có nhiều phương ngữ riêng biệt, được gọi chung là tiếng Pháp Louisiana. Theo Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, có hơn 194.000 người ở Louisiana nói tiếng Pháp ở nhà, nhiều nhất ở bất kỳ tiểu bang nào nếu loại trừ tiếng Creole Pháp. Tiếng Pháp New England, về cơ bản là một biến thể của tiếng Pháp Canada, được sử dụng ở các vùng của New England. Tiếng Pháp Missouri từng được nói ở Missouri và Illinois (trước đây gọi là Thượng Louisiana), nhưng ngày nay gần như tuyệt chủng. Tiếng Pháp cũng cũng được dùng lẻ tẻ dọc theo Bờ biển Vịnh của vùng trước đây là Hạ Louisiana thuộc Pháp, chẳng hạn như Đảo Mon Louis, Alabama và DeLisle, Mississippi nhưng những phương ngữ này đang bị đe dọa nghiêm trọng hoặc đã tuyệt chủng. Tiếng Pháp là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Haiti. Nó là ngôn ngữ chính của văn bản, giảng dạy và hành chính. Nó là tiếng nói của tất cả người Haiti có học thức và được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Nó cũng được sử dụng cho các sự kiện nghi lễ như đám cưới, lễ tốt nghiệp và thánh lễ nhà thờ. Khoảng 70–80% dân số của đất nước dùng tiếng Creole Haiti như tiếng mẹ đẻ; số còn lại nói tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ nhất. Ngôn ngữ chính thức thứ hai là tiếng Creole Haiti đã được chuẩn hóa gần đây, mà hầu như toàn bộ dân số Haiti đều nói. Tiếng Creole Haiti là một trong những ngôn ngữ creole dựa trên tiếng Pháp, lấy phần lớn từ vựng từ tiếng Pháp, với những ảnh hưởng từ các ngôn ngữ Tây Phi, cũng như một số ngôn ngữ châu Âu. Haiti Creole có liên quan chặt chẽ với Louisiana Creole và creole từ Lesser Antilles. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Guiana thuộc Pháp ở Nam Mỹ, và của Saint Pierre và Miquelon, một quần đảo ngoài khơi Newfoundland, Bắc Mỹ. Pháp có các lãnh thổ hải ngoại ở châu Đại Dương là Wallis và Futuna, Nouvelle-Calédonie và Polynésie thuộc Pháp, nên đương nhiên ở những nơi này thì tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức. Trái ngược với các châu lục khác, tiếng Pháp không có sự phổ biến ở châu Á. Hiện nay không có quốc gia nào ở châu Á công nhận tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức. Thuộc địa của Đế quốc thực dân Pháp tại châu Á trước kia chỉ có Liban, Syria, Campuchia, Lào, Việt Nam. Vì vậy tiếng Pháp cũng chỉ được sử dụng xung quanh các quốc gia này. Ngoại trừ Việt Nam thì các quốc gia kể trên coi tiếng Pháp như một ngôn ngữ thiểu số và có in quốc hiệu bằng tiếng Pháp trên hộ chiếu. Tuy Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp và hiện nay là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ, tiếng Pháp tại Việt Nam đã mất vị thế và hiện nay chỉ được coi là ngoại ngữ phụ với độ phổ biến là cực ít. Người Việt trẻ đang theo xu hướng sử dụng tiếng Anh làm ngoại ngữ chính và dùng từ ngoại lai/ từ mượn tiếng Anh nhiều hơn so với người Việt thế hệ trước kia thường dùng từ mượn tiếng Pháp. Các biển hiệu, thông báo ở Việt Nam thường dùng phụ đề ngoại ngữ là tiếng Anh. Sự tăng cường đầu tư và hợp tác kinh tế với sự phổ biến của phương tiện văn hóa của các nước và lãnh thổ Đông Á từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng như việc Việt Nam vốn là quốc gia có nền tảng văn hóa tương đồng thuộc vùng văn hóa Đông Á, giúp cho tiếng Trung (Quan thoại và Quảng Đông), tiếng Hàn, tiếng Nhật vượt qua tiếng Pháp để trở thành những ngoại ngữ có mức độ phổ biến tương đối khá ở Việt Nam chỉ sau tiếng Anh. Ngữ pháp tiếng Pháp mang đặc điểm của nhóm ngôn ngữ Rôman là một ngôn ngữ biến tố. Các danh từ gồm 2 giống: cái ("féminin") và đực ("masculin") và được hợp theo số lượng; các tính từ được hợp theo giống và số lượng. Các động từ được chia theo các ngôi và phụ thuộc vào trạng thái của chủ ngữ để phân loại và chia cùng với các trợ động từ ("être" hay "avoir") ở các thời kép. Cũng giống như một số ngôn ngữ khác ở châu Âu, tiếng Pháp sử dụng bảng chữ cái Latin. Bảng chữ cái tiếng Pháp bao gồm 26 chữ cái, đó là Trong đó, chữ ⟨w⟩ và ⟨k⟩ rất ít khi sử dụng trong tiếng Pháp (không tính tên người), chúng được tìm thấy trong các từ mượn nước ngoài như week-end" (từ tiếng Anh là weekend), ⟨k⟩ thường được tìm thấy trong các từ có tiền tố là kilo như kilomètre, kilogramme, kilohertz"... Khác với tiếng Anh, từ ngữ tiếng Pháp có thể có thêm dấu ví dụ như dernière, château, création.. etc. Dưới đây là bảng hệ thống dấu câu, tên gọi và cách phát âm Ngoài ra còn có dấu lược ("apostrophe") như "c'est", "l'hiver" và dấu gạch ngang (trait d'union) như "grands-parents", "plate-forme..." Trong tiếng Pháp, có hai "ligature" điển hình là Æ/æ (hình thành khi ⟨ae⟩ viết cùng với nhau) và Œ/œ (hình thành khi ⟨oe⟩ viết cùng với nhau).⟨æ⟩ được dùng trong những từ có nguồn gốc từ Latin hay Hy Lạp như "tænia", "ex æquo", "cæcum...". Còn〈 Œ 〉 sử dụng rộng rãi trong các từ như "œuf, œuvre, cœur, sœur..."
2721
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2721
Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn (, "Çingis hán"; ; (1162 - 1227) là một Khả Hãn Mông Cổ và là người sáng lập ra đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng Đông Bắc Á năm 1206. Ông là một trong những nhà quân sự lỗi lạc và có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới, được người Mông Cổ kính trọng, như là vị lãnh đạo mang lại sự thống nhất cho Mông Cổ. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên của Trung Hoa. Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (1309), Nguyên Vũ Tông gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu của ông là Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế. Các cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn trên khắp khu vực Á - Âu để bành trướng lãnh thổ đã đem lại sự thống nhất và phát triển giao lưu buôn bán, đồng thời ông cũng thi hành chính sách tự do tôn giáo. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn cũng nổi tiếng bởi sự tàn bạo với những người chống đối. Thành Cát Tư Hãn bị nhiều dân tộc coi là hiện thân của sự tàn bạo, nhất là từ Trung Á, Đông Âu và Trung Đông (là những nơi đã từng bị quân đội Mông Cổ thảm sát hàng loạt). Theo ước tính, đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã giết hơn 40 triệu người tại các lãnh thổ mà họ xâm chiếm. Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, như Thiếp Mộc Nhi, người lập ra đế quốc Timurid; Babur, người sáng lập ra đế quốc Mông Cổ trong lịch sử Ấn Độ. Những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ XVII cho đến khi bị đế quốc Đại Thanh của người Mãn Châu thống trị lại. Tên thật của ông là Thiết Mộc Chân (), sinh năm 1162 (dù có nguồn cho rằng ông sinh năm 1155), thuộc gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân (). Ông là con trai cả của Dã Tốc Cai, thủ lĩnh của bộ lạc Khất Nhan với bà Hạ Ngạch Luân từ bộ lạc Oát Lặc Hốt Nột. Vào thời điểm bà Hạ Ngạch Luân mang thai ông, một thủ lĩnh người Thát Đát là Thiết Mộc Chân Ngột Cách đã bị cha ông đánh bại. Theo truyền thống trên thảo nguyên, người cha sẽ lấy tên vị tướng quân mà mình đã đánh bại để đặt tên cho con. Đó có thể là lý do khả dĩ nhất cho nguồn gốc cái tên Thiết Mộc Chân của ông. Trong tiếng Mông Cổ, Thiết Mộc Chân có nghĩa là "sắt". Thiết Mộc Chân có 3 em trai là Cáp Tát Nhi, Hợp Xích Ôn, Thiết Mộc Cách và em gái Thiết Mộc Luân, cùng hai em cùng cha khác mẹ là Biệt Khắc Thiếp Nhi và Biệt Lặc Cổ Đài do vợ thứ của Dã Tốc Cai sinh ra. Khi Thiết Mộc Chân lên 9 tuổi, Dã Tốc Cai đưa cậu về bộ lạc bên ngoại Oát Lặc Hốt Nột để hỏi con gái của một người họ hàng làm vợ tương lai cho cậu. Khi gặp được Hoằng Cát Lạt, ông ngay lập tức đã quý mến Thiết Mộc Chân. Ông liền gả con gái mình là Bột Nhi Thiếp cho cậu và yêu cầu cậu ở rể đến khi đủ 12 tuổi. Dã Tốc Cai đồng ý và quay về một mình. Trên đường trở về, Dã Tốc Cai bị một nhóm người Thát Đát đầu độc và qua đời ngay sau đó. Thiết Mộc Chân phải tạm biệt gia đình người vợ tương lai để về chịu tang, đồng thời tiếp quản vị trí tộc trưởng. Nhưng các bô lão trong bộ lạc cho rằng không thể trao vị trí đứng đầu cho một đứa trẻ 9 tuổi, nên họ đã trao vị trí này cho Tháp Nhĩ Hốt Đài - một viên tướng dưới quyền Dã Tốc Cai và đang là thủ lĩnh bộ lạc Thái Xích Ô. Sau khi nắm quyền, Tháp Nhĩ Hốt Đài lập tức trở mặt, đuổi gia đình Thiết Mộc Chân ra khỏi bộ lạc và ra lệnh cho tất cả người dân di chuyển xuống hạ lưu sông Oát Nan, bỏ lại gia đình cậu đơn độc kiếm sống. Trong những năm sau đó, gia đình Thiết Mộc Chân sống cuộc đời du cư nghèo khó, sống chủ yếu nhờ câu cá, hái lượm và săn bắn. Trong một lần đi câu cá, Thiết Mộc Chân cùng Cáp Tát Nhi đã giết chết Biệt Khắc Thiếp Nhi, khi bị hắn trộm mất mẻ cá mà họ vất vả thu được, khiến bà Hạ Ngạch Luân tức giận quở mắng anh em ông nhưng cũng bắt đầu dạy ông nhiều bài học từ sống sót trong điều kiện khắc nghiệt của Mông Cổ tới sự cần thiết của liên minh, hình thành nên sự hiểu biết của ông trong những năm sau này về sự cần thiết của thống nhất. Nhưng cái chết của Biệt Khắc Thiếp Nhi đã ám ảnh Thiết Mộc Chân suốt những năm sau đó, đặc biệt là khi ông phải chứng kiến hai cậu con trai là Truật Xích và Sát Hợp Đài luôn bất hòa và không thể tìm được tiếng nói chung. Năm 15 tuổi, Thiết Mộc Chân giờ đã khôn lớn, chững chạc, là trụ cột chính của gia đình. Còn Tháp Nhĩ Hốt Đài sau một thời gian thì bắt đầu lo lắng, rằng Thiết Mộc Chân khi trưởng thành có thể sẽ quay về lấy lại vị trí tộc trưởng. Vì vậy hắn đã cho binh lính lùng sục khắp thảo nguyên, tìm gia đình Thiết Mộc Chân để trừ khử. Cuối cùng họ bị phát hiện khi đang đi săn trong một khu rừng. Để bảo vệ gia đình, Thiết Mộc Chân phải để mẹ và các em chạy theo một hướng, còn mình chạy theo hướng khác, thu hút sự chú ý của binh lính Thái Xích Ô, giúp gia đình chạy trốn an toàn. Ông sau đó cũng bị bắt và bị đối xử như một tên tội phạm. Nhưng trong lúc này, sự dũng cảm, mưu trí của Thiết Mộc Chân mới lộ rõ. Ông biết trong bộ lạc vẫn còn những người trung thành với cha ông là Dã Tốc Cai, nên đã lợi dụng đêm tối, đánh bất tỉnh lính canh rồi chạy vào nhà một người bạn khi xưa của Dã Tốc Cai, được ông ta giấu kín trong nhà, cho ăn uống và mượn quần áo cùng ngựa để chạy trốn. Thiết Mộc Chân gặp lại gia đình ở chân núi Bất Nhi Hãn. Cả nhà quyết định sẽ di cư sang phía bên kia dãy núi để tránh tai mắt của Tháp Nhĩ Hốt Đài. Về phần ân nhân của Thiết Mộc Chân, con gái của ông ta sau này trở thành vương phi của Thiết Mộc Chân, còn con trai Xích Lão Ôn trở thành một trong Tứ Kiệt, tức 4 vị quân sư đắc lực của Thành Cát Tư Hãn. Một lần, đàn ngựa của gia đình Thiết Mộc Chân bị mất trộm. Thiết Mộc Chân vừa đi săn về, nghe tin dữ thì lập tức đuổi theo bọn cướp. Đến sẩm tối, người ngựa đều mỏi mệt, may sao Thiết Mộc Chân được một thanh niên sống gần đó là Bác Nhĩ Thuật cho tá túc. Ông nói rõ tình hình và đề nghị Bác Nhĩ Thuật đi cùng. Tài trí của Thiết Mộc Chân lại có dịp được bộc lộ khi cùng Bác Nhĩ Thuật trừ khử bọn cướp và lấy lại đàn ngựa. Sau lần đó, ông cùng Bác Nhĩ Thuật kết nghĩa huynh đệ. Bác Nhĩ Thuật sau này cũng là một trong Tứ Kiệt, là một trong những đại khai quốc công thần của đế quốc Mông Cổ và là cận thần đáng tin cậy của Thành Cát Tư Hãn. Năm 16 tuổi, Thiết Mộc Chân tìm về bộ lạc Hoằng Cát Lạt để lấy Bột Nhi Thiếp làm vợ. Nhưng ít lâu sau, bộ lạc Miệt Nhĩ đã tấn công làng của Thiết Mộc Chân để trả thù cho việc thủ lĩnh của họ năm xưa bị Dã Tốc Cai cướp vợ (bà Hạ Ngạch Luân) và cướp Bột Nhi Thiếp làm chiến lợi phẩm. Ông đã đến cầu viện người anh em kết nghĩa Trác Mộc Hợp - người sau này trở thành kẻ thù, và người cha đỡ đầu Thoát Lý của bộ lạc Khắc Liệt để giải thoát cho vợ mình. Nhưng trong thời gian bị bắt giữ, Bột Nhi Thiếp đã mang thai đứa con đầu lòng Truật Xích. Điều này đã dẫn đến sự nghi ngờ trong dòng tộc, rằng Truật Xích không phải con của Thiết Mộc Chân, và hậu duệ của Truật Xích không bao giờ được coi là những người kế vị. Thông thường, theo truyền thống Mông Cổ, người đàn ông sẽ giết chết đứa con đầu lòng của mình vì cho rằng đó có thể là con của vợ với người khác trước khi đến với mình, hoặc đó là con của vợ với kẻ bắt cóc, do tình trạng cướp hôn diễn ra thường xuyên tại Mông Cổ. Nhưng Thiết Mộc Chân đã giữ Truật Xích lại và nghiêm cấm mọi người xung quanh bàn tán về thân thế cậu con cả. Nhưng chính vì bị nghi ngờ huyết thống mà Truật Xích luôn gặp rắc rối với mọi người trong dòng tộc, đặc biệt là cậu em thứ Sát Hợp Đài, khi Sát Hợp Đài một mực tin rằng những tin đồn đó là sự thật. Cả hai luôn xô xát, cãi cọ, thậm chí dùng đến nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn, khiến chính người cha vĩ đại của mình cũng phải bất lực. Bên cạnh Truật Xích và Sát Hợp Đài, Bột Nhi Thiếp còn sinh 2 người con trai khác Oa Khoát Đài và Đà Lôi cùng 5 con gái. Thảo nguyên Mông Cổ vào khoảng cuối thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII được phân chia giữa các bộ lạc hay liên minh bộ lạc, nổi bật như Nãi Man, Miệt Nhĩ, Duy Ngô Nhĩ, Thát Đát, Khất Nhan, Khắc Liệt... thường xung đột với những cuộc đột kích, cướp bóc, trả thù lẫn nhau. Thiết Mộc Chân bắt đầu sự nghiệp bằng cách liên minh với một người bạn của cha ông là Thoát Lý, thủ lĩnh của bộ lạc Khắc Liệt, được nhà Kim phong tước Vương Hãn năm 1197. Thiết Mộc Chân lấy danh nghĩa là con của Dã Tốc Cai, đến diện kiến Thoát Lý và nhận ông ta làm cha đỡ đầu. Đến khi Bột Nhi Thiếp bị người Miệt Nhĩ bắt, Thoát Lý cho Thiết Mộc Chân mượn 20.000 quân và đề nghị mời cả Trác Mộc Hợp, khi đó đang là thủ lĩnh bộ lạc Trát Đạt Lan cùng tiếp ứng, vì Trác Mộc Hợp cũng có tư thù với người Miệt Nhĩ khi bị họ bắt cóc lúc nhỏ. Người anh em kết nghĩa này đã cho ông mượn thêm 10.000 quân, đồng thời hẹn tập kết ở thượng nguồn sông Oát Nan 3 ngày sau đó. Mặc dù giải cứu Bột Nhi Thiếp thành công và đánh bại hoàn toàn người Miệt Nhĩ, nhưng Thiết Mộc Chân và Trác Mộc Hợp bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn về phân chia quyền lợi, đất đai và cả cách quản lý bộ lạc. Hơn nữa, Trác Mộc Hợp khi thấy thế lực của Thiết Mộc Chân ngày càng lớn mạnh thì nảy sinh nghi ngại. Năm 1190, người của Thiết Mộc Chân trong một cuộc tranh chấp đồng cỏ đã giết chết người của Trác Mộc Hợp. Điều này đã trở thành cái cớ để Trác Mộc Hợp đem 30.000 quân tấn công Thiết Mộc Chân. Thế lực của Thiết Mộc Chân dù đang dần lớn mạnh nhưng cũng chỉ có hơn 10.000 quân, và đã phải chịu thất bại trước Trác Mộc Hợp. Dù thắng trận, nhưng việc Trác Mộc Hợp đối xử tàn nhẫn với các tù binh và hành quyết họ một cách dã man đã khiến rất nhiều tướng sĩ của ông ta bất mãn và chạy sang đầu quân cho Thiết Mộc Chân. Trong số đó có Mộc Hoa Lê - một trong những vị đại tướng huyền thoại của Mông Cổ, có công rất lớn trong cuộc chiến với nhà Kim sau này. Các kẻ thù chính của liên minh Mông Cổ vào khoảng năm 1190-1200 là Nãi Man ở phía tây, Miệt Nhĩ ở phía bắc, nước Tây Hạ của người Đảng Hạng ở phía nam và nhà Kim cùng Thát Đát ở phía đông. Năm 1190, Thiết Mộc Chân thống nhất một bộ phận người Mông Cổ, chủ yếu là bạn bè và tướng lĩnh dưới quyền cha ông khi xưa. Trong các bộ lạc chiếm được, ông thực hiện việc cai trị theo cung cách khác với truyền thống của người Mông Cổ bằng cách ủy quyền cho những người xứng đáng và trung thành chứ không dựa trên quan hệ gia đình. Thiết Mộc Chân sau đó ban hành bộ luật bằng văn bản cho người Mông Cổ, gọi là Yassa, ra lệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt để xây dựng tổ chức và quyền lực trong phạm vi vương quốc của mình. Để đảm bảo sự phục tùng tuyệt đối và tuân thủ luật pháp, Thiết Mộc Chân cam kết dành cho thần dân và binh lính sự giàu có từ chiến lợi phẩm trong tương lai. Khi đánh bại các bộ lạc thù địch, ông không ruồng bỏ binh lính của họ mà đặt các bộ lạc đó dưới sự bảo hộ của mình và hợp nhất các thành viên bộ lạc đó vào bộ lạc của mình. Mẹ ông còn nhận những đứa trẻ mồ côi từ các bộ lạc đó để nuôi. Những điểm mới trong chính sách đã gây dựng được niềm tin và lòng trung thành từ những người bị chế ngự, giúp Thiết Mộc Chân mạnh hơn sau mỗi chiến thắng. Năm 1201, một hội nghị Khố Lý Đài (Kurultai, hội nghị các thủ lĩnh Mông Cổ) do thủ lĩnh từ 11 bộ lạc tổ chức đã bầu Trác Mộc Hợp làm Cổ Nhi Hãn, để liên minh tấn công Thiết Mộc Chân. Liên minh này bị liên minh giữa Thiết Mộc Chân với Thoát Lý đánh bại, Trác Mộc Hợp phải đầu hàng Thoát Lý. Con trai của Thoát Lý là Tang Côn ghen tức với sức mạnh đang lên của Thiết Mộc Chân và không hài lòng sự thân mật giữa Thiết Mộc Chân với cha mình, đã lập kế hoạch ám sát Thiết Mộc Chân. Thoát Lý dù là nghĩa phụ của Thiết Mộc Chân, được Thiết Mộc Chân cứu mạng nhiều lần, lại ủng hộ con mình. Thiết Mộc Chân biết được ý đồ và đánh bại Tang Côn. Một trong những sự kiện cuối cùng làm đoạn tuyệt quan hệ giữa Thiết Mộc Chân và Thoát Lý là Thoát Lý từ chối đề nghị cưới con gái ông ta cho Truật Xích, một dấu hiệu không tôn trọng trong văn hóa Mông Cổ. Hành động này dẫn tới sự chia cắt hai bên và là điềm báo một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra. Thoát Lý liên minh với Trác Mộc Hợp, nhưng sau đó hai người nảy sinh mâu thuẫn, cộng với sự chuyển hướng của một loạt cựu liên minh sang phía Thiết Mộc Chân đã dẫn tới thất bại của Thoát Lý. Thoát Lý chạy tới bộ lạc Nãi Man, nhưng bị binh lính Nãi Man giết chết năm 1203. Thất bại này đã làm cho bộ lạc Khắc Liệt bị phân rã hoàn toàn. Mối đe dọa kế tiếp đối với Thiết Mộc Chân là người Nãi Man, với Trác Mộc Hợp và các tàn dư bộ lạc bị Thiết Mộc Chân đánh bại đã chạy tới nương tựa. Nhưng trước khi Thiết Mộc Chân tấn công Nãi Man, một số tướng lĩnh đã chạy sang phía quân Mông Cổ. Thiết Mộc Chân đã đánh bại Thái Dương Hãn vào cuối năm 1204. Thất bại của người Nãi Man đã làm cho Thiết Mộc Chân trở thành thủ lĩnh duy nhất của thảo nguyên Mông Cổ, nghĩa là tất cả các liên minh hùng mạnh khác hoặc là thất bại hoặc là bị hợp nhất dưới trướng của ông. Theo "Bí sử Mông Cổ", Trác Mộc Hợp sau thất bại của người Nãi Man phải tiếp tục bỏ chạy để tránh bị truy sát. Nhưng cuối cùng hắn lại bị thuộc hạ của mình phản bội, bắt trói và giải đến chỗ của Thiết Mộc Chân. Tuy nhiên, Thiết Mộc Chân không nỡ xuống tay với người bạn thời thơ ấu nên đã tha chết và đề nghị Trác Mộc Hợp quên đi hận thù mà cùng nhau xây dựng Mông Cổ. Ông cũng hạ lệnh hành hình những kẻ bán đứng Trác Mộc Hợp vì tội tạo phản. Tuy nhiên, Trác Mộc Hợp từ chối, nói rằng bầu trời chỉ có một mặt trời thôi và đề nghị được chết một cách cao quý theo tập quán là chết không rơi máu. Thiết Mộc Chân dù rất đau lòng nhưng vẫn phải đáp ứng. Năm 1206, sau khi thống nhất toàn bộ các bộ lạc trên thảo nguyên Mông Cổ, các tướng lĩnh Mông Cổ đã mở hội nghị Khố Lý Đài, tôn Thiết Mộc Chân làm Đại Hãn, tuyên bố lập ra Đại Mông Cổ Quốc, lấy hiệu là Thành Cát Tư Hãn (trong tiếng Mông Cổ thì "Чингис Хаан" có nghĩa là vua của cả thế giới). Sau khi lên ngôi, Thành Cát Tư Hãn đã có nhiều chính sách nhằm giúp Mông Cổ đi lên. Tuy vậy, thực trạng bùng nổ dân số dẫn đến nguồn cung cấp lương thực và tài nguyên trong nước ngày càng cạn kiệt. Điều này khiến Thành Cát Tư Hãn bắt đầu nhắm đến những vùng đất bên ngoài thảo nguyên, cụ thể là vùng đất Trung Nguyên rộng lớn mà gần nhất là nước Kim. Nhưng vì thời cơ chưa chín muồi nên Thành Cát Tư Hãn chuyển hướng sang Tây Hạ, vừa để phá vỡ quan hệ liên minh giữa Kim và Tây Hạ, vừa để làm bàn đạp tấn công Kim. Vì vậy, sau khi bình định thành công các bộ lạc thiểu số phía Bắc, Thành Cát Tư Hãn dẫn quân tiến đánh Tây Hạ vào năm 1209. Ông đã chiếm được một số thành trì vững chắc của Tây Hạ. Vua Tây Hạ là Lý An Toàn sai sứ sang cầu cứu nước Kim nhưng không được hồi đáp. Cuối cùng, Tây Hạ phải ký hiệp ước hòa bình, thừa nhận Thành Cát Tư Hãn là chúa tể, biến quốc gia này trở thành chư hầu của Mông Cổ và cung cấp binh lính cũng như hậu cần cho các chiến dịch trong tương lai của Thành Cát Tư Hãn. Sau đó Tây Hạ cũng bị ông lật đổ (1227). Sau khi thu phục Tây Hạ và chỉnh đốn quân đội, Thành Cát Tư Hãn nhận thấy thời cơ tiến đánh nước Kim đã đến. Trước tiên, ông sỉ nhục tân hoàng đế của nước Kim là Hoàn Nhan Vĩnh Tế, khi sứ giả nước Kim sang Mông Cổ yêu cầu ông phải sang chầu và tiến cống. Thành Cát Tư Hãn gọi tân hoàng đế là kẻ đần độn, hèn nhát, thậm chí còn nói với sứ giả nước Kim rằng "Hoàng đế Trung Nguyên phải là người nhà trời như ta mới xứng đáng". Sau đó, ông gả con gái cho con trai tộc trưởng bộ lạc Uông Cổ ở biên giới Mông-Kim, để họ làm tai mắt do thám tình hình nước Kim. Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn điểm 10 vạn kỵ binh tiến đánh nước Kim, với lý do để trả thù cho ông nội là Khả Hãn Yểm Ba Hải đã bị nhà Kim sát hại cũng như những cư dân Mông Cổ bị nhà Kim bắt bớ làm nô lệ và sát hại trong nhiều năm qua. Ông còn lấy lý do giải phóng tộc người Khiết Đan bị người Nữ Chân chèn ép để lôi kéo người Khiết Đan đi theo mình. Kết quả của chiến thuật siêu đẳng và sự hoàn hảo của chiến lược là Thành Cát Tư Hãn đã xâm chiếm và hợp nhất lãnh thổ nhà Kim đến tận Vạn Lý Trường Thành năm 1213. Tiêu biểu nhất là trận Dã Hồ Lĩnh, khi 10 vạn quân Mông Cổ đánh tan tác 45 vạn quân Kim, khiến quốc lực tích lũy suốt gần 100 năm của nhà Kim bỗng chốc tiêu tan. Cùng năm đó, tướng nhà Kim là Hồ Sa Hổ giết chết Hoàn Nhan Vĩnh Tế rồi lập anh trai cùng cha khác mẹ của Kim Chương Tông là Hoàn Nhan Tuần lên ngôi, tức Kim Tuyên Tông. Sau đó Thành Cát Tư Hãn chỉ huy ba cánh quân tiến vào trung tâm lãnh thổ nước Kim, nằm giữa Vạn Lý Trường Thành và sông Hoàng Hà. Kim Tuyên Tông phải cầu hòa, cắt đất, dâng vàng bạc châu báu và gả công chúa cho Thành Cát Tư Hãn để ông lui binh. Tuy tỏ ra hòa hảo nhưng Kim Tuyên Tông vẫn lo sợ, lập tức dời đô về Khai Phong. Thành Cát Tư Hãn vô cùng giận dữ, cho rằng nhà Kim bội ước, lại xua quân tiến đánh.Năm 1215, Thành Cát Tư Hãn lại xâm chiếm miền bắc Trung Quốc, chiếm giữ hàng loạt thành phố và năm 1215 đã bao vây, chiếm giữ và cướp bóc kinh thành Trung Đô (sau này là Bắc Kinh). Nhưng trong lúc đó, tàn dư bộ lạc Miệt Nhĩ quay lại quấy nhiễu thảo nguyên Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn buộc phải rút quân, chỉ để Mộc Hoa Lê cùng binh sĩ dưới quyền ông ta ở lại. Mộc Hoa Lê sau đó vì quá lao lực, cộng thêm sự uất ức vì bị Tây Hạ trở mặt mà qua đời khi quân Mông Cổ chuẩn bị tiến vào Khai Phong. Trong suốt thời gian tiến đánh nhà Kim, quân Mông Cổ đã thu được rất nhiều vàng bạc châu báu, sản vật quý cùng hàng ngàn tù binh. Nhưng thu hoạch lớn nhất của Thành Cát Tư Hãn có lẽ là việc thu phục thành công Gia Luật Sở Tài - hậu duệ của hoàng tộc Khiết Đan và là một kỳ tài hiếm có thời điểm đó. Ông đồng ý làm việc cho đế quốc Mông Cổ và làm đến chức Tể tướng dưới thời Oa Khoát Đài. Cùng thời gian đó Khuất Xuất Luật, con trai của Thái Dương Hãn của bộ lạc Nãi Man đã chạy về phía tây và cướp Tây Liêu, đồng minh phía tây của Thành Cát Tư Hãn. Trong thời gian này, quân đội Mông Cổ đã mệt mỏi do hơn 10 năm chiến tranh chống lại Tây Hạ và Kim. Vì vậy Thành Cát Tư Hãn chỉ gửi khoảng 20.000 quân dưới sự chỉ huy của Triết Biệt để chống lại Khuất Xuất Luật. Dân chúng Tây Liêu vốn phẫn uất trước sự cai trị tàn bạo của Khuất Xuất Luật đã mở cửa biên giới cho quân Mông Cổ tiến vào. Khuất Xuất Luật đã bị đánh bại ở phía tây Kashgar; ông ta bị bắt sống và hành hình sau đó. Tây Liêu sáp nhập vào Mông Cổ. Năm 1218 đế quốc Mông Cổ mở rộng về phía tây tới hồ Balkhash và tiếp giáp với đế quốc Khwarezm, một quốc gia Hồi giáo trải dài từ biển Caspi ở phía tây và vịnh Ba Tư, biển Ả Rập ở phía nam. Năm 1218 Thành Cát Tư Hãn gửi một đoàn sứ giả sang tỉnh phía đông của đế quốc Khwarezm với mục đích thảo luận khả năng buôn bán với quốc gia này. Thống đốc của tỉnh này đã giết chết họ và làm Thành Cát Tư Hãn giận dữ. Ông đã cho 200.000 quân tràn sang để trả thù. Quân đội Mông Cổ với chiến lược và chiến thuật hơn hẳn đã nhanh chóng hạ thành phố này và hành hình viên thống đốc bằng cách đổ bạc nóng chảy vào tai và mắt ông ta để trả đũa hành động xúc phạm Thành Cát Tư Hãn và những ý định tốt đẹp ban đầu của người Mông Cổ. Cùng thời điểm này (1219), ông quyết định mở rộng ảnh hưởng của Mông Cổ với thế giới Hồi giáo. Quân Mông Cổ lần lượt hạ các thành phố chính của Khwarezm như Bukhara, Samarkand và Balkh, và hoàng đế Khwarezm là Ala ad-Din Muhammad II phải liên tục rút lui. Cuối cùng, ông ta chết ở một hòn đảo trên biển Caspi, gần cảng Abaskun năm 1220, và đế quốc Khwarezm sụp đổ. Sau đó quân Mông Cổ chia làm 2 đạo quân, Thành Cát Tư Hãn chỉ huy một nhánh tràn vào Afghanistan và bắc Ấn Độ, nhánh kia do Tốc Bất Đài chỉ huy tiến vào Kavkaz và Nga. Không cánh quân nào bổ sung thêm lãnh thổ cho đế chế nhưng họ đã cướp bóc và đánh bại mọi đội quân mà họ gặp. Năm 1225 cả hai cánh quân đều quay trở lại Mông Cổ. Những cuộc xâm lăng này đã bổ sung thêm Transoxiana và Ba Tư vào đế chế vốn đã ghê gớm và xác lập hình ảnh của Thành Cát Tư Hãn như một chiến binh khát máu trong những người không biết hoặc không muốn biết rằng ông là ông chủ thực sự của thế giới cho đến năm 1227, khi ông qua đời. Sau khi tiêu diệt Đế quốc Khwarezm vào năm 1220, Thành Cát Tư Hãn tập hợp lực lượng ở Ba Tư và Armenia để trở về thảo nguyên Mông Cổ. Theo đề nghị của Tốc Bất Đài, quân Mông Cổ được chia thành 2 cánh. Thành Cát Tư Hãn dẫn phần lớn quân chủ lực về Mông Cổ bằng cách tấn công xuyên qua Afghanistan và bắc Ấn Độ. Cánh còn lại gồm 2 vạn quân do Triết Biệt và Tốc Bất Đài chỉ huy, hành quân qua vùng Kavkaz và vào Nga, tấn công sâu vào Armenia và Azerbaijan. Người Mông Cổ phá hủy Gruzia, chiếm được trung tâm thương mại và quân sự Caffa ở Krym của Cộng hòa Genova, và tiến sát Biển Đen. Ảnh hưởng của vó ngựa Mông Cổ được mở rộng hơn bao giờ hết. Trên đường trở về Mông Cổ, cánh quân Tốc Bất Đài bị liên quân Cuman-Kipchak và lực lượng lớn quân Nga Kiev lên tới 8 vạn, tập hợp từ quân đội của các vương công Nga, do Mstislav Mstilavich của Halych và Mstislav III của Kiev chỉ huy, chặn lại. Tốc Bất Đài gửi sứ giả đến đề nghị hòa bình nhưng các sứ giả bị hành quyết. Nổi giận vì bị từ chối, Tốc Bất Đài ra lệnh tấn công vào đội quân Nga Kiev, tuy đông nhưng kém phối hợp bởi sự thiếu đoàn kết của các vương công Nga, Tốc Bất Đài đã đánh tan đội quân này tại sông Kalka năm 1223. Quân Mông Cổ tiếp tục càn quét lãnh thổ Nga và chỉ chịu dừng lại sau trận eo sông Samara, khi bị quân Volga Bulgar, do Ghabdulla Chelbir chỉ huy, phục kích gây thiệt hại nặng nề. Các vương công Nga không còn cách nào khác ngoài đề nghị cầu hòa, thực chất là lời đầu hàng nhục nhã. Tuy họ không bị tước đi quyền lực, nhưng họ phải chịu thần phục và triều cống cho Thành Cát Tư Hãn. Tương truyền, để dương uy quân Mông Cổ, Tốc Bất Đài cho đặt ván trên đầu các vương công Nga để mở tiệc ăn mừng. 6 vương công Nga, trong đó có Mstislav III của Kiev, đã bị đè đến chết. Thành Cát Tư Hãn không phải người chấp nhận thất bại. Trước khi 2 cánh quân về Mông Cổ năm 1225, họ đã trinh sát và tìm hiểu kỹ đối phương để chuẩn bị phục thù. Dù Thành Cát Tư Hãn chết 2 năm sau đó, quân Mông Cổ cũng một lần nữa trở lại vào năm 1237 dưới sự chỉ huy của Bạt Đô - con trai của Truật Xích, chinh phục hoàn toàn Nga Kiev và Volga Bulgar vào năm 1240, trả lại mối thù bại trận lần trước. Tây Hạ từ chối không tham chiến chống lại đế chế Khwarezm, cũng từ chối góp quân để đánh nhà Kim, thậm chí còn giúp nước Kim đánh Mông Cổ khiến Mộc Hoa Lê uất ức mà qua đời. Thành Cát Tư Hãn đã thề sẽ dành cho họ sự trừng phạt. Sau một thời gian nghỉ ngơi để chỉnh đốn quân đội, Thành Cát Tư Hãn chuẩn bị binh mã với mục tiêu san phẳng Tây Hạ. Cùng thời gian này, ông cũng đã chọn người con trai thứ 3 là Oa Khoát Đài làm người kế vị cũng như thiết lập cơ chế chọn người kế vị thông qua hội nghị Khố Lý Đài và phải là hậu duệ trực hệ của ông. Năm 1226, Thành Cát Tư Hãn điểm 180.000 quân tấn công Tây Hạ. Tháng 2, ông chiếm các thành phố Hắc Thủy, Cam Châu và Túc Châu và trong mùa thu năm đó ông chiếm phủ Tây Lương. Các tướng Tây Hạ đã đánh một trận lớn với quân Mông Cổ gần dãy núi Hạ Lan Sơn. Quân Tây Hạ đại bại. Tháng 11, ông bao vây thành Linh Châu và vượt qua sông Hoàng Hà đánh bại quân cứu viện của Tây Hạ. Năm 1227, ông tấn công kinh đô Tây Hạ, trong tháng 2 chiếm phủ Lâm Thao, tháng 3 chiếm quận Tây Ninh (tỉnh Thanh Hải ngày nay) và phủ Tín Đô. Trong tháng 4 chiếm quận Đức Thuận. Tại Đức Thuận, tướng Tây Hạ Mã Kiên Long chống lại quân Mông Cổ trong nhiều ngày cả trong và ngoài thành. Mã Kiên Long sau đó chết do bị tên bắn. Thành Cát Tư Hãn sau khi chiếm Đức Thuận, tiến quân tới Lục Bàn Sơn (thuộc huyện Thanh Thủy, thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc) để tránh mùa hè khắc nghiệt. Vua Tây Hạ chính thức đầu hàng Mông Cổ năm 1227 và hẹn xin nộp thành. Tây Hạ bị diệt sau 190 năm (1038 - 1227). Trước thời hạn vua Tây Hạ nộp thành đúng 1 ngày thì Thành Cát Tư Hãn băng hà. Cả hoàng tộc Tây Hạ sau đó cũng bị hành hình. Trong giờ phút cuối cùng, Thành Cát Tư Hãn vẫn không quên nói ra chiến lược tác chiến sinh tử giữa Mông Cổ, Kim và Nam Tống. Sách lược của Thành Cát Tư Hãn là trước mượn đường Tống để diệt Kim, sau đó quay lại diệt Tống. Không những thế, Thành Cát Tư Hãn còn chỉ cụ thể con đường xuất quân và việc thực hiện phương án tác chiến. Ông nói: "Quân tinh nhuệ của Kim ở Đồng Quan, phía nam chiếm cứ Liên Sơn, phía bắc bị hạn chế bởi sông lớn, như thế khó đánh thắng nhanh. Nhưng Tống và Kim có mối thù truyền kiếp, giả liên Tống thì đánh Kim sẽ dễ. Bởi lúc này Kim nóng vội, trưng binh hàng vạn, tiếp tế khó khăn, người ngựa mệt mỏi, ta sẽ đánh thắng". Nói xong, Thành Cát Tư Hãn băng hà vào ngày 18 tháng 8 năm 1227 tại huyện Thanh Thủy, gần Lục Bàn Sơn, Trung Quốc, thọ 66 tuổi. Nguyên nhân cái chết của ông vẫn chưa được sáng tỏ, nhiều người cho rằng do ông ngã ngựa, cộng với tuổi già và suy giảm thể lực hay bị hạ độc từ phía kẻ thù. "Biên niên sử Galicia-Volhynia" cho rằng ông bị những người Đảng Hạng giết chết, tuy nhiên đến ngày nay vẫn chưa ai biết rõ. Trước khi mất, Thành Cát Tư Hãn đã chia đế quốc rộng lớn của mình cho 4 đích tử: Truật Xích nhận vùng cực Tây (Nga và Kazakhstan ngày nay) gọi là Kim Trướng Hãn quốc; Sát Hợp Đài nhận Transoxania nằm giữa các sông Amu Darya và Syr Darya tại Uzbekistan ngày nay, và khu vực quanh Kashgar, gọi là Sát Hợp Đài Hãn quốc; Oa Khoát Đài nhận Trung Quốc và được chỉ định làm Đại Hãn kế vị; còn Đà Lôi nhận vùng trung tâm Mông Cổ theo truyền thống con út thừa hưởng gia tài. Tuy nhiên, sau khi Thành Cát Tư Hãn mất, thay vì Oa Khoát Đài lên kế vị như di chiếu, Đà Lôi đã nắm quyền Giám quốc trong 2 năm. Đến năm 1229, Oa Khoát Đài mới chính thức lên ngôi Đại Hãn. Ông mở cuộc tấn công chưa từng thấy vào nước Kim, cuối cùng nhà Kim bị tiêu diệt ngày 9 tháng 2 năm 1234. Sau khi lên ngôi Đại Hãn được 13 năm, Oa Khoát Đài băng hà. Hoàng hậu Thoát Liệt Ca Na làm Giám quốc trong 5 năm rồi tôn con trai trưởng Quý Do làm Đại Hãn kế vị (1246). Nhưng Quý Do chỉ ở ngôi được 2 năm thì qua đời mà chưa kịp chỉ định người nối ngôi. Cuộc chiến vương quyền trong hoàng tộc Mông Cổ ngày càng trở nên căng thẳng giữa cánh nhà Oa Khoát Đài (gồm các anh em của Quý Do và Thất Liệt Môn - cháu nội của Oa Khoát Đài, vốn được Oa Khoát Đài chọn làm tân Đại Hãn) và cánh nhà Đà Lôi (gồm Mông Kha và Hốt Tất Liệt). Cuối cùng, với sự trợ giúp của Bạt Đô, người con trưởng của Đà Lôi là Mông Kha đã đánh bại tất cả đối thủ để lên ngôi Đại Hãn (1251). Ông cho mở các chiến dịch để mở rộng lãnh thổ như đánh chiếm Đại Lý (1254) và Đại Việt (1257) để thuận lợi cho việc đánh chiếm Nam Tống. Sau khi thôn tính Đại Lý và thất bại trong cuộc xâm lăng Đại Việt, năm 1258 ông cùng Hốt Tất Liệt dẫn quân tiến đánh Nam Tống. Nhưng ông đã tử trận khi quân Mông Cổ đang vây hãm Điếu Ngư (Trùng Khánh ngày nay) (1259). Sau khi Mông Kha mất, trong khi người em thứ 5 của ông là Húc Liệt Ngột tách ra thành lập Y Nhi Hãn quốc (tức Ba Tư cũ), hai em trai cùng mẹ còn lại của ông là Hốt Tất Liệt và A Lý Bất Ca cùng xưng Đại Hãn (1260). Thế là cuộc nội chiến nổ ra. Cuối cùng Hốt Tất Liệt dành chiến thắng và trở thành Đại Hãn chính thức (1264). Năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Đại Nguyên, thay thế kinh đô cũ Hòa Lâm bằng 2 kinh đô mới là Đại Đô (kinh đô mùa đông, tức Bắc Kinh ngày nay) và Thượng Đô (kinh đô mùa hè, tức Chính Lam, Nội Mông ngày nay). Năm 1279, Hốt Tất Liệt chinh phục thành công Nam Tống, thôn tính toàn bộ Trung Nguyên. Hốt Tất Liệt cũng tích cực mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến với Nhật Bản, Đại Việt, Myanmar và Java, nhưng không thể giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến, mà nặng nề nhất là thất bại 2 lần trước Nhật Bản và 2 lần trước Đại Việt. Nhà Nguyên cũng là triều đại khai thác triệt để "Con đường tơ lụa" - tuyến đường giao thương Á - Âu thời điểm đó. Nhà Nguyên thống trị Trung Hoa đến năm 1368, trải qua 11 đời vua, trước khi bị Hoàng Đế khai quốc của nhà Minh là Chu Nguyên Chương đánh đuổi, giành lại Trung Quốc cho người Hán. Nhà Nguyên phải rút về thảo nguyên Mông Cổ, tức nhà Bắc Nguyên, cai trị đến năm 1402 thì bỏ quốc hiệu, Mông Cổ lại bị tách ra thành nhiều bộ lạc nhỏ. Năm 1635, Hoàng Thái Cực - Đại Hãn thứ 2 của nước Hậu Kim, sau là Hoàng đế khai quốc của nhà Thanh thu phục toàn bộ Mông Cổ khi Lâm Đan Hãn - Khả Hãn của bộ lạc Sát Cáp Nhĩ (Chahar) và là hậu duệ của các hoàng đế nhà Nguyên - chết trên đường trốn chạy, và con trai ông ta là Ngạch Triết đầu hàng và dâng ngọc tỷ truyền quốc của nhà Nguyên cho Hoàng Thái Cực. Ngạch Triết sau đó được nhà Thanh phong làm Sát Cáp Nhĩ thân vương. Sau khi Ngạch Triết mất, chức vụ Sát Cáp Nhĩ thân vương được giao lại cho em trai là A Bố Nại. Nhưng A Bố Nại lại bất mãn với triều đình nhà Thanh, cộng thêm việc 2 con trai của ông ta tạo phản, khiến cả gia đình ông ta bị tru di vào năm Khang Hy thứ 6 (1675). Nhiều năm trước khi qua đời, Thành Cát Tư Hãn đã tiên liệu việc xây dựng lăng mộ cho mình. Ông hạ lệnh xây một ngôi mộ không có bia theo đúng phong tục Mông Cổ, và tuyệt đối giữ bí mật về vị trí huyệt mộ. Sử chép rằng, sau khi qua đời, thi thể của Thành Cát Tư Hãn được đưa về cố hương ở Khentii Aimag, nơi nhiều người cho rằng ông được chôn cất ở đâu đó gần sông Oát Nan và núi Bất Nhi Hãn Theo truyền thuyết, để đảm bảo vị trí lăng mộ hoàn toàn bí mật, tất cả những quân lính tín nhiệm của ông khi tham gia diễu hành linh cữu đều giết sạch tất cả những gì bất chợt thấy trên đường đi (kể cả người, động vật). Sau khi khâm liệm, hàng ngàn con ngựa được đưa tới để giày xéo, biến khu đất đó trở nên bằng phẳng, không có vẻ gì là nơi chôn người chết. Sau tang lễ, tất cả những người tham gia diễu hành linh cữu đều bị giết hoặc tự sát trong bí mật. Chỉ vài người sống sót, rồi sau khi chết, họ cũng chôn bí mật lớn nhất của vị thủ lĩnh tối cao xuống suối vàng. Nhiều năm sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, lăng mộ của ông được người Mông Cổ xây dựng lên nhằm tôn vinh những cống hiến của vị thống lĩnh đầu tiên. Tuy nhiên, lăng mộ này chỉ mang tính biểu trưng, bên trong không có thi thể của ông. Vào ngày 6/10/2004, một dự án khảo cổ đã khám phá ra khu vực được cho là cung điện của Thành Cát Tư Hãn ở vùng nông thôn Mông Cổ, làm tăng khả năng xác định vị trí chôn cất của ông. Điều này làm dấy lên những khả năng về vị trí của khu mộ Thành Cát Tư Hãn. Có người cho rằng, khu mộ được đặt ở Kherem, cách cung điện của ông khoảng 322 km. Một số khác lại cho rằng, nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn ở khu vực gần hai con sông Oát Nan và Kerulen và núi Bất Nhi Hãn Tuy nhiên, cho đến nay, sau gần 800 năm kể từ ngày ông mất, chưa ai xác định chính xác vị trí ngôi mộ. Bí mật này trở thành một trong những "bài toán khảo cổ" lớn nhất chưa có lời giải của thế kỷ 21. Thậm chí, chính người dân Mông Cổ cũng không bao giờ có ý định khai quật lăng mộ. Họ cho rằng hãy để vị Đại Hãn tối cao của họ được ngủ yên và việc khai quật lăng mộ bị họ xem là không tôn trọng người đã khuất và là sự báng bổ thần linh. Thành Cát Tư Hãn là một nhà lãnh đạo thực thụ. Ông tạo ra bộ luật bằng chữ viết của người Mông Cổ mà mọi người trong đế chế phải tuân thủ. Vì sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo và sắc tộc của các công dân và binh lính, ông đã truyền lại sự trung thành chỉ với Đại Hãn. Để giữ vững và bổ sung chi phí cho quân đội cũng như các hoạt động khác, ông đã cho phép các thủ lĩnh duy trì quyền lực khi họ còn cung cấp được sức mạnh quân sự, nộp cống phẩm và cung cấp nhân lực trong các cơ sở cố định. Chiếm đóng được một khu vực đất đai rộng lớn, ông khuyến khích thương nghiệp, trao đổi hàng hóa và người Mông Cổ nhận được hàng hóa và dịch vụ từ những người khác. Các thương nhân, giáo sĩ, đặc sứ có được đảm bảo sự an toàn và hướng dẫn cần thiết dưới đế chế Mông Cổ, ví dụ một số người trong số họ đã đến Trung Hoa như nhà du hành Giovanni da Pian del Carpini dưới thời Oa Khoát Đài hay nhà du hành người Ý Marco Polo tới Bắc Kinh dưới thời Hốt Tất Liệt, là những người đã viết sách về chuyến du hành của họ với độ đáng tin cậy cao. Dưới thời Thành Cát Tư Hãn, “mọi cá nhân và tôn giáo là bình đẳng trước pháp luật Mông Cổ". Vì sự mở rộng đế chế, Thành Cát Tư Hãn có ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa của nhiều quốc gia châu Á, chủ yếu là Trung Hoa và Nga. Ông tiêu diệt tầng lớp quý tộc hiện thời trong các vùng lãnh thổ của mình, tạo ra tầng lớp trí thức thô sơ. Ông cũng tạo ra hệ thống bưu chính rộng lớn và mở rộng sự phổ biến của việc sử dụng hệ thống chữ cái thế giới, mặc dù trong nhiều năm người ta vẫn tin rằng ông là người thất học vì sự xuất hiện gần đây của chữ viết cũng như tuổi tác của ông tại thời điểm thi hành điều đó. Tuy nhiên, gần đây theo các phát kiến của các nhà sử học Mông Cổ và Trung Quốc thì ông là người có học thức cao. Các văn bản viết tay được cho là của ông cũng như nội dung của chúng cho thấy ông có thể đọc các bài thuyết pháp của Lão giáo. Thương mại và du lịch trong lãnh thổ Trung Hoa, Trung Cận Đông và châu Âu được phát triển mạnh mẽ bởi sự ổn định chính trị nhất mà đế chế Mông Cổ đã đem lại khi thiết lập lại Con đường tơ lụa. Ông giảm các hình phạt trong các khu vực của mình, miễn giảm thuế cho các lang y và thầy đồ, thiết lập sự tự do tôn giáo. Các ngôn ngữ khác như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ được phát triển và các loại hình tôn giáo đã nảy nở. Quân đội Mông Cổ về sau bao gồm rất nhiều người của các nền di sản khác nhau. Người Mông Cổ giúp cho phần lớn châu Á biết đến bàn tính và la bàn cũng như cho châu Âu biết đến thuốc súng và thuốc nổ (phát minh bởi người Trung Hoa) và các công cụ phục vụ chiến tranh vây hãm mà người Trung Quốc đã phát triển để đối phó với người châu Âu. Người ta cũng cho rằng ông là người đầu tiên ngăn chặn sự phân chia bắc và nam Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Tống. Với thành tựu thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn giành được sự tôn trọng và hậu thuẫn sâu rộng của họ. Ông tổ chức quân đội Mông Cổ thành các nhóm theo cơ số 10.10 lính được quản lý bới một thập hộ tướng, 10 thập hộ tướng được quản lý bởi bách hộ tướng, 10 bách hộ tướng được quản lý bởi thiên hộ tướng, 10 thiên hộ tướng được quản lý bới vạn hộ tướng. Cơ cấu mệnh lệnh này tạo ra một sự mềm dẻo cao và cho phép quân Mông Cổ có khả năng tấn công ồ ạt, chia thành các nhóm nhỏ để bao vây và dẫn kẻ thù vào trong mai phục hay áp chế các nhóm tàn quân đã tan vỡ và đang trốn chạy. Mỗi người lính Mông Cổ có thể có từ 2 đến 4 con ngựa cho phép họ phi nước đại trong vài ngày mà không cần nghỉ ngơi hay mệt mỏi. Binh sĩ Mông Cổ cũng có thể sống vài ngày chỉ cần uống máu ngựa và ăn thịt bò Tây Tạng khô khi thời tiết khắc nghiệt. Khi bổ sung binh lính mới, Thành Cát Tư Hãn chia họ ra thành nhiều nhóm dưới quyền của các thủ lĩnh khác nhau để tránh tình trạng có quan hệ về sắc tộc hay xã hội, vì thế ở đây không có sự phân chia theo các liên minh sắc tộc. Trong mọi chiến dịch, binh sĩ được phép đem theo gia đình của họ. Chỉ những chiến binh dũng cảm nhất mới được thăng chức. Mỗi một thủ lĩnh của một nhóm nào đó phải chịu trách nhiệm về sự sẵn sàng chiến đấu của binh lính dưới quyền tại bất kỳ thời điểm nào và có thể bị thay thế nếu như phát hiện được sự tắc trách. Binh lính Mông Cổ là các khinh kỵ binh (kỵ binh nhẹ), điều này cho phép họ tiến hành các chiến thuật và rút lui nhanh chóng. Đây là một thông lệ đối với các đội quân linh hoạt. Người Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn và các hậu duệ của ông là sự hoàn hảo của khinh kỵ bắn cung. Một trong những kỹ thuật mà người Mông Cổ sử dụng trong chiến tranh là giả vờ rút lui giữa trận, làm đối phương tin rằng người Mông Cổ đã thua trận. Chỉ sau đó trong một khoảng cách nhất định thì họ mới hiểu là đã bị quân Mông Cổ bao vây và cuối cùng là hàng mưa tên bắn về phía họ. Người Mông Cổ không thích hợp với cận chiến, họ thích tấn công từ một khoảng cách nhất định bằng cung tên, tận dụng khả năng bắn cung khi đang cưỡi ngựa điêu luyện của mình. Trong các cuộc chiến, thủ lĩnh quân đội Mông Cổ có thể sử dụng cờ hay kèn hiệu để thực hiện chiến lược, chiến thuật của mình. Đối với người Mông Cổ, chiến thắng là vấn đề quan trọng nhất và họ không thể chấp nhận thua trận cũng như mất người bởi vì họ bị thua sút về tiếp viện cũng như phải di chuyển xa lãnh thổ của mình. Vũ khí chủ yếu của người Mông Cổ là cung tên và kiếm lưỡi cong, nhẹ và hiệu quả để mang vác và đánh nhau hơn là kiếm dài và nặng của người châu Âu. Một quy tắc đơn giản trong giao tranh được làm rõ trong thời đại của Thành Cát Tư Hãn là nếu có từ 2 binh sĩ trở lên tách khỏi nhóm của họ mà không có sự chấp thuận của thủ lĩnh thì họ phải chết. Kiểu giao tranh của người Mông Cổ là phương thức tự nhiên nhất của cuộc sống du cư của họ, có nghĩa là trong các cuộc viễn du thì phải có hành lý gọn nhẹ nhất cũng như tốc độ và sự linh hoạt cao. Do đó Thành Cát Tư Hãn đã bổ sung thêm một yếu tố quan trọng là kỷ luật nghiêm minh. Triết lý quân sự của Thành Cát Tư Hãn là đánh bại kẻ thù với ít tổn thất và rủi ro nhất, dựa trên lòng trung thành và tài năng trong việc lựa chọn tướng lĩnh và binh sĩ. Do đó, chiến tranh tâm lý rất được ông ưa chuộng, đặc biệt trong việc mở rộng sự đe dọa, khủng bố với các thành phố, thị trấn khác. Nếu ông nhận thấy sự chống cự, ông có thể đưa ra cơ hội để họ đầu hàng và cống nộp. Nếu lời đề nghị bị từ chối, ông sẽ tiêu diệt cả thành phố hay thị trấn đó nhưng để cho một số người chạy trốn nhằm loan truyền tin về tổn thất của họ cho cư dân của các thành phố khác. Khi những tin đồn về sức mạnh của đội quân Mông Cổ đã lan rộng thì sẽ rất khó cho các thủ lĩnh của các thành phố đó trong việc thuyết phục người dân của họ chống lại Thành Cát Tư Hãn. Quan điểm của ông với kẻ thù là: đầu hàng hoặc chết. Khi họ đã đầu hàng, Thành Cát Tư Hãn thông thường giữ cho thành phố đó được nguyên vẹn và đảm bảo cho họ sự bảo vệ để họ trở thành nguồn nhân lực và quân nhu cho các chiến dịch trong tương lai. Nếu họ chống lại, ông thực hiện quyền sinh sát của người cai trị một cách tàn nhẫn. Người ta cho rằng ông đã tiết kiệm nhiều tổn thất sinh mạng cho quân đội Mông Cổ nhờ kiểu chiến tranh tâm lý này. Công nghệ là một mặt quan trọng trong chiến thuật của ông. Những thiết bị vây hãm là một phần quan trọng trong các cuộc chiến, đặc biệt trong việc tấn công các thành phố đã tăng cường phòng thủ. Ông sử dụng các nhà kỹ thuật Trung Quốc am hiểu về các thiết bị vây hãm trong quân đội của mình. Các thiết bị này được tháo rời và vận chuyển bằng ngựa và được lắp ráp lại ở nơi mà chúng cần sử dụng. Trong bối cảnh của một cuộc chiến tranh điển hình và các hình thái của nó, trước khi xâm chiếm, Thành Cát Tư Hãn và các tướng lĩnh thực hiện việc chuẩn bị ở hội nghị Khố Lý Nhĩ Đài để quyết định sách lược và tướng lĩnh tham gia. Ở phía khác, các tướng Mông Cổ là những chiến binh với mức độ độc lập cao trong các quyết định khi họ tỏ rõ lòng trung thành với Thành Cát Tư Hãn trong một thời gian dài, điều này làm giảm thiểu sự kiểm tra, giám sát của ông đối với họ trong thời gian diễn ra chiến dịch. Vì bản chất linh hoạt của quân đội Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn đã xây dựng một mạng lưới tình báo phức tạp trong quân đội Mông Cổ cũng như trong các mạng lưới thương mại hay các nước chư hầu, trong đó tình báo có thể nhanh chóng đến được mọi ngõ ngách của đế chế Mông Cổ. Người ta cho rằng, để chuẩn bị cho chiến tranh, các thủ lĩnh có thể cử 200 kỵ binh đi theo 4 hướng khác nhau để do thám các hoạt động của kẻ thù và đôi khi binh sĩ có thể đi tới 300 km trong 1 hay 2 ngày, điều này là thông thường trong thời đại của đội quân Mông Cổ. Mặc dù chiến lược của người Mông Cổ sẽ có sự thay đổi tùy theo phản ứng của kẻ thù, nhưng kỹ thuật của họ chỉ có một. Người Mông Cổ giao chiến theo hàng dọc, thông thường có ba cánh quân, hai cánh bên hông có thể tách ra từ cánh quân trung tâm khi họ tính toán xem nơi nào họ có thể thọc vào. Các cánh quân bên hông có quân số tương đương có thể đi sâu vào lãnh thổ kẻ thù và bắt đầu chôn vùi kẻ thù bằng các toán quân Mông Cổ được chia thành các nhóm binh sĩ với các thủ lĩnh của họ, tạo ra một lực lượng chiến đấu tinh tế và có tổ chức cao, gần như không thể ngăn chặn. Khi họ hiện diện ở một nơi nào đó và do thám các thành phố và cánh đồng xung quanh, họ có thể nhập lại với cánh quân trung tâm và đưa ra đòn đánh quyết định với đội quân chính của kẻ thù. Tư tưởng và ưu thế của việc sử dụng các lực lượng bên hông là lan truyền đe dọa, khủng bố, thu thập tin tức tình báo từ các kẻ thù và loại bỏ các đơn vị nhỏ hơn của kẻ thù để họ không thể hỗ trợ lẫn nhau. Nói cách khác, nó là một dạng của khái niệm phân chia và chế ngự. Các cánh quân bên hông này gửi các thông điệp thông qua tình báo cho các cánh quân khác về những gì xảy ra trên hướng của họ và họ có cần sự hỗ trợ từ các cánh quân đó hoặc hỗ trợ các cánh quân đó hay không. Quân đội Mông Cổ có các cuộc giao chiến với các đội quân nhỏ lẻ trên các cánh đồng trước khi tiêu diệt lực lượng đối địch chính, làm tăng ưu thế trong việc loại trừ khả năng thông tin từ nơi này sang nơi khác của đối phương. Người Mông Cổ giỏi chiến tranh vây hãm, làm lệch dòng chảy của các dòng sông cũng như cắt đứt lương thực, thực phẩm cho các thành phố và gửi những người tỵ nạn tới các thành phố khác để tạo sức ép kinh tế - xã hội cho các thành phố này. Khi trận đánh chính hay sự vây hãm đã kết thúc, người ta cho rằng các lực lượng Mông Cổ sẽ vẫn truy đuổi các thủ lĩnh đối phương cho đến khi họ chắc chắn rằng những kẻ này đã chết. Năm 10 tuổi, Thành Cát Tư Hãn đã giết chết người em trai cùng cha khác mẹ trong một vụ tranh giành thức ăn. Theo các sử gia, Thành Cát Tư Hãn đã trực tiếp tham gia 32 trận đánh lớn, 65 trận đánh nhỏ. Trong quá trình chinh chiến, Thành Cát Tư Hãn đã thực hiện nhiều cuộc tàn sát đẫm máu. Không chỉ tận diệt quân đội của đối thủ, ông cũng sẵn sàng tàn sát toàn bộ người dân trong một thành phố, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, nếu thành phố đó kháng cự lại quân đội của ông. Tiếng hung bạo đã được loan truyền khắp châu Âu, kỵ binh Mông Cổ khét tiếng đến độ người ta than rằng: ""Cỏ không mọc được dưới vó ngựa Hung Nô"" Theo nhiều số liệu, các cuộc tấn công của người Mông Cổ có thể đã làm sụt giảm dân số toàn thế giới thời đó đi khoảng 11%, tương đương với khoảng 45 triệu người. Năm 20 tuổi, Thành Cát Tư Hãn đánh bại bộ lạc Thát Đát đã gây ra cái chết của cha mình. Ông có cách trả thù vô cùng tàn khốc, đó là nam giới bị trói vào trục bánh xe, người nào cao hơn trục bánh xe đều bị chém đầu. Hàng vạn người Thát Đát đã bị chém đầu theo cách này. Năm 1219, sau khi vua của đế chế Khwarezm giết sứ giả Mông Cổ, ông đã xua toàn bộ quân đội xâm chiếm đế chế này. Cuộc chiến sau đó đã khiến khoảng 4 triệu thường dân Khwarezm bỏ mạng, và đế chế Khwarezm đã bị phá hủy hoàn toàn: Nhiều công trình nghệ thuật, những thư viện phong phú, cung điện và giáo đường ở Trung Á cũng bị tàn phá nặng nề trong cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn. Trung Quốc cũng chịu sự tàn sát kinh hoàng của quân Mông Cổ. Trong thời gian đế quốc Mông Cổ chinh phục Tây Hạ, Kim và Nam Tống (từ 1211 tới 1279), quân Mông Cổ thường hay tiến hành tàn sát và cướp bóc trên quy mô lớn: Từ các số liệu dân số trên, nhiều học giả cho rằng chính quân Mông Cổ đã gây ra nguyên nhân cái chết của ít nhất 40 triệu người Trung Quốc, khoảng 1/3 trong số đó là dưới tay của Thành Cát Tư Hãn (giai đoạn 1211-1227). Thành Cát Tư Hãn có khoảng 40 thê thiếp, sống trong 4 "Oát nhi đóa": Sau mỗi cuộc chiến, Thành Cát Tư Hãn đều bắt và cưỡng bức những cô gái đẹp nhất tại vùng đất vừa chiếm đóng. Vì vậy ông có thế có hàng trăm người con rải rác trên khắp các vùng đất ông đi qua. Dưới đây chỉ là những người con được ghi nhận chính thức của ông. Các hậu duệ của ông đã mở rộng quốc gia của ông rộng hơn về phía nam Trung Quốc, Nga, Iraq, Triều Tiên và Tây Tạng. Người Mông Cổ cuối cùng đã xâm chiếm Ba Lan và Hungary dưới triều đại của Bạt Đô nhưng hoàn toàn thất bại trong các cuộc xâm lược Syria, Nhật Bản và Việt Nam vì thời tiết như đối với các cuộc xâm lược Nhật Bản; vì khí hậu nóng bức, nhất là ở Trung Đông như Ả Rập Xê Út; vì khó khăn do địa hình rừng núi và mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với chiến thuật "vườn không nhà trống" của Việt Nam trong suốt ba cuộc xâm lược. Việc mở rộng về phía châu Âu bị ngừng lại do nhiều lý do như các thành viên cao cấp của người Mông Cổ phải quay về Mông Cổ để bầu đại hãn mới hay do sự kháng cự của người châu Âu quá mạnh. Nếu không gặp những trở ngại này, người Mông Cổ đã có thể xâm chiếm toàn bộ châu Âu như họ đã xâm chiếm Ba Lan và Hungary chỉ trong thời gian khoảng một vài tháng. Đế chế Mông Cổ đạt tới cực đại của nó vào thời của cháu nội ông, đại hãn Hốt Tất Liệt, vua triều Nguyên, nhưng sau đó đã bị chia sẻ thành nhiều hãn quốc nhỏ và ít sức mạnh hơn. Vào thời cực thịnh, Đế chế Mông Cổ đạt tới diện tích lớn nhất trong lịch sử loài người, trải dài từ Đông Nam Á tới châu Âu trên một diện tích 35 triệu km vuông (13,8 triệu dặm vuông). Theo một số nguồn, đế chế này chiếm tới gần 50% dân số thế giới và bao gồm các dân tộc đông dân và văn minh nhất thời kỳ đó như Trung Quốc và phần lớn các quốc gia của thế giới Hồi giáo ở Iraq, Ba Tư và Tiểu Á. Không thể phủ nhận là những cuộc chiến tranh của Thành Cát Tư Hãn được đặc trưng bởi sự phá hủy toàn bộ với một mức độ chưa hề có cũng như sự thay đổi lớn trong phân bố dân cư châu Á. Theo như các số liệu của các nhà sử học Iran như Rashid-ad-Din Fadl Allah, thì người Mông Cổ đã giết khoảng trên 70.000 dân ở Merv và trên một triệu dân ở Nishapur. Trung Quốc cũng chịu sự suy giảm bi thảm về dân số. Trước khi người Mông Cổ xâm lược Trung Quốc có khoảng 100 triệu dân; sau khi hoàn thành việc xâm lấn năm 1279, điều tra dân số năm 1300 cho thấy chỉ còn khoảng 60 triệu dân. Điều này không có nghĩa là quân đội của Thành Cát Tư Hãn phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với cái chết của 40 triệu người nhưng nó cho thấy mức độ của sự tàn bạo trong các cuộc giao tranh. Trong thời gian gần đây, Thành Cát Tư Hãn đã trở thành biểu tượng của những cố gắng vươn tới của người Mông Cổ để thế giới thấy được hình ảnh của họ sau những năm dài ngủ quên. Hình ảnh Thành Cát Tư Hãn xuất hiện trên những đồng tiền Mông Cổ và nhãn mác của các loại rượu mạnh. Trong thế giới phương Tây ông thường được gắn với sự khát máu và man rợ. Các hãn Mông Cổ sau này cổ vũ dân chúng tưởng niệm tới ông như một vị thánh thần tôn giáo trong toàn đế chế. Không có Thành Cát Tư Hãn có lẽ đã không có Mông Cổ, bởi vì đế chế Mông Cổ đã co lại từ vương quốc mà Thành Cát Tư Hãn đã dựng lên từ năm 1206. Sự miêu tả có ý nghĩa về Thành Cát Tư Hãn và những người Mông Cổ (dẫu cho không phải thực tế lắm) được viết trong cuốn sách "Những bí mật của lịch sử Mông Cổ". Cuộc thẩm tra di truyền gần đây tìm thấy các đoạn nhiễm sắc thể Y với những đặc trưng không bình thường trong 8% đàn ông trong khu vực thuộc đế chế Mông Cổ và 0,5% đàn ông trên thế giới. Tuổi của các đoạn này, tương ứng với tỷ lệ của sự biến đổi, đã đưa nguồn gốc của chúng về thời đại của Thành Cát Tư Hãn, và nó đặc biệt là chung trong những người Hazara, là những người tự nhận là hậu duệ của ông. Ông được nhớ đến vì sự hủy diệt toàn bộ, sức mạnh ý chí mãnh liệt, khả năng thuyết phục và đặc trưng Mông Cổ của mình đối với mọi người. Thành Cát Tư Hãn được tiểu thuyết hoá trở thành một nhân vật trong truyện kiếm hiệp "Anh hùng xạ điêu" của Kim Dung. Theo truyện này, ông rất yêu quý nhân vật chính Quách Tĩnh, từng hứa gả con gái Hoa Tranh cho chàng, phong cho chàng tước Kim Đao phò mã. Thành Cát Tư Hãn cũng là người bức tử Lý Bình, mẹ của Quách Tĩnh. Trong truyện, Thành Cát Tư Hãn mất sau khi nói chuyện với Quách Tĩnh trên thảo nguyên. Thành Cát Tư Hãn 2004 do diễn viên người Nội Mông là Ba Sâm (tên Mông Cổ là Batdorj-in Baasanjab, hậu duệ của Sát Hợp Đài, con thứ hai của Thành Cát Tư Hãn) trong vai Thành Cát Tư Hãn. Năm 1979, nhóm nhạc Nhật Bản Berryz Koubou cho ra mắt đĩa đơn "Dschinghis Khan""." Bài hát nói về sự dũng mãnh đến đáng sợ của quân đội Mông Cổ lãnh đạo bởi Thành Cát Tư Hãn và được đánh giá rất cao bởi âm điệu bắt tai người nghe. Năm 2016, Miike Snow cũng cho ra mắt MV "Genghis Khan" và gây được tiếng vang cho sự nghiệp của anh. Đó còn chưa kể đến những bản dân ca vốn đã được truyền tụng của người Mông Cổ. Cuộc đời và những thành quả của ông và các thế hệ sau khi ông qua đời từ lúc khởi đầu cho tới lúc xâm chiếm được Hungary đã được mô phỏng lại trong game dàn trận chiến thuật "", chế độ chơi Chiến dịch (Campaign).
2722
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2722
Dòng Tên
Dòng Tên (còn gọi là Dòng Chúa Giêsu, tiếng Latinh: "Societas Iesu", viết tắt: SJ) là một dòng tu của Giáo hội Công giáo có trụ sở tại Roma. Dòng do Inhaxiô nhà Loyola, người Basque Tây Ban Nha, cùng một số bạn hữu sáng lập và được Giáo hoàng Phaolô III phê chuẩn năm 1540. Dòng Tên dấn thân vào hoạt động tông đồ và truyền giảng Phúc Âm trên khắp thế giới: Âu, Á, Phi, Mỹ. Từ lâu đời, Dòng Tên đã nổi bật với công việc giáo dục, nghiên cứu, và thăng tiến văn hóa. Sang thế kỷ 21 Dòng Tên hoạt động trên 100 quốc gia với 19.200 tu sĩ (năm 2007). Bề trên Tổng quyền của Dòng hiện nay là linh mục Arturo Sosa. Nguyên tên tiếng Latinh là "Societas Iesu", ban đầu được gọi trong tiếng Việt là Dòng Đức Chúa Giê-su (chữ Nôm: 用德主支秋, như trong sách của Girolamo Maiorica). Từ khoảng thế kỷ 19, người Việt Công giáo quen gọi là Dòng Tên, có lẽ theo tập tục kị húy nên tránh dùng thẳng tên của Chúa Giêsu. Lúc đầu, "thầy dòng Đức Chúa Giê-su" còn được gọi là "Giê-su hội sĩ" (支秋會士). Khi tiếng Pháp còn được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, người ta còn dùng cách gọi "Giê-duýt", từ "Jésuit". Ngày nay tu sĩ Dòng Tên còn được gọi thân mật là "Giê-su hữu". Sau thời gian tuổi trẻ đầy tham vọng và với binh nghiệp sáng chói, Inhaxiô (tên gốc: "Ignacio López"), một quý tộc xứ Loyola (Tây Ban Nha), đã đi tìm các trải nghiệm về tôn giáo Thiên chúa. Sau nhiều cuộc mò mẫm tìm tòi, ông tuyên bố đã tìm thấy tiếng gọi thiêng liêng "cứu các linh hồn" (chính lời của ông) và phụng sự chúa Kitô. Ông bắt đầu học thần học tại Đại học Paris rồi dần dần tập hợp quanh mình các "bạn hữu trong Chúa", sẵn sàng làm việc để "vinh danh Chúa" (khẩu hiệu tiếng latin "Ad maiorem Dei gloriam" trong Giáo hội Công giáo). Ngày 15 tháng 8 năm 1534, Inhaxiô cùng 6 bạn sinh viên khác trong đó có François Xavier và Pierre Favre (người được thụ phong linh mục đầu tiên của Dòng Tên) họp lại ở Montmartre và quyết định hiến thân cho Chúa, lập ra "Đoàn Giêsu", khấn hứa giữ khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục (bề trên). Inhaxiô đã gợi ý cho các bạn tên Đoàn Giêsu để nhắc nhở các tu sĩ dấn thân triệt để làm chiến sĩ phục vụ Chúa. Tên "Societas Iesu" được ghi trong Sắc chỉ Giáo hoàng công nhận Dòng năm 1539. Từ "Tu sĩ dòng Tên" (Jésuite) hay "Giêsu hữu" xuất hiện sau năm 1545, khi đó người theo Tin Lành gán cho với nghĩa xấu là "Người đạo đức giả". Năm 1537, Inhaxiô cùng các bạn sang Ý để xin Giáo hoàng Phaolô III công nhận Dòng và đã được Giáo hoàng công nhận trong sắc chỉ "Regimini militantis ecclesiae" năm 1539. Ngày 21 tháng 7 năm 1550, Giáo hoàng Julius III tái công nhận Dòng trong sắc chỉ "Exposcit debitum". Khi Cải cách Kháng nghị đang lan tràn, Giáo hội Công giáo thấy cũng cần phải có một cuộc nội cải cách, do đó Giáo hoàng Phaolô III đã triệu tập Công đồng Tridentinô (ở Trento, Ý từ 1545-1563), trong đó các tu sĩ Dòng Tên đã góp phần quan trọng trong Phong trào Phản Cải cách. Ban đầu, dòng Tên hoạt động chủ yếu trong lãnh vực truyền giáo, nhưng từ năm 1547, dòng đã quay sang tập trung vào lãnh vực giáo dục cho tới cuối thế kỷ 16. Năm 1551, Dòng đã mở 1 trường trung học ở Rôma, trong khi các tu sĩ của Dòng đã có mặt ở Congo, Brasil, Angola và cả Đế quốc Ottoman với trường trung học thánh Benoît lập năm 1583. Khi Inhaxiô qua đời năm 1556, Dòng đã có trên 1.000 tu sĩ và 60 năm sau, Dòng có trên 13.000 tu sĩ trên toàn châu Âu. Inhaxiô được Giáo hoàng Paul V tôn phong Chân phước năm 1609 và được Giáo hoàng Gregory XV phong Thánh năm 1622. François Xavier tới Goa (Ấn Độ) năm 1542 và Nhật Bản ngày 27 tháng 7 năm 1549. Một lãnh chúa samurai là Mitsuhide Akechi cho ông truyền giáo ở Nagasaki từ năm 1580. Nhưng lúc đó Nhật Bản đang trong thời kỳ bất ổn chính trị. Chỉ 2 năm sau, năm 1582, Mitsuhide bị giết và người giết Mitsuhide là Hideyoshi Toyotomi đã trục xuất François Xavier khỏi Nhật Bản vào năm 1587. Năm 1582, phái bộ truyền giáo Dòng Tên tới Trung Quốc. Linh mục Matteo Ricci được các quan lại công nhận ngang hàng với họ. Matteo là người đầu tiên xuất sắc nghiên cứu Hán học. Các nhà truyền giáo tại Việt Nam như Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đã khai mở chữ Quốc ngữ, trong khi văn hiến Công giáo chữ Nôm vẫn đặc biệt phát triển, nhất là các tác phẩm của Girolamo Maiorica. Hai nhà truyền giáo Dòng Tên Johann Grüber và Albert Dorville tới Lhassa (Tây Tạng) năm 1661. Tại châu Mỹ, các tu sĩ dòng Tên tới Québec (Canada) năm 1625. Các tu sĩ dòng Tên cũng đã tham gia các phái bộ truyền giáo Tây Ban Nha tại California (1769-1823). Tại Nam Mỹ, nhất là ở Brasil và Paraguay phái bộ truyền giáo dòng Tên gây ra sự bài xích thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và chống đối việc nô lệ hóa dân bản xứ. Các tu sĩ dòng Tên lập ra các khu tập trung người bản xứ để truyền giáo và dạy chữ cho họ từ năm 1609. Cũng chính các tu sĩ này đã lập ra nhiều thành phố ở đây, như thành phố São Paulo năm 1554. Năm 1550 và 1551, các hội nghị ở Valladolid công nhận nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người. Văn hóa của người da đỏ bản xứ được công nhận. Mặc dù vậy, một số thực dân vẫn tiếp tục lạm dụng người da đỏ và đối xử với họ như nô lệ. Các tu sĩ dòng Tên đã học ngôn ngữ và phong tục tập quán của người bản xứ và lập ra các tổ chức xã hội để giúp đỡ các người bản xứ. Ngay khi tới Peru, năm 1566, các tu sĩ dòng Tên cũng đã lập các khu tập trung truyền giáo và dạy chữ cho các người da đỏ Mojos (hoặc Moxos), Chiquitos và Guarani. Tuy nhiên, do sự căng thẳng giữa dòng Tên với các viên chức thuộc địa và sự chống đối của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, các khu này đã dần dần biến mất. Các tu sĩ dòng Tên đã buộc phải dời bỏ các khu truyền giáo ở Nam Mỹ năm 1767, các khu này bị phá, ngoại trừ khu của người Chiquitos và Mojos. Trên thế giới, dòng Tên tranh đấu chống ảnh hưởng của Tin Lành. Dòng Tên đã phải đối mặt với các cuộc bách hại dữ dội vì lập trường thần học của mình và việc ủng hộ Giáo hoàng vô điều kiện. Dòng đã bị giải tán trên lãnh thổ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha năm 1767. Vào năm 1580, các tu sĩ dòng Tên thiết lập Maison Professe ở Paris, trong khu Marais, để tiếp đón các nhà thần học và khoa học. Đồng thời họ cũng quyết định lập 1 nguyện đường lớn cạnh Maison Professe (nay là nhà thờ Saint-Paul Saint-Louis). Tháng 5/1641, Hồng y de Richelieu đã dâng thánh lễ misa đầu tiên tại nhà thờ này. Giới quý tộc thường tới đây dâng lễ và nghe giảng. Bà de Sévigné cũng tới dây dâng lễ, nghe linh mục Louis Bourdaloue (1 người thuyết giảng nổi tiếng) giảng thuyết. Người ta cũng tới đây nghe nhạc của những nhạc sĩ Pháp tên tuổi đương thời như Marc-Antoine Charpentier và Jean-Philippe Rameau. Người ta nghi ngờ các tu sĩ Dòng Tên đã dính líu đến vụ ám sát vua Henri IV - ông vua đã chấm dứt tình cảnh chiến tranh tôn giáo Pháp vào thế kỷ thứ 16. Trong các năm 1656 - 1657, theo yêu cầu của phái jansénisme, Blaise Pascal đã công kích Dòng Tên trong tập "Les Provinciales" (gồm 18 thư) về vấn đề thần học trong các tình huống khó khăn ("casuistique"). Một số trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Hoa Kỳ đã được thành lập bởi Dòng Tên, trong đó có Đại học Georgetown, Đại học Boston, Đại học San Francisco và Đại học Fordham. Tuy nhiên hiện nay các trường đại học trên đã trở nên phi giáo phái trên thực tế và hầu hết sinh viên không theo đạo thiên chúa. Dòng Tên với giáo sĩ Francesco Buzomi lần đầu tiên đến Đàng Trong năm 1615. Giáo sĩ Francisco de Pina là nhà truyền giáo đầu tiên thông thạo tiếng Việt. Giáo sĩ Giuliano Baldinotti tới tìm hiểu Đàng Ngoài năm 1626. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) cập bến Cửa Bạng, Thanh Hóa năm 1627 và bắt đầu công cuộc truyền giáo với nhiều thành tựu tại Đàng Ngoài. Giáo sĩ Girolamo Maiorica nhiều năm truyền giảng Phúc Âm, viết sách chữ Nôm và hoạt động mục vụ tại Đại Việt cho tới những năm cuối đời. Dòng Tên đã gây dựng nền móng vững chãi cho Công giáo Việt Nam. Từ năm 1957 đến 1975, các giáo sĩ Dòng Tên điều hành Giáo hoàng Học viện Piô X Đà Lạt, góp phần đào tạo các linh mục Việt Nam. Tại Sài Gòn, các giáo sĩ dòng Tên điều hành trung tâm Đắc Lộ. Năm 1979, các giáo sĩ tại đây bị bắt, trung tâm Đắc Lộ bị tịch thu. Từ năm 1980 tới 2004, trung tâm Đắc Lộ được dùng làm trụ sở báo Tuổi Trẻ. Một phần trung tâm Đắc Lộ được trả lại cho dòng Tên năm 2006. Trong suốt lịch sử của Dòng Tên, họ đã phải trải qua những năm tháng gian khổ. Các năm 1704 và 1742, Giáo hoàng ra lệnh cấm các nghi lễ Trung Hoa, mang nét của thuyết hỗn hợp (syncretism) mà các nhà truyền giáo dòng Tên đã tôn trọng. Quốc gia châu Âu đầu tiên nỗ lực trục xuất Dòng Tên là Bồ Đào Nha. Vào năm 1758, các tu sĩ Dòng Tên bị quan Tổng trưởng Đế quốc (tương đương Thủ tướng) Sebastião José de Carvalho e Melo gán cho cái tội mưu sát vua José I. Không những thế, Melo còn tiến hành tuyên truyền bài trừ Dòng Tên trên khắp châu Âu, để các nước khác ủng hộ ông ta. Cuối cùng, vào năm 1759, ông ta ban bố sắc lệnh đuổi Dòng Tên ra khỏi Bồ Đào Nha. Không lâu sau, Pháp theo chân Bồ Đào Nha, quan Tổng trưởng Ngoại giao là Công tước Choiseul và ái thiếp của vua Louis XV là Nữ Hầu tước Pompadour chống đối ảnh hưởng của Dòng Tên. Họ gán cho Dòng tội mưu sát vua Louis XV, dù không phải là chủ mưu. Họ bị những người theo thuyết Giansêniô (Jansénisme) và các triều thần tấn công, rồi bị cấm và bị trục xuất khỏi Pháp năm 1763-1764, khoảng 200 trường của họ bị đóng cửa. Theo gót Pháp, vua Tây Ban Nha là Carlos III đã trục xuất Dòng Tên ra khỏi đất nước (1767), không những thế, ông ta còn đuổi các tu sĩ Dòng Tên ra khỏi ra khỏi xứ Napoli (1767) và xứ Parma (1768) - những xứ nằm dưới quyền thống trị của thân quyến của ông ta. Cuối cùng, vào năm 1773, Giáo hoàng Clêmentê XIV - trước áp lực quá lớn của các nền quân chủ Pháp, Tây Ban Nha và Napoli, phải quyết định bãi bỏ Dòng Tên. Nữ hoàng Áo là Maria Theresia bất đắc dĩ thi hành mệnh lệnh. Lệnh của Giáo hoàng chỉ không có hiệu lực ở hai nước Phổ và Nga - các nền quân chủ phi Công giáo và không chịu ảnh hưởng của thế lực Giáo hoàng. Vua Phổ là Friedrich II Đại Đế đang thực hiện chính sách khoan dung tôn giáo, không những thế ông còn đề cao nền tri thức của Dòng Tên. Vị vua này đã gây bất ngờ đối với trào lưu triết học Khai sáng tiến bộ thời đó. Tương tự, Nữ hoàng Nga là Ekaterina II Đại Đế cũng tôn trọng tài năng xuất sắc của các tu sĩ Dòng Tên, bà cho rằng họ sẽ giúp ích cho nền văn hóa nước nhà. Nhờ có Quốc vương Friedrich II Đại Đế và Nữ hoàng Ekaterina II Đại Đế mà Dòng Tên vẫn còn tồn tại được. Dòng Tên được Giáo hoàng Piô VII tái lập vào năm 1814, tuy nhiên các cuộc công kích họ vẫn tiếp tục suốt thế kỷ 19: Tuy nhiên các ngăn cấm và chống đối nói trên cũng không ngăn cản được Dòng Tên. Họ đã tái lập các phái bộ truyền giáo ở Bắc Mỹ hoặc ở Madagascar. Họ đã lập các trường đại học trong thế kỷ thứ 19. Họ cũng đã xuất bản các tạp chí tinh thần như "Études", "Christus" và "Projet" ở Pháp, "Relations" ở Quebec (Canada), "la Civiltà Cattolica" ở Ý, "La Nouvelle Revue Théologique" ở Bỉ, tuần san "America" ở Hoa Kỳ (từ năm 1909). . Dòng cũng có nhiều cơ sở giáo dục ở Pháp và có cả các đại học riêng về thần học và triết học ở Centre Sèvres, Paris và ở Brussel. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai họ cũng tới Tchad và trở lại Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2005, Dòng có 19.850 tu sĩ ở rải rác tại 112 quốc gia trên thế giới, so với khoảng 35.000 năm 1964. Cũng giống như các dòng khác của Giáo hội Công giáo, Dòng Tên cũng bị giảm ơn gọi (đi tu). Ngày nay phần lớn các tu sĩ dòng Tên có mặt tại châu Á (khoảng 3.500 ở Ấn Độ), ở châu Mĩ Latin và châu Phi. Hiện dòng có khoảng 900 người dự tu. Bề trên Tổng quyền của Dòng hiện nay là Arturo Sosa, người Venezuela, được bầu trong Đại Công nghị dòng lần thứ 36 ngày 14 tháng 10 năm 2016, thay thế cho linh mục Adolfo Nicolás người Tây Ban Nha. Đặc biệt, vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, Hồng y Jorge Mario Bergoglio người Argentina thuộc Dòng Tên được bầu làm giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo, ông lấy tông hiệu là Giáo hoàng Phanxicô.
2724
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2724
Nồng độ
Nồng độ là khái niệm cho biết lượng hóa chất trong một hỗn hợp, thường là dung dịch. Dung dịch bao gồm "chất tan" và "dung môi". Chất tan càng nhiều trong một lượng dung môi cố định, thì nồng độ càng cao. Nồng độ đạt giá trị cao nhất, ở những điều kiện môi trường nhất định khi dung dịch bão hòa, có nghĩa chất tan không thể hòa tan thêm vào dung dịch. Nếu chất tan được thêm vào một dung dịch đã "bão hoà", nó sẽ không tan nữa mà sẽ xảy ra hiện tượng phân tử bị kết tinh. (tiếng Anh: "phase separation"), dẫn đến các pha đồng tồn tại hoặc tạo huyền phù (còn gọi là "thể vẩn"). Điểm bão hoà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, bản chất hoá học của dung môi và chất tan. Nồng độ có thể tăng bằng cách thêm chất tan vào dung dịch, hoặc giảm lượng dung môi, ví dụ bằng cách cho bay hơi có điều kiện. Ngược lại, nồng độ có thể giảm bằng cách tăng thêm dung môi hay giảm chất tan. Nồng độ có thể được biểu thị định tính hoặc định lượng. Về mặt định tính, dung dịch có nồng độ tương đối thấp được miêu tả với các tính từ "loãng," trong khi dung dịch có nồng độ cao được miêu tả là "đậm đặc." Theo lệ thường, một dung dịch có nồng độ định tính càng cô đặc thì có màu càng đậm. Hệ thống định lượng của nồng độ mang nhiều thông tin và hữu ích từ góc độ khoa học. Có nhiều cách khác nhau để biểu thị nồng độ một cách định lượng; các cách thông dụng nhất trong số đó được liệt kê bên dưới. "Lưu ý: Nhiều đơn vị nồng độ cần đo thể tích của một chất, số đo này lại thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất xung quanh. Nếu không được ghi rõ, tất cả các trường hợp bên dưới đều được giả định ở được đo ở áp suất và nhiệt độ trạng thái chuẩn (nghĩa là 25 độ C ở 1 atmosphere)." "Phần trăm khối lượng" biểu thị khối lượng một chất có trong hỗn hợp theo phần trăm của chất đó trong toàn bộ hỗn hợp. Ví dụ: nếu một chai chứa 40 g ethanol và 60 g nước, nó chứa 40% ethanol theo khối lượng. Trong thương mại, các hoá chất lỏng đậm đặc như acid và base thường được ghi nhãn hiệu theo "phần trăm khối lượng" cùng với tỉ trọng. Trong các tài liệu cũ nó thường được gọi là "phần trăm khối lượng-khối lượng" (viết tắt "w/w"). "Phần trăm khối lượng-thể tích", (thường được viết tắt % m/v hay % w/v) biểu thị khối lượng chất trong một hỗn hợp theo phần trăm thể tích của toàn bộ hỗn hợp. Phần trăm khối lượng-thể tích thường được dùng cho các dung dịch pha từ thuốc thử rắn. Nó là khối lượng chất tan (g) nhân với 100 và chia cho thể tích dung dịch (mL). "Phần trăm thể tích thể tích" hay % (v/v) biểu thị thể tích của chất tan theo mL trong 100 mL dung dịch kết quả. Nó thường dùng nhất khi pha 2 dung dịch lỏng. Ví dụ, bia có 5% ethanol theo thể tích nghĩa là mỗi 100 mL bia chứa 5 mL ethanol. "Nồng độ mol thể tích" (nồng độ phân tử gam), ký hiệu C, đơn vị M hay mol/lít, biểu thị số mol của một chất tan cho trước trong 1 lit dung dịch. Ví dụ: 4,0 lit dung dịch chứa 2,0 mol hạt tan tạo thành dung dịch 0,5 M, còn gọi là 0,5 phân tử gam ("0,5 molar"). Sử dụng mol có nhiều ưu điểm vì nó cho phép đo số tuyệt đối các hạt có trong dung dịch, bất kể khối lượng và thể tích của chúng. "Nồng độ mol khối lượng" (m) biểu thị số mol của một chất cho trước trong 1 kilogam dung môi. Ví dụ: 2,0 kg dung môi chứa 1,0 mol hạt tan, tạo thành dung dịch có nồng độ 0,5 mol/kg, còn gọi là "0,5 molal." Ưu điểm của nồng độ mol khối lượng là nó không thay đổi theo nhiệt độ, và nó liên hệ với khối lượng dung môi hơn là thể tích dung dịch. Thể tích tăng khi nhiệt độ tăng dẫn đến giảm nồng độ mol thể tích. Nồng độ mol khối lượng luôn luôn hằng định bất kể các điều kiện vật lý như nhiệt độ và áp suát. "Molinity" là thuật ngữ hiếm dùng, biểu thị chỉ số mol một chất cho trước trong 1 kilogam dung dịch. Ví dụ: thêm 1,0 mol của các hạt hoà tan vào 2,0 kg chất tan, khối lượng tổng cộng là 2,5 kg; khi đó "molinity" của dung dịch là 1,0 mol / 2,5 kg = 0,4 mol/kg. "Nồng độ chuẩn" là một khái niệm có liên hệ với "nồng độ mol thể tích", thường được áp dụng cho các phản ứng và dung dịch axít-base. Trong phản ứng axít-base, đương lượng (equivalent) là lượng acid hoặc base có thể nhận hoặc cho đúng 1 mol proton (ion H). Nồng độ chuẩn cũng được dùng cho phản ứng oxi hoá-khử, trong đó đương lượng là lượng tác nhân oxi hoá hoặc khử có thể nhận hoặc cung cấp một mol electron. Nếu như nồng độ mol thể tích đo số hạt trong một lit dung dịch, nồng độ chuẩn đo số đương lượng trong một lit dung dịch. Trong thực hành, điều này chỉ có nghĩa là nhân nồng độ mol thể tích của dung dịch với hoá trị của chất tan ion. Đối với phản ứng oxi hoá-khử thì hơi phức tạp hơn một chút. Ví dụ: 1 M axít sulfuric (HSO) là 2 N trong phản ứng acid-base vì mỗi mol axít surfuric cung cấp 2 mol ion H. Nhưng 1 M axít sulfuric là 1 N trong phản ứng kết tủa sulfate, vì 1 mol axít sulfuric cung cấp 1 mol ion sulfate. "Lưu ý: Đối với phản ứng axít-base, nồng độ chuẩn luôn bằng hoặc lớn hơn nồng độ mol thể tích; còn đối với phản ứng oxi hoá-khử thì nó luôn bằng hoặc bé hơn nồng độ mol thể tích." "Tỉ lệ mol" χ (chi) là số mol chất tan tính theo tỉ lệ với tổng số mol trong dung dịch. Ví dụ: 1 mol chất tan hoà tan trong 9 mol dung môi sẽ có tỉ lệ mol 1/10 hay 0,1. "Nồng độ chính tắc" (F) là một cách đo nồng độ tương tự như nồng đổ mol thể tích. Nó hiếm được dùng. Nó tính toán dựa trên lượng hoá chất của công thức cấu tạo trong một lit dung dịch. Sự khác biệt giữa các nồng độ chính tắc và mol thể tích là nồng độ chính tắc biểu thị số mol của công thức hoá học nguyên thủy trong dung dịch, mà không xét đến các thực thể thực sự tồn tại trong dung dịch. Nồng độ mol thể tích, trái lại, là nồng độ các thực thể trong dung dịch. Ví dụ: nếu hoà tan calcium carbonate (CaCO) trong 1 lit nước, hợp chất phân li thành các ion Ca và CO. CO tiếp tục phân li thành HCO và HCO. Thực tế không có CaCO còn lại trong. Vì vậy, mặc dù ta thêm 1 mol CaCO vào dung dịch, dung dịch lại không chứa 1 M chất này; tuy vậy, ta vẫn có thể nói dung dịch chứa 1 F CaCO.
2761
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2761
Nguyễn Đan Quế
Nguyễn Đan Quế (còn gọi là Nguyễn Châu; sinh ngày 13 tháng 4 năm 1942 tại Hà Nội) là một người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Ông đã ba lần bị đi tù tại Việt Nam, với tổng cộng thời gian trên 20 năm. Sinh tại Hà Nội, năm 1954 ông theo gia đình di cư vào Nam sau hiệp định Genève. Ông lớn lên ở miền Nam và theo học Đại học Y khoa Sài Gòn. Ông tốt nghiệp Y khoa Bác sĩ năm 1966. Ông phục vụ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đồng thời là Giảng sư tại Đại học Y khoa Sài Gòn. Ông được học bổng của Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) đi tu nghiệp về ngành Y khoa Nội tiết (Endocrinology) tại Bỉ năm 1968, tại Pháp năm 1969 và tại Anh Quốc năm 1972. Hoàn tất chương trình tu nghiệp năm 1974, Bác sĩ Quế đã từ chối đề nghị làm việc cho Tổ chức Y tế Quốc tế, để trở về nước tiếp tục phục vụ tại bệnh viện Chợ Rẫy, giữ chức Giám đốc Khu Nội khoa Bệnh viện Chợ Rẫy, và giảng dạy tại trường Đại học Y khoa Sài Gòn. Vào đầu năm 1978, ông và 47 thành viên trong Mặt trận Dân tộc Tiến bộ, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền là một tổ chức tranh đấu bất bạo động và do ông thành lập, bị nhà nước Việt Nam bắt và giam cầm không xét xử. Năm 1988, ông được phóng thích. Vào năm 1990, ông thành lập tổ chức Cao trào Nhân Bản và công bố "Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản", tiếp tục đòi hỏi nhà nước tôn trọng nhân quyền, đa nguyên chính trị và tuyển cử tự do. Ông bị bắt lại ngay sau đó, và bị tuyên án 20 năm khổ sai, cộng thêm 5 năm quản thúc tại gia, vì tội "âm mưu lật đổ chính quyền". Vào đầu tháng 9 năm 1998, trước áp lực của quốc tế, nhà nước Việt Nam trả tự do cho ông, ông từ chối rời khỏi Việt Nam khi được đề nghị. Vào ngày 11 tháng 5 năm 1999, ông ra một thông cáo kêu gọi nhà nước dân chủ hóa đất nước. Vào tháng 3 năm 2003, ông lại bị bắt giữ vì ông đã gửi văn kiện chỉ trích nhà nước Việt Nam đến anh của mình tại Hoa Kỳ. Ngày 29 tháng 7 năm 2004, tòa án nhà nước Việt Nam lần nữa kết án ông 30 tháng tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước". Vào trước Tết năm 2005, ông là một trong những tù nhân chính trị được lãnh đặc xá. Ngày 26/2/2011, ông Quế bị Công An Thành phố Hồ Chí Minh bắt giam để điều tra vì ""hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"". Cũng trong thời gian này, ông có bài viết về tình hình dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam được đăng trên Washington Post. Qua khám xét khẩn cấp, lực lượng chức năng thu giữ nhiều tài liệu khác liên quan đến hoạt động bị cho là chống chế độ của ông Nguyễn Đan Quế cùng hơn 60.000 đầu tài liệu bị cho là kích động, kêu gọi chống phá Nhà nước được lưu trữ trong máy vi tính. Ông đã được trao Giải Nhân quyền Raoul Wallenberg năm 1994, Giải Nhân quyền Robert F. Kennedy năm 1995, Giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) năm 2002, Giải Nhân quyền Heinz R. Pagels năm 2004, và Giải Nhân quyền Việt Nam 2004 của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Nhiều lần ông được cử làm ứng viên cho Giải Nobel về hòa bình; gần đây nhất ông được Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ed Royce cùng bảy Thượng nghị sĩ đề cử cho giải Nobel này cho năm 2004. Năm 2003, ông được "tờ New York Times" mô tả là "nhà bất đồng chính kiến có tiếng nhất Việt Nam." Tháng 4 năm 2016, trong khi đang cư trú tại Hàn Quốc, ông Quế đã vinh dự được trao Giải nhân quyền Gwangju (Hàn Quốc) cùng số tiền thưởng 50.000 USD bởi Quỹ kỷ niệm ngày 18 tháng 5. Lý giải về việc trao Giải nhân quyền Gwangju cho ông Quế, Ban tổ chức trình bày lý do: ""hành trình đi tìm tự do cho dân tộc của bác sĩ Quế và sự trừng phạt mà ông đã từng gánh chịu đã tạo cảm hứng cho những con người không may mắn được như ông trên toàn thế giới"". Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc sau khi nhận được tin trên đã lập tức gửi thư yêu cầu phía chính phủ Hàn Quốc từ bỏ quyết định trao giải nhân quyền Gwangju cho ông Quế. Trong thư còn nhấn mạnh rằng mối quan hệ ngoại giao Hàn-Việt sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu như chính phủ Hàn Quốc trao Giải thưởng này cho ông Quế. Đến ngày 5/5, ban tổ chức lễ trao giải cho hay họ đã nhận được lá thư của Đại sứ quán Việt Nam nhưng họ đã giải thích rằng: ""Ông Quế dù sao thì cũng là một người Việt Nam, một công dân Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài mà chúng ta thường hay gọi là "Việt kiều", việc ông ấy được trao Giải nhân quyền không gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ Hàn-Việt, lý do là vì ông ấy đã ủng hộ mối quan hệ Hàn-Việt và ông ấy thực sự rất yêu quý đất nước của ông ấy!"". Quỹ kỷ niệm ngày 18 tháng 5 (May 18 Memorial Foundation) được thành lập năm 1994 nhằm kỷ niệm phong trào dân chủ Gwangju. Ngày 18/5/1980 là ngày mà chính phủ Chun Doo Hwan đàn áp những người hoạt động dân chủ ở thành phố Gwangju làm hơn 100 người chết.
2764
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2764
Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung Việt Nam. Năm 2018, Khánh Hòa là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 33 về số dân, xếp thứ 24 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 15 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 42 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.232.400 người dân, GRDP đạt 76.569 tỉ Đồng (tương ứng với 3,3250 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 62,13 triệu đồng (tương ứng với 2.698 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,36%. Khánh Hòa ngày nay là phần đất cũ của xứ Kauthara thuộc vương quốc Chăm Pa. Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần sai quan cai cơ Hùng Lộc đem quân sang đánh chiếm được vùng đất Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Năm 1832 , Vua Minh Mạng thành lập tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở trấn Bình Hòa. Sau lần hợp nhất vào năm 1975, đến năm 1989, Quốc hội lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cho đến ngày nay. Khánh Hòa nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có vị trí địa lý: Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 443 km về phía Nam, cách Đà Nẵng 531 km về phía Bắc và cách thủ đô Hà Nội 1.280 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1. Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°29’55" kinh độ Đông. Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam. Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử chia cắt và sáp nhập nên 9.300 ha nằm giữa xã Ea Trang (huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) nên cả hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa đều tranh chấp để phân định địa giới hành chính. Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì. Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60 m. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng. Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu cao hơn 1000 m, trong đó có dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao 1264 m), Hòn Ngang (1128 m) và Hòn Giúp (1127 m). Dãy Vọng Phu - Tam Phong có hướng tây nam - đông bắc, kéo dài trên 60 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk. Các núi thuộc đoạn giữa của tỉnh thường có độ cao kém hơn, có nhiều nhánh đâm ra sát biển tạo nên nhiều cảnh đẹp, gắn với những huyền thoại dân gian và di tích lịch sử, sự kiện của địa phương. Đến phía nam và tây nam, lại xuất hiện một vùng núi rộng, với nhiều đỉnh núi cao trên 1500 m đến trên 2000 m, trong đó có Đỉnh Hòn Giao (2062 m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh Hòa. Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm, vực, Thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông. Ngoài ra, khu vực này còn có Thung lũng Ô Kha, được biết đến là một vùng nguy hiểm cho hàng không. Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển. Chẳng những thế, địa hình rừng núi của tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, nên nhìn chung Khánh Hòa không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km². Cả hai đồng bằng này đều được cấu tạo từ đất phù sa cũ và mới, nhiều nơi pha lẫn sỏi cát hoặc đất cát ven biển. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng Thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Không những có đường bờ biển dài nhất, Khánh Hòa còn là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Trong đó có nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 32 km, chiều rộng 16 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18–20 m, và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, trước đây được sử dụng làm căn cứ quân sự của Hoa Kỳ rồi Liên Xô (sau này là Nga) nhưng về sau được chuyển thành cảng dân sự. Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp. Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền. Các nhánh núi Trường Sơn đâm ra biển trong quá khứ địa chất như dãy Phước Hà Sơn, núi Hòn Khô, dãy Hoàng Ngưu không chỉ dừng lại ở bờ biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe Gà (Con Rùa), mũi Đông Ba... mà còn tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị nước biển phủ kín. Vì vậy, dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo như hòn Tre, hòn Miếu, hòn Mun... Xen giữa các đái đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng phẳng gọi là các đồng bằng biển, đó chính là đáy các vũng, vịnh như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh. Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa, với khoảng 100 đảo bãi cạn, bãi ngầm rải rác trên một diện tích từ 160 đến 180 ngàn km², trong đó có từ 23 đến 25 đảo, bãi cạn nổi thường xuyên, với tổng diện tích 10 km². Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình chỉ rộng 0,65 km². Bãi lớn nhất là bãi Thuyền Chài, dài 30 km; rộng 5 km (ngập nước khi triều lên). Địa hình trên bề mặt các đảo rất đơn giản, chỉ là những mõm đá, vách đá vôi san hô, cao vài ba mét. Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và ryolit, dacit có nguồn gốc mác ma xâm nhập hoặc phún trào kiểu mới. Ngoài ra còn có các loại sa thạch, trầm tích ở một số nơi. Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông-Nam của địa khối cổ Kom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại Cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Trong đại Trung sinh có 2 chu kỳ tạo sản inđôxi và kimêri có ảnh hưởng một phần đến Khánh Hòa. Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, ryolit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, đa dạng và phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Khánh Hòa có nhiều tài nguyên khoáng sản như than bùn, cao lanh, sét, sét chịu lửa, vàng sa khoáng, cát thủy tinh, san hô, đá granit, quặng ilmênit, nước khoáng, phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp khai thác. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên biển, bao gồm các nguồn rong, tảo thực vật, trữ lượng hải sản lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hải sản; các điều kiện thuận lợi để khai thác sinh vật biển và nuôi trồng thủy sản. Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5–7 km có một cửa sông. Mặc dù hướng chảy cơ bản của các sông là hướng Tây - Đông, nhưng tùy theo hướng của mạch núi kiến tạo hoặc do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo các hướng khác nhau trước khi đổ ra biển Đông. Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Khánh Sơn, chảy qua các xã Sơn Trung, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Thành Sơn rồi chảy về phía Ninh Thuận. Đây là con sông duy nhất của tỉnh chảy ngược dòng về phía Tây. Hai con sông lớn nhất tỉnh là Sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh. Sông Cái có độ dài 79 km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812 m chảy qua Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Nha Trang rồi đổ ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù Huân) và Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Dinh bắt nguồn từ vùng núi Chư H'Mư (đỉnh cao 2.051 m) thuộc dãy Vọng Phu, có tổng diện tích lưu vực 985 km², chảy qua thị xã Ninh Hòa và đổ ra đầm Nha Phu. Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới xavan. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25 °C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 34 °C (ở Nha Trang) và 37-38 °C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27 °C (ở Nha Trang) và 20-26 °C (ở Cam Ranh). Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Các trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt. Các tư liệu khảo cổ học khẳng định rằng ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh sống ở Khánh Hòa. Ở Hòn Tre trong Vịnh Nha Trang các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền nông nghiệp dùng cuốc. Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào tháng 2 năm 1979 tại huyện Khánh Sơn, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ 1 TCN. Các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000 năm và phát triển sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh. Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như: Diên Sơn, Bình Tân, Hòn Tre, Ninh Thân. Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau (Kranukavamsa) - một trong hai bộ tộc lớn của người Chăm Pa thời bấy giờ - đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm (bia ký ghi là Panrăn hay Panduranga). Tiểu quốc này gồm hai xứ là Panrăn (khu vực ngày nay là Phan Rang, Phan Thiết) và Kauthara (khu vực Khánh Hòa ngày nay). Đối địch với Tiểu quốc Nam Chăm là Tiểu quốc Bắc Chăm ở khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay. Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Đến thế kỷ VIII, Nam Chăm chiếm ưu thế dẫn đến sự ra đời của Vương triều Panduranga (Hoàn Vương Quốc), vùng Kauthara từ đó phát triển đến mức cực thịnh với những khu đền tháp to lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền Po Nagar thờ vị nữ thần mẹ xứ sở Yang Pô Y Na Gar. Đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều bia ký ghi bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ ở Khánh Hòa nằm rải rác ở nhiều nơi. Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm (hay còn gọi là Bà Bật) quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần đã sai quan cai cơ Hùng Lộc Hầu Trương Phúc Hùng đem 3000 quân sang đánh. Thất bại nặng nề, vua Chiêm Thành sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa chấp thuận và đặt dinh Thái Khang gồm hai phủ là phủ Thái Khang gồm các huyện Tân Định, Quảng Phước ở phía bắc (nay là các huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh) và phủ Diên Ninh gồm các huyện Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương ở phía nam (nay là các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang và một phần phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận), giao cho Hùng Lộc làm thái thú. Từ đó, vùng đất này đã trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam và công cuộc khai khẩn lập làng của người Việt được đẩy mạnh. Dân cư sống tập trung tại các hạ lưu sông Dinh và sông Cái. Đến năm 1690, phủ Thái Khang được đổi tên thành phủ Bình Khang. Năm 1742, phủ Diên Ninh đổi thành phủ Diên Khánh. Vào năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn dấy binh đánh Chúa Nguyễn. Chỉ ba năm sau, quân Tây Sơn đã kiểm soát vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận. Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp kéo quân ra đánh lấy lại được Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng rồi lại bị Nguyễn Huệ đem quân đánh lấy lại được hai vùng trên. Tháng 7 năm 1793, Định Vương Nguyễn Phúc Ánh thân chinh thống lĩnh đại binh thủy, bộ từ Gia Định kéo ra Nha Trang. Từ Nha Trang tấn công lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn không cầm cự nổi phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang. Nguyễn Ánh sai người xây thành Diên Khánh, lập xưởng đóng thuyền. Sau đó, tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu còn hai lần đem quân vào đánh nữa vào các năm 1794, 1795 nhưng đều không thành. Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Năm 1803, Dinh Bình Khang được đổi tên thành Dinh Bình Hòa, phủ Bình Khang cũng được đổi tên thành phủ Bình Hòa nhưng sở lỵ đã được chuyển từ đây sang phủ Diên Khánh. Năm 1808, Dinh được đổi thành Trấn. Đến năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12), trấn Bình Hòa được đổi tên thành tỉnh Khánh Hòa, còn phủ Bình Hòa trở thành phủ Ninh Hòa. Vào thời điểm đó, tỉnh Khánh Hòa gồm 2 phủ, 4 huyện là: Phủ Diên Khánh gồm 2 huyện: Phước Điền, Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm 2 huyện: Quảng Phước và Tân Định, tỉnh lỵ là Phủ Diên Khánh. Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn ký kết hiệp ước Patenotre với Pháp, tạo cơ sở cho việc thiết lập chính quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam và sự suy yếu của nhà Nguyễn. Là một tỉnh ở xứ Trung Kỳ, Khánh Hòa vẫn là bộ phận của Nam triều, đồng thời tồn tại Chính quyền bảo hộ Pháp. Quan lại của Nam triều gồm có chức tuần vũ, án sát coi việc hành chính, lãnh binh coi việc canh gác và giữ gìn an ninh trong tỉnh, đóng tại Diên Khánh. Cơ quan bảo hộ Pháp gồm có chánh sứ, phó sứ và giám binh, đóng tại Nha Trang. Nha Trang dần phát triển thành thị trấn. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, giao tỉnh Khánh Hòa cho các quan Nam triều quản lý, cơ quan hành chính của tỉnh dời xuống Nha Trang. Từ đó, Nha Trang chính thức trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, lực lượng Việt Minh ở Khánh Hòa đứng dậy giành chính quyền, nhưng chỉ nắm chính quyền được hai tháng thì Pháp đổ bộ lên Nha Trang và đánh chiếm lại. Năm 1955, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Khánh Hòa cũng được tổ chức lại trên mọi phương diện. Các phủ huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã. Tháng 5 năm 1959, hai tổng Krong Jing và Krong Hinh thuộc tỉnh Đắk Lắk được sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa và lập thành quận Khánh Dương. Tháng 4 năm 1960, 12 thôn Thượng thuộc quận Cam Lâm được trích ra khỏi Khánh Hòa để nhập vào quận Du Long tỉnh Ninh Thuận. Tháng 10 năm 1965, một phần đất quận Cam Lâm ở phía Nam bị cắt để thành lập thị xã Cam Ranh trực thuộc trung ương (khu đặc biệt Cam Ranh). Trong vòng 3 ngày 1, 2 và 3 tháng 4 năm 1975, quân giải phóng miền Nam Việt Nam lần lượt tiếp quản Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh. Việc chuyển giao chính quyền diễn ra trong hòa bình vì hầu hết quân đội Việt Nam Cộng hòa đã rút hết về phòng tuyến Phan Rang. Sau năm 1975, tỉnh Khánh Hòa hợp nhất với tỉnh Phú Yên và thị xã Cam Ranh thành tỉnh Phú Khánh. Đồng thời, hợp nhất thị xã Cam Ranh và huyện Cam Lâm thành huyện Cam Ranh, hợp nhất hai huyện Diên Khánh và Vĩnh Xương thành huyện Khánh Xương, hợp nhất hai huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh thành huyện Khánh Ninh, thành lập huyện Khánh Vĩnh. Ngày 10 tháng 3 năm 1977, chuyển thị xã Nha Trang thành thành phố Nha Trang, sáp nhập huyện Khánh Sơn vào huyện Cam Ranh, hợp nhất hai huyện Khánh Xương và Khánh Vĩnh thành huyện Diên Khánh. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, huyện Khánh Ninh được chia lại thành 2 huyện: Ninh Hòa và Vạn Ninh. Ngày 28 tháng 12 năm 1982, huyện đảo Trường Sa từ tỉnh Đồng Nai chuyển sang tỉnh Phú Khánh. Ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội ra Nghị quyết chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Khi tách ra, tỉnh Khánh Hòa có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thành phố Nha Trang, các huyện: Cam Ranh, Diên Khánh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Vạn Ninh và huyện đảo Trường Sa. Ngày 7 tháng 7 năm 2000, chuyển huyện Cam Ranh thành thị xã Cam Ranh. Ngày 11 tháng 4 năm 2007, tách một số xã của thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để tái lập huyện Cam Lâm. Ngày 22 tháng 4 năm 2009, thành phố Nha Trang được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Ngày 25 tháng 10 năm 2010, chuyển huyện Ninh Hòa thành thị xã Ninh Hòa. Ngày 23 tháng 12 năm 2010, chuyển thị xã Cam Ranh thành thành phố Cam Ranh. Tỉnh Khánh Hòa có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 6 huyện với 139 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 35 phường, 6 thị trấn và 98 xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, với các đại biểu được bầu cử trực tiếp nhiệm kỳ 5 năm, có quyền quyết định các kế hoạch phát triển dài hạn về kinh tế, văn hóa, giáo dục... của tỉnh. Đứng đầu Hội đồng Nhân dân gồm một Chủ tịch, một Phó chủ tịch và một Uỷ viên thường trực. Hội đồng Nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Hội đồng nhân dân hiện nay là ông Nguyễn Tấn Tuân. Hội đồng Nhân dân tỉnh bầu nên Ủy ban Nhân dân, cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý về mọi hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa trên địa bàn Khánh Hòa. Đứng đầu Ủy ban Nhân dân gồm một Chủ tịch và các Phó chủ tịch. Các sở, ngành của Ủy ban Nhân dân sẽ quản lý về các lĩnh vực cụ thể, như y tế, giáo dục, đầu tư, tư pháp, tài chính. Tương tự, cấp thành phố, thị xã, huyện cũng có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân chịu sự chỉ đạo chung của cấp tỉnh. Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân còn quản lý Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa và một số tổng công ty trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hiện nay là ông Nguyễn Tấn Tuân. Bên cạnh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (Tỉnh ủy Khánh Hòa) còn bầu ra Bí thư Tỉnh ủy, hiện nay là ông Nguyễn Khắc Định được Bộ Chính trị phân công vào tháng 10 năm 2019. Quyền hạn và trách nhiệm của Bí thư Tỉnh ủy được quy định theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 53 vị: -  Ông Lê Tiến Anh  -  Ông Nguyễn Anh  -  Ông Lê Tấn Bản  -  Ông Nguyễn Duy Bắc  -  Ông Huỳnh Ngọc Bông  -  Ông Mấu Thái Cư  -  Ông Cao Cường  -  Ông Nguyễn Chuyện  -  Ông Nguyễn Văn Danh  -  Ông Lê Văn Dẽ  -  Ông Trần Mạnh Dũng  -  Ông Lương Dự  -  Ông Nguyễn Công Định  -  Ông Lương Kiên Định  - Ông Nguyễn Khắc Định -  Ông Nguyễn Văn Ghi  -  Ông Nguyễn Khắc Hà  -  Ông Nguyễn Xuân Hà  -  Ông Lê Văn Hạ  -  Ông Lương Đức Hải  -  Ông Võ Hoàn Hải  -  Ông Trần Sơn Hải  -  Bà Nguyễn Thị Hạnh  -  Bà Lê Minh Hiền  -  Ông Nguyễn Hòa  -  Ông Lê Hữu Hoàng  -  Ông Trần Duy Hưng  -  Ông Lê Văn Khải  -  Ông Nguyễn Văn Kháng  -  Ông Trần An Khánh  -  Ông Trần Ngọc Khánh  -  Ông Bùi Xuân Minh  -  Ông Hồ Văn Mừng  -  Ông Trần Hòa Nam  -  Ông Lê Thanh Quang  -  Ông Trần Hải Sơn  -  Ông Nguyễn Đắc Tài  -  Ông Nguyễn Khắc Toàn  -  Ông Nguyễn Tấn Tuân  -  Ông Hồ Thanh Tùng  -  Ông Võ Tấn Thái  -  Ông Trần Ngọc Thanh  -  Ông Lê Xuân Thân  -  Ông Đào Công Thiên  -  Ông Lê Hữu Thọ  -  Ông Phan Thông  -  Ông Nguyễn Lê Đình Thống  -  Ông Tống Trân  -  Ông Lê Hữu Trí  -  Ông Ngô Quang Trung  -  Ông Ngô Truyện  -  Ông Lê Đức Vinh  -  Ông Lê Vinh  Hiện nay, Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hòa đang lập đề án đưa cả tỉnh thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2020. Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Bộ Chính trị đã thông qua nghị quyết Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 với mục tiêu đề ra là xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành đô thị loại I trực thuộc trung ương. Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân tỉnh, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 11,55%, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 15,5%, giá trị nông lâm thủy sản tăng 2,81%, ngành dịch vụ du lịch tăng 14,5%. GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.710 USD cao hơn mức bình quân chung của Việt Nam. Dịch vụ - du lịch chiếm 45% cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng là 42%, còn nông - lâm - thủy sản chiếm 13%.. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,99%, trong đó GRDP theo ngành kinh tế tăng 7,43% gồm: +. Công nghiệp xây dựng tăng 10,58%. +. Dịch vụ tăng 7,02%. +. Nông, lâm, thủy sản tăng 1,52%. Chỉ số IIP tăng 7,52%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 19.138,38 tỉ đồng (113,9% dự toán; bằng 87,6% năm 2018). Chi ngân sách đạt 9.799,2 tỉ đồng (81,9% dự toán), trong đó: Chi ngân sách thường xuyên là 6.395,8 tỉ đồng (92,8% dự toán); chi đầu tư phát triển là 3.401,7 (80,1% dự toán). Trong năm 2019, chỉ số GRDP tăng 6,8%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7%, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11,2%, doanh thu du lịch tăng 24,2%, kim ngạch xuất khẩu tăng 13,5%, thu ngân sách tăng 10%... Ngoài du lịch, Khánh Hòa cũng là địa phương phát triển công nghiệp mạnh trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Các thế mạnh công nghiệp truyền thống của Khánh Hòa là công nghiệp đóng tàu, chế biến thủy hải sản, vật liệu xây dựng, may mặc... Ngoài ra, Khánh Hòa cũng có nhiều loại khoáng sản; đến năm 2003 đã có 72 mỏ quặng được phát hiện và đăng ký trên địa bàn tỉnh. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2009 của Khánh Hòa đạt 14.095 tỷ đồng. Các khu công nghiệp lớn trong tỉnh như Khu công nghiệp Suối Dầu, khu công nghiệp Ninh Hòa, khu công nghiệp Bắc và Nam Nha Trang, cùng với những cảng biển lớn đang được đầu tư xây dựng, giúp cho Khánh Hòa trở thành một trong 10 tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước. Năm 2018, giá trị sản xuất của thủy sản so với Tổng giá trị sản xuất của Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản  là 35,6%. Cũng như các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ khác có các dải đồng bằng nhỏ hẹp, trồng trọt không phải là thế mạnh của tỉnh. Lúa vẫn chiếm diện tích lớn nhất và được trồng tập trung tại đồng bằng Ninh Hòa và Diên Khánh. Cây công nghiệp ngắn ngày được trồng nhiều nhất là cây mía, sau đó là đậu phộng, cây lương thực được trồng nhiều nhất trong tỉnh là cây khoai mì và cây bắp. Việc trồng cây bắp đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Khánh Vĩnh. Bên cạnh nông sản, tài nguyên thủy hải sản ở Khánh Hòa rất dồi dào. Khánh Hòa có tổng trữ lượng hải sản ước tính 150.000 tấn/năm và khả năng khai thác 40-50.000 tấn/năm. Có 600 loài hải sản được các nhà khoa học xác định ở vùng biển Khánh Hòa, trong đó có hơn 50 loài cá có giá trị kinh tế cao. Theo số liệu điều tra ngày 1 tháng 4 năm 2019 dân số tỉnh Khánh Hòa là 1.231.107 người với mật độ dân số toàn tỉnh là 225 người/km², trong đó nam giới có khoảng 612.513 người (49.75%) và nữ giới khoảng 618.594 người (50.35%); tỷ lệ tăng dân số của tỉnh bình quân từ năm 2009-2019 là 0,62%; tỷ số giới tính là 97,9%. Theo điều tra biến động dân số năm 2019, Khánh Hòa có 520.008 người sinh sống ở khu vực đô thị (42,2% dân số toàn tỉnh) và 711.099 người sống ở khu vực nông thôn (57,8%).. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến hết năm 2022 đạt 65%. Dân số Khánh Hòa hiện nay phân bố không đều. Dân cư tập trung đông nhất ở thành phố Nha Trang (chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Huyện Diên Khánh và thành phố Cam Ranh cũng có mật độ dân số khá cao (xấp xỉ 400 người/km²) thị xã Ninh Hòa và các huyện còn lại ở đồng bằng có mật độ dân cư không chênh lệch lớn và gần bằng mức trung bình toàn tỉnh (khoảng 200 người/km²), các huyện miền núi có mật độ dân số tương đối thấp là Khánh Sơn (62 người/km²) và Khánh Vĩnh (29 người/km²). Nơi có mật độ dân số thấp nhất tỉnh là huyện đảo Trường Sa (0,39 người/km²). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2010 thì toàn tỉnh có khoảng 519.600 người sinh sống tại khu vực thành thị và 648.100 sinh sống ở khu vực nông thôn. Về độ tuổi năm 2009 toàn tỉnh có 526.061 người dưới 25 tuổi (45% dân số), 450.393 người từ 25 đến 50 tuổi (39% dân số) và 183.150 trên 50 tuổi (16%) Hiện nay có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó dân tộc Kinh có 1.095.981 người sống phân bố đều khắp huyện, thị, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn. Dân tộc thiểu số lớn nhất là người Raglai với 45.915 người sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một vài xã miền núi các huyện Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh trong các bản làng (palây). Tại các khu vực giáp ranh với Lâm Đồng và Đăk Lăk có khoảng 4.778 người Cơ-ho và 3.396 người Ê-đê sinh sống. Dân tộc Hoa có khoảng 3.034 người tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang (khoảng 2.000 người), thị xã Ninh Hòa và các xã phía Đông huyện Diên Khánh. Một nhóm thiểu số chính khác là người Tày (1.704) và người Nùng (1.058) di cư từ các tỉnh phía Bắc vào trong cuộc di cư năm 1954 và trong các năm gần đây sinh sống chủ yếu ở huyện Khánh Vĩnh. Ngoài các nhóm chính trên còn có các nhóm dân tộc chiếm 1 thiểu số rất nhỏ trong dân số như Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ... Người Chăm là cư dân bản địa ở Khánh Hòa. Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử, từ giữa thế kỷ XVII về sau này, người Chăm ở Khánh Hòa lần lượt di chuyển vào các tỉnh phía Nam. Vì vậy mà ngày nay, người Chăm ở Khánh Hòa chỉ còn khoảng 290 người. Trên địa bàn thành phố Nha Trang cũng có một vài nhóm người nước ngoài sinh sống và làm việc thường xuyên trong những năm gần đây, một ít trong số họ hiện đã định cư lâu dài và nhập quốc tịch Việt Nam. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, toàn tỉnh Khánh Hòa vào thời điểm của cuộc tổng điều tra dân số năm 2019, Khánh Hòa có 265.316 người tự khẳng định mình có tín ngưỡng, nhiều nhất là Công giáo 132.992 người, tiếp theo là Phật giáo 100.560 người, đạo Tin Lành 24.500 người, đạo Cao Đài 6.819 người, Phật giáo Hòa Hảo 284 người và các tôn giáo khác là Hồi giáo 94 người, Bà La Môn 25 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam 17 người, Baha'i giáo 13 người và Minh Sư đạo 12 người. Phật giáo tập trung nhiều nhất ở Nha Trang (50,4%) và Diên Khánh; Công giáo tập trung nhiều ở Cam Lâm, đạo Cao Đài tập trung ở Cam Ranh; đạo Tin Lành tập trung ở Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Riêng Phật giáo Hòa Hảo phân bố chủ yếu ở xã Ninh Ích. Khánh Hòa là tỉnh có số dân đô thị cao nhất trong các tỉnh thuộc khu vực miền Trung với 584.200 người (năm 2011) chiếm khoảng 48,8% dân số toàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có 1 đô thị loại I (thành phố Nha Trang), 1 đô thị loại III (thành phố Cam Ranh), 3 đô thị loại IV (thị xã Ninh Hòa và các thị trấn Diên Khánh, Vạn Giã) cùng với 7 đô thị loại V (các thị trấn Cam Đức, Khánh Vĩnh, Tô Hạp và các xã Đại Lãnh, Suối Hiệp, Suối Tân, Ninh Sim). Phần lớn các đô thị lớn nằm ở vùng duyên hải và dọc theo Quốc lộ 1, một vài đô thị khác nằm dọc theo các hành lang đông dân cư ven các sông chính và các tuyến đường nối vùng duyên hải lên Tây Nguyên như trục Ninh Hòa - Ninh Sim nằm dọc theo sông Dinh và quốc lộ quốc lộ 26 nối lên Buôn Ma Thuột. Trục Diên Khánh - Khánh Vĩnh nằm ven theo sông Cái và quốc lộ 27C (Đường 723 cũ) nối lên Đà Lạt. Theo kết luận số 53-KL/TW ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Chính trị, Tỉnh Khánh Hòa được phép quy hoạch thành thành phố trực thuộc trung ương trong quy hoạch đến năm 2020 Nền khoa học ở Khánh Hòa được đặt nền móng từ thời Pháp thuộc với việc hình thành hai cơ sở khoa học thực nghiệm là Viện Pasteur Nha Trang vào năm 1891, nghiên cứu về vệ sinh dịch tễ và Sở Ngư nghiệp Đông Dương năm 1922 (tiền thân của Viện Hải dương học Nha Trang) chuyên nghiên cứu về biển và động vật biển. Lĩnh vực khoa học từ đó dần dần được mở rộng sang các ngành khoa học ứng dụng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu tại Khánh Hòa gồm có việc bảo tồn và phát triển trầm hương, kỳ nam, duy trì và nuôi dưỡng chim yến, nghiên cứu các hình thức nuôi trồng thủy sản trên biển... Trước thời nhà Nguyễn, vì là đất mới được mở mang, lại xa kinh đô, nên nền giáo dục Khánh Hòa gần như không phát triển. Người Khánh Hòa thời đó không có đóng góp gì trong địa hạt văn chương thi phú. Mãi đến đời vua Gia Long, triều đình mới cho lập trường dạy chữ ở phủ Diên Khánh và Bình Hòa. Học sinh sau khi có bằng Tiểu học phải ra Quy Nhơn hoặc các tỉnh khác để tiếp tục học lên Trung học, cho đến năm 1936, khi trường trung học đầu tiên được mở tại Nha Trang là Trường trung học tư thục Kim Yến (Institution Kim Yến), làm nơi học tập cho học sinh từ Phan Thiết đến Quy Nhơn. Đầu năm 1947, Trường Trung học Nha Trang (tiền thân của Trường Phổ thông trung học Lý Tự Trọng) được thành lập. Sang đến năm 1952, trường đổi tên thành Trường Trung học Võ Tánh và chuyển đến địa điểm hiện nay. Năm 1957, trường Võ Tánh được Bộ Giáo dục Quốc gia nâng cấp lên bậc Đệ nhị cấp (tương đương bậc Phổ thông trung học ngày nay). Kể từ đó, học sinh tại Khánh Hòa có thể đi học đến khi tốt nghiệp Tú tài ngay tại tỉnh nhà mà không phải khăn gói đi ra ngoài. Năm 1971, Khánh Hòa có cơ sở đào tạo bậc đại học đầu tiên là Đại Học Cộng đồng Duyên Hải tại Nha Trang. Sau ngày thống nhất đất nước, Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, được chuyển từ Hải Phòng vào. Hiện nay, Khánh Hòa có đầy đủ các bậc học, ngành học, phục vụ cho tất cả các đối tượng học sinh sinh viên tại tỉnh (được kê trong bảng phía dưới). Khánh Hòa là một trong những tỉnh có hệ thống Y tế phát triển nhất ở khu vực Nam Trung Bộ. Theo quyết định 1047/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì Nha Trang là một trong 3 trung tâm y tế của vùng Nam Trung Bộ. Tính đến 30/6/2017, Toàn tỉnh có tổng số bác sĩ công lập/10.000 dân là 6,83; thực hiện được 29,5 giường/10.000 dân; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi tại Khánh Hòa đạt 8,86% (chỉ tiêu giao là 9%); tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 81,93%. Hệ thống tuyến y tế cơ sở được quan tâm đầu tư phát triển đã góp phần làm giảm áp lực cho bệnh viện tuyến trên và tạo thuận tiện trong chăm sóc sức khỏe của người dân ở cấp cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 137/140 xã có trạm y tế xã (riêng các đảo nổi của 3 đơn vị cấp xã tại huyện đảo Trường Sa đều có các trạm y tế do Quân đội quản lý), toàn bộ các đơn vị hành chính cấp huyện đều có bệnh viện tuyến huyện trực thuộc trung tâm y tế (riêng huyện đảo huyện đảo Trường Sa có Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa hoạt động như một trung tâm y tế tuyến huyện), 100% bệnh viện tuyến huyện được xây dựng mới đáp ứng cơ bản nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa là bệnh viện xếp hạng I, 1 trong 10 bệnh viện đa khoa cấp vùng của cả nước Tỉnh lỵ của Khánh Hòa đặt tại Nha Trang, một thành phố du lịch và sự kiện. Nha Trang là nơi từng diễn ra nhiều sự kiện lớn như Festival Biển, hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam 2006, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2010, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015, Hoa hậu Trái Đất 2023. Khánh Hòa là địa danh thu hút nhiều du khách với những khu di tích chiến khu, căn cứ cách mạng. Ngoài ra, tỉnh cũng đầu tư chú trọng đến văn nghệ và nghệ thuật để phục vụ người dân và thu hút du khách; các đội chiếu bóng phục vụ ở những nơi hẻo lánh, miền núi hiểm trở. Hệ thống thư viện, các câu lạc bộ cũng phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng. Khánh hòa có 11 di tích văn hóa-lịch sử cấp quốc gia. Công tác bảo tồn, trùng tu bảo tàng và quản lý các khi di tích cũng được chú trọng, có nhiều đợt trưng bày quy mô lớn thu hút hàng chục ngàn du khách tham quan. Công tác sưu tầm, nghiên cứu giới thiệu văn hóa phi vật thể đã và đang tiếp tục được phát triển. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu như: sự nghiên cứu về chữ viết của người Ra Glai, truyện cổ, trường ca và một số loại hình văn hóa dân gian có ảnh hưởng khác, bao gồm một số công trình được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đánh giá cao. Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa còn lưu giữ được khá nhiều lễ hội mang đậm nét văn hóa bản địa, tục thờ cúng trong tín ngưỡng dân gian. Các lễ hội đều xuất phát từ lao động, từ phong tục tập quán, là nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân. Theo thống kê của chính quyền địa phương, tính đến năm 2010, Khánh Hòa có 494 di sản lễ hội lớn, nhỏ của người Kinh, bao gồm 237 lễ hội đình làng, 121 lễ hội miếu, lăng và 136 lễ hội chùa. Ngoài ra còn các lễ hội truyền thống của người dân tộc. Các lễ hội tiêu biểu: Là một tỉnh ven biển có nhiều làng chài nên phong cách ẩm thực ở Khánh Hòa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biển, với nguyên liệu chủ yếu được chế biến từ hải sản. Đồng thời cư dân Khánh Hòa xưa chủ yếu di cư vào từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam và Quảng Ngãi nên phong cách ẩm thực cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tỉnh trên. Các món đặc sản của Khánh hòa được nhiều người biết đến như nem Ninh Hòa, bún cá Nha Trang, bún sứa, bánh ướt Diên Khánh... Ngoài ra dưới sự ảnh hưởng của người Hoa (sinh sống đông đúc gần khu vực chợ Đầm phường Xương Huân), người Pháp (từng đến Nha Trang nghỉ dưỡng rất đông thời Pháp thuộc) và những người miền Bắc di cư vào Nam sau năm 1954 tạo cho Nha Trang phong cách ẩm thực đặc biệt khác hẳn với các địa phương khác trong tỉnh và khu vực Nam Trung Bộ tiêu biểu là những món ăn như phở Nha Trang, bánh mì Nha Trang, bò nướng Lạc Cảnh... Khánh Hòa có hai loại sản vật quý hiếm: Khánh Hòa là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Nhờ có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 12 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26 °C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, nên dịch vụ - du lịch là ngành phát triển nhất ở Khánh Hòa với số du khách hơn 1,6 triệu lượt vào năm 2009. Các hình thức du lịch ở Khánh Hòa rất phong phú với các hình thức như du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tham quan - vãn cảnh, du lịch văn hóa... Trong các khách sạn và khu nghỉ mát lớn ở Khánh Hòa, có những khu du lịch và khách sạn tầm cỡ thế giới như khu nghỉ mát Ana Mandara, Vinpearl Land, Sheraton Nha Trang hotel & spa, Novotel, hay khu nghỉ dưỡng cao cấp Evason Hideaway (huyện Ninh Hòa) của tập đoàn Ana Mandara, được tờ "Sunday Times" bầu là một trong 20 resort tốt nhất thế giới vào năm 2005. Những di tích lịch sử văn hóa có Tháp Po Nagar, thành cổ Diên Khánh, các di tích của nhà bác học Alexandre Yersin... Ngoài vị thế là một trung tâm du lịch lớn Nha Trang đã trở thành điểm đến của nhiều sư kiện lớn của Việt Nam và Thế giới như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010... cùng với Festival Biển (Nha Trang) được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá du lịch Khánh Hòa với thế giới. Tuy vậy, việc chất lượng dịch vụ sút kém và tăng giá dịch vụ thiếu kiểm soát vào những mùa cao điểm du lịch vẫn chưa được tỉnh giải quyết triệt để. Phát triển du lịch một cách bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường vẫn còn là vấn đề gây nhiều bàn cãi. Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng ven biển của Việt Nam như: Quốc lộ 1 chạy dọc ven biển từ Đèo Cả đến Ghềnh Đá Bạc nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; quốc lộ 26 nối Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên; đường quốc lộ 27C (trước là đường 723) (Nha Trang đi Đà Lạt), quốc lộ 27B nối Cam Ranh với huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận) và dự án đường cao tốc Bắc Nam đi qua Khánh Hòa. Toàn tỉnh hiện có 2.086 km đường giao thông. Trong đó, đường do trung ương quản lý dài 224,38 km, chiếm 10,75%; đường do tỉnh quản lý dài 254,95 km, chiếm 12,21%; đường do huyện quản lý dài 327,47 km, chiếm 15,69% và đường do xã quản lý dài 1.566,97 km, chiếm 75%. Chất lượng đường bộ: Đường cấp phối, đường đá dăm dài 399,52 km chiếm 19,14%; đường nhựa dài 362,77 km, chiếm 17,38% còn lại là đường đất. Tất cả các xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã. Hiện nay, Nha Trang đang có 6 tuyến xe buýt phục vụ công cộng. Do vị trí của Khánh Hòa nằm trên tuyến đường cái quan, người Pháp lại chọn Nha Trang làm nơi đặt cơ quan bảo hộ, nên Nha Trang đã sớm trở thành một điểm dừng quan trọng trên tuyến đường sắt do Pháp xây dựng. Tuyến đường sắt Sài Gòn - Nha Trang được khởi công xây dựng từ năm 1900 đến năm 1913 mới hoàn tất. Vào thời điểm đó, điểm cuối của tuyến đường sắt là Ga Phú Vinh, nằm cạnh đường 23 tháng 10 hiện nay, tại xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang. Đến năm 1928, người Pháp khởi công đoạn Đà Nẵng đến Nha Trang dài 532 km để hoàn tất tuyến đường sắt xuyên Việt, đồng thời xây dựng Ga Nha Trang với lối kiến trúc đặc trưng cùng cảnh quan hài hòa. Ga Nha Trang được khánh thành ngày 2 tháng 9 năm 1936 và tuyến đường sắt xuyên Việt cũng hoàn thành vào tháng 10 cùng năm. Ga Nha Trang ngày nay vẫn giữ nguyên được lối kiến trúc nhà ga cùng tuyến đường sắt hình "bóng đèn" độc đáo. Hiện nay, tất cả các tuyến tàu Thống Nhất đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất "SE", còn có các đôi tàu địa phương nối với Ga Sài Gòn mang số hiệu "SNT". Ngoài ga Nha Trang, tỉnh còn 12 ga khác phân bố tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố trừ hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và huyện đảo Trường Sa. Khánh Hòa có nhiều vùng vịnh kín gió, nước sâu lại nằm ở cực đông của Việt Nam gần với tuyến hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 5 cảng biển, trong đó tiêu biểu nhất là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong và cảng Cam Ranh (một trong ba vịnh tốt nhất thế giới cho xây dựng cảng biển). Sân bay quốc tế Cam Ranh được nâng cấp ngày 16 tháng 8 năm 2007 tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế của tỉnh Khánh Hòa cũng như khu vực Nam Trung Bộ Năm 2008, sân bay này đã phục vụ 683.000 lượt khách, vượt qua Sân bay quốc tế Phú Bài để thành sân bay có số lượng hành khách thông quan đông thứ 4 trong các sân bay tại Việt Nam. Tỷ lệ tăng của số lượt khách thông qua vào năm 2007 là 36,8%, của năm 2008 là 36,3% so với năm trước, là sân bay có tốc độ tăng trưởng lượng hành khách cao nhất tại Việt Nam Hiện nay sân bay phục vụ các đường bay đến Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều đường bay quốc tế khác
2765
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2765
TeX
TX, (/tɛx/, /tɛk/) viết không định dạng là TeX, là một hệ thống sắp chữ được viết bởi Donald Knuth và giới thiệu lần đầu vào năm 1978. TeX được thiết kế với hai mục đích chính: cho phép bất kì ai cũng có thể tạo ra những cuốn sách chất lượng cao với ít công sức nhất, và cung cấp một hệ thống sắp chữ cho ra cùng một kết quả trên mọi máy tính, ngay bây giờ và cả trong tương lai. Nó phổ biến trong môi trường hàn lâm, đặc biệt là trong cộng đồng toán học, vật lý, khoa học máy tính, kinh tế, ngôn ngữ học, thống kê, kỹ thuật. Trong hầu hết các bản cài đặt Unix, nó gần như thế chỗ của troff, cũng là một chương trình định dạng văn bản được ưa thích khác. TeX là phần mềm miễn phí. Nói chung nó được xem là cách tốt nhất để gõ công thức toán học phức tạp, đặc biệt là ở dạng LaTeX, ConTeXt hoặc các gói khuôn mẫu (template package) khác, nó cũng được dùng cho các tác vụ sắp chữ khác. Để tỏ lòng quý trọng đến Viện Công nghệ California (Caltech), nơi Knuth nhận bằng tiến sĩ, tên TeX được dụng ý dùng với phát âm "tekh", trong đó "kh" đại diện cho âm cuối của "loch" trong tiếng Scotland hay tên của nhà soạn nhạc người Đức "Bach" (theo Bảng chữ cái phiên âm quốc tế IPA /tɛx/). Chữ X được dùng để đại diện cho chữ χ (chi) trong tiếng Hy Lạp. TeX là dạng viết tắt của τέχνη (technē), tiếng Hy Lạp có nghĩa là "nghệ thuật" và "thủ công", cũng là chữ căn nguyên của "technical" (kĩ thuật). Tên được xếp chữ với "E" nằm bên dưới đường ngang; nếu hệ thống không hỗ trợ subscript, nó được viết "ước chừng" là "<nowiki>TeX</nowiki>". Các ủng hộ viên của TeX phát triển thêm các tên gọi từ "TeX" — như <nowiki>TeXnician</nowiki> (người dùng phần mềm TeX), <nowiki>TeXhacker</nowiki> (người lập trình TeX), <nowiki>TeXmaster</nowiki> (người lập trình thông thạo TeX), <nowiki>TeXhax</nowiki>, và <nowiki>TeXnique</nowiki>. Knuth bắt đầu viết TeX vì ông cảm thấy khó chịu khi chất lượng sắp chữ bị giảm sút trong các quyển I-III của tác phẩm "The Art of Computer Programming" (Nghệ thuật lập trình máy tính) hoành tráng của ông, được sắp xếp bởi Tập đoàn Monotype. Với phong thái của một "hacker" điển hình thôi thúc giải quyết vấn đề một lần cho mãi mãi, ông bắt đầu thiết kế ngôn ngữ sắp chữ của riêng mình. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1977, ông đã viết một bản ghi nhớ để tự mô tả các tính năng cơ bản của TeX. Ông dự tính hoàn thành trong kỳ nghỉ phép năm 1978 nhưng phải đến hơn 10 năm sau, tức năm 1989, ngôn ngữ này mới ngưng bổ sung thêm tính năng. Guy Steele tình cờ ở Stanford trong mùa hè năm 1978, khi Knuth phát triển phiên bản TeX đầu tiên. Khi Steele quay lại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) mùa thu năm ấy, ông viết lại phần nhập/xuất (I/O) của TeX để chạy dưới Hệ thống chia sẻ thời gian không tương thích (ITS). Phiên bản TeX đầu tiên được viết bằng ngôn ngữ lập trình SAIL để chạy trên một PDP-10 dưới hệ điều hành WAITS của Đại học Stanford. Ở các phiên bản TeX sau này, Knuth phát minh khái niệm lập trình văn chương (literate programming), một phương thức tạo ra mã nguồn có tính tương thích và tài liệu có liên kết chéo với chất lượng cao (dĩ nhiên được sắp chữ bằng TeX) từ một cùng tập tin nguyên thủy. Ngôn ngữ được dùng gọi là WEB và tạo ra chương trình ở dạng DEC PDP-10 Pascal. Một phiên bản mới của TeX được viết lại từ đầu và gọi là TeX82 do được xuất bản vào năm 1982. Trong số những thay đổi đáng chú ý có, thuật toán gạch nối ban đầu đã được thay thế bằng một thuật toán mới được viết bởi Frank Liang. TeX82 cũng sử dụng số học cố định điểm thay vì dấu phẩy động, để đảm bảo khả năng tái tạo kết quả trên phần cứng máy tính khác nhau và bao gồm một ngôn ngữ lập trình Turing hoàn chỉnh. Năm 1989, Donald Knuth phát hành phiên bản mới của TeX và METAFONT. Mặc dù mong muốn giữ cho chương trình ổn định, Knuth nhận ra rằng 128 ký tự khác nhau cho đầu vào văn bản không đủ để chứa ngôn ngữ nước ngoài; thay đổi chính trong phiên bản 3.0 của TeX là khả năng làm việc với đầu vào 8 bit, cho phép thực hiện 256 ký tự khác nhau trong đầu vào văn bản. Kể từ phiên bản 3, TeX đã sử dụng một hệ thống đánh số phiên bản riêng, các cập nhật được biểu thị bằng cách thêm vào một chữ số vào cuối số thập phân, sao cho số phiên bản tiệm cận π. Phiên bản hiện tại của TeX là 3.141592653; nó được cập nhật lần cuối vào năm 2021. Đây là sự phản ánh thực tế rằng TeX hiện rất ổn định và chỉ các cập nhật nhỏ được dự tính thực hiện. Thiết kế đã bị hoãn lại sau phiên bản 3.0 và không có tính năng mới hoặc thay đổi cơ bản nào được thêm vào, vì vậy tất cả các phiên bản mới hơn sẽ chỉ chứa các bản sửa lỗi. Mặc dù chính Donald Knuth đã đề xuất một vài mảng mà TeX có thể đã được cải thiện. Vì lý do này, ông đã nói rằng "thay đổi cuối cùng (thực hiện sau khi tôi chết)" sẽ chuyển số phiên bản thành π, tại điểm đó mọi lỗi (bug) còn lại sẽ thành tính năng". Tương tự như vậy, các phiên bản của METAFONT sau 2.0 tiếp cận tiệm cận e và một sự thay đổi tương tự sẽ được áp dụng sau khi Knuth qua đời. Vì mã nguồn của TeX về cơ bản nằm trong phạm vi công cộng, các lập trình viên khác được phép (hay được khuyến khích) cải thiện hệ thống, nhưng được yêu cầu sử dụng tên khác để phân phối TeX đã sửa đổi, có nghĩa là mã nguồn có thể vẫn phát triển. Ví dụ, dự án Omega được phát triển sau năm 1991, chủ yếu để tăng cường khả năng sắp xếp đa ngôn ngữ của TeX. Knuth đã tạo ra các phiên bản sửa đổi "không chính thức", chẳng hạn như TeX-XeT, cho phép người dùng trộn các văn bản được viết bằng các hệ thống viết từ trái sang phải và phải sang trái trong cùng một tài liệu. Các lệnh trong TeX thường bắt đầu với dấu chéo ngược và được nhóm bằng dấu ngoặc nhọn. Tuy nhiên hầu hết các đặc tính pháp cú của TeX có thể được thay đổi ngay trong lúc dùng, khiến một nguồn TeX khó có thể phân tích cấu trúc bởi bất cứ gì trừ chính bản thân TeX. TeX là một ngôn ngữ dựa trên macro và biểu tượng ("token"): nhiều lệnh, bao gồm hầu hết các lệnh do người dùng định nghĩa, được mở rộng trong lúc dùng cho đến khi chỉ còn các biểu tượng không thể mở rộng thêm được nữa và chúng sẽ được thực thi. Bản thân sự mở rộng này thực tế không gây tác dụng phụ. Đệ quy lặp ("tail recursion") các macro không tốn bộ nhớ, và có sẵn cấu trúc if-then-else. Điều này khiến TeX trở thành ngôn ngữ Turing trọn vẹn (Turing-complete) ngay cả ở mức độ mở rộng. Hệ thống có thể được chia đại khái thành 4 cấp độ: ở cấp độ đầu, TeX phân tích từ vựng để tìm các chuỗi điều khiển. Bước kế tiếp, chuỗi điều khiển mở rộng (như câu điều kiện hoặc macro đã được định nghĩa) được thay bởi văn bản của chính chúng. Ở giai đoạn 3, các ký tự được xếp thành đoạn văn; thuật toán ngắt đoạn của TeX tối ưu hoá điểm ngắt cho toàn đoạn. Văn bản được phân thành trang ở bước cuối. Hệ thống TeX hiểu biết chính xác kích thước tất cả ký tự và ký hiệu, và nó dùng thông tin này để tính toán sắp xếp tối ưu số chữ trong dòng và dòng trong trang. Sau đó nó tạo tập tin DVI (viết tắt cho "device independent", độc lập với thiết bị) chứa vị trí chung cuộc cho mọi ký tự. Tập tin dvi này có thể được in trực tiếp với driver máy in phù hợp, hoặc có thể được chuyển sang các định dạng khác. Ngày nay, PDFTeX thường được dùng để bỏ qua giai đoạn phát sinh DVI. Hầu hết chức năng được cung cấp bởi các tập tin định dạng. Các định dạng thường gặp là TeX thuần tuý của Knuth, LaTeX (có ở khắp các ngành kĩ thuật), và ConTeXt (chủ yếu được dùng cho xuất bản trên desktop). Tác phẩm tham khảo cơ bản cho TeX là hai quyển đầu bộ Computers and Typesetting (Máy tính và sắp chữ) của Knuth, "The TeXbook" và "TeX: The Program" (có chứa toàn bộ mã nguồn được chú thích của TeX). TeX thường được phân phối cùng với Metafont, một chương trình đồng hành cũng được phát triển bởi Knuth cho phép miêu tả các font chữ bằng thuật toán. Cấu trúc thư mục cài đặt TeX / Metafont được chuẩn hoá trong cây thư mục codice_1. Giấy phép cho quyền phân phối và sửa đổi tự do nhưng yêu cầu bất cứ phiên bản sửa đổi nào cũng không được gọi là TX, TeX, hay bất cứ thứ gì tương tự có thể gây nhầm lẫn, tương tự như một thương hiệu. Bộ thử TRIPTRAP giúp kiểm tra một ứng dụng có thực sự là TX hay không. Mặc dù được viết kĩ lưỡng, TeX quá lớn (và cũng chứa quá nhiều kĩ thuật mới mẻ) đến nỗi nó được cho là đã phát hiện ít nhất một lỗi lập trình trong mỗi hệ thống Pascal dùng để biên dịch. TeX chạy trên gần như mọi hệ điều hành. Knuth treo giải thưởng bằng tiền cho những ai phát hiện và thông báo lỗi (lỗi lập trình) trong TeX. Giải thưởng cho mỗi lỗi khởi đầu với $2,56 và nhân đôi mỗi năm cho đến khi nó đóng băng; giá trị hiện tại là $327,68. Tuy nhiên điều này không làm Knuth nghèo túng, vì có rất ít lỗi được phát hiện; và trong đa số trường hợp tờ ngân phiếu chứng minh trao cho người tìm ra lỗi thường được đóng thành khung thay vì đổi thành tiền. Phần mềm TeX hội tụ một số thuật toán thú vị, đã dẫn đến một số luận án của các học trò của Knuth. Thí dụ, thuật toán dấu nối từ (hyphenation) (công trình của Frank Liang) được dùng để quy định ưu tiên cho dấu ngắt trong nhóm các chữ cái. Thuật toán ngắt dòng là thí dụ cho lập trình động. Bài toán ngắt một đoạn văn n chữ thành các dòng có độ phức tạp thực formula_1, nhưng với lập trình động, bố trí tối ưu toàn bộ có thể rút ra theo thời gian tỉ lệ với số từ và số từ trong một dòng. Luận án của Michael Plass cho thấy cách thức bài toán ngắt trang có thể NP-trọn vẹn (NP-complete) vì các tình huống nảy sinh khi đặt hình ảnh. Chương trình đồng hành Metafont để phát sinh ký tự dùng đường cong Bezier theo cách khá chuẩn, nhưng Knuth cống hiến nhiều vào việc bài toán chuyển hình ảnh thành định dạng bitmap (rasterizing). Một luận án khác, bởi John Hobby, khảo sát hơn nữa bài toán số hoá "đường cọ" ("brush trajectories"). Thuật ngữ này xuất phát từ sự kiện rằng Metafont miêu tả ký tự như chúng được vẽ bởi các cọ trừu tượng. Vài hệ thống xử lý tài liệu dựa trên TeX, đáng lưu ý có: Hiện cũng đã có nhiều bản mở rộng cho TeX, trong số đó BibTeX cho việc tạo thư mục (bibliography) (được phân phối với <nowiki>LaTeX</nowiki>), PDFTeX, bỏ qua giai đoạn DVI và tạo ra sản phẩm với định dạng tài liệu PDF (Portable Document Format) của Adobe Systems, và Omega, cho phép TeX dùng bộ ký tự Unicode. Tất cả các bản mở rộng cho TeX có miễn phí ở CTAN (Comprehensive TeX Archive Network (Mạng lưới lưu trữ TeX tổng hợp). Trên hệ thống tương thích UNIX (gồm cả Mac OS X), TeX được phân phối ở dạng teTeX. Trên Windows, có bản phân phối MiKTeX và bản phân phối fpTeX. Trình soạn thảo văn bản TeXmacs là chương trình soạn thảo văn bản khoa học WYSIWYG có dụng ý tương thích với TeX. Nó dùng các font của Knuth, và có thể phát sinh kết quả TeX. LyX là công cụ tương tự. Cho đến nay đã có một số nỗ lực đưa tiếng Việt vào TeX.
2774
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2774
Sao Hải Vương
Sao Hải Vương (tiếng Anh: Neptune), hay Hải Vương Tinh (chữ Hán: 海王星) là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh lớn thứ tư về đường kính và lớn thứ ba về khối lượng. Sao Hải Vương có khối lượng riêng lớn nhất trong số các hành tinh khí trong hệ Mặt trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất và hơi lớn hơn khối lượng của Sao Thiên Vương (xấp xỉ bằng 15 lần của Trái Đất). Sao Hải Vương quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách trung bình 30,1 AU, bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời. Sao Hải Vương được đặt tên theo vị thần biển cả của người La Mã (Neptune). Nó có ký hiệu thiên văn là ♆, là biểu tượng cách điệu cây đinh ba của thần Neptune hoặc chữ cái psi của Hy Lạp. Sao Hải Vương là hành tinh đầu tiên được tìm thấy bằng tính toán lý thuyết. Dựa vào sự nhiễu loạn bất thường của quỹ đạo Sao Thiên Vương, nhà thiên văn Alexis Bouvard đã kết luận rằng quỹ đạo của nó bị nhiễu loạn do tương tác hấp dẫn với một hành tinh nào đó. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1846, nhà thiên văn Johann Galle đã phát hiện ra Sao Hải Vương ở vị trí lệch 1 độ so với tiên đoán của Urbain Le Verrier. Sau đó ít lâu, người ta cũng khám phá ra Triton, vệ tinh lớn nhất của sao Hải Vương, trong khi 13 vệ tinh còn lại của nó chỉ được phát hiện trong thế kỷ XX. Cho tới nay, tàu không gian "Voyager 2" là tàu duy nhất bay qua Sao Hải Vương vào ngày 25 tháng 8 năm 1989. Sao Hải Vương có cấu tạo tương tự như Sao Thiên Vương, nhưng lại khác biệt với những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc và Sao Thổ. Khí quyển của sao Hải Vương chứa thành phần cơ bản là hydro và heli, cùng một số ít các hydrocarbon và có lẽ cả nitơ, tương tự như của Sao Mộc hay Sao Thổ. Tuy nhiên khí quyển của nó chứa tỷ lệ lớn hơn các phân tử "băng" như nước, amonia, và methan. Do đó các nhà thiên văn thỉnh thoảng phân loại Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương thành các hành tinh băng đá khổng lồ để nhấn mạnh sự khác biệt này. Bên trong Sao Hải Vương chứa chủ yếu băng và đá, giống như Sao Thiên Vương. Lõi hành tinh có thể có bề mặt tuy rắn nhưng nhiệt độ của nó có thể cao tới hàng nghìn độ và áp suất rất lớn. Khí methan trong tầng ngoài khí quyển là nguyên nhân Sao Hải Vương hiện lên với màu xanh lam. Trái ngược với bầu khí quyển mờ đặc và gần như đồng màu của Sao Thiên Vương, khí quyển của Sao Hải Vương có những vùng hoạt động mạnh và dễ nhận thấy. Năm 1989, tàu "Voyager 2" khi bay qua Sao Hải Vương đã chụp được hình ảnh của Vết Tối Lớn trên bán cầu nam có kích thước tương đương với Vết Đỏ Lớn của Sao Mộc. Những vùng hoạt động thời tiết này được duy trì bởi những cơn gió với tốc độ lên tới 2.100 kilômét trên giờ, mạnh nhất trên khí quyển trong các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời. Do cách rất xa Mặt Trời nên lớp khí quyển ngoài cùng của Sao Hải Vương là một trong những nơi lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời. Nhiệt độ của những đám mây trên cao khoảng 55 K (-218 °C) trong khi nhiệt độ tại lõi hành tinh xấp xỉ . Sao Hải Vương có một hệ thống vành đai mờ và rời rạc (hay những cung), được phát hiện trong thập niên 1960 nhưng chỉ được xác nhận vào năm 1989 bởi "Voyager 2". Các bản vẽ của Galileo Galilei cho thấy ông là người đầu tiên quan sát Sao Hải Vương qua kính viễn vọng vào ngày 28 tháng 12 năm 1612, và một lần nữa vào ngày 27 tháng 1 năm 1613. Trong cả hai lần, Galileo đã nhầm Sao Hải Vương là một ngôi sao cố định khi nó xuất hiện ở vị trí giao hội rất gần với Sao Mộc trên bầu trời. Vì vậy mà Galileo không được công nhận là người phát hiện ra Sao Hải Vương. Trong lúc quan sát đầu tiên của ông tháng 12 năm 1612, Sao Hải Vương gần như đứng yên trên nền trời bởi vì nó vừa mới di chuyển nghịch hành biểu kiến vào ngày đó. Chuyển động ngược biểu kiến xuất hiện khi Trái Đất vượt lên trước hành tinh vòng ngoài trên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời. Do Sao Hải Vương vừa mới bắt đầu chuyển động nghịch hành, chuyển động này quá nhỏ để có thể nhận ra qua kính thiên văn nhỏ của Galileo. Tháng 7 năm 2009, nhà vật lý David Jamieson ở Đại học Melbourne nêu ra bằng chứng mới cho thấy Galileo có lẽ đã nhận ra "ngôi sao" mà ông quan sát có vẻ đã dịch chuyển so với những ngôi sao cố định. Năm 1821, nhà thiên văn Alexis Bouvard công bố tham số quỹ đạo của Sao Thiên Vương. Tuy nhiên, những quan sát ngay sau đó lại sai lệch so với dữ liệu công bố của ông. Bouvard giả thuyết rằng có một vật thể nào đó đã làm nhiễu loạn quỹ đạo Sao Thiên Vương bằng tương tác hấp dẫn. Năm 1843, nhà thiên văn John Couch Adams bắt đầu nghiên cứu quỹ đạo của Thiên Vương Tinh dựa trên những dữ liệu hiện có. Adams đã nhờ giám đốc Đài quan sát Cambridge James Challis yêu cầu Sir George Airy, một nhà thiên văn Hoàng gia Anh, gửi thêm cho ông số liệu. Adams tiếp tục công trình của mình trong 1845–46 và đưa ra một vài kết quả về ước lượng vị trí hành tinh mới này. Cũng trong năm 1845–46, Urbain Le Verrier cũng tiến hành tính toán tham số quỹ đạo độc lập với Adams. Ông cũng gặp phải khó khăn trong việc thu hút sự quan tâm từ những người cùng ngành trong nước. Tháng 6 năm 1846, dựa trên công trình khoa học của Le Verrier và Adams về ước lượng vị trí của hành tinh mới, Airy đã đề nghị Challis sử dụng kính thiên văn tìm kiếm hành tinh này. Challis đã quan sát các vị trí trên bầu trời trong toàn bộ tháng 8 và tháng 9 nhưng không có kết quả. Trong thời gian này, Le Verrier đã gửi thư đến Johann Galle, giám đốc Đài quan sát Berlin, để thuyết phục tìm kiếm hành tinh mới bằng kính thiên văn phản xạ. Heinrich d'Arrest, một sinh viên thực tập tại đài thiên văn, đã đề xuất với Galle rằng họ nên so sánh bản đồ bầu trời vẽ gần đây trong vùng của vị trí mà Le Verrier tiên đoán với vùng bầu trời quan sát qua kính thiên văn, và tìm xem có vật thể nào di chuyển so với những ngôi sao cố định không. Vào đêm của ngày nhận được lá thư của Le Verrier, ngày 23 tháng 9 năm 1846, Galle và d'Arrest đã phát hiện ra Sao Hải Vương ở vị trí lệch 1° so với tính toán của Le Verrier, và lệch khoảng 12° so với tính toán của Adams. Challis sau đó nói rằng ông đã hai lần quan sát thấy Sao Hải Vương vào ngày 8 và 12 tháng 8 năm đó, nhưng do Challis không có bản đồ sao mới nhất nên đã không nhận ra đó là một hành tinh. Ngay sau khi công bố phát hiện ra hành tinh mới, đã có tranh cãi giữa Anh và Pháp về việc ai nên được công nhận là người phát hiện. Cộng đồng khoa học lúc đó cho rằng cả hai nhà thiên văn Le Verrier và Adams đều xứng đáng được công nhận. Từ 1966 Dennis Rawlins nêu ra vấn đề về sự công nhận cho Adams là người đồng khám phá hành tinh, và vấn đề này đã được đánh giá lại bởi các nhà lịch sử khoa học trong hội nghị về "Lịch sử khám phá Sao Hải Vương" năm 1998 tổ chức tại Đài quan sát Hoàng gia, Greenwich. Sau khi đánh giá lại các ghi chép và bài báo trong lịch sử, họ cho rằng "Adams không xứng đáng khi được công nhận bình đẳng với Le Verrier về tính toán khám phá Sao Hải Vương. Sự công nhận chỉ thuộc về người không những tiên đoán đúng vị trí hành tinh mà còn thành công trong thuyết phục các nhà thiên văn thực hiện quan sát nhằm tìm kiếm nó" (Adams không hề thuyết phục nhà thiên văn nào tìm kiếm mà là do Airy khuyến nghị, xem ở trên). Ngay sau khi phát hiện ra, người ta gọi Sao Hải Vương một cách đơn giản là "hành tinh bên ngoài Sao Thiên Vương" hoặc là "hành tinh Le Verrier". Galle là người đầu tiên đề xuất một tên gọi, mà ông gọi hành tinh là "Janus". Ở Anh, Challis đề xuất tên "Oceanus". Cho rằng mình có quyền được đặt tên cho phát hiện của mình, Le Verrier ngay lập tức đề xuất tên gọi "Neptune", và tuyên bố không đúng sự thực rằng tên gọi này đã được chính thức công nhận bởi cơ quan địa lý và thiên văn "Bureau des Longitudes" của Pháp. Trong tháng 10 năm 1846, ông lại đề nghị sử dụng tên của chính ông là "Le Verrier", và giám đốc đài quan sát François Arago cũng ủng hộ tên gọi này. Tuy nhiên, đề nghị này gặp phải sự chống đối mạnh mẽ bên ngoài nước Pháp. Cơ quan thiên văn và bản đồ Pháp cũng nhanh chóng sử dụng lại tên gọi "Herschel" cho hành tinh "Uranus", mang tên người khám phá Sir William Herschel, và "Leverrier" cho tên của hành tinh mới phát hiện. Nhà thiên văn người Đức Struve ủng hộ tên gọi "Neptune" vào ngày 29 tháng 12 năm 1846 tại một hội nghị của Viện hàn lâm khoa học Saint Petersburg. Và "Neptune" sớm được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Trong thần thoại La Mã, Neptune là vị thần biển cả, có vai trò như thần Poseidon trong thần thoại Hy Lạp. Sự đòi hỏi đặt tên theo thần thoại là để tuân thủ cách đặt tên cho những hành tinh khác, ngoại trừ Trái Đất, đều theo tên các vị thần trong thần thoại Hy Lạp và La Mã. Các ngôn ngữ khác, kể cả ở những nước không có ảnh hưởng bởi văn hóa Hy Lạp và La Mã, thường địa phương hóa từ tên chính thức Neptune cho Sao Hải Vương. Trong tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc và tiếng Việt, tên hành tinh được dịch thành "Hải Vương Tinh" (chữ Nho, 海王星), vì Neptune là vị thần biển cả. Trong tiếng Hy Lạp hiện đại, tên gọi của hành tinh này là "Poseidon" (Ποσειδώνας: "Poseidonas"), vị thần biển cả tương ứng với tên gọi Neptune của thần thoại La Mã. Từ khi được phát hiện ra năm 1846 cho đến khi Pluto được phát hiện năm 1930, Sao Hải Vương được coi là hành tinh xa nhất. Khi Pluto trở thành hành tinh thứ 9, Sao Hải Vương trở thành hành tinh xa Mặt Trời thứ hai ngoại trừ 20 năm từ 1979 đến 1999 khi quỹ đạo elip dẹt của Sao Diêm Vương đưa thiên thể này đến gần Mặt Trời hơn so với Sao Hải Vương. Năm 1992, vành đai Kuiper được phát hiện dẫn đến cuộc tranh luận giữa các nhà thiên văn học là Sao Diêm Vương nên được coi là một hành tinh hay là một thiên thể nằm trong vành đai. Năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế lần đầu tiên đưa ra định nghĩa chính thức thế nào là một hành tinh, xếp Sao Diêm Vương thuộc loại "hành tinh lùn" và Sao Hải Vương trở thành hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng 1,0243 kg, nằm trung gian giữa Trái Đất và các hành tinh khí khổng lồ: khối lượng của nó bằng 17 lần khối lượng Trái Đất nhưng chỉ bằng 1/19 so với của Sao Mộc. Lực hấp dẫn trên bề mặt của nó chỉ nhỏ hơn của Sao Mộc. Bán kính xích đạo của Sao Hải Vương bằng 24.764 km hay gấp bốn lần của Trái Đất. Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương được xếp thành một phân nhóm của hành tinh khí khổng lồ được gọi là "các hành tinh băng đá khổng lồ", do chúng có kích thước nhỏ hơn và mật độ các chất dễ bay hơi cao hơn so với Sao Mộc và Sao Thổ. Trong những dự án tìm kiếm hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời, thuật ngữ "hành tinh kiểu Sao Hải Vương" được sử dụng để chỉ những hành tinh có khối lượng tương tự như của Sao Hải Vương, giống như các nhà thiên văn cũng thường gọi các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời là "hành tinh kiểu Mộc Tinh". Cấu trúc bên trong của Sao Hải Vương tương tự như của Sao Thiên Vương. Khí quyển của nó chiếm khoảng 5% đến 10% khối lượng hành tinh và chiều dày khoảng 10% đến 20% bán kính hành tinh, xuống sâu tới mức áp suất 10 GPa gấp 100.000 lần áp suất khí quyển trên Trái Đất. Ở tầng khí quyển thấp hơn, mật độ của methan, amonia và nước cũng cao hơn. Lớp phủ có nhiệt độ từ 2.000 K đến 5.000 K có khối lượng khoảng 10 tới 15 lần khối lượng Trái Đất và chứa chủ yếu nước, amonia và methan. Hỗn hợp này thường được gọi là "băng" mặc dù chúng là chất lỏng nóng và đậm đặc. Hỗn hợp lỏng này có tính dẫn điện tốt và đôi khi được gọi là đại dương nước-amonia. Lớp phủ cũng có thể chứa một tầng nước ion nơi các phân tử nước bị phân ly thành các ion hydro và oxy. Ở những tầng sâu hơn, có thể hình thành trạng thái "nước siêu ion" (superionic water). Các ion oxy bị tinh thể hóa trong khi các ion hydro di chuyển tự do trong mạng tinh thể oxy. Tại độ sâu 7.000 km có thể hình thành các điều kiện làm cho methan biến thành tinh thể kim cương và rơi như mưa đá xuống vùng lõi hành tinh. Các nhà khoa học cũng tin rằng mưa kim cương này cũng xảy ra trên Sao Mộc, Sao Thổ và Sao Thiên Vương. Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore đã tiến hành các thí nghiệm với áp suất cực cao cho thấy nền của lớp phủ có thể bao gồm một đại dương kim cương lỏng (liquid diamond) với các hạt "diamond-bergs" trôi nổi. Lõi của Sao Hải Vương có thành phần bao gồm sắt, nikel và silicat, và có khối lượng theo mô hình hóa bằng 1,2 lần khối lượng Trái Đất. Áp suất tại trung tâm lõi cao tới 7 Mbar (700 GPa), gấp hai lần áp suất tại tâm của Trái Đất, và nhiệt độ đạt 5.400 K. Ở cao độ lớn, khí quyển Sao Hải Vương chứa 80% hydro và 19% heli. Cũng có một lượng nhỏ phân tử methan. Dấu vết của khí methan cũng được phát hiện khi các nhà khoa học quan sát thấy vạch quang phổ hấp thụ điển hình của methan ở bước sóng trên 600 nm, trong miền bước sóng đỏ và hồng ngoại. Methan trong khí quyển hấp thụ ánh sáng đỏ làm cho Sao Hải Vương hiện lên có màu xanh giống như Sao Thiên Vương. Tuy nhiên, màu xanh da trời sáng của Sao Hải Vương khác hẳn so với màu xanh lơ lạnh của Sao Thiên Vương. Do mật độ methan trong khí quyển của hai hành tương tương tự nhau nên người ta chưa biết thành phần nào trong khí quyển là nguyên nhân làm cho hai hành tinh có màu sắc khác nhau. Khí quyển Sao Hải Vương chia ra thành hai vùng chính; tầng đối lưu phía dưới với nhiệt độ trong tầng này giảm theo cao độ, và tầng bình lưu phía trên với nhiệt độ tăng theo cao độ. Biên giới giữa hai vùng này được gọi là khoảng lặng đối lưu có áp suất là 0,1 bar (10 kPa). Tầng bình lưu chuyển dần thành tầng nhiệt ở áp suất từ 10 đến 10 microbar (1 đến 10 Pa). Tầng nhiệt chuyển dần sang tầng ngoài nơi tiếp giáp với không gian vũ trụ. Các mô hình khí quyển cho rằng tầng đối lưu của Sao Hải Vương có những dải mây với nhiều thành phần thay đổi phụ thuộc vào cao độ của chúng. Những đám mây cao nhất hình thành ở áp suất dưới 1 bar, nơi nhiệt độ phù hợp cho khí methan ngưng tụ. Những vùng có mức áp suất từ 1 đến 5 bar (100 - 500 kPa) có thể hình thành các đám mây amonia và hydro sunfit. Với áp suất trên 5 bar, các đám mây có thể chứa amonia, amoni sulfide, hydro sunfit và nước. Các đám mây bằng nước hình thành ở độ sâu với mức áp suất 50 bar (5 MPa), nhiệt độ đạt 0 °C. Bên dưới mức này, cũng có thể có đám mây amonia và hydro sunfit. Tàu "Voyager 2" đã chụp được ảnh các đám mây ở trên cao khí quyển Sao Hải Vương phủ bóng lên tầng mây mờ bên dưới. Có những dải mây ở độ cao lớn bao xung quanh hành tại một vĩ độ nhất định. Chúng có bề rộng khoảng 50–150 km và cách các tầng mây thấp mờ khoảng 50–110 km. Những độ cao này lại nằm trên tầng đối lưu - tầng khí mà có các kiểu thời tiết đang diễn ra. Trên tầng bình lưu hoặc tầng thượng quyển không có sự hoạt động thời tiết. Quang phổ của Sao Hải Vương cho thấy phía thấp của tầng bình lưu là đám sương mù chứa những phân tử ngưng tụ của quá trình quang ly methan, như các sản phẩm êtan và acetylen. Trong tầng bình lưu cũng có dấu vết của phân tử cacbon mônôxít và hydro xyanit. Nhiệt độ của tầng bình lưu trên Sao Hải Vương cao hơn nhiệt độ tầng bình lưu trên Sao Thiên Vương do có nhiều phân tử hydrocarbon tập trung hơn. Tầng nhiệt có nhiệt độ cao bất thường lên tới 750 K do một nguyên nhân chưa rõ. Sao Hải Vương nằm quá xa Mặt Trời để bức xạ tử ngoại từ nó có thể làm nóng tầng này. Một giả thuyết cho cơ chế làm nóng là sự tương tác của các ion trong khí quyển với từ trường của hành tinh. Giả thuyết khác cho rằng sóng trọng lực (gravity wave, chú ý khác với sóng hấp dẫn-gravitational wave) xuất phát từ bên trong hành tinh tiêu tán nhiệt ra khí quyển của nó. Tầng nhiệt chứa lượng nhỏ cacbon dioxide và nước, có nguồn gốc từ bên ngoài như bụi vũ trụ hoặc mảnh vỡ của các thiên thạch. Từ quyển của Sao Hải Vương giống với Sao Thiên Vương. Từ trường của nó nghiêng một góc lớn 47° so với trục tự quay và lệch ra khỏi tâm hành tinh 13.500 km (khoảng 0,55 lần bán kính). Trước khi "Voyager 2" bay qua Sao Hải Vương, người ta cho rằng trục từ quyển của Sao Thiên Vương bị nghiêng lớn là do trục tự quay của hành tinh nghiêng với góc lớn. Nhưng khi so sánh từ trường của hai hành tinh với nhau, các nhà khoa học nhận ra rằng hướng của trục từ trường được đặc trưng bởi các dòng chất lỏng bên trong các hành tinh. Từ trường có thể được sinh ra bởi sự đối lưu của các chất lỏng dẫn điện bên trong một lớp vỏ mỏng hình cầu (chất lỏng này có lẽ chứa amonia, methan và nước) tương tự như hoạt động của các dynamo phát điện. Thành phần của mômen lưỡng cực từ của Sao Hải Vương tại xích đạo từ bằng 14 microtesla (0,14 G). Mô men lưỡng cực từ của Sao Hải Vương bằng 2,2 T•m³ (14 μT•"R", với "R" là bán kính của Sao Hải Vương). Từ trường của hành tinh này có dạng hình học phức tạp bao gồm sự phân bố tương đối lớn của thành phần phi lưỡng cực, trong đó có mô men tứ cực mà có thể vượt giá trị mô men từ lưỡng cực về độ lớn. Ngược lại Trái Đất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần mô men tứ cực tương đối nhỏ, và trục từ trường của chúng hiện tại không lệch quá lớn so với trục tự quay hành tinh. Giá trị mô men tứ cực lớn của từ trường Sao Hải Vương có thể là do sự lệch khỏi tâm hành tinh của trục từ trường và sự giới hạn về mặt hình học của lớp vỏ dynamo hành tinh. Vùng sốc hình cung (bow shock) của Sao Hải Vương, nơi từ quyển bắt đầu làm chậm gió Mặt Trời, xuất hiện ở khoảng cách 34,9 lần bán kính hành tinh. Vùng áp suất của gió Mặt Trời cân bằng với áp suất do từ trường (magnetopause), nằm ở khoảng cách 23–26,5 bán kính Sao Hải Vương. Đuôi của từ quyển mở rộng ít nhất tới 72 lần bán kính hành tinh, và thậm chí có thể xa hơn. Sao Hải Vương cũng có một hệ thống vành đai hành tinh, mặc dù chúng mờ hơn nhiều so với vành đai Sao Thổ. Các vành đai chứa những hạt băng phủ với silicat hoặc vật liệu gốc cacbon, và là nguyên nhân chủ yếu khiến các vành đai có màu sắc đỏ. Ba vành đai chính là những vành hẹp gồm Vành Adams, cách tâm Sao Hải Vương 63.000 km, Vành Le Verrier cách 53.000 km, và một vành rộng hơn nhưng mờ hơn là Vành Galle, cách tâm hành tinh 42.000 km. Phía bên ngoài Vành Le Verrier có một vành mờ là Vành Lassell; và một vành bên ngoài nó ở khoảng cách 57.000 km là Vành Arago. Vành đai đầu tiên được phát hiện vào năm 1968 bởi một nhóm nghiên cứu do Edward Guinan đứng đầu. Nhưng lúc đó họ chỉ quan sát thấy một vành mờ, và không nhận ra một hệ thống vành đai đầy đủ. Năm 1984, xuất hiện những chứng cứ rõ ràng hơn cho thấy phải có những khoảng trống giữa các vành đai. Các nhà khoa học vẫn quan sát thấy ánh sáng của một ngôi sao ở xa trong khi đáng lẽ nó phải bị che khuất bởi các vành đai. Năm 1989, vấn đề được sảng tỏ khi tàu "Voyager 2" năm 1989 chụp được ảnh các vành đai mờ bao quanh Sao Hải Vương. Những vành đai này có cấu trúc kết tụ các hạt vật chất lại thành một khối, mà người ta vẫn chưa hiểu là do nguyên nhân gì nhưng có thể là do tương tác hấp dẫn với những vệ tinh nhỏ gần các vành đai này. Vành Adams ngoài cùng chứa năm cung sáng nổi bật đặt tên là "Courage", "Liberté", "Egalité 1", "Egalité 2" và "Fraternité" (Can đảm, Tự do, Công bằng và Bác ái). Sự tồn tại của những cung này rất khó giải thích bởi vì theo những định luật chuyển động của cơ học thiên thể tiên đoán chúng sẽ tản ra để trở thành một vành đai với mật độ đồng nhất trong một khoảng thời gian ngắn. Các nhà thiên văn học tin rằng những cung này duy trì được hình dạng hiện nay là do ảnh hưởng hấp dẫn của vệ tinh Galatea nằm ngay phía trong những cung vành đai này. Những quan sát từ mặt đất năm 2005 cho thấy hệ thống vành đai Sao Hải Vương bất ổn định hơn so với suy nghĩ trước đó. Ảnh chụp từ Đài quan sát W. M. Keck trong các năm 2002 và 2003 cho thấy sự tan rã đáng kể trong các vành đai khi so sánh ảnh chụp của chúng từ tàu "Voyager 2" năm 1989. Đặc biệt, dường như cung "Liberté" đã biến mất trong thời gian ngắn khoảng 1 thế kỷ. Một trong những sự khác nhau giữa Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương đó là mức độ của các hiện tượng khí hậu trên hai hành tinh. Khi tàu "Voyager 2" bay qua Sao Thiên Vương năm 1986, qua bước sóng khả kiến hành tinh này hiện lên hầu như đồng màu và tĩnh lặng. Ngược lại Sao Hải Vương lại có những hoạt động mạnh trong tầng khí quyển khi "Voyager 2" bay qua từ năm 1989. Thời tiết trên Sao Hải Vương được đặc trưng bởi hệ thống những cơn bão cực mạnh, với tốc độ gió có khi lên tới gần 600 m/s— gần đạt tới tốc độ siêu thanh đối với dòng khí. Khi theo dõi chuyển động của những đám mây vĩnh cửu, tốc độ gió thay đổi từ 20 m/s theo hướng đông sang 325 m/s theo hướng tây. Ở những đám mây trên cao, tốc độ gió biến đổi từ 400 m/s dọc xích đạo và còn 250 m/s tại hai cực. Hầu hết gió trên Sao Hải Vương thổi theo hướng ngược với chiều quay của hành tinh. Và miền gió thổi theo hướng cùng chiều với chiều tự quay hành tinh ở những vĩ độ cao, ngược lại gió thổi theo hướng nghịch chiều quay tại vĩ độ thấp và xích đạo. Sự khác nhau trong hướng gió thổi được cho là do hiệu ứng bề mặt và không phải do cơ chế hoạt động khí quyển ở phía dưới sâu. Tại vĩ độ 70° Nam, tồn tại một luồng gió thổi với tốc độ 300 m/s. Sự phong phú của methan, ethan và axetylen ở vùng xích đạo của Sao Hải Vương nhiều hơn ở vùng cực 10-100 lần. Điều này được xem là bằng chứng cho việc bị dâng lên ở xích đạo và sụt gần các cực bởi vì các quá trình quang hóa không thể giải thích cho sự phân bố mà không có hiện tượng đối lưu vùng kinh tuyến. Năm 2007, phía trên tầng đối lưu của cực Nam Sao Hải Vương được phát hiện có nhiệt độ cao hơn 10 °C so với phần còn lại của Sao Hải Vương, với nhiệt độ trung bình xấp xỉ . Sự chênh lệch nhiệt độ là đủ để khí methan nằm ở vùng nhiệt độ lạnh trong thượng quyển Sao Hải Vương, có khả năng rò ra ngoài không gian vũ trụ thông qua cực nam. "Điểm nóng tương đối" này là do ảnh hưởng độ nghiêng trục quay của Sao Hải Vương, làm cho vùng cực nam hành tinh phơi dưới ánh sáng Mặt Trời trong một phần tư "năm Sao Hải Vương", hay gần 40 năm Trái Đất. Khi Sao Hải Vương di chuyển chậm dần về phía đối diện, vùng cực nam của nó sẽ bị tối đi và vùng cực bắc được chiếu sáng, và dần dần làm cho methan thoát ra khỏi hành tinh thông qua vùng cực bắc. Do sự thay đổi theo mùa, nên những dải mây ở bán cầu nam hành tinh này tăng dần theo kích cỡ và suất phản chiếu. Hiện tượng này lần đầu tiên được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1980 và được dự báo sẽ kéo dài đến năm 2020. Chu kỳ quỹ đạo lớn của Sao Hải Vương cũng làm cho các mùa trên hành tinh này diễn ra trong bốn mươi năm. Năm 1989, Vết Tối Lớn, một cơn bão xoáy nghịch với diện tích 13000×6600 km được tàu "Voyager 2" phát hiện. Cơn bão này có dạng giống với Vết Đỏ Lớn của Sao Mộc. 5 năm sau, ngày 2 tháng 11 năm 1994, kính thiên văn không gian Hubble không nhìn thấy Vết Tối Lớn trên khí quyển hành tinh. Thay vào đó, một cơn bão tương tự như Vết Tối Lớn xuất hiện ở bán cầu bắc hành tinh. "Scooter", tên gọi của một cơn bão khác, là một nhóm các đám mây trắng ở phía nam của Vết Tối Lớn. Nó được đặt tên như vậy là do khi lần đầu tiên được phát hiện ra vài tháng trước khi "Voyager 2" bay quan hành tinh năm 1989, người ta nhận thấy nó di chuyển nhanh hơn Vết Tối Lớn. Những bức ảnh chụp sau đó cho thấy còn có những đám mây di chuyển nhanh hơn nữa. Vết Tối Nhỏ là một cơn bão xoáy thuận ở bán cầu nam, cơn bão mạnh thứ hai được quan sát trong lần bay qua năm 1989. Ban đầu cơn bão này hoàn toàn tối màu, nhưng khi "Voyager 2" tiếp cận hành tinh, nó đã phát hiện ra cơn bão hình thành một trung tâm sáng và có thể nhìn thấy trong đa số những bức ảnh có độ phân giải cao. Năm 2018, một vết tối mới hơn và nhỏ hơn đã được xác định và nghiên cứu kỹ. Những vết tối xuất hiện trong tầng đối lưu ở cao độ thấp hơn so với các đám mây sáng trong khí quyển Sao Hải Vương, do vậy chúng hiện lên như là những lỗ tối của tầng mây cao hơn. Chúng là những đặc điểm ổn định có thể tồn tại trong vài tháng, và có cấu trúc xoáy cuộn khí. Thường đi kèm với những vết tối là những đám mây methan vĩnh cửu, sáng hơn hình thành xung quanh tầng đối lưu. Sự luôn xuất hiện những đám mây đồng hành chỉ ra rằng những vết tối trước đó có thể tiếp tục tồn tại như là một xoáy thuận khí quyển ngay cả khi chúng không còn hiện lên là một đặc điểm tối nữa. Những vết tối có thể tiêu tan khi chúng tiến quá gần đến vùng xích đạo hoặc thông qua một cơ chế bí ẩn chưa được khám phá. Sao Hải Vương có sự hoạt động trong khí quyển mạnh hơn so với trên Sao Thiên Vương. Nguyên nhân được cho là nội nhiệt trong hành tinh cao hơn so với Sao Thiên Vương. Mặc dù Sao Hải Vương nằm xa Mặt Trời hơn so với Sao Thiên Vương, nó chỉ hấp thụ được 40% lượng ánh sáng Mặt Trời, nhưng nhiệt độ bề mặt trên hai hành tinh lại xấp xỉ bằng nhau. Vùng bên trên tầng đối lưu của Sao Hải Vương có nhiệt độ thấp . Ở độ sâu nơi áp suất khí quyển bằng , nhiệt độ tại đây bằng . Sâu dưới bên trong tầng khí, nhiệt độ tăng dần theo độ sâu. Cũng giống như Sao Thiên Vương, nguồn gốc sinh ra nhiệt này chưa được làm rõ. Tuy nhiên giữa hai hành tinh có sự khác biệt lớn: Sao Thiên Vương chỉ phát ra 1,1 lần năng lượng nó nhận được từ bức xạ của Mặt Trời; trong khi Sao Hải Vương phát ra năng lượng cao gấp 2,61 lần lượng năng lượng nó nhận từ Mặt Trời. Nó là hành tinh xa Mặt Trời nhất và chỉ nhận được 40% lượng ánh sáng Mặt Trời, do vậy năng lượng tạo ra những cơn gió mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời trên khí quyển hành tinh phải đến từ bên trong hành tinh này. Có một số cơ chế giải thích được đề xuất, bao gồm quá trình tiêu tán nhiệt từ lõi hành tinh, sự chuyển đổi của methan dưới áp suất cao thành hydro, kim cương và những hydrocarbon mạch dài hơn (hydro nhẹ nhất có thể bay lên, trong khi kim cương thì chìm xuống, giải phóng thế năng hấp dẫn thành nhiệt thông qua định luật bảo toàn năng lượng), và quá trình đối lưu trong tầng thấp khí quyển làm cho sóng trọng lực phá vỡ tầng đối lưu. Khoảng cách trung bình giữa Sao Hải Vương và Mặt Trời là 4,5 tỷ km (khoảng 30,1 AU), và chu kỳ quỹ đạo bằng 164,79 năm Trái Đất thay đổi trong khoảng ±0,1 năm. Ngày 11 tháng 7 năm 2011, Sao Hải Vương đã hoàn thành hết một vòng quỹ đạo quanh khối tâm với Mặt Trời kể từ khi phát hiện ra hành tinh năm 1846. Nó không xuất hiện tại đúng vị trí trên bầu trời lúc nó được phát hiện bởi vì Trái Đất đã ở vị trí khác trong quỹ đạo 365,25 ngày. Do Mặt Trời cũng chuyển động so với khối tâm của toàn Hệ Mặt Trời nên ngày 11 tháng 7 Sao Hải Vương cũng không ở vị trí chính xác tương đối so với Mặt Trời ở thời điểm phát hiện ra nó. Nếu chúng ta sử dụng hệ tọa độ có Mặt Trời tại tâm, thì ngày hoàn thành một chu kỳ quỹ đạo của Sao Hải Vương là 12 tháng 7 năm 2011. Mặt phẳng quỹ đạo elip của Sao Hải Vương nghiêng 1,77° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Do độ lệch tâm quỹ đạo của nó bằng 0,011 nên khoảng cách tới Mặt Trời thay đổi trong phạm vi 101 triệu km giữa cận điểm và viễn điểm quỹ đạo. Trục tự quay của Sao Hải Vương nghiêng 28,32°, xấp xỉ gần bằng so với của Trái Đất (23°) và Sao Hỏa (25°). Vì thế nó là hành tinh có sự thay đổi thời tiết giữa các mùa. Do chu kỳ quỹ đạo lớn, cho nên mỗi mùa của hành tinh diễn ra trong vòng 40 năm Trái Đất. Chu kỳ sao (ngày) của hành tinh gần bằng 16,11 giờ. Do trục quay hành tinh nghiêng tương tự như của Trái Đất, sự biến đổi trong thời gian của một "ngày" Sao Hải Vương không thay đổi đáng kể trong một "năm" của hành tinh. Bởi vì Sao Hải Vương không phải là một quả cầu rắn, bầu khí quyển của nó thể hiện sự quay vi sai. Vùng xích đạo của khí quyển có chu kỳ quay 18 giờ, chậm hơn chu kỳ quay 16,1 giờ của từ trường hành tinh. Ngược lại, chu kỳ quay của hai vùng cực bằng 12 giờ. Sự khác nhau trong chu kỳ quay của khí quyển giữa các vùng là nổi bật nhất trong khí quyển của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, và kết quả của sự khác biệt này đó là áp lực cắt của gió dọc theo vĩ độ là rất lớn. Trong năm 2020, Sao Hải Vương ở vào vị trí xung đối (gần Trái Đất nhất) vào ngày 11 tháng 9. Quỹ đạo của Sao Hải Vương có ảnh hưởng lớn đến những vùng bên ngoài quỹ đạo hành tinh này, như vành đai Kuiper. Vành đai Kuiper là một khu vực bao gồm những thiên thạch băng nhỏ, tiểu hành tinh tương tự như vành đai tiểu hành tinh nhưng ở xa hơn, nằm ở phạm vi từ quỹ đạo Sao Hải Vương 30 AU cho đến bán kính 55 AU tính từ Mặt Trời. Tương tụ như ảnh hưởng hấp dẫn của Sao Mộc lên cấu trúc của vành đai tiểu hành tinh, lực hấp dẫn của Sao Hải Vương cũng thống trị vành đai Kuiper. Theo thời gian, những vùng trong vành đai Kuiper trở lên mất ổn định bởi lực hút từ Sao Hải Vương, dần dần tạo ra những khoảng trống trong cấu trúc vành đai Kuiper. Ví dụ như vùng có phạm vi 40 và 42 AU. Cũng tồn tại những quỹ đạo bên trong những vùng trống này nơi các vật thể có thể tồn tại lâu theo thời gian của Hệ Mặt Trời. Những quỹ đạo cộng hưởng xuất hiện khi chu kỳ quỹ đạo của Sao Hải Vương bằng tỷ lệ chính xác với chu kỳ quỹ đạo của vật thể đó, như 1:2 hoặc 3:4. Hay, nếu một vật thể quay quanh được một vòng quanh Mặt Trời thì Sao Hải Vương đã quay được 2 vòng, và như vậy vật thể đó chỉ hoàn thành được một nửa quỹ đạo khi Sao Hải Vương hoàn thành 1 chu kỳ quỹ đạo của nó. Tỷ số cộng hưởng mà nhiều vật thể trong vành đai Kuiper có quỹ đạo cộng hưởng với Sao Hải Vương, với trên 200 vật thể đã biết trong vành đai, là cộng hưởng 2:3. Những vật theo cộng hưởng này sẽ hoàn thành 2 vòng quỹ đạo khi Sao Hải Vương hoàn thành 3 vòng quỹ đạo, và các nhà khoa học phân loại những vật thể này vào nhóm plutino bởi vì thiên thể lớn nhất trong nhóm này của vành đai Kuiper là Pluto. Mặc dù quỹ đạo của Pluto cắt qua quỹ đạo của Sao Hải Vương, cộng hưởng 2:3 đảm bảo rằng chúng không bao giờ va chạm vào nhau. Cũng tồn tại những quỹ đạo cộng hưởng 3:4, 3:5, 4:7 và 2:5 nhưng có ít vật thể có quỹ đạo với tỷ số cộng hưởng này. Sao Hải Vương có một số thiên thể Troia nằm ở điểm Lagrange L và L trong hệ Sao Hải Vương—Mặt Trời, vùng cân bằng bền của trường lực hấp dẫn đi trước và sau hành tinh trên cùng quỹ đạo của nó. Các thiên thể Troia của Sao Hải Vương có thể coi là những thiên thể có cộng hưởng quỹ đạo 1:1 với Sao Hải Vương. Một số thiên thể Troia tồn tại rất ổn định trong quỹ đạo của chúng, và dường như là đã hình thành cùng với Sao Hải Vương hơn là bị hành tinh này bắt giữ. Vật thể đầu tiên tồn tại ở điểm Lagrange L đi theo sau Sao Hải Vương là 2008 LC18. Sao Hải Vương cũng có những vệ tinh giả tạm thời như, . Vật thể này trở thành vệ tinh giả của Sao Hải Vương trong 12.500 năm trước và có lẽ sẽ tồn tại trong trạng thái như vậy trong 12.500 năm nữa. Nó có thể là một vật thể bị bắt giữ. Sự hình thành các hành tinh băng đá khổng lồ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, mà các nhà khoa học rất khó có thể mô hình hóa một cách chính xác. Những mô hình hiện tại chỉ ra mật độ vật chất ở vùng bên ngoài Hệ Mặt Trời là quá thấp để hình thành lên những vật thể lớn từ phương pháp truyền thống chấp nhận bởi đa số đó là lõi bồi tụ, và người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết nhằm giải thích sự hình thành của các hành tinh băng đá. Một giả thuyết đó là các hành tinh này không tạo ra từ sự bồi tụ lõi mà từ quá trình bất ổn định bên trong đĩa tiền hành tinh nguyên thủy, và sau đó bầu khí quyển của chúng bị bức xạ mạnh của những ngôi sao OB thổi bay đi (khi Hệ Mặt Trời hình thành, nó ở trong một đám mây phân tử mà xung quanh có rất nhiều ngôi sao mới đã và đang hình thành, theo thời gian Mặt Trời quay quanh Ngân Hà và dần rời xa đám mây nguyên thủy này). Một giả thuyết khác đó là các hành tinh băng đá hình thành gần Mặt Trời hơn, nơi có mật độ vật chất cao hơn, và sau đó hành tinh di trú ra quỹ đạo bên ngoài như hiện tại sau khi đã lấy đi khí trong đĩa tiền hành tinh nguyên thủy. Các nhà thiên văn cũng rất quan tâm tới giả thuyết di trú hành tinh, bởi vì khả năng của mô hình giải thích tốt hơn sự có mặt của nhiều vật thể nhỏ trong vùng ngoài quỹ đạo Sao Hải Vương. Mô hình hiện tại được chấp nhận nhiều nhất trong giải thích chi tiết sự hình thành các hành tinh băng đá đó là mô hình Nice, nó giải thích sự di trú của Sao Hải Vương và những hành tinh khí khổng lồ khác cũng như cấu trúc của vành đai Kuiper. Sao Hải Vương có 14 vệ tinh đã biết. Vệ tinh lớn nhất của nó, Triton chiếm hơn 99,5% khối lượng của toàn bộ các vật thể quay quanh Sao Hải Vương và là vệ tinh duy nhất có hình cầu. Triton do nhà thiên văn học William Lassell phát hiện ra chỉ 17 ngày sau khi Galle và d'Arrest phát hiện Sao Hải Vương. Không giống như những vệ tinh lớn trên các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, Triton chuyển động trên quỹ đạo có hướng ngược với chiều tự quay của Sao Hải Vương (quỹ đạo nghịch hành), và có khả năng nó bị hành tinh bắt giữ hơn là hình thành cùng với Sao Hải Vương; vệ tinh này có thể từng là một hành tinh lùn trong vành đai Kuiper. Quỹ đạo Triton rất gần với Sao Hải Vương khiến nó bị khóa quay đồng bộ (tự quay quanh trục), và đang rơi xoắn ốc chậm dần về phía hành tinh do gia tốc thủy triều. Cuối cùng vệ tinh này sẽ bị vỡ nát trong khoảng 3,6 tỷ năm nữa, khi quỹ đạo của nó đến giới hạn Roche, nơi lực thủy triều của hành tinh xé nát Triton ra. Năm 1989, Triton là vệ tinh lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời từng được đo, với nhiệt độ bề mặt của nó bằng . Vệ tinh thứ hai của Sao Hải Vương (theo thứ tự phát hiện), là vệ tinh dị hình Nereid, với quỹ đạo là một trong những quỹ đạo lệch tâm nhất trong các vệ tinh của các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời. Độ lệch tâm quỹ đạo 0,7512 khiến viễn điểm quỹ đạo bằng 7 lần cận điểm quỹ đạo tính tới Sao Hải Vương. Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1989, "Voyager 2" phát hiện ra sáu vệ tinh mới của Sao Hải Vương. Trong số chúng, nổi bật là vệ tinh dị hình Proteus với khối lượng không đủ để nó có dạng hình cầu. Tuy nó là vệ tinh có khối lượng lớn thứ hai của Sao Hải Vương, nhưng khối lượng chỉ bằng 0,25% khối lượng Triton. Bốn vệ tinh trong cùng của hành tinh—Naiad, Thalassa, Despina và Galatea— có quỹ đạo nằm trong các vành đai của Sao Hải Vương. Vệ tinh nằm xa nhất, Larissa, khám phá từ năm 1981 khi nó che khuất một ngôi sao. Sự che khuất này cũng khiến các nhà thiên văn cho rằng họ đã phát hiện ra thêm một cung vành đai, nhưng khi "Voyager 2" bay qua Sao Hải Vương năm 1989, thì cung vành đai này là do vệ tinh Larissa gây ra. 5 vệ tinh dị hình mới phát hiện trong các năm 2002 và 2003 được công bố vào năm 2004. Do hành tinh mang tên vị thần biển cả của người La Mã, tên gọi các vệ tinh của nó cũng mang tên các vị thần biển khác. Vệ tinh mới nhất và nhỏ nhất, Hippocamp, được kính thiên văn Hubble phát hiện vào năm 2013 có đường kính nhỏ hơn 20 km. Sao Hải Vương không thể quan sát bằng mắt thường được, với cấp biểu kiến +7,7 đến +8.0, và hành tinh sáng hơn các vệ tinh Galileo của Sao Mộc, hành tinh lùn Ceres và các tiểu hành tinh 4 Vesta, 2 Pallas, 7 Iris, 3 Juno và 6 Hebe. Một kính thiên văn hoặc một ống nhòm mạnh có thể phân giải Sao Hải Vương thành một đĩa xanh nhỏ, nhìn giống như Sao Thiên Vương. Bởi vì khoảng cách từ Trái Đất đến hành tinh rất xa, đường kính góc của hành tinh có giá trị trong phạm vi 2,2 đến 2,4 giây cung, giá trị nhỏ nhất đối với các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Kích cỡ biểu kiến nhỏ của hành tinh là một thử thách lớn cho những nghiên cứu từ mặt đất. Hầu hết các kính thiên văn bị giới hạn trong khả năng quan sát cho đến khi các nhà thiên văn có kính thiên văn không gian Hubble và những kính thiên văn mặt đất cỡ lớn khác với công nghệ quang học thích nghi. Từ Trái Đất, Sao Hải Vương hiện lên trên bầu trời với chuyền động ngược sau mỗi 367 ngày, kết quả của một vòng chuyển động của Trái Đất, và khi nhìn từ mặt đất chúng ta thấy hành tinh chuyển động ngược lại so với các sao cố định sau mỗi lần xung đối với Trái Đất. Sao Hải Vương ở rất gần những vòng này vào năm khám phá 1846 cũng như vào tháng 10 và tháng 11 năm 2011. Quan trắc Sao Hải Vương qua bước sóng vô tuyến cho thấy hành tinh là một nguồn phát ra những bức xạ vô tuyến và cả những chớp vô tuyến dị thường. Nguyên nhân phát ra những bức xạ vô tuyến này là từ trường quay của hành tinh. Trong dải phổ hồng ngoại, những cơn bão trên khí quyển Sao Hải Vương sáng hơn hẳn những tầng mây lạnh xung quanh, và cho phép các nhà thiên văn đo được hình dạng và kích thước của những cơn bão. "Voyager 2" tiếp cận Sao Hải Vương gần nhất vào ngày 25 tháng 8 năm 1989. Do đây là hành tinh lớn cuối cùng mà con tàu viếng thăm, các nhà quản lý chương trình quyết định cho con tàu bay qua vệ tinh Triton, vì họ không cần phải tính đến quỹ đạo tàu sau đó như thế nào, tương tự như tàu "Voyager 1" bay qua Sao Thổ và thực hiện chuyến bay qua vệ tinh Titan. Những bức ảnh "Voyager 2" gửi về Trái Đất trở thành nội dung chính cho một chương trình của đài PBS, "Neptune All Night". Trong giai đoạn bay qua, tín hiệu từ "Voyager 2" cần 246 phút để tới được Trái Đất. Do vậy, đa số tiến trình thực hiện của tàu là đã được lập trình sẵn trước đó từ mặt đất và gửi lên qua mạng lưới truyền tin không gian trước khi con tàu bay qua Sao Hải Vương. "Voyager 2" cũng bay gần vệ tinh Nereid trước khi cách tầng trên khí quyển hành tinh ở khoảng cách 4.400 km vào ngày 25 tháng 8, và sau đó nó bay qua vệ tinh lớn nhất Triton trong cùng ngày. "Voyager 2" cũng đo được từ trường bao quanh hành tinh và phát hiện ra trục từ trường lệch khỏi tâm Sao Hải Vương và nghiêng tương tự như trục từ trường của Sao Thiên Vương. Vấn đề chu kỳ tự quay của hành tinh cũng được xác định bằng cách đo chu kỳ phát ra bức xạ vô tuyến từ Sao Hải Vương. "Voyager 2" cũng cho thấy hành tinh có bầu khí quyển hoạt động rất mạnh mẽ. Con tàu phát hiện ra thêm 6 vệ tinh mới, và thêm một vành đai mới. Năm 2003, có một đề xuất trong Kế hoạch các phi vụ trong tương lai của NASA nhằm phóng một tàu quỹ đạo Sao Hải Vương mang theo một thiết bị thăm dò khí quyển giống như phi vụ "Cassini". Chương trình do Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực JPL và Học viện công nghệ California hợp tác thực hiện, nhưng dự án đã không được phê chuẩn.
2783
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2783
Sếu đầu đỏ
Sếu đầu đỏ, hay còn gọi là sếu cổ trụi, danh pháp ba phần: "Grus antigone sharpii", là một phân loài của loài sếu sarus. Đây là phân loài chim quý hiếm tại miền nam Việt Nam, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới. Sếu đầu đỏ phương Đông trưởng thành cao khoảng 150–180 cm; sải cánh từ 220–250 cm và có trọng lượng trung bình 8–10 kg, là loài lớn nhất trong họ sếu. Chim trưởng thành đầu và trên cổ trụi lông, trừ một đám màu xám ở má. Họng và vòng bao quanh gáy có ít lông đen. Dưới cổ và toàn bộ lông còn lại màu xám ngọc trai. Cánh con, lông bao quanh cánh sơ cấp và lông cánh sơ cấp đen. Mắt vàng cam. Mỏ xám lục nhạt. Chân đỏ thịt. Da trần ở đỉnh đầu và trước mắt lục xám. Da trần ở đầu và cổ màu đỏ. Khác với loài phụ Ấn Độ (G. a. antigone) có kích thước nhỏ hơn và thiếu vòng trắng ở cổ. Lông cánh tam cấp trắng ở loài phụ Ấn Độ và xám ở loài phụ này ở chim non đầu và cổ có phủ lông nhỏ màu vàng xỉn. Chúng có chế độ ăn tạp, có thể ăn các thức ăn thô thường gặp tại đầm lầy và các vùng nước nông như rễ, củ cây, côn trùng, động vật giáp xác và một số loài thú có vú nhỏ. Chúng sinh sản mỗi năm một lần, vào tháng 7 - 10 (mùa mưa). Mỗi năm một lứa, mỗi lứa 2 trứng, thường chỉ nuôi được một con. Tổ làm trên mặt đất bằng xác thực vật thủy sinh. Mỗi cặp sếu đầu đỏ khi kết đôi sẽ sống với nhau trọn vẹn cả đời. Khi một con mất đi, con còn lại sẽ thủy chung và thậm chí "tuyệt thực" để đi theo bạn đời. Đầm lầy, các vùng nước nông, các vùng đất ngập nước chua phèn có nhiều cỏ năn. Chúng ăn củ cỏ năn kim và năn ống. đào củ bằng mỏ. Ngoài ra còn ăn cả côn trùng, cá nhỏ, ếch nhái và đôi khi cả chuột. Nơi làm tổ thường có xen những cây thân gỗ như tràm hoặc các cây thân gỗ ngập nước khác để có bóng mát cho trứng trong thời gian ấp trứng. Những cánh rừng khô thuộc khu vực trung tâm Đông Nam Á là nơi cư ngụ của loài Sếu đầu đỏ phương Đông, từng có thời phân bố rộng rãi tại các khu đất ngập nước của Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Vân Nam. Ước tính, hiện nay chỉ còn khoảng 1.000 cá thể tại vùng Đông Nam Á này. Sếu đầu đỏ là một loài chim quý hiếm, được bảo vệ bởi pháp luật của hầu hết các quốc gia nơi chúng phân bố, trong đó có Việt Nam. Mối đe doạ lớn nhất đối với loài này, đặc biệt tại Việt Nam là sinh cảnh sống bị thu hẹp, nguồn thức ăn bị hạn chế do những thay đổi về sinh cảnh. Biến đổi khí hậu cùng những tác động không lường trước tới sinh cảnh của chúng cũng là một mối đe doạ cho loài này. Ngoài ra, một mối đe doạ ít phổ biến hơn tại Việt Nam là việc buôn bán bất hợp pháp trứng, chim non và chim trưởng thành hoặc săn bắt trứng và sếu để làm thức ăn. Tại Việt Nam, những năm gần đây, Sếu đầu đỏ đã trở lại vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn do sinh cảnh đất ngập nước nơi đây đã được phục hồi gần với điều kiện tự nhiên trước đây, giúp cho các bãi thức ăn của chúng phát triển trở lại. Hàng năm, có khoảng gần 20 cá thể xuất hiện tại khu vực này. Vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn từng là nơi cư trú của Sếu đầu đỏ tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý chế độ thủy văn để phòng cháy chữa cháy đã khiến cho sinh cảnh khu vực này bị thay đổi, dẫn đến nguồn thức ăn của Sếu đầu đỏ bị hạn chế. Loài chim này hầu như biến mất khỏi khu vực những năm đó. Kể từ năm 2007, WWF đã triển khai nhiều hoạt động nhằm phục hồi sinh cảnh tại Vườn quốc gia Tràm Chim, một phần của Đồng Tháp Mười, gần giống với điều kiện tự nhiên xưa. Sau vài năm thực hiện hoạt động, nguồn thức ăn của sếu – cỏ năng – đã phát triển trở lại. Vườn đã ghi nhận sự trở lại của loài Sếu quý hiếm này trong những năm gần đây. Tiếp nối thành công đã đạt được, WWF hiện đang triển khai các hoạt động tương tự tại khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, khu đất ngập nước còn lại của vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn xưa kia.
