title
stringlengths
10
99
summary
stringlengths
0
534
content
stringlengths
343
42.3k
url
stringlengths
39
145
metadata
dict
Hỏi-đáp: Chuyện “Quý ông”
Hỏi:Nam giới độ tuổi bắt đầu quá trình mãn dục là bao nhiêu? Xin Bác sĩ cho biết phương pháp có thể làm chậm quá trình ấy? Đáp:Gần đây, y học ghi nhận sau 35 tuổi, nồng độ testosteron trong máu ngưuơì đàn ông bắt đầu giảm dần, và ở người trên 45 tuổi, có khoảng 30% nam giới có những dấu hiệu giống như phụ nữ mãn kinh: mệt mỏi, trí nhớ giảm, tình dục giảm, đỏ bừng mặt, hay cáu gắt, thấy chán đủ thứ, bụng béo, sức lực giảm, xương giòn. Y học gọi những người này bị “mãn kinh nam” (male menopause hay andropause). Làm chậm quá trình mãn kinh nam là chuyện khó, nhưng y học có thể giúp chất lượng cuộc sống của người cao tuổi được cải thiện bằng việc dùng bổ sung testosteron. Điều này có thể đem lại sự cải thiện về tâm trạng cũng như sức lực cho người người mãn kinh nam có triệu chứng. Một khi đã uống thì cần uống testosteron lâu dài, theo đúng chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên để tránh khả năng bùng phát ung thư tuyến tiền liệt. Hỏi:Ngày nay, nhiều đàn ông chọn cách massage “của quý” như một cách giải toả. Như thế lâu dài liệu có ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục bình thường? Đáp:Thủ dâm là một cách “giải nhiệt” không chỉ ngày nay mà từ ngàn xưa con người (kể cả nam và nữ) đã và đang thực hiện. Ở nhiều người, thủ dâm thường xảy ra khi dậy thì và biến mất sau vài năm, lúc nào chẳng hay. Theo Kinsey, một trong những người tiên phong trong lĩnh vực tình dục tâm lý học, thì tuỳ theo tuổi tác, tôn giáo và nền văn hoá mà có khoảng 95% nam giới từng thủ dâm trong đời. Hồi thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, những người thủ dâm nhiều còn bị nhập bệnh viện tâm thần để điều trị: thuốc, kích điện, trói tay trói chân nhưng đâu cũng hoàn đấy. Ngày nay, thủ dâm được xem là một biện pháp tình dục an toàn vì không bị lây bệnh, không hại và giữ vẹn lòng chung thuỷ nếu vợ chồng tạm xa nhau. Không có mối liên quan nào giữa thủ dâm với rối loạn cương dương, xuất tinh sơm, vô sinh. Sức khoẻ sụt giảm, ốm o gầy còm và trí nhớ kém cũng chẳng có “bà con gần xa gần” gì với thủ dâm hết. Tuy nhiên, những người thủ dâm hơi nhiều thường dễ có mặc cảm tội lỗi, đưa tới trầm uất, và sự lo lắng, trầm uất có thể sinh ra suy nhược cơ thể, suy nhược trí óc. Đôi khi thủ dâm thành một cái tật khó bỏ, làm người ta “lười” gần gũi vợ chồng, gây sứt mẻ tình cảm. Những người này cần được chuyên viên tâm lý tình dục hướng dẫn về cái hay, cái đẹp, cái được của quan hệ vợ chồng./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/hoi-dap-chuyen-quy-ong-104456.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Đau khi “Yêu”
Theo các nhà chuyên môn, đau khi giao hợp phụ nữ có nhiều nguyên nhân, tuỳ theo từng nguyên nhân mà cách chữa trị sẽ khác nhau.
Nỗi ám ảnh Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/dau-khi-yeu-104464.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Vô sinh nam giới, tại sao?
Vợ chồng cưới nhau lâu nhưng không có con, đức lang quân vẫn hay đổ lỗi cho người vợ để né tránh tự ái về “bản lĩnh đàn ông” của mình.
Muốn có con, nam giới phải có đầy đủ những tiêu chí về số lượng và chất lượng tinh trùng. Nếu số lượng tinh trùng không đủ (bình thường từ 20-40 triệu con/1ml), tinh trùng yếu không đủ sức di chuyển vào tử cung để thụ tinh cùng trứng được rụng xuống từ buốn trứng thì nguyên nhân hiếm muộn đó thuộc về nam giới. Có hai dòng nguyên nhân chính: 1. Những bệnh ảnh hưởng đến quá trình sinh sản tinh trùng và đời sống của tinh  trùng Được sản sinh ra từ tuyến yên, nội tiết tố LH tác động tới tinh hoàn sản sinh ra chất testosteron (tác dụng phát dục, làm to dương vật và tinh hoàn, mọc lông, góp phần vào việc tạo tinh trùng), nội tiết tố FSH tác động tới các tế bào sinh tinh ở tinh hoàn để sản xuất tinh trùng. Các bệnh trên truyến yên làm suy giảm các nội tiết tố sinh sản do ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất tinh trùng. Viêm nhiễm do tạp khuẩn,nhất là biến chứng viêm tinh hoàn do bệnh quai bị gây nên di chứng xơ teo tinh hoàn. Các tế bào sinh tinh bị thoái hoá. Việc sản xuất tinh trùng sẽ giảm nhiều. Do các hoá chất tiêu diệt tinh trùng. Rượu, thuốc lá, ma tuý, các hoá chất độc hại nhất là chất độc màu da ca có tác dụng huỷ hoại cấu trúc của tinh trùng làm tinh trùng chết hoặc tạo ra các quái tinh. Ảnh hưởng đến đời sống tinh trùng. Bình thường tinh hoàn nằm ở trung bìu. Bìu có thể co lại hoặc giãn nở ra tuỳ theo thời tiết nóng lạnh bên ngoài cho nên phải giữ nhiệt động trong bìu bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ của cơ thẻ là 0,5 độ. Đó là nhiệt độ thích hợp để tinh trùng sống khoẻ mạnh bình thường. Một số bệnh như tinh hoàn lạc chỗ không xuống bìu, giãn tĩnh mạch tinh, nước màng tinh hoàn… làm tăng nhiệt độ vùng quanh tinh hoàn. Tinh trùng sẽ suy yếu và chết dần. 2. Những bệnh ảnh hưởng đến sự vận chuyển của tinh trùng Có kháng thể chống tinh trùng ở nam giới hoặc ở âm đạo người phụ nữ làm cho tinh trùng tự bị dính kết lại không di chuyển được. Tắc đường ống dẫn từ mào tinh hoàn tới túi tinh do bẩm sinh hoặc do hậu quả của quá trình viêm nhiễm đường sinh dục (bệnh xã hội, bệnh lao) gây chít tắc đường dẫn tinh. Các bệnh rối loạn cương dương. Rối loạn xuất tinh là cho tinh trùng không thể phóng được vào âm đạo. Việc xếp loại nguyên nhân tưởng chứng như đơn giản. Thật ra, để tìm được đúng những nguyên nhân gây bệnh như trên là một việc làm hết sức kiên trì, tỷ mỷ và tế nhị của người thầy thuốc. Thậm chí có những trường hợp cả đôi chồng đều khoẻ mạnh không rõ nguyên nhân gì nhưng vẫn không có con, khi đôi vợ chồng ấy chia tay xây dựng tiểu gia đình khác thì lại có con. Thông thường người ta đổ cho số phận. Nhiệm vụ của thầy thuốc cần phải vượt qua só phận đó./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/vo-sinh-nam-gioi-tai-sao-104457.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Ung thư cổ tử cung vẫn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm
Hầu hết những trường hợp UTCTC đều được phát hiện ở giai đoạn trễ do người Việt Nam không có thói quen đi khám bệnh định kỳ để tầm soát.
Tại Bệnh viện (BV) Ung Bướu TPHCM, mỗi năm có khoảng 30 – 40% bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung (UTCTC) trong tổng số tất cả bệnh nhân đến khám và điều trị tại đây. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/ung-thu-co-tu-cung-van-co-the-chua-khoi-neu-phat-hien-som-104468.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Tư vấn trực tuyến: Phòng chống HIV/AIDS ở nơi làm việc
Các vị khách mời đến từ Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội): Thạc sỹ Nguyễn Thái Minh và bác sỹ Phạm Bá Hiền- bác sỹ điều trị tại khoa Truyền nhiễm, nơi chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS.
- Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Khái niệm phơi nhiễm là những trường hợp mà người chưa mắc bệnh không may bị tiếp xúc với máu của bệnh nhân bị nhiễm HIV và có bị tổn thương da hoặc niêm mạc nơi tiếp xúc với máu. Cách xử trí khi trường hợp này xảy ra là: Nếu tổn thương do vật sắc nhọn đâm vào, ta phải nặn máu ở chỗ tổn thương, sau đó rửa sạch chỗ tổn thương bằng xà phòng và nước. Nếu chỗ tổn thương là niêm mạc thì ta phải rửa bằng nước sạch. Sau đó người bị phơi nhiễm nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn cách điều trị. Cụ thể là có thể đến Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đống Đa, 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội. ĐT: 04.5115039. *Cháu có người bạn bị kim tiêm trong bụi cây đâm vào khi đi đường hôm 1/5/2006 (để lại vết sẹo). Đáng nói, bạn đó không sát trùng ngay sau khi bị thương, sáng hôm sau mới nghĩ đến. Hiện giờ bạn đó rất lo lắng và không thể làm việc được. Bác sỹ cho cháu hỏi với tình trạng như bạn cháu thì khả năng bị lây nhiễm HIV có cao không. Từ trước đến giờ liệu đã có trường hợp nào tương tự chưa? Cháu xin cảm ơn bác sĩ nhiều? (Nguyễn Thị Thuý Hạnh, 19 tuổi) Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Trường hợp như bạn hỏi, từ ngày 1/5 đến nay đã quá 72 giờ đồng hồ, do vậy, theo chúng tôi, tốt nhất bạn nên đi làm xét nghiệm HIV và gặp bác sĩ để được tư vấn thêm, bởi vì tình trạng của bạn, chúng tôi không biết được mức độ tổn thương ra sao. Hiện nay, chúng tôi chưa có thống kê chính thức về tình trạng phơi nhiễm như trường hợp bạn nói, vì vậy người bạn của bạn cần đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm sớm nhất. * Xin kính chào bác sĩ, chuyên gia tư vấn. Tôi có đứa con, vì xác định cháu nghiện nên mang đi cai. Trung tâm cai nghiện xét nghiệm trong máu cháu đã có HIV dương tính, ngoài ra cháu còn bị viêm gan C nữa. Thật lòng tôi rất buồn và bối rối, vì trong nhà còn có hai em của cháu, tôi không biết cách nên làm thế nào để phòng cho các cháu còn lại. Mong bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cám ơn.? (LTT, 56 tuổi) - Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Khi con bác bị nghiện và trung tâm cai nghiện xét nghiệm có HIV trong máu của cháu như thế là đã chính xác cháu nhiễm căn bệnh này rồi. Ngoài ra cháu còn bị viêm gan C, trường hợp này là bình thường vì những người nhiễm HIV qua con đường tiêm chích thì có thể đồng nhiễm thêm cả viêm gan C và viêm gan B. Sau khi con của bác cai nghiện xong bác có thể đưa cháu đến Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đống Đa để được tư vấn thêm về góc độ điều trị HIV và viêm gan C. Khi trong nhà có người bệnh, để phòng tránh cho những người thân của bệnh nhân (trong đó có hai em của người bệnh), tốt nhất là bác nên khuyên cho các cháu không nên dính vào ma tuý. Trong quá trình sinh hoạt chung với cháu đã bị nhiễm, trừ trường hợp tiếp xúc với máu của cháu đã bị nhiễm, còn những sinh hoạt khác đều bình thường như: ăn uống, ngủ chung, chơi đùa đều không có khả năng lây nhiễm bệnh. Trong khi chăm sóc người bệnh, khi người bệnh có lở loét ngoài da thì nên đi găng tay để chăm sóc. *Xác suất lây nhiễm từ chồng sang vợ (từ vợ sang chồng) là bao nhiêu phần trăm? Có trường hợp nào chồng (vợ) nhiễm bệnh nhưng người còn lại may mắn không nhiễm không ạ? Rất mong câu trả lời của bác sĩ? (Quách Quỳnh, 33 tuổi) Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Xác suất lây nhiễm HIV từ chồng sang vợ hiện vẫn chưa có thống kê nào. Tuy nhiên, theo tài liệu, xác suất lây nhiễm HIV từ nam sang nữ qua sinh hoạt tình dục là 8/1 (khả năng lây từ nam sang nữ là gấp 8 lần) và xác suất lây nhiễm qua đường tình dục từ 0,1 - 0,3%. Trong câu hỏi, chồng hoặc vợ bị nhiễm bệnh nhưng người còn lại may mắn không nhiễm, xin trả lời bạn rằng chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp chồng bị nhiễm nhưng vợ thì không bị nhiễm và có một trường hợp vợ bị nhiễm nhưng chồng lại không bị nhiễm. * Mẹ của cháu làm ở bệnh viện phòng cấp cứu. Cháu lo cho mẹ lắm. Máu của người HIV bắn vào mắt là ta có thể bị lây đúng không? Giả sử trong trường hợp này nên xử trí ra sao? (Kim Chi, 20 tuổi) - Bác sỹ Phạm Bá Hiền: Nếu máu của một người bị nhiễm HIV bắn vào niêm mạc mắt thì đó là một nguy cơ lây nhiễm. Nhưng trong các phòng cấp cứu cũng như các phòng điều trị của các bệnh viện thì việc chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân, các bác sĩ và nhân viên y tế đều có phương tiện phòng hộ nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm HIV cũng như các bệnh truyền nhiễm khác lây qua đường máu. * Cháu đang sinh sống và học tập tại nước ngoài. Mấy hôm trước có một người bạn của cháu sắp về Việt Nam. Vì vậy, trước khi về bạn cháu có mời cháu đi sauna, và chúng cháu có quan hệ với 2 cô gái làng chơi. Thật không may, khi đang "dở chừng" cháu phát hiện ra bao cao su của cháu bị thủng 1 lỗ khoảng bằng đầu tăm. Hiện cháu đang rất lo lắng và sợ sệt. Cô chú giúp cháu với ạ...?(Xyz (giấu Tên), 23 tuổi) - Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp như của bạn ở Việt Nam. Có thể coi như bạn đã bị phơi nhiễm vì vậy để yên tâm bạn nên đi làm xét nghiệm đúng định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Thứ hai là trường hợp phơi nhiễm như của bạn có xác suất vô cùng thấp, theo tài liệu là từ 0,1% đến 0,3% vì vậy bạn cũng không nên lo lắng quá vì chưa chắc hai cô gái mà bạn quan hệ đã nhiễm HIV, hơn nữa chúng tôi cũng chưa biết được sau khi phát hiện ra bao cao su bị thủng thì bạn đã xử trí ra sao, vì vậy tốt nhất là bạn nên đi khám và làm xét nghiệm ở các cơ sở y tế để được tư vấn thêm. * Em bị phơi nhiễm và đã điều trị ARV sau 24 giờ. Vậy có muộn quá không? Em điều trị 4 tuần, nay đã 6 tuần trôi qua rồi. Em lo lắng quá? (Đỗ Văn Trọng, 28 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: Để điều trị phơi nhiễm HIV, thì cần có trong thời gian 72 giờ kể từ khi có nhiễm. Vậy thường tốt nhất trong 6 giờ đầu, bạn điều trị sau 24 giờ là trong thời gian cho phép. Bạn đã điều trị trong 4 tuần và hãy nên đi xét nghiệm trong thời gian 3 tháng, là kết quả cho phép trong thời gian không bị nhiễm HIV. * Sữa mẹ có truyền HIV sang con không? Bao nhiêu phần trăm bé sơ sinh bị nhiễm từ người mẹ mang virus HIV ạ?(Trần Thanh Hải, 28 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng sữa mẹ có mang virus HIV. Tỷ lệ những cháu bé bị lây nhiễm HIV từ những bà mẹ có HIV vào khoảng 30-40%. Lây truyền từ các bà mẹ cho các cháu bé sẽ có thể ở ba giai đoạn: trong thời kỳ mang thai (25%), trong khi sinh nở (50%) và giai đoạn cho con bú (25%). * HIV có thể lây qua bể bơi không ạ? Ví dụ những người bị lở loét mà họ lại đến bể bơi? (Trịnh Minh Huyền, 21 tuổi) Bác sĩ Phạm Bá Hiền: HIV/AIDS không lây qua khi tắm chung cùng một bể bơi với những người bị nhiễm HIV. HIV là một bệnh lây những cũng rất khó lây nếu chúng ta biết cách phòng tránh. HIV là một virus tồn tại yếu ở môi trường ngoại cảnh. Cho nên khi tắm chung cùng bể bơi với những người bị nhiễm HIV chúng ta không sợ bị lây nhiễm. * Cháu muốn hỏi bác sĩ, bệnh lây nhiễm HIV xuất phát từ đâu? Khi nào? Virus này khi ra môi trường ngoài có thể sống được bao lâu? Tại sao virus HIV lại không lây nhiễm khi bị muỗi hút? Cháu mong bác sĩ trả lời giúp cháu. Cháu xin cảm ơn? (Nguyễn Mạnh Thắng, 21 tuổi) Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: HIV thường bị lây nhiễm qua các con đường sau: Quan hệ tình dục không an toàn; Tiêm chích ma tuý (có sử dụng bơm kim tiêm chung); từ người mẹ bị nhiễm HIV lây sang con. Khi virus HIV ra môi trường bên ngoài, thời gian tồn tại của virus này tuỳ thuộc vào môi trường bên ngoài. Ở nhiệt độ 56 độ C, virus chỉ tồn tại được khoảng 2 phút và bị tiêu diệt nhanh bằng cồn 70 độ và các hoá chất sát khuẩn. Theo tài liệu, khi muỗi hút máu người bị nhiễm HIV, virus theo máu vào dạ dày của muỗi, do môi trường trong dạ dày của muỗi không phù hợp cho sự tồn tại của virus HIV, do đó virus HIV nhanh chóng bị tiêu diệt. Do vậy, khi bị muỗi đốt, không có khả năng bị lây nhiễm HIV. * Tự dưng không hiểu sao em bị viêm gan B!!! Em nghĩ mãi chắc có thể em bị lây khi đi cắt tóc, mặc dù em toàn mang lưỡi dao cạo đi nhưng có thể là cái mút phủi tóc. Sợ thật đấy, em đã cẩn thận thế mà còn bị Viêm gan B thì có thể nhiễm HIV/AIDS như chơi!? (Hải Hoà, 29 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: HIV và viêm gan B đều là những bệnh do virus gây ra. Trong đó, nguy cơ lây nhiễm viêm gan B cao hơn khoảng 100 lần so với nguy cơ lây nhiễm HIV. Đường lây của hai virus trên là giống nhau, đó là lây qua đường máu, qua quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con. Khi chúng ta sử dụng dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng có dính máu thì có nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nguy cơ đó sẽ xảy ra dễ hơn khi lây nhiễm virus viêm gan B. * Ngày 30/4 vừa rồi tôi bị tai nạn giao thông, bị ngã và chảy máu chân. Sau đó tôi phát hiện thấy ở gần chỗ tôi ngã có chiếc kim tiêm. Thời gian gần đây không hiểu do tôi quá lo lắng hay đã nhiễm bệnh mà bị sụt cân. Tôi muốn hỏi là làm thế nào để xác định mình có mắc bệnh hay không và đến nơi nào để xét nghiệm? (một bạn đọc gọi qua điện thoại, 34 tuổi) - Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Bạn không nói rõ là bạn bị ngã và chảy máu chân nhưng có bị bơm kim tiêm đâm vào không. Cũng có thể bạn bị ngã và chảy máu do tai nạn giao thông chứ không phải do bị kim tiêm đâm vào. Trường hợp này bạn không nên lo lắng như vậy. Vấn đề bạn hỏi là bạn bị sụt cân và để xác định mình có bị nhiễm bệnh hay không, bạn nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm và tư vấn thêm. Bạn có thể đến Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội hoặc các Trung tâm Y tế Dự phòng của tỉnh nơi bạn sinh sống để được xét nghiệm và tư vấn. *Gần đây em nghe kể câu chuyện có người không bị HIV lấy người đã bị nhiễm HIV. Vậy điều này có nên không ạ? (Theo em nghĩ thì không nên khuyến khích vì quá nguy hiểm). Và nếu người vợ không nhiễm thì họ có thể có 1 đứa con chung không?(Thanh Hằng, 26 tuổi) -Bác sĩ Phạm Bá Hiền: Ở Việt Nam cho đến nay có rất nhiều người bị nhiễm HIV và cũng có rất nhiều người khi biết bạn tình của mình bị nhiễm HIV và họ vẫn quyết định chung sống cùng nhau nếu như họ không quyết định có con thì những tiếp xúc thông thường hàng ngày sẽ không có nguy cơ lây nhiễm. Nếu thực sự họ muốn có con thì họ vẫn có nguy cơ lây nhiễm từ chồng hoặc ngược lại. * Vừa qua chúng tôi chăm sóc 1 em bé có HIV bị bỏ rơi ở bệnh viện. Bé không lở loét nhiều mà chỉ bị hăm do đóng bỉm. Khi tắm cho cháu găng tay cao su của tôi bị rách, mà tôi có mấy vết kim châm ở tay. Tôi có phải điều trị không ạ và địa chỉ điều trị ở đâu?(Khải Đính, 34 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: Trong trường hợp của chị, theo tôi, đó là một trường hợp chăm sóc thông thường đối với những người nhiễm HIV nói chung và trẻ bị nhiễm HIV nói riêng. HIV không lây qua đường tiếp xúc. Khi da của trẻ lành lặn, trẻ không bị chảy máu thì chị hoàn toàn có thể yên tâm khi chăm sóc cho trẻ mà không phải đi khám và điều trị. * Hôm trước tôi can 2 thanh niên đánh nhau, họ đều chảy máu và khi về nhà tôi phát hiện tay mình cản họ cũng bị xước. Tôi phân vân quá chẳng biết họ là ai… Chắc 3 tháng sau tôi cũng phải đi xét nghiệm thử. Tôi muốn hỏi rằng nếu chẳng may bị chảy máu và máu người HIV bắn vào thì cần xử trí ngay lập tức thế nào? (Trần Mạnh Đình, 37 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: Thưa bạn Trần Mạnh Đình, khi bạn có vết thương bị chảy máu và vết thương đó có tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV thì đó được gọi là một nguy cơ lây nhiễm. Trong trường hợp đó, cần phải rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng có thể sử dụng cồn để sát trùng vết thương. Sau đó, bạn đến các cơ sở chăm sóc và điều trị hoặc cơ sở tư vấn về HIV để kiểm tra xem từ trước bạn đã bị nhiễm HIV hay chưa? Nếu HIV được khẳng định là dương tính, có nghĩa là bạn đã bị nhiễm HIV từ trước rồi. Còn nếu kết quả xét nghiệm HIV là âm tính, bạn sẽ được các bác sĩ khuyên uống thuốc (ARV) trong vòng 1 tháng. Sau đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra kết quả xét nghiệm sau 3 tháng kể từ khi phơi nhiễm. Đây là các trường hợp cụ thể, còn nếu như trường hợp của bạn, bạn nên đến các cơ sở nêu trên để có câu trả lời chính xác. * Thưa bác sĩ, HIV cũng có nghĩa là AIDS đúng không ạ? (Caco, 16 tuổi) - Bác sĩ: Thực ra, HIV để chỉ tình trạng bị nhiễm virus HIV. Còn AIDS là giai đoạn cuối của người bị nhiễm HIV. Khi một người bị nhiễm HIV, diễn biến lâm sàng của người nhiễm thường trải qua 4 giai đoạn: Giai đoạn đầu là tình trạng nhiễm HIV cấp, thời gian thường kéo dài khoảng 2 tuần với các biểu hiện giống như bệnh cảm của nhiễm các virus thông thường, cũng bị sốt, đau đầu, đau mỏi cơ khớp toàn thân, có thể có viêm long đường hô hấp. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn nhiễm virus HIV không triệu chứng. Nghĩa là ở giai đoạn này, người nhiễm hoàn toàn không có các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, chỉ trừ xét nghiệm máu mới phát hiện được. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều tháng. Giai đoạn ba là giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng. Lúc này, bệnh nhân xuất hiện một số các bệnh nhiễm trùng cơ hội đặc trưng (là các bệnh nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể khi người bệnh có tình trạng suy giảm miễn dịch). Giai đoạn này thường kéo dài từ 1-2 năm và sau đó bệnh nhân chuyển sang giai đoạn cuối là giai đoạn AIDS. Thời gian diễn tiến trung bình từ lúc bị nhiễm HIV đến khi chuyển sang giai đoạn AIDS thường là từ 4-7 năm. * Sao HIV lại lây qua kim tiêm được? Cái kim tiêm nhỏ xíu vậy có chứa bao nhiêu máu đâu? Xin bác sĩ giải thích? (Nguyễn Hồng Nhi, 15 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: Như bạn biết, HIV/AIDS lây qua đường sử dụng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV. Khi ta sử dụng chung bơm kim tiêm, máu mang virus HIV sẽ truyền cho những người sử dụng chung bơm kim tiêm đó. Thực ra, cái kim tiêm trông nhỏ vậy nhưng trong nó có nòng rỗng. Và khi trong nòng rỗng đó có chứa máu của người nhiễm HIV thì nó hoàn toàn có khả năng lây nhiễm sang người khác. * Ở cổng xưởng may nơi tôi làm việc có một chị công nhân hình như bị nhiễm HIV do lây qua chồng. Chị là một công nhân làm việc rất năng suất và có hiệu quả, nhưng luôn bị mọi người xa lánh. Là một cán bộ đoàn trong công xưởng, tôi rất mong bác sĩ hướng dẫn cho tôi “Đường lây và không lây nhiễm HIV” để tôi giải thích với anh chị em công nhân và mong muốn họ có cách nhìn nhận tích cực hơn với chị công nhân bị lây nhiễm? (Hà Dũng, 28 tuổi) - Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Chúng tôi cũng đã gặp rất nhiều trường hợp như bạn nói là bị lây nhiễm HIV qua chồng. Những trường hợp này rất đáng thương bởi họ chỉ là nạn nhân vì vậy càng nên được giúp đỡ nhiều hơn trong xã hội. Những con đường có thể dẫn tới lây nhiễm HIV là: dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma tuý; quan hệ tình dục không an toàn và từ người mẹ bị nhiễm HIV truyền sang con. Còn những sinh hoạt thông thường như ăn uống, ngủ chung, sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt đều không có khả năng lây nhiễm HIV. Như vậy trong quá trình làm việc chung với chị công nhân kia hoàn toàn không bị lây nhiễm HIV. * Xét nghiệm HIV như thế nào, em thấy có xét nghiệm nhanh và chậm, vậy cái nào chính xác hơn? Sau 3 tháng quan hệ mà đi xét nghiệm không thấy dương tính đã có thể yên tâm chưa? Em chỉ quan hệ 1 lần thôi liệu có khả năng lây nhiễm không? (Nguyễn Minh Hải, 26 tuổi) - Bác sĩ  Phạm Bá Hiền: Xét nghiệm HIV là những phương pháp xét nghiệm máu để tìm kháng nguyên hoặc kháng thể, kháng virus HIV có ở trong máu. Xét nghiệm nhanh hiện nay thường sử dụng những phương pháp tìm kháng thể kháng virus HIV có ở trong máu. Xét nghiệm này mang tính chất sàng lọc có độ nhạy cao. Tuy nhiên, còn có những trường hợp âm tính giả. Vậy những xét nghiệm để khẳng định HIV người ta phải làm lại bằng phương pháp khác với những chế phẩm và nguyên lý khác nhau (3 phương pháp). Nếu kết quả đều dương tính thì mới được phép kết luận mẫu máu đó bị nhiễm HIV. Thông thường sau khi có nguy cơ phơi nhiễm, sau thời gian từ 6 đến 8 tuần trong cơ thể sẽ sinh ra lượng kháng thể chống lại HIV với mức bằng các phương pháp xét nghiệm thông thường có thể phát hiện được (thời kỳ cửa sổ). Vậy sau khi 3 tháng, bạn xét nghiệm kết quả âm tính, bạn có thể yên tâm là không bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, có một vài trường hợp hạn hữu thời kỳ cửa sổ kéo dài hơn bình thường nếu bạn cẩn thận sẽ xét nghiệm sau thời gian 6 tháng, nếu kết quả yên tâm thì bạn có thể yên tâm. Đương nhiên, nếu bạn quan hệ không sử dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm an toàn thì dù chỉ quan hệ một lần cũng có nguy cơ lây nhiễm. * Khi nào thì biết HIV chuyển thành bệnh AIDS? Em có HIV rồi (buồn quá, em mới phát hiện ra), nhưng không muốn gia đình biết nên không thể đến bệnh viện thường xuyên được (bố mẹ em hay theo dõi em từ dạo em nghiện). Em muốn tự chăm sóc cho mình thì làm như thế nào? Dùng thuốc ra sao, có tốn kém lắm không và mua ở đâu? (xin giấu tên, 26 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV. Khi đó, sức đề kháng của cơ thể đã suy giảm trầm trọng, là thời kỳ xuất hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Bạn nên đến các trung tâm tư vấn và điều trị HIV/AIDS để được khám, tư vấn, biết được giai đoạn bệnh, từ đó sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp, mang lại sức khoẻ tốt và kéo dài cho bạn. Bạn hãy yên tâm, cho đến nay đã có rất nhiều loại thuốc sử dụng để điều trị bệnh AIDS nhằm ngăn chặn tối đa sự phát triển của virus trong cơ thể, và đã có rất nhiều chương trình hỗ trợ thuốc điều trị miễn phí cho người bệnh. Bạn sẽ không phải mất tiền mua thuốc, sẽ được cấp thuốc miễn phí, được theo dõi sức khoẻ định kỳ nếu bạn đến tiếp cận các trung tâm điều trị HIV/AIDS tại nơi bạn sinh sống. Bạn không nên tự chăm sóc mình và tự đi mua thuốc uống vì điều đó rất nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn. Bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ và điều trị theo hướng dẫn. * Nếu phát hiện ra cơ quan mình có người bị nhiễm HIV/AIDS, nên làm cách nào để phòng tránh lây nhiễm? (Hải Hà, 30 tuổi) Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Như bạn đã biết qua các phương tiện thông tin đại chúng về các con đường lây nhiễm của HIV là qua 3 con đường, cụ thể là quan hệ tình dục không an toàn, tiêm trích ma tuý có sử dụng chung bơm kim tiêm và từ người mẹ bị nhiễm HIV lây sang con. Do vậy, nếu trong cơ quan bạn có người bị nhiễm HIV thì trong sinh hoạt hàng ngày, các tiếp xúc thông thường không có khả năng lây nhiễm HIV. Do vậy, mọi người trong cơ quan không nên có thái độ kỳ thị phân biệt đối xử với người bị nhiễm (bởi vì bản thân người nhiễm HIV họ đã được tư vấn để tránh lây nhiễm sang cộng đồng). Nếu trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, người nhiễm bị kỳ thị thì dễ dẫn đến những hành động tiêu cực, không tốt cho bản thân người nhiễm và cộng đồng xung quanh. * Trẻ bị HIV ở Việt Nam có được chăm sóc y tế miễn phí không? Có cần yêu cầu giấy tờ gì không?(Hồng Ánh, 30 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: Ở Việt Nam, trẻ bị nhiễm HIV đều được chăm sóc miễn phí. Tuy nhiên, những trẻ bị nhiễm HIV thường được chăm sóc tại các bệnh viện nhi. Quá trình chăm sóc chỉ cần có giấy tờ khẳng định là trẻ bị nhiễm HIV. Hiện nay, cái khó là thuốc điều trị kháng virus cho trẻ em còn rất hạn chế. Do đó, trẻ bị nhiễm HIV ít có cơ hội để dùng loại thuốc đó. Chăm sóc cho trẻ bị nhiễm HIV là điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội và dự phòng nhiễm trùng cơ hội. * Tôi làm nghề cắt tóc nam nữ nên khi làm việc phải tiếp xúc với rất nhiều người - đây có phải là một nguy cơ khiến tôi bị nhiễm HIV không? Trong lúc cạo râu cho các khách hàng nam thỉnh thoảng tôi hoặc khách hàng cũng bị chảy máu, vậy những người làm công việc như tôi có cách nào để phòng tránh lây nhiễm căn bệnh này? (Quỳnh Anh, 25 tuổi) - Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Bạn làm nghề cắt tóc và phải tiếp xúc với rất nhiều người nhưng nếu bạn tuân thủ đúng các biện pháp phòng ngừa thì bạn sẽ không bị nhiễm HIV. Ví dụ như trong lúc cạo râu cho khách hàng bạn phải sử dụng lưỡi dao cạo riêng cho từng khách hàng. Trong trường hợp khách hàng bị chảy máu bạn nên hướng dẫn khách hàng cách tự xử trí cầm máu, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với máu của khách hàng. Còn nếu phải trực tiếp xử trí chỗ chảy máu cho khách hàng bạn nên đeo găng tay. Còn trong trường hợp tay bạn có đứt tay hoặc xước da trước khi cắt tóc bạn nên dùng băng dính băng kín vết thương của bạn. * Trong nhà máy sản xuất, người công nhân bị nhiễm HIV và người công nhân có sức khỏe bình thường có thể mặc chung quần áo bảo hộ lao động? (Nguyễn Đình Toán, 24 tuổi) - Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Trong trường hợp người công nhân bị nhiễm HIV vẫn lao động được và anh ta không bị các tổn thương lở loét ở ngoài da thì vẫn có thể mặc chung quần áo bảo hộ lao động với những công nhân khác. * Cuộc đời em rất buồn. Em lấy người chồng tử tế thế mà không ngờ anh ta bị HIV. Mãi đến khi em đi cắt khối u phải thử máu em mới biết. Em bỏ anh ta rồi, vì căm giận, chắc anh ta phải sống thế nào mới bị HIV. Em nghĩ giá như Nhà nước yêu cầu tất cả các cặp vợ chồng khi kết hôn phải đi thử HIV thì tốt hơn, tránh được cho 1 vài cô gái gặp hoàn cảnh như em. Nay em chả thiết sống nữa, chỉ muốn xin vào trại để chăm sóc cho trẻ HIV hoặc nếu em xin vào bệnh viện làm thì có được không?(Nguyễn Phong Lan, 36 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: Hiện nay, ở Hà Nội cũng như các tỉnh, thành trong cả nước có rất nhiều nhóm người bị nhiễm HIV/AIDS, ví dụ ở Hà Nội có nhóm "Hoa Sữa", "Hoa Hướng Dương", nhóm "Cho bạn và cho tôi"... là các nhóm mà các thành viên là những người nhiễm HIV. Những thành viên này tham gia vào những công việc tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ cho những người nhiễm HIV tại cộng đồng. Họ được trang bị những kiến thức về HIV/AIDS, những kỹ năng tư vấn, giúp cho họ có kiến thức cơ bản nhằm hỗ trợ cho những người nhiễm HIV/AIDS khác, góp phần ngăn chặn sự gia tăng của đại dịch HIV/AIDS. Theo tôi, bạn hãy đến các trung tâm tư vấn và điều trị HIV tại địa phương bạn sinh sống để có những lời giải đáp rõ hơn cho nguyện vọng của bạn. Đối với tất cả các cặp vợ chồng, tôi cho rằng, trước khi kết hôn cũng như trước khi quan hệ nếu đi xét nghiệm HIV để khẳng định chưa bị nhiễm HIV, điều đó cũng làm giảm đi sự gia tăng của đại dịch HIV/AIDS. * Thưa Bác sĩ, có phải người nhiễm HIV ở giai đoạn cuối sẽ ho rất nhiều không. Khi ho có phải là cơ hội cho virus lây truyền cho người xung quanh không? (Trần Nho, 26 tuổi) - Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Khi người nhiễm HIV ở giai đoạn cuối (đã chuyển sang AIDS), người bệnh có thể mắc rất nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác và ho chỉ là một triệu chứng của một bệnh nhiễm trùng cơ hội mà người nhiễm HIV ở giai đoạn cuối bị mắc. Không nhất thiết là người nhiễm HIV ở giai đoạn cuối phải bị các bệnh gây ho. Tuy nhiên ở Việt Nam khi người nhiễm HIV ở giai đoạn cuối rất hay bị nhiễm lao phổi do vậy có thể bạn thấy họ ho rất nhiều. Khi tiếp xúc với những trường hợp này thì chỉ có khả năng bạn sẽ bị lây nhiễm lao chứ không bị lây nhiễm virus HIV. * Các bạn trong Công ty của tôi thường khi trúng được hợp đồng lớn có khi rủ nhau đi mát-xa và đủ cả mọi công đoạn. Họ trả tiền nhiều để chọn các cô trẻ và "quê quê" để cho an toàn. Tôi muốn hỏi để biết, có phải có những cô bị HIV mà trông vẫn béo tốt khoẻ mạnh không có biểu hiện gì cho ta biết được? (Toàn Thắng, 34 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: Để khẳng định người nào bị nhiễm HIV thì chỉ khi chúng ta tiến hành xét nghiệm máu. HIV có thể lây nhiễm ở mọi người, mọi lứa tuổi, mọi đối tượng khác nhau. Nhìn bên ngoài, chúng ta rất khó phát hiện hoặc khẳng định người đó có thể bị nhiễm HIV hay không. * HIV và bệnh AIDS khác nhau như thế nào, xin bác sĩ giải thích? (Trần Nam Hải, 27 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: HIV là chữ viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Còn AIDS là chữ viết tắt của Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. HIV là muốn nói một người nào đó bị nhiễm HIV, tức là trong máu của người đó có sự tồn tại của virus HIV. Còn AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV, biểu hiện sự suy giảm miễn dịch trầm trọng trong cơ thể, là cơ hội cho sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng cơ hội, sự xuất hiện của các khối u, cũng như những biểu hiện của rối loạn tâm thần. * Em có người em trai bị nghiện ma tuý từ 2 năm trước đây, đến nay đang cai nghiện tại gia đình. Mặt mũi và cả tay chân cậu ấy có nhiều nốt nhỏ, đỏ và sưng như mụn trứng cá. Có phải đấy là dấu hiệu của HIV/AIDS? Em muốn khuyên cậu ấy đi thử máu nhưng không biết nói thế nào, tự dưng nói ra sợ sứt mẻ tình cảm làm bố mẹ em phiền lòng. Em phải làm sao bây giờ? (Ngô Uyển Phương, 28 tuổi) - Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Trường hợp của em bạn có biểu hiện lâm sàng như bạn nói, điều này chưa thể khẳng định đấy là dấu hiệu của HIV/AIDS. Muốn khẳng định người em trai của bạn có bị nhiễm HIV không thì buộc phải làm xét nghiệm máu. Trong trường hợp này, bạn nên khuyên người em trai đi khám chuyên khoa Da liễu và ở đó các bác sĩ sẽ tư vấn cho cậu em trai của bạn. * Hôn nhau cũng sẽ lây HIV đúng không ạ? Nhỡ ta bị chảy máu răng hay xước lợi? Thế nếu ăn cơm hàng bình dân mà đũa không sạch, rồi nhỡ người ta bị nhiệt ở mồm thì sẽ lây lung tung cả phải không? Em muốn hỏi nếu hôn người có HIV thì có lây không? Trong nước bọt có virus không? (Nghiêm Thị Minh Hằng, 22 tuổi) - Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Theo các tài liệu chúng tôi được nghiên cứu thì trừ trường hợp hôn sâu còn những cái hôn giao tiếp thông thường đều không có khả năng lây nhiễm HIV. Mặt khác trong nước bọt của người nhiễm HIV có nồng độ virus vô cùng thấp, ít có khả năng lây nhiễm cho người khác. Do vậy nếu hôn người có HIV thì khả năng lây nhiễm rất ít. Còn việc ăn uống chung, sử dụng chung bát đũa hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm virus HIV. * Kinh nguyệt của phụ nữ có HIV chắc là phải mang virus. Vậy ngồi chung bồn cầu ở công ty thì chắc chắn nguy hiểm rồi. Công ty tôi có một cô lăng nhăng lắm, làm tôi thấy sợ hãi và nhiều khi không dám dùng nhà vệ sinh nữ ở sở mà cứ nhịn về đến nhà. Nỗi sợ hãi của tôi phải chăng là vô lý? (Nguyễn Thị Mơ, 24 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: Bạn thân mến, việc bạn lo lắng cũng đúng thôi. Bạn nên biết, không phải những người "lăng nhăng" thì mới bị nhiễm HIV mà ngay cả những người bình thường cũng có thể bị nhiễm HIV. Cho nên, mọi lúc mọi nơi bạn nên cẩn thận đừng để máu của người khác dính vào máu của cơ thể bạn. * Xin bác sĩ cho biết những biện pháp cần thiết để phòng tránh lây nhiễm HIV khi chăm sóc người bệnh mang virus này? (QM, 58 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: Những biện pháp phòng tránh HIV, đó là trong quá trình chăm sóc đảm bảo không để cho máu hoặc dịch của người bệnh bắn vào những vùng da bị tổn thương hoặc niêm mạc của người chăm sóc. Vì vậy, những chăm sóc thông thường như: thay quần áo, lau người, tắm...  cho bệnh nhân, nếu da cơ thể của bệnh nhân không có những tổn thương chảy máu thì sẽ không có nguy cơ lây  nhiễm HIV. Nếu người bệnh có những vết thương có máu thì người chăm sóc phải có các phương tiện phòng hộ, ví dụ phải đeo găng tay trong quá trình chăm sóc để đảm bảo máu của người bệnh không dính vào cơ thể mình. Trước và sau khi chăm sóc cho người bệnh, người chăm sóc phải rửa tay sát trùng. * Trẻ nhiễm HIV từ mẹ có thể sống lâu không? Có thể nuôi các cháu trong gia đình không hay phải đưa đến bệnh viện? (Trần Thị Mai, 31 tuổi) - Bác sĩ Nguyễn Thế Minh: Trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ vẫn có thể nuôi các cháu trong gia đình như bình thường và đi khám định kỳ theo quy định của bác sĩ. Trường hợp, các cháu bị bệnh thì nên đưa các cháu đến khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời các nhiễm trùng cơ hội cho các cháu. Nếu trẻ nhiễm HIV từ mẹ không được điều trị thuốc kháng và các nhiễm trùng cơ hội kịp thời thì thông thường trẻ chỉ tồn tại không quá 6 năm. Còn những trường hợp nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus thì thời gian tồn tại của trẻ sẽ lâu hơn. * Nhiễm HIV có ảnh hưởng đến nam và nữ khác nhau không? Phụ nữ chịu đựng tốt hơn hay nam giới? (Hải Thịnh, 34 tuổi) - Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Theo thống kê ở Việt Nam thì tỷ lệ người nhiễm là nam giới cao hơn rất nhiều bởi vì các trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam thường là do tiêm chích ma tuý, chỉ có một số ít là lây nhiễm qua đường tình dục và từ mẹ sang con. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình tư vấn và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS thì phụ nữ có khả năng chịu đựng tốt hơn nam giới và tuân thủ điều trị tốt hơn. * Thưa bác sĩ, hiện nay đang có những loại thuốc nào có thể kháng lại virus HIV? Người bệnh mang virus này cần được chăm sóc như thế nào? (Ct, 48 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền:  Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus HIV trong cơ thể như: lamivudin (3TC) , Zidovudin (AZT), Stavudin (D4T)… Người bệnh bị nhiễm HIV cần đến các cơ sở chăm sóc điều trị và tư vấn về HIV để được tư vấn, quản lý và điều trị một cách hợp lý. Nếu bạn ở Hà Tây thì nên đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây, khoa Truyền nhiễm để có những tư vấn cụ thể cho bạn. * Tôi đã một lần quan hệ với bạn gái nhưng không đeo bao cao su, sau đó tôi biết cô này vẫn đôi khi đi khách, hiện giờ tôi rất lo lắng không biết mình có bị nhiễm HIV không, nhưng tôi không dám đi xét nghiệm, làm sao để biết mình bị nhiễm HIV? (Tuan, 29 tuổi) - Bác sĩ Phạm Bá Hiền: Việc quan hệ không an toàn là có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu bạn tình của mình bị nhiễm HIV. Cách tốt nhất là bạn có thể mời người bạn của mình đến các cơ sở y tế để xét nghiệm HIV. Nếu kết quả xét nghiệm máu của cô ấy là âm tính, thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm không bị nhiễm HIV qua lần quan hệ đó. Còn nếu kết quả của cô ấy là dương tính thì việc quan hệ của bạn là có nguy cơ. Về phía bạn, bạn hãy mạnh dạn đến các trung tâm xét nghiệm để xác định xem mình có bị nhiễm HIV hay không. Thời gian xét nghiệm tốt nhất là sau 3 tháng kể từ lần quan hệ. * Bạn trai em dạo này có vài biểu hiện kỳ lạ. Em cứ lo lắng ám ảnh có thể anh ấy bị HIV thì sao, vì anh ấy làm lái xe và sống cũng hơi bị thoải mái. Khi giao hợp, nếu chỉ đến khi sắp xuất tinh anh ấy mới dùng bao cao su thì em có khả năng bị lây không (nếu anh ấy đã nhiễm)? (Nguyễn Hồng Vân, 25 tuổi) - Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Để chắc chắn, bạn nên khuyên anh ấy đi xét nghiệm máu ở các cơ sở y tế và để được tư vấn thêm. Ở câu hỏi sau, tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm cho bạn, bạn nên đề nghị anh ấy sử dụng bao cao su ngay từ đầu. Trường hợp như bạn nói, chỉ có thể phòng tránh có thai chứ không thể phòng tránh được việc lây nhiễm HIV. VOVNews:Các câu hỏi có nội dung trùng lặp, đã được bác sĩ trả lời rồi, vì thời gian có hạn, chúng tôi rất mong bạn đọc xem kỹ ở phần nội dung cuộc tư vấn Nếu các bạn tiếp tục có các thắc mắc  về phòng chống HIV/AIDS muốn được giải đáp, xin mời gửi qua địa chỉ email:vovnews@hn.vnn.vn, chúng tôi sẽ chuyển tới các bác sĩ. Xin cảm ơn các bác sĩ Phạm Bá Hiền và Nguyễn Thái Minh đã tham gia cuộc tư vấn. Cuộc giao lưu/tư vấn này được thực hiện với sự hỗ trợ của dự án Phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc- thuộc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/tu-van-truc-tuyen-phong-chong-hivaids-o-noi-lam-viec-104450.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Tư vấn “Chăm sóc sức khoẻ thai kỳ”: Cách cải thiện những “rắc rối” về tâm, sinh lý
Bác sĩ Ngọc Phượng sẽ có một vài lời khuyên khi phụ nữ mang thai giúp thai phụ bớt cảm thấy bối rối và mệt mỏi.
Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/tu-van-cham-soc-suc-khoe-thai-ky-cach-cai-thien-nhung-rac-roi-ve-tam-sinh-ly-104465.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Xuất tinh sớm
Xuất tinh sớm có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là lứa tuổi dưới 40.
Nam giới vốn được thượng đế ban cho một sức mạnh cường tránh về cơ thể cũng như sức mạnh về tình dục, nhưng thật không may, có một số người lại luôn phải mang một mặc cảm tự ti về sự yếu đuối của mình vì họ mắc một chứng bệnh gọi là “chưa đến chợ đã hết tiền” mà thuật ngữ y học hiện đại thường dùng là xuất tinh sớm (XTS). Vậy xuất tinh sớm là gì? XTS là tình trạng xuất tinh ngoài ý muốn của đôi trai gái. Về mặt thời gian, người ta chấp nhận rằng một cuộc giao hợp bình thường thì không bao giờ diễn ra dưới 5 phút. Tại thời điểm xuất tinh, tuy người nam giới đã đạt được khoái cảm nhưng anh ta chưa kịp tận hưởng hết những hương vị ngọt ngào của tình yêu đôi lứa thì đã bị xuất tinh, còn người phụ nữ chưa kịp đạt khoái cảm thì cuộc giao hợp đã bị ngưng lại. Tình trạng này kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần, gây nên những căng thẳng trong cuộc sống cho cả hai người. Ban đầu, căng thẳng này làm ảnh hưởng đến quan hệ tình dục và quan hệ gia đình. Nam giới có người xuất tinh sớm luôn luôn mặc cảm là “yếu” hơn bạn tình, nên mỗi khi tiến hành quan hệ tình dục anh ta mất tự tin và văng thẳng cố gắng làm sao để làm hài lòng bạn tình, nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì càng tệ bấy nhiêu. Người phụ nữ thì liên tục phải chịu cảnh “khoái cảm nửa vời” dẫn đến những bực bội vô căn cứ. Xung đột và đổ vỡ gia đình rất dễ xảy ra. Về sau, các căng thẳng này sẽ gây ảnh hưởng tới quan hệ xã hội. Một người bị xuất tinh sớm, luôn tự ti với bạn bè cùng trang lứa. Phần lớn thời gian ở công sở, anh ta bị ý nghĩ tự ti và mặc cảm này ám ảnh vì vậy làm ảnh hưởng nhiều đến quan hệ đồng nghiệp, tâm lý lao động và hiệu quả lao động. XTS thường đi kèm các yếu tố như: thói quen thủ dâm, lo lắng khi quan hệ tình dục, bị cưỡng ép tình dục, hút thuốc lá, hoặc quan hệ tình dục với gái mại dâm nhiều… Trước đây, XTS được coi là một hiện tượng rối loạn tâm lý nhưng ngày nay do ngành cơ thể học phát triển mạnh mẽ, người ta cho rằng XTS không chỉ là hiện tượng rối loạn tâm lý đơn thuần mà còn là một hiện tượng thần kinh sinh học. Ngày nay, quan điểm điều trị đã thay đổi, người ta tập trung chủ yếu tìm nguyên nhân để chữa trị chứ không tập trung vào yếu tố tâm lý như trước kia. Tại đơn vị Nam học bệnh viện Việt Đức chúng tôi thường áp dụng các phương pháp điều trị như sau: Tư vấn tâm lý và kỹ thuật tình dục. Phương pháp này được áp dụng cho những người trẻ, mới quan hệ tình dục hay những người quan hệ tình dục không thường xuyên. Dùng các thuốc bôi tại chỗ làm giảm độ nhạy cảm quy đầu dương vật. Dùng các thuốc đường uống như: thuốc chồng trầm cảm, các thuốc chống rối loạn cương dương… Phong bế thần kinh cùng Bằng các phương pháp này chúng tôi đã kiểm soát thành công trên 90% các trường hợp XTS. Mặc dù XTS là một bệnh không gây chết người nhưng nó lại gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, vì vậy điều trị và kiểm soát tốt bệnh này sẽ góp phần làm lành mạnh hoá môi trường gia đình và xã hội./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/xuat-tinh-som-104461.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Chế độ ăn uống giảm biến chứng tim mạch cho người đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ type 2 luôn có phản ứng viêm nhiễm và xơ vữa mạch máu đi kèm theo.
Xơ vữa mạch máu gây tình trạng đông tắc cản trở máu lưu thông và xơ cứng mạch máu, hệ quả có thể là nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Viêm mạch máu là nguyên nhân chính gây ra xơ vữa mạch máu. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/che-do-an-uong-giam-bien-chung-tim-mach-cho-nguoi-dai-thao-duong-104436.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Tư vấn về sản phụ khoa
Các chuyên gia Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Thạc sĩ, Phó Giám đốc Nguyễn Duy Ánh và bác sĩ Vũ Hoàng Yến, tư vấn cho bạn đọc về những vấn đề liên quan đến sức khoẻ bà mẹ đang mang thai, các vấn đề thai sản và phụ khoa
- BS Nguyễn Duy Ánh: Tinh trùng của chồng bạn như vậy là không đảm bảo về chất lượng. Còn về số lượng cũng cần phải có đủ mỗi lần xuất tinh từ 1.5 –3 ml tinh dịch và trong 1 ml phải có từ 20 triệu tinh trùng trở lên mới có khả năng có thai. Nếu tinh trùng không chuyển động (tức không thể tự bơi lên để gặp noãn) thì bạn cần phải nhờ đến các trung tâm hỗ trợ sinh sản giúp đỡ (giúp cho tinh trùng gặp trứng thuận lợi hoặc bơm thẳng tinh trùng vào trong trứng). Nếu bạn chưa muốn thụ tinh trong ống nghiệm ngay thì cũng có thể đi tìm thêm nguyên nhân dẫn tới tinh trùng của chồng bạn ít chuyển động để chữa theo nguyên nhân đó. * Thai em 35 tuần , siêu âm ngôi mông, xin hỏi có cách nào cho em bé xoay đầu? nước ối 7-8 là thế nào. Xin được giải đáp (NGUYEN NGOC VY, 30tuổi, 340C Hoang van Thu - TB, TPHCM) - BS Vũ Hoàng Yến: Ở tuổi thai 35 tuần mà ngôi mông, bạn không nên làm gì để em bé xoay thành ngôi đầu vì có thể nguy hiểm cho em bé. Bẹn nên đi khám thai thường xuyên tại bệnh viện. Nước ối 7-8 ở tuổi thai này là bình thường. * Tôi bị viêm họng, ho dữ dội liệu có ảnh hưởng đến thai nhi ko? Thai của tôi đang ở tuần thứ 27. Mong bác sỹ tư vấn cách điều trị giúp tôi. Xin trân trọng cảm ơn( Nguyên Anh, 28tuổi, Định Công-Hoàng mai-HN) - BS Vũ Hoàng Yến: Bạn bị viêm họng và ho khi mà thai của bạn đang ở tuần thứ 27 thì không ảnh hưởng gì đến thai. Chúng tôi khuyên, bạn nên đi khám tai mũi họng để có thể dùng thuốc chữa. * Em đang mang thai tuần thứ 11 thì bị cảm cúm (triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt và hơi nhức mỏi người), 3 ngày nay chưa khỏi. Em đi khám bác sỹ thì được tư vấn là không nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng đến em bé, nếu muốn biết liệu em bé có bị ảnh hưởng xấu (như làm biến dạng hoặc thiếu các bộ phận trên cơ thể…) thì phải đến tuần 14 đi siêu âm 3 chiều mới biết được để có hướng giải quyết. Đồng thời bác sỹ cũng bảo em có thể uống cảm xuyên hương và ăn cháo hành+ tía tô để chữa bệnh. Em đã làm theo nhưng chưa thấy đỡ. Khi đi mua thuốc, dược sỹ có khuyên em uống cả thuốc Laroscorbine vitamin C để tăng cường sức đề kháng nữa, nhưng em chưa dám uống thuốc này. Ngày đầu bị cúm, do không biết nên em đã cạo gió ở lưng, giờ em mới biết việc đó có hại cho em bé. 1/ Em muốn hỏi các bác sỹ ảnh hưởng của bệnh cúm và việc cạo gió trên đến em bé như thế nào và hướng khắc phục nếu có thể? 2/ Có thể uống thuốc Laroscorbine vitamin C được không ạ? 3/ Em định đến tuần 14 sẽ di siêu âm, nếu em bé làm sao thì có thể đình chỉ thai sản được không ạ? - BS Vũ Hoàng Yến: Xin được trả lời bạn Hồng Nhung, bị cảm cúm ở tuần thứ 11 thì khả năng ảnh hưởng đến thai không nhiều, bạn có thể uống Laroscorbine vitamin C được. Khi thai được 13 tuần bạn nên đi siêu âm kiểm tra và xin tư vấn của bác sĩ tại bệnh viện. * Tôi lấy chồng đã gần được một năm nhưng vẫn chưa có em bé. Tôi mới đi siêu âm bụng không phát hiện vấn đề gì. Kinh nguyệt tôi vẫn đều đặn hàng tháng. Tôi cũng chưa bao giờ bị viêm nhiễm hoặc có bệnh gì liên quan đến sức khoẻ sinh sản. Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên. Vợ chồng tôi đã cần thiết phải đi khám hiếm muộn chưa để làm các xét nghiệm cụ thể hơn? Xin cảm ơn bác sĩ? (Nhat Mai, 32 tuổi, Go Vap - Tp. HCM) - BS Nguyễn Duy Ánh: Trước hết bạn có kinh nguyệt đều và chưa bao giờ bị viêm nhiễm hoặc có bệnh gì liên quan đến sức khoẻ sinh sản là một điều rất mừng bởi lẽ kinh nguyệt là tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Phần nhiều như vậy là bạn đã có khả năng sinh nở tốt, còn chồng bạn muốn biết thì phải kiểm tra tinh dịch đồ. Nếu hai bạn ở gần nhau thường xuyên một năm mà chưa có thụ thai thì cần phải đi khám chuyên khoa hiếm muộn. * Chụp X-quang phổi cho trẻ 21 tháng có nguy hại gì không? (Nguyễn Ngọc Linh, 29 tuổi, Định Công, Hà Nội) - BS Nguyễn Duy Ánh: Bạn yên tâm, không có nguy hại gì cả. * Trong thời gian bị nghén em rất hay bị đau đầu, buồn nôn, nhất là vào các buổi chiều hoặc sau bữa ăn, đồng thời đau nhức thường xuyên ở các khớp xương chậu. Huyết áp của em thấp, chỉ 60/100. Em được bác sỹ chỉ dẫn uống viên sắt (Uniferon B9), canxi và Magnesium b6. Em đã uống được hơn 1 tuần rồi nhưng không thấy đỡ. Em muốn hỏi hay bị đau đầu và đau nhức xương thế có phải là bất thường không ạ? Việc đó ảnh hướng đến thai nhi thế nào ạ? Có cách nào để chữa trị không ạ? Hồng Nhung(hnhungloro@yahoo.com) - BS Vũ Hoàng Yến: Đau đầu và đau nhức xương trong thời gian nghén là có thể gặp và không ảnh hưởng đến thai. Bạn có thể tiếp tục uống thuốc như đơn bác sĩ đã kê. Nếu không đỡ, bạn có thể đến khám tại khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai. * Thưa bác sỹ, xin bác sỹ hãy chuẩn đoán bệnh cho em, mức độ nghiêm trọng, hướng điều trị và cách phòng tránh: Em 30 tuổi, có 1 con gái 16tháng. Sau khi sinh em cảm thấy khí hư ít đi so với trước. Sau khi hết kinh khoảng 7 ngày bắt đầu có khí hư (ít) màu trắng đục (giống sữa chua), bợn bợn và cảm giác bột bột. Thỉnh thoảng âm đạo bị ngứa (đặc biệt các hôm mưa phùn, ẩm trời). Giữa chu kì thì khí hư nhiều hơn, dẻo, không dích và có màu vàng nhạt. Em đã từng bị nấm lúc mang bầu và đã điều trị. Mong bác sỹ trả lời em.(thutrang.smc@hn.vnn.vn, tuổi) - BS Vũ Hoàng Yến: Trường hợp của bạn nên đến Bệnh viện khám lại. Vì theo như bạn nói, chúng tôi nghĩ rằng, bạn bị viêm âm đạo do nấm. * Em có thai được 3 tháng nhưng em có bệnh bướu cổ, đi khám BS nói là bướu basedo không mổ được. Em muốn hỏi BS là bị bướu cổ có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Có cần đi BS để uống thuốc gì hay không?(Đỗ Thi Thu Hậu, 27tuổi, 158/62 CMT8 Bien Hoa Dong Nai) - BS Vũ Hoàng Yến: Bệnh biếu cổ nói chung là không ảnh hưởng đến thai, chỉ trừ khi bạn uống thuốc điều trị bệnh biếu cổ với liều cao. Vì vậy bạn nên đăng ký khám tại bệnh viện để bác sĩ có thể theo dõi bệnh của bạn và cho bẹn uống thuốc với liều chấp nhận được. * Hiện nay, cháu đang mang thai 33 tuần.Tự nhiên, 2 hôm nay trở lại đây, bạn chân bị xuống máu rất to. Cháu do huyết áp thấy vẫn bình thường và thử nước tiểu bằng que thử thấy không có Protein va Glucose trong nước tiểu. Cháu không biết có vấn đề gì không? Mong các bác sĩ giải giúp cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn. (Thu Phuong, 24tuổi, Ha Noi) - BS Vũ Hoàng Yến: Nếu huyết áp của bạn bình thường, nước tiểu không có protein, tôi nghĩ rằng chân của bạn bị phù do thai chèn ép. Để khắc phục tình trạng này, khi ngồi cũng như lúc nằm, bạn nên kê cao chân. Ngoài ra, bạn nên đi kiểm tra huyết áp thường xuyên. * Kính gửi bác sĩ, vợ em đang có bầu được 1,5 tháng rồi. Em muốn hỏi chế độ ăn uống và cách uống thuốc, kể cả như thế nào cho hợp lý. Em cảm ơn ạ.(Đức Chính, 27tuổi, Quận 5, TPHCM) - BS Vũ Hoàng Yến: Khi mang thai người phụ nữ nên ăn nhiều các chất bổ dưỡng như thịt cá trứng... nhiều rau xanh, các loại hoa quả. Còn về uống thuốc nên uống bổ sung thêm can xi, các loại vitamin, sắt. Nhưng uống thuốc vào lúc nào vợ bạn nên đến bác sĩ khám để được có những chỉ dẫn rõ hơn. * Em năm nay 28 tuổi, lấy chồng đã được 1 năm, đang rất mong muốn có con. Kinh nguyệt của em không đều (2-3 tháng mới có 1 lần, mỗi lần khoảng 10 ngày và lượng ra rất nhiều). Em có đi khám bác sĩ phụ khoa và biết là bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, đã đặt thuốc và bác sĩ đã xoắn cái gì đó (em không nhớ), em cũng đi siêu âm buồng trứng và ổ bụng thì đều thấy bình thường. Em phải chữa trị như thế nào để có thể có em bé? Và sẽ chữa ở đâu? Xin bác sĩ trả lời giúp em? (Nguyễn Thị Huyền, 28 tuổi, Hà Nội) - BS Nguyễn Duy Ánh: Hai vợ chồng em lấy nhau đã 1 năm và nếu gần nhau thường xuyên mà nay vẫn chưa có thai thì cần phải đi khám chuyên khoa hiếm muộn ở các bệnh viện chuyên khoa sản. Và cần phải khám cả vợ lẫn chồng mới tìm được nguyên nhân là do đâu mà chậm có con. Em cũng đừng lo lắng quá vì còn trẻ và vẫn có kinh tuy không đều. * Có phải những em bé khi mới sinh ra không được bác sĩ làm sách đờm thì sau này sẽ bệnh về hô hấp không?(Ngoc Nhi, 27tuổi, 479 3/2 P10 Q10) - BS Vũ Hoàng Yến: Các em bé khi sinh ra, luôn được hút sạch đờm rãi và các bệnh hô hấp về sau không liên quan gì đến việc có được làm sạch đờm không khi sinh. * Bác sỹ ơn, tư vấn cho em với!!! Em mới mổ đẻ được 7 tháng thì lại mang bầu được 1 tháng rồi (là do lỡ kế hoạch, em định hết năm nay cơ), nhưng thật sự là em mong có con lắm vì lấy chồng được gần 4 năm rồi mà em vẫn chưa có bé nào cả, lần trước thì em bị nhiễm độc thai nghén nên cháu bỏ mất. Liệu em cứ để đẻ lần này, có sợ khi thai lớn sẽ bị vỡ vết mổ cũ không hả các chị ơi? Em nên làm gì bây giờ????? Tư vấn cho em với!(Nguyen thi Tuyet Minh, 29tuổi,tuyetminh1601@yahoo.com) - BS Vũ Hoàng Yến: Với một vết mổ đẻ cũ mới được 7 tháng mà bạn đã mang bầu thì hơi sớm. Nhưng trong trường hợp của bạn tôi khuyên bạn nên giữ thai này. Tuy nhiên phải đi khám thường xuyên tại bệnh viện và nếu cần thời gian cuối của thai kỳ có thể bạn sẽ phải nằm viện để theo dõi thai cũng như vết sẹo mổ. * Em đặt vòng sau 2 tháng thì bị viêm tiết niệu liệu có phải do vòng không (Thanh Thuỷ, 36tuổi, TT Bách khoa) - Bác sĩ Vũ Hoàng Yến: Viêm đường tiết niệu ở bạn không phải nguyên nhân do đặt vòng, nhưng theo tôi bạn nên đến chuyên khoa tiết niệu khám và điều trị để không bị tái phát. * Em có thai 5 thang 4 ngay (theo như lời BS khám và siêu âm), 2 hôm nay, em bị cúm và có uống thuốc cảm cúm xuyên hương. Vậy em muốn hỏi có sao không? (Nguyen hien, 27tuổi, Hoang Mai - Ha Noi) - BS Vũ Hoàng Yến: Trong thời gian 3 tháng đầu khi mang thai nếu bạn bị cúm thì khả năng ảnh hưởng cho thai nhi là khá lớn. Hiện nay, thai của bạn đã 5 tháng 4 ngày, theo tôi bạn đừng lo lắng quá và cũng chỉ nên uống thuốc cảm xuyên hương và vitamin C là được. * Chào bác sĩ, con cháu được 2 tháng 3 tuần, hiện nay con cháu có đờm ở cổ, nên gặp khó khăn trong khi bú sữa mẹ, cháu nuốt sữa không được vì có đờm, hiện cháu thở khụt khịt rất khó khăn. Mặc dù đã ho rất nhiều nhưng vẫn không ra cục đờm đó. Mong bác sĩ chỉ cách làm sao cho cháu hết đờm. (Nguyen Ngoc Minh Quan, 28tuổi, 60 Le Thi Bach Cat P13, Q11, TpHCM) - BS Nguyễn Duy Ánh: Cháu có đờm ở cổ chứng tỏ cháu bị viêm ở vùng hầu họng và tăng xuất tiết ở đây. Em cần đưa cháu tới bác sĩ chuyên khoa Nhi để được bạc sĩ cho thuốc và hướng dẫn cách hút đờm cho cháu. * Em có một thắc mắc mong bác sỹ giải đáp giúp em. Em đã bị thai lưu 1 lần hiện đã hết thời gian kiêng cữ 6 tháng, nhưng hiện giờ em hay bị đau đại tràng, đau quặn bụng khi đi ngoài, em đã uống thuốc đông y nhưng không khỏi. Vậy em muốn hỏi các bác sỹ, nếu em bị đau đại tràng trong thời gian mang thai thì có bị ảnh hưởng gì không? Và việc uống thuốc đại tràng có ảnh hưởng đến thai hay không? Mong các bác sỹ cho em lời khuyên. Em xin chân thành cảm ơn. (Nguyễn Mai Chi, 28tuổi) - BS Nguyễn Duy Ánh: Viêm đại tràng co thắt sẽ nặng thêm lên khi có thai vì khi thai lớn lên sẽ càng chèn ép vào đại tràng gây kích thích. Bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá để được điều trị hỗ trợ. Tất nhiên các bác sĩ sẽ lựa chọn các thuốc ít ảnh hưởng đến thai nhi nhất. Rất may thai của bạn đã 6 tháng nên việc dùng thuốc cũng ít ảnh hưởng hơn, trừ một số thuốc chống chỉ định tuyệt đối. * Thưa bác sĩ, thời gian gần đây cháu có hiện tượng kinh nguyệt không đều, kéo dài liên tục trong một thời gian dài. Vậy cháu có bị làm sao không ạ? (Duongthilanh, phu xuan, Krongnang, daklak) - BS Vũ Hoàng Yến: Kinh nguyệt kéo dài không đều ở tuổi của bạn có thể do những rối loạn nội tiết tố. Bạn nên đến bệnh viện khám và siêu âm kiểm tra phụ khoa. * Tháng này em không thấy kinh, thử que thử thì đều báo 2 vạch, nhưng đi siêu âm thi lại không thấy gì. Em đi hai lần, nếu tính theo chu kỳ 28 ngày thì là khi trế kinh 14 và 18 ngày. Em cũng không nhớ chu kỳ của em bao nhiêu ngày nữa. Vậy có khả năng em bị thai ngoài tử cung không ạ. Xin bác sĩ cho biết các dẫu hiệu có thai ngoài tử cung. Em nghe nói là sẽ bị đau bụng dữ dội nhưng đó là khi thai vỡ. Có dấu hiệu nào phát hiện sớm không ạ (Nguyen Thanh Ha, 26tuổi, Hoan Kiem Ha Noi) - BS Vũ Hoàng Yến: Vì bạn không nhớ chu kỳ kinh của bạn là bao nhiêu ngày nên rất khó xác định bạn đã có thai được bao nhiêu ngày. Bạn nên đi siêu âm kiểm tra 2 ngày một lần và làm thêm xét nghiệp Bêta-HCG. Còn dấu hiệu thai ngoài tử cung là chậm kinh, HCG dương tính, siêu âm không thấy có thai trong buồng tử cung hoặc thấy túi thai nằm ở vòi trứng hoặc buồng trứng. Đau bụng, kèm theo có thể có dấu hiệu ra máu âm đạo. * Em đang mang thai tuần thứ 32, vừa qua mới đi siêu âm thì bác sĩ bảo là nước ối ít so với tuổi thai, chỉ số ối # 8cm. Bác sĩ dặn em nghỉ ngơi và theo dõi thai máy. Thưa bác sĩ, ngoài nghỉ ngơi thì em phải bổ sung thêm thức uống gì để tăng lượng nước ối. Thai 32 tuần thì lượng ối là bao nhiêu thì mới là bình thường? Theo cách tính kỳ kinh cuối thì em mang thai 32 tuần, thế nhưng dựa vào chỉ số siêu âm thì đã là thai 34 tuần, như vậy là có chênh lệch nhiều không ạ? và có sao không? em bé của em vẫn máy đều đặn. Mong nhận được sự giải đáp của bác sĩ, em xin cảm ơn và kính gởi lời chúc sức khoả đến bác sĩ !( Hoàng Vy, 25tuổi, Quận Bình Thạnh , TPHCM) - BS Nguyễn Duy Ánh: Chỉ số ối như vậy chỉ là hơi ít nhưng vẫn trong giới hạn bình thường. Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2lit các loại, kể cả nước canh, nước hoa quả); bạn cũng nên ăn nhiều trái cây tươi. Ở phần 2 của câu hỏi, sự chênh lệch về tuần thai như vậy là bình thường vì để xác định tuần thai bằng siêu âm, người ta có thể dựa vào các số đo khác nhau ở đầu, bụng, tiểu não, xương đùi. Và ở các số đo đều có sai số cho phép. Hơn nữa, như vậy là con bạn có bị nhỏ hơn bình thường đâu mà bạn lo?! * Em mới mổ đẻ (em mổ dọc từ dưới rốn xuống) tháng 10 năm 2005 thì bao lâu sau em mới có thể mang thai tiếp được.( Trần Minh Tú, 26tuổi, Hà Nội) - BS Vũ Hoàng Yến: Sau khi mổ đẻ, khoảng 2 đến 3 năm, bạn có thể có thai trở lại được. * Em từng bị lộ tuyến cổ tử cung và đã đốt tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Tuy nhiên em vẫn băn khoăn về kết quả sinh thiết trước khi đốt của mình: Viêm mãn tính, dị sản gai cổ tử cung. Em muốn hỏi dị sản gai cổ tử cung là gì, có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không? Sau khi đốt điện em được kết luận là cổ tử cung tái tạo tốt, đốt đẹp. Đến nay được mấy tháng rồi, dịch âm đạo gần đến kỳ kinh vẫn lợn cợn vàng, em đi khám tư thì BS kết luận không viêm. Em vẫn băn khoăn lắm. Mong các Bác sỹ trả lời giúp, em cảm ơn nhiều lắm! (La Hà Minh, 28tuổi,lahaminh@yahoo.com) - BS Nguyễn Duy Ánh: Dị sản gai cổ tử cung là một danh từ chuyên môn chỉ một tổn thương ở lớp tế bào gai của cổ tử cung. Cách điều trị là đốt điện đã đúng đối với bạn và hiện nay sau khi đốt cổ tử cung đã tái tạo tốt tức là việc đốt đã thành công và không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, bạn đã hết tổn thương ở cổ tử cung. Còn khí hư tái nhiễm ở âm đạo lại là một đợt viêm bạn mới mắc phải chỉ cần đặt thuốc là ổn. * Sau khi lấy chồng, từ ngày 16 của chu kỳ đến gần ngày có kinh, tôi thường bị ra một ít khí hư đặc như mủ, màu vàng nhạt, không mùi, không bị ngứa. Xin bác sĩ cho biết như thế có bị viêm nhiễm gì không?(Vũ Kim Anh, 35tuổi, Hà nội) - Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh: Nếu khí hư như bạn tả tuy không có mùi, không bị ngứa nhưng là khí hư bệnh lý. Bạn cần đi khám và xét nghiệm khí hư này để xem nguyên nhân là gì để điều trị kịp thời. * Em là Tô Kim, em có thai siêu âm được 5-6 tuần, trong bản siêu âm có thấy ghi "early FUD, questionable". Em không hiểu FUD là gì, và ghi chú như vậy có gì đáng lo ngại không, xin các bác sỹ giải thích giùm, cảm ơn bác sỹ rất nhiều! To Kim(btrinh@goodmannetworks.com) - Bác sỹ Vũ Hoàng Yến: Trong y khoa có rất nhiều từ viết tắt là FUD như: Feminine Urinary Device hoặc Follicular Unit Density... vì vậy chị nên cho chúng tôi biết cả câu trong kết quả siêu âm của chị thì chúng tôi mới có thể giải thích chính xác được. * Ở sát phần âm đạo của em xuất hiện 1 vết loét khá to bằng đầu ngón tay. Bây giờ, em nên đi khám ở đâu, và liệu em bị làm sao không, thưa bác sĩ (Nguyen Thu Lan, 23tuổi, 16/2 Hoàng Cầu, Hà Nội) - BS Nguyễn Duy Ánh: Nếu bạn không biết vết loét này xuất hiện do nguyên nhân nào, bạn cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để loại trừ các bệnh da liễu và bệnh lây truyền qua đường tình dục. * Bác si cho cháu hỏi vì sao sau khi hết chu kỳ cháu lại thấy ra nhiều dịch trắng lỏng? (Mai Anh, 24 tuổi, Nam Định) - BS Nguyễn Duy Ánh: Đây là hiện tượng bình thường bởi vì sau khi sạch kinh, càng tiến gần ngày rụng trứng, thì càng có nhiều dịch tiết từ buồng tử cung và cổ tử cung. Dịch này có thể chảy ra ngoài như bạn nhận thấy. * Kính chào bác sĩ, Em mang thai ở tuần thứ 6. Em có tiền sử thai lưu nên hiện tại em đang sử dụng thuốc nội tiết tố đặt âm đạo Utrogestan và uống Vitamin E Soft 400I.U. Mẹ em có mua thêm cho em thuốc đông y uống để an thai, liệu em có thể sử dụng thuốc Đông y cùng lúc với Vitamin E và Utrogestan hay không? Em rất mong bác sĩ giúp em. Em cảm ơn bác sĩ nhiều. (Nguyễn Thị Cát Tiên) - BS Vũ Hoàng Yến: Chúng tôi khuyên chị chỉ nên dùng Utrogestan và Vitamin E. Ngoài ra, không nên dùng bất kỳ thuốc kỳ gì khác, nhất là thuốc đông y. Vì trong thuốc đông y có những loại dược chất mà bác sĩ không kiểm soát được. Nếu muốn uống thuốc đông y, thì thai ngoài 7 tháng, chị có thể dùng được. * Em xin hỏi em bị Viêm gan siêu vi B + + và hiện nay đang có thai con thứ 2 được 22 tuần, con gái đầu của em bị lây VGSVB giống mẹ, vậy em phải làm sao để bé thứ 2 không bị lây? (Phạm Thị Hân, 34tuổi, 52D4 Cư xá 30/4 F25, Q.Bình Thạnh) - BS Vũ Hoàng Yến: Chị cần làm thêm xét nghiệm HbeAg nữa vì nếu HbeAg dương tính thì khả năng con chị lây bệnh đến 90%. Nếu chị có HbeAg dương tính thì ngay sau khi ra đời, em bé sẽ được lấy máu ở rốn làm xét nghiệm HbsAg sau đó tiêm IgHBs 200UI và vắc xin VHB và nhắc lại sau 1 tháng và 2 tháng. Nếu ở chị HbeAg âm tính thì sau khi sinh em bé được tiêm IgHBs 100UI và vắc xin VHB cũng được tiêm nhắc lại vắc xin VHB sau 1 tháng và 2 tháng. * Em thường xuyên bị ra khí hư, hầu như ngày nào cũng phải dùng băng vệ sinh hàng ngày. Nếu không sẽ rất khó chịu. Đi khám bác sĩ, bác sĩ nói là viêm nhẹ, đã cho thuốc đặt, nhưng khí hư vẫn ra nhiều, mặc dù không có mùi, không gây ngứa. Vậy có phải là bệnh hay không? (Nguyễn Hoàng Lan, 33tuổi, Hà Nội) - BS Nguyễn Duy Ánh: Bạn đã khám bác sĩ và được chẩn đoán là viêm nhẹ và được điều trị, nhưng sau đợt điều trị đã đi kiểm tra lại kết quả chưa bởi nhiều khi việc điều trị không phải luôn đúng hướng, mà còm làm bệnh nặng lên. Tuy nhiên cũng có trường hợp bạn thuộc nhóm người cường nội tiết nên tử cung, cổ tử cung chế rất nhiều dịch và chảy ra ngoài. Trường hợp này cần phải điều trị nội tiết mới có thể làm giảm dịch được. Tóm lại, bạn nên quay lại trao đổi với các sĩ chuyên khoa phụ sản để được khám lại. * Thưa Bác sĩ, tôi hay bị ra huyết trắng nhiều, có lúc đặc, lúc trong, có lúc ra như có kinh, không mùi hôi, nhưng chỉ ra nhiều mỗi lần đi tiểu, bình thường không ra, vậy có ảnh hưởng gì không? Hiện nay tôi đang muốn có con nên bị vậy có dễ có thai không? Cám ơn Bác sĩ. (Bang Lang, 29tuổi, 679/27 Nguyen Van Cong, F3,GV,HCM) - BS Nguyễn Duy Ánh: Người phụ nữ tuổi sinh đẻ thường ra huyết trắng sinh lý quanh ngày rụng trứng (giữa vòng kinh). Nếu bạn thấy huyết trắng ra liên tục thì cần đi khám chuyên khoa phụ sản mặc dù huyết trắng này không có mùi hôi, không gây ngứa. Việc ra huyết trắng không quá ảnh hưởng tới chuyện có thai của bạn. * Nếu lần đầu có thai mà bị nhiễm độc thai nghén thì đến lần sau có nguy cơ bị không, hơn nữa em lại đang có vấn đề về thận (có protein niệu, huyết áp bình thường) thì có phải nguy cơ cao hơn không ạ?? (Minh) - Bs Vũ Hoàng Yến: Nếu lần đầu mang thai, chị đã bị nhiễm độc thai nghén và chị đang có vấn đề về thận thì khả năng lần thứ 2 chị cũng sẽ bị nhiễm độc thai nghén và rất có thể nặng hơn lần trước. Vì vậy, chị nên đi khám và điều trị bệnh thận trước lúc mang thai. Khi có thai, chị nên đăng ký quản lý thai nghén tại Bệnh viện sản. * Xin bác sĩ cho biết trong thời gian mang thai dùng nhiều thuốc giảm có spasmaperin và spasfon có ảnh hưởng đến thai nhi hay có tác dụng phụ gì cho mẹ không? Tôi đã khâu vòng cổ tử cung và đi khám được bác sĩ cho uống một trong hai loại thuốc trên thường xuyên? Cảm ơn bác sĩ (Pham Thanh Thuy, 27tuổi, Ngo 10 Nguyen Hong,Dong Da, Hanoi) - BS Vũ Hoàng Yến: Cho đến nay, người ta chưa tìm thấy bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến thai nhi khi mẹ dùng spasmaperin và spasfon kéo dài. Còn tác dụng phụ cho mẹ chỉ gặp khi dùng quá liều như: Phát ban, nổi mề đay, rối loại tiêu hoá... * Cho cháu biết cách tính chu kỳ rụng trứng theo kỳ kinh nguyệt (Hung, 26 tuổi, Cẩm Phả, Quảng Ninh). - BS Nguyễn Duy Ánh: Tính rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt chỉ áp dụng với người có chu kỳ kinh đều 28-32 ngày. Với những người này, rụng trứng thường rơi vào ngày thứ 14-18 của chu kỳ, kể từ ngày đầu kỳ kinh trước. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trứng rụng sớm hơn hoặc muộn hơn một vài ngày nên nếu để áp dụng tránh thai thì phương pháp này hiệu quả rất thấp. * Em đang có thai được 9 tuần, nhưng thỉnh thoảng hay bị đau bụng đi ngoài vào buổi sáng. Em không biết có cách nào để chữa trị chứng tiêu chảy dành cho bà bầu mà không phải dùng thuốc hay không?( Kim Thư, 30tuổi, 2/27 Bạch Đằng, TB) - Bs Vũ Hoàng Yến: Nếu chỉ thỉnh thoảng đau bụng, đi ngoài thì chị không cần uống thuốc gì, ngoài việc giữ gìn vệ sinh ăn uống như: ăn thức ăn được nấu chín, rau và hoa quả được rửa sạch... Nhưng nếu liên tục, đi ngoài và phân lỏng, chị nên đi khám để bác sĩ tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị. * Cho cháu hỏi là bệnh huyết trắng có ảnh hưởng gì đến sinh sản không ạ? Cảm ơn. (Beba, 22tuổi) - BS Nguyễn Duy Ánh: Nếu bệnh huyết trắng mà bạn hỏi là bệnh viêm phụ khoa thì thực sự sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, huyết trắng cũng có thể là sinh lý nếu chỉ ra vào quanh ngày rụng trứng là dịch trong loãng như nhựa chuối, không mùi, không gây ngứa. * Cháu đã có gia đình. Thời gian gần đây ở âm đạo của cháu bị ngứa. Cháu rất lo… Cháu muốn hỏi có phải cháu mắc bệnh gì không ạ? Cháu rất mong sớm có câu trả lời. Cháu xin cảm ơn. (Linh Chi, 20 tuổi, Bac Ninh) - BS Nguyễn Duy Ánh: Như vậy là cháu bị viêm ở âm đạo. Có thể là bị nhiễm nấm hoặc bị trùng roi. Cháu cần đi khám và xin xét nghiệm khí hư để được biết nguyên nhân mà điều trị kịp thời. * Em có thai đã được hơn 7 tuần nhưng siêu âm vẫn chưa thấy tim thai, chỉ mới có phôi thai. Sức khoẻ em vẫn bình thường, cũng không bị ra máu. Liệu thai của em có phát triển không? (Hằng, 25 tuổi, Trương Công Định). - BS Vũ Hoàng Yến: Chị không nói rõ là thai 7 tuần tính theo ngày kinh cuối hay theo siêu âm. Vì nếu tính theo ngày kinh cuối mà vòng kinh của chị kéo dài thì siêu âm có thể thấy phôi thai mà chưa thấy tim thai. Còn nếu siêu âm trả lời 7 tuần thì chị nên đi siêu âm kiểm tra lại sau 1 tuần để đánh giá sự phát triển của thai. * Xin hỏi bác sĩ tôi có thai tuần thứ 8 siêu âm thấy túi ối kích thước 20mm mà không thấy phôi thai vậy liệu có phải là có vấn đề không ạ? Theo BS tôi phải theo dõi đến khi nào, vì tôi không bị đau bụng hay ra máu gì, nhưng không thấy có triệu chứng nghén, và ngực mềm. Nếu thai lưu thì sau 1 tuần SA lại kích thước túi ối có tiếp tục phát triển được không ạ? Tôi mong được BS tư vấn. Xin chân thành cảm ơn (Pham Thu Ha, 41tuổi, Tổ 9, Ô Chợ Dừa) - BS Vũ Hoàng Yến: Thông thường nếu túi ối của đường kính 20mm thì ta đã có thể thấy phôi thai và âm vang tim thai. Nếu sau một tuần, siêu âm kiểm tra lại thấy kích thước túi ối nhỏ lại, bờ méo mó hoặc vẫn không thấy phôi thai kèm theo các dấu hiệu như: hết các triệu chứng nghén, ngực mềm đi thì chị nên đến bệnh viện ngay. * BS cho hỏi, cháu đang mang bầu 23 tuần. Trước đó đi khám phụ khoa thì BS bảo bị viêm cổ tử cung lộ tuyến. Nhưng khuyên nên sinh con xong mới đi đốt điện, vì lúc đó cháu chưa có con. Bây giờ có bầu cháu bị ra nhiều khí hư, nhất là mùa xuân ẩm ướt, nên vệ sinh sạch sẽ và đặt Canazol theo chỉ định của BS sản khoa nhưng cũng chỉ đỡ được mấy hôm đặt thuốc. Vậy khi nào cháu có thể đi đốt điện được? Sau khi sinh bao lâu ạ? Và nên đốt điện hay áp lạnh? Cảm ơn bác sỹ nhiều(Hải Vân, 28tuổi,nghaivan@gmail.com) - BS Nguyễn Duy Ánh: Đúng là đang có thai thì không nên đốt điện chữa lộ tuyến. Sau khi sinh và ổn định 6 tuần, bạn đi kiểm tra lại nếu vẫn còn lộ tuyến thì có thể đốt điện vào thời điểm này. Đốt điện hay áp lạnh cũng có kết qủa như nhau, đều là gây bỏng để diệt các tuyến bị lộ ra ngoài, dễ gây viêm nhiễm, khó chịu. * Do không biết mình có thai, cháu vẫn dùng thuốc tránh thai (1 tháng sau khi dính thai). Vậy cháu muốn hỏi việc dùng thuốc tránh thai như vậy có ảnh hưởng gì đến em bé không ạ? (Vấn đề nội tiết, hoóc môn chẳng hạn). Cháu xin chân thành cảm ơn (Thanh Huyền, 26 tuổi, Paris) - Bác sĩ Vũ Hoàng Yến: Trong y văn người ta khuyên không nên dùng thuốc tránh thai khi đang mang thai nhưng ở trong thuốc tránh thai hàm lượng các nội tiết tố là không cao vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên đi khám và siêu âm kiểm tra thai. Lúc này tuỳ trường hợp của thai mà bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ sản khoa để có những lời khuyên rõ ràng hơn. * Chào bác sĩ! Tôi muốn hỏi bác sĩ, em tôi hiện đang có thai được 13 tuần. Nhưng vừa rồi đi khám sản phụ khoa lại phát hiện bị bệnh sùi mào gà, khá to và khả năng là phải đốt mới khỏi được. Tôi muốn hỏi bệnh đó có ảnh hưởng đến thai nhi không, và nếu đốt thì ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai phụ và thai nhi như thế nào? Xin bác sĩ trả lời gấp, vì hiện giờ nhà em đang rất lo lắng trước tình hình này. Em xin chân thành cảm ơn. (Nguyen Thu Thuy, 30 tuổi, quận Thanh Xuân-Hà Nội) - BS Nguyễn Duy Ánh: Bạn nên đi đốt sớm, nếu không sùi mào gà sẽ lan rất nhanh nhất là ở người có thai. Việc đốt sùi mào gà ở vùng ngoài âm hộ cũng ít ảnh hưởng tới thai nghén, tuy nhiên vết đốt sẽ làm bỏng rát gây khó chịu cho chính bạn một vài ngày. Bạn nên khuyên cả chồng đi kiểm tra xem có vết sùi nào không để chữa một thể vì đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục. * Mắt tôi rất hay bị ngứa ở bên trong, xin hỏi bác sỹ tôi bị bệnh gì? Hiện tôi đang mang thai tháng thứ nhất, tôi có thể dùng thuốc nhỏ mắt loại gì? Xin cám ơn bác sĩ.( Phạm Thanh Loan, 29tuổi, 8, Phạm Ngọc Thạch) - BS Vũ Hoàng Yến: Bạn nên đi khám tại chuyên khoa mắt để tìm nguyên nhân gây ngứa mắt và các bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc điều trị nếu cần. Phần lớn các loại thuốc nhỏ mắt thông thường, không gây ảnh hưởng cho thai. * Thời gian vừa rồi có tháng em có kinh hai lần. Mong chương trình giải đáp giúp em xem như vậy có bình thường không? Đây là tháng thứ hai em bị như vậy. Ngoài ra em còn bị xuất hiện một nốt nhỏ ở ngoài cơ quan sinh dục gây ngứa và rát. Em cảm ơn chương trình. (Thuỷ, 21 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam). - BS Nguyễn Duy Ánh: Bạn nên xem lại chính xác cách giữa 2 lần kinh là bao nhiêu ngày. Có thể vòng kinh ngắn nên 1 tháng có hai lần cũng là bình thường. Tuy nhiên, trước đây bạn không bị như vậy thì cũng nên theo dõi thêm 1-2 kỳ kinh nữa xem diễn biến rồi gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn và cho thuốc cân đối lại chu kỳ kinh như bạn muốn. Nốt nhỏ ở ngoài gây ngứa rát rất có thể là một vết sùi mào gà, bạn cần đến chuyên khoa Da liễu để khẳng định và điều trị. * Tôi đang có thai được 15 tuần nhưng rất hay bị tức bụng đặc biệt là sau khi ăn. Xin hỏi bác sĩ là như thế có ảnh hưởng tới thai không, có phải uống thuốc Spasmaverine hay không? Xin cám ơn bác sĩ. (Đỗ Quỳnh An, 31tuổi, 4 Bà Triệu, Hà Đông, Hà Tây) - BS Vũ Hoàng Yến: Những người phụ nữ có thai từ 15 tuần trở lên dấu hiệu tức bụng sau bữa ăn là có thể gặp do tử cung phát triển chèn ép vào cơ hoành và dạ dày nên không gây ảnh hưởng đến thai và cũng không cần uống Spasmaverine. Tuy nhiên bạn cũng nên đến bệnh viện khám để bác sĩ loại trừ tức bụng do cơn co tử cung. * Thưa bác sĩ tôi đi khám bác sĩ chẩn đoán là viêm lộ tuyến cổ tử cung, tôi chưa sinh con lần nào, tôi nghe nói bệnh này nếu đặt thuốc, xin hỏi bác sĩ tôi có nên đốt laze hoặc áp lạnh nito không? Xin cảm ơn bác sĩ (Nguyễn Ngọc Lan, 27 tuổi, Đống Đa – Hà Nội). - BS Nguyễn Duy Ánh: Viên lộ tuyến cổ tử cung là rất thường gặp ở phụ nữ đã có chồng, nhất là đã có nạo, hút, sảy thai, đẻ. Nhiều khi bệnh tự khỏi nếu vùng lộ tuyến hẹp, không viêm nhiễm và có thời gian kiêng giao hợp để không đụng chạm vào vùng lộ tuyến này. Nếu vùng lộ tuyến rộng gây ra nhiều khí hư khó chịu thì có thể đốt laze hoặc đốt điện, áp lạnh để diệt các tuyến. Bạn không nên quá lo lắng về căn bệnh thông thường này. * Em mới có thai, ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là 04-02-2006. Ngày 11/3 thử que thì có 2 vạch, hôm qua ngày 16/3 đi siêu âm, chưa nhìn thấy gì cả. Em thử máu thì bác sĩ kết luận có thai và ghi là mới được 2 – 3 tuần tính từ khi thụ thai. Như vậy có bình thường không. Vì nếu tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối thì em phải được gần 6 tuần rồi. Siêu âm chưa thấy gì, thỉnh thoảng em hơi đau nhói ở phía gan bên trái. Như vậy có khả năng thai ngoài tử cung hay trong ống dẫn trứng, vòi trứng không ạ? (Nguyen Mai Ly, 25tuổi, Doi can) - BS Vũ Hoàng Yến: Nếu như vòng kinh của bạn kéo dài trên 30 ngày thì việc tính tuổi thai theo ngày kinh cuối cùng không được chính xác. Bạn nên đến bệnh viện khám và theo dõi bằng siêu âm và thử Beta-HCG (thử máu).Bạn nên đến Bệnh viện phụ sản Hà Nội, Đường Đê La Thành, Hà Nội khám và theo dõi. ** Tôi thường xuyên bị viêm phụ khoa do tạp khuẩn. Đi khám, bác sĩ nói bị viêm ống cổ tử cung. Sau khi sinh hoạt là lại bị viêm nên tôi rất sợ chuyện này. Tần suất khoảng 3 tháng lại bị 1 lần. Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi cách chữa trị và phòng tránh???(Hà Anh Thủy, 32 tuổi, P403 C2 Tập thể Thanh Xuân Bắc) - BS Nguyễn Duy Ánh: Bạn nói rằng, sau sinh hoạt là lại bị viêm và 3 tháng bị một lần thế thì chắc không phải là do sinh hoạt gây nên viêm đâu. Nếu đúng viêm ở ống cổ tử cung thì bạn cần phải đặt thuốc tại chỗ và uống thuốc mới chữa khỏi được. Bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa để được chọn thuốc thích hợp. * Em đang có thai ở tuần thứ 33. Tự nhiên khoảng 1 tuần này em bị đau 2 cổ tay. Đầu tiên là ở tay bên phải sau đó là bên trái. Ấn vào chỗ xương cục thì sẽ cảm thấy rất đau hoặc mỗi lần xoay cổ tay sẽ cảm thấy rất khó chịu (đâu giống như kiểu mình bị va đập vào đâu vậy). Em có hỏi một số người thì nghe mọi người nói là có thể thiếu canxi. Bác sĩ cho hỏi đó có đúng là hiện tượng thiếu canxi không ạ? (Nguyen Quynh Anh, 26tuổi, Ha Noi) - BS Vũ Hoàng Yến: Đây không phải là biểu hiện thiếu can xi máu mà là bệnh viêm các gân vùng cổ tay, chị cần đến khám chuyên khoa cơ xương khớp ở bệnh viện Bạch Mai. * Thưa bác sĩ, tôi đang có thai tuần thứ 30, tôi hiện đang uống 3 loại thuốc PHil Bone-Care, Tardyferon B9 và Obimin mỗi loại 1 viên/ngày. Xin hỏi bác sĩ liệu các loại thuốc tôi uống đã hợp lý chưa? Xin cảm ơn bác sĩ.( Yen DH, 30tuổi, Thanh Xuân) - BS Vũ Hoàng Yến: Chị nên uống Bone-Care cùng với Tardyferon B9 hoặc Obimin. * Chào bác sĩ. Em đang mang bầu được 22 tuần. Khi mới có thai, em đi khám phụ khoa và bác sĩ nói kết quả soi tươi cho thấy em bị nhiễm tạp khuẩn, chỉ định đặt 6 viên Polygynax. Em đặt hết nhưng âm đạo vẫn ra những dịch trắng hơi đặc như sữa chua, không hôi, không ngứa. Một tháng sau, em đi khám lại và đặt một viên Canesten và 6v Polyginax nữa nhưng cuối cùng thì thi thoảng vẫn thấy chất trắng trắng đó xuất hiện nhất là khi quan hệ với chồng. Em không cảm thấy khó chịu hay ngứa rát gì, như vậy có ảnh hưởng gì đến em bé hay không? Có phải em bị nhờn thuốc hay không? Có thể điều trị dứt điểm chất dịch đó như thế nào? Em xin cảm ơn các bác sĩ.( Lê Hà, 26tuổi, Vương Thừa Vũ, Hà Nội) - BS Nguyễn Duy Ánh: Khi có thai em rất dễ bị viêm âm đạo là đúng, vì người có thai âm đạo ẩm ướt hơn và sức đề kháng cũng giảm hơn. Dễ bị nhất là nhiễm nấm và tạp trùng. Bác sĩ điều trị cho bạn như vậy là đúng, khi khó chịu quá bạn lại có thể điều trị như vậy và việc đó không ảnh hưởng tới thai nhi. * Tôi mang thai đứa thứ 2, đang tuần thứ 7. Con gái đầu mới được 15 tháng tuổi. Tôi vẫn cho con bú đều đặn. Xin bác sĩ cho biết, cho bú khi mang thai có hại gì không? Tôi không có cách nào cai sữa được. Trân trọng cảm ơn bác sĩ.(Giang, 30tuổi, Cau Giay, Hanoi) - Bác sĩ Vũ Hoàng Yến: Chị nên cai sữa vì cùng một lúc mang thai mà vẫn cho con bú sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị. Còn cho bú khi mang thai không có ảnh hưởng gì đến thai cả. * Thưa bác sỹ, tôi mới lập gia đình chưa có con, vừa rồi đi khám tổng quát, bác sỹ chuẩn đoán bị viêm cổ tử cung lộ tuyến, vậy viêm cổ tử cung lộ tuyến là như thế nào? Triệu chứng của nó ra sao? Có dễ chữa không? Có ảnh hưởng đến việc sinh nở sau này không? Kinh nguyệt tôi không đều từ hồi còn con gái, thi thoảng thấy ra máu đen đen, tôi tưởng có kinh nhưng không phải, như vậy có đáng lo không? Cơ thể tôi hoàn toàn khoẻ mạnh, không thấy triệu chứng gì khác thường. Xin bác sỹ tư vấn giúp, cảm ơn bác sỹ nhiều.(Lê Ngọc, 28tuổi, Tam Kỳ, Quảng Nam) - BS Nguyễn Duy Ánh: Lộ tuyến cổ tử cung là một tổn thương lớp áo biểu mô của cổ tử cung làm các tuyến chế nhầy ở trong lớp áo bị lộ ra ngoài. Khi các tuyến lộ ra chế dịch đổ thẳng vào âm đạo nên người bệnh thấy nhiều khí hư. Nhưng những dịch này là dịch tự nhiên của cơ thể cũng không ảnh hưởng gì nhiều nếu không bị viêm nhiễm khác kết hợp. Chuẩn đoán chính xác bằng soi cổ tử cung. Việc điều trị nhiều khi không cần đặt ra trừ khi dịch ra nhiều gây quá khó chịu hoặc dễ tạo điều kiện viêm nhiễm. Đốt điện, áp lạnh hoặc đốt lazer để diệt các tuyến là biện pháp đang dùng hiện nay. Kinh nguyệt của bạn như vậy là không có điều gì đáng lo cả. * Tôi cưới sau ngày có kinh 12 ngày, cưới được 9 ngày thì bị đau bụng, đi siêu âm và chụp X quang nhưng bác sỹ bảo không việc gì, nghĩ là đau dạ dày nên uống amoxilin và simetilin (không nhớ rõ tên). Đến ngày có kinh tiếp theo thì không thấy, chậm 4 ngày thì mua que về thử thấy có 2 vạch. Tôi muốn hỏi trong thời gian chụp x quang và uống thuốc thì liệu có bị ảnh hưởng gì đến thai không? Xin cảm ơn bác sỹ( Lan, 27tuổi, Định Công - Hà Nội) - Bs Vũ Hoàng Yến: Khi có thai trong 3 tháng đầu, mà phải chụp X-quang nhiều lần và cường độ tia cao ở vùng tử cung thì khả năng thai bị ảnh hưởng là khá lớn. Trường hợp như chị nói, chỉ chụp có 1 lần vì vậy, tôi khuyên chị nên theo dõi bằng siêu âm. Vì nếu như thai có ảnh hưởng gì thì cái thai sẽ không phát triển được và sẽ bị đào thải chứ không có khả năng có dị tật. * Tôi đã có con 9 tháng tuổi, lúc sinh tôi có nghe bác sĩ nói bị Polip ở tử cung. Tôi muốn hỏi polip là gì? Tôi muốn đặt vòng tránh thai có được không? Ở hậu môn có thịt dư lồi ra như vậy có phải là polip không? Nếu muốn kiểm tra có polip không thì phải dùng phương pháp gì? Mong BS giải đáp thắc mắc (Hong Phuc, 25tuổi, 23 Nguyen Van Linh) - BS Nguyễn Duy Ánh: Bạn nên đi khám lại để biết có còn polip hay không và có phải khối thịt dư ở hậu môn là polip hay là búi trĩ. Polip có thể là polip xơ, cơ, hoặc nhầy và đều là lành tính, dễ chẩn đoán bằng mắt thường hoặc bằng siêu âm. * Tôi có thai 14 tuần. Đã siêu âm 2 chiều và 3 chiều, bác sỹ nói thai đôi, cùng bánh nhau, 2 buồng ối và khuyến cáo là hình thức sinh đôi này rất khó theo dõi và dễ xảy ra biến chứng. Xin bác sỹ tư vấn cách dưỡng thai, theo dõi thai như thế nào để được an toàn mẹ tròn con vuông. Xin cảm ơn.(Diệu Hương, 27tuổi, Tổ 2, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) - BS Vũ Hoàng Yến: Với thai đôi, chị nên nghỉ ngơi nhiều tránh làm các việc nặng, hạn chế đi lại. Nên ăn uống đủ chất, uống sữa dành cho các bà mẹ có thai, uống các loại thuốc bổ và quan trọng nhất là chị phải khám và theo dõi thai hằng tháng tại các bệnh viện sản lớn như Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. * Em đã có một cháu được gần 2,5 tuổi, sinh mổ. Tháng trước em đã đi hút thai (được 6 tuần) tại Viện C. Em xin hỏi nếu sinh mổ lần đầu như em thì khoảng bao lâu sau có thể có thai và sinh con mà không sợ tai biến?( Nguyễn Trần Thuỳ Vinh, 26tuổi, Hoàng Quốc Việt- Hà NỘi) - Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh: Nếu không vì một lý do gì đặc biệt, bạn nên chờ con 5 tuổi rồi có thai là tốt nhất. Tuy nhiên, với trình độ sản khoa hiện đại hiện nay, bạn có thể có thai sau mổ bất kỳ thời điểm nào. * Sau khi quan hệ 9 ngày, thử thai bằng que Quickstick thấy hiện lên 1 vạch thì có thể kết luận là không có thai chưa?( Ngô Vân Anh, 32tuổi, Thành Công) - BS Vũ Hoàng Yến: Sau khi quan hệ 9 ngày, thử thai bằng que thử thấy hiện lên một vạch thì chưa thể kết luận là không có thai, chị nên theo dõi thêm và thử lại nếu thấy chậm kinh. * Trong thời kỳ mang thai, có thể dùng các thuốc rửa vệ sinh hay thuốc đặt trong âm đạo không? Khi mang thai, có thể dùng thuốc kháng sinh được không? Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng gì đến thai nhi?( le quynh, 26tuổi, binh duong) - BS Nguyễn Duy Ánh: Khi có thai, bạn phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc, kể cả thuốc bổ hay thuốc rửa ngoài da hoặc thuốc đặt âm đạo. Bạn nên đến bác sĩ để chọn loại thuốc vệ sinh hợp lý. Dùng kháng sinh khi có thai cần phải lựa chọn loại kháng sinh không độc với thai hoặc loại không qua được rau thai để vào thai. * Uống thuốc tránh thai khẩn cấp viên thứ hai sau viên đầu 14 tiếng, có tác dụng hay không? (Em đã sinh con 1 lần) (Nguyễn Thị Mai, 32 tuổi, Hà Đông, Hà Tây) - BS Nguyễn Duy Ánh: Như vậy là bạn đã uống sai thời gian rồi, bạn nên biết rằng ngay cả khi bạn uống đúng thì phương pháp này cũng không có hiệu quả tuyệt đối. Tuy nhiên, lần này bạn nên chờ đợi và khi chậm kinh nên đi siêu âm để biết. * Thưa Bác sĩ, em mới sinh em bé được 3 tháng, mọi người bảo phải kiêng cữ, ví dụ như: ra đường phải nhét bông vào lỗ tai, mặc áo tay dài trong nhà, kiêng tắm gội, không được uống nước lạnh, ăn đồ chua, không được đi lại nhiều, đứng ngồi lâu,... sợ rằng sau này về già bị nhức mỏi, hay bị bệnh, ra gió sẽ bị ớn lạnh, không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện,... Em rất phân vân, theo bác sĩ như vậy đúng không và em cần phải kiêng như thế nào? Hiện tại em không kiêng gì hết. Xin cám ơn bác sĩ.(Đoàn Thị Tuyết Mai, 25tuổi, 3 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Q2,HCMC) - BS Vũ Hoàng Yến: Thực ra nhiều lời khuyên như bạn đã nêu có nhiều điều đúng nhưng cũng không phải là đúng hoàn toàn vì dụ bạn nên mặc quần áo dài, không nên ngồi xổm lâu, không nên uống nhiều nước lạnh, không nên ăn các đồ sống như gỏi tôm, gỏi cá... Còn chuyện vệ sinh thân thể thì nên làm thường xuyên, không nên kiêng. * Cháu có thai được 7 tháng rồi mà chưa thấy có sữa non, trong khi đó em của cháu mới có 6 tháng mà đã chảy sữa non rồi. Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ. (Hachi Gokuren, 26 tuổi, Osaka- Japan) - BS Vũ Hoàng Yến: Sữa non có thể thấy từ lúc mang thai khoảng tháng thứ 5 (sớm nhất) cho đến khi sau sinh (muộn nhất). Vì vậy, bạn có thai 7 tháng mà chưa có sữa non cũng là bình thường không nên quá lo lắng vì điều đó. * Xin hỏi bác sĩ: Nang nước, nguy cơ và cách điều trị? (Cinderella, tuổi, WTT) - BS Nguyễn Duy Ánh: Trường hợp bạn hỏi tôi đoán chắc là bạn nói về nang nước buồng trứng. Có hai loại nang nước buồng trứng, một là nang cơ năng, vỏ thường mỏng, kích thước dưới 5 cm và hầu hết là tự tiêu sau 1-3 chu kỳ kinh. Loại thứ hai là nang thực thể, thường vỏ dầy, đôi khi có nhú và không tự tiêu sau 1-3 kỳ kinh. Để phân biệt các bác sĩ dùng siêu âm thông thường là biết. Nếu là u thực thể, thì phải mổ bóc hoặc cắt u. * Em mang thai được 28 tuần, em thường xuyên bị tức và dát ở phần ức và phần giữa của ngực và bụng, liệu bị đau thường xuyên như vậy có ảnh hưởng gì không?. Xin cảm ơn bác sĩ! (Hien, 25tuổi, thanh cong) - BS Vũ Hoàng Yến: Trường hợp của bạn nên đi khám để bác sĩ loại trừ có phải là cơn co tử cung không. Nếu đúng là cơn co tử cung thì bạn sẽ phải dùng các thuốc giảm co để giữ thai. Nếu không bạn có thể dùng các thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. * Tôi đi khám bác sĩ bảo tôi bị viêm cổ tử cung lộ tuyến, khó có khả năng mang thai vì tinh trùng không thể gặp trứng. Xin hỏi nếu có cơ may mang thai thì bệnh này có ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con không?Bác sĩ bảo phải dùng phương pháp điện đông để đốt các niêm mạc viêm nhưng tôi đọc sách thì thấy phương pháp đó nhiều rủi ro ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này, có đúng như vậy không? Vậy có phương pháp nào an toàn và hiệu quả hơn không? Chữa bệnh này mất bao lâu? Nếu mang thai được thì sau khi sinh con mới chữa trị có nguy hiểm không? Có thể chữa bệnh này khi đang mang thai không? Uống kháng sinh có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Quỳnh Mai, 27 tuổi. - BS Nguyễn Duy Ánh: Đúng là như vậy, khi viêm lộ tuyến cổ tử cung chế nhầy rất nhiều và đặc nên khó thụ thai hơn. Tuy nhiên, vẫn nhiều trường hợp thụ thai được và bệnh này nếu không có viêm nhiễm kết hợp thì không có ảnh hưởng đến thai nghén. Đốt điện, áp lạnh, hay đốt lazer để chữa lộ tuyến có thể để lại di chứng là làm hẹp ống cổ tử cung. Vì vậy cần điều trị sớm đừng để lộ tuyến quá rộng, việc đốt sẽ đỡ tổn thương hơn. Đúng là khi mang thai bạn không nên điều trị lộ tuyến bằng đốt và chữa bệnh này thường mất khoảng 2 tháng thì vùng đốt mới lành sẹo. * Tuổi thai khoảng 14 tuần, siêu âm tại thời điểm này có kết quả là tim thai dương tính, cử động thai dương tính, tuy nhiên chiều dài đầu mông của thai nhi là 71,4 mm. Xin hỏi bác sỹ Nguyễn Duy Ánh, tình trạng thai nhi như thế có thể gọi là bình thường không. Nếu không, cần cải thiện tình hình này như thế nào. Tình hình sức khoẻ mẹ tại thời điểm đó: nôn nhiều, ăn ít, làm việc căng thẳng (Ánh Ngọc, 35 tuổi, Hải Dương) - BS Nguyễn Duy Ánh: Như vậy là thai của bạn bình thường, chỉ có bạn là hơi mệt vì nghén thôi. Bạn cần tăng cường nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nên dành 1 tiếng vào ban ngày, chịu khó chế biến thay đổi thức ăn để ăn tốt hơn. Xin mách bạn ăn đồ lạnh, lỏng sẽ làm bạn đỡ nôn nghén hơn. * Hiện tại em có thai được hơn 7 tháng. Trong quá trình mang thai em bị viêm do nấm Cadian đã đặt 12 viên Nystatin và 6 viên Polygynax. Một thời gian sau em lại thấy dấu hiệu tái phát đi khám phụ khoa thì test clangdia dương tính. Bác sĩ lại cho đặt 12 viên Eurogyno. Bây giờ đã đặt xong thuốc một thời gian kết quả cũng không thấy khả quan hơn. Em rất lo lắng hoang mang vì ngày sinh đã đến gần. Em không biết làm thế nào để điều trị dứt điểm được bệnh viêm nhiễm này. Xin bác sĩ cho em lời khuyên và tư vấn để em bé chào đời không bị ảnh hưởng bởi bệnh phụ khoa của mẹ. (Hằng, Đống Đa, Hà Nội) - BS Nguyễn Duy Ánh: Phụ nữ có thai nào cũng dễ bị nhiễm nấm cả. Bạn không nên quá lo lắng vì điều đó, thường thì sau khi sinh sức khoẻ bạn tốt lên, âm đạo ít ẩm ướt hơn thì bệnh có thể tự khỏi. Trước mắt, bạn vẫn nên điều trị thêm một đợt nữa, tuy nhiên có thể đổi thuốc khác để đạt kết quả hơn, đảm bảo không bị viêm quá nặng lúc sinh./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/tu-van-ve-san-phu-khoa-104470.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Xuất tinh ra máu
Xuất tinh ra máu cần phân biệt với các trường hợp tinh dịch có lẫn máu từ ngoài vào như rách hãm quy đầu, rách, rạn rách da quy đầu, đặc biệt trong những trường hợp quan hệ mạnh.
Bình thường, tinh dịch (dịch xuất ra ở đầu dương vật khi xuất tinh) có màu trắng ngà. Khi tinh dịch có máu (đại thể-bằng mắt thường thấy tinh dịch có màu đỏ, hồng hoặc vi thể-khi xét nghiệm thấy có máu trong tinh dịch) thì gọi là xuất tinh ra máu Có nhiều người phàn nàn có xuất tinh ra máu nhưng thực ra máu ở đây là do quan hệ quá mạnh, đặc biệt khi có dùng bao cao su, sau khi xuất tinh thấy tinh dịch trong bao cao du có màu hồng. Trong quá trình điều trị, chúng tôi yêu cầu xuất tinh lại trong điều kiện bình thường thì hoàn toàn không có máu trong tinh dịch. Những trường hợp này chỉ cần khuyên thay đổi cách quan hệ tình dục là đã có thể khắc phục được tình trạng có máu lẫn trong tinh dịch. Xuất tinh máu thường phối hợp với các dấu hiệu đau khi đi tiểu, đau khi xuất tinh, đau khi đi ngoài, cảm giác căng vùng bìu, phù nề hoặc căng vùng háng, đau lưng, sốt hoặc rét, đái máu. Các bệnh của niệu đạo, tinh hoàn, mào tinh hoặc tuyến tiền liệt cũng có thể gây xuất tinh máu. Các nguyên nhân thường hay được nhắc tới là viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm lao mào tinh hoàn-tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo. Thông thường, xuất tinh máu thường xuất hiện đột ngột và cũng mất đi đột ngột, ít để lại di chứng gì nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mà nguyên nhân không rõ ràng, triệu chừng xuất tinh ra máu xuất hiện đơn độc, không có triệu chứng khác kèm theo thì thường chúng tôi giải thích kỹ cho bệnh nhân rằng đây là lần đầu tiên, hãy theo dõi thêm và nếu có biểu hiện tiếp tục thì quay lại khám ngay. Nếu xuất tinh ra màu máu bất thường hoặc kéo dài, tái diễn nhiều lần thì cần xét nghiệm phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu tìm vi khuẩn, xét nghiệm tinh dịch đồ, cấy tinh dịch tìm vi khuẩn, xét nghiệm tinh dịch đồ, cấy tinh dịch tìm vi khuẩn, siêu âm tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt. Trong một số trường hợp có thể phát hiện được viêm túi tinh, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt. Nếu chấn thương nhẹ thì chỉ cần các phương pháp hỗ trợ như nghỉ ngơi, chườm đá và theo dõi các triệu chứng. Nếu chấn thương nặng có thể phải can thiệp phẫu thuật. Có nhiều nguyên nhân gây xuất tinh máu:viêm, nhiễm khuẩn, tắc nghẽn, hoặc chấn thương bất cứ vị trí nào của đường dẫn tinh. Trường hợp bị viêm nhiễm phải điều trị bằng kháng sinh. Những trường hợp viêm mạn tính cần phải điều trị lâu dài và bệnh nhân cần phải kiên trì, nhất là do lao thì phải điều trị 6-9 tháng liên tục với nhiều loại thuốc phối hợp. Nếu tắc do u thì có thể phải điều trị u bằng phẫu thuật, tia xạ hoặc hoá trị liệu. Vì những lý do trên nên bệnh nhân bị xuất tinh máu nhất thiết không được tự chữa ở nhà mà cần đi khám nay khi có biểu hiện bất thường./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/xuat-tinh-ra-mau-104459.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Insulin và sự thận trọng cần thiết
Người bị đái tháo đường týp I phải dùng insulin suốt đời. Hiểu biết rõ về thuốc dùng sẽ đạt hiệu quả và tránh tai biến.
Người bị đái tháo đường týp I phải dùng insulin suốt đời. Người bị đái tháo đường týp II, trong phác đồ phối hợp hay trong khi thai nghén dùng insulin từng thời gian ngắn. Người bệnh tự dùng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau (tại nhà, trên đường công tác, du lịch lúc sinh hoạt bình thường, lúc tham gia vui chơi giải trí, tiệc tùng.... Hiểu biết rõ về thuốc dùng sẽ đạt hiệu quả và tránh tai biến. Insulin là một hormon nhóm polipeptid, gồm hai chuỗi peptid nối với nhau bằng cầu nối disulfua. Bình thường insulin được tuyến tụy tiết ra, đi thẳng vào máu. Dùng tiêm bắp (đôi khi tĩnh mạch) là bắt chước hệt như insulin sinh lý. Nếu dùng uống, insulin sẽ bị dịch vị của dạ dày phân hủy (làm mất cầu nối disulfua) mất hoạt lực. Trong bảo quản, không được để insulin ở nơi nhiệt độ cao mà chỉ để ở chỗ mát (ngăn mát tủ lạnh) và cũng không được để nhiệt độ quá thấp (ngăn đá) làm cho insulin bị đông lại. Người bệnh ở nông thôn, người bệnh mang thuốc đi dài ngày, ngay ở nhà thuốc thiếu trang bị cũng chưa làm tốt chỉ dẫn này nên hiệu lực insulin bị giảm sút. Mỗi nhóm chế phẩm insulin thường có một số đặc tính: - Nhóm khởi phát hiệu lực nhanh, thời gian hiệu lực ngắn: khởi phát 30 phút, đạt nồng độ đỉnh 2-4 giờ, kéo dài hiệu lực sau 6-8 giờ như actrapid HM Ge (II) hay insulin injection regular (R). - Nhóm khởi phát hiệu lực nhanh hay trung bình, thời gian hiệu lực trung bình khởi phát 30 phút hay 1,5 - 2giờ, đạt nồng độ đỉnh 4-5 giờ, thời gian hiệu lực 24 giờ như insulin isophan hỗn dịch (insulin isophan suspension), insulin kẽm hỗn dịch (zinc insulin suspension). - Nhóm khởi phát hiệu lực chậm, thời gian hiệu lực rất dài: khởi phát hiệu lực 4-6 giờ, đạt nồng độ đỉnh 8-20 giờ, thời gian hiệu lực kéo dài 48 giờ như insulin kẽm hỗn dịch trải rộng (insulin zinc suspension extended). Tùy theo tình trạng bệnh, chế độ ăn, chế độ lao động luyện tập mà thầy thuốc cho dùng một nhóm thuốc nhất định. Chẳng hạn nếu cho nhóm khởi phát hiệu lực nhanh, thời gian hiệu lực ngắn thì người bệnh có thể dùng ngay sát bữa ăn và có thể phải dùng nhiều lần theo bữa. Người bệnh không tự ý đổi thuốc. Khi đổi thuốc mà không đổi cách dùng theo thì thuốc không đạt hiệu lực như cũ, có khi còn gây tai biến. Nếu ăn nhiều hơn bình thường, glucose sinh ra nhiều, mà vẫn dùng liều insulin như cũ thì không đủ, glucose huyết tăng lên. Ngược lại, nếu ăn chậm bữa hay bỏ ăn mà vẫn dùng liều insulin cũ thì insulin sẽ thừa, glucose huyết giảm xuống. Tương tự như thế, nếu lao động luyện tập tăng lên (như do du lịch nên phải đi bộ leo trèo nhiều) thì mức tiêu thụ glucose tăng nhưng vẫn dùng liều như cũ thì sẽ thừa insulin, glucose huyết sẽ giảm. Như vậy hiệu lực thuốc với liều đã cho phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, luyện tập. Trong thời gian dùng thuốc phải ổn định việc ăn uống, lao động, luyện tập. Trong thực tế tình trạng bệnh, chế độ ăn uống, chế độ làm việc luyện tập cũng có thể thay đổi, nhu cầu insulin do đó thay đổi theo. Tốt nhất nên kiểm tra định kỳ tình trạng đường huyết, xin thầy thuốc sự điều chỉnh phù hợp. Có hai tai biến do người dùng chủ quan gây ra là:hạ đường huyết do tiêm quá liều insulin, do chậm ăn hay bỏ ăn, do lao động luyện tập nhiều hơn, do dùng rượu. Tăng đường huyết do ăn quá nhiều, quên dùng insulin. Để tránh hai tai biến này, người bệnh cần dùng thuốc đúng liều, đúng giờ, giữ chế độ ăn, lao động luyện tập ổn định. Có những tai biến do bệnh tật mang lại:bị bệnh tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên, nhiễm khuẩn sẽ làm giảm đường huyết, bị sốt cao sẽ làm tăng đường huyết. Khi bị bệnh khác kèm theo cần nhờ thầy thuốc theo dõi, điều chỉnh liều insulin. Có một số tương tác bất lợi với insulin:các dẫn chất salicylic (như aspirin), sulfamid, thuốc chẹn thụ thể beta, thuốc huyết áp ức chế men chuyển, thuốc chống trầm cảm IMAO, thuốc ức chế chức năng tuyến tụy, làm tăng hiệu lực insulin, gây hạ đường huyết. Trong khi đó thuốc ngừa thai, corticoid, hormon tuyến giáp, thuốc trị lao isoniazid, thuốc chữa rối loạn mỡ máu niacin, các thuốc cường giao cảm làm giảm hiệu lực của insulin, gây tăng đường huyết. Cần tránh dùng cùng lúc insulin với các thuốc trên, nếu vì điều kiện đặc biệt cần phải dùng thì báo cáo với thầy thuốc để điều chỉnh liều. Gần đây trên thị trường đã có loại insulin hít (exubera inhation powder). Đây là loại thuốc có tác dụng nhanh (chỉ 10-20 phút là khởi phát hiệu lực) đạt hiệu lực tối đa sau 2 giờ và thời gian hiệu lực chỉ 6 giờ, nên giúp cải thiện tình trạng đường huyết một cách thuận lợi, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên cần lưu ý ở người nghiện thuốc lá (hoặc mới cai nghiện chưa đủ 6 tháng), lượng insulin hấp thụ nhiều gấp 2-5 lần, thuốc đi vào dòng máu nhanh hơn; vì không có cách kiểm soát được lượng thuốc hấp thụ và dự đoán hiệu lực nên không thể dùng cho đối tượng này. Cho đến nay, thuốc cũng chưa cho phép dùng cho người bị hen, người bị bệnh tắc nghẽn mạch máu mạn tính do chưa thu thập đủ dữ liệu về tính an toàn của thuốc. Riêng với người đái tháo đường cần dùng insulin kéo dài thì thuốc dạng hít này không thế thay thế hoàn toàn dạng tiêm. Một chú ý cuối cùng là kỹ thuật tiêm. Trước khi tiêm nên lăn thuốc trong lòng bàn tay vài phút rồi lắc kỹ cho đến khi dịch thuốc trong chai thành thể đồng nhất. Nếu sau khi làm thế mà thuốc vẫn không đồng nhất thì không nên dùng. Khi cần trộn chung các dạng thuốc thì phải theo đúng hướng dẫn (tốt nhất một vài lần đầu nên nhờ thầy thuốc làm mẫu). Cần lưu ý trật tự trộn. Ví dụ, khi trộn insulin lispro với các insulin khác thì hút insulin lispro vào trong ống bơm tiêm trước tiên và sau đó tiêm hỗn dịch trộn chung ngay lập tức. Cách bảo quản, sử dụng insulin không khó nhưng vì chưa được hướng dẫn tỉ mỉ nên vẫn có một số người bệnh dùng chưa đúng cần khắc phục./. Theo Sức khoẻ & Đời sống Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/insulin-va-su-than-trong-can-thiet-104438.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
64,5% người bệnh đái tháo đường không hề biết mình mắc bệnh
Đó là kết quả nghiên cứu mới đây của Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Nghiên cứu cũng chỉ ra 76,5% người dân không biết cách phòng tránh và 78,8% không biết về các yếu tố nguy cơ gây bệnh...
Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/645-nguoi-benh-dai-thao-duong-khong-he-biet-minh-mac-benh-104431.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Huyết trắng bệnh lý
Huyết trắng và ngứa âm đạo – âm hộ là hai trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến người phụ nữ đến với thầy thuốc phụ khoa.
Đối với các thầy thuốc phụ khoa thì đây chỉ là những dấu hiệu bệnh lý không mấy quan trọng, nhưng đối với người bệnh thì họ thường lo lắng và cho đó có thể là những dấu hiệu báo động của bệnh lây qua đường tình dục hay thậm chí bệnh ung thư. Chính vì vậy, chúng ta cần hiểu biết nhiều hơn về huyết trắng và những bệnh lý thường gặp liên quan đến nó. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/huyet-trang-benh-ly-104472.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Hạnh phúc gối chăn khi “bản năng” lên tiếng
Áp lực công việc, lối sống hối hả, gấp gáp của cuộc sống hiện đại ngày nay ảnh hưởng sâu sắc tới mỗi cá nhân và gia đình. Những khoảng thời gian riêng tư nhất, thầm kín nhất dường như cũng bị “cắt xén”.
Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/hanh-phuc-goi-chan-khi-ban-nang-len-tieng-104466.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Ung thư vú, nỗi ám ảnh
Nhiều phụ nữ sờ thấy rõ một cục ở trong ngực chỉ bằng hột đậu phộng mà vẫn vô tình bỏ qua, đến khi nó phát triển lớn cỡ hột nhãn mới nghĩ đến chuyện đi khám. Người bệnh đâu biết là thời kỳ khởi phát ung thư rất im lìm, tưởng hiền lành mà lại rất hiểm…
Có thể nói không mấy phụ nữ biết thật rõ về ung thư vú, nhưng nỗi ám ảnh về căn bệnh này lại rất lớn. Vì thế hễ cứ thấy có gì là lạ trong ngực, nhiều người lập tức nghĩ đến ung thư, mà lại giữ lấy nỗi lo âu một mình dẫn đến mất ăn mất ngủ, sụt cân, chỉ vì một dấu hiệu… chẳng hề gì. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/ung-thu-vu-noi-am-anh-104481.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Trầm cảm và bệnh đái tháo đường
Trầm cảm có thể là vấn đề nghiêm trọng cho người ĐTĐ.
Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/tram-cam-va-benh-dai-thao-duong-104435.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Thuốc lá: Nhập nhằng “nhẹ”, “êm” và chuyện ung thư
Bao thuốc Marlboro có dòng cảnh báo “Hút thuốc gây ung thư phổi”. Bao thuốc Craven A cũng có cảnh báo nhưng lại là “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi”.
Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/thuoc-la-nhap-nhang-nhe-em-va-chuyen-ung-thu-104485.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Một số thắc mắc cho tuổi dậy thì
Bác sĩ gia đình giải đáp một số vấn đề như kinh nguyệt ấn, làm mờ sẹo lõm và các bệnh khi đến “ngày ấy”.
Kinh nguyệt ấn Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/mot-so-thac-mac-cho-tuoi-day-thi-104467.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Tái tạo vú sau phẫu thuật ung thư vú
Phẫu thuật ung thư vú gồm hai loại chính: phẫu thuật bảo tồn vú và phẫu thuật cắt bỏ toàn vú. Tái tạo vú (TTV) sau cắt vú ngày nay được coi là phương pháp điều trị tiếp nối sau phẫu thuật ung thư vú.
Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/tai-tao-vu-sau-phau-thuat-ung-thu-vu-104482.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
MSM và nguy cơ lây nhiễm HIV
Trước hết phải khẳng định một điều rằng: người có quan hệ tình dục (QHTD) đồng giới MSM (Men Sex Men: nam giới có quan hệ tình dục với nam giới) không phải là nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm HIV/AIDS. Sự thiếu hiểu biết về hiện tượng này khiến cho đến nay vẫn có người cho rằng đồng tính luyến ái là một căn bệnh gieo rắc HIV trong cộng đồng (!). Thực ra, HIV/ AIDS là căn bệnh không chừa một ai, kể cả những người được cho là sống đạo đức nhất, luôn luôn QHTD theo kiểu truyền thống và không biết thế nào là tình dục đồng giới.
MSM là đối tượng nguy cơ cao Khi bị nhiễm HIV từ nhiều con đường khác nhau như lây nhiễm qua tiêm chích ma túy mà không dùng bơm tiêm riêng, lây nhiễm do quan hệ với gái mại dâm có mầm bệnh HIV, những đứa trẻ bị lây nhiễm từ người mẹ mang thai có HIV …thì những người này hoàn toàn không phải là đối tượng có QHTD đồng giới. Tuy nhiên phải công nhận rằng, cùng với đối tượng người nghiện chích ma túy và gái mại dâm, MSM cũng được coi là đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS. Đời sống tình dục của con người là một vấn đề nhạy cảm và rất phức tạp. Trong khi đa số có QHTD khác giới, như một lẽ tự nhiên, để duy trì nòi giống và mang lại khoái cảm cho nhau giữa một người nam và một người nữ, thì vẫn có một tỉ lệ không nhỏ những người chỉ có xu hướng tình dục với người cùng giới hoặc QHTD cả đồng giới và khác giới tùy theo từng hoàn cảnh. MSM không phải là một bệnh, cũng như những người có QHTD đồng giới không phải là những người mang bệnh. Trong lĩnh vực này, không thể lấy áp đảo số đông để nói rằng QHTD khác giới mới đúng, còn QHTD đồng giới là sai. Trong lịch sử, đã có khá nhiều nhân vật lịch sử, những người nổi tiếng là đối tượng QHTD đồng giới. Những người này hoàn toàn bình thường về mặt tâm lý, và đôi khi họ còn là những nhân vật quan trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển đi lên của lịch sử nhân loại. Vì vậy, xã hội không nên kỳ thị, phân biệt đối xử với những người có xu hướng QHTD đồng giới. Hiện nay, y học nhiều nước cũng chưa bao giờ coi QHTD đồng giới là một bệnh. Đó chỉ là một xu hướng tình dục của một nhóm người không đông đảo như nhiều người QHTD khác giới, vốn chiếm đa số trong xã hội loài người. Trên mạng internet, một số trang web của giới đồng tính nam, những người MSM, đầy rẫy những hình ảnh của họ trong các tư thế QHTD mà có lẽ sẽ gây sốc cho nhiều người mô phạm. Điều đáng nói là chính với cách QHTD như vậy, họ là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao. Nếu những người tiêm chính ma túy hoặc quan hệ với gái mại dâm, ít nhiều cũng đã được các phương tiện thông tin đại chúng cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm HIV, để biết cách sử dụng bơm tiêm 1 lần hoặc dùng bao cao su, thì đối với những người MSM, họ dường như chưa bao giờ được tuyên truyền và biết cách tự bảo vệ mình trước nguy cơ nhiễm HIV khi QHTD qua hậu môn hoặc tiếp xúc dương vật bằng miệng. Đa số các MSM, QHTD với nhau bằng cách thủ dâm lẫn nhau, quan hệ qua đường miệng - sinh dục hoặc sinh dục - hậu môn. Đây đều là những hành vi có nguy cơ rất cao lây nhiễm HIV, vì hầu như họ không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Những người nam MSM không chỉ gói gọn trong thế giới của họ, mà còn có tác động với cộng đồng bởi nhiều người vẫn còn có vợ và bạn gái. Tuy vậy, trong khi mọi người đã có những kiến thức phổ thông về phòng chống HIV/AIDS đối với người nghiện chích ma túy và gái mại dâm, thì dường như sự quan tâm dành riêng cho MSM ở nhiều nơi vẫn còn bị bỏ ngỏ biện pháp bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV/AIDS. Cần bảo vệ họ khỏi nguy cơ HIV/AIDS Có một nghịch lý đang tồn tại là, xã hội càng có thái độ cực đoan với đồng tính luyến ái thì người đồng tính nam càng có xu hướng QHTD đồng giới bí mật. Theo một kết quả điều tra tại TP Hồ Chí Minh, tình trạng QHTD lưỡng giới là khá phổ biến, 22% người đồng tính nam có QHTD với cả nam và nữ. Người có QHTD đồng giới nam đang hoạt động ở nhiều dạng phức tạp: QHTD với cả nam và nữ, mại dâm nam và người có QHTD đồng giới do sống tập trung trong môi trường thiếu nữ giới (như nhà tù, trường học đông nam sinh….). Họ đều được xếp chung vào nhóm MSM. Mảng tối nhất trong thế giới MSM là số lượng hành nghề mại dâm nam. Những người này thường làm ở các trung tâm massage nam, các dịch vụ tẩm quất, đấm bóp, cắt tóc nam… Hiện chưa có con số thống kê nào về số lượng đối tượng này, nhưng theo những người trong thế giới MSM, mại dâm nam được thay đổi liên tục và thậm chí còn chịu quy luật đào thải khắc nghiệt hơn mại dâm nữ. Họ chủ yếu là những chàng trai trẻ từ nông thôn ra thành phố kiếm sống, không phải là người đồng tính và QHTD đồng giới vì mưu sinh. Sau khi kiếm được một khoản tiền, mại dâm nam sẽ về quê lấy vợ và sinh con như những người đàn ông bình thường khác. Vì thế, nguy cơ HIV/ AIDS lây lan rộng ra cộng đồng từ đối tượng mại dâm nam là càng đáng báo động. Điều đó cho thấy, MSM nói chung rất khó được can thiệp giúp đỡ khi họ có vấn đề về sức khỏe tình dục. Nếu một người đồng tính có kết quả xét nghiệm HIV dương tính thì sự kỳ thị ngay tại bệnh viện sẽ càng nặng nề khiến cho các đối tượng MSM không dám trở lại lần thứ hai. Ngay tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, những điểm sinh hoạt dành cho người đồng tính vẫn quá ít so với nhu cầu thực tế. Tại Câu lạc bộ sức khỏe Hải Đăng - một trong số rất ít những nơi sinh hoạt của người đồng tính nam hoạt động, theo Dự án Can thiệp sức khỏe tình dục nam giới tại Hà Nội do HFI tài trợ, phần lớn MSM đều ít hiểu biết về tình dục an toàn. CLB Hải Đăng có các hoạt động hỗ trợ cho tất cả đối tượng là MSM, nhưng việc can thiệp giúp đỡ họ rất khó khăn. Đặc biệt, đối tượng mại dâm nam dễ bị tổn thương trong việc lây nhiễm HIV/AIDS. Họ bị lôi kéo vào QHTD đồng giới từ khi còn rất trẻ, chưa có hiểu biết và sau đó, họ hoàn toàn bị động trong các mối quan hệ với người đồng tính. Trong khi đó, đây chính là đối tượng trung gian có thể làm lây lan HIV trong thế giới MSM và cộng đồng sau khi lấy vợ, sinh con. Theo một kết quả điều tra tại TP Hồ Chí Minh, 6 - 8% MSM có HIV/AIDS, trong khi con số này ở gái mại dâm chỉ có 4%, 78% MSM có QHTD không có biện pháp bảo vệ với bạn trai tình cờ. Điều tra cũng khẳng định, MSM thường xuyên có QHTD không an toàn do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, họ còn nhiều rào cản về sử dụng bao cao su và chất bôi trơn, không có sẵn khi cần dùng, không dám đề nghị bạn tình dùng, chỉ dùng chất bôi trơn mà không dùng bao cao su, dùng bao cao su với chất bôi trơn không tan trong nước, ngại mua chất bôi trơn ở các nhà thuốc... Việc can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho đối tượng MSM là đúng về cả dịch tễ học và nhân đạo, nhằm ngăn chặn sự bùng nổ của dịch và tăng quyền bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh nói chung. Hơn nữa, do đặc thù riêng, MSM rất dễ bị lây các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu không có kiến thức và sử dụng đúng biện pháp bảo vệ. Tuy vậy, hiện nay MSM chưa được quan tâm đúng mức, họ mới chỉ được can thiệp dự phòng HIV/AIDS từ một vài dự án ít ỏi của các tổ chức phi chính phủ. Nếu tình trạng này còn kéo dài, MSM chính là tảng băng chìm bùng nổ HIV/AIDS. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/msm-va-nguy-co-lay-nhiem-hiv-104451.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Thức ăn gây ung thư
Có rất nhiều tác nhân tạo thành các yếu tố thuận lợi gây ra ung thư, trong đó có cả một số loại thực phẩm.
Thịt đỏ và thịt cá rán có thể gây ra ung thư: Gần đây một giáo sư người Nhật đã công bố một công trình nghiên cứu của ông, trong đó ông chứng minh rằng ăn các loại thịt động vật sẽ sinh ra một chất có thể làm tổn thương đến các gen tế bào, do đó tạo ra khả năng sinh ung thư do quá trình chuyển hóa Nitrogen của thịt sinh ra chất Nitrosamin gây Carcinogen mạnh vì vậy người ta khuyên ăn thịt cần ăn thêm rau quả xanh để có thêm vitamin, đặc biệt là vitamin C nhằm trung hòa các chất sinh ung thư, đồng thời có thêm chất xơ để tăng cường đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/thuc-an-gay-ung-thu-104484.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:56", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:56", "tags": [] }
Ung thư da
Tại Việt Nam, ung thư da đứng hàng thứ 8/10 loại ung thư thường gặp nhất với tỷ lệ trung bình 2,9-4,5 ca/100.000 dân.
Nguy cơ mắc bệnh có ở tất cả những người mà da của họ không thường xuyên được bảo vệ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các nguồn hóa chất và cũng có thể do làm đẹp không an toàn. TS Đoàn Hữu Nghị, Giám đốc Bệnh viện E, người có nhiều công trình nghiên cứu về ung thư cho biết: "Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư da: tiếp  xúc với các sản phẩm nhựa, than đá, thạch tín, phải làm việc nhiều ngoài trời, các vết sẹo bỏng cũ lâu ngày do vôi, xăng, acid, vết loét hay ổ viêm nhiễm lâu ngày. Đặc biệt, da chịu nhiều tác động của ánh nắng mặt trời bởi tia cực tím cũng có thể dẫn đến ung thư. Tia cực tím xuyên qua da làm tổn thương các tế bào sống, làm gãy gien trong tế bào da. Với những người da yếu hoặc bề mặt da chịu tác động lâu dài, những vết gãy sẽ không thể sửa chữa được". TS Đoàn Hữu Nghị cũng lưu ý: một số thói quen làm đẹp không an toàn cũng có thể dẫn đến các bệnh về da. Tắm nắng để có làn da bánh mật là một thói quen rất cần được hạn chế và chỉ vào thời điểm thích hợp. Chỉ nên tắm nắng vào lúc sớm, khi nắng chưa gay gắt. Đặc biệt hạn chế  tiếp xúc với nắng trong khoảng thời gian  từ 10-16 giờ. Ngoài ra, việc tắm trắng, lột da không an toàn cũng có thể gây hại cho da. Da bao gồm các lớp tế bào đáy, gai, sừng. Lột da làm trắng chính là loại bỏ lớp tế bào sừng, làm lộ lớp tế bào dưới - nơi chứa ít các hắc tố khiến da có vẻ trắng, mỏng và mịn. Thực chất, việc này đã khiến cho các tế bào non phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường, ánh nắng mà không được bảo vệ. Do vậy, lạm dụng lột da trắng dễ dẫn đến các bệnh về da. Theo TS Đoàn  Hữu Nghị: "Ung thư da thường biểu hiện ở những vùng da hở, trắng hơn trên thân thể, hiếm gặp hơn ở vùng kín có màu da sẫm. Bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách".  Biểu hiện ung thư da vùng đầu cổ có thể là những khối u ở mi mắt, tai, mũi, gò má. Việc  phẫu thuật cắt bỏ rộng tổn thương là phương pháp được lựa chọn thông thường nhất. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được kèm xạ trị hỗ trợ. Các chuyên gia cũng lưu ý: ung thư da ở thân và chi có tỷ lệ thấp hơn nhưng thường phát hiện muộn nên mức độ phẫu thuật cắt bỏ thường rộng hơn vùng đầu - cổ. Với trường hợp nặng có thể phải cắt bỏ chi. Các biểu hiện sớm của ung thư da được phát hiện bởi những vết loét dai dẳng lâu lành; hiện tượng chảy máu, chảy nước vàng hay nổi cục nhỏ tại những vùng sẹo cũ; sự xuất hiện vết đốm đỏ nhạt có xước, trợt nhẹ trên bề mặt da. Những nốt ruồi đang chuyển màu, to nhanh, bề mặt không còn nhẵn đều, là những dấu hiệu đặc biệt nghi ngờ của ung thư da./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/ung-thu-da-104486.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:57", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:57", "tags": [] }
Hãy cẩn thận khi phòng tránh thai
Thuốc tránh thai khẩn cấp gây nhiều tác dụng phụ như: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rong kinh… Theo bác sỹ Nguyễn Thị Lan – Trung tâm Tư vấn và giáo dục sức khoẻ sinh sản, thuốc sẽ giảm tác dụng nếu dùng thường xuyên và rất có thể nguy hiểm nếu không biết cách dùng đúng.
Nhiều người cho rằng, thuốc tránh thai khẩn cấp giúp ngừa thai ngoài ý muốn. Nếu uống thuốc trong vòng 24 tiếng sau khi "xong việc", hiệu quả tránh thai đến 95%. Đây còn là một biện pháp phá thai an toàn, không gây đau đớn. Nhưng sự thật là, thuốc tránh thai khẩn cấp gây nhiều tác dụng phụ như: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rong kinh…Theo nghiên cứu, 25% số người dùng bị buồn nôn, 20% bị xuất huyết, rong kinh. Có trường hợp kéo dài và rất nặng. Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả ngừa thai. Ngoài ra, thuốc có thể dẫn đến những hậu quả phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi sau này. Thuốc tránh thai khẩn cấp không có tác dụng phá thai, không nên dùng khi đã thụ thai. ắc lực để có thể tự do ăn chơi mà không sợ hậu quả. Sự thực thuốc sẽ giảm tác dụng nếu dùng thường xuyên và rất có thể nguy hiểm nếu không biết cách dùng đúng.Như vậy không nên lạm dụng thuốc, chỉ dùng thuốc tránh thai khẩn cấp khi thực sự cần thiết, trong trường hợp bất khả kháng. Không nên dùng thuốc khi bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Chẳng hạn như mắc các bệnh tim mạch, rối loạn đông máu, gan mật, nội tiết… Trong mọi trường hợp, nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ phụ khoa.n ngừa 100% các bệnh lây qua đường tình dục? Sự thật: Bao cao su có thể ngăn ngừa HIV và các virus lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, chúng không thể ngăn chặn HPV (virus liên quan đến hơn 90% các căn bệnh ung thư tuyến giáp). Đây là bệnh xếp thứ 14 trong các bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vì sao bao cao su thất bại trong việc ngăn ngừa virus HPV. Những sự cố khi dùng bao cao su thường xuyên xảy ra: rách hoặc trôi tuột vào âm đạo. Một vài người bôi vaseline hoặc kem mỹ phẩm bên ngoài bao cao su để tạo độ trơn. Điều này khiến màng bao cao su mỏng đi, virus HIV dễ dàng lọt qua. Với bao cao su có hạt tròn bên ngoài, khi "hoạt động" mạnh, hạt có thể rơi vào âm đạo, gây nhiễm trùng./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/hay-can-than-khi-phong-tranh-thai-104471.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:57", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:57", "tags": [] }
Phòng chống Ung thư cổ tử cung
Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đang có chiều người gia tăng mạnh. Trong 100 phụ nữ bị ung thư thì có khoảng 18 người bị mắc ung thư CTC.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 500.000 trường hợp mắc và 270 ca tử vong. Trong đó, châu Á có 260.00 phụ nữ mắc bệnh và 143.000 ca tử vong. Theo Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, ung thư cổ tử cung đứng thứ hai trong số các bệnh về ung thư tại Việt Nam. Mỗi ngày có 17 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung và có 9 người chết vì căn bệnh này. Ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ từ 40-50 tuổi. Yếu tố nguy cơ chính gây nên phần lớn trường hợp ung thư CTC là virus có tên “human papilloma virus” (viết tắt là HPV). Các nhà hoa học cho biết, có đến 95% các trường hợp ung thư CTC có tiền sử bị nhiễm HPV. Để bạn đọc hiểu biết về căn bệnh này và cách phòng, chống, Báo Điện tử VOVNEWS tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề “Phòng chống bệnh Ung thư cổ tử cung”;với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Bệnh viện K và Viện Vệ sinh Dịch tễ TW. Cuộc tư vấn bắt đầu từ 9h30 ngày 28/11; tại Báo điện tử VOVNEWS, 45 Bà Triệu, Hà Nội. Bạn đọc quan tâm có thể gửi câu hỏi tới các bác sĩ theo mẫu bên, hoặc qua địa chỉ email:noidung@vovnews.vn, hoặc theo số điện thoại: 0439344231 Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/phong-chong-ung-thu-co-tu-cung-104488.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:57", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:57", "tags": [] }
Mỗi ngày tại Việt Nam có 9 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung và những căn bệnh tàn phá khác do nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV) đã và đang tác động đến phụ nữ Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Nghiên cứu cho thấy mỗi ngày có 17 phụ nữ được chẩn đoán ung thư cổ tử cung và  9 phụ nữ tử vong do căn bệnh nguy hại này. Trên thế giới, ung thư cổ tử cung cũng là ung thư gây tử vong  hàng thứ hai ở phụ nữ; khoảng 650 phụ nữ tử vong mỗi ngày; nghĩa là 240.000 mỗi năm. Khoảng 630 triệu người (cứ 10 người thì có 1 người) nhiễm HPV, và hơn 50% nam và nữ đang có hoạt động tình dục bị nhiễm HIP trong cuộc đời. Hầu hết cá thể sẽ tự khỏi nhiễm HIV. Tuy nhiên, một vài trường hợp, nhiễm trùng các tip HPV có nguy cơ cao có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, nếu không được phát hiện và điều trị./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/moi-ngay-tai-viet-nam-co-9-phu-nu-tu-vong-vi-ung-thu-co-tu-cung-104487.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:57", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:57", "tags": [] }
Trà xanh giúp chữa đái tháo đường
Trà xanh và chiết xuất từ trà được xem như chất có khả năng chống lại bệnh đái tháo đường. Trong trà xanh chứa EGCG và Thaflavins, có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu.
Các chất này làm tăng chuyển hóa đường, ức chế hấp thu đường tại ruột và làm tăng tác dụng của insulin - nội tiết tố làm giảm đường huyết trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã kết luận uống sáu tách trà xanh mỗi ngày có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, trong trà xanh còn chứa caffein (khoảng 50mg caffein trong mỗi tách trà), là chất có khả năng làm tăng đường huyết. Vì vậy, những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi khởi động chương trình uống trà để chống lại bệnh đái tháo đường type 2. Các nghiên cứu vẫn còn tiếp tục trong tương lai nhằm tìm hiểu chính xác cách thức điều hòa đường huyết của trà xanh và uống bao nhiêu trà là tối ưu. Dùng quá nhiều trà sẽ gây tim đập nhanh, hồi hộp, mất ngủ, loét bao tử khó lành, thiếu máu, thiếu sắt… Chỉ nên uống 4 – 6 tách trà mỗi ngày (2 – 3 tách trà đậm đặc)./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/tra-xanh-giup-chua-dai-thao-duong-104446.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:57", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:57", "tags": [] }
Người tiểu đường đi du lịch?
Mùa du lịch bắt đầu, bạn có muốn giam mình ở nhà? Hãy làm theo chỉ dẫn để cho chuyến đi được an toàn.
Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/nguoi-tieu-duong-di-du-lich-104445.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:57", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:57", "tags": [] }
Tư vấn trực tuyến về các bệnh Gan, Mật
Khách mời: TS Y học Đinh Quý Lan, Phó Chủ tịch Hội khoa học Gan Mật Việt Nam, Chủ tịch Hội khoa học Gan Mật Hà Nội; và BS Nguyễn Khiêm, chuyên gia tư vấn của Tập đoàn SOHACO
Các chuyên gia có mặt tại VOVNews vào 9h sáng Thứ Ba ngày 14/10/2008 để trao đổi trực tiếp với bạn đọc. Tập đoàn SOHACO dành tặng 5 phần quà cho bạn đọc có câu hỏi hay nhất. Bạn đọc vui lòng nhập số điện thoại để tiện liên lạc . ++ Chồng cháu bị viêm gan B thể hoạt động, vậy phải điều trị như thế nào?( Vu Thuy Lien, 27 tuổi, Nữ, HN, NA) Bác sĩ Nguyễn Khiêm:Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa nhận thấy bất cứ sự tương tác nào của Diệp hạ châu- sản phẩm Bình Can ACP với các thuốc khác vì vậy ta có thể sử dụng Diệp hạ châu trong thời gian dài để hạ chức năng gan và giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các thuốc khác để điều trị suy thận mà không có ảnh hưởng gì. Quang cảnh cuộc Tư vấn trực tuyến ++ Cháu thấy mọi người hay nói tiêm vaccine để phòng chống viêm gan B. Cháu muốn hỏi bác sĩ, trong trường hợp cháu đã tiêm 3 mũi nhưng không tiêm mũi nhắc lại cuối cùng, vậy cháu có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B không? (Thuỳ Vân, Sóc Sơn, Hà Nội) 19.3 thành phần của Bình can ACP đều là dược liệu, nhưng sản phẩm lại là viên nang mà không phải là viên nén, viên hoàn như tôi thường thấy. Có gì mâu thuẫn không?(Nguyễn Nga, 29 tuổi, Nam, Hải Phòng, NA) TS. Đinh Quý Lan:Việc bạn tiêm đủ 3 mũi viêm gan B như lịch tiêm của quốc gia là rất tốt. Như thế bạn dã tạo cho mình một kháng thể chủ động để phòng nhiễm viêm gan virus B.Việc có kháng thể để phòng viêm gan virus B hiện nay như nhận định chung của toàn thế giới và ở nước ta có tác dụng trong khoảng 10 năm. Cũng có những tài liệu cho rằng từ 8-10 năm. Sau thời gian đó, kháng thể bảo vệ sẽ giảm dần tác dụng theo thời gian. Vì lẽ đó nhiều nước, kể cả ở Việt Nam khuyên nên tiêm mũi nhắc lại vào năm thứ 8 hoặc năm thứ 10. Tiêm nhắc lại là rất tốt. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không tiêm nhắc lại sau 8-10 năm nhưng họ vẫn được mang kháng thể đó suốt đời. Như vậy tỷ lệ kháng thể giảm đi, chứ không đạt hiệu quả 100%. Hiện nay các công trình nghiên cứu chưa nói về tác dụng tương tác của Diệp Hạ Châu (cây chó đẻ răng cưa) với các thuốc khác. Vì vậy trong quá  trình sử dụng Diệp Hạ Châu có thể sử dụng các loại thuốc khác mà không ảnh hưởng gì. Ở Việt Nam, các sản phẩm chứa Diệp Hạ Châu có tác dụng chữa viêm gan B đã được cấp phép sản xuất. Diệp Hạ Châu có các công dụng lợi tiểu, giải độc, tác dụng trên hệ thống miễn dịch và có thể điều trị các bệnh như viêm túi mật, ống dẫn mật nhưng tác dụng nổi bật nhất của cây Diệp hạ châu là điều trị hỗ trợ viêm gan vrus B. Đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới chứng minh tác dụng của loại cây này như Blumberg và Thiogarajan và công bố kết quả điều trị 22/37 bệnh nhân viêm gan B đạt kết quả tốt. Diệp Hạ Châu có hiệu quả điều trị viêm gan siêu vi B mãn tính qua việc phục hồi chức năng gan và ức chế sao chép siêu vi B. Phyllanthus ngăn chặn DNApolymerase- một enzym cần thiết cho sự sao chép của virus HBV. ++ Về tác dụng chống lại virus viêm gan B của Diệp hạ châu đã có nghiên cứu nào trên thế giới về tác dụng này chưa, thưa Bác sĩ? (Minh Tiến, 25 tuổi, Nam, Hải Phòng, kinh doanh)Bác sĩ Nguyễn KhiêmBác sĩ Nguyễn Khiêm:Tác dụng của Diệp hạ châu đã được nhiều nước có nền y học phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ... nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng. Năm 1982, Break Stone đã gây được sự chú ý đối với toàn thế giới về tác dụng chống virus viêm gan B của cây thuốc này. Nghiên cứu của Nhật Bản và Ấn Độ trong năm 1980 đã xác định những tác dụng điều trị bệnh gan do virus của Diệp hạ châu là do Phyllatin, Hypophylatin. Tác giả Wang Shia Hua (Đại học Trung Dược Quảng Châu) khi so sánh 30 bệnh nhân điều trị bằng Diệp hạ châu trong 6 tháng với 25 bệnh nhân sử dụng Interferon Alfa thấy rằng, Diệp hạ châu có kết quả điều trị viêm gan siêu vi B qua việc phục hồi chức năng gan và ức chế sự sao chép siêu vi B. Nghiên cứu của Đại học Dược và Bệnh viện Thượng Hải, về hiệu quả của chiết suất từ Diệp hạ châu trên sinh sản của HBsAG trên tế bào ung thư gan cho thấy việc sinh sản này đã bị giảm đi đáng kể sau 48 giờ dùng Diệp hạ châu. Quá trình ức chế này hình thành trong nội bào của HBsAG. Tại Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu, nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường (Học viện Quân y) đã thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllathus, nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược liệu) với chế phẩm Phyllatin... ++ Tôi năm nay 28 tuổi, vừa rồi có đi xét nghiệm và bác sĩ cho biết tôi bị viêm gan B. Hiện tại, tôi có dự định sinh con nên tôi muốn biết khả năng truyền bệnh sang con là bao nhiêu %? Con tôi có thể bú sữa mẹ như những đứa trẻ bình thường không?(Vũ Phương Hà, 27 tuổi, Nam, Hà Nội, tự do) TS Đinh Quý Lan:Bạn đi xét nghiệm có HBsAg (+), như thế bạn bị nhiễm virus viêm gan B. Bạn cần xét nghiệm để bác sĩ xem viêm này có có gây viêm gan mãn tính hay không, bởi vì có những người nhiễm nhưng lại không gây viêm gan, gọi là người lành mang virus, như vậy không phải điều trị. Nếu bạn đi kiểm tra tiếp tục mà thấy có biểu hiện: men gan tăng gấp 2 lần so với chỉ số bình thường, HBV DNA (+), như vậy bạn đang bị viêm gan B mãn tính cần phải điều trị. Trong trường hợp này thì mẹ lây sang con có 2 tỷ lệ khác nhau bạn cần nắm vững: nếu bạn chỉ mang HBsAg  (+) mà không bị viêm gan mãn tính thì tỷ lệ mẹ truyền cho con khoảng 40%, còn bạn bị viêm gan B mãn tính tiến triển thì mẹ truyền sang con tỷ lệ đến 90%. Việc lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ chu sinh (từ tuần 22 sau khi mang thai cho đến sau khi đẻ 1 tuần) mà không phải qua đường cho con bú.  Như vậy, bạn có thể cho con bạn bú bình thường. ++ Thưa Giáo sư, viêm gan B lây bằng cách nào, thuốc tây và đông y có chữa trị được không?(Lê Việt Quốc, 26 tuổi, Nam, Yên Bái, Tự do) TS Đinh Quý Lan:Viêm gan B lây truyền chủ yếu qua đường máu: tiêm chích, truyền máu, các sản phẩm máu; các đường xây xát qua da, niêm mạc như: cạo râu, xăm mình, đánh răng; còn có thể lây qua đường tình dục vì người ta thấy virus B có trong thành phần các dịch tiết âm đạo, tinh dịch. Ngoài ra còn có ở trong nước bọt, phân... Đường lây quan trọng nữa là từ mẹ sang con. Việc điều trị đối với viêm gan virus B trên toàn thế giới đã có nhiều loại thuốc để điều trị. Tỷ lệ điều trị để đạt kết quả tốt thì tuỳ thuộc vào các loại thuốc khác nhau. Két quả điều trị ngăn chặn sự phát triển của virus và chuyển đổi huyết thanh. Kết quả đạt được trong khoảng từ 40-90%, tuỳ loại thuốc. Còn đối với các thuốc đông y, hiện nay ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đang quan tâm tới vấn đề này. Song dến thời diểm hiện nay thì các loại thuốc đông y, các loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ tốt trong việc điều trị viêm gan virus B mãn tính. Cho nên muốn đạt kết quả tốt thì nên kết hợp đông y và tây y. Xin nói thêm, bản thân các thảo dược có trong thành phần của Bình Can ACP là không có độc tính nên bạn có thể sử dụng trong thời gian dài mà không gây ảnh hưởng gì. Bản thân Diệp hạ châu và các thành phần khác của Bình Can ACP không có tác dụng tương tác với các thuốc khác. Vì vậy bạn không phải kiêng bất cứ thức ăn hay đồ uống nào. Tuy nhiên, đối với người có chức năng gan kém, cần kiêng bia, rượu, các thức ăn cay, nóng. ++ Kính chào TS y học Đinh Quý Lan, qua Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi được biết TS có buổi tư vấn trực tuyến với độc giả, tôi có một câu hỏi như sau: Mẹ tôi năm nay 61 tuổi, bị viêm gan B mãn tính được phát hiện từ 3 năm nay. Tháng 9/2007 mẹ tôi vào điều trị tại Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai. Sau một tháng rưỡi điều trị, bác sĩ cho ra viện và kê đơn cho mẹ tôi uống baraclude. Mùng 6/12/2007, mẹ tôi kiểm tra đếm virus. Kết quả cho thấy HBV < 500 copies/ml. Mẹ tôi vẫn tiếp tục uống baraclude và đến 15/7/2008 đi kiểm tra lại, kết quả như sau: Anti-Hbe : dương tính HbeAg : âm tính Glucose : 3,9mmol/L Cholesterol : 5,1mmol/L Triglycerid : 1,5mmol/L HDL-cho : 1,4mmol/L LDL-cho : 3,0mmol/L AST (GOT) : 65U/L -370C ALT (GPT) : 58 U/L-370C GGT : 138U/L-370C. Kích thước gan phải 9,7cm, gan trái 8cm, nhu mô thô không thấy khối khu trú. HBV dưới ngưỡng phát hiện. Từ đó đến nay, mẹ tôi vẫn uống baraclude đều đặn. Vậy tôi xin hỏi bác sĩ, mẹ tôi phải uống baraclude trong bao lâu và khi nào dừng là tốt nhất vì loại thuốc này khá đắt mà hoàn cảnh gia đình cũng có nhiều khó khăn. Nếu mẹ tôi tiếp tục phải uống thuốc quây virus, liệu có loại thuốc nào phù hợp và chi phí ít hơn ko? Tôi xin chân thành cảm ơn!(Đinh Thị Mai, 33 tuổi, Nữ, HN, NA)TS Đinh Quý Lan:Mẹ bạn có kết quả xét nghiệm tốt, bệnh ổn định. Đã điều trị củng cố 6 tháng bằng Baraclude và xét nghiệm lại có kết quả như bạn cung cấp, nên ngừng Barbaclude và theo dõi 3 tháng 1 lần men Gan, nếu men bình thường tiếp tục theo dõi. Song nếu men gan tăng vọt lên, coi chừng bệnh tái phát. Cần khám lại để có điều trị hợp lý. TS Đinh Quý Lan:Virus viêm gan B lây truyền chủ yếu qua đường máu, từ mẹ sang con trong thời kỳ sinh nở, qua đường tình dục, qua các tiếp xúc... Trong quá trình sinh hoạt bạn cũng có thể bị nhiễm qua một đường nào đó, như: đánh răng chung, cạo râu... Điều quan trọng bạn cần xác định bạn nhiễm virus viêm gan B nhưng có ở giai đoạn mãn tính hay không, nếu xác định bị viêm gan B mãn tính tiến triển thì bạn cần phải điều trị ngay. Việc cách ly hiện tại chưa đặt vấn đề nhưng nếu đang bị viêm gan B mãn tính tiến triển thì cần giữ gìn trong sinh hoạt, tránh dùng chung những vật dụng có thể lây truyền như bàn chải đánh răng, cạo râu... ++ Tôi đi xét nghiệm và phát hiện mình có HBsAg (+), hiện tại tôi chưa có triệu chứng gì của bệnh viêm gan, men gan vẫn ở trong giới hạn bình thường, vậy thì tôi có nên sử dụng Bình can ACP để phòng ngừa ung thư gan hoặc xơ gan hay không?(Hoài Linh, 27 tuổi, Nữ, Vĩnh Phúc, NA) Bác sĩ Nguyễn Khiêm:Bố bạn bị viêm gan Virus B và đã sử dụng thuốc đông y, kết quả là men gan giảm. Như vậy là đã có tác dụng. Tuy nhiên, việc điều trị viêm gan virus B mãn tính nên theo một trình tự và phác đồ để duy trì kết quả tốt. Thông thường, dùng thuốc Đông y để có kết quả tốt cũng phải từ 3 tháng trở lên. Theo tôi, tốt nhất bạn nên sử dụng các loại thuốc Đông dược đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và theo hướng dẫn của thầy thuốc. ++ Mấy năm gần đây, khi thấy tiêu hoá kém, (tôi vốn tiền sử bị viêm loét dạ dày, viêm hang vị và đại tràng) tôi đi xét nghiệm máu thì thấy men gan tăng cao. Mức tăng cao nhất là : SGOT 250; SGPT 135; A/G 2,36. Đồng thời 2 năm gần đây xét nghiệm siêu vi B, thấy kết quả HBsAg: năm 2006: POSITIVE (1024); Năm 2008 POSITIVE (2912). Siêu âm gan cho kết quả : Echo dày, bờ đều, không có sỏi mật…KL : Gan nhiễm mỡ. Năm năm lại đây tôi bị 2 lần men gan tăng như vậy, BS cho điều trị các loại thuốc về gan thì thời gian men gan xuống lại bình thường. Trong ăn uống tôi đã kiêng cữ nhiều thứ như trứng, mỡ, không uống rượu bia, không thuốc lá, tuy nhiên vì có bệnh viêm xoang mãn tính nên thời gian qua đã dùng nhiều loại thuốc kháng sinh…). Hiện tại thể lực của tôi bình thường, không giảm cân, không chán ăn, tiểu không vàng, nhưng bụng hay đi đầy vì no hơi, khi ăn thức ăn lạ vào thường bị đi lỏng… Vậy xin hỏi BS, tình trạng bệnh gan của tôi như vậy có trầm trọng không? Và tôi phải điều trị bệnh về gan như thế nào, dùng thuốc gì? Bệnh gan của tôi có nguy cơ viêm gan siêu vi B hay không? Nếu có nguy cơ VGSVB tôi phải phòng bệnh như thế nào để bảo vệ gan? Xin cảm ơn sự tư vấn của BS chuyên khoa. Xin cám ơn Đài Tiếng nói VN đã thực hiện chương trình nầy để giúp đở thính giả.(Ngô Vĩnh, 57 tuổi, Nữ, HN, NA) TS Đinh Quý Lan:Viêm gan A không kéo dài. Nếu như bạn nói thì bạn đang bị nhiễm virus viêm Gan B. Cần phải đến bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm HBV DNA. Nếu dương tính, cần điều trị thuốc kháng virus càng sớm càng tốt. ++ Chị tôi bị viêm gan siêu vi B đã lâu và bây giờ bụng thường xuyên lình bình cảm giác khó tiêu. Xin hỏi đó có phải triệu chứng của gan hay không? và xin cho biết nên uống thuốc gì và như thế nào? Cảm ơn bác sĩ!(Trâm, 29 tuổi, Nam, HN, NA) ++ Em bị viêm gan B, đã xét nghiệm máu ở tháng thứ 5 của thai kỳ, kết quả cả HBsAg và HBeAg đều dương tính. Theo khuyến cáo của bác sĩ khám thai thì em không nên cho con bú. Vậy có cách nào để em có thể cho con bú mà không lây nhiễm cho bé không? Em rất buồn và lo lắng.(Bùi Thị Mỹ Hạnh, 24 tuổi, Nữ, HN, NA) TS Đinh Quý Lan:Việc này lệ thuộc vào sức khoẻ của bạn và mức độ bệnh nặng nhẹ - cần tiêm vaccine viêm Gan B cho cháu. Hầu hết các cháu không lây do bú mẹ. ++ Kính gửi quý Báo! Tôi 30 tuổi, bị viêm gan B mạn (VGBM) từ năm 2000 (có HBsAg dương tính và anti HBs âm tính từ đó đến 2007) Bác sĩ không điều trị bất cứ thuốc gì, chỉ theo dõi. Đầu năm 2008 tôi kiểm tra gan có kết quả như sau: HBsAg âm tính, anti HBs dương tính (khoảng 1000 đơn vị quốc tế), HBV-DNA âm tính, men gan bình thường, siêu âm gan cho kết quả tốt. 1- Với kết quả trên, tình trạng bệnh của tôi như thế nào. Có hết hẳn bệnh chưa hay chỉ tạm thời hết bệnh. Virus viêm gan B còn hiện diện trong cơ thể tôi không hay bị đào thải sạch ra bên ngoài rồi ? 2- Có thể giải thích giùm tại sao có anti HBs dương như vậy? Tỉ lệ chuyển đổi anti HBs từ âm sang dương của người VGBM là bao nhiêu phần trăm ? Xin chân thành cám ơn.(Phạm Quốc Trung, 30 tuổi, Nam, HN, NA)TS Đinh Quý Lan:Với kết quả xét nghiệm bệnh đã có, bệnh của bạn đã khỏi hẳn. Tỷ lệ anti HBs từ âm tính sang dương tính thấp, ở Việt Nam chưa có số liệu thống nhất. ++ Được biết sản phẩm Bình can ACP có tác dụng với bệnh viêm Gan. Xin cho biết công dụng của từng thành phần? (Hoài Thanh, 28 tuổi) Bác sĩ Nguyễn Khiêm:Trong Bình can ACP có 3 thành phần: 1- Diệp hạ châu có tác dụng chống virus viêm gan B. ++ Tôi đang có thai được 4 tháng và dự định sẽ tiêm vaccine ngừa viêm Gan B cho bé ngay trong 24h sau khi sinh. Tuy nhiên, tôi có đọc được 1 vài bài báo nói rằng vaccine chỉ có thể ngừa viêm Gan B cho trẻ trong 6 - 7 năm, nhiều nhất là 13 năm, và sau đó trẻ có thể bị nhiễm bệnh dễ dàng hơn. Xin hỏi điều đó có đúng không? Và tôi nên tiêm vaccine ngừa bệnh cho bé vào độ tuổi nào là tốt nhất?(L. T. H, 25 tuổi, Nam, Hà Nội, NA)TS Đinh Quý Lan:Việc sau thời kỳ tiêm chủng vaccine viêm gan B 13 năm cháu có thể mắc bệnh dễ dàng hơn đó cũng chỉ là những nghiên cứu của một số tác giả. Hiện nay chưa có ý kiến chính thức của tất cả các nhà khoa học. Bởi vậy bạn nên tiêm vaccine phòng viêm gan B cho con bạn càng sớm càng tốt và sau 8-10 năm thì tiêm nhắc lại. Điều này đã được chứng minh qua chương trình tiêm chủng mở rộng tại nước ta. ++ Vaccine viêm Gan B có phải được tiêm cho tất cả mọi người, ở mọi độ tuổi không? Có những trường hợp nào không được phép tiêm vaccine này không? Và sau khi tiêm phòng, có phải cơ thể sẽ được bảo vệ 100% trước virus viêm Gan B không?(Hoà Thanh , 25 tuổi, Nam, Hải Dương, NA) Bác sĩ Nguyễn Khiêm:Vaccine viêm gan virus B có thể tiêm phòng cho mọi lứa tuổi. Song tôi rằng tuổi càng cao thì sinh kháng thể chủ động càng thấp, nhất là từ 60 tuổi trở lên. Những người bị dị ứng, phản ứng với các thành phần của vaccine viêm gan B thì không được tiêm chủng. Sau khi tiêm mũi cuối cùng thì kháng thể xuất hiện trên 95% đến 98%. Như vậy có nghĩa là những người đó có kháng thể bảo vệ (phòng được việc lây nhiễm viêm gan B). ++ Chồng tôi bị bệnh viêm gan B, vậy xin bác sĩ cho tôi lời khuyên về chế độ ăn uống và chăm sóc cho người bị bệnh này như thế nào?(Hồng Minh, 29 tuổi, Nữ, Lê Trọng Tấn, Hà Nội, NA)Tiến sĩ Đinh Quý Lan:Chồng bạn bị viêm gan B đang tiến triển trong sinh hoạt và ăn uống, bạn nên chú ý viêm gan B có thể lây qua đường tình dục. Muốn tránh khi quan hệ vợ chồng, chồng bạn cần mang bao cao su. Viêm gan B còn có khả năng lây qua tiếp xúc sinh hoạt (tuy tỷ lệ thấp) ví như ăn uống, dùng bàn chải, dùng áo quần chung... Bạn nên khuyên chồng bạn kiêng sử dụng nhiều thuốc lá, bia rượu, ăn uống nhiều trái cây, nhiều chất đạm, nhiều rau.++ Thưa bác sĩ, hiện nay, con trai tôi mới 1 tháng tuổi. Đến hôm sinh cháu, tôi biết mình bị viêm gan B. Theo tư vấn của 1 bác sĩ, chúng tôi đã tiêm huyết thanh cho cháu bé (28h sau sinh). Bác sĩ này bảo vợ chồng tôi nên tiêm đủ 3 mũi huyết thanh cho cháu bé, mỗi tháng 1 lần, bệnh của bé sẽ khỏi hoàn toàn. Liệu bác sĩ này nói vậy có đúng không ah? Bác sĩ làm ơn cho tôi biết 1 vài địa chỉ đáng tin cậy để tiêm huyết thanh và làm xét nghiệm máu cho cháu được không ah? (Mũi huyết thanh đầu, chúng tôi nhờ bác sĩ đó mua thuốc và tiêm cho cháu ở viện). Chân thành cảm ơn bác sĩ và phòng mạch online.(Lê Thị Thu Phương, 25 tuổi, Nam, Ngõ Gò - Thôn Đông - Xuân Đỉnh - TL - HN, Giáo viên) TS Đinh Quý Lan:Con của bạn đã được tiêm chủng vaccine viêm gan B theo đúng lịch trình, như vậy bạn đã tạo cho con bạn có kháng thể chủ động để phòng viêm gan B. Vậy là có thể yên tâm rồi. Nếu bạn muốn theo dõi cho con bạn bạn hãy đến khoa gan mật của bệnh viên Bạch Mai hoặc trụ sở Hội Gan mật việt Nam (186 A Đội Cấn) để kiểm tra. ++ Tôi được biết có một báo cáo của Mỹ cho rằng trẻ em ko nên tiêm vaccine Viêm gan B trước 7 tuổi, vì nếu tiêm sẽ phá hoại hệ miễn dịch, họ bảo lứa tuổi đó nguy cơ mắc bệnh chưa cao vì chưa giao tiếp xã hội nhiều, nên để đến khi nào lớn hơn, tiếp xúc với môi trường nhiều hơn thì mới tiêm. Ý kiến của các bác sĩ như thế nào về điều này?(Phạm Thanh Giang, 30 tuổi, Nam, HN, NA) TS Đinh Quý Lan:Về việc tiêm phòng vaccine virus viêm gan B cho các lứa tuổi thì trên thế giới và ở nước ta cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng cho đến nay, trong chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng ở Việt Nam vẫn thống nhất chúng ta tiêm cho các trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt. Điều đó đã có hiệu quả cụ thể: Trên các vùng miền tiêm chủng mở rộng tỷ lệ viêm gan virus B giảm hẳn so với các vùng miền không được tiêm, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ em. Như vậy, cần tiêm vaccine viêm Gan B ngay tuổi sơ sinh, càng sớm càng tốt. ++ Viem gan B được điều trị trong thời gian bao lâu thì sẽ khỏi bệnh. Cay chó đẻ có thể chữa khỏi bệnh không?Loại thuốc nào điều trị bệnh là tốt nhất?(Mai Thi Ngoc, 21 tuổi, Nữ, Đà Nẵng, sinh viên)BS Nguyễn Khiêm:Để điều trị viêm gan B mãn tính phải có một thời gian dài từ 6 tháng đến hàng năm. Cây Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) đã được sử dụng làm thuốc từ hơn 2.000 năm nay với tác dụng thanh can minh mục, lợi thuỷ giải độc... Hiện nay, do phát triển của y học, với những nghiên cứu khoa học và thử nghiệm  trên lâm sàng, người ta phát hiện Diệp hạ châu có tác dụng điều trị viêm gan B với kết quả  rất đang khích lệ. Tại Ấn Độ, những thử nghiệm trên lâm sàng với bệnh viêm gan truyền nhiễm bằng một chế phẩm có tên Phyllanthus Amarus đã cho kết quả rất tốt. Sau 30 ngày sử dụng thuốc, 50% những yếu tố lây truyền trong máu của virus viêm gan B đã mất đi, bột Diệp hạ châu cho kết quả tốt với bệnh viêm gan B trong 3 tháng điều trị liên tục. Để trả lời bạn thuốc nao là tốt nhất cũng khó, nhưng xin nêu một số loại thuốc đang được điều trị thông dụng hiện nay: -         Về Tây y: Interferon Alfa, lamivudin, -         Đông y: Bình can ACP, bổ gan thông mật... ++ Tôi xét nghiêm có kết quả HBsAg dương tính, vậy tôi có thể uống loại thuốc gì để điều trị? Nếu uống trực tiếp cây chó đẻ thì có kết quả không?(Trương Thị Hoa, 24 tuổi, Nam, Đà Nẵng, giáo viên)Bác sĩ Nguyễn Khiêm:Điều trị viêm gan B mãn tính có thể dùng thuốc tây y và đông y. Về tây y, bạn có thể dùng thuốc Interferol Alfa, Interferollenkins, Lamivudin... Về đông y, bạn có thể dùng Bình Can ACP, bổ gan thông mật. Về thời gian và cách điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng cây chó đẻ răng cưa với liều lượng 20-40g tươi sắc uống. Bạn cần lưu ý cây chó đẻ răng cưa ở Việt Nam có tới 44 loài (theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ) với các dược tính khác nhau. Vì vậy khi sử dụng bạn phải hết sức lưu ý. ++ Tôi đã xét nghiệm máu, kết quả men gan bình thường và siêu âm màu, Bác sĩ kết luận không có biểu hiện gì bất thường ở Gan. Như vậy có thể không uống thuốc tây nữa đưọc không? hoặc chuyển sang dùng Diệp Hạ Châu chẳng hạn có đưọc không? Vì thuốc tây khá đắt tiền.Vào thời điểm này tôi muốn có con thì có an toàn không?(bích, 32 tuổi, Nữ, sóc sơn-Hn, Nhân viên văn phòng)Bác sĩ Nguyễn Khiêm:Đúng là thuốc tây y rất đắt tiền lại có nhiều tác dụng không mong muốn. Bạn có thể sử dụng cây Diệp hạ châu uống để hồi phục chức năng gan và tăng khả năng giải độc. Hiện chưa có tài liệu nào nói về tác dụng không mong muốn của Diệp hạ châu. Tuy nhiên, để an toàn trong thời kỳ mang thai bạn không nên uống Diệp hạ châu. ++ Kính chào bác sĩ! Em bị viêm gan và điều trị được 9 tháng bằng Lamivudine. Kết quả xét nghiêm mới nhất men gan tăng so với trước lúc điều trị ( trước điều trị ALT=54, AST=39. Sau điều trị ALT =78, AST=53). HbeAg có giảm từ 395 xuống còn 205). Xin hỏi bác sĩ là tình trạng bệnh như vậy có đáp ứng điều trị với thuốc không? Chỉ số HBeAg cho biết điều gì? Khi nào thì biết bệnh vị kháng thuốc? Kính mong bác sĩ hướng dẫn giúp em. Xin chân thành cảm ơn!(Đoàn Quang Hưng, 28 tuổi, Nam, DăkLăk(0936.579.099), Công chức)TS Đinh Quý Lan:Bạn đã được điều trị bằng Lamivudine 9 tháng. Như kết quả xét nghiệm của bạn cho thấy việc đáp ứng điều trị kém, thậm chí men gan tăng so với trước. Điều này cần phải xem xét thêm 3 tháng nữa nghĩa là bạn cần được điều trị Lamivudine trong 3 tháng. Nếu xét nghiệm men gan và virus không có đáp ứng có nghĩa là Lamivudine không có tác dụng, cần thay phác đồ điều trị khác. *Cuộc Tư vấn trực tuyến kết thúc tại đây. VOVNew xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình./. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/tu-van-truc-tuyen-ve-cac-benh-gan-mat-97475.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:57", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:57", "tags": [] }
HPV – virus gây u nhú ở người
HPV lây truyền từ người này sang người khác qua đường tình dục. Điều này có thể xảy ra qua giao hợp hoặc chỉ qua tiếp xúc bộ phận sinh dục.
Virus sinh u nhú ở người (HPV) là virus phổ biến, thường gặp ở cả nam lẫn nữ. Có hơn 100 típ HPV, hầu hết các típ đều không gây ra các triệu chứng đáng chú ý và sẽ tự sạch nhiễm. Trong số các típ HPV, có khoảng 30 típ gây nhiễm vùng sinh dục ở nam lẫn nữ, và một vài típ có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và các chứng bệnh nguy hiểm khác, như mụn cóc (mào gà) sinh dục, ung thư âm đạo và âm hộ. HPV được lây nhiễm như thế nào? HPV lây truyền từ người này sang người khác qua đường tình dục. Điều này có thể xảy ra qua giao hợp hoặc chỉ qua tiếp xúc bộ phận sinh dục.Hầu hết trường hợp nhiễm HPV không có dấu hiệu hay triệu chứng, và vi rút có thể được lây truyền thậm chí khi không có triệu chứng (như là mụn cóc hay những dấu hiện rõ ràng khác).Trong 90% các trường hợp, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ loại thải virus HPV tự nhiên trong vòng 2 năm. Nhiễm HPV ở bộ phận sinh dục phổ biến như thế nào và đối tượng nào thường mắc phải? HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất trên thế giới. Khoảng 630 triệu người (tỷ lệ 1 trong 10 người) bị nhiễm HPV trên toàn thế giới. Như vậy, có ít nhất khoảng một nửa phụ nữ và nam giới đang có hoạt động tình dục mắc phải HPV ở thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Đại đa số phụ nữ - 80 % – cho đến 50 tuổi sẽ bị nhiễm virusnày. Trong số người nhiễm HPV này, khoảng một nửa là thanh thiếu nữ và phụ nữ trẻ 15-24 tuổi đang có hoạt động tình dục. Nhiễm HPV có thể gây tác động gì ? Có hai loại HPV khác biệt: loại có nguy cơ cao và loại có nguy cơ thấp. HPV típ16 và 18 gây: Khoảng 70% ung thư cổ tử cung và tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, âm hộ và âm đạo;  Khoảng 60% ung thư hậu môn HPV típ 6 và 11gây: Hơn 90 các trường hợp mụn cóc (mào gà) sinh dục; Trong một số trường hợp hiếm gặp, HPV típ 6 hay 11 được truyền từ mẹ sang con có thể gây bệnh đa bướu gai hô hấp tái diễn (Recurrent respiratory papillomatosis - RRP), là bệnh lý có những tổn thương lành tính ở đường hô hấp có thể dẫn đến khàn giọng, và trong một vài trường hợp, gây khó thở. HPV típ 6, 11, 16 và 18 cũng có thể gây các xét nghiệm Pap bất thường (xét nghiệm được sử dụng để phát hiện các tế bào bất thường ở lớp biểu mô lót cổ tử cung). Tổ Chức Y Tế Thế Giới ước tính trên thế giới, HPV gây ra 10 triệu trường hợp có tổn thương cổ tử cung mức độ cao, 30 triệu trường hợp có tổn thương cổ tử cung mức độ thấp và 32 triệu trường hợp mới mắc mụn cóc sinh dục mỗi năm. Các típ HPV có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư như thế nào? Nhiễm HPV thường có thể tự khỏi, nhưng một vài trường hợp nhiễm HPV típ nguy cơ cao có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Các tổn thương cổ tử cung bao gồm các tế bào cổ tử cung bất thường và được biết đến với tên Loạn sản trong biểu mô ổ tử cung (cervical intraepithelial neoplasia -CIN).  Có nhiều mức độ CIN khác nhau dựa vào độ nặng của tổn thương: CIN 1 –loạn sản nhẹ bao gồm mụn cóc (mào gà) sinh dục. CIN 2/3 –loạn sản vừa và nặng, theo thứ tự (các tổn thương cổ tử cung mức độ cao hay tổn thương tiền ung thư). Chẩn đoán nhiễm HPV bằng cách nào: Xét nghiệm Pap hoặc phết tế bào cổ tử cung-âm đạo, được dùng để tầm soát những bất thường của cổ tử cung, thường nhận dạng được các bất thường do nhiễm HPV. Bởi vì xét nghiệm Pap không tầm soát trực tiếp HPV, nên kết quả không thể xác định chắc chắn HPV có tồn tại hay không. Có điều trị được bệnh nhiễmHPV không? Thực chất không có liệu pháp điều trị bệnh nhiễm HPV. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị các bệnh liên quan đến HPV. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/suc-khoe/hpv-virus-gay-u-nhu-o-nguoi-104489.vov
{ "published_date": "2024-06-30T11:58:57", "crawled_date": "2024-06-30T11:58:57", "tags": [] }