title
stringlengths
22
119
summary
stringlengths
99
568
content
stringlengths
0
11.2k
url
stringlengths
35
379
metadata
dict
Xây dựng kế hoạch giảm thiểu khai thác không chủ ý các loài rùa biển, thú biển
NDO -Ngày 22/12, tại thành phố Hội An (Quảng Nam), Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Tổ chức Humane Society International tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo tham vấn Báo cáo rà soát chính sách nhằm xây dựng Kế hoạch giảm thiểu khai thác không chủ ýcác loài rùa biển, thú biểntại Việt Nam.”
Hội thảo là một trong những hoạt động nằm Trong khuôn khổ các hoạt động của “Hội nghị toàn quốc Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản - Vì một ngành Thuỷ sản xanh và phát triển bền vững”,Dự hội thảo, có đại diện một số Chi cục Thủy sản các tỉnh; ban quản lý các khu bảo tồn biển, Vườn quốc gia được giao quản lý vùng biển; đại diện Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư, Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản; Viện Tài nguyên Môi trường biển, CBES; tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia.Tại hội thảo, đại diện lãnh đạoCục Kiểm ngưthông tin về các yêu cầu tương đương của Luật Bảo vệ thú biển của Hoa Kỳ tác động đến ngành Thủy sản Việt Nam; trình bày nội dung báo cáo rà soát chính sách nhằm xây dựng Kế hoạch giảm thiểu khai thác không chủ ý các loài rùa biển, thú biển tại Việt Nam.Tại hội thảo này, các chuyên gia, nhà quản lý đến từ các khu bảo tồn, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ đã đề xuất một số nội dung, giải pháp nhằm giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn tình trạng khai thác không chủ ý các loài rùa biển, thú biển ở Việt Nam.Các chuyên gia đề nghị Trung ương cần nghiên cứu, triển khai một số giải pháp như: Phân loại nghề cá theo đối tượng khai để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu khai thác không chủ ý; xây dựng kế hoạch quản lý, xác định mục tiêu quản lý, xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược khai thác cho từng nghề cụ thể; ban hành các chiến lược hành động quốc gia về bảo tồn thú biển, cá mập, cá nhám và cá đuối.Một số chuyên gia đề nghị cần xây dựng hệ thống thu nhập số liệu sản lượng, cường lực khai thác và hệ thống giám sát tàu cá; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường giám sát, đánh giá định kỳ và thực thi pháp luật trong công tác quản lý nghề cá; thành lập hội đồng quản lý nghề cá và tăng cường hợp tác trong quản lý nghề cá dựa trên tiếp cận hệ sinh thái; đẩy mạnh công tác truyền thông trong giảm thiểu khai thác không chủ ý...Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Quang Hùng cho biết, mục đích của hội thảo lần này nhằm chia sẻ thông tin về các yêu cầu tương đương của Luật Bảo vệ thú biển của Hoa Kỳ tác động đến ngànhThủy sản Việt Nam; trình bày nội dung báo cáo rà soát chính sách nhằm xây dựng Kế hoạch giảm thiểu khai thác không chủ ý các loài rùa biển, thú biển tại Việt Nam.Đồng thời, qua đó, tiếp thu các ý kiến góp ý và hoàn thiện báo cáo nhằm đáp ứng các yêu cầu hợp tác song phương, đa phương và công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên hoặc có hợp tác.
https://nhandan.vn/xay-dung-ke-hoach-giam-thieu-khai-thac-khong-chu-y-cac-loai-rua-bien-thu-bien-post788880.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:01", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:01", "tags": [ "Cục Kiểm ngư", "Viện Nghiên cứu Hải sản", "Cục Thủy sản", "Rùa biển", "Chủ ý", "Nội dung báo cáo", "Tổ chức phi chính phủ", "Quảng Nam" ] }
Bão số 1 sẽ đổ bộ vào phía nam của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc)
NDO -Thông tin về diễn tiến bão số 1, chiều nay (31/5), ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Bão số 1 sẽ đổ bộ vào phía nam của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), sau đó suy yếu trở lại thành áp thấp nhiệt đới, và tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực đất liền của Trung Quốc.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia,áp thấp nhiệt đớitrên khu vực phía bắc của quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 năm 2024. Đây là cơn bão thứ 2 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, có tên quốc tế là Maliksi.Khoảng 13 giờ chiều, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10.Ông Hưởng cho biết: dự báo khoảng gần sáng ngày mai (1/6) bão số 1 sẽ đổ bộ vào phía nam của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), sau đó suy yếu trở lại thành áp thấp nhiệt đới, và tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực đất liền của Trung Quốc. Như vậy khả năng bão không ảnh hưởng đến nước ta.Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin về diễn tiến bão số 1.Tuy nhiên hoàn lưu bão số 1 kết hợp với gió mùa Tây Nam gây thời tiết xấu trên nhiều vùng biển của nước ta; vùng biển phía Tây Bắc của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh. Phía đông của khu vực bắc và giữa Biển Đông, vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao từ 2,0-3,0m, biển động. Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) sóng biển cao 2,0-4,0m.“Hiện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn đã phát tin bão số 1 và tiếp tục theo dõi sát diễn biến của cơn bão này”, ông Hưởng chia sẻ.Tin liên quanÁp thấp nhiệt đới giật cấp 9 trên phía bắc quần đảo Hoàng SaĐể chủ động ứng phó với diễn biến của bão, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; đề phòng dông lốc cục bộ. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
https://nhandan.vn/bao-so-1-se-suy-yeu-truoc-khi-vao-viet-nam-post812126.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:01", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:01", "tags": [ "Bão số 1", "Maliksi", "áp thấp nhiệt đới", "Quảng Đông", "Trung Quốc" ] }
Bắc Bộ và Thanh Hóa đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở, ngập úng
NDO -Dự báo, hôm nay (4/6), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa có nơi hơn 170mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 4 đến đêm 5/6, ở vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông,cục bộ có mưa rất tovới lượng mưa 50-100mm, có nơi hơn 170mm (mưa tập trung vào đêm và sáng).Ngoài ra, từ chiều tối 4 đến đêm 5/6, các khu vực khác ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi hơn 150mm.Dự báo, từ ngày 6/6 mưa lớn ở Bắc Bộ có khả năng giảm dần.Đề phòngnguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đấttại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Ngoài ra, mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Dự báo thời tiết ngày và đêm 4/6 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Có mây, ngày có lúc có mưa rào và dông, chiều tối và đêm có mưa vừa và dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông (mưa tập trung vào đêm và sáng). Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, vùng núi và trung du có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông (mưa tập trung vào đêm và sáng); các khu vực khác có ngày có mưa rào và dông rải rác, từ chiều tối và đêm có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C, vùng núi có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Có mây, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 27-30 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 26-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 35-38 độ C, có nơi hơn 38 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 33-36 độ C.
https://nhandan.vn/bac-bo-va-thanh-hoa-de-phong-mua-lon-gay-lu-quet-sat-lo-ngap-ung-post812550.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Dự báo", "mưa rào và dông", "mưa to", "lũ quét", "sạt lở", "Bắc Bộ", "Thanh Hóa" ] }
Tối và đêm 20/6, khu vực Tây Nguyên đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở
NDO -Dự báo, tối và đêm 20/6, khu vực Tây Nguyên có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to, có nơi mưa rất to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại khu vực trên.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối 20 đến ngày 21/6, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ cómưa to đến rất tovới lượng mưa từ 20-50mm, có nơi hơn 100mm.Ở khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi chiều tối và đêm 20/6, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi hơn 70mm.Ngoài ra, trong 2 giờ qua, khu vực các tỉnh Kon Tum và Gia Lai đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Đắc La 84,2mm ( Kon Tum); Song An 35mm (Gia Lai),...Dự báo, tối và đêm nay (20/6), khu vực các tỉnh Kon Tum và Gia Lai tiếp tục có mưa vừa, mưa to với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 30-50mm, có nơi hơn 80mm.Nguy cơ cao xảy ra lũ quéttrên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các khu vực:TỉnhHuyệnKon TumĐắk Hà, Đắk Glei, Tu Mơ Rông, KonPlông, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Đắk Tô, Sa Thầy, Ia H'DraiGia LaiKbang, Đắk Đoa, Mang Yang, Chư Păh, Ia Grai, thành phố Pleiku, Chư Sê, Kông ChroCác chuyên gia khí tượng cảnh báo, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá.Người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất...Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét để đến nơi có vị trí cao hơn.Ngoài ra, khi trời mưa dông thường kéo theo gió mạnh, ngập nước, thậm chí là lốc xoáy và sét đánh gây nguy hiểm.Người dân nên cẩn thận với các thiết bị điện, điện tử... trong nhà bằng việc không sử dụng điện thoại có dây khi trời mưa có sấm sét vì điện thoại có thể là nguyên nhân dẫn đến sét đánh gây tử vong.
https://nhandan.vn/toi-va-dem-206-khu-vuc-tay-nguyen-de-phong-mua-lon-gay-lu-quet-sat-lo-post815354.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Tây Nguyên", "lũ quét", "sạt lở đất", "mưa rào và dông", "mưa to đến rất to" ] }
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục mưa dông, có nơi mưa rất to
NDO -Dự báo hôm nay (9/5), khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục mưa dông, có nơi mưa to đến rất to. Trong mưa dông đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngoài ra, mưa lớn cục bộ có thể gây ra lũ quét, sạt lở ở vùng núi và ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (9/5), ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to; riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to,có nơi mưa rất to.Dự báo ngày và đêm 9/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi hơn 90mm.Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ralũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đấttrên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.Dự báo thời tiết ngày và đêm 9/5 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-31 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C, có nơi dưới 21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C, có nơi hơn 32 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-31 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Phía bắc nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; phía nam có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, phía nam có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C; phía nam 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng nóng; chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-36 độ C, có nơi hơn 36 độ C.
https://nhandan.vn/bac-bo-va-bac-trung-bo-tiep-tuc-mua-dong-co-noi-mua-rat-to-post808494.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Dự báo", "Bắc Bộ", "Bắc Trung Bộ", "mưa rào và dông", "mưa to đến rất to", "lũ quét", "sạt lở đất" ] }
Dành hơn 129 tỷ đồng cho dự án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm
NDO -Sáng 24/4, thông tin từ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hội An (Quảng Nam) cho biết, tại kỳ họp lần thứ 11, Hội đồng nhân dân thành phố Hội An (khóa XII) đã thống nhất điều chỉnh một số nội dung của dự án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiênCù Lao Chàm.
Sau khi điều chỉnh, tổng diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm và vùng đệm 23.530ha (tăng 30ha so Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 10/3/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố); trong đó, phần biển 21.887,2ha và phần đảo 1.642,8ha.Đồng chí Trần Ánh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dânthành phố Hội Ancho biết, việc điều chỉnh được thực hiện theo hướng bổ sung phần diện tích rừng tự nhiên đông nam đảo Hòn Lao vào phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt, giảm diện tích phân khu Phục hồi sinh thái để chuyển sang phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt (phần đảo), tăng diện tích phân khu dịch vụ-hành chính và vùng đệm (phần biển, phần đảo).Trong đó, diện tích tăng 43,6ha đối với phân khu dịch vụ-hành chính (phần đảo) tập trung chủ yếu cho nhiệm vụ bảo tồn, xây dựng vườn thực vật; trạm bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật; vùng dược liệu kết hợp các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng, các công trình đã xây dựng như: nhà yến, công trình quốc phòng, công trình hồ chứa nước Bãi Bìm…Theo đó, sau điều chỉnh, tổng kinh phí thực hiện dự án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm hơn 129 tỷ đồng (gồm: vốn sự nghiệp trên 62,6 tỷ đồng, vốn đầu tư là 66,6 tỷ đồng) tăng 21,5 tỷ đồng so kinh phí đề xuất ban đầu.“Việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của dự án so Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 10/3/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố đã thông qua tại kỳ họp vừa qua bảo đảm phù hợp yêu cầu thực tiễn và không làm thay đổi chức năng của Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm là thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học”, đồng chí Trần Ánh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hội An khẳng định.
https://nhandan.vn/danh-hon-129-ty-dong-cho-du-an-thanh-lap-khu-bao-ton-thien-nhien-cu-lao-cham-post806220.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Nghị quyết số 06/NQ-HĐND", "Hội An", "Thực vật", "Cù Lao Chàm", "Quảng Nam", "Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm" ] }
Lũ lụt khiến gần 10.000 người phải sơ tán ở Malaysia
Theo nhà chức trách Malaysia, tại bang Johor 8.180 người đã phải di dời, trong khi ở bang Pahang lân cận 1.501 người cũng đã phải sơ tán đến các trung tâm cứu trợlũ lụt.
Theo nhà chức trách Malaysia, tại bang Johor 8.180 người đã phải di dời, trong khi ở bang Pahang lân cận 1.501 người cũng đã phảisơ tánđến các trung tâm cứu trợ lũ lụt.Tính đến chiều 10/1, gần 10.000 người ở Malaysia đã phải đi sơ tán vì lũ lụt, trong đó bang Johor chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.Theo nhà chức trách Malaysia, tại bang Johor 8.180 người đã phải di dời, trong khi ở bang Pahang lân cận 1.501 người cũng đã phải sơ tán đến các trung tâm cứu trợ lũ lụt.Tin liên quanLũ lụt nghiêm trọng tại nhiều nướcCơ quan Khí tượng Malaysia đã ban hành cảnh báo mưa to do hiện đang trong mùa gió mùa Đông Bắc, thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, kèm theo gió thổi mạnh và biển động ở các bang miền bắc và bờ biển phía đông của quốc gia Đông Nam Á này.Tại Indonesia, cơ quan giảm nhẹ thiên tai của thủ đô Jakarta cũng cảnh báo mưa to tiếp diễn ở thành phố này khi mùamưa kéo dài, làm gia tăng nguy cơ lở đất tại 16 khu vực ở trung tâm, phía đông và nam.Nhà chức trách kêu gọi người dân ở những khu vực này cảnh giác, đồng thời lưu ý lở đất có thể xảy ra tại những nơi gần bờ sông và vách đá khi lượng mưa cao bất thường.Ở Indonesia, những thảm họa thiên tai như lũ lụt và lở đất thường xảy ra vào mùa mưa.
https://nhandan.vn/lu-lut-khien-gan-10000-nguoi-phai-so-tan-o-malaysia-post791544.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "lũ lụt ở Malaysia", "sơ tán", "Malaysia", "thảm họa thiên tai", "lở đất" ] }
Nỗ lực khống chế cháy rừng tại Sa Pa
NDO -Thống kê sơ bộ đến 17 giờ ngày 20/2, đã có hơn 25ha rừng nghèo, cỏ tranh, lau lách và thảm thực bì đã bị cháy tại các điểm cháy rừng trong khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa (Lào Cai).
Ngay sau khi phát hiện rađám cháytừ chiều 19/2, tỉnh Lào Cai đã nỗ lực huy động lực lượng, tập trung các giải pháp để khống chế các đám cháy, giảm thiểu thiệt hại gây ra.Trong buổi chiều 20/2, hai trong ba nguồn phát cháy trên Vườn Quốc gia Hoàng Liên ở gần khu dân cư thôn Séo Mý Tỷ và điểm cháy khu vực Nà Háng hướng đi thôn Hàng và thôn San 1, xã Hoàng Liên cơ bản đã được khống chế, chỉ còn 1 điểm cháy vẫn diễn biến phức tạp bởi gió lớn và nhiều thực bì.Hiện, các lực lượng chức năng như Kiểm lâm, Công an, Bộ đội cùng nhân dân vẫn đang nỗ lực tiếp cận để dập lửa. Chỉ trong 2 ngày, lực lượng gần 900 người đã được huy động, trong đó có hơn 700 người tham gia chữa cháy trực tiếp.Lãnh đạo tỉnh Lào Cai cũng trực tiếp vào hiện trường, chỉ đạo thành lập Tổ Chỉ huy cơ động, thiết lập điểm Chỉ huy cơ động, di chuyển lên hiện trường để chỉ đạo phát đường băng cản lửa, tổ chức chữa cháy.Đồng chí Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa cho biết:“Đoàn công tác sẽ trực tiếp đến hiện trường, đánh giá tình hình cụ thể, và nếu cần thiết thì sẽ tiếp tục huy động lực lượng, bảo đảm hiệu quả công tácchữa cháytốt nhất. Do các thành phần chữa cháy rất vất vả, nên chúng tôi rất quan tâm đến bảo đảm hậu cần, đồ ăn, nước uống cho lực lượng này".Các lực lượng của tỉnh, thị xã và các xã, phường, đơn vị trên địa bàn đang tiếp tục thực hiện các biện pháp chữa cháy, đồng thời bảo đảm an toàn cho lực lượng chữa cháy.Theo chỉ đạo của tỉnh, thị xã Sa Pa cũng chủ động các lực lượng, sẵn sàng huy động thêm nhân lực, bảo đảm tốt công tác liên lạc, hậu cần phục vụ lực lượng chữa cháy bảo đảm an toàn, đồng thời chuẩn bị các điều kiện dự phòng công tác hậu cần, bảo đảm sẵn sàng lực lượng thay thế, bổ sung tham gia chữa cháy cho đến khi các đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
https://nhandan.vn/no-luc-khong-che-chay-rung-tai-sa-pa-post796821.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Sa Pa", "Cháy rừng", "Vườn Quốc gia Hoàng Liên" ] }
Sẵn sàng triển khai Luật Tài nguyên nước khi có hiệu lực thi hành
NDO -Ngày 21/6, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị Phổ biến, tuyên truyềnLuật Tài nguyên nướcsố 28/2023/QH15 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.
Tham dự Hội nghị, có lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; đại diện các Bộ, ngành, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường 29 tỉnh, thành phố khu vực miền bắc và Bắc Trung Bộ và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết: Ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV đã thông qua Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 (hiệu lực từ ngày 1/7/2024), đánh dấu một bước tiến rất lớn trong tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước, bảo đảm tài nguyên nước được quản lý như tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013.Tin liên quanPhổ biến những điểm mới của Luật Tài nguyên nướcNgày 16/5/2024, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụtài nguyên nướcvà tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.Đồng thời, ngày 16/5/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành các Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Thông tư số 04/2024/TT-BTNMT quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; Thông tư số 05/2024/TT-BTNMT quy định việc di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất.Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại Hội nghị.Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết thêm, để kịp thời triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước; Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và sẵn sàng triển khai khi các văn bản nêu trên có hiệu lực thi hành.Với những cố gắng, nỗ lực rất lớn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước, có thể nói đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Tài nguyên nước đã được hoàn thiện đúng tiến độ, chất lượng. Việc xây dựng, hoàn thiện một cách đồng bộ, bảo đảm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng, đặc biệt là Luật Tài nguyên nước và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, Thông tư được triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả trong thực tế thời gian tới.Theo Phó Cục trưởng Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Ngô Mạnh Hà: Luật Tài nguyên nước 2023 gồm 10 Chương và 86 Điều, đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thông qua bốn nhóm chính sách, gồm: Bảo đảm an ninh nguồn nước; Xã hội hóa ngành nước; Kinh tế tài nguyên nước; Bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra.Một trong những nguyên tắc cốt lõi của Luật là tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng, giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa thượng lưu và hạ lưu; phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn; giải quyết những chồng chéo, đan xen, xung đột, có lỗ hổng trong các luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia;bảo đảm an ninh nguồn nướcquốc gia...Đáng chú ý, những điểm mới của Luật được xây dựng theo hướng quy định tất cả các nội dung về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra; đồng thời quy định rõ “quản cái gì, quản như thế nào và ai quản”; hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số thông qua Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định.Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước; phục hồi, làm sống lại các “dòng sông chết”. Chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế là một cách tiếp cận hiện đại, được áp dụng ở rất nhiều các nước tiên tiến trên thế giới như: Pháp, Australia, Hàn Quốc, Mỹ. Nước dưới đất được quản lý hiệu quả, bảo đảm công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh, sử dụng nước.Ông Ngô Mạnh Hà thông tin thêm: Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết được ban hành đã quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và địa phương, trong đó Luật đã giao cho địa phương thực thi 28 nội dung để tổ chức thi hành Luật (điều tra cơ bản, phương án khai thác trong quy hoạch tỉnh, lập, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước, hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng bảo hộ vệ sinh công trình lấy nước sinh hoạt, lập và ban hành danh mục hồ ao không được san lấp, dòng chảy tối thiểu trên sông, suối nội tỉnh...).Việc phân cấp, phân quyền, chú trọng đề cao vai trò, trách nhiệm các bên liên quan đã được cụ thể hóa trong hai Nghị định, ba Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước (đều có hiệu lực thi hành cùng với Luật Tài nguyên nước ngày 1/7/2024).Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị.Tại Hội nghị, đại diện Cục Quản lý tài nguyên nước giới thiệu Tổng quan về Luật Tài nguyên nước năm 2023 và những điểm mới. Giới thiệu nội dung các Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và những điểm mới.Giới thiệu nội dung các Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước; Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; Thông tư 05/2024/TT-BTNMT quy định về di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất và những điểm mới. Công tác Quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới.Ngoài ra, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý tài nguyên nước tại các địa phương. Đồng thời, giải đáp các quy định mới Nghị định, Thông tư vừa được Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để các địa phương triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả trong thực tế khi Luật Tài nguyên nước có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
https://nhandan.vn/san-sang-trien-khai-luat-tai-nguyen-nuoc-khi-co-hieu-luc-thi-hanh-post815456.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "tài nguyên nước", "Luật Tài nguyên nước", "bảo đảm an ninh nguồn nước" ] }
Tiền Giang: Yêu cầu một doanh nghiệp khắc phục hậu quả do xả phế thải xuống kênh Năm Thôn
Ngày 3/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnhTiền GiangNguyễn Văn Sang cho biết, địa phương đã mời giám đốc một doanh nghiệp đến làm việc và cho cam kết không tái phạm; đồng thời, khắc phục hậu quả do xả phế thải xuống kênh Năm Thôn, gây ô nhiễm môi trường.
Theo Ủy ban nhân dân xã Tam Bình, chiều 2/4, lực lượng Công an xã phối hợp với các đơn vị chức năng của xã Tam Bình, huyện Cai Lậy đến kiểm tra và lập biên bản hiện trường vụ xả phế thải là vỏ và hột xoài, với số lượng khá lớn xuống kênh Năm Thôn của chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn chế biến xuất khẩu nông sản Cuộc Sống Xanh thuộc ấp Bình Thanh, xã Tam Bình.Hiện trường vụ xả vỏ, hột xoài xuống kênh Năm Thôn.Tại buổi làm việc sáng 3/4 với Ủy ban nhân dân xã Tam Bình, Giám đốc chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn chế biến xuất khẩu nông sản Cuộc Sống Xanh Lê Hồng Xuân cho biết, chi nhánh công ty có hợp đồng với một doanh nghiệp xử lý rác thải hữu cơ. Việc vỏ và hột xoài là do một người khác xin về nên ông cho. Nếu biết ông này xả xuống kênh thì ông không cho lấy.Một phần vỏ, hột xoài trong giai đoạn phân hủy, trôi nổi trên mặt nước, gây ô nhiễm môi trường.Ông Lê Hồng Xuân hứa sẽ khắc phục trong thời gian sớm nhất để không ảnh hưởngmôi trườngchung quanh.Có mặt tại hiện trường sáng 3/4, chúng tôi ghi nhận tại hiện trường khu vực xả phế thải, vỏ và hột xoài đang trong giai đoạn phân hủy, mới đổ còn rất nhiều. Một phần phế thải này đóng thành cục trôi nổi trên kênh Năm Thôn.Một phần vỏ, hột xoài trôi theo dòng nước.Nhiều hộ dân bức xúc, đang trong mùa khô, mặn xâm sâu, người dân tận dụng được nguồn nước ngọt ở kênh Năm Thôn để tưới cho cây ăn trái. Nếu nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm do đổ phế thải thì không biết lấynguồn nướcở đâu để tưới cho cây trồng.
https://nhandan.vn/tien-giang-yeu-cau-mot-doanh-nghiep-khac-phuc-hau-qua-do-xa-phe-thai-xuong-kenh-nam-thon-post802958.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Hột xoài", "Phế thải", "Tiền Giang", "xả phế thải", "ô nhiễm môi trường", "rác thải hữu cơ" ] }
Quảng Ngãi hoàn tất di dời đàn khỉ quý hiếm đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
NDO -Ngày 31/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnhQuảng Ngãicho biết, được sự hỗ trợ của các chuyên gia linh trưởng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn tất việc di dời đàn khỉ quý hiếm cư trú ở đảo Hòn Trà, thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai).
