title
stringlengths
16
145
summary
stringlengths
65
755
content
stringlengths
0
21.3k
url
stringlengths
35
298
metadata
dict
Tuổi trẻ ngành Giao thông tham gia hiến máu tình nguyện
NDO -Sáng 26/3, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Đoàn Thanh niênCục Đăng kiểm Việt Namtổ chức mít tinh kỷ niệm chào mừng 93 năm Ngày Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024) và tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện vì cộng đồng.
Với ý nghĩa “Giọt máu cho đi - Cuộc đời ở lại”, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện vì cộng đồng với niềm tin và hy vọng những giọt máu của thế hệ trẻ sẽ góp phần mang lại sự sống cho những người bệnh đang cần đến máu, để nhiều người không phải chịu nỗi đau mất đi người thân, bạn bè chỉ vì thiếu nguồn dự trữ máu. Kết thúc chương trình, Ban tổ chức cho biết đã thu về 160 đơn vị máu, góp phần cứu chữa cho các bệnh nhân.Bất chấp những thăng trầm, xáo trộn đứt gãy trong hệ thống, đoàn viên thanh niên Đăng kiểm Việt Nam vẫn khẳng định ý thức trách nhiệm của mình với xã hội, với cộng đồng.Anh Nguyễn Giao Linh, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Giao thông vận tải chia sẻ: Trải qua gần 80 năm xây dựng và phát triển, mỗi Đoàn viên, thanh niên và các cấp bộ Đoàn trong toàn ngành Giao thông vận tải đều tự hào về những đóng góp của tuổi trẻ toàn ngành trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.“Những năm qua, hàng loạt những công trình dự án trọng điểm của Ngành đã làm thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông vận tải của đất nước, giúp cho người dân, doanh nghiệp, hàng hóa lưu thông thuận lợi hơn. Truyền thống và lòng tự hào đó sẽ tiếp tục là động lực, là điểm tựa vững chắc để Tuổi trẻ ngành giao thông vận tải thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra trong tương lai”.Anh Lưu Ngọc Tú, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết: Bất chấp những thăng trầm trong nội tại, những xáo trộn đứt gãy trong hệ thống, đoàn viên thanh niên Đăng kiểm Việt Nam vẫn khẳng định ý thức trách nhiệm của mình với xã hội, với cộng đồng, với những hoàn cảnh khó khăn, thiếu may mắn trong cuộc sống.Anh Tuấn Anh (áo xanh ngoài cùng) đăng kiểm viên thực tập tại Trung tâm Đăng kiểm 2906V tham gia hiến máu.Có mặt rất sớm để đăng ký hiến máu, anh Tuấn Anh (27 tuổi, đăng kiểm viên thực tập tại Trung tâm Đăng kiểm 2906V) chia sẻ, đây là lần thứ 3 anh tham giahiến máu tình nguyện.“Sáng nay, 3 dây chuyền kiểm định tại đơn vị vẫn hoạt động để phục vụ người dân có nhu cầu kiểm định xe. Tuy nhiên, lượng phương tiện đến đơn vị đăng kiểm thời điểm này còn thấp nên tôi xin phép lãnh đạo đơn vị được tham gia chương trình, thực hiện hành động ý nghĩa trao đi giọt máu đào của chính mình, hy vọng có thể giúp đỡ những bệnh nhân khó khăn”, Tuấn Anh chia sẻ.Ông Nguyễn Chiến Thắng (áo xanh ở giữa) động viên khích lệ tinh thần thế hệ trẻ ngành đăng kiểm.Tương tự, anh Đặng Hoàng Anh, chuyên viên Phòng Chất lượng xe cơ giới cho hay: “Trao đi giọt máu hôm nay cho những người bệnh đang cần, biết đâu, ngày mai chính mình và người thân của mình cũng sẽ cần đến những giọt máu quý giá của mọi người trong xã hội”.Cám ơn sự đồng hành của Đoàn Thanh niên Cộng sản Bộ Giao thông vận tải, Viện Huyết học truyền máu Trung ương, ông Nguyễn Chiến Thắng, Cục trưởng Đăng Kiểm Việt Nam khẳng định: “Hiến máu cứu người không chỉ cứu tính mạng thể xác người bệnh, mà còn giúp cho tâm hồn chúng ta trở nên mạnh khoẻ, trong sáng, ấm áp. Vì lẽ đó, trong mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn, mọi thách thức, đảng viên, đoàn viên thanh niên Cục Đăng kiểm Việt Nam vẫn quyết tâm duy trì hoạt động thiện nguyện này và hy vọng đây sẽ là địa chỉ tin cậy của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương”.
https://nhandan.vn/tuoi-tre-nganh-giao-thong-tham-gia-hien-mau-tinh-nguyen-post801707.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Giọt máu", "Hiến máu", "Đoàn viên", "ngành Giao thông", "vì cộng đồng", "nhân đạo", "Giọt máu cho đi - Cuộc đời ở lại" ] }
Kiên Giang: Vụ cháy hội trường Thành ủy thành phố Hà Tiên là do chập điện
NDO -Cơ quan chức năngtỉnh Kiên Giangxác định vụ cháy ở hội trường Thành ủy thành phố Hà Tiên vào rạng sáng 1/1 là do chập điện, thiệt hại về tài sản ước khoảng 930 triệu đồng.
Ngày 3/1, Đại tá Nguyễn Nhật Trường, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, ký thông cáo báo chí vềvụ cháy tại hội trường Thành ủy thành phố Hà Tiênvào rạng sáng 1/1.Theo đó, vào khoảng 4 giờ 25 phút, nhận được tin báo cháy xảy ra tại hội trường Thành ủy Hà Tiên (thuộc khu phố 3, phường Đông Hồ, thành phố Hà Tiên), Công an thành phố Hà Tiên phối hợp Đội chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ khu vực tứ giác Long Xuyên, thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Kiên Giang huy động lực lượng xuất 2 xe chữa cháy, 3 máy bơm và 14 cán bộ, chiến sĩ đến ngay hiện trường, nhanh chóng triển khai công tác chữa cháy.Cùng tham gia chữa cháy còn có hơn 100 cán bộ, đội viên thuộc Công an thành phố Hà Tiên, Thành đội Hà Tiên và dân phòng. Đến khoảng 5 giờ 10 phút cùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.Sau khi vụ việc xảy ra, Công an tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân. Kết quả xác định nguyên nhân do chập điện gây cháy. Vụ cháy không gây thiệt hại về người; thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 930 triệu đồng.Hội trường Thành ủy thành phố Hà Tiên có kết cấu nhà cấp 4, được xây dựng vào năm 1988, đã sửa chữa nhiều lần. Lần nâng cấp và sơn gần nhất là vào năm 2020 nhằm phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Tiên.
https://nhandan.vn/post-790453.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Công an tỉnh Kiên Giang", "Nguyễn Nhật Trường", "Hà Tiên", "Phòng Cảnh sát phòng cháy", "Đội chữa cháy", "Chữa cháy và cứu nạn", "Làng tranh Đông Hồ", "Tứ giác Long Xuyên", "Thành đội", "Đội viên", "cháy hội trường Thành ủy", "cháy" ] }
Ngư dân Quảng Ngãi cứu một người nước ngoài trôi dạt trên thuyền buồm
NDO -Chiều 4/6, Đồn Biên phòng Sa Huỳnh thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnhQuảng Ngãicho biết, đơn vị vừa tiếp nhận trường hợp 1 người nước ngoài điều khiển phương tiện thuyền buồm có gắn động cơ bị hỏng máy trôi dạt trên biển do ngư dân huyện Bình Sơnbàn giao.
Sau khi tiếp nhận, Đồn Biên phòng Sa Huỳnh tiến hành thăm khám sức khỏe, kiểm tra các thương tích trên thân thể cho người bị nạn, cung cấp một số thực phẩm thiết yếu, đồng thời hỗ trợ người bị nạn liên lạc với gia đình.Làm việc với Đồn Biên phòng Sa Huỳnh, nạn nhân người nước ngoài cho biết, ông tên là Quinn Richard Anthony (sinh năm 1949), quốc tịch Mỹ.Ngày 5/4, ông Quinn điều khiển thuyền buồm loại 2 thân, có gắn động cơ xuất phát từ đảo Luzon (Philippines) để đến tỉnh Khánh Hoà tham quan, du lịch. Quá trình hoạt động trên biển, do gặp phải thiên tai nên cột buồm bị gãy, động cơ bị hỏng, phương tiện mất quyền điều khiển.Ông Quinn Richard Anthony làm việc với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sa Huỳnh.Trong lúc đangtrôi dạttrên vùng biển tỉnh Quảng Ngãi, khoảng 15 giờ ngày 3/6, ông Quinn phát hiện tàu cá QNg 55766TS đi qua nên vội vã ra dấu hiệucứu nạn.Thuyền buồm của ông Quinn Richard Anthony được ngư dân Quảng Ngãi lai dắt về neo đậu tại cửa biển Sa Huỳnh.Ngay sau đó, các ngư dân đi trên tàu cá QNg 55766TS do ông Trương Khắc Huy, ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng đã tiếp cận lai dắt phương tiện thuyền buồm và người bị nạn vào cửa biển Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh (thị xã Đức Phổ) bàn giao cho Đồn Biên phòng Sa Huỳnh vào tối 3/6.
https://nhandan.vn/ngu-dan-quang-ngai-cuu-mot-nguoi-nuoc-ngoai-troi-dat-tren-thuyen-buom-post812647.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Quảng Ngãi", "cứu một người nước ngoài", "trôi dạt trên thuyền buồm" ] }
Chung tay nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở Trà Vinh
100 gia đình tại hai địa bàn của tỉnhTrà Vinhđã cùng tham gia hoạt động nâng cao nhận thức vềbình đẳng giới. Chương trình có các hoạt động giới thiệu và chia sẻ kiến thức về tầm quan trọng của bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng, phát triển kỹ năng và nâng cao tự tin cho phụ nữ.
Trong hai ngày 29 và 30/5, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các xã Ngũ Lạc (huyện Duyên Hải) và xã Trường Long Hòa (thị xã Duyên Hải) tổ chức sự kiện nâng cao nhận thức vềbình đẳng giớicho các gia đình tại hai địa bàn trên.Đây là một trong những hoạt động tiêu biểu trong giai đoạn II của Dự án phát triển cộng đồng Trà Vinh (CDP Trà Vinh) do Công ty Cổ phần Điện gió 1 Trà Vinh (TWPC) tài trợ và SNV thực hiện từ năm 2023-2026.Bình đẳng giới không chỉ là một vấn đề về quyền con người mà còn là yếu tố then chốt để phát triển bền vững và hòa nhập xã hội. Tại Trà Vinh, mặc dù đã có những tiến bộ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức. Cụ thể như: định kiến giới, bất bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục, y tế và cơ hội kinh tế, đặc biệt là ở các xã có đồng bào thiểu số sinh sống.Với mục tiêu chung tay cùng nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, sự kiện hướng tới ba mục đích.Thứ nhất là chia sẻ công việc nhà. Dự án khuyến khích các cặp vợ chồng chia sẻ công việc gia đình một cách công bằng hơn, giúp giảm gánh nặng cho phụ nữ và tạo điều kiện cho họ có thời gian tham gia vào các hoạt động kinh tế và xã hội.Thứ hai là trao quyền kinh tế cho phụ nữ. Chương trình chú trọng tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế thông qua việc cung cấp kiến thức, kỹ năng và hỗ trợ tài chính cần thiết để họ có thể tự tin tham gia vào thị trường lao động và các hoạt động kinh doanh.Thứ ba là nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương. Mục tiêu là tăng cường hiểu biết về tầm quan trọng của bình đẳng giới và cách thức áp dụng kiến thức này trong đời sống hằng ngày, đồng thời khuyến khích thay đổi thái độ và hành vi về giới trong gia đình và cộng đồng, giảm thiểu phân biệt đối xử.Các em nhỏ tham gia trả lời câu đố vui tại chương trình. (Ảnh: SNV)Với sự tham gia của khoảng 100 gia đình, sự kiện là dịp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, với các hoạt động giới thiệu và chia sẻ kiến thức về tầm quan trọng của bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng, phát triển kỹ năng và nâng cao tự tin cho phụ nữ. Nhiều các trò chơi và hoạt động tương tác cũng đã được tổ chức, thu hút sự tham gia của cả phụ huynh và trẻ em, qua đó góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết trong gia đình, mang lại những bài học và ý nghĩa sâu sắc về bình đẳng giới.Tăng cường bình đẳng giới và trao quyền kinh tế cho phụ nữ là một trong 3 hợp phần chính của dự án CDP Trà Vinh trong giai đoạn II.Tiếp nối sự thành công của giai đoạn I, dự án CDP Trà Vinh tiếp tục được thực hiện với sự hỗ trợ của Công ty Cổ phần Điện gió Trà Vinh 1. Trong giai đoạn này, dự án hướng tới cải thiện sinh kế của người dân địa phương thông qua việc phát triển chuỗi giá trị rau màu và nuôi trồng thủy sản, thúc đẩy sản xuất thông minh và bền vững với khí hậu, hỗ trợ trao quyền kinh tế cho phụ nữ.Dự án được triển khai trong 3 năm, từ 2023 đến 2026, tại các xã Trường Long Hòa, Long Toàn (thị xã Duyên Hải) và xã Ngũ Lạc (huyện Duyên Hải), tỉnh Trà Vinh.“Sự kiện lần này không chỉ nhằm nâng cao nhận thức mà còn hướng đến việc thay đổi tư duy và hành vi trong gia đình và xã hội. Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh vào việc chia sẻ công việc nhà giữa vợ chồng, giúp phụ nữ có nhiều thời gian hơn để tham gia vào các hoạt động kinh tế, từ đó nâng cao quyền năng kinh tế của họ", Tiến sĩ Lê Thị Thu Hường, Quản lý dự án CDP Trà Vinh tại SNV Việt Nam nhấn mạnh. Đại diện dự án mong rằng, sự kiện này sẽ tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững trong nhận thức và hành động của cộng đồng địa phương về bình đẳng giới.Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Châu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Duyên Hải, Hội phụ nữ xã Ngũ Lạc và Trường Long Hòa đã tích cực tham gia vào các hoạt động nâng cao nhận thức về bình đẳng giới thông qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt, chia sẻ kiến thức và các chương trình giáo dục cộng đồng. Đó là: tập trung vào việc khuyến khích các gia đình chia sẻ công việc nhà, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế và xã hội. Những sự kiện thế này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới mà còn hỗ trợ phụ nữ trong việc phát triển kỹ năng, nâng cao tự tin và đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng.
https://nhandan.vn/chung-tay-nang-cao-nhan-thuc-ve-binh-dang-gioi-o-tra-vinh-post811890.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Trà Vinh", "dự án phát triển cộng đồng", "bình đẳng giới", "SNV" ] }
Gần 400 triệu đồng phần thưởng tại giải báo chí về phong trào thanh niên
NDO -Thông tin từ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sáng 10/4 cho biết,Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhinăm 2024 có 2 giải A, 2 giải B, 3 giải C, 10 giải Khuyến khích và 2 giải tập thể. Ngoài tiền mặt, tất cả các giải thưởng đều kèm theo Bằng khen của Trung ương Đoàn.
Đối tượng tham gia Giải thưởng là nhà báo chuyên nghiệp hoặc không chuyên, cộng tác viên, thông tin viên các cơ quan thông tấn, báo chí. Tác phẩm dự Giải cần được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép từ ngày 1/9/2023 đến 31/5/2024.Các tác phẩm gửi dự thi không giới hạn số lượng, thuộc các thể loại: phóng sự, phỏng vấn, bài viết chuyên đề vềcông tác Đoànvà phong trào thanh, thiếu nhi; tác phẩm giới thiệu gương điển hình thanh, thiếu nhi tiêu biểu.Nội dung các tác phẩm cần phản ánh những kết quả của tuổi trẻ cả nước trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, kết quả năm thứ 3 các cấp bộ Đoàn triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027, Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp, Đại hội Hội Sinh viên các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028; không khí, kết quả tổ chức Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029.Tin liên quanChung sức trẻ lan tỏa phong trào tình nguyệnBên cạnh đó, tác phẩm có thể phản ánh kết quả triển khai thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi năm 2023 với chủ đề “Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn”, năm 2024 với chủ đề “Năm thanh niên tình nguyện”; các hoạt động của các cấp bộ đoàn hướng tới kỷ niệm các sự kiện có ý nghĩa trong phong trào thanh, niên tình nguyện, tuổi trẻ cả nước hướng về kỷ niệm các ngày lễ lớn.Cùng với đó là, việc tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường chuyển đổi số trong triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi; vai trò của tổ chức Đoàn trong định hướng, dẫn dắt thanh niên trước các trào lưu, xu hướng mới...Ở mỗi thể loại dự thi (gồm: báo in, báo điện tử; phát thanh và truyền hình), Ban Tổ chức sẽ trao 2 giải A, mỗi giải 30 triệu đồng; 2 giải B, mỗi giải 20 triệu đồng; 3 giải C, mỗi giải 10 triệu đồng; 10 giải Khuyến khích, mỗi giải 5 triệu đồng. Đồng thời, sẽ có 2 giải tập thể dành tặng các đơn vị gửi nhiều tác phẩm dự thi nhất, mỗi giải 5 triệu đồng. Tất cả các giải thưởng đều kèm theo Bằng khen của Trung ương Đoàn.Ban tổ chức tiếp nhận tác phẩm dự thi từ ngày 1 đến 31/5 tới đây tại địa chỉ:giaibaochi.doanthanhnien.vn. Dự kiến, lễ tổng kết và trao Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi năm 2024 sẽ diễn ra vào tháng 6/2024 tạiThủ đô Hà Nội.
https://nhandan.vn/gan-400-trieu-dong-phan-thuong-tai-giai-bao-chi-ve-phong-trao-thanh-nien-post803997.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Trung ương Đoàn", "Giải báo chí", "công tác Đoàn", "phong trào thanh thiếu nhi" ] }
An Giang: Bắt giữ người điều khiển tàu cao tốc gây tai nạn
NDO -Liên quan vụtai nạn đường thủytrên sông Tiền, ngày 22/4, Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã bắt giữ Phan Thành Được để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường thủy".
Trước đó, ngày 19/4, Phan Thành Được điều khiển tàu cao tốc mang biển kiểm soát AG-23338 của Công ty cổ phần du lịch Hàng Châu chở 36 du khách quốc tế trên sông Tiền hướng về thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.Khi tàu cao tốc đến đoạn sông qua xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, lúc ấy, ông Võ Văn Nhân đang điều khiển phà sắt chở 30 hành khách lưu thông trên sông Tiền để cập bến tại xã Vĩnh Xương. Do lái tàu tốc độ cao, nên Được không xử lý được tình huống, dẫn đến mạn trái tàu đâm vào mỏ bàn phà sắt.Vụ tai nạn làm hướng dẫn viên du lịch trên tàu là ông Ab Dol Ro Zad, ngụ thị xã Tân Châu, bị thương nặng; 2 du khách quốc tế trên tàu bị thương nhẹ.Cả 3 được Công ty cổ phần du lịch Hàng Châu đưa đi bệnh viện cấp cứu. Ông Ab Dom Ro Zad đãtử vongdo bị đa chấn thương, mất nhiều máu.
https://nhandan.vn/an-giang-bat-giu-nguoi-dieu-khien-tau-cao-toc-gay-tai-nan-post805950.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Tàu cao tốc", "Sông Tiền", "Lái tàu", "Du khách nước ngoài", "Tai nạn", "Bắt giữ" ] }
Sóc Trăng sẽ tổ chức Tết quân-dân mừng Chôl Chnăm Thmây
NDO -Chiều 22/3, Ban Chỉ đạo Tết quân-dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch Tết quân-dân mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer.
Tết quân-dân năm 2024 với chủ đề “Quân-dân Sóc Trăng mừngChôl Chnăm Thmâynăm 2024” trong 3 ngày từ ngày 12-14/4, tại phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu,tỉnh Sóc Trăng.Dự kiến tại đây sẽ diễn ra các hoạt động tổ chức lao động giúp địa phương và nhân dân, thực hiện các công trình phúc lợi xã hội, như: xây dựng, sửa chữa nâng cấp cầu, đường giao thông nông thôn và phát quang, thu gom rác trên địa bàn.Bên cạnh đó, Ban tổ chức triển lãm trưng bày thành tựu xây dựng nông thôn mới, những đặc sản của địa phương và hội chợ đưa hàng Việt phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân nông thôn.Đặc biệt, các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc như tổ chức xây tặng nhà “Đại đoàn kết”; thăm, tặng quà các cơ sở thờ tự, đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo; tổ chức khám bệnh, cấp thuốc cho các đối tượng gia đình chính sách; trao tặng học bổng, tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.Tại Tết quân-dân còn diễn ra các hoạt động thể dục thể thao, các trò chơi dân gian, tổ chức hội thi các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả, hội thi mâm cơm ngày Tết, tổ chức văn nghệ phục vụ nhân dân.Tết quân-dân là hoạt động được đồng bào các dân tộc ở Sóc Trăng hưởng ứng nhiệt tình.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Vương Quốc Nam - Trưởng Ban Chỉ đạo Tết quân-dân đề nghị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương, tiếp tục tích cực xây dựng các kế hoạch hoạt động, chi tiết, cụ thể.Khảo sát vị trí xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi xã hội. Đặc biệt, làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân nhận thức sâu sắc nội dung, ý nghĩa của hoạt động, thể hiện sự quan tâm chăm lo của các cấp chính quyền và lực lượng vũ trang đối với đồng bào dân tộc Khmer; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời tạo không khí vui tươi, ấm áp, nghĩa tình quân dân.
https://nhandan.vn/soc-trang-se-to-chuc-tet-quan-dan-mung-chol-chnam-thmay-post801131.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Thị xã Vĩnh Châu", "Vĩnh Phước", "Phúc lợi xã hội", "Khmer", "Chôl Chnăm Thmây", "Tết quân-dân" ] }
Hà Nội tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
NDO -Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa ở 6 điểm với 7 trận địa tầm cao kết hợp với tầm thấp, từ 21 giờ đến 21 giờ 15 phút tối 10/10/2024.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).Theo kế hoạch này, Hà Nội sẽ tổ chức 6 điểm với 7 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp.Các điểm bắn pháo hoa gồm:Trận địa số 1 tại quận Hoàn Kiếm (trước trụ sở tòa soạn Báo Hànộimới);Trận địa số 2 tại quận Hoàn Kiếm (trước Bưu điện Hà Nội);Trận địa số 3 tại quận Tây Hồ (tại vườn hoa Lạc Long Quân, trước Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ);Trận địa số 4 tại quận Nam Từ Liêm (tại khuôn viên đường đua F1, phường Phú Đô);Trận địa số 5 tại quận Hai Bà Trưng (đảo Dừa, công viên Thống nhất, phường Lê Đại Hành);Trận địa số 6 tại quận Hà Đông (hồ Văn Quán, phường Văn Quán);Trận địa số 7 tại thị xã Sơn Tây (Thành cổ Sơn Tây).Các trận địa sẽ sử dụng 4.200 quả pháo hoa tầm cao (mỗi trận địa 600 quả) và 630 giàn pháo hoa tầm thấp (mỗi trận địa 90 giàn), bắn trong 15 phút, từ 21 giờ đến 21 giờ 15 phút ngày 10/10/2024.Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì, phối hợp các sở, ngành chức năng của thành phố và ủy ban nhân dân các quận, thị xã bảo đảm các mặt, vận chuyển đạn, pháo, trang thiết bị...; Tổ chức tập huấn và chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự các quận, thị xã thực hành xây dựng trận địa, kết nối pháo hoa và tổ chức bắn pháo hoa theo đúng kịch bản và kế hoạch. Hiệp đồng với Công an Thành phố chỉ đạo công tác tuần tra, canh gác, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn tuyệt đối trước, trong và sau khi bắn pháo hoa tại các điểm bắn...
https://nhandan.vn/ha-noi-to-chuc-6-diem-ban-phao-hoa-mung-70-nam-ngay-giai-phong-thu-do-post806116.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Hà Nội", "70 năm ngày giải phóng thủ đô", "Ngày giải phóng Thủ đô", "bắn pháo hoa" ] }
Nhân viên xe buýt hỗ trợ hành khách gặp vấn đề về sức khỏe
NDO -Trong quá trình chạy xe trên tuyến, đội ngũ nhân viên xe buýt tuyến 89 (Bến xe Yên Nghĩa-Thạch Thất-Bến xe Sơn Tây) đã kịp thời hỗ trợ hành khách đi trên xe gặp vấn đề bất thường về sức khỏe.
Vào hồi 12 giờ ngày 19/3/2024, một hành khách nam tên là N.Đ.N.Khánh, sinh năm 2004, địa chỉ tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai (Hà Nội) lên xe buýt tuyến số 89, tại điểm dừng Bệnh viện Quốc Oai, chiều từ Bến xe Sơn Tây đi Bến xe Yên Nghĩa.Khi xe di chuyển tới đường Đại Mỗ (Hà Nội), thì anh Khánh bỗng dưng bị co giật, ngất trên xe buýt. Hành khách này không có người thân đi cùng.Ngay lập tức, lái xe Trần Ngọc Chi và nhân viên phục vụ Lê Văn Thắng B đang làm việc trên xe đã đưa anh Khánh vào cấp cứu tại Trạm y tế Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).Tin liên quanLái xe buýt Hà Nội tranh tài lái giỏi, an toànXí nghiệp xe buýt nhanh BRT (trực thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội) - đơn vị vận hành Tuyến xe buýt 89 đã khen thưởng, động viên kịp thời đối với lái xe và nhân viên phục vụ đã có hành động hỗ trợ hành khách trên xe khi gặp vấn đề về sức khỏe.Được bác sĩ sơ cứu kịp thời, ít phút sau anh Khánh đã tỉnh táo.Việc làm kịp thời của lái xe Trần Ngọc Chi và nhân viên Lê Văn Thắng B trong lúc hành khách đi xe đang gặp vấn đề bất thường về sức khỏe đã để lại ấn tượng sâu sắc với nhiều hành khách đi buýt.Trong thời gian vừa qua, các Xí nghiệp và Trung tâm trực thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên phục vụ về thái độ phục vụ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, cũng như kỹ năng xử lý các tình huống trên xe, bảo đảm tốt nhiệm vụ phục vụ đi lại của hành khách và nhân dân.
https://nhandan.vn/nhan-vien-xe-buyt-ho-tro-hanh-khach-gap-van-de-ve-suc-khoe-post800747.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "xe buýt", "Tổng công ty vận tải Hà Nội", "Nhân viên xe buýt", "hỗ trợ sức khỏe", "sức khỏe hành khách", "co giật" ] }
Rà soát, ban hành quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy phù hợp
NDO -Nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, ban hành các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật PCCC phù hợp, tiếp cận được đầy đủ yêu cầu đối với từng loại hình để làm cơ sở cho người dân, tổ chức và cộng đồng tuân thủ.
Tin liên quanQuy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu về bảo đảm các điều kiện phòng cháy trong sản xuất, kinh doanhPhòng cháy quan trọng hơn chữa cháyTiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, chiều 19/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự ánLuật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 8, đại biểu Tráng A Tủa (Điện Biên) nêu rõ, công tác PCCC thời gian vừa qua đặt ra nhiều vấn đề, nhất là trong bối cảnh nhiều vụ cháy đã xảy ra, để lại hậu quả nghiêm trọng. Do đó, yêu cầu sửa đổi, xây dựng luật để đáp ứng điều kiện thực tiễn là phù hợp, nhất là trong bối cảnh hiện nay.Đại biểu nhấn mạnh, việc sửa đổi lần này đã bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp thực tiễn, bảo đảm PCCC.Cũng bày tỏ thống nhất với yêu cầu xây dựng luật, đại biểu Lê Kim Toàn (Bình Định) cho biết, hỏa hoạn gây tác hại rất nghiêm trọng, nên luật về PCCC sẽ góp phần bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân, doanh nghiệp, từ đó góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.Đại biểu Lê Kim Toàn (Bình Định) phát biểu. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Đại biểu phân tích, trong giai đoạn hiện nay, phương tiện cháy nổ ngày càng phổ biến nên tác hại càng nghiêm trọng hơn khi xảy ra sự cố và thực tế đã chứng minh.Do đó, việc đề cao công tác PCCC là rất quan trọng. Đại biểu bày tỏ thống nhất cao việc quy định phòng là chính, đề cao phòng và phòng để hạn chế xảy racháy.Trên cơ sở luật hiện hành, đại biểu đề nghị các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, ban hành quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật PCCC, sao cho tiếp cận được đủ yêu cầu đối với từng loại hình. Đại biểu Toàn nhấn mạnh, đây là vấn đề quan trọng, là cơ sở để mỗi người dân, tổ chức và cả cộng đồng tuân thủ theo.Nghiên cứu quy định điều kiện phòng cháy, chữa cháy với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanhQuang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 8. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Ngoài ra, đại biểu Toàn cũng đề nghị nghiên cứu kỹ điều kiện chuyển tiếp để những yêu cầu mới về PCCC khi có hiệu lực thì cần tuân thủ, nhưng với công trình hiện hữu không tuân thủ yêu cầu kỹ thuật PCCC thì cần có lộ trình, bước đi để thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật đó.“Lộ trình ngắn hay dài tùy từng loại hình thì cũng phải xác định. Với nhà ở riêng lẻ của người dân đã xây rồi thì yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn gì, có hạng mục, bước đi hết sức cụ thể như thế nào, hay nhà ở kết hợp kinh doanh hoặc công trình tập trung sâu trong hẻm nhỏ không đáp ứng yêu cầu PCCC thì có áp dụng không”, đại biểu nêu vấn đề.Đối với lực lượng PCCC chuyên trách, đại biểu Toàn nhấn mạnh, cần có chính sách để lực lượng này tiến thẳng lên hiện đại từ hạ tầng PCCC của các đô thị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đến đăng ký các phương tiện hiện đại như máy bay, xe chuyên dụng…, bởi đây là lực lượng gắn liền với khắc phục sự cố, liên quan đến tính mạng, sức khỏe, an toàn của người dân và doanh nghiệp.Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) phát biểu thảo luận. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Chung quan điểm, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần có trang thiết bị phù hợp và ưu tiên đặc biệt cho các thiết bị ưu tiên trong trường hợp cần thiết trong PCCC và cứu nạn, cứu hộ.Đại biểu phân tích, thực tế nước ta hiện nay có nhiều tòa nhà cao tầng tại các đô thị nhưng thang chữa cháy cao nhất chỉ lên đến tầng 17-20, ngoài tầm đó thì khả năng thang tiếp cận khó, hay việc chữa cháy trong ngõ sâu, nhỏ, xe chữa cháy không vào được thì càng cần phải có trang thiết bị phù hợp.Bên cạnh đó, tại Điều 17 về phòng, chống cháy nổ gắn với nhà ở, đại biểu cho biết hiện quy định ở 2 khoản điều này về điều kiện bảo đảm PCCC cho nhà ở kết hợp kinh doanh còn khá chung chung.Do đó, đại biểu đề nghị cân nhắc quy định rạch ròi để phân biệt nhà ở không kết hợp kinh doanh với nhà ở có kết hợp kinh doanh mà có nguy cơ cao (thí dụ kinh doanh vật liệu dễ cháy nổ) và nhà ở có kết hợp kinh doanh thông thường, từ đó có các quy định phù hợp và yêu cầu về quy chuẩn PCCC rõ ràng hơn.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngLiên quan Điều 11 về các hành vi nghiêm cấm, đại biểu cho rằng dự thảo đã liệt kê nhiều hành vi, song đề nghị bổ sung thêm hành vi sản xuất, kinh doanh vật liệu chữa cháy không bảo đảm chất lượng, hay là hàng giả.Về việc huy động các lực lượng tham gia chữa cháy, được quy định từ Điều 25 đến 29 trong dự thảo, đại biểu kiến nghị nên quy định rõ hơn về việc huy động này và đặc biệt nhấn mạnh vai trò người chỉ huy PCCC tại hiện trường, bởi “chữa cháy cũng như đánh trận, nên vai trò của người chỉ huy rất quan trọng trên mặt trận này”.Đánh giá cao người dân dũng cảm tham gia cứu người trong đám cháy như trong các vụ việc vừa qua, song đại biểu đoàn Cần Thơ cũng bày tỏ lo ngại nếu người tham gia chữa cháy không có kỹ năng, hay đánh giá chưa đúng tình hình thì sẽ có nguy cơ “không cứu được người thì đã hại mình”.Do đó, đại biểu kiến nghị nên cân nhắc quy định huy động lực lượng tham gia chữa cháy cho phù hợp và phải tuân thủ chỉ huy của người chịu trách nhiệm ở hiện trường, tránh cản trở công tác PCCC và bảo đảm an toàn.“Cần có quy định rõ hơn về việc ai là người chỉ huy, và người tham gia chữa cháy sẽ tham gia ở mức độ nào. Chúng ta khuyến khích các lực lượng cùng tham gia nhưng cũng nên có hạn chế để vừa bảo đảm an toàn cho các lực lượng đó nhưng cũng vừa không cản trở công tác PCCC tại hiện trường”, đại biểu Hùng nêu kiến nghị.
https://nhandan.vn/ra-soat-ban-hanh-quy-dinh-ve-tieu-chuan-ky-thuat-phong-chay-chua-chay-phu-hop-post815130.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Phòng cháy chữa cháy", "Chữa cháy", "Yêu cầu kỹ thuật", "Đại biểu", "Quốc hội" ] }
Tăng cường hợp tác an sinh xã hội giữa Việt Nam và Bangladesh
Chiều 23/4, tại trụ sở Bảo hiểm xã hộiViệt Nam, đã diễn ra buổi làm việc quan trọng giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Đoàn công tác cấp cao từ Cộng hòa nhân dân Bangladesh.
Buổi làm việc do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chủ trì và có sự tham dự của Bộ trưởng Nội các Bangladesh Mohammad Mahbub Hossain.Tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh, gửi lời chào mừng đến Bộ trưởng Mohammad Mahbub Hossain cùng đoàn đến thăm và trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vựcan sinh xã hộivới Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh ý nghĩa của việc tiếp tục tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực này, đặc biệt là sau chuỗi các hoạt động hợp tác trước đó, như kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và chuyến thăm chính thức Bangladesh của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam vào tháng 9/2023.Tin liên quanTăng cường hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc về lao động và an sinh xã hộiĐồng chí Nguyễn Thế Mạnh cũng nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó và gần gũi giữa hai quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực an sinh xã hội. Hai bên đã có nhiều hoạt động hợp tác chặt chẽ, đặc biệt trong việc trao đổi kinh nghiệm và thực hiện các chương trình hành động cụ thể, tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác cùng phát triển và bảo đảm lợi ích cho người dân và doanh nghiệp của cả hai quốc gia.Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tiếp đoàn công tác. (Ảnh: Tâm Trung)Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chia sẻ, cũng giống như Bangladesh, công tác an sinh xã hội tại Việt Nam được đặc biệt coi trọng, với mục tiêu bảo đảm không để ai bị bỏ lại phía sau, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập từ năm 1995 thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã không ngừng nỗ lực cải cách, đổi mới và phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bền vững, hiệu quả, đáp ứng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh, với độ bao phủ như hiện nay, nhiệm vụ bảo đảm quyền lợi cho người dân là hết sức nặng nề. Theo đó, ngành đang thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho gần 3,4 triệu người. Hằng năm, thực hiện chi trả cho khoảng 174 triệu lượt khám, chữa bệnh, bảo hiểm y tế. “Với việc quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vừa bảo đảm tối ưu hoá hai nguồn quỹ, đồng thời bảo đảm chi trả kịp thời đầy đủ, đúng quy định cho người dân, người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện hiệu quả”, Tổng giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chia sẻ.Đáng chú ý, với xu thế chuyển đổi số trên toàn cầu, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cũng đã diễn ra mạnh mẽ tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhiều giải pháp đồng bộ về ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, đến nay đã cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia của Chính phủ; chi trả lương hưu, chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản ATM của hệ thống ngân hàng... Đặc biệt, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng và đưa vào sử dụng ứng dụng bảo hiểm xã hội số (VssID).“Chỉ bằng một chiếc điện thoại di động, người dân, người lao động, doanh nghiệp dễ dàng tra cứu thông tin, tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều tiện ích giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, tạo bước đột phá ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp DVC trong quá trình chuyển đổi số của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo lộ trình xây dựng Chính phủ số ở Việt Nam”, Tổng Giám đốc nói.Bộ trưởng Nội các Bangladesh Mohammad Mahbub Hossain cùng đoàn công tác tại buổi làm việc. (Ảnh: Tâm Trung)Trong phần phát biểu của mình, Bộ trưởng Nội các Bangladesh, ông Mohammad Mahbub Hossain, đã chúc mừng sự hợp tác tích cực giữa hai quốc gia và thể hiện sự tin tưởng vào việc tăng cường hợp tác để nâng cao chất lượng và hiệu quả của chính sách an sinh xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp của cả hai quốc gia.“Hiện chúng tôi đang thí điểm mô hình an sinh với những bước đi đầu tiên. Chúng tôi muốn thực hiện phát triển nhân rộng ra từng bước một. Trong quá trình này, chúng tôi muốn học hỏi từ những nước khác nhau, những nước bạn bè của Bangladesh, trong đó có đất nước Việt Nam- dựa trên mối quan hệ tốt đẹp lâu đời giữa hai nước và những thành công của Việt Nam trong thực hiện chính sách an sinh xã hội”, ông Mohammad Mahbub Hossain nói.Hai bên đã trao đổi và thảo luận về nhiều nội dung quan trọng trong lĩnh vực an sinh xã hội như bảo đảm thực hiện các chính sách, giải quyết chế độ cho nhóm lao động đặc biệt, triển khai chính sách phát triển kinh tế-xã hội bền vững, và đối mặt với những thách thức trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi một số nội dung lĩnh vực an sinh xã hội. Cụ thể như: Việc bảo đảm thực hiện các mục tiêu chính sách về an sinh xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Giải quyết chế độ cho người lao động đặc biệt là người lao động thuộc nhóm dễ tổn thương,lao động di cưvà lao động phi chính thức; Việc triển khai các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ về bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội bền vững; Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân và phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội; Những thách thức và giải pháp phải đối mặt trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...Kết thúc buổi làm việc, đại diện đoàn Bangladesh cho biết từ những kinh nghiệm thực tế thu được tại Việt Nam sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác quản lý và vận hành hệ thống an sinh xã hội trong nước và giải quyết những khó khăn tương đồng ở cả hai nước; đồng thời, các đại biểu bày tỏ trong tương lai sẽ có nhiều hoạt động tương tự nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm tại hai quốc gia.
https://nhandan.vn/tang-cuong-hop-tac-an-sinh-xa-hoi-giua-viet-nam-va-bangladesh-post806249.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "lao động di cư", "an sinh xã hội", "Việt Nam", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "bảo hiểm xã hội", "Bangladesh" ] }
Anh em sinh đôi đuối nước thương tâm tại hồ tưới cà-phê ở Lâm Đồng
NDO -Anh em sinh đôi sinh năm 2019 cùng nhau đi chơi, đến tối gia đình không thấy hai cháu về nên cùng tỏa đi tìm và phát hiện cả hai tử vong dưới hồ nước tưới cà-phê ở huyện Đức Trọng,tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 9/4, chính quyền xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng cùng một số cơ quan, đoàn thể đã hỗ trợ gia đình bà K.R lo hậu sự cho hai con sinh đôi bịđuối nướcthương tâm.Thông tin ban đầu, chiều 8/4, anh em sinh đôi là K.V và K.T cùng bé 6 tuổi đến chơi tại hồ nước dùng để tưới cà-phê trên địa bàn xã Ninh Gia. Đến tối cùng ngày, gia đình không thấy hai con về nhà nên đã cùng người dân trong xóm tỏa đi tìm. Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, người dân phát hiện hai cháutử vong dưới hồ nước.Theo người dân địa phương, gia đình bà K.R thuộc diện hộ nghèo, chủ yếu sống bằng nghề nông và đi làm thuê; chồng bà K.R cũng đã qua đời cách đây một năm.Hiện cơ quan chức năng địa phương đang xác minh làm rõ nguyên nhân vụ việc.
https://nhandan.vn/anh-em-sinh-doi-duoi-nuoc-thuong-tam-tai-ho-tuoi-ca-phe-o-lam-dong-post803915.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Lâm Đồng", "Đuối nước", "Hồ nước tưới cà phê", "Tập bơi" ] }
Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc
NDO -Ngày 15/4, Bộ Giao thông vận tải đã có công điện yêu cầu các đơn vị, cơ quan trực thuộc có các giải pháp hiệu quả thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông,tạo thuận lợi cho nhân dânđi lại dịp lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè.
Theo đó, tại công điện, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại trong dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4 vừa qua.Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu Cục Đường cao tốc Việt Nam chủ trì, phối hợp các Ban Quản lý dự án rà soát từng vị trí cụ thể, bố trí các vị trí dừng nghỉ tạm với khoảng cách phù hợp, bảo đảm thuận tiện và đáp ứng nhu cầu cho người, phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.“Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn các Ban Quản lý dự án thủ tục cần thiết để đấu nối các vị trí dừng nghỉ tạm với đường cao tốc, bổ sung hệ thống an toàn giao thông để bảo đảm an toàn cho các phương tiện ra-vào các vị trí dừng nghỉ tạm; đồng thời có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phương tiện biết về các vị trí trạm dừng nghỉ, cây xăng trên các tuyến kết nối với đường cao tốc, sử dụng trong thời gian trước mắt”, Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm chỉ đạo.Trạm dừng nghỉ Xuân Khiêm được đầu tư đồng bộ, hiện đại trên đường cao tốc Cao Bồ-Mai Sơn.Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu các Ban Quản lý dự án thực hiện nghiêm việc đấu nối các vị trí dừng nghỉ tạm với đường cao tốc theo đúng quy định, bổ sung hệ thống an toàn giao thông nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các phương tiện ra, vào các vị trí dừng nghỉ tạm.Đồng thời, rà soát các vị trí trạm dừng nghỉ, cây xăng trên các tuyến kết nối với đường cao tốc để có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phương tiện, người tham gia giao thông biết để sử dụng; triển khai, tổ chức vị trí trạm dừng nghỉ đã được bàn giao mặt bằng một phần hoặc vị trí mặt bằng thuận lợi trên dọc tuyến để tận dụng, bố trí ngay bãi dừng đỗ xe và công trình vệ sinh tạm, hoàn thành trước ngày 27/4/2024.Các đơn vị quản lý, vận hành tuyến cao tốc thực hiện tiếp nhận để quản lý, vận hành các vị trí dừng nghỉ tạm bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan và vệ sinh môi trường.Các Ban Quản lý dự án rà soát vị trí trạm dừng nghỉ, cây xăng trên các tuyến kết nối với đường cao tốc để hướng dẫn phương tiện, người tham gia giao thông biết, sử dụng; thực hiện nghiêm việc đấu nối vị trí dừng nghỉ tạm với đường cao tốc đúng quy định, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho phương tiện ra, vào vị trí dừng nghỉ tạm. Các đơn vị tận dụng bố trí ngay bãi dừng đỗ xe và công trình vệ sinh tạm tại vị trí trạm dừng nghỉ đã được bàn giao mặt bằng một phần hoặc mặt bằng thuận lợi trên dọc tuyến, hoàn thành trước ngày 27/4 tới.NGUYỄN DUY LÂM,Thứ trưởng Giao thông vận tảiBộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Công điện số 02/CĐ-BGTVT ngày 4/3/2024 của Bộ trưởng Giao thông vận tải về tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong mùa lễ hội Xuân và năm 2024; Văn bản số 3779/BGTVT-VT ngày 9/4/2024 về tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.Trạm dừng nghỉ Xuân Khiêm được đầu tư đồng bộ, hiện đại trên đường cao tốc Cao Bồ-Mai Sơn.Các cơ quan, đơn vị tổ chức thường xuyên kiểm tra công tác phục vụ vận tải, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024; công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại “đường dây nóng” để tiếp nhận các ý kiến phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông; kịp thời chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết, khắc phục các sự cố, vướng mắc xảy ra.Các lực lượng chức năng phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân và người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, tuân thủ hiệu lệnh và hướng dẫn của lực lượng chức năng; chủ động tham gia giao thông an toàn phòng tránh tai nạn giao thông và thực hiện: “Đã uống rượu, bia - không lái xe”; “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”...
https://nhandan.vn/ra-soat-bo-tri-diem-dung-nghi-tam-tren-cac-tuyen-cao-toc-post804801.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Công điện số 36/CĐ-TTg", "Công điện số 02/CĐ-BGTVT", "Trật tự an toàn giao thông", "Ban Quản lý dự án", "Đường cao tốc", "trạm dừng nghỉ", "thuận tiện cho người dân", "dịp nghỉ lễ 30/4-1/5" ] }
Liên tiếp xảy ra đuối nước thương tâm ở Nghệ An, nhiều trẻ em bị tử vong
NDO -Dù mới bước vào đầu hè nhưng trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên tục xảy ra tai nạn đuối nước thương tâm, khiến nhiều trẻ em, học sinh tử vong.
Khoảng 15 giờ ngày 17/4, sau khi tan trường, một nhóm học sinh lớp 7, Trường trung học cơ sở Nghĩa Thuận (thị xã Thái Hòa) rủ nhau ra khu vực đập Khe Dứa (xóm 2, xã Nghĩa Thuận) chơi. Trong lúc đi men theo mép nước, một em không may bị trơn trượt, sẩy chân. Khi em học sinh này bị rơi, một em học sinh khác đưa tay ra cứu nhưng không thành công, cả hai bị chìm xuống dòng nước sâu.Khi phát hiện bạn mình bịđuối nước, một học sinh khác chạy đi tìm người cứu nhưng lúc người dân đến nơi thì đã quá muộn. Đến khoảng 18 giờ, người dân mới tìm thấy thi thể hai nữ sinh P.T.P.T và Q.T.D.Chiều 6/4, một nhóm học sinh đến khu vực kênh thủy lợi N1 (xã Văn Sơn, huyện Đô Lương) để tắm nhưng một em bị đuối nước, tử vong.Trước đó, chiều 31/3, nhóm học sinh lớp 11, Trường trung học phổ thông Đặng Thúc Hứa rủ nhau vào khe Truống (xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương) tắm. Trong lúc tắm, 3 em bị đuối nước và các học sinh đã tìm cách cứu hộ. Một em may mắn được bạn học cứu vào bờ, thực hiện hô hấp nhân tạo kịp thời nên thoát nạn. Tuy nhiên, hai em khác, hơn một tiếng đồng hồ sau người dân mới tìm thấy thi thể…Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnhNghệ An, đã xảy ra rất nhiều vụ đuối nước thương tâm ở ao hồ, sông, khe suối... khiến nhiều trẻ em, học sinh bị tử vong.Lực lượng chức năng tìm kiếm em học sinh bị đuối nước ở khu vực sông Hiếu (thuộc phường Long Sơn, thị xã Thái Hòa) vào ngày 5/4. (Ảnh: Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Nghệ An)Tại kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa 18, nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 6/7/2023, trả lời chất vấn của đại biểu tổ thị xã Thái Hòa về trách nhiệm, nguyên nhân chính dẫn tới tử vong do đuối nước ở trẻ em là gì và ngành sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh những giải pháp mới nào để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới?Lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An cho biết, trong giai đoạn từ năm2021-6/2023, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 131 trẻ em tử vong do đuối nước. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh có hơn 50 trẻ bị tử vong do tai nạn đuối nước.Theo lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, có nhiều nguyên nhân khiến nhiều học sinh, trẻ em bị đuối nước. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là một bộ phận gia đình lo làm ăn kinh tế, bố mẹ đi làm ăn xa, con cái ở nhà với ông bà, anh chị, do người thân sơ ý, thiếu sự giám sát khiến trẻ bị rơi xuống ao, hồ… dẫn đến đuối nước.Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền cơ sở, trường học chưa thật sự ưu tiên, quan tâm sâu sát, để giúp các em trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước, nhất là về dạy bơi. Tỷ lệ trẻ em chưa biết bơi, chưa được rèn luyện kỹ năng phòng, chống đuối nước còn rất lớn.
https://nhandan.vn/lien-tiep-xay-ra-duoi-nuoc-thuong-tam-o-nghe-an-nhieu-tre-em-bi-tu-vong-post805297.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "đuối nước thương tâm ở Nghệ An", "khiến nhiều trẻ em", "học sinh bị tử vong.", "thương tâm", "thị xã Thái Hòa", "Thanh Chương", "Đô Lương" ] }
Sẽ lấy phiếu đại biểu Quốc hội về quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn
NDO -Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết sẽ thiết kế lấy phiếu ý kiến đại biểu Quốc hội về một phương án đồng ý hay không đồng ý cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe.
Sáng 11/6, tại Phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảoLuật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Quy định về cấm“Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”(khoản 2 Điều 10) là một trong những nội dung lớn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp lần này.Tiếp tục giữ đề xuất cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xeBáo cáo một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, nhiều ý kiến ủng hộ quy địnhcấm tuyệt đối nồng độ cồnkhi lái xe, song một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định có ngưỡng tối thiểu và một số ý kiến khác đề nghị đưa 2 phương án để xin ý kiến đại biểu Quốc hội.Theo cơ quan thẩm tra, tại Kỳ họp thứ 6, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với quy định này và một số đại biểu đề nghị đưa ra mức giới hạn thấp nhất.Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phân tích cụ thể, rõ ràng ưu điểm, hạn chế của mỗi phương án để báo cáo Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan có liên quan.Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới báo cáo tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Hầu hết các ý kiến đều nhất trí và có góp ý cụ thể đối với Phương án quy định cấm “điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” và đã được thể hiện cụ thể tại Báo cáo số 835/BC-UBTVQH15 giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ gửi các đại biểu Quốc hội đầu Kỳ họp thứ 7; không có Đoàn đại biểu Quốc hội nào đề nghị lấy ý kiến đại biểu Quốc hội hai phương án về nội dung này.Trong dự thảo Luật, nếu không tiếp tục kế thừa khoản 6 Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, sẽ làm tăng số vụ tai nạn giao thông, kéo theo làm tăng hậu quả, thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông khác, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, nguồn lực của đất nước, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội; đi ngược lại những cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, gây lãng phí công sức, tiền bạc của Nhà nước và Nhân dân.Do vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho tiếp tục thực hiện quy định cấm“Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.Có ý kiến đề nghị giao Bộ Y tế ban hành quy trình kỹ thuật, định lượng ethanol trong máu đối với các trường hợp không sử dụng rượu, bia mà có độ nồng độ cồn như do bị bệnh dẫn đến tăng chuyển hóa nồng độ cồn nội sinh.Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề xuất bổ sung vào khoản 5 Điều 87 của dự thảo Luật giao cho Bộ Y tế quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu để làm căn cứ xác định trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu có nồng độ cồn do sử dụng rượu, bia hoặc đồ uống có cồn khác.Theo chuyên gia y tế, cồn nội sinh là cồn tự sinh ra trong cơ thể mà không có bất kỳ tác động nào khác bên ngoài, có nồng độ rất thấp mà các phương tiện thông thường kiểm tra nồng độ cồn hiện nay không thể phát hiện được. Thực tiễn, qua hoạt động kiểm tra của lực lượng Cảnh sát giao thông thời gian qua chưa phát hiện trường hợp nào oan sai về nồng độ cồn.Ủng hộ đề xuất của cơ quan tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng thực tế quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe đã phát huy tác dụng, hiện tiếp tục được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều đại biểu thống nhất.Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý một số đại biểu Quốc hội khi phát biểu trên hội trường còn băn khoăn về nội dung này; do đó, đề nghị khi Quốc hội xem xét thông qua luật cần biểu quyết riêng nội dung liên quan quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe.Có chung quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng đề xuất đưa ra biểu quyết riêng và có giải trình đầy đủ, như vậy khi Quốc hội thông qua sẽ tạo tác dụng rất tốt.Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho hay, mặc dù đa số ý kiến đồng thuận nhưng vẫn có 9-10 ý kiến còn băn khoăn, vì vậy nên đưa ra 2 phương án để lấy phiếu ý kiến của đại biểu Quốc hội để tôn trọng dân chủ, ý kiến tập thể.Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho hay sẽ thiết kế lấy phiếu một phương án đồng ý hoặc không đồng ý cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.Đồng thời, có thể thiết kế thêm một số nội dung khác để lấy phiếu nhưng có công văn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi cho các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, yêu cầu Trưởng đoàn tổ chức lấy phiếu tập trung tại đoàn. Căn cứ vào kết quả lấy phiếu thì sẽ báo cáo có biểu quyết riêng hay không.Đề xuất bổ sung quy định xe đưa đón học sinh có thiết bị ghi nhận hình ảnhVề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với xe ô-tô chở học sinh, trẻ em mầm non, Điều 46 dự thảo Luật quy định: Khiđưa đón học sinhtiểu học, trẻ em mầm non phải bố trí tối thiểu 1 người quản lý trên mỗi xe ô-tô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn cho học sinh tiểu học, trẻ em mầm non trong suốt chuyến đi.Trường hợp xe trên 30 chỗ và chở trên 29 học sinh tiểu học và trẻ em mầm non phải bố trí tối thiểu 2 người quản lý trên mỗi xe ô-tô. Người lái xe, người quản lý có trách nhiệm kiểm tra trẻ em mầm non, học sinh tiểu học khi xuống xe; không được để học sinh tiểu học, trẻ em mầm non trên xe khi người lái xe và người quản lý đã rời xe.Lái xe ô-tô đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách.Đồng thời, cơ sở giáo dục phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn khi đưa đón học sinh, trẻ em mầm non; hướng dẫn cho lái xe và người quản lý học sinh, trẻ em mầm non nắm vững và thực hiện đúng quy trình; chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi tổ chức đưa đón học sinh, trẻ em mầm non của đơn vị mình.Báo cáo về nội dung này, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết, căn cứ tình hình thực tiễn trong thời gian vừa qua, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho bổ sung quy định xe ô-tô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non hoặc xe ô-tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh, trẻ em mầm non và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe.Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định bày tỏ ủng hộ đề xuất nêu trên cũng như việc dự thảo Luật quy định cụ thể tiêu chuẩn của xe đưa đón học sinh, người lái xe, người quản lý trên xe và cơ sở giáo dục...Tán thành cao việc quy định chặt chẽ đối với xe ô-tô đưa đón học sinh, trẻ em mầm non, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị bên cạnh quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục, tại khoản 5 Điều 46 dự thảo Luật cần bổ sung quy định trách nhiệm của cơ sở kinh doanh vận tải khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh bằng xe ô-tô.
https://nhandan.vn/se-lay-phieu-dai-bieu-quoc-hoi-ve-quy-dinh-cam-tuyet-doi-nong-do-con-post813765.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ", "lấy phiếu ý kiến", "cấm tuyệt đối nồng độ cồn", "xe đưa đón học sinh", "phiên họp 34", "Ủy ban Thường vụ Quốc hội" ] }
Những “giọt hồng” của lực lượng Công an Ninh Bình
NDO -Nhằm lan tỏa thông điệp "Hiến máu đầu xuân - Nhân lên hạnh phúc'', ngày 29/2, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trìnhLễ hội Xuân hồngnăm 2024 với chủ đề "Giọt hồng Công an Ninh Bình".
Tham gia chương trình có hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên trong và ngoài lực lượng Công an Ninh Bình được khám sàng lọc, có đủ điều kiện, tiêu chuẩnhiến máu. Kết quả, chương trình đã tiếp nhận hơn 200 đơn vị máu.Những đơn vị máu quý giá này sẽ được bổ sung vào nguồn máu dự trữ, kịp thời cấp cứu, điều trị cho những người bệnh có nhu cầu về máu.Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” và xây dựng hình ảnh đẹp của người chiến sĩ Công an Ninh Bình trong lòng nhân dân.Ngay từ sáng sớm, chương trình Lễ hội Xuân hồng năm 2024 "Giọt hồng Công an Ninh Bình" đã nhộn nhịp người đến đăng ký và làm các thủ tục kiểm tra sức khỏe.Thiếu tá Lã Hữu Hưng, Trưởng ban Thanh niên, Công an tỉnh Ninh Bình chia sẻ, mỗi khi ngành phát động tổ chức hiến máu, anh đều tham gia và tích cực vận động anh em trong đơn vị cùng tham gia. Anh cho rằng hoạt động hiến máu tình nguyện có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, lan tỏa sâu rộng tấm lòng nhân ái trong cộng đồng và làm tô thắm thêm hình ảnh người chiến sĩ Công an Ninh Bình “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.Thiếu tá Lã Hữu Hưng, Trưởng ban Thanh niên, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, hằng năm, Công an tỉnh Ninh Bình phát động, tổ chức ít nhất 2 đến 3 đợt hiến máu tình nguyện; nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của cán bộ, chiến sĩ trong các đơn vị, đặc biệt là lực lượng đoàn viên thanh niên với hàng nghìn đơn vị máu.Những năm qua, Công an tỉnh luôn là một trong những đơn vị tiêu biểu của tỉnh tích cực tham gia phong trào hiến máu tình nguyện và đạt được kết quả cao. Đặc biệt, đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyện từ 10 lần trở lên và vận động gia đình, người thân, đồng nghiệp tích cực tham gia, lan tỏa sâu rộng phong trào hiến máu tình nguyện, được tỉnh Ninh Bình và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng Bằng khen.Nhiều tình nguyện viên ở xa, thậm chí là không thuộc lực lượng, sau khi nắm bắt được thông tin đã vượt thời tiết mưa gió, rét để đến đồng hành tham gia hoạt động hiến máu.Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Ninh Bình Bùi Trọng Kỳ, đánh giá, chương trình mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện nghĩa cử cao đẹp của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Ninh Bình.Những giọt máu nghĩa tình đã và đang góp phần chia sẻ khó khăn đối với những bệnh nhân cần máu để điều trị bệnh, góp phần vào việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; đồng thời khơi dậy truyền thống, tình yêu thương con người, tinh thần trách nhiệm của lực lượng công an đối với cộng đồng.
https://nhandan.vn/nhung-giot-hong-cua-luc-luong-cong-an-ninh-binh-post798059.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Công an Ninh Bình", "Giọt hồng Công an", "hiến máu tình nguyện", "hiến máu", "Lễ hội Xuân hồng" ] }
Ngày hội việc làm đầu tiên dành cho lao động nữ
NDO -Ngày 31/3 tại Bắc Ninh diễn ra Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ năm 2024. Sự kiện do Ban Nữ công (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), Tạp chí Lao động và Công đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh phối hợp thực hiện.
Tham dự Ngày hội việc làm có Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu và Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn.Ngày hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng được nhân sự phù hợp, tạo sự kết nối cung - cầu giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh lân cận với lao động nữ.Đồng thời, tư vấn, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho lao động nữ để đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước thay đổi định kiến với các ngành nghề giúp họ có việc làm bền vững, ổn định; tạo cơ hội cho lao động nữ được tham gia các hoạt động như khám sức khỏe, tư vấn làm đẹp…Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại Ngày hội việc làm.Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: thông qua ngày hội, tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động, đặc biệt là lao động nữ.Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức của đoàn viên, lao động nữ về vấn đề chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, sắc đẹp nhằm góp phần xây dựng lực lượng lao động nữ năng động, tự tin, chủ động trong tình hình hội nhập.Ngày hội thu hút đông đảo công nhân nữ tại tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh lân cận.Với chủ đề “Việc làm và sức khỏe cho nữ công nhân”, Ngày hội việc làm có sự tham gia của gần 1.000 người và gần 30 doanh nghiệp. Mỗi đơn vị tham gia có ít nhất một gian hàng để thực hiện các hoạt động tư vấn sức khỏe, làm đẹp, giới thiệu việc làm…Đông đảo lao động nữ tham gia Ngày hội.Tại ngày hội, các lao động nữ có cơ hội tìm kiếm việc làm trong hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng đến từ một số doanh nghiệp lớn, uy tín như: Công ty TNHH KHKT GOERTEK VINA tuyển 1.000 công nhân sản xuất linh kiện điện tử; Công ty TNHH DREMTECH Việt Nam tuyển 2000 công nhân, Tập đoàn Foxconn Hồng Hải tuyển gần 300 nhân viên…Anh Nguyễn Văn Công, phòng Hành chính nhân sự, Công ty TNHH DREAMTECH chia sẻ: Công ty chuyên sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử nên lao động nữ thường sẽ làm việc chăm chỉ, chuyên cần, có trách nhiệm nên đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, lao động nữ cũng gắn bó với công ty lâu dài hơn. "Hiện tại Dreamtech có khoảng 60% số lao động là nữ, chúng tôi hy vọng thông qua Ngày hội việc làm sẽ thu hút và tuyển dụng được mấy trăm lao động nữ", anh Công cho hay.Chị Trịnh Thị Tươi, 44 tuổi làm công ty sản xuất điện tử gần chục năm ở khu công nghiệp Quế Võ 1, đã nhiềulần chuyển công ty nhưng sức khỏe không đáp ứng nên phải tự xin nghỉ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Chị Tươi cho biết sau khi làm các thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp xong sẽtrở về nhà làm ruộng thì nghe tin có Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ nên đã tìm đến đây với mong muốn tìm được việc làm có thu nhập ổn định, công việc phù hợp với sức khỏe.Công nhân nữ nghe tư vấn tại các gian hàng.Còn chị Phạm Thị Lệ 46 tuổi ở Hà Giang, từng làm công nhân một công ty tại Thuận Thành, Bắc Ninhnhưng công ty hết việc, giải thể, nên bị mất việc. Vì còn sức khoẻ, chị vẫn muốn đi làm công nhân bởi thu nhập cao hơn làm ruộng. Tuy nhiên, do tuổi đã lớn, hồ sơ của chị Lệthường bị bộ phận nhân sự “loại từ vòng gửi xe”.Tại Ngày hội việc làm, chị Lệ được gặp trực tiếp doanh nghiệp và tham gia phỏng vấn. "Một số công ty đã hứa sẽ gọi lại cho tôi vào tuần tới để được đi làm", chị Lệ phấn khởi cho biết.Tại Ngày hội, 50 công nhân lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn được tặng quà từ ban tổ chức.Trong khuôn khổ Ngày hội, còn có tọa đàm với chủ đề: “Nhịp cầu lao động: Bảo đảm việc làm, sức khỏe cho lao động nữ”.Trao quà tặng công nhân, lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn.Tại toạ đàm, những chia sẻ của các vị khách mời đã tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về tình hình nhu cầu lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; tình hình việc làm của lao động nữ; những chính sách và chương trình hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lao động nữ tìm kiếm việc làm và phát triển sự nghiệp...
https://nhandan.vn/ngay-hoi-viec-lam-dau-tien-danh-cho-lao-dong-nu-post802440.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "ngày hội việc làm", "lao động nữ", "Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam", "Bắc Ninh" ] }
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải trình các phương án về hưởng bảo hiểm xã hội một lần
NDO -Theo Bộ trưởng, quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần là nội dung nhạy cảm và phức tạp nhất trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), và Chính phủ đã có những tham vấn kỹ lưỡng trước khi đề xuất 2 phương án như trong dự thảo Luật để trình Quốc hội cho ý kiến.
Chiều 27/5, báo cáo giải trình, tiếp thu cuối phiên thảo luận về dự ánLuật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, bảo hiểm xã hội ở Việt Nam còn rất non trẻ (mới 29 năm) trong khi các quốc gia trên thế giới, chính sách này đã được triển khai vài trăm năm.Mặc dù vậy, Việt Nam đã có 8/9 loại hình bảo hiểm xã hội, cơ bản phát triển tốt và phù hợp với thông lệ quốc tế.Bộ trưởng khẳng định, chính sách bảo hiểm xã hội được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các địa phương và được sự ủng hộ của người dân, người sử dụng lao động. Bên cạnh đó là sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ công nhân viên của hệ thống bảo hiểm xã hội.Về một số nội dung đại biểu quan tâm liên quan đến quy địnhhưởng bảo hiểm xã hội một lần, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, đây là vấn đề nhạy cảm nhất trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và cũng là vấn đề phức tạp nhất.Theo Bộ trưởng, cơ sở đã có là Nghị quyết 28 của Trung ương, mục tiêu vừa bảo đảm an sinh xã hội, để khi về hưu đều có lương, có bảo hiểm y tế, nhưng cũng phải quan tâm đến hiện tại của người lao động, do kinh tế khó khăn một bộ phận muốn rút bảo hiểm xã hội một lần.Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội dự phiên thảo luận ở hội trường chiều 27/5. (Ảnh: DUY LINH)Với các mục tiêu đó, Chính phủ đã đưa ra hai phương án (qua nhiều lần tham vấn các tổ chức quốc tế, tổ chức các hội thảo, hội nghị), đến ngày 25/5 vừa qua, Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về nội dung này và thấy rằng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự thảo Luật.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, qua nghiên cứu các ý kiến đề xuất, cũng tính toán đến tích hợp 2 phương án như một số đại biểu phân tích, theo đó người đang đóng được hưởng tiếp nhưPhương án 1; người đóng sau này thì hưởng theoPhương án 2.Tuy nhiên, sau khi xem xét, các chuyên gia nhận thấy, nếu cộng 2 phương án như trên thì "cộng nhược điểm nhiều hơn là cộng ưu điểm". Chính vì vậy, Chính phủ tiếp tục trình Quốc hội đề nghị cho lựa chọn một trong 2 phương án Chính phủ trình."Hơn nữa, từ Kỳ họp thứ 6 đến nay, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã lấy ý kiến tác động rộng rãi, trong đó qua báo cáo của 5 địa phương có tỷ lệ rút bảo hiểm một lần, tuyệt đại bộ phận ý kiến đều chọn Phương án 1, rất ít người đề xuất Phương án 2", Bộ trưởng thông tin thêm.Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ tán thành với ý kiến đại biểu cho rằng, cùng với việc có chính sách hạn chế cho rút bảo hiểm xã hội một lần, chúng ta cần có nhiều giải pháp trong đó có các chính sách hỗ trợ người lao động.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: DUY LINH)Liên quan đến ý kiến đề xuất tăng các chính sách về thai sản, ốm đau..., Bộ trưởng cho rằng rất phù hợp, xác đáng, đúng với thực tế, đúng với nhu cầu và cần phải ghi nhận.Tuy nhiên, theo ông, ngay trong quá trình soạn thảo dự thảo Luật, chúng ta đã đưa rất nhiều chính sách tân tiến hơn, nhiều chính sách tốt hơn so với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Nếu tiếp tục tăng quỹ ốm đau thai sản thì ngân sách hiện nay chưa thể bảo đảm, do vậy trong giai đoạn trước mắt cần bảo đảm hài hòa giữa chính sách, quyền lợi với khả năng cân đối thu-chi của quỹ.Giải trình nội dung liên quan đến mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, Nghị quyết 28 nêu rõ, phấn đấu tới tiến tới bảo hiểm xã hội toàn dân, đa tầng. Nghị quyết 42 cũng nêu đến năm 2030 đạt độ bao phủ là 60%, cho nên việc mở rộng bảo hiểm xã hội là tất yếu.Do vậy, những đối tượng nào đã rõ, đã đủ điều kiện, chúng ta quy định ngay trong luật này. Đối với đối tượng là hộ kinh doanh cá thể, qua lấy ý kiến cho thấy, tham gia bảo hiểm bắt buộc là phù hợp; hơn nữa, trên thị trường lao động linh hoạt, chuyển biến nhanh, một người có nhiều quan hệ lao động khác nhau.
https://nhandan.vn/bo-truong-dao-ngoc-dung-giai-trinh-cac-phuong-an-ve-huong-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-post811365.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Luật Bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm xã hội", "rút bảo hiểm xã hội một lần", "Bộ trưởng Đào Ngọc Dung", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV" ] }
Hà Nội: Bất ngờ bắt được cá sấu ở hồ câu tại Linh Đường
NDO -Trong lúc câu cá tại hồ dịch vụ, cần thủ đã bắt được một con cá sấu. Nhiều người dân chung quanh cho hay, có thể, con vật đã bị xổng ra ngoài sau trận mưa lớn tối 20/4 vừa qua.
Sự việc xảy ra vào sáng hôm qua, 21/4 tại Hà Nội. Cụ thể, vào khoảng thời gian trên, trong khi đang câu cá tại hồ dịch vụ có địa chỉ 26 phố Linh Đường (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai), một cần thủ bất ngờbắt được con cá sấunặng khoảng 6kg.Chủ hồ câu bước đầu cho hay không nuôi thả cá sấu. Rất có thể, cá thể này đã xổng ra ngoài sau trận mưa giông lớn đêm 20/4 và bơi vào hồ câu. “Ngay sau khi bắt được con cá sấu trên người câu đã mang đi bán cho người khác”, chủ hồ câu cho hay.Xác nhận với phóng viên, lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường Hoàng Liệt cho biết đã nắm được thông tin trên; có thể cá thể nàyxổng ra từ một hộ dân nuôi nhốt. Đại diện phường Hoàng Liệt cũng cho biết sẽ tiếp tục kiểm tra, làm rõ.Trước đó, cũng tại Hà Nội, vào tháng 10/2011, một số con cá sấu cũng đã bị xổng chuồng. Cụ thể, chiều 11/10/2011, trong lúc đi câu, một người dân đã bắt được chú cá sấu dài 1m dưới mương nước.Chiều 11/10, trong lúc đi câu ở phố Đại Đồng (Hoàng Mai, Hà Nội), anh Cường bắt được con cá sấu dài 1m đang nấp dưới đám bèo tây rậm rạp. Chủ nhân của những con cá sấu này khi đó cho biết, cá sấu người dân bắt được đều bị xổng từ chuồng nuôi nhà mình.
https://nhandan.vn/ha-noi-bat-ngo-bat-duoc-ca-sau-tai-ho-cau-tai-linh-duong-post805876.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Cá sấu xổng chuồng tại Hà Nội", "Hà Nội", "Hoàng Liệt" ] }
Cửa biển bị bồi lấp, ngư dân lo lắng
Luồng lạch ra vào khu neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á, phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) hiện đang bị bồi lấp nghiêm trọng. Tàu cá công suất lớn khai thác xa bờ hầu như không thể vào cảng; tàu công suất nhỏ thì lo sợ mất an toàn trước mỗi chuyến ra khơi. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế thủy sản của địa phương, mà còn khiến ngư dân lo lắng việc neo đậu tránh trú khi mùa mưa bão đã cận kề.
Là một trong những cửa biển lớn của tỉnh Quảng Ngãi, cửa biển Mỹ Á có dạng vũng kín. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành khu vực neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và các khu dịch vụ hậu cần nghề cá. Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thủy sản vùng cửa biển Mỹ Á, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi quyết định đầu tư khu neo trú tàu thuyền và cảng cá Mỹ Á với tổng diện tích 1,7 ha, sức chứa 400 tàu cá.Năm 2020, sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác, cửa biển Mỹ Á đã thông thoáng, hàng trăm tàu cá công suất lớn đánh bắt vùng biển xa của ngư dân địa phương và các tỉnh lân cận tấp nập ra, vào bến bốc dỡ thủy sản, mua sắm hậu cần để vươn khơi xa.Thời điểm này, cảng cá Mỹ Á luôn sôi động, hậu cần nghề cá phát triển mạnh, tạo đa dạng ngành nghề cho địa phương, mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình, giúp đời sống hàng nghìn ngư dân trở nên khấm khá. Đặc biệt, đến mùa mưa bão, ngư dân rất an tâm đưa tàu cá ra vào cảng neo đậu tránh trú, bảo đảm an toàn.Niềm vui của ngư dân các làng chài Phổ Quang chẳng được bao lâu thì luồng lạch ra vào khu neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á bị bồi lấp ngày càng nặng. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ Trần Ngọc Sang cho biết, nếu như trước đây, luồng lạch ra vào cảng có độ sâu 4m thì hiện tại chỉ còn khoảng 1,8m, vào buổi chiều tối chỉ còn 0,5m nên thời gian qua, có rất nhiều tàu cá ra vào cửa bị mắc cạn, bị sóng đánh chìm gây thiệt hại lớn về tài sản. Trong khi đó, 270 tàu cá có công suất 200CV trở lên của ngư dân Phổ Quang do luồng lạch quá cạn nên không thể vào cảng Mỹ Á, cho nên đành phải di chuyển đến các địa phương khác như Đà Nẵng, Quy Nhơn để bán hải sản và neo trú.Ngư dân Nguyễn Thành Lin, chủ tàu cá QNg 94418TS chia sẻ: “Luồng lạch cảng Mỹ Á bây giờ bị cát bồi lắng nên rất nông. Mỗi khi biển động, ngư dân không dám đưa tàu ra khơi vì sợ tai nạn. Thậm chí, thời điểm này, trời yên, biển lặng, nhưng ngư dân vẫn rất lo lắng khi tàu cá công suất nhỏ ra vào. Dù đã chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, đá lạnh, ngư lưới cụ, lương thực, thực phẩm nhưng tàu của gia đình tôi và những ngư dân khác vẫn phải nằm bờ chờ nước lớn mới ra khơi khiến chuyến biển bị chậm trễ. Thiệt hại đủ đường!”.Dù đang mùa đánh bắt nhưng bến cảng Mỹ Á thưa vắng tàu cập cảng bốc dỡ hải sản.Theo Ban Quản lý cảng cá Mỹ Á, do luồng ra vào cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á bị bồi lấp, nên số lượng tàu cá vào cảng mỗi năm giảm dần. Đơn cử, năm 2023, tàu cá ra vào giảm 1.116 lượt so với năm 2022; 5 tháng đầu năm 2024, chỉ có hơn 1.500 lượt tàu cá ra vào, riêng tàu cá công suất lớn khai thác xa bờ hầu như không vào cảng.Số lượt tàu cá ra vào cảng ngày càng thưa thớt, chủ yếu là tàu công suất nhỏ, cho nên dù đang mùa đánh bắt chính trong năm nhưng hiện tại khung cảnh khu neo trú tàu thuyền và cảng cá Mỹ Á (cảng cá loại 2) khá đìu hiu. Bà Huỳnh Thị Hồng, một thương lái chuyên thu mua hải sản tại cảng cho biết, mấy năm trước, tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân địa phương và ngoại tỉnh cập cảng Mỹ Á rất nhiều.Trên bến, dưới thuyền luôn rộn ràng tiếng nói cười, mua, bán hải sản. Còn bây giờ cửa biển bị bồi lấp, tàu cá công suất lớn đánh bắt dài ngày trên biển không vào được, phải chạy đến các cảng cá khác bán hải sản. Cảng cá Mỹ Á vắng lặng, mỗi ngày chỉ lèo tèo vài tàu cá công suất nhỏ đánh bắt các loài hải sản không có giá trị kinh tế cao, cho nên sản lượng thu mua của các thương lái giảm sút. “Hồi trước, chỉ riêng cơ sở của tôi mỗi ngày bình quân thu mua 40-50 tấn hải sản, nhưng bây giờ, ngày cao nhất cũng chỉ được 5 tấn. Kinh doanh khó khăn, nhưng phải cố cầm cự để trang trải cuộc sống”, bà Huỳnh Thị Hồng chia sẻ.Không chỉ việc thu mua hải sản của các thương lái bị ảnh hưởng mà các nhà máy sản xuất đá lạnh tại khu vực này chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí ngưng hoạt động. Các cửa hàng bán lẻ xăng, dầu, cơ sở sửa chữa tàu thuyền và buôn bán ngư lưới cụ giảm rất nhiều so với các năm trước.Việc luồng lạch ra vào cảng bị bồi lấp nặng nề đã ảnh hưởng lớn đến phát triển ngành thủy sản địa phương. Thu nhập giảm sút khiến đời sống của phần lớn người dân phường Phổ Quang sinh sống bằng nghề biển gặp nhiều khó khăn. Nhiều người phải tìm kiếm việc làm mới để ổn định đời sống.Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phổ Quang Huỳnh Xuân BìnhTheo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ Trần Ngọc Sang, phường Phổ Quang là một trong những địa phương có truyền thống sinh sống bằng nghề biển lâu đời, với số lượng tàu cá đăng ký hơn 400 chiếc, ngư trường đánh bắt rộng lớn. Bám biển mưu sinh đã giúp ngư dân Phổ Quang có cuộc sống đủ đầy, nhiều gia đình vươn lên làm giàu, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tuy nhiên, việc luồng lạch cảng Mỹ Á bị bồi lấp rất nặng khiến ngư dân gặp khốn khó, các dịch vụ hậu cần nghề cá rơi vào cảnh ế ẩm, dẫn đến nguồn vốn hàng trăm tỷ đồng để xây khu neo trú tàu thuyền và cảng cá phát huy kém hiệu quả.Đồng chí Trần Ngọc Sang nhận định, nguyên nhân cảng Mỹ Á bị bồi lấp ngày càng nặng, đặc biệt là khu vực giáp biển, mực nước rất nông là do tác động trực tiếp của bão, triều cường và dòng hải lưu nhưng nhiều năm liền không được nạo vét. Chính quyền thị xã Đức Phổ kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cần quan tâm, xem xét bố trí kinh phí để thực hiện việc nạo vét, khắc phục bồi lấp luồng vào khu neo trú tàu thuyền Mỹ Á và cửa biển Mỹ Á. Qua đó, thúc đẩy kinh tế biển của địa phương phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân.Mới đây, qua kiểm tra thực tế hiện trường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Đức Bình cho rằng, kiến nghị của ngư dân và chính quyền địa phương rất chính đáng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã giao cho các đơn vị trực thuộc phối hợp với địa phương khẩn trương khảo sát cụ thể, chính xác mức độ bồi lấp để lập phương án nạo vét trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xem xét, quyết định.
https://nhandan.vn/cua-bien-bi-boi-lap-ngu-dan-lo-lang-post810344.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Cảng Mỹ Á", "Mỹ Á", "Cửa biển Mỹ Á", "Luồng lạch", "Phổ Quang", "Bồi lấp", "Cửa biển", "Tàu cá", "ngư dân", "bồi lấp", "lo lắng" ] }
Danh tính 11 nạn nhân bị thương vong trong vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn
NDO -Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa ô-tô khách và xe tải xảy ra trong đêm 10/3 trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn qua huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) khiến 2 người tử vong tại chỗ và 9 người khác bị thương.
Trong đêm 10/3, cơ quan chức năng tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả và xác định được danh tính các nạn nhân trong vụ tai nạn nghiêm trọng giữa ô-tô khách và xe tải xảy ra trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn, đoạn qua thôn Sơn Quả, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế).Theo đó, vụ tai nạn khiến 2 người tử vong là đôi vợ chồng trẻ Cụt Văn S. (sinh năm 2004) và chị Cụt Thị Ph (sinh năm 2007), cùng trú huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An).9 người khác trên xe khách bị thương, gồm: Linh Thanh Trung (2 tuổi), Linh Văn Khăm (23 tuổi), Lương Thị Bích (23 tuổi), cùng trú xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An); Cụt Văn Nam (1 tuổi), Cụt Văn Huyên (25 tuổi), Cụt Văn Xuân (27 tuổi), Cụt Văn Xuân (32 tuổi), cùng trú xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn; Lương Thị Khách (24 tuổi) và Cụt Thị Phuôn (27 tuổi), cùng trú xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).Xe ô-tô khách bị hư hỏng hoàn toàn sau khi đâm vào đuôi xe tải. (Ảnh: CTV)Như Nhân Dân điện tửđã thông tin, vào khoảng 19 giờ 40 phút tối cùng ngày, anh Lê Hoàng Quân (sinh năm 1973), trú ở Đắc Lao, Đăk Mil (tỉnh Đắk Nông) điều khiển xe khách biển kiểm soát 51B-261.49 chạy trên tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn theo hướng Quảng Trị vào Đà Nẵng.Khi đến Km58, đoạn qua thôn Sơn Quả (xã phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thì xe khách bất ngờ xảy ra va chạm với ô-tô tải biển kiểm soát 75C-016.91 do anh Phan Đình Thành (sinh năm 1986), trú ở phường An Hòa (TP Huế) điều khiển, đang dừng bên đường theo hướng cùng chiều.Được biết, thời điểm xảy ra tai nạn, xe ô-tô tải 75C-016.91 chạy trước nổ lốp nên dừng khẩn cấp, đúng thời điểm này chiếc xe ô-tô khách chạy phía sau nên bị bất ngờ và tài xế đánh lái lách được phần đầu nhưng phần đuôi va vào xe tải.Vụ tai nạn khiến 2 vợ chồng trẻ người tử vong tại chỗ và 9 người khác bị thương.Trước đó, ngày 18/2, mộtvụ tai nạnnghiêm trọng giữa ô-tô con và xe đầu kéo cũng mới xảy ra tại tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn, đoạn quaxã Phong Mỹ(huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), khiến 3 mẹ con tử vong thương tâm.Nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
https://nhandan.vn/danh-tinh-11-nan-nhan-bi-thuong-vong-trong-vu-tai-nan-tren-cao-toc-cam-lo-la-son-post799474.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "cao tốc Cam Lộ - La Sơn", "tỉnh Thừa Thiên Huế", "tai nạn nghiêm trọng", "cứu hộ cứu nạn", "danh tính các nạn nhân", "huyện Phong Điền" ] }
Trị tận gốc căn bệnh sợ trách nhiệm
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, hoàn thiện đội ngũ cán bộ. Muốn cho Đảng được vững bền, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đến thắng lợi phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, để quét sạch chủ nghĩa cá nhân, diệt trừ tận gốc căn bệnh cá nhân chủ nghĩa là vấn đề không đơn giản bởi lẽ căn bệnh này rất dễ nhiễm, dễ lây lan và khó chữa trị, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó cần quyết tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị cũng như mỗi cá nhân trong xã hội.
Bệnh sợ trách nhiệmlà một trong những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, có nguồn gốc từ chính chủ nghĩa cá nhân. Thực chất của căn bệnh này chính là sợ bị liên lụy, sợ bị quy trách nhiệm, sợ bị ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân. Những người mắc căn bệnh này đã “để chủ nghĩa cá nhân chớm nở”, “họ muốn địa vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm nặng”(1).Chính vì luôn luôn tính toán cho lợi ích cá nhân, bo bo “bảo vệ” lấy cái cá nhân của mình mà mất cả dũng khí đấu tranh, thiếu hẳn “tinh thần trách nhiệm nghiêm túc”, không dám đương đầu trước khó khăn, không dám nghĩ, không dám làm, làm việc cầm chừng cho “đủ bổn phận”, cốt sao không phạm phải khuyết điểm gì lớn; rụt rè, do dự khi giải quyết công việc, không quyết đoán những việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình.Vì sợ bị liên lụy, sợ bị gánh trách nhiệm, sợ bị ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân nên những cán bộ mắc căn bệnh này sẽ tìm đủ mọi cách, viện đủ mọi lý do hợp lý nhất để né tránh, đùn đẩy công việc, thoái thác trách nhiệm cho người khác. Cũng vì sợ trách nhiệm nên thậm chí nhiều cán bộ còn có suy nghĩ làm ít sai ít, làm nhiều sai nhiều, không làm không sai; hoặc, thà không làm và bị phê bình do không nhiệt tình, không có trách nhiệm với công việc còn hơn làm rồi bị gánh trách nhiệm, bị kỷ luật, xét xử, mất cả địa vị và lợi ích, cho nên chọn giải pháp an toàn là không làm, không đề xuất, không quyết, hoặc “đá bóng”, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, bộ phận khác, cơ quan khác,...Điều đáng lo ngại là căn bệnh sợ trách nhiệm đang có chiều hướng diễn ra khá phổ biến và ngày càng gia tăng trong đội ngũ cán bộ, lan rộng ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên phạm vi cả nước, khiến nhiều công việc bị trì trệ, ách tắc, nhiều nguồn lực của đất nước không được phát huy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế-xã hội, kìm hãm tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta.Tin liên quanChấn chỉnh, khắc phục tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệmỞ nhiều nơi, tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm, không dám quyết, đùn đẩy trách nhiệm qua lại giữa các bộ phận khiến nhiều công việc bị đình trệ, người dân và doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Hàng loạt các dự án, công trình đầu tư bị kéo dài tiến độ hoặc bị ngưng trệ chỉ vì chậm được duyệt, cấp phép. Trong lĩnh vực đầu tư công, nhiều công trình trọng điểm bị chậm tiến độ, tốc độ giải ngân tại một số địa phương, bộ, ngành rất thấp...Cũng do cán bộ sợ trách nhiệm, chần chừ, né tránh, không quyết, không làm nên dẫn tới tình trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều địa phương, ngành, lĩnh vực, kể cả những nơi được đánh giá là có thế mạnh, mũi nhọn kinh tế gần như đứng im, thậm chí âm trong quý I/2023 trong khi các nguồn lực, tiềm lực phát triển kinh tế của đất nước hiện còn rất lớn.Đơn cử như trong lĩnh vực y tế, do sợ trách nhiệm, sợ làm sai, sợ bị kỷ luật nên nhiều tỉnh, thành phố, địa phương, cơ sở y tế đã không dám đấu thầu, đấu giá mua sắm thiết bị máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, thuốc, dẫn đến tình trạng rất nhiều cơ sở y tế, bệnh viện, kể cả ở những bệnh viện lớn tuyến đầu bị thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị khám chữa bệnh, nhiều bệnh nhân nặng phải chờ chực dài ngày để được phẫu thuật, chữa bệnh.Có thể thấy căn bệnh sợ trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ hiện nay đã ở mức đáng báo động, nguy cơ gây nên những hệ lụy rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, kìm hãm tiến trình phát triển đất nước mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, tâm tư, tình cảm và niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.Nhận thấy được tính chất nghiêm trọng và mức độ nguy hại của sự gia tăng căn bệnh sợ trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quy định nhằm chỉ đạo xử lý mạnh hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, nhanh chóng đẩy lùi, khắc phục căn bệnh sợ trách nhiệm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của công cuộc phát triển đất nước.Ngày 19/4/2023, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 280/CĐ-TTg về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương, trong đó yêu cầu rõ, phải kiên quyết khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong xử lý công việc, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất, không dám chịu trách nhiệm ở các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, đồng thời tăng cường khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, chủ động sáng tạo vì lợi ích chung theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị trong Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung nhằm đẩy lùi căn bệnh sợ trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý, giải quyết công việc.Ngày 10/5/2023, phát biểu tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải tập trung rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.Nhờ những chỉ đạo tích cực, quyết liệt của Đảng và Nhà nước, đến nay hầu khắp các tỉnh, thành phố, địa phương, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị trong cả nước đã tích cực vào cuộc, triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn, xử lý tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm khi giải quyết công việc, bước đầu đã ghi nhận những chuyển biến tích cực, đặc biệt là đã có những kết quả mới trong việc xem xét, xử lý trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, trong đó có những lãnh đạo cấp cao đã xin từ chức và được Đảng xem xét cho từ chức vì lý do trách nhiệm, nhiều cán bộ đã dần thoát khỏi tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm,... khi thực hiện các nhiệm vụ được giao.Tuy nhiên, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong Hội nghịgiữa nhiệm kỳBan Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thậm chí sợ trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn là vấn đề rất đáng lo ngại, diễn biến phức tạp” gây nhiều hệ lụy xấu. Do đó vẫn cần thiết phải tiếp tục tăng cường tập trung chấn chỉnh, khắc phục nhanh tình trạng này, cho dù để làm được điều đó không phải là việc dễ dàng, đòi hỏi không chỉ sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước mà cả sự đồng lòng, quyết tâm hợp sức của cả hệ thống chính trị, của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương và nhân dân.Để chữa trị tận gốccăn bệnh sợ trách nhiệmnhất thiết phải hướng vào căn nguyên, nguồn gốc của chính nó là chủ nghĩa cá nhân, tăng cường phê phán, đấu tranh, loại bỏ chủ nghĩa cá nhân, tiêu diệt triệt để tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao, phụ trách những lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều cám dỗ vật chất,…Muốn vậy, ngoài việc phải đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững bản lĩnh chính trị, nhân cách, đạo đức cách mạng liêm chính, chí công vô tư,… của đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên; đổi mới chế độ chính sách lương thưởng, đãi ngộ đối với cán bộ, công chức để họ không cần, không muốn phải tham ô, tham nhũng, trục lợi, tư lợi;... thì rất cần thiết phải hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định rõ chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ, công chức tùy theo vị trí công tác và chức vụ đảm nhiệm, đồng thời có chế tài cụ thể, rõ hơn để xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ có những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên, lên trước lợi ích của tập thể, cộng đồng, quốc gia; vì lợi riêng mà né tránh trách nhiệm, không tích cực thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, bê trễ công việc, đùn đẩy trách nhiệm,...Phải quán triệt tinh thần cán bộ càng nắm giữ chức vụ cao càng phải nghiêm khắc, càng đòi hỏi trách nhiệm cao, càng phải nêu gương về sự chủ động tích cực gánh vác trách nhiệm, dám nghĩ dám làm, phát huy cao nhất năng lực, tính sáng tạo, nhiệt huyết vì công việc chung, vì lợi ích và mục tiêu chung của dân tộc...Tăng cường kiểm tra, rà soát, phát hiện và kiên quyết xử lý mạnh tay hơn, thậm chí cho thôi chức vụ, điều chuyển, thay thế đối với những trường hợp cán bộ cố tình né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm, không hoàn thành trách nhiệm được giao theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư: Ai không làm được, không dám làm thì đứng sang một bên để người khác làm. Bên cạnh đó, cũng cần tích cực hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật... để triển khai một cách hiệu quả chủ trương bảo vệ cán bộ năng động, chủ động, tích cực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm... nhằm loại bỏ triệt để tâm lý e ngại, sợ sai, sợ vi phạm quy định, sợ bị kỷ luật mà không dám làm, không dám quyết trong đội ngũ cán bộ. Có như vậy mới góp phần tích cực khai thông được các điểm nghẽn, ách tắc, trì trệ trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hiện nay ở nước ta, tăng cường niềm tin của nhân dân và doanh nghiệp, tạo thêm nhiều điểm sáng mới trong tiến trình phát triển đất nước theo những mục tiêu tốt đẹp mà chúng ta đã đặt ra.________________________(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H,2011, tập 11, tr.605.
https://nhandan.vn/tri-tan-goc-can-benh-so-trach-nhiem-post767341.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "bệnh sợ trách nhiệm", "xây dựng chỉnh đốn Đảng", "Kết luận số 14-KL/TW", "bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo" ] }
Hà Giang nỗ lực triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn
Từ ngày 8 đến sáng 10/6, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có mưa to, đến rất to dẫn đến tình trạng sạt lở đất, ngập úng cục bộ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Các địa phương trong tỉnh đã huy động lực lượng tại chỗ, công an, quân đội thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn và giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Sớm ngày 10/6, nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Lô, sông Miện đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Giang dâng cao, tràn vào các khu dân cư. Cả tám xã, phường đều xảy ra tình trạng ngập úng, nặng nhất là các xã, phường Nguyễn Trãi, Ngọc Hà, Trần Phú, Minh Khai, Phương Thiện.Do thời điểm nước dâng vào sáng sớm cho nên nhiều hộ dân trở tay không kịp khiến nhiều hàng hóa, đồ dùng bị hư hỏng. Anh Nguyễn Văn Tầm, tổ 7, phường Ngọc Hà, cho biết: "Khoảng 5 giờ sáng, khi cả gia đình đang ngủ thì nghe thấy nhiều người trong khu phố hô hoán di dời đồ đạc do nước sông Miện dâng cao. Nước dâng rất nhanh nên gia đình tôi chỉ kịp di dời những vật dụng có giá trị. Còn nhiều giấy tờ quan trọng, đồ dùng sử dụng điện ngập trong nước bị hư hỏng".Còn tại cánh đồng thôn Nà Dọc, xã Phương Ðộ, thành phố Hà Giang, lúa vụ Xuân đã chín. Những ngày vừa qua, mưa kéo dài nên người dân chưa thu hoạch. Sáng 10/6, nước sông Lô dâng cao đã tràn vào đồng ruộng, nhiều diện tích lúa, ngô bị ngập úng.Anh Nguyễn Tiến Dụng, thôn Tha, xã Phương Ðộ cho biết: "Nhà tôi có một sào lúa đã chín, do thời tiết không thuận lợi nên gia đình đợi mấy ngày nữa nắng lên sẽ gặt. Nhưng sáng nay nước sông dâng cao nhấn chìm cả ruộng lúa. Hy vọng nước rút sớm để không bị ảnh hưởng đến năng suất". Chỉ tay sang mấy thửa ruộng bên cạnh, anh Nguyễn Tiến Dụng cho biết, nhiều hộ dân đã gặt từ chiều hôm trước, nhưng chủ quan vẫn để lúa đã gặt ngoài đồng, sáng nay nước dâng cho nên bị trôi mất lúa.Ngay sau khi nhận được thông tin nước dâng cao, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng xuống các điểm trọng yếu để thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn. Chủ tịch UBND thành phố Hà Giang Nguyễn Danh Hùng, cho biết: "Nước dâng cao khi người dân còn đang ngủ, do đó công việc đầu tiên các địa phương triển khai là huy động lực lượng tại chỗ báo thức cho nhân dân biết để chủ động ứng phó, đồng thời hướng dẫn người dân đến nơi trú tránh an toàn, phối hợp cùng với các lực lượng công an, quân đội di chuyển đồ đạc cho người dân, các trường học".Ðại tá Lê Anh Tuấn, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cho biết, khoảng 2 giờ 30 phút sáng 10/6, nhận được thông tin, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã huy động gần 300 cán bộ, chiến sĩ và hàng chục ô-tô, thuyền máy đến các điểm ngập sâu trên địa bàn ba phường Ngọc Hà, Nguyễn Trãi, Minh Khai để đưa người dân đến nơi an toàn, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả.Thượng tá Phan Minh Học, Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Hà Giang cho biết: "3 giờ sáng, gần 100 cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đến các điểm ngập lụt nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Giang. Chúng tôi đã sử dụng các phương tiện chuyên dụng để đưa người dân đến nơi an toàn, giúp di chuyển đồ đạc. Tại khu vực Bệnh viện Lao và Phổi, giáp sông Lô, thuộc phường Minh Khai, nước chảy mạnh, dâng nhanh khiến gia đình anh Khiết, chị Giang cùng hai con nhỏ không kịp thoát ra ngoài, phải lên gác xép. Nước dâng lên đến nửa nhà, tình thế rất nguy hiểm, tôi cùng anh em trong đơn vị khi nắm bắt thông tin đã bơi thuyền tiếp cận ngôi nhà, trèo lên phá mái nhà để đưa 4 người trong gia đình đến nơi an toàn".Ðến chiều 10/6, các điểm ngập úng trên địa bàn thành phố Hà Giang nước rút dần. Các xã, phường cử lực lượng xuống phối hợp với người dân quét dọn đường phố, bảo đảm vệ sinh môi trường sau ngập úng. Ðồng thời cử cán bộ xuống các hộ dân bị ngập úng kiểm đếm thiệt hại, tuyên truyền người dân tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động ứng phó thiên tai.Không chỉ ở thành phố Hà Giang, các địa phương trong tỉnh cũng xảy ra tình trạng sạt lở đất, ngập úng gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân. Có 3 người chết tại các huyện Hoàng Su Phì, Quản Bạ, nguyên nhân do bị lũ cuốn trôi, bị đất đá vùi lấp do sạt lở đất. Chính quyền đã huy động lực lượng tìm kiếm nạn nhân, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kinh phí cho các gia đình có người bị nạn.Cơ sở hạ tầng giao thông được ghi nhận thiệt hại nặng nề, hàng chục tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên xã trên địa bàn toàn tỉnh bị sạt lở, ngập úng, hư hỏng với khối lượng đất đá lên đến hàng chục nghìn mét khối. Ðiển hình như tại huyện Mèo Vạc, tuyến đường từ Quốc lộ 4C xuống điểm du lịch lòng hồ thủy điện Nho Quế và đi 3 xã biên giới Sơn Vĩ, Thường Phùng, Xín Cái vẫn đang tiếp tục bị sạt lở, đường hư hỏng nặng do nước suối chảy xiết.Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cù Duy Man cho biết, có những điểm mới thông đường mấy hôm trước, mưa lớn lại tiếp tục xảy ra tình trạng đất đá sạt lở gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Sở Giao thông vận tải khuyến cáo người dân, các chủ phương tiện khi di chuyển qua các tuyến đường cần phải theo dõi, quan sát và chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Hiện tại, các địa phương huy động máy móc, nhân lực để san gạt, tu sửa những điểm sạt lở, hư hỏng nhằm thông các tuyến đường trong thời gian nhanh nhất.
https://nhandan.vn/post-813715.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Sông Miện", "Sông Lô", "Hà Giang", "Cứu hộ", "Cứu nạn", "Sạt lở đất" ] }
[Ảnh] Những bóng hồng tham gia Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Nổi bật trong đoàn diễu binh Tổng duyệt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), những bóng hồng trong khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.
Sáng 5/5, tại sân vận động Điện Biên (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) diễn ra buổi Tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.Trong buổi Tổng duyệt hợp luyện diễu binh, diễu hành dịp lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, những "bóng hồng" của khối Quân đội, Công an gây ấn tượng với ngoại hình tươi tắn và các động tác điều lệnh nhanh, mạnh, dứt khoát.Khối nữ Quân y tham gia buổi Tổng duyệt diễu binh, diễu hành tại sân vận động tỉnh Điện Biên sáng 5/5.Cùng với đội ngũ thầy thuốc Quân y, các nữ sĩ quan Quân y ra sức học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, tham gia cấp cứu, điều trị thương, bệnh binh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội và Nhân dân.Các nữ sĩ quan Quân y góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ và các cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, bảo vệ Tổ quốc xứng đáng với lời Bác Hồ dạy “Lương y như từ mẫu”.Nét mặt rạng ngời của các nữ quân y trong buổi Tổng duyệt.Khối nữ Lực lượng gìn giữ hoà bình của Quân đội Nhân dân Việt Nam.Hành trình 10 năm xây dựng, trưởng thành, Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam luôn quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.Lực lượng gìn giữ hòa bình góp phần khẳng định Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, để lại nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam với bè bạn năm châu, đồng nghiệp quốc tế.Khối nữ du kích các dân tộc Tây Bắc cũng gây ấn tượng mạnh cho người xem bởi vẻ tươi tắn.Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nữ Dân quân các dân tộc Tây Bắc không quản ngại gian khổ, hy sinh, tích cực tham gia kháng chiến, chăm nuôi bộ đội, thương binh, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, làm đường giao thông…Khối nữ Du kích miền Nam.Hình ảnh những “Cô Ba dũng sĩ” cổ đeo khăn rằn, đội nón tai bèo, bám xóm, bám ấp, đánh giặc mọi lúc, mọi nơi, căng kéo, phân tán địch ra nhiều nơi, góp phần cùng với quân, dân cả nước làm nên Chiến thắng Điện Biên "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".Khối nữ Cảnh sát giao thông diễu hành qua khán đài.Nét mặt rạng ngời của các nữ cảnh sát giao thông trong ngày Tổng duyệt.Các nữ chiến sĩ Cảnh sát đặc nhiệm có vẻ ngoài trẻ trung cùng sự rắn rỏi, tự tin.Để đứng trong hàng ngũ của Cảnh sát đặc nhiệm, cũng giống như nam giới, các cô gái phải trải qua những khóa huấn luyện kỹ, chiến thuật chuyên ngành với vô vàn khó khăn, thử thách.Khối nữ quân y gây ấn tượng mạnh cho người dân khi diễu hành qua các tuyến phố.Vẻ rạng ngời của Đội Quân nhạc nữ trên đường phố Điện Biên Phủ sáng 5/5.
https://nhandan.vn/anh-nhung-bong-hong-tham-gia-tong-duyet-dieu-binh-ky-niem-chien-thang-dien-bien-phu-post807928.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ", "Diễu binh", "Điện Biên Phủ" ] }
Thông báo của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minhvừa gửi thông báo để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội, nhân dân và người nước ngoài biết:
Trong các ngày nghỉ lễ nhân dịp 30/4, 1/5, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ nhân dân và khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh các ngày 27/4, 28/4, 30/4 và ngày 1/5 (thời gian từ 7 giờ 15 phút đến 11 giờ). Ngày 29/4 (thứ hai) không tổ chứclễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
https://nhandan.vn/thong-bao-cua-ban-quan-ly-lang-chu-tich-ho-chi-minh-post806846.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Ban quản lý di tích", "Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh", "lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh" ] }
Đầu tư đồng bộ các hạng mục trên tuyến cao tốc qua Thanh Hóa
Tuyến đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông đoạn qua tỉnh Thanh Hóa dài gần 100 km hiện đã hoàn thành và đưa vào khai thác, rút ngắn đáng kể thời gian đi lại từ Hà Nội đến Thanh Hóa, Nghệ An. Hiện nay, các đơn vị đang huy động nhân lực, phương tiện, tập trung hoàn thiện các hạng mục để kết nối đồng bộ mạng lưới giao thông.
Theo kế hoạch, cuối tháng 3 này, nút giao Đồng Thắng trên tuyến cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 sẽ hoàn thành, chuẩn bị đưa vào khai thác, kết nối với tuyến đường địa phương, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội.Chuẩn bị khai thác nút giao Đồng ThắngĐể từng bước đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, tạo thuận lợi kết nối giữa các huyện Yên Định, Thiệu Hóa với Hoằng Hóa, Hậu Lộc,… với các tuyến đường ven biển, Quốc lộ 10, Quốc lộ 1 với Quốc lộ 45 và đường bộ cao tốc bắc-nam, thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại-dịch vụ, du lịch, dịch vụ logistics trong khu vực.Tỉnh đã lập dự án đầu tư đường nối Quốc lộ 1 với Quốc lộ 45 kết nối với nút giao Thiệu Giang (huyện Thiệu Hóa) với tổng mức đầu tư 1.420 tỷ đồng. Cùng với đó, tỉnh cũng đầu tư dự án tuyến đường nối thành phố Thanh Hóa với Cảng hàng không Thọ Xuân kết nối với nút giao Đồng Thắng (huyện Triệu Sơn) với tổng mức đầu tư 3.567 tỷ đồng, kế hoạch hoàn thành năm 2023. Việc đầu tư các nút giao đã giúp khu vực thành phố Thanh Hóa và các huyện phía tây của tỉnh dễ dàng kết nối với tuyến cao tốc.Giám đốc Ban điều hành dự án đường cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 (Ban Quản lý dự án Thăng Long) Lương Văn Long cho biết, nút giao Đồng Thắng đang được các đơn vị nhà thầu gấp rút thi công, phấn đấu hoàn thành toàn bộ các hạng mục trước ngày 31/3 để đưa vào khai thác. Nút giao Đồng Thắng có tổng mức đầu tư hơn 165,8 tỷ đồng, được khởi công ngày 22/8/2023. Đến nay, phần cầu vượt nút giao qua tuyến chính đã hoàn thành; nhà thầu đang triển khai thi công hạng mục lan can thép.Riêng phần đường, các đơn vị đã hoàn thành toàn bộ khối lượng nền, móng các nhánh tại nút giao Đồng Thắng và đang triển khai thi công hoàn thiện lớp mặt đường bê-tông nhựa và mặt bê-tông xi-măng trạm thu phí. Các hạng mục như an toàn giao thông, điện chiếu sáng đang triển khai thi công lắp biển báo, rào chắn, cột điện và dự kiến hoàn thành trước ngày 30/3 tới.Theo ông Long, dự án đường cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 có bảy nút giao liên thông; trong đó, hai nút giao Thiệu Giang và Đồng Thắng do tỉnh Thanh Hóa đề xuất và được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận bổ sung để phát huy cao nhất lợi thế tuyến đường bộ cao tốc bắc-nam. Tuy nhiên, tại thời điểm thông xe dự án vào ngày 30/4/2023, hai nút giao Thiệu Giang và Đồng Thắng chưa thi công xong nên không thể đưa vào sử dụng đồng thời. “Đây là hai nút giao của giai đoạn hoàn thiện dự án (giai đoạn 2), do còn nguồn vốn dư giải phóng mặt bằng nên tỉnh Thanh Hóa đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cho phép đầu tư trước nhằm kết nối đồng bộ các trục chính giao thông hướng về thành phố Thanh Hóa và các huyện lân cận”, ông Lương Văn Long nhấn mạnh.Ông Phạm Văn Hiền, chỉ huy thi công hạng mục nút giao Đồng Thắng (Công ty cổ phần Xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam) cho biết, tuy khởi công từ tháng 8/2023, song thực tế thi công chỉ hơn 5 tháng, mất khoảng ba tháng không triển khai được do một số yếu tố khách quan như khan hiếm nguồn vật liệu, thời tiết không thuận,… Hiện tại, nhà thầu còn khối lượng thảm bê-tông nhựa khoảng 7.000 tấn, dự kiến trong một tuần thảm xong và hoàn thành trước ngày 30/3.Xây dựng trạm dừng nghỉ tạmThực tế tại các dự án thành phần đường cao tốc bắc-nam vừa đưa vào vận hành, khai thác thời gian qua, ngoài dự án đường cao tốc Cao Bồ-Mai Sơn, các dự án thành phần khác đều chưa bố trí trạm dừng nghỉ cho người dân dừng lại nghỉ ngơi, ăn uống nhẹ, đi vệ sinh hoặc đổ xăng và thực hiện các dịch vụ bảo trì, sửa chữa xe. Các làn dừng khẩn cấp bố trí trên tuyến không cho phép dừng đỗ xe, chỉ được dừng trong trường hợp cần thiết, khẩn cấp. Tuyến đường dài hàng trăm ki-lô-mét nhưng không có trạm dừng nghỉ khiến lái xe và người đi đường không có điểm nghỉ ngơi, gây rất nhiều khó khăn cho người và phương tiện lưu thông.Trước nhu cầu thực tế của người dân, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo chủ đầu tư triển khai đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ tạm thời nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Trên tuyến cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45, ngay từ dịp Tết Dương lịch vừa qua, chủ đầu tư đã cho xây dựng tạm hệ thống nhà vệ sinh ở hai bên tại Km 329+700, đoạn qua địa phận xã Đông Hòa (huyện Đông Sơn) để phục vụ người dân. Các hạng mục phụ trợ của công trình gồm đường lên xuống, các dãy nhà lợp mái tôn phục vụ lái xe nghỉ ngơi ăn lót dạ, có hệ thống điện chiếu sáng, khu nhà vệ sinh nam nữ riêng biệt, bồn rửa tay,…Tuy chỉ là điểm dừng nghỉ tạm, song mỗi ngày trạm vẫn đón hàng trăm lượt xe tải, xe container và ô-tô du lịch lưu thông hai chiều bắc-nam ghé vào, có thời gian nghỉ ngơi nhằm bảo đảm sức khỏe tốt hơn để tiếp tục hành trình. Theo ông Lương Văn Long, nguồn vốn xây dựng trạm dừng nghỉ tạm được trích một phần từ nguồn ngân sách để san lấp mặt bằng, xây nhà vệ sinh và một số hạng mục khác. Sau này, khi triển khai xây dựng trạm dừng nghỉ chính thức, nhà đầu tư có thể tận dụng được các hạng mục nêu trên.Về lâu dài, tại địa điểm này, Cục Đường bộ Việt Nam đã phê duyệt xây dựng dự án trạm dừng nghỉ Km329+700, giá trị sơ bộ gần 200 tỷ đồng. Trong đó, trạm bên phải tuyến có diện tích gần 40.000m2, trạm bên trái tuyến có diện tích hơn 32.400m2. Các hạng mục dự kiến xây dựng gồm: Công trình dịch vụ công, cung cấp các dịch vụ miễn phí (bãi đỗ xe, khu vệ sinh, khu vực trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông,…); công trình dịch vụ thương mại (phục vụ ăn uống, giới thiệu và bán hàng hóa, trạm cấp nhiên liệu, trạm sạc xe điện, xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện); công trình bổ trợ là biểu trưng của địa phương hoặc của trạm dừng nghỉ,...Trong quyết định phê duyệt 36 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc bắc-nam phía đông từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Cà Mau, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đến nay mới có bảy trạm được đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư một phần; ba trạm đang triển khai đầu tư xây dựng, còn lại 26 trạm chưa đầu tư. Trong số này, trạm dừng nghỉ có quy mô lớn nhất lên đến hơn 13 ha mỗi bên; quy mô nhỏ nhất khoảng 2,5 ha mỗi bên.
https://nhandan.vn/dau-tu-dong-bo-cac-hang-muc-tren-tuyen-cao-toc-qua-thanh-hoa-post801775.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "hoành thành hạng mục", "đồng bộ kết nối giao thông", "gấp rút thi công nút giao", "đầu tư trạm dừng nghỉ" ] }
Tháo gỡ những nghịch lý khi xây nhà ở xã hội
NDO -Nhà ở xã hội là mô hình kinh doanh không còn xa lạ trên thị trường bất động sản hiện nay. Nhu cầu mua nhà ở xã hội rất lớn, bởi đây sản phẩm nhằm biến ước mơ sở hữu nhà của người lao động thu nhập thấp thành hiện thực. Tuy nhiên, giấc mơ này lại bị “trói buộc” bởi những điều kiện và chính sách không thu hút được nhà đầu tư lẫn người mua.
Thúc đẩy chính sách phát triển nhà ở xã hội, không chỉ giải quyết nhu cầu nhà ở hiện nay mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh xã hội, chiến lược, mục tiêu phát triển của quốc gia. Song, nhà ở xã hội dần bị “nguội lạnh” trong thời gian vừa qua dù có nỗ lực thay đổi về chính sách, nhưng nhiều dự án vẫn nằm đợi trên bàn giấy và giá bán cũng như chính sách chưa thật sự hấp dẫn.Chủ doanh nghiệp chật vậtlàmnhà ở xã hộiHiện nay, nhà ở xã hội là mô hình nhà ở đang nhận nhiều được sự quan tâm từ các bên liên quan. Ngoài các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, hiện nay,Ngân hàng Nhà nướcđang triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng với lãi suất thấp hơn 1,5 - 2% lãi suất cho vay trung và dài hạn trên thị trường, để cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.Tuy nhiên, khi nhắc đến việc đầu tư vào nhà ở xã hội, nhiều nhà đầu tư và các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản đều tỏ ra không mặn mà.Theo Bộ Xây dựng, trên địa bàn cả nước tính từ năm 2020 đếnnay, diện tích đất phát triển nhà ở xã hội tăng từ 3.359ha lên 8.611ha, trong khi đó, yêu cầu đặt ra là 12,5 triệu m2(là 12.500 ha); như vậy nhà ở xã hội mới chỉ đạt được 38% nhu cầu hiện nay.Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng: Có 2 nguyên nhân chính khiến cho các chủ đầu tư lo ngại trong thời điểm hiện nay là thủ tục và biên độ lãi.Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.Việc giới hạn biên độ lãi suất cho nhà ở xã hội là 10% là không hợp lý, do hầu hết các dự án này đều dựa vào vốn vay lớn. “Thủ tục rườm rà và thời gian thẩm định kéo dài dẫn đến thời gian trả lãi ngân hàng cũng tăng lên, đó là những rào cản lớn khiến cho thị trường này đang dậm chân tại chỗ”, ông Nguyễn Văn Đính nói.Ông Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khi chia sẻ về vấn đề này, đã nhấn mạnh yếu tố Nhà nước cần điều tiết qua công cụ thuế, thông qua việc cho phép hạch toán các chi phí hợp lý vào trong giá thành thì sẽ giúp các doanh nghiệp không bị lỗ khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và có lãi định mức 10% đúng nghĩa của nó để doanh nghiệp vào cuộc để làm.Ông cũng cho rằng, Nhà nước phải tham gia hỗ trợ bằng chính sách pháp luật, về đất đai, về nguồn vốn cho vay ưu đãi để doanh nghiệp được hưởng lãi thực sự...Ước mơ xa vời của người lao động thu nhập thấpChính sách vay để mua nhà ở xã hội đã thiết lập được những đối tượng được ưu tiên hỗ trợ vay vốn. Tuy nhiên, chính khách hàng là nguồn sống của các dự án nhà ở xã hội cũng bế tắc, bởi không chỉ các thủ tục thẩm định vay mà còn chính mứclãi suấtcao chưa hợp lý.Chia sẻ thêm với phóng viên, ông Nguyễn Văn Đính cũng bày tỏ thêm, nguồn sống của chủ đầu tư nhà ở xã hội là người mua hàng cũng gặp khó, theo đó, “đối tượng khách hàng làcông nhân, viên chức với mức lương dưới 10 triệu đồng.Việc trả lãi lên đến 7,5% một năm với con số tiền tỷ để mua nhà rõ ràng đây là gánh nặng hàng tháng vượt quá thu nhập.Theo số liệu gần đây,tại Hà Nội, chỉ vỏn vẹn 3 dự ánnhà ở xã hội, có tổng 1.700 căn đáp ứng 9%; Thành phố Hồ Chí Minh 7 dự án, 4.996 căn đáp ứng 19%...Một số địa phương thậm chí còn không có dự án nhà ở xã hội khởi công trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay; như:Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng...Một số chuyên gia kinh tế nhận xét: Về lãi suất thì hiện nay, ngoài việc áp dụng lãi suất vay tuy là ưu đãi nhưng vẫn cao hơn nhiều so với lãi suất huy động, bên cạnh đó, thời gian áp dụng ưu đãi còn ngắn.Nhà ở xã hội Trung Văn thuộc phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang hoàn thành nốt các hạng mục phụ.Thí dụ như các ngân hàng thường áp dụng ưu đãi tối đa 24 đến 36 tháng cố định, sau thời gian đó sẽ thả nổi làm tăng áp lực trả nợ của người đi vay.Được biết, hiện nay, việc các ngân hàng áp dụng thời gian ưu đãi ngắn, sau thời gian ưu đãi thì áp dụng lãi suất thông thường sẽ rất áp lực cho người đi vay.Còn về chính sách cho vay mua nhà ở xã hội nhưng điều kiện cho vay vẫn như các khoản vay mua nhà thông thường, dẫn đến nghịch lý là người thu nhập thấp sẽ khó chứng minh khả năng trả nợ ngân hàng làm giảm khả năng tiếp cận vốn vay của ngân hàng.Theo chị N.M.A trú tại quận Long Biên, là người đang có nhu cầu mua nhà ở xã hội cho biết, lương cơ bản của hai vợ chồng anh chị hiện tại đang là 20 triệu đồng/tháng, đang nuôi 1 cháu nhỏ ăn học. “Cả 2 vợ chồng chúng tôi ước mơ có nhà để sinh hoạt thuận tiện hơn, tuy nhiên, với mức lương của cả 2 vợ chồng, hiện tại là rất khó có thể mua. Chi phí sinh hoạt đang tăng dẫn đến việc thuê nhà đang tối ưu về mặt kinh tế của nhà mình”, chị N.M.A tâm sự.Chị N.T.T (quê Nam Định) đã làm việc trên 10 năm tại Hà Nội và đang có ý định mua nhà ở xã hội, bày tỏ sự bất ngờ khi nghe đến giá bán hiện nay.Chị chia sẻ:“Gọi là nhà ở xã hội, cho vay thực chất cũng khó có thể đáp ứng được với mức lương dưới 10 triệu đồng/tháng. Có căn chỉ 1 phòng khách 2 phòng ngủ mà đã chào bán 35-40 triệu m2.Với số tiền vay và mức lương không tương xứng, tôi cho rằng không thật sự hợp lý với lãi suất 7,5 %. Đôi khi có tiền cũng chưa chắc mua được vì thủ tục vẫn là rào cản rất lớn cho người mua”.Theo khảo sát của phóng viên, dự án khu nhà ở xã hội ở Rice City Linh Đàm (quậnHoàng Mai, Hà Nội), thời điểm mở bán có giá 15 triệu đồng/m2. Nhưng giá bán chuyển nhượng hiện tại của dự án này trong khoảng 33 - 40 triệu đồng/m2, gần gấp 3 lần so với giá khởi điểm, bằng với giá phân khúc chung cư trung cấp.Theo khảo sát của phóng viên, ngân hàng BIDV, Vietcombank áp dụng mức lãi suất cho vay mua bất động sản ưu đãi thấp nhất là 6%/năm, tiếp đến Vietinbank với 6,4%/năm. BIDV thì 5%/6 tháng, 5,5%/12 tháng, 6, 5%/24 tháng, 7%/36 tháng cố định.Với ngân hàng thương mại tư nhân, mức lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất hiện tại 0%/năm, áp dụng tại ngân hàng TPBank cho 3 tháng đầu tiên, các tháng tiếp theo từ 7-9,6%/năm. Techcombank hiện áp dụng mức lãi suất cho vay mua nhà chỉ 5%/năm trong thời gian ưu đãi 3 tháng đầu tiên, 6%/năm trong thời gian ưu đãi 6 tháng hoặc 6,5%/năm cho thời gian 12 tháng...Khu nhà ở xã hội Hưng Thịnh tại quận Hà Đông, Hà Nội.Điều đó cho thấy mức lãi suất cho vay để mua nhà là không hề thấp. Trong khi đó, lãi vay gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội từ đầu năm 2024 ở mức 7,5-8%/năm. Theo ý kiến các chuyên gia, doanh nghiệp là chưa thực chất, trong bối cảnh lãi suất huy động của các ngân hàng giảm sâu.Xóa bỏ nghịch lý khi xây nhà ở xã hộiNhằm tháo gỡ và tăng cường phát triển xây dựng nhà ở xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội trên địa bàn toàn quốc. Với phương châm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là nội dung quan trọng của các chính sách phát triển kinh tế-xã hội; phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và mỗi người dân.Điều này mang lại kỳ vọng với người dân có thể sở hữu nhà ở giá thành rẻ hơn, góp phần làm cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định.Liên quan việc thực hiện thủ tục hành chính ở dưới địa phương vẫn chưa được đẩy mạnh, trao đổi với các cơ quan báo chí gần đây, ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết: Đây là vấn đề thuộc trách nhiệm của các địa phương.Trong dự thảo mới,Bộ Xây dựngtrình lên Chính phủ và đang được Quốc hội xem xét, các thủ tục hành chính sẽ rút gọn và bảo đảm thống nhất pháp luật có liên quan để các địa phương có cơ sở thống nhất áp dụng.Công trình nhà ở xã hội Sao Hồng ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh bị bỏ hoang.Nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư và người dân mua nhà, mới đây, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh có đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc.Hiệp hội đề nghị dự thảo xem xét tăng thêm “lợi nhuận định mức” đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội từ 10% lên mức 15% đối với trường hợp doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất, tự thương lượng “mua lại” quyền sử dụng đất của các cá nhân, hộ gia đình để thực hiện dự án nhà ở xã hội.Về “vay vốn ưu đãi” hoặc “vay vốn thương mại”, Hiệp hội đề xuất cho phép chủ đầu tư được thế chấp bằng chính dự án nhà ở xã hội đó, với trường hợp chủ đầu tư đã tự thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.Nêu nội dung tăng cường “ưu đãi về thuế”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sảnThành phố Hồ Chí Minhđề nghị Bộ Xây dựng trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính đề nghị bổ sung các luật thuế quy định “giảm 70% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp” đối với dự án “nhà ở xã hội cho thuê” như đã quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, để khuyến khích phát triển nhiều dự án nhà ở xã hội cho thuê."Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Tài chính xem xét đề xuất sửađổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, nâng mức giảm trừ gia cảnh từ 11 triệu đồng lên 15 triệu đồng đối với người lao động và từ 4,4 triệu đồng lên 5,5 triệu đồng đối với người phụ thuộc và nâng mức chịu thuế Bậc 1 lên 75 triệu đồng/năm thay vì chỉ 60 triệu đồng/năm như quy định hiện hành để phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay…"Ông Lê Hoàng Châu,Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh -
https://nhandan.vn/thao-go-nhung-nghich-ly-khi-xay-nha-o-xa-hoi-post808079.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "nhà ở xã hội", "công nhân", "người lao động", "bất động sản" ] }
Trao yêu thương, hạnh phúc sẽ đong đầy
NDO -Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, chiều 7/3, Hội phụ nữ Cục Nghiệp vụ và Pháp luật Cảnh sát biển tổ chức Chương trình giao lưu và tặng quà tại Trung tâm bảo trợ xã hội 3 thành phố Hà Nội, với mong muốn san sẻ tới các cụ già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa bằng những tình cảm chân thành và sự yêu thương.
Trung tâm bảo trợ xã hội 3thành phố Hà Nộiđược thành lập từ năm 1992, trong 32 năm qua, Trung tâm đã chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 1.500 lượt đối tượng là người già cô đơn không nơi nương tựa, những trẻ mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng…Hơn 500 lượt trẻ em đã trưởng thành từ Trung tâm, tìm được mái ấm gia đình nhận nuôi, nhiều em có việc làm ổn định, xây dựng gia đình, hằng năm về Trung tâm thăm ngôi nhà đã gắn bó với bao kỷ niệm tuổi thơ của các em. Hiện nay, Trung tâm đang thường xuyên chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 180 người cao tuổi và trẻ em.Cán bộ, hội viên Hội phụ nữ Cục Nghiệp vụ và Pháp luật Cảnh sát biển trao hoa, quà và khăn ấm tặng các cụ già tại Trung tâm bảo trợ xã hội 3 thành phố Hà Nội.Chia sẻ tại chương trình, Thiếu tá Trần Thị Kiều, Chủ tịch Hội phụ nữ Cục Nghiệp vụ và Pháp luậtCảnh sát biểncho biết, qua tìm hiểu và khảo sát thực tế về nhu cầu thiết yếu của các cụ già và em nhỏ tại Trung tâm; Hội phụ nữ đơn vị đã lập kế hoạch tổ chức chương trình và tổ chức quyên góp, ủng hộ từ cán bộ, nhân viên của Cục. Những món quà của đoàn thiện nguyện tuy nhỏ bé nhưng mang nhiều ý nghĩa, đó là mong muốn góp một phần nhỏ để cải thiện cuộc sống cho các cụ, các cháu nhỏ nơi đây.Dịp này, Hội phụ nữ Cục Nghiệp vụ và Pháp luật Cảnh sát biển đã trao tặng Trung tâm các đồ dùng thiết thực như: 20 thùng sữa chua, bánh, kẹo, hoa quả; 62 khăn ấm; 5 máy sấy tóc; tổng giá trị quà tặng gần 10 triệu đồng; đoàn cũng tổ chức hoạt động giao lưu văn nghệ với cán bộ, nhân viên tại Trung tâm.Cán bộ, nhân viên hai đơn vị chụp ảnh lưu niệm tại chương trình.Bà Trần Thị Hải, Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội 3 cảm ơn và ghi nhận tấm lòng, tình cảm mà Hội phụ nữ Cục Nghiệp vụ và Pháp luật Cảnh sát biển dành cho Trung tâm cũng như các cháu.Bà Trần Thị Hải cho biết, những năm qua, các cụ và các em nhỏ tại Trung tâm đã nhận được sự quan tâm của các cấp và các nhà hảo tâm. Nhờ sự giúp đỡ, sẻ chia của các nhà hảo tâm và các đoàn thiện nguyện mà đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt của các cụ, các em nhỏ ở đây đã được cải thiện hơn rất nhiều.
https://nhandan.vn/trao-yeu-thuong-hanh-phuc-se-dong-day-post799091.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "TRung tâm bảo trợ xã hội 3", "Thành phố Hà Nội", "Hội Phụ nữ Cục nghiệp vụ và Pháp luật Cảnh sát biển" ] }
[Ảnh] Dậy từ mờ sáng, người dân háo hức chờ xem tổng duyệt
NDO -Để không bỏ lỡ lễ tổng duyệt hoành tráng, hàng trăm người dân thành phố Điện Biên Phủ đã dậy từ sớm, túc trực ngoài sân vận động tỉnh Điện Biên, chờ xem diễu binh, diễu hành.
Rạng sáng 5/5, hai ngày trước lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều người dân Điện Biên và du khách có mặt tại sân vận động tỉnh Điện Biên cũng như các con đường đoàn diễu hành, diễu binh sẽ đi qua để chờ đến giờ tổng duyệt.Người dân đổ ra khu vực diễu hành từ rạng sáng.Đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên cũng có mặt từ rất sớm để có thể chứng kiến màn diễu binh hoành tráng.Bên cạnh đó, không ít du khách tới từ nhiều địa phương khác nhau cũng tỏ ra vô cùng háo hức.Các tuyến phố chung quanh khu vực diễu binh đều trở nên nhộn nhịp từ sáng sớm.Điện Biên những ngày này rực rỡ cờ hoa.Dậy từ 5 giờ sáng, anh Hoan, một người dân sinh sống tại thành phố Điện Biên Phủ cùng cả nhà đi xem tổng duyệt diễu binh. Anh cho biết, những ngày qua, cả nhà anh đều vô cùng háo hức.Ông Kim Đình Thi, năm nay đã 75 tuổi. Ông Thi là cựu chiến binh tới từ Hải Dương. Dịp này, ông cùng vợ lên Điện Biên vừa để về nguồn, vừa để được hòa mình vào ngày kỷ niệm trọng đại của dân tộc.Tại các con đường nơi đoàn diễu binh sẽ đi qua, người dân đều có mặt chờ sẵn.Người dân thành phố Điện Biên Phủ háo hức trước giờ Tổng duyệt.Tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng.Tới 7 giờ, toàn bộ các tuyến đường nơi đoàn diễu hành, diễu binh đi qua đều đã được chuẩn bị sẵn sàng. Lực lượng Cảnh sát cơ động có mặt để bảo đảm tuyệt đối an ninh cho lễ Tổng duyệt.Đoàn kỵ binh di chuyển qua các tuyến phố.Hình ảnh ấn tượng của lực lượng kỵ binh tại thành phố Điện Biên Phủ sáng 5/5.Người dân tranh thủ chụp ảnh lưu niệm với các chiến sĩ bộ đội tại lễ Tổng duyệt.
https://nhandan.vn/anh-day-tu-mo-sang-nguoi-dan-hao-huc-cho-xem-tong-duyet-post807924.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Điện Biên", "Diễu binh tại Điện Biên Phủ" ] }
Hà Nội thu hồi 1.126 phù hiệu, biển hiệu của phương tiện vi phạm tốc độ
Thông qua dữ liệu được trích xuất trên Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành quyết định số 1203/QĐ-SGTVT về việcthu hồi 1.126 phù hiệu, biển hiệu của phương tiện vi phạm tốc độtrong tháng 12/2023.
Đây là những phương tiện có từ 5 lần vi phạm tốc độ/1.000km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 5 km/h trở xuống) trong 1 tháng, bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại điểm b, khoản 10, Điều 22 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô-tô.Trong đó, đáng chú ý có nhiều nhà xevi phạm tốc độhàng trăm, hàng nghìn lần trong tháng 12/2023, điển hình như: xe đầu kéo của Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Bông Sen vi phạm tốc độ 1.063 lần trong 1 tháng; 4 xe vi phạm tốc độ từ 800 lần trở lên trong vòng 1 tháng gồm: Hợp tác xã Dịch vụ Vận tải Trường Hải có 2 xe tải vi phạm tốc độ lần lượt là 976 và 901 lần; xe hợp đồng của Công ty cổ phần Inter Bus Line vi phạm tốc độ 845 lần; xe container của Hợp tác xã Dịch vụ Vận tải xe Đại Nam vi phạm 842 lần.Sở Giao thông Vận tải yêu cầu các các phương tiện vi phạm phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu về Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Các đơn vị kinh doanh vận tải không được sử dụng các phương tiện nêu trên để tham gia hoạt động kinh doanh vận tải trong thời gian phương tiện đó bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu; đồng thời, phải tổ chức kiểm điểm, chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động của bộ phận theo dõi an toàn giao thông, đội ngũ lái xe nghiêm chỉnh chấp hành đúng các quy định. Đơn vị kinh doanh vận tải tổng hợp báo cáo việc chấn chỉnh, khắc phục vi phạm tại đơn vị.Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trung bình mỗi tháng có khoảng 700-800 phương tiện kinh doanh vận tải bị Sở Giao thông-Vận tải Hà Nội thu hồi phù hiệu, biển hiệu do vi phạm tốc độ chạy xe.Tuy nhiên, ngay sau khi hết "án phạt", nhiều phương tiện tiếp tục tái phạm.Để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải và Phòng Cảnh sát giao thông-Công an các tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp giải quyết vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trong đó đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm từ chối kiểm định cho các phương tiện khi chủ phương tiện chưa chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.Cùng với đó, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố phối hợp quản lý không cấp đổi giấy phép lái xe cho lái xe khi chưa chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Phòng Cảnh sát giao thông-Công an các tỉnh, thành phố phối hợp kiểm tra, xử lý đối với các lái xe cố tình trốn tránh, không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
https://nhandan.vn/ha-noi-thu-hoi-1126-phu-hieu-bien-hieu-cua-phuong-tien-vi-pham-toc-do-post803677.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Hà Nội", "thu hồi", "phù hiệu", "biển hiệu", "phương tiện", "vi phạm tốc độ" ] }
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai thăm, tặng quà cụ bà 119 tuổi
NDO -Nhân chuyến kiểm tracông tác xây dựng Đảngtại thành phố Long Khánh, chiều 12/3, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đã đến thăm cụ bà Trịnh Thị Khơng, 119 tuổi, ngụ xã Bình Lộc, thành phố Long khánh. Cụ Khơng được cho là người sống cao tuổi nhất nước ta đến thời điểm hiện nay.
Theo các loại giấy tờ liên quan được cơ quan chức năng xác thực, cụ Trịnh Thị Khơng sinh ngày 14/6/1905. Như vậy, đến thời điểm này, cụ Khơng đã 119 tuổi, được cho là người cao tuổi nhất nước ta hiện nay.Thông tin từ gia đình cho biết, từ năm 2014 trở về trước, cụ Khơng khi đó đã 110 tuổi vẫn thường đi xe khách từ tỉnh Thanh Hóa vào Đồng Nai thăm con cháu. Sau khoảng 3 đến 4 tháng ở Đồng Nai, cụ Khơng về quê Thanh Hóa sống cùng con trai lớn.Tin liên quanCụ bà nhiều tuổi nhất thế giới qua tuổi 117, kéo dài kỷ lục sống thọTừ sau năm 2014, cụ Khơng quyết định vào tỉnh Đồng Nai ở hẳn cùng con gái thứ hai ở tổ 8, ấp 2, xã Bình Lộc, thành phố Long Khánh. Từ đó, mỗi năm cụ lại đón xe khách ra Thanh Hóa chơi vài tháng rồi lại vào.Kể từ thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát đến nay, phần vì sức khỏe không tốt, phần vì con cháu cản do lo ngại cụ tuổi đã cao, đi lại mệt nhọc nên cụ Khơng không thường xuyên về thăm quê như trước.Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo thành phố Long Khánh với cụ Khương và người con gái thứ hai Đỗ Thị Ninh.Hiện, cụ Khơng đang sống với gia đình bà Đỗ Thị Ninh (81 tuổi), là con gái thứ hai của cụ Khơng. Cụ Khơng có đến 150 con, cháu, chắt, chút, chít. Phần lớn đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Đến thăm gia đình cụ Khơng tại xã Bình Lộc, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai ân cần hỏi thăm sức khỏe và gửi lời chúc cụ Khương sống vui, sống thọ hạnh phúc bên con cháu.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng, người dân sống thọ là một trong những chỉ số cho thấychất lượng cuộc sốngở địa phương đó. Do đó, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến gia đình cụ Khơng cũng như những trường hợp người cao tuổi khác trên địa bàn.Dịp này, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đã trao quà tặng cụ Khơng và gia đình. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bình Lộc trao bảng mừng thọ 119 tuổi cho cụ Khơng.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai với cụ Trịnh Thị Khơng và một số thành viên của gia đình.Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết, ngoài cụ Khơng 119 tuổi, trên địa bàn thành phố Long Khánh hiện có 15 cụ khác hơn 100 tuổi.“Báo cáo đến cuối năm 2023 của 9/11 huyện, thành phố có 288 cụ hơn 100 tuổi. Hiện, huyện Xuân Lộc và huyện Định Quán, lực lượng chức năng đang tiếp tục rà soát. Trong vài ngày tới sẽ có kết quả chính thức hai địa phương này”, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền thông tin.
https://nhandan.vn/bi-thu-tinh-uy-dong-nai-tham-tang-qua-cu-ba-119-tuoi-post799671.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "cụ bà 119 tuổi", "Đồng Nai", "công tác xây dựng Đảng", "Việt Nam", "người cao tuổi", "chất lượng cuộc sống" ] }
Hà Nội cải tạo kiến trúc cảnh quan phố Tràng Tiền
NDO -Quận Hoàn Kiếm(Hà Nội) đang triển khai cải tạo kiến trúc, cảnh quan, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật mặt tiền các công trình nằm trên phố Tràng Tiền. Việc cải tạo sẽ hoàn thành trong tháng 8, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đang triển khai thực hiện dự án cải tạo kiến trúc, cảnh quan, nâng cấp hạ tầng tuyếnphố Tràng Tiền.Việc cải tạo được bắt đầu từ tháng 12/2023, thi công trong 8 tháng, dự kiến hoàn thành trong tháng 8/2024, chào mừng dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).Phố Tràng Tiền dài 1km, là tuyến phố mang nhiều giá trị về lịch sử - văn hóa của Hà Nội, kéo dài từ đê Trần Quang Khải đến hồ Hoàn Kiếm. Trên tuyến phố có nhiều công trình kiến trúc có giá trị. Tuy nhiên, hiện giờ trên phố Tràng Tiền đã có nhiều công trình xuống cấp về cả mặt kỹ thuật và thẩm mỹ. Sự phát triển tự phát của một số công trình gây ảnh hưởng đến mặt đứng của cả tuyến phố. Hạ tầng kỹ thuật cần được tổ chức lại phù hợp với sự phát triển của tổng thể khu vực hồ Hoàn Kiếm.Nhằm mang đến trải nghiệm tốt hơn cho du khách trong và ngoài nước khi đến hồ Gươm và khu phụ cận, nhấn mạnh vai trò văn hóa - lịch sử của tuyến phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm tổ chức cải tạo kiến trúc, cảnh quan, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật mặt tiền các công trình trên tuyến phố này.Việc cải tạo tập trung từ ngã ba Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng đến đoạn giao với phố Nguyễn Xí dài khoảng 400m.Khu vực này có khoảng 50 hộ dân chủ yếu nằm trên tầng hai các tòa nhà.Tầng một là các cơ quan, đơn vị, cửa hàng, cửa hiệu.Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết, đối với các công trình có ý nghĩa lịch sử sẽ được chỉnh trang theo hướng bảo tồn bằng các biện pháp cải tạo trùng tu và bảo dưỡng.Các công trình hiện hữu không mang nặng yếu tố lịch sử, nhưng đã xuống cấp, ảnh hưởng mỹ quan sẽ được can thiệp ở mức độ vừa phải.Các đơn vị sẽ tổ chức sắp xếp lại đường điện, cáp viễn thông để không ảnh hưởng đến mỹ quan, thay thế, lắp đặt loại đèn chiếu sáng thích hợp, tiến hành duy tu hè đường, thay thế một số chỗ hư hại.Trước khi cải tạo, đơn vị chức năng đã yêu cầu các hộ dân, cơ quan, đơn vị tháo dỡ các hạng mục cơi nới.Trong quá trình thi công, các cơ quan, đơn vị, các hộ dân được bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt bình thường, không bị xáo trộn.
https://nhandan.vn/ha-noi-cai-tao-kien-truc-canh-quan-pho-trang-tien-post802995.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "phố Tràng Tiền", "kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng thủ đô", "cải tạo chỉnh trang phố Tràng Tiền", "nâng cấp hạ tầng tuyến phố Tràng Tiền", "Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội" ] }
Quy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu về bảo đảm các điều kiện phòng cháy trong sản xuất, kinh doanh
NDO -Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và nâng cao hơn nữa yêu cầu, trách nhiệm trong việc quản lý, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị điện có liên quan đến cháy, nổ.
Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộTiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, sáng 19/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang nhấn mạnh sự cần thiết ban hành luật nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, quản lý vềcông tác phòng cháy, chữa cháyvà cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH).Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang. (Ảnh: DUY LINH)Đồng thời, bổ sung quy định về hoạt động CNCH đối với những sự cố, tại nạn xảy ra trong đời sống hằng ngày có tác động trực tiếp, làm hạn chế quyền con người, quyền công dân và theo quy định của Hiến pháp năm 2013 phải được quy định trong văn bản luật; qua đó, bảo đảm cơ sở pháp lý theo đúng quy định của Hiến pháp để lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.Việc ban hành luật còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới.Dự thảo luật gồm 9 chương, 65 điều. Trong đó, bên cạnh việc kế thừa, dự thảo luật đã bổ sung các quy định mới để khắc phục những vướng mắc, bất cập hiện nay và đáp ứng yêu cầu thực tiễn về hoạt động phòng cháy; quy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn vềphòng cháyvà nâng cao hơn nữa yêu cầu, trách nhiệm trong việc quản lý, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị điện có liên quan đến cháy, nổ.Rà soát kỹ để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luậtChủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới. (Ảnh: DUY LINH)Báo cáo thẩm tra dự án luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nhất trí sự cần thiết ban hành Luật PCCC và CNCH, đồng thời đề nghị bổ sung đầy đủ, cụ thể hơn các quy định về hoạt động CNCH; tiếp tục rà soát, sắp xếp để bảo đảm sự cân đối, lô-gic giữa các chương, điều của dự thảo, phù hợp với mục tiêu xây dựng luật.Ủy ban Quốc phòng và An ninh kiến nghị tiếp tục nghiên cứu, thể chế đầy đủ, toàn diện và cụ thể hơn trong dự thảo luật này các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác PCCC và CNCH, rà soát kỹ các luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.Về quy hoạch PCCC và CNCH, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Chính phủ căn cứ chủ trương của Đảng, kết hợp tổng kết thực tiễn, nghiên cứu bổ sung các quy định về quy hoạch hạ tầng PCCC trong dự thảo để quy định nội dung, yêu cầu cụ thể đối với quy hoạch hạ tầng PCCC và mối quan hệ với các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phù hợp với pháp luật về quy hoạch để bảo đảm tính đồng bộ trong việc bảo đảm các điều kiện về PCCC và CNCH.Các đại biểu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Liên quan đến chính sách của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Điều 4), có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về chính sách phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC, CNCH; huấn luyện, diễn tập PCCC, CNCH; có chính sách về bảo đảm đầu tư, phân bổ nguồn lực phục vụ PCCC, CNCH phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương, vùng miền; chính sách bảo vệ, hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong hoạt động PCCC & CNCH; chính sách huy động các tầng lớp nhân dân, các lực lượng tham gia PCCC, CNCH; các chính sách cụ thể về xã hội hóa PCCC, CNCH.Về hoạt động phòng cháy (Chương II), Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị tiếp tục nghiên cứu làm rõ yêu cầu PCCC đối với từng loại quy hoạch tại khoản 1 Điều 13 để có giải pháp, thiết kế về PCCC phù hợp với từng loại quy hoạch; xác định rõ hơn cách thức áp dụng tiêu chuẩn, điều kiện đối với từng loại công trình, dự án; phân loại rõ công trình cải tạo đến mức nào thì mới phải có giải pháp, thiết kế PCCC; rà soát, thống nhất các quy định liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục, phân công phối hợp trong thẩm tra, thẩm định, nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC…Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngLiên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ (Chương IV), Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung đầy đủ, cụ thể hơn các quy định về hoạt động CNCH nhằm tăng tính minh bạch của luật, bảo đảm phân định rõ với hoạt động phòng thủ dân sự, hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật hiện hành; cân nhắc quy định về CNCH trong đám cháy; quy định về quan hệ phối hợp trong hoạt động CNCH…Về lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Chương V), Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị tiếp tục rà soát quy định của pháp luật hiện hành để sắp xếp, bố trí lực lượng PCCC và CNCH hợp lý theo yêu cầu nhiệm vụ, không làm phát sinh tổ chức bộ máy, không chồng chéo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các lực lượng, các chủ thể trong quản lý hoạt động PCCC và CNCH…
https://nhandan.vn/quy-dinh-cu-the-hon-trach-nhiem-yeu-cau-ve-bao-dam-cac-dieu-kien-phong-chay-trong-san-xuat-kinh-doanh-post815043.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:17", "tags": [ "Phòng cháy chữa cháy", "Chữa cháy", "Cứu nạn", "Quốc hội", "trách nhiệm" ] }
Cần làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp với các thuyền viên, nhân công trong vụ chìm tàu, sà lan
NDO -Tiếp tục về vụchìm tàu kéo LA-06695và sà lan LA-06883 khiến 9 người chết, mất tích ở vùng biển huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Theo xác nhận của ngành chức năng, tàu kéo và sà lan do Công ty TNHH Lý Tuấn thuê được phép xuất bến từ cảng Kỳ Hà đi đảo Lý Sơn cùng 5 thuyền viên. Thế nhưng thực tế, có đến 9 người trên phương tiện này, khiến vụ chìm tàu hậu quả nặng nề hơn khi nhiều người chết, mất tích.
Đến nay, gia đình nhiều nạn nhân vẫn chưa biết đơn vị, công ty nào chịu trách nhiệm trước sự ra đi, mất tích của người thân. Nỗi đau chồng chất hơn với mong muốn ngành chức năng sớm làm rõ và trách nhiệm của doanh nghiệp, cũng như quyền lợi của người lao động, nhân công trên tàu chìm.Người thân thuyền viên không biết tìm doanh nghiệp nào để làm rõ trách nhiệmHơn nửa tháng trôi qua sau cái chết đột ngột của chồng, chị Bùi Thị Liên ở thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đau buồn khôn nguôi. Nỗi đau gấp bội khi đến lúc này chị và gia đình không nhận được thông tin nào từ cái chết của chồng cũng như nghĩa vụ của công ty thuê chồng chị làm việc.Chị Liên cho biết, chồng chị là anh Trần Minh Phúc làm nghề máy đào hơn 20 năm trên nhiều công trình, dự án thi công. Đầu tháng 4/2024, anh Phúc được một công ty có địa chỉ tại TP Đà Nẵng giới thiệu làm việc cho Công ty TNHH Lý Tuấn, với nhiệm vụ làm đá ở cảng Kỳ Hà và đi đảo Lý Sơn. Đến ngày 15/4, anh Phúc trở về nhà lo việc gia đình và ngày hôm sau quay trở lại công trường.Ngày 24/4, khi xảy ra vụ chìm tàu kéo LA-06695 và sà lan LA-06883 đưa tin trên các phương tiện truyền thông, gia đình chị bất an, lo lắng. Không có thông báo nào từ công ty, chị cùng gia đình tìm kiếm thông tin qua người quen mới biết được anh Phúc đã chết trong vụ chìm tàu kéo. Chị và gia đình ra cảng Dung Quất đón anh về lo hậu sự.“Mấy ngày sau, 4 người là anh em công nhân làm chung công ty với chồng tôi vào thăm viếng. Họ đưa 10 triệu tiền lương của công ty và 8 triệu đóng góp của anh em đồng nghiệp, công nhân. Họ cho xe tải chở xe máy của chồng tôi vào trả cho gia đình”, chị Liên khóc.Xe múc đi trên sà lan chìm dưới đáy biển sâu 60mNỗi đau càng lớn hơn khi đã nửa tháng xảy ra tại nạn chết người, nhưng đến nay chưa có công ty, đơn vị nào chính thức gặp gia đình chị để trao đổi, làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ đối với chồng chị.“Em tôi là lao động chính trong nhà, giờ em mất, vợ con khó khăn. Gia đình muốn cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc thuê lao động làm việc và có trách nhiệm với gia đình chúng tôi”, đại diện gia đình anh Phúc yêu cầu.Đại diện Công ty TNHH MTV Minh Linh cho biết, trong số 9 thuyền viên, nhân công trên tàu kéo và sà lan có 5 người quê ở tỉnh Long An và 4 người quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi tai nạn xảy ra, Công ty TNHH MTV Minh Linh đã đưa 3 nạn nhân về quê ở tỉnh Long An và lo hậu sự chu toàn cho gia đình. Đồng thời, công ty này đã hỗ trợ mỗi nạn nhân tử vong, mất tích 250 triệu đồng.“Chúng tôi cố gắng thực hiện trong khả năng để khắc phục hậu quả, cùng với sự thỏa thuận với gia đình để chia sẻ nỗi đau. Còn 4 anh em quê ở tỉnh Quảng Ngãi thì chúng tôi không giao dịch trực tiếp mà do Công ty Lý Tuấn giao dịch, làm việc với họ thì bên ấy lo. Chúng tôi để Công ty Lý Tuấn lo ngoài đó, còn chúng tôi lo cho người trong ở tỉnh Long An. Chúng tôi không làm việc trực tiếp với thuyền viên, nhân công ngoài đó”, đại diện Công ty TNHH MTV Minh Linh cho hay.Ai chịu trách nhiệm khi hợp đồng thuê lao động khác thực tế?Theo Hợp đồng thuê thiết bị số 28/02/2024, Công ty TNHH Lý Tuấn, ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thuê của Công ty TNHH MTV Minh Linh, ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An tàu kéo LA-06695 và sà lan LA-06883; kèm theo 3 nhân sự vận hành là thuyền trưởng, máy trưởng và thủy thủ. Với giá thuê 340 triệu đồng mỗi tháng, tổng giá trị hợp đồng thuê 6 tháng với số tiền hơn 2 tỷ đồng. Phía Công ty Lý Tuấn thuê thêm 2 thuyền viên và chi trả lương để đảm bảo đủ 5 thuyền viên theo quy định.Mặc dù Công ty Minh Linh và Công ty Lý Tuấn ký kết hợp đồng thuê phương tiện, nhân công nhưng cả hai doanh nghiệp đều không tuân thủ theo hợp đồngPhương tiện sẽ vận chuyển vật tư từ cảng Kỳ Hà, Quảng Nam đi thi công các công trình ở cảng Bến Đình ở đảo Lý Sơn, cảng Liên Chiểu ở TP Đà Nẵng và công trình tại biển Cửa Đại ở tỉnh Quảng Nam.Theo hợp đồng thỏa thuận, lương công nhân vận hành do Công ty Minh Linh chi trả và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động, con người cũng như các tài sản liên quan. Tuy nhiên trong thực tế, số lao động trên tàu nhiều hơn và việc giao dịch, thuê lao động làm việc cũng không đúng theo hợp đồng của hai doanh nghiệp.Đại diện Công ty Minh Linh cho biết, do thiếu người nên đơn vị này chỉ thuê được thuyền trưởng và thủy thủ; đồng thời nhờ công ty Lý Tuấn thuê 3 nhân sự chính thức ở huyện Lý Sơn vận hành tàu kéo, sà lan. Theo quy định của pháp luật, tàu kéo này đi đường gần thì 5 người, đi đường xa thì 7 người và xa hơn nữa thì 9 người.“Tôi không biết công ty Lý Tuấn khai thác đoạn đường nào nên cứ mình cung cấp 3 người có bằng cấp đầy đủ. Hợp đồng thì vậy nhưng thực tế thì chúng tôi thuê 2 người, Công ty Lý Tuấn thuê 3 người. Công ty thuê thuyền trưởng Hiệp, với mức lương 60 triệu đồng mỗi tháng. Còn 3 người ở tỉnh Long An đi theo làm gì và công nhân xe múc tôi không rõ. Trong hợp đồng thể hiện ai làm gì, trách nhiệm như thế nào”, đại diện Công ty Minh Linh nói.Hợp đồng thuê thiết bị, nhân sự vận hành một đường, còn hai công ty giao dịch, tìm người lao động một nẻo và thêm nhiều lao động ngoài danh sách khiến gia đình, người thân của các nạn nhân các thuyền viên đi trên tàu, sà lan không biết tìm nơi nào để giải quyết.“Cho đến giờ người thân của chúng tôi mất tích chưa tìm được, các công ty thuê lao động cũng chưa nói chuyện hay trao đổi gì về nghĩa vụ, trách nhiệm với nạn nhân đã mất”, chị Bùi Thị Liên, đại diện gia đình 3 thuyền viên ở huyện Lý Sơn cho biết.Để tìm hiểu thêm vấn đề lao động chính thức, người đi ngoài danh sách trên tàu kéo và sàn lan, phóng viên Báo Nhân Dân đã liên lạc với bà Phạm Thị Minh Lý, Giám đốc Công ty TNHH Lý Tuấn. “Tôi bận rồi, muốn làm việc cứ qua bên công an làm việc. Về lao động tôi chả tính gì hết, chị cứ qua công an làm việc”, bà Lý trả lời.Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Nguyễn Thái Long, Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ, vụ việc chìm tàu số người chết, mất tích nhiều rất đau lòng. Đơn vị đã nắm thông tin ngay từ đầu qua các phương tiện thông tin đại chúng, và Sở đã yêu cầu Công ty TNHH Lý Tuấn khai báo tai nạn lao động với Bộ Giao thông Vận tải và Thanh Tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh.“Điều tra vụ việc thì bên công an, còn điều tra về tai nạn lao động thì do tai nạn xảy ra trên phương tiện đường thủy nên Bộ Giao thông vận tải tiến hành. Bộ thành lập đoàn điều tra để tìm nguyên nhân tai nạn, đề ra biện pháp khắc phục và giải quyết các quyền lợi về chính sách lao động cho người lao động có liên quan”, ông Nguyễn Thái Long khẳng định.Theo Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi, hợp đồng lao động có nhiều hình thức khác nhau như ký kết văn bản hay giao kết lao động bằng lời nói. Các căn cứ để xác định hai bên có quan hệ lao động gồm tiền lương, lịch làm việc, danh sách đi làm, xuất bến… Dù giao kết lao động bằng lời nói thì doanh nghiệp thuê nhân công phải có trách nhiệm nếu tai nạn lao động xảy ra; trách nhiệm giải quyết chế độ, chính sách như hợp đồng lao động ký kết bằng văn bản.
https://nhandan.vn/post-808896.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "chìm sà lan", "tìm kiếm cứu nạn", "lao động" ] }
Kon Tum: Truy điệu, an táng 15 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia
NDO -Sáng 6/6, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Ngọc Hồi, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, lực lượng vũ trang cùng nhân dân các dân tộc tỉnhKon Tumđã trang trọng tổ chức lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Lào và Campuchia được quy tập trong mùa khô năm 2023-2024.
Dự lễ còn có lãnh đạo các tỉnh Attapeu, SeKong và Champasac (Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) và tỉnh Rattanakiri (Vương quốc Campuchia).Trong mùa khô vừa qua, với sự phối hợp, giúp đỡ của chính quyền và người dân 3 tỉnh Attapeu, SeKong và Champasac (Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) và tỉnh Rattanakiri (Vương quốc Campuchia), Đội K53 tỉnh Kon Tum đã quy tập được 16 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Lào và Campuchia; trong đó có 8 hài cốt được quy tập tại Lào và 8 hài cốt được quy tập tại Campuchia.Quang cảnh buổi lễ.Trong 16 hài cốt liệt sĩ Đội K53 tỉnh quy tập được, có 1 liệt sĩ xác định được danh tính. Đó là liệt sĩ Đoàn Thanh Long, sinh năm 1926, quê quán xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đơn vị BT 8-Đoàn 559, hy sinh ngày 27/3/1968 tại bản Sổm Poi, huyện Sạ Nảm Xay, tỉnh Attapeu, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Ban chuyên trách tỉnh Kon Tum đã trao hài cốt của liệt sĩ về gia đình và chính quyền địa phương tổ chức Lễ viếng, truy điệu và an táng.Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum dâng hương tại buổi lễ.Đọc điếu văn tại buổi lễ, đồng chí Y Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum bày tỏ lòng thành kính, tiếc thương và biết ơn vô hạn đối với các anh hùng liệt sĩ - những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và tinh thần đoàn kết hữu nghị Quốc tế cao cả vì sự bình yên phát triển cho các dân tộc 3 nước láng giềng.Đồng chí Y Ngọc phát biểu tại buổi lễ“Xin chia sẻ những mất mát, đau thương không gì bù đắp được và ghi nhớ công ơn của những người cha, người mẹ Việt Nam anh hùng đã dày công sinh thành, dưỡng dục, cống hiến cho Tổ quốc những người con bất khuất kiên trung. Là những người kế tục sự nghiệp vẻ vang mà các anh đã để lại, chúng tôi nguyện sẽ đem hết sức mình phục vụ cho Tổ quốc; cùng nhau đoàn kết, phấn đấu xây dựng và phát triển tỉnh Kon Tum ngày càng ấm no, hạnh phúc; đồng thời cũng làm hết sức mình để góp phần giữ gìn, vun đắp và phát huy hơn nữa tình đoàn kết-hữu nghị tốt đẹp giữaViệt Nam-Lào-Campuchia, vì hòa bình hợp tác hữu nghị và tiến bộ xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân 3 nước”, đồng chí Y Ngọc xúc động bày tỏ.Dâng hương lên phần mộ các liệt sĩ.
https://nhandan.vn/kon-tum-truy-dieu-an-tang-15-liet-si-hy-sinh-tai-lao-va-campuchia-post812956.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Kon Tum", "K53", "Truy điệu an táng hài cốt liệt sĩ", "hy sinh", "liệt sĩ hy sinh tại chiến trường Lào-Campuchia" ] }
Sớm luật hóa quy định về an toàn cho trẻ em trên ô-tô
NDO -Trên thế giới, đã có rất nhiều quốc gia áp dụng luật và quy định cụ thể để bảo vệ trẻ em trên xe ô-tô khi tham gia giao thông. Hiện nay, nước ta chưa có quy định vềthiết bị an toàn cho trẻ emvà vị trí an toàn của trẻ em trên xe ô-tô. Nhiều phụ huynh vẫn để trẻ em ngồi ghế trước hoặc đứng trong xe, vươn tay ra cửa sổ, thò đầu qua cửa sổ trời,…
Do đó, các chuyên gia về an toàn giao thông đều thống nhất kiến nghị, cần sớm luật hóa những quy định thiết thực về thiết bị an toàn, vị trí an toàn cho trẻ em trên xe ôtô khi tham gia giao thông.“Khoảng trống” pháp luậtPhó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương (Trường Đại học Y tế công cộng) nhận định, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ở trẻ em do thiếu hoặc thực thi chưa đầy đủ các quy định về an toàn khi tham gia giao thông, đặc biệt là sử dụng các thiết bị như mũ bảo hiểm, dây an toàn, thiết bị an toàn trên ôtô.Theo kết quả nghiên cứu, quan sát của Trung tâm ở hơn 1.100 xe ô-tô cá nhân và 1.457 trẻ em độ tuổi từ 0 đến 10 tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, có tới hơn 42% phụ huynh cho con ngồi ở ghế phụ trước trong xe ôtô, trong đó 19,2% trẻ em được người lớn ôm, bế ở ghế phụ. Tỷ lệ sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ rất thấp ở cả 3 thành phố, bình quân chỉ đạt 1,3%, cao nhất ở Hà Nội là 2,6%, tỷ lệ sử dụng thiết bị an toàn ở Đà Nẵng chỉ chiếm 0,4%.Khi nghiên cứu viên thực hiện phỏng vấn các bậc phụ huynh có ô-tô về vị trí trên xe an toàn nhất cho trẻ, 36% số phụ huynh trả lời cho rằng ngồi ghế sau là an toàn nhất, 28% cho rằng ngồi ghế trước và 27,8% cho rằng ngồi trong thiết bị an toàn chuyên dụng (đáp án đúng nhất). Cũng từ vấn đề này, có tới 75,4% số phụ huynh ủng hộ cần thiết có quy định bắt buộc về thiết bị an toàn trên xe.Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Việt Nam hiện có khoảng 6,3 triệu xe ô-tô được đăng ký. Thị trường ô-tô của Việt Nam mỗi năm tăng trưởng khoảng 500 nghìn xe mới, đồng nghĩa với việc số lượng trẻ em khi tham gia giao thông sẽ tăng cao hơn, điều này đặt ra vấn đề về quy định liên quan đến an toàn cho trẻ em trên xe ô-tô.Theo đánh giá sơ bộ, mỗi năm có khoảng 1.800-2.000 vụ tai nạn giao thông liên quan tới trẻ em, trong đó khoảng 600-700 vụ liên quan tới ô-tô có trẻ em. Tai nạn giao thông cùng với đuối nước là hai nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em ở Việt Nam.Tin liên quanHoàn thiện quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em trong tham gia giao thôngChánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Trần Hữu Minh đánh giá, những quy định pháp luật của nước ta đối với vấn đề này còn nhiều bất cập. “Khi xảy ra va chạm, lực quán tính và tình huống bất ngờ có thể khiến người lớn không thể giữ chặt trẻ dẫn tới việc trẻ bị văng khỏi ghế, va đập và bị chấn thương nghiêm trọng. Rất nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra, nên việc cần phải có ý thức bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông là rất cần thiết, nhằm tránh những chấn thương nặng cho trẻ, là một trong những cách thiết thực nhất để yêu thương con trẻ,” ông Minh nhấn mạnh.Trong quá trình xe ô-tô di chuyển, dây an toàn là thiết bị rất tốt để bảo vệ trẻ em, song hiện mới chỉ quy định cho người trưởng thành mà lại chưa có quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em, do đó, ông Minh đánh giá vẫn còn những “khoảng trống” về mặt pháp luật cần phải bổ sung để bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông.Phía Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến nghị khi tham gia giao thông bằng ô-tô, ghế sau là vị trí an toàn nhất cho trẻ. Nguy cơ chấn thương giảm cho trẻ em ngồi ở ghế sau kể cả trường hợp dùng thiết bị an toàn và không dùng thiết bị an toàn.Đề xuất bổ sung thiết bị an toànTheo báo cáo của WHO, hiện nay, trên thế giới có 115 nước quy định cấm trẻ em ngồi ghế trước ô-tô; trong đó, 70 nước cấm hoàn toàn, 45 nước cấm nhưng cho phép trẻ ngồi ghế trước nếu có thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô-tô. Đặc biệt, gần 100 quốc gia thể chế hóa quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn trẻ em trên ô-tô cá nhân. Trong khu vực ASEAN, Singapore bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn với trẻ em cao dưới 135cm, Malaysia bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn với trẻ em dưới 136cm và dưới 12 tuổi, quy định của Philippines dưới 150cm hoặc dưới 12 tuổi.Nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông, dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đã cập nhật, chỉnh lý nhiều quy định để bảo đảm an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông. Trong đó, tại khoản 3, Điều 9 quy định: “Trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 135cm được chở trên xe ô-tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ; trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ). Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em”.“Thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô-tô là nôi, ghế, đệm nâng nhằm hạn chế khả năng cơ thể trẻ bị dịch chuyển trong trường hợp phương tiện tham gia giao thông va chạm hoặc giảm tốc độ đột ngột”. Đây là ngôn ngữ theo Quy định số 129 về thiết bị an toàn cho trẻ em của Hội đồng Kinh tế châu Âu của Liên hợp quốc.Các chuyên gia an toàn giao thông kiến nghị, tại “Điều 3, Giải thích từ ngữ”, đề nghị bổ sung thêm cụm từ “Thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô-tô là nôi, ghế, đệm nâng nhằm hạn chế khả năng cơ thể trẻ bị dịch chuyển trong trường hợp phương tiện tham gia giao thông va chạm hoặc giảm tốc độ đột ngột”. Đây là ngôn ngữ theo Quy định số 129 về thiết bị an toàn cho trẻ em của Hội đồng Kinh tế châu Âu của Liên hợp quốc.Tin liên quanPhát động hưởng ứng Tuần lễ An toàn giao thông đường bộTheo khuyến nghị của WHO, vị trí ngồi sau là vị trí an toàn nhất cho trẻ em, tất cả trẻ em nên được ngồi ở ghế sau của xe ô-tô. Sử dụng thiết bị an toàn, nguy cơ chấn thương trẻ ngồi ghế sau giảm 14% so với trẻ ngồi ghế trước. Khi túi khí bung ra gây thương tích nghiêm trọng ở đầu và cổ cho trẻ em ngồi ghế trước. Nội dung “mà không có người lớn ngồi cùng” với trẻ em được chở trên xe ô-tô và trên xe máy nên được bỏ vì có thể gây hiểu lầm dây đai an toàn/thiết bị an toàn sẽ không cần dùng nếu có người lớn ngồi cùng trẻ.Hiện nay, mặc dù chưa có quy định bắt buộc nhưng rất nhiều người dân đã tự động áp dụng, tự trang bị thiết bị an toàn cho trẻ em.Đề xuất sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em nhận được phản ứng rất tích cực của cộng đồng xã hội và các phương tiện truyền thông cũng như mạng xã hội. Hiện nay, mặc dù chưa quy định nhưng rất nhiều người dân đã tự động áp dụng, tự trang bị thiết bị an toàn cho trẻ em. Trong một số cuộc thăm dò dư luận rộng rãi trên toàn quốc từ năm 2020-2023, tỷ lệ ủng hộ đề xuất lên tới 85%.“Dự kiến ngày 26/6 tới đây, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ thông qua Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Nếu quy định sử dụng thiết bị an toàn và vị trí ngồi an toàn cho trẻ em được luật hóa và áp dụng hiệu quả trong Luật, có thể kéo giảm tới 400-500 vụ trẻ em bị chấn thương đặc biệt nghiêm trọng hoặc trẻ em thiệt mạng trên ô-tô mỗi năm. Do đó, cần sớm luật hóa những quy định thiết thực về thiết bị an toàn, vị trí an toàn cho trẻ em, đối tượng thụ động tham gia giao thông, nhằm phát huy tác dụng tích cực trong bảo vệ trẻ em tham gia giao thông khi số lượng ô-tô tại Việt Nam ngày một tăng”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Việt Cường nhận định.
https://nhandan.vn/som-luat-hoa-quy-dinh-ve-an-toan-cho-tre-em-tren-o-to-post812416.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "an toàn cho trẻ em trên ô-tô", "áp dụng luật và quy định", "khi tham gia giao thông", "thiết bị an toàn cho trẻ em" ] }
Trao 1.000 phần quà cho người dân vùng hạn mặn Sóc Trăng
NDO -Ngày 8/5, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trúc Thanh Nhã - Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Công an tỉnh Sóc Trăng đã trao tặng 1.000 phần quà trị giá 300 triệu đồng đến các hộ dân ở xã Vĩnh Tân và xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Giám thị Trại tạm giam T17, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, cho biết, hoạt động này nhằmhỗ trợ người dântăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn.Qua đó, phát huy tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn với người dân bị ảnh hưởng bởi hạn mặn với tinh thần vì nhân dân phục vụ. Trị giá các phần quà không nhiều nhưng đây là tình cảm, trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân và nhà tài trợ chia sẻ khó khăn với người dân, giúp bà con vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.Nhà tài trợ và Công an trao quà cho người dân khó khăn do hạn, mặnVĩnh Tân là xã có rất đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống của thị xã ven biển Vĩnh Châu. Những ngày qua, người dân rất vất vả vì ảnh hưởng của hạn mặn.Những phần quà đã thể hiện tình cảm của lực lượng Công an nhân dân và nhà hảo tâm rất ý nghĩa, đã hỗ trợ kịp thời, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.
https://nhandan.vn/trao-1000-phan-qua-cho-nguoi-dan-vung-han-man-soc-trang-post808395.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Sóc Trăng", "hạn mặn" ] }
Hà Giang: Đá lăn vào nhà khiến một người tử vong
NDO -Sáng 5/6, tại thôn Tả Kha, thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã xảy ra vụđá lăn vào nhà dânkhiến một người tử vong.
Theo đó, vào khoảng 1 giờ 30 phút sáng 5/6, trong khi gia đình anh Hầu Mí V (14 tuổi) đang ngủ thì bất ngờ có một tảng đá to, khối lượng khoảng 3 tấn lăn từ trên núi cao vào nhà khiến anh V tử vong tại chỗ.Nguyên nhân được xác định là do trong những ngày gần đây, trên địa bàn thị trấn Phố Bảngmưa lớn kéo dài, kết cấu đất đá bị vỡ khiến tảng đá lăn xuống nhà dân.Tin liên quanĐá lăn làm một người bị thương ở Lào CaiNgay sau khi xảy ra vụ việc, chính quyền địa phương, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã huy động lực lượng tại chỗ khắc phục thiệt hại. Đồng thời tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ tiền cho gia đình nạn nhân.Bí thư Huyện ủy Đồng Văn Nguyễn Tiến Dũng đến thăm hỏi gia đình có người bị nạn.
https://nhandan.vn/ha-giang-da-lan-vao-nha-khien-mot-nguoi-tu-vong-post812791.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Hà Giang", "một người tử vong", "mưa lớn kéo dài", "đá lăn vào nhà dân" ] }
Tháo "nút thắt" mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ dự án giao thông trọng điểm
Không ít dự án giao thông trọng điểm tại Hà Nội, thậm chí có những dự án đã triển khai hơn 10 năm, vẫn đang bị ách tắc tiến độ mà nguyên nhân chính là gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Thậm chí, một số vị trí đã giải phóng mặt bằng lại xuất hiện tình trạng tái lấn chiếm, gây khó khăn trong quản lý.
Ðiều này đòi hỏi các cơ quan chức năng của Thủ đô phải vào cuộc với tinh thần trách nhiệm hơn, có giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn nhằm tránh lãng phí nguồn lực của Nhà nước và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.Nhiều dự án vướng mặt bằngKhởi công từ tháng 10/2023, nhưng đến đầu tháng 5/2024, dự án xây dựng tuyến nối đại lộ Thăng Long với đường cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình (tổng mức đầu tư 5.249 tỷ đồng), mới khoan được mũi đầu tiên do không có mặt bằng. Dự án có chiều dài khoảng 6,7 km, dự kiến năm 2026 sẽ hoàn thành đưa vào khai thác. Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội Ðỗ Việt Hưng cho biết, tuyến đường có tổng diện tích phải thu hồi, giải phóng mặt bằng gần 106 ha.Theo kế hoạch, tháng 4/2024, địa phương phải bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Tuy nhiên đến hiện tại, đơn vị thi công mới nhận bàn giao khoảng 7 ha, chiếm chưa đến 7% diện tích mặt bằng. Ðể tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội đề xuất tách phần giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, giao Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất làm chủ đầu tư.Một dự án trọng điểm khác tại Hà Nội, nối đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ với đường vành đai 3 (trên cao), được khởi công giữa năm 2023, phấn đấu hoàn thành trong năm 2025, nhưng đến nay tiến độ thi công gần như "giẫm chân tại chỗ" do không có công địa thi công. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố Hà Nội, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ giảm tải cho nút giao Pháp Vân-Giải Phóng.Ðại diện chủ đầu tư dự án (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội) cho hay, hiện các nhà thầu đang thi công trên phần đất thuộc phạm vi đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ và đường vành đai 3, phạm vi thi công khá hẹp, toàn bộ mặt bằng còn lại chưa được địa phương bàn giao. Ông Nguyễn Chí Hiếu, chỉ huy trưởng gói thầu số 1 thuộc dự án cho biết, đơn vị đã ký hợp đồng và cam kết với chủ đầu tư triển khai xây dựng dự án trong vòng 760 ngày, với điều kiện có mặt bằng kịp thời.Không chỉ hai công trình giao thông mới triển khai này gặp khó khăn về mặt bằng, hàng loạt dự án trọng điểm khác trên địa bàn Thủ đô cũng đang trầy trật "đánh vật" với tiến độ do khâu giải phóng mặt bằng ách tắc. Ðơn cử, dự án xây dựng đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu-Voi Phục với tổng mức đầu tư 7.211 tỷ đồng, thời gian triển khai từ năm 2019 đến 2024, tuy nhiên, đến hết năm 2023, dự án mới giải ngân được 1.729 tỷ đồng. Thời điểm hiện tại, hai quận Ba Ðình, Ðống Ða mới đang thực hiện đến bước đo đạc hồ sơ kỹ thuật thửa đất và kiểm đếm tài sản được 1.993/1.995 hộ dân (98,2%).Một dự án khác là dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Văn Ðiển-Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) dài khoảng 3,8 km, thi công từ năm 2011 đến nay, hơn 10 năm mới chỉ đạt 40% khối lượng, còn lại vẫn ngổn ngang, vừa mất an toàn giao thông, vừa gây ô nhiễm môi trường. Tổng diện tích thu hồi đất của dự án gần 187.000m2 trên địa bàn huyện Thanh Trì, trong đó, phần đất và tài sản (nhà cửa) gắn liền trên đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức gần 97.000m2, tương ứng 797 phương án. Tổng mức đầu tư của dự án gần 888 tỷ đồng, nhưng riêng chi phí đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đã lên đến hơn 620 tỷ đồng.Công trình thi công gói thầu số 9 dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Văn Ðiển-Ngọc Hồi. (Ảnh ÐĂNG ANH)Tăng tính chủ động cho địa phươngTheo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội, khó khăn chính của dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Văn Ðiển-Ngọc Hồi là khối lượng giải phóng mặt bằng các hộ dân lớn, nguồn gốc, quá trình sử dụng đất của các hộ rất phức tạp, khoảng 450 hộ dân sử dụng đất có nguồn gốc là đất lấn chiếm, đất được giao trái thẩm quyền,…Có thời điểm, dự án phải tạm dừng để tổ chức kiểm tra, làm rõ nguồn gốc đất đai, cho nên dù đã triển khai hơn 10 năm nay, nhưng hiện vẫn còn 165 phương án với 23.258m2 chưa được bàn giao mặt bằng. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì dự kiến bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trong quý II năm 2024.Hơn 10 năm vật lộn với dự án, ông Lương Hữu Ðức, Chỉ huy trưởng công trường gói thầu số 9 cho biết: Việc bàn giao mặt bằng dự án theo kiểu "xôi đỗ", cho nên nhà thầu rất khó thi công, nếu có làm cũng không hiệu quả, không đạt tiến độ, chất lượng công trình.Ðại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho rằng, đối với công tác giải phóng mặt bằng, cần phải được triển khai sớm một bước, nhằm chủ động hơn trong thi công. Như dự án đường vành đai 4-Vùng Thủ đô, thành phố Hà Nội đã đề xuất tách phần giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần độc lập. Từ đó, giải phóng mặt bằng đi trước một bước, không phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật mang tính chất chuyên ngành của công trình, thực hiện giải phóng mặt bằng ngay sau khi có chỉ giới đường đỏ được phê duyệt.Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án thành phần giải phóng mặt bằng thường sẽ triển khai nhanh hơn so với việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư do không có yếu tố kỹ thuật phức tạp, không phải thỏa thuận với nhiều đơn vị quản lý. Chính việc giao cho các quận, huyện làm chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng, cho nên dù khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn, tính chất phức tạp, nhưng chỉ từ quý III năm 2022 đến nay, thành phố Hà Nội đã thu hồi được hơn 773 ha trên tổng số hơn 791 ha đất, đạt 97,41%, di chuyển hơn 10 nghìn ngôi mộ, đạt 97,55%, hoàn thành 10 khu tái định cư, ba khu tái định cư còn lại đã cơ bản hoàn thành.Từ thực tế triển khai giải phóng mặt bằng đường vành đai 4, Ban Quản lý dự án đã báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhân rộng chủ trương này đối với các dự án nhóm A, dự án trọng điểm của thành phố. Ðó là tách công tác giải phóng mặt bằng, giao cho địa phương nơi có dự án đi qua làm chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Mỹ Ðình-Ba Sao-Bái Ðính; mở rộng Quốc lộ 6; đường 70 đoạn Hà Ðông-Văn Ðiển-nút giao Tứ Hiệp; cầu Thượng Cát,... và tiếp tục nghiên cứu nhân rộng chủ trương này đối với các dự án thuộc các lĩnh vực khác, có phạm vi giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố.
https://nhandan.vn/thao-nut-that-mat-bang-day-nhanh-tien-do-du-an-giao-thong-trong-diem-post810504.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Giải phóng mặt bằng", "Đường Vành đai 3", "Dự án giao thông", "Tháo gỡ" ] }
Kon Tum: Bạo hành một học sinh, nhóm 4 nữ sinh bị đình chỉ
Một nhóm nữ sinh ở trường khác đã xông vào Khu ký túc xá của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đăk Glei để nói chuyện với em Y.M.T vàhành hung.
Các trường có học sinh tham gia bạo hành cũng đình chỉ học tập với các em vi phạm để xử lý theo nội quy, quy chế của trường học.Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Thường trực Huyện ủy đã chỉ đạo Công an huyện khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Chi bộ Trường Trung học Phổ thông-Dân tộc nội trú huyện, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý và xử lý học sinh theo nội quy, quy chế của trường học. Đồng thời, phối hợp chính quyền địa phương thăm hỏi động viên gia đình và cá nhân học sinh bị bạo hành (em Y.M.T).Gia đình của các nữ sinh tham gia đánh học sinh Y.M.T đã đến gặp, đưa ra lời xin lỗi và chịu trách nhiệm với hành vi của các nữ sinh gây ra sự việc trên.Qua trao đổi, hai bên gia đình thống nhất giải quyết vụ việc bằng hình thức dân sự và yêu cầu nhà trường có biện pháp giáo dục, kiểm điểm học sinh theo nội quy của nhà trường.Vào tối 27/3, một nhóm nữ sinh ở trường khác đã xông vào Khu ký túc xá của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đăk Glei để nói chuyện với em Y.M.T và hành hung.Vụ việc được nhóm nữ sinh quay lại và đăng tải lên mạng xã hội Facebook. Đến ngày 28/3, gia đình em Y.M.T đã phản ánh tình trạng trên với nhà trường và đưa em về nhà chăm sóc sức khỏe.Kết quả kiểm tra, xác minh ban đầu cho thấy, do mâu thuẫn khi nhắn tin trên mạng xã hội, 4 học sinh là P.T.T.H (14 tuổi), Y.L (16 tuổi), Y.L.K.T (16 tuổi) và Y.A.H (16 tuổi) đã đánh em Y.M.T tại khu ký túc xá của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đăk Glei.Sức khỏe và tinh thần em Y.M.T hiện đã ổn định, có thể đến trường học tập trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/kon-tum-bao-hanh-mot-hoc-sinh-nhom-4-nu-sinh-bi-dinh-chi-post802774.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Kon Tum", "bạo hành", "học sinh", "nữ sinh" ] }
Bắc Ninh vươn lên đứng thứ 3 cả nước về chỉ số PAPI
NDO -Ngày 2/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) phối hợp Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Với 45,7047 điểm, tỉnh Bắc Ninh xếp thứ 3 cả nước và đứng đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
Với nhiều nỗ lực nâng cao công tác cải cách hành chính, hiệu quả quản trị vàhành chính công, năm 2023, tỉnh Bắc Ninh vươn lên đứng thứ 3, giữ vững vị trí mười địa phương có chỉ số PAPI cao nhất cả nước liên tiếp trong nhiều năm.Cụ thể, Bắc Ninh có hai chỉ số xếp thứ 2 cả nước gồm chỉ số trách nhiệm giải trình với người dân với 4,5467 điểm và chỉ số quản trị điện tử với 3,729 điểm. Theo bảng xếp hạng, Bắc Ninh đứng thứ 3 về chỉ số cung ứng dịch vụ công với 8,2568 điểm; xếp thứ 4 về công khai, minh bạch với 5,8234 điểm; xếp thứ 5 về chỉ số tham gia của người dân ở cấp cơ sở với 5,5334 điểm.Bên cạnh đó, tỉnh xếp thứ 11 về chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công với 7,1588 điểm; xếp thứ 23 về thủ tục hành chính công với 7,2747 điểm; xếp thứ 35 về quản trị môi trường với 3,3818 điểm.Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, Bắc Ninh là ''điểm đến'' của nhiều nhà đầu tư.Năm 2023 là năm thứ 3 trong nhiệm kỳ 2021-2026 của chính quyền các cấp. Do đó, kết quả khảo sát PAPI 2023 là nguồn dữ liệu và thông tin hữu ích, giúp các cấp chính quyền nắm bắt được cảm nhận và trải nghiệm của người dân về điều kiện kinh tế-xã hội, mối quan ngại cũng như kỳ vọng của người dân đối với bộ máy công vụ trong năm 2024 và những năm tiếp theo.Tin liên quanQuản trị điện tử và dịch vụ công điện tử, những "khoảng cách số" cần thu hẹpTại Bắc Ninh, kết quả chỉ số PAPI cho thấy, dù tổng điểm và một số chỉ số thành phần tiếp tục được cải thiện và tăng bậc, song, nếu so sánh với năm 2022 thì một số chỉ số đang bị tụt bậc. Đơn cử, năm 2022, chỉ số về sự tham gia của người dân ở cơ sở của Bắc Ninh đạt 5,8174 điểm, xếp thứ 4 cả nước; năm 2023, tỉnh đạt 5,5334 điểm xếp thứ 5.Chỉ số về quản trị môi trường năm 2022 đạt 3,7651 điểm, xếp thứ 11; năm 2023 xếp thứ 35 với 3,3818 điểm. Điều này cho thấy sự sụt giảm và thiếu ổn định của các chỉ số thành phần.Chỉ số PAPI là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. PAPI đo lường 8 chỉ số. Qua đó góp phần cải thiện chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân.
https://nhandan.vn/bac-ninh-vuon-len-dung-thu-3-ca-nuoc-ve-chi-so-papi-post802776.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Bắc Ninh", "PAPI", "chỉ số PAPI", "hành chính công" ] }
Chiến sĩ mới thi đua “vượt nắng, thắng mưa” trong huấn luyện
Hưởng ứng phong trào thi đua đột kích “Tiếp bước chiến sĩ Điện Biên-Tiến lên giành 3 nhất” trong toàn Quân chủng Hải quân, thời gian qua, lớp chiến sĩ mới thuộc Trung tâm Huấn luyện Vùng 2 Hải quân đã thi đua “vượt nắng, thắng mưa” phấn đấu giành kết quả cao nhất trong huấn luyện.
Có mặt tại thao trường huấn luyện chiến sĩ mới của Trung tâm Huấn luyện Vùng 2 Hải quân khi mặt trời gần đứng bóng. Vậy mà hàng trăm chiến sĩ mới của đơn vị vẫn miệt mài luyện tập; cờ, băng-rôn, biển cổ động được căng đỏ thao trường, mọi vị trí đều có khẩu hiệu: “Huấn luyện giỏi, an toàn, làm chủ, chính quy, hiện đại”.Đến điểm tập nào tôi cũng thấy đội ngũ cán bộ từ cấp tiểu đội tay sổ, tay bút ghi chép theo dõi, nhận xét kết quả huấn luyện chi tiết đến từng chiến sĩ mới. Mỗi đại đội được chia thành nhiều bộ phận xoay vòng đổi tập các nội dung; từng chiến sĩ luyện tập với tinh thần tập trung cao độ, động tác chuẩn xác, cán bộ các cấp trong đơn vị luôn sâu sát trong huấn luyện, kịp thời uốn nắn, sửa tập cho chiến sĩ mới với thái độ gần gũi, ân cần.Theo sát bộ đội luyện tập, Trung tá Nguyễn Đại Đồng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 cho biết: Trước khi đón nhận chiến sĩ mới, đơn vị đã chủ động làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng thống nhất cho cán bộ huấn luyện các cấp về nội dung huấn luyện và kỹ năng, phương pháp quản lý, nắm bắt tình hình tư tưởng bộ đội; bảo đảm trên từng vị trí, cán bộ luôn có nhiều phương pháp, biện pháp huấn luyện và động viên, giải quyết tư tưởng cho bộ đội. Với phương châm sâu sát, gần gũi, thân thiện, chân tình, cởi mở, lấy giáo dục thuyết phục là chính để gần hơn với chiến sĩ mới. Quá trình huấn luyện bộ đội, Tiểu đoàn kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị, gia đình và địa phương để quản lý, giáo dục chiến sĩ.Nhờ sự chủ động, tích cực trong huấn luyện, sự sâu sát, chia sẻ trong quản lý của cán bộ các cấp, chiến sĩ mới ở Trung tâm Huấn luyện Vùng 2 Hải quân đã trưởng thành qua từng tuần. Chiến sĩ Nguyễn Văn Quân, Trung đội 2, Đại đội 1, Tiểu đoàn 1 tâm sự: Từ khi vào đơn vị tôi được học, được rèn và hiểu thế nào là sống có kỷ luật. Tôi thấy mình đã thay đổi rất nhiều sau gần một tháng huấn luyện, khỏe hơn, tác phong chào hỏi lễ phép hơn. Còn chiến sĩ Huỳnh Hữu Hải, Tiểu đội 10, Trung đội 3, Đại đội 4, Tiểu đoàn 1 thì nhận xét:Tôi đã tốt nghiệp đại học trước khi vào quân đội, tôi thấy cán bộ các cấp ở đơn vị không chỉ dạy tôi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn hướng dẫn, giúp đỡ tôi nhanh chóng làm quen với môi trường quân ngũ bằng trách nhiệm, tình cảm thân thiết như người anh, người chị trong gia đình. Tôi sẵn sàng hỏi khi không biết, tâm sự khi thấy có vấn đề khúc mắc. Chính tình yêu thương, sự gần gũi của cán bộ các cấp trong đơn vị đã giúp tôi cùng các đồng đội nhanh chóng hòa nhập, thêm tin yêu và gắn bó với đơn vị hơn.Được biết, chiến sĩ mới ở Trung tâm Huấn luyện Vùng 2 Hải quân đợt này được tuyển chọn từ năm tỉnh, thành phố đó là: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang. Mặt bằng nhận thức chung của chiến sĩ mới tương đối đồng đều, vì vậy mới sau hơn ba tuần huấn luyện, khả năng nắm bắt và tiếp thu nội dung của bộ đội nhanh, nhất là nội dung học tập chính trị, điều lệnh đội ngũ và bắn súng. Có được kết quả nêu trên là sự nỗ lực phấn đấu của mỗi cán bộ, chiến sĩ toàn Trung tâm; trong đó một phần không nhỏ là vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp; mỗi cán bộ đều luôn sâu sát, tỉ mỉ khi theo bám quá trình huấn luyện ở đơn vị mình.Nói về vấn đề này, Đại tá Nguyễn Hữu Lương, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung tâm Huấn luyện Vùng 2 Hải quân cho biết: Ngay sau khi nhận chiến sĩ mới, đơn vị đã nhanh chóng ổn định biên chế, tổ chức và rà soát chặt chẽ chất lượng chính trị, sức khỏe từng chiến sĩ. Đơn vị thực hiện “5 biết, 5 cùng”. Trong đó, “5 biết” là: biết lý lịch bộ đội; biết quan tâm, sâu sát, gần gũi động viên, cởi bỏ áp lực cho bộ đội; biết gương mẫu trước bộ đội; biết đấu tranh bảo vệ cái đúng (bảo vệ bộ đội); biết gạt bỏ “cái tôi” vì lợi ích của đơn vị (thực chất là lợi ích của bộ đội)”. “5 cùng” là: cùng ăn; cùng ở; cùng làm; cùng tham gia các hoạt động và cùng chia sẻ với bộ đội (chia sẻ ở đây là chia sẻ khó khăn, gian khổ, vui, buồn với bộ đội). Bên cạnh đó, đơn vị luôn bảo đảm mọi hoạt động của bộ đội đều có kế hoạch, có phụ trách, kiểm tra, đánh giá kết quả; mỗi cán bộ từ tiểu đội trưởng trở lên luôn sâu sát, gần gũi, chân thành, cởi mở với chiến sĩ mới trong mọi lúc, mọi nơi.
https://nhandan.vn/chien-si-moi-thi-dua-vuot-nang-thang-mua-trong-huan-luyen-post800406.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [] }
Nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thiên tai trong cộng đồng
Là thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xác định công tác phòng ngừa và ứng phó thảm họa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm chiến lược, là một trong bảy hoạt động trong Luật Hoạt động Chữ thập đỏ.
Trong nhiều năm qua, hoạt động phòng ngừa, ứng phó thảm họa của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã chuyển mạnh sang hành động sớm trong phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, thảm họa bằng việc kiện toàn, thành lập và nâng cao năng lực các đội ứng phó thiên tai, thảm họa; hoàn thiện, ban hành các văn bản hướng dẫn quy trình chuẩn trong ứng phó thảm họa; quy định hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.Bên cạnh đó, Hội tiếp tục thí điểm cũng như sẵn sàng hành động sớm với nắng nóng, bão do gió và lũ lụt do bão; tổ chức thực hiện vận động trong và ngoài nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Hội đã đẩy mạnh hoàn thiện và chuyển giao các mô hình hiệu quả về cộng đồng an toàn trong phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng; bước đầu thí điểm các giải pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa vào thiên nhiên.Là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai khắc nghiệt, như: bão lũ, áp thấp nhiệt đới, mưa giông, lốc xoáy, lũ ống, nước biển dâng, ngập lụt, hạn hán, gió mùa... gây thiệt hại nhiều về người, tài sản, môi trường sinh thái và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Quốc Thanh cho biết, từ năm 2020-2023, thời tiết khí hậu cực đoan, mưa dông, lốc xoáy, lũ ống, lũ quét và mưa lớn đã làm xâm hại đến hệ sinh thái, môi trường, đất đai canh tác, sản xuất của người dân. Mưa lũ đã làm hư hại nhiều công trình của người dân, đường sá, cầu, cống bị sạt lở. Cấp ủy, chính quyền phải huy động và chi viện nhiều lực lượng, thành phần tham gia khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.Xuất phát từ những nguyên nhân và điều kiện tự nhiên nêu trên, dự án "Xanh hóa các hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai" đã được triển khai thí điểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Dự án đã được thực hiện trong vòng 20 tháng (từ tháng 10/2021 đến ngày 30/6/2023). Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã phối hợp các bên liên quan, lựa chọn các địa phương để khảo sát đánh giá và quyết định triển khai dự án tại xã Nga Tiến (huyện Nga Sơn); xã Yên Nhân (huyện Thường Xuân); xã Yến Sơn (huyện Hà Trung). Trong thời gian gần hai năm triển khai dự án, có hơn 8.840 hộ được hưởng lợi.Ban Điều hành dự án đã tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, các cuộc thi nhằm tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, thực hành các công cụ đánh giá rủi ro thiên tai có lồng ghép các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho cán bộ, người dân.Ba xã được hưởng lợi dự án đã thành lập nhóm hỗ trợ kỹ thuật, nhóm cộng đồng để cán bộ và người dân tham gia các hoạt động của dự án, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kỹ năng của cộng đồng trong hoạt động phòng ngừa, ứng phó thảm họa, rủi ro thiên tai dựa vào thiên nhiên.Các hoạt động can thiệp của Dự án đã góp phần hỗ trợ sinh kế cho các hộ dân trong vùng thực hiện dự án và cấp hệ thống loa thông minh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng chống và cảnh báo rủi ro thiên tai tại xã Yên Nhân; tu sửa nâng cấp tuyến đường, trồng cây chống sạt lở hai bên đường và chắn gió khi có mưa bão xảy ra tại xã Nga Tiến…Để công tác giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa vào thiên nhiên trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, ông Nguyễn Quốc Thanh nhấn mạnh, cần phải có sự chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động một cách đồng bộ, cụ thể, rõ ràng; khảo sát lựa chọn địa bàn để áp dụng các mô hình tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai; tăng cường tuyên truyền, vận động cộng đồng bảo tồn hệ sinh thái và môi trường tự nhiên, duy trì môi trường chung quanh; sử dụng một cách hợp lý và giảm thiểu suy giảm hệ sinh thái tự nhiên; mở rộng và tổ chức các chiến dịch thường xuyên để nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa vào thiên nhiên...Là tổ chức xã hội nhân đạo duy nhất tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa có hệ thống bốn cấp, từ Trung ương đến cơ sở, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp, nhanh nhạy, kịp thời, hiệu quả, mang lại kết quả nhiều mặt cho người dân và cộng đồng. Tổng giá trị hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai, dịch bệnh và sự cố nghiêm trọng trong năm 2023 đạt hơn 149 tỷ đồng, trợ giúp hơn 394.500 lượt người bị ảnh hưởng.Từ đầu năm 2024 đến nay, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động, kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng mưa đá, giông lốc tại các tỉnh miền núi phía bắc, hạn hán xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cháy và sự cố nghiêm trọng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên cả nước; đồng thời thực hiện các chương trình, dự án, các khoản viện trợ quốc tế từ thành viên Phong trào, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước.Thời gian tới, để sẵn sàng phòng ngừa, ứng phó thảm họa, dịch bệnh và sự cố nghiêm trọng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Hải Anh cho biết, Hội sẽ tiếp tục duy trì các chương trình phối hợp trong công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, dịch bệnh với các bộ, ban, ngành; kiện toàn, nâng cao chất lượng lực lượng ứng phó cấp Trung ương, các đội ứng phó thiên tai, thảm họa cấp tỉnh/thành phố, quận/huyện và xã/phường; đồng thời, thực hiện chế độ ứng trực, thông tin, báo cáo kịp thời và sử dụng linh hoạt các lực lượng tham gia công tác cứu trợ khẩn cấp; đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, dịch bệnh và sự cố nghiêm trọng; nâng cao hiệu quả công tác vận động nguồn lực cứu trợ, ứng phó và hỗ trợ phục hồi.
https://nhandan.vn/nang-cao-ky-nang-phong-ngua-ung-pho-voi-thien-tai-trong-cong-dong-post813107.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Hội Chữ thập đỏ Việt Nam", "Thảm họa", "Thiên tai", "Ứng phó" ] }
Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan có nhiều người Việt Nam kinh doanh
NDO -Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan cho biết, ngày 12/5,trung tâm thương mạivới hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam tại số 44 Marywilska, thủ đô Warsaw, Ba Lan đã bị cháy.
Vụ cháy bùng phát vào rạng sáng 12/5. Khoảng sau 10 phút từ khi nhận được báo động, đội cứu hỏa đầu tiên đã có mặt tại hiện trường. Tuy nhiên, do hàng hóa nhiều, trong đó có các mặt hàng may mặc, và thời tiết khô, ngọn lửa đã lan nhanh, gần như toàn bộ trung tâm thương mại đã bị lửa tàn phá.Thông tin sơ bộ ban đầu cho thấy, không có thiệt hại về người, song gần như toàn bộ tài sản đã bị thiêu rụi.Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Hà Hoàng Hải cho biết, trung tâm thương mại tại số 44 Marywilska là một trung tâm thương mại bán lẻ lớn tại Ba Lan với khoảng 1.400 gian hàng, trong đó có khoảng 1/3 gian hàng là của người Việt Nam.Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan khẩn trương cử nhóm công tác đến hiện trường, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại, với Hội người Việt Nam tại Ba Lan, nắm bắt tình hình, động viên, thăm hỏi bà con và sớm triển khai công tác bảo hộ công dân.Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã đăng số đường dây nóng về bảo hộ công dân để nắm bắt thông tin từ kiều bào, sẵn sàng hỗ trợ bà con làm việc với các cơ quan chức năng sở tại, Ban quản lý trung tâm thương mại, lực lượng phòng cháy chữa cháy và phía bảo hiểm để giảm thiểu tối đa hậu quả của vụ cháy.Bên cạnh đó, với những bà con bị mất giấy tờ trong vụ cháy, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan sẵn sàng hỗ trợ tối đa để sớm cấp lại giấy tờ mới. Đồng thời, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng của Ba Lan khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, bảo đảm đầy đủ các quyền và lợi ích của công dân Việt Nam.Cũng trong sáng nay, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ba Lan, ông Trần Tuấn Anh cho biết, toàn bộ khu trung tâm thương mại tại số 44 Marywilska, thủ đô Vacsava của Ba Lan đã bị lửa thiêu rụi gần như hoàn toàn.Hội người Việt Nam tại Ba Lan đang tích cực phối hợp với Đại sứ quán để nắm bắt thông tin, động viên, thăm hỏi bà con có quầy hàng bị thiệt hại trong vụ cháy và vận động quyên góp hỗ trợ bước đầu.
https://nhandan.vn/chay-trung-tam-thuong-mai-tai-ba-lan-co-nhieu-nguoi-viet-nam-kinh-doanh-post808993.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Cháy", "trung tâm thương mại", "Ba Lan", "người Việt Nam", "kinh doanh" ] }
Giải đáp trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Sáng 17/4,Bảo hiểm xã hộiViệt Nam sẽ tổ chức chương trìnhgiao lưu trực tuyếntrên Cổng thông tin điện tử của cơ quan này. Sự kiện nhằm thông tin, giải đáp kịp thời các chính sách bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệpvới người dân và doanh nghiệp.
Nhằm tiếp tục cung cấp thông tin, giải đáp kịp thời các yêu cầu của cá nhân, tổ chức về chính sáchbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, vào 8 giờ 30 phút ngày 17/4/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến về các chính sách này trên Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ https://baohiemxahoi.gov.vn/pages/default.aspx.Đây là chương trình giải đáp chính sách trực tuyến liên quan tới người lao động, người sử dụng lao động đầu tiên của năm 2024 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức.Khách mời tham gia chương trình giao lưu trực tuyến là đại diện lãnh đạo và các chuyên gia đến từ các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đó là: Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Ban Quản lý Thu, Sổ - Thẻ...Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình qua địa chỉ hòm thư điện tử: lienhe@vss.gov.vn và qua mục Hỏi-Đáp thuộc chuyên mục bảo hiểm xã hội với tổ chức cá nhân của Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Gần đây nhất, ngày 24/11/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến nhằm cung cấp thông tin, giải đáp kịp thời các yêu cầu của cá nhân, tổ chức về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, kết quả phát triển chỉ tiêu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong ba tháng đầu năm nay đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.Cụ thể, đến hết tháng 3/2024, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt 17,392 triệu người, tăng 1,6%; trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc là 15,949 triệu người, tăng 1,49%;bảo hiểm xã hội tự nguyệnlà 1,443 triệu người, tăng 2,77%. Số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 14,243 triệu người, tăng 1,67%. Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,168 triệu người, tăng 0,28%.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/giai-dap-truc-tuyen-ve-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-y-te-post804933.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "giao lưu trực tuyến", "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "bảo hiểm thất nghiệp", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam" ] }
Công an Điện Biên Đông giúp nhân dân khắc phục hậu quả lũ quét
NDO -Tiếp nhận thông tin nhiều hộ dân ở bản Suối Lư, xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) bị thiệt hại nặng nề về nhà ở, tài sản, hoa màu do ảnh hưởng trậnlũ quétrạng sáng 10/5, ngay lập tức hàng chục cán bộ chiến sĩ Công an huyện Điện Biên Đông đã lên đường về bản Phì Nhừ hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả; di chuyển người, tài sản đến nơi an toàn.
Trung tá Nguyễn Văn Hưng, Trưởng Công an huyện Điện Biên Đông, cho biết, vào hồi 1 giờ sáng 10/5, một trận lũ quét bất ngờ tràn về làm 31 ngôi nhà của bà con nhân dân bản Suối Lư bị hư hỏng, thiệt hại, ngập bùn đất. Trong đó một ngôi nhà bị đổ sập, toàn bộ tài sản bị vùi lấp. Có những nhà bị nhiều tảng đá to, nặng cả vài tạ tràn vào, đẩy văng tài sản xuống dòng nước cuốn…Rất nhiều tảng đá to như thế này theo dòng nước lũ tràn vào bản Suối Lư làm hư hỏng nhà dân.Ngay khi tiếp nhận thông tin lũ quét về Suối Lư, Công an huyện Điện Biên Đông đã cử 50 cán bộ, chiến sĩ về hiện trường hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân khắc phục.Cùng các lực lượng khác tại địa phương, trong sáng 10/5, cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Điện Biên Đông đã nhanh chóng đưa người dân và tài sản đến khu vực an toàn. "Về phương án khắc phục, trước mắt anh em đã cùng nhân dân di chuyển tạm thời các khối đá lớn ra khỏi khu vực dân cư; đồng thời nạo vét bùn ngập trong nhà dân để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại" - Trung tá Nguyễn Văn Hưng cho biết.Giúp nhân dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.Hiện cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Điện Biên Đông đang nỗ lực cùng các lực lượng cùng nhân dân bản Suối Lư khắc phục hậu quả lũ quét.Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Điện Biên Đông đang nỗ lực giúp nhân dân bản Suối Lư hót bùn đất tràn vào nhà.Dự kiến việc khắc phục hậu quả lũ quét tại bản Suối Lư phải kéo dài trong vài ngày tới.
https://nhandan.vn/cong-an-dien-bien-dong-giup-nhan-dan-khac-phuc-hau-qua-lu-quet-post808762.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Công an", "Điện Biên Đông", "lũ quét" ] }
Tết ấm áp nghĩa tình quân dân ở Trà Vinh
NDO -Tối 3/2, tại xã Long Hữu, Ban Chỉ đạo tổ chức Tết Quân - Dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc Tết Quân - Dân năm 2024. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong tỉnh, đông đảo người dân huyện Duyên Hải, thị xã Duyên Hải tham dự.
Tết Quân - Dân năm 2024 diễn ra từ ngày 3/2 đến ngày 5/2 với nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa dân tộc và tính nhân văn sâu sắc, như: Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn; triển lãm, trưng bày các sản phẩm OCOP trong tỉnh; các hoạt động lưu văn hóa, văn nghệ; tổ chức các trò chơi dân gian; thi gói và nấu bánh tét,…Người dân xã Long Hữu, thị xã Duyên Hải tham quan các gian hàng trưng bày hàng Việt Nam.Ban Chỉ đạo tổ chức Tết Quân - Dân thị xã Duyên Hải cho biết, đến thời điểm này, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đã ủng hộ với số tiền hơn 50 tỷ đồng dành các hoạt động an sinh xã hội như: Xây nhà ở, cầu nông thôn, trao học bổng cho học sinh có gia cảnh khó khăn, trao quà gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo.Tết Quân - Dân đã thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thắt chặt mối quan hệ máu thịt, ấm ápnghĩa tình quân dân.Hoạt động Tết Quân - Dân có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh cách mạng, những đóng góp to lớn của lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Trà Vinh đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
https://nhandan.vn/tet-am-ap-nghia-tinh-quan-dan-o-tra-vinh-post795184.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Tết quân dân", "tình quân dân", "đón tết" ] }
Kỳ tích từ đội quân xe đạp thồ và chiếc xe cút-kít chở lương từ bàn thờ
NDO -Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thành công trong công tác bảo đảm hậu cần góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch. Trong đó vận tải thô sơ đã trở thành nét độc đáo, sáng tạo của quân và dân ta khi tiến hành trận quyết chiến, chiến lược này.
Trong những ngày tháng 5 lịch sử, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn đông nghịt người. Từ rất nhiều nơi trong cả nước, hàng nghìn du khách đã có mặt để tận mắt chứng kiến và nghe lại những câu chuyện gắn liền với chiến dịch "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" 70 năm về trước.Đội xe đạp thồ huyền thoạiTrong số các hiện vật được trưng bày, người xem đặc biệt ấn tượng với hình ảnhnhững chiếc xe đạp thồ- huyền thoại vận tải một thời. Đây vốn là những chiếc xe đạp pơ-giô được cải tạo lại, có thể chở đến 300kg hàng.Nữ hướng dẫn viên của bảo tàng chia sẻ: Du khách nước ngoài, đặc biệt là người Pháp đặc biệt hiếu kỳ với những chiếc xe vốn xuất xứ từ chính đất nước họ. Nhờ sự sáng tạo, quân và dân ta đã cải biến phương tiện này, biến chúng thành đội quân xe thồ vận tải.Chiếc xe đạp thồ được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. (Ảnh: Hải Nam)Lịch sử ghi lại: Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tổng tiến công vào "pháo đài bất khả xâm phạm" của quân Pháp tại Điện Biên Phủ. Theo tính toán của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cùng Tổng cục Cung cấp, để phục vụ hơn 87.000 người ở tuyến đầu (54.000 bộ đội và 33.000 dân công) cần huy động ít nhất 16.000 tấn gạo (chưa kể gạo cho dân công), 100 tấn thịt, 100 tấn rau, 80 tấn muối và khoảng 12 tấn đường...Nguồn lương thực, thực phẩm cung cấp cho chiến trường chủ yếu được huy động từ các vùng Việt Bắc, Liên khu 3 và Liên khu 4. Hầu hết phải vận chuyển qua chặng đường 500-600 km, phần lớn là đèo dốc hiểm trở, máy bay Pháp thường xuyên dội bom. Để đảm đương nhiệm vụ này, ngoài ô-tô tải, một trong những lực lượng chủ lực phục vụ hậu cần cho chiến dịch Điện Biên Phủ là xe thồ.Theo số liệu từ bảo tàng, chỉ tính riêng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, gần 21.000 chiếc xe đạp đã được huy động, trở thành “binh chủng vận tải” đặc biệt cho tiền tuyến và được ví như “vua vận tải” của chiến trường: Không cần nhiên liệu, nhỏ gọn, có thể ngụy trang trong bất cứ tình huống nào hoặc dễ dàng ẩn nấp tránh máy bay trinh sát và khi hỏng lại dễ sửa chữa.Huyền thoại xe đạp thồ được trưng bày tại Bảo tàng.Ưu điểm của xe đạp thồ là có thể di chuyển trên những con đường nhỏ hẹp nhất. Xe được gia cố thêm một số bộ phận đặc biệt như càng, tay ngai... để phục vụ chuyên chở. Ngoài ra, những người dân công vận chuyển còn lót vải thừa, quần áo hỏng, săm xe cũ… cuốn vào bánh làm tăng độ bền săm, lốp khi đi đường rừng núi ghập ghềnh.Nhờ đội quân đặc biệt này, chỉ trong một thời gian ngắn, 20.125 tấn, trong đó gạo là 14.950 tấn, vũ khí đạn và dầu 3.000 tấn, 268 tấn muối, 577 tấn thịt, 565 tấn thực phẩm và 177 tấn vật chất khác đã được đưa ra chiến trường. "Binh đoàn" còn thiết lập một kỷ lục không chính thức: Chiếc xe đạp chở khối lượng hàng hóa lớn nhất với 325kg hàng hóa. (Xe của ông Ma Văn Thắng ở Thanh Ba, Phú Thọ hiện vẫn đang được trưng bày tại bảo tàng).Và bàn thờ cũng ra trận địaMột hiện vật khác cũng nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng là chiếc xe cút-kít của ông Trịnh Đình Bầm (xã Định Liên, Yên Định, Thanh Hóa). Dẫn chúng tôi tới địa điểm trưng bày, nữ hướng dẫn viên chia sẻ: Mỗi khi có khách nước ngoài, bao giờ các hướng dẫn viên cũng đưa họ tới đây và giải thích rất kỹ lưỡng."Chúng tôi vẫn nói với họ: Ở đất nước chúng tôi, không chỉ xe đạp mới có thể ra trận mà thậm chí cả bàn thờ tổ tiên, vốn là những thứ linh thiêng cũng có thể vào chiến trường", hướng dẫn viên nói.Tư liệu tại bảo tàng ghi lại: Do nhà nghèo không có phương tiện vận chuyển lương thực, ông Trịnh Đình Bầm đã tự mình đóng chiếc xe. Đóng đến phần bánh thì thiếu gỗ, ông quyết định... dỡ bàn thờ để ghép lại thành bánh.Chiếc xe cút-kít của ông Trịnh Định Bầm được trưng bày tại Bảo tàng.Với chiếc xe này, ông Bầm đã chở lương thực trên đoạn đường từ kho lương Sánh Lược đi lên phố Cống Trạm Luồng huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Từ kho lương này, lương thực đã được chuyển lên mặt trận Điện Biên.Theo các hướng dẫn viên, rất nhiều du khách nước ngoài đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước quyết tâm của ông Bầm và phải thốt lên: Một dân tộc dám hy sinh một phần tín ngưỡng của mình để đổi lấy tự do, dân tộc ấy xứng đáng được tôn trọng, xứng đáng chiến thắng.Tin liên quanSức mạnh hậu cần trong chiến dịch Điện Biên PhủTổng kết lại 56 ngày đêm lịch sử, trong sách Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành những lời tri ân cho lực lượng vận tải có một không hai của hậu phương khi nhận định: Vận tải xe thồ đã trở thành binh chủng vận tải quan trọng thứ hai, đứng sau xe cơ giới.Đóng đến phần bánh thì thiếu gỗ, ông Bầm quyết định... dỡ bàn thờ để ghép lại thành bánh.Tiến sĩ sử học John Rrados Đại học George Washington, (Mỹ), nhận xét: Điều ấn tượng nhất về chiến thắng Điện Biên Phủ cũng giống như quan điểm của phía Việt Nam chính là mức độ tham gia của toàn dân, là huy động người dân Việt Nam tham gia vào chiến dịch đó phải nói là nỗ lực thành công tuyệt vời khi có hàng nghìn người cùng hỗ trợ Quân đội của Tướng Giáp, khi đó đang nằm rất xa khu vực đồng bằng. Đã có hàng trăm tấn bom được ném xuống các tuyến giao thông và những con đường tiếp vận của Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng chưa bao giờ cắt đứt nổi những con đường ấy…Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợiChủ đề: Điện Biên PhủĐưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻNữ y tá duy nhất của Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ qua đời ở tuổi 99Hiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/ky-tich-tu-doi-quan-xe-dap-tho-va-chiec-xe-cut-kit-cho-luong-tu-ban-tho-post807933.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ", "Đội quân xe đạp thồ", "Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ" ] }
Truy điệu, an táng Anh hùng, liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở Campuchia
NDO -Sáng 23/5, tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Cơ, Tỉnh Ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namtỉnh Gia Laiđã trọng thể tổ chức Lễ truy điệu, an táng 21 hài cốt các liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại chiến trường Campuchia do Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai ) đã quy tập được trong mùa khô 2023-2024.
Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Gia Lai, đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 1; bộ Tư lệnh Quân khu 4-Quân đội Hoàng Gia Campuchia; Ban Chỉ đạo 515 Quân khu 5; Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3; Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15, các đồng chí lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền, mặt trận, lãnh đạo địa phương huyện đại diện Đức Cơ và bà con nhân dân đã dâng hoa, dâng hương bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các liệt sĩquân tình nguyệnvà chuyên gia Việt Nam đã hy sinh tại chiến trường Campuchia trước khi đưa các anh vào lòng đất mẹ.Tin liên quanTrang nghiêm lễ cầu siêu anh linh liệt sĩ hy sinh trên chiến trường CampuchiaĐọc diễn văn tại Lễ truy điệu, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch, Trưởng Ban Chuyên trách tỉnh Gia Lai, Phó chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, sự hy sinh của các liệt sĩ là tổn thất vô cùng lớn lao, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng bào cả nước. Tổ quốc mất đi những người con ưu tú - người chiến sĩ dũng cảm, tận trung với nước, tận hiếu với dân; bạn bè đồng chí mất đi những đồng đội thủy chung, kiên cường, bất khuất, gia đình, thân quyến mất đi những người thân yêu nhất mà không có gì bù đắp được.Đại diện lãnh đạo tỉnh Gia Lai, lãnh đạo Quân khu 5 đưa hài cốt về nơi an nghỉ cuối cùng nơi lòng đất mẹ.Được biết, mùa khô năm 2023-2024, Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) đã quy tập được 21hài cốt liệt sĩở ba tỉnh Ratanakiri, Stung Treng, Preah Vihear Campuchia.Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, sự giúp đỡ của chính quyền, quân đội và nhân dân Campuchia cùng với sự tích cực, cố gắng của cán bộ, chiến sĩ Đội K52 Bộ Chỉ huy quân sự Gia Lai, đã tìm kiếm, quy tập được 1.489 liệt sĩ, quân tình nguyện, các chuyên gia Việt Nam về nước. Thể hiện sự trân trọng, biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sĩ đã quên mình vì nước và nghĩa vụ quốc tế cao cả.
https://nhandan.vn/truy-dieu-an-tang-anh-hung-liet-si-quan-tinh-nguyen-va-chuyen-gia-viet-nam-hy-sinh-o-campuchia-post810717.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "truy điệu", "an táng", "liệt sĩ", "quân tình nguyện", "chuyên gia", "Việt Nam", "hy sinh", "Campuchia" ] }
Gia Lai: 19 học sinh nhập viện sau khi ăn tại bếp ăn tập thể của trường
NDO -Ngày 17/6, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩmtỉnh Gia Laikết luận nguyên nhân ban đầu khiến 19 học sinh lớp 12 Trường trung học phổ thông Chi Lăng (Thành phố Pleiku, Gia Lai) đang ôn thi tốt nghiệp tại trường phải nhập viện cấp cứu.
Theo Báo cáo số 294/BC-CCATVSTP ngày 17/6 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Gia Lai: sáng 16/6, 19 học sinh lớp 12 Trường THPT Chi Lăng được đưa vào Khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai. Triệu chứng của các bệnh nhân là nôn, đau bụng, đi cầu phân lỏng, một số bị sốt nhẹ. Đến 16 giờ 30 phút cùng ngày, 1 bệnh nhân đã được xuất viện. 18 học sinh còn lại tiếp tục được theo dõi, điều trị.Tin liên quanHơn 2.100 người ngộ độc thực phẩm trong 5 tháng đầu nămNhận thông tin, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Gia Lai đã phối hợp Trung tâm Y tế Thành phố Pleiku, Trạm Y tế phường Chi Lăng, đại diện Công an Kinh tế (Công an tỉnh Gia Lai), Ban Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai, Ban Giám hiệu Trường THPT Chi Lăng tổ chức điều tra, xác minh.Kết quả cho thấy: ngày 15/6, nhà trường tổ chức 3 bữa ăn sáng, trưa và tối cho gần 400 người (là học sinh và cán bộ giáo viên, người lao động) tại bếp ăn tập thể. Một số học sinh có ăn thêm trái cây, sữa chua, bánh do gia đình gửi. Từ kết quả điều tra, xác minh thông tin của bệnh nhân, Ban Giám hiệu nhà trường, hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai, thông tin từ đội ngũ y, bác sĩ điều trị, thì chưa đủ cơ sở kết luận đây là vụngộ độc thực phẩm.Đoàn liên ngành tổ chức niêm phong toàn bộ thức ăn lưu ngày 15/6 để kiểm nghiệm, hiện đang chờ kết quả.
https://nhandan.vn/gia-lai-19-hoc-sinh-nhap-vien-sau-khi-an-tai-bep-an-tap-the-cua-truong-post814737.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Gia Lai", "học sinh", "bếp ăn tập thể", "ngộ độc" ] }
Hàng trăm tỷ đồng chăm lo hơn 7 triệu thiếu nhi dịp hè 2024
NDO -Ngày 1/6, tại Cung Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội đồng Đội Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình khai mạc hè, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em và Ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện hỗ trợ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn” năm 2024.
Tới dự chương trình, có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhấtTrung ương Đoàn.Chương trình nhằm tạo môi trường vui chơi, học tập bổ ích và an toàn cho thiếu nhi trên cả nước trong suốt kỳ nghỉ hè, giúp các em phát triển kỹ năng sống, kỹ năng xã hội thông qua các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể, lớp học kỹ năng; thúc đẩy sự sáng tạo, tư duy và phát triển toàn diện của trẻ em thông qua hàng loạt hoạt động học tập, vui chơi lành mạnh.Các đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bùi Quang Huy và đại diện các đơn vị liên quan thăm một số lớp học nhạc cụ dân tộc cho thiếu nhi tại địa phương.Bên cạnh đó, chương trình cũng là dịp tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Qua đó, thúc đẩy các hoạt động thiết thực nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em hoàn cảnh khó khăn.Cụ thể, trong dịp hè, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương và các đơn vị trực thuộc Trung ương Đoàn sẽ trao hơn 14 nghìn suất quà, học bổng, hơn 5 nghìn thùng sữa, 131 nhà vệ sinh, 15 công trình "trường đẹp cho em", 11 công trình "Ngôi nhà hạnh phúc", "Nhà nội trú cho em", 13 phòng tin học, sân chơi thiếu nhi, bảo trợ 774 thiếu nhimồ côi do Covid-19... trên khắp mọi miền Tổ quốc, với tổng giá trị 32 tỷ đồng.Tin liên quanGiá trị đặc biệt từ những kỷ niệm về Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồngĐược biết, các tỉnh, thành đoàn, Hội đồng Đội các địa phương trên cả nước đã đăng ký thực hiện hàng loạt chỉ tiêu chăm lo thiếu nhi trong dịp hè năm 2024 đạt tổng giá trị 136 tỷ đồng, số lượng thiếu nhi thuộc diện chăm lo là hơn 7 triệu trường hợp.Tại Chương trình khai mạc hè, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương đã trao tặng 150 suất học bổng, 1 sân chơi thiếu nhi, 1 lớp dạy bơi miễn phí, 1.500 ấn phẩm sách thiếu nhi, 100 ba lô học sinh, 600 phần quà..., với tổng giá trị 410 triệu đồng.Đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang và các bệnh nhi tại lễ khánh thành công trình thanh niên Khu vui chơi dành cho thiếu nhi "Vui lên nha".Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang, Ngày cao điểm "Chiến sĩ tình nguyện hỗ trợ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn" đã đặt ra nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể nhằm đáp ứng tốt nhất, đầy đủ nhất những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thiếu nhi.Các hoạt động tiếp nhận thiếu nhi về tham gia sinh hoạt hè và bàn giao trở lại nhà trường sau dịp hè sẽ được triển khai bảo đảm “An toàn”, “Sáng tạo”, “Thu hút”, “Thiết thực”.
https://nhandan.vn/hang-tram-ty-dong-cham-lo-hon-7-trieu-thieu-nhi-dip-he-2024-post812235.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Ngày Quốc tế Thiếu nhi", "Trung ương Đoàn", "Hội đồng Đội Trung ương" ] }
[Ảnh] Ở nơi “ốc đảo xanh” của miền Đông Nam Bộ
NDO -Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai được ví như “Đà Lạt của miền Đông Nam Bộ” với khí hậu mát mẻ quanh năm. Những ngày cao điểm mùa khô này, trong lúc tất cả mọi nơi ở khu vực phía nam đều nắng nóng thì Long Khánh lại dễ chịu nhờ cây xanh bao phủ, được xem như ở nơi “ốc đảo xanh” của miền Đông Nam Bộ.
Thành phố Long Khánh nằm ở phía đông tỉnhĐồng Naitrong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam; tiếp giáp với vùng kinh tế chiến lược Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải miền trung. Long Khánh cách Thành phố Hồ Chí Minh 50km với hơn 191km² diện tích tự nhiên và 171 nghìn người, gồm 15 phường, xã.Long Khánhcó diện tích đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả. Trong đó, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt ngon nức tiếng cả nước nên nơi đây được xem là "thiên đường trái cây" của vùng Đông Nam Bộ.Quang cảnh thành phố Long Khánh (Đồng Nai).Một góc thành phố Long Khánh khang trang, hiện đại.Đô thị Long Khánh đang có tỷ lệ cây xanh che phủ cao nhất ở khu vực phía nam với hơn 71%.Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đang quyết tâm xây dựng đô thị "xanh-văn minh- an toàn- hiện đại”, biến vùng đất này thành “ốc đảo xanh” của miền Đông Nam Bộ.Nhiều tuyến đường, khu dân cư kiểu mẫu "sáng-xanh-sạch-đẹp” được nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng.Những năm gần đây, nhiều vườn trái cây đặc sản được nông dân Long Khánh chuyển đổi theo hướng sản xuất sạch, kết hợp du lịch sinh thái, mang lại thu nhập cao và thân thiện với môi trường.Thành phố Long Khánh ngày mới.Màn đêm chuẩn bị buông xuống ở đô thị Long Khánh.Tượng đài Chiến thắng Long Khánh, nơi ghi dấu chứng tích cách đây 49 năm về trước quân ta đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc, mở đường cho đại quân ta tiến về Sài Gòn giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.Nghĩa trang Long Khánh, nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sĩ nằm cạnh Tượng đài Chiến thắng Long Khánh ngay mặt tiền Quốc lộ 1A với ba phía bao phủ bởi cây xanh.Long Khánh được xem là "thủ phủ" trái cây ở miền Đông Nam Bộ với nhiều loại ngon nức tiếng.Phụ nữ Long Khánh trong tà áo dài dưới rừng cây xanh ở trung tâm thành phố.Công nhân trên đường đi làm dưới tán rừng cao-su ở thành phố Long Khánh.Long Khánh cũng là địa phương có tỷ lệ người cao tuổi cao nhất tỉnh Đồng Nai. Hiện, có 16 cụ trên 100 tuổi, trong đó cụ bà Trịnh Thị Khơng cao nhất với 119 tuổi.Long Khánh cũng là nơi mà tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ công chức, viên chức được cho là tốt nhất của tỉnh Đồng Nai.Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Long Khánh đang quyết tâm xây dựng Long Khánh trở thành đô thị loại II vào năm 2025.
https://nhandan.vn/anh-o-noi-oc-dao-xanh-cua-mien-dong-nam-bo-post800466.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Đà Lạt miền Đông", "Long Khánh", "Đồng Nai" ] }
Long An công bố tình huống thiên tai xâm nhập mặn
NDO -Ngày 17/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Quyết định về việc công bố tình huống thiên taixâm nhập mặntrên địa tỉnh do độ mặn 4% đã xâm nhập sâu trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây (Long An), cách cửa sông ra biển từ 90 đến 110km. Cấp độ rủi ro thiên tai xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Long An đang ở cấp độ 4.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An cho biết, ranh giới mặn 4‰ đã xâm nhập từ 90 đến 100km trên sông Vàm Cỏ Đông về đến huyện Thạnh Hóa, trên sông Vàm Cỏ Tây về đến giáp ranh huyện Đức Huệ.Tác độngcủa xâm nhập mặn đã làm nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp tại các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành, Bến Lức, Thủ Thừa, Thạnh Hóa và thành phố Tân An bịthiếu hụt nước ngọtđể tưới, nhiều hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện Cần Giuộc thiếu nước sạch sinh hoạt.Tin liên quanTăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặnTrước diễn biến và phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã ban hành Quyết định về việc công bố tình huống thiên tai xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Long An.Giải pháp thực hiện là giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành, Bến Lức, Thủ Thừa, Thạnh Hóa và thành phố Tân An triển khai ngay các hoạt động, biện pháp công trình và phi công trình để ứng phó, khắc phục trong thời gian diễn rathiên taixâm nhập mặn tại địa phương theo tình huống khẩn cấp.Người dân huyện Cần Giuộc lấy từng nước ngọt từ các tổ chức xã hội hỗ trợ về sử dụng mỗi ngày.
https://nhandan.vn/long-an-cong-bo-tinh-huong-thien-tai-xam-nhap-man-post805216.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "xâm nhập mặn", "thiên tai", "Long An", "thiếu hụt nước ngọt" ] }
Bắc Ninh: Nổ lớn tại cụm công nghiệp Phú Lâm khiến 3 người thương vong
NDO -Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 9/4, tại cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh xảy ravụ nổ lớnkhiến 3 người thương vong.
Theo đó, khi các công nhân đang sửa chữa, bảo dưỡng máy móc tại Công ty Cổ phần giấy Hưng Lợi, cụm công nghiệp Phú Lâm, tỉnh Bắc Ninh đãxảy ra nổ lớn.Vụ việc đã khiến anh Q.V.T (sinh năm 1993, địa chỉ xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) tử vong tại chỗ và 2 người khác bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện.Hiện trường vụ nổ.Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh, huyện Tiên Du và xã Phú Lâm có mặt tại hiện trường khẩn trương đưa người bị nạn đi cấp cứu, bảo vệ hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc. Nguyên nhân ban đầu xác định đây là vụ nổ hố gas.Phần mái của nhà xưởng bị bay gần hết.Công ty Cổ phần giấy Hưng Lợi đã bị các cơ quan chức năng xử phạt hành chính với hành vi Không có giấy phép môi trường theo quy định. Công ty bị phạt 320 triệu đồng, yêu cầu đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của cơ sở trong thời gian 4,5 tháng từ tháng 1/2024...
https://nhandan.vn/bac-ninh-no-lon-tai-cum-cong-nghiep-phu-lam-khien-3-nguoi-thuong-vong-post803850.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Bắc Ninh", "Nổ hố gas", "Công ty Cổ phần giấy Hưng Lợi", "3 người thương vong", "nổ lớn" ] }
Kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội tại 7 địa phương
Bảo hiểm xã hộiViệt Nam sẽ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lývi phạm hành chínhnăm 2024 tại bảo hiểm xã hội 7 tỉnh, thành phố.
Thông tin từ Vụ Pháp chế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Quyết định kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 tạibảo hiểm xã hội7 tỉnh, thành phố. Đó là các địa phương: Cao Bằng, Thái Nguyên, Nam Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Tây Ninh và Vĩnh Long.Đây là hoạt động thực hiện Quyết định số 284/QĐ-BHXH ngày 13/3/2024 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024,Việc kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 thực hiện tạibảo hiểm xã hội7 tỉnh, thành phố: Cao Bằng, Thái Nguyên, Nam Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Tây Ninh và Vĩnh Long.Theo đó, mục đích kiểm tra nhằm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh, xử lý, khắc phục.Đồng thời, phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.Phát hiện các quy định còn bất cập, chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.Về nội dung kiểm tra, trên cơ sở quy định tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/2/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tập trung kiểm tra các nội dung sau.Một là, việc triển khai thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.Đó là: Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; tổng số người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh tại cơ quan, đơn vị; việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về xử lý vi phạm hành chính; việc thực hiện trách nhiệm của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật khác có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính.Hai là, việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.Nội dung cụ thể là: Tổng số vụ vi phạm; tổng số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính; số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực; số vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự; số vụ việc cơ quan tố tụng chuyển để xử phạt vi phạm hành chính; tình hình thực hiện công tác kiến nghị khởi tố đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015.Trên cơ sở hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính của bảo hiểm xã hội tỉnh, tiến hành kiểm tra cụ thể đối với các hồ sơ được chọn về các nội dung: Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tình hình, kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình; lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.Dự kiến, thời hiệu kiểm tra từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2023, thời gian thực hiện trong quý II và quý III năm 2024.
https://nhandan.vn/kiem-tra-thi-hanh-phap-luat-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-ve-bao-hiem-xa-hoi-tai-7-dia-phuong-post809301.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "vi phạm hành chính", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam" ] }
Các vụ vi phạm khai thác thủy sản trên biển Thái Bình vẫn chưa chấm dứt
NDO -Mặc dù đã đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến ngư dân, tuy nhiên quatuần tra, kiểm soát, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình vẫn phát hiện các vụ việc vi phạm khi hành nghề trên biển.
Chỉ tính trong đợt cao điểm từ tháng 2/2024 đến nay, Bộ đội Biên phòng đã phát hiện, xử lý 6 trường hợp thuyền trưởng không có chứng chỉ hoặc văn bằng theo quy định; không mua bảo hiểm cho thuyền viên; thuyền viên làm việc trên tàu cá không có tên trong Sổ danh bạ thuyền viên; thuyền trưởng không mang theo giấy tờ tùy thân khi hoạt động trên biển…Qua theo dõi, các vụ việc dùng kích điện để tận diệt thủy sản vẫn diễn ra và chưa có hồi kết. Đầu tháng 3 vừa qua, Đồn Biên phòng Cửa Lân phối hợp Chi cục Thủy sản Thái Bình điều tra, hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tàu cá NĐ 91139 TS với số tiền phạt hơn 117 triệu đồng, trong đó có hành vi vi phạm: Sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản.Công cụ kích điện thu giữ trên tàu cá NĐ-91377-TS.Đến cuối tháng 3, Tổ tuần tra kiểm soát Đồn Biên phòng Cảng cửa khẩu Diêm Điền lại phát hiện tàu cá vỏ gỗ, số đăng ký NĐ-91377-TS, chiều dài tàu 15,3 mét, công suất máy 206,08kW, do ông Trần Văn Thân (sinh năm 1981), trú tại xã Giao Hải, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) làm thuyền trưởng cùng 2 thuyền viên đang khai thác thủy sản trên biển.Tại thời điểm kiểm tra, trên tàu đang tàng trữ 1 bộ công cụ kích điện và khoảng 45 mét dây điện. Ông Thân thừa nhận bộ kích điện và số dây điện trên được sử dụng để khai thác thủy sản.Ngoài ra, còn nhiều lỗi vi phạm khác như: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m khai thác thủy sản tại vùng ven bờ; máy trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định; chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên; thuyền viên trên tàu cá không có tên trong Sổ danh bạ thuyền viên.Qua tuần tra, kiểm soát của Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình, các vụ vi phạm trong khai thác IUU phần lớn là tàu cá của các tỉnh lân cận.Với các vi phạm nêu trên, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 54 triệu đồng; đồng thời tước quyền sử dụng chứng chỉ thuyền trưởng tàu trong thời gian 3 tháng đối với ông Trần Văn Thân.Đại tá Tống Thanh Sơn, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình cho biết, trong đợt cao điểm phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) kéo dài đến hết tháng 4/2024, đơn vị tiếp tục tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho ngư dân. Bên cạnh đó, xử lý cương quyết các hành vi vi phạm và không có vùng cấm trongxử phạt IUU.
https://nhandan.vn/cac-vu-vi-pham-khai-thac-thuy-san-tren-bien-thai-binh-van-chua-cham-dut-post803971.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình", "thuyền trưởng không có chứng chỉ", "kích điện", "khai thác thủy sản", "IUU" ] }
Nông thôn mới Điện Biên nhiều khởi sắc
NDO -Nhiều năm qua, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới ởtỉnh Điện Biêntạo nhiều dấu ấn. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 153 thôn, bản đạt chuẩnnông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã sẽ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Nỗ lựcchungtay gópsứcPhát huy thành quả đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2017, xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, chính quyền và nhân dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên hồ hởi quyết tâm thực hiện, bám sát bộ tiêu chí mới. Với nhiều tiềm năng, chợ đầu mối Bản Phủ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa của các xã phía nam lòng chảo Điện Biên, Di tích lịch sử Thành Bản Phủ thu hút đông khách đến tham quan là điểm nhấn phát triển du lịch, tạo thu nhập cho bà con trên địa bàn.Với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, để hoàn thiện kết cấu hạ tầng tại các thôn bản đặc biệt khó khăn, khả năng huy động đóng góp trong dân không cao, nguồn lực đầu tư Nhà nước hỗ trợ nhiều hơn. Các nguồn vốn sự nghiệp của 3 chương trình mục tiêu quốc gia được huy động để thực hiện một số chương trình, dự án. Với tiêu chí mức thu nhập, về đích càng muộn thì yêu cầu càng cao, đòi hỏi nỗ lực hết sức. Người dân tập trung thực hiện các tiêu chí không liên quan nhiều đến ngân sách như: bảo đảm vệ sinh môi trường, thực hiện các phong trào thi đua sản xuất, toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch… Diện mạo xã khang trang hơn với những con đường sạch đẹp rợp bóng cây xanh, hoa đua sắc. Năm qua, xã xây mới 2 nhà văn hóa, bà con phấn khởi góp công, góp sức hàng trăm triệu đồng chung tay hoàn thiện.Hội đồng thẩm định của tỉnh vừa họp thống nhất công nhận xã Noong Hẹt đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Lê Duy Hưng chia sẻ kinh nghiệm, mấu chốt là cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sáng tạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, trong đó chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận trong nhân dân, động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân, mô hình điển hình tích cực góp sức.Ông Trần Huy Tấn, chủ cơ sở rượu Nàng Ban cho biết, để tạo công ăn việc làm cho con cháu, gia đình vay vốn ngân hàng cùng tiền tích lũy để đầu tư nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, sử dụng nguyên liệu 100% là gạo nếp nương. Sau buổi vạn sự khởi đầu nan, sản phẩm dần tạo dựng thương hiệu và được công nhận OCOP 3 sao. Cơ sở mong muốn được hỗ trợ vốn, cơ chế, chính sách để mở rộng thị trường tiêu thụ.Cánh đồng Mường Thanh mùa lúa chín.Sau gần 10 năm nỗ lực phấn đấu, chính quyền và nhân dân xã Quài Tở háo hức chờ đợi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của huyện Tuần Giáo. Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền vận động sâu rộng, bà con thấu hiểu xây dựng nông thôn mới mang lại nhiều lợi ích, đồng tình hưởng ứng, không chỉ đóng góp tiền của, ngày công mà còn tình nguyện hiến đất làm đường. Khó nhất là thực hiện tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập bởi phụ thuộc vào sinh kế và còn nguy cơ hộ cận nghèo dễ tái nghèo. Những băn khoăn hộ nghèo vươn lên thoát nghèo thì con đi học không còn được hưởng một số chính sách hỗ trợ, không được cấp thẻ bảo hiểm y tế được đả thông, giải tỏa. Cùng với phát huy nội lực, Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, huyện dồn lực hỗ trợ xã thực hiện các tiêu chí khó, tạo khí thế lan tỏa trong toàn huyện.Ông Lò Văn Thiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quài Tở hào hứng chia sẻ, lãnh đạo xã chủ động, quyết tâm, bà con chủ yếu là người dân tộc Thái, đời sống còn khó khăn nhưng nêu cao tinh thần vượt khó, làm ăn khấm khá hơn, tích cực chung tay, cũng nhờ các chương trình, dự án của Nhà nước quan tâm hỗ trợ, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 11%. Đường sá tới các bản đi lại thuận tiện, trường học khang trang đạt chuẩn quốc gia, thêm nhiều nhà văn hóa kiên cố được xây dựng. Chặng đường phía trước không kém phần gian nan, bà con mong được Đảng, Nhà nước đầu tư hơn nữa. Trong xã vẫn còn không ít hộ “nghèo bền vững”, cần phát huy ý chí tự lực tự cường vươn lên thoát nghèo, không trông chờ ỉ lại, để kết quả xây dựng nông thôn mới bền vững.Nhữngchuyển biến tích cựcXây dựng nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên Trần Văn Thượng bộc bạch, địa bàn các xã rộng, địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, huy động trong dân khó khăn. Xã dưới xuôi nhiều điều kiện thuận lợi để về đích nông thôn mới lộ trình thường từ 3 đến 5 năm, ở Điện Biên phải nỗ lực phấn đấu từ 5-10 năm. Trong “cái khó ló cái khôn”, hướng đi phù hợp là kết hợp vừa xây dựng xã nông thôn mới và nông thôn mới cấp thôn bản để bảo đảm khả thi, bền vững.Tổng nguồn lực huy động trong năm 2023 là 8.605.765 triệu đồng, trong đó cộng đồng dân cư đóng góp 7.197 triệu đồng. Cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư, cải tạo nâng cấp, kinh tế nông thôn có bước tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị phát triển, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm còn 30,94%. Y tế, giáo dục được đầu tư xây dựng, đời sống văn hóa, vệ sinh môi trường ở nông thôn được cải thiện, hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường, quốc phòng an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.Đáng chú ý, công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: truyền tải các thông điệp, các văn bản chỉ đạo, gương điển hình tiên tiến, phát sóng nhiều tin, bài được biên tập, biên dịch ra tiếng Thái, tiếng Mông để bà con dễ thấm, dễ hiểu, qua đó ý thức xây dựng nông thôn mới trong cộng đồng dần đi vào nề nếp.Toàn tỉnh có 671/1.269 nhà văn hóa thôn, bản trên tổng số thôn bản khu vực nông thôn, đạt 52,88%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã và có đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu chủ động; 90/115 xã đạt tiêu chí về trường học, tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 93%. Nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, hiện cả tỉnh duy trì hơn 10.000 ha các diện tích lúa chất lượng cao, hỗ trợ liên kết sản xuất, phát triển thị trường được mở rộng.Năm 2023, có 30 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, 77sản phẩm OCOPcấp tỉnh. Một số hợp tác xã liên kết với các doanh nghiệp thực hiện các chuỗi sản xuất-tiêu thụ nông sản, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất làm giảm giá thành, gia tăng giá trị sản phẩm; các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, làm giày thêu, thêu hoa văn phát triển mạnh. Hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư, xây dựng mới và sửa chữa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh, bổ ích, nhận thức của người dân trong bảo vệ cảnh quan môi trường nông thôn được nâng cao.Phát huy hiệu quảcác nguồn lựcTuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn một số vướng mắc, kết quả giải ngân nguồn vốn còn thấp, kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các huyện, các xã không đồng đều, chênh lệch lớn; chất lượng đạt chuẩn nhiều tiêu chí chưa cao, thiếu chiều sâu, chưa thực sự bền vững, còn hiện tượng thỏa mãn sau khi về đích. Các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới còn lại chủ yếu là những xã khó khăn và đặc biệt khó khăn và chưa có đơn vị cấp huyện nông thôn mới.Trong bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đòi hỏi rất khắt khe, yêu cầu chất lượng cao và bổ sung nhiều tiêu chí mới: thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn từ 36-48 triệu đồng/người/năm trong giai đoạn 2021-2025; tỷ lệ nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung từ 25-35% trở lên… nên còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong triển khai thực hiện.Trường mầm non xã Thanh Luông, huyện Điện Biên (xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017).Mục tiêu đề ra là đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 650 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 26,6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm còn 22%.Theo Phó Giám đốc Sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Thị Thanh Xuân, một số giải pháp tập trung triển khai là tiếp tục rà soát, nghiên cứu ban hành, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản pháp lý phù hợp tình hình mới và điều kiện thực tế tại địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ bất cập, vướng mắc phát sinh; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền. Huy động tối đa các nguồn lực và lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; huy động vốn đầu tư từ doanh nghiệp, nguồn lực trong xã hội; tăng cường thu hút đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân; phấn đấu thực hiện giải ngân đúng tiến độ, đúng quy định, bảo đảm các chính sách đến người dân và tránh thất thoát, tiêu cực, lãng phí.Đẩy mạnh tiến độ thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, các mô hình phát triển kinh tế du lịch gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp…Hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 18,25 triệu đồng/người/năm, số người dân tham gia bảo hiểm y tế thuộc các xã nông thôn là 530.380 người, đạt 94,3%. Toàn tỉnh có 79/115 xã đạt tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm.
https://nhandan.vn/nong-thon-moi-dien-bien-nhieu-khoi-sac-post806463.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Điện Biên", "Nông thôn mới", "Nông thôn mới nâng cao" ] }
Khơi dậy mong muốn khám phá, trải nghiệm lịch sử cùng ấn phẩm tranh panorama
NDO -Từ ngày 22/5, khi đến tham quan tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, nơi đang trưng bày chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ- Sức mạnh Việt Nam - Tầm vóc thời đại” với gần 300 hình ảnh tài liệu hiện vật tiêu biểu, bạn đọc có thể trải nghiệm khám phá bức tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" của Báo Nhân Dân.
Bà Kiều Thị Thơm, Trưởng Phòng nghiệp vụ Bảo tàng Bắc Ninh cho biết: Ấn phẩm đặc biệt này sẽ được Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh bổ sung vào trưng bày chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ-Sức mạnh Việt-Tầm vóc thời đại” tại tầng một. Nhân dân và du khách đến bảo tàng có thể trải nghiệm và tìm hiểu về bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ một cách chân thực, sinh động với phương pháp tiếp cận mới mẻ, lôi cuốn bằng công nghệ hiện đại dưới sự hướng dẫn của cán bộ bảo tàng.Cùng với đó, Bảo tàng sẽ dành tặng ấn phẩm tới những vị khách đam mê nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.Trao tặng ấn phẩm đặc biệt tại Bảo tàng Bắc Ninh.Với cách thể hiện độc đáo, chưa từng có trên báo in, phụ san ấn phẩm in tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân phát hành, số đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã khơi dậy mong muốn trải nghiệm, khám phá lịch sử của độc giả tại Bắc Ninh.Sau hơn hai ngày phát hành, 1.000 ấn phẩm đặc biệt đã tới tay bạn đọc yêu quý Báo Nhân Dân tại mảnh đất Bắc Ninh-Kinh Bắc nơi có chiều sâu giá trị văn hóa của hàng nghìn năm lịch sử vun bồi.Đồng nghiệp báo Bắc Ninh tìm hiểu ấn phẩm đặc biệt.Tiếp nhận bản phụ san, đồng chí Nguyễn Thế Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh gửi lời chúc mừng Báo Nhân Dân đã phát hành ấn phẩm đặc biệt ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Với các tiếp cận mới, đây là bộ tài liệu ý nghĩa, có giá trị, góp phần làm đa dạng hơn công tác giáo dục, giảng dạy đối với các thầy cô và cách tiếp cận lịch sử phong phú, hấp dẫn với học sinh các cấp.‘‘Ngay sau khi tiếp nhận, Sở sẽ triển khai tới các nhà trường, hướng dẫn sử dụng tài liệu hiệu quả, lưu giữ tại thư viện để nhiều lứa học sinh có thể tham khảo, tiếp cận lịch sử thông qua ấn phẩm đặc biệt của Báo Nhân Dân’’- đồng chí Nguyễn Thế Sơn nhấn mạnh.Những độc giả đầu tiên khám phá tranh in tại thư viện tỉnh Bắc Ninh.Là những bạn đọc đầu tiên được tặng ấn phẩm in tranh panorama tại thư viện tỉnh Bắc Ninh, nhóm bạn học sinh trường Trung học cơ sở Tiền An, thành phố Bắc Ninh không giấu nổi xúc động. Em Nguyễn Khánh Linh, lớp 9A2 trường Trung học cơ sở Tiền Anh chia sẻ: Em rất vui khi được ‘‘sở hữu’’ bức tranh đặc biệt này. Em xem trên mạng xã hội thấy nhiều anh chị chia sẻ, check in với ấn phẩm này nên cũng rất háo hức muốn có dịp được trải nghiệm, khám phá tranh. Chỉ với thao tác đơn giản quét mã QR, em đã có thể xem diễn tiến của chiến dịch 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt,” chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta với những hình ảnh động.Check-in cùng ấn phẩm tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ.Hoạt động tặng miễn phí tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" của Báo Nhân Dân đã giúp nhiều độc giả chưa có điều kiện đến với mảnh đất Điện Biên trực tiếp ngắm nhìn bức tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có thể ngắm nhìn, tìm hiểu nội dung bằng các hoạt động tương tác ngay trên ấn phẩm.Đây cũng là hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đến đông đảo bạn đọc ở Bắc Ninh. Từ đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng, khơi gợi, lan tỏa niềm tự hào dân tộc, đặc biệt giúp thế hệ trẻ đam mê tìm hiểu lịch sử với các hình thức mới, hấp dẫn, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0.Hiện hoạt động tặng ấn phẩm của Văn phòng Đại diện Báo Nhân Dân tại tỉnh Bắc Ninh đã kết thúc. Xin mời độc giả, những người quan tâm tới ấn phẩm đến thư viện và bảo tàng tỉnh để tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm sản phẩm ý nghĩa, đặc biệt của Báo Nhân Dân nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Điện Biên.
https://nhandan.vn/khoi-day-mong-muon-kham-pha-trai-nghiem-lich-su-cung-an-pham-tranh-panorama-post810606.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Bắc Ninh", "tranh panorama", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "tặng tranh" ] }
Quảng Ngãi triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân
Sáng 26/4, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnhQuảng Ngãiphối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh và Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân, với chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” và “Đoàn kết công nhân-Triển khai nghị quyết” .
Theo Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Thị Ánh Lan, với quyết tâm kiểm soáttai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ nguồn nhân lực là tài sản giá trị nhất của mỗi doanh nghiệp, hướng tới một nền sản xuất an toàn, có năng suất cao, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, các cấp, các ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động hướng về cơ sở với các nội dung như: đối thoại, tổ chức tự kiểm tra, thanh tra, thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, kiểm soát nguy cơ, rủi ro, tổ chức khám sức khỏe; tập huấn, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, cán bộ phụ trách công tác an toàn,vệ sinh lao động.Đối với Tháng Công nhân, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Phúc Nhân cho biết, để thực hiện tốt chủ đề “Đoàn kết công nhân-Triển khai nghị quyết”, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi tỉnh tập trung chỉ đạo theo hướng thực chất và hiệu quả hơn.Qua đó, khích lệ, tạo động lực cho đoàn viên, người lao động quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 vào thực tiễn; làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, hướng về cơ sở; phát huy và khẳng định vai trò tiên phong của đội ngũ đoàn viên, người lao động trong đổi mới sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, phát triển đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức công đoàn.Trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho 2 doanh nghiệp có thành tích trong tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2023.Những nội dung trọng tâm tập trung thực hiện trongTháng Công nhân, gồm chương trình “Đưa nghị quyết Đại hội vào cuộc sống”; “Đối thoại tháng 5”; “Cảm ơn người lao động”.Đồng thời, tổ chức “Tháng cao điểm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở”, tập trung nguồn lực, tạo bước đột phá về phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở, nhất là ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, lao động khu vực phi chính thức, giới thiệu đoàn viên ưu tú để cấp ủy đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp vào Đảng.Tôn vinh đoàn viên, công nhân, lao động giỏi, chủ doanh nghiệp tiêu biểu, có nhiều sáng kiến, sáng tạo, thành tích trong lao động, sản xuất, kinh doanh.Chương trình “Khỏe để lao động, sản xuất”; chủ động ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, quan tâm hơn đến lao động nữ; bảo đảm đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với cá nhân và gia đình người lao động.Phát biểu tại Lễ phát động, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn đề nghị các cấp công đoàn của tỉnh cần tập trung tổ chức tốt các phong trào thi đua; tuyên truyền, vận động thuyết phục người lao động nâng cao nhận thức, tự nguyện tham gia tổ chức Công đoàn Việt Nam. Tập trung nguồn lực, tạo bước đột phá về phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, lao động khu vực. Chăm lo, thực hiện tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.Tiếp tục tổ chức quán triệt nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 gắn với phổ biến chính sách, pháp luật mới liên quan đến quyền lợi đoàn viên, người lao động. Thường xuyên quan tâm, lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao hơn nữa đời sống của công nhân, người lao động.Tặng quà cho đoàn viên, công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn.Các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng, chú ý đến hoạt động xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại doanh nghiệp.Các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động; chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát, phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa tai nạn lao động; tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.Tại Lễ phát động, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khen thưởng 2 tập thể và 2 cá nhân có thành tích về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2023.Dịp này, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi trao 250 suất quà tặng cho đoàn viên, công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn, với tổng số tiền 290 triệu đồng.
https://nhandan.vn/post-806631.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Quảng Ngãi", "Tháng Công nhân", "tai nạn lao động", "vệ sinh lao động", "đối thoại" ] }
Tăng cường bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng
NDO -Hội đồng An toàn vệ sinh lao động tỉnh Nghệ An phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động hưởng ứngTháng hành động về an toàn, vệ sinh lao độngvà Tháng Công nhân năm 2024 với sự tham gia của đại diện lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp và đông đảo công nhân, người lao động ở Khu công nghiệp WHA.
Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm nay được triển khai từ ngày 1đến 31/5 với chủ đề “Tăng cường bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.Tháng Công nhâncó chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.Đầu tuần, trước khi đi vào sản xuất, các công ty tổ chức cho công nhân-người lao động chào cờ, hát Quốc ca.Năm 2024,Nghệ Anđặt mục tiêu giảm 4% tai nạn lao động chết người so với năm 2023; 100% số vụ tai nạn lao động được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật; 100% làng nghề, hợp tác xã được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn vệ sinh lao động; phấn đấu tăng thêm 3% số người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được bồi thường, trợ cấp, điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật.Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An Kha Văn Tám đề nghị các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp, các cấp công đoàn trên địa bàn toàn tỉnh cần tập trung chỉ đạo và triển khai tổ chức các hoạt động tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; phối hợp có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh lao động. Thường xuyên thông tin, tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân. Chú trọng hướng đến đối tượng là người lao động làm công việc có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại; người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trong các làng nghề, hợp tác xã.Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt; xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật.Các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực sự quan tâm, thực hiện nghiêm túc và đầu tư đúng mức về công tác an toàn vệ sinh lao động, coi trọng công tác huấn luyện, tự huấn luyện, tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động của đơn vị mình.Đối với người lao động phải chấp hành nghiêm nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, tự mình phòng tránh rủi ro, tai nạn, bệnh nghề nghiệp.Các cấp công đoàn tiếp tục phối hợp cùng doanh nghiệp triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua do tổ chức công đoàn phát động; tiếp tục tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm tăng cường tình đoàn kết và nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Tổ chức tuyên truyền, vận động thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên vào dịp cao điểm trong Tháng công nhân. Phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp. Biểu dương, khen thưởng kịp thời người lao động, những tập thể có sáng kiến hiệu quả, thành tích nổi bật, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội.Trao quà cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có hoàn cảnh khó khăn.Tại lễ phát động, Ban tổ chức đã trao 9 suất quà cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có hoàn cảnh khó khăn và khen thưởng các đơn vị có thành xuất sắc trong công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2023.Trong năm 2023, trên địa bàn Nghệ An đã xảy ra 14 vụ tai nạn lao động, làm tám người chết. Đặc biệt, trong năm phát hiện có nhiều người lao động từng làm việc, đang làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến ở Khu công nghiệp Nam Cấm bị bệnh phổi Silic nghề nghiệp, đã có 5 người chết...
https://nhandan.vn/tang-cuong-bao-dam-an-toan-ve-sinh-lao-dong-tai-noi-lam-viec-va-trong-chuoi-cung-ung-post808253.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Nghệ An", "Tháng công nhân", "An toàn", "vệ sinh lao động" ] }
Quảng Ninh: 10 công nhân nhập viện nghi ngạt khí
Ngày 17/6, tại nhà máy của Công ty TNHH Vega Balls, Khu Công nghiệp Đông Mai, phường Đông Mai,thị xã Quảng Yênxảy ra vụ việc một số công nhân có hiện tượng buồn nôn, khó thở, nghi bị ngạt khí.
Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) thông tin, ngày 17/6, tại Khu Công nghiệp Đông Mai xảy ra vụ nghi ngạt khí làm 10 công nhân phải nhập viện.Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên, vào khoảng 11 giờ 20 phút ngày 17/6, tại nhà máy của Công ty TNHH Vega Balls, Khu Công nghiệp Đông Mai, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên xảy ra vụ việc một số công nhân có hiện tượng buồn nôn, khó thở, nghi bịngạt khí.Tin liên quanQuảng Ninh: Ngạt khí dưới hầm tàu, 3 người tử vongĐến 12 giờ 30 phút cùng ngày, có 10công nhâncủa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vega Balls được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên.Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên đã chỉ đạo Trung tâm Y tế thị xã cử đội cấp cứu lưu động vào hiện trường xử lý cấp cứu và phân loại bệnh nhân; phối hợp Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh yêu cầu Công ty TNHH Vega Balls tạm thời dừng hoạt động, cho công nhân tạm nghỉ để theo dõi sức khỏe.Đồng thời, cắt cử người để theo dõi, chăm sóc số công nhân được đưa đi thăm khám, chăm sóc tại Trung tâm Y tế thị xã, cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng của thị xã việc theo dõi sức khoẻ của toàn bộ công nhân Công ty TNHH Vega Balls nói chung.Hiện tại, tất cả công nhân được đưa đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã sức khoẻ đã ổn định và đang được tiếp tục theo dõi.Ủy ban nhân dân thị xã cũng đã thành lập Tổ công tác, phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã và các cơ quan chức năng thường trực chỉ đạo công tác phòng ngừa, khắc phục hậu quả và công tác chăm sóc sức khỏe cho công nhân.
https://nhandan.vn/quang-ninh-10-cong-nhan-nhap-vien-nghi-ngat-khi-post814778.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "thị xã Quảng Yên", "Công ty TNHH Vega Balls", "công nhân", "ngạt khí" ] }
Bộ trưởng Tài chính yêu cầu đẩy mạnh giám sát thị trường bảo hiểm
Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm sẽ tiến hành thanh tra không để tiếp tục xảy ra tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm liên kết với ngân hàng ép buộc khách hàng phải mua bảo hiểm.
Qua phản ánh của các báo đài, thời gian qua vẫn có tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền hoặc vay vốn.Về vấn đề này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc có công văn yêu cầu Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát hoạt động thị trường bảo hiểm.Theo đó, Cục này sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra các công ty bảo hiểm, bao gồm cả các đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, không để tiếp tục xảy ra tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm liên kết với ngân hàng ép buộc khách hàng tới giao dịch phải mua mới cho vay vốn hay hình thức giới thiệu cho người tới gửi tiền tham gia đầu tư vào các sản phẩm bảo hiểm liên kết trái với quy định pháp luật liên quan.Bên cạnh đó, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm sẽ tổ chức công bố đường dây nóng (số điện thoại, email) để tiếp nhận thông tin phản ảnh của người dân và doanh nghiệp về các sản phẩm bảo hiểm nêu trên. Phân công cán bộ trực 24/7 và kịp thời kiểm tra xác minh thông tin để có biện pháp thanh tra, phối hợp cơ quan công an và thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.Mặt khác, Cục Giám sát và Quản lý bảo hiểm sẽ phối hợp Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng để xảy ra tình trạng nhân viên ép buộc khách hàng mua bảo hiểm.Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu cơ quan này tiến hành rà soát và báo cáo đánh giá rủi ro tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam, có đánh giá về thực trạng số lượng, hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, tái bảo hiểm so quy mô thị trường và đặc biệt là việc tuân thủ các quy định trong hoạt động huy động, đầu tư vốn (nếu có) của các doanh nghiệp bảo hiểm tại một số lĩnh vực có hệ số rủi ro cao.Trước đó, trong năm 2022, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng đã nhiều lần có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, các công ty môi giới bảo hiểm nhằm hạn chế tối đa tình trạng gian lận, trục lợi bảo hiểm cũng như bảo đảm tối đa quyền lợi của người mua bảo hiểm.Đặc biệt, tại cuộc họp giao ban Bộ Tài chính tháng 9/2022, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã giao Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm chủ động giám sát chặt chẽ thị trường bảo hiểm, không để xảy ra tình trạng nhân viên ngân hàng chèo kéo, gợi ý, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm cùng với các sản phẩm tài chính khác khi vay vốn, tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm.
https://nhandan.vn/post-739572.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Bộ trưởng Tài chính", "giám sát", "thị trường bảo hiểm" ] }
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử qua ứng dụng VNeID giả mạo; hoặc yêu cầu, thúc ép người dân tạo tài khoản, điền một số thông tin cá nhân vào đường link do đối tượng cung cấp để bổ sung thông tin dân cư.
Sau khi cài đặt phần mềm hoặc bấm vào đường link giả mạo, người dân sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý và không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Sau khi chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, các đối tượng sẽ truy cập vào tài khoản, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong ứng dụng ngân hàng và các ứng dụng thanh toán khác có trên điện thoại của công dân.Điều đáng chú ý là trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, các đối tượng thường đã tìm hiểu rất kỹ thông tin của nạn nhân, như nơi cư trú, thông tin Căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, những người thân trong gia đình, thói quen sinh hoạt..., cùng nhiều cách để tạo niềm tin và hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng giả mạo chỉ trong một thời gian ngắn.Mặc dù đã được cảnh báo từ lâu, nhưng nhiều người dân vẫn liên tiếp bị lừa, mất tiền. Mới đây, Công an phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong một ngày đã nhận đơn trình báo của hai người phụ nữ trên địa bàn đã bị mất hàng trăm triệu đồng khi cài đặt phần mềm giả mạo dịch vụ công.Theo đó, ngày 22/3/2024, chị H. (sinh năm 1993) đến trình báo việc bị mất hơn 300 triệu đồng. Chị H. cho biết có nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an phường yêu cầu chị cài đặt định danh cá nhân, sau đó hướng dẫn chị cài đặt và đăng nhập phần mềm dịch vụ công. Một lúc sau, chị H. phát hiện tài khoản bị mất hơn 320 triệu đồng.Cũng trong ngày, Công an phường Trung Hòa nhận được tin trình báo của chị T. (sinh năm 1984) về việc nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an quận Hoàng Mai. Đối tượng hướng dẫn chị cài đặt và đăng nhập phần mềm giả mạo dịch vụ công. Sau đó, chị phát hiện tài khoản bị mất hơn 200 triệu đồng, cho nên đã đến cơ quan công an trình báo.Ngày 7/5/2024, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, đang xác minh vụ một phụ nữ 68 tuổi trình báo bị lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng. Theo đó, ngày 5/4, bà P. (68 tuổi, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) có nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an.Đối tượng nói căn cước công dân của bà P. có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền. Nếu bà P. không chứng minh được mình không liên quan thì vài ngày nữa sẽ bắt bà. Do lo sợ, cho nên bà P. đã chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng để xác minh. Bà P. đã thực hiện 32 lần chuyển khoản với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Sau đó, bà P. biết mình bị lừa nên đã đến cơ quan công an trình báo.Theo cơ quan công an, ngoài việc giả danh cán bộ công an phường, các đối tượng lừa đảo còn có thể giả mạo cán bộ ngân hàng, người bán hàng trực tuyến... yêu cầu người dân cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các dịch vụ ngân hàng hoặc thẻ, sau đó chiếm đoạt tài sản.Để phòng tránh lừa đảo, cơ quan công an đề nghị người dân nêu cao tinh thần cảnh giác khi nhận các tin nhắn, cuộc gọi từ người lạ, người tự xưng là cán bộ công an, cán bộ của các cơ quan nhà nước (Viện kiểm sát, Tòa án, Hải quan) để yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại; tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng, không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu VNeID, mã OTP, thông tin về thẻ căn cước công dân, thông tin về tài khoản ngân hàng… theo yêu cầu của các đối tượng.Mọi công dân khi phát hiện sai sót thông tin về tài khoản định danh điện tử, thẻ căn cước công dân, cần liên hệ trực tiếp công an phường, xã, thị trấn nơi cư trú hoặc đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của công an huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để làm việc. Người dân cần lưu ý, để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.Trường hợp nhận được các tin nhắn và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo cơ quan công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nghi ngờ điện thoại bị chiếm quyền điều khiển từ xa, người dân cần lập tức xóa các ứng dụng lạ đã cài đặt, khóa tạm thời các tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tháo sim điện thoại khỏi máy, khôi phục lại cài đặt gốc của thiết bị và báo ngay cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.Để ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với tội phạm lừa đảo qua điện thoại, các cơ quan chức năng cũng cần sớm có các biện pháp đồng bộ và hiệu quả, đẩy mạnh công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ, tổ chức đấu tranh, điều tra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Các cơ quan chức năng cần thường xuyên thông báo về phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại, giúp người dân cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tố giác tội phạm; các ban, ngành, địa phương phối hợp rà soát, phát hiện và khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong những lĩnh vực thường xảy ra tội phạm lừa đảo, quản lý chặt chẽ thuê bao điện thoại di động, kịp thời phát hiện, truy vết tội phạm.Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành nghiên cứu, tổ chức các hình thức khác nhau (đường dây nóng, hộp thư tố giác...), tạo thuận lợi cho người dân trong cung cấp thông tin, tố giác tội phạm nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại, internet nói riêng.Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, tình hình tội phạm công nghệ, lừa đảo diễn biến ngày càng tinh vi, phức tạp, trên quy mô liên quốc gia, cho nên rất cần sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong điều tra và xử lý tội phạm, nhằm bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu, tài khoản và quyền lợi hợp pháp của người dân.
https://nhandan.vn/can-co-bien-phap-cap-bach-ngan-chan-lua-dao-qua-dien-thoai-post809029.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "VNeID", "Cài đặt", "Giả mạo", "Định danh", "Giả danh", "Lừa đảo" ] }
Đã có 55% chỉ tiêu đạt, vượt mục tiêu Chiến lược Bình đẳng giới đến năm 2025
NDO -Tính đến cuối năm 2023, có 11/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu của Chiến lược Bình đẳng giới đến năm 2025. Ngoài ra còn có 3 chỉ tiêu đạt một phần so với mục tiêu đề ra, 12 chỉ tiêu đạt kết quả tốt hơn so với năm 2022.
Tiếp tục chương trình làm việckỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, sáng 22/5, Quốc hội đã nghe trình bày các báo cáo và báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện Các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.11/20 tiêu chí đạt và vượt mục tiêuBộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo kết quả thực hiệnCác mục tiêu quốc gia về bình đẳng giớinăm 2023.Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Nhờ đó, tính đến cuối năm 2023 đã có 11/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu của Chiến lược đến năm 2025.Cụ thể, tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương năm 2023 đạt 50,9% (đạt mục tiêu 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030).Tỷ trọng lao động nữ làm việc khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm giảm xuống còn 26,22%. Đạt và vượt mục tiêu của Chiến lược đến năm 2025 là giảm xuống dưới 30%.Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023. (Ảnh: Đăng Khoa)Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2020 là 28,2%. Đạt mục tiêu của Chiến lược đến năm 2025. Duy trì và đạt 100% số nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.Tỷ lệ cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đạt 100%, vượt so với chỉ tiêu đề ra là 70% vào năm 2025. Tỷ suất sinh ở vị thành niên năm 2023 là 15,4‰. Năm 2022 chỉ tiêu này là 15,9‰. Đạt chỉ tiêu Chiến lược đề ra đến năm 2025 (dưới 18‰ vào năm 2025).Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành và triển khai Đề án “Đưa việc giảng dạy nội dung về giới, bình đẳng giới vào chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và trình độ đại học giai đoạn 2024-2030”. Phấn đấu đến 2025 đạt mục tiêu nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm.Quang cảnh phiên họp sáng 22/5. (Ảnh: Đăng Khoa)Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học đạt 96%; Tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở năm học 2022-2023 đạt 90%, năm học 2021-2022 đạt 89%. Như vậy chỉ tiêu này vượt chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 và đạt chỉ tiêu đến năm 2030.Tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt 41%. Đạt chỉ tiêu của Chiến lược đề ra đạt trên 30% vào năm 2025 và 2030.Năm 2023, có khoảng 64,8% dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới. Như vậy chỉ tiêu này đã vượt so với chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 là 60%.Duy trì đạt 100% đài phát thanh và đài truyền hình địa phương đã có chuyên mục, chuyên trang về bình đẳng giới dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, được phát sóng định kỳ.Bên cạnh nhóm chỉ tiêu đạt và vượt, vẫn còn 4 chỉ tiêu còn khoảng cách với mục tiêu đề ra đến năm 2025, bao gồm: Tỷ số giới tính khi sinh, tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản, tỷ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất một cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới; tỷ lệ các địa phương đạt chỉ tiêu tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở.Đến cuối năm có 11/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu của Chiến lược đến năm 2025; 3/20 chỉ tiêu đạt 1 phần so với mục tiêu đề ra đến năm 2030, trong đó có 12 chỉ tiêu đạt kết quả tốt hơn so với năm 2022.Khó đạt chỉ tiêu cân bằng giới tính vào năm 2025Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, bên cạnh các kết quả đáng ghi nhận, việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 vẫn còn bộc lộ một số hạn chế.Cụ thể, tỷ lệ phụ nữ tham gia lĩnh vực chính trị chưa tương xứng với trình độ, năng lực của phụ nữ hiện nay và chưa đạt được chỉ tiêu của Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, bên cạnh các kết quả đáng ghi nhận, việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 vẫn còn bộc lộ một số hạn chế.Lao động nữ còn chiếm phần lớn trong các ngành nghề thâm dụng lao động, trình độ chuyên môn thấp hoặc làm việc trong khu vực phi chính thức, thu nhập bình quân thấp hơn so với lao động nam.Mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn chưa giảm, chỉ tiêu này cũng khó đạt vào năm 2025, sẽ dẫn tới những hậu quả về xã hội và nhân khẩu học, là một trong những nguyên nhân gây bất bình đẳng giới.Tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình, mua bán người vẫn còn diễn biến phức tạp.Các chính sách, quy định của các dự án luật khi trình Quốc hội chủ yếu trung tính về giới, chưa tính đến sự khác biệt giới để đề xuất các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Một số quy định của Luật Bình đẳng giới còn thiếu sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác.Nguyên nhân của tình trạng trên là do cấp ủy, chính quyền một số địa phương, đơn vị chưa có sự quan tâm đúng mức, đặc biệt trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Công tác quy hoạch không quy định cụ thể về tỷ lệ nữ đối với từng vị trí, từng cấp, từng ngành nên khó giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật trong thực hiện.Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Đăng Khoa)Bên cạnh đó, phải kể đến tình trạng thiếu số liệu thống kê có phân tách giới; kiến thức về giới, năng lực lồng ghép giới của một số cơ quan soạn thảo còn hạn chế; còn định kiến giới về vai trò, vị trí của nam giới và nữ giới trong lao động, việc làm, gia đình và tư tưởng thích con trai hơn con gái trên thực tế.Nguyên nhân quan trọng khác là sự thiếu ổn định của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở các cấp. Kinh phí thực hiện công tác bình đẳng giới còn hạn chế.Nêu những thách thức với vấn đề bình đẳng giới tại Việt Nam hiện nay, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cũng kiến nghị một số giải pháp cụ thể đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cũng như 10 bộ, ngành; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội khác.Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, lĩnh vực bình đẳng giới đang ngày càng nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như cộng đồng. Với những nỗ lực đó, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022.Ngày 9/4/2024, Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam vàoHội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ(UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027, điều này thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với các các chính sách, thành tựu về thúc đẩy bình đẳng giới và nỗ lực hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực này, đồng thời tin tưởng Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào việc điều hành của UN Women trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/da-co-55-chi-tieu-dat-vuot-muc-tieu-chien-luoc-binh-dang-gioi-den-nam-2025-post810531.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Bình đẳng giới tại Việt Nam", "tỷ lệ nữ giới trong Quốc hội", "Quốc hội khóa XV" ] }
Lào Cai: Dông lốc làm gãy đổ, tốc mái 113 ngôi nhà, gây thiệt hại hơn 2,8 tỷ đồng
NDO -Do ảnh hưởng của vùng mây đối lưu, trong đêm 17 và ngày 18/4, một số nơi trên địa bàn tỉnhLào Caixảy ra dông lốc cục bộ, kèm theo mưa vừa.
Theo báo cáo nhanh của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thị xã, dông lốc đã gây đổ, tốc mái 113 ngôi nhà ở các huyện Văn Bàn, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương và thị xã Sa Pa; 1 nhà xưởng chiết xuất tinh dầu quế tại xã Xuân Hòa bị tốc mái khoảng 1.000m2, trụ sở Ủy ban nhân dân xã Tân Tiến bị tốc mái 15m2tôn nhựa (huyện Bảo Yên).Mưa dông cũng làm 43,1ha trồng ngô ở các huyện Mường Khương, Bảo Yên, Bắc Hà bị gãy, đổ. Ước tính tổng giá trị thiệt hại hơn 2,846 tỷ đồng.Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai đã tổ chức trực ban và đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm công tác trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận xử lý thông tin về diễn biến thời tiết, thiên tai.Chính quyền địa phương các huyện bị thiệt hại đã huy động lực lượng tại chỗ giúp các hộ dân khắc phục thiệt hại về nhà ở; chỉ đạo khắc phục sản xuất nông nghiệp và các thiệt hại khác; tiếp tục thống kê tổng hợp, đánh giá thiệt hại, báo cáo lên cấp trên.
https://nhandan.vn/lao-cai-dong-loc-lam-gay-do-toc-mai-113-ngoi-nha-gay-thiet-hai-hon-28-ty-dong-post805337.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "dông lốc tại Lào Cai", "Thiệt hại", "Lào Cai" ] }
Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2030
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển ngànhbảo hiểm xã hộiViệt Nam với nhiều nội dung.
Căn cứ Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 11/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệtChiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Namđến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược),Bảo hiểm xã hội Việt Namđã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược với nhiều nội dung cụ thể.Mục đích của Chiến lược nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xác định trong Chiến lược để đạt được mục tiêu và theo đúng quan điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, Chương trình hành động là căn cứ để các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình hành động, tổ chức thực hiện Chiến lược tại đơn vị; đồng thời là căn cứ để kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược.Mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi.Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu các địa phương quán triệt Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 11/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2030 tới toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam; cụ thể hóa thành chương trình công tác bảo đảm thống nhất để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.Đồng thời, xác định cụ thể nhiệm vụ và giải pháp của đơn vị mình để tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chiến lược bảo đảm tiến độ. Bảo đảm sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện các Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nghị quyết của Đảng, các chương trình, kế hoạch bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong từng thời kỳ.Để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, Chương trình hành động thực hiện Chiến lược đưa ra nhiều mục tiêu cụ thể. Trong đó, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả Chiến lược nhằm xây dựng, phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm thực hiện tốt các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từng bước mở rộng bền vững diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân theo đúng quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. Khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hơn 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế.Cùng với đó, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội trên 85%. Số người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị hơn 68%.Đặc biệt, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động. Bảo đảm 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 95% hồ sơ công việc của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật của nhà nước); 100% người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế có tài khoản giao dịch điện tử, đã cài đặt ứng dụng Vss-ID để theo dõi quá trình đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, tra cứu thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến; 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế đã được cấp căn cước công dân có thể sử dụng thay thế thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh.Đối với mục tiêu trung hạn, Chương trình nêu rõ, đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi. Khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hơn 97% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%. Số người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị đạt 75%.Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, nghiên cứu, phát triển hệ thống công nghệ thông tin của ngành bảo hiểm xã hội Việt để đạt các yêu cầu trong tình hình mới, tích hợp, liên thông, liên kết, xử lý tập trung.Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; Kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành khác để triển khai dịch vụ công và tạo thuận lợi cho người dân, đơn vị sử dụng lao động và triển khai kiểm tra, kiểm soát dựa trên dữ liệu lớn; 100% các hệ thống thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có liên quan đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp được tái cấu trúc và ứng dụng công nghệ hiện đại, đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; 100% hồ sơ công việc của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).Để thực hiện được các mục tiêu này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc, bảo hiểm xã hội các địa phương chủ động, tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.Cùng với đó, đổi mới phương thức tổ chức thực hiện công tác thu, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định; nâng cao chất lượng công tác dự báo tài chính từng quỹ bảo hiểm trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn, kế hoạch đầu tư trung hạn; hoàn thiện quy trình đầu tư và quản lý rủi ro các quỹ bảo hiểm.Song song với đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao hơn nữa tinh thần, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ người dân của công chức, viên chức, người lao động ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, văn hóa, lối sống, nhu cầu của từng nhóm người tham gia, từng vùng, miền để người dân, người lao động và doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của chính sách, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, đạt sự đồng thuận cao, góp phần tiến tới bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân.Đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực thực hiện và chất lượng nguồn nhân lực theo hướng hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số theo chương trình chuyển đổi số và phát triển Chính phủ điện tử quốc gia.Tích cực tham mưu, tham gia các chương trình đàm phán và ký kết các hiệp định, thỏa thuận quốc tế về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chủ động, tích cực tổ chức và tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về lĩnh vực an sinh xã hội.Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu các đơn vị căn cứ vào các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại của Chương trình hành động, xây dựng, ban hành Chương trình hành động cụ thể của đơn vị; trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch được giao để có biện pháp chủ động quản lý, điều hành thực hiện kế hoạch về nhiệm vụ, tiến độ thực hiện.
https://nhandan.vn/chuong-trinh-hanh-dong-thuc-hien-chien-luoc-phat-trien-nganh-bao-hiem-xa-hoi-viet-nam-den-nam-2030-post802105.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "Chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam", "bảo hiểm y tế" ] }
Gấp rút chuẩn bị các điều kiện tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình
Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 sẽ được tổ chức mang tầm quốc gia, vươn tầm quốc tế, là sự kiện tôn vinh giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Tỉnh Quảng Trị đang gấp rút chuẩn bị mọi mặt để tổ chức lễ hội một cách bài bản, chuyên nghiệp nhất.
Lần đầu được tổ chức tại Quảng Trị cũng như cả nước,Lễ hội Vì Hòa bình2024 có nội dung độc đáo, đặc sắc, với nhiều điểm nhấn sẽ diễn ra trong tháng 7 tri ân trên đất thiêngQuảng Trị.Nhân lên giá trị hòa bình, phát triểnLễ hội Vì Hòa bình được lên ý tưởng và chuẩn bị từ năm 2019 bằng việc tỉnh Quảng Trị đề xuất tổ chức một lễ hội mang thông điệp hòa bình và được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương nhất trí cao; đồng thời nhận được sự quan tâm, ủng hộ, khích lệ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.Du khách tham quan bờ nam Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Nam, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình cho biết, là chương trình có quy mô quốc gia, vươn tầm quốc tế, đây là lễ hội lớn nhất từ trước đến nay được tỉnh tổ chức, góp phần lan tỏa hình ảnh Quảng Trị ở trong nước và quốc tế; đồng thời nâng tầm lễ hội tri ân tháng 7 hằng năm.Đến nay, những nội dung quan trọng của công tác chuẩn bị cơ bản hoàn thành. Lễ hội nhằm tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự trường tồn của Tổ quốc; tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh, những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra.Lễ hội góp phầnxây dựng Quảng Trịtừng bước trở thành không gian văn hóa vì hòa bình, biểu tượng sức sống mãnh liệt của nhân loại ngay trên mảnh đất từng bị tàn phá khốc liệt do chiến tranh; điểm đến vì hòa bình của du khách.Các hoạt động trong khuôn khổ của lễ hội bám sát chủ đề tôn vinh hòa bình, có sự quy tụ các giai tầng, tôn giáo, người dân, du khách, chính khách trong và ngoài nước.Đêm khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình 2024 được tổ chức tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải.Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J.Kritenbrink trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị (tháng 8/2019) đã đến thắp hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.Khi thăm Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, ông đánh giá cao và cho rằng, Lễ hội Vì Hòa bình tại tỉnh Quảng Trị là một ý tưởng tuyệt vời. Vừa qua, Đại sứ Mỹ đương nhiệm tại Việt Nam Knapper đã đến thắp hương, đặt vòng hoa tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9.Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 có chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình” góp phần xây dựng nền hòa bình lâu dài, hướng đến phát triển bền vững. Xuyên suốt lễ hội là các chương trình phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phản ánh những nét văn hóa truyền thống và đương đại mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế.Đêm khai mạc Lễ hội là chương trình nghệ thuật đặc biệt diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 6/7 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải có chủ đề “Gắn kết những nhịp cầu”, đây là chương trình “đinh” của lễ hội. Những nhịp cầu của chương trình đêm khai mạc lấy cảm hứng từ di tích cầu Hiền Lương, chứng nhân lịch sử cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.Cầu Hiền Lương không chỉ là biểu trưng cho khát vọng thống nhất, còn thể hiện tinh thần gắn kết những giá trị của quá khứ, hôm nay và mai sau tại mảnh đất lịch sử này.Lần đầu tiên đêm khai mạc sẽ có sân khấu âm nhạc kết hợp không gian đa chiều-tạo nên chương trình nghệ thuật đa điểm chạm trong một không gian diễn xướng với điểm nhấn là màn trình diễn với số lượng lớn thiết bị bay không người lái (drone). Ý tưởng nghệ thuật của chương trình là những điểm chạm cảm xúc kết nối quá khứ và tương lai, chuyên chở tinh thần chủ động hội nhập của Quảng Trị.Kỳ vọng tạo nên dấu ấn đặc sắcKhu di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị, nơi diễn ra chương trình “Ước nguyện hòa bình” vào tối 26/7.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Nam cho biết, chưa đầy hai tháng nữa lễ hội sẽ diễn ra, vì vậy công tác chuẩn bị phải chi tiết, chu đáo, cẩn thận từng nội dung. Lễ hội diễn ra trong cao điểm mùa du lịch, trùng với tháng 7, là mùa tri ân nên dự báo lượng khách đến trải nghiệm rất lớn.Các ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nhà nước về du lịch, kịp thời chấn chỉnh, nếu có những thiếu sót trong hoạt động kinh doanh lưu trú; chuẩn bị đầy đủ phòng lưu trú, phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất.Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình Lê Minh Tuấn cho biết, tỉnh có hơn 3.000 phòng khách sạn với khoảng 5.000 giường.Hiệp hội Du lịch tỉnh đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị đánh giá lại tình trạng cơ sở vật chất lưu trú, cũng như cần có sự đầu tư, tôn tạo, sửa chữa lại các phòng nghỉ chất lượng hơn, sẵn sàng đón khách du lịch.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã làm việc với các huyện, thị, thành phố đề nghị chủ động thông báo với các cơ sở du lịch, các chủ homestay đăng ký số lượng phòng, khả năng tiếp đón khách lưu trú để ngành sớm nắm được con số cụ thể nhằm chủ động thông báo cho du khách.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh đã phối hợp bổ sung hiện vật, chỉnh trang, sửa chữa một di tích lịch sử, địa điểm tổ chức lễ hội.Tỉnh Quảng Trị đồng ý tiếp nhận máy bay C-119 được Bộ Quốc phòng tặng để làm hiện vật trưng bày tại Di tích quốc gia sân bay Tà Cơn, huyện Hướng Hóa. Máy bay C-119 là loại phương tiện chiến tranh của quân đội Mỹ từng tham chiến tại chiến trường Quảng Trị trước năm 1975.Tỉnh đang tôn tạo một số hạng mục tại các di tích quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc; khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải; di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị để phục vụ lễ hội.Bộ nhận diện Lễ hội Vì Hòa bình.Tỉnh Quảng Trị kỳ vọng Lễ hội Vì Hòa bình có tầm ảnh hưởng không chỉ trong nước, mà còn trên thế giới. Mục tiêu lớn nhất của lễ hội là quảng bá hình ảnh Quảng Trị lên bản đồ du lịch thế giới, tạo sức hút lớn cho du lịch phát triển.Trong chương trình lễ hội có các hoạt động: Ngày hội đạp xe vì hòa bình diễn ra từ ngày 29 đến 30/6 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải; Lễ hội Văn hóa-Ẩm thực “Hương vị miền hoa nắng” từ ngày 12-14/7 tại Khu Dịch vụ-du lịch Cửa Việt, huyện Gio Linh; Giao lưu âm nhạc “Giai điệu hòa bình”- đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại Công viên Fidel ở thành phố Đông Hà vào lúc 20 giờ ngày 13/7; Chương trình nghệ thuật chính luận do Báo Nhân Dân phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức có chủ đề “Vĩ tuyến 17-khát vọng hòa bình” diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 19/7; Giao lưu âm nhạc quốc tế “Giai điệu hòa bình” vào lúc 20 giờ ngày 20/7 tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh; Chương trình “Ước nguyện hòa bình” vào lúc 20 giờ ngày 26/7 tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.
https://nhandan.vn/gap-rut-chuan-bi-cac-dieu-kien-to-chuc-le-hoi-vi-hoa-binh-post811288.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Lễ hội Vì Hòa bình", "Hiền Lương-Bến Hải", "Cầu Hiền Lương", "Quảng Trị", "Chiến trường Quảng Trị", "Thành cổ Quảng Trị", "lễ hội tri ân", "khát vọng hòa bình" ] }
Mưa lốc làm tốc mái hơn 250 nhà dân tại Bắc Kạn
NDO -Trận mưa to kèm gió lốc vào đêm 17 kéo dài tới rạng sáng 18/4 đã gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân tại Bắc Kạn.
Theo thống kê sơ bộ từ Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnhBắc Kạn, do mưa lốc, toàn tỉnh có 252 nhà bị tốc mái, trong đó có 40 nhà bị tốc mái hoàn toàn.Thiệt hại nặng nhất là huyện Bạch Thông với 150 nhà, tiếp đến là các huyện Chợ Đồn với 57 nhà, Ngân Sơn với 18 nhà, Pác Nặm với 12 nhà, Na Rì với 11 nhà, Ba Bể với 3 nhà và Chợ Mới có 1 nhà.Mưa to kèm gió lốcmạnh còn làm gãy, đổ hơn 71ha cây trồng các loại, chủ yếu là cây ngô ở các huyện Bạch Thông, Pác Nặm, Na Rì và Chợ Đồn.Ngoài ra, trên địa bàn còn có 2 cột điện cùng một số diện tích cây lâm nghiệp bị gẫy, đổ, gây ách tắc giao thông cục bộ.Ước tính, tổngthiệt hạikhoảng 2 tỷ đồng.Gió lốc mạnh làm gẫy, đổ cây xanh ở huyện Bạch Thông. (Ảnh: TRẦN LỘC).Ngay sau khi thiên tai xảy ra, các địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ tham giakhắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân.Trong sáng 18/4, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đã xuống các địa phương chịu thiệt hại, trực tiếp nắm tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục.
https://nhandan.vn/mua-loc-lam-toc-mai-hon-250-nha-dan-tai-bac-kan-post805335.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Mưa lốc", "thiên tai", "thiệt hại", "Bắc Kạn" ] }
Lai Châu: Mưa lốc làm 2 người mất tích, tốc mái 120 nhà dân
NDO -Sự việc xảy ra vào cuối giờ chiều và đêm 17/4 tại một số địa phương của huyện Sìn Hồ (Lai Châu).
Cụ thể, vào khoảng 19 giờ 25 phút ngày 17/4, tại vùng ngập thủy điện Sơn La thuộc bản Co Lẹ (cũ), xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ xảy ramưa lớnkèm gió xoáy làm lật thuyền chở 5 người khi đang di chuyển trên lòng hồ.Trong 120 nhà dân bị tốc mái có hơn một nửa có mức độ thiệt hại từ 30 đến 80%.Được biết, con thuyền trên do Phàn A Công, sinh năm 1994, trú tại bản Diền Thàng, xã Nậm Cha điều khiển. Trên thuyền chở theo 4 người là Thần Thị Sảo, sinh năm 1995; Lý Thị Chòng, sinh năm 1986; Lý Thị Gẩy, sinh năm 1982 và Lý Thị Quấy, sinh năm 1978 cùng trú tại bản Diền Thàng, xã Nậm Cha.Thuyền đang di chuyển từ cửa Sông Đà về bến Diền Thàng, xã Nậm Cha. Khi tới địa phận bản Co Lẹ (cũ) thuộc vùng ngập thủy điện Sơn La thì gặp mưa lớn kèmlốc xoáylàm lật thuyền.Hậu quả, cả 5 người rơi xuống lòng hồ thủy điện; khi gặp nạn Phàn A Công đã cứu vớt được 2 người là Thần Thị Sảo và Lý Thị Chòng.Nhiều cột điện bị gãy đổ.Sau khi tiếp nhận thông tin sự việc, chính quyền địa phương đã huy động cứu hộ và nhân dân các bản tìm kiếm Lý Thị Gẩy và Lý Thị Quấy, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm thấy 2 nạn nhân trên. Hiện, lực lượng cứu hộ và cơ quan chức năng huyện Sìn Hồ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân.Điểm trường bị thiệt hại do mưa dông.Đợt mưa dông đêm 17/4 đã làm 120 nhà dân tại các xã Chăn Nưa, Tả Ngảo, Nậm Cha bị tốc mái. Nhiều cột điện thuộc hệ thống đường dây 35kV, 0,4kV tại các xã Pìn Hồ, Noong Hẻo, Nậm Hăn bị gãy đổ; một khu nhà ăn trường Phổ thông Dân tộc bán trú trung học cơ sở xã Nậm Cha bị mưa và gió lốc làm hư hại gần như hoàn toàn. Giông lốc cũng làm đổ, gãy hàng trăm cây cao-su của Công ty cổ phần Cao-Su 2 Lai Châu... Thiệt hại ban đầu ước tính lên đến hàng tỷ đồng.Hàng trăm cây cao-su của Công ty cổ phần Cao-Su 2 Lai Châu bị gãy, đổ do dông lốc.Ngay sau khi sự việc xảy ra, huyện Sìn Hồ đã chỉ đạo cơ quan chức năng trực tiếp xuống cơ sở phối kết hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, xác minh, hỗ trợ khắc phục hậu quả, thành lập tổ công tác giúp đỡ nhân dân nhanh chóng ổn định đời sống sinh hoạt, kịp thời động viên các hộ gia đình bị ảnh hưởng và gia đình có người bị mất tích để ổn định tư tưởng.
https://nhandan.vn/lai-chau-mua-loc-lam-2-nguoi-mat-tich-toc-mai-120-nha-dan-post805328.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Lai Châu", "mưa lớn", "lốc xoáy", "mất tích", "tốc mái", "lật thuyền" ] }
Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công gần 420 tỷ đồng nhân dịp 27/7
NDO -Thủ tướng Chính phủ đã có Tờ trình Chủ tịch nước đề xuất tặng quà cho gần 1,4 triệungười có côngvới cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 nămNgày Thương binh-Liệt sĩ. Tổng kinh phí tặng quà tri ân người có công là gần 420 tỷ đồng.
Ngày 18/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã ký công văn số 436/TTr-TTg trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định về việc tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 nămNgày Thương binh-Liệt sĩ(27/7/1947-27/7/2024),Theo đó, hằng năm, Chủ tịch nước đều có quà tặng chongười có công với cách mạngnhân Ngày Thương binh-Liệt sĩ. Trong năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, Thủ tướng Chính phủ trìnhChủ tịch nước tặng quàcho người có công với cách mạng.Cụ thể, có 2 mức dành tặng cho 8 nhóm đối tượng.Trước hết, mức quà 600.000 đồng tặng các nhóm đối tượng sau đây.Thứ nhất là người có công với cách mạng: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng và những cá nhân đã có quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trước ngày 28/7/2024 nhưng chưa hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.Thứ hai là thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.Mức quà 300.000 đồng dành tặng các nhóm đối tượng sauNgười có công với cách mạng: Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động.Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.Mức quà tặng 300.000 đồng cũng dành tặng đại diện thân nhân liệt sĩ và người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân).Số đối tượng người có công với cách mạng được tặng quà dịp này là 1.371.586 người, với tổng kinh phí được đề xuất là 419,646 tỷ đồng. Khoản tiền này đã được bố trí trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước năm 2024.Trước đó, trong năm 2023, tổng kinh phí dành để tặngquà của Chủ tịch nướccho 8 nhóm đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ là hơn 427 tỷ đồng, với gần 1,4 triệu đối tượng.Gần 1,3 triệu người có công thuộc 8 nhóm đối tượng nhận quà của Chủ tịch nướcBà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng: 2.770 người.Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng: 12.449 người.Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng: 6.601 người.Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng, thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: 5.414 người.Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động: 487.423 người.Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng: 144.613 người.Đại diện thân nhân liệt sĩ: 142.316 ngườiNgười thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân): 570.000 người.
https://nhandan.vn/trinh-chu-tich-nuoc-tang-qua-nguoi-co-cong-gan-420-ty-dong-nhan-dip-277-post814992.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "người có công", "quà của Chủ tịch nước", "77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ", "thương binh", "liệt sĩ", "Ngày Thương binh-Liệt sĩ", "đền ơn đáp nghĩa" ] }
Báo Nhân Dân tặng hơn 5.000 bản phụ san cho nhóm tác giả bức panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”
NDO -Sáng 20/5, tại trụ sở 71 Hàng Trống, đồng chí Phạm Song Hà, Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng Ban Chính trị-Xã hội thay mặt Báo Nhân Dân đã trao tặng hơn 5.000 bản phụ san đặc biệt cho Họa sĩ Nguyễn Văn Mạc - trưởng nhóm tác giả bức panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Hoạ sĩ Nguyễn Văn Mạc cho biết, nhóm tác giả sẽ chuyển tiếp 5.000 bản cho Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ “để dành dụm cho các đoàn khách ở xa, đặc biệt là miền trung và miền nam”. Số phụ san còn lại sẽ được trao cho hơn 200 họa sĩ, nghệ nhân, nhà điêu khắc đã tạo nên tác phẩm gốc tại Bảo tàng.Bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” là một tác phẩm nghệ thuật hoành tráng dài 132m, cao hơn 20m. Tác phẩm tái hiện sống động hơn 4.500 nhân vật trong 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt”. Bức tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Nhóm tác giả sẽ tặng 5.000 bản cho Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ.Trước đó, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Báo Nhân Dân đã phát hành số báo đặc biệt ngày 7/5/2024 với 8 trang thông tin tăng thêm, gồm 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”, 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch dưới dạng nhật ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh.Bạn đọc có thể cắt, ghép thành bức tranh panorama dài tới 3,21m (kỷ lục đối với báo in) và tương tác với tranh thông quacông nghệ thực tế ảo tăng cường(AR) hoặc quét mã QR để đọc thông tin mở rộng.Ngay sau khi phát hành, số báo Nhân Dân ngày 7/5/2024 đã tạo “cơn sốt”, các sạp báo in đã “cháy hàng” từ sáng, hàng nghìn bạn trẻ gen Z tìm mọi cách để “săn lùng” tờ báo đặc biệt trong nhiều ngày.Hoạ sĩ Nguyễn Văn Mặc trực tiếp trao và ký tặng phụ san cho độc giả vào sáng 20/5 tại trụ sở Báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Nhiều bạn trẻ không giấu được vui mừng khi có được may mắn đặc biệt này.Trước nhu cầu tăng cao của bạn đọc, ngày 10/5, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 5.000 bản phụ san tranh để tặng độc giả. Trong đó, 1.000 bản được gửi tới cư dân, chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa. Ngày 16/5, Báo Nhân Dân tiếp tục phát hành thêm100.000 bản phụ santừ nguồn xã hội hóa để dành tặng độc giả trên cả nước. Bắt đầu từ sáng 20/5, bạn đọc có thể đến trụ sở Cơ quan thường trú Báo Nhân Dân gần nhất để nhận phụ san.“Tôi vô cùng hạnh phúc! Một sản phẩm lan tỏa ngoài sức tưởng tượng” - hoạ sĩ Nguyễn Văn Mạc, trưởng nhóm tác giả bức tranh “panorama” Chiến dịch Điện Biên Phủ nói về phụ san đặc biệt ngày 7/5 của Báo Nhân Dân.Ông bày tỏ thêm: "Trong vài năm gần đây, nhiều ý kiến dấy lên bỏ môn lịch sử ra khỏi chương trình thi, giới trẻ thì không còn yêu thích lịch sử nữa,… Thực tế, sự kiện này đã chứng minh điều ngược lại. Trong mỗi người trẻ lúc nào cũng nung nấu tình yêu đất nước, tình yêu với lịch sử. Câu chuyện chỉ nằm ở việc khi nào thì tình yêu này sẽ bùng lên và bùng lên bằng cách nào. Cách kể chuyện kết hợp giữa truyền thống với công nghệ đã mở ra sự tò mò, từ đó đi sâu vào cảm nhận của người trẻ".Hoạ sỹ Nguyễn Văn Mạc đặc biệt ký tặng bản phụ san dành cho Báo Nhân Dân.Trong những năm tháng thiếu niên, chính bản thân ông Mạc cũng từng xếp hàng dài trước Bảo tàng Quân đội (nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự tại Điện Biên) để xem một bộ sa bàn độc nhất. “Lúc đó khó và không có đủ. Bây giờ các bạn trẻ có công nghệ. Họ có thể học về lịch sử ở bất kỳ đâu” - trưởng nhóm tác giả nói.Hoạ sĩ Nguyễn Văn Mạc gọi sáng kiến về phụ san ngày 7/5 là “pháo lệnh đầu tiên của Việt Nam” trong việc thay đổi cách kể chuyện. “Bức tranh gốc ở Điện Biên, nói vậy thôi chứ nhiều người không đến được. Nhưng tờ báo này sẽ đi rất nhanh, là một “bảo tàng mini” có thể đi tới 63 tỉnh, thành” - ông vui mừng nói.
https://nhandan.vn/bao-nhan-dan-tang-hon-5000-ban-phu-san-cho-nhom-tac-gia-buc-panorama-chien-dich-dien-bien-phu-post810225.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Điện Biên Phủ", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "tranh panorama" ] }
Đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt
Đang là giai đoạn chạy đua nước rút để về đích, Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp dự án) đốc thúc các nhà thầu tăng ca, tăng kíp, thi công liên tục, xuyên Tết để bảo đảm tiến độ “cán đích” trước tháng 5/2024 theo kế hoạch đặt ra đối với dự án thành phần đường cao tốc bắc-nam phía đông, đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt theo phương thức đối tác công-tư (PPP), loại hợp đồng BOT.
Dự án đường cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt có tổng mức đầu tư 11.157,82 tỷ đồng, tổng chiều dài 49,3 km, đi qua địa phận các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) với 44,4 km và huyện Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh) với 4,9 km.Chạy đua tiến độ, bảo đảm chất lượngCó mặt vào thời gian những ngày cậnTết Nguyên đán Giáp Thìn, không khí trên công trường công trình cầu Hưng Đức thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt nhộn nhịp trong tiếng máy, thiết bị. Cây cầu bắc qua sông Lam, nối Nghệ An và Hà Tĩnh hiện đang có hàng trăm công nhân thi công và nhiều cẩu tháp, cầu sà-lan lớn, nhỏ xuôi ngược vận chuyển vật liệu, thiết bị lên xuống,… Cầu Hưng Đức có chiều dài hơn 4 km, gồm 90 nhịp, tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng. Đây là cây cầu dài nhất hiện nay trên tuyến đườngcao tốc bắc-namvà dài thứ ba trên toàn quốc.Cách đây ít ngày, đội ngũ công nhân, kỹ sư của nhà thầu Hòa Hiệp tổ chức hợp long nhịp đúc hẫng 120m trên cầu Hưng Đức. Kỹ sư Lê Đức Tùng, Chỉ huy trưởng của Công ty TNHH Hòa Hiệp cho biết: Sau 18 tháng vượt khó, đến nay Hòa Hiệp đã hợp long nhịp đúc hẫng cuối cùng. Cùng với đó, việc thi công bản mặt cầu, bờ bo lan-can cũng gần hoàn thiện, vượt tiến độ đề ra. Thời gian tới, Hòa Hiệp sẽ tổ chức thi công bê-tông nhựa mặt cầu.Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thái Yên hoàn thiện những hạng mục cuối cùng trên cầu cạn phía nam cầu Hưng Đức.Tại hạng mục trụ T46-T65, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thái Yên đã hoàn thành công đoạn gác dầm cầu, đang hoàn thiện hệ thống tường bo, khối lượng công việc đạt tiến độ đến 96%. Kỹ sư Trần Tuấn Anh chia sẻ, đơn vị thi công trụ T14-T15 nằm ở khu vực giữa sông, đặc thù lòng sông sâu, nước chảy xiết cho nên việc thi công cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, dự kiến cuối tháng 2 đơn vị sẽ tiến hành hợp long và cuối tháng 3 sẽ bước sang công đoạn đổ lan-can, lắp cột đèn,…Có mặt giám sát ở nhịp 90-nhịp cuối cùng của đoạn cầu dẫn, kỹ sư Tống Trần Hùng, chỉ huy mũi thi công đoạn cầu dẫn vượt đê La Giang (Công ty TNHH Hòa Hiệp) phấn khởi thông tin, với tiến độ thi công như hiện nay, trụ T80-M90 sẽ được hoàn thành dự kiến vào tháng 4 tới. Lúc cao điểm, mũi thi công này có tới 70 kỹ sư, công nhân.Hiện tại các gói thầu thi công hầm Thần Vũ, cầu Thần Vũ 1, cầu Thần Vũ 2, các đơn vị thi công đang bố trí hàng loạt mũi thi công với hàng trăm công nhân, kỹ sư. Tại vị trí gói thầu nút giao lên xuống, cầu vượt Quốc lộ 46B (huyện Hưng Nguyên), điểm găng dự án, nhà thầu đã tập trung nhân lực, phương tiện thi công được năm trụ, đang tiếp tục thi công hai mố cầu và hai trụ còn lại,…Ông Giáp Văn Bình, Trưởng phòng Quản lý thi công dự án, Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng thông tin: Hiện các nhà thầu đang huy động 101 mũi thi công, hơn 860 máy móc thiết bị và hơn 1.900 nhân lực trải dài trên toàn tuyến cao tốc thi công. Trên tuyến dự án còn nhiều đoạn có nền đất yếu, các nhà thầu đang theo dõi chặt chẽ, chờ dỡ tải để thi công cuốn chiếu đồng loạt.Sớm đưa công trình vào sử dụngTheo đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng, công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành trên toàn tuyến; tuy nhiên, còn một số điểm vướng cục bộ gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công, như: khu vực trạm thu phí Quốc lộ 46B thuộc địa bàn xã Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên).Theo đó, phần diện tích thu hồi thêm Ban Quản lý Dự án 6 (Bộ Giao thông vận tải) đã bàn giao cọc mốc giải phóng mặt bằng bổ sung cho Ban giải phóng mặt bằng huyện Hưng Nguyên ngày 5/10/2023, nhưng đến nay địa phương vẫn chưa hoàn thiện thủ tục thu hồi đất để bàn giao mặt bằng cho dự án. Một số vị trí nền đường đào (Km438+500-Km438+681) và Km453+250-Km453+500 do quá trình thi công làm nứt nhà dân, hiện nay người dân ngăn cản không cho nhà thầu thi công,…Dù doanh nghiệp dự án đã yêu cầu đơn vị bảo hiểm giám định thiệt hại và lập dự toán khắc phục tổn thất cho người dân, nhưng người dân chưa đồng ý với lý do mức bồi thường thấp..., ông Trương Đức Liên, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng cho biết thêm.Hiện nay đoạn tuyến Km464+360-Km464+460 bị sụt lún nền đường bất thường, hiện các nhà thầu đang phải dừng thi công và tiến hành khoan địa chất bổ sung để đưa ra giải pháp. Trong những tuần tới, các nhà thầu sẽ tập trung đẩy nhanh một số điểm thuộc các đường găng của dự án: Cầu Xuân Dương 1, cầu Xuân Dương 2, cầu Thần Vũ 2, hầm Thần Vũ, các vị trí đắp đất gia tải trong phạm vi xử lý nền đất yếu; tập kết vật liệu để thi công móng cấp phối đá dăm loại 1, đá dăm gia cố xi-măng, các lớp bê-tông nhựa; đúc dải phân cách giữa,…Nhằm bảo đảm kế hoạch đề ra, doanh nghiệp dự án kiến nghị Ban Quản lý Dự án 6 hỗ trợ đẩy nhanh hơn nữa công tác giải phóng mặt bằng những vị trí còn lại; khẩn trương làm trích đo, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng bổ sung phần còn thiếu (khoảng 4.000 m2) khu vực Trạm thu phí Quốc lộ 46B. Bên cạnh đó, đôn đốc việc phê duyệt dự toán đối với những hạng mục điều chỉnh thiết kế kỹ thuật để ký kết phụ lục hợp đồng BOT, ký phụ biểu bảng khối lượng, giá trị hạng mục nghiệm thu đã thanh toán VGF để đủ điều kiện triển khai thi công và giải ngân các hạng mục phát sinh, điều chỉnh, tránh trình trạng ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến nguồn lực của nhà đầu tư, nhà thầu,…Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng Nguyễn Quốc Việt cho biết: Đây là công trình trọng điểm quốc gia, doanh nghiệp dự án đã yêu cầu các nhà thầu bám sát đường găng tất cả các gói thầu, hạng mục công trình. Một số vị trí chúng tôi đã yêu cầu nhà thầu thi công xuyên Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đặc biệt là dỡ tải nền đất yếu để sẵn sàng thi công phần đường đẩy nhanh tiến độ về đích theo kế hoạch đề ra.Trước đó, đi kiểm tra thực tế tại dự án Diễn Châu-Bãi Vọt ngày 21/1, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh: Đoạn đường cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt có vai trò quan trọng trong việc kết nối từ Hà Nội đến Nghệ An, Hà Tĩnh, nhưng thời gian qua, dự án nhiều lần chưa bảo đảm tiến độ theo kế hoạch đề ra... Do đó, Bộ trưởng yêu cầu chủ đầu tư chỉ đạo doanh nghiệp dự án, các nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát cần phải tập trung tối đa nhân lực, máy móc thi công “3 ca, 4 kíp”, tận dụng từng ngày, từng giờ để đẩy nhanh tiến độ. Thậm chí, cần làm xuyên Tết Nguyên đán Giáp Thìn để bảo đảm tiến độ, chất lượng theo kế hoạch đề ra...
https://nhandan.vn/day-nhanh-tien-do-thi-cong-tuyen-cao-toc-dien-chau-bai-vot-post795737.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Cầu Hưng Đức", "Diễn Châu-Bãi Vọt", "tiến độ", "gói thầu" ] }
Tưng bừng ngày hội "Thiếu nhi vui khỏe" tại Hà Tĩnh
NDO -Sáng 18/3, tại thành phốHà Tĩnh, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp các đơn vị, địa phương tổ chức ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe” và phát động 7 tuần thi đua cao điểm của thiếu nhi Việt Nam chào mừng kỷ niệm70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể ở Hà Tĩnh dự và chung vui ngày hội.Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe” là hoạt động thường niên của thiếu nhi Việt Nam, thể hiện niềm vui, tự hào của lớp lớp đội viên, thiếu nhi về truyền thống vinh quang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; tạo không khí vui tươi, sôi nổi giúp các em thi đua, phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, cùng nhau làm thật nhiều việc tốt, tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn, Đội tổ chức.Các đại biểu chung vui ngày hội "Thiếu nhi vui khỏe".Ngày hội năm nay được tổ chức đồng loạt tại 12.000 trường tiểu học trên cả nước với sự tham gia của hơn 5 triệu em đội viên, thiếu nhi khối các trường tiểu học. Điểm cầu chính của ngày hội được diễn ra tại tỉnh Hà Tĩnh và kết nối trực tiếp với 9 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Hòa Bình, Bắc Giang, Quảng Nam, Đắk Lắk, Bến Tre, An Giang, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và gần 12.000 liên đội trường tiểu học trên cả nước.Các cấp bộ Đoàn, Hội đồng Đội các cấp và các cơ sở Đội triển khai đợt thi đua cao điểm này bằng nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả; tạo môi trường tốt nhất để các em cùng nhau thi đua rèn luyện, trau dồi kiến thức; để mỗi trải nghiệm, khám phá của các em sẽ là một niềm vui, mỗi thử thách sẽ là một bài học quý giá, giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Phạm Duy TrangĐiểm ấn tượng của ngày hội năm nay là hơn 5 triệu em đội viên, thiếu nhi của 12 nghìn trường tiểu học trên cả nước đã cùng nhau đồng diễn bài “Tự hào thiếu nhi Việt Nam và Kun học tốt”.Sự kiện đặc biệt này đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) xác nhận và chính thức trao Kỷ lục Việt Nam:Ngày hội "Thiếu nhi vui khỏe" có số lượng trường tiểu học trên cả nước tham gia màn đồng diễn bài “Tự hào thiếu nhi Việt Nam và Kun học tốt” cùng lúc nhiều nhất Việt Nam.Đây là hoạt động có quy mô lớn, là món quà đặc biệt của các em học sinh khối tiểu học trên cả nước chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).Tại ngày hội, Hội đồng Đội Trung ương đã chính thức phát động trong thiếu nhi cả nước đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đợt thi đua sẽ được thực hiện trong 7 tuần, bắt đầu từ ngày 18/3 đến hết ngày 7/5/2024, với nhiều hoạt động phong phú theo từng chủ đề của mỗi tuần thi đua dành cho các Chiến sĩ nhỏ Điện Biên đó là: Vui khỏe và an toàn, Cùng tiến bước lên Đoàn, Thi đua học tập tốt, Làm theo lời Bác dạy, Yêu biển đảo quê hương, Theo bước chân anh hùng, Vững bước vào tương lai.Dịp này, Hội đồng Đội Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam đã trao tặng nhiều phần quà có ý nghĩa cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập ở Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa với tổng số tiền khoảng 1,2 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/tung-bung-ngay-hoi-thieu-nhi-vui-khoe-tai-ha-tinh-post800432.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ", "Hội đồng Đội Trung ương", "Hà Tĩnh" ] }
Thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm điện hiệu quả
NDO -Chiều 19/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức tọa đàm, giao lưu trực tuyến với “Cảnh báosử dụng điệnmùa nắng nóng”. Chương trình đã nhận được rất nhiều câu hỏi về các giải pháp sử dụng điện trong sinh hoạt, sản xuất trong mùa nắng nóng.
Thông tin về tình hình cung ứng điện năm 2024, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cho biết từ đầu năm 2024 cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc đã đạt 14,5%, tăng gấp 3 lần so với 2023.Năm nay dự báo thời tiết nắng nóng, nền nhiệt toàn quốc duy trì mức cao, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện khách hàng tăng cao. Do đó, vấn đề cung ứng, sử dụng điện trở nên cấp bách.Ông Nguyễn Thế Hữu, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương cho biết năm nay, nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho người dân, doanh nghiệp, EVN đã có nhiều giải pháp để bảo đảm cung ứng điện.Các nhà máy nhiệt điện, nhà máy tua-bin khí thì đã rà soát về nhiên liệu, hệ thống để xử lý ngay các sự cố. Bên cạnh đó, việc bám sát vận hành các nhà máy điện được theo dõi, xử lý sát sao.Ngành điện đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến truyền tải điện, đường dây 500kV, bảo đảmcung ứng điệncho sản xuất, sinh hoạt.Về công tác xử lý sự cố thất thoát điện, trả lời câu hỏi: Trong trường hợp thất thoát điện do công tơ điện hoặc thất thoát do đường dây thì là trách nhiệm thuộc về ai, ông Nguyễn Thế Hữu cho biết, công tơ điện là điểm ranh giới phân chia trách nhiệm giữa bên bán và bên mua điện."Nếu rò rỉ ở phía trước công tơ điện thì bên bán điện sẽ chịu trách nhiệm. Nếu rò rỉ phía sau công tơ điện thì sẽ do bên mua điện chịu trách nhiệm", ông Hữu nói.Với các nội dung về cách sử dụng thiết bị điện thế nào cho tiết kiệm, hiệu quả, cách xác định khung giờ cao điểm cũng như giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa nắng nóng, ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh thông tin: Giờ cao điểm là từ 9 giờ 30 đến 11 giờ 30 và 17 giờ đến 20 giờ; giờ thấp điểm là từ 22 giờ đến 4 giờ ngày hôm sau. Còn lại là giờ bình thường.Với mỗi khung giờ sẽ áp dụng giá điện khác nhau. Ngành điện khuyến cáo khách hàng vào giờ cao điểm hạn chế sử dụng các thiết bị có công suất lớn, chuyển nhu cầu sử dụng vào những giờ thấp điểm hoặc là giờ bình thường. Đối với sản xuất thì làm sao cho tổng sản lượng điện sử dụng là không thay đổi.Trả lời câu hỏi về cách để tiết giảm tiền điện trong hoạt động nuôi tôm từ một nông dân ở Cà Mau, ông Bùi Quốc Hoan, Phó Tổng Giám đốc, Tổng công ty Điện lực Miền Nam cho biết, đối với Cà Mau nói riêng và đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, việc nuôi tôm bùng nổ trong giai đoạn 2015-2018.Từ năm 2015, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng, các hộ dân để triển khai các mô hình thí điểm về tiết kiệm điện trong nuôi tôm và đưa vào sử dụng nhân rộng. Năm 2018 giải pháp được Bộ Công thương công nhận sáng kiến. Nếu thực hiện triệt để, đồng bộ các giải pháptiết kiệm điệntrong nuôi tôm sẽ tiết kiệm được 30-50%. Như sử dụng con lăn thay cho gối đỡ chữ U truyền thống - tiết kiệm 17% điện năng tiêu thụ. Sử dụng đồng trục từ động cơ đến hệ thống nuôi tôm - tiết kiệm 15-17%. Lắp đặt tụ bù, hạn chế sử dụng điện giờ cao điểm, sử dụng động cơ hiệu suất cao...Tại tọa đàm, đại diện lãnh đạo các đơn vị cũng cung cấp cho bạn đọc, doanh nghiệp các thông tin về công tác tiết kiệm điện hiệu quả; việc tăng huy động nguồn điện giá cao và năng lượng tái tạo.
https://nhandan.vn/thuc-hien-nhieu-giai-phap-tiet-kiem-dien-hieu-qua-post800661.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "tiết kiệm điện", "nắng nóng" ] }
Sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống
Luật Đất đai đưa vào thi hành được kỳ vọng sẽ kịp thời xử lý các tồn đọng về đất, khơi thông nguồn lực đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản, góp phần sử dụng hiệu quả cao nhất giá trị nguồn lực đất đai; từ đó đem lại lợi ích rất lớn cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 53/CĐ-TTg ngày 26/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng.Khơi thông nguồn lựcPhó Thủ tướng đề nghị chủ tịch hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật nói trên theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao nhằm xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, kịp thời triển khai ngay sau khi các luật này được Quốc hội đồng ý cho phép có hiệu lực sớm, dự kiến từ ngày 1/8/2024.Luật sư Nguyễn Hồng Chung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên chi hội tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIFPA) nhận định, nếu Luật Đất đai có đủ điều kiện để có hiệu lực thi hành sớm, hàng trăm dự án đang tồn đọng sẽ được giải phóng khiến nguồn cung cho thị trường bất động sản tăng lên, có tác động làm thị trường khởi sắc. Vị chuyên gia phân tích: Rất nhiều dự án bất động sản, nhà ở thương mại đang vướng mắc về thủ tục pháp lý cho nên không thể triển khai, ảnh hưởng lớn tới nguồn cung cho thị trường bất động sản.Những vấn đề này đã được nhận diện và đưa ra giải pháp tháo gỡ tại nhiều luật liên quan như Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Đất đai năm 2024. Trong đó, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở đã sửa đổi căn bản chính sách phát triển nhà ở xã hội, từ mở rộng đối tượng, thủ tục trình tự thực hiện đến các quy định về chủ đầu tư phát triển nhà xã hội,...Còn Luật Đất đai tập trung tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến xác định tiền sử dụng đất, những vấn đề về giao đất, cho thuê đất, quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư,… Các luật này đều có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, do đó, nếu Luật Đất đai và các luật liên quan đủ điều kiện để có hiệu lực sớm hơn ngay trong năm 2024 đồng nghĩa với việc các dự án đang tồn đọng sẽ được giải phóng sớm hơn mà không phải đợi đến năm 2025.Cho rằng mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp là làm thế nào để có đất đưa vào sản xuất, kinh doanh, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, Luật Đất đai 2024 đã đề cập rõ vấn đề này với nguyên tắc là sử dụng công cụ thị trường và thông tin minh bạch.Cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không chỉ là đầu tư nhà ở thương mại mà có thể quan tâm đến các chính sách về đầu tư nhà ở xã hội, chỉnh trang chung cư cũ, chính sách liên quan đến hỗ trợ, ưu đãi cho người mua nhà. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải nắm rõ các quy định của Luật và các nghị định hướng dẫn để bảo đảm Luật Đất đai và các luật liên quan thật sự phát huy hiệu quả. Thí dụ, Luật Đất đai quy định dự án 48 tháng chậm tiến độ thì Nhà nước sẽ thu hồi, do đó, doanh nghiệp phải có kịch bản ứng phó khi gặp rủi ro, thay vì chỉ tính các phương án tích cực.Chuẩn bị chu đáoTheo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, Luật Đất đai có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh; giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. So với Luật Đất đai năm 2013, Luật Đất đai 2024 có nhiều thay đổi tích cực, thể hiện quan điểm vì dân, bảo vệ và trao quyền cho người sử dụng đất, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Luật cũng đã thể chế nhiều nội dung mới mang tính chất đột phá quan trọng, góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý sử dụng đất.Không khó để nhận thấy lợi ích rất lớn đem lại cho phát triển kinh tế-xã hội từ việc sớm đưa vào thực hiện Luật Đất đai, nhưng điều này chỉ phát huy khi có sự chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để thực thi Luật.Theo Luật sư Nguyễn Hồng Chung, trong số những nghị định cần sớm hoàn thiện để bảo đảm việc thực hiện Luật Đất đai được suôn sẻ có dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai, Nghị định quy định về giá đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì soạn thảo), Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì soạn thảo).Cùng với yêu cầu về tiến độ, nội dung dự thảo cần làm rõ những nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện quy định của Luật trong thực tế. Thí dụ như quy định về việc doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khu công nghiệp được giao đất theo tiến độ thay vì giao đất sau khi đã hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng.Nội dung này đã được đề cập tại dự thảo Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhằm chấm dứt tình trạng dự án hàng trăm ha bị đình trệ chỉ vì một vài hộ dân không đồng thuận phương án bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, thời điểm giao đất khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thời hạn cho thuê đất và nghĩa vụ tài chính liên quan nên cần làm rõ các nội dung này, tránh tình trạng có thể gặp vướng mắc khi triển khai thực hiện trong thực tiễn.Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi tăng trưởng nhưng vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và thị trường bất động sản vẫn còn những áp lực lớn. Tuy nhiên, năm 2024, thị trường bất động sản vẫn được kỳ vọng có chuyển động tích cực với các động lực thúc đẩy từ chính sách.Việc thi hành Luật Đất đai và các luật liên quan sẽ là những tác động cho doanh nghiệp và thị trường tháo gỡ rào cản thủ tục còn nhiều vướng mắc. Đây cũng là các đạo luật tác động rất lớn tới doanh nghiệp và thị trường bất động sản trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/som-dua-luat-dat-dai-vao-cuoc-song-post812385.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [] }
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Nguyên đán 2024
Ngày 26/12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký Quyết định số 1583/QĐ-CTN về việc tặng quà cho một số đối tượng có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Theo đó, có hai mức quà tặng một số đối tượng có công với cách mạng.
Cụ thể, mức quà 600.000 đồng tặng các nhóm đối tượngngười có côngvới cách mạng sau:Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng;Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng;Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng;Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng;Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng;Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng;Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng.Đồng thời, mức quà 600.000 đồng của Chủ tịch nước cũng dành tặng thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.Tổng số người có công với cách mạng được tặng quà của Chủ tịch nước trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 là gần 1,47 triệu người, thuộc 14 nhóm đối tượng khác nhauCùng với đó, mức quà 300.000 đồng tặng các nhóm đối tượng người có công với cách mạng cụ thể dưới đây:Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động;Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng;Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng;Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.Đồng thời, mức quà 300.00 đồng cũng được dành tặng đại diện thân nhân liệt sĩ, người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân).Việc tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công với cách mạng là hoạt động thường niên nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Kinh phí quà tặng của Chủ tịch nước đã được bố trí trong kế hoạch ngân sách Nhà nước năm 2024.Tổng số người có công với cách mạng được tặng quà của Chủ tịch nước trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 là gần 1,47 triệu người, thuộc 14 nhóm đối tượng khác nhau.Nguồn ngân sách Nhà nước để tặng quà cho người có công với cách mạng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 là hơn 449 tỷ đồng.Đây cũng là một trong nhiều hoạt động chăm lo hơn 9,2 triệu người có công với cách mạng và thân nhân của họ trên toàn quốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.Trước đó, trong dịp Tết Nguyên đán 2023, Chủ tịch nước cũng tặng quà tới hơn 1,5 triệu người có công với cách mạng. Kinh phí quà tặng trong năm ngoái là hơn 460,6 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/tang-qua-cua-chu-tich-nuoc-cho-nguoi-co-cong-dip-tet-nguyen-dan-2024-post789389.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "người có công", "quà tặng của Chủ tịch nước", "Tết Nguyên đán 2024", "tặng quà người có công" ] }
Thu hút và giữ chân thợ lò
Đặc thù của ngành than hiện nay, việc thu hút thợ lò đã khó, giữ chân họ để gắn bó lâu dài càng khó hơn. Tính trung bình mỗi năm, các đơn vị khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cần tuyển mới và đào tạo khoảng 4.000-4.500 chỉ tiêu nghề mỏ hầm lò nhằm bổ sung cho lượng công nhân nghỉ hưu, nghỉ việc.
Để tạo nguồn lâu dài cho nhân lực ngành mỏ, thời gian qua, các đơn vị thành viên của TKV đã triển khai nhiều giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc, tăng thu nhập và quan tâm đầu tư nhà ở cho công nhân, giúp họ có nơi ăn chốn ở, yên tâm làm việc và gắn bó với ngành than.Cải thiện điều kiện làm việcChúng tôi gặp thợ lò Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1992) khi anh vừa tan ca làm. Với dáng người cao ráo, đẹp trai và thư sinh, ít ai nghĩ Nam là thợ lò trẻ có thu nhập tới 500-600 triệu đồng/năm. Năm 2010, được bạn bè giới thiệu, chàng trai nghèo quê Nghệ An này đã lặn lội ra Quảng Ninh để đăng ký học nghề mỏ vì không mất học phí, lại được nuôi ăn ở. Hai năm sau ra trường, Nam được Công ty Than Thống Nhất tuyển dụng và làm việc ở đây từ bấy đến giờ. Hiện nay, anh là tổ trưởng Phân xưởng Đào lò 3 gồm 32 người, chuyên đào lò chuẩn bị diện sản xuất.Năm 2019, Nam được Tỉnh đoàn Quảng Ninh tuyên dương là 1 trong 20 tài năng trẻ tiêu biểu, đồng thời cũng là chiến sĩ thi đua cấp Tập đoàn và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có nhiều sáng kiến được áp dụng trong sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất lao động. Từ thu nhập của nghề “ăn cơm trần gian, làm việc âm phủ”, anh đã đưa cả vợ con từ quê ra Quảng Ninh lập nghiệp, mua gần 100 m2 đất xây ngôi nhà 3 tầng khang trang. Không những vậy, Nam còn động viên anh trai mình “đầu quân” cho Than Thống Nhất, làm việc tại Phân xưởng Đào lò 1 và hai anh em đều là gương mặt tiêu biểu của công ty về năng suất lao động.Hơn 10 năm làm việc ở Than Thống Nhất, anh Nam chứng kiến rất rõ quá trình đầu tư áp dụng công nghệ vào sản xuất, thay đổi điều kiện làm việc của công ty. Đơn cử, trước đây, lò chợ của công ty chống giữ bằng vì chống thủy lực đơn xà hộp, đào lò thủ công, còn hiện nay lò chợ đã ứng dụng hệ thống giá khung hiện đại, an toàn hơn rất nhiều, việc đào lò sử dụng các thiết bị cơ giới hóa như máy xúc, khoan, tời cào,… Nhờ vậy, thu nhập người lao động của công ty bình quân ở mức hơn 1 triệu đồng/công, nếu làm thêm ngày chủ nhật sẽ đạt 1,3-1,4 triệu đồng/công.Vài năm gần đây, Than Thống Nhất lọt vào “câu lạc bộ 2 triệu” của TKV với sản lượng khai thác hằng năm đạt mức 2 triệu tấn than nguyên khai. Triển khai chủ trương “3 hóa” (cơ giới hóa, tin học hóa, tự động hóa) của TKV, tập thể lãnh đạo công ty đã quyết định đầu tư hệ thống monoray kết hợp đầu tàu diesel phục vụ sản xuất trong hầm lò. Ông Nguyễn Mạnh Toán, Giám đốc công ty cho biết: Đây là công trình trọng điểm của TKV, tổng mức đầu tư 27,4 tỷ đồng nhằm mục tiêu tăng năng lực sản xuất khu Lộ Trí. Ngoài ra, công ty còn đưa vào sử dụng trạm phát điện diesel, cấp điện dự phòng cho các thiết bị khi nguồn điện lưới bị cắt,… Các phân xưởng cũng tích hợp tính năng phần mềm ca lệnh sản xuất, giảm thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành sản xuất.Mỏ than Mạo Khê là mỏ “hầm lò già”, địa hình địa chất phức tạp, với gần 70 năm khai thác liên tục, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, phải xuống sâu, vào xa, cho nên thời gian gần đây, sản lượng khai thác hằng năm của công ty đạt khoảng 2,3 triệu tấn được nhiều người ví là kỳ tích. Đạt được kết quả trên, chiến lược hàng đầu của công ty là đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ, triển khai cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ ở tất cả các khâu. Giám đốc Công ty Nguyễn Văn Tuân cho biết, mỏ Mạo Khê được xếp vào diện “mỏ siêu hạng” về khí nổ mê-tan, luôn tiềm ẩn các nguy cơ cháy nổ, bục nước,… Do đặc thù này, công ty đã đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc tập trung hiện đại, nhằm giám sát và quản lý khí mỏ 24/7, phục vụ sản xuất hầm lò an toàn. Năm 2023, công ty có 10 công nhân đạt thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm, gần 200 người thu nhập từ 500 đến dưới 600 triệu đồng/năm, hơn 400 người thu nhập từ 400 đến dưới500 triệu đồng/năm,…Thợ lò Nguyễn Văn Nam, gương mặt người lao động tiêu biểu của Công ty Than Thống Nhất (TKV) trong ca sản xuất.“An cư” cho thợ mỏHiện nay, TKV có 50 doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tổng số gần 80 nghìn công nhân, phần lớn là lao động ngoại tỉnh (hơn 51 nghìn người), do đó nhu cầu nhà ở để “an cư, lạc nghiệp” đang là vấn đề ngày càng bức thiết. Trên thực tế, tại Quảng Ninh, giá nhà đất khu vực đô thị rất cao, mua được nhà ở đối với lao động trẻ tuổi là giấc mơ khá xa vời. Từ năm 2000 đến nay, các đơn vị sản xuất than hầm lò của TKV đã nỗ lực đầu tư xây 26 chung cư tập thể cao tầng, bố trí chỗ ở cho gần 10 nghìn người. Tuy nhiên, theo nhận định của Chủ tịch Công đoàn TKV Lê Thanh Xuân, qua khảo sát, các căn hộ (4 người/phòng) của ngành than chưa thật sự là lựa chọn tối ưu về nhà ở cho công nhân, hàng nghìn thợ lò vẫn tự thuê, sống và sinh hoạt trong những khu nhà trọ tạm bợ, không bảo đảm. Đây là nguyên nhân khiến người lao động chưa thật sự yên tâm, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Theo định hướng mới của Hội đồng thành viên TKV, khu nhà lưu trú sẽ tăng tiện ích (1 người/căn hộ), tạo ưu thế thu hút thợ lò đăng ký, thuận tiện cho sinh hoạt, làm việc.Đầu tháng 10/2023, Công đoàn TKV phối hợp với các đơn vị liên quan tư vấn cho người lao động ngành than mua nhà ở xã hội thuộc khu dân cư đồi Ngân hàng (thành phố Hạ Long). Sau buổi tư vấn, gần 100 công nhân đã nộp hồ sơ đăng ký mua nhà, giá trung bình từ 700 triệu đến 1,2 tỷ đồng/căn, diện tích 40-70 m².Thời gian tới, Công đoàn TKV sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chương trình tương tự tìm hiểu mua nhà ở xã hội, nhằm hiện thực hóa giấc mơ “an cư” cho người lao động ngành than. Từ nay đến năm 2025, TKV tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch để xây dựng 10 khu nhà ở tập thể, với diện tích hơn 5 ha, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 2.400 công nhân.Khai trường mỏ hầm lò của Công ty Than Thống Nhất nằm lọt giữa trung tâm thành phố Cẩm Phả, mất hẳn lợi thế về địa lý thu hút người lao động các huyện miền đông tỉnh Quảng Ninh. Người lao động công ty sống rải rác tại các phường chung quanh khai trường, điều kiện sinh hoạt khá đắt đỏ. Công ty có khoảng 3.500 công nhân, theo rà soát, một nửa trong số này cần bố trí nhà ở tập thể nhưng 2 khu tập thể của đơn vị dành cho công nhân độc thân chỉ giải quyết được gần 700 người. Công ty đang xúc tiến hoàn thiện thủ tục xây thêm một khu nhà lưu trú nữa ở khu Cẩm Thành, ban đầu dự kiến quy mô 7 tầng, 68 căn hộ (272 người), tổng mức đầu tư 73 tỷ đồng. Công ty sẽ điều chỉnh khu lưu trú theo định hướng của TKV, 1 người/căn giúp thợ lò thoải mái trong sinh hoạt.“Bằng nhiều giải pháp, trong năm 2023 vừa qua, Công ty Than Thống Nhất đã tuyển sinh được 470 người, tuyển dụng 417 người. Tuy vẫn còn hiện tượng thợ lò bỏ việc nhưng trong năm qua, số lượng thợ lò tuyển được đã tăng thêm 141 người, thợ lò tái tuyển 61 người, thợ cơ điện 20 người, tương ứng với một phân xưởng sản xuất. Đây là những công nhân có kỹ năng nghề, hiểu đặc thù nghề mỏ hầm lò. Sau thời gian làm việc ở các ngành nghề khác, những người này thấy nghề khai thác mỏ hầm lò không phải quá vất vả, nguy hiểm mà chế độ phúc lợi cũng như thu nhập cao hơn hẳn, có thể ổn định cuộc sống. Đây sẽ là những hạt nhân tuyên truyền để thợ lò trẻ tránh tâm lý chán việc, nhảy việc”, ông Nguyễn Mạnh Toán nhận định.Chủ tịch Công đoàn TKV Lê Thanh Xuân cho biết, bằng một loạt giải pháp tổng thể như tăng tiền lương, thu nhập hằng tháng (phấn đấu định hướng 1.000 USD/người); cải thiện điều kiện làm việc, ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất; nâng cao chất lượng cuộc sống cho thợ mỏ,… các đơn vị thành viên của TKV đã dành nguồn lực lớn để cải thiện điều kiện làm việc, đi lại, vận chuyển cho thợ lò, nâng cao thời gian sản xuất hữu ích trong ca, giải phóng sức lao động cho công nhân, tạo điều kiện tối đa để người lao động nâng cao năng suất và tăng thu nhập.Bên cạnh đó, Công đoàn TKV cũng phối hợp các đơn vị triển khai nhiều chế độ phúc lợi, tham quan, điều dưỡng,… hằng năm cho công nhân, xây nhà “Mái ấm công đoàn” hỗ trợ các gia đình khó khăn, hoặc bố trí nhận vợ con thợ lò không may bị tai nạn, thương tật,… vào làm việc. Quan tâm, chăm lo về vật chất và tinh thần cho người lao động được các đơn vị thực hiện không chỉ là trách nhiệm đơn thuần mà bằng tất cả tình cảm anh em đồng đội, thể hiện tinh thần thép “Kỷ luật và Đồng tâm” - nét văn hóa đẹp truyền thống của thợ mỏ, được trao truyền từ khi ra đời đến nay ■
https://nhandan.vn/thu-hut-va-giu-chan-tho-lo-post797996.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "Công ty Than Thống Nhất", "Than Thống Nhất", "Công đoàn TKV", "giữ chân thợ lò", "người lao động khai thác than" ] }
Thái Bình chấn chỉnh hoạt động đưa, đón trẻ đến trường bảo đảm an toàn
NDO -Trước vụ việc đau lòng một cháu nhỏ Trường mầm non Hồng Nhung (thành phố Thái Bình) tử vong sau khi bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh, ngày 30/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành ngay công văn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời chấn chỉnh hoạt động đưa, đón trẻ khi đến trường.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình nhận định, trong thời gian qua, công tác xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn được đẩy mạnh, nhiều cơ sở mầm non ngoài công lập được thành lập đã góp phần nâng tỷ lệ đưa trẻ trong độ tuổi đến trường đạt cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.Tuy nhiên, tại một số địa phương, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non, nhất là cơ sở mầm non ngoài công lập chưa chặt chẽ; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên; việc quản lý các phương tiện đưa đón trẻ em đang tồn tại nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, điển hình làvụ việc thương tâmxảy ra tại trường mầm non tư thục Hồng Nhung ngày 29/5 vừa qua.Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình trao hỗ trợ 5 triệu đồng cho gia đình cháu bé tử vong trên xe ô-tô đưa đón học sinh của Trường mầm non Hồng Nhung.Để khắc phục kịp thời hạn chế nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận yêu cầu các huyện, thành phố rà soát, kiểm tra hoạt động của các trường, lớp mầm non, nhất là hoạt động của nhóm, lớp mầm non tư thục, các nhóm trẻ gia đình; kiên quyết xử lý, đóng cửa các cơ sở không đủ điều kiện, xử lý nghiêm các trường hợp trông giữ trẻ không phép; tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy chế chuyên môn đối với hoạt động chăm sóc, nuôi dạy trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục có sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh bằng xe ô-tô lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có đủ điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định. Lái xe phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định và thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.Bên cạnh đó, xây dựng và thực hiện nghiêm quy trình đưa đón học sinh bằng xe ô-tô, trong đó phải có sự thống nhất giữa nhà trường với đơn vị cung cấp dịch vụ và gia đình học sinh.Khi ký kết hợp đồng vận chuyển phải xác định rõ yêu cầu, trách nhiệm giữa các bên liên quan về an toàn giao thông, bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng cho học sinh.Nhiều đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã kịp thời thăm hỏi, động viên gia đình cháu bé tử vong trên ô-tô ngày 29/5/2024.Về phía nhà trường, phải phân công giáo viên hoặc nhân viên có kinh nghiệm đã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng an toàn về giao thông tham gia đưa đón học sinh bằng xe ô-tô; chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra danh sách học sinh, nhắc nhở học sinh thực hiện quy định, kỹ năng an toàn khi ngồi trên xe, khi lên và xuống xe; bàn giao học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp; giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thông báo kịp thời cho gia đình khi học sinh vắng mặt chưa rõ lý do.Trong công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình cũng yêu cầu Công an tỉnh phối hợp với Sở Giao thông vận tải bảo đảm an toàn cho học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng xe ô-tô. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông; kiên quyết không cho các phương tiện không bảo đảm an toàn dùng để vận chuyển, đưa đón học sinh.
https://nhandan.vn/thai-binh-chan-chinh-hoat-dong-dua-don-tre-den-truong-bao-dam-an-toan-post811821.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:18", "tags": [ "chấn chỉnh hoạt động đưa đón trẻ khi đến trường", "cơ sở mầm non ngoài công lập", "trông giữ trẻ không phép" ] }
Hà Nam khẩn trương khoanh vùng, dập ổ dịch tả lợn châu Phi
NDO -Từ ngày 29/3, đã xuất hiện ổdịch tả lợn châu Phitại xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ngay khi nhận được tin báo từ hộ dân có ổ dịch, các đơn vị, địa phương trong tỉnh Hà Nam đã khẩn trương triển khai các biện pháp khoanh vùng, dập dịch.
Ổ dịch xảy ra trên đàn lợn 29 con của gia đình ông Nguyễn Văn Tuynh, xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên. Theo ông Tuynh, ban đầu, ông phát hiện đàn lợn của gia đình ông xuất hiện các triệu chứng: sốt, bỏ ăn, cơ thể tím tái... Ông đã báo ngay đến các cơ quan chức năng để tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm. Sau khi mẫu bệnh phẩm lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với virusdịch tả châu Phi, các cơ quan chức năng đã phối hợp với địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống, không để dịch lây lan. Đồng thời, tiến hành ngay các biện pháp vệ sinh, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại và dừng tất cả các đàn lợn của gia đình từ 4 đến 6 tháng sau mới tái đàn.Ông Nguyễn Văn Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên cho biết: Địa phương đã thông tin, tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi biết để tiến hành các biện pháp phòng trừ, tránh các nguồn thông tin không chính xác gây tâm lý hoang mang, lo ngại ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi khác, đồng thời thành lập đoàn đi rà soát kiểm tra việc phun khử trùng tiêu độc, rắc vôi bột bảo đảm vệ sinh môi trường các hộ chăn nuôi dân xung quanh.Chốt kiểm dịch tả lợn châu Phi di động tại xã Yên Nam.Tin liên quanLâm Đồng chỉ đạo xử lý dứt điểm ổ dịch tả lợn châu Phi tại huyện Lạc DươngXác định đây là ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong năm 2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nam đã phối hợp với Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Duy Tiên hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã Yên Nam thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch gồm: tổ chức tiêu hủy 29 con lợn mắc bệnh của gia đình ông Nguyễn Văn Tuynh theo quy định; thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi và khu vực xung quanh; lập chốt chống dịch để kiểm soát việc vận chuyển lợn và các sản phẩm có nguồn gốc từ lợn ra vào vùng dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của xã nhằm phát hiện sớm các trường hợp lợn ốm chết khác; thông tin tuyên truyền trên đài truyền thanh về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người chăn nuôi chủ động thực hiện.
https://nhandan.vn/ha-nam-khan-truong-khoanh-vung-dap-o-dich-ta-lon-chau-phi-post803002.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Thị xã Duy Tiên", "Bệnh phẩm", "Dịch tả lợn châu Phi" ] }
Thời tiết mù khô, khói bụi ảnh hưởng hoạt động bay tại sân bay Điện Biên Phủ
NDO -Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cho biết, trong 3 ngày vừa qua (từ 6 đến 8/4), đã có 19 chuyến bay đi, đến sân bay Điện Biên Phủ phảihủy chuyến(ngày 6/4 có 5 chuyến, ngày 7/4 có 6 chuyến, ngày 8/4 có 8 chuyến) do ảnh hưởng của mù khô, khói bụi.
Tháng 4 hằng năm, khu vực sân bay Điện Biên Phủ thường có gió nam-tây nam, tốc độ 11-14 km/giờ, trời ít mây, mù khô kéo dài gần như cả ngày, gây giảm tầm nhìn ảnh hưởng đến khai thác bay. Trung bình khoảng 15 ngày trong tháng có mù hoặc mù khô, tầm nhìn từ 2.000 đến 4.800m.Thời gian này, khu vực Thượng Lào đang ở đỉnh điểm mùa khô, cư dân khu vực này vẫn giữ tập quán đốt rừng làm nương rẫy. Tro bụi và khói do hoạt động này theo hoàn lưu gió di chuyển về khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ, khói và mù đọng lại khiến tình trạng suy giảm tầm nhìn càng thêm nghiêm trọng.Hiện tượng thời tiết kết hợp ô nhiễm không khí do tro bụi nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân thành phố Điện Biên Phủ, mà còn tác động trực tiếp đến khai thác các chuyến bay đi, đến tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ (tầm nhìn ngang không đạt tiêu chuẩn khai thác tối thiểu).Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không tại khu vực Tây Bắc, VATM đã đầu tư xây dựng Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới, khởi công ngày 27/4/2023, dự kiến đưa vào khai thác trước ngày 28/4 tới. Thời điểm hiện tại, các hạng mục bảo đảm hoạt động bay đang được hoàn thiện và làm thủ tục cấp phép để hoạt động chính thức. Dự kiến, VATM sẽ đưa công trình vào khai thác trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (20/4/1993 - 20/4/2024), hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới chuẩn bị đưa vào khai thác.Theo thống kê từ năm 2018 đến năm 2022, trước khisân bay Điện Biên Phủ đóng cửađể nâng cấp, số lượng các chuyến bay bị ảnh hưởng do điều kiện thời tiết đặc thù trong tháng 4 hằng năm (phải chuyển hướng đi sân bay dự bị hoặc hủy chuyến) từ 16 đến 22 chuyến, chiếm khoảng 20% tổng số chuyến bay đi/đến sân bay Điện Biên Phủ.Tin liên quanBảo đảm tuyệt đối an toàn hoạt động bayĐể hạn chế tác động của điều kiện thời tiết đến hoạt động bay, VATM đã chỉ đạo Trung tâm Khí tượng hàng không theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, đặc biệt lưu ý hướng và tốc độ gió, đánh giá bổ sung về tình hình ô nhiễm khói bụi từ Thượng Lào về lòng chảo Điện Biên Phủ để kịp thời phát hành các bản tin dự báo chính xác, đặc biệt lưu ý quan trắc và dự báo số liệu tầm nhìn ngang. Đồng thời, yêu cầu Công ty Quản lý bay miền Bắc thực hiện điều hành bay đúng tiêu chuẩn khai thác do Cục Hàng không Việt Nam ban hành.Cùng với việc nâng cấp Cảng hàng không Điện Biên, VATM đã đầu tư Hệ thống quan trắc khí tượng tự động hiện đại bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác và đưa vào hoạt động đồng bộ với đường cất-hạ cánh mới. Hệ thống được trang bị đầy đủ thiết bị đo các thông số khí tượng bảo đảm cho khai thác bay, trung tâm xử lý dữ liệu cùng các đầu cuối hiển thị, cung cấp đầy đủ số liệu cho nhân viên khí tượng và kiểm soát viên không lưu khai thác, phục vụ điều hành bay.
https://nhandan.vn/thoi-tiet-mu-kho-khoi-bui-anh-huong-hoat-dong-bay-tai-san-bay-dien-bien-phu-post803809.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Sân bay Điện Biên Phủ", "VATM", "Khai thác bay", "Thượng Lào", "Cục Hàng không Việt Nam", "Lòng chảo", "Đốt rừng", "Điện Biên Phủ", "Cảng hàng không Điện Biên" ] }
Cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ từ chỉ số PAPI
PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương.
Năm 2022, tại Hà Nội, Ban tổ chức đã khảo sát hơn 1.000 người dân ở 24 thôn, tổ dân phố thuộc 12 xã, phường, thị trấn của sáu quận, huyện, thị xã gồm: Hoàn Kiếm, Ðống Ða, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, Phúc Thọ và lấy kết quả đánh giá cho toàn thành phố.So với năm 2021, Chỉ số tổng hợp PAPI năm 2022 của Hà Nội đạt 43,90/80 điểm, thuộc nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu (nhóm 1), nhưng giảm 0,55 điểm; giảm ba bậc về thứ hạng và có 5/8 chỉ số thành phần giảm. Nguyên nhân là do người dân đánh giá việc tiếp nhận thông tin chính sách, pháp luật từ chính quyền chưa kịp thời, hữu ích, tin cậy, một số trường hợp phải mất chi phí để lấy thông tin. Nhiều ý kiến cho rằng, người dân chưa được biết, chưa được tham gia ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chưa biết nơi công khai bảng giá đất, chưa biết mục đích thu hồi đất. Theo đánh giá của người dân được khảo sát, tình trạng, mức độ tham nhũng của cán bộ, công chức tại địa phương tăng lên ở các lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng...Theo Sở Nội vụ, tháng 8/2021, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 179/KH-UBND "Về cải thiện, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025". Trong đó khẳng định quyết tâm cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ của chính quyền đối với người dân, doanh nghiệp, cũng như phân công rõ nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp tới các đơn vị. Thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần bám sát những giải pháp, nhiệm vụ, chỉ tiêu được xác định tại Kế hoạch 179/KH-UBND để tiếp tục thực hiện. Sở Nội vụ sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI năm 2023 bảo đảm khả thi, hiệu quả.Thực tế khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy, phần lớn nội dung Chỉ số PAPI nghiên cứu và công bố liên quan những vấn đề rất cụ thể, gắn với đời sống người dân ở cơ sở; trong đó có tới hơn 75% nội dung liên quan đến với trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Do đó, muốn cải thiện Chỉ số PAPI của thành phố, trước hết cần cải thiện từ chính chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã. Các cán bộ cấp xã cần nhận thức sâu sắc hơn về Chỉ số PAPI, đánh giá các nội dung đã làm được, chưa làm được và đề ra những giải pháp thiết thực. Từ ngày 1/7/2023, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở chính thức có hiệu lực sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc thể chế hóa chủ trương của Ðảng về bảo đảm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và hiện thực hóa phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Việc thực hiện tốt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ góp phần quan trọng để các địa phương của Hà Nội cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI.
https://nhandan.vn/post-750143.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [] }
Năm điểm mới tăng quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng bảo hiểm y tế
Nghị định số 75/2023/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của LuậtBảo hiểm y tếcó hiệu lực từ ngày 3/12 tới. Văn bản có nhiều điểm mới theo hướng tăng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế .
Ngày 19/10/2023, Chính phủ ban hànhNghị định số 75/2023/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của LuậtBảo hiểm y tế(sau đây gọi tắt là Nghị định số 75).Văn bản này có nhiều điểm mới theo hướng tăng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế, nhưng cũng đặt ra trọng trách, yêu cầu cao từ phía các cơ quan liên quan, đặc biệt là ngànhbảo hiểm xã hộiViệt Nam trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo hiểm y tế theo quy định.Là cơ quan tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế,Bảo hiểm xã hộiViệt Nam đã chủ động, tích cực, trách nhiệm cùng với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan trong quá trình xây dựng, tham gia ý kiến sửa đổi, hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị định số 75.Với quan điểm luôn tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế và bảo đảm cân đối, an toàn quỹ bảo hiểm y tế, nhiều vấn đề bất cập, hoặc cần phải sửa đổi, bổ sung từ thực tiễn đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung đề xuất, góp ý nhằm bảo đảm công tác tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đạt hiệu quả.Các đề xuất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đơn cử như: mở rộng quyền lợi thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế của một số nhóm đối tượng (điều chỉnh mức hưởng của thanh niên xung phong; bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước đóng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công, chính sách hỗ trợ cho đối tượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã mới thoát khỏi vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ); tháo gỡ vướng mắc trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, tăng cường các biện pháp quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế… đã nhận được sự đồng thuận, thống nhất của các bộ, ngành và được Chính phủ cụ thể hóa tại Nghị định số 75 với nhiều điểm mới.Cụ thể, so với Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, Nghị định số 75 đã sửa đổi, bổ sung 10 nội dung, 3 biểu mẫu và bãi bỏ 4 khoản, trong đó có một số điểm mới đáng chú ý sau.Thêm2 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng,hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tếĐiểm mới thứ nhất trong Nghị định số 75 là bổ sung 2 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế.Đó là các nhóm sau: (1) Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng (ATK) vào nhóm được ngân sách nhà nước đóng; (2) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã mới thoát khỏi vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế. Cụ thể, hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng trong thời gian 36 tháng kể từ ngày 1/11/2023.Việc Nghị định số 75 bổ sung đưa nhóm đối tượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã mới thoát khỏi vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân, đặc biệt là nhóm yếu thế có cơ hội được tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế, qua đó góp phần duy trì, phát triển diện bao phủ bảo hiểm y tế.Nghị định số 75 bổ sung 2 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế.(1) Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng (ATK) vào nhóm được ngân sách nhà nước đóng;(2) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã mới thoát khỏi vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế. Cụ thể, hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng trong thời gian 36 tháng kể từ ngày 1/11/2023.Việc quy định ngân sách nhà nước tiếp tục hỗ trợ thêm một thời gian sau khi thoát nghèo để người dân có thể tích lũy và đủ điều kiện kinh tế tham gia bảo hiểm y tế thể hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội, thoát nghèo bền vững của Chính phủ.Bổ sung, nâng mức hưởng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tếĐiểm mới thứ hai của Nghị định số 75 là bổ sung, nâng mức hưởng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc được nâng mức hưởng từ 80% lên 100% chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Theo Nghị định số 75, người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc được nâng mức hưởng từ 80% lên 100% chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình được nâng mức hưởng từ 80% lên 95% chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Vợ hoặc chồng liệt sĩ tái giá nhưng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (mã TG) có mức hưởng 95% chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Căncước công dân thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế có ảnhNghị định số 75 quy định về thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Cụ thể, cho phép xuất trình căn cước công dân thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ đã được định danh điện tử mức độ 2 trên VNeID khi đi khám, chữa bệnh.Quy định thời hạn của Giấy hẹn khám lại: Trường hợp quá thời gian hẹn khám lại, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày được hẹn khám lại, người bệnh liên hệ nhân viên y tế để đăng ký lịch khám phù hợp hoặc tự đến khám lại.Thayđổi cơ chế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hộiĐiểm mới thứ tư trong quy định của Nghị định số 75 là thay đổi cơ chế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội.Nghị định số 75 bãi bỏ quy định về tổng mức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện thanh toán theo phương thức thanh toán theo giá dịch vụ được áp dụng từ 1/1/2019.Đồng thời, văn bản quy định, trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao dự toán chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, bảo hiểm xã hội Công an nhân dân (trong phạm vi 90% số dự toán thu bảo hiểm y tế toàn quốc). Sau đó, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện thông báo số dự kiến chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tới cơ sở khám, chữa bệnh; Các cơ sở khám, chữa bệnh lập kế hoạch sử dụng kinh phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong năm theo số được thông báo.Việc giao số dự kiến chi này không áp dụng làm căn cứ tạm ứng, thanh quyết toán của cơ sở khám, chữa bệnh trong trường hợp vượt số dự kiến chi.Theo quy định mới, các chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong phạm vi quyền lợi được hưởng và mức hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế đã được cơ quan bảo hiểm xã hội giám định sẽ thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế. Cơ chế thanh toán theo thực tế các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế,… sử dụng cho người bệnh và mức giá theo quy định hiện hành.Các quy định này tạo điều kiện cho cơ sở khám, chữa bệnh nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động và bảo đảm quyền lợi của người bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế an toàn, đúng quy định.Sửađổi, bổ sung quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tếĐiểm mới thứ năm trong Nghị định số 75 là sửa đổi, bổ sung quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.Đối với cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bổ sung quyền: “Được cung cấp thông tin kịp thời khi hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế phát hiện có gia tăng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cao so với mức chi phí bình quân của cơ sở khám, chữa bệnh cùng hạng, cùng tuyến, cùng chuyên khoa để kịp thời rà soát, kiểm tra xác minh, thực hiện giải pháp điều chỉnh phù hợp”.Tăng cường trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh trong việc tuân thủ các quy định về mua sắm, đầu thầu, để bảo đảm cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế có chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm. Nghị định cũng quy định các cơ sở khám, chữa bệnh phải rà soát, ban hành kịp thời các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, các biện pháp phòng chống lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế theo thẩm quyền; thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát xác minh các chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao tại cơ sở theo kiến nghị, cảnh báo của cơ quan bảo hiểm xã hội và điều chỉnh phù hợp.Nghị định cũng tăng cường trách nhiệm của Bộ Y tế trong chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tuân thủ các quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh và bảo hiểm y tế, trong mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế.Đồng thời, văn bản Nghị định cũng quy định trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc thường xuyên cập nhật, sửa đổi danh mục, điều kiện, phạm vi, tỷ lệ thanh toán đối với các thuốc, vật tư, dịch vụ kỹ thuật, hàng hóa thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, trong việc quy định và hướng dẫn liên thông dữ liệu về kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thăm dò chức năng, thông tin khám, chữa bệnh nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế.Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng việc tiếp nhận, giám định và phản hồi kịp thời cho cơ sở khám, chữa bệnh về dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; bảo đảm chính xác, an toàn, bảo mật thông tin và quyền lợi của các bên liên quan; chủ động rà soát, phát hiện và gửi thông tin cảnh báo kịp thời cho cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế về các chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao so với mức chi phí bình quân của cơ sở khám, chữa bệnh cùng hạng, cùng tuyến, cùng chuyên khoa.
https://nhandan.vn/nam-diem-moi-tang-quyen-loi-cho-nguoi-tham-gia-thu-huong-bao-hiem-y-te-post781634.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "bảo hiểm y tế", "Nghị định số 75/2023/NĐ-CP", "khám chữa bệnh bảo hiểm y tế", "bảo hiểm xã hội", "xã ATK" ] }
Hơn 17 nghìn tỷ đồng thiệt hại do tai nạn lao động trong năm 2023
NDO -Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, thiệt hại về vật chất và tài sản dotai nạn lao độnglên tới hơn 17 nghìn tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2022. Trong đó, thiệt hại về vật chất là hơn 16.357 tỷ đồng và thiệt hại về tài sản là hơn 722 tỷ đồng.
Gần 7.400 vụ tai nạn lao động khiến hơn7.500 người bị nạnBộ Lao động-Thương binh cho biết, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra 7.394 vụtai nạn lao động, giảm 324 vụ, tương ứng với 4,2% so với năm 2022. Số vụtai nạn lao độngnày làm 7.553 người bị nạn, giảm 370 người, tương ứng với 4,7% so với năm 2022. Con số này bao gồm cả khu vực có quan hệlao độngvà khu vực lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong năm 2023 là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai.Trong số các vụ tai nạn lao động trên, có 662 vụ tai nạn lao động chết người, giảm 58 vụ tương ứng 8,06% so với năm 2022. Số người chết vì tai nạn lao động là 699 người, giảm 55 người tương ứng 7,29% so với năm 2022. Số người bị thương nặng do tai nạn lao động là 1.720 người, tăng 73 người tương ứng với 4,43% so với năm 2022.Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng cho biết, về tình hình tai nạn lao động năm 2023, khu vực có quan hệ lao động giảm về số người chết và số vụ tai nạn lao động chết người. Tuy nhiên, khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tăng về số người chết và số vụ tai nạn lao động chết người so với năm 2022.Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong năm 2023 ở cả hai khu vực là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai.Ngoài một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đang trong quá trình điều tra, năm 2023, có 10 vụ tai nạn lao động đề nghị khởi tố, 9 vụ đã có quyết định khởi tố của cơ quan Cảnh sát điều tra.Phân tích từ các biên bản điều tra tai nạn lao động chết người nhận được cho thấy, những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là: xây dựng chiếm 18,27% tổng số vụ và 20,03% tổng số người chết; khai thác mỏ, khai thác khoáng sản chiếm 16,14% tổng số vụ tai nạn và 17,8% tổng số người chết; cơ khí, luyện kim chiếm 11,78% tổng số vụ và 10,77% tổng số người chết; sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 9,56% tổng số vụ và 9,09% tổng số người chết; dệt may, da giầy chiếm 7,18% tổng số vụ và 7,88% tổng số người chết; dịch vụ chiếm 4,5% tổng số vụ và 4,22% tổng số người chết.Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất: Tai nạn giao thông chiếm 31,64% tổng số vụ và 29,81% tổng số người chết; ngã từ trên cao, rơi chiếm 17,92% tổng số vụ và 16,8% tổng số người chết; máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 17,32% tổng số vụ và 16,41% tổng số người chết; điện giật chiếm 11,01% tổng số vụ và 10,47% tổng số người chết; đổ sập chiếm 8,21% tổng số vụ và 9,57% tổng số người chết.Về nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người, nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 46,05% tổng số vụ và 44.37% tổng số người chết. Nguyên nhân người lao động vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm 15,85% tổng số vụ và 16,3% tổng số người chết. Còn lại 38,1% tổng số vụ tai nạn lao động với 39,33% tổng số người chết xảy ra do các nguyên nhân khác như: tai nạn giao thông, do người khác gây ra, khách quan khó tránh.Còn nhữngtồn tạiTừ những số liệu thống kê trên đây, bà Chu Thị Hạnh, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đánh giá, công tácan toàn, vệ sinh lao độngvẫn còn một số tồn tại.Trước hết, số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại. Diễn biến tình hình tai nạn lao động trong khu vực không có quan hệ lao động có dấu hiệu gia tăng, về số vụ, số người bị nạn.Về bệnh nghề nghiệp, năm 2023 khám, phát hiện 696 trường hợp bệnh nghề nghiệp, chiếm khoảng 0,1% số người được khám. Số lao động được giám định bệnh nghề nghiệp năm 2023 là 600 người. Số người lao động được khám sức khỏe năm 2023 là hơn 2,4 triệu người. Tỷ lệ sức khỏe loại yếu loại 4 và 5 là 8,9%.Bà Chu Thị Hạnh lý giải, nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều người sử dụng lao động chưa quan tâm, chủ ý thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro; nhiều người lao động chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn đầy đủ và tác phong công nghiệp còn rất hạn chế, chủ quan. Công tác thông tin, tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động cho khu vực không có quan hệ lao động đang bị hạn chế nhiều về nguồn lực. Chính quyền cơ sở ở một số nơi cũng chưa thực sự quan tâm, dành nguồn lực cho công tác an toàn, vệ sinh lao động.Đa số các vụ tai nạn lao động đã được khai báo và điều tra đúng quy định. Tuy nhiên, một số địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Số biên bản nhận được chiếm 35,3% tổng số vụ tai nạn lao động chết người, tăng 7,5% so với năm 2022.Trong năm 2023, tất cả các tỉnh, thành phố đã thực hiện việc báo cáo tình hình tai nạn lao động theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. Một số địa phương báo cáo chậm như: Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Tây Ninh, Gia Lai.Tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về tình hình tai nạn lao động gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội còn thấp, đạt khoảng 7,52%. Số doanh nghiệp chấp hành báo cáo tình hình tai nạn lao động chưa đầy đủ. Do vậy, việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn.Thiệt hại do tai nạn lao động tăngTheo báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2023 để chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương..... là hơn 16.357 tỷ đồng. Con số này tăng khoảng 2.240 tỷ đồng so với năm 2022. Thiệt hại về tài sản là hơn 722 tỷ đồng, tăng khoảng 454 tỷ đồng so với năm 2022. Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là hơn 149.770 ngày, tăng khoảng 6.302 ngày so với năm 2022.Phấn đấu giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nghiêm trọng, tỷ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm; số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm; số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.(Chỉ thị số 31-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới ban hành ngày 19/3/2024)Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng nhấn mạnh, trong năm 2023, công tác điều tra tai nạn lao động đối với khu vực không có hợp đồng lao động chưa được triển khai đầy đủ theo quy định của pháp luật. Việc lập biên bản ghi nhận tai nạn lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động của ủy ban nhân dân cấp xã triển khai còn rất hạn chế.63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã báo cáo thống kê tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động theo quy định.Trong thời gian tới, cần tăng cường triển khai công tác phòng ngừa tai nạn lao động với sự hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, .Tổ chức, hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc thống kê, báo cáo tai nạn lao động; lập biên bản ghi nhận tai nạn lao động với người làm việc không theo hợp đồng lao động.Với các doanh nghiệp, tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa tai nạn lao động; tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động.Một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng trong năm 2023- Vụ tai nạn lao động xảy ra ngày 2/2/2023 tại Công ty Cổ phần Nosco Shipyard (Quảng Ninh). Hậu quả làm 4 người chết, 4 người bị thương là công nhân của Công ty Cổ phần Nosco Shipyard khi đang thực hiện công việc được giao: cắt, sửa chữa cầu thang xoắn đứng xuống hầm số 5 của tàu Oriental Glory thì xảy ra cháy, nổ tại khoang hàng số 5.- Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 25/5/2023, tại Công trình nhà ở kết hợp dịch vụ kinh doanh ẩm thực; tại 34-36 đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng do sập dầm sàn ban công khi thi công xây dựng công trình. Hậu quả làm 5 người bị nạn (2 người chết, 3 người bị thương) là công nhân của nhà thầu thi công (Công ty TNHH một thành viên Tư vấn và thiết kế xây dựng Minh Phát Phủ).-Vụ tai nạn lao động xảy ra ngày 26/8/2023, tại lò thượng VC3, Phân xưởng Khai thác 3, Công ty Cổ phần than Vàng Danh Vinacomin thuộc Tập đoàn than Khoáng sản Việt Nam, nguyên nhân do bục nước trong khai thác than hầm lò làm 4 người tử vong.
https://nhandan.vn/hon-17-nghin-ty-dong-thiet-hai-do-tai-nan-lao-dong-trong-nam-2023-post802171.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "tai nạn lao động", "an toàn lao động", "Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động", "Bộ Lao đông-Thương binh và Xã hội", "an toàn vệ sinh lao động" ] }
Nhiều dự án đang thi công bị chậm tiến độ do mưa lũ ở Hà Giang
NDO -Trong trận lũ lịch sử diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10/6, trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnhHà Giangcó rất nhiều dự án đang thi công bị ảnh hưởng, thiệt hại lớn cho nhà thầu cũng như làm chậm tiến độ.
Sau cơn lũ, công trường thi công dự án đập dâng nước tạo cảnh quan thành phố Hà Giang vẫn còn ngổn ngang vật liệu, máy móc thi công, rác thải.Trong trận lũ vừa qua, nướcsông Lôdâng nhanh, thời điểm nước dâng vào sáng sớm, đơn vị thi công không kịp vận chuyển thiết bị, máy móc đến nơi an toàn, tất cả bị nhấn chìm; nhiều hạng mục công trình dưới lòng sông bị dòng nước lũ cuốn trôi.Theo thống kê, nước lũ đã làm hỏng 1 máy cẩu; 1 máy xúc; 2 máy bơm công suất lớn; 8 máy hàn ba pha và 6 bộ ga oxy cắt hơi. Nặng nhất đó là toàn bộ hệ đà giáo nhịp 3, 4 của công trình bị lũ cuốn trôi; nhịp vòm số 2 có hiện tượng chuyển vị trí có thể sập xuống sông bất cứ lúc nào; ván khuôn, cây chống thi công tháp van đang thi công bị cuốn trôi. Thiệt hại ước tính khoảng 8 tỷ đồng.Nhiều máy móc của đơn vị thi công đập dâng nước tạo cảnh quan thành phố Hà Giang bị hư hỏng nặng.Ông Hoàng Văn Hội, Trưởng ban Quản lý dự án Công ty cổ phần Xây lắp 3 (đơn vị thi công dự án) cho biết: “Trước trận lũ, công ty đã hoàn thiện hệ đà giáo dưới lòng sông để trong mùamưa lũsẽ triển khai các hạng công trình phần mặt cầu. Nhưng lũ lớn khiến hệ đà giáo bị sập, nhiều vật tư bị nước cuốn trôi. Để làm lại công việc này phải chờ đến tháng 10 tới đây, khi nước sông cạn công ty mới đắp đê bao, làm lại hệ đà giáo để thi công phần mặt cầu. Điều này không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công”.Theo kế hoạch, đến tháng 2/2025, công trình hoàn thành, nhưng với sự ảnh hưởng của trận lũ vừa qua thì dự án sẽ phải kéo dài thêm ít nhất 6 tháng.Rác thải do mưa lũ vẫn bám trên công trình đang thi công.Cách dự án đập dâng nước tạo cảnh quan thành phố Hà Giang không xa, Dự án đường vành đai phía nam thành phố Hà Giang cũng chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ trận lũ vừa qua.Mưa lũ làm sạt lở taluy âm kè bờ sông thuộc dự án đường vành đai phía nam thành phố Hà Giang.Dự án có tổng chiều dài tuyến 2,9km, trong đó có nhiều đoạn giáp bờ sông Lô phải xây kè chống sạt lở. Trận lũ vừa qua đã gây thiệt hại lớn đến hạng mục kè chống sạt lở.Cụ thể, toàn bộ taluy âm tuyến kè có chiều dài khoảng 200 mét bị sạt lở; đê bao bị vỡ; bùn đất vùi lấp ván khuôn, cọc cừ và nhiều thiết bị, máy móc. Thiệt hại ước tỉnh khoảng 4 tỷ đồng.Tin liên quanHà Giang mưa to gây ngập úng tại nhiều địa phươngÔng Ngô Ngọc Quý, cán bộ Ban Điều phối Dự án CPRP tỉnh Hà Giang (chủ đầu tư dự án) cho biết, với thực trạng sau mưa lũ, hạng mục xây kè chống sạt lở phải điều chỉnh lại hồ sơ thiết kế cho phù hợp; các hạng mục đã thi công bị hư hỏng phải làm lại từ đầu.Trong khí đó hiện đang là mùa mưa, nước sông Lô cao nên để thực hiện các công việc trên sẽ cần thêm nhiều thời gian, điều đó chắc chắn dự án sẽ phải kéo dài thời gian thi công.Dự án kè bờ sông Miện bị ảnh hưởng do mưa lũ.Ngoài hai công trình trọng điểm bị thiệt hại do thiên tai, trên địa bàn thành phố Hà Giang còn rất nhiều công trình bị thiệt hại lớn cũng như ảnh hưởng đến tiến độ, cụ thể như: Công trình kè hai bên bờ sông Miện; công trình đường Phùng Hưng; công trình nâng cấp Quốc lộ 2 đoạn đầu thành phố Hà Giang.Hiện nay, các đơn vị thi công đang lên phương án khắc phục; trục vớt thiết bị, máy móc bị lũ cuốn trôi xuống lòng sông; khẩn trương tu sửa máy móc bị nước nhấn chìm. Chủ đầu tư các dự án cũng chỉ đạo đơn vị thi công khoanh vùng các vị trí, thiết bị ảnh hưởng mưa lũ và đề nghị các đơn vị bảo hiểm công trình đến xác minh thực trạng thiệt hại.
https://nhandan.vn/nhieu-du-an-dang-thi-cong-bi-cham-tien-do-do-mua-lu-o-ha-giang-post814108.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Hà Giang", "công trình", "dự án", "chậm tiến độ", "mưa lũ" ] }
Đã tìm thấy 2 nạn nhân vụ lật thuyền ở Lai Châu do dông lốc
NDO -Chiều 22/4, lực lượng cứu hộ cứu nạn Lai Châu đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên lòng hồ thủy điện Sơn La xảy ra vào tối 17/4 do dông lốc, mưa lớn gây ra khiến hai người mất tích.
Cụ thể, cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu đã huy động gần 400 người cùng nhiều phương tiện để tìm kiếm hai nạn nhân xấu số trong vụ lật thuyền nêu trên.Sau 5 ngày tìm kiếm, đến 16 giờ 45 phút ngày 22/4, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tìm thấy người mất tích cuối cùng là Lý Thị Quấy, sinh năm 1978, trú bản Diền Thàng, xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ, Lai Châu. Thi thểnạn nhânđã được đưa lên bờ và được cơ quan pháp y tỉnh Lai Châu làm các thủ tục tố tụng.Trước đó, chiều 21/4, thi thể nạn nhân Lý Thị Gẩy, sinh năm 1982, trú bản Diền Thàng, xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ, Lai Châu đã được tìm thấy tại vị trí chiếc thuyền bị lật sau khi lực lượng chức năng kích mui thuyền dưới đáy hồ.Sau 5 ngày tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể hai nạn nhân xấu số.Được biết, sự việc trên xảy ra vào tối 17/4, trên hồ thủy điện Sơn La thuộc địa phận bản Co Lẹ (cũ), xã Nậm Mạ (huyện Sìn Hồ, Lai Châu).Nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do mưa lớn kèmdông lốcxảy ra vào tối 17/4 khi thuyền do Phàn A Công, sinh năm 1994, trú tại bản Diền Thàng, xã Nậm Cha điều khiển đang di chuyển.Vụ lật thuyền khiến 5 người rơi xuống lòng hồ thủy điện. Sau khi thuyền bị lật, Phàn A Công đã cứu vớt được hai người là Thần Thị Sảo và Lý Thị Chòng.Sau khi tiếp nhận thông tin, các lực lượng gồm công an, y tế, quân sự và nhân dân các bản tìm kiếm hai nạn nhân Lý Thị Gẩy và Lý Thị Quấy, tuy nhiên do địa điểm thuyền bị lật có độ sâu gần 50 mét nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.Hiện thi thể các nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình để lo thủ tục mai táng.
https://nhandan.vn/da-tim-thay-2-nan-nhan-vu-lat-thuyen-o-lai-chau-do-dong-loc-post805963.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Lai Châu", "Lật thuyền", "Mất tích", "Nạn nhân", "Thi thể" ] }
33 tác phẩm đoạt giải cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng”
NDO -Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2023 đã lựa chọn trao giải thưởng cho 33 tác giả/nhóm tác giả đoạt giải và một giải thưởng tập thể.
Sáng 25/10, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức tổng kết và trao giảicuộc thi “Những cống hiến thầm lặng”năm 2023.Được phát động vào ngày 20/3/2023, sau 6 tháng phát độngcuộc thi, ban tổ chức nhận được 536 tác phẩm dự thi của các nhà báo, phóng viên cơ quan báo, đài trung ương và địa phương. Đặc biệt, năm nay, ban tổ chức nhận được nhiều bài dự thi của các tác giả đến từ Trường Đại học Văn hóa, Trường Đại học Lao động-Xã hội, Đại học Huế…Sau 6 tháng phát độngcuộc thi, ban tổ chức nhận được 536 tác phẩm dự thi.Đánh giá của ban giám khảo cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2023 cho thấy, các tác phẩm dự thi đạt chất lượng cao và đa dạng thể loại thực hiện như bài viết, phóng sự truyền hình, video E-Magazine, phóng sự phát thanh… 33 tác phẩm của các tác giả/nhóm tác giả lọt vào vòng chung khảo được các cây bút ấp ủ, lựa chọn đề tài, lên kế hoạch, có sự đầu tư về thời gian, công sức và trí tuệ để thực hiện. Các tác phẩm khai thác đa dạng góc độ, khía cạnh khác nhau của bức tranh lao động-việc làm, an sinh xã hội.Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là ban tổ chức nhận được nhiều loạt bài dài kỳ; trong đó có đặt vấn đề, nêu thực trạng và đề xuất các giải pháp xử lý. Đơn cử là loạt 4 bài “Tăng quyền lợi, bảo đảm an sinh cho lao động nữ” của tác giả Phạm Thị Kim Thanh đến từ Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam; chùm phóng sự phát thanh “Giải bài toán việc làm bền vững cho người lao động” của nhóm tác giả Khổng Thị Phương Thoa, Lê Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Thanh đến từ Đài Tiếng nói Việt Nam; loạt 3 bài “Tìm lời giải tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho nữ lao động di cư” của tác giả Trần Oanh - Thịnh An đến từ Báo Kinh tế & Đô thị.Chị Nguyễn Thị Ngọc Tâm, nhân vật được trao tặng vì có đóng góp với cuộc thi. (Ảnh: Ban tổ chức)Bên cạnh đó còn có những tác phẩm mang tính phát hiện vấn đề, biểu dương nhân vật như tấm gương chị Nguyễn Thị Ngọc Tâm vừa là tác giả bài viết và cũng là nhân vật trong bài viết gửi dự thi. Chị là cô gái mắc bệnh xương thủy tinh trong hình hài đứa trẻ nặng vẻn vẹn 15kg, hai chân bị liệt không đi lại được… nhưng đã kể nhiều câu chuyện về nghị lực vươn lên trong cuộc sống và viết lên các dự án giúp đỡ phụ nữ, trẻ em khuyết tật khác. Đó là mô hình giáo dục chăm sóc và giúp đỡ trẻ tự kỷ của chị Đào Thanh Hoàn có con bị bệnh rối loạn phổ tự kỷ đã tạo việc làm chăm sóc cho trẻ tự kỷ, mang lại những giá trị đích thực.“Tôi tin rằng, các tác phẩm chất lượng tốt, những bài viết hay lay động trái tim bạn đọc về những tấm gương người thật, việc thật, sẽ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về những tác động tích cực của việc làm tốt đẹp trong đời sống”, nhà báo Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản lý AFV, Phó trưởng ban tổ chức cuộc thi 2023 chia sẻ.Năm 2023 là năm thứ ba diễn ra cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng”. Qua mỗi năm, chủ đề của cuộc thi có sự mở rộng và phù hợp thực tiễn của cuộc sống.Cuộc thi đầu tiên diễn ra trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, với chủ đề tập trung vào nâng cao ý thức, nhận thức, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị, tổ chức và người dân trong việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Đồng thời, cuộc thi cũng đề cập đến quyền được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tình dục cho phụ nữ, thanh niên dân tộc thiểu số; cải thiện việc tiếp cận vaccine miễn phí cho tất cả mọi người.Cuộc thi lần thứ hai được mở rộng ở các nội dung bảo đảm mức lương đủ sống, tiếp cận đầy đủ chính sách an sinh xã hội, chính sáchbảo hiểm xã hộicho lao động nữ; bảo đảm quyền được có nhà ở an toàn, giá rẻ cho người lao động; bảo đảmngười lao độnglàm việc trong môi trường an toàn, hợp vệ sinh…Cuộc thi lần thứ ba, các đề tài tiếp tục được điều chỉnh phù hợp với nhịp chảy của đời sống nhưng vấn đề bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ tiếp tục được nhấn mạnh, đặc biệt là bảo đảm việc làm, nâng cao chất lượng dịch vụ công, nhà ở cho người lao động…Thông tin về các hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng”, PGS-TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị, Trưởng ban tổ chức cuộc thi, cho hay, qua 3 mùa thi, ban tổ chức nhận được gần 1.200 tác phẩm, tổ chức 12 sự kiện đồng hành cùng cuộc thi. Riêng năm 2023, ban tổ chức cuộc thi nhận được 536 tác phẩm dự thi, tăng vượt bậc so với mùa đầu tiên (tăng hơn 200 bài dự thi), 6 sự kiện đồng hành gồm tọa đàm và đi thực tế. 4 cuộc tọa đàm chuyên đề đã được tổ chức.Tại buổi lễ, ban tổ chức trao 33 giải thưởng cho 18 tác giả/nhóm tác giả. Cụ thể, có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 5 giải Ba, 10 giải Khuyến khích. Ngoài ra, ban tổ chức trao thưởng phụ cho 1 tập thể tích cực tham gia cuộc thi và 15 giải các tác phẩm lọt vào vòng chung khảo. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi là 195 triệu đồng.Giải Nhất thuộc về loạt bài 4 kỳ “Tăng quyền lợi, bảo đảm an sinh cho lao động nữ”, tác giả Phạm Thị Kim Thanh (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam).2 giải Nhì thuộc về các tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Giải bài toán việc làm bền vững cho người lao động của nhóm tác giả Lê Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Thanh, Khổng Thị Phương Thoa (Đài Tiếng nói Việt Nam); loạt bài 3 kỳ: Tìm lời giải tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho nữ lao động di cư” của nhóm tác giả Trần Oanh, Thịnh An (Báo Kinh tế và Đô thị).Ban tổ chức cũng trao giải tập thể trị giá 10 triệu đồng cho Báo Quảng Trị, trao tặng 5 triệu đồng cho nhân vật có đóng góp với cuộc thi, với mô hình giúp đỡ người khuyết tật của chị Nguyễn Thị Ngọc Tâm.
https://nhandan.vn/33-tac-pham-doat-giai-cuoc-thi-nhung-cong-hien-tham-lang-post779319.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Những cống hiến thầm lặng", "an sinh xã hội", "bảo hiểm xã hội", "người lao động" ] }
Nỗ lực tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn
Từ một phụ nữ dân tộc Khmer nghèo, vất vả mưu sinh, nhờ sự hỗ trợ của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ, chị Trương Thị Bạch Thủy, sinh năm 1984, ở ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã góp nhiều công sức phát triển Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm phụ nữ nông thôn…
Sinh ra và lớn lên trong gia đình dân tộc Khmer có nghề truyền thống đan đát ở ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long (Bạc Liêu), ngay từ nhỏ, Bạch Thủy đã biết đan đát khá giỏi. Hằng ngày, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, Bạch Thủy cặm cụi tạo những sản phẩm từ mây tre để mang ra chợ bán.Học xong phổ thông, Bạch Thủy xin gia đình đi học thêm nghề thủ công mỹ nghệ từ các nghệ nhân, rồi tham gia các lớp thiết kế, mỹ thuật do Hội Phụ nữ tổ chức. Với sự thông minh, cần cù, chịu khó, chị được nhiều người biết đến với nghề kinh doanh các sản phẩm tre, mây mỹ nghệ.Lúc đó, các sản phẩm đan đát làng nghề thủ công ế ẩm, không trụ được với sự cạnh tranh khốc liệt bởi các mặt hàng gia dụng làm từ nhựa. Bạch Thủy cùng gia đình đã phải rời làng nghề và đến Sóc Trăng kinh doanh quán cơm. Cuộc sống ổn định hơn, nhưng lúc nào chị cũng đau đáu nhớ về nghề đan đát truyền thống của gia đình.Khi phong trào khởi nghiệp được Hội Phụ nữ phát động và kêu gọi mọi người hạn chế sử dụng đồ nhựa để bảo vệ môi trường ngày càng lan tỏa, người tiêu dùng quay lại với các vật dụng làm từ tre, mây, ngọn lửa nghề lại bùng cháy mãnh liệt trong Bạch Thủy. Chị quyết định trở về quê nội là làng đan đát xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng để khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa.Được sự quan tâm của các cấp Hội Phụ nữ, sự vận động của chính quyền địa phương Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết được thành lập với 32 xã viên là các thợ đan đát của làng nghề Phú Tân. Bạch Thủy được chị em tín nhiệm bầu làm Giám đốc Hợp tác xã và được Hội Phụ nữ huyện Châu Thành tạo điều kiện cho tham gia các lớp tập huấn tài chính tín dụng, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin...; kết nối kinh doanh cùng các chị em phụ nữ khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh giao lưu, giới thiệu sản phẩm mây tre.Hiện nay, Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết có hơn 600 mặt hàng các loại, từ sản phẩm sinh hoạt, tiêu dùng, trang trí, du lịch đến tặng phẩm… Khi khách đặt hàng mẫu mới, Bạch Thủy nghiên cứu thật kỹ rồi tự tay làm ra sản phẩm mẫu, sau đó mang xuống các làng nghề hướng dẫn lại cho các chị em để cho ra sản phẩm ưng ý nhất. Mỗi làng nghề chị sẽ chọn đặt hàng các sản phẩm khác nhau để nâng cao tay nghề cho chị em.Sản phẩm làm ra tiêu thụ tốt, Hợp tác xã Thủy Tuyết đã giải quyết việc làm cho hàng chục lao động, từ bà con trong làng nghề cho đến lao động tại cơ sở. Từ kinh nghiệm của bản thân và kiến thức mới cập nhật, Bạch Thủy tận tình hướng dẫn các xã viên cách đan những sản phẩm lưu niệm; những công trình trang trí đường phố hoặc homestay. Sản phẩm làm ra được thị trường đón nhận không chỉ nhờ chất liệu thân thiện môi trường mà còn đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ và độ bền cao.Năm 2023, khi chị Trương Thị Bạch Thủy đoạt Giải nhất cuộc thi ý tưởng Phụ nữ khởi nghiệp toàn quốc và được công nhận là Nghệ nhân Quốc gia ngành nghề mây tre đan, Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết càng được nhiều người biết và có thêm nhiều đơn đặt hàng, qua đó góp phần tăng thêm thu nhập cho xã viên và chị em phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Hiện, Hợp tác xã giải quyết việc làm ổn định cho xã viên và hàng trăm hội viên phụ nữ vùng lân cận; mỗi hộ gia đình có thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/tháng từ nghề đan đát.Bạch Thủy cho biết, làng nghề truyền thống hiện có 90% số thợ là người dân tộc Khmer có tay nghề lâu năm trong lĩnh vực đan đát thủ công mỹ nghệ từ mây, tre. Cùng với lợi thế có nhiều thợ giỏi trong làng nghề ở Sóc Trăng, Hợp tác xã còn phát triển và ứng dụng cây tre vào xây dựng các công trình kiến trúc nhằm phát huy giá trị và bản sắc văn hóa con người Việt Nam.“Thời gian tới, với sự hỗ trợ của các cấp Hội Phụ nữ, sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền và ban, ngành, địa phương, tôi sẽ nỗ lực duy trì điều hành hợp tác xã tiếp tục phát huy thành quả đã đạt được để hợp tác xã ngày càng phát triển. Qua đó, giúp chị em hội viên phụ nữ, nhất là ở vùng nông thôn và phụ nữ dân tộc Khmer nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần nâng cao năng lực và quyền năng kinh tế của phụ nữ trong gia đình và xã hội”, Bạch Thủy khẳng định.
https://nhandan.vn/no-luc-tao-viec-lam-cho-phu-nu-nong-thon-post799431.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Mây tre", "Mây tre đan", "Xã viên", "Đan", "phụ nữ", "kinh tế của phụ nữ", "đan đát", "Phụ nữ khởi nghiệp", "Nghệ nhân Quốc gia" ] }
Sương mù dày đặc tại Nội Bài, 1 chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh
NDO -Sáng 5/3, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, dosương mù dày đặctại thời điểm sáng sớm, 1 chuyến bay chở hàng KJ511 từ Incheon (Hàn Quốc) về Hà Nội buộc phải chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng chờ tiếp thu.
Để bảo đảm hoạt động bay an toàn trong điều kiện sương mù, từ 0 giờ 30 phút ngày 5/3, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã kích hoạt phương thức điều hành bay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế (LVP).Các chuyến bay xuất phát từ Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cất cánh đúng giờ theo kế hoạch. Các chuyến bay đến Nội Bài được phục vụ theo tiêu chuẩn CAT II (có thiết bị hỗ trợ hạ cánh). Mọi hoạt động bay vẫn diễn ra bình thường.Các chuyến bay đến Nội Bài được phục vụ theo tiêu chuẩn CAT II (có thiết bị hỗ trợ hạ cánh).Hiện tượng sương mù, mưa phùn, mây thấp gây nguy hiểm cho hoạt động bay ở chỗ làm giảm tầm nhìn, giảm khả năng quan sát, định hướng, định vị của phi công. Từ đó, làm giảm khả năng điều khiển máy bay cất hạ cánh chính xác và dễ gây va chạm trên không, va chạm với chướng ngại vật tĩnh không và va chạm với địa hình… Trong ngành hàng không, hiện tượng gây giảm tầm nhìn xấu được xem là hiện tượng nguy hiểm có khả năng uy hiếp an toàn bay.Ngoài việc chuyển hướng hạ cánh, hoãn hủy chuyến do sương mù, nhiều chuyến bay nội địa khác của các hãng hàng không cũng bị tác động dây chuyền.Sương mù, mưa phùn, mây thấp là hiện tượng thời tiết ảnh hưởng lớn tới hoạt động hàng không tại các sân bay khu vực miền bắc. Ở các sân bay khu vực miền bắc,hiện tượng sương mùthường xảy ra vào đêm và sáng sớm vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân, khi khối không khí lạnh có cường độ suy yếu, hướng di chuyển lệch về phía Biển Đông, dễ xảy ra hiện tượng mưa phùn, mây thấp kèm sương mù. Vào khoảng thời gian này, điều kiện thuận lợi để hình thành mưa phùn, mây thấp là độ ẩm không khí lớn khoảng 85%, gió có hướng đông đến đông nam với tốc độ nhỏ, khoảng 1-3 m/giây, nhiệt độ không khí khoảng 18-22 độ C.Ngoài việc chuyển hướng hạ cánh, hoãn hủy chuyến do sương mù, nhiều chuyến bay nội địa khác của các hãng hàng không cũng bị tác động dây chuyền như phải bay chờ, thay đổi thời gian cất cánh tại sân bay xuất phát do thời tiết xấu tại sân bay đến, gây thiệt hại không nhỏ cho các hãng.
https://nhandan.vn/suong-mu-day-dac-tai-noi-bai-1-chuyen-bay-phai-chuyen-huong-ha-canh-post798669.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Sân bay quốc tế Nội Bài", "Sương mù dày đặc", "chuyển hướng hạ cánh" ] }
Hà Nội nỗ lực tăng tỷ lệ người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội qua thanh toán không dùng tiền mặt
Với Kế hoạch triển khai giải pháp ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong chi trảlương hưu,trợ cấp bảo hiểm xã hộihằng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, Hà Nội nỗ lực tăng tỷ lệ người nhận các chế độbảo hiểm xã hộiqua phương thức không dùng tiền mặt trong thời gian tới.
Ngày 10/5, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND triển khai giải pháp ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong chi trảlương hưu,trợ cấp bảo hiểm xã hộihằng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).Một trong những mục đích của Kế hoạch nhằm tuyên truyền để người được hưởng lương hưu, trợ cấpbảo hiểm xã hộihằng tháng, chính quyền các cấp, các ngành thuộc thành phố về ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng; phổ biến đến toàn thể người dân ở địa bàn Thành phố nắm nội dung giải pháp ứng dụng này. Từ đó, tăng tỷ lệ người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội qua phương thức không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Cùng với đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn Thủ đô về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi.Kế hoạch cũng đặt ra 4 yêu cầu sau.Thứ nhất, triển khai công tác thông tin, tuyên truyền thiết thực, hiệu quả; phổ biến tiện ích của việc ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đến từng người hưởng nhận chế độ qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp xác minh làm sạch dữ liệu người hưởng.Thứ hai, kết hợp lồng ghép thông tin, tuyên truyền với thực hiện giải pháp ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng với thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện các chính sách xã hội.Thứ ba, kết hợp nhiều hình thức, phương thức thông tin, tuyên truyền để giúp các cơ quan, cán bộ, công chức, người dân hiểu về tầm quan trọng, vai trò, mục tiêu cũng như các kết quả đã đạt được trong việc triển khai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng không dùng tiền mặt để tạo đồng thuận trong nhân dân và người được hưởng.Thứ tư, bảo đảm bảo nội dung kế hoạch phải được triển khai trên toàn Thành phố và phù hợp đặc điểm, điều kiện đặc thù của từng địa bàn, khu dân cư.Văn bản cũng nêu rõ về nội dung, nhiệm vụ và tiến độ thực hiện.Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan theo hướng dẫn của bộ, ngành chủ quản thực hiện Quy trình số 2286/C06-TCKT về phối hợp triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Phối hợp chặt chẽ, triển khai chi trả đúng người, đúng chế độ công khai, minh bạch không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách này gây mất niềm tin trong nhân dân bảo đảm việc chi trả đúng quy định của pháp luật.Chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng nội dung, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền để người dân biết, tiếp cận và đồng tình ủng hộ.Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực phụ trách Đề án 06 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 Thành phố (Công an Thành phố) và các đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc, giám sát, hướng dẫn việc triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch này.Phối hợp các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng không dùng tiền mặt.Công an Thành phố Hà Nội phối hợp, rà soát, xác minh, làm sạch thông tin đối tượng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nhằm góp phần chuyển đổi số ngành bảo hiểm xã hội, kịp thời điều chỉnh thông tin công dân bảo đảm dữ liệu dân cư luôn "đúng, đủ, sạch, sống" tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.Chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã tham mưu ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp bộ phận Bảo hiểm cùng cấp rà soát, lập danh sách các trường hợp công dân thường trú trên địa bàn được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nhưng hiện nay đã đi khỏi nơi đăng ký thường trú.Chủ động phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan cung cấp thông tin, nội dung tuyên truyền, công tác triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Thành phố.Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách gây mất niềm tin của người dân trên địa bàn Thủ đô.Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố (Thường trực chung Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 Thành phố) phối hợp Công an Thành phố, Bảo hiểm xã hội Thành phố và các đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc các đơn vị trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, bảo đảm đúng tiến độ, yêu cầu.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội chủ trì, chỉ đạo các ngân hàng trực thuộc mở tài khoản cho người dân thuộc diện được hưởng chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.Nghiên cứu các nội dung tại văn bản số 60/NHNN-TT ngày 4/1/2024 của Ngân hàng nhà nước về thúc đẩy chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Tập trung tăng cường và bố trí cán bộ đơn vị phối hợp Công an Thành phố, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân các cấp, công an các cấp cả trong và ngoài giờ hành chính (kể cả thứ bảy, chủ nhật) để tập trung làm thủ tục đăng ký tài khoản cho người dân; bảo đảm hoàn thành xong trước ngày 30/5/2024.Sở Thông tin và truyền thông phối hợp cung cấp thông tin, đề nghị các cơ quan báo chí Thành phố, báo chí Trung ương và địa phương có chương trình phối hợp công tác với Thành phố, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa, công tác triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức người dân và tạo đồng thuận xã hội trong quá trình triển khai thực hiện.Các sở, ban, ngành Thành phố phổ biến nội dung chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng không dùng tiền mặt đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan đơn vị mình nắm rõ tiện ích ứng dụng dữ liệu dân cư, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước. Thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nội dung chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và các văn bản hướng dẫn về chính sách của Nhà nước về chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng không dùng tiền mặt đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của đơn vị. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc triển khai thực hiện nội dung của Kế hoạch này.Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: Chỉ đạo Tổ triển khai thực hiện Đề án 06 cấp thôn, Tổ công nghệ số cộng đồng (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh...) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung giải pháp ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng không dùng tiền mặt. Chỉ đạo hệ thống truyền thanh cơ sở tăng cường thời lượng phát thanh vào các khung giờ phát thanh trong ngày; tổ chức lồng ghép vào các cuộc họp, sinh hoạt cộng đồng để tuyên truyền cho người dân đạt hiệu quả cao nhất. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, cách thức phù hợp; tăng cường công tác kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ.Đề nghị Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ, Thành Đoàn Hà Nội triển khai thực hiện tuyên truyền về tiện ích ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng không dùng tiền mặt phổ biến đến toàn thể người dân trên địa bàn Thành phố. Từ đó, khuyến khích người dân tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội một cách thuận lợi đặc biệt chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Công an Thành phố và các sở, ngành có liên quan để phục vụ an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.Chỉ đạo bộ phận trực thuộc cấp huyện, cấp xã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền về tiện ích ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng không dùng tiền mặt.Kịp thời báo cáo về kết quả thực hiện cũng như phản ánh những biểu hiện tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu trong quá trình chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng không dùng tiền mặt.Hà Nội hiện là địa phương có đông người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, với hơn 593.000 người. Số tiền chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội bình quân một tháng là 3,5 nghìn tỷ đồng.Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất của Bảo hiểm xã hội Hà Nội, tỷ lệ chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng qua tài khoản cá nhân mới đạt 45,07%.Con số này thấp hơn so với tỷ lệ người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị trên toàn quốc. Tỷ lệ đã cán mốc 64% vào cuối năm 2023.
https://nhandan.vn/ha-noi-no-luc-tang-ty-le-nguoi-nhan-cac-che-do-bao-hiem-xa-hoi-qua-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-post805244.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "lương hưu", "trợ cấp bảo hiểm xã hội", "Hà Nội", "chi trả không dùng tiền mặt", "thanh toàn không dùng tiền mặt", "chế độ bảo hiểm xã hội" ] }
Khởi động tu bổ di tích quốc gia đèo Lũng Lô và dự án “Mắt sáng học đường”
NDO -Ngày 27/2, tại Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia đèo Lũng Lô (tỉnh Yên Bái), Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Tỉnh đoàn Yên Bái phối hợp tổ chức khởi động Tháng Thanh niên năm 2022 với chủ đề “Tuổi trẻ sáng tạo”.
Đến dự, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái; đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.Ngay sau Lễ khởi động Tháng Thanh niên, Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2022, phát động thi đua và xây dựng công trình thanh niên chào mừng Đại hội đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027, tuổi trẻ 2 đơn vị đã lập tức bắt tay vào nhiều phần việc thiết thực.Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy tham gia trồng cây cùng đoàn viên, thanh niên xã Thượng Bằng La (tỉnh Yên Bái).Cụ thể, đoàn viên, thanh niên Khối các cơ quan Trung ương và tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ xã Thượng Bằng La (tỉnh Yên Bái) thực hiện một số tiêu chí nông thôn mới nâng cao như: trồng 13 nghìn cây xanh, trao 100 thùng phân loại rác thải bảo vệ môi trường; hỗ trợ xây dựng đoạn đường giao thông nông thôn dài 500m.Đồng thời, bàn giao 1 phòng học vi tính với 20 máy tính xách tay; trao 1 nghìn đầu sách tặng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Thượng Bằng La; trao 20 suất quà tặng gia đình chính sách và 20 suất học bổng tặng học sinh vượt khó học tốt.Đáng chú ý, 2 đơn vị đã phối hợp triển khai dự án “Mắt sáng học đường”, khám, trao kính thuốc tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bị các tật khúc xạ về mắt. Được biết, các hoạt động an sinh xã hội nêu trên có tổng giá trị khoảng 1,25 tỷ đồng.Ban Tổ chức chương trình trao quà tặng các gia đình chính sách trong khuôn khổ buổi lễ.Dịp này, Tỉnh đoàn Yên Bái đã khởi công công trình thanh niên “Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa quốc gia đèo Lũng Lô”. Các cơ sở Đoàn trong Khối các cơ quan Trung ương đã trao 100 tấn xi-măng hỗ trợ xây dựng công trình.
https://nhandan.vn/post-687235.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "tu bổ di tích quốc gia", "đèo Lũng Lô", "“Mắt sáng học đường", "Tháng Thanh niên" ] }
Tổ chức Công đoàn thăm hỏi nạn nhân vụ cháy tại Trung Kính, Cầu Giấy
NDO -Chiều 24/5, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh cùng đoàn công tác Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tới Bệnh viện Giao thông Vận tải, thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 5 nạn nhânvụ cháy tại Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Báo cáo với lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng chí Trần Thị Thanh - Phó Ban Phụ trách Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho biết, ngay sau khi nắm bắt được thông tin về vụ cháy tại số 1, ngách 43/98/31, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã triển khai thông báo đề nghị các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khẩn trương rà soát và báo cáo nhanh thông tin các đoàn viên công đoàn, người lao động và thân nhân (bố mẹ, vợ, chồng, con là nạn nhân trong vụ cháy) để báo cáo Tổng Liên đoàn.Cùng với đó, Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội chỉ đạo Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy cử Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận xuống trực tiếp hiện trường và vào Bệnh viện Giao thông vận tải để nắm tình hình.Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng quà người bị thương đang điều trị tại bệnh viện.Qua nắm bắt đã có 14 người thiệt mạng trong vụ cháy, trong đó có 2 trường hợp tử vong là công nhân lao động.Trong số những nạn nhân bị thương đang được điều trị tại Bệnh viện Giao thông Vận tải là vợ chồng chị N.T.X (quê Hòa Bình, làm việc tại công ty TNHH đầu tư giáo dục Trạng Nguyên) và anh N.T.K (quê Phú Thọ, làm việc tại Công ty Cổ phần ULTTY Việt Nam); bà N.T.A.T (Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, là chủ nhà)…Sau khi nắm rõ sự việc, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã tới Khoa cấp cứu Bệnh viện Giao thông vận tải để thăm hỏi các nạn nhân.Tại các giường bệnh, đồng chí Phan Văn Anh đã ân cần, động viên chị N.T.X, anh N.T.K và bà N.T.A.T cùng 2 cháu nhỏ là nạn nhân vụ cháy cần yên tâm, tuân thủ phác đồ điều trị tại bệnh viện để sớm hồi phục, quay trở lại với đời sống bình thường.Đồng thời, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao quà hỗ trợ cho các nạn nhân. Đại diện Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy cũng đã trao quà cho các nạn nhân.Chủ đề: Cháy nhà trọ trong đêm khiến nhiều người thương vong ở Trung Kính, Hà NộiNguyên nhân cháy nhà trọ làm 14 người chết ở Trung Kính là do chập mạch điện xe máy điệnVụ cháy nhà tại Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất việnHơn 900 tổ công tác rà soát, kiểm tra về loại hình nhà trọ trên địa bàn Hà Nội
https://nhandan.vn/to-chuc-cong-doan-tham-hoi-nan-nhan-vu-chay-tai-trung-kinh-cau-giay-post811052.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "thăm hỏi nạn nhân vụ cháy", "Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam" ] }
[Ảnh] Quảng Bình: Mùa vui trên cánh đồng Rục Làn
NDO -Ngày 14/5, Đồn Biên phòng Cà Xèng thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnhQuảng Bìnhhuy động lực lượng, phương tiện phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và lực lượng dân quân xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa xuống đồng giúp đồng bào Rục ởbản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa thu hoạch lúa vụ đông xuân.
Dự án lúa nước Rục Làn được Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đầu tư nhiều năm trước với diện tích 10ha để hướng dẫn, giúp đỡ bà con người Rục (dân tộc Chứt) tại 3 bản Ón, Yên Hợp và Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa biết sản xuất lúa nước, từ đó chủ động nguồn lương thực tại chỗ.Cánh đồng Rục Làn giúp đồng bào Rục lần đầu tiên biết đến cây lúa nước và cách gieo trồng lúa nước.Nghe thông báo kế hoạch thu hoạch lúa từ chiều hôm trước nên sáng sớm 14/5 có nhiều người ra đồng cùng Bộ đội Biên phòng gặt lúa.Bộ đội Biên phòng vừa gặt lúa vừa hướng dẫn bà con cách gặt để không bị bỏ sót lúa trên cánh đồng. Bà con vui vì năm nay lúa được mùa, hạt chắc, vàng óng.Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Xèng đưa máy ra tận bờ ruộng để giúp bà con tuốt lúa.Đoàn Thanh niên xã Thượng Hóa xuống đồng cùng với Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Rục thu hoạch lúa để tránh bị thiệt hại do mưa dông gây ra.Thanh niên trong bản được giao nhiệm vụ đóng bao để nhanh chóng chuyển lúa về từng nhà kịp trước khi cơn mưa dông chiều kéo đến.Năng suất lúa vụ này đạt 51 tạ/ha, tăng so với cùng kỳ năm trước 1 tạ/ha, là vụ lúa có năng suất cao nhất từ trước đến nay. Vì thế, đồng bào Rục có thêm nguồn lương thực để bảo đảm cho cuộc sống trong những tháng mưa lũ tới.
https://nhandan.vn/anh-quang-binh-mua-vui-tren-canh-dong-ruc-lan-post809379.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Quảng Bình", "đồng bào Rục", "lúa nước", "cánh đồng Rục Làn", "bản Mò O Ồ Ồ" ] }
Xử lý nghiêm hành vi chống người thi hành công vụ
Mặc dù đã có nhiều biện pháp tuyên truyền giáo dục, xử lý, nhưng thời gian qua, tình trạng người vi phạm trật tự an toàn giao thông khi bị dừng phương tiện để kiểm tra chống đối lực lượng Cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ vẫn có chiều hướng gia tăng, trong đó có nhiều vụ mang tính chất côn đồ, manh động. Những hành vi chống đối không chỉ gây ảnh hướng đến sức khỏe, tính mạng của người thi hành công vụ mà còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), trong quý I năm 2024, trên địa bàn cả nước xảy ra 51 vụ chống lực lượng Cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ, làm 21 cán bộ, chiến sĩ bị thương. Lực lượng chức năng đã khởi tố 50 vụ, 54 bị can.So với cùng kỳ năm 2023, số vụ chống đối tăng 30 vụ; trong đó, số vụ lái xe đã sử dụng rượu, bia chiếm gần 40% (20 vụ), chiếm tỷ lệ lớn nhất. Các vụ chống đối người thi hành công vụ chủ yếu xảy ra tại các đô thị, thành phố lớn như: Hà Nội 8 vụ, Thái Nguyên 8 vụ, Quảng Ninh 6 vụ, Lạng Sơn 4 vụ, Hải Phòng 2 vụ, Nghệ An 3 vụ, Bình Định 3 vụ, trên các tuyến cao tốc 3 vụ...Điển hình là vụ việc xảy ra ngày 1/1/2024, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) phát hiện Tạ Hữu Hóa, sinh năm 1985, trú tại phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột điều khiển xe gắn máy biển kiểm soát 59E1-294.95 chở Tạ Hữu Quý sinh năm 1983, trú cùng phường Ea Tam lưu thông trên đường Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột có dấu hiệu say xỉn, nên yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ và nồng độ cồn.Tuy nhiên, Hóa không hợp tác, đồng thời lăng mạ, túm cổ áo và hành hung hai chiến sĩ cảnh sát giao thông, kéo đổ xe mô-tô đặc chủng. Qua kiểm tra xác định, Tạ Hữu Hóa vi phạm quy định về nồng độ cồn ở mức 1,154 mg/lít khí thở và không có giấy phép lái xe, không có giấy đăng ký xe. Tổ công tác đã tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.Không chỉ sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông và có hành vi lăng mạ, chống đối, hành hung cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ, nhiều đối tượng sử dụng ma túy, khi bị lực lượng chức năng dừng phương tiện để kiểm tra đã cố tình điều khiển phương tiện đâm vào cảnh sát giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng người thi hành công vụ.Ngày 1/4/2024, Nguyễn Việt Cường (19 tuổi, ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) mượn xe ô-tô nhãn hiệu Mazda CX5 của người quen, rồi điều khiển đến khu vực đường Ngũ Hiệp (thuộc địa phận thôn Tương Chúc, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì).Tại đây, Cường bị tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an huyện Thanh Trì ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Do lo sợ sẽ bị xử lý vì chưa có giấy phép lái xe và đang trong thời gian chấp hành án, Cường đã tăng ga lao thẳng vào tổ công tác, hất một cán bộ công an lên nắp capo xe. Sau khi xe di chuyển khoảng 200m, cán bộ công an rơi xuống đường, bị thương ở khuỷu tay trái, đầu gối phải, chấn thương phần mềm.Đến khoảng 17 giờ 30 phút cùng ngày, Nguyễn Việt Cường bị cơ quan công an bắt giữ. Kết quả xét nghiệm cho thấy Cường dương tính với ma túy và không có nồng độ cồn trong khí thở. Qua xác minh cho thấy, năm 2022, Cường đã bị tuyên phạt 20 tháng tù cho hưởng án treo, 48 tháng thử thách về tội gây rối trật tự công cộng.Trước đó, vào khoảng 10 giờ ngày 21/2/2024, tại km106+500 Quốc lộ 18 (thuộc thành phố Hạ Long), trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ chuyên đề xử lý vi phạm giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Ninh, phối hợp với lực lượng chức năng lập chốt kiểm soát nồng độ cồn, ma túy đã ra tín hiệu dừng phương tiện với xe ô-tô biển kiểm soát 23A-108.00 do Nguyễn Ngọc Giáp, sinh năm 1984, trú tại thành phố Hạ Long điều khiển để kiểm tra.Tuy nhiên, Giáp không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, mà quay đầu xe để đi ngược chiều đường, bỏ chạy và lao thẳng vào Đại úy Hoàng Minh Đức, khiến Đại úy Đức bị thương. Tổ công tác đã sử dụng phương tiện bám theo, dùng loa liên tục yêu cầu lái xe chấp hành. Khi đến khu vực thuộc Tổ 11A, Khu 4A, phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tổ công tác mới dừng được phương tiện.Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện Nguyễn Ngọc Giáp vi phạm nồng độ cồn lần 1 là 0,115 mg/lít khí thở, tiếp tục kiểm tra lần 2 kết quả là 0,117 mg/lít khí thở. Qua test nhanh ma túy, Nguyễn Ngọc Giáp dương tính với chất ma túy Methamphetamine. Công an thành phố Hạ Long đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Nguyễn Ngọc Giáp về hành vi chống người thi hành công vụ.Theo các chuyên gia về pháp luật, bên cạnh các biện pháp tuyên truyền giáo dục để người dân nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cũng như có biện pháp hạn chế, ngăn chặn hành vi chống đối người thi hành công vụ ngay từ khi vụ việc mới phát sinh, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật và tăng chế tài xử phạt đối với hành vi chống đối, hành hung người thi hành công vụ để bảo đảm tính răn đe.Theo quy định hiện tại, hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, dùng thủ đoạn để cản trở người thi hành công vụ sẽ bị cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Các trường hợp chống người thi hành công vụ có tổ chức; phạm tội từ 2 lần trở lên bị phạt tù từ 2 đến 7 năm. Với mức chế tài như vậy là chưa đủ răn đe.Vì trên thực tế, nhiều hành vi chống đối, gây nguy hiểm cho lực lượng làm nhiệm vụ như cố tình bỏ chạy, điều khiển phương tiện đâm vào lực lượng chức năng không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng của người thi hành công vụ cũng như những người tham gia giao thông. Ngoài việc xử lý hình sự, cần có chế tài tước vĩnh viễn bằng lái để những đối tượng này không có cơ hội tái phạm.
https://nhandan.vn/xu-ly-nghiem-hanh-vi-chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-post804105.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "an ninh trật tự", "chống đối người thi hành công vụ", "tai nạn giao thông" ] }
“Sát dân, gần dân” giải phóng mặt bằng cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh
NDO -Những tháng đầu năm 2024, tỉnhCao Bằngđã thực hiện thành công một “chiến dịch” quan trọng, trong 100 ngày, địa phương đã giải phóng hơn 99% mặt bằng thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng, phục vụ thi công dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng).
Đáng chú ý, 100% gia đình đã bàn giao đất và cam kết bàn giao đất dù chưa nhận được tiền đền bù. Đánh giá về “kỷ lục” này, ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đề nghị, các cấp, ngành, địa phương cần rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng trong thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng các dự án khác.Tại xóm Nà Dạ, thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, gia đình ông Lâm Văn Sòi có 3.115m2 đất cần thu hồi phục vụ thi công cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh.Tin liên quanCao Bằng bàn giao hơn 99% mặt bằng thi công tuyến cao tốc Đồng Đăng-Trà LĩnhÔng Sòi chia sẻ, được tuyên truyền, vận động, giải thích về tầm quan trọng của dự án đường bộcao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnhtrong phát triển kinh tế-xã hội địa phương; phát huy vai trò gương mẫu của người đảng viên, gia đình tôi đã bàn giao đất và cùng tuyên truyền, vận động người dân trong xóm bàn giao đất phục vụ thi công dự án.Được tuyên truyền, vận động, giải thích về tầm quan trọng của dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương; phát huy vai trò gương mẫu của người đảng viên, gia đình tôi đã bàn giao đất và cùng tuyên truyền, vận động người dân trong xóm bàn giao đất phục vụ thi công dự án.Ông Lâm Văn Sòi, xóm Nà Dạ, thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao BằngĐến nay, 100% diện tích đất cần thu hồi tại xóm Nà Dạ đã được người dân bàn giao cho Ban Giải phóng mặt bằng huyện. Các cán bộ chuyên môn đang tiếp tục khẩn trương hoàn thành các hồ sơ, thủ tục đền bù, tiến tới sớm chi trả tiền đền bù thu hồi đất và giải quyết tái định cư, bảo đảm quyền lợi người dân.Tại xóm Tân Việt, xã Lê Lai, huyện Thạch An, gia đình anh Hoàng Thành Luân cũng đã bàn giao 491m2 đất ruộng của gia đình cho Ban Giải phóng mặt bằng. Anh Luân chia sẻ, cán bộ thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng đã tuyên truyền, vận động, giải thích đầy đủ, nên gia đình tôi đồng thuận, hưởng ứng chủ trương chung, bàn giao mặt bằng tạo thuận lợi cho triển khai thi công dự án.Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng khen thưởng các đơn vị có thành tích trong giải phóng mặt thi công dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh.Xác định rõ tầm quan trọng của khâu giải phóng mặt bằng liên quan đến tiến độ thực hiện dự án Đồng Đăng-Trà Lĩnh, ngày 27/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Lễ phát động Chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án cao tốc.Ngay sau lễ phát động, các địa phương và sở, ngành chuyên môn đã tích cực vào cuộc, tuyên truyền, vận động, đo đạc, kiểm đếm tài sản của người dân, phục vụ công tác đền bù đất và tài sản trên đất cần thu hồi.Với phương châm gần dân, sát dân để tuyên truyền, vận động và giải quyết vướng mắc của người dân, tiến độ giải phóng mặt bằng tại các địa phương đã được đẩy nhanh.Xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Hòa có hơn 500 gia đình, ở 8 xóm có đất cần thu hồi phục vụ dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hạnh Phúc Đàm Thị Phương chia sẻ, quá trình vận độnggiải phóng mặt bằng, có 15 gia đình ở xóm Hồng Định 4 chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng. Địa phương đã tổ chức riêng 1 hội nghị để gặp gỡ, vận động, giải thích cho các gia đình.Đến cuối tháng 4, toàn bộ 100% gia đình trong xã có đất cần thu hồi đã bàn giao, ký cam kết bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án.Đến nay, có khoảng 222ha đất, phục vụ thi công 41,26/41,5km đường cao tốc đã được bàn giao cho đơn vị thi công.Trong đó, huyện Quảng Hòa đã hoàn thành giải phóng mặt bằng phục thi công 19,8/19,8km đường cao tốc, bằng 100% diện tích cần giải phóng mặt bằng.Huyện Thạch An đã hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 21,46/21,63km đường cao tốc trong địa bàn huyện, bằng 99,2% diện tích cần giải phóng mặt bằng.Đồng chí Nông Anh Văn, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thạch An chia sẻ, quyết tâm, quyết liệt giải phóng mặt bằng dự án đường bộ cao tốc, cán bộ, công chức trong huyện đã bám sát cơ sở, tuyên truyền, vận động theo phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.Cán bộ, công chức trong huyện đã bám sát cơ sở, tuyên truyền, vận động theo phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Theo đó, cán bộ, công chức đã tập trung tuyên truyền, vận động đảng viên, người uy tín hiểu, đồng thuận bàn giao mặt bằng, tạo sự lan tỏa trong quần chúng nhân dân.Đồng chí Nông Anh Văn, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thạch AnTheo đó, cán bộ, công chức đã tập trung tuyên truyền, vận động đảng viên, người uy tín hiểu, đồng thuận bàn giao mặt bằng, tạo sự lan tỏa trong quần chúng nhân dân.Huyện chọn xã Đức Xuân làm điểm để tập trung giải phóng mặt bằng. Mỗi xã, thị trấn lại chọn một xóm làm điểm, tạo sự lan tỏa. Nhờ đó, đến nay, phần lớn người dân ở 5 xã và thị trấn trong huyện đã đồng thuận, bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án.Đánh giá tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh, ông Nguyễn Quang Vĩnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh chia sẻ, đây là dự án có tiến độ giải phóng mặt bằng nhanh nhất trong các dự án và dự án giao thông nói riêng do Tập đoàn Đèo Cả thi công.Sau khi nhận bàn giao mặt bằng, Tập đoàn Đèo Cả đã triển khai 11 mũi thi công; tiến tới sẽ tổ chức hơn 40 mũi thi công, phấn đấu thi công tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh bảo đảm tiến độ, chất lượng cao.
https://nhandan.vn/sat-dan-gan-dan-giai-phong-mat-bang-cao-toc-dong-dang-tra-linh-post810093.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Cao Bằng", "giải phóng mặt bằng", "cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh", "Tập đoàn Đèo Cả", "Đồng Đăng", "Trà Lĩnh" ] }
Xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái
NDO -Ngày 20/6, theo thông tin từ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, trongTháng Nhân đạonăm 2024, toàn hệ thống Hội trợ giúp gần 1,7 triệu lượt người có hoàn cảnh khó khăn, với tổng trị giá gần 764 tỷ đồng.
Bắt đầu từ năm 2018, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thí điểm chọn tháng 5 làmTháng Nhân đạo.Đến năm 2021, Ban Bí thư chính thức cho phép lấy tháng 5 hằng năm làm tháng cao điểm triển khai các hoạt động nhân đạo.Với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, Tháng Nhân đạo năm nay hướng đến một hành trình của lòng nhân ái mà ở đó mỗi người đều có thể tham gia, đóng góp, gắn kết, cống hiến để sẻ chia, trao đi những tấm lòng, tình yêu thương, sẵn sàng trợ giúp các hoàn cảnh hoàn cảnh khó khăn, nhân lên những hành động tử tế, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái.Trong Tháng Nhân đạo, toàn hệ thống Hội trợ giúp gần 1,7 triệu lượt người có hoàn cảnh khó khăn, với tổng trị giá gần 764 tỷ đồng. Hội đã xây mới và sửa chữa 32 bếp ăn cho các trường học bán trú, nội trú, 1.578 nhà Chữ thập đỏ; hỗ trợ sinh kế 3.949 hộ gia đình.Nhiều tỉnh, thành phố Hội vận động xây dựng các công trình nhân đạo với giá trị lớn, phục vụ cộng đồng như: Xây cầu dân sinh, đường giao thông; xây mới, sửa chữa cơ sở vật chất cho các trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng; hỗ trợ thường xuyên, lâu dài cho 52.805 cá nhân và tập thể.Hỗ trợ sinh kế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Tuyên Quang.Nét mới của Tháng Nhân đạo năm nay là Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã phối hợp Ủy ban nhân dân các tỉnh Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên và các đơn vị đồng hành tổ chức Chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” và Lễ phát động Tháng Nhân đạo cấp quốc gia được tổ chức tại tỉnh Điện Biên, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).Chuỗi hoạt động nhân đạo cao điểm tại ba tỉnh Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên gồm: Tổ chức khám bệnh, cấp thuốc, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 9.400 người dân có hoàn cảnh khó khăn tại 15 điểm khám thuộc ba tỉnh; tổ chức Chợ Nhân đạo phục vụ 2.100 người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; khởi công xây dựng 10 bếp ăn tặng các trường mầm non, tiểu học của tỉnh Điện Biên và Thái Nguyên;trao hỗ trợ sinh kếcho 82 hộ gia đình nghèo của tỉnh Điện Biên; hỗ trợ dinh dưỡng và điều kiện học tập cho hơn 7.000 học sinh tỉnh Điện Biên; tặng quà 70 hộ gia đình chính sách, người có công...Đặc biệt, điểm nhấn của Tháng Nhân đạo năm nay là Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam phối hợp cùng vRace và FPT Online tổ chức.Kết thúc Chiến dịch đã có gần 96.000 người tham gia (đạt 137% chỉ tiêu), chinh phục gần 2,5 triệu km, vận động được nguồn lực quy đổi 7 tỷ đồng. Chương trình thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, quỹ xã hội, câu lạc bộ, đội nhóm chạy bộ chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp và có sự tham gia của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động được ghi nhận là Chiến dịch lan tỏa rộng rãi trong và ngoài nước, đạt kỷ lục số lượng người tham gia cao nhất, thời gian ngắn nhất, quãng đường chinh phục dài nhất trong hệ thống vRace.
https://nhandan.vn/xay-dung-cong-dong-doan-ket-giau-long-nhan-ai-post815328.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Tháng Nhân đạo", "Hội Chữ thập đỏ", "triệu bước chân ái", "Điện Biên" ] }
Phát huy vai trò của quân đội trong phổ biến, giáo dục pháp luật
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027”.
Được triển khai thực hiện trên địa bàn cả nước, Đề án hướng tới mục tiêu tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân.Phấn đấu 80% số cán bộ, nhân dân nói chung, trong đó 60% số cán bộ, nhân dân địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được phổ biến giáo dục pháp luật, có hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật.
https://nhandan.vn/phat-huy-vai-tro-cua-quan-doi-trong-pho-bien-giao-duc-phap-luat-post657915.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "phổ biến giáo dục pháp luật", "Quân đội" ] }
Lạng Sơn tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân ngày 1/6
Ngày 29/5, Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cùng các sở, ban, ngành của tỉnh đã đến thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập KAZUO Lạng Sơn (thành phố Lạng Sơn).
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập KAZUO Lạng Sơn được thành lập năm 2020. Hiện nay, trung tâm có 36 thầy, cô giáo tiếp nhận chăm sóc, giáo dục 102 trẻ đặc biệt. Các em là trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn học tập đặc hiệu, rối loạn giao tiếp...Tại đây, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đã ân cần hỏi thăm, động viên toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trung tâm; chúc các cháu thiếu nhi vui khỏe, chăm ngoan, nghe lời ông bà, cha mẹ, cô giáo.Lãnh đạo tỉnh mong muốn các thầy, cô giáo của trung tâm tiếp tục nỗ lực, hết lòng nuôi dạy, chăm sóc, tạo điều kiện học tập thuận lợi, giúp các cháu hòa nhập cộng đồng.Cùng ngày, đoàn công tác của tỉnh do lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Hy vọng Lạng Sơn (huyện Hữu Lũng). Đoàn công tác đã tặng quà của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cho các cháu thiếu nhi của trung tâm.Đại diện lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn tặng quà cho các cháu thiếu nhi tại Trung tâm hy vọng Lạng Sơn.Hiện nay, Trung tâm Hy vọng Lạng Sơn đang nuôi dưỡng, chăm sóc 30 trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thay mặt đoàn công tác, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chúc các cháu đón Tết Thiếu nhi vui vẻ, đầm ấm, luôn chăm ngoan, nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện để sau này trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội. Đồng thời, mong muốn cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm phối hợp tạo điều kiện tốt nhất cho các cháu vui chơi, học tập
https://nhandan.vn/post-811675.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Lạng Sơn", "Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6", "Trẻ em hoàn cảnh khó khăn" ] }
Điều tra vụ tai nạn khiến 2 người chết trên cầu vượt Quốc lộ 1A
NDO -Chiều 13/3, Công an thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), đang tiếp tục điều tra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe máy xảy ra trên cầu vượt Amata, Quốc lộ 1A khiến hai người tử vong.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 7 giờ cùng ngày, xe tải biển kiểm soát 60H-042.77 lưu thông trên Quốc lộ 1A, hướng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi tỉnh Bình Thuận.Khi lên cầu vượt Amata, đoạn thuộc phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, xe tải va chạm với xe máy biển số 68G1-505.20 do ông Danh Tuấn (46 tuổi) điều khiển, chở theo bà Thị Tha (40 tuổi, cùng ngụ Kiên Giang), chạy cùng chiều.Sau cú va chạm, ông Tuấn và bà Tha ngã xuống đường, bị cán tử vong tại chỗ.Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng Công an thành phố Biên Hòa phối hợp Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai đến hiện trường tổ chức khám nghiệm, điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.Lực lượng chức năng đã ngăn các phương tiện lên cầu vượt Amata, hướng nam bắc để xử lývụ tai nạnvà điều tiết xe ra Quốc lộ 1A song song với cầu vượt khiến giao thông ùn tắc kéo dài.
https://nhandan.vn/dieu-tra-vu-tai-nan-khien-2-nguoi-chet-tren-cau-vuot-quoc-lo-1a-post799792.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Tai nạn trên cầu vượt quốc lộ 1A", "vụ tai nạn", "2 người chết", "Đồng Nai" ] }
Hưng Yên tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XIX về Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hưng Yên đã triển khai Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn: cơ khí chế tạo, ưu tiên phát triển các sản phẩm ô tô, máy móc thiết bị phục vụ các ngành kinh tế; điện tử tin học, ưu tiên phát triển các sản phẩm: thiết bị điện tử, điện lạnh, các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn cho biết, để tạo thuận lợi cho công nghiệp phát triển Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo quyết liệt nhiệm vụ cải cách hành chính, thi hành công vụ để giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp; lắng nghe, tiếp thu kiến nghị của doanh nghiệp; thường xuyên quan tâm, chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp, phục vụ, kiến tạo cho doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường đối thoại chuyên đề với các doanh nghiệp về các vấn đề đang khó khăn, vướng mắc; thực hiện hiệu quả Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hưng Yên, thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhằm cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, các cơ quan chức năng của tỉnh Hưng Yên đã rà soát, đánh giá tình hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng phương án tích hợp nội dung quy hoạch, định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào Quy hoạch tỉnh thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thực hiện điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội của từng huyện, thị xã, thành phố; ưu tiên phát triển công nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), quyết liệt chỉ đạo công tác triển khai các dự án đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, CCN, đẩy nhanh tiến độ, tạo mặt bằng thuận lợi cho các dự án sản xuất công nghiệp; kết hợp hài hòa giữa phát triển theo chiều rộng và chiều sâu; chú trọng thu hút các nhà đầu tư có uy tín, dự án sản xuất công nghiệp có tính chất "động lực" để thu hút các dự án vệ tinh theo chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị.Hưng Yên tập trung đầu tư hạ tầng giao thông tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.Tỉnh Hưng Yên tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Hệ thống giao thông được đầu tư lớn, đồng bộ, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, các đầu mối giao thông quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết cho phát triển kinh tế-xã hội, như: Dự án đường bên của tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với Cầu Giẽ-Ninh Bình, đoạn qua địa phận tỉnh Hưng Yên; Dự án xây dựng đường Tân Phúc-Võng Phan; đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội… Nhiều công trình lưới điện 110kV, 220kV và lưới điện trung hạ thế đã triển khai đóng điện đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, chống quá tải cho lưới điện hiện hữu.Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thực hiện tuyển sinh đa dạng ngành, nghề và trình độ, trong đó có các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. tỉnh Hưng Yên có trên 1.000 doanh nghiệp liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong cả 3 khâu tuyển sinh - đào tạo - tiếp nhận lao động; 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp đưa học sinh, sinh viên trình độ cao đẳng, trung cấp thực tập trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia trực tiếp đánh giá kết quả học tập của người học; tham gia đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động qua đào tạo.Tỉnh Hưng Yên đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương quy hoạch phát triển 17 KCN diện tích hơn 4.395ha; trong đó, 11 KCN được chấp thuận Chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng diện tích hơn 2.873ha; tổng vốn đầu tư đăng ký 14.395 tỷ đồng và 398 triệu USD. Tỉnh Hưng Yên có 26 CCN được thành lập với tổng diện tích 1.256ha, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 12.408 tỷ đồng. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt thưc hiện công tác giải phóng mặt bằng, các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN. Trong ba năm qua, tỉnh Hưng Yên đã giải phóng mặt bằng và bàn giao gần 3000ha đất cho các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và gần 500ha đất cho các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp.Các KCN của tỉnh Hưng Yên có khoảng 532 dự án còn hiệu lực (250 dự án trong nước và 282 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 33.530 tỷ đồng và hơn 5,5 tỷ USD. Các dự án trong các KCN tập trung vào các nhóm ngành nghề, lĩnh vực chủ yếu: cơ khí, luyện kim; sản xuất máy móc, thiết bị; sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất sản phẩm điện, điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, dệt may và da giầy, bao bì... Các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào trong các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ 19 các quốc gia, vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Ý, Đức, Thụy Sỹ, Canada, Singapore, Hà Lan, Thái Lan,… các dự án đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho khoảng 76.000 lao động.Năm 2023 trong hoàn cảnh kinh tế trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn, nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Hưng Yên vẫn tăng 6,35%, công nghiệp tiếp tục là ngành đóng góp lớn nhất cho GDP tỉnh Hưng Yên, đưa tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm hơn 61,7% cơ cấu kinh tế của tỉnh Hưng Yên, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh gần 6 tỷ USD; đóng góp quan trọng đưa tổng thu ngân sách tỉnh Hưng Yên đạt trên 33 nghìn tỷ đồng.
https://nhandan.vn/hung-yen-tao-dieu-kien-cho-cong-nghiep-phat-trien-theo-huong-nang-cao-gia-tri-gia-tang-va-phat-trien-ben-vung-post808430.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [] }
Ngành logistics: Nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững cho nữ giới
NDO -Logistics hiện đang là một trong những ngành học có sức hút, số lượng người học tăng cao những năm gần đây. Vốn được coi là "ngành của nam giới" nhưng nhận thức này đang dần thay đổi, và tỷ lệ nữ giới tham gia lĩnh vực logistics đang ngày càng tăng lên. Với các mảng việc đa dạng, đây hoàn toàn là lĩnh vực nữ giới có thể theo học, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững.
Nữ giới đang dần tham gia nhiều hơn vào ngành logisticsTrên nhiều kênh thông tin, khi tìm hiểu về ngành logistics, bên cạnh những nội dung về học ở đâu, học ngành này ra trường làm gì, có dễ xin việc làm, … thì cũng dễ thấy nhiều câu hỏi như: Logistics có phải chỉ dành riêng cho con trai? Con gái theo đuổi ngành logistics có nên không?...Nguyễn Ngọc Yến Phương hiện đang là sinh viên của ngành logistics, khoa Kinh tế, Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đang học ở bậc phổ thông, Yến Phương chưa từng nghĩ mình sẽ học ngành logistics. “Lúc đó em cho rằng đây là ngành đòi hỏi nhiều sức khỏe, chỉ dành cho nam giới”, Yến Phương nói lý do.Khi được nghe tư vấn tuyển sinh của thầy cô từ các trường cao đẳng, Phương mới biết logistics là một lĩnh vực rất rộng, có nhiều ngành, nghề và vị trí việc làm phù hợp với nữ giới như: Hành chính logistics, Thương mại điện tử, Quản lý giao nhận hàng hóa, Quản lý vận tải và dịch vụ logistics…Đến nay, sau một thời gian học tập tại trường, trải qua các hoạt động kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp để làm quen với thực tế, Yến Phương cho rằng mình đã có sự lựa chọn phù hợp với bản thân.Thực tiễn cho thấy số lượng người vào học ngành logistics tại các cơ sởgiáo dục nghề nghiệpngày càng tăng. Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, thành viên nhóm nghiên cứu về Sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội (GEDSI) trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics, do Quỹ Hỗ trợ cựu sinh viên Australia thuộc Chương trình Aus4Skills ở Việt Nam điều phối, cho biết, qua khảo sát thấy rằng số lượng người học vào các ngành logistics trong những năm gần đây tăng cao. Trong đó, tỷ lệ người học là nữ, đặc biệt là các ngành liên quan về kinh doanh, quản trị, quản lý, bán hàng, hành chính về logistics, marketing, thương mại điện tử... chiếm khoảng trên 55% số người học. Người học từ khu vực vùng nông thôn, miền núi chiếm tỷ lệ ngày một tăng. Khoảng trên 85% có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp. Lao động nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các doanh nghiệp và tập trung nhiều ở các vị trí dịch vụ hỗ trợ, kinh doanh thương mại điện tử, hành chính trong ngành logistics.Tuy nhiên, bên cạnh đó, PGS,TS Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Kỹ nghệ II cho rằng sự tham gia của phụ nữ, trong một sốngành, nghề về logisticstrong giáo dục nghề nghiệp và trong doanh nghiệp vẫn còn thấp, nhất là trong các ngành vốn được coi là "ngành của nam giới", như xếp dỡ cơ giới tổng hợp, quản lý kinh doanh vận tải, các ngành nghề quan đến lĩnh vực điều khiển phương tiện, thiết bị; khai thác, kỹ thuật, bốc xếp; an ninh, an toàn và kỹ thuật.Thúc đẩy bình đẳng phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với tạo cơ hội cho tất cả mọi ngườiTheo ý kiến của các chuyên gia, sự phát triển năng động, nhanh chóng của ngành logistics hiện nay đang là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho lực lượng lao động, bao gồm phụ nữ. Tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực nghề nghiệp sẽ giúp nữ giới có nhiều cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập, đồng thời đa dạng hóa lực lượng lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu về Sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logisticsÔng Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu về GEDSI, hiện đang công tác tại Cục Quản lý và chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự gia tăng người học ở trên là do vấn đề về GEDSI liên quan giáo dục nghề nghiệp đã được đề cập trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đặc biệt được thể hiện khá rõ trong Luật Giáo dục nghề nghiệp.Đồng thời, nội dung về GEDSI còn được lồng ghép trong các chiến lược, chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội quốc gia liên quan đến giáo dục nghề nghiệp và được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện khá tốt, điều cho thấy các chính sách này đã tiếp cận tới các đối tượng bao gồm phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác, tạo cơ hội cho họ tiếp cận với giáo dục nghề nghiệp, lao động và việc làm, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững.Theo ông Hoàng Thái Sơn, một lý do rất quan trọng nữa là hiện nay có nhiều chương trình giáo dục nghề nghiệp được thiết kế mở, gắn với yêu cầu của doanh nghiệp, có lồng ghép các yếu tố bình đẳng giới được triển khai linh hoạt, cơ sở vật chất và môi trường học tập được cải thiện phù hợp với nhu cầu và khả năng từng nhóm đối tượng. Chất lượng đào tạo ngày càng cao, cùng sự phát triển nhanh và nhu cầu nhân lực của lĩnh vực logistics đã giúp người học có nhiều cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập hơn.Bên cạnh đó, quan niệm và nhận thức của xã hội, công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp đã và đang làm thay đổi về sự công nhận vai trò, khả năng và sự đóng góp của phụ nữ trong sự đa dạng ngành, nghề và vị trí việc làm trong lĩnh vực logistics, làm cho nữ giới nhận thấy môi trường học tập phù hợp hơn, nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững hơn trong lĩnh vực logistics.Để tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ, trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics, PGS,TS Bùi Văn Hưng cho rằng cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, các giải pháp quan trọng nhất là phải thực hiện tốt các chính sách của nhà nước về GEDSI trong giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng nghiệp, đào tạo phải đáp ứng thị trường lao động và việc làm, cải thiện cơ sở vật chất, môi trường học tập, các điều kiện sinh hoạt, làm việc nhằm tạo điều kiện, động viên, khích lệ phụ nữ tham gia hơn nữa vào lĩnh vực logistics.
https://nhandan.vn/nganh-logistics-nhieu-co-hoi-nghe-nghiep-va-viec-lam-ben-vung-cho-nu-gioi-post803095.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "hướng nghiệp", "logistics", "học ngành logistics", "Quản lý giao nhận hàng hóa", "quản lý vận tải", "giáo dục nghề nghiệp", "lĩnh vực nghề nghiệp", "thị trường lao động" ] }