2787
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2787
Tây Hạ
Tây Hạ (chữ Hán: 西夏, bính âm: "Xī Xià"; chữ Tây Hạ: hoặc ) (1038-1227) là một triều đại do người Đảng Hạng kiến lập trong lịch sử Trung Quốc. Dân tộc chủ thể của Tây Hạ là người Đảng Hạng, ngoài ra còn có người Hán, người Hồi Cốt, người Thổ Phồn. Do triều đại này nằm ở Tây Bắc của khu vực Trung Quốc nên được sử sách chữ Hán gọi là "Tây Hạ". Người Đảng Hạng vốn cư trú trên cao nguyên Tùng Phan ở Tứ Xuyên, đến thời Đường thì dời đến Thiểm Bắc. Do người Đảng Hạng có công bình loạn giúp triều đình, được hoàng đế Đường phong là Hà châu Tiết độ sứ, trước sau thần phục Đường, các triều Ngũ Đại và Tống. Sau khi chính quyền Hạ châu bị Bắc Tống thôn tính, Lý Kế Thiên không muốn đầu hàng nên một lần nữa dựng nước, nhận được sắc phong của Hoàng đế triều Liêu. Lý Kế Thiên chọn sách lược liên kết với Liêu chống Tống, liên tiếp chiếm lĩnh được khu vực Lan châu và Hà Tây tẩu lang. Năm 1038, Lý Nguyên Hạo xưng đế dựng nước, tức Hạ Cảnh Tông, Tây Hạ chính thức dựng nước. Trong chiến tranh với Tống và với Liêu, Tây Hạ về cơ bản giành được thắng lợi, hình thành cục diện chân vạc ba nước. Sau khi Hạ Cảnh Tông qua đời, đại quyền nằm trong tay thái hậu và mẫu đảng, sử gọi là thời kỳ mẫu đảng chuyên chính. Do đối đầu giữa hoàng đảng và mẫu đảng, Tây Hạ phát sinh nội loạn, Bắc Tống thừa cơ nhiều lần đem quân đánh Tây Hạ. Tây Hạ phòng ngự thành công, đồng thời đánh tan quân Tống, song bị mất Hoành Sơn khiến cho tuyến phòng ngự của Tây Hạ xuất hiện lỗ hổng. Sau khi triều Kim của người Nữ Chân nổi lên rồi tiêu diệt Liêu và Bắc Tống, Tây Hạ chuyển sang thần phục Kim, thu được không ít đất đai, hai bên kiến lập "Kim-Hạ đồng minh" và nhìn chung có quan hệ hòa bình. Trong thời gian Hạ Nhân Tông Lý Nhân Hiếu trị vì, Tây Hạ xảy ra sự kiện thiên tai và "Nhâm Đắc Kính phân quốc", song sau khi trải qua cải cách, đến những năm Thiên Thịnh thì lại xuất hiện thịnh thế. Tuy nhiên, Đại Mông Cổ Quốc ở Mạc Bắc nổi lên, sáu lần đem quân xâm lược Tây Hạ, phá vỡ đồng minh giữa Tây Hạ và Kim, khiến Tây Hạ và Kim tàn sát lẫn nhau. Trong nội bộ Tây Hạ cũng nhiều lần diễn ra việc giết vua, nội loạn, kinh tế do hậu quả của chiến tranh mà tiến đến bờ sụp đổ. Cuối cùng, Tây Hạ bị Mông Cổ tiêu diệt vào năm 1227. Tây Hạ có nền chính trị liên hiệp Phiên-Hán, lấy người Đảng Hạng làm chủ đạo, người Hán và các dân tộc khác là phụ. Chế độ chính trị lưỡng nguyên Phiên-Hán dần biến thành chế độ nhất nguyên hóa theo Hán pháp. Quyền vua Tây Hạ phải chịu sự cạnh tranh với các thế lực quý tộc, mẫu đảng hay quyền thần, cho nên hỗn loạn không ổn định. Tây Hạ nằm tại khu vực Hà Tây tẩu lang và Hà Sáo, ở giữa các thế lực hùng mạnh, do vậy triều đại này về mặt đối ngoại thì chọn sách lược dựa vào kẻ mạnh, công kích kẻ yếu, dùng chiến tranh để cầu hòa bình. Phương pháp quân sự của người Đảng Hạng rất linh hoạt, phối hợp với địa hình sa mạc, lựa chọn chiến thuật là tới khi thuận lợi, lui khi bất lợi, dụ địch đến nơi bố trí mai phục, cắt đứt đường vận chuyển lương thảo của địch; đồng thời có các binh chủng đặc thù như "thiết diêu tử", "bộ bạt tử", "bát hỉ" phụ trợ. Về mặt kinh tế, Ngành chăn nuôi và thương nghiệp là chủ yếu, mậu dịch đối ngoại của Tây Hạ dễ chịu ảnh hưởng từ triều đại Trung Nguyên, việc có thể lũng đoạn Hà Tây tẩu lang và tuế tệ của Bắc Tống khiến cho nền kinh tế Tây Hạ được hỗ trợ rất lớn. Tây Hạ là một đất nước Phật giáo, cho xây dựng một lượng lớn chùa tháp, nổi tiếng nhất là "Thừa Thiên tự tháp". Tuy vậy, Tây Hạ cũng là một quốc gia xem trọng Nho học và Hán pháp, trước khi dựng nước thì tích cực Hán hóa; tuy nhiên Hạ Cảnh Tông đề xướng văn hóa Đảng Hạng, Hồi Cốt và Thổ Phồn để duy trì bảo hộ văn hóa bản địa; đồng thời sáng lập ra chữ Tây Hạ, đặt ra hệ thống quan lại, tập quán riêng; song từ sau thời Hạ Nghị Tông đến Hạ Nhân Tông, Tây Hạ chuyển từ Phiên-Hán đồng hành sang Hán hóa toàn diện. Văn học Tây Hạ chủ yếu là thi ca và ngạn ngữ. Về nghệ thuật, tại hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng, hang Du Lâm ở Qua Châu có các bích họa về Phật giáo, với điểm đặc sắc "lục bích họa". Ngoài ra, về những mặt điêu khắc, âm nhạc hay vũ đạo, Tây Hạ cũng có đặc điểm độc đáo. Tây Hạ do người Đảng Hạng lập nên, tộc người này là một chi của người Khương, có thuyết thống Tiên Ti. Thời Đường, người Đảng Hạng cư trú tại khu vực cao nguyên Tùng Phan thuộc Tứ Xuyên ngày nay, là một trong các châu ki mi của triều Đường. Đương thời, người Đảng Hạng phân thành tám bộ, Thác Bạt thị là cường thịnh nhất. Thời trung Đường, Thổ Phồn khuếch trương lãnh thổ, áp bách người Đảng Hạng, triều đình Đường bang trợ thủ lĩnh Đảng Hạng đưa người dân thiên cư đến khu vực Thiểm Bắc, Năm 881, người thuộc Bình Hạ bộ là Thác Bạt Tư Cung do có công giúp Đường trấn áp loạn Hoàng Sào nên được Đường Hy Tông phong làm Hạ châu tiết độ sứ, hiệu là Định Nan quân. Sau khi Thác Bạt Tư Cung hiệp trợ triều đình thu phục Trường An, lại được hoàng đế Đường phong là Hạ quốc công, ban cho họ Lý, (của hoàng tộc triều Đường), được lĩnh vùng đất Hạ-Ngân chính quyền Hạ châu (tên gọi chính thức là Hạ châu tiết độ sử hoặc Định Nan quân) hình thành, trở thành một phiên trấn cát cứ ở Thiểm Bắc. Thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, chính quyền Hạ châu tránh tham gia vào các tranh đấu giữa những thế lực tại Trung Nguyên, xưng thần với Ngũ Đại và Bắc Hán để củng cố thế lực tại Thiểm Bắc. Thời Hậu Đường, Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên có ý muốn hoán đổi chức vụ của Đình châu Tiết độ sứ An Trọng Tiến và Hạ châu Tiết độ sứ Lý Di Siêu, mục đích là để thôn tính chính quyền Hạ châu. Tuy nhiên, Lý Di Siêu cực lực phản đối, cuối cùng đẩy lui được đội quân Hậu Đường do An Trọng Hối lãnh đạo, sang những năm đầu Bắc Tống thì chính quyền Hạ châu có được thực lực hùng hậu. Sau khi Triệu Khuông Dận kiến lập triều Tống vào năm 960, thủ lĩnh chính quyền Hạ châu là Lý Di Ân xưng thần với Bắc Tống, đồng thời nhiều lần hiệp trợ Bắc Tống trong việc đối kháng với Bắc Hán. Sau khi Bắc Tống liên tiếp bình định các nước phương nam, Tống Thái Tông Triệu Khuông Nghĩa chuyển chú ý sang phương bắc, có ý muốn trừ bỏ chính quyền Hạ châu. Năm 982, Tống Thái Tông mời Hạ châu Tiết độ sứ Lý Kế Phủng và tộc nhân thiên cư đến Khai Phong, mệnh một người thân Tống là Lý Khắc Văn kế nhiệm, chính quyền Hạ châu bị Bắc Tống thôn tính. Tộc đệ của Lý Kế Phủng là Lý Kế Thiên không muốn đầu hàng triều đình Tống, đem tộc nhân chạy đến Địa Cân Trạch (nay là đông bắc Hoành Sơn, Thiểm Tây) để kháng Tống. Năm 984, triều đình Tống cử Doãn Hiến, Tào Quang Thật đi đánh quân Hạ. Năm sau, thế lực của Lý Kế Thiên mạnh lên, sau khi công phá quân Tống lại liên tiếp thu phục các lãnh địa Hạ châu. Năm 990, Lý Kế Thiên được Liêu Thánh Tông sắc phong là Hạ quốc vương, sau này được truy tôn là Hạ Thái Tổ. Triều đình Tống lựa chọn phương thức "lấy Di chế Di", phái Lý Kế Phủng hồi nhiệm Hạ châu, chiêu phủ Lý Kế Thiên nhậm chức tại Ngân châu, ban họ Triệu của hoàng tộc Tống cho hai người. Không lâu sau, Lý Kế Thiên lại phản lại triều đình, năm 996 đánh lui được 5 lộ đại quân dưới quyền tướng Tống Lý Kế Long. Sau khi củng cố lãnh địa Hạ châu, Lý Kế Thiên cố gắng mở rộng lãnh địa về phía tây đến khu vực Hà Tây, cuối cùng trong lần tiến công thứ ba vào năm 1002 thì đánh hạ được Linh châu (nay ở tây nam Linh Vũ, Ninh Hạ), đổi tên thành Tây Bình phủ. Đến lúc này, triều đình Tống bất lực không thể vây chặn, năm sau phải thừa nhận Lý Kế Thiên nắm giữ lãnh địa Hạ châu. Lý Kế Thiên liên tiếp chiếm lĩnh các trọng trấn ở Hà Tây như Lương châu (nay là Vũ Uy, Cam Túc), đánh lui liên quân của Tống và Lục Cốc bộ Thổ Phồn. Năm 1004, Lý Kế Thiên qua đời do bị thủ lĩnh Phan La Chi của Lục Cốc bộ tập kích, con là Lý Đức Minh kế vị, sau được truy tôn là Hạ Thái Tông. Sau khi Lý Đức Minh kế vị, do lãnh địa được bành trướng nhanh chóng, nhằm củng cố quốc lực để chống lại nước đối địch tứ phương nên có ý muốn hòa đàm với triều đình Tống. Ngoài ra, triều Tống sau khi ký kết Thiền Uyên chi minh với Liêu cũng muốn ổn định khu vực tây bắc. Năm 1006, hai bên ký kết "Cảnh Đức hòa nghị". Để duy trì nền độc lập, Lý Đức Minh hòa bình với Tống ở phía đông, tuân phục triều Liêu ở phía bắc, đồng thời cho con là Lý Nguyên Hạo kết hôn với Hưng Bình công chúa của Liêu. Về mặt đối nội, Lý Đức Minh định đô ở Hưng châu (nay ở đông nam Ngân Xuyên, Ninh Hạ), lựa chọn sách lược "bảo cảnh an dân", chú trọng sản xuất. Đồng thời, Lý Đức Minh cũng thỉnh cầu Bắc Tống lập "các trường" (chợ biên) tại Bảo An quân (trị sở nay là Chí Đan, Thiểm Tây) nhằm làm nơi mậu dịch giữa hai bên. Ngoài ra, Lý Đức Minh còn tích cực tây chinh Hà Tây, năm 1028 phái Lý Nguyên Hạo đem quân đánh hạ Cam châu (nay là Trương Dịch, Cam Túc), thủ lĩnh Cam Châu Hồi Cốt là Dạ Lạc Cách Thông tự sát, hàng phục thủ lĩnh Lục Cốc bộ là Chiết Bô Du Long Bát. Sau đó, quân Đảng Hạng lại đoạt được Túc châu, hàng phục Quy Nghĩa quân Tiết độ sứ Tào Hiền Thuận. Đến lúc này, quốc lực của chính quyền Hạ châu đã rất thịnh, tạo nên cơ sở vững chắc để Lý Nguyên Hạo xưng đế lập quốc sau này. Năm 1032, Lý Đức Minh qua đời, Lý Nguyên Hạo kế vị. Sau khi kế vị, Lý Nguyên Hạo hoàn thành việc chiếm lĩnh Hà Tây tẩu lang, đồng thời tích cực chuẩn bị chính thức độc lập khỏi triều Tống. Đầu tiên, ông bỏ họ Lý, tự xưng họ Ngôi Danh, tự xem mình là hậu duệ hoàng thất Bắc Ngụy. Lý Nguyên Hạo nghe theo kiến nghị của Dương Thủ Tố, lấy lý do là húy kỵ cha, cải niên hiệu triều Tống (Minh Đạo) sang niên hiệu riêng (Hiển Đạo). Sau đó, Lý Nguyên Hạo cho xây dựng cung điện, hạ "thốc phát lệnh" (lệnh tóc hói), khôi phục tục cũ, định đô tại Hưng Khánh phủ, thiết lập hai ban văn võ, lập quân danh, dùng binh chế, sáng tạo văn tự riêng, cải định lễ nhạc. Năm 1038, Lý Nguyên Hạ xưng đế, tức Hạ Cảnh Tông, định đô tại Hưng châu đồng thời đổi gọi là Hưng Khánh phủ, quốc hiệu là "Đại Hạ", đến lúc này thì Tây Hạ chính thức lập quốc. Hạ Cảnh Tông thoát ly quan hệ thần thuộc với Liêu và Tống. Để làm bá chủ ở phía tây, Lý Nguyên Hạo tiến hành mở rộng lãnh thổ ra bốn phía, trước sau khai chiến với Tống và Liêu, là giai đoạn đỉnh cao về vũ lực của Tây Hạ. Năm sau, Hạ Cảnh Tông lựa chọn chiến lược 'liên Liêu kháng Tống', không ngừng cho quân xâm nhập biên cảnh Tống, đồng thời yêu cầu triều Tống thừa nhận Tây Hạ độc lập. Đương thời, Bắc Tống lập không ít thành lũy tại dãy núi Hoành Sơn, tuy nhiên khả năng phòng ngự của trọng trấn Diên châu ở phía đông lại mỏng yếu, tướng trấn thủ là Phạm Ung không có năng lực. Năm 1040, Hạ Cảnh Tông phát động trận Tam Xuyên Khẩu, xuất 10 vạn đại quân bao vây Diên châu, tập kích viện quân của tướng Tống Lưu Bình, Thạch Nguyên Tôn ở Tam Xuyên Khẩu, cuối cùng quân Hạ do gặp tuyết lớn nên giải vây và triệt thoái. Đối diện với việc Tây Hạ xâm nhập trên quy mô lớn, triều đình Tống phái Hạ Tủng làm "chính sứ", Hàn Kỳ và Phạm Trọng Yêm làm "phó sứ" kinh lược, tức đối phó với Tây Hạ. Đương thời, quân Tống có nhiều binh hơn Tây Hạ, song không giỏi dã chiến, việc tiếp tế cũng không dễ dàng, Hàn Kỳ chủ chiến còn Phạm Trọng Yêm thì chủ thủ nên tranh chấp không ngưng. Năm 1041, Hạ Cảnh Tông phát động đại quân bao vây khu vực Vị Xuyên, Hoài Viễn ở biên giới phía tây của Tống, Hàn Kỳ không lắng nghe kiến nghị của Phạm Trọng Yêm, phái đại tướng Nhâm Phúc xuất đại quân cứu viện Hoài Viễn, Hạ Cảnh Tông dụ quân Tống đến chỗ mai phục rồi tập kích, tức trận Hảo Thủy Xuyên. Sau đó, triều đình Tống chuyển sách lược sang phòng ngự, cải phái Trần Chấp Trung, Hạ Tủng kinh lược, đồng thời lập ra bốn lộ phòng tuyến. Năm 1042, mưu thần của Tây Hạ là Trương Nguyên kiến nghị tránh phòng tuyến của Tống, đi đường vòng đánh úp Kinh Triệu phủ. Cùng năm, Hạ Cảnh Tông phát động trận Định Xuyên trại nhằm vào Kính Nguyên lộ của Tống, bao vây Định Xuyên trại và tiêu diệt toàn bộ quân Tống, mục tiêu là Trường An, song quân Tây Hạ bị Tri châu Nguyên châu Cảnh Thái của Tống chặn đứng nên phải bãi binh. Chiến tranh Tống-Hạ kéo dài đến năm 1044 mới thôi, hai bên ký kết "Khánh Lịch hòa nghị", triều Tống thừa nhận địa vị cát cứ của Tây Hạ, cấp cho nhiều tài vật và trà, phong Hạ Cảnh Tông là "Hạ quốc chủ". Tây Hạ xưng thần với Tống, chịu làm phiên thuộc chư hầu của Tống, song bên trong thì vẫn xưng đế như cũ, trên thực tế vẫn là một quốc gia độc lập. Sau khi đánh bại triều Tống, Tây Hạ tự xưng là Tây triều, gọi Liêu là Bắc triều. Liêu Hưng Tông Da Luật Tông Chân bất mãn trước một Tây Hạ lớn mạnh, có ý đồ một lần nữa buộc nước này quy phục. Năm 1043, Liêu Hưng Tông lấy lý do người Đảng Hạng ở tây nam bộ của Liêu làm phản nương nhờ Tây Hạ, vào năm sau xuất đại quân đánh Tây Hạ. Tây Hạ cầu hòa bất thành, lựa chọn phương thức "kiên bích thanh dã" (lũy chắc đồng trống) mà đánh tan được quân Liêu. Sau khi Hạ Cảnh Tông qua đời vào năm 1048, quân Liêu thừa cơ tái xâm phạm Tây Hạ vào năm 1049, quân Tây Hạ tích cực kháng cự, cuối cùng hai bên hòa đàm. Hạ Cảnh Tông kiến quốc, đồng thời thi hành thể chế trung ương tập quyền, mặc dù điều này giúp củng cố quyền lực cho hoàng đế song đồng thời lại khiến mâu thuẫn với quý tộc thêm sâu sắc. Hạ Cảnh Tông độc đoán chuyên chế, ngày càng kiêu ngạo phóng đãng đồng thời ham thích nữ sắc. Lộn xộn trong hậu cung dẫn đến quý tộc Vệ Mộ thị làm phản vào năm 1034. Hạ Cảnh Tông từng trúng kế phản gián của người Tống Chủng Thế Hành mà giết lầm Dã Lợi Vượng Vinh và Dã Lợi Ngộ Khất, đồng thời lại say đắm thê của Da Lợi Ngộ Khất là Một Tạng thị mà lấy về, sinh ra Lý Lượng Tộ. Thái tử Lý Ninh Minh oán hận phụ hoàng vì phế mẫu (Dã Lợi hoàng hậu) và đoạt thê (Một Di hoàng hậu), lại bị em của Một Tạng thị là Một Tạng Ngoa Bàng xúi giục, do vậy ám sát Hạ Cảnh Tông vào ngày 19 tháng 1 năm 1048. Sau khi Hạ Cảnh Tông mất, Một Tạng Ngoa Bàng giết Thái tử Lý Ninh Minh, lập Lý Lượng Tộ mới 1 tuổi lên kế vị, tức Hạ Nghị Tông. Thời kỳ Hạ Nghị Tông (1048–1067) và Hạ Huệ Tông (1067–1086), triều đình Tây Hạ về đối nội đã tiến thêm một bước trong việc củng cố quyền thống trị, về đối ngoại thì thường cùng hai nước Tống và Liêu ở trong trạng thái chiến tranh và nghị hòa. Hạ Nghị Tông khi kế vị vẫn còn nhỏ tuổi, mẹ là Một Tạng thái hậu cùng với Một Tạng Ngoa Bàng chuyên chính. Đương thời, Liêu Hưng Tông lại một lần nữa đem quân tiến đánh Tây Hạ, Tây Hạ xưng thần với Liêu. Một Tạng thái hậu hoang dâm háo sắc, nhiều lần cấu kết với người ngoài, trong đó Lý Thủ Quý và Cật Đa Kỷ nhiều lần tranh sủng. Kết quả là Lý Thủ Quý giết Thái hậu và Cật Đa Kỷ, Một Tạng Ngoa Bàng giết Lý Thủ Quý. Một Tạng Ngoa Bàng lại đem con gái gả cho Hạ Cảnh Tông để khống chế tiểu hoàng đế. Năm 1059, Hạ Nghị Tông tham dự chính sự, Một Tạng Ngoa Bàng định mưu sát Hạ Nghị Tông, tuy nhiên việc không thành và cả nhà Một Tạng Ngoa Bàng bị giết. Sau khi thân chính, Hạ Nghị Tông kết hôn với Lương thị- người hiệp trợ cùng ông trừ khử Một Tạng Ngoa Bàng, bổ nhiệm những người như Lương Ất Mai, Cảnh Tuân. Về đối nội, Hạ Nghị Tông tiến hành chỉnh trị quân đội, phân lập văn võ quan viên ở cấp địa phương nhằm để họ kiểm soát lẫn nhau, đề xướng văn hóa và kỹ thuật Hán, phế bỏ Phiên lễ, đổi sang dùng Hán nghi, đồng thời vào năm 1063 lại đổi sang họ Lý. Về đối ngoại, Tây Hạ cùng Tống hoạch định lại biên giới, khôi phục 'các trường', bình thường hóa mậu dịch. Tây Hạ nhiều lần có chiến sự với các bộ lạc Thổ Phồn, chiếm lĩnh khu vực Hà Hoàng và Thanh Hải, vào năm 1063 chiêu phủ thủ lĩnh Thổ Phồn Vũ Tạng Hoa Ma ở Tây Vực thành (nay là Định Tây, Cam Túc). Cải cách của Hạ nghị Tông có ảnh hưởng sâu rộng đến các triều sau đó, tuy nhiên Hạ Nghị Tông trúng tên bị thương trong khi giao chiến với Bắc Tống vào năm 1066, hai năm sau thì qua đời, con là Lý Bỉnh Thường kế vị khi mới 7 tuổi, tức Hạ Huệ Tông. Do Hạ Huệ Tông còn nhỏ tuổi, mẹ là Lương thái hậu nắm giữ đại quyền, hình thành cục thế Lương thái hậu và mẫu đảng (do em Thái hậu là Lương Ất Mai đứng đầu) chuyên quyền. Mẫu đảng nỗ lực phát triển thế lực, đề xướng Phiên lễ, trọng dụng Đô La Vĩ và Võng Manh Ngoa, chèn ép phái phản đối gồm Ngôi Danh Lãng Ngộ- em của Hạ Cảnh Tông. Năm 1080, Hạ Huệ Tông được hoàng tộc Ngôi Danh thị hiệp trợ nên bắt đầu thân chính. Hạ Huệ Tông xem trọng Hán pháp, hạ lệnh dùng Hán lễ Phiên nghi, bị phái bảo thủ đứng đầu là Lương thái hậu cực lực phản đối. Đối với việc này, Hạ Huệ Tông muốn nghe theo kiến nghị của đại thần Lý Thanh Sách, đem khu vực Hà Nam của Tây Hạ trả lại cho Tống nhằm lợi dụng triều Tống làm suy yếu thế lực ngoại thích. Tuy nhiên, cơ mật bị lộ, Lương thái hậu giết Lý Thanh Sách, quản thúc Hạ Huệ Tông. Hành động của Lương thái hậu khiến hoàng đảng và nhiều tộc làm phản, liên hợp với người Thổ Phồn là Vũ Tạng Hoa Ma thỉnh cầu triều Tống phái binh đánh Lương thái hậu. Vào lúc này, quốc lực triều Tống được tăng cường sau Vương An Thạch biến pháp, đồng thời vào năm 1071 do Vương Thiều chiếm lĩnh được Hi Hà lộ, tạo thành uy hiếp đối với Tây Hạ. Năm 1081, Tống Thần Tông nghe theo kiến nghị của Chủng Ngạc, thừa cơ Tây Hạ có nội loạn, cho Lý Hiến làm tổng chỉ huy, phát động 5 lộ phát Hạ, mục tiêu là Hưng Khánh phủ. Lương thái hậu chọn sách lược "kiên bích thanh dã" (lũy chắc đồng trống), tập kích đường vận chuyển lương thảo, quân Tống cuối cùng chỉ đoạt được Lan châu. Năm sau, quân Tống sử dụng chiến thuật 'điêu bảo' (xây công sự kiên cố), phái Từ Hi xây dựng Vĩnh Lạc thành, từng bước gia tăng áp lực lên không gian quân sự của Tây Hạ tại Hoành Sơn. Lương thái hậu lợi dụng Vĩnh Lạc thành mới xây, xuất 30 vạn đại quân bao vây đánh chiếm, quân Tống thảm bại, sử gọi là trận Vĩnh Lạc thành. Mặc dù Tây Hạ nhiều lần đánh tan quân Tống, song việc mậu dịch với Tống bị gián đoạn khiến cho kinh tế Tây Hạ suy thoái, chiến sự thường xuyên cũng khiến cho quốc lực Tây Hạ tổn hại nhiều, trong khi nhân dân thì bất mãn. Cuối cùng, Lương thái hậu và Lương Ất Mai phải để cho Hạ Huệ Tông phục vị để làm dịu mâu thuẫn, song Hạ Huệ Tông vẫn không có thực quyền. Sau khi Lương Ất Mai qua đời, chính quyền Tây Hạ do con của ông ta là Lương Khất Bô kiểm soát. Năm 1086, Hạ Huệ Tông qua đời trong uất hận, con là Lý Càn Thuận kế vị khi mới 3 tuổi, tức Hạ Sùng Tông. Lúc này, chính quyền Tây Hạ lại nằm trong tay tiểu Lương thái hậu và Lương Khất Bô. Thời kỳ Tống Triết Tông (1085–1100), tri Vị châu là Chương Tiết kiến nghị đối với Tây Hạ cần chọn chế tài về kinh tế và tác chiến kiểu điêu bảo, vào năm 1096 ông cho xây dựng Bình Hạ thành và Linh Bình trại ở Vị Xuyên trên đoạn biên giới phía tây, đồng thời nhiều lần đánh lui quân Hạ. Năm sau, quân Tống đánh vào Hồng châu và Diêm châu trên đoạn biên giới phía đông. Năm 1098, tiểu Lương thái hậu cùng Hạ Sùng Tông tiến công Bình Hạ thành song thất bại, đại tướng Ngôi Danh A Mai và Muội Lặc Đô Bô đều bị bắt, sử gọi là trận Bình Hạ thành. Quân Tống sau đó xây dựng Tây An châu và Thiên Đô trại, đả thông Kính Nguyên lộ và Hi Hà lộ, Tần châu biến thành nội địa. Sau khi triều Tống khống chế được khu vực Hoành Sơn, tình cảnh Tây Hạ ngày càng khó khăn. Năm 1099, dưới tác động của Liêu Đạo Tông, Tống và Tây Hạ lại tiến hành hòa đàm, Tây Hạ thỉnh tội với Tống, chiến tranh kết thúc. Tây Hạ ở trong tình trạng mẫu đảng chuyên quyền, Lương Khất Bô dựa vào uy thế "Lương thị nhất môn nhị hậu", liên tiếp phát động chiến tranh với Tống và Liêu, khiến Tây Hạ chịu tổn thất nghiêm trọng. Lương Khất Bô thường khoe khoang công lao của mình trước các đại thần tại triều đình, nói rằng Tây Hạ liên tục xuất chinh chủ yếu là buộc triều Tống khuất phục, chỉ có theo cách đó thì Tây Hạ mới có được hòa bình. Khi diễn ra trận Hoàn Khánh, Lương Khất Bô bị tiểu Lương thái hậu ngăn cấm xuất chinh nên ôm hận trong lòng. Lương Khất Bô có ý đồ làm phản, tuy nhiên cơ sự bị lộ. Tiểu Lương thái hậu lệnh cho Ngôi Danh A Ngô, Nhân Đa Tông Bảo, Tát Thần xuất binh bắt giữ và xử tử Lương Khất Bô. Sau khi tiểu Lương thái hậu tự thân chuyên quyền, bà tăng cường chiến sự với Tống, nhiều lần xin viện quân của Liêu song bị từ chối. Triều đình Liêu đối với tiểu Lương thái hậu thì cực kỳ phản cảm, nhận định rằng chiến tranh Liêu-Hạ là do bà mà ra, tiểu Lương thái hậu nhiều lần bị cự tuyệt cũng có ác ngôn với Liêu. Năm 1099, gần đến lúc Hạ Sùng Tông thân chính, song Lương thị vẫn chuyên quyền, Liêu Đạo Tông khiển sứ đến Tây Hạ, dùng độc dược giết tiểu Lương thái hậu. Đến thời điểm này, cục diện kéo dài Thái hậu chuyên chính kết thúc, hoàng đế Tây Hạ có thể thân chính. Sau khi thân chính vào năm 1099, Hạ Sùng Tông lựa chọn sách lược dựa vào Liêu, kiến tạo hòa bình với Tống, giảm thiểu chiến tranh. Về đối nội, Hạ Sùng Tông cho phổ biến văn hóa Hán, chú trọng kinh tế, khiến kinh tế-xã hội Tây Hạ được phục hồi và phát triển. Thời kỳ Tống Huy Tông (1100-1126), triều đình Tống thực hiện chính sách "Thiệu thịnh khai biên", năm 1114, Đồng Quán kinh lược Tây Hạ, suất lĩnh 6 lộ quân Tống (bao gồm hai lộ Vĩnh Hưng, Tần Phượng) phạt Hạ. Mặc dù Tây Hạ nhiều lần đánh bại các tướng Tống là Lưu Pháp, Lưu Trọng Vũ hay Chủng Sư Đạo, song quân Tống vẫn đánh chiếm được không ít thành lũy. Cuối cùng, Tây Hạ phải khẩn cấp thỉnh cầu Liêu chu toàn giúp, đến năm 1119 quân Tống mới rút, Hạ Sùng Tông lại một lần nữa biểu thị thần phục với Tống. Đến lúc này, quốc thế Tây Hạ không còn như xưa, song Bắc Tống cũng đến bên bờ sụp đổ. Từ khi triều Kim của người Nữ Chân được thành lập vào năm 1115, cục diện chân vạc ba nước bị phá vỡ, Liêu và Bắc Tống lần lượt bị Kim tiêu diệt, kinh tế Tây Hạ bị Kim khống chế. Năm 1123, Liêu Thiên Tộ Đế có ý muốn chạy từ Mạc Bắc xuống Tây Hạ, tướng Kim là Hoàn Nhan Tông Vọng khuyến dụ Hạ Sùng Tông tìm bắt Liêu Đế, đồng thời uy hiếp Tây Hạ. Hạ Sùng Tông đáp ứng theo, chuyển sang liên Kim diệt Liêu, từ đó Tây Hạ quy phục Kim. Sau khi Liêu bị diệt vào năm 1125, Kim hẹn Tây Hạ giáp công Bắc Tống, lấy đất Tống làm điều kiện. Sau khi Tây Hạ chiếm lĩnh các khu vực Thiên Đức quân, Vân Nội, năm 1126 lại bị Kim cưỡng chiếm, đồng thời còn bị đòi Hà Đông bát quán. Để bù đắp cho Tây Hạ, Kim đồng ý sau khi chiếm lĩnh Thiểm Tây sẽ trao lại Hoành Sơn cho Tây Hạ, song không giữ lời. Những điều này khiến cho quan hệ giữa Kim và Tây Hạ ở trong trạng thái bất tín nhiệm. Tuy nhiên, lúc này Tây Hạ và Nam Tống cách biệt, chỉ có thể dựa dẫm vào kinh tế của Kim. Tây Hạ do vậy duy trì quan hệ hòa bình lỏng lẻo với Kim, cùng lắm thì chỉ có chiến sự quy mô nhỏ. Năm 1141, Kim đồng ý thiết lập 'các trường', từng bỏ lệnh cấm xuất nhập sắt. Đến thời Kim Thế Tông (1161-1189), Kim không muốn dùng sản phẩm vải lụa để đổi lấy xa xỉ phẩm của Tây Hạ, vì vậy chọn phương thức giảm thiểu mậu dịch, 10 năm sau mới khôi phục mậu dịch bình thường. Hạ Sùng Tông mất vào năm 1132, con là Lý Nhân Hiếu kế vị, tức Hạ Nhân Tông. Thời kỳ Hạ Nhân Tông, lĩnh vực văn hóa và tư tưởng của Tây Hạ phát triển đến đỉnh cao, nhìn chung ở trong trạng thái hòa bình với Kim. Tuy nhiên, Hạ Nhân Tông là người trọng văn khinh võ, chú trọng vào những thứ không thực, khiến quân lực Tây Hạ dần trở nên suy lạc. Hàng tướng Tống Nhâm Đắc Kính là người có tài trí, liên tiếp bình định tướng Tiêu Hợp Đạt làm phản vào năm 1140, và thủ lĩnh Sơn Ngoa là Mộ Vị, Mộ Tuấn chạy sang Kim vào năm sau, được Hạ Nhân Tông trọng dụng. Năm 1143, Tây Hạ xảy ra nạn đói lớn và động đất, người dân cực kỳ khó khăn, Xỉ Ngoa và những người khác phát động dân biến ở Uy châu, Tĩnh châu, Định châu, Hạ Nhân Tông lại phái Nhâm Đắc Kính đi bình định. Do được trọng dụng, Nhâm Đắc Kính nảy dã tâm bành trướng, lại được Tấn vương Lý Sát Ca tiến cử nhập kinh. Sau khi Lý Sát Ca qua đời vào năm 1156, Nhâm Đắc Kính kiểm soát chính quyền, mở rộng thế lực của bản thân. Năm 1160, Nhâm Đắc Kính được phong làm Sở vương, trên thực tế thể hiện giống như hoàng đế. Nhâm Đắc Kính có ý muốn soán vị, ông lấy Linh châu làm đô thành, vào năm 1170 buộc Hạ Nhân Tông phải cấp cho Linh châu, các lãnh địa ở tây nam Tây Hạ. Tuy nhiên, do nhiều lần không được triều đình Kim ủng hộ, Nhâm Đắc Kính cùng những người khác âm mưu làm loạn. Được Kim ủng hộ, Hạ Nhân Tông thành công trong việc đánh diệt phe của Nhâm Đắc Kính, tình trạng quyền thần khống chế chính quyền kéo dài suốt hai thập niên đến đây bị loại bỏ. Sau dân biến năm 1143, Hạ Nhân Tông tiến hành cải cách để khiến kinh tế ổn định. Hạ Nhân Tông sửa đổi chế độ địa tô và phú thuế; phát triển giáo dục, thực hành khoa cử; Nho giáo được đề cao, dùng khoa cử để chọn kẻ sĩ làm quan; những biện pháp này có tác dụng nhất định trong việc ức chế thế gia đại tộc; cải cách lễ nhạc và pháp luật. Đến những năm Thiên Thịnh (1149-1169), xuất hiện cục diện thịnh thế. Năm 1193, Hạ Nhân Tông qua đời, con là Lý Thuần Hựu kế vị, tức Hạ Hoàn Tông. Về cơ bản, Hạ Hoàn Tông noi theo quốc sách của Hạ Nhân Tông, về đối nội thì 'an quốc dưỡng dân', thi hành Hán pháp Nho học, về đối ngoại thì hòa hảo với Kim. Tuy nhiên, vào lúc này do Tây Hạ quá an nhàn nên quân lực suy giảm mạnh. Không lâu sau, Đại Mông Cổ Quốc nổi lên ở phía bắc, phá vỡ cục diện chân vạc Kim-Tống-Hạ. Em của Tống Nhân Tông là Việt vương Lý Nhân Hữu có công lao trong việc đánh bại Nhâm Đắc Kính, sau khi qua đời thì con là Lý An Toàn thượng biểu thỉnh cầu tuyên dương công lao của cha đồng thời thừa tập vương vị. Tuy nhiên, Hạ Hoàn Tông không những không đồng ý, còn giáng Lý An Toàn làm Trấn Di quận vương. Lý An Toàn bất mãn, trong lòng nảy sinh ý soán đoạt đế vị. Năm 1206, Lý An Toàn cùng mẹ của Hạ Hoàn Tông là La thái hậu liên hiệp phế Hạ Hoàn Tông, Lý An Toàn tự lập làm hoàng đế, tức Hạ Tương Tông, Hạ Hoàn Tông mất không lâu sau đó. Khắc Liệt bộ ở Mạc Bắc và Tây Hạ có quan hệ rất hữu hảo, tuy nhiên sau này Thiết Mộc Chân lãnh đạo bộ lạc của mình tiến thôn tính các bộ lạc khác. Năm 1203, Khắc Liệt bộ bị Thiết Mộc Chân thôn tính, con của thủ lĩnh Vương Hãn là Tang Côn chạy sang Tây Hạ. Hai năm sau, Thiết Mộc Chân xuất quân xâm nhập Tây Hạ, cướp bóc các thành thị ở vùng biên giới rồi rút lui. Để mong đẩy lui được ngoại hoạn, Hạ Hoàn Tông đổi tên Hưng Khánh phủ thành Trung Hưng phủ, mang ý nghĩa quốc gia trung hưng, trên thực tế Tây Hạ ngược lại phải chịu uy hiếp từ Mông Cỏ. Năm 1206, Thiết Mộc Chân kiến lập Đại Mông Cổ Quốc, tức Thành Cát Tư Hãn (sau này được triều Nguyên tôn xưng là Nguyên Thái Tổ). Thành Cát Tư Hãn muốn tiêu diệt triều Kim đối địch, do vậy tìm cách phá vỡ liên minh Tống-Kim, Tây Hạ trở thành một mục tiêu của Mông Cổ. Năm sau, khi Hạ Tương Tông đoạt vị chưa lâu thì Thành Cát Tư Hãn xuất đại quân đánh phá Oát La Hài thành (nay ở phía tây kỳ Ô Lạp Đặc Hậu, Nội Mông)- một công sự kiên cố của Tây Hạ, các lộ quân Tây Hạ tận lực đề kháng và đẩy lui quân Mông Cổ. Năm 1209, Mông Cổ hàng phục Cao Xương Hồi Cốt ở phía tây Tây Hạ, khu vực Hà Tây do đó cũng nằm dưới uy hiếp của Mông Cổ. Trong lần đánh Tây Hạ thứ ba, quân Mông Cổ xâm nhập từ Hà Tây, xuất Hắc Thủy thành, vây đánh Oát La Hài quan khẩu. Hạ Tương Tông phái con là Lý Thừa Trinh xuất quân kháng cự song thất bại, tướng Hạ là Cao Dật bị bắt rồi chết. Quân Mông Cổ lại đánh chiếm Tây Bích Ngoa Đáp- nơi thủ bị của Oát La Hài thành, tiến sát phòng tuyến cuối cùng của Trung Hưng phủ là "Khắc Di Môn". Tướng Hạ Ngôi Danh Lệnh Công xuất quân phục kích quân Mông Cổ, song cuối cùng bị quân Mông Cổ đánh tan. Trung Hưng phủ bị quân Mông Cổ vây khốn, Hạ Tương Tông phái sứ sang cầu cứ Hoàng đế Hoàn Nhan Vĩnh Tế của Kim, song bị cự tuyệt. Cuối cùng, Hạ Tương Tông phải dâng con gái thỉnh hòa, dâng một lượng lớn vật tư cho Mông Cổ, đồng thời cam kết phụ Mông phạt Kim. Sau khi Hạ Tương Tông chuyển sang phụ Mông phạt Kim, Tây Hạ tiến hành chiến tranh hơn 10 năm với Kim, hai bên tổn thất rất lớn. Ở trong nước, bách tính Tây Hạ rất nghèo túng, sản xuất kinh tế chịu bị phá hoại, quân đội suy nhược, chính trị hủ bại. Bản thân Hạ Tương Tông say đắm trong tửu sắc, cả ngày không lo việc triều chính. Năm 1211, Tề vương Lý Tuân Húc phát động chính biến cung đình, phế truất Hạ Tương Tông, tự lập làm hoàng đế, tức Hạ Thần Tông, hay còn gọi là Trạng nguyên hoàng đế. Bất chấp phản đối của các đại thần trong nước, Hạ Thần Tông vẫn tiếp tục kiên trì phụ Mông kháng Kim, Kim Tuyên Tông cũng nhiều lần phản kích Tây Hạ. Đến lúc này, kinh tế xã hội của Tây Hạ bị suy sụp, các cuộc dân biến diễn ra không ngừng. Lấy lý do Tây Hạ không đồng ý giúp đỡ Mông Cổ tây chinh năm 1216, Thành Cát Tư Hãn vào năm sau xuất quân tiến công Tây Hạ lần thứ tư. Hạ Thần Tông cho Thái tử Lý Đức Vượng phòng vệ Trung Hưng phủ, còn bản thân tránh đến Tây Kinh Linh châu. Cuối cùng, Lý Đức Vượng phái sứ đến chỗ người Mông Cổ hòa đàm, chiến tranh kết thúc. Năm 1223, Hạ Thần Tông nhượng vị cho Thái tử Lý Đức Vương, tức Hạ Hiến Tông. Đến lúc này, triều đình Hạ nhận thấy rõ Mông Cổ muốn tiêu diệt Tây Hạ, do vậy Hạ Hiến Tông quyết định chuyển sang sách lược liên Kim kháng Mông. Nhân lúc Thành Cát Tư Hãn tây chinh, Tây Hạ phái sứ thuyết phục các bộ lạc ở Mạc Bắc liên hiệp kháng Mông, mục đích là để củng cố biên cương phía bắc của Tây Hạ. Đương thời, tướng Mông Cổ tổng quản Hán địa là Bột Lỗ (con của Mộc Hoa Lê) phát hiện ra ý đồ của Tây Hạ, vào năm 1224 xuất quân từ phía đông đánh vào Tây Hạ, đánh chiếm Ngân châu, tướng Hạ Tháp Hải bị bắt. Năm sau, Thành Cát Tư Hãn hồi quốc sau khi tây chinh thắng lợi, đồng thời xuất quân tiến công Sa châu. Cuối cùng, Hạ Hiến Tông phải đồng ý đầu hàng theo điều kiện của quân Mông Cổ, quân Mông Cổ triệt thoái. Năm 1226, Thành Cát Tư Hãn lấy lý do Hạ Hiến Tông không làm đúng theo thỏa thuận, phân binh giáp công Tây Hạ từ đông và tây. Thành Cát Tư Hãn xuất đội quân chủ lực đến Ngột Lạt Hài thành (nay thuộc Bayan Nur, Nội Mông) tiến về phía tây đánh chiếm Hắc Thủy thành, sau đó lại tiến đến Hạ Lan Sơn (nay ở tây bắc Ngân Xuyên, Ninh Hạ) ở phía đông, đánh tan quân của tướng Hạ A Sa Cảm Bất, cuối cùng đóng quân tại Hồn Thùy Sơn (nay ở bắc Tửu Tuyền, Cam Túc). Cánh quân Tây do A Đáp Xích suất lĩnh, cùng với Hốt Đô Thiết Mục Nhi, hàng tướng Tây Hạ Tích Lý Linh Bộ, Sát Hãn mượn đường Tây Châu Hồi Cốt, liên tiếp đánh chiếm Sa châu, Túc châu và Cam châu. Tuy nhiên, khi quân Mông Cổ vây đánh Cam châu, tướng trấn thủ của Tây Hạ là Hòa Điển Dã Khiếp Luật ngoan cường đề kháng, cuối cùng Thành Cát Tư Hãn tự thân đánh chiếm, đồng thời hàng phục tướng trấn thủ Lương châu là Oát Trát Quỹ. Đến lúc này, toàn bộ khu vực Hà Tây tẩu lang của Tây Hạ rơi vào tay Mông Cổ. Hạ Hiến Tông lo lắng mà qua đời, cháu là Nam Bình vương Lý Hiển kế vị, tức Hạ Mạt Đế. Tháng tám cùng năm, Thành Cát Tư Hãn xuất quân xuyên qua Sa Đà, vượt Hoàng Hà đánh chiếm Ứng Lý (nay là Trung Vệ, Ninh Hạ). Sau đó, Mông Cổ phân binh đánh chiếm Hạ châu, chủ lực bao vây Linh châu. Hạ Mạt Đế phái Ngôi Danh Lệnh Công xuất quân cứu viện, hai bên quyết chiến trên Hoàng Hà đang đóng băng. Sau đó, Ngôi Danh Lệnh Công và tướng trấn thủ là Phế Thái tử Lý Đức Nhâm hợp quân, Thành Cát Tư Hãn qua đời. Quân Mông Cổ bao vây Trưng Hưng phủ, đồng thời phân binh tiến về phía nam đánh chiếm các lãnh địa Tích Thạch châu (nay thuộc Tuần Hóa, Thanh Hải), Tây Ninh (nay thuộc Tây Ninh, Thanh Hải) của Tây Hạ, đồng thời lưu lại Lục Bàn Sơn của Tây Hạ. Tây Hạ chỉ còn lại Trung Hưng phủ, đến năm 1227 thì Hạ Mạt Đế bị vây tại Trung Hưng phủ, nửa năm sau thì đầu hàng, Tây Hạ mất. Mặc dù Thành Cát Tư Hãn qua đời từ trước song quân Mông Cổ không phát tang nhằm không để Tây Hạ tận dụng thời cơ, Đà Lôi giết Lý Hiển theo di chiếu của Thành Cát Tư Hãn. Sau khi quân Mông Cổ đánh chiếm Trung Hưng phủ, họ tiến hành đồ sát, đốt cháy cung thất và lăng viên, về sau do Sát Hãn khuyến gián mới thôi, song nhân khẩu trong thành đã không còn nhiều. Khi Tây Hạ kiến quốc vào năm 1038, cương vực bao trùm các khu vực nay là Ninh Hạ, tây bắc bộ Cam Túc, đông bắc bộ Thanh Hải, bắc bộ Thiểm Tây và một phần Nội Mông. Đông đến Hoàng Hà, tây đến Ngọc Môn, nam đến Tiêu Quan (nay ở nam Đồng Tâm, Ninh Hạ), bắc đến Đại Mạc. Đông bắc Tây Hạ liền kề với Tây Kinh của Liêu, phía đông và đông nam giáp với Tống. Sau khi Kim diệt Liêu và Bắc Tống, các mặt đông bắc, đông và nam của Tây Hạ đều liền kề với Kim. Nam bộ và tây bộ của Tây Hạ liền kết với lãnh địa của các bộ lạc Thổ Phồn, Hoàng Đầu Hồi Cốt và Tây Châu Hồi Cốt. Trên hai phần ba lãnh thổ Tây Hạ có địa hình sa mạc, nguồn nước chủ yếu là Hoàng Hà và nước ngầm có nguồn gốc từ tuyết trên núi. Thủ đô Hưng Khánh phủ nằm tại bình nguyên Ngân Xuyên, tây có Hạ Lan Sơn làm rào cản, đông có Hoàng Hà cung cấp nước. Tây Hạ là triều đại do người Đảng Hạng kiến lập, ban đầu tộc người này định cư ở cao nguyên Tùng Phan thuộc Tứ Xuyên ngày nay. Thời kỳ Đường Cao Tông, người Đảng Hạng bị Thổ Phồn áp bách, cuối cùng được triều đình Đường hiệp trợ thiên di đến khu vực Hà Sáo-Thiểm Bắc, phân thành Bình Hạ bộ và Đông Sơn bộ, có được vùng đất làm cơ sở cho việc hình thành Tây Hạ. Năm 881, nhân người Bình Hạ bộ là Thác Bạt Tư Cung có công giúp triều đình trấn áp loạn Hoàng Sào, được phong làm Hạ châu Tiết độ sứ, đến lúc này chính thức được lĩnh 5 châu: Ngân châu (nay là Mễ Chi, Thiểm Tây), Hạ châu (nay là Hoàng Sơn, Thiểm Tây), Tuy châu (nay là Tuy Đức, Thiểm Tây), Hựu châu (nay là Tĩnh Biên, Thiểm Tây), Tĩnh châu (nay là tây Mễ Chi, Thiểm Tây). Đến thời Tống, Tống Thái Tông thôn tính Hà châu Tiết độ sứ, tuy nhiên Lý Kế Thiên không muốn đầu hàng nên đem bộ lạc tiến công tứ xứ, cuối cùng thu phục đất đai 5 châu. Sau khi đánh hạ Linh châu, thế lực của người Đảng Hạng mở rộng đến khu vực Hà Sáo và Hà Tây tẩu lang. Sau khi Hạ Cảnh Tông kế vị, Tây Hạ tiếp tục củng cố Hà Tây tẩu lang, khi khai quốc xưng đế cương vực Tây Hạ bao gồm 20 châu. Sau đó, Hạ Cảnh Tông tiến hành chiến tranh với Tống ở khu vực Hoành Sơn, đồng thời có ý chiếm lĩnh Quan Trung. Sau thời Hạ Cảnh Tông, Tây Hạ và Bắc Tống tiến hành chiến tranh qua lại, hai bên chiếm lĩnh thành lũy hay trại của đối phương, chiến tranh còn lan đến khu vực Hà Hoàng ở Thanh Hải. Hậu kỳ Hạ Sùng Tông (1086-1139), Tây Hạ để mất khu vực Hoành Sơn, từng gặp phải nguy hiểm. Sau khi Kim diệt Liêu và Bắc Tống, Tây Hạ liên tục thu phục đất đai bị mất, đồng thời chiếm lĩnh khu vực Tiền Sáo Hoàng Hà. Tuy nhiên, thế lực của Tây Hạ bị Kim hạn chế, lãnh thổ được mở rộng không nhiều. Đến thời Hạ Nhân Tông, Tây Hạ ước tính có 22 châu, thời kỳ này là lần cuối bản đồ Tây Hạ ở trong trạng thái ổn định. Về phân chia hành chính, nhìn chung Tây Hạ thi hành hai cấp châu (phủ) và huyện, lập phủ ở một số châu trọng điểm. Ngoài ra còn phân tả hữu sương 12 giám quân ty, là khu quân quản. Từ 5 châu trước khi kiến quốc, Tây Hạ sau khi chiếm lĩnh khu vực Hà Sáo và Hà Tây tẩu lang, vào thời Hạ Sùng Tông-Hạ Nhân Tông có 22 châu: 9 châu Hà Nam (nam Hoàng Hà), 9 châu Hà Tây (tây Hoàng Hà), ngoại Hi Hà-Tần Hà có 4 châu. Châu có số huyện không nhiều, một bộ phận chỉ có pháo đài và thành trấn, quy mô không bằng một châu của Tống. Mục đích của châu chỉ là để khuếch đại thanh thế, an trí thân tín để khống chế chặt chẽ. Các châu được thăng thành phú có: Hưng châu (Hưng Khánh phủ, Trung Hưng phủ) và Linh châu (Tây Bình phủ) ở Hà Sáo, Lương châu (Tây Lương phủ) và Cam châu (Tuyên Hóa phủ) ở Hà Tây tẩu lang. Hạ châu, Linh châu và Hưng châu nối tiếp nhau làm thủ đô của chính quyền Đảng Hạng trước khi lập quốc, có địa vị hết sức quan trọng. Lương châu ở giữa Hà Tây tẩu lang và Hà Sáo, có vị trí địa lý quan trọng. Ở Cam châu đặt ra Tuyên Hóa phủ nhằm phục trách xử lý các vấn đề Thổ Phồn và Hồi Cốt. Tả hữu sương và 12 giám quân ty chủ yếu do Hạ Cảnh Tông sắp xếp và thiết lập nhằm làm phương tiện quản lý và điều khiển quân đội. Mỗi một giám quân ty đều lập quân doanh phỏng theo chế độ của Tống, quy định đất trú đóng. Tây Hạ có nền chính trị Phiên-Hán liên hiệp, người Đảng Hạng là dân tộc thống trị chủ yếu, đồng thời liên hiệp với người Hán, người Thổ Phồn, người Hồi Cốt để cùng nhau thống trị. Hoàng tộc Tây Hạ chú ý đến quan hệ với quý tộc Đảng Hạng, dùng thông hôn và chia sẻ quyền lực để gắn kết, song mẫu đảng "quý sủng dụng sự" nên giữa hoàng tộc với mẫu đảng và quý tộc thường phát sinh xung đột. Vào tiền kỳ, Tây Hạ dùng quan chế Phiên-Hán giống như của Liêu, song đến trung hậu kỳ thì toàn diện sử dụng quan chế Tống, Phiên quan dần sa sút. Thể chế quốc gia và phương thức thống trị của Tây Hạ chịu ảnh hưởng sâu của chính trị-văn hóa Nho gia, phần lớn dựa theo quan chế Tống. Khi lập quốc vào năm 1038, quan phân thành hai ban văn võ, "Trung thư ty", "Xu mật ty", "Tam ty" (Diêm thiết bộ, Độ chi bộ, Hộ bộ) phân biệt quản lý hành chính, quân sự và tài chính. "Ngự sử đài" phụ trách giám sát, "Khai Phong phủ" quản lý sự vụ ở khu vực thủ đô, ngoài ra còn có "Dực vệ ty", "Quan kế ty", "Thụ nạp ty", "Nông điền ty", "Quần mục ty", "Phi long uyển", "Ma khám ty", "Văn tư viện", các cơ cấu Phiên học và Hán học. Năm sau, Hạ Cảnh Tông phỏng theo chế độ của Tống mà thiết lập chức "Thượng thư lệnh", đổi nhị thập tứ ty của Tống thành thập lục ty, phân thành lục tào: công, thương, hộ, binh, pháp, sĩ; khiến chế độ và cơ cấu quan lại của Tây Hạ có quy mô đáng kể. Đến thời Hạ Nghị Tông, lại đặt thêm các chức thượng thư và thị lang các bộ, Nam-Bắc tuyên huy sứ và trung thư, học sĩ. Các chức quan và cơ cấu được phân nhỏ, cải cách quan chế chuyển từ đặt thêm quan chức chính trị-quân sự sang quan chức kinh tế-văn hóa-xã hội. Phiên quan là các chức quan chuyên do người Đảng Hạng đảm nhiệm, có thuyết nói đây là chế độ tước vị. Phiên quan chủ yếu là nhằm bảo toàn địa vị chủ đạo của quý tộc Đảng Hạng trong chính quyền trung ương, người thuộc các dân tộc khác không được đảm nhiệm, có "ninh lệnh" (đại vương), "mô ninh lệnh" (thiên đại vương), "đinh lô", "đinh nỗ", "tố trai", "tổ nho", "lã tắc", "xu minh" và các chức khác. Sau khi Hạ Cảnh Tông đặt thêm phiên quan, còn học tập một số chế độ từ Liêu và Thổ Phồn như quan chế Nam-Bắc diện. Chế độ Phiên quan Tây Hạ rất lộn xộn, thời Hạ Nghị Tông lại đặt thêm không ít chức quan, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa rõ về chức năng của các chức quan này, có thuyết cho rằng Phiên quan chỉ là Tây Hạ văn biểu thị quan danh Hán quan mà thôi. Với việc các hoàng đế Tây Hạ sau này xem trọng Hán pháp, đổi Phiên lễ dùng Hán nghi, hệ thống Phiên quan dần sa sút. Sau thời Hạ Sùng Tông, Phiên quan không còn xuất hiện trong các văn hiến liên quan. Liên quan đến phương diện pháp luật, do luật cũ của Tây Hạ có chỗ không rõ ràng, Hạ Nhân Tông theo chủ trương 'thượng văn trọng pháp' mà ban bố "Thiên Thịnh cải cựu tân định luật lệnh", còn gọi là "Thiên Thịnh luật lệnh", "Khai Thịnh luật lệnh". Chủ yếu do Bắc vương-Trung thư lệnh Ngôi Danh Địa Bạo và các quan lại trọng yếu của Trung thư, Xu mật viện, Trung Hưng phủ, Điện tiền ty, Cáp môn ty tham gia soạn viết. Pháp điển của bộ luật này tham khảo từ pháp điển của triều Đường và triều Tống, đồng thời kết hợp với tình hình quốc dân Tây Hạ, nâng cao độ thích hợp với thực tế. Trên một số phương diện (như súc mục nghiệp, quản chế, dân tục) lại có thêm đặc điểm bản dân tộc. Tây Hạ có địch thủ ở tứ phía, liên tiếp phải ứng phó với uy hiếp và chiến tranh từ Hậu Đường, Hồi Cốt, Thổ Phồn, Tống, Liêu, Kim và Mông Cổ, do vậy triều đình Tây Hạ xem trọng vấn đề ngoại giao. Sách lược ngoại giao của Tây Hạ chủ yếu là liên hiệp hoặc dựa vào kẻ mạnh đồng thời công kích kẻ yếu, dùng chiến tranh cầu hòa bình, nhờ đó quốc gia Tây Hạ có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, do nước phụ thuộc vào quá lớn mạnh, cuối cùng vẫn không thoát khỏi số mệnh bị tiêu diệt. Chính quyền Hạ châu (Định Nan quân) từ trước đó đã phụng sự triều Đường, các triều Ngũ Đại rồi Bắc Tống để duy trì thế lực của bản thân. Về sau, Bắc Tống thôn tính chính quyền Hạ châu, Lý Kế Thiên cất binh nổi dậy. Vào thời điểm đó, ông chọn sách lược liên Liêu kháng Tống, nhiều lần đánh lui quân Tống, đồng thời khuếch trương thế lực, đến năm 990 thì được Liêu Thánh Tông sắc phong làm Hạ quốc vương. Đến thời Lý Đức Minh, nhằm củng cố lãnh địa mới, người Đảng Hạng hòa đàm với Bắc Tống, đến năm 1006 thì ký kết Cảnh Đức hòa nghị, song Lý Đức Minh vẫn duy trì quan hệ với Liêu như xưa. Ngoài việc phải ứng phó chiến sự với Liêu-Tống, Tây Hạ vì muốn xưng bá vùng Hà Tây nên trước sau tiến hành đánh diệt Cam Châu Hồi Cốt, Quy Nghĩa quân, đối kháng với Lục Cốc bộ và Giác Tư La Quốc của người Thổ Phồn, tiếp cận Tây Châu Hồi Cốt. Hạ Cảnh Tông chính thức xưng đế kiến quốc, tự xưng Bang Nê Định Quốc, xưng là con trai chứ không xưng thần với Tống, nhiều lần xâm nhập biên cương của Tống. Tống Nhân Tông bất mãn trước việc Tây Hạ độc lập, phái binh tiến đánh, chiến tranh Tống-Hạ bùng nổ. Hạ Cảnh Tông giành thắng lợi trước quân Tống trong ba chiến dịch lớn (Tam Xuyên Khẩu, Hảo Thủy Xuyên, Định Xuyên Trại), sau đó hai bên ký kết Khánh Lịch hòa ước vào năm 1004. Triều Tống cấp cho Hoàng đế Tây Hạ danh hiệu là "Hạ quốc chủ", Tây Hạ xưng thần với Tống song trên thực tế Hoàng đế Tây Hạ trong nước vẫn xưng là quân vương, Tống cũng cấp cho Tây Hạ tiền bạc, trà và một lượng lớn vật tư. Tây Hạ đánh bại Tống khiến Liêu bất mãn, hai bên phát sinh ba lần chiến tranh, cuối cùng Tây Hạ xưng thần với Liêu. Sau này, Tống Thần Tông thừa cơ Tây Hạ có nội loạn, phát động "Ngũ lộ phạt Hạ" và chiến dịch Vĩnh Lạc thành, song Tây Hạ đều giành chiến thắng. Tuy nhiên, quốc lực Tây Hạ dần suy yếu, khu vực Hoành Sơn cũng bị Bắc Tống chiếm lĩnh, sau đó nhờ vào Liêu sắp xếp mới có thể duy trì quân hệ chân vạc ba bên Tống-Liêu-Hạ. Sau khi Kim nổi lên, diệt Liêu rồi diệt Bắc Tống, Tây Hạ từ bỏ đồng minh Liêu-Hạ, thần phục Kim nhằm tự bảo vệ. Lãnh thổ Kim bao quanh phía đông và phía nam của Tây Hạ, kiểm soát kinh tế của Tây Hạ, do vậy triều đình Tây Hạ không dám có hành động tùy tiện với Kim, cùng lắm giữa hai bên chỉ có chiến sự quy mô nhỏ. Sau khi Mông Cổ nổi lên, nhiều lần xâm nhập Tây Hạ, phá hoại đồng minh Kim-Hạ. Hạ Tương Tông và Hạ Thần Tông chuyển sang dùng sách lược "liên Mông công Kim", nhiều lần phát sinh chiến tranh với Kim, tuy nhiên đây là một phương châm sai lầm. Đến thời Hạ Hiến Tông, Tây Hạ lại chuyển sang "liên Kim kháng Mông", song Tây Hạ bị Mông Cổ tiêu diệt vào năm 1227. Kim sử viết về Tây Hạ "lập quốc hơn hai trăm năm, chống lại ba nước Liêu, Kim, Tống, mạn hương vô thường, xem xét thế mạnh yếu của ba nước để đưa ra sách lược khác nhau". Đối với Hồi Cốt, Thổ Phồn và các dân tộc thiểu số khác, Tây Hạ chọn phương thức xoa dịu và chiêu phủ, so với Tống có vẻ họ còn làm tốt hơn. Như thủ lĩnh Thổ Phồn là Vũ Tạng Hoa Ma ở Tây Sứ thành (nay ở tây nam Định Nam, Cam Túc) không muốn hàng Tống, từng bị tướng Tống là Vương Thiều đánh cướp, Hạ Nghị Tông lập tức phái binh chi viện, còn gả tông nữ cho ông ta, Vũ Tạng Hoa Ma đem Tây Sứ thành và Lan châu dâng cho Tây Hạ. Chế độ quân sự của Tây Hạ lấy binh chế bộ lạc Đảng Hạng làm cơ sở, thêm vào chế độ của triều Tống để hoàn thiện hơn. Tây Hạ là quốc gia được dựng nên từ chiến tranh, quân đội là cơ sở trong việc duy trì sinh hoạt. Do vậy, Tây Hạ thi hành chế độ 'toàn dân là binh', thời bình thì sản xuất, thời chiến thì quân sự và kinh tế-xã hội hợp làm một. Ngoại trừ một phần rất nhỏ trang bị quân sự được cấp cho quân quan và chính quân, những người còn lại khi tác chiến đều phải tự mang lương thực. Đơn vị quân sự nhỏ nhất của Tây Hạ là "sao" (抄), mỗi sao do ba người hợp thành, một người chủ lực, một người phụ chủ, một người phụ đảm. Xu mật viện là cơ cấu lãnh đạo quân sự tối cao của Tây Hạ, bên dưới đặt ra các "ty". Hệ thống chỉ huy có: "thống quân", "hành chủ", "tá tướng", "thủ lĩnh", "tá thủ lĩnh", "tiểu thủ lĩnh". Quân đội toàn quốc phân thành hai hệ thống là quân trung ương và quân địa phương. Bố phòng quân sự lấy Hạ Lan Sơn, Hưng Khánh phủ và Lan châu làm phòng tuyến tam giác, là trung tâm trong việc tác chiến của Tây Hạ. Khi địch mạnh đến gần, quân biên phòng nhanh chóng hồi kinh trợ thủ; khi biên cương nguy cấp, quân chủ lực lập tức đến chi viện, quân đội được điều động rất linh hoạt. Khi tác chiến, quân Tây Hạ tiến khi thuận lợi và thoái khi bất lợi. Do địa hình Tây Hạ chủ yếu là sa mạc và núi, quân đội Tây Hạ do vậy mà giỏi về việc dụ địch vào nơi phục kích, cắt đường vận chuyển lương thảo của địch, tập trung binh lực tiến hành vận động chiến, do vậy đương thời có thể lấy ít thắng mạnh. Hệ thống quân trung ương phân thành Cầm sinh quân, Vệ thú quân, Thị vệ quân, Bát hỉ, Thiết diêu tử, Tràng lệnh lang và Bộ bạt tử. Số quân của Cầm sinh quân ước tính khoảng 10 vạn, nhiệm vụ chủ yếu là bắt người trong khi chiến đấu để biến làm nô lệ, tương đương "đả thảo cốc kị" trong quân đội Liêu, không đảm trách nhiệm vụ quyết chiến. Số quân của Vệ thú quân ước tính có 25 nghìn, bộ thuộc tại khu vực quanh Hưng Khánh phủ, được trang bị rất hoàn thiện, phó binh phối bị bố trí đạt nhiều đến 7 vạn, là đội quân chủ lực của Tây Hạ. Thị vệ quân còn có tên là "Ngự viên nội lục ban trực", có khoảng 5 nghìn người, tuyển từ những con em hào tộc với tiêu chuẩn là giỏi cưỡi ngựa bắn cung, phụ trách việc bảo vệ an toàn của hoàng đế, phân thành tam phiên túc vệ. Bát hỉ ước có khoảng hai trăm người, là pháo binh của Tây Hạ, làm chủ kỹ thuật "hỏa thốc lê", cũng có thể bắn đạn đá, do kị binh bắn, hết sức linh hoạt. Thiết diêu tử có khoảng ba trăm người, sau mở rộng lên đến vạn người, là kị binh hạng nặng của Tây Hạ, có đặc điểm là cơ động linh hoạt, có uy lực khi tác chiến ở bình địa, thường theo hoàng đế tác chiến. Tràng lệnh lang gồm các binh sĩ tráng kiện người Hán bị Tây Hạ bắt được, dùng làm bia đỡ đạn khi tác chiến, giúp giảm thiểu tổn thất về người của quân đội Tây Hạ. Bộ Bát tử là bộ binh của Tây Hạ, giỏi về tác chiến ở vùng núi, hợp thành từ các tráng đinh thuộc những bộ lạc sống ở khu vực Hoành Sơn, thường cùng với Thiết diêu tử đột kích quân địch. Đối với quân địa phương, Hạ Cảnh Tông đem quân khu toàn quốc phân thành tả sương, hữu sương với 12 giám quân ty, Tả sương: Thần Dũng quân ty trú tại Di Đà động ở Ngân Xuyên (nay là phía đông Du Lâm, Thiểm Tây), Tường Hựu quân ty trú tại Thạch châu, Gia Ninh quân ty trú tại Hựu châu, Tĩnh Tắc quân ty trú tại Vi châu, Tây Thọ Bảo Thái quân ty trú tại bắc Nhu Lang Sơn (nay thuộc Bình Xuyên, Cam Túc), Trác La Hòa Nam quân ty trú tại Khách La Xuyên (nay thuộc Vĩnh Đăng, Cam Túc); Hữu sương: Triều Thuận quân ty trú tại Khắc Di Môn ở Hạ Lan Sơn (nay thuộc vùng núi Thạch Chủy ở Ninh Hạ), Cam Châu Cam Túc quân ty trú tại đất cũ của huyện San Đan, Qua Châu Tây Bình quân trú tại Qua châu, Hắc Thủy trấn Yên quân ty trú tại Hắc Thủy thành (nay thuộc kỳ Ngạch Tể Nạp, Nội Mông), Bạch Mã Cường Trấn quân ty trú tại Lâu Bác Bối (nay thuộc trấn Cát Lan Thái, kỳ A Lạp Thiện Tả, Nội Mông), Hắc Sơn Uy Phúc quân ty trú tại Hà Sáo (nay thuộc huyện Ngũ Nguyên, Nội Mông). Thời kỳ toàn thịnh, "chư quân binh đạt hơn 50 vạn", binh chủng chủ yếu là kị binh và bộ binh. Mỗi một giám quân ty đều phỏng theo chế độ của Tống mà lập ra quân danh, đặt chức đô thống quân, phó thống quân và giám quân ty các, do hoàng đế bổ nhiệm người trong giới quý tộc. Ở bên dưới, đặt ra chức chỉ huy sứ, giáo luyện sứ và 10 tả hữu thị cấm quan, do người Đảng Hạng và người Hán chia nhau đảm nhiệm. Không có ghi chép trong sử sách chuyên về nhân khẩu Tây Hạ, do vậy ước tính về nhân khẩu của Tây Hạ rất mơ hồ, hiện nay giới sử học cũng không thống nhất được số liệu. Tuy nhiên, do Tây Hạ theo chế độ toàn dân là binh nên có thể từ số lượng binh lực mà suy ra lượng nhân khẩu. Hiện nay nhận định rằng số lượng nhân khẩu của Tây Hạ không ít hơn 30 vạn hộ, không cao hơn 2 triệu hộ. Theo ghi chép trong "Tống sử" thì Tây Hạ có 50 vạn đại quân. Hiện có luận điểm cho rằng Tây Hạ có 37 vạn quân, đồng thời tại "Đông Đô sự lược- Tây Hạ truyện" thì ghi rằng "Nẵng Tiêu có 158.500 binh" (chỉ tính quân Tây Hạ là người Đảng Hạng). Lại có luận điểm cho rằng Tây Hạ có hơn 50 vạn quân địa phương, cộng thêm 19 vạn quân trung ương, tổng cộng có khoảng trên dưới 70 vạn quân, do vậy có thể suy ra số lượng nhân khẩu Tây Hạ là khoảng 2-3 triệu người. Tuy nhiên, còn có luận điểm cho rằng số liệu này quá phóng đại, họ căn cứ theo "Tục thư trị thông giám trường biên" và "Long bình tập", binh lực của Tây Hạ ước tính khoảng từ 15 vạn đến 18 vạn, tổng số hộ do vậy ước khoảng trên dưới 30 vạn. Liên quan đến diễn biến nhân khẩu Tây Hạ, các nhà nghiên cứu cũng không có sự thống nhất, căn cứ theo "Trung Quốc nhân khẩu sử" của Triệu Văn Lâm và Tạ Thục Quân vào lúc đỉnh cao năm 1038 là 243 vạn người, sau đó giảm thiểu không ngừng do chiến tranh với Tống và Liêu, sau khi chiến tranh chấm dứt thì phục hồi chậm; năm 1069, nhân khẩu Tây Hạ đạt 230 vạn, mức cao nhất sau khi kiến quốc, rồi sau lại giảm thiểu; vào giai đoạn 1131-1210 thì nhân khẩu duy trì ở mức trên dưới 120 vạn. Tuy nhiên căn cứ theo "Trung Quốc nhân khẩu phát triển sử" của Cát Kiếm Hùng thì nhân khẩu Tây Hạ đạt mức cao nhất là 3 triệu vào thời Hạ Cảnh Tông; sau năm 1127 nhân khẩu Tây Hạ luôn dưới 3 triệu. Căn cứ theo "Trung Quốc nhân khẩu sử"-quyển 3- Liêu Tống Kim Hạ thời kỳ của Ngô Tùng Đệ thì nhân khẩu Tây Hạ đạt đỉnh cao vào năm 1100 thời Hạ Sùng Tông với khoảng 3 triệu người. Mật độ nhân khẩu của Tây Hạ về tổng thể thì thấp hơn mật độ các lộ của Bắc Tống hay các đạo của Đường, song riêng với Lũng Hữu đạo thời Đường thì cao hơn. Điều này là do lãnh thổ Tây Hạ phần lớn là sa mạc, phạm vi thích hợp cho con người cư trú không lớn, lại thêm việc thi hành chế độ toàn dân là binh nên nhân khẩu bị tiêu hao không ít do chiến sự kéo dài. Tây Hạ là một triều đại đa dân tộc, dân tộc chủ thể là người Đảng Hạng, ngoài ra còn có người Hán, người Thổ Phồn, người Hồi Cốt. Người Tây Hạ phần lớn đều có vóc dáng cao và thanh mảnh, thể hiện ra tính cách thô thiển mạnh mẽ, mau lẹ thẳng thắn. Đẳng cấp xã hội phân biệt rõ ràng, phục sức lễ nghi hàng ngày có sự phân chia. Trang phục của hoàng đế, văn quan và võ quan đều có quy định tiêu chuẩn, bình dân bách tính chỉ được phép mặc y phục xanh lục. Vật đội trên đầu cũng là một căn cứ để phân chia đẳng cấp, hoàng đế đội mũ len, hoàng hậu đội mũ long phượng, mệnh phụ đội mũ hình cành cây hoa lá, văn quan quấn khăn che đầu, võ quan cũng có các kiểu đội đầu. Kinh tế Tây Hạ lấy súc mục nghiệp làm cơ sở, lấy bò, cừu, ngựa và lạc đà làm chính. Nông sản phẩm chủ yếu là đại mạch, gạo, đậu tất, thanh khoa (lúa mạch núi). Nguyên liệu thuốc và một số chế phẩm thủ công của Tây Hạ đặc biệt nổi tiếng. Tại Tây Hạ, các ngành thủ công nghiệp như luyện kim, làm muối, nung gạch, gốm sứ, xe sợi dệt vải, làm giấy, in ấn, nấu rượu, chế tác đồ vàng bạc hay gỗ đều có quy mô và trình độ nhất định. Sau Khánh Lịch hòa nghị năm 1044, triều đình Tống lập ra 'các trường', khôi phục quan hệ dịch giữa Tống và Hạ, sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp mậu dịch của Tây Hạ phát triển nhanh chóng. Thời Hạ Sùng Tông và Hạ Nhân Tông, kinh tế Tây Hạ phát triển mạnh, vật phẩm tứ phương được đưa đến thủ đô Hưng Khánh, là thời kỳ kinh tế Tây Hạ thịnh vượng nhất. Người Đảng Hạng là dân tộc du mục, nông nghiệp của họ phát triển chậm hơn so với súc mục nghiệp, nông-mục đều được xem trọng là điểm đặc sắc trong kinh tế xã hội Tây Hạ. Thời Lý Kế Thiên, người Đảng Hạng liên tiếp chiếm lĩnh các khu vực ở Hà Sáo và Hà Tây tẩu lang, là những nơi thuận lợi cho việc sản xuất ngũ cốc. Trong đó, khu vực Hưng Khánh-Linh châu và khu vực Hoành Sơn là vùng sản xuất lương thực chủ yếu của Tây Hạ, sản lượng lương thực ở đó còn có thể dùng để cứu tế các cư dân chịu ảnh hưởng của thiên tai, lương thực ở khu vực Hoành Sơn đương thời thường được sử dụng để nuôi quân Tây Hạ đánh Tống. Nông sản phẩm chủ yếu của Tây Hạ là đại mạch, gạo, đậu tất, thanh khoa (lúa mạch núi), Dược tài khá nổi tiếng của Tây Hạ có đại hoàng, củ kỷ, cam thảo, nằm trong số các mặt hàng mà các thương nhân gắng sức mua lấy. Ngoài ra Tây Hạ còn có các dược tài như xạ tề, linh giác, sài hồ, thung dung, hồng hoa hay sáp ong. Người Đảng Hạng học tập các kỹ thuật canh tác tương đối tiên tiến của người Hán, sử dụng phổ biến nông cụ làm bằng sắt và dùng bò để cày. Lãnh thổ Tây Hạ phần nhiều là sa mạc, tài nguyên nước khan hiếm, do vậy triều đại này rất xem trọng việc xây dựng công trình thủy lợi. Kênh lạch thời Tây Hạ chủ yếu phân bổ tại Hưng châu và Linh châu, trong đó nổi danh nhất là Hán Nguyên cừ và Đường Lai cừ ở Hưng châu. Thời Hạ Cảnh Tông, triều đình Tây Hạ cho xây dựng kênh tưới nước từ Thanh Đồng Hạp đến Bình La hiện nay, thế gian gọi là "Hạ Vương cừ" hay "Lý Vương cừ". Tại khu vực Cam châu, Lương châu, người Tây Hạ lợi dụng nước tuyết tan từ Kỳ Liên Sơn, nạo vét và đào sâu thêm các sông lạch, dẫn nước tưới cho ruộng đồng, trong số các tài nguyên nước này thì Hắc Thủy tại Cam châu là được biết đến nhất. Vùng núi Hoành Sơn có các tài nguyên nước như Vô Định Hà, Bạch Mã Xuyên. Trong pháp điển "Thiên Thịnh cải cựu tân định luật lệnh" thời Hạ Cảnh Tông, triều đình Tây Hạ khuyến khích người dân khai khẩn đất hoang, đồng thời quy định về các vấn đề thủy lợi. Súc mục nghiệp Tây Hạ rất phát triển, triều đình Tây Hạ còn đặt ra 'quần mục ty' để chuyên quản lý. Các khu chăn nuôi phân bố tại khu vực phía bắc của Hoành Sơn và Hà Tây tẩu lang, trọng yếu là ở Hạ châu, Tuy châu, Ngân châu, Diêm châu và Hựu châu, ngoài ra cao nguyên Ngạc Nhĩ Đa Tư, thảo nguyên A Lạp Thiện và Ngạch Tể Nạp cùng thảo nguyên Hà Tây tẩu lang đều là các khu chăn nuôi thuận lợi. Vật nuôi chủ yếu là bò, cừu, ngựa, và lạc đà, ngoài ra cũng có lừa, la hay lợn. Ngựa ở Tây Hạ dùng cho mục đích quân sự và sản xuất, đồng thời cũng là thương phẩm và cống phẩm trọng điểm đối với bên ngoài, khiến "ngựa Đảng Hạng" có được danh tiếng. Lạc đà chủ yếu được nuôi ở khu vực A Lạp Thiện và Ngạch Tể Nạp, chúng là công cụ vận chuyển trọng yếu ở khu vực cao nguyên và sa mạc. Trong từ thư Tây Hạ "Văn hải" có ghi chép nghiên cứu tỉ mỉ về chăn nuôi gia súc, ghi chép rõ ràng về việc cho ăn, bệnh tật, sinh sản và giống, cho thấy rằng người Tây Hạ có kinh nghiệm rất phong phú đối với chăn nuôi gia súc. Ngoài chăn nuôi gia súc ra, nghề săn bắn cũng rất phát triển, đối tượng săn chủ yếu là chim ưng, cáo, chó, ngựa. Quy mô săn bắn không nhỏ, như trong cống phẩm dâng cho Liêu có 1000 bộ da cáo thảo nguyên. Nghề săn bắn vào trung hậu kỳ Tây Hạ vẫn còn hưng thịnh, được đại thần Tây Hạ xem trọng, quân đội Tây Hạ thường dùng việc săn bắn để huấn luyện hay diễn tập quân sự. Thủ công nghiệp Tây Hạ phân thành hai loại là quan doanh và dân doanh, trong đó quan doanh là chính. Mục đích sản xuất chủ yếu là để cung cấp cho quý tộc Tây Hạ sử dụng, kế đến là sản xuất để bán ra bên ngoài. Các ngành thủ công nghiệp tương đối toàn diện, trong pháp điển "Thiên Thịnh cải cựu tân định luật lệnh- Ty tự hành văn môn" có phân loại chi tiết. Các ngành thủ công nghiệp chính là xe sợi dệt vải, luyện kim, chế tác đồ bằng vàng bạc hay gỗ, làm muối, nấu rượu, gốm sứ, xây dựng, nung gạch, chế tạo binh khí cũng khá phát triển. "Thanh diêm" là thương phẩm được cư dân ở biên giới Tống-Hạ ưa chuộng, cũng là một trong các tài nguyên trọng yếu của Tây Hạ. Khu vực sản xuất chủ yếu là các giếng muối Ô Trì, Bạch Trì, Ngõa Trì và Tế Hạng Trì ở Diêm châu (nay ở bắc Diêm Trì, Ninh Hạ), hay là Ôn Tuyền Trì ở Linh châu (nay ở Ngô Trung, Ninh Hạ). Thanh diêm sản xuất ở Tây Hạ có vị ngon giá thấp, được hoan nghênh hơn so với muối từ Giải Trì ở Hà Đông (tức tỉnh Sơn Tây ngày nay) của Tống, ngoài ra ở Kiềm Ôi Xuyên tại Tây An châu (nay ở tây Hải Nguyên, Ninh Hạ) còn sản xuất bạch diêm, hồng diêm, chất lượng chỉ kém thanh diêm. Thanh diêm và bạch diêm sản xuất tại Tây Hạ ngoài việc dùng để cung cấp cho nhân dân trong nước, chủ yếu dùng để mậu dịch theo đường chính phủ với Liêu, Tống và Kim, trong đó hầu hết là vận chuyển đến Quan Trung của Tống và dùng nó để đổi lấy một lượng lớn lương thực. Do vậy, triều đình Tống từng cấm chỉ thanh diêm của Tây Hạ qua cửa khẩu, người Tống từ đó chỉ có thể nhập lậu và kiếm được lợi nhuận lớn. Thảm len của Tây Hạ là một thương phẩm xuất khẩu quý hiếm, Livre des merveilles du monde ghi theo lời Marco Polo nhận xét loại len trắng làm từ lông lạc đà trắng ở khu vực Tây Hạ là tốt nhất thế giới. Tây Hạ có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, do vậy nghề chế tạo binh khí của triều đại này, như áo giáp rèn nguội khiến cả "thần tí cung", "toàn phong pháo", "kính nỗ" cũng không thể bắn xuyên qua, đều được thế nhân khen ngợi; đặc biệt là "Hạ quốc kiếm" sắc nhọn đến mức đương thời không thứ nào bì được, được người Tống quý trọng. Người Tây Hạ tiếp thu văn hóa Hán đồng thời duy trì văn hóa của mình, dùng hai loại văn tự Hán và Tây Hạ trong việc khắc in sách. Nhằm phát triển nghề in ấn, triều đình Tây Hạ còn đặt ra "Khắc tự ty" để chuyên quản việc xuất bản, ngoài ra tư nhân và học hiệu ở Tây Hạ cũng có khả năng in khắc sách. Chủng loại sách được khắc in thì có nhiều, như kinh Phật, kinh điển Hán học, văn học thi ca, âm vận, bói toán bùa chú, y học, kỹ thuật, trong đó kinh Phật có số lượng nhiều nhất. Năm 1189, Hạ Nhân Tông cho phát tán 10 vạn quyển "quan Di Lặc thượng thăng đâu suất thiên kinh" bằng chữ Tây Hạ và Hán, 5 vạn quyển "Kim cương Phổ Hiền hành tụng kinh" cùng "Quan Âm kinh" và các đầu sách khác bằng chữ Hán. Tây Hạ vốn không có đồ sứ, số đồ họ có được chủ yếu là cướp đoạt từ người Tống. Sau Khánh Lịch hòa nghị năm 1044, Tây Hạ học được kỹ thuật làm đồ sứ của người Hán. Đến thời Hạ Nghị Tông, Tây Hạ bắt đầu phát triển nghề làm đồ sứ, chủ yếu lấy Hưng Khánh phủ làm trung tâm sản xuất. Từ những hiện vật khảo cổ khai quật được, có thể thấy đồ sứ được nung của Tây Hạ chủ yếu là bát sứ trắng, mâm sứ trắng. Kỹ thuật của đồ sứ Tây Hạ không bằng được sứ Tống, song đơn giản trang trọng, hình thành một phong cách độc đáo. Lãnh thổ Tây Hạ bao trùm Hà Tây tẩu lang- nơi con đường tơ lụa đi qua, lại thêm việc trong nước chỉ sản xuất được nhiều gia súc, còn lại thì có nhu cầu lớn về lương thực, trà và một bộ phận sản phẩm thủ công, do vậy mậu dịch đối ngoại là một trong những huyết mạch của kinh tế Tây Hạ, chủ yếu phân thành mậu dịch triều cống, mậu dịch "các trường", chợ ngầm. Các thành thị thương nghiệp quốc nội của Tây Hạ rất phồn vinh, Hưng Khánh, Lương châu, Cam châu, Hắc Thủy thành đều rất hưng thịnh. Thương phẩm chính là thực phẩm, vải, lụa, vật nuôi, thịt. Tây Hạ có thể sử dụng việc khống chế Hà Tây tẩu lang để quản lý mậu dịch qua lại giữa Tây Vực và Trung Nguyên, bản thân Tây Hạ có mậu dịch thương mại thường xuyên với Bắc Tống, Liêu, Kim, Tây Châu Hồi Cốt và các bộ Thổ Phồn. Do Tây Hạ lũng đoạn quá độ Hà Tây tẩu lang, khiến một bộ phận thương nhân Tây Vực chuyển sang đi băng qua bồn địa Sài Đạt Mộc, qua Thiện châu (nay thuộc Thanh Hải, Tây Ninh) và men theo sông Hoàng Thủy mà sang Tần châu (nay thuộc Thiên Thủy, Cam Túc) của Tống, sử gọi là 'con đường Thổ Dục Hồn'. Đối với triều đình Trung Nguyên và Liêu, Tây Hạ lựa chọn hình thức mậu dịch triều cống, đương thời thường dùng lạc đà hay bò cừu để đổi lấy lương thực, trà, hay vật tư trọng yếu. Sau khi Tây Hạ giành được thắng lợi trong chiến tranh Tống-Hạ, theo điều khoản trong Khánh Lịch hòa nghị năm 1044, Tây Hạ mỗi năm có được từ Tống 5 vạn lạng bạc, 13 vạn thất lụa, 2 vạn cân trà; ngoài ra vào các ngày lễ tết mỗi năm còn có thể thu thêm được 2,2 vạn lạng bạc, 2,3 vạn thất lụa, 1 vạn cân trà. Từ thời Lý Kế Thiên, người Đảng Hạng bắt đầu triều cống cho Liêu, đến khi mất nước thì có tổng cộng cống cho Liêu được 24 lần. Tây Hạ còn dùng trà và tuế tệ của Tống để đổi lấy cừu của người Hồi Cốt hay Thổ Phồn, rồi bán lại cho Liêu, Tống hay Kim, thu được lợi nhuận. Mậu dịch triều cống thường bị gián đoạn bởi chiến tranh, mức độ ổn định không lớn. Mậu dịch 'các trường' tương đối quy mô mà lại ổn định, ở nơi biên cảnh giữa Tây Hạ với Tống, Liêu, Kim thì hai bên cho đặt 'các trường' dùng chung cho mục đích giao dịch biên mậu. Trên biên giới Hạ-Tống thì lập 'các trường' ở Bảo An quân (nay thuộc Chí Đan, Thiểm Tây), Trấn Nhung quân (nay thuộc Cố Nguyên, Ninh Hạ), Lân châu, Diên châu. Trên biên giới Hạ-Liêu, lập 'các trường' tại Thiên Đức phủ hay Vân Nội ở tây bắc Tây Kinh của Liêu, Ngân Úng Khẩu cùng Quá Yêu Đái và Thượng Thạch Lăng Pha ở tây bắc Vân Trung. Ở những nơi này có không gian ổn định cho hoạt động mậu dịch, có nha nhân đánh giá đẳng cấp của hàng hóa, được quan phủ hai bên trông coi, cùng quản lý thị trường và thu thuế. Vật nuôi, đồ đan len, thảo dược là những mặt hàng mậu dịch chính, ngoài "quan thị" thì các chủng loại thương phẩm có sự phong phú hơn. Sau khi Kim diệt Bắc Tống, mậu dịch đối ngoại của Tây Hạ nằm trong tay của Kim, kinh tế Tây Hạ phụ thuộc vào Kim. Năm 1141, Kim đồng ý mở cửa 'các trường' tại Bảo An quân, Lan châu, Tuy Đức, Hoàn châu, Đông Thắng châu. Năm 1172, Kim Thế Tông lấy cớ đóng cửa 'các trường' Bảo An quân, Lan châu, Tuy Đức; cho rằng việc đổi tơ lụa lấy xa xỉ phẩm của Tây Hạ là không thích hợp. Điều này khiến cho hai bên có chiến sự không ngừng vào cuối thời Hạ Nhân Tông, 10 năm sau mới khôi phục mậu dịch bình thường. Cuối cùng là "thiết thị" (chợ ngầm) có số lượng lớn và phân tán, là thị trường phi chính thức và buôn lậu, như mậu dịch 'thanh diêm' lựa chọn phương thức này để đổi lấy lương thực của Tống. Do thương nghiệp Tây Hạ hưng thịnh, tiền tệ lưu thông cũng hết sức quan trọng: một loại là tiền do Tây Hạ đúc; còn có tiền đến từ Tống hay Kim. Tây Hạ đúc tiền ngay từ thời Hạ Cảnh Tông, các hoàng đế sau này chỉ trừ Hạ hiến Tông và Hạ Mạt Đế ra thì đều có cho đúc tiền, Hạ Nhân Tông và năm 1158 còn thiết lập 'Thông tế giám' để quản lý việc đúc tiền. Tiền tệ do Tây Hạ đúc phần lớn đều tốt đẹp, có thư pháp mềm mại thanh thoát. Hiện nay đã phát hiện được năm loại tiền tệ có Tây Hạ văn, phân biệt là "Phúc Thánh bảo tiền", "Đại An bảo tiền", "Trinh Quán bảo tiền", "Càn Hựu bảo tiền", "Thiên Khánh bảo tiền". Văn hóa Tây Hạ chịu ảnh hưởng sâu của văn hóa Hán vùng Hà Lũng, cũng như văn hóa Thổ Phồn và Hồi Cốt. Người Tây Hạ đồng thời cũng tích cực tiếp thu văn hóa và chế độ phép tắc Hán, phát triển Nho học, phổ biến Phật học, hình thành một vương quốc Phật giáo có chế độ phép tắc Nho gia. Người Đảng Hạng khởi đầu là bộ lạc du mục, còn Phật giáo sau khi truyền đến Lương châu vào thế kỷ I thì dần trở nên hưng thịnh trong khu vực, người Tây Hạ sau khi kiến quốc đã sáng tạo ra nền văn hóa nghệ thuật Phật giáo độc đáo của riêng mình. Chùa khắc đá Bách Nhãn ở kỳ Ngạc Thác Khắc thuộc Nội Mông là kho báu nghệ thuật bích họa Phật giáo Tây Hạ. Trong Hắc Thủy thành ở kỳ Ngạch Tể Nạp phát hiện được kinh Phật bằng Tây Hạ văn, tháp Phật Thích Ca, tượng Quan Âm đắp bằng đất. Ngoài ra, Tây Hạ còn tích cực phát triển hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng. Sau khi Tây Hạ đánh diệt Quy Nghĩa quân vào năm 1036, họ chiếm lĩnh Qua châu và Sa châu, kiểm soát hang Mạc Cao. Từ thời Hạ Cảnh Tông đến thời Hạ Nhân Tông, hoàng đế Tây Hạ nhiều lần hạ lệnh xây dựng sửa chữa trong hang Mạc Cao, khiến nơi đây thêm phần huy hoàng. Đương thời, hang Mạc Cao được bôi màu lục, tiếp thu văn hóa Trung Nguyên và phong cách Úy Ngột Nhi, Thổ Lỗ Phồn. Ngoài ra, biểu hiện cho văn hóa Tây Hạ còn có Tây Hạ văn, còn gọi là "Phiên thư". Tây Hạ thiết lập Phiên học và Hán học khiến ý thức dân tộc Tây Hạ được tăng cường, bách tính "thông Phiên-Hán tự", trình độ văn hóa được tăng thêm nhiều. Lý Nguyên Hạo từng ban bố "Thốc Phát lệnh", lệnh cho nam giới tên toàn quốc trong ba ngày phải cạo đầu, ai trái lệnh phải chết. Thể chế quan liêu và văn hóa cùng chế độ chính trị của Tây Hạ chịu ảnh hưởng sâu của văn hóa Nho gia, từ thời Lý Kế Thiên đến những năm cuối, các đế vương Tây Hạ không ai không học tập và phỏng theo phép chế của người Hán. Thời Lý Kế Thiên, "ngầm đặt chức quan, khác biệt hoàn toàn so với quy chế của người Khương, hết lòng mời Nho sĩ, dần thi hành tập tục Trung Quốc"; đến thời Lý Đức Minh thì "đều như chế độ ở Trung Quốc". Các thế hệ hoàng thân tông thất của Tây Hạ sùng bái Khổng Tử, tôn trọng ngưỡng mộ văn hóa Hán tộc. Ngoài ra, người Tây Hạ còn soạn viết một số thư tịch dung hợp và tuyên dương học thuyết Nho gia, như "Thánh lập nghĩa hải", "Tam tài tạp tự", "Đức hành ký", "Tân tập từ hiếu truyền", "Tân tập cẩm hiệp đạo lý", "Đức sự yếu văn". Nho học được đề xướng tại các triều Cảnh Tông, Nghị Tông, Huệ Tông, và Sùng Tông, đến thời Nhân Tông thì trở nên rất thịnh. Khi Hạ Cảnh Tông thiết lập quan chế, đồng thời cũng cho thiết lập Phiên học và Hán học để làm cái nôi giúp bồi dưỡng văn hóa. Nhà bác học đa tài Dã Lợi Nhân Vinh được phân chủ trì Phiên học do Hạ Cảnh Tông xem trọng Phiên học, đồng thời ở các châu đặt chức 'giáo thụ', để tiến hành giảng dạy Phiên học. Tây Hạ nhìn chung thiết lập năm loại học hiệu: Phiên học, quốc học, tiểu học, cung học, thái học. Mục đích của việc thiết lập học hiệu chủ yếu là để bồi dưỡng nhân tài, tôn Khổng Tử làm Văn Tuyên Đế. Tây Hạ vào thời trung hậu kỳ còn phát triển chế độ khoa cử, hậu kỳ Hạ Sùng Tông thì bắt đầu tiến hành 'Đồng tử khoa', tiến hành khảo thí khoa cử; năm 1147 Hạ Nhân Tông phong cử nhân, lập lại 'Đồng tử khoa'. Tây Hạ vào hậu kỳ về cơ bản dùng khoa cử để chọn kẻ sĩ làm quan, bất luận là người Hán hay các dân tộc khác, cũng như tông thất quý tộc đều phải trải qua khoa cử trên con đường làm quan. Vào đêm trước khi dựng nước, để đáp lại kiến nghị về ngôn ngữ quốc gia, Hạ Cảnh Tông phái Dã Lợi Nhân Vinh phỏng theo kết cấu của chữ Hán để tạo ra chữ Tây Hạ, đến năm 1036 thì ban hành, cũng được gọi là "quốc thư" hoặc "Phiên thư"; biểu, tấu, văn thư qua lại với vương triều xung quanh đều sử dụng chữ Tây Hạ. Văn tự này được cấu thành phần nhiều là tương tự cấu tạo lục thư (tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú, giả tá) của chữ Hán, song so với chữ Hán thì có số nét nhiều hơn. Văn học gia người Tây Hạ là Cốt Lặc Mậu Tài nhận định quan hệ giữa chữ Tây Hạ và chữ Hán là "luận mạt tắc thù, khảo bổn tắc đồng" (論末則殊,考本則同). Chữ Tây Hạ sau khi xuất hiện thì được sử dụng rộng rãi trong các sách lịch sử, pháp luật, văn học, y học, hay trên các văn bia được chạm khắc, các tiền tệ được đúc, trên các bùa chú hay thẻ bài. Triều đình Tây Hạ cũng thiết lập Phiên học, do Dã Lợi Nhân Vinh chủ trì, tuyển chọn bổ nhiệm con em quý tộc quan lại phiên dịch văn điển Hán hay kinh điển Phật giáo. Để phục vụ cho việc phiên dịch giữa văn tự Hán và Tây Hạ, Cốt Lặc Mậu Tài vào năm 1190 soạn viết ra "Phiên Hán hiệp thì chưởng trung châu" (番漢合時掌中珠), lời tựa có cả chữ Tây Hạ và chữ Hán, nội dung giống nhau. Nói rằng "không học nói tiếng Phiên thì không thể hòa hợp với dân Phiên, không biết tiếng Hán thì sao hợp được với phép tắc người Hán", ý rằng quyển sách này có mục đích là để cho người Tây Hạ và người Hán có thể học tập ngôn ngữ của nhau, là một chìa khóa quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử Tây Hạ hiện nay. Tây Hạ xem trọng văn hóa Hán, song tác phẩm văn học sáng tác bằng Hán văn truyền đời không nhiều, phần lớn là thi ca và ngạn ngữ. Thi ca Tây Hạ có các thể loại như thơ cung đình, thơ tôn giáo khuyến thiện, thơ khai sáng, kỉ sự và sử thi. Thi ca Tây Hạ có luật vần, thường có kết cấu đối xứng, thông thường là thể ngũ ngôn hoặc thất ngôn, cũng có thể đa ngôn, mỗi câu thơ có số âm tiết khác nhau. "Đại tụng thi" của tác giả Tây Hạ văn Dã Lợi Nhân Vinh nhận được sự tán dương, khá có tiếng. "Hạ thánh căn tán ca" là tác phẩm mang tính sử thi, nội dung phần nhiều là truyền thuyết dân gian, cách dùng từ chọn câu giàu sắc thái ca dao dân gian. Trong đó, bắt đầu bằng ba câu: "Hắc đầu thạch thành mạc thủy biên, Xích diện phụ trủng bạch hà thượng, Cao di dược quốc tại bỉ phương" (黑頭石城漠水邊, 赤面父冢白河上, 高彌藥國在彼方), được các học giả Tây Hạ học sử dụng trong việc nghiên cứu lịch sử khởi nguyên của người Đảng Hạng. Ngoài ra còn có "Tân tu Thái Học ca" khen ngợi Thái Học được xây dựng lại, mang phong cách thơ cung đình. Hạ Sùng Tông xem trọng văn học, bản thân cũng từng sáng tác "Linh chi ca" đối đáp với đại thần Vương Nhân Trung, truyền thành giai thoại. Ngạn ngữ Tây Hạ đối ngẫu tinh tế chỉnh tề, kết cấu nghiêm ngặt, số từ không giống nhau, nội dung có phạm vi rộng và phản ánh các mặt của xã hội Tây Hạ, đồng thời liên quan đến các yếu tố sản xuất, phong tục, tôn giáo của bách tính. Tập sách ngạn ngữ Tây Hạ nổi tiếng có "Tân tập cẩm hiệp từ", bởi Lương Đức Dưỡng biên soạn vào năm 1176, được Vương Nhân Trì biên soạn bổ sung vào năm 1187, tổng cộng có 364 điều ngạn ngữ. Nội dung của tập sách có ghi rằng "Ngạn ngữ không thành thạo thì không cần phải nói"; "thiên thiên chư nhân", "vạn vạn dân thứ" đều không thể thiếu được ngạn ngữ, thể hiện ra tính quan trọng của ngạn ngữ đối với nhân dân Tây Hạ. Hoàng đế Tây Hạ rất xem trọng công tác biên soạn quốc sử của nước mình. Oát Đạo Xung vào thời Lý Đức Minh đã giữ chức chủ quản việc soạn viết quốc sử của Tây Hạ, hậu duệ của người này sau đó kế tiếp nhiệm vụ. Đến thời Hạ Nhân Tông, đặt ra Hàn lâm học sĩ viện, mệnh Vương Thiêm, Tiêu Cảnh Nhan tham khảo chước theo quy cách viết quốc sử kiểu thực lục của Tống, phụ trách việc viết "Lý thị thực lục". Năm 1225, Nam viện tuyên huy sứ La Thế Xương sau khi bãi quan đã viết "Hạ quốc thế thứ", song sau đó bị mất. Nhân dân Tây Hạ nhìn chung chọn Phật giáo làm tín ngưỡng chủ yếu, trước khi kiến quốc thì họ sùng bái tự nhiên là chính. Người Đảng Hạng khi còn ở khu vực Tùng Phan Tứ Xuyên vào thời Đường đã lấy "trời" làm đối tượng sùng bái Những người Đảng Hạng sau khi thiên di đến khu vực Thiểm Bắc, từ sùng bái tự nhiên phát triển đến tín ngưỡng quỷ thần. Sau khi kiến quốc, người Đảng Hạng vẫn tôn sùng tín ngưỡng đa thần, với các vị thần tự nhiên như sơn thần, thủy thần, long thần, thụ thần, các thần thổ địa. Ví dụ như Hạ Cảnh Tông từng "tự đến Tây Lương phủ cúng tế thần"; Hạ Nhân Tông từng lập bia cầu Hắc Thủy ở ven sông Hắc Thủy tại Cam châu, tế cáo chư thần, thỉnh cầu bảo hộ cầu, dẹp yên lũ lụt. Ngoài sùng bái quỷ thần, người Đảng Hạng còn tôn sùng vu thuật, tức ma thuật. Người Đảng Hạng gọi việc cúng quỷ là "tư" (廝), thầy cúng quỷ được gọi là "tư kê" (廝乩), là cầu nối giữa người và quỷ thần, chủ yếu đảm nhiệm về đuổi quỷ và xem bói. Trước chiến tranh, người Tây Hạ tiến hành việc xem bói để hỏi về lành dữ, trong chiến tranh thì họ thường xuyên tiến hành vu thuật "sát quỷ chiêu hồn". Phật giáo là quốc giáo của Tây Hạ, người Đảng Hạng trước khi kiến quốc từng sáu lần xin đổi lấy kinh Phật của Tống, triều đình Tống ban cho "Đại tạng kinh". Hạ Cảnh Tông sau khi lập quốc liền bắt đầu cho phiên dịch kinh Phật sang Tây Hạ văn. Trong vòng năm mươi mấy năm, dịch được 820 bộ kinh Đại Thừa và Tiểu Thừa, với 3.579 quyển, đáp ứng nhu cầu của nhân dân đối với Phật giáo. Ngoài ra, Hạ Cảnh Tông cùng các hoàng đế và thái hậu sau đó của Tây Hạ cũng cho xây dựng nhiều chùa chiền Phật giáo, với các trung tâm Hưng Khánh phủ-Hạ Lan sơn, Cam châu-Lương châu, Đôn Hoàng-An Tây, Hắc Thủy thành. Ví dụ, Thừa Thiên tự được xây dựng dựa theo yêu cầu của Một Tạng thái hậu- mẫu hậu của Hạ Nghị Tông, năm 1093 lại trùng tu tháp Cảm Thông và chùa miếu ở Lương châu, năm sau lập "Trùng tu Hộ Quốc tự Cảm Thông tháp bi". Thời kỳ Hạ Sùng Tông, lại xây dựng thêm Ngọa Phật tự ở Cam châu. Triều đình Tây Hạ hết sức đề xướng Phật giáo, đề cao địa vị của tăng nhân, tăng nhân do đó không cần nộp thuế và gánh vác tạp dịch; nếu phạm tội có thể được giảm miễn tội hình, khu vực xung quanh khuôn viên chùa cũng được triều đình bảo hộ. Đến hậu kỳ, Tây Hạ có xu thế ngày càng chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo Tạng truyền, năm 1159 sơ tổ Đô Tùng Khâm Ba của Già Mã Già Cử phái cho lập chùa Thô Bố, Hạ Nhân Tông phái sứ đến Tây Tạng nghênh tiếp cung phụng. Đô Tùng Khâm Ba phái đại đệ tử Cách Tây Tạng Tỏa Bố đem theo kinh văn đến Hưng Khánh phủ của Tây Hạ, được Hạ Nhân Tông tôn làm thượng sư, đồng thời tham dự vào việc phiên dịch kinh văn. Tây Hạ còn đặt ra chức đế sư, điều mà sau này triều Nguyên cũng thực hiện, và đề cao địa vị của Phật giáo Tạng truyền. Ngoài đế sư ra, Tây Hạ còn có 'quốc sư', các tăng nhân còn có nhiều tôn hiệu cao cấp khác, đóng vai trò là trung tâm và xương sống trong việc thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo Tây Hạ. Bên cạnh Phật giáo, Tây Hạ cũng bao dung các tôn giáo khác. Đạo giáo cũng được lưu truyền ở Tây Hạ, như hoàng tử của Hạ Cảnh Tông là Ninh Minh học tập tịch cốc thuật của Nho gia mà chết. "Văn hải" giải thích chữ "tiên" (仙) là "người cầu đạo trên núi", "người cầu trường thọ trên núi). Đến vãn kỳ của Tây Hạ, tại khu vực Sa châu và Cam châu còn lưu truyền Cảnh giáo và Hồi giáo, như "Livre des merveilles du monde" ghi theo lời kể của Marco Polo ghi rằng tại Đôn Hoàng (tỉnh Tangut) và Cam châu có bộ phận môn đệ Cảnh giáo và Hồi giáo. Nghệ thuật của Tây Hạ rất đa nguyên và phong phú, trên các mặt như hội họa, thư pháp, điêu khắc, vũ đạo và âm nhạc đều có thành tựu. Hội họa Phật giáo của Tây Hạ vẫn còn truyền lại cho đến nay, xuất hiện tại bích họa trong các hang đá hay chùa miếu, cho đến nay thì hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng và hang Du Lâm ở Qua Châu là những nơi phong phú nhất. Thời đầu, nghệ thuật hội họa Tây Hạ học tập phong cách của Bắc Tống, sau đó thì chịu ảnh hưởng của Phật giáo Hồi Cốt và Phật giáo Tạng truyền từ Thổ Phồn, cuối cùng hình thành nên phong cách nghệ thuật độc đáo. Nội dung hội họa bao gồm cố sự và thuyết pháp Phật giáo, cung dưỡng Bồ Tát và nhân tượng, hoa văn trang trí trong hang, các tác phẩm có tiếng nhất là "Văn thù biến đồ", "Phổ Hiền biến đồ", "Thủy nguyệt Quan Âm đồ", và "Thiên thủ thiên nhãn Quan Âm kinh biến đồ". Ngoài ra, trong "Nông canh đồ", "Đạp đối đồ", "Đoán thiết đồ" còn quan sát được khung cảnh sản xuất và sinh hoạt trong xã hội Tây Hạ. Về tranh khắc gỗ, phần nhiều là bắt nguồn trong kinh Phật Tây Hạ văn và Hán văn. Tại Hắc Thủy thành khai quật được một lượng lớn tranh vẽ Phật giáo, như "Văn Thù đồ", "Phổ Hiền đồ", "Thắng Tam Thế Minh vương Mạn đồ la đồ", được vẽ đậm với màu nặng, sắc điệu thâm trầm. Còn bản vẽ "Mại nhục đồ" và "Ma quỷ hiện thế đồ" miêu tả sinh động, phản ánh chiều sâu của hội họa Tây Hạ. Về thư pháp, khải thư được thấy nhiều trên các bản kinh được chép và bia văn, triện thư xuất hiện trên đầu bia và quan ấn. Thời kỳ Hạ Nhân Tông, Hàn lâm học sĩ Lưu Chí Trực giỏi về thư pháp, ông dùng bút được làm từ lông đuôi của linh dương Mông Cổ, người thời đó cũng bắt chước theo. Điêu khắc rất phát triển, có đúc đồng, khắc đá, khắc gạch, khắc gỗ, khắc tre, nặn tượng đất, gốm sứ; chúng có đặc điểm là cân đối, đao pháp tinh tế, rất chân thực. Nặn tượng đất lấy đắp tượng chùa Phật làm đại biểu, phần nhiều vận dụng thủ pháp tả thực và khoa trương nghệ thuật, tạo ra hình tượng nhân vật sinh hoạt hiện thực. Ví dụ như vào thời kỳ Hạ Sùng Tông cho dựng Thích Ca Mâu Ni Niết Bàn tượng ở Đại Phật tự tại Cam châu, tượng Tây Hạ cung dưỡng thiên nữ đầy màu sắc ở hang số 491 tại quần thể hang Mạc Cao tại Đôn Hoàng. Các sản phẩm nghệ thuật gốm sứ khác có kỹ thuật khắc tinh tế và sinh động. Thời kỳ đầu, người Đảng Hạng dùng các nhạc khí tì bà, hoành xuy, kích phữu là chính, trong đó hoành xuy tức là ống sáo trúc. Sau đó, người Đảng Hạng tiếp thụ văn hóa âm nhạc Trung Nguyên, thời Lý Đức Minh lựa chọn khuôn phép âm nhạc kiểu Tống và dần dần phát triển. Hạ Cảnh Tông sau khi kiến quốc lại trừ bỏ đi âm nhạc mang tính lễ tiết quá nhiều của Đường-Tống, "đổi nhạc ngũ âm thành nhất âm". Năm 1148, Hạ Nhân Tông lệnh cho nhạc quan là Lý Nguyên Nho cải đính âm luật, ban danh là "Đỉnh tân luật". Âm nhạc Tây Hạ rất phong phú, cũng đặt ra 'Phiên-Hán nhạc nhân viện', thời Hạ Huệ Tông từng chiêu dụ giới kỹ nữ, nhạc nhân người Hán gia nhập nhạc viện, các hí khúc như "Lưu Tri Viễn chư cung điệu" cũng được truyền nhập tới Tây Hạ. Vũ đạo vào thời kỳ Tây Hạ được lưu lại trên các bia khắc và bích họa trong hang đá, có hình tượng sinh động, dung nạp phong cách vũ đạo Đường-Tống và vũ đạo Mông Cổ. Ví dụ như hai bên trên phần đỉnh bia của "Lương châu Hộ Quốc tự Cảm Ứng tháp" có khắc vũ kỹ, tư thế của người múa đối xứng, khỏa thân, cầm khăn và đeo chuỗi ngọc ở cổ, trong khung cảnh hào phòng cũng hiện ra vẻ tha thướt yêu kiều. Trong hang số 3 trong quần thể hang Du Lâm có bích họa Tây Hạ "Nhạc vũ đồ", với tư thế mạnh mẽ. Khoa học kỹ thuật của riêng Tây Hạ tương đối yếu kém, chủ yếu tiếp thu kỹ thuật từ Tống hay Kim, tuy nhiên có chỗ độc đáo trên phương diện rèn đúc vũ khí. Về mặt thiên văn khí tượng, chủ yếu là học tập thiên văn và lịch pháp của triều Tống. Người Tây Hạ đặt ra 'Ty thiên giám' để quan sát thiên văn, đồng thời đặt ra chức 'thái sử', 'ty thiêm' và 'chiêm giả' để phân tích, giải thích thiên văn. Trong "Phiên Hán hiệp thì chưởng trung châu" của Cốt Lặc Mậu Tài có ghi chép chi tiết về thiên văn tinh tượng. Ví dụ như phân bầu trời thành các phương vị Thanh Long (đông), Bạch Hổ (tây), Chu Tước (nam), Huyền Vũ (bắc), mỗi phương vị lại đặt ra 7 Tinh tú. Trên phương diện khí tượng, người Tây Hạ cũng có phân tích chi tiết, ví dụ về gió có hòa phong (gió ôn hòa), thanh phong (gió mát), kim phong (gió thu), sóc phong (gió bắc), hắc phong (cuồng phong), toàn phong (gió lốc); về mưa có cao vũ, cốc vũ, thì vũ, ti vũ; mây có yên vân, hạc vân, quyền vân, la vân, đồng vân. Về mặt lịch pháp, Tây Hạ vào năm 1004 có được "Nghi Thiên lịch" từ Bắc Tống, là bản sách lịch đầu tiên của Tây Hạ. Sau khi lập quốc, Tây Hạ thiết lập cơ cấu "Đại hằng lịch viện" để quản lý biên chế và ban hành lịch pháp. Tây Hạ dùng hai loại sách lịch là sách lịch Phiên-Hán hợp bích và sách lịch do triều Tống ban cho, tình hình chi tiết cần phải nghiên cứu thêm. Tri thức y học của người Đảng Hạng vào thời kỳ đầu hết sức thiếu thốn, bách tính mê tín quỷ thần, đại đa số chữa bệnh bằng cách cầu khấn thần linh. Sau khi lập quốc, người Tây Hạ tích cực tiếp thu nền y học và dược học của triều Tống, đồng thời xuất bản tác phẩm y học như "Trị liệu ác sang yếu luận" (治療惡瘡要論). Triều đình Tây Hạ cũng thiết lập "y nhân viện", trong cơ cấu chính phủ thì thuộc về "trung đẳng ty". Đối với việc nhận biết bệnh lý thì người Tây Hạ đại đa phân thành các quan điểm huyết mạch không thông, truyền nhiễm, "tứ đại bất hòa" (địa, thủy, hỏa, phong) trong đó thì "tứ đại bất hòa" bắt nguồn từ thuyết pháp của Phật giáo Tạng truyền. Do nền y học Tây Hạ không bằng được triều đại Trung Nguyên, vì vậy không thể chữa khỏi một số chứng bệnh nan giải, phải cầu trợ Tống hoặc Kim. Vào thời Hạ Nhân Tông, quyền thần Nhâm Đắc Kính mắc bệnh, điều trị lâu nhưng không khỏi, Hạ Nhân Tông phải phái sứ sang Kim để thỉnh cầu chi viện y liệu. Thời kỳ Hạ Hoàn Tông, mẹ của hoàng đế mắc bệnh khiến ông phải khiển sứ sang Kim cầu y. Người Tây Hạ chế tác vũ khí hết sức tinh thâm chất phác, trong đó "Hạ quốc kiếm" là có tiếng nhất, được người Tống khen là "thiên hạ đệ nhất". Áo giáp Tây Hạ được khen ngợi là cứng trơn chói sáng, không nỏ nào bắn vào được, chuyên cấp cho "Thiết diêu tử" sử dụng. Ngoài ra, Tây Hạ còn có các vũ khí có tiếng khác: chiến xa dùng để công thành gọi là "đỗi lũy", có thể vượt hào rãnh mà tiến; "toàn phong pháo" đặt trên yên lạc đà, có thể bắn ra đạn đá lớn; "thần tí cung" rất mạnh, có thể bắn trong khoảng từ 240 đến 300 bộ, "có thể xuyên qua áo giáp".
2789
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2789
Đông Bắc Bộ
Đông Bắc Bộ là vùng lãnh thổ ở phía đông bắc Bắc Bộ và ở hướng bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Gọi là đông bắc để phân biệt với Vùng Tây Bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đông bắc của Hà Nội, rộng hơn vùng Việt Bắc. Vùng đông bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Tây Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng). Ranh giới địa lý phía tây của vùng đông bắc còn chưa rõ ràng. Chủ yếu do chưa có sự nhất trí giữa các nhà địa lý học Việt Nam về ranh giới giữa vùng tây bắc và vùng đông bắc nên là sông Hồng, hay nên là dãy núi Hoàng Liên Sơn. Vùng đông bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi đường biên giới Việt - Trung phía tây, được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thượng nguồn sông Chảy, cao hơn, được cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi. Thực chất, đây là rìa của cao nguyên Vân Nam. Những đỉnh núi cao của vùng đông bắc đều tập trung ở đây, như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti. Phần phía bắc sát biên giới Việt-Trung là các cao nguyên (sơn nguyên) lần lượt từ tây sang đông gồm: cao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quản Bạ, cao nguyên Đồng Văn. Hai cao nguyên đầu có độ cao trung bình từ 1000–1200 m. Cao nguyên Đồng Văn cao 1600 m. Sông suối chảy qua cao nguyên tạo ra một số hẻm núi dài và sâu. Cũng có một số khu vực đồng bằng nhỏ hẹp, đó là Thất Khê, Lạng Sơn, Lộc Bình, Cao Bằng, Tà Lùng. Phía đông, từ trung lưu sông Gâm trở ra biển, thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Tây sang Đông là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan Hạ Long nổi tiếng. Các dãy núi vòng cung này hầu như đều chụm đuôi lại ở Tam Đảo. Phía tây nam, từ Phú Thọ, nam Tuyên Quang, nam Yên Bái, và Thái Nguyên sang Bắc Giang thấp dần về phía đồng bằng. Người ta quen gọi phần này là "vùng trung du". Độ cao của phần này chừng 100–150 m., đặc trưng của vùng Trung du là có vùng Đồng Bằng khá rộng bị chia cắt bởi gò đồi. Vùng đông bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng, v.v... Vùng biển đông bắc có nhiều đảo lớn nhỏ, chiếm gần 2/3 số lượng đảo biển của Việt Nam (kể cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Cơ sở lục địa của miền đông bắc được hình thành từ liên đại Nguyên sinh cách đây gần 600 triệu năm. Biển tiến và thoái liên tục cho đến chu kỳ tạo núi Indochina thì miền đông bắc thoát hẳn khỏi chế độ biển và bắt đầu chế độ lục địa. Vận động tạo núi Himalaya sau đó lan tới đây làm cho toàn miền được nâng lên và cũng đồng thời tạo ra những đứt gãy. Đất bị phơi trần và chịu tác động của nắng, mưa và gió nên không ngừng bị phân hủy trong khi các đỉnh núi bị san mòn bớt. Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng vì địa hình cao, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về Tam Đảo, vào mùa Đông có gió Bắc thổi mạnh, rất lạnh, còn mùa hè mát mẻ, do đó vùng này có khí hậu cận nhiệt ẩm. Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thể có lúc nhiệt độ xuống dưới 0°C và có băng giá, đôi khi có tuyết rơi. Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió. Nhà thơ Tố Hữu trong bài "Phá đường" từng nhắc đến cái rét ở đây: "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế". Về mặt hành chính, vùng Đông Bắc hiện nay gồm 9 tỉnh với diện tích trên 5,661 triệu ha "(tỷ lệ 8,9% so với tổng diện tích cả nước)" với 9.140.142 dân "(tỷ lệ 15,2% so với tổng dân số cả nước)", bình quân khoảng 170 người trên 1 cây số vuông. Đôi khi Lào Cai và Yên Bái vốn thuộc Tây Bắc Bộ cũng được xếp vào vùng này. Tính đến ngày 10 tháng 4 năm 2022, vùng Đông Bắc Bộ có: Nơi đây nổi tiếng với những điệu múa khèn đặc trưng của dân tộc Mèo. Nhiều nhạc sĩ đã lấy cảm xúc từ vùng đất này để sáng tác nên nhiều bài hát rất hay như "Hà Giang quê hương tôi" và còn rất nhiều bài hát khác. khai thác khoáng sản: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, photphorit, đá xây dựng... Phát triển nhiệt điện (Uông Bí). Trồng rừng, cây công nghiệp, dựoc liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Du lịch sinh thái: vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể... kinh tế biển: đánh bắt nuôi trồng thủy sản, du lịch vịnh Hạ Long. Vùng đông bắc có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng. Hiện nay, vùng đông bắc do Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3 bảo vệ. Quân đoàn 2, còn gọi là Binh đoàn Hương Giang, được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên-Huế.Trụ sở: Thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Vùng đông bắc có vai trò xung yếu trong an ninh quốc phòng. Trong lịch sử Việt Nam, nhiều lần các thế lực phương Bắc xâm lược đã thâm nhập vào vùng này trước tiên. Nơi đây có các con đường được các nhà sử học Việt Nam gọi là con đường xâm lược, đó là đường bộ qua Lạng Sơn, đường bộ ven biển ở Quảng Ninh, và đường biển trên vịnh Bắc Bộ rồi cũng đổ bộ vào Quảng Ninh. Đã có nhiều trận đánh ác liệt giữa quân và dân Việt Nam với giặc ngoại xâm ngay khi chúng thâm nhập vào vùng này trong đó nổi tiếng là các trận tại ải Chi Lăng, trận Như Nguyệt, các trận Bạch Đằng, v.v... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng có các trận đánh lớn như chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch biên giới thu đông (1949), v.v... Cuối thập niên 1970 và trong thập niên 1980, quân Trung Quốc đã tấn công dữ dội Việt Nam chủ yếu là trên dọc tuyến biên giới ở vùng đông bắc.
2791
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2791
Thuyết tương đối
Thuyết tương đối miêu tả cấu trúc của không gian và thời gian trong một thực thể thống nhất là không thời gian cũng như giải thích bản chất của lực hấp dẫn là do sự uốn cong của không thời gian bởi vật chất và năng lượng. Thuyết tương đối gồm hai lý thuyết vật lý do Albert Einstein phát triển, với thuyết tương đối đặc biệt công bố vào năm 1905 và thuyết tương đối tổng quát công bố vào cuối năm 1915 và đầu năm 1916. Thuyết tương đối hẹp miêu tả hành xử của không gian và thời gian và những hiện tượng liên quan từ những quan sát viên chuyển động đều tương đối với nhau. Thuyết tương đối rộng tổng quát các hệ quy chiếu quán tính sang hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc và bao gồm lực hấp dẫn giữa các khối lượng với nhau. Thuyết tương đối thường phải được tính đến trong những quá trình có vận tốc rất lớn đáng kể so với tốc độ ánh sáng (thường là trên 10% tốc độ ánh sáng) hoặc có trường hấp dẫn khá mạnh và không thể bỏ qua được. Ở vận tốc tương đối tính, các hiệu ứng của thuyết tương đối hẹp trở nên quan trọng và ảnh hưởng tới kết quả tiên đoán cũng như miêu tả hiện tượng vật lý. Thuật ngữ "thuyết tương đối" (tiếng Đức: "Relativtheorie") sử dụng lần đầu tiên vào năm 1906 bởi Max Planck khi ông nhấn mạnh trong lý thuyết này có một trong những nền tảng là dựa trên nguyên lý tương đối. Trong phần thảo luận của cùng một bài báo, lần đầu tiên sử dụng cách viết "Relativitätstheorie". Xuất phát từ những vấn đề của lý thuyết Ête và phương trình Maxwell trong thế kỷ XIX, thuyết tương đối hẹp dần hình thành từ những dấu mốc chính sau: Cuối cùng Albert Einstein (1905) đưa ra thuyết tương đối hẹp bằng diễn giải sáng sủa về toàn bộ lý thuyết dựa trên nguyên lý tương đối và tiên đề tốc độ ánh sáng không đổi, ông loại bỏ khái niệm Ête khi xem xét lại bản chất của không gian, thời gian và liên hệ của chúng với hệ quy chiếu quán tính. Quan điểm động lực của Lorentz và Poincaré được thay thế bằng quan điểm động học của Einstein. Mô hình toán học của lý thuyết tương đối hẹp hoàn thiện đầy đủ khi Hermann Minkowski (1907) thêm thời gian vào thành tọa độ thứ tư trong cách biểu diễn không gian Minkowski. Đã có một số các nhà khoa học đóng góp vào sự phát triển của thuyết tương đối hẹp và cuối cùng với các bài báo Einstein công bố vào năm 1905 đưa đến lý thuyết hoàn thiện đồng thời ông cũng mở ra sự phát triển mới cần thiết của thuyết tương đối rộng. Thuyết tương đối rộng hầu như do một mình Einstein phát triển khi ông nghiên cứu những ý nghĩa vật lý cơ bản và mối liên hệ giữa hình học và vật lý. Sự phát triển này bắt đầu từ năm 1907, với "ý tưởng hạnh phúc nhất trong đời" của Einstein, đó là nguyên lý tương đương về sự tương đương giữa khối lượng hấp dẫn và khối lượng quán tính. Từ nguyên lý này có thể suy ra được hiệu ứng dịch chuyển đỏ do hấp dẫn và đường đi của ánh sáng bị lệch trong trường hấp dẫn cũng như độ trễ thời gian của tia sáng, hay độ trễ Shapiro. Năm 1911, ông đã có thể tính được sơ bộ độ lệch tia sáng là bao nhiêu. Trong thời gian này ông cũng đề xuất rằng có thể đo được độ lệch rất nhỏ này từ các ngôi sao ở xa khi ánh sáng đi gần Mặt Trời. Tuy vậy, giá trị tính toán lúc đầu của ông chỉ bằng một nửa giá trị đúng của độ lệch. Trong quá trình nghiên cứu, Einstein nhận ra cách biểu diễn không thời gian bằng không gian Minkowski có vai trò rất quan trọng đối với lý thuyết mới. Lúc này ông cũng nhận thức rõ ràng rằng hình học Euclid không còn phù hợp khi tính tới ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Năm 1913, ông bắt đầu sử dụng hình học phi Euclid được phát triển trong thế kỷ XIX cho lý thuyết của mình với sự trợ giúp từ người bạn và là nhà toán học Marcel Grossmann, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, tức là miêu tả được mọi định luật của tự nhiên trong mọi hệ quy chiếu. Ông cuối cùng vượt qua được vấn đề này vào tháng 11 năm 1915 sau nhiều lần thất bại, và Einstein đi đến được dạng đúng của phương trình trường hấp dẫn. Hầu như đồng thời với ông, nhà toán học David Hilbert cũng tìm ra được phương trình trường nhờ phương pháp biến phân. Dựa vào kết quả này, Einstein đã tính đúng sự dịch chuyển của điểm cận nhật của Sao Thủy, và giá trị độ lệch của tia sáng bằng 2 lần giá trị ông tìm ra vào năm 1911. Năm 1919, giá trị này đã được xác nhận trong lần nhật thực toàn phần và đưa đến sự thành công của lý thuyết tương đối tổng quát cũng như gây sự chú ý đối với thế giới. Sau đó, nhiều nhà vật lý đã tìm ra các nghiệm chính xác của phương trình trường cũng như giới thiệu các kỹ thuật nghiên cứu mới, đưa đến nhiều mô hình vũ trụ học và kết quả kì lạ như sự tồn tại của lỗ đen. Với lý thuyết mới coi bản chất của lực hấp dẫn như một hiệu ứng hình học, các nhà vật lý đặt câu hỏi liệu những lực cơ bản khác, như lực điện từ có là do hiệu ứng hình học. (1921) và (1926) đã mở rộng thuyết tương đối rộng để nghiên cứu thêm lực điện từ bằng cách thêm một chiều nữa vào không gian bốn chiều để có không gian năm chiều, mà một chiều có kích cỡ vi mô ẩn giấu dưới cảm nhận thông thường. Tuy nhiên, lý thuyết của họ đã không thành công. Thậm chí Einstein đã dành phần lớn thời gian nghiên cứu khoa học của nửa cuộc đời còn lại để nghiên cứu lý thuyết trường thống nhất nhưng ông cũng đã không thành công. Một trong những lý do thất bại của Einstein đó là, ở thời điểm của ông, cộng đồng các nhà vật lý chưa hiểu rõ hết bản chất của hai lực cơ bản còn lại: tương tác mạnh và tương tác yếu. Cùng với sự phát triển của lý thuyết trường lượng tử, lý thuyết Kaluza-Klein đã được khôi phục lại khi các nhà vật lý dựa trên ý tưởng không thời gian có nhiều hơn bốn chiều như vẫn thường thấy. Ngày nay, hầu hết các lý thuyết nhằm thống nhất thuyết tương đối với cơ học lượng tử bao gồm lý thuyết dây có cơ sở dựa trên không thời gian nhiều chiều, với sáu hoặc bảy chiều ẩn giấu ở phạm vi độ dài Planck. Thuyết tương đối làm nên cuộc cách mạng về sự hiểu biết không gian và thời gian cũng như những hiện tượng liên quan mà vượt xa khỏi những ý tưởng và quan sát trực giác. Những hiện tượng này đã được miêu tả bằng những phương trình toán học chính xác và xác nhận đúng đắn bằng thực nghiệm. Khi được phát minh, thuyết tương đối chứa đựng lý thuyết cơ học cổ điển của Isaac Newton có từ hơn 200 năm trước như là một trường hợp giới hạn của nó.Và do đó, thuyết tương đối cũng thỏa mãn nguyên lý tương ứng. Mô hình chuẩn của vật lý hạt mô tả bằng lý thuyết trường lượng tử, lý thuyết thống nhất giữa thuyết tương đối hẹp và cơ học lượng tử. Với thuyết tương đối, ngành vũ trụ học và vật lý thiên văn đã tiên đoán và quan sát thấy những hiện tượng thiên văn học kỳ lạ bao gồm sao neutron, lỗ đen, sóng hấp dẫn, thấu kính hấp dẫn... Thuyết tương đối tổng quát cùng với vật lý lượng tử là hai trụ cột chính yếu của vật lý hiện đại. Hiện nay, các nhà vật lý đang nỗ lực thống nhất hai lý thuyết này trong một thuyết gọi là Lý thuyết vạn vật (Theory of Everything). Mặc dù có nhiều bước tiến với những mô hình khác nhau, song nỗ lực thống nhất hai lý thuyết vẫn là một trong những thử thách lớn nhất của ngành nghiên cứu vật lý cơ bản. Thuyết tương đối hẹp dựa trên hai tiên đề: Galileo Galilei đã miêu tả một dạng của nguyên lý tương đối trong cuốn "Dialogo sopra i due massimi sistemi del mondo" vào năm 1632 bằng minh họa về một người ngồi trên con thuyền và nguyên lý này cũng được Newton áp dụng cho cơ học của ông. Một hệ quả trực tiếp của nguyên lý này là không có cách nào để đo vận tốc tuyệt đối của quan sát viên chuyển động đều trong không gian và không thể định nghĩa một hệ quy chiếu đứng yên tuyệt đối. Hệ này phải chứa một thứ gì đó đứng im đối với mọi thứ khác và nó mâu thuẫn với nguyên lý tương đối, theo đó các định luật vật lý trong mọi hệ quy chiếu phải là như nhau. Trước khi có sự ra đời của thuyết tương đối, lý thuyết điện từ cổ điển đề xuất sóng điện từ lan truyền trong môi trường gọi là ê te, một môi trường đứng im bất động. Môi trường này lấp đầy không gian với cấu trúc rắn chắc và do đó các nhà vật lý dùng nó để định nghĩa một hệ quy chiếu tuyệt đối. Trong hệ này các định luật vật lý sẽ có dạng đơn giản và tốc độ ánh sáng sẽ không phải là hằng số do vậy trái ngược với nguyên lý tương đối. Tuy nhiên mọi thí nghiệm nhằm chứng minh sự tồn tại của ê te, như thí nghiệm Michelson - Morley nổi tiếng vào năm 1887 đều thất bại khi không phát hiện ra sự sai khác về tốc độ khi ánh sáng lan truyền theo các hướng khác nhau trong môi trường ê te giả định. Einstein đã từ bỏ khái niệm thông thường về không gian và thời gian cũng như giả thuyết ê tê để lý giải được vẻ mâu thuẫn bề ngoài giữa nguyên lý tương đối và tốc độ ánh sáng không đổi trong lý thuyết điện từ. Không phải ngẫu nhiên mà có những thí nghiệm và kết luận trong thuyết điện từ dẫn tới sự khám phá ra thuyết tương đối, như thí nghiệm di chuyển cuộn dây và nam châm. Einstein đã đặt tên cho bài báo công bố năm 1905, khai sinh ra thuyết tương đối hẹp, "Về điện động lực học của các vật thể chuyển động" để thể hiện sự trân trọng đối với lý thuyết điện từ Maxwell và ảnh hưởng của nó tới khám phá của ông. Không gian và thời gian không còn là cấu trúc bất biến phổ quát trong thuyết tương đối nữa. Cụ thể, các quan sát viên sẽ nhận xét hai sự kiện xảy ra trong không gian và thời gian là đồng thời hay sớm hoặc trễ tùy thuộc vào trạng thái chuyển động của họ. Vật thể chuyển động có kích thước bị ngắn lại theo hướng chuyển động so với khi nó đứng yên và đồng hồ chuyển động chạy chậm hơn so với đồng hồ đặt yên một chỗ. Tuy nhiên, mỗi quan sát viên chuyển động với vận tốc đều đưa ra kết luận chỉ đúng trong hệ quy chiếu của riêng họ, do vậy những kết luận từ hai quan sát viên có tính tương hỗ lẫn nhau, ví dụ như mỗi người sẽ thấy đồng hồ của người kia chạy chậm lại. Thêm nữa, nếu hai người chuyển động dọc theo hướng nhìn của nhau, mỗi người sẽ thấy thước đo của người kia ngắn đi. Nguyên lý tương đối không thể trả lời cho câu hỏi về người nào miêu tả là đúng mà nó chỉ cho biết kết quả của từng người thu được. Sự co ngắn chiều dài và sự dãn thời gian có thể dễ dàng hiểu được từ biểu đồ Minkowski và nghịch lý anh em sinh đôi. Trong dạng thức toán học, chúng là kết quả của phép biến đổi Lorentz miêu tả mối liên hệ giữa tọa độ không gian và thời gian của các quan sát viên khác nhau. Phép biến đổi tuyến tính này được rút ra trực tiếp từ hai tiên đề trên. Hầu hết các hiệu ứng tương đối tính đều trở nên đáng kể khi vận tốc là tương đối lớn so với tốc độ ánh sáng, do vậy phần lớn các hiện tượng hàng ngày có thể giải thích dựa trên cơ học Newton và những hiệu ứng tương đối tính có vẻ như trái ngược với trực giác. Không một vật nào và không một thông tin nào có thể đi nhanh hơn ánh sáng trong chân không. Càng gần tiếp cận với tốc độ ánh sáng, thì năng lượng vật đó càng lớn, bởi vì động năng của vật luôn luôn tăng rất nhanh khi vận tốc của nó tăng. Để vật đạt tới tốc độ ánh sáng thì cần phải cung cấp cho vật năng lượng lớn vô hạn. Kết luận trên là hệ quả của cấu trúc không thời gian không phải là thuộc tính của vật, chẳng hạn do hạn chế về công nghệ chế tạo tàu vũ trụ. Nếu một vật chuyển động nhanh hơn ánh sáng từ A tới B, và một quan sát viên chuyển động từ B tới A thì lúc này câu hỏi ai miêu tả tình huống đúng đắn lại có ý nghĩa. Khi đó quan sát viên sẽ nhìn thấy kết quả trước khi nhìn thấy nguyên nhân (anh ta nhìn thấy vật xuất hiện ở B trước khi thấy nó đi ra từ A). Như vậy, nguyên lý nhân quả bị vi phạm bởi vì trình tự nguyên nhân kết quả không được xác định. Những vật chuyển động nhanh hơn ánh sáng sẽ đi ra khỏi tầm quan sát của người hoặc thiết bị theo dõi. Không gian và thời gian xuất hiện trong những phương trình cơ bản của thuyết tương đối có vai trò như nhau và có thể kết hợp thành không thời gian bốn chiều. Sự cảm nhận về không gian và thời gian theo cách khác nhau chỉ là do cảm nhận của con người. Về mặt toán học, khoảng không thời gian giữa hai sự kiện được định nghĩa bằng hiệu tọa độ không thời gian bốn chiều của hai sự kiện trong một hệ quy chiếu giống như định nghĩa về khoảng cách giữa hai điểm trong không gian Euclide, chỉ có một điểm khác là tọa độ thời gian ngược dấu với tọa độ không gian. Trong không thời gian cũng định nghĩa vectơ bốn như vectơ thông thường trong không gian ba chiều. Trong không thời gian Minkowski, giới hạn tốc độ ánh sáng và tính tương đối của độ dài và khoảng thời gian phân ra những vùng riêng biệt đối với mỗi quan sát viên: Các vectơ-bốn không thời gian có nhiều ứng dụng thực tiễn và lý thuyết, ví dụ như trong tính toán động năng của các hạt chuyển động trong máy gia tốc. Một hệ có khối lượng m chứa trong nó một năng lượng nghỉ E liên hệ bởi công thức formula_1 với "c" là tốc độ ánh sáng. Công thức này là một trong những công thức nổi tiếng nhất của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung. Cũng vì công thức này mà Einstein hay bị hiểu nhầm rằng ông có liên quan tới sự phát triển của bom nguyên tử mặc dù chỉ có lá thư của ông gửi tới tổng thống Franklin D. Roosevelt là đề cập tới việc Hoa Kỳ cần phải cảnh giác với chương trình nghiên cứu vũ khí của Đức Quốc xã. Lượng năng lượng khổng lồ giải phóng ra từ phản ứng phân hạch hạt nhân phần lớn là do giải phóng năng lượng liên kết của các hạt nhân trước khi phản ứng trong khi năng lượng bởi sự chênh lệch khối lượng trước và sau phản ứng nhân với hệ số c² chỉ đóng góp phần nhỏ. Phản ứng phân hạch được Otto Hahn, Otto Frisch và Lise Meitner phát hiện vào năm 1938. Phương trình E=mc² đóng góp vai trò hỗ trợ trong nghiên cứu phân hạch hạt nhân. Không phải vì cơ chế đằng sau năng lượng hạt nhân, nhưng mà là một công cụ: Bởi vì năng lượng và khối lượng tương đương với nhau, những phép đo độ nhạy cao về khối lượng của các hạt nhân nguyên tử khác nhau cho những nhà nghiên cứu chứng cứ quan trọng về độ lớn của năng lượng liên kết hạt nhân. Công thức của Einstein không nói cho chúng ta tại sao năng lượng liên kết hạt nhân lại lớn đến cỡ đó mà nó mở ra một khả năng (cùng với những phương pháp khác) để đo những năng lượng liên kết này. Sự tồn tại của lực từ có mối liên hệ mật thiết với thuyết tương đối hẹp. Định luật Coulomb về lực điện khi đứng riêng rẽ sẽ không thể tương thích với cấu trúc của không thời gian. Thật vậy, khi các điện tích đứng yên sẽ không có từ trường xuất hiện, trừ khi có một quan sát viên đang di chuyển so với các điện tích. Có thể giải thích kết quả quan sát này dựa trên phép biến đổi Lorentz giữa mối liên hệ của vectơ từ trường và vectơ điện trường, cho thấy mối liên hệ khăng khít giữa từ trường, điện trường và hệ quy chiếu được lựa chọn. Sự xuất hiện của từ trường khi đưa nam châm di chuyển đến gần vòng dây dẫn (và ngược lại), hay tổng quát hơn khi có từ trường biến đổi thì xuất hiện điện trường (và ngược lại) còn liên quan đến thuộc tính của không gian và thời gian. Từ phương diện này, tuy hai định luật Coulomb và định luật Biot-Savart có vẻ khác nhau nhưng khi xét trong từng hệ quy chiếu của quan sát viên đứng yên hay chuyển động sẽ cho những kết quả như nhau. Trong mô tả toán học của thuyết tương đối, từ trường và điện trường được miêu tả chung bằng một đại lượng, tenxơ trường điện từ hạng bốn, tương tự như sự thống nhất giữa không gian và thời gian trong không thời gian bốn chiều. Thuyết tương đối rộng giải thích lực hấp dẫn bằng độ cong hình học của không thời gian xác định bởi: Không thời gian bốn chiều trong thuyết tương đối hẹp đã thật khó hình dung, vì vậy không thời gian cong thậm chí còn khó hơn nữa. Để minh họa nó, có thể giảm số chiều của không thời gian xưống và lấy hình ảnh tương tự trong trường hợp mặt cong 2 chiều. Giả sử có hai chiếc xe chạy trên mặt cầu, chúng bắt đầu tại đường xích đạo và lái hướng về phía bắc theo đường tròn lớn. Lúc đầu hướng của hai xe này song song với nhau, mặc dù không bị tác động bởi lực nào khác, cuối cùng hai xe sẽ gặp nhau tại cực bắc. Một quan sát viên đứng trên mặt cầu, anh ta sẽ không biết bề mặt bị cong và cho rằng đã có một lực hút hai xe về phía lại gần nhau. Đây là một hiện tượng thuần túy hình học. Do đó lực hấp dẫn đôi khi trong thuyết tương đối rộng được gọi là giả lực. Vì đường trắc địa nối hai điểm trong không thời gian không phụ thuộc vào đặc tính của vật rơi tự do trong trường hấp dẫn, hiện tượng đã được Galileo Galilei phát hiện ra đầu tiên, nên hai vật ở cùng cao độ sẽ rơi tự do với tốc độ như nhau. Trong cơ học Newton, điều này có nghĩa là khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn của một vật phải tương đương nhau. Phát biểu này cũng là cơ sở cho thuyết tương đối rộng. Trong khi nhiều tiên đoán của thuyết tương đối hẹp được miêu tả dựa trên cấu trúc toán học gọn nhẹ và đơn giản, thì cấu trúc toán học của thuyết tương đối rộng lại phức tạp hơn. Lý thuyết cần các phương pháp của hình học vi phân để miêu tả không thời gian cong, thay thế cho hình học Euclid của không gian phẳng quen thuộc đối với chúng ta. Để miêu tả sự cong, một vật thể cong hoặc không gian cong thường được nhúng vào không gian có số chiều cao hơn. Ví dụ, mặt cầu hai chiều thường được hình dung ra khi nó đặt trong không gian ba chiều. Tuy nhiên, các nhà toán học có thể miêu tả được độ cong mà không cần áp dụng hình thức nhúng này, tức là nó không phụ thuộc vào không gian bên ngoài, một đặc điểm quan trọng cần thiết của thuyết tương đối tổng quát. Ví dụ như việc một người sống trên mặt cong đo tổng các góc trong của một tam giác trên mặt cong cho kết quả không bằng 180° thì người đó sẽ hiểu rằng anh ta đang sống trong một mặt cong mà không cần phải "nhảy" ra khỏi bề mặt này. Mối liên hệ giữa độ cong và vật chất-năng lượng cũng như chuyển động của hạt trong trường hấp dẫn được xác định bằng phương trình trường Einstein. Nó là phương trình tenxơ đối xứng hạng hai, tương ứng với hệ 10 phương trình khi viết tường minh. Đối với các hiện tượng vật lý hấp dẫn, các nhà vật lý thường đưa phương trình về những dạng xấp xỉ ít phức tạp hơn để có thể thu được những tính chất hữu ích. Phương trình trường Einstein như sau: Trong thuyết tương đối rộng, tốc độ hoạt động của đồng hồ không chỉ phụ thuộc vào vận tốc tương đối của chúng, mà còn phụ thuộc vào vị trí của nó trong trường hấp dẫn cũng như độ mạnh yếu của trường. Một đồng hồ đặt trên đỉnh núi sẽ chạy nhanh hơn cái y hệt đặt dưới thung lũng. Tuy hiệu ứng này là rất nhỏ trong trường hấp dẫn của Trái Đất, nhưng để máy thu GPS tránh được các sai số trong tọa độ vị trí khi nó thu được từ tần số vệ tinh thì cần phải hiệu chỉnh thời gian giữa máy thu và thời gian trên vệ tinh để cho chúng đồng bộ. Trong khi thuyết tương đối hẹp áp dụng cho trường hợp hệ quy chiếu đang xét nằm trong vùng không thời gian có độ cong nhỏ có thể bỏ qua được, thì thuyết tương đối tổng quát không đòi hỏi giới hạn này. Do đó nó có thể áp dụng cho toàn thể vũ trụ và lý thuyết đóng vai trò quan trọng của ngành vũ trụ học. Vì thế, sự giãn nở của vũ trụ, như được tiên đoán bởi Alexander Friedmann và Georges Lemaître từ phương trình trường Einstein cũng như kết hợp với hằng số vũ trụ học (năng lượng tối) và một số yếu tố khác như vật chất tối đã trở thành mô hình chuẩn của vũ trụ học. Sự giãn nở này bắt đầu từ Vụ Nổ Lớn xảy ra từ cách nay 13,8 tỷ năm trước. Nó cũng là sự bắt đầu của không gian và thời gian khi toàn bộ vũ trụ tập trung trong một vùng không gian có đường kính kích cỡ chiều dài Planck. Một tiên đoán khác của thuyết tương đối rộng đó là sự tồn tại của lỗ đen. Những vật thể này tạo ra trường hấp dẫn rất mạnh khiến cho ánh sáng cũng bị hút vào chân trời sự kiện, do đó nó không thể thoát ra khỏi lỗ đen. Einstein không thích thú với ý tưởng về sự tồn tại của vật thể này, và ông cho rằng phải có một cơ chế vật lý nào đó ngăn cản sự hình thành lỗ đen. Nhiều dữ liệu quan sát thiên văn vật lý ngày nay cho thấy quả thực có những lỗ đen ẩn nấp trong vũ trụ, và chúng có thể là trạng thái tiến hóa cuối cùng của các ngôi sao lớn trong các thiên hà hoặc được hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn của các đám khí trong vũ trụ sơ khai. Tương tự như sóng điện từ tiên đoán bởi lý thuyết điện từ của Maxwell, thuyết tương đối rộng cho phép sự tồn tại của sóng hấp dẫn: sự tập trung của khối lượng (hay năng lượng) làm cong không thời gian, và sự thay đổi của hình dáng hoặc vị trí của vật thể gây ra sự biến đổi và lan truyền trong toàn bộ vũ trụ với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng. Tuy nhiên, những biến đổi này rất nhỏ mà các nhà vật lý vẫn chưa phát hiện được sóng hấp dẫn một cách trực tiếp. Một vụ nổ siêu tân tinh năm 1987 có thể phát ra sóng hấp dẫn và được các trạm quan sát ngày nay (2011) phát hiện được. Tuy vậy chỉ có hai trạm quan sát cho tới năm đó và độ nhạy của chúng không thể phát hiện ra được những gợn không thời gian cực nhỏ này. Nhờ những quan sát quỹ đạo hệ pulsar đôi chứng tỏ một cách gián tiếp sự tồn tại của sóng hấp dẫn. Russell Hulse và Joseph Taylor đã nhận Giải Nobel Vật lý năm 1993 nhờ những quan sát này. Ngày 17 tháng 3 năm 2014, một đoàn thám hiểm Mỹ sau một nghiên cứu 3 năm thông báo tại buổi họp báo ở Harvard, rằng họ đã quan sát được sóng hấp dẫn ban sơ (primordial gravitational waves) của giây phút ngay sau Big Bang. Tuy nhiên sau đó nhóm BICEP 2 và Planck đã hợp tác cùng phân tích dữ liệu với nhau và đi đến kết luận là hình ảnh mà BICEP 2 nhận được chủ yếu do ảnh hưởng của bụi trong Ngân Hà chứ không phải từ sóng hấp dẫn nguyên thủy. Sau hơn 40 năm khởi xướng, huy động vốn tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF), xây dựng và nâng cấp, nhóm cộng tác khoa học Advanced LIGO thông báo ngày 11 tháng 2 năm 2016 rằng hai trạm thám trắc ở Livingstone, Louisiana và Hanaford, Washington đã thu được trực tiếp tín hiệu sóng hấp dẫn từ kết quả sáp nhập của hai lỗ đen khối lượng sao nằm cách Trái Đất khoảng 1,3 tỷ năm ánh sáng. Phát hiện này đã mở ra thời kỳ mới của thiên văn sóng hấp dẫn. Sự thành công đầu tiên của thuyết tương đối hẹp đó là nó giải thích được sự mâu thuẫn trong kết quả thu được ở thí nghiệm Michelson-Morley và lý thuyết điện động lực học, trong khi đó lý thuyết điện động lực học còn được coi là cơ sở cho sự phát triển của thuyết tương đối hẹp. Lý thuyết đã được chứng minh là đúng đắn qua rất nhiều thí nghiệm và thực nghiệm, như thí nghiệm Ives–Stilwell. Một ví dụ điển hình đó là việc phát hiện muon trong tia vũ trụ, mà những hạt này không thể tới bề mặt Trái Đất được với thời gian sống rất ngắn của chúng nếu không có hiệu ứng giãn thời gian khi chúng chuyển động với tốc độ gần bằng với tốc độ ánh sáng, hoặc các hạt muon chuyển động với một quãng đường ngắn hơn do sự co độ dài. Chứng cứ cho điều này đến từ các cuộc bay bằng khinh khí cầu vào tầng bình lưu thực hiện bởi nhà vật lý Thụy Sĩ Auguste Piccard trong các năm 1931 và 1932, mà quá trình chuẩn bị có sự tham gia của Einstein. Còn đối với lý thuyết tương đối rộng, ở thời điểm công bố nó mới chỉ có một bằng chứng thực nghiệm có thể để kiểm chứng, đó là sự dịch chuyển điểm cận nhật trong quỹ đạo của Sao Thủy. Năm 1919, Arthur Eddington dẫn đầu tổ chức hai đoàn thám hiểm quan sát hiện tượng nhật thực, họ đo được sự dịch chuyển của vị trí biểu kiến của các sao gần Mặt Trời và xác nhận trực tiếp về các tia sáng bị lệch khi đi qua trường hấp dẫn. Thí nghiệm Pound–Rebka kiểm tra dịch chuyển đỏ do hấp dẫn thực hiện năm 1959 là thí nghiệm chính xác cao đầu tiên về thuyết tương đối tổng quát. Các thí nghiệm và thực chứng khác bao gồm: thấu kính hấp dẫn, phát hiện trực tiếp sóng hấp dẫn, quan sát quỹ đạo của cặp sao xung, mô hình chuẩn vũ trụ học, thí nghiệm Gravity Probe B... Ngoài thuyết tương đối rộng nêu bởi Einstein, cũng có những lý thuyết hấp dẫn tương đối tính khác được đề xuất dựa trên các cơ sở của thuyết tương đối rộng. Lý thuyết nổi bật nhất là lý thuyết Jordan - Brans-Dicke, mặc dù đa số những lý thuyết này có cấu trúc phức tạp hơn. Sự đúng đắn của các lý thuyết này vẫn chưa hoàn toàn bị bác bỏ. Đã có nhiều thí nghiệm và thực nghiệm nhằm kiểm tra thuyết tương đối tổng quát lẫn các lý thuyết thay thế khác. Cách tiếp cận mới của thuyết tương đối về không gian và thời gian đã thu hút sự quan tâm của công chúng kể từ khi lý thuyết ra đời. Einstein trở nên nổi tiếng và thuyết tương đối dần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Với cách nói đơn giản mọi thứ đều tương đối, đôi khi lý thuyết trở thành một lĩnh vực xem xét của chủ nghĩa tương đối trong triết học. Trong bộ phim chiếu vào tháng 4 năm 1922 nhan đề "Những điều cơ bản của thuyết tương đối Einstein", với nhiều khung hình minh họa giải thích thuyết tương đối hẹp của Einstein trước khán giả. Những lời chỉ trích phê bình về thuyết tương đối bắt nguồn từ nhiều cách khác nhau, như hiểu sai lý thuyết, chống đối những tiến bộ của toán học và vật lý hay liên quan đến nguồn gốc Do Thái của Einstein. Từ thập kỷ 1920 một vài nhà vật lý ở Đức đã công khai chống người Do Thái, bao gồm hai người đoạt giải Nobel là Philipp Lenard và Johannes Stark, với phong trào Deutsche Physik chống lại thuyết tương đối. Vài năm sau khi Chủ nghĩa Quốc xã nắm quyền, Stark đăng một bài viết trên tờ Das Schwarze Korps của SS số ngày 15 tháng 7 năm 1937 chống lại những người trong nước còn theo ủng hộ thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Trong số họ, Stark tố cáo Werner Heisenberg và Max Planck là những người Do Thái trắng. Heisenberg đã đến gặp trực tiếp Himmler và đạt được khôi phục danh dự của mình. Thời gian đầu thuyết tương đối mới ra đời chưa được cộng đồng khoa học công nhận, với Albert Einstein nhận giải Nobel Vật lý năm 1921 với lý do có cống hiến cho nền vật lý lý thuyết và đặc biệt cho hiệu ứng quang điện. Ngày nay, cả thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng đã được thừa nhận rộng rãi và chúng là những trụ cột cho ngành vật lý cũng như nền tảng trong sự phát triển của các công nghệ hiện đại.
2793
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2793
Nhà Kim
Nhà Kim (, tiếng Nữ Chân: 1115-1234) là một triều đại do người Nữ Chân gây dựng trong lịch sử Trung Quốc. Người Nữ Chân nguyên là phiên thuộc của triều Liêu, thủ lĩnh Hoàn Nhan A Cốt Đả sau khi thống nhất các bộ lạc Nữ Chân, vào năm 1115 dựng nước đặt đô tại Hội Ninh phủ (nay thuộc A Thành, Hắc Long Giang), quốc hiệu là Đại Kim. Sau khi triều Kim lập quốc, cùng Bắc Tống định "Liên minh trên biển" nhằm giáp công Liêu, đến năm 1125 thì Kim diệt Liêu. Bắc Tống tiến đánh Liêu hai lần song đều thua, Kim thấy vậy liền xé bỏ hẹn ước với Bắc Tống, hai lần nam hạ Trung Nguyên, đến năm 1127 thì tiêu diệt Bắc Tống. Khi dời đô đến Trung Đô (nay thuộc Bắc Kinh), lãnh thổ Kim bao trùm Hoa Bắc, cùng khu vực Hoa Trung ở phía bắc Tần Lĩnh-Hoài Hà, khiến cho Tây Hạ cùng các bộ lạc Mạc Bắc như Tháp Tháp Nhi, Khắc Liệt phải thần phục, Nam Tống phải nhận là nước cháu (Tống gọi Kim là nước chú), xưng bá tại Đông Á. Đến thời kỳ Kim Thế Tông và Kim Chương Tông, chính trị và văn hóa của Kim đạt đến đỉnh cao, song vào trung hậu kỳ Kim Chương Tông thì dần xuống dốc. Sức chiến đấu của quân Kim không ngừng suy giảm, thậm chí khi người thống trị tiến hành trao bổng lộc ở mức cao cho binh lính cũng không cản lại nổi. Quan hệ giữa người Nữ Chân và người Hán mãi không thể tìm được con đường thích hợp. Thời kỳ Hoàng đế Hoàn Nhan Vĩnh Tế và Kim Tuyên Tông, Kim bị Đại Mông Cổ Quốc mới nổi lên ở phía bắc xâm lược, trong khi nội bộ cũng có tranh đấu, vùng Sơn Đông-Hà Bắc có dân biến không dứt, cuối cùng buộc phải nam thiên Biện Kinh (nay là Khai Phong, Hà Nam). Sau đó, nhằm khôi phục thế lực, Kim lại giao chiến với Tây Hạ và Nam Tống, các bên đều tiêu hao thực lực. Năm 1234, do bị Mông Cổ và Nam Tống bắc nam hợp đánh, Đại Kim diệt vong. Năm 1115, khi Hoàn Nhan A Cốt Đả xưng đế có nói với quần thần: "Liêu lấy sắt tinh luyện làm hiệu, nhằm thể hiện sự vững mạnh. Sắt tinh luyện tuy cứng song cuối cùng cũng bị "biến hoại", chỉ có 'kim' là "bất biến bất hoại", vì vậy lấy quốc hiệu là Đại Kim để thể hiện mong muốn mãi mãi chẳng đổi chẳng hỏng. Kim là 'triều đại chinh phục' do người Nữ Chân dựng nên, mang nặng tính chất chế độ bộ lạc. Vào sơ kỳ, Kim theo chế độ bột cực liệt, tức quý tộc hiệp nghị. Sau đó, triều đình Kim tiếp thu chế độ của Liêu và Tống, dần dần chuyển từ chính trị nhị nguyên sang chế độ Hán pháp đơn nhất, do vậy cơ chế chính trị của Kim được tinh giản mà lại lớn mạnh. Về mặt quân sự, Kim thi hành chế độ Mãnh an Mưu khắc, tức quân dân hợp nhất, có thiết kỵ binh và hỏa khí tinh nhuệ, trước sau đánh bại nhiều cường quốc. Về mặt kinh tế, phần lớn kế thừa Bắc Tống, nghề gốm sứ và nghề rèn sắt hưng thịnh, 'các trường" giữa Kim-Hạ kiểm soát mạch máu kinh tế Tây Hạ. Quý tộc Nữ Chân chiếm lĩnh bừa bãi đất ruộng ở Hoa Bắc, nô dịch người Hán khiến hai bên xung đột quyết liệt. Khi quốc thế triều Kim suy thoái, người Hán nối tiếp nhau tiến hành nổi dậy vũ trang. Triều Kim trên phương diện văn hóa cũng dần theo hướng Hán hóa, từ trung kỳ về sau, hiện tượng quý tộc Nữ Chân đổi sang họ Hán, mặc Hán phục càng ngày càng phổ biến, triều đình mặc dù cấm song vẫn không cản nổi. Kim Thế Tông tích cực đề xướng học tập tiếng Nữ Chân, chữ Nữ Chân, song không thể vãn hồi xu thế người Nữ Chân bị Hán hóa. Tạp kịch và hí khúc thời Kim khá phát triển, thịnh hành hình thức dùng tạp kịch làm trò. Sự phát triển của viện bản thời Kim đặt cơ sở cho tạp kịch Nguyên khúc về sau này. Y học và số học thời Kim có sự phát triển nhanh chóng, Kim Nguyên tứ đại gia có ảnh hưởng quan trọng tới tiến trình phát triển của Trung y, việc nỗ lực phát triển "Thiên Nguyên thuật" và soạn viết "Trùng tu Đại Minh lịch" có ảnh hưởng quan trọng đối với số học thời Nguyên. Triều Kim do người Nữ Chân kiến lập, dân tộc này sinh sống dựa vào đánh cá và săn bắn. Thời Đường, người Nữ Chân được gọi là Mạt Hạt, đến thời Ngũ Đại thì bao gồm các bộ lạc như Hoàn Nhan bộ, thần thuộc Bột Hải Quốc. Thủ lĩnh Khất Tứ Bỉ Vũ (Gulsabiwu) của người Mạt Hạt (thủy tổ của người Nữ Chân) ngày xưa từng cùng Đại Trọng Tượng và Đại Tộ Vinh chống lại Võ Tắc Thiên những năm 696 - 698. Đại chiến Thiên Môn Lĩnh giữa nhà Chu và Đại Trọng Tượng nổ ra năm 698, Đại Trọng Tượng và Khất Tứ Bỉ Vũ tử chiến, Đại Tộ Vinh lên lãnh đạo dân quân Cao Câu Ly và Mạt Hạt đánh bại 20 vạn quân Chu do hai tướng người Khiết Đan là Lý Giai Cố và Lạc Vũ Chỉnh chỉ huy. Sau khi Đại Tộ Vinh lập ra vương quốc Bột Hải cùng năm 698, người Mạt Hạt được cho nắm giữ 1 phần quyền lực trong vương quốc này. Triều Liêu (đời vua Liêu Thái Tổ) sau khi đánh diệt Bột Hải Quốc (đời vua Đại Nhân Soạn) vào năm 926, thu biên người Nữ Chân ở phương nam, gọi là Thục Nữ Chân, người Nữ Chân ở phương bắc là Sinh Nữ Chân. Đến vãn kỳ của triều Liêu, triều chính hỗn loạn, Liêu Thiên Tộ Đế hồ đồ bất tài, triều đình Liêu không ngừng đòi cống phẩm, chà đạp bách tính Nữ Chân. Một số bộ lạc Nữ Chân ở đông bắc bộ Cao Ly từng là thần thuộc của vương triều này, đồng thời cũng triều cống, được gọi là Đông Nữ Chân hoặc Đông Bắc Nữ Chân. Sau khi Hoàn Nhan bộ nổi lên, liên minh các bộ lạc Nữ Chân với nòng cốt là Hoàn Nhan bộ muốn thống nhất bộ lạc Nữ Chân tại Hạt Lãn Điện (nay là khu vực đông bắc của Bắc Triều Tiên), Cao Ly bất an nên quyết định khai khẩn vùng đất này, hai bên phát sinh xung đột. Tháng hai năm 1104, các tướng Cao Ly như Lâm Can suất quân xâm nhập Hạt Lãn Điện, bị quân Nữ Chân đánh cho thảm bại. Cao Ly chiến bại tổn binh, song vì Doãn Quán du thuyết nên quân Nữ Chân tạm ngưng chiến. Sau khi quân Nữ Chân rút đi, Doãn Quán thỉnh cầu với Cao Ly Túc Tông huấn luyện binh sĩ nhằm tạo ra một đội quân tinh nhuệ. Năm 1107, Doãn Quán suất lĩnh "Biệt vũ ban" gồm 17 nghìn lính tiến đánh người Nữ Chân, giành được thắng lợi, cho xây dựng 9 tòa thành ở khu vực Hàm Hưng ngày nay. Năm 1108, Cao Ly có tranh đấu nội bộ, quân chủ mới là Cao Ly Duệ Tông lệnh cho Doãn Quán triệt binh. Từ năm 1108 đến 1109, Ô Nhã Thúc chỉ huy quân Nữ Chân thu phục Hạt Lãn Điện, Cao Ly thỉnh hòa, xin rút quân khỏi 9 thành và các khu vực chiếm được của người Nữ Chân. Năm 1112, khi Thiên Tộ Đế đến Xuân châu tụ hội cùng với tù trưởng các tộc Nữ Chân đã cư xử bất kính với Hoàn Nhan A Cốt Đả và các tù trưởng khác, khiến cho Hoàn Nhan A Cốt Đả có ý phản kháng triều đình Liêu, sau đó xuất binh thống nhất các tộc Nữ Chân. Năm 1114, Hoàn Nhan A Cốt Đả tuyên chiến với triều đình Liêu. Vua Liêu sai tướng mang 7.000 quân đi đánh Nữ Chân, tập kết tại bờ phía bắc sông Áp Tử (tức sông Nộn Giang, vị trí giữa hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang); A Cốt Đả dàn 3.700 quân đối bờ. Lợi dụng ban đêm, A Cốt Đả mang quân vượt sông, bấy giờ gió lớn nỗi lên, trời tối mù mịt, xua quân tiến đánh, quân Liêu tan vỡ đại bại, sau đó tiếp tục bại trận trong các trận chiến Ninh Giang và Xuất Hà Điếm. Tháng giêng năm 1115, tại Hoàng Đế trại (nay thuộc A Thành, Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang), Hoàn Nhan A Cốt Đả xưng đế kiến quốc, tức Kim Thái Tổ, định quốc hiệu là "Đại Kim". Đến lúc này, Liêu Thiên Tộ Đế mới xem trọng sự việc, đồng thời hạ lệnh thân chinh, song quân Liêu bị quân Kim đánh bại, còn nội bộ triều Liêu lại xảy ra việc Da Luật Chương Nô và Cao Vĩnh Xương làm phản. Kim Thái Tổ lấy Ngũ Kinh của Liêu làm mục tiêu, phân binh làm hai lộ triển khai chiến tranh Kim diệt Liêu. Liêu Thiên Tộ Đế từng sắc phong cho Kim Thái Tổ là Đông Hoài quốc hoàng đế nhằm an phủ, song văn bản trong sắc phong không gọi Hoàn Nhan A Cốt Đả là huynh trưởng, quốc hiệu không phải là Đại Kim, do vậy ông không tiếp thụ sắc phong mà tiếp tục tiến đánh Liêu. Tháng năm của năm 1116, quân Đông lộ chiếm lĩnh Đông Kinh Liêu Dương phủ (nay thuộc Liêu Dương, Liêu Ninh), đến năm 1120 quân Tây lộ đánh chiếm Thượng Kinh Lâm Hoàng phủ (nay thuộc Ba Lâm Tả, Nội Mông), triều Liêu để mất một nửa đất đai. Trong lúc đang diễn ra chiến sự, Bắc Tống liên tục phái các sứ giả Mã Chính, Triệu Lương Tự đến, cùng Kim định Hải thượng chi minh, liên hiệp tiến công Liêu. Năm 1122, quân Đông lộ đánh hạ Trung Kinh Đại Định phủ (nay thuộc Ninh Thành, Nội Mông), Thiên Tộ Đế chạy đến sa mạc Gobi. Đồng thời, quân Tây lộ cũng đánh hạ Tây Kinh Đại Đồng phủ (nay thuộc Đại Đồng, Sơn Tây), Da Luật Đại Thạch lập Da Luật Thuần ở Nam Kinh Tích Tân phủ (nay thuộc Bắc Kinh), tức chính quyền Bắc Liêu. Bắc Tống phái Đồng Quán cùng những người khác nhiều lần đem quân bắc phạt Liêu, song đều bị quân Liêu đánh tan. Bắc Tống cuối cùng phải thỉnh quân Kim đánh hạ Nam Kinh của Liêu, Bắc Liêu mất, đến lúc này Ngũ Kinh của Liêu đều bị Kim đánh hạ. Tống và Kim trải qua hiệp thương, kết quả là quân Kim sẽ trao cho Tống một bộ phận thành thị của Yên Vân thập lục châu, đồng thời thu được tuế tệ, song cuối cùng Bắc Tống chỉ thu được các tòa thành không sau khi chúng bị quân Kim cướp phá. Năm 1123, Kim Thái Tổ qua đời, em trai là Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi kế vị, tức Kim Thái Tông. Tháng giêng năm 1124, nhằm liên hiệp với Tây Hạ để diệt Liêu, Kim Thái Tông cắt đất Liêu cũ ở phía bắc Hạ Trại và phía nam Âm Sơn cho Tây Hạ, Tây Hạ chuyển sang xưng thần với Kim. Năm 1125, Liêu Thiên Tộ Đế bị bắt, triều Liêu mất. Người Nữ Chân đã trả thù cho vương quốc Bột Hải từng bị người Khiết Đan tiêu diệt vào năm xưa. Song Da Luật Đại Thạch suất quân tiến về phía tây, thành lập Tây Liêu ở Tây Vực.. Sau khi diệt Liêu, triều Kim liền có ý nam hạ diệt triều Tống. Kim Thái Tông mượn "biến Bình châu", vào năm 1125 phát động chiến tranh Kim diệt Tống. Kim Thái Tông phái Bột cực liệt Hoàn Nhan Tà Dã làm Đô nguyên soái, Hoàn Nhan Tông Vọng, Hoàn Nhan Tông Hàn phân binh hai lộ Hà Bắc và Sơn Tây, cuối cùng hội quân ở thủ đô Khai Phong của Bắc Tống. Trước tình huống tướng Tống Lý Cương tử thủ Khai Phong, hai bên Kim và Tống ký kết "Tuyên Hòa hòa nghị" Năm 1126, lấy lý do triều đình Tống hủy ước, Kim Thái Tông lại phái Hoàn Nhan Tông Vọng và Hoàn Nhan Tông Hàn phân làm hai lộ công phá Khai Phong, đến năm sau bắt được Tống Khâm Tông, Tống Huy Tông cùng hoàng thất Tống và đưa họ về phía bắc, sử gọi là Tĩnh Khang chi họa, Bắc Tống diệt vong. Tuy nhiên, Khang vương Triệu Cấu của Bắc Tống tránh được nạn, đồng thời xưng đế ở Nam Kinh Quy Đức phủ (nay thuộc Thương Khâu, Hà Nam), kiến quốc Nam Tống, tức Tống Cao Tông. Để phục vụ cho mục đích thống trị vùng đất rộng lớn mới chiếm lĩnh được từ tay người Hán, triều Kim trước sau lập ra các chính quyền bù nhìn là Trương Sở và Lưu Tề, đồng thời nhiều lần phái Hoàn Nhan Tông Bật và các tướng Kim khác đem quân nam chinh Tống Cao Tông (lúc này dời đến Giang Nam). Nhờ nỗ lực của các tướng Nhạc Phi, Hàn Thế Trung, Trương Tuấn, Nam Tống mới được giữ vững. Cuối cùng, triều Kim chỉ còn cách buộc Nam Tống xưng nước cháu với mình, đồng thời bắt các nước Tây Hạ và Cao Ly phải thần phục, xưng bá Đông Á. Năm 1135, Kim Thái Tông qua đời, tôn tử của Kim Thái Tổ là Hoàn Nhan Đản tức vị, tức Kim Hy Tông. Đương thời, có một số công thần phụ tá triều đình Kim được gọi là "Diên Khánh công thần", bọn họ kiểm soát triều chính, chủ yếu phân thành phái chủ chiến và phái chủ hòa. Kim Hy Tông phế trừ Lưu Tề vào năm 1137, sau đó nghe theo kiến nghị của Hoàn Nhan Thát Lãn thuộc phái chủ hòa, tiến hành nghị hòa với phái chủ hòa của Nam Tống gồm Tống Cao Tông và Tần Cối. Việc phải cắt nhượng Hà Nam và Thiểm Tây khiến cho Hoàn Nhan Tông Bật thuộc phái chủ chiến bất mãn, đến năm 1140 thì Hoàn Nhan Tông Bật suất quân đoạt lấy đất Hà Nam, Thiểm Tây. Năm sau, Hoàn Nhan Tông Bật lại nam chinh, song bị Nhạc Phi và Lưu Kỹ đánh bại, Nhạc Phi sau trận Yển Thành tiến hành bắc phạt, tiến sát Biện Kinh. Cuối cùng, Hoàn Nhan Tông Bật và phái chủ hòa của Nam Tống hợp đàm, ký kết Thiệu Hưng hòa nghị, đến lúc này biên giới Kim-Tống hoàn toàn xác định theo Tần Lĩnh-Hoài Hà. Kim Hy Tông từ nhỏ đã được dạy dỗ trong môi trường văn hóa Hán, sau khi đăng cơ cùng với Hoàn Nhan Tông Bật thúc đẩy cải cách theo Hán chế, đồng thời trọng dụng người Hán. Năm sau, Kim Hy Tông phái ba người thuộc "Diễn Khánh công thần" là Hoàn Nhan Tông Bàn, Hoàn Nhan Tông Cán, Hoàn Nhan Tông Hàn cùng tổng quản cơ cấu chính phủ. Quan chế Kim đến lúc này về cơ bản đã Hán hóa, kiến lập tam tỉnh chế với thượng thư tỉnh là trung tâm. Kim Hy Tông do bị "Diễn Khánh công thần" và Hoàng hậu khống chế, bản thân sầu não quá độ, đến hậu kỳ thì không còn lo việc triều chính, lạm sát người vô tội, cuối cùng bị anh họ là Hữu thừa tướng Hải Lăng vương Hoàn Nhan Lượng sát hại vào năm 1150, Hoàn Nhan Lượng xưng làm hoàng đế. Nhằm công phạt Nam Tống, thống nhất Trung Hoa, Hoàng đế Hoàn Nhan Lượng thi hành nhiều biện pháp: thiên đô đến Yên Kinh (nay thuộc Bắc Kinh), gọi là Trung Đô, đồng thời cũng có ý nam thiên đến Biện Kinh; phân chia lại về hành chính với việc thành lập 4 lộ nhằm tạo thuận lợi cho quản lý; đưa quân đội khi trước do Kim Thái Tông cùng Hoàn Nhan Tông Cán và Hoàn Nhan Tông Hàn quản lý đang trú trát tại Thượng Kinh Hội Ninh phủ chuyển sang chịu sự quản chế của triều đình, tạo nền tảng cho chế độ trung ương tập quyền của triều Kim. Tuy nhiên, Hoàn Nhan Lượng nghi kỵ sâu sắc các thành viên trong tông thất, hậu duệ của Kim Thái Tông hầu như đều bị Hoàn Nhan Lượng sát hại; đồng thời ông hao phí của cải rất lớn, không xem xét đến sự phản đối của một bộ phận đại thần, kiên quyết Nam chinh. Tháng 5 năm 1161, triều đình Kim khiến sứ sang Tống yêu cầu hoạch định lại biên giới, có ý muốn tạo cớ gây hấn, Nam Tống bắt đầu phòng bị chiến tranh. Năm sau, Hoàng đế Hoàn Nhan Lượng suất đại quân từ Biện Kinh phân binh làm 4 lộ tiến hành nam chinh. Quân Đông diện phân thành hải lộ và lục lộ, quân lục lộ do Hoàng đế Hoàn Nhan Lượng tự thân suất lĩnh, từ Túc châu (nay là Túc Châu, An Huy) vượt qua Hoài Hà đánh thẳng đến Hòa châu (nay là huyện Hòa, An Huy), thủy quân hải lộ đánh thẳng vào thủ đô Lâm An (nay là Hàng Châu, Chiết Giang) của Nam Tống. Quân Tây lộ phân biệt từ Quan Trung tiến công khu vực Tứ Xuyên và từ Hà Nam tiến công khu vực Hồ Bắc. Quân Đông lộ sau khi vượt Hoài Hà đánh chiếm Hòa châu thì chuẩn bị tiếp tục vượt Trường Giang. Tuy nhiên, thủy quân hải lộ của Kim bị thủy quân của tướng Tống Lý Bảo tiêu diệt tại Giao Tây (nay thuộc Giao Châu, Sơn Đông). Đồng thời, người Khiết Đan ở tây bắc làm phản, em họ là Cát vương Hoàn Nhan Tụ tự lập làm hoàng đế ở Đông Kinh Liêu Dương phủ, đồng thời chuyển đến Yên Kinh, tức Kim Thế Tông. Trước tình hình này, Hoàng đế Hoàn Nhan Lượng vẫn cố vượt Trường Giang, song đội quân tiến trước bị tướng Tống Ngu Doãn Văn đánh bại trong Trận Thái Thạch, thuyền hạm cũng bị quân Tống tiêu hủy. Hoàng đế Hoàn Nhan Lượng có ý đồ dời quân đến Dương Châu để vượt Trường Giang, song bị bộ hạ phản đối mạnh mẽ, cuối cùng họ phát động binh biến sát hại Hoàn Nhan Lượng. Quân Tống thừa cơ thu phục khu vực phía nam Hoài Hà, tức Hoài Nam, từ sau đó Kim không còn phát động chiến tranh nhằm diệt Tống nữa. Năm 1161, Kim Thế Tông sau khi cử binh thì chiêu cáo tội lỗi của Hoàng đế Hoàn Nhan Lượng, suất quân thống nhất Hoa Bắc, đồng thời đình chỉ phát động chiến tranh nhằm diệt Tống. Tuy nhiên, chiến tranh giữa Kim và Tống vẫn chưa kết thúc, vào năm 1162 lấy lý do Nam Tống không nguyện xưng thần, Kim Thế Tông phái chủ tướng Bộc Tán Trung Nghĩa tiến trú Biện Kinh, Hột Thạch Liệt Chí Ninh trấn thủ tiền tuyến, chuẩn bị đoạt lại khu vực Hoài Nam. Lúc này, Tống Hiếu Tông Triệu Thận có ý đồ muốn thu phục Trung Nguyên nên phái chủ tướng Trương Tuấn suất lĩnh quân đội bắc phạt, sử gọi là Long Hưng bắc phạt. Quân Tống dần dần chiếm lĩnh các nơi ở Hoài Bắc, song bị Hột Thạch Liệt Chí Ninh đánh tan trong trận Phù Li, chiến dịch bắc phạt của Tống kết thúc. Sau đó, phái chủ hòa trong triều đình Nam Tống nổi lên, đến năm 1164 khi quân Kim lại tiến hành nam chinh thì Tống cầu hòa, hai bên ký kết hiệp ước, đối đãi bình đẳng, triều Kim thu được của cải mỗi năm từ Tống. Về mặt nội chính, bản thân Kim Thế Tông rất giản dị, lựa chọn phương thức quản lý triều chính trung dung yên ổn, đề xướng Nho học; tra vấn quan lại, nghiêm cấm tham ô; có thái độ thực tế với kinh tế, đồng thời miễn trừ các khoản thuế bất hợp lý, khi xảy ra thiên tai thì lập tức cho cứu tế. Đương thời, nhân dân các tộc liên tiếp khởi nghĩa, Kim Thế Tông vì để duy trì thống trị nên lợi dụng các chế độ khoa cử, học hiệu, tranh thủ sự ủng hộ của quý tộc người Hán, tăng cường quyền lực của mãnh an-mưu khắc, mở rộng diện tích đất đai do người Nữ Chân chiếm hữu. Những việc này đều khiến cho kinh tế-văn hóa của triều Kim khôi phục và phát triển ở trình độ nhất định, sử gọi là Đại Định chi trị. Ngoài việc chống lại Nam Tống bắt phạt, Kim Thế Tông còn xuất binh uy chấn Tây Hạ, Cao Ly, khiến hai nước này thần phục, triều Kim được Kim Sử gọi là 'tiểu Nghiêu Thuấn'. Năm 1189, Kim Thế Tông qua đời, do Thái tử Hoàn Nhan Doãn Cung mất sớm, do vậy nhi tử của Doãn Cung là Hoàn Nhan Cảnh tức vị, tức Kim Chương Tông. Tiền kỳ thời Kim Chương Tông, chính trị Kim bị Hán hóa rất sâu, kinh tế rất phát triển, sử gọi là Minh Xương chi trị. Không chỉ khích lệ văn hóa trong nước, bản thân Kim Chương Tông cũng được mô tả là người hay chữ. Tuy nhiên, Kim Chương Tông quá xem trọng việc phát triển văn hóa, sủng ái Lý Sư Nhi (sau phong là Nguyên phi) và ngoại thích Lý thị, nhiệm dụng người có xuất thân 'kinh đồng' là Tư Trì Quốc quản lý triều chính. Hai thế lực này hiệp trợ lẫn nhau, mưu cầu tư lợi khi can chính, khiến cho cục thế chính trị vào hậu kỳ thời Kim Chương Tông dần trượt dốc, cộng thêm Hoàng Hà gây lũ lụt và thay đổi dòng chảy khiến quốc thế triều Kim dần suy thoái. Lúc này, quân sự triều Kim dần bị bỏ bê, các bộ Mông Cổ ở phương bắc nổi lên. Kim Chương Tông từng phái binh đến Mông Cổ, đồng thời kích động các bộ lạc Mông Cổ tàn sát lẫn nhau, song hiệu quả thu được không lớn, cuối cùng Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ. Quyền thần Nam Tống là Hàn Thác Trụ thấy quốc thế triều Kim suy thoái, mệnh Ngô Hi quản lý đất Thục, chuẩn bị bắc phạt, tuy nhiên triều đình Kim cũng phái Bộc Tán Quỹ trấn giữ Biện Kinh đề kháng quân Tống. Năm 1206, Hàn Thác Trụ phát động Khai Hy bắc phạt, triều Kim từng để mất khu vực Hoài Bắc, song lại nhận được sự đầu hàng của Ngô Hy ở Thục. Đến tháng tám, Bộc Tán Quỹ suất quân chia làm 9 lộ nam hạ, đến cuối năm thì áp sát Trường Giang, đồng thời vây đánh Tương Dương. Năm sau, Ngô Hy bị sát hại, Tứ Xuyên lại về tay Nam Tống, đến lúc này hai bên có ý hòa nghị. Cuối cùng, Hàn Thác Trụ bị giết theo như yêu cầu của Kim, hai bên nghị hòa vào năm 1208, sử gọi là Gia Định hòa nghị. Năm 1208, Kim Chương Tông qua đời, do cả sáu nhi tử của ông đều chết yểu, Lý nguyên phi lập hoàng thúc của ông là Vệ Thiệu vương Hoàn Nhan Vĩnh Tế làm người kế vị. Hoàn Nhan Vĩnh Tế sau khi kế vị lập tức thanh trừ thế lực ngoại thích, song bản thân ông lại dùng nhầm người, càng khiến cho quốc thế triều Kim suy thoái hỗn loạn, đương thời không đủ sức phản kháng quân Mông Cổ xâm nhập. Nắm 1206, Thành Cát Tư Hãn thống nhất Đại Mạc, lập nên Đại Mông Cổ Quốc. Đương thời, người Mông Cổ giữ thái độ thù địch nghiêm trọng với triều Kim, có ý thoát khỏi sự khống chế của triều Kim, Thành Cát Tư Hãn cũng biết rằng Hoàn Nhan Vĩnh Tế thuộc hàng bất tài, nhận định hiện là thời cơ tốt để đánh diệt triều Kim. Thành Cát Tư Hãn trước tiên công đánh Tây Hạ nhằm phá vỡ đồng minh Kim-Hạ. Đương thời, Tây Hạ cầu viện Kim, Hoàng đế Hoàn Nhan Vĩnh Tế ngồi xem không ứng cứu, cuối cùng Tây Hạ thần phục Mông Cổ, chuyển sang phụ Mông phạt Kim. Sau khi loại bỏ được nỗi lo từ Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn vào năm 1210 đoạn giao với triều Kim. Năm sau, Thành Cát Tư Hãn phát động chiến tranh Mông-Kim, 40 vạn quân Kim do Thừa tướng Hoàn Nhan Thừa Dụ và Tướng Hoàn Nhan Cửu Cân suất lĩnh bị quân Mông Cổ đại phá trong trận Dã Hồ Lĩnh, Hoàng đế Hoàn Nhan Vĩnh Tế đem chức Thừa tướng giao lại cho Đồ Đan Dật giỏi mưu lược. Quân Mông Cổ sau đó đánh vào Hoa Bắc, cướp đoạt tứ xứ, cuối cùng bao vây Trung Đô của Kim, song do thành trì Trung Đô vững chắc nên quân Mông Cổ rút lui. Năm 1212, Thành Cát Tư Hãn lại một lần nữa xuống phía nam đánh Kim, từng bao vây Tây Kinh Đại Đồng phủ của Kim. Cùng năm, một người Khiết Đan là Da Luật Lưu Ca ở vùng đông bắc tiến hành phản Kim phụ Mông, quân triều đình Kim bị đánh bại tại Địch Cát Não (nay ở phụ cận Xương Đồ, Liêu Ninh). Năm 1213, Tướng Hồ Sa Hổ sát hại Hoàng đế Hoàn Nhan Vĩnh Tế, Hồ Sa Hổ lập thứ huynh của Kim Chương Tông là Hoàn Nhan Tuần kế vị, tức Kim Tuyên Tông. Hồ Sa Hổ nắm giữ đại quyền của triều Kim, song do uy hiếp tướng trấn thủ Trung Đô là Truật Hổ Cao Kỳ nên cuối cùng bị người này sát hại. Mùa thu năm 1213, Thành Cát Tư Hãn phân binh làm 3 lộ đánh Kim, phái Hoàng tử Truật Xích kinh lược Sơn Tây, Hoàng đệ Hợp Tát Nhi đến Hà Bắc, bản thân Thành Cát Tư Hãn cùng ấu tử Đà Lôi đến Sơn Đông, triều đình Kim chỉ còn 11 thành như Trung Đô, Chân Định, Đại Danh là chưa bị mất. Năm sau, Kim Tuyên Tông cầu hòa, dâng vàng và Kỳ Quốc công chúa cho Thành Cát Tư Hãn, đạt được Mông-Kim hòa nghị. Sau khi quân Mông Cổ rút lui, Kim Tuyên Tống bất chấp sự phản đối của Đồ Đan Dật và những người khác, cùng Truật Hổ Cao Kỳ dời đô đến Biện Kinh, phái Thái tử Hoàn Nhan Thủ Trung trấn thủ Trung Đô, khiến quân dân Hà Bắc bất an. Năm 1215, quân Mông Cổ lấy lý do Kim dời đô đến phía nam để suất quân đánh chiếm Trung Đô, đến lúc này Kim để mất khu vực Hà Bắc. Tháng mười cùng năm, tướng Kim phụ trách đánh Da Luật Lưu Ca là Bồ Tiên Vạn Nô tự lập làm hoàng đế ở Liêu Đông, dựng nên Đông Chân Quốc. Đến lúc này, vùng đất mà người Nữ Chân hưng khởi bị phân chia giữa Bồ Tiên Vạn Nô và Da Luật Lưu Ca, còn Sơn Đông và Hà Bắc đều có quân Áo Đỏ nổi dậy, triều đình Kim chỉ còn khống chế được Hà Nam, Hoài Bắc và Quan Trung. Hoàng Hà từ khi Kim nam thiên thì đổi dòng sang hướng đông nam, phạm vi ngập lụt rất rộng. Sau khi Kim Tuyên Tông nam thiên, quốc thế của Kim càng thêm yếu, Mông Cổ thay thế Kim xưng bá tại Đông Á. Vì Thành Cát Tư Hãn đem quân tây chinh Đế quốc Khwarezm Ba Tư nên ông ta phong Mộc Hoa Lê làm "Thái sư quốc vương" thống lĩnh đất Hán. tiếp tục uy hiếp triều Kim, Kim ở vào trạng thái hấp hối. Mặc dù Kim Tuyên Tông muốn chấn hưng lại triều Kim, song không có tài năng mưu kế kiệt xuất, lại có thiên tính nghi kỵ, về mặt chính trị không có sự khởi sắc. Năm 1219, Thái Nguyên thất thủ, triều đình Kim lập "Hà Bắc cửu công", phong cho 9 người như Vương Phúc, Di Lạt Chúng Gia Nô, Vũ Tiên tước công, ban hiệu "Tuyên lực trung thần", mục đích là để khiến họ giữ vững quốc thổ, song không có kết quả. Kim Tuyên Tông nhiệm dụng Truật Hổ Cao Kỳ, người này có bản tính hà khắc, liên tục nam chinh Nam Tống, tây chinh Tây Hạ để khuếch trương lãnh thổ, đồng thời tiếp tục chiến đấu kháng Mông Cổ. Đến lúc này, tình hình của triều Kim là nội chính không tốt, quân lực đã sút kém, trải qua nhiều lần chiến tranh khiến Kim lâm vào khốn cảnh. Năm 1219, Truật Hổ Cao Kỳ bị Kim Tuyên Tông giết. Năm 1224, Kim Tuyên Tông qua đời, thứ tử Hoàn Nhan Thủ Tự kế vị, tức Kim Ai Tông. "Bài chi tiết: Trận Tam Phong Sơn;Trận Thái Châu (1233-1234)" Sau khi Kim Ai Tông tức vị, ông khuyến khích sản xuất nông nghiệp, hòa hảo với Nam Tống và Tây Hạ. Kim Ai Tông cũng lập ra "Trung hiếu quân" trực thuộc trung ương, nhiệm dụng Hoàn Nhan Trần Hòa Thượng và các danh tướng kháng Mông khác, vào năm 1228 đánh tan quân Mông Cổ trong trận chiến Đại Xương Nguyên tại huyện Ninh thuộc Cam Túc ngày nay. Sau đó, quân Kim thu phục được không ít đất đai, khiến triều Kim khởi tử hồi sinh. Tây Hạ do quốc lực suy lạc nên cuối cùng bị Mông Cổ tiêu diệt vào năm 1227. Thành Cát Tư Hãn qua đời trong chiến dịch tiêu diệt Tây Hạ, Oa Khoát Đài kế nhiệm vào năm 1229. Sau đó, quân Mông Cổ lại đối phó với Kim, Oa Khoát Đài Hãn phát động ba lộ phạt Kim vào năm 1230, Đại Hãn suất đại quân vượt Hoàng Hà đánh thẳng đến Biện Kinh, Oát Trần Na Nham suất quân Đông lộ đến Tế Nam, Đà Lôi suất quân Tây lộ từ Hán Trung mượn đường Tống theo Hán Thủy tiến đánh Biện Kinh. Năm 1232, Đà Lôi đến gần Biện Kinh, Kim Ai Tông phái Hoàn Nhan Hợp Đạt, Di Lạt Phổ A suất đại quân đánh chặn ở Đặng Châu. Đến lúc này, Oa Khoát Đài Hãn suất đại quân vượt Hoàng Hà, đồng thời phái Tốc Bất Đài đánh Biện Kinh. Quân bắc viện Biện Kinh của Hoàn Nhan Hợp Đạt giao chiến với quân của Đà Lôi ở Tam Phong Sơn (nay ở đông nam Vũ Châu, Hà Nam - nơi diễn ra trận Tam Phong Sơn), kết quả là đội quân tinh nhuệ này của Kim bị đánh bại hoàn toàn, các danh tướng Trương Huệ, Hoàn Nhan Hợp Đạt, Hoàn Nhan Trần Hòa Thượng và Di Lạt Phổ A tử vong. Quân Mông Cổ vây đánh Biện Kinh, Kim Ai Tông phải cầu hòa. Tuy nhiên, sau đó triều đình Kim lại giết sứ giả của Mông Cổ, Mông Cổ lại vây đánh Biện Kinh. Kim Ai Tông kiên trì đến cuối năm thì bỏ thành, chạy về nam đến Quy Đức (nay thuộc Thương Khâu, Hà Nam), tướng trấn thủ Biện Kinh là Thôi Lập đầu hàng Mông Cổ. Bị tướng Mông Cổ là Sử Thiên Trạch truy đuổi, Kim Ai Tông chạy đến Thái châu (nay thuộc Nhữ Nam, Hà Nam), quân Mông Cổ hẹn ước với tướng Nam Tống là Mạnh Củng, Giang Hải liên hiệp vây đánh. Tháng giêng năm 1234, Thái châu cực kỳ nguy cấp, Kim Ai Tông không muốn là quân chủ mất nước, do vậy ông đem hoàng vị trao cho Thống soái Hoàn Nhan Thừa Lân vào ngày 9 tháng 2 DL, sử gọi là Kim Mạt Đế. Đến khi thành Thái châu bị chiếm, Kim Ai Tông tự sát, Kim Mạt Đế tử vong trong loạn quân, triều Kim mất. Từ khi Kim Thái Tổ lập quốc, Kim liên tiếp phát động chiến tranh xâm lược Liêu, Bắc Tống, Tây Hạ, Cao Ly. Sang thời Kim Thái Tông, triều Kim trước sau đánh diệt Liêu và Bắc Tống, cương vực lúc này đông đến vùng đất cư trú của các tộc Cát Lý Mê, Ngột Đích Cải ở hạ du sông Tùng Hoa, giáp biển Nhật Bản; bắc đến Hỏa Lỗ Hỏa Mưu Khắc (nay thuộc khu vực dãy núi Stanovoy của Nga, cách Bồ Dữ lộ (nay thuộc huyện Khắc Đông, Hắc Long Giang) hơn 3.000 lý về phía bắc; tây bắc đến khu vực Hà Sáo, sát với các bộ lạc Đại Mạc như Tháp Tháp Nhi bộ, Uông Cổ bộ; phía tây men theo giới hào phụ cận Tần châu, sát với Tây Hạ. Ở phía nam, lấy Tần Lĩnh-Hoài Hà làm ranh giới với Nam Tống, ở đoạn viễn tây lấy Đại tán quan làm ranh giới. Cương vực triều Kim có thể phân thành 3 bộ phận, khu vực thứ nhất là vùng Đông Bắc và Mạc Nam nguyên nằm dưới quyền thống trị của triều Liêu, đây là vùng đất hưng khởi của triều Kim, bao gồm vùng đất cư trú của các bộ lạc Nữ Chân, cũng như người Khiết Đan, Hề, Bột Hải và các tộc Cát Lý Mê, Ngột Lý Cải. Vào đầu những năm kiến quốc, triều Kim đối với khu vực này đều dùng cựu chế của Sinh Nữ Chân, như sau khi Kim Thái Tổ chiếm lĩnh được các châu huyện ở Đông Kinh của Liêu vào năm 1116, "chiếu trừ Liêu pháp, giảm bớt thuế, đặt mãnh an-mưu khắc như chế độ bản triều", nghĩa là các tộc người Nữ Chân, Hán, Bột Hải, Khiết Đan hoặc Hề đều phải theo chế độ mãnh an-mưu khắc. Khu vực thứ hai từ Thượng Kinh Lâm Hoàng phủ kéo dài xuống phía nam, đến Yên Vân thập lục châu ở Hà Bắc-Sơn Tây, cư dân ở đây chủ yếu là người Hán, song chịu sự thống trị của người Khiết Đan trong một thời gian dài, dưới thời Kim vẫn duy trì chế độ Hán quan. Sử sách ghi là "Thái Tổ nhập Yên, bắt đầu dùng chế độ Nam-Bắc diện quan của Liêu", tức đồng thời thi hành cựu chế của người Nữ Chân và Hán chế. Khu vực thứ ba là khu vực nguyên thuộc sự thống trị của Tống ở phía bắc Tần Lĩnh-Hoài Hà, cư dân chủ yếu là người Hán, do mới chịu sự thống trị của ngoại tộc nên phần lớn không muốn chịu sự quản chế của Kim. Triều đình Kim từng lần lượt đặt ra chính quyền bù nhìn Trương Sở và Lưu Tề để thống trị khu vực thứ ba này, cuối cùng triều đình Kim tiến hành quản lý trực tiếp theo chế độ Hán. Triều Kim lựa chọn phân chia hành chính ba cấp là lộ, châu, huyện, tổng cộng có 5 kinh 19 lộ: Ở cấp lộ có đô tổng quản phủ, cùng với tam ty đô chuyển vận ty, án sát, diêm sứ; Ngũ Kinh phủ có chức lưu thủ. Châu thời Kim phân thành ba loại: tiết độ châu đặt chức tiết độ sứ, phòng ngự châu đặt chức phòng ngự sứ, thứ sử châu đặt chức thứ sử. Ở cấp huyện, huyện lệnh là người cai quản, phân thành bảy đẳng cấp. Ngoài ra, Kim còn có các chức quan bộ lạc, Mãnh an gồm 1.000 phu, Mưu khắc gồm 100 phu, hợp xưng là Mãnh an Mưu khắc; "củ tường ổn" (乣詳穩) là chức quan phụ trách việc bảo vệ biên giới, "di lý cận" (移里菫) là chức dành cho thủ lĩnh thôn trại bộ lạc. Triều Kim thi hành Ngũ Kinh chế, tổng cộng có Trung Đô Đại Hưng phủ, Thượng Kinh Hội Ninh phủ, Nam Kinh Khai Phong phủ, Bắc Kinh Đại Định phủ, Đông Kinh Liêu Dương phủ, Tây Kinh Đại Đồng phủ; ba bồi đô sau nguyên là Trung Kinh Đại Định phủ, Đông Kinh Liêu Dương phủ, Tây Kinh Đại Đồng phủ của triều Liêu. Kinh đô của triều Kim nguyên nằm ở Thượng Kinh, tháng 4 năm 1151 thì Hoàng đế Hoàn Nhan Lượng ban bố chiếu thư mở rộng Yên Kinh làm Trung Đô, đến năm 1153 thì thiên đô tới Trung Đô, Trung Đô là thủ đô trong thời gian lâu nhất của Kim. Năm 1214, Kim Tuyên Tông trước áp lực của người Mông Cổ đã tuyên bố nam thiên Biện Kinh. Năm 1232, sau khi quân Mông Cổ bao vây Biện Kinh, Kim Ai Tông chạy đến Quy Đức (nay thuộc Thương Khâu, Hà Nam), rồi Thái châu (nay thuộc Nhữ Nam, Hà Nam). Triều Kim vào sơ kỳ áp dụng đầy đủ quan chế Nam-Bắc diện từ thời Liêu, thi hành chế độ lưỡng nguyên: Nữ Chân cựu chế, Hán chế tại lãnh địa của người Hán. Sau khi thi hành "Thiên Quyến tân chế" từ thời Kim Hy Tông, Nữ Chân chế dần bị loại bỏ, dần dần chọn dùng chế độ triều Tống. Thể chế chính trị được nhất nguyên hóa là một nguyên nhân quan trọng khiến triều Kim lớn mạnh. Lúc mới lập quốc, Kim Thái Tổ phế trừ chế độ "quốc tướng" từ thời liên minh bộ lạc, chọn dùng chế độ Bột cực liệt, tức là phân thành nhóm, trưởng quan đều gọi là "Bột cực liệt". Trong đó, "Đô Bột cực liệt" là hoàng đế, "Am ban Bột cực liệt" là hoàng trữ, tức người được chỉ định kế thừa hoàng vị; "Quốc luận Bột cực liệt" là quốc tướng; "A mãi Bột cực liệt" trợ thủ cho quốc tướng; "Hạo Bột cực liệt" là trợ thủ thứ hai; hình thành chế độ Bột cực liệt mà theo đó Hoàng đế cùng với một số ít đại thần cùng thảo luận quốc sự. Sau lại có thêm "Hốt lỗ Bột cực liệt", tức trợ thủ thứ ba, đến năm 1132 thì Kim Thái Tông phân "Hốt lỗ Bột cự liệt" thành tả bột cực liệt và hữu bột cực liệt, hình thành nhóm bàn quốc sự gồm Hoàng đế, Hoàng trữ, Quốc tướng ngũ nhân. Cùng với việc ngày càng mở rộng về phía nam, triều đình Kim chuyển sang sử dụng "tam tỉnh chế". Từ năm 1123 đến năm 1138, Kim Thái Tông chiếm lĩnh Yên Vân thập lục châu và đánh diệt Bắc Tống, thi hành chế độ Hán quan, cùng với cựu chế của người Nữ Chân hình thành chế độ lưỡng nguyên. Về "Nam diện quan" vào đầu thời Kim, từng thiết lập Hán địa Xu mật viện tại Quảng Ninh thuộc Doanh châu (nay thuộc Xương Lê, Hà Bắc), cuối cùng dời đến Yên Kinh. "Bắc diện quan" chủ yếu là thi hành chế độ Bột cực liệt trong nội bộ triều đình. Sau khi Kim Hy Tông kế vị, ông phế trừ chế độ Bột cực liệt nhằm củng cố hoàng quyền, toàn diện sử dụng quan chế triều Tống, triều Liêu. Ông cho lập nên 'tam tỉnh chế' với trung tâm là 'thượng thư tỉnh', dùng tam sư (thái sư, thái phó, thái bảo) và tam công (thái úy, tư đồ, tư không) cùng quản lý công việc của tam tỉnh; địa phương phân thành lộ, phủ, châu, huyện. Năm 1138, đổi Yên Kinh Thượng thư tỉnh thành Hành đài Thượng thư tỉnh, trở thành cơ cấu nhánh của Thượng thư tỉnh Trung ương, kết thúc chế độ song nguyên, lịch sử gọi cuộc cải cách này là Thiên Quyến tân chế. Thời Hoàng đế Hoàn Nhan Lượng, triều đình Kim phế trừ Trung thư tỉnh, Môn hạ tỉnh, tổ chức hành chính được tinh giản và biên chế vào Thượng thư tỉnh. Sau thời Kim Thế Tông, chế độ chính trị của triều Kim đại thể tương đồng với chế độ chính trị của triều Tống. Trong Thượng thư tỉnh, Thượng thư lệnh chỉ là chức vụ mang tính danh nghĩa, trên thực tế do Tả-hữu thừa tướng và Bình chương chính sự nắm quyền, Tả-hữu thừa và Tham tri chính sự là phó tướng, bên dưới họ có Tả-hữu lưỡng ty lang trung, phân quản Lục bộ. Về cơ cấu quân sự, Đô nguyên soái phủ đổi thành Xu mật viện. Ngoài ra, triều Kim còn đặt ra tam ty Diêm thiết bộ, Độ chi bộ, Hộ bộ để quản lý tài vật, Ngự sử đài duy trì trật tự công cộng, Gián viện, Thẩm quan viện, Quốc sử viện, Tuyên huy viện, Hoành văn viện, Tập hiền viện, Đại lý tự, Lục giám, Ty nông ty, Đại tông chính đều dựa theo chế độ của triều Tống. Tộc Nữ Chân nguyên thần phục triều Liêu, song cuối cùng tiến hành nổi dậy, xâm nhập Liêu. Triều Liêu có ý muốn hòa đàm với Bắc Tống, song Bắc Tống lại định Hải thượng chi minh với Kim để cùng đánh Liêu, Liêu cuối cùng bị Kim diệt. Sau khi diệt Liêu, Kim lại tiến hành nam chinh tiêu diệt Bắc Tống, sau sự kiện Tĩnh Khang thì Kim và Tống kết thù cực sâu, hai bên nhiều lần phát sinh chiến tranh. Để cai quản vùng đất rộng lớn mới chiếm được của người Hán, triều Kim trước sau lập nên chính quyền bù nhìn Trương Sở và Lưu Tề, song cơ sở không ổn định và không có hiệu quả trong việc đánh diệt Nam Tống, cuối cùng quyết định phế trừ. Trải qua cuộc chiến tiêu diệt Bắc Tống, Ngột Truật nam chinh Trường Giang, trận Thải Thạch giữa Hoàng đế Hoàn Nhan Lượng với Nam Tống, Kim vẫn không thể tiêu diệt triệt để triều Tống. Trong khi đó, trải qua Nhạc Phi bắc phạt, Long Hưng bắc phạt, Khai Hy bắc phạt, Nam Tống cũng không thể đánh bại được triều Kim đang ngày càng ổn định Trung Nguyên. Do vậy, triều Kim chuyển sang dùng phương thức lấy chiến tranh để ép Tống hòa đàm, đạt được thêm nhiều lợi ích, hai bên trước sau ký kết Tuyên Hòa hòa nghị, Thiệu Hưng hòa nghị, Gia Định hòa nghị. Cục thế cân bằng này bị phá vỡ khi Đại Mông Cổ Quốc nổi lên, Nam Tống nhận thấy triều Kim suy thoái nên không còn nguyện xưng nước chú - nước cháu và cống nộp hàng năm nữa, hai bên lại một lần nữa trở nên thù địch. Khu vực Mạc Bắc (bắc sa mạc Gobi) nguyên là vùng đất phụ thuộc của triều Kim, ở khu vực này chủ yếu là các bộ lạc Nãi Man, Khắc Liệt, Miệt Nhi Khất, Thái Xích Ô, Tháp Tháp Nhi, Mông Cổ, Trát Đạt Lan, cùng các bộ lạc khác. Nhằm ổn định khu vực Mạc Bắc, triều Kim chọn cách liên hiệp các bộ lạc để áp chế bộ lạc nào có ý muốn nổi lên, đồng thời cũng nhiều lần phái binh đến Mạc Bắc để tiến hành "giảm đinh", cướp đoạt, khiến một bộ phận bộ lạc ở Mạc Bắc có cái nhìn thù địch với triều Kim. Với việc triều Kim suy lạc, Thành Cát Tư Hãn thuộc Mông Cổ bộ thống nhất Mạc Bắc vào năm 1204, hai năm sau kiến quốc. Thành Cát Tư Hãn không tiếp tục thần phục triều Kim, sau khi hàng phục đồng minh của triều Kim là Tây Hạ thì bắt đầu xâm nhập Kim, trở thành một tai họa lớn của Kim. Tây Hạ vốn là nước hữu hảo với Liêu, sau khi Kim diệt Liêu vì Kim Thái Tông đồng ý cắt đất tặng nên Tây Hạ chuyển hướng ủng hộ Kim. Sau khi triều Kim ổn định Trung Nguyên, cắt đứt quan hệ giữa Tây Hạ và Nam Tống, mậu dịch giữa Tây Hạ và Trung Nguyên hoàn toàn nằm trong tay Kim, quan hệ hai bên ở trạng thái chỉ hòa thuận ở bên ngoài, còn bên trọng thì chia cách. Người Mông Cổ sau khi nổi lên đã nhiều lần tiến đánh Tây Hạ, song Hoàng đế Hoàn Nhan Vĩnh Tế lại lấy việc các nước lân cận bị đánh làm điều vui thích, không ứng cứu Tây Hạ, khiến Tây Hạ thần phục Mông Cổ và chuyển sang đánh Kim. Phải đến sau khi Tây Hạ Hiến Tông kế vị vào năm 1223, Tây Hạ mới chuyển sang liên Kim kháng Mông, song hai nước sau đó không còn chống đỡ nổi quân Mông Cổ. Người Mông Cổ sau khi buộc Kim phải thiên đô về phía nam, có ý muốn liên kết với Nam Tống để tiêu diệt Kim, đồng thời có ý muốn mượn đường Nam Tống để vào sau lưng Kim. Để bù đắp cho việc để mất Hà Bắc, Kim Tuyên Tông nhiều lần phát động chiến tranh với Nam Tống, Tây Hạ, mặc dù cuối cùng hòa giải với nhau song nguyên khí của ba nước bị hao tổn đi nhiều. Cuối cùng, Tây Hạ bị Mông Cổ tiêu diệt vào năm 1227, triều Kim không thể thoát khỏi số mệnh mất nước. Năm 1230, Oa Khoát Đài Hãn phát động ba lộ phát Kim, phái Đà Lôi mượn đường Tống vòng đánh kinh đô Khai Phong của Kim. Sau khi Kim Ai Tông chạy đến Thái châu, Mông Cổ yêu cầu Nam Tống suất quân giáp công, triều đình Nam Tống quyết định phái binh vận lương trợ chiến, Kim diệt vong. Trước khi triều Kim được lập, một bộ phận tộc Nữ Chân triều cống cho Cao Ly, được gọi là Đông Bắc Nữ Chân. Sau khi Kim Thái Tổ thống nhất các bộ Nữ Chân đã cho quân đội xâm nhập Cao Ly. Sau khi diệt Liêu và Bắc Tống, Kim phá hoại quan hệ giữa Cao Ly và Bắc Tống, cô lập Cao Ly. Năm 1168, Kim Thế Tông sai sứ giả vượt qua lãnh thổ Nam Tống đến Đại Việt và đó cũng là lần duy nhất nhà Kim có quan hệ ngoại giao với Đại Việt. Cùng với sứ nhà Kim, sứ Nam Tống cũng đến Đại Việt lúc đó. Vua Lý Anh Tông sai các quan đón tiếp sứ giả cả triều nước chu đáo nhưng không cho đoàn sứ giả hai nước gặp nhau Quân đội Kim đại thể có thể phân thành quân bản tộc, quân tộc khác, 'châu quận binh' và 'thuộc quốc quân'; trong đó hai loại đầu là chủ lực, còn hai loại sau là cánh phụ. Đầu tiên, chủ nô lệ, chủ phong kiến đều phải tòng quân. Sau khi chiếm được đất đai của người Hán, chủ yếu thi hành 'trưng binh chế', trưng dụng người Hán và các dân tộc thiểu số khác làm binh, gọi là "Thiêm quân", đến hậu kỳ thì thi hành "mộ binh chế". Sau khi triều Kim thống trị Trung Nguyên, cũng phỏng theo Hán chế mà tiến hành phát bổng lộc, giúp đỡ cho quân đội. Đối với quân quan già giải ngũ, từng đặt lệ "cấp thưởng". Đối với quân Tống đầu hàng, triều Kim thường giữ lại hệ thống tổ chức ban đầu, vẫn dùng hàng tướng người Hán thống lĩnh. Quân Kim lấy kị binh làm chủ, bộ binh là thứ. Kị Binh Kim có nhiều ngựa, mặc trọng giáp. Sau khi binh các bộ tộc tăng lên nhiều, số lượng bộ binh cũng tăng mạnh. Quy mô thủy quân Kim cũng tương đối lớn, song sức chiến đấu lại khá yếu. Ngoài binh khí lạnh, quân Kim còn sử dụng hỏa khí như hỏa pháo, thiết hỏa pháo, phi hỏa thương trong lúc tác chiến. Khi Mông Cổ tràn xuống phía nam, quân Kim đã dùng hỏa khí để kháng cự. Năm 1232, tướng Kim Xích Trản Hợp Hỉ trú thủ Biện Kinh, ""có hỏa pháo tên là Chấn thiên lôi, thuốc nổ được nhét vào trong quả sắt để dùng làm hỏa điểm, pháo nổ lửa cháy, nghe như tiếng sấm, ngoài 300 dặm vẫn còn nghe được, mọi thứ trong vòng nửa mẫu bị đốt cháy"". Kim ban đầu đặt "Đô thống" để làm cơ quan quân sự, sau đổi thành "Nguyên soái phủ", "Xu mật viện", hiệp trợ hoàng đế quản lý toàn quân. Thời chiến, hoàng đế chỉ định thân vương lãnh binh xuất chinh, gọi là Đô nguyên soái, Tả-hữu phó nguyên soái, là các chức vụ lâm thời. Cơ cấu quân sự biên phòng có Chiêu thảo ty, Thống quân ty... Quân đội triều Kim sử dụng chế độ Mãnh an Mưu khắc ("Meng'an-Mouke"), một chế độ kết hợp xã hội và quân sự. Từ trước khi lập quốc, nam giới thành niên tộc Nữ Chân đều là chiến sĩ, thời bình tham gia vào hoạt động sản xuất, thời chiến thì tham gia chiến đấu, binh khí và lương thực của bản thân phải tự túc. Khoảng một nghìn hộ được phân thành một 'mãnh an', khoảng một trăm hộ được phân thành một 'mưu khắc', một 'mãnh an' tương đương với một nghìn phu, một 'mưu khắc' tương đương với một trăm phu. 'Vạn hộ phủ' quản lý các 'mãnh an', 'mãnh an' quản lý 'mưu khắc', bên dưới 'mưu khắc' còn có các tổ chức Ngũ Thập (五十), Thập (十), Ngũ (伍). Bố trí binh sĩ phần nhiều là một chính, một phó, thời chiến thì phó quân có thể thay thế vị trí của chính quân nếu trống. Binh sĩ Kim theo chế độ thế tập, có thể để con em thay thế, song không thể cho nô bộc gánh vác thay. Khi Hoàn Nhan A Cốt Đả khởi binh phản Liêu, lấy 300 khẩu là một 'mưu khắc', 10 'mưu khắc' là một 'mãnh an'. Với binh lực ít ỏi ban đầu, quân Kim 12 năm sau đã tiêu diệt hoàn toàn Liêu và Bắc Tống. Về sau, "Mãnh an-mưu khắc" vừa là chế độ quân sự, vừa là chế độ hành chính. Triều Kim không ngừng dời về phía nam, chế độ "Mãnh an-mưu khắc" dần thích ứng với chế độ nô lệ và bị suy yếu. Hiện tượng người Nữ Chân ngày càng nhược hóa là khá phổ biến. Thời Kim Thế Tông, A Lỗ Hãn nhậm chức Thiểm Tây lộ Thống quân sứ, "quân tịch Thiểm Tây còn thiếu, theo lệ cũ dùng con em bổ sung, nhưng tư chất phần nhiều không dùng được, A Lỗ Hãn phải tuyển bù trong đám quân dưới trướng A Lý Hỉ" Năm 1168, triều đình Kim tuyển thị vệ, thân quân trong các "Mãnh an-mưu khắc", song "phần lớn không có tài cung tên". Cuối cùng, sau khi kị binh Mông Cổ nổi lên, quân Kim thảm bại trong các chiến dịch quy mô lớn, phải dời đến Biện Kinh, tuy nhiên "Trung hiếu quân" do Kim Ai Tông thành lập vẫn có sự uy hiếp nhất định đối với người Mông Cổ. Quân Kim có những kị binh được trang bị khôi giáp nặng nề bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Được biết dưới cái tên "Thiết Phù Đồ" (铁浮屠), đây là một công cụ đắc lực của Kim quốc, tham gia hàng chục trận chiến quan trọng, góp phần tạo dựng nên những võ công vang dội của người Nữ Chân khắp vùng phía Bắc Trung Quốc trong thế kỉ 12. Theo "Kim lỗ đồ kinh" (金虏图经 - ghi chép của một tù binh Kim) có ghi: ""Ngột Truật đích thân đem ba ngàn nha binh đến tiếp ứng, tất cả nha binh toàn thân bọc giáp, giặc gọi là Thiết Phủ Đồ, cũng gọi là Xoa Thiên Hộ, cái tên Xoa Thiên Hộ này là để chỉ thân quân thị vệ"". Thiết Phủ Đồ là một đơn vị dành riêng cho con trai của các gia đình quý tộc Nữ Chân. Các Thiết Phủ Đồ được bọc giáp toàn thân, chỉ để lộ hai mắt và bàn tay, gần giống với các kị binh Ba Tư thế kỉ 4-7. "Thiết Phủ Đồ" được sử dụng như một mũi dùi tiên phong lao thẳng vào đội hình quân địch. Triệu Ngạn Vệ, một người Tống đã ghi chép lại về chiến thuật của họ: ""Những kị sĩ xếp thành hình tam giác hướng về phía trước, họ lao về phía kẻ thù nhanh hết mức có thể rồi sau đó tỏa ra, chạy quanh bao vây quân địch, chờ cơ hội để tấn công thêm lần nữa, nếu tình hình yêu cầu, họ có thể xuống ngựa chiến đấu như những người lính bộ binh"". Trong một số ghi chép khác, quân Kim cũng sử dụng Quải Tử Mã (拐子马), ba kị sĩ sẽ được liên kết với nhau bằng một sợi dây da, nhằm đẩy ngã và giẫm chết bất kì bộ binh xấu số nào bị kẹt ở giữa. Có ý kiến cho rằng "Quải tử mã" là một đơn vị riêng, tách biệt với "Thiết Phủ Đồ", những cũng có ý kiến lại cho rằng "Quải tử mã" thật ra là lực lượng 10.000 kỵ binh chạy ở hai cánh trợ chiến cho những đợt tấn công của "Thiết Phủ Đồ". "Thiết Phủ đồ" còn có thể xuống ngựa chiến đấu như một đơn vị bộ binh nặng. Trong trận chiến tại Tiên Nhân Quan, họ đã xuống ngựa và tiến lên theo đội hình của bộ binh. Phong cách chiến đấu của đơn vị này có thể đã chịu ảnh hưởng từ những kị binh ""Thiết Dao Tử"" (鐵 鷂子) của Tây Hạ. Về "Thiết Dao Tử", trong Tống sử có miêu tả về đơn vị này như sau: ""Những kị sĩ có thể di chuyển hàng trăm đến hàng nghìn dặm một ngày trên mình ngựa, họ là những kị sĩ xuất sắc, tấn công mạnh mẽ như sấm sét, di chuyển linh hoạt như mây bay. Khi gặp quân địch, họ tấn công phủ đầu bằng những đợt xung phong mạnh mẽ và bất ngờ". Những kị binh này là một đội quân tinh nhuệ của hoàng gia Tây Hạ, họ tham gia rất nhiều chiến dịch. Chỉ được bọc giáp ở mức độ trung bình, ưu thế của họ đến từ độ dẻo dai và nhanh nhẹn, những cây thương cũng có thể gắn chặt lên mình ngựa để phòng trường hợp người kị sĩ thương vong, con ngựa vẫn có thể đâm chết kẻ địch bằng cách lao lên. Để chống lại những đội kị binh thiện chiến quân Kim, quân nhà Tống cũng đã phát triển những chiến thuật của riêng mình với những khối bộ binh vững chắc được trang bị nỏ, ống phóng hỏa khí (tiền thân của súng cầm tay) và các loại kích. Sau Nghị hòa Thiệu Hưng năm 1141, tình trạng nhân khẩu giảm thiểu ở phương bắc từ sau sự biến Tĩnh Khang bắt đầu được khắc phục ở mức độ nhất định, đến năm 1207 thời Kim Chương Tông thì đạt 53.532.151 người, cũng là mức tối đa của Đại Kim. Đương thời, tổng nhân khẩu của Kim, Nam Tống, Tây Hạ ước tính là khoảng 136 triệu người. Trong lần thống kê nhân khẩu chuẩn xác thứ tư của triều Kim, mỗi hộ bình quân có trên 6 khẩu, quy mô hộ dưới triều Kim đông đảo, có quan hệ nhất định với việc các quý tộc và mãnh an-mưu khắc sử dụng một lượng lớn nô bộc. Kim Thái Tổ và Kim Thái Tông khi thống trị Trung Nguyên đã đưa hơn 1 triệu người Nữ Chân đến vùng đất hạ du Hoàng Hà vỗn đã có nhân khẩu đông đúc, dùng biện pháp hy sinh lợi ích của người Hán phục vụ cho người Nữ Chân, mục đích là để đáp ứng cho sinh hoạt và quân sự của họ. Cùng lúc với việc đưa những di dân mới người Nữ Chân đến chiếm lĩnh đất đai Trung Nguyên, người Khiết Đan và người Hán bị đưa đến nội địa của triều Kim (tức vùng Mãn Châu ngày nay). Trong cuộc chiến tranh chống Liêu, quân Kim từng bắt được một lượng lớn người Khiết Đan và người Hán làm nô lệ. Sau đó, Kim Thái Tổ từng hạ chiếu cấm chỉ giam giữ bách tính chịu đầu hàng, cấm chỉ nhà quyền thế mua dân nghèo làm nô lệ, lại quy định những người từng bán thân làm nô lệ có thể dùng công lao động để chuộc thân, song trên thực tế khả năng nô lệ có thể tự chuộc thân là rất thấp. Cư dân người Hán bị buộc phải thiên di không thể không trở thành nô lệ với số lượng lớn. Triều đình Kim đối với nhân dân khu vực chịu đầu hàng tuân phục thì áp dụng biện pháp cưỡng bách thiên di đến nội địa. Như cư dân các châu huyện Sơn Tây bị buộc phải thiên di với số lượng lớn đến Hồn Hà lộ thuộc Thượng Kinh của Kim. Cư dân địa khu Thượng Kinh lại được dời đến Ninh Giang châu. Nhân dân Bình châu nổi dậy phản kháng, sau khi bị trấn áp thì phải cùng với cư dân Nhuận châu, Tháp châu, Lai châu, Thiên châu dời đến đông đô Thẩm Dương. Những cư dân này không thể vượt qua khó khăn để tồn tại, buộc phải bán thân làm nô lệ, khiến người Hán hận thù sâu sắc. Nam giới Nữ Chân để kiểu tóc "lưu lô hậu phát" (cạo tóc phần trán), buộc tóc thành một đuôi sam, bị người phương nam gọi là "sách lỗ" (giặc buộc tóc). Trong "Bắc phong dương sa lục" và du ký của Nam Tống, cũng có nói về việc người Kim để đuôi sam, vào năm Thiên Hội thứ 7 (1129) thời Kim Thái Tông còn cưỡng chế mặc Hồ phục để đuôi sam. Có sự khác biệt lớn trong phát triển kinh tế giữa khu vực của triều Kim. Khi mới kiến lập triều Kim, tộc Nữ Chân vẫn còn ở chế độ hỗn hợp đánh cá săn bắn và trồng trọt, sau đó họ khống chế được vùng đất của người Hán, những nơi đã phát triển kinh tế nông nghiệp ở trình độ rất cao. Hơn một nửa thế kỷ từ thời Kim Hy Tông đến thời Kim Chương Tông, kinh tế xã hội phương bắc Trung Hoa có được sự khôi phục và phát triển ở trình độ nhất định. Kinh tế xã hội của khu vực Đông Bắc triều Kim có sự phát triển khá lớn so với thời Liêu, chẳng hạn nghề rèn sắt có tiến bộ rõ rệt. Trong thời Kim Thế Tông và Kim Chương Tông, các hộ mãnh an-mưu khắc vốn sử dụng nô lệ sản xuất dần chuyển hóa thành địa chủ. Việc chuyển hóa này chủ yếu có nhận ruộng, đánh thuế, phân biệt bình dân và nô lệ, quý tộc Nữ Chân dựa vào đó mà mở rộng phạm vi đất đai chiếm hữu. Triều Kim lấy việc phát triển nông nghiệp làm cơ sở để khoách trương quân sự, nhằm biến vùng đất Đông Bắc của tổ tiên thành kho lương thực, các công cụ sản xuất và kỹ thuật trồng trọt ở Trung Nguyên dần được truyền bá đến Đông Bắc. Do các công cụ làm bằng sắt được sử dụng rộng rãi nên sản xuất nông nghiệp tiến triển, số giống cây trồng cũng ngày càng tăng thêm. Vào thời Kim sơ, không trồng cốc mạch mà chỉ trồng kê xuân. Về sau, số giống cây trồng ngày càng tăng, có lúa mì, kê, kê Âu, cỏ gạo, đay, đậu tương; các loại rau có hành, tỏi, hẹ, hướng dương, cải và dưa. Triều đình Kim cũng khuyến khích khẩn hoang, như quy định khai khẩn đất hoang hoặc đất bãi ven Hoàng Hà có thể được giảm miễn tô thuế, do vậy diện tích đất ruộng khai hoang tăng lên. Chế độ đất đai của triều Kim cấp rất nhiều ưu đãi cho người Nữ Chân, còn người Hán, người Khiết Đan và người Bột Hải không được hưởng. Chế độ đất đai của người Nữ Chân được gọi là chế độ "ngưu cụ thuế địa", kế thừa tập tục của chế độ thị tộc. Số đất đai chiếm ít hay nhiều phụ thuộc và số bò cày, nhân khẩu; quý tộc Nữ Chân sở hữu nhiều nhân khẩu và bò cày tự nhiên có thể chiếm được một vùng đất rộng lớn. Đến những năm Đại Định (1161-1189) thời Kim Thế Tông, tình hình tỷ lệ giữa bò, người và đất không phù hợp trở nên rất phổ biến. Thời kỳ Kim Hy Tông, triều Kim bắt đầu thực hành chế độ "kế khẩu thụ điền". Lúc mới đầu sau khi thống trị khu vực Hoa Bắc rộng lớn, triều Kim có kế hoạch đưa một lượng lớn mãnh an mưu khắc phân tán ra các nơi để trấn áp người Hán, được gọi là đồn điền quân. Triều Kim đối với các đồn điền quân hộ này đều chiếu theo hộ khẩu mà cấp cho ruộng công, gọi là "kế khẩu thụ điền". Khi ruộng công không đủ để phân phối thì tiến hành cướp ruộng dân. Sau khi được phân đất, đại đa số đồn điền quân hộ nhượng tô cho người Hán canh tác, hoặc cưỡng bách người Hán trồng cấy mà không trả công. Do tình trạng bóc lột nghiêm trọng, không ai muốn trồng cấy, đất đai dần hoang phế. Đến thời Kim Thế Tông, triều đình lại phái quan lại đến các nơi để "câu xoát lương điền", chiếm đất đai làm ruộng công. Người Nữ Chân vốn là cư dân ở vùng Đông Bắc Trung Quốc ngày nay, súc mục nghiệp, hay nghề chăn nuôi gia súc, của người Nữ Chân rất phát triển. Thời kỳ Kim Đế Hoàn Nhan Lượng, người Kim vốn có tới 9 quần mục sở. Đến khi Nam chinh, người Kim trưng dụng được hơn 56 vạn chiến mã, song vì chiến sự nên tổn thất hơn một nửa. Đến những năm đầu Kim Thế Tông, người Kim chỉ còn 4 quần mục sở. Kim Thế Tông bắt đầu phục hồi súc mục nghiệp, đương thời tại các nơi Phủ châu, Lâm Hoàng phủ, Thái châu thiết lập 7 quần mục sở. Từ năm 1168, triều đình hạ lệnh bảo hộ ngựa, bò, cấm chỉ giết thịt, cấm chỉ thương nhân và thuyền xe sử dụng ngựa. Triều đình cũng quy định đối với quần mục quan hay quần mục nhân, dựa theo tình hình sinh trưởng tổn hai của vật nuôi mà thưởng phạt. Triều đình thường phái xuất quan viên đến kiểm tra chính xác số vật nuôi, khi phát hiện thiếu thì xử phạt quan lại, còn người chăn thả phải bồi thường. Đối với các hộ dân tự chăn nuôi, phải đăng ký số ngạch, dựa theo tình trạng giàu nghèo mà tạo bạ tịch, khi có chiến sự thì dựa theo bạ tịch để trưng dụng hoặc miễn trưng dụng song thường xuất hiện hiện tượng không công bằng giữa hộ giàu và nghèo. Đối với dê và ngựa do các bộ tộc nuôi dưỡng, triều đình Kim quy định chế độ, cấm chỉ quan phủ tùy ý cưỡng đoạt. Sản xuất thủ công nghiệp dưới triều Kim như gốm sứ, khai mỏ và luyện kim, đúc, làm giấy, in ấn, trải qua chiến loạn và phục hồi, đều có sự phát triển. Người Nữ Chân trước khi kiến quốc thì thịnh hành nghề rèn sắt. Sau khi kiến lập triều Kim, nghề luyện sắt tại phương bắc tiếp tục phát triển, các nơi sản xuất đồ sắt có tiếng là Vân Nội châu, Chân Định phủ, Lỗ Sơn ở Nhữ châu, Bảo Phong, Nam Dương thuộc Đặng châu, tại Vân Nội châu sản xuất quy mô lớn một loại đồ sắt gọi là "thanh tấn thiết" (thép già xanh). Ngoài ra, tại khu vực Đông Bắc, người ta bắt đầu khai thác than đá. Các công cụ làm từ đồ sắt được sử dụng rộng rãi. Trên phạm vi rộng lớn thuộc Đông Bắc, đều phát hiện được các đồ làm bằng sắt có niên đại từ thời Kim, trong đó có một lượng lớn nông cụ làm bằng sắt, với nhiều chủng loại, kết cấu phức tạp, hình dạng tương tự hoặc tương hợp như ở khu vực Trung Nguyên, thể hiện rõ ràng rằng phương thức sản xuất nông nghiệp Đông Bắc đã có cải biến to lớn. Từ năm 1961 đến 1962, tại Ngũ Đạo Lĩnh thuộc huyện A Thành của tỉnh Hắc Long Giang, đã phát hiện được hơn 10 hố khai khoáng sắt vào trung kỳ chiều Kim, hơn 50 di chỉ luyện sắt. Hố khai thác sắt sâu nhất là hơn 40 mét, với các khu tác nghiệp như khai thác khoáng hay tuyển khoáng. Căn cứ trên quy mô khai thác, ước tính trong các hố khoáng sản này có thể khai thác ra được 4 trăm nghìn-5 trăm nghìn tấn quặng sắt. Nghề gốm sứ do có cơ sở từ thời Liêu và Bắc Tống nên cũng khá phát triển. Thời Kim Hy Tông, các khu vực gốm sứ vốn nổi tiếng ở phương bắc như Diệu Châu diêu ở Thiểm Tây, Quân diêu ở Hà Nam, Định châu diêu và Từ châu ở Hà Bắc không ngừng khôi phục sản xuất, Lâm Nhữ và các nơi sản xuất gốm sứ khác nổi lên, công nghệ mỗi nơi đều có điểm đặc sắc. Nghề đúc tiền, vàng và làm đồ ngọc cũng tương đối phát triển, những năm gần đây đã phát hiện được nhiều văn vật quý báu. Hoạt động thương nghiệp dần sôi động, trong các di chỉ và mộ táng thời Kim ở khu vực Đông Bắc đã phát hiện được lượng lớn tiền đồng triều Tống, có thể thấy sự mật thiết trong mậu dịch giữa triều Kim và phương nam. Giấy trúc Tắc Sơn và giấy đay Bình Dương ở Sơn Tây vang danh một thời. Dùng bản khắc in thành sách trở nên phổ biến, kỹ thuật bản khắc của triều Kim cho ra các sản phẩm đẹp tương đương với Nam Tống, trung tâm bản khắc in ấn của triều Kim là ở Bình Dương. Do sản xuất kinh tế của Kim được khôi phục và phát triển, thương nghiệp ngày càng phồn thịnh. Những năm đầu Kim kiến quốc, thương nghiệp các khu vực phát triển rất không đồng đều. Đương thời, vùng đất tổ tiên của người Nữ Chân là khu vực Đông Bắc còn "không có chợ làm nơi mua bán, không dùng tiền mà chỉ dùng vật phẩm trong mậu dịch", nhưng Trung Đô của Kim và Khai Phong phủ đều là những thành thị thương nghiệp hưng thịnh. Triều Kim cho lập nên không ít "các trường" để tiến hành mậu dịch với Tây Hạ và Nam Tống. Tuy nhiên, do Kim và Tống khi chiến khi hòa nên mậu dịch các trường chịu ảnh hưởng nhất định. Kim chủ yếu xuất sang Nam Tống các thương phẩm như da, nhân sâm, lụa; còn Nam Tống xuất sang Kim các thương phẩm như trà, dược phẩm, tơ. Hội Ninh phủ, Trung Đô, Khai Phong phủ, Tế Nam phủ đều là các trung tâm thương nghiệp khá lớn vào đương thời. Sau khi Trung Đô (nay thuộc Bắc Kinh) trở thành quốc đô của triều Kim, giao thông thủy bộ phát triển, nhân khẩu gia tăng nhanh chóng, trở thành một trọng trấn thương nghiệp có hoạt động mậu dịch phát triển, trong đó "Thành Bắc tam thị" là trung tâm thương nghiệp. Thời kỳ Kim Thế Tông, chùa Tướng Quốc ở Khai Phong phủ khai tự vào ngày 3, ngày 8 mỗi tháng, lái buôn tập trung tại đó để tiến hành mậu dịch, bên trong "phù ốc" dưới cửa lầu Tuyên Đức, người mua bán rất đông. Theo chế độ tiền tệ của Kim, ba loại tiền là tiền đồng, tiền giấy, tiền bạc cùng lưu hành. Vào đầu triều Kim, vẫn sử dụng tiền tệ Liêu, Tống; tình trạng này kéo dài đến sau lần nghị hòa thứ hai giữa Kim-Tống, khi mà chiến tranh tạm kết thúc. Năm 1158, Kim Đế Hoàn Nhan Lượng lần đầu tiên cho đúc và lưu hành Chính Long thông bảo Tiểu Bình tiền. Năm 1204, Kim Chương Tông cho đúc Thái Hòa thông bảo Chân Thư tiền. Năm 1213, Kim Đế Hoàn Nhan Vĩnh Tế cho đúc Chí Ninh nguyên bảo tiền. Kim Tuyên Tông sau khi nam thiên cũng cho đúc và lưu thông tiền tệ. Sau khi tiêu diệt Bắc Tống, triều Kim từng phù trợ Lưu Tề lập quốc, tiền tệ thể chế này đúc ra có vẻ thanh tú đẹp đẽ, tinh chỉnh giống như tiền Bắc Tống. Văn hóa triều Kim phát triển đạt đến mặt bằng rất cao, "từ Đại Định (1161-1189) về sau, văn bút hùng kiện, trực kế Bắc Tống chư hiền". Tại một vài phương diện mặc dù không bì được với Tống, song báo trước sự phát triển của văn hóa hậu thế. Triều Kim thi hành chính sách Hán hóa, từ "tá tài dị đại" đến "quốc triều văn phái" dần hình thành khí phái, phong mạo độc đáo khác với triều Tống, tuy nhiên tinh thần sùng võ dũng mãnh của người Nữ Chân cũng dần biến mất khi tình hình triều Kim ổn định, cuối cùng dẫn đến mất nước. Thời Nguyên, có người nói "Kim vì Nho mà mất", cách nói này không hẳn là nhất định chính xác song người Kim hoàn toàn Hán hóa là sự thực không cần phải tranh cãi. Lưu Kỳ nói: "sau khi nam độ, những người Nữ Chân thế tập mãnh an, mưu khắc thường thường hiếu văn học, thích ngao du với sĩ đại phu". Từ thời Kim Hy Tông về sau, các bậc đế vương triều Kim về sau đều có kiến thức về văn hóa Hán tương đối cao. Thời Nguyên, có người nói: "đế vương biết về âm nhạc có năm người: Đường Huyền Tông, Hậu Đường Trang Tông, Nam Đường Hậu Chủ, Tống Huy Tông, Kim Chương Tông". Trung kỳ triều Kim về sau, hiện tượng người Nữ Chân đổi sang họ Hán, mặc Hán phục ngày càng phổ biến, triều đình luôn cấm song không cản nổi. Kim Thế Tông một lòng phản đối người Nữ Chân hoàn toàn Hán hóa, tích cực thúc đẩy việc học tập chữ viết và ngôn ngữ Nữ Chân, song không làm đảo ngược được tốc độ Hán hóa của người Nữ Chân. Tiếp thu văn hóa Hán nhanh nhất, có trình độ Hán hóa sâu nhất trước tiên là xã hội quý tộc thượng tầng Nữ Chân. Văn hóa nghệ thuật của Kim sau khi kế thừa Liêu và Bắc Tống thì sau không ngừng phát triển, vượt quá Liêu và sau phát triển song song với Nam Tống, cấu thành hai nhánh lớn trong sự phát triển văn hóa Trung Quốc đương thời. Trong lịch sử văn hóa nghệ thuật Trung Quốc, triều Kim có vai trò "cao hơn Liêu và thấp hơn Nguyên". Triều Kim dùng Nho gia làm tư tưởng cơ bản để thống trị nhân dân, còn Đạo giáo, Phật giáo và Pháp gia cũng được lưu truyền và ứng dụng rộng khắp. Các nhà tư tưởng của triều Kim thảo luận bình phẩm lý học và kinh nghĩa học Lưỡng Tống, khiến lý học lại một lần nữa nổi lên ở phương bắc, phát triển tư tưởng Trung Hoa. Trên phương diện tư tưởng học thuật, Triệu Bỉnh Văn được gọi là "Nho chi chính lý chi chủ", ông phê bình ngành truyện chú từ thời Hán đến đương thời, hoàn toàn khẳng định lý học Bắc Tống do Chu Liêm Khê, Nhị Trình (Trình Hạo, Trình Di) kiến lập. Đồng thời dung hợp tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo và lý học thành một thể, dùng để bảo vệ tính chính thống của Kim. Vương Nhược Hư phê bình ngành truyện chú, khẳng định lý học Bắc Tống. Tuy nhiên, ông cũng phê bình lý học Bắc Tống, đồng thời từng giành công phu chú thích lý học Lưỡng Tống, cộng thêm bình luận và khen chê; song chưa thành học thuyết. Tác phẩm của Lý Thuần Phủ có "Trung dung tập giải", "Minh đạo tập giải", tư tưởng trước tiên là từ Nho giáo chuyển hướng Đạo giáo, cuối cùng chuyển hướng Phật giáo. Ông nói rằng "học chí ư Phật tắc vô sở học" (học đến Phật thì không còn gì để học nữa), xem các nhà nho Y Xuyên của Tống "giai thiết ngô Phật thư" (đều trộm sách Phật của ta). Để đạt đến tam giáo Nho-Đạo-Phật hợp nhất với Phật giáo là chủ, mạnh dạn khai chiến với lý học Lưỡng Tống. Về mặt tư tưởng chính trị, Triệu Bỉnh Văn nhận định vương thất và liệt quốc, Hoa và Di, Trung Quốc và quan hệ với bốn phía đều là khả biến, nhận định có lòng thiên hạ của chung thì đều gọi là "Hán", cho rằng giữa xã tắc và dân thì dân quý còn xã tắc thì xem nhẹ, phản đối đề pháp "họa bắt đầu từ phi hậu, thành ở hoạn thủ, mất vì phiên trấn" vào cuối những năm Khai Nguyên thời Đường, nhận định căn nguyên họa hoạn là tại "Minh Hoàng". Vương Nhược Hư cho rằng thống nhất Trung Quốc cần bàn đến "khúc trực chi lý" (cái lý đúng sai), phê phán Âu Dương Tu là nịnh nọt triều đình, cho rằng đất nước tồn vong là do số trời, khen ngợi Tư Mã Quang trong cách nhìn đối với việc chính thống trong lịch sử. Giống như triều Tống, triều Kim tôn sùng Nho học và Khổng Tử. Ngay từ khi quân Kim tiến quân đến Khúc Phụ, khi binh Kim có ý đồ hủy hoại mộ Khổng Tử thì liền bị Hoàn Nhan Tông Hàn ngăn chặn. Từ thời Kim Hy Tông, triều đình Kim bắt đầu tôn Khổng, lập Khổng miếu tại Thượng Kinh, lại phong hậu duệ của Khổng Tử là Diễn Thánh công. Mặc dù Kim Đế Hoàn Nhan Lượng xem nhẹ Nho học, đến thời Kim Thế Tông và Kim Chương Tông thì Kim lại hết mình tôn Khổng sùng Nho, xây sửa Khổng miếu và miếu học, đồng thời tông sùng "Thượng thư", "Mạnh Tử". Vào thời kỳ đầu triều Kim, văn học còn giản đơn mộc mạc, văn học gia phần lớn là bọn người Liêu và người Tống như Hàn Phưởng. Thái Khuê (?~1174) được gọi là cha đẻ của văn học chính truyền triều Kim, ngoài ra còn có Đảng Hoài Anh, cũng như Triệu Phong, Vương Đình Quân, Vương Tịch, Lưu Tòng Ích. Thời kỳ Kim Chương Tông, văn học gia hữu danh có thể kể đến như Triệu Bỉnh Văn, Dương Vân Dực, Lý Thuần Phủ, Nguyên Hiếu Vấn, người Nữ Chân hữu danh có Kim Đế Hoàn Nhan Lượng và Kim Chương Tông. Khi Kim Đế Hoàn Nhan Lượng nam hạ xâm Tống, tại Dương châu làm thơ, có câu: "đề binh bách vạn Tây Hồ trắc, lập mã ngô sơn đệ nhất phong". Hoàn Nhan Lượng lập chí diệt Tống thống nhất Trung Quốc, lời thơ thể hiện sự quyết tâm, bút lực hùng kiện, phong cách khoan khoát. Kim Chương Tông cực kỳ yêu thích thơ từ, sáng tác rất nhiều, song ý cảnh chỉ là cảnh sinh hoạt trong cung, giống như "cung thể thi". Được Kim Chương Tông đề xướng, quan viên quý tộc Nữ Chân cũng có nhiều người học sáng tác thơ Hán. Thi ca do Dự vương Hoàn Nhan Doãn Thành sáng tác được biên thành "Nhạc thiện lão nhân tập". Bên dưới, mãnh an, mưu khắc cũng nỗ lực học thơ, như mãnh an Thuật Hổ Huyền, mưu khắc Ô Lâm Đáp Sảng đều cùng sĩ đại phu người Hán giao du, cần mẫn học thơ. Văn nhân hữu danh triều Kim là Vương Nhược Hư và Nguyên Hiếu Vấn. Tác phẩm của Vương Nhược Hư có "Hô Nam dị lão tập", là bậc anh tài về thơ văn và khảo chứng kinh sử, sơ bộ kiến lập văn pháp học và tu từ học, luận sử của ông công kích Tống Kỳ, luận thi văn của ông lại tôn Tô Thức và hạ thấp Hoàng Đình Kiên, là một bình luận gia có quyền uy trong triều đình Kim, sau này "Kim thạch văn lệ" của Phan Thăng Tiêu chịu ảnh hưởng từ ông. Nguyên Hiếu Vấn là văn học gia có nhiều thành tựu vào thời Kim, tác phẩm của ông có "Di Sơn văn tập", còn "Luận thi tuyệt cú" của ông có 30 bài, xem trọng về đánh giá tác gia, mở đầu cho một môn phái luận thơ quan trọng sau này. "Trung châu tập" của Nguyên Hiếu Vấn thì dùng thơ để lưu sử, ông đưa các khu vực, thi nhân các tộc vào làm nhân vật trong Trung châu tập, phản ánh cụ thể tư tưởng thống nhất các tộc người. Tạp kịch và hí khúc dưới triều Kim đạt được sự phát triển tương đối, thịnh hành hình thức dùng tạp kịch để diễn trò. Sự phát triển của "Viện bản" thời Kim là cơ sở cho tạp kịch "Nguyên khúc" sau này. "Tây sương ký chư cung điều" của Đổng Giải Nguyên vào thời kỳ Kim Chương Tông là một kiệt tác hí kịch cổ điển của Trung Quốc. Ông tiến hành cải biến dựa trên "Oanh oanh truyện" của Nguyên Chẩn thời Đường, song về phương diện tư tưởng nghệ thuật có sự đột phá khỏi rào cản tư tưởng truyền thống, được gọi là "ông tổ cổ kim truyền kỳ", "tổ của Bắc khúc". Nữ Chân văn và Hán văn là văn tự công thông hành của triều Kim, trong đó Nữ Chân văn căn cứ theo Khiết Đan tự để viết ngôn ngữ Nữ Chân, bản thân Khiết Đan tự lại cải chế từ Hán tự. Người Nữ Chân nguyên sử dụng Khiết Đan tự, sau khi lập quốc triều Kim, Hoàn Nhan Hy Doãn phụng lệnh Kim Thái Tổ tham khảo Hán văn và Khiết Đan văn mà sáng tạo ra Nữ Chân văn, đến tháng 8 năm 1191 thì ban hành. Năm 1165, Đồ Đan Tử Ôn tham khảo Khiết Đan tự tham khảo bản dịch Khiết Đan tự mà dịch xong các sách như "Trinh Quán chính yếu", "Bạch thị sách lâm". Thời Kim Thế Tông, triều đình thiết lập 'dịch kinh sở', phiên dịch kinh sử Hán văn thành Nữ Chân văn, sau đó cũng dần dịch thêm nhiều bản thư tịch Hán văn. Kim Thế Tông nói với bọn tể tướng: "Sở dĩ Trẫm ra mệnh lệnh phiên dịch Ngũ Kinh là muốn người Nữ Chân biết nhân nghĩa đạo đức sở tại". Tuy nhiên, đương thời khi dịch thuật giữa Nữ Chân tự và Hán tự thì trước tiên phải dịch sang Khiết Đan tự, sau lại tiếp tục chuyển dịch. Thời kỳ Kim Chương Tông, thành lập Hoằng văn viện dịch kinh thư Nho học, mệnh học quan giảng giải. Năm 1191, triều đình bãi phế Khiết Đan tự, quy định từ đó về sau phải trực dịch giữa Hán tự và Nữ Chân tự. Tuy nhiên, cùng với sự thông dụng của Hán ngữ, quý tộc Nữ Chân phần nhiều biết đọc Hán tự. Thư tịch Hán tự được lưu hành rộng khắp trong cộng đồng người Nữ Chân. Chính sách tôn giáo của triều Kim phần lớn đều chủ trương thuận tòng và nhẫn nại, chủ yếu liên quan tới người Hán và giai cấp thống trị dị tộc. Không kể Phật giáo hay Đạo giáo, đều chủ trương lấy giáo nghĩa của mình làm chủ trong Phật-Đạo-Nho hợp nhất, như trong phát triển lý luận của Phật giáo có Vạn Tùng Hành Tú và Lý Thuần Phủ với trình độ rất cao. Người sáng lập nên Toàn Chân giáo là Vương Triết, phàm khi lập hội đều dùng danh tam giáo, "Toàn Chân giáo tổ bi" của Hoàn Nhan Thục có ghi: "có thể thấy sự hư không minh diệu, tịch tĩnh viên dung, không chỉ chứa nhất giáo". Vương Triết xuất phát từ chủ trương tam giáo hợp nhất, khuyên mọi người tụng "Đạo đức thanh tĩnh kinh", "Bàn nhược tâm kinh", "Hiếu kinh" cùng các kinh điển Đạo, Phật, Nho khác. Thời kỳ chưa lập quốc, Phật giáo đã lưu truyền trong tộc người Nữ Chân, sau khi họ diệt Liêu và Bắc Tống, lại chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Nguyên, niềm tin đối với Phật giáo càng phát triển. Các phái Phật giáo như Hoa Nghiêm, Thiền, Tịnh, Mật đều có sự phát triển tương đối. Trong đó, Thiền tông đặc biệt thịnh hành, việc này có thể nói là hoàn toàn chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Bắc Tống, đối với các mặt xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và tập tục của Kim đều có ảnh hưởng trọng yếu. Sau khi tộc Nữ Chân chiếm lĩnh Trung Nguyên, Đạo Tuân kế thừa Tịnh Như hoằng pháp tại Linh Nham tự, tác phẩm có các thư tịch "Kỳ chúng quảng ngữ", "Du phương khám biện", "Tụng cổ xướng tán". Ở Biện Lương có Phật Nhật đại hoằng pháp hóa, đệ tử truyền pháp là Viên Tính trong những năm Đại Định (1161-1189) ứng thỉnh chủ trì Đàm Chá Sơn tự ở Yên Kinh, hết lòng phục hưng Thiền học. Vạn Tùng Hành Tú là một thiền sư đặc biệt có danh tiếng vào thời Kim, tại Tòng Dung am ông từng bình xướng thiên đồng với "Tụng cổ bách tắc", soạn "Tòng Dung lục", là danh tác Thiền học. Ông đồng thời cũng có tư tưởng dung quán tam giáo, khuyến trọng thần đương thời là Da Luật Sở Tài lấy Phật trị tâm, rất được Da Luật Sở Tài xưng tụng, nói ông "có huyết mạch Tào Động, có tinh xảo của Vân Môn, dự cơ phong của Lâm Tế". Đạo giáo đến thời Kim xuất hiện Tam đại tân hưng giáo phái là Toàn Chân giáo, Đại Đạo giáo, Thái Nhất giáo. Vương Triết sáng lập ra Toàn Chân giáo vào năm 1167, về sau bảy vị đệ tử của ông luân lưu tiếp nhiệm. Toàn Chân giáo kế thừa tư tưởng Đạo giáo truyền thống, còn đưa thêm tư tưởng phủ lục, đan dược, chỉnh lý nội dung, thiết lập căn cơ cho Đạo giáo ngày nay. Lưu Đức Nhân sáng lập ra Đại Đạo giáo vào năm 1142, giáo phái này chủ trương "thủ khí dưỡng thần", đề xướng tự nuôi dưỡng sức lực, ít nghĩ đến dục, không nói về tu luyện thăng thiên, trường sinh bất lão, đồng thời đưa tư tưởng Nho gia vào hệ thống tư tưởng của mình. Ngoài ra, Đại Đạo giáo còn có chế độ xuất gia. Tiêu Bão Trân là thủy tổ của Thái Nhất giáo, sáng lập ra giáo phái vào năm 1138. Giáo phái này lấy đạo pháp phù lục làm chủ, cũng theo pháp nội luyện mềm yếu. Thái Nhất giáo mô phỏng nguyên tắc bí truyền của Thiên Sư đạo, những người quản lý giáo phái khi tựu nhiệm đều phải đổi sang họ "Tiêu". Thái Nhất giáo lập giáo tông chỉ thị "độ quần sinh ư khổ ách", tôn trọng nhân luân. Tín ngưỡng của người Nữ Chân là Tát Mãn giáo, là một tôn giáo nguyên thủy bao gồm các tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, vật tổ, vạn vật hữu linh, sùng bái tổ tiên, vu thuật. Tát Mãn là trung gian khai thông giữa người và thần, khi tế tự trong lễ nghi, sự kiện trọng đại và ngày tết đều có vu sư tham gia hoặc do tư nghi của họ tiến hành. Nội dung dung hoạt động của Tát Mãn giáo có thể liệt kê như làm tai họa biến mất và khỏi bệnh, người cầu sinh trai gái, chửi rủa người khác gặp phải tai họa. Nghệ thuật thời Kim trong quá trình phát triển đạt được thành tựu rất cao trên các phương diện. Kim Chương Tông cho lập Thư họa viện, thu tập danh họa từ dân gian và Tống cất giữ, Vương Đình Quân và Bí thư lang Trương Nhữ Phương giám định 500 quyển thư họa mà triều Kim cất giữ, đồng thời phân biệt định ra thứ hạng. Năm 1127, binh Kim công phá kinh thành Biện Lương của Bắc Tống, đã thu được các bức họa do triều đình Tống cất giữ, bắt họa công đưa về bắc. Cung đình thời Kim xem trọng việc cất giữ các thư họa, lấy số tranh thu được từ Bắc Tống và trong nội phủ làm cơ sở, lại tiến hành trưng tập từ dân gian để làm giàu thêm. Hội họa triều Kim nằm dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Hán, so với triều Liêu thì thịnh vượng hơn, đặc biệt là thời kỳ từ Kim Thế Tông đến Kim Chương Tông, hoạt động hội họa ngày càng sôi nổi. Kim Chương Tông giỏi thơ văn thư pháp, lại yêu thích hội họa, ông cho thiết lập Thư họa cục thuộc Bí thư giám, đưa số tranh cất giữ giám định hơn nữa, cũng học tập Tống Huy Tông thư thể đề tên đóng dấu lên danh tác. Triều Kim còn cho lập Đồ họa thự thuộc Thiếu phủ giám, "quản lý đồ họa lũ kim tượng". Đương thời, các bức tranh có tiếng phải kể đến "Phu tuấn đồ" của Ngu Trọng Văn, "Khô mộc" của Vương Đình Quân, "Thần quy đồ" của Trương Khuê, "Chiêu lăng lục tuấn đồ" của Triệu Lâm, đẹp nhất là "Văn cơ quy hán đồ" của Trương Vũ. Kim Đế Hoàn Nhan Lượng có tài vẽ trúc, Hoàn Nhan Doãn Cung vẽ hươu nai nhân vật, Vương Đình Quân giỏi vẽ sơn thủy mặc trúc, Vương Bang Cơ giỏi vẽ nhân vật, Từ Vinh Chi giỏi vẽ điểu hoa, Đỗ Kỹ vẽ an mã (ngựa đặt yên). Tác phẩm hội họa sơn thủy trúc thạch của Vũ Nguyên Trực, Lý Sơn và Vương Đình Quân so với tác phẩm cùng thời của Nam Tống thì hình như biểu lộ ra nhiều hơn phẩm vị "văn nhân". Thư pháp gia thời Kim học từ thư pháp Bắc Tống, Kim Chương Tông học sấu kim thể của Tống Huy Tông, đạt được thành tựu to lớn. Vương Cạnh giỏi thảo thư và lệ thư, nhất là đại tự, bảng đề trên cung điện lưỡng đô đều là chữ của ông. Đảng Hoài Anh giỏi triện văn và trứu văn, được học giả tôn kính. Triệu Phong giỏi chính, hành, thảo thư, cũng thạo về tiểu triện, chính thư thể đồng thời nhan, tô, thư họa thể hiện vẻ hùng tú, có thể so sánh với Thạch Mạn Khanh của Bắc Tống. Ngô Kích có được bút ý của nhạc phụ Mễ Phất, trong số những người học Mễ Phất đương thời thì Vương Đình Quân đạt được trình độ sâu sắc nhất, đám người Quỳ Tử Sơn vào thời Nguyên sơ không đạt tới trình độ thư pháp của ông. Nhâm Tuân có tài nghệ về nhiều phương diện, thư pháp của ông là đệ nhất đương thời, "Trung châu tập" viết ông "họa cao ư thư, thư cao ư thi, thi cao ư văn". Những năm đầu triều Kim, nhạc khí của người Nữ Chân chỉ có hai loại trống, sáo; ca vịnh chỉ có một khúc "chá cô". Sau khi tiến vào đất Tống, quân Kim thu được nhạc công, nhạc khí, nhạc thư của giáo phường triều Tống, âm nhạc của người Hán được dung nhập vào trong âm nhạc của người Nữ Chân. Khi Kim Thế Tông thiết yến chiêu đãi sứ giả Nam Tống và Tây Hạ, nhạc nhân học theo triều Tống, song phục trang bất đồng. Vũ đạo triều Kim khởi nguyên từ thời tổ tiên là người Mạt Hạt, sau khi lập quốc, về cơ bản triều Kim trực tiếp hấp thụ vũ đạo từ Bắc Tống, đồng thời cũng phát triển văn hóa nhạc vũ của người Nữ Chân. Về phương diện hí khúc, chư cung điều lưu hành từ thời Bắc Tống, đến triều Kim thì trở thành loại hình thuyết xướng chủ yếu. Trong số tác phẩm chư cung điều đương thời, chỉ có "Tây sương ký chư cung điều" và "Lưu Tri Viễn" của Đổng Giải Nguyên là còn lưu truyền đến ngày nay, trong đó việc "Tây sương ký chư cung điều" xuất hiện có ý nghĩa trong việc hình thành sơ bộ Nguyên khúc về sau. Từ sau Tĩnh Khang chi biến đến thời kỳ Mông Cổ, do chiến tranh và bạo chính xảy ra thường xuyên, lại thêm thiên tai cũng hay xảy ra, đời sống của nhân dân do đó mà nghèo khổ, bệnh tật lan truyền, khiến cho y học hết sức sôi động, được gọi là "tân học triệu hưng". Vào thời Kim, xuất hiện "Hỏa nhiệt thuyết" của Lưu Hoàn Tố, "Công tà thuyết" của Trương Tòng Chính, "Tì vị thuyết" của Lý Đông Viên. Do sự phong phú của thực tiễn, không ít y gia thâm nhập nghiên cứu kinh điển y học cổ đại, kết hợp với các kinh nghiệm lâm sàng của bản thân, tự hình thành nên một lý thuyết, từ việc giải thích lý luận của tiên nhân, dần hình thành các lưu phái khác nhau. Lưu Hoàn Tố khai sáng Hà Gian học phái, Trương Nguyên Tố khai sáng ra Dịch Thủy học phái, đệ tử của Trương Nguyên Tố là Lý Đông Nguyên cũng tự lập ra Tì vị học thuyết. Ba người này cùng với Chu Chấn Hanh thời Nguyên được gọi chung là "Kim Nguyên tứ đại gia", có ảnh hưởng đối với sự phát triển của lý luận y học Trung Quốc. Người Kim hấp thu kỹ thuật nông nghiệp của Bắc Tống, khiến cho sản lượng nông nghiệp ở khu vực Thượng Kinh vùng Đông Bắc gia tăng. Hiện nay các nhà khảo cổ khai quật được rất nhiều các nông cụ bằng sắt như lưỡi cày, hồ lô gieo hạt tại Đông Bắc Trung Quốc. Đương thời, nông thư có tiếng ở các khu vực của Kim và Tây Hạ có "Vũ bản tân thư", "Sĩ nông tất dụng", song đến nay đã thất truyền. Đương thời, kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm và làm vườn cũng rất phát triển, như lợi dụng "ngưu phẫn phúc bằng" (giàn che bằng phân bò) để đem dưa hấu đến trồng ở khu vực Đông Bắc khá lạnh giá. Tiến bộ quan trọng nhất về số học đương thời là phát triển Thiên Nguyên thuật, Thiên Nguyên thuật tức là phương pháp lập phương trình bậc cao Trung Quốc cổ đại, trong đó "Thiên nguyên" tương đương với số chưa biết trong số học hiện đại. Năm 1248, vào thời kỳ Kim-Nguyên, số học gia Lý Dã trong các tác phẩm "Trắc viên hải kính", "Ích cổ diễn đoạn" đã giới thiệu có hệ thống việc dùng Thiên nguyên thuật để lập phương trình bậc hai. Triều đình Kim học tập Bắc Tống mà thành lập ra ty thiên giám để quan trắc thiên văn, số học đương thời cũng rất phát triển khiến cho sĩ nhân triều Kim mong muốn được soạn viết sách lịch. Triều đình Kim vào năm 1137 ban bố "Đại Minh lịch" do Dương Cấp biên viết (không phải Đại Minh lịch của Tổ Xung Chi). "Trùng tu Đại Minh lịch" do Triệu Tri Vi nghiên cứu biên thành vào năm 1180, độ chính xác của lịch này vượt quá "Kỉ nguyên lịch" của Tống. Cùng thời gian, Da Luật Lý cũng biên ra "Ất Mùi lịch", song độ chính xác không được như "Trùng tu đại minh lịch". Ngoài ra, về mặt kiến trúc triều Kim cũng có sự phát triển lớn với việc xây dựng cầu Lư Câu, Trung Đô, hay Hoa Nghiêm tự ở Đại Đồng.
2794
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2794
Ngân Xuyên
Thành phố Ngân Xuyên (giản thể: 银川, phồn thể: 銀川; tiếng Anh: "Yinchuan") là thủ phủ của khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc, trước đây từng là kinh đô của nhà Tây Hạ. Diện tích: 4467 km² Dân số: 736.300 người Nằm trong khu vực ôn đới và miền núi cao nên không quá nóng về mùa hè và cũng không quá lạnh về mùa đông. Nhiệt độ trung bình cả năm là 8,5 °C. Địa cấp thị Ngân Xuyên hiện tại chia ra thành 3 quận, 1 huyện cấp thị và 2 huyện: Thu nhập trên đầu người là ¥ 11.975 (1 nhân dân tệ xấp xỉ 3.500 VNĐ) hay xấp xỉ US$ 1.450 năm 2003, đứng thứ 197 trong 659 thành phố của Trung Quốc.
2796
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2796
NATO
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (, '; , ') là một liên minh quân sự dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào ngày 4 tháng 4 năm 1949 bao gồm Mỹ, Canada và một số nước ở châu Âu (các nước 2 bên bờ Đại Tây Dương). Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu. Việc thành lập NATO lại dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20. Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, do cuộc Chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập. Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và Mỹ yếu đi cũng như khả năng phòng thủ của NATO trước khả năng mở rộng của Liên Xô, Pháp rút khỏi Bộ Chỉ huy quân sự của NATO (không rút khỏi NATO) năm 1966. Năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của chính phủ của Tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại NATO. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, tổ chức này không còn đối trọng (khối Warszawa), nhưng NATO không giải tán mà tiếp tục tham gia vào các cuộc chiến tranh tấn công những nước khác, như cuộc phân chia nước Nam Tư, và lần đầu tiên can thiệp quân sự tại Bosnia và Herzegovina từ 1992 tới 1995 và sau đó đã oanh tạc Serbia vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo. Tổ chức ngoài ra có những quan hệ tốt hơn với những nước thuộc khối đối đầu trước đây trong đó nhiều nước từng thuộc khối Warszawa đã gia nhập NATO từ năm 1999 đến 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2009, số thành viên lên đến 28 với sự gia nhập của Albania và Croatia. Đến năm 2023 thì số lượng thành viên của NATO là 31 quốc gia sau khi Phần Lan chính thức tham gia tổ chức này vào tháng 4 năm 2023. Từ sau sự kiện 11/9 năm 2001, NATO tập trung vào những thử thách mới, liên quan đến việc chống lại chủ nghĩa khủng bố, cực đoan. Trong đó có các chiến dịch can thiệp quân sự tại Afghanistan, Iraq và Libya. Hiệp ước Brussels là một hiệp ước bảo vệ lẫn nhau giữa các nước Tây Âu để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng từ Liên Xô vào đầu Chiến tranh Lạnh. Nó được ký kết vào ngày 17 tháng 3 năm 1948 bởi Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Pháp và Vương quốc Anh. Đó là tiền thân của NATO. Mối đe dọa từ Liên Xô trở nên thực sự đáng lo ngại sau vụ phong tỏa Berlin năm 1948, dẫn đến việc thành lập một tổ chức quốc phòng đa quốc gia giữa các nước Tây Âu, Tổ chức Quốc phòng Liên hiệp Phương Tây, vào tháng 9 năm 1948. Tuy nhiên, các nước thành viên của tổ chức lúc đó quá yếu về quân sự để có thể chống lại Lực lượng Vũ trang Liên Xô. Bên cạnh đó, tại Tiệp Khắc vào năm 1948 một cuộc đảo chính của những người cộng sản đã diễn ra thành công và Ngoại trưởng Anh Ernest Bevin tin rằng cách tốt nhất để ngăn chặn các quốc gia khác rơi vào tình trạng như Tiệp Khắc đó là phát triển một chiến lược quân sự giữa các nước phương Tây. Ông có một buổi điều trần tiếp nhận tại Hoa Kỳ, đặc biệt là xem xét sự lo lắng của Mỹ đối với Ý (và Đảng Cộng sản Ý) Năm 1948, các nhà lãnh đạo châu Âu đã gặp các quan chức quốc phòng, quân sự và ngoại giao Mỹ tại Lầu Năm Góc, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ George C. Marshall để đàm phán về một liên minh quân sự mới giữa các nước Phương Tây. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, được ký bởi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tại Washington vào ngày 4 tháng 4 năm 1949, đánh dấu sự thành lập của NATO. Vào ngày mới được thành lập, NATO bao gồm năm quốc gia thuộc Hiệp ước Brussels cộng với Hoa Kỳ, Canada, Bồ Đào Nha, Ý, Na Uy, Đan Mạch và Iceland . Các thành viên tham gia Hiệp ước cam kết rằng bất cứ cuộc tấn công vũ trang nào chống lại một trong số họ ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên còn lại trong khối. Do đó, họ thỏa thuận với nhau rằng, nếu một cuộc tấn công vũ trang xảy ra, tất cả các nước thành viên còn lại, sẽ có trách nhiệm giúp đỡ thành viên bị tấn công, bao gồm cả việc sử dụng vũ trang, để khôi phục và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương. Sự ổn định chính trị đã dần dần khôi phục nền kinh tế Tây Âu và sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ sau chiến tranh đã bắt đầu. Những năm tiếp theo, NATO đã có thêm những thành viên mới: Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1952, và Tây Đức vào năm 1955. Để phản ứng trước sự gia nhập NATO của Tây Đức, Liên bang Xô viết và các quốc gia Đông Âu vệ tinh đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Warsaw năm 1955. Chiến tranh Lạnh bao trùm toàn châu Âu. Ba thành viên của NATO là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với quyền phủ quyết và là các nước sở hữu vũ khí hạt nhân: Mỹ, Pháp và Anh. Trụ sở chính của NATO đặt tại Brussels, Bỉ, nơi Supreme Allied Commander tọa lạc. Bỉ là một trong 29 quốc gia thành viên NATO tại Bắc Mỹ và châu Âu, và mới nhất trong số các thành viên là các nước Albania và Croatia, tham gia vào tháng 4 năm 2009. Một 22 quốc gia khác tham gia với tư cách đối tác quan hệ của NATO trong chương trình Hòa bình, và 15 quốc gia khác tham gia vào các chương trình đối thoại thể chế hóa. Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới. Chi phí của các thành viên NATO dự tính là 2% GDP. Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập tổ chức vào tháng 2 năm 1952. Năm 1955, Cộng hoà Liên bang Đức (lúc đó chỉ có phần Tây Đức) gia nhập, năm 1990 nước Đức thống nhất mở rộng tư cách thành viên cho vùng lãnh thổ Đông Đức tức Cộng hoà Dân chủ Đức cũ. Tây Ban Nha gia nhập ngày 30 tháng 5 năm 1982. Năm 1999, 3 nước thành viên khối Warszawa cũ gia nhập NATO là Ba Lan, Cộng hoà Séc và Hungary. Pháp là một thành viên NATO, nhưng năm 1966 đã rút khỏi bộ chỉ huy quân sự. Sau đó tổng hành dinh NATO chuyển từ Paris đến Bruxelles. Tháng 4 năm 2009, Pháp quay trở lại bộ chỉ huy quân sự NATO, trở thành thành viên đầy đủ, chấm dứt 43 năm vắng bóng. Iceland là thành viên duy nhất của NATO không có quân đội riêng, vì thế lực lượng Quân đội Hoa Kỳ thường trực tại Iceland đảm nhiệm vai trò Lực lượng Phòng vệ Iceland. Ngày 29 tháng 3 năm 2004, Slovenia, Slovakia, các nước khối Warszawa cũ gồm Bulgaria, Romania, các nước vùng Baltic thuộc Liên Xô trước đây là Estonia, Latvia và Litva chính thức gia nhập NATO. Tháng 4 cùng năm, các nước này lần đầu tiên dự họp hội đồng NATO. Ngày 1 tháng 4 năm 2009, Croatia và Albania chính thức được kết nạp vào NATO sau 1 năm nộp đơn xin gia nhập. Montenegro trở thành thành viên thứ 29 của NATO vào năm 2017. Ngày 27 tháng 3 năm 2020, Bắc Macedonia trở thành thành viên thứ 30 của NATO. Ngày 4 tháng 4 năm 2023, Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 của NATO. Ngoài ra, NATO còn có chương trình hành động thành viên (MAP). Hiện tại MAP gồm Gruzia, Ukraina và Bosnia-Herzegovina. Theo NATO, trong hơn hai thập kỷ, NATO đã cố gắng xây dựng quan hệ đối tác với Nga, đối thoại và hợp tác với Nga trong các lĩnh vực hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên quan hệ này bị rạn nứt khi NATO cáo buộc Nga can thiệp quân sự vào Ukraina nhưng NATO vẫn giữ các kênh đối thoại chính trị và quân sự với Nga. NATO tiếp tục quan tâm đến các hoạt động quân sự của Nga sau sự kiện Ukraina. Về phần mình, Nga cũng cáo buộc khủng hoảng tại Ukraina năm 2014 là do NATO gây ra khi không giữ vững các cam kết trước đó với Nga cũng như đã tiến hành lật đổ chính quyền hợp pháp tại đây bằng đảo chính. Trên thực tế, Nga và NATO luôn tồn tại rất nhiều bất đồng. Theo Học thuyết quân sự Liên bang Nga, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga được tổ chức theo nguyên tắc phòng thủ, không đe dọa sử dụng vũ lực và ngăn chặn xung đột nhằm bảo vệ hòa bình và các lợi ích quốc gia của Nga, các đồng minh (bao gồm các lợi ích của công dân, xã hội và nhà nước) khi các biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao, pháp lý và các biện pháp phi bạo lực khác không có tác dụng. Trong Học thuyết quân sự, Nga coi việc NATO sử dụng năng lực tiềm tàng của mình để vi phạm luật pháp quốc tế thông qua quá trình bành trướng là một mối đe dọa quân sự đối với Nga ngang hàng với các nguy cơ về gây mất ổn định nội bộ của các quốc gia, khu vực, thế giới; triển khai quân đột xuất ở các quốc gia có biên giới tiếp giáp với Nga hoặc biên giới tiếp giáp với đồng minh của Nga; các hệ thống phòng thủ và tấn công gây mất cân bằng hạt nhân chiến lược toàn cầu; sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; sử dụng lực lượng vũ trang không theo luật pháp quốc tế và hiến chương Liên Hợp Quốc; thành lập những chính phủ chống Nga và đồng minh mà không thông qua bầu cử hợp pháp tại các quốc gia láng giềng của Nga và đồng minh; chủ nghĩa khủng bố và lợi dụng chống khủng bố để gây phương hại cho Nga và đồng minh...Chính sách đối ngoại của Nga với NATO là đối thoại trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau nhằm xây dựng nền an ninh với nền tảng không liên kết và có tính tập thể (collective non-aligned), Nga và NATO cùng nhau củng cố vai trò của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE). Chính sách kết nạp các thành viên cũ trong khối Xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu và các nước thuộc không gian hậu Xô viết bị Nga lên án là hành động vi phạm Hiệp ước Các Lực lượng Vũ trang Thông thường ở châu Âu (CFE) khi Hiệp định này nghiêm cấm các thành viên cũ trong khối Xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu và các nước thuộc không gian hậu Xô viết gia nhập NATO. Bên cạnh đó Nga cũng cáo buộc NATO không giữ đúng cam kết về duy trì mức trần về số lượng vũ khí thông thường. Việc NATO mở rộng về phía Đông là một trong các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina. Về cơ bản, NATO mở rộng về phía Đông đã tái khẳng định địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, không gian an ninh và không gian sinh tồn của Nga dần bị thu hẹp, bố cục an ninh địa chính trị của châu Âu thay đổi đáng kể. Hoa Kỳ chủ trương duy trì NATO và thúc đẩy chính sách Đông tiến của NATO, biến đây trở thành lý do để NATO tồn tại sau Chiến tranh Lạnh. Nga tuy thừa kế vị thế pháp lý của Liên Xô nhưng không thể hùng mạnh một cách toàn diện như Liên Xô trước kia. Tuy nhiên, Nga vẫn là một cường quốc ở châu Âu và chính sách Đông tiến của NATO là để kiềm chế Nga. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, NATO tiến hành 3 đợt Đông tiến. Ngay trong lần mở rộng đầu tiên, biên giới NATO đã được mở về phía Đông thêm 900 km, quân số tăng thêm 13 Sư đoàn, tiếp nhận toàn bộ vũ khí-khí tài các thành viên mới và Đông Đức. Điều này khiến cho cán cân Nga-NATO mất cân bằng nghiêm trọng. Tổng quân số NATO gần 5 triệu quân (chưa tính quân số của Hoa Kỳ và các nước ngoài châu Âu), trong khi đó Nga có 3,2 triệu. ngày 27/5/1997 đã ký kết "Văn kiện cơ bản về quan hệ, hợp tác và an ninh giữa Nga với NATO". Trong văn kiện, NATO cam kết sẽ để Nga có quyền phát ngôn ở mức độ nhất định đối với các sự vụ của NATO. Hơn nữa NATO bảo đảm không bố trí vũ khí hạt nhân trong lãnh thổ các nước thành viên mới.. Chính sách Đông tiến đã xâm phạm đến sân sau của Nga và đe dọa đến lợi ích chiến lược cốt lõi của nước này, một điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần. Tổng thống Boris Yeltsin đã nói: ""Đây là dấu hiệu đầu tiên về điều có thể xảy ra khi NATO tiến gần đến biên giới của Liên bang Nga. … Ngọn lửa chiến tranh có thể bùng cháy và trải khắp châu Âu"" khi NATO mở rộng lần thứ nhất sau chiến tranh Lạnh. Ngoại trưởng Nga Lavrov đã công bố các tài liệu chứng minh rằng NATO từng hứa với Liên Xô và Nga rằng NATO không bao giờ mở rộng về phía Đông. Bên cạnh chính sách Đông tiến, hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu cũng bị Nga coi là một mối đe dọa khác. Mặc dù NATO tuyên bố hệ thống này làm nhằm chống lại các mối đe dọa từ Iran nhưng Nga cho rằng sự thiếu cân bằng trong việc triển khai lực lượng giữa Đông Âu-Địa Trung Hải là minh chứng cho sự bao vây Nga. Bên cạnh đó, việc Iran không có khả năng tấn công châu Âu nên thực tế hệ thống này là để kiềm chế Nga. Năm 2001, Chính quyền của Tổng thống Mỹ G. W. Bush đã đơn phương tuyên bố rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM), mà Mỹ và Liên Xô đã ký kết năm 1972 để xây dựng hệ thống này khiến Nga cực kỳ lo ngại khi Hiệp ước này là nền tảng để hai bên duy trì thế cân bằng lực lượng.. Để đáp trả, Nga đã lên kế hoạch việc nâng cấp khả năng tấn công bằng tên lửa của mình, trong đó có kế hoạch triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander tại Kaliningrad, Krashnodar (Nga) và Belarus. Ngày 13/05/2015, Nga đã phản ứng gay gắt khi Hoa Kỳ đưa hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu chính thức đi vào hoạt động. Hệ thống này trị giá 800 triệu USD. Ngoài ra Nga cũng thành lập 3 sư đoàn mới tại miền Tây nước này để làm đối trọng với NATO Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri S. Peskov nói rằng: ""Ngay từ đầu, các chuyên gia quân sự của Nga đã bị thuyết phục rằng hệ thống tên lửa này tạo ra một mối đe dọa lớn với Liên bang Nga"" Hiện tại, để khắc phục những nhược điểm của NATO cũng như để độc lập hơn với Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại và phòng thủ, Liên minh châu Âu đã đưa ra đề xuất thành lập một quân đội riêng của các nước trong khối. Cả ông Jean-Claude Juncker – Chủ tịch Ủy ban châu Âu – lẫn bà Federica Mogherini – Cao ủy Liên minh Châu Âu về Đối ngoại (tương đương Ngoại trưởng của khối) đều ủng hộ kế hoạch này. Tiến trình này trước đây bị Anh phản đối do lo ngại lực lượng vũ trang này sẽ cạnh tranh với NATO. Theo Anh, kế hoạch này sẽ làm hỏng chính sách phòng thủ của EU. Tuy nhiên, từ sau khi Anh rời EU, kế hoạch này lại được nối lại. Việc thành lập lực lượng vũ trang riêng của EU rất được Đức, Pháp, hai nước chủ chốt trong khối, ủng hộ. Về phía Hoa Kỳ, việc thành lập quân quân đội EU sẽ khiến nước này giảm bớt chi phí dành cho các nước đồng minh ở châu Âu thông qua NATO, không phải can thiệp vào những công việc của riêng châu Âu, nhưng ít có ảnh hưởng tới lợi ích của Hoa Kỳ như những sự việc ở Balkan. Việc bà Mogherini tuyên bố quân đội EU sẽ làm việc độc lập với NATO đã làm gia tăng lo ngại rằng quân đội EU sẽ thay thế vai trò của NATO ở châu Âu. Hungary, Italia và Séc đều ủng hộ kế hoạch này. Tờ Người Bảo vệ của Anh cho rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ việc thành lập quân đội này nếu nó giải quyết được vấn đề ""năng lực quân sự các nước châu Âu ngày càng xuống dốc"". Tờ báo này cũng nhấn mạnh rằng hiện tại châu Âu không thiếu một quân đội mà thiếu một cam kết về phòng thủ giữa các nước Châu Âu và xuyên Đại Tây Dương. Ngày 22 tháng 11 năm 2016, Liên minh châu Âu đã đưa ra cam kết quân đội riêng của khối sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017. Theo ông Sergey Rastoltsev thuộc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Primakov, thuộc Học viện Khoa học Liên bang Nga, quân đội EU có thể khiến quan hệ chính trị-quân sự giữa Nga–EU thêm căng thẳng nhưng trong trường hợp quan hệ Nga–EU được cải thiện, quân đội EU cũng có thể tạo ra nhiều cơ hội hợp tác hơn giữa Nga–EU nếu so với vai trò của NATO do NATO vốn dĩ là một vết tích từ thời Chiến tranh Lạnh và do sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ lên quan hệ Nga–EU cũng sẽ bị giảm bớt khi quân đội này không có Hoa Kỳ tham gia như NATO. "Đọc thêm – Giai đoạn đầu" "Đọc thêm – Giai đoạn Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc" "Đọc thêm – Giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh" "Đọc thêm – Lịch sử chung" "Đọc thêm – Các vấn đề khác"
2804
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2804
Hoàng Hà
Hoàng Hà (tiếng Hán: 黃河; pinyin: "Huáng Hé"; Wade-Giles: "Hwang-ho", " hoàng nghĩa là màu vàng của mặt trời, hà nghĩa là mặt bằng, ghép lại hoàn chỉnh Hoàng Hà có nghĩa là mặt nước sông màu vàng "), là con sông dài thứ hai châu Á xếp sau sông Trường Giang (Dương Tử), với chiều dài 5.464 km sông Hoàng Hà xếp thứ sáu thế giới về chiều dài. Sông Hoàng Hà chảy qua chín tỉnh của CHND Trung Hoa, bắt nguồn từ núi Bayan Har thuộc dãy núi Côn Lôn trên cao nguyên Thanh Tạng phía tây tỉnh Thanh Hải. Hoàng Hà đổ ra Bột Hải ở vị trí gần thành phố Đông Dinh thuộc tỉnh Sơn Đông. Trong các văn liệu chữ Trung Quốc cổ gọi Hoàng Hà là (âm Hán Việt: "Hà"; tiếng Hán thượng cổ: "*C.gˤaj"). Tên gọi (âm Hán Việt: "Hoàng Hà"; tiếng Hán thượng cổ: "*N-kʷˤaŋ C.gˤaj"; tiếng Hán trung cổ: "Hwang Ha") được đề cập đầu tiên trong Hán thư viết về thời kỳ nhà Tây Hán (206 TCN - 9). Chữ 黃 "Hoàng" có nghĩa là màu vàng ám chí nước màu vàng do dòng sông mang nhiều vật liệu có nguồn gốc từ đất vàng (hay hoàng thổ). Một trong những tên gọi cổ hơn trong tiếng Mông Cổ là "Hắc Hà", do dòng sông trong trước khi chảy vào cao nguyên Hoàng Thổ, nhưng tên hiện tại của con sông ở vùng Nội Mông là "Ȟatan Gol" (, "Queen River"). Ở Mông Cổ, nó có tên là "Šar Mörön" (, "Hoàng Hà"). Ở Thanh Hải, tên sông trong tiếng Tây Tạng là "Sông Công" (tiếng Tây Tạng: །, "Ma Chu"; tiếng Trung: , , "Mǎ Qū"). Tên tiếng Anh Hwang Ho là tên ghi trên bản đồ được Latin hóa của Hoàng Hà Hoàng Hà bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hải, từ độ cao 4.500 m trong vùng lòng chảo Yekuzonglie nằm ở phía bắc của dãy núi Bayankara (hay Ba Nhan Khách Lạp) trên cao nguyên Thanh Tạng. Từ đầu nguồn của nó, con sông chảy theo hướng nam, sau đó tạo ra một chỗ uốn cong về hướng đông nam và sau đó lại chảy theo hướng nam một lần nữa cho đến khi tới thành phố Lan Châu, thủ phủ của tỉnh Cam Túc, là nơi mà điểm uốn cong lớn về phía bắc, bắt đầu. Con sông chảy về phía bắc qua Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ tới khu tự trị Nội Mông, đoạn cong này gọi là Hà Sáo. Sau đó con sông này lại đổi hướng, chảy gần như thẳng về phía nam, tạo ra ranh giới của hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Khoảng 130 km về phía đông bắc của thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Hoàng Hà lại đổi hướng để chảy về phía đông. Nó chảy tới những vùng đất trũng ven biển ở miền đông Trung Quốc gần thành phố Khai Phong. Sau đó chảy qua Tế Nam, thủ phủ của tỉnh Sơn Đông và đổ ra biển Bột Hải (vịnh Bột Hải). Dưới đây là danh sách các nhà máy thủy điện được xây dựn trên Hoàng Hà, xếp theo năm vận hành đầu tiên: Theo một báo cáo năm 2000, 7 nhà máy thủy điện lớn nhất (Long Dương Hiệp, Lý Gia Hiệp, Lưu Gia Hiệp, Diêm Oa Hiệp, Bát Bàn Hiệp, Đại Hiệp và Thanh Đồng Hiệp) có tổng công suất lắp máy là 5.618 MW. Nó tưới tiêu cho một khu vực rộng 944.970 km vuông (364.417 dặm vuông), nhưng do tính chất khô cằn chủ đạo của vùng này (không giống như phần phía đông thuộc Hà Nam và Sơn Đông) nên lưu lượng nước của nó tương đối nhỏ. Tính theo lưu lượng nó chỉ bằng 1/15 của sông Trường Giang và 1/5 của sông Châu Giang, mặc dù khu vực tưới tiêu của con sông cuối (Châu Giang) chưa bằng một nửa của Hoàng Hà. Trong lịch sử hàng ngàn năm của Trung Quốc, Hoàng Hà vừa đem lại lợi ích vừa đem lại tai họa cho người dân, vì thế nó còn được coi là "Niềm kiêu hãnh của Trung Quốc" (pinyin: "Zhōngguó de Jiāoào") và "Nỗi buồn của Trung Quốc" (pinyin: "Zhōngguó de Tòng"). Các ghi chép chỉ ra rằng, từ năm 602 đến ngày nay, con sông này đã ít nhất 26 lần đổi dòng (5 lần đổi dòng ở quy mô lớn) và các con đê bao bọc đã vỡ hoặc tràn không dưới 1.500 lần. Lần thay đổi dòng năm 1194 đã phá vỡ hệ thống tưới tiêu của sông Hoài trong gần 700 năm sau. Phù sa Hoàng Hà đã ngăn chặn dòng chảy của sông Hoài và làm hàng ngàn người mất nhà ở. Mỗi lần đổi dòng nó khi thì đổ ra Hoàng Hải, khi thì ra vịnh Bột Hải. Hoàng Hà có dòng chảy như ngày nay từ năm 1897 sau lần đổi dòng cuối cùng năm 1855. Trong suốt thế kỷ 20, Hoàng Hà mang ra biển khoảng 0,9x10⁹ tấn trầm tích/năm. Màu nước vàng của con sông là do phù sa mà nó mang theo, do lượng phù sa và trầm tích trong dòng nước có thể lên đến 34 kg/1 mét khối nước - cao gấp 34 lần so với sông Nile ở châu Phi. Hàng thế kỷ của việc bồi đắp và sự bao bọc của các con đê đã làm con sông này chảy ở độ cao lớn hơn so với đất nông nghiệp hai bên bờ, làm cho việc ngập lụt trở nên nguy hiểm hơn. Ngập lụt của Hoàng Hà đã gây ra sự chết chóc khủng khiếp trong lịch sử như năm 1887 Hoàng Hà đã giết chết khoảng 900.000-2.000.000 người và năm 1931 nó đã giết chết khoảng 1.000.000-3.700.000 người. Trận lũ năm 1931 được ghi nhận là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất lịch sử thế giới, ước tính cướp đi sinh mạng của khoảng 3,7 triệu người. Năm 1938, trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, quân đội của Tưởng Giới Thạch đã phá đê bao bọc Hoàng Hà để ngăn cản bước tiến của quân Nhật và làm ngập lụt một vùng rộng lớn làm chết khoảng 500.000-900.000 người. Đôi khi người ta còn gọi nó là 濁流 (Troọc Lưu), nghĩa là "dòng nước đục". Thành ngữ Trung Quốc "Khi nước Hoàng Hà trong" ám chỉ điều không bao giờ xảy ra. Hiện nay, tình trạng khô hạn do có quá nhiều đập nước trên Hoàng Hà đã trở thành một vấn đề cho nông nghiệp và hệ sinh thái của khu vực đồng bằng Hoa Bắc. Hai tỉnh Hà Bắc và Hà Nam được đặt tên theo con sông này. Tên của hai tỉnh này có nghĩa là "bắc" và "nam" của Hoàng Hà. Các thành phố chính dọc theo Hoàng Hà tính từ đầu nguồn bao gồm: Lan Châu (thuộc tỉnh Cam Túc), Ô Hải, Bao Đầu, Khai Phong, và Tế Nam. Bằng tiếng Anh:
2807
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2807
Bệnh tả
Bệnh tả, hoặc thổ tả, bệnh dịch tả ("Cholera") là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng "Vibrio cholerae" gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước và có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp. Robert Koch là người nhận dạng được vi trùng gây bệnh tả vào năm 1883. Các triệu chứng chính của bệnh là tiêu chảy và nôn mửa, gây mất nước. Bệnh truyền chủ yếu qua nước uống hoặc ăn các thức ăn đã bị nhiễm vi khuẩn có trong phân (chất thải) của người bệnh, bao gồm những người không có biểu hiện triệu chứng. Việc điều trị chủ yếu là điều trị bù nước đường uống để thay thế nước và điện giải. Nếu việc bù nước không chấp nhận hoặc không cung cấp cải tiến đủ nhanh, có thể cung cấp chất lỏng qua đường tĩnh mạch. Thuốc kháng khuẩn đường dùng cho những người có bệnh nặng để rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trên toàn thế giới, bệnh tả ảnh hưởng đến 3-5 triệu người và gây ra 100.000-130.000 ca tử vong riêng trong năm 2010. Dịch tả là một trong những bệnh nhiễm trùng đầu tiên được nghiên cứu bằng các phương pháp dịch tễ học. Bệnh tả có lẽ có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ; ở vùng châu thổ sông Hằng vào thời cổ đại. Bệnh tả xuất hiện ở châu Á vào khoảng 600 năm trước Công nguyên, ghi nhận lần đầu tiên trong y học vào năm 1563 tại Ấn Độ. Dịch xuất hiện đầu tiên từ các tuyến đường thương mại (trên đất liền và trên biển) đến Nga năm 1817, sau đó lan sang các phần còn lại của châu Âu, và từ châu Âu sang Bắc Mỹ. Có 7 trận đại dịch đã xảy ra trong 200 năm. Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris chết vì dịch tả, nạn nhân có cả quan tể tướng. Dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848-1849 đã làm 70.000 người chết. Đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phố Luân Đôn. Sang thời cận đại, riêng tại Bắc Kỳ thời Pháp thuộc năm 1937, dịch tả đã giết 75.000 người. Dịch tả vào Peru vào năm 1991, lan truyền sang Ecuador, Colombia, México và Nicaragua, kết quả hơn 12.000 người chết. Ước tính bệnh tả lây nhiễm cho 2,8 triệu người trên toàn cầu, và khiến khoảng 21.000-143.000 người chết mỗi năm, tính trong năm 2015. Bệnh diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển Vào đầu những năm 1980, số người tử vong được cho là lớn hơn 3 triệu mỗi năm. Rất khó để tính toán chính xác mức độ lây nhiễm của bệnh, vì nhiều trường hợp không được báo cáo do không phát hiện ra, hoặc bị che giấu vì có thể có tác động tiêu cực đến du lịch của một quốc gia. Bệnh tả vẫn tiếp tục tạo ra các đợt dịch tại nhiều nơi trên thế giới. Vào tháng 10 năm 2016, một đợt bùng phát dịch tả bắt đầu ở nước Yemen đang bị tàn phá bởi chiến tranh. WHO gọi đây là "đợt phát dịch tồi tệ nhất trên thế giới". Các đợt dịch lớn gần đây là đợt dịch tả ở Haiti những năm 2010 và dịch tả Yemen 2016–2021. Năm 2019, 93% trong số 923.037 ca nhiễm được báo cáo là ở Yemen (với 1911 ca tử vong) Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020, toàn cầu có hơn 450.000 trường hợp mắc bệnh và hơn 900 trường hợp tử vong đã được báo cáo; tuy nhiên, những con số này được đẩy cao quá mức từ các quốc gia tính cả những trường hợp nghi ngờ (các trường hợp chưa được phòng xét nghiệm xác nhận), hoặc bị báo cáo thiếu từ các quốc gia tính sót các trường hợp chính thức (như Bangladesh, Ấn Độ và Philippines). Mặc dù người ta đã biết nhiều về cơ chế lây lan của bệnh tả, nhưng điều này vẫn chưa dẫn đến sự hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân làm cho dịch tả chỉ bùng phát ở một số nơi chứ không phải ở những nơi khác. Việc thiếu xử lý phân người và thiếu nước sạch đã tạo điều kiện cho sự lây lan của bệnh, nhưng các vùng nước có thể đóng vai trò như một bể chứa vi khuẩn, và hải sản được vận chuyển đi xa có thể làm lây lan dịch bệnh. Bệnh tả không được biết đến ở châu Mỹ trong hầu hết thế kỷ 20, nhưng nó đã xuất hiện trở lại vào cuối thế kỷ đó. Sau đợt bùng phát dịch tả ở Haiti vào cuối những năm 2010, không có bất kỳ ca bệnh tả nào ở Châu Mỹ kể từ tháng 2 năm 2019. Tính đến tháng 8 năm 2021, bệnh thường lưu hành ở Châu Phi và một số khu vực Châu Á (Bangladesh, Ấn Độ và Yemen) Bệnh tả không phải là bệnh đặc hữu ở Châu Âu, tất cả các trường hợp được báo cáo đều có tiền sử du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh. Từ tiếng Anh "cholera" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "kholera", bắt nguồn từ χολή "kholē" "bile". Bệnh tả có thể bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ , bằng chứng là nó đã phổ biến tại khu vực đó trong nhiều thế kỷ. Căn bệnh này xuất hiện trong các tài liệu châu Âu từ năm 1642, từ mô tả của bác sĩ người Hà Lan Jakob de Bondt trong cuốn sách "De Medicina Indorum" của ông. (từ "Indorum" của tiêu đề đề cập đến Đông Ấn. Ông cũng đưa ra những mô tả đầu tiên tại châu Âu về một số căn bệnh khác) Các đợt bùng phát sớm ở tiểu lục địa Ấn Độ được cho là kết quả của điều kiện sống kém vệ sinh cũng như sự hiện diện của các vũng nước đọng, cả hai đều là điều kiện lý tưởng cho bệnh tả phát triển. Bệnh lần đầu tiên lây lan theo đường thương mại (đường bộ và đường biển) đến Nga vào năm 1817, sau đó đến phần còn lại của châu Âu, và từ châu Âu đến Bắc Mỹ và phần còn lại của thế giới, (do đó có tên là "bệnh dịch tả châu Á"). Bảy lần đại dịch tả đã xảy ra trong 200 năm qua, với đại dịch thứ bảy bắt nguồn từ Indonesia vào năm 1961. Đại dịch tả đầu tiên xảy ra ở vùng Bengal của Ấn Độ, gần Calcutta bắt đầu từ năm 1817 đến năm 1824. Bệnh lây lan từ Ấn Độ sang Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Âu và Đông Phi Sự di chuyển của các tàu biển và nhân viên của Quân đội và Hải quân Anh được cho là đã góp phần vào phạm vi của đại dịch, vì các con tàu này đã chở những người mắc bệnh đến các bờ biển của Ấn Độ Dương, từ châu Phi đến Indonesia và phía bắc tới Trung Quốc và Nhật Bản. Trận đại dịch thứ hai kéo dài từ năm 1826 đến năm 1837 và đặc biệt ảnh hưởng đến Bắc Mỹ và Châu Âu do kết quả của những tiến bộ trong giao thông vận tải và thương mại toàn cầu, và sự gia tăng di cư của con người, bao gồm cả binh lính. Trận đại dịch thứ ba bùng phát vào năm 1846, kéo dài cho đến năm 1860, lan đến Bắc Phi và Nam Mỹ, lần đầu tiên ảnh hưởng đặc biệt đến Brazil. Trận đại dịch thứ tư kéo dài từ năm 1863 đến năm 1875, lan từ Ấn Độ đến Naples và Tây Ban Nha. Đại dịch thứ năm là từ năm 1881–1896 và bắt đầu ở Ấn Độ rồi lan sang châu Âu, châu Á và Nam Mỹ. Trận đại dịch thứ sáu bắt đầu từ 1899–1923. Những đại dịch này ít gây tử vong hơn do sự hiểu biết nhiều hơn về vi khuẩn tả. Ai Cập, bán đảo Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ và Philippines bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch bệnh này, trong khi các khu vực khác bị nhẹ hơn. Tại Đức năm 1892 (chủ yếu là thành phố Hamburg, nơi có hơn 8.600 người chết) và Naples từ năm 1910–1911 cũng trải qua những đợt bùng phát dữ dội. Đại dịch thứ bảy bắt nguồn từ năm 1961 tại Indonesia và được đánh dấu bằng sự xuất hiện của một chủng mới, có biệt danh là "El Tor", vẫn tồn tại (tính đến năm 2018) ở các nước đang phát triển. Bệnh tả trở nên phổ biến vào thế kỷ 19. Kể từ đó nó đã giết chết hàng chục triệu người. Chỉ riêng ở Nga, từ năm 1847 đến năm 1851, hơn một triệu người đã thiệt mạng vì căn bệnh này. Nó đã giết chết 150.000 người Mỹ trong trận đại dịch thứ hai. Từ năm 1900 đến năm 1920, có lẽ 8 triệu người đã chết vì bệnh tả ở Ấn Độ. Bệnh tả trở thành dịch bệnh được báo cáo đầu tiên ở Hoa Kỳ do những ảnh hưởng đáng kể của nó đối với sức khỏe. Bác sĩ John Snow ở Anh là người đầu tiên xác định nước bị ô nhiễm là nguyên nhân gây bệnh vào năm 1854. Bệnh tả giờ đây không còn được coi là một mối đe dọa sức khỏe cấp bách ở châu Âu và Bắc Mỹ do việc lọc và khử trùng bằng clo tại các nguồn cung cấp nước máy, nhưng vẫn ảnh hưởng nặng nề đến các nước đang phát triển. Trước đây, các tàu phải treo cờ vàng để kiểm dịch nếu có thuyền viên hoặc hành khách bị bệnh tả. Không ai trên tàu treo cờ vàng được phép vào bờ trong một thời gian dài, thường là 30 đến 40 ngày. Trong lịch sử, nhiều bài thuốc chữa bệnh tả đã tồn tại trong dân gian. Nhiều phương pháp điều trị cũ dựa trên lý thuyết về chướng khí. Một số người tin rằng việc làm lạnh bụng khiến một người dễ mắc bệnh hơn và thắt lưng bằng vải nỉ và "thắt lưng chống bệnh tả" là những thứ thường thấy trong quân trang của quân đội. Theo Hahnemann, trong vụ bùng phát 1854–1855 ở Naples, long não đã được sử dụng Cuốn sách "Các biện pháp của mẹ" của T. J Ritter đã liệt kê xi-rô cà chua như một phương pháp điều trị tại nhà tại miền bắc nước Mỹ. Theo William Thomas Fernie, Elecampane đã được khuyên dùng ở Vương quốc Anh. Loại vắc xin hiệu quả đầu tiên dành cho người được phát triển vào năm 1885, và loại kháng sinh hiệu quả đầu tiên được phát triển vào năm 1948. Các ca bệnh tả ít xảy ra hơn nhiều ở các nước phát triển, nơi các chính phủ đã giúp thiết lập các biện pháp vệ sinh nguồn nước và các phương pháp điều trị y tế hiệu quả. Hoa Kỳ đã từng có vấn đề về bệnh tả nghiêm trọng tương tự như ở một số nước đang phát triển. Có ba đợt bùng phát dịch tả lớn vào những năm 1800, có thể là do vi khuẩn Vibrio cholerae lây lan qua các tuyến đường thủy nội địa như Kênh đào Erie và các tuyến đường dọc bờ biển phía đông. Hòn đảo Manhattan ở thành phố New York đã từng bị bệnh dịch tả xâm nhập từ các chuyến tàu biển. Vào thời điểm này, thành phố New York không có hệ thống vệ sinh hiệu quả như ngày nay, vì vậy bệnh tả đã có thể lây lan. "Cholera morbus" là một thuật ngữ lịch sử được sử dụng để chỉ bệnh viêm dạ dày/ruột hơn là bệnh tả. Một trong những đóng góp lớn trong việc chống lại bệnh tả là của bác sĩ và nhà khoa học y tế John Snow (1813–1858), người vào năm 1854 đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh tả và nước uống bị ô nhiễm. Tiến sĩ Snow đề xuất nguồn gốc vi sinh vật đối với bệnh dịch tả vào năm 1849. Trong bài đánh giá "hiện đại" nổi tiếng của mình vào năm 1855, ông đã đề xuất một mô hình về cơ bản là hoàn chỉnh và chính xác cho nguyên nhân gây bệnh. Trong hai nghiên cứu trên thực địa về dịch tễ học mang tính tiên phong, ông đã có thể chứng minh sự ô nhiễm nguồn nước uống của con người là yếu tố trung gian truyền bệnh dễ xảy ra nhất trong hai trận dịch lớn ở London năm 1854. Mô hình của ông đã không được chấp nhận ngay lập tức, nhưng nó được coi là hợp lý, và sự phát triển của y học vi sinh trong 30 năm tới sẽ chứng minh đề xuất của ông là đúng. Do công trình nghiên cứu về bệnh tả, John Snow thường được coi là ""Cha đẻ của Dịch tễ học"". Vi khuẩn này được nhà giải phẫu người Ý Filippo Pacini phân lập vào năm 1854, nhưng bản chất chính xác của nó và kết quả của ông không được nhiều người biết đến. Cùng năm đó, Joaquim Balcells Pascual người xứ Catalan cũng đã phát hiện ra vi khuẩn và vào năm 1856, có lẽ António Augusto da Costa Simões và José Ferreira de Macedo Pinto, hai người Bồ Đào Nha, cũng đạt kết quả như vậy. Các thành phố ở các quốc gia phát triển đã đầu tư lớn vào việc cung cấp nước sạch và cơ sở hạ tầng xử lý nước thải từ giữa những năm 1850 đến những năm 1900. Điều này đã loại bỏ mối đe dọa của dịch tả ra khỏi các thành phố phát triển lớn trên thế giới. Năm 1883, Robert Koch đã xác định bằng kính hiển vi rằng V. cholerae là vi khuẩn gây bệnh. Hemendra Nath Chatterjee, một nhà khoa học người Bengal, người đầu tiên đã xây dựng và chứng minh hiệu quả của việc bù nước muối (ORS) đối với bệnh tiêu chảy. Trong bài báo năm 1953 của mình, được xuất bản trên tạp chí The Lancet, ông nói rằng promethazine có thể khiến người bệnh ngừng nôn mửa khi bị bệnh tả và sau đó có thể bù nước bằng đường uống. Công thức của dung dịch nước là 4 gram muối ăn, 25 gram glucoza pha vào 1 lít nước Nhà y học Ấn Độ Sambhu Nath De đã phát hiện ra độc tố vi khuẩn tả, mô hình động vật truyền bệnh tả, và trình diễn thành công phương pháp truyền mầm bệnh dịch tả Vibrio cholerae. Robert Allan Phillips, làm việc tại Đơn vị Nghiên cứu Y khoa Hải quân Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, đã đánh giá sinh lý bệnh của căn bệnh này bằng cách sử dụng các kỹ thuật hóa học hiện đại trong phòng thí nghiệm và phát triển một phác đồ bù nước. Nghiên cứu của ông đã được Quỹ Lasker trao giải thưởng vào năm 1967. Gần đây hơn, vào năm 2002, Alam, đã nghiên cứu mẫu phân của các bệnh nhân tại Trung tâm Quốc tế về Bệnh tiêu chảy ở Dhaka, Bangladesh. Từ các thí nghiệm khác nhau mà họ tiến hành, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa sự di chuyển của V. cholerae qua hệ tiêu hóa của con người và tình trạng lây nhiễm gia tăng. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu phát hiện ra vi khuẩn này tạo ra một trạng thái siêu nhiễm trong đó các gen kiểm soát quá trình sinh tổng hợp các axit amin và sắt ngay trước khi đi đại tiện. Những đặc điểm cảm ứng này cho phép vi khuẩn tả tồn tại được trong phân "nước gạo", một môi trường hạn chế oxy và sắt, của bệnh nhân bị nhiễm vi trùng tả. Vào năm 2017, WHO đã đưa ra chiến lược ""Chấm dứt bệnh Dịch tả: lộ trình toàn cầu đến năm 2030"" nhằm mục đích giảm 90% số ca tử vong do bệnh tả vào năm 2030. Chiến lược này được phát triển bởi "Lực lượng đặc nhiệm toàn cầu về kiểm soát bệnh tả" (GTFCC). Mỗi quốc gia sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể và giám sát tiến độ. Cách tiếp cận để đạt được mục tiêu này kết hợp giữa giám sát, vệ sinh nguồn nước, điều trị và vắc xin uống. Cụ thể hơn, chiến lược kiểm soát tập trung vào ba cách tiếp cận: i) phát hiện sớm và ứng phó với các ổ dịch để ngăn chặn bùng phát rộng, ii) ngăn chặn lây truyền bệnh tả thông qua cải thiện vệ sinh môi trường và vắc xin tại các điểm nóng, và iii) khuôn khổ toàn cầu để kiểm soát bệnh tả thông qua GTFCC. WHO và GTFCC không coi việc loại trừ bệnh tả trên toàn cầu là một mục tiêu khả thi. Mặc dù con người là vật chủ duy nhất của bệnh tả, vi khuẩn này vẫn có thể tồn tại trong môi trường mà không cần vật chủ là người. Trong khi không thể xóa sổ hết vi khuẩn, có thể loại trừ việc lây truyền từ người sang người; và có thể loại trừ tại từng địa phương, gần đây nhất là trong đợt bùng phát dịch tả Haiti những năm 2010, nước này đã đạt được chứng nhận loại trừ bệnh tả vào năm 2022. GTFCC có mục tiêu tại 47 quốc gia, 13 quốc gia trong số đó đã thiết lập các chiến dịch tiêm chủng. Các biểu hiện chính của bệnh tả là tiêu chảy nhiều, không đau và nôn mửa ra những chất dịch lỏng trong suốt. Các triệu chứng này thường bắt đầu bất ngờ, từ nửa ngày đến 5 ngày sau khi nhiễm khuẩn bằng đường ăn uống. Người bệnh tiêu chảy ra chất dịch thường được miêu tả giống như là "nước gạo" và có thể có mùi tanh. Một người bị tiêu chảy chưa được điều trì có thể thải ra 10 đến 20 lít nước chất thải một ngày gây tử vong. Đối với mọi người có triệu chứng, 3 đến 100 người bị nhiễm nhưng không có triệu chứng. Tiêu chảy đã từng được mệnh danh là "cái chết xanh" do da của bệnh nhân chuyển sang sắc xám xanh là kết quả của việc mất quá nhiều nước. Nếu bị bệnh tiêu chảy nặng mà không điều trị bằng phương pháp bù nước qua tĩnh mạch, có thể đe dọa tính mạng do mất cân bằng điện giải và mất nước. Triệu chứng mất nước đặc trưng như huyết áp thấp, da bàn tay nhăn nheo, mắt trũng, và mạch đập nhanh. Nguyên nhân gây ra bệnh tả thường là dùng nước nhiễm vi trùng gây bệnh. Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và trong nước thải có chứa phân. Ngoài ra cá và các thực phẩm khác từ nước nhiễm vi trùng gây bệnh cũng có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống. Loài vi khuẩn này có thể sống một cách tự nhiên trong bất kỳ môi trường nào. Khoảng 100 triệu vi khuẩn phải đi vào đường tiêu hóa mới gây ra bệnh tả ở người lớn có sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, liều này thì thấp hơn đối với những người có axit dạ dày bị thấp (ví dụ như những người sử dụng chất ức chế bơm proton). Trẻ em cũng nhạy cảm hơn, đối với trẻ 2 đến 4 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất. Tính nhạy cảm của mỗi người đối với bệnh tả cũng phụ thuộc vào nhóm máu của họ, trong đó người có nhóm máu O sẽ nhạy cảm nhất. Những người có hệ miễn dịch bị suy giảm, như người mắc bệnh AIDS hay trẻ bị suy dinh dưỡng cũng là những đối tượng dễ bị nhiễm. Bệnh tả chủ yếu truyền qua nguồn thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Ở các nước phát triển, hải sản thường là nguyên nhân chính, còn ở các nước đang phát triển con đường truyền chủ yếu từ nguồn nước. Ngoài con người bệnh tả chỉ được tìm thấy trên hai nhóm động vật khác đó là: động vật có vỏ cứng và phiêu sinh. Khi ăn vào, hầu hết vi khuẩn không sống sót được trong môi trường axit của dạ dày người. Một vài con còn sống sót sẽ bảo tồn năng lượng và thức ăn đã tích trữ trong quá trình đi qua dạ dày bằng cách ngừng sản xuất phần lớn protein. Khi vi khuẩn sống sót đi qua khỏi dạ dày và đến ruột non, chúng cần đẩy mình qua màng nhầy dày của ruột để đến thành ruột, nơi mà chúng có thể phát triển mạnh. Vi khuẩn "V. cholerae" bắt đầu sản xuất các protein flagellin hình trụ rỗng để tạo roi, chúng là các sợi xoắn xoay để đẩy mình qua chất nhầy của thành ruột non. Một khi vi khuẩn tả đến được thành ruột non, chúng sẽ không cần roi để di chuyển nữa. Vi khuẩn bắt đầu dừng sản xuất protein flagellin để bảo tồn năng lượng và dinh dưỡng bằng cách trộn các protein mà chúng có được từ các chất hóa học xung quanh bị thay đổi. Khi đến thành ruột, "V. cholerae" bắt đầu sản xuất các protein có độc làm người bị nhiễm tiêu chảy. Điều này mang các lứa vi khuẩn mới vào nguồn nước uống và sẽ đi vào những vật chủ tiếp theo nếu không có các biện pháp vệ sinh thích hợp và đúng chỗ. Chất độc vi khuẩn tả (CTX hay CT) là một chất phức tạp gồm 6 đơn vị protein: một bản sao duy nhất của tiểu đơn vị A (phần A), và năm bản sao của tiểu đơn vị B (phần B), được liên kết với nhau bởi liên kết disulfua. Năm tiểu đơn vị B tạo thành một vòng có 5 thành phần liên kết với các ganglioside GM1 trên bề mặt của các tế bào biểu mô ruột. Tỉ lệ A1 của tiểu đơn vị A là một enzym mà các G protein ADP-ribosylates, trong khi chuỗi A2 khớp với lỗ rỗng trung tâm của vùng tiểu đơn vị B. Tùy thuộc vào liên kết, phức hợp này được đưa vào tế bào thông qua endocytosis hấp thụ trung gian. Khi vào bên trong tế bào, liên kết disulfua bị giảm, và tiểu đơn vị A1 được tự do kết hợp với một protein của người được gọi là ADP-ribosylation factor 6 (Arf6). Sự liên kết thể hiện vị trí hoạt động của nó, cho phép nó ribosylate vĩnh viễn tiểu đơn vị alpha Gs của protein heterotrimeric G. Điều này tạo ra cAMP, chất này sau đó làm tiết ra HO, Na, K, Cl, và HCO trong ruột non và gây mất nước nhanh. Các gen mã hóa độc tố tả được đưa vào "V. cholerae" bằng cách chuyển gen ngang. Chủng độc lực của "V. cholerae" mang một biến thể của bacteriophage được gọi là CTXf hay CTXφ. Một que thử nhanh được dùng để xác định sự hiện diện của "V. cholerae". Trong các mẫu này nó cho kết quả dương tính, các thử nghiệm sau đó cần nên tiến hành để xác định sức kháng kháng sinh. Trong các tình huống có dịch, chẩn đoán lâm sàng cần được thực hiện bằng cách lấy lời khai lịch sử bệnh của bệnh nhân và thực hiện các điều tra ngắn. Việc điều trị thường được tiến hành mà không cần hoặc trước khi xác nhận rõ thông tin phân tích từ phòng thí nghiệm. Mẫu phân và tăm bông được thu thập từ trường hợp bệnh cấp tính, trước khi sử dụng kháng sinh, là hữu ích cho công tác chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Nếu bị nghi ngờ là dịch tả, tác nhân gây bệnh phổ biến là "V. cholerae" O1. Nếu nhóm "V. cholerae" serogroup O1 không được cô lập, công tác trong phòng thí nghiệm cần thử "V. cholerae" O139. Tuy nhiên, nếu các chủng này cũng không được cô lập, cần phải gởi mẫu phân đến phòng thí nghiệm đối chiếu. Nhiễm "V. cholerae" O139 nên được báo cáo và xử lý theo cách tương tự với bệnh gây ra bởi "V. cholerae" O1. Bệnh tiêu chảy có liên quan nên được tham chiếu với bệnh tả và phải được báo cáo trong trường hợp ở Hoa Kỳ. Bệnh tả có thể tránh nếu có ý thức với bản thân và cộng đồng, bằng cách ăn chín và uống sôi. Tuyệt đối không ăn: rau sống, hải sản tươi sống, tiết canh, uống nước đá... trái cây phải ngâm nước muối, gọt sạch vỏ trước khi ăn. Tay chân luôn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Khi thành dịch thì dịch tả có tốc độ lây lan và gây tử vong khủng khiếp, không như tiêu chảy. Mặc dù bệnh tả có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng việc phòng chống bệnh này sẽ đạt hiệu quả nếu như thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Ở những nước phát triển, do hệ thống xử lý nước tiên tiến và việc áp dụng tốt các biện pháp vệ sinh môi trường, bệnh tả không còn là mối đe dọa sức khỏe chính. Đợt bùng nổ bệnh tả lớn gần đây nhất xảy ra ở Hoa Kỳ vào năm 1910–1911. Một số biện pháp hiệu quả về vệ sinh môi trường nếu được thiết lập và thực hiện đúng lúc sẽ ngăn chặn được đại dịch. Một số điểm chính làm gián đoạn con đường lan truyền bệnh có thể thực hiện như: Giám sát và báo cáo kịp thời giúp khoanh vùng lây lan dịch bệnh. Bệnh tả phát triển theo mùa ở một số nước có căn bệnh này ở dạng đặc hữu (thường xuyên) chủ yếu vào mùa mưa. Hệ thống giám sát giúp cảnh báo sớm khả năng phát dịch, và có những biện pháp ứng phó kịp thời. Hệ thống giám sát hiệu quả cũng có thể cải thiện việc đánh giá nguy cơ bùng phát dịch tả tiềm năng. Hiểu biết về mùa vụ và vị trí của dịch cung cấp hướng dẫn cho việc cải thiện hoạt động kiểm soát dịch tả cho những vùng dễ bị tổn thương nhất. Để việc phòng chống hiệu quả, điều quan trọng là các trường hợp phát bệnh nên thông báo với cơ quan y tế quốc gia. Một lượng lớn vắc-xin tả an toàn và hiệu quả dùng qua đường uống đã có. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm chủng của các nhóm có nguy cơ cao như trẻ em, người bị nhiễm HIV, ở những quốc gia mà bệnh này là đặc hữu. Nếu người dân được tiêm chủng mở rộng, các kết quả miễn dịch đàn, sẽ làm giảm số lượng nhiễm khuẩn trong môi trường. Một phương pháp tương đối rẻ và hiệu quả đề phòng chống lây truyền vi khuẩn "V. cholera" là thực hiện gấp sari (một loại vải) nhiều lần để tạo ra một bộ lọc đơn giản đối với nước uống. Vải sari được gấp 4 đến 8 lần có thể tạo ra một màng lọc đơn giản nhằm làm giảm số lượng vi khuẩn "V. cholera" hoạt động trong nước được lọc. Giáo dục sử dụng bộ lọc sari đúng cách là bắt buộc, vì có mối tương quan thuận giữa việc lạm dụng sari và tỉ lệ trẻ bị tiêu chảy; vải sari bẩn của người phụ nữ mặc là các véc tơ truyền bệnh đường ruột ở trẻ nhỏ. Việc giáo dục những nhóm dân cư có nguy cơ nhiễm bệnh cao sử dụng sari đúng cách có thể giảm các bệnh liên quan đến "V. cholera". Bệnh tả ảnh hưởng khoảng 3-5 triệu người trên khắp thế giới, và gây ra 58.000–130.000 ca tử vong mỗi năm tính đến năm 2010. Các trường hợp này chủ yếu xuất hiện ở các nước đang phát triển. Vào đầu thập niên 1980, số ca tử vong được tin là hơn 3 triệu người mỗi năm. Rất khó để tính chính xác số ca bệnh, vì nhiều trường hợp tử vong không được báo cáo do người ta lo ngại rằng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đếnh hoạt động du lịch của quốc gia. Bệnh tả vẫn còn tồn tại quy mô dịch và đặc hữu ở nhiều khu vực trên thế giới. Mặc dù biết khá rõ về cơ chế của việc lây lan bệnh tả, nhưng điều này không dẫn đến việc hiểu đầy đủ về việc phát dịch ở một vài nơi nhưng nơi khác lại không. Thiếu xử lý chất thải phân và thiếu xử lý nước uống tạo điều kiện cho bệnh lây lan, nhưng những vùng cung cấp nước như các hồ chứ nước, và hải sản được vận chuyển đến những vùng xa có thể phát tán dịch bệnh. Dịch tả không được biết đến ở châu Mỹ trong hầu hết hết kỷ 20, nhưng nó xuất hiện trở lại vào cuối thế kỷ XX này. Biện pháp chữa trị quan trọng nhất là phải cung cấp lại đầy đủ nước, đường và muối, thường phải được tiêm vào mạch máu để không phải qua đường ruột. Ở các nước Thế giới thứ ba, người ta cũng chữa trị thành công và đơn giản bằng cách cho uống nước thay thế. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên nên cho uống một dung dịch đường và muối gồm có các thành phần sau: Với những biện pháp này tỷ lệ tử vong có thể giảm từ 60% xuống còn 1%. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. Chủng ngừa bệnh chỉ có hiệu lực trong vòng khoảng 6 tháng và chỉ ở khoảng 80% người được tiêm chủng. Các nghiên cứu gen mới đây cho thấy rằng mức độ dễ bị lây nhiễm của một người đối với bệnh tả phụ thuộc vào nhóm máu của họ. Người có nhóm máu O dễ bị lây nhiễm nhất trong khi người có nhóm máu AB có khả năng kháng cự nhiều nhất, gần như là miễn nhiễm. Giữa hai thái cực này là những người có nhóm máu A và B với nhóm máu A có khả năng kháng cự nhiều hơn nhóm máu B. Một số người nổi tiếng đã chết vì bệnh tả: Nikola Tesla, nhà phát minh, kỹ sư và nhà tương lai học người Mỹ gốc Serbia nổi tiếng với những đóng góp trong việc thiết kế hệ thống điện xoay chiều (AC) hiện đại, đã mắc bệnh dịch tả vào năm 1873 ở tuổi 17. Ông đã nằm liệt giường trong 9 tháng và gần chết nhiều lần, nhưng đã sống sót và hồi phục hoàn toàn. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên tập trung phòng ngừa, chuẩn bị và đối phó với sự lan truyền của bệnh tả. Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống giám sát. Chính quyền có thể đóng vai trò trong tất cả các lĩnh vực này. Điều này có nghĩa là chính quyền của quốc gia sở tại có thể đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh tả hoặc làm giảm mức độ lây nhiễm của bệnh.
2809
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2809
Trường Giang (định hướng)
Trường Giang có thể là:
2813
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2813
Tam Quốc (định hướng)
Tam Quốc trong tiếng Việt có thể hiểu như sau: Tuy nhiên do ở Việt Nam, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa mạnh hơn nên đôi khi người ta chỉ hiểu đó là Tam Quốc (Trung Quốc)
2816
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2816
Tam Quốc
Tam Quốc (giản thể: 三国; phồn thể: 三國; bính âm: "Sānguó", giai đoạn 220–280, theo nghĩa rộng từ 184/190/208–280) là một thời kỳ phân liệt trong lịch sử Trung Quốc khi ba quốc gia Tào Ngụy, Thục Hán, và Đông Ngô cùng tồn tại, được xem là khởi đầu của Ngụy–Tấn–Nam–Bắc triều và Lục triều, thường được tính từ niên hiệu Kiến An thứ nhất tức năm 196. Cuối thế kỷ thứ II, nhà Hán sau gần 400 năm tồn tại bắt đầu nổ ra chiến loạn và khủng hoảng liên tục khiến dân số giảm mạnh hơn 2/3, kinh tế bị tổn hại nghiêm trọng, Đông Hán diệt vong, ba nước mới được thành lập và là đối trọng của nhau đều chú trọng phát triển kinh tế đi đôi với ứng phó tình hình chiến tranh, tuy xã hội xung đột và bất ổn nhưng các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật có những điểm nhấn lớn, khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ và đóng góp quan trọng cho lịch sử đất nước. Vào cuối thời Đông Hán, triều đình nhà Hán rối loạn do hàng loạt biến cố như khởi nghĩa Khăn Vàng, loạn Bắc Cung Bá Ngọc, khởi nghĩa quân Hắc Sơn, âm mưu phế truất Hán Linh Đế của Vương Phấn, loạn Trương Cử, Trương Thuần, và xung đột đỉnh điểm giữa ngoại thích đứng đầu bởi Hà Tiến và hoạn quan Thập thường thị. Năm 184, dưới thời Hán Linh Đế, khởi nghĩa Khăn Vàng do ba anh em Trương Giác lãnh đạo bắt đầu. Để trấn áp loạn Khăn Vàng, một mặt trung ương giao quyền cho Thứ sử, Thái thú, mặt khác cho phép các địa chủ tổ chức lực lượng vũ trang tư nhân để chống lại quân khởi nghĩa này. Sau đó, Đổng Trác loạn triều chính và kiểm soát trung ương, chuyển kinh đô từ Lạc Dương đến Trường An, các thế lực mở ra chiến dịch chống Đổng Trác. Trong giai đoạn này, Tào Tháo ủng hộ Hán Hiến Đế thoát khỏi sự kiểm soát của Đổng Trác để chạy trốn về Lạc Dương, rồi dời đô đến Hứa Xương, đánh bại nhiều thế lực và cuối cùng đánh bại Viên Thiệu trong trận Quan Độ năm 200, trở thành người kiểm soát miền Bắc Trung Quốc. Với mục đích thống nhất đất nước, Tào Tháo đem quân về phía Nam đến Kinh Châu với lực lượng vượt trội, nhưng bị liên quân của Tôn Quyền và Lưu Bị đánh bại trong trận Xích Bích vào mùa đông năm 208. Lưu Bị lợi dụng chiến thắng này để trở thành một thế lực hùng mạnh, đánh bại Lưu Chương để kiểm soát khu vực Tây Xuyên, cùng thời điểm với việc Tào Tháo hướng mũi nhọn về phía Tây, đánh bại Mã Đằng, Trương Lỗ, Hàn Toại và các lực lượng nổi dậy khác để đặt nền tảng cho Tam Quốc. Năm 220, Tào Tháo bệnh chết, con là Tào Phi ép Hán Hiến Đế thiện nhượng và xưng đế, đặt quốc hiệu là "Ngụy", lịch sử gọi là "Tào Ngụy", Đông Hán nói riêng và nhà Hán nói chung chính thức diệt vong, bắt đầu thời đại Tam Quốc. Năm sau, Hán Trung Vương Lưu Bị xưng đế với tư cách hoàng tộc, đặt quốc hiệu là "Hán", lịch sử gọi là "Thục Hán", và là lần đầu tiên lịch sử Trung Quốc có hai vị Hoàng đế tồn tại cùng lúc. Sau trận Xích Bích, Lưu Bị và Tôn Quyền tích cực bành trướng thế lực, nhiều lần tranh giành Kinh Châu, cuối cùng Lưu Bị bại trận Di Lăng, Tôn Quyền giành được toàn bộ phía Nam Kinh Châu. Sau khi Lưu Bị chết bệnh năm 223, Gia Cát Lượng phò tá Lưu Thiện, cùng năm đó ông nối lại liên minh với Tôn Quyền. Thống lĩnh Dương Châu, Kinh Châu, và Giao Châu, Tôn Quyền chính thức xưng đế vào cuối năm 229, đặt quốc hiệu là "Ngô", lịch sử gọi là "Tôn Ngô". Kể từ đó, tình hình Tam Quốc chủ yếu là liên minh của Thục và Ngô chống lại Tào Ngụy, ranh giới của mỗi quốc gia không thay đổi nhiều. Năm 237, Công Tôn Uyên nổi dậy chống Tào Ngụy và thành lập một quốc gia ở Liêu Đông gọi là "Yên", nhưng nó đã bị diệt vong trong trận Ngụy – Yên vào năm 238. Năm 249, Tư Mã Ý phát động sự biến lăng Cao Bình nhằm tiêu diệt nhà Tào Sảng, đưa nhà Tư Mã dần nắm quyền kiểm soát triều đình Tào Ngụy. Năm 263, Tư Mã Chiêu vì mục đích chuẩn bị soán ngôi đã chỉ huy quân Ngụy trong chiến tranh Ngụy – Thục, tiêu diệt Thục Hán. Hai năm sau, Tư Mã Chiêu bệnh chết, con là Tư Mã Viêm phế truất Ngụy Nguyên Đế Tào Hoán, thành lập nhà Tấn. Tây Tấn đã phát động chiến tranh Tấn – Ngô vào năm 280, tiêu diệt Đông Ngô và thống nhất Trung Quốc, chính thức kết thúc thời kỳ này và bước sang thời kỳ của nhà Tấn. Thời Tam Quốc, mặc dù các nhà sáng lập là Tào Tháo, Tôn Kiên (cùng Tôn Sách, Tôn Quyền) và Lưu Bị có xuất thân và tính cách khác nhau, nhưng họ đều được xem là "ngoại nhân" dưới góc độ của giai cấp thống trị triều đại Đông Hán – tức giới văn nhân, thế gia vọng tộc giàu có và quyền thế, chỉ ra rằng không có nước nào hoàn thành được sự nghiệp thống nhất thiên hạ, và đây chỉ là giai đoạn phân liệt chuyển tiếp từ nhà Hán sang Nam Bắc triều. Các thế hệ sau thường nhớ lại những nhân vật có ảnh hưởng trong thời kỳ Tam Quốc. Tác phẩm "Tam quốc chí" do sử gia Trần Thọ viết và Bùi Tùng Chi chú giải là một phần trong bộ Tiền tứ sử của tổng tập Nhị thập tứ sử, và là cuốn sách then chốt để nghiên cứu lịch sử Tam Quốc. Kết hợp giữa lịch sử và truyện dân gian, La Quán Trung đã viết nên cuốn tiểu thuyết nhiều chương "Tam quốc diễn nghĩa", trở thành một trong tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc với nội hàm phong phú đã đi sâu vào văn hóa Á Đông. Thời đại này được xem là một giai đoạn nổi bật trong lịch sử, văn hóa, và xã hội Trung Quốc, góp phần tạo nên một quốc gia có nền văn hóa độc đáo của thế giới. Các nhà sử học đã mô tả thời kỳ Tam Quốc cùng Ngụy–Tấn–Nam–Bắc triều là "thời kỳ đen tối đầy hoa lệ" của lịch sử Trung Quốc, bởi vì sự hỗn loạn cho phép các anh hùng hào kiệt thi thố tài năng, văn hóa trăm hoa nở rộ. Đông Hán suy tàn sau thời Hán Hòa Đế, hầu hết các quân chủ lên ngôi khi còn trẻ, và phần lớn đều do ngoại thích cai trị. Khi quân chủ trưởng thành, họ tìm kiếm sự hỗ trợ của các hoạn quan để nắm quyền, cho phép các hoạn quan kiểm soát triều đình. Kiểu đối đầu giữa ngoại thích và hoạn quan chính là "thích hoạn chi tranh", khiến triều đình rơi vào vòng khủng hoảng đấu đá nội bộ. Vào thời Hán Hoàn Đế và Hán Linh Đế, giới sĩ đại phu bất mãn với hoạn quan đang nắm quyền lũng đoạn triều chính lúc bấy giờ nên đã viết thư kháng nghị, nhưng hai lần kháng nghị đều bị trấn áp, sử gọi là "họa Đảng cố". Vào năm 159 tức Diên Hi thứ 2, Đại tướng quân Lương Ký và ngoại thích nhà họ Lương nắm quyền bị thảm sát, và hoạn quan Đan Siêu được phong tước Huyện hầu, khiến hoạn quan lại có thêm quyền lực. Trong họa Đảng cố đầu tiên vào năm 166 tức Diên Hi thứ 9, hoạn quan tố giác thanh lưu phái Lý Ưng đã kích động nho sinh kinh đô và phỉ báng chính trị triều đình, khiến khoảng 200 trí thức của thanh lưu phái trên cả nước bị bắt giữ, sang năm 168 tức Vĩnh Khang thứ nhất, đại thần Đậu Vũ đã cầu tình và bảo vệ trí thức, những người bị bắt tạm thời được thả và đưa về quê chịu án. Cùng năm 168 này, Hán Hoàn Đế chết, Hán Linh Đế lên ngôi mở ra năm Kiến Ninh thứ nhất, cuộc đảo chính của Đậu Vũ và Trần Phồn thất bại. Họa Đảng cố lần thứ hai diễn ra năm 169 tức Kiến Ninh thứ hai, hoạn quan Tào Tiết đã kết án tử hình hơn một trăm trí thức phái thanh lưu, trong đó có Lý Ưng, những người có liên quan khác bị giam cầm. Năm 172 tức Hy Bình thứ nhất, hơn một nghìn thái học sinh bị bắt, Hứa Xương nổi dậy ở Cối Kê, tự xưng là Dương Minh Hoàng Đế, sau đó 2 năm vào năm 174 tức Hy Bình thứ 3, Hứa Xương bị trấn áp và bị giết bởi tướng quân Tôn Kiên.Ở địa phương, địa chủ hùng mạnh khắp nơi bắt đầu thôn tính ruộng đất, chèn ép bách tính khiến người dân lâm vào khổ cực. Năm 175 tức Hy Bình thứ 4, triều đình hiệu đính kinh điển của Nho gia là Ngũ kinh, khắc bia đá trước cửa Thái học, và đây là "Hy Bình thạch kinh" sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc, thể hiện mong muốn nho sinh ngừng việc đả kích triều chính, tập trung học hành. Năm 178 tức Quang Hóa thứ nhất, triều đình xây trường học mới ở Hồng Đô Môn Nội, tuyển 1.000 học sinh, cùng năm đó, tác giả của Hy Bình thạch kinh Thái Ung bị đày đến Sóc Bắc vì ủng hộ cải cách. Cùng với thiên tai liên miên, dân chúng lần lượt đứng lên, trở thành ngòi nổ của cát cứ quần hùng. Vào tháng 2 năm 184 tức Quang Hoà thứ 7, Giáo chủ Thái Bình Đạo, người Cự Lộc là Trương Giác đã xúi giục một cuộc nổi loạn với hàng trăm nghìn tín đồ ủng hộ. Trương Giác tự xưng là Thiên Công tướng quân, và các em trai của ông là Trương Bảo và Trương Lương lần lượt xưng là Địa Công tướng quân và Nhân Công tướng quân, họ sử dụng khẩu hiệu là "Trời xanh đã hết, Trời vàng nên dựng. Đúng năm Giáp Tí, thiên hạ đại cát". Tín đồ nào cũng đội khăn màu vàng nên gọi là loạn Khăn Vàng, và được lịch sử gọi là khởi nghĩa Khăn Vàng. Trương Giác kết nạp được 36 vạn giáo chúng, cứ 1 vạn người thì lập thành 1 "phương", mỗi phương đặt ra 1 đại soái. Ba mươi sáu phương đó được phân bố ở 8 trong tổng số 12 châu lớn của lãnh thổ nhà Đông Hán là Thanh, U, Từ, Ký, Kinh, Dương, Duyện, Dự, khiến phạm vi của cuộc nổi loạn mở rộng nhanh chóng ra cả nước. Quân khởi nghĩa liên kết với một số hoạn quan, dự định nổi dậy vào ngày 5 tháng 3 năm 184 nhưng bị phát hiện nên tiến hành sớm vào tháng 2. Sau khi triều đình nhận được báo cáo về cuộc nổi loạn, lập tức bổ nhiệm ngoại thích Hà Tiến làm Đại tướng quân để tăng cường phòng thủ cho kinh đô, sau đó hạ lệnh dẹp trừ Đảng cố. Hán Linh Đế cử quân do Hoàng Phủ Tung, Lư Thực và Chu Tuấn chỉ huy, đồng thời ra lệnh cho các châu, quận và hào cường địa chủ hùng mạnh chiêu mộ quân đội để hỗ trợ trấn áp, trong số đó có ba huynh đệ kết nghĩa là Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi đem quân địa phương tham gia. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt, Trương Giác chết vì bệnh, Trương Bảo và Trương Lương chết trận, nhưng dư quân Khăn Vàng tiếp tục hoạt động. Quân Khăn Vàng nhanh chóng bị đánh bại, nhưng triều đình vẫn tiếp tục tham ô và hỗn loạn, tàn dư cuộc nổi dậy của dân chúng nằm rải rác khắp đất nước, tận dụng tình hình chiếm lĩnh các thành trì hoặc làm thổ phỉ, thế cục không ổn định. Năm 185 tức Trung Bình thứ 2, các tướng quân phiệt Biện Chương và Hàn Toại ly khai triều đình, các tướng Trương Ôn, Đổng Trác được điều tới thảo phạt nhưng bất thành, sang năm 187 tức Trung Bình thứ 4, Vương Quốc, Hàn Toại và Mã Đằng chỉ huy binh biến vây hãm Quan Trung, quân phiệt Trương Cử xưng đế. Để đối phó với các cuộc bạo loạn ở nhiều nơi, hoàng tộc Lưu Yên gửi bản tấu lên triều để củng cố quyền lực của các Thứ sử địa phương, lập chức mới gọi là "Mục", được chấp thuận và đồng thời được phong làm Châu mục Ích Châu, phong hoàng tộc Lưu Ngu làm Châu mục U Châu. Năm 188 tức Trung Bình thứ 5, Lưu Yên đề xuất lập các châu thiết mục nhằm trấn áp nổi loạn địa phương, lập tám chức Hiệu úy Tây Viên tham gia kiểm soát miền Tây, Viên Thiệu và Tào Tháo được phong làm Hiệu úy, bên cạnh đó thì Hoàng Phủ Tung và Đổng Trác thảo phạt Vương Quốc, Công Tôn Toản đánh bại Trương Thuần. Hán Linh Đế đã thông qua các đề nghị của Lưu Yên để cho Thứ sử có quyền lực quân sự địa phương và tăng cường kiểm soát các quận. Ngoài ra, một số Thứ sử đã được thăng chức làm Châu mục, những người được bổ nhiệm là tông thất như Lưu Biểu là Châu mục Kinh Châu và đại thần như Giả Tông là Châu mục Ký Châu. Biện pháp này khiến các châu chính thức trở thành khu hành chính cấp một, có lợi cho việc dẹp loạn địa phương, tuy nhiên, khi uy tín của triều đình suy yếu, các quan Châu mục, Thứ sử nắm thực quyền ở địa phương liền cát cứ địa phương, không phụ thuộc sự chỉ huy của triều đình. Về sau Lưu Ngu bị Viên Thiệu lợi dụng, được đề xuất làm Hoàng đế nhưng từ chối, còn Lưu Yên có tham vọng làm Hoàng đế ở Tứ Xuyên. Để cát cứ Ba Thục, Lưu Yên đã dùng thủ lĩnh Thiên sư Đạo Trương Lỗ chiếm Hán Trung để án ngữ con đường từ Trung Nguyên vào đất Thục, ly khai triều đình. Vì mục đích ổn định đất nước mà thiết lập chế độ châu mục nhưng ngược lại, chế độ này đã đẩy Đông Hán đi vào tình thế quần hùng ly khai. Tháng 4 năm 189 tức Trung Bình thứ 6, Hán Linh Đế băng hà, Hà Hoàng Hậu đưa con mình là Lưu Biện lên ngôi tức Thiếu Đế, do ngoại thích Hà Tiến nắm thực quyền. Các hoạn quan mà đứng đầu là Kiển Thạc lên kế hoạch để giết chết Hà Tiến nhằm đưa em trai Lưu Biện là Hoàng tử, Trần Lưu Vương Lưu Hiệp làm Hoàng đế nhưng bị Hà Tiến chặn đứng. Cũng lúc này, Hà Tiến muốn diệt trừ Thập thường thị do Trương Nhượng đứng đầu, được Viên Thiệu nhân cơ hội đề nghị tiêu diệt quyền lực của hoạn quan, nhưng do dự, vì vậy Viên Thiệu sau đó đề nghị chiêu mộ các lực lượng bên ngoài đóng ở kinh đô để trấn áp hoạn quan. Hà Tiến đã triệu Thứ sử Tịnh Châu Đổng Trác tiến về kinh đô, lệnh cho tướng Đinh Nguyên dẫn quân tiếp viện. Lúc bấy giờ, Ngự sử Trịnh Thái phản đối, can gián cho rằng Đổng Trác dung túng cho sự vô ơn và tham vọng vô độ, sẽ lợi dụng quyền lực loạn chính, tạo nên nguy hại triều đình, và lấy nhà Ân ra làm ví dụ, đồng thời được Thượng thư Lư Thực cùng tấu. Tuy nhiên Hà Tiến không nghe, và Đổng Trác liền dẫn quân vào kinh. Vào tháng 8, hoạn quan Trương Nhượng và phe cánh đã phục binh giết Hà Tiến và ngoại thích họ Hà, Hiệu úy Viên Thiệu đem quân giết hơn 2.000 hoạn quan do Thập thường thị đứng đầu, kết thúc thích hoạn chi tranh. Khi mà cả phe ngoại thích và hoạn quan đều bị tiêu diệt, quyền lực triều chính trở nên trống rỗng, đúng lúc này thì Đổng Trác vào Lạc Dương, phế truất Thiếu Đế và lập Lưu Hiệp lên làm Hán Hiến Đế, nắm toàn quyền triều chính. Đổng Trác tiếp quản quân đội dưới quyền chỉ huy của Hà Tiến, sang tháng 11 thì được phong làm Thừa tướng, Viên Thiệu cùng Tào Tháo chạy về phía Đông. Trước tiên, Đổng Trác phế Thiếu Đế Lưu Biện, lập em trai cùng cha khác mẹ là Trần Lưu Vương Lưu Hiệp lên làm Hoàng đế, tức Hán Hiến Đế, vị hoàng đế cuối cùng của Đông Hán. Sau đó, Đổng Trác khôi phục danh dự của Đậu Vũ, Trần Phồn và những trí thức khác của thanh lưu phái đã bị bức hại trước đó, sử dụng lại con cháu của các trí thức này. Sau đó, ông bổ nhiệm Công Tôn Độ làm Thái thú Liêu Đông, Lưu Biểu làm Châu mục Kinh Châu, mở màn cho việc quần hùng cát cứ, đồng thời tiến hành tiêu diệt số lượng lớn những người bất đồng chính kiến, bao gồm cả việc thúc giục Lã Bố giết chết Đinh Nguyên – tướng cấm quân ở kinh đô, và nắm lấy quân đội của Đinh Nguyên. Từ khi Đổng Trác dẫn quân vào Lạc Dương vào năm 187, Hoàng đế Đông Hán rơi vào cảnh làm con tin của các quân phiệt, cục diện đất nước thống nhất trên thực tế đã sụp đổ, về sau sử sách nhận định thọ mệnh thực tế của Đông Hán chỉ là 165 năm. Năm 189, Thái thú Đông Quận Kiều Mạo làm giả di thư của tam công, phát hịch cho các châu, quận, kể tội trạng của Đổng Trác, hiệu triệu chư hầu chống Đổng. Tháng giêng năm 190 tức Sơ Bình thứ nhất, sau khi Đổng Trác nắm thực quyền, Tào Tháo, Viên Thiệu, Viên Thuật tập hợp khởi nghĩa. Các châu, quận vùng Quan Đông đã tôn Viên Thiệu làm minh chủ và mở chiến dịch chống Đổng Trác. Châu mục Ký Châu Hàn Phức đóng quân ở Nghiệp Thành; Thái thú Bột Hải Viên Thiệu và Thái thú Hà Nội Vương Khuông cùng đóng quân ở Hà Nội của bờ Bắc sông Hoàng Hà; Thứ sử Duyện Châu Lưu Đại, Thái thú Trần Lưu Trương Mạc, Thái thú Quảng Lăng Trương Siêu, Thái thú Đông Quận Kiều Mạo, Thái thú Sơn Dương Viên Di, Kỵ đô úy tướng quân Bào Tín, Kiêu Kỵ tướng quân Tào Tháo gồm 7 người đóng quân tập trung ở Toan Tảo của quận Trần Lưu; Thứ sử Dự Châu Khổng Trụ đóng quân ở Nam Dĩnh Xuyên của Trần Lưu; Hậu tướng quân Viên Thuật và bộ hạ Tôn Kiên đóng quân ở Lỗ Dương. Quân số các lộ vùng Quan Đông đông thì hàng vạn, ít thí hàng ngàn, minh chủ là Viên Thiệu, và Trương Mạc chỉ huy quân chủ lực đóng ở Toan Tảo. Tháng 3 cùng năm, Đổng Trác dời đô về Trường An, người được phong làm Thái thú Liêu Đông là Công Tôn Độ tự xưng là Liêu Đông Hầu. Sau khi hội quân, chư hầu Quan Đông mở tiệc nhiều ngày và không chủ động tấn công, chỉ có Vương Khuông, Tào Tháo, Viên Thuật và Tôn Kiên chỉ huy quân chống lại Đổng Trác, và cũng chỉ có Tôn Kiên thắng trận, còn lại đều bị đánh bại. Tháng giêng năm 191 tức Sở Bình thứ 2, Tôn Kiên đánh bại quân của Đổng Trác, tiến vào Lạc Dương, sau đó 3 tháng thì Đổng Trác chính thức đến Trường An, thêm 3 tháng nữa thì Tào Tháo đánh bại quân Hắc Sơn, Viên Thiệu nhận thụ phong làm Châu mục Ký Châu, Công Tôn Toản đánh bại quân Khăn Vàng ở Thanh Châu, Lưu Bị giúp Điền Khải chống Viên Đàm, được phong làm Bình Nguyên tướng. Sau đó, Tào Tháo bại trận trước quân Đổng Trác ở Hình Dương, còn Công Tôn Toản và Lưu Bị không tham gia các lộ chư hầu. Trong bối cảnh đó, đội quân của các chư hầu Quan Đông thành lập hơn một năm tự tan rã vì hết lương thảo và mâu thuẫn nội bộ giữa các tướng lĩnh. Sau khi Đổng Trác dời đô, liên quân Quan Đông lần lượt tan rã, các thế lực như Viên Thiệu, Viên Thuật bắt đầu mở rộng lãnh thổ và cát cứ một phương, đất nước bước vào thời kỳ quần hùng hỗn chiến. Viên Thiệu muốn lập Châu mục U Châu là Lưu Ngu làm Hoàng đế, nhưng bị Tào Tháo phản đối, sau đó đoạt lấy Ký Châu từ Hàn Phức. Châu mục Duyện Châu Lưu Đại giết Kiều Mạo, sau đó chết trận bởi bị quân Khăn Vàng Thanh Châu tấn công, làm cho chức vụ bỏ trống, rồi Bào Tín với những nhìn nhận về tài năng đã tiến cử Tào Tháo giữ chức vụ này. Sau khi dời đô, Đổng Trác tự phong làm Thái sư, phong con trưởng làm Tương Vi Hầu, xây thành Mi Ổ làm căn cứ, giết hại bừa bãi các đại thần, cùng Vương Doãn duy trì kiểm soát triều chính. Hán Hiến Đế không còn quyền lực, bị điều khiển như con rối, và Đổng Trác đã đạt được mục đích "dùng Hoàng đế để chưởng quản các chư hầu", sau đó, các thế lực chống đối ở phía Đông cũng sụp đổ do bất hòa nội bộ. Tháng giêng năm 192 tức Sở Bình thứ 3, Tôn Kiên đối đầu với tướng Hoàng Tổ của Châu mục Kinh Châu Lưu Bưu thì tử trận, cùng tháng đó, Viên Thiệu đánh bại Công Tôn Toản ở Giới Kiều. Tháng 4, khi mà Đổng Trác trong thời điểm nắm quyền tuyệt đối ở trung ương thì bị Tư Đồ Vương Doãn cùng Hoàng Uyển, Sĩ Tôn Thụy và Lã Bố giết ở Trường An, đồng thời giết cả gia tộc; cùng tháng, Tào Tháo được phong làm Thứ sử Duyện Châu. Sau khi Đổng Trác bị giết, quần thần đều hả hê nhưng riêng Thái Ung lại tỏ ra buồn bã, ông bị bắt và bị kết án tử hình, chết trong tù. Mặc dù đã tiêu diệt được Đổng Trác nhưng Vương Doãn không trấn an hoặc xử lý được những bộ phận và phe phái còn lại của ông, không thu phục được Lã Bố. Vào tháng 6, Lý Thôi và Quách Dĩ giết Vương Doãn; Lã Bố chạy về phía Đông. Tại trung ương, thời kỳ Đổng Trác và sau này là Tào Tháo tiếp tục khống chế quần thần và biến quân chủ thành bù nhìn, duy trì chính sách dùng Hoàng đế chưởng quản các chư hầu, khiến cho Đông Hán chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, và mở ra thời đại Tam Quốc. Tháng 12 năm này, Tào Tháo đánh bại tàn quân Khăn Vàng, thu phục hơn 30 vạn binh mã, tạo thành quân Thanh Châu, thu hút được mưu sĩ Tuân Úc và Trình Dục, không lâu sau đó dưới mối quan hệ của Tuân Úc thì tiếp tục có được sự phục vụ của các quân sư Tuân Du, Chung Do và Quách Gia. Thời điểm này, một phe cánh của Đồng Trác là Lý Thôi sau khi trốn khỏi Trường An, đã nghe theo mưu sĩ Giả Hủ với kế sách "phụng quốc gia dĩ chính thiên hạ", cầm quân quay trở lại đánh Trường An cùng với vây cánh của mình là Quách Dĩ, Phàn Trù, Trương Tế. Năm 195 tức Hưng Bình thứ 2, Lý Thôi và Quách Dĩ xảy ra nội đấu, lần lượt cưỡng ép quân chủ cùng các đại thần, bắt làm con tin, không quan tâm tới Tào Tháo ở phía Đông. Vào tháng 7, với sự phò tá của Trương Tế, Dương Phụng, Dương Định, và Đổng Thừa, Hán Hiến Đế chạy về Lạc Dương, bị đuổi theo truy bắt bởi Lý Thôi và Quách Dĩ. Giữa chừng thì Trương Tế không đồng ý với Đổng Thừa, quay lại theo Lý Thôi để tấn công quân triều đình. Lý Thôi giảng hòa với Quách Dĩ, cùng Trương Tế đuổi Hán Hiến Đế tới khe Tào Dương cách Thiểm Châu 60 dặm thì đuổi kịp, đánh bại Dương Phụng. Dương Phụng và Đổng Thừa một mặt giảng hòa với Lý Thôi, Trương Tế, mặt khác ngầm gọi thủ lĩnh quân Bạch Ba là Hàn Tiêm, Lý Nhạc và thủ lĩnh Hung Nô là Khứ Ty lại giúp. Trong trận tái chiến, 3 tướng đuổi theo bị đánh bại, phải rút về phía Tây. Tháng 7 năm 196 tức Kiến An thứ nhất, Hán Hiến Đế cùng quần thần liều chết chạy về phế tích Lạc Dương. Vào lúc này, dư đảng Khăn Vàng Dĩnh Xuyên cấu kết với Viên Thuật; Tào Tháo với đề xuất của Tuân Úc đã đem quân tới Dĩnh Xuyên để tiếp đón Hán Hiến Đế, sau đó đưa Hoàng đế về Hứa Xuyên vào tháng 8. Các thế lực Quan Đông biết được tin tức này, trong khi Viên Thiệu không nghe kế sách dùng Hoàng đế chưởng quản các chư hầu của Thư Thụ, thì Tào Tháo nghe theo chính sách bảo vệ thiên tử, trừng phạt kẻ không phục tùng triều chính của Mao Giới, giữ lấy Hán Hiến Đế từ đây. Tháng 11 năm này, Tào Tháo triển khai chính sách đồn điền. Năm sau, Quách Dĩ bị thuộc cấp là Ngũ Tập giết chết, rồi tiếp tục là Lý Thôi chết năm 198, dư đảng của Đồng Trác bị tiêu diệt toàn bộ, Quan Trung được kiểm soát trong tay Tào Tháo. Sau khi kết thúc chiến dịch chống Đổng, các quần hùng cát cứ địa phương lần lượt phát triển thế lực riêng của mình, không quan tâm tới vấn đề triều chính trung ương và Hán Hiến Đế. Tướng cũ của Đổng Trác là Trương Tế vì hết lương nuôi quân, thấy vùng Kinh Châu do Lưu Biểu trấn giữ được yên ổn, giàu mạnh liền đem quân cướp lương thực, hai bên giao tranh, Trương Tế tử trận, cháu ông là Trương Tú lên lãnh quyền chỉ huy quân đội do ông để lại, tiếp tục tham gia cuộc chiến quân phiệt. Biết Lưu Biểu có thiện chí, không có ý đối địch, Trương Tú bèn sai sứ sang liên minh, cùng nương tựa và liên thủ chống Tào Tháo. Cùng lúc đó, con cả Tôn Kiên là Tôn Sách sau khi cha mất đã quy thuận Viên Thuật, mượn binh bình định Giang Nam. Tại Giang Nam trong 4 năm 196–200, đối đấu với quân của Tôn Sách, lần lượt Thứ sử Dương Châu Lưu Do thua chạy, Thái thú Ngô Quận Hứa Cống, Thái thú Cối Kê Vương Lãng bại trận đầu hàng, Thái thú Dự Chương Hoa Hâm không đánh mà hàng. Cuối năm 199, sau hàng loạt trận đánh của chiến dịch Dương châu bất bại, Tôn Sách chiếm lấy 6 quận của Giang Đông, cùng Lưu Biểu giằng co và chờ đợi thời cơ tiến vào Trung Nguyên, nhưng chưa kịp tiến hành thì đã bị ám sát qua đời năm 200 tức Kiến An thứ 4, được Tào Tháo truy phong làm Thảo Nghịch tướng quân. Ở một phía khác, năm 193 tức Sơ Bình thứ 4, Tào Tháo tiến đánh Từ Châu của Châu mục Đào Khiêm, giết hàng chục vạn người dân. Sang năm 194 tức Hưng Bình thứ nhất, ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi được Công Tôn Toản điều tới cứu trợ Đào Khiêm. Tháng 4 năm này, Trương Mạc theo Lã Bố, phản bội Tào Tháo, hai bên giao chiến tại Bộc Dương. Cuối năm này, Châu mục Ích Châu Lưu Yên chết, Lưu Chương kế vị, Đào Khiêm chết, Lưu Bị được tiến cử làm Châu mục Từ Châu. Phía Hán Trung thì Lưu Chương cùng Trương Lỗ đối chọi quyết liệt, hai phe giằng co, trong khi đó Mã Đằng và Hàn Toại phát triển thế lực riêng của mình ở Lương Châu, Ung Châu. Tại U Châu, Công Tôn Toản đánh bại Lưu Ngu, song không chiếm lĩnh khu vực này được lâu đã thua trận trước Viên Thiệu rồi tự sát. Tháng 5 năm 195 tức Hưng Bình thứ 2, Lã Bố thua trận Bộc Dương trước Tào Tháo, chạy về phía Từ Châu hướng Lưu Bị nhằm cầu viện, trước đó Lã Bố đã lần lượt đầu nhập vào lực lượng của Viên Thuật cùng Viên Thiệu, lưu lạc về Duyện Châu, từng cùng Trương Mạc liên thủ đánh Tào Tháo nhưng thua trận vì những kế sách khổ chiến của mưu sĩ Tào Tháo là Tuân Úc cùng Trình Dục. Năm 196 tức Kiến An thứ nhất, Viên Thuật đánh bại Lưu Bị, Lã Bố nhân cơ hội chiếm đoạt địa bàn và trở thành Châu mục Từ Châu, bắt giam gia quyến Lưu Bị. Cuối năm này, sau khi bị Lã Bố truy kích, Lưu Bị đầu nhập vào phe Tào Tháo. Tháng 1 năm 197 tức Kiến An thứ 2, Viên Thuật xưng đế, tự xưng là "Trọng Gia", đóng đô ở Thọ Xuân thuộc quận Cửu Giang, Tào Tháo bại trận trước Trương Tú, mãnh tướng Điển Vi chết trận. Bởi tự xưng đế khi mà Đông Hán vẫn còn, Viên Thuật được xem là phản nghịch, bị nhiều thế lực nhắm vào, trong tháng 5 thì thua trận trước Lã Bố, đến tháng 9 thì thua trận một lần nữa trước cuộc tấn công của Tào Tháo. Năm 198, Tào Tháo và Lưu Bị liên thủ tiến đánh Lã Bố và vị tướng này bị bộ hạ phản bội, bắt sống đem đến giao trước mặt Tào Tháo. Vào lúc này, Lã Bố xin được đầu nhập theo nhằm lấy thiên hạ, Lưu Bị nhắc nhở không nên quên sự tình Đinh Nguyên, Đổng Trác – những người mà Lã Bố từng phục vụ và đều bị Lã Bố giết, thế là Tào Tháo giết Lã Bố tại Hạ Bì, lấy Từ Châu vào tay, và đây cũng là lần thứ 2 mà Lưu Bị mất đi châu này. Năm 200 tức Kiến An thứ 5, Đồng Thừa ám sát Tào Tháo nhưng thất bại, còn Lưu Bị thì rời khỏi Từ Châu, bị Tào Tháo truy kích và tiến đến đầu nhập vào Viên Thiệu, đóng quân ở Tiểu Bái. Trong giai đoạn này, hai thế lực lớn mạnh và nổi bật nhất là Viên Thiệu cùng Tào Tháo, Viên Thiệu trước dùng kế chiếm cứ Ký Châu của Hàn Phức, tiếp theo đánh bại Điền Giai, Tang Hồng, đánh bại Công Tôn Toản. Viên Thuật cùng đường và chết năm 199, Viên Thiệu nắm giữ 4 châu Thanh, Ký, U, Tinh vùng Hà Bắc. Về phía Tào Tháo thì chinh chiến bốn phía, thu thập dư đảng quân Khăn Vàng, chọn tinh nhuệ hợp thành quân Thanh Châu trứ danh, khống chế Duyện Châu, giữ lấy Hán Hiến Đế bên mình. Ông đưa Hoàng đế dời đô về Hứa Xương, mượn danh nghĩa triều đình để thảo phạt các chư hầu, lần lượt đánh bại Viên Thuật, tiêu diệt Lữ Bố, hàng Trương Tú, đuổi Lưu Bị. Thế lực của ông phát triển chiếm lĩnh các châu Duyện, Dự, Từ, một bộ phận của Ti Lệ và Ung Châu tại Trung Nguyên. Với xuất thân là con trai của Tào Tung, từ gia đình bình thường, không có tiếng tăm, gia thế, cha là con nuôi của hoạn quan Tào Đằng, Tào Tháo có phương châm dùng người chỉ cần có tài, giữ Hán Hiến Đế, lấy Dĩnh Xuyên, Hứa Xương làm nơi tiếp đón nhân tài, được văn nhân ủng hộ, đồng thời nắm giữ thực quyền, củng cố địa vị của mình. Về sau ông còn đem con gái gả cho vua làm Hoàng hậu, trở thành ngoại thích Đông Hán, một tay nắm giữ triều chính, được xưng là "Đại gian hùng", đương nhiên trở thành phe lớn nhất của Tam Quốc. Tháng 8 năm 199 tức Kiến An thứ 4, bắt đầu tình cảnh 2 phe lớn nhất là Viên Thiệu và Tào Tháo trực tiếp giằng co và đối đầu bên bờ Hoàng Hà. Bởi thế lực của song phương tiếp tục lớn mạnh, các trận đánh nhỏ là Bạch Mã và Diên Tân diễn ra, dẫn tới trận chiến cuối cùng phát sinh ở bến Quan Độ, quyết phân thắng bại. Lúc bấy giờ, phía Bắc có Công Tôn Độ, phía Tây có Hàn Toại, Mã Đằng tỏ thái độ trung lập, Viên Thiệu không phải lo về phe phái sau lưng, có thể cùng Tào Tháo đối chiến, lực lượng chiếm ưu thế. Về phần Tào Tháo phía sau có Lưu Biểu vừa kết minh cùng Viên Thiệu vừa đối địch cùng Tôn Sách, còn có Sĩ Nhiếp cát cứ độc lập ở Giao Chỉ, Trương Lỗ chiếm cứ Hán Trung. Trước tiên, Tào Tháo phái Vệ Ký làm sứ giả tới Ích Châu gặp Lưu Chương – người có mâu thuẫn với Lưu Biểu – nhằm nhờ chư hầu này tới Trường An, ngăn chặn sự phối hợp giữ Lưu Biểu và Viên Thiệu, nhưng không thành do đường Ích Châu vào Trung Nguyên đã bị án ngữ. Trong cung thì Hán Hiến Đế mật chiếu cho ngoại thích Đổng Thừa nhằm ám sát Tào Tháo nhưng thất bại, Lưu Bị cùng dư đảng của Đổng Thừa khởi binh ở Tiểu Bái nhưng bị Tào Tháo đánh lui, lúc này chuyển tới nương nhờ Viên Thiện, lưu lại Quan Vũ tại phe Tào Tháo. Tào Tháo lại phái Tang Bá đánh quân Viên Thiệu trên địa bàn Thanh Châu, góp phần tiêu trừ lực lượng tấn công của Viên Thiệu, bên cạnh đó, Thái thú Trường Sa phía Nam Kinh Châu là Trương Tiện hưởng ứng Tào Tháo và tiến đánh Lưu Biểu, làm Lưu Biểu không cách nào cùng Viên Thiệu hợp đồng tác chiến ở Quan Độ. Phía Giang Đô, người lãnh đạo là Tôn Sách ủng hộ Viên Thiệu, tiến đánh phe Tào Tháo ở Quảng Lăng nhưng bị đẩy lui bởi tướng Trần Đăng. Tôn Sách một lần nữa dự định tấn công kinh đô Hứa Xương nhưng bị ám sát và bỏ mình giữa chừng. Phía Viên Thiệu thì lung lạc dư đảng quân Khăn Vàng của tướng Lưu Tịch và Cung Đô ở Nhữ Nam, phái Lưu Bị tới liên thủ, nhưng thua cả hai trận trước tướng Tào Nhân và chính Tào Tháo ở đây. Nhận thấy Tào Tháo thắng nhiều trận và ngày càng lớn mạnh, Viện Thiệu ra quyết định đem quân xuôi Nam quyết chiến, mở trận Quan Độ. Ông tuần tự phái Đại tướng Nhan Lương tiến công Bạch Mã – nay là huyện Hoạt ở Đông Bắc Hứa Xương, Văn Xú tiến công Diên Tân nhưng lần lượt bị giết tại trận bởi Quan Vũ. Sau đó, Viên Thiệu tự mình lãnh binh tiến tới Nguyên Dương, mà Tào Tháo cũng đem binh tới bến Quan Độ, cùng xây luỹ cao hào sâu, giằng co dài đến nửa năm. Mưu sĩ Hứa Du hiến kế cho Viên Thiệu rằng nhân lúc Hứa Đô phòng thủ lỏng lẻo, nên phái một cánh binh đi vòng qua Quan Độ tập kích Hứa Đô nhưng Viên Thiệu không nghe, lại gặp đúng tình huống Hứa Du có người nhà bị tội vào ngục, xin mà không cho tha nên bất mãn, bỏ sang hàng Tào Tháo và hiến kế tấn công kho lương thực Ô Sào. Quân Tào Tháo tiến hành kế sách này, tấn công Ô Sào trong đêm và đốt cháy kho lương, giành được thắng lợi quyết định, khiến quân Viên Thiệu tan rã. Trận chiến này trở thành cột mốc cho việc Tào Tháo khống chế phương Bắc, và sau đó tiếp tục đánh bại quân Viên Thiệu ở trận Thương Đình năm 201 tức Kiến An thứ 6. Sang tháng 5 năm 202 tức Kiến An thứ 7, Viên Thiệu bệnh chết, hai con là Viên Đàm cùng Viên Thượng xung đột và đấu đá nhau. Trước đó ở thời kỳ trận Quan Độ, Lưu Bị rời khỏi phe Viên Thiệu, đến Kinh Châu nương nhờ Lưu Biểu, được đóng quân ở Tân Dã thuộc quận Nam Dương, là cửa ngõ Kinh Châu với phía Bắc, gần Hứa Xương nhất. Tháng 9 năm này, Tào Tháo đánh bại Viên Đàm cùng Viên Thượng, còn Lưu Bị đánh bại quân Tào Tháo ở Bác Vọng. Tháng 8 năm 203 tức Kiến An thứ 8, Viên Đàm thua trận trước Viên Thượng, xin Tào Tháo cứu trợ. Tào Tháo nghe lời Tuân Du, đem quân lên phía Bắc, đáp ứng lời thỉnh cầu của Viên Đàm và chi viện, đồng thời lấy con gái của Viên Đàm cho con trai là Tào Chỉnh. Trong chiến dịch phương Bắc này, không bao lâu sau quân Tào Tháo chiếm lĩnh được căn cứ trung tâm là Nghiệp Thành bằng kế sách thủy chiến, xây dựng làm căn cứ riêng của lực lượng mình ở phía Bắc. Được ít lâu sau thì Viên Đàm phản bội Tào Tháo, Tào Tháo đem gửi trả con gái của Viên Đàm – tức con dâu của mình, rồi tiến đánh, Viên Đàm bại chết. Cũng ở phương Bắc, Thứ sử Tịnh Châu Cao Cán ban đầu theo Tào Tháo nhưng rồi phản bội, trốn về Kinh Châu nhưng bị giết trên đường năm 206. Năm 207 tức Kiến An thứ 12, Tào Tháo tiếp tục chiến dịch tiêu diệt nhà họ Viên. Viên Thượng chạy trốn tới phía Bắc U Châu, theo anh trai thứ hai là Viên Hi, nhưng bị hai bộ tướng phản bội, đành tiếp tục chạy lên phía Bắc Liêu Tây nương nhờ Thiền vu Đạp Đốn của Ô Hoàn. Tào Tháo thừa thắng xông lên, tại Liễu Thành đánh tan Ô Hoàn bằng chiến thuật tập kích của khinh kỵ binh, tướng Trương Liêu chém chết Đạp Đốn. Hai anh em họ Viên chạy sang Liêu Đông chỗ Thái thú Công Tôn Khang, nhưng bị chư hầu này phục giết dâng cho Tào Tháo, họ Viên chính thức diệt vong. Tháng 1 năm 208 tức Kiến An thứ 13, Tào Tháo sau 7 năm chiến chinh liên tục đã bình định Hà Bắc và thống lĩnh Trung Nguyên, khải hoàn trở lại Nghiệp Thành, đồng thời hủy bỏ chế độ Tam công, xây dựng thiết chế Thừa tướng rồi nhậm chức này vào tháng 6, sau đó 1 tháng thì đem quân tới Kinh Châu, chuẩn bị cho chiến dịch xuôi Nam nhằm thống nhất đất nước. Về phía Đông Nam, năm 203 tức Kiến An thứ 8, con trai Tôn Kiên là Tôn Quyền kế thừa người anh là Tôn Sách, bình định quận Dự Chương, được phụ tá bởi Chu Du và Trương Chiêu rồi ổn định thế cục Dương Châu. Năm 208, mãnh tướng Cam Ninh của Hoàng Tổ quy thuận Tôn Quyền, đến tháng 6 thì Tôn Quyền đại thắng và giết Hoàng Tổ, thừa thế tiến quân tới Sài Tang. Về phía Lưu Bị, năm 207 thì qua sự giới thiệu của Tư Mã Huy, Từ Thứ, ông gặp được Gia Cát Lượng và nghe chiến lược Long Trung đối sách, mời về làm quân sư cho mình. Tháng 8 năm 208, Lưu Biểu chết bệnh, Lưu Bị đánh trận với Hạ Hầu Đôn và Vu Cấm ở gò Bác Vọng, đánh lui 2 vị tướng này. Sau khi Lưu Biểu chết, con trai Lưu Tông kế vị và nhanh chóng quy hàng Tào Tháo, khiến Lưu Bị phải chạy trốn về phía Nam. Quân khinh kỵ binh của Tào Tháo được cử truy kích, phía Lưu Bị chia thành các nhánh rút lui, trong đó phần chính là tổ hợp quân và dân số lượng lớn, giao Triệu Vân bảo vệ gia quyến, Trương Phi chặn hậu. Phía chủ lực quân và dân của Lưu Bị bị đánh tan ở trận Trường Bản, bỏ chạy tán loạn, may mắn được Trương Phi chắn giữ nên chạy thoát về Hán Tân. Tào Tháo lấy mục tiêu chiếm Giang Lăng làm đầu, nên thúc quân tiến đến nắm giữ nơi đó, bỏ Lưu Bị không truy sát nữa. Do Tào Tháo đã chặn đường đi Giang Lăng, Lưu Bị chỉ còn cách đi sang phía Đông để hội quân với Quan Vũ và con cả Lưu Biểu là Lưu Kỳ ở Hán Khẩu. Về phía Đông, anh họ Tôn Quyền là Thái thú Dự Chương, Chinh Lỗ tướng quân Tôn Bí chuẩn bị đầu hàng Tào Tháo, nhưng Thái thú Ngô Quận là Chu Trị đã toàn lực thuyết phục và ngăn cản sự tình này. Lỗ Túc cùng Chu Du bàn chủ trương thảo phạt Tào Tháo, trước hết Lỗ Túc lấy phúng viếng Lưu Biểu làm cớ để tới Đương Dương bái phỏng Lưu Bị, thuyết phục cùng Tôn Quyền làm đồng minh kháng Tào Tháo, và Lưu Bị đã đồng ý. Sau đó Lỗ Túc cùng Gia Cát Lượng trở lại Sài Tang, thêm Chu Du để cùng thuyết phục Tôn Quyền. Song phương trải qua thảo luận đã quyết định kết minh, thành lập quân Tôn–Lưu chừng 5 vạn, lấy Chu Du, Trình Phổ là Chính và Phó Đô đốc. Tào Tháo từ phương Bắc đem xuống 30 vạn binh lực, tại Kinh Châu lại thu thêm được 10 vạn, tổng cộng chừng 40 vạn, chia 20 vạn quân là chủ lực tiền tuyến. Trong giai đoạn đầu, thủy quân Tôn–Lưu ngược dòng Trường Giang từ Hán Khẩu–Phàn Khẩu tới Xích Bích và chạm trán với tiền quân của Tào Tháo, giành được lợi thế bởi quân phương Bắc bị hành hạ bởi bệnh dịch, sĩ khí giảm do hành quân kéo dài, buộc phải lui về đóng quân ở Ô Lâm. Để giảm sự tròng trành của thuyền chiến, Tào Tháo ra lệnh dùng xích sắt nối nhiều thuyền lại với nhau, thấy động thái này, tướng Hoàng Cái Đông Ngô dùng kế trá hàng và được tin theo, rồi bơi sang đánh úp vào thủy trại Tào. Các hỏa thuyền bắt đầu được châm lửa và lao thẳng vào hạm đội của quân Tào theo gió Đông, khiến các hạm đội nhanh chóng bắt lửa, số lớn binh mã chết cháy trên thuyền hoặc chết đuối dưới sông. Trong lúc quân Tào hoảng hốt vì đám cháy thì liên quân Tôn–Lưu tấn công, buộc quân Tào phải rút lui về phía đường cái Hoa Dung xuyên qua vùng đầm lầy lớn phía Bắc hồ Động Đình. Liên quân Tôn–Lưu không ngừng truy kích khiến Tào Tháo phải hủy bỏ chiến dịch phương Nam, để lại Tào Hồng và Tào Nhân giữ Giang Lăng, Nhạc Tiến giữ Tương Dương và Mãn Sủng giữ Đương Dương. Đại bại trận Xích Bích là mấu chốt khiến Tào Tháo từ đây đã mất đi cơ hội thống nhất thiên hạ, quay trở lại kiểm soát miền Bắc, chuyển hướng về phía Tây của Mã Đằng, Trương Lỗ. Sau trận Xích Bích, Tôn Quyền cùng Lưu Bị triển khai phản công. Cuối năm 208, Tôn Quyền mở chiến dịch Hợp Phì – vị trí chiến lược bảo vệ Hứa Đô từ Đông Nam đối với quân Tào, đồng thời bảo vệ Giang Đông từ phía Bắc đối với quân Ngô, phái Trương Chiêu tấn công Hợp Phì phía Bắc Đang Đồ. Thành này được bảo vệ bởi tướng Lưu Phức và Tưởng Tế, phòng thủ thành công và chặn đứng chiến dịch ban đầu của Tôn Quyền. Cùng tiến phương Bắc, Đô đốc Chu Du suất lĩnh tướng Trình Phổ, Lã Mông, Cam Ninh tấn công Giang Lăng, trải qua hơn một năm khổ chiến được sử gọi là "Giang Lăng chi chiến", cuối cùng đã giành thắng lợi trước Tào Nhân và chiếm lĩnh Giang Lăng. Năm 209 tức Kiến An thứ 14, Chu Du tiếp tục đánh bại Tào Nhân, chiếm cứ Nam Quận. Ở mặt trận Kinh Châu, Tôn Quyền cùng Lưu Bị tranh đoạt kịch liệt, vào cuối năm 208 thì phía Nam châu này gồm 4 quận Vũ Lăng, Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương bị Lưu Bị và Gia Cát Lượng chiếm giữ, khiến Chu Du phải thừa nhận. Năm sau, Lưu Bị kết hôn với em gái Tôn Quyền là Tôn phu nhân, gia tăng sự gắn kết của liên minh Tôn–Lưu. Lưu Bị với việc chiếm lĩnh 4 quận của Kinh Nam đã lấy Giang Lăng làm nơi ngăn cách, đổi tên Giang Khẩu thành Công An, đặt căn cứ địa bảo vệ biên giới ở đây. Lúc này, tướng Hoàng Trung từ quận Trường Sa theo Lưu Bị, còn Tào Tháo thì tổ chức lại thủy quân ở huyện Tiều, từ Hoài Hà, qua Phì Thủy tới Hợp Phì, lập đồn điền ở Thược Pha, phái Trương Liêu, Nhạc Tiến, Lý Điển đóng quân ở Hợp Phì. Năm 210 tức Kiến An thứ 15, Lưu Bị gặp Tôn Quyền tại Kinh Khẩu, yêu cầu mượn Kinh Châu, Chu Du ở Giang Lăng nghe tin bèn viết thư cho Tôn Quyền phản đối việc này, đề nghị giữ Lưu Bị lại nhằm cách ly các mãnh tướng Quan Vũ, Trương Phi, nhưng Lưu Bị không bị lung lạc và lui về Công An. Cùng giai đoạn đó, Chu Du cùng Tôn Du lập kế hoạch đánh Ích Châu với sự đồng ý của Tôn Quyền, chỉnh quân ở Giang Lăng để thực hiện chiến lược và mục tiêu, nhưng chẳng may vết thương cũ tái phát, Chu Du chết ở Ba Khâu năm 210 khi 36 tuổi. Trước khi chết, Chu Du dặn Tôn Quyền 3 việc gồm: tiến cử Lỗ Túc thay mình cầm quân; phòng Tào Tháo ở phía Bắc; và phòng Lưu Bị phía Tây. Sau khi kế vị, Lỗ Túc thay đổi chính sách của Chu Du, cấp quyền quản lý Nam Quận cho Lưu Bị theo chính sách kết minh Tôn–Lưu chống Tào, cho rằng phía Tôn chưa hoàn toàn thu phục lòng người Kinh Châu, vậy nên lợi dụng Lưu Bị quản lý khu vực này, tăng thêm một kẻ địch cho phe Tào, đồng thời chuẩn bị thu lại toàn bộ Kinh Châu trong tương lai. Cuối cùng Tôn Quyền nghe theo Lỗ Túc, chia cắt Kinh Châu lần thứ nhất, liên hợp chống cự Tào Tháo. Trước trận Xích Bích, Lưu Chương phái bộ hạ Trương Tùng đến Kinh Châu tiếp Tào Tháo, thuận tiện xem xét quân tình. Phía Tào Tháo thì đang trong tình thế đắc ý vì vừa hoàn thành chiếm cứ miền Bắc, chuẩn bị đánh xuống miền Nam để thống nhất đất nước, căn bản không quan tâm đến sứ giả này, đối xử qua loa và khinh rẻ. Sau khi tiếp quân Tào, Trương Tùng bái phỏng Lưu Bị, nhận được đối xử cao quý, ông kính trọng và giới thiệu kỹ lưỡng Ích Châu cho phía Lưu Bị, khi trở về Ích Châu thì đề nghị Lưu Chương đoạn tuyệt quan hệ với Tào Tháo và kết minh cùng Lưu Bị. Phía Hán Trung bị chiếm cứ bởi Trương Lỗ, dần mở rộng thế lực từ xuất phát điểm phụ thuộc Lưu Yên cho đến tự chủ, Lưu Chương thừa kế Lưu Yên không thể khống chế nên giận dữ giết gia đình Trương Lỗ, biến hai bên thành thù, Tào Tháo thừa cơ mà vào khu vực này. Sau đại bại ở Xích Bích, Tào Tháo về phương Bắc, tích cực chiêu mộ nhân tài bằng tuyên bố "dùng người chỉ cần có tài", chuyên tâm nội chính, xây đài Đổng Tước ở Nghiệp Thành, bổ nhiệm con trai Tào Phi làm Trung Lang tướng.Năm 211 tức Kiến An thứ 16, Tào Tháo lệnh Ti Lệ giáo úy Chung Do cùng tướng quân Hạ Hầu Uyên tiến về Hán Trung thảo phạt Trương Lỗ. Các tướng Tây Lương thấy phe Tào không đánh họ ở chỗ gần mà đánh Trương Lỗ ở xa, nghi ngờ đối phương dùng kế "mượn đường Quắc diệt Ngu" nên 10 tướng gồm Hàn Toại, Mã Siêu, Hầu Tuyển, Trình Ngân, Dương Thu, Mã Ngoạn, Trương Hoành, Lương Hưng, Thành Nghi, Lý Kham cất 10 vạn quân làm phản, chiếm cứ Đồng Quan. Tháng 7 năm này, quân Tào đánh Mã Siêu, bí mật phái Từ Hoảng và Chu Linh vượt bến Bồ Bản, đóng trại ở Hà Tây để chặn đường lui của Mã Siêu. Mã Siêu phục kích bên bờ sông của Vị Nam nhưng Tào Tháo thoát nạn, sử dụng kế của Giả Hủ để ly gián Mã Siêu và Hàn Toại rồi đem quân tấn công trực diện và giành chiến thắng khiến Hàn Toại bỏ chạy về Kim Thành, Mã Siêu chạy sang bộ lạc của người Nhung. Tào Tháo dẫn quân truy kích Mã Siêu đến Yên Định nhưng chưa bắt được thì có tin Tôn Quyền mang quân đánh Trung Nguyên nên rút đại quân về phía Đông, để Hạ Hầu Uyên ở lại trấn giữ Trường An. Mã Siêu tập hợp người Khương, người Hồ quay trở lại tấn công các quận huyện Lũng Thượng, giết Thứ sử Lương Châu Vi Khang. Thủ hạ của Vi Khang là Dương Phụ khởi binh báo thù cho chủ, hợp binh với Hạ Hầu Uyên đánh bại Mã Siêu, khiến Mã Siêu phải chạy sang đầu hàng Trương Lỗ ở Hán Trung. Vùng Tây Lương cơ bản thuộc quyền kiểm soát của Tào Tháo. Tháng 12, Chung Do và Hạ Hầu Uyên đem quân chinh phạt Trương Lỗ, khiến chư hầu này sợ hãi không thôi, ở phía Lưu Chương thì Trương Tùng đề nghị mượn lực Lưu Bị và cũng đánh Trương Lỗ. Lưu Chương không nghe lời phản đối của phần đông bộ hạ, tiếp thu kế sách của Trương Tùng, phái Pháp Chính đi mời Lưu Bị tới Ích Châu, chính thức nhập Thục. Lưu Bị để Gia Cát Lượng cùng Quan Vũ, Triệu Vân ở lại trấn thủ Kinh Châu, cùng Bàng Thống, Hoàng Trung, Ngụy Diên tiến về Ích Châu, không lập tức tấn công Trương Lỗ như lời đề nghị của Lưu Chương mà đóng quân ở Hà Manh để thu lòng người trong 1 năm. Tháng 5 năm 212 tức Kiến An thứ 17, Tào Tháo về đến Hứa Xương, nhân danh Hán Hiến Đế hạ lệnh giết chết Mã Đằng, tru di tam tộc, giết hết những người cùng họ ở kinh thành. Tôn Quyền gửi thư thỉnh cầu Lưu Bị trở về Kinh Châu để cùng chống Tào Tháo, kế đến Lưu Bị nhận được thư rồi lấy cớ Kinh Châu báo nguy nên yêu cầu Lưu Chương cấp 1 vạn quân cùng lương thực, nhưng Lưu Chương chỉ cấp 4.000 quân. Trương Tùng viết thư khuyên Lưu Bị ở lại Ích Châu, thư truyền đến tay Lưu Chương khiến chư hầu này tức giận, xử tử Trương Tùng, đẩy mâu thuẫn hai bên lên đỉnh điểm, Lưu Bị bèn giết 2 tướng của Lưu Chương là Dương Hoài, Cao Bái, chiếm Bạch Thủy và mở chiến dịch Tây Xuyên tấn công Thành Đô. Tháng 9, Tôn Quyền xây dựng một thành trì mới tại Mạt Lăng, gọi là Kiến Nghiệp, sau đó 1 tháng thì trận chiến Tào – Tôn diễn ra ở Nhu Tu, bất phân thắng bại. Cuối năm này, Lưu Bị chính thức triển khai chiến dịch, Lưu Chương tìm cách phòng ngự các thành trì. Quân Lưu Bị do Hoàng Trung, Trác Ưng làm tiên phong đánh bại Trương Nhiệm, chiếm Bồi Thành, kéo hàng được tướng Lý Nghiêm, Ngô Ý rồi tiến tới vây Lạc Thành, triệu Trương Phi, Triệu Vân và Gia Cát Lượng vào Ích Châu trợ chiến. Năm 213 tức Kiến An thứ 18, Tào Tháo được phong tức Ngụy Công, Mã Siêu đầu nhập Trương Lỗ. Đến cuối năm, quân Kinh Châu tiếp ứng chia làm 2 đường gồm Trương Phi và Gia Cát Lượng đi đường phía Bắc, Triệu Vân đi đường phía Nam, cộng thêm văn thần Tưởng Uyển, Giản Ung và đều cùng giành thắng lợi liên tiếp. Sau năm 214 tức Kiến An thứ 19, Lưu Bị cùng Bàng Thống đánh Lạc Thành, đánh bại và giết Trương Nhiệm, Bàng Thống trúng tên tử trận. Lưu Bị chiêu hàng được Mã Siêu, các cánh quân đến Thành Đô, khiến Lưu Chương mở cửa xin hàng và được đưa về an trí cùng gia quyến tại thành Công An. Cùng thời điểm này, Tào Tháo giết Phục Hoàng Hậu cùng các thân thích khác của Hiến Đế. Sang năm sau tức Kiến An thứ 20, Tào Tháo đưa con gái mình lên làm Tào Hoàng Hậu, đến tháng 3 thì bắt đầu thảo phạt Trương Lỗ, tới Hán Trung sau đó 1 tháng thì đi qua Tán Quan, phá Dương Bình Quan thẳng tiến tới Nam Trịnh, khiến Trương Lỗ chạy về Ba Trung. Quân sư trong chiến dịch này là Tư Mã Ý đề nghị tiếp tục tiến sâu hơn về phía Tây để thảo phạt Lưu Bị, nhưng Tào Tháo nói: "Người khổ không biết đủ, đã bình Lũng, lại nhìn Thục". Tào Tháo không muốn thừa cơ tấn công đất Thục, phái Hạ Hầu Uyên trấn thủ ở đất Lũng, Hán Trung. Sang tháng 5, Tôn–Lưu tiến hành chia cắt Kinh Châu lần thứ 2, đến tháng 8 thì Tôn Quyền tiến đánh Hợp Phì nhưng đại bại. Tháng 11 năm này, Trương Lỗ đầu hàng Tào Tháo, từ đây chỉ còn ba thế lực Tào–Tôn–Lưu phân chia thiên hạ. Tháng 12, Trương Phi đem quân đánh lui Trương Cáp, đánh bại quân Tào ở Ba Quận. Tháng 5 năm 216 tức Kiến An thứ 21, Tào Tháo ép Hán Hiến Đế ra chiếu phong mình làm Ngụy Vương, thêm "cửu tích" trong lễ nghi của mình, phong con thứ Tào Phi làm Thế tử, tạo cơ sở phân lập quyền lực của cơ chế chính trị và quân sự Đông Hán. Sang năm sau, quân Tào tiến đánh Nhu Tu một lần nữa nhưng bất phân thắng bại, đành rút lui. Năm 218 tức Kiến An thứ 23, Cảnh Kỷ lập mưu giết Tào Tháo nhưng thất bại, bị xử tử, sang tháng 4 thì cử Tào Chương bình loạn Ô Hoàn và Tiên Ti, Kha Bỉ Năng đầu hàng. Sang tháng 9, Tào Tháo tiến vào chiếm giữ Trường An, chuẩn bị nghênh chiến Lưu Bị trong chiến dịch Hán Trung. Năm 219 tức Kiến An thứ 24, Lưu Bị thúc quân vượt qua sông Miện Thủy, đóng quân hạ trại tại núi Định Quân, mai phục ở phía sau đỉnh núi, đánh lừa được tướng Hạ Hầu Uyên và vị tướng này bị chém chết bởi Hoàng Trung. Nghe tin đại tướng tử trận, Tào Tháo đích thân mang đại quân qua hang Tà Cốc vào Xuyên để quyết chiến. Quân Lưu phái Triệu Vân đi cướp lương thảo, phòng thủ không giao chiến 1 tháng, tung tin làm giảm sĩ khí quân Tào, cho đến tháng 6 thì quân Tào phải rút khỏi Hán Trung, để Trương Cáp và Tào Hồng chia nhau đóng đồn ở Trần Thương và Vũ Đô, sai Tào Chân yểm trợ cho Tào Hồng dần dần rút khỏi Vũ Đô. Sau đó, quân Lưu Bị đánh Phòng Lăng, Thượng Dung và khiến các Thái thú đầu hàng, chiếm lĩnh toàn bộ Tây Xuyên và Đông Xuyên. Tháng 8, Lưu Bị tự xưng là Hán Trung Vương, bổ nhiệm Ngụy Diên làm Thái thú Hán Trung, phòng thủ căn cứ đặc biệt.Về phía Đông, năm 211 tức Kiến An thứ 16, Tôn Quyền bổ nhiệm Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu, Sĩ Nhiếp làm Tả tướng quân của Giao Châu, đồng thời bình định được Lĩnh Nam. Năm 215, khi mà Lưu Bị bình định được Ích Châu, Tôn Quyền lập tức điều Gia Cát Cẩn tới yêu cầu trả lại Kinh Châu, nhưng Lưu Bị trả lời rằng: "Đợi lấy được Lương Châu liền đem Kinh Châu trả lại toàn bộ", ý chẳng khác gì không muốn trả bởi Lương Châu được quân Tào chiếm giữ và xây dựng phòng thủ mạnh mẽ. Nghe lời đáp này, Tôn Quyền giận dữ, phái Lã Mông cướp 3 quận Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng. Lưu Bị ở Ích châu được tin vội mang 5 vạn quân về thành Công An, sai Quan Vũ mang quân đi đánh Lã Mông và Lỗ Túc. Cùng lúc, Tôn Quyền cũng đích thân tới Lục Khẩu và sai Lỗ Túc tiến đến Ích Dương. Hai bên chiến sự giằng co. Giữa lúc đó có tin đại quân Tào Tháo tiến vào Hán Trung đánh Trương Lỗ, Tây Xuyên bị uy hiếp, đồng thời khó có thể đoạt lại các quận đã mất bởi lực lượng của quân Tôn, Lưu Bị đành phải nhượng bộ, công nhận chủ quyền 3 quận bị chiếm của Tôn Quyền, xin đổi lấy Nam Quận. Tôn Quyền chấp thuận giảng hòa, phân chia lại Kinh châu, hai bên lấy sông Tương Thủy làm ranh giới. Tôn Quyền tiếp tục công nhận phân nửa Nam Quận và trả lại quận Linh Lăng cho Quan Vũ, đổi lại Quan Vũ giao lại quận Trường Sa và Quế Dương cho Tôn Quyền. Từ năm 215, địa bàn Kinh Châu của quân Lưu gồm các quận Vũ Lăng, Linh Lăng, Nghi Đô và một nửa Nam Quận cùng Giang Lăng. Phía Tôn Quyền, sau khi phân chia lại Kinh Châu, thừa dịp Tào Tháo đánh Trương Lỗ đã đem đại quân đánh Hợp Phí, giao chiến với Trương Liêu, Lý Điển, Nhạc Tiến nhưng bị đánh bại. Tháng 3 năm 217, Lỗ Túc chết, quyền lực Đại đô đốc được giao cho Lã Mông, chấp thuận đề xuất hàng Tào Tháo về ngoại giao. Năm 219, Quan Vũ bắc phạt, tấn công Phàn Thành, giành chiến thắng trước quân của Tào Nhân. Phàn Thành không vẫn còn nằm trong tay quân Tào, Quan Vũ xua quân vây thành, đánh bại Vu Cấm, giết chết Bàng Đức, khiến tình hình nghiêm trọng đến nỗi Tào Tháo muốn bỏ quốc đô Hứa Xương chạy về phía Bắc. Tuy nhiên ở phía Tôn Quyền, với những mâu thuẫn ngoại giao với quân Lưu, đồng thời tuyên bố theo quân Tào và nhận thấy hậu phương Quan Vũ trống trải nên đã nắm lấy cơ hội này, sai Lã Mông cất quân dùng kế "áo trắng qua đò" mà đánh vào Kinh Châu. Hai tướng My Phương và Sĩ Nhân bất bình với Quan Vũ, bèn dâng Giang Lăng và thành Công An cho Tôn Quyền. Quan Vũ hạ lệnh giải vây Phàn Thành rút lui về Kinh Châu mới biết Giang Lăng và Công An đã mất, phải chạy về Mạch Thành ở phía Đông Nam từ Hồ Bắc tới Đương Dương trong tình trạng thân cô thế cô. Tháng chạp năm 219, Tôn Quyền sai người dụ hàng Quan Vũ. Quan Vũ giả vờ đầu hàng, nhưng lại dẫn 10 kỵ quân chạy tới Lâm Thư nằm ở Tây Bắc Tương Dương thì bị tướng Tôn là Chu Nhiên và Phan Chương bắt mang về, bị giết chết vào mang đầu đến Lạc Dương nộp cho Tào Tháo. Tào Tháo hậu táng cho Quan Vũ, lại phong Tôn Quyền làm Phiêu Kị tướng quân, Châu mục Kinh Châu, tước Nam Xương Hầu, nhằm làm Lưu Bị thù hận Tôn Quyền. Từ đó Tôn Quyền khống chế toàn bộ phía Nam sông Trường Giang, gồm Kinh Châu, Dương Châu và Giao Châu. Tháng giêng năm 220 tức Kiến An thứ 25, Tào Tháo qua đời ở tuổi 65, Tào Phi kế thừa cha làm Ngụy Vương, Thừa tướng, đổi niên hiệu thành Diên Khang, sang tháng 2 thì áp dụng hệ thống quan cửu phẩm. Tới tháng 7, Mạnh Đạt đầu hàng quân Ngụy. Mùa thu năm đó, diễn ra sự kiện Tào Phi soán Hán, buộc Hán Hiến Đế thiện nhượng cho mình sau 30 năm làm vua bù nhìn, đổi xưng là Sơn Dương Công. Tháng 10, Tào Phi tự xưng là Ngụy Hoàng Đế, trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy, đổi niên hiệu sang Hoàng Sơ, định đô tại Lạc Dương, truy xưng cha mình là Tào Tháo làm Vũ Hoàng Đế. Sau khi lên ngôi, ông đã tiếp tục cuộc chiến của cha mình chống lại Lưu Bị và Tôn Quyền trong giấc mộng thống nhất, bước sang thời kỳ Tam Quốc. Phía Tứ Xuyên, Lưu Bị không thừa nhận Tào Ngụy, không dùng niên hiệu Diên Khang và Hoàng Sơ. Sau khi lên ngôi, Tào Phi cử quân lấy lại Tương Dương từ tay Tôn Quyền. Tháng 1 năm 221 tức Hoàng Sơ thứ 2, Tào Phi bổ nhiệm gia chủ nhà họ Khổng, cháu 20 đời của Khổng Tử là Khổng Di làm Tông Thánh Hầu. Tháng tư năm này, Lưu Bị xưng đế dựa trên cơ sở là tông thất – song chưa được xác định của nhà Hán, lấy quốc hiệu là Hán để kế tục Lưu Hiệp, đặt niên hiệu là Chương Vũ, sử gọi là Thục Hán. Phía Đông thì Tôn Quyền dời đô tới Vũ Xương, phong Lưu Chương làm Châu mục Ích Châu – chức vụ cũ mà chư hầu này từng giữ, bổ nhiệm Chu Thái làm Thái thú Hán Trung, Phan Chương làm Thái thú Cố Lăng, là những hư chức của các địa phương thuộc Thục Hán, với ý đồ nhập Thục diệt Lưu Bị. Tháng 6, Tào Phi giết vợ mình là Chân Hoàng Hậu, Trương Phi bị ám sát mà chết trong thời điểm mà Lưu Bị lấy việc báo thù cho Quan Vũ làm mục tiêu mở chiến dịch tấn công quân Tôn. Tháng 8 thì Tôn Quyền được phong tước Ngô Vương. Trong giai đoạn này, Lưu Bị được xét là xa quê hương – lập quốc ở Tứ Xuyên ở Tây Nam cách quê hương là quận Trác ở Đông Bắc gần 2.000 km, không có địa phương hay huyết thống gia tộc để dựa vào, không có người thân ngoại trừ một người con trai, thuộc hạ cùng gốc gác chỉ có Trương Phi và Giản Ung, muốn đi theo con đường chính nghĩa thì phải diệt Ngụy nhằm "phục hưng Hán thất", cho nên các chiến lược Bắc phạt thứ nhất của Gia Cát Lượng, thứ hai của Khương Duy đã trở thành vận mệnh của Thục Hán, nếu không thì nước này không còn lý do tồn tại. Tuy nhiên, Thục Hán được thành lập bởi chính nghĩa mong manh, chưa kể rằng chính nghĩa đã phai nhạt sau các trận chiến phía Đông và bắc Phạt bất thành, bất chấp sự cống hiến của những người nổi tiếng như Thừa tướng Gia Cát Lượng, nhà Thục Hán vẫn là nước diệt vong đầu tiên trong Tam Quốc, và đây là kết quả không nằm ngoài dự đoán. Tháng 2 năm 222, các nước Quy Từ, Thiện Thiện từ phía Tây cống nạp cho nước Ngụy, sang tháng sau, quân Thục Hán của Lưu Bị đại bại ở trận Di Lăng trước Lục Tốn, Lưu Bị chạy về thành Bạch Đế. Trong trận Di Lăng, Lưu Bị hạ lệnh cho quân thủy lên bộ hạ trại, lập ra liên tiếp mấy chục doanh trại bằng gỗ cây rừng trong 700 dặm, phạm phải tối kỵ của nhà binh, bị 5 vạn quân Ngô dùng hỏa công đồng loạt đánh vào không kịp trở tay, tan vỡ bỏ chạy. Tháng 9, Tào Phi lệnh cho Tôn Quyền gửi Thái tử Tôn Đăng đến Ngụy Đô Lạc Dương làm con tin nhằm bày tỏ lòng trung thành nhưng Tôn Quyền từ chối và tuyên bố độc lập bằng việc đổi niên hiệu sang Hoàng Vũ, Ngụy bèn xuất binh phạt Ngô. Sau đó 2 tháng, Thục Hán cùng phía Tôn giảng hòa, Thục Hán vừa khiến thiên hạ thất vọng vì xưng đế mà không phạt Ngụy lập Hán lại tấn công Ngô trước, vừa không còn gây uy hiếp cho Ngô được nữa. Tháng 2 năm 223, quân Ngô ở Nhu Tu được chỉ huy bởi Chu Hoàn đánh bại quân Ngụy của Tào Nhân. Sau đó 2 tháng, Lưu Bị qua đời ở tuổi 62, đưa Thái tử Lưu Thiện kế vị. Vào tháng 10, Thục Hán cử Đặng Chi đi sứ Ngô, thuyết phục kết minh và Ngô đồng ý, cắt đứt quan hệ với Tào Ngụy. Quyền lực triều đình Thục Hán được giao cho Gia Cát Lượng, từ đây thế cục Tam Quốc một lần nữa đổi thành liên minh Đông Ngô–Thục Hán đối kháng Tào Ngụy. Sang tháng 4 năm 224, Tào Ngụy thiết lập thái học, thi tiến sĩ, Ngô cử Trương Ôn đi sứ Thục Hán, đến tháng 9 thì Tào Phi thân chinh phạt Ngô, tiến quân tới Quảng Lăng thì thất bại. Tháng 2 năm 225, Gia Cát Lượng mở chiến dịch Nam Trung, đem theo các tướng Lý Khôi, Mã Trung, phân thành 3 nhánh và đánh bại Ung Khải, Mạnh Hoạch, bình định phương Nam. Tháng 3 năm này, Ngụy cử tướng Luơng Tập đánh bại Kha Bỉ Năng, đến tháng 10 thì tấn công Quảng Lăng một lần nữa nhưng tiếp tục thất bại. Vào năm 226, Thái thú Giao Chỉ Sĩ Nhiếp chết, Ngô cử Lã Đại tới tiếp quản, giết 5 người con của Sĩ Nhiếp ngoại trừ Sĩ Hâm và trực tiếp thống trị Giao Châu. Tháng 5 năm này thì Tào Phi chết, Thái tử Tào Duệ kế vị. Tháng 8 năm này, tận dụng vị Ngụy thay vua, Tôn Quyền đem quân tấn công Tương Dương nhưng thất bại. Năm 229, Tôn Quyền chính thức xưng đế, là Ngô Đại Đế, đổi niên hiệu sang Hoàng Long, dời đô lên Kiến Nghiệp, chính thức tồn tại ba quốc gia có vua là Hoàng đế, sử gọi là nhà Đông Ngô hoặc Tôn Ngô. Về mặt lịch sử, các nhà sử học đời sau cho rằng việc phân chia Tam Quốc đã bắt đầu từ sau trận Xích Bích, đến năm 220 thì Tào Phi soán ngôi Đông Hán, lập Tào Ngụy, bước sang thời kỳ Ngụy–Tấn–Nam–Bắc triều. Tuy nhiên, định nghĩa chặt chẽ nhất về sự xác lập của Tam Quốc phải là năm 229, khi mà ba quốc gia cùng đều có quân chủ là Hoàng đế. Sau khi Lưu Bị chết, vùng Nam Trung của Thục Hán nổi loạn, Gia Cát Lượng dùng "tâm chiến" dẹp yên loạn ở phía Nam, không xuất binh, không vận lương mà quản lý thực tế, khiến Nam Trung nhìn chung ổn định, mặc dù sau đó vẫn có loạn lạc lẻ tẻ, nhưng tất cả đều bị Mã Trung, Trương Ngực dẹp loạn. Thục Hán do Gia Cát Lượng lãnh đạo đối phó Tào Ngụy, suốt những năm 227–234 đã có 6 lần phát sinh cuộc chiến Thục – Ngụy, trong đó 5 lần Bắc chinh, 1 lần phòng ngự cuộc Nam chinh của Tào Chân, sử xưng là Gia Cát Lượng Bắc phạt. Tháng 3 năm 227, Gia Cát Lượng tấu xuất sư biểu cho Lưu Thiện, xuất binh từ Hán Trung, sang tháng 10 thì Yên Kỳ Quốc Vương Vương Tử nộp cống cho Ngụy, tháng 11 thì tướng Mạnh Đạt phản Ngụy theo Thục nhưng bị Tư Mã Ý giết. Năm 228, Liêu Đông Công Tôn Khang chết, con là Công Tôn Uyên kế vị, phía Tây Nam thì Gia Cát Lượng Bắc phạt thứ nhất và thứ 2, còn ở phía Đông thì vào tháng 8, Ngô sai Chu Phường giả vờ hàng Ngụy, sau đó Lục Tốn tại Thạch Đình đại phá Tào Hưu. Mùa xuân năm 229, Gia Cát Lượng Bắc phạt, chiếm cứ quận Vũ Đô rồi Âm Bình. Ông nhiều lần đánh bại quân Ngụy, giết các tướng Trương Cáp, Vương Song, tuy nhiên gặp khó khăn trong khâu tiếp tế và duy trì vì địa hình hiểm trở, phía Ngụy chỉ huy bởi Tư Mã Ý nhìn chung phòng thủ vững chắc với lương thảo đầy đủ, Gia Cát Lượng cuối cùng chưa thể đánh hạ Trường An, qua đời năm 234 ở Ngũ Trượng Nguyên ở tuổi 53. Các tướng kế thừa là Ngụy Diên và Dương Nghi đấu đá nội bộ mà chết, quân Thục mất đi tướng lãnh đạo. Vào thời điểm này, nhận thấy sự mất mát nhân sự lớn của Thục Hán, Tôn Quyền cho rằng nước này rất có khả năng sẽ bị Tào Ngụy tiêu diệt, liền gửi thêm quân tới phía Tây hỗ trợ Thục Hán phòng ngự, cũng chuẩn bị cho việc khi Thục Hán bại vong thì cùng Tào Ngụy chia cắt lãnh thổ. Tướng Đông Ngô Toàn Tông thời điểm này cũng tập kích hòng chiếm lấy thành Bạch Đế của Thục Hán nhưng bất thành, song mối quan hệ Ngô–Thục không vì vậy mà tan vỡ. Tại Thục Hán, cục diện chính trị sau Gia Cát Lượng được giao cho Tưởng Uyển, Phí Y cùng Đổng Doãn duy trì, tạm dừng việc Bắc phạt. Sau đó Tưởng Uyển và Phí Y lần lượt qua đời, Khương Duy kế nhiệm và bắt đầu triển khai Bắc phạt trở lại ròng rã 15 năm 247–262 song không đem lại hiệu quả rõ ràng, tiêu hao quốc lực. Khương Duy chuyên chú tấn công phía Bắc, trong nước thì đại thần nội trị Đổng Doãn qua đời, Lưu Thiện dùng các hoạn quan Hoàng Hạo cùng Trần Chi để quản lý và làm bại hoại triều chính. Đợi đến khi Khương Duy đối phó Hoàng Hạo thì thất thế, phải tới Đạp Trung để tránh tai họa. Tôn Ngô vì liên minh với Thục Hán đã phái Đại Đô đốc Lục Tốn, tướng Gia Cát Cẩn đánh Hợp Phì, Tương Dương, Giang Hạ của Tào Ngụy, nhưng thành quả không lớn. Tôn Quyền phân công Cố Ung làm Thừa tướng nước Ngô trong 19 năm, phụ chính đại thần Gia Cát Khác thành công trong việc thu phục tộc Sơn Việt, đánh bại khởi nghĩa Bà Triệu ở Giao Chỉ, yên ổn hậu phương, tăng thêm số lượng nhân khẩu cùng quân đội. Nhà Ngô nhìn chung bình ổn, tuy vậy Tôn Quyền đến lúc tuổi già đã thiếu sự minh mẫn, làm phát sinh không ít sai lầm ảnh hưởng chính trị nội bộ. Phía đối ngoại, ông không nghe tời quần thần, lầm tưởng Liêu Đông Công Tôn Uyên quy hàng dẫn đến bị tổn thất quân lương phía Bắc. Khi con cả là Thái tử Tôn Đăng chết ở tuổi 33, tranh cãi về việc lập người kế vị trong triều đình phát sinh khiến Tôn Quyền chán nản và suy kiệt. Ông lập con trai thứ 3 là Tôn Hòa làm Thái tử năm 242 nhưng lại cho phép người con thứ 4 là Tôn Bá được đối xử ngang Thái tử khiến mâu thuẫn phe phái nảy sinh, sử gọi là "nhị cung chi tranh", trước đó là việc sát hại các quan Trương Ôn, Kỵ Diễm và việc Lã Nhất loạn chính. Khi Đại Đô đốc Lục Tốn cố gắng để bảo vệ Tôn Hòa, Tôn Bá vu cáo ông bằng những tội lỗi không có thật khiến Tôn Quyền giận dữ và đay nghiến Lục Tốn, cuối cùng Lục Tốn lo buồn mà chết. Sau đó, Tôn Quyền buộc Tôn Bá phải tự tử và phế truất Tôn Hòa, lập con út là Tôn Lượng mới 8 tuổi làm Thái tử, diệt trừ nhiều phe cánh đại thần của Tôn Hòa. Năm 251, Tôn Quyền hạ chiếu lập hậu – người được chọn là mẫu thân của Tôn Lượng, tức phu nhân Phan Thục làm Phan Hoàng Hậu. Năm 252, Tôn Quyền phong Vương cho các con, trong cùng năm thì Phan Hoàng Hậu bị ám sát và chết chưa rõ lý do, đến ngày 21 tháng 5 thì Tôn Quyền chết ở tuổi 70. Sau đó Thái phó Gia Cát Khác phụ tá Tôn Lượng kế vị, đem quân Bắc phạt nhưng thất bại và làm mất lòng người, không lâu sau bị Tôn Tuấn cùng Tôn Lượng giết chết. Sau đó, Tôn Tuấn và em họ Tôn Lâm giữ đại quyền, chuyên quyền tạo ra nhiều mâu thuẫn, chết giao quyền cho Tôn Lâm, sau đó Tôn Lượng bị phế truất bởi Tôn Hưu, đồng thời vua mới cùng Đại tướng quân Đinh Phụng giết Tôn Lâm, nền triều chính Đông Ngô ngày một suy yếu. Ở phía Tào Ngụy, chiến tranh chủ đạo đối đầu với Thục Hán và Đông Ngô. Sau khi Tào Phi chết, Tào Chân, Tào Hưu, Tư Mã Ý cùng Trần Quần phụ tá Tào Duệ, còn tiền phương giao cho 2 đại tướng Trương Cáp và Mãn Sủng. Trong những vị tướng của Tào Ngụy thời kỳ này, nổi bật nhất là Tư Mã Ý, ông đã chống lại thành công các đợt Bắc phạt của Thục Hán, tiêu diệt nước Yên của Công Tôn Uyên trong trận Liêu Đông. Sau khi Tào Duệ chết năm 239, Tào Sảng và Tư Mã Ý được giao làm phụ chính đại thần phò tá Tào Phương, đồng thời bắt đầu phát sinh đấu tranh quyền lực giữ 2 người. Cuối cùng Tư Mã Ý phát động chính biến năm 249, sử xưng là sự biến lăng Cao Bình, giết chết Tảo Sảng và phe cánh, đưa họ Tư Mỹ kiểm soát hoàn toàn triều chính nước Ngụy. Hai con của Tư Mã Ý là Tư Mã Sư, Tư Mã Chiêu lần lượt cầm quyền chính trị lẫn quân sự, triển khai ngoài trừ phe đối lập, trong phế truất Nguỵ Đế. Những năm này, nhà Tư Mã đã dần tiêu diệt các thế lực địa phương nước Nguỵ, tiến hành ba lần binh biến Thọ Xuân và lần lượt giết Vương Lăng, Quán Khâu Kiệm, Văn Khâm, Gia Cát Đản và quân đội viện trợ của Đông Ngô. Trong thời kỳ cha con nhà Tư Mã chuyên chính này, các văn thần vũ tướng ủng hộ Ngụy Đế hoặc phản đối nhà Tư Mã thì hoặc bị tiêu diệt, hoặc phải chạy trốn về Đông Ngô lẫn Thục Hán, sau đó Tư Mã Chiêu phế Tào Phương, lập Tào Mao, lại tiếp tục phế Tào Mao, lập Tào Hoán làm Nguỵ Đế cuối cùng, chuẩn bị cho sự soán vị xưng đế của nhà Tấn. Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị, thừa dịp Thục Hán tranh chấp nội bộ khiến Khương Duy lánh về Đạp Trung, Tư Mã Chiêu mở chiến tranh Thục – Ngụy năm 263. Ông phái các tướng Chung Hội, Đặng Ngải, Gia Cát Tự chia binh ba đường xuôi Nam vào Hán Trung. Khương Duy ngay lập tức đem quân tới Kiếm Các để chặn Chung Hội. Đặng Ngải vượt Âm Bình, đi qua con đường nhỏ tiến sát Thành Đô, tới Miên Trúc và đánh bại cánh quân phòng thủ của Gia Cát Chiêm, đoạt lấy Thành Đô khiến Lưu Thiện đầu hàng, Thục Hán diệt vong. Ở Kiếm Các, Khương Duy thua trận và đầu hàng trước Chung Hội, lập mưu xúi Chung Hội làm phản để cứu Thục Hán nhưng bất thành, thua trận và bị giết. Hai tướng Ngụy là Chung Hội và Đặng Ngại lập đại công diệt Thục, song Chung Hội muốn làm phản nên bị giết, Đặng Ngải công lao lớn bị nghi ngờ nên cũng bị giết, đều bởi Vệ Quán. Lúc ấy phía Tôn Ngô có ý đồ đánh vào đất Thục nhưng bị tướng cũ của Thục Hán là La Hiến chặn đường ở quận Ba Tây, thất bại lui về. Phía Đông Ngô, năm 264 tức 1 năm sau khi Thục Hán diệt vong thì Tôn Hưu chết khi 30 tuổi, di chiếu lập Thái tử Tôn Quân kế vị, nhưng bởi người kế vị còn quá nhỏ tuổi, các quan như Bộc Dương Hưng, Trương Bố và Vu Quốc bàn nhau phế Thái tử, lập con trưởng của cựu Thái tử Tôn Hòa tức Ô Trình Hầu Tôn Hạo lên làm vua. Trong thời gian trị vì, Tôn Hạo hoang dâm vô đạo, xa xỉ cùng cực, giết hại trung lương, tin dùng hoạn quan, việc chính sự thì ít để tâm tới, vì thế quốc lực Giang Đông suy yếu, các đại thần lập ngôi là Bộc Dương Hưng cùng Trương Bố không lâu cũng bị giết. Song Tôn Hạo vẫn dùng Lục Khải làm Thừa tướng, giữ Lục Kháng trấn thủ Giang Lăng, Kinh Châu, duy trì triều chính Đông Ngô. Năm 265, Ta Mã Chiêu qua đời, con trai Tư Mã Viêm kế vị Tấn Vương, cuối năm thì bắt Hoàng đế Tào Hoán của Tào Ngụy thoái vị và giao lại triều đình cho mình, đăng cơ trở thành Tấn Vũ Đế, thành lập nhà Tây Tấn. Sau đó, Tây Tấn bắt đầu chuẩn bị chiến lược chinh phạt Đông Ngô, sai Vương Tuấn chế tạo thuyền chiến từ Ích Châu, cử Dương Hỗ trấn thủ Tương Dương và trực tiếp đối đầu với Lục Kháng ở Giang Lăng. Đô đốc Dương Hỗ thực hiện chính sách "bảo vệ bờ cõi, không tham lợi nhỏ", tiến hành quốc phòng và hỗ trợ dân chúng, gián tiếp làm dao động lòng dân của Kinh Châu. Tuy nhiên, lúc bấy giờ Thái thú Tây Lăng Bộ Xiển hàng Tấn, Dương Hỗ được lệnh đem quân chi viện, đánh Giang Lăng song bất thành do phòng thủ vững chãi, đồng thời Lục Kháng đánh trả và thành công phá hoại đường vận chuyển lương thảo của quân Tấn, thành công giữ vững Kinh Châu. Trong những năm này, vùng Lĩnh Nam của Đông Ngô thời Tôn Hạo có 2 lần phản loạn theo phe phương Bắc, quân Ngô ý đồ đoạt lại nhưng bị đánh bại bởi Mao Cảnh. Năm 269, Tôn Hạo cử Ngu Dĩ, Tiết Hủ và Đào Hoàng chia làm 2 đường tới Hợp Phố đánh bại Mao Cảnh, chiếm lại Giao Châu. Tôn Hạo cũng khởi xướng Bắc phạt năm 271 nhưng thất bại. Năm 279, thuộc hạ Tu Doãn là Quách Mã tạo phản Quảng Châu, Đông Ngô cử Đằng Tu, Đào Tuấn và Đào Hoàng đi dẹp loạn. Cùng năm thì đại quân nhà Tấn bắt đầu xuất chinh Nam tiến, Đông Ngô tràn ngập hiểm nguy. Đại thần trọng yếu của Đông Ngô là Lục Khải và Lục Kháng bảo vệ đất nước được hơn 10 năm thì lần lượt chết, Đô đốc Tây Tấn Dương Hỗ đề xuất phạt Ngô nhưng bị đại thần Giả Sung phản bác. Năm 279, sau khi Dương Hỗ chết, cuộc nổi dậy ở Tây Bắc bắt đầu lắng dịu, hai vũ tướng Vương Tuấn, Đỗ Dự đề nghị xuất phạt Ngô dựa trên chiến lược và kế sách của Dương Hỗ, song Giả Sung, Tuân Úc lại cho rằng Tây Bắc vẫn chưa hoàn toàn ổn định nên phản đối. Cuối cùng Tư Mã Viêm quyết định vào cuối năm này phát động chinh phạt Đông Ngô, sử gọi là chiến tranh Tấn – Ngô. Tây Tấn điều 20 vạn quân, cử Giả Sung làm Đại Đô đốc nhưng thoái thác không tham chiến, tướng Vương Tuấn, Đường Bân chỉ huy cánh quân thượng du, Đỗ Dự và Hồ Phấn, Vương Nhung lĩnh quân trung du, Vương Hồn, Tư Mã Trụ lĩnh quân hạ du, tạo thành 6 cánh quân Nam tiến. Tháng 1 năm 280, Tôn Hạo nóng lòng muốn đánh, cử Thừa tướng Trương Đễ, tướng Thẩm Oánh, Gia Cát Tịnh vượt sông đối chiến nhưng thua trận, đều bị giết. Tướng Vương Tuấn đem quân xuôi theo Trường Giang phối hợp các cánh quân khác dần đánh hạ Tây Lăng, Giang Lăng, Vũ Xương cùng Tầm Dương, trung du Đỗ Dự cũng đoạt lấy phía Nam Kinh Châu. Sang tháng 3, quân Tấn vây kinh đô Kiến Nghiệp, Tôn Hạo cho rằng đại thế đã mất đành đầu hàng. Các quan Đào Hoàng, Đằng Tu cũng biểu thị quy thuận. Đông Ngô chính thức diệt vong, Tây Tấn thống nhất thiên hạ. Đến đây thời đại Tam quốc kết thúc, tiến vào thời kỳ của triều Tấn. Tam Quốc chia làm Tào Ngụy, Thục Hán cùng Đông Ngô. Thời đại này đa phần kế thừa phân cấp, chế độ và đơn vị hành chính thời Đông Hán, gồm châu, quận, và huyện, tức 3 cấp hành chính. Lãnh đạo châu thì là Thứ sử hoặc Châu mục, ở quận thì là Thái thú, ở huyện thì là Huyện lệnh, Huyện trưởng. Về đơn vị hành chính cấp quận, thủ đô của Tào Ngụy là Lạc Dương thuộc quận Hà Nam; kinh đô Thục Hán là Thành Đô thuộc quận Thục; và kinh đô Đông Ngô là Kiến Nghiệp thuộc quận Đan Dương. Tào Ngụy thiết lập lại vương quốc, thường phong cho hoàng thất họ Tào, đặt tướng của nước nhỏ, ngang cấp quận. Phía Đông Ngô có vùng Bì Lăng – nay là Thường Châu, Giang Tô được sắp xếp cơ chế điển nông hiệu úy đóng góp cho nền sản xuất nông nghiệp điển hình thời kỳ này, có quyền quản lý 3 huyện và ngang cấp quận. Bên cạnh đó, nhà Ngô còn lập chức Đô úy quản lý một số khu vực cấp dưới quận có phạm vi quyền hạn rộng lớn, được đặt tên theo Đông, Tây, Nam và Bắc, đặt trụ sở thường trú và lãnh đạo, nhiều khu vực trong số đó chính thức trở thành quận vào thời kỳ sau. Về đơn vị hành chính cấp huyện, Tào Ngụy có công quốc, hầu quốc, bá quốc, tử quốc, nam quốc được phong cho quan chức với tước vị công, hầu, bá, tử, nam tương ứng, và những "quốc" này tương đương với huyện. Phía Đông Ngô thì thiết lập một số vị trí Đô úy quản lý huyện ở quận thủ phủ Đan Dương. Lãnh thổ chủ yếu của Tào Ngụy được xác lập bởi Tào Tháo trong sự nghiệp chinh chiến của mình, đến Tào Phi xưng đế lập quốc thì chiểm lĩnh toàn bộ khu vực Hoa Bắc và Trung Nguyên. Nước Ngụy phía Bắc và Đông Bắc tới Sơn Tây, Hà Bắc cùng Liêu Đông, giáp ranh Nam Hung Nô, Tiên Ti và Cao Câu Ly; phía Đông đến Hoàng Hải; Đông Nam cùng Đông Ngô giằng co tại Trường Giang, Hoài Hà và Hán Thủy, lấy thành Thọ Xuân, Tương Dương làm điểm mấu chốt; phía Tây là Cam Túc, cùng tộc Hà Tây Tiên Ti, tộc người Khương, người Đê; phía Tây Nam cùng Thục Hán giằng co tại Tần Lĩnh, 1 dải hành lang Hà Tây, lấy cố đô Trường An làm trọng trấn. Sau khi lập quốc, Ngụy vốn có lãnh thổ lớn nhất với 87 quận cùng 12 châu, gồm: Ti Lệ, Từ Châu, Thanh Châu, Dự Châu, Ký Châu, Tịnh Châu, U Châu, Duyện Châu, Lương Châu, Ung Châu, phía Bắc Kinh Châu, phía Bắc Dương Châu. Tào Ngụy tại Tây Vực thiết lập đơn vị Tây Vực trường sử quản hạt Hải Đầu – nay là Lop Nur, Giáo ủy quản lý Cao Xương. Năm 221, khi Tôn Quyền được phong Ngô Vương thì chiếm hữu Kinh Châu và được Ngụy phong làm Châu mục, đem Kinh Dương và các khu vực kế cận do Tôn Quyền giữ đặt tên là Kinh Châu, các vị trí phía Bắc Kinh Châu do Tào Ngụy giữ thì đổi về Dĩnh Châu. Sau đó, song phương đấu quyết liệt về việc Tào Ngụy đổi tên phần Dĩnh Châu về lại tên Kinh Châu. Giai đoạn 220–226, phần Lũng Hữu nơi thường xuyên diễn ra đại chiến Thục – Ngụy được phân tách làm Tần Châu, cuối cùng nhập vào Ung Châu. Sau khi nhà Thục Hán bị tiêu diệt, Ích Châu được chia thành Lương Châu, tổng cộng có thêm hai châu. Thục Hán được Lưu Bị xây dựng, sau mấy mươi năm chinh chiến nhưng chưa đạt được thành tựu, thẳng đến khi được Gia Cát Lượng phò tá, tham gia đại chiến Xích Bích năm 208 thì bắt đầu có vị trí, từ việc chiếm lĩnh phía Nam Kinh Châu mà bắt đầu phát triển. Thế lực bao gồm phần lớn Kinh Châu, Ích Châu cùng Hán Trung. Sau khi lập quốc thì nhiều lần phát sinh chiến tranh Thục – Ngô, Thục Hán thua mất Kinh Châu, bên cạnh đó thì có thêm 1 dải Vân Nam khi mà Gia Cát Lượng bình định Nam Trung, nội trị dần dần ổn định. Lãnh thổ gồm phương Bắc giằng co với Tào Ngụy tại Tần Lĩnh, lấy Hán Trung làm thành trì chủ chốt; phía Đông giáp Đông Ngô 1 dải Tam Hiệp, lấy Ba Tây làm trọng trấn; phía Tây Nam chiếm lĩnh Mân Giang, Nam Trung, giáp với khu vực của người Khương, người Đê cùng người Nam Man. Thục Hán tổng cộng có 22 quận, vẻn vẹn một châu là Ích Châu. Tại Ích Châu có thiết lập chức vụ Đô đốc Lai Hàng quản lý Khúc Tĩnh và chuyên khu Nam Trung. Đông Ngô được Tôn Sách xây dựng ban đầu khi chiếm được phần lớn Dương Châu. Sau đó Tôn Quyền kế vị, sau chiến thắng trận Xích Bích thì lấy được một phần Kinh Châu, Giao Châu, sau đó đánh bại Quan Vũ rồi lấy được toàn bộ Kinh Châu, ổn định từ khi Tôn Quyền xưng đế. Đông Ngô và Tào Ngụy giằng co tại dải Trường Giang, Hoài Hà, Hán Thủy một vùng, lấy Kiến Nghiệp, Giang Lăng làm trọng trấn; phía Tây cùng Thục Hán liền nhau tại Tam Hiệp, lấy Tây Lăng làm trọng trấn; phía Đông giáp biển Hoa Đông, Nam giáp biển Đông, trong đó cực Nam là Trung Bộ của Việt Nam hiện tại. Đông Ngô vốn có 32 quận cùng 3 châu là Kinh Châu, Dương Châu, Giao Châu, đến năm 226 thì lập thêm Quảng Châu, sau nhập vào Giao Châu, rồi đến năm 264 thì thiết lập lại Quảng Châu. Tào Tháo có thể kiểm soát quyền lực vì quyền lực của triều đình tập trung ở Thượng thư đài, sau đó để ngăn cản việc Thượng thư đài là cơ quan hành chính giữ quyền lực quá lớn, Tào Phi đã tách quyền và thành lập mới Trung thư viện – cơ quan ra quyết định, chế độ chính trị bắt đầu có xu hướng tới tam tỉnh lục bộ. Ngoài ra, một thể thức tổ chức nhỏ mới được thành lập và hoạt động linh hoạt tách ra từ Thượng thư đài nữa được gọi là Hình đài, từ Thượng thư đài phân ra bộ phận quan viên đi theo và giúp Hoàng đế xử lý công việc. Ở địa phương, xuất hiện loại hình Đô đốc tương tự với Tư lệnh Quân khu, trong đó chức "Đô đốc trung ngoại chư quân sự" nắm giữ quyền lực quân sự trung ương, trên thực tế ba thế hệ nhà Tư Mã đã dùng chức vụ này để kiểm soát triều đình Tào Ngụy. Phía Đông Ngô cũng sắp đặt Trung thư lệnh cùng Đô đốc trung ngoại chư quân sự. Tam Quốc đều cùng thiết lập Ngự sử đài là cơ quan giám sát. Trước sự cai trị giảm sút nghiêm trọng, càng lúc càng yếu của giai đoạn cuối nhà Đông Hán, Tào Tháo theo quan điểm dùng người không chú trọng đạo đức giả, phản đối dùng người bằng quan hệ và lợi ích nhóm là "A đảng bỉ chu", áp dụng chính sách chỉ cần có tài là tuyển, đưa ra phương thức cầu hiền 3 lần. Tào Tháo coi con người là tài sản quý nhất, dùng trí thông minh để lãnh đạo họ, dùng "pháp thuật" để điều khiển họ, và với chính sách này thì ông đã cải thiện rất nhiều tình trạng chuyên quyền và xóa bỏ cục diện tranh chấp ngoại thích cùng hoạn quan đầy đen tối của chính trị dưới thời Hán mạt. Năm 220, khi Tào Ngụy được thành lập, Tào Phi chấp thuận đề xuất thành lập cơ chế trung chính cửu phẩm của Trần Quần, là một hệ thống mới để tuyển chọn nhân tài, thay thế chế độ sát cử của nhà Hán. Nội dung chính của hệ thống này là bổ nhiệm quý tộc địa phương làm quan chức trung chính ở địa phương, và quan chức trung chính sẽ đánh giá người dân địa phương dựa trên gia cảnh, đạo đức và tài năng, kết quả đánh giá theo các tiêu chuẩn này sẽ được trình lên trung ương làm cơ sở cho việc bổ nhiệm nhân tài. Bởi vì hệ thống này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí hoặc lợi ích của các viên quan trung chính – thường do quý tộc nắm giữ, cho nên quý tộc gần như độc quyền hoàn toàn các vị trí chính thức. Điều này đặt nền tảng cho chính trị quý tộc thời Tây Tấn, hình thành cục diện "thượng lưu không hàn môn, hạ phẩm không quý tộc", mãi đến thời nhà Tùy mới bị thay thế bởi hệ thống khoa cử. Trong triều Ngụy, hệ thống nhân tài được chia thành nhiều bộ phận, trong đó lấy chủ lực từ gia tộc Tào và Hạ Hầu, như Tào Nhân, Tào Hồng, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên. Bộ phận thứ hai là một số lượng lớn các danh sĩ vào cuối thời nhà Hán như Tuân Úc, Tuân Du, Chung Do, Trần Quần, Tư Mã Ý, Hoa Hâm, Vương Lãng, những nhân sĩ này đã đóng góp lớn trong việc ổn định nội trị, lật đổ nhà Hán để lập Ngụy. Bộ phận thứ ba là Hoàng tộc họ Lưu như Lưu Diệp, Lưu Phóng, Lưu Phức, hầu hết họ từ bỏ thân phận Hoàng tộc của mình để ủng hộ họ Tào. Và bộ phận cuối cùng, đồng thời đông đảo nhất là những người đến từ nhiều nơi, có nhiều xuất phát điểm và bất kể từng là tướng địch nhưng chỉ cần có tài thì đều được Tào Tháo trọng dụng, chẳng hạn như Trương Liêu, Vu Cấm, Nhạc Tiến, Bàng Đức. Về sau, hệ thống chính trị Tào Ngụy hình thành 2 phe phái chính, gồm thế gia vọng tộc xuất thân Nhữ Nam, Dĩnh Xuyên – tức phái Nhữ Dĩnh; và các tướng soái gia tộc Tào và Hạ Hầu từ quê hương của Tào Tháo là hiệu Tiêu, Duyện Châu – tức phe Tiêu Phái, tại thời kỳ Tào Tháo còn sống đều ra sức chồng chéo và ủng hộ. Tuy nhiên, do tranh chấp quyền thừa kế, Thế tử Tào Phi có mối quan hệ tốt hơn với phái Nhữ Dĩnh, và có các thần tử là Trần Quần, Tư Mã Ý, Ngô Chất, Chu Thước – gọi là tứ hữu, sau đó thì dần ép và làm suy yếu sức mạnh của Tiêu Phái. Đối với Thục Hán, khi còn Gia Cát Lượng thì ông nắm giữ binh quyền như tể tướng, sau khi Gia Cát Lượng qua đời thì không lập chức này nữa. Chính sự đổi về tay Thượng thư lệnh, binh quyền về tay Đại tư mã, Đại tướng quân nắm quyền chỉ huy quân sự tối cao. Sau khi nhập Thục, Gia Cát Lượng đề xướng chủ trương "trị thực bất trị danh", tức cai trị bằng tinh thần và đi vào thực tế, đề cao sự kiểm chứng và xác minh trong triều chính, không đề cao danh vọng hay tiếng tăm hão huyền. Đối với nội bộ, ông dùng tâm để bình loạn Nam Trung, đạt được hiệu quả ổn định nội bộ. Đối với Đông Ngô, ông khai thác khả năng ngoại giao, giữ kết minh với Ngô và tập trung Bắc phạt, loại trừ "Đông cố chi hoạn", tức rắc rối từ phía Đông. Ông dùng pháp trị, trước trị kẻ mạnh, sau trị kẻ yếu, trấn áp hào cường và trấn an bách tính, đề xướng chuẩn mực quy phạm, ước chế chức quan, nghiêm ngặt tuân theo hệ thống quyền chế đã xây dựng, cởi mở chân thành và hành xử công bằng. Luật cơ bản thức Thục khoa được soạn bởi Gia Cát Lượng, Pháp Chính, Lưu Ba, Lý Nghiêm, Y Tịch. Nhân tài của Thục Hán có ba nhóm, đầu tiên là những công thần khai quốc đi theo Lưu Bị từ thuở đầu như Quan Vũ, Trương Phi; thứ hai là các sĩ phu gia nhập trong quá trình chinh chiến bốn phương như Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Pháp Chính và tạo thành xương sống của Thục Hán; và thứ ba là nhóm nhân sĩ trước thuộc Lưu Chương, sau theo Lưu Bị như Ngô Ý, Hứa Tĩnh, Lý Nghiêm. Sau khi Lưu Thiện kế vị, các chính sách đa phần đều do Gia Cát Lượng chủ trì. Ông đặt ra các quy tắc trong triều đình và khuyên nhủ các quan, trong và ngoài triều thanh liêm, lòng người không loạn. Tuy đánh Ngụy nhiều năm nhưng nền kinh tế Thục Hán không bị thiệt hại quá nhiều, có nhận xét cho rằng Thục Hán thời Gia Cát Lượng cai trị quang minh, ruộng khai khẩn nhiều, kho thóc kiên cố, binh khí sắc bén, tích lũy đồ sộ, cung triều không hoa lệ, trên đường không có người say. Sau khi Gia Cát Lượng chết, Tưởng Uyển, Phí Y, Đổng Doãn, Khương Duy đều tiếp tục duy trì chính sách của ông, tuy nhiên về sau Lưu Thiện tin dùng hoạn quan, triều chính dần suy yếu. Mặc dù vậy, cho đến khi nhà Thục Hán diệt vong, nền chính trị địa phương vẫn được coi là trong sạch. Về Đông Ngô cũng coi Thừa tướng là vị trí thường trực phụ trách chính sự, có quyền thảo luận và tham chính. Tôn Lượng kế vị lúc tuổi nhỏ, vị trí Thừa tướng lần lượt do tông thất Tôn Tuấn, Tôn Lâm đảm nhiệm, tiến hành phế lập quân vương, quyền thế lồng lộng. Về quân quyền thì lấy Đại tư mã, Đại tướng quân và Thượng Đại tướng quân nắm giữ binh quyền, trong đó có chức vụ Đô đốc trung ngoại chư quân sự là đặc biệt quan trọng. Chính sách cai trị đất nước của Đông Ngô là dựa trên ưu thế bảo vệ của các con sông Trường Giang, Hoài Hà, Hán Thủy, trong nước thì ban ân đức đi kèm quản chế, hệ thống chính trị gần giống với Đông Hán. Chính quyền được ủng hộ bởi các thế gia vọng tộc gốc Giang Bắc nhưng vượt Trường Giang về phía Nam như Trương Chiêu, Chu Du, Lỗ Túc, các thế gia vọng tộc Giang Nam như Cố Ung, Lục Tốn, Lục Kháng. Về nông nghiệp, Đông Ngô ban hành chính sách "phục khách chế", tức miễn thuế cho một số bộ phận mà chủ yếu là quan lại, đồng thời miễn khóa dịch – tức thuế khóa, quản thúc, giám sát – cho nhiều tá điền, trên thực tế đã giảm bớt áp lực cho địa chủ, đồng thời chính sách này tạo cơ sở cho chế độ "ấm thân chế" – tức hưởng kế thừa phong ấm các đời và miễn thuế, sưu dịch thời Tây Tấn. Nhìn chung, mặc dù Tôn Quyền đã xây dựng hệ thống thủy lợi với sự hỗ trợ của Cố Ung giúp phía Nam Trường Giang được phát triển, tuy nhiên, ông không xử lý tốt vấn đề thừa kế, khiến tình hình chính trị sau này bất ổn. Sau khi Tôn Quyền chết, triều chính dần mâu thuẫn nghiêm trọng, các quyền thần Tôn Tuấn, Tôn Lâm kiểm soát. Đến lượt Tôn Hưu, các đại thần cho rằng Thái tử tuổi nhỏ nên đã lập Hoàng tộc lớn tuổi hơn là Tôn Hạo kế vị, nhưng gặp phải một đế vương hoang dâm, độc ác và tham lam, dẫn đến sự sụp đổ của Đông Ngô. Trong lịch sử thế giới, Trung Quốc là một đế quốc rộng lớn và thống nhất lâu dài với 400 năm trước đó của nhà Hán, sang thời đại Tam Quốc tuy chiến tranh liên miên nhưng đều hướng tới mục đích mạnh mẽ nhất là thống nhất đất nước, và điều này đã góp phần ảnh hưởng đến các nước láng giềng là Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Quan hệ ngoại giao giữa 3 nước chủ yếu là liên minh Thục Hán–Đông Ngô chống Tào Ngụy, cũng đồng thời là 3 nước kiềm chế lẫn nhau. Liên minh này là kế sách được xây dựng bởi Gia Cát Lượng dựa trên chiến lược Long Trung đối sách, trải qua ba giai đoạn: thành lập, phá vỡ và duy trì. Khi Tào Tháo tiến quân về phía Nam đến Kinh Châu, Lỗ Túc đã thuyết phục Tôn Quyền thành lập liên minh với Lưu Bị, và khi gặp Lưu Bị ở Trường Bản, Đương Dương thì nói với Gia Cát Lượng rằng ông là bạn của Gia Cát Cẩn. Gia Cát Lượng nhận định Giang Đông không cách nào có thể một mình chống trả Trung Nguyên, Tôn Quyền sẽ không khuất phục trước Tào Tháo nên cho rằng Tôn–Lưu nhất định phải đoàn kết mới chống được Tào Tháo. Chu Du cũng cho rằng quân Tào tuy số lượng lớn, nhưng binh mệt, tướng đa nghi, không cần e ngại. Cuối cùng thì liên minh này được thành lập và đánh bại Tào Tháo ở trận Xích Bích, và đây chính là giai đoạn thành lập. Ở giai đoạn 2 tức phá vỡ: sau khi Lưu Bị chiếm Kinh Châu và Ích Châu, Tôn Quyền thừa cơ Quan Vũ Bắc phạt Tương–Phàn, sai Lã Mông đánh Kinh Châu, khiến cho liên minh tan vỡ. Sau đó Tào Phi xưng đế, Tôn Quyền nguyện ý trở thành chư hầu của Tào Ngụy, được phong làm Ngô Vương, cũng bổ nhiệm Trần Hóa, Phùng Hi, Thẩm Hành phụ trách về ngoại giao với nước Ngụy, điều này khiến Tào Phi do dự trong các vấn đề quân sự. Sau đó Lưu Bị phạt Ngô, bị Lục Tốn đánh bại tại Di Lăng, Tào Phi đến thời điểm này mới lấy cớ phát binh ba đường Nam chinh, nhưng đều bị Tôn Quyền xuôi theo Trường Giang chống cự và đẩy lui. Cuối cùng là giai đoạn duy trì: Lưu Bị sau khi qua đời, Gia Cát Lượng lập tức sai Đặng Chi sang Ngô giảng hòa với Tôn Quyền, sau khi Tôn Quyền nghe lời khuyên của Đặng Chí thì quyết định cắt đứt mối quan hệ với Tào Ngụy, trở lại liên minh với Thục Hán, cử Trương Ôn đi sứ giảng hòa. Về sau Gia Cát Lượng lại phái Phí Y, Trần Chấn sang Ngô duy trí giao hảo. Sau khi Tôn Quyền xưng đế, hai bên thậm chí còn thỏa thuận chia đều Trung Nguyên, tất cả đều thể hiện tinh thần "trị thực" của Gia Cát Lượng, mặc dù thua trận Di Lăng, mất Kinh Châu nhưng vẫn kết nối trở lại với Đông Ngô để giữ vững an toàn phía Đông, tập trung Bắc phạt để thực hiện chính nghĩa của Thục Hán là "phạt Ngụy phục Hán". Tam Quốc thiết lập mối liên hệ với các ngoại tộc để hoặc cùng nhau tấn công kẻ thù, hoặc tấn công và tiêu diệt để loại bỏ những rắc rối trong tương lai, hoặc để bổ sung dân số. Các dân tộc Hung Nô, Tiên Ti, Yết, Khương, Đê dần dần tiến vào Trung Nguyên, đến Tây Tấn thì cư trú ở Quan Trung, Lũng Hữu, Tịnh Châu cùng U Châu. Phía Đông Bắc Trung Quốc thì có các nước Đông Phù Dư, Cao Câu Ly, Ốc Trở, Ấp Lâu, Uế Mạch, Tam Hàn, Bách Tế. Năm 204, chư hầu cát cứ Liêu Đông Công Tôn Khang suất quân công phá vương đô của Cao Câu Ly, khiến Sơn Thượng Vương phải dời đô về phía Đông tại Quốc Nội Thành. Sau đó, ông liên hôn với nước Bách Tế, thành lập quận Đái Phương, về sau Bách Tế kiểm soát và lập quốc ở đây. Năm 246, Tào Ngụy phái Quán Khâu Kiệm đem quân đánh bại Cao Câu Ly. Vào giai đoạn này, ở Nhật Bản có cổ quốc Yamatai trỗi dậy trong thời kỳ Yayoi đã cử sứ thần đến cống nạp cho Tào Ngụy, và Ngụy Minh Đế Tào Duệ đã phong người đứng đầu Yamatai là nữ thủ lĩnh Himiko làm Thân Ngụy Oa Vương. Ở phía Bắc, kể từ triều đại Ngụy và Tấn, các nhóm dân tộc ở phía Bắc dãy núi Thiên Sơn và đồng cỏ Mông Cổ chủ yếu bao gồm Ô Tôn, Kiên Côn, Sắc Lặc, Đinh Linh, Hô Yết, Hung Nô, Tiên Ti và Ô Hoàn, sau thời Đông Hán thì Hung Nô được chia thành Bắc Hung Nô và Nam Hung Nô. Năm 51, Nam Hung Nô phần lớn chuyển tới Tịnh Châu, sinh sống dọc theo 1 dải sông Phần, đến năm 188 thì xâm nhập Trung Nguyên dưới thời Thiền vu Ư Phu La thừa dịp Đông Hán loạn lạc, rồi đến năm 202 thì quy thuận Tào Tháo. Sau đó, Tào Tháo đem Nam Hung Nô chia thành 5 bộ là Tả, Hữu, Nam, Bắc, Trung, mỗi bộ lập một đơn vị chỉ huy và cử quan người Hán giám sát. Phía dân tộc Ô Hoàn thì tộc trưởng Đạp Đốn kết minh với Viên Thiệu, được phong Thiền vu, đến năm 205, khi Tào Tháo đánh bại Viên Thượng thì Viên Thượng cùng anh là Viên Hi chạy trốn, được Đạp Đốn chứa chấp, sau đó Tào Tháo đem quân tinh nhuệ viễn chinh tới đánh Ô Hoàn, giết chiết Đạp Đốn ở núi Bạch Lang, hàng phục tộc này. Đối với tộc Tiên Ti thì vào thời Hán mạt được thống nhất bởi Đàn Thạch Hòe, nhiều lần xâm lấn Đông Hán, sau khi thủ lĩnh này chết thì tộc Tiên Ti chia thành 3 phần Đông, Tây và Trung bộ. Tây bộ được Kha Bỉ Năng tổ chức lại và xâm lấn Tào Ngụy hai lần, đồng thời đáp trả cuộc tấn công Ngụy của Gia Cát Lượng, đến năm 235 thì bị Thứ sử U Châu Vương Hùng của Tào Ngụy sai người ám sát, làm sụp đổ phân bộ này. Ở phía Tây, người Tây Khương bắt đầu di chuyển đến Trung Nguyên vào thời Tam Quốc thừa cơ hỗn loạn, phân bố ở các khu vực miền núi miền Trung Trung Quốc. Khi đó, người Khương ở Âm Bình và Vũ Đô lần lượt quy phục Tào Ngụy và Thục Hán. Khi chiến tranh Thục – Ngụy bùng phát, cả 2 nước đều chiêu mộ người Khương vào quân ngũ và tham chiến. Đối với bộ tộc người Đê, vào cuối thời Đông Hán, Đê Vương nước Hưng A Quý, Đê Vương Cừu Trì Dương Thiên Vạn đã lãnh đạo các bộ tộc của họ, song sau đó bị Tào Tháo tiêu diệt. Tào Tháo sợ rằng Lưu Bị sẽ chiếm Vũ Đô rồi tiến vào Quan Trung nên đã điều hơn 5 vặn quân tới Phù Phong, Thiên Thủy, vừa phòng thủ vừa quản lý người Đê ở Vũ Đô. Vào thời điểm này, phía Tây Vực có các nước Thiện Thiện, Cao Xương, Yên Kỳ, Quy Từ, Vu Điền, Tào Phi đã điều quan viên tới quản lý khu vực này, tăng cường mối liên hệ giao hảo cùng các nước Tây Vực, tuy nhiên sức ảnh hưởng không lớn. Năm 229, Ngụy Minh Đế Tào Duệ phong cho thủ lĩnh Đại Nguyệt Thị là Vương Ba làm Đại Nguyệt Thị Vương. Ở phía Tây Nam Tam Quốc, Thừa tướng Thục Hán Gia Cát Lượng dẫn quân dẹp loạn Nam Trung năm 225, thu phục tộc trưởng Nam Man là Mạnh Hoạch, thiết lập chức quan của Thục Hán cai trị khu vực. Về sau tuy có phát sinh nổi loạn làm phản, nhưng đều không lớn. Trong thời kỳ này, có ba bộ lạc man di lớn ở phía Nam, gồm bộ phận phân bố ở quận Ba, Giang Lăng và Hoài Hà gọi là Lẫm Quân Man; bộ phận phân bố ở Vũ Lăng, Trường Sa và xung quanh vùng sông nước gọi là Bàn Hồ Man hoặc người Hề; và bộ phận phân bố ở Lãng Trung gọi là Bản Thuẫn Man hoặc người Tung. Trong trận Di Lăng, Thục Hán cũng cử Mã Lương đi liên lạc với Bàn Hồ Man ở Vũ Lăng để chống lại Đông Ngô. Trong đất Đông Ngô có tộc Sơn Việt ở Nam Trường Giang, nổi tiếng có tinh thần thượng võ, sống ở vùng đất được tuyên bố chủ quyền bởi Đông Ngô nhưng chưa thực sự kiểm soát. Họ sống tự cung tự cấp, có liên hệ nhất định với Tào Ngụy, sau đó khi nước Ngô được lập bởi Tôn Quyền thì phát động chiến dịch chinh phạt Sơn Việt, sau nhiều trận chiến với sự chống trả quyết liệt thì cuối cùng đã thôn tính được tộc này vào năm 234 bởi chiến thuật khai hoang bao vây núi trong 3 năm của Gia Cát Khác, đưa số lượng lớn người Sơn Việt vào quân Ngô. Ở khu vực Lĩnh Nam có những người Lý cư trú tại Quảng Châu, Giao Châu và phía Nam Ích Châu của Thục Hán đều theo Đông Ngô. Ở phía hải ngoại thì Tôn Quyền quan tâm và triển khai chính sách phát triển hàng hải, cử sứ giả Chu Ứng và Khang Thái tới đảo Di Châu – có thể là Đài Loan hoặc quần đảo Nansei ngày nay, và Đản Châu để bổ sung dân số, đến Liêu Đông, bán đảo Triều Tiên, Lâm Ấp – nay là miền Nam Việt Nam, Phù Nam – nay là Campuchia, và quần đảo Nam Dương, tất cả đều mở rộng ảnh hưởng ở nước ngoài của Đông Ngô. Trong thời kỳ này, các thương nhân Đế quốc La Mã và sứ thần Lâm Ấp cũng từng tới kinh đô Kiến Nghiệp của nhà Đông Ngô. Hầu hết hệ thống quân sự của Tam Quốc đều tuân theo hệ thống nhà Hán, nhưng có một số thay đổi lớn, dẫn đến sự phát triển của nhiều tổ chức và bộ phận. Về tiêu chuẩn và tuyển binh thì Tam Quốc dùng thế binh chế, và đây là một thay đổi quan trọng so với chế độ mộ lính, trưng binh của nhà Đông Hán trước đó, theo đó khi một người trở thành quân nhân thì mang ý nghĩa cả đời phục vụ quân đội, cả gia đình sẽ rút khỏi đăng ký thường dân và chuyển sang đăng ký quân nhân, chế độ này dần dần thay thế hệ thống cũ, duy trì nhiều lực lượng chiến đấu ổn định. Quân đội chia thành nội quân và ngoại quân, đi kèm thiết chế Đô đốc, theo đó nội quân hoặc trung quân chịu trách nhiệm về an ninh công cộng và phòng thủ nội bộ trong nước, ngoại quân chịu trách nhiệm bảo vệ biên giới và quân sự các địa điểm quan trọng, có thể tham gia vào công tác đồn điền, canh tác để phục vụ chính mình mà không chịu sự kiểm soát của nhau. Trung quân được lãnh đạo bởi trung hộ quân, trung lĩnh quân, ngoài việc nắm vững trung quân thì còn chịu trách nhiệm tuyển chọn tướng lĩnh quân đội các cấp. Từ khi xuất hiện chức vụ Đô đốc trung ngoại chư quân sự lãnh đạo trung quân lẫn ngoại quân thì đây trở thành chức vụ trọng yếu, là quyền thần hàng đầu của triều đình. Tào Ngụy chia quân thành nội quân, ngoại quân và châu quận quân – tức quân địa phương; trong khi đó Thục Hán cùng Tôn Ngô chia ngoại quân thành 5 quân gồm tiền, trung, hậu, tả, hữu quân. Tam Quốc lập chiến khu theo thiết chế Đô đốc quản lý quân sự ở châu quận có vị trí đặc biệt, có nơi có thể thêm Đô đốc chư châu quân sự, có sự hài hòa giữa hành chính và quân sự. Chẳng hạn như, Tào Ngụy thiết lập Đô đốc Ung Châu, Dương Châu; Thục Hán có Đô đốc Hán Trung, Vĩnh An, Lai Hàng. Tôn Ngô cũng lập Đô đốc Tây Lăng, Giang Lăng, Ba Khâu, Giao Châu cùng Quảng Châu. Giai đoạn này có thuật ngữ "bộ khúc", ban đầu là tên gọi tổ chức quân sự của nhà Hán, sau dùng để phiếm chỉ quân đội tư nhân. Ngoài ra, phía Đông Ngô thực hành chế độ lãnh binh thừa kế, hợp pháp hóa mối quan hệ thế hệ giữa tướng lĩnh và binh lính. Về đặc điểm quân đội của Tam Quốc, quân Ngụy chủ yếu được chia thành bộ binh, kỵ binh và thủy quân, ngoài ra còn có các đội quân tinh nhuệ như Hổ Báo kỵ và Ô Hoàn kỵ. Thời điểm bấy giờ còn ít bàn đạp, kỵ binh trở nên quý giá. Trong giai đoạn đầu, những người lính được chọn dựa vào việc tuyển mộ, nhập ngũ, ngoài ra bắt giữ những người dân tộc thiểu số làm lính. Giai đoạn sau, hệ thống quân sự mỗi nước dần hình thành và thế binh chế trở thành phương thức tập hợp quân chủ yếu. Để ổn định nguồn binh lính, Tào Ngụy thực hiện nghiêm khắc phân chia quân hộ và dân hộ, ngoại trừ con trai đi lính nhiều đời, vợ và con gái của quân hộ cũng chỉ kết hôn với quân hộ để đảm bảo sinh sản. Quân Ngô lấy thủy binh làm chủ, bộ binh xếp thứ 2. Lực lượng thủy quân của Đông Ngô đã phát triển tốt, với các căn cứ ở Nhu Tu – nay là phía Đông Nam huyện Sào của An Huy, căn cứ Tây Lăng – nay là Nghi Xương của Hồ Bắc, và một xưởng đóng tàu ở Hầu Quan – nay là Mân Hầu, Phúc Kiến. Các chiến thuyền lớn nhất được đóng và đặt tên "Trường An", "Phi Vân" và "Cái Hải", đều có 5 tầng và có thể chở 3.000 binh lính. Năm 272, Tấn Vũ Đề trong chiến lược phạt Ngô thống nhất đất nước cũng phong tướng Vương Tuấn làm Thứ sử Ích Châu, bí mật lệnh cho ông đóng chiến thuyền ở Tứ Xuyên để xuôi Trường Giang tấn công Đông Ngô, trong đó chiến thuyền lớn nhất được chế tạo có thể chở hơn 2.000 người, và đủ dài lẫn rộng để có thể cưỡi ngựa trên tàu. Đội quân tinh nhuệ của Đông Ngô bao gồm chiến xa Hổ sĩ, quân Đan Dương thanh cân và nghĩa sĩ Giao Châu, bên cạnh đó thu thập đội quân dân tộc thiểu số như binh lính Sơn Việt, man binh, di binh. Do môi trường chính trị xã hội tương đối đặc biệt, ngoài hệ thống quân sự thế binh chế, Đông Ngô còn có hệ thống lãnh đạo cha truyền con nối. Đội quân do mỗi vị tướng lãnh đạo được coi như quân riêng biệt, là bộ khúc của mình, ngoài việc tuân lệnh của trung ương để tham chiến, quân đội còn có các nhiệm vụ khác như công việc đồng áng, đồn điền phục vụ tướng chỉ huy. Sau khi tướng quân qua đời, quân đội phải tiếp tục phục tùng những người kế vị như con trai hoặc anh, em trai của tướng quân. Còn quân Thục lấy bộ binh làm chủ, kỵ binh xếp thứ 2. Quân đội cũng có biên chế binh sĩ là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là binh người Tung, người Thanh Khương, lão binh, và nổi danh nhất là Vô Đương phi quân. Về vũ khí và trang bị, nhà Thục Hán đã phát triển hơn so với nhà Tần và nhà Hán. Về nguồn lực quân sự, Thục Hán thực hiện thế binh chế, bởi dân số ít hơn nhiều so với hai quốc gia còn lại, Thục cũng thực hiện hệ thống nghĩa vụ quân sự để bổ sung nguồn lực quân sự. Gia Cát Lượng phát minh đội hình chiến thuật Bát Trận Đồ để lập doanh và luyện binh. Về nguồn tiếp tế trang thiết bị, lương thảo và vật dụng quân đội, bò gỗ, ngựa gỗ là các phương tiện được thiết kế để thuận tiện cho việc vận chuyển trên núi. Ông cũng chế tạo vũ khí hiệu quả cao là nỏ thuộc loại liên nỗ với mười mũi tên có thể bắn ra cùng lúc và sức sát thương lớn, gọi là "liên nỗ sĩ". Sau loạn Khăn Vàng, thiên tai, đói kém xảy ra ở Trung Nguyên, nạn ăn thịt người xuất hiện. Sau khi Đổng Trác lên nắm quyền, ông cho phép quân lính của mình cưỡng hiếp phụ nữ và cướp đoạt tài sản. Đối mặt với uy hiếp chiến sự từ liên minh Quan Đông, hàng triệu người từ Lạc Dương đã buộc phải chuyển đến Trường An, thậm chí còn đốt cháy các cung điện, đền thờ, miếu mạo và dinh thự của triều đình, không có người sống sót trong vòng 200 dặm quanh Lạc Dương. Khi Tào Tháo chinh phục Từ Châu, ông ta đã giết hàng trăm ngàn đàn ông và phụ nữ, được miêu tả là "giết sạch gà chó, sông Tứ không chảy được". Lúc bấy giờ, Lý Thôi chiếm đóng Quan Trung, "Tam Phủ" quanh kinh đô vẫn còn hàng trăm nghìn hộ gia đình, nhưng Lý Thôi đã đưa quân đến cướp bóc, cộng với nạn đói, người dân giết hại lẫn nhau trong 2 năm. Lưu Yên, Lưu Chương ở Ích Châu và Lưu Biểu ở Kinh Châu đã đàn áp các cuộc nổi loạn, ở Dương Châu thì dân số giảm do các cuộc chiến của Tôn Sách và cát cứ địa phương khác. Lúc bấy giờ, dân chúng di chuyển theo ba hướng: thứ nhất là từ Quan Trung đến Lương Châu ở phía Tây, hoặc đến Ích Châu ở phía Nam và đến Kinh Châu dọc theo Hán Thủy, mỗi nơi có khoảng 10 vạn hộ gia đình. Thứ hai là di chuyển từ Trung Nguyên về phía Đông Bắc đến Ký Châu hoặc U Châu, rồi đến Liêu Đông. Người Tiên Ti và Ô Hoản cũng lớn mạnh hơn nhờ làn sóng tị nạn này. Thứ ba và lớn nhất là cuộc di cư từ Trung Nguyên đến Bành Thành, Từ Châu, rồi xuống phía Nam đến vùng Giang Nam. Vào thời điểm đó, nhiều hiền sĩ, đại phu từ khắp nơi chạy đến phía Nam sông Dương Tử, chẳng hạn như Chu Du, Lỗ Túc, Gia Cát Cẩn, Lã Mông, Trương Chiêu, Từ Thịnh, không chỉ tới 1 mình mà còn mang theo danh gia vọng tộc tới vùng đất này, tạo nên nguồn lực để họ Tôn thu hút về dưới trướng, và là nền tảng lập quốc Đông Ngô ở Giang Đông. Từ khi cục diện Tam Quốc dần hình thành, người dân buộc phải di cư vì chiến tranh hoặc sự ép buộc của kẻ thống trị. Khi Tào Tháo tấn công và đánh tan Trương Lỗ, một số cư dân của Hán Trung ở phía Đông Tứ Xuyên đã chuyển đến Quan Trung. Sau khi Tào Phi định đô ở Lạc Dương, ông đã chuyển 5 vạn hộ dân ở Ký Châu đến Hà Nam, rồi đến khi Ngụy diệt Thục, 3 vạn hộ được chuyển từ Thục đến Lạc Dương và Quan Trung. Với nhà Thục Hán, trong quá trình chiếm lĩnh Ích Châu thì Lưu Bị nhiều lần đưa dân chạy nạn về bình nguyên Thành Đô, trong khi đó Thừa tướng Gia Cát Lượng trong lần Bắc phạt thứ nhất đã đem người dân từ Lũng Tây lên Hán Trung. Về phía Đông Ngô, khi Tôn Quyền đánh bại Thái thú Giang Hạ Hoàng Tổ thì đã bắt được hàng vạn đàn ông và phụ nữ. Sau khi lập quốc, để tăng dân số, ông đã bình định Sơn Việt và sử dụng chiến thuật "kẻ yếu tăng hộ, kẻ mạnh dựng binh", ngoài ra quấy rối Hoài Nam để giành lấy dân số. Từ cuối Đông Hán đến khi tái thống nhất đất nước vào thời Tây Tấn, tuy đã trải qua 125 năm nhưng dân số chỉ bằng 35,3% dân số đỉnh cao của Đông Hán. Và sau đó là Ngũ Hồ thập lục quốc rồi Nam–Bắc triều, số dân vẫn không thể gượng dậy, mãi cho đến thời Tùy Văn Đế thì mới dần phục hồi. Trong thời Tam Quốc, dân số do các nước khống chế bao gồm lại hộ – tức gia đình thường dân, binh hộ – tức gia đình quân nhân, và đồn điền hộ – tức loại thiết chế đồn điền chế kết hợp quân sự và nông nghiệp biên cương do Tào Tháo ban hành từ đầu. Phía Thục Hán là nước ít dân nhất, mặc dù chỉ khoảng 90 vạn dân, nhưng có tới hơn 10 vạn quân. Nhìn chung thì số hộ nông dân đông đảo có vai trò quyết định đối với sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế xã hội lúc bấy giờ. Vào cuối thời Đông Hán, do thiên tai và chiến tranh, xã hội bị hủy hoại, nền kinh tế sa sút và một lượng lớn ruộng đất bị bỏ hoang. Một số hào cường vọng tộc đã lãnh đạo các thị tộc của họ xây dựng kiến trúc Ổ Bảo – hệ thống nhà ở kèm theo các công trình có thể sử dụng trong chiến tranh như tường phòng thủ, kho lương thực, binh khí để tự vệ, tiến hành hoạt động sản xuất xung quanh căn nhà trung tâm này, và hình thức này dần dần trở thành một hệ thống trang viên tự cung tự cấp. Cả hệ thống Ổ Bảo và trang viên đều ảnh hưởng đến mô hình kinh tế của các triều đại thời kỳ Ngụy–Tấn–Nam–Bắc triều. Do sự sụp đổ của nhà Đông Hán, những đồng tiền đã cũ không được đúc lại và một lượng lớn tiền tư nhân đã xuất hiện. Sau khi Tam Quốc thành lập, tiền đồng mới được phát hành chưa thể lưu hành rộng rãi, vì vậy đa phần đành phải sử dụng vải vóc cùng các đồ vật có thật khác làm tiền tệ chính. Trong Tam Quốc thì Tào Ngụy có dân số đông nhất và diện tích khai hoang rộng nhất, đây chính là nguyên nhân khiến Tào Ngụy hùng mạnh nhất Tam Quốc lúc bấy giờ. Tào Ngụy sử dụng chính sách đồn điền chế, tổ chức cho các lưu dân tham gia canh tác nông nghiệp, lập lại một phần của trật tự xã hội và tăng cường sức mạnh của đất nước. Một bằng chứng khác cho thấy Tào Ngụy rất coi trọng nông nghiệp là công trình giữ nước vĩ đại của họ, quy mô và số lượng nhiều nhất Tam Quốc. Chẳng hạn như Tào Ngụy xây dựng các kênh và hồ chứa ở khu vực Quan Trung đã nhất cử biến đổi hơn 3.000 ha đất nhiễm mặn, góp phần gia tăng lớn cho quốc khố. Một ví dụ khác là các dự án thủy lợi của Tào Ngụy ở Hà Nam, kết quả là sản lượng ngũ cốc tăng gấp bội, tuy nhiên "Tam quốc thực hóa chí" cũng chỉ ra rằng nhiều dự án thủy lợi này thiếu kế hoạch và chỉ có thể đạt được kết quả ngắn hạn. Tào Ngụy xây dựng xưởng thủ công lớn để phát triển sản xuất thủ công mỹ nghệ, Nghiệp, Lạc Dương và các thành phố thương mại khác đã phát triển nền kinh tế thương mại và giao thương với nước ngoài. Ngoài ra, các ngành đóng thuyền, gốm sứ, dệt lụa, làm muối cũng rất phát triển. Điều đáng chú ý là Tào Ngụy đã không thể thoát khỏi mô hình kinh tế giao dịch bằng vật thật, một số nỗ lực cải cách tiền tệ đều thất bại, điều này có thể liên quan đến việc thiếu các mỏ đồng quy mô lớn trong nước làm cơ sở. Về phía Thục Hán thì có đất đai màu mỡ, sản vật phong phú, chiến tranh những năm cuối đời Đông Hán ít hơn so với Trung Nguyên. Sau khi Lưu Bị vào Thục, vùng Ba Thục tài chính hỗn loạn, Lưu Ba đề xuất đúc "trực bách tiền" mệnh giá 100 mỗi đồng, điều hoà giá trị, dùng thư lại làm quan kiểm soát và giải quyết được khó khăn. Trong đất Thục, đồng ngũ thù và trực bách tiền đều được sử dụng cùng nhau, chúng được đúc bởi huyện Kiền Vi, và đồng tiền này không chỉ lưu hành một nơi mà còn tham gia vào thương mại trong ngoài đất Thục suốt thời Tam Quốc, khiến cho nước Ngụy cũng tràn vào lưu hành với số lượng lớn. Về nông nghiệp thì Gia Cát Lượng cử người cải tạo, chăm sóc Đô Giang Yển để đảm bảo tưới tiêu trồng trọt. Về thủ công nghiệp thì đất Thục phát triển nhất là muối, sắt và thổ cẩm. "Bác vật chí" của Trương Hoa đã đề cập rằng Gia Cát Lượng đã phát triển muối Thục và sử dụng khí thiên nhiên để tăng đáng kể giá trị sản lượng của muối nước này; còn "Thục đô phú" của Tả Tư đề cập rằng Thục có các trung tâm, cửa hàng mua sắm, trong đó nhà cửa được kiến thiết khéo léo, hàng trăm phòng ngăn cách nhau, các máy móc nông nghiệp phối hợp hài hòa. Vì vậy gấm nhà Thục có thể xuất khẩu sang nước Ngô và Ngụy, Gia Cát Lượng cũng tin rằng gấm vóc nhà Thục là nguyên liệu quan trọng để hỗ trợ đất nước. Ở Nam Trung, vàng, bạc, sắt, sơn mài, trâu cày, ngựa chiến và các cống phẩm khác đã cung cấp nguồn quân sự cho Thục và làm cho đất nước trở nên giàu có. Khi nhà Thục Hán mất, trong phủ còn hai ngàn cân vàng bạc. Kinh đô Thành Đô cũng là một trong những thành phố thương mại lớn nhất vào thời điểm đó, "Thục đô phú" đề cập rằng thành phố là nơi sở hội thương nghiệp, nơi gặp gỡ hàng vạn thương nhân, có hàng trăm dặm đường hầm và hàng ngàn cửa hàng, "của cải chất thành núi, tinh tú sinh sôi nảy nở". Đối với Đông Ngô ở phía Nam sông Dương Tử có bước khởi đầu kinh tế – xã hội tương đối muộn, trong thời Tam Quốc vẫn là nơi dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, do ở đây không có chiến tranh, một số lượng lớn người dân ở phía Bắc đã di cư tới, mang theo công nghệ sản xuất và lao động tiên tiến. Sau khi Tôn Quyền lên ngôi, Ngô thiết lập đồn điền chế, thực hiện hệ thống canh tác, đưa sản xuất nông nghiệp và kinh tế xã hội ở khu vực Giang Nam phát triển. Về công nghiệp dệt may, Giang Nam nổi tiếng về sản xuất vải lanh và vải thô ở quận Dự Chương – nay là Nam Xương, Giang Tây, danh tiếng vang xa hàng ngàn dặm. Vùng Tam Ngô sản xuất tơ tằm loại "bát tằm", chất lượng lụa được sản xuất ở Chư Kỵ và Vĩnh An rất cao. Ngành luyện và đúc phát triển nhất ở Vũ Xương – nay là Ngạc Châu, Hồ Bắc, lấy nguồn từ các mỏ đồng được khai thác để chế tạo vũ khí. Do nằm ở phía Nam Trường Giang và giáp biển nên nước Ngô khá phát triển về đóng tàu và làm muối, quan lại được đặt ở Hải Diêm – nay thuộc Chiết Giang, và Sa Trung – nay là Thường Thục, Giang Tô để quản lý việc sản xuất muối ở hai nơi này. Đông Ngô lập chức Điển thuyền Giáo ủy quản lý đóng thuyền ở quận Kiến An – nay là Phúc Châu, Phúc Kiến, tàu chiến tham trận, tàu thường hoạt động trên biền và đã đến Biển Đông ở phía Nam cùng Liêu Đông ở phía Bắc. Thương mại hàng hải Đông Ngô phát triển mạnh mẽ, các thành phố thương mại của chủ yếu là Kiến Nghiệp – nay là Nam Kinh, Giang Tô, quận Ngô – nay là Tô Châu, Giang Tô, và Phiên Ngung – nay là Quảng Châu, Quảng Đông, trong đó Phiên Ngung chủ yếu hoạt động ngoại thương. Trong thời kỳ nhà Hán và nhà Tấn, tư tưởng học thuật đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ, chủ yếu liên quan đến biến chuyển trong tư duy truyền thống và đấu tranh chính trị, cái trước chiếm đa số. Từ thiên về giao du, trọng phẩm giá chuyển sang tuân theo trách nhiệm, danh xứng với thực, thiên về Thân Bất Hại, Hàn Phi; vì hư danh, đạo đức giả mà phản lại tự nhiên, thẳng thắn, quy về Lão Tử, Trang Tử. Do khủng hoảng chính trị vào cuối thời Đông Hán, tình hình tư tưởng trở nên hỗn loạn. Tào Tháo và Gia Cát Lượng đều áp dụng ý tưởng của những danh gia hoặc Pháp gia để lập lại trật tự xã hội. Trong đó Tào Tháo áp dụng chính sách có thưởng tất phạt, chủ trương pháp trị, đưa ra quan điểm có tài ắt dùng, phá bỏ tiêu chuẩn gia thế, danh giáo. Gia Cát Lượng cũng ủng hộ quan niệm pháp trị, sau khi vào Thục, ông đã cải tiến hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật một cách công bằng, đưa ra quan điểm trọng tâm trị quốc là trọng dụng nhân tài, và bổ nhiệm người thích hợp. Ông cũng rất coi trọng quân luật, chẳng hạn như trong trận Nhai Đình, Mã Tắc bị chém đầu vì vi phạm quân lệnh, đồng thời xin tự giáng chức xuống 3 bậc. Tư tưởng về danh pháp cuối đời Hán đầu Ngụy đã tạo cơ sở cho trào lưu tư tưởng Huyền học thời Ngụy–Tấn, khiến các danh nhân chuyển trọng tâm từ vấn đề cụ thể của danh pháp sang suy đoán trừu tượng dựa trên cơ sở Huyền học. Kinh điển Nho gia của Khổng Tử có rất nhiều lời chú thích của người đời sau, trong đó những lời chú giải của Trịnh Huyền vào cuối thời Đông Hán là có giá trị nhất. Bên cạnh đó, tập đại thành Kinh học nghiên cứu của Trịnh Huyền có ý nghĩa lớn cho sự phát triển của văn hoá Trung Quốc. Tuy nhiên, vào thời Ngụy–Tấn, Vương Túc kế thừa sự nghiên cứu của cha mình là Vương Lãng và bình luận về kinh điển, quan điểm của ông về kinh điển cũng khác với Trịnh Huyền, nên tạo ra hai trường phái Trịnh – Vương đối kháng nhau. Sau khi nhà Tây Tấn soán ngôi Ngụy, Tấn Vũ Đế là cháu ngoại của Vương Túc đã phế bỏ trường phái của Trịnh Huyền, xác lập trường phái của ông ngoại mình làm chính thức, giữ vị trí chủ đạo một thời gian. Tuy nhiên, kinh điển Nho gia đã rơi vào tình trạng cứng nhắc của chương và câu từ, ngày càng không đáp ứng được nhu cầu của thực tế, một số học giả bắt đầu quay trở lại văn hóa truyền thống và nghiên cứu Đạo gia, khiến cho Huyền học ra đời.Huyền học là tư tưởng nổi bật nhất thời Ngụy–Tấn–Nam–Bắc triều, lấy Lão Tử, Trang Tử và Chu Dịch là đối tượng nghiên cứu chính, gọi chung là Tam huyền. Các nhà Huyền học thích nói về siêu hình học chứ không nói về những điều thông thường, đó gọi là thanh đàm. Vào những năm Chính Thủy cuối triều đại Tào Ngụy, các học giả nổi tiếng Hà Yến và Vương Bật đã nói về Lão Tử và Chu Dịch, Vương Bật đã chú thích Lão Tử và giải thích Chu Dịch bằng tư tưởng của Lão Tử, từ đó mở ra cánh cửa Huyền học. Chủ trương vạn vật từ hư không sinh ra, lấy hư không – nguyên lý của Đạo – làm nền tảng, tồn tại – hình tướng – từ hư vô sinh ra, bên cạnh đó có ý kiến ​​cho rằng Lễ giáo, hoặc Minh giáo, cũng đến từ tự nhiên, và mối quan hệ giữa Lễ giáo và Đạo là mối quan hệ giữa con và mẹ. Cuối Ngụy thì nhà Tư Mã đã quyền khuynh thiên hạ, bè cánh đấu đá, ý đồ soán ngôi Ngụy đã lộ rõ khiến cho một số học giả không muốn hợp lực với nhà Tư Mã, và cũng bởi vì không thể thay đổi cục diện, họ muốn tìm đường thoát khỏi thế giới với quan điểm ủng hộ tính xác thực tự nhiên của tư tưởng Lão Tử và Trang Tử, đồng thời coi thường đạo đức giả của nhà Tư Mã trong việc kiềm chế thiên hạ bằng Nho giáo. Được đại diện bởi Nguyễn Tịch, Kê Khang, Trúc lâm thất hiền đã chuyển trọng tâm từ lý thuyết hệ tư tưởng sang các vấn đề cuộc sống, phê phán thực tại xã hội. Lúc bấy giờ thì nhà Tư Mã chủ trương lễ giáo, Kê Khang cho rằng hãy để lễ giáo theo tự nhiên, Nguyễn Tịch và những người khác tin rằng các nghi lễ Nho giáo đã triệt tiêu tính xác thực của tự nhiên và nhấn mạnh "tâm và thiện ngộ", trở về với bản chất con người chân chất, trong sáng. Các học giả này không theo lễ tục, hành xử phóng khoáng và sinh sống nơi hoang dã, đã từ chối phục vụ nhà Tư Mã. Sau khi Kê Khang bị giết, Huyền học Trúc lâm rơi vào im lặng. Sau cái chết của Tấn Vũ Đế, bước sang thời kỳ Tấn Huệ Đế và Loạn Bát Vương, xã hội hỗn loạn, cục diện chính trị trở nên hắc ám và Huyền học hồi sinh. Ở Thục Hán thì nước này kế thừa Nho giáo của Đông Hán, trong thời kỳ Lưu Thiện của Thục Hán thì Gia Cát Lượng đã tấu trình kiến nghị phong Cam phu nhân làm Hoàng hậu của Lưu Bị, và việc này được thực hiện theo hệ thống lễ nghi Nho giáo. Cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng tôn trọng Nho giáo và Nho sĩ ở đất Thục, Đỗ Vi, Chu Quần, Đỗ Quỳnh, Mạnh Quang và các nhân tài khác được phong làm quan, hoặc làm các chức vụ giáo dục như Nho lâm Giáo úy, Điển học Giáo úy, Khuyến học tòng sự, có người được phong làm Thái tử gia lệnh, Thái tử phó, Thái tử thứ tử. Tư tưởng chỉ đạo chính trị của Thục Hán cũng là Nho giáo như Đông Hán. Đối với sự ngưỡng mộ Pháp gia của Gia Cát Lượng, ông không từ bỏ "đức chính" – tức chính trị đạo đức giúp ích cho dân, Nho giáo đi kèm "hình pháp", nhưng lấy đức chính làm lý tưởng cao nhất. Tào Tháo là một nhà cải cách đầy cá tính và kiệt xuất, hai con trai Tào Phi và Tào Thực cũng đều là nhà thơ kiệt xuất, văn chương thể hiện cá tính, lần đầu tiên giành được địa vị độc lập trong thời Tam Quốc. Trong văn học thời kỳ này, văn học Tào Ngụy thịnh vượng nhất, được chia thành văn học Kiến An sơ kỳ và văn học Chính Thủy hậu kỳ, trong đó văn học Kiến An phản đối lối thơ nhu nhược, đời sau gọi là "phong cốt Kiến An" hay "phong cốt Hán Ngụy". Điều này là do kể từ khi Tào Tháo và những người khác yêu thích văn học, các văn sĩ từ khắp nơi trong thiên hạ bị thu hút, và các đại diện nổi tiếng nhất của văn học Kiến An là Tam Tào – ba cha con nhà họ Tào, Kiến An thất tử, ngoài ra còn có các văn nhân khác như Hàm Đan Thuần, Thái Diễm, Bà Khâm, Lộ Túy, Đinh Nghi, Dương Tu, Tuân Vĩ. Tào Tháo có khí chất trầm hùng và phóng khoáng, phong cách giản dị, ảm đảm với những bài thơ "Đoản ca hành", "Bộ xuất hạ môn hành", "Nhượng huyền tự minh bản chí lệnh". Tào Phi và Tào Thực đều là những người tài năng, trong đó Tào Phi đã viết bài phê bình văn học "Điển luận", dẫn đến sự phát triển văn học một cách tự giác, ngoài ra, bản thân ông cũng tham gia sáng tác văn học và giỏi làm thơ thất ngôn, do đó cũng thuộc Tam Tào. Còn Tào Thực có tính khí lãng mạn và là tác giả của "Lạc thần phú", "Thơ bảy bước" cùng nhiều tác phẩm khác. Kiến An thất tử, Thái Diễm, Dương Tu và các văn sĩ khác quan tâm đến thực tế và đối mặt với cuộc sống, các tác phẩm của họ phản ánh những thay đổi xã hội và sự đau khổ của người dân kể từ cuối thời nhà Hán, chẳng hạn như "Hồ gia thập bát phách" của Thái Diễm. Trong thời kỳ văn học Chính Thủy, bởi vì tình hình chính trị được kiểm soát bởi nhà Tư Mã sau khi Tư Mã Ý đánh bại Tào Sảng và thế lực Hoàng tộc họ Tào trong sự biến lăng Cao Bình, văn học bị áp bức và rất khó để đối mặt trực tiếp với thực tế, các văn nhân nổi tiếng gồm Trúc lâm thất hiền dẫn đầu bởi Nguyễn Tịch, Kê Khang, bên cạnh đó là Hà Yến, Hạ Hầu Huyền, Vương Bật cùng các Chính Thủy danh sĩ khác. Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu đã áp dụng chính sách gây áp lực mạnh đối với phe đối lập, khiến hầu hết các nhà văn Chính Thủy sợ hãi không dám làm gì, quay sang đàm luận Lão–Trang, lập ra Huyền học. Đối với hiện thực xã hội, các văn sĩ không kiên trì theo đuổi và cố chấp như văn học Kiến An, có thái độ thờ ơ hơn nhiều. Tuy nhiên, một số nhà văn như Kê Khang, Nguyễn Tịch với tác phẩm "Vịnh hoài thi" vẫn kế thừa phong cốt Kiến An, dám đối mặt với chế độ họ Tư Mã, và văn học của họ cũng có những đặc điểm riêng biệt. "Văn tâm điêu long" của Lưu Hiệp Nam triều đánh giá rằng Chính Thủy theo Đạo gia, thơ tạp và "tiên tâm" – tức hướng về cõi thần tiên, các đệ tử của Hà Yến nông cạn, tuy nhiên phong cách của Kê Khang thì trong sạch và cao quý, Nguyễn Tịch thì sâu xa và là 2 đại biểu của văn nhân Chính Thủy. Về phía Đông Ngô có các văn nhân là Trương Hoành, Tiết Tống, Hoa Hạch, Vi Chiêu. Trương Hoành là Trưởng sử của Tôn Quyền, có mối quan hệ thân thiện với Khổng Dung và Trần Lâm của Kiến An thất tử; Tiết Tống là một nhà Nho nổi tiếng ở Giang Đông, và ông là thầy của Thái tử Đông Ngô; Hoa Hạch là văn sĩ cuối triều Ngô. Phía Thục Hán có các văn nhân là Gia Cát Lượng, Khước Chính, Tần Mật, Trần Thọ, trong đó Gia Cát Lượng có vai trò chủ đạo là chính trị gia, tác phẩm của ông có thể kể tới "Xuất sư biểu", văn của ông tuy không hoa mỹ như những người khác, nội dung giản dị, chân thành và cảm động, thể hiện quyết tâm Bắc tiến của mình. Tần Mật có bài thư ngũ ngôn "Viễn du", và đây là bài thơ có thể kiểm chứng duy nhất được lưu truyền từ Thục Hán. Ngoài ra còn có nhiều học giả ở Thục đã ghi chú cho các tác phẩm như Hứa Từ, Mạnh Quang, Doãn Mặc, Lý Soạn. Cuối thời Thục Hán có Tiều Chu, Khước Chính mê văn chương, Tiều Chu viết "Cừu quốc luận" bàn về những khuyết điểm của chiến chinh, viết "Thích cơ" để bày tỏ quan điểm của mình dựa trên quan điểm của những Nho sĩ đời trước. Ngoài ra, cuối Đông Hán còn có những học giả nghiên cứu thuật số như Nhâm An, Chu Thư, sau đó thì có thêm Chu Quần, Đỗ Quỳnh. Các nhà sử học nổi tiếng thời Tam Quốc bao gồm Vương Thẩm, Ngư Hoạn, Vi Chiêu và Trần Thọ. "Ngụy thư" của Vương Thẩm được nhà sử học Lưu Tri Kỷ thời Đường đánh giá là hầu hết sách phạm "húy kỵ", không phải là ghi chép thực, giá trị tham khảo tương đối thấp, điều này có liên quan đến việc ông gắn bó mật thiết với gia tộc Tư Mã và việc ông từng phản Ngụy Thiếu Đế Tào Mao. Vi Chiêu viết "Ngô thư" 55 quyền, và viết "Ngô cổ xuy khúc thập nhị khúc", trong đó có toàn bộ lịch sử phát triển của Đông Ngô, đối lập Nam Bắc với "Ngụy cổ xuy khúc thập nhị khúc" của Mâu Tập. Trần Thọ viết Tam quốc chí, căn cứ vào nhiều sử liệu như "Ngụy thư" của Vương Thẩm, "Ngụy lược" của Ngư Hoạn, "Ngô thư" của Vi Chiêu, riêng Thục Hán không có chính sử thì ông phải tự thu thập tư liệu để viết, đã áp dụng phương pháp mô tả 3 quốc gia cùng nhau và đổi mới cách viết thể kỷ truyện, trở thành một cuốn trong bộ Tiền tứ sử của tổng tập Nhị thập tứ sử. Tuy còn những thiếu sót đây được xem là một trong những sử liệu không thể thiếu đối với việc nghiên cứu lịch sử Tam Quốc. Tam Quốc là thời kỳ phát triển của Phật giáo và Đạo giáo. Ở Nam Trung có tín ngưỡng nguyên thủy của người Lô Lô, mang đậm màu sắc siêu nhiên khi coi mọi vật đều có linh hồn, bản chất là thờ thần thoại, mang đặc điểm của tín ngưỡng đa thần và thờ tự nhiên. Với lịch sử lâu dài ở Tây Nam Trung Quốc, tôn giáo nguyên thủy này được hình thành. Hoàng Lão Đạo lưu hành trong dân gian thời Đông Hán. Cũng vào cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc, tư tưởng Đạo gia như Lão Tử và Trang Tử chính thức trở thành một tôn giáo và bắt đầu thực hiện các hoạt động nhóm tôn giáo. Thái Bình Đạo của Trương Giác và Ngũ Đấu Mễ Đạo của Trương Lăng là những nguyên mẫu của Đạo giáo, và chúng được gọi là Thiên sư Đạo vào thời Tây Tấn. Khởi nghĩa Khăn Vàng là sự nổi dậy của nhóm tôn giáo đầu tiên tức Thái Bình Đạo, và Trương Lỗ của Ngũ Đấu Mễ Đạo cũng đã thành lập một vương quốc tôn giáo độc lập, tách khỏi Tào Tháo và Lưu Bị ở Hán Trung. Thái Bình Đạo của Trương Giác nhấn mạnh phương thức "thủ nhất" của Đạo giáo, với "Thái Bình kinh" là kinh điển chủ yếu, còn được gọi là "Thái Bình thanh lĩnh thư" với nội dung phức tạp, ngôn từ dựa trên âm dương và ngũ hành, đồng thời dùng nhiều từ ngữ "thuật sĩ". Tư tưởng xã hội của nhánh này không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, mà còn kêu gọi sự công bằng và cảm thông với người yếu thế. Trương Giác đã lãnh đạo 2 em trai của mình là Trương Lương, Trương Bảo, cùng các thuộc hạ như Trương Mạn Thành phát động khởi nghĩa Khăn Vàng vào cuối thời Đông Hán sau khi có một số lượng lớn dân chúng ủng hộ, cuối cùng đã bị triều đình Đông Hán đánh bại và dần dần biến mất. Ở phía Tây, Trương Lăng đã đến núi Hạc Minh của Tứ Xuyên vào thời Hán Minh Đế của Đông Hán, tu đạo, tạo phù chú và thành lập Ngũ Đấu Mễ Đạo. Tôn giáo này là sự kết hợp giữa kiến ​​thức của Hoàng Lão Đạo với tôn giáo địa phương, hầu hết các phù văn đều có nguồn gốc từ vu thuật Ba Thục, có giáo lý cơ bản là giống với Thái Bình Đạo, phục vụ việc học theo Hoàng Lão Đạo. Về sau thì nhánh tôn giáo này được gọi là Thiên sư Đạo, và hậu duệ nhà họ Trương đã nắm giữ quyền lực của trật tự tôn giáo như Trương Thiên sư trong các triều đại trước. Trong thời Tam Quốc, Trương Lỗ từng cúng rượu, ngâm thơ "Lão Tử ngũ thiên văn", và "Đạo đức kinh" trở thành một trong những tác phẩm kinh điển chính. "Lão Tử tưởng nhĩ chú" của Trương Lăng đã phản ánh cách giải thích Đạo giáo ban đầu về "Lão Tử ngũ thiên văn", sau đó được truyền bá bởi con trai là Trương Hành, cháu trai Trương Lỗ, trở nên phổ biến ở Tứ Xuyên và Hán Trung. Sau khi Trương Lỗ đầu hàng Tào Tháo, Ngũ Đấu Mễ Đạo đã được lan truyền từ Ba, Hán đến phía Nam sông Dương Tử. Phật giáo truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào nửa sau thế kỷ thứ nhất, bắt đầu từ thời Hán Minh Đế. Khác với Phật giáo Tiểu thừa du nhập vào Trung Quốc trong thời Lưỡng Hán, Phật giáo Đại thừa được truyền bá vào cuối thời Đông Hán và lan rộng ra khắp nơi dưới ảnh hưởng của Đế quốc Quý Sương. Với sự lan tỏa từ phía Tây, các vương quốc Phật giáo ở Tây Vực hình thành như Quy Từ, Vu Điền, dần dần một số lượng lớn các nhà sư đã đến Trung Quốc để truyền giáo bằng các hoạt động như phiên dịch kinh sách và hoằng pháp, khiến cho Phật giáo truyền bá rộng rãi trong dân gian sau khi kết thúc triều đại Đông Hán, chuyển sang thời đại Tam Quốc. Các tăng lữ như Đàm Ma La Ca đến từ Thiên Trúc, An Thế Cao đến từ Đế quốc Parthia, Khang Tăng Khải đến từ Kangju đã đến Lạc Dương để dịch những cuốn kinh Phật sang tiếng Hán, truyền bá Phật giáo Đại thừa vào Trung Nguyên và tứ phương. Đàm Ma La Ca khuyến khích giới luật, đây là khởi đầu của việc các tăng lữ Trung Quốc có giới luật thọ giới, và các thế hệ sau coi ông là thủy tổ của Luật tông. Kinh "Đàm vô đức (Pháp Tạng) Yết-ma", tức Luật Tứ phần, do Đàm Đế dịch đã được Chu Sĩ Hành nhận truyền giới và cùng những người khác bảo vệ, sau đó thường được sử dụng khi các tăng lữ Trung Quốc bắt đầu xuất gia. Vì việc phiên dịch kinh điển vào thời điểm đó không tốt, Chu Sĩ Hành đã hướng tới mục tiêu nghiên cứu bản kinh gốc, ông khởi hành từ Ung Châu đến Vu Điền vào năm 260 và trở thành tăng lữ Trung Quốc đầu tiên du hành về phía Tây để thỉnh kinh. Ông đã viết bản tiếng Phạn của "Đại phẩm bàn nhược kinh", được các đệ tử của ông gửi lại Lạc Dương vào năm 282, và cuối cùng được Trúc Thúc Lan dịch thành "Phóng quang bàn nhược kinh". Về sự phát triển của Phật giáo gắn liền với nhân vật lịch sử thì vào cuối thời Đông Hán có tướng Trách Dung là tín đồ, từng sống tại chùa Đại Hưng ở Giang Đông. Về trọng trấn Phật giáo thì ở phía Bắc là Lạc Dương, phía Nam là Kiến Nghiệp. Tào Ngụy có Tào Duệ xây chùa Đại Hưng, Tào Thực viết thi ca Phật giáo là "Phạm bái", cho thấy tôn giáo này khá thịnh hành vào thời Tam Quốc. Về phần Đông Ngô, nhà sư Chi Khiêm và Khương Tăng Hội lần lượt vào Ngô, được Tôn Quyền tôn trọng và ủng hộ, đồng thời xây chùa Kiến Sơ cho Khương Tăng Hội đến từ Giao Chỉ. Về sau, khi Tôn Hạo xưng đế thì đã muốn phá hủy các ngôi chùa Phật giáo, nhưng từ bỏ vì lời thuyết giảng cảm hóa của Khương Tăng Hội. Về phía Thục Hán thì Phật giáo không hưng thịnh, có quy mô nhỏ. Về nghệ thuật thời đại Tam Quốc, Đông Ngô có nhiều danh sĩ giỏi các loại hình nghệ thuật nhất, được gọi là "Ngô quốc bát tuyệt", có Ngô Phạm, Lưu Đôn, Triệu Đạt, Nghiêm Vũ, Hoàng Tượng, Tào Bất Hưng, Tống Thọ, Trịnh Ẩu. Trong đó Nghiêm Vũ giỏi cờ vây, bất bại trong thế hệ của mình và được mệnh danh là kỳ thánh; về phần Tào Bất Hưng thì vẽ tranh giỏi, Hoàng Tượng giỏi thư pháp. Trong sự loạn lạc cuối đời Hán, nhiều bức họa đã bị hủy hoại hoặc thất lạc, gây ra tổn thất lớn cho hội họa Trung Quốc. Với sự phát triển của Phật giáo, những bức tranh với chủ đề tôn giáo này bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên nhìn chung các bức tranh thời kỳ này không đạt được thành tựu lớn do rối loạn chính trị và hỗn loạn xã hội. Trước thời Tam Quốc, hội họa chủ yếu thuộc nghề kỹ nghệ của "bách công chi uyển", chưa trở thành nghệ thuật, ở thời kỳ này thì nội dung đề tài hiện thực bắt đầu xuất hiện, đồng thời cũng là thời kỳ chuyển tiếp từ tuyên truyền lễ giáo sang tuyên truyền tôn giáo. Các họa sĩ cũng di chuyển từ Trung Nguyên trong lưu vực sông Hoàng Hà đến lưu vực sông Dương Tử, với những nhân vật nổi tiếng gồm Tào Bất Hưng, Ngô Vương Triệu phu nhân cùng những người am hiểu hội họa khác như Hoàn Phạm, Dương Tu, Ngụy Thiếu Đế Tào Mao, Gia Cát Chiêm. Tào Bất Hưng của Đông Ngô giỏi ký họa và vẽ tranh về Phật giáo, được mệnh danh là "họa Phật chi tổ", có lần ông nối năm mươi thước lụa lại với nhau để vẽ một bức chân dung, và với đầu óc minh mẫn cùng đôi tay nhanh nhẹn, ông đã thực hiện nó bằng bút lông. Ngô Vương Triệu phu nhân là em gái của Triệu Đạt giỏi thư pháp, vẽ phong cảnh, được mệnh danh là "tuyệt trâm" thời bấy giờ. Bà đã vẽ bản đồ địa hình núi và sông ở nhiều quốc gia khác nhau cho chồng mình là Tôn Quyền, đây là những bức tranh đầu tiên về tranh phong cảnh. Ngoài ra các họa sĩ khác đều có ghi chép lại, như Dương Tu với bức "Tây kinh đồ" thời Hán mạt; Hoàn Phạm giỏi về "đan thanh", tức tranh vẽ lụa và tre; Tào Mao vẽ tranh các nhân vật thực sự; cha con nhà Gia Cát Thục Hán vừa vẽ tranh vừa thư pháp. Nghệ thuật thư pháp xuất hiện vào cuối thời Đông Hán. Từ Tam Quốc đến Tây Tấn, lệ thư vẫn là chính văn, và hầu hết các bia ký vào thời điểm đó đều được viết bằng chính văn. Văn phong bia Tào Ngụy vuông vức, trang nghiêm, ít thú vị. Với Đông Ngô thì bia trứ danh gồm "Thiên phát thần sấm bi", "Thiền quốc sơn bi", "Cốc lãng bi", trong đó "Thiên phát thần sấm bi" sử dụng hình tròn làm khung, thế cục chữ rộng, thể hiện sự hùng vĩ. Các nhà thư pháp đại diện cho thời kỳ này là Trương Chi, Trương Sưởng, Vi Đản, Chung Do, Hoàng Tượng. Trương Chi giỏi "chương thảo" và kiểu mới của "kim thảo", đều thuộc thảo thư, với các tác phẩm nổi tiếng như "Quan quân thiếp", "Kim dục quy thiếp"; Trương Sưởng là em của Trương Chi, giỏi về chương thảo và lệ thư; Vi Đản đã tổng kết kinh nghiệm thư pháp của mình và viết "Bút kinh"; Chung Do đã sáng tác các tác phẩm kinh điển của khải thư là "Tuyên kỳ biểu", "Tiến ký trực biểu"; Hoàng Tượng giỏi tiểu triện, lệ thư, đặc biệt là chương thảo, với các tác phẩm nổi tiếng là "Cấp tựu chương", "Văn vũ tương đội thiếp", và "Thiện phát thần sấm bi". Gia Cát Lượng cũng được biết là giỏi thư pháp với tác phẩm "Viễn thiệp thiếp", bản lưu hành hiện tại được sao chép bởi Vương Hi Chi. Về kỹ thuật cơ khí, Tào Ngụy có Mã Quân, người Phù Phong – nay là huyện Hưng Bình, Thiểm Tây, là một nhà phát minh nổi tiếng. Ông giỏi ứng dụng cơ giới, nâng cao năng lực sản xuất, chế tạo ra bánh xe gỗ gọi là "bách hý" và xe chỉ Nam, được gọi là "thiên hạ chi danh xảo", tức kỹ sư xuất sắc nhất đất nước thời bấy giờ. Ông đã cải tiến máy dệt satanh của nhà Hán, làm cho các kiểu dệt có hiệu ứng ba chiều, có thể so sánh với thổ cẩm Thục. Thời Hán mạt có Tất Lam tiến hành cải tiến guồng nước "Long cốt xa", phát minh ra xe bơm thủy lực "Long cốt thủy xa" để tưới tiêu cho vùng đất canh tác đạt hiệu quả cao hơn, và ngày nay, một số ruộng bậc thang vẫn đang được sử dụng loại máy móc này. Ngoài ra, ông cũng cải tiến xe ném đá thêm chức năng luân chuyển ném đá để tăng khối lượng và tốc độ ném, phục vụ công thành, thủ thành. Gia Cát Lượng phát minh ra xe bò, ngựa gỗ để thuận tiện cho việc di chuyển trên đường núi. Cấu trúc của nó khác với những triều đại trước, các học giả hiện nay thường tin rằng xe được kết hợp giữa con bò gỗ là một chiếc xe bốn bánh và con ngựa gỗ là xe rùa hoặc xe đạp một bánh, tuy vậy vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Ngoài ra, ông đã phát minh ra một loại nỏ bắn liên tục mười mũi tên, còn được gọi là "Nguyên nhung". Tào Ngụy có nhà toán học Lưu Huy, người Truy Xuyên, Sơn Đông, là người yêu thích toán học từ khi còn nhỏ và đã nghiên cứu "Cửu chương toán thuật". Lên tuổi trung niên, ông viết "Cửu chương thuật toán chú" vào năm 263 tức Tào Ngụy Cảnh Nguyên thứ 4, tự mình ghi chú, biên soạn cho dễ hiểu, sau đó viết thêm quyển thứ 10 của tác phẩm này, cụ thể là "Trọng sai" với nội dung về kỹ thuật trắc địa. Vào thời Đường, "Trọng sai" được tách ra khỏi "Cửu chương", và nó được viết thành một cuốn sách riêng, với tiêu đề đầu tiên "Kim hữu vọng hải đảo", sau đó được đặt tên là "Hải đảo toán kinh", là một trong "Toán kinh thập thư". Việc sử dụng các phương pháp đo lường thứ 2, thứ 3 và thứ 4 của Lưu Huy là một sáng tạo hàng đầu trong lịch sử khảo sát và đã đưa ngành trắc địa Trung Quốc lên đến đỉnh cao. Ngoài ra, ông cũng là tác giả của "Lỗ sử y khí đồ", "Cửu chương trọng sai đồ". Về y học, những người nổi tiếng là Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, Hoàng Phủ Mật, trong đó Hoa Đà được xem là y thuật siêu phàm, giỏi phẫu thuật, cùng với Trương Trọng Cảnh và Đổng Phụng được gọi là "Kiến An tam Thần y". Hoa Đà được xem có thể là thầy thuốc đầu tiên sử dụng thuốc mê "Ma phí tán" để phẫu thuật. Với Trương Trọng Cảnh, trước sự phổ biến của các dịch bệnh đương đại, ông đã cống hiến hết mình cho việc nghiên cứu các loại bệnh tật và viết "Bệnh thương hàn tạp bệnh luận" có tham khảo nhiều sách khác nhau, trong lời tựa của cuốn sách, ông đã đề cập rằng một trong những động lực thúc đẩy hành nghề y là hơn một nửa số thành viên trong gia đình ông đã chết vì bệnh thương hàn. Cuốn sách này là một bộ sưu tập các kinh điển y học và đơn thuốc của nhà Hán, và là cuốn sách kinh điển đầu tiên trong lịch sử y học cổ truyền Trung Quốc có chứa các nguyên tắc, phương pháp và đơn thuốc, được thầy thuốc nhà Minh Dụ Xương gọi là "vi chúng phương chi tông, quần phương chi tổ", tức sách y nguồn cội. Những đóng góp mang tính cơ sở của Trương Trọng Cảnh khiến ông được xưng tụng là "Y Thánh", là 1 trong 10 vị thánh trong lịch sử Trung Quốc. Về Hoàng Phủ Mật thì ông lớn lên trong một gia đình nghèo khó, được biết đến với việc "học quên ăn ngủ, không màng danh lợi" nên không muốn làm quan. Ông đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về châm cứu, đồng thời sắp xếp các lý thuyết kinh mạch và phương pháp châm cứu khác nhau trước thời nhà Tấn thành "Châm cứu giáp ất kinh", trở thành mô hình châm cứu cho các thế hệ sau. Ông cũng đã viết "Hàn thực tán luận", về sau các triều đại Ngụy và Tấn thì loại thuốc Hàn thực tán này dần dần trở nên nổi tiếng. Về các ngành khoa học kỹ thuật khác thì có thiên văn học với nhà thiên văn Trần Trác là Thái sử lệnh của Đông Ngô và Tây Tấn. Ông đã thu thập những tác phẩm của các nhà thiên văn trước đó của triều Hán, kết hợp chúng thành một hệ thống duy nhất với bản liệt kê mục lục 1.464 sao trong 283 chòm sao, được các thế hệ sau sử dụng. Ngành địa lý học có tác phẩm "Chế đồ lục thể" của Bùi Tú chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử bản đồ Trung Quốc; ngành luyện kim có Bồ Nguyên chuyên chế tạo vũ khí cho Gia Cát Lượng, đồng thời từng chế tạo được loại đao vượt trội hẳn so với thời bấy giờ, gọi là "Thần đao", độ sắc có thể chẻ một ống tre chứa đầy hạt sắt. Đông Ngô có kỹ thuật đóng thuyền phát triển mạnh, tạo ra một số chiến thuyền có 5 tầng, và một số có thể chứa tới 3.000 binh sĩ. Ngoài ra, phía Thục Hán rất giàu muối giếng và khí tự nhiên địa phương được sử dụng để nấu muối, giúp tăng năng lực sản xuất.
2819
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2819
Áo
Áo ( ), tên chính thức là Cộng hòa Áo (, ) là một quốc gia không giáp biển nằm tại Trung Âu. Quốc gia này tiếp giáp với Cộng hòa Séc và Đức về phía bắc, Hungary và Slovakia về phía đông, Slovenia và Ý về phía nam, và Thụy Sĩ và Liechtenstein về phía tây. Lãnh thổ của Áo có diện tích . Địa hình Áo có rất nhiều núi, nằm trong dãy Anpơ; chỉ 32% của quốc gia nằm dưới , và điểm cao nhất là . Áo bao gồm chín tiểu bang liên bang ("Bundesländer"), một trong số đó là Viên, thủ đô và thành phố lớn nhất của Áo. Phần lớn dân số nói phương ngữ Bayern của tiếng Đức làm tiếng bản địa, và tiếng Đức trong dạng tiêu chuẩn là ngôn ngữ chính thức của quốc gia này, người Đức cũng là dân tộc bản địa tại đây. Các ngôn ngữ chính thức khác là tiếng Hungaria, tiếng Burgenland Croatia và tiếng Slovene. Áo ban đầu nổi lên như một phiên hầu quốc vào khoảng năm 976 và phát triển thành một công quốc và đại công quốc. Vào Thế kỷ 16, Áo bắt đầu đóng vai trò là trung tâm của Quân chủ Habsburg và là chi nhánh cơ sở của nhà Habsburg - một trong những triều đại hoàng gia có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Là một thành phố cổ, nó là một thành phần chính và là trung tâm hành chính của Đế chế La Mã Thần thánh. Đầu Thế kỷ 19, Áo thành lập Đế quốc Áo, trở thành một cường quốc và là lực lượng hàng đầu của Liên bang Đức, nhưng theo đuổi lộ trình riêng độc lập với các quốc gia Đức khác sau thất bại trong Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Năm 1867, theo thỏa hiệp với Hungary, Chế độ quân chủ kép Áo-Hungary được thành lập. Áo tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất dưới thời Hoàng đế Franz Joseph sau vụ ám sát Thái tử, người kế vị ngai vàng Đế quốc Áo-Hung. Sau thất bại và sự tan rã của Chế độ quân chủ, Cộng hòa Áo-Đức được tuyên bố với ý định liên minh với Cộng hòa Weimar, nhưng các cường quốc Đồng minh không ủng hộ nhà nước mới này và nó vẫn không được công nhận. Năm 1919, Cộng hòa Áo thứ nhất trở thành nước kế thừa hợp pháp của Áo. Năm 1938, Adolf Hitler gốc Áo, người trở thành Thủ tướng của Đức Quốc Xã, đã thực hiện được việc sáp nhập Áo nhờ sự kiện Anschluss. Sau thất bại của Đức Quốc xã vào năm 1945 và một thời gian dài bị Đồng minh chiếm đóng, Áo được tái lập thành một quốc gia dân chủ có chủ quyền và tự quản, được gọi là nền Cộng hòa thứ hai. Áo là một nền dân chủ đại nghị với Tổng thống Liên bang được bầu trực tiếp làm nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ liên bang. Các khu vực đô thị lớn của Áo bao gồm Viên, Graz, Linz, Salzburg và Innsbruck. Áo liên tục được xếp hạng trong top 20 quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người. Đất nước này đã đạt được mức sống cao và năm 2018 được xếp hạng thứ 20 trên thế giới về Chỉ số Phát triển Con người. Viên liên tục đứng trong top thành phố quốc tế về các chỉ số chất lượng cuộc sống. Nền Cộng hòa thứ hai tuyên bố trung lập vĩnh viễn trong các vấn đề chính trị đối ngoại vào năm 1955. Áo là thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1955 và gia nhập Liên minh châu Âu năm 1995. Nó đóng vai trò chủ nhà của OSCE và OPEC và là thành viên sáng lập của OECD và Interpol. Áo cũng đã ký Hiệp định Schengen vào năm 1995, và thông qua đồng tiền chung euro vào năm 1999. Tên gọi của nước Áo trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Tên tiếng Anh của Áo là "Austria." Bằng tiếng Trung, "Austria" phiên âm thành ""Ào dì lì"" (theo pinyin), chữ Hán viết là "" ("Áo Địa Lợi"). Tên gọi "Áo" trong tiếng Việt là gọi tắt của "Áo Địa Lợi". Tên tiếng Đức của Áo là "Österreich", có nghĩa là "Đông Quốc" ("Öster" - "East" - "Đông", "reich" - "Realm" - "Quốc"). Tên tiếng Anh của nước Áo (Austria) dễ gây nhầm lẫn với quốc hiệu của nước Úc (Australia). Do vậy ở Áo có một câu khá phổ biến mà người dân hay nói với du khách là "No kangaroos in Austria" (Không có chuột túi ở Áo). Vùng đất Trung Âu ngày nay là Áo được định cư vào thời tiền La Mã bởi nhiều bộ lạc người Celt. Vương quốc Noricum của người Celt sau đó đã bị Đế chế La Mã tuyên bố chủ quyền và lập thành một tỉnh. Petronell-Carnuntum ngày nay ở miền đông Áo là một doanh trại quan trọng đã biến thành phố thủ phủ ở nơi được biết là tỉnh Thượng Pannonia. Carnuntum là nhà của 50.000 người trong gần 400 năm. Sau khi Đế chế La Mã sụp đổ, khu vực này đã bị người Bavaria, Slav và Avar xâm chiếm. Charlemagne, vua của người Frank, đã chinh phục khu vực này vào năm 788, khuyến khích thực dân hóa và truyền bá Kitô giáo. Là một phần của Đông Francia, các khu vực cốt lõi hiện bao gồm Áo đã được truyền lại cho nhà Babenberg. Khu vực này được gọi là marchia Orientalis và được trao cho Leopold của Babenberg vào năm 976. Ghi chép đầu tiên về tên Áo là từ năm 996, khi đó, nó được viết là Ostarrîchi, đề cập đến lãnh thổ của Babenberg. Năm 1156, Privilegium Minus nâng Áo lên vị thế một lãnh địa của công tước. Vào năm 1192, người Babenberg cũng đã giành được lãnh địa xứ Styria. Với cái chết của Frederick II vào năm 1246, dòng dõi Babenberg đã bị dập tắt. Kết quả là, Ottokar II của Bohemia đã nắm quyền kiểm soát hiệu quả các lãnh địa công tước của Áo như Styria và Carinthia. Triều đại của ông đã chấm dứt sau thất bại tại Dürnkrut dưới tay của Rudolph I của Đức vào năm 1278. Sau đó, cho đến Thế chiến thứ nhất, lịch sử của Áo phần lớn là lịch sử của triều đại cầm quyền, nhà Habsburgs. Vào Thế kỷ 14 và Thế kỷ 15, nhà Habsburg bắt đầu thu thập các tỉnh trong vùng lân cận của lãnh địa công tước Áo. Năm 1438, Công tước Albert V của Áo được chọn làm người kế vị cha vợ của mình, Hoàng đế Sigismund. Mặc dù bản thân Albert chỉ trị vì trong một năm nhưng từ đó, mọi hoàng đế của Đế chế La Mã thần thánh đều là người nhà Habsburg (chỉ có một ngoại lệ). Nhà Habsburg cũng bắt đầu tích lũy lãnh thổ cách xa các vùng đất cha truyền con nối. Năm 1477, hoàng tử nước Áo Maximilian, con trai duy nhất của Hoàng đế Frederick III kết hôn với người thừa kế Maria xứ Burgundy, do đó có quyền sở hữu hầu hết Hà Lan. Năm 1496, con trai Philipp Đẹp trai kết hôn với Juana I của Castilla, người thừa kế của Castilla và Aragón, do đó nhà Habsburg cũng sở hữu Tây Ban Nha và các phần của Ý, Châu Phi và Tân Thế giới của nó. Năm 1526, sau trận Mohács, Bohemia và một phần của Hungary không bị Ottoman chiếm đóng đã nằm dưới sự cai trị của Áo. Sự bành trướng của Ottoman vào Hungary đã dẫn đến xung đột thường xuyên giữa hai đế chế, đặc biệt rõ ràng trong Chiến tranh dài từ 1593 đến 1606. Người Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập vào Styria gần 20 lần, trong đó một số người được trích dẫn là "đốt, cướp và lấy hàng ngàn nô lệ ". Vào cuối tháng 9 năm 1529, Suleiman the Magnificent đã phát động Cuộc vây hãm Viên lần thứ nhất, kết thúc không thành công, theo các nhà sử học Ottoman, với những trận tuyết rơi của một mùa đông đầu năm. Trong triều đại dài của Leopold I (1657-1705) và sau khi phòng thủ thành Viên thành công chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ năm 1683 (dưới sự chỉ huy của Quốc vương Ba Lan John III Sobieski), một loạt các chiến dịch mang lại kết quả là hầu hết Hungary chuyển sang do Áo kiểm soát với Hiệp ước Karlowitz năm 1699. Hoàng đế Charles VI đã từ bỏ nhiều lợi ích mà đế chế đã đạt được trong những năm trước, phần lớn là do sự e ngại của ông trước sự tuyệt tôn sắp xảy ra của Nhà Habsburg. Charles sẵn sàng đưa ra những lợi thế cụ thể trong lãnh thổ và quyền hạn để đổi lấy sự công nhận Sắc lệnh thực dụng để đưa con gái Maria Theresa trở thành người thừa kế. Với sự trỗi dậy của nước Phổ, thuyết nhị nguyên Áo Phổ bắt đầu ở Đức. Áo đã tham gia cùng với Phổ và Nga trong phân chia Ba Lan lần đầu tiên và thứ ba (vào năm 1772 và 1795). Áo sau đó đã tham gia vào một cuộc chiến tranh với nước Pháp cách mạng, lúc đầu rất không thành công với những thất bại liên tiếp dưới tay Napoleon, dẫn đến sự kết thúc của Đế quốc La Mã Thần thánh cũ vào năm 1806. Hai năm trước, Đế quốc Áo được thành lập. Từ năm 1792 đến năm 1801, người Áo đã phải chịu 754.700 thương vong. Năm 1814, Áo là một phần của lực lượng Đồng minh đã xâm chiếm Pháp và chấm dứt Chiến tranh Napoléon. Đế quốc Áo nổi lên từ Đại hội Viên năm 1815 với tư cách là một trong bốn cường quốc thống trị lục địa và là một cường quốc được công nhận. Cùng năm đó, Liên bang Đức () được thành lập dưới sự lãnh đạo của Áo. Do các cuộc xung đột xã hội, chính trị và quốc gia chưa được giải quyết, các vùng đất của Đức đã bị rung chuyển bởi các cuộc cách mạng năm 1848 nhằm tạo ra một nước Đức thống nhất. Các khả năng khác nhau khác nhau đối với một nước Đức thống nhất là: một nước Đại Đức hoặc Đại Áo hoặc chỉ là Liên bang Đức mà không có Áo. Vì Áo không sẵn sàng từ bỏ các lãnh thổ nói tiếng Đức của mình để trở thành Đế chế Đức năm 1848, vương miện của đế chế mới được thành lập đã được trao cho Quốc vương Phổ Friedrich Wilhelm IV. Năm 1864, Áo và Phổ đã cùng nhau chiến đấu chống lại Đan Mạch và bảo vệ sự độc lập khỏi Đan Mạch của các lãnh thổ công tước Schleswig và Holstein. Tuy nhiên, vì hai nước không thể đồng thuận về cách quản lý hai lãnh thổ công tước trên, dẫn tới Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Bị đánh bại bởi Phổ trong Trận Königgrätz, Áo phải rời khỏi Liên minh Đức và không còn tham gia vào chính trị Đức. Thỏa hiệp Áo-Hung năm 1867, "Ausgleich", đã tạo nên một nền quân chủ song đôi Áo–Hung giữa Đế quốc Áo và Vương quốc Hungary, dưới thời Franz Joseph I. Sự cai trị của Áo-Hung của đế chế đa sắc tộc này bao gồm nhiều nhóm sắc tộc Slavơ khác nhau như người Croatia, người Séc, người Ba Lan, người Rusyn, người Serb, người Slovak, người Slovene và người Ukraine cũng như các cộng đồng lớn người Ý và người Rumani. Do đó, việc cầm quyền Áo-Hungary ngày càng trở nên khó khăn trong thời đại các phong trào dân tộc nổi lên, đòi hỏi sự phụ thuộc đáng kể vào một cảnh sát mật mở rộng. Tuy nhiên, chính phủ Áo đã cố gắng hết sức để chấp nhận một số khía cạnh: ví dụ như "Reichsgesetzblatt", xuất bản luật và pháp lệnh của Cisleithania được ban hành bằng tám ngôn ngữ; và tất cả các nhóm quốc gia được hưởng các trường học bằng ngôn ngữ của họ và sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ tại các cơ quan nhà nước. Nhiều người Áo thuộc tất cả các nhóm xã hội khác nhau như Georg Ritter von Schönerer đã thúc đẩy Chủ nghĩa dân tộc Đức mạnh mẽ với hy vọng củng cố một bản sắc dân tộc Đức và sáp nhập Áo vào Đức. Một số người Áo như Karl Lueger cũng sử dụng Chủ nghĩa dân tộc Đức như một hình thức của chủ nghĩa dân túy để tiếp tục các mục tiêu chính trị của riêng họ. Mặc dù các chính sách của Bismarck đã loại trừ Áo và người Áo nói tiếng Đức khỏi Đức, nhưng nhiều người Áo theo Chủ nghĩa dân tộc Đức đã thần tượng ông ta và mặc những bông hoa ngô màu xanh, được biết đến là loài hoa yêu thích của Hoàng đế Đức Wilhelm I trong đôi giày của họ, cùng với màu nước hoa, màu đỏ và màu vàng), mặc dù cả hai đều bị cấm tạm thời tại các trường học ở Áo, như một cách thể hiện sự bất mãn đối với đế chế đa sắc tộc. Việc Áo bị loại khỏi Đức khiến nhiều người Áo gặp vấn đề với bản sắc dân tộc và khiến Nhà lãnh đạo Dân chủ Xã hội Otto Bauer tuyên bố rằng đó là "cuộc xung đột giữa tính cách Áo và Đức của chúng ta." Đế quốc Áo-Hung gây căng thẳng sắc tộc giữa Người Áo Đức và các nhóm dân tộc khác. Nhiều người Áo, đặc biệt là những người liên quan đến các phong trào dân tộc Đức, mong muốn củng cố một bản sắc dân tộc Đức và hy vọng rằng đế chế sẽ sụp đổ, cho phép sáp nhập Áo với Đức. Rất nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc Đức của Áo đã nhiệt tình chống lại sắc lệnh ngôn ngữ của Bộ trưởng Kasimir Bá tước Baden năm 1897, khiến các ngôn ngữ đồng chính thức của Đức và Séc ở Bohemia và yêu cầu các quan chức chính phủ mới phải thông thạo cả hai ngôn ngữ. Điều này có nghĩa trong thực tế rằng công vụ dân sự hầu như chỉ thuê người Séc, bởi vì hầu hết những người Séc thuộc tầng lớp trung lưu nói tiếng Đức nhưng không có nhiều người Đức nói được tiếng Séc. Sự ủng hộ của các chính trị gia và giáo sĩ Công giáo theo thuyết giáo hoàng nắm quyền tuyệt đối cho cải cách này đã kích hoạt sự phát động của phong trào "Xa rời Rome" (), được khởi xướng bởi những người ủng hộ Schönerer và kêu gọi các Kitô hữu "người Đức" rời khỏi Giáo hội Công giáo La Mã. Khi kỷ nguyên Hiến pháp thứ hai bắt đầu ở Đế quốc Ottoman, Áo-Hung đã có cơ hội sáp nhập Bosnia và Herzegovina vào năm 1908. Vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand tại Sarajevo vào năm 1914 bởi một người Serb gốc Bosnia Gavrilo Princip đã được các chính trị gia và tướng lĩnh hàng đầu của Áo sử dụng để thuyết phục hoàng đế tuyên chiến với Serbia, châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ nhất, dẫn đến sự giải thể của Đế quốc Áo-Hung. Hơn một triệu binh sĩ Áo-Hung đã chết trong Thế chiến I. Vào ngày 21 tháng 10 năm 1918, các thành viên Đức được bầu của Reichsrat (quốc hội của Áo) đã họp tại Viên với tư cách là Quốc hội lâm thời của nhà nước Áo Đức (Provisorische Nationalversammlung für Deutschösterreich). Vào ngày 30 tháng 10, hội nghị thành lập Cộng hòa Áo Đức bằng cách bổ nhiệm một chính phủ, được gọi là Staatsrat. Chính phủ mới này đã được Hoàng đế mời tham gia quyết định đình chiến theo kế hoạch với Ý nhưng đã không thực hiện. Điều này để lại trách nhiệm kết thúc của cuộc chiến, vào ngày 3 tháng 11 năm 1918, chỉ dành cho hoàng đế và chính phủ của ông. Vào ngày 11 tháng 11, hoàng đế được cố vấn bởi các bộ trưởng của chính phủ cũ và mới, tuyên bố ông sẽ không tham gia vào công việc của nhà nước nữa; vào ngày 12 tháng 11, Áo Đức, theo luật, tuyên bố mình là một nước cộng hòa dân chủ và là một phần của nước cộng hòa mới của Đức. Hiến pháp, đổi tên "Staatsrat" thành "Bundesregierung" (chính phủ liên bang) và "Nationalversammlung" thành "Nationalrat" (hội đồng quốc gia) được thông qua vào ngày 10 tháng 11 năm 1920. Hiệp ước Saint-Germain năm 1919 (Hiệp ước Trianon với Hungary năm 1920) đã xác nhận và củng cố trật tự mới ở Trung Âu, đến một mức độ lớn đã được thiết lập vào tháng 11 năm 1918, tạo ra các quốc gia mới và thay đổi các quốc gia khác. Các bộ phận nói tiếng Đức của Áo từng là một phần của Áo-Hung đã bị giảm xuống thành một quốc gia hỗn loạn có tên Cộng hòa Áo Đức (tiếng Đức: "Republik Deutschösterreich"). Mong muốn về Anschluss (sáp nhập Áo vào Đức) là một ý kiến phổ biến được chia sẻ bởi tất cả các nhóm xã hội ở cả Áo và Đức. Vào ngày 12 tháng 11, Áo Đức được tuyên bố là một nước cộng hòa với Karl Renner thuộc đảng Dân chủ Xã hội làm thủ tướng lâm thời. Cùng ngày, một hiến pháp tạm thời đã soạn thảo tuyên bố rằng "Áo Đức là một nước cộng hòa dân chủ" (Điều 1) và "Áo Đức là một phần không thể thiếu của đế chế Đức" (Điều 2). Hiệp ước Saint Germain và Hiệp ước Versailles cấm liên minh giữa Áo và Đức. Các hiệp ước cũng buộc Áo Đức phải đổi tên thành "Cộng hòa Áo", từ đó dẫn đến Đệ nhất Cộng hòa Áo. Hơn 3 triệu người Áo nói tiếng Đức đã sống bên ngoài Cộng hòa Áo mới với tư cách là thiểu số ở các quốc gia mới được thành lập hoặc mở rộng của Tiệp Khắc, Nam Tư, Hungary và Ý. Chúng bao gồm các tỉnh Nam Tyrol (đã trở thành một phần của Ý) và Bohemia thuộc Đức (Tiệp Khắc). Tình trạng của Bohemia thuộc Đức (Sudetenland) sau đó đã đóng một vai trò trong việc châm ngòi cho Thế chiến thứ hai. Tình trạng của Nam Tyrol là một vấn đề còn sót lại giữa Áo và Ý cho đến khi nó được chính thức giải quyết vào những năm 1980 với một mức độ tự trị tuyệt vời được chính phủ quốc gia Ý trao cho nó. Giữa năm 1918 và 1919, Áo được gọi là Nhà nước Áo Đức (). Các cường quốc Entente không chỉ cấm Áo Đức hợp nhất với Đức, mà họ còn từ chối tên Áo Đức trong hiệp ước hòa bình được ký kết; do đó, nó đã đổi thành Cộng hòa Áo vào cuối năm 1919. Biên giới giữa Áo và Vương quốc của người Serb, Croat và người Slovene (sau đó là Nam Tư) đã được định cư với Carinthian Plebiscite vào tháng 10 năm 1920 và phân bổ phần lớn lãnh thổ của Vương quốc Carinthia thuộc Áo-Hung cũ của Áo cho Áo. Điều này đặt biên giới trên dãy núi Karawanken, với nhiều người Slovene còn lại ở Áo. Sau chiến tranh, lạm phát bắt đầu phá giá đồng Krone là tiền tệ của Áo. Vào mùa thu năm 1922, Áo được cấp một khoản vay quốc tế được giám sát bởi Hội Quốc Liên. Mục đích của khoản vay là ngăn chặn phá sản, ổn định tiền tệ và cải thiện tình trạng kinh tế chung của Áo. Khoản vay này có nghĩa là Áo đã chuyển từ một quốc gia độc lập sang nằm dưới kiểm soát của Hội Quốc Liên. Năm 1925, đồng Schilling ra đời và thay thế đồng Krone với tỷ lệ 10.000: 1. Sau đó, nó được đặt biệt danh là "đô la Alps" do tính ổn định của nó. Từ năm 1925 đến 1929, nền kinh tế đã đạt mức cao ngắn trước khi gần như sụp đổ sau ngày thứ Ba đen tối. Đệ Nhất Cộng hòa Áo tồn tại đến năm 1933 khi Thủ tướng Engelbert Dollfuss sử dụng cái mà ông gọi là "Quốc hội tự đóng cửa", đã thiết lập một chế độ chuyên quyền có xu hướng theo chủ nghĩa phát xít Ý. Hai đảng lớn tại thời điểm này, Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Bảo thủ đều có quân đội bán quân sự; Schutzbund của Đảng Dân chủ Xã hội hiện đã bị tuyên bố là bất hợp pháp, nhưng vẫn hoạt động khi cuộc nội chiến nổ ra. Vào tháng 2 năm 1934, một số thành viên của Schutzbund đã bị xử tử. [61] Đảng Dân chủ Xã hội bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và nhiều thành viên của nó đã bị cầm tù hoặc di cư. [60] Vào ngày 1 tháng 5 năm 1934, những người Phát xít Áo đã áp đặt một hiến pháp mới ("Maiverfassung") nhằm củng cố quyền lực của Dollfuss nhưng vào ngày 25 tháng 7, ông ta đã bị ám sát trong một nỗ lực đảo chính của Đức Quốc xã. [62] [63] Người kế vị của ông Kurt Schuschnigg thừa nhận Áo là một "quốc gia Đức" và người Áo là "người Đức tốt hơn" nhưng mong muốn Áo vẫn độc lập. Ông tuyên bố trưng cầu dân ý vào ngày 9 tháng 3 năm 1938, được tổ chức vào ngày 13 tháng 3, liên quan đến sự độc lập của Áo khỏi Đức. Vào ngày 12 tháng 3 năm 1938, Đức quốc xã Áo tiếp quản chính phủ, trong khi quân đội Đức chiếm đóng đất nước, điều này ngăn cản cuộc trưng cầu dân ý của Schuschnigg. Vào ngày 13 tháng 3 năm 1938, Anschluss của Áo được tuyên bố chính thức. Hai ngày sau, Hitler vốn sinh ra ở Áo tuyên bố cái mà ông ta gọi là "thống nhất" đất nước quê hương của mình với "phần còn lại của Đế chế Đức" ở quảng trường Heldenplatz, Viên. Ông tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân xác nhận liên minh với Đức vào tháng 4 năm 1938. Cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức tại Đức (bao gồm cả Áo bị sáp nhập gần đây) vào ngày 10 tháng 4 năm 1938. Đó là cuộc bầu cử cuối cùng của Reichstag trong thời kỳ phát xít, và có hình thức trưng cầu dân ý một vấn đề về việc cử tri có chấp thuận một danh sách Reichstag 813 thành viên của đảng Quốc xã cũng như sự sáp nhập gần đây của Áo (Anschluss). Người Do Thái và Gypsy không được phép bỏ phiếu. Tỷ lệ cử tri trong cuộc bầu cử chính thức là 99,5%, với 98,9% phiếu bầu "có". Ở Áo, quê hương của Adolf Hitler, 99,71% tổng số cử tri là 4.484.475 đã chính thức đi bỏ phiếu với tỷ lệ ủng hộ là 99,73%. Mặc dù hầu hết người Áo thích Anschluss nhưng ở một số vùng của Áo, binh lính Đức không phải lúc nào cũng được chào đón bằng hoa và niềm vui, đặc biệt là ở Viên, nơi có Do Thái đông nhất của Áo. Tuy nhiên, mặc dù tuyên truyền và thao túng và gian lận bao quanh kết quả thùng phiếu, vẫn có sự hỗ trợ thực sự lớn để Hitler hoàn thành Anschluss vì nhiều người Đức từ cả Áo và Đức đã thấy sự thống nhất tất cả người Đức hợp nhất thành một nhà nước lẽ ra đã phải được thực hiện từ trước. Vào ngày 12 tháng 3 năm 1938, Áo bị sáp nhập vào Đế chế thứ ba và không còn là một quốc gia độc lập. Việc Aryan hóa sự giàu có của người Áo Do Thái bắt đầu ngay lập tức vào giữa tháng 3 với giai đoạn được gọi là "hoang dã" (tức là ngoài vòng pháp luật), nhưng đã sớm được cấu trúc hợp pháp và quan liêu để tước đoạt bất kỳ tài sản nào của người Do Thái. Đức quốc xã đã đổi tên Áo vào năm 1938 thành "Ostmark" cho đến năm 1942, khi nó được đổi tên một lần nữa và được gọi là "Alpine và Danubian Gaue" (Alpen-und Donau-Reichsgaue). Mặc dù người Áo chỉ chiếm 8% dân số của Đế chế thứ ba, một số người Đức quốc xã nổi bật nhất là người Áo bản địa như Adolf Hitler, Ernst Kaltenbrunner, Arthur Seyss-Inquart, Franz Stangl và Odilo Globocnik,k]], cũng như hơn 13% SS và 40% nhân viên tại các trại hủy diệt của Đức quốc xã. Viên sụp đổ vào ngày 13 tháng 4 năm 1945 trong cuộc tấn công Viên của Liên Xô, ngay trước khi sự sụp đổ hoàn toàn của Đệ tam Quốc xã. Các cường quốc Đồng minh xâm lược, đặc biệt là người Mỹ, đã lên kế hoạch cho "Chiến dịch pháo đài núi cao" được cho là của một quốc gia, phần lớn đã diễn ra trên đất Áo ở vùng núi thuộc dãy núi Alps phía đông. Tuy nhiên, nó không bao giờ thành hiện thực vì sự sụp đổ nhanh chóng của Đệ tam Đế chế. Karl Renner và Adolf Schärf (Đảng Xã hội Áo [Dân chủ Xã hội và Xã hội Cách mạng]), Leopold Kunschak (Đảng Nhân dân Áo [Đảng Nhân dân Xã hội Kitô giáo cũ)), và Johann Koplenig (Đảng Cộng sản Áo) tuyên bố ly khai khỏi Đế chế thứ ba bởi Tuyên ngôn Độc lập ngày 27 tháng 4 năm 1945 và thành lập một chính phủ lâm thời ở Viên dưới thời Thủ tướng Renner cùng ngày với sự chấp thuận của Hồng quân chiến thắng và được Joseph Stalin hậu thuẫn. (Ngày này được đặt tên chính thức là ngày sinh nhật của nước Đệ nhị Cộng hòa.) Vào cuối tháng 4, hầu hết miền tây và miền nam Áo vẫn nằm dưới sự cai trị của Đức Quốc xã. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1945, hiến pháp liên bang năm 1929 đã bị nhà độc tài Dollfuss chấm dứt vào ngày 1 tháng 5 năm 1934 lại được tuyên bố hợp lệ. Tổng số tử vong quân sự từ 1939 đến 1945 ước tính là 260.000. Nạn nhân Holocaust Do Thái tổng cộng 65.000. Khoảng 140.000 người Áo Do Thái đã rời khỏi đất nước vào năm 1938. Hàng ngàn người Áo đã tham gia vào các tội ác nghiêm trọng của Đức Quốc xã (hàng trăm ngàn người chết trong trại tập trung Mauthausen-Gusen), một sự thật được Thủ tướng Franz Vranitzky công nhận chính thức vào năm 1992. Giống như Đức, Áo được chia thành các khu vực của Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô và được quản lý bởi Ủy ban Đồng minh của Áo. Theo dự báo trong Tuyên bố Moscow năm 1943, một sự khác biệt tinh tế đã được nhìn thấy trong cách đối xử của Áo bởi quân Đồng minh. Chính phủ Áo bao gồm các đảng Dân chủ Xã hội, Bảo thủ và Cộng sản (cho đến năm 1947), và cư trú tại Viên, được bao quanh bởi khu vực Liên Xô, đã được các Đồng minh phương Tây công nhận vào tháng 10 năm 1945 sau khi một số nghi ngờ rằng Renner có thể là con rối của Stalin. Do đó, việc thành lập một chính phủ Tây Áo riêng biệt và phân chia đất nước đã tránh được. Áo nói chung được đối xử như thực thể ban đầu bị Đức xâm chiếm và giải phóng bởi quân Đồng minh. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1955, sau các cuộc đàm phán kéo dài trong nhiều năm và chịu ảnh hưởng của Chiến tranh Lạnh, Áo đã giành lại độc lập hoàn toàn bằng cách ký kết Hiệp ước Nhà nước Áo với Bốn cường quốc chiếm đóng. Vào ngày 26 tháng 10 năm 1955, sau khi tất cả quân đội chiếm đóng đã rời đi, Áo tuyên bố "tính trung lập vĩnh viễn" của mình bằng một đạo luật của quốc hội. Ngày này là ngày Quốc khánh của Áo. Hệ thống chính trị của nền Đệ nhị Cộng hòa dựa trên hiến pháp năm 1920 và 1929, được giới thiệu lại vào năm 1945. Hệ thống này được đặc trưng bởi Proporz, có nghĩa là hầu hết các chức vụ có tầm quan trọng chính trị được chia đều giữa các thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội Áo (SPÖ) và Đảng Nhân dân Áo (VP). "Các văn phòng" của các nhóm lợi ích với tư cách thành viên bắt buộc (ví dụ: đối với công nhân, doanh nhân, nông dân) đã tăng lên tầm quan trọng đáng kể và thường được tư vấn trong quy trình lập pháp. Vì vậy hầu như không có luật nào được thông qua mà không phản ánh sự đồng thuận rộng rãi. Kể từ năm 1945, việc điều hành thông qua một chính phủ độc đảng đã xảy ra hai lần: 1966-1970 (ÖVP) và 1970-1983 (SPÖ). Trong tất cả các thời kỳ lập pháp khác, một liên minh lớn của SPÖ và ÖVP hoặc một "liên minh nhỏ" (một trong hai và một đảng nhỏ hơn) đã cai trị đất nước. Kurt Waldheim, một sĩ quan Wehrmacht trong Thế chiến thứ hai bị cáo buộc tội ác chiến tranh, được bầu làm Tổng thống Áo từ năm 1986 đến năm 1992. Sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 1994, khi đó sự đồng ý đạt được phần lớn hai phần ba, quốc gia này đã trở thành thành viên của Liên minh châu Âu vào ngày 1 tháng 1 năm 1995. Các đảng lớn SPÖ và ÖVP có ý kiến trái ngược về tình trạng không liên kết quân sự của Áo: Trong khi SPÖ công khai ủng hộ vai trò trung lập, ÖVP lập luận về việc tích hợp mạnh mẽ hơn vào chính sách an ninh của EU; ngay cả một thành viên NATO trong tương lai cũng không bị loại trừ bởi một số chính trị gia ÖVP (ví dụ: Tiến sĩ Werner Fasslabend (VP) năm 1997). Trên thực tế, Áo đang tham gia Chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU, tham gia vào các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và tạo dựng hòa bình, và đã trở thành thành viên của "Đối tác vì hòa bình" của NATO; hiến pháp đã được sửa đổi cho phù hợp. Kể từ khi Liechtenstein gia nhập Khu vực Schengen vào năm 2011, không một quốc gia láng giềng nào của Áo thực hiện kiểm soát biên giới đối với nó nữa. Cộng hòa Áo, theo Hiến pháp liên bang năm 1920, tiếp tục có hiệu lực từ sau 1945, là một nước Cộng hòa liên bang dân chủ nghị viện bao gồm 9 tiểu bang. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống liên bang được bầu trực tiếp từ công dân 6 năm một lần. Người lãnh đạo chính phủ là Thủ tướng liên bang trên thực tế được tổng thống bổ nhiệm theo tỷ lệ đa số trong Hội đồng quốc gia ("Nationalrat"). Chính phủ có thể bị mãn nhiệm thông qua biểu quyết bất tín nhiệm của Hội đồng quốc gia. Bầu cử cho Tổng thống Liên bang và Quốc hội đã từng bắt buộc ở Áo, nhưng điều này đã bị bãi bỏ từ năm 1982 đến năm 2004. Nghị viện của Áo bao gồm hai viện. Thành phần của Hội đồng quốc gia với 183 thành viên được quyết định bởi các cuộc bầu cử tự do 4 năm một lần, được bầu với nhiệm kỳ năm năm của đại diện tỷ lệ. Mức cản 4% được đưa ra nhằm ngăn cản một phân tán quá lớn của các đảng trong Hội đồng quốc gia. Hội đồng liên bang ("Bundesrat") được cử ra từ các Hội đồng tiểu bang ("Landtag"). Hội đồng quốc gia là viện chiếm ưu thế trong lập pháp ở Áo. Hội đồng liên bang trong đa số các trường hợp chỉ có quyền phủ quyết có tính cách trì hoãn, có thể bị mất hiệu lực bởi Nghị định kiên quyết ("Beharrungsbeschluss") của Hội đồng quốc gia. Từ khi Cộng hòa Áo được thành lập, nền chính trị ở Áo chịu ảnh hưởng của 2 đảng lớn là Đảng Nhân dân Áo ("Österreichische Volkspartei – ÖVP") có đường hướng Thiên chúa giáo bảo thủ (trước Chiến tranh thế giới thứ hai có tên là Đảng Thiên chúa giáo-Xã hội) và Đảng Xã hội Dân chủ Áo ("Sozialdemokratische Partei Österreichs – SPÖ") có tên trước đây là "Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Áo - Sozialistische Arbeiterpartei Österreichs". Cả hai đảng đã có từ thời quân chủ và được tái thành lập sau khi thủ đô Viên được giải phóng vào thời gian cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai trong tháng 4 năm 1945. Trong hai giai đoạn 1945 – 1966 và 1986 – 1999 hai đảng này cùng cầm quyền ở Áo trong "liên minh lớn" mặc dù có thế giới quan trái ngược nhau. Xu hướng chính trị thứ ba, nhỏ hơn rất nhiều, thuộc đường hướng quốc gia dân tộc Đức, tập trung trong thời đệ Nhất cộng hòa trong Đảng Nhân dân Đại Đức ("Großdeutsche Volkspartei"), trong đệ Nhị cộng hòa là Liên minh Độc lập và sau đấy là trong Đảng Tự do Áo ("Freiheitliche Partei Österreichs – FPÖ"). Đảng Cộng sản Áo cũng đã có vai trò chính trị trong những năn đầu của đệ Nhị cộng hòa, thế nhưng từ thập niên 1960 vì là đảng nhỏ nhất nên đã không còn có tầm quan trọng trên bình diện liên bang nữa. Tuy vậy Đảng Cộng sản Áo vẫn còn có số phiếu đáng kể trong nhiều cuộc bầu cử địa phương, ví dụ như tại thành phố Graz. Trong thập niên 1980 hệ thống đảng phái chính trị cứng nhắc này bắt đầu tan vỡ. Một mặt là do sự xuất hiện của Đảng Xanh (Áo) trên chính trường ở phía cánh tả và mặt khác là do Đảng Tự do Áo chuyển sang đường hướng dân túy khuynh hữu ("right populism"). Tách ra từ đảng này là Diễn đàn Tự do (Liberales Forum), lại biến mất trên trường chính trị ngay sau đó. Liên minh Tương lai Áo ("Bündnis Zukunft Österreich – BZÖ") thành lập trong năm 2005 đánh dấu sự chia rẽ lần thứ hai của Đảng Tự do Áo. Sau cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào tháng 10 năm 2006, Đảng Dân chủ Xã hội (SPÖ) nổi lên là đảng mạnh nhất, và Đảng Nhân dân Áo (ÖVP) đứng thứ hai, mất khoảng 8% số phiếu bầu trước đó. Luật pháp nghiêm cấm bất kỳ một trong hai đảng chính hình thành liên minh với các đảng nhỏ hơn. Vào tháng 1 năm 2007, Đảng Nhân dân và Đảng Dân chủ Xã hội đã thành lập một liên minh lớn với nhà dân chủ xã hội Alfred Gusenbauer làm Thủ tướng. Liên minh này đã tan rã vào tháng 5 năm 2008. Cuộc bầu cử vào tháng 9 năm 2008 tiếp tục làm suy yếu cả hai đảng chính (SPÖ và ÖVP) nhưng cùng nhau họ vẫn nắm giữ 70% phiếu bầu, với Đảng Dân chủ Xã hội nắm giữ hơi nhiều hơn đảng kia. Họ lại thành lập một liên minh với nhau và Werner Faymann của Đảng Dân chủ Xã hội nắm giữ chức vị Thủ tướng. Trong cuộc bầu cử lập pháp năm 2013, Đảng Dân chủ Xã hội đã nhận được 27% số phiếu và 52 ghế trong Quốc hội; Đảng Nhân dân xếp thứ hai với 24% phiếu bầu và 47 ghế, do đó 2 đảng này cùng nhau chiếm giữ đa số ghế trong Quốc hội. Đảng Tự do đã nhận được 40 ghế và 21% số phiếu bầu, trong khi Đảng Xanh nhận được 12% phiếu bầu và 24 ghế. Sau khi Liên minh lớn tan rã vào mùa xuân năm 2017, một cuộc bầu cử nhanh chóng được tổ chức vào tháng 10 cùng năm. Đảng Nhân dân Áo (ÖVP) với lãnh đạo trẻ mới là Sebastian Kurz đã nổi lên như là đảng lớn nhất trong Quốc hội, giành 31,5% phiếu bầu và 62 trên tổng số 183 ghế. Đảng Dân chủ Xã hội (SP Dem) đứng thứ hai với 52 ghế và 26,9% phiếu bầu, tiếp sau đó là Đảng Tự do Áo (FPÖ), với 51 ghế và 26% phiếu bầu. ÖVP đã quyết định thành lập một liên minh mới với FPÖ, và Sebastian Kurz đã tuyên thệ nhậm chức thủ tướng vào ngày 18 tháng 12 năm 2017. Cơ sở của luật dân sự Áo là Bộ luật dân sự Áo ("Allgemeines bürgerliches Gesetzbuch – AGB") từ 1 tháng 6 năm 1811, được tu chính sâu rộng trong giao đoạn 1914 – 1916 dưới ảnh hưởng của phong trào "Trường phái lịch sử Đức" ("German Historical School of Law"). Mãi đến năm 1970 mới có nhiều sửa đổi lớn tiếp theo, đặc biệt là trong luật gia đình. Nhiều phần lớn của luật dân sự được quy định ngoài Bộ luật dân sự, trong đó là nhiều luật đặc biệt được ban hành sau khi Áo "kết nối" với nước Đức Quốc xã năm 1938 và vẫn còn có hiệu lực sau năm 1945 với các phiên bản đã được tu chính tẩy trừ quốc xã, ví dụ như luật hôn nhân, bộ luật thương mại và luật cổ phiếu. Luật hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự hiện đại từ ngày 23 tháng 1 năm 1974. Ngoài các hình phạt bộ luật còn quy định những biện pháp phòng chống (đưa những phạm nhân có tiềm năng tái phạm, cần phải cai trị hay không bình thường về tâm thần vào trong các trại tương ứng), cả hai chỉ được tuyên xử khi phạm tội từ thời gian có quy định trong luật (nguyên tắc không hồi tố). Án tử hình đã bị hủy bỏ. Luật về vốn tư bản, doanh nghiệp và kinh tế chịu ảnh hưởng của việc tiếp nhận các luật lệ của Liên minh châu Âu năm 1995 và của các chỉ thị (luật lệ khung), quy định (các luật có thể được áp dụng trực tiếp) của Liên minh châu Âu dưới sự cộng tác của Áo từ khi gia nhập và cũng như là các phán quyết của Tòa án châu Âu. Trong trường hợp hoài nghi thì luật của cộng đồng được ưu tiên. Tòa án dân sự và hình sự bao gồm tòa án tỉnh ("Bezirksgericht"), tòa án tiểu bang ("Landesgericht"), tòa án liên bang ("Oberlandesgericht") và tòa án tối cao là cấp phán xử cao nhất. Việc bảo vệ đất nước bằng quân sự dựa trên nghĩa vụ quân sự phổ thông cho tất cả các công dân nam trong độ tuổi từ 17 đến 50. Phụ nữ có thể tình nguyện gia nhập quân đội. Trong năm 2012, chi tiêu quốc phòng của Áo tương ứng với khoảng 0,8% GDP, thuộc vào trong số những ngân sách thấp nhất trên thế giới. Quân đội hiện có khoảng 26.000 binh sĩ, trong đó có khoảng 12.000 người tham dự. Là người đứng đầu nhà nước, Tổng thống Áo được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh của Bundesheer (Lực lượng vũ trang Áo). Bộ trưởng Quốc phòng chỉ huy lực lượng vũ trang Áo. Nhân lực của lực lượng vũ trang Áo (tiếng Đức: Bundesheer) chủ yếu dựa vào nghĩa vụ quân sự. Nam giơi đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong vòng sáu tháng. Những người trong độ tuổi nghĩa vụ nhưng lại từ chối không tham gia quân đội vì lý do lương tâm có thể phục vụ trong các ngành dân sự ("Zivildienst") để thay thế. Thời gian phục vụ là 12 tháng và từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 là 9 tháng. Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, và quan trọng hơn là việc loại bỏ "Bức màn sắt" trước đây đã tách Áo khỏi các nước láng giềng Đông Âu (Hungary và Tiệp Khắc cũ), quân đội Áo đã hỗ trợ tối đa nguồn lực cho Bộ đội biên phòng Áo với nỗ lực ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp từ 2 quốc gia láng giềng. Sự hỗ trợ này chấm dứt khi Hungary và Slovakia gia nhập Khu vực Schengen của EU trong năm 2008, qua đó Áo buộc phải bãi bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới vì ÁO cũng là một thành viên của khu vực này. Một số chính khách đã kêu gọi tiếp tục thắt chặt sự kiểm soát đối với vùng biên giới, nhưng tính hợp pháp của nó đã gây nên rất nhiều tranh cãi. Theo hiến pháp Áo, lực lượng vũ trang chỉ có thể được triển khai trong một số trường hợp hạn chế, chủ yếu để bảo vệ đất nước và cứu trợ trong trường hợp khẩn cấp quốc gia, chẳng hạn như khi xảy ra thiên tai. Ngân sách quốc gia 2005 dự tính chi 64,001 tỉ Euro và thu 58,866 tỉ Euro, tức bội chi 5,135 tỉ Euro hay 2,1% của GDP. Nhờ vào bội thu thuế ngoài dự đoán nên thiếu hụt được dự tính là chỉ vào khoảng 1,6 đến 1,7% tổng sản phẩm nội địa. Nợ quốc gia năm 2005 đạt mức cao nhất từ trước đến nay với tổng cộng 154,86 tỉ Euro. Sau đấy, theo dự tính tổng số nợ sẽ giảm dần xuống còn 154,5 (2006) và 154,2 tỉ Euro (2007). Tỉ lệ nợ trong năm 2005 là 64,3% của GDP, đứng hàng thứ 18 trong Liên minh châu Âu. Vào thời điểm gia nhập Liên minh châu Âu, tỉ lệ nợ của nước Áo còn chiếm đến 69,2% của GDP. Nhờ vào tăng trưởng liên tục của GDP mà phần lớn là do xuất khẩu tăng nhanh sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, đặc biệt là khi Liên minh châu Âu được mở rộng, nên tỉ lệ nợ đã giảm đi đôi chút ở những năm sau đó. Tuy vậy, đến năm 2017, tỉ lệ nợ đã đạt mức 81.7% GDP. Nước Áo chỉ đạt tiêu chuẩn Masstricht (nợ nhiều nhất là 60% của GDP) lần cuối cùng vào năm 1992 – trước khi gia nhập Liên minh châu Âu năm 1995. Với chính sách trung lập, từ giữa thế kỷ XX nước Áo tự xem nơi phân giới giữa 2 thế lực lớn đối diện của Tây Âu và Đông Âu. Vì thế chính sách ngoại giao thường bao hàm các biện pháp góp phần tăng cường sự ổn định trong khu vực và hợp tác tạo các quan hệ Đông-Tây mới. Từ khi khối Đông Âu tan rã, phương án này không còn hiệu lực nữa. Năm 1995 Áo trở thành thành viên của Liên minh châu Âu và vì thế trên thực tế không còn trung lập nữa mà chỉ không có liên minh về quân sự. Viên, bên cạnh New York và Genève, là trụ sở thứ ba của văn phòng Liên Hợp Quốc, vì thế mà nguyên tố ngoại giao này có giá trị cao trong truyền thống. Trên 50.000 người Áo phục vụ dưới Cờ của Liên Hợp Quốc, là quân nhân, quan sát viên quân sự, cảnh sát dân sự và chuyên gia dân sự trên toàn thế giới. Ngoài các cơ quan của Liên Hợp Quốc, tai Viên còn có trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (từ 1957 tại Viên), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng như là nhiều tổ chức phi chính phủ khác. Khoảng 60% nước Áo là đồi núi, gồm một phần của núi Alpen về phía đông. Ở Oberösterreich và Niederösterreich là vùng núi Böhmen chạy dài đến Cộng hoà Séc và Bayern (Đức), ở biên giới phía đông là núi Karpaten. Ngọn núi cao nhất ở Áo là Grossglockner (còn gọi là "Großglockner", cao 3.797 m) ở Hohe Tauern. Các đồng bằng lớn nằm về phía đông dọc theo sông Danube, trước hết là vùng Aplenvorland và lưu vực Viên cũng như phía nam vùng Steiermark. Khí hậu khô dần đi từ tây sang đông và trở thành khí hậu lục địa ở các vùng phía đông và đông nam nước Áo. Mùa đông với nhiều tuyết đã đem lại cho ngành du lịch thêm một mùa thứ hai. Thời gian có ánh nắng mặt trời lâu hơn ở miền bắc nước Đức từ 10 đến 20 phần trăm. Núi cao nhất của Áo là Großglockner (3.798 m) trong vùng núi Hohe Tauern thuộc dãy núi Anpơ, tiếp theo sau đấy là Wildspitze với 3.774 m và Weißkugel (3.738 m). Địa thế núi non có tầm quan trọng lớn trong du lịch. Áo có rất nhiều vùng du lịch cho các môn thể thao mùa đông và trong mùa hè là cho các môn thể thao như leo núi. Hồ lớn nhất Áo là hồ Neusiedler See trong Burgenland, 77% của diện tích tổng cộng là 315 km² thuộc nước Áo, tiếp theo đó là Attersee (46 km²) và Traunsee (24 km²) trong Oberösterreich (Thượng Áo). Nhiều hồ trong Áo là điểm du lịch mùa hè quan trọng, được biết đến nhiều nhất là các hồ như Wörthersee, Millstätter See, Ossiacher See và Weißensee. Phần lớn nước Áo (80.566 km²) được thoát nước qua sông Donau vào Biển Đen, gần một phần ba ở đông nam qua sông Mur, Drau, và sau đó tiếp tục qua Donau vào Biển Đen, một số vùng nhỏ ở phía tây qua sông Rhein (2366 km²) vào Biển Đại Tây Dương và ở phía bắc qua sông Elbe (918 km²) vào Biển Bắc. Những nhánh lớn của sông Donau là (từ tây sang đông): Do có nhiều địa hình khác nhau nên hệ thực vật và động vật áo rất đa dạng. Trong những thập niên vừa qua 6 vườn quốc gia và nhiều công viên tự nhiên được thành lập để bảo vệ các chủng loại động thực vật. Theo Sở bảo vệ môi trường liên bang, hệ thực vật có tổng cộng khoảng 2.950 loài, kể cả những loài đã tuyệt chủng và biến mất, trong đó có 1.187 loài (40,2 %) nằm trong sách đỏ. Nước Áo có khoảng 45.870 loài động vật, trong đó 98,6% là động vật không xương sống. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên 10.882 loài đang bị đe dọa, trong đó 2.804 loài nằm trong sách đỏ. Là một nước cộng hòa liên bang, Áo được chia thành chín tiểu bang (tiếng Đức: "Bundesländer"). Các tiểu bang này được chia thành các quận ("Bezirke") và các thành phố theo luật định ("Statutarstädte"). Các huyện được chia thành các đô thị ("Gemeinden"). Thành phố theo luật định có năng lực được cấp cho cả quận và huyện. Các tiểu bang không chỉ là các đơn vị hành chính mà còn có một số cơ quan lập pháp khác với chính quyền liên bang, ví dụ như các vấn đề về văn hóa, chăm sóc xã hội, thanh thiếu niên, bảo vệ thiên nhiên, săn bắn, xây dựng và quy hoạch. Trong những năm gần đây, nó đã được thảo luận xem còn phù hợp với việc duy trì 10 nghị viện hay không. Chín tiểu bang của Áo nhóm lại thành ba nhóm tiểu bang. Nhóm tiểu bang là vùng cấp một của Liên minh châu Âu. Đây không phải là một cấp hành chính. Việc phân nhóm chỉ nhằm mục đích thống kê. Mỗi tiểu bang được chia thành nhiều quận ("Bezirk"). Tiểu bang của Áo đồng thời là một đơn vị vùng cấp hai của Liên minh châu Âu. Vùng dân cư lớn nhất Áo là vùng đô thị Viên với dân số vào khoảng 2,6 triệu người theo ước tính vào ngày 1 tháng 1 năm 2018). Như thế, 1/4 dân số của quốc gia tập trung trong vùng đô thị của thủ đô. Các vùng đô thị lớn khác bao quanh các thủ phủ tiểu bang Graz (bang Steiermark), Linz (Oberösterreich), Salzburg (bang Salzburg) và Innsbruck (Tirol). Tổng cộng có tròn 200 đơn vị hành chánh lớn nhỏ khác nhau được quyền tự xưng là thành phố ("Stadtrecht"). Kleinwalsertal là một trong các lãnh thổ bên ngoài của nước Áo. Tuy thuộc Áo (bang Vorarlberg) và về mặt địa lý giáp ranh với bang này nhưng chỉ có thể đến được Kleinwalsertal bằng đường bộ xuyên qua nước Đức. Một lãnh thổ bên ngoài khác là Jungholz trong vùng Tirol, tuy thuộc Áo nhưng cũng nằm trong nước Đức. Nằm trong nước Áo là làng Samnaun của Thụy Sĩ, cả một thời gian dài chỉ có thể đến được bằng đường bộ xuyên qua nước Áo. Hiện nay tuy đã có đường bộ đến Samnaum chỉ nằm trên lãnh thổ của Thụy Sĩ nhưng làng này vẫn là một vùng phi thuế quan. Trong năm 2001 có 3.420.788 người làm việc tại 396.288 cơ sở lao động. Sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất ở Áo là Sàn giao dịch chứng khoán Viên với ATX là chỉ số chứng khoán lớn nhất. 5% của tổng sản phẩm quốc nội liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các môn thể thao mùa đông. Thành phần: Thành phần lao động: Tỷ lệ thất nghiệp: Khoảng 85% diện tích Áo được sử dụng trong nông nghiệp (45 %) và lâm nghiệp (40 %). Nông nghiệp Áo có cơ cấu rất nhỏ và đang cố gắng chuyên môn hóa vào các sản phẩm có chất lượng cao vì áp lực cạnh tranh đã tiếp tục tăng từ khi Liên minh châu Âu được mở rộng. Người nông dân Áo tăng cường sản xuất theo cách nông nghiệp sạch (nông nghiệp sinh học, không dùng hóa chất, phân bón hóa học...). Với tỷ lệ vào khoảng 10%, Áo có tỷ lệ các cơ sở sản xuất nông nghiệp sạch cao nhất trong Liên minh châu Âu. Rượu vang là một sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu quan trọng của Áo. Nước nhập khẩu chính, bên cạnh Thụy Sĩ và Hoa Kỳ, là nước Đức, chiếm 2/3 tổng lượng. Nhờ vào diện tích rừng lớn mà lâm nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và công nghiệp giấy. Gỗ là nguyên liệu cũng được xuất khẩu, đặc biệt là đi đến vùng Nam Âu. Ngược lại, săn bắn và ngư nghiệp tương đối không quan trọng và thường chỉ hoạt động cho thị trường trong nước hay chỉ là thú tiêu khiển. Áo có một nền công nghiệp hiện đại và năng suất cao. Công nghiệp khu vực quốc gia phần lớn đã được tư nhân hóa (OMV AG, Voestalpine AG, VA Technologie AG, Steyr Daimler Puch AG, Austria Metall AG). Stey-Daimler-Puch được bán cho tập đoàn Magna, VA Tech cho Siemens AG và Jenbacher Werke cho General Electric. Dịch vụ chiếm phần lớn nhất trong kinh tế Áo, đặc biệt là do ngành du lịch, thương mại và ngân hàng đóng góp. Cho đến ngày nay ngân hàng Áo vẫn còn hưởng ưu thế từ luật bảo vệ bí mật ngân hàng rất nghiêm khắc của Áo. Sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, tính vô danh của tài khoản tuy bị hủy bỏ nhưng các cơ quan nhà nước chỉ được phép kiểm tra tài khoản khi có lệnh của tòa. Trong nước công nghiệp Áo, du lịch là ngành kinh tế quan trọng nhất. 1/3 việc làm trong Áo phụ thuộc trực tiếp hay gián tiếp vào du lịch. Nước Áo, đặc biệt là trong những năm đầu của thế kỷ XX, đã là một quốc gia dẫn đầu về khoa học và đã mang lại nhiều thiên tài như những người sáng lập môn vật lý lượng tử Wolfgang Pauli và Erwin Schrödinger, người thành lập môn phân tích tâm lý Sigmund Freud, cha đẻ của ngành tâm lý thú vật Konrad Lorenz, nhà chế tạo ô tô Ferdinand Porsche, nhà phát minh Viktor Kaplan, người mở đường cho ngành nhiệt động lực học Ludwig Boltzmann, người khám phá ra cấu trúc của benzene Johann Josef Loschmidt, người phát hiện ra các nhóm máu Karl Landsteiner cũng như là các nhà kinh tế Carl Menger và Friedrich August von Hayek. Cuộc điều tra dân số lần đầu tiên tương ứng với các tiêu chuẩn ngày nay được tiến hành trong Áo trong thời gian 1869/1870. Từ thời điểm đó dân số trên lãnh thổ của nước Áo ngày nay đã tăng hằng năm cho đến lần điều tra dân số cuối cùng trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ trong năm 1913. Cho đến khi Đế quốc Áo-Hung tan rã vào năm 1918 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt, việc dân số trên lãnh thổ của nước Áo hiện nay tăng trưởng nhanh chóng là do di dân từ những nước ngày nay không còn thuộc Áo. Cuộc điều tra dân số đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ nhất cho thấy dân số đã giảm đi 347.000 người. Thế nhưng dân số lại tiếp tục tăng trưởng liên tục ngay sau đó cho đến 1935, rồi lại giảm đi cho đến 1939, năm thực hiện điều tra dân số cuối cùng trước Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ còn 6.653.000 người. Sau chiến tranh, vào năm 1946, dân số được điều tra dựa trên thẻ lương thực thực phẩm là tròn 7.000.000 người, là con số cao nhất cho đến thời điểm đấy. Dòng người tỵ nạn vào nước Áo đã bù vào cho con số tử vong vì chiến tranh. Cho đến năm 1953, do người tỵ nạn phần lớn đã trở về lại quê hương hay tiếp tục di dân qua các nước khác, dân số lại giảm xuống còn 6.928.000 người. Từ đấy, do tỷ lệ sinh đẻ cao, dân số lại tiếp tục tăng đến điểm cao mới vào năm 1974, năm có 7.599.000 người sinh sống tại Áo. Từ thập niên 1990, do tiếp tục có di dân vào nước, dân số nước Áo đã tăng lên đến 8.260.000 người vào cuối năm 2004, tương ứng với 1,8% dân số của Liên minh châu Âu. Vào tháng 4 năm 2016, dân số Áo được ước tính là 8,72 triệu người. Dân số của thủ đô Viên là hơn 1,8 triệu (2,6 triệu nếu tính cả các vùng ngoại ô), chiếm khoảng một phần tư dân số của đất nước. Tuổi thọ trung bình của Áo tại thời điểm 2005 là 82,1 tuổi (phụ nữ) và 76.4 tuổi (nam giới). Trong năm 1971 tuổi thọ trung bình là 75,7 (phụ nữ) và 73,3 (nam giới). Tỷ lệ trẻ sơ sinh chết là 0,45%. Theo dự đoán của Cục Thống kê Áo ("Statistik Austria"), cán cân của sinh đẻ và chết ở Áo sẽ còn cân bằng trong vòng 20 năm tới, sau đấy tỷ lệ sinh được dự đoán là sẽ thấp hơn tỷ lệ chết, việc sẽ làm tăng độ tuổi trung bình. Nhờ vào việc nhập cư mà dân số cho đến năm 2050 sẽ tăng lên đến khoảng 9 triệu người, bù đắp một phần vào cho việc thâm hụt sinh đẻ. Chỉ ở Viên, tiểu bang duy nhất trong số 9 bang của Áo, độ tuổi trung bình sẽ giảm đi và tăng trưởng dân số sẽ cao hơn trung bình của toàn liên bang. Theo đó cho đến năm 2050 Viên có thể lại trở thành thành phố có 2 triệu dân. Theo Cục Thống kê Áo nguyên nhân là do tỉ lệ sinh đẻ cao hơn và tròn 40% những người nhập cư vào Áo sinh sống tại thủ đô. Ngày nay, nước Áo, một trong những nước giàu của thế giới, là một nước di dân đến. Thế nhưng trong lịch sử không phải lúc nào cũng có tình trạng này. Vào thời kỳ công nghiệp hóa, mặc dù có nhiều cuộc di dân nội địa lớn từ Böhmen và Mähren, nhưng từ sau 1918 cho đến Chiến tranh thế giới thứ hai đã có nhiều người Áo di dân ra nước ngoài hơn là người từ các nước khác di dân vào Áo. Từ khi có tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế và thịnh vượng bắt đầu từ thập niên 1950, việc đã làm cho nước Áo trở thành một nước giàu có và thịnh vượng, cán cân di dân lại bị đảo ngược. Nhiều lao động được tuyển lựa từ nước ngoài đã nhập cư vào nước Áo, dòng người tỵ nạn đến Áo, ví dụ như từ nước thuộc Nam Tư cũ, trong thời gian xảy ra chiến tranh tại bán đảo Balkan và ngày càng có nhiều người tỵ nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu nói chung và đến Áo nói riêng. Vào thời kỳ công nghiệp hóa từ khoảng năm 1850 bắt đầu có những ghi chép đầu tiên về việc di dân ra khỏi nước Áo. Thế nhưng vào thời điểm đó còn có nhiều vùng đất thuộc Áo mà ngày nay đã trở thành quốc gia độc lập hay thuộc các quốc gia khác. Giữa 1876 và 1910 tròn 3,5 triệu người (theo một số tài liệu khác là đến 4 triệu người) đã rời bỏ nước quân chủ Áo vì thất nghiệp và hy vọng sẽ tìm được những điều kiện sinh sống tốt hơn ở nơi khác. Gần 3 triệu người trong số đó đi đến Hoa Kỳ, 358.000 người chọn Argentina là quê hương thứ hai, 158.000 người đến Canada, 64.000 người đến Brasil và 4.000 người đến Australia. Chỉ riêng năm 1907 đã có nửa triệu người Áo rời bỏ quê hương. Phần đông những người di dân là từ vùng Galicja trong Ba Lan và Ukraina ngày nay. Một làn sóng di dân mới bắt đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 1929 và tiếp tục tăng lên trong những năm 1930 bất ổn về chính trị khi mối đe dọa Quốc xã trở thành hiện thực và bắt buộc nhiều người phải di dân đi trong năm 1938, phần đông là người Do Thái và những người bị Quốc xã truy nã. Cũng nằm trong số đó là một phần lớn tinh hoa khoa học và văn hóa trong thời gian này của nước Áo. Trong các thập niên 1960 và 1970, do thiếu lao động nên nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp tuyển chọn lao động từ nước ngoài. Rất nhiều gia đình của những người lao động này hiện nay đang sinh sống với thế hệ thứ hai hay thứ ba trong nước Áo. Một làn sóng lớn người tỵ nạn đã vào nước Áo trong những năm của thập niên 1990 vì chiến tranh ở bán đảo Balkan. Tỷ lệ người nước ngoài chiếm 9,8% hay 814.000 người của dân số Áo, trong đó tròn 227.400 người xuất xứ từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (trong đó khoảng 104.000 người từ nước Đức). Tròn nửa số người nhập cư và các thế hệ sau đó sinh sống trong vùng đô thị Viên, nơi tập trung khoảng 1/4 dân số nước Áo. Phần còn lại phân tán chủ yếu trong các vùng đông dân cư, chiếm tỷ lệ khoảng từ 10% đến 20%. Trong một số vùng nông thôn, tỷ lệ người nhập cư nằm trong khoảng từ 0 đến 5%. Trong thời gian vừa qua, hằng năm có khoảng 30.000 đến 40.000 người được nhận quốc tịch Áo (trong đó khoảng 28,5% sinh tại Áo), con số này đã giảm đi từ năm 2005. Người dân định cư lâu dài từ các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu đến chủ yếu từ các nước thuộc Nam Tư cũ (Serbia và Montenegro, Croatia, Bosna và Hercegovina và Cộng hòa Bắc Macedonia – tổng cộng chiếm tròn 70% những người có quyền định cư lâu dài tại Áo), từ Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 20%), România (khoảng 3,5%), Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (khoảng 1,2%) cũng như là từ Bulgaria, Ai Cập, Ấn Độ, Liên bang Nga, Philippines, Hoa Kỳ, Ukraina, Thái Lan và Iran. Con số tổng cộng vào thời điểm ngày 31 tháng 7 năm 2006 là 477.185 người. Một hiện tượng mới xuất hiện trong những năm gần đây là người lao động từ Đức. Những người này thường là lao động theo thời vụ trong những vùng du lịch, đặc biệt là trong Tirol với các nghề nghiệp như đầu bếp, hầu bàn hay dọn dẹp. Nhiều người trong số đó đến Áo vì họ đã không thể tìm được việc làm trong nước Đức hay nhận thấy rằng cơ hội tìm việc làm ở Áo tốt hơn. Một dạng nhập cư khác của người Đức là con số ngày càng tăng của những người tốt nghiệp đại học ở Áo và không trở về quê hương nữa. Trong lĩnh vực những người tốt nghiệp đại học có thể nhận thấy một dòng người nhập cư nguyên là nhân viên của các trường đại học Đức (đặc biệt là trong lĩnh vực y học nhưng cũng có nhiều trong các bộ môn về xã hội). Luật lệ về thuế thu nhập cũng là một nguyên nhân cho việc di cư sang Áo, ví dụ như quan chức bóng đá Franz Beckenbauer hay người đua ô tô Ralf Schumacher. Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 95% dân cư. Bên cạnh đó còn tiếng Slav và các ngôn ngữ khác của các dân tộc thiểu số. Những dân cư người Hung, người Sloven và người Croat lâu đời ở Áo có quyền được dùng tiếng mẹ đẻ của mình trong trường học và giao thiệp với chính quyền. Tiếng Croat và tiếng Sloven là các tiếng chính thức bổ sung ở các tỉnh hành chánh và tòa án vùng Steiermark, Burgenland và Kärnten. Vào năm 2001, 73,6% dân số theo đạo Công giáo và 4,7% theo đạo Tin Lành (đa số là dòng tin Ausburg). Khoảng 12% dân số không theo cộng đồng tôn giáo nào. Cộng đồng Do Thái có vào khoảng 7.300 thành viên. Trên 10.000 người theo đạo Phật được công nhận là cộng đồng tôn giáo ở Áo từ năm 1983. Khoảng 20.000 là thành viên tích cực của cộng đồng tôn giáo Nhân chứng Jehova. Trong số những người di dân vào nước Áo có khoảng 180.000 là tín đồ Cơ đốc giáo và khoảng 300.000 người là tín đồ của các cộng đồng Hồi giáo. Số lượng tín đồ Kitô giáo đang có xu hướng suy giảm, đến năm 2017 chỉ còn 57,9% người dân tự nhận mình theo Công giáo và 3,4% theo Tin lành, giảm đáng kể so với năm 2001. Quyền bình đẳng nam nữ được ghi trong Hiến pháp Áo. Những trường hợp ngoại lệ hình thành trong lịch sử là nghĩa vụ quân sự cho phái nam và quy định về nghỉ hưu. Hiện nay phụ nữ Áo còn được phép về hưu sớm hơn phái nam 5 năm (trường hợp ngoại lệ: nhân viên nhà nước). Vì việc này trái với quy định cơ bản của Liên minh châu Âu nên theo quy định được ghi trong hiến pháp, độ tuổi về hưu của phụ nữ sẽ được từng bước nâng lên ngang bằng với nam giới trong năm 2027. Trong gần như tất cả các lĩnh vực, tiền lương trung bình của người phụ nữ đều thấp hơn nam giới (ngoại lệ: nhân viên nhà nước). Điều này về một mặt là do quyền bình đẳng không được thực hiện một cách triệt để trong thực tế và mặt khác là do nhiều người phụ nữ làm việc ít giờ hơn và vì thế gần như không có khả năng vươn lên trong sự nghiệp. Các vị trí lãnh đạo phần lớn là do nam giới nắm giữ. Chính phủ Áo đã có rất nhiều biện pháp khuyến khích phụ nữ. Nếu như trình độ nghiệp vụ tương đương nhau người phụ nữ sẽ được ưu tiên lựa chọn cho các việc làm trong cơ quan nhà nước – mặc dù tỉ lệ thất nghiệp của nam giới cao hơn. Thế nhưng những biện pháp này không mang lại tác dụng cao trong thực tế. Con số chính thức của người thất nghiệp trong nước Áo năm 2004 bao gồm 2/3 nam giới và 1/3 phụ nữ. Trong những năm vừa qua đã có một vài vụ hành hung của cảnh sát đối với người có nguồn gốc từ châu Phi gây xôn xao trong dư luận. Hai trong số các vụ này, Marcus Omofuma và Seibane Wague, đã dẫn đến tử vong. Các tổ chức bảo vệ quyền con người như Amnesty International đã phản đối cách xử phạt nhẹ dành cho những người phạm tội vẫn được tiếp tục phục vụ trong ngành cảnh sát. Về quyền tự do ngôn luận, tòa án Áo trong những năm vừa qua đã có nhiều phán quyết dành cho nhà báo không đứng vững trước Tòa án châu Âu. Tòa án Áo đã bị chê trách rằng trong việc cân nhắc giữa quyền của một chính trị gia (bị xúc phạm) và quyền tự do ngôn luận trong truyền thông đại chúng tòa đã không chú ý đến quyền tự do ngôn luận một cách đầy đủ. Hệ thống giáo dục tại Áo do cấp liên bang chịu trách nhiệm, vì thế là các loại trường cũng như chương trình đào tạo đều thống nhất trên toàn nước Áo. Tất cả trẻ em đang cư trú tại Áo đều phải đi học 9 năm, bắt đầu khi tròn 6 tuổi. Các thành phố Áo có trường đại học là thủ đô Viên (8), các thủ phủ tiểu bang Linz (4), Salzburg (3), Graz (4), Innsbruck (3) và Klagenfurt cũng như là Leoben và Kremas. Trường đại học thực hành ("Fachhochschule") như là một chọn lựa khác của hình thức đào tạo đại học đã tồn tại ở Áo từ 1994. Giáo dục mầm non (gọi là "Kindergarten" trong tiếng Đức), miễn phí ở hầu hết các tiểu bang, được cung cấp cho tất cả trẻ em trong độ tuổi từ ba đến sáu tuổi và không mang tính bắt buộc. Quy mô mỗi lớp học tối đa là khoảng 30 trẻ em, mỗi lớp thường được chăm sóc bởi một giáo viên có trình độ và một trợ lý. Giáo dục tiểu học, hoặc "Volksschule", kéo dài trong bốn năm, bắt đầu từ khi trẻ lên sáu tuổi. Quy mô lớp học tối đa là 30 học sinh, nhưng có thể thấp tới 15. Nói chung, một lớp học sẽ được giảng dạy bởi một giáo viên trong suốt bốn năm và mối quan hệ ổn định giữa giáo viên và học sinh được coi là quan trọng cho mỗi đứa trẻ. Thời gian đi học thông thường là từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa hoặc 1 giờ chiều, với giờ nghỉ giải lao là năm hoặc mười phút sau mỗi tiết học. Trẻ em sẽ phải làm bài tập về nhà hàng ngày ngay từ năm đầu tiên. Không có giờ ăn trưa, với trẻ em trở về nhà để ăn. Tuy nhiên, do số lượng các bà mẹ làm việc tăng lên, các trường tiểu học đang tăng cường cung cấp các dịch vụ chăm sóc trước giờ học và buổi chiều. Hạ tầng cơ sở giao thông, kể cả giao thông đường bộ lẫn giao thông đường sắt, đều chịu nhiều ảnh hưởng của địa thế nằm trên dãy núi Apls và về mặt khác là vị trí trung tâm trong Trung Âu. Giao thông qua dãy núi Alps đòi hỏi phải có nhiều hầm xuyên núi và cầu chịu đựng được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vì có vị trí ngay trong trung tâm châu Âu nên Áo là một nước quá cảnh, đặc biệt là cho hướng bắc-nam và bắc-đông nam và từ khi bức màn sắt được mở cửa là cho hướng đông-tây. Điều này cũng có nghĩa là thường phải mở rộng đường giao thông, ngay trong các khu vực nhạy cảm về sinh thái, việc hay dẫn đến phản đối trong quần chúng. Để có thể giải quyết được sự cân bằng giữa kinh tế và sinh thái, nước Áo đã có nhiều biện pháp mà đã mang lại cho quốc gia này vai trò tiên phong trong lãnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong lãnh vực xe cơ giới. Các đạo luật quy định trong mỗi một xe cơ giới đều phải có bộ xúc tác giảm thiểu khí thải ra đời ở Áo tương đối sớm so với các quốc gia khác. Trên nhiều đoạn đường nhất định chỉ cho phép lưu hành xe tải gây ít tiếng ồn. Thế nhưng do nhiều quy định lại bị bãi bỏ nên người dân trong một số vùng nhất định như trong vùng đồng bằng sông Inn cảm nhận là bị các cơ quan điều hành giao thông trong nước và quốc tế bỏ mặc. Mạng lưới giao thông Áo bao gồm Mạng lưới đường sá phần lớn thuộc về nhà nước. Trên đường cao tốc và đường nhanh ô tô và xe tải phải trả tiền. Phần lớn đường sắt là do Công ty Đường sắt liên bang Áo ("Österreichische Bundesbahn – ÖBB") vận hành, là công ty đường sắt lớn nhất Áo. Một phần nhỏ đường sắt không thuộc liên bang, một phần do tư nhân và một phần khác do các tiểu bang sở hữu. S-Bahn (tàu nhanh) hiện nay chỉ có trong các vùng chung quanh Viên và Salzburg nhưng hiện đã có kế hoạch phát triển hệ thống S-Bahn cho các thành phố Graz, Linz và Insbruck. Viên là thành phố Áo duy nhất có một mạng lưới tàu điện ngầm. Một vài bến tàu điện trong thành phố Linz được xây ngầm. Tàu điện có trong các thành phố Viên, Graz, Linz, Innsbruck và Gmunden. Ngoài ra tại làng Serfaus trong Tirol còn có một tàu chạy trên đệm không khí, thỉnh thoảng cũng còn được gọi là tàu điện ngầm nhỏ nhất thế giới. Đường thủy quan trọng nhất không những trong chuyên chở hành khách mà còn cho giao thông hàng hóa là sông Donau (Đọc đường thủy Donau). Giao thông chuyên chở hành khách đã được thúc đẩy từ thời triều đại Habsburg với DDSG là công ty giao thông đường thủy nội địa lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Thế nhưng hiện nay giao thông chuyên chở hành khách chỉ chủ yếu phục vụ cho ngành du lịch, trên sông Donau cũng như trên sông Inn và các hồ lớn. Twin-City-Liner liên kết Viên với Bratislava vừa được thành lập là một kết nối giao thông tiện lợi cho những người phải đi làm xa. Thường thì giao thông đường thủy chỉ hoạt động trong nửa năm mùa hè. Trong giao thông hàng hóa gần như chỉ có sông Donau là được sử dụng. Đường thủy Donau đã được tăng giá trị sử dụng lên nhiều nhờ vào việc xây dựng Kênh đào Rhein-Main-Donau cho giao thông quá cảnh từ Biển Bắc xuống Biển Đen. Các cảng hàng hóa duy nhất của Áo là Linz, Enns, Krems và Viên. Hãng hàng không quốc gia lớn nhất là Austrian Airlines Group (Austrian Airlines, Lauda Air, Austrian Arrows, Slova Airlines). Từ 2003, với Niki, nước Áo cũng đã có một hãng hàng không giá rẻ. Bên cạnh đó, InterSky cũng là một hãng hàng không giá rẻ trong vùng với sân bay chính là Friedrichshafen (Đức). Các hãng hàng không trong vùng khác là Welcome Air và Air Alps. Cảng hàng không quan trọng nhất là Cảng hàng không Wien-Schwechat, bên cạnh đó Graz ("Cảng hàng không Graz-Thalerhof"), Linz ("Cảng hàng không Linz-Hörsching"), Klagenfurt ("Cảng hàng không Klagenfurt"), Salzburg ("Salzburg Airport W. A. Mozart") và Innsbruck ("Cảng hàng không Innsbruck") đều có các đường bay quốc tế. Hai cảng hàng không quốc tế phục vụ cho vùng Vorarlberg là Altenrhein (Thụy Sĩ) và Friedrichshafen (Đức). Chỉ có tầm quan trọng địa phương là 49 sân bay, trong đó có 31 sân bay không có đường băng trải nhựa đường và trong số 18 sân bay còn lại có đường băng trải nhựa đường chỉ có 4 sân bay là có đường băng dài hơn 914 mét. Có tầm quan trọng về lịch sử trong số đó là sân bay Wiener Neustadt và sân bay Aspern. Đấy là các sân bay đầu tiên của Áo mà sân bay Aspern từ thời điểm khánh thành năm 1912 cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914 đã là sân bay lớn nhất và hiện đại nhất châu Âu. Thêm vào đó là nhiều sân bay của Không quân Áo ví dụ như tại Wiener Neustadt, Zeltweg, Aigen/Ennstal, Langenlebarn/Tulln. Nước Áo cũng đạt tầm quan trọng quốc tế trong ngành hàng không nhờ vào việc sáp nhập việc kiểm tra tầng không lưu cao (từ 28.500 feet hay 9.200 mét) của 8 quốc gia Trung Âu (Áo, Bosna và Hercegovina, Cộng hòa Séc, Croatia, Hungary, Ý, Slovenia và Slovakia). Chương trình được gọi là CEATS ("Central European Air Traffic Services") dự định đặt một trung tâm kiểm tra cho toàn bộ vùng không lưu cao Trung Âu ("CEATS Upper Area Control Centre – CEATS UAC") tại Fischamend,về phía đông của Schwechat. Năng lượng điện được sản xuất phần nhiều (gần 60%) từ sức nước, từ các nhà máy thủy điện cạnh sông Donau, Enns, Drau và nhiều nhà máy thủy điện nhỏ khác cũng như từ các nhà máy có hồ chứa nước như Karprun hay Malta. Để có thể cung cấp đủ năng lượng trong thời gian cao điểm nhiều nhà máy nhiệt điện (tuốc bin) sẽ được vận hành. Khoảng 2% năng lượng điện được sản xuất từ năng lượng gió, chủ yếu trong vùng phía đông nhiều gió của Áo. Điện từ nhà máy điện hạt nhân không được sản xuất do có luật cấm ("Atomsperrgesetz"). Trong những năm của thập niên 1970 nhà máy điện hạt nhân Zwentendorf mặc dù được xây dựng nhưng chưa từng đi vào hoạt động theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1978. Về cung cấp khí đốt, Áo phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Mặc dù trong Áo cũng có khí đốt, chủ yếu tại Marchfeld và Weinviertel, nhưng chỉ đủ cung cấp tròn 20% nhu cầu khí đốt hằng năm của Áo. Nước Nga là nguồn cung cấp khí đốt chính, là nơi mà Áo từ 1968 là nước châu Âu đầu tiên nằm về phía tây của Bức màn sắt mua khí đốt. Vào thời điểm năm 2003 Ả Rập Xê Út là nước cung cấp dầu chính cho Áo. Nhà máy lọc dầu duy nhất nằm tại Schwechat và do OVM AG vận hành. Mỗi một hình thức phục vụ cứu cấp ở Áo thường có trung tâm điều hành riêng. Tất cả các số điện thoại cứu cấp đều có thể được gọi không tốn tiền tại mỗi một điện thoại công cộng. Các số điện thoại cứu cấp đều thống nhất trên toàn nước Áo, "122" cho cứu hỏa, "133" cho cảnh sát và "144"cho cứu thương. Ngoài ra còn có thể gọi không tốn tiền các số điện thoại cứu cấp khác như số điện thoại cứu cấp toàn Liên minh châu Âu "112". Hệ thống cứu hỏa Áo gần như hoàn toàn dựa trên lực lượng cứu hỏa tình nguyện. Chỉ trong 6 thành phố lớn nhất của Áo là có lực lượng cứu hỏa chuyên nghiệp. Phòng cháy và chữa cháy thuộc thẩm quyền của từng tiểu bang trong khi phòng chống tai họa thuộc thẩm quyền của liên bang, nhưng có trách nhiệm thực hiện bên cạnh quân đội thông qua lực lượng hỗ trợ phòng chống tai họa ("Katastrophenhilfsdienst") cũng là lực lượng cứu hỏa. Lực lượng cứu thương ("Rettungsdienst") được thông báo khi xảy ra tai nạn có người bị thương. Hội Chữ thập đỏ Áo chịu trách nhiệm cứu thương đặc biệt là trong vùng nông thôn. Bên cạnh đó, các tổ chức khác như Liên hiệp Samarit Công nhân ("Arbeiter-Samarit-Bund"), Tổ chức giúp đỡ tai nạn Johannit ("Johanniter-Unfall-Hilfe"), Hệ thống bệnh viện Dòng tu Malta Áo ("Malteser Hospitaldienst Austria") và Chữ thập Xanh đều có trực cứu cấp. Trong Viên, nhiệm vụ này được chia sẻ giữa lực lượng cứu thương thành phố và các tổ chức giúp đỡ. Trực thăng cứu thương đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống cứu thương Áo. Đất nước này có mật độ trực thăng cứu thương cao nhất thế giới. Hiệp hội cứu thương đường không Christophorus ("Christophorus Flugrettungsverein") sở hữu 16 chiếc trực thăng cứu thương bao phủ toàn diện tích nước Áo, bên cạnh đó, đặc biệt là trong các vùng du lịch, là nhiều dịch vụ tư nhân. Đài truyền hình nhà nước của Áo là ORF ("Österreichischer Rundfunk") với các kênh ORF 1 và ORF 2 cũng như là hai kênh TW1 và ORF SPORT PLUS cùng chia sẻ một băng tần phát sóng. Các đài tư nhân quan trọng nhất là ATV, goTV, Puls TV. ORF có ba kênh phát thanh toàn Áo: kênh phát thanh tin tức và văn hóa Ö1, kênh âm nhạc Ö3 và đài phát thanh FM4. Các đài phát thanh tư nhân quan trọng nhất và được ưa thích nhất là KroneHit, Radio Energy trong Viên và Antenne trên toàn nước Áo. Nhà xuất bản Mediaprint phát hành tờ nhật báo được ưa thích nhất Áo, "Kronen Zeitung", cũng như là các báo được ưa thích "NEWS", "Profil" và "Kurier" và vì thế là nhà xuất bản có nhiều quyền lực nhất Áo. Các nhật báo khác là "Der Standard", "Die Presse" và "Salzburger Nachrichten". Mặc dù có nhiều điều kiện khó khăn về địa hình nhưng Áo vẫn có một mạng lưới viễn thông tốt. Trên thực tế toàn bộ lãnh thổ liên bang đều được kết mạng cho điện thoại cố định và được phủ sóng cho điện thoại di động. Các dịch vụ như UMTS hiện chỉ hoạt động trong các vùngđông dân cư nhưng được mở rộng liên tục. Thuộc trongsố các nhà cung ứng dịch vụ truyền thông lớn nhất là Telekom Austria, Mobilkom Austria, Drei, T-Mobile và Tele2. Internet vận tốc cao thật ra đều có trong toàn nước Áo. Nhà vận hành mạng ớn nhất là Austria Telekom. Các nhà cung ứngdịch vụ khác hiện đang cố gắng xây dựng mạng lưới cao tốc riêng. Phần lớn các mạng này nằm trong các trung tâm đông dân cư. Văn hóa là một đề tải rộng lớn ở Áo: Trong tất cả các thời kỳ đều hình thành nhiều công trình xây dựng quan trọng mà trong số đó nhiều công trình thuộc về di sản thế giới của UNESCO. Trong thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX Viên là một trung tâm hàng đầu của cuộc sống âm nhạc, không những chỉ được thể hiện trong con số rất nhiều tên tuổi các nhạc sĩ và nhà soạn nhạc gắn bó với đất nước mà còn trong con số lớn các nhà hát opera, nhà hát và nhà hòa nhạc vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, cũng như trong những thuyền thống âm nhạc đa dạng như buổi hòa nhạc năm mới hay rất nhiều lễ hội. Thêm vào đó là một truyền thống nhà hát lâu đời. Thế nhưng trong lãnh vực ẩm thực Áo cũng có một truyền thống rộng lớn, được thể hiện ví dụ như trong văn hóa của các quán cà phê ở Viên hay qua nhiều món ăn đặc trưng của đất nước. Năm 2003 thành phố Graz đã là thủ đô văn hóa của châu Âu. Âm nhạc cổ điển vẫn có tầm quan trọng cho đến ngày nay trong văn hóa Áo. Nước Áo có nhiều nhà soạn nhạc được nhiều người biết đến. Thuộc vào trong số những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất, ngoài những người khác, là người con của thành phố Salzburg Wolfgang Amadeus Mozart, Joseph Haydn, Franz Schubert, Anton Bruckner, Johann Strauß (cha), người được xem là một trong những người sáng lập nên waltz của Viên, và Johann Strauß (con), "vua waltz". Những người yêu âm nhạc của thế kỷ XX cũng biết đến Gustav Mahler, Arnold Schönberg, Alban Berg và Anton von Webern. Tiếp nối truyền thống này từ âm nhạc cổ điển là nhiều nhà nhạc trưởng dành nhạc nổi tiếng như Erich Kleiber, Herbert von Karajan, Karl Böhm, Nikolaus Harnoncourt hay Franz Welser-Möst. Buổi hòa nhạc năm mới của Wiener Philharmoniker nổi tiếng được truyền đi đến 44 quốc gia trên thế giới và vì thế vào buổi sáng năm mới ngày 1 tháng 1 đến với gần một tỉ người. Đạt nhiều thành công trong lãnh vực nhà hát, ngoài những người khác là Max Reinhardt, Karl Farkas, Curd Jürgens, Maximilian Schell, Romy Schneider, Senta Berger, Oskar Werner, O. W. Fischer, Otto Schenk, Klaus Maria Brandauer, Martin Kusej. Những nhà đạo diễn phim nổi tiếng của Áo là Barbara Albert, Ruth Beckermann, Florian Flicker, Robert Dornhelm, Nikolaus Geyrhalter, Michael Glawogger, Wolfgang Glück, Michael Haneke, Jessica Hausner, Michael Kreihsl, Fritz Lang, Bady Minck, Franz Novotny, Peter Patzak, Otto Preminger, Stefan Ruzowitzky, Anja Salomonowitz, Hubert Sauper, Ulrich Seidl, Götz Spielmann, Josef von Sternberg, Erich von Stroheim, Hans Weingartner, Virgil Widrich, Billy Wilder. Đọc thêm: Liên hoan phim tại Áo, Lịch sử điện ảnh Áo Thuộc vào trong số những nhà văn nổi tiếng nhất của Áo là Franz Grillparzer, Joseph Roth, Johann Nestroy, Robert Musil, Karl Kraus, Friedrich Torberg, Felix Mitterer, Thomas Bernhard và Peter Handke, cũng như là nhà văn nữ đã nhận Giải Nobel về hòa bình Bertha von Suttner và nhà văn nữ nhận Giải Nobel về văn học năm 2004 Elfriede Jelinek. Môn thể thao được người Áo ưa chuộng nhất là chạy ski, tiếp theo sau đó là bóng đá và chạy xe đạp. Thế nhưng đi dạo hay leo núi ngày cũng được ưa thích hơn trong mọi lứa tuổi. Do địa thế địa lý nên trong nhiều bộ môn thể thao mùa đông nước Áo thuộc trong số những quốc gia dẫn đầu của thế giới. Thể thao mùa đông rất được ưa chuộng ở Áo và các chương trình truyền hình về thể thao mùa đông có rất nhiều khán giả, đặc biệt là các giải thi đấu về trượt tuyết. Các vận động viên thể thao trượt tuyết nổi tiếng trong những năm vừa qua là Hermann Maier, Renate Götschl, Michaela Dorfmeister, Alexandra Meissnitzer, Benjamin Raich, Michael Walchhofer và Rainer Schönfelder. Các nhà trượt ski đạt nhiều thành tích trong lịch sử là Toni Sailer, Karl Schranz, Franz Klammer, Stephan Eberharter hay Annemarie Moser-Pröll. Áo cũng thường đạt nhiều thành tích đáng kể trong các bộ môn thể thao mùa hè hay trong những bộ môn thể thao có thể được chơi trong suốt cả năm. Thế nhưng ngoại trừ bóng đá, các bộ môn thể thao này không được người dân ưa thích nhiều như thể thao mùa đông. Những vận động viên đoạt giải Thế vận hội mùa hè (2004): Thể thao trong các câu lạc bộ hay hiệp hội được đánh giá cao trong Áo. Trong một số làng hay thành phố hơn nửa người dân luyện tập thể thao tích cực trong các câu lạc bộ hay hiệp hội. Trước nhất là bóng đá, đặc biệt là ở tại Viên, bộ môn thể thao có truyền thống lâu đời, và sau đó là một vài bộ môn thể thao ít được biết đến hơn có nhiều người tham gia. Hypo Österreich thuộc hàng đầu của thế giới trong bóng ném nữ cũng như là Chrysler Vienna Vikings trong bóng bầu dục nghiệp dư. Các đội thể thao có nhiều thành tích: Môn thể thao phổ biến nhất ở Áo là bóng đá, được điều hành bởi Hiệp hội bóng đá Áo. Đội tuyển bóng đá quốc gia Áo từng là thế lực ở trên thế giới và từng giành vị trí thứ 4 tại World Cup 1934, thứ 3 tại World Cup 1954. Tuy nhiên, gần đây bóng đá Áo đã không được thành công trong các giải đấu quốc tế. Áo từng đồng tổ chức Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008 với Thụy Sĩ. Giải đấu bóng đá quốc gia của Áo là Austria Bundesliga, bao gồm các CLB bóng đá như SK Rapid Wien, FK Austria Wien, Red Bull Salzburg và Sturm Graz.
2821
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2821
Tiếng Đức
Tiếng Đức ( ) là một ngôn ngữ German Tây được sử dụng chủ yếu tại Trung Âu. Đây là ngôn ngữ chính thức tại Đức, Áo, Thụy Sĩ, Nam Tyrol (Ý), cộng đồng nói tiếng Đức tại Bỉ, và Liechtenstein; đồng thời là một trong những ngôn ngữ chính thức tại Luxembourg và tỉnh Opolskie của Ba Lan. Những ngôn ngữ lớn khác có quan hệ với tiếng Đức gồm những ngôn ngữ thuộc nhánh Tây German khác, như tiếng Afrikaans, tiếng Hà Lan, và tiếng Anh. Đây là ngôn ngữ German phổ biến thứ nhì trên thế giới, chỉ sau tiếng Anh. Là một trong những ngôn ngữ lớn trên thế giới, tiếng Đức có khoảng 95 triệu người bản ngữ trên toàn cầu và là ngôn ngữ có số người bản ngữ lớn nhất Liên minh châu Âu. Tiếng Đức cũng là ngoại ngữ được dạy phổ biến thứ ba ở Hoa Kỳ (sau tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp) và EU (sau tiếng Anh và tiếng Pháp), ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ nhì trong khoa học và ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba trên Internet (sau tiếng Anh và tiếng Nga). Các quốc gia nói tiếng Đức đứng thứ năm về số đầu sách mới xuất bản hàng năm, với một phần mười số sách trên thế giới (gồm e-book) phát hành bằng tiếng Đức. Đa phần từ vựng tiếng Đức có gốc German. Một phần được vay mượn từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, và một ít từ hơn mượn từ tiếng Pháp và tiếng Anh. Với những dạng chuẩn khác nhau (tiếng Đức chuẩn Đức, tiếng Đức chuẩn Áo, và tiếng Đức chuẩn Thụy Sĩ), tiếng Đức là một ngôn ngữ đa tâm. Như tiếng Anh, tiếng Đức cũng đáng chú ý vì số lượng phương ngữ lớn, với nhiều phương ngữ khác biệt tồn tại trên thế giới. Do sự không thông hiểu lẫn nhau giữa nhiều "phương ngữ" và tiếng Đức chuẩn, và sự thiểu thống nhất về định nghĩa giữa một "phương ngữ" và "ngôn ngữ", nhiều dạng hay nhóm phương ngữ tiếng Đức (như Hạ Đức và Plautdietsch) thường được gọi là cả "ngôn ngữ" và "phương ngữ". Do sự hiện diện của kiều dân Đức, cũng như việc tiếng Đức là ngoại ngữ phổ biến thứ ba ở cả Hoa Kỳ và EU cùng những yếu tố khác, người nói tiếng Đức hiện diện tại tất cả các châu lục. Về số người nói trên toàn cầu, sự ước tính luôn bị ảnh hưởng bởi việc thiếu nguồn thông tin xác thực và chắc chắn. Thêm vào đó, việc thiếu thống nhất giữa "ngôn ngữ" hay "phương ngữ" (vì lý do chính trị hay ngôn ngữ học) càng gây thêm khó khăn trong tính toán. Dựa trên việc gộp vào hay loại ra một vài dạng ngôn ngữ nhất định, ước tính rằng có khoảng 90–95 triệu người nói tiếng Đức như ngôn ngữ thứ nhất, 10–25 triệu người nói như ngôn ngữ thứ hai, và 75–100 triệu người nói như một ngoại ngữ. Như vậy, tổng cộng có chừng 175–220 triệu người nói tiếng Đức toàn cầu. Tiếng Đức là một ngôn ngữ hòa kết (ngôn ngữ biến tố), với ba giống: đực, cái, và trung. Danh từ được chia theo cách, giống, và số. Mức độ biến tố này ít hơn đáng kể so với tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp cổ đại, và tiếng Phạn, và cũng phần nào ít hơn so với tiếng Anh cổ, tiếng Iceland và tiếng Nga. Với ba giống và bốn cách, cộng với số nhiều, có 16 loại danh từ theo giống, số và cách, nhưng chỉ có sáu mạo từ hạn định. Ở danh từ, sự biến tố là nhất thiết đối với từ giống đức mạnh và trung số ít. Tuy nhiên, sở hữu cách và tặng cách đang dần bị mất đi trong đối thoại thông tục. Đuôi danh từ biến cách cho bị xem là "lỗi thời" trong nhiều trường hợp và thường bị bỏ đi, nhưng vẫn còn trong tục ngữ, trong lối nói trang trọng và khi viết. Danh từ giống đực yếu dùng chung một đuôi danh từ trong đối cách, tặng cách và sở hữu cách ở số ít. Danh từ giống cái không biến cách ở số ít. Từ số nhiều có biến tố tặng cách. Tổng cộng, bảy đuôi biến tố (không tính phần chỉ số nhiều) hiện diện trong tiếng Đức: ". Trong chính tả tiếng Đức, danh từ và đa số các từ có chức năng cú pháp với danh từ được viết hoa ký tự đầu ("" – "Vào thứ sáu tôi đi mua sắm."). Các yếu tố ảnh hưởng đến động từ tiếng Đức là: Ý nghĩa của động từ có thể được mở rộng và thay đổi bởi việc sử dụng tiền tố. Ví dụ tiền tố chỉ sự phá hủy, như ' (xé rách ra), ' (đập vỡ ra), ' (cắt ra). Một số tiền tố khác chỉ mang ý nghĩa mơ hồ nào đó; đi cùng một số lớn động từ với ý nghĩa đa dạng, ' (thử) từ ' (tìm kiếm), ' (dò hỏi) từ ' (lấy), ' (phân bổ) từ ' (chia sẻ), ' (hiểu) từ "" (đứng). Tiếng Đức là ngôn ngữ có sự khác biệt mạnh giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết sử dụng rất nhiều cấu trúc mệnh đề quan hệ nhúng nhưng nó gần như không bao giờ được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Trong giao tiếp hàng ngày, mệnh đề quan hệ con (hay còn gọi là câu phụ, nebensatz) hay được sử dụng và luôn luôn được nói kèm với từ quan hệ. Việc giản lược bất kỳ các cấu trúc ngữ pháp nào kể cả trong văn phong nói (chẳng hạn giản lược từ quan hệ như trong tiếng Anh) cũng đều bị coi là sai ngữ pháp. Cụm danh từ ghép lúc nào cũng được viết liền nhau và giống như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga..., nó được sắp xếp ngược (stacked backward). Ví dụ: Xô: Eimer Nước: Wasser => Xô nước: Wassereimer.
2838
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2838
Cân
Cân là đơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường cổ Việt Nam, hiện nay tương đương với 1 kilôgram, hay nôm na là 10 lạng, được sử dụng trong giao dịch đời thường ở Việt Nam. Nó cũng là đơn vị đo khối lượng cổ tại Trung Quốc, Hồng Kông... Hiện nay, một cân bằng 10 lạng. Trong quá khứ, một cân bằng 16 lạng (cân thập lục), nên mới có câu nói dân gian "kẻ tám lạng người nửa cân" (ý nói hai bên bằng nhau). Lúc đó, giá trị của cân trong hệ đo lường cổ của Việt Nam, theo , là 604,5 gam. Có thể một số địa phương ở Việt Nam vẫn còn dùng quy ước khác nhau về cân và lạng. Có nguồn cho biết trước đây 1 cân bằng khoảng 400 gam. Cân thập lục cũng được gọi là cân ta để phân biệt với cân tây là giá trị hiện đại của cân (bằng 1 ki-lô-gam). Ở Trung Quốc, cân cũng là đơn vị đo khối lượng cổ, ngày nay bằng 500 gam. Trong lịch sử, một cân ở Trung Hoa có thể có giá trị khác, ví dụ như 600 g (16 lạng). Ở Hồng Kông, theo , một cân bằng 604,79 gam.
2839
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2839
Lạng
Lạng (còn gọi là lượng, tiếng Hán: 兩; pinyin: liǎng) là đơn vị đo khối lượng, trong hệ đo lường cổ Việt Nam, được sử dụng trong giao dịch đời thường ở Việt Nam. Nó cũng là đơn vị đo khối lượng cổ ở Trung Quốc, Hồng Kông... Theo cả ngày xưa lẫn ngày nay, 1 lạng bằng 100 gram, và ngày xưa 16 lạng mới được 1 cân, nên mới có câu nói dân gian "kẻ tám lạng người nửa cân" (ý nói hai bên bằng nhau). Theo từ điển Hán-Việt Thiều Chửu: "Lạng, cân ta, mười đồng cân gọi là một lạng, mười sáu lạng là một cân". Có thể một số địa phương ở Việt Nam vẫn còn dùng quy ước khác nhau về cân và lạng. Có nguồn ghi một lạng bằng 25 gam. Theo một lạng bằng 10 đồng (còn gọi là tiền 錢), 100 phân (分), 1000 ly (厘), 10.000 hào (毫), 100.000 ty (絲), 1000.000 hốt (忽). Sau khi người Pháp vào Việt Nam thì việc áp dụng hệ đo lường quốc tế mới được triển khai. Lạng đã bị thay đổi ý nghĩa và giá trị. Hiện nay một lạng bằng 1/10 cân, tức là 0,1 kilôgam (đơn vị đo khối lượng tiêu chuẩn trong hệ đo lường quốc tế) hay là 100 gam. Khi nói về đo lường khối lượng của kim loại quý, ví dụ như vàng, bạc, bạch kim v.v, người Việt cũng dùng từ lạng với ý nghĩa như từ lượng hay cây. Một "lạng" hay "lượng" hay "cây" trong trường hợp này bằng 37,50 gam. Giá trị này hiện vẫn còn được sử dụng trong ngành kim khí quý. Ở Trung Quốc, lạng cũng là một đơn vị đo khối lượng cổ, ngày nay được chuẩn hóa với giá trị 50 gam. Lượng (兩) ở Hồng Kông, theo , bằng 1/16 cân Hồng Kông, bằng 37,79936375 g, tương đương với 1+1⁄3 Ounce (1 Ounce avoirdupois quốc tế là 28,3495231 g).
2849
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2849
Úc
Úc, Úc Đại Lợi Á hay Australia (phiên âm: "Ô-xtrây-li-a", phát âm tiếng Anh: ,), tên chính thức là Thịnh vượng chung Úc (), là một quốc gia có chủ quyền nằm ở giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; lãnh thổ bao gồm lục địa Úc, đảo Tasmania và các đảo nhỏ lân cận. Đây là quốc gia lớn thứ 6 trên thế giới về diện tích. Các quốc gia lân cận của Úc bao gồm có Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea ở phía bắc, các quần đảo Solomon, Vanuatu, và Nouvelle-Calédonie thuộc Pháp ở phía đông bắc và New Zealand ở phía đông nam. Thủ đô của Úc là Canberra, thành phố lớn nhất là Sydney. Úc có ngôn ngữ quốc gia là tiếng Anh và ngoài ra còn có hơn 200 ngôn ngữ khác được sử dụng. Những người Úc bản địa đã sinh sống tại lãnh thổ Úc cách đây ít nhất là vào khoảng 40.000 năm, trước khi người Anh tới định cư lần đầu tiên vào thế kỷ XVIII, người Úc bản địa nói nhiều ngôn ngữ khác nhau và ngày nay chúng được nhóm lại thành khoảng 250 nhóm. Các nhà thám hiểm người Hà Lan khám phá ra lục địa vào năm 1606, sau đó, Anh Quốc tuyên bố chủ quyền đối với nửa phía đông của Úc vào năm 1770 và bắt đầu tiến hành công cuộc thuộc địa hóa nơi đây bằng cách đày các tội phạm đến New South Wales từ ngày 26 tháng 1 năm 1788. Dân số Úc tăng đều đặn trong các thập kỷ tiếp theo và người châu Âu nhập cư dần trở nên vượt trội so người bản địa. Ngày 1 tháng 1 năm 1901, 6 thuộc địa liên hiệp tuyên bố thành lập Thịnh vượng chung Úc; bao gồm 6 bang chính và một số lãnh thổ nhỏ trên biển. Từ khi thành lập, Úc duy trì một hệ thống chính trị dân chủ tự do hoàn chỉnh và ổn định. Dân số Úc hiện nay được ước tính vào khoảng 23,1 triệu, Úc có mức độ đô thị hóa cao, tập trung tại các bang giáp biển. Lãnh thổ Úc rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng có mật độ dân số rất thấp. Úc là một quốc gia công nghiệp phát triển, nền kinh tế Úc lớn thứ 13 trên thế giới theo GDP danh nghĩa năm 2020 còn GDP bình quân đầu người thì cao thứ 10 toàn cầu năm 2019. Chi tiêu quân sự của Úc đứng thứ 10 thế giới năm 2020. Úc được xếp hạng cao trong hầu hết các chỉ số như phát triển con người, bình quân tiêu chuẩn, chất lượng sinh hoạt, y tế, giáo dục, tự do kinh tế, các quyền tự do dân sự và tự do chính trị. Úc là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn trong số đó nổi bật như Liên Hợp Quốc, Câu lạc bộ Paris, G20, Khối Đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ, Thịnh vượng chung các quốc gia, ANZUS, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương. Tên gọi "Úc" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Bằng tiếng Trung, "Aus-tra-li-a" được phiên âm là "澳大利亞" (phanh âm: "Àodàlìyà", Hán-Việt: "Áo Đại Lợi Á"). Chữ "澳" có hai âm Hán-Việt là "áo" (bính âm: "ào") và "úc" (bính âm: "yù"). Trong khi người Hán quen đọc chữ "澳" trong tên gọi "澳大利亞" là "Áo", người Việt Nam vẫn đọc thành "Úc" để phân biệt với Austria đã được Việt hóa thành "Áo". Tuy nhiên, "Australia" - tên tiếng Anh của Úc cũng được dùng phổ biến trong tiếng Việt giống như trường hợp của nước Ý (hay Italia). Tên gọi "Australia" bắt nguồn từ từ "australia" trong tiếng Latinh có nghĩa là "phương nam". Những huyền thoại về "một vùng đất chưa được biết đến ở phương Nam" đã có từ thời La Mã và là cái tên bình thường trong địa lý thời Trung Cổ nhưng không dựa trên bất kỳ sự hiểu biết giấy tờ nào về lục địa này. Năm 1521, người Tây Ban Nha là một trong những người châu Âu đầu tiên đến Thái Bình Dương. Lần sử dụng từ "Australia" lần đầu tiên là vào năm 1625 - nằm trong những chữ "Ghi chép về Australia del Espiritu Santo, viết bởi Master Hakluyt", xuất bản bởi Samuel Purchas ở trong "Hakluytus Posthumus". Trong tiếng Hà Lan, từ "Australische" thuộc dạng tính từ được sử dụng bởi công ty Đông Ấn Hà Lan ở Batavia để nhắc tới vùng đất mới được khám phá ở phía Nam năm 1638. Australia còn được sử dụng trong một bản dịch năm 1693 của "Les Aventures de Jacques Sadeur dans la Découverte et le Voyage de la Terre Australe", một tiểu thuyết Pháp năm 1676 viết bởi Gabriel de Foigny. Alexander Dalrymple sau đó sử dụng từ này trong "An Historical Collection of Voyages and Discoveries in the South Pacific Ocean" (1771), nhắc tới toàn bộ vùng Nam Thái Bình Dương. Năm 1793, George Shaw và James Smith xuất bản cuốn "Zoology and Botany of New Holland" ("Hệ động thực vật của Tân Hà Lan") trong đó họ đã viết hàng loạt "những đảo, hoặc đúng hơn là lục địa, của Australia, Australasia hoặc Tân Hà Lan". Cái tên "Australia" được phổ biến bởi cuốn sách năm 1814 "A Voyage to Terra Australis" ("Một chuyến đi biển tới Australis") bởi nhà hàng hải Matthew Flinders, người đầu tiên được ghi chép là đã đi vòng quanh Australia bằng đường biển. Mặc dù tựa đề của nó được sử dụng cho Bộ Hải quân Anh nhưng Flinders đã dùng từ "Australia" trong cuốn sách của ông bởi vì nó được đọc một cách rộng rãi nên từ này trở nên thịnh hành. Thống đốc Lachlan Macquarie của New South Wales sau đó đã sử dụng từ này trong bản thông điệp gửi tới nước Anh ngày 12 tháng 12 năm 1817, giới thiệu với văn phòng thuộc địa rằng từ ngữ này đã được chính thức thông qua. Năm 1824, Bộ Hải quân đã đồng ý rằng lục địa này sẽ được nhắc tới chính thức bằng cái tên Australia. Theo ước tính, loài người bắt đầu định cư tại lục địa Úc từ 42.000 đến 48.000 năm trước, các di dân này có thể đã từ khu vực mà nay là Đông Nam Á và đến theo các cầu lục địa và vượt biển khoảng cách ngắn. Các cư dân đầu tiên này có thể là tổ tiên của thổ dân Úc hiện nay. Khi người châu Âu tiến hành định cư vào cuối thế kỷ XVIII, hầu hết thổ dân Úc là những người săn bắn-hái lượm, có một văn hóa truyền khẩu phức tạp và các giá trị tinh thần dựa trên sùng kính thổ địa và tin tưởng vào thời mộng ảo. Người quần đảo Eo biển Torres thuộc nhóm dân tộc Melanesia, họ ban đầu là những người làm vườn và săn bắn-hái lượm. Các ngư dân từ Đông Nam Á hàng hải thỉnh thoảng cũng đi đến các vùng duyên hải và vùng biển bắc bộ của Úc. Nhà hàng hải người Hà Lan Willem Janszoon là người châu Âu đầu tiên được ghi chép là đã trông thấy đại lục Úc, và là người châu Âu đầu tiên được ghi chép là đã đổ bộ lên lục địa Úc. Ông trông thấy bờ biển của bán đảo Cape York vào đầu năm 1606, và tiến hành đổ bộ vào ngày 26 tháng 2 tại sông Pennefather gần thị trấn Weipa ngày nay tại Cape York. Người Hà Lan vẽ hải đồ toàn bộ đường bờ biển tây bộ và bắc bộ và đặt tên cho lục địa đảo là "Tân Hà Lan" trong thế kỷ XVII, song không tiến hành nỗ lực định cư. Nhà thám hiểm người Anh William Dampier đổ bộ lên bờ biển tây-bắc của Tân Hà Lan vào năm 1688 và tiếp một lần nữa vào năm 1699 trong một chuyến đi trở lại. Năm 1770, James Cook đi thuyền dọc theo và vẽ bản đồ bờ biển phía đông, ông định danh cho nó là New South Wales và tuyên bố chủ quyền cho Anh Quốc. Sau khi mất 13 thuộc địa tại Bắc Mỹ vào năm 1780, Chính phủ Anh cử một hạm đội tàu, "Đệ Nhất hạm đội", dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Arthur Phillip, đi thiết lập một thuộc địa lưu đày mới tại New South Wales. Một trại được lập ra và quốc kỳ được kéo lên tại Sydney Cove, Port Jackson, vào ngày 26 tháng 1 năm 1788, ngày này trở thành ngày quốc khánh của Úc. Một khu định cư của Anh Quốc được thiết lập tại đất Van Diemen, nay là Tasmania, vào năm 1803 và đảo này trở thành một thuộc địa riêng biệt vào năm 1825. Anh Quốc chính thức tuyên bố chủ quyền đối với phần tây bộ của Tây Úc (thuộc địa sông Swan) vào năm 1828. Các thuộc địa riêng biệt được tách ra từ các lãnh thổ của New South Wales: Nam Úc vào năm 1836, Victoria vào năm 1851, và Queensland vào năm 1859. Lãnh thổ phương Bắc được tách ra từ Nam Úc và thành lập vào năm 1911. Nam Úc được thành lập với tình trạng là một "tỉnh tự do" – nơi này chưa từng là một thuộc địa lưu đày. Victoria và Tây Úc cũng được thành lập với tình trạng "tự do", song về sau chấp thuận các tù nhân được vận chuyển đến. Những người định cư tại New South Wales tiến hành một chiến dịch mà cuối cùng đã dẫn đến việc chấm dứt vận chuyển tù nhân đến thuộc địa này; tàu chở tù nhân cuối cùng đến vào năm 1848. Theo ước tính, dân số thổ dân là từ 750.000 đến 1.000.000 vào thời điểm người châu Âu bắt đầu định cư, song dân số của họ suy giảm trong 150 năm sau đó, chủ yếu do bệnh truyền nhiễm. Một chính sách "đồng hóa" của chính phủ bắt đầu với "Đạo luật Bảo vệ thổ dân 1869", kết quả là nhiều trẻ em thổ dân bị đưa ra khỏi gia đình và cộng đồng của chúng, hành động này cũng có thể góp phần vào sự suy giảm của dân số người bản địa. Chính phủ Liên bang giành được quyền ra các điều luật tôn trọng thổ dân sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1967. Quyền sở hữu đất đai theo truyền thống—quyền sở hữu của thổ dân—không được công nhận cho đến năm 1992, khi Tòa Cao đẳng Úc ra phán quyết "Mabo v Queensland (số 2)" lật đổ học thuyết pháp lý rằng Úc là "đất vô chủ" trước khi người châu Âu chiếm giữ. Một cơn sốt vàng bắt đầu tại Úc vào đầu thập kỷ 1850 và Nổi loạn Eureka năm 1854 nhằm chống phí cấp phép khai mỏ là một biểu hiện bất tuân dân sự đầu tiên. Từ năm 1855 đến năm 1890, sáu thuộc địa dần giành được quyền có chính phủ chịu trách nhiệm, tự quản lý hầu hết các vấn đề của họ song vẫn là một bộ phận của Đế quốc Anh. Văn phòng Thuộc địa tại Luân Đôn duy trì quyền kiểm soát trên một số vấn đề, đáng chú ý là các quan hệ đối ngoại, phòng thủ, xây dựng và vận chuyển quốc tế. Ngày 1 tháng 1 năm 1901, đạt được liên minh của các thuộc địa sau một thập kỷ lên kế hoạch, thảo luận và bỏ phiếu. Thịnh vượng chung Úc được thành lập và trở thành một nước tự trị của Đế quốc Anh vào năm 1907. Lãnh thổ Thủ đô Liên bang (sau đổi tên thành Lãnh thổ Thủ đô Úc) được thành lập vào năm 1911 để làm địa điểm của thủ đô liên bang tương lai- Canberra. Trong khi Canberra được xây dựng, Melbourne là nơi tạm thời đặt trụ sở chính phủ từ năm 1901 đến năm 1927. Quyền kiểm soát Lãnh thổ phương Bắc được chuyển từ chính phủ Nam Úc sang nghị viện liên bang vào năm 1911. Năm 1914, Úc cùng Anh Quốc chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, với sự ủng hộ của Đảng Tự do Thịnh vượng chung đang chuyển giao và Đảng Lao động Úc đang tiếp nhận chính phủ. Úc tham gia trong nhiều trận chiến lớn tại Mặt trận phía Tây. Trong số khoảng 416.000 người từng phục vụ, khoảng 60.000 chết và 152.000 bị thương. Nhiều người Úc nhìn nhận thất bại của Quân đoàn Úc và New Zealand tại Gallipoli là mốc quốc gia đản sinh, đó là hành động quân sự lớn đầu tiên của Úc.Chiến dịch đường Kokoda được nhiều người nhìn nhận là một sự kiện định nghĩa quốc gia tương tự trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đạo luật Westminster 1931 của Anh Quốc chính thức chấm dứt hầu hết các liên kết hiến pháp giữa Úc và Anh Quốc. Úc chuẩn thuận nó vào năm 1942, song tuyên bố rằng đạo luật có hiệu lực từ năm 1939 để xác nhận tính hợp lệ của các pháp luật do Nghị viện Úc thông qua trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Bất ngờ trước thất bại của Anh Quốc tại châu Á vào năm 1942 và mối đe dọa Nhật Bản xâm chiếm khiến Úc hướng sang Hoa Kỳ như một đồng minh và nước bảo hộ mới. Từ năm 1951, Úc trở thành một đồng minh quân sự chính thức của Hoa Kỳ, theo hiệp định ANZUS. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Úc khuyến khích nhập cư từ châu Âu. Kể từ thập niên 1970 và sau khi bãi bỏ chính sách Úc Da trắng, nhập cư từ châu Á và những nơi khác cũng tăng tiến. Kết quả là Úc có sự biến đổi về các mặt nhân khẩu học, văn hóa, tự nhận thức về bản thân. Việc thông qua Đạo luật Úc năm 1986 đã đoạn tuyệt các quan hệ hiến pháp cuối cùng giữa Úc và Anh Quốc, theo đó chấm dứt hoàn toàn vai trò của Anh Quốc trong chính phủ của các bang của Úc, và kết thúc quyền chọn lựa chống án pháp lý lên Xu mật viện tại Luân Đôn. Trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1999, 55% số cử tri và đa số tại mọi bang đã bác bỏ một đề xuất trở thành một nước cộng hòa với một tổng chống được bầu từ ít nhất 2/3 số phiếu tại cả hai viện của Nghị viện Úc. Kể từ khi Gough Whitlam trở thành thủ tướng vào năm 1972, chính sách đối ngoại của Úc ngày càng tập trung vào các mối quan hệ với các quốc gia khác trong vành đai Thái Bình Dương, trong khi duy trì quan hệ gần gũi với các đồng minh và đối tác thương mại truyền thống của mình. Diện tích đất liền của Úc là . Tọa lạc trên mảng Ấn-Úc, bao quanh là Ấn Độ Dương (phía tây và phía nam) và Thái Bình Dương (phía đông), tách biệt với châu Á qua các biển Arafura và Timor, biển San hô nằm ngoài khơi bờ biển bang Queensland, và biển Tasman nằm giữa Úc và New Zealand. Úc là lục địa nhỏ nhất thế giới nhưng là quốc gia lớn thứ 6 về tổng diện tích, do kích thước lớn và biệt lập nên Úc còn được gán cho tên "lục địa đảo", và đôi khi được xem là đảo lớn nhất thế giới. Úc có đường bờ biển dài (chưa tính đến các đảo ngoài khơi), và tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng , chưa tính đến vùng đặc quyền kinh tế của Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc. Rạn san hô Great Barrier (Đại Bảo tiêu) là ám tiêu san hô lớn nhất thế giới, có một khoảng cách ngắn với bờ biển đông bắc của lục địa và trải dài trên . Núi Augustus tại Tây Úc được tuyên bố là đá nguyên khối lớn nhất thế giới. Với độ cao , núi Kosciuszko thuộc Great Dividing Range (dãy Đại Phân Thủy) là núi cao nhất tại Úc đại lục. Các đỉnh núi cao hơn là đỉnh Mawson với cao độ trên đảo Heard; núi McClintock và núi Menzies có cao độ lần lượt là và tại Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc. "Nước Úc rộng lớn tới mức trải dài hết lục địa Australian" Kích thước lớn khiến Úc có nhiều dạng phong cảnh khác nhau, với rừng mưa nhiệt đới ở đông-bắc, các dãy núi ở đông-nam, tây-nam và đông, các hoang mạc khô hạn ở trung tâm. Úc là lục địa bằng phẳng nhất, với đất đai cổ nhất và kém phì nhiêu nhất; hoang mạc hay các vùng đất bán khô hạn thường được gọi là "outback" tạo thành phong cảnh phổ biến nhất. Úc là lục địa có người định cư khô hạn nhất, chỉ có các góc đông-nam và tây-nam có khí hậu ôn hòa. Mật độ dân số của Úc là 2,8 người/km², xếp vào hàng thấp nhất trên thế giới, song một phần lớn dân cư sống dọc theo bờ biển đông-nam bộ có khí hậu ôn hòa. Đông bộ Úc có điểm nhấn là Great Dividing Range (dãy Đại Phân Thủy), dãy núi trải dài song song với bờ biển của Queensland, New South Wales và phần lớn Victoria. Nhiều phần của dãy núi gồm các đồi thấp, và các vùng đất cao thường không có cao độ lớn hơn . Các vùng cao duyên hải và một vành đai thảo nguyên cây keo nằm giữa bờ biển và các ngọn núi, trong khi vùng nội địa của dãy phân thủy là các khu vực thảo nguyên rộng lớn. Chúng gồm có các bình nguyên tây bộ của New South Wales, và cao địa Einasleigh, đài địa Barkly, và thổ địa Mulga ở vùng nội địa Queensland. Đỉnh cực bắc của vùng bờ biển phía đông là bán đảo Cape York với các khu rừng nhiệt đới. Các phong cảnh ở phần bắc bộ của quốc gia— Top End và Gulf Country nằm bên vịnh Carpentaria, có khí hậu nhiệt đới—gồm có rừng thưa, thảo nguyên, và hoang mạc. Tại góc tây-bắc của lục địa là các vách đá và hẻm núi sa thạch của vùng The Kimberley, và Pilbara ở bên dưới. Phía nam của chúng và vùng nội địa, nằm trên nhiều khu vực thảo nguyên hơn: đồng bằng Ord Victoria và đất bụi keo Tây Úc. Phần trung tâm của quốc gia là các cao địa Trung Úc; các đặc trưng của trung bộ và nam bộ gồm có các hoang mạc lục địa Simpson, Tirari và Sturt phủ đá, Gibson, Great Sandy-Tanami, và Đại Victoria, với bình nguyên Nullarbor nổi tiếng tại duyên hải nam bộ. Khí hậu Úc chịu ảnh hưởng đáng kể từ các dòng hải lưu, bao gồm lưỡng cực Ấn Độ Dương và dao động El Niño–phương Nam, tương quan với hạn hán theo chu kỳ, và hệ thống áp thấp nhiệt đới theo mùa là nhân tố sản sinh các xoáy tụ tại bắc bộ Úc. Các nhân tố này khiến cho lượng mưa thay đổi rõ rệt giữa các năm. Phần lớn phần bắc bộ của quốc gia có một khí hậu nhiệt đới, chủ yếu là mùa hạ-mưa (gió mùa). Góc tây nam của quốc gia có một khí hậu Địa Trung Hải. Phần lớn đông nam bộ (bao gồm Tasmania) có khí hậu ôn hòa. Mặc dù hầu hết lãnh thổ là bán khô hạn hoặc hoang mạc, song Úc sở hữu các môi trường sống đa dạng từ những bãi hoang núi cao đến rừng mưa nhiệt đới, và được công nhận là một quốc gia đa dạng sinh học siêu cấp. Các loại nấm điển hình cho sự đa dạng này; tổng số loài nấm xuất hiện tại Úc, bao gồm cả những loài chưa được phát hiện, được ước tính là khoảng 250.000 loài, trong đó chừng 5% đã được mô tả. Do là lục địa có tuổi lâu năm, các hình thái thời tiết thay đổi cực độ, và cô lập lâu dài về địa lý, phần lớn quần thể sinh vật của Úc có sự khác biệt và đa dạng. Xấp xỉ 85% loài thực vật có hoa, 84% loài thú, trên 45% loài chim, và 89% loài cá ven bờ và vùng ôn đới là loài đặc hữu. Úc là quốc gia có số loài bò sát lớn nhất thế giới, với 755 loài. Rừng tại Úc chủ yếu gồm các loài cây thường xanh, đặc biệt là các loài cây bạch đàn tại những vùng ít khô hạn, các loài keo thay thế địa vị chiếm ưu thế của chúng tại các vùng khô hạn hơn và các hoang mạc. Trong số các động vật nổi tiếng của Úc có các loài đơn huyệt (như thú mỏ vịt và thú lông nhím); một loạt loài thú có túi bao gồm kangaroo (chuột túi), koala (gấu không đuôi), và "Vombatidae" (gấu túi), và các loài chim như đà điểu Emu và chim bói cá kookaburra. Úc là nơi có nhiều loại động vật nguy hiểm, bao gồm một số loài rắn độc nhất trên thế giới. Người Nam Đảo đưa chó Dingo đến Úc- giống người này trao đổi mậu dịch với thổ dân Úc- khoảng năm 3000 TCN. Nhiều loài động thực vật bị tuyệt chủng ngay sau khi những người đầu tiên đến định cư, bao gồm quần thể động vật cỡ lớn Úc (Australian megafauna); nhiều loài khác biến mất sau khi người châu Âu đến định cư, trong số đó có "Thylacinus cynocephalus" (sói túi). Nhiều vùng sinh thái của Úc, cùng các loài trong những vùng đó, bị đe dọa do các hoạt động của con người và các loài động vật, tảo, nấm, và thực vật xâm nhập. "Đạo luật Bảo vệ môi trường và bảo toàn tính đa dạng sinh học 1999" cấp liên bang là khuôn khổ pháp lý cho việc bảo vệ các loài bị đe dọa. Nhiều khu bảo tồn được lập ra theo Chiến lược quốc gia về bảo toàn tính đa dạng sinh học của Úc để bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái độc đáo; 65 vùng đất ngập nước được liệt vào Công ước Ramsar, và 16 di sản tự nhiên thế giới được công nhận. Úc xếp hạng 51/163 thế giới trong Chỉ số thành tích môi trường 2010. Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu trở thành một mối quan tâm ngày càng tăng lên tại Úc, và bảo vệ môi trường là một vấn đề chính trị lớn. Năm 2007, Nội các đầu tiên của Thủ tướng Kevin Rudd ký vào văn kiện phê chuẩn nghị định thư Kyoto. Tuy thế, lượng phát thải cacbon dioxide đầu người của Úc nằm trong hàng cao nhất trên thế giới, chỉ thấp hơn một vài quốc gia công nghiệp hóa khác. Lượng mưa tại Úc tăng nhẹ trong thế kỷ qua, cả trên quy mô toàn quốc và hai góc phần tư của quốc gia. Hạn chế nước được tiến hành thường xuyên tại nhiều khu vực và thành thị của Úc, mục đích là nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt nước kinh niên do dân số thành thị tăng lên và hạn hán cục bộ. Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Quốc vương Charles III là nguyên thủ quốc gia với tư cách Quốc vương Úc - một vai trò tách biệt so với địa vị là quân chủ của các quốc gia khác trong Vương quốc Khối thịnh vượng chung. Quốc vương cư trú tại Anh Quốc, các phó vương đại diện cho ông tại Úc (Toàn quyền tại cấp liên bang và Thống đốc tại cấp bang), theo quy ước thì họ hành động theo cố vấn của các bộ trưởng. Hiến pháp Úc trao cho quân chủ quyền hành pháp tối cao, song quyền thi hành nó được Hiến pháp ban cho riêng Toàn quyền. Hành động đáng chú ý nhất về việc thực hành quyền lực dự trữ của Toàn quyền bên ngoài đề nghị của Thủ tướng là việc giải tán chính phủ Whitlam trong cuộc khủng hoảng hiến pháp năm 1975. Chính phủ liên bang được phân thành ba nhánh: Tham nghị viện (thượng nghị viện) có 76 nghị sĩ: mỗi bang có 12 nghị sĩ, mỗi lãnh thổ ở đại lục (Lãnh thổ thủ đô Úc và Lãnh thổ phương Bắc) có hai nghị sĩ. Chúng nghị viện (hạ nghị viện) có 150 thành viên được bầu theo hình thức mỗi đại biểu đại diện cho một khu vực bầu cử, được phân bổ cho các bang dựa theo dân số, với mỗi bang được đảm bảo tối thiểu là năm ghế. Bầu cử lưỡng viện theo thường lệ được tiến hành mỗi ba năm, và đồng thời; các thượng nghị sĩ từ các bang có các nhiệm kỳ 6 năm so le, còn thượng nghị sĩ từ các lãnh thổ không có nhiệm kỳ cố định mà phụ thuộc vào vòng bầu cử hạ nghị viện; do đó chỉ có 40 trong số 76 ghế tại Thượng được bầu trong các cuộc bỏ phiếu trừ khi vòng bị gián đoạn theo một quyết định giải tán lưỡng viện. Hệ thống bầu cử của Úc sử dụng bầu cử thay thế trong toàn bộ các cuộc bầu cử hạ nghị viện ngoại trừ tại Tasmania và Lãnh thổ Thủ đô Úc, bầu cử hạ nghị viện tại hai nơi này cũng như bầu cử thượng nghị viện liên bang và thượng nghị viện của hầu hết các bang là kết hợp bầu cử thay thế và đại diện tỷ lệ trong một hệ thống bầu cử có thể chuyển di đơn phiếu (single transferable vote). Bầu cử là bắt buộc đối với các công dân 18 tuổi và lớn hơn trong mỗi khu vực thuộc phạm vi quyền hạn, như là ghi danh (ngoại trừ Nam Úc). Đảng nhận được sự ủng hộ của đa số tại Hạ nghị viện sẽ thành lập chính phủ và lãnh tụ của họ trở thành Thủ tướng. Trong trường hợp không đảng nào giành được đa số ủng hộ, Toàn quyền có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, và nếu cần thiết thì bãi truất người để mất tín nhiệm của Nghị viện. Có hai phe chính trị lớn thường xuyên thành lập chính phủ ở cấp liên bang và cấp bang: Đảng Lao động Úc (Công đảng Úc) và Liên minh- về chính thức là một nhóm gồm có Đảng Tự do và đối tác nhỏ là Đảng Quốc gia. Các thành viên độc lập và của một vài đảng nhỏ cũng có đại diện trong lưỡng viện quốc hội Úc. Úc có tất cả tám bang và lãnh thổ gồm: sáu bang là—New South Wales (NSW), Queensland (QLD), Nam Úc (SA), Tasmania (TAS), Victoria (VIC) và Tây Úc (WA)—và hai lãnh thổ đại lục— Lãnh thổ Thủ đô Úc (ACT) và Lãnh thổ phương Bắc (NT). Trên hầu hết phương diện thì hai lãnh thổ này có chức năng như các bang, song Nghị viện Thịnh vượng chung có thể phế trưc bất kỳ pháp luật nào do nghị viện hai lãnh thổ này ban hành. Ngược lại, pháp luật liên bang chỉ có thể phế trừ pháp luật các bang trong các phạm vi được quy định trong điều 51 Hiến pháp; nghị viện các bang bảo lưu toàn bộ các quyền lập pháp còn lại, bao gồm trên các lĩnh vực trường học, cảnh sát bang, tòa án bang, đường sá, giao thông cộng cộng và chính phủ địa phương, những lĩnh vực không được liệt kê trong điều 51. Mỗi bang và lãnh thổ đại lục có nghị viện riêng—đơn viện tại Lãnh thổ phương Bắc, Lãnh thổ Thủ đô Úc, Queensland—và lưỡng viện tại các bang còn lại. Các bang là những thực thể có chủ quyền, song lệ thuộc vào các quyền hạn nhất định của Thịnh vượng chung theo như hiến pháp của liên bang. Các hạ nghị viện của các bang được gọi là Legislative Assembly (House of Assembly tại Nam Úc và Tasmania); các thượng nghị viện được gọi là Legislative Council. Người đứng đầu chính phủ mỗi bang là Thủ tướng (Premier) là tại mỗi lãnh thổ là Thủ tịch bộ trưởng (Chief Minister). Đại diện của Quốc vương tại mỗi bang là một Thống đốc (Governor); và tại Lãnh thổ phương Bắc là Quản lý viên (Administrator). Nghị viện liên bang trực tiếp quản lý các lãnh thổ sau: Đảo Norfolk về mặt kỹ thuật là một lãnh thổ ngoại bộ, song theo Đạo luật Đảo 1979 thì đảo này được trao thêm quyền tự trị và có hội đồng lập pháp riêng quản lý cục bộ. Đại diện cho Quốc vương là một Quản lý viên. Trong các thập kỷ gần đây, chi phối các chính sách đối ngoại của Úc là mối quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ, và mưu cầu phát triển các mối quan hệ với châu Á và Thái Bình Dương, đặc biệt là thông qua ASEAN và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương. Năm 2005, Úc gia nhập vào Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á và có ghế chính thức trong Hội nghị cấp cao Đông Á. Úc là một thành viên của Thịnh vượng chung các quốc gia, những người đứng đầu các chính phủ trong tổ chức này tiến hành hội nghị để thảo luận về hợp tác. Úc theo đuổi mục tiêu tự do hóa thương mại quốc tế. Quốc gia này dẫn đầu trong việc hình thành nhóm Cairns và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Úc là một thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và Tổ chức Thương mại Thế giới, và theo đuổi một số hiệp định thương mại tự do song phương quy mô lớn, chẳng hạn như Hiệp định Thương mại tự do Úc-Mỹ và Giao thiệp kinh tế gần gũi với New Zealand, cùng hiệp định thương mại tự do được dàn xếp với Trung Quốc, và Nhật Bản, Hàn Quốc vào năm 2011, Cùng với New Zealand, Anh Quốc, Malaysia và Singapore, Úc là một bên trong FPDA, một hiệp định phòng thủ khu vực. Úc là một thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc, cam kết mạnh mẽ đa phương hóa và duy trì một chương trình viện trợ cho khoảng 60 quốc gia. Ngân sách 2005–06 cung cấp 2,5 tỷ đô la Úc cho viện trợ phát triển. Lực lượng Quốc phòng Úc (ADF)—gồm có Hải quân Hoàng gia Úc (RAN), Lục quân Úc và Không quân Hoàng gia Úc (RAAF), tổng số nhân viên là khoảng 80 nghìn người. Vai trò Tổng tư lệnh mang tính danh nghĩa được trao cho Toàn quyền, người này bổ nhiệm một Tư lệnh lực lượng quốc phòng từ một trong số các nhân viên quân sự theo cố vấn của chính phủ. Hoạt động thường nhật của quân đội nằm dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh, trong khi nhiệm vụ quản lý trên quy mô rộng hơn và xây dựng chính sách quốc phòng do Bộ trưởng và Bộ Quốc phòng tiến hành. Trong ngân sách 2016–17, chi tiêu quốc phòng của Úc chiếm 2% GDP, đứng thứ 12 thế giới về ngân sách quốc phòng. Úc tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu trợ thiên tai và xung đột vũ trang; năm 2009, Úc triển khai khoảng 3.300 nhân viên quốc phòng trong 12 hoạt động quốc tế trong khu vực, bao gồm tại Đông Timor, Quần đảo Solomon và Afghanistan. Úc là một quốc gia giàu có với một nền kinh tế thị trường, GDP bình quân đầu người tương đối cao, và tỷ lệ nghèo tương đối thấp. Theo mức độ giàu có bình quân, Úc xếp hàng đầu thế giới trong năm 2013, song mức nghèo tại quốc gia tăng lên từ 10,2% đến 11,8% trong khoảng thời gian từ 2000/01 đến 2013. Viện Nghiên cứu Tín dụng Thụy Sĩ (Credit Suisse) xác định Úc là quốc gia có mức giàu có bình quân cao nhất trên thế giới và có mức giàu có bình quân đối với người trưởng thành cao thứ nhì thế giới trong năm 2013. Đô la Úc là tiền tệ của quốc gia, bao gồm cả đảo Christmas, quần đảo Cocos (Keeling), và đảo Norfolk, cũng như các đảo quốc độc lập Thái Bình Dương là Kiribati, Nauru, và Tuvalu. Với việc hợp nhất Sở giao dịch chứng khoán Úc (Australian Stock Exchange) và Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn Sydney vào năm 2006, Sở giao dịch chứng khoán Úc (Australian Securities Exchange) trở thành sở giao dịch chứng khoán lớn thứ chín trên thế giới. Úc xếp thứ ba trong Chỉ số Tự do kinh tế năm 2010, là nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới. Quốc gia xếp hạng hai trong Chỉ số phát triển con người năm 2011 của Liên Hợp Quốc, xếp hạng nhất trong Chỉ số thịnh vượng năm 2008 của Legatum. Toàn bộ các thành phố lớn của Úc đều được đánh giá tốt trong các nghiên cứu đáng sống tương đối toàn cầu; Melbourne đạt hạng nhất trong các danh sách thành phố đáng sống nhất của "The Economist"' năm 2011, 2012 và 2013, tiếp theo là Adelaide, Sydney, và Perth lần lượt xếp thứ 5, thứ 7, và thứ 9. Tổng nợ chính phủ của Úc chiếm 20% GDP vào năm 2010. Úc nằm trong số những nơi có giá nhà cao nhất và nợ hộ gia đình cao nhất trên thế giới. Nhấn mạnh vào các mặt hàng xuất khẩu thay vì hàng hóa chế tạo đã trở thành trụ cột trong sự gia tăng đáng kể giá cánh kéo của Úc từ khi bắt đầu thế kỷ XXI, do giá các mặt hàng tăng lên. Cán cân thanh toán của Úc âm trên 7% GDP, và trải qua thâm hụt tài khoản vãng lai lớn liên tục trong trên 50 năm. Úc là nền kinh tế phát triển duy nhất không trải qua suy giảm do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008–2009. Tuy nhiên, nền kinh tế của sáu đối tác thương mại lớn của Úc đã bị giảm sút, khiến Úc bị ảnh hưởng, gây cản trở đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây. Từ năm 2012 đến đầu năm 2013, kinh tế quốc dân của Úc tăng trưởng, song vài bang không dựa vào khai mỏ và kinh tế phi khai mỏ của Úc trải qua một cuộc suy giảm. Chính phủ của Bob Hawke thả nổi đô la Úc vào năm 1983 và bãi bỏ quy định một phần đối với hệ thống tài chính. Chính phủ Howard theo sau với việc bãi bỏ quy định một phần đối với thị trường lao động và đẩy mạnh tư nhân hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, đáng chú ý nhất là trong ngành công nghiệp viễn thông. Hệ thống thuế gián tiếp được thay đổi về căn bản vào tháng 7 năm 2000 bằng việc ra đời thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) 10%. Trong hệ thống thuế của Úc, thuế thu nhập cá nhân và công ty là những nguồn thu chính của thu nhập chính phủ. Tháng 5 năm 2012, Úc có 11.537.900 người lao động, với tỷ lệ thất nghiệp là 5,1%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh thiếu niên (15–24) đứng ở mức 11,2%. Dữ liệu được công bố vào giữa tháng 11 năm 2013 cho thấy rằng số người nhận phúc lợi tăng lên đến 55%%. Năm 2007, 228.621 người đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp của Newstart, con số này tăng lên 646.414 vào tháng 3 năm 2013. Trong thập kỷ qua, lạm phát thường niên là 2–3% và lãi suất cơ bản là 5–6%. Lĩnh vực dịch vụ của nền kinh tế, gồm du lịch, giáo dục, các dịch vụ tài chính, chiếm khoảng 70% GDP. Úc là nước giàu tài nguyên tự nhiên, là một nước lớn về xuất khẩu các nông sản, đặc biệt là lúa mì và len, các loại khoáng sản như quặng sắt vàng, mặt hàng năng lượng như khí đốt hóa lỏng và than đá. Mặc dù nông nghiệp và tài nguyên tự nhiên chỉ lần lượt chiếm 3% và 5% GDP, song chúng đóng góp đáng kể vào thành tích xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc trong năm 2005 là Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và New Zealand. Trong gần hai thế kỷ, phần lớn những người định cư, và sau đó là những người nhập cư, đến Úc từ Quần đảo Anh. Do vậy, người dân Úc chủ yếu có nguồn gốc dân tộc đảo Anh và/hoặc Ireland. Theo điều tra nhân khẩu năm 2016 tại Úc, các tổ tiên được khai nhiều nhất là người Anh (36,1%), người Úc (33,5%) song hầu hết có một phần tổ tiên Anh-Celt, người Ireland (11,0%), người Scotland (9,3%), người Hoa (5,6%), người Ý (4,6%), người Đức (4,5%), người Ấn Độ (2,8%), người Hy Lạp (1,8%), và người Hà Lan (1,6%). Dân số Úc tăng gấp bốn lần kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Tuy vậy, mật độ dân số 2,8 người/km² của Úc vẫn nằm trong hàng thấp nhất trên thế giới. Phần lớn gia tăng dân số bắt nguồn từ nhập cư. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai và cho đến năm 2000, có gần 5,9 triệu trong tổng dân số định cư tại Úc trong thân phận tân di dân, có nghĩa rằng gần hai trong số mỗi bảy người Úc sinh ra tại quốc gia khác. Hầu hết những người nhập cư là người lành nghề, song hạn ngạch nhập cư tính đến cả các diện thành viên gia đình và người tị nạn. Dân số Úc được dự đoán lên đến khoảng 42 triệu người vào năm 2050. Năm 2016, 26% dân số Úc sinh tại hải ngoại; năm nhóm nhập cư lớn nhất là những người sinh tại Anh (3,9%), New Zealand (2,2%), Trung Quốc đại lục (2,2%), Ấn Độ (1,9%), và Philippines (1%). Sau khi bãi bỏ chính sách nước Úc da trắng vào năm 1973, nhiều sáng kiến của chính phủ được tiến hành nhằm cổ vũ và xúc tiến hòa hợp dân tộc dựa trên một chính sách đa nguyên văn hóa. Năm 2015–16, có 189.770 người nhập cư thường trú được nhập vào Úc, chủ yếu là từ châu Á. Dân số nông thôn của Úc vào năm 2012 là 2.420.731 (10,66% tổng dân số). Các cư dân bản địa là thổ dân và người quần đảo Eo biển Torres có 649.171 người (2,8% tổng dân số) vào năm 2016. một sự gia tăng đáng kể so với con số 115.953 trong điều tra dân số năm 1976. Người bản địa Úc có tỷ lệ bị giam cầm và thất nghiệp cao hơn, có trình độ giáo dục thấp hơn, có tuổi thọ của nam và nữ thấp hơn 11-17 năm so với những người Úc phi bản địa. Cùng với nhiều quốc gia phát triển khác, Úc đang phải trải qua một cuộc biến đổi nhân khẩu học theo hướng dân số già hơn, có thêm nhiều người nghỉ hưu và ít người trong độ tuổi làm việc hơn. Năm 2004, tuổi trung bình của cư dân Úc là 38,8 tuổi. Một lượng lớn người Úc (759.849 trong giai đoạn 2002–03; 1 triệu hay 5% tổng dân số vào năm 2005) sống bên ngoài quốc gia của họ. Mặc dù Úc không có ngôn ngữ chính thức, song tiếng Anh luôn là quốc ngữ trên thực tế. Tiếng Anh-Úc là một dạng chính của ngôn ngữ này với khẩu âm và từ vựng đặc biệt, và có một số khác biệt nhỏ về chính tả và ngữ pháp với các phương ngữ tiếng Anh khác.. Theo điều tra nhân khẩu năm 2016, tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất được nói trong gia đình của gần 72,7% dân số. Các ngôn ngữ được nói tại gia đình phổ biến tiếp theo là Quan thoại (2,5%), tiếng Ả Rập (1,4%), tiếng Quảng Đông (1,2%), tiếng Việt (1,2%) và tiếng Ý (1,2%). Một tỷ lệ đáng kể các di dân thế hệ thứ nhất và thứ nhì thành thạo hai ngôn ngữ. Từ 200 đến 300 ngôn ngữ Úc bản địa tồn tại vào thời điểm người châu Âu lần đầu tiên tiếp xúc với lục địa, trong đó chỉ còn khoảng 70 ngôn ngữ là còn tồn tại. Nhiều ngôn ngữ trong số đó chỉ còn được những người già nói; chỉ 18 ngôn ngữ bản địa là vẫn được nói ở toàn bộ các nhóm tuổi. Vào thời điểm tiến hành điều tra dân số năm 2006, 52.000 người Úc bản địa, chiếm 12% dân số bản địa, nói rằng họ nói một ngôn ngữ bản địa tại nhà. Úc có một ngôn ngữ ký hiệu được gọi là Auslan, đây là ngôn ngữ chính của khoảng 5.500 người khiếm thính. Úc không có quốc giáo; điều 116 của Hiến pháp Úc nghiêm cấm chính phủ liên bang ra bất kỳ đạo luật nào nhằm chính thức hóa bất kỳ tôn giáo nào, lạm dụng bất kỳ nghi thức tôn giáo nào, hoặc nghiêm cấm việc hành lễ tự do bất kỳ tôn giáo nào. Theo điều tra nhân khẩu năm 2016, 18,7% người Úc được xác định là tín đồ Cơ Đốc giáo, trong đó 22,6% là tín đồ Công giáo La Mã và 13,3% là tín đồ Anh giáo; 30,1% được ghi nhận là "không tôn giáo"; 7,3% tự nhận thuộc các tôn giáo phi Cơ Đốc, gồm Hồi giáo (2,6%), Phật giáo (2,5%), Ấn Độ giáo (1,9%) và Do Thái giáo (0,4%). 9,6% còn lại không cung cấp câu trả lời thích hợp. Số người được ghi nhận là không tôn giáo gia tăng từ mức 19% vào năm 2006 lên 30% vào năm 2016. Thay đổi lớn nhất là từ 2011 (22%) đến 2016 (30,1%), khi có thêm 2,2 người được ghi nhận là không tôn giáo. Trong phần lớn lịch sử của Úc, Giáo hội Anh (nay gọi là Giáo hội Anh giáo Úc) là đoàn thể tôn giáo lớn nhất, tuy nhiên những di dân đến từ những nền văn hóa khác góp phần khiến cho giáo hội này suy giảm tương đối, còn Giáo hội Công giáo La Mã được hưởng lợi từ việc mở cửa nước Úc thời hậu chiến cho nhập cư đa văn hóa và trở thành giáo hội lớn nhất. Tương tự, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, và Do Thái giáo đều có sự phát triển vào các thập kỷ hậu chiến. Trên mức độ thấp hơn, các tôn giáo nhỏ như Bahá'í, Sikh giáo, Wicca và dị giáo cũng gia tăng đáng kể về số lượng tín đồ. Trong cuộc điều tra dân số năm 2001, có 17.381 tín đồ Sikh giáo, 11.037 tín đồ Bahá'í, 10.632 người dị giáo và 8.755 tín đồ Wicca tại Úc. Đến trường, hoặc đăng ký học tập tại gia, là điều bắt buộc trên toàn bộ Úc. Giáo dục là trách nhiệm của riêng các bang và lãnh thổ do vậy các quy định có sự khác biệt giữa các bang, song trẻ em thông thường cần phải đến trường từ độ tuổi từ khoảng 5 cho đến khoảng 15 tuổi. Tại các bang như Tây Úc, Lãnh thổ phương Bắc và New South Wales), thiếu niên 16–17 được yêu cầu đi học hoặc tham gia vào giáo dục nghề nghiệp. Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành tại Úc được ước tính đạt 99% vào năm 2003. Tuy nhiên, một báo cáo 2011–12 của Cục Thống kê Úc nói rằng một nửa người lớn tại Tasmania mù chữ chức năng. Úc có 37 trường đại học được chính phủ tài trợ và hai trường đại học tư nhân, một số học viện chuyên khoa khác cũng cung cấp các khóa học được phê duyệt ở bậc giáo dục đại học. OECD xếp Úc nằm trong số các quốc gia học đại học tốn kém nhất. Úc có một hệ thống giáo dục nghề nghiệp dựa vào nhà nước, gọi là TAFE. Xấp xỉ 58% người Úc tuổi từ 25 đến 64 có trình độ nghề hoặc đại học, và tỷ lệ tốt nghiệp đại học 49% nằm hàng đầu trong các quốc gia OECD. Tỷ lệ sinh viên quốc tế đến địa phương để theo học giáo dục bậc đại học của Úc là cao nhất trong các quốc gia OECD. Cư dân Úc có tuổi thọ cao thứ tư thế giới sau Iceland, Nhật Bản và Hong Kong. Tuổi thọ tại Úc trong năm 2010 là 79,5 đối với nam giới và 84,0 đối với nữ giới. Úc có tỷ lệ ung thư da cao nhất trên thế giới, trong khi hút thuốc lá là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong và bệnh tật. Đứng thứ hai trong số các nguyên nhân là tăng huyết áp, và thứ ba là béo phì. Úc xếp thứ 35 thế giới và gần ở hàng đầu các quốc gia phát triển về tỷ lệ người trưởng thành béo phì. Tổng chi phí y tế (bao gồm chi phí khu vực tư nhân) là khoảng 9,8% GDP. Úc bắt đầu tiến hành chăm sóc y tế toàn dân vào năm 1975. Chương trình này được gọi là Medicare, hiện trên danh nghĩa lấy kinh phí từ một khoản phụ thuế thu nhập là trưng thu Medicare, hiện ở mức 1,5%. Các bang quản lý các bệnh viện và các dịch vụ ngoại trú trực thuộc, còn Thịnh vượng chung cấp kinh phí cho Kế hoạch phúc lợi dược phẩm (trợ cấp giá dược phẩm) và hành nghề nói chung. Kể từ năm 1788, nền tảng của văn hóa Úc chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa phương Tây Anglo-Celt. Các đặc điểm văn hóa đặc thù cũng xuất hiện từ môi trường tự nhiên của Úc và văn hóa bản địa. Từ giữa thế kỷ XX, văn hóa đại chúng Mỹ có ảnh hưởng mạnh đối với Úc, đặc biệt là thông qua truyền hình và điện ảnh. Các ảnh hưởng văn hóa khác đến từ các quốc gia châu Á lân cận, và thông qua nhập cư quy mô lớn từ các quốc gia không nói tiếng Anh. Nghệ thuật thị giác của Úc được cho là khởi nguồn từ các bích họa hang động, khắc đá và hội họa thân thể của các dân tộc bản địa. Các truyền thống của người Úc bản địa phần lớn được lưu truyền nhờ truyền khẩu, thông qua các nghi lễ và kể các chuyện thời mộng ảo. Từ khi người châu Âu định cư, một đề tài trong nghệ thuật Úc là phong cảnh tự nhiên, có thể nhận thấy thông qua các tác phẩm của Albert Namatjira, Arthur Streeton và những người khác có liên hệ với họa phái Heidelberg, và Arthur Boyd. Phong cảnh quốc gia vẫn là một nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ đương đại của Úc; nó được miêu tả trong các tác phẩm nổi tiếng của Sidney Nolan, Fred Williams, Sydney Long, và Clifton Pugh. Các nghệ sĩ Úc chịu ảnh hưởng của nghệ thuật hiện đại Mỹ và châu Âu gồm họa sĩ lập thể Grace Crowley, nghệ sĩ siêu thực James Gleeson, và nghệ sĩ đại chúng Martin Sharp. Nghệ thuật người Úc bản địa đương đại là phong trào nghệ thuật duy nhất nổi lên từ Úc mà có tầm quan trọng quốc tế và "phong trào nghệ thuật lớn cuối cùng của thế kỷ XX"; các truyền nhân của nó gồm có Emily Kngwarreye. Nhà phê bình nghệ thuật Robert Hughes từng viết một vài sách có ảnh hưởng về lịch sử và nghệ thuật Úc, và được "The New York Times" mô tả là "nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới". Nhà trưng bày quốc gia Úc và các nhà trưng bày cấp bang bảo quản các bộ sự tập của Úc và hải ngoại. Úc là một trong những quốc gia có tỷ lệ người đến các nhà trưng bày và bảo tàng nghệ thuật cao nhất thế giới, vượt xa Anh Quốc hay Hoa Kỳ. Nhiều trong số các công ty biểu diễn nghệ thuật của Úc nhận tài trợ thông qua Hội đồng Úc của chính phủ liên bang. Mỗi bang của Úc có một dàn nhạc giao hưởng, và có một công ty nhạc kịch quốc gia là Opera Australia, được biết đến với giọng nữ cao trứ danh Joan Sutherland. Vào đầu thế kỷ XX, Nellie Melba là một trong số các ca sĩ ca kịch hàng đầu thế giới. The Australian Ballet và các công ty cấp bang khác biểu diễn Balê và vũ đạo. Mỗi bang có một kịch đoàn được tài trợ công. Văn học Úc cũng chịu ảnh hưởng từ phong cảnh; các tác phẩm của những nhà văn như Banjo Paterson, Henry Lawson, và Dorothea Mackellar nói về kinh nghiệm trải qua tại rừng cây bụi của Úc. Nhân vật của thời thuộc địa được thể hiện trong văn học thời kỳ đầu, và trở nên nổi tiếng đối với người Úc hiện đại. Năm 1973, Patrick White nhận được giải Nobel Văn học, ông là người Úc đầu tiên giành được giải thưởng này. Những người Úc từng thắng giải Man Booker gồm có Peter Carey và Thomas Keneally; David Williamson, David Malouf, và J. M. Coetzee (người nhập quốc tịch Úc vào năm 2006) cũng là những nhà văn có tiếng, và Les Murray được đánh giá là "một trong những thi sĩ hàng đầu trong thế hệ của ông". Ngành công nghiệp điện ảnh của Úc bắt đầu từ năm 1906 bằng việc phát hành "The Story of the Kelly Gang" (chuyện về băng đảng Kelly)- được xem như phim dài đầu tiên của thế giới; song cả lĩnh vực sản xuất phim chiếu bóng Úc và phân phối phim chiếu bóng do Anh Quốc sản xuất bị suy giảm đột ngột sau Chiến tranh thế giới thứ nhất khi các xưởng phim và nhà phân phối của Hoa Kỳ giữ độc quyền ngành công nghiệp này, và đến thập niên 1930 thì khoảng 95% lượng phim chiếu bóng xuất hiện trên màn bạc tại Úc được sản xuất tại Hollywood. Đến cuối thập niên 1950, sản xuất phim chiếu bóng tại Úc đã không còn hiệu quả và do đó không còn bộ phim chiếu bóng Úc nào được sản xuất trong một thập kỷ từ 1959 đến 1969. Nhờ các sáng kiến của các chính phủ John Gorton và Gough Whitlam, điện ảnh Úc tạo làn sóng mới trong thập niên 1970 khi đem đến các bộ phim kích thích và thành công, một số lấy bối cảnh thời kỳ thực dân trước đây của Úc, như "Picnic at Hanging Rock" (Giao dụ tại núi đá Hanging) và "Breaker Morant", trong khi thể loại được gọi là "Ocker" mang đặc điểm hài đạt được thành công lớn như "The Adventures of Barry McKenzie" (Những cuộc phiêu lưu của Barry McKenzie) và "Alvin Purple". Các phim thành công sau đó gồm có "Mad Max" và "Gallipoli". Các phim thành công trong thời gian gần đây hơn gồm có "Shine" và "Rabbit-Proof Fence". Các diễn Úc nổi tiếng gồm có Judith Anderson, Errol Flynn, Nicole Kidman, Naomi Watts, Hugh Jackman, Heath Ledger, Geoffrey Rush, và Cate Blanchett. Năm 2010, Phóng viên không biên giới xếp Úc đứng thứ 18 trong số 178 quốc gia về tự do báo chí, sau New Zealand (8) song đứng trước Anh Quốc (19) và Hoa Kỳ (20). Thứ hạng này chủ yếu là do hạn chế về tính đa dạng trong sở hữu truyền thông thương mại tại Úc; hầu hết thông tin in xuất bản đều nằm dưới sự kiểm soát của News Corporation và Fairfax Media. Thực phẩm của người Úc bản địa chịu ảnh hưởng lớn từ khu vực mà họ cư trú. Hầu hết các nhóm bộ lạc sống bằng một chế độ ăn săn bắn-hái lượm giản đơn. Thuật ngữ chung để chỉ các thực vật và động vật được sử dụng làm nguồn thực phẩm là "bush tucker" (đồ ăn bụi cây). Những người châu Âu định cư đầu tiên đưa thực phẩm Anh Quốc đến lục địa, và phần lớn chúng nay được xem là thực phẩm Úc điển hình; Sunday roast (thịt quay Chủ nhật) trở thành một truyền thống lâu dài của nhiều người Úc. Kể từ khi bắt đầu thế kỷ XX, thực phẩm tại Úc ngày càng chịu ảnh hưởng từ những người nhập cư đến quốc gia, đặc biệt là từ các nền văn hóa Nam Âu và châu Á. Rượu vang Úc được sản xuất tại 60 vùng sản xuất riêng biệt với tổng diện tích là 160.000 ha, chủ yếu tại nam bộ- nơi mát hơn tại quốc gia. Các vùng sản xuất rượu vang tại mỗi bang sản xuất ra các chủng loại rượu vang khác nhau dựa theo lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Các chủng chiếm ưu thế là Shiraz, Cabernet Sauvignon, Chardonnay, Merlot, Sémillon, Pinot noir, Riesling, và Sauvignon blanc. Khoảng 24% người Úc trên 15 tuổi thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao có tổ chức. Úc có đội tuyển mạnh ở tầm quốc tế trong các môn cricket, khúc côn cầu sân cỏ, bóng lưới, bóng bầu dục liên minh, bóng bầu dục liên hiệp và bóng đá. Đội tuyển bóng đá nữ và nam của Úc đã lên ngôi vô địch châu Á tại vòng chung kết Asian Cup nữ 2010 và Asian Cup 2015 qua đó trở thành đội tuyển duy nhất vô địch ở cả hai châu lục do trước năm 2006 Úc là thành viên của OFC thuộc châu Đại Dương và đã giành được bốn chức vô địch cúp châu Đại Dương. Úc cũng mạnh trong các môn đua xe đạp đường vòng, chèo thuyền, và bơi. Năm 2016, Ủy ban Thể thao Úc tiết lộ rằng bơi, đạp xe và bóng đá là ba môn thể thao được dân chúng Úc tham gia rộng rãi nhất. Úc tham gia mọi kỳ Thế vận hội Mùa hè trong thời hiện đại, và mọi Đại hội thể thao Thịnh vượng chung. Úc từng đăng cai Thế vận hội Mùa hè 1956 tại Melbourne và Thế vận hội Mùa hè 2000 tại Sydney, và xếp trong số sáu đoàn giành nhiều huy chương nhất trong các kỳ thế vận hội 2000, 2004 và 2008. Trong tương lai, Úc sẽ đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2032 tại Brisbane. Trong Thế vận hội Mùa hè 2012 tại London, Úc xếp thứ 10 trong bảng tổng sắp huy chương. Úc cũng từng đăng cai các kỹ Đại hội thể thao Thịnh vượng chung 1938, 1962, 1982, 2006 và sẽ đăng cai kỳ đại hội năm 2018. Các sự kiện thể thao lớn khác được tổ chức tại Úc bao gồm Giải quần vợt Úc Mở rộng, hay Giải đua ô tô Công thức 1 Úc. Úc từng tổ chức Giải vô địch bóng bầu dục thế giới 2003 và Cúp Bledisloe thường niên giữa Australia–New Zealand được theo dõi nhiệt tình. Các chương trình truyền hình có tỷ suất người xem cao nhất bao gồm các chương trình thể thao như Thế vận hội Mùa hè, Giải vô địch bóng đá thế giới, loạt trận bóng bầu dục liên minh State of Origin, chung kết giải bóng bầu dục liên minh quốc gia và giải bóng đá kiểu Úc quốc gia. Môn trượt tuyết bắt đầu xuất hiện tại Úc trong thập niên 1860 và các môn thể thao tuyết được chơi trên dãy Alps Úc và nhiều nơi tại Tasmania.
2850
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2850
Trực khuẩn
Từ bacillus nhằm miêu tả hình dáng của một nhóm vi khuẩn khi được quan sát dưới kính hiển vi. Nó xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là hình que. Do đó, một số nơi gọi là khuẩn que hoặc trực khuẩn. Tuy nhiên, "Bacillus" là tên của một chi gồm các vi khuẩn hình que, Gam dương, hiếu khí thuộc về họ Bacillaceae trong Firmicutes. Trực khuẩn có ở mọi nơi trong tự nhiên và khi điều kiện sống gay go, chúng có khả năng tạo ra bào tử gần như hình cầu, để tồn tại trong trạng thái "ngủ đông" trong thời gian dài. Loại sinh vật này có cực kỳ nhiều loài khác nhau, trong đó đa số là vô hại. Hai loài được xem là quan trọng về mặt y học là "Bacillus anthracis" (gây ra anthrax) và "Bacillus cereus" (có thể gây ra một dạng bệnh từ thực phẩm tương tự Staphylococcus). Hai loài nổi tiếng làm hỏng thức ăn là "Bacillus subtilis" và "Bacillus coagulans". "B. subtilis" là một sinh vật hiếu khí sống ký sinh có bào tử có thể sống sót trong độ nóng cao thường thấy khi nấu ăn. Nó chính là tác nhân làm cho bánh mì hư. "B. coagulans" có thể phát triến đến tận mức pH 4.2 và gây ra vị chua nặng ở thức ăn đóng hộp bị ôi (bao gồm cả các thức ăn có tính acid mà bình thường có thể khống chế sự phát triển của đa số vi khuẩn ở mức thấp nhất). "Ấu trùng Paenibacillus" gây ra các chứng bệnh của ong mật ở ong mật. "Bacillus" là vi khuẩn gam dương và catalase dương tính, sử dụng khí oxy làm chất nhận electron khi trao đổi khí trong quá trình trao đổi chất. Qua kính hiển vi "Bacillus" đơn lẻ có hình dạng giống những chiếc que, phần lớn những chiếc que này có bào tử trong hình oval có khuynh hướng phình ra ở một đầu. Thường thì người ta quan sát thấy tập đoàn của giống sinh vật này rất rộng lớn, có hình dạng bất định và đang phát triển lan rộng. Có một cách dễ dàng để cô lập một loại trực khuẩn nào đó là cho đất tốt vào trong ống nghiệm cùng với nước, lắc đều, cho vào "mannitol salts agar" đã tan, và giữ ở nhiệt độ trong phòng ít nhất một ngày.
2851
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2851
Escherichia coli
Escherichia coli (), còn được gọi là E. coli (), là vi khuẩn coliform Gram âm, kỵ khí tùy nghi, hình que, thuộc chi "Escherichia". Vi khuẩn thường gặp ở đoạn dưới ống tiêu hóa của các sinh vật máu nóng. Hầu hết các chủng "E. coli" đều vô hại, nhưng một số serotype như EPEC, ETEC, v.v. có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng cho vật chủ và đôi khi là nguyên nhân gây ra các sự cố ô nhiễm thực phẩm khiến sản phẩm bị thu hồi. Hầu hết các chủng không gây bệnh cho người và là một phần của hệ vi sinh vật đường ruột bình thường; những chủng như vậy là vô hại hoặc thậm chí có lợi cho con người (mặc dù những chủng này có xu hướng ít được nghiên cứu hơn những chủng gây bệnh). Ví dụ, một số chủng "E. coli" có lợi cho vật chủ của chúng bằng cách sản xuất vitamin K hoặc bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào ruột. Những mối quan hệ cùng có lợi giữa "E. coli" và con người là một loại mối quan hệ sinh học hỗ sinh — trong đó cả con người và "E. coli" đều có lợi cho nhau. "E. coli" theo phân thải ra ngoài môi trường. Ở điều kiện hiếu khí, vi khuẩn phát triển ồ ạt trong phân tươi trong ba ngày, sau đó số lượng giảm dần. "E. coli" và các vi khuẩn kỵ khí tùy nghi khác chiếm khoảng 0,1% hệ vi sinh vật đường ruột. "E. coli" lây truyền qua đường phân-miệng. Các tế bào vi khuẩn có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong một khoảng thời gian giới hạn, "E. coli" là sinh vật chỉ thị để kiểm tra tình trạng nhiễm phân trong các mẫu vật lấy từ môi trường. Tuy nhiên, có nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn "E. coli" có thể tồn tại ngoài môi trường trong nhiều ngày và phát triển bên ngoài vật chủ. Nuôi cấy "E. coli" dễ dàng và không tốn kém trong môi trường phòng thí nghiệm, và loài vi khuẩn này đã được nghiên cứu chuyên sâu trong hơn 60 năm. "E. coli" là sinh vật hóa dưỡng, tức là môi trường sống phải chứa carbon và năng lượng. "E. coli" là sinh vật mô hình đại diện cho sinh vật nhân sơ ("prokaryote") được nghiên cứu rộng rãi nhất và là loài vi khuẩn rất quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học và vi sinh vật học. "E. coli" đóng vai trò là vật chủ cho phần lớn nghiên cứu và thao tác liên quan đến DNA tái tổ hợp. Trong điều kiện thuận lợi, chỉ mất ít nhất 20 phút để "E. coli" sinh sản. "E. coli" là vi khuẩn coliform Gram âm, kỵ khí tùy nghi, không có bào tử. Tế bào vi khuẩn thường có dạng hình que, dài khoảng 2,0 μm và đường kính 0,25–1,0 μm, thể tích tế bào là 0,6–0,7 μm. Thuốc kháng sinh có thể điều trị hiệu quả nhiễm trùng "E. coli" bên ngoài đường tiêu hóa và hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường ruột. Tuy nhiên không thể dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường ruột do một chủng vi khuẩn "E. coli". Vi khuẩn di chuyển nhờ tiên mao. Tiên mao cũng giúp vi khuẩn gắn vào vi nhung mao của ruột thông qua một phân tử kết dính được gọi là intimin. "E. coli" có thể sống trên nhiều loại chất nền và sử dụng quá trình lên men acid hỗn hợp trong điều kiện yếm khí, tạo ra lactat, succinat, ethanol, acetat và carbon dioxide. Vì nhiều con đường trong quá trình lên men acid hỗn hợp tạo ra khí hydro, nên những con đường này yêu cầu nồng độ khí hydro ban đầu thấp, do đó "E. coli" thường sống cùng với các sinh vật tiêu thụ hydro, chẳng hạn như sinh vật sinh methan hoặc vi khuẩn khử sulfat. "E. coli" có ba con đường đường phân tự nhiên: Con đường Embden–Meyerhof–Parnas (EMPP), con đường Entner–Doudoroff (EDP) và con đường pentose phosphat (OPPP). Mỗi phân tử glucose chuyển hóa theo EMPP gồm 10 bước, kết quả tạo ra 2 pyruvat, 2 ATP và 2 NADH trên. Glucose chuyển hóa theo OPPP đóng vai trò là con đường oxy hóa để tổng hợp NADPH. Mặc dù EDP thuận lợi hơn về mặt nhiệt động học trong ba con đường trên, "E. coli" không sử dụng EDP để chuyển hóa glucose, chủ yếu dựa vào EMPP và OPPP. "E. coli" chỉ dùng EDP trong quá trình vi khuẩn tăng trưởng với gluconat. "E. coli" tăng trưởng tối đa ở , nhưng một số chủng trong phòng thí nghiệm có thể phân đôi ở nhiệt độ lên tới . "E. coli" phát triển trong nhiều loại môi trường phòng thí nghiệm (ví dụ môi trường LB Broth), hoặc bất kỳ môi trường nào có chứa glucose, amoni phosphat, natri chloride, magnesi sulfat, dikali phosphat và nước. Sự tăng trưởng có thể được thúc đẩy bởi quá trình hô hấp hiếu khí hoặc kị khí, sử dụng nhiều cặp oxy hóa khử khác nhau, bao gồm quá trình oxy hóa acid pyruvic, acid formic, hydro và amino acid, và quá trình khử các chất nền như oxy, nitrat, fumarat, dimethyl sulfoxide, và trimethylamin N-oxide. "E. coli" được phân loại là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, sử dụng oxy khi có tiếp xúc oxy. Tuy nhiên, "E. coli" có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện không có oxy bằng quá trình lên men hoặc hô hấp kỵ khí. Khả năng tiếp tục phát triển trong điều kiện thiếu oxy là một lợi thế đối với vi khuẩn vì khả năng sống sót của loài tăng lên trong môi trường xung quang là nước. Chu kỳ tế bào vi khuẩn được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn B bắt đầu từ lúc vi khuẩn hoàn thành quá trình phân bào đến khi bắt đầu sao chép DNA. Giai đoạn C là thời gian cần thiết để sao chép DNA trong nhiễm sắc thể. Giai đoạn D tính từ lúc kết thúc sao chép DNA và kết thúc quá trình phân bào. Tỷ lệ nhân đôi của "E. coli" cao hơn khi có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, độ dài của các khoảng thời gian C và D không thay đổi, ngay cả khi thời gian nhân đôi nhỏ hơn tổng của các khoảng thời gian C và D. Ở tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, quá trình nhân đôi khởi động ngay trước khi vòng nhân đôi trước đó hoàn thành, dẫn đến có nhiều vị trí nhân đôi trên sợi DNA và các chu kỳ tế bào có tính chất chồng chéo. Một hệ thống phân chia phổ biến của "E. coli" không dựa trên mối liên hệ tiến hóa là theo serotype, dựa trên các kháng nguyên bề mặt chính (kháng nguyên O: một phần của lớp lipopolysacaride; H: tiên mao; kháng nguyên K: vỏ vi khuẩn), ví dụ: O157:H7). Tuy nhiên, thông thường chỉ viết serotype, tức là kháng nguyên O. Hiện tại đã biết khoảng 190 serotype. Trình tự DNA hoàn chỉnh đầu tiên của bộ gen "E. coli" (chủng K-12 dẫn xuất MG1655 trong phòng thí nghiệm) được công bố vào năm 1997. Đó là phân tử DNA dạng vòng dài 4,6 triệu cặp base, chứa 4288 gen mã hóa protein (nằm trong 2584 operon), 7 operon RNA ribosome (rRNA) và 86 gen RNA vận chuyển (tRNA). Mặc dù bộ gen "E. coli" được phân tích di truyền chuyên sâu trong khoảng 40 năm, tuy nhiên nhiều gen trong số này chưa được biết đến. Mật độ mã hóa rất cao, với khoảng cách trung bình giữa các gen chỉ là 118 cặp base. Bộ gen có chứa một số lượng đáng kể gen nhảy, vùng lặp lại, thể tiền thực khuẩn ("prophage") và tàn tích của thể thực khuẩn. Cho đến năm 2013, đã biết đến hơn 300 trình tự bộ gen hoàn chỉnh của các loài "Escherichia" và "Shigella".<ref name="doi:10.1186/1944-3277-9-2"></ref> Các gen trong "E. coli" thường được đặt tên theo danh pháp thống nhất do Demerec "và công sự" đề xuất. Tên gen là từ viết tắt gồm 3 chữ cái bắt nguồn từ chức năng của gen (khi đã biết chức năng) hoặc kiểu hình đột biến và được in nghiêng. Khi nhiều gen có cùng một từ viết tắt, các gen khác nhau được chỉ định bằng chữ hoa đứng đằng sau từ viết tắt đó và cũng được in nghiêng. Ví dụ, "recA" được đặt tên theo vai trò của gen trong tái tổ hợp tương đồng ("homologous recombination") kèm với chữ A. Các gen cũng liên quan đến chức năng trên được đặt tên là "recB", "recC", "recD", v.v. Các protein được đặt tên bằng cách viết hoa chữ cái đầu, ví dụ: RecA, RecB, v.v. Trình tự bộ gen của "E. coli" gồm 4288 gen mã hóa protein, trong đó 38% số gen này không có chức năng. Bộ gen chứa trình tự xen đoạn (i"nserted sequence", IS), tàn dư thể thực khuẩn và nhiều vùng có thành phần bất thường là hệ quả chuyển gen ngang, thể hiện tính dẻo của bộ gen "E. coli". Có nhiều nghiên cứu khám phá hệ protein ("proteome") của "E. coli." Đến năm 2006, 1.627 (38%) protein dự đoán thông qua khung đọc mở (ORF) đã được xác định bằng thực nghiệm. Mateus "và cs" (2020) đã phát hiện 2,586 protein có chứa ít nhất 2 peptide (60% tổng số protein). Mặc dù ít protein vi khuẩn có cơ chế biến đổi sau dịch mã ("post-translational modification", PTM) như protein của sinh vật nhân thực, nhưng có một số lượng đáng kể protein trải qua cơ chế biến đổi này ở "E. coli". Ví dụ, Potel "và cs" (2018) đã tìm thấy 227 phosphoprotein trong đó 173 protein này được phosphoryl hóa ở vị trí histidin. Điều thú vị là phần lớn amino acid được phosphoryl hóa là serin (1.220 vị trí), chỉ có 246 vị trí trên histidin, 501 vị trí trên theronin và 162 vị trí trên tyrosin. "E. coli" thuộc một nhóm vi khuẩn được gọi một cách không chính thức là coliform, được tìm thấy trong đường tiêu hóa của động vật máu nóng. "E. coli" thường xâm nhập đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh trong vòng 40 giờ từ lúc trẻ chào đời, thông qua thức ăn, nước uống hoặc từ những người bế trẻ. Trong ruột, "E. coli" dính vào dịch nhầy của ruột già. Đây là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi chính của đường tiêu hóa người. (vi khuẩn kỵ khí tùy nghi là những sinh vật đều có thể phát triển trong điều kiện có hoặc không có oxy) Nếu "E. coli" không có yếu tố di truyền mã hóa cho yếu tố độc lực, chúng là những sinh vật hội sinh lành tính. Do chi phí thấp, tốc độ phát triển nhanh và dễ dàng sửa đổi gen trong môi trường phòng thí nghiệm, "E. coli" được sử dụng để sản xuất protein tái tổ hợp, ứng dụng trong điều trị. Các chủng "E. coli" K-12 và các dẫn xuất (DH1, DH5α, MG1655, RV308 và W3110) là các chủng được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghệ sinh học. Chủng "E. coli" không gây bệnh Nissle 1917 (EcN), (Mutaflor) và "E. coli" O83:K24:H31 (Colinfant) được sử dụng làm probiotic trong y học, chủ yếu để điều trị các bệnh đường tiêu hóa khác nhau, bao gồm bệnh viêm ruột. Người ta cho rằng chủng EcN có thể cản trở sự phát triển của mầm bệnh cơ hội, gồm "Salmonella" và các mầm bệnh đường ruột coliform khác, thông qua việc sản xuất protein microcin để tạo ra đại thực bào chứa sắt ("siderophore"). Hầu hết các chủng "E. coli" không gây bệnh, sống tự nhiên trong ruột, chỉ có một vài chủng có độc lực gây bệnh đường tiêu hóa Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm đau bụng dữ dội, tiêu chảy, viêm đại tràng xuất huyết, nôn mửa và có thể có sốt. Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, các chủng có độc lực cũng là nguyên nhân gây hoại tử ruột và thủng nhưng không tiến triển thành hội chứng tán huyết-ure huyết, viêm phúc mạc, viêm tuyến vú, nhiễm trùng huyết và viêm phổi do vi khuẩn Gram âm. Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nặng hơn, chẳng hạn như hội chứng tán huyết urê huyết. Tuy nhiên, những người khỏe mạnh ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc các căn bệnh nghiêm trọng gây ra bởi "E. coli". Một số chủng "E. coli", ví dụ O157:H7, có thể tạo ra độc tố Shiga (được phân loại là tác nhân khủng bố sinh học). Độc tố Shiga gây ra các phản ứng viêm trong các tế bào đích của ruột, để lại các tổn thương dẫn đến tiêu chảy phân nhầy máu, đây là triệu chứng của nhiễm trùng "E. coli" sinh độc tố Shiga (STEC). Chất độc này tiếp tục phá hủy sớm các tế bào hồng cầu, làm tắc nghẽn hệ thống lọc máu của cơ thể như thận. Trong một số trường hợp hiếm gặp (thường ở trẻ em và người già) gây ra hội chứng tán huyết-ure huyết (HUS), có thể dẫn đến suy thận và tử vong. Triệu chứng của hội chứng tán huyết-urê huyết gồm: giảm số lần đi tiểu, ngủ lịm, tái nhợt ở má và bên trong mí mắt dưới. Ở 25% bệnh nhân HUS, các biến chứng về hệ thần kinh xảy ra, từ đó gây ra đột quỵ. Ngoài ra, thận không hoạt động gây ra ứ dịch, dẫn đến phù phổi, phù chân và tay. Ứ dịch xung quanh phổi, cản trở hoạt động của tim, gây tăng huyết áp. "E.coli" gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UPEC) là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu. UPEC là một phần của hệ vi khuẩn chí trong ruột, có thể xâm nhập ngược vào đường tiết niệu. Đặc biệt đối với nữ giới, việc chùi hậu môn sau sau khi đi đại tiện (chùi từ sau ra trước) có thể dẫn đến nhiễm phân vào lỗ niệu sinh dục. Giao hợp qua đường hậu môn cũng có thể đưa vi khuẩn này vào niệu đạo của nam giới và khi chuyển từ giao hợp qua đường hậu môn sang âm đạo, nam giới cũng có thể đưa UPEC vào hệ thống sinh dục nữ. "E. coli" sinh độc tố ruột (ETEC) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiêu chảy ở khách du lịch, với khoảng 840 triệu trường hợp trên toàn thế giới ở các nước đang phát triển mỗi năm. Vi khuẩn lây truyền qua thực phẩm hoặc nước uống bị ô nhiễm, bám vào niêm mạc ruột. Tại đây nó tiết ra một trong hai loại độc tố ruột, dẫn đến tiêu chảy nước. Tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng cao hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó có tới 380.000 ca tử vong hàng năm. Tháng 5 năm 2011, một chủng "E. coli", gây nên đợt bùng phát vi khuẩn ở Đức. Một số chủng "E. coli" là nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Sự bùng phát bắt đầu khi một số người ở Đức bị nhiễm "E. coli" gây xuất huyết ruột (EHEC), dẫn đến hội chứng tán huyết-ure huyết (HUS). Sự bùng phát không chỉ liên quan đến Đức mà còn 15 quốc gia khác, bao gồm cả các khu vực ở Bắc Mỹ. Ngày 30 tháng 6 năm 2011, "Bundesinstitut für Risikobewertung (BfR)" (Viện Đánh giá Rủi ro Liên bang, một viện liên bang thuộc Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp và Bảo vệ Người tiêu dùng Đức) đã thông báo rằng hạt cỏ cà ri từ Ai Cập có khả năng là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát EHEC. Một số nghiên cứu đã chứng minh "E." "coli" không có mặt trong trong hệ vi khuẩn chí của đường ruột gặp ở những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa phenylketone niệu. Giả thuyết được đưa ra rằng sự vắng mặt của những vi khuẩn chí này sẽ làm giảm quá trình sản xuất vitamin B (riboflavin) và K (menaquinon) quan trọng. Đây là những vitamin liên quan mật thiết đến nhiều vai trò sinh lý ở người như chuyển hóa tế bào và xương. "E. coli" kháng carbapenem ("E." "coli" sinh carbapenemase) là chủng "E. coli" đề kháng với kháng sinh nhóm carbapenem. Cabapenem được coi là thuốc cuối cùng được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Đây là chủng kháng thuốc vì vi khuẩn sinh ra một loại enzyme gọi là carbapenemase, enzyme này làm vô hiệu hóa phân tử thuốc. Khoảng thời gian từ khi ăn phải vi khuẩn STEC đến khi cảm thấy ốm được gọi là "thời kỳ ủ bệnh". Thời gian ủ bệnh thường là 3–4 ngày sau khi tiếp xúc, nhưng có thể ngắn nhất là 1 ngày hoặc dài nhất là 10 ngày. Các triệu chứng thường bắt đầu từ từ với đau bụng nhẹ hoặc tiêu chảy không ra máu, nặng hơn trong vài ngày. Tùy từng bệnh nhân, hội chứng tán huyết-ure huyết tiến triển trung bình 7 ngày sau khi có các triệu chứng đầu tiên, khi tình trạng tiêu chảy đang cải thiện. Nguyên tắc chính trong điều trị là đánh giá tình trạng mất nước, bù dịch và chất điện giải. Sử dụng thuốc kháng sinh đã được chứng minh là rút ngắn quá trình diễn tiến bệnh và thời gian bài tiết "vi khuẩn E. coli" sinh độc tố ruột (ETEC) ở người lớn ở các vùng lưu hành bệnh và mắc bệnh tiêu chảy ở khách du lịch. Tuy nhiên tỷ lệ vi khuẩn kháng các loại kháng sinh thông dụng đang gia tăng và nói chung là không khuyến khích dùng kháng sinh. Loại kháng sinh được sử dụng phụ thuộc vào dịch tễ học, tức là phụ thuộc tính nhạy cảm kháng sinh ở khu vực địa lý cụ thể. Hiện tại, kháng sinh được lựa chọn là fluoroquinolone hoặc azithromycin, đặc biệt là rifaximin. Rifaximin dạng uống (một dẫn xuất rifamycin bán tổng hợp) là một chất kháng khuẩn hiệu quả và dung nạp tốt để kiểm soát người lớn mắc tiêu chảy ở khách du lịch. Rifaximin hiệu quả hơn đáng kể so với giả dược và không kém hiệu quả hơn ciprofloxacin trong việc giảm thời gian tiêu chảy. Mặc dù rifaximin có hiệu quả ở những bệnh nhân mắc tiêu chảy ở khách du lịch chủ yếu do "E. coli", nhưng thuốc tỏ ra không hiệu quả ở những bệnh nhân bị viêm dạ dày lấn. Hầu hết các nỗ lực phát triển vắc-xin đều tập trung vào type ETEC. Các kháng thể chống lại độc tố chịu nhiệt (LT) và các yếu tố định vị ("colonization factor" - CF) của ETEC giúp bảo vệ và chống lại các yếu tố định vị sản xuất độc tố chịu nhiệt. Hiện tại không có vắc-xin được cấp phép để tiêm phòng cho ETEC. Để phòng ngừa lây truyền "E. coli", cần rửa tay, sống vệ sinh cũng như nước uống phải đảm bảo. Ngoài ra, nấu chín kỹ thịt và tránh tiêu thụ đồ uống sống, chưa tiệt trùng, chẳng hạn như nước trái cây và sữa là những phương pháp khác đã được chứng minh để ngăn ngừa vi khuẩn "E. coli". Cuối cùng, nên tránh lây nhiễm chéo dụng cụ và khu vực rửa thức ăn khi nấu nướng. Do nuôi cấy trong phòng thí nghiệm lâu đời và dễ thao tác, "E. coli" đóng một vai trò quan trọng trong kỹ thuật sinh học hiện đại và vi sinh công nghiệp. Công trình khoa học của Stanley Norman Cohen và Herbert Boyer ở vi khuẩn "E. coli", sử dụng plasmid và enzyme giới hạn để tạo ra DNA tái tổ hợp, đã trở thành nền tảng của công nghệ sinh học. "E. coli" là vật chủ rất linh hoạt trong việc tạo ra protein dị loài, cho phép sản xuất protein tái tổ hợp ở "E. coli". Các nhà nghiên cứu có thể đưa gen vào vi khuẩn bằng cách sử dụng plasmid cho phép biểu hiện protein ở mức độ cao và protein như vậy có thể được sản xuất hàng loạt trong quá trình lên men công nghiệp. Một trong những ứng dụng hữu ích đầu tiên của công nghệ tái tổ hợp DNA là sản xuất insulin người. Các tế bào "E. coli" biến đổi được sử dụng trong quá trình phát triển vắc-xin, xử lý sinh học, sản xuất nhiên liệu sinh học, chiếu sáng và sản xuất enzyme cố định. Chủng K-12 là một dạng đột biến của "E. coli" biểu hiện quá mức enzyme alkaline phosphatase (ALP). "E. coli" thường được sử dụng làm sinh vật mẫu trong nghiên cứu vi sinh. Một số chủng cấy như "E. coli" K12 thích nghi tốt với môi trường phòng thí nghiệm và không giống như các chủng hoang dã, các chủng được cấy này mất khả năng phát triển trong ruột. Nhiều chủng trong phòng thí nghiệm mất khả năng hình thành màng sinh học. Các tính năng này bảo vệ các chủng hoang dã khỏi các kháng thể, nhưng đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu. "E. coli" thường được sử dụng như một vi sinh vật đại diện trong nghiên cứu các phương pháp khử trùng và xử lý nước mới, bao gồm cả xúc tác quang hóa. Bằng các phương pháp đếm khuẩn lạc thủ công sau khi pha loãng tuần tự và cấy trên các đĩa gel agar (đĩa thạch), có thể đánh giá nồng độ của các sinh vật sống hoặc số khuẩn lạc trong một thể tích nước đã xử lý, cho phép đánh giá so sánh hiệu suất của vật liệu xử lý nước. Năm 1946, Joshua Lederberg và Edward Tatum lần đầu tiên mô tả hiện tượng được gọi là sự tiếp hợp của vi khuẩn bằng cách sử dụng "E. coli" làm vi khuẩn mẫu, và hiện tại "E. coli" vẫn là mô hình chính để nghiên cứu sự tiếp hợp. "E. coli" là một phần không thể thiếu trong các thí nghiệm đầu tiên tìm hiểu về di truyền học của thực thực khuẩn. Các nhà nghiên cứu ban đầu, chẳng hạn như Seymour Benzer, đã sử dụng "E. coli" và thể thực khuẩn T4 để tìm hiểu hình thái cấu trúc gen. Trước nghiên cứu của Benzer, người ta không biết liệu gen có cấu trúc tuyến tính (mạch thẳng) hay là phân nhánh. Từ năm 1961, các nhà khoa học đã đề xuất ý tưởng về các mạch di truyền được sử dụng để xử lý thao tác điện toán. Sự hợp tác giữa các nhà sinh học và nhà khoa học máy tính đã cho phép thiết kế các cổng logic kỹ thuật số về quá trình trao đổi chất của "E. coli". Operon Lac được sử dụng để thực hiện các chức năng điện toán. Quá trình điện toán này được kiểm soát ở giai đoạn phiên mã DNA thành mRNA. Một số nghiên cứu đang được tiến hành nhằm lập trình cho "E. coli" giải các bài toán phức tạp, chẳng hạn như bài toán đường đi Hamilton (xem đường đi Hamilton). Tháng 7 năm 2017, các thí nghiệm riêng biệt với "E. coli" được công bố trên tạp chí Nature cho thấy tiềm năng sử dụng các tế bào sống cho các nhiệm vụ điện toán và lưu trữ thông tin. Một nhóm được thành lập với các cộng tác viên của Viện Thiết kế Sinh học thuộc Đại học bang Arizona và Viện Wys về Kỹ thuật lấy cảm hứng từ Sinh học ("Harvard's Wyss Institute for Biologically Inspired Engineering") của Đại học Harvard đã phát triển một máy tính sinh học bên trong "E. coli". Máy tính sinh học này đáp ứng với hàng chục input (đầu vào). Nhóm nghiên cứu gọi chiếc máy tính này là "ribocomputer", vì chứa acid ribonucleic. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Harvard đã thăm dò khả năng lưu trữ thông tin ở vi khuẩn sau khi lưu trữ thành công hình ảnh và phim trong DNA của các tế bào "E. coli" sống. Năm 2021, một nhóm nhà nghiên cứu do nhà sinh lý học Sangram Bagh dẫn đầu đã thực hiện một nghiên cứu với "E. coli" để giải quyết bài toán mê cung 2 × 2 nhằm thăm dò nguyên tắc điện toán phân tán giữa các tế bào. Năm 1885, bác sĩ nhi khoa người Đức gốc Áo Theodor Escherich phát hiện ra sinh vật này trong phân của những người khỏe mạnh. Ông gọi vi khuẩn là "Bacterium coli Commune" vì ông tìm thấy vi khuẩn trong ruột già. "Bacterium coli" là loài thuộc chi "Bacterium". Hiện tại danh pháp chi "Bacterium" không còn hợp lệ vì không còn tìm thấy dấu vết của loài trước đây ("Bacterium triloculare"). Migula phân loại vi khuẩn này thành "Bacillus coli" vào năm 1895 và sau đó Aldo Castellani và Albert John Chalmers xếp loài vi khuẩn này vào một chi mới mang tên "Escherichia"đặt tên theo người phát hiện. Năm 1996, vụ ngộ độc thực phẩm "E. coli" xảy ra tại Wishaw, Scotland, khiến 21 người tử vong. bên cạnh việc sử dụng làm sinh vật trung gian cho các quá trình và thí nghiệm di truyền, "E. coli" có một số ứng dụng khác. "E. coli" được sử dụng để tạo ra propan tổng hợp và hormon GH tái tổ hợp của người.
2854
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2854
The Star-Spangled Banner
"The Star-Spangled Banner", tạm dịch là Lá cờ lấp lánh ánh sao, là quốc ca chính thức của Hoa Kỳ. Lời được viết vào năm 1814 bởi Francis Scott Key, một luật sư và nhà thơ nghiệp dư, sau khi ông chứng kiến cảnh pháo đài McHenry bị quân Anh oanh tạc trong Chiến tranh năm 1812. Bài này được phổ biến là một bài hát yêu nước sau khi được phổ nhạc theo bài tửu ca "To Anacreon in Heaven" của Anh, nhưng chỉ được trở thành quốc ca khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một nghị quyết vào ngày 31 tháng 3 năm 1931. Phần nhạc trong Quốc ca Hoa Kỳ do John Stafford Smith, một nhà soạn nhạc người Anh, sáng tác. John Stafford Smith sinh ngày 30 tháng 3 năm 1750 và qua đời ngày 21 tháng 9 năm 1836. Ông là người đàn phong cầm cho nhà thờ và cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc. John Stafford Smith là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đã cẩn thận sưu tầm các tác phẩm của Johann Sebastian Bach. Tuy nhiên, John Stafford Smith được nổi tiếng chỉ vì ông viết nhạc cho bài "To Anacreon in Heaven". Bài hát này được viết vào khoảng giữa thập niên 1760, lúc Smith vẫn còn là một thiếu niên. Lời bài hát do Ralph Tomlinson đặt và nó trở thành bài hát chính thức của Anacreontic Society, hiệp hội nhạc sĩ tài tử viết nhạc trữ tình tại Luân Đôn. Bài hát nhanh chóng được phổ biến tại Anh Quốc và Hoa Kỳ. Khoảng 50 năm sau, vào năm 1814, Francis Scott Key viết bài thơ "Defence of Fort McHenry" để hát với giai điệu của bài "To Anacreon in Heaven". Bài hát được nhiều người tại Hoa Kỳ yêu mến. Năm 1931, Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị Tổng thống Herbert Hoover thông qua dự luật công nhận bài hát trên là Quốc ca Hoa Kỳ. Bài hát với lời thơ của Francis Scott Key và phần nhạc do John Stafford Smith viết. Hai tác giả đã qua đời mà không biết mình nhận được vinh dự cao quý đó. Lời Quốc ca Hoa Kỳ đã được nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, đã mất tại San Jose, California, đặt lời tiếng Việt như sau:
2860
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2860
Pháp
Pháp (; ), tên chính thức là Cộng hòa Pháp ( ) (), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại. Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu trải dài từ Địa Trung Hải đến eo biển Manche và biển Bắc, và từ sông Rhin đến Đại Tây Dương. Pháp còn có Guyane thuộc Pháp trên đại lục Nam Mỹ cùng một số đảo tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 18 vùng của Pháp (gồm chính quốc Pháp, Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, Reunion và Mayotte và vùng của Pháp gốc) có tổng diện tích 643.801 km², dân số tính đến năm 2022 là gần 65,5 triệu người. Còn nếu tính luôn các lãnh thổ khác ngoài châu Nam cực thì khoảng 674.000 km². Pháp là nước cộng hòa bán tổng thống nhất thể, thủ đô Paris cũng là thành phố lớn nhất, trung tâm văn hóa và thương mại chính của quốc gia. Các trung tâm đô thị lớn khác là Marseille, Lyon, Lille, Nice, Toulouse và Bordeaux. Trong thời đại đồ sắt, Chính quốc Pháp là nơi cư trú của người Gaul thuộc nhóm Celt. La Mã (Roma) sáp nhập khu vực vào năm 51 TCN, tình trạng này kéo dài cho đến năm 486, khi người Frank thuộc nhóm Germain chinh phục khu vực rồi thành lập Vương quốc Pháp. Pháp nổi lên thành một đại cường tại châu Âu vào hậu kỳ Trung Cổ, giành thắng lợi trong Chiến tranh Trăm Năm (1337-1453) giúp củng cố quốc gia và tập trung hoá chính trị. Trong phong trào Phục Hưng, văn hoá Pháp phát triển, và lập nên một đế quốc thực dân toàn cầu, trở thành đế quốc lớn thứ hai thế giới vào thế kỷ XX. Trong thế kỷ XVI, Pháp bị chi phối bởi các cuộc nội chiến tôn giáo giữa thế lực Công giáo La Mã và Tin Lành. Pháp trở thành thế lực chi phối văn hoá, chính trị và quân sự tại châu Âu dưới thời Louis XIV. Đến cuối thế kỷ XVIII, Cách mạng Pháp lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên một trong các nền cộng hoà sớm nhất trong lịch sử hiện đại, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là nền tảng của cuộc cách mạng và biểu thị ý thức hệ của Pháp cho đến ngày nay. Trong thế kỷ XIX, Napoléon nắm quyền và lập ra Đệ Nhất Đế chế Pháp, các cuộc chiến tranh của Napoléon định hình tiến trình của châu Âu lục địa. Sau khi đế quốc sụp đổ, Pháp trải qua náo động với các chính phủ kế tiếp nhau, đỉnh điểm là thành lập Đệ Tam Cộng hòa Pháp vào năm 1870. Pháp là một bên tham chiến chính trong chiến tranh thế giới thứ nhất, và giành được đại thắng. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp nằm trong khối Đồng Minh song bị phe Trục chiếm đóng vào năm 1940 bởi Đức Quốc xã. Sau khi được giải phóng vào năm 1944, Đệ Tứ Cộng hòa Pháp được thành lập song sau đó bị giải thể trong tiến trình chiến tranh Algérie. Nền Đệ Ngũ cộng hoà dưới quyền Charles de Gaulle được thành lập vào năm 1958 và tồn tại cho đến nay. Algérie và gần như toàn bộ các thuộc địa khác độc lập trong thập niên 1960 (năm châu Phi), song thường duy trì các liên kết kinh tế và quân sự mật thiết với Pháp. Pháp từ lâu đã có vị thế là một trung tâm của thế giới về nghệ thuật, khoa học và triết học. Pháp có số di sản thế giới UNESCO nhiều thứ ba tại châu Âu, và tiếp đón khoảng 83 triệu du khách nước ngoài vào năm 2012, đứng đầu thế giới. Pháp là một quốc gia phát triển, có nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ chín theo GDP PPP. Về tổng tài sản gia đình, Pháp xếp hạng tư trên thế giới. Pháp có thành tích cao trong các xếp hạng quốc tế về giáo dục, y tế, tuổi thọ dự tính, và phát triển con người. Pháp duy trì vị thế Đại cường quốc trên thế giới, là một trong năm thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và có quyền phủ quyết, đồng thời là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chính thức. Đây là một quốc gia thành viên chủ đạo trong Liên minh châu Âu và Khu vực đồng euro. Quốc gia này cũng là thành viên của G7, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ. Trong tiếng Pháp, Pháp được gọi là "France". Ban đầu áp dụng cho toàn Đế quốc Frank, tên gọi "France" bắt nguồn từ tiếng Latinh "", hay "quốc gia của người Frank". Pháp ngày nay vẫn được gọi là "Francia" trong tiếng Ý và Tây Ban Nha. Tồn tại các thuyết khác nhau về nguồn gốc của tên gọi Frank. Theo các tiền lệ của Edward Gibbon và Jacob Grimm, tên gọi của người Frank có liên kết với từ "frank" ("miễn") trong tiếng Anh. Người ta cho rằng nghĩa "miễn" được chấp nhận do sau khi chinh phục Gaul, chỉ có người Frank được miễn thuế. Thuyết khác cho rằng nó bắt nguồn từ tiếng Germain nguyên thủy là "frankon", dịch là "cái lao" hoặc "cái thương" do rìu quăng của người Frank được gọi là "francisca". Tuy nhiên, người ta xác định rằng các vũ khí này có tên như vậy do được người Frank sử dụng, chứ không phải ngược lại. Tên gọi của nước Pháp trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc. "France" được người Trung Quốc phiên âm là 法蘭西 (âm Hán Việt: Pháp Lan Tây), gọi tắt là 法國 "Pháp quốc". Cũng giống như Anh, Đức, Mỹ.., người Việt hay bỏ chữ "Quốc" hay chữ "nước" đi, chỉ còn gọi là "Pháp". Trong thư tịch chữ Hán cổ của Việt Nam thì quốc hiệu nước Pháp còn được phiên âm là "Pha Lang Sa" (chữ Hán: "坡郎沙"), "Phú Lang Sa" ("富郎沙"), "Phú Lãng Sa" ("富浪沙"), hoặc "Pháp Lang Sa" ("法浪沙"). Dấu vết cổ nhất về sinh hoạt của con người tại Pháp có niên đại từ khoảng 1,8 triệu năm trước. Loài người sau đó phải đương đầu với khí hậu khắc nghiệt và hay biến đổi, với dấu ấn là một số kỷ băng hà. Người nguyên thủy ban đầu trải qua đời sống săn bắt hái lượm và du cư. Pháp có một lượng lớn các hang được trang trí có niên đại từ thời đại đồ đá cũ muộn, trong đó Lascaux là một trong các di tích nổi tiếng và được bảo quản tốt nhất (khoảng 18.000 TCN). Đến khi kết thúc kỷ băng hà cuối (10.000 TCN), khí hậu trở nên ôn hoà hơn; từ khoảng 7.000 TCN, khu vực bước vào thời đại đồ đá mới và cư dân tại đây bắt đầu định cư. Sau những phát triển mạnh mẽ về nhân khẩu và nông nghiệp từ thiên niên kỷ 4 đến thiên niên kỷ 3 TCN, nghề luyện kim xuất hiện vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN, ban đầu là gia công vàng, đồng và đồng điếu, sau đó là sắt. Pháp có nhiều di chỉ cự thạch từ thời đại đồ đá mới, trong đó có di chỉ các khối đá Carnac dày đặc dị thường (khoảng 3.300 TCN). Năm 600 TCN, người Hy Lạp Ionie xuất thân từ Phocée thành lập thuộc địa Massalia (nay là Marseille) bên bờ Địa Trung Hải, là thành phổ cổ nhất tại Pháp. Cùng thời gian này, một số bộ lạc Gaulois thuộc nhóm Celt thâm nhập nhiều nơi của khu vực nay là Pháp, và bành trướng chiếm đóng ra phần còn lại của Pháp từ thế kỷ V đến thế kỷ III TCN. Khái niệm Gaule xuất hiện trong thời kỳ này; nó tương ứng với các lãnh thổ người Celt định cư trải giữa sông Rhin, Đại Tây Dương, dãy Pyrénées và Địa Trung Hải. Biên giới của Pháp ngày này gần đúng với Gaule cổ, là nơi cư trú của người "Gaulois" thuộc nhóm Celt. Gaule sau đó là một quốc gia thịnh vượng, phần cực nam chịu ảnh hưởng mạnh của văn hoá và kinh tế Hy Lạp-La Mã. Khoảng năm 390 TCN, tù trưởng Gaulois Brennos dẫn quân vượt dãy Alpes hướng đến bán đảo Ý, đánh bại người La Mã trong trận Allia, bao vây và đòi tiền chuộc thành La Mã (Roma). Cuộc xâm lăng của người Gaulois khiến La Mã suy yếu, và người Gaulois tiếp tục quấy rối khu vực cho đến khi đạt được một hoà ước chính thức với La Mã vào năm 345 TCN. Tuy nhiên, người La Mã và người Gaulois vẫn là đối thủ trong vài thế kỷ sau đó, và người Gaulois tiếp tục là một mối đe doạ tại bán đảo Ý. Khoảng năm 125 TCN, phần miền nam của Gaule bị người La Mã chinh phục, họ gọi khu vực này là "Provincia Nostra" ("Tỉnh của Chúng ta"), và theo thời gian tiến hoá thành tên gọi Provence trong tiếng Pháp. Julius Caesar chinh phục phần còn lại của Gaule và đánh bại cuộc khởi nghĩa của tù trưởng Gaulois Vercingétorix vào năm 52 TCN. Theo Plutarchus và các tác phẩm của học giả Brendan Woods, Chiến tranh xứ Gallia đã dẫn đến 800 thành phố được chinh phục, 300 bộ lạc bị khuất phục, một triệu người bị bán làm nô lệ và ba triệu người khác chết trong trận chiến. Gaule bị Augustus phân chia thành các tỉnh của La Mã. Nhiều thành thị được thành lập trong giai đoạn Gaulois-La Mã, như Lugdunum (nay là Lyon) được nhìn nhận là thủ phủ của người Gaulois. Các thành thị này được xây dựng theo phong cách La Mã truyền thống, với một quảng trường, một nhà hát, một đấu trường, một đài vòng và các phòng tắm nóng. Người Gaulois lai với những người định cư La Mã và cuối cùng tiếp nhận văn hoá và ngôn ngữ của người La Mã (tiếng La Tinh, tiếng mà tiếng Pháp tiến hoá từ đó). Thuyết đa thần La Mã hợp nhất với thuyết dị giáo Gaulois thành thuyết hổ lốn tương tự. Từ thập niên 250 đến thập niên 280, Gaule thuộc La Mã trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do người Man di tiến hành một số cuộc tấn công vào biên giới. Tuy thế, tình hình được cải thiện vào nửa đầu của thế kỷ IV, đây là giai đoạn phục hồi và thịnh vượng của Gaule thuộc La Mã. Năm 312, Hoàng đế Constantinus I cải đạo sang Cơ Đốc giáo, các tín đồ Cơ Đốc giáo vốn trước đây bị ngược đãi thì từ lúc này gia tăng nhanh chóng về số lượng trên khắp đế quốc. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu thế kỷ V, người man di lại tiếp tục xâm lăng, và các bộ lạc Germain như Vandal, Suebi và Alan vượt sông Rhin đến định cư tại Gaule, Tây Ban Nha và những nơi khác thuộc Đế quốc La Mã vốn đang suy sụp. Các bộ lạc Teutonic xâm chiếm khu vực Đức ngày nay, người Visigoth định cư ở phía tây nam, người Burgundi dọc theo thung lũng sông Rhine và người Francia (từ đó người Pháp lấy tên của họ) ở phía bắc. Đến cuối giai đoạn cổ đại, Gaule cổ được phân thành một số vương quốc của người Germain và một lãnh thổ Gaulois-La Mã còn lại mang tên Vương quốc Soissons. Đồng thời, người Briton thuộc nhóm Celt đến định cư tại phần phía tây của Armorique khi họ chạy trốn khỏi những người Anglo-Saxon (thuộc nhóm Germain) đến định cư tại đảo Anh. Do đó, bán đảo Armorique được đổi tên thành Bretagne, văn hoá Celt được phục hưng và các tiểu vương quốc độc lập xuất hiện tại khu vực này. Người Frank dị giáo thuộc nhóm Germain ban đầu định cư tại phần phía bắc của Gaule, song dưới thời Clovis I họ chinh phục hầu hết các vương quốc khác tại miền bắc và miền trung Gaule. Năm 498, Clovis I là nhà chinh phục Germain đầu tiên cải sang Công giáo La Mã sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, thay vì là giáo phái Aria; do đó Pháp được giáo hoàng trao cho danh hiệu "người con gái cả của Giáo hội" ("") và các vị vua Pháp sẽ được gọi là "Các vị vua Cơ đốc nhất của Pháp" ("Rex Christianissimus"). Người Frank tuân theo văn hoá Gaulois-La Mã Cơ Đốc giáo và Gaule cổ đại cuối cùng được đổi tên thành "Francia" ("vùng đất của người Frank"). Người Frank thuộc nhóm Germain tiếp nhận các ngôn ngữ Roma, ngoại trừ tại miền bắc Gaule do các khu định cư La Mã thưa thớt và tại đó các ngôn ngữ Germain nổi bật lên. Clovis định đô tại Paris và lập ra Vương triều Méroving, song vương quốc này không tồn tại được sau khi ông mất. Người Frank nhìn nhận đất đai đơn thuần là tài sản tư hữu và phân chia nó cho những người thừa kế, do đó có bốn vương quốc xuất hiện sau khi Clovis mất: Paris, Orléans, Soissons, và Rheims. Các quốc vương Méroling cuối cùng để mất quyền lực về tay các quản thừa trong cung của họ. Một vị quản thừa tên là Charles Martel đánh bại một cuộc xâm lược của người Hồi giáo vào Gaule trong trận Tours (732), ông giành được danh tiếng và quyền lực trong các vương quốc Frank. Con trai của ông là Pépin Lùn, đoạt vương vị của Francia từ các vương triều Méroving đã suy yếu và lập nên vương triều Caroling. Con trai của Pépin là Charlemagne thống nhất các vương quốc Frank và gây dựng một đế quốc rộng lớn trải khắp Tây và Trung Âu. Charlemagne được Giáo hoàng Léon III công bố là Hoàng đế La Mã Thần thánh, qua đó đảm bảo liên kết lịch sử trường kỳ giữa chính phủ Pháp với Giáo hội Công giáo, Charlemagne nỗ lực khôi phục Đế quốc Tây La Mã và uy quyền văn hoá của nó. Con trai của Charlemagne là Louis I (trị vì 814–840) duy trì đế quốc được thống nhất; tuy nhiên Đế quốc Caroling này không tồn tại sau thời của ông. Năm 843, theo Hiệp ước Verdun, đế quốc bị phân chia giữa ba người con trai của Louis I: Đông Francia thuộc về Louis người Đức, Trung Francia thuộc về Lothaire I, và Tây Francia thuộc về Charles Béo. Tây Francia gần đúng với lãnh thổ Pháp và là tiền thân của nước Pháp hiện đại. Trong các thế kỷ IX và X, Pháp liên tục bị đe doạ trước các cuộc xâm lăng của người Viking, và trở thành một quốc gia rất phân quyền: các tước hiệu và lãnh địa của giới quý tộc được thừa kế, còn quyền lực của quốc vương mang tính tôn giáo hơn là thế tục, do đó kém hiệu quả và luôn gặp thách thức trước giới quý tộc quyền lực. Do đó, chế độ phong kiến phân quyền được hình thành tại Pháp. Theo thời gian, một số chư hầu phát triển mạnh đến nỗi họ thường gây ra mối đe doạ cho quốc vương. Chẳng hạn, sau trận Hastings vào năm 1066, William Nhà chinh phạt thêm "quốc vương Anh" vào tước hiệu của mình, đồng thời là chư hầu (với danh nghĩa Công tước xứ Normandie) và đồng đẳng (với danh nghĩa quốc vương của Anh) với quốc vương của Pháp, gây căng thẳng định kỳ. Vương triều Caroling cai trị Pháp cho đến năm 987, khi Công tước Hugues Capet đăng cơ làm quốc vương của người Frank. Các dòng hậu duệ của ôngnhà Capet, nhà Valois và nhà Bourbontừng bước thống nhất quốc gia thông qua chiến tranh và thừa kế triều đại, hình thành Vương quốc Pháp được tuyên bố đầy đủ vào năm 1190 bởi Philippe II Auguste. Giới quý tộc Pháp giữ một vai trò nổi bật trong hầu hết các cuộc Thập tự chinh nhằm khôi phục quyền tiếp cận của tín đồ Cơ Đốc giáo đối với Đất Thánh. Các hiệp sĩ Pháp chiếm phần đa trong dòng tiếp viện liên tục trong suốt hai trăm năm Thập tự chinh, đến mức người Ả Rập đều gọi thập tự quân là "Franj" bất kể họ có đến từ Pháp hay không. Thập tự quân Pháp cũng đưa tiếng Pháp đến vùng Levant, biến tiếng Pháp thành cơ sở cho ngôn ngữ chung của các nhà nước Thập tự quân. Thập tự quân Pháp cũng đã đưa ngôn ngữ Pháp đến Levant, biến tiếng Pháp thành nguồn gốc của "lingua franca" (litt. "tiếng Frank") của các khu vực Thập tự chinh. Các hiệp sĩ Pháp cũng chiếm đa số trong cả Hiệp sĩ Cứu tế và Hiệp sĩ dòng Đền. Hiệp sĩ dòng Đền nắm nhiều tài sản trên khắp nước Pháp và đến thế kỷ XIII là các chủ ngân hàng chính đối với quân chủ Pháp, kéo dài cho đến khi Philippe IV tiêu diệt dòng này vào năm 1307. Thập tự chinh Albi được phát động vào năm 1209 nhằm diệt trừ phái Cathar dị đoan tại khu vực tây nam của Pháp ngày nay. Kết quả là phái Cathar bị tiêu diệt và hạt tự trị Toulouse được sáp nhập vào Vương quốc Pháp. Các vị quốc vương sau này bành trướng lãnh địa của họ ra hơn một nửa phần lục địa của Pháp ngày nay, bao gồm hầu hết miền bắc, trung và tây của Pháp. Trong khi đó, quyền lực của quân chủ ngày càng được khẳng định, tập trung vào một xã hội có nhận thức phân tầng, phân chia giới quý tộc, tăng lữ và thường dân. Từ thế kỷ 11, nhà Plantagenet, những người cai trị hạt Anjou, đã thành công trong việc thiết lập sự thống trị của mình đối với các tỉnh xung quanh Maine và Touraine, sau đó dần dần xây dựng một "đế chế" kéo dài từ Anh đến Pyrenees và bao trùm một nửa Pháp hiện đại. Căng thẳng giữa vương quốc Pháp và đế quốc Plantagenet kéo dài cả trăm năm, cho đến khi Philip Augustus của Pháp chinh phục từ năm 1202 đến 1214 phần lớn tài sản của đế quốc, để lại Anh và Aquitaine cho Plantagenets. Sau trận Bouvines, triều đình Angevin rút lui về Anh, nhưng sự ganh đua giữa Capet và Plantagenet sẽ mở đường cho một cuộc xung đột khác. Charles IV mất mà không có người kế vị vào năm 1328. Vương vị được truyền cho người em con chú của Charles là Philippe xứ Valois, thay vì cho con trai của em gái Charles là Edward (ngay sau đó trở thành Edward III của Anh). Trong thời gian cai trị của Philippe xứ Valois, chế độ quân chủ Pháp đạt đến đỉnh cao quyền lực thời Trung Cổ. Vương vị của Philippe bị Edward III của Anh tranh giành, và đến năm 1337 ngay trước khi có dịch Cái chết Đen, Pháp và Anh lâm vào chiến tranh và người ta gọi đó là Chiến tranh Trăm năm. Biên giới chính xác thay đổi lớn theo thời gian, song phần đất mà các quốc vương Anh chiếm hữu tại Pháp vẫn rộng lớn trong nhiều thập niên. Dưới quyền các thủ lĩnh như Jeanne d'Arc và La Hire, người Pháp phản công mạnh mẽ và đẩy lui thành công quân Anh ra khỏi lục địa châu Âu. Giống như phần còn lại của châu Âu, Pháp trải qua dịch Cái chết Đen; một nửa trong số 17 triệu dân của Pháp bị thiệt mạng. Trong thời kỳ Phục Hưng tại Pháp, diễn ra bước phát triển ngoạn mục về văn hoá, và tiếng Pháp được tiêu chuẩn hoá lần đầu tiên, rồi trở thành ngôn ngữ chính thức của Pháp và ngôn ngữ của giới quý tộc châu Âu. Pháp còn tham gia các cuộc chiến tranh Ý kéo dài với Đế quốc La Mã Thần thánh hùng mạnh. Các nhà thám hiểm người Pháp như Jacques Cartier hay Samuel de Champlain yêu sách nhiều vùng đất tại châu Mỹ cho Pháp, mở đường cho cuộc bành trướng hình thành Đế quốc thực dân Pháp lần thứ nhất. Tin Lành nổi lên tại châu Âu khiến Pháp lâm vào một cuộc nội chiến mang tên chiến tranh tôn giáo Pháp, sự kiện tệ hại nhất là hàng nghìn người Huguenot (Tin Lành) bị sát hại trong Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy vào năm 1572. Chiến tranh tôn giáo kết thúc theo sắc lệnh Nantes của Henri IV, theo đó trao một số quyền tự do tôn giáo cho người Huguenot. Đoàn quân Tây Ban NhaHabsburg thuộc Tây Ban Nha, nỗi kinh hoàng của Tây Âu, hỗ trợ phe Công giáo trong các cuộc chiến tranh tôn giáo năm 1589-1594 và xâm chiếm miền bắc nước Pháp năm 1597; sau một số cuộc giao tranh vào những năm 1620 và 1630, Tây Ban Nha và Pháp trở lại cuộc chiến toàn diện giữa năm 1635 và 1659. Chiến tranh gây thiệt hại cho Pháp 300.000 quân. Dưới thời Louis XIII, Hồng y Richelieu xúc tiến tập trung hoá nhà nước và củng cố quyền lực của quân chủ bằng cách giải giáp những người nắm giữ quyền lực trong nước vào thập niên 1620. Ông phá huỷ có hệ thống thành quách của các lãnh chúa ngoan cố và bị tố cáo sử dụng bạo lực cá nhân (đấu tay đôi, mang vũ khí, và duy trì quân đội riêng). Đến cuối thập niên 1620, Richelieu lập ra thuyết độc quyền của quân chủ về vũ lực. Khi Louis XIV còn nhỏ và quyền nhiếp chính thuộc về Vương hậu Ana và Hồng y Mazarin, Pháp trải qua một giai đoạn khó khăn mang tên Fronde, trong khi đó lại có chiến tranh với Tây Ban Nha. Cuộc khởi nghĩa Fronde được thúc đẩy bởi các đại lãnh chúa phong kiến và các toà án tối cao, nhằm phản ứng trước việc gia tăng quyền lực chuyên chế của quân chủ. Chế độ quân chủ đạt đến đỉnh cao trong thế kỷ XVII và thời cai trị của Louis XIV. Quyền lực của các lãnh chúa phong kiến bị chuyển cho các triều thần tại Cung điện Versailles, do đó quyền lực cá nhân của Louis XIV trở nên không bị thách thức. Ông tiến hành nhiều cuộc chiến, biến Pháp trở thành cường quốc hàng đầu châu Âu. Pháp trở thành quốc gia đông dân nhất tại châu Âu và có ảnh hưởng to lớn đến chính trị, kinh tế và văn hoá của châu lục này. Tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong ngoại giao, khoa học, văn học và các vấn đề quốc tế, tình trạng này được duy trì cho đến thế kỷ XX. Pháp giành được nhiều thuộc địa hải ngoại tại châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Louis XIV cũng huỷ bỏ sắc lệnh Nantes, buộc hàng nghìn người Huguenot phải lưu vong. Dưới thời Louis XV, Pháp để mất Tân Pháp và hầu hết thuộc địa tại Ấn Độ sau khi họ thất bại trong Chiến tranh Bảy năm (1756–63) vốn kết thúc vào năm 1763. Tuy vậy, lãnh thổ châu Âu của Pháp được mở rộng thêm, những vụ sáp nhập đáng chú ý nhất là Lorraine (1766) và Corse (1770). Do không được lòng dân, quyền lực của Louis XV suy yếu, các quyết định vụng về của ông về tài chính, chính trị và quân sự, cũng như sự truỵ lạc trong triều đình khiến cho chế độ quân chủ bị mất tín nhiệm, được cho là mở đường cho Cách mạng Pháp diễn ra 15 năm sau khi ông mất. Louis XVI tích cực giúp đỡ người Mỹ khi họ tìm cách độc lập khỏi Anh (đạt được trong Hiệp định Paris (1783)). Khủng hoảng tài chính sau khi Pháp can dự vào Cách mạng Mỹ là một trong các yếu tố góp phần dẫn đến Cách mạng Pháp. Phần lớn phong trào Khai sáng diễn ra trong giới trí thức Pháp, các nhà khoa học Pháp đạt được nhiều đột phá cùng phát minh lớn về khoa học như phát hiện oxy (1778) và khí cầu nóng chở khách đầu tiên (1783). Các nhà thám hiểm Pháp như Bougainville và Lapérouse tham gia các hành trình khám phá khoa học thông qua thám hiểm hàng hải khắp thế giới. Triết học Khai sáng làm xói mòn quyền lực và sự ủng hộ dành cho chế độ quân chủ, giúp mở đường cho Cách mạng Pháp. Đối diện với các khó khăn tài chính, Louis XVI triệu tập Hội nghị Ba đẳng cấp (États généraux) vào tháng 5 năm 1789 nhằm đề xuất các giải pháp cho chính phủ. Do hội nghị trở nên bế tắc, các đại biểu cho đẳng cấp thứ ba (thường dân) hình thành một Quốc hội, báo hiệu Cách mạng Pháp bùng nổ. Lo ngại quốc vương đàn áp Quốc hội mới thành lập, những người khởi nghĩa chiếm ngục Bastille vào ngày 14 tháng 7 năm 1789, ngày này về sau trở thành quốc khánh của Pháp. Đầu tháng 8 năm 1789, Quốc hội lập hiến bãi bỏ các đặc quyền của giới quý tộc chẳng hạn như quyền chế độ nông nô và quyền săn bắn độc quyền. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (27 tháng 8 năm 1789), Pháp thiết lập các quyền cơ bản cho nam giới. Tuyên bố khẳng định "các quyền tự nhiên và không thể quy định của con người" đối với "quyền tự do, tài sản, an ninh và chống lại áp bức". Tự do ngôn luận và báo chí đã được tuyên bố và các vụ bắt giữ tùy tiện ngoài vòng pháp luật. Nó kêu gọi phá hủy các đặc quyền quý tộc và tuyên bố tự do và quyền bình đẳng cho tất cả mọi người. Trong tháng 11 năm 1789, Quốc hội quyết định quốc hữu hoá và bán toàn bộ tài sản của Giáo hội Công giáo La Mã. Trong tháng 7 năm 1790, Hiến pháp dân sự về tăng lữ tái tổ chức Giáo hội Công giáo Pháp, huỷ bỏ quyền thu thuế và các quyền khác của Giáo hội. Điều này gây nhiều bất mãn tại nhiều nơi của Pháp, góp phần bùng phát nội chiến vài năm sau đó. Mặc dù Louis XVI vẫn được dân chúng tín nhiệm, song việc ông đào thoát đến Varennes (tháng 6 năm 1791) dường như chứng minh những tin đồn rằng ông gắn kết hy vọng bảo hộ chính trị với triển vọng nước ngoài xâm lăng. Sự tín nhiệm của ông đã bị hủy hoại sâu sắc đến mức việc bãi bỏ chế độ quân chủ và thiết lập một nền cộng hòa trở thành một khả năng ngày càng tăng. Trong tháng 8 năm 1791, Hoàng đế Áo và Quốc vương Phổ trong Tuyên ngôn Pillnitz đe doạ nước Pháp cách mạng về việc can thiệp vũ lực nhằm khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế. Trong tháng 9 năm 1791, Quốc hội lập hiến buộc Quốc vương Louis XVI chấp thuận Hiến pháp Pháp 1791, theo đó biến Pháp từ quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế thành chế độ quân chủ lập hiến. Trong Hội nghị Lập pháp mới thành lập (tháng 10 năm 1791), tình trạng thù định phát triển và sâu sắc giữa nhóm 'Gironde' ủng hộ chiến tranh với Áo và Phổ, và nhóm 'Montagne' hoặc 'Jacobin' phản chiến. Tuy nhiên, đa số trong Hội đồng năm 1792 đã xem một cuộc chiến với Áo và Phổ là cơ hội để thúc đẩy sự phổ biến của chính quyền cách mạng và nghĩ rằng Pháp sẽ giành chiến thắng chống lại các chế độ quân chủ. Ngày 20 tháng 4 năm 1792, Hội nghị Lập pháp tuyên chiến với Áo. Ngày 10 tháng 8 năm 1792, một đám đông giận dữ đe doạ cung điện của Quốc vương Louis XVI, buộc ông lánh nạn trong Hội nghị Lập pháp. Một đội quân Phổ xâm chiếm Pháp trong cùng tháng đó. Đầu tháng 9, người dân Paris tức giận vì quân đội Phổ bắt giữ Verdun và các cuộc nổi dậy phản cách mạng ở phía tây nước Pháp, đã sát hại từ 1.000 đến 1.500 tù nhân bằng cách đánh phá các nhà tù ở Paris. Hội đồng Lập pháp Quốc gia và hội đồng thành phố Paris dường như không thể ngăn được sự đổ máu đó. Công hội Quốc dân hình thành sau cuộc bầu cử đầu tiên với thể thức phổ thông đầu phiếu nam giới, vào ngày 20 tháng 9 năm 1792 để kế tục Hội nghị Lập pháp, và đến ngày 21 tháng 9 họ bãi bỏ chế độ quân chủ khi tuyên bố thành lập Đệ Nhất Cộng hòa Pháp. Cựu vương Louis XVI bị buộc tội phản quốc và bị hành quyết vào tháng 1 năm 1793. Pháp tuyên chiến với Anh và Cộng hoà Hà Lan vào tháng 11 năm 1792, với Tây Ban Nha vào tháng 3 năm 1793; đến mùa xuân năm 1793, Áo, Anh và Cộng hoà Hà Lan xâm lược Pháp. Cũng trong tháng 3 năm 1793, nội chiến Vendée chống Paris bắt đầu; khởi nghĩa cũng được nung nấu tại những nơi khác của Pháp. Mối thù phe phái trong Công hội Quốc dân đạt đến đỉnh điểm khi nhóm 'Gironde' vào ngày 2 tháng 6 năm 1793 bị buộc phải từ chức và rời khỏi Công hội. Khởi nghĩa phản cách mạng đến tháng 7 mở rộng đến Bretagne, Normandie, Bordeaux, Marseilles, Toulon, Lyon. Chính phủ tại Paris từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1793 phải sử dụng các biện pháp tàn bạo để khuất phục hầu hết các cuộc khởi nghĩa nội bộ, tổn thất hàng chục nghìn sinh mạng. Một số sử gia nhận định nội chiến kéo dài đến năm 1796 với tổng tổn thất nhân mạng có lẽ là 450.000. Đến cuối năm 1793, các đồng minh đã bị đuổi khỏi Pháp. Đến tháng 2 năm 1794, Pháp bãi bỏ chế độ nô lệ trong các thuộc địa của họ tại châu Mỹ, song sau đó áp dụng lại. Bất đồng và thù địch chính trị trong Công hội Quốc dân từ tháng 10 năm 1793 đến tháng 7 năm 1794 lên đến mức độ chưa từng thấy, khiến hàng chục thành viên bị kết án tử hình. Trong khi đó, chiến tranh với ngoại bang vào năm 1794 trở nên thuận lợi, chẳng hạn như tại Bỉ. Năm 1795, chính phủ dường như trở lại với sự thờ ơ trước mong muốn và nhu cầu của tầng lớp thấp liên quan đến tự do tôn giáo (Công giáo) và phân phối thực phẩm công bằng. Cho đến năm 1799, các chính trị gia ngoài việc phát minh một hệ thống nghị viện mới ('Hội đồng Đốc chính'), còn bận rộn với việc ngăn cản nhân dân khỏi Công giáo và chủ nghĩa bảo hoàng. Napoléon Bonaparte giành quyền kiểm soát nước cộng hoà vào năm 1799, trở thành tổng tài đầu tiên rồi sau đó là hoàng đế của Đế quốc Pháp (1804–1814/1815). Tiếp nối chiến tranh chống Cộng hoà Pháp, các chế độ quân chủ châu Âu chuyển sang tuyên chiến bằng cuộc chiến tranh với đế quốc của Napoléon. Quân đội của Napoléon chinh phục hầu hết châu Âu lục địa với các chiến thắng nhanh chóng chẳng hạn như các trận chiến của Jena-Auerstadt hay Austerlitz. Các thành viên trong gia tộc Bonaparte được bổ nhiệm làm quân chủ tại một số vương quốc mới thành lập. Các chiến thắng này khiến những tư tưởng và cải cách của Cách mạng Pháp truyền bá ra toàn cầu, như hệ thống mét, bộ luật Napoléon và tuyên ngôn Nhân quyền. Vào tháng 6 năm 1812, Napoléon đã tấn công Nga, đến Moscow. Sau đó, quân đội của ông đã tan rã thông qua các vấn đề về nguồn cung, bệnh tật, các cuộc tấn công của Nga và cuối cùng là mùa đông. Sau chiến dịch đánh Nga thê thảm, tiếp đó là các chế độ quân chủ châu Âu nổi dậy chống lại quyền cai trị của Pháp, Napoléon thất bại và chế độ quân chủ Bourbon được khôi phục. Khoảng một triệu người Pháp thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh Napoléon. Sau khi trở về sau thời gian lưu vong, Napoleon cuối cùng đã bị đánh bại vào năm 1815 tại trận chiến Waterloo, chế độ quân chủ được tái lập (1815–1830), với những hạn chế về hiến pháp mới. Triều đại Bourbon mất tín nhiệm và bị lật đổ trong Cách mạng tháng Bảy năm 1830, lập ra nền quân chủ tháng Bảy tồn tại cho đến năm 1848, khi Đệ Nhị Cộng hòa Pháp được công bố, theo sau các cuộc khởi nghĩa tại châu Âu vào năm 1848. Bãi bỏ chế độ nô lệ và phổ thông đầu phiếu nam giới được tái ban hành vào năm 1848. Năm 1852, Tổng thống Cộng hoà Pháp Louis-Napoléon Bonaparte, vốn là con của em trai Napoléon Bonaparte, tuyên bố mình là hoàng đế của đế quốc thứ nhì, với hiệu là Napoléon III. Ông gia tăng can thiệp của Pháp ở bên ngoài, đặc biệt là tại Krym, tại México và Ý, cuộc can thiệp tại Ý khiến Pháp sáp nhập Công quốc Savoy và Bá quốc Nice từ Vương quốc Sardegna. Napoléon III bị phế truất sau thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870 và chế độ của ông bị thay thế bằng Đệ Tam Cộng hòa Pháp. Đến năm 1875, cuộc chinh phạt Algeria của Pháp đã hoàn tất và kết quả là khoảng 825.000 người Algeria đã bị giết. Công xã Paris tồn tại ngắn ngủi vào năm 1871. Vụ Dreyfus là một cuộc xung đột chính trị-xã hội nghiêm trọng tại Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Pháp có các thuộc địa dưới các hình thức khác nhau kể từ đầu thế kỷ XVII, song đến thế kỷ XIX và XX, đế quốc thực dân của họ mở rộng rất lớn và trở thành đế quốc lớn thứ nhì thế giới sau Đế quốc Anh. Bao gồm cả chính quốc Pháp, tổng diện tích lãnh thổ thuộc chủ quyền của Pháp gần đạt đến 13 triệu km² trong thập niên 1920 và 1930, chiếm 8,6% diện tích thế giới. Được biết đến với tên gọi "Belle Époque", giai đoạn chuyển giao sang thế kỷ XX là thời kỳ có đặc trưng là tính lạc quan, hoà bình khu vực, thịnh vượng kinh tế, và các phát kiến kỹ thuật, khoa học và văn hoá. Năm 1905, nhà nước thế tục được công bố chính thức. Pháp là một thành viên của Hiệp ước ba bên khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng phát. Quân Đức chiếm một phần miền bắc Pháp và 2 lần uy hiếp Paris. Tuy nhiên, Pháp và các đồng minh của họ cuối cùng đã chiến thắng Liên minh Trung tâm song với tổn thất khủng khiếp về nhân mạng và vật chất. Chiến tranh thế giới thứ nhất khiến 1,4 triệu binh sĩ Pháp thiệt mạng, tức 4% dân số. Từ 27 đến 30% binh sĩ tòng quân từ 1912–1915 thiệt mạng. Những năm giữa hai thế chiến có dấu ấn là căng thẳng quốc tế dữ dội và một loạt cải cách xã hội do Mặt trận bình dân tiến hành, như nghỉ phép hàng năm, ngày làm việc tám giờ, nữ giới trong chính phủ. Năm 1940, Pháp bị Đức Quốc xã và Ý xâm lược và chiếm đóng. Chính quốc Pháp bị phân chia thành một vùng do Đức chiếm đóng tại phía bắc, một khu vực chiếm đóng của Ý ở phía đông nam và chế độ độc tài Pháp Vichy mới thành lập cộng tác với Đức kiểm soát miền đông nam, còn chính phủ lưu vong Pháp quốc Tự do do Charles de Gaulle đứng đầu được thành lập tại Luân Đôn. Từ năm 1942 đến năm 1944, khoảng 160.000 công dân Pháp, trong đó có khoảng 75.000 người Do Thái, bị trục xuất đến các trại hành quyết và trại tập trung tại Đức và Ba Lan. Vào tháng 9 năm 1943, Corse là lãnh thổ lục địa đầu tiên của Pháp tự giải phóng khỏi phe Trục. Ngày 6 tháng 6 năm 1944, Đồng Minh tiến vào Normandie và đến tháng 8 họ tiến vào Provence. Trong năm sau, Đồng Minh và phong trào kháng chiến Pháp giành thắng lợi trước phe Trục, chủ quyền của Pháp được khôi phục khi thành lập Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp (GPRF) vào năm 1944. Chính phủ lâm thời này do Charles de Gaulle lập ra với mục tiêu tiếp tục tiến hành chiến tranh chống Đức và thanh trừng những phần tử cộng tác với Đức khỏi chức vụ. Chính phủ này cũng tiến hành một số cải cách quan trọng (mở rộng quyền bầu cử cho nữ giới, thiết lập hệ thống an sinh xã hội). GPRF đặt nền móng cho một trật tự hiến pháp mới với kết quả là Đệ Tứ Cộng hòa Pháp, thời gian này trải qua tăng trưởng kinh tế ngoạn mục. Pháp là một trong các quốc gia thành lập NATO (1949). Pháp nỗ lực tái lập quyền kiểm soát Đông Dương song thất bại trước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong trận Điện Biên Phủ năm 1954. Vài tháng sau đó, Pháp phải đối diện với một xung đột chống thực dân khác tại Algérie. Hai bên đều tiến hành tra khảo và hành hình phi pháp, và tranh luận về sự cần thiết giữ quyền kiểm soát Algérie vốn là nơi cư trú của trên một triệu người định cư châu Âu, khiến nước Pháp bị suy sụp và suýt dẫn đến đảo chính và nội chiến. Năm 1958, Đệ Tứ Cộng hòa Pháp suy yếu và bất ổn nhường chỗ cho Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp, bao gồm củng cố quyền lực của tổng thống. Với vai trò là tổng thống, Charles de Gaulle nỗ lực giữ quốc gia thống nhất trong khi tiến hành các bước đi nhằm kết thúc chiến tranh. Chiến tranh Algérie kết thúc vào năm 1962, kết quả là Algérie độc lập. Nó đã dẫn đến khoảng 500.000 đến 1 triệu người chết và hơn 2 triệu người Algeria phải di cư. Dấu tích của đế quốc thực dân ngày nay là các lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp. Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, Charles de Gaulle thúc đẩy chính sách "độc lập quốc gia" đối với khối phía Tây và phía Đông. Cuối cùng, ông rút Pháp khỏi bộ tư lệnh hợp nhất quân sự của NATO, ông phát động một chương trình phát triển hạt nhân và khiến Pháp trở thành cường quốc hạt nhân thứ tư. Ông khôi phục quan hệ thân mật Pháp-Đức nhằm tạo ra một đối trọng châu Âu giữa phạm vi ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Liên Xô. Tuy nhiên, ông phản đối bất kỳ phát triển nào về một châu Âu siêu quốc gia, mà tán thành một châu Âu của các quốc gia có chủ quyền. Theo sau một loạt các cuộc kháng nghị toàn cầu vào năm 1968, khởi nghĩa tháng 5 năm 1968 có tác động xã hội to lớn. Tại Pháp, nó được nhìn nhận là thời khắc bắt đầu khi một tư tưởng đạo đức bảo thủ (tôn giáo, ái quốc, tôn trọng quyền uy) chuyển hướng sang một tư tưởng đạo đức tự do hơn (chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa cá nhân, cách mạng tình dục). Mặc dù khởi nghĩa là một thất bại chính trị (vì đảng Gaullist đã trở nên mạnh hơn trước) song nó cho thấy một sự phân cách giữa nhân dân Pháp với Charles de Gaulle, vị tổng thống này từ chức ngay sau đó. Trong giai đoạn hậu de Gaulle, Pháp duy trì vị thế là một trong các nền kinh tế phát triển nhất thế giới, song phải đối diện với một vài khủng hoảng kinh tế dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và gia tăng nợ công. Đến cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Pháp ở vị trí tiên phong trong phát triển Liên minh châu Âu siêu quốc gia, đáng chú ý là ký kết Hiệp ước Maastricht (thành lập Liên minh châu Âu) vào năm 1992, thiết lập Khu vực đồng euro vào năm 1999, và ký kết Hiệp ước Lisbon vào năm 2007. Pháp cũng dần tái hợp nhất hoàn toàn vào NATO và kể từ đó tham gia vào hầu hết các cuộc chiến do NATO bảo trợ. Kể từ thế kỷ XIX, Pháp đã tiếp nhận nhiều người nhập cư, họ hầu hết là nam công nhân ngoại quốc từ các quốc gia Công giáo tại châu Âu và thường trở về quê hương khi không làm việc. Trong thập niên 1970, Pháp phải đối diện với khủng hoảng kinh tế và cho phép người nhập cư mới (hầu hết là từ Maghreb) đến định cư lâu dài tại Pháp cùng với gia đình họ và có được quyền công dân Pháp. Điều này dẫn đến hàng trăm nghìn người Hồi giáo (đặc biệt là tại các thành phố lớn) sống trong các nhà ở trợ cấp công cộng và chịu tỷ lệ thất nghiệp rất cao. Đồng thời, Pháp bác bỏ đồng hoá người nhập cư, họ được mong chờ tôn trọng các giá trị truyền thống và chuẩn mực văn hoá của Pháp. Họ được khuyến khích duy trì văn hoá và truyền thống đặc trưng của mình và chỉ cần hoà nhập. Kể từ vụ đánh bom ga tàu điện ngầm tại Paris năm 1995, Pháp đã trở thành mục tiêu khủng bố của các tổ chức Hồi giáo cực đoan, đáng chú ý là vụ tấn công khủng bố vào trụ sở tạp chí "Charlie Hebdo" vào tháng 1 năm 2015 đã dẫn đến cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Pháp, thu hút 4,4 triệu người. Các vụ tấn công Paris tháng 11 năm 2015 đã làm 130 người thiệt mạng, đây là cuộc tấn công chết chóc nhất trên đất Pháp kể từ Thế chiến II, nguy hiểm nhất ở Liên minh châu Âu kể từ vụ đánh bom tàu ​​Madrid năm 2004 và cuộc tấn công tại Nice năm 2016 đã khiến 87 người chết ngay trong lễ kỷ niệm Ngày phá ngục Bastille. Opération Chammal, những nỗ lực quân sự của Pháp nhằm ngăn chặn ISIS, đã giết chết hơn 1.000 quân IS trong giai đoạn 2014-2015. Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu gọi là Chính quốc Pháp (France métropolitaine). Nó nằm tại Tây Âu và giáp với Biển Bắc về phía bắc, eo biển Manche về phía tây bắc, Đại Tây Dương về phía tây và Địa Trung Hải về phía đông nam. Chính quốc Pháp giáp với Bỉ và Luxembourg về phía đông bắc, Đức và Thuỵ Sĩ về phía đông, Ý và Monaco về phía đông nam, và Tây Ban Nha cùng Andorra về phía nam và tây nam. Biên giới tại phía nam và phía đông của Chính quốc Pháp là các dãy núi: Pyrénées, Alpes và Jura, sông Rhin tạo thành một đoạn biên giới với Đức, trong khi biên giới tại phía bắc và đông bắc không có các yếu tố tự nhiên. Do hình dạng lãnh thổ, Chính quốc Pháp thường được ví như hình lục giác. Chính quốc Pháp gồm nhiều đảo, lớn nhất trong số đó là Corsica tại Địa Trung Hải. Chính quốc Pháp chủ yếu nằm giữa vĩ tuyến 41° và 51° Bắc, giữa kinh tuyến 6° Tây và 10° Đông, thuộc vùng ôn đới bắc. Phần lục địa của Chính quốc Pháp có khoảng cách khoảng 1000 km từ bắc xuống nam cũng như từ đông sang tây. Pháp có các khu vực hải ngoại khắp thế giới. Những lãnh thổ này có tình trạng khác nhau về quản lý lãnh thổ: Guyane thuộc Pháp có biên giới trên bộ với Brasil và Suriname, còn Saint-Martin cùng chia sẻ một đảo với quốc gia Sint Maarten thuộc Vương quốc Hà Lan. Chính quốc Pháp có diện tích 551.500 km², lớn nhất trong số các thành viên Liên minh châu Âu. Tổng diện tích đất liền của Pháp, bao gồm các lãnh thổ tại hải ngoại trừ vùng đất Adélie, là 643.801 km², chiếm 0,45% diện tích đất thế giới. Pháp sở hữu nhiều dạng cảnh quan, từ đồng bằng ven biển tại phía bắc và phía tây cho đến các dãy núi Alpes tại phía đông nam, Khối núi Trung tâm tại nam trung và dãy Pyrénées tại phía tây nam. Do có nhiều lãnh thổ hải ngoại rải rác khắp thế giới, Pháp có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rất lớn, đứng thứ hai thế giới, với 11.035.000 km², chỉ sau EEZ của Hoa Kỳ (11.351.000 km²), nhưng hơn EEZ của Úc (8.148.250 km²). EEZ của Pháp chiếm khoảng 8% tổng diện tích bề mặt các EEZ của thế giới. Chính quốc Pháp có một loạt các địa hình và cảnh quan thiên nhiên. Phần lớn lãnh thổ hiện tại của Pháp đã được nâng lên trong một số giai đoạn kiến ​​tạo như sự nâng lên Hercynian trong Thời đại Cổ sinh, trong đó gồm khu khối núi Armorif, hối núi, Trung tâm Morvan, dãy Vosges và Ardennes và đảo Corsica đã được hình thành. Các khối núi này thể hiện một số lưu vực trầm tích như lưu vực Aquitaine ở phía tây nam và lưu vực Paris ở phía bắc, sau đó bao gồm một số khu vực của vùng đất đặc biệt màu mỡ như các lớp phù sa ở Beauce và Brie. Các tuyến đường đi qua tự nhiên khác nhau, như thung lũng Rhône, cho phép liên lạc dễ dàng. Núi Alpine, Pyrenean và Jura trẻ hơn nhiều và có hình dạng ít bị xói mòn. Tại độ cao 4.810,45 mét trên mực nước biển, Mont Blanc, nằm trên dãy núi Alpes ở biên giới Pháp và Ý, là điểm cao nhất ở Tây Âu. Mặc dù 60% thành phố được phân loại là có rủi ro địa chấn, những rủi ro này vẫn ở mức trung bình. Các đường bờ biển có cảnh quan tương phản: các dãy núi dọc theo bờ biển Pháp, các vách đá ven biển như Côte d'Albâtre và đồng bằng cát rộng lớn ở Languedoc. Corsica nằm ngoài khơi Địa Trung Hải. Pháp có một hệ thống sông rộng lớn bao gồm bốn con sông lớn là sông Seine, sông Loire, Garonne, Rhône và các nhánh của chúng. Rhône phân chia khối núi Trung tâm từ dãy Alpes và chảy ra biển Địa Trung Hải tại Camargue. Các sông khác chảy về phía Meuse và Rhine dọc theo biên giới phía đông bắc. Pháp có gần 11 triệu kilômét vuông (4,2 × (2,6 × 10) mét vuông) biển trong ba đại dương thuộc thẩm quyền của mình, trong đó 97% là ở hải ngoại. Hầu hết các khu vực thấp của Chính quốc Pháp (ngoại trừ Corse) nằm trong vùng khí hậu đại dương, Cfb, Cwb và Cfc trong phân loại khí hậu Köppen. Một phần nhỏ lãnh thổ giáp với lưu vực Địa Trung Hải thuộc các đới Csa và Csb. Do lãnh thổ Chính quốc Pháp tương đối lớn, nên khí hậu không đồng nhất, tạo ra các sắc thái khí hậu sau đây: Pháp là một trong các quốc gia đầu tiên thành lập Bộ Môi trường, vào năm 1971. Mặc dù Pháp nằm trong số các quốc gia công nghiệp hóa nhất thế giới, song chỉ xếp hạng 17 về phát thải cacbon dioxide, đứng sau các quốc gia ít dân hơn như Canada và Úc. Nguyên nhân là do Pháp quyết định đầu tư vào năng lượng hạt nhân sau khủng hoảng dầu mỏ 1973, và loại hình năng lượng này chiếm khoảng 75% sản lượng điện của Pháp (2011) và do đó ít ô nhiễm hơn. Theo Chỉ số Thành tích Môi trường năm 2016 do Yale và Columbia thực hiện, Pháp là quốc gia có ý thức bảo vệ môi trường thứ mười trên thế giới. Giống như toàn bộ các thành viên khác thuộc Liên minh châu Âu, Pháp chấp thuận cắt giảm phát thải carbon ít nhất 20% đến năm 2020 so với mức năm 1990. , lượng khí thải carbon dioxide của Pháp trên đầu người thấp hơn so với Trung Quốc. Đất nước này đã được thiết lập thuế để áp thuế cacbon vào năm 2009 ở mức 17 euro/tấn carbon thải ra. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hủy bỏ do lo ngại gánh nặng cho các doanh nghiệp Pháp. Rừng chiếm 28% diện tích đất liền của Pháp, và nằm vào hàng đa dạng nhất tại châu Âu, với trên 140 loài cây. Pháp có chín vườn quốc gia và 46 vườn tự nhiên, chính phủ có kế hoạch đến năm 2020 chuyển 20% vùng đặc quyền kinh tế của Pháp thành khu bảo tồn hải dương. Vườn tự nhiên cấp vùng ( hay PNR) là tổ chức công cộng tại Pháp thuộc nhà cầm quyền địa phương và chính phủ quốc gia, bao phủ khu vực thôn quê có người cư trú có vẻ đẹp nổi bật, nhằm bảo vệ quang cảnh và di sản cũng như thiết lập phát triển kinh tế bền vững trong khu vực. PNR đặt ra các mục tiêu và hướng dẫn về quản lý cư trú của con người, phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường tự nhiên dựa trên cảnh quan và di sản độc đáo của mỗi công viên. Các công viên thúc đẩy các chương trình nghiên cứu sinh thái và giáo dục công cộng khoa học tự nhiên. có 49 PNR ở Pháp. Cộng hòa Pháp được chia thành 18 vùng (nằm ở châu Âu và nước ngoài), năm vùng hải ngoại, một lãnh thổ hải ngoại, một thực thể đặc biệt - New Caledonia và một hòn đảo không có người ở trực thuộc dưới quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp - Clipperton. Từ năm 2016, Pháp được phân chia thành 18 vùng hành chính: 13 vùng tại Chính quốc Pháp (bao gồm Corse), và năm vùng nằm tại hải ngoại. Các vùng được chia tiếp thành 101 tỉnh, được đánh số chủ yếu theo thứ tự abc. Số này được sử dụng trong mã bưu chính và trước đây được sử dụng trên biển số xe. Trong số 101 tỉnh của Pháp, năm tỉnh (Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, Mayotte và Réunion) đồng thời là tỉnh hải ngoại (ROM) và vùng hải ngoại (DOM), hưởng vị thế tương tự như các tỉnh tại chính quốc, và là bộ phận toàn vẹn của Liên minh châu Âu. 101 tỉnh được chia thành 335 quận, các quận được chia thành 2.054 tổng. Các tổng lại được chia tiếp thành 36.658 xã (commune), chúng là các khu tự quản có một hội đồng tự quản được bầu cử. Ba xã về mặt hành chính là Paris, Lyon và Marseille được chia thành 45 quận đô thị. Các vùng, tỉnh và xã đều được gọi là các thực thể lãnh thổ, nghĩa là chúng có hội đồng địa phương cũng như một cơ quan hành pháp. Các quận và tổng chỉ là các phân khu hành chính. Tuy nhiên, điều này không hẳn là luôn rõ ràng, cho đến năm 1940, các quận là các thực thể lãnh thổ với một hội đồng được bầu cử, song chúng bị chế độ Vichy ( Nước Pháp tự do ) đình chỉ và rồi bị Đệ Tứ Cộng hoà bãi bỏ hoàn toàn vào năm 1946. Ngoài 18 vùng gồm 101 tỉnh, Cộng hoà Pháp còn có năm thực thể hải ngoại (Polynésie thuộc Pháp, Saint Barthélemy, Saint-Martin, Saint Pierre và Miquelon cùng Wallis và Futuna), một thực thể đặc biệt (Nouvelle-Calédonie), một lãnh thổ hải ngoại (Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp), và một đảo trên Thái Bình Dương (Clipperton). Các thực thể và lãnh thổ hải ngoại là bộ phận của Cộng hoà Pháp, song không phải là bộ phận của Liên minh châu Âu hoặc khu vực tư pháp của nó (ngoại lệ là St. Bartelemy, vốn tách khỏi Guadeloupe vào năm 2007). Các thực thể tại Thái Bình Dương là Polynésie thuộc Pháp, Wallis và Futuna, và Nouvelle-Calédonie tiếp tục sử dụng franc CFP có giá trị gắn liền hoàn toàn với euro. Trong khi đó, năm vùng hải ngoại sử dụng đồng euro. Cộng hòa Pháp theo chế độ dân chủ đại nghị bán tổng thống nhất thể, có truyền thống dân chủ mạnh mẽ. Hiến pháp của Đệ Ngũ Cộng hoà được phê chuẩn trong trưng cầu dân ý vào ngày 28 tháng 9 năm 1958. Nó tăng cường mạnh quyền lực của nhánh hành pháp so với nghị viện. Nhánh hành pháp có hai lãnh đạo: Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, nay là Emmanuel Macron và được bầu trực tiếp theo hình thức phổ thông đầu phiếu cho một nhiệm kỳ 5 năm (trước đây là 7 năm), và chính phủ do thủ tướng lãnh đạo, thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm. Nghị viện Pháp là cơ quan lập pháp lưỡng viện gồm một Quốc hội ("Assemblée Nationale") và một Thượng viện. Các nghị sĩ Quốc hội đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và được bầu cử trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội có quyền giải tán chính phủ, và do đó phe đa số trong Quốc hội quyết định việc lựa chọn chính phủ. Các thượng nghị sĩ do cử tri đoàn lựa chọn với nhiệm kỳ 6 năm, và một nửa số ghế được bầu tại sau 3 năm kể từ tháng 9 năm 2008. Quyền lực lập pháp của Thượng viện bị hạn chế; trong trường hợp có bất đồng giữa hai viện, Quốc hội sẽ có tiếng nói quyết định. Chính phủ có ảnh hưởng mạnh đến định hình chương trình nghị sự của nghị viện. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng cấp tiến là một thế lực chính trị mạnh tại Pháp, với đại diện là Đảng Cộng hoà, Cấp tiến và Cấp tiến-Xã hội, đây là đảng quan trọng nhất của Đệ Tam Cộng hoà. Kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, họ bị đặt ra ngoài lề trong khi chính trường Pháp có đặc trưng là hai nhóm chính trị đối lập: Thế lực tả khuynh có trung tâm là Chi bộ Pháp của Quốc tế lao động và hậu thân của nó là Đảng Xã hội (từ 1969); và thế lực hữu khuynh có trung tâm là Đảng Gaullisme (chủ nghĩa de Gaulle) có tên thay đổi theo thời gian là Đại hội Nhân dân Pháp (1947), Liên hiệp những người Dân chủ vì nền Cộng hoà (1958), Đại hội vì nền Cộng hoà (1976), Liên minh vì Phong trào Nhân dân (2007) và Những người Cộng hòa (từ 2015). Trong bầu cử tổng thống và nghị viện năm 2017, một đảng trung dung cấp tiến mang tên En Marche! trở thành thế lực chi phối, vượt qua cả những người Xã hội và Cộng hòa. Pháp sử dụng hệ thống tư pháp dân luật;, theo đó luật bắt nguồn chủ yếu từ các đạo luật thành văn; các thẩm phán không tạo ra luật mà đơn thuần là diễn giải nó (song mức độ diễn giải tư pháp trong một số lĩnh vực nhất định khiến nó tương đương với luật phán lệ). Các nguyên tắc cơ bản của pháp quyền dựa theo bộ luật Napoléon (bộ luật này lại dựa phần lớn vào luật hoàng gia được soạn dưới thời Louis XIV). Phù hợp với các nguyên tắc trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, luật sẽ chỉ cấm các hành động có hại cho xã hội. Như Guy Canivet, chủ toạ đầu tiên của Toà chống án, viết về quản lý các nhà tù: "Tự do là nguyên tắc, và hạn chế nó là ngoại lệ; bất kỳ hạn chế tự do nào đều cần phải quy định theo luật và cần phải theo các nguyên tắc về tính cần thiết và tính cân xứng." Pháp luật của Pháp được chia thành hai khu vực chính: Luật tư và luật công. Luật công gồm có luật hành chính và luật hiến pháp. Tuy nhiên, trong khái niệm thực tiễn, pháp luật Pháp gồm có ba lĩnh vực chính: Luật dân sự, luật hình sự và luật hành chính. Mặc dù luật hành chính thường là một phạm trù con của luật dân sự tại nhiều quốc gia, song nó hoàn toàn tách biệt tại Pháp và mỗi cơ cấu pháp luật do một toà án tối cao cụ thể đứng đầu: các toà án thông thường (xử lý tố tụng hình sự và dân sự) đứng đầu là Toà chống án, và các toà án hành chính đứng đầu là hội đồng Nhà nước. Để được áp dụng, mọi luật cần phải được công bố chính thức trên công báo "Journal officiel de la République française". Pháp không công nhận luật tôn giáo là một động cơ thúc đẩy ban hành các cấm đoán. Pháp từ lâu đã không có luật báng bổ hay luật kê gian. Tuy nhiên, "phạm tội chống lại lễ nghi công cộng" ("contraires aux bonnes mœurs") hay gây rối trật tự công cộng ("trouble à l'ordre public") từng được sử dụng để trấn áp các biểu hiện công khai các luật khác. Từ năm 1999, Pháp cho phép kết hợp dân sự đối với các cặp đôi đồng tính luyến ái, và từ tháng 5 năm 2013 thì hôn nhân đồng giới và người LGBT nhận con nuôi là hợp pháp tại Pháp. Pháp luật cấm chỉ các phát biểu kỳ thị trên báo chí từ năm 1881. Tuy nhiên, một số người nhìn nhận các luật về phát biểu thù hận tại Pháp có phạm vi quá rộng hoặc nghiêm khắc và gây tổn hại đến tự do ngôn luận. Pháp có luật chống kỳ thị chủng tộc và bài Do Thái. Kể từ năm 1990, đạo luật Gayssot cấm chỉ bác bỏ Holocaust. Tự do tôn giáo được đảm bảo theo hiến pháp nhờ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789. Luật tách biệt nhà thờ và nhà nước của Pháp vào năm 1905 là cơ sở cho chủ nghĩa thế tục nhà nước: Nhà nước không chính thức công nhận bất kỳ tôn giáo nào, ngoại trừ tại Alsace-Moselle. Tuy thế, nhà nước công nhận các tổ chức tôn giáo. Nghị viện liệt nhiều phong trào tôn giáo là giáo phái nguy hiểm kể từ năm 1995, và cấm mang các biểu tượng tôn giáo dễ trông thấy trong trường học từ năm 2004. Năm 2010, Pháp cấm mang mạng che mặt Hồi giáo tại nơi công cộng; các tổ chức nhân quyền như Ân xá Quốc tế và Theo dõi Nhân quyền mô tả luật này là sự kỳ thị chống lại người Hồi giáo. Tuy nhiên, luật được hầu hết dân chúng ủng hộ. Pháp là một thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc, có vị thế là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với quyền phủ quyết. Năm 2015, Pháp được nhận định là "quốc gia có mạng lưới tốt nhất thế giới" do số lượng tổ chức đa phương mà Pháp tham gia lớn hơn các quốc gia khác. Pháp còn là thành viên của G8, WTO, Ban thư ký Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC) và Ủy ban Ấn Độ Dương (COI). Pháp là một thành viên liên kết của Hiệp hội các quốc gia Caribe (ACS) và là thành viên lãnh đạo trong Cộng đồng Pháp ngữ (OIF). Pháp là một trung tâm quan trọng đối với quan hệ quốc tế, do đó quốc gia này có số lượng phái đoàn ngoại giao lớn thứ nhì trên thế giới, và có trụ sở của các tổ chức quốc tế như OECD, UNESCO, Interpol, BIPM và OIF. Chính sách ngoại giao của Pháp thời hậu chiến phần lớn được định hình thông qua quyền thành viên của Pháp trong Liên minh châu Âu. Kể từ thập niên 1960, Pháp phát triển quan hệ mật thiết với Đức (Tây Đức), tạo thành động lực có ảnh hưởng nhất của Liên minh châu Âu. Trong thập niên 1960, Pháp tìm cách loại Anh khỏi tiến trình hợp nhất châu Âu, tìm cách tạo dựng địa vị của mình tại châu Âu lục địa. Tuy vậy, Pháp và Anh duy trì quan hệ thân thiết từ năm 1904, và liên kết giữa hai bên được tăng cường, đặc biệt là về quân sự. Pháp là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), song dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle, Pháp tự tách khỏi bộ tư lệnh quân sự chung nhằm phản đối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Anh và nhằm giữ độc lập cho các chính sách đối ngoại và an ninh của Pháp. Tuy nhiên, do chính sách "thân Mỹ" của Tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp trở lại bộ tư lệnh quân sự chung NATO vào năm 2009. Trong đầu thập niên 1990, Pháp bị chỉ trích đáng kể từ các quốc gia khác do tiến hành thử nghiệm hạt nhân bí mật tại Polynésie thuộc Pháp. Pháp phản đối mạnh mẽ Cuộc tấn công Iraq 2003, khiến căng thẳng trong quan hệ song phương với Mỹ và Anh. Pháp duy trì ảnh hưởng mạnh về chính trị và kinh tế trong các cựu thuộc địa của họ tại châu Phi và cung cấp viện trợ kinh tế và binh sĩ cho các sứ mệnh duy trì hoà bình tại Bờ Biển Ngà và Tchad. Năm 2012, Pháp và các quốc gia châu Phi khác can thiệp giúp quân đội Mali tái lập kiểm soát đối với miền bắc nước này từ các nhóm Hồi giáo. Gần đây, sau tuyên bố độc lập của miền Bắc Mali bởi Tuareg MNLA và cuộc xung đột khu vực Bắc Mali sau đó với một số nhóm Hồi giáo bao gồm Ansar Dine và MOJWA, Pháp và các quốc gia châu Phi khác đã can thiệp để giúp Quân đội Mali giành lại quyền kiểm soát. Năm 2013, Pháp là nhà tài trợ viện trợ phát triển lớn thứ tư trên thế giới, sau Mỹ, Anh và Đức. Con số này chiếm 0,36% của Pháp, và theo tỷ lệ GDP thì Pháp là nhà tài trợ lớn thứ 12 trong danh sách. Cơ quan Phát triển Pháp là tổ chức quản lý giúp đỡ của Pháp, nguồn vốn chủ yếu tập trung vào các dự án nhân đạo tại châu Phi hạ Sahara. Mục tiêu chính của việc trợ giúp này là "phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp cận y tế và giáo dục, thực thi chính sách kinh tế phù hợp và củng cố pháp quyền cùng dân chủ". Quân đội Pháp ("Forces armées françaises") có tư lệnh tối cao là tổng thống, gồm có lục quân ("Armée de Terre"), hải quân ("Marine Nationale", trước đây gọi là "Armée de Mer"), không quân ("Armée de l'Air"), lực lượng hạt nhân chiến lược ("Force Nucléaire Stratégique", biệt danh "Force de Frappe") và Hiến binh Quốc gia ("Gendarmerie nationale"), hiến binh cũng thi hành các nhiệm vụ của cảnh sát dân sự tại các khu vực nông thôn của Pháp. Quân đội Pháp nằm vào hàng các lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới. Hiến binh là bộ phận của Quân đội Pháp, do đó nằm dưới phạm vi của Bộ Quốc phòng, song các nhiệm vụ cảnh sát dân sự của họ gắn với Bộ Nội vụ. Khi đóng vai trò là lực lượng cảnh sát có mục đích chung, hiến binh bao gồm các đơn vị chống khủng bố của Phi đội nhảy dù của Hiến binh Quốc gia ("Escadron Parachutiste d'Intervention de la Gendarmerie Nationale"), Nhóm Can thiệp của Hiến binh Quốc gia ("Groupe d'Intervention de la Gendarmerie Nationale"), Nhóm Tìm kiếm của Hiến binh Quốc gia ("Sections de Recherche de la Gendarmerie Nationale"), chịu trách nhiệm cho các yêu cầu hình sự, và Lữ đoàn di động của Hiến binh Quốc gia ("Brigades mobiles de la Gendarmerie Nationale", ngọn hơn "Gendarmerie mobile") trong đó có nhiệm vụ duy trì trật tự công cộng. Các đơn vị đặc biệt sau đây cũng là một phần của hiến binh: Vệ binh Cộng hòa ("Garde républicaine") bảo vệ các tòa nhà công cộng tổ chức các tổ chức lớn của Pháp, Hàng hải hiến binh ("Gendarmerie maritime") phục vụ như Cảnh sát biển, Prévôté - chi nhánh cảnh sát của hiến binh.Tổng cục An ninh Đối ngoại ("Direction générale de la sécurité extérieure") là cơ quan tình báo đối ngoại của Pháp, được cho là một thành phần của Quân đội thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng. Cơ quan Trung ương về Tình báo Nội địa ("Direction centrale du renseignement intérieur") là một đơn vị của lực lượng cảnh sát quốc gia, và do đó được cho là trực tiếp thuộc Bộ Nội vụ. Chế độ nghĩa vụ quân sự toàn quốc bị bãi bỏ từ năm 1997. Pháp có một quân đoàn đặc biệt là Binh đoàn Lê dương Pháp, thành lập vào năm 1830, bao gồm những người ngoại quốc đến từ hơn 140 quốc gia có nguyện vọng phục vụ trong Quân đội Pháp, họ trở thành công dân Pháp sau khi kết thúc giai đoạn phục vụ của mình. Trên thế giới, chỉ có Tây Ban Nha (Binh đoàn Lê dương,Tây Ban Nha được gọi là T"ercio," được thành lập năm 1920) và Luxembourg (gười nước ngoài có thể phục vụ trong Quân đội Quốc gia miễn là họ nói tiếng Luxembourrg) là có các đơn vị tương tự. Pháp là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và là một quốc gia hạt nhân được công nhận từ năm 1960. Pháp đã ký kết và phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Chi tiêu quốc phòng thường niên của Pháp trong năm 2011 là 62,5 tỷ USD, tức 2,3% GDP và là mức chi tiêu quân sự lớn thứ năm trên thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh. Răn đe hạt nhân của Pháp có tính chất hoàn toàn độc lập. Lực lượng hạt nhân hiện tại của Pháp gồm có bốn tàu ngầm lớp "Triomphant" được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Ngoài hạm đội tàu ngầm, ước tính Pháp có khoảng 60 tên lửa không đối đất tầm trung "ASMP" có đầu đạn hạt nhân, trong đó khoảng 50 tên lửa được Không quân triển khai, sử dụng máy bay tấn công hạt nhân tầm xa Mirage 2000N, còn khoảng 10 tên lửa do Hải quân Pháp triển khai, sử dụng máy bay tấn công Super Étendard Modernisé (SEM), hoạt động từ tàu sân bay năng lượng hạt nhân "Charles de Gaulle". Máy bay Rafale F3 sẽ dần thay thế toàn bộ Mirage 2000N và SEM trong vai trò tấn công hạt nhân với việc cải tiến tên lửa "ASMP-A" bằng một đầu đạn hạt nhân. Pháp có ngành công nghiệp quốc phòng quy mô lớn, có ngành công nghiệp hàng không vào hàng lớn nhất thế giới. Ngành này sản xuất các trang bị như máy bay chiến đấu Rafale, tàu sân bay "Charles de Gaulle", tên lửa Exocet và xe tăng Leclerc cùng những hạng mục khác. Mặc dù rút khỏi dự án Eurofighter, Pháp vẫn tích cực đầu tư vào các dự án chung của châu Âu như Eurocopter Tiger, các tàu khu trục đa mục đích FREMM, hay Airbus A400M. Pháp là nước lớn về bán vũ khí, và hầu hết các thiết kế trong kho vũ trang của họ sẵn sàng cho thị trường xuất khẩu với ngoại lệ đáng chú ý là các thiết bị năng lượng hạt nhân. Cuộc diễu hành quân sự Bastille Day được tổ chức tại Paris vào ngày 14 tháng 7 hàng năm để kỉ niệm ngày quốc khánh Pháp, được gọi là Ngày Bastille ở các nước nói tiếng Anh, là cuộc diễu hành quân sự thường xuyên và lớn nhất ở châu Âu. Các cuộc diễu hành nhỏ hơn cũng được tổ chức trên toàn quốc. Pháp là một thành viên của nhóm các quốc gia công nghiệp hoá hàng đầu G7, vào năm 2014 kinh tế Pháp được xếp hạng lớn thứ chín thế giới và thứ nhì Liên minh châu Âu theo GDP ngang giá sức mua. Pháp có 31 trong số 500 công ty lớn nhất thế giới vào năm 2015, xếp hạng tư thế giới và đứng trên Đức lẫn Anh. Pháp cùng 11 thành viên Liên minh châu Âu khác bắt đầu cho lưu hành đồng euro vào năm 1999, nó hoàn toàn thay thế franc Pháp vào năm 2002. Pháp có kinh tế hỗn hợp, kết hợp khu vực tư nhân rộng lớn với khu vực nhà nước có quy mô đáng kể và có sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ duy trì ảnh hưởng đáng kể đến các phân đoạn chủ chốt trong lĩnh vực hạ tầng, là chủ sở hữu đa số về đường sắt, điện lực, máy bay, năng lượng hạt nhân và viễn thông. Pháp nới lỏng quyền kiểm soát đối với các lĩnh vực kể trên từ đầu thập niên 1990. Chính phủ Pháp đang dần công ty hoá khu vực nhà nước và bán cổ phần tại France Télécom, Air France, cũng như trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng. Pháp có một ngành hàng không vũ trụ quan trọng, dẫn đầu là Airbus, và có sân bay vũ trụ quốc gia riêng tại Guyane. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong năm 2009 Pháp là nước xuất khẩu lớn thứ sáu và nhập khẩu lớn thứ tư thế giới về các hàng hoá sản xuất. Năm 2008, Pháp là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều thứ ba trong các quốc gia OECD với 118 tỷ USD, chỉ đứng sau Luxembourg và Hoa Kỳ. Trong cùng năm, các công ty Pháp đầu tư 220 tỷ USD ra bên ngoài nước Pháp, khiến Pháp là nhà đầu tư trực tiếp ra bên ngoài lớn thứ nhì trong OECD, chỉ sau Hoa Kỳ. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Sàn chứng khoán Paris () là một thể chế có từ lâu, do Louis XV lập ra vào năm 1724. Năm 2000, các sàn chứng khoán Paris, Amsterdam và Bruxelles hợp nhất thành Euronext. Năm 2007, Euronext hợp nhất với sàn chứng khoán New York để tạo thành sàn chứng khoán lớn nhất thế giới NYSE Euronext (giải thể năm 2013). Euronext Paris là nhánh tại Pháp của NYSE Euronext, là thị trường giao dịch chứng khoán lớn thứ nhì châu Âu, sau sàn chứng khoán Luân Đôn. Pháp nằm trong thị trường chung châu Âu với trên 500 triệu người tiêu dùng. Một số chính sách thương mại nội địa được xác định thông qua các thoả thuận giữa các thành viên Liên minh châu Âu và cơ quan lập pháp châu Âu. Pháp nằm trong khu vực đồng euro từ năm 2002. Khu vực này có khoảng 330 triệu công dân. Theo Eurostat, tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp vào tháng 10 năm 2014 là 10,5% Các công ty Pháp duy trì vị thế chủ chốt trong ngành bảo hiểm và ngân hàng: AXA là công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới. Các ngân hàng hàng đầu của Pháp là BNP Paribas và Crédit Agricole lần lượt được xếp hạng lớn thứ nhất và thứ sáu thế giới vào năm 2010 (theo tài sản), song tụt hạng thứ tám và thứ 11 thế giới vào năm 2016, trong khi Société Générale được xếp hạng lớn thứ tám thế giới vào năm 2009. Pháp có truyền thống là một quốc gia cung cấp nông sản quy mô lớn. Nhờ các vùng đất phì nhiêu rộng lớn, áp dụng kỹ thuật hiện đại, và trợ cấp của EU khiến Pháp trở thành nước sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng đầu tại châu Âu (chiếm 20% sản lượng nông nghiệp của EU) và là nước xuất khẩu nông sản lớn thứ ba thế giới. Lúa mì, gia cầm, bơ sữa, thịt bò và thịt lợn và các loại thực phẩm chế biến là những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chính của Pháp. Rượu vang Rosé chủ yếu được tiêu thụ trong nước, song rượu vang Champagne và Bordeaux là các mặt hàng xuất khẩu quy mô lớn, được thế giới biết đến. Trợ cấp nông nghiệp EU cho Pháp giảm xuống trong những năm gần đây, đạt 8 tỷ USD vào năm 2007. Nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng của kinh tế Pháp: 3,8% lao động làm việc trong nông nghiệp, và tổng giá trị ngành nông nghiệp-thực phẩm chiếm 4,2% GDP của Pháp vào năm 2005. Năm 2012, Pháp đón 83 triệu du khách nước ngoài, xếp thứ nhất thế giới, trên Hoa Kỳ (67 triệu) và Trung Quốc (58 triệu). Con số 83 triệu này không bao gồm những người ở tại Pháp dưới 24 giờ. Tuy nhiên, Pháp đứng thứ ba về thu nhập từ du lịch do khách có thời gian tham quan ngắn hơn. Pháp có 43 địa điểm được liệt vào danh sách di sản thế giới của UNESCO tính đến năm 2017. Đặc trưng của Pháp là các thành phố đáng chú ý về văn hoá, các bãi biển và khu nghỉ dưỡng ven biển, các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, và các vùng nông thôn được ưa thích vì có vẻ đẹp và thanh bình. Các ngôi làng nhỏ và nên thơ của Pháp được quảng bá thông qua hiệp hội "Les Plus Beaux Villages de France". Danh hiệu "các khu vườn nổi bật" gồm một danh sách hơn 200 khu vườn được Bộ Văn hoá phân loại, danh hiệu này nhằm mục đích bảo vệ và xúc tiến các khu vườn và công viên nổi bật. Pháp thu hút nhiều tín đồ hành hương tôn giáo trong hành trình đến với Thánh Jacques, hoặc đến thị trấn Lourdes-là nơi tiếp đón hàng triệu du khách mỗi năm. Pháp, nhất là Paris, có một số bảo tàng lớn nhất và nổi danh thế giới, trong đó Louvre là bảo tàng nghệ thuật được tham quan nhiều nhất thế giới, Bảo tàng Orsay hầu hết được dành cho trường phái ấn tượng, và Beaubourg dành cho nghệ thuật đương đại. Disneyland Paris là công viên chủ đề nổi tiếng nhất tại châu Âu, tổng cộng có trên 15 triệu du khách đến Công viên Disneyland và Công viên Walt Disney Studios của khu nghỉ dưỡng vào năm 2009. Với hơn 10 triệu du khách mỗi năm, Côte d’Azur tại miền đông nam là điểm đến du lịch đứng thứ hai của Pháp, sau vùng Paris. Khu vực này có 300 ngày nắng mỗi năm, 115 km bờ biển. Mỗi năm "Côte d'Azur" đón 50% đội tàu xa xỉ của thế giới. Các điểm đến chủ yếu khác là "Châteaux" thuộc thung lũng Loire, di sản thế giới này đáng chú ý do kiến trúc, trong các thị trấn lịch sử tại đây song đặc biệt là các toà thành ("châteaux"), như Châteaux d'Amboise, de Chambord, d'Ussé, de Villandry và Chenonceau. Các di tích thu hút nhiều du khách nhất tại Pháp vào năm 2003 là: Tháp Eiffel, Bảo tàng Louvre, Cung điện Versailles, Bảo tàng d'Orsay, Khải Hoàn Môn, Trung tâm Pompidou, Mont Saint-Michel, Château de Chambord, Sainte-Chapelle, Château du Haut-Kœnigsbourg, Puy de Dôme, Bảo tàng Picasso, Carcassonne. Công ty phát điện và phân phối điện chính tại Pháp là Électricité de France (EDF), cũng là một trong các nhà sản xuất điện năng lớn nhất thế giới. Năm 2003, công ty sản xuất ra 22% điện năng của Liên minh châu Âu, chủ yếu là từ điện hạt nhân. Pháp là nước phát thải cacbon dioxide ít nhất trong G8, do đầu tư nhiều vào năng lượng hạt nhân. Do đầu tư nhiều vào công nghệ hạt nhân, hầu hết điện năng sản xuất tại Pháp là từ 59 nhà máy điện hạt nhân (75% vào năm 2012). Trong bối cảnh này, các nguồn năng lượng tái tạo gặp khó khăn để phát triển. Pháp cũng sử dụng các đập thủy điện để phát điện. Mạng lưới đường sắt của Pháp tính đến năm 2008 trải dài 29.473 km đứng thứ hai tại Tây Âu sau Đức. Cơ quan điều hành đường sắt là công ty quốc doanh SNCF, và các đoàn tàu cao tốc gồm có Thalys, Eurostar và TGV, chúng chạy với tốc độ 320 km/h khi sử dụng thương mại. Eurostar cùng với Eurotunnel Shuttle nối liền sang Anh qua đường hầm eo biển Manche. Pháp có liên kết đường sắt sang các quốc gia láng giếng của mình, ngoại trừ Andorra. Liên kết liên đô thị cũng phát triển mạnh, có các dịch vụ tàu điện ngầm (Paris, Lyon, Lille, Marseille, Toulouse, Rennes) và dịch vụ tàu điện (Nantes, Strasbourg, Bordeaux, Grenoble, Montpellier) bổ sung cho dịch vụ xe buýt. Pháp có khoảng 1.027.183 km đường bộ có thể sử dụng, là mạng lưới lớn nhất tại lục địa châu Âu. Vùng Paris được bao phủ bằng mạng lưới đường bộ và xa lộ dày đặc nhất, liên kết vùng với gần như toàn bộ những nơi khác trong nước. Đường bộ của Pháp cũng có lưu thông quốc tế đáng kể, liên kết với các thành phố tại các quốc gia láng giềng. Pháp không áp phí đăng ký xe hàng năm hoặc thuế đường bộ; tuy nhiên các xa lộ hầu hết thuộc sở hữu tư nhân và muốn sử dụng sẽ cần phải nộp thuế cầu đường, ngoại trừ vùng lân cận các commune lớn. Thị trường ô tô mới do các nhãn hàng trong nước chi phối, như Renault, Peugeot và Citroën. Pháp có cầu cạn Millau, là cầu cao nhất trên thế giới, và đã xây dựng nhiều cầu quan trọng như Pont de Normandie. Pháp có 464 sân bay tính đến năm 2010. Sân bay Charles de Gaulle nằm tại vùng lân cận Paris là sân bay lớn nhất và nhộn nhịp nhất tại Pháp, xử lý đại đa số giao thông đại chúng và thương mại, liên kết Paris với gần như toàn bộ các thành phố lớn trên thế giới. Air France là hãng hàng không quốc gia, song nhiều công ty hàng không tư nhân cũng cung cấp dịch vụ du hành nội địa và quốc tế. Pháp có mười cảng lớn, lớn nhất trong số đó là cảng tại Marseille, cũng là cảng lớn nhất ven Địa Trung Hải. Pháp có hệ thống đường thủy nội địa dài 12.261 km, trong đó có kênh đào Midi nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương qua sông Garonne. Từ thời Trung Cổ, Pháp đã là một nước có đóng góp lớn cho thành tựu khoa học và kỹ thuật. Khoảng đầu thế kỷ XI, Giáo hoàng Sylvestre II vốn là người Pháp đã giới thiệu lại bàn tính và hỗn thiên nghi, và giới thiệu chữ số Ả Rập cùng đồng hồ đến miền bắc và miền tây của châu Âu. Đại học Paris được thành lập vào giữa thế kỷ XII, và hiện vẫn là một trong các đại học quan trọng nhất của thế giới phương Tây. Trong thế kỷ XVII, nhà toán học René Descartes xác định một phương thức tiếp thu kiến thức khoa học, trong khi Blaise Pascal nổi tiếng với công trình về xác suất và cơ học chất lưu. Họ đều là các nhân vật chủ chốt trong cách mạng khoa học nở rộ tại châu Âu vào giai đoạn này. Louis XIV cho thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Pháp nhằm khuyến khích và bảo hộ tinh thần nghiên cứu khoa học Pháp, đây là một trong các viện hàn lâm khoa học sớm nhất, và đi đầu trong phát triển khoa học tại châu Âu trong thế kỷ XVII và XVIII. Thời kỳ Khai sáng có dấu ấn là công trình của nhà sinh vật học Buffon và nhà hoá học Lavoisier, là người phát hiện vai trò của oxy trong sự cháy, còn Diderot và D'Alembert xuất bản "Encyclopédie" nhằm mục tiêu cung cấp có nhân dân lối tiếp cận "kiến thức hữu dụng", kiến thức mà họ có thể áp dụng trong sinh hoạt thường nhật của mình. Cùng với cách mạng công nghiệp, thế kỷ XIX chứng kiến bước phát triển khoa học ngoạn mục tại Pháp với các nhà khoa học như Augustin Fresnel sáng lập quang học hiện đại, Sadi Carnot đặt nền tảng cho nhiệt động lực học, và Louis Pasteur là nhà tiên phong về vi sinh vật học. Các nhà khoa học xuất sắc khác của Pháp trong thế kỷ XIX có tên được khắc trên Tháp Eiffel. Các nhà khoa học Pháp nổi tiếng trong thế kỷ XX gồm có nhà toán học và vật lý học Henri Poincaré, các nhà vật lý học Henri Becquerel, Pierre và Marie Curie, nổi tiếng nhờ công trình của họ về phóng xạ, nhà vật lý học Paul Langevin và nhà vi-rút học Luc Montagnier cùng khám phá HIV/AIDS. Cấy ghép tay được phát triển vào năm 1998 tại Lyon bởi một nhóm tập hợp từ nhiều quốc gia, trong đó có Jean-Michel Dubernard, sau đó ông thực hiện ca cấy ghép hai tay thành công đầu tiên. Phẫu thuật từ xa do Jacques Marescaux và nhóm của ông phát triển vào năm 2001. Một ca cấy ghép mặt được thực hiện lần đầu vào năm 2005. , có 68 người Pháp từng thắng một giải thưởng Nobel và 12 người được nhận huy chương Fields. Pháp là quốc gia thứ tư trên thế giới đạt được năng lực hạt nhân và có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới. Pháp cũng dẫn đầu về công nghệ hạt nhân dân sự. Pháp là quốc gia thứ ba sau Liên Xô cũ và Hoa Kỳ phóng vệ tinh không gian riêng, và duy trì là nước đóng góp lớn nhất cho Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA). Airbus của châu Âu được thành lập từ Aérospatiale của Pháp, cùng với DaimlerChrysler Aerospace AG (DASA) của Đức và Construcciones Aeronáuticas SA (CASA) của Tây Ban Nha, Airbus thiết kế và phát triển máy bay dân sự và quân sự, cũng như hệ thống thông tin, tên lửa, tên lửa vũ trụ, máy bay trực thăng, vệ tinh và các hệ thống liên quan. Pháp cũng có các công cụ nghiên cứu quốc tế lớn như Trung tâm bức xạ gia tốc châu Âu ESRF hay là Viện Laue–Langevin, và duy trì là một thành viên lớn của CERN. Pháp còn có trung tâm nghiên cứu công nghệ nano hàng đầu châu Âu là Minatec. Tổng dân số Pháp ước đạt khoảng 70 triệu người vào tháng 3 năm 2022 , trong đó 64,8 triệu người sống tại Chính quốc Pháp. Pháp là quốc gia đông dân thứ 20 trên thế giới và thứ ba tại châu Âu, và thứ nhì trong Liên minh châu Âu sau Đức. Pháp hiện là một ngoại lệ trong số các quốc gia phát triển, đặc biệt là các quốc gia châu Âu do có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương đối cao; chỉ tính về tỷ suất sinh thì Pháp chiếm gần như toàn bộ tăng trưởng dân số tự nhiên trong Liên minh châu Âu vào năm 2006, với tốc độ gia tăng tự nhiên (số sinh trừ đi số tử) lên đến 300.000 và tính cả nhập cư thì dân số tăng 400.000 người, song vào cuối thập niên 2010 con số này giảm còn 200.000. Đây là mức cao nhất kể từ khi kết thúc bùng nổ sinh sản vào năm 1973, và trùng với gia tăng tổng tỷ suất sinh từ mức đáy là 1,7 vào năm 1994 lên 2,0 vào năm 2010. tỷ suất sinh là 1,93. Từ năm 2006 đến năm 2011, tốc độ gia tăng dân số trung bình là +0,6% mỗi năm. Nhập cư cũng là một yếu tố đóng góp lớn vào xu hướng này; trong năm 2010, 27% số trẻ sinh tại Chính quốc Pháp có ít nhất một cha/mẹ sinh tại nước ngoài và 24% có ít nhất một cha/mẹ sinh bên ngoài châu Âu (cha mẹ sinh tại các lãnh thổ hải ngoại được xem là sinh tại Pháp). Các nhà dân số học phán đoán rằng dân số sẽ giảm do xu hướng độc thân hoặc có kết hôn nhưng không sinh con. Số lượng dân tăng chủ yếu là người nhập cư và một số ít lãnh thổ khác của Pháp. Hầu hết người Pháp có nguồn gốc Celt (Gaulois), pha trộn với các nhóm La Tinh và Germain (Frank). Các vùng khác nhau phản ánh di sản đa dạng này, với yếu tố Breton nổi bật tại miền tây của Pháp, Aquitani tại miền tây nam, Scandinavia tại miền tây bắc, Alemanni tại miền đông bắc và Liguria tại miền đông nam. Nhập cư quy mô lớn trong một thế kỷ rưỡi qua dẫn đến một xã hội đa văn hoá hơn. Năm 2004, Institut Montaigne ước tính rằng tại Chính quốc Pháp, có 51 triệu người Da trắng (85% dân số), 6 triệu người Bắc Phi (10%), 2 triệu người Da đen (3,3%), và 1 triệu người châu Á (1,7%). Một điều luật có nguồn gốc từ cách mạng năm 1789 và được tái xác nhận trong hiến pháp năm 1958 quy định sẽ là bất hợp pháp nếu nhà nước Pháp thu thập dữ liệu về dân tộc hoặc nguồn gốc. Năm 2008, cuộc thăm dò do INED và INSEE tiến hành ước tính rằng 5 triệu người có nguồn gốc Ý (cộng đồng nhập cư lớn nhất), tiếp theo là 3 triệu đến 6 triệu người có nguồn gốc Bắc Phi, 2,5 triệu người có nguồn gốc châu Phi hạ Sahara, và 200.000 người gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Có trên 500.000 người Armenia tại Pháp. Ngoài ra, còn có các cộng đồng thiểu số người Âu đáng kể khác như người Tây Ban Nha, người Bồ Đào Nha, người Ba Lan và người Hy Lạp. Pháp có lượng người Gypsy (Di-gan) đáng kể, từ 20.000 đến 400.000. Nhiều người Gypsy nước ngoài bị trục xuất về Bulgaria và Romania thường xuyên. Một ước tính vào năm 2005 cho rằng 40% dân số Pháp là hậu duệ (ít nhất là một phần) từ các làn sóng nhập cư đến Pháp từ đầu thế kỷ XX; chỉ tính riêng từ năm 1921 đến năm 1935, có khoảng 1,1 triệu người nhập cư thuần đến Pháp. Làn sóng lớn tiếp theo là trong thập niên 1960, khi có khoảng 1,6 triệu người "Pied-Noir" trở về Pháp sau khi các thuộc địa của Pháp tại Bắc Phi được độc lập. Cùng với họ là nhiều thần dân thuộc địa cũ từ Bắc và Tây Phi, cũng như nhiều người nhập cư từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Pháp duy trì là một điểm đến chính đối với người nhập cư, nước này tiếp nhận khoảng hai trăm nghìn người nhập cư hợp pháp mỗi năm. Pháp cũng là quốc gia đứng hàng đầu Tây Âu về tiếp nhận người tìm kiếm tị nạn, ước tính có khoảng 50.000 đơn xin vào năm 2005. Liên minh châu Âu cho phép di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên, song Pháp thiết lập kiểm soát nhằm kiềm chế di cư của người Đông Âu, và nhập cư vẫn là một vấn đề chính trị gây tranh luận. Năm 2008, INSEE ước tính rằng tổng số người nhập cư sinh tại nước ngoài là khoảng 5 triệu (8% dân số), trong khi hậu duệ sinh tại Pháp của họ là 6,5 triệu, tức 11% dân số. Do đó, gần một phần năm dân số Pháp là người nhập cư thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai, trong đó có trên 5 triệu người gốc Âu và 4 triệu người gốc Bắc Phi. Năm 2008, Pháp cấp quyền công dân cho 137.000 người, hầu hết là người đến từ Maroc, Algérie và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2014, INSEE công bố một nghiên cứu cho thấy số người nhập cư Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý tăng gấp đôi từ năm 2009 đến năm 2012. Theo viện này, đây là kết quả từ khủng hoảng tài chính gây tổn thất cho một số quốc gia châu Âu đương thời, đẩy nhiều người châu Âu đến Pháp. Pháp là quốc gia đô thị hoá cao độ, các thành phố lớn nhất theo dân số vùng đô thị vào năm 2013) là Paris (12.405.426 người), Lyon (2.237.676), Marseille (1.734.277), Toulouse (1.291.517), Bordeaux (1.178.335), Lille (1.175.828), Nice (1.004.826), Nantes (908.815), Strasbourg (773.447) và Rennes (700.675). Di cư từ nông thôn đến thành thị là một vấn đề chính trị lâu dài trong hầu hết thế kỷ XX. Điều 2 trong Hiến pháp Pháp quy định ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Pháp, một ngôn ngữ thuộc nhóm Roman bắt nguồn từ tiếng La Tinh. Kể từ năm 1635, Viện hàn lâm Pháp là cơ quan chính thức của Pháp về tiếng Pháp, song các khuyến nghị của viện không có quyền lực pháp lý. Chính phủ Pháp không quy định lựa chọn ngôn ngữ xuất bản của các cá nhân song pháp luật yêu cầu sử dụng tiếng Pháp trong các giao dịch thương mại và tại nơi làm việc. Ngoài quy định sử dụng tiếng Pháp trên lãnh thổ của nước cộng hoà, chính phủ Pháp còn nỗ lực xúc tiến sử dụng tiếng Pháp trong Liên minh châu Âu và toàn cầu thông qua các thể chế như Cộng đồng Pháp ngữ. Nhận thức mối đe doạ từ Anh hoá, chính phủ Pháp thúc đẩy các nỗ lực nhằm bảo vệ vị thế của tiếng Pháp tại Pháp. Ngoài tiếng Pháp, còn có 77 ngôn ngữ thiểu số bản địa tại Pháp, tám ngôn ngữ trong đó được nói tại Chính quốc Pháp, và 69 ngôn ngữ được nói tại các lãnh thổ hải ngoại. Từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX, tiếng Pháp có vị thế là ngôn ngữ quốc tế chi phối trong các vấn đề ngoại giao và quốc tế, cũng như là ngôn ngữ chung giữa các tầng lớp có giáo dục tại châu Âu. Vị thế chi phối của tiếng Pháp trong các vấn đề quốc tế bị tiếng Anh vượt qua do Hoa Kỳ nổi lên thành một cường quốc chủ chốt. Trong hầu hết thời gian tiếng Pháp giữ vai trò là ngôn ngữ chung quốc tế, nó vẫn chưa phải là bản ngữ của hầu hết người Pháp: Một báo cáo vào năm 1794 do Henri Grégoire tiến hành cho thấy rằng trong số 25 triệu dân trong nước, chỉ có ba triệu người nói tiếng Pháp như bản ngữ; phần còn lại nói một trong nhiều ngôn ngữ khu vực như Alsace, Breton hay Occitan. Thông qua mở rộng giáo dục đại chúng, với tiếng Pháp là ngôn ngữ giảng dạy duy nhất, cùng các yếu tố khác như gia tăng đô thị hoá và truyền thông đại chúng, tiếng Pháp dần được gần như toàn thể dân chúng tiếp nhận, quá trình này hoàn thành vào thế kỷ XX. Do các tham vọng thực dân quy mô lớn của Pháp từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, tiếng Pháp được đưa đến châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương, Đông Nam Á và Caribe. Tiếng Pháp là ngoại ngữ được học nhiều thứ nhì trên thế giới sau tiếng Anh, và là một ngôn ngữ chung tại một số khu vực như châu Phi. Di sản của tiếng Pháp với tư cách sinh ngữ bên ngoài châu Âu có tình trạng khác nhau: Ngôn ngữ này gần như tuyệt diệt tại một số cựu thuộc địa của Pháp (Levant, Nam và Đông Nam Á), trong khi các ngôn ngữ hỗn hợp và ngôn ngữ bồi dựa trên tiếng Pháp xuất hiện trong các tỉnh của Pháp tại Tây Ấn và Nam Thái Bình Dương. Trong khi đó, nhiều cựu thuộc địa của Pháp chọn tiếng Pháp là một ngôn ngữ chính thức, và tổng số người nói tiếng Pháp đang tăng lên, đặc biệt là tại châu Phi. Theo ước tính có từ 300 triệu đến 500 triệu người trên toàn cầu có thể nói tiếng Pháp, trong vai trò là bản ngữ hoặc một ngôn ngữ thứ hai. Pháp là một quốc gia thế tục, và tự do tôn giáo là một quyền lợi theo hiến pháp. Chính sách tôn giáo của Pháp dựa trên quan niệm "laïcité", tức tách biệt nghiêm ngặt nhà thờ và nhà nước, theo đó sinh hoạt công cộng đi theo hướng hoàn toàn thế tục. Công giáo La Mã từng là tôn giáo chi phối tại Pháp trong hơn một thiên niên kỷ, song hiện nay tôn giáo này không còn được hành lễ tích cực như trước. Trong số 47.000 toà nhà tôn giáo tại Pháp, 94% là của Công giáo La Mã. Năm 1965, 81% người Pháp tự nhận là tín đồ Công giáo La Mã, song đến năm 2009 tỷ lệ này còn 64%. Hơn nữa, 27% người Pháp tham gia Thánh lễ ít nhất mỗi lần một tuần vào năm 1952, song tỷ lệ giảm xuống 5% vào năm 2006. Cuộc khảo sát tương tự cho thấy rằng tín đồ Tin Lành chiếm 3% dân số, tăng so với các cuộc khảo sát trước đó, và 5% là tín đồ của các tôn giáo khác, 28% còn lại nói rằng họ không theo tôn giáo nào. Phúc Âm có lẽ là giáo phái phát triển nhanh nhất tại Pháp. Trong Cách mạng Pháp, các nhà hoạt động tiến hành một chiến dịch tàn bạo nhằm chống Cơ Đốc giáo, kết thúc vị thế chính thức cấp nhà nước của Giáo hội Công giáo. Trong một số trường hợp, tăng lữ và các nhà thờ bị tấn công, những người đả phá tín ngưỡng loại bỏ các tượng và vật trang trí của nhà thờ. Pháp thiết lập "laïcité" khi thông qua đạo luật năm 1905 về tách biệt nhà thờ và nhà nước. Theo một khảo sát trong tháng 1 năm 2007, chỉ có 5% dân số Pháp đến nhà thờ định kỳ (trong số người tự nhận là tín đồ Công giáo, 10% định kỳ tham gia lễ của nhà thờ). Cuộc thăm dò cho thấy rằng 51% công dân tự nhận là tín đồ Công giáo, 31% tự nhận theo thuyết bất khả tri hoặc thuyết vô thần "(cuộc thăm dò khác xác định tỷ lệ người vô thần là 27%)", 10% tự nhận thuộc các tôn giáo khác ngoài các lựa chọn, 4% tự nhận là người Hồi giáo, 3% tự nhận là tín đồ Tin Lành, 1% tự nhận là tín đồ Phật giáo, và 1% tự nhận là người Do Thái. Trong khi đó, một ước tính độc lập do nhà khoa học chính trị Pierre Bréchon tiến hành vào năm 2009 kết luận rằng tỷ lệ tín đồ Công giáo giảm còn 42%, trong khi số người vô thần và bất khả tri tăng lên đến 50%. Năm 2011, trong một cuộc thăm dò của IFOP, 65% cư dân Pháp tự nhận là tín đồ Cơ Đốc giáo, và 25% không gắn bó với tôn giáo nào. Theo thăm dò Eurobarometer vào năm 2012, Cơ Đốc giáo là tôn giáo lớn nhất tại Pháp với khoảng 60% công dân. Pháp cũng là quốc gia có số dân theo đạo Công giáo lớn thứ hai châu Âu sau Ý với 44 triệu tín hữu. Các ước tính về số người Hồi giáo tại Pháp rất khác biệt. Năm 2003, Bộ Nội vụ Pháp ước tính tổng số người có xuất thân Hồi giáo là 5-6 triệu người (8–10%). Theo Pewforum, "Tại Pháp, đề xuất năm 2004 về lệnh cấm mang các biểu trưng tôn giáo trong trường học cho rằng nó bảo vệ các bé gái Hồi giáo khỏi bị ép mang khăn trùm đầu, song luật cũng hạn chế những người muốn mang khăn trùm đầu – hoặc bất kỳ biểu trưng tôn giáo "dễ nhận biết" náo khác, bao gồm các chữ thập Cơ Đốc giáo cỡ lớn và khăn xếp của người Sikh – để biểu thị tín ngưỡng của họ." Cộng đồng Do Thái tại Pháp ước tính có khoảng 600.000 người, là cộng đồng Do Thái lớn thứ ba trên thế giới sau các cộng đồng tại Israel và Hoa Kỳ. Theo nguyên tắc "laïcité", pháp luật cấm chỉ công nhận bất kỳ quyền lợi cụ thể nào cho một cộng đồng tôn giáo (ngoại trừ các quy chế di sản như cho giáo sĩ quân đội và pháp luật địa phương tại Alsace-Moselle). Luật công nhận các tổ chức tôn giáo, theo tiêu chuẩn pháp lý chính thức mà không đề cập đến thuyết lý tôn giáo. Đổi lại, các tổ chức tôn giáo được mong đợi kiềm chế can thiệp vào quá trình lập chính sách. Các tổ chức nhất định như Khoa Luận giáo, Gia đình Quốc tế, Giáo hội Thống nhất, hay Thánh điện Thái dương được xem là giáo phái ("secte" trong tiếng Pháp), và do đó không có vị thế tương tự như các tôn giáo được công nhận tại Pháp. "Secte" được cho là thuật ngữ có ý nghĩa xấu tại Pháp. Hệ thống y tế Pháp mang tính toàn dân, phần lớn được tài trợ từ bảo hiểm y tế quốc dân của chính phủ. Trong đánh giá năm 2000 về các hệ thống y tế thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới nhận xét rằng Pháp cung cấp dịch vụ "gần với y tế toàn thể nhất" trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới xếp hệ thống y tế của Pháp ở hạng nhất thế giới vào năm 1997. Năm 2011, Pháp chi 11,6% GDP cho y tế, tức trung bình 4.086 USD cho mỗi cá nhân, con số này cao hơn nhiều so với chi tiêu bình quân của các quốc gia châu Âu song thấp hơn của Hoa Kỳ. Khoảng 77% chi phí y tế được chi trả bởi các cơ quan do chính phủ tài trợ. Chăm sóc y tế thường là miễn phí cho người dân bị mắc các bệnh mạn tính như ung thư, AIDS hay xơ nang. Bình quân tuổi thọ dự tính khi sinh là 78 năm đối với nam giới và 85 năm đối với nữ giới, thuộc hàng cao nhất trong Liên minh châu Âu. Pháp có 3,22 bác sĩ trên 1000 cư dân, và chi tiêu y tế bình quân đầu người là 4.719 USD vào năm 2008. , khoảng 140.000 cư dân (0,4%) Pháp sống cùng với HIV/AIDS. Dù người Pháp có tiếng là thuộc hàng thanh mảnh nhất trong các quốc gia phát triển, song Pháp cũng phải đối diện với tình trạng béo phì gia tăng và gần đây đã trở thành bệnh dịch, hầu hết là do thay đổi thói quen ăn uống của người Pháp từ ẩm thực Pháp truyền thống có lợi cho sức khoẻ sang "thức ăn rác" có hại cho sức khoẻ. Tỷ lệ béo phì tại Pháp vẫn thấp xa so với tỷ lệ của Hoa Kỳ, và vẫn thấp nhất châu Âu. Nhà cầm quyền nay nhìn nhận béo phì là một trong các vấn đề y tế công cộng chính và chiến đấu quyết liệt với nó. Tỷ lệ trẻ em béo phì đang chậm lại tại Pháp, trong khi tiếp tục tăng lên tại các quốc gia khác. Năm 1802, Napoléon lập ra lycée (trung học phổ thông). Tuy thế, Jules Ferry được cho là cha đẻ của trường học hiện đại tại Pháp, có đặc điểm là miễn phí, thế tục và bắt buộc cho đến năm 13 tuổi kể từ 1882 (hiện nay giáo dục nghĩa vụ tại Pháp kéo dài cho đến tuổi 16). Hiện nay, hệ thống trường học tại Pháp mang tính tập trung, và gồm có ba cấp là giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục bậc đại học. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) hợp tác với OECD xếp hạng giáo dục Pháp có thành tích thứ 25 thế giới vào năm 2006, không cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể mức trung bình của OECD. Giáo dục tiểu học và trung học chủ yếu là trong các trường học công lập, do Bộ Giáo dục Quốc dân điều hành. Tại Pháp, giáo dục là bắt buộc từ 6-16 tuổi, và trường học công lập có đặc điểm thế tục và miễn phí. Đào tạo và trả lương cho giáo viên và chương trình giảng dạy là trách nhiệm của nhà nước trung ương, song quản lý các trường tiểu học và trung học do nhà cầm quyền địa phương giám sát. Giáo dục tiểu học gồm hai giai đoạn, trường nhà trẻ ("école maternelle") và trường cơ bản ("école élémentaire"). Trường nhà trẻ nhắm mục tiêu kích thích trí tuệ của trẻ em và thúc đẩy xã hội hoá của chúng và phát triển hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ và số đếm. Khoảng tuổi thứ sáu, trẻ chuyển sang trường cơ bản, với các mục tiêu chủ yếu là học viết, tính toán và bổn phận công dân. Giáo dục trung học cũng gồm hai giai đoạn, giai đoạn đầu được tiến hành thông qua các "collège" và kết quả là đạt chứng chỉ quốc gia ("Diplôme national du brevet"). Giai đoạn hai được tiến hành trong các "lycée" và kết thúc là kỳ khảo thí quốc gia để đỗ bằng tú tài ("baccalauréat", về nghề nghiệp, kỹ thuật hoặc tổng quan) hoặc chứng chỉ năng lực nghề nghiệp ("certificat d'aptitude professionelle"). Giáo dục bậc đại học được chia thành các đại học công lập và các "Grande école" danh giá có tuyển chọn như Sciences Po Paris về nghiên cứu chính trị, HEC Paris về kinh tế, Polytechnique và Mines ParisTech đào tạo các kỹ sư chất lượng cao, hay Trường Quốc gia Hành chính Pháp về sự nghiệp và Grands Corps của nhà nước. Các "Grandes école" bị chỉ trích do cáo buộc về chủ nghĩa tinh hoa; họ đào tạo ra nhiều người nếu không muốn nói là hầu hết các công chức, CEO và chính trị gia cấp cao của Pháp. Do giáo dục bậc đại học được nhà nước tài trợ nên chi phí rất thấp, học phí là từ €150 đến €700 tuỳ trường đại học và mức độ giáo dục khác nhau (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ). Một người có thể đạt bằng thạc sĩ (trong 5 năm) với chỉ khoảng €750–3.500. Học phí tại các trường kỹ thuật công lập tương đương với đại học, dù cao hơn một chút (khoảng €700). Tuy nhiên, học phí có thể lên đến €7000 một năm trong các trường kỹ thuật tư thục, còn các trường kinh doanh tư hữu hoặc bán tư hữu có học phí lên đến €15.000 mỗi năm. Bảo hiểm y tế cho sinh viên miễn phí cho đến tuổi 20. Pháp từng là một trung tâm phát triển văn hoá phương Tây trong nhiều thế kỷ. Nhiều nghệ sĩ Pháp nằm vào hàng có danh tiếng nhất trong thời kỳ của họ, và Pháp vẫn được thế giới công nhận về truyền thống văn hoá phong phú. Các chế độ chính trị kế tiếp nhau đã luôn thúc đẩy sáng tạo nghệ thuật, và việc lập Bộ Văn hoá vào năm 1959 giúp bảo tồn di sản văn hoá của quốc gia, và khiến chúng có giá trị đối với công chúng. Bộ Văn hoá luôn hoạt động tích cực, có trợ cấp cho các nghệ sĩ, xúc tiến văn hoá Pháp trên thế giới, hỗ trợ các lễ hội và sự kiện văn hoá, bảo vệ các công trình kỷ niệm lịch sử. Chính phủ Pháp cũng thành công trong duy trì ngoại lệ văn hoá (trong đàm phán các hiệp định) nhằm bảo vệ các sản phẩm nghe nhìn trong nước. Pháp tiếp nhận lượng du khách đông đảo nhất thế giới mỗi năm, phần lớn là nhờ có nhiều cơ sở văn hoá và công trình kiến trúc lịch sử trải khắp lãnh thổ. Pháp có khoảng 1.200 bảo tàng, đón tiếp trên 50 triệu khách mỗi năm. Các địa điểm văn hoá quan trọng nhất do chính phủ điều hành, chẳng hạn như thông qua cơ quan công cộng Trung tâm Công trình kỷ niệm Quốc gia (CMN), là nơi chịu trách nhiệm đối với khoảng 85 công trình kỷ niệm lịch sử cấp quốc gia. 43.180 công trình kiến trúc được bảo vệ với danh nghĩa là công trình kỷ niệm lịch sử, bao gồm chủ yếu là dinh thự (nhiều khi là các toà thành, hay "châteaux" trong tiếng Pháp) và các công trình tôn giáo (nhà thờ chính toà, vương cung thánh đường, nhà thờ), song cũng có các tượng, đài kỷ niệm và khu vườn. UNESCO công nhận 43 địa điểm tại Pháp là di sản thế giới cho đến năm 2017. Mỹ thuật Pháp vào thời Phục Hưng chịu ảnh hưởng rất lớn từ mỹ thuật Flanders và mỹ thuật Ý. Jean Fouquet là họa sĩ nổi tiếng nhất tại Pháp thời Trung cổ, ông được cho là người đầu tiên đến Ý và trải nghiệm sơ kỳ Phục Hưng. Trường phái Fontainebleau của mỹ thuật Phục Hưng được truyền cảm hứng trực tiếp từ các họa sĩ Ý như Primaticcio và Rosso Fiorentino, hai người này đều làm việc tại Pháp. Hai trong số các họa sĩ Pháp nổi tiếng nhất vào thời kỳ Baroque là Nicolas Poussin và Claude Lorrain, họ sống tại Ý. Thế kỷ XVII là giai đoạn hội họa Pháp trở nên xuất sắc và cá tính hoá thông qua chủ nghĩa kinh điển. Thừa tướng của Louis XIV là Jean-Baptiste Colbert thành lập Viện hàn lâm Hoàng gia về Hội họa và Điêu khắc vào năm 1648 để bảo hộ các nghệ sĩ này, và đến năm 1666 ông cho lập Viện hàn lâm Pháp tại Roma để có quan hệ trực tiếp với các họa sĩ Ý. Các họa sĩ Pháp phát triển phong cách rococo trong thế kỷ XVIII, với tư cách là một sự mô phỏng mật thiết hơn về phong cách baroque cũ, tác phẩm của các họa sĩ được triều đình hỗ trợ là Antoine Watteau, François Boucher và Jean-Honoré Fragonard có tính điển hình nhất trong nước. Cách mạng Pháp tạo ra thay đổi rất lớn, như Napoléon chuộng các họa sĩ theo phong cách tân cổ điển như Jacques-Louis David và Viện hàn lâm Mỹ thuật có ảnh hưởng lớn đã định ra một phong cách gọi là chủ nghĩa học viện. Vào lúc này, Pháp đã trở thành một trung tâm của sáng tạo nghệ thuật, trong nửa đầu thế kỷ có hai phong trào kế tiếp nhau chi phối mỹ thuật Pháp là chủ nghĩa lãng mạn với Théodore Géricault và Eugène Delacroix, và chủ nghĩa hiện thực với Camille Corot, Gustave Courbet và Jean-François Millet, phong cách hiện thực cuối cùng tiến hoá thành chủ nghĩa tự nhiên. Trong nửa cuối thế kỷ XIX, ảnh hưởng của Pháp đối với hội họa thế giới trở nên quan trọng hơn, với sự phát triển của các phong cách hội họa mới như trường phái ấn tượng và trường phái tượng trưng. Các họa sĩ ấn tượng nổi tiếng nhất trong giai đoạn này là Camille Pissarro, Édouard Manet, Edgar Degas, Claude Monet và Auguste Renoir. Thế hệ thứ nhì các họa sĩ theo phong cách ấn tượng có Paul Cézanne, Paul Gauguin, Toulouse-Lautrec và Georges Seurat, họ cũng ở thế tiên phong về tiến triển mỹ thuật, cùng với các họa sĩ theo trường phái dã thú là Henri Matisse, André Derain và Maurice de Vlaminck. Lúc khởi đầu thế kỷ XX, xu hướng lập thể được phát triển bởi Georges Braque và một họa sĩ người Tây Ban Nha sống tại Paris là Pablo Picasso. Một số họa sĩ nước ngoài khác cũng định cư hoặc làm việc tại khu vực Paris là Vincent van Gogh, Marc Chagall, Amedeo Modigliani và Wassily Kandinsky. Nhiều bảo tàng tại Pháp hoàn toàn hoặc có một phần dành cho các tác phẩm điêu khắc và hội họa. Một bộ sưu tập khổng lồ về các kiệt tác cũ được tạo ra từ thế kỷ XVIII trở về trước được trưng bày trong Bảo tàng Louvre thuộc sở hữu nhà nước, như Mona Lisa. Trong khi Cung điện Louvre từ lâu đã là một bảo tàng, thì Bảo tàng Orsay được khánh thành từ năm 1986 tại một ga đường sắt cũ trong cuộc tái tổ chức quy mô lớn các bộ sưu tập nghệ thuật quốc gia, nhằm tập hợp các bức hoạ của Pháp từ nửa sau thế kỷ XIX (chủ yếu là các phong trào ấn tượng và dã thú). Các tác phẩm hiện đại được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia, từ năm 1976 nó được chuyển về Trung tâm Georges Pompidou. Ba bảo tàng thuộc sở hữu nhà nước này tiếp đón gần 17 triệu khách mỗi năm. Các bảo tàng quốc gia khác lưu giữ các tác phẩm hội họa phải kể đến Grand Palais, ngoài ra còn nhiều bảo tàng thuộc sở hữu của các thành phố, có nhiều khách nhất là Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại thành phố Paris với các tác phẩm đương đại. Bên ngoài Paris, toàn bộ các thành phố lớn đều có một bảo tàng mỹ thuật với một khu vực dành cho hội họa châu Âu và Pháp. Một số bộ sưu tập tốt nhất nằm tại Montsoreau, Lyon, Lille, Rouen, Dijon, Rennes và Grenoble. Vào thời Trung Cổ, các quý tộc phong kiến xây dựng nhiều toà thành kiên cố nhằm biểu thị quyền lực của họ. Một số tòa thành vẫn còn tồn tại như Chinon, Angers, Vincennes hay các toà thành Cathar. Trong thời kỳ này, Pháp sử dụng kiến trúc Roman giống như hầu khắp Tây Âu. Một vài ví dụ có ý nghĩa nhất về nhà thờ kiểu Roman tại Pháp là Vương cung thánh đường Saint Sernin tại Toulouse, là nhà thờ kiểu Roman lớn nhất tại châu Âu, và phần còn lại của Tu viện Cluny. Kiến trúc Gothic ban đầu có tên là "Opus Francigenum" tức "công trình kiểu Pháp", được tạo ra tại Île-de-France và là phong cách kiến trúc Pháp đầu tiên được phỏng theo trên toàn châu Âu. Miền bắc của Pháp có một số nhà thờ chính toà và vương cung thánh đường Gothic quan trọng nhất, đầu tiên phải kể đến Vương cung thánh đường Thánh Denis (từng là nghĩa địa hoàng gia); và các nhà thờ chính toà như Đức Bà Chartres và Đức Bà Amiens. Các quốc vương đăng cơ tại một nhà thờ Gothic quan trọng khác là Đức Bà Reims. Ngoài nhà thờ, kiến trúc Gothic còn từng được sử dụng tại nhiều địa điểm tôn giáo, quan trọng nhất là Cung điện của Giáo hoàng tại Avignon. Thắng lợi chung cuộc trong Chiến tranh Trăm năm đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong tiến triển của kiến trúc Pháp. Đây là thời kỳ của Phục Hưng Pháp và một số nghệ sĩ từ Ý được mời đến triều đình Pháp, nhiều cung điện được xây dựng tại thung lũng Loire, như các toà thành dinh thự Château de Chambord, Château de Chenonceau hay Château d'Amboise. Sau thời Phục Hưng và kết thúc thời Trung cổ, kiến trúc Baroque thay thế phong cách Gothic truyền thống. Tuy nhiên, tại Pháp kiến trúc Baroque đạt được thành công lớn hơn trong phạm vi thế tục thay vì tôn giáo. Trong phạm vi thế tục, Cung điện Versailles mang nhiều đặc điểm baroque. Jules Hardouin Mansart là người thiết kế phần mở rộng của Cung điện Versailles, ông là một trong các kiến trúc sư Pháp có ảnh hưởng nhất trong giai đoạn baroque; ông nổi tiếng vì mái vòm tại Điện Invalides. Một số trong những kiến trúc baroque cấp tỉnh ấn tượng nhất nằm ở những nơi khi đó chưa thuộc Pháp, như Place Stanislas tại Nancy. Về mặt kiến trúc quân sự, Vauban thiết kế một số thành trì vào hàng có hiệu quả nhất tại châu Âu, và trở thành một kiến trúc sư quân sự có ảnh hưởng; do đó, các công trình của ông được mô phỏng khắp châu Âu, châu Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau Cách mạng Pháp, những người Cộng hoà chuộng kiến trúc tân cổ điển, song phong cách này được đưa đến Pháp từ trước cách mạng với các công trình như Điện Panthéon hay Toà thị chính Toulouse. Khải Hoàn Môn và Nhà thờ Madeleine được xây vào thời Đệ Nhất Đế quốc, chúng là đại diện tiêu biểu nhất cho phong cách kiến trúc Đế quốc. Dưới thời Napoléon III, phát sinh một làn sóng mới về đô thị hoá và kiến trúc; các công trình phung phí như Palais Garnier kiểu tân baroque được xây dựng. Quy hoạch đô thị vào đương thời rất có tổ chức và khắt khe; chẳng hạn như các cải tạo Paris của Haussmann. Kiến trúc liên hệ với giai đoạn này có tên là Đệ Nhị Đế quốc. Khi đó, diễn ra một phong trào khôi phục Gothic mạnh trên khắp châu Âu cũng như tại Pháp; kiến trúc sư có liên hệ là Eugène Viollet-le-Duc. Vào cuối thế kỷ XIX, Gustave Eiffel thiết kế nhiều cầu như Garabit, và là một trong các nhà thiết kế cầu có ảnh hưởng nhất vào đương thời, song ông được nhớ đến nhiều nhất với Tháp Eiffel. Sang thế kỷ XX, kiến trúc sư người Thuỵ Sĩ-Pháp Le Corbusier thiết kế một số công trình tại Pháp. Gần đây hơn, các kiến trúc sư Pháp kết hợp các phong cách kiến trúc hiện đại lẫn cổ điển. Kim tự tháp kính Louvre là một minh hoạ cho kiến trúc hiện đại được đặt thêm vào một toà nhà cổ hơn. Các toà nhà khó khăn nhất trong việc tích hợp trong các thành phố Pháp là những toà nhà chọc trời, do có thể thấy chúng từ xa. Chẳng hạn, từ năm 1977 các toà nhà mới tại Paris phải có chiều cao dưới 37 m. Khu tài chính lớn nhất của Pháp là La Défense nằm ngoài giới hành chính của Paris, tại đây có nhiều toà nhà chọc trời. Các công trình lớn khác gặp thách thức để tích hợp với môi trường xung quanh là các cây cầu lớn; chẳng hạn như Cầu cạn Millau. Một số kiến trúc sư hiện đại nổi tiếng của Pháp là Jean Nouvel, Dominique Perrault, Christian de Portzamparc hay Paul Andreu. Văn học Pháp sơ khởi có niên đại từ thời Trung cổ, khi lãnh thổ Pháp hiện nay chưa có một ngôn ngữ thống nhất. Tồn tại một số ngôn ngữ và phương ngữ, và các nhà văn sử dụng chính tả và ngữ pháp của riêng họ. Một số tác giả của các văn bản thời Trung cổ tại Pháp vẫn chưa được biết tên, chẳng hạn như "Tristan và Iseult" hay "Lancelot-Grail". Các tác giả đã biết tên phải kể đến như Chrétien de Troyes và Công tước Guillaume IX của Aquitaine, là người viết bằng tiếng Occitan. Nhiều thơ và văn xuôi Pháp thời Trung cổ lấy cảm hứng từ các truyền thuyết Pháp, như "Trường ca Roland" và các sử thi Chanson de geste. "Roman de Renart" do Perrout de Saint Cloude viết vào năm 1175, kể về chuyện nhân vật Trung cổ Reynard ('cáo') và là một ví dụ khác về văn chương Pháp thời ban đầu. Một nhà văn quan trọng trong thế kỷ XVI là François Rabelais, tiểu thuyết "Gargantua và Pantagruel" của ông vẫn nổi tiếng và được đánh giá cao cho đến nay. Michel de Montaigne là nhân vật lớn khác của văn học Pháp trong thế kỷ này, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là "Essais", tạo ra thể loại văn học tiểu luận. Thơ Pháp trong thế kỷ XVI có đại biểu là Pierre de Ronsard và Joachim du Bellay, cả hai lập ra phong trào văn học La Pléiade. Sang thế kỷ XVII, Madame de La Fayette cho xuất bản "La Princesse de Clèves" ẩn danh, tiểu thuyết này được cho là một trong các tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của mọi thời đại. Jean de La Fontaine là một trong các nhà văn ngụ ngôn nổi tiếng nhất trong thời kỳ này, ông viết hàng trăm truyện ngụ ngôn, chẳng hạn như "Kiến và Châu chấu". Các thế hệ học sinh Pháp được học truyện ngụ ngôn của ông, nó được cho là giúp dạy sự thông thái và ý thức chung cho người trẻ. Một số đoạn thơ của ông đi vào ngôn ngữ đại chúng để trở thành tục ngữ. Jean Racine nắm vững lạ thường thể thơ alexandrine và tiếng Pháp, và được tán dương trong nhiều thế kỷ, ông sáng tác các vở kịch như "Phèdre" hay "Britannicus". Ông cùng với Pierre Corneille và Molière được cho là ba nhà soạn kịch vĩ đại của thời đại hoàng kim tại Pháp. Molière dường như là một trong các bậc thầy vĩ đại nhất về hài kịch của văn học phương Tây, ông viết hàng chục vở kịch, như "Le Misanthrope", "L'Avare", "Le Malade imaginaire" và "Le Bourgeois Gentilhomme". Các vở kịch của ông nổi tiếng khắp thế giới đến mức tiếng Pháp đôi khi được gọi là "ngôn ngữ của Molière". Văn học Pháp phát triển hưng thịnh hơn nữa trong thế kỷ XVIII và XIX. Các tác phẩm nổi tiếng nhất của Denis Diderot là "Jacques le fataliste" và "Le Neveu de Rameau". Tuy nhiên, ông nổi tiếng trong vai trò là người biên tập chính của "Encyclopédie", đại bách khoa toàn thư này có mục tiêu là tập hợp toàn bộ kiến thức trong thế kỷ của ông và trình bày nó cho nhân dân nhằm chống lại sự thiếu hiểu biết và chính sách ngu dân. Cũng trong thế kỷ này, Charles Perrault có nhiều tác phẩm nổi tiếng thuộc thể loại truyện cổ tích cho thiếu nhi như "Mèo đi hia", "Cô bé Lọ Lem", "Người đẹp ngủ trong rừng" và "Lão Râu Xanh". Vào lúc khởi đầu thế kỷ XIX, thơ tượng trưng là một phong trào quan trọng trong văn học Pháp, với các nhà thơ như Charles Baudelaire, Paul Verlaine và Stéphane Mallarmé. Victor Hugo đôi khi được nhìn nhận là "nhà văn Pháp vĩ đại nhất mọi thời đại" vì vượt trội trong toàn bộ các thể loại văn chương. Lời tựa của vở kịch "Cromwell" được cho là bản tuyên ngôn của phong trào lãng mạn. "Les Contemplations" và "La Légende des siècles" được cho là "kiệt tác thơ", Thơ của Hugo được so sánh với thơ của Shakespeare, Dante và Homère. Tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của ông được nhìn nhận rộng rãi là một trong các tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại và "Nhà thờ Đức Bà Paris" vẫn còn rất được ưa thích. Các tác giả lớn khác trong thế kỷ XIX gồm có Alexandre Dumas ("Ba chàng lính ngự lâm" và "Bá tước Monte Cristo"), Jules Verne ("Hai vạn dặm dưới đáy biển"), Émile Zola ("Les Rougon-Macquart"), Honoré de Balzac ("Tấn trò đời"), Guy de Maupassant, Théophile Gautier và Stendhal ("Đỏ và đen", "Tu viện thành Parme"), tác phẩm của họ thuộc vào hàng nổi tiếng nhất tại Pháp và thế giới. Giải Goncourt là một giải thưởng văn học Pháp, được trao lần đầu vào năm 1903. Các nhà văn quan trọng trong thế kỷ XX gồm có Marcel Proust, Louis-Ferdinand Céline, Albert Camus và Jean-Paul Sartre. Antoine de Saint-Exupéry viết "Hoàng tử bé", tác phẩm vẫn được trẻ em và người lớn khắp thế giới ưa thích trong nhiều thập kỷ. , Pháp có lượng tác giả đạt được giải Nobel Văn học nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Người đầu tiên đạt giải Nobel Văn học là một tác giả Pháp, nhà văn Pháp gần đây đạt giải Nobel Văn học là Patrick Modiano vào năm 2014. Chi phối triết học Trung cổ là triết học kinh viện, tình trạng này kéo dài cho đến khi chủ nghĩa nhân văn nổi lên vào thời Phục Hưng. Triết học hiện đại bắt đầu tại Pháp trong thế kỷ XVII với các triết gia như René Descartes, Blaise Pascal và Nicolas Malebranche. Descartes hồi sinh triết học phương Tây vốn suy thoái sau thời Hy Lạp và La Mã. "Suy ngẫm về Triết học Tiên khởi" của ông thay đổi khách thể chính của tư tưởng triết học và nêu lên một số vấn đề căn bản nhất cho một số người nước ngoài như Spinoza, Leibniz, Hume, Berkeley và Kant. Các triết gia Pháp sản sinh một số tác phẩm chính trị vào hàng quan trọng nhất trong Thời kỳ Khai sáng. Trong "Tinh thần pháp luật", Montesquieu nêu lên lý thuyết về nguyên tắc phân chia quyền lực, là điều được thi hành trong toàn bộ các chế độ dân chủ tự do, sau khi được áp dụng lần đầu tại Hoa Kỳ. Trong "Khế ước xã hội", Jean-Jacques Rousseau công khai chỉ trích các chế độ quân chủ thần quyền tại châu Âu và khẳng định mạnh mẽ nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân. Voltaire trở thành hiện thân của Thời kỳ Khai sáng với những biện hộ về tự do dân sự như quyền xét xử tự do và tự do tôn giáo. Tư tưởng tại Pháp trong thế kỷ XIX đặt mục tiêu vào phản ứng trước náo động xã hội sau Cách mạng Pháp. Các triết gia duy lý như Victor Cousin và Auguste Comte, người kêu gọi một học thuyết xã hội mới, bị phản đối bởi các nhà tư tưởng phản động như Joseph de Maistre, Louis de Bonald và Félicité Robert de Lamennais, họ đổ lỗi cho những người duy lý bác bỏ trật tự truyền thống. De Maistre cùng với triết gia người Anh Edmund Burke được cho là những người sáng lập chủ nghĩa bảo thủ châu Âu, trong khi Comte được cho là người thành lập chủ nghĩa thực chứng, luận thuyết này được Émile Durkheim định nghĩa lại để làm cơ sở cho nghiên cứu xã hội. Trong thế kỷ XX, một phần để phản ứng trước điều được cho là thái quá của chủ nghĩa thực chứng, thuyết duy tâm Pháp phát triển mạnh với các nhà tư tưởng như Henri Bergson và nó ảnh hưởng đến chủ nghĩa thực dụng Hoa Kỳ và phiên bản của Whitehead về triết học quá trình. Trong khi đó, tri thức luận Pháp trở thành một trường phái tư tưởng nổi bật với Jules Henri Poincaré, Gaston Bachelard, Jean Cavaillès và Jules Vuillemin. Ảnh hưởng từ hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh từ Đức, triết học của Jean-Paul Sartre có được ảnh hưởng mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và Pháp đến cuối thế kỷ XX trở thành cái nôi của triết học hậu hiện đại với Jean-François Lyotard, Jean Baudrillard, Jacques Derrida và Michel Foucault. Pháp có lịch sử âm nhạc lâu dài và đa dạng, trải qua một giai đoạn hoàng kim trong thế kỷ XVII nhờ bảo trợ của Louis XIV, vị quốc vương này đưa một số nhạc sĩ và nhà soạn nhạc tài năng vào làm việc trong triều đình. Các nhà soạn nhạc nổi danh nhất trong giai đoạn này gồm có Marc-Antoine Charpentier, François Couperin, Michel-Richard Delalande, Jean-Baptiste Lully và Marin Marais, họ đều là người của triều đình. Sau khi Louis XIV mất, sáng tạo âm nhạc của Pháp mất đi động lực, song đến thế kỷ sau đó âm nhạc của Jean-Philippe Rameau đạt được thanh thế đáng kể, và ngày nay ông vẫn là một trong các nhà soạn nhạc Pháp nổi tiếng nhất. Rameau trở thành nhà soạn nhạc chiếm ưu thế của opera Pháp và là nhà soạn nhạc Pháp hàng đầu về đàn clavecin. Các nhà soạn nhạc Pháp có vai trò quan trọng trong âm nhạc thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, tức vào giai đoạn âm nhạc lãng mạn. Âm nhạc lãng mạn nhấn mạnh dâng hiến cho thiên nhiên, đam mê với quá khứ và siêu nhiên, khám phá những âm thanh bất thường, kỳ lạ và gây ngạc nhiên, và tập trung vào bản sắc dân tộc. Giai đoạn này cũng là một thời hoàng kim của opera. Các nhà soạn nhạc Pháp trong giai đoạn lãng mạn gồm có Hector Berlioz ("Symphonie fantastique"), Georges Bizet ("Carmen" trở thành một trong các opera phổ biến và trình diễn thường xuyên nhất), Gabriel Fauré ("Pavane", "Requiem" và "các khúc cảnh đêm"), Charles Gounod ("Ave Maria" và opera "Faust"), Jacques Offenbach (có 100 operetta trong thập niên 1850–1870 và opera chưa hoàn thành "Những câu chuyện của Hoffmann"), Édouard Lalo ("Symphonie espagnole" cho đàn violin và dàn nhạc cùng Cello Concerto trong cung Rê thứ), Jules Massenet (có hơn 30 opera, được trình diễn thường xuyên nhất là "Manon" (1884) và "Werther" (1892)) và Camille Saint-Saëns ("Lễ hội muông thú", "Vũ điệu thần chết", "Samson và Delilah" (Opera), "Introduction and Rondo Capriccioso" và Giao hưởng số 3). Érik Satie là một thành viên chủ chốt của phái tiên phong Paris đầu thế kỷ XX, nổi tiếng với "Gymnopédies". Các tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Francis Poulenc là tổ khúc piano "Trois mouvements perpétuels" (1919), ba lê "Les biches" (1923), "Concert champêtre" (1928) cho đàn clavecin và dàn nhạc, opera "Dialogues des Carmélites" (1957), và "Gloria" (1959) cho giọng nữ cao, hợp xướng và dàn nhạc. Maurice Ravel và Claude Debussy là những nhân vật nổi bật nhất có liên hệ đến âm nhạc ấn tượng. Debussy nằm trong số các nhà soạn nhạc có ảnh hưởng nhất vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, và việc ông sử dụng thang âm phi truyền thống và nửa cung có ảnh hưởng đến nhiều nhà soạn nhạc sau này. Âm nhạc của Debussy được chú ý do nội dung giác quan và thường sử dụng âm nhạc phi giọng điệu. Hai nhà soạn nhạc sáng tạo ra các thể thức âm nhạc mới và âm thanh mới. Các tác phẩm piano của Ravel như "Jeux d'eau", "Miroirs", "Le tombeau de Couperin" và "Gaspard de la nuit" yêu cầu trình độ cao đáng kể. Sự tinh thông của ông về phối dàn nhạc được minh chứng trong "Rapsodie espagnole", "Daphnis et Chloé", bản cải biên của ông về "Bức tranh tại hội Triển lãm" của Modest Mussorgsky và tác phẩm "Boléro" (1928) dành cho dàn nhạc. Gần đây hơn, vào giữa thế kỷ XX, Maurice Ohana, Pierre Schaeffer và Pierre Boulez góp phần vào sự phát triển của âm nhạc cổ điển đương đại. Âm nhạc Pháp về sau đi theo xu hướng nổi lên nhanh chóng của nhạc pop và rock vào giữa thế kỷ XX. Mặc dù các tác phẩm bằng tiếng Anh được ưa thích trong nước, song âm nhạc đại chúng Pháp hay còn gọi là "chanson française" vẫn rất phổ biến. Trong số các nghệ sĩ Pháp quan trọng nhất của thế kỷ có Édith Piaf, Georges Brassens, Léo Ferré, Charles Aznavour và Serge Gainsbourg. Mặc dù Pháp có rất ít ban nhạc rock so với các quốc gia nói tiếng Anh, song các ban nhạc như Noir Désir, Mano Negra, Niagara, Les Rita Mitsouko và gần đây hơn là Superbus, Phoenix và Gojira, hay Shaka Ponk, được ưa thích trên toàn thế giới. Các nghệ sĩ Pháp khác có sự nghiệp quốc tế được ưa thích phải kể đến các nữ ca sĩ Dalida, Mireille Mathieu, Mylène Farmer và Nolwenn Leroy, những người tiên phong về âm nhạc điện tử như Jean-Michel Jarre, Laurent Garnier và Bob Sinclar, sau đó là Martin Solveig và David Guetta. Trong các thập niên 1990 và 2000, các bộ đôi nhạc điện tử Daft Punk, Justice và Air cũng trở nên nổi tiếng thế giới và đóng góp cho danh tiếng của nhạc điện tử trên thế giới. Trong số các sự kiện và thể chế âm nhạc hiện hành tại Pháp, nhiều hạng mục dành riêng cho âm nhạc cổ điển và opera. Các thể chế có thanh thế nhất là Nhà hát opera quốc gia Paris thuộc sở hữu nhà nước (có hai địa điểm tại Palais Garnier và Opéra Bastille), Nhà hát opera quốc gia Lyon, Nhà hát Châtelet tại Paris, Nhà hát Capitole tại Toulouse và Nhà hát lớn Bordeaux. Về các lễ hội âm nhạc, có một số sự kiện được tổ chức, phổ biến nhất là lễ hội nhạc rock Eurockéennes và Rock en Seine. Fête de la Musique được nhiều thành phố nước ngoài phỏng theo, nó được chính phủ Pháp tổ chức lần đầu vào năm 1982. Pháp có liên kết lịch sử và mạnh mẽ với điện ảnh, hai anh em người Pháp là Auguste và Louis Lumière sáng tạo ra điện ảnh vào năm 1895. Một vài phong trào điện ảnh quan trọng như Nouvelle Vague (làn sóng mới) trong thập niên 1950 và 1960 được khởi đầu tại Pháp. Pháp được chú ý do có một ngành công nghiệp làm phim đặc biệt mạnh, một phần là do được chính phủ Pháp bảo hộ. Pháp vẫn đứng vào hàng đầu về sản xuất phim, vào năm 2006 họ sản xuất nhiều phim nhất châu Âu. Pháp còn tổ chức Liên hoan phim Cannes, đây là một trong các liên hoan phim quan trọng và nổi tiếng nhất thế giới. Ngoài truyền thống làm phim nhiệt tình và sáng tạo, Pháp cũng là một nơi tập hợp của giới nghệ sĩ trên khắp châu Âu và thế giới. Nhờ đó, điện ảnh Pháp đôi khi gắn liền với điện ảnh ngoại quốc. Các đạo diễn đến từ các quốc gia như Ba Lan, Argentina, Nga, Áo nổi bật trong hàng ngũ điện ảnh Pháp. Ngược lại, các đạo diễn Pháp cũng có sự nghiệp phong phú và có ảnh hưởng tại nước ngoài, như Luc Besson, Jacques Tourneur hay Francis Veber tại Hoa Kỳ. Mặc dù thị trường phim Pháp do Hollywood chi phối, song Pháp là quốc gia đặc biệt trên thế giới khi phim Mỹ chỉ chiếm 50% thị phần doanh thu phim vào năm 2005, so với 77% tại Đức và 69% tại Nhật Bản. Các phim Pháp chiếm 35% tổng doanh thu phim tại Pháp trong cùng năm này, đây là mức cao nhất về doanh thu phim tại các quốc gia phát triển ngoài Hoa Kỳ, so với 14% tại Tây Ban Nha và 8% tại Anh. Vào năm 2013, Pháp đứng thứ nhì về xuất khẩu phim trên thế giới chỉ sau Mỹ. Pháp từng là trung tâm văn hoá thế giới trong nhiều thế kỷ, song vị thế này đã bị Mỹ vượt qua. Sau đó, Pháp tiến hành các bước đi nhằm bảo vệ và xúc tiến văn hoá của mình, trở thành bên ủng hộ hàng đầu cho ngoại lệ văn hoá. Pháp thành công trong việc thuyết phục toàn bộ các thành viên Liên minh châu Âu từ chối đưa văn hoá và sản phẩm nghe nhìn vào danh sách khu vực tự do hoá của WTO vào năm 1993. Quyết định này được xác nhận trong một cuộc bỏ phiếu của UNESCO vào năm 2005, và nguyên tắc "ngoại lệ văn hoá" giành chiến thắng áp đảo khi chỉ có Hoa Kỳ và Israel bỏ phiếu chống. Thời trang là một mặt hàng xuất khẩu công nghiệp và văn hoá quan trọng của Pháp kể từ thế kỷ XVII, và "haute couture" (may đo cao cấp) hiện đại bắt nguồn từ Paris trong thập niên 1860. Ngày nay, Paris cùng với Luân Đôn, Milano, và New York được cho là những thủ đô thời trang của thế giới, và Paris là quê hương hoặc trụ sở của nhiều hãng thời trang hàng đầu. Thuật ngữ Haute couture tại Pháp là một tên gọi được bảo hộ pháp lý, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Liên kết của Pháp với thời trang và phong cách () có niên đại phần lớn là từ thời Louis XIV khi các ngành xa xỉ phẩm tại Pháp ngày càng lớn mạnh dưới quyền kiểm soát của hoàng gia, và triều đình Pháp được cho là nắm toàn quyền về thị hiếu và phong cách tại châu Âu. Pháp lấy lại ưu thế về ngành thời trang cao cấp () trong những năm 1860–1960 thông qua thiết lập các hãng may mặc lớn như Lanvin, Chanel, Dior và Givenchy. Ngành nước hoa Pháp đứng đầu thế giới và tập trung tại thị trấn Grasse. Trong thập niên 1960, "Haute couture" tinh hoa chịu chỉ trích từ văn hoá thanh niên Pháp. Năm 1966, nhà thiết kế Yves Saint Laurent tách khỏi quy tắc Haute Couture đã được định hình bằng cách tung ra một dòng prêt-à-porter ("may sẵn") và mở rộng thời trang Pháp đến sản xuất hàng loạt. Với tập trung cao hơn vào tiếp thị và sản xuất, các xu hướng mới được tạo ra nhờ Sonia Rykiel, Thierry Mugler, Claude Montana, Jean-Paul Gaultier và Christian Lacroix trong thập niên 1970 và 1980. Thập niên 1990 chứng kiến việc nhiều hãng thời thượng của Pháp kết hợp thành các tập đoàn sang trọng khổng lồ và đa quốc gia như LVMH. So với các quốc gia phát triển khác, người Pháp không dành thời gian đọc báo nhiều bằng, do phát thanh truyền hình được ưa thích. Các nhật báo toàn quốc bán chạy nhất tại Pháp là "Le Parisien Aujourd'hui en France", "Le Monde" và "Le Figaro", ngoài ra còn có "L'Équipe" chuyên về thể thao. Trong những năm qua, các nhật báo miễn phí có bước đột phá, khi "Metro", "20 Minutes" và "Direct Plus" đều phát được trên 650.000 bản vào năm 2010. Tuy nhiên, được lưu hành rộng rãi nhất là nhật báo khu vực "Ouest France" với trên 750.000 bản vào năm 2010, và hơn 50 báo khu vực khác cũng có doanh số bán báo cao. Các tạp chí hàng tuần đa dạng với trên 400 tạp chí hàng tuần chuyên biệt được xuất bản trong nước vào năm 2010. Các tạp chí tin tức có ảnh hưởng nhất là "L'Obs" tả khuynh, "L'Express" trung dung và "Le Point" hữu khuynh, song được tiêu thụ nhiều nhất là các tạp chí hàng tuần của truyền hình và phụ nữ, trong số đó "Marie Claire" và "Elle" có các phiên bản nước ngoài. Các tạp chí hàng tuần có ảnh hưởng còn có "Le Canard enchaîné" và "Charlie Hebdo", cũng như "Paris Match". Giống như hầu hết quốc gia công nghiệp hoá khác, truyền thông in ấn chịu tác động của một cuộc khủng hoảng trầm trọng trong những năm qua. Năm 2008, chính phủ đưa ra một sáng kiến lớn nhằm giúp cải cách khu vực và trở nên độc lập về tài chính, song vào năm 2009 họ phải chi 600.000 euro để giúp truyền thông xuất bản đối phó với khủng hoảng kinh tế, ngoài trợ cấp hiện hữu. Năm 1974, sau nhiều năm độc quyền tập trung trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình, cơ quan chính phủ ORTF được tách thành một số thể chế quốc gia, song ba kênh truyền hình hiện hữu và bốn đài phát thanh quốc gia vẫn thuộc quyền kiểm soát của nhà nước. Phải đến năm 1981 chính phủ mới cho phép tự do phát sóng trên lãnh thổ, kết thúc độc quyền nhà nước về phát thanh. Truyền hình Pháp được tự do hoá một phần trong hai thập niên sau đó, với việc thành lập một số kênh truyền hình thương mại, chủ yếu là truyền hình cáp và vệ tinh. Năm 2005, dịch vụ quốc gia Télévision Numérique Terrestre đưa truyền hình kỹ thuật số ra toàn lãnh thổ, tạo điều kiện lập các kênh khác. Bốn kênh truyền hình quốc gia hiện tại thuộc về hãng France Télévisions thuộc sở hữu nhà nước, trong khi tập đoàn phát sóng công cộng Radio France vận hành năm đài phát thanh quốc gia. Trong số các kênh truyền thông công cộng này có Radio France Internationale phát chương trình bằng tiếng Pháp đến khắp thế giới, và kênh truyền hình quốc tế tiếng Pháp TV5 Monde. Năm 2006, chính phủ Pháp lập kênh tin tức toàn cầu France 24. Các kênh truyền hình lâu năm như TF1 (tư hữu hoá năm 1987), France 2 và France 3 có thị phần lớn nhất, trong khi các đài phát thanh RTL, Europe 1 và France Inter quốc hữu có ít người nghe. Theo một thăm dò của BBC vào năm 2010 trên toàn cầu, 49% người được hỏi trả lời có quan điểm tích cực về ảnh hưởng của Pháp, trong khi 19% có quan điểm tiêu cực. Chỉ số nhãn hiệu quốc gia vào năm 2008 cho thấy Pháp có danh tiếng tốt thứ nhì thế giới, chỉ sau Đức. Theo một thăm dò vào năm 2011, người Pháp có mức độ khoan dung tôn giáo cao nhất và là quốc gia có tỷ lệ cao nhất cư dân xác định bản sắc chủ yếu theo quốc tịch mà không phải theo tôn giáo. Năm 2012, 69% người Pháp có quan điểm thiện chí với Hoa Kỳ, là một trong các quốc gia ủng hộ Mỹ nhất trên thế giới. Trong tháng 1 năm 2010, tạp chí International Living xếp hạng Pháp là "quốc gia tốt nhất để sinh sống". Cách mạng Pháp tiếp tục thẩm thấu vào kí ước tập thể của quốc gia. Cờ tam tài, quốc ca "La Marseillaise", và khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái, được xác định trong Điều 1 của hiến pháp là các biểu trưng quốc gia, tất cả đều xuất hiện trong náo động văn hoá vào thời kỳ đầu cách mạng, cùng với nhân cách hoá quốc gia chung là Marianne. Ngoài ra, ngày quốc khánh nhằm tưởng nhớ cướp ngục Bastille vào 14 tháng 7 năm 1789. Một biểu trưng chung và truyền thống của người Pháp là gà trống Gaulois. Nó có nguồn gốc từ thời cổ đại, khi từ Gaullus trong tiếng La Tinh đều có nghĩa là "gà trống" cũng như "cư dân Gaule". Sau đó, hình tượng này trở thành đại diện được chia sẻ phổ biến nhất của người Pháp, được các quân chủ Pháp sử dụng, và sau đó là Cách mạng Pháp cùng các chế độ cộng hoà kế tiếp nhau với vị thế là đại diện cho bản sắc quốc gia, được sử dụng trên một số tem thư và đồng xu. Ẩm thực Pháp nổi tiếng vì nằm vào hàng tinh tế nhất thế giới. Phương pháp nấu nướng truyền thống khác biệt theo khu vực, người miền bắc chuộng sử dụng bơ để làm chất béo trong nấu ăn, trong khi dầu ô liu được sử dụng phổ biến hơn tại miền nam. Hơn nữa, mỗi vùng của Pháp lại có các đặc sản truyền thống mang tính biểu trưng: Cassoulet tại miền tây nam, Choucroute tại Alsace, Quiche tại vùng Lorraine, thịt bò bourguignon tại Bourgogne, Tapenade tại Provence. Các sản phẩm trứ danh nhất của Pháp là rượu vang, gồm Champagne, Bordeaux, Bourgogne, và Beaujolais cũng như đa dạng về các loại pho mát như Camembert, Roquefort và Brie. Có hơn 400 loại pho mát khác nhau. Một bữa ăn thường gồm có ba giai đoạn "hors d'œuvre" hoặc "entrée" (món khai vị, thỉnh thoảng là xúp), "plat principal" (món chính), "fromage" (món pho mát) và hoặc món tráng miệng, thỉnh thoảng là với một món salad được bày trước pho mát hoặc món tráng miệng. Hors d'œuvres gồm có terrine de saumon au basilic (terrine cá hồi húng), lobster bisque (xúp tôm), foie gras (gan béo), xúp hành Pháp hoặc bánh croque monsieur. Đĩa thức ăn chính có thể gồm một pot au feu (bò hầm) hoặc thịt nướng và khoai tây chiên. Món tráng miệng có thể là bánh ngọt mille-feuille, macaron, éclair, crème brûlée, mousse, crêpe hay Café liégeois. Ẩm thực Pháp cũng được cho là một yếu tố then chốt trong chất lượng sinh hoạt và sức hấp dẫn của Pháp. Một xuất bản phẩm của Pháp là Sách hướng dẫn Michelin trao tặng "ngôi sao Michelin" cho sự xuất sắc của một vài cơ sở được lựa chọn. Việc đạt được hay để mất một ngôi sao có thể gây tác động đáng kể đến thành công của một nhà hàng. Đến năm 2006, Sách hướng dẫn Michelin đã trao 620 sao cho các nhà hàng Pháp. Ngoài truyền thống rượu vang, Pháp còn là nơi sản xuất bia quy mô lớn. Ba vùng làm bia chính tại Pháp là Alsace (60% sản lượng toàn quốc), Nord-Pas-de-Calais và Lorraine. Các môn thể thao được chơi phổ biến tại Pháp gồm có bóng đá, quần vợt, rugby. Pháp cũng tổ chức một số sự kiện như Giải bóng đá vô địch thế giới 1938 và 1998, và Giải rugby vô địch thế giới 2007, Pháp còn đăng cai Giải vô địch bóng đá châu Âu 2016. Stade de France tại Saint-Denis là sân vận động lớn nhất của Pháp và là nơi tổ chức các trận chung kết Giải bóng đá vô địch thế giới 1998 và Giải rugby vô địch thế giới 2007. Kể từ năm 1903, Pháp tổ chức giải đua xe đạp Tour de France thường niên, đây là giải đua xe đạp đường trường nổi tiếng nhất thế giới. Pháp còn nổi tiếng với giải đua độ bền xe thể thao 24 giờ tại Le Mans. Một số cuộc đấu quần vợt lớn diễn ra tại Pháp, trong đó có Paris Masters và Pháp mở rộng, một trong bốn giải đấu Grand Slam. Võ thuật Pháp gồm có quyền Pháp (savate) và đấu kiếm. Pháp có liên hệ mật thiết với Thế vận hội hiện đại; một quý tộc Pháp là Nam tước Pierre de Coubertin đã đề xuất khôi phục đại hội vào cuối thế kỷ 19. Sau khi Athens được trao quyền đăng cai kỳ Thế vận hội đầu tiên, Paris đăng cai kỳ Thế vận hội thứ nhì vào năm 1900. Paris là trụ sở ban đầu của Ủy ban Olympic Quốc tế, trước khi họ chuyển đến Lausanne, Thuỵ Sĩ. Từ năm 1900, Pháp từng đăng cai Thế vận hội trõng bốn lần nữa: Thế vận hội Mùa hè 1924 cũng tại Paris ba kỳ Thế vận hội Mùa đông (1924 tại Chamonix, 1968 tại Grenoble và 1992 tại Albertville). Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp và đội tuyển rugby quốc gia Pháp đều được mệnh danh là ""Les Bleus"" (xanh lam) nhằm chỉ màu áo của đội cũng như quốc kỳ tam tài Pháp. Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Pháp, có trên 1,8 triệu người đăng ký chơi, và trên 18.000 câu lạc bộ có đăng ký. Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp nằm vào hàng thành công nhất thế giới, đặc biệt là vào các thập niên gần đây với hai chức vô địch World Cup 1998 (Pháp làm chủ nhà) và World Cup 2018 (tại Nga), á quân thế giới vào năm 2006, 2022, hai chức vô địch Euro 1984, 2000 và á quân Euro 2016. Các câu lạc bộ bóng đá hàng đầu quốc gia tranh tài trong Ligue 1. Pháp sản sinh một số cầu thủ vĩ đại nhất thế giới, như Zinedine Zidane từng ba lần nhận giải cầu thủ thế giới trong năm của FIFA, Michel Platini ba lần được nhận quả bóng vàng châu Âu, Just Fontaine là cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất tại một kỳ World Cup, Raymond Kopa là cầu thủ đầu tiên được nhận Bắc Đẩu Bội tinh, Olivier Giroud là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Pháp, Kylian Mbappé là cầu thủ châu Âu trẻ nhất từng vô địch World Cup. Rugby union là một môn thể thao phổ biến, đặc biệt là tại Paris và miền tây nam của Pháp. Đội tuyển rugby union quốc gia Pháp tranh tài trong mọi giải vô địch rugby thế giới, tham gia giải vô địch Sáu quốc gia thường niên. Xuất phát từ một giải đấu quốc nội mạnh, đội tuyển rugby Pháp từng hơn mười lần vô địch giải Sáu quốc gia, và từng 6 lần vào đến bán kết và ba lần vào đến chung kết của giải vô địch rugby thế giới. Rugby league là môn thể thao hầu hết được chơi và theo dõi tại miền nam của Pháp, trong các thành phố như Perpignan và Toulouse. Catalans Dragons và Toulouse Olympique là các câu lạc bộ nổi tiếng nhất hiện đang chơi tại Super League và RFL Championship, là giải đấu hàng đầu tại châu Âu. Trong các thập niên gần đây, Pháp sản sinh nhiều cầu thủ bóng rổ tài năng thế giới, đáng chú ý nhất là Tony Parker. Đội tuyển bóng rổ Pháp giành cúp vàng tại Giải vô địch bóng rổ châu Âu 2013, và từng hai lần giành huy chương đồng Thế vận hội vào các năm 1948 và 2000.
2863
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2863
Pháp (định hướng)
Trong tiếng Việt Pháp có thể có nghĩa là:
2866
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2866
Đại số tuyến tính
Đại số tuyến tính là một nhánh của toán học liên quan đến các phương trình tuyến tính như: formula_1 ánh xạ tuyến tính như: formula_2 và biểu diễn của chúng trong không gian vectơ và thông qua ma trận. Đại số tuyến tính là trung tâm của hầu hết các lĩnh vực toán học. Ví dụ, đại số tuyến tính là cơ bản trong các bài thuyết trình hiện đại về hình học, bao gồm cả việc xác định các đối tượng cơ bản như đường thẳng, mặt phẳng và phép quay. Ngoài ra, giải tích hàm, một nhánh của giải tích toán học, về cơ bản có thể được xem là ứng dụng của đại số tuyến tính vào không gian của các hàm. Đại số tuyến tính cũng được sử dụng trong hầu hết các ngành khoa học và lĩnh vực kỹ thuật, vì nó cho phép mô hình hóa nhiều hiện tượng tự nhiên và tính toán hiệu quả với các mô hình như vậy. Đối với các hệ thống phi tuyến, không thể được mô hình hóa bằng đại số tuyến tính, nó thường được sử dụng để xử lý các phép xấp xỉ bậc nhất, do thực tế là vi phân của một hàm đa biến tại một điểm là ánh xạ tuyến tính gần đúng nhất của hàm gần điểm đó. Đại số tuyến tính được sử dụng nhiều trong toán học, như trong đại số đại cương, giải tích hàm, hình học giải tích... để giải các bài toán như phép quay trong không gian, nội suy bình phương nhỏ nhất, nghiệm của hệ phương trình vi phân, tìm đường tròn qua ba điểm... Nó cũng có vô vàn ứng dụng trong khoa học tự nhiên (vật lý, công nghệ...) và khoa học xã hội (kinh tế...), vì các mô hình phi tuyến tính hay gặp trong tự nhiên và xã hội thường có thể xấp xỉ bằng mô hình tuyến tính. Quy trình giải các phương trình tuyến tính đồng thời, ngày nay được gọi là phép khử Gauss xuất hiện trong văn bản toán học Trung Quốc cổ đại Chương 8: "Mảng chữ nhật" trong "Cửu chương toán thuật". Việc sử dụng nó được minh họa trong 18 bài toán, với 2 đến 5 phương trình. Hệ phương trình tuyến tính phát sinh ở châu Âu với sự ra đời năm 1637 hệ tọa độ trong hình học do René Descartes đưa ra. Thực tế, trong hình học mới này, ngày nay được gọi là hình học Descartes, các đường thẳng và mặt phẳng được biểu diễn bằng các phương trình tuyến tính, và việc tính toán các giao điểm của chúng biến thành việc giải các hệ phương trình tuyến tính. Các phương pháp hệ thống đầu tiên để giải hệ thống tuyến tính sử dụng các định thức, được Leibniz xem xét lần đầu tiên vào năm 1693. Năm 1750, Gabriel Cramer sử dụng chúng để đưa ra các giải pháp rõ ràng của hệ thống tuyến tính, ngày nay được gọi là quy tắc Cramer. Sau đó, Gauss mô tả thêm phương pháp loại trừ, phương pháp này ban đầu được coi là một tiến bộ trong ngành trắc địa. Năm 1844, Hermann Grassmann xuất bản "Lý thuyết mở rộng" bao gồm các chủ đề mới cơ bản về cái mà ngày nay được gọi là đại số tuyến tính. Năm 1848, James Joseph Sylvester đưa ra thuật ngữ "ma trận." Đại số tuyến tính phát triển với những ý tưởng được ghi nhận trong mặt phẳng phức. Ví dụ: hai số formula_3 và formula_4 trong formula_5 có sự khác biệt formula_6, và các đoạn thẳng formula_7 và formula_8 có cùng chiều dài và hướng. Các phân đoạn này là tương đương nhau. Hệ thống bốn chiều formula_9 của các quaternion được bắt đầu vào năm 1843. Thuật ngữ "vectơ" được giới thiệu là formula_10 đại diện cho một điểm trong không gian. Chênh lệch bậc bốn formula_11 cũng tạo ra một đoạn tương đương với formula_12 Các hệ thống số siêu phức khác cũng sử dụng ý tưởng về một không gian tuyến tính có cơ sở. Arthur Cayley đã giới thiệu phép nhân ma trận và ma trận nghịch đảo vào năm 1856, làm cho nhóm tuyến tính tổng quát trở nên khả thi. Cơ chế biểu diễn nhóm đã có sẵn để các nhà toán học mô tả các số phức và siêu phức. Điều quan trọng nhất là Cayley sử dụng một chữ cái duy nhất để biểu thị một ma trận, do đó coi ma trận như một đối tượng tổng hợp. Ông cũng nhận ra mối liên hệ giữa ma trận và định thức, và viết "Sẽ có nhiều điều để nói về lý thuyết ma trận này, theo tôi, có vẻ như, có trước lý thuyết về định thức". Benjamin Peirce đã xuất bản tác phẩm "Đại số liên kết tuyến tính" của mình (1872), và con trai của ông là Charles Sanders Peirce đã mở rộng tác phẩm này sau đó. Điện báo yêu cầu một hệ thống vật lý giải thích nó, và ấn phẩm năm 1873 có tên Một luận thuyết về điện và từ trường đã thiết lập một lý thuyết trường về lực và yêu cầu hình học vi phân để biểu thị. Đại số tuyến tính là hình học vi phân phẳng và phục vụ trong không gian tiếp tuyến với đa tạp. Đối xứng điện từ của không thời gian được biểu thị bằng các phép biến đổi Lorentz, và phần lớn lịch sử của đại số tuyến tính là lịch sử của các phép biến đổi Lorentz. Định nghĩa hiện đại và chính xác hơn đầu tiên của không gian vectơ được Peano đưa ra vào năm 1888; đến năm 1900, một lý thuyết về các phép biến đổi tuyến tính của không gian vectơ hữu hạn chiều đã xuất hiện. Đại số tuyến tính có hình thức hiện đại vào nửa đầu thế kỷ XX, khi nhiều ý tưởng và phương pháp của các thế kỷ trước được khái quát hóa thành đại số trừu tượng. Sự phát triển của máy tính dẫn đến việc tăng cường nghiên cứu các thuật toán hiệu quả để loại bỏ Gaussian và phân rã ma trận, và đại số tuyến tính trở thành một công cụ thiết yếu để mô hình hóa và mô phỏng. Cấu trúc chính của đại số tuyến tính là các không gian vectơ. Một không gian vectơ trên trường số formula_13 là một tập formula_14 kèm theo phép toán hai ngôi. Các phần tử trong formula_14 gọi là những "vectơ", các phần tử trong formula_13 gọi là "vô hướng". Phép toán đầu tiên là phép cộng vectơ, cộng 2 vectơ formula_17 và formula_3 cho ra một vectơ thứ 3 là formula_19. Phép toán thứ hai là phép nhân một vô hướng formula_20 với bất kỳ vectơ formula_17 nào và kết quả cho ra một vectơ mới formula_22, phép toán này gọi là phép nhân vô hướng của formula_17 với formula_20. Các phép nhân và cộng trong không gian vectơ phải thỏa mãn 8 tiên đề sau, với formula_25, formula_17 và formula_3 là các vectơ trong tập formula_14. formula_20 và formula_30 là các vô hướng trong trường số formula_13. Cho 2 không gian vectơ formula_14 và formula_33 trên trường formula_13, một biến đổi tuyến tính (còn gọi là ánh xạ tuyến tính) là một ánh xạ: bảo toàn phép cộng và phép nhân vô hướng: với mọi vectơ formula_37 và mọi vô hướng formula_38. Trong trường đại học, đại số tuyến tính bắt đầu từ nghiên cứu các vectơ trong hệ tọa độ Descartes 2 chiều hoặc 3 chiều. Các vectơ là các đoạn thẳng có hướng và độ lớn. Các kết quả trong không gian 2 hoặc 3 chiều có thể được mở rộng ra cho nhiều chiều hơn, gọi tổng quát là không gian vectơ. Không gian vectơ là một khái niệm trừu tượng của đại số trừu tượng, được định nghĩa trên một trường toán học, phổ biến trong ứng dụng là trường số thực hoặc trường số phức. Các biến đổi tuyến tính chuyển các phần tử trong một không gian vectơ này sang không gian vectơ kia, tuân thủ phép cộng và phép nhân vô hướng. bản thân tập hợp của các biến đổi này cũng hình thành nên không gian vectơ của chính chúng. Nếu hệ cơ sở của một không gian vectơ là cố định, mọi biến đổi tuyến tính đều có thể viết thành bảng gọi là ma trận. Việc nghiên cứu các tính chất của ma trận, như định thức và vectơ riêng là một phần quan trọng của đại số tuyến tính. Sử dụng đại số tuyến tính có thể giải chính xác hoặc gần đúng rất nhiều bài toán, bao gồm cả các bài toán không tuyến tính. Lý do là ta luôn có thể sử dụng vi giải tích để biến các hàm không tuyến tính thành gần đúng tuyến tính ở gần những điểm quan tâm. Phương pháp này là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong toán học ứng dụng vào khoa học và kỹ thuật.
2871
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2871
Ma trận (định hướng)
Từ ma trận có vài nghĩa hơi khác nhau trong khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác. Nói chung, ma trận là một thứ có cấu trúc. Cụ thể trong các ngành:
2872
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2872
Ma trận (toán học)
Trong toán học, ma trận là một "mảng" chữ nhật, hoặc hình vuông (được gọi là ma trận vuông - số dòng bằng số cột) – các số, ký hiệu, hoặc biểu thức, sắp xếp theo "hàng" và "cột" – mà mỗi ma trận tuân theo những quy tắc định trước. Từng giá trị trong ma trận được gọi là các "phần tử" hoặc "mục". Ví dụ một ma trận có 2 hàng và 3 cột. Khi các ma trận có cùng kích thước (chúng có cùng số hàng và cùng số cột) thì có thể thực hiện phép cộng hoặc trừ hai ma trận trên các phần tử tương ứng của chúng. Tuy vậy, quy tắc áp dụng cho phép nhân ma trận chỉ có thể thực hiện được khi ma trận thứ nhất có số cột bằng số hàng của ma trận thứ hai. Ứng dụng chính của ma trận đó là phép biểu diễn các biến đổi tuyến tính, tức là sự tổng quát hóa hàm tuyến tính như . Ví dụ, phép quay các vectơ trong không gian ba chiều là một phép biến đổi tuyến tính mà có thể biểu diễn bằng một ma trận quay R: nếu v là vectơ cột (ma trận chỉ có một cột) miêu tả vị trí của một điểm trong không gian, tích của Rv là một vec tơ cột miêu tả vị trí của điểm đó sau phép quay này. Tích của hai ma trận biến đổi là một ma trận biểu diễn hợp của hai phép biến đổi tuyến tính. Một ứng dụng khác của ma trận đó là tìm nghiệm của các hệ phương trình tuyến tính. Nếu là ma trận vuông, có thể thu được một số tính chất của nó bằng cách tính định thức của nó. Ví dụ, ma trận vuông là ma trận khả nghịch khi và chỉ khi định thức của nó khác không. Quan niệm hình học của một phép biến đổi tuyến tính là nhận được (cùng với những thông tin khác) từ trị riêng và vec tơ riêng của ma trận. Có thể thấy ứng dụng của lý thuyết ma trận trong hầu hết các lĩnh vực khoa học. Trong mỗi nhánh của vật lý học, bao gồm cơ học cổ điển, quang học, điện từ học, cơ học lượng tử, và điện động lực học lượng tử, chúng được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng vật lý, như chuyển động của vật rắn. Trong đồ họa máy tính, ma trận được sử dụng để chiếu một ảnh 3 chiều lên màn hình 2 chiều. Trong lý thuyết xác suất và thống kê, các ma trận ngẫu nhiên được sử dụng để miêu tả tập hợp các xác suất; ví dụ, chúng dùng trong thuật toán PageRank để xếp hạng các trang trong lệnh tìm kiếm của Google. Phép tính ma trận tổng quát hóa các khái niệm trong giải tích như đạo hàm và hàm mũ đối với số chiều lớn hơn. Một nhánh chính của giải tích số dành để phát triển các thuật toán hữu hiệu cho các tính toán ma trận, một chủ đề đã hàng trăm năm tuổi và là một lĩnh vực nghiên cứu rộng ngày nay. Phương pháp khai triển ma trận làm đơn giản hóa các tính toán cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành. Những thuật toán dựa trên những cấu trúc của các ma trận đặc biệt, như ma trận thưa (sparse) và ma trận gần chéo, giúp giải quyết những tính toán trong phương pháp phần tử hữu hạn và những tính toán khác. Ma trận vô hạn xuất hiện trong cơ học thiên thể và lý thuyết nguyên tử. Một ví dụ đơn giản về ma trận vô hạn là ma trận biểu diễn các toán tử đạo hàm, mà tác dụng đến chuỗi Taylor của một hàm số. "Ma trận" là một mảng chữ nhật hoặc hình vuông (ma trận vuông) chứa các số hoặc những đối tượng toán học khác, mà có thể định nghĩa một số phép toán như cộng hoặc nhân trên các ma trận. Hay gặp nhất đó là ma trận trên một trường "F" là một mảng chữ nhật chứa các đại lượng vô hướng của "F". Bài viết này đề cập đến các "ma trận thực" và "phức", tức là các ma trận mà các phần tử của nó là những số thực hoặc số phức. Những loại ma trận tổng quát hơn được thảo luận ở bên dưới. Ví dụ, ma trận thực: Các số, ký hiệu hay biểu thức trong ma trận được gọi là các "phần tử" của nó. Các đường theo phương ngang hoặc phương dọc chứa các phần tử trong ma trận được gọi tương ứng là "hàng" và "cột". Độ lớn hay cỡ của ma trận được định nghĩa bằng số lượng hàng và cột. Một ma trận "m" hàng và "n" cột được gọi là ma trận "m" × "n" hoặc ma trận "m"-nhân-"n", trong khi "m" và "n" được gọi là "chiều" của nó. Ví dụ, ma trận A ở trên là ma trận 3 × 2. Ma trận chỉ có một hàng gọi là "vectơ hàng", ma trận chỉ có một cột gọi là "vectơ cột". Ma trận có cùng số hàng và số cột được gọi là "ma trận vuông". Ma trận có vô hạn số hàng hoặc số cột (hoặc cả hai) được gọi là "ma trận vô hạn". Trong một số trường hợp, như chương trình đại số máy tính, sẽ có ích khi xét một ma trận mà không có hàng hoặc không có cột, goi là "ma trận rỗng". Ma trận có một lịch sử dài về ứng dụng trong giải các phương trình tuyến tính nhưng chúng được biết đến là các mảng cho tới tận những năm 1800. Cuốn sách "Cửu chương toán thuật" viết vào khoảng năm 152 TCN đưa ra "phương trận" để giải hệ năm phương trình tuyến tính, bao gồm khái niệm về định thức. Năm 1545 nhà toán học người Ý Girolamo Cardano giới thiệu phương pháp giải này vào châu Âu khi ông công bố quyển "Ars Magna". Nhà toán học Nhật Bản Seki đã sử dụng phương pháp mảng này để giải hệ phương trình vào năm 1683. Nhà toán học Hà Lan "Jan de Witt" lần đầu tiên biểu diễn các biến đổi dưới dạng ma trận mảng trong cuốn sách viết năm 1659 "Elements of Curves" (1659). Giữa các năm 1700 và 1710 Gottfried Wilhelm Leibniz công bố phương pháp sử dụng các mảng để ghi lại thông tin hay tìm nghiệm và nghiên cứu trên 50 loại ma trận khác nhau. Cramer đưa ra quy tắc của ông vào năm 1750. Thuật ngữ trong tiếng Anh "matrix" (tiếng Latin là "womb", dẫn xuất từ "mater"—mẹ) do James Joseph Sylvester nêu ra vào năm 1850, khi ông nhận ra rằng ma trận là một đối tượng làm xuất hiện một số định thức mà ngày nay gọi là phần phụ đại số, tức là định thức của những ma trận nhỏ hơn thu được từ ma trận ban đầu bằng cách xóa đi các hàng và các cột. Trong một bài báo năm 1851, Sylvester giải thích: Arthur Cayley đăng một chuyên luận về các phép biến đổi hình học sử dụng ma trận ngoài những phép biến đổi quay đã được khảo sát trước đó. Thay vào đó, ông định nghĩa các phép toán như cộng, trừ, nhân và chia những ma trận này và chứng tỏ các quy tắc kết hợp và phân phối vẫn được thỏa mãn. Cayley đã nghiên cứu và minh chứng tính chất không giao hoán của phép nhân ma trận cũng như tính giao hoán của phép cộng ma trận. Lý thuyết ma trận sơ khai bị giới hạn ở cách sử dụng các mảng và tính định thức và các phép toán ma trận trừu tượng của Arthur Cayley đã làm nên cuộc cách mạng cho lý thuyết này. Ông áp dụng khái niệm ma trận cho hệ phương trình tuyến tính độc lập. Năm 1858 Cayley công bố "Hồi ký về lý thuyết ma trận" trong đó ông nêu ra và chứng minh định lý Cayley-Hamilton. Nhà toán học người Anh Cullis là người đầu tiên sử dụng ký hiệu ngoặc hiện đại cho ma trận vào năm 1913 và ông cũng viết ra ký hiệu quan trọng A = ["a"] để biểu diễn một ma trận với "a" là phần tử ở hàng thứ "i" và cột thứ "j". Quá trình nghiên cứu định thức xuất phát từ một số nguồn khác nhau. Các bài toán số học dẫn Gauss đi tới liên hệ các hệ số của dạng toàn phương, những đa thức có dạng và ánh xạ tuyến tính trong không gian ba chiều với ma trận. Eisenstein đã phát triển xa hơn các khái niệm này, với nhận xét theo cách phát biểu hiện đại rằng tích ma trận là không giao hoán. Cauchy là người đầu tiên chứng minh những mệnh đề tổng quát về định thức, khi ông sử dụng định nghĩa như sau về định thức của ma trận A = ["a"]: thay thế lũy thừa "a" bằng "a" trong đa thức với Π ký hiệu tích các hệ số đứng đằng sau. Ông cũng chứng tỏ vào năm 1829 rằng giá trị riêng của các ma trận đối xứng là thực. Jacobi nghiên cứu "định thức hàm"—mà về sau trở thành định thức Jacobi như cách gọi của Sylvester—nó được ứng dụng để nghiên cứu các biến đổi hình học ở mức cục bộ (hay vô cùng bé); bài báo "Vorlesungen über die Theorie der Determinanten" của Kronecker và "Zur Determinantentheorie" của Weierstrass, cả hai đều được công bố vào năm 1903, lần đầu tiên đã coi định thức theo cách tiên đề hóa, ngược lại so với cách tiếp cận cụ thể ở những lần trước đó như trong công thức của Cauchy. Nhiều định lý ban đầu chỉ phát biểu cho các ma trận nhỏ, ví như định lý Cayley–Hamilton được chứng minh cho ma trận 2×2 như Cayley chỉ ra trong luận án của mình, và bởi Hamilton cho ma trận 4×4. Frobenius, dựa trên các dạng song tuyến tính, đã tổng quát định lý sang mọi kích thước (1898). Cũng vào cuối thế kỷ 19 phương pháp khủ Gauss–Jordan (tổng quát hóa cho trường hợp đặc biệt đó là phép khử Gauss) do nhà trắc địa Wilhelm Jordan nêu ra. Trong đầu thế kỷ 20, ma trận đã đạt tới vai trò trung tâm trong đại số tuyến tính, một phần nhờ ứng dụng của nó trong phân loại hệ thống số siêu phức trong thế kỷ trước. Sự khởi đầu của cơ học ma trận do các nhà vật lý Heisenberg, Born và Jordan nêu ra đã dẫn tới nghiên cứu về ma trận có vô hạn hàng và cột. Later, von Neumann đã thiết lập lên phát biểu toán học của cơ học lượng tử, bằng cách phát triển xa hơn các khái niệm của giải tích hàm như toán tử tuyến tính trong không gian Hilbert, mà, nói sơ lược, tương ứng với không gian Euclide, nhưng có vô hạn hướng độc lập. Từ này đã được sử dụng theo những cách khác thường bởi ít nhất hai tác giả có tầm quan trọng trong lịch sử Bertrand Russell và Alfred North Whitehead trong cuốn "Principia Mathematica" (1910–1913) sử dụng từ "ma trận" trong ngữ cảnh tiên đề về khả năng rút gọn. Alfred Tarski trong cuốn sách "Introduction to Logic" năm 1946 của ông đã sử dụng từ "ma trận" đồng nghĩa với khái niệm bảng chân trị như được sử dụng trong logic toán học. Ma trận thường được viết trong dấu ngoặc vuông: Một cách ký hiệu khác là sử dụng dấu ngoặc đơn lớn thay cho dấu ngoặc vuông: Ký hiệu cụ thể cho ma trận rất đa dạng, với một số xu hướng viết phổ biến cho nó. Ma trận thường được ký hiệu bằng chữ cái viết hoa (như A trong ví dụ trên), trong khi với chữ cái viết thường có hai chỉ số viết dưới (ví dụ "a", hay "a") biểu diễn cho phần tử của ma trận. Ngoài cách sử dụng ký hiệu chữ viết hoa cho ma trận, nhiều tác giả sử dụng kiểu viết nhấn mạnh cho từ, mà phổ biến là cách viết đậm (không nghiêng), để phân biệt ma trận với những đối tượng toán học khác. Một cách ký hiệu khác là sử dụng cách viết hai đường gạch dưới chân của từ ký hiệu, mà có hoặc không có cách viết đậm, (ví dụ formula_6). Phần tử trong hàng thứ "i" và cột thứ "j" của ma trận A đôi khi được viết thành "i","j", ("i","j"), hoặc phần tử thứ ("i","j") của ma trận, và cách viết hay gặp nhất đó là "a", hay "a". Cách ký hiệu khác cho phần tử của ma trận là "A"["i,j"] hay "A". Ví dụ, phần tử (1,3) trong ma trận A là 5 (cũng được viết là "a", "a", "A"["1,3"] hoặc "A"): Thỉnh thoảng, các phần tử của ma trận có thể được xác định theo một công thức như "a" = "f"("i", "j"). Ví dụ, mỗi phần tử của ma trận A dưới đây được xác định bằng "a" = "i" − "j". Trong trường hợp này, chính ma trận được xác định theo công thức đó, với cách viết trong dấu ngoặc vuông hoặc ngoặc đơn mở rộng. Ví dụ, ma trận ở trên được ký hiệu là A = ["i"-"j"], hoặc A = (("i"-"j")). Nếu ma trận có kích thước "m" × "n", công thức đề cập ở trên "f"("i", "j") là đúng cho bất kỳ "i" = 1..., "m" và bất kỳ "j" = 1..., "n". Có thể viết tách biệt kích thước của ma trận, hoặc sử dụng cách viết "m" × "n" như là chỉ số dưới. Ví dụ, ma trận A ở trên bằng 3 × 4 và có thể viết ký hiệu là A = ["i" − "j"] ("i" = 1, 2, 3; "j" = 1..., 4), hay A = ["i" − "j"]. Một số ngôn ngữ lập trình sử dụng cách viết những mảng có hai chỉ số (hay mảng của mảng) để biểu diễn ma trận "m"-×-"n". Một số ngôn ngữ lập trình bắt đầu ma trận bằng cách đánh số chỉ số của mảng tại 0, như trong trường hợp mảng "m"-×-"n" được đánh số bằng và . Bài viết này tuân theo cách quy ước thường gặp trong toán học với chỉ số bắt đầu bằng 1. Dấu hoa thị đôi khi được sử dụng để chỉ toàn bộ các hàng hoặc cột trong ma trận. Ví dụ, "a" để chỉ hàng thứ "i" của ma trận A, và "a" để chỉ cột thứ "j" của ma trận A. Tập hợp mọi ma trận dạng "m"-×-"n" ký hiệu là formula_9 hoặc formula_10 cho mọi ma trận. Có một số phép toán cơ bản tác dụng lên ma trận, bao gồm "cộng ma trận", "nhân một số với ma trận", "chuyển vị", "nhân hai ma trận", "phép toán hàng", và "ma trận con". Những tính chất tương tự đối với số thực có thể mở rộng ra đối với phép toán ma trận. Cộng hai ma trận có tính chất giao hoán, hay tổng của các ma trận không phụ thuộc vào thứ tự của phép tính: Phép chuyển vị có thể kết hợp với phép nhân vô hướng, cộng ma trận và nhân ma trận. "Phép nhân" hai ma trận được xác định khi và chỉ khi số cột của ma trận bên trái bằng số hàng của ma trận bên phải. Nếu A là một ma trận "m"-x-"n" và B là một ma trận "n"-x-"p", thì "ma trận tích" AB là ma trận "m"-x-"p" với các phần tử được xác định theo tích vô hướng của hàng tương ứng trong A với cột tương ứng trong B: với 1 ≤ "i" ≤ "m" và 1 ≤ "j" ≤ "p". Ví dụ, phần tử gạch chân bên dưới 2340 trong tích được xác định bằng Phép nhân ma trận thỏa mãn quy tắc (AB)C = A(BC) (tính chất kết hợp), và (A+B)C = AC+BC cũng như C(A+B) = CA+CB (luật phân phối trái và phải), khi kích thước của các ma trận tham gia vào phép nhân thỏa mãn yêu cầu của tích hai ma trận. Tích AB có thể xác định trong khi BA không nhất thiết phải xác định, tức là nếu A và B lần lượt có số chiều "m"-x-"n" và "n"-x-"k", và Thậm chí khi cả hai tích này đều tồn tại thì chúng không nhất thiết phải bằng nhau, tức là hay phép nhân ma trận không có tính giao hoán, một đặc điểm khác với các trường số (hữu tỉ, thực, hay phức) mà tích của các số không phụ thuộc vào thứ tự của các số thực hiện trong phép nhân. Ví dụ về nhân hai ma trận không có tính giao hoán: trong khi Bên cạnh phép nhân ma trận thông thường như đã miêu tả, có một số phép toán tác dụng lên ma trận ít gặp mà có thể coi như là phép nhân ma trận, ví dụ như tích Hadamard và tích Kronecker. Chúng xuất hiện khi giải phương trình ma trận, như phương trình Sylvester. Có ba loại phép toán hàng: Các phép toán này được áp dụng trong một số lĩnh vực, bao gồm giải phương trình tuyến tính và tìm ma trận ngược. Ma trận con của một ma trận nhận được bằng cách xóa bất kỳ các hàng và các cột. Ma trận con được ký hiệu là M với i là dòng bị xóa, j là cột bị xóa. Ví dụ, từ ma trận 3 x 4, chúng ta có thể tạo ra ma trận con 2x3 bằng cách xóa hàng 3 và cột 2: Định thức con và phần phụ đại số của ma trận tìm được bằng cách tính định thức của những ma trận con nhất định. Ma trận con chính là một ma trận con vuông thu được bằng cách xóa đi một số hàng và cột. Mỗi tác giả có một cách định nghĩa khác nhau. Theo một số tác giả, ma trận con chính là một ma trận con mà tập chỉ số hàng còn lại bằng tập chỉ số cột còn lại. Một số tác giả khác định nghĩa ma trận con chính là một trong những ma trận con có "k" hàng và cột đầu tiên, đối với một số giá trị "k", là những ma trận còn lại sau khi xóa hàng hoặc/và cột; loại ma trận con này còn được gọi là ma trận con chính trước (leading principal submatrix). Ma trận được dùng để viết gọn và nghiên cứu phương trình tuyến tính cũng như hệ phương trình tuyến tính. Ví dụ, nếu A là một ma trận "m"x"n", x là vectơ cột (ma trận "n"×1) của "n" biến "x", "x"..., "x", và b là một vectơ cột "m"×1, thì phương trình ma trận là tương đương với hệ phương trình tuyến tính Khi sử dụng ma trận, cách viết này có thể được giải quyết gọn gàng hơn thay vì cách viết ra tất cả các phương trình riêng biệt. Nếu "n" = "m" và các phương trình là độc lập khi đó để giải quyết bài toán này ta viết trong đó A là ma trận khả nghịch của A. Nếu A không nghịch đảo, các giải pháp — nếu có — có thể được áp dụng bằng cách sử dụng giả nghịch đảo. Ma trận và phép nhân ma trận cho thấy những đặc điểm cơ bản của chúng khi liên hệ với "biến đổi tuyến tính", cũng còn gọi là "ánh xạ tuyến tính".Một ma trận thực "m"x"n" A đại diện cho phép biến đổi tuyến tính R → R ánh xạ mỗi vectơ x trong R vào tích (hay ma trận) Ax, mà là một vectơ trong R. Ngược lại, mỗi biến đổi tuyến tính "f": R → R đại diện bởi một ma trận duy nhất A "m"x"n": một cách tường minh, phần tử của A là tọa độ thứ "i" của "f"(e), với e = (0...,0,1,0...,0) là vectơ đơn vị với một trong vị trí thứ "j" và 0 ở những vị trí khác. Ma trận A được nói là biểu diễn cho ánh xạ tuyến tính "f", và A được gọi là "ma trận biến đổi" của "f". Ví dụ, ma trận vuông 2×2 có thể coi như là biến đổi của hình vuông đơn vị thành một hình bình hành với các đỉnh của nó nằm tại , , , và . Hình bình hành trong ảnh bên cạnh thu được bằng cách nhân A với mỗi vectơ cột formula_20 và formula_21. Những vectơ này xác định lên đỉnh của hình vuông đơn vị sau phép biến đổi. Bảng sau liệt kê một số ma trận thực 2 × 2 găn với ánh xạ tuyến tính của R. Hình màu lam ban đầu được ánh xạ thành hình màu lục. Điểm gốc (0,0) được đánh dấu là điểm màu đen. Đặt tương ứng 1-1 giữa ma trận và ánh xạ tuyến tính, phép nhân ma trận tương ứng với phép hợp các ánh xạ: nếu một ma trận "k"x"m" B biểu diễn cho một ánh xạ tuyến tính khác "g": R → R, thì hợp của biểu diễn bằng BA vì Phương trình cuối cùng là hệ quả từ tính kết hợp của phép nhân ma trận. Hạng của ma trận A là số lớn nhất các vectơ hàng độc lập tuyến tính của ma trận, mà cũng bằng số lớn nhất các vectơ cột độc lập tuyến tính của nó. Tương đương với hạng của ma trận là chiều Hamel của ảnh của ánh xạ tuyến tính biểu diễn bởi A. Định lý hạng và số chiều của hạch nói rằng số chiều của hạch (kernel) ma trận cộng với hạng của nó bằng số cột của ma trận. Ma trận vuông là ma trận có số hàng và số cột bằng nhau. Ma trận "n"x"n" còn gọi là ma trận vuông bậc "n." Bất kỳ hai ma trận vuông có cùng bậc đều thực hiện được phép cộng và nhân với nhau. Các phần tử "a" tạo thành đường chéo chính của ma trận vuông. Chúng nằm trên một đoạn thẳng tưởng tượng bắt đầu từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải của ma trận. Nếu mọi phần tử của A ở bên dưới đường chéo chính bằng 0, thì A được gọi là "ma trận tam giác trên". Tương tự, nếu mọi phần tử của "A" ở bên trên đường chéo chính bằng 0, thì A được gọi là "ma trận tam giác dưới". Nếu mọi phần tử nằm bên ngoài đường chéo chính đều bằng 0, thì A được gọi là ma trận đường chéo. Ma trận đơn vị I có số chiều "n" là một ma trận "n"x"n" trong đó mọi phần tử trên đường chéo chính bằng 1 và tất cả những phần tử khác đều bằng 0, ví dụ Nó là một ma trận vuông bậc "n", và cũng là trường hợp đặc biệt của ma trận đường chéo. Nó được gọi là ma trận đơn vị bởi vì khi thực hiện nhân một ma trận với nó thì vẫn thu được kết quả của chính ma trận đó: Một bội số vô hướng khác không của ma trận đơn vị được gọi là ma trận "vô hướng" ("scalar" matrix). Nếu các mục nhập ma trận đến từ một trường thì ma trận vô hướng tạo thành một nhóm, dưới phép nhân ma trận, là đẳng cấu với nhóm nhân các phần tử khác không của trường. Ma trận vuông A bằng với ma trận chuyển vị của nó, tức là A = A, là ma trận đối xứng. Nếu A là bằng với phần trừ của chuyển vị của nó, i.e., A = −A, thì A được gọi là ma trận phản đối xứng (skew-symmetric matrix). Đối với ma trận phức, ma trận đối xứng thường được thay bằng khái niệm ma trận Hermite, mà thỏa mãn A = A, với dấu sao ký hiệu cho liên hợp của ma trận chuyển vị, tức là lấy chuyển vị của A sau đó lấy liên hợp phức các phần tử của ma trận chuyển vị. Theo định lý phổ (spectral theorem), ma trận đối xứng phần tử thực và ma trận Hermite phần tử phức có một cơ sở riêng; nghĩa là mỗi vectơ có thể biểu diễn thành tổ hợp tuyến tính của các vectơ riêng. Trong cả hai trường hợp, mọi trị riêng của ma trận đều có giá trị thực. Định lý này có thể tổng quát hóa cho trường hợp ma trận vô hạn chiều, xem bên dưới. Ma trận vuông A gọi là "khả nghịch" hay "không suy biến" nếu tồn tại một ma trận B sao cho Nếu B tồn tại, thì nó là duy nhất và được gọi là "ma trận nghịch đảo" của A, ký hiệu bằng A. Ma trận nghịch đảo có những tính chất sau: Ma trận đối xứng "n"×"n" được gọi là "xác định dương" (tương ứng xác định âm; không xác định), nếu với mọi vectơ khác 0 x ∈ R dạng toàn phương xác định bởi chỉ nhận các giá trị dương (tương ứng chỉ nhận các giá trị âm; nhận cả giá trị âm và giá trị dương). Nếu dạng toàn phương chỉ nhận giá trị không âm (tương ứng chỉ nhận giá trị không dương), ma trận đối xứng được gọi là bán xác định dương (tương ứng bán xác định âm); và ma trận không xác định chính xác khi nó không là ma trận bán xác định dương hoặc ma trận bán xác định âm. Ma trận đối xứng là xác định dương nếu và chỉ nếu mọi trị riêng của nó có giá trị dương, hay ma trận là bán xác định dương và khả nghịch. Bảng bên phải chỉ ra hai khả năng cho ma trận 2x2. Ma trận xác định A cho phép thu được dạng song tuyến tính khi nó kết hợp hai vectơ khác nhau: "Ma trận trực giao" là ma trận vuông với các phần tử thực sao cho các cột và hàng là những vectơ đơn vị trực giao (nghĩa là vectơ trực chuẩn). Hay nói tương đương, ma trận "A" trực giao nếu và chỉ nếu ma trận chuyển vị của nó bằng ma trận nghịch đảo của nó: mà với I là ma trận đơn vị. Ma trận trực giao A cần thiết phải khả nghịch (do định nghĩa ), unita (), và chuẩn tắc (). Định thức của ma trận trực giao bất kỳ luôn bằng hoặc . "Ma trận trực giao đặc biệt" là ma trận có định thức bằng . Đối với một biến đổi tuyến tính, mỗi ma trận trực giao với định thức bằng là một phép quay thuần túy không có phản chiếu, tức là, phép biến đổi bảo toàn định hướng của cấu trúc đã biến đổi, trong khi mỗi ma trận trực giao có định thức bằng là phép phản xạ thuần túy hoặc là tổ hợp của phép phản xạ và phép quay. Ma trận đơn vị có định thức bằng và là phép quay thuần túy theo một góc bằng 0. Tương tự số phức của ma trận trực giao là một ma trận unita. Vết của ma trận, tr(A) của một ma trận vuông A là tổng các phần tử trên đường chéo chính của nó. Trong khi phép nhân ma trận không có tính giao hoán, thì vết của tích hai ma trận là độc lập với thứ tự nhân của hai ma trận: Điều này có thể rút ngay ra được từ định nghĩa nhân hai ma trận: Theo đó, vết của kết quả của nhiều hơn hai ma trận là độc lập với hoán vị vòng của các ma trận, tuy nhiên, điều này nói chung không áp dụng cho các hoán vị tùy ý (ví dụ trong thực tế, tr(ABC) ≠ tr(BAC)). Ngoài ra, vết của ma trận bằng vết của ma trận chuyển vị, hay "Định thức" của ma trận vuông (ký hiệu là det(A) hay |A|) là một số chứa đựng những tính chất nhất định của ma trận này. Ma trận là khả nghịch nếu và chỉ nếu định thức của nó khác 0. Giá trị tuyệt đối của định thức ma trận trực giao bằng diện tích (trong R) hoặc thể tích (trong R) của ảnh của hình vuông đơn vị (hay hình lập phương đơn vị), trong khi dấu của nó tương ứng với hướng của ánh xạ tuyến tính tương ứng: định thức là dương nếu và chỉ nếu hướng được bảo toàn. Định thức của ma trận 2 x 2 cho bởi công thức Định thức của ma trận 3 x 3 bao gồm 6 số hạng (hay quy tắc Sarrus). Công thức Leibniz tổng quát hai công thức này cho mọi số chiều của ma trận. Định thức của tích hai ma trận vuông bằng tích các định thức ma trận: Khi cộng bội một số lần của một hàng bất kỳ vào một hàng khác, hoặc cộng bội một số lần của một cột bất kỳ vào một cột khác, sẽ không làm thay đổi định thức. Hoán vị hai hàng hoặc hai cột làm ảnh hưởng tới định thức bằng cách nhân nó với −1. Sử dụng những quy tắc này, ma trận vuông bất kỳ có thể chuyển thành một ma trận tam giác dưới (hoặc trên), mà đối với các ma trận tam giác, định thức của nó bằng tích của các phần tử trên đường chéo chính; phương pháp này mang lại một cách tính định thức của ma trận vuông bất kỳ. Cuối cùng, khai triển Laplace biểu diễn định thức trong số hạng của các phần phụ đại số, nghĩa là định thức của các ma trận nhỏ hơn. Khai triển này có thể dùng để đưa ra định nghĩa theo phương pháp đệ quy đối với định thức (mà bắt đầu bằng định thức của ma trận 1 x 1, mà nó có một phần tử duy nhất, hay thậm chí định thức của ma trận 0 x 0, định nghĩa bằng 1), mà có thể coi như tương đương với công thức Leibniz. Ứng dụng của định thức bao gồm việc giải hệ phương trình tuyến tính sử dụng quy tắc Cramer, với thương của hai định thức của hai ma trận liên quan bằng giá trị của biến cần tìm trong hệ phương trình. Khai triển Laplace cho ma trận bất kỳ như sau: Các tính chất của định thức: Ma trận nghịch đảo A chỉ tồn tại khi và chỉ khi |A| ≠ 0. Công thức tính ma trận nghịch đảo như sau: Một số λ và một vectơ khác 0 v thỏa mãn được gọi lần lượt là "giá trị riêng" và "vectơ riêng" của A. Số λ là một trị riêng của một ma trận "n"×"n" A nếu và chỉ nếu A−λI là không khả nghịch, mà tương đương với Đa thức "p" trong biến vô định (indeterminate variable) "X" cho bằng cách khai triển định thức det("X"I−A) được gọi là đa thức đặc trưng của A. Nó là một đa thức lồi (monic polynomial) có bậc "n". Do vậy phương trình đa thức "p"(λ) = 0 có nhiều nhất "n" nghiệm khác nhau, hay là các giá trị riêng của ma trận. Chúng có thể nhận giá trị phức ngay cả khi các phần tử trong A là thực. Theo định lý Cayley–Hamilton, "p"(A) = 0, tức là, kết quả của sự thay thế chính ma trận vào đa thức đặc trưng của chính nó sẽ thu được ma trận rỗng. Tính toán các tính chất liên quan tới ma trận có thể dùng nhiều kỹ thuật khác nhau. Nhiều vấn đề được giải quyết bằng cả những thuật toán trực tiếp hoặc bằng phương pháp lặp. Ví dụ, có thể tìm vectơ riêng của một ma trận vuông bằng cách tính dãy các vectơ x hội tụ về một vectơ riêng khi "n" tiến tới vô tận. Để có thể chọn thuật toán thích hợp hơn cho mỗi vấn đề cụ thể, điều quan trọng là xác định được cả tính chính xác và hiệu quả của mọi thuật toán khả dĩ. Phạm vi nghiên cứu những vấn đề này được gọi là đại số tuyến tính bằng số (numerical linear algebra). Với những vấn đề về phương pháp tính khác, hai khía cạnh chính đó là độ phức tạp của thuật toán (complexity of algorithm) và sự ổn định bằng số (numerical stability) của chúng. Xác định độ phức tạp của thuật toán có nghĩa là tìm chặn trên hoặc ước lượng có bao nhiêu thao tác cơ bản như phép cộng và nhân vô hướng cần thiết để thực hiện một số thuật toán, ví dụ như phép nhân hai ma trận. Ví dụ, tính tích của hai ma trận bậc "n" x "n" sử dụng định nghĩa ở trên cần "n" phép nhân, do bất kỳ "n" phần tử của tích, cần có "n" phép nhân. Thuật toán Strassen tốt hơn thuật toán "thô" này; nó chỉ cần "n" phép nhân. Cách tiếp cận đẹp hơn thường kết hợp với những đặc điểm nhất định của thiết bị tính toán. Trong nhiều vấn đề thực tiễn, chúng ta biết thêm các thông tin về những ma trận tham gia vào quá trình tính toán. Một trường hợp đặc biệt đó là "ma trận thưa" (sparse matrix), tức là phần lớn các phần tử trong ma trận bằng 0. Có những thuật toán được sử dụng để giải hệ phương trình tuyến tính Ax = b cho những ma trận thưa A, như phương pháp gradien liên hợp (conjugate gradient method). Nói một cách sơ lược, một thuật toán được gọi là ổn định bằng số (numerically stable), nếu những độ lệch nhỏ trong giá trị đưa vào không dẫn tới sự thay đổi lớn trong kết quả của chúng. Ví dụ, khi tính nghịch đảo của ma trận thông qua công thức Laplace (Adj (A) ký hiệu cho ma trận phụ hợp của A) có thể dẫn tới sai số lớn do làm tròn nếu định thức của ma trận rất nhỏ. Ma trận chuẩn tắc (norm matrix) được ứng dụng để nắm bắt điều kiện của những vấn đề đại số tuyến tính, như tính ma trận nghịch đảo. Hầu hết ngôn ngữ lập trình máy tính hỗ trợ mảng nhưng không được thiết kế với các lệnh cài sẵn cho ma trận. Thay vào đó, các thư viện bên ngoài có sẵn cung cấp các phép toán ma trận trên mảng, trong gần như tất cả các ngôn ngữ lập trình được sử dụng hiện nay. Thao tác ma trận là một trong những ứng dụng số sớm nhất của máy tính. Dartmouth BASIC ban đầu có các lệnh tích hợp cho phép số học ma trận trên mảng từ việc triển khai thế hệ thứ 2 vào năm 1964. Ngay từ những năm 1970, một số máy tính để bàn kỹ thuật như HP 9830 có hộp ROM (ROM cartridges) để cho thêm các lệnh BASIC đối với ma trận. Một số ngôn ngữ máy tính như APL được thiết kế để thao tác với ma trận và các chương trình phần mềm toán học khác nhau có thể được sử dụng để hỗ trợ tính toán với ma trận. Có một số phương pháp để đưa ma trận về những dạng dễ nghiên cứu hơn. Các nhà toán học thường coi chúng là kỹ thuật "phân tích ma trận" hoặc "nhân tử hóa ma trận". Họ quan tâm tới những kỹ thuật này vì chúng bảo tồn một số tính chất nhất định của ma trận trong quá trình biến đổi, như định thức, hạng hay nghịch đảo, do đó những đại lượng này có thể dễ dàng tính toán sau khi áp dụng phép biến đổi, hoặc những tính toán ma trận sẽ dễ dàng hơn về mặt thuật toán thực thi đối với một số ma trận đặc biệt. Phương pháp phân tích LU ma trận chính là kỹ thuật phân tích ma trận thành tích của một ma trận tam giác dưới (L) với một ma trận tam giác trên (U). Khi phương pháp phân tích này được thực hiện, những hệ phương trình tuyến tính có thể giải một cách hữu hiệu hơn bằng những kỹ thuật đơn giản như thay thế tiến và lùi (forward and back substitution). Tương tự, tính nghịch đảo của ma trận tam giác sẽ dễ dàng hơn nhiều so với ma trận tổng quát. "Phép khử Gauss" tương tự như một thuật toán; nó biến đổi ma trận bất kỳ thành dạng hàng bậc thang (row echelon form). Cả hai phương pháp được tiến hành bằng cách nhân ma trận với những ma trận cơ sở phù hợp, hay những ma trận thu được từ việc hoán vị các cột hoặc hàng cho nhau và cộng thêm một số bội lần một hầng vào hàng khác. Kỹ thuật phần tích giá trị kỳ dị (singular value decomposition) biểu diễn ma trận bất kỳ A thành tích của UDV, với U và V là các ma trận unita và D là ma trận chéo hóa. Phân tích ma trận thành ma trận chỉ có các phần tử là các giá trị riêng (eigendecomposition) hay "chéo hóa" biểu diễn A thành tích VDV, với D là ma trận đường chéo và V là một ma trận khả nghịch phù hợp. Nếu A được viết theo dạng này, nó được gọi là ma trận chéo hóa được (diagonalizable matrix). Tổng quát hơn, và áp dụng đối với mọi ma trận, phép phân tích Jordan biến đổi ma trận thành dạng chuẩn tắc Jordan (Jordan normal form), để đưa các ma trận về dạng mà chỉ những phần tử khác 0 là các giá trị riêng λ đến λ của A, nằm trên đường chéo chính và có thể có các phần tử nằm bên trên đường chéo chính đều bằng 1 như chỉ ra ở hình bên. Dựa theo kỹ thuật phân tích ma trận theo giá trị riêng, lũy thừa bậc "n" của A (tức là thực hiện nhân ma trận A với chính nó n lần) sẽ được tính toán thông qua và lũy thừa của ma trận đường chéo được tính trực tiếp khi lấy lũy thừa của các phần tử nằm trên đường chéo chính, mà cách này dễ dàng hơn rất nhiều khi thực hiện từng lần nhân với A. Phương pháp này còn được ứng dụng để tính lũy thừa ma trận (matrix exponential) "e", do nó xuất hiện thường xuyên trong lúc giải phương trình vi phân tuyến tính, logarit của ma trận (matrix logarithm) và căn bậc hai của ma trận (square root of a matrix). Để tránh trường hợp sai số lớn khi thay đổi dữ liệu số đầu vào (condition number), các nhà toán học nêu những thuật toán tốt hơn như phân tích Schur sẽ được ứng dụng. Các nhà toán học đã tổng quát hóa ma trận theo một số cách khác nhau. Đại số trừu tượng sử dụng ma trận với các phần tử là những dạng tổng quát hơn như là trường hay thậm chí là vành, trong khi đại số tuyến tính mã hóa các tính chất của ma trận thành khái niệm các ánh xạ tuyến tính. Có thể coi ma trận với vô số hàng và cột. Sự mở rộng khác đó là tenxơ, mà có thể coi như những mảng nhiều chiều chứa các phần tử số, khi nó khác với vectơ ở chỗ vectơ là dãy các số, thì ma trận là mảng hai chiều chứa các số. Ma trận với những tính chất đòi hỏi nhất định có xu hướng tạo thành nhóm gọi là nhóm ma trận. Tương tự trong những điều kiện nhất định, ma trận dạng vành được gọi là vành ma trận. Mặc dù tích của ma trận nói chung không giao hoán nhưng ma trận nhất định có dạng trường được gọi là trường ma trận. Bài này viết chủ yếu về ma trận mà các phần tử là số thực hoặc số phức.Tuy nhiên có thể coi ma trận với phần tử tổng quát hơn số thực hoặc số phức. Bước đầu tiên trong việc tổng quát hóa, bất kỳ trường toán học nào, tức là các tập hợp có thể thực hiện được phép cộng, phép trừ, phép nhân và phép chia được xác định, có thể được sử dụng thay cho R hoặc C, như số hữu tỉ hoặc trường hữu hạn. Ví dụ, lý thuyết mã hóa sử dụng ma trận trên các trường hữu hạn. Khi xét tới trị riêng, mà chúng là những nghiệm của một đa thức mà chỉ có thể tồn tại trong một trường lớn hơn trường của các phần tử của ma trận; chẳng hạn chúng có thể là phức trong trường hợp ma trận với các phần tử thực. Khả năng để giải thích lại các phần tử của ma trận như là các phần tử của một trường lớn hơn (ví dụ để coi một ma trận thực như là một ma trận phức khi các phần tử của nó đều là thực) sẽ cho phép mỗi ma trận vuông có một tập đầy đủ các giá trị riêng của nó. Nói cách khác ta chỉ có thể coi ma trận với các phần tử thuộc một trường đóng đại số, như C, từ một tập hợp ngoài. Tổng quát hơn, ngành đại số trừu tượng sử dụng nhiều khái niệm ma trận với các phần tử thuộc một vành "R". Vành là những khái niệm tổng quát hơn khái niệm trường mà trong nó không nhất thiết phải có phép chia. Phép cộng và phép nhân ma trận cũng được mở rộng ra cho tính chất này. Tập hợp M("n", "R") của mọi ma trận vuông "n" x "n" trên "R" là một vành gọi là vành ma trận, đẳng cấu vào vành tự đồng cấu của "R"-mô đun "R" bên trái. Nếu vành "R" là giao hoán, nghĩa là phép nhân của nó có tính giao hoán, thì M("n", "R") là một đại số kết hợp (associative algebra) không giao hoán unita (trừ khi "n" = 1) trên "R". Định thức của ma trận vuông trên một vành giao hoán "R" vẫn xác định nhờ sử dụng công thức Leibniz; ma trận là khả nghịch nếu và chỉ nếu định thức của nó là khả nghịch trong "R", được tổng quát lên đối với trường "F", nơi mà mọi phần tử khác 0 là khả nghịch. Ma trận trên một siêu vành (superring) được gọi là siêu ma trận (supermatrix). Ma trận không phải lúc nào cũng có toàn bộ các phần tử của nó thuộc về cùng một vành – hay thậm chí trong vành bất kỳ nào đó. Một trường hợp đặc biệt nhưng hay gặp đó là ma trận khối (block matrix), mà có thể coi là ma trận với phần tử chính là những ma trận. Những phần tử này không cần thiết phải là ma trận toàn phương, và do vậy không cần phải là thành viên của một vành thông thường bất kỳ; nhưng kích thước của chúng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Ánh xạ tuyến tính R → R là tương đương với ma trận "m" x "n", như đã miêu tả ở trên. Tổng quát hơn, bất kỳ ánh xạ tuyến tính nào giữa hai không gian vectơ có chiều hữu hạn có thể được miêu tả bằng ma trận A = ("a"), sau khi chọn cơ sở v..., v của "V", và w..., w của "W" (do vậy "n" là chiều của "V" và "m" là chiều của "W"), sao cho Nói cách khác, cột "j" của "A" biểu diễn ảnh của v theo các vectơ cơ sở w của "W"; vì thế mối liên hệ này xác định một cách duy nhất các phần tử của ma trận A. Chú ý rằng ma trận phụ thuộc vào cách lựa chọn cơ sở: chọn cơ sở khác nhau sẽ cho các ma trận khác nhau nhưng tương đương. Nhiều khái niệm cụ thể nêu ở trên có thể được giải thích lại theo cách này, ví dụ, ma trận chuyển vị A miêu tả chuyển vị của một ánh xạ tuyến tính cho bởi A, mà liên quan tới cơ sở đối ngẫu. Những tính chất này có thể được phát biểu lại theo một cách tự nhiên hơn: phạm trù của mọi ma trận với phần tử trong một trường formula_34 trang bị phép nhân như là tổ hợp tương đương với phạm trù của không gian vectơ hữu hạn chiều và ánh xạ trên trường này. Tổng quát hơn, tập hợp các ma trận "m"×"n" có thể dùng để biểu diễn ánh xạ tuyến tính "R" giữa những mô đun tự do "R" và "R" cho một vành bất kỳ "R" với phần tử đơn vị. Khi hợp "n" = "m" của những ánh xạ này xảy ra sẽ đưa đến vành ma trận của các ma trận "n"×"n" biểu diễn cho vành tự đẳng cấu của "R". Nhóm là một cấu trúc toán học chứa một tập hợp các đối tượng cùng với một phép toán hai ngôi, tức là phép toán kết hợp hai đối tượng bất kỳ cho kết quả một đối tượng thứ ba mà tuân theo những đòi hỏi nhất định. Một nhóm trong đó các đối tượng là những ma trận và phép toán nhóm là phép nhân ma trận được gọi là "nhóm ma trận". Vì trong nhóm mỗi phần tử đều phải có phần tử nghịch đảo của nó, nhóm ma trận tổng quát nhất là những nhóm chứa mọi ma trận khả nghịch trong số chiều cho trước, hay còn gọi là nhóm tuyến tính tổng quát. Bất kỳ tính chất nào của ma trận được bảo toàn dưới phép nhân ma trận và phép nghịch đảo có thể được sử dụng để định nghĩa ra một nhóm ma trận. Ví dụ, ma trận với kích thước cho trước và định thức bằng 1 tạo thành nhóm con của nhóm tuyến tính tổng quát, gọi là nhóm tuyến tính đặc biệt. Ma trận trực giao xác định bằng điều kiện tạo thành nhóm trực giao. Mỗi nhóm trực giao có định thức bằng 1 hoặc −1. Các ma trận trực giao có định thức bằng 1 tạo thành một nhóm con gọi là "nhóm trực giao đặc biệt". Mỗi nhóm hữu hạn là phép đẳng cấu vào một nhóm ma trận, mà chúng ta có thể coi là biểu diễn chính quy của nhóm đối xứng. Nhóm tổng quát có thể được nghiên cứu thông qua nhóm ma trận, mà các nhà đại số đã hiểu khá tốt về chúng, thông qua lý thuyết biểu diễn. Cũng có thể coi ma trận có vô số hàng và/hoặc cột ngay cả khi là các đối tượng vô hạn, người ta không thể viết ra các ma trận như vậy một cách rõ ràng. Tất cả những gì quan trọng là đối với mọi phần tử trong các hàng tập chỉ mục và mọi phần tử trong các cột tập chỉ mục đều có một mục nhập được xác định rõ ràng (các tập chỉ mục này thậm chí không cần phải là tập con của các số tự nhiên). Các phép toán cơ bản của cộng, trừ, nhân vô hướng và chuyển vị vẫn có thể được xác định mà không gặp vấn đề gì; tuy nhiên phép nhân ma trận có thể liên quan đến các phép tổng vô hạn để xác định các mục nhập kết quả và chúng không được định nghĩa nói chung. Nếu "R" là bất kỳ vành nào có sự thống nhất, sau đó là vành của các biến thể formula_35 như một mô-đun bên phải "R" là đẳng cấu với vòng của ma trận hữu hạn cột formula_36 có mục nhập được chỉ mục bởi formula_37 và mỗi cột chỉ có hữu hạn mục nhập khác 0. Các tự đồng cấu của "M" được coi là kết quả mô-đun "R" bên trái trong một đối tượng tương tự, ma trận hữu hạn hàng formula_38 mà mỗi hàng chỉ có hữu hạn mục nhập khác 0. Nếu ma trận vô hạn được sử dụng để mô tả bản đồ tuyến tính thì chỉ những ma trận đó mới có thể được sử dụng cho tất cả các cột của chúng có trừ một số hữu hạn các mục nhập khác 0, vì lý do sau. Đối với ma trận A để mô tả ánh xạ tuyến tính "f": "V"→"W", căn cứ cho cả hai không gian phải được chọn; nhớ lại rằng theo định nghĩa, điều này có nghĩa là mọi vectơ trong không gian có thể được viết duy nhất dưới dạng tổ hợp tuyến tính (hữu hạn) của các vectơ cơ sở, do đó được viết dưới dạng vectơ (cột) "v" của hệ số, chỉ có hữu hạn mục nhập"v" là số khác 0. Bây giờ các cột của A mô tả hình ảnh bằng "f" của các vectơ cơ sở riêng lẻ của "V" trong cơ sở của "W", điều này chỉ có ý nghĩa nếu các cột này chỉ có hữu hạn nhiều mục khác. Tuy nhiên, không có hạn chế đối với các hàng của "A": trong kết quả A·"v" chỉ có hữu hạn hệ số khác 0 của "v" có liên quan, vì vậy mỗi một trong số các mục nhập của nó, ngay cả khi nó được cho dưới dạng tổng vô hạn của các tích, chỉ liên quan đến rất nhiều số hạng khác nhau và do đó được xác định rõ ràng. Hơn nữa, điều này dẫn đến việc hình thành một tổ hợp tuyến tính của các cột A mà chỉ liên quan đến hữu hạn trong số chúng một cách hiệu quả, trong khi kết quả chỉ có hữu hạn mục nhập khác 0 vì mỗi cột đó đều có. Kết quả của hai ma trận thuộc loại đã cho được xác định rõ ràng (với điều kiện là bộ chỉ mục cột và chỉ số hàng khớp với nhau), có cùng kiểu và tương ứng với thành phần của bản đồ tuyến tính. Nếu "R" là vành định mức thì điều kiện về tính hữu hạn của hàng hoặc cột có thể được nới lỏng. Với quy chuẩn được đưa ra, chuỗi hoàn toàn hội tụ có thể được sử dụng thay cho các tổng hữu hạn. Ví dụ, ma trận có tổng cột là chuỗi hội tụ tuyệt đối tạo thành một vành. Tương tự, các ma trận có tổng hàng là chuỗi hội tụ tuyệt đối cũng tạo thành một vành. Ma trận vô hạn cũng có thể được sử dụng để mô tả toán tử trên không gian Hilbert, nơi nảy sinh các câu hỏi hội tụ và liên tục, dẫn đến một số ràng buộc nhất định phải được áp đặt. Tuy nhiên, quan điểm rõ ràng về ma trận có xu hướng làm xáo trộn vấn đề, và các công cụ trừu tượng và mạnh mẽ hơn của Giải tích hàm được sử dụng để thay thế. "Ma trận rỗng" được định nghĩa là ma trận với số hàng hoặc số cột (hoặc cả hai) bằng 0. Khái niệm ma trận rỗng giúp giải quyết với những ánh xạ có sự tham gia của không gian vectơ không (zero vector space). Ví dụ, nếu "A" là ma trận 3 x 0 và "B" là ma trận 0 x 3, thì "AB" là ma trận không 3 x 3 tương ứng với ánh xạ rỗng từ không gian 3 chiều "V" vào chính nó, trong khi "BA" là ma trận 0 x 0. Không có ký hiệu chung cho ma trận rỗng, nhưng hầu hết các hệ thống đại số máy tính cho phép tạo ra và thực hiện tính toán với chúng. Định thức của ma trận 0 x 0 định nghĩa bằng 1 khi xét tới tích rỗng (empty product) xuất hiện trong công thức Leibniz cho định thức bằng 1. Giá trị này cũng tương thích với thực tế rằng ánh xạ đồng nhất từ không gian hữu hạn chiều nào vào chính nó đều có định thức bằng 1, một kết quả thường được coi là một phần của đặc trưng hóa của định thức. Có rất nhiều ứng dụng của ma trận, cả trong toán học lẫn những ngành khoa học khác. Một số chỉ là tận dụng sự thuận tiện khi biểu diễn một cách ngắn gọn tập hợp số bên trong một ma trận. Ví dụ, trong lý thuyết trò chơi và kinh tế học, ma trận tiền trả (payoff matrix) chứa số tiền trả của hai người chơi, phụ thuộc vào tập hợp (hữu hạn) các khả năng mà người chơi sẽ chọn. Khai thác văn bản và các ý điển tự động biên tập sử dụng các ma trận phần tử văn bản (document-term matrix) như tf-idf để đánh dấu tần suất một từ nhất định xuất hiện trong một vài văn bản. Có thể biểu diễn số phức thông qua một ma trận thực 2 x 2 dưới đây mà tương ứng phép cộng và nhân mỗi số phức chính là phép cộng và nhân mỗi ma trận. Ví dụ, ma trận quay 2 x 2 biểu diễn phép nhân với một số phức có giá trị tuyệt đối bằng 1, như ở trên. Cách giải thích này cũng tương tự đối với quaternion và đại số Clifford nói chung. Những kỹ thuật mã hóa ban đầu như mật mã Hill cũng áp dụng lý thuyết ma trận. Tuy nhiên, do bản chất tuyến tính của ma trận, những mã này bị phá tương đối dễ. Đồ họa máy tính sử dụng ma trận để vừa biểu diễn ma trận và để tính toán sự biến đổi của các đối tượng sử dụng ma trận quay aphin để đạt được các tác vụ như chiếu một vật thể ba chiều lên màn hình hai chiều, tương ứng với góc quan sát lý thuyết của một camera. Ma trận trên một vành đa thức có vai trò quan trọng đối với lý thuyết điều khiển. Hóa học áp dụng ma trận theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt từ khi ứng dụng cơ học lượng tử để nghiên cứu liên kết phân tử và phổ học. Các ví dụ bao gồm ma trận đan xen (overlap matrix) và ma trận Fock sử dụng để giải phương trình Roothaan nhằm tìm ra obitan phân tử theo phương pháp Hartree–Fock. Ma trận kề của một đồ thị hữu hạn là khái niệm cơ bản trong lý thuyết đồ thị. Nó biểu diễn hai đỉnh bất kỳ trong đồ thị có được nối với nhau bằng cạnh của đồ thị hay không. Ma trận chỉ chứa hai giá trị (1 và 0 có nghĩa lần lượt "có" và "không") được gọi là ma trận lôgic. Ma trận khoảng cách chứa thông tin về khoảng cách giữa các cạnh. Những khái niệm này được áp dụng cho các website kết nối bởi siêu liên kết hoặc các thành phố kết nối bằng những con đường vv, mà trong hầu hết các trường hợp (ngoại trừ mạng lưới liên kết rất dày đặc) ma trận thường là thưa, nghĩa là nó chỉ chứa vài phần tử khác 0. Do vậy, các thuật toán ma trận sửa đổi có thể áp dụng cho lý thuyết mạng. Ma trận Hesse của hàm số khả vi "ƒ": R → R chứa đạo hàm bậc hai của "ƒ" với các thành phần tọa độ, tức là Một ma trận khác thường được sử dụng trong các vấn đề hình học đó là ma trận Jacobi của ánh xạ khả vi "f": R → R. Nếu "f"..., "f" ký hiệu là các thành phần của "f", thì ma trận Jacobi xác định bởi Nếu "n" > "m", và nếu hạng của ma trận Jacobi đạt giá trị lớn nhất bằng "m", "f" là hàm khả nghịch tại điểm đó theo như định lý hàm ẩn. Các nhà toán học có thể phân loại phương trình đạo hàm riêng bằng cách xét ma trận các hệ số của những toán tử vi phân bậc cao nhất của phương trình. Đối với phương trình đạo hàm riêng eliptic ma trận này xác định dương và có ảnh hưởng quyết định đến tập hợp nghiệm khả dĩ của bài toán tìm nghiệm phương trình đạo hàm riêng. Phương pháp phần tử hữu hạn là một phương pháp số quan trọng để giải phương trình đạo hàm riêng, được ứng dụng rộng rãi trong việc mô phỏng các hệ thống thực phức hợp. Phương pháp này đánh giá xấp xỉ nghiệm của phương trình bằng cách phân chia phương trình thành các hàm tuyến tính, mà những hàm này được chọn để lưới tạo ra đủ mịn, mà từ đó có thể viết phương trình dưới dạng phương trình ma trận. Ma trận quá trình ngẫu nhiên là những ma trận vuông mà các hàng của nó là các vectơ xác suất, tức là vectơ có các thành phần không âm và tổng của chúng bằng 1. Ma trận ngẫu nhiên được sử dụng để tìm xích Markov với những trạng thái hữu hạn. Một hàng của ma trận ngẫu nhiên cho phân bố xác suất của vị trí tiếp theo của một số hạt ở trong trạng thái tương ứng với hàng đó. Các tính chất của xích Markov giống như điểm hấp dẫn (attractor), những điểm trạng thái mà các hạt cuối cùng đạt tới, có thể được suy ra từ những vectơ riêng của ma trận chuyển tiếp. Lý thuyết thống kê cũng áp dụng ma trận trong nhiều dạng khác nhau. Thống kê mô tả đề cập tới tập hợp dữ liệu được mô tả, mà chúng được biểu diễn bằng các ma trận dữ liệu, sau đó các nhà thống kê sử dụng những kỹ thuật "thu giảm số biến" (dimensionality reduction" để khảo sát các ma trận này. Ma trận hiệp phương sai mã hóa phương sai tương hỗ của các biến ngẫu nhiên. Các kỹ thuật khác sử dụng ma trận là bình phương tối thiểu, một phương pháp xấp xỉ tập hợp hữu hạn những cặp điểm ("x", "y"), ("x", "y")..., ("x", "y"), bằng một hàm số tuyến tính Ma trận ngẫu nhiên là ma trận với phần tử là những số ngẫu nhiên, phù hợp cho nghiên cứu tính chất phân bố xác suất, như là ma trận phân bố chuẩn. Ngoài lý thuyết xác suất, chúng còn được áp dụng trong phạm vi từ lý thuyết số tới vật lý học. Các biến đổi tuyến tính và những đối xứng đi kèm đóng vai trò quan trọng trong vật lý hiện đại. Ví dụ, các hạt cơ bản trong lý thuyết trường lượng tử được phân loại nhờ những biểu diễn của nhóm Lorentz trong thuyết tương đối hẹp và, cụ thể hơn, bởi ứng xử của chúng dưới nhóm spin. Những biểu diễn tường minh bao gồm ma trận Pauli và ma trận gamma tổng quát hơn là phần tích phân của miêu tả vật lý đối với fermion, mà hoạt động như là spinor. Đối với ba loại quark nhẹ nhất, có thể biểu diễn chúng bằng nhóm unita đặc biệt SU(3); và các nhà vật lý sử dụng ma trận biểu diễn thuận tiện gọi là ma trận Gell-Mann khi tính toán liên quan, ma trận này cũng được sử dụng cho nhóm chuẩn SU(3) mà nó trở thành cơ sở cho lý thuyết miêu tả về tương tác mạnh, sắc động lực học lượng tử. Ma trận Cabibbo–Kobayashi–Maskawa, biểu diễn trạng thái cơ bản các quark khi tham gia vào tương tác yếu, nó không giống như ma trận Gell-Mann, nhưng có liên hệ tuyến tính với trạng thái cơ bản các quark xác định lên hạt tổ hợp với tính chất và khối lượng cụ thể. Mô hình đầu tiên về cơ học lượng tử (Heisenberg, 1925) biểu diễn các toán tử của lý thuyết bằng các ma trận vô hạn chiều tác dụng lên các trạng thái lượng tử. Lý thuyết này còn được gọi là cơ học ma trận. Một ví dụ cụ thể đó là ma trận mật độ đặc trưng cho trạng thái "trộn" của một hệ lượng tử như là tổ hợp tuyến tính của các trạng thái riêng thuần tuý và cơ bản. Ví dụ khác về ma trận trở thành công cụ quan trọng cho miêu tả các thí nghiệm tán xạ là hoạt động trung tâm của vật lý hạt thực nghiệm: Những phản ứng va chạm xảy ra trong các máy gia tốc, nơi các hạt được cho va chạm đối đầu vào nhau trong một miền va chạm nhỏ, với kết quả sau va chạm sinh ra những hạt mới, có thể được miêu tả bằng tích vô hướng của trạng thái những hạt hình thành với tổ hợp tuyến tính của các hạt tham gia vào va chạm. Tổ hợp tuyến tính này cho bởi ma trận gọi là ma trận S, nó chứa mọi thông tin về các tương tác khả dĩ giữa những hạt tham gia vào va chạm. Ứng dụng phổ biến của ma trận trong vật lý học là dùng để miêu tả hệ dao động điều hòa tuyến tính. Phương trình chuyển động của những hệ này có thể miêu tả theo dạng ma trận, với ma trận khối lượng nhân với một vectơ tọa độ sẽ cho số hạng động học, ma trận lực nhân với vectơ chuyển dời vị trí sẽ cho đặc trưng của tương tác. Cách tốt nhất để thu được nghiệm của hệ phương trình đó là xác định các vectơ riêng của hệ, hay các dao động riêng, bằng cách chéo hóa phương trình ma trận. Các kỹ thuật như thế này là quan trọng khi nghiên nghiên cứu nội động lực phân tử: các dao động bên trong của hệ chứa các nguyên tử thành phần liên kết với nhau. Chúng cũng cần thiết để miêu tả dao động cơ học, dao động trong mạch điện. Quang hình học sử dụng các ứng dụng của ma trận nhiều hơn. Trong lý thuyết xấp xỉ này, bản chất sóng của ánh sáng được bỏ qua. Mô hình kết quả trong đó tia sáng trở thành tia hình học. Nếu sự lệch của tia sáng bởi các quang cụ là nhỏ, tác dụng của một thấu kính hoặc dụng cụ phản xạ lên một tia sáng có thể được biểu diễn bằng tích của một vectơ hai thành phần với ma trận 2x2 gọi là ma trận chuyển tiếp tia (ray transfer matrix): các thành phần của vec tơ là độ dốc của tia sáng và khoảng cách của nó tới quang trục, trong khi ma trận mã hóa các tính chất của quang cụ. Thực sự có hai kiểu ma trận, trong đó "ma trận khúc xạ" miêu tả sự khúc xạ tại bề mặt thấu kính, và "ma trận tịnh tiến" miêu tả sự tịnh tiến của mặt phẳng tham chiếu tới mặt phẳng khúc xạ kề cận, nơi một ma trận khúc xạ khác được áp dụng. Quang hệ, bao gồm tổ hợp các thấu kính và các dụng cụ phản xạ, được miêu tả đơn giản bằng ma trận từ tích các ma trận thành phần. Phương pháp phân tích dòng điện vòng (mesh analysis) truyền thống trong điện tử học dẫn tới việc tìm nghiệm của một hệ phương trình tuyến tính mà có thể miêu tả bằng ma trận. Hoạt động của nhiều linh kiện điện tử được miêu tả bằng ma trận. Nếu "A" là một vec tơ 2 chiều với các thành phần của nó là điện áp vào "v" và dòng vào "i", gọi "B" là một vec tơ 2 chiều với các thành phần của nó là điện áp ra "v" và dòng ra "i". Thì hoạt động của linh kiện điện tử được miêu tả bằng phương trình "B" = "H" • "A", với "H" là ma trận 2 x 2 chứa một phần tử trở kháng ("h"), và một phần tử độ dẫn (admitance) ("h") và hai đại lượng không thứ nguyên ("h" và "h"). Việc tính toán mạch điện thu về việc nhân các ma trận.
2894
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2894
Hình chữ nhật
Hình chữ nhật trong hình học Euclid là một hình tứ giác có bốn góc vuông. Từ định nghĩa này, ta thấy hình chữ nhật là một tứ giác lồi có bốn góc vuông hay hình bình hành có một góc vuông. Hình này được gọi là "hình chữ nhật" vì có hình dáng giống chữ 日 (Nhật) trong Hán tự. Trong toán học tích phân, tích phân Riemann có thể được xem là một giới hạn của tổng số các diện tích của nhiều hình chữ nhật với một chiều ngang cực nhỏ. Diện tích hình chữ nhật bằng tích của chiều dài và chiều rộng: Chu vi hình chữ nhật bằng hai lần tổng chiều dài và chiều rộng của nó:
2909
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2909
Hệ đo lường cổ Việt Nam
Hiện nay Việt Nam sử dụng Hệ đo lường quốc tế, nhưng trong thông tục tập quán Việt Nam có một hệ đo lường khác. Các đơn vị đo độ dài cổ của Việt Nam theo hệ thập phân, ngoại trừ ngũ, dựa trên một cây thước cơ bản. Tuy nhiên, trước khi Pháp chiếm đóng Đông Dương, đã có nhiều loại thước ở Việt Nam, phục vụ cho các mục đích khác nhau và có độ dài khác nhau. Theo "Từ điển tiếng Việt" thì trong hệ đo lường cổ Việt Nam có ít nhất hai loại thước đo chiều dài với các giá trị trước năm 1890 là thước ta (hay thước mộc, bằng 0,425 mét) và thước đo vải (bằng 0,645 m). Theo Nguyễn Đình Đầu thì cả trường xích và điền xích đều bằng 0,4664 mét. Theo Ths. Phan Thanh Hải trong bài "Hệ thống thước đo thời Nguyễn" thì có ba loại thước chính: thước đo vải (từ 0,6 đến 0,65 mét), thước đo đất (luôn là 0,47 mét) và thước mộc (từ 0,28 đến 0,5 mét). Khi Pháp chiếm Nam kỳ, Nam kỳ dùng mét theo tiêu chuẩn của Pháp. Trung kỳ và Bắc kỳ tiếp tục dùng thước đo đất, điền xích, với độ dài 0,47 mét. Theo Dương Kinh Quốc (tr. 236), vào ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra sắc lệnh quy định, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1898, ở địa bàn Bắc kỳ áp dụng cách tính 1 thước ta = 0,40 mét. Quy định này cũng đã thống nhất tất cả các loại thước (thước ta, thước mộc, điền xích...) thành một loại thước ta bằng 0,40 mét. Trung kỳ vẫn dùng chuẩn cũ và dẫn đến trong việc đo đất, các đơn vị chiều dài và diện tích (ví dụ sào) ở Trung kỳ gấp 4,7/4 và (4,7/4)² lần các đơn vị tương ứng ở Bắc kỳ. Theo và một sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc, các đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam, vào đầu thế kỷ 20, là: Chú ý: Ngoài ra: Thành ngữ tiếng Việt: Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc, các đơn vị đo diện tích cổ của Việt Nam là: Chú ý: Cách tính cũng tùy theo vùng miền và cũng rất tùy tiện, không đồng nhất. 1 mẫu ở khu vực Bắc Bộ khoảng 3.600m2, 1 mẫu ở khu vực Trung Bộ khoảng 5.000m2, 1 mẫu ở khu vực Nam Trung Bộ khoảng 10.000m2, Tuy nhiên vẫn có vài nơi trên Việt Nam đặc biệt là vùng Tây Nguyên và Cao Nguyên Đồng Văn, nơi đa số là người dân tộc Ê Đẽ và H'Mông sinh sống thì 1 mẫu (1 Hécta) được quy đổi ra khoảng 1.000m2 Ngoài ra: Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc và "Hán-Việt từ điển" của Thiều Chữu, các đơn vị đo thể tích cổ của Việt Nam là: Ngoài ra: Sang thời Pháp thuộc ở Nam Kỳ các đơn vị dung tích được quy định lại như sau: Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc: Theo , các đơn vị đo khối lượng cổ của Việt Nam là: Chú ý: Thành ngữ tiếng Việt: Trong giao dịch vàng, bạc, đá quý... Thời Pháp thuộc chính quyền còn ấn định một số trọng lượng để dễ bề trao đổi:
2911
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2911
Cải lương
Cải lương (Chữ Nho: 改良) là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ Nam Bộ, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long. Giải thích chữ "cải lương" (改良) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: "Cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản.. Ở đây là đã cải lương (cải cách, đổi mới) nghệ thuật hát bội. Từ 1 động từ theo nghĩa thông thường đã trở thành 1 danh từ riêng. Sau khi cải lương thì nghệ thuật Cải Lương đã khác hẳn với nghệ thuật hát bội cả về nội dung và hình thức. Về thời gian ra đời, theo Vương Hồng Sển: tuy ""có người cho rằng cải lương đã manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918"", nhưng theo ông thì kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng "Gia Long tẩu quốc" được công diễn tại Nhà hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới ""bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa canh tân, vừa cải cách...nên cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ..."" Đa số các nhà nghiên cứu hiện nay đều thống nhất về việc giải thích 2 từ cải lương theo nghĩa: Cải là cải cách, lương là lương truyền. Có nghĩa là làm mới và truyền bá nghệ thuật nhạc kịch. Đã đến lúc, theo Vương Hồng Sển, người ta nghe "hát bội hoài, hát bội mãi, cũng chán tai thét hóa nhàm" thì các ban tài tử đờn ca xuất hiện. Buổi đầu, khoảng cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các nhóm đờn ca được thành lập cốt để tiêu khiển, để phục vụ trong các buổi lễ tại tư gia, như đám tang, lễ giỗ, tân hôn...nhưng chưa hề biểu diễn trên sân khấu hay trước công chúng. Và nếu trước kia "cầm" (trong "cầm, kỳ thi, họa") là của tầng lớp thượng lưu thì đến giai đoạn này nó không còn bị bó buộc trong phạm vi đó nữa, mà đã phổ biến rộng ra ngoài. Chính vì thế nhạc tài tử ở các tỉnh phía Nam, về nội dung lẫn hình thức, dần dà thoát ly khỏi nhạc truyền thống có gốc từ Trung, Bắc. Nhắc lại giai đoạn này, trong "Hồi ký 50 năm mê hát", có đoạn: Tác giả giải thích: Khi ấy, "Đờn ca tài tử" gồm: Qua lối năm 1910, ông Trần Văn Khải kể: Nghe được cách cho "đờn ca trên sân khấu", Thầy Hộ, chủ rạp chiếu bóng Casino, ở sau chợ Mỹ Tho, bèn mời ban tài tử Tư Triều, đến trình diễn mỗi tối thứ tư và thứ bảy trên sân khấu, trước khi chiếu bóng, được công chúng hoan nghinh nhiệt liệt. Trong thời kỳ này, Mỹ Tho là đầu mối xe lửa đi Sài Gòn. Khách ở các tỉnh miền Tây muốn đi Sài Gòn đều phải ghé trạm Mỹ Tho. Trong số khách, có ông Phó Mười Hai ở Vĩnh Long là người hâm mộ cầm ca. Khi ông nghe cô Ba Đắc ca bài Tứ Đại, như bài " Bùi Kiệm - Nguyệt Nga", với một giọng gần như có đối đáp, nhưng cô không ra bộ. Khi về lại Vĩnh Long, ông liền cho người ca đứng trên bộ ván ngựa và "ca ra bộ". "Ca ra bộ" phát sinh từ đó, lối năm 1915 – 1916. Cũng theo Vương Hồng Sển: Nhà văn Sơn Nam còn cho biết: Và rồi, ngay năm này (1917), ông André Thận (Lê Văn Thận) ở Sa Đéc lập gánh hát xiếc, có thêm ít màn "ca ra bộ". Qua năm 1918, cũng theo Vương Hồng Sển, "năm 1918, bỗng Tây thắng trận ngang (Chiến tranh thế giới thứ nhất), mừng quá, toàn quyền Albert Sarraut nới tay cho phép phe trí thức bày ra một cuộc hát lấy tiền dâng "mẫu quốc" và cho phép lập hội gánh hát để dân bản xứ lãng quên việc nước, thừa dịp đó dân trong Nam bèn trau giồi nghề đờn ca và đưa tài tử salon lên sân khấu...". Nhân cơ hội ấy, ông Năm Tú (Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho chuộc gánh của ông André Thận rồi sắm thêm màn cảnh, y phục và nhờ ông Trương Duy Toản soạn tuồng, đánh dấu sự ra đời của loại hình nghệ thuật cải lương. Đến năm 1920, cái tên "cải lương" xuất hiện lần đầu tiên trên bản hiệu gánh hát Tân Thịnh (1920) với câu liên đối: Mặc dù Vương Hồng Sến đã nói "cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ", nhưng theo sự hiểu của ông thì: Sau đêm này, André Thận trước và Năm Tú sau, đã đưa cải lương lên sân khấu thiệt thọ. Năm 1922, tuồng "Trang Tử thử vợ" và tuồng "Kim Vân Kiều" diễn tại rạp Mỹ Tho rồi lên diễn tại rạp Chợ Lớn và rạp Modern Sài Gòn... lúc này hát cải lương mới thành hình thật sự... Và diễn biến tiếp theo của cải lương được "Từ điển bách khoa Việt Nam" tóm gọn như sau: Tại Việt Nam Cộng hòa, thập niên 1960 là thời kỳ hưng thịnh nhất của cải lương miền Nam, lấn át cả tân nhạc. Các sân khấu cải lương được đông khán giả đến xem hàng ngày, nên ngày nào cũng có diễn xuất, nhờ đó, các soạn giả và nghệ sĩ có cuộc sống khá sung túc, và một số ca sĩ tân nhạc phải tìm cách chuyển nghề sang hát cải lương để tìm kiếm thành công như Hùng Cường . Riêng tại vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định đã có trên 39 rạp hát cải lương và 20 nơi luyện cổ nhạc (gọi là "lò"), trong đó có những "lò" nổi tiếng như của Út Trong (từng là trưởng dàn cổ nhạc của gánh Thanh Minh suốt 13 năm, và là người đã huấn luyện Thanh Nga từ lúc còn thơ ấu), Văn Vĩ, Duy Trì, Huỳnh Hà, Tư Tân, Yên Sơn, Ba Giáo... Trong những giải thưởng của ngành Cải lương thời đó, nổi tiếng và uy tín có Giải Thanh Tâm, do ông ký giả Thanh Tâm (tên thật là Trần Tấn Quốc) thành lập, hoạt động từ năm 1958 đến năm 1968, mà người nhận giải đầu tiên là nữ nghệ sĩ Thanh Nga . Những soạn giả tuồng nổi tiếng trong thời này có Năm Châu, Điêu Huyền, Hà Triều, Hoa Phượng, Bảy Cao, Thế Châu, Thiếu Linh, Yên Lang, Nguyên Thảo, Mộc Linh, Yên Bình, Nguyễn Phương, Kiên Giang, Thu An, Viễn Châu (sáng tạo hình thức tân cổ giao duyên, tức là hát cải lương chung với tân nhạc)... Những gánh hát cải lương nổi tiếng thời này có đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, Thống Nhứt, Tiếng Chuông Vàng... với những nghệ sĩ như Út Trà Ôn, Minh Tơ, Hữu Phước, Văn Chung, Thành Được, Hùng Cường, Hùng Minh, Nam Hùng, Tấn Tài, Dũng Thanh Lâm, Văn Hường, Minh Cảnh, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Sang, Phương Quang, Hề Sa, Diệp Lang, Phùng Há, Bảy Nam, Út Bạch Lan, Ánh Hoa, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Diệu Hiền, Minh Sang, Lê Thiện, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Thanh Tòng, Thanh Điền, Bảo Quốc, Bạch Mai, Thanh Nguyệt, Thanh Kim Huệ, Bảo Chung, Thanh Thanh Hoa, Chí Tâm, Trọng Hữu, Giang Châu... Khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, cải lương miền Nam hoạt động mạnh 10 năm nữa, đến thập niên 2010, mới dần dần sa sút , vì nhiều lý do, trong đó có thiếu kịch bản hay, thiếu rạp diễn mới và thế hệ lão thành tàn lụi. Khởi sự, các vở cải lương viết về các tích xưa, như "Trảm Trịnh Ân", "Vợ Ngũ Vân Thiệu bị tên", "Cao Lũng vít thiết xa", "Ngưu Cao tảo mộ", "Thoại Khanh – Châu Tuấn"... hay còn giữ mang hơi hướng theo kiểu hát bội, do các soạn giả lớp cải lương đầu tiên vốn là soạn giả của sân khấu hát bội. Sau này, các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội), như "Tội của ai", "Khúc oan vô lượng", "Tứ đổ tường,"... thì hoàn toàn theo cách bố cục của kịch nói, nghĩa là vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương, kể cả các vở viết về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói. Buổi đầu, kịch bản cải lương lấy cốt truyện của các truyện thơ Nôm như "Kim Vân Kiều", "Lục Vân Tiên,"... hoặc các vở tuồng hát bội, hoặc phỏng theo truyện phim và kịch bản Pháp, như "Bằng hữu binh nhung" (frères d'arme), "Sắc giết người" (Atlantide), "Giá trị và danh dự" (Le Cid), "Tơ vương đến thác" (La dame au camélias)... Vào thập niên 1930, đã xuất hiện những vỡ mới viết về đề tài xã hội Việt Nam, như: "Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt..." Sau đó, lại có thêm các kịch bản dựa vào các truyện cổ Ấn Độ, Ai Cập, La Mã, Nhật Bản, Mông Cổ... ("Nàng Xê-đa, Hoa Sơn thần nữ..."). Thế là cải lương có đủ loại tuồng ta, tuồng Tàu, tuồng Tây... sau có thêm dạng tuồng kiếm hiệp, tuồng Hồ Quảng... chứng tỏ khả năng phong phú, biết đáp ứng sở thích của nhiều tầng lớp công chúng. Sự dung nạp không thành kiến của cải lương có thể coi là sự lai tạp, nhưng đây cũng là khía cạnh đặc điểm có tính chất chung đối với văn hóa của vùng đất Nam Bộ. Các loại hình sân khấu như hát bội, hồ Quảng, cải lương được gọi là ca kịch. Là ca kịch chứ không phải là nhạc kịch, vì soạn giả không sáng tác nhạc mà chỉ soạn lời ca theo các bản nhạc có sẵn, cốt sao cho phù hợp với các diễn biến cùng sắc thái tình cảm của câu chuyện. Sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất phong phú của Nam Bộ. Trên bước đường phát triển nó được bổ sung thêm một số bài bản mới (như "Dạ cổ hoài lang" của Cao Văn Lầu mà sau này mang tên vọng cổ). Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Hoa nhưng đã Việt Nam hóa. Ngoài trừ bản vọng cổ, dưới đây là một số bài bản được sử dụng khá phổ biến trong các tuồng cải lương: Ngoài ra, khi các bài hát tây bắt đầu xuất hiện trên sân khấu cải lương như: Pouet Pouet (trong "Tiếng nói trái tim"), Marinella (trong "Phũ phàng"), Tango mysterieux (trong "Đóa hoa rừng")...thì lúc bấy giờ trong một đoàn cải lương xã hội có hai dàn nhạc: dàn nhạc cải lương thì ngồi ở trong, còn dàn nhạc jazz thì ngồi ở trước sân khấu... Một đoàn cải lương không chỉ có các diễn viên diễn xuất trên sân khấu, mà luôn luôn phải có dàn nhạc đi kèm. Vì thế, khi trình bày về âm nhạc trong nghệ thuật cải lương, không thể không nói tới dàn nhạc cải lương. Dàn nhạc cải lương có một vai trò đặc biệt trong tuồng diễn, đến nỗi, không có dàn nhạc thì không thể thành một tuồng diễn. Dàn nhạc trong cải lương không chỉ có nhiệm vụ nâng đỡ, phụ họa cho giọng hát, mà còn tô điểm thêm cho từng giai điệu để làm nổi bật chiều sâu tâm lý của nhân vật, tạo thêm kịch tính cho kịch bản, góp phần cho sự thành công của tuồng diễn. Có một điều đặc biệt cần chú ý là ngay từ buổi đầu, lúc mới khai sinh, trong nghệ thuật cải lương đã có sự tồn tại song song của hai dàn nhạc: dàn nhạc cổ và dàn nhạc tân. Vai trò và sự tham gia của hai dàn nhạc trong vở diễn tuy có khác nhau nhưng không hề có sự lấn át lẫn nhau, mà luôn bổ túc cho nhau. Đó là sự phối hợp độc đáo giữa nét truyền thống và nét hiện đại trong nền âm nhạc cải lương. Dàn nhạc cổ luôn giữ vai trò chủ chốt và được cho là linh hồn của tuồng cải lương. Dàn nhạc cổ cũng mang đậm nét truyền thống và góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc trong nghệ thuật âm nhạc cải lương. Về mặt cấu trúc, dàn nhạc cổ thường sử dụng những nhạc cụ như: đàn tranh, đàn bầu, đàn kìm, đàn cò, đàn tỳ bà, guitar phím lõm, đàn sến, song lang và sáo trúc... Dàn nhạc tân tuy chỉ đóng vai phụ, nhưng cũng rất tích cực, đồng thời cũng rất đa dạng về nhạc cụ. Như phần trên đã trình bày, ngay từ lúc cải lương được hình thành, thì đã có sự góp mặt của dàn nhạc tân, quá trình phát triển của dàn nhạc tân được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu từ năm 1920–1940; từ 1940–1960 và từ 1960–1975. Ở giai đoạn đầu, dàn nhạc tân không tham gia vở diễn mà chỉ đóng vai trò như một tiết mục quảng cáo, tức là biểu diễn trước lúc tuồng cải lương được bắt đầu; hoặc chỉ được sử dụng để "lấp vào chỗ trống" khi chuyển màn, chuyển cảnh... Trong giai đoạn này, cấu trúc của dàn nhạc tân chỉ có bộ hơi (các loại kèn đồng) kèm với một dàn trống jazz. Ở giai đoạn thứ hai, khi nghệ thuật cải lương dung nạp thêm một số bài tân nhạc, thì dàn nhạc tân cũng bắt đầu được tham gia vở diễn. Nhưng sự tham gia này còn rất hạn chế, chỉ đệm cho diễn viên hát những đoạn tân nhạc. Đến lúc này thì dàn nhạc tân có thêm hai cây guitar solo và guitar bass. Ở giai đoạn thứ ba thì dàn nhạc tân coi như có vai trò ngang hàng với dàn nhạc cổ trong vở diễn. Ngoài chức năng đệm cho tân nhạc, dàn nhạc tân còn phụ họa, điểm xuyến cho những vai diễn. Lúc này, dàn nhạc tân dung nạp thêm cây piano và cây organ. Ngày nay, dàn nhạc tân còn dung nạp thêm nhiều loại nhạc cụ hiện đại khác, đặc biệt là cây organ điện tử với các chức năng ngày càng đa dạng. Cây Organ điện tử hiện đại này đang "thao túng trên sân khấu cải lương, quá lạm dụng, nhiều lúc cái hồn và chất âm nhạc truyền thống của Cải Lương bị sai lệch". Diễn viên cải lương diễn xuất như kịch nói, chỉ khác là diễn viên ca chứ không nói, cử chỉ điệu bộ phù hợp theo lời ca, chứ không cường điệu như hát bội, Vương Hồng Sển cho rằng hát bội tượng trưng nhiều quá và la lối lớn tiếng quá, trái lại cải lương ca rỉ rả cho thêm mùi... Sau này (khoảng những năm 60), cải lương có pha thêm những cảnh múa, đu bay, diễn võ... cốt chỉ để thêm sinh động... Trong các vở diễn về tuồng tích xưa hay lấy cốt truyện ở nước ngoài thì y phục của diễn viên và tranh cảnh trên sân khấu cũng được chọn lựa sao gợi được bối cảnh nơi xảy ra câu chuyện, nhưng cũng chỉ mới có tính ước lệ chứ chưa đúng với hiện thực. Trong các vở về đề tài xã hội, diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời. Sơ khởi nên kể công ông Tống Hữu Định (tức Phó Mười Hai). Kế đó, người có công gầy dựng và đưa lên sân khấu là ông André Thận. Bên cạnh đó còn có vài người góp sức như: Kinh-lịch Quờn (hay Hườn), Phạm Đăng Đàng... Ngoài ra còn phải kể đến công của những bầu gánh, soạn giả, nhạc sĩ và các đào kép tài danh thuộc thế hệ đầu, như: Tư Sự (gánh Đồng Bào Nam), Hai Cu (gánh Nam Đồng Ban), Trần Ngọc Viện (gánh Nữ Đồng Ban), Trương Duy Toản, Ba Đại, Hai Trì, Nhạc khị, Năm Triều, Sáu Lầu (Cao Văn Lầu), Nguyễn Tri Khương, Trần Văn Chiều (tự Bảy Triều), Ba Đắc, Bảy Lung, Ba Niêm, Hai Nhiều, Hai Cúc, Năm Phỉ, Ngọc Xứng, Ngọc Sương, Phùng Há, Tư Sạng,Hai Giỏi, Năm Nở, Trần Hữu Trang, Tư Chơi, Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nam... Tất cả đã góp phần hình thành và phát triển loại hình nghệ thuật cải lương. Cũng nên nói thêm, từ sau Hiệp định Geneve (1954), cải lương càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ, trở thành một loại hình nghệ thuật, một bộ môn sân khấu có khả năng thu hút đông đảo khán thính giả. Và do sáng kiến của ông Trần Tấn Quốc, nhà báo kỳ cựu, Giải Thanh Tâm được thành lập năm 1958 và liên tiếp mỗi năm kế sau đều có phát huy chương và khen thưởng cho những nam nữ nghệ sĩ trẻ có triển vọng nhất trong năm. Các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng: Phùng Há, Út Trà Ôn, Minh Vương, Năm Châu, Mỹ Châu, Thoại Miêu, Ngọc Giàu, Út Bạch Lan, Bạch Tuyết, Thanh Sang, Phương Quang, Diệp Lang, Lệ Thủy, Phượng Liên, Hồng Nga, Kim Ngọc, Bảy Nam, Minh Phụng, Diệu Hiền, Ngọc Hương, Kim Anh, Dũng Thanh Lâm, Hùng Cường, Thanh Hương, Thanh Tú, Thanh Kim Huệ, Thanh Nga, Minh Cảnh, Thanh Điền, Thanh Tuấn, Thanh Tòng, Thanh Thanh Hoa, Tấn Tài, Hữu Phước, Năm Phỉ, Ba Vân, Tám Danh, Châu Thanh, Linh Tâm, Vũ Linh, Khánh Linh, Kim Tử Long, Chiêu Hùng, Chiêu Linh, Vũ Luân, Kim Tiểu Long, Thanh Hải, Thanh Thế, Bạch Mai, Thanh Hằng, Thanh Ngân, Thoại Mỹ, Phượng Hằng,Thanh Thanh Tâm, Phương Hồng Thủy, Tài Linh, Phượng Mai, Lê Tứ, Quế Trân, Trọng Phúc, Võ Minh Lâm, Hoàng Nhất... Nghệ sĩ Cải Lương Bắc: NSND Ái Liên, Tiêu Lang, NSƯT Kim Xuân, NSND Mạnh Tưởng, Tuấn Sửu – Bích Được, Thanh Thanh Hiền, Lệ Thanh, Thùy Liên, Thu Hà, Trà My, Hoàng Tùng, Hồ Điệp, Triệu Trung Kiên, NSND Sĩ Tiến... Những cặp đôi nổi tiếng trên sân khấu: Thanh Sang – Thanh Nga; Bạch Tuyết – Hùng Cường; Lệ Thủy – Minh Phụng; Minh Vương – Lệ Thủy; Mỹ Châu – Minh Phụng; Thanh Sang – Bạch Tuyết; Tấn Tài – Bạch Tuyết; Thanh Tuấn – Thanh Kim Huệ; Châu Thanh - Phượng Hằng; Châu Thanh - Cẩm Tiên; Vũ Linh - Tài Linh, Vũ Linh - Thanh Thanh Tâm, Kim Tử Long - Ngọc Huyền, Mạnh Quỳnh - Phi Nhung.. Các soạn giả cải lương nổi tiếng: Viễn Châu, Loan Thảo, Hà Triều, Hoa Phượng, Quy Sắc, Yên Lang, Thạch Tuyền, Năm Châu, Trần Hà, Trần Hữu Trang, Yên Ba, Kiên Giang, Thế Châu... Các danh cầm tài hoa: Văn Vĩ, Bảy Bá, Năm Cơ, Năm Vĩnh, Hai Thơm, Ngọc Sáu, Chín Trích, Hai Khuê, Thanh Kim, Hoàng Ân, Trần Xuân Ngã, Tư Huyện, Văn Giỏi... Ngày 28 tháng 9 năm 2020, Google Doodle đã vinh danh nghệ thuật cải lương. Nghệ thuật sân khấu Cải lương có 19 đơn vị phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Nam Bộ gồm: 4 đoàn cải lương phía Bắc đã sáp nhập vào Nhà hát nghệ thuật tỉnh gồm:
2927
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2927
Lượng (kim hoàn)
Trong ngành kim hoàn của một số nước Á Đông, lượng hay cây (dân dã) là đơn vị đo khối lượng của kim loại quý, tiêu biểu nhất là vàng và bạc. Đơn vị này vốn xuất hiện từ rất lâu và tương đối gần gũi với đơn vị lạng, vốn thông dụng trong các hoạt động khác ngoài kim hoàn. Tại Việt Nam, 1 lượng tương ứng với 37,5 g. 1 chỉ bằng ⅒ lượng và 1 phân bằng ⅒ chỉ. Tại Trung Quốc, 1 lượng tương ứng với 50 g. Trước năm 1959, 1 lượng Tàu bằng 31,25 g. Tại Hồng Kông và Singapore, 1 lượng là 37,79936375 g, tương đương với 1 + ⅓ ounce avoirdupois. Theo đó, 1 kg bằng 26,455 lượng Hồng Kông. Tại Đài Loan, 1 lượng ("金衡兩" tức "kim hành lượng") là 37,429 g, tương đương khoảng 1,2 troy ounce.
2945
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2945
Lịch sử Nhật Bản
Lịch sử Nhật Bản bao gồm lịch sử của quần đảo Nhật Bản và cư dân Nhật, trải dài lịch sử từ thời kỳ cổ đại tới hiện đại của quốc gia Nhật Bản. Các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy trên các hòn đảo mà nay là Nhật Bản đã có người sinh sống ngay từ cuối thời kỳ đồ đá cũ. Ngay sau thời kỳ băng hà cuối cùng, khoảng 12.000 năm TCN, hệ sinh thái phong phú trên quần đảo Nhật Bản đã giúp đẩy nhanh sự phát triển loài người, sản sinh ra nền văn hóa đất nung nổi tiếng của thời kỳ Jomon. Lịch sử Nhật Bản với nhiều thời kỳ cô lập thay thế nhau bị gián đoạn bởi các ảnh hưởng cấp tiến, thường là cách mạng từ thế giới bên ngoài. Các tài liệu đầu tiên viết về Nhật Bản qua các đoạn ghi chép ngắn trong "Nhị thập tứ sử" của người Trung Quốc. Các ảnh hưởng tôn giáo và tín ngưỡng chính được du nhập từ Trung Quốc. Thủ đô đầu tiên được thành lập tại Nara năm 710, và nó đã trở thành một trung tâm của nghệ thuật Phật giáo, tôn giáo và văn hóa. Hoàng tộc vào thời gian này nổi lên vào khoảng năm 700, nhưng đến năm 1868 (vẫn có vài ngoại lệ), tuy có uy tín cao nhưng nắm trong tay rất ít quyền lực. Vào năm 1550, Nhật Bản được chia thành vài trăm đơn vị kiểm soát tại địa phương, hoặc các khu vực thuộc quyền kiểm soát "Đại Danh" (lãnh chúa), với lực lượng của riêng mình là các chiến binh samurai. Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang) lên nắm quyền năm 1600, và phong đất cho những người ủng hộ mình, thành lập "Mạc phủ" ở Edo (Tōkyō ngày nay). "Thời kỳ Tokugawa" đánh dấu một thời kỳ thịnh vượng và hòa bình, nhưng Nhật Bản cố ý chấm dứt các hoạt động Kitô giáo và cắt đứt gần như tất cả các tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Trong những năm 1860, thời kỳ Minh Trị bắt đầu bằng việc quân đội hoàng gia của Thiên hoàng Minh Trị đánh bại quân đội Mạc phủ Tokugawa trong chiến tranh Mậu Thìn. Nhà lãnh đạo mới kết thúc chế độ phong kiến và chuyển đổi một hòn đảo cô lập—một quốc gia kém phát triển—nhanh chóng trở thành một cường quốc thế giới theo nhìn nhận của người phương Tây. Nền dân chủ là một vấn đề, bởi vì lực lượng quân đội tinh nhuệ của Nhật Bản đã được bán độc lập và thắng thế hơn, hoặc thường xuyên sát hại dân thường trong những năm 1920 và 1930. Quân đội Nhật Bản bắt đầu tiến đánh vào Trung Quốc vào năm 1931 nhưng đã bị đánh bại trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương bởi Hoa Kỳ và Anh Quốc. Đây là thời kỳ khoảng 100.000 đến 30.000 năm TCN, khi những công cụ bằng đá sớm nhất được tìm thấy, khoảng 14.000 năm TCN, vào cuối thời kỳ băng hà, tương ứng với sự mở đầu của thời kỳ đồ đá giữa Jōmon. Thời gian 35.000 năm TCN được phần lớn mọi người chấp nhận: mọi niên đại của sự hiện diện con người trên đảo quốc này trước 30.000-35.000 năm TCN đều vẫn còn bàn cãi, với các đồ tạo tác ủng hộ cho sự hiện diện con người trước năm 35.000 TCN về mặt khảo cổ học vẫn còn bị nghi ngờ về tính xác thực. Từ khoảng 15.000 năm đến 5.000 năm trước Công nguyên, ở Nhật Bản đã có những bộ tộc người nguyên thủy sống du mục, săn bắt và hái lượm. Thời kỳ đồ đá Nhật Bản cũng có sự độc đáo là sự xuất hiện của các đá móng và công cụ được mài nhẵn sớm nhất trên thế giới, niên đại khoảng 30.000 năm TCN, một công nghệ đặc trưng gắn với sự mở đầu của thời kỳ đồ đá mới, khoảng 10.000 năm TCN, tại phần còn lại của thế giới. Không rõ tại sao những công cụ như thế này lại được làm ra sớm đến thế ở Nhật Bản, mặc dù thời kỳ này gắn với sự ấm lên toàn cầu (cách ngày nay khoảng 30.000-20.000 năm), và các hòn đảo có lẽ đã hưởng lợi từ nó. Vì sự độc đáo này, thời kỳ đồ đá cũ Nhật Bản không hoàn toàn phù hợp với định nghĩa theo truyền thống về thời kỳ đồ đá cũ dựa trên công nghệ chế tác đá (công cụ đá mài). Các công cụ thời kỳ đồ đá cũ Nhật Bản do đó thể hiện những đặc điểm tiêu biểu của thời kỳ đồ đá giữa và thời kỳ đồ đá mới từ những năm 30.000 TCN. Dân cư thời kỳ đồ đá cũ ở Nhật Bản, cũng như dân cư thời kỳ Jōmon sau này, có liên quan đến các nhóm người châu Á cổ sinh sống trên những phần rộng lớn của châu Á sau sự gia tăng dân số cấu thành bộ phần người ngày nay là người Trung Quốc, Triều Tiên, và Nhật Bản. Các đặc điểm tiêu biểu của xương có rất nhiều điểm tương đồng giữa những nhóm người bản địa trên lục địa châu Á. Cấu trúc răng thuộc về nhóm Sundadont (răng Sunda), chủ yếu phân bố trong dân cư cổ ở Đông Nam Á (nơi dân cư hiện nay thuộc về nhóm Sinodont (răng Trung Quốc)). Đặc điểm hộp sọ có xu hướng khỏe hơn, với đôi mắt sâu. Dân cư bản địa người Ainu, ngày nay phần lớn hạn chế trên hòn đảo phía Bắc Hokkaidō, có lẽ là hậu duệ của dân cư thời đồ đá cũ, và thể hiện các đặc điểm trong quá khứ được chỉ rõ là của đại chủng Âu, nhưng ngày nay có khuynh hướng nói chung coi họ là một phần của nhóm người sơ kỳ đồ đá cũ. Phân tích gen dân cư ngày nay không hoàn toàn rõ ràng và có xu hướng thể hiện sự pha trộn gen giữa dân cư tối cổ Nhật Bản với những người mới đến (Cavalli-Sforza). Ước tính rằng 10 đến 20% gen chủ yếu của người Nhật hiện nay nhận được từ người bản địa cổ đại thời kỳ đồ đá cũ-Jōmon, với phần còn lại đến từ những người nhập cư từ lục địa, đặc biệt là trong thời kỳ Yayoi. Thời kỳ Jōmon (縄文時代: Thằng Văn thời đại) đặt theo tên hiện vật khảo cổ là thứ đồ gốm có trang trí hình xoắn thừng ("thằng văn" 縄文). Vào khoảng thời gian cách đây hơn 10.000 năm lãnh thổ Nhật Bản và đất liền nối nhau ở phía nam qua Hàn Quốc và phía bắc qua Hokkaidō và Sakhalin, tạo thành một biển nội địa ở giữa. Những khu định cư ổn định xuất hiện vào khoảng năm 10.000 TCN tương ứng với nền văn hóa đồ đá giữa hoặc, theo một số tranh cãi, văn hóa đồ đá mới, nhưng mang những đặc điểm của cả hai nền văn hóa đó. Những tổ tiên xa của tộc người Ainu của Nhật Bản hiện đại, những thành viên đa dạng của nền văn hóa Jōmon (10.000 – 300 TCN) để lại những di chỉ khảo cổ rõ ràng nhất. Nền văn hóa này cùng thời với các nền văn minh Lưỡng Hà, văn minh sông Nil, và văn minh thung lũng Indus. Trong thời gian này, không có dấu hiệu rõ ràng của việc trồng trọt, mãi cho đến giữa thiên niên kỷ 1 TCN như kê, kiều mạch, cây gai dầu. Người Nhật chuyển sang trồng lúa và hình thành việc định cư. Người Nhật bắt đầu biết làm đồ gốm có trang trí hình xoắn thừng bằng cách ràng những dây buộc xung quanh trước khi nung gốm. Vào cuối thời kỳ này đã manh nha những nhu cầu đầu tiên trong việc thống nhất đất nước. Nhiều di tích khai quật được trong giai đoạn này cho thấy thời kỳ đầu và trung kỳ Jōmon đã diễn ra một sự bùng nổ về dân số. Hai thời kỳ này tương ứng với thời tiền sử Holocene Climatic Optimum (từ 4000 đến 2000 TCN) khi nhiệt độ cao hơn bây giờ vài độ C và mực nước biển cao hơn từ 2 đến 3 mét. Những di chỉ đồ gốm mang tính nghệ thuật cao, như các bình gốm nung lửa có trang trí, được tìm thấy trong gian đoạn này. Sau năm 1500 TCN, thời tiết trở nên lạnh hơn và dân số có lẽ đã giảm xuống nhanh chóng bởi lẽ người ta tìm thấy ít di chỉ khảo cổ tương ứng với giai đoạn 1500 năm TCN hơn nhiều so với trước đó. Vào cuối thời Jōmon, theo nghiên cứu khảo cổ học, một thay đổi quan trọng đã diễn ra. Các hình thức nông nghiệp sơ khai đã phát triển thành việc canh tác trên các ruộng lúa và xuất hiện sự kiểm soát của chính quyền. Rất nhiều nhân tố văn hóa Nhật Bản có thể khởi nguồn từ thời kỳ này và phản ánh lại những cuộc di cư từ phía nam lục địa châu Á và phía nam Thái Bình Dương. Trong những nhân tố này có các truyền thuyết về Thần đạo, các tục lệ hôn nhân, các phong cách kiến trúc và những phát triển về kỹ thuật như đồ sơn mài, những cây cung được kéo mỏng, kỹ thuật chế tác đồ kim loại và đồ thủy tinh. Yayoi (弥生時代: Di Sinh thời đại) được coi là thời kỳ mà xã hội nông nghiệp thể hiện đầy đủ những đặc điểm trọn vẹn của nó lần đầu tiên ở quần đảo Nhật Bản. Lúa được trồng ở những vùng đầm lầy đất phù sa, kê, lúa mạch và lúa mì được trồng ở những vùng đất cao hơn. Nông cụ, vũ khí bằng đồng, thiếc và sắt đã được mang tới từ lục địa châu Á và được sử dụng phổ biến. Những người Yayoi đầu tiên có thể đã xuất hiện ở miền bắc Kyūshū và sau đó chuyển lên hòn đảo lớn nhất Nhật Bản Honshū, nơi họ nhanh chóng thay thế người thời kỳ Jōmon bản địa. Mặc dù kỹ thuật chế tác đồ gốm của người Yayoi tiến bộ hơn so với người Jōmon (đồ gốm được sản xuất trên một chiếc bàn xoay), đồ gốm của người Yayoi lại được trang trí đơn giản hơn. Người Yayoi cũng chế tác ra những chiếc chuông dùng cho nghi lễ, gương và vũ khí bằng đồng. Vào thế kỷ I, họ bắt đầu sử dụng các công cụ nông nghiệp và vũ khí bằng sắt. Khi dân số người Yayoi tăng lên, xã hội của họ trở nên phức tạp hơn. Họ dệt len, sống định cư trong những ngôi làng làm nông nghiệp, xây dựng các kiến trúc bằng đá và gỗ, bắt đầu xuất hiện những người giàu có sở hữu nhiều đất và tích trưc được nhiều lương thực dẫn đến việc phân chia ra các đẳng cấp xã hội khác nhau. Sự phát triển này có thể bắt nguồn từ nền văn hóa làm thủy lợi và trồng lúa nước ở lưu vực sông Dương Tử miền nam Trung Quốc. Cho đến gần đây, người ta vẫn tin rằng cây lúa đã được đưa vào Nhật Bản qua đường Triều Tiên, nhưng những phân tích DNA gần đây đã phủ nhận điều đó. Văn hóa lúa nước dẫn đến việc phát triển của một xã hội nông nghiệp định cư tại Nhật Bản. Tuy nhiên, không giống như ở Triều Tiên và Trung Quốc, những thay đổi vế chính trị và xã hội ở quy mô địa phương tại Nhật Bản quan trọng hơn các hoạt động của chính quyền trung ương trong một xã hội phân chia đẳng cấp. Thời kỳ khảo cổ học tiếp theo trong lịch sử Nhật Bản được gọi là thời kỳ Cổ Phần, cũng là thời kỳ mở đầu giai đoạn Yamato. Xã hội Yayoi dần phát triển thành một xã hội với sự thống trị của tầng lớp quý tộc quân đội và những lãnh địa được tổ chức theo mô hình gia tộc, đặc điểm nổi bật của thời Kofun sau đó. Sự thay đổi này rất có thể bắt nguồn từ cuộc di dân từ bán đảo Triều Tiên. Thời kỳ Kofun (古墳時代 | Cổ Phần thời đại) kéo dài từ khoảng năm 250 đến năm 538. Từ kofun trong tiếng Nhật nghĩa là mộ cổ. Nó được dùng để đặt tên cho một thời kỳ vì sự xuất hiện hàng loạt của các mộ cổ có hình dạng và kiến trúc đặc biệt trong thời kỳ này. Thời kỳ Kofun nối tiếp thời kỳ Yayoi. Thời kỳ Kofun và thời kỳ Asuka sau đó thường được gộp chung lại thành thời kỳ Yamato. Gò mộ ("Kofun" tiếng Nhật nghĩa là "gò mộ cổ") bắt đầu xuất hiện nhiều trong thời này. Vương quốc Đại Hòa (Yamato) (thời đầu người Nhật dùng chữ Hán 倭 (Nụy, đọc âm Nhật là Wa/Oa) do người Trung Quốc đặt cho để ghi tên gọi Đại Hòa, về sau dùng hai chữ Hán 大和 (Đại Hòa)) thiết lập sự thống trị trên quá nửa phía tây quần đảo Nhật Bản, kể cả phía nam của bán đảo Triều Tiên. Sau này, việc kiểm soát phía nam Triều Tiên bị suy yếu, và sự tranh ngôi trong gia đình Thiên hoàng đã đe dọa quyền lực của Đại Hòa. Đạo Phật và đạo Khổng bắt đầu được du nhập. Thời kỳ Kofun được phân biệt với thời kỳ Asuka bởi những khác biệt về văn hóa. Thời kỳ Kofun điển hình bởi một nền văn hóa tôn thờ vật tổ trước khi đạo Phật xuất hiện ở Nhật Bản. Về mặt chính trị, sự ra đời của triều đình Yamato và sự mở rộng của nó sang các vùng Kyushu và Kantō là những nhân tố chính tiêu biểu cho thời kỳ này. Thời kỳ Kofun cũng là thời kỳ có sử thành văn đầu tiên ở Nhật Bản. Tuy nhiên, biên niên sử của thời kỳ này còn rất sơ sài và không có trật tự đòi hỏi sự nghiên cứu sâu sắc hơn cũng như sự hỗ trợ lớn hơn từ phía khảo cổ học. Các tài liệu khảo cổ học và những sử sách của Trung Quốc cổ cho thấy các bộ lạc và thủ lĩnh bộ lạc, rất nhiều ở Nhật Bản trong thời gian này, vẫn chưa được thống nhất lại thành các nhà nước cho tới tận năm 300, khi những lăng mộ lớn bắt đầu xuất hiện trong khi vẫn chưa có liên hệ nào giữa miền tây Nhật Bản với Trung Quốc. "Thế kỷ huyền bí" đó còn được mô tả như một giai đoạn mà các cuộc chiến tranh tương tàn giữa các thủ lĩnh bộ lạc diễn ra để giành quyền kiểm soát Kyūshū và Honshū. Thời kỳ Kofun kết thúc mở ra thời kỳ Asuka vào khoảng giữa thế kỷ VI với sự xuất hiện của đạo Phật. Tôn giáo này chính thức xuất hiện ở Nhật Bản vào năm 538 và đó cũng là năm được lấy làm mốc cho khởi đầu của thời kỳ Asuka. Ngoài ra, sau khi Trung Quốc được nhà Tùy thống nhất sau đó, cũng trong thế kỷ VI, Nhật Bản bắt đầu chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc và bước vào một thời kỳ văn hóa mới. Thời kỳ Asuka (飛鳥時代 | Phi Điểu thời đại) kéo dài từ năm 538 đến năm 710, mặc dù giai đoạn khởi đầu của thời kỳ này có thể trùng với giai đoạn cuối của thời kỳ Kofun. Thời kỳ Asuka được đặt theo tên vùng Asuka, cách thành phố Nara hiện giờ khoảng 25 km về phía nam. Quốc gia Yamato, ra đời trong thời kỳ Kofun, phát triển rất nhanh trong thời kỳ Asuka. Nhiều cung điện hoàng gia được xây dựng trong vùng ở thời kỳ này. Thời kỳ Asuka được biết đến với những thay đổi quan trọng về nghệ thuật, xã hội và chính trị. Những thay đổi này có nguồn gốc vào cuối thời Kofun, nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của sự xuất hiện của đạo Phật ở Nhật Bản. Phật giáo xuất hiện đánh dấu một thay đổi lớn trong xã hội Nhật Bản. Thời kỳ Asuka còn được phân biệt với các thời kỳ khác bởi sự thay đổi tên của quốc gia từ Oa quốc (Yamato) (倭) thành Nhật Bản (日本). Thánh Đức Thái tử (聖徳太子) phục hồi quyền lực của vương quốc Đại Hòa. Các cố gắng đầu tiên để tạo nên hiến pháp và một hệ thống giai cấp chính thức. Thánh Đức Thái Tử quảng bá cho đạo Phật. Một số chùa Phật giáo được xây dựng như Shitenno-ji (四天王寺, Tứ Thiên Vương tự), Horyu-ji (法隆寺, Pháp Long tự). Gia đình Soga (曽我, Tằng Ngã) trở nên quyền lực, tuy nhiên sau này đã bị Fujiwara-no-Kamatari (藤原鎌足, Đằng Nguyên Liêm Túc) dưới quyền hoàng tử Naka-no-Oe (中大兄皇子, Trung Đại Huynh Hoàng Tử) lật đổ. Những cuộc vận động tranh giành quyền lực trong triều đình đã dẫn đến một cuộc lật đổ sự kiểm soát của dòng họ Soga vào năm 645. Cuộc lật đổ do Hoàng tử Naka no Oe và Nakatomi no Kamatari cầm đầu giành lại quyền kiểm soát triều chính từ tay gia đình Soga và mở đầu cho cuộc cải cách Taika (Taika no Kaishin), chấm dứt sự cai trị của người Nhật Bản ở Triều Tiên. Tinh thần của cải cách Taika được thể hiện trong bộ luật gọi là Luật lệnh (律令, Ritsuryo) dưới thời Thiên hoàng Thiên Vũ (天武, Temmu), sau này được cải tiến dưới thời Thiên hoàng Văn Vũ (文武, Mommu), cháu nội của ông. Dựa trên những thay đổi về mặt nghệ thuật, thời kỳ này có thể được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn Asuka (cho tới cải cách Taika), khi những nhân tố Phật giáo đầu tiên xuất hiện với ảnh hưởng từ Bắc Ngụy và Bách Tế, và giai đoạn Hakuho (từ sau cải cách Taika) khi những ảnh hưởng của nhà Tùy và nhà Đường bắt đầu xuất hiện. Thời kỳ Nara (奈良時代 | Nại Lương thời đại) kéo dài từ năm 710 đến năm 794. Thiên hoàng Gemmei (元明天皇 "Gemmei Tennō", "Nguyên Minh Thiên Hoàng") đặt kinh đô tại Heijō-kyō (平城京, "Bình Thành Kinh" ngày nay là Nara). Ngoại trừ 5 năm (740-745) kinh đô phải dời đi nơi khác, đó là kinh đô của Nhật Bản cho đến khi Thiên hoàng Kanmu (桓武天皇 "Kammu Tennō", "Hoàn Vũ Thiên Hoàng") đặt kinh đô tại Nagaoka-kyō (長岡京, "Trường Cương Kinh") vào năm 784 trước khi di chuyển đến Heian-kyō (平安京, "Bình An Kinh"), hoặc Kyōto (京都, "Kinh Đô"), một thập niên sau vào năm 794. Kinh đô Nara được xây dựng theo mô hình của Trường An (長安, Tây An ngày nay, 西安), là kinh đô của nhà Đường, Trung Quốc. Trong những lãnh vực khác, tầng lớp thượng lưu Nhật Bản đã lấy người Trung Quốc làm kiểu mẫu, kể cả du nhập chữ viết của Trung Quốc (Nhật Bản: "kanji", 漢字, "Hán tự") và Phật giáo. Thiên hoàng có uy quyền lớn. Văn hoá thời nhà Đường của Trung Quốc được du nhập ồ ạt trở thành động lực phát triển mạnh mẽ của văn hóa bản địa. Dựa vào những cố gắng của Triều đình, những tác phẩm đầu tiên của lịch sử văn hóa Nhật Bản thời kỳ Nara đã được ghi chép lại. Các tác phẩm như "Cổ sự ký" (古事記) và "Nihon shoki" (日本書紀, Nhật Bản thư kỉ) mang tính chất chính trị nguyên thủy đã được lưu lại và do đó quyền tối cao của các Hoàng đế Nhật Bản đã được xác định và thiết lập. Nhờ vào sự truyền bá chữ viết, các bài thơ Nhật Bản được bắt đầu sáng tác, như là bài "waka" (和歌, "Hòa ca"). Theo thời gian, các bộ sưu tập thơ cá nhân được xuất bản. Bộ sưu tập thơ lớn nhất của Nhật Bản là "Vạn diệp tập" (万葉集) vào khoảng sau năm 759. Chữ viết Trung Quốc được dùng để diễn đạt âm thanh của tiếng Nhật (được gọi là "man'yōgana" (万葉仮名, "Vạn Diệp Giả Danh") cho đến khi "kana" được phát minh. Một phát triển văn hóa quan trọng khác trong thời đại này là Phật giáo đã được chính thức hóa. Vào thế kỷ thứ VI, Phật giáo đã được nước Bách Tế đưa vào Nhật Bản nhưng sự tiếp thu bị pha trộn cho đến khi Thiên hoàng Thành Võ (聖武天皇 "Shōmu Tennō") ở thời kỳ Nara thành tâm đón nhận. Hoàng đế Shōmu và thân tộc Fujiwara của ông là các Phật tử nhiệt thành đã tích cực truyền bá Phật giáo, biến Phật giáo thành "người bảo vệ đất nước" và là một phương cách làm cho thể chế Nhật Bản thêm vững mạnh. Thời kỳ Heian (平安時代 | Bình An thời đại) kéo dài từ năm 794 đến năm 1192. Kinh đô được dời tới Heian kyō (平安京, "Bình An kinh" thành phố Kyōto ngày nay). Đây được coi là một dấu son trong văn hóa Nhật Bản, được các thế hệ sau ghi nhớ ngưỡng mộ. Thời kỳ Heian cũng đánh dấu sự thăng hoa của tầng lớp samurai, tầng lớp sau cùng sẽ chiếm đoạt quyền lực và bắt đầu thời kì phong kiến ở Nhật Bản. Về cơ bản, quyền lực tối cao do Nhật hoàng nắm giữ. Nhưng trong thực tế, dòng họ quý tộc Fujiwara đã thâu tóm quyền lực. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi tại các tỉnh lị, nhà Fujiwara và các dòng họ quý tộc khác phải có vệ sĩ, cảnh vệ và các binh sĩ. Tầng lớp võ sĩ đã học hỏi được rất nhiều điều trong suốt thời kỳ Heian. Đầu năm 939, Taira no Masakado đe dọa quyền lực của chính quyền trung ương bằng việc dẫn đầu cuộc nổi loạn ở tỉnh Hitachi ở phía Bắc. Gần như trong cùng thời điểm, Fujiwara no Sumitomo nổi loạn ở phía Tây. Phần lớn sức mạnh của chính quyền nằm trong quân đội riêng của tướng quân. Sự lấn tới của tầng lớp võ sĩ vào ảnh hưởng của hoàng gia là hậu quả của cuộc nổi loạn Hōgen. Cùng thời gian này, Taira no Kiyomori học theo âm mưu của Fujiwara bằng việc đưa con ông lên giữ ngôi trị vì Nhật Bản bằng chức nhiếp chính. Gia tộc này (gia tộc Taira) vẫn tại vị cho đến sau cuộc chiến đánh dấu sự mở đầu của Mạc phủ, Chiến tranh Genpei. Thời kỳ Kamakura bắt đầu năm từ năm 1185 khi Minamoto no Yoritomo giành được quyền lực từ hoàng đế và thiết lập "Mạc phủ", tức Mạc phủ Kamakura, tại Kamakura. Các giáo phái Phật giáo mới đã Nhật Bản hóa được thành lập (là Tendai (Thiên thai tông) và Shingon (Chân ngôn tông) - chủ yếu hội nhập những yếu tố tiến bộ). Hệ thống các điều luật Ritsuryo được sửa đổi. Các thể tài thơ văn theo kiểu Trung Hoa rất hưng thịnh ở triều đình và chủ yếu của các cây bút nam. Dòng họ Fujiwara nắm quyền hành đằng sau ngai vàng. Từ cuối thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI, việc cai quản chính quyền bằng quan nhiếp chính trở thành luật lệ. Triều đình mất thực quyền kiểm soát đất nước, chỉ còn nắm vai trò đại diện. Phúc lợi công cộng bị coi nhẹ. Người đứng đầu các tỉnh trở nên tham nhũng và lười nhác. Chủ nhân của các khu trang ấp ("shoen") thành lập các nhóm võ sĩ để tự vệ, tạo ra sự mở đầu của hệ thống samurai (võ sĩ, cận vệ có vũ trang). Thơ ca Nhật Bản phát triển rực rỡ, đặc biệt là waka (thể thơ 31 âm tiết). Cổ kim tập và các tuyển tập waka khác được biên soạn. Những tác phẩm khác gồm có tiểu thuyết đầu tiên của thế giới, cuốn Truyện kể Genji do Murasaki Shikibu chấp bút, tùy bút Sách gối đầu của Sei Shonagon, cuốn Truyện kể Ise, và Nhật ký Tosa. Cuối thế kỷ XI đến 1192 bắt đầu một thế kỷ các Thiên hoàng rời xa thế tục, đi tu nhưng vẫn gián tiếp cai quản công việc triều chính. Triều đình dần biến thành một quốc gia không có thực quyền, quan liêu xa rời thực tế, không chăm lo đến các phúc lợi công cộng mà chỉ bận tâm tới việc xây dựng chùa chiền và truyền bá tư tưởng Phật giáo. Tầng lớp quý tộc trong triều đình suy đồi và vô dụng. Giáo phái Phật giáo Jodo (Tịnh độ tông) phát triển. Quyền lực của các phe cánh địa phương với nền tảng là hệ thống samurai tăng lên. Dẫn đầu trong số họ là các gia đình Minamoto (Genji) và Taira (Heike hoặc Heishi). Các chùa chiền cũng duy trì lực lượng tự vệ. Những cuộc tranh giành quyền lực trong Hoàng gia và các yếu tố khác cuối cùng đã đem lại uy thế cho gia đình Taira, nhưng sau một phần tư thế kỷ nắm quyền, rốt cuộc nhà Taira lại bị nhà Minamoto đánh bại. Khi Thiên hoàng Kanmu dời kinh đô tới Heian-kyō (Kyōto), trung tâm của hoàng gia trong hơn 1000 năm sau đó. Kammu không chỉ muốn tăng cường quyền lực hoàng đế mà còn củng cố vị thế địa chính trị của bộ máy cai trị. Kyōto có một con sông dẫn ra biển và có thể đến được bằng đường bộ qua các tỉnh phía Đông. Thời Heian giai đoạn đầu (784-967) là sự tiếp tục văn hóa thời kì Nara, thủ đô Heian (Kyōto) được thiết kế theo kiểu kinh đô Trường An của nhà Đường. Nara cũng như vậy nhưng ở quy mô lớn hơn. Bất chấp sự suy thoái của các cải cách Taika-Taihō, chính quyền hoàng gia vẫn rất mạnh vào giai đoạn đầu thời kì Heian. Sự thật là, việc Nhật Hoàng Kanmu tránh xa các cải cách mạnh mẽ đã làm giảm cường độ các cuộc đấu tranh chính trị và ông đã được thừa nhận là một trong những hoàng đế mạnh mẽ nhất của Nhật Bản. Dù đã bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự năm 792, Kammu vẫn tiến hành những cuộc tấn công quân sự lớn nhằm thu phục người Emishi, những người được cho là con cháu của người thời kỳ Jōmon đã di cư, sống ở Bắc và Đông Nhật Bản. Sau khi thu được một số lãnh thổ năm 794, năm 797 Kanmu bổ nhiệm một tướng lĩnh mới với tên hiệu Chinh di đại tướng quân. Năm 801, vị tướng này đánh bại người Emishi và mở rộng lãnh địa hoàng gia tới cuối phía Đông của đảo Honshū. Quyền lực hoàng đế với các tỉnh ở thời điểm mong manh nhất. Tuy nhiên, trong thế kỷ IX và X, phần lớn quyền lực rơi vào tay các gia tộc lớn, họ không coi trọng các vùng đất có phong cách Trung Hoa và hệ thống thuế của chính quyền tại Kyōto. Sự ổn định đến với thời kì Heian, dù sự kế vị được đảm bảo cho gia đình hoàng đế theo phương thức truyền ngôi, quyền lực lại lần nữa tập trung vào tay của dòng họ quý tộc như nhà Fujiwara. Sau cái chết của Kammu năm 806 và sự tranh giành quyền kế vị của hai con trai ông, hai cơ quan mới được thành lập để điều chỉnh lại hệ thống hành chính Taika-Taihō. Thông qua Ngự tiền viện, Hoàng đế có thể soạn thảo các chiếu chỉ trực tiếp và chắc chắn hơn trước kia. Ban Cảnh binh thủ thay thế các đơn vị cấm vệ mang nặng tính nghi lễ. Trong khi hai cơ quan này củng cố quyền lực của Thiên hoàng, chúng và các cấu trúc kiểu Trung Hoa khác nhạt dần khi đất nước phát triển hơn. Ảnh hưởng Trung Hoa thực sự chấm dứt với đoàn sứ bộ của Hoàng gia đến nhà Đường năm 838. Nhà Đường là một đất nước đang suy vong, và Phật giáo Trung Quốc đang bị khủng bố quyết liệt, làm xói mòn sự kính trọng của người Nhật với các thể chế Trung Quốc. Nhật Bản bắt đầu thay đổi theo chiều hướng hướng nội hơn. Giống như gia tộc Soga nắm quyền kiểm soát ngai vàng trong thế kỷ VI, gia tộc Fujiwara đã thông hôn với Hoàng gia trong thế kỷ IX, và một trong những thành viên của họ trở thành người đứng đầu Ngự tiền phòng của Hoàng đế. Một người nhà Fujiwara khác trở thành Nhiếp chính quan, Sessho cho cháu trai mình, khi đó là một ấu chúa, và một người nữa được phong chức Kanpaku. Cho đến cuối thế kỷ IX, vài Thiên Hoàng cố gắng, nhưng thất bại để kìm hãm nhà Fujiwara. Tuy vậy, có một lần dưới triều Thiên hoàng Daigo (897-930), chế độ nhiếp chính Fujiwara bị gián đoạn vì Nhật hoàng trực tiếp trị vì. Tuy nhiên, gia đình Fujiwara không hề bị suy yếu dưới triều Daigo mà thực tế họ còn mạnh hơn. Tập quyền ở Nhật Bản tiếp tục bị xói mòn, và nhà Fujiwara, cùng với vài gia đình lớn và tổ chức tôn giáo, có thêm nhiều "shōen" (trang ấp) và vô cùng giàu có vào đầu thế kỷ X. Vào đầu thời Heian, các "shōen" đã có được địa vị pháp lý, và các tổ chức tôn giáo lớn giữ lấy cái danh vĩnh cửu, từ chối nộp thuế, và miễn nhiễm trước việc kiểm soát của chính quyền với các "shōen" mà họ nắm giữ. Những người canh tác trên đất thấy việc đổi tên gọi thành "shōen" rất có lợi cho phần chia sau vụ mùa. Nhân dân và đất đai ngày càng vuột khỏi tầm kiểm soát của thuế khóa và triều đình, thực tế đã trở lại tình trạng trước Cải cách Taika. Trong vòng một thập kỷ sau cái chết của Daigo, gia đình Fujiwara nắm quyền kiểm soát toàn diện triều đình. Năm 1000, dưới thời Thiên hoàng Ichijō, Fujiwara no Michinaga đã có thể phế lập Thiên Hoàng theo ý muốn. Rất ít quyền lực thuộc về chế độ hành chính truyền thống, và việc triều chính nằm cả trong tay gia đình Fujiwara. Nhà Fujiwara được nhà sử học George B. Sansom gọi là "độc tài cha truyền con nối." Bất chấp việc chiếm đoạt vương quyền, nhà Fujiwara vẫn tạo ra một thời kỳ nở hoa của nghệ thuật và mỹ học giữa triều đình và tầng lớp quý tộc. Những vần thơ duyên dáng cùng văn học tiếng bản ngữ rất được ưa chuộng. Văn tự tiếng Nhật đã từ lâu dựa vào kanji, nay nó được bổ sung thêm bằng kana, hai cách phát âm chữ viết Nhật Bản: katakana, một hệ thống dựa vào trí nhớ sử dụng chữ tượng hình Trung Hoa; và hiragana, bảng ký hiệu âm tiết bằng chữ thảo với một phương pháp viết riêng biệt đặc sắc Nhật Bản. Hiragana cho người viết cảm xúc với những từ phát âm, và với nó, lại càng quảng bá cho sự nổi tiếng của văn học tiếng Nhật, đa phần các tác phẩm được những người phụ nữ trong triều viết ra, họ đều không biết tiếng Trung Quốc như đàn ông. Ba phụ nữ cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI đã giới thiệu cái nhìn về cuộc sống và sự lãng mạn ở triều đình Heian trong "Tinh Linh Nhật ký" ( "Kagero nikki") do "mẹ của Fujiwara Michitsuna" viết, "Sách gối đầu" của Sei Shonagon và "Truyện kể Genji" của Murasaki Shikibu. Nghệ thuật bản xứ cũng nở hoa dưới triều đại Fujiwara sau hàng thế kỷ noi theo hình mẫu Trung Hoa. Những bức vẽ phong cách Nhật Bản sặc sỡ yamato-e về đời sống triều đình và những câu chuyện về đền thờ và nơi linh thiêng trở thành thông dụng vào giữa và cuối thời Heian, trở thành khuôn mẫu cho nghệ thuật Nhật Bản ngày nay. Khi văn hóa phát triển rực rỡ, sự phân quyền cũng ngày càng trầm trọng. Trong khi thời kỳ đầu tiên của phát triển "shōen" vào đầu thời kỳ Heian đã chứng kiến việc khai hoang nhiều đất đai mới và việc phong đất cho các nhà quý tộc và các thể chế tôn giáo, thời kỳ thứ hai chứng kiến gia sản các "gia tộc triều đình" phình lên. (Thực tế, hệ thống gia tộc cũ vẫn gần như còn nguyên vẹn ở trong triều đình tập quyền cũ). Các thể chế mới nay cần đối diện với sự thay đổi về xã hội, kinh tế, và chính trị. Luật Taihō mất hiệu lực, các thể chế của nó bị gạt khỏi chức năng nghi lễ. Hệ thống hành chính gia đình nay trở thành thể chế chung. Khi gia đình quyền lực nhất Nhật Bản, nhà Fujiwara thống trị Nhật Bản và quyết định mọi việc triều chính, ví dụ như việc thừa kế ngai vàng. Việc gia đình và triều chính hoàn toàn bị trộn lẫn, một hình mẫu được bắt chước bởi các gia đình khác, các tu viện, và thậm chí cả Hoàng gia. Việc quản lý đất đai trở thành công việc chính yếu của các gia đình quý tộc, không nhiều sự quản lý trực tiếp từ Hoàng gia hay chính phủ trung ương vì quyền lực của họ đã suy giảm và sự đoàn kết lớn trong gia đình và việc thiếu ý thức thống nhất quốc gia của người Nhật. Chiến tranh Genpei (kanji: 源平合戦, romaji: "Genpei kassen, Nguyên Bình hợp chiến") (1180-1185) là cuộc chiến giữa hai gia tộc Taira và Minamoto vào cuối thời kỳ Heian của Nhật Bản. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của gia tộc Taira và sự thành lập của mạc phủ Kamakura bởi Minamoto no Yoritomo vào năm 1192. Cái tên Genpei xuất phát từ sự kết hợp cách đọc trong kanji từ kanji 'Minamoto' (源, Nguyên) và 'Taira' (平, Bình). Trận chiến này còn được gọi là Loạn Jishō-Juei (治承寿永の乱, Jishō-Juei no ran). Các hành động của Taira no Kiyomori làm sâu sắc thêm sự hận thù của nhà Minamoto với gia tộc Taira. Vào tháng 5 năm 1180, Hoàng Tử Mochihito (con trai Cựu Thiên Hoàng Go-Shirakawa và là người bị đe dọa bởi Taira no Kiyomori về ngai vị vốn thuộc về mình nay lại thuộc về Thiên Hoàng Antoku) cùng với Minamoto no Yorimasa gửi lời hiệu triệu đến những gia tộc samurai vốn thù hằn với nhà Taira nhằm chống đối lại Taira no Kiyomori. Kiyomori ra lệnh bắt giữ ông, người đang trú ẩn tại đền Mii-dera nhằm tránh bị bắt rồi hành quyết, nhưng do sự can thiệp của một số nhà sư Mii-dera ủng hộ cho nhà Taira nên bị phát hiện. Do cảm thấy các nhà sư Mii-dera không thể đảm bảo cho ông sự bảo vệ cần thiết, vì vậy ông cùng với Yorimasa buộc phải rời đi. Sau đó ông bị quân đội nhà Taira đuổi đến Byōdō-in, ngoại ô của Heian (Kyōto ngày nay). Chiến tranh bắt đầu sau đó, với một cuộc chạm trán kịch tính xung quanh cây cầu bắc qua sông Uji. Trận chiến kết thúc với lễ nghi tự sát của Yorimasa vì bị thương nặng và thất bại trong việc bảo vệ ông, sau đó ông bị bắt và bị hành quyết bởi Taira no Kiyomori. Đây là thời điểm Minamoto no Yoritomo sau khi bị lưu đày quay trở lại nắm quyền lãnh đạo gia tộc Minamoto và bắt đầu đi khắp thôn quê thuộc đồng bằng Kanto để tập hợp đồng minh. Khởi hành từ tỉnh Izu, hướng đến đèo Hakone, sau đó ông nhận được sự hỗ trợ từ gia tộc Miura, nhưng vẫn bị nhà Taira đánh bại trong Trận Ishibashiyama. Tuy vậy, ông cũng đến được tỉnh Kai và tỉnh Kozuke, nơi gia tộc Takeda và các gia đình bạn hữu khác giúp đẩy lui quân Taira. Trong khi đó, Taira no Kiyomori đang báo thù các nhà sư ở Mii-dera và những người khác, bao vây Nara, đốt phá phần lớn thành phố và đền chùa. Giao tranh tiếp diễn năm sau đó, Minamoto no Yukiie đánh lén vào quân đội của Taira no Tomomori trong Trận Sunomatagawa nhưng không thành công. Ông bị họ đuổi cho đến Yahahigawa, phá hủy cây cầu qua sông để làm chậm bước tiến của quân nhà Taira. Ông bị đánh bại và phải rút lui một lần nữa, nhưng Taira no Tomomori bị ốm và hoãn lại việc truy kích Minamoto no Yukiie. Khi quân đội Minamoto thống nhất rời Kyōto, nhà Taira bắt đầu củng cố các vị trí của mình tại nhiều nơi trong và xung quanh biển nội Seto, vốn là đất tổ tiên của họ. Họ nhận được thư của Thiên hoàng rằng nếu họ đầu hàng trước ngày mồng 7 tháng 2, nhà Minamoto sẽ bị thuyết phục đồng ý đình chiến. Đò là một trò hề, vì cả nhà Minamoto lẫn Thiên hoàng đều không đợi đến ngày thứ 8 mới tấn công. Tuy nhiên, chiến thuật này cho Thiên hoàng một cơ hội để lấy lại các thần khí và làm sao lãng sự lãnh đạo của nhà Taira. Quân đội Minamoto, dẫn đầu bởi Yoshitsune và Noriyori, thực hiện cuộc tấn công lớn đầu tiện tại Ichi-no-Tani, một trong những thành chính của nhà Taira tại đảo Honshū. Thành bị bao vây, và quân Taira rút lui đến Shikoku. Tuy nhiên, nhà Minamoto không chuẩn bị tấn công Shikoku; 6 tháng đình chiến sau đó rồi nhà Minamoto mới tiến tiếp. Mặc dù trên đường rút chạy, nhà Taira có lợi thế riêng ở quê hương, và giỏi thủy chiến hơn đối thủ của mình nhiều. Gần một năm sau trận Ichi-no-Tani, thành chính của nhà Taira tại Yashima mới bị tấn công. Thấy lửa hiệu từ trên đảo Shikoku, nhà tarai hy vọng một cuộc tấn công trên bộ và lên thuyền của mình. Tuy vậy, đây là đòn nghi binh của nhà Minamoto, họ vẫn chờ với thủy quân của mình. Thành Yashima thất thủ, cùng với cung điện hoàng gia tạm thời được nhà Taira xây dựng, tuy vậy, nhiều người đã chạy thoát cùng với thần khí và Thiên hoàng Antoku. Chiến tranh Genpei kết thúc một tháng sau đó, sau trận Dan-no-ura, mổ trong những trận đánh nổi tiếng và quan trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Nhà Minamoto chạm trán hạm đội nhà Taira tại en Shimonoseki, một khoảng nước nhỏ phân cách giữa đảo Honshū và đảo Kyūshū. Sau hàng loạt cung tên, sáp chiến bắt đầu. Thủy triều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trận đánh, ban đầu mang lợi thế cho nhà Taira, những thủy thủ kinh nghiệm và tài giỏi hơn, và sau đó là cho nhà Minamoto. Lợi thế của nhà Minamoto được nâng cao nhiều nhờ sự phản bội của Taguchi Shigeyoshi, một tướng quân của nhà Taira nói ra vị trí của Thiên hoàng Antoku và thần khí. Nhà Minamoto chuyển sự chú ý của mình đến con thuyền của Thiên hoàng, và trận đánh nhanh chóng chuyển hướng có lợi cho họ. Quy tắc hải chiến thời đó quy định không bắn vào người lái thuyền, chỉ bắn chết võ sỹ samurai, tức là thành viên chiến đấu. Sở dĩ như vậy, vì người lái thuyền đều là dân chài, không phải quân lính, nếu bắn chết họ thì sau này họ sẽ không lái thuyền cho quân đội nữa, thủy quân cũng không hình thành nổi. Tuy vậy, Yoshitsune vốn là người miền Đông, không nghĩ xa tới tương lai thủy quân, nên đã phá lệ cũ, nhằm bắn người lái thuyền trước nhất. Người lái thuyền không mặc giáp trụ, nên bị trúng tên thì bị thương nặng không lái thuyền được nữa. Vì vậy, họ sợ bỏ chạy hết, khiến đoàn thuyền của Taira không xoay xở được. Các tướng Taira đã thốt lên "Yoshitsune là đồ hèn!" mà chết đi. Nhiều samurai của nhà Taira, cùng với Thiên hoàng Antoku và bà nội ông Taira no Tokiko, góa phục của Taira no Kiyomori, trẫm mình xuống làn sóng nước thay vì sống để thấy sự thất bại cuối cùng của gia tộc mình về tay nhà Minamoto. Taira no Kiyomori chết bệnh vào mùa xuân năm 1181, và cùng lúc đó, Nhật Bản bắt đầu phải hứng chịu một nạn đói kéo dài cho đến năm sau. Nhà Taira chuyển hướng tấn công sang Minamoto no Yoshinaka, anh em họ của Yoritomo, người khởi quân từ phía Bắc nhưng không thành công. Gần 2 năm, hai bên ngừng chiến, chỉ tiếp tục vào mùa xuân năm 1183. Nhà Taira bị tiêu diệt, và chiến thắng của nhà Minamoto theo sau đó bằng việc thành lập Mạc phủ Kamakura. Mặc dù Minamoto no Yoritomo không phải là người đầu tiên giữ tước vị Shōgun, ông là người đầu tiên giữ vị trí này với vai trò ở tầm quốc gia. Sự kết thúc của chiến tranh Genpei và mở đầu Mạc phủ Kamakura đánh dấu sự nổi lên của quyền lực quân sự (samurai) và sự suy sụp của quyền lực Thiên hoàng, người bị buộc phải chủ tọa mà không có quyền lực chính trị hay quân sự, cho đến thời Minh Trị Duy Tân 650 năm sau đó. Thêm vào đó, trận chiến này và kết quả của nó khiến cho 2 màu đỏ và trắng, màu của gia tộc Taira và Minamoto, một cách tương đối, trở thành màu quốc gia của Nhật Bản. Ngày nay, hai màu này có thể thấy trên quốc kỳ Nhật, và trên cờ, bảng trong sumo và các hoạt động truyền thống khác. Thời kỳ Kamakura (鎌倉時代 | Liêm Thương thời đại) kéo dài từ năm 1185 đến năm 1333, đánh dấu sự chuyển dịch sang nền kinh tế dựa trên đất đai và sự tập trung kỹ thuật quân sự hiện đại vào tay tầng lớp võ sĩ. Các lãnh chúa yêu cầu sự phục vụ trung thành của các chư hầu, đổi lại họ được ban thưởng thái ấp. Chủ thái ấp áp dụng các luật lệ quân sự địa phương. Minamoto-no-Yoritomo được bổ nhiệm làm Chinh di Đại tướng quân ("Seiji-Taishogun"). Mạc phủ ở Kamakura được thiết lập. Phát triển nông nghiệp nhờ sử dụng súc vật kéo. Thu hoạch vụ mùa nửa năm một lần. Bổ nhiệm chức vụ "thủ hộ" ("shugo") và "địa đầu" ("jito"). Giáo phái Phật giáo Jodo phát triển. Giáo phái Thiền tông du nhập từ Trung Quốc. Sau cái chết của Yoritomo, gia đình Hōjō trở thành các quan nhiếp chính trong chế độ Mạc phủ. Dòng dõi Minamoto chẳng bao lâu kết thúc, nhưng gia đình Hōjō vẫn tiếp tục làm các quan nhiếp chính, kiểm soát cả các Thiên hoàng lẫn các Chinh di Đại tướng quân. Giáo phái Phật giáo Nichiren (hoặc Hokke) phát triển. Truyện kể Heike với âm hưởng về lẽ sinh tử vô thường của cuộc đời được viết. Các võ sĩ Samurai ngày càng trở nên có nhiều quyền lực ở các vùng trang ấp. Vào giai đoạn cuối của thời kỳ này, Thiên hoàng Hậu Đề Hồ nhanh chóng khôi phục lại luật lệ Hoàng gia nhưng thất bại trong việc đạt được quyền kiểm soát thích đáng và bị lật đổ bởi người trước đó đã từng giúp ông là Ashikaga Takauji - người đã đưa Thiên hoàng Quang Minh lên ngôi, thay thế Thiên hoàng Hậu Đề Hồ. Thiên hoàng Hậu Đề Hồ bỏ trốn và lập ra một triều đình ở Yoshino kình địch với triều đình Quang Minh ở kinh đô Kyōto. Hai triều đình, Bắc và Nam, sau đó tiếp tục tồn tại trong 57 năm. Năm 1272 và 1281, quân Mông Cổ hai lần tấn công Nhật Bản. Yêu cầu thống nhất lòng dân để bảo vệ lãnh thổ trở nên cấp thiết. Lần thứ nhất, với sự dũng cảm của tầng lớp võ sĩ, sự vững chãi của các thành trì duyên hải và sự giúp đỡ của thời tiết, quân Mông Cổ đổ bộ lên bờ đều bị đánh bại. Lần thứ hai, khi các thành trì đã có thể bị chọc thủng, hạm đội hùng mạnh của quân Mông Cổ trên biển lại bị trận bão cực lớn đánh chìm, kết thúc mộng chinh đông của hoàng đế Nguyên Mông. Người Nhật sau tôn kính gọi trận bão này bằng một cái tên sẽ khắc ghi mãi mãi vào lịch sử là "Thần Phong" (kamikaze). Cho đến đầu thế kỷ XIV, Mạc phủ Kamakura của gia tộc Hōjō đang ở trong tình thế lộn xộn-những nỗ lực để chống lại những cuộc xâm lược của Đế quốc Mông Cổ trong các năm 1274 và 1281 rất tốn kém, và Tướng quân không thể ban thưởng cho người đứng đầu các tỉnh đã tập hợp lại dưới trướng ông. Năm 1318 Thiên hoàng Hậu Đề Hồ thuộc chi thứ của Hoàng gia lên ngôi, nhưng miễn cưỡng phải thoái vị dưới sức ép của chi trưởng vì quyết tâm lật đổ Mạc phủ. Quyền thế của Ashikaga Shogunate đã hoàn thành đến mức Ashikaga Yotshimitsu đã có thể ra luật Nhật Bản mà không cần tham chiếu tới hoàng đế. Ông bị lưu đày năm 1331, và những người ủng hộ ông như các võ sỹ tại các tỉnh như Kusunoki Masahige tiếp tục đấu tranh, năm 1333, Mạc phủ bị tiêu diệt khi Ashikaga Takauji quay lưng lại với họ. Hậu Đề Hồ trở về kinh đô Kyōto thuyết phục rằng những ngày của Shōgun cùng những kẻ tiếm quyền khác đã qua và Thiên hoàng có thể lại thống trị không chỉ trên danh nghĩa mà cả thực quyền một lần nữa. Tuy vậy, triều Go-daigo không hề có kinh nghiệm quản lý lẫn quyền lực tại các tỉnh để giải quyết thực tế của một xã hội do các võ sĩ làm chủ. Thiên hoàng Hậu Đề Hồ từ chối bổ nhiệm Ashikaga Takauji làm Tướng quân ("Chinh di Đại tướng quân") kể cả khi ông trực tiếp yêu cầu năm 1335, và khi ông giao tranh với Ashikaga Takauji năm 1336, kết quả không còn nghi ngờ gì nữa. Ông chạy về phương Nam, từ Kyōto đến Yoshino, trong khi Takauji thiết lập một Mạc phủ mới tại kinh đô Kyōto, gọi là Mạc phủ Muromachi, đánh bại những người trung thành còn lại trong trận đánh gần Kobe, và đưa một Thiên hoàng bù nhìn lên ngôi. Điều này mở đầu cho sự phân ly của hai nhánh thù địch trong Hoàng gia kéo dài cho đến năm 1392. Gia tộc Ashikaga của Takauji nắm ngôi Tướng quân trong suốt thời Muromachi. Thời kỳ nhà Ashikaga thống trị (1336–1573) được gọi là Muromachi từ tên một quận của Kyōto nơi họ đặt tổng hành dinh của mình sau khi Shōgun thứ 3 Ashikaga Yoshimitsu (足利 義満) xây dựng dinh thự của mình ở đó năm 1378. Cái để phân biệt giữa hai hình thức "Mạc phủ" (幕府) Ashikaga và Kamakura là, trong khi Kamakura tồn tại trong thế cân bằng với triều đình Kyōto, Ashikaga tước đoạt mọi quyền lực còn lại của triều đình. Tuy vậy, Mạc phủ Ashikaga không mạnh như Kamakura vì đã và đang lo ngại lớn vì cuộc nội chiến. Cho đến thời Ashikaga Yoshimitsu (Shōgun thứ 3, 1368–94, và Chưởng ấn quan, 1394–1408), họ vẫn không có vẻ gì là đã nổi lên thực sự. Dù thành công trong nỗ lực chống quân Nguyên Mông giai đoạn trước, nhưng cuộc chiến với đối phương không cân sức đến từ lục địa đã đẩy đất nước tới những khó khăn và phân rã sau này, khi phải giải quyết những vấn đề của giai đoạn hậu chiến. Lòng dân ly tán, triều đình phân liệt. Bắc triều do Ashikaga Takauji thành lập ở Kyōto. Nam triều do Thiên hoàng Hậu Đề Hồ cai trị đầu tiên ở Yoshino (Nara). Giữa hai triều đình liên tục nổ ra những cuộc chiến nhằm duy trì và củng cố quyền lực. Yoshimitsu cho phép các đốc quân, có quyền lực bị giới hạn dưới thời Kamakura, trở thành người chủ mạnh hơn trong vùng, sau này gọi là "daimyō" (大名, "đại danh"). Trong thời điểm đó, sự cân bằng của quyền lực tiến triển giữa Shōgun và các daimyō; ba gia đình daimyō nổi bật nhất thay nhau làm "phó" cho Tướng quân tại Kyōto. Yoshimitsu cuối cùng thành công trong việc thống nhất Bắc Triều và Nam Triều năm 1392, nhưng, bất chấp lời hứa cân bằng lớn hơn giữa hai chi của Hoàng tộc, Bắc triều vẫn kiểm soát ngôi báu thời gian sau. Dòng họ của các Tướng quân yếu dần sau Yoshimitsu và ngày càng mất quyền lực về tay các daimyō và những người có quyền lực ở địa phương. Quyết định của Shōgun về việc kế vị ngôi vua trở nên vô nghĩa, và các daimyō đứng đằng sau ứng cử viên của mình. Thời đó, gia đình Ashikaga có vấn đề kế vị của riêng mình, cuối cùng dẫn đến cuộc loạn Ōnin (応仁の乱 "Ōnin no Ran, Ưng Nhân loạn", 1467–1477), tàn phá Kyōto và thực sự đã chấm dứt quyền lực quốc gia của Mạc phủ. Lỗ hổng quyền lực tạo ra một thế kỷ hỗn loạn sau đó. Cho đến cuối thời Muromachi, người châu Âu đầu tiên đã xuất hiện. Người Bồ Đào Nha đổ bộ lên phía Nam đảo Kyūshū (九州, "Cửu Châu") năm 1543 và trong vòng hai năm tiến hành các chuyến cập cảng đều đặn, bắt đầu thời kỳ kéo dài gần một thế kỷ, thời kỳ mậu dịch Nanban (南蛮貿易時代). Người Tây Ban Nha đến năm 1587, tiếp đó là người Hà Lan năm 1609. Người Nhật bắt đầu cố nghiên cứu kỹ lưỡng các công dân phương Tây, và các cơ hội mới được mạng lại cho nền kinh tế, cùng với sự thách thức chính trị nghiêm trọng. Hỏa khí, vải, đồ thủy tinh, đồng hồ, thuốc lá, và các phát minh của phương Tây khác được đổi lấy vàng và bạc Nhật Bản. Rất nhiều tiền được tích lũy qua thương mại, và các daimyō nhỏ hơn, đặc biệt là ở Kyūshū, gia tăng mạnh mẽ quyền lực của mình. Chiến tranh giữa các tỉnh trở nên khốc liệt hơn sau sự du nhập của hỏa khí, ví dụ như súng hỏa mai và đại bác, và việc sử dụng nhiều bộ binh hơn. Thời kỳ Chiến quốc là thời kỳ của các chuyển biến xã hội, mưu mô chính trị, và gần như những cuộc xung đột quân sự liên tục ở Nhật Bản, bắt đầu từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVI. Mặc dù Mạc phủ Ashikaga vẫn giữ cấu trúc của Mạc phủ Kamakura và xây dựng một chính quyền của các chiến binh dựa trên các quyền kinh tế xã hội và bổn phận tương tự như nhà Hōjō với bộ luật "Trinh Vĩnh" ("Jōei") năm 1232, họ không thể giành được lòng trung thành của rất nhiều đại danh, đặc biệt là ở những lãnh địa xa Kyōto. Khi thương mại với Trung Quốc tăng lên, kinh tế phát triển, và việc sử dụng tiền trở nên phổ biến và các thành phố thương mại xuất hiện. Điều này, cùng với sự phát triển của nông nghiệp và thương nghiệp quy mô nhỏ, dẫn đến tham vọng về quyền tự trị địa phương lớn hơn ở khắp các giai tầng xã hội. Vào đầu thế kỷ XV, tai họa vì thảm họa thiên nhiên như động đất và nạn đói thường lãm nảy sinh những cuộc nổi dậy của nông dân, những người đã bị vắt kiệt sức vì các khoản nợ và thuế khóa. Thời kỳ Chiến quốc bao gồm nhiều các thời đại nhỏ của tách biệt và sáp nhập. Loạn Ōnin (1467–1477), cuộc chiến bắt nguồn từ sự nghèo khổ và chính thức nổ ra vì tranh cãi vì việc kế thừa ngôi Tướng quân, thường được coi là mốc đánh dấu thời điểm bắt đầu của Thời kỳ Chiến quốc. Quân đội phía Đông do Hosokawa và các đồng minh đụng độ với quân đội phía Tây của gia tộc Yamana, và giao chiến ở trong và xung quanh Kyōto suốt 11 năm, sau đó lan ra các tỉnh xa. Đây là thời kỳ đầy rẫy những bất ổn định chính trị, xã hội và chiến sự. Khắp Nhật Bản, các lãnh chúa đều chiêu mộ võ sĩ, xây dựng lực lượng riêng và đánh chiếm lẫn nhau. Các tổ chức tôn giáo có những tín đồ sẵn sàng tử vì đạo cũng nổi dậy chiêu mộ nông dân, và chiến đấu giành quyền lực với các lãnh chúa đại danh. Quyền lực dần dần chuyển từ trên xuống dưới, từ Chinh di Đại tướng quân (Shōgun) đến gia đình Hosokawa (cấp dưới của Shōgun), đến gia đình Miyoshi (cấp dưới của Hosokawa) và cuối cùng là gia đình Matsunaga (cấp dưới của Miyoshi). Quyền lực của đại danh-thủ hộ tăng lên, thay thế tầng lớp quý tộc cũ kiểm soát các thái ấp. Họ cố thủ trong các khu vực của mình và tìm cách mở rộng quyền lực. Thời kỳ Azuchi-Momoyama (安土桃山時代 | An Thổ-Đào Sơn thời đại) kéo dài từ năm 1573 đến năm 1603. Đây là thời kỳ thống nhất đất nước. Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi là hai nhà quân sự lỗi lạc có công đầu. Oda Nobunaga trục xuất Chinh di Đại tướng quân cuối cùng của gia tộc Ashikaga và thành công trong việc thống nhất một khu vực quan trọng của đất nước. Sau khi ông chết do bị phản bội, công việc của ông được người tùy tùng trung thành tên là Toyotomi Hideyoshi kế nghiệp và hoàn thành. Trong thời kỳ này, những người châu Âu đầu tiên đã đến Nhật Bản, mang theo súng ống và Ki-tô giáo. Việc buôn bán với nước ngoài bắt đầu. Đạo Ki-tô và việc buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh mẽ dưới thời Oda và vào đầu thời Toyotomi, nhưng cuối cùng Toyotomi nghi ngờ những tham vọng về đất đai của người châu Âu và đã ra lệnh trục xuất những người truyền giáo. Mặc dù vậy, việc buôn bán vẫn tiếp tục. Toyotomi Hideyoshi đưa quân xâm chiếm Triều Tiên. Cuộc viễn chinh sau những thành công lớn bước đầu đập tan các đạo quân kháng cự yếu ớt và kiểm soát nhiều phần rộng lớn thuộc lãnh thổ Triều Tiên, cuối cùng lại thất bại nặng nề. Sự thất bại này, bên cạnh nguyên nhân do vương quốc Triều Tiên, đương thời là phiên thuộc nhà Minh (Trung Quốc), đã nhờ quân đội nhà Minh giúp sức, thì nguyên nhân lớn là do lực lượng hải quân Nhật Bản giai đoạn này còn yếu. Những chiến thuyền còn nhỏ và kinh nghiệm hải hành còn thiếu, kế hoạch đổ bộ của các đạo quân lên bán đảo Triều Tiên không khớp nhau đã dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong phối hợp giữa các cánh quân. Sau này người Nhật đã rút kinh nghiệm và lưu ý đến việc xây dựng hải quân hùng mạnh hơn. Trường phái hội họa Kano và trà đạo đạt tới giai đoạn hoàng kim, với cả Nobunaga và Hideyoshi không tiếc tiền bạc và thời gian sưu tầm các bát uống trà và các vật dụng khác, tài trợ cho các sự kiện xã hội hoang phí, tài trợ cho các trà sư bậc thầy như Sen no Rikyū. Hideyoshi xâm chiếm Nagasaki năm 1587, và sau đó cố kiểm soát giao thương với thế giới và điều chỉnh lại mọi liên hệ với thế giới bên ngoài đều qua thương cảng này. Mặc dù Trung Quốc cản trở nỗ lực của ông bằng cách thắt chặt việc nhượng quyền giao thương, các nhiệm vụ thương mại của Hideyoshi đến những vùng đất nay là Malaysia, Philippines, và Thái Lan trên các con tàu dấu đỏ vẫn thành công. Ông cũng nghi ngờ những người theo đạo Thiên Chúa ở Nhật Bản, theo ông thì họ có âm mưu lật đổ mình và vài nhà truyền giáo đã bị xử tử dưới thời ông. Sau khi Toyotomi Hideyoshi chết, quyền lực bị Tokugawa Ieyasu thâu tóm. Mặc dù Toyotomi Hideyoshi thống nhất Nhật Bản và củng cố quyền lực của mình qua Cuộc vây hãm Odawara (1590), hai lần xâm lược Triều Tiên thất bại của ông đã làm quyền lực của gia tộc Toyotomi cũng như những người trung thành và những quan viên vẫn còn phục vụ và ủng hộ gia tộc này sau khi Toyotomi chết suy yếu một cách khủng khiếp. Sự hiện diện của Hideyoshi và em trai ông ta Hidenaga làm hai phe không bùng nổ xung đột, nhưng khi cả hai người đều qua đời, sự xích mích ngày càng trầm trọng và biến thành thù địch. Vì gia tộc Toyotomi có nguồn gốc nông dân, cả Hideyoshi lẫn người thừa kế ông là Hideyori không được công nhận hay chấp nhận được làm Shōgun. Tokugawa Ieyasu chớp lấy thời cơ, lấy lòng họ, và hướng sự thù địch làm yếu đi gia tộc Toyotomi. Tokugawa Ieyasu không còn đối thủ về thâm niên, thứ bậc, danh tiếng và ảnh hưởng nói chung trong gia tộc Toyotomi sau cái chết của Nhiếp chính Maeda Toshiie. Tin đồn lan tràn về việc Ieyasu, lúc này là đồng minh duy nhất còn sống của Oda Nobunaga, sẽ chiếm lấy cơ nghiệp của Hideyoshi, như cách mà Hideyoshi đã đoạt lấy của Nobunaga. Điều này được những quan viên trung thành với Hideyoshi đặc biệt tin tưởng, vì họ đã nghi ngờ Ieyasu đã kích động mối bất hòa giữa các chư hầu của Toyotomi. Ieyasu đã liên hệ với nhiều daimyō ở phía Tây, đảm bảo cho họ về đất đai và tính mạng sau trận chiến nếu họ chuyển phe. Điều này làm vài tướng lĩnh phía Tây giữ các vị trí quan trọng dao động và phải đưa quân tiếp viện hay tham chiến, việc này đã phát huy tác dụng. Mori Hidemoto và Kobayakawa Hideaki là hai daimyō như thế. Họ ở những vị trí mà nếu đánh thúc vào Đông quân, họ sẽ làm cho Ieyasu bị vây cả ba mặt. Tokugawa Ieyasu ra lệnh cho vài daimyō cũ của Toyotomi giao chiến với Tây Quân khi ông chia quân thành các đường và tiến về phía Tây trên con đường Tōkaidō đến lâu đài Ōsaka. Hidemoto, bị lời hứa của Ieyasu lung lạc, cũng thuyết phục Kikkawa Hiroie không tham chiến. Mặc dù Kobayakawa đã nghe theo lời Ieyasu, ông vẫn do dự và giữ thái độ trung lập. Khi trận đánh vào hồi căng thẳng, Ieyasu cuối cùng ra lệnh cho súng hỏa mai bắn vào vị trí của Kobayakawa trên núi Matsuo. Đến lúc này, Kobayakawa mới tham chiến theo phe phía Đông. Quân đội của ông đánh vào vị trí của Yoshitsugu. Mắt thấy hành động phản bội này, hàng loạt các tướng quân phía Tây như Wakisaka Yasuharu, Ogawa Suketada, Akaza Naoyasu, và Kutsuki Mototsuna ngay lập tức chuyển phe, khiến chiều hướng của trận đánh thay đổi hẳn. Tây quân tan rã, các chỉ huy bỏ chạy. Một vài người như Ukita Hideie chạy thoát, trong khi những người khác như Otani Yoshitsugu tự sát. Mitsunari, Yukinaga và Ekei bị bắt và một số ít như Mori Terumoto và Shimazu Yoshihiro trở về được lãnh địa của mình. Hội truyền giáo dẫn đầu bởi Francis Xavier (1506–1552) đến Nhật Bản vào năm 1549 và được chào mừng nồng nhiệt tại thủ đô Kyōto. Sự truyền đạo của họ đạt nhiều thành công nhất tại Kyushu, có tới khoảng 100.000 đến 200.000 người trở thành tín đồ công giáo và bao gồm nhiều Daimyō. Vào năm 1587, lãnh chúa Hideyoshi đã làm đổi ngược tình hình. Ông cho rằng sự có mặt của đạo Ki-tô sẽ làm chia rẽ nội nộ Nhật Bản và Ki-tô giáo có thể là chiêu bài cho bọn châu Âu làm rối loạn Nhật Bản để dễ dàng xâm chiếm Nhật. Từ lúc đó, các hội truyền giáo đã trở thành mối đe dọa nguy hiểm cần phải bị tiêu diệt. Tuy nhiên các nhà buôn Bồ Đào Nha vẫn được phép buôn bán. Đạo luật cấm đạo không được thi hành ngay lập tức nhưng trong 3 thập kỷ tiếp theo, đạo luật cấm đạo ngày càng dữ dội hơn. Vào khoảng thập niên 1620, chính phủ Nhật đã tiêu diệt toàn bộ cộng đồng công giáo tại Nhật. Các nhà giảng đạo bị trục xuất và các nhà thờ Công giáo đều bị tiêu hủy hết. Đạo luật còn cấm các daimyō không được theo Công giáo. Các tín đồ Công giáo Nhật nếu không tự bỏ Công giáo thì sẽ bị giết. Rất nhiều tín đồ Công giáo trở thành Kakure Kirishitan (tạm dịch là "tín đồ Công giáo trốn ẩn"). Họ trốn ở dưới các hầm bí mật dưới lòng đất để theo đạo nhưng cộng đồng của họ đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Chỉ đến khi vào thập niên 1870, thì Công giáo mới được chính thức hình thành lại ở Nhật Bản. Thời kỳ Edo (江戸時代, Giang Hộ thời đại), còn gọi là thời kỳ Tokugawa, kéo dài từ năm 1603 đến năm 1868. Năm 1600, Tokugawa Ieyasu đánh bại liên quân bốn mươi Daimyō miền Tây tại Sekigahara và nắm chính quyền. Tokugawa Ieyasu được bổ nhiệm làm tướng quân (cả Oda Nobugana lẫn Toyotomi Hideyoshi đều không cố gắng trở thành mà chỉ duy trì quyền lực qua các vị trí chính thức tại triều đình). Các daimyō chống đối gia đình Tokugawa đều bị chuyển tới các thái ấp ở những vùng xa trung tâm và bị ép phải dùng phần lớn của cải của họ để làm đường và các dự án khác, bị buộc phải luân phiên di chuyển hàng năm giữa Edo và thái ấp của mình, để lại gia đình làm con tin lâu dài ở Edo. Các thái ấp được những người tùy tùng của Shōgun cai quản, tuy nhiên quyền lực ở đây rất lớn. Thành lập bộ luật hợp pháp cho các gia đình quý tộc, tạo điều kiện cho chế độ Mạc phủ kiểm soát triều đình và Thiên hoàng. Hệ thống 4 đẳng cấp sĩ, nông, công, thương ("shinokosho") được thừa nhận, cùng với việc hôn nhân giới hạn trong những người ở cùng một đẳng cấp. Ở từng đẳng cấp, mối quan hệ chủ-tớ phong kiến được thiết lập. Chế độ Mạc phủ Tokugawa được cấu thành vững chắc từ hệ thống này và được biết tới dưới tên gọi "Bakuhan" ("Mạc phiên", kết hợp shōgun và chủ thái ấp). Buôn bán và đạo Ki-tô một lần nữa lại phát triển thịnh vượng trong thời gian ngắn, tuy nhiên, cũng như Hideyoshi, Mạc phủ Tokugawa ngày càng e ngại đạo Ki-tô và bắt đầu những biện pháp đàn áp với mức độ ngày càng tăng. Tới thời kỳ của Mạc phủ Tokugawa thì đạo Ki-tô hoàn toàn bị cấm tại Nhật Bản. Những tín đồ Ki-tô giáo người Nhật Bản bị hành hình. Với chính sách "Tỏa Quốc", các thương gia, trừ người Hà Lan và người Trung Hoa, đều bị cấm tới Nhật Bản, và người Hà Lan bị hạn chế chỉ cho phép đến một hòn đảo nhỏ ở cảng Nagasaki. Cùng với việc thống nhất đất nước, quyền lực của chế độ Mạc phủ được củng cố, việc cai trị tập trung, công nghiệp và nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, giao thông được cải thiện, đem lại sự thịnh vượng cho buôn bán và thương mại nội địa. Các thị trấn mọc lên ngày càng nhiều và rất hưng thịnh, đặc biệt là các đô thị quanh cung điện. Giới thương gia trở nên giàu có, và từ tầng lớp này xuất hiện những hình thức nghệ thuật mới, bao gồm thơ haiku mà Matsuo Bashō là người khai sáng, tiểu thuyết bình dân của Ihara Saikaku, kịch của Chikamatsu Monzaemon, các bản tranh ukiyoe, kịch Kabuki được dàn dựng lần đầu tiên ở Kyōto vào đầu thời kỳ này, sau đó hạn chế chỉ dành cho diễn viên nam, bắt đầu được diễn ở Edo và Ōsaka vào cuối thế kỷ XVII. Hệ thống "Mạc phiên" không ngừng suy yếu do sự tập trung của cải vào tay giới thương gia. Chế độ Mạc phủ gặp phải những khó khăn tài chính, samurai và nông dân rơi vào cảnh nghèo khó. Đã có các nỗ lực nhằm cải cách chế độ Mạc phủ, nhưng do vẫn duy trì chính sách thả lỏng việc tư nhân kinh doanh nên tình trạng suy vong ngày càng nặng nề. Nạn đói kém và thảm hoạ thiên nhiên, cộng thêm sưu cao thuế nặng (đối với lúa gạo) mà chế độ Tướng quân và Đại danh bắt người dân gánh vác đã biến những người nông dân và các tầng lớp dân thường khác thành nghèo khổ tình hình xã hội phong kiến của nước Nhật Bản lúc bấy giờ không khác gì các nước ở bán đảo Đông Dương. Trước tình cảnh đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ. Lĩnh vực văn hoá chứng kiến sự nở rộ cuối cùng của nền văn hoá Edo. Các truyện ngắn theo xu hướng phóng đãng, truyện tình lịch sử, nghệ thuật đóng kịch Kabuki, các loại tranh và bản in gỗ gồm nishiki-e (bản in tranh nhiều màu) được phát triển. Giáo dục được truyền bá vào tầng lớp thương gia và thậm chí cả những nông dân tại Terakoya ("Tự tử ốc"). Phát triển các trường Quốc học, một xu hướng giáo dục thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa và trở lại các truyền thống quốc gia. Rangaku ("Lan học") - việc nghiên cứu các tác phẩm khoa học khác nhau du nhập từ phương Tây qua các thương nhân Hà Lan như địa lý, y học, thiên văn, vật lý, hoá học cũng dần dần phát triển. Dưới thời này, Nhật Bản dần dần tiếp thu khoa học và công nghệ phương Tây (gọi là "Lan học", hay "rangaku", "học vấn của người Hà Lan") qua thông tin và những cuốn sách của thương nhân Hà Lan ở Dejima. Lĩnh vực học tập chính là địa lý, dược học, khoa học tự nhiên, thiên văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, cơ học ví dụ như nghiên cứu về các hiện tượng điện, và khoa dược học, với ví dụ về sự phát triển của đồng hồ Nhật Bản, hay wadokei, chịu ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây. Sự hưng thịnh của Tân Nho giáo là sự phát triển tri thức quan trọng dưới thời Tokugawa. Nho học vẫn hoạt động tích cực ở Nhật Bản nhờ các nhà sư, nhưng dưới thời Tokugawa, Nho giáo đã thoát ra khỏi sự kiểm soát của Phật giáo. Hệ tư tưởng này đã thu hút được sự chú ý về một cái nhìn thế tục về con người và xã hội. Chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa duy lý, và viễn cảnh lịch sử của học thuyết Tân Nho giáo hấp dẫn giới quan lại. Cho đến giữa thế kỷ XVII, Tân Nho giáo là hệ thống triết học hợp pháp thống trị nước Nhật và đóng góp lớn cho sự phát triển các hệ tư tưởng "kokugaku" ("Quốc học"). Các nghiên cứu sâu và ứng dụng rộng rãi của Tân Nho đóng góp lớn trong việc thay đổi trật tự chính trị xã hội từ các quy tắc phong kiến đến đẳng cấp và các quy tắc định hướng cho những nhóm lớn trong xã hội. Luật lệ của nhân dân và các nhà Nho dần được thay thế bằng luật pháp. Các luật mới được phát triển, và các thể chế hành chính mới ra đời. Luận thuyết về chính quyền mới và cái nhìn mới về xã hội nổi lên với một sự cai trị toàn diện của Mạc phủ. Mỗi người có một vị trí riêng trong xã hội và phải làm việc để hoàn thành nhiệm vụ của đời mình. Cai trị nhân dân bằng nhân đức của những người có trách nhiệm thống trị. Chính quyền có quyền lực tuyệt đối nhưng có trách nhiệm và lòng nhân. Mặc dù hệ thống đẳng cấp do ảnh hưởng của Tân Nho, chúng không hề giống nhau. Trong khi binh lính và tăng lữ ở dưới cùng của hệ thống tầng lớp Trung Hoa, thì với Nhật Bản, thành viên của tầng lớp này được coi là giai cấp thống trị. Thành viên của tầng lớp samurai tôn trọng triệt để truyền thống bushi (võ sỹ) với một sự quan tâm mới trong lịch sử Nhật Bản và đỉnh cao là tư tưởng của các nhà Nho đang nắm quyền, dẫn đến sự ra đời của khái niệm "bushido" ("võ sỹ đạo"). Một lối sống khác—"chōnindō"—cũng ra đời. "Chōnindō" (lối sống của người thành thị) là nét văn hóa riêng biệt nổi lên ở các thành phố như Ōsaka, Kyōto, và Edo. Nó khuyến khích lòng khao khát đạt đến những chuẩn mực bushido—siêng năng, trung thực, trọng danh dự, trung thành và thanh đạm—trong khi pha trộn niềm tin của Thần đạo, Tân Nho và Phật giáo. Nghiên cứu về toán học, thiên văn học, bản đồ học, kỹ sư, và nghề y cũng được khuyến khích. Người ta nhấn mạnh đến tài hoa của người thợ, đặc biệt là trong nghệ thuật. Lần đầu tiên, người dân đô thị có được khả năng vật chất và tinh thần để theo đuổi những hình thức văn hóa đại chúng mới. Họ kiếm tìm thú vui, hay còn gọi "ukiyo" ("phù thế"), quan niệm về thế giới của thời trang, giải trí, và khám phá đẳng cấp mỹ học trong các vật dụng và hoạt động thường ngày, bao gồm tình dục ("shunga", "xuân họa"). Những nghệ giả ("geisha"), âm nhạc, kịch nghệ, "Kabuki" và "bunraku" (múa rối), thi ca, văn học, và nghệ thuật, ví dụ như những bản khắc gỗ tuyệt đẹp (còn gọi là "ukiyo-e"), là tất cả những mảng của bức tranh nghệ thuật đang nở hoa. Văn học huy hoàng với những ví dụ về tài năng kịch nghệ Chikamatsu Monzaemon (1653-1724) và nhà thơ, nhà văn tiểu luận, và du ký Matsuo Bashō (1644-94). Tranh in Ukiyo-e bắt đầu được sản xuất từ cuối thế kỷ XVII, nhưng năm 1764 Harunobu sản xuất bản in nhiều màu đầu tiên. Thế hệ họa sĩ tranh in tiếp theo, gồm có Torii Kiyonaga và Utamaro, vẽ những bức tranh thanh nhã và đôi khi sâu sắc về các cô gái thanh lâu. Trong thế kỷ XIX, nhân vật nổi bật nhất là Hiroshige, người tạo ra những bản in phong cảnh lãng mạn và có gì đó ủy mị. Hình dạng và góc nhìn lạ lùng về phong cảnh qua cái nhìn của Hiroshige với các tác phẩm của Kiyonaga và Utamaro, nhấn mạnh các mặt phẳng và phác thảo bằng những đường kẻ mạnh mẽ, sau này có ảnh hưởng sâu sắc đến các họa sĩ phương Tây như Edgar Degas và Vincent van Gogh (xem Japonism). Phật giáo và Thần đạo đều quan trọng dưới thời Edo. Phật giáo, kết hợp với Tân Nho giáo, đưa ra tiêu chuẩn cho lối ứng xử trong xã hội. Mặc dù không có quyền lực chính trị hùng mạnh nhưng trong quá khứ, Phật giáo vẫn được tầng lớp trên tin theo. Lệnh cấm Công giáo giúp Phật giáo hưởng lợi vì Mạc phủ yêu cầu tất cả mọi người đăng ký tại các chùa. Sự phân chia cứng nhắc của xã hội thời Tokugawa thành các phiên, làng, phường và hộ gia đình đã giúp tái lập lại sự gắn bó với Thần đạo ở các địa phương. Thần đạo đưa ra chỗ dựa tinh thần cho những mệnh lệnh chính tị và là sợi dây buộc chặt cá nhân với cộng đồng. Thần đạo cũng giúp bảo tồn văn hóa dân tộc. Thần đạo cuối cùng được cho là sự sáp nhập của chủ nghĩa duy lý Tân nho và chủ nghĩa duy vật. Phong trào kokugaku nổi lên từ sự tương tác của hai hệ thống niềm tin này. Kokugaku đóng góp vào chủ nghĩa dân tộc coi Thiên hoàng là trung tâm ở Nhật Bản hiện đại và sự phục sinh của Thần đạo với vai trò quốc giáo trong hai thế kỷ XVIII và XIX. Kojiki, Nihongi, và Man'yōshū đều được làm mới theo tinh thần Nhật Bản. Một số người theo chủ nghĩa thuần túy trong phong trào kokugaku, như Motoori Norinaga, thậm chí còn chỉ trích ảnh hưởng Nho giáo và Phật giáo và thực tế là các ảnh hưởng từ bên ngoài vì đã làm ô uế lối sống cổ xưa của nước Nhật. Nhật Bản là đất nước của kami và như vậy, có một định mệnh đặc biệt. Thuật ngữ "Tỏa Quốc" có nguồn gốc từ tác phẩm "Tỏa Quốc Luận" () ("Sakoru-ron") của Shitsuki Tadao () ("Chí Trúc Trung Hùng") năm 1801. Shitsuki nghĩ ra từ này khi dịch tác phẩm thế kỷ XVII của nhà du hành người Đức Engelbert Kaempfer về Nhật Bản. Thuật ngữ này thời đó thường được dùng nhất để chỉ chính sách "kaikin" (海禁), hay "hải cấm", theo đó không người nước ngoài nào được vào Nhật Bản hay người Nhật được rời khỏi đất nước, người vi phạm phải chịu án tử hình, Chính sách được Mạc phủ Tokugawa ban bố dưới thời Tokugawa Iemitsu qua một số chiếu chỉ và chính sách từ năm 1633 đến năm 1639 và vẫn còn hiệu lực cho đến năm 1853 khi Phó đề đốc Hải quân Hoa Kỳ Matthew Perry đến và mở cửa nước Nhật. Cho đến cuộc Minh Trị Duy Tân (1868), việc rời khỏi nước Nhật vẫn là bất hợp pháp. Nhật Bản không hề hoàn toàn biệt lập dưới chính sách Tỏa Quốc. Hơn nữa, đây là một hệ thống với các chính sách nghiêm ngặt được Mạc phủ và một số phiên áp đặt cho thương mại và ngoại giao ("phiên"). Chính sách nói rõ rằng thế lực phương Tây duy nhất được phép là nhà máy Hà Lan (thương điếm) ở Dejim, Nagasaki. Buôn bán với Trung Quốc cũng được thực hiện ở Nagasaki. Thêm vào đó, thương mại với nhà Triều Tiên thông qua phiên Đối Mã (ngày này là một phần của tỉnh Nagasaki), với người Ainu qua phiên Matsumae ở Hokkaidō, và với Vương quốc Ryūkyū qua phiên bang Satsuma (ngày nay là tỉnh Kagoshima). Ngoài việc giao thương trực tiếp ở các tỉnh vùng biên, tất các nước này đểu thường xuyên gửi các sứ đoàn mang cống phẩm đến trung tâm của Mạc phủ tại Edo. Khi các sứ thần đi dọc Nhật Bản, thần dân Nhật có được chút ý niệm về văn hóa nước ngoài. Nhật Bản lúc này buôn bán với 5 thực thể khác nhau, thông qua 4 "cửa khẩu". Qua phiên Matsumae ở Hokkaido (sau này gọi là Ezo), họ buôn bán với người Ainu. Qua gia tộc đại danh Sō ở Đối Mã, họ có quan hệ với nhà Triều Tiên. Công ty Đông Ấn Hà Lan được cho phép buôn bán ở Nagasaki, cùng với các thương nhân Trung Quốc, những người cũng buôn bán với Vương quốc Ryūkyū, một vương triều bán độc lập trong gần hết thời kỳ Edo, và bị gia tộc Shimazu của phiên bang Satsuma kiểm soát. Tashiro Kazui đã chỉ ra rằng buôn bán giữa Nhật Bản và các thực thể này được chia làm hai loại: Nhóm A gồm Trung Quốc và Nhật Bản, "quan hệ với họ dưới sự giám sát trực tiếp của Mạc phủ ở Nagasaki" và nhóm B, đại diện là Vương quốc Triều Tiên và Vương quốc Ryūkyū, "họ buôn bán với phiên Đối Mã (gia tộc Sō) và Satsuma (gia tộc Shimazu)." Hai nhóm khác nhau này phản ánh về cơ bản kiểu buôn bán nhập khẩu và xuất khẩu. Xuất khẩu từ Nhật Bản đến Triều Tiên và Vương quốc Ryūkyū, cuối cùng được mang từ những vùng đất này đến Trung Quốc. Ở quần đảo Ryūkyū và Triều Tiên, các gia tộc chịu trách nhiệm buôn bán với Triều Tiên và Vương quốc Ryūkyū xây dựng các thương điếm ở bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản—nơi thương mại thực sự diễn ra. Vì cần người Nhật đi đến các thương điếm, việc buôn bán này giống như xuất khẩu, với người Nhật có quan hệ thường xuyên với thương nhân nước ngoài ở vùng đất có đặc quyền về cơ bản. Buôn bán với thương nhân Trung Quốc và Hà Lan ở Nagasaki diễn ra trên một hòn đảo gọi là Dejima, tách biệt khỏi thành phố bởi một eo biển nhỏ; người nước ngoài không thể vào nước Nhật từ Dejima, và người Nhật cũng không vào được Dejima mà không có quyền hoặc giấy phép đặc biệt. Buôn bán thực ra phát đạt trong thời kỳ này, và mặc dù ngoại giao và thương mại bị giới hạn ở một số cảng nào đó, đất nước không hề đóng cửa. Thực tế là, khi Mạc phủ trục xuất người Bồ Đào Nha, họ đồng thời thương thảo với các đại diện người Hà Lan và Triều Tiên để đảm bảo kim ngạch thương mại nói chung không bị ảnh hưởng. Do đó, giới học giả vài thập kỷ gần đây ngày càng thường gọi chính sách đối ngoại thời kỳ này không phải "Tỏa Quốc", với ý chỉ đất nước hoàn toàn biệt lập, tách biệt và đóng cửa, mà là thuật ngữ Hải cấm (海禁, "kaikin") được sử dụng trong các thư tịch thời kỳ đó, và xuất phát từ định nghĩa Trung Quốc tương đương "hai jin". Chính sách Tỏa quốc đã kéo dài hơn 200 năm cho đến ngày 8 tháng 7 năm 1853, khi Phó đề đốc Matthew Perry của Hải quân Hoa Kỳ cùng với 4 chiến hạm — "Mississippi", "Plymouth", "Saratoga", và "Susquehanna" — vào vịnh Edo, Tōkyō cũ, và phô diễn sức mạnh của các khẩu pháo hạm. Perry lịch sự đề nghị Nhật Bản mở cửa thương mại với phương Tây. Từ đây, những con tàu này được gọi là "kurofune", Hắc thuyền. Năm sau, tại Hiệp ước Kanagawa ngày 31 tháng 3 năm 1854, Perry quay lại với 7 chiến hạm và đề nghị Shōgun ký "Hiệp định Hòa bình và Hữu nghị," thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong vòng 5 năm, Nhật Bản đã ký các hiệp định tương tự với các quốc gia phương Tây khác. Hiệp định Harris được ký với Hoa Kỳ ngày 29 tháng 7 năm 1858. Giới trí thức Nhật Bản coi các hiệp định này là bất bình đẳng, do Nhật Bản đã bị ép buộc bằng sự đe dọa chiến tranh, và là dấu hiệu phương Tây muốn kéo Nhật Bản và chủ nghĩa đế quốc đang nắm lấy phần còn lại của lục địa châu Á. Bên các phương tiện khác, họ đã cho các quốc gia phương Tây quyền kiểm soát rõ rệt đối với thuế nhập khẩu và đặc quyền ngoại giao ("extraterritoriality") đối với tất cả các công dân của họ tới Nhật Bản. Đây sẽ là một cái gai trong quan hệ giữa Nhật Bản với phương Tây cho tới khi thế kỉ mới bắt đầu. Sau cuộc cải cách chính trị phục hưng đem quyền lực cai trị cả nước Nhật về tay Thiên hoàng Minh Trị - và giải thể hệ thống Mạc phủ Tokugawa. Tuy vậy, chính sách đế quốc bắt đầu trước đó, từ năm 1871, khi Nhật chú trọng việc bảo vệ lãnh thổ và đồng thời phát huy quân sự dòm ngó các nước láng giềng. Thời đại đế quốc kéo dài qua ba triều đại: Minh Trị (1868-1912), Đại Chính (1912-1926) và 18 năm đầu (1927-1945) của Chiêu Hòa (ông trị vì cho đến 1989). Cuộc khôi phục hoàng quyền vào thời kỳ Minh Trị là một cuộc thay đổi chính trị rất lớn trong lịch sử Nhật Bản. Trước đó, Mạc phủ Tokugawa lấn át Thiên hoàng, nắm mọi quyền hạn trong tay cai trị các đảo của Nhật Bản, bế môn tỏa cảng, chú tâm trùng tu xây dựng văn hóa, nghệ thuật. Lúc bấy giờ, các thế lực đế quốc Tây phương như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức và Hà Lan đang nỗ lực lấn chiếm các nước châu Á. Do sức ép của thay đổi bên ngoài, chính quyền Nhật Bản phải chịu ký hiệp ước "bất bình đẳng" với Hoa Kỳ tại Kanagawa. Dân chúng Nhật lấy làm bất mãn khi thấy Nhật chịu yếu thế. Fukuzawa Yukichi, một nhà tư tưởng Nhật, đưa ra kế hoạch cải tiến Nhật Bản bằng cách thay đổi hoàn toàn hệ thống chính trị, bỏ những tư tưởng Á châu hủ lậu, dồn sức canh tân kỹ nghệ để theo kịp Tây phương, và đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng Nhật đối với các nước láng giềng. Fukuzawa Yukichi thúc đẩy Nhật Bản vào đường lối chính trị thực tiễn, xa rời những tư tưởng có tính chất tình cảm hay lý tưởng không thực. Ông kêu gọi dân Nhật thoát khỏi vòng suy nghĩ Á châu, học hỏi theo Tây phương, biện minh rằng xã hội muốn theo kịp văn minh phải thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Đại Nhật Bản Đế quốc Hiến pháp được ban hành năm 1889, chính thức trao nhiều quyền hạn chính trị vào tay Thiên hoàng. Tuy nhiên cho đến 1936, từ "Đại Nhật Bản Đế quốc" mới được chính thức sử dụng. Những từ khác để chỉ Nhật Bản lúc bấy giờ gồm có: 日本 Nhật Bản, 大日本 Đại Nhật Bản, 日本國 Nhật Bản Quốc, 日本帝國 Nhật Bản Đế quốc. Đế quốc Nhật Bản, Phát xít Ý và Đức Quốc xã nằm trong khối Trục trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cả ba đều có chủ trương làm bá chủ toàn cầu. Trước cuộc chiến này, hải quân Nhật thuộc hạng mạnh nhất nhì thế giới, đủ sức đánh bại Nga và Trung Quốc. Sau năm 1940, khi kỹ nghệ phát triển vượt bực và quân lực tăng cường tối đa, Nhật bắt đầu đặt kế hoạch xâm lăng láng giềng: Trung Quốc, Triều Tiên và Đông Nam Á. Sau khi các hiệp ước bất bình đẳng bị hủy bỏ khi đế quốc Nhật đã hùng mạnh về quân sự và bắt đầu tranh chấp các lãnh thổ của các quốc gia khác (như Trung Quốc, Nga), các nước phe Đồng Minh, đặc biệt là Hoa Kỳ và Anh, liền hạn chế giao thương với Nhật. Liên minh phe Trục được Đức quốc xã đem ra để gây áp lực với Anh và Hoa Kỳ và như lời cảnh cáo với Hoa Kỳ là hãy đứng ngoài cuộc trong Chiến tranh thế giới thứ hai còn nếu như không sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến từ hai mặt trận - phía đông và phía tây. Vào ngày 4 tháng 9 năm 1941, nội các Nhật Bản họp để xem xét về kế hoạch chiến tranh và ra quyết định: Đế quốc của chúng ta vì mục đích tự vệ và tự bảo tồn sẽ hoàn tất sự chuẩn bị chiến tranh… <nowiki>[</nowiki>và là<nowiki>]</nowiki> … giải quyết bằng chiến tranh với Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan nếu thấy cần thiết. Đế quốc của chúng ta sẽ cố gắng tìm mọi hình thức ngoại giao có thể có, mặt đối mặt với Hoa Kỳ và Anh Quốc để đạt được mục tiêu của mình … Trong trường hợp không có triển vọng được đáp ứng về những đòi hỏi của chúng ta 10 ngày đầu trong tháng 10 qua thương lượng ngoại giao được nói ở trên, chúng ta sẽ phải quyết định đối đầu chống Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan. Trong bản thảo hiến pháp Nhật 1946, một năm sau khi đầu hàng, Nhật thiết lập hệ thống chính trị và tên hiệu của nước trở thành "Nhật Bản Quốc" (日本国). Việc nối lại quan hệ với phương Tây đã dẫn đến sự đổi thay lớn đối với xã hội Nhật Bản. Chinh di Đại tướng quân phải từ bỏ quyền lực, và sau Chiến tranh Mậu Thìn năm 1868, quyền lực của Thiên hoàng được khôi phục. Cuộc Minh Trị Duy Tân tiếp theo đó đã mở đầu cho nhiều đổi mới. Hệ thống phong kiến bị hủy bỏ và thay vào đó là nhiều thể chế phương Tây, trong đó có hệ thống luật pháp phương Tây và một chính quyền gần theo kiểu lập hiến nghị viện. Các thái ấp phong kiến bị bãi bỏ và thay thế bằng hệ thống quản lý hành chính theo cấp tỉnh. Quyền lực tập trung trong tay Thiên hoàng. Các đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị huỷ bỏ. Quân đội quốc gia và việc tuyển quân, chế độ thuế mới, hệ thống tiền tệ theo hệ thập phân, mạng lưới đường sắt, cùng các hệ thống thư tín, điện thoại, điện báo được thiết lập. Công nghiệp hiện đại được khởi đầu với các nhà máy do nhà nước xây dựng và điều hành, sau này được chuyển sang sở hữu tư nhân. Việc cải cách gặp phải sự chống đối đáng kể nhưng đều bị dẹp yên. Quan hệ buôn bán với Triều Tiên và Trung Quốc được thiết lập. Nhà nước đã nỗ lực hết sức để sửa đổi những hiệp ước bất bình đẳng đã được ký kết với các nước phương Tây. Năm 1898, hiệp định cuối cùng trong các "hiệp định bất bình đẳng" với các đế quốc phương Tây đã được hủy bỏ, đánh dấu vị thế mới của Nhật Bản trên thế giới. Trong vài thập kỉ tiếp theo, bằng cách cải tổ và hiện đại hóa các hệ thống xã hội, giáo dục, kinh tế, quân sự, chính trị và công nghiệp, "cuộc cách mạng có kiểm soát" của triều đình Minh Trị đã biến Nhật Bản từ một nước phong kiến và bị cô lập thành một cường quốc trên thế giới. Đạo Phật và Thần đạo, sau thời gian dài hợp nhất, đã chính thức tách ra. Thần đạo được lấy làm nền tảng tư tưởng của hoàng gia. Việc cấm Ki-tô giáo được huỷ bỏ. Các trường học mới theo phong cách phương Tây được lập nên ở khắp nơi, không phân biệt đẳng cấp, tài sản hay giới tính. Các lý tưởng về tự do, chủ nghĩa xã hội, bình đẳng cũng du nhập vào từ phương Tây và khá hưng thịnh trong một thời gian ngắn. Nhu cầu ăn mặc và nhiều vấn đề khác trong đời sống hàng ngày chịu ảnh hưởng của phương Tây. Bên cạnh đó, vào năm 1880, triều đình được sự ủng hộ của Thiên hoàng đã thông qua "Điều lệ hội họp" và "Điều lệ báo chí" hạn chế gắt gao quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, cấm phát hành các văn kiện bàn bạc về chính trị... Tháng 3 năm 1881, một nhóm cựu du học sinh người Nhật ở Pháp bao gồm Saionji Kinmochi, Matsukata Masayoshi,… sau khi về nước đã đứng ra thành lập tờ báo "Đông Dương Tự do Tân văn", chủ trương thành lập nền dân chủ triệt để, truyền bá tư tưởng tự do. Cuối cùng, Thiên Hoàng buộc phải dùng đến biện pháp cứng rắn, ra sắc lệnh buộc Tây Viên Tự Công Vọng rút lui khỏi tờ báo và sau đó ra sắc lệnh đóng cửa luôn tờ báo - trước sau ra được 34 số. Để xoa dịu phong trào đấu tranh của quần chúng, tháng 10 năm 1881 Thiên hoàng Minh Trị đã ra một chiếu thư tuyên bố sẽ triệu tập quốc hội vào năm 1890, nhưng quyền hạn của quốc hội sẽ do Thiên hoàng quyết định. Năm 1885, Nội các được thành lập. Tổng lý đại thần (tương đương với Thủ tướng) đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản là Ito Hirobumi. Việc kêu gọi thành lập một chính quyền lập hiến dẫn tới sự ra đời của Nghị viện quốc gia và việc ban hành hiến pháp. Nghị viện tuy nhiên chỉ có ít quyền lực thực tế. Năm 1889, Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản ("Hiến pháp Đại Nhật Bản") được quốc hội thông qua và có hiệu lực vào năm sau. Theo bản Hiến pháp này, Nhật Bản là quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến. Thiên hoàng và thế lực quân phiệt Nhật nằm giữ mọi quyền hành. Theo "Điều 3" ("Chương I"), "Thiên hoàng có quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm". Năm 1874, thấy người Trung Quốc giết hại nhiều thương gia đến từ Okinawa (Nhật), triều đình Minh Trị xuất binh đánh chiếm Đài Loan. Năm 1875, đánh Triều Tiên, buộc nước này phải mở cửa cho hàng hóa của Nhật Bản. Do Trung Quốc tranh chấp ảnh hưởng của Nhật đối với Triều Tiên, tháng 7 năm 1894, chiến tranh Thanh-Nhật nổ ra tại bán đảo Triều Tiên; đến tháng 4 năm sau thì kết thúc với thắng lợi thuộc về Nhật. Năm 1894, hiệp ước bất bình đẳng với Anh Quốc trong buôn bán được sửa đổi và các hiệp ước với những quốc gia khác cũng sửa đổi theo cho phù hợp. Sau thắng lợi của Nhật trước Trung Quốc, Nga, Đức và Pháp ép Nhật phải từ bỏ một số quyền lợi do lo ngại Nhật bành trướng lấn Nga, tạo ra mâu thuẫn lâu dài và sâu sắc giữa Nhật và các nước trên. Liên minh Anh - Nhật hình thành. Năm 1904, Chiến tranh Nga-Nhật bùng nổ tại Mãn Châu. Nhờ đường lối sách lược đúng đắn của triều đình Minh Trị, kết thúc năm 1905 sau Hải chiến Đối Mã với thắng lợi thuộc về người Nhật. Năm 1909, Nhật Bản quyết định chiếm Triều Tiên và thực hiện điều đó ngay trong năm 1910. Cuộc chiến với Trung Quốc đã làm cho Nhật Bản thành một đế quốc hiện đại và hùng mạnh đầu tiên của phương Đông. Còn cuộc chiến với Nga chứng tỏ rằng một cường quốc phương Tây có thể bị một quốc gia phương Đông đánh bại. Kết cục của hai cuộc chiến là Nhật Bản trở thành một cường quốc chiếm ưu thế ở Viễn Đông, với tầm ảnh hưởng trải tới Nam Mãn Châu và Triều Tiên, những vùng mà đến năm 1910 chính thức trở thành thuộc địa của Đế quốc Nhật Bản. Danh sách năm Nhật chiếm: Thời kỳ Đại Chính (大正時代 | Đại Chính thời đại) (1912 – 1926) là thời kỳ Đại Chính Thiên hoàng trị vì. Trong chính sử thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ dân chủ Đại Chính, theo tên kỷ nguyên và chính sách của chính quyền ban hành nhằm nỗ lực cởi mở hơn với phương Tây. Thời kỳ này chứng kiến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh này đã thúc đẩy kinh tế và buôn bán của Nhật Bản phát triển. Nhật Bản đồng thời cũng chiếm được đất đai ở Trung Hoa và Nam Thái Bình Dương, nhưng lại làm cho các quốc gia phương Tây ngờ vực. Nhật Bản đầu tư vốn vào Trung Hoa. Trong chiến tranh, các cuộc thương lượng ngoại giao quốc tế được tiến hành để cố gắng duy trì sự cân bằng quyền lực. Ở Nhật Bản, các đảng phái chính trị trở nên mạnh hơn, ngoại trừ Đảng Cộng sản Nhật Bản bị khủng bố buộc phải rút vào hoạt động bí mật, các lý tưởng dân chủ chiếm ưu thế. Sau cùng, dù sao, sự khủng hoảng của nền kinh tế hậu chiến trên thế giới đã ảnh hưởng bất lợi tới các nhà kinh doanh Nhật Bản, đồng thời trận Đại động đất Kanto dữ dội vào năm 1923 đã làm cho nên kinh tế thêm khó khăn. Tình trạng thất nghiệp, đồng lương sụt giảm và tranh chấp việc làm luôn xảy ra. Phong trào xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế. Giai đoạn đầu thời kỳ Chiêu Hòa (昭和時代, hay thời đại Shōwa) tính từ lúc Thiên hoàng Chiêu Hòa lên trị vì năm 1927 đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945. Suy thoái kinh tế và bế tắc ngoại giao. Xuất khẩu giảm sút. Phá sản xảy ra thường xuyên, nhiều người thất nghiệp. Chính sách kiềm chế của Mỹ đối với Nhật Bản gia tăng gây nỗi bất bình lớn ở Nhật. Hiệp định Ishii-Lansing, thừa nhận quyền lợi đặc biệt của Nhật Bản ở Trung Quốc đã chấm dứt. Các dự thảo luật chống người nhập cư Nhật Bản ra đời và phong trào trục xuất người Nhật ở Trung Quốc lan rộng. Nội các không thể đối phó được vì các nhà chính trị và các nhà tài phiệt đã chiếm độc quyền, bị thu hút bởi các lợi ích tài chính, mà quên mất quyền lợi quốc gia và sự đau khổ của nhân dân. Rắc rối lên đến đỉnh điểm ở cánh hữu gây ra những vụ ám sát và các hoạt động quân sự, dẫn tới chính sách mở rộng xâm lược ở Trung Quốc, rút khỏi Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc) và chủ nghĩa bành trướng của những người theo chủ nghĩa quân phiệt cánh hữu gia tăng. Sau này họ đã liên kết với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã. Tháng 9 năm 1931, Nhật Bản tiến hành đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc Trong năm 1939, đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh chống lại phát xít. Không những có tầng lớp nhân dân đấu tranh mà còn có cả binh lính và sĩ quan. Từ năm 1940, Đế quốc Nhật Bản đã xâm chiếm thêm các nước Đông Nam Á, bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar (Miến Điện) và Brunei. Mở đầu cuộc xâm lược với quy mô ngày càng lớn. Cuộc xâm lược này là nguyên khởi của chiến tranh Thái Bình Dương. Từ sự đầu hàng trong Chiến tranh thế giới thứ hai vào 2 tháng 9 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản bị giải thể, một nhà nước mới "của Nhà nước Nhật Bản" được thành lập. Nhật Bản trong Chiến tranh Lạnh là thời kỳ từ năm 1945 cho đến năm 1989. Sự thất bại trong chiến tranh và sự sụp đổ của chủ nghĩa quân phiệt. Hứng chịu thảm họa bom nguyên tử lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bắt đầu thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng lần đầu tiên trong lịch sử. Vị trí tối cao của Thiên hoàng không còn khi chế độ quân chủ nghị viện được thiết lập và Hiến pháp hòa bình ra đời. Tiến hành các cải cách dân chủ, xây dựng lại nền công nghiệp bị tàn phá. Hiệp ước San Francisco có hiệu lực. Sau khoảng 10 năm hậu chiến, Nhật Bản đã đạt được các kỳ tích về kinh tế và đời sống của nhân dân được nâng cao. Kỷ niệm 100 năm (1868-1968) Duy Tân Minh Trị Kawabata Yasunari, nhà văn Nhật Bản, được trao giải Nobel văn học. Bước phát triển kinh tế ngoạn mục đem đến cho Nhật Bản vai trò quốc tế như một quốc gia thương mại và dần dần trở thành nước có tiềm lực kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Xảy ra vụ bê bối Lockheed, chính trường xáo trộn, đồng yên tăng giá và buôn bán thặng dư trở thành một vấn đề quốc tế. Đã diễn ra những sự kiện trọng đại trong đời sống kinh tế, xã hội Nhật Bản: Khai trương mạng lưới tàu Shinkansen (Tokaido, San'yo, Tōhoku, Kan'etsu), chia tách và tư hữu hoá đường sắt quốc gia, mở đường hầm Seikan, khai trương cầu Sento Ohashi, vụ bê bối Recruit. Thời kỳ Heisei (平成時代, hay thời đại Bình Thành hay còn được gọi là thời kỳ sau khi chiến tranh lạnh) bắt đầu từ năm 1989. Một số học giả Tây phương cho rằng Heisei đánh dấu mốc Nhật Bản bước vào kỷ nguyên hậu hiện đại. Năm 1989 đánh dấu một thời kỳ phát triển cực thịnh nhất trong lịch sử Nhật Bản. Cùng với giá trị đồng tiền yên mạnh và tỷ lệ đổi tiền có lợi với tiền đô la, các ngân hàng ở Nhật Bản giữ số lợi tức thấp do đó sinh ra cuộc đầu tư lớn làm tài sản đất của thành phố Tōkyō tăng tới 60% trong một năm. Khi gần tới năm mới của năm 1990, giá cổ phiếu Nikkei 225 đã lên tới mức kỷ lục 39 000 yên. Vào tới năm 1991, nó đã rớt xuống 15 000, đánh dấu điểm kết thúc của thời kỳ huy hoàng bong bóng kinh tế của Nhật Bản. Số lượng thất nghiệp sau đó tăng khá cao nhưng không tới nỗi quá tệ. Thay vì chịu phạm vi thất nghiệp lớn, Nhật Bản đã phải chịu sự suy thoái kinh tế một cách từ từ và cũng có những hậu quả khôn lường. Do đó rất khó có thể có những số liệu chính xác về ảnh hưởng kinh tế được. Trong thời gian thịnh vượng thì các công ăn việc làm thường được xem là chỗ làm lâu dài thậm chí nhiều người nghĩ là chỗ làm cả đời. Tuy nhiên, Nhật Bản trong thập kỷ đi xuống, cũng thấy có một số diễn biến có lợi nhưng sự tăng tạm thời trong các công việc thời gian phụ và có một số lợi ích cá nhân. Điều này đã tạo nên sự khác biệt lớn đối với những thế hệ. Đối với những người đi vào ngành lao động trước thập kỷ đi xuống thì vẫn giữ được việc làm và hưởng được lợi ích và không bị ảnh hưởng gì đối với nền kinh tế bị suy sụp nhưng đối với những công nhân đi vào ngành lao động trễ hơn thì sẽ phải gánh chịu hậu quả của nền kinh tế xấu. Trong một loạt các việc tai tiếng tài chính của LDP, một sự liên minh dẫn đầu bởi Morihiro Hosokawa. Ông nắm quyền vào năm 1993. Hosokawa đã thành công trong việc tạo ra đầu phiếu đa số tương đối thay vì đầu phiếu không chuyển nhượng đơn. Tuy nhiên sự liên mình đó đã bị sụp đổ khi nhiều đảng phái khác tập trung lại để lập đổ đảng LDP. Đảng LDP thiếu sự hợp nhất trong các vấn đề xã hội. Đảng LDP trở lại quyền lực vào năm 1996, khi nó giúp bầu đảng dân chủ xã hội Tomiichi Murayama thành thủ tướng. Trận động đất Kobe 1995 xảy ra tại thành phố Kobe vào ngày 17 tháng 1 năm 1995. 6 ngàn người bị chết và 44 ngàn người bị thương. 250 ngàn căn hộ bị hủy diệt hoặc bị cháy hết. Tổng số tiền tổn thất lên tới hơn 10 nghìn tỷ yên. Vào tháng 3 ở cùng năm đó nhóm cực đoan Aum Shinrikyo đã tấn công trạm ga tại thành phố Tōkyō cùng với khói sarin, làm thiệt mạng 12 người và làm bị thương hàng trăm người. Một khảo sát sau này cho biết rằng nhóm cực đoan này chịu trách nhiệm trong nhiều vụ án mạng xảy ra trước vụ việc nhà ga. Koizumi Junichirō từng là chủ tịch của đảng và thủ tướng của Nhật từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 9 năm 2006. Koizumi được sự ủng hộ rất cao. Ông từng là người tham gia cải cách kinh tế. Ông đã tư nhân hóa hệ thống bưu điện quốc gia. Koizumi còn tham gia rất nhiều hoạt động tích cực trong cuộc chiến tranh chống khủng bố. Ông đã gởi 1 ngàn lính lực lượng Phòng vệ Nhật Bản để giúp Iraq kiến thiết lại sau chiến tranh Iraq. Đó là số lượng binh lính nhiều nhất được gửi ra hải ngoại của Nhật Bản kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh Vùng Vịnh, hoạt động chính trị bị hỗn loạn, vụ bê bối Sagawa Kyubin (佐川急便) đã xảy ra. Hoạt động giữ gìn hoà bình của Liên hiệp quốc được triển khai. Lực lượng phòng vệ được cử đến Campuchia và Mozambique. Xảy ra trận động đất Hanshin-Awaji (阪神淡路大震災). Đây là thời kỳ ghi dấu bởi những giai đoạn trì trệ kinh tế và những bước hồi phục chậm chạp. Nhật Bản bước vào thế kỷ XXI với những thay đổi vị thế trên trường quốc tế, nhấn mạnh hơn đến vị trí chính trị và quân sự, đặc biệt là việc đưa quân ra nước ngoài và thành lập Bộ quốc phòng thay cho Cục phòng vệ quốc gia vào ngày 9 tháng 1 năm 2007. Các liên minh được thành lập giữa đảng dân chủ (ĐDC) và cánh tả đảng Xã hội Dân chủ và đảng bảo thủ đảng nhân dân mới (tiếng Anh "People's New Party"). Một liên minh đối đầu khác được thành lập giữa nhóm bảo thủ tự do và đảng Dân chủ Tự do. Các đảng phái khác như đảng Tân Kōmeitō, đảng theo chủ nghĩa Sōka Gakkai và đảng Cộng sản Nhật Bản. Vào ngày 2 tháng 6 năm 2010, thủ tướng Yukio Hatoyama từ chức chỉ huy của đảng ĐDC vì lý do ông đã thất bại trong tiến trình thực hiện lời hứa của mình. Ông đã từng hứa sẽ hủy bỏ khu căn cứ của Hoa Kỳ tại đảo Okinawa. Ngày 11 tháng 3 năm 2011 Nhật Bản phải hứng chịu một trận động đất mạnh nhất ghi nhận được trong lịch sử của quốc đảo này, tác động nghiêm trọng tới khu vực Đông Bắc đảo Honshū. Với độ lớn lên tới 9,0 M., trận động đất này đã gây sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản làm hàng vạn người chết và mất tích, hàng trăm nghìn nhà cửa và công trình bị hủy hoại. Sóng thần cũng gây hư hỏng các lò phản ứng hạt nhân ở Fukushima, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là Sự cố nhà máy điện Fukushima I dẫn đến nóng chảy hạt nhân gây rò rỉ phóng xạ ra môi trường. Đây là thảm họa nhà máy điện nguyên tử lớn nhất từ sau thảm họa Chernobyl năm 1986. Cái bản này thường được sử dụng rộng rãi để diễn tả các thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản:
2946
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2946
Địa lý Nhật Bản
Nhật Bản là một đảo quốc bao gồm một quần đảo địa tầng trải dọc tây Thái Bình Dương ở Đông Bắc Á, với các đảo chính bao gồm Honshu, Kyushu, Shikoku và Hokkaido. Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska. Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và đẹp. Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ ("Fujisan" 富士山) cao 3776 mét. Giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh. Vì nằm ở tiếp xúc của một số mảng kiến tạo, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều thiệt hại. Động đất ngoài khơi đôi khi gây ra những cơn sóng thần. Vùng Hokkaido và các cao nguyên có khí hậu á hàn đới, các quần đảo ở phương Nam có khí hậu cận nhiệt đới, các nơi khác có khí hậu ôn đới. Mùa đông, áp cao lục địa từ Siberia thổi tới khiến cho nhiệt độ không khí xuống thấp; vùng Thái Bình Dương có hiện tượng foehn- gió khô và mạnh. Mùa hè, đôi khi nhiệt độ lên đến trên 30 độ C, các khu vực đô thị có thể lên đến gần 40độ C. Không khí mùa hè ở các bồn địa nóng và ẩm. Vùng ven Thái Bình Dương hàng năm chịu một số cơn bão lớn. Nhật Bản được chia làm 9 vùng địa lý lớn. Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là "quần đảo Chishima"), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là "Karafuto") chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km. Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau: Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung. Tương tự, vùng lãnh hải của Nhật Bản không phải hoàn toàn có đường viền cách bờ biển 12 hải lý. Đường bờ biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km. Theo thuyết kiến tạo mảng ("plate tectonics"), Nhật Bản nằm trên chỗ tiếp xúc giữa 4 mảng kiến tạo là Á-Âu, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và Philippines. Các quần đảo của Nhật Bản hình thành do vài đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm. Xét về mặt địa chất học, như vậy là rất trẻ. Chính vì vậy, Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên khiến cho nước này nổi tiếng thế giới đó là nhiều núi lửa, lắm động đất. Mỗi năm Nhật Bản chịu vào khoảng 1000 trận động đất. Các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung vào vùng Kanto, nơi có thủ đô Tokyo và người ta cho rằng cứ 60 năm Tokyo lại gặp một trận động đất khủng khiếp. Động đất với mức 7 hoặc 8 trong thang Richter đã từng xảy ra ở Nhật Bản. Động đất cấp 3, 4 xảy ra thường xuyên. Trận động đất xảy ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1923, với cường độ 8,2 trên thang Richter, đã tàn phá phần lớn hai thành phố Tokyo và Yokohama. Động đất là mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ Nhật mỗi năm đã phải bỏ ra hàng tỉ Yên Nhật để tìm kiếm một hệ thống báo động sớm về động đất, và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ nhất trên thế giới nhưng kết quả của các nghiên cứu và các dụng cụ báo động cho tới nay chưa được coi là đáng tin cậy. Nhật Bản có 186 núi lửa còn hoạt động trong đó có núi Phú Sĩ. Đi kèm với núi lửa là các suối nước nóng cũng có rất nhiều ở Nhật Bản. Địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của sông không lớn. Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương. Điểm cao nhất ở Nhật Bản là đỉnh núi Phú Sĩ, cao tuyệt đối 3776m. Điểm thấp nhất ở Nhật Bản là một hầm khai thác than đá ở Hachinohe, -135m. Nhật Bản có nhiều dãy núi lớn, nổi tiếng nhất là ba dãy núi thuộc Alps Nhật Bản. Các dãy núi phần nhiều là từ đáy biển đội lên và có hình cánh cung. Núi cao trên 3000m ở Nhật Bản có đến hơn một chục ngọn. Trên Alps Nhật Bản tập trung khá nhiều đỉnh có độ cao trên 2500m. Số núi lửa đang hoạt động có khoảng gần 200. Một số núi sau ở Nhật Bản cao từ 3000 hoặc hơn. Đó là các đỉnh núi: Nhật Bản có gần 60 bình nguyên nằm ở ven biển (đồng bằng ven biển), nơi có sông đổ ra. Tổng diện tích các bình nguyên bằng khoảng 20% diện tích cả nước. Các bình nguyên nhìn chung đều hẹp. Bình nguyên lớn nhất là bình nguyên Kanto. Nhật Bản có trên 60 bồn địa- những vùng đất trũng giữa các núi, và khoảng gần 40 cao nguyên và cụm cao nguyên (những cao nguyên liền kề nhau). Các sông chính ở Nhật Bản từ Bắc xuống Nam là: Vùng Hokkaidō Vùng Tohoku Vùng Kanto Vùng Chubu Sông chảy vào biển Nhật Bản: Sông đổ ra Thái Bình Dương: Vùng Kansai Vùng Chugoku Vùng Shikoku Vùng Kyushu Sau đây là danh sách một số hồ lớn nhất ở Nhật Bản xếp theo diện tích từ lớn xuống nhỏ. (Đây chưa phải là danh sách đầy đủ toàn bộ hồ ở Nhật Bản) Xung quanh Nhật Bản là một loạt các biển thông nhau. Phía Đông và phía Nam là Thái Bình Dương. Phía Tây Bắc là biển Nhật Bản. Phía Tây là biển Đông Hải. Phía Đông Bắc là biển Okhotsk. Vùng biển xung quanh các quần đảo Izu, Ogasawara, Nansei của Nhật Bản chính là biển Philippines theo cách gọi của thế giới, song các văn kiện của chính phủ Nhật Bản vẫn chỉ gọi đó là Thái Bình Dương. Vùng biển nằm giữa Honshu và Shikoku gọi là biển Seito Naikai. Từ phía Nam, Nhật Bản có hải lưu Kuroshio chảy qua. Từ phía Bắc xuống có hải lưu Oyashio. Nhật Bản có bờ biển dài với nhiều loại địa hình. Bờ biển Sanriku, Shima, Wakasa, Seto Naikai, Tây Kyushu nhiều chỗ ăn sâu vào đất liền và có nhiều cửa sông. Trong khi đó bờ biển Hokkaido, Shimokitahonto, Kashimanada, Enshunada, và bờ biển Nhật Bản lại ít thay đổi, có nhiều bãi cát và cồn cát. Do địa thế và lãnh thổ trải dài 25 độ vĩ tuyến, khí hậu của Nhật Bản cũng phức tạp. Tại miền bắc của đảo Hokkaido, mùa hè ngắn nhất, mùa đông dài với tuyết rơi nhiều; trong khi đó, đảo Ryukyu (Lưu Cầu) có khí hậu bán nhiệt đới; và do ở gần lục địa châu Á, Nhật Bản cũng chịu các ảnh hưởng thời tiết của lục địa này. Vào mùa đông từ tháng 12 tới tháng 2, gió lạnh và khô của miền Siberia thổi về hướng Nhật Bản, đã gặp không khí ẩm và nóng của Thái Bình Dương, tạo ra các trận tuyết lớn trên các phần đất phía tây. Miền đông của Nhật Bản ít bị tuyết hơn nhưng cũng rất lạnh. Vào tháng giêng, thành phố Tokyo lạnh hơn thành phố Reykjavik của Iceland nhưng tuyết rơi ít hơn. Phía nam của đảo Kyushu và các đảo Nansei vào mùa đông ít lạnh hơn, đây là nơi mùa xuân tới trước tiên với hoa Anh Đào, một sự kiện rất quan trọng đối với người Nhật Bản. Vào cuối tháng 3, hoa Anh Đào bắt đầu nở trên đảo Kyushu và nở dần lên tới phía bắc của đảo Hokkaido vào tuần lễ thứ hai của tháng 5. Mùa hoa Anh Đào là mùa tốt đẹp nhất để du khách viếng thăm Nhật Bản. Sau khi hoa đã tàn là các trận mưa thất thường trước khi mùa mưa ("tsuyu") đến và kéo dài trong hai tháng. Mùa hè tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 với các luồng khí từ Thái Bình Dương thổi tới, làm cho phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nóng và ẩm. Đầu mùa hè cũng có các trận mưa, bắt đầu từ miền nam và lâu vài tuần lễ rồi chuyển dần lên mạn bắc. Độ nóng của mùa hè cao nhất vào tháng 8 với thời tiết ngột ngạt, rất khó chịu, khiến cho nhiều người trốn sức nóng mà chạy lên miền núi mát mẻ hơn. Vào cuối mùa hè, Nhật Bản gặp khoảng 3 tới 4 trận cuồng phong lớn vào tháng 9 và các trận nhỏ vào tháng 8. Tại miền nam và tại miền bờ biển Thái Bình Dương, nhiều trận gió mạnh làm đổ nhà cửa, lật úp tàu thuyền. Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của gió mùa, chịu các trận sóng thần ("tsunami") do các vụ động đất ngầm dưới đáy biển. Tới tháng 10 và tháng 11, thời tiết trở nên dịu đi, lá cây bắt đầu đổi màu, đây cũng là thời gian tốt đẹp cho khách du lịch. Mùa hè và mùa đông tại Nhật Bản là hai thái cực trong khi mùa xuân và mùa thu có thời tiết tương đối dịu hơn, với ít mưa và các ngày quang đãng. Thủ đô Tokyo của Nhật Bản nằm trên cùng vĩ độ với các thành phố Athens của Hy Lạp, Tehran của Iran và Los Angeles của Hoa Kỳ. Vào mùa đông tại Tokyo, trời lạnh vừa với độ ẩm thấp và đôi khi có tuyết, trái với mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao. Các hải đảo Nhật Bản trải dài 25 vĩ độ vì thế đất nước này có nhiều loại thực vật và động vật. Tại nhóm hải đảo Ryukyu và Ogasawara ở về phía nam, thời tiết thuộc loại bán nhiệt đới nên động vật và thực vật giống như của bán đảo Mã Lai; trong khi tại phần đất chính của Nhật Bản hay tại các đảo Honshu, Kyushu và Shikoku, thời tiết giống như Trung Hoa và Triều Tiên; còn miền trung và miền bắc của đảo Hokkaido có khí hậu gần cực, rất lạnh nên có nhiều rừng thông loại lá lớn. Thực vật và động vật tại Nhật Bản qua nhiều thế kỷ đã bị ảnh hưởng do sự du nhập từ các quốc gia khác. Trong thời kỳ Minh Trị ("Meiji" 明治, 1858-1912), đã có từ 200 tới 500 loại cây được đưa vào Nhật Bản, phần lớn từ châu Âu rồi về sau này từ Hoa Kỳ. Ngày nay do nạn phá rừng và mở mang các thành phố, rừng cây của Nhật Bản đã bị ảnh hưởng xấu, thêm vào là sự ô nhiễm và các trận mưa axít. Nhật Bản vào thời cổ xưa đã được nối với châu Á nhờ thế đã có các thú vật di cư từ Triều Tiên và Trung Hoa qua. Nhật Bản có các loại thú đặc biệt, chẳng hạn như loài gấu nâu ("higuma" 羆) của đảo Hokkaido cao tới 2 mét và nặng 400 kilôgam và loài gấu nâu châu Á ("tsukinowaguma" ツキノワグマ) nhỏ hơn, cao tới 1,4 mét và nặng 200 kilôgam. Một giống thú đặc biệt khác là loài khỉ cỡ trung bình, cao khoảng 60 phân và có đuôi ngắn, thường thấy trên các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu. Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Trên các đảo Hokkaido và Kyushu có các mỏ than và kỹ nghệ khai mỏ lên tới cực điểm vào năm 1941, ngày nay hầu như các hầm mỏ này không hoạt động. Tất cả khoáng sản khác, kể cả dầu thô, đều phải nhập cảng từ nước ngoài. Tại Nhật Bản, cây rừng cũng là một nguồn tài nguyên. Gỗ được dùng cho kỹ nghệ xây nhà và làm giấy nhưng việc sản xuất nội địa đã giảm hẳn vì Nhật Bản ưa nhập cảng loại gỗ rẻ tiền hơn từ các quốc gia nhiệt đới thuộc vùng Đông Nam Á. Một tài nguyên khác của Nhật Bản là cá biển. Nhật Bản có các hạm đội tàu đánh cá rất lớn, hoạt động trong các hải phận quốc tế. Nhật Bản cũng khai thác mạnh ngành du lịch với các khách sạn, các sân golf và loại kỹ nghệ này càng bành trướng, lại càng làm ô nhiễm môi trường sống trong khi người dân Nhật vẫn quý trọng thiên nhiên. Do sự phát triển đô thị, do các loại kĩ nghệ và việc bành trướng du lịch, môi trường sống của một số sinh vật đã bị ảnh hưởng xấu. Loại hạc ("tancho" タンチョウ) rất đẹp của hòn đảo Hokkaido đã từng làm đề tài cho các bức danh họa nhiều thế kỷ trước, nay đã bị tuyệt chủng. Sự ô nhiễm các dòng sông đã làm chết đi các loại cá chép và cá hồi. Loại gấu màu nâu cũng biến đi dần. Loại khỉ macaca chỉ còn thấy tại khu vực Nagano. Các khu giải trí dưới mặt nước cũng làm hư hỏng các vùng biển san hô thiên nhiên. Để bảo vệ môi trường thiên nhiên, Nhật Bản có 28 công viên quốc gia ("kokuritsu koen" 国立公園) và 55 công viên bán công ("kokutei koen" 国定公園) với công viên Iriomote tại phía cực nam và công viên Sarobetsu ở mỏm cực bắc của hòn đảo Hokkaido. Các công viên quốc gia được quản trị trực tiếp và các công viên bán công được cai quản gián tiếp bởi Cơ quan Môi trường thuộc Văn phòng Thủ tướng. Miền phía bắc đảo Honshu và đảo Hokkaido là hai nơi thưa dân, nên có nhiều công viên quốc gia lớn trong khi công viên lớn nhất là Công viên Quốc gia Nội Hải ("Seto Naikai Kokuritsu Koen" 瀬戸内海国立公園) trải dài 400 kilômét từ đông sang tây, nơi rộng nhất 70 kilômét và bao gồm hơn 1000 đảo nhỏ. Nhật Bản được chia làm chín vùng địa lý, gồm: Hokkaido, Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki, Chugoku, Shikoku, Kyushu và Ryukyu.
2947
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2947
Văn hóa Nhật Bản
Nền văn hóa Nhật Bản từ xa xưa đã mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc riêng. Với vị trí địa lý đặc biệt khi bao quanh hoàn toàn bởi biển và do các hòn đảo lớn ghép lại với nhau. Nhật Bản có những lợi thế về khí hậu cũng như tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên cũng phải hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, làm thiệt hại về người và của nghiêm trọng. Mặc dù vậy với ý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết, người Nhật đã đưa đất nước của mình vươn lên sánh ngang các cường quốc hàng đầu khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993. Sắc dân nước ngoài đông nhất là Triều Tiên nhưng nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói tiếng Nhật không khác gì người Nhật Bản cả. Sắc dân này trước kia bị kỳ thị tại nơi làm việc và tại một số phương diện trong đời sống hàng ngày. Sắc dân ngoại quốc thứ hai là người Hoa rồi về sau còn có một số dân lao động gồm người Philippines và người Thái. Nhật Bản là một trong những đất nước có lịch sử lâu đời. Người Nhật luôn coi trọng giáo dục, vì nó tạo ra nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi. Hầu hết sau đó đều tiếp tục chương trình trung học và theo MEXT, khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác. Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học,điển hình là các kì thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới.Do dân số đông, mật độ dân số của Nhật Bản lên tới 327 người/km², ngang hàng với các nước có mật độ cao như Bỉ, Hà Lan và Triều Tiên. Khoảng 49% dân Nhật tập trung quanh ba đô thị lớn là Tokyo, Osaka và Nagoya cùng với các thành phố phụ cận. Tokyo vẫn là nơi đông dân nhất, với khoảng 1/3 tổng dân số. Lý do của sự tập trung này là vì Tokyo là trung tâm của khu vực dịch vụ. Vào năm 1991, Nhật Bản có 13% dân số trên 65 tuổi, con số này thấp hơn so với của Thụy Điển là 18% và Anh là 15%. Tuổi thọ trung bình tại Nhật Bản là 81 đối với phụ nữ và 75 với nam giới. Do tuổi thọ cao trong khi mức sinh ngày càng thấp, hiện nay Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ già hóa dân số. Do sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiều thế kỷ cho tới thời kỳ mở cửa vào năm 1868, Nhật Bản đã có các nét riêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa... trong đó gia đình đã giữ một vai trò trọng yếu. Trước Thế Chiến thứ Hai, phần lớn người Nhật sống trong loại gia đình gồm ba thế hệ. Sự liên lạc gia đình đã theo một hệ thống đẳng cấp khắt khe theo đó người cha được kính trọng và có uy quyền. Người phụ nữ khi về nhà chồng phải tuân phục chồng và cha mẹ chồng nhưng sau khi Luật Dân Sự năm 1947 được ban hành, người phụ nữ đã có nhiều quyền hạn ngang hàng với nam giới về mọi mặt của đời sống và đặc tính phụ quyền của gia đình đã bị bãi bỏ. Phụ nữ Nhật đã tham gia vào xã hội và chiếm 40,6% tổng số lực lượng lao động của năm 1990. Các phát triển nhanh chóng về kinh tế, kỹ thuật và đô thị cũng làm gia tăng loại gia đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và các con, khiến cho loại đại gia đình giảm từ 44% vào năm 1955 xuống còn 13,7% vào năm 1991. Số người con trong gia đình cũng giảm từ 4,7 vào năm 1947 xuống còn 1,5 vào năm 1991 vì việc làm nơi thành phố và do cuộc sống trong các căn nhà chung cư chỉ thích hợp với loại gia đình trung bình là 2,9 người. Cùng với sự thay đổi về số người trong gia đình, nếp sống hiện nay của người Nhật Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia dụng, do sự phổ biến các loại thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo may sẵn và các phương tiện hàng ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ khỏi các ràng buộc về gia chánh, cho phép mọi người có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động giải trí, giáo dục và văn hóa. Các tiến bộ về công bằng xã hội cũng làm mất đi tính kỳ thị về giai cấp, về quá trình gia đình, và đại đa số người Nhật Bản thuộc giai cấp trung lưu, căn cứ vào lợi tức của họ. Một số người Nhật rất ưa chuộng lối sống "tối giản" [tiếng Nhật: ""] họ thường giảm bớt đồ đạc ra khỏi nhà tới mức tối thiểu để có một cuộc sống tốt hơn và có nhiều thời gian hơn, vì họ quan niệm rằng quá nhiều đồ đạc sẽ đánh mất sự tự do của bản thân, chỉ nên giữ lại những đồ vật cần thiết và thực sự quan trọng. Một số người thường áy náy khi vứt đồ, dù là đĩa, sách, những bức hình kỉ niệm hay quà từ người quan trọng, người Nhật vẫn vứt vì thấy không cần nó nhưng lại biết ơn người tặng. Biết tận dụng những món đồ quan trọng sẽ hạn chế việc mua những đồ mới cũng như giảm chi phí sinh hoạt, tập trung được vào mọi việc, mang lại nhiều công sức và giảm thời gian làm việc nhà. Trong các trận động đất hay sóng thần Nhật Bản, những người ít đồ đạc sẽ không chấn thương nhiều như những người có nhiều đồ, thậm chí nhiều đồ vật quá tải có thể giết chết chủ nhà và kể cả những món đồ đắt giá cũng bị mất theo, những đồ cần thiết lại được giữ lâu hơn. Ngày nay mặc dù Nhật Bản đã là một quốc gia tân tiến nhưng trong xã hội Nhật, vai trò và các liên hệ nam nữ đã được ấn định rõ ràng. Thời cổ, Nhật Bản theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò lớn hơn nam giới. Từ khi thời kỳ phong kiến phát triển, người đàn ông lại chiếm vai trò độc tôn. Dù rằng tinh thần giải phóng phụ nữ đã được du nhập vào Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19 nhưng hiện nay trong đời sống công cộng, người phụ nữ vẫn ở vị thế thấp hơn nam giới và bên ngoài xã hội, người nam vẫn giữ vai trò lớn hơn. Theo căn bản, người nữ vẫn là người của "bên trong" ("uchi no") và người nam vẫn là người của "bên ngoài" ("soto no"). Phạm vi của người phụ nữ là gia đình và các công việc liên hệ, trong khi người chồng là người đi kiếm sống và đưa hết tiền lương về cho người vợ. Thời xưa, người phụ nữ trên 25 tuổi mà chưa có chồng thường bị nam giới coi như "có khuyết điểm nào đó". Nhưng nay Nhật Bản lại là nước có phụ nữ lấy chồng rất muộn, thậm chí là sống độc thân mà không có chồng (Nhật Bản hiện nay là nước có phụ nữ lấy chồng rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhất châu Á). Tại các công ty, nhà máy, cửa hàng... người phụ nữ thường được thuê mướn để chào đón các khách mới đến. Ngày nay, vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên nhiều trong xã hội, nhất là tư duy của lớp thanh niên trẻ - những người thường không có quan niệm phân biệt và suy nghĩ truyền thống như lớp người trung niên. Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc và đề cao giáo dục. Luôn đề cao truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ, tổ tiên; thủy chung vợ chồng, trung thành với bạn, kính trọng thầy và phục tùng lãnh đạo. Đây là đức tính quan trọng nhất trong văn hóa truyền thống. Thanh niên Nhật Bản có ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước rất cao. Họ có xu hướng sống hiện đại, thực tế, năng động, dễ hòa mình và thích nghi với hoàn cảnh mới, thích đi du lịch và tham dự các hoạt động mang tính chất phong trào. Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa và đề cao giáo dục. Nhất là truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ tổ tiên, thủy chung vợ chồng, trung thành với bạn; kính trọng thầy cô, phục tùng lãnh đạo. Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách gập người xuống (Ojigi) và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng. Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó. Ngoài ra, trong tiếng Nhật có một hệ thống các kính ngữ phức tạp được gọi là "Keigo", tùy vào người được nói tới mà sử dụng kính ngữ thích hợp. Trong việc giao thiệp, người Nhật thường không thích sự trực tiếp và việc trung gian đóng một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn. Cũng như đối với nhiều người châu Á khác, người ngoại quốc tới Nhật Bản cần phải bình tĩnh trước mọi điều không vừa ý, không nên nổi giận và luôn luôn nên nở nụ cười. Người Nhật dễ gần, giao tiếp cởi mở, thoải mái, nói đủ to, vừa phải, thích tranh cãi, luôn thể hiện là những người ham học hỏi, năng động, cần cù, coi trọng đạo đức và yếu tố tinh thần. Người Nhật thích đi du ngoạn, ở Nhật có rất nhiều bảo tàng, cung điện, đình chùa, lăng tẩm, các công viên và các địa danh lịch sử. Người Nhật không muốn làm ăn với ai đã gây tổn thương tình cảm bên trong của họ. Người Nhật rất hâm mộ thể thao. Môn võ cổ tuyền của họ là Judo, Aikido và Kendo, Karate nổi tiếng thế giới. Thích leo núi, các môn thể thao dưới nước, golf, v.v.. - Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay. - Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10–20 cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10–15 cm. - Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng. - Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác. - Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực. - Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói "không" và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói "điều này khó". Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui. Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp. Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới. - Ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình tròn: chúc bạn giàu có. - Người Nhật rất thích hoa anh đào. Họ rất kị số 4, vì âm đọc số 4 đồng âm với từ "chết".Chữ số bốn trong mê tín của một số nước theo văn hóa chữ Hán trong đó có Nhật Bản do đồng âm với chữ "Tử" (nghĩa là chết) nên người ta thường kiêng số 4. Vì lý do này nên có sự mê tín coi chữ số 4 như một nỗi bất hạnh hoặc điềm gở. Tại Nhật Bản, ngay từ thời Heian đã có việc kiêng số 4. Trong cuốn "Tiểu hữu kí" ra đời vào năm Thiên Nguyên thứ 5 (năm 982) có ghi chép việc kiêng kị nếu như có bốn người thì sẽ làm tròn thành 5. Đây là ví dụ về việc tránh số 4 nhưng phần nhiều là do kiêng âm "Shi". Người ta tránh sử dụng âm "Shi" mà thay vào đó dùng âm "Yon". Ví dụ như "bốn người" thì sẽ dùng là "Yo nin" hay "Yottari" chứ không phải là "Shinin". Thời đó vẫn sử dụng âm "Shi" mà chưa sử dụng rộng rãi âm "Yon". Tuy nhiên đó chỉ là ở Tokyo. Tại Osaka nghe nói từ thời Edo âm "Yon" đã được sử dụng thay thế. Hiện nay ở Nhật trong số phòng của chung cư hoặc các khách sạn thì các căn phòng có số 4 đã dần dần không còn nữa, ví dụ như bên cạnh phòng số 203 là phòng số 205 hay tiếp tầng số 3 là tầng số 5. Tại bệnh viên nơi người ta không hề thích việc liên tưởng tới cái chết nên sự kiêng kỵ này càng mạnh mẽ. Việc chỉ định biển số xe, nếu là những biển số dưới hai chữ số 42 và 49, nếu không yêu cầu thì không phải trả tiền. Người ta tránh những số này bởi nó khiến liên tưởng tới 死に (Shini – tử, chết) hay 死苦(Shiku – cái chết đau đớn) hoặc 轢く(Hiku – nghiến, chèn ngã). Trong số phòng hay số tầng của bệnh viện ngoài số 4 người ta cũng tránh số 9 – 九 (với phát âm giống chữ "Khổ" – 苦). Tuy nhiên九 và苦 là đồng âm chỉ có trong tiếng Nhật nên cũng chỉ là phong tục của riêng Nhật Bản. Không nên tặng hoa cúc đại đóa cho họ vì đây là điều cấm kị. Người Nhật coi cúc đại đóa là biểu hiện, điềm báo của sự tang thương, chết chóc. Người Nhật luôn giữ gìn bản sắc dân tộc khi đi du lịch. Họ là những người sôi nổi cởi mở, vui vẻ nhưng lịch sự và có tính tự chủ khá cao. Họ thích thể loại du lịch biển, nghỉ ngơi, tìm hiểu du lịch văn hóa. Họ thường sử dụng các dịch vụ có thứ hạng trung bình, khá và quen sử dụng các trang thiết bị hiện đại. Họ thích đi du lịch bằng mọi phương tiện, mội cách tùy vào sở thích và túi tiền của mỗi người. Chương trình du lịch của họ thường chọn 7 ngày, để 1 năm có thể du lịch tới 3 lần. Nhật Bản là quốc gia có nhiều lễ hội. Các lễ hội được gọi là "Matsuri" và được tổ chức quanh năm. Các lễ hội tổ chức theo các nghi lễ cổ của Thần đạo hay tái hiện lại lịch sử với đầy màu sắc, các nhạc cụ như chuông, trống và các chiếc xe "Mikoshi" được rước đi cùng đoàn người nườm nượp. Lễ hội duy nhất về tình yêu ở Nhật Bản, được gọi là Tanabata, được tổ chức vào ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch. Truyền thuyết kể rằng, hai ngôi sao Ngưu Lang Chức Nữ yêu nhau bị tách ra và chỉ được gặp nhau vào ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Nhật Bản, khi lễ hội đến gần các nam nữ thanh niên Nhật Bản lặng bước dưới bầu trời mùa hè, cầu mong cho thời tiết tốt để có thể dâng kẹo và thức ăn cho hai ngôi sao yêu nhau này. Các thành viên gia đình người Nhật viết những vần thơ tốt lành lên những mảnh giấy màu và trang trí lên những đoạn tre cắm trong vườn nhà, giống như tục trang trí cây thông Noel ở lễ Noel của người phương Tây Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học lâu đời và giàu có bậc nhất thế giới. Các tác phẩm văn học đầu tiên có thể đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 7 thậm chí sớm hơn. Lịch sử văn học Nhật Bản chia làm ba giai đoạn chính: Cổ đại, Trung cổ (hay Trung đại) và Hiện đại, trên nhiều thể loại khác nhau. Thơ Nhật Bản, mà điển hình là thơ haiku, với đặc trưng là các câu ngắn và việc sử dụng nhuần nhuyễn các từ chỉ mùa (Quý ngữ). Truyện kể Genji (Genji Monogatari) của nữ sĩ cung đình Murasaki Shikibu là cuốn tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại. Trong khi đó, truyện cổ tích Chuyện người tiều phu đốn tre (Taketori Monogatari, còn biết đến với tên gọi Nàng tiên trong ống tre) được cho là tác phẩm khoa học giả tưởng xuất hiện sớm nhất với giả thuyết có người sinh sống trên mặt trăng. Các nhà văn nổi tiếng có thể kể đến như Mori Ōgai, Akutagawa Ryuunosuke, Abe Kōbō và Haruki Murakami. Manga (漫画; mạn hoạ) là một từ tiếng Nhật chỉ thể loại truyện tranh của Nhật Bản. Manga lúc đầu chỉ là những câu chuyện được minh họa bằng tranh vốn đã xuất hiện từ lâu tại Nhật. Sau Thế chiến thứ 2, manga ngày càng phát triển và nhanh chóng trở thành một nét văn hóa của Nhật Bản. Tezuka Osamu - một mangaka (họa sĩ truyện tranh) được cho là người đặt nền móng cho nền công nghiệp manga - anime khổng lồ hiện tại. Các tác phẩm nổi tiếng được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới và nhiều lần được chuyển thể thành anime (phim hoạt hình phong cách Nhật) có thể kể đến như "Astro Boy" (Tezuka Osamu), "Doraemon" (Fujiko F. Fujio), "Meitantei Conan" (Aoyama Gosho), "Dragon Ball" (Toriyama Akira). Anime (アニメ) là một từ của Nhật Bản, nguồn gốc của nó vẫn còn đang gây tranh cãi, có thể được mượn từ "animation" trong tiếng Anh hoặc "animé" trong tiếng Pháp, nghĩa là "phim hoạt hình". Đối với người nước ngoài, anime được hiểu là phim hoạt hình theo phong cách Nhật. Các anime thường được chuyển thể từ những bộ manga nổi tiếng (như Doraemon), hoặc ngược lại, anime làm cảm hứng cho manga (như 5cm/s của Shinkai Makoto). Theo nhiều thống kê, anime chiếm tới 70% sản lượng phim hoạt hình trên toàn thế giới. Những bộ anime dài tập thường được chiếu trên truyền hình, các phiên bản điện ảnh hay tập đặc biệt khác thì được chiếu rộng rãi tại các rạp. Cùng với manga, anime cũng đã trở nên quen thuộc trên khắp thế giới và được nhiều người mến mộ. Ở Nhật Bản có nhiều bộ môn nghệ thuật như: "Trà đạo" (茶道; Chadō - nghệ thuật pha và thưởng thức trà), "Thư đạo" (書道; Shodō - nghệ thuật viết chữ đẹp), "Kiếm đạo" (剣道; Kendō - nghệ thuật sử dụng kiếm, nay trở thành một môn thể thao), "Hoa đạo" (華道; Kadō - nghệ thuật cắm hoa), "Thư họa" (書画; Shoga - nghệ thuật vẽ tranh bằng mực Tàu, bút lông hoặc viết chữ nghệ thuật giống như đang vẽ), "Nhu đạo" (儒道; Judō - một môn võ truyền thống của Nhật với các thế vật, ngoài ra đòi hỏi người học phải có cốt cách), "Không thủ đạo" (空手道; Karate-dō - một môn võ truyền thống của Nhật, ban đầu chỉ có tên "Không thủ", sau đó "đạo" được thêm vào nhằm mục đích rèn luyện nhân cách của người học võ)... Các loại hình nghệ thuật khác như kịch (bao gồm "Kabuki" (歌舞伎; Ca vũ kịch), "Nō"...) và múa (bao gồm "Bon"...) cũng rất phổ biến và góp phần tạo nên sự đa dạng, đặc sắc trong văn hóa Nhật. Nói về ẩm thực Nhật Bản, chúng ta sẽ nghĩ đến " thứ nhất sushi, thứ nhì trà đạo". Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng vào sự tươi ngon tinh khiết của món ăn. Là một quốc đảo bốn bề là biển, hải sản luôn chiếm đa số trong khẩu phần ăn của người Nhật. Như hầu hết các nước châu Á khác, lương thực chính của Nhật Bản là gạo. Người Nhật cuộn gạo nấu chín trong những tấm rong biển sấy để tạo thành món sushi, được coi là quốc thực của Nhật Bản. Ngoài ra, đậu nành, rượu sake, và bột trà xanh cũng tạo nên đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.
2948
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2948
Các chính đảng ở Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có hệ thống đa đảng. Những đảng phái chính trị lớn gồm có: Ngoài ra còn có một số đảng đối lập trong Quốc hội như: CLB Cải Cách... Thành lập tháng 11 năm 1955, là đảng tư sản lớn nhất, hiện chiếm 296/480 ghế tại Hạ viện và 115/252 ghế tại Thượng viện. Đảng LDP cầm quyền liên tục 38 năm từ 1955 đến 1993. Do mâu thuẫn nội bộ và bị phân liệt, LDP đã thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện tháng 7 năm 1993 và bị mất quyền lãnh đạo đất nước. Cuối tháng 6 năm 1994 LDP đã liên minh với Đảng Xã hội và Đảng Tiên phong để lập chính phủ, do Chủ tịch Đảng Xã hội Murayama làm Thủ tướng. Từ tháng 1 năm 1996 LDP lại đứng đầu một chính quyền liên hiệp 3 đảng LDP-Công Minh-Tự do, do Ruytaro Hashimoto làm Thủ tướng. Trong cuộc bầu cử Thượng viện tháng 7 năm 1998, LDP bị thất bại nặng nề, ông Hashimoto buộc phải từ chức Chủ tịch LDP và ngày 30 tháng 7 năm 1998, Quốc hội Nhật Bản đã bỏ phiếu bầu ông Keizo Obuchi làm Thủ tướng thay ông Hashimoto. Thủ tướng Yoshiro Mori, người kế nhiệm sau khi ông Obuchi mất cũng phải từ chức sau gần 1 năm cầm quyền do đã làm uy tín của LDP giảm sút nghiêm trọng. Ông Koizumi Junichiro - một người có chủ trương cải cách LDP đã được bầu làm Chủ tịch đảng đồng thời là Thủ tướng Nhật với đa số áp đảo 298/482 phiếu tại Đại hội Đảng LDP trước nhiệm kỳ (24/4/2001) với tỷ lệ ủng hộ đạt kỷ lục 85%. Ngày 20 tháng 9 năm 2003, Thủ tướng Koizumi đã tái cử làm Chủ tịch Đảng LDP nhiệm kỳ 2 năm đồng thời tiếp tục ở cương vị Thủ tướng. Ngày 11 tháng 9 năm 2005 đảng LPD giành được đa số phiếu trong tổng tuyển cử với chủ trương tư nhân hóa công ty Bưu chính Nhật Bản. Ngày 20 tháng 9 năm 2006, ông Abe Shinzo được bầu làm Chủ tịch đảng và được Quốc hội bổ nhiệm Thủ tướng vào ngày 26 tháng 9 với 339/475 phiếu. Trong cuộc bầu cử thượng viện ngày 29 tháng 7 năm 2007, đảng Dân chủ Tự do bị thất bại nặng nề và không còn là đảng lớn nhất trong thượng viện. Thành lập ngày 28 tháng 9 năm 1996, thành phần chủ yếu gồm các nghị sĩ tách ra từ Đảng Xã hội và Đảng Sakigake. Tháng 4 năm 1998, Đảng Dân chủ sáp nhập thêm Tân đảng ái hữu và liên hiệp cải cách dân chủ, thành lập Đảng Dân chủ mới, trở thành đảng đối lập lớn nhất. Hiện nay, đảng này có 113/480 ghế tại Hạ viện và 82 ghế tại Thượng viện. Ngày 5 tháng 10 năm 2003, Đảng Dân chủ đã sáp nhập với Đảng Tự do thành Đảng Dân chủ với 204 nghị sĩ trong đó có 136 Hạ Nghị sĩ. Chủ tịch Đảng Dân chủ mới là ông Okada Kazuya. Sau cuộc bầu cử thượng viện ngày 29 tháng 7 năm 2007, Đảng Dân chủ trở thành đảng lớn nhất trong thượng viện. Được thành lập vào tháng 11 năm 1964. Năm 1998, các thế lực đảng Komei cũ trong Tân đảng Hoà bình ở Hạ viện và Komei ở Thượng viện hợp nhất thành lập Đảng Komei mới. Hiện nay, đảng này tham gia vào chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Koizumi với 24 ghế tại Thượng viện và 34 ghế tại Hạ viện. Tiền thân là Đảng Xã hội (JSP) thành lập tháng 11 năm 1945, có cơ sở chủ yếu trong tầng lớp trí thức, có khuynh hướng xã hội dân chủ. Đến đầu 1990 là đảng đối lập lớn nhất trong Quốc hội. Do bị thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện năm 1993, Đảng Xã hội Dân chủ buộc phải thay đổi hầu hết các chính sách cơ bản (về lực lượng tự vệ, Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ...) để liên minh với các đảng khác. Từ tháng 8 năm 1994 đến hết 1995, Đảng Xã hội Dân chủ liên minh với LDP và Shakigake để lập nội các do Chủ tịch Đảng Murayama làm Thủ tướng. Murayama là Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản đến thăm Việt Nam vào năm 1994 nối lại quan hệ Nhật - Việt từ sau 1945. Ngày nay nội bộ đảng ngày càng suy yếu, phân hóa nghiêm trọng. Do nhiều nghị sĩ đã bỏ đảng và gia nhập đảng Dân chủ (tháng 9 năm 1996), Đảng Xã hội Dân chủ hầu như bị tan rã và thất bại lớn trong bầu cử tháng 10 năm 1996, mất nửa số ghế. Hiện nay đảng này chiếm 7/480 ghế trong Hạ viện và 5 ghế trong Thượng viện. Được thành lập năm 1922, song chỉ sau Thế Chiến Thứ Hai mới được ra hoạt động công khai. Hiện nay giữ 9/480 ghế tại Hạ viện, 7/242 ghế trong Thượng viện. Đảng Cộng sản Nhật Bản có tổ chức chặt chẽ, kiên định đường lối; chủ trương xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Nhật Bản thông qua cách mạng dân chủ và đấu tranh nghị trường; bảo vệ quyền lợi của người lao động, chống tư bản Nhật. Gần đây, Đảng Cộng sản đã thay đổi lập trường trên một số vấn đề như thừa nhận Nhật Hoàng, Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ..., tranh thủ lôi kéo các đảng đối lập để tiến tới lập chính quyền liên hiệp dân chủ. Năm 1998, Đảng Cộng sản Nhật Bản đã bình thường hoá quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc sau 31 năm gián đoạn. Tháng 11 năm 2000, Đảng cộng sản đã tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 22, lần đần tiên đưa ra đề án "Cải cách Nhật Bản" chủ trương thông qua việc tham gia chính quyền liên hiệp, chủ trương không đòi thủ tiêu ngay Cục phòng vệ mà tiến hành từng bước dần dần, theo từng giai đoạn. Do đường lối không đổi mới nên Đảng Cộng sản đã thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện tháng 11 năm 2003 (mất 11 ghế). Đặc biệt, tại Đại hội 23 năm 2004, Đảng Cộng sản đã sửa đổi cương lĩnh và đường lối trong đó từ bỏ đấu tranh cách mạng và chuyên chính vô sản, chủ trương ủng hộ Nhật Hoàng, lực lượng phòng vệ... Dưới đây là một số trang thông tin liên quan đến Nhật Bản.
2952
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2952
Kinh tế Nhật Bản
Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương (PPP), ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển. Nhật Bản là thành viên của G7 và G20. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của quốc gia này đạt 41.637 Đô la Mỹ (2020). Do sự biến động của tỷ giá hối đoái mà GDP của Nhật Bản tính theo Đô la Mỹ thường xuyên bị biến động mạnh, bằng chứng là khi tính toán GDP của Nhật Bản theo Phương pháp Atlas thì GDP bình quân chỉ đạt khoản 39.048 Đô la Mỹ. Ngân hàng Nhật Bản chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc khảo sát hàng quý về tâm lý kinh doanh có tên là Tankan để dự báo nền kinh tế Nhật Bản trong tương lai. Nikkei 225 là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ ba trên thế giới theo vốn hóa thị trường, nơi đây chịu trách nhiệm phát hành các báo cáo về những cổ phiếu blue chip được niêm yết trên Japan Exchange Group. Năm 2018, Nhật Bản là nhà xuất khẩu lớn thứ tư và cũng là nhà xuất khẩu lớn thứ tư thế giới. Đây là quốc gia xếp thứ hai về dự trữ ngoại hối với giá trị đạt khoảng 1.300 tỷ Đô la Mỹ. Nhật Bản xếp thứ 29 về chỉ số thuận lợi kinh doanh và thứ 5 chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Ngoài ra quốc gia này còn đứng đầu về chỉ số phức tạp kinh tế và thứ ba về thị trường người tiêu dùng trên thế giới. Nhật Bản là quốc gia sản xuất ô tô lớn thứ ba đồng thời là quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới và thường xuyên nằm trong số các quốc gia tiên tiến nhất thế giới trong việc lưu trữ các hồ sợ bằng sáng chế toàn cầu. Do vấp phải sự cạnh tranh ngày một tăng với Hàn Quốc và Trung Quốc, ngành sản xuất của Nhật Bản ngày nay chủ yếu tập trung vào các mặt hàng với hàm lượng công nghệ và độ chính xác cao như dụng cụ quang học, xe hơi hybrid và robot. Cùng với vùng Kantō, vùng Kansai là một trong những cụm công nghiệp và trung tâm sản xuất hàng đầu cho nền kinh tế Nhật Bản.<ref name="Profile of Osaka/Kansai"></ref> Nhật Bản là quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới. Nhật Bản thường nằm trong nhóm các quốc gia xuất siêu hàng năm và có thặng dư đầu tư quốc tế ròng đáng kể. Nhật Bản nắm giữ số tài sản với giá trị nhiều thứ ba thế giới khi đạt 15.200 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 9% tổng tài sản toàn cầu tính đến năm 2017. Tính đến năm 2017, có 51 trong tổng số 500 công ty thuộc Fortune Global 500 có trụ sở tại Nhật Bản, con số này ít hơn so với năm 2013 với 62 công ty. Đây là quốc gia lớn thứ ba thế giới về tổng tài sản. Nhật Bản từng là quốc gia có số tài sản và sự giàu có thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, tuy nhiên cho đến năm 2015 đã bị Trung Quốc vượt qua ở cả 2 chỉ tiêu kinh tế này. Nhật Bản cũng từng là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới về GDP danh nghĩa chỉ đứng sau Hoa Kỳ nhưng lại để Trung Quốc vượt qua vào năm 2010. Ngành sản xuất của Nhật Bản trước đây cũng từng xếp ở vị trí thứ hai thế giới (thậm chí từng suýt vượt qua cả Hoa Kỳ vào năm 1995), nhưng lại một lần nữa Trung Quốc nổi lên và vượt qua Nhật Bản vào năm 2007 và thậm chí là vượt qua cả Mỹ vào năm 2010. Do đó mà Nhật Bản ngày nay là nhà sản xuất hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới xếp sau Trung quốc và Hoa Kỳ. Sự sụp đổ của bong bóng tài sản năm 1991 diễn ra tại Nhật Bản đã tạo ra một thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ hay còn được biết đến với cái tên gọi là thập niên mất mát, kinh tế Nhật đã trì trệ suốt hơn 30 năm kể từ đó tới nay. Từ năm 1995 đến 2007, GDP danh nghĩa đã giảm từ 5.330 tỷ Đô la Mỹ xuống còn 4.360 tỷ. Vào đầu những năm 2000, Ngân hàng Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu khuyến khích tăng trưởng kinh tế thông qua một chính sách mới về nới lỏng định lượng. Mặc dù vậy mức nợ vẫn tiếp tục tăng do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-08, Trận động đất ở Tōhoku vào năm 2011 và đại dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019. Hậu quả là tính đến năm 2021, Nhật Bản có mức nợ công cao hơn đáng kể so với bất kỳ quốc gia phát triển nào khác với mức 266% GDP. Các khoản nợ này chủ yếu là đến từ trong nước vói 45% được nắm giữ bởi Ngân hàng Nhật Bản. Nền kinh tế Nhật Bản hiện nay phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do dân số già hóa và đang có xu hướng giảm, dân số của quốc gia này từng đạt đỉnh 128 triệu người vào năm 2010 và đã giảm xuống còn 125,9 triệu người vào năm 2020. Các dự báo cho thấy dân số sẽ còn tiếp tục giảm và thậm chí là có khả năng giảm xuống dưới 100 triệu vào cuối thế kỷ 21. Trải qua nhiều biến động trong suốt lịch sử, cuối cùng, kinh tế Nhật Bản đã và đang tăng trưởng, nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề. Vào thế kỉ 16 - 17, kinh tế Nhật Bản chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và đánh bắt cá. Công nghiệp bắt đầu phát triển sau cuộc Cải cách Minh Trị vào giữa thế kỉ 19 (năm 1868). Bước sang thế kỉ 20, ngành công nghiệp của Nhật Bản đã phát triển rõ rệt. Trong suốt đầu thế kỉ 20, các ngành công nghiệp được ưa chuộng và phát triển nhất là sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất phương tiện. Do nhu cầu tài nguyên để phục vụ các ngành này, quân đội Nhật Bản bắt đầu bành trướng và xâm chiếm nước ngoài. Trong số những vùng mà Nhật chiếm được, đáng chú ý nhất là Mãn Châu Lý của Trung Quốc và Triều Tiên. Trong thế chiến 2, mặc dù ưu thế ban đầu nghiêng về Nhật Bản. Tuy nhiên, đến năm 1945, nước này nằm trong tầm ném bom của đối phương. Máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá nhiều thành phố. Đáng chú ý nhất là vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki đã gây ra sức tàn phá lớn trên quy mô rộng. Sau chiến tranh, các thành phố và nhà máy bắt đầu tái thiết lại, nhưng khá chậm do thiếu vốn. Vận mệnh của Nhật thay đổi sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950. Mỹ muốn Nhật sản xuất vũ khí để cung cấp cho lực lượng Mỹ ở Nam Triều Tiên. Sản lượng công nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực như sắt thép và đóng tàu, tăng nhanh chóng. Nhờ nguồn tài chính từ các đơn hàng của Mỹ và quyết tâm khôi phục lại đất nước, đến khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã được xây dựng. Sau sự bùng nổ kinh tế, các hãng điện tử hàng đầu thế giới đã xuất hiện như Sony, Panasonic, Toshiba hay Honda. Trải qua ba thập kỷ phát triển kinh tế kể từ năm 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản khiến người ta phải gọi đây là kỳ tích kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, nền kinh tế đã đặt được mức tăng trưởng bình quân 10% vào những năm 1960, 5% trong những năm 1970 và 4% vào những năm 1980, nhờ đó Nhật Bản đã vươn lên và duy trì vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong suốt từ năm 1991 đến 2010 trước khi bị Trung Quốc vượt qua. Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản ngang bằng, thậm chí là cao hơn hầu hết các nước phương Tây. Vào thời kỳ nửa sau của những năm 1980, giá cổ phiếu và bất động sản tăng cao đã tạo ra bong bóng kinh tế . Bong bóng kinh tế đã đột ngột kết thúc khi Sở giao dịch chứng khoán Tokyo sụp đổ vào năm 1990–92 khiến giá bất động sản đạt đỉnh vào năm 1991. Tăng trưởng ở Nhật Bản trong suốt những năm 1990 chỉ ở mức 1,5% mỗi năm; thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình của toàn cầu khiến nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái tồi tệ và được biết đến với tên gọi Thập kỷ mất mát. Sau khi nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục trì trệ thêm một thập kỷ nữa (2001 - 2010), thuật ngữ này được đổi tên thành "2 thập kỷ mất mát", và thậm chí là "3 thập kỷ mất mát" khi mà kinh tế giai đoạn 2011-2020 vẫn tiếp tục tăng trưởng rất chậm. Với tốc độ tăng trưởng thấp này, nợ quốc gia của Nhật Bản đã tăng lên do gánh nặng của các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội mà nguyên nhân chủ yếu là do sự già hóa của dân số khiến cơ sở thuế bị thu hẹp lại. Tình trạng "Những ngôi nhà bị bỏ hoang" tiếp tục lan rộng từ nông thôn đến thành thị ở Nhật Bản. Do là một quốc đảo có địa hình nhiều núi và núi lửa nên quốc gia này không có đủ tài nguyên thiên nhiên để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế với dân số đông tiếp tục phát triển thêm, do đó việc xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh như các sản phẩm công nghiệp mang tính kỹ thuật, có sự đầu tư cao về nghiên cứu và phát triển để đổi lấy là nhập khẩu nguyên liệu thô và dầu mỏ luôn được chú trọng. Nhật Bản là một trong ba nhà nhập khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới bên cạnh Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ về tổng sản lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nông sản nội địa đồng thời cũng là quốc gia nhập khẩu cá và các sản phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Chợ bán buôn trung tâm thủ đô Tokyo là chợ bán buôn các mặt hàng truyền thống đến từ Nhật Bản lớn nhất, bao gồm cả chợ cá nổi tiếng Tsukiji. Việc săn cá voi tại Nhật Bản với bề ngoài là để phục vụ các hoạt động nghiên cứu, đã bị kiện là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Mặc dù nhiều loại khoáng sản đã được khai thác trên khắp đất nước, nhưng hầu hết các nguồn tài nguyên khoáng sản đều phải nhập khẩu kể từ thời hậu chiến. Các quặng chứa kim loại được khai thác trong nước là rất khó xử lý do chúng chỉ ở cấp thấp. Mặc dù có nguồn tài nguyên rừng đa dạng và rộng lớn khi chiếm 70% diện tích cả nước theo số liệu được thống kê vào cuối những năm 1980, nhưng chúng lại không được khai thác một cách rộng rãi do các quyết định chính trị ở cấp địa phương, tỉnh và quốc gia khi Nhật Bản quyết định không khai thác tài nguyên rừng để thu lợi kinh tế. Các nguồn tài nguyên trong nước chỉ đáp ứng được từ 25 đến 30% nhu cầu gỗ của cả nước. Nông nghiệp và đánh bắt là những ngành nghề khai thác tài nguyên phát triển tốt nhất nhưng cũng phải trải qua nhiều năm đầu tư và sự vất vả, chăm chỉ lao động của người dân mới có được. Do đó, quốc gia đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo để chuyển đổi nguyên liệu thô nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành khai thác vàng, Magnesi và bạc đều đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động sản xuất công nghiệp hiện tại, mặc dù vậy Nhật Bản vẫn phải phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho ngành công nghiệp hiện đại. Các mặt hàng như quặng sắt, đồng, bôxít và nhôm cũng như nhiều loại lâm sản đều là các tài nguyên nhập khẩu quan trọng. So với các nền kinh tế công nghiệp phát triển khác, Nhật Bản có mức xuất khẩu được cho là thấp so với quy mô của nền kinh tế. Từ giai đoạn 1970-2018, Nhật Bản là nền kinh tế ít phụ thuộc vào xuất khẩu nhất trong G7 và đứng thứ hai trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những nền kinh tế ít phụ thuộc vào thương mại nhất trong giai đoạn 1970-2018. Nhật Bản là quốc gia nhận nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đặc biệt thấp. Nguồn vốn FDI chảy vào quốc gia này cho đến nay là thấp nhất trong G7 tính đến năm 2018 và thậm chí còn thấp hơn cả các nền kinh tế có quy mô nhỏ hơn nhiều như Áo, Ba Lan và Thụy Điển. Tỷ lệ vốn FDI đầu vào trên GDP của nước này được cho là thấp nhất trên thế giới. Nhật Bản đang tụt hậu về năng suất lao động so với các nước phát triển khác. Trong giai đoạn từ năm 1970 đến 2018, Nhật Bản là quốc gia có năng suất lao động thấp nhất trong các quốc gia thuộc G7. Đặc thù của nền kinh tế Nhật Bản là các doanh nghiệp lâu đời ("shinise"), trong đó có một số doanh nghiệp đã hoạt động được hơn một nghìn năm và nhờ vậy mà có được uy tín lớn. Ngược lại, văn hóa khởi nghiệp ở Nhật Bản không được nổi bật như những nơi khác. Với sự thăng trầm qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhật Bản là một trong số các quốc gia được nghiên cứu nhiều nhất về lịch sử kinh tế. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ sự thành lập thành phố Edo (năm 1603) dẫn đến sự phát triển toàn diện của kinh tế nội địa. Giai đoạn thứ hai chính từ cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân (năm 1868) đưa nước Nhật trở thành cường quốc đầu tiên ở châu Á có thể sánh vai được với các quốc gia châu Âu. Trong giai đoạn 1946 - 1990, từ vị thế là nước thua trận trong Thế Chiến thứ hai (năm 1945), đảo quốc này đã vươn lên trở nên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trước khi lâm vào trì trệ kể từ năm 1991 tới nay. Những người châu Âu thời Phục Hưng đã thán phục Nhật khi họ đến đây vào thế kỷ 16. Đảo quốc này được đánh giá là có rất nhiều kim loại quý, chủ yếu là dựa trên những tính toán của Marco Polo về các lâu đài và đến thờ được mạ vàng, ngoài ra còn dựa trên sự phong phú của các quặng mỏ lộ thiên từ các miệng núi lửa khổng lồ được đặc trưng bởi một đảo quốc có nhiều núi lửa. Các quặng này được khai thác triệt để và trên quy mô lớn và Nhật đã từng là nhà xuất khẩu lớn vàng, bạc và đồng lớn vào thời kỳ Công nghiệp trước khi việc xuất khẩu những mặt hàng này bị cấm. Nước Nhật thời Phục Hưng cũng được đánh giá là một xã hội phong kiến phức tạp với một nền văn hóa đặc sắc và nền kỹ thuật tiền công nghiệp mạnh mẽ. Dân số đa phần tập trung đông ở các thành thị và thậm chí có những trường "Đại học Phật giáo" lớn hơn cả các học viện ở phương Tây như Salamanca hoặc Coimbra. Các nhà nghiên cứu châu Âu về thời đại này có vẻ đồng ý rằng người Nhật ""chẳng những vượt trội tất cả các dân tộc phương Đông mà còn ưu việt hơn cả người Tây Phương"" (Alessandro Valignano, 1584, "Historia del Principo y Progresso de la Compania de Jesus en las Indias Orientales). Những du khách phương Tây đầu tiên đã rất ngạc nhiên về chất lượng của hàng thủ công và dụng cụ rèn đúc của Nhật Bản. Điều này xuất phát từ việc bản thân nước Nhật khá khan hiếm những tài nguyên thiên nhiên vốn dễ tìm thấy ở châu Âu, đặc biệt là sắt. Do đó, người Nhật nổi tiếng tiết kiệm đối với tài nguyên của họ, càng ít tài nguyên họ càng phát triển các kỹ năng để bù đắp. Các con tàu của Bồ Đào Nha đầu tiên (thường khoảng 4 tàu kích cỡ nhỏ mỗi năm) đến Nhật chở đầy tơ lụa, gốm sứ Trung Hoa. Người Nhật rất thích những thứ này, tuy nhiên họ lại bị cấm giao dịch với Trung Quốc do các Hoàng đế Trung Hoa muốn trừng phạt các Nụy khấu thường xuyên cướp bóc ở vùng bờ biển Trung Quốc. Sau đó, người Bồ Đào Nha, được gọi là "Nanban" (Nam Man) chớp lấy cơ hội và đóng vai trò như một trung gian thương mại ở châu Á. Trong những thập kỷ cuối cùng của mậu dịch Nanban, nước Nhật đã có tương tác mạnh mẽ với các cường quốc Tây Phương về mặt kinh tế và tôn giáo. Khởi đầu của thời kỳ Edo trùng với những thập kỷ này khi Nhật Bản đã đóng được những chiến thuyền vượt đại dương theo kiểu Tây phương đầu tiên như thuyền buồm 500 tấn "San Juan Bautista" chuyên chở phái bộ ngoại giao Nhật do Hasekura Tsunenaga dẫn đầu đến châu Mỹ rồi sau đó đến châu Âu. Cũng trong giai đoạn đó, chính quyền Mạc Phủ đã trang bị khoảng 350 Châu Ấn Thuyền có ba cột buồm và được trang bị vũ khí để phục vụ việc mua bán ở châu Á. Các nhà phiêu lưu người Nhật như Yamada Nagamasa đi lại rất năng động khắp Á Châu. Để loại trừ ảnh hưởng của Thiên chúa giáo, Nhật Bản tiến vào một thời kỳ cô lập gọi là tỏa quốc với nền kinh tế ổn định và tăng trưởng nhẹ. Tuy nhiên không lâu sau đó vào những năm 1650, ngành sản xuất đồ sứ xuất khẩu của Nhật Bản đã phát triển rất mạnh khi mà cuộc nội chiến đã khiến trung tâm sản xuất đồ gốm xứ của Trung Quốc ở Cảnh Đức Trấn phải ngừng hoạt động trong vài thập kỷ. Trong giai đoạn còn lại của thế kỷ 17, hầu hết các mặt hàng đồ sứ Nhật Bản được dùng để xuất khẩu mà chủ yếu là ở Kyushu. Thương mại sa sút do sự cạnh tranh mới của Trung Quốc vào những năm 1740 trước khi được hồi phục khi Nhật Bản mở cửa vào giữa thế kỷ 19. Phát triển kinh tế trong suốt thời kỳ Edo bao gồm đô thị hóa, gia tăng vận tải hàng hóa bằng tàu, mở rộng thương mại nội địa và bắt đầu mua bán với nước ngoài, phổ biến thương nghiệp và thủ công nghiệp. Thương mại xây dựng rất hưng thịnh song hành với các cơ sở ngân hàng và hiệp hội mậu dịch. Các lãnh chúa chứng kiến sự tăng mạnh dần trong sản xuất nông nghiệp và sự lan rộng của ngành thủ công ở nông thôn. Khoảng giữa thế kỷ 18, dân số Edo đã đạt hơn 1 triệu người trong khi Osaka và Kyoto mỗi nơi cũng có hơn 400,000 cư dân. Nhiều thành thị xây xung quanh các thành quách cũng phát triển. Osaka và Kyoto trở thành những trung tâm thương mại và thủ công đông đúc nhất trong khi Edo là trung tâm cung ứng thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người tiêu dùng thành thị. Lúa gạo là nền tảng của nền kinh tế, các lãnh chúa phong kiến thu thuế từ nông dân dưới dạng gạo với thuế suất cao khoảng 40% vụ thu hoạch. Gạo được bán ở các chợ "fudasashi" ở Edo. Để sớm thu tiền, các lãnh chúa sử dụng các Hợp đồng kỳ hạn để bán gạo chưa được thu hoạch. Những hợp đồng này tương tự như loại hợp đồng tương lai thời hiện đại. Dưới thời này, Nhật Bản dần dần tiếp thu khoa học và công nghệ phương Tây (gọi là Hà Lan học, hay ""rangaku"", ""học vấn của người Hà Lan"") qua thông tin và những cuốn sách của các thương nhân đến từ Hà Lan ở Dejima. Lĩnh vực học tập chính là địa lý, dược học, khoa học tự nhiên, thiên văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, cơ học như nghiên cứu về các hiện tượng điện, và khoa dược học, với ví dụ về sự phát triển của đồng hồ Nhật Bản, hay "wadokei", chịu ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây. Kể từ giữa thế kỷ 19, sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản đã mở cửa cho thương mại và ảnh hưởng của phương Tây và đã trải qua hai thời kỳ phát triển kinh tế. Lần đầu tiên bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 1868 và kéo dài đến Thế chiến thứ hai; lần thứ hai bắt đầu vào năm 1945 và được duy trì cho đến giữa những năm 1980. Sự phát triển kinh tế trong thời kỳ trước chiến tranh được bắt đầu với chính sách "Làm giàu đất nước, tăng cường lực lượng vũ trang" của Chính quyền Minh Trị. Trong suốt thời kỳ Minh Trị (1868–1912), các nhà lãnh đạo đã xây dựng một hệ thống giáo dục mới dựa trên hệ thống của phương Tây dành cho tất cả những người trẻ tuổi, đồng thời gửi hàng nghìn sinh viên đến Hoa Kỳ và Châu Âu du học và thuê hơn 3.000 người phương Tây đến Nhật Bản để dạy các môn như khoa học, toán học, công nghệ hiện đại và ngoại ngữ (Oyatoi gaikokujin). Chính quyền cũng triển khai xây dựng các tuyến đường sắt, cải thiện chất lượng đường bộ và khánh thành các chương trình cải cách ruộng đất để giúp cho đất nước phát triển hơn nữa. Nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, chính phủ cho rằng cần nếu giúp các doanh nghiệp tư nhân phân bổ được nguồn lược cũng như lập kế hoạch, họ sẽ được trang bị đầy đủ để đưa nền kinh tế quốc gia đi lên. Chính vì vậy mà vai trò chủ đạo của chính phủ là cung cấp các điều kiện kinh doanh tất nhất cho các doanh nghiệp tư nhân. Nói tóm lại, chính phủ phải là người hướng dẫn và kinh doanh nhà sản xuất. Vào đầu thời kỳ Minh Trị, chính phủ đã xây dựng các nhà máy và xưởng đóng tàu để bán cho các doanh nhân với giá thấp. Nhiều doanh nghiệp trong số này đã phát triển nhanh chóng thành các tập đoàn lớn. Chính phủ nổi lên với tư cách là người thúc đẩy chính doanh nghiệp tư nhân khi ban hành một loạt chính sách ủng hộ doanh nghiệp. Vào giữa những năm 1930, mức lương danh nghĩa của Nhật Bản "thấp hơn 10 lần" so với của Hoa Kỳ (dựa trên tỷ giá hối đoái giữa những năm 1930), trong khi tính theo sức mua tương đương bằng khoảng 44% so với Hoa Kỳ. Quy mô và cơ cấu công nghiệp ở các thành phố của Nhật Bản đều được duy trì và điều tiết chặt chẽ mặc dù dân số và các ngành công nghiệp trên các thành phố này đã tăng lên đáng kể. Nhờ công cuộc Minh Trị duy tân cũng như việc chiếm được một số thuộc địa, vào trước thế chiến thứ hai, quy mô kinh tế Nhật Bản đã đạt mức tương đương với các cường quốc châu Âu. Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật bản (quy đổi theo thời giá USD năm 1990) đã đạt 192 tỷ USD, so với Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 164 tỷ USD, Italy là 147 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD Đến tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu cảng, Hawaii. Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai, chống lại Nhật và Đức. Ban đầu, ưu thế nghiêng vệ Nhật Bản, nhưng đến năm 1945, các thành phố của nước này đã ở trong tầm ném bom của đối phương. Phần lớn các ngành công nghiệp Nhật Bản trở thành mục tiêu ném bom của quân Đồng Minh. Máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá các thành phố lớn như Tokyo, Niigata, Osaka, Fukuoka, Hiroshima và Nagasaki. Năm 1945, sau khi Nhật Bản bại trận, các nhà công nghiệp của nước này bắt đầu quá trình tái tiết các nhà máy. Sau chiến tranh, Nhật Bản bắt đầu hồi phục kinh tế. Từ năm 1950, Chiến tranh Triều Tiên nổ ra cũng là lúc mà ngành công nghiệp của Nhật Bản phát triển đến kinh ngạc. Mỹ muốn Nhật sản xuất vũ khí để ủng hộ Nam Triều Tiên. Sản lượng công nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực đóng tàu và sản xuất sắt thép tăng nhanh chóng. Sau khi cuộc chiến kết thúc, Nhật bắt đầu xây dựng các nhà máy và khu công nghiệp mới. Ngoài kỹ năng về lao động và quản lý, Nhật Bản còn có những lợi thế khác. Nước này có nhiều nhà máy cho năng suất cao, đem lại lợi nhuận và nằm ở những vị trí vô cùng thuận lợi. Các nhà máy quy mô lớn ở miền duyên hải có thể nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn từ vùng nào có giá nguyên liệu rẻ nhất. Sản lượng và doanh thu từ thép tăng vọt. Đóng tàu và các ngành công nghiệp khác cũng phát đạt. Trong đó, có một số ngành mới như điện tử, sản xuất ô tô, đồ điện cũng bắt đầu phát triển. Từ những ngành công nghiệp trên, các nhãn hiệu hàng đầu thế giới bắt đầu xuất hiện như Sony, Panasonic và Honda. Trong giai đoạn những năm 1960 đến 1980, tăng trưởng kinh tế chung là rất nhanh: trung bình 10% vào những năm 1960, 5% trong những năm 1970 và 4% vào những năm 1980. Vào cuối giai đoạn này, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế có thu nhập cao. Sự phát triển rất nhanh của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau: Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản cũng đã phải đối mặt với những mâu thuẫn gay gắt: Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển thịnh vượng trong thập niên 1970 nhưng rồi cũng bộc lộ ra những điểm yếu của nó. Sau thời kì kinh tế "bong bóng" 1986-1990, từ năm 1991, kinh tế Nhật Bản phát triển ì ạch. Trong những năm 1992-1995 tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 1,4%, năm 1996 là 3,2%. Giai đoạn những năm 1990 chính kiến sự tăng trưởng trì trệ của nền kinh tế đã đánh dấu cho sự khởi đầu của thập kỷ mất mát sau sự sụp đổ của bong bóng giá tài sản ở Nhật Bản. Hậu quả là ngân sách quốc gia đã bị thâm hụt nghiêm trọng (phải chi hàng nghìn tỷ Yên để cứu vãn hệ thống tài chính của Nhật Bản) để tài trợ cho các chương trình xấy dựng công trình công cộng lớn. Đặc biệt, từ 1997, và nhất là từ đầu 1998, kinh tế Nhật bị lâm vào suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1974 đến nay với những biểu hiện khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, đồng Yên, chứng khoán giảm giá mạnh, nợ xấu khó đòi tăng cao, sản xuất trì trệ và tỉ lệ thất nghiệp hoàn toàn đạt con số kỷ lục trong 45 năm nay (5,5% tháng 12 năm 2002). Năm 1997, GDP bị giảm 0,7%, năm 1998 lại giảm tiếp 1,8%. Cuộc suy thoái kinh tế lần này của Nhật chủ yếu mang tính chất cơ cấu liên quan đến mô hình phát triển của Nhật đang tỏ ra lỗi thời. Năm 1998, các dự án xây dựng công trình công cộng của Nhật Bản vẫn khổng thể kích đủ cầu để chấm dứt giai đoạn trì trệ của nền kinh tế. Trong tình tế tuyệt vọng, chính phủ Nhật Bản đã buộc phải tiến hành các chính sách "tái cơ cấu" nhằm thu hút nguồn tiền dư thừa đang được đầu cơ ở các thị trường chứng khoán và bất động sản. Thật không may là các chính sách kinh tế này đã khiến Nhật Bản rơi vào thời kỳ giảm phát liên tục trong nhiều năm từ năm 1999 đến 2004. Ngân hàng Nhật Bản đã sử dụng biện pháp nới lỏng định lượng để làm tăng nguồn cung tiền quốc gia nhằm thúc đẩy kỳ vọng về lạm phát qua đó phát triển kinh tế Không giống như các cuộc phục hồi trước đây, tiêu dùng nội địa là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù đã giảm lãi suất xuống gần mức 0% trong một thời gian dài, nhưng chiến lược nới lỏng định lượng vẫn không đạt được thành công trong việc ngăn chặn giảm phát. Điều này khiến một số nhà kinh tế học, chẳng hạn như Paul Krugman và một số chính trị gia Nhật Bản lên tiếng ủng hộ việc tạo ra kỳ vọng lạm phát cao hơn. Vào tháng 7 năm 2006, chính sách giảm mức lãi suất bằng 0% kết thúc. Năm 2008, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn duy trì mức lãi suất thấp nhất trong các nước phát triển nhưng giảm phát vẫn chưa được loại bỏ và chỉ số Nikkei 225 đã giảm tới 50% điểm (giai đoạn từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008). Mắc dù vậy vào ngày 05 tháng 4 năm 2013, Ngân hàng Nhật Bản ra tuyên bố rằng họ sẽ mua 60-70 nghìn tỷ Yên trái phiếu và chứng khoán nhằm loại bỏ tình trạng giảm phát bằng cách tăng gấp đôi lượng cung tiền ở Nhật Bản trong vòng hai năm. Thị trường trên khắp thế giới đã có những phản hồi tích cực với các chính sách mang tính chủ động hiện hành của chính phủ khi mà chỉ số Nikkei 225 đã tăng hơn 42% điểm kể từ tháng 11 năm 2012. The Economist cho rằng những điều chỉnh mang tính tích cực đối với luật phá sản, luật chuyển nhượng đất và luật thuế sẽ hỗ trợ nền kinh tế Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng đầu của gần 15 quốc gia thương mại trên toàn thế giới. Vào tháng 1 năm 2020, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên vố rằng Đại dịch COVID-19 ở Nhật Bản khiến chính phủ phải ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia đã khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ 2. Jun Saito thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản nhận định rằng đại dịch đã giáng "đòn cuối cùng" vào nền kinh tế lâu đời của Nhật Bản, vốn sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong năm 2018. Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo và nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 lại một lần nữa khiến kinh tế Nhật bị suy thoái, GDP bị giảm 5% trong năm 2009. Trong giai đoạn 2010 - 2022, kinh tế Nhật thoát khỏi suy thoái nhưng vẫn chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng rất chậm, trung bình 0,5 - 1% mỗi năm. Hiện nay, kinh tế Nhật Bản còn phải đối mặt với một thách thức mới là tình trạng già hóa dân số khiến lực lượng lao động bị thiếu hụt. Trong tương lai 10 năm tới, kinh tế Nhật Bản nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng rất chậm (khoảng 0,5 - 1% mỗi năm), khó có thể tăng tốc nhanh hơn. Sườn núi ở Nhật Bản thường quá dốc để có thể canh tác trong khi phần lớn đồng bằng giờ đây lại được sử dụng để phát triển đô thị hay cho mục đích công nghiệp. Với những nơi đất đai có độ dốc vừa phải, người ta phải tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Nhật Bản có lượng mưa lớn và thời tiết ở hầu hết các đảo ngoại trừ Hokkaido đều ấm áp, thế nhưng đất nước này lại phải hứng chịu các trận bão vào đầu mùa thu và tuyết rơi dày trong mùa đông. Ở miền duyên hải, các vùng đồng bằng có thể đương đầu với nguy cơ sóng thần đôi lúc xảy ra và một vài vùng núi là nạn nhân của những đợt núi lửa phun trào. Dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, trồng trọt vẫn giữ vai trò rất quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp là việc canh tác lúa nước. Tuy nhiên, nhiều trang trại có quy mô nhỏ. Hầu hết nông dân làm việc bán thời gian và phần lớn việc đồng áng do phụ nữ đảm nhận. Lúa nước cần có những điều kiện đặc biệt để sinh trưởng. Thóc thường được gieo trong nhà kính cho đến khi nảy mầm thành mạ. Sau đó, mạ sẽ được cấy với điều kiện rễ mạ phải cách mặt nước ít nhất 10 cm. Ngoài ra còn cần tới các công trình thủy nông để đáp ứng việc tưới tiêu cho các cánh đồng. Cuối cùng, sang mùa thu thì lúa chín và trước khi được gặt về lúa đã ngả màu nâu vàng như lúa mì. Lúa nước trồng được khắp nơi trên Nhật Bản. Tuy nhiên, lúa hầu hết được trồng ở miền cực nam và tại đây có nhiều vùng chuyên canh tác lúa như Niigata. Mặc dù lúa nước rõ ràng là cây trồng quan trọng nhất ở Nhật Bản, nhưng người Nhật canh tác cả các loại ngũ cốc khác, như là lúa mạch để cung cấp rượu bia. Rất nhiều loại rau quả, như cà chua, dưa chuột, khoai lang, rau diếp, táo, củ cải và quả anh đào cũng được gieo trồng. Chè cũng được trồng nhiều ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các thửa ruộng bậc thang trên sườn núi. Sản phẩm chính từ chè là trà xanh hay ocha, được người dân khắp nơi trong nước sử dụng. Chè được trồng chủ yếu ở phía nam đảo Honshu. Suốt trong nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng lớn cá và các hải sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng như các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát triển khác đều phải chứng kiến tình trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa bờ. Ngư nghiệp Nhật Bản tuột dốc do trữ lượng cá ở các vùng nước ven biển cạn kiệt và những quy định quốc tế về hạn chế đánh bắt cá ở các vùng biển sâu. Hiện nay ngư nghiệp nước này chỉ còn xếp thứ ba trên thế giới. Để bù đắp sản lượng cá thiếu hụt, Nhật Bản phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Nước này còn tăng số lượng hàng thủy hải sản nhập khẩu, năm 2002 đạt 3,88 triệu tấn. Cá vẫn đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật – con số này cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây. Sự sụt giảm số tàu đánh cá đã tác động mạnh tới nhiều cộng đồng ngư dân. Trong vòng 30 năm qua, số việc làm trong ngành ngư nghiệp đã giảm gần một nửa và đến năm 2002 chỉ còn 243.330 việc làm. Các cộng đồng ngư dân chịu ảnh hưởng nhiều vấn đề, từ sự phản đối của các tổ chức bảo vệ môi trường cho đến ô nhiễm nước. Tuy nhiên vấn đề chính là do sự đánh bắt bừa bãi ở ven bờ. Cá bị đánh bắt quá nhiều dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái. Hệ quả là số tàu đánh cá giảm, kéo theo sự hình thành những khu thất nghiệp ở một số vùng ven bờ. Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất Nhật Bản. Trong công nghiệp, các ngành được ưa chuộng và phát triển nhất bao gồm: đóng tàu, điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô tô và kim loại màu. Từ những năm cuối thế kỉ 20, ngành công nghiệp của Nhật đã phát triển rõ rệt. Bước sang thế kỉ 21, công nghiệp Nhật Bản luôn thay đổi. Các khu công nghiệp lớn tập trung ở Vành đai Thái Bình Dương bao gồm: "Keihin" (Ở vùng đồng bằng Kanto), "Chukyo" (Tập trung quanh Nagoya), "Hanshin" (Osaka), "Setouchi" (Bao quanh Hiroshima) và "Kitakyushu" (Bao quanh Kitakyushu và Fukuoka). Trong đó, vùng "Keihin" là quan trọng nhất và chiếm 42% sản lượng công nghiệp Nhật Bản. Vùng này có nhiều ngành công nghiệp truyền thống như hóa dầu, thép và sản xuất ô tô. Đồng thời đây cũng có ngành dệt may. Song hành cùng các ngành truyền thống là những khu công nghiệp điện tử và công nghệ cao. Các công ty có trụ sở ở đây bao gồm: NEC, Hitachi, Canon, Intel và Sanyo. Các khu công nghiệp còn lại là "Chukyo", "Hanshin", "Setouchi" và "Kita-Kyushu". Trong đó, các khu "Chukyo", "Hanshin" và "Setouchi" chủ yếu là các ngành công nghiệp truyền thống như: dầu mỏ, dệt may, in ấn và sắt thép. Còn "Kita-Kyushu" lại là nơi có nhiều ngành công nghiệp nặng lâu đời. Trước kia, vùng này là mỏ than địa phương nằm trên đồi. Ngày nay, Kita-Kyushu là khu công nghiệp với các ngành sắt thép, đóng tàu và dầu mỏ. Ngoài các khu công nghiệp trên, còn có nhiều khu công nghiệp khác nằm ngoài Vành đai Thái Bình Dương bao gồm một số khu công nghiệp nhỏ nằm ở phía bắc Kanto và nằm ven bờ biển Nhật Bản như khu "Hokuriku" (Nằm ở Niigata và Nagano, Chubu). Thương mại và dịch vụ là hai ngành quan trọng của Nhật Bản, riêng ngành dịch vụ chiếm 73,3% GDP của nước này. Nhật Bản là một trong những quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Từ năm 1945, thương mại xuất khẩu tăng trưởng đáng kể và đến năm 2003 đạt giá trị 54,55 nghìn tỷ yên. Hiện nay lợi nhuận mà Nhật Bản thu được từ xuất khẩu đã lớn hơn chi tiêu cho nhập khẩu và thặng dư thương mại vào năm 2003 đạt 10,19 nghìn tỷ yên. Sự mất cân bằng trong cán cân thương mại với Nhật đã khiến nhiều nước lo ngại. Các nước này cho rằng Nhật Bản đã dựng lên các rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia khác. Nhật Bản đã có một số động thái tích cực để giải quyết vấn đề này, ví dụ như trong vòng 20 năm qua hỗ trợ tài chính của chính phủ cho nông dân đã giảm lên.Điều này đồng nghĩa với việc người nông dân trồng lúa ở các nước khác có thể bán được sản phẩm của họ ở Nhật. Lao động trong các ngành bán lẻ và dịch vụ của Nhật tăng rất nhanh. Trong khi đó, số người làm việc trong ngành công nghiệp chế tạo và nông nghiệp giảm xuống. Sự chuyển dịch về lực lượng lao động nói trên một phần là do những tiến bộ về công nghệp. Giờ đây ở các nông trang và trong các nhà máy, các loại máy móc tinh vi và robot đảm nhiệm một cách nhanh chóng và hiệu quả những công việc có tính lặp đi lặp lại, đơn giản và nguy hiểm. Đồng nghĩa với những công việc như vậy ngày càng giảm. Tốc độ đô thị hoá tăng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ như giao thông, viễn thông và những ngành dịch vụ công cộng. Ngành giải trí và du lịch tăng trưởng mạnh mẽ. Số lượng lớn những người làm việc trong các ngành dịch vụ là sự phản ánh về xã hội tiêu dùng của Nhật Bản. Người Nhật rất thích mua sắm; trên thực tế, việc mua sắm đang được xem như một thứ tôn giáo hiện đại của nước này. Vào mỗi Chủ nhật, tại nhiều đại lộ, ô tô không được lưu thông để những đoàn người mua sắm có thể đi lại dễ dàng hơn. Dù vậy, vào giờ nghỉ trưa của các ngày chủ nhật, việc mua bán tại siêu thị có thể bị chậm lại. Nỗi ám ảnh mua sắm kể trên là kết quả từ sự thịnh vượng của Nhật Bản – khi đất nước trở nên phồn vinh hơn thì người dân có nhiều tiền để tiêu xài hơn. Trong thập niên 1960, ba thứ tài sản quý giá, tính trên bình quân số hộ là máy giặt, tủ lạnh và ti vi. Đến thập niên 1980, ba thứ này nhường chỗ cho xe hơi, máy điều hoà và ti vi màu. Những hàng hoá khác như piano, giường kiểu phương Tây, điện thoại di động và máy tính xách tay đã trở nên phổ biến. Mặc dù trang phục truyền thống như áo kimono đã thông dụng trở lại nhưng người Nhật bây giờ hầu hết là mặc trang phục phương Tây như quần jeans, áo khoác và áo thun. Người Nhật là một trong những dân tộc ưa thích du lịch nhất trên thế giới và dành một phần đáng kể trong thu nhập khả dụng của họ cho các kỳ nghỉ ở nước ngoài. Thế nhưng ngành du lịch trong nước của Nhật Bản lại không mấy thu hút khách nước ngoài. Năm 2003, có đến 13,30 triệu lượt người Nhật đi du lịch nước ngoài trong khi chỉ có 5,21 triệu du khách đến Nhật Bản. Năm 2002, nước này xếp thứ 32 trên thế giới về du lịch nội địa, thấp hơn so với nhiều quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á như Singapore và Malaysia. Hiện nay, hầu hết khách du lịch tới Nhật Bản là người Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc và Anh. Cảnh quan địa lý của Nhật Bản, cùng với nhiều hiểm hoạ thiên nhiên của nước này là một thách thức đáng kế đối với sự phát triển của mạng lưới thông tin liên lạc. Mặc dù vậy, người Nhật đã đầu tư rất nhiều tiền của để cải thiện cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải. Hệ thống vận tải nổi tiếng nhất của Nhật Bản là mạng lưới tàu cao tốc, được gọi là shinkansen. Chính phủ Nhật thấy phải có một hệ thống tàu cao tốc. Những đường ray mới được thiết kế để cho phép có thêm nhiều tuyến chạy thẳng trong cả nước và những đoàn tàu tốc hành được sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ. Các con tàu này hội đủ các yếu tố về tốc độ, đúng giờ, đáng tin cậy và thoải mái. Tàu shinkansen vẫn là một trong những đoàn tàu nhanh nhất thế giới và mới đây mới bị tàu TGV của Pháp vượt qua. Tuy nhiên, những loại tàu cao tốc khác không phải là shinkansen vẫn được đầu tư đáng kể, chẳng hạn như tàu siêu tốc Sonic chạy trên tuyến đường ngoằn nghoèo ở đông Kyushu, nối Hakata và Oita. Hệ thống vận tải đô thị cũng được cải thiện. Mỗi thành phố lại có các hệ thống vận tải khác nhau – xe điện ở Okayama và Hiroshima, tàu điện ngầm ở Kyoto và xe lửa chạy trên một đường ray ở Kita-Kyushu. Vào cuối thập niên 1980, những người làm việc cho các tập đoàn lớn đã trải qua một thời kỳ đặc biệt. Quan hệ chủ thợ tốt đẹp. Giới chủ trả lương tăng lên theo tuổi tác và còn các khoản phúc lợi khác như tiền hưu trí và chăm sóc y tế. Đổi lại, nhân viên trung thành, hợp tác với người chủ và làm việc chăm chỉ. Năng suất nhờ đó được nâng cao, khiến cho Nhật Bản có thể cạnh tranh với các nước có chi phí lao động thấp hơn. Tuy nhiên, nền kinh tế đã trì tệ trong suốt thập niên 1990. Kể từ năm 1996, GNP của Nhật sụt giảm và đến nay vẫn chưa hồi phục. Trái lại, các vụ phá sản và gánh nặng nợ nần của các tập đoàn lại tăng lên. Tình trạng đó buộc các công ty phải cắt giảm chi phí. Song, sa thải lao động không phải là biện pháp ứng phó truyền thống của Nhật Bản mỗi khi khó khăn về kinh tế. Kể từ năm 1990, số người thất nghiệp đã tăng gấp đôi. Con số này vẫn thấp hơn nhiều nếu đem so với các tiêu chuẩn phương Tây, nhưng nếu xét theo các tiêu chuẩn của Nhật Bản, tình trạng thất nghiệp gia tăng đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. Số vụ tự tử tăng lên rõ rệt. Tổng chi phí phúc lợi xã hội tăng từ 47.220 tỷ yên lên tới 81.400 tỷ yên vào năm 2001. Các vụ phạm pháp cũng tăng khá nhanh, từ 1.637.000 vụ vào năm 1990 lên đến 2.790.000 vụ vào năm 2003. Thất nghiệp là thảm hoạ đối với một số người ở Nhật Bản. Trong một xã hội coi trọng tính hữu ích và tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, một số người đã không thể bày tỏ với gia đình về số phận bi đát của họ. Để giữ được sự tôn trọng của mọi người, họ tiếp tục rời nhà vào mỗi sáng và trở về khi trời tối mịt, cho đến khi tiền tiết kiệm của họ hết nhẵn và họ buộc phải giãi bày tình cảnh của mình với những người thân. Những người khác lại gia nhập vào đội ngũ "những kẻ sa cơ lỡ vận" ở những khu như Airin ở khu thương mại của Osaka, tại đó họ sống dựa vào sự bố thí của các tổ chức từ thiện. Một số người ngủ trên đường phố hoặc trong công viên ở các thành phố lớn như Tokyo chẳng hạn. Công viên Hibiya ở Tokyo là một ví dụ. Những nơi trú ngụ khác là các cây cầu ở Kyoto, các bến tàu và các ga điện ngầm ở các thành phố lớn. Một vài kẻ kém may mắn đó chỉ có một vài dụng cụ thiết yếu, song một số người vô gia cư lại được sống trong ngôi nhà tạm dựng bằng vải bạt với khá nhiều dụng cụ gia dụng – một số trong số đó còn có cả điện. Thế nhưng còn có những số phận bi đát hơn nhiều. Nghiện ngập, hoặc thậm chí là tự tử là những hậu quả khi người ta mất đi kế sinh nhai, tài sản và sự tôn trọng của mọi người.
2967
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2967
Vi khuẩn
Vi khuẩn (tiếng Anh và tiếng La Tinh là "bacterium", số nhiều "bacteria") đôi khi còn được gọi là vi trùng, là một nhóm (giới hoặc vực) vi sinh vật nhân sơ đơn bào có kích thước rất nhỏ; một số thuộc loại ký sinh trùng. Vi khuẩn là một nhóm sinh vật đơn bào, có kích thước nhỏ (kích thước hiển vi) và thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào ("cytoskeleton") và các bào quan như ty thể và lục lạp. Cấu trúc tế bào của vi khuẩn được miêu tả chi tiết trong mục sinh vật nhân sơ vì vi khuẩn là sinh vật nhân sơ, khác với các sinh vật có cấu trúc tế bào phức tạp hơn gọi là sinh vật nhân chuẩn. Vi khuẩn là nhóm hiện diện đông đảo nhất trong sinh giới. Chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước, chất thải phóng xạ, suối nước nóng, và ở dạng cộng sinh và ký sinh với các sinh vật khác, và được biết là phát triển mạnh mẽ trong các tàu không gian có người lái. Nhiều tác nhân gây bệnh ("pathogen") là vi khuẩn. Hầu hết vi khuẩn có kích thước nhỏ, thường chỉ khoảng 0.5-5.0 μm, mặc dù có loài có đường kính đến 0,3mm ("Thiomargarita"). Chúng thường có vách tế bào, như ở tế bào thực vật và nấm, nhưng với thành phần cấu tạo rất khác biệt (peptidoglycan). Nhiều vi khuẩn di chuyển bằng tiên mao ("flagellum") có cấu trúc khác với tiên mao của các nhóm khác. Chúng có tổng khối lượng trên dưới 0,2 kg ở một người khoẻ mạnh nặng 70 kg, tập trung chủ yếu ở ruột già và ruột non. Có khoảng 40 triệu tế bào vi khuẩn trong một gram đất và hàng triệu tế bào trong một mm nước ngọt. Ước tính có khoảng 5×10 vi khuẩn trên Trái Đất, tạo thành một lượng sinh khối vượt hơn tất cả động vật và thực vật. Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong tái chế chất dinh dưỡng như cố định nitơ từ khí quyển và gây thối rữa sinh vật khác. Trong vùng dinh dưỡng quanh cách mạch nhiệt dịch và lỗ phun lạnh, vi khuẩn cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống bằng cách biến đổi các hợp chất hòa tan như hydro sulfide và methan thành năng lượng, chúng có thể phát triển mạnh ở nơi sâu nhất trên Trái Đất là rãnh Mariana. Các nghiên cứu khác liên quan cũng chỉ ra rằng chúng có thể sống bên trong các đá ở độ sâu 1900 feet (580m) bên dưới đáy biển và cách ngoài khơi bờ biển tây bắc Hoa Kỳ 8500. Tổ tiên của vi khuẩn hiện đại là các sinh vật đơn bào, đó là các dạng sống xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất cách nay 4 tỉ năm. Trong vòng 3 tỉ năm, tất cả các sinh vật là các vi sinh vật, vi khuẩn và vi khuẩn cổ là các dạng sống chủ yếu trên Trái Đất. Mặc dù các hóa thạch vi khuẩn đã được tìm thấy như stromatolite, nhưng chúng thiếu các hình thái đặc biệt để xem xét lịch sử tiến hóa của vi khuẩn, hoặc thời điểm xuất phát một loài vi khuẩn đặc biệt. Tuy nhiên, trình tự gen có thể được sử dụng để tái dựng phát sinh loài của vi khuẩn, và các nghiên cứu này chỉ ra rằng vi khuẩn bắt đầu phân nhánh đầu tiên từ dòng vi khuẩn cổ/nhân chuẩn. Vi khuẩn cũng có liên quan đến lần phân nhánh tiến hóa lớn lần thứ hai của vi khuẩn cổ và nhân chuẩn. Các sinh vật nhân chuẩn là kết quả của sự tham gia của các vi khuẩn trước đó vào tập hợp nội cộng sinh với các tổ tiên của các tế bào nhân chuẩn, mà bản thân chúng có thể liên quan đến vi khuẩn cổ. Quá trình này liên quan đến sự nhấn chìm bởi các tế bào nhân chuẩn nguyên thủy của sự cộng sinh alpha-proteobacterial để tạo thành hoặc là "mitochondria" hoặc là "hydrogenosome", chúng vẫn được tìm thấy trong tất cả các sinh vật nhân chuẩn đã được biết đến như trong động vật nguyên sinh cổ "amitochondrial". Sau đó, một số sinh vật nhân chuẩn đã chứa ty thể cũng nhấn chìm các sinh vật giống như cyanobacterial. Điều này dẫn đến sự hình thành lục lạp trong tảo và thực vật. Thậm chí cũng có một số tảo có nguồn gốc từ các sự kiện nội cộng sinh sau đó. Ở đây, eukaryota đã nhấn chìm tảo eukaryotia đã phát triển thành một "thế hệ thứ 2". Đây được gọi là sự kiện nội cộng sinh thứ 2. Vi khuẩn đầu tiên được quan sát bởi Antony van Leeuwenhoek năm 1683 bằng kính hiển vi một tròng do ông tự thiết kế. Tên "vi khuẩn" được đề nghị sau đó khá lâu bởi Christian Gottfried Ehrenberg vào năm 1828, xuất phát từ chữ βακτηριον trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "cái que nhỏ". Louis Pasteur (1822-1895) và Robert Koch (1843-1910) miêu tả vai trò của vi khuẩn là các thể mang và gây ra bệnh hay tác nhân gây bệnh. Ban đầu vi khuẩn hay vi trùng (microbe) được coi là các loại nấm có kích thước hiển vi (gọi là "schizomycetes"), ngoại trừ các loại vi khuẩn lam ("cyanobacteria") quang hợp, được coi là một nhóm tảo (gọi là "cyanophyta" hay tảo lam). Phải đến khi có những nghiên cứu về cấu trúc tế bào thì vi khuẩn mới được nhìn nhận là một nhóm riêng khác với các sinh vật khác. Vào năm 1956 Hebert Copeland phân chúng vào một giới ("kingdom") riêng là Mychota, sau đó được đổi tên thành Sinh vật khởi sinh (Monera), Sinh vật nhân sơ (Prokaryota), hay Vi khuẩn (Bacteria). Trong thập niên 1960, khái niệm này được xem xét lại và vi khuẩn (bây giờ gồm cả cyanbacteria) được xem như là một trong hai nhóm chính của sinh giới, cùng với sinh vật nhân chuẩn. Sinh vật nhân chuẩn được đa số cho là đã tiến hóa từ vi khuẩn, và sau đó cho rằng từ một nhóm vi khuẩn hợp lại. Sự ra đời của phân loại học phân tử đã làm lung lay quan điểm này. Năm 1977, Carl Woese chia sinh vật nhân sơ thành 2 nhóm dựa trên trình tự 16S rRNA, gọi là vực Vi khuẩn chính thức (Eubacteria) và Vi khuẩn cổ Archaebacteria. Ông lý luận rằng hai nhóm này, cùng với sinh vật nhân chuẩn, tiến hóa độc lập với nhau và vào năm 1990 nhấn mạnh thêm quan điểm này bằng cách đưa ra hệ phân loại 3 vực ("three-domain system"), bao gồm Vi khuẩn (Bacteria), Vi khuẩn cổ (Archaea) và Sinh vật nhân chuẩn (Eucarya). Quan điểm này được chấp nhận rộng rãi giữa các nhà sinh học phân tử nhưng cũng bị chỉ trích bởi một số khác, cho rằng ông đã quan trọng hóa vài khác biệt di truyền và rằng cả vi khuẩn cổ và sinh vật nhân chuẩn có lẽ đều phát triển từ vi khuẩn chính thức. Vi khuẩn chỉ sinh sản vô tính ("asexual reproduction"), không sinh sản hữu tính (có tái tổ hợp di truyền). Cụ thể hơn, chúng sinh sản bằng cách chia đôi ("binary fission"), hay trực phân. Trong quá trình này, một tế bào mẹ được phân thành 2 tế bào con bằng cách tạo vách ngăn đôi tế bào mẹ. Tuy nhiên, mặc dù không có sinh sản hữu tính, những biến đổi di truyền (hay đột biến) vẫn xảy ra trong từng tế bào vi khuẩn thông qua các hoạt động tái tổ hợp di truyền. Do đó, tương tự như ở các sinh vật bậc cao, kết quả cuối cùng là vi khuẩn cũng có được một tổ hợp các tính trạng từ hai tế bào mẹ. Có ba kiểu tái tổ hợp di truyền đã được phát hiện ở vi khuẩn: Vi khuẩn, sau khi nhận được DNA từ một trong những cách trên, sẽ tiến hành phân chia và truyền bộ gene tái tổ hợp cho thế hệ sau. Nhiều vi khuẩn còn có plasmid chứa DNA nằm ngoài nhiễm sắc thể ("extrachromosomal DNA"). Dưới điều kiện thích hợp, vi khuẩn có thể tạo thành những khúm thấy được bằng mắt thường, chẳng hạn như bacterial mat. Các vi khuẩn có rất nhiều kiểu trao đổi chất khác nhau. Vi khuẩn dị dưỡng ("heterotroph") phải dựa vào nguồn cacbon hữu cơ bên ngoài, và tất cả các vi khuẩn gây bệnh đều là các vi khuẩn dị dưỡng. Trong khi các vi khuẩn tự dưỡng ("autotroph") có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO và nước. Các vi khuẩn tự dưỡng thu nhận năng lượng từ phản ứng oxy hóa các hợp chất hóa học gọi là vi khuẩn hóa dưỡng ("chemotroph"), và những nhóm thu năng lượng từ ánh sáng, thông qua quá trình quang hợp, được gọi là vi khuẩn quang dưỡng ("phototroph"). Có nhiều cách khác để gọi hai nhóm theo thuật ngữ tiếng Anh, ví dụ như chemoautotroph và photosynthesis autotroph, v.v. Ngoài ra, các vi khuẩn còn được phân biệt nhờ vào nguồn chất khử mà chúng sử dụng. Những nhóm sử dụng hợp chất vô cơ (như nước, khí hiđrô, sulfide và ammonia) làm chất khử được gọi là vi khuẩn vô cơ dưỡng ("lithotroph") và những nhóm cần hợp chất hữu cơ (như đường, axit hữu cơ) được gọi là vi khuẩn hữu cơ dưỡng ("organotroph"). Những kiểu trao đổi chất dựa vào nguồn năng lượng (quang dưỡng hay hóa dưỡng), nguồn chất khử (vô cơ dưỡng hay hữu cơ dưỡng) và nguồn cácbon (tự dưỡng hay dị dưỡng) có thể được kết hợp khác nhau trong từng tế bào, và nhiều loài có thể thường xuyên chuyển từ kiểu trao đổi chất này sang kiểu trao đổi chất khác. Vi khuẩn quang vô cơ tự dưỡng bao gồm vi khuẩn lam ("cyanobacteria"), là một trong những loài cổ nhất được biết đến từ hóa thạch và có lẽ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn oxy cho khí quyển Trái Đất. Chúng là những tiên phong trong việc sử dụng nước như là nguồn electron vô cơ ("lithotrophic") và là sinh vật đầu tiên dùng bộ máy quang hợp để phân rã nước. Những vi khuẩn quang hợp khác dùng các nguồn electron khác nên không tạo ra oxy. Những vi khuẩn quang dưỡng không tạo oxy nằm trong bốn nhóm phân loại: vi khuẩn lục lưu huỳnh, vi khuẩn lục không dùng lưu huỳnh, vi khuẩn tía và heliobacteria. Những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường gồm nitơ, lưu huỳnh, phôtpho, vitamin và các nguyên tố kim loại như natri, kali, calci, ma-nhê, mangan, sắt, kẽm, côban, đồng, nikel... Vài loài cần thêm một số nguyên tố vết khác như selen, tungsten, vanadi hay bo. Dựa vào phản ứng với oxy, hầu hết các vi khuẩn có thể được xếp vào 3 nhóm: một số chỉ có thể mọc khi có sự hiện diện của oxy được gọi là vi khuẩn hiếu khí ("aerobe"); một số khác chỉ có thể mọc khi không có oxy được gọi là vi khuẩn kị khí ("anaerobe"); và một số lại có thể sống cả khi có hay không có sự hiện diện của oxy thuộc nhóm vi khuẩn kị khí tùy ý ("facultative anaerobe"). Các vi khuẩn không sử dụng oxy nhưng vẫn có thể mọc khi có sự hiện diện của oxy gọi là vi khuẩn chịu oxy ("aerotolerant"). Những vi khuẩn có thể mọc tốt trong môi trường khắc nghiệt đối với con người được gọi là extremophile (vi khuẩn chịu cực hạn). Một số vi khuẩn sống trong suối nước nóng được gọi là vi khuẩn chịu nhiệt ("thermophile"); một số khác sống trong hồ nước rất mặn gọi là vi khuẩn chịu mặn ("halophile"); trong khi đó có loài lại sống trong môi trường acid hay kiềm gọi là vi khuẩn chịu axit ("acidophile") hay vi khuẩn chịu kiềm ("alkaliphile") và còn một số sống trong các băng hà trong dãy núi Alps gọi là vi khuẩn chịu hàn ("psychrophile"). Vi khuẩn chuyển động nhờ vào tiên mao ("flagellum"), trượt ("bacterial gliding") hay thay đổi sức nổi ("buoyancy"). Một nhóm vi khuẩn đặc biệt, nhóm spirochaete, có các cấu trúc tương tự như tiên mao, gọi là sợi trục ("axial filament"), nằm giữa hai màng trong vùng chu chất. Chúng có một thể xoắn ốc đặc biệt quay tròn khi di chuyển. Tiên mao của vi khuẩn được sắp xếp theo nhiều cách. Vi khuẩn có thể có một tiên mao ở mỗi cực của tế bào, hay có thể có một nhóm nhiều tiên mao ở một đầu. "Peritrichous" là nhóm vi khuẩn có tiên mao nằm rải rác khắp tế bào. Nhiều vi khuẩn (như "E. coli") có hai kiểu di động khác nhau: di động tiến tới (bơi) và quay vòng. Di động quay vòng giúp chúng tái định hướng và là một nhân tố qua trọng tạo ra tính định hướng bất kì cho di động tiến tới. Vi khuẩn di động bị thu hút hay đẩy ra bởi một số kích thích, hoạt động này được gọi là tính hướng động ("taxes") chẳng hạn như hóa hướng động ("chemotaxis"), quang hướng động ("phototaxis"), cơ hướng động ("mechanotaxis") và từ hướng động ("magnetotaxis"). Trong nhóm myxobacteria, các tế bào vi khuẩn có thể dính lại với nhau để tạo thành đám và có thể biệt hóa tạo thành thể quả. Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau. Các tế bào vi khuẩn chỉ bằng 1/10 tế bào của sinh vật nhân chuẩn và dài khoảng 0,5 – 5,0 micromet. Tuy nhiên, một vài loài như "Thiomargarita namibiensis" và "Epulopiscium fishelsoni" lại có kích chiều dài đến nửa mm và có thể nhìn thấy bằng mắt thường; "E. fishelsoni" đạt 0,7 mm. Những vi khuẩn nhỏ nhất là các thành viên thuộc chi "Mycoplasma", chúng có kích thước chỉ 0,3 micromet, nhỏ bằng với virus lớn nhất. Một số vi khuẩn thậm chí có thể nhỏ hơn, nhưng các vi khuẩn siêu nhỏ này chưa được nghiên cứu kỹ. Đa số có hình que, hình cầu, hay hình xoắn; những vi khuẩn có hình dạng như vậy được gọi theo thứ tự là trực khuẩn (bacillus), cầu khuẩn (coccus), và xoắn khuẩn (spirillum). Một nhóm khác nữa là phẩy khuẩn (vibrio) có hình dấu phẩy. Một nhóm nhỏ hơn thậm chí có dạng hình tứ diện. Các nghiên cứu gần đây phát hiện vi khuẩn ở sâu bên trong lớp vỏ Trái Đất, chúng có dạng sợi phân nhánh với mặt cắt ngang có hình sao. Diện tích bề mặt lớn so với tỉ số thể tích của dạng hình thái này có thể tạo cho các vi khuẩn này đặc điểm dễ thích nghi với môi trường nghèo dinh dưỡng. Sự đa dạng về hình dạng được xác định thông qua thành tế bào và khung tế bào vi khuẩn, và đây là điều quan trong vì nó ảnh hưởng đến khả năng vi khuẩn có được chất dinh dưỡng, gắn vào các bề mặt, bơi trong chất lỏng và trốn kẻ săn mồi. Hình dạng không còn được coi là một tiêu chuẩn định danh vi khuẩn, tuy nhiên có rất nhiều chi được đặt tên theo hình dạng (ví dụ như Bacillus, Streptococcus, Staphylococcus) và nó là một điểm quan trọng để nhận dạng các chi này. Một công cụ quan trọng để nhận dạng khác là nhuộm Gram, đặt theo tên của Hans Christian Gram, người phát triển kĩ thuật này. Nhuộm Gram giúp phân vi khuẩn thành 2 nhóm, dựa vào thành phần cấu tạo của vách tế bào. Khi đầu tiên chính thức sắp xếp các vi khuẩn vào từng ngành, người ta dựa chủ yếu vào phản ứng này: Các vi khuẩn cổ trước đây được xếp trong nhóm Mendosicutes. Như đã nói ở trên, ngành này không còn đại diện cho những nhóm có quan hệ tiến hóa nữa. Hầu hết vi khuẩn Gram dương được xếp vào ngành Firmicutes và Actinobacteria, là hai ngành có quan hệ gần. Tuy nhiên, ngành Firmicutes đã được định nghĩa lại và bao gồm cả mycoplasma (Mollicutes) và một số vi khuẩn Gram âm. Vi khuẩn có thể có ích hoặc có hại cho môi trường, và động vật, bao gồm cả con người. Vai trò của vi khuẩn trong gây bệnh và truyền bệnh rất quan trọng. Một số là tác nhân gây bệnh (pathogen) và gây ra bệnh uốn ván (tetanus), sốt thương hàn (typhoid fever), giang mai (syphilis), tả (cholera), bệnh lây qua thực phẩm (foodborne illness) và lao (tuberculosis). Nhiễm khuẩn huyết (sepsis), là hội chứng nhiễm khuẩn toàn cơ thể gây sốc và giãn mạch, hay nhiễm khuẩn khu trú (localized infection), gây ra bởi các vi khuẩn như streptococcus, staphylococcus, hay nhiều loài Gram âm khác. Một số nhiễm khuẩn có thể lan rộng ra khắp cơ thể và trở thành "toàn thân" (systemic). Ở thực vật, vi khuẩn gây mụn lá (leaf spot), fireblight và héo cây. Các hình thức lây nhiễm gồm qua tiếp xúc, không khí, thực phẩm, nước và côn trùng. Ký chủ (host) bị nhiễm khuẩn có thể trị bằng thuốc kháng sinh, được chia làm hai nhóm là diệt khuẩn (bacteriocide) và kìm khuẩn (bacteriostasis), với liều lượng mà khi phân tán vào dịch cơ thể có thể tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Các biện pháp khử khuẩn có thể được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, ví dụ như chùi da bằng cồn trước khi tiêm. Việc vô khuẩn các dụng cụ phẫu thuật và nha khoa được thực hiện để đảm bảo chúng "vô khuẩn" (sterile) hay không mang vi khuẩn gây bệnh, để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn. Chất tẩy uế được dùng để diệt vi khuẩn hay các tác nhân gây bệnh để ngăn chặn sự nhiễm và nguy cơ nhiễm khuẩn. Trong đất, các vi sinh vật sống trong nốt rễ (rhizosphere) biến nitơ thành ammoniac bằng các enzyme của chính mình. Một số khác lại dùng phân tử khí nitơ làm nguồn nitơ (đạm) cho mình, chuyển nitơ thành các hợp chất của nitơ, quá trình này gọi là quá trình cố định đạm. Nhiều vi khuẩn được tìm thấy sống cộng sinh trong cơ thể người hay các sinh vật khác. Ví dụ như sự hiện diện của các vi khuẩn cộng sinh trong ruột già giúp ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại. Vi khuẩn có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ một cách đáng kinh ngạc. Một số nhóm vi sinh "chuyên hóa" đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các khoáng chất từ một số nhóm hợp chất hữu cơ. Ví dụ, sự phân giải cellulose, một trong những thành phần chiếm đa số trong mô thực vật, được thực hiện chủ yếu bởi các vi khuẩn hiếu khí thuộc chi "Cytophaga". Khả năng này cũng được con người ứng dụng trong công nghiệp và trong cải thiện sinh học (bioremediation). Các vi khuẩn có khả năng phân hủy hydrocarbon trong dầu mỏ thường được dùng để làm sạch các vết dầu loang. Vi khuẩn, cùng với nấm men và nấm mốc, được dùng để chế biến các thực phẩm lên men như phô-mai, dưa chua, nước tương, dưa cải bắp (sauerkraut), giấm, rượu, và yoghurt. Sử dụng công nghệ sinh học, các vi khuẩn có thể được "thiết kế" (bioengineer) để sản xuất thuốc trị bệnh như insulin, hay để cải thiện sinh học đối với các chất thải độc hại. Về mặt tiến hóa học, vi khuẩn được cho là các vi sinh vật khá cổ, xuất hiện khoảng 3,7 tỉ năm trước. Hai bào quan (organelle), ty thể (mitochondrion) và lục lạp (chloroplast), được đa số cho là bắt nguồn từ vi khuẩn nội cộng sinh (endosymbiotic). Xem thêm: thuyết nội cộng sinh. Vi sinh vật phân bố khắp mọi nơi và phát triển nhanh chóng ở những nơi có đủ thức ăn, độ ẩm, và nhiệt độ tối ưu cho sự phân chia và lớn lên của chúng. Chúng có thể được mang đi bởi gió từ nơi này sang nơi khác. Cơ thể người là nơi cư trú của hằng tỷ vi sinh vật; chúng ở trên da, đường ruột, trong mũi, miệng và những nơi hở khác của cơ thể. Chúng có trong không khí mà ta thở, nước ta uống và thức ăn ta ăn.
2972
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2972
Lịch sử Hoa Kỳ
Lịch sử Hoa Kỳ, như được giảng dạy tại các trường học và các đại học Mỹ, thông thường được bắt đầu với chuyến đi thám hiểm đến châu Mỹ của Cristoforo Colombo năm 1492 hoặc thời tiền sử của người bản địa Mỹ. Tuy nhiên trong những thập niên gần đây, thời kỳ tiền sử của người bản địa Mỹ ngày càng trở nên phổ biến hơn khi được lấy làm mốc khởi đầu cho lịch sử của Hoa Kỳ. Người bản địa sống tại nơi mà ngày nay là Hoa Kỳ trước khi những người thực dân châu Âu bắt đầu đi đến, phần lớn là từ Anh Quốc, sau năm 1600. Vào thập niên 1770, Mười ba thuộc địa Anh có đến 2 triệu rưỡi người sinh sống. Các thuộc địa này thịnh vượng và phát triển nhanh chóng, phát triển các hệ thống pháp lý và chính trị tự chủ của chính mình. Nghị viện Anh Quốc áp đặt quyền lực của mình đối với các thuộc địa này bằng cách đặt ra các thứ thuế mới mà người Mỹ cho rằng là vi hiến bởi vì họ không có đại diện của mình trong nghị viện. Các cuộc xung đột ngày càng nhiều đã biến thành cuộc chiến tranh toàn lực, bắt đầu vào tháng 4 năm 1775. Ngày 4 tháng 7 năm 1776, các thuộc địa tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh bằng một văn kiện do Thomas Jefferson viết ra và trở thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Lực lượng yêu nước nhận được sự ủng hộ về tài chính và quân sự trên mức độ lớn từ Pháp và dưới sự lãnh đạo quân sự của Tướng George Washington, đã giành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh cách mạng và hòa bình đạt được vào năm 1783. Trong và sau chiến tranh, 13 tiểu quốc thống nhất thành một chính phủ liên bang yếu thông qua bản hiến pháp hợp bang. Khi bản hiến pháp hợp bang này chứng tỏ không phù hợp, một bản hiến pháp mới được thông qua vào năm 1789. Bản hiến pháp này vẫn là cơ sở của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, và sau đó còn có thêm đạo luật nhân quyền. Một chính phủ quốc gia mạnh được thành lập với Washington là tổng thống đầu tiên và Alexander Hamilton là cố vấn trưởng tài chính. Trong thời kỳ hệ thống đảng phái lần thứ nhất, hai đảng chính trị quốc gia hình thành để ủng hộ hay chống đối các chính sách của Hamilton. Khi Thomas Jefferson trở thành Tổng thống, ông mua Lãnh thổ Louisiana từ Pháp, gia tăng diện tích của Hoa Kỳ lên gấp đôi. Một cuộc chiến tranh lần thứ hai cũng là lần cuối cùng với Anh Quốc xảy ra vào năm 1812. Kết quả chủ yếu của cuộc chiến tranh này là sự chấm dứt ủng hộ của châu Âu dành cho các cuộc tiến công của người bản địa Mỹ (người da đỏ) nhằm chống những người định cư ở miền Tây nước Mỹ. Dưới sự bảo trợ của phong trào Dân chủ Jefferson, và Dân chủ Jackson, nước Mỹ mở rộng đến vùng đất mua Louisiana và thẳng đường đến California và xứ Oregon, tìm kiếm đất rẻ cho các nông gia Yeoman và chủ nô - những người cổ vũ cho nền dân chủ và mở rộng lãnh thổ bằng giá bạo lực và khinh miệt nền văn hóa châu Âu. Sự mở rộng lãnh thổ dưới chiêu bài vận mệnh hiển nhiên là một sự bác bỏ lời khuyên của đảng Whig muốn thúc đẩy chiều sâu và hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội hơn là việc chỉ mở rộng lãnh thổ địa lý. Chủ nghĩa nô lệ bị bãi bỏ tại tất cả các tiểu bang miền Bắc (phía bắc đường Mason-Dixon phân chia Pennsylvania và Maryland) vào năm 1804, nhưng lại phát triển mạnh tại các tiểu bang miền Nam vì nhu cầu lớn về bông vải tại châu Âu. Sau năm 1820, một loạt các thoả hiệp đã giúp xóa bỏ đối đầu giữa miền bắc và miền nam về vấn đề chủ nghĩa nô lệ. Vào giữa thập niên 1850, lực lượng Cộng hòa mới thành lập nắm kiểm soát nền chính trị miền Bắc và hứa ngăn chăn sự mở rộng của chủ nghĩa nô lệ với ám chỉ rằng chủ nghĩa nô lệ sẽ dần dần bị loại bỏ. Cuộc bầu cử tổng thống năm 1860 với kết quả chiến thắng của đảng viên Đảng Cộng hòa Abraham Lincoln đã châm ngòi cho cuộc ly khai của 11 tiểu bang theo chủ nghĩa nô lệ để lập ra Liên minh miền Nam Hoa Kỳ năm 1861. Nội chiến Hoa Kỳ (1861–1865) là hạch tâm của lịch sử Mỹ. Sau bốn năm chiến tranh đẫm máu, phe miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Lincoln và Tướng Ulysses S. Grant đánh bại phe miền Nam với sự chỉ huy của Tướng Robert E. Lee. Liên bang được bảo tồn và chủ nghĩa nô lệ bị bãi bỏ, và miền nam bị suy kiệt. Trong thời đại tái thiết (1863–1877), Hoa Kỳ chấm dứt chủ nghĩa nô lệ và nới rộng quyền đầu phiếu và pháp lý cho những người "tự do" (người Mỹ gốc châu Phi trước đó từng là nô lệ). Chính phủ quốc gia ngày càng vững chắc hơn, và nhờ vào Tu chính án hiến pháp điều 14, giờ đây đã có nhiệm vụ rõ ràng là bảo vệ quyền của mỗi cá nhân. Thời đại tái thiết chấm dứt vào năm 1877 và từ thập niên 1890 đến thập niên 1960, hệ thống Jim Crow (tách ly chủng tộc) kìm hãm người da đen luôn ở vị trí thấp kém về kinh tế, xã hội và chính trị. Toàn miền nam vẫn bần cùng cho đến nửa sau của thế kỷ 20, trong khi đó miền Bắc và miền Tây phát triển nhanh chóng và thịnh vượng. Hoa Kỳ trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới ngay ngưỡng cửa của thế kỷ 20 vì sự bùng nổ của giới doanh nghiệp tư nhân tại miền Bắc và làn sóng di dân mới đến của hàng triệu công nhân và nông dân từ châu Âu. Hệ thống đường sắt quốc gia được hoàn thành. Các nhà máy và các hoạt động khai thác quặng mỏ trên quy mô rộng đã công nghiệp hóa miền đông bắc và trung-tây. Sư bất mãn của giới trung lưu đối với các vấn đề như tham những, sự kém hiệu quả và nền chính trị truyền thống đã kích thích thành một phong trào cấp tiến từ thập niên 1890 đến thập niên 1920. Phong trào này gây áp lực đòi cải cách, cho phép phụ nữ đầu phiếu và cấm rượu cồn (về sau việc cấm rượu cồn bị bãi bỏ vào năm 1933). Hoa Kỳ ban đầu trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, song tuyên chiến với Đức năm 1917, và tài trợ cho đồng minh chiến thắng vào năm sau đó. Sau một thập niên thịnh vương trong thập niên 1920, sự kiện thị trường chứng khoán Wall Street sụp đổ năm 1929 đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc Đại khủng hoảng trên toàn thế giới kéo dài cả thập niên. Đảng viên Dân chủ Franklin D. Roosevelt trở thành thống thống và thực hiện các chương trình cứu tế, tái thiết, cải cách (gọi chung là New Deal), định hình nên chủ nghĩa tự do Mỹ hiện đại. Sau khi Nhật Bản tấn công vào Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941, Hoa Kỳ nhập cuộc vào Chiến tranh thế giới thứ hai bên cạnh phe Đồng Minh và giúp đánh bại Đức Quốc xã tại châu Âu và Đế quốc Nhật Bản tại Viễn Đông. Hoa Kỳ và Liên Xô nổi lên thành hai siêu cường đối nghịch nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai và khởi động một cuộc Chiến tranh Lạnh, đối đầu nhau gián tiếp trong cuộc chạy đua vũ trang và chạy đua vào không gian. Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh được xây dựng quanh việc bao vây chủ nghĩa cộng sản, và nước Mỹ tham dự vào các cuộc chiến tại Triều Tiên và Việt Nam để đạt được mục đích này. Chủ nghĩa tự do đạt được vô số chiến thắng trong những năm tháng của chương trình New Deal và sau đó vào giữa thập niên 1960, đặc biệt là sự thành công của phong trào dân quyền, nhưng chủ nghĩa bảo thủ quay ngược được thế cục vào thập niên 1980 dưới thời Tổng thống Ronald Reagan. Chiến tranh Lạnh kết thúc khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất còn lại. Khi thế kỷ 21 bắt đầu, xung đột quốc tế có tâm điểm quanh Trung Đông và lên đỉnh điểm theo sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 và Chiến tranh chống khủng bố được tuyên bố sau đó. Hoa Kỳ trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế tệ hại nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai vào cuối thập niên 2000 mà theo sau là thời kỳ phát triển kinh tế chậm hơn mức bình thường trong suốt thập niên 2010. Người ta không biết đích xác rằng bằng cách nào hay khi nào người bản địa Mỹ đầu tiên đến định cư tại châu Mỹ và tại lãnh thổ ngày nay là Hoa Kỳ. Giả thiết phổ biến hơn hết cho rằng người bản địa di cư từ lục địa Á-Âu bằng cách đi qua Beringia, một cầu lục địa khi đó nối liền vùng Siberia đến khu vực ngày nay là Alaska, và rồi sau đó phân tán về phía nam ra khắp châu Mỹ. Cuộc di cư này có thể đã bắt đầu khoảng 30 ngàn năm về trước và tiếp tục cho đến 10 ngàn năm trước đây khi cầu lục địa ở dưới mực nước biển do kết thúc thời kỳ băng hà cuối cùng. Những cư dân đầu tiên này, được gọi là người "Paleoamericans", chẳng bao lâu sau đó đa dạng hóa thành hàng trăm dân tộc và bộ lạc có nền văn hóa riêng biệt. Thời kỳ tiền-Columbo là sự tổng hợp lại tất cả các tiểu thời kỳ trong lịch sử và tiền sử của cả châu Mỹ trước khi có sự ảnh hưởng quan trọng của người châu Âu tác động vào lục địa châu Mỹ, trải dài từ lúc có người định cư ban đầu trong cuối thời đại đồ đá đến khi người châu Âu thuộc địa hóa châu Mỹ trong thời kỳ cận đại. Mặc dù thời kỳ này được ám chỉ đến thời đại trước khi có các cuộc thám hiểm châu Mỹ của Cristoforo Colombo từ năm 1492 đến 1504 nhưng trên thực tế thuật từ này thường bao gồm lịch sử của các nền văn hóa bản địa châu Mỹ cho đến khi họ bị chinh phục hay bị ảnh hưởng đáng kể bởi người châu Âu, thậm chí ngay cả khi điều này xảy ra hàng thập niên hay thậm chí hàng thế kỷ sau chuyến đổ bộ đầu tiên của Colombo. Sau một thời kỳ thám hiểm được các quốc gia lớn ở châu Âu bảo trợ, các khu định cư đầu tiên của người châu Âu được thiết lập vào năm 1607. Người châu Âu mang theo ngựa, bò và heo đến châu Mỹ, đổi lại, họ mang trở về châu Âu gồm có bắp, gà tây, khoai tây, đậu và bí. Môi trường bệnh tật gây tử vong đối với nhiều nhà thám hiểm và những người định cư đầu tiên bị tiếp xúc trực tiếp với các căn bệnh mới. Ảnh hưởng của căn bệnh mới thậm chí tồi tệ hơn đối với người bản địa châu Mỹ, đặc biệt là bệnh đậu mùa và bệnh sởi. Họ chết nhiều vô số kể, thường thường trước khi khu định cư quy mô lớn của người châu Âu hình thành. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha là những người châu Âu đầu tiên có mặt tại lãnh thổ nay thuộc Hoa Kỳ, đó là chuyến thám hiểm thứ hai của Cristoforo Colombo. Chuyến đi này đến được Puerto Rico ngày 19 tháng 11 năm 1493; chuyến khác đến được Florida năm 1513. Không lâu sau đó, các chuyến thám hiểm của Tây Ban Nha đã đến được dãy núi Appalachia, sông Mississippi, Grand Canyon và Đại Bình nguyên Bắc Mỹ. Năm 1540, Hernando de Soto thực hiện một cuộc thám hiểm trên quy mô lớn ở vùng đông nam. Cũng trong năm 1540, Francisco Vázquez de Coronado thám hiểm từ Arizona đến miền trung Kansas. Người Tây Ban Nha đưa một số người định cư đến, lập ra khu định cư thường trực đầu tiên của người châu Âu tại lục địa Hoa Kỳ ở khu vực ngày nay là St. Augustine, Florida năm 1565, nhưng khu định cư này hấp dẫn ít người định cư thường trực. Các khu định cư Tây Ban Nha phát triển và trở thành các thành phố quan trọng trong đó có Santa Fe, Albuquerque, San Antonio, Tucson, San Diego, Los Angeles, Santa Barbara và San Francisco. Tân Hà Lan là thuộc địa Hà Lan vào thế kỷ 17 có trung tâm nằm trên khu vực ngày nay là Thành phố New York và thung lũng sông Hudson nơi họ mua bán da thú với người bản địa Mỹ ở phía bắc và làm nơi phòng vệ chống sự xâm lấn của người nói tiếng Anh từ Tân Anh. Người Hà Lan theo phái thần học Calvin, họ hình thành nên Giáo hội Cải cách tại châu Mỹ nhưng họ cũng hòa đồng với các nền văn hóa và tôn giáo khác. Thuộc địa này bị người Anh chiếm vào năm 1664. Nó để lại một di sản trường tồn đối với đời sống chính trị và văn hóa Mỹ trong đó gồm có một tư tưởng thế tục phóng khoáng và chủ nghĩa thực dụng vụ lợi tại thành phố, một chủ nghĩa truyền thống nông thôn tại vùng miền quê mà đặc trưng là truyện ngắn có tựa đề Rip Van Winkle và các chính trị gia như Martin Van Buren, Theodore Roosevelt, Franklin D. Roosevelt và Eleanor Roosevelt. Tân Pháp là vùng bị Pháp thuộc địa hóa từ năm 1534 đến năm 1763. Có ít người định cư thường trực bên ngoài Québec và Acadia nhưng Liên minh Wabanaki trở thành đồng minh quân sự của Tân Pháp trong suốt bốn cuộc chiến tranh với các thuộc địa của Anh liên kết với Liên minh Iroquois. Trong suốt cuộc chiến tranh với người Pháp và người bản địa, Tân Anh thành công chống lại Acadia. Người Anh tống khứ người Acadia (gốc Pháp) ra khỏi Acadia (Nova Scotia) và thay thế bằng những người định cư từ Tân Anh. Dần dần, một số người Acadia tái định cư tại vùng Louisiana nơi họ phát triển nên một nền văn hóa Cajun nông thôn dặc trưng vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Họ trở thành công dân Mỹ vào năm 1803 khi Hoa Kỳ mua Louisiana từ Pháp. Các ngôi làng Pháp khác dọc theo sông Mississippi và sông Illinois biến mất khi người Mỹ bắt đầu đến sau năm 1770. Dải đất nằm dọc theo bờ biển phía đông được định cư chủ yếu bởi những người thực dân Anh vào thế kỷ 17 cùng với con số nhỏ hơn nhiều là người Hà Lan và người Thụy Điển. Nước Mỹ thời thuộc địa mang đặc điểm là thiếu hụt lao động trầm trọng mà phải dựa vào những hình thức lao động không tự nguyện như nô lệ và lao công khế ước, và cũng đặc trưng với chính sách thờ ơ tử tế của người Anh, cho phép phát triển một tinh thần Mỹ khác biệt với tinh thần của mẫu quốc tại châu Âu. Trên phân nửa tổng số người di dân châu Âu đến nước Mỹ thời thuộc địa là những lao công khế ước. Thuộc địa thành công đầu tiên của người Anh được thiết lập vào năm 1607 trên sông James tại Jamestown là nơi bắt đầu biên cương Mỹ. Nó suy giảm dần trong nhiều thập niên cho đến khi một làn sóng người định cư mới đến vào cuối thế kỷ 17 và lập nên một nền nông nghiệp thương mại dựa vào cây thuốc lá. Giữa cuối thập niên 1610 và cách mạng Mỹ, người Anh đã đưa đến các thuộc địa Mỹ khoảng 50 ngàn tù nhân. Một trường hợp xung đột tệ hại là vụ nổi loạn Powhatan năm 1622 tại Virginia trong đó người bản địa Mỹ giết chết hàng trăm người định cư Anh. Cuộc xung đột lớn nhất giữa người bản địa Mỹ và người định cư Anh trong thế kỷ 17 là Chiến tranh của Vua Philip tại Tân Anh. Chiến tranh Yamasee tại Nam Carolina thì đẫm máu. Người Thanh giáo là những người định cư chủ yếu vào thời kỳ ban đầu của Tân Anh, họ lập ra Thuộc địa Vịnh Massachusetts năm 1630 mặc dù có khu định cư nhỏ trước đó vào năm 1620 của một nhóm người tương tự, nhóm Pilgrim, ở Thuộc địa Plymouth. Các thuộc địa nằm giữa gồm các tiểu bang ngày nay là New York, New Jersey, Pennsylvania, và Delaware có nét đặc trưng là mức độ đa dạng lớn về tôn giáo. Khu định cư đầu tiên người Anh tìm cách thiết lập ở phía nam Virginia là tỉnh Carolina với Thuộc địa Georgia - là thuộc địa cuối cùng trong số 13 thuộc địa, được thành lập trong năm 1733. Các thuộc địa có nét đặc trưng là đa dạng tôn giáo với nhiều người thuộc phái giáo đoàn ("Congregationalists") tại Tân Anh, người Đức và người Hà Lan theo phái thần học cải cách tại các thuộc địa nằm giữa, người công giáo tại Maryland, và người thuộc Ireland gốc Scotland theo phái Giáo hội Trưởng lảo tại vùng biên cương. Nhiều quan chức hoàng gia và giới thương buôn theo Anh giáo. Niềm tin tôn giáo phát triển lớn mạnh sau cuộc Đại thức tỉnh lần thứ nhất ("First Great Awakening"), đây là phong trào khôi phục niềm tin tôn giáo vào thập niên 1740 do các nhà thuyết pháp như Jonathan Edwards khởi xướng. Bị ảnh hưởng bởi phong trào Đại thức tỉnh, người theo phái Phúc Âm (Evangelical) Mỹ đã thêm một điểm nhấn mới về sự dạt dào linh thiêng của Chúa Thánh Thần và những sự chuyển đổi mà khắc ghi bên trong các tín đồ mới một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa. Người theo phái phục hưng lồng ghép các dấu ấn đó và chuyển tiếp giáo phái Phúc Âm mới được thành lập, tạo nền tảng cho cuộc đại thức tỉnh lần thứ hai khởi sự vào cuối thập niên 1790. Mỗi trong số 13 thuộc địa Mỹ có một cơ cấu chính quyền hơi khác biệt. Thông thường một thuộc địa do một thống đốc cai trị, đó là người được Luân Đôn bổ nhiệm, có trách nhiệm quản lý ngành hành pháp và dựa vào một nghị viện do địa phương bầu lên để biểu quyết về thuế và làm luật. Vào thế kỷ 18, các thuộc địa Mỹ phát triển rất nhanh chóng vì đất đai và thực phẩm phong phú, và tỉ lệ tử thấp. Các thuộc địa giàu có hơn phần lớn các khu vực tại Anh Quốc. Điều này hấp dẫn dòng người di dân đều đặn, đặc biệt là giới thiếu niên đến Mỹ với địa vị lao công khế ước. Các đồn điền thuốc lá và lúa nhập cảng các nô lệ da đen từ các thuộc địa Anh ở vùng Tây Ấn. Đến khoảng thập niên 1770, họ chiếm một phần năm dân số Mỹ. Câu hỏi về sự độc lập khỏi Anh chưa nảy sinh chừng nào mà các thuộc địa vẫn còn cần đến quân đội Anh để chống lại cường quốc Pháp và Tây Ban Nha. Những mối đe dọa này biến mất vào năm 1765. Luân Đôn xem sự tồn tại của các thuộc địa Mỹ chỉ vì lợi ích của mẫu quốc, đây là một chính sách được biết đến với tên gọi Chủ nghĩa trọng thương. Chiến tranh chống Pháp và người bản địa Mỹ (1754 – 1763) là một sự kiện bước ngoặt trong việc phát triển chính trị của các thuộc địa Mỹ. Tầm ảnh hưởng của hai đối thủ chính của vương quyền Anh tại các thuộc địa Mỹ và Canada là người Pháp và người bản địa Bắc Mỹ bị giảm sút đáng kể. Hơn nữa, nỗ lực chiến tranh đem đến kết quả là sự hội nhập chính trị lớn hơn giữa các thuộc địa như đã được phản ánh trong Hội nghị Albany và được biểu hiện qua lời kêu gọi các thuộc địa "nhập hay là chết" của Benjamin Franklin. Franklin là người có nhiều sáng kiến — và sáng kiến vĩ đại nhất của ông là khái niệm về một Hợp chúng quốc châu Mỹ- lộ diện sau năm 1765 và được thực hiện vào tháng 7 năm 1776. Theo sau sự kiện người Anh thu phục lãnh thổ của Pháp tại Bắc Mỹ, Quốc vương George III ra Tuyên ngôn năm 1763 với mục đích tổ chức đế quốc mới Bắc Mỹ và bảo vệ người bản địa Mỹ khỏi sự bành trướng của người định cư vào các vùng đất phía tây. Trong những năm tiếp theo, căng thẳng càng phát triển trong các mối quan hệ giữa những thực dân và vương quyền. Nghị viện Anh thông qua Đạo luật tem 1765, áp đặt một thứ thuế mới vào các thuộc địa mà không thông qua các nghị viện thuộc địa. Vấn đề này được nêu lên: liệu Nghị viện Anh có quyền đánh thuế người Mỹ khi họ không có đại diện trong đó? Bằng cách hò hét "không đóng thuế khi không có đại diện", người định cư từ chối trả thuế khi căng thẳng leo thang vào cuối thập niên 1760 và đầu thập niên 1770. Sự kiện đổ trà Boston năm 1773 là hành động trực tiếp của những nhà hoạt động tại thị trấn Boston nhằm phản đối thuế mới áp đặt vào trà. Nghị viện Anh Quốc nhanh chóng phản ứng vào năm sau bằng các đạo luật bất khoan dung, tước bỏ quyền tự trị lịch sử của Massachusetts và đặt nó dưới sự cai trị của quân đội. Việc này châm ngòi cho sự giận dữ và phản kháng tại tất cả 13 thuộc địa. Các nhà lãnh đạo nhóm yêu nước từ 13 thuộc địa nhóm họp Đệ nhất Quốc hội Lục địa để điều hợp sự phản kháng chống lại các đạo luật bất khoan dung của Nghị viện Anh Quốc. Quốc hội kêu gọi tẩy chay giao thương với Anh, công bố một danh sách gồm các quyền và các bất bình, và kiến ​​nghị lên quốc vương để khắc phục những bất bình đó. Lời kiến nghị lên quốc vương không có kết quả, và vì vậy Đệ nhị Quốc hội Lục địa được triệu tập vào năm 1775 để tổ chức phòng vệ các thuộc địa chống lại Quân đội Anh. Những người dân bình thường trở thành quân nổi dậy chống lại Anh Quốc, mặc dù họ còn xa lạ với những lý thuyết cơ bản về tư tưởng được truyền đạt đến cho họ. Họ giữ một xúc cảm rất mạnh mẽ về "quyền" mà họ cảm thấy bị người Anh cố tình vi phạm - đó là quyền tự trị địa phương, đối xử công bằng, và chính quyền phải hợp lòng dân. Họ rất nhạy cảm với vấn đề độc tài mà họ đã được nhìn thấy khi quân đội Anh đến Boston để trừng phạt người Boston. Điều này đã làm gia tăng cảm giác rằng quyền con người của họ bị vi phạm, dẫn đến bực tức và đòi hỏi trả thù. Họ có niềm tin rằng Thượng đế đang bên phía họ. Chiến tranh Cách mạng Mỹ bắt đầu tại Concord và Lexington vào tháng 4 năm 1775 khi người Anh tìm cách chiếm kho đạn và bắt các nhà lãnh đạo phe yêu nước. Mười ba thuộc địa bắt đầu nổi loạn chống lại sự cai trị của người Anh vào năm 1775 và tuyên bố độc lập vào năm 1776 với tên gọi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ (1775–1783), việc người Mỹ bắt giữ đội quân xâm lược Anh tại Saratoga năm 1777 đã củng cố được vùng đông bắc và khuyến khích người Pháp liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Pháp lôi kéo Tây Ban Nha và Hà Lan vào liên minh, do đó cân bằng các lực lượng lục quân và hải quân cho mỗi bên do Anh không có đồng minh. Tướng George Washington (1732–1799) thể hiện là một nhà điều binh và tổ chức xuất sắc. Ông làm việc thành công với Quốc hội Lục địa và các thống đốc tiểu bang, lựa chọn và chỉ dẫn các sĩ quan cao cấp, hỗ trợ và huấn lệnh binh sĩ của mình, và duy trì một quân đội có ý tưởng về một nền cộng hòa. Thử thách to lớn nhất của ông là tiếp vận vì cả Quốc hội Lục địa và các tiểu bang đều không có quỹ để cung cấp đầy đủ trang thiết bị, đạn dược, quân y, tiền lương và thậm chỉ cả nguồn lương thực cho binh sĩ. Với tư cách là nhà chiến thuật mặt trận, Washington thường bị các vị đồng nhiệm đối thủ người Anh qua mặt với quân số đông hơn. Với tư cách là nhà chiến lược, ông có ý tưởng tốt hơn để làm sao đánh thắng so với họ. Người Anh phái bốn đội quân xâm lược đến. Chiến lược của Washington đã buộc đội quân thứ nhất ra khỏi Boston năm 1776, và buộc đội quân thứ hai và thứ ba đầu hàng tại Saratoga (1777) và Yorktown (1781). Ông giới hạn sự kiểm soát của người Anh đối với Thành phố New York và một vài nơi trong khi đó phe yêu nước kiểm soát phần lớn cư dân. Phe bảo hoàng mà người Anh trông cậy quá nhiều chiếm khoảng 20 phần trăm dân số nhưng chưa bao giờ được tổ chức tốt. Khi chiến tranh kết thúc, Washington tự hào nhìn thấy đội quân cuối cùng của Anh thầm lặng đi thuyền ra khỏi Thành phố New York vào tháng 11 năm 1783, mang theo giới lãnh đạo phe bảo hoàng cùng với họ. Washington gây sửng sốt cho thế giới khi thay vì chiếm lấy quyền lực cho chính mình, ông đã âm thầm về hưu ở nông trại của mình tại Virginia. Nhà khoa học chính trị Seymour Martin Lipset nhận định rằng "Hoa Kỳ là thuộc địa lớn đầu tiên thành công chống lại sự cai trị của chính quyền thuộc địa. Trong ý nghĩa này, đây là 'quốc gia mới' đầu tiên." Ngày 4 tháng 7 năm 1776, Đệ nhị Quốc hội Lục địa họp tại thành phố Philadelphia tuyên bố nền độc lập của "Hợp chúng quốc châu Mỹ" bằng bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 4 tháng 7 được chào mừng như là ngày quốc khánh. Quốc gia mới được thành lập trên cơ sở các ý tưởng khai sáng của chủ nghĩa tự do mà theo Thomas Jefferson được gọi là các quyền không thể chuyển nhượng được đó là "sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc" và quốc gia này cống hiến mạnh mẽ cho các nguyên lý cộng hòa. Chủ nghĩa cộng hòa nhấn mạnh rằng nhân dân có chủ quyền (chứ không phải là các quốc vương thế tập), đòi hỏi quyền công dân, lánh xa tham nhũng, và bác bỏ chế độ quý tộc. Cách mạng Mỹ là nguồn động lực chính của tôn giáo quốc dân Mỹ không chia giáo phái mà đã tạo hình cho chủ nghĩa yêu nước, ký ức và ý nghĩa ngày sinh của quốc gia kể từ đó. Các trận chiến không phải là trọng tâm nhưng đúng hơn là các sự kiện và con người đã được chào mừng như những biểu tượng của một số đức tin nào đó. Như các sử gia đã ghi nhận, cuộc cách mạng Mỹ đã sản sinh ra một lãnh tụ được ví như là Moses (George Washington), các nhà tiên tri (Thomas Jefferson, Tom Paine) và các thánh tử đạo (Boston Massacre, Nathan Hale) cũng như những ác quỷ (Benedict Arnold), những nơi thiêng liêng (Valley Forge, Bunker Hill), giáo lý (Tiệc trà Boston), biểu trưng (lá cờ mới), ngày lễ thiêng liêng (4 tháng 7) và một cuốn kinh thánh mà mỗi câu được nghiên cứu và áp dụng cẩn thận vào các trường hợp pháp lý hiện thời (bản Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp và Đạo luật Nhân quyền). Trong thập niên 1780, chính phủ quốc gia có thể giàn xếp được vấn đề về các lãnh thổ phía tây, chúng được các tiểu bang nhượng lại cho Quốc hội Hoa Kỳ và trở thành các lãnh thổ. Với việc những người định cư di dân đến vùng Tây Bắc (hiện nay là vùng Trung Tây Hoa Kỳ), chẳng bao lâu thì các lãnh thổ này trở thành các tiểu bang. Những người theo chủ nghĩa quốc gia lo sợ rằng quốc gia mới quá yếu không thể chịu đựng được một cuộc chiến tranh quốc tế, hay thậm chí là các cuộc nổi loạn trong nước, thí dụ như cuộc nổi loạn Shays năm 1786 tại Massachusetts. Những người theo chủ nghĩa quốc gia mà đa số là các cựu chiến binh đã tổ chức tại mọi tiểu bang và thuyết phục Quốc hội cho mở Hội nghị Philadelphia năm 1787. Các đại biểu từ mỗi tiểu bang cùng viết ra một bản Hiến pháp mới nhằm thiết lập ra một chính phủ trung ương hữu hiệu và mạnh hơn nhiều. Chính phủ này có một tổng thống mạnh và quyền thu thuế. Chính phủ mới phản ánh những ý tưởng cộng hòa đang thắng thế, bảo đảm quyền tự do cá nhân và kiềm chế quyền lực chính phủ bằng một hệ thống tam quyền phân lập. Quốc hội được trao quyền cấm chỉ buôn bán nô lệ quốc tế sau 20 năm (được thực hiện vào năm 1807). Phiếu cử tri đoàn của miền Nam được gia tăng nhờ tính 3 phần năm con số người nô lệ trong dân số của mỗi tiểu bang. Khi chủ nghĩa nô lệ mở rộng tại miền Nam trong suốt những thập niên sau đó, điều này làm gia tăng thêm quyền lực chính trị của các đại diện miền Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ. Để giảm bớt mối lo sợ về một chính phủ liên bang quá mạnh từ phía những người chống chủ nghĩa liên bang, quốc gia thông qua Đạo luật Nhân quyền Hoa Kỳ năm 1791. Đạo luật này gồm có mười tu chính án hiến pháp đầu tiên, bảo đảm các quyền tự do cá nhân như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, xét xử có bồi thẩm đoàn, và nói rõ rằng các công dân và tiểu bang có quyền bảo lưu (nhưng quyền này không có nói rõ là gì). George Washington, một anh hùng nổi tiếng của Chiến tranh Cách mạng Mỹ, tổng tư lệnh Lục quân Lục địa, và chủ tịch Hội nghị Hiến pháp trở thành vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ dưới Hiến pháp mới năm 1789. Thủ đô quốc gia dời từ New York đến Philadelphia và cuối cùng đặt tại Washington D.C. năm 1800. Những thành tựu to lớn của chính phủ George Washington là tạo ra một chính phủ quốc gia mạnh được toàn dân Mỹ công nhận mà không có nghi ngờ. Chính phủ của ông, theo sự lãnh đạo đầy nghị lực của Bộ trưởng Ngân khố Alexander Hamilton, đảm nhận hết số nợ của các tiểu bang (những người cho mượn nợ khi đó sẽ nhận lấy trái phiếu liên bang), thành lập Ngân hàng Hoa Kỳ để cân bằng hệ thống tài chính, và lập ra một hệ thống thu thuế đồng bộ (thuế nhập cảng) và các thứ thuế khác để trả hết nợ và cung cấp một cơ sở hạ tầng tài chính. Để hỗ trợ cho các chương trình của mình, Hamilton thành lập một đảng chính trị mới - đảng đầu tiên trên thế giới dựa vào cử tri - đó là Đảng Liên bang. Thomas Jefferson và James Madison thành lập một đảng Cộng hòa đối lập (thường được các nhà khoa học chính trị gọi là Đảng Dân chủ-Cộng hòa). Hamilton và Washington đệ trình lên quốc dân Hiệp ước Jay năm 1794, tái thiết lập mối quan hệ hữu hảo với Anh Quốc. Những người theo chủ nghĩa Jefferson kịch liệt phản đối, và các cử trị bỏ phiếu theo ranh giới đảng này hay đảng kia, như thế hình thành nên Hệ thống đảng phái lần thứ nhất. Những người theo chủ nghĩa liên bang khuyến khích thương nghiệp, tài chính và lợi ích thương mại và mong muốn giao thương nhiều hơn với Anh Quốc. Các đảng viên Cộng hòa tố cáo những người theo chủ nghĩa liên bang là đang có kế hoạch thiết lập một chế độ quân chủ, biến người giàu có thành một tầng lớp cai trị, và biến Hoa Kỳ thành một con tốt của Anh Quốc. Hiệp ước được thông qua, song tình hình chính trị nóng lên dữ dội. Vụ nổi loạn Whiskey xảy ra năm 1794, khi những người định cư ở miền Tây (hiện nay là vùng Trung Tây) phản đối chống lại thuế liên bang đánh vào chất rượu cồn, là thử thách trầm trọng đầu tiên của chính phủ liên bang. Washington cho gọi địa phương quân tiểu bang đi trấn áp và đích thân lãnh đạo quân đội khi cuộc nổi loạn dần dần tan rã và quyền lực của chính phủ quốc gia được thiết lập vững chắc. Washington từ chối phục vụ hơn hai nhiệm kỳ - đặt ra tiền lệ cho các tổng thống sau này - và trong diễn thuyết cáo biệt nổi tiếng của mình, ông ca ngợi những lợi ích mà chính phủ liên bang làm được và tầm quan trọng của đạo lý trong khi đó cảnh cáo chống lại các liên minh ngoại quốc và sự thành lập các đảng phái chính trị. John Adams, một người theo chủ nghĩa liên bang, đánh bại Jefferson trong kỳ bầu cử tổng thống năm 1796. Chiến tranh cận kề với Pháp và những người theo chủ nghĩa liên bang đã sử dụng cơ hội này để tìm cách bịt miệng những người theo chủ nghĩa cộng hòa bằng các đạo luật chống nổi loạn và chống người ngoại quốc (gọi chung là "Alien and Sedition Acts"), xây dựng một quân đội lớn mạnh với Hamilton là người đứng đầu, và chuẩn bị đối phó một cuộc xâm nhập của Pháp. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa liên bang trở nên chia rẽ sau khi Adams phái một phái đoàn hòa bình thành công đến Pháp nhằm kết thúc cuộc chiến nữa mùa năm 1798. Trong hai thập niên đầu sau Cách mạng Mỹ, có những thay đổi lớn lao về tình trạng chế độ nô lệ trong số các tiểu bang và có sự gia tăng con số người da đen tự do. Cảm hứng từ những ý tưởng cách mạng về quyền bình đẳng của con người và sự phụ thuộc kinh tế nhờ vào chế độ nô lệ ít hơn nên các tiểu bang miền Bắc bãi bỏ chế độ nô lệ mặc dù một số tiểu bang có các giai đoạn giải phóng nô lệ từ từ. Các tiểu bang Thượng Nam Hoa Kỳ tiến hành giải phóng nô lệ dễ dàng hơn, kết quả làm tăng tỉ lệ người da đen tự do tại Thượng Nam Hoa Kỳ từ ít hơn một phần trăm vào năm 1792 lên đến hơn 10% vào năm 1810. Vào thời gian đó, có tổng số 13,5 phần trăm tổng số người da đen tại Hoa Kỳ được tự do. Sau thời gian đó, vì nhu cầu nô lệ gia tăng cùng với sự phát triển trồng bông vải tại Thâm Nam Hoa Kỳ, tốc độ giải phóng nô lệ giảm xuống nhanh chóng. Hoạt động giao thương nô lệ nội địa trở thành một nguồn của cải quan trọng đối với nhiều chủ đồn điền và giới thương buôn. Thomas Jefferson đánh bại John Adams trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1800. Thành tựu lớn của Jefferson trong vai trò tổng thống là vùng đất mua Louisiana năm 1803, cung cấp cho người định cư Hoa Kỳ một vùng tiềm năng rộng lớn để mở rộng về phía tây sông Mississippi. Bản thân Jefferson là một nhà khoa học, ông ủng hộ các cuộc thám hiểm để khám phá và vẽ bản đồ lãnh thổ mới, nổi bật nhất là Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark. Jefferson tin tưởng sâu sắc vào chủ nghĩa cộng hòa và cho rằng nó nên dựa vào chủ đồn điền và nông dân độc lập yeoman. Ông ngờ vực thành thị, nhà máy và ngân hàng. Ông cũng không tin tưởng chính phủ liên bang và các thẩm phán, và tìm cách làm suy yếu ngành tư pháp. Tuy nhiên, ông gặp phải đối thủ tương xứng là John Marshall, một người theo chủ nghĩa liên bang từ Virginia. Mặc dù Hiến pháp Hoa Kỳ gồm có một tòa án tối cao nhưng chức năng của nó rất mơ hồ cho đến khi Marshall làm thẩm phán trưởng (1801–1835). Ông đã định nghĩa các chức năng này, đặc biệt là quyền lực đảo ngược các đạo luật nào của Quốc hội bị cho là vi phạm Hiến pháp. Quyền lực này được tuyên bố vào năm 1803 trong vụ "Marbury đối đầu Madison". Người Mỹ ngày càng tức giận với Anh Quốc vì vi phạm quyền trung lập của các tàu Mỹ nhằm gây tổn thất cho nước Pháp. Anh Quốc đã chặn bắt 10 ngàn thủy thủ Mỹ để phục vụ Hải quân Hoàng gia Anh chống Napoléon và người Anh cũng ủng hộ sự thù địch của người bản địa Mỹ tấn công chống người định cư Mỹ tại vùng trung-tây. Người Mỹ cũng có thể mong sáp nhập tất cả hay một phần Bắc Mỹ thuộc Anh.. Mặc dù có sự chống đối từ các tiểu bang Đông Bắc, đặc biệt là những người theo chủ nghĩa liên bang, những người không muốn làm đứt đoạn giao thương với Anh Quốc nhưng Quốc hội Hoa Kỳ vẫn tuyên chiến với Anh Quốc vào tháng 6 năm 1812. Cuộc chiến gây thất vọng cho cả hai phía. Cả hai phía đều cố tìm cách xâm lấn bên kia nhưng rồi bị đánh bật trở lại. Bộ tư lệnh cao cấp của Mỹ vẫn bất lực cho đến năm cuối cùng. Địa phương quân Mỹ chứng tỏ kém hiệu quả vì binh sĩ còn do dự phải xa nhà và các cố gắng xâm nhập Canada liên tiếp bị thất bại. Cuộc phong tỏa của người Anh gây thiệt hại cho ngành thương mại Mỹ, phá sản ngân khố, và càng làm cho người Tân Anh buôn lậu đồ tiếp liệu đến Anh Quốc thêm tức giận. Người Mỹ dưới quyền của tướng William Henry Harrison cuối cùng giành được quyền kiểm soát đường thủy trên hồ Erie và đánh bại người bản địa Mỹ dưới quyền chỉ huy của Tecumseh tại Canada, trong khi đó Andrew Jackson chấm dứt mối đe dọa của người bản địa Mỹ tại đông nam. Mối đe dọa lấn chiếm vào vùng trung-tây của người bản địa Mỹ bị kết liễu vĩnh viễn. Người Anh xâm nhập và chiếm đóng phần lớn tiểu bang Maine. Người Anh đột kích và đốt cháy thủ đô Washington nhưng bị đánh bật tại thành phố Baltimore vào năm 1814 là nơi bài thơ "Star Spangled Banner" được viết để chào mừng sự thành công của người Mỹ. Trên vùng thượng của tiểu bang New York, một cuộc xâm nhập lớn của Anh vào tiểu bang bị đánh bật. Cuối cùng vào đầu năm 1815 Andrew Jackson quyết tâm đánh bại một cuộc xâm nhập lớn của người Anh trong Trận New Orleans và ông đã trở thành một anh hùng chiến tranh lừng danh nhất. Với sự kiện Napoleon (hình như) đã hết hy vọng, nguyên nhân gây chiến tranh đã tan biến và cả hai phía đồng ý hòa bình với kết quả là các biên giới trước chiến tranh vẫn không thay đổi. Người Mỹ tuyên bố chiến thắng vào đầu năm 1815 khi tin tức truyền đến hầu như ngay lập tức về chiến thắng New Orleans của Jackson và hiệp ước hòa bình. Người Mỹ rất đỗi tự hào về thành công trong "cuộc chiến tranh giành độc lập lần thứ hai". Những người phản đối và chống chiến tranh thuộc Đảng Liên bang bị hổ thẹn và không bao giờ có cơ hội để phục hồi. Người bản địa Mỹ là những người thua thiệt lớn nhất vì họ không bao giờ giành được chủ quyền quốc gia độc lập mà người Anh đã hứa với họ. Họ cũng không còn là một mối đe dọa đáng sợ khi người định cư đổ xô vào vùng trung-tây. Là phe chống đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh 1812, những người theo chủ nghĩa liên bang mở Hội nghị Hartford năm 1814 với ý định ám chỉ là muốn ly khai khỏi liên bang. Tâm trạng phấn khởi vui mừng của quốc gia sau chiến thắng tại New Orleans đã làm tiêu tan uy thế của những người theo chủ nghĩa liên bang và họ không còn đóng vai trò nổi bật nào nữa. Tổng thống Madison và đa số đảng viên Cộng hòa nhận ra rằng họ ngu ngốc khi để Ngân hàng Hoa Kỳ đóng cửa vì sự thiếu vắng của nó đã gây trở ngại lớn cho việc tài trợ chiến tranh. Vì thế họ cho thành lập Đệ nhị Ngân hàng Hoa Kỳ năm 1816. Các đảng viên Cộng hòa cũng áp đặt quan thuế nhằm bảo vệ các công nghiệp non trẻ, loại thuế được hình thành khi Anh Quốc phong tỏa Hoa Kỳ. Với sự sụp đổ của đảng Liên bang, việc Đảng Cộng hòa áp dụng nhiều nguyên tắc của chủ nghĩa liên bang, và chính sách có hệ thống của Tổng thống James Monroe trong hai nhiệm kỳ (1817–25) để giảm nhẹ tính đảng phái, quốc gia Hoa Kỳ bước vào một thời đại cảm xúc tốt đẹp với rất ít tính đảng phái hơn trước đây (hoặc sau này), và kết thúc hệ thống đảng phái lần thứ nhất. Học thuyết Monroe, được phát biểu năm 1823, tuyên bố quan điểm của Hoa Kỳ rằng các cường quốc châu Âu không nên thuộc địa hóa hay can thiệp vào châu Mỹ nữa. Đây là yếu tố quan trọng có tính quyết định trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Học thuyết Monroe được áp dụng để đáp lại mối lo sợ của người Anh và người Mỹ về sự bành trướng của người Pháp và người Nga vào Tây Bán cầu. Năm 1830, Quốc hội thông qua Đạo luật Thiên di người bản địa Mỹ qua đó cho phép tổng thống thương thuyết các hiệp định nhằm trao đổi đất đai ở phía tây sông Mississippi để lấy đất bộ lạc của người bản địa Mỹ tại các tiểu bang miền Đông Hoa Kỳ. Các đảng viên Dân chủ Jackson đòi hỏi cưỡng chế thiên di đối với sắc dân bản địa Mỹ nào từ chối chấp nhận luật của các tiểu bang để đến các khu dành riêng cho họ tại miền Tây. Những lãnh tụ tôn giáo và đảng Whigs chống đối hành động này vì vô nhân đạo như họ đã được thấy qua trong sự kiện đường mòn nước mắt. Nhiều người bản địa Seminole tại Florida từ chối di chuyển về phía tây. Họ đã chiến đấu chống lại quân đội nhiều năm trong các cuộc chiến tranh Seminole. Đại thức tỉnh lần thứ hai là một phong trào phục hưng Tin Lành gây ảnh hưởng đến toàn quốc gia Hoa Kỳ trong đầu thế kỷ 19 và dẫn đến sự phát triển nhà thờ một cách nhanh chóng. Phong trào bắt đầu khoảng năm 1790, đạt được đà vào năm 1800, và sau năm 1820 con số thành viên tăng vọt trong số các giáo đoàn Báp-tít và Giám Lý vì các giáo đoàn này có nhiều nhà truyền giáo lãnh đạo phong trào. Phong trào lên đến điểm đỉnh vào thập niên 1840. Phong trào này ghi danh thêm hàng triệu thành viên mới trong các giáo phái phúc âm hiện hữu và dẫn đến việc thành lập các giáo phái mới. Nhiều người cải đạo tin tưởng rằng Đại thức tỉnh báo hiệu một thời đại ngàn năm mới. Đại thức tỉnh lần thứ hai khơi động sự thành lập nhiều phong trào cải cách trong đó có chủ nghĩa bãi nô và phong trào vận động hạn chế rượu cồn nhằm loại bỏ tệ nạn xã hội trước sự trở lại lần thứ hai (theo dự đoán) của Giê-su. Sau năm 1840 phong trào bãi nô phát triển đã tự tái định nghĩa nó như một cuộc thánh chiến chống lại tội lỗi của chủ nô. Phong trào vận động sự ủng hộ (đặc biệt là các phụ nữ ngoan đạo tại miền Đông Bắc bị ảnh hưởng bởi phong trào đại thức tỉnh lần thứ hai). William Lloyd Garrison xuất bản nhật báo có ảnh hưởng nhất trong số nhiều nhật báo chống chủ nghĩa nô lệ, đó là tờ "The Liberator" trong khi đó Frederick Douglass, một cựu nô lệ, bắt đầu viết cho tờ báo này vào khoảng năm 1840 và khởi sự tờ báo chống chủ nghĩa nô lệ của chính mình, đó là tờ "North Star" năm 1847. Phần đông những nhà hoạt động chống chủ nghĩa nô lệ như Abraham Lincoln bác bỏ lý thuyết thần học của Garrison và giữ quan điểm rằng chủ nghĩa nô lệ là một tệ nạn xã hội chẳng may chứ không phải là tội lỗi. Các thuộc địa Mỹ và quốc gia mới phát triển nhanh chóng về dân số và diện tích khi những người tiên phong đổ xô đến biên cương khu định cư phía tây. Tiến trình này cuối cùng cũng chấm dứt vào khoảng năm 1890 đến năm 1910 khi các vùng đất nông nghiệp và đất nông trại chính yếu cuối cùng có người định cư. Các bộ lạc người bản địa Mỹ tại một số nơi chống đối bằng vũ lực nhưng họ bị người định cư và quân đội tràn ngập và sau năm 1830 họ bị di dời đến các khu dành riêng tại miền tây. "Thuyết đề Biên cương" có ảnh hưởng cao cho rằng biên cương đã tạo nên tính cách quốc gia cùng với sự táo bạo của nó là bạo lực, sáng kiến, chủ nghĩa cá nhân và dân chủ. Các sử gia hiện nay đã và đang nhấn mạnh về bản tính đa văn hóa của biên cương Mỹ. Sự chú tâm rộng rãi và lớn lao của giới truyền thông tập trung vào "Miền Tây hoang dã" của nửa cuối thế kỷ 19. Như Hine và Faragher định nghĩa, "lịch sử biên cương kể câu chuyện về sự thành lập và bảo vệ các cộng đồng, sử dụng đất đai, phát triển thị trường, và thành lập các tiểu bang". Họ giải thích rằng "Đây là một câu chuyện về sự thu phục thôn tính, nhưng cũng là một câu chuyện về sự sống còn, sự bền bỉ, cũng như sự hội nhập các dân tộc và nền văn hóa mà đã xuất hiện và tiếp tục cuộc sống tại Mỹ." Qua chiến tranh và hiệp ước, thiết lập luật và trật tự, xây dựng nông trại và thị trấn, làm đường mòn và đào quặng mỏ cũng như lôi cuốn vô số di dân ngoại quốc, Hoa Kỳ đã mở rộng lãnh thổ từ bờ biển phía đông sang bờ biển phía tây để hoàn thành giấc mơ về vận mệnh hiển nhiên. Khi biên cương Mỹ đi vào lịch sử, những huyền thoại về miền tây trong các tiểu thuyết và phim ảnh có chỗ đứng vững chắc trong trí tưởng tượng của người Mỹ cũng như người ngoại quốc. Nước Mỹ đặc biệt đã chọn cho mình một hình ảnh biểu tượng. "Không quốc gia nào khác" như David Murdoch đã nói "đã lấy một thời điểm và địa điểm từ quá khứ của mình để tạo lập ra một cấu trúc dành cho trí tưởng tượng mà tương xứng với sự tạo lập ra miền Tây của nước Mỹ." Từ đầu thập niên 1830 đến năm 1869, đường mòn Oregon và nhiều con đường mòn con khác đã được trên 300 ngàn dân định cư sử dụng. Các nông gia, chủ nông trại và chủ doanh nghiệp tư nhân cùng gia đình của họ hướng về California, Oregon, và các điểm khác trong vùng viễn tây. Các cỗ xe ngựa phải đi đường bộ từ năm đến sáu tháng. Sau năm 1869, chuyến đi chỉ mất 6 ngày bằng đường xe lửa. Vận mệnh hiển nhiên là niềm tin rằng người định cư Mỹ có vận mệnh mở rộng lãnh thổ ngang qua lục địa Bắc Mỹ. Khái niệm này được sinh ra từ "một ý thức trách nhiệm nhằm cứu rỗi Cựu thế giới bằng hình mẫu đỉnh cao... được tạo ra bởi những tiềm năng của một vùng đất mới để xây dựng một thiên đường mới." Bản thân cụm từ này có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với nhiều nhóm dân khác nhau nhưng đã bị những người cổ vũ hiện đại hóa bác bỏ. Những người cổ vũ hiện đại hóa muốn xây dựng các thành phố và nhà máy chứ không phải là tạo ra thêm nhiều nông trại. Daniel Walker Howe cho rằng "Dẫu thế, chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã không đại diện sự đồng thuận của người Mỹ. Nó gây ra bất đồng cay đắng bên trong cộng đồng quốc gia." Thực tế là Đảng Dân chủ ủng hộ sự mở rộng lãnh thổ mà đa số đảng viên Whig thì chống đối. Tuy nhiên, vận mệnh hiển nhiên đã tạo ra luận điệu hùng biện cho việc mua hay chiếm được phần lãnh thổ lớn nhất mà Hoa Kỳ có được. Sau tranh cãi gay gắt tại Quốc hội, Cộng hòa Texas bị sáp nhập vào Hoa Kỳ năm 1845 mặc cho Mexico cảnh cáo việc này đồng nghĩa với chiến tranh. Chiến tranh bùng nổ vào năm 1846 trong khi hậu phương chia rẽ với đảng Whig chống đối và đảng Dân chủ ủng hộ cuộc chiến. Lục quân Hoa Kỳ, sử dụng quân chính quy và số lượng lớn quân tình nguyện, đã dễ dàng chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Mỹ-Mexico (1846–48). Tình cảm của công chúng tại Hoa Kỳ bị chia rẽ khi đảng Whig và những thành phần chống chủ nghĩa nô lệ phản đối chiến tranh. Hiệp ước Guadalupe Hidalgo nhượng California, New Mexico, Arizona, Nevada, và những khu vực lân cận cho Hoa Kỳ trong khi đó những người sinh sống trong những vùng này được trao quyền công dân Mỹ đầy đủ. Ngay sau khi vàng được tìm thấy tại Bắc California, trên 100.000 người đã đổ xô đến đây chỉ trong vòng mấy tháng. Sự kiện này trong lịch sử được gọi là cơn sốt vàng California. Vấn đề trung tâm sau năm 1848 là sự mở rộng chủ nghĩa nô lệ. Sự việc này gây ra sự đối đầu giữa những thành phần chống chế độ nô lệ mà chiếm đa số tại miền Bắc với những thành phần ủng hộ chế độ nô lệ mà chiếm số đông tại miền Nam. Một con số nhỏ những người miền Bắc rất tích cực là những người theo chủ nghĩa bãi nô, tuyên bố rằng sở hữu nô lệ là một tội lỗi (nói theo thuyết thần học Kháng Cách) và đòi bãi bỏ chủ nghĩa nô lệ ngay lập tức. Con số đông hơn nhiều chống đối việc mở rộng chủ nghĩa nô lệ đã tìm cách xếp đặt thời gian cho nó biến mất để nước Mỹ thực hiện trở thành đất tự do, lao động tự do (không nô lệ), và tự do ngôn luận (đối ngược với sự kiểm duyệt gắt gao ở miền Nam). Người da trắng ở miền Nam khăng khăng rằng chủ nghĩa nô lệ là lợi ích văn hóa và xã hội kinh tế đối với tất cả người da trắng (và thậm chí đối với chính người nô lệ) và họ lên án tất cả những phát ngôn viên chống chủ nghĩa nô lệ là "abolitionists." Các nhà hoạt động tôn giáo cũng chia rẽ về chủ nghĩa nô lệ với người theo giáo phái Giám Lý và Báp-tít phân chia thành các hệ phái miền Bắc và miền Nam. Tại miền Bắc, người theo giáo phái Giám Lý, giáo đoàn, và Quaker có đông người theo chủ nghĩa bãi nô, đặc biệt trong số các nhà hoạt động nữ. Các giáo phái công giáo, Episcopal và Luther phần nhiều làm ngơ với vấn đề chủ nghĩa nô lệ. Vấn đề chủ nghĩa nô lệ tại các lãnh thổ mới gần như được giải quyết theo thỏa hiệp năm 1850 dưới sự điều đình của đảng viên Whig Henry Clay và đảng viên Dân chủ Stephen Douglas. Thỏa hiệp gồm có việc thu nhận California thành một tiểu bang tự do (không theo chế độ nô lệ). Điểm nhức nhối là đạo luật chống nô lệ bỏ trốn ("Fugitive Slave Act") giúp cho chủ nô lệ dễ dàng nhận lại những nô lệ bỏ trốn của mình. Những người theo chủ nghĩa bãi nô bám sát vào đạo luật này để tấn công chủ nghĩa nô lệ như trong tác phẩm "Uncle Tom's Cabin" của Harriet Beecher Stowe. Thỏa hiệp năm 1820 bị bãi bỏ năm 1854 bằng Đạo luật Kansas-Nebraska do thượng nghị sĩ Douglas bảo trợ dưới danh nghĩa "chủ quyền toàn dân" và dân chủ. Đạo luật này cho phép người định cư quyết định về chế độ nô lệ tại mỗi lãnh thổ, và cho phép Douglas nói rằng ông trung lập về vấn đề chủ nghĩa nô lệ. Các lực lượng chống chủ nghĩa nô lệ càng thêm giận dữ và báo động. Họ thành lập đảng Cộng hòa mới. Các lực lượng ủng hộ và chống đối đổ xô đến Kansas để biểu quyết về vấn đề bãi bỏ hay duy trì chủ nghĩa nô lệ, khiến xảy ra một cuộc nội chiến nhỏ, được gọi là "Bleeding Kansas" (đổ máu ở Kansas). Đến cuối thập niên 1850, đảng Cộng hòa non trẻ thống trị tất cả các tiểu bang miền bắc và vì thế cũng thống trị luôn cả đại cử tri đoàn và luôn nhấn mạnh rằng chủ nghĩa nô lệ sẽ không bao giờ dược cho phép mở rộng (và như thế là nó sẽ dần dần biến mất). Các hội đoàn theo chủ nghĩa nô lệ miền Nam trở nên giàu có nhờ vào bông vải của họ và những sản phẩm tiêu dùng khác. Đặc biệt một số kiếm lợi từ việc buôn nô lệ trong nước. Họ có mối liên hệ với các thành phố ở miền bắc như Boston và Thành phố New York qua hệ thống ngân hàng, hàng hải, và sản xuất. Đến năm 1860, có bốn triệu nô lệ tại miền Nam, nhiều hơn gần như tám lần tổng số nô lệ toàn quốc của năm 1790. Các đồn điền có mức lợi tức cao nhờ vào nhu cầu lớn từ châu Âu về bông vải thô. Phần lớn lợi nhuận được đầu tư vào đất mới và nô lệ mới mua được từ những vùng trồng cây thuốc lá đang suy thoái. 50 năm trong số 72 năm đầu tiên khai sinh Hoa Kỳ, chức vụ tổng thống Hoa Kỳ thuộc về một chủ nô. Trong suốt thời kỳ này, chỉ những tổng thống có giữ nô lệ mới được tái đắc cử nhiệm kỳ hai. In addition, southern states benefited by their increased apportionment in Congress due to the partial counting of slaves in their populations. Các vụ nổi loạn của người nô lệ, đã được dự định hay thực sự đã xảy ra đều bị thất bại trong số đó có vụ Gabriel Prosser (1800), Denmark Vesey (1822), Nat Turner (1831), và John Brown (1859). Các cuộc nổi loạn này dẫn đến việc các tiểu bang miền Nam thiết lập việc trông coi nô lệ chặt chẽ hơn cũng như giảm quyền của những người da đen tự do. Phán quyết của tối cao pháp viện vào năm 1857 trong vụ "Dred Scott đối đầu Sandford" chấp nhận lập trường của miền Nam rằng chủ nghĩa nô lệ là hợp pháp ở bất cứ nơi đâu trên toàn quốc, khiến cho người miền Bắc tức giận. Sau khi Abraham Lincoln thắng bầu cử tổng thống năm 1860, bảy tiểu bang miền Nam ly khai khỏi liên bang giữa cuối năm 1860 và năm 1861, thành lập một chính phủ mới, Liên minh miền Nam Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 2 năm 1861. Khi Lincoln ra lệnh cho quân đội trấn áp Liên minh miền Nam vào tháng 4 năm 1861, thêm bốn tiểu bang nữa ly khai và gia nhập Liên minh miền Nam. Cùng với phần đất phía tây bắc của tiểu bang Virginia mà sau đó trở thành Tây Virginia, bốn trong số năm tiểu bang "nô lệ" (chủ nghĩa nô lệ được hợp pháp hóa) cận bắc nhất đã không ly khai và trở thành "các tiểu bang biên giới". Nội chiến Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4 năm 1861 khi quân đội Liên minh miền Nam tấn công căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở đồn Sumter tại Nam Carolina. Để đáp trả cuộc tấn công, ngày 15 tháng 4, Lincoln ra lệnh cho các tiểu bang phái lực lượng với tổng số 75 ngàn quân tái chiếm các đồn, bảo vệ thủ đô, và "giữ vững liên bang" mà theo quan điểm của ông vẫn còn tồn tại, không thay đổi cho dù các hành động của các tiểu bang ly khai. Hai quân đội có các vụ đụng độ lớn đầu tiên tại Trận Bull Run thứ nhất mà kết thúc bằng một sự thảm bại bất ngờ của phe Liên bang. Tuy nhiên điều quan trọng là trận đánh đã cho cả hai phía Liên bang và Liên minh thấy rằng cuộc chiến vẫn tiếp diễn dài hơn và đẫm máu hơn là ban đầu được dự liệu. Chẳng bao lâu cuộc chiến được phân thành hai mặt trận: mặt trận miền Đông và mặt trận miền Tây. Tại mặt trận miền Tây, Liên bang khá thành công với các trận đánh lớn như trận Perryville và trận Shiloh, tạo ra các chiến thắng mang tính chiến lược của Liên bang và đập tan các chiến dịch lớn của Liên minh miền Nam. Chiến sự tại mặt trận miền Đông khởi sự thật tệ đối với phe Liên bang miền Bắc khi quân Liên minh miền Nam chiến thắng tại Manassas Junction (Bull Run), nằm ngay bên ngoài Washington. Thiếu tướng George B. McClellan được giao chỉ huy toàn thể các đơn vị lục quân của Liên bang. Sau khi tái tổ chức Lục quân Potomac mới, McClellan thất bại trong việc chiếm thủ đô của phe miền Nam là Richmond, Virginia trong Chiến dịch Bán đảo và rút lui sau khi bị tấn công bởi tướng mới được bổ nhiệm của Liên minh miền Nam là Robert E. Lee. Cảm thấy tự tin với lục quân của mình sau khi đánh bại phe Liên bang tại trận Bull Run thứ hai, Lee bắt tay vào một cuộc xâm chiếm miền Bắc nhưng bị chặn đứng bởi tướng McClellan tại trận Antietam đẫm máu. Dù vậy, McClellan bị tước quyền tư lệnh vì từ chối đuổi theo tàn quân của Lee. Tư lệnh kế tiếp, tướng Ambrose Burnside, bị thảm bại trước lục quân ít quân số hơn của Lee tại trận Fredericksburg vào cuối năm 1862, khiến phải thêm một lần thay đổi tư lệnh. Lee lại chiến thắng tại trận Chancellorsville vào tháng 5 năm 1863 nhưng mất đi vị phụ tá hàng đầu của mình là Stonewall Jackson. Nhưng Lee tấn công rất mạnh và coi thường mối đe dọa của phe Liên bang tại miền Tây. Lee xâm chiếm Pennsylvania để tìm nguồn tiếp tế và để gây tiêu hao tại miền Bắc. Có lẽ điểm quay của cuộc chiến là khi lục quân của Lee bị đánh bại thảm hại tại trận Gettysburg vào ngày 1 đến ngày 3 tháng 7 năm 1863. Đồng thời vào ngày 4 tháng 7 năm 1863, các lực lượng Liên bang dưới quyền chỉ huy của tướng Ulysses S. Grant giành được kiểm soát sông Mississippi tại trận Vicksburg, vì thế xé đôi phe Liên minh miền Nam. Lincoln phong cho tướng Grant làm tư lệnh toàn thể các đơn vị lục quân Liên bang. Hai năm cuối cùng của cuộc chiến diễn ra đẫm máu đối với cả hai phía với việc tướng Grant mở chiến tranh tiêu hao chống Lục quân Bắc Virginia của tướng Lee. Chiến tranh tiêu hao này được chia thành ba chiến dịch lớn. Đầu tiên là Chiến dịch Overland buộc tướng Lee rút lui vào thành phố Petersburg, nơi tướng Grant lại mở một cuộc công kích lớn thứ hai của mình trong Chiến dịch Richmond-Petersburg bao vây Petersburg. Sau khi bao vây gần mười tháng, Petersburg đầu hàng. Tuy nhiên, quân phòng vệ Đồn Gregg cho phép Lee đưa lục quân của mình ra khỏi Petersburg. Grant đuổi theo và mở chiến dịch cuối cùng, Chiến dịch Appomattox với kết quả là Lee ra lệnh cho Lục quân Bắc Virginia đầu hàng vào ngày 9 tháng 4 năm 1865 tại tòa án quận Appomattox. Các lục quân khác của Liên minh miền Nam theo bước đầu hàng và chiến tranh kết thúc mà không có quân nổi dậy sau chiến tranh. Dựa theo dữ liệu điều tra dân số Hoa Kỳ năm 1860, khoảng 8% toàn thể nam giới da trắng tuổi 13 đến 43 chết trong cuộc chiến này trong số đó có 6% của miền Bắc và 18% của miền Nam khiến cho Nội chiến trở thành cuộc chiến chết chóc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Di sản của nó bao gồm việc chấm dứt chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ, phục hồi Liên bang, và tăng cường vai trò của chính phủ trung ương. Thời đại tái thiết kéo dài từ khi Lincoln tuyên ngôn giải phóng nô lệ ngày 1 tháng 1 năm 1863 đến Thỏa hiệp 1877. Các vấn đề chính mà Lincoln phải đối mặt là địa vị của những cựu nô lệ (được gọi là "Freedmen", tạm dịch là người được giải phóng), sự trung thành và dân quyền của các cựu binh phe phản loạn, địa vị của 11 cựu tiểu bang Liên minh miền Nam, quyền lực của chính phủ liên bang cần thiết để ngăn chặn một cuộc nội chiến trong tương lại, và câu hỏi liệu Quốc hội hay tổng thống sẽ ra các quyết định lớn. Những mối đe dọa nghiêm trọng về nạn đói và mất nơi cư ngụ của những cựu nô lệ thất nghiệp được giải quyết qua cơ quan cứu trợ liên bang chính đầu tiên là "Freedman's Bureau" (văn phòng đặc trách người được giải phóng) do Lục quân Hoa Kỳ điều hành. Ba "tu chính án tái thiết" được thông qua để nới rộng dân quyền cho người Mỹ da đen: Tu chính án 13 đặt chế độ nô lệ ra khỏi vòng pháp luật; Tu chính án 14 bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả và quyền công dân cho người da đen; Tu chính án 15 ngăn cấm dùng lý do chủng tộc để tước quyền công dân của một người. Mặc dù những người cựu nổi loạn vẫn còn nắm giữ phần lớn các tiểu bang miền Nam khoảng trên hai năm, điều đó đã thay đổi khi các đảng viên Cộng hòa cấp tiến giành quyền kiểm soát hữu hiệu Quốc hội Hoa Kỳ trong các cuộc bầu cử năm 1866. Tổng thống Andrew Johnson, người tìm cách dễ dãi để tái thống nhất với những cựu nổi loạn, gần như không còn quyền lực. Bản thân ông thoát bị truất phế chỉ bởi một lá phiếu trong cuộc luận tội. Quốc hội ban quyền đầu phiếu cho người da đen và tước bỏ quyền nắm giữ chức vụ chính quyền của nhiều cựu quan chức Liên minh miền Nam. Các chính phủ Cộng hòa lên nắm quyền nhờ vào liên minh với nhóm "người được giải phóng" (Freedmen, tức cựu nô lệ da đen), Carpetbagger (người mới đến miền Nam từ miền Bắc), và Scalawag (người da trắng bản địa miền Nam ủng hộ tái thiết). Họ được Lục quân Hoa Kỳ hậu thuẫn. Những người chống đối nói rằng những nhóm người này là tham nhũng và vi phạm quyền của người da trắng. Về sau, Liên minh Cộng hòa mới bị mất quyền lực từng tiểu bang một về tay liên minh Dân chủ bảo thủ. Liên minh này cuối cùng giành được kiểm soát toàn bộ miền Nam vào năm 1877. Để đáp trả chống tiến trình tái thiết cấp tiến, Ku Klux Klan (KKK) ra đời vào năm 1867. Đây là một tổ chức theo thuyết da trắng siêu đẳng, chống đối sự cai trị của đảng Cộng hòa và chống dân quyền dành cho người da đen. Tổng thống Ulysses Grant thực thi mạnh mẽ Đạo luật Ku Klux Klan năm 1870 để dập tắt nhóm này. Kết quả là nhóm này phải giải tán. Tuy nhiên, những nhóm bán quân sự khác như Liên đoàn Da trắng ("White League") và Áo đỏ cố gắng giành lại quyền lực chính trị cho người da trắng tại các tiểu bang khắp miền Nam trong thập niên 1870. Tái thiết kết thúc sau cuộc bầu cử năm 1876 với kết quả bị tranh cãi giữa ứng cử viên Cộng hòa Rutherford B. Hayes và ứng cử viên Dân chủ Samuel J. Tilden. Sau khi thỏa hiệp, Hayes thắng cử tổng thống. Chính phủ liên bang rút quân khỏi miền Nam và đảng Dân chủ tại miền Nam tái tham gia vào vũ đài chính trị quốc gia. Sau năm 1890, các tiểu bang miền Nam hoàn toàn tước bỏ quyền đầu phiếu của cử tri da đen. Người da đen bị tách ly tại nơi công cộng và vẫn là công dân hạng hai trong một hệ thống được gọi là Jim Crow cho đến khi phong trào dân quyền đạt được những thắng lợi vào năm 1964-65. Nửa cuối thế kỷ 19 được đánh dấu bởi sự phát triển và định cư miền Tây của Hoa Kỳ. Đầu tiên là các cỗ xe ngựa kéo và rồi sau đó được trợ lực với việc hoàn thành tuyến đường sắt xuyên lục địa và chiến tranh thường xuyên với người bản địa Mỹ khi người định cư lấn chiếm đất đai truyền thống của người bản địa. Dần dần Hoa Kỳ mua đất của họ và xóa bỏ tuyên bố chủ quyền của họ, cưỡng bách phần lớn bộ lạc vào các khu dành riêng có giới hạn. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ (1894), Các cuộc chiến tranh giữa người bản địa và chính phủ Hoa Kỳ có tổng số hơn 40 lần. Chúng gây thiệt hại nhân mạng của khoảng 19 ngàn người kể cả phụ nữ và trẻ em người da trắng và khoảng 30 ngàn người bản địa. "Thời đại mạ hóa" là thuật ngữ được Mark Twain sử dụng để mô tả một thời kỳ cuối thế kỷ 19 khi sự giàu có và thịnh vượng của người Mỹ gia tăng đáng kể. Sự cãi cách của thời đại này gồm có Đạo luật Công chức ("Civil Service Act") bắt buộc những người làm đơn xin việc làm với chính quyền phải cạnh tranh về năng lực với nhau. Các luật quan trọng khác gồm có Đạo luật Thương mại Liên tiểu bang nhằm kết thúc sự phân biệt đối xử của các công ty đường sắt đối với các công ty vận tải nhỏ, và Đạo luật Chống độc quyền Sherman cấm đoán độc quyền trong thương nghiệp. Mark Twain tin rằng thời đại này bị lũng đoạn bởi các thành phần như những người đầu cơ đất đai, nền chính trị xấu xa, và hoạt động thương nghiệp vô đạo đức. Đến năm 1890, sản lượng công nghiệp Mỹ và thu nhập tính theo đầu người vượt xa tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Để đối phó với nợ nần chồng chất và giảm giá thành nông nghiệp, các nông gia trồng bông vải và lúa mì gia nhập đảng Nhân dân. Làn sóng di dân đột ngột từ châu Âu đến đã giúp cả việc cung cấp lao động cho ngành công nghiệp Mỹ và tạo ra các cộng đồng đa chủng tộc tại các khu vực trước đây chưa phát triển. Từ năm 1880 đến 1914, những năm di dân đỉnh điểm, trên 22 triệu người đã di cư đến Hoa Kỳ. Sự đòi hỏi của công nhân muốn kiểm soát nơi làm việc của họ đã dẫn đến tình trạng thường hay bạo động tại các thành phố và trại khai thác mỏ. Các nhà lãnh đạo công nghiệp gồm có John D. Rockefeller về dầu hỏa và Andrew Carnegie về thép. Cả hai trở thành các nhà lãnh đạo từ thiện, trao tặng tài sản tiền bạc của họ để xây dựng hệ thống hiện đại gồm các bệnh viện, đại học, thư viện và quỹ hội. Một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn quốc trầm trọng bùng phát vào năm 1893. Cuộc khủng hoảng này được gọi là "Panic of 1893"" làm ảnh hưởng đến các nông gia, công nhân, và giới thương mại với giá cả, tiền lương và lợi nhuận bị rớt. Nhiều công ty đường sắt bị phá sản. Phản ứng chính trị đối với cuộc khủng hoảng này rơi vào đảng Dân chủ và vị tổng thống thuộc đảng Dân chủ, Grover Cleveland, gánh vác phần lớn lời chỉ trích về trách nhiệm. Bất ổn lao động gồm có vô số các cuộc đình công. Nổi bật nhất là vụ đình công Pullman gây ra bạo động năm 1894, bị binh sĩ liên bang dập tắt theo lệnh của tổng thống Cleveland. Đảng Nhân dân được thêm sức mạnh trong số giới nông gia bông vải và lúa mì cũng như những công nhân mỏ than nhưng sau đó bị phong trào "free silver" ("bạc tự do") đại chúng hơn qua mặt. Phong trào "free silver" đòi hỏi dùng bạc để tăng nguồn cung cấp tiền tệ, dẫn đến tình trạng lạm phát mà theo những người phát động trong trào tin rằng sẽ kết thúc khủng hoảng. Cộng đồng tài chính, đường sắt và thương nghiệp phản bác mạnh khi cho rằng chỉ bản vị vàng mới cứu được nền kinh tế. Trong cuộc bầu cử căng thẳng nhất trong lịch sử quốc gia, đảng viên Cộng hòa bảo thủ William McKinley đánh bại người chủ trương "bạc tự do" William Jennings Bryan. Bryan thắng tại miền Nam và miền Tây nhưng McKinley giành thắng lợi lớn trong tầng lớp trung lưu, công nhân, thành phố và nông gia lớn tại vùng Trung-Tây. Thịnh vượng trở lại dưới thời tổng thống McKinley. Bản vị vàng được chấp thuận và quan thuế được nâng lên. Đến năm 1900, Hoa Kỳ có nền kinh tế mạnh nhất trên địa cầu. Ngoài hai lần khủng hoảng kinh tế ngắn ngủi (vào năm 1907 và 1920) nền kinh tế tổng thể vẫn thịnh vượng và phát triển cho đến năm 1929. Đảng Cộng hòa qua các chính sách của McKinley ghi được công trạng. Sự bất mãn của giới trung lưu đối với tham nhũng và bất hiệu quả trong nền chính trị cùng với sự thất bại trong việc đối phó với các vấn đến công nghiệp và đô thị quan trọng ngày càng gia tăng đã dẫn đến sự hình thành phong trào tiến bộ năng động, bắt đầu vào thập niên 1890. Tại mọi thành phố, tiểu bang, và cũng như ở cấp bậc quốc gia, giáo dục, y tế và công nghiệp, những người tiến bộ kêu gọi hiện đại hóa và cải cách các cơ quan ban ngành yếu kém, loại bỏ tham nhũng trong nền chính trị, và giới thiệu tính năng hữu hiệu như một điều kiện ưu tiên cho sự thay đổi. Những chính trị gia hàng đầu của cả hai đảng, nổi bật nhất là Theodore Roosevelt, Charles Evans Hughes, và Robert LaFollette bên phía đảng Cộng hòa, và William Jennings Bryan bên phía đảng Dân chủ chấp nhận con đường cải cách tiến bộ. Đặc biệt phụ nữ trở nên tích cực đòi hỏi quyền đầu phiếu, đòi cấm rượu, và đòi giáo dục tốt hơn. Người lãnh đạo nổi tiếng nhất của phụ nữ là Jane Addams của thành phố Chicago. Những người tiến bộ áp dụng các luật lệ chống độc quyền và đặt ra các quy định luật lệ cho các ngành như công cộng đóng gói thịt, thuốc men, và đường sắt. Bốn tu chính án hiến pháp mới - Tu chính án 16 đến Tu chính án 19 - là kết quả của các hoạt động của phong trào tiến bộ đưa đến sự ra đời của thuế thu nhập liên bang, bầu cử trực tiếp thượng nghị sĩ, cấm chất rượu cồn, và cho phép phụ nữ quyền đầu phiếu. The Progressive Movement lasted through the 1920s; the most active period was 1900–1918. Hoa Kỳ trở thành một cường quốc quân sự và kinh tế thế giới sau năm 1890. Tình tiết chính yếu là Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ bắt đầu khi Tây Ban Nha từ chối đòi hỏi của Mỹ về việc sửa đổi các chính sách đàn áp của họ tại Cuba. "Chiến tranh nhỏ hùng tráng" như một giới chức gọi nó gồm có một loạt các chiến thắng nhanh của Mỹ trên đất liền và ngoài biển. Tại hội nghị hòa bình Hiệp ước Paris, Hoa Kỳ lấy được Philippines, Puerto Rico, và Guam. Cuba trở thành một quốc gia độc lập dưới sự giám hộ chặt chẽ của Mỹ. Mặc dù chiến tranh được ủng hộ phổ biến nhưng những điều khoản của hiệp ước hòa bình gây ra tranh cãi. William Jennings Bryan lãnh đạo đảng Dân chủ chống đối Hoa Kỳ kiểm soát Philippines. Ông lên án việc kiểm soát Philippines là hành động của chủ nghĩa đế quốc, không phù hợp với nền dân chủ Mỹ. Tổng thống William McKinley bênh vực hành động của Mỹ. Ông gặp thuận lợi cao khi nước Mỹ trở lại thời kỳ thịnh vượng và cảm giác đắc thắng trong chiến tranh. McKinley dễ dàng đánh bại Bryan trong cuộc tái đối đầu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1900. Sau khi đánh bại một cuộc nổi dậy của người theo chủ nghĩa dân tộc tại Philippines, Hoa Kỳ bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa trên diện rộng nền kinh tế Philippines và nâng cấp đáng kể các cơ sở y tế công cộng. Tuy nhiên vào năm 1908, người Mỹ không còn hứng thú vào một nước Mỹ đế quốc nữa và chuyển quan tâm quốc tế của họ vào vùng Caribe, đặc biệt là xây dựng kênh đào Panama. Năm 1912 khi Arizona trở thành tiểu bang cuối cùng tại chính địa Mỹ thì Biên cương Mỹ chấm dứt. Kênh đào mở cửa năm 1914 và làm tăng hoạt động mậu dịch với Nhật Bản và phần còn lại của Viễn Đông. Một sáng kiến canh tân chủ lực là chính sách mở cửa mà qua đó các cường quốc đế quốc được phép trao đổi mậu dịch công bằng tại Trung Quốc nhưng không một nước nào được phép chiếm giữ Trung Quốc. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra tại châu Âu từ năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson nắm giữ hoàn toàn chính sách đối ngoại. Ông tuyên bố trung lập nhưng cảnh cáo Đức rằng nếu tiếp tục chiến tranh bằng tàu ngầm không giới hạn chống tàu thuyền Mỹ cung cấp đồ tiếp liệu cho các quốc gia đồng minh thì đồng nghĩa với chiến tranh. Đức quyết định đối mặt rủi ro và tìm cách chiến thắng bằng cách cắt nguồn tiếp liệu đến Anh Quốc. Hoa Kỳ tuyên chiến vào tháng 4 năm 1917. Tiền, thực phẩm và đạn dược Mỹ đến nhanh chóng nhưng binh sĩ phải được tuyển mộ và huấn luyện. Đến mùa hè 1918, binh sĩ Mỹ dưới quyền của tướng John J. Pershing đến với tốc độ 10 ngàn mỗi ngày trong khi Đức không thể thay thế số binh sĩ thiệt mạng. Kết quả là phe đồng minh chiến thắng vào tháng 11 năm 1918. Tổng thống Wilson đòi hỏi Đức truất phế hoàng đế Đức và chấp thuận các điều khoản của ông, được biết là "mười bốn điểm". Wilson chi phối Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919 nhưng Đức bị phe đồng minh đối xử nặng tay trong Hiệp ước Versailles (1919) khi Wilson đặt hết hy vọng của mình vào Hội Quốc Liên vừa thành lập. Wilson không chịu thỏa hiệp với các thượng nghị sĩ Cộng hòa về vấn đề quyền lực tuyên chiến của Quốc hội Hoa Kỳ. Kết quả là Thượng viện Hoa Kỳ bác bỏ hiệp ước và Hội Quốc Liên. Phong trào quyền đầu phiếu của phụ nữ bắt đầu bằng Hội nghị Seneca Falls năm 1848 do Elizabeth Cady Stanton và Lucretia Mott tổ chức. Trong hội nghị này, văn kiện tuyên ngôn cảm xúc ("Declaration of Sentiments") ra đời và lên tiếng đòi hỏi quyền bình đẳng dành cho phụ nữ. Nhiều nhà hoạt động trở nên tích cự quan tâm về chính trị trong suốt phong trào bãi nô. Chiến dịch vận động quyền đầu phiếu cho phụ nữ trong thời "làn sóng nữ quyền đầu tiên" do Mott, Stanton, và Susan B. Anthony lãnh đạo trong số nhiều người khác nữa. Phong trào tái tổ chức sau nội chiến, có thêm nhiều nhà vận động kinh nghiệm. Nhiều người trong số này làm việc tích cực để vận động cấm chất rượu cồn. Vào cuối thế kỷ 19, chỉ có vài tiểu bang miền Tây cho phép phụ nữ quyền đầu phiếu toàn phần, mặc dù phụ nữ đạt được nhiều chiến thắng về mặt pháp lý đáng kể trong các lãnh vực như bất động sản và quyền nuôi dưỡng trẻ em. Khoảng năm 1912, phong trào nữ quyền, trước đó phát triển thiếu sinh lực, bắt đầu tái thức tỉnh, nhấn mạnh đòi hỏi của họ về quyền bình đẳng và cho rằng nạn quan liêu chính trị Mỹ cần phải được phụ nữ thanh tẩy bởi vì đàn ông không thể làm được việc đó. Các cuộc phản đối bắt đầu gia tăng một cách phổ biến khi nhà vận động quyền đầu phiếu cho phụ nữ là Alice Paul dẫn dắt các cuộc tuần hành qua thủ đô và các thành phố lớn. Paul tách khỏi Hội Quyền đầu phiếu Phụ nữ Quốc gia Mỹ (NAWSA) vì hội này muốn một đường lối ôn hòa hơn, ủng hộ đảng Dân chủ và tổng thống Woodrow Wilson do Carrie Chapman Catt lãnh đạo. Paul thành lập Hội Phụ nữ Quốc gia có thiên hướng quân phiệt hơn. Những nhà tranh đấu cho quyền đầu phiếu của phụ nữ bị bắt trong các cuộc dựng biểu ngữ "Những người đứng gác âm thầm" tại Tòa Bạch Ốc. Đây là lần đầu tiên chiến thuật như thế này được sử dụng và những người bị bắt trở thành các tù nhân chính trị. Lý lẽ của những người chống đối quyền đầu phiếu của phụ nữ rằng chỉ có đàn ông mới có thể chiến đấu trong một cuộc chiến tranh và vì thế chỉ có đàn ông mới có quyền bầu cử bị hàng chục ngàn phụ nữ Mỹ bác bỏ tại hậu phương trong thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Khắp thế giới, các quốc gia dễ dãi đã cho phép phụ nữ bầu cử. Hơn nữa, phần lớn các tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ đã cho phép phụ nữ quyền bầu cử tại các cuộc bầu cử quốc gia và tiểu bang. Các dân biểu từ các tiểu bang này trong đó có người phụ nữ đầu tiên là Jeannette Rankin của Montana đã chứng tỏ rằng quyền đầu phiếu của phụ nữ là một sự thành công. Sự chống đối chủ yếu là từ miền Nam Hoa Kỳ nơi các nhà lãnh đạo da trắng lo ngại về mối đe dọa từ các cử tri phụ nữ da đen. Quốc hội thông qua Tu chính án 19 năm 1919, and women could vote in 1920. NAWSA trở thành Liên đoàn Cử tri Phụ nữ, và Hội Phụ nữ Quốc gia bắt đầu vận động hành lang cho quyền bình đẳng và cho Tu chính án về quyền bình đẳng. Tu chính án này được thông qua tại Quốc hội khi có làn sóng thứ hai của phong trào phụ nữ vào năm 1972. Tuy nhiên nó hết thời hạn chờ đợi khi chưa được tất cả các tiểu bang thông qua. Các chính trị gia đáp ứng đòi hỏi của đại cử tri đoàn mới bằng cách tập trung vào các vấn đề về mà nữ đặc biệt quan tâm, nhất là việc cấm chất rượu cồn, y tế trẻ em, và hòa bình thế giới. Hoạt động đầu phiếu của phụ nữ dâng lên thành cao trào đã xảy ra vào năm 1928 khi các cỗ máy chính trị tại các thành phố lớn nhận thấy rằng họ cần sự ủng hộ của phụ nữ để bầu Al Smith, một người Công giáo từ Thành phố New York. Trong khi đó giới Kháng Cách qui tựu phụ nữ để ủng hộ việc cấm rượu cồn và bầu cho đảng viên Cộng hòa Herbert Hoover. Vào thập niên 1920, Hoa Kỳ phát triển tầm vóc một cách đều đặn trong tư cách của một cường quốc quân sự và kinh tế của thế giới. Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Hiệp ước Versailles mà phe đồng minh đã áp đặt đối với phe bại trận là Liên minh Trung tâm. Thay vào đó, Hoa Kỳ chọn theo đuổi chính sách đơn phương. Dư chấn của cuộc Cách mạng Tháng Mười mang đến nổi lo sợ thật sự về chủ nghĩa cộng sản tại Hoa Kỳ, kéo theo hiện tượng "mối đe dọa đỏ" và việc trục xuất người ngoại quốc nào bị tình nghi là có ý đồ lật đổ. Mặc dù các cơ sở y tế công cộng phát triển nhanh chóng trong thời đại tiến bộ, các bệnh viện và trường y khoa được hiện đại hóa, nhưng nước Mỹ mất đi khoảng 675.000 sinh mạng vào năm 1918 vì dịch cúm Tây Ban Nha. Năm 1920, việc sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu chất rượu cồn bị nghiêm cấm bởi Tu chính án 18 và lệnh cấm rượu. Kết quả là tại các thành phố rượu lậu trở thành ngành thương mại lớn mà phần lớn do các tay buôn lậu kiểm soát. Làn sóng thứ hai của KKK phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian 1922-25, rồi sau đó sụp đổ. Luật di dân được thông qua nhằm áp đặt hạn chế số người mới đến. Thập niên 1920 được gọi là "những năm 20 ồn ào" vì có sự thịnh vượng kinh tế vĩ đại trong thời kỳ này. Nhạc Jazz trở nên phổ biến trong số thế hệ trẻ hơn, và vì thế thập niên cũng được gọi là "thời đại nhạc Jazz". Đại khủng hoảng (1929–39) và chương trình New Deal (1933–36) là những khoảnh khắc có tính quyết định trong lịch sử xã hội, kinh tế và chính trị Mỹ mà tái định hình nên nước Mỹ. Trong thập niên 1920, nước Mỹ hưởng sự thịnh vượng ở khắp nơi, dẫu có yếu kém về nông nghiệp. Bong bóng tài chính bị thổi phòng bởi thị trường chứng khoán lạm phát mà sau đó dẫn đến sự sụp đổ thị trường chứng khoán vào ngày 29 tháng 10 năm 1929. Sự kiện này cùng với nhiều nhân tố kinh tế khác đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, được biết là đại khủng hoảng. Trong thời kỳ này, Hoa Kỳ trải qua thời kỳ giảm phát khi giá cả rớt, thất nghiệp lên cao từ 3% năm 1929 đến 25% năm 1933, giá cả nông phẩm rớt một nửa, sản lượng sản xuất rớt một phần ba. Năm 1932, ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt hứa hẹn "một đối sách mới (hay tiếng Anh là "New Deal") cho nhân dân Mỹ". Đây là nhãn mác lâu dài để chỉ chung các chính sách đối nội của ông. Tình hình kinh tế tuyệt vọng cùng với các chiến thắng đáng kể của đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử năm 1932 đã cho phép Roosevelt có sức ảnh hưởng dị thường đối với Quốc hội Hoa Kỳ trong một trăm ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống. Ông dùng ảnh hưởng của mình để thông qua nhanh chóng một loạt các đối sách để lập ra các chương trình phúc lợi và áp đặt các quy định vào hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán, công nghiệp và nông nghiệp cùng với nhiều nỗ lực khác của chính phủ để kết thúc đại khủng hoảng và cải cách nền kinh tế Mỹ. New Deal áp đặt nhiều luật lệ vào nền kinh tế, đặc biệt là ngành tài chính. Nó trợ giúp những người thất nghiệp qua vô số chương trình như Cơ quan Quản trị Tiến triển Công chánh (WPA) và Đoàn Bảo tồn Dân sự ("Civilian Conservation Corps"). Các dự án chi tiêu trên diện rộng, được trù tính nhằm cung cấp việc làm lương cao và xây dựng cơ sở hạ tầng, thì nằm dưới tầm phạm vi hoạt động của Cơ quan Quản trị Tiến triển Công chánh. Roosevelt ngả sang cánh tả vào năm 1935–36, hình thành các công đoàn bằng Đạo luật Wagner. Các công đoàn trở thành một nhân tố mạnh của liên minh New Deal mới hình thành. Liên minh này đã giúp tổng thống Roosevelt tái đắc cử vào năm 1936, 1940, và 1944 bằng cách vận động toàn thể thành viên của các công đoàn, giới công nhân lao động, những người nhận trợ cấp, các cỗ máy chính trị thành phố, các nhóm chủng tộc và tôn giáo (đặc biệt là người Công giáo và Do Thái), người da trắng miền Nam cùng với người da đen miền Bắc (nơi người da đen có quyền đầu phiếu). Một số chương trình bị loại bỏ trong thập niên 1940 khi nhóm bảo thủ giành được quyền lực tại Quốc hội bằng Liên minh Bảo thủ. Quan trọng đặc biệt là chương trình An sinh Xã hội, bắt đầu vào năm 1935. Trong những năm đại khủng hoảng, Hoa Kỳ vẫn tập trung vào các mối quan tâm quốc nội trong khi đó dân chủ xuống thấp tại khắp nơi trên thế giới. Nhiều quốc gia rơi vào tay của những kẻ độc tài. Đế quốc Nhật Bản khẳng định quyền thống trị tại Đông Á và Thái Bình Dương. Đức Quốc xã và Phát xít Ý quân phiệt hóa và đe dọa xâm lấn trong khi đó Anh Quốc và Pháp cố nhân nhượng để tránh một cuộc chiến tranh tại châu Âu. Luật Hoa Kỳ trong các đạo luật trung lập tìm cách tránh các cuộc xung đột ở ngoại quốc. Tuy nhiên, chính sách này mâu thuẫn với thái độ bài-Quốc xã sau khi Đức xâm chiếm Ba Lan vào tháng 9 năm 1939 khởi sự Chiến tranh thế giới thứ hai. Roosevelt định hướng Hoa Kỳ như là "Kho vũ khí Dân chủ", cam kết hỗ trợ đạn dược và tài chính một cách toàn diện cho phe đồng minh nhưng không cung cấp bất cứ binh sĩ nào. Nhật Bản tìm cách vô hiệu hóa lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương bằng cách tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Sự kiện này đẩy Hoa Kỳ tham chiến và tìm cách trả đũa. Những đóng góp chính của Hoa Kỳ cho nỗ lực chiến tranh của phe phe đồng minh gồm có tiền bạc, sản lượng công nghiệp, thực phẩm, dầu hỏa, phát minh kỹ thuật, và (đặc biệt từ năm 1944-1945) binh sĩ. Phần lớn sự tập trung của Washington là tăng tối đa sản lượng kinh tế quốc gia. Kết quả tổng thể là sự gia tăng ngoạn mục trong tổng sản lượng quốc gia, số lượng xuất khẩu khổng lồ hàng tiếp tế đến phe đồng minh và đến các lực lượng Mỹ ở ngoại quốc, kết thúc tình trạng thất nghiệp, và sự gia tăng tiêu thụ trong nước mặc dù 40% tổng sản lượng quốc gia đã được sử dụng cho nỗ lực chiến tranh. Điều này đạt được nhờ vào hàng chục triệu công nhân chuyển dịch từ các nghề nghiệp có năng suất thấp đến các việc làm hiệu quả cao, nhờ các cải tiến trong sản xuất dưới hệ thống quản lý và kỹ thuật tốt hơn, nhờ sự tham gia vào trong lực lượng lao động của các học sinh, người hồi hưu, phụ nữ nội trợ, và người thất nghiệp, và nhờ sự gia tăng số lượng giờ làm việc. Tất cả dốc sức. Các hoạt động vui chơi giải trí giảm mạnh. Mọi người không ngại làm thêm việc thêm giờ vì lòng yêu nước, vì tiền lương, và lòng tự tin rằng đây chỉ "là một khoản thời gian" và rồi cuộc sống sẽ trở về bình thường ngay sau khi chiến thắng cuộc chiến. Đa số hàng hóa lâu bền ("durable goods") trở nên khan hiếm. Thịt, quần áo, và xăng bị hạn chế gắt gao. Tại các khu công nghiệp, nhà ở không đủ cung cấp vì số lượng người gia tăng gấp đôi và sống trong các khu chật hẹp. Giá và tiền lương bị kiểm soát. Người Mỹ tiết kiệm phần lớn tiền thu nhập của họ nên kinh tế tiếp tục phát triển sau chiến tranh thay vì quay về khủng hoảng. Phe đồng minh gồm Hoa Kỳ, Anh, và Liên Xô cũng như Trung Quốc, Canada và các quốc gia khác đánh nhau với Phe Trục gồm Đức, Ý và Nhật Bản. Đồng minh xem Đức là mối đe dọa chính nên tập trung ưu tiên cao nhất cho chiến trường tại châu Âu. Hoa Kỳ đảm nhận gần như toàn bộ cuộc chiến chống Nhật Bản và ngăn chặn sự bành trướng của Nhật Bản tại Thái Bình Dương năm 1942. Sau khi thua trận tại Trân Châu Cảng và tại Philippines cho Nhật Bản và bị lôi cuốn vào trận biển Coral (tháng 5 năm 1942), Hải quân Hoa Kỳ gây thiệt hại mang tính quyết định cho Nhật Bản tại Midway (tháng 6 năm 1942). Lực lượng bộ binh của Mỹ trợ giúp cho Chiến dịch Bắc Phi. Chiến dịch này cuối cùng kết thúc cùng với sự sụp đổ của chính phủ phát xít Ý năm 1943 khi Ý chuyển đổi về phe đồng minh. Một mặt trận nổi bật hơn tại châu Âu được mở ra vào Ngày-D ngày 6 tháng 6 năm 1944. Tại mặt trận này các lực lượng Mỹ và đồng minh từ Anh Quốc xâm nhập vào nước Pháp đang bị Đức chiếm đóng. Trên mặt trận hậu phương, cuộc tổng động viên toàn lực nền kinh tế của Hoa Kỳ được Ban Sản xuất Thời chiến của tổng thống Roosevelt điều hành. Sự bùng nổ sản xuất thời chiến dẫn đến sự phục hồi hoàn toàn khỏi nạn thất nghiệp, xóa bỏ hẳn vết tích của đại khủng hoảng. Thực tế, sự thiếu hụt lao động đã khuyến khích ngành công nghiệp tìm kiếm nguồn công nhân mới và vì thế mang đến những vai trò mới cho phụ nữ và người da đen. Tuy nhiên, sự nổi đóa cũng gây ra thái độ chống Nhật Bản mà theo đó tất cả người gốc Nhật Bản bị ép buộc rời bỏ chỗ ở của họ khỏi vùng chiến tranh tại Tây Duyên hải Hoa Kỳ. Nhiên cứu cứu và phát triển cũng lên cao, nổi bật nhất là dự án Manhattan, một nỗ lực bí mật nhằm sử dụng phản ứng phân hạch hạt nhân để chế tạo ra bom nguyên tử có sức tàn phá cao. Đồng minh đẩy lui Đức ra khỏi nước Pháp nhưng đối mặt với một cuộc phản công bất ngờ tại trận Bulge vào tháng 12. Nỗ lực cuối cùng của Đức thất bại khi các lực lượng bộ binh của đồng minh tại mặt trận phía đông và mặt trận phía tây cùng tiến về Berlin. Đức Quốc xã vội vã tìm cách giết chết số người Do Thái còn lại. Mặt trận phía tây ngừng lại đột ngột, để Berlin lọt vào tay Liên Xô khi chế độ Quốc xã chính thức cáo chung vào tháng 5 năm 1945, kết thúc chiến tranh tại châu Âu. Trên Thái Bình Dương, Hoa Kỳ triển khai chiến thuật nhảy đảo (chiếm dần từng đảo) về hướng Tokyo, thiết lập các đường băng cho các cuộc không kích bằng phi cơ chống lại chính địa Nhật Bản từ Quần đảo Mariana và giành được nhiều chiến thắng vất vã tại Iwo Jima và Okinawa năm 1945. Sau trận đánh đẫm máu tại Okinawa, Hoa Kỳ chuẩn bị xâm nhập các đảo quốc nội của Nhật Bản trong khi đó phi cơ B-29 thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Nhật Bản, buộc đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện và kết thúcChiến tranh thế giới thứ hai. Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản (và một phần nước Đức), phái Douglas MacArthur đến tái thiết hệ thống chính trị và nền kinh tế Nhật Bản theo đường hướng của Mỹ. Mặc dù Hoa Kỳ mất 400.000 binh sĩ, nhưng chính địa Hoa Kỳ thịnh vượng vì không bị chiến tranh tàn phá như đã xảy ra tại châu Âu và châu Á. Sự tham gia của Hoa Kỳ vào các vấn đề ngoại giao hậu chiến tranh đánh dấu sự kết thúc chủ nghĩa biệt lập Mỹ. Mối đe dọa khủng khiếp của vũ khí hạt nhân làm tăng thêm cả sự lạc quan và lo sợ. Vũ khí hạt nhân đã không còn được dùng tới kể từ năm 1945 khi cả hai phe của Chiến tranh Lạnh biết dừng lại để tránh khỏi bờ vực chiến tranh. Một thời kỳ "hòa bình lâu dài" là đặc điểm của những năm tháng Chiến tranh lạnh từ năm 1947–1991. Tuy nhiên có các cuộc chiến tranh vùng tại Triều Tiên và Việt Nam. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ trở thành một trong hai cường quốc vượt trội với quốc gia kia là Liên Xô. Lưỡng đảng trong Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu chấp thuận cho phép Hoa Kỳ tham gia vào Liên Hợp Quốc. Đây là sự kiện đánh dấu sự quay lưng từ bỏ chủ nghĩa biệt lập truyền thống của Hoa Kỳ và hướng tới việc tham gia vào các vấn đề quốc tế ngày càng nhiều. Mục đích chính yếu của Mỹ từ năm 1945–48 là cứu giúp châu Âu thoát khỏi tình trạng tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ hai và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản mà Liên Xô là đại diện. Học thuyết Truman năm 1947 tạo điều kiện viện trợ kinh tế và quân sự cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ để phản ứng đối phó mối đe dọa bành trướng của cộng sản tại vùng Balkan. Năm 1948, Hoa Kỳ thay thế các chương trình viện trợ tài chính từng phần bằng kế hoạch Marshall toàn diện, bơm tiền vào nền kinh tế Tây Âu, và tháo vỡ các hàng rào mậu dịch trong khi đó hiện đại hóa các phương thức điều hành trong thương nghiệp và chính quyền. Ngân sách của kế hoạch là 13 tỷ đô la trong lúc tổng sản lượng nội địa của Hoa Kỳ khi đó là 258 tỷ đô la vào năm 1948. Ngoài ra còn có 12 tỷ đô la viện trợ của Mỹ dành cho châu Âu giữa thời gian kết thúc chiến tranh và bắt đầu kế hoạch Marshall. Nhà lãnh đạo Liên Xô là Joseph Stalin ngăn chặn các quốc gia vệ tinh của mình tham dự vào kế hoạch này. Từ điểm đó, với các nền kinh tế tập quyền vô hiệu quả, Đông Âu rơi lại ngày càng xa Tây Âu về phương diện thịnh vượng và phát triển kinh tế. Năm 1949, Hoa Kỳ từ bỏ chính sách lâu đời không liên minh quân sự trong thời bình khi đứng ra thành lập liên minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (gọi tắt là NATO). Để đối phó, Liên Xô thành lập Khối Warszawa gồm các quốc gia cộng sản. Tháng 8 năm 1949, Liên Xô thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, vì thế leo thang mối nguy cơ chiến tranh. Thực tế, mối đe dọa hủy diệt cả hai phía đã ngăn ngừa hai cường quốc tránh xa đối đầu trực tiếp. Kết quả là xảy ra những cuộc chiến tranh thay thế ("proxy war"), đặc biệt là Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam mà theo đó hai cường quốc không trực diện đối đầu nhau. Bên trong quốc nội Hoa Kỳ, Chiến tranh lạnh gây ra những quan ngại về ảnh hưởng của cộng sản. Liên Xô bất ngờ qua mặt Hoa Kỳ về mặt kỹ thuật với Sputnik, một vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới vào năm 1957. Sự kiện này khởi sự cuộc chạy đua vào không gian mà sau cùng Hoa Kỳ giành thắng lợi khi phi thuyền Apollo 11 đưa các phi hành gia đặt chân lên Mặt Trăng vào năm 1969. Lo ngại về sự yếu kém của nền giáo dục Hoa Kỳ dẫn đến việc chính phủ liên bang hỗ trợ nền giáo dục Mỹ trên diện rộng về giáo dục và nghiên cứu khoa học. Trong những thập niên sauChiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ trở nên có ảnh hưởng toàn cầu về các vấn đề kỹ thuật, quân sự, chính trị và kinh tế. Người Mỹ da trắng chiếm gần 90% dân số vào năm 1950. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1960, chính trị gia đầy lôi cuốn là John F. Kennedy đắc cử tổng thống và trở thành vị tổng thống người Công giáo đầu tiên và duy nhất cho đến bây giờ của Hoa Kỳ. Thời gian tại chức của ông được đánh dấu bằng những sự kiện nổi bật như việc tăng tốc vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua vào không gian, leo thang vai trò của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, khủng hoảng tên lửa Cuba, Sự kiện Vịnh Con Lợn, Martin Luther King, Jr. bị gian giữ trong cuộc vận động chống tách ly chủng tộc tại Birmingham, và việc bổ nhiệm em trai ông Robert F. Kennedy vào nội các trong chức vụ Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ. Kennedy bị ám sát tại Dallas, Texas vào ngày 22 tháng 11 năm 1963, khiến cho quốc gia bị một cú sốc lớn. Cao trào của chủ nghĩa tự do xảy ra vào giữa thập niên 1960 bởi sự thành công của tổng thống Lyndon B. Johnson (1963–69) nhận được sự ủng hộ của Quốc hội để thông qua các chương trình xã hội vĩ đại của ông. Chúng gồm có dân quyền, kết thúc tách ly chủng tộc, Chương trình bảo hiểm y tế, mở rộng phúc lợi, hỗ trợ liên bang dành cho giáo dục ở mọi cấp bậc, trợ giúp phát triển các chương trình về nghệ thuật và nhân văn, hoạt động vì môi trường, và một loạt các chương trình xóa đói giảm nghèo. Như các sử gia hiện thời đã giải thích như sau: Dần dần, giới trí thức theo chủ nghĩa tự do đã phát họa ra một tầm nhìn mới với mục tiêu đạt được sự công bằng xã hội và kinh tế. Chủ nghĩa tự do vào đầu thập niên 1960 không biểu lộ tính chủ nghĩa cấp tiến, có chút ít thiên hướng làm sống lại "các cuộc thập tự chinh" thời New Deal để chống thế lực kinh tế tập trung, và không có ý định gây cảm xúc mạnh mẽ về giai cấp hay tái phân phối sự thịnh vượng hay tái tổ chức lại các cơ cấu chính quyền hiện hữu. Về mặt quốc tế, nó chống chủ nghĩa cộng sản một cách mạnh mẽ. Nó nhắm mục tiêu bảo vệ thế giới tự do, khuyến khích phát triển kinh tế trong nước, và muốn chắc rằng sự phong phú đạt được sẽ được phân phối một cách công bằng. Chương trình nghị sự của họ bị ảnh hưởng nhiều bởi thuyết kinh tế Keynes-hình dung rằng sự chi tiêu công cộng khổng lồ sẽ làm gia tăng sự phát triển kinh tế, như thế tạo ra nguồn vốn công để tài trợ các chương trình phúc lợi, nhà ở, y tế và giáo dục lớn hơn. Johnson được tưởng thưởng bằng chiến thắng vẻ vang trong cuộc tái đắc cử tổng thống vào năm 1964 trước đối thủ bảo thủ Barry Goldwater, phá vỡ sự kiểm soát Quốc hội của liên minh Bảo thủ kéo dài trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa lấy lại thế cờ vào năm 1966 và đưa Richard Nixon đắc cử tổng thống vào năm 1968. Nixon phần nhiều tiếp tục các chương trình New Deal và xã hội vĩ đại mà ông kế thừa. Chủ nghĩa bảo thủ lại thắng thế với sự kiện Ronald Reagan được bầu làm tổng thống vào năm 1980. Trong khi đó, nhân dân Mỹ đã hoàn thành một cuộc di cư vĩ đại từ các nông trại vào trong các thành phố và trải qua một thời kỳ kinh tế phát triển kéo dài. Bắt đầu vào cuối thập niên 1950, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong chính quyền khắp nơi tại Hoa Kỳ, đặc biệt là tại miền Nam, ngày càng bị thách thức bởi phong trào dân quyền đang lên cao. Các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc châu Phi như Rosa Parks và Martin Luther King, Jr. lãnh đạo cuộc tẩy chay xe buýt tại thành phố Montgomery, mở màn cho phong trào. Trong nhiều năm, người Mỹ gốc châu Phi phải đối mặt với bạo động chống lại họ nhưng họ đạt được những bước vĩ đại về công bằng xã hội qua các phán quyết của tối cao pháp viện trong đó có các vụ án như "Brown đối đầu Ban Giáo dục" và "Loving đối đầu Virginia", Đạo luật Dân quyền 1964, Đạo luật Quyền đầu phiếu 1965, và Đạo luật Nhà ở Công bằng 1968 mà qua đó kết thúc luật Jim Crow từng hợp thức hóa tách ly chủng tộc giữa người da trắng và người da đen. Martin Luther King, Jr., người từng giành giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp của ông cho sự công bằng chủng tộc, bị ám sát vào năm 1968. Sau khi ông mất, những người khác tiếp tục lãnh đạo phong trào, nổi bật nhất là quả phụ của ông là Coretta Scott King. Bà cũng hoạt động chống Chiến tranh Việt Nam như chồng bà và có mặt trong phong trào giải phóng phụ nữ. Trong thời gian 9 tháng đầu của năm 1967, 128 thành phố Mỹ chịu đựng 164 vụ bạo loạn. Phong trào "Black Power" (sức mạnh người da đen) xuất hiện vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Thập niên này sau cùng mang lại kết quả tích cực về hướng hòa đồng chủng tộc, đặc biệt là trong các dịch vụ thuộc chính quyền, thể thao và giải trí. Người bản địa Mỹ quay sang tòa án để đòi quyền về đất đai của họ. Họ tổ chức các cuộc phản đối nhằm vạch rõ sự thất bại của chính phủ liên bang trong việc thi hành các hiệp ước. Một trong số các nhóm người bản địa Mỹ tích cực nhất là Phong trào Người bản địa Mỹ (AIM). Trong thập niên 1960, Cesar Chavez bắt đầu tổ chức các nhân công nông trại người Mỹ gốc Mexico có mức lương thấp tại California. Ông lãnh đạo một cuộc đình công của người hái nho kéo dài 5 năm. Sau đó, Chávez thành lập công đoàn nhân công nông trại thành công đầu tiên của quốc gia. Sau này nó trở thành liên đoàn Nhân công Nông trại Mỹ Thống nhất (UFW). Một ý thức mới về sự bất bình đẳng của phụ nữ Mỹ bắt đầu lướt qua quốc gia với khởi đầu là sự kiện cuốn sách bán chạy nhất của Betty Friedan được xuất bản vào năm 1963. Cuốn sách có tựa đề "The Feminine Mystique" (huyền bí nữ giới) giải thích vì sao nhiều phụ nữ nội trợ cảm thấy bị cô lập và không toại nguyện, đã công kích nền văn hóa Mỹ vì nó đã tạo ra cái khái niệm rằng phụ nữ chỉ có thể tìm thấy sự toại nguyện qua vai trò làm vợ, làm mẹ và người gánh vác việc nhà, và cho rằng phụ nữ cũng có thể như nam giới làm được mọi thứ công việc. Năm 1966 Friedan và những người khác thành lập Tổ chức Phụ nữ Quốc gia (NOW) để hành động vì phụ nữ như NAACP đã làm cho người Mỹ gốc châu Phi. Các cuộc phản đối bắt đầu. Phong trào Giải phóng Phụ nữ phát triển nhanh về số lượng và sức mạnh, giành được nhiều chú ý của giới truyền thông. Đến năm 1968, phong trào đã thay thế Phong trào Dân quyền trong vai trò là cuộc cách mạng xã hội chính của Hoa Kỳ. Các cuộc tuần hành, diễu hành, tựu tập phản đối, tẩy chay, và cắm biểu ngữ đã qui tựu hàng ngàn, đôi khi hàng triệu người tham gia. Phụ nữ đạt được số lượng đáng khích lệ trong các ngành nghề y tế, luật pháp, và thương nghiệp nhưng chỉ có một ít người được bầu vào các chức vụ dân cử. Tuy nhiên, phong trào bị tách thành các nhóm theo tư tưởng chính trị từ sớm (Tổ chức Phụ nữ Quốc gia theo tả phái, Liên đoàn Hành động vì Công bằng Phụ nữ theo hữu phái, Đảng Chính trị Phụ nữ Quốc gia trung phái, và các nhóm cấp tiến hơn được thành lập bởi những phụ nữ trẻ theo cực tả). Tu chính án Quyền công bằng được đề nghị vào Hiến pháp Hoa Kỳ được Quốc hội thông qua năm 1972 nhưng liên minh bảo thủ do Phyllis Schlafly lãnh đạo đã vận động toàn lực để đánh bại nó tại cấp bậc tiểu bang (một tu chính án phải được 2/3 số tiểu bang phê chuẩn trước khi có hiệu lực). Những người bảo thủ cho rằng tu chính án này làm xuống cấp địa vị nội trợ và làm cho phụ nữ trẻ dễ bị tuyển mộ thi hành quân dịch. Tuy nhiên, nhiều luật liên bang, luật tiểu bang, các phán quyết của Tối cao Pháp viện đã tạo ra địa vị bình đẳng cho phụ nữ dưới luật pháp. Thói quen và ý thức xã hội bắt đầu thay đổi để chấp nhận quyền bình đẳng của phụ nữ. Vấn đề phá thai gây tranh cãi mà theo Tối cao Pháp viện là quyền cơ bản trong vụ án "Roe đối đầu Wade" (1973) vẫn còn là một điểm tranh luận cho đến nay. Vào lúc Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ bước vào Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến ngày càng bị người Mỹ phản đối. Cuộc chiến này châm thêm lửa vào các phong trào xã hội đang tồn tại: phong trào phụ nữ, người thiểu số và giới trẻ. Các chương trình xã hội vĩ đại của Lyndon B. Johnson cùng với vô số các phán quyết của tối cao pháp viện đã giúp gia tăng tầm mức lớn rộng các cãi cách xã hội trong suốt thập niên 1960 và thập niên 1970. Chủ nghĩa nữ quyền và phong trào môi trường trở thành các lực lượng chính trị. Tiến triển vẫn tiếp tục về hướng dân quyến cho tất cả mọi người Mỹ. Cuộc cách mạng phản-văn hóa quét qua đất nước và phần lớn các quốc gia phương Tây trong cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, càng chia rẽ người Mỹ hơn trong một cuộc "chiến tranh văn hóa" nhưng cũng mang lại những quan điểm xã hội cởi mở và tự do hơn. Đảng viên Cộng hòa Richard Nixon kế nhiệm Lyndon B. Johnson vào năm 1960. Nixon trao trách nhiệm chiến tranh cho các lực lượng Nam Việt Nam và kết thúc vai trò tác chiến của Mỹ. Ông thương thuyết Hiệp định Paris 1973, đạt được sự đồng ý về việc trao trả tù binh, và kết thúc cưỡng bách quân dịch. Chiến tranh làm thiệt mạng 58 ngàn binh sĩ Mỹ. Nixon tạo sự nghi kỵ ác liệt giữa Liên Xô và Trung Quốc để giành lợi thế cho Hoa Kỳ, đạt được sự giảm căng thẳng (được gọi là chiến lược "détente") với cả hai nước. Vụ tai tiếng Watergate có dính líu đến việc Nixon che giấu vụ đột nhập của nhân viên dưới quyền vào tổng hành dinh của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ nằm bên trong tòa nhà phức hợp Watergate, đã hủy hoại căn cứ địa chính trị của ông, khiến một số trợ tá vào tù, và buộc ông từ chức tổng thống vào ngày 9 tháng 8 năm 1974. Phó tổng thống Gerald Ford lên thay nhưng cuối cùng trở nên bất lực không ngăn chặn được sự sụp đổ của chính phủ Sài Gòn khi Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiến vào Sài Gòn năm 1975 cũng như các chiến thắng của cộng sản tại các quốc gia lân bang là Campuchia và Lào trong cùng năm đó. Sự kiên cấm vận dầu của OPEC đánh dấu một thời kỳ chuyển tiếp kéo dài vì, đây là lần đầu tiên, giá dầu mỏ đột ngột tăng cao. Các nhà máy sản xuất của Mỹ đối mặt với sự cạnh tranh khắc nghiệt từ hàng hóa tiêu thụ, điện tử, và xe hơi ngoại quốc. Đến cuối thập niên 1970 nền kinh tế trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng, tăng trưởng kinh tế chậm, thất nghiệp cao, và lạm phát rất cao đi kèm với tỉ lệ tính lời cao. Vì các kinh tế gia đồng ý về sự khôn ngoan của việc xóa bỏ luật lệ ràng buộc kinh tế nên nhiều luật lệ ràng buộc của thời New Deal bị chấm dứt, thí dụ như trong giao thông, ngân hàng và viễn thông. Jimmy Carter, một người không thuộc một thành phần nào trong giới chính trị tại Washington, được bầu làm tổng thống vào năm 1976. Trên sân khấu thế giới, Carter làm trung gian cho Hòa ước Trại David giữa Israel và Ai Cập. Năm 1979, nhóm sinh viên Iran xông vào tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Tehran và bắt 66 người Mỹ làm con tin, gây ra khủng hoảng con tin Iran. Vì cuộc khủng hoảng con tin và sự trì trệ kinh tế kéo dài đi đôi với lạm phát khiến cho Carter thua bầu cử tổng thống năm 1980 về tay đảng viên Cộng hòa là Ronald Reagan. Ngày 20 tháng 1 năm 1981, vài phút sau khi nhiệm kỳ của Carter chấm dứt, những con tin Mỹ còn bị giam giữ trong tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Iran được phóng thích, kết thúc 444 ngày khủng hoảng con tin. Ronald Reagan đã tạo ra một sự thay đổi chính trị lớn lao qua hai lần thắng cử tổng thống vang dội vào năm 1980 và năm 1984. Các chính sách kinh tế của Reagan (được gọi là "Reaganomics") cùng với việc thi hành Đạo luật Cải cách Thuế và Phục hồi Kinh tế 1981 đã hạ thấp thuế thu nhập từ 70% xuống 28% trong khoảng thời gian 7 năm. Reagan tiếp tục giảm thiểu các luật lệ kiểm soát và thu thuế của chính phủ. Hoa Kỳ trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn hạn vào năm 1982 nhưng các chỉ số âm bị đảo ngược khi tỉ lệ lạm phát giảm từ 11% xuống còn 2%, tỉ lệ thất nghiệp giảm từ 10,8% vào tháng 12 năm 1982 xuống còn 7,5% vào tháng 11 năm 1984, và tỉ lệ phát triển kinh tế tăng từ 4,5% lên đến 7,2%. Reagan ra lệnh tăng cường xây dựng lực lượng quân sự Hoa Kỳ, khiến tăng thêm sự thâm hụt ngân sách. Reagan giới thiệu một hệ thống phòng thủ tên lửa phức tạp, được biết với cái tên Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (những người phản đối gán cho nó biệt danh là "Chiến tranh giữa các vì sao") mà theo lý thuyết Hoa Kỳ có thể bắn hạ các tên lửa bằng hệ thống tia laser đặt trong không gian. Mặc dù hệ thống này chưa bao giờ được phát triển toàn diện hay được triển khai nhưng Liên Xô đặc biệt quan tâm về sự hiệu quả có thể có của chương trình này và trở nên sẵn sàng hơn để thương thuyết. Chính sách "quay ngược dần" của Reagan nhằm làm suy yếu các quốc gia cộng sản tại các vùng trọng yếu gồm có việc hỗ trợ và tài trợ bí mật cho các phong trào kháng chiến chống cộng sản trên toàn thế giới. Sự can thiệp của Reagan chống Grenada và Libya được sự ủng hộ tại Hoa Kỳ mặc dù sự hậu thuẫn của ông dành cho phiến quân Contra b5i sa vào vụ tai tiếng Iran–Contra mà qua dó biểu lộ kiểu cách quản lý kém cỏi của Reagan. Reagan gặp nhà lãnh đạo Liên Xô là Mikhail Gorbachev bốn lần. Các hội nghị thượng đỉnh của họ dẫn đến việc ký kết Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung. Gorbachev cố tìm cách cứu chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô trước tiên bằng cách chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang quá tốn kém với Mỹ, sau đó là thu nhỏ đế quốc Đông Âu vào năm 1989. Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, kết thúc Chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất còn lại của thế giới và tiếp tục can thiệp vào các sự việc quốc tế trong thập niên 1990 trong đó có Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 chống Iraq. Sau khi được bầu làm tổng thống năm 1992, Bill Clinton tiếp quản một trong những thời kỳ kinh tế phát triển dài nhất và giá trị chứng khoán tăng vọt chưa từng có trước đây. Đây là phản ứng phụ của cuộc cách mạng số và các cơ hội làm ăn mới được tạo ra nhờ Internet. Ông cũng làm việc với Quốc hội Hoa Kỳ do đảng Cộng hòa kiểm soát để thông qua ngân sách liên bang quân bình (thu và chi ngang bằng nhau) lần đầu tiên trong vòng 30 năm. Năm 1998, Clinton bị Hạ viện Hoa Kỳ luận tội với các cáo buộc nói dối về quan hệ tình dục với thực tập sinh tại Tòa Bạch Ốc là Monica Lewinsky nhưng sau đó được Thượng viện Hoa Kỳ tha bổng. Thất bại trong việc luận tội Clinton và đảng Dân chủ đạt thêm nhiều ghế tại Quốc hội trong cuộc bầu cử năm 1998 buộc chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, một đảng viên Cộng hòa, từ chức khỏi Quốc hội. Cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 giữa George W. Bush và Al Gore là một trong số các cuộc bầu cử tổng thống khít khao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và giúp gieo mầm cho sự phân cực chính trị sắp tới. Cuộc bầu cử tại tiểu bang Florida có tính quyết định thì cực kỳ khít khao và gây ra một cuộc tranh chấp ngoạn mục về việc kiểm phiếu. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phải can thiệp cuộc tranh chấp qua vụ "Bush đối đầu Gore" để kết thúc việc tái kiểm phiếu với kết quả 5–4. Điều đó có nghĩa Bush, lúc đó đang dẫn đầu, thắng cử Florida và cuộc bầu cử tổng thống. Ngày 11 tháng 9 năm 2001, Hoa Kỳ bị một cuộc tấn công khủng bố khi 19 tên cướp máy bay thuộc nhóm chiến binh hồi giáo al-Qaeda cầm lái 4 máy bay hành khách và cố tình đâm vào hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới và vào Ngũ Giác Đài, giết chết gần 3.000 người, đa số là dân sự. Để trả đũa, ngày 20 tháng 9, Tổng thống George W. Bush tuyên bố một cuộc "Chiến tranh chống khủng bố". Ngày 7 tháng 10 năm 2001, Hoa Kỳ và NATO xâm chiếm Afghanistan để lật đổ chế độ Taliban vì đã cung cấp nơi ẩn nấp cho nhóm chiến binh hồi giáo al-Qaeda và lãnh tụ của chúng là Osama bin Laden. Chính phủ liên bang thiết lập mọi nỗ lực mới trong nước để ngăn chặn các vụ tấn công tương lai. Đạo luật Yêu nước Mỹ gây nhiều tranh cãi tạo điều kiện gia tăng quyền hạn của chính phủ để theo dõi thông tin liên lạc và tháo vỡ các hạn chế pháp lý về chia sẻ thông tin giữa các cơ quan tình báo và thi hành luật pháp liên bang. Một cơ quan cấp nội các, được gọi là bộ nội an được thành lập để lãnh đạo và điều hợp các hoạt động chống khủng bố của chính phủ liên bang. Một trong số các nỗ lực chống khủng bố này, đặc biệt là việc chính phủ liên quan cầm giữ các phạm nhân tại nhà tù tại vịnh Guantanamo, dẫn đến các cáo buộc rằng chính phủ liên bang vị phạm nhân quyền. Năm 2003, Hoa Kỳ mở một cuộc tấn công xâm chiếm Iraq, dẫn đến sự sụp đổ của Chính phủ Iraq và sau cùng là việc bắt giữ nhà độc tài Saddam Hussein. Các lý do viện giải của chính phủ Bush về việc xâm chiếm Iraq gồm có truyền bá dân chủ, loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt (cũng là một đòi hỏi chính yếu của Liên Hiệp quốc mặc dù sau này các cuộc điều tra không tìm thấy dấu hiệu rằng các báo cáo tình báo là chính xác), và giải phóng nhân dân Iraq. Tuy có một số thành công ban đầu ngay đầu cuộc xâm chiếm nhưng cuộc chiến tranh Iraq kéo dài đã châm ngòi cho các cuộc phản đối quốc tế và dần dần sự ủng hộ cuộc chiến tranh này trong nước cũng xuống thấp khi nhiều người Mỹ bắt đầu đặt câu hỏi rằng liệu cuộc xâm chiếm này có đáng giá hay là không. Năm 2007, sau nhiều năm bạo động gây ra bởi phiến quân Iraq, tổng thống Bush triển khai thêm binh sĩ trong một chiến lược được mệnh danh là "tăng cường lực lượng.". Mặc dù con số người thiệt mạng có giảm nhưng sự bình ổn chính trị của Iraq vẫn còn trong tình trạng đáng ngờ vực. Năm 2008, sự mất ủng hộ của tổng thống Bush và chiến tranh Iraq cùng với cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã dẫn đến sự kiện đắc cử tổng thống của Barack Obama, tổng thống người Mỹ gốc châu Phi đầu tiên của Hoa Kỳ. Sau bầu cử, Obama miễn cưỡng tiếp tục tăng cường lực lượng khi đưa thêm 20.000 quân đến Iraq cho đến khi Iraq được bình ổn. Sau đó ông chính thức kết thúc các cuộc hành quân tác chiến tại Iraq vào ngày 31 tháng 8 năm 2010 nhưng vẫn giữ 50.000 tại Iraq để hỗ trợ cho các lực lượng Iraq, giúp bảo vệ các lực lượng Mỹ đang rút quân, và tiến hành chống khủng bố. Ngày 15 tháng 12 năm 2011, cuộc chiến được chính thức tuyên bố kết thúc và các binh sĩ cuối cùng rời Iraq. Cùng lúc đó, Obama gia tăng sự dính líu của người Mỹ tại Afghanistan, bắt đầu một chiến lược tăng cường lực lượng với thêm 30.000 quân trong lúc đó đề nghị bắt đầu rút quân vào một thời điểm sau đó. Vì vấn đề vịnh Guantanamo, tổng thống Obama cấm tra tấn nhưng về tổng thể vẫn tiếp tục chính sách của Bush về tù nhân tại nhà tù vịnh Guantanamo trong khi đó cũng đề nghị rằng nhà tù sẽ từ từ bị đóng cửa. Ngày 15 Tháng 5 năm 2011, sau gần một thập niên lẩn trốn, người thành lập đồng thời là lãnh tụ Al Qaeda, Osama Bin Laden, bị giết chết tại ở trong một căn hầm và (bị được chó Malinois phát hiện) Pakistan trong một vụ đột kích do lực lượng đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ tiến hành theo lệnh trực tiếp từ tổng thống Obama. Trong khi Al-Qaeda gần như sụp đổ tại Afghanistan, các tổ chức có liên quan đến nó vẫn tiếp tục hoạt động tại Yemen và các khu vực hẻo lánh khác. Để đối phó với các hoạt động này, CIA sử dụng các phi cơ không người lái để tìm và diệt giới lãnh đạo các nhóm này. Tháng 12 năm 2007, Hoa Kỳ và phần lớn châu Âu bước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế dài nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thường được gọi là "Đại suy thoái". Nhiều cuộc khủng hoảng chồng lấn nhau xảy ra, đặc biệt là cuộc khủng hoảng thị trường nhà ở gây ra bởi cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp, giá dầu lửa lên cao tạo ra cuộc khủng hoảng công nghiệp xe hơi, thất nghiệp lên cao, và cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ đại khủng hoảng. Khủng hoảng tài chính đe dọa sự ổn định của toàn nền kinh tế vào tháng 9 năm 2008 khi Lehman Brothers sụp đổ và các ngân hàng khổng lồ khác lâm vào tình trạng nguy kịch. Bắt đầu vào tháng 10, chính phủ liên bang cho các cơ sở tài chính vay mượn 245 tỉ đô la qua Chương trình Cứu trợ Tài sản Nguy kịch được thông qua bởi đa số lưỡng đảng và được Bush ký. Khi cuộc suy thoái càng tồi tệ, Barack Obama – tranh cử với lập trường mang đến sự thay đổi và chống lại các chính sách không thuận lòng dân của đương kim tổng thống Bush – được bầu làm tổng thống nhờ sự giúp đỡ của liên minh gồm các cử tri gồm tỉ lệ đông đảo người Mỹ gốc Phi, nhóm người nói tiếng Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Á, phụ nữ và cử tri thuộc giới trẻ cũng như các cử tri truyền thống của đảng Dân chủ. Ông tái đắc cử tổng thống năm 2012 với sự ủng hộ một liên minh cử tri tương tự khi đồ thị nhân khẩu học cũng cho thấy rằng nền tảng ủng hộ của đảng Cộng hòa đang già nua và thu hẹp lại. Số cử tri người nói tiếng Tây Ban Nha và người Mỹ gốc châu Á đang phát triển nhanh chóng và ngày càng dịch chuyển sự ủng hộ của họ cho liên minh đảng Dân chủ. Ngay sau khi nhậm chức tổng thống vào tháng 1 năm 2009, Obama ký thành luật Đạo luật Tái đầu tư và Phục hồi kinh tế Mỹ 2009. Đây là gói kích thích kinh tế 787 tỷ đô la nhằm giúp nền kinh tế phục hồi khỏi cuộc suy thoái sâu. Obama, như Bush, từng bước cứu nguy ngành công nghiệp xe hơi và ngăn chặn sự suy thoái kinh tế trong tương lai. Các bước này gồm có việc giải cứu tài chính cho General Motors và Chrysler: đặt các công ty này dưới quyền sở hữu tạm thời của chính phủ liên bang, tiến hành chương trình "đổi xe tồi tàn lấy tiền mặt" để tạm thời giúp tăng số lượng bán xe mới. Cuộc suy thoái chính thức kết thúc vào tháng Sáu năm 2009, và nền kinh tế chậm bắt đầu mở rộng một lần nữa kể từ đó. Ngoài việc đối phó với khủng hoảng kinh tế, Quốc hội Hoa Kỳ lần thứ 111 thông qua các đạo luật lớn như Đạo luật Bảo hiểm Y tế Đại chúng và Bảo vệ Bệnh nhân, Đạo luật Bảo vệ Giới tiêu dùng và Cải cách Phố Wall Dodd-Frank và Đạo luật Bãi bỏ Chính sách Đừng hỏi, Đừng kể (ghi chú dịch thuật: người đồng tính giờ đây có thể công khai giới tính khi phục vụ quân đội mà không phải giấu giếm dưới chính sách "đừng hỏi" và "đừng kể" của quân đội trước đó). Tất cả các đạo luật này được tổng thống Obama ký thành luật. Sau bầu cử giữa kỳ vào năm 2010 mà trong đó đảng Cộng hòa kiểm soát được Hạ viện và đảng Dân chủ kiểm soát được Thượng viện, Quốc hội Hoa Kỳ trải qua một thời kỳ bế tắc cao độ và tranh cãi sôi động về vấn đề có nên hay không tăng trần nợ công, nới rộng thêm thời gia giảm thuế cho công dân có thu nhập trên 250.000 Đô la Mỹ một năm và nhiều vấn đề then chốt khác nữa. Các cuộc tranh cãi đang tiếp tục này dẫn đến việc tổng thống Obama ký Đạo luật Kiểm soát Ngân sách 2011 và Đạo luật Cứu trợ Người đóng thuế Mỹ 2012 - kết quả là việc cắt giảm tạm thời ngân sách có hiệu lực vào tháng 3 năm 2013 - cũng như tăng thuế, chủ yếu đánh vào người giàu. Hậu quả từ sự bất mãn của công chúng gia tăng đối với cả hai đảng tại Quốc hội trong thời kỳ này là tỉ lệ chấp thuận dành cho quốc hội rơi xuống mức trung bình 15% ủng hộ trong các cuộc thăm dò công chúng của viện Gallup từ năm 2012-13, đây là tỉ lệ thấp nhất được ghi nhận và dưới cả mức trung bình 33% tính từ năm 1974 đến 2013. Các sự kiện khác xảy ra trong thập niên 2010 gồm có sự trỗi dậy của các phong trào chính trị mới khắp thế giới như phong trào Tiệc trà bảo thủ tại Hoa Kỳ và phong trào chiếm giữ quốc tế rất phổ biến. Cũng có thời tiết khắc nghiệt bất thường trong mùa hè năm 2012 khiến cho trên phân nửa nước Mỹ chịu đựng khô hạn kỷ lục. Bão Sandy gây thiệt hại khủng khiếp cho các khu vực duyên hải của New York và New Jersey vào cuối tháng 10. Cuộc tranh cãi về vấn đề quyền của người đồng tính, nổi bật nhất là vấn đề hôn nhân đồng tính, bắt đầu chuyển dịch theo hướng có lợi cho các cặp đôi đồng tính. Điều này đã được phản ánh trong hàng tá các cuộc thăm dò công luận được công bố vào giai đoạn đầu của thập niên,
2996
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2996
Vi trùng
Vi trùng là thuật ngữ tương đối phổ biến trong tiếng Việt với một số nghĩa hiểu khác nhau được liệt kê dưới đây: <nowiki></nowiki>
3012
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3012
Kinh Dịch
Kinh Dịch (giản thể: 易经; phồn thể: 易經, bính âm: "Yì Jīng"; IPA Quảng Đông: jɪk gɪŋ; Việt bính Quảng Đông: jik ging; các kiểu Latinh hóa khác: "Yi Jing", "I Ching", "Yi King") là bộ sách kinh điển của nước Trung Hoa và văn hóa của quốc gia này, là một trong "Ngũ Kinh" của Trung Hoa, là một hệ thống tư tưởng triết học của người Trung Quốc cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của "sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch)". Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh.. Kinh (經 "jīng") có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ "quy tắc" hay "bền vững", hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian. Dịch (易 "yì") có nghĩa là "thay đổi" của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi. Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau: Tóm lại: Hay: "Thiên hạ chi động, trinh phù nhất" (Dịch Hệ từ hạ truyện). Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy (伏羲 "Fú Xī"). Theo nghĩa này thì ông là một nhà văn hóa, một trong Tam Hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852-2738 TCN, theo huyền thoại), được cho người sáng tạo ra bát quái (八卦 "bā gùa") là tổ hợp của ba hào. Dưới triều vua Vũ (禹 "Yǔ") nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ (六十四卦 "lìu shí­ sì gùa"), được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn (連山 "Lián Shān") còn gọi là "Liên Sơn Dịch". Liên Sơn, có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng Hoa, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (艮 "gèn") (núi), với nội quái và ngoại quái đều là "Cấn" (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là "Tiên Thiên Bát Quái". Sau khi nhà Hạ bị nhà Thương thay thế, các quẻ sáu hào được suy diễn ra để tạo thành Quy Tàng (歸藏 "Gūi Cáng"; còn gọi là Quy Tàng Dịch), và quẻ Thuần Khôn (坤 "kūn") trở thành quẻ đầu tiên. Trong Quy Tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi là thoán hay soán) và khám phá ra là quẻ Thuần Càn (乾 "qián") (trời) biểu lộ sự ra đời của nhà Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong Thoán Từ (卦辭 "guà cí") và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. "Hậu Thiên Bát Quái" ra đời. Khi vua Chu Vũ Vương (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông là Chu Công Đán tạo ra Hào Từ (爻辭 "yáo cí"), để giải thích dễ hiểu hơn ý nghĩa của mỗi hào trong mỗi quẻ. Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu (khoảng 1122-256 TCN). Muộn hơn, trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-481 TCN), Khổng Tử đã viết Thập Dực (十翼 "shí yì"), để chú giải Kinh Dịch. Ông nói ""Nếu trời để cho ta sống thêm mươi năm nữa thì ta sẽ đọc thông Kinh Dịch. Năm mươi tuổi mới học Kinh Dịch cũng có thể không mắc phải sai lầm lớn."". Vào thời Hán Vũ Đế (漢武帝 "Hàn Wǔ Dì") của nhà Tây Hán (khoảng 200 TCN), Thập Dực được gọi là Dịch truyện (易傳 "yì zhùan"), và cùng với Kinh Dịch nó tạo thành Chu Dịch (周易 "zhōu yì"). Trong hơn 50 năm qua, lịch sử "hiện đại" của Kinh Dịch đã trỗi dậy, dựa trên cơ sở các phê phán và tìm kiếm bản khắc mai rùa thời Thương và Chu cũng như bản khắc trên đồ đồng thời Chu và các nguồn khác (xem dưới đây). Việc xây dựng lại nguồn gốc của Kinh Dịch này có quan hệ với một loạt các cuốn sách như "The Mandate of Heaven: Hidden History in the I Ching" của tác giả: S. J. Marshall và "Zhouyi: The Book of Changes" của Richard Rutt, (xem Tham khảo dưới đây). Các nghiên cứu khoa học có liên quan đến cách hiểu mới về Kinh Dịch bao gồm các luận án tiến sĩ của Richard Kunst và Edward Shaughnessy. Các công trình khoa học này được giúp đỡ rất nhiều bởi phát hiện trong những năm 1970 của các nhà khảo cổ học Trung Quốc về các ngôi mộ cổ còn gần như nguyên vẹn từ thời nhà Hán ở Mã Vương Đôi (馬王堆) gần Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Một trong các ngôi mộ chứa bản Kinh Dịch gần như còn hoàn hảo vào khoảng thế kỷ II TCN, Đạo Đức Kinh và các tác phẩm khác, nói chung rất giống với những bản còn tồn tại đến ngày nay tuy có một số sai biệt nhỏ. Văn bản trong ngôi mộ cổ bao gồm cả những chú giải bổ sung của Kinh Dịch mà trước đây người ta không được biết và có vẻ như được viết ra (như người ta vẫn gán cho) bởi Khổng Tử. Mọi văn bản trong ngôi mộ ở Mã Vương Đôi là sớm hơn vài thế kỷ so với các bản sớm nhất được công nhận. Khi nói về sự tiến hóa của Kinh Dịch các nhà khoa học nghiêng về xu hướng hiện đại cho rằng đây là điều quan trọng để phân biệt giữa văn bản của Kinh Dịch truyền thống và văn bản giống như Kinh Dịch (mà theo họ là sai niên đại), nằm trong những chú giải được thần thánh hóa suốt hàng thế kỷ cùng với chủ thể của chúng, và các nghiên cứu lịch sử gần đây nhất còn nhận được hỗ trợ bởi các phê phán của các nhà ngôn ngữ học hiện đại và khảo cổ học. Nhiều người cho rằng các văn bản này không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau. Tuy đa phần các văn bản và học giả xưa nay đều cho rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn hóa Hoa Hạ tại Trung Quốc, gần đây một số tác giả Việt Nam như Kim Định, Nguyễn Thiếu Dũng và Thích Viên Như lại cho rằng Kinh Dịch do người Việt cổ sáng chế, dựa trên việc có một số khái niệm giống như Kinh Dịch được mã hóa trên các họa tiết trống đồng và tranh Đông Hồ. Tuy nhiên, những giả thuyết này mang tính suy diễn chủ quan, vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của truyền thuyết và cũng chưa tìm được các bằng chứng khảo cổ để chứng minh, nên chưa đủ sức thuyết phục ngay cả đối với giới học giả trong nước Việt Nam. Mặt khác, đối chiếu niên đại thì các giả thuyết này thể hiện sự vô lý: trống đồng của người Việt có niên đại cổ nhất là khoảng gần 2.800 năm trước, tranh Đông Hồ thì chỉ mới xuất hiện vài trăm năm trước, trong khi các yếu tố của Kinh Dịch đã được người Trung Quốc ghi lại trên giáp cốt văn từ thời nhà Thương cách đây 3.500 năm rồi, nên càng không có căn cứ để nói rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt. Bát quái và Kinh dịch đại diện cho quá trình diễn tiến nhận thức của người Trung Quốc cổ đại đối với các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội. Đầu tiên có các hào dương và hào âm với phù hiệu đơn giản nhất, sau đó phát triển thành 8 quẻ (Bát quái) có thể đại diện được cho tám loại hiện tượng của thế giới tự nhiên. Rồi lại phát triển tiếp tám tám sáu mươi tư quẻ, có thể thuyết minh cho nhiều hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội hơn. Cuối cùng mới có "Kinh dịch" với các lời quẻ là chính, cấu thành một tác phẩm triết học có thể đại diện cho vũ trụ quan, nhân sinh quan… của người Trung Quốc cổ đại. Mỗi một giai đoạn phát triển đều không thể chỉ là sự sáng tạo phát minh của một cá nhân nào đó, mà là một quá trình diễn tiến có sự kế thừa và phát triển trước sau, liên tục không ngừng. Nói Phục Hy sáng tạo ra Bát quái dựa trên "con long mã hiện hình" thực ra chỉ là truyền thuyết đơn giản hóa vấn đề mà thôi. Trình Di nói: "Rất huyền vi là Lý, rất tỏ rõ là Tượng, thể chất và công dụng vẫn là một nguồn, huyền vi và tỏ rõ không hề cách nhau, xem sự hội thông, để thi hành điển lễ của nó, thì Lời không có cái gì không đủ. Cho nên kẻ khéo học dịch, tìm kiếm về Lời, phải tự chỗ gần trước đã. Nếu mà khinh rẻ chỗ gần thì không phải là kẻ biết nói Kinh Dịch. Còn sự do Lời mà biết được Ý thì cốt ở người. Lưỡng Nghi là khởi nguồn của Kinh Dịch, đó là Âm và Dương, Dương được ghi lại bằng vạch liền (-) còn Âm vạch cách đoạn (--) Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ, vì thế được Tứ Tượng. Tứ tượng là 4 tượng, bao gồm: thái dương, thiếu dương, thái âm và thiếu âm. Nếu có thể người ta chồng hai quẻ kép lên nhau sẽ được 64 x 64 quẻ nữa. Nhưng có lẽ trí tuệ của con người chưa thể hiểu được những Quẻ đó, vì vậy tạm dừng lại ở 64 quẻ kép. Tiêu Diên Thọ có sáng kiến chồng 64 thẻ lên nhau tạo thành 64x64 = (mỗi quẻ mới gồm 12 hào), như thế quá nhiều nên ít ai theo. Các biểu tượng của Kinh Dịch là nằm trong tập hợp của 64 tổ hợp của các đường trừu tượng gọi là quẻ (卦 "guà"). Mỗi quẻ bao gồm 6 hào (爻 "yáo") được biểu diễn dưới dạng các đoạn thẳng nằm ngang; mỗi hào này có thể là Dương (đường liền nét) hay Âm (đường đứt nét bao gồm hai đoạn thẳng cách nhau một khe nhỏ). Với sáu đoạn thẳng này được đặt lên nhau từ dưới lên trên trong mỗi quẻ suy ra có 2 hay 64 tổ hợp của hào và như vậy có 64 quẻ. Mỗi quẻ được cho là tổ hợp của hai tập hợp con, mỗi tập con gồm ba đường gọi là quái (卦 "guà"). Như vậy có 2 hay 8 quái khác nhau. Mỗi quẻ đại diện cho một trạng thái, tiến trình hay sự thay đổi có thể xảy ra. Khi quẻ được gieo bằng một trong những phương thức của bói toán bằng Kinh Dịch thì mỗi một đường (hào) có thể là "tĩnh" hoặc "động". Hào động có thể có sự thay đổi từ Âm sang Dương hay ngược lại để tạo thành một quẻ khác, việc giải nghĩa của quẻ được gieo ban đầu dựa trên sự cân nhắc và xem xét các thay đổi đó. Các phương pháp truyền thống để gieo quẻ sử dụng số ngẫu nhiên để sinh ra quẻ, vì thế 64 quẻ này là không đồng nhất xét về xác suất. Có một số hình thức khác nhau sắp xếp quái và quẻ. Bát quái (八卦 "bā gùa") là sự sắp xếp của các quái, thông thường là trên gương hoặc đĩa. Truyền thuyết cho rằng Phục Hi đã tìm thấy bát quái được viết trên mai rùa (Xem Hà Đồ). Kiểu sắp xếp tám quái dựa trên suy diễn này gọi là Tiên thiên bát quái. Sự sắp xếp của vua Văn Vương được gọi là Hậu thiên bát quái. (Xem Lạc Thư) Vạch liền là Dương, tượng của mặt trời. Vạch đứt là Âm, tượng của mặt trăng. Mỗi một vạch (liền hoặc đứt) là một hào. Các thành phần này được biểu diễn trong một biểu tượng hình tròn chung (☯), được biết đến như "Thái Cực đồ" (☯) (太極圖 "taijitu"), nhưng nói chung người ta gọi tắt là đồ Âm-Dương (陰陽 "yin-yang"), miêu tả quan hệ giữa hai trạng thái của mọi thay đổi, chuyển dịch: khi Dương đạt tới cực đỉnh thì Âm bắt đầu phát sinh và ngược lại. Thái Cực đồ cũng là nguyên lý phát sinh Âm-Dương. Trong đó: Trong danh sách sau, quái và quẻ được biểu diễn bằng cách sử dụng các quy ước thông thường trong soạn thảo văn bản theo chiều ngang từ trái qua phải, với ký hiệu '|' cho Dương và ':' cho Âm. Lưu ý rằng, biểu diễn trong thực tế của quái và quẻ là các đường theo chiều đứng từ thấp lên cao (có nghĩa là để hình dung ra quái hay quẻ trong thực tế, ta cần phải quay đoạn văn bản biểu diễn chúng ngược chiều kim đồng hồ một góc 90°). Có tám quái hay "bát quái" (八卦 "bāguà") tạo thành do tổ hợp chập ba của Âm và/hoặc Dương: Ba hào dưới của quẻ, được gọi là "nội quái", được coi như xu hướng thay đổi bên trong. Ba hào trên của quẻ, được gọi là "ngoại quái", được coi như xu hướng thay đổi bên ngoài (bề mặt). Sự thay đổi chung của quẻ là liên kết động của những thay đổi bên trong và bên ngoài. Vì vậy, quẻ số 13 (|:||||) "Thiên Hỏa đồng nhân", bao gồm nội quái |:| (Ly hay Hỏa), liên kết với ngoại quái ||| (Càn/Trời). Bát quái nạp vào Hà Đồ và 8 đường kinh nạp vào Hà Đồ theo tính chất ngũ hành tương ứng được minh họa như sau: Dưới đây là sáu mươi tư quẻ của Kinh Dịch. Các quẻ từ số 01 đến số 30 được gọi là "Thượng Kinh", bắt đầu với hai quẻ Càn (trời), Khôn (đất) nên phần này đôi khi gọi là "đạo của Trời Đất". Các quẻ từ số 31 đến số 64 được gọi là "Hạ Kinh", bắt đầu với hai quẻ Hàm (tình yêu), Hằng (vợ chồng) nên phần này đôi khi gọi là "đạo của vợ chồng". Tên gọi các quẻ: tên gọi của mỗi quẻ gồm 3 phần, bắt đầu với tên của các quẻ đơn tạo nên nó, đầu tiên là ngoại quái rồi đến nội quái, phần cuối của tên chỉ ý nghĩa của quẻ. Ví dụ quẻ Thủy Hỏa Ký Tế: ví dụ khác là quẻ Địa Sơn Khiêm: Trong bảng mã Unicode các ký hiệu cho các quẻ của Kinh Dịch nằm trong khoảng từ 4DC0 đến 4DFF (19904 – 19967). Có thể tham khảo các mã Unicode ở Yijing Hexagram Symbols Sự phát triển của hình thức biểu diễn nhị phân dựa trên Âm và Dương (Thái Dương, Thái Âm; Thiếu Dương hay Thiếu Âm) (xem mục "#Bói toán" dưới đây) là những nền tảng để quẻ được xây dựng nên từ đó. Âm và Dương có liên quan đến nhiều trường phái khác nhau của văn minh Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là liên quan đến Lão giáo. Một cách nhìn nhận khác cho rằng Kinh Dịch là những văn bản đạo đức hay triết học khởi thủy của đạo Khổng. Cách nhìn nhận này dựa trên các yếu tố sau: Cả hai cách nhìn nhận này đã chứng minh rằng Kinh Dịch là nền tảng của các triết lý Trung Hoa, là nền tảng cho cả hai trường phái Khổng - Lão. Từng bị lãng quên khi đạo Phật phát triển ở Trung Quốc thời nhà Đường, Kinh Dịch đã nhận được nhiều sự chú ý hơn từ các trường phái trong thời kỳ nhà Tống. Nó đi kèm theo với sự đánh giá lại đạo Khổng bởi những người theo Khổng giáo trong sự kết hợp với các triết lý trừu tượng của đạo Lão và đạo Phật, và được biết đến ở phương Tây như là tân Khổng giáo. Kinh Dịch đã giúp cho các triết gia Khổng giáo thời Tống tổng hợp các thuyết vũ trụ học của đạo Lão và đạo Phật cùng với các luân lý của đạo Khổng và đạo Lão. Sản phẩm cuối cùng là một thuyết vũ trụ học mới, có thể liên quan đến cái gọi là "Đạo đã mất" của Khổng Tử và Mạnh Tử. Trong bài báo của mình "Explication de l'Arithmétique Binaire" (1703) Gottfried Leibniz viết rằng ông tìm thấy trong quẻ nền tảng của tính vũ trụ trong hệ thống đếm cơ số nhị phân. Ông lấy hình dạng tổ hợp tìm thấy trong quẻ để biểu diễn trật tự nhị phân, vì thế ¦¦¦¦¦¦ tương đương với trật tự nhị phân 000000 và ¦¦¦¦¦| sẽ là 000001 v.v. Kinh Dịch đã có một lịch sử lâu dài trong việc sử dụng để xem bói và có nhiều phương thức khác nhau để lấy và diễn giải một quẻ trong mối quan hệ tương hỗ của nó với những quẻ khác. Dưới thời Nhà Tần với chủ trương Đốt sách chôn nho thì Tần Thủy Hoàng coi Kinh Dịch, Chu Dịch chỉ là sách bói đơn thuần (vô hại) nên bộ sách này đã không bị đốt. Cờ Dịch là trò chơi trên bàn dành cho hai người, được tạo ra dựa vào Lạc Thư. Cờ Dịch chứa đựng tư tưởng cốt lõi của Kinh Dịch cũng như Vương Đạo - đường lối dùng đức, tài để trị vì thiên hạ của người quân tử. Nếu như trong cờ vây, cờ tướng hay cờ vua, người chơi tập trung tìm cách chiếm đất hay tiêu diệt quân đối phương, thì trong cờ Dịch, người chơi chỉ cần thay đổi vị trí các quân cờ để xoay chuyển cục diện. Quốc kỳ của Hàn Quốc có chứa Thái Cực đồ (được cho là nguồn gốc phát sinh vạn vật trong vũ trụ). Thái Cực đồ được bao quanh bởi bốn trong tám quái là Càn (Trời), Khôn (Đất), Ly (Lửa) và Khảm (Nước). Quốc kỳ Đế quốc Việt Nam có nền vàng và quẻ Ly ở giữa, quốc kỳ Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa có nền vàng và quẻ Càn ở giữa. Kinh Dịch có ảnh hưởng không giới hạn trong giới học giả Trung Quốc cũng như trong các hoạt động kinh tế - văn hóa, xã hội khác trong suốt lịch sử phát triển của dân tộc này. Người châu Âu biết đến Kinh Dịch tương đối muộn và sự hiểu biết về nó gần như còn rất sơ khai. Tuy nhiên gần đây một số văn, nghệ sĩ cũng như các ban nhạc châu Âu đã sử dụng nó trong các tác phẩm của mình như John Cage, Philip K. Dick, Dead Prez, George Harrison của nhóm Beatles...
3015
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3015
Sức mua tương đương
Sức mua tương đương (hay được viết tắt là PPP xuất phát từ "purchasing power parity") là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ. Khi tính toán mức sống tại một quốc gia, bất kỳ thu nhập tiền tệ nào cũng phải được xem xét dựa theo số lượng hàng hóa và dịch vụ mà số tiền đó có thể mua ở địa phương. Cùng một loại hàng hóa sẽ có giá khác nhau phụ thuộc vào quốc gia mà nó được bán. Chỉ số này còn quan trọng hơn cả GDP khi tính toán về điều kiện sống của người dân tại 1 quốc gia. Một số ví dụ: Vì lý do này, người ta thường không sử dụng GDP danh nghĩa mà sử dụng sức mua tương đương khi so sánh năng lực sản xuất thực sự, tỷ lệ nghèo đói và mức sống của người dân giữa các quốc gia. Trong kinh tế học, với giả định rằng mọi nền kinh tế đều mở cửa hoàn toàn để hàng hóa có thể lưu thông từ nước này sang nước kia và bỏ qua chi phí vận tải hàng hóa từ nước này sang nước kia, thì tỷ giá hối đoái tính theo phương pháp sức mua tương đương đúng bằng tỷ giá hối đoái spot. Tuy nhiên trong thực tế, khi hai giả định trên không được đảm bảo và vì thêm nhiều yếu tố khác, hai mức tỷ giá hối đoái thường khác nhau. Khi so sánh tổng sản phẩm quốc nội của các nước, các cơ quan thống kê hay quy đổi tổng sản phẩm các nước theo cùng một đơn vị tiền tệ (thường là dollar Mỹ). Và khi dùng hai loại tỷ giá hối đoái spot và tỷ giá hối đoái theo sức mua tương đương sẽ cho hai con số GDP khác nhau. Việc tính tỷ giá theo sức mua tương đương hoàn toàn không dễ dàng. Thứ nhất, sự khác biệt trong mẫu hình tiêu dùng và sản xuất làm cho việc xác định một giỏ hàng ‘tiêu chuẩn’ chung trở nên khó khăn: các hàng hóa phổ thông (ví dụ như quần áo, thực phẩm) là khá dễ dàng để so sánh; nhưng thu hẹp xuống các mặt hàng cao cấp (ô-tô, điện thoại di động, mỹ phẩm...) là phức tạp hơn nhiều. Ngoài ra còn cần đến sự bù đắp cho những khác biệt về các yếu tố như là chất lượng sản phẩm, vì khó mà kiếm được một thứ hàng hóa ở các nước khác nhau mà vẫn giống hệt nhau. Trong cố gắng tìm một thứ hàng hóa như vậy, tạp chí The Economist đã chọn bánh Big Mac và cho ra Chỉ số Big Mac. Tuy nhiên trong thực tế, để phù hợp với khẩu vị của các địa phương, McDonald vẫn làm bánh Big Mac ở địa phương này không hoàn toàn giống Big Mac ở địa phương kia. Thêm vào đó, thực phẩm như Big Mac thường được sản xuất tại địa phương và giá nhân công địa phương sẽ ảnh hưởng tới giá Big Mac. Gần đây, công ty CommSec lại giới thiệu Chỉ số iPad để đo PPP. Mặc dù có vẻ như PPP và quy luật một giá giống nhau, vẫn có sự khác biệt: quy luật một giá áp dụng cho từng mặt hàng trong khi PPP áp dụng cho mức giá chung. Nếu quy luật một giá đúng với mọi hàng hóa thì khi đó PPP cũng chính xác; tuy nhiên, khi bàn về độ hợp lệ của PPP, một số người cho rằng quy luật một giá không nhất thiết phải chính xác để PPP có hiệu lực. Nếu quy luật một giá không chính xác với một mặt hàng nhất định, mức giá sẽ không đủ khác quá nhiều so với mức giá dự đoán bởi PPP. Thuyết sức mua tương đương cho rằng tỷ giá hối đoái giữa một đơn vị tiền đến và một đơn vị tiền tệ khác là cân bằng khi sức mua trong nước của họ với tỷ giá đó là tương đương. Bảng sau, dựa trên dữ liệu từ tính toán vào tháng 1 năm 2013 của "The Economist"', cho thấy sự thấp hơn (−) hay cao hơn (+) của đơn vị tiền tệ địa phương so với đô là Mỹ trên đơn vị %, theo chỉ số Big Mac. Ví dụ, giá địa phương của một chiếc Big Mac tại Hồng Kông khi chuyển đổi sang đô la Mỹ tại tỷ giá hối đoái là 2,19 đô là Mỹ, hay 50% của giá địa phương của một chiếc Big Mac tại Mỹ là 4,37 đô la Mỹ. Do đó đô la Hồng Kông bị đánh giá thấp 50% so với đô la Mỹ theo cơ sở PPP. Giống như chỉ số Big Mac, chỉ số iPad (được tạo ra bởi CommSec) so sánh giá một sản phẩm tại các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, không giống như Big Mac, tất cả iPad được sản xuất tại một địa điểm (trừ mẫu bán ở Brasil) và tất cả iPad (cùng một mẫu) đều có đặc điểm giống nhau. Do đó khác biệt về giá là do chi phí vận chuyển, thuế và những chi phí xuất hiện tại từng thị trường. Ví dụ mỗi iPad tại Argentina đắt gấp đôi tại Mỹ. Giống như chỉ số Big Mac, chỉ số KFC đo PPP giữa các quốc gia châu Phi, được đưa ra bởi Sagaci Research (một công ty nghiên cứu thị trường tập trung vào châu Phi). Thay vì so sánh một chiếc Big Mac, chỉ số này so sánh một xô gà KFC truyền thống 12/15 miếng một xô. Ví dụ, giá trung bình của một xô gà KFC 12 miếng. Xô gà ở Mỹ vào tháng 1 năm 2016 là $20,50; trong khi ở Namibia nó chỉ là $13,40 theo tỷ giá hối đoái. Vì vậy, chỉ số này cho thấy đô la Namibia bị đánh giá thấp 33% tại thời điểm đó.
3035
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3035
ASCII
ASCII (tên đầy đủ: "American Standard Code for Information Interchange" - Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ), thường được phát âm là "át-xơ-ki", là bộ ký tự và bộ mã ký tự dựa trên bảng chữ cái La Tinh được dùng trong tiếng Anh hiện đại và các ngôn ngữ Tây Âu khác. Nó thường được dùng để hiển thị văn bản trong máy tính và các thiết bị thông tin khác. Nó cũng được dùng bởi các thiết bị điều khiển làm việc với văn bản. Cũng như các mã máy tính biểu diễn ký tự khác, ASCII quy định mối tương quan giữa kiểu bit số với ký hiệu/biểu tượng trong ngôn ngữ viết, vì vậy cho phép các thiết bị số liên lạc với nhau và xử lý, lưu trữ, trao đổi thông tin hướng ký tự. Bảng mã ký tự ASCII, hoặc các mở rộng tương thích, được dùng trong hầu hết các máy tính thông thường, đặc biệt là máy tính cá nhân và máy trạm làm việc. Tên MIME thường dùng cho bảng mã này là "US-ASCII". ASCII chính xác là mã 7-bit, tức là nó dùng kiểu bit biểu diễn với 7 số nhị phân (thập phân từ 0 đến 127) để biểu diễn thông tin về ký tự. Vào lúc ASCII được giới thiệu, nhiều máy tính dùng nhóm 8-bit (byte hoặc, chuyên biệt hơn, bộ tám) làm đơn vị thông tin nhỏ nhất; bit thứ tám thường được dùng bit chẵn-lẻ (parity) để kiểm tra lỗi trên các đường thông tin hoặc kiểm tra chức năng đặc hiệu theo thiết bị. Các máy không dùng chẵn-lẻ thường thiết lập bit thứ tám là zero, nhưng một số thiết bị như máy PRIME chạy PRIMOS thiết lập bit thứ tám là một. ASCII được công bố làm tiêu chuẩn lần đầu vào năm 1963 bởi Hiệp hội tiêu chuẩn Hoa Kỳ (American Standards Association, ASA), sau này đổi thành ANSI. Có nhiều biến thể của ASCII, hiện tại phổ biến nhất là ANSI X3.4-1986, cũng được tiêu chuẩn hoá bởi Hiệp hội nhà sản xuất máy tính châu Âu (European Computer Manufacturers Association) ECMA-6, ISO/IEC 646:1991 Phiên bản tham khảo quốc tế, ITU-T Khuyến cáo T.50 (09/92), và RFC 20 (Request for Comments). Nó được dùng trong Unicode, một thay thế có thể xảy ra của nó, như là 128 ký tự 'thấp nhất'. ASCII được xem là tiêu chuẩn phần mềm thành công nhất từng được công bố từ trước tới nay. Các chủ đề liên quan: Các biến thể của ASCII dùng trong máy tính:
3036
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3036
Phương trình đại số
Một phương trình đại số với "n" biến số là một phương trình có dạng: trong đó "f"("x","x"...,"x") là một đa thức của "n" ẩn "x", "x"..., "x". với formula_2 là các hệ số thực (hoặc phức), các số mũ "e" là các số nguyên không âm và tổng trên là hữu hạn. Tổng các số mũ của các ẩn "e"+"e"+...+"e" của mỗi số hạng, được gọi là bậc của số hạng đó. Bậc lớn nhất của mỗi số hạng được gọi là bậc của phương trình. Nghiệm của các phương trình đại số một ẩn với hệ số nguyên được gọi là số đại số. Số đại số phân biệt với số siêu việt (số không phải là nghiệm của một phương trình đại số). Niels Henrik Abel và Évariste Galois đã chứng minh được rằng không có phương pháp đại số tổng quát nào để giải phương trình đại số với bậc lớn hơn bốn Các số x thỏa mản f(x) = 0 được gọi là nghiệm của phương trình. Quá trình tìm nghiệm của phương trình được gọi là giải phương trình. Thí dụ cho phương trình Chia 2 vế cho 2 Từ trên, ta thấy formula_5 là nghiệm của phương trình formula_3 vì thế giá trị của x vào phương trình ta được Lý thuyết phương trình đại số có lịch sử từ rất lâu đời. Từ năm 2000 trước Công nguyên, người Ai Cập đã biết giải các phương trình bậc nhất, người Babylon đã biết giải các phương trình bậc hai và tìm được những bảng đặc biệt để giải phương trình bậc ba. Tất nhiên các hệ số của phương trình được xét đều là những số đã cho nhưng cách giải của người xưa chứng tỏ rằng họ cũng đã biết đến các quy tắc tổng quát. Trong nền toán học của người Hi Lạp, lý thuyết phương trình đại số được phát triển trên cơ sở hình học, liên quan Đến việc phát minh ra tính vô ước của một số đoạn thẳng. Vì lúc đó, người Hi Lạp chỉ biết các số nguyên dương và phân số dương nên đối với họ, phương trình x²= 2 vô nghiệm. Tuy nhiên, phương trình đó lại giải được trong phạm vi các đoạn thẳng vì nghiệm của nó là đường chéo của hình vuông có cạnh bằng 1. Đến thế kỷ VII, lý thuyết phương trình bậc nhất và bậc hai được các nhà toán học Ấn Độ phát triển, họ cho ra đời phương pháp giải phương trình bậc hai bằng cách bổ sung thành bình phương của một nhị thức. Sau đó, người Ấn Độ cũng sử dụng rộng rãi các số âm, số Ả Rập với cách viết theo vị trí của các chữ số. Đến thế kỷ thứ XVI, các nhà toán học La Mã là Tartlia (1500 - 1557), Cardano (1501 - 1576) và nhà toán học Ferrari (1522 - 1565) đã giải được các phương trình bậc ba và bậc bốn. Đầu thế kỷ XIX, nhà toán học người Na Uy Henrik Abel cho rằng không thể phương trình tổng quát bậc lớn hơn bốn bằng các phương toán học thông thường của đại số. Không lâu sau đó, nhà toán học người Pháp Évariste Galois đã hoàn tất công trình lý thuyết về phương trình đại số của loài người.
3039
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3039
Phương trình tuyến tính
Phương trình tuyến tính (hay còn gọi là phương trình bậc một hay phương trình bậc nhất) là một phương trình đại số có dạng: Phương trình bậc một được gọi là phương trình tuyến tính vì đồ thị của phương trình này (xem hình bên) là đường thẳng (theo Hán-Việt, "tuyến" nghĩa là "thẳng"). Nghiệm số của phương trình trên là: Khi formula_3 Phương trình này không có nghiệm khi "b" khác không, và có vô số nghiệm (mọi số "x") khi "b" bằng 0. Trên thực tế, khi "a" bằng 0, phương trình trên đã không còn là phương trình bậc nhất nữa; nó đã trở thành phương trình bậc 0. Khi "a" khác 0, phương trình luôn có một nghiệm duy nhất. Mở rộng cho hệ phương trình tuyến tính kiệt Phương trình tuyến tính có thể mở rộng ra trường hợp nhiều "n" biến:
3041
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3041
Biến số
Trong lịch sử toán học, biến số (gọi ngắn là biến) là một đại lượng có giá trị bất kỳ, không bắt buộc phải duy nhất có một giá trị (không có giá trị nhất định). Biến số là số có thể thay đổi giá trị trong một tình huống có thể thay đổi. Ngược lại với biến số là một hằng số. Hằng số là một số không thay đổi trong mọi tình huống. Thuật ngữ "biến" dùng để chỉ các đại lượng (chẳng hạn các đại lượng vật lý như khối lượng, thời gian, các đại lượng hình học như độ dài, diện tích, thể tích...) có thể nhận các giá trị khác nhau trong một tập hợp nào đấy (được gọi là miền biến thiên của nó). Theo quan điểm động, người ta gọi chúng là các đại lượng biến thiên, hay đơn giản là các biến. Nếu tập hợp các giá trị của biến X là tập hợp số thì nó được gọi là biến số. Cũng có những biến không phải là biến số như "biến lôgic", "biến Boolean", "biến ký tự"... Giá trị của các biến thường liên quan đến nhau. Khi xét quan hệ giữa chúng với nhau, một số biến được xem là độc lập được gọi là các biến độc lập, một số biến sẽ nhận giá trị phụ thuộc vào các biến khác, được gọi là biến phụ thuộc. Xem thêm định nghĩa hàm số. Khi xét quan hệ phụ thuộc giữa các biến, nếu đã biết giá trị của một số biến, nếu cần có thể xác định giá trị của một hoặc một số biến chưa biết, khi đó các biến cần tìm giá trị được gọi là các "ẩn" ("ẩn số"), các biến đã biết giá trị được gọi là các tham biến (tham số), còn hệ thức biểu diễn mối liên hệ giữa các biến (thường là một đẳng thức/bất đẳng thức) được gọi là các phương trình/bất phương trình, việc tìm giá trị của các ẩn được gọi là giải phương trình/bất phương trình. Các giá trị tìm được của các ẩn được gọi là nghiệm của phương trình/bất phương trình.
3043
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3043
Chúa tể những chiếc nhẫn
Chúa tể những chiếc nhẫn (tiếng Anh: The Lord of the Rings) là một thiên tiểu thuyết kiệt xuất của nhà văn J. R. R. Tolkien, một nhà ngữ văn, Giáo sư, Nhà ngôn ngữ học, Triết gia người Anh. Ông dạy Tiếng Anh cổ và Tiếng Anh ở Đại học Oxford cho đến khi ông về hưu năm 1959. Ông đã dành phần lớn đời mình cho công việc nghiên cứu về lịch sử của các thần thoại Bắc Âu, như Thần thoại Anh và Thần thoại Phần Lan. Với 150 triệu bản được bán ra, quyển sách trở thành tiểu thuyết bán chạy thứ hai của mọi thời đại sau cuốn "Chuyện hai thành phố". "The Lord of the Rings" thực sự là tập hợp quy mô những hiểu biết về một thế giới tưởng tượng có tên là Middle Earth (hay vùng Trung Địa) với nhiều giống loài khác nhau như The Man (người thường), Hobbit (bán nhân), Dwarf (người lùn râu dài), Elf (tiên tộc), Ent (mộc tinh), Goblin (yêu tinh), Orc (người orc), Uruk-hai (giống orc mới), Warg (ma sói), Great Eagle (Đại bàng lớn)... "The Lord of the Rings" được chia ra làm 3 phần (lưu ý nó vẫn là một câu chuyện, các phần liên kết chặt với nhau), phần nhiều tại vì thiếu giấy sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng toàn cốt truyện xảy ra trong 4 quyển, bắt đầu với "The Hobbit" – xuất bản năm 1937, kể lại những chuyến phiêu lưu mạo hiểm của một Hobbit có tên là Bilbo Baggins. Cũng trong năm đó, theo yêu cầu từ phía nhà xuất bản của mình, Stanley Unwin, Tolkien bắt tay vào việc sáng tác một bộ "The Hobbit" mới. Ba phần của Chúa tể những chiếc nhẫn được xuất bản trong thời gian từ 1954 đến 1955, được chia ra làm 6 quyển, xoay quanh những năm tháng vĩ đại của Trung Địa trong cuộc chiến chống lại chúa tể bóng tối Sauron của các dân tộc tự do tại Trung Địa. Tại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học liên kết với Nhã Nam đã phát hành trọn bộ "Chúa tể những chiếc nhẫn" với ba tập do Nguyễn Thị Thu Yến và Đặng Trần Việt biên dịch. Trong những năm đầu của thập niên 2000, bộ ba phim của Peter Jackson đã làm say mê cả thế giới. Phần thứ ba, "The Return of the King", đã đạt doanh thu hơn 1 tỉ USD, nhận 11 giải Oscar, sánh vai cùng những bộ phim nổi tiếng như "Ben-Hur" và "Titanic".
3044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3044
Bộ Sếu
Bộ Sếu (Gruiformes) là một bộ chim gồm một số lượng đáng kể các họ chim còn sinh tồn và tuyệt chủng, với sự đa dạng về địa lý rộng khắp. Gruiform có nghĩa là "giống như sếu". Theo truyền thống, một số họ chim lội nước và trên cạn dường như không thuộc về bất kỳ bộ nào khác được phân loại vào bộ Sếu. Chúng bao gồm 14 loài sếu lớn, khoảng 145 loài gà nước nhỏ hơn, cũng như một loạt các họ bao gồm một đến ba loài, chẳng hạn như Heliornithidae, chim limpkin hoặc Psophiidae. Những loài chim khác đã được đặt vào bộ này do chúng cần được đặt vào "đâu đó"; điều này đã khiến cho bộ Sếu mở rộng thiếu các dị hình đặc trưng. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các "loài sếu kỳ lạ" này chỉ có quan hệ (nếu có) một cách lỏng lẻo với sếu, gà nước và các họ hàng khác (các "loài sếu cốt lõi"). Bộ GRUIFORMES
3049
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3049
Nguyễn
Nguyễn (đôi khi viết tắt ) là họ của người Á Đông. Họ Nguyễn là họ người phổ biến nhất của người Việt. Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại Triều Tiên và Trung Quốc () dù ít phổ biến hơn. Trong tiếng Triều Tiên, họ này đọc là Won hay Wan ( hay ). Theo nhiều cuộc điều tra dân số năm 2022 họ Nguyễn có tới 90 triệu người trên toàn thế giới, vào năm 2023 là trên 100 triệu người. Đây là họ có số người nhiều nhất ở Việt Nam (khoảng 40%), nhiều thứ 4 trên thế giới chỉ đứng sau họ Lý và họ Vương, Trương của Trung Quốc vào năm 2002. Ngoài Việt Nam, họ này cũng phổ biến ở những nơi có người Việt định cư. Tại Úc, họ này đứng thứ 7 và là họ không bắt nguồn từ Anh phổ biến nhất. Tại Pháp, họ này đứng thứ 54. Tại Hoa Kỳ, họ Nguyễn được xếp hạng thứ 57 trong cuộc Điều tra Dân số năm 2000, nhảy một cách đột ngột từ vị trí thứ 229 năm 1990, và là họ gốc thuần Á châu phổ biến nhất. Tại Na Uy họ Nguyễn xếp hạng thứ 73 và tại Cộng hòa Séc nó dẫn đầu danh sách các họ người ngoại quốc. Trong giai đoạn đương đại, dòng tộc họ Nguyễn ở các nước, đặc biệt tại Việt Nam và Trung Quốc có xu hướng gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, với mục tiêu cao nhất là gắn kết các chi tộc từ khắp nơi trên thế giới với nhau. Một số hoạt động truyền thống có thể kể đến, như: xây dựng ngày giỗ Tổ dòng tộc, chi tộc; lập Quỹ khuyến học; dựng văn bia, nhà truyền thống; các hoạt động văn hóa - văn nghệ... Ở một số nơi của Việt Nam, các thế hệ dòng tộc họ Nguyễn lập thành các Nhà thờ Tổ dòng họ với quy mô thành viên đến hàng ngàn người từ khắp các tỉnh, thành và hải ngoại về nước tụ họp trong ngày giỗ Tổ.
3052
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3052
Johann Sebastian Bach
Johann Sebastian Bach (; 21 tháng 3 năm 1685 - 28 tháng 7 năm 1750) là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ organ, vĩ cầm, đại hồ cầm, và đàn harpsichord người Đức thuộc thời kỳ Baroque (1600 – 1750). Nhờ kỹ năng điêu luyện trong cấu tạo đối âm, hòa âm, và tiết tấu, cũng như khả năng điều tiết nhịp điệu, hình thái, và bố cục âm nhạc nước ngoài, nhất là từ Ý và Pháp, Bach đã góp phần làm giàu nền âm nhạc Đức. Nhiều sáng tác của Bach vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay như "Brandeburg Concertos, Mass cung Si thứ, The Well-Tempered Clavier", những bản "cantata", những bài hợp xướng, những "partita, passion", và những bản nhạc dành cho organ. Âm nhạc của Bach được xem là có chiều sâu trí tuệ, đáp ứng những yêu cầu chuyên môn, và thấm đẫm nét đẹp nghệ thuật. Bach chào đời ở Eisenach trong một gia đình có truyền thống âm nhạc; phụ thân ông, Lê Thiện Thành Bach, phụ trách âm nhạc cho thị trấn, tất cả chú bác của ông đều hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp. Cậu bé Bach được bố dạy chơi vĩ cầm, harpsichord, chú Johann Christoph Bach dạy ông chơi clavichord và giới thiệu về âm nhạc đương đại. Bach đến học ở Trường St Michael tại Lüneburg nhờ khả năng xướng âm của cậu. Sau khi tốt nghiệp, Bach giữ một vài vị trí chuyên trách âm nhạc trên nước Đức: giám đốc âm nhạc cho Leopold, Hoàng tử Anhalt- Köthen; nhạc trưởng ở nhà thờ St Thomas tại Leipzig; và nhà soạn nhạc cung đình cho August III. Từ năm 1749, sức khỏe và thị lực của Bach bị suy giảm, đến ngày 28 tháng 7 năm 1750, ông từ trần. Các sử gia đương đại tin rằng Bach qua đời do biến chứng của cơn đột quỵ và do bệnh phổi. Sinh thời, dù được trọng vọng khắp Châu Âu như là một nghệ sĩ organ tài năng, mãi đến nửa đầu thế kỷ 19, Bach mới được nhìn nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại khi người ta bắt đầu quan tâm đến tài năng âm nhạc của ông. Ngày nay, ông được xem là một trong những nhà soạn nhạc có nhiều ảnh hưởng nhất của thời kỳ Baroque, và là một trong số những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất từ trước đến nay. Johann Sebastian Bach sinh tại Eisenach, Saxe-Eisenach ngày 21 tháng 3 năm 1685, là con trai của Johann Ambrosius Bach, phụ trách âm nhạc cho thị trấn, và Maria Elisabeth Lämmerhirt. Cậu là con thứ tám của Johann Ambrosius, (con trai đầu của ông được 14 tuổi khi Bach ra đời), người đã dạy Bach chơi vĩ cầm cũng như lý thuyết âm nhạc căn bản. Các chú bác của Bach đều hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp như nghệ sĩ organ cho nhà thờ, nhạc sĩ cung đình, và nhà soạn nhạc. Chú Johann Christoph Bach dạy Bach chơi organ, một người anh họ của Bach, Johann Ludwig Bach, là nhà soạn nhạc và nghệ sĩ organ nổi tiếng. Khoảng năm 1735, Bach soạn một quyển gia phả tựa đề "Nguồn gốc gia đình âm nhạc Bach". Mẹ của Bach mất năm 1694, tám tháng sau cha cậu cũng qua đời. Bach, mới 10 tuổi, đến sống với người anh cả, Johann Christoph Bach, nghệ sĩ đàn organ tại Nhà thờ Michael ở Ohrdruf, Saxe-Gotha-Altenburg. Ở đây, người anh dạy cậu em chơi đàn clavichord, và giới thiệu các tác phẩm của những nhà soạn nhạc bậc thầy thời ấy như Johann Pachelbel (từng là thầy của Johann Christoph), Johann Jakob Froberger, Jean-Bapiste Lully, Louis Marchand, Marin Marais, và Girolamo Frescobaldi. Cũng trong thời gian này, cậu đến trường để học thần học, tiếng La-tinh, Hi văn, tiếng Pháp, và tiếng Ý. Lúc 14 tuổi, Bach nhận học bổng để theo học tại Trường St Michael danh giá ở Lüneburg. Cùng với việc học biết về nền văn hóa châu Âu, Bach hát trong ca đoàn, chơi đàn organ và harpsichord. Cậu cũng có cơ hội tiếp xúc với các con trai của những nhà quý tộc từ miền Bắc nước Đức đến học những môn học khác trong trường. Là một tài năng âm nhạc, Bach có dịp gặp gỡ những nghệ sĩ organ xuất sắc thời ấy ở Lüneburg, Böhm, và khu vực gần Hamburg như Johann Adam Reincken. Tháng 1, 1703, sau khi tốt nghiệp Bach nhận lời chơi đàn organ cho thị trấn Sangerhausen, rồi được bổ nhiệm làm nhạc sĩ cung đình tại nhà nguyện của Công tước Johann Ernst ở Weimar. Nhiệm vụ của ông không rõ ràng, nhưng chắc chắn phải làm những công việc không liên quan đến âm nhạc như hầu bàn. Tuy nhiên, trong bảy tháng ở Weimar, Bach trở thành nghệ sĩ organ nổi tiếng, ông được mời kiểm tra và biểu diễn với chiếc đàn organ mới ở Nhà thờ St Boniface tại Arnstadt, khoảng 40 km tây nam Weimar. Tháng 8, 1703, ông đến nhận việc tại St Boniface với nhiệm vụ nhẹ nhàng và khoản lương khá hậu hĩnh, và một chiếc đàn tốt còn mới. Năm 1706, Bach đến chơi đàn organ cho Nhà thờ St Blasius ở Mühlhausen với thù lao, điều kiện làm việc, và ca đoàn đều tốt hơn. Bốn tháng sau, Bach kết hôn với Maria Barbara. Bốn trong số bảy người con của họ sống đến tuổi trưởng thành, trong đó có Wilhelm Friedemann Bach, và Carl Philipp Emanuel Bach, cả hai đều là những nhà soạn nhạc xuất sắc. Bach thuyết phục nhà thờ và hội đồng thành phố cấp một số tiền lớn để tân trang chiếc đàn organ của nhà thờ; đổi lại, Bach sáng tác một bản cantata lễ hội - "Gott ist mein König, BWV 71"— cho lễ nhậm chức của hội đồng trong năm 1708. Hội đồng cho phát hành, và tác phẩm là một thành công vang dội. Năm 1708, Bach rời Mühlhausen trở lại Weimar, lần này ông vừa chơi đàn organ vừa giữ vị trí vĩ cầm chính cho dàn nhạc hòa tấu tại cung điện công tước; tại đây, ông có cơ hội làm việc với nhiều nhạc sĩ chuyên nghiệp. Năm sau, con đầu lòng của Bach ra đời, chị của Maria Barbara đến sống chung và giúp đỡ vợ chồng Bach cho đến khi bà qua đời năm 1729. Tại Weimar, Bach khởi sự soạn những bản hòa tấu và nhạc dành cho bộ gõ, cũng như tiếp tục sáng tác và trình diễn đàn organ, và hòa tấu cho ban đồng diễn của công tước. Ông cũng viết những khúc nhạc dạo và tấu pháp về sau được đưa vào kiệt tác "Das Wohltemperierte Clavier" của ông. gồm hai quyển biên soạn năm 1722 và 1744. Cũng tại Weimar, Bach soạn quyển "Organ cho Trẻ em" dành cho con trai đầu của ông, Wilhelm Friedmann, gồm những bản thánh ca Lutheran được soạn lại với cấu trúc phức tạp hơn được dùng để dạy đàn organ. Lúc ấy, những nhà âm nhạc học tranh luận xem bản cantata Giáng sinh "Christen, ätzet diesen Tag", BWV 63, nên được trình diễn ở Halle năm 1713, hay nên đợi đến lễ kỷ niệm hai trăm năm cuộc Cải cách Kháng Cách tổ chức năm 1717. Dần dà, Bach không còn được hâm mộ ở Weimar, theo bản tường trình của một thư ký tòa án, ông bị bắt giam khoảng một tháng trước khi bị đuổi việc. Năm 1717, Leopold, Hoàng tử xứ Anhalt-Köthen, thuê Bach làm giám đốc âm nhạc. Hoàng tử Leopold, cũng là một nhạc sĩ, trân trọng tài năng của Bach, trả lương hậu hĩnh, và để ông tự do trong sáng tác và trình diễn. Hoàng tử là người theo Thần học Calvin không cầu kỳ trong việc sử dụng âm nhạc trong thờ phượng, do đó, hầu hết sáng tác của Bach trong giai đoạn này không liên quan đến các chủ đề tôn giáo như "Orchestra Suites, Six Suites for Unaccompanied Cello, Sonatas and Partitas for Solo Violin", và "Brandenburg Concertos". Bach cũng soạn những bản cantata cho triều đình như "Die Zeit, die Tag und Jahre macht", BWV 134a. Mặc dù cùng tuổi, ngưỡng mộ nhau, và sống cách nhau chỉ 80 dặm, Bach và Handel chưa bao giờ gặp nhau. Năm 1719 Bach đi 20 dặm từ Köthen đến Halle để gặp Handel nhưng lại nhằm lúc Handel vừa rời khỏi thành phố. Năm 1730, con trai của Bach, Friedmann đi Halle để mời Handel đến thăm gia đình Bach ở Leipzig, nhưng rồi chuyến viếng thăm chẳng bao giờ thực hiện được. Ngày 7 tháng 7 năm 1720, khi Bach đang ở nước ngoài với Hoàng tử Leopold, vợ của Bach đột ngột qua đời. Năm sau, ông gặp Anna Magdalena Wilcke, một ca sĩ tài năng giọng nữ cao nhỏ hơn Bach 17 tuổi, lúc ấy đang trình diễn tại triều đình ở Köthen; ngày 3 tháng 12 năm 1721, hai người kết hôn. Tổng cộng họ có đến 13 người con, trong đó sáu người sống đến tuổi trưởng thành: Gottfried Heinrich, Johann Christoph Friedrich, Johann Christian, cả ba đều là những nhạc sĩ tài danh; Elisabeth Juliane Friederica (1726–81), kết hôn với học trò của Bach, Johann Christoph Altniko; Johanna Carolina (1737–81); và Regina Susanna (1742–1809). Năm 1723, Bach được bổ nhiệm phụ trách âm nhạc cho Trường St Thomas thuộc Nhà thờ St Thomas tại Leipzig, đồng thời kiêm nhiệm Giám đốc Âm nhạc cho ba nhà thờ chính trong thành phố: Nhà thờ St Nikolai, Nhà thờ St Pauline, và Nhà thờ Đại học Leipzig. Đây là một vị trí được trọng vọng tại một trung tâm thương mại của Saxony, ông phục vụ ở đây suốt 27 năm cho đến khi qua đời. Công việc của Bach là dạy hát cho học sinh Trường St Thomas và soạn nhạc cho các nhà thờ chính ở Leipzig. Bach cũng dạy tiếng La-tinh, và được phép sử dụng một phụ tá để thay thế ông trong nhiệm vụ này khi cần thiết. Người ta yêu cầu ông soạn một bản cantata cho mỗi lễ Chủ nhật, và cho những ngày lễ khác trong năm. Bach cũng thường trình diễn những bản cantata của riêng ông, hầu hết đều được sáng tác trong ba năm đầu ông đến sống ở Leipzig. Phần lớn những sáng tác hòa tấu dẫn ý từ những chương phúc âm đọc trong lễ thờ phượng mỗi Chủ nhật và những ngày lễ được ấn định trong lịch giáo nghi của Giáo hội Luther. Bach tuyển các giọng nữ cao và giọng nữ trầm từ Trường St Thomas, giọng nam cao và nam trầm từ trong và ngoài trường. Ca đoàn thường hát cho lễ thành hôn và tang lễ để kiếm thêm thu nhập; có lẽ vì mục đích này cũng như cho chương trình đào tạo của nhà trường mà Bach viết ít nhất là sáu motet (đoản khúc), năm trong số đó được soạn cho ca đoàn. Trong nhà thờ, Bach thường trình bày các đoản khúc của những nhà soạn nhạc khác. Không chỉ sáng tác và trình diễn trong các thánh lễ, tháng 3 năm 1729, Bach nhận lời làm giám đốc "Collegium Musicum", chương trình trình diễn do nhà soạn nhạc Georg Philipp Telemann khởi xướng. Đây là một trong số hàng tá những tổ chức tư nhân hình thành tại các thành phố nói tiếng Đức do các sinh viên đại học yêu thích âm nhạc thành lập, ngày càng có nhiều ảnh hưởng trên đời sống âm nhạc của các thành phố, và thường được đặt dưới sự lãnh đạo của những nhạc sĩ chuyên nghiệp có uy tín. Theo nhận xét của Christoph Wolff, vị trí giám đốc đã giúp "củng cố ảnh hưởng của Bach trên các định chế âm nhạc then chốt tại Leipzig". Quanh năm, "Collegium Musicum" của Leipzig tổ chức những buổi trình diễn tại những địa điểm như Zimmermannsches Caffeehaus, một quán cà phê trên đường Catherine bên ngoài quảng trường chính. Nhiều sáng tác của Bach trong hai thập niên 1730 và 1740 được trình diễn bởi Collegium Musicum; trong số đó có những bài Clavier-Übung (thực hành bộ gõ) và nhiều bài viết cho hòa tấu violin và harpsichord. Năm 1733, Bach sáng tác Kyrie và Gloria trong Mass cung Mi thứ. Ông trình bản thảo cho Vua Ba Lan, Đại Công tước Lithuania và Tuyển đế hầu Saxony, August III; dần dà ông giành được sự tín nhiệm của nhà vua và được phong chức Nhà Soạn nhạc Hoàng cung. Về sau ông phát triển sáng tác ấy thành bài Mass bằng cách thêm vào một Credo, Sanctus và Agnus Dei. Địa vị Bach đạt được tại hoàng triều là một phần trong cuộc đấu tranh lâu dài với Hội đồng Thành phố Leipzig. Mặc dù toàn bộ tác phẩm Mass chưa lần nào được trình diễn khi Bach còn sống, Mass được xem là một trong những bản hợp xướng vĩ đại nhất trong mọi thời đại. Giữa năm 1737 và 1739, một học trò cũ của Bach, Carl Gotthelf Gerlach đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Collegium Musicum. Năm 1747, Bach đến thăm triều đình Vua Friedrich II của Phổ (Friedrich Đại đế) tại Potsdam. Nhà vua chơi một đoạn nhạc và yêu cầu Bach sáng tác ngẫu hứng một khúc fugue dựa trên nền nhạc ấy. Bach soạn liền ba khúc fugue trên chiếc đàn piano của Friedrich, và từ sáng tác ngẫu hứng ấy, Bach trình nhà vua một tặng phẩm âm nhạc gồm những khúc fugue, canon và một trio dựa trên nền nhạc nhà vua đã chọn. Cũng trong năm ấy, Bach gia nhập "Correspondierende Societät der musicalischen Wissenschaften" của Lorenz Christoph Mizler sau một thời gian dài chuẩn bị như là một thủ tục cần thiết để gia nhập hội. Mizler gọi người thầy cũ là một trong những "guten Freunde und Gönner" (người bạn và người đỡ đầu tốt) của ông". Việc gia nhập này là quan trọng bởi vì Mizler là một đại biểu nhiệt thành của trào lưu Khai sáng tại Đức và Ba Lan. Tư cách hội viên của Bach cũng có một số tác dụng. Vào dịp này, ông sáng tác "Einige canonische Veraenderungen, / über das / Weynacht-Lied: / Vom Himmel hoch da / komm ich her" (BWV 769). Năm 1746, trong giai đoạn chuẩn bị nhập hội, Elias Gottlob Hausmann vẽ bức chân dung nổi tiếng của Bach. Mỗi thành viên đều phải nộp một bức chân dung. "The canon triplex á 6 voc." (BWV 1076) viết về bức chân dung được đề tặng cho hội. Tác phẩm cuối cùng của Bach là phần dạo đầu bài thánh ca cho organ tựa đề "Vor deinen Thron tret ich hiermit" ("Con về chầu trước bệ ngai Ngài", Bach-Werke-Verzeichnis|BWV 668a), sáng tác trước khi qua đời, được đề tặng cho con rể của ông, Johann Christoph Altnickol. Khi đếm những nốt trên ba khuông nhạc của đoạn kết và xếp chúng theo mẫu tự Roman sẽ xuất hiện ba chữ cái tên của ông "JSB". Từ năm 1749, sức khỏe của Bach bắt đầu suy giảm; ngày 2 tháng 6, Heinrich von Brühl viết thư cho một trong những nhà lãnh đạo thành phố Leipzig yêu cầu để giám đốc âm nhạc của ông, Gottlob Harrer, thay thế các vị trí của Bach "trong trường hợp Ông Bach qua đời." Dần dần, Bach bị mù mắt, nhà phẫu thuật mắt người Anh, John Taylor, phẫu thuật cho Bach vào dịp Taylor ghé thăm Leipzig trong tháng 3 hoặc tháng 4 năm 1750. Ngày 28 tháng 7 năm 1750, Bach từ trần, hưởng thọ 65 tuổi. Một tờ báo cho rằng "hậu quả tai hại của một cuộc phẫu thuật mắt không thành công" đã gây ra cái chết. Các sử gia đương đại suy đoán rằng nguyên nhân cái chết là một cơn đột quị do biến chứng từ bệnh lao. Con trai Emanuel, và học trò Johann Friedrich Agricola, viết điếu văn cho Bach. Tài sản của Bach để lại gồm có năm đàn Clevecin, hai đàn lute-harpsichord, ba cây đàn vĩ cầm, hai đàn đại hồ cầm, hai cello, một viola da gamba, một đàn lute và một đàn spinet, cùng 52 quyển "sách thiêng", trong đó có các tác phẩm của Martin Luther và Josephus. Bach được an táng tại Nghĩa trang Old St John ở Leipzig. Phần mộ của ông bị lãng quên trong gần 150 năm. Đến năm 1894, cuối cùng người ta cũng tìm thấy quan tài của Bach và được dời đến Nhà thờ St John. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, ngôi giáo đường này bị Đồng minh đánh bom, năm 1950, di hài của Bach được chôn cất tại Nhà thờ St Thomas ở Leipzig. Một bản tiểu sử chi tiết của Bach được Loren Christoph Mizler (một học trò cũ) ấn hành trên tạp chí âm nhạc "Musikalische Bibliothek" năm 1754, bốn năm sau khi Bach qua đời. Cho đến nay, bản tiểu sử này vẫn được xem là nguồn tư liệu ban đầu "phong phú nhất và khả tín nhất" về Bach. Sau khi mất, danh tiếng của Bach như là một nhà soạn nhạc bị suy giảm; các sáng tác của ông bị xem là lỗi thời khi so sánh với thể loại nhạc cổ điển vừa mới xuất hiện. Lúc ấy, ông chỉ được nhớ đến như là một nhạc công và một thầy dạy nhạc. Đến cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, tài năng của Bach được công nhận rộng rãi nhờ những sáng tác của ông cho bộ gõ. Mozart, Beethoven, Chopin, Robert Schumann, và Felix Mendelssohn là những tên tuổi được liệt kê trong danh sách những người ngưỡng mộ Bach; họ bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng đối âm sau khi tiếp xúc với âm nhạc của Bach. Beethoven miêu tả Bach là ""Urvater der Harmonie"", "cha đẻ của hòa âm". Thanh danh của Bach lan tỏa rộng một phần nhờ quyển tiểu sử Bach của Johann Nikolaus Forkel phát hành năm 1802. Felix Mendelssohn cũng đóng góp đáng kể cho nỗ lực phục hưng danh tiếng của Bach bằng cuộc trình diễn "St Matthew Passion" của Bach trong năm 1829 tại Berlin. Năm 1850, Bach Gesellschaft (Hội Bach) được thành lập để quảng bá các tác phẩm của ông; năm 1899 Hội đã phát hành một ấn bản toàn tập các sáng tác của nhà soạn nhạc với rất ít sửa đổi về biên tập. Tiến trình nhìn nhận giá trị âm nhạc cũng như ảnh hưởng giáo dục một số tác phẩm của Bach tiếp diễn trong suốt thế kỷ 20, đáng kể nhất là nỗ lực của Pablo Casals quảng bá "Cello Suites" (tuyển tập sáu bài viết cho đàn cello) của Bach. Một đóng góp khác là phong trào "authentic" trình bày âm nhạc theo sát với chủ đích của nhà soạn nhạc, thí dụ như trình bày những bài viết cho bộ gõ với đàn harpsichord thay vì đàn piano lớn và sử dụng ca đoàn nhỏ hoặc giọng đơn ca thay vì những ca đoàn lớn và hùng hậu như thường thấy ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Âm nhạc của Bach thường được ví sánh với văn chương của William Shakespeare và thành quả khoa học của Isaac Newton. Trong thế kỷ 20 ở nước Đức, người ta đặt tên đường và dựng tượng để tôn vinh ông. Hơn bất kỳ nhà soạn nhạc nào khác, âm nhạc của Bach xuất hiện ba lần trong Đĩa ghi vàng Voyager, mang những hình ảnh, tư liệu, âm thanh, ngôn ngữ, và âm nhạc chọn lọc về Trái Đất, văn hoá nhân loại đi khắp vũ trụ, với hi vọng một ngày nào đó, một nền văn minh ngoài Trái Đất sẽ có thể nhận được nó. Nó được coi là một phần trong chương trình Voyager. Phong cách âm nhạc của Bach lập nền trên kỹ năng của ông trong sáng tạo đối âm và kiểm soát nhạc tố, sự tinh tế của ông trong những đoạn ngẫu hứng, khả năng tiếp cận với âm nhạc Pháp, Ý, Bắc và Nam Đức, cũng như niềm đam mê tận hiến dành cho giáo nghi Lutheran. Từ khi còn bé, Bach đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nhạc sĩ, sử dụng nhiều loại nhạc cụ, và khả năng sáng tác đã giúp ông phát triển một phong thái âm nhạc phóng khoáng và sung mãn. Từ giai đoạn 1713-14 trở về sau, ông học hỏi nhiều từ phong cách âm nhạc của người Ý. Trong thời kỳ Baroque, nhiều nhà soạn nhạc chỉ viết phần khung rồi dành phần tôn tạo cho những người trình diễn. Phương pháp này được ứng dụng khác nhau trong các trường phái âm nhạc ở châu Âu; Bach ghi nốt cho hầu hết hoặc tất cả khung nhạc của ông, không còn chỗ cho trình diễn ngẫu hứng. Bach được biết đến như một nhà soạn nhạc có khả năng kết hợp nhịp điệu của nhạc khiêu vũ Pháp, sự duyên dáng của ca khúc Ý, và sự tinh tế của kỹ thuật đối âm Đức – tất cả những đặc điểm này được thể hiện trong sáng tác của Bach. Song đối với Bach, âm nhạc không chỉ đơn thuần là âm nhạc; gần ba phần tư những sáng tác của ông tập chú vào các chủ đề tôn giáo. Nhiều người gọi Bach là "Người viết Phúc âm thứ năm"; ông còn được miêu tả như là "Nhà thần học viết bằng những phím đàn". Bach có mối tương giao mật thiết với Thiên Chúa của Cơ Đốc giáo theo truyền thống Lutheran; cùng lúc, chuẩn mực cao dành cho nền âm nhạc tôn giáo thời của ông đã giúp nhạc thánh chiếm vị trí trung tâm trong mục tiêu sáng tác của Bach. Ông là người mộ đạo chân thành và tận tụy, khi đang đảm trách vị trí nhạc trưởng tại Nhà thờ St Thomas ông cũng nhận lời dạy lớp giáo lý, và soạn nhạc dựa trên nội dung các bài giảng giáo lý; nhiều sáng tác của ông lập nền trên giai điệu hợp xướng thánh ca Lutheran. Cấu trúc quy mô lớn một số sáng tác của Bach cho nền thánh nhạc là chứng cứ thuyết phục về cung cách làm việc tinh tế, cần cù, và tỉ mỉ của ông. Lấy thí dụ, tác phẩm "St Matthew Passion" là câu chuyện kể cảm động và đầy kịch tích miêu tả sự thống khổ của Chúa Giê-xu - khởi đi từ bữa ăn cuối cùng với các môn đồ, bị phản bội, và bị bắt giữ trong vườn Gethsemane; rồi bị xét xử, bị đóng đinh trên thập tự giá, và được an táng - thông qua những đoạn "rectative, aria, chorus", và "chorale". Cấu trúc của Easter Oratori, BWV 249, cũng giống The Cruxifixion. Bach thường viết tắt SDG ("Soli Deo Gloria" – Vinh hiển chỉ thuộc về Thiên Chúa) vào cuối các bảng tổng phổ của ông. Bach viết nhiều cho bộ gõ theo thang bậc từ "continuo" đến độc tấu với những "harpsichord concerto" và "obbligato" bộ gõ. Những đoạn độc tấu điêu luyện là yếu tố then chốt trong những tác phẩm khác của Bach như Prelude và Fugue cung Mi thứ, BWV 548 cho phong cầm. Ngày nay, những người trình diễn nhạc Bach thường theo một trong hai khuynh hướng: "trình diễn chân phương", áp dụng kỹ thuật truyền thống; hoặc sử dụng nhạc cụ và kỹ thuật hiện đại. Trong thời của Bach, dàn nhạc giao hưởng và ca đoàn thường có quy mô nhỏ, ngay cả với những tác phẩm đầy tâm huyết như "Mass cung Si thứ" và những "Passion", ông cũng viết cho những cuộc trình diễn có quy mô tương đối khiêm tốn. Do được phổ biến trên các phương tiện truyền thông và được sử dụng trong quảng cáo, âm nhạc của Bach được quảng bá rộng rãi trong hạ bán thế kỷ 20. Nhạc Bach theo phiên bản của nhóm nhạc a cappella Swingle Singers trở nên nổi tiếng (Air on the G string, hoạc Wachet Auf), cũng như Switched-On Bach của Wendy Carlos. Các nhạc sĩ nhạc Jazz cũng trình diễn nhạc Bach như Jacques Loussier, Ian Anderson, Uri Caine và Modern Jazz Quartet. Năm 1950, Wolfgang Schimeider thực hiện Bach Werke Verzeichnis (Tuyển tập các tác phẩm của Bach). Schmieder dựa trên Bach Gesellschaft Ausgabe, ấn hành toàn bộ các sáng tác của Bach từ năm 1850 đến 1905: BWV 1 – 224 là những bản cantata; BWV 225 -249, những bản hợp xướng quy mô lớn trong đó có những bài Passion (Thương khó); BWV 250 – 524, những bài thánh ca; BWV 525 – 748, viết cho đàn organ; BWV 772–994, viết cho bộ gõ; BWV 995–1000, viết cho đàn lute; BWV 1001–40, nhạc thính phòng; BWV 1041–71, nhạc giao hưởng; và BWV 1072–1126, canons và fugue. Suốt cuộc đời mình, Bach được biết đến nhiều nhất như là nghệ sĩ đàn organ, thầy dạy đàn organ, và là nhà soạn nhạc cho đàn organ cả trong hai thể loại truyền thống Đức – như prelude, fantasia, và toccata – cũng như trong các hình thái nghiêm nhặt hơn như chorale prelude và fugue. Từ khi còn trẻ tuổi, Bach đã làm nên tên tuổi nhờ tính sáng tạo và ý tưởng đem các loại hình âm nhạc nước ngoài vào các tác phẩm viết cho organ của ông. Ảnh hưởng từ miền Bắc nước Đức đến từ Georg Böhm, hai người từng gặp nhau ở Lüneburg, và Dieterich Buxtehude mà ông từng tiếp xúc khi đến thăm Lübeck năm 1704. Cũng trong giai đoạn này, Bach chép lại nhiều tác phẩm của những nhà soạn nhạc người Ý và người Pháp để có thể thấu suốt ngôn ngữ sáng tác. Trong giai đoạn sáng tác đỉnh cao của mình (1708-14), Bach sáng tác những đôi prelude và fugue cũng như toccata và fugue, rồi Orgelbüchlein (Sách nhỏ cho đàn organ), một tuyển tập chưa hoàn tất gồm 46 khúc dạo đầu ngắn thể hiện kỹ thuật sáng tác trên nền hòa âm hợp xướng. Sau khi rời Weimar, Bach bớt viết cho organ mặc dù những sáng tác nổi tiếng nhất của ông (sáu trio sonata, "German Organ Mass" trong Clavier-Übung III từ năm 1739, và hợp xướng Great Eighteen) đều được viết sau khi ông rời Weimar. Về sau, Bach dành nhiều thời gian cho việc tư vấn các đề án về organ, thử những chiếc đàn organ mới, và trình diễn đàn organ trong những buổi độc tấu. Bach có nhiều sáng tác cho đàn harpsichord, trong đó có một số có thể trình bày với đàn clavichord. Phần nhiều những sáng tác cho bộ gõ của ông là những hợp tuyển bao gồm toàn bộ hệ thống lý thuyết theo phong cách bách khoa toàn thư. Trong số những sáng tác cho bộ gõ ít nổi tiếng hơn của Bach có bảy toccata (BWV 910-916), bốn duet (BWV 802-805), những sonata cho bộ gõ (BWV 963-967), Six Little Preludes (BWV 933-938), và Aria variata alla maniera italiana (BWV 989). Bach cũng sáng tác cho các loại nhạc cụ độc tấu, song tấu, và tạp kỹ nhỏ. Trong nhiều sáng tác độc tấu của ông có sáu sonata và parita cho violin (BWV 1001-1006), sáu cello suite (BWV 1007-1012), và Partia cho độc tấu sáo (BWV 1013) ở trong số những tác phẩm sâu lắng nhất của Bach. Ông cũng viết trio sonata; solo sonata cho sáo và cho viola da gamba; và một số lượng lớn canon và ricercare, tiêu biểu là The Art of Fugue và The Musical Offering. Tác phẩm giao hưởng nổi tiếng nhất của Bach là Brandenburg Concertos, được đặt tên như thế là do trong năm 1721 Bach muốn được Bá tước Christian Ludwig của Brandenburg-Schewedt tuyển dụng, nhưng nỗ lực này của ông đã không thành công. Những concerto khác của Bach còn lưu giữ đến ngày nay có hai concerto violin (BWV 1041 và BWV 1042), một Concerto cho hai Violin Rê thứ (BWV 1043) thường được gọi là concerto "đôi" của Bach; và những concerto cho từ một đến bốn đàn harpsichord. Từ giữa năm 1723, khi còn là nhạc trưởng ở Nhà thờ St Thomas, mỗi Chủ nhật và ngày lễ Bach trình bày một bản cantata phù hợp với nội dung của phần đọc Kinh Thánh. Dù có sử dụng những sáng tác của những nhà soạn nhạc khác, Bach viết những bản cantata đủ dùng cho ít nhất ba năm. Tổng cộng, ông viết hơn 300 cantata cho những ngày lễ tôn giáo, trong số đó còn khoảng 200 bản được lưu giữ. Những bản cantata của Bach rất khác nhau từ hình thức cho đến nhạc cụ, một số cho đơn ca, đồng ca, nhóm hòa tấu nhỏ, hoặc cho những ban giao hưởng. Nội dung tương ứng với nghi lễ đọc Kinh Thánh hằng tuần, còn bản aria trình bày những chiêm nghiệm về đoạn Kinh Thánh ấy. Trong số những bản cantata hay nhất của Bach có: Bach còn viết một số cantata thế tục, thường là cho những sự kiện dân sự như lễ nhậm chức của hội đồng thành phố, hoặc cho hôn lễ. Trong số các Passion (bài thương khó) do Bach sáng tác cho hợp xướng có hai tác phẩm đồ sộ là St Matthew Passion và St John Passion, viết cho giờ kinh chiều Thứ Sáu Tuần Thánh cử hành tại Nhà thờ St Thomas và Nhà thờ St Nicholas luân phiên theo năm. Oratorio Giáng sinh bao gồm một nhóm sáu bản cantata viết cho Mùa phụng vụ Giáng sinh.. Cũng có các bản oratorio ngắn hơn là Oratorio Phục sinh và Oratorio Thăng thiên. Một tác phẩm lớn được hình thành vào cuối đời của Bach, Mass cung Si thứ, là một tập hợp gồm những sáng tác trước đó (như các bản cantata Gloria in excelsis Deo, BWV 191và Weinen, Klagen, Sorgen, Zagen, BWV 120). Mass cung Si thứ chưa bao giờ được trình diễn trọn vẹn khi Bach còn sống. Khác
3054
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3054
Hệ phương trình tuyến tính
Trong toán học (cụ thể là trong đại số tuyến tính), một hệ phương trình đại số tuyến tính hay đơn giản là hệ phương trình tuyến tính là một tập hợp các phương trình tuyến tính với cùng những biến số. Ví dụ: là hệ gồm ba phương trình với ba biến số formula_2, formula_3, formula_4. Một nghiệm của hệ là một hệ thống tuyến tính thỏa mãn các phương trình đã cho. Một nghiệm của hệ trên là nó làm cho ba phương trình ban đầu thỏa mãn. Một dạng phương trình tuyến tính đơn giản nhất là hệ gồm hai phương trình với hai ẩn: Một phương pháp giải cho hệ trên là phương pháp thế. Trước hết, biến đổi phương trình đầu tiên để được phương trình tính ẩn formula_2 theo formula_3: Sau đó thế hệ thức này vào phương trình dưới: Ta được một phương trình bật nhất theo formula_3. Giải ra, ta được formula_12, và tính lại formula_2 được formula_14. Hệ phương trình trên có thể được viết theo dạng phương trình ma trận: Với A là ma trận chứa các hệ số "a" ("a" là phần tử ở hàng thứ i, cột thứ j của A); x là vector chứa các biến "x"; b là vector chứa các hằng số "b". Tức là: Nếu các biến số của hệ phương trình tuyến tính nằm trong các trường đại số vô hạn (ví dụ số thực hay số phức), thì chỉ có ba trường hợp xảy ra: Hệ phương trình tuyến tính có thể thấy trong nhiều ứng dụng trong khoa học. Trong trường hợp tổng quát, ta xét các ma trận hệ số "A" và ma trận hệ số bổ sung thêm cột các số hạng ở vế phải "A' ". Khi đó hệ có nghiệm khi và chỉ khi hạng của hai ma trận này bằng nhau. Chi tiết hơn ta có: Dưới đây liệt kê vài phương pháp tìm nghiệm của hệ phương trình tuyến tính:
3057
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3057
Planctomycetes
Plancomycetes là nhóm vi khuẩn thủy sinh hiếu khí bắt buộc (cần oxy để phát triển). Nhóm vi khuẩn này sinh sản bằng hình thức nảy chồi. Về mặt cấu trúc, các vi khuẩn trong nhóm này có hình ovan (hình trứng) và có phần chân ống (stalk) nằm ở cực dinh dưỡng (ngược với cực sinh sản) để bám vào giá thể trong quá trình nảy chồi. Các vi khuẩn thuộc nhóm này không có chất murein trong thành tế bào. Thay vào đó thành tế bào của Plancomycetes được tạo thành bới các phân tử glycoprotein giàu glutamate. Các phân tích RNA ribosome cho thấy Plancomycetes thuộc nhóm vi khuẩn thực (eubacteria) chứ không phải là nấm như phân loại trước kia. Mặc dù vậy tên của nhóm vi khuẩn này vẫn được giữ như trước và có vẻ như làm một nhóm nấm Nhóm vi khuẩn "Planctomycetes" lại là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, chúng không thể sống trong môi trường có nhiều oxy tự do. Vi khuẩn anammox được cung cấp bởi công ty Công ty Meidensa, Nagoya, Nhật Bản. Vi khuẩn "Planctomycetes" dạng hạt màu nâu đỏ, bổ sung từ 20–50 mg hạt, làm nhuyễn thành dung dịch lỏng rồi cho vào bể phản ứng. Bơm lưu lượng sẽ bơm nước thải từ dưới lên đưa vi khuẩn Anammox bám vào vật liệu mang. Sau khi bổ sung vi khuẩn Anammox trên lớp vật liệu mang sẽ hình thành lớp màng sinh học có chứa vi khuẩn Anammox.
3058
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3058
Murein
Murein là thành phần sinh hóa cấu thành nên thành tế bào của các loài sinh vật nhân sơ. Lớp murein nằm bên ngoài màng sinh chất thường dày từ 20 - 80 nm (vi khuẩn gram dương) hoặc 7 - 8 nm (vi khuẩn gram âm). Lớp này chiếm tương ứng từ 90% hoặc 10% trọng lượng khô của hai loại vi khuẩn trên. Chức năng của murein là làm thành tế bào trở nên rắn chắc để tế bào không bị áp suất thẩm thấu phá vỡ. Đồng thời cũng hình thành nên hình dạng đặc trưng của vi khuẩn. Một số thuốc kháng sinh như penicillin tiêu diệt vi khuẩn bằng cách làm gián đoạn quá trình hình thành cấu trúc thành tế bào. Thành phần hóa học của murein là peptidoglycan, một loại polisaccarit có chứa nitơ. Peptidoglycan là các chuỗi lặp lại của hai loại đường là N-acetyl glucosamin (GlcNAc) và axít N-acetyl muramic (MurNAc). Mỗi phân tử MurNAc được gắp với một chuỗi khoảng 4 đến 5 amino acid. Các amino acid của những sợi peptidoglycan khác nhau được liên kết với nhau tạo thành một tấm lưới dày và rắn chắc. Trình tự của các amino acid và cấu trúc chính xác của thành tế bào là đặc trưng cho mỗi loài vi khuẩn.
3059
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3059
PPP
PPP có thể là từ viết tắt của những từ sau:
3070
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3070
Trường Sa
Trường Sa có thể là:
3081
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3081
Lịch sử
Lịch sử hay sử học là một môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử. Lịch sử có thể tham khảo những môn học trừu tượng, trong đó sử dụng câu chuyện để kiểm tra và phân tích chuỗi các sự kiện trong quá khứ, và khách quan xác định các mô hình nhân quả đã ảnh hưởng đến các sự kiện trên. Các nhà sử học đôi khi tranh luận về bản chất của lịch sử và tính hữu dụng của nó bằng cách thảo luận nghiên cứu về chính lịch sử như một cách để cung cấp "tầm nhìn" về những vấn đề của hiện nay. Các câu chuyện phổ biến của nền văn hóa nhất định, nhưng không được các nguồn thông tin khách quan khẳng định (ví dụ như những truyền thuyết về vua Arthur trong văn hóa phương Tây hay Lạc Long Quân và Âu Cơ trong văn hóa Việt) thường được phân loại là di sản văn hoá hay truyền thuyết, bởi những câu chuyện này không hỗ trợ việc "điều tra khách quan", vốn là một yêu cầu khắt khe của bộ môn sử học. Herodotus, một nhà sử học Hy Lạp ở thế kỷ thứ 5 TCN được coi là "cha đẻ của lịch sử phương Tây", cùng với một nhà sử học cùng thời là Thucydides đã góp phần tạo nên nền tảng cho việc ghi chép lịch sử trong Lịch sử châu Âu. Các tác phẩm của họ vẫn còn được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Sự khác biệt giữa cách tiếp cận lịch sử tập trung vào văn hóa của Herodotus và cách tiếp cận lịch sử tập trung vào quân sự của Thucydides vẫn còn gây tranh cãi giữa các nhà sử học khi họ viết lịch sử của thời hiện đại. Ở các nước phương Đông, Trung Quốc đã có chức sử quan ghi chép lịch sử từ ít nhất là 3.000 năm trước. Cuốn sử đầu tiên Kinh Xuân Thu là biên niên sử nổi tiếng ghi chép sự kiện từ năm 722 TCN, hiện vẫn còn lưu giữ được bản in ở thế kỷ thứ 2 TCN. Ảnh hưởng từ thời cổ đại đã tạo ra hàng loạt các quan niệm về bản chất của lịch sử. Các quan niệm này đã phát triển qua nhiều thế kỷ và tiếp tục thay đổi cho đến ngày nay. Nghiên cứu hiện đại về lịch sử có phạm vi rộng, theo các chủ đề đa dạng. Lịch sử được giảng dạy như một phần của giáo dục tiểu học và trung học, và nghiên cứu khoa học lịch sử là một môn học chính trong các khoa nghiên cứu của trường đại học. Từ lịch sử trong tiếng Hy Lạp là ἱστορία (historía) nghĩa là ""sự tìm hiểu kiến thức bằng cách điều tra"".Khi nói đến lịch sử theo một cách đơn giản thì nó là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra. Định nghĩa ngắn gọn của Tiến sĩ "Sue Peabody": lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai. Nhà bác học người La Mã "Cicero" (106-45 TCN) đưa ra quan điểm: ""Historia magistra vitae"" (lịch sử chính yếu của cuộc sống) với yêu cầu đạt tới ""lux veritatis"" (ánh sáng của sự thật). Các định nghĩa dưới thường cũng chỉ đúng một phần, lịch sử được hiểu theo ba ý chính được các nhà nghiên cứu đồng ý: Các nhà sử học viết trong bối cảnh của thời đại của họ, và liên quan đến các ý tưởng thống trị hiện tại về cách giải thích quá khứ, và đôi khi viết để cung cấp bài học cho xã hội của chính họ. Theo lời của "Benedetto Croce", "Tất cả lịch sử đều là lịch sử đương đại". Lịch sử được tạo điều kiện thuận lợi bằng việc hình thành một "diễn ngôn thực sự của quá khứ" thông qua việc đưa ra các câu chuyện và phân tích các sự kiện trong quá khứ liên quan đến loài người. Các phân nhánh hiện đại của sử học là dành riêng cho việc tạo ra của các câu chuyện này. Tất cả các sự kiện được ghi nhớ và bảo lưu giữ trong một số hình thức xác thực tạo thành hồ sơ lịch sử. Nhiệm vụ của bài luận lịch sử là xác định các nguồn có thể đóng góp hữu ích nhất cho việc tạo ra các tài liệu chính xác về quá khứ. Do đó, sự thành lập kho lưu trữ của nhà sử học là kết quả của việc đăng ký một kho lưu trữ tổng quát hơn bằng cách vô hiệu hóa việc sử dụng một số văn bản và tài liệu nhất định (bằng cách làm sai lệch tuyên bố của họ để thể hiện "quá khứ thực sự"). Một phần của vai trò của nhà sử học là sử dụng khéo léo và khách quan số lượng lớn các nguồn từ quá khứ, thường được tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ. Quá trình tạo ra một câu chuyện chắc chắn tạo ra một sự im lặng khi các nhà sử học nhớ hoặc nhấn mạnh các sự kiện khác nhau trong quá khứ. Nghiên cứu về lịch sử đôi khi được phân loại là một phần của nhân văn học và vào thời điểm khác là một phần của khoa học xã hội. Nó cũng có thể được coi là cầu nối giữa hai khu vực rộng lớn đó, kết hợp các phương pháp từ cả hai. Một số nhà sử học cá nhân ủng hộ mạnh mẽ một trong hai phân loại trên. Vào thế kỷ 20, nhà sử học người Pháp "Fernand Braudel" đã cách mạng hóa việc nghiên cứu lịch sử, bằng cách sử dụng các chuyên ngành bên ngoài như kinh tế học, nhân chủng học và địa lý học trong các nghiên cứu lịch sử toàn cầu. Theo truyền thống, các nhà sử học thường ghi lại các sự kiện trong quá khứ bằng các văn bản hoặc truyền lại bằng cách truyền miệng, và đã cố gắng trả lời các câu hỏi lịch sử thông qua nghiên cứu các tài liệu bằng văn bản và nội dung truyền miệng. Ngay từ đầu, các nhà sử học cũng đã sử dụng các nguồn như tượng đài, chữ khắc và hình ảnh. Nói chung, các nguồn kiến thức lịch sử có thể được tách thành ba loại: những gì được viết, những gì được nói và những gì được bảo tồn về mặt vật lý và các nhà sử học thường tham khảo cả ba loại này. Nhưng lịch sử viết là điểm đánh dấu tách biệt lịch sử với những gì được ghi lại trước đó. Khảo cổ học là một môn học đặc biệt hữu ích trong việc xử lý các vị trí và đồ vật bị chôn vùi, mà một khi được khai quật, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử. Nhưng khảo cổ học hiếm khi đứng một mình. Nó sử dụng các nguồn tường thuật để bổ sung cho những khám phá của nó. Tuy nhiên, khảo cổ học được cấu thành từ một loạt các phương pháp và cách tiếp cận độc lập với lịch sử; điều đó có nghĩa là, khảo cổ học không "lấp đầy những khoảng trống" trong các nguồn văn bản sử. Thật vậy, "khảo cổ học lịch sử" là một nhánh cụ thể của khảo cổ học, thường trái ngược với kết luận của nó so với các nguồn văn bản đương đại. Chẳng hạn, "Mark Leone", người khai quật và phiên dịch viên lịch sử Annapolis, Maryland, Hoa Kỳ; đã cố gắng tìm hiểu sự mâu thuẫn giữa các tài liệu văn bản và hồ sơ tài liệu, chứng minh sự sở hữu nô lệ và sự bất bình đẳng của sự giàu có rõ ràng thông qua nghiên cứu về môi trường lịch sử tổng thể, bất chấp hệ tư tưởng "tự do" vốn có trong các tài liệu bằng văn bản tại thời điểm này. Có nhiều cách khác nhau để tổ chức lại lịch sử, bao gồm cả về mặt thời gian, văn hóa, lãnh thổ và theo chủ đề. Các cách tổ chức này không loại trừ lẫn nhau, và các phần giao nhau của các cách tổ chức này thường tồn tại. Các nhà sử học có thể quan tâm đến cả những điều rất cụ thể và rất chung chung, mặc dù xu hướng hiện đại đã hướng tới sự chuyên môn hóa. Lĩnh vực được gọi là "Lịch sử lớn" chống lại sự chuyên môn hóa này và tìm kiếm các mô hình hoặc xu hướng phổ quát. Lịch sử thường được nghiên cứu với một số mục tiêu thực tế hoặc lý thuyết, nhưng cũng có thể đơn giản được nghiên cứu chỉ vì sự tò mò trí tuệ. Lịch sử thế giới là ký ức về trải nghiệm trong quá khứ của "Homo sapiens sapiens" trên toàn thế giới, vì kinh nghiệm đó đã được bảo tồn, chủ yếu là trong các ghi chép bằng văn bản. Khi nhắc đến "tiền sử", các nhà sử học có hàm ý nói về sự phục hồi kiến thức về quá khứ trong một khu vực không có lưu trữ bằng văn bản tồn tại, hoặc tại một khu vực mà văn bản của một nền văn hóa không đọc hiểu được. Bằng cách nghiên cứu hội họa, bản vẽ, chạm khắc và các đồ tạo tác khác, một số thông tin có thể được phục hồi ngay cả khi không có văn bản lưu lại. Từ thế kỷ 20, nghiên cứu về tiền sử được coi là cần thiết để tránh sự loại trừ ngầm của lịch sử đối với một số nền văn minh, chẳng hạn như châu Phi Hạ Sahara và châu Mỹ thời tiền Columbus. Các nhà sử học ở phương Tây đã bị chỉ trích vì tập trung quá nhiều vào thế giới phương Tây. Năm 1961, nhà sử học người Anh "E. H. Carr" đã viết: Định nghĩa này bao gồm trong phạm vi lịch sử, có lợi ích mạnh mẽ của các dân tộc, như người Úc bản địa và người New Zealand Māori trong quá khứ, và các ghi chép bằng miệng được duy trì và truyền lại cho các thế hệ kế tiếp, ngay cả trước khi họ tiếp xúc với nền văn minh châu Âu. Thuật chép sử có một số ý nghĩa liên quan. Đầu tiên, nó có thể đề cập đến cách lịch sử đã được tạo ra: câu chuyện về sự phát triển của phương pháp và thực tiễn (ví dụ, chuyển từ tường thuật tiểu sử ngắn hạn sang phân tích chuyên đề dài hạn). Thứ hai, nó có thể đề cập đến những gì đã được tạo ra: một giai đoạn cụ thể của văn bản lịch sử (ví dụ: "lịch sử thời trung cổ trong những năm 1960" có nghĩa là "Tác phẩm của lịch sử thời trung cổ được viết trong những năm 1960"). Thứ ba, nó có thể đề cập đến lý do tại sao lịch sử được sản xuất: Triết lý về lịch sử. Là một phân tích meta về các mô tả về quá khứ, quan niệm thứ ba này có thể liên quan đến hai mô tả đầu tiên trong đó phân tích thường tập trung vào các câu chuyện, diễn giải, thế giới quan, sử dụng bằng chứng hoặc phương pháp trình bày của các sử gia khác. Các nhà sử học chuyên nghiệp cũng tranh luận về câu hỏi liệu lịch sử có thể được dạy như là một câu chuyện liền mạch duy nhất hay một loạt các câu chuyện cạnh tranh nhau. Phương pháp lịch sử bao gồm các kỹ thuật và hướng dẫn mà theo đó các nhà sử học sử dụng các nguồn chính và bằng chứng khác để nghiên cứu và sau đó viết lịch sử. Herodotus thành Halicarnassus (484 TCN - khoảng 425 TCN) thường được ca ngợi là "cha đẻ của lịch sử". Tuy nhiên, Thucydides - một tác giả khác cùng thời với ông (khoảng 460 TCN - khoảng 400 TCN) được ghi nhận là người đầu tiên tiếp cận lịch sử với một phương pháp lịch sử được phát triển tốt trong tác phẩm "Lịch sử Chiến tranh Peloponnesia". Thucydides, không giống như Herodotus, coi lịch sử là sản phẩm của sự lựa chọn và hành động của con người, và xem xét nhân quả, thay vì kết quả của sự can thiệp của thần thánh (mặc dù Herodotus không hoàn toàn đi theo ý tưởng này). Trong phương pháp lịch sử của mình, Thucydides nhấn mạnh đến niên đại, một quan điểm trung lập trên danh nghĩa và thế giới loài người là kết quả của hành động của con người. Các nhà sử học Hy Lạp cũng xem lịch sử là theo chu kỳ, với các sự kiện thường xuyên tái diễn.
3084
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3084
Khoa học ứng dụng
Khoa học ứng dụng là ngành khoa học sử dụng phương pháp khoa học và kiến thức thu được thông qua các kết luận từ phương pháp để đạt được các mục tiêu thực tiễn. Nó bao gồm một loạt các lĩnh vực như kỹ thuật và y học. Khoa học ứng dụng thường trái ngược với khoa học cơ bản, vốn tập trung vào việc phát triển các lý thuyết và quy luật khoa học nhằm giải thích và dự đoán các sự kiện trong thế giới tự nhiên. Khoa học ứng dụng cũng có thể áp dụng khoa học hình thức, chẳng hạn như thống kê và lý thuyết xác suất, như trong dịch tễ học. Dịch tễ học di truyền là một ngành khoa học ứng dụng áp dụng cả hai phương pháp sinh học và thống kê. Nghiên cứu ứng dụng là ứng dụng thực tế của khoa học. Nó truy cập và sử dụng các lý thuyết, kiến ​​thức, phương pháp và kỹ thuật tích lũy được, cho một mục đích cụ thể, do nhà nước, doanh nghiệp hoặc khách hàng định hướng. Nghiên cứu ứng dụng trái ngược với nghiên cứu thuần túy (nghiên cứu cơ bản) trong cuộc thảo luận về ý tưởng, phương pháp luận, chương trình và dự án nghiên cứu. Nghiên cứu ứng dụng thường có các mục tiêu thương mại cụ thể liên quan đến sản phẩm, thủ tục hoặc dịch vụ. Việc so sánh giữa nghiên cứu thuần túy và nghiên cứu ứng dụng cung cấp một khuôn khổ và định hướng cơ bản để các doanh nghiệp tuân theo. Nghiên cứu ứng dụng liên quan đến việc giải quyết các vấn đề thực tế và thường sử dụng các phương pháp luận thực nghiệm. Bởi vì nghiên cứu ứng dụng nằm trong thế giới thực lộn xộn, các quy trình nghiên cứu nghiêm ngặt có thể cần được nới lỏng. Ví dụ, có thể không thể sử dụng một vật mẫu ngẫu nhiên. Do đó, tính minh bạch trong phương pháp luận là rất quan trọng. Các hàm ý cho việc giải thích các kết quả mang lại bằng cách nới lỏng một quy tắc phương pháp luận nghiêm ngặt khác cũng cần được xem xét. Vì nghiên cứu ứng dụng có định hướng tạm thời gần với vấn đề và gần với dữ liệu, nó cũng có thể sử dụng một khung khái niệm tạm thời hơn như giả thuyết hoạt động hoặc câu hỏi trụ cột. "" của OECD mô tả nghiên cứu ứng dụng là một trong ba hình thức nghiên cứu, cùng với nghiên cứu cơ bản và phát triển thực nghiệm. Do tính tập trung vào thực tiễn của nó, thông tin nghiên cứu ứng dụng sẽ được tìm thấy trong các tài liệu liên quan đến các ngành riêng lẻ.
3086
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3086
Phát thanh quốc tế
Truyền thông quốc tế là truyền thông được phát bằng tín hiệu radio sóng dài hoặc được truyền qua vệ tinh nhân tạo hay Internet trong những năm gần đây đến thính giả nước ngoài.
3088
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3088
Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng đề cập đến một loạt các công nghệ truyền thông nhằm tiếp cận một lượng lớn khán giả thông qua giao tiếp đại chúng. Các công nghệ mà truyền thông đại chúng sử dụng bao gồm nhiều loại đầu ra. Các phương tiện quảng bá truyền thông tin dưới dạng điện tử qua các phương tiện như phim, đài phát thanh, nhạc ghi âm sẵn hoặc truyền hình. Phương tiện kỹ thuật số bao gồm cả Internet và truyền thông di động. Phương tiện truyền thông Internet bao gồm các dịch vụ như email, các trang mạng xã hội, trang web và đài phát thanh và truyền hình dựa trên Internet. Nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác có thêm sự hiện diện trên web, bằng các phương tiện như liên kết đến hoặc chạy quảng cáo truyền hình trực tuyến hoặc phân phối mã QR trên các phương tiện truyền thông ngoài trời hoặc in ấn để hướng người dùng di động đến một trang web. Bằng cách này, họ có thể sử dụng khả năng tiếp cận và tiếp cận dễ dàng mà Internet mang lại, do đó dễ dàng truyền phát thông tin đến nhiều khu vực khác nhau trên thế giới đồng thời và tiết kiệm chi phí. Các phương tiện truyền thông ngoài trời truyền thông tin qua các phương tiện như quảng cáo thực tế tăng cường; bảng quảng cáo; khinh khí cầu; bảng quảng cáo bay (bảng hiệu kéo máy bay); bảng hoặc ki-ốt đặt bên trong và bên ngoài xe buýt, tòa nhà thương mại, cửa hàng, sân vận động thể thao, toa tàu điện ngầm hoặc xe lửa; dấu hiệu; hoặc skywriting. Phương tiện in truyền tải thông tin qua các đối tượng vật lý, chẳng hạn như sách, truyện tranh, tạp chí, báo hoặc tờ rơi. Tổ chức sự kiện và diễn thuyết trước công chúng cũng có thể được coi là các hình thức truyền thông đại chúng.   Các tổ chức kiểm soát các công nghệ này, chẳng hạn như các hãng phim, các công ty xuất bản và các đài phát thanh và truyền hình, còn được gọi là các phương tiện truyền thông đại chúng. Vào cuối thế kỷ 20, truyền thông đại chúng có thể được phân ra thành 8 ngành công nghiệp: sách, báo in, tạp chí, ghi dữ liệu, phát thanh, điện ảnh, truyền hình và Internet. Trong thập niên 2000, một sự phân loại gọi là "seven mass media" (bảy loại hình truyền thông đại chúng) đã trở nên phổ biến. Nó bao gồm: Mỗi phương tiện đại chúng có các loại nội dung, nghệ sĩ sáng tạo, kỹ thuật viên và mô hình kinh doanh riêng. Ví dụ: Internet bao gồm blog, podcast, trang web và nhiều công nghệ khác được xây dựng trên mạng phân phối chung. Phương tiện truyền thông thứ sáu và thứ bảy, Internet và điện thoại di động, thường được gọi chung là phương tiện kỹ thuật số; và phương tiện truyền thông thứ tư và thứ năm, đài phát thanh và TV, gọi là phương tiện quảng bá. Một số người cho rằng trò chơi điện tử đã phát triển thành một hình thức truyền thông đại chúng riêng biệt. Trong khi điện thoại là phương tiện liên lạc hai chiều, thì phương tiện thông tin đại chúng lại truyền thông tin cho một nhóm lớn. Ngoài ra, điện thoại đã chuyển đổi thành điện thoại di động được trang bị kết nối Internet. Một câu hỏi được đặt ra là liệu điều này có làm cho điện thoại di động trở thành một phương tiện đại chúng hay đơn giản là một thiết bị được sử dụng để truy cập một phương tiện đại chúng (Internet). Hiện tại có một hệ thống mà các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo có thể khai thác các vệ tinh và phát quảng cáo và quảng cáo trực tiếp đến điện thoại di động, không được người dùng điện thoại yêu cầu. Việc truyền tải quảng cáo đại chúng đến hàng triệu người này là một hình thức truyền thông đại chúng khác. Trò chơi điện tử cũng có thể phát triển thành một phương tiện đại chúng. Trò chơi điện tử (ví dụ: trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG), chẳng hạn như "RuneScape") cung cấp trải nghiệm chơi trò chơi chung cho hàng triệu người dùng trên toàn cầu và truyền tải cùng một thông điệp và tư tưởng đến tất cả người dùng của họ. Người dùng đôi khi chia sẻ trải nghiệm với nhau bằng cách chơi trực tuyến. Tuy nhiên, loại trừ Internet, vẫn còn nghi vấn liệu những người chơi trò chơi điện tử có chia sẻ trải nghiệm chung khi họ chơi trò chơi riêng lẻ hay không. Nguờì chơi có thể thảo luận rất chi tiết về các sự kiện của trò chơi điện tử với một người bạn chưa bao giờ chơi cùng, bởi vì trải nghiệm của mỗi người là giống hệt nhau. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là một hình thức truyền thông đại chúng hay không.     Năm đặc điểm của giao tiếp đại chúng đã được nhà xã hội học John Thompson của Đại học Cambridge xác định: Thuật ngữ "truyền thông đại chúng" đôi khi bị sử dụng sai như một từ đồng nghĩa với "truyền thông chính thống ". Truyền thông chính thống được phân biệt với truyền thông thay thế bởi nội dung và quan điểm của chúng. Các phương tiện truyền thông thay thế cũng là các phương tiện truyền thông đại chúng theo nghĩa là chúng sử dụng công nghệ có khả năng tiếp cận nhiều người, ngay cả khi lượng khán giả thường nhỏ hơn so với phương tiện truyền thông chính thống. Trong cách sử dụng phổ biến, thuật ngữ "đại chúng" không biểu thị rằng một số lượng nhất định các cá nhân nhận được sản phẩm, mà là các sản phẩm có sẵn về nguyên tắc cho nhiều người nhận. Trình tự của nội dung trong một chương trình phát sóng được gọi là lịch trình. Với tất cả những nỗ lực công nghệ, một số thuật ngữ kỹ thuật và tiếng lóng đã được phát triển. Vui lòng xem danh sách các thuật ngữ phát sóng để biết bảng chú giải thuật ngữ được sử dụng. Các chương trình phát thanh và truyền hình được phân phối trên các băng tần được quản lý chặt chẽ tại các quốc gia. Quy định này bao gồm việc xác định độ rộng của băng tần, phạm vi, cấp phép, loại máy thu và máy phát được sử dụng, và nội dung có thể chấp nhận được. Các chương trình truyền hình cáp thường được phát sóng đồng thời với các chương trình phát thanh và truyền hình, nhưng có lượng khán giả hạn chế hơn. Bằng cách mã hóa tín hiệu và yêu cầu một hộp chuyển đổi cáp tại vị trí của từng người nhận, cáp cũng cho phép các kênh dựa trên đăng ký và các dịch vụ trả tiền cho mỗi lần xem. Một tổ chức phát sóng có thể phát đồng thời một số chương trình, thông qua một số kênh (tần số), ví dụ như BBC One và Two. Mặt khác, hai hoặc nhiều tổ chức có thể chia sẻ một kênh và mỗi tổ chức sử dụng kênh đó trong một thời gian cố định trong ngày, chẳng hạn như Cartoon Network / Adult Swim. Đài phát thanh kỹ thuật số và truyền hình kỹ thuật số cũng có thể truyền chương trình đa kênh, với một số kênh được nén thành một gói kênh. Khi phát sóng được thực hiện qua Internet, thuật ngữ webcasting thường được sử dụng. Năm 2004, một hiện tượng mới đã xảy ra khi một số công nghệ kết hợp để tạo ra podcasting. Podcasting là một phương tiện truyền phát / thu hẹp không đồng bộ. Adam Curry và các cộng sự của ông, "Podshow", là những người đề xuất ra podcasting. Thuật ngữ 'phim ảnh / điện ảnh' bao gồm phim hình động như các dự án riêng lẻ, và cũng được dùng khi nói đến lĩnh vực điện ảnh nói chung. Tên gọi này xuất phát từ phim chụp ảnh (còn gọi là filmstock), về mặt lịch sử nó là phương tiện chính để ghi và hiển thị hình ảnh chuyển động.   Phim được sản xuất bằng cách ghi hình người và vật bằng máy ảnh hoặc tạo chúng bằng kỹ thuật hoạt hình hoặc hiệu ứng đặc biệt. Phim bao gồm một loạt các khung hình riêng lẻ, nhưng khi những hình ảnh này được hiển thị liên tiếp nhanh chóng, một ảo ảnh về chuyển động sẽ được tạo ra. Hiện tượng nhấp nháy giữa các khung hình không được nhìn thấy vì một hiệu ứng được gọi là sự bền bỉ của thị lực, theo đó mắt giữ lại hình ảnh trực quan trong một phần của giây sau khi nguồn phát hình đã ngừng phát. Sự liên quan cũng là nguyên nhân gây ra nhận thức về chuyển động: một hiệu ứng tâm lý được xác định là chuyển động beta. Phim được nhiều người coi là một loại hình nghệ thuật quan trọng; phim ảnh thực hiện chức năng giải trí, giáo dục, khai sáng và truyền cảm hứng cho khán giả. Bất kỳ bộ phim nào cũng có thể trở thành điểm thu hút trên toàn thế giới, đặc biệt là khi có thêm phần lồng tiếng hoặc phụ đề dịch thông điệp phim. Phim cũng là đồ tạo tác được tạo ra bởi các nền văn hóa cụ thể, phản ánh các nền văn hóa đó và cũng ảnh hưởng ngược lại các nền văn hóa này.   Trò chơi điện tử là một trò chơi do máy tính điều khiển, trong đó màn hình video, chẳng hạn như màn hình hoặc TV, là thiết bị phản hồi chính. Thuật ngữ "trò chơi máy tính" cũng bao gồm các trò chơi chỉ hiển thị văn bản (và do đó, về mặt lý thuyết, có thể được chơi trên máy đánh chữ) hoặc sử dụng các phương pháp khác, chẳng hạn như âm thanh hoặc việc rung của thiết bị, làm thiết bị phản hồi chính của chúng, nhưng có rất ít trò chơi mới trong các danh mục này. Trò chơi luôn phải có một số loại thiết bị đầu vào, thường ở dạng kết hợp nút / phím điều khiển (trên trò chơi điện tử), bàn phím và chuột / bi lăn (trò chơi máy tính), bộ điều khiển (trò chơi console) hoặc kết hợp các thiết bị ở trên. Ngoài ra, nhiều thiết bị bí truyền hơn đã được sử dụng cho đầu vào, ví dụ như chuyển động của người chơi. Thông thường các trò chơi này có các quy tắc và mục tiêu để đạt tới, nhưng trong các trò chơi kết thúc mở hơn, người chơi có thể tự do làm bất cứ điều gì họ thích trong giới hạn của vũ trụ ảo. Theo cách sử dụng phổ biến, " trò chơi arcade " dùng để chỉ một trò chơi được thiết kế để chơi trong một nền tảng mà khách hàng quen trả tiền để chơi trên nền tảng này mỗi lần sử dụng. "Trò chơi máy tính" hoặc " trò chơi PC " đề cập đến một trò chơi được chơi trên máy tính cá nhân. "Trò chơi console" là trò chơi được chơi trên thiết bị được thiết kế đặc biệt để sử dụng trò chơi này, đồng thời giao tiếp với một bộ truyền hình tiêu chuẩn. "Trò chơi điện tử" (hoặc "trò chơi video") đã phát triển thành một cụm từ thông dụng bao gồm điều đã nói ở trên cùng với bất kỳ trò chơi nào được tạo cho bất kỳ thiết bị nào khác, bao gồm nhưng không giới hạn ở máy tính nâng cao, điện thoại di động, PDA, v.v. Ghi âm và tái tạo âm thanh là việc tái tạo hoặc khuếch đại âm thanh bằng điện hoặc cơ học, thường là âm nhạc. Điều này liên quan đến việc sử dụng thiết bị âm thanh như micrô, thiết bị ghi âm và loa phóng thanh. Từ những ngày đầu tiên với việc phát minh ra máy quay đĩa sử dụng các kỹ thuật cơ học thuần túy, lĩnh vực này đã phát triển với việc phát minh ra máy ghi âm điện, sản xuất hàng loạt đĩa ghi âm 78, máy ghi âm dây từ, sau đó là máy ghi âm, đĩa vinyl LP. Việc phát minh ra băng cassette nhỏ gọn vào những năm 1960, sau đó là Walkman của Sony, đã thúc đẩy mạnh mẽ việc phân phối hàng loạt các bản ghi âm nhạc, và việc phát minh ra ghi âm kỹ thuật số và đĩa compact vào năm 1983 đã mang lại những cải tiến lớn về độ bền và chất lượng. Những phát triển gần đây nhất đã diễn ra với máy nghe nhạc kỹ thuật số. Album là một tập hợp các bản ghi âm có liên quan, được phát hành cho công chúng, thường là mang tính thương mại. Thuật ngữ album ghi âm bắt nguồn từ thực tế là các bản ghi đĩa máy hát quay đĩa 78 RPM được lưu giữ cùng nhau trong một cuốn sách giống như một album ảnh. Bộ sưu tập đĩa hát đầu tiên được gọi là "album" là "Nutcracker Suite" của Tchaikovsky, phát hành vào tháng 4 năm 1909 dưới dạng bốn đĩa của hãng Odeon Records. Nó được bán lẻ với giá 16 shilling - khoảng 15 bảng Anh theo đơn vị tiền tệ hiện đại. Video âm nhạc là một đoạn phim ngắn hoặc video đi kèm với một bản nhạc hoàn chỉnh, thường là một bài hát. Các video âm nhạc hiện đại chủ yếu được tạo ra và được sử dụng như một phương tiện tiếp thị nhằm quảng bá việc bán các bản ghi âm nhạc. Mặc dù nguồn gốc của các video âm nhạc đã trở lại xa hơn nhiều, nhưng chúng đã trở thành của riêng mình vào những năm 1980, khi định dạng của Music Television dựa trên chúng. Trong những năm 1980, thuật ngữ "video nhạc rock" thường được sử dụng để mô tả hình thức giải trí này, mặc dù thuật ngữ này đã không còn được sử dụng. Video âm nhạc có thể phù hợp với tất cả các phong cách làm phim, bao gồm hoạt hình, phim hành động trực tiếp, phim tài liệu và phim trừu tượng, không mang tính tường thuật. Internet (còn được gọi đơn giản là "Net" hay chính xác hơn là "Web") là một phương tiện truyền thông đại chúng có tính tương tác cao hơn và có thể được mô tả ngắn gọn là "một mạng lưới các mạng". Cụ thể, nó là mạng có thể truy cập công cộng trên toàn thế giới gồm các mạng máy tính được kết nối với nhau, truyền dữ liệu bằng cách chuyển mạch gói sử dụng Giao thức Internet chuẩn (IP). Nó bao gồm hàng triệu mạng trong một quốc gia, gồm các thông tin học thuật, doanh nghiệp và chính phủ nhỏ hơn, mang theo thông tin và dịch vụ khác nhau, chẳng hạn như email, trò chuyện trực tuyến, truyền tệp và các trang web được liên kết với nhau và các tài liệu khác của World Wide Web. Trái ngược với cách sử dụng thông thường, Internet và World Wide Web là không đồng nghĩa: Internet là hệ thống các mạng "máy tính" kết nối với nhau, được liên kết bằng dây đồng, cáp quang, kết nối không dây, v.v.; Web là nội dung, hoặc các "tài liệu được" kết nối với nhau, được liên kết bằng các siêu liên kết và URL. World Wide Web có thể truy cập được thông qua Internet, cùng với nhiều dịch vụ khác bao gồm e-mail, chia sẻ tệp và các dịch vụ khác được mô tả bên dưới. Vào cuối thế kỷ 20, sự ra đời của World Wide Web đánh dấu kỷ nguyên đầu tiên mà hầu hết các cá nhân có thể có một phương tiện hiển thị trên quy mô tương đương với phương tiện truyền thông đại chúng. Bất kỳ ai có trang web đều có tiềm năng tiếp cận đối tượng toàn cầu, mặc dù việc phục vụ đến mức lưu lượng truy cập web cao vẫn tương đối đắt. Có thể sự gia tăng của các công nghệ ngang hàng có thể đã bắt đầu quá trình làm cho chi phí băng thông có thể quản lý được. Mặc dù một lượng lớn thông tin, hình ảnh và bình luận (tức là "nội dung") đã được cung cấp, nhưng thường rất khó xác định tính xác thực và độ tin cậy của thông tin có trong các trang web (trong nhiều trường hợp là tự xuất bản). Việc phát minh ra Internet cũng cho phép các tin bài nóng hổi được tiếp cận trên toàn cầu trong vòng vài phút. Sự phát triển nhanh chóng của truyền thông tức thời, phi tập trung này thường được coi là có khả năng thay đổi các phương tiện truyền thông đại chúng và mối quan hệ của nó với xã hội. "Đa phương tiện" có nghĩa là ý tưởng phân phối cùng một thông điệp qua các kênh truyền thông khác nhau. Một ý tưởng tương tự được thể hiện trong ngành công nghiệp tin tức là "sự hội tụ". Nhiều tác giả hiểu xuất bản đa phương tiện là khả năng xuất bản ở cả bản in và trên web mà không cần nỗ lực chuyển đổi thủ công. Ngày càng có nhiều thiết bị không dây có dữ liệu và định dạng màn hình không tương thích lẫn nhau khiến việc đạt được mục tiêu "sáng tạo một lần, xuất bản nhiều lần" càng khó khăn hơn. Internet đang nhanh chóng trở thành trung tâm của các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi thứ đang trở nên có thể truy cập thông qua internet. Thay vì chọn một tờ báo, hoặc xem tin tức 10 giờ, mọi người có thể đăng nhập vào internet để nhận tin tức họ muốn, bất cứ khi nào họ muốn. Ví dụ, nhiều nhân viên nghe đài qua Internet khi ngồi tại bàn làm việc. Ngay cả hệ thống giáo dục cũng dựa vào Internet. Giáo viên có thể liên hệ với toàn bộ lớp học bằng cách gửi một e-mail. Họ có thể có các trang web mà sinh viên có thể nhận được một bản sao khác của đề cương hoặc bài tập của lớp. Một số lớp học có blog của lớp trong đó học sinh được yêu cầu đăng bài hàng tuần, với học sinh được xếp loại dựa trên đóng góp của họ. Viết blog cũng đã trở thành một hình thức truyền thông phổ biến. Blog là một trang web, thường được duy trì bởi một cá nhân, với các mục bình luận, mô tả về các sự kiện hoặc phương tiện tương tác như hình ảnh hoặc video. Các mục nhập thường được hiển thị theo thứ tự thời gian đảo ngược, với hầu hết các bài đăng gần đây nhất được hiển thị ở trên cùng. Nhiều blog cung cấp bình luận hoặc tin tức về một chủ đề cụ thể; những người khác hoạt động như nhật ký trực tuyến cá nhân hơn. Một blog điển hình kết hợp văn bản, hình ảnh và đồ họa khác, và các liên kết đến các blog, trang web và phương tiện liên quan khác. Khả năng người đọc để lại nhận xét ở định dạng tương tác là một phần quan trọng của nhiều blog. Hầu hết các blog chủ yếu là văn bản, mặc dù một số tập trung vào nghệ thuật (artlog), ảnh (photoblog), sketchblog, video (vlog), âm nhạc (blog MP3), âm thanh (podcasting) là một phần của mạng lưới truyền thông xã hội rộng lớn hơn. Tiểu blog là một loại blog khác bao gồm các blog có các bài đăng rất ngắn. RSS là một định dạng để cung cấp tin tức và nội dung của các trang giống như tin tức, bao gồm các trang web tin tức lớn như Wired, các trang cộng đồng hướng đến tin tức như Slashdot và các blog cá nhân. Nó là một nhóm các định dạng nguồn cấp dữ liệu Web được sử dụng để xuất bản nội dung được cập nhật thường xuyên như các mục blog, tiêu đề tin tức và podcast. Tài liệu RSS (được gọi là "nguồn cấp dữ liệu" hoặc "nguồn cấp dữ liệu web" hoặc "kênh") chứa bản tóm tắt nội dung từ một trang web được liên kết hoặc toàn bộ văn bản. RSS giúp mọi người có thể cập nhật các trang web theo cách tự động có thể được đưa vào các chương trình đặc biệt hoặc các màn hình lọc. Podcast là một loạt các tệp phương tiện kỹ thuật số được phân phối qua Internet bằng cách sử dụng nguồn cấp dữ liệu phân phối để phát lại trên máy tính và trình phát đa phương tiện di động. Thuật ngữ podcast, giống như chương trình phát sóng, có thể đề cập đến chính loạt nội dung hoặc phương thức mà nó được cung cấp; cái sau còn được gọi là podcasting. Máy chủ hoặc tác giả của podcast thường được gọi là podcaster. Điện thoại di động được giới thiệu ở Nhật Bản vào năm 1979 nhưng chỉ trở thành phương tiện thông tin đại chúng vào năm 1998 khi nhạc chuông có thể tải xuống đầu tiên được giới thiệu ở Phần Lan. Ngay sau đó, hầu hết các dạng nội dung truyền thông đã được giới thiệu trên điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị di động khác, và ngày nay tổng giá trị của nội dung truyền thông được sử dụng trên thiết bị di động vượt rất nhiều so với nội dung internet và trị giá hơn 31 tỷ đô la vào năm 2007 (nguồn Informa). Nội dung phương tiện di động bao gồm âm nhạc di động trị giá hơn 8 tỷ đô la (nhạc chuông, nhạc chờ, truetones, tệp MP3, karaoke, video nhạc, dịch vụ phát trực tuyến nhạc, v.v.); trò chơi di động trị giá hơn 5 tỷ đô la; và các dịch vụ tin tức, giải trí và quảng cáo khác nhau. Ở Nhật Bản, sách điện thoại phổ biến đến mức 5 trong số 10 sách in bán chạy nhất ban đầu được phát hành dưới dạng sách trên điện thoại. Tương tự như internet, di động cũng là một phương tiện tương tác, nhưng có phạm vi tiếp cận rộng hơn, với 3,3 tỷ người dùng điện thoại di động vào cuối năm 2007 lên 1,3 tỷ người dùng internet (nguồn ITU). Giống như email trên internet, ứng dụng hàng đầu trên di động cũng là dịch vụ nhắn tin cá nhân, nhưng nhắn tin văn bản SMS được hơn 2,4 tỷ người sử dụng. Trên thực tế, tất cả các dịch vụ và ứng dụng internet đều tồn tại hoặc có những người anh em họ tương tự trên thiết bị di động, từ tìm kiếm đến trò chơi nhiều người chơi đến thế giới ảo cho đến blog. Di động có một số lợi ích độc đáo mà nhiều chuyên gia về phương tiện di động khẳng định làm cho di động trở thành phương tiện mạnh mẽ hơn cả TV hoặc internet, bắt đầu từ việc di động được mang theo vĩnh viễn và luôn được kết nối. Di động có độ chính xác đối tượng tốt nhất và là phương tiện truyền thông đại chúng duy nhất có kênh thanh toán tích hợp sẵn cho mọi người dùng mà không cần bất kỳ thẻ tín dụng hay tài khoản PayPal nào hoặc thậm chí là giới hạn độ tuổi. Thiết bị di động thường được gọi là Trung bình thứ 7 và là màn hình thứ tư (nếu tính cả rạp chiếu phim, TV và màn hình PC) hoặc màn hình thứ ba (chỉ tính TV và PC). Tạp chí là một ấn phẩm định kỳ chứa nhiều bài báo, thường được tài trợ bởi quảng cáo hoặc độc giả bằng cách bỏ tiền ra mua. Tạp chí thường được xuất bản hàng tuần, hai tuần một lần, hàng tháng, hai tháng hoặc hàng quý, với ngày trên trang bìa trước ngày thực sự được xuất bản. Chúng thường được in màu trên giấy tráng, và được đóng bìa mềm. Tạp chí được chia thành hai loại lớn: tạp chí tiêu dùng và tạp chí kinh doanh. Trên thực tế, tạp chí là một tập hợp con của các , khác với những tạp chí định kỳ do các nhà xuất bản khoa học, nghệ thuật, học thuật hoặc các nhà xuất bản quan tâm đặc biệt sản xuất, chỉ dành cho thuê bao, đắt hơn, số lượng phát hành hạn chế và thường có ít hoặc không có quảng cáo. Tạp chí có thể được phân loại thành: Báo là một ấn phẩm chứa tin tức, thông tin và quảng cáo, thường được in trên loại giấy giá rẻ gọi là giấy in báo. Nó có thể là sở thích chung hoặc đặc biệt, thường được xuất bản hàng ngày hoặc hàng tuần. Chức năng quan trọng nhất của báo chí là thông báo cho công chúng những sự kiện trọng đại. Báo chí địa phương thông báo cho cộng đồng địa phương và bao gồm quảng cáo từ các doanh nghiệp và dịch vụ địa phương, trong khi báo chí quốc gia có xu hướng tập trung vào một chủ đề, có thể được ví von với "The Wall Street Journal" khi họ cung cấp tin tức về tài chính và các chủ đề liên quan đến kinh doanh. Tờ báo in đầu tiên được xuất bản vào năm 1605, và hình thức này đã phát triển mạnh ngay cả khi đối mặt với sự cạnh tranh của các công nghệ như đài phát thanh và truyền hình. Tuy nhiên, những phát triển gần đây trên Internet đang đặt ra những mối đe dọa lớn đối với mô hình kinh doanh của nó. Số lượng phát hành trả phí đang giảm ở hầu hết các quốc gia, và doanh thu từ quảng cáo, chiếm phần lớn thu nhập của một tờ báo, đang chuyển từ báo in sang trực tuyến; Tuy nhiên, một số nhà bình luận chỉ ra rằng các phương tiện truyền thông mới trong lịch sử như đài phát thanh và truyền hình đã không thay thế hoàn toàn báo chí hiện có. Internet đã thách thức báo chí như một nguồn thông tin và ý kiến thay thế nhưng cũng đã cung cấp một nền tảng mới cho các tổ chức báo chí tiếp cận khán giả mới. Theo Báo cáo Xu hướng Thế giới, từ năm 2012 đến năm 2016, lượng phát hành báo in tiếp tục giảm ở hầu hết các khu vực, ngoại trừ Châu Á và Thái Bình Dương, nơi doanh số bán hàng tăng mạnh ở một số quốc gia được chọn đã bù đắp cho sự sụt giảm mạnh mẽ ở Châu Á trong lịch sử. các thị trường như Nhật Bản và Hàn Quốc. Đáng chú ý nhất, từ năm 2012 đến năm 2016, lượng phát hành báo in của Ấn Độ đã tăng 89%. Phương tiện truyền thông ngoài trời là một hình thức truyền thông đại chúng bao gồm các bảng quảng cáo, biển hiệu, bảng quảng cáo được đặt bên trong và bên ngoài các tòa nhà / vật thể thương mại như cửa hàng / xe buýt, biển quảng cáo bay (biển hiệu kéo máy bay), biển quảng cáo, skywriting, AR Advertising. Nhiều nhà quảng cáo thương mại sử dụng hình thức truyền thông đại chúng này khi quảng cáo trong các sân vận động thể thao. Các nhà sản xuất thuốc lá và rượu đã sử dụng rộng rãi các biển quảng cáo và các phương tiện truyền thông ngoài trời khác. Tuy nhiên, vào năm 1998, Thỏa thuận Hòa giải Tổng thể giữa Hoa Kỳ và các ngành công nghiệp thuốc lá đã cấm quảng cáo thuốc lá trên bảng quảng cáo. Trong một nghiên cứu tại Chicago năm 1994, Diana Hackbarth và các đồng nghiệp của cô đã tiết lộ việc các biển quảng cáo có thuốc lá và rượu hầu hết tập trung ở các khu dân cư nghèo. Ở các trung tâm đô thị khác, các biển quảng cáo rượu và thuốc lá tập trung nhiều ở các khu dân cư người Mỹ gốc Phi hơn là các khu dân cư da trắng. Truyền thông đại chúng bao gồm nhiều thứ hơn là chỉ tin tức, mặc dù đôi khi nó bị hiểu nhầm theo cách này. Nó có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau: Báo chí là ngành học thu thập, phân tích, xác minh và trình bày thông tin về các sự kiện, xu hướng, vấn đề và con người hiện tại. Những người hành nghề báo được gọi là nhà báo. Báo chí hướng tin tức đôi khi được mô tả là "bản thảo thô đầu tiên của lịch sử" (theo Phil Graham), bởi vì các nhà báo thường ghi lại các sự kiện quan trọng, sản xuất các tin bài theo thời hạn ngắn. Mặc dù chịu áp lực phải là người đầu tiên kể lại câu chuyện của họ, các tổ chức truyền thông báo chí thường chỉnh sửa và hiệu đính các báo cáo của họ trước khi xuất bản, tuân thủ các tiêu chuẩn về độ chính xác, chất lượng và phong cách của mỗi tổ chức. Nhiều tổ chức báo chí tuyên bố truyền thống tự hào về việc các quan chức chính phủ và các tổ chức có trách nhiệm giải trình trước công chúng, trong khi các nhà phê bình truyền thông đặt ra câu hỏi về việc giữ bản thân báo chí phải chịu trách nhiệm theo các tiêu chuẩn của báo chí chuyên nghiệp. Quan hệ công chúng là nghệ thuật và khoa học quản lý giao tiếp giữa một tổ chức và những công chúng quan trọng của tổ chức để xây dựng, quản lý và duy trì hình ảnh tích cực của tổ chức. Những ví dụ bao gồm: Xuất bản là ngành liên quan đến việc sản xuất văn học hoặc thông tin - hoạt động cung cấp thông tin cho công chúng. Trong một số trường hợp, tác giả có thể là nhà xuất bản của chính họ. Theo truyền thống, thuật ngữ này đề cập đến việc phân phối các tác phẩm in như sách và báo. Với sự ra đời của hệ thống thông tin kỹ thuật số và Internet, phạm vi xuất bản đã mở rộng bao gồm các trang web, blog và những thứ tương tự. Là một doanh nghiệp, xuất bản bao gồm phát triển, tiếp thị, sản xuất và phân phối báo, tạp chí, sách, tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, phần mềm, các tác phẩm khác liên quan đến thông tin. Xuất bản cũng quan trọng như một khái niệm pháp lý; (1) là quá trình đưa ra thông báo chính thức cho thế giới về một ý định quan trọng, ví dụ, kết hôn hoặc phá sản, và; (2) như là điều kiện tiên quyết cần thiết để có thể tuyên bố phỉ báng; nghĩa là, cáo buộc phỉ báng phải được xuất bản mới được tính. Nhà xuất bản phần mềm là một công ty xuất bản trong ngành phần mềm đứng giữa nhà phát triển và nhà phân phối. Trong một số công ty, hai hoặc cả ba vai trò này có thể được kết hợp (và thực sự, có thể nằm trong một người duy nhất, đặc biệt là trong trường hợp phần mềm chia sẻ). Các nhà xuất bản phần mềm thường cấp phép phần mềm từ các nhà phát triển với các giới hạn cụ thể, chẳng hạn như giới hạn thời gian hoặc khu vực địa lý. Các điều khoản cấp phép khác nhau rất nhiều và thường là bí mật. Các nhà phát triển có thể sử dụng nhà xuất bản để tiếp cận các thị trường lớn hơn hoặc nước ngoài, hoặc để tránh tập trung vào tiếp thị. Hoặc nhà xuất bản có thể sử dụng các nhà phát triển để tạo phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường mà nhà xuất bản đã xác định. YouTuber là bất kỳ ai đã nổi tiếng từ việc tạo và quảng cáo video trên trang web chia sẻ video công khai YouTube. Nhiều người nổi tiếng trên YouTube đã tạo dựng sự nghiệp từ trang web của họ thông qua tài trợ, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ mạng. Lịch sử của truyền thông đại chúng có thể được bắt nguồn từ những ngày mà các vở kịch được trình diễn trong các nền văn hóa cổ đại khác nhau. Đây là lần đầu tiên một hình thức truyền thông được "phát sóng" tới nhiều đối tượng hơn. Cuốn sách in có niên đại đầu tiên được biết đến là " Kinh Kim Cương ", được in ở Trung Quốc vào năm 868, mặc dù rõ ràng là sách đã được in trước đó. Loại chữ đất sét rời được phát minh vào năm 1041 ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do việc phổ cập chữ viết đến quần chúng ở Trung Quốc chậm, và giá giấy tương đối cao ở đó, phương tiện truyền thông đại chúng được in sớm nhất có lẽ là các bản in phổ biến ở Châu Âu từ khoảng năm 1400. Mặc dù chúng được sản xuất với số lượng lớn, nhưng rất ít ví dụ ban đầu còn tồn tại, và thậm chí hầu hết được biết đến được in trước khoảng năm 1600 cũng không tồn tại. Thuật ngữ "truyền thông đại chúng" được đặt ra với việc tạo ra các phương tiện in ấn, được chú ý vì là ví dụ đầu tiên về truyền thông đại chúng, như chúng ta sử dụng thuật ngữ ngày nay. Hình thức truyền thông này bắt đầu ở Châu Âu vào thời Trung cổ. Phát minh ra máy in của Johannes Gutenberg cho phép sản xuất hàng loạt sách trên toàn nước Đức. Ông đã in cuốn sách đầu tiên, một cuốn Kinh thánh tiếng Latinh, trên một máy in có con chữ rời vào năm 1453. Việc phát minh ra báo in đã làm nảy sinh một số hình thức truyền thông đại chúng đầu tiên, bằng cách cho phép xuất bản sách báo trên quy mô lớn hơn nhiều so với trước đây. Phát minh này cũng làm thay đổi cách thế giới tiếp nhận tài liệu in, mặc dù sách vẫn quá đắt để được gọi là phương tiện đại chúng trong ít nhất một thế kỷ sau đó. Báo chí phát triển từ khoảng năm 1612, với ví dụ đầu tiên bằng tiếng Anh vào năm 1620; nhưng chúng phải mất đến thế kỷ 19 để tiếp cận trực tiếp khán giả đại chúng. Những tờ báo có số lượng phát hành cao đầu tiên ra đời ở London vào đầu những năm 1800, chẳng hạn như The Times, và được thành lập nhờ phát minh ra máy in hơi nước quay tốc độ cao, và đường sắt cho phép phân phối quy mô lớn trên các khu vực địa lý rộng lớn. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng phát hành đã dẫn đến sự suy giảm phản hồi và tương tác từ độc giả, khiến các tờ báo trở thành phương tiện một chiều hơn. Cụm từ "phương tiện truyền thông" bắt đầu được sử dụng vào những năm 1920. Khái niệm "phương tiện truyền thông đại chúng" nói chung bị hạn chế đối với các phương tiện in ấn cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi đài phát thanh, truyền hình và video được giới thiệu. Các phương tiện nghe nhìn đã trở nên rất phổ biến, vì chúng cung cấp cả thông tin và giải trí, vì màu sắc và âm thanh thu hút người xem / người nghe và vì công chúng dễ thụ động xem TV hoặc nghe đài hơn là chủ động đọc. Trong thời gian gần đây, Internet trở thành phương tiện đại chúng mới nhất và phổ biến nhất. Thông tin đã trở nên sẵn có thông qua các trang web và dễ dàng truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm. Một người có thể thực hiện nhiều hoạt động cùng lúc, chẳng hạn như chơi trò chơi, nghe nhạc và mạng xã hội, bất kể vị trí họ ở đâu. Trong khi các hình thức truyền thông đại chúng khác bị hạn chế về loại thông tin mà chúng có thể cung cấp, thì Internet chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số kiến thức của con người thông qua những thứ như Google Sách. Các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay bao gồm internet, điện thoại di động, blog, podcast và nguồn cấp dữ liệu RSS. Trong thế kỷ 20, sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng được thúc đẩy bởi công nghệ, bao gồm cả công nghệ cho phép nhân bản nhiều tài liệu. Các công nghệ nhân bản vật lý như in ấn, ép băng đĩa và nhân bản phim đã cho phép sao chép sách, báo và phim với giá rẻ cho một lượng lớn khán giả. Lần đầu tiên đài phát thanh và truyền hình cho phép sao chép thông tin điện tử. Truyền thông đại chúng có tính kinh tế của sự sao chép tuyến tính: một tác phẩm duy nhất có thể kiếm tiền. Một ví dụ về lý thuyết của Riel và Neil. tỷ lệ thuận với số lượng bản đã bán và khi số lượng tăng lên, chi phí đơn vị giảm xuống, làm tăng biên lợi nhuận hơn nữa. Vận may lớn đã được thực hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong một xã hội dân chủ, giới truyền thông có thể phục vụ cử tri về các vấn đề liên quan đến chính phủ và các tổ chức doanh nghiệp (xem Ảnh hưởng của truyền thông). Một số người coi việc tập trung quyền sở hữu phương tiện truyền thông là một mối đe dọa đối với nền dân chủ. Từ năm 1985 đến 2018, khoảng 76.720 thương vụ đã được công bố trong ngành Truyền thông. Tổng giá trị này lên đến khoảng 5,634 tỷ USD. Đã có ba làn sóng M&A lớn trong Lĩnh vực Truyền thông Đại chúng (2000, 2007 và 2015), trong khi năm sôi động nhất về số lượng là 2007 với khoảng 3.808 thương vụ. Hoa Kỳ là quốc gia nổi bật nhất về M&A trong lĩnh vực Truyền thông với 41 trong số 50 thương vụ hàng đầu có người mua lại từ Hoa Kỳ. Thương vụ lớn nhất trong lịch sử là việc America Online Inc mua lại Time Warner với giá 164746 triệu USD. Lý thuyết hiệu ứng giới hạn, ban đầu được thử nghiệm vào những năm 1940 và 1950, cho rằng vì mọi người thường chọn phương tiện truyền thông nào để tương tác dựa trên những gì họ đã tin, nên phương tiện truyền thông có ảnh hưởng không đáng kể. Lý thuyết thống trị giai cấp lập luận rằng các phương tiện truyền thông phản ánh và phóng chiếu quan điểm của một nhóm thiểu số tinh hoa, những người kiểm soát nó. Lý thuyết văn hóa học, được phát triển vào những năm 1980 và 1990, kết hợp hai lý thuyết kia và tuyên bố rằng mọi người tương tác với phương tiện truyền thông để tạo ra ý nghĩa của riêng họ từ hình ảnh và thông điệp mà họ nhận được. Lý thuyết này nói rằng khán giả đóng một vai trò tích cực, thay vì thụ động trong mối quan hệ với các phương tiện thông tin đại chúng. Có một bài báo lập luận rằng 90% tất cả các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm mạng phát thanh và lập trình, tin tức video, giải trí thể thao, và các phương tiện khác thuộc sở hữu của 6 công ty lớn (GE, News-Corp, Disney, Viacom, Time Warner và CBS). Theo Morris Creative Group, sáu công ty này đã đạt doanh thu hơn 200 tỷ đô la trong năm 2010. Nhiều công ty sản xuất bia đa dạng hơn, nhưng gần đây họ đã hợp nhất để tạo thành một nhóm ưu tú có quyền kiểm soát câu chuyện và thay đổi niềm tin của mọi người. Trong thời đại truyền thông mới mà chúng ta đang sống, tiếp thị có nhiều giá trị hơn bao giờ hết vì có nhiều cách khác nhau mà nó có thể được thực hiện. Quảng cáo có thể thuyết phục người dân mua một sản phẩm cụ thể hoặc khiến người tiêu dùng tránh một sản phẩm cụ thể. Định nghĩa về những gì được xã hội chấp nhận có thể bị giới truyền thông quyết định nhiều về mức độ chú ý mà nó nhận được. Bộ phim tài liệu "Super Size Me" mô tả cách các công ty như McDonald's đã bị kiện trong quá khứ, các nguyên đơn cho rằng đó là lỗi của việc quảng cáo danh nghĩa và cao siêu đã "buộc" họ phải mua sản phẩm. Những con búp bê Barbie và Ken của những năm 1950 đôi khi được coi là nguyên nhân chính gây ra nỗi ám ảnh trong xã hội hiện đại về phụ nữ gầy và đàn ông là béo. Sau vụ tấn công 11/9, các phương tiện truyền thông đã đưa tin rộng rãi về sự kiện và vạch trần tội ác của Osama Bin Laden về vụ tấn công, thông tin mà họ được chính quyền cho biết. Điều này đã hình thành dư luận ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố, và sau đó là cuộc chiến Iraq. Mối quan tâm chính là do sức mạnh quá lớn của các phương tiện thông tin đại chúng, việc mô tả thông tin không chính xác có thể dẫn đến mối quan tâm lớn của công chúng. Trong cuốn sách Thương mại hóa văn hóa Mỹ, Matthew P. McAllister nói rằng "một hệ thống truyền thông được phát triển tốt, cung cấp thông tin và dạy cho công dân của mình, giúp nền dân chủ tiến tới trạng thái lý tưởng của nó."   Năm 1997, JR Finnegan Jr. và K. Viswanath đã xác định ba tác dụng hoặc chức năng chính của truyền thông đại chúng: Kể từ những năm 1950, khi điện ảnh, đài phát thanh và TV bắt đầu trở thành nguồn thông tin chính hoặc duy nhất cho một tỷ lệ dân số ngày càng lớn, những phương tiện này bắt đầu được coi là công cụ trung tâm của việc kiểm soát quần chúng. Đến mức nổi lên ý tưởng rằng khi một quốc gia đã đạt đến trình độ công nghiệp hóa cao thì bản thân quốc gia đó “thuộc về người kiểm soát thông tin liên lạc”. Các phương tiện thông tin đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình nhận thức của công chúng về nhiều vấn đề quan trọng, cả thông qua thông tin được cung cấp thông qua chúng, và thông qua cách diễn giải mà chúng đưa ra đối với thông tin này. Chúng cũng đóng một vai trò lớn trong việc hình thành nền văn hóa hiện đại, bằng cách lựa chọn và khắc họa một tập hợp các niềm tin, giá trị và truyền thống cụ thể (toàn bộ cách sống), giống như thực tế. Có nghĩa là, bằng cách miêu tả một cách giải thích nhất định về thực tại, họ định hình thực tế phù hợp hơn với cách giải thích đó. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc lan truyền các hoạt động bất ổn dân sự như biểu tình chống chính phủ, bạo loạn và tổng đình công. Việc sử dụng máy thu phát thanh và truyền hình đã gây ra ảnh hưởng bất ổn giữa các thành phố không chỉ bởi vị trí địa lý của các thành phố, mà còn bởi sự gần gũi trong các mạng lưới phân phối thông tin đại chúng. Các nguồn phương tiện truyền thông đại chúng, thông qua các lý thuyết như khung và thiết lập chương trình, có thể ảnh hưởng đến phạm vi của một câu chuyện khi các sự kiện và thông tin cụ thể được làm nổi bật (Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông). Điều này có thể liên quan trực tiếp đến cách các cá nhân có thể nhận thức về một số nhóm người nhất định, vì mức độ đưa tin trên phương tiện truyền thông duy nhất mà một người nhận được có thể rất hạn chế và có thể không phản ánh toàn bộ câu chuyện hoặc tình huống; các câu chuyện thường được đề cập để phản ánh một quan điểm cụ thể nhằm nhắm mục tiêu một nhóm nhân khẩu học cụ thể. Theo Stephen Balkaran, Giảng viên Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Người Mỹ gốc Phi tại Đại học Central Connecticut State, phương tiện thông tin đại chúng đã đóng một vai trò lớn trong cách người Mỹ da trắng nhìn nhận về người Mỹ gốc Phi. Các phương tiện truyền thông tập trung vào người Mỹ gốc Phi trong bối cảnh tội phạm, sử dụng ma túy, bạo lực băng đảng và các hình thức hành vi chống đối xã hội khác đã khiến công chúng nhận thức sai lệch và có hại về người Mỹ gốc Phi. Trong bài báo năm 1999 "Truyền thông đại chúng và phân biệt chủng tộc", Balkaran khẳng định: "Các phương tiện truyền thông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hậu quả của sự áp bức lịch sử này và góp phần vào việc người Mỹ gốc Phi tiếp tục trở thành công dân hạng hai". Điều này đã dẫn đến sự không chắc chắn giữa những người Mỹ da trắng về bản chất thực sự của người Mỹ gốc Phi thực sự là gì. Bất chấp sự phân biệt chủng tộc, không thể phủ nhận việc những người này là người Mỹ đã "dấy lên nghi ngờ về hệ thống giá trị của người da trắng". Điều này có nghĩa là một số người Mỹ có chút "nghi ngờ đáng lo ngại" rằng nước Mỹ da trắng của họ bị ảnh hưởng bởi ảnh hưởng của người da đen. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng như tuyên truyền có xu hướng củng cố hoặc giới thiệu những khuôn mẫu đối với công chúng. Thiếu trọng tâm địa phương hoặc chuyên đề cụ thể là một chỉ trích phổ biến đối với các phương tiện thông tin đại chúng. Một phương tiện thông tin đại chúng thường bị buộc phải đưa tin tức trong nước và quốc tế do nó phải phục vụ và phù hợp với nhiều đối tượng nhân khẩu học. Do đó, nó phải bỏ qua nhiều câu chuyện địa phương thú vị hoặc quan trọng bởi vì chúng đơn giản là không thu hút phần lớn người xem của họ. Một ví dụ do trang web WiseGeek đưa ra là "cư dân của một cộng đồng có thể coi cuộc chiến chống lại sự phát triển của họ là quan trọng, nhưng câu chuyện sẽ chỉ thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông đại chúng nếu cuộc chiến trở nên gây tranh cãi hoặc nếu tiền lệ của một số hình thức được đặt ra".   Thuật ngữ "đại chúng" gợi ý rằng những người tiếp nhận các sản phẩm truyền thông tạo thành một biển rộng lớn các cá nhân thụ động, không khác biệt. Đây là hình ảnh gắn liền với một số phê bình trước đó về "văn hóa đại chúng" và xã hội đại chúng, vốn thường cho rằng sự phát triển của truyền thông đại chúng đã có tác động tiêu cực lớn đến đời sống xã hội hiện đại, tạo ra một loại hình văn hóa thuần nhất và nhạt nhẽo, mang tính giải trí cá nhân mà không gây thách thức. chúng. Tuy nhiên, phương tiện truyền thông kỹ thuật số tương tác cũng được coi là thách thức mô hình chỉ đọc của các phương tiện quảng bá trước đó. Trong khi một số gọi các phương tiện truyền thông đại chúng là "thuốc phiện của quần chúng", những phương tiện khác cho rằng đó là một khía cạnh quan trọng của xã hội loài người. Bằng cách hiểu các phương tiện thông tin đại chúng, người ta có thể phân tích và tìm hiểu sâu hơn về dân số và văn hóa của một người. Khả năng có giá trị và mạnh mẽ này là một lý do tại sao lĩnh vực nghiên cứu truyền thông được yêu thích. Như WiseGeek nói, "xem, đọc và tương tác với các phương tiện truyền thông đại chúng của một quốc gia có thể cung cấp manh mối về cách mọi người suy nghĩ, đặc biệt nếu sử dụng nhiều loại nguồn thông tin đại chúng khác nhau".   Từ những năm 1950, ở các nước đã đạt trình độ công nghiệp hóa cao, các phương tiện thông tin đại chúng điện ảnh, đài phát thanh và truyền hình có vai trò chủ đạo trong quyền lực chính trị.  Nghiên cứu đương đại cho thấy mức độ tập trung ngày càng tăng của quyền sở hữu phương tiện truyền thông, với nhiều ngành công nghiệp truyền thông đã tập trung cao độ và bị chi phối bởi một số ít các công ty.   Khi nghiên cứu về phương tiện truyền thông đại chúng bắt đầu, phương tiện truyền thông chỉ bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng, một hệ thống truyền thông rất khác với đế chế truyền thông xã hội của những kinh nghiệm của thế kỷ 21. Với suy nghĩ này, có những lời chỉ trích rằng các phương tiện truyền thông đại chúng không còn tồn tại, hoặc ít nhất là nó không tồn tại dưới dạng như nó đã từng. Hình thức truyền thông đại chúng ban đầu này đặt các bộ lọc về những gì công chúng sẽ được tiếp xúc liên quan đến "tin tức", một điều khó thực hiện hơn trong một xã hội truyền thông xã hội. Nhà lý thuyết Lance Bennett giải thích rằng, bỏ qua một vài sự kiện lớn trong lịch sử gần đây, việc một nhóm đủ lớn được gắn nhãn đại chúng là điều không bình thường, lại xem cùng một tin tức thông qua cùng một phương tiện sản xuất hàng loạt. Phê bình của Bennett đối với phương tiện truyền thông đại chúng của Thế kỷ 21 cho rằng ngày nay việc một nhóm người nhận các tin bài khác nhau, từ các nguồn hoàn toàn khác nhau trở nên phổ biến hơn, và do đó, phương tiện truyền thông đại chúng đã được phát minh lại. Như đã thảo luận ở trên, các bộ lọc sẽ được áp dụng cho các phương tiện truyền thông đại chúng ban đầu khi các nhà báo quyết định cái gì sẽ được in hay không. Truyền thông xã hội là một yếu tố đóng góp lớn vào sự thay đổi từ phương tiện truyền thông đại chúng sang một mô hình mới bởi vì thông qua phương tiện truyền thông xã hội, truyền thông đại chúng là gì và truyền thông giữa các cá nhân bị nhầm lẫn. Giao tiếp giữa các cá nhân / ngách là sự trao đổi thông tin và thông tin trong một thể loại cụ thể. Trong hình thức giao tiếp này, các nhóm người nhỏ hơn đang tiêu thụ tin tức / thông tin / ý kiến. Ngược lại, phương tiện thông tin đại chúng ở dạng ban đầu không bị hạn chế bởi thể loại và nó đang được quần chúng tiêu thụ.
3101
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3101
Chỉ (đơn vị đo)
Chỉ là đơn vị đo khối lượng trong ngành kim hoàn Việt Nam, đặc biệt dành cho vàng, bạc, bạch kim (tên khác: "platin"), vàng trắng... Năm 2007, nghị định của Chính phủ Việt Nam thống nhất quy định về đơn vị đo lường chính thức, đã quy định một "chỉ" bằng 3,75 gam theo hệ đo lường quốc tế hoặc bằng 1/10 lượng (lượng vàng hay lạng vàng, cây vàng). Cách đơn vị tính này dựa trên hệ thống đo lường cổ của Việt Nam cũng như của Trung Hoa, trong đó 1 cân bằng 16 lạng (hay lượng), 1 lạng bằng 10 chỉ, 1 chỉ bằng 10 phân. Chỉ còn được gọi là tiền hoặc đồng (hay đồng cân). Ngày xưa, ngón tay đeo nhẫn ở Trung Quốc được gọi là "vô danh chỉ". Từ "chỉ hoàn" cũng có nghĩa là nhẫn. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến cách dùng chỉ để làm đơn vị cho vàng như ngày nay, do vàng được dùng làm nhẫn và đồ trang sức. Một số tài liệu cho biết 1 "chỉ" trong truyền thống được ước chừng bằng 3,78 gam. Nhưng ngày nay, theo quy định chính thức thì 1 "chỉ" bằng 3,75 gam.. Đơn vị đo khối lượng "chỉ" ở Việt Nam hiện nay không hoàn toàn giống với đơn vị "tiền" (錢: mace, tsin hay chee) ở Hồng Kông nơi mà 1 "tiền" bằng 3,779936375 gam.
3102
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3102
Tạ
Trong khoa đo lường, tạ là đơn vị đo khối lượng thuộc hệ đo lường cổ Việt Nam, hiện nay tương đương với 100 kilôgam, được sử dụng trong giao dịch đời thường ở Việt Nam. Thời Pháp thuộc thì một tạ có trọng lượng thay đổi tùy theo mặt hàng. Một tạ gạo được ấn định là 100 ký trong khi một tạ thóc là 68 ký và một tạ than là 60 ký. Một tạ cũng bằng 1/10 tấn, 10 yến và bằng 100 cân. Theo , trước kia, giá trị của tạ trong hệ đo lường cổ của Việt Nam là 60,45 kg. Đến đầu thế kỉ 21, một số vùng ở Việt Nam vẫn dùng đơn vị tạ với giá trị bằng 60 kg.
3103
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3103
Yến (đo lường)
Trong khoa đo lường, yến là đơn vị đo khối lượng thuộc hệ đo lường cổ Việt Nam, hiện nay tương đương với 10 kilôgam, được sử dụng trong giao dịch đời thường ở Việt Nam. Một yến cũng bằng 10 cân, 1/10 tạ và bằng 1/100 tấn. Theo , trước kia, giá trị của yến trong hệ đo lường cổ của Việt Nam là 6,045 ftkg.
3104
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3104
Tấn
Trong đo lường, tấn (đôi khi kí hiệu là "t") là đơn vị đo khối lượng thuộc hệ đo lường cổ Việt Nam, hiện nay tương đương với 1000 kilôgam, tức là một megagram, được sử dụng trong giao dịch thương mại ở Việt Nam. Một tấn bằng 10 tạ, 100 yến, 1000 cân, 10000 lạng. Trước kia, giá trị của tấn trong hệ đo lường cổ của Việt Nam là 604,5 kg. Khi nói về trọng tải của tàu bè, tấn còn có thể mang ý nghĩa chỉ dung tích, 2,8317 mét khối hoặc 1,1327 mét khối. Cần phân biệt và tránh nhầm lẫn với đơn vị tấn của hệ đo lường Anh và Mỹ, không theo hệ thống SI, theo đó, ở Hoa Kỳ, "ton" (tấn) hay là "short ton" là tấn thiếu có khối lượng bằng 2.000 pound, tức 907,18474 kg, và "long ton" (tấn dư) ở Anh với khối lượng 2.240 pound tức 1.016,0469088 kg bởi các từ này cũng thỉnh thoảng gọi là "ton", khác hẳn với "tonne". Một tấn tương ứng với:
3105
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3105
Vật lý thực nghiệm
Vật lý thực nghiệm là một phần của vật lý học chuyên sâu về các phương pháp thí nghiệm và quan sát, để tạo tiền đề phát triển cũng như để kiểm chứng vật lý lý thuyết. Phương pháp thực nghiệm ra đời đã giải quyết những vấn đề thực tiến mà Aristotle không giải quyết được. Kể từ khi phương pháp thực nghiệm ra đời, các nhà vật lý đi tìm chân lý khoa học không phải bằng những cuộc tranh luận triền miên mà bằng cách tiến hành các thí nghiệm. Từ đó, thúc đẩy quá trình phát triển của Vật lý học và các cuộc cách mạng công nghiệp
3106
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3106
Điện từ học
Điện từ học là ngành vật lý nghiên cứu và giải thích các hiện tượng điện và hiện tượng từ, và mối quan hệ giữa chúng. Ngành điện từ học là sự kết hợp của điện học và từ học bởi điện và từ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điện trường thay đổi sinh ra từ trường và từ trường thay đổi sinh ra điện trường. Thực chất, điện trường và từ trường hợp thành một thể thống nhất, gọi là điện từ trường. Các tương tác điện và tương tác từ gọi chung là tương tác điện từ. Lực xuất hiện trong các tương tác đó là lực điện từ, một trong bốn lực cơ bản của tự nhiên (bên cạnh lực hấp dẫn, lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu). Trong nhiều trường hợp, điện từ học được dùng để chỉ điện từ học cổ điển bao gồm các lý thuyết cổ điển, phân biệt với các lý thuyết trong điện từ học hiện đại như điện động lực học lượng tử. Lý thuyết khá chính xác đầu tiên về điện từ học, xuất phát từ nhiều công trình khác nhau của các nhà vật lý trong Thế kỷ 19, và thống nhất lại bởi James Clerk Maxwell trong bốn phương trình nổi tiếng, các phương trình Maxwell. Ngoài việc thống nhất các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, Maxwell còn chỉ ra rằng ánh sáng là sóng điện từ. Trong điện từ học cổ điển, điện từ trường tuân thủ các phương trình Maxwell, và lực điện từ tuân theo định luật lực Lorentz. Điện từ học cổ điển không tương thích với cơ học cổ điển. Các phương trình Maxwell tiên đoán vận tốc ánh sáng không đổi trong mọi hệ quy chiếu. Điều này vi phạm nguyên lý tương đối Galileo, một trụ cột của cơ học cổ điển. Năm 1905, Albert Einstein giải quyết mâu thuẫn bằng thuyết tương đối. Trong lý thuyết này, từ trường chỉ là một hiệu ứng tương đối tính của điện trường tĩnh và không cần nhiều phương trình như các phương trình Maxwell để mô tả. Cùng năm 1905, Einstein đã giới thiệu hiệu ứng quang điện nói rằng ánh sáng có thể xem như các hạt, sau này gọi là photon, giải thích một hiện tượng không tương thích với điện từ trường cổ điển. Lý thuyết này mở rộng lời giải cho bài toán tai họa tử ngoại của Max Planck năm 1900, một bài toán khác cho thấy điện từ học cổ điển chưa chính xác. Những lý thuyết này đã giúp xây dựng vật lý lượng tử, đặc biệt là điện động lực học lượng tử. Điện động lực học lượng tử, được bắt đầu từ năm 1925 và hoàn thành vào những năm 1940, là một trong những lý thuyết vật lý chính xác nhất ngày nay. Những khám phá tạo ra nền tảng Điện Từ Dựa trên ba khám phá trên, Ampère đã công bố một mô hình thành công cho từ học vào năm 1825. Trong mô hình này, ông chỉ ra sự tương đương giữa dòng điện và nam châm[5] và đề xuất rằng từ tính là do những vòng chảy vĩnh cửu (đường sức) thay vì các lưỡng cực từ như trong mô hình của Poisson.[nb 3] Mô hình này có thêm thuận lợi khi giải thích tại sao lại không có đơn cực từ. Ampère dựa vào mô hình suy ra được cả định luật lực Ampère miêu tả lực giữa hai dây dẫn có dòng điện chạy qua và định luật Ampère (hay chính là định luật Biot–Savart), miêu tả đúng đắn từ trường bao quanh một sợi dây có dòng điện. Cũng trong công trình này, Ampère đưa ra thuật ngữ điện động lực miêu tả mối liên hệ giữa điện và từ. Năm 1831, Michael Faraday phát hiện ra hiện tượng cảm ứng điện từ khi ông làm thay đổi từ trường qua một vòng dây thì có dòng điện sinh ra trong sợi dây. Ông miêu tả hiện tượng này bằng định luật cảm ứng Faraday. Lý thuyết điện từ khá chính xác đầu tiên về điện từ học, xuất phát từ nhiều công trình khác nhau của các nhà vật lý trong thể kỷ 19, và thống nhất lại bởi James Clerk Maxwell trong bốn phương trình nổi tiếng, các phương trình Maxwell. Ngoài việc thống nhất các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, Maxwell còn chỉ ra rằng ánh sáng là sóng điện từ. Trong điện từ học cổ điển, điện từ trường tuân thủ các phương trình Maxwell, và lực điện từ tuân theo định luật lực Lorentz.
3107
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3107
Bức xạ điện từ
Bức xạ điện từ (hay sóng điện từ) là sự kết hợp (nhân vector) của dao động điện trường và từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong không gian như sóng. Sóng điện từ cũng bị lượng tử hoá thành những "đợt sóng" có tính chất như các hạt chuyển động gọi là photon. Khi lan truyền, sóng điện từ mang theo năng lượng, động lượng và thông tin. Sóng điện từ với bước sóng nằm trong khoảng 400 nm và 700 nm có thể được quan sát bằng mắt người và gọi là ánh sáng. Môn vật lý nghiên cứu sóng điện từ là điện động lực học, một chuyên ngành của điện từ học. Nhà toán học người Scotland là James Clerk Maxwell (1831-1879) đã mở rộng các công trình của Michael Faraday và nhận thấy rằng chính mối liên hệ khăng khít giữa điện và từ làm loại sóng này có thể tồn tại. Những tính toán của ông chứng tỏ rằng sóng điện từ có thể truyền với vận tốc ánh sáng và điều này khiến cho ông ngờ rằng chính ánh sáng cũng là một loại sóng điện từ. Năm 1888, Heinrich Hertz đã dùng điện phát ra các sóng có tính chất giống như ánh sáng và do đó đã xác nhận những ý tưởng của Faraday và Maxwell. Mọi vật thể đều phát ra bức xạ điện từ, do dao động nhiệt của các phân tử hay nguyên tử hoặc các hạt cấu tạo nên chúng, với năng lượng bức xạ và phân bố cường độ bức xạ theo tần số phụ thuộc vào ở nhiệt độ của vật thể, gần giống bức xạ vật đen. Sự bức xạ này lấy đi nhiệt năng của vật thể. Các vật thể cũng có thể hấp thụ bức xạ phát ra từ vật thể khác; và quá trình phát ra và hấp thụ bức xạ là một trong các quá trình trao đổi nhiệt. Sóng điện từ được phân loại theo bước sóng, từ dài đến ngắn: Trong chân không, các thí nghiệm đã chứng tỏ các bức xạ điện từ đi với vận tốc không thay đổi, thường được ký hiệu là "c"=299.792.458 m/s, thậm chí không phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Hiện tượng này đã thay đổi nhiều quan điểm về cơ học cổ điển của Isaac Newton và thúc đẩy Albert Einstein tìm ra lý thuyết tương đối. Sóng điện từ là sóng ngang, nghĩa là nó là sự lan truyền của các dao động liên quan đến tính chất có hướng (cụ thể là cường độ điện trường và cường độ từ trường) của các phần tử mà hướng dao động vuông góc với hướng lan truyền sóng. Như nhiều sóng ngang, sóng điện từ có hiện tượng phân cực. Năng lượng của một hạt photon có bước sóng λ là "hc"/λ, với "h" là hằng số Planck và "c" là vận tốc ánh sáng trong chân không. Như vậy, bước sóng càng dài thì năng lượng photon càng nhỏ. Trong tương tác với các nguyên tử, phân tử và các hạt cơ bản, các tính chất sóng điện từ phụ thuộc ít nhiều vào bước sóng (hay năng lượng của các photon). Dưới đây là một vài ví dụ. Xin xem chi tiết thêm ở các trang dành cho các loại sóng điện từ riêng. Radio có ít tương tác với vật chất vì năng lượng của photon nhỏ. Nó có thể đi vượt qua khoảng cách dài mà không mất năng lượng cho tương tác, do vậy được sử dụng để truyền thông tin, như trong kỹ thuật truyền thanh. Khi thu nạp radio bằng ăng-ten, người ta tận dụng tương tác giữa điện trường của sóng với các vật dẫn điện. Các dòng điện sẽ dao động qua lại trong vật dẫn điện dưới ảnh hưởng của dao động điện trong sóng radio. Tần số dao động của vi sóng trùng với tần số cộng hưởng của nhiều phân tử hữu cơ có trong sinh vật và trong thức ăn. Do vậy vi sóng bị hấp thụ mạnh bởi các phân tử hữu cơ và làm chúng nóng lên khi năng lượng sóng được chuyển sang năng lượng nhiệt của các phân tử. Tính chất này được sử dụng để làm lò vi sóng. Điều này cũng nói lên rằng sử dụng thiết bị hay lò vi sóng thì cần đứng xa vùng có tác động của sóng lúc phát sóng, cỡ 1 m trở lên, vì các màn chắn không chắn hết được sóng. Vi sóng dư tác động lên mô của ta theo hai mức độ: Khi có nhiều tế bào chết thì được gọi là ""bỏng vi sóng"". Số tế bào chết nằm xen với tế bào sống, và giảm dần từ mặt da vào đến "bề dày skin", của sóng 2450 MHz là đến 17 mm. Hiện tượng này có thể xảy ra khi đặt laptop làm việc lên đùi, do quá gần vi sóng dư do laptop phát ra. Tổn thương vi sóng không hiện ra thành vùng rõ như bỏng nhiệt truyền thống, và nhiều người không nhận ra. Thông thường thì bạch cầu dọn được các tế bào chết, nhưng việc dọn các tế bào lỗi di truyền thì tùy thuộc vào khả năng của hệ thống bạch huyết của từng cá thể, để lại nguy cơ phát sinh ung thư. Các dao động của điện trường trong ánh sáng tác động mạnh đến các tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người. Có ba loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 vùng quang phổ khác nhau (tức ba màu sắc khác nhau). Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ ba loại tế bào này tạo nên những phổ màu sắc phong phú. Để tạo ra hình ảnh màu trên màn hình, người ta cũng sử dụng ba loại đèn phát sáng ở 3 vùng quang phổ nhạy cảm của người. Những sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài km được dùng trong thông tin vô tuyến nên gọi là các sóng vô tuyến. Người ta chia sóng vô tuyến thành: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung và sóng dài. Lý thuyết điện từ của James Clerk Maxwell đã giải thích sự xuất hiện của sóng điện từ như sau. Mọi điện tích khi thay đổi vận tốc (tăng tốc hay giảm tốc), hoặc mọi từ trường biến đổi, đều là nguồn sinh ra các sóng điện từ. Khi từ trường hay điện trường biến đổi tại một điểm trong không gian, theo hệ phương trình Maxwell, các từ trường hay điện trường ở các điểm xung quanh cũng bị biến đổi theo, và cứ như thế sự biến đổi này lan toả ra xung quanh với vận tốc ánh sáng. Biểu diễn toán học về từ trường và điện trường sinh ra từ một nguồn biến đổi chứa thêm các phần mô tả về dao động của nguồn, nhưng xảy ra sau một thời gian chậm hơn so với tại nguồn. Đó chính là mô tả toán học của bức xạ điện từ. Tuy trong các phương trình Maxwell, bức xạ điện từ hoàn toàn có tính chất sóng, đặc trưng bởi vận tốc, bước sóng (hoặc tần số), nhưng nó cũng có tính chất hạt, theo thuyết lượng tử, với năng lượng liên hệ với bước sóng như đã trình bày ở mục các tính chất. Có thể chứng minh dao động điện từ lan truyền trong không gian dưới dạng sóng bằng các phương trình Maxwell. Xét trường hợp điện trường và/hoặc từ trường biến đổi trong chân không và không có dòng điện hay điện tích tự do trong không gian đang xét; 4 phương trình Maxwell rút gọn thành: Nghiệm tầm thường của hệ phương trình trên là: Để tìm nghiệm không tầm thường, có thể sử dụng đẳng thức giải tích véc tơ: Bằng cách lấy rôta hai vế của phương trình (2): Rồi đơn giản hóa vế trái (tận dụng phương trình (1) trong quá trình đơn giản hóa): Và đơn giản hóa vế phải (tận dụng phương trình (4) trong quá trình đơn giản hóa): Cân bằng 2 vế (6) và (7) để thu được phương trình vi phân cho điện trường: Có thể thực hiện các biến đổi tương tự như trên để thu được phương trình vi phân với từ trường: Hai phương trình vi phân trên chính là các phương trình sóng, dạng tổng quát: Đây chính là tốc độ ánh sáng trong chân không. Nghiệm của phương trình sóng cho điện trường là: Với E là một hằng số véc tơ đóng vai trò như biên độ của dao động điện trường, "f" là hàm khả vi bậc hai bất kỳ, formula_12 là véc tơ đơn vị theo phương lan truyền của sóng, và x là tọa độ của điểm đang xét. Tuy nghiệm này thỏa mãn phương trình sóng, để thỏa mãn tất cả các phương trình Maxwell, cần có thêm ràng buộc: (8) suy ra điện trường phải luôn vuông góc với hướng lan truyền của sóng và (9) cho thấy từ trường thì vuông góc với cả điện trường và hướng lan truyền; đồng thời E = "c" B. Nghiệm này của phương trình Maxwell chính là sóng điện từ phẳng. Mật độ năng lượng của trường điện từ nói chung: Trong chân không: Với sóng điện từ phẳng tuân thủ phương trình (9) nêu trên, ta thấy năng lượng điện đúng bằng năng lượng từ, và:
3116
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3116
Tổ chức Thương mại Thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: "World Trade Organization", viết tắt WTO; tiếng Pháp: "Organisation mondiale du commerce"; tiếng Tây Ban Nha: "Organización Mundial del Comercio"; tiếng Đức: "Welthandelsorganisation") là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Ngày 1 tháng 9 năm 2013, Roberto Azevêdo được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Pascal Lamy. Tính đến ngày 29 tháng 7 năm 2016, WTO có 164 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c). Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO vào ngày 11/1/2007. Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và Việc làm tại La Habana tháng 3 năm 1948. Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chương này. Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ (Lisa Wilkins, 1997). ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995. WTO có các chức năng sau: Phần lớn các quyết định của WTO đều dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau. Nguyên tắc đồng thuận có ưu điểm là nó khuyến khích nỗ lực tìm ra một quyết định khả dĩ nhất được tất cả các thành viên chấp nhận. Nhược điểm của nó là tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để có được một quyết định đồng thuận. Đồng thời, nó dẫn đến xu hướng sử dụng những cách diễn đạt chung chung trong hiệp định đối với những vấn đề có nhiều tranh cãi, khiến cho việc diễn giải các hiệp định gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, đàm phán của WTO diễn ra không phải qua sự nhất trí của tất cả các thành viên, mà qua một quá trình đàm phán không chính thức giữa những nhóm nước. Những cuộc đàm phán như vậy thường được gọi là "đàm phán trong phòng xanh" (tiếng Anh: ""Green Room" negotiations"), lấy theo màu của phòng làm việc của Tổng giám đốc WTO tại Genève, Thụy Sĩ. Chúng còn được gọi là "Hội nghị Bộ trưởng thu hẹp" ("Mini-Ministerials") khi chúng diễn ra ở các nước khác. Quá trình này thường bị nhiều nước đang phát triển chỉ trích vì họ hoàn toàn phải đứng ngoài các cuộc đàm phán như vậy . Richard Steinberg (2002) lập luận rằng mặc dù mô hình đồng thuận của WTO đem lại vị thế đàm phán ban đầu dựa trên nền tảng luật lệ, các vòng đàm phán thương mại kết thúc thông qua vị thế đàm phán dựa trên nền tảng sức mạnh có lợi cho Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, và có thể không đem đến sự cải thiện Pareto. Thất bại nổi tiếng nhất và cũng gần đây nhất trong việc đạt được một sự đồng thuận là tại các Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ở Seattle (1999) và Cancún (2003) do một số nước đang phát triển không chấp thuận các đề xuất được đưa ra. WTO bắt đầu tiến hành vòng đàm phán hiện tại, Vòng đàm phán Doha, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4 diễn ra tại Doha, Qatar vào tháng 11 năm 2001. Các cuộc đàm phán diễn ra căng thẳng và chưa đạt được sự nhất trí, mặc dù đàm phán vẫn đang tiếp diễn qua suốt Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5 tại Cancún, México vào năm 2003 và Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 6 tại Hồng Kông từ ngày 13 tháng 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 2005. <noinclude> Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO còn hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. Không giống như các tổ chức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết định của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối với thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thành viên có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO . Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Ở cấp sơ thẩm, tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp. Ban hội thẩm này thông thường gồm 3 đên 5 chuyên gia trong lĩnh vực thương mại liên quan. Ban hội thẩm sẽ nghe lập luận của các bên và soạn thảo một báo cáo trình bày những lập luận này, kèm theo là phán quyết của ban hội thẩm. Trong trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với nội dung phán quyết của ban hội thẩm thì họ có thể thực hiện thủ tục khiếu nại lên Cơ quan phúc thẩm. Cơ quan này sẽ xem xét đơn khiếu nại và có phán quyết liên quan trong một bản báo cáo giải quyết tranh chấp của mình. Phán quyết của các cơ quan giải quyết tranh chấp nêu trên sẽ được thông qua bởi Hội đồng Giải quyết Tranh chấp. Báo cáo của cơ quan giải quyết tranh chấp cấp phúc thẩm sẽ có hiệu lực cuối cùng đối với vấn đề tranh chấp nếu không bị Hội đồng Giải quyết Tranh chấp phủ quyết tuyệt đối (hơn 3/4 các thành viên Hội đồng giải quyết tranh chấp bỏ phiếu phủ quyết phán quyết liên quan). Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không có các biện pháp sửa chữa theo như quyết định của Hội đồng Giải quyết Tranh chấp, Hội đồng có thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các "biện pháp trả đũa" (trừng phạt thương mại). Những biện pháp như vậy có ý nghĩa rất lớn khi chúng được áp dụng bởi một thành viên có tiềm lực kinh tế mạnh như Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu. Ngược lại, ý nghĩa của chúng giảm đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm lực kinh tế yếu trong khi thành viên vi phạm có tiềm lực kinh tế mạnh hơn, chẳng hạn như trong tranh chấp mang mã số DS 267 về trợ cấp bông trái phép của Hoa Kỳ . Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù. Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO.. Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO. Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Một hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO. Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt. Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được ký kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994. Bốn phụ lục đó bao gồm các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung. Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải ký kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO: Các Tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới: Các Tổng giám đốc của Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch, GATT: Quá trình để trở thành thành viên của WTO là khác nhau đối với mỗi quốc gia muốn tham gia, và các quy định về quá trình gia nhập này tùy thuộc vào giai đoạn phát triển kinh tế và cơ chế thương mại hiện tại của quốc gia đó. Quá trình này trung bình mất khoảng 5 năm, nhưng có thể kéo dài hơn nếu quốc gia muốn tham gia chưa thực hiện đầy đủ các cam kết hoặc có sự cản trở liên quan đến các vấn đề về chính trị. Các cuộc đàm phán gia nhập ngắn nhất dưới 5 năm là Cộng hòa Kyrgyzstan, trong khi thời gian này đối với Nga là dài nhất cho đến nay. Nga nộp đơn gia nhập đầu tiên vào GATT năm 1993, và được chấp nhận là thành viên vào tháng 12 năm 2011 và trở thành thành viên của WTO vào ngày 22 tháng 8 năm 2012. Bảng sau liệt kê tất cả các thành viên hiện tại và ngày gia nhập. ! Quốc gia ! Ngày gia nhập
3117
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3117
Vàng (định hướng)
Vàng thường chỉ nguyên tố hóa học có số nguyên tử là 79. Vàng cũng có thể chỉ:
3118
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3118
Vàng
Vàng là nguyên tố hóa học có ký hiệu Au (lấy từ hai tự mẫu đầu tiên của từ tiếng La-tinh "aurum", có nghĩa là vàng) và số nguyên tử 79, một trong những nguyên tố quý, làm cho nó trở thành một trong những nguyên tố có số nguyên tử cao tồn tại ngoài tự nhiên. Ở dạng tinh khiết, nó là một kim loại sáng, màu vàng hơi đỏ, đậm đặc, mềm, dẻo và dễ uốn. Về mặt hóa học, vàng là kim loại chuyển tiếp và là nguyên tố nhóm 11. Nó là một trong những nguyên tố hóa học ít phản ứng nhất và có dạng rắn trong điều kiện tiêu chuẩn. Vàng thường xuất hiện ở dạng nguyên tố tự nhiên (bản địa), như cốm hoặc hạt, trong đá, trong mạch đất và trong trầm tích phù sa. Nó tồn tại trong một loạt dung dịch rắn với nguyên tố bạc nguyên chất (dưới dạng electrum) và cũng tạo thành hợp kim tự nhiên với đồng và paladi. Ít phổ biến hơn, nó xảy ra trong các khoáng chất như các hợp chất vàng, thường với teluri (vàng teluride). Vàng có khả năng chống lại hầu hết các acid, mặc dù nó bị hòa tan trong nước cường toan, hỗn hợp acid nitric và acid hydrochloride, tạo thành anion tetrachloroaurate hòa tan. Vàng không hòa tan trong acid nitric, loại acid mà có khả năng hòa tan bạc và kim loại cơ bản, một tính chất từ lâu đã được sử dụng để tinh chế vàng và để xác nhận sự hiện diện của vàng trong các vật kim loại, tạo thành thuật ngữ "kiểm tra acid". Vàng cũng hòa tan trong dung dịch kiềm của cyanide, được sử dụng trong khai thác và mạ điện. Vàng hòa tan trong thủy ngân, tạo thành hỗn hống, nhưng đây không phải là phản ứng hóa học. Là một nguyên tố tương đối hiếm, vàng là kim loại quý đã được sử dụng làm chất phản xạ neutron trong vũ khí hạt nhân (w71), và để đúc tiền, đồ trang sức và nghệ thuật khác trong suốt lịch sử được ghi lại. Trước đây, một tiêu chuẩn vàng thường được thực hiện như một chính sách tiền tệ, nhưng tiền vàng đã không còn được coi là một loại tiền tệ lưu hành trong những năm 1930, và tiêu chuẩn vàng thế giới đã bị thay thế bằng một hệ thống tiền tệ định danh sau năm 1971. Vàng là nguyên tố kim loại có màu vàng khi thành khối, khi dạng bột vàng nguyên chất 100% có màu đen, hồng ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn. Nó là kim loại dễ uốn dát nhất được biết. Thực tế, 1g vàng có thể được dập thành tấm 1 m², hoặc 1 ounce thành 300 feet². Là kim loại mềm, vàng thường tạo hợp kim với các kim loại khác để làm cho nó cứng thêm. Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí và phần lớn hoá chất (chỉ có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn). Nó không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, oxy và hầu hết chất ăn mòn; vì vậy nó thích hợp để tạo tiền kim loại và trang sức. Các halogen có tác dụng hoá học với vàng, còn nước cường toan thì hoà tan nó. Tuy nhiên, acid selenic đậm đặc nóng ăn mòn vàng tạo thành vàng selenat. Màu của vàng rắn cũng như của dung dịch keo từ vàng (có màu đậm, thường tía) được tạo ra bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm trong khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sáng xanh khi hấp thụ. Vàng tự nhiên có chứa khoảng 8 đến 10% bạc, nhưng thường nhiều hơn thế. Hợp kim tự nhiên với thành phần bạc cao (hơn 20%) được gọi là electrum. Khi lượng bạc tăng, màu trở nên trắng hơn và trọng lượng riêng giảm. Vàng tạo hợp kim với nhiều kim loại khác; hợp kim với đồng cho màu đỏ hơn, hợp kim với sắt màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía, với bạch kim cho màu trắng, bismuth tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen. Đồ trang sức được làm bằng các kết hợp vàng nhiều màu được bán cho du khách ở miền Tây nước Mĩ được gọi là "vàng Black Hills". Trạng thái oxy hóa thường gặp của vàng gồm +1 (vàng (I) hay hợp chất aurơ) và +3 (vàng (III) hay hợp chất auric). Ion vàng trong dung dịch sẵn sàng được khử và kết tủa thành vàng kim loại nếu thêm hầu như bất cứ kim loại nào khác làm tác nhân khử. Kim loại thêm vào được oxy hóa và hoà tan cho phép vàng có thể được lấy khỏi dung dịch và được khôi phục ở dạng kết tủa rắn. Vàng trong tự nhiên có 1 đồng vị ổn định là Au. Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên chúng thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các kim loại khác. Vàng và hợp kim của nó thường được dùng nhiều nhất trong ngành trang sức, tiền kim loại và là một chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều nước. Vì tính dẫn điện tuyệt vời, tính kháng ăn mòn và các kết hợp lý tính và hóa tính mong muốn khác, vàng nổi bật vào cuối thế kỷ XX như là một kim loại công nghiệp thiết yếu. Vàng đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như một phương tiện chuyển đổi tiền tệ, hoặc bằng cách phát hành và công nhận các đồng xu vàng hay các số lượng kim loại khác, hay thông qua các công cụ tiền giấy có thể quy đổi thành vàng bằng cách lập ra bản vị vàng theo đó tổng giá trị tiền được phát hành được đại diện bởi một lượng vàng dự trữ. Tuy nhiên, số lượng vàng trên thế giới là hữu hạn và việc sản xuất không gia tăng so với nền kinh tế thế giới. Ngày nay, sản lượng khai thác vàng đang sụt giảm. Với sự tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế trong thế kỷ XX, và sự gia tăng trao đổi quốc tế, dự trữ vàng thế giới và thị trường của nó đã trở thành một nhánh nhỏ của toàn bộ các thị trường và các tỷ lệ trao đổi tiền tệ cố định với vàng đã trở nên không thể duy trì. Ở đầu Thế chiến I các quốc gia tham gia chiến tranh đã chuyển sang một bản vị vàng nhỏ, gây lạm phát cho đồng tiền tệ của mình để có tiền phục vụ chiến tranh. Sau Thế chiến II vàng bị thay thế bởi một hệ thống tiền tệ có thể chuyển đổi theo hệ thống Bretton Woods. Bản vị vàng và tính chuyển đổi trực tiếp của các đồng tiền sang vàng đã bị các chính phủ trên thế giới huỷ bỏ, bị thay thế bằng tiền giấy. Thụy Sĩ là quốc gia cuối cùng gắn đồng tiền của mình với vàng; vàng hỗ trợ 40% giá trị của tiền cho tới khi Thụy Sĩ gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 1999. Hàm lượng vàng trong hợp kim được xác định bằng kara (k). Vàng nguyên chất được định danh là 24k. Các đồng xu vàng được đưa vào lưu thông từ năm 1526 tới thập niên 1930 đều là hợp chất vàng tiêu chuẩn 22k được gọi là vàng hoàng gia, vì độ cứng. Nhiều người sở hữu vàng và giữ chúng dưới hình thức các thỏi nén hay thanh như một công cụ chống lại lạm phát hay những đợt khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế không tin việc giữ vàng là một công cụ chống lạm phát hay mất giá tiền tệ. Mã tiền tệ ISO 4217 của vàng là XAU. Các thỏi vàng hiện đại cho mục đích đầu tư hay cất trữ không yêu cầu các tính chất cơ khí tốt; chúng thường là vàng nguyên chất 24k, dù American Gold Eagle của Mỹ, gold sovereign của Anh, và Krugerrand của Nam Phi tiếp tục được đúc theo chất lượng 22k theo truyền thống. Đồng xu Canadian Gold Maple Leaf "phát hành đặc biệt" có chứa lượng vàng nguyên chất cao nhất so với bất kỳ thỏi vàng nào, ở mức 99,999% hay 0,99999, trong khi đồng xu Canadian Gold Maple Leaf "phát hành phổ thông" có độ nguyên chất 99,99%. Nhiều đồng xu vàng nguyên chất 99,99% khác cũng có trên thị trường. Australian Gold Kangaroos lần đầu tiên được đúc năm 1986 như là Australian Gold Nugget nhưng đã thay đổi thiết kế mặt trái vào năm 1989. Ngoài ra, có nhiều đồng xu thuộc loạt Australian Lunar Calendar và Austrian Philharmonic. Năm 2006, Sở đúc tiền Hoa Kỳ bắt đầu sản xuất đồng xu vàng American Buffalo với độ nguyên chất 99,99%. Vì tính mềm của vàng nguyên chất (24k), nó thường được pha trộn với các kim loại căn bản khác để sử dụng trong công nghiệp nữ trang, làm biến đổi độ cứng và tính mềm, điểm nóng chảy, màu sắc và các đặc tính khác. Các hợp kim với độ cara thấp, thường là 22k, 18k, 14k hay 10k, có chứa nhiều đồng, hay các kim loại cơ bản khác, hay bạc hoặc paladi hơn trong hỗn hợp. Đồng là kim loại cơ sở thường được dùng nhất, khiến vàng có màu đỏ hơn. Vàng 18k chứa 25% đồng đã xuất hiện ở đồ trang sức thời cổ đại và đồ trang sức Nga và có kiểu đúc đồng riêng biệt, dù không phải là đa số, tạo ra vàng hồng. Hợp kim vàng-đồng 14k có màu sắc gần giống một số hợp kim đồng, và cả hai đều có thể được dùng để chế tạo các biểu trưng cho cảnh sát và các ngành khác. Vàng xanh có thể được chế tạo bởi một hợp kim với sắt và vàng tía có thể làm bằng một hợp kim với nhôm, dù hiếm khi được thực hiện trừ khi trong trường hợp đồ trang sức đặc biệt. Vàng xanh giòn hơn và vì thế khó chế tác hơn trong ngành trang sức. Các hợp kim vàng 18 và 14 carat chỉ pha trộn với bạc có màu xanh-vàng nhất và thường được gọi là vàng xanh. Các hợp kim vàng trắng có thể được làm với paladi hay niken. Vàng trắng 18 carat chứa 17,3% niken, 5,5% kẽm và 2,2% đồng có màu bạc. Tuy nhiên, niken là chất độc, và độ giải phóng của nó bị luật pháp quản lý ở châu Âu. Các loại hợp kim vàng trắng khác cũng có thể thực hiện với paladi, bạc và các kim loại trắng khác, nhưng các hợp kim paladi đắt hơn các hợp kim dùng niken. Các hợp kim vàng trắng có độ nguyên chất cao có khả năng chống ăn mòn hơn cả bạc nguyên chất hay bạc sterling. Hội tam điểm Nhật Mokume-gane đã lợi dụng sự tương phản màu sắc giữa màu sắc các hợp kim vàng khi dát mỏng để tạo ra các hiệu ứng kiểu thớ gỗ. Thời Trung Cổ, vàng thường được xem là chất có lợi cho sức khoẻ, với niềm tin rằng một thứ hiếm và đẹp phải là thứ tốt cho sức khoẻ. Thậm chí một số người theo chủ nghĩa bí truyền và một số hình thức y tế thay thế khác coi kim loại vàng có sức mạnh với sức khoẻ. Một số loại muối thực sự có tính chất chống viêm và đang được sử dụng trong y tế để điều trị chứng viêm khớp và các loại bệnh tương tự khác. Tuy nhiên, chỉ các muối và đồng vị của vàng mới có giá trị y tế, còn khi là nguyên tố (kim loại) vàng trơ với mọi hoá chất nó gặp trong cơ thể. Ở thời hiện đại, tiêm vàng đã được chứng minh là giúp làm giảm đau và sưng do thấp khớp và lao. Các hợp kim vàng đã được sử dụng trong việc phục hồi nha khoa, đặc biệt là răng, như thân răng và cầu răng vĩnh viễn. Tính dễ uốn của các hợp kim vàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo bề mặt kết nối răng và có được các kết quả nói chung tốt hơn các loại khác làm bằng sứ. Việc sử dụng thân răng vàng với các răng có số lượng nhiều như răng cửa đã được ưa chuộng ở một số nền văn hoá nhưng lại không được khuyến khích ở các nền văn hoá khác. Sự pha chế vàng keo (chất lỏng gồm các phân tử nano vàng) trong nước có màu rất đỏ, và có thể được thực hiện với việc kiểm soát kích cỡ các phân tử lên tới một vài phần chục nghìn nanomét bằng cách giảm vàng chloride với các ion citrat hay ascorbat. Vàng keo được sử dụng trong nghiên cứu y khoa, sinh học và khoa học vật liệu. Kỹ thuật miễn dịch vàng (immunogold) khai thác khả năng của các phần tử vàng hấp thụ các phân tử protein lên các bên mặt của chúng. Các phần tử vàng keo được bao phủ với các kháng thể riêng biệt có thể được dùng để phát hiện sự hiện diện và vị trí của các kháng nguyên trên bề mặt của tế bào. Trong các phần siêu mỏng của mô được quan sát bởi kính hiển vi electron, các đoạn immunogold xuất hiện với mật độ cực lớn bao quanh các điểm ở vị trí của kháng thể. Vàng keo cũng là hình thức vàng được sử dụng như sơn vàng trong ngành gốm sứ trước khi nung. Vàng, hay các hợp kim của vàng và paladi, được áp dụng làm lớp dẫn cho các mẫu sinh học và các vật liệu phi dẫn khác như nhựa dẻo tổng hợp và thủy tinh để được quan sát trong một kính hiển vi electron quét. Lớp phủ, thường được tạo bởi cách phun tia bằng một luồng plasma agon, có ba vai trò theo cách ứng dụng này. Tính dẫn điện rất cao của vàng dẫn điện tích xuống đất, và mật độ rất cao của nó cung cấp năng lượng chặn cho các electron trong chùm electron, giúp hạn chế chiều sâu chùm electron xâm nhập vào trong mẫu. Điều này cải thiện độ nét của điểm và địa hình bề mặt mẫu và tăng độ phân giải không gian của hình ảnh. Vàng cũng tạo ra một hiệu suất cao của các electron thứ hai khi bị bức xạ bởi một chùm electron, và các electron năng lượng thấp đó thường được dùng làm nguồn tín hiệu trong kính hiển vi quét electron. Đồng vị vàng-198, (bán rã 2,7 ngày) được dùng trong một số phương pháp điều trị ung thư và để điều trị một số loại bệnh. Mật độ electron tự do trong vàng kim loại là 5,90×10 cm. Vàng có tính dẫn điện rất cao, và đã được dùng làm dây dẫn điện trong một số thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng (bạc thậm chí có độ dẫn điện trên thể tích cao hơn, nhưng vàng có ưu điểm chống ăn mòn). Ví dụ, các dây dẫn điện bằng vàng đã được sử dụng trong một số thực nghiệm nguyên tử thuộc Dự án Manhattan, nhưng những dây dẫn bạc dòng lớn cũng được sử dụng trong các nam châm tách đồng vị calutron của dự án này. Dù vàng bị clo tự do tấn công, tính dẫn điện tốt của nó và khả năng chống oxy hóa và ăn mòn nói chung trong các môi trường khác (gồm cả khả năng kháng axít không clo) đã khiến nó được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp điện tử bởi chỉ một lớp phủ vàng mỏng có thể đảm bảo kết nối điện mọi dạng, vì thế đảm bảo độ kết nối tốt. Ví dụ, vàng được dùng làm thiết bị nối của các dây dẫn điện đắt đỏ, như audio, video và cáp USB. Lợi ích của việc sử dụng vàng làm kim loại kết nối so với kim loại khác như thiếc đang bị tranh luận dữ dội. Các kết nối vàng thường bị các chuyên gia nghe nhìn chỉ trích là không cần thiết với hầu hết khách hàng và bị coi chỉ đơn giản là một trò marketing. Tuy nhiên, việc sử dụng vàng trong các thiết bị điện tử kiểu trượt khác trong các môi trường rất ẩm ướt và ăn mòn, và cho các tiếp xúc với chi phí hư hỏng lớn (một số máy tính, thiết bị thông tin, tàu vũ trụ, động cơ máy bay phản lực) vẫn rất phổ biến. Bên cạnh tiếp xúc điện kiểu trượt, vàng cũng được dùng trong tiếp xúc điện bởi nó có khả năng chống ăn mòn, độ dẫn điện, mềm và không độc. Các công tắc kiểu bấm nói chung dễ bị ăn mòn hơn công tắc trượt. Các dây dẫn bằng vàng mỏng được dùng để kết nối các thiết bị bán dẫn với gói thiết bị của chúng qua một quá trình được gọi là kết nối dây. Vàng bị tấn công và hoà tan trong các dung dịch kiềm hay natri xyanua, và xyanua vàng là chất điện phân được dùng trong kỹ thuật mạ điện vàng lên các kim loại cơ sở và kết tủa điện. Các dung dịch vàng chloride (axit cloroauric) được dùng để chế tạo vàng keo bằng cách khử với các ion citrat hay ascorbat. Vàng chloride và vàng oxit được dùng để chế tạo thủy tinh màu đỏ hay thủy tinh nam việt quất, mà giống như huyền phù vàng keo, có chứa các hạt vàng nano hình cầu với kích cỡ đồng đều. Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là lượng (lượng hay lạng) hoặc chỉ. Một lượng vàng nặng 37,50 g. Một chỉ bằng 1/10 lượng vàng. Trên thị trường thế giới, vàng thường được đo lường theo hệ thống khối lượng troy, trong đó 1 troy ounce (ozt) tương đương 31,1034768 gam. Tuổi (hay hàm lượng) vàng được tính theo thang độ K (kara). Một kara tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 99,99% tương đương với 24K. Khi ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%. Hiện nay ở Việt Nam người ta thường kinh doanh vàng dưới dạng các bánh, thỏi, nhẫn, dây chuyền, vòng, lắc với hàm lượng vàng chủ yếu là 99,999%; 99,99%; 99,9%; 99% hay 98%. Vàng dùng trong ngành trang sức thông thường còn gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K. Vàng đã được biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời đồng đá. Các đồ tạo tác bằng vàng ở Balkan xuất hiện từ thiên niên kỷ 4 trước Công Nguyên, như những đồ vật được tìm thấy tại Varna Necropolis. Các đồ tạo tác bằng vàng như những chiếc mũ vàng và đĩa Nebra xuất hiện ở Trung Âu từ thiên niên kỷ 2 trước Công Nguyên tại Thời đồ đồng. Chữ tượng hình Ai Cập ngay từ năm 2600 TCN đã miêu tả vàng, mà vua Tushratta của Mitanni tuyên bố là "nhiều hơn cát bụi" tại Ai Cập. Ai Cập và đặc biệt là Nubia có các nguồn tài nguyên để biến họ trở thành các trung tâm chế tạo vàng trong hầu hết lịch sử. Bản đồ sớm nhất được biết tới là Bản đồ giấy cói Turin và thể hiện sơ đồ của một mỏ vàng tại Nubia cùng với những chỉ dẫn địa lý địa phương. Các phương thức chế biến ban đầu đã được Strabo miêu tả và gồm cả việc nung chảy. Những mỏ lớn cũng hiện diện trên khắp Biển Đỏ ở nơi hiện là Ả Rập Xê Út. Truyền thuyết về bộ lông cừu vàng có thể để cập tới việc dùng lông cừu để khai thác bụi vàng từ trầm tích cát vàng ở thế giới cổ đại. Vàng thường được đề cập tới trong Cựu ước, bắt đầu với Khải huyền 2:11 (tại Havilah) và gồm trong với các quà tặng của magi trong những chương đầu tiên của Tân ước của Matthew. Sách Khải huyền 21:21 đã miêu tả thành phố Jerusalem Mới có các đường phố "làm bằng vàng nguyên chất, sáng như pha lê". Góc tây nam của Biển Đen nổi tiếng với vàng. Việc khai thác được cho là đã bắt đầu từ thời Midas, và vàng ở đây đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cái có thể là đồng tiền đúc đầu tiên tại Lydia khoảng năm 610 trước Công Nguyên. Từ thế kỷ VI hay V trước Công Nguyên, nhà Chu đã cho sử dụng dĩnh viên, một kiểu đồng tiền xu vàng. Người La Mã đã phát triển các kỹ thuật mới để khai thác vàng ở quy mô lớn bằng các phương pháp khai mỏ thủy lực, đặc biệt tại Hispania từ năm 25 trước Công Nguyên trở đi và tại Dacia từ năm 150 trở đi. Một trong những mỏ lớn nhất nằm tại Las Medulas ở León (Tây Ban Nha), nơi bảy cống dẫn nước cho phép tháo hầu hết trầm tích bồi tích lớn. Các mỏ tại Roşia Montană ở Transilvania cũng rất lớn, và cho tới tận gần đây, vẫn được khai thác bằng các phương thức khai mỏ lộ thiên. Các mỏ nhỏ hơn tại Anh cũng được khai thác, như các sa khoáng cát vàng và khoáng sàng đá cứng tại Dolaucothi. Nhiều phương pháp họ sử dụng đã được Pliny Già miêu tả kỹ lưỡng trong bách khoa toàn thư của mình ("Naturalis Historia") được viết vào khoảng cuối thế kỷ I. Đế quốc Mali tại châu Phi nổi tiếng khắp Cựu thế giới về trữ lượng vàng lớn của mình. Mansa Musa, nhà cai trị đế chế (1312–1337) trở nên nổi tiếng khắp Cựu thế giới về cuộc hành hương của mình tới Mecca năm 1324. Ông đã đi qua Cairo tháng 7 năm 1324, và được mô tả là đã được tháp tùng bởi một đoàn lạc đà với hàng nghìn người và gần một trăm con lạc đà. Ông đã cho đi rất nhiều vàng tới mức vàng giảm giá ở Ai Cập trong hơn một thập niên. Một sử gia Ả Rập đương thời đã bình luận: Cuộc thám hiểm châu Mỹ của người châu Âu đã được kích thích một phần lớn bởi những báo cáo về các đồ trang sức bằng vàng được trưng bày khắp nơi bởi người bản xứ châu Mỹ, đặc biệt tại Trung Mỹ, Peru, Ecuador và Colombia. Người Aztec coi vàng theo nghĩa đen là sản phẩm của thần thánh, gọi nó là "phân của thánh" ("teocuitlatl" trong tiếng Nahuatl). Dù giá của một số nhóm kim loại platin cao hơn nhiều, vàng từ lâu đã được coi là kim loại đáng thèm muốn nhất trong các kim loại quý, và giá trị của nó đã được sử dụng làm bản vị cho nhiều tiền tệ (được gọi là bản vị vàng) trong lịch sử. Vàng đã được sử dụng như một biểu tượng cho sự thanh khiết, giá trị, sự vương giả, và đặc biệt các vai trò phối hợp cả ba đặc tính đó. Vàng như một dấu hiệu của sự giàu sang và danh vọng đã bị Thomas More đem ra chế nhạo trong chuyên luận "Utopia". Trên hòn đảo tưởng tượng đó, vàng quá dư thừa tới mức nó được dùng làm xiềng xích cho nô lệ, đồ ăn và đồ cho nhà vệ sinh. Khi các đại sứ từ các quốc gia khác tới, đeo những bộ đồ trang sức bằng vàng, người dân Utopia tưởng họ là những kẻ hầu hạ, và chỉ tỏ lòng kính trọng với những người ăn mặc xoàng xĩnh nhất trong đoàn. Có một truyền thống từ lâu là việc cắn vàng để thử nó. Dù đây chắc chắn không phải là một cách chuyên nghiệp để thử vàng, việc "cắn để thử" có thể để lại dấu vết vì vàng là một kim loại mềm, như được chỉ ra bởi điểm của nó trong bảng độ cứng khoáng vật Mohs. Vàng càng nguyên chất thì càng dễ tạo dấu. Chì được sơn có thể đánh lừa việc thử này bởi chì mềm hơn vàng (và có thể gây ra một nguy cơ ngộ độc chì nhỏ nếu một lượng chì đủ lớn bị hấp thụ trong lần cắn). Vàng thời cổ đại về mặt địa chất khá dễ để có được; tuy nhiên 75% tổng lượng vàng từng được khai thác đã được khai thác từ năm 1910. Ước tính rằng tổng lượng vàng từng được khai thác sẽ tạo ra một khối 20 m (66 ft) mỗi cạnh (tương đương 8.000 m³). Một mục đích chính của các nhà giả kim thuật là tạo ra vàng từ các chất khác, như chì — được cho là qua tương tác với một chất bí ẩn được gọi là đá của nhà hiền triết. Dù họ không bao giờ thành công trong nỗ lực này, các nhà giả kim thuật đã khiến người ta quan tâm hơn vào cái có thể thực hiện được với các chất, và điều này đã đặt ra nền tảng cho ngành hóa học ngày nay. Biểu tượng của họ cho vàng là vòng tròn với một điểm ở tâm (☉), cũng là biểu tượng chiêm tinh và chữ cái Trung Quốc cổ cho Mặt Trời. Với việc tạo ra vàng nhân tạo thời hiện đại bằng cách bắt neutron, xem Tổng hợp vàng. Trong thế kỷ XIX, những cuộc đổ xô đi tìm vàng đã xảy ra bất kỳ khi nào những trầm tích vàng lớn được phát hiện. Lần khám phá đầu tiên ra vàng tại Hoa Kỳ được ghi lại là tại Mỏ Vàng Reed gần Georgeville, Bắc Carolina năm 1803. Cuộc đổ xô đi tìm vàng đầu tiên ở Hoa Kỳ diễn ra tại một thị trấn nhỏ phía bắc Georgia tên là Dahlonega. Những cuộc đổ xô đi tìm vàng khác diễn ra tại California, Colorado, Black Hills, Otago, Australia, Witwatersrand, và Klondike. Bởi giá trị cao từ trong lịch sử của nó, đa số vàng đã được khai thác trong suốt lịch sử vẫn đang được lưu chuyển dưới hình thức này hay hình thức khác. Năm 2009, Satoshi Nakamoto đã phát minh ra một loại tiền tệ mới với tên gọi là Bitcoin, có khả năng cạnh tranh trực tiếp với vàng do có đầy đủ các tính chất của kim loại này và vượt qua được sự kiểm soát của chính phủ. Số nguyên tử 79 của vàng khiến nó là một trong những nguyên tố có số nguyên tử lớn nhất có mặt trong tự nhiên. Giống mọi nguyên tố với các số nguyên tử lớn hơn sắt, vàng được cho là đã hình thành từ một quá trình tổng hợp hạt nhân sao siêu mới. Những vụ nổ sao siêu mới tung bụi có chứa kim loại (gồm cả các nguyên tố nặng như vàng) vào trong vùng không gian sau này đặc lại thành hệ mặt trời và Trái Đất của chúng ta. Trên Trái Đất, vàng thường xuất hiện như là kim loại tự nhiên, thường là trong dung dịch đặc của vàng và bạc (nghĩa là hợp kim của vàng với bạc). Các hợp kim này thường có hàm lượng bạc 8–10%. Electrum là vàng nguyên tố với hơn 20% bạc. Màu sắc của quặng vàng bạc thay đổi từ màu vàng-bạc tới bạc, phụ thuộc vào hàm lượng bạc. Càng nhiều bạc, nó càng có trọng lượng riêng thấp. Vàng được tìm thấy trong quặng được tạo ra từ đá với các phần từ vàng rất nhỏ hay cực nhỏ. Quặng vàng này thường được tìm thấy cùng thạch anh hay các khoáng chất sulfide, như "Fool's Gold" (vàng của thằng ngốc), vốn là một pyrit. Chúng được gọi là khoáng sản "mạch". Vàng tự nhiên cũng có dưới hình thức các bông tự do, các hạt hay những quặng vàng lớn đã bị ăn mòn khỏi đá và kết thúc trong các trầm tích phù sa (được gọi là trầm tích cát vàng). Những loại vàng tự do đó luôn nhiều hơn tại bề mặt các mạch có vàng do oxy hóa các khoáng chất kèm theo bởi thời tiết, và việc rửa trôi bụi vào các con suối và dòng sông, nơi nó tụ tập lại và có thể được hoạt động của nước liên kết lại với nhau để hình thành nên các cục vàng. Vàng thỉnh thoảng được tìm thấy cùng teluride như là các khoáng vật calaverit, krennerit, nagyagit, petzit và sylvanit, và như khoáng vật bismuthua hiếm maldonit (AuBi) và antimonua aurostibit (AuSb). Vàng cũng phát sinh trong các hợp kim hiếm với đồng, chì, và thủy ngân: các khoáng vật auricuprid (CuAu), novodneprit (AuPb) và weishanit ((Au, Ag)Hg). Nghiên cứu gần đây gợi ý rằng các vi sinh vật đôi khi có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các trầm tích vàng, vận chuyển và kết tủa vàng để hình thành các hạt và cục được thu thập trong các trầm tích phù sa. Các đại dương trên Trái Đất có chứa vàng. Hàm lượng vàng ước tính trong Đại Tây Dương và Đông Bắc Thái Bình Dương là 50–150 fmol/L hay 10-30 phần trên triệu luỹ thừa bốn. Nói chung, hàm lượng vàng trong các mẫu ở nam Đại Tây Dương và trung Thái Bình Dương là tương đương (~50 fmol/L) nhưng ít chắc chắn hơn. Những vùng nước sâu Địa Trung Hải có hàm lượng vàng lớn hơn (100–150 fmol/L) do bụi do gió thổi và/hoặc do các con sông. Ở mức 10 phần trên triệu luỹ thừa bốn các đại dương của Trái Đất sẽ chứa 15.000 tấn vàng. Những con số này nhỏ bằng một phần ba số ước tính trong tài liệu trước năm 1988, cho thấy các vấn đề với dữ liệu trước đó. Một số người đã tuyên bố có khả năng khai thác vàng một cách kinh tế từ nước biển, nhưng tất cả họ đều hoặc gặp sai lầm hoặc là có ý đồ lừa gạt. Prescott Jernegan đã cho hoạt động một chiếc máy khai thác vàng ở Hoa Kỳ trong những năm 1890. Một kẻ bịp bợm người Anh cũng có một chiếc máy tương tự ở Anh đầu những năm 1900. Fritz Haber (nhà phát minh người Đức với quy trình Haber) đã nghiên cứu việc tách vàng từ nước biển trong một nỗ lực giúp nước Đức bồi thường chiến phí sau Thế chiến I. Dựa trên các giá trị được công bố là 2 tới 64 ppb vàng trong nước biển thì sự tách vàng thành công về mặt thương mại ra khỏi nước biển dường như là có thể. Sau những phân tích 4.000 mẫu nước biển với hàm lượng trung bình 0,004 ppb mọi việc trở nên rõ ràng rằng việc tách vàng sẽ không thể trở thành hiện thực và ông đã dừng dự án. Không một cơ cấu thương mại thực sự nào cho việc tách chiết vàng từ nước biển đã từng được xác nhận. Tổng hợp vàng không có tính kinh tế và dường như cũng sẽ luôn như vậy trong tương lai. Khai thác vàng có tính kinh tế nhất khi thực hiện tại các mỏ lớn, có trầm tích dễ khai thác. Các cấp quặng thấp ở mức 0,5 mg/kg (0,5 phần trên triệu, ppm) có thể có tính kinh tế. Các cấp quặng thông thường tại các mỏ lộ thiên là 1–5 mg/kg (1–5 ppm); các cấp quặng ngầm dưới đất hay mỏ đá cứng thường ít nhất đạt 3 mg/kg (3 ppm). Bởi phải có các cấp quặng 30 mg/kg (30 ppm) để vàng có thể được quan sát bằng mắt thường, tại hầu hết các mỏ thì vàng không thể nhìn thấy được. Từ những năm 1880, Nam Phi đã là một nguồn chiếm tỷ lệ lớn nguồn cung vàng thế giới, với khoảng 50% tất cả lượng vàng từng được sản xuất có nguồn gốc từ Nam Phi. Sản lượng năm 1970 chiếm 79% nguồn cung thế giới, sản xuất khoảng 1.480 tấn. Sản lượng toàn thế giới năm 2008 là 2.260 tấn và năm 2011 là 2.700 tấn. Năm 2007 Trung Quốc (với 276 tấn) đã vượt qua Nam Phi trở thành nước sản xuất vàng lớn nhất, lần đầu tiên từ năm 1905 mất ngôi vị số một. Thành phố Johannesburg ở Nam Phi đã được thành lập sau Cuộc đổ xô đi tìm vàng Witwatersrand dẫn tới sự phát hiện một trong những trầm tích vàng lớn nhất thế giới từng có. Các mỏ vàng nằm trong châu thổ các tỉnh Free State và Gauteng rộng về strike and dip đòi hỏi một trong những mỏ sâu nhất thế giới, với các mỏ Savuka và TauTona hiện là những mỏ vàng sâu nhất thế giới với độ sâu 3.777 m. Cuộc chiến tranh Boer lần thứ hai giai đoạn 1899–1901 giữa Đế chế Anh và người Boer Afrikaner ít nhất một phần vì các quyền khai mỏ và sở hữu các mỏ vàng ở Nam Phi. Các nhà sản xuất vàng lớn khác gồm Hoa Kỳ, Australia, Nga và Peru. Các mỏ ở Nam Dakota và Nevada cung cấp hai phần ba lượng vàng sử dụng tại Hoa Kỳ. Ở Nam Mỹ, dự án Pascua Lama gây tranh cãi có mục tiêu khai thác các mỏ vàng giàu trữ lượng tại những dãy núi cao ở Sa mạc Atacama, tại biên giới giữa Chile và Argentina. Ngày nay một phần tư sản lượng vàng thế giới ước tính có nguồn gốc từ các mỏ vàng khai thác thủ công hay mỏ cỡ nhỏ. Sau khi sản xuất ban đầu, vàng thường được tinh chế theo cách công nghiệp bằng quá trình Wohlwill dựa trên điện phân hay bằng quá trình Miller, khử clo cho dung dịch. Quá trình Wohlwill mang lại độ tinh khiết cao hơn, nhưng phức tạp hơn và thường áp dụng cho các cơ sở quy mô nhỏ. Các phương pháp khác để phân tích và tinh luyện vàng gồm thủy phân và tách bạc cũng như phương pháp cupell, hay các phương pháp tinh luyện dựa trên việc hoà tan vàng trong aqua regia. Ở thời điểm cuối năm 2006, ước tính tất cả lượng vàng từng được khai thác là 158.000 tấn và trong ấn bản tháng 1 năm 2009 của mình, National Geographic viết: "Trong toàn bộ lịch sử, chỉ 161.000 tấn vàng đã được khai thác, chỉ đủ để lấp đầy hai bể bơi dùng trong Olympic." Nó có thể được thể hiện bằng một khối với chiều dài cạnh khoảng 20,28 mét. Giá trị của nó rất hạn chế; với giá $1.000 trên ounce, 161.000 tấn vàng sẽ chỉ có giá trị 5,2 nghìn tỷ dollar. Trung bình chi phí để khai thác vàng khoảng US$317/oz năm 2007, nhưng nó có thể khác biệt rất lớn phụ thuộc vào kiểu mỏ và chất lượng quặng; sản lượng sản xuất tại các mỏ toàn cầu đạt 2.471,1 tấn. Vàng rất ổn định và có giá trị tới mức nó luôn được thu lại và tái sử dụng. Không có việc tiêu thụ vàng thực sự theo nghĩa kinh tế; việc lưu giữ vàng vẫn là điều thiết yếu khi quyền sở hữu chuyển từ bên này qua bên khác. Tỷ lệ tiêu thụ vàng được sản xuất trên thế giới ước khoảng 50% trong lĩnh vực trang sức, 40% để đầu tư và 10% trong công nghiệp. Cho tới năm 2013, Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới. Người Ấn Độ mua khoảng 25% lượng vàng của thế giới, xấp xỉ 800 tấn mỗi năm. Ấn Độ cũng là nhà nhập khẩu kim loại vàng. Năm 2008 Ấn Độ nhập khẩu khoảng 400 tấn vàng. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council), Trung Quốc là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới vào năm 2013 và lần đầu tiên vượt qua Ấn Độ, với mức tiêu thụ của Trung Quốc tăng 32% chỉ trong một năm, trong khi Ấn Độ chỉ tăng 13% và toàn thế giới tăng 21%. Không giống như Ấn Độ, nơi vàng được sử dụng chủ yếu trong ngành kim hoàn, Trung Quốc chủ yếu sử dụng vàng để sản xuất và bán lẻ. Dù vàng là một kim loại quý, nó hình thành nhiều hợp chất. Số oxy hóa của vàng trong các hợp chất của nó thay đổi từ −1 đến +5, nhưng Au(I) và Au(III) chi phối tính chất hóa học của nó. Au(I), thường được gọi là ion aurơ, là trạng thái oxy hóa phổ biến nhất với các phối tử mềm như các thioether, thiolat, và phosphin ba. Các hợp chất Au(I) thường có đặc trưng tuyến tính. Một ví dụ điển hình là Au(CN), là hình thức hoà tan của vàng trong khai mỏ. Đáng ngạc nhiên, các phức chất với nước khá hiếm. Các vàng halogen nhị phân, như AuCl, tạo nên các chuỗi polyme zíc zắc, một lần nữa thể hiện phối trí tuyến tính tại Au. Đa số thuốc dựa trên vàng là các dẫn xuất Au(I). Au(III) (auric) là một trạng thái oxy hóa phổ biến và được thể hiện bởi vàng(III) chloride, AuCl. Các trung tâm nguyên tử vàng trong các phức chất Au(III), giống như các hợp chất d khác, nói chung là phẳng vuông, với các liên kết hóa học có các đặc trưng cả cộng hóa trị lẫn ion. Aqua regia, một hỗn hợp 1:3 gồm axit nitric và axit clohydric, hoà tan vàng. Axit nitric oxy hóa vàng kim loại thành các ion +3, nhưng chỉ với những khối lượng nhỏ, thường không thể phát hiện trong axit tinh khiết bởi trạng thái cân bằng hoá học của phản ứng. Tuy nhiên, các ion bị loại bỏ khỏi trạng thái cân bằng bởi axit clohydric, hình thành các ion AuCl, hay axit cloroauric, vì thế cho phép sự tiếp tục oxy hóa. Một số halogen tự do phản ứng với vàng. Vàng cũng phản ứng với các dung dịch kiềm của kali xyanua. Với thủy ngân, nó hình thành một hỗn hống. Các trạng thái oxy hóa ít phổ biến của vàng gồm −1, +2 và +5. Trạng thái oxy hóa −1 xảy ra trong các hợp chất có chứa anion Au, được gọi là auride. Ví dụ, caesi auride (CsAu), kết tinh theo kiểu caesi chloride. Các auride khác gồm các auride của Rb, K, và tetramethylammoni (CH)N. Các hợp chất vàng(II) thường nghịch từ với các liên kết Au–Au như [Au(CH)P(CH)]Cl. Sự bay hơi của một dung dịch trong cô đặc tạo ra các tinh thể đỏ của vàng(II) sulfat, . Ban đầu được cho là một hợp chất có hoá trị hỗn hợp, nó đã được chứng minh có chứa một số cation . Một phức chất vàng(II) đáng chú ý, và chính thống là cation tetraxenon vàng(II), có chứa xenon như một phối tử, được tìm thấy trong [AuXe](SbF). Vàng pentaflorua và anion dẫn xuất của nó, , là ví dụ duy nhất về vàng(V), trạng thái oxy hóa cao nhất được kiểm tra. Một số hợp chất vàng thể hiện "liên kết ái vàng", miêu tả khuynh hướng của các ion vàng phản ứng ở các khoảng cách quá xa để là một liên kết Au–Au thông thường nhưng ngắn hơn khoảng cách liên kết van der Waals. Tương tác được ước tính có thể so sánh về độ mạnh với liên kết hydro. Các hợp chất cụm được định nghĩa rõ có rất nhiều. Trong những trường hợp đó, vàng có một trạng thái oxy hóa phân đoạn. Một ví dụ đại diện là loại tám mặt {Au[P(CH)]}. Các hợp chất vàng chalcogenua, như vàng sulfide, có đặc trưng là có các lượng tương đương của Au(I) và Au(III). Vàng là một kim loại hầu như không phản ứng với hóa chất, nên hợp chất của vàng được tạo thành trong những dung dịch hoặc những điều kiện đặc biệt. "Bài chi tiết: "Wikipedia tiếng Anh: Auranofin Wikipedia tiếng Việt: Auranofin "Bài chi tiết: "Wikipedia tiếng Anh: Aurothioglucose Wikipedia tiếng Việt: Aurothioglucose "Bài chi tiết: "Wikipedia tiếng Anh: Sodium aurothiomalate Wikipedia tiếng Việt: Natri aurothiomalate Kim loại (nguyên tố) vàng nguyên chất không độc và không gây kích thích khi ăn vào và thỉnh thoảng được dùng để trang trí thực phẩm dưới dạng vàng lá hoặc vẩy vàng. Vàng kim loại cũng là một thành phần của các loại đồ uống có cồn Goldschläger, Gold Strike, và Goldwasser. Vàng kim loại đã được cho phép như một phụ gia thực phẩm tại EU (E175 trong Codex Alimentarius). Dù ion vàng độc, việc chấp nhận kim loại vàng như một phụ gia thực phẩm bởi tính chất trơ tương đối với hoá học của nó, và khả năng chống ăn mòn hay biến thành một loại muối hoà tan (các hợp chất vàng) bởi bất kỳ một quá trình hoá học nào đã được biết có thể xảy ra bên trong cơ thể người. Các hợp chất hoà tan (các muối vàng) như gold chloride độc hại với gan và thận. Các muối cyanide thông thường của vàng như vàng cyanide kali, được dùng trong việc mạ điện, độc hại cả về tình chất cyanide cả về hàm lượng vàng có trong nó. Đó là những trường hợp hiếm về ngộ độc vàng nguy hiểm từ vàng cyanide kali. Ngộ độc vàng có thể được chữa trị bằng một liệu pháp chelation với một tác nhân như Dimercaprol. Vàng kim loại đã được bầu là Chất gây dị ứng của Năm năm 2001 bởi American Contact Dermatitis Society. Dị ứng do tiếp xúc với vàng hầu hết ảnh hưởng tới phụ nữ. Dù vậy, vàng là một chất gây dị ứng do tiếp xúc không mạnh, so với các kim loại như nickel. Như mọi kim loại quý khác, vàng được tính theo trọng lượng troy và bằng gam. Khi nó kết hợp với các kim loại khác, thuật ngữ "kara" hay "karat" được sử dụng để chỉ hàm lượng vàng có bên trong, với 24 kara là vàng nguyên chất và các tỷ lệ thấp hơn thể hiện bằng các con số thấp hơn. Độ tinh khiết của một thỏi vàng hay đồng xu vàng cũng có thể được thể hiện bằng một con số thập phân từ 0 tới 1, được gọi là tuổi vàng theo phần nghìn, như 0,995 là rất tinh khiết. Giá vàng được xác định qua giao dịch tại các thị trường vàng và phái sinh, nhưng một quy trình được gọi là Định giá Vàng tại Luân Đôn, bắt đầu từ tháng 9 năm 1919, cung cấp một giá chuẩn cho ngành công nghiệp. Việc định giá vào buổi chiều được đưa ra năm 1968 để cung cấp giá vàng khi các thị trường Mỹ mở cửa. Trong lịch sử tiền xu vàng được sử dụng rộng rãi làm tiền tệ; khi tiền giấy xuất hiện, nó thường là một chứng nhận có thể chuyển đổi sang đồng xu vàng hay nén vàng. Trong một hệ thống kinh tế được gọi là bản vị vàng, một trọng lượng vàng nào đó sẽ được lấy làm tên đơn vị tiền tệ. Trong một giai đoạn dài, chính phủ Hoa Kỳ quy định giá trị của đồng dollar Mỹ để một troy ounce tương đương với $20,67 ($664,56/kg), nhưng vào năm 1934 đồng dollar bị phá giá xuống còn $35,00 trên troy ounce ($1.125,27/kg). Tới năm 1961, nước Mỹ đã không còn khả năng duy trì giá này nữa, và một nhóm các ngân hàng Mỹ và châu Âu đồng ý thao túng thị trường để ngăn chặn sự phá giá tiền tệ hơn nữa trước nhu cầu đang gia tăng với vàng. Ngày 17 tháng 3 năm 1968, các bối cảnh kinh tế đã gây nên sự sụp đổ của khối thị trường vàng, và một mô hình giá hai tầng được hình thành theo đó vàng vẫn được dùng để quy định các tài khoản quốc tế ở mức cũ $35,00 trên troy ounce ($1.130/kg) nhưng giá vàng trên thị trường tư nhân được cho phép biến động; hệ thống giá hai tầng này đã bị huỷ bỏ vào năm 1975 khi giá vàng được để theo mức của thị trường tự do. Các Ngân hàng trung ương vẫn giữ dự trữ vàng lịch sử như một sự lưu trữ giá trị dù mức độ nói chung đã sụt giảm. Dự trữ vàng lớn nhất trên thế giới là kho dự trữ của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York, nắm giữ khoảng 3% lượng vàng từng được khai thác, xấp xỉ lượng vàng chứa trong Kho vàng thỏi Hoa Kỳ tại Fort Knox. Năm 2005 Hội đồng Vàng Thế giới ước tính tổng nguồn cung thế giới là 3.859 tấn và nhu cầu là 3.754 tấn, với thặng dư cung 105 tấn. Từ năm 1968 giá vàng đã thay đổi mạnh, từ mức cao $850/oz ($27.300/kg) ngày 21 tháng 1 năm 1980, xuống mức thấp $252,90/oz ($8.131/kg) ngày 21 tháng 6 năm 1999 (Định giá Vàng Luân Đôn). Giai đoạn từ năm 1999 tới năm 2001 đánh dấu "Đáy Brown" sau một thị trường giá giảm kéo dài 20 năm. Giá đã tăng lên nhanh chóng từ năm 1991, nhưng đỉnh cao năm 1980 mãi tới ngày 3 tháng 1 năm 2008 mới bị vượt qua khi mức giá mới $865,35 trên troy ounce được thiết lập (Định giá Vàng Luân Đôn buổi sáng). Một mức giá kỷ lục khác được lập ngày 17 tháng 3 năm 2008 ở mức $1.023,50/oz ($32.900/kg)(Định giá Vàng Luân Đôn buổi sáng). Mùa thu năm 2009, các thị trường vàng tiếp tục đi vào giai đoạn tăng giá vì sự gia tăng nhu cầu và sự suy yếu của đồng dollar Mỹ. Ngày 2 tháng 12 năm 2009, Vàng vượt qua ngưỡng quan trọng ở mức US$1.200 trên ounce và đóng cửa ở mức $1.215. Giá vàng tiếp tục tăng mạnh và đạt tới những kỷ lục mới trong tháng 5 năm 2010 sau khi cuộc khủng hoảng nợ ở Liên minh châu Âu khiến giới đầu tư đổ xô vào mua vàng như một tài sản an toàn. Từ tháng 4 năm 2001 giá vàng đã tăng gấp ba so với đồng dollar Mỹ, dẫn tới suy đoán rằng thị trường giá giảm muôn thuở từ lâu này đã chấm dứt và một thị trường giá tăng đã quay trở lại. Trong quý 3 của năm 2011, thị trường vàng thế giới lại chứng kiến một đợt tăng giá của vàng do sự suy yếu của kinh tế Mỹ và khu vực đồng Euro. Giá vàng lập kỷ lục lên đến gần $1.900/oz. Trong suốt các thời kỳ lịch sử của nhiều xã hội vàng luôn được đánh giá cao. Đi cùng với nó vàng luôn có một ý nghĩa biểu tượng mạnh liên kết chặt chẽ với các giá trị cao nhất trong các xã hội. Vàng có thể biểu tượng cho quyền lực, sự giàu có, sự nhiệt tình, hạnh phúc, tình yêu, hy vọng, sự lạc quan, thông minh, công lý, cân bằng, sự hoàn hảo, mùa hè, mùa thu hoạch và mặt trời. Các thành tựu vĩ đại của con người thường được trao tặng bằng vàng, dưới hình thức các huy chương vàng, các cúp và vật trang trí khác màu vàng. Những người giành chiến thắng trong các sự kiện thể thao và những cuộc thi được xếp hạng khác thường được trao huy chương vàng (ví dụ, Olympic Games). Nhiều giải thưởng như Giải Nobel cũng được làm bằng vàng. Những bức tượng và giải thưởng khác được thể hiện bằng vật liệu vàng hay được mạ vàng (như Giải Oscar, Giải Quả cầu Vàng, Giải Emmy, Cành Cọ Vàng, và Giải thưởng Viện hàn lâm Phim ảnh Anh). Aristotle trong các cuốn sách của mình đã sử dụng tính biểu tượng của vàng khi đề cập tới cái mà hiện thường được nhận thức là "trung bình vàng". Tương tự, vàng gắn liền với các nguyên tắc hoàn hảo hay thần thánh, như trong trường hợp của Phi, thỉnh thoảng được gọi là "tỷ lệ vàng". Vàng thể hiện giá trị to lớn. Những người được tôn trọng được đối xử với quy tắc có giá trị nhất, "quy tắc vàng". Một công ty có thể trao cho các khách hàng quan trọng nhất của mình các "thẻ vàng" hay biến họ thành các "thành viên vàng". Chúng ta đề cao các khoảnh khắc yên tĩnh và vì thế chúng ta nói: "im lặng là vàng". Trong thần thoại Hy Lạp có "bộ lông cừu vàng". Vàng còn gắn liền với sự sáng suốt của tuổi tác và sự thành thục. Lễ kỷ niệm ngày cưới lần thứ 50 là đám cưới vàng. Những năm tháng quý giá đó của chúng ta thỉnh thoảng được gọi là "những năm tháng vàng". Đỉnh cao của một nền văn minh được gọi là "thời đại vàng son". Trong Kitô giáo vàng thỉnh thoảng được liên kết với những thái cực của sự quỷ quái nhất và sự thánh thiện tối cao. Trong Sách Xuất Hành, con bò vàng là một biểu tượng của sự thờ ngẫu tượng. Trong Sách Khải Huyền, Abraham được miêu tả có nhiều vàng và bạc, và Moses được dạy che phủ Nắp Xá Tội của Hòm Giao Ước bằng vàng nguyên chất. Trong nghệ thuật Kitô giáo các quầng hào quang của Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các vị thánh đều bằng vàng. Các vị vua thời Trung Cổ lên ngôi dưới các dấu hiệu của dầu thánh và một vương miện vàng, vương miện thể hiện ánh sáng chiếu vĩnh cửu của thiên đường và vì thế một vị vua Kitô giáo là người nắm chính quyền theo ý nguyện của thần thánh. Nhẫn cưới từ lâu đã được làm bằng vàng. Nó tồn tại lâu dài và không bị ảnh hưởng bởi thời gian và có thể mang tính biểu tượng của lời thề nguyền bất tử trước chúa và/hay Mặt Trời và Mặt Trăng và sự biểu thị hoàn hảo của hôn nhân. Trong Chính Thống giáo Đông phương, các cặp vợ chồng kết hôn được trao một vương miện vàng trong buổi lễ, một sự pha trộn các nghi lễ biểu tượng. Trong văn hoá đại chúng vàng có nhiều ý nghĩa nhưng nổi bật nhất nó liên hệ với các ý nghĩa như tốt hay vĩ đại, như trong các câu: "có một trái tim vàng", "thời khắc vàng" và "chú bé vàng" v.v. Vàng vẫn duy trì được vị thế của nó như một biểu tượng của sự giàu có và thông qua nó, trong nhiều xã hội, là sự thành công. Năm 1965, Cơ quan lập pháp California đã định danh vàng là "Khoáng vật bang và biểu tượng khoáng vật học". Năm 1968, Cơ quan lập pháp Alaska gọi tên vàng là "khoáng vật chính thức của bang." Từ "vàng" trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 黃 (có nghĩa là màu vàng). Chữ Hán 黃 có âm Hán Việt là "hoàng". William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 黃 là /*N-kʷˤaŋ/. Từ "vàng" có nghĩa gốc là chỉ màu vàng, từ nghĩa này đã phát sinh ra nghĩa chuyển chỉ kim loại vàng (vàng có màu vàng).
3124
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3124
Thuần Càn
Quẻ Thuần Càn còn gọi là quẻ Càn (乾 "qián"), tức Trời là quẻ số một trong Kinh Dịch. Phục Hy ghi: quẻ hoàn toàn thuộc tính cương kiện. Thoán từ: "Càn: nguyên, hanh, lợi, trinh" (乾: 元, 亨, 利, 貞). Dịch: Quẻ Càn, mở nghiệp lớn, có bốn đức: Có sức sáng tạo lớn lao ("nguyên"), thông suốt và thuận tiện ("hanh"), lợi ích thích đáng ("lợi"), ngay thẳng và bền vững ("trinh"). Chiêm: ("coi điềm lành, dữ") ♦ Quẻ này có 3 hào tốt - đánh dấu là (o). ♦ Quẻ Bát Thuần Càn do 2 đơn quái Càn chồng lên nhau, vì vậy có cùng tên, tượng quẻ, và tính cách với đơn quái Càn. ♦ Nếu là phái nữ mà gặp quẻ Bát Thuần Càn thì có nghĩa là người nữ này quá Dương. Họ cần Âm tức là mềm mỏng, dịu dàng hơn nữa. Nếu không thì sẽ gặp trở ngại. ♦ Con hươu ở trên mây, thiên lộc, được hưởng bổng lộc trời ban. ♦ Thợ mài dũa ngọc, người ta phải chăm chỉ học tập để thành người hữu dụng. ♦ Trăng tròn trên bầu trời, ánh sáng tỏa ra khắp nơi nơi. ♦ Một ông quan đang trèo lên thang ngắm trăng, thăng quan tiến chức nhanh chóng và liên tục. ♦ Nếu bạn đang đau ốm thì quẻ này liên quan đến não bộ, phổi hoặc hệ thần kinh. ♦ Đây là quẻ thuộc tháng tư, tốt về mùa xuân và đông, xấu về mùa hạ. Hình: có sáu con rồng ngự trên trời. "Lục long ngự thiên". Tượng: Quảng đại bao dung. Khí chất: Quyền biến Dáng: Con ngựa. "Sơ cửu: tiềm long vật dụng." 初九。潛龍勿用 。 Giải nghĩa từ: Dịch: Hào 1 dương: Rồng còn ẩn náu, chưa (đem tài ra) dùng được. "Cửu nhị:" Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân 九二。現龍在田,利見大人。 Giải nghĩa từ: Dịch: Hào thứ 2 dương. Rồng đã hiện ở cánh đồng, ra mắt đại nhân thì lợi.(o) "Cửu tam: quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược, lệ, vô cữu."九三。君子終日乾乾。夕惕若,厲,無咎。 Giải nghĩa từ: Giảng: Người quân tử suốt ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn thận trọng như lo sợ nguy hiểm, nhưng không có lỗi.(o). "Cửu tứ: hoặc dược, tại uyên, vô cữu." 九四。或躍在淵,無咎。 Giải nghĩa từ: Dịch: Như con rồng có khi bay nhảy, có khi nằm trong vực, không mắc lỗi. "Cửu ngũ: phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân." 九五。飛龍在天,利見大人。 Giải nghĩa từ: Dịch: Rồng bay trên trời, ra mắt đại nhân thì lợi. Giảng: Khổng Tử giải thích: "Vạn vật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thủy lưu thấp" 水流濕 nước chảy chỗ trũng, "hỏa tựu táo" 火就燥 lửa tìm đến chỗ khô, "vân tòng long" 雲從龍 mây theo rồng, "phong tòng hổ" 風從虎 gió theo hổ, "thánh nhân tác nhi vạn vật đổ" 聖人柞而萬物睹 thánh nhân ra đời vạn vật trông theo. "Bản hồ thiên giả thân thượng" 本乎天者親上 vật nào gốc ở trời thì thân thuộc với cõi trên. "Bản hồ địa giả thân hạ" 本乎地者親下 vật nào gốc ở đất thì thân thuộc với cõi dưới mệnh người trông "Thượng cửu: kháng long hữu hối."上九。亢龍有悔。 Giải nghĩa từ: Dịch: Rồng lên cao quá, có hối hận. Giảng: Khi đọc hào này Khổng Tử nói: quý mà không có ngôi vị, cao mà không có dân, người hiền ở dưới lại không giúp, cứ vậy mà hành động tất phải hối hận. 子曰:貴而無位,高而無民, 賢人在下位而無輔,是以動而有悔也. "Tử viết: quý nhi vô vị, cao nhi vô dân, hiền nhân tại hạ vị nhi vô phụ, thị dĩ động nhi hữu hối dã." "Dụng cửu: Hiện quần long vô thủ, cát". 用九。現群龍無首,吉。 Giải nghĩa từ: Dịch: Xuất hiện bầy rồng không có đầu, tốt.(o) Giảng: Chu Hy giảng: Gặp quẻ càn này mà sáu hào dương đều biến ra âm cả, tức là cương mà biến ra nhu, thì tốt. Thánh nhân dùng cái tượng bầy rồng sáu hào dương mà không đầu tức là nhu để diễn ý đó. Hàn Phi nói: Như mặt trời Mặt Trăng sáng chiếu, bốn mùa vận hành, mây trăng gió thổi, vua đừng để trí lụy tâm, đừng để điều riêng hại mình. Gởi trị loạn nơi pháp thuật, giao phải trái nơi thưởng phạt, phó nặng nhẹ nơi quyền hành. Khổng Tử giải nghĩa: Càn, Nguyên: đại tại càn nguyên, vạn vật tư thỉ, nãi thống thiên.<br> Hanh: Vân hành vũ hí, phẩm vật lưu hình. Đại minh chung thỉ, lục vị thì thành, thì thừa lục long, dĩ ngự thiên.<br> Lợi, Trinh: Càn đạo biến hóa, các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa, nãi lợi trinh. Thủ xuất thứ vạt, vạn quốc hoàn minh. Trời dịch chuyển mạnh mẽ, người quân tử tự cường phấn đấu vươn lên không ngưng nghỉ.<br> "Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức." 象曰:天行健, 君子以自強不息. "Thiên" 天 – trời. "Hành" 行 – biến đổi không ngừng, dịch chuyển, vận động, bước chân đi. "Kiện" 健 – khỏe, khỏe khoắn, mạnh mẽ, tráng kiện. "Quân tử" 君子 – người quân tử. "Dĩ" 以– lấy, dùng. "Tự cường" 自強– tự cường. "Bất tức" 不息– không ngơi nghỉ. Giải nghĩa: Kiện dã. Chính yếu. Cứng mạnh, khô, lớn, khỏe mạnh, đức không nghỉ. Nguyên hanh lợi trinh chi tượng: tượng vạn vật có khởi đầu, lớn lên, toại chí, hóa thành.
3125
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3125
Thuần Khôn
Quẻ Thuần Khôn còn gọi là quẻ Khôn (坤 kūn), tức Đất là quẻ số 2 trong Kinh Dịch. Đất mẹ, nhu thuận, <br> sinh sản và nâng đỡ muôn vật, Phục Hy ghi: Khôn nghĩa là thuận. THOÁN TỪ Văn Vương viết: <br> DỊCH: Quẻ Khôn có sức sáng tạo lớn lao (nguyên), thông suốt và thuận tiện (hanh), lợi ích thích đáng (lợi), ngay thẳng và có đức chính và bền của con ngựa cái. Người quân tử có dịp thi thố tài năng nhưng tự thủ xướng thì dễ bị lầm, để người khác thủ xướng mà mình theo sau thì được, chỉ mong có ích cho mọi người thì lợi. Yên lòng giữ đức bền, tốt. "Khôn, nguyên, hanh, lợi tẫn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng, tiên mê hậu đắc, chủ lợi. Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng. An trinh, cát." 坤,元,亨,利牝馬之貞。 君子有攸往,先迷後得,主利。 西南得朋,東北喪朋。安貞,吉。 "Khôn" 坤 – đất, mẹ, đất mẹ. "Tẫn mã" 牝馬– con ngựa cái. "Du" 攸– thoáng ngang qua. "Vãng" 往– đi, đã qua. "Tiên" 先– trước, làm trước. "Mê" 迷 – lầm lạc. "Hậu" 後 – sau, nối dõi. "Đắc" 得– được. "Chủ" 主 – chủ nhân, chúa. "Tây Nam" 西南 – phương vị quẻ Khôn = hãy là chính mình. "Đông Bắc" 東北 – ngược hướng với phương vị quẻ Khôn = đối nghịch với bản tính của chính mình. Làm một việc không hợp với bản tính của mình thì khó thành công. Một cách hiểu khác: theo Hậu Thiên Bát Quái thì Đông Bắc là phương vị của quẻ Cấn 艮. Cấn là ngưng nghỉ là bằng lòng với cái mình có, không hợp với nhiệm vụ nặng nề và khí chất của Khôn là đảm lược. "Bằng" 朋 – bạn, cộng sự, đối tác; một loại tiền tệ thời cổ. "Táng" 喪– mất. "An" 安– yên bình. CHIÊM: ♦ Quẻ này có 2 hào tốt (o), hai hào xấu (x). ♦ Bạn có người yêu hay vợ giỏi giang tốt nết. ♦ Mười một cái miệng, bạn là người đảm đang và tốt nết nuôi được mười một cái miệng ăn. ♦ Một ông quan ngồi trên đống tiền, tay hòm chìa khóa, tiến tài tiến lộ, thành công về công danh và kinh doanh, tiền bạc được quản lý chặt chẽ. ♦ Một vị thần mặc giáp vàng ngồi trên đài cao giao giao bằng sắc cho một ông quan, công lao của bạn thật to lớn, được tôn vinh và ca ngợi. ♦ Không làm điều gì không có mục đích hoặc không có lý do. ♦ Làm giùm người khác là tốt. ♦ Quẻ tháng mười. Tốt về mùa đông và xuân và xấu về mùa hạ. ♦ Đây là một trong 8 quẻ bát thuần, bệnh nhân đau nặng sẽ phục hồi nhưng phải lâu. HÌNH: sinh sản và nâng đỡ muôn vật. 生再萬物. "Sinh tái vạn vật". TƯỢNG: Vua xướng tôi họa, vua tôi hòa hợp. 君倡臣和. "Quân xướng thần họa". KHÍ CHẤT: Đảm lược. DÁNG: Con trâu. HÀO TỪ Chu Công viết:<br> 1- Đạp lên sương thì biết băng dày sắp đến. (x) <br> "Sơ lục: Lý sương, kiên băng chí." 初六。履霜,堅冰至。"Lý" 履 – dẫm, đạp, đi theo; giày đóng bằng da. "Sương" 霜– hơi nước đọng lại thành giọt. "Kiên" 堅– vững lòng, không lo sợ. "Băng" 冰– nước đá. "Chí" 至– đến. Nhà nào tích lũy điều lành thì tất có thừa phúc để đến đời sau. Nhà nào tích lũy việc chẳng lành tất có thừa tai vạ để đến đời sau. 2- Âm Đức thẳng, vuông, lớn thì cho dù thiếu học vấn cũng không bị bất lợi. (o)<br> "Lục nhị: Trực phương đại, bất tập vô bất lợi." 六二。直方大,不習旡不利。<br> "Trực" 直 – thẳng, thẳng thắn, chính trực. "Phương" 方– vuông vức, đạo đức. "Đại" 大– lớn. "Tập" 習– làm đi làm lại nhiều lần cho quen, rèn luyện. "Vô bất lợi" 旡不利 – chẳng có gì là không lợi cả. Văn ngôn giảng thêm: Người quân tử ngay thẳng ở trong lòng thì phải có đức kính, phải có đức nghĩa. Có hai đức kính và đức nghĩa đó sẽ không bị cô lập. 3- Ngậm chứa đức tốt không để lộ ra nên giữ vững được, cũng theo người trên mà làm việc nước, không mong công trạng thì sau cũng có kết quả.<br> "Lục tam: Hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành, hữu chung." 六三。含章可貞,或從王事,旡成,有終。 <br> "Hàm" 含– ngậm trong miệng. "Chương" 章– văn chương, chương trình, tấu chương. "Khả trinh" 可貞– có thể giữ bền được. "Hoặc tòng" 或從 – đi theo cũng được, không theo cũng chẳng sao. "Vương sự" 王事 – việc nước, việc quốc gia. "Vô thành" 旡成 – Không có thành tích, không có công trạng. "Hữu chung" 有終 – đi đến cùng, có kết quả. Văn ngôn bàn thêm: Ngậm chứa đức tốt, theo người trên làm việc mà không dám chiếm lấy sự thành công, đó là đạo của đất, của vợ, của bề tôi ("địa đạo, thê đạo, thần đạo"). Đó là cách cư xử của người dưới đối với người trên. 4- Kín đáo giữ gìn như cái túi thắt miệng lại thì khỏi tội lỗi mà cũng không danh dự.<br> "Lục tứ: Quát nang, vô cữu, vô dự." 六四。括囊,旡咎,旡譽。"Quát" 括 - Bó lại, buộc lại. "Nang" 囊 – Cái túi. "Cữu" 咎– lỗi, xấu. "Dự" 譽– khen, đáng khen, vinh dự, danh dự. Văn ngôn cho hào này có cái tượng "âm cự tuyệt dương", lúc đó hiền nhân nên ở ẩn, rất thận trọng thì không bị tai họa. Có địa vị đại thần, tài thấp mà địa vị cao nên phải thận trọng thì mới khỏi tội lỗi, an thân mặc dầu không có danh dự gì. 5- Như cái xiêm màu vàng, lớn, rất tốt. (o)<br> "Lục ngũ: Hoàng thường, nguyên cát." 六五。黃裳,元吉。<br> "Hoàng" 黃 – màu vàng. "Thường" 裳 – xiêm, váy, quần. Chu Hy giải thích rằng: Vàng là màu trung chính, xiêm là đồ mặc ở phía dưới. Hào lục ngũ là thể âm, ở ngôi tôn, cái đức trung thuận đầy ở trong mà hiện ra ngoài, cho nên tượng nó như thế, mà chiêm của nó là điều lành của bậc đại thiện. Dịch tuy coi Khôn không quý bằng Càn, nhưng có lúc coi trọng đức khiêm nhu, mà dịch cho là đức của người văn minh. Tinh thần đó là tinh thần hiếu hòa, trọng văn hơn võ. Chu Công cho hào 5 quẻ Càn là đại quý ("phi long tại thiên") nhưng chỉ bảo: "lợi kiến đại nhân"; hào 5 quẻ Khôn thì khen là "nguyên cát" hào tốt nhất trong kinh dịch, là có nghĩa vậy. Chồng nghe theo vợ, cha nghe theo con. 6- Rồng đánh nhau ở đồng nội, đổ máu đen máu vàng.(x) <br> "Thượng lục: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng." 上六。龍戰于野,其血玄黃。<br> "Chiến" 戰 – đánh nhau. "Vu" 于- ở, đến. "Dã" 野 – cánh đồng. "Huyết" 血– máu. "Huyền" 玄– màu đen. Quản lý chặt chẽ đã lên đến tận cùng rồi. Chặt chẽ nữa chỉ có hỏng việc. 7- Phải lâu dài, chính và bền thì lợi.<br> "Dụng lục: Lợi vĩnh trinh." 用六。利永貞。<br> "Vĩnh" 永– lâu dài, mãi mãi, vĩnh viễn. Thuyết của Tiên Nho: Sáu hào âm biến thành sáu hào dương, tức thuần Khôn biến thành thuần Càn, như một người nhu nhược biến thành người cương cường, cho nên bảo là: Nên lâu dài, chính và bền. Thuyết của Cao Hanh: hỏi về việc cát hay hung lâu dài, mà được "hào" này thì lợi. Ăn ở cùng nhau như vợ chồng. Khổng Tử: Chí tai Khôn Nguyên, vạn vật tư sinh, nãi thuận thừa thiên.<br> Khôn hậu tải vật, đức hợp vô cương, hàm hoàng quang đại, phẩm vật hàm hanh.<br> Tấn mã địa loại, hành địa vô cương, nhu thuận lỵ trinh.<br> Quân tử du hành, tiên mê thất đạo, hậu thuận đắc thường, tây nam đắc bằng, nãi dự loại hành, đông bắc táng bằng, nải chung hữu khánh.<br> An trinh chi cát, ứng địa vô cương. Khôn mang trọng trách của đất, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật.<br> "Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật." 象曰:地勢坤,君子以厚德載 物.<br> Địa 地– đất, địa vị, vị thế. Thế 勢 – thế lực, ảnh hưởng, vai trò. "Hậu" 厚– dày. "Đức" 德 – đức, thiện nghệ, năng lực của bản thân. "Tải" 載 – chở. "Vật" 物 – muôn loài, động vật, thực vật. Giải nghĩa: Thuận dã. Nhu thuận. Thuận tòng, mềm dẻo, theo đường mà được lợi, hòa theo lẽ, chịu lấy. Nguyên hanh lợi trinh chi tượng.
3126
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3126
Thủy Lôi Truân
Quẻ Thủy Lôi Truâncòn gọi là quẻ Truân (屯 chún) là quẻ số 03 trong Kinh Dịch. Phục Hy ghi: Tự quái, hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên, doanh thiên địa chi gian giả, duy vạn vật cổ thụ chi dã truân. Truân giả doanh dã, truân dã vật chi thỉ sanh dã. Văn Vương viết thoán từ: Truân: Nguyên, hanh, lợi, trinh, vật dụng hữu du vãng, lợi kiến hầu (屯: 元, 亨, 利, 貞, 勿用有攸往, 利建侯). Chu Công viết hào từ:<br> Sơ cửu: Bàn hoàn, lợi cự trinh, lợi kiến hầu.<br> Lục nhị: Truân như, chuyên như, thừa mã ban như, phỉ khấu hôn cấu, nữ tử trinh bất tự, thập niên nãi tự.<br> Lục tam: Tức lộc, vô ngu, duy nhập vu lâm trung, quân tử cơ, bất như xả, vãng lận.<br> Lục tứ: Thừa mã ban như, cầu hôn cấu, vãng cát, vô bất lợi.<br> Cửu ngũ: Truân kỳ cao, tiểu trinh cát, đại trinh hung.<br> Thượng lục: Thừa mã ban như, khấp huyết liên như. Giải nghĩa: Nạn dã. Gian lao. Yếu đuối, chưa đủ sức, ngần ngại, do dự, vất vả, phải nhờ sự giúp đỡ. Tiền hung hậu kiết chi tượng: trước dữ sau lành.