Cụ thể, sau khi tham vấn các bên có liên quan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch di dời đànkhỉ vàng(Macaca Mulatta), thuộc danh mụcđộng vật nguy cấp, quý, hiếm (nhóm IIB), ở đảo Hòn Trà đến vườn Quốc gia Kon Ka Kinh; tổ chức tập huấn, triển khai kế hoạch bẫy, bắt; thành lập tổ công tác thực hiện nhiệm vụ di dời đàn khỉ.Qua tiến hành bẫy lồng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi đã bắt được 8 cá thể khỉ đều khỏe mạnh. Sau khi được di dời, thả về rừng tự nhiên Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, đàn khỉ đã hòa nhập với môi trường sống, phù hợp với tập tính loài.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, quá trình thực hiện sử dụng bẫy lồng phù hợp với điều kiện thực tế tại đảo Hòn Trà nên việc bẫy bắt diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm mà không làm ảnh hưởng đến người dân và đàn khỉ.Đảo Hòn Trà có diện tích khoảng 1,5ha nằm tách biệt giữa cửa sông Trà Bồng đổ ra biển Sa Cần, cách khu dân cư khoảng 200m. Hiện trạng trên đất là rừng trồng (bạch đàn và keo lai) xen lẫn với các tảng đá được bao phủ bởi dây leo, cây bụi.Qua điều tra của cơ quan chức năng, đàn khỉ sống trên đảo Hòn Trà gồm 8 cá thể. Hằng ngày, đàn khỉ tự săn bắt, kiếm ăn các loại tôm, cua, cá, mực hay các loại thức ăn thừa của người đánh cá vứt lại, ăn các loại trái cây quá hạn do cụ bà Nguyễn Thị Chất (người dân địa phương) thu gom ở các chợ lân cận mang về.Theo quy luật tự nhiên, đàn khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số lượng, trong khi đảo Hòn Trà có diện tích tự nhiên nhỏ, nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm và cụ bà Nguyễn Thị Chất thì già, yếu (hiện tại trên 80 tuổi) nên nguy cơ xung đột “thức ăn” giữa khỉ và con người có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, đàn khỉ luôn tiềm ẩn mối nguy cơ bị săn bắn, bẫy, bắt trái phép.Do vậy, việc di dời đàn khỉ thả về tự nhiên là hết sức cần thiết, góp phần hạn chế nguy cơ xung đột giữa đàn khỉ và người dân sống quanh đảo; giảm nguy cơ giao phối cận huyết làm mất nguồn gene quý; đảm bảo thực hiện đúng Công ước CITES của Việt Nam.
https://nhandan.vn/quang-ngai-hoan-tat-di-doi-dan-khi-quy-hiem-den-vuon-quoc-gia-kon-ka-kinh-post790060.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Quảng Ngãi", "khỉ vàng", "động vật nguy cấp", "quý hiếm", "di dời" ] }
Cảnh báo không khí lạnh gây sóng lớn, biển động mạnh
NDO -Dự báo ngày và đêm 10/2 (mùng 1 Tết), trên nhiều vùng biển có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2-4m. Cảnh báo toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động trên biển đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng củakhông khí lạnh, ngày và đêm 10/2 (mùng 1 Tết), ở vùng biển nam vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động, sóng biển cao từ 2-3m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2-4m.Vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực giữa Biển Đông và nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9,biển động mạnh,sóng biển cao từ 2-4m.Dự báo ngày 11/2, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao 2-4m, biển động.Ngày và đêm 11/2, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; sóng biển cao 2-5m, biển động mạnh.Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.Để chủ động ứng phó giảm thiểu thiệt hại do thiên tai trong dịp Tết Nguyên đán, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có văn bản đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của gió mạnh trên biển.Thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, bảo đảm an toàn về người và tài sản.Duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
https://nhandan.vn/canh-bao-khong-khi-lanh-gay-song-lon-bien-dong-manh-post795891.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Biển Đông", "vịnh Bắc Bộ", "gió đông bắc", "biển động mạnh", "sóng lớn" ] }
Ngày 16/2, Đông Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi 36 độ C
NDO -Dự báo hôm nay (16/2), ở các tỉnh Nam Bộ ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi 36 độ C. Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 16/2, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét; riêng khu Tây Bắc Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa.Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi; riêng các tỉnhmiền Đông Nam Bộ nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất ở khu vực Tây Nguyên 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C; Nam Bộ 32-35 độ C, miền đông 34-36 độ C.Cảnh báo, chỉ số UV tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đạt ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 16 giờ.Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân khi ra đường vào thời điểm chỉ số UV đạt đỉnh trong ngày cần đội mũ rộng vành, đeo mắt kính màu sậm, bịt kín khẩu trang và tránh nắng trong bóng râm, cây có bóng mát để hạn chế tác động từ tia UV.Cùng với đó, người dân nên bổ sung hoa quả tươi giàu vitamin C, giúp hạn chế tác động có hại từ tia cực tím; uống bù đủ nước khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày; sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây.Dự báo thời tiết ngày và đêm 16/2 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, có mưa vài nơi. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 16-18 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 21-23 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi; riêng khu Tây Bắc có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 16-19 độ C, riêng khu Tây Bắc 13-16 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 21-24 độ C, riêng khu Tây Bắc có nơi hơn 25 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây,có mưa vài nơi. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 15-18 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 21-24 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, ngày có mưa, mưa rào rải rác; đêm có mưa vài nơi. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 22-25 độ C; phía nam 26-28 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Phía bắc nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác; phía nam có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 25-28 độ C, phía nam 29-32 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, riêng miền đông có nắng nóng; đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, miền đông 34-36 độ C.
https://nhandan.vn/ngay-162-dong-nam-bo-tiep-tuc-nang-nong-co-noi-36-do-c-post796355.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Thời tiết hôm nay", "Đông Nam Bộ nắng nóng", "Bắc Bộ", "Sáng và đêm trời rét" ] }
Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển
Việt Nam cóbờ biểndài hơn 3.260 km, với hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vùng biển nước ta được công nhận là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị thế kinh tế, địa chính trị quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Quá trình thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nhận thức về vị trí, vai trò của biển đảo đối với phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng cao; chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững; hệ thống kết cấu hạ tầng vùng biển, ven biển, đảo đã được quan tâm đầu tư xây dựng...Thời gian qua, dưới áp lực phát triển kinh tế-xã hội và nhiều nguyên nhân khác nhau đã khiến cho môi trường biển Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vấn đề.Tuy nhiên, thời gian qua, dưới áp lực phát triển kinh tế-xã hội và nhiều nguyên nhân khác nhau đã khiến cho môi trường biển Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như: Suy thoái cảnh quan, hệ sinh thái biển và ven biển; ô nhiễm môi trường biển ven bờ; sự cố môi trường biển; mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển giữa các ngành, các bên có liên quan. Chất thải rắn sinh hoạt ở vùng ven biển Việt Nam ngày càng gia tăng từ các hoạt động kinh tế-xã hội như nguồn thải công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, du lịch, sinh hoạt, y tế… gây ô nhiễm trên diện rộng ở các vùng bờ biển.Doô nhiễm môi trường biển, các hệ sinh thái vùng bờ bị suy giảm, nhất là các hệ sinh thái rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển. Trong 15 năm trở lại đây, khoảng từ 15% đến 20% diện tích các rạn san hô bị mất, tập trung chủ yếu ở các vùng có dân cư sinh sống như Vịnh Hạ Long, các tỉnh, thành phố ven biển miền trung. Sự suy giảm diện tích, những tổn thương của nhiều rạn san hô đã làm suy giảm đa dạng sinh học và chất lượng môi trường biển; làm mất sinh kế của cộng đồng vùng ven biển, gây thiệt hại không nhỏ cho ngành du lịch biển, thủy sản.Để từng bước giảm tác động của ô nhiễm môi trường biển đến phát triển kinh tế-xã hội, hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (từ ngày 1 đến 8/6), với chủ đề “Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển” và Ngày Đại dương thế giới (8/6) năm 2024, các bộ, ngành, chính quyền các địa phương cần tập trung tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, luật pháp quốc tế về biển, đảo; các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển; vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo và đại dương cũng như tài nguyên, môi trường biển, đảo; phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn biển.Các ngành, địa phương cần nâng cao hơn nữa công tác quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, công bằng, bền vững tài nguyên biển, hải đảo; bảo vệ, duy trì và phục hồi đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo; khai thác, đánh bắt thủy sản an toàn, bền vững, đúng pháp luật gắn với bảo vệ môi trường…Về lâu dài, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm tạo lập được hành lang pháp lý về quản lý môi trường biển đồng bộ, thống nhất. Sớm ban hành quy hoạch không gian biển quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2050 bởi đây là công cụ quan trọng để cụ thể hóa “Quy hoạch tổng thể quốc gia” và tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển một cách hiệu quả.Mặt khác, chúng ta cần bảo đảm đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị, tài chính để thực hiện tốt các điều ước quốc tế về môi trường biển mà Việt Nam đã cam kết; tổ chức xây dựng các chương trình, dự án có phạm vi và quy mô trung bình đến quy mô lớn có tác động đến chính sách quản lý môi trường biển, trong đó giải quyết được nhiều vấn đề có tính chất đa ngành, lĩnh vực và liên vùng, xuyên biên giới hiện nay.
https://nhandan.vn/bao-ve-tai-nguyen-moi-truong-bien-post812382.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "bờ biển", "ô nhiễm", "môi trường", "tài nguyên" ] }
Nêu cao trách nhiệm, huy động mọi nguồn lực, làm tốt công tác phòng, chống thiên tai
Sáng 10/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tácphòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạnnăm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis, đại diện các đối tác phát triển và các tổ chức UNDP, UNICEF, JICA.Theo Báo cáo tại cuộc họp, năm 2023 trên thế giới và khu vực đã xảy ra nhiều trận thiên tai lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, vượt mức lịch sử, gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và tài sản, điển hình như trận động đất ngày 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ làm trên 55.000 người thiệt mạng, thiệt hại kinh tế trên 163 tỷ USD hay lũ quét do vỡ đập tại Lybia làm hơn 12.300 người chết và mất tích, bão tuyết mạnh nhất trong vòng 100 năm tại 20 bang miền Tây, miền Trung nước Mỹ, hay là năm nắng nóng nhất trong lịch sử…Tập đoàn tái bảo hiểm Thụy Sĩ Swiss Re ước tính tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra trên thế giới trong năm qua có thể lên đến 260 tỷ USD. Trong những tháng đầu năm 2024, mưa lớn gây lũ, vỡ đê ở sông Ural của Nga làm 6.000 nhà bị ngập và hàng nghìn người phải sơ tán; mưa lũ, sạt lở đất tại Quảng Đông làm 48 người chết, 110.000 người phải sơ tán.Ở Việt Nam, thiên tai năm 2023 xảy ra cực đoan trên các vùng miền với 1.964 trận thiên tai thuộc 21/22 loại hình, đặc biệt mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, lũ, ngập lụt trên diện rộng và là năm bất thường khi số lượng bão, áp thấp nhiệt đới ít hơn rất nhiều so với trung bình nhiều năm và không có cơn bão nào đổ bộ vào đất liền. Năm 2023 cũng xảy ra nhiều sự cố tai nạn trên biển, sập đổ công trình, sự cố hóa chất, độc, xạ, tràn dầu, hỏa hoạn, cháy nổ với mức độ nghiêm trọng hơn so với năm trước. Cả nước ghi nhận 5.331 sự cố, thiên tai làm 1.129 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế do thiên tai ước tính hơn 9.324 tỷ đồng.Các địa phương tham dự hội nghị theo hình thức trực tuyến.Trong những tháng đầu năm 2024, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước như rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở và ngập lụt do triều cường tại đồng bằng sông Cửu Long, nghiêm trọng nhất là tại khu vực Cà Mau. Đặc biệt, nắng nóng kỷ lục được ghi nhận tại 110/186 trạm quan trắc trên cả nước; động đất được ghi nhận tại các tỉnh, thành phố như Hòa Bình, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Nội, Kon Tum. Kể từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 14 người chết, mất tích, thiệt hại vật chất ước tính hơn 399 tỷ đồng.Về công tác khắc phục hậu quả thiên tai, năm 2023, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 8.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương cho 43 tỉnh, thành phố để khắc phục hậu quả thiên tai. Trong tổng nguồn vốn hỗ trợ trên, Chính phủ dành 4.000 tỷ đồng cho 13 địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long thực hiện các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.Đi đôi với việc hỗ trợ, các tổ công tác đã được thành lập do Ban Chỉ đạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì để kiểm tra việc sử dụng nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương. Các địa phương cũng đã ưu tiên, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai với tổng kinh phí hơn 3.070 tỷ đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xuất cấp 100 tấn hạt giống lúa, 67 tấn hạt giống ngô, 10 tấn hạt giống rau; 56 tấn và 10.000 lít thuốc hoá chất sát trùng gia súc, gia cầm, thủy sản cho các địa phương để kịp thời ổn định sản xuất. Chưa bao giờ Chính phủ bố trí nguồn ngân sách cho công tác phòng, chống thiên tai nhiều như trong thời gian vừa qua.Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị.Tổng cục Khí tượng thủy văn nhận định trong thời gian tới thiên tai có khả năng diễn biến phức tạp, khó lường và cực đoan.Dự báo có thể xảy ra nhiều đợt nắng nóng gay gắt ở nhiều vùng trên cả nước với nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm.Sau El Nino thì ảnh hưởng của La Nina vào những tháng cuối năm có thể gây mưa lớn, lũ lụt, nhất là tại khu vực miền trung, đi kèm với đó là sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi.Hiện tượng ENSO duy trì trạng thái trung tính đến tháng 6 với xác suất 80-85%, sau đó có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 60-65% và có khả năng kéo dài trong các tháng cuối năm 2024.Từ tháng 4 đến tháng 6/2024, nắng nóng có khả năng sẽ gia tăng về cường độ và mở rộng dần sang các nơi khác của khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Bộ.Tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm trong tháng 7-8 tới, đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt.Nắng nóng có xu hướng giảm dần từ nửa cuối mùa tháng 8 ở Bắc Bộ và từ tháng 9 ở khu vực Trung Bộ.Dự báo khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ thì tình trạng khô hạn còn tiếp diễn đến nửa đầu tháng 5; Trung Bộ có khả năng xuất hiện khô hạn kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.Từ cuối tháng 6, khả năng sẽ có bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông; có khoảng 11-13 cơn trên Biển Đông, trong đó có khả năng 5-7 cơn bão sẽ ảnh hưởng đến đất liền. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão từ tháng 9 đến tháng 11.Tại cuộc họp, các địa phương kiến nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai năm 2023, xây dựng khu tái định cư để di dời bà con trong tình trạng khẩn cấp, nâng cấp các hồ chứa, đập xung yếu, các vị trí đê điều xung yếu. Các địa phương cũng đề nghị các bộ, ngành Trung ương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị định, Quyết định thay thế Nghị định số 02/2017/NĐ-CP và Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg đã hết hiệu lực.Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis phát biểu tại hội nghị.Phát biểu tại Hội nghị, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis nhấn mạnh một trong những ưu tiên của Liên hợp quốc là tài trợ cho việc thể chế hóa các hành động sớm trong quản lý thiên tai. Bà Pauline Tamesis cho rằng Việt Nam cần lồng ghép các hành động sớm vào khung thể chế, cơ chế chính sách và bảo đảm đủ nguồn tài chính cần thiết để thực hiện những hành động sớm trong quản lý thiên tai. Để có hành động sớm trong quản lý thiên tai thì dữ liệu và thông tin về thiên tai chính xác và đáng tin cậy cùng khả năng phân tích dữ liệu có vai trò rất quan trọng, giúp nắm bắt được thông tin về những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, nhất là phụ nữ và trẻ em. Bà Pauline Tamesis cũng khuyến nghị Việt Nam tăng cường hơn nữa việc trao quyền và ưu tiên sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rủi ro thiên tai.Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao các cấp, các ngành đã theo dõi sát tình hình; chủ động trong công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả tương đối tốt trên bình diện chung của cả nước so với nhiều năm trước đây; chất lượng dự báo khí tượng thủy văn tiến bộ hơn rất nhiều, là điều rất đáng mừng; cơ chế chính sách có sự điều chỉnh rất kịp thời, nhất là sự ra đời của Luật Phòng thủ dân sự… góp phần làm giảm thiểu tối đa thiệt hại của thiên tai, sự cố trong thời gian qua.Tuy nhiên, Phó Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận nhận thức của cán bộ, người dân còn có nơi chưa đầy đặn; không phải nơi nào cũng làm tốt việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc, kể cả trước khi mùa thiên tai, bão lũ. Công tác giám sát, dự báo, cảnh báo sớm cũng có những vấn đề cần chấn chỉnh, làm tốt; một số quy định pháp luật chưa thông suốt, còn chồng chéo, hoặc chưa phù hợp, có những quy định đã ban hành cách đây 15 năm. Trên bình diện chung cả nước, khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nên cần từng bước được đầu tư phát triển...Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu quốc tế tham dự hội nghị.Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung chuẩn bị kiện toàn bộ máy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theoLuật Phòng thủ dân sự, bảo đảm bộ máy mới hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn. Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan sớm xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Phòng thủ dân sự. Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật; mạnh dạn đề xuất các quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Cần làm tốt hơn, hiệu quả hơn nữa công tác truyền thông nâng cao nhận thức của tất cả mọi người, trước hết là những người có trách nhiệm, thông qua mạng xã hội hoặc tin nhắn điện thoại….Phó Thủ tướng yêu cầu phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là trước mùa mưa lũ; thường xuyên rà soát, tính toán, cập nhật kịch bản ứng phó thiên tai, sự cố cho sát với thực tiễn nhất. Cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục tăng cường chất lượng dự báo sao cho kịp thời, chuẩn xác nhất có thể, Phó Thủ tướng yêu cầu. Phó Thủ tướng cũng đề nghị từng địa phương tập trung nâng cao năng lực điều hành của mình; tăng cường trao quyền và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương bởi đây mới là người chỉ huy trực tiếp tại chỗ, mới có thể ra quyết định sáng suốt nhất và hợp lý nhất tại thời điểm xảy ra sự cố, thiên tai.Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải cố gắng huy động nguồn lực đầu tư và các nguồn lực khác cho công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, trong đó chú trọng huy động nguồn lực từ xã hội cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố trên tinh thần phát huy truyền thống sẻ chia trong lúc khó khăn, hoạn nạn.Phó Thủ tướng mong các tổ chức quốc tế tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, nhất là trong trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của các quốc gia khác; hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nhất là trong công tác dự báo chính xác; quan tâm đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi
https://nhandan.vn/neu-cao-trach-nhiem-huy-dong-moi-nguon-luc-lam-tot-cong-tac-phong-chong-thien-tai-post808777.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang", "Hội nghị trực tuyến toàn quốc", "phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn" ] }
Tăng cường hợp tác quốc tế để bảo đảm an ninh nguồn nước
Sự phát triển kinh tế-xã hội cũng như gia tăng dân số khiến nhu cầu nước sử dụng cho sản xuất và dân sinh ngày càng tăng, trong khi đó phần lớn các hệ thống sông lớn ở nước ta là sông xuyên biên giới. Do vậy, để bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động hơn nữa trong hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những thách thức về suy giảm tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước trong khu vực và tại mỗi quốc gia.
Việt Nam có 3.450 sông, suối, với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 405 sông, suối liên tỉnh. Tổng lượng dòng chảy hằng năm khoảng 844 tỷ mét khối, nhưng chủ yếu tập trung vào mùa mưa (từ 3-5 tháng), còn vào mùa khô (từ 7-9 tháng) chỉ chiếm từ 20-30% lượng dòng chảy năm. Mặt khác, dòng chảy hằng năm phân bố không đều chủ yếu trên lưu vực sông Cửu Long (khoảng 56%), lưu vực sông Hồng-Thái Bình (khoảng 18%), còn lại ở các lưu vực sông khác.Các hệ thống sông lớn của Việt Nam phần lớn là sông xuyên biên giới, lượng nước từ bên ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng gần 60% tổng lượng nước trung bình hằng năm của toàn quốc. Ðối với nguồn nước ngầm, tổng lượng tiềm năng dưới đất trên toàn lãnh thổ khoảng 91 tỷ mét khối mỗi năm (nước ngọt khoảng 69 tỷ mét khối mỗi năm, nước mặn khoảng 22 tỷ mét khối mỗi năm), trữ lượng nước ngọt có thể khai thác khoảng 22 tỷ mét khối mỗi năm, trong đó, tập trung chủ yếu ở các khu vực Ðồng bằng Bắc Bộ, Ðồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.Các sông lớn ở Việt Nam phân bố trải dài dọc biên giới từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, thuộc địa bàn 25 tỉnh, thành phố nhưng đều là các sông có liên quan đến nước ngoài. Ðể bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, thời gian qua Việt Nam luôn quan tâm đến việc khai thác sử dụng tài nguyên nước xuyên quốc gia và vấn đề hợp tác với các quốc gia có cùng nguồn nước.Việt Nam đã tham gia Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (ký năm 1995) giữa Chính phủ Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan.Hiệp định này được coi là một hiệp định hợp tác lưu vực sông tiến bộ trên thế giới, với những điều khoản cụ thể về các quy định liên quan đến khai thác sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, tổ chức thực hiện, trách nhiệm, quyền lợi của các bên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Cho đến nay, đây vẫn là cơ chế quản lý chặt chẽ nhất và tiếp tục duy trì để bảo đảm các mục tiêu phát triển và bảo vệ lưu vực của các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam.Việt Nam cũng đã tham gia cơ chế Hợp tác Mê Công-Lan Thương (gồm 6 nước: Việt Nam, Campuchia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Trung Quốc được triển khai từ năm 2016) với nguyên tắc và mục tiêu là “đồng thuận, cởi mở, toàn diện, phối hợp tổng thể, đem lại lợi ích cho các bên”. Sự phối hợp giữa Hợp tác Mê Công-Lan Thương và Ủy hội Mê Công quốc tế sẽ giúp phát huy thế mạnh của mỗi tổ chức và đáp ứng tốt nhu cầu của các nước về chia sẻ thông tin, dữ liệu, nghiên cứu chung, nâng cao năng lực quản lý và phối hợp.Ðây là cơ chế hợp tác đầu tiên về tiểu vùng Mê Công mà Trung Quốc chủ động đưa nội dung hợp tác quản lý nguồn nước sông Mê Công. Nếu được triển khai tốt, cơ chế hợp tác Mê Công-Lan Thương có thể tái tạo kênh đối thoại mới với Trung Quốc và các nước có sông Mê Công khác về vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công, thúc đẩy các nước thượng nguồn chia sẻ thông tin, công khai hóa các dự án phát triển trên sông…Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia nhiều hội nghị, diễn đàn quốc tế quan trọng như: Diễn đàn nước quốc tế tại Pháp; Hội nghị hợp tác liên Chính phủ Việt Nam-Nam Phi; hợp tác chặt chẽ với phía Hà Lan trong khuôn khổ của Thỏa thuận đối tác chiến lược giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hà Lan về thích ứng biến đổi khí hậu và quản lý nước…Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và gia tăng dân số thì nhu cầu nước sử dụng cho sản xuất và dân sinh ở nước ta ngày càng tăng. Dự báo, đến năm 2030 nhu cầu về nước cho các mục đích kinh tế-xã hội và dân sinh sẽ khoảng 122 tỷ mét khối mỗi năm (tăng 1,5 lần so với hiện nay). Ðáng lo ngại, tình trạng suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt, khan hiếm nước đang diễn ra ở nhiều nơi, trong khi đó vấn đề xâm nhập mặn diễn ra ở hầu hết các cửa sông ven biển với mức độ khác nhau, trong đó diễn ra gay gắt và ảnh hưởng lớn nhất là Ðồng bằng sông Cửu Long.Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2024, được Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Nước cho hòa bình”, tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới. Khi nguồn nước bị khan hiếm hoặc ô nhiễm, khi mọi người không có khả năng tiếp cận nước an toàn hoặc không được tiếp cận nước một cách bình đẳng, thì khi đó tiềm ẩn nguy cơ gia tăng căng thẳng giữa những cộng đồng và các quốc gia.Lê Công Thành, Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trườngHưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2024 và tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế để bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, chính quyền các địa phương và các đơn vị trực thuộc tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật Tài nguyên nước năm 2023; quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, nhất là việc thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Mặt khác, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án nhằm tăng cường bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước, phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao; triển khai đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông.Ðồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ công bằng và hợp lý các nguồn nước liên quốc gia; tăng cường nghiên cứu, hợp tác chuyển giao khoa học và công nghệ nhằm xây dựng các biện pháp, giải pháp phù hợp để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, trong đó ưu tiên đối với các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.Các chuyên gia lĩnh vực tài nguyên nước cũng cho rằng, cùng với việc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia có chung nguồn sông Mê Công, sông Hồng, Việt Nam cần chủ động tham gia tăng cường hợp tác với các quốc gia là thành viên ASEAN, các quốc gia mà Việt Nam tham gia công ước và các quốc gia khác để tăng sự quan tâm của quốc tế trong giải quyết các thách thức phát triển mà khu vực Mê Công đang phải đối mặt và tranh thủ hỗ trợ về nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo, nguồn kinh phí tài trợ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia trong những thập kỷ tới.
https://nhandan.vn/tang-cuong-hop-tac-quoc-te-de-bao-dam-an-ninh-nguon-nuoc-post800829.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "An ninh nguồn nước", "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "Nước thế giới", "Tăng cường hợp tác quốc tế", "Ô nhiễm nguồn nước", "Suy giảm tài nguyên nước", "Hợp tác ASEAN" ] }
Nắng nóng gia tăng tại nhiều khu vực, có nơi hơn 39 độ C
NDO -Dự báo hôm nay (25/4), nhiều khu vực tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất hơn 39 độ C. Cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng ở nhiều nơi.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắngnóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắtvới nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 40-45%.Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ; ngày 26/4 phía Tây Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt; nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.Cảnh báo, từ ngày 27/4 nắng nóng có xu hướng gia tăng về cường độ ở khu vực Trung Bộ, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và có khả năng mở rộng ra các nơi khác thuộc Bắc Bộ. Nắng nóng trên cả nước có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây ra tình trạng mất nước,kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệtđối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Dự báo thời tiết ngày và đêm 25/4 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-34 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Có mây, ngày nắng, riêng khu Tây Bắc có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C, có nơi dưới 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C; riêng khu vực Tây Bắc có nơi hơn 35 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C, vùng núi có nơi dưới 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Nhiệt độ thấp nhất từ: 26-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, phía bắc (từ Đà Nẵng đến Phú Yên) có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, phía nam ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C; phía nam 33-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C, có nơi hơn 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng nóng, có nơinắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C.
https://nhandan.vn/nang-nong-gia-tang-tai-nhieu-khu-vuc-co-noi-hon-39-do-c-post806377.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Dự báo thời tiết", "Nắng nóng", "Nắng nóng gay gắt", "đột quỵ", "sốc nhiệt" ] }
Khẩn trương ứng phó mưa dông kèm lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh
NDO -Trưa 30/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có Văn bản số 162/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An khẩn trương ứng phó mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Văn bản nêu rõ: Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng củakhông khí lạnhyếu, từ đêm 30/4 đến ngày 1/5, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; sẵn sàng lực lượng tại chỗ để kịp thờihỗ trợ người dân khắc phục hậu quả(nếu có).Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với đài truyền hình cấp tỉnh, các cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tại cơ sở tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh để giảm thiểu thiệt hại.Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, thiên tai, thường xuyên tổng hợp báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai.
https://nhandan.vn/khan-truong-ung-pho-mua-dong-kem-loc-set-mua-da-gio-giat-manh-post807218.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Chủ động ứng phó", "mưa dông kèm lốc sét", "mưa đá", "gió giật mạnh", "Bắc Bộ", "Thanh Hóa", "Nghệ An" ] }
Bắc Bộ nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa dông vài nơi
NDO -Hôm nay (19/4), khu vực đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh phía Tây Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt hơn 39 độ C. Dự báo, từ ngày 20/4, nắng nóng mở rộng ra toàn khu vực phía Đông Bắc Bộ, có nơi hơn 37 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 19/4, ở khu vực phía Tây Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng vànắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.Ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ hôm nay có nắng nóng; từ ngày 20/4 nắng nóng mở rộng ra toàn khu vực phía Đông Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất 35-36 độ C, có nơi hơn 37 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 50-55%.Khu vực Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.Dự báo, nắng nóng ở phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.Các chuyên gia khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Dự báo thời tiết ngày và đêm 19/4 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Có mây, ngày nắng nóng, đêm không mưa. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 35-36 độ C, có nơi hơn 36 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt;chiều tối và đêm có mưa rào và dôngvài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C, riêng khu vực Tây Bắc có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, riêng vùng đồng bằng cónắng nóng diện rộng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 33-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C, riêng vùng đồng bằng 35-36 độ C, có nơi hơn 36 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, riêng phía bắc (từ Đà Nẵng đến Phú Yên) có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, riêng phía bắc 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; đêm không mưa. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C.
https://nhandan.vn/bac-bo-nang-nong-chieu-toi-va-dem-co-mua-dong-vai-noi-post805403.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Dự báo thời tiết", "Nắng nóng", "Nắng nóng gay gắt", "Bắc Bộ", "mưa dông" ] }
Đà Nẵng ra quân Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
NDO -Sáng 18/2, tại quận Liên Chiểu, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức phát độngTết trồng cây“Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024, với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.
Trong những năm qua, phong trào Tết trồng cây ở Đà Nẵng đã được triển khai thường xuyên và hiệu quả, góp phần tạo cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp; phát triển cây xanh đường phố; nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và từng bước hiện thực hóa Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.Ngay sau lễ phát động, các đồng chí lãnh đạo thành phố, quận Liên Chiểu và các đơn vị, đoàn viên thanh niên, học sinh cùng đông đảo nhân dân đã tổ chức trồng các loại cây xanh tại Khu công viên vườn dạo khu số 1 - Trung tâm đô thị mới Tây Bắc.Một số hình ảnh tại lễ ra quânTết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”Xuân Giáp Thìn năm 2024.Quang cảnh lễ ra quân Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”Các đại biểu, đồng chí lãnh đạo thành phố, quận Liên Chiểu tham gia trồng cây.Các đại biểu và cán bộ hội viên, phụ nữ tham gia trồng câyCác em học sinh hào hứng trồng các loại cây xanh tại Khu công viên vườn dạo khu số 1 - Trung tâm đô thị mới Tây Bắc.
https://nhandan.vn/da-nang-ra-quan-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-post796562.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Đà Nẵng", "tết trông cây", "quận Liên Chiểu" ] }
Vùng ngọt Cà Mau liên tục bị sụt lún, sạt lở đất
NDO -Mới vào đầu mùa khô nhưng trên địa bàn vùng ngọt của tỉnh Cà Mau, khá nhiều nơi kênh rạch bị cạn khô dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở đất gây hư hỏng nhiều hạ tầng vùng nông thôn.
Nặng nhất về sụt lún, sạt lở đất là địa bàn vùng ngọt huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau). Từ đầu năm 2024 đến ngày 21/2, trên địa bàn 9 xã, thị trấn của huyện này có hơn 80 tuyến kênh, rạch bị khô cạn, xảy rasụt lún, sạt lởđất tại 327 vị trí với tổng chiều dài gần 9.000m.Khu bờ kè trước mặt trụ sở xã Khánh Hưng (huyện Trần Văn Thời) xảy ra sụt lún nặng vào sáng 20/2.Trong đó, sụt lún, sạt lở đất làm hư hỏng hơn 6.500m đường bê-tông, còn lại đường đất đen, thiệt hại ban đầu về tài sản ước tính hơn 11,6 tỷ đồng.Một tuyến lộ nông thôn dài hơn 4km, rộng 3m trên địa bàn xã Khánh Hưng hoàn thành chưa lâu bị sụt lún gây hư hỏng, đi lại gặp nhiều khó khăn.Địa bàn sạt lở nặng nhất tại Trần Văn Thời là khu vực vùng ngọt xã Khánh Hải (hơn 100 vị trí sụt lún, sạt lở); kế đó lần lượt tại các xã Trần Hợi, Khánh Bình, Khánh Lộc, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Đông…, mỗi nơi xuất hiện vài chục vị trí sụt lún, sạt lở làm hư hỏng đường giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.Kênh rạch khô cạn, người dân vùng ngọt xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) phải vận chuyển lúa bằng xe gắn máy.Ứng phó trước tình hình trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chỉ đạo chính quyền các địa phương vùng ngọt, đặc biệt là huyện Trần Văn Thời tăng cường các biện pháp phòng, chống sạt lở, sụt lún đất, bảo vệ các công trình xây dựng và kết cấu hạ tầng giao thông.Giải pháp tạm thời nhằm giảm thiểu tình trạng sụt lún, sạt lở được đưa ra là: Theo dõi việc bơm nước phục vụ sản xuất của người dân, không để bơm nước tràn lan làm khô cạn kênh, mương gây thiệt hại.Quản lý chặt chẽ các phương tiện nạo vét, múc kênh rạch, không để các phương tiện thực hiện khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Hạ tải một số tuyến đường có nguy cơ cao xảy ra sụt lún, sạt lở…Không để người dân múc, nạo vét đất, cất nhà cặp mé sông, kênh rạch làm tăng nguy cơ sụt lún, sạt lở. Tuyên truyền, vận động để người dân chủ động, tự giác tham gia phòng, chống sạt lở, sụt lún, bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng…Sụt lún không chỉ làm hư hỏng mặt đường mà còn làm siêu vẹo 2 cây cầu trên địa bàn xã Khánh Hưng (huyện Trần Văn Thời).Tại huyện Trần Văn Thời, nhằm hạn chế tình trạng sạt lở, sụt lún đất, Ban Thường vụ Huyện ủy còn ban hành Chỉ thị số 09 về tăng cường các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả do hạn hán trên địa bàn, được triển khai rộng rãi đến các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn và địa bàn các khóm, ấp nhằm tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ.Tại hội nghị triển khai Chỉ thị 09, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Minh Nhứt yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở phải tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, không lơ là, chủ quan; xem công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả do hạn hán là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách trong thời điểm hiện nay.
https://nhandan.vn/vung-ngot-ca-mau-lien-tuc-sut-bi-lun-sat-lo-dat-post796949.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Cà Mau", "sụt lún", "hạn hán" ] }
Cháy rừng ở Nghệ An: Lửa đang bùng phát trở lại
NDO -Liên quan đếnvụ cháy rừngbắt đầu xảy ra vào sáng 30/4, do gió phơn tây nam thổi mạnh khiến ngọn lửa đã bùng phát trở lại ở một số khu vực vào sáng 1/5.
Chiều tối qua, đám cháy rừng ở xóm Tân Phong, xã Thanh Khai cơ bản đã được khống chế nhưng rạng sáng nay, ngọn lửa đã bùng phát trở lại. Ước chừng đã có hơn 10ha rừng thông, keo trên địa bàn xã Thanh Khai bị thiệt hại.Ông Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương cho biết: “Hiện tại, chúng tôi vẫn làm chủ được tình hình, nhưng cũng đang huy động lực lượng của 3 xã chung quanh, sẵn sàng ứng cứu lúc cần thiết”.Gió phơn tây nam thổi mạnh khiến công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn.Các lực lượng nỗ lực để hạn chế ngọn lửa lan sang khu vực khác.Đối với đám cháy xảy ra trên địa bàn xã Nam Thái (huyện Nam Đàn), theo bà Lê Thị Hương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nam Thái, sau nhiều nỗ lực, đến khoảng 4 giờ 30 phút sáng nay (1/5), đám cháy rừng trên địa bàn xã đã được dập tắt. Diện tích rừng bị thiệt hại ước khoảng 2ha, chủ yếu là bạch đàn. Lực lượng chức năng và người dân đang xử lý các công việc còn lại, túc trực để tránh lửa bùng phát trở lại.Lúc 7 giờ 45 phút, ông Phạm Đức Thành, Phó Chi Cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Nghệ An thông tin: “Do gió phơn tây nam thổi mạnh khiến lửa đang bùng phát trở lại. Chúng tôi đang tổ chức lực lượng gồm quân đội, công an, kiểm lâm, ban quản lý rừng phòng hộ, dân quân tự vệ, người dân địa phương… nỗ lực để dập lửa”.Tổ chức lực lượng, quán triệt, phân công nhiệm vụ chữa cháy.Trước đó, khoảng 6 giờ ngày 30/4, đám cháy xuất phát tại khu vực rừng sản xuất ở xóm Tân Phong, xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương.Do rừng thông và keo có nhiều thảm thực vật, lá thông khô và thời tiết nắng nóng, gió phơn tây nam thổi mạnh nên đám cháy nhanh chóng lan sang khu vực rừng hỗn hợp thuộc địa bàn thị trấn Nam Đàn và xã Nam Thái (huyện Nam Đàn).Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để chỉ huy công tác chữa cháy.Khoảng 18 giờ ngày 30/4, đám cháy xảy ra ở thị trấn Nam Đàn (khu vực đền thờ Vua Mai) đã được dập tắt.Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ cháy.
https://nhandan.vn/chay-rung-o-nghe-an-lua-dang-bung-phat-tro-lai-post807331.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Nghệ An", "cháy rừng", "gió phơn tây nam", "Nam Đàn", "Thanh Chương" ] }
337 ngôi nhà ở Sơn La bị tốc mái, đổ sập do gió lốc
NDO -Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng chống lũ báo và tìm kiếm cứu nạntỉnh Sơn La: Trận gió lốc kèm mưa đá vào chiều tối 20/4 trên địa bàn tỉnh Sơn La đã gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Theo thống kê ban đầu, đến sáng 21/4, tại các huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai và Phù Yên,mưa to, gió lốcđã làm 1 người người bị thương do gió lốc làm đổ sập nhà tại bản Lọng Đán, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai.Mưa to, gió lốc còn làm 337 nhà bị tốc mái, đổ sập. Trong đó, tại huyện Quỳnh Nhai có 2 nhà thiệt hại từ 50%-70%, 8 nhà thiệt hại từ 30%-50% và 50 nhà thiệt hại dưới 30%. Ngoài ra còn có 4 lồng cá bị ảnh hưởng, thiệt hại 0,4 tấn cá.Tại huyện Thuận Châu, mưa to, gió lốc làm 2 nhà bị đổ sập hoàn toàn, 13 nhà thiệt hại từ 30%-50%, 256 nhà bị thiệt hại dưới 30% và 6 hộ có nguy cơ bị đổ.Tại huyện Phù Yên, mưa to, gió lốc làm đổ nhiều cây xanh, gây thiệt hại nhiều về tài sản và làm mất điện toàn huyện.(Ảnh: Người dân cung cấp).Tại huyện Phù Yên hiện, mưa to, gió lốc còn làm nhiều cây xanh bị gẫy đổ, gây ắc tắc cục bộ tại một số điểm của Quốc lộ 37 và Quốc lộ 43 đoạn chạy qua huyện. Hiện tại, huyện Phù Yên đang bị mất điện toàn huyện do hư hỏng nặng hệ thống đường điện.Tin liên quanMưa lũ, gió lốc gây thiệt hại về người và nhiều tài sản tại Sơn LaNgay sau khi nhận được tin báo của Ủy ban nhân dân các huyện đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã khẩn trương kiểm tra, thống kê thiệt hại và huy động các lực lượng tại chỗ khắc phục thiệt hại để bảo đảm ổn định đời sống cho nhân dân.Nhiều nhà ở của người dân tại bản Pe, xã Song Pe,huyện Bắc Yênbị ảnh hưởng nặng sau gió lốc, mưa đá. (Ảnh: Người dân cung cấp).Tại các huyện đã tổ chức thăm hỏi động viên gia đình có người bị thương; duy trì công tác trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo; thông tin kịp thời đến tận các thôn, bản để chính quyền, người dân biết, chủ động phòng tránh.Các địa phương sẵn sàng các phương án ứng phó bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân khi có tình huống xảy ra. Tiếp tục rà soát thống kê thiệt hại trong đợt dông lốc, mưa đá đồng thời gửi báo cáo bổ sung về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạntỉnh Sơn La.Công ty Điện lực Sơn La tiến hành khắc phục sự cố điện lưới tại thành phố Sơn La sau trận mưa bão. (Ảnh: Người dân cung cấp).Để bảo đảm an toàn cho người và tài sản, ổn định đời sống của nhân dân trong khu vực, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huyPhòng chống thiên taivà tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện tiếp tục chỉ đạo, rà soát, triển khai công tác cảnh báo, thông tin truyền thông, tuyên truyền tới người dân về phòng, chống thiên tai để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người. Tham khảo tài liệu tại trang web: https://phongchongthientai.mard.gov.vn.
https://nhandan.vn/337-ngoi-nha-o-son-la-bi-toc-mai-do-sap-do-gio-loc-post805712.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Sơn La", "Gió lốc", "Phòng chống thiên tai", "huyện Bắc Yên", "mưa to" ] }
Ngày 10/5, vùng núi Bắc Bộ đề phòng mưa lớn về đêm và sáng
NDO -Dự báo hôm nay (10/5), khu vực vùng núi Bắc Bộ tiếp tục mưa dông, cục bộ có mưa to (mưa tập trung vào sáng và đêm). Trong mưa dông đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (9/5), ở khu vực vùng núi Bắc Bộ đã có mưa rào và dông,cục bộ có mưa tovới lượng mưa có nơi hơn 50mm như: Hà Nì (Điện Biên) 70mm, Cao Sơn (Lào Cai) 65,2mm, Púng Tra (Sơn La) 58,2mm, Du Già (Hà Giang) 87,4mm, Hồng Trị (Cao Bằng) 78,2mm, Lăng Can (Tuyên Quang) 89,6mm,…Dự báo ngày và đêm 10/5, khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi hơn 70mm (mưa tập trung vào sáng và đêm).Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngoài ra, mưa lớn cục bộ có khả năng gây ralũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đấttrên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.Dự báo thời tiết ngày và đêm 10/5 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-32 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, sáng và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng; riêng khu vực vùng núi sáng và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C, vùng núi có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Phía bắc nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng; phía nam có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Nam Bộ:Có mây, miền đông ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; miền Tây ngày nắng, có nơi có nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác, đêm không mưa. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 33-36 độ C, riêng miền đông có nơi hơn 36 độ C.
https://nhandan.vn/ngay-105-vung-nui-bac-bo-de-phong-mua-lon-ve-dem-va-sang-post808680.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Vùng núi Bắc Bộ", "mưa lớn", "lũ quét", "sạt lở đất", "lốc sét", "gió giật mạnh", "thời tiết hôm nay" ] }
Áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu trước khi vào Biển Đông
NDO -Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1 giờ ngày 20/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên vùng biển phía tây nam đảo Palawan (Philippines). Áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km.
Hồi 1 giờ ngày 20/12, vị trí tâmáp thấp nhiệt đớiở vào khoảng 8,5 độ vĩ bắc; 118,2 độ kinh đông, trên vùng biển phía tây nam đảo Palawan (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km.Đến 1 giờ ngày 21/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,0 độ vĩ bắc; 114,3 độ kinh đông, trên vùng biển quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới giảm xuống dưới cấp 6. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, suy yếu dần và đi vào Biển Đông.Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ngày và đêm 20/12, ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9. Biển động rất mạnh, sóng biển cao từ 4-6m. Ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9.Biển động mạnh, sóng biển cao từ 2-4m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây của khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động rất mạnh, sóng biển cao từ 4-6m.Ở khu vực giữa Biển Đông, khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.Cảnh báo, toàn bộtàu thuyền và các hoạt độngkhác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
https://nhandan.vn/ap-thap-nhiet-doi-tiep-tuc-suy-yeu-truoc-khi-vao-bien-dong-post788363.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Bão Jelawat", "Áp thấp nhiệt đới", "Biển Đông", "biển động rất mạnh", "sóng lớn" ] }
Nam Bộ nắng nóng gay gắt, có nơi hơn 38 độ C
NDO -Dự báo hôm nay (27/3), ở khu vực Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi hơn 38 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/3, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng; riêng khu vực đồng bằng ven biển sáng và đêm có mưa nhỏ rải rác.Khu vực Nam Bộ hôm nay tiếp tục nắng nóng, có nơinắng nóng gay gắtvới nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi hơn 38 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Thời gian nắng nóng trong ngày từ 12-15 giờ.Ngoài ra, ở khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi hơn 35 độ C.Dự báo, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.Cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước,kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệtđối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Dự báo thời tiết ngày và đêm 27/3 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-30 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C, có nơi dưới 19 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-30 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi,sáng sớm có sương mùvà sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng; riêng khu vực đồng bằng ven biển sáng và đêm có mưa nhỏ rải rác. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C, vùng núi có nơi dưới 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-30 độ C, có nơi hơn 30 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-30 độ C, có nơi hơn 30 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 35-38 độ C, có nơi hơn 38 độ C.
https://nhandan.vn/nam-bo-nang-nong-gay-gat-co-noi-hon-38-do-c-post801784.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Thời tiết hôm nay", "Nam Bộ nắng nóng gay gắt", "Bắc Bộ", "sương mù" ] }
Xử lý nghiêm vi phạm khai thác đất tại thành phố Hòa Bình
NDO -Cải tạo mặt bằng, múc đất, hạ đồi khai thác đất vượt phép, vượt diện tích, vi phạm tài sản của người dân chung quanh… Sai phạm diễn ra ngay giữa lòng thành phố Hòa Bình,tỉnh Hòa Bình.
Theo phản ánh của gia đình ông Nguyễn Khắc Quyết, thường trú tại tổ 14, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, vào ngày 22/9/2023, khi nghe tiếng máy múc đất lấn vào diện tích đất của gia đình, ông Quyết đã kiến nghị, sau đó đơn vị thi công dừng khai thác và ký cam kết. Tuy nhiên, ngay sau đó, đơn vị khai thác vẫn tiếp tục múc đất vi phạm lấn vào đất của gia đình.Đến ngày 14/12/2023, Ủy ban nhân dân phường Đồng Tiến đã thành lập tổ công tác kiểm tra và yêu cầu Công ty TNHH Phương Anh do ông Lê Văn Giang đại diện, phải dừng việc khai thác và xác định sai phạm mốc giới. Tuy nhiên, đến nay việc xác định mốc giới vi phạm vẫn chưa được phường Đồng Tiến thực hiện.Vị trí khai thác đất (sau Nhà thờ giáo xứ Hòa Bình).Theo ông Quyết, trên quả đồi trước khi bị khoét lấn vào diện tích của gia đình có các loại cây tre, lành, hóp, keo, bạch đàn, giang, nứa được gia đình trồng từ năm 2002 đến nay và nằm trên diện tích đất 8.900m2 được cấp quyền sử dụng từ năm 1991.Ngày 15/12/2023, Hạt Kiểm lâm thành phố Hòa Bình nhận đơn kiến nghị của ông Nguyên Văn Quyết và nhận thấy đối tượng vi phạm có dấu hiệu vi phạm vào điều 178 (tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản) theo Bộ luật Hình sự.Hạt kiểm lâm Thành phố Hòa Bình đề nghị ông Nguyễn Khắc Quyết gửi tin báo tố giác tội phạm đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hòa Bình để xem xét giải quyết thep quy định của pháp luật.Ông Nguyễn Khắc Quyết chỉ đơn vị khai thác đã lấn vào vị trí đất rừng sản xuất của gia đình.Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình, ngày 7/10/2022 chấp thuận cho ông Nguyễn Văn Tuyển đăng ký thi công cải tạo mặt bằng kết hợpkhai thác đấtsan, lấp. Thời gian thi công là 12 tháng kể từ ngày Quyết định có hiệu lực. Vị trí khai thác thửa đất số 209, tờ bản đồ số 01 tại tổ dân phố số 13, đằng sau Nhà thờ giáo xứ Hòa Bình, phường Đồng Tiến thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Diện tích khai thác: 7.253m2.Ông Nguyễn Văn Tuyển phải có trách nhiệm cải tạo mặt bằng khai thác đất san, theo đúng tọa độ, diện tích, mức sâu, trữ lượng quy định… Trường hợp vi phạm các nội dung trong quyết định và vi phạm quy định của pháp luật sẽ bị đình chỉ thi công, nếu vi phạm nghiêm trọng có thể bị thu hồi quyết định và ông Nguyễn Văn Tuyển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và các vấn đề liên quan.Như vậy, ngoài việc ông Nguyễn Văn Tuyển đã vi phạm khai thác lấn vào diện tích đất của nhà ông Nguyễn Khắc Quyết, ông Tuyển còn khai thác vượt thời gian 2 tháng so với giấy phép được cấp.Trước tình hình trên, đề nghị Ủy ban nhân dân phường Đồng Tiến và các phòng chức năng của thành phố Hòa Bình khẩn trương vào cuộc xử lý dứt điểm sai phạm việc trên.Báo Nhân Dân sẽ tiếp tục phản ánh về vụ việc trên.
https://nhandan.vn/xu-ly-nghiem-vi-pham-khai-thac-dat-tai-thanh-pho-hoa-binh-post792809.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Hòa Bình", "vi phạm khai thác đất", "khai thác đất" ] }
Bảo vệ môi trường sống của nhân loại
Nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á đang hứng chịu các đợt nắng nóng bất thường, vượt ngưỡng 40 độ C. Theo giới chuyên gia môi trường, cùng với nắng nóng ở Đông Nam Á, các trận lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra cuối tháng 4 này là hậu quả của biến đổi khí hậu.
Mưa lũ cướp đi nhiều sinh mạng, gây thiệt hại nặng nề đến hoạt động kinh tế, sản xuất nông nghiệp ở Đông Phi và một số khu vực thuộc Bán đảo Arab. Sóng nhiệt mạnh cũng đang bao phủ các vùng rộng lớn của châu Á, gây xáo trộn cuộc sống thường nhật và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người.Những hiện tượng thời tiết cực đoan và khắc nghiệt xảy ra cuối tháng 4 này cho thấy thế giới tiếp tục dễ bị tổn thương trước các mối nguy hiểm về khí hậu. El Nino và hiện tượng lưỡng cực ở Ấn Độ Dương là tác nhân gây ra các hình thái thời tiết cực đoan.Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), năng lượng dư thừa trong khí quyển và đại dương do khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người cũng góp phần khiến các loại hình thời tiết khắc nghiệt này gia tăng.Tại phiên họp lần thứ 80 của Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á-Thái Bình Dương, Phó Tổng Thư ký WMO Ko Barrett cảnh báo, biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm tần suất và cường độ của các hiện tượng này, tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế-xã hội, đe dọa môi trường sống và tính mạng của con người.Bà Barrett nhấn mạnh các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt từ đầu năm đến nay tại châu Á đang tiếp nối xu hướng được nêu ra trong Báo cáo Thực trạng khí hậu châu Á năm 2023 của WMO. Báo cáo cho thấy châu Á vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các thảm họa khí hậu trong năm 2023.Bão lũ là nguyên nhân dẫn đến thương vong và thiệt hại kinh tế cao nhất, trong khi tác động của nắng nóng, được bà Barrett ví như “sát thủ thầm lặng”, ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Số người chết liên quan nắng nóng thường không được báo cáo đầy đủ, do đó công tác thống kê các ca tử vong và những tổn thất kinh tế liên quan năng suất lao động giảm, mất mùa và thiếu điện, nước không được phản ánh chính xác.Báo cáo Đánh giá mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) kết luận rằng tại châu Á, các đợt nắng nóng khắc nghiệt ngày càng tăng, trong khi các đợt rét đậm giảm dần và xu hướng này sẽ tiếp tục trong những thập kỷ tới.IPCC dự báo đến năm 2060, xu hướng nắng nóng sẽ tăng thêm hai đợt mỗi năm và thời gian nắng nóng sẽ kéo dài thêm 12-18 ngày. Theo số liệu thống kê của Cục Khí tượng Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới này đang hứng chịu những đợt nắng nóng bất thường tại hầu hết các vùng lãnh thổ rộng lớn, ngoại trừ khu vực đông bắc, tây Himalaya, bán đảo tây nam và vùng biển phía tây.Trong khi đó, người dân các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Bangladesh cũng đang hứng chịu các đợt nắng nóng hơn 400C, trong khi Myanmar ghi nhận nhiệt độ lên tới 460C, gây gián đoạn các hoạt động kinh tế và nông nghiệp, buộc trường học đóng cửa để bảo đảm sức khỏe cho học sinh. Từ đầu năm đến nay, Bộ Y tế Thái Lan ghi nhận 30 trường hợp tử vong liên quan nắng nóng, so với tổng số 37 trường hợp tử vong do sốc nhiệt trong cả năm 2023.Trái ngược với Đông Nam Á, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), vốn có khí hậu sa mạc nóng khô cằn và lượng mưa hằng năm rất thấp, lại đang gồng mình chống chọi với lũ lụt do mưa lớn bất thường. Trung tâm Khí tượng quốc gia UAE đã ghi nhận lượng mưa lớn nhất trong 75 năm qua.Trong khi đó, bão hoành hành ở Oman, gây lũ quét và khiến 17 người thiệt mạng. Tại khu vực Đông Phi, Tanzania ghi nhận ít nhất 155 người chết và 230 người bị thương do lũ quét những tuần qua.Các chuyên gia môi trường lý giải rằng, những hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, bão lũ, hạn hán… diễn ra với cường độ ngày càng lớn và tần suất dày đặc chủ yếu bắt nguồn từ biến đổi khí hậu, gây ra bởi những hoạt động xâm hại môi trường của chính con người.Liên hợp quốc từng nhiều lần cảnh báo biến đổi khí hậu là mối hiểm họa đối với nhân loại, có thể khiến tương lai con người chìm trong nghèo đói và đối mặt hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng, do đó luôn hối thúc mọi người dân, mọi quốc gia chung tay hành động bảo vệ môi trường sống của nhân loại.
https://nhandan.vn/bao-ve-moi-truong-song-cua-nhan-loai-post807179.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "WMO", "IPCC", "Sóng nhiệt", "Lưỡng cực", "Cực đoan", "Khí hậu", "Biến đổi khí hậu" ] }
Kiên Giang: Kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt
NDO -Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang yêu cầu ngành chuyên môn, các địa phương trong vùng ảnh hưởng mặn hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt.
Ngày 17/1, Ủy ban nhân dântỉnh Kiên Giangtổ chức cuộc họp nghe các sở, ban, ngành có liên quan báo cáo công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn và tình hình sản xuất nông nghiệp, cấp nước mùa khô 2023-2024.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, nhờ chủ động, thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, ứng phó kịp thời tình hình hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô 2023 -2024, nên đến nay tỉnh đã kiểm soát được tình hình, bảo đảm an toàn cho sản xuất và nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân.Hiện, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tại trạm Châu Đốc (sông Hậu) dao động theo triều, mực nước cao nhất thấp hơn cùng kỳ năm 2022 khoảng 7 cm và xấp xỉ trung bình năm ngoái.Độ mặn cao nhất tháng 12/2023, trên các sông phổ biến xấp xỉ đến thấp hơn cùng kỳ năm 2022 từ 0,5÷3,0‰. Dự báo độ mặn có xu thế tăng từ ngày 8/1/2024, độ mặn cao nhất trên các sông phổ biến cao hơn cùng kỳ năm 2023 và trung bình năm ngoái từ 1,5÷8,5‰.Vụ đông xuân 2023-2024, tỉnh Kiên Giang gieo trồng 280.265/279.000 ha, đạt 100,45% so với kế hoạch, đã thu hoạch được 130 ha. Diện tích còn lại chủ yếu ở vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu, cơ bản đã hoàn thiện hệ thống cống kiểm soát mặn, bảo đảm cho yêu cầu sản xuất.Vụ lúa mùa 2023-2024, diện tích gieo trồng 72.395/71.000 ha, đạt 101,96% so với kế hoạch. Đã thu hoạch được 50.570 ha, đạt 69,85% diện tích gieo trồng. Diện tích còn lại chủ yếu ở các huyện vùng U Minh Thượng, dự kiến thu hoạch dứt điểm vào khoảng cuối tháng 1/2024.Từ đầu mùa khô đến nay, tình hình nguồn nước cung cấp đầu vào cho các nhà máy nước, các trạm cấp nước và hoạt động cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định.Quang cảnh cuộc họp.Để chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các cấp, các ngành và các địa phương thường xuyên cập nhật chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ động phối hợp cơ quan khí tượng thủy văn theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, kịp thời thông báo tình hình mặn, diễn biến mực nước cho các ngành, địa phương và nhân dân biết để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt.Phối hợp vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé, cống Xẻo Rô và hệ thống cống tuyến đê biển để ngăn mặn, giữ ngọt phù hợp với yêu cầu thực tế tại từng thời điểm sản xuất, từng khu vực. Thường xuyên kiểm tra, có giải pháp khắc phục ngay các điểm xâm nhập mặn, thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt vùng nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, duy tu, sửa chữa các công trình cấp nước vùng nông thôn, hải đảo để kịp thời phục vụ cho người dân.Các ngành có liên quan và địa phương phối hợp, ưu tiên cân đối nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô 2023-2024; sớm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và thi công hệ thống điện 3 pha để vận hành hệ thống cống tuyến ven biển An Biên, An Minh.Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang yêu cầu các địa phương trong vùng ảnh hưởng mặn tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, hạn, xâm nhập mặn, xác định mức độ ảnh hưởng đến từng địa bàn để có biện pháp ứng phó cụ thể phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.Trong đó, hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt.Tuyên truyền vận động người dân kiểm tra chất lượng nguồn nước trước khi bơm tưới, thường xuyên kiểm tra các cống, đập phát hiện khắc phục rò rỉ kịp thời…
https://nhandan.vn/kien-giang-kien-quyet-khong-de-nguoi-dan-thieu-nuoc-sinh-hoat-post792451.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Cống Xẻo Rô", "Trạm Châu Đốc", "Độ mặn", "Mùa khô", "Hạn hán", "Cấp nước", "Gieo trồng", "Mặn", "Nước sinh hoạt", "Sông Hậu" ] }
Yêu cầu 8 khu công nghiệp xả thải ra sông Thị Vải nâng cấp hệ thống xử lý nước thải
NDO -Chiều 5/3, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trườngĐồng NaiTrần Trọng Toàn cho biết, đơn vị đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư các khu công nghiệp báo cáo về việc xây dựng kế hoạch nâng cấp công trình xử lý nước thải tại 8 khu công nghiệp có nguồn xả thải vào lưu vựcsông Thị Vải.
Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai đề nghị các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp có nguồn xả thải vào lưu vực sông Thị Vải rà soát, báo cáo xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, phấn đấu đạt cột A vào năm 2025.Trong đó, nêu hiện trạng các công trình, công suất tiếp nhận xử lý so với thiết kế; khi nước thải sau xử lý đạt cột A, các khu công nghiệp cần bổ sung hạng mục công trình bảo vệ môi trường nào tương ứng với mức đầu tư và thời gian thực hiện.Lấy mẫu nước thải tại một khu công nghiệp có nước thải xả ra sông Thị Vải.Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai Trần Trọng Toàn cho biết, theo mục tiêu Đồng Nai đặt ra trong năm 2024, 100% các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn có trạm xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường; 100% khu công nghiệp có nước thải ổn định được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, hoạt động hiệu quả, đạt quy chuẩn nước thải công nghiệp.Hiện nay, 8 khu công nghiệp xả thải vào lưu vực sông Thị Vải đạt chuẩn cột B và phấn đấu đến năm 2025 cột A đạt 100%. Việc nâng cấp công trình xử lýnước thảitập trung tại các khu công nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh để thực hiện phát triển nhanh và bền vững.
https://nhandan.vn/yeu-cau-8-khu-cong-nghiep-xa-thai-ra-song-thi-vai-nang-cap-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-post798744.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Sông Thị Vải", "Đồng Nai", "nước thải", "công nghiệp" ] }
Hàng nghìn ha cây trồng ở Đắk Lắk đang đối mặt với khô hạn nặng
NDO -Trong những ngày qua, ở một vài địa phương trên địa bàn tỉnhĐắk Lắkđã có mưa cục bộ, nhưng lượng mưa không đáng kể và không làm giảm được cái nắng nóng gay gắt 38-39 độ C, thậm chí ở các huyện, xã biên giới nhiệt độ lên tới trên 40 độ C.Nắng nóng gay gắtkéo dài khiến nhiều hồ đập, công trình thủy lợi cạn kiệt nguồn nước. Nhiều diện tích cây trồng thiếu nước tưới làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và năng suất, chất lượng trong vụ mùa tới. Đồng thời, người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn cũng đã thiếu nước sinh hoạt…
Sẽ có khoảng từ 5.000 - 8.000ha cây trồng bị khô hạnTheo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 69 hồ đập đã cạn nước; 191 hồ có dung tích hiện tại dưới 50%; 115 hồ có dung tích hiện tại còn từ 50% đến dưới 70% và 115 hồ có dung tích hiện tại còn trên 70%.Dự báo trong thời gian tới, nếu không có mưa và thời tiết tiếp tục nắng nóng như hiện nay, thì mực nước ở các hồ chứa, sông suối sẽ tiếp tục giảm mạnh, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, lượng nước gần như hết hoàn toàn và công trình được đầu tư xây dựng đã lâu năm nên lòng hồ bị bồi lắng. Do đó, khả năng diện tích tưới của các công trình này bị hạn về cuối vụ là rất lớn, các công trình này tập trung nhiều ở các huyện: Krông Búk, Ea H’leo, Krông Năng, Lắk, Buôn Đôn, Krông Pắc, thị Buôn Hồ,...Một hồ chứa nước ở xã Ea Sin, huyện Krông Búk đã cạn kiệt nguồn nước nhiều tháng nay.Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Mai Trọng Dũng cho biết, trong mùa khô năm 2024, tổng diện tích cây trồng cần tưới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là 433.579ha, trong đó 65.584ha cây hằng năm, gồm: 46.581ha lúa nước, 3.839ha ngô và 15.164ha các loại cây trồng khác; 367.995ha cây lâu năm, gồm 302.784ha cây công nghiệp và 65.211ha cây ăn quả. Tính đến nay, diện tích cây trồng ngắn ngày đã thu hoạch khoảng 13.244ha, trong đó có 7.483ha lúa.Một công trình thủy lợi trên địa bàn xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc đã khô cạn.Do thời tiết nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh và sinh hoạt của nhân dân. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, đơn vị trong tỉnh, đến nay có khoảng 4.958ha cây trồng các loại và một số diện tích ao nuôi thủy sản bị hạn, tập trung trên địa bàn các huyện Krông Pắc, Krông Búk, Cư Kuin, Lắk, Buôn Đôn và diện tích do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk quản lý.Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có 44 hồ đập đã cạn nước.Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, trong những ngày tới nguồn nước tại các công trình thủy lợi lớn trên địa bàn như: Công trình thủy lợi Krông Búk hạ, Ea Súp thượng, Buôn Joong,... vẫn cơ bản bảo đảm phục vụ tưới cho cây trồng. Còn đối với các hồ chứa vừa và nhỏ, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ và các hồ hiện có dung tích dưới 50%, một số đập dâng nhỏ và vùng ngoài công trình thủy lợi nguy cơ thiếu nước có thể xảy ra tại một số khu vực các huyện Krông Búk, Ea Súp, Ea H’Leo, Krông Bông, Ea Kar và thị xã Buôn Hồ…Nắng nóng gay gắt và khô hạn ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của người dân.“Từ nay đến cuối vụ, dự báo tổng lượng mưa có thể thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, khả năng xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước tại một số các công trình hồ chứa nhỏ, các công trình đập dâng và vùng ngoài công trình thủy lợi với tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khô hạn lên tới từ 5.000 - 8.000ha’’, báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk nêu.Nắng nóng gay gắt kéo dài còn khiến nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt, phải mua nước đóng bình về sử dụng.Về nước sinh hoạt của nhân dân, dự báo trong thời gian tới, với thời tiết tiếp tục nắng nóng như hiện nay khiến nguồn nước mặt và nước ngầm sẽ giảm dần, trong khi đó nhu cầu sử dụng nước của nhân dân lại tăng cao nên có khả năng nguồn nước sẽ bị thiếu hụt buộc phải thực hiện cấp nước luân phiên cho người dân…Nỗ lực chống hạnĐặc thù của tỉnh Đắk Lắk là có diện tích cây công nghiệp dài ngày rất lớn, nên vấn đề chủ động kế hoạch sản xuất phù hợp với nguồn nước đối với những năm hạn hán gặp nhiều khó khăn.Hệ thống công trình thủy lợi hiện có chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ tưới cho diện tích cây trồng cần tưới trên địa bàn tỉnh, do đó việc chủ động nguồn nước tưới rất khó khăn, đặc biệt đối với thời kỳ cuối vụ khi các nguồn nước đã cạn kiệt.Người nông dân ở xã Ea Sin, huyện Krông Búk phải thuê xe múc múc rãnh nước dưới lòng hồ để tìm nước cứu cây trồng.Bên cạnh đó, vấn đề nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước tưới tiết kiệm còn hạn chế, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa dẫn đến một số khu vực công tác quản lý nguồn nước chưa tốt, sử dụng nước còn lãng phí…Trước tình hìnhkhô hạnngày càng gay gắt và những khó khăn đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành văn bản yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương và các đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện các giải pháp chủ động phòng, chống khô hạn, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu nước có thể xảy ra, bảo đảm cân đối đủ nguồn nước cấp cho hạ du các lưu vực sông trong mùa khô hạn năm 2024.Ở nhiều địa phương người dân còn đào giếng dưới lòng hồ để kiếm nước cứu cây trồng.Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk tăng cường quản lý tốt nguồn nước tại các hồ chứa, phân phối cấp nước hợp lý và thực hiện các giải pháp chống hạn bảo đảm ổn định đời sống nhân dân; đồng thời, chủ động sử dụng các nguồn lực để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước trên địa bàn; tổng hợp, báo cáo tình hình hạn hán, thiếu nước; phương án triển khai giải pháp ứng phó và kết quả thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước gửi về Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp đề xuất các bộ, ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ theo quy định.Một nông dân nỗ lực kéo ống nước tưới cứu cây trồng.Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện các giải pháp phòng chống khô hạn theo chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết nhằm hạn chế thiệt hại do nắng nóng, hạn hán thiếu nước trên địa bàn tỉnh.Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong những ngày qua, các sở, ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực triển khai các giải pháp ứng phó từ sớm, từ xa với tình hình hạn hán, thiếu nước; chỉ đạo các địa phương rà soát, khoanh vùng cụ thể các diện tích đã và có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước; hướng dẫn, hỗ trợ người dân giải pháp ứng phó phù hợp, đặc biệt là ở khu vực ngoài vùng công trình phụ trách tưới.Đồng thời, lưu ý thực hiện giải pháp tích trữ nước phân tán, trường hợp nguy cơ bị thiếu nước nghiêm trọng, chỉ thực hiện tưới để duy trì sức sống tối thiểu của cây trồng, kết hợp với việc sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương để giữ ẩm, hạn chế thất thoát nước do bốc hơi.Người nông dân nỗ lực bơm vét những giọt nước còn lại để tưới cứu cây trồng.Các chủ hồ, đập đã chủ động nạo vét các tuyến kênh dẫn, cửa vào của cống lấy nước, khơi thông dòng chảy, nối dài ống hút các trạm bơm để tăng cường khả năng bơm tưới phục vụ sản xuất.Các địa phương, đơn vị đã thực hiện đắp đập tạm để giữ nước, lắp đặt các trạm bơm dã chiến để bơm nước từ sông, suối và từ dung tích chết của hồ chứa, một số địa phương phải đào giếng trong lòng hồ đã khô cạn để tận dụng tối đa nguồn nước; đào, khoan giếng để khai thác nước ngầm phục vụ chống hạn.Ở các địa bàn khan hiếm về nguồn nước, các địa phương, đơn vị đã chủ động điều tiết như xả nước từ các công trình, lắp đặt trạm bơm dã chiến, vận chuyển bằng xe chở nước... từ những nơi có nguồn nước để hỗ trợ phục vụ chống hạn, bảo đảm nước sinh hoạt cho nhân dân.Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk lắp đặt các máy bơm bơm nước phục vụ nhân dân chống hạn cho cây trồng.Đối với các công trình hồ chứa nước đã cạn nước, các địa phương đã chủ động tìm kiếm nguồn nước khác để phục vụ chống hạn như từ nguồn nước ngầm, tận dụng nguồn nước từ các sông, suối, ao hồ,...Về nước sinh hoạt, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai cấp nước luân phiên để phù hợp với tình hình nguồn nước thiếu hụt do hạn hán…Về các địa phương ở Đắk Lắk trong những ngày khô hạn này mới thấy hết sự nỗ lực của chính quyền địa phương và các đơn vị trong việc chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong công tác chống hạn; tạm ứng ngân sách địa phương để hỗ trợ công tác chống hạn; đồng thời huy động nguồn lực trong nhân dân tích cực chống hạn bảo vệ sản xuất và bảo đảm nước sinh hoạt cho nhân dân…Nông dân huyện Cư M'gar phải đầu tư hàng chục triệu đồng để khoan giếng lấy nước cứu vườn cà-phê.Cụ thể, huyện Krông Bông đã chuyển nước từ Trạm bơm Cư Mil về chống hạn cho diện tích đảm nhiệm của Hồ thôn 2, xã Ea Trul đã hết nước; đặt 2 trạm bơm dã chiến tại suối Krông Mar và Sông Krông Ana để phục vụ chống hạn cho hơn 100ha lúa nước ở khu vực xã Khuê Ngọc Điền; lắp đặt trạm bơm dã chiến với 3 tổ máy để chuyển nước phục vụ chống hạn cho diện tích đảm nhiệm của Trạm bơm Quyết Tâm, lấy nước từ Hồ Bàu Sen đã cạn nước; phối hợp với chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý công trình thủy lợi huyện Krông Bông để cấp nước chống hạn cho cánh đồng Bình An, cánh đồng Cầu Ri và cánh đồng Đồng tâm, xã Hòa Tân...Nhiều nông dân ở Đắk Lắk đã triển khai các biện pháp tưới tiết kiệm nước để cứu cây trồng.Tại huyện Krông Pắc, trước dự báo tình hình hạn hán sẽ diễn ra gay gắt, địa phương đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lập kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước…Điển hình như tại công trình hồ chứa nước Vụ Bổn trong vụ sản xuất Đông-Xuân 2023-2024 đã giảm kế hoạch sản xuất từ 400ha xuống chỉ còn 200ha để phù hợp với tình hình nguồn nước; lập kế hoạch chở nước hỗ trợ các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn trong trường hợp cấp thiết...Còn trên địa bàn huyện Krông Búk, trước hiện trạng một số công trình thủy lợi đã cạn nước, người dân đã đào các giếng nhỏ trong lòng hồ để tận dụng nguồn nước phục vụ công tác chống hạn…Chủ đề: Nắng nóng gay gắt, khô hạn ở nhiều địa phươngEVNCPC đồng loạt ra quân hỗ trợ dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố NốiNắng nóng ở Nam Bộ còn kéo dài trong những ngày tớiNgày mai (8/5), nắng nóng mở rộng ra khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
https://nhandan.vn/hang-nghin-ha-cay-trong-o-dak-lak-dang-doi-mat-voi-kho-han-nang-post806761.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Đắk Lắk", "nắng nóng gay gắt", "cạn kiệt nguồn nước", "thiếu nước sinh hoạt", "công trình thủy lợi", "cây công nghiệp", "khô hạn" ] }
Từ ngày 25/3, nắng nóng gia tăng ở nhiều khu vực trên cả nước
NDO -Dự báo, ngày mai (25/3), khu vực Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi hơn 37 độ C. Ngoài ra, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía tây khu vực Bắc và Trung Trung Bộ và các tỉnh Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi hơn 36 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25-26/3, khu vựcNam Bộ tiếp tục nắng nóngvới nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 45-50%. Thời gian nắng nóng từ 12-15 giờ.Ngoài ra, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía tây khu vực Bắc và Trung Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi hơn 36 độ C.Dự báo, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.Cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên cónguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạnở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 16 giờ.Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời.Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi. Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, đặc biệt cần uống tối thiếu 1,5-2 lít nước/ngày.
https://nhandan.vn/tu-ngay-253-nang-nong-gia-tang-o-nhieu-khu-vuc-tren-ca-nuoc-post801372.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Nắng nóng", "Đông Nam Bộ", "Tây Bắc Bắc Bộ", "Bắc và Trung Trung Bộ", "Tây Nguyên", "sốc nhiệt", "đột quỵ" ] }
Bắc Bộ mưa nhỏ và sương mù, tiếp tục rét về đêm và sáng
NDO -Dự báo hôm nay (18/1), ở khu vực Bắc Bộ sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù, sáng và đêm trời rét; riêng khu vực vùng núi và trung du có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 18/1, ở khu vực Bắc Bộ sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; riêng khu vực vùng núi và trung du sáng có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Sáng sớm và đêm trời rét.Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, phía bắc sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, sau có mưa vài nơi; phía nam có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng.Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Nhiệt độ cao nhất ở khu vực Tây Nguyên 27-30 độ C, có nơi hơn 30 độ C; Nam Bộ 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.Trên biển, ngày và đêm 18/1, vùng biển phía đông bắc của khu vực bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao từ 2-3m, biển động.Vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2-3m, biển động.Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động củagió mạnh, sóng lớn.Dự báo thời tiết ngày và đêm 18/1 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác. Gió đông nam cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 22-25 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, sáng có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông; đêm có mưa vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét và gió giật mạnh. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20 độ C, riêng khu vực Tây Bắc 13-16 độ C, có nơi dưới 12 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 22-25 độ C, có nơi dưới 22 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; riêng khu vực vùng núi và trung du sáng có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông nam cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 16 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 22-25 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, phía bắc sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, sau có mưa vài nơi; phía nam có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 24-27 độ C, có nơi hơn 27 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C, phía nam có nơi hơn 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-30 độ C, phía nam có nơi hơn 30 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 16-19 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-30 độ C, có nơi hơn 30 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.
https://nhandan.vn/bac-bo-mua-nho-va-suong-mu-tiep-tuc-ret-ve-dem-va-sang-post792547.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Thời tiết hôm nay", "Bắc Bộ", "mưa phùn", "sương mù", "Biển Đông", "gió mạnh", "sóng lớn", "biển động" ] }
Cảnh báo lũ quét, sạt lở tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Cao Bằng
NDO -Dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Cao Bằng có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các khu vực trên.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 6 giờ qua (từ 3 giờ đến 9 giờ ngày 27/3), tại khu vực các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Cao Bằng đã cómưa vừa, mưa tonhư: Nàn Sán 66mm; Thuận Hòa 62,4mm (Hà Giang)…Dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Cao Bằng tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-50mm, có nơi hơn 70mm.Nguy cơ cao xảy ra lũ quéttrên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện: Vị Xuyên, Quang Bình, thành phố Hà Giang, Yên Minh, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Mèo Vạc(Hà Giang). Si Ma Cai, Bát Xát, thị xã Sa Pa, Bắc Hà(Lào Cai).Bảo Lạc, Bảo Lâm(Lâm Đồng).Theo cảnh báo của các chuyên gia khí tượng, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá.Người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất...Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét để đến nơi có vị trí cao hơn.
https://nhandan.vn/canh-bao-lu-quet-sat-lo-tai-cac-tinh-lao-cai-ha-giang-va-cao-bang-post801821.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Lũ quét", "sạt lở đất", "mưa to", "Lào Cai", "Hà Giang", "Cao Bằng" ] }
ADB: Thuế carbon của EU có tác động hạn chế tới phát thải
NDO -Kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) áp thuế đối với các sản phẩm thâm dụng carbon có thể gây tổn hại cho các nền kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương, song khó có thể dẫn đến giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính. Do đó, các sáng kiếnđịnh giá carboncần được mở rộng sang các khu vực khác ngoài EU, đặc biệt là châu Á.
>>> Xem thêm:Thị trường carbonĐây là nhận định được đưa ra trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có tựa đề Hội nhập kinh tế châu Á (AEIR) 2024, được công bố ngày 26/2.Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU, dự kiến có hiệu lực vào năm 2026, sẽ áp phí nhập khẩu đối với các sản phẩm như thép, xi-măng và điện, dựa trên lượng khí thải CO2 trong quá trình sản xuất.Các khoản phí này nhằm mục đích hạn chế “rò rỉ carbon”, là kết quả của việc những đối tượng gây ô nhiễm chuyển sản xuất từ các quốc gia có quy định nghiêm ngặt hoặcgiá carboncao sang những quốc gia có quy định ít nghiêm ngặt hơn hoặc giá thấp hơn.Tuy nhiên, báo cáo AEIR 2024 dẫn mô hình thống kê cho thấy, CBAM có khả năng giảm lượng phát thải carbon toàn cầu ít hơn 0,2% so với cơ chếmua bán khí thảivới giá carbon là 100 euro (108 USD) mỗi tấn và không có thuế carbon.Đồng thời, các khoản phí này có thể làm giảm khoảng 0,4% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tới EU và khoảng 1,1% xuất khẩu của châu Á sang EU, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng của một số nhà sản xuất trong EU.Tin liên quanThúc đẩy thị trường carbon toàn cầuChuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định, bản chất phân tán của những sáng kiến định giá carbon theo các lĩnh vực và vùng miền, bao gồm cả CBAM, chỉ có thể hạn chế một phần rò rỉ carbon.Do đó, để giảm đáng kể lượng khí thải carbon trên toàn cầu, đồng thời bảo đảm những nỗ lực về khí hậu có hiệu quả và bền vững hơn, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB nêu kiến nghị, các sáng kiếnđịnh giá carboncần được mở rộng sang các khu vực khác ngoài EU, đặc biệt là châu Á.Các tiểu vùng của châu Á có tỷ trọng hàng xuất khẩu thâm dụng carbon sang châu Âu lớn hơn, nhất là Trung và Tây Á, sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực hơn bởi cơ chế CBAM và hệ thống mua bán khí thải của EU.Theo báo cáo, với những tác động phân phối dự kiến, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, cần có các cơ chế khuyến khích phù hợp để thúc đẩy áp dụng rộng rãi việc định giá carbon.Để giảm đáng kể lượng khí thải carbon trên toàn cầu, đồng thời bảo đảm những nỗ lực về khí hậu có hiệu quả và bền vững hơn, các sáng kiến định giá carbon cần được mở rộng sang các khu vực khác ngoài EU, đặc biệt là châu Á.Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, Albert ParkBáo cáo cũng khuyến nghị các biện pháp khử carbon trong thương mại quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. Lượng khí thải carbon từ những nguồn này đang tăng nhanh hơn so với các nguồn khác và cũng đang tăng nhanh hơn ở châu Á so với các khu vực khác.Một trong số những khuyến nghị là việc thực hiện các chính sách mục tiêu nhằm khuyến khích mua bán các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với khí hậu; hỗ trợ các quy định và tiêu chuẩn môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ xanh; và hỗ trợ các chính phủ và tổ chức quốc tế thúc đẩy đầu tư và cơ sở hạ tầng xanh.Báo cáo cũng kêu gọi hợp tác toàn cầu để xây dựng các khuôn khổ kế toán được chấp nhận rộng rãi, nhằm có thể theo dõi lượng khí thải trong các sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả.Ngoài ra, báo cáo AEIR 2024 cũng cho thấy, bất chấp những lo ngại về nguy cơ phân tán toàn cầu, các chuỗi giá trị toàn cầu ở châu Á đã phục hồi tốt sau đại dịch Covid-19.Trong khi quá trình khu vực hóa các chuỗi giá trị toàn cầu đã tiến triển trong những năm gần đây ở châu Á, báo cáo không nhận thấy dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy việc “chuyển về nước” đang thu hút sự chú ý ở châu Á hoặc trên toàn cầu.
https://nhandan.vn/adb-thue-carbon-cua-eu-co-tac-dong-han-che-toi-phat-thai-post797580.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "CBAM", "Ngân hàng Phát triển châu Á", "Khí thải", "EU", "thuế carbon", "Kinh nghiệm quốc tế", "Thông tin chung" ] }
Lượng rác thải điện tử tăng kỷ lục chưa từng thấy
NDO -NDĐT – Trong năm 2019, con người đã tạo ra một lượng chất thải điện tử đáng kinh ngạc, lên đến 53,6 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2014.
Một báo cáo quốc tế mới tiết lộ rằng, chỉ có 17% chất thải được tái chế, phần còn lại chuyển đến các bãi chôn lấp, thiêu hủy hoặc đơn giản là không được xử lý. Các thiết bị điện tử nhỏ, như lò nướng bánh, máy cạo râu điện và đồ chơi, chiếm 32% chất thải điện tử của năm 2019.Lượng rác điện tử nhiều thứ hai chiếm 24% là các thiết bị lớn như thiết bị nhà bếp và máy photocopy. Các tấm pin mặt trời bị loại bỏ chưa phải là lượng rác lớn hiện nay nhưng có thể là vấn đề khi công nghệ hiện nay trở nên cũ. Màn hình điện tử chiếm khoảng gần 7 triệu tấn chất thải điện tử vào năm 2019. Thiết bị CNTT và viễn thông nhỏ như điện thoại vào khoảng 5 triệu tấn rác.Vào năm 2030, lượng rác thải điện tử dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi so với năm 2014. Theo báo cáo, rác thải điện tử là mối nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, vì rác có thể đầu độc người xử lý nó và môi trường xung quanh.Mất dấu 50 tấn thủy ngân trong rác điện tử“Chúng ta đang bắt đầu một cuộc bùng nổ đồ điện tử ở khắp mọi nơi do điện khí hóa tăng lên”, ông Ruediger Kuehr, một trong những tác giả của báo cáo và là Giám đốc Chương trình Chu kỳ bền vững tại Đại học Liên hợp quốc nói vớiThe Verge.Nhóm của Kuehr đã làm việc với Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Hiệp hội Chất thải rắn Quốc tế, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Đức về báo cáo. Đây là báo cáo toàn cầu thứ ba được xuất bản kể từ năm 2014.Rác thải điện tử bất hợp pháp ở Yuen Long, Hồng Kông, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.Theo báo cáo này, 50 tấn thủy ngân nằm trong các chất thải điện tử đã bị mất dấu, và phần lớn trong số đó có khả năng bị thải ra môi trường. Thủy ngân là một chất độc thần kinh ảnh hưởng đến não và có thể làm suy yếu sự phát triển nhận thức của trẻ em. Hàng triệu bảng màn hình phẳng chứa đầy thủy ngân đã được một công ty tái chế chất thải điện tử nổi tiếng của Mỹ chuyển tới Hồng Kông, nơi nó gây ra mối đe dọa cho các công nhân được giao nhiệm vụ tháo gỡ mà không được đào tạo và trang bị đầy đủ để tự bảo vệ mình. Chủ sở hữu của công ty, Total Reclaim, đã nhận tội lừa đảo sau một cuộc điều tra liên bang.Báo cáo cũng cho biết, một lượng vàng, đồng, sắt và các khoáng sản khác trị giá 57 tỷ USD đã được khai thác trong rác điện tử vào năm ngoái. Việc sử dụng vật liệu bị lãng phí đó có thể làm giảm thiệt hại môi trường từ việc khai thác khoáng sản mới.Khi sản phẩm mới hôm nay là rác của ngày maiTheo báo cáo, năm 2019, châu Á, lục địa lớn nhất và đông dân nhất, đã thải nhiều rác điện tử nhất. Châu Âu có tỷ lệ chất thải điện tử trên đầu người cao nhất, gần gấp ba lần châu Á. Châu lục này cũng có tỷ lệ thu gom và tái chế chất thải cao nhất.Các chuyên gia mong đợi nhu cầu về sử dụng thiết bị điện tử phát triển nhanh ở những nơi có tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Những người không đủ khả năng mua các thiết bị mới trong quá khứ giờ đang bắt đầu nghiến ngấu sử dụng chúng. "Đây là một thách thức lớn đối với loài người bởi thực tế là có một tầng lớp trung lưu đang tăng lên ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vẫn còn một cơn khát về mặt hàng điện tử”, ông Kuehr cho biết.Theo ông Scott Cassel, người sáng lập Viện quản lý sản phẩm phi lợi nhuận, đống chất thải điện tử ngày càng phức tạp và độc hại hơn. “Các công ty điện tử có thể làm rất tốt việc thiết kế sản phẩm phục vụ niềm vui và tăng hiệu quả công việc cho người dùng, nhưng sự thay đổi nhanh chóng trong nhu cầu của người tiêu dùng cũng có nghĩa là họ đang thiết kế cho sự lỗi thời. Vì vậy, sản phẩm mới nhất, tuyệt vời nhất ngày nay trở thành rác của ngày mai”, ông Cassel nói.Bà Mijke Hertoghs, người đứng đầu bộ phận Môi trường và viễn thông khẩn cấp của ITU cho biết, tỷ lệ rất thấp của chất thải điện tử được tái chế là một dấu hiệu cho thấy mặc dù các chính sách và luật pháp này được áp dụng, nhưng nó không hiệu quả. Bà cho rằng có thể làm nhiều hơn để thực thi các chính sách đó.Thiết bị điện tử đang được trao đổi như hàng hóa và rác thải điện tử là mang tính toàn cầu. Những nỗ lực để giữ cho rác thải điện tử không chồng chất đến mức nguy hiểm cũng sẽ cần phải mang tính toàn cầu, ông Cassel và bà Hertoghs cùng cho biết.Theo ông Cassel, không chỉ là đại dương của chúng ta đang lấp đầy nhựa, mà đất của chúng ta cũng đang chứa đầy rác thải điện tử.
https://nhandan.vn/luong-rac-thai-dien-tu-tang-ky-luc-chua-tung-thay-post607350.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [] }
Phát hiện một cơ sở đang sơ chế gần 4 tấn da bò bốc mùi hôi thối
NDO -Ngày 25/12,Phòng Cảnh sát điều tratội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các đơn vị liên quan phát hiện, xử lý một cơ sở thực hiện sơ chế gần 4 tấn da bò bốc mùi hôi thối trong khu dân cư. Điều đáng nói, chủ cơ sở này không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến nguồn gốc của số lượng thực phẩm “bẩn” này.
Theo đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân và Công an xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang tiến hành kiểm tra đột xuất tại cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật (da bò).Cơ sở này có địa chỉ thôn Cồn Mong, xã Hòa Phước do ông N.L (59 tuổi, trú tại địa chỉ trên) làm chủ.Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang tiến hành sơ chế 105 bộ da bò (tổng trọng lượng gần 4 tấn) có hiện tượng bốc mùi hôi thối.Chủ cơ sở này cam kết tự nguyện tiêu hủy toàn bộ số sản phẩm động vật này. Ảnh: Công an cung cấpQua làm việc, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; giấy chứng nhận kiểm dịch và các hồ sơ thủ tục liên quan đến điều kiện vệ sinh thú y đối với số lượng da bò trên.Được biết, ngay sau khi bị phát hiện và lập biên bản xử lý, chủ cơ sở đã tự nguyện cam kết tự tiêu hủy số lượng sản phẩm động vật nói trên.Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, xử lý.
https://nhandan.vn/phat-hien-mot-co-so-dang-so-che-gan-4-tan-da-bo-boc-mui-hoi-thoi-post789215.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Gàn 4 tấn da bò không rõ nguồn gốc", "Công an Đà Nẵng", "xã Hoà Phước" ] }
Cảnh báo, không khí lạnh gây biển động mạnh, sóng cao 2-4,5m
NDO -Dự báo ngày và đêm 27/2, ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-4,5m. Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động trên biển đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (27/2), do ảnh hưởng củakhông khí lạnh tăng cường, ở bắc vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7. Vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8.Dự báo ngày và đêm 27/2, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở vùng biển phía đông của bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8.Biển động mạnh, sóng biển cao từ 2-4,5m.Vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía tây khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động, sóng biển cao từ 2-3m.Vùng biển phía bắc vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động, sóng biển cao từ 1-2,5m.Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ngày 28/2, vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông tiếp tục có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2-4m, biển động.Vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía tây khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao 2-3m, biển động. Từ đêm 28/2 gió ở các vùng biển trên có xu hướng giảm dần.Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động củagió mạnh, sóng lớn.
https://nhandan.vn/canh-bao-khong-khi-lanh-gay-bien-dong-manh-song-cao-2-45m-post797743.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Không khí lạnh", "Biển Đông", "vịnh Bắc Bộ", "gió mạnh", "sóng lớn", "biển động mạnh" ] }
Nắng nóng ở Nam Bộ còn kéo dài trong những ngày tới
NDO -Ngày 8/5, khu vực Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất hơn 37 độ C. Dự báo, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kéo dài trong những ngày tới.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 8/5, khu vực Nam Bộ có nắng nóng, có nơinắng nóng gay gắtvới nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Thời gian có nắng nóng từ 12-15 giờ.Khu vực từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và Tây Nguyên hôm nay có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi hơn 35 độ C.Dự báo, nắng nóng ở Nam Bộ có khả năng kéo dài trong những ngày tới.Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây ra tình trạng mất nước,kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệtđối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 15 giờ.Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời. Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi.Tăng cường bổ sung các loại rau xanh và hoa quả tươi giàu vitamin C, đặc biệt cần uống tối thiếu 1,5-2 lít nước/ngày.Hôm qua (7/5), ở khu vực Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C như: Biên Hòa (Đồng Nai) 37,9 độ C, Thủ Dầu Một (Bình Dương) 37,2 độ C, Đồng Phú (Bình Phước) 38 độ C, Vĩnh Long 37,3 độ C...; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.
https://nhandan.vn/nang-nong-o-nam-bo-con-keo-dai-trong-nhung-ngay-toi-post808359.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Nắng nóng", "Nắng nóng gay gắt", "Nam Bộ", "đột quỵ", "sốc nhiệt" ] }
Cảnh báo nắng nóng xuất hiện ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ vào cuối tháng 3
NDO -Dự báo, trong nửa cuối tháng 3 và tháng 4, nắng nóng có khả năng xuất hiện tại khu vực Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên tiếp tục xuất hiện nhiều ngày nắng nóng, tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 11/3-10/4, nhiệt độ trung bình trên toàn quốc cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 1-1,5 độ C, riêng khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cao hơn từ 0,5-1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Trong thời kỳ từ ngày 11/3-10/4, tổng lượng mưa tại các khu vực trên cả nước phổ biến thấp hơn từ 5-15mm, riêng một số nơi ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, Trung và Nam Trung Bộ thấp hơn từ 15-40mm so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Ngoài ra, trong thời kỳ này, không khí lạnh có khả năng hoạt động với cường độ yếu và lệch đông gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn tập trung trong tháng 3.Đặc biệt,nắng nóngcó khả năng xuất hiện tại khu vực Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trong nửa cuối tháng 3 và tháng 4; riêng khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên tiếp tục xuất hiện nhiều ngày nắng nóng, tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.Cảnh báo, từ ngày 11/3-10/4, trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, sương mù, dông, lốc, sét, mưa đá, có thể ảnh hưởng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.Ngoài ra, không khí lạnh có khả năng gây ragió mạnh, sóng lớn, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân. Sương mù và mưa nhỏ, mưa phùn có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông. Dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục phổ biến ít mưa, nhiều ngày nắng nóng và khô hạn còn kéo dài gây ra tình trạng thiếu nước, nguy cơ cháy nổ rất cao.
https://nhandan.vn/canh-bao-nang-nong-xuat-hien-o-tay-bac-bo-trung-bo-vao-cuoi-thang-3-post799493.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Nắng nóng", "Tây Bắc Bộ", "Đông Nam Bộ", "Trung Bộ", "gió mạnh", "sóng lớn", "Biển Đông" ] }
Lên phương án phòng chống dịch châu chấu tre lưng vàng
NDO -Thời gian gần đây tình trạngchâu chấu tre lưng vàngxuất hiện tại một số địa phương như Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La gây hại nghiêm trọng đến cây trồng. Trước thực tế đó, ngành nông nghiệp đã lên phương án phòng chống dịch hại này.
Dịch châu chấu tre lưng vàng là dịch bệnh phát sinh hằng nămChâu chấu tre lưng vàng thuộc nhóm châu chấu đàn. Trong những năm gần đây đã phát sinh và gây hại nghiêm trọng cho cả cây trồng nông lâm nghiệp ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Đây là loài sinh vật có khả năng di chuyển nhanh, sức phá hại lớn, khó kiểm soát. Khi tuổi lớn, chúng có thể tập hợp thành đàn với số lượng lớn và di cư đi tìm nguồn thức ăn và nơi đẻ trứng.Châu chấu tre lưng vàng được ghi nhận gây hại đầu tiên trên rừng tre, luồng vào năm 2008 tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên, Phú Thọ. Đến năm 2016, châu chấu tre lưng vàng đã bùng phát, gây hại thành dịch, gây hại trên 3.700ha diện tíchcây trồng nông lâm nghiệp.Đến ngày 30/5/2024, tổng diện tích các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng là 642ha, trong đó Cao Bằng 517ha (Hòa An, Nguyên Bình, Thạch An, Hà Quảng), Điện Biên 0,5ha, Sơn La 10ha, Bắc Kạn 63ha, Thanh Hóa 20ha và Nghệ An 20ha.Tại Cao Bằng, châu chấu non tuổi 2-4 đang phân tán ra diện rộng hơn, theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng, diện tích các ổ dịch châu chấu hiện nay là trên 517ha gồm 315,2ha trên rừng vầu, 165,2ha trên cỏ dại, ngoài ra còn 26,8ha trên ngô, 6,4ha trên lúa và 3,5ha trên cây thuốc lá. Các diện tích có châu chấu phân bố ở các huyện Hòa An (các xã Bạch Đằng, Hồng Việt, Lê Chung, Thị trấn Nước Hai); huyện Nguyên Bình (các xã Vũ Minh, Triệu Nguyên, Thể Dục, Thịnh Vượng); huyện Thạch An (xã Minh Khai, Canh Tân, Quang Trọng, Kim Đồng); huyện Hà Quảng (các xã Thanh Long, Lương Can, thị trấn Thông Nông); Thành phố cao Bằng (Phường Đề Thám, xã Hưng Đạo, xã Chu Trinh) và vài ổ ở huyện Bảo Lâm (xã Thái Sơn).Đến ngày 30/5/2024, tổng diện tích các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng là 642 ha.Trên cây trồng mật độ châu chấu phổ biến 80-150 con/m2, cao 200-400 con/m2; trên rừng vầu mật độ phổ biến 500-1.000 con/m2, cao 2.500-3.000 con/m2, cục bộ 7.000-8.000 con/m2; trên cỏ dại mật độ châu chấu phổ biến 200-400 con/m2, cao 600-800 con/m2. Châu chấu tre lưng vàng không chỉ xuất hiện ở Cao Bằng, tại xã Văn Vũ, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn có 63ha rừng tre, luồng, vầu nhiễm châu chấu tre lưng vàng. Cũng trên tre, luồng, vầu tại tỉnh Điện Biên có 0,5ha nhiễm (xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé); tại Sơn La có 10ha nhiễm châu chấu tre lưng vàng ở xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ. Tại Lạng Sơn cũng xuất hiện các ổ châu chấu tre lưng vàng với diện tích 11,6ha ở xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia và xã Đại Đồng, Khánh Long huyện Tràng Định.Tình hình châu chấu tre lưng vàng đang bùng phát vẫn là quy luật phát sinh gây hại hằng năm. So cùng kỳ các năm trước, diện tích nhiễm châu chấu tre hiện nay cao hơn năm 2023 và năm 2022 nhưng thấp hơn năm 2021 (trên 1.000ha, phân bố chủ yếu tại các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An) và thấp hơn nhiều so năm 2016 (3.700ha).Ngành nông nghiệp đồng hành cùng địa phương tập trung dập dịchÔng Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Đàn châu chấu tre lưng vàng xuất hiện ở Lạng Sơn những ngày qua thực tế quy mô đàn nhỏ, địa phương đang chịu nhiều thiệt hại bởi dịch châu chấu tre lưng vàng chính là tỉnh Cao Bằng."Theo thống kê của chúng tôi, diện tích tre vầu và cây trồng bị ảnh hưởng do đàn châu chấu tre lưng vàng tấn công ở Lạng Sơn khoảng 10ha, trong khi ở Cao Bằng diện tích cây trồng bị thiệt hại (chủ yếu là cây vầu) do nạn châu chấu tre lưng vàng đã lên đến 450ha", ông Dương thông tin.Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết Cục Bảo vệ thực vật vẫn đang chủ động phối hợp các địa phương giám sát thật chặt chẽ các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng để có các biện pháp phòng chống phù hợp.Cũng theo ông Dương, Cục Bảo vệ thực vật vẫn đang chủ động phối hợp các địa phương giám sát thật chặt chẽ các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng để có các biện pháp phòng chống phù hợp."Ngay trong chiều nay (30/5), một đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật sẽ lên Cao Bằng phối hợp với tỉnh lên phương án phòng chống dịch châu chấu tre lưng vàng. Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cũng đã có báo cáo và khả năng tỉnh này sẽ công bố dịch. Đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật sẽ đánh giá quy mô ổ dịch châu chấu tre lưng vàng có đủ điều kiện để công bố dịch hay không", Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thông tin thêm.Tin liên quanChâu chấu tre lưng vàng gây hại tại Bắc KạnVề biện pháp phòng trừ châu chấu tre lưng vàng, ông Dương cho biết, chỉ có cách phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ."Thời điểm này, châu chấu mới ở tuổi 2, 3 nên hiệu quả phun phòng trừ rất tốt do bộ cánh chưa phát triển hoàn thiện, nếu sang tháng 7, bộ cánh châu chấu hoàn thiện, tốc độ di chuyển của chúng nhanh hơn thì thiệt hại càng lớn, quá trình phun thuốc bảo vệ thực vật không những giảm tác dụng mà còn ảnh hưởng nhiều đến môi trường", ông Dương nhấn mạnh.Về nguồn gốc đàn châu chấu tre lưng vàng có phải từ Trung Quốc bay sang không, ông Dương cho biết, đàn châu chấu tre là loài sinh vật gây hại vẫn xuất hiện hàng năm trong nội địa, là nhóm gây hại chủ yếu trên tre, nứa, vầu.Ông Dương cho biết, để giảm thiểu những tác động lên môi trường, Cục Bảo vệ thực vật đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phòng trừ loài dịch hại này.
https://nhandan.vn/len-phuong-an-phong-chong-dich-chau-chau-tre-lung-vang-post811872.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Dịch bệnh", "Châu chấu tre lưng vàng", "Cục Bảo vệ thực vật", "ngành nông nghiệp" ] }
Phát triển năng lượng xanh, bền vững
Nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt làđiện năng, đang ngày càng tăng cao. Dự kiến giai đoạn 2021-2030, mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân sẽ đạt 8,52% đến 9,36%. Để hướng đến mục tiêu giảm phát thải, trung hòa các-bon, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng một cách hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, việc chuyển dịch năng lượng còn đối mặt nhiều thách thức, cần sớm có các giải pháp tháo gỡ.
Tính đến cuối năm 2022, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống đạt 79.350 MW, trong đó, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) đạt khoảng 20.165 MW, chiếm tỷ trọng 25,4%. Việc phát triển nhanh các nguồn điện năng lượng tái tạo đã bổ sung công suất và sản lượng cho hệ thống điện quốc gia, đồng thời, giảm dần sự lệ thuộc vào các nguồn nhiên liệu truyền thống.Phát triển vượt bậcChủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA) Mai Duy Thiện cho biết, năng lượng sạch đã giúp nhiều quốc gia khắc phục tình trạng thiếu điện, bảo đảm an ninh năng lượng, do đó, việc phát triển năng lượng sạch là một trong những ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu cấp bách hành động chống biến đổi khí hậu của các nước. Việc phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược mà Việt Nam đang trong cuộc, tạo cơ hội để phát triển, tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xanh, sạch và bền vững. Khoảng 4-5 năm trở lại đây, đầu tư cho năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) ở nước ta phát triển vượt bậc.Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất các nhà máy điện năng lượng tái tạo và thủy điện vừa và lớn đạt 43.126 MW, chiếm 55,2% tổng công suất hệ thống điện của Việt Nam. "Giai đoạn đến 2050, hệ thống năng lượng của Việt Nam sẽ trải qua một quá trình chuyển đổi cơ bản về cơ cấu nguồn, từ chỗ chủ yếu dựa vào nguồn nhiên liệu hóa thạch chuyển sang nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng hiệu quả năng lượng.Năng lượng sạch đã giúp nhiều quốc gia khắc phục tình trạng thiếu điện, bảo đảm an ninh năng lượng, do đó, việc phát triển năng lượng sạch là một trong những ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu cấp bách hành động chống biến đổi khí hậu của các nước.Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA) Mai Duy ThiệnTheo đó, trọng tâm chuyển đổi của hệ thống điện Việt Nam (bao gồm điện sạch) sẽ là nguồn năng lượng chính, khai thác tối đa điện từ năng lượng tái tạo. Để hiện thực hóa được chiến lược phát triển năng lượng sạch, thời gian qua, Việt Nam đã ưu tiên đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo…" - ông Mai Duy Thiện nhấn mạnh.Tương tự, Phó Cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) Bùi Quốc Hùng cho rằng, Việt Nam là một nền kinh tế năng động, nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là điện năng ngày càng tăng cao. Giai đoạn 2011-2020, điện thương phẩm của Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân 9,6%/năm. Dự kiến giai đoạn 2021-2030, mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân sẽ đạt 8,52% đến 9,36%. Xu thế phát triển hiện nay của các nền kinh tế trên thế giới là thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, sạch, giảm phát thải nhằm hướng đến mục tiêu trung hòa các-bon.Hiện nay, đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm chuyển dịch năng lượng bền vững phù hợp với định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị và các cam kết của Chính phủ về giảm phát thải ròng bằng 0 tại Hội nghị COP 26.Theo Quy hoạch điện VIII, về nguồn điện cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo so với trước đây (điện gió trên bờ tăng từ 16.000 MW (11%) vào năm 2030 lên 56.000 MW (14,4%) vào năm 2045; điện gió ngoài khơi tăng từ 7.000 MW (4,8%) vào năm 2030 lên 64.500 MW (16,6%) vào năm 2045; điện mặt trời quy mô lớn tăng từ khoảng 8.700 MW (6%) vào năm 2030 lên 76.000 MW (19,6%) vào năm 2045). Tỷ trọng điện năng của các nguồn năng lượng tái tạo (tính cả thủy điện) trong tổng điện năng sản xuất đạt 33,4% năm 2030 và 54,3% năm 2045, giúp tăng tính chủ động trong việc cung cấp điện, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.Cải thiện hành lang pháp lýHiện nay, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi ngành năng lượng theo tinh thần phát huy nội lực, đồng thời tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ từ các đối tác phát triển. Trong đó, giảm dần nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, năng lượng truyền thống, ưu tiên phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, năng lượng xanh và sạch.Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế và công nghiệp đang phát triển tại Việt Nam còn gặp nhiều thách thức về nhu cầu tiêu thụ năng lượng, với tốc độ tăng trưởng khoảng 10-12% hằng năm, để tránh tình trạng thiếu điện cục bộ và tăng cường an ninh năng lượng, Việt Nam cần làm rõ thực trạng tiến trình phát triển, đánh giá các cơ hội, thách thức cần đối mặt. Thông qua đó, đưa ra các đề xuất nhằm đẩy mạnh hơn phát triển năng lượng xanh, sạch và hướng tới phát triển bền vững.Liên quan vấn đề này, Phó Cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo Bùi Quốc Hùng khẳng định, nhờ các chính sách khuyến khích, đồng bộ với các mục tiêu phát triển đặt ra đã giúp năng lượng tái tạo ở Việt Nam có sự phát triển nhanh, vượt bậc trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, việc chuyển đổi năng lượng, trong đó có chuyển đổi cơ cấu nguồn điện tại Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu vẫn còn nhiều thách thức.Việt Nam chưa có những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện mặt trời, điện gió; năng lực và trình độ công nghệ trong nước còn hạn chế, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế thiết bị.Việt Nam chưa có những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện mặt trời, điện gió; năng lực và trình độ công nghệ trong nước còn hạn chế, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế thiết bị.Bên cạnh đó, các chính sách, quy định khuyến khích phát triển thời gian qua chỉ được áp dụng trong thời gian nhất định để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào điện gió, điện mặt trời. Mặc dù việc bổ sung quy hoạch nguồn điện được tính toán đồng bộ quy hoạch lưới, nhưng tiến độ triển khai nhiều công trình lưới điện trong quy hoạch được phê duyệt còn chậm, dẫn đến quá tải cục bộ tại một số khu vực…Do đó, Chính phủ cần sớm phê duyệt các kế hoạch thực hiện quy hoạch làm cơ sở cho việc triển khai các dự án năng lượng cũng như có các cơ chế về giá cho các loại hình năng lượng tái tạo, nâng cao năng lực và trình độ công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ. Đồng thời, cần cải thiện hành lang pháp lý, đồng bộ các quy định và luật để thúc đẩy sử dụng hiệu quả năng lượng, phát triển thị trường năng lượng mới và năng lượng tái tạo; tiếp tục xem xét nghiên cứu xây dựng và trình ban hành Luật Năng lượng tái tạo nhằm thúc đẩy ngành phát triển.Theo Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Nguyễn Quốc Thập, các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sạch, xanh nói riêng và năng lượng nói chung cần một khối lượng và quy mô rất lớn. Do đó, nếu không huy động được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài sẽ khó hiện thực hóa các mục tiêu đã cam kết. Vì vậy, đẩy mạnh và tăng cường hợp tác và thu hút đầu tư nước ngoài sẽ là chìa khóa để thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng sạch và xanh của Việt Nam. Ngoài ra, cần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu xây dựng luật về năng lượng tái tạo, hoàn thiện các cơ chế, khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo theo hướng minh bạch và ổn định.
https://nhandan.vn/phat-trien-nang-luong-xanh-ben-vung-post776464.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "năng lượng sạch", "điện năng", "năng lượng xanh", "phát triển năng lượng xanh" ] }
Đồng loạt kiểm tra 9 cơ sở kinh doanh trá hình quán bar ở Đồng Nai
NDO -Ngày 29/4, Công antỉnh Đồng Naicho biết, lực lượng một số phòng nghiệp vụ vừa phối hợp với Công an thành phố Biên Hòa và Công an huyện Long Thành đồng loạt ra quân kiểm tra phát hiện 9 quán bar, vũ trường, beer club “trá hình” ẩn mình sau lớp vỏ là cơ sở kinh doanh nhà hàng, đồ uống.
Theo đó, tối 27/4, 9 tổ công tác với gần 300 cán bộ, chiến sĩ của một số phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công an thành phố Biên Hòa, Công an huyện Long Thành đồng loạt kiểm tra 8 cơ sở trên địa bàn thành phố Biên Hòa và 1 tại huyện Long Thành.Qua kiểm tra, lực lượng công an phát hiện cả 9 cơ sở đều có nhiều lỗi vi phạm quy định của pháp luật, như: Vi phạm về quy định an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng cháy, chữa cháy; một số nhân viên và khách sử dụng ma túy, hút shisha, sử dụng bóng cười, sử dụng vũ công ăn mặc gợi cảm, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục...Ngoài ra, qua kiểm tra tại các cơ sở, lực lượng công an còn phát hiện hàng chục đối tượng dương tính với ma túy.Lực lượng công an lập biên bản xử lý đối với chủ một cơ sở tại thành phố Biên Hòa.Lực lượng 9 tổ công tác của Công an tỉnh Đồng Nai đã lập biên bản xử lý đối với các chủ cơ sở theo quy định và thu giữ nhiều tang vật liên quan.Hiện, Công an thành phố Biên Hòa và Công an huyện Long Thành đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý.
https://nhandan.vn/post-807077.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Quán bar ở Biên Hòa", "kiểm tra", "trá hình", "quán bar" ] }
Từ nay đến cuối tháng 3, rét đậm chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía bắc
NDO -Dự báo, từ nay đến cuối tháng 3, không khí lạnh hoạt động yếu dần về cường độ; rét đậm, rét hại chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía bắc. Ngoài ra, hiện tượng mưa nhỏ, mưa phùn ở khu vực Bắc Bộ tiếp tục xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ tháng 4-6, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Ngoài ra, trên Biển Đông ít có khả năng xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới.Dự báo, trong nửa cuối tháng 3, không khí lạnh hoạt động yếu dần về cường độ, rét đậm, rét hại chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía bắc. Ngoài ra, hiện tượngmưa nhỏ, mưa phùnở khu vực Bắc Bộ tiếp tục xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm trong thời kỳ nửa cuối tháng 3.Từ tháng 4, không khí lạnh hoạt động yếu và ít có khả năng xuất hiện rét đậm, rét hại; mưa nhỏ mưa phùn cũng giảm dần và chỉ xảy ra ít ngày ở vùng ven biển phía Đông Bắc Bộ.Trên phạm vi cả nước có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, đặc biệt trong các đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta trong thời kỳ chuyển mùa (tháng 4 và 5).Từ nay đến cuối tháng 3,nắng nóng xuất hiện ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, vùng núi phía tây thuộc Bắc Trung Bộ; sau đó gia tăng về cường độ và mở rộng dần sang các nơi khác của khu vực Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ vào tháng 4-6. Nắng nóng tại khu vực Nam Bộ tiếp tục duy trì trên khu vực miền đông và sẽ mở rộng dần sang khu vực miền tây từ nửa cuối tháng 3 đến nửa đầu tháng 5.Ngoài ra, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tình trạng khô hạn còn tiếp diễn trong tháng 4. Ở khu vực Trung Bộ khả năng xuất hiện khô hạn kéo dài trong thời kỳ từ tháng 4-6.Các chuyên gia khí tượng dự báo, trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ trung bình từ tháng 4-5, phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 1-2 độ C, có nơi cao hơn. Tháng 6, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Cảnh báo, hiện tượngnắng nóng gia tăngsẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như mọi hoạt động ngoài trời; đặc biệt sang tháng 5-6, mức độ nắng nóng có thể gia tăng gay gắt hơn. Ngoài ra, mưa lớn, dông, lốc, mưa đá trong giai đoạn chuyển mùa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng ở các khu vực chịu tác động.Dự báo, từ tháng 4-6, tổng lượng mưa ở khu vực Bắc Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Ở khu vực Trung Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa-Thừa Thiên Huế tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 15-30mm; các tỉnh từ Đà Nẵng-Bình Thuận tổng lượng mưa thiếu hụt từ 20-40mm.Sang tháng 5, tổng lượng mưa tại khu vực Trung Bộ thiếu hụt từ 10-30%. Tháng 6, tổng lượng mưa tại các tỉnh miền trung phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Tổng lượng mưa ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng 4 thấp hơn từ 30-60mm so với trung bình nhiều năm. Tháng 5, tổng lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm khoảng từ 15-30%. Tháng 6, tổng lượng mưa phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
https://nhandan.vn/tu-nay-den-cuoi-thang-3-ret-dam-chi-xuat-hien-cuc-bo-o-vung-nui-phia-bac-post800352.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Dự báo", "Bắc Bộ", "mưa phùn", "sương mù", "Tây Bắc Bộ", "Đông Nam Bộ", "nắng nóng" ] }
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng có sương mù, trưa chiều hửng nắng
NDO -Dự báo hôm nay (8/1), ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục phổ biến thời tiết có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều hửng nắng, sáng sớm và đêm trời rét.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 8/1, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng.Sáng sớm và đêm trời rét.Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi; riêng khu vực Nam Bộ có nơi nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất ở các tỉnh Tây Nguyên 28-31 độ C, có nơi hơn 31 độ C; khu vực Nam Bộ 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.Trên biển, ngày và đêm 8/1, ở vùng biển phía đông bắc của khu vực bắc Biển Đông và vùng biển phía tây của khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2-4m.Vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2-4m.Dự báo ngày 9/1, vùng biển phía đông bắc của khu vực bắc Biển Đông, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía tây của khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao 2-3,5m, biển động.Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động củagió mạnh, sóng lớn.Dự báo thời tiết ngày và đêm 8/1 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 24-27 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18-21 độ C, riêng khu Tây Bắc 14-17 độ C, có nơi dưới 13 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 24-27 độ C, có nơi hơn 27 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi,sáng sớm có sương mùvà sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18-21 độ C, vùng núi có nơi dưới 16 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 24-27 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 23-26 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Phía bắc nhiều mây, có mưa rào vài nơi; phía nam có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: Phía bắc 25-28 độ C; phía nam 29-31 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-31 độ C, có nơi hơn 31 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.
https://nhandan.vn/bac-bo-bac-trung-bo-sang-co-suong-mu-trua-chieu-hung-nang-post791054.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Thời tiết hôm nay", "Bắc Bộ", "Bắc Trung Bộ", "sương mù", "sáng sớm và đêm trời rét" ] }
Cảnh báo tối và đêm 3/1, nhiều vùng biển có gió giật mạnh, sóng cao 2-4m
NDO -Do ảnh hưởng của không khí lạnh, tối và đêm 3/1, trên nhiều vùng biển có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2-4m. Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động trên biển đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, tối và đêm 3/1, ở vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 1,5-2,5m.Khu vực giữa Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2-4m.Ở vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, từ tối và đêm 3/1, có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9,biển động mạnh, sóng biển cao từ 2-4m.Vùng biển phía tây của khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2-4m.Ngoài ra, theo dự báo của các chuyên gia khí tượng, do ảnh hưởng của không khí lạnh, ngày và đêm 4/1, ở khu vực bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; khu vực đông bắc của bắc Biển Đông và vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; sóng biển cao 3-5m, riêng khu vực Khánh Hòa đến Cà Mau 2-4m, biển động mạnh.Khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây của khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao 2-4m, biển động.Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều cónguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.Trước tình hình gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng thông báo cho những phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết diễn biến để chủ động phòng tránh, bảo đảm an toàn và có kế hoạch sản xuất phù hợp.Duy trì thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.Đồng thời khuyến cáo ngư dân và các thuyền viên cần thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên những phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết...
https://nhandan.vn/canh-bao-toi-va-dem-31-nhieu-vung-bien-co-gio-giat-manh-song-cao-2-4m-post790471.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Không khí lạnh", "Biển Đông", "gió mạnh", "sóng lớn", "biển động mạnh" ] }
Các quốc gia trên thế giới chỉ còn 2 năm để cứu Trái đất
NDO -Theo quan chức phụ tráchbiến đổi khí hậucủa Liên hợp quốc, các chính phủ, nhà lãnh đạo doanh nghiệp và ngân hàng phát triển chỉ còn 2 năm để hành động nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn.
Trong một bài phát biểu mới đây, Thư ký điều hành Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC), ông Simon Stiell cảnh báo vấn đề nóng lên toàn cầu đang dần trượt ra khỏi chương trình nghị sự của các chính trị gia trên thế giới.Các nhà khoa học cho biết, việc giảm một nửa lượng khí thải gây hiệu nhà kính vào năm 2030 là vô cùng quan trọng để hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở1,5 độ C- giới hạn giúp con người có thể tránh được những tác động nguy hiểm nhất của biến đổi khí hậu.Tuy nhiên, năm ngoái,phát thải khí CO2 trong lĩnh vực năng lượngcủa thế giới đã tăng lên mức cao kỷ lục. Các cam kết hành động chống biến đổi khí hậu được đưa ra cho đến thời điểm hiện tại gần như sẽ không thể đáp ứng mục tiêu cắt giảm lượng khí thải toàn cầu vào năm 2030.Theo ông Simon Stiell, khoảng thời gian 2 năm tới đây có ý nghĩa quyết định trong nỗ lực cứu Trái đất trước mối đe dọa biến đổi khí hậu hiện nay.“Chúng ta vẫn còn cơ hội giảm lượng khí thải nhà kính bằng các kế hoạch khí hậu quốc gia mới. Nhưng chúng ta cần những kế hoạch đó mạnh mẽ hơn và ngay bây giờ”, Thư ký điều hành UNFCCC cho hay.Ông Stiell kêu gọi các nước thuộc nhóm G20, vốn chiếm 80% tổng lượng khí thải toàn cầu, phải có những động thái khẩn trương và quyết liệt hơn.Vị quan chức phụ trách biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc đồng thời nhấn mạnh cần huy động thêm nguồn lực tài chính cho ứng phó biến đổi khí hậu, thông qua cơ chế miễn trừ nợ và cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các nước nghèo, và các nguồn tài chính quốc tế mới như thuế phát thải đối với ngành vận tải biển…Ông cho biết, nhiệm vụ chính của các cuộc đàm phán về khí hậu tại hội nghị COP29 ở Baku, Azerbaijan năm nay là thúc đẩy các quốc gia cùng thống nhất một mục tiêu mới về tài chính khí hậu, nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển gặp khó khăn trong việc đầu tư chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch và chống biến đổi khí hậu.
https://nhandan.vn/cac-quoc-gia-tren-the-gioi-chi-con-2-nam-de-cuu-trai-dat-post804132.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "biến đổi khí hậu", "cứu Trái đất", "chống biến đổi khí hậu", "Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu", "phát thải khí nhà kính", "tài chính khí hậu" ] }
Không khí lạnh gây mưa lớn ở Bắc Bộ, đề phòng lốc sét, gió giật mạnh
NDO -Dự báo đêm 11 và ngày 12/5, do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, có nơi hơn 90mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều nay (11/5), ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam.Dự báo đêm 11 và ngày 12/5, do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp nên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi hơn 90mm.Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngoài ra, mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.Các chuyên gia khí tượng cảnh báo, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá.Người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất...Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ralũ quétđể đến nơi có vị trí cao hơn.Ngoài ra, khi trời mưa dông thường kéo theo gió mạnh, ngập nước, thậm chí là lốc xoáy và sét đánh gây nguy hiểm cho mọi người. Người dân nên cẩn thận với các thiết bị điện, điện tử... trong nhà bằng việc không sử dụng điện thoại có dây khi trời mưa có sấm sét vì điện thoại có thể là nguyên nhân dẫn đến sét đánh gây tử vong.Dự báo thời tiết đêm 11 và ngày 12/5 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, có lúc có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-31 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C, có nơi hơn 32 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-31 độ C, có nơi hơn 31 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Phía bắc nhiều mây, có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to; phía nam có mây, chiều tối và đêm có mưa rào dông vài nơi, ngày nắng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, phía nam có nơi hơn 33 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Tây Nguyên:Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Nam Bộ:Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng nóng, có nơinắng nóng gay gắt.Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C.
https://nhandan.vn/khong-khi-lanh-gay-mua-lon-o-bac-bo-de-phong-loc-set-gio-giat-manh-post808889.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Không khí lạnh", "lũ quét", "sạt lở", "Bắc Bộ", "Bắc Trung Bộ", "mưa dông" ] }
Ngày 24/5, mưa lớn cục bộ tại Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên
NDO -Dự báo, chiều và đêm 24/5, ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngoài ra, mưa lớn cục bộ có thể gây ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 24/5, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác,cục bộ có mưa tovới lượng mưa 15-30mm, có nơi hơn 70mm (mưa tập trung vào chiều và đêm).Chiều và đêm 24/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi hơn 70mm.Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.Cảnh báo, mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn có thể gây ngập úng tại các khu đô thị.Cảnh báo mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên nhiều vùng biểnSáng nay (24/5), ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía nam khu vực nam Biển Đông vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, và vịnh Thái Lan đang có mưa rào và dông.Dự báo, ngày và đêm 24/5, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía nam khu vực nam Biển Đông, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác.Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7, đề phòng độ cao sóng có thể tăng lên hơn 2m.Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động củalốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.Dự báo thời tiết ngày và đêm 24/5 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Có mây, chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-33 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Có mây, chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C, có nơi hơn 32 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Có mây, chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C, vùng núi có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; riêng vùng ven biển có khả năng xảy ra lốc xoáy. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C, có nơi hơn 32 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, có mưa rào và dông vài nơi; riêng phía bắc chiều và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; riêng vùng ven biển có khả năng xảy ra lốc xoáy. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.Tây Nguyên:Có mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ; đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.
https://nhandan.vn/ngay-245-mua-lon-cuc-bo-tai-bac-bo-trung-bo-va-tay-nguyen-post810889.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Dự báo", "mưa lớn", "Bắc Bộ", "Tây Nguyên", "Trung Bộ", "lốc sét", "gió giật mạnh", "lũ quét", "sạt lở" ] }
Ngày 23/3, vùng núi Bắc Trung Bộ nắng nóng, có nơi hơn 35 độ C
NDO -Dự báo hôm nay (23/3), ở khu vực Bắc Bộ phổ biến thời tiết sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, sáng và đêm trời lạnh. Các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, riêng vùng núi phía tây có nơi nắng nóng hơn 35 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/3, ở khu vực Bắc Bộ sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác,sáng và đêm trời lạnh; riêng khu vực phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Sáng sớm và đêm trời rét.Các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng, riêng vùng núi phía tây có nơi nắng nóng hơn 35 độ C.Khu vực Tây Nguyên ngày nắng,có nơi có nắng nóng,chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Các tỉnh Nam Bộ, ngày nắng, riêng miền Đông có nắng nóng, đêm không mưa.Ngoài ra, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 24-26/3, không khí lạnh hoạt động với cường độ yếu và lệch đông, vùng áp thấp phía tây có xu hướng phát triển dần, ở khu vực phía Tây Bắc Bộ có nơi nắng nóng.Vùng núi phía tây khu vực Bắc và Trung Trung Bộ từ ngày 24-25/3 có nắng nóng cục bộ.Dự báo thời tiết ngày và đêm 23/3 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Sáng và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 20-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 25-27 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18-21 độ C, có nơi dưới 17 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-30 độ C, có nơi hơn 30 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Sáng và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19-22 độ C, vùng núi có nơi dưới 18 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 24-27 độ C, có nơi hơn 27 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng, riêng vùng núi phía tây có nơi nắng nóng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 27-30 độ C, phía nam 30-33 độ C. Riêng vùng núi phía tây có nơi hơn 35 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm cómưa rào và dôngvài nơi. Gió đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, có nơi có nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, riêng miền Đông có nắng nóng; đêm không mưa. Gió đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C; riêng miền Đông 35-37 độ C.
https://nhandan.vn/ngay-233-vung-nui-bac-trung-bo-nang-nong-co-noi-hon-35-do-c-post801207.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Dự báo", "Thời tiết hôm nay", "Bắc Bộ", "mưa phùn", "sương mù", "Nắng nóng", "Đông Nam Bộ", "Bắc Trung Bộ" ] }
Australia ứng phó cháy rừng nghiêm trọng ở bang Victoria
NDO -Ngày 25/2, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cam kết sẽ cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết để giúp bang Victoria ứng phó cháy rừng nghiêm trọng đang diễn ra tại đây nhiều ngày qua.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh bang tập trung đông đúc dân cư tạiAustraliađang trong tình trạng khẩn cấp về cháy rừng vốn kéo dài nhiều ngày qua, khiến nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi và thiệt hại về gia súc.Chính quyền địa phương cũng đã phát cảnh báo, nhiệt độ cao có thể làm bùng phát thêm các đám cháy rừng trong tuần vừa qua.“Chúng tôi sẽ cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ nào nếu được yêu cầu từ Victoria”, Thủ tướng Albanese nói với các phóng viên trong buổi họp báo ở thành phố Frankston, bang Victoria.Theo ông Albanese, đây là lời nhắc nhở phải cảnh giác để tiếp tục các nỗ lực và hành động ứng phó với mối đe dọa liên quan biến đổi khí hậu.Tình trạng khẩn cấp vềcháy rừngở Victoria đã buộc hơn 2.000 người phải rời các thị trấn phía tây để sơ tán tới thành phố Ballarat, cách Melbourne - thành phố thủ phủ của bang 95km về phía tây.Tin liên quanNắng nóng cực đoan làm gia tăng nguy cơ cháy rừng ở AustraliaAustralia đang chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiếtEl Nino, thường gắn liền với các dạng thời tiết cực đoan như cháy rừng, lốc xoáy và hạn hán.Theo cơ quan ứng phó khẩn cấp của bang Victoria, hơn 15 vụ cháy rừng đã bùng phát ở bang này chỉ trong ngày chủ nhật, trong đó có một số vụ cháy nghiêm trọng được xếp ở mức độ nguy hiểm cao thứ 2 xảy ra ở gần một số thị trấn vùng sâu của bang này.Các cơ quan chức năng địa phương cũng thông tin về những lo ngại liên quan thời tiết trong tuần qua, đặc biệt trong 2 ngày từ thứ tư đến thứ năm khi dự báo nhiệt độ cao có thể làm bùng phát thêm các đám cháy.Hiện khoảng 1.000 lính cứu hỏa được hỗ trợ bởi hơn 50 máy bay vẫn đang nỗ lực dập lửa ngay từ khi các đám cháy bùng phát tại bang này.Hai mùa cháy rừng vừa qua ở Australia đã dịu đi đáng kể so với “Mùa hè đen” trong giai đoạn 2019-2020, khi cháy rừng đã tàn phá một khu vực rộng lớn ở nước này, cướp đi sinh mạng của 33 người cùng ước tính khoảng 3 tỷ động vật.
https://nhandan.vn/australia-ung-pho-chay-rung-nghiem-trong-o-bang-victoria-post797516.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:02", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:02", "tags": [ "Bang Victoria", "Cháy rừng", "Tình trạng khẩn cấp", "El Nino", "Australia" ] }
Vĩnh Long khẩn trương khắc phục sạt lở cồn Thanh Long
NDO -Ngày 12/2, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long cùng chính quyền địa phương đến hiện trường khảo sát, thăm hỏi và hỗ trợ người dân thực hiện các giải pháp khắc phục tạm thời 2 điểm sạt lở tại cồn Thanh Long thuộc ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Trước đó, vào khoảng 2 giờ sáng cùng ngày, 2 đoạn đê bao cồn Thanh Long dài khoảng 20 m bị sạt lở vào thời điểm đỉnh điểm của triều cường. Nước tràn vào khu vực phía trong đê bao gây ngập cục bộ, ảnh hưởng 17 ha vườn cây ăn trái và đời sống của 10 hộ dân tại đây.Điều đáng quan ngại là nước ngập vườn có nhiễm mặn với nồng độ khoảng 2,1 phần ngàn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, sinh trưởng của các loại cây ăn trái.Sạt lở khiến nước nhiễm mặn tràn vào vườn cây ăn trái của người dân cồn Thanh Long.Cách đây 8 năm, vào đúng ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, nơi đây cũng đã xảy ra sạt lở đoạn đê bao, ảnh hưởng 25 hộ dân và gần 20 ha vườn cây ăn trái bị suy kiệt.Theo người dân nơi đây, ngoài các giải pháp khắc phục tạm thời các điểm sạt lở, về lâu dài, nhân dân rất mong cơ quan chức năng sớm có những giải pháp căn cơ hơn trong việc gia cố toàn tuyến đê bao cồn Thanh Long để bảo vệ an toàn hơn diện tích vườn cây ăn trái và đời sống người dân.
https://nhandan.vn/vinh-long-khan-truong-khac-phuc-sat-lo-con-thanh-long-post796017.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Vĩnh Long", "sạt lở", "cồn Thanh Long" ] }
Vườn quốc gia Cát Tiên nỗ lực đạt chứng nhận Danh lục Xanh IUCN
NDO -Vườn quốc giaCát Tiênlà khu nổi bật đã thực hiện giám sát đa dạng sinh học từ đầu những năm 2000, với dữ liệu về các quần thể loài quan trọng như chim, linh trưởng, hươu và cá sấu. Hiện nay, vườn quốc gia Cát Tiên đang nỗ lực hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để đạt được chứng nhận Danh lục xanh IUCN dự kiến trong năm 2024.
Vườn quốc gia Cát Tiên tiến gần đến Danh lục XanhDanh lục Xanh IUCN là bộ tiêu chuẩn toàn cầu cho các Khu bảo vệ vàBảo tồn, cung cấp thước đo thành công trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Tính đến năm 2022, sáng kiến này đã thu hút được sự quan tâm và tham gia của hơn 60 quốc gia trên khắp thế giới.Trọng tâm của Danh lục Xanh là Tiêu chuẩn Bền vững Danh lục Xanh, đưa ra tiêu chuẩn toàn cầu về cách đáp ứng những thách thức quản lý các Khu bảo vệ và Bảo tồn trong thế kỷ 21. Mục tiêu của Chương trình Danh lục Xanh IUCN là công nhận và tăng số lượng các Khu bảo vệ và Bảo tồn đạt được kết quả bảo tồn lâu dài cho con người và thiên nhiên. Quyết định XIII/2 của Công ước Đa dạng Sinh học (CBD) cũng đã ghi rõ "Chương trình Danh lục xanh IUCN cho các Khu bảo vệ và Bảo tồn là một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm thúc đẩy và khuyến khích quản lý hiệu quả các Khu bảo tồn".Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ trong bảo tồn đa dạng sinh học và việc tham gia Danh lục Xanh IUCN thể hiện cam kết đối với sự bền vững môi trường toàn cầu. Sau quá trình đánh giá tỉ mỉ kéo dài 2 năm, Vân Long là Khu bảo tồn đầu tiên ở Đông Nam Á được chứng nhận Danh lục Xanh.Hiện tại ở Việt Nam có 10 khu bảo vệ và bảo tồn tham gia chương trình Danh lục Xanh gồm Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vườn Quốc gia Vũ Quang, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong, Vườn Quốc gia Sông Thanh, Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Vườn Quốc gia Pù Mát và Vườn Quốc gia Côn Đảo. Hai khu đang trong Giai đoạn đăng ký (Vườn Quốc gia Côn Đảo và Vườn Quốc gia Pù Mát) và các khu còn lại đang trong Giai đoạn ứng viên.Hiện tại ở Việt Nam có 10 khu bảo vệ và bảo tồn tham gia chương trình Danh lục Xanh. (Ảnh: Vườn quốc gia Cát Tiên)Tại các cuộc họp nhóm chuyên gia EAGL vào tháng 4 và tháng 9 năm 2023, hồ sơ Cát Tiên đã được xem xét kỹ lưỡng và toàn bộ chuyên gia EAGL đều thông qua quyết định đề cử vườn quốc gia Cát Tiên. Cơ quan thẩm định độc lập đã phê duyệt hồ sơ vào tháng 12 năm 2023 và trình lên Ủy ban Danh lục Xanh để đánh giá cuối cùng và trao danh hiệu Danh lục Xanh.Ông Vũ Văn Hưng, Giám đốc Ban quản lý Dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học thiên nhiên (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Ban quản lý các dự án lâm nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao quản lý và triển khai các dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học do cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ viện trợ không hoàn lại. Dự án bắt đầu triển khai từ năm 2021 trên địa bàn 11 tỉnh và 3 vườn quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự án gồm 2 hợp phần chính: Hợp phần quản lý rừng bền vững tập trung chủ yếu tại các khu vực rừng trồng và rừng tự nhiên sản xuất.Hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học triển khai tập trung tại 14 khu rừng đặc dụng và 7 khu rừng phòng hộ, với mục tiêu để duy trì độ che phủ rừng và kết nối sinh cảnh nhằm bảo vệ những loài động vật đặc hữu và nguy cấp. Hợp phần này được thực hiện với đơn vị thực hiện là WWF và các đối tác khác.Tiếp tục hỗ trợ thêm 3 vườn quốc gia đạt Danh lục xanhTrong thời gian qua Dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học thiên nhiên đã triển khai rất nhiều các hoạt động để giúp việc quản lý và nâng cao chất lượng bảo tồn và đa dạng sinh học tại các khu rừng như hoạt động tuần tra Smart, bẫy ảnh giám sát loài, tháo gỡ bẫy ảnh,…Ngoài ra, còn một hoạt động quan trọng được dự án đưa vào triển khai trong những năm qua là hỗ trợ các vườn quốc gia, khu bảo tồn xây dựng và hoàn thiện hồ sơ trình IUCN công nhận Danh lục Xanh.Dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học thiên nhiên đã triển khai rất nhiều các hoạt động để giúp việc quản lý và nâng cao chất lượng bảo tồn và đa dạng sinh học tại các khu rừng. (Ảnh Vườn quốc gia Cát Tiên).Đến nay đã hỗ trợ vườn quốc gia Cát Tiên hoàn thiện hồ sơ và đã được thông qua Nhóm công tác Danh lục Xanh Việt Nam (EAGL) và đang chờ phê duyệt cuối cùng bởi IUCN quốc tế.Theo kế hoạch, trong năm 2024 và 2025 Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ ít nhất 3 vườn quốc gia để hoàn thiện hồ sơ xin công nhận Danh lục Xanh cho các vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, Bạch Mã và Cúc Phương.Bà Annie Wallace, Giám đốc Văn phòng Biến đổi Khí hậu, Năng lượng và Môi trường của USAID Việt Nam, chia sẻ: “Các chương trình về bảo tồn đa dạng sinh học của USAID tại Việt Nam đang hỗ trợ các khu bảo tồn có phương pháp quản lý tốt, giống như các khu bảo tồn theo tiêu chuẩn Danh lục Xanh IUCN, và có các sáng kiến và thực hành tốt về bảo tồn. Kết quả từ đợt khảo sát bằng bẫy ảnh gần đây cho thấy vườn quốc gia Cát Tiên có các kết quả tốt và minh chứng một điều là những đầu tư dài hạn vào cải thiện công tác quản lý của các khu bảo tồn đem lại kết quả tích cực về bảo tồn. Đó là lý do tại sao Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam thông qua USAID đang hợp tác với vườn quốc gia Cát Tiên trong quá trình đánh giá Danh lục Xanh. USAID dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ các vườn quốc gia ứng viên để đạt được danh hiệu Danh lục Xanh để chứng minh tính hiệu quả và khả năng ứng dụng của Danh lục Xanh”.Tin liên quanBảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh ThượngÔng Phạm Xuân Thịnh, Giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên cho biết: "Trong lúc chờ đợi kết quả từ Ủy ban IUCN quốc tế, chúng tôi cam kết luôn thực hiện các biện pháp bảo tồn toàn diện và luôn nỗ lực đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt được đặt ra bởi Danh lục Xanh, với mục tiêu trở thành một trong những điển hình của các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý bền vững và bảo vệ đa dạng sinh học".Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học do USAID tài trợ không chỉ đơn thuần là hỗ trợ tài chính mà còn cung cấp lộ trình để tích hợp Danh lục Xanh IUCN vào các chính sách và kế hoạch quản lý khu vực dự án, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của các khu bảo tồn, thiết lập di sản về quản lý và phục hồi môi trường.Sự tham gia của Việt Nam vào chương trình mang tầm cỡ quốc tế như Danh lục Xanh là minh chứng cho sự cống hiến của Việt Nam trong việc bảo tồn đa dạng sinh học phong phú và thúc đẩy phát triển bền vững.
https://nhandan.vn/vuon-quoc-gia-cat-tien-no-luc-dat-chung-nhan-danh-luc-xanh-iucn-post792583.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Danh lục Xanh", "vườn quốc gia", "động vật hoang dã", "bảo vệ động vật", "thiên nhiên", "môi trường", "Cát Tiên" ] }
Tây Nguyên và Nam Bộ mưa lớn, đề phòng ngập úng, lốc sét, gió giật mạnh
NDO -Dự báo, từ ngày 22-23/6, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa to cục bộ. Đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 23/6, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông,cục bộ có mưa rất tovới lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, có nơi hơn 130mm (thời gian mưa lớn tập trung chủ yếu vào chiều và đêm).Ngoài ra, sáng 22/6, ở Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; chiều và tối 22/6, ở khu vực từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi hơn 80mm.Dự báo, từ ngày 24/6, mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng giảm dần.Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Dự báo thời tiết ngày và đêm 22/6 tại các khu vực hơn cả nước:Khu vực Hà Nội:Có mây, sáng có mưa rào và dông rải rác, sau có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 28-30 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-34 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Có mây, sáng và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C; riêng khu Tây Bắc có nơi dưới 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Có mây, sáng có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; sau có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 27-30 độ C Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Có mây, ngày nắng nóng, có nơinắng nóng gay gắt,chiều tối có mưa rào và dông rải rác, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 27-30 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Phía bắc có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác, đêm có mưa rào và dông vài nơi; phía nam nhiều mây, chiều và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C; riêng phía bắc có nơi 34-36 độ C.Tây Nguyên:Nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 26-29 độ C.Nam Bộ:Nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi dưới 30 độ C.
https://nhandan.vn/tay-nguyen-va-nam-bo-mua-lon-de-phong-ngap-ung-loc-set-gio-giat-manh-post815602.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Tây Nguyên", "Nam Bộ", "mưa lớn", "ngập úng", "lốc sét", "gió giật mạnh" ] }
Việt Nam–EU: Tiến tới hình mẫu hợp tác điển hình trong lĩnh vực chuyển đổi xanh
NDO -Phát biểu quan trọng tại Diễn đàn cấp Bộ trưởng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ ba (IPMF-3), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã khẳng định cam kếtchống biến đổi khí hậuvà chuyển đổi xanh mạnh mẽ của Việt Nam.
Sáng 2/2/2024, tại Brussels (Bỉ) đã diễn ra Diễn đàn cấp Bộ trưởng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ ba (IPMF-3). Diễn đàn năm nay có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao từ hơn 70 quốc gia trong đó có 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và các nước khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cùng với Lãnh đạo của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn.Là sáng kiến của EU từ năm 2022, Diễn đàn được tổ chức thường niên để các Bộ trưởng Ngoại giao các nước EU và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cùng chia sẻ, đánh giá về triển vọng hợp tác giữa hai khu vực, từ đó trao đổi các giải pháp nhằm thúc đẩy trật tự thế giới dựa trên luật lệ, ứng phó với các thách thức toàn cầu và xây dựng các nền tảng cho quá trình phục hồi kinh tế nhanh, bền vững, công bằng vì mục tiêu thịnh vượng.Các lĩnh vực ưu tiên hợp tác đến nay tập trung vào: thịnh vượng bao trùm và bền vững,chuyển đổi xanh, quản lý đại dương, quan hệ đối tác và các vấn đề quản trị số, kết nối, an ninh quốc phòng và an ninh con người.Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó Chủ tịch, Đại diện cấp cao chính sách đối ngoại và an ninh của Ủy ban châu Âu Josep Borrell khẳng định tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đối với châu Âu; mong muốn thúc đẩy hợp tác sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn với các đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì an ninh và sự thịnh vượng của hai khu vực.Tại phiên thảo luận bàn tròn có chủ đề “Chuyển đổi xanh – Quan hệ đối tác vì tương lai bền vững”, các Bộ trưởng đã tập trung thảo luận về các giải pháp gắn phục hồi kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu với chuyển đổi xanh, bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng và công bằng xã hội và vai trò của quan hệ đối tác EU-Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.Các Bộ trưởng nhấn mạnh, với thế mạnh và kinh nghiệm xanh hoá mô hình kinh tế của EU cũng như thế mạnh là nguồn lực tài chính, hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi xanh sẽ trở thành trụ cột quan trọng hàng đầu của EU với các nước trong khu vực.Bộ trưởng các nước tại Diễn đàn cấp Bộ trưởng Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương lần thứ ba (IPMF-3).Phát biểu chính mở đầu tại phiên thảo luận trên, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh mạnh mẽ của Việt Nam, từ COP-26 đến việc trở thành một trong ba nước đầu tiên thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).Nhấn mạnh vai trò quan trọng của EU trong thúc đẩy và hiện thực hoá chương trình nghị sự xanh ở khu vực, Bộ trưởng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng EU xây dựng mô hình hợp tác điển hình về chuyển đổi xanh, hỗ trợ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thu hẹp khoảng cách tài chính, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; nhấn mạnh việc triển khai hiệu quả JETP sẽ là minh chứng cho mô hình hợp tác này.Vềcác quy định xanhmới, nhất là Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) do EU khởi xướng, Bộ trưởng nhấn mạnh các quy định, chính sách về chuyển đổi xanh của các nước phát triển cần phải tạo ra những cơ hội mới cho tăng trưởng, không phải tạo nên rào cản mới cho thương mại vốn là động lực tăng trưởng của nhiều nước đang phát triển. Do đó, Bộ trưởng đề nghị các nước EU hỗ trợ Việt Nam và các nước đang phát triển thích ứng thông qua chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt, phối hợp xây dựng chính sách, các cơ chế mua bán và định giá carbon.Diễn đàn IPMF năm nay thu hút sự tham dự của đông đảo nhất từ trước đến nay của các Bộ trưởng Ngoại giao các nước EU và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và đại diện các tổ chức quốc tế, cho thấy quan tâm ngày càng lớn của các nước đối với các khuôn khổ hợp tác giữa EU và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong bối cảnh cục diện thế giới tiếp tục phân mảnh, chia rẽ, việc thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác liên khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giải quyết các thách thức toàn cầu và thúc đẩy thịnh vượng bền vững, bao trùm.
https://nhandan.vn/post-795075.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "JETP", "COP-26", "chuyển đổi xanh", "IPMF-3", "diễn đàn" ] }
Hà Nam phát động Tháng hành động vì môi trường
Ngày 31/5, Ủy ban nhân dântỉnh Hà Namtổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6), Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5) năm 2024.
Phát biểu chỉ đạo tại lễ phát động, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng đề nghị các sở, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả các hoạt động của Tháng hành động vì môi trường, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024.Đồng chí đề nghị tiếp tục tổ chức tuyên truyền, triển khai hiệu quả quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật, các chương trình, đề án, kế hoạch về bảo vệ môi trường đã được Trung ương và tỉnh ban hành, đặc biệt là tổ chức thực hiện các nội dung về môi trường trong Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050; góp phần tích cực cùng cả nước tham gia quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển xanh, phát triển bền vững.Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam phát biểu tại lễ phát động.Các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt các tiêu chí, chỉ tiêu về môi trường trong Bộ tiêu chí xã, huyện nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh theo Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2021-2025 phù hợp với điều kiện của địa phương; phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong công tác vận động đoàn viên, hội viên, học sinh và nhân dân thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.Đồng thời, các sở, ngành, địa phương nâng cao công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, về đa dạng sinh học.Tỉnh Hà Nam sở hữu sự đa dạng sinh học cao với các nguồn gene quý, hiếm như: voọc mông trắng, culi, khỉ mốc… Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã thể hiện rõ quan điểm phát triển của tỉnh, đó là “Phát triển nhanh, bền vững, toàn diện theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển đô thị xanh, thông minh; kết hợp phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu”...Sau lễ phát động, các đại biểu tham gia hưởng ứng trồng cây xanh tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng.Tháng hành động vì môi trườnghưởng ứng Ngày môi trường thế giới, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh Hà Nam nhằm tuyên truyền sâu rộng tới các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về phục hồi đất đai, bảo vệ tự nhiên; kêu gọi mọi người xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học; tăng cường các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và đất; xây dựng lối sống xanh hơn, sạch hơn.
https://nhandan.vn/ha-nam-phat-dong-thang-hanh-dong-vi-moi-truong-post812102.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Ngày Môi trường thế giới", "Đa dạng sinh học", "Voọc mông trắng", "Hà Nam", "Tháng hành động vì môi trường" ] }
Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ mưa dông, có nơi mưa to đến rất to
NDO -Dự báo hôm nay (3/5), ở khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngoài ra, mưa lớn cục bộ có thể gây ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (3/5), ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đang có mưa vừa và dông, cục bộ cómưa to đến rất tovới lượng mưa có nơi hơn 70mm như: Tà Hộc 2 (Sơn La) 95,6mm, Cao Dương (Hòa Bình) 83,8mm, Vân Đình (Hà Nội) 100,8mm, Mường Lát (Thanh Hóa) 76,2mm, Hoàng Mai (Nghệ An) 98mm,…Dự báo ngày và đêm 3/5, ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi hơn 80mm.Khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi hơn 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối).Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.Trên biển, ngày và đêm 3/5, ở vịnh Bắc Bộ có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy và gió giật mạnh.Dự báo thời tiết ngày và đêm 3/5 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-29 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét,mưa đá và gió giật mạnh.Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C, riêng khu vực Tây Bắc có nơi hơn 33 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C, vùng núi có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-30 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Phía bắc nhiều mây, có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to; phía nam có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng phía bắc chiều tối và có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 26-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 27-30 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C.
https://nhandan.vn/bac-bo-bac-va-trung-trung-bo-mua-dong-co-noi-mua-to-den-rat-to-post807557.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Dự báo thời tiết", "mưa rào và dông", "mưa to", "Bắc Bộ", "Trung và Nam Trung Bộ", "lốc sét", "gió giật mạnh", "mưa đá" ] }
Cần làm rõ những sai phạm của 2 dự án lớn ở Sơn La
NDO -Trong vòng 10 tháng, tại một xã củatỉnh Sơn Lađã đưa vào khánh thành hoạt động 2 nhà máy thuộc lĩnh vực sản xuất phân bón và sản xuất cà-phê với quy mô lớn nằm sát nhau tại xã Mường Bon,huyện Mai Sơn. Đây là 2 dự án lớn nhưng lại có những vi phạm khá tương đồng ngay từ lúc mới triển khai, không chấp hành các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, những sai phạm này chỉ được xử phạt hành chính rồi sau đó là việc “hợp thức” giấy tờ cho những sai phạm…?
Ngày 9/2/2023, Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc (Công ty phân bón) đã tổ chứckhánh thành Nhà máy sản xuất phân bón Sông Lam Tây Bắc(Nhà máy phân bón). Dự án được triển khai xây dựng tại xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, quy mô hơn 8,1ha, công suất 90.000 tấn/năm, gồm dây chuyền sản xuất phân bón vô cơ công suất 45.000 tấn/năm và phân bón hữu cơ vi sinh công suất 45.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư gần 160 tỷ đồng.Ngày 21/10/2023, cũng tại xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, lễkhánh thành Nhà máy chế biến cà-phê Sơn La(Nhà máy cà-phê) cũng được tiến hành. Nhà máy do Công ty cổ phần chế biến cà-phê Sơn La (Công ty cà-phê) đầu tư xây dựng với công suất thiết kế 50.000 tấn quả tươi/năm, gồm dây chuyền xát ướt tiết kiệm nước tuần hoàn và dây chuyền xát khô kín không phát bụi.Cả 2 nhà máy nói trên được đánh giá là những dự án trọng điểm, sẽ góp phần thay đổi diện mạo của vùng… Tuy nhiên, không hiểu lý do nào mà liên tục những vi phạm của 2 dự án này đều diễn ra tương đồng, đặt ra nhiều câu hỏi có hay không việc bao che của cấp ủy, chính quyền nơi đây hay doanh nghiệp đã “khéo léo” để qua mặt được các sở, ngành, chính quyền địa phương để vi phạm…?Liên tục bị xử phạtQua làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn, được biết ngay sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, Công ty phân bón đã tiến hành san lấp đất và đồng thời tiến hành xây dựng một số hạng mục công trình từ ngày 18/2/2022. Tuy nhiên, phải đến ngày 5/5/2022, Ủy ban nhân dân xã Mường Bon mới lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư về hành vi triển khai thi công xây dựng khi chưa hoàn thiện các thủ tục về đất đai, xây dựng.Dù chưa đủ điều kiện hoạt động, nhưng từ ngày 7/11/2022, Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc đã chính thức vận hành dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh mà theo lãnh đạo Sở Công thương là không được biết.Đến ngày 2/6/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 983/QĐ-UBND xử phạt hành chính hơn 267 triệu đồng với hành vi chiếm hơn 6,8ha đất và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên. Trong quyết định không yêu cầu dừng hoạt động. Việc để xảy ra vi phạm xuyên suốt, kéo dài, bất chấp các quy định của pháp luật của Công ty phân bón bắt nguồn từ việc thiếu trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã Mường Bon và Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn.Tiếp đó, sau khi phát hiện vi phạm của Công ty phân bón đã tự ý thiết kế và tự phê duyệt bản vẽ thiết kế thi công, không xin ý kiến của Sở Công thương, Sở Công thương đã đề nghị Sở Xây dựng xem xét giải quyết vi phạm quy định về thủ tục, trình tự xây dựng.Đến ngày 15/3/2023, Sở Xây dựng tỉnh Sơn La ra Quyết định số 11/QĐ-XPHC xử phạt Công ty phân bón 50 triệu đồng hành vi không gửi cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế xây dựng, tức là sau hơn 1 tháng kể từ ngày tổ chức một buổi lễ khánh thành nhà máy trang trọng, hoành tráng, quy mô với sự tham dự của gần như đầy đủ lãnh đạo tỉnh Sơn La và các sở, ngành. Đây cũng là lần thứ 2 Sở Xây dựng tỉnh Sơn La ra quyết định xử phạt Công ty phân bón. Lần đầu là ngày 16/5/2022 xử phạt 70 triệu đồng do hành vi khởi công xây dựng công trình khi chưa được phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công…Từ ngày 5/11/2022,Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắcđã tổ chức lễ ký kết hợp đồng đại lý cấp 1 phân phối sản phẩm phân bón Sông Lam Tây Bắc và tổ chức cho đại lý tham quan dây chuyền sản xuất.Có thể hiểu là Nhà máy phân bón được khởi công khi chưa đủ điều kiện theo quy định. Và công ty này đã tự ý tiến hành xây dựng thông cho đến khi hoàn thành dự án nhưng vẫn chưa đủ điều kiện và không bị bất cứ cấp nào “tuýt còi” dừng lại.Thậm chí, từ ngày 5/11/2022, Công ty phân bón đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng đại lý cấp 1 phân phối sản phẩm phân bón Sông Lam Tây Bắc và ngày 7/11/2022 đã chính thức vận hành dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh sử dụng công nghệ Bioway của Mỹ, mà công trình xây chưa được nghiệm thu trước khi đi vào hoạt động theo quy định?Tin liên quanCó hay không việc cây trồng chết do phân bón ở Sơn La?Cũng tương đồng với hành vi vi phạm nói trên, ngày 14/8/2023,Ủy ban nhân dântỉnh Sơn La đã ra Quyết định số 1501/QĐ-XPVPHC xử phạt số tiền 170 triệu đồng Công ty cà-phê về hành vi chiếm hơn 4ha đất san gạt, xây dựng nhà xưởng, nhà điều hành và các hạng mục khác mà không tuân thủ đúng quy định của pháp luật.Được biết, Công ty cà-phê được thành lập ngày 10/5/2023. Đến ngày 1/7/2023 được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy. Hơn 3 tháng sau, công ty này đã tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng Nhà máy chế biến cà-phê Sơn La cũng rất hoành tráng với sự có mặt của lãnh đạo Trung ương và địa phương diễn ra vào ngày 21/10/2023.Một bao phân trong số 17 tấn phân thuộc lô phân thử nghiệm mà người dân phản ánh gây ảnh hưởng cây trồng do cán bộ của Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc bán ra cho người dân.Điều đáng nói, đến ngày 26/9/2023, Công ty cà-phê mới được tỉnh Sơn La cho thuê đất nhưng hoạt động san lấp, xây dựng đã được tiến hành từ tháng 7/2023. Vậy là Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn đã không phát hiện kịp thời hay biết nhưng vì bị “ép tiến độ” mà không có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật?Mới đây, chúng tôi lại tiếp tục nhận được phản ánh từ người dân về việc Công ty cà-phê tiến hành thu mua diện tích đất nông nghiệp của một số hộ dân được Công ty trách nhiệm hữu hạn nông nghiệp Tô Hiệu Sơn La giao để sản xuất rồi tự ý san lấp, xây dựng trái pháp luật. Về nội dung này, Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn cho biết đã nhận được thông tin và đang cho kiểm tra, xử lý theo quy định...Ông Nguyễn Sơn Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn, cho biết: Nói là 2 nhà máy nhưng thực tế là của cùng 1 đơn vị doanh nghiệp đứng liền với nhau. Quá trình mở rộng, san lấp cũng như tiến độ của nhà máy cà-phê còn nhanh hơn. Sau khi nhà máy phân bón đã có rồi thì làm tiền đề cho cà-phê. Tiến độ gắn liền với ngày 26/10, 15 năm ngày thành lập thành phố Sơn La và kỷ niệm ngày thành lập tỉnh Sơn La cho nên lúc đấy chắc chắn ép tiến độ thời gian…?Chưa đủ điều kiện đã hoạt độngTại cuộc làm việc với lãnh đạo sở và Phòng Công nghiệp thuộcSở Công thương tỉnh Sơn La, được biết: Nhà máy phân bón là công trình công nghiệp cấp III. Đây là dự án thuộc danh mục có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng. Dự án thuộc đối tượng phải được Sở Công thương thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.Theo quy định, sau khi đã cấp chủ trương đầu tư thì bước tiếp theo lập Thiết kế cơ sở theo dự án khả thi để đầu tư xây dựng và lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, (đối với Thiết kế cơ sở theo dự án, Sở Công thương đã tiếp nhận hồ sơ, xin ý kiến các ngành và đã có Công văn thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở. Trên những cơ sở đó, chủ đầu tư phải lập bản vẽ thiết kế thi công trước theo quy định và phải trình xin ý kiến thẩm định của Sở Công thương và sở quản lý chuyên ngành về xây dựng, trước khi thi công công trình.Các đại biểu tham dự Lễ khánh thành Nhà máy chế biến cà-phê Sơn La tại xã Mường Bon, huyện Mai Sơn vào ngày 21/10/2023.Ông Nguyễn Đình Phong, Phó Giám đốc Sở Công thương Sơn La, cho biết: Chủ đầu tư đã tổ chức triển khai thực hiện sau bước thiết kế cơ sở, tự thiết kế và tự phê duyệt bản vẽ thiết kế thi công, không xin ý kiến của Sở Công thương. Sở Công thương đã có văn bản đôn đốc, hướng dẫn và đề xuất, phối hợp Sở Xây dựng đôn đốc, hướng dẫn để chủ đầu tư thực hiện quy trình, trước khi phê duyệt thiết kế thi công xin ý kiến của đơn vị quản lý chuyên ngành. Thế nhưng chủ đầu tư chưa trình.Ngày 22/3/2023 (tức là sau ngày khánh thành đi vào hoạt động 1 tháng 13 ngày), Sở Công thương tỉnh Sơn La mới nhận được tờ trình của nhà đầu tư trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công dự án nhà máy phân bón. Đến ngày 24/3/2023, Sở Công thương tiến hành kiểm tra thực tế thì thấy các hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành và đi vào sử dụng; máy móc, thiết bị sản xuất đã lắp đặt xong và vận hành; trong kho đã chứa sản phẩm thành phẩm. Vậy là chưa đủ điều kiện để xây dựng, nhà máy này đã hoàn thành và đi vào hoạt động sản xuất.Công ty cổ phần chế biến cà-phê Sơn La đã có hoạt động san lấp, xây dựng các hạng mục từ tháng 7/2023.Ông Lê Văn Tú, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Sơn La, cho biết: Sở Xây dựng chỉ phối hợp Sở Công thương chứ không tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm. Việc thực hiện tiếp theo là của các cơ quan chức năng khác, thí dụ Sở Công thương, huyện, xã sẽ thực hiện việc đó trên địa bàn hoặc quản lý theo ngành.Vấn đề được đặt ra là có phải hay không chỉ là việc chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng phát hiện muộn hành vi vi phạm của doanh nghiệp? Thái độ của Công ty phân bón và Công ty cà-phê đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật như thế nào? Ông Nguyễn Đình Phong, Phó Giám đốc Sở Công thương Sơn La, khẳng định: Về Nhà máy phân bón, đơn vị sẽ phải có một bản báo cáo tổng hợp, báo cáo cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đơn vị vẫn chưa có báo cáo tổng hợp. Theo quy định của Nhà nước, phải hoàn thành tất cả các thủ tục về pháp lý thì mới được đi vào hoạt động.Câu hỏi đặt ra là lãnh đạo tỉnh Sơn La có biết đây là những công trình vi phạm? Hay Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn, các cơ quan chuyên môn không báo cáo về những vi phạm của 2 công ty này với lãnh đạotỉnh Sơn Latrước khi dự buổi lễ khánh thành?Dây chuyền sản xuất của Nhà máy chế biến cà-phê Sơn La.Sản phẩm phân bón của Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc đã từng bị người dân phản ánh có dấu hiệu gây ảnh hưởng tới việc trồng trọt. Trong khi thực tế cho thấy hoạt động chế biến cà-phê luôn là mối lo cho người dân tại các địa phương. Và câu chuyện người dân thành phố Sơn La lao đao do thiếu nước vì hoạt động chế biến cà-phê đã từng liên tiếp xảy ra trong nhiều năm. Do đó, với những công trình chưa đủ điều kiện để hoạt động như trên, người dân có quyền lo lắng và kiến nghị.
https://nhandan.vn/can-lam-ro-nhung-sai-pham-cua-2-du-an-lon-o-son-la-post811319.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Sơn La", "Công ty cà phê", "Công ty phân bón", "Nhà máy phân bón", "Nhà máy cà phê", "Sông Lam Tây Bắc", "Mai Sơn", "Ủy ban nhân dân", "Sở Công thương" ] }
Khẩn trương khắc phục sạt lở trên đèo Prenn sau mưa lớn
NDO -Các lực lượng chức năng thành phố Đà Lạt và tỉnhLâm Đồngđang khẩn trương khắc phục sạt lở trên tuyến đườngđèo Prennsau mưa lớn chiều 1/4.
Trận mưa lớn kéo dài hơn 2 giờ vào chiều 1/4, khiến lượng đất đá ở phía đồi trên tuyến đườngđèo Prenn, cửa ngõ ra vào thành phố Đà Lạt bị sạt lở.Ghi nhận hiện trường lúc 15 giờ 30 phút, lực lượng cảnh sát giao thông đang tổ chức điều tiết giao thông, bảo đảm an toàn cho các phương tiện khi qua đoạn đường xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng được huy động để khẩn trương xử lý hiện trường.Lực lượng công an tổ chức điều tiết giao thông qua đoạn sạt lở.Theo đại diện Ủy ban nhân dân phường 3, thành phố Đà Lạt, vụ sạt lở đất trên tuyến đèo Prenn xảy ra vào khoảng 15 giờ, sau cơn mưa lớn chiều 1/4.Sau khi nhận thông tin, lãnh đạo thành phố Đà Lạt và Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Lâm Đồng, chủ đầu tư dự án nâng cấp,mở rộng đèo Prenn, đã đến hiện trường chỉ đạo lực lượng chức năng khẩn trương khắc phục sạt lở.Lãnh đạo thành phố Đà Lạt và Ban Quản lý Dự án giao thông tỉnh Lâm Đồng đến hiện trường chỉ đạo khắc phục sạt lở.Như Báo Nhân Dân đã thông tin, dự án nâng cấp,mở rộng đèo Prennchính thức hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 31/1, sau hơn 11 tháng thi công. Tuyến đường có chiều dài 7,4km, với tổng mức đầu tư 553 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.Dự án do Ban Quản lý Dự án giao thông tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư, liên danh Đèo Cả lànhà thầu thi công.Dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn chính thức hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 31/1, sau hơn 11 tháng thi công.Trước đó, chiều 31/3, tại thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương, Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, diễn ra mưa lớn khoảng 1 giờ trên diện rộng. Một số khu vực xuất hiện mưa đá, gây ảnh hưởng một số diện tích rau, hoa canh tác ngoài trời và xảy ra ngập cục bộ một số tuyến đường.
https://nhandan.vn/khan-truong-khac-phuc-sat-lo-tren-deo-prenn-sau-mua-lon-post802639.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Lâm Đồng", "Đà Lạt", "Đèo Prenn", "Cao tốc Liên Khương-Prenn", "sạt lở" ] }
Ngày 22/1, Bắc Bộ rét hại, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C
NDO -Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh, hôm nay (22/1), ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, trời rét hại. Cảnh báo, đợt rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể kéo dài trong nhiều ngày tới.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (22/1), bộ phậnkhông khí lạnh mạnhở phía bắc đang tăng cường xuống phía nam.Dự báo trên đất liền ngày và đêm 22/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường mạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở Nam Trung Bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6-7.Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh, ở Bắc Bộ trời rét hại; khu vực Bắc Trung Bộ trời rét, từ đêm 22/1 trời rét hại. Từ chiều tối và đêm 22/1, khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế trời chuyển rét.Dự báo, trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 7-10 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ từ 3-6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C; khu vực Bắc Trung Bộ từ 9-11 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế từ 13-16 độ C.Cảnh báo, đợt rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể kéo dài trong nhiều ngày tới. Trong đợt rét đậm, rét hại diện rộng này vùng núi cao có khả năng xảy ramưa tuyết và băng giá.Dự báo thời tiết ngày và đêm 22/1 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, có mưa, mưa rào. Gió đông bắc cấp 3. Trời rét hại. Nhiệt độ thấp nhất từ: 8-10 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 12-14 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trời rét hại. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 7-10 độ C; có nơi dưới 2 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 15-18 độ C; riêng khu Tây Bắc có nơi hơn 18 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4. Trời rét hại. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 7-10 độ C, vùng núi 3-6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 12-15 độ C, vùng núi 9-12 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Phía bắc nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông; phía nam có mây, có mưa vài nơi, chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió bắc đến tây bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4. Phía bắc trời rét đậm, rét hại; phía nam chiều tối và đêm trời rét. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: phía bắc 9-11 độ C; phía nam 13-16 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: phía bắc 21-23 độ C; phía nam 25-28 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, riêng phía bắc chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió đông bắc cấp 2-3, từ đêm mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6-7. Nhiệt độ thấp nhất từ: Phía bắc 19-22 độ C; phía nam22-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-31 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-31 độ C, có nơi hơn 31 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.
https://nhandan.vn/ngay-221-bac-bo-ret-hai-vung-nui-cao-co-noi-duoi-0-do-c-post793102.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Không khí lạnh", "Bắc Bộ", "Bắc Trung Bộ", "rét đậm", "rét hại", "băng giá", "mưa tuyết" ] }
Kiên Giang ứng phó hạn, mặn xâm nhập
Tỉnh Kiên Giang có bờ biển dài khoảng 200km với hệ thống các xã đảo, cụm đảo ven biển. Bên cạnh tiềm năng phát triển kinh tế, các địa phương ven biển, hải đảo của tỉnh thường xuyên đối mặt với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn, tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt vào mùa khô.
Bước vào mùa khô 2023-2024 (từ tháng 12/2023 đến đầu tháng 4/2024), nhiều hộ dân sống tại các cụm tuyến dân cư ven biển và hải đảo thuộc các huyện Hòn Đất, Châu Thành, An Biên, An Minh, Kiên Hải, Kiên Lương đều lo thiếu nước sạch sinh hoạt, hoặc chất lượng nước kém do bị nhiễm phèn, mặn. Do vậy, các hộ dân đã chuẩn bị lu xi-măng, kiệu đá, bồn nhựa để trữ nước ngọt.Theo ông Trần Văn Nam ở xã Đông Thạnh, huyện An Minh, nhiều giếng khoan trên địa bàn đã nhiễm phèn, mặn khá nặng, có nơi máy khoan sâu hàng trăm mét vẫn không tìm được nước ngọt. Đầu tháng 12/2023, dù đã có nước máy, nhưng ông Nam vẫn trữ hơn 10 lu nước mưa để sinh hoạt. "Có thời điểm nước máy, nước bơm tay có mùi hôi không sử dụng được. Do vậy, tôi luôn chuẩn bị nước mưa đủ để ăn uống cho tới khoảng tháng 4, tháng 5", ông Nam nói.Những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, bà Lâm Thị Lý ở ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên rửa sạch năm bể chứa tôm rộng để tận dụng thành các bể chứa nước ngọt sinh hoạt. Bà Lý cho biết, đây là thời điểm bà không còn mua tôm nữa, cho nên tận dụng các bể nhựa để trữ nước ngọt."Trung bình mỗi bể chứa khoảng 1,3m3, tổng lượng nước trữ được khoảng hơn 6m3, gần đủ nấu ăn và nước uống cho khoảng bốn tháng mùa khô. Mặc dù đã có nước máy kéo về, nhưng dự trữ nước ngọt vẫn tốt hơn. Mùa khô 2015-2016, gia đình tôi phải mua từng can nước 30 lít với giá rất cao và phải chạy vỏ máy đi xa mới mua được nước ngọt", bà Lý cho biết thêm.Ở gần nhà bà Lý, chị Ngô Thị Giúp cũng tranh thủ những trận mưa cuối mùa hứng đầy ba lu nhựa. Theo chị Giúp, giờ người dân ở đây đều tiết kiệm và trữ nước ngọt.Rút kinh nghiệm từ vụ hạn, mặn năm 2015-2016, vụ đông xuân 2023-2024, ông Lê Quốc Đạt ở xã Đông Yên, huyện An Biên gieo sạ sớm. Đến thời điểm này, ông Đạt đang thu hoạch gần dứt điểm toàn bộ 40 công (một công bằng 1.000 m2) lúa, năng suất bình quân khoảng 1 tấn/công. Ông Đạt cho biết, do xuống giống và thu hoạch sớm, lúa năm nay đủ nước, cho nên chắc hạt, không bị lép do nước nhiễm mặn.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, toàn tỉnh xuống giống 280.265 ha lúa đông xuân 2023-2024 và 72.395 ha vụ lúa mùa 2023-2024, đến nay đã thu hoạch gần hết. Một số diện tích còn lại chưa thu hoạch nằm trong vùng cơ bản đã hoàn thiện hệ thống cống kiểm soát mặn."Nhờ chủ động ứng phó kịp thời tình hình hạn, xâm nhập mặn, đến nay, tỉnh bảo đảm an toàn sản xuất, nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân. Từ đầu mùa khô đến nay, nguồn nước cung cấp đầu vào cho các nhà máy nước, các trạm cấp nước và hoạt động cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định", Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Lê Hữu Toàn thông tin.Theo Trung tâm dự báo Khí tượng-Thủy văn quốc gia, mùa khô 2023-2024 có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cục bộ ở một số khu vực. Đặc biệt, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm và tiếp tục duy trì ở mức cao.Còn theo ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, đến đầu tháng 2/2024, trên sông Cái Bé độ mặn 4,0 phần nghìn, xâm nhập sâu khoảng 15km (ghi nhận tại xã Minh Hòa, huyện Châu Thành) và trên sông Cái Lớn độ mặn 4,0 phần nghìn, xâm nhập sâu khoảng 35km (tại thị trấn Gò Quao, huyện Gò Quao).Trước tình hình nêu trên, mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do xâm nhập mặn để kịp thời ứng phó trên địa bàn huyện Kiên Lương và ban hành lệnh xây dựng khẩn cấp công trình đắp đập ngăn mặn trên kênh Rạch Giá-Hà Tiên.Đến nay, việc xây dựng công trình đã cơ bản hoàn thành. Cao trình đỉnh đập 2m, dài 45,6m, kết cấu đập bằng Lasen IV, tổng mức đầu tư gần 10,25 tỷ đồng bảo đảm phục vụ công tác phòng chống, ứng phó hạn và xâm nhập mặn mùa khô 2023-2024. Đập ngăn mặn này sẽ trực tiếp bảo vệ khoảng 50.000 ha lúa đông xuân 2023-2024 của huyện Kiên Lương và huyện Giang Thành; hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp và nguồn nước sinh hoạt của khoảng 67.000 người dân trong khu vực.Hiện, Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang đã phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác thủy lợi miền nam vận hành các cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô và một số hệ thống cống trên địa bàn tỉnh để ngăn mặn, giữ ngọt hợp lý theo yêu cầu thực tế tại từng thời điểm sản xuất của từng khu vực.Riêng các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng mặn như An Biên, An Minh đã đắp mới, gia cố các đập đất ngăn mặn theo thời vụ. Chi cục Thủy lợi tỉnh vận hành cống để kiểm soát mặn, trữ ngọt cho khu vực trong đê bao vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng; gia tăng mực nước tại các kênh ven đê bao ngoài vùng đệm để hạn chế sự sụt lún, sạt lở tuyến đê bao ngoài vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng.Theo lãnh đạo thành phố Phú Quốc và huyện Kiên Hải, các địa phương đã chủ động tích nước an toàn vào các hồ chứa Dương Đông (thành phố Phú Quốc); Bãi Nhà, Bãi Cây Mến (huyện Kiên Hải) để cấp nước sinh hoạt an toàn cho nhân dân trên đảo. Ngành chức năng tỉnh đã sửa chữa xong cống Hà Giang, huyện Giang Thành, bảo đảm cho sản xuất và nguồn nước cấp cho Nhà máy nước Hà Tiên 1 triệu m3, bảo đảm nguồn nước sạch cho thành phố Hà Tiên và huyện Giang Thành.Đại diện Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, qua khảo sát tại các địa phương trong vùng hạn, mặn, dự báo có khoảng 30.000 hộ dân có khả năng bị thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô.Hiện, đơn vị đã hoàn thành khảo sát, thiết kế và lập dự toán kinh phí mở rộng tuyến ống từ các công trình cấp nước tập trung tại các xã Vân Khánh Đông, Vân Khánh, huyện An Minh; đầu tư bồn trữ nước xã đảo Hòn Nghệ thuộc huyện Kiên Lương. Tỉnh cũng đã lên phương án hỗ trợ cấp nước nhỏ lẻ bằng bồn nhựa chứa nước dung tích 0,5-1m3và hóa chất xử lý nước khẩn cấp cho các hộ dân ở phân tán, vùng khó khăn về nước sạch.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành yêu cầu các ngành có liên quan, các địa phương trong vùng ảnh hưởng mặn phối hợp, ưu tiên cân đối nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô 2023-2024. Trong đó, hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt. Đồng thời tuyên truyền, vận động người dân kiểm tra chất lượng nguồn nước trước khi bơm tưới, thường xuyên kiểm tra các cống, đập để kịp thời phát hiện, khắc phục rò rỉ.Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đề nghị ngành chức năng vận hành đóng, mở cống, âu thuyền vàm Bà Lịch, huyện Châu Thành để chủ động kiểm soát mặn từ sông Cái Bé vào kênh Ông Hiển bảo đảm nguồn nước ngọt cho các nhà máy nước ở huyện Châu Thành và thành phố Rạch Giá. Cùng với đó, kéo lưới điện ba pha để vận hành các cống ngăn mặn trên tuyến đê biển An Biên-An Minh…
https://nhandan.vn/post-797214.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Vườn quốc gia U Minh Thượng", "Kiên Giang", "Nước sinh hoạt" ] }
Lào Cai trồng mới hơn 1,5 triệu cây xanh
NDO -Trong vòng 1 tháng từ ngày 15/2 đến ngày 15/3/2024, tỉnh Lào Cai đã trồng được 1.532.225 cây, gồm 255,4ha rừng tập trung (tương đương với 858.190 cây) và 674.035 cây xanh phân tán với các loại cây như xoan ta, quế, sa mộc, thông mã vĩ, phượng vĩ, xà cừ, cây ăn quả các loại...
Với chủ đề “Tết trồng cây, đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học... trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đồng loạt tổ chức trồng cây tại các vị trí đất trống xung quanh trụ sở. Một số cơ quan, đơn vị không còn diện tích trồng cây đã tiến hành chăm sóc cây xanh quanh khuôn viên trụ sở.Các xã, phường, thị trấn tổ chức phát độngtrồng cây xanhtại các trụ sở, trường học, đường giao thông gắn với việc tuyên truyền Luật Lâm nghiệp, các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tuyên truyền, vận động mỗi hộ trồng cây xanh trong diện tích đất của gia đình.9/9 huyện, thị xã, thành phố, 152/152 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ phát độngTết trồng cây Xuân Giáp Thìnvà trồng rừng. Kết quả tại các buổi lễ phát động, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã đã trồng được hơn 120 nghìn cây.
https://nhandan.vn/lao-cai-trong-moi-hon-15-trieu-cay-xanh-post800254.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Tết trồng cây", "Luật Lâm nghiệp", "Lào Cai", "Giáp Thìn", "Bác Hồ" ] }
Gần 50% diện tích rừng ngọt ở Cà Mau bị khô hạn
NDO -Dù vẫn trong tầm kiểm soát nhưng đến hiện tại, hơn 20.000ha rừng hệ ngọt tạiCà Mauđã bị khô hạn, trong đó cảnh báo cháy cấp 4 và 5 đến hơn 2.000ha.
Sáng 24/2, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt tổ chức đoàn công tác đến kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn lâm phần rừng tràm U Minh hạ (thuộc huyện U Minh và một phần của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau).Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt kiểm tra việc vận hành thiết bị chữa cháy tại Vườn Quốc gia U Minh hạ.Tại nhiều chốt, trạm quản lý bảo vệ rừng thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp U Minh hạ và khu vực Vườn Quốc gia U Minh hạ, người đứng đầu chính quyền tỉnh Cà Mau đã trực tiếp kiểm tra trang thiết bị PCCCR mùa khô, việc vận hành máy móc…Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt kiểm tra thực bì và độ ẩm dưới chân lâm phần rừng tràm U Minh hạ.Đích thân lội vào rừng để kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ghi nhận: Độ ẩm dưới chân rừng vẫn còn nhiều; kênh mương trong rừng vẫn bảo đảm nước phục vụ PCCCR một khi có sự cố bất ngờ.Qua đo đạc thực tế, hiện nay, mực nước dưới các kênh, mương tại lâm phần rừng tràm Cà Mau dao động từ 1,2-2,5m, nơi thấp nhất là khu vực rừng tràm thuộc xã Khánh Bình Tây Bắc, chỉ còn khoảng 0,6m.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau thăm hỏi, tặng quà động viên lực lượng canh lửa mùa khô tại Vườn Quốc gia U Minh hạ.Tại những nơi đến kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau thăm hỏi, tặng quà động viên lực lượng làm nhiệm vụ, đồng thời nhắc nhở lực lượng canh lửa mùa khô không được lơ là, chủ quan, phải luôn trong tâm thế sẳn sàng vì mùa khô năm 2024 dự báo sẽ còn kéo dài và khốc liệt hơn trong vài tháng tới.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt nhắc nhở lực lượng làm nhiệm vụ “trong mọi tình huống, không được lơ là, chủ quan”.Dù vẫn trong tầm kiểm soát của chúng ta nhưng các đồng chí chớ chủ quan, phải tăng cường ứng trực, tuyệt đối không cho người không có phận sự vào rừng bắt cá, ăn ong. Các chủ rừng, ngành chức năng tỉnh cũng phải chủ động sẳn nguồn lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm… để hỗ trợ bổ sung thêm cho lực lượng canh lửa ở các chốt, trạm, không để lực lượng làm nhiệm vụ thiếu thốn các thứ thiết yếu - Chủ tịch tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt, nhắc nhở.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau kiểm tra việc vận hành tại Trạm cấp nước liên xã Biển Bạch và Tân Bằng (huyện Thới Bình).Trong chuyến công tác lần này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã đến kiểm tra việc vận hành hệ thống cấp nước tại Trạm cấp nước liên xã Biển Bạch và Tân Bằng (huyện Thới Bình). Đây là hệ thống nước được đầu tư quy mô lớn, cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 2.000 hộ dân trong vùng nhưng áp lực nước hiện còn yếu với những hộ ở cuối nguồn.Vì vậy, người đứng đầu chính quyền tỉnh Cà Mau yêu cầu đơn vị chức năng bố trí hợp lý việc phân bổ nguồn nước sinh hoạt cho từng khu vực vào các khung giờ khác nhau; vận động nhân dân chuẩn bị thêm dụng cụ để tích trữ nước phòng khi nguồn nước được phân bổ qua khu vực khác thì hộ dân vẫn có đủ nước phục vụ nhu cầu thiết yếu.Lâm phần rừng tràm U Minh hạ và rừng các cụm đảo trên địa bàn tỉnh Cà Mau với hơn 45.600ha. Đây là nhóm rừng có nguy cơ xảy ra cháy trong mùa khô 2024. Đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích rừng khô hạn có khả năng xảy ra cháy trên địa bàn tỉnh này là hơn 21.000ha. Trong đó, dự báo cháy cấp 3 (cấp cao) là hơn 18.800 ha; Cấp 4 (cấp nguy hiểm) hơn 1.925ha; cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm) là 290ha.Ngay trước khi mùa mưa kết thúc, Cà Mau chủ động đắp 85 cống, đập, bảo đảm trữ nước phục vụ PCCCR. Ngành chức năng tỉnh này cũng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ rừng sớm triển khai các giải pháp PCCCR mùa khô 2024 theo phương châm “bốn tại chỗ”.Toàn lâm phần rừng tràm Cà Mau hiện đã hoàn thiện 64 chòi quan sát kiên cố và chín chòi canh tạm thời. Các lực lượng làm nhiệm vụ được trang bị 115 máy bơm nước (66 máy công suất lớn), hơn 57.000m vòi chữa cháy; hơn 70 máy ICOM, cùng hơn 140 vỏ lãi, xe chuyên dụng, bảo đảm phục vụ PCCCR kịp thời khi có tình huống cháy xảy ra.
https://nhandan.vn/gan-50-dien-tich-rung-ngot-o-ca-mau-bi-kho-han-post797396.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô", "Phương châm \"bốn tại chổ\"", "Vườn quốc gia U Minh hạ" ] }
Từ ngày 23/6, nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ giảm dần
NDO -Dự báo, hôm nay (21/6), nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt tiếp tục diễn ra ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Từ ngày 23/6, nắng nóng ở các khu vực trên có khả năng giảm dần.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 21/6, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng vànắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắtvới nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi hơn 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 40-45%.Khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%.Dự báo, từ ngày 22-23/6 nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng giảm dần.Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây ra tình trạng mất nước,kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệtđối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Dự báo thời tiết từ đêm 21 đến ngày 22/6 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Bắc Bộ:Chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; ngày nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; riêng ngày 22/6 có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.Khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi:Chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Các khu vực khác:Có mưa rào và rải rác có dông rải rác,cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
https://nhandan.vn/tu-ngay-236-nang-nong-o-bac-bo-va-trung-bo-giam-dan-post815401.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Nắng nóng", "nắng nóng gay gắt", "Bắc Bộ", "Trung Bộ", "đột quỵ", "sốc nhiệt" ] }
Gần sáng 8/6, Bắc Bộ đề phòng mưa lớn kèm lốc sét, gió giật mạnh
NDO -Dự báo, gần sáng 8 đến ngày 9/6, khu vực Bắc Bộ khả năng xảy ra mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trong mưa dông đề phòng lốc sét, gió giật mạnh. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ gần sáng 8 đến ngày 9/6, ở khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-120mm, có nơi hơn 200mm.Đề phòng nguy cơ xảy ralũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốcvà tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Trên biển, ngày và đêm 7/6, ở vịnh Bắc Bộ, khu vực bắc Biển Đông, vùng biển phía đông của khu vực giữa Biển Đông và khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông.Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7, đề phòng độ cao sóng có thể tăng lên hơn 2m.Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.Dự báo thời tiết ngày và đêm 7/6 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác; gần sáng mai có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-32 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác; gần sáng mai có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C, có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C, có nơi hơn 32 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác; gần sáng mai có mưa vừa, mưa to và dông,cục bộ có mưa rất to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C, vùng núi có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Có mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng phía nam ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 26-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 31-34 độ C; phía nam 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng nóng, có nơinắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 26-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-36 độ C, có nơi hơn 36 độ C.
https://nhandan.vn/gan-sang-86-bac-bo-de-phong-mua-lon-kem-loc-set-gio-giat-manh-post813112.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Dự báo", "Bắc Bộ", "mưa lớn", "lốc sét", "gió giật mạnh", "lũ quét", "sạt lở đất", "Biển Đông", "lốc xoáy" ] }
Bình Thuận có 14 dự án nguy cơ sạt lở
NDO -Chiều 29/5, Sở Xây dựng tỉnhBình Thuậncó văn bản gửi Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, các huyện và 14 chủ đầu tư dự án tại khu vựccó nguy cơ sạt lở.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chủ động phòng, chống, ứng phó mưa lớn gây ngập lụt,sạt lởđất bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trên địa bàn tỉnh; Sở Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã La Gi, thành phố Phan Thiết và chủ đầu tư các dự án ven biển rà soát hồ sơ thiết kế của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án: phải có giải pháp bảo vệ môi trường, phương án ứng phó an toàn cho người, công trình và phương tiện.Các đơn vị thành lập tổ lực lượng ứng phó sự cố nhanh tại chỗ để chủ động tổ chức xử lý kịp thời, không để xảy ra tình trạng cát tràn xuống đường ảnh hưởng đến an toàn giao thông và các khu dân cư ven biển mỗi khi có mưa lớn xảy ra.Bình Thuận có 14 dự án có nguy cơ sạt lở.Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã La Gi, thành phố Phan Thiết tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi việc xây dựng các công trình trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý và hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư các dự án ven biển nghiêm túc thực hiện các nội dung phòng, chống, ứng phó mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất; bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trên địa bàn tỉnh.Các dự án có nguy cơ sạt lở gồm: Khu du lịch nghỉ dưỡng Apec Mandala Wyndham Mũi Né (Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam), Khu du lịch Minh Sơn (Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Minh Sơn), Khu biệt thự cao cấp và du lịch-nghĩ dưỡng đồi Hòn Rơm (Công ty cổ phần Thiên Hải), Goldsand Hill Villa (Công ty trách nhiệm hữu hạn Lộc Tú), Khu du lịch Hawaii (Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Hawaii), Khu du lịch sinh thái Biển Lặng (Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Vinh), Khu nghỉ dưỡng Mũi Né (Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Thương mại Lâm Viên), Khu đô thị dịch vụ du lịch (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Hưng Lộc Phát Phan Thiết), Khu Thương mại Dịch vụ và Dân cư Tân Việt Phát (Công ty cổ phần Tân Việt Phát), Tổ hợp Khu du lịch Thung lũng Đại Dương (Công ty trách nhiệm hữu hạn Delta-Valley Bình Thuận), Du lịch nghỉ dưỡng Amiana Phan Thiết (Công ty cổ phần Du lịch Phương Bắc), Khu Biệt thự nghỉ dưỡng Sentosa Villa (Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Sài Gòn), Khu nhà ở Phú Hài (Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hải Phát Bình Thuận), Chùa Minh Đạo.
https://nhandan.vn/binh-thuan-co-14-du-an-nguy-co-sat-lo-post811705.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Bình Thuận", "14 dự án nguy cơ sạt lở", "dự án ven biển", "sạt lở" ] }
Ngày 30/1, Bắc Bộ sáng và đêm mưa phùn, trưa chiều hửng nắng
NDO -Dự báo hôm nay (30/1), ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến thời tiết có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù, trưa chiều hửng nắng, trời rét; riêng vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm dưới 11 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 30/1, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, riêng khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ sáng và đêm có mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng;trời rét, vùng núi có nơi rét đậm.Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa. Nhiệt độ cao nhất ở khu vực Tây Nguyên 27-30 độ C; Nam Bộ 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.Trên biển, ngày 30/1, ở vùng biển phía đông bắc của bắc Biển Đông, phía tây của nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) và từ Khánh Hòa đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6; giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2-3m.Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động củagió mạnh, sóng lớn.Dự báo thời tiết ngày và đêm 30/1 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, sáng và đêm có mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 14-16 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 19-21 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió nhẹ. Trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất từ: 12-15 độ C; khu Tây Bắc có nơi dưới 11 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 18-21 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 17 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây,có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mùvà sương mù nhẹ, riêng khu vực đồng bằng và ven biển sáng và đêm có mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió nhẹ. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất từ: 12-15 độ C, vùng núi có nơi dưới 11 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 18-21 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Phía bắc trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 15-18 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 20-23 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Phía bắc nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng; phía nam có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: Phía bắc 27-30 độ C; phía nam 28-31 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 16-19 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-30 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.
https://nhandan.vn/ngay-301-bac-bo-sang-va-dem-mua-phun-trua-chieu-hung-nang-post794425.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Thời tiết hôm nay", "Bắc Bộ", "Bắc Trung Bộ", "trời rét", "rét đậm", "mưa phùn", "sương mù" ] }
Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tái chế sản phẩm, bao bì
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, từ ngày 1/1/2024, quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (gọi tắt là EPR) sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu pin, ắc-quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì (thương phẩm) sẽ phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu sau khi người tiêu dùng thải bỏ.
Thống kê của Quỹ Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (WWF), Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho thấy: Hiện nay, các loại nhựa làm bao bì ở Việt Nam đã thu hồi và tái chế đạt hơn 70%; lon nhôm thu hồi và tái chế hơn 80%. Tuy nhiên, việc tái chế chủ yếu được thực hiện tại các cơ sở ở các làng nghề thủ công cho nên chất lượng tái chế thấp, không đạt quy cách tái chế như quy định.Ðáng lo ngại, chất thải ở Việt Nam ngày một gia tăng nhanh hơn so với tốc độ phát triển của các cơ sở hạ tầng và quản lý. Các bãi chôn lấp tại nhiều địa phương, nhất là tại các thành phố lớn, khu vực đô thị đang trong tình trạng quá tải, trong khi đó việc xây dựng các bãi chôn lấp mới và lò đốt rác vừa tốn kém chi phí, vừa gặp phải sự phản ứng của cộng đồng do lo ngại vấn đề ô nhiễm.Theo Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Vũ Minh Lý, EPR là công cụ kinh tế tuân theo nguyên tắc thị trường và là cách tiếp cận chính sách mới nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính để xử lý vấn đề chất thải. Ðồng thời, thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế, đem lại cơ hội kinh tế, việc làm cho xã hội và giúp chính phủ các nước đạt được các mục tiêu về môi trường. Tại Việt Nam, mặc dù ý tưởng về EPR đã được thể chế hóa tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Tuy nhiên, 18 năm qua, quy định EPR chưa được thực thi hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do trước đây mô hình này hoàn toàn tự nguyện. Việc áp dụng tự nguyện mà không bắt buộc làm cho mô hình EPR trước đây không phát huy được tác dụng mong muốn; không tạo ra cơ chế tài chính bền vững cho việc thu hồi, xử lý sản phẩm, bao bì sau sử dụng; không có tác động đến quá trình sử dụng nguyên liệu, thiết kế sản phẩm để thu hồi, kéo dài vòng đời sản phẩm...Trước xu hướng tất yếu của sự phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, thì việc bắt buộc áp dụng EPR là cần thiết để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Trước đây, Luật chỉ quy định trách nhiệm thu hồi và xử lý các sản phẩm thải bỏ của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu thì nay theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, nội dung này đã được thay đổi cách tiếp cận trong đó nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm tái chế sản phẩm bao bì đối với sáu nhóm sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế và thu gom, xử lý chất thải đối với sáu nhóm sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế, gây khó khăn cho thu gom, xử lý chất thải.EPR đã được quy định tại Ðiều 54 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và được quy định chi tiết thi hành tại Nghị định số 08/2022/NÐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ. Theo lộ trình, các nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm tái chế săm lốp, pin, ắc-quy, dầu nhớt, các sản phẩm có bao bì bắt đầu từ ngày 1/1/2024. Nhà sản xuất nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử phải thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2025 và nhà sản xuất nhập khẩu phương tiện giao thông (ô-tô, xe máy) phải thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2027. Ngoài ra, nhà sản xuất, nhập khẩu sáu nhóm sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế, gây khó khăn cho thu gom, xử lý chất thải cũng phải có trách nhiệm đóng góp tài chính hỗ trợ, xử lý chất thải từ ngày 1/1/2024.Thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp các bộ, ngành có liên quan hoàn thành các quy định, thiết chế liên quan để thực hiện EPR như: Thành lập Hội đồng EPR quốc gia, Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (gọi tắt là Fs); xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng tiền đóng góp của nhà sản xuất, nhập khẩu để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải, xây dựng Cổng thông tin EPR quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xây dựng hệ thống đăng ký, kê khai, báo cáo trực tuyến, từ hệ thống này các nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ thực hiện đăng ký, kê khai, báo cáo trên Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia mà không phải gửi bản giấy về Bộ; tổ chức các lớp phổ biến, tập huấn cho các nhà sản xuất, nhập khẩu, nhà tái chế trên cả nước.Về phía các nhà sản xuất, nhập khẩu cũng đã có những bước tiến quan trọng trong thực hiện EPR. Ðiển hình năm 2021, đánh dấu lần đầu tiên chín doanh nghiệp lớn trên thị trường là: TH Group với thương hiệu TH True milk, Coca-Cola Việt Nam, Friesland Campina Việt Nam, La Vie, Nestle, Nutifood, Suntory PepsiCo Việt Nam, Tetra Pak và Universal Robina Corporation đã thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (gọi tắt là PRO Việt Nam), với sứ mệnh phát triển một hệ sinh thái thu gom, tái chế bao bì trong nước đủ mạnh, giúp tăng tỷ lệ tái chế và giảm tỷ lệ bao bì thải ra môi trường.Mới đây, Công ty Vietcycle và Tập đoàn ALBA Châu Á ký kết hợp tác xây dựng nhà máy tái chế với tổng vốn đầu tư ước tính lên đến 50 triệu USD, công suất lên đến 48.000 tấn/năm. Nhà máy tái chế sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến từ Ðức, tái chế ra nhựa PET (được sử dụng trong sản xuất chai nhựa, hộp đựng...) đạt chuẩn quốc tế. Ðây là nhà máy đầu tiên tại miền bắc tái chế ra sản phẩm nhựa có thể sử dụng đựng thực phẩm.Các chuyên gia, nhà quản lý lĩnh vực môi trường cho rằng, để việc thực hiện EPR có hiệu lực, hiệu quả, bền vững ở Việt Nam, Chính phủ, các bộ, ngành cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia cần tăng cường trao đổi, chia sẻ, giải đáp các vấn đề liên quan của các hiệp hội và doanh nghiệp trong thực hiện quy định chi tiết về trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất, nhập khẩu như: Ðối tượng, hình thức thực hiện, lộ trình, đăng ký, kê khai và báo cáo kết quả tái chế, chế tài xử lý vi phạm, tham vấn đề xuất định mức tái chế (Fs)... Qua đó, giúp các doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải trong suốt vòng đời của sản phẩm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ.
https://nhandan.vn/xay-dung-co-che-khuyen-khich-doanh-nghiep-tai-che-san-pham-bao-bi-post789010.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "EPR", "Hội đồng EPR Quốc gia", "Tái chế", "Luật Bảo vệ môi trường", "Bao bì", "Xử lý chất thải" ] }
Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc
Ứng phó với mưa to, dông, lốc, ngày 22/4, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai nhằm chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.
Những ngày qua,mưa dôngtiếp tục diễn biến phức tạp, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và của tại các địa phương. Ứng phó với mưa to, dông, lốc, ngày 22/4, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai nhằm chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp. Riêng các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa dông, lốc.Theo báo cáo nhanh từ các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn,Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ và Quảng Ninh, tính từ đêm 19/4 đến nay, mưa kèm theo dông, lốc đã làm 1 người chết do sập nhà; 8 người bị thương (Yên Bái 2, Sơn La 3, Phú Thọ 1, Hà Giang 2); 6.891 nhà bị sập đổ, hư hỏng, tốc mái. Mưa kèm theo dông, lốc đã làm 53 điểm trường bị tốc mái, thiệt hại; 1.556,6 ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng, thiệt hại...Ngoài ra, mưa kèm dông, lốc đã làm 26 trụ sở cơ quan, 11 nhà xưởng, 7 nhà văn hóa bị tốc mái, hư hỏng; 17 cột viễn thông, 29 cột đèn chiếu sáng, trang trí, 199 cột điện bị gãy, đổ, thiệt hại; 809 công trình dân sinh bị thiệt hại và một số cây xanh bị gãy đổ. Riêng tại huyện Phù Yên (Sơn La) bị mất điện toàn huyện do hư hỏng hệ thống đường điện 110 kV.
https://nhandan.vn/tap-trung-khac-phuc-hau-qua-mua-dong-loc-post805988.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "dông lốc", "khắc phục hậu quả", "ứng phó dông lốc", "Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai" ] }
Chấn chỉnh vi phạm trong hoạt động chế biến khoáng sản ở Bắc Kạn
NDO -Thời gian qua, chế biến khoáng sản tại tỉnh Bắc Kạn là lĩnh vực thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh các sai phạm về bảo vệ môi trường cần được quan tâm chỉ đạo, chấn chỉnh.
Ngày 14/12/2023, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần khoáng sảnBắc Kạnvới tổng số tiền hơn 1,6 tỷ đồng.Các lỗi vi phạm là thải khí thải và nước thải có chứa thông số môi trường nguy hại vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật.Thời gian đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nhận được quyết định.Vi phạmcủa Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn cho thấy việc kiểm soát, chấn chỉnh cần phải được thực hiện chặt chẽ hơn nữa.Vi phạm đã được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời. Sau 4 ngày kể từ khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn đã nộp phạt hơn 1,6 tỷ đồng. Công ty đã có báo cáo khắc phục các công trình bảo vệ môi trường sau xử lý vi phạm hành chính.Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ban hành văn bản chỉ đạo Công ty vận hành thử nghiệm các công trình xử lý khí thải, nước thải. Quá trình vận hành thử nghiệm phải có sự kiểm tra, giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn.Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn cũng đã có văn bản yêu cầu Công ty phối hợp chặt chẽ, có thời gian cụ thể khi lấy mẫu trong kiểm tra, giám sát quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau vi phạm về bảo vệ môi trường.Theo Tổng Giám đốc Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn Đinh Văn Hiến, đơn vị chấp hành nghiêm túc quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môitrường. Công ty đang chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải để khắc phục hậu quả vi phạm.Trước đó, vào cuối năm 2022, Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) đãbắt quả tangviệc xây dựng lò đốt chất thải trái phép trên đất rừng sản xuất và đốt chất thải điện tử nguy hại trái phép; đổ xỉ thải ra môi trường của Doanh nghiệp tư nhân Cao Bắc tại huyện Ngân Sơn.Đây cũng là doanh nghiệp có thâm niên trong khai thác, chế biến khoáng sản tại Bắc Kạn nhưng đã có vi phạm. Điều này cho thấy cần có giải pháp căn cơ để bảo đảm quản lý chặt chẽ trong hoạt động chế biến khoáng sản.Bắc Kạn hiện đã thu hút được nhiều nhà đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến khoáng sản, như: Nhà máy luyện chì - BKC công suất 5.000 tấn/năm của Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn; Nhà máy luyện chì công suất 5.000 tấn/năm của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hoàng Nam; Nhà máy điện phân chì kẽm của Công ty TNHH Ngọc Linh (đang hoàn thiện xây dựng); Nhà máy Luyện chì kim loại công suất 20.000 tấn/năm của Công ty cổ phần Luyện kim Bắc Kạn; Nhà máy Feromangan công suất 60.000 tấn/năm của Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp Bắc Kạn…Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản của tỉnh chưa đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy, chưa sản xuất được kim loại chất lượng cao cũng như các sản phẩm chi tiết từ kim loại.Một số doanh nghiệp trên địa bàn tập trung mạnh vào khâu khai thác, song nguyên liệu chính lại chuyển ra tỉnh ngoài để chế biến sâu.Một số nhà máy tạm ngừng hoạt động hoặc khó khăn về vốn, cho nên tiến độ xây dựng chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả lĩnh vực chế biến khoáng sản của Bắc Kạn.Do còn công nghệ chế biến lạc hậu, việc quản lý còn sơ hở, cho nên tiềm ẩn nguy cơ vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường ở các nhà máy rất lớn.Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tiến độ các dự án khai thác, chế biến khoáng sản tại huyện Chợ Đồn. (Ảnh: QUÝ ĐÔN)Trước tình hình này, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu giải pháp quản lý, định hướng hoạt động khai thác phải gắn với chế biến sâu đối với một số loại khoáng sản mà tỉnh có tiềm năng, đặc biệt khoáng sản chì, kẽm.Bắc Kạn kiên quyết không quy hoạch vùng nguyên liệu cho các dự án tạm dừng sản xuất nếu chưa có kế hoạch, lộ trình tái cấu trúc hoạt động trở lại cụ thể.Các sở, ngành, địa phươngtăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản; quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất và chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản.Để bảo đảm quy hoạch, bố trí các khu vực sản xuất đồng bộ, dễ quản lý và bảo vệ môi trường, Bắc Kạn đang tập trung mở rộng khu công nghiệp Thanh Bình và xây dựng các cụm công nghiệp.Ngoài khu công nghiệp Thanh Bình, tỉnh đầu tư ngân sách để xây dựng cụm công nghiệp ở thành phố Bắc Kạn, huyện Chợ Đồn, Na Rì và Chợ Mới. Các dự án chế biến khoáng sản sẽ bố trí vào các khu vực này để khắc phục tình trạng khó quản lý về bảo vệ môi trường.Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn cũng yêu cầu gắn trách nhiệm, kiểm điểm người đứng đầu nếu để xảy ra sai phạm về khoáng sản, lâm sản trên địa bàn.
https://nhandan.vn/chan-chinh-vi-pham-trong-hoat-dong-che-bien-khoang-san-o-bac-kan-post792578.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Bắc Kạn", "chế biến khoáng sản", "vi phạm hành chính" ] }
Bảo vệ môi trường tại các nhà máy nhiệt điện than
Theo số liệu từ Bộ Công thương, hiện cả nước có 33 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành. Nhà máy có thời gian vận hành lâu nhất là Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình công suất 100 MW (vận hành được 47 năm); nhà máy mới nhất đưa vào vận hành từ quý III/2023 là Vân Phong 1 công suất 1.432 MW.
Trong số này, có 10 nhà máy dùng công nghệ đốt lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) sử dụng than nội địa chất lượng thấp (cám 6 hoặc đuôi cám 6), 23 nhà máy dùng công nghệ than phun (PC) với than nội địa chất lượng tốt hơn (cám 5) hoặc than nhập khẩu với tổng công suất là 27.264 MW.Thời gian qua, cácnhà máy nhiệt điệnđã có nhiều giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao vềbảo vệ môi trườngcũng như bảo đảm đáp ứng các cam kết quốc tế của Việt Nam. Ðơn cử, tất cả các nhà máy đều được trang bị các thiết bị xử lý khói thải như thiết bị xử lý bụi bằng công nghệ lọc bụi tĩnh điện có hiệu suất cao hơn 99,9%; thiết bị khử lưu huỳnh Oxit bằng sữa đá vôi hoặc nước biển; thiết bị khử Nito Oxit với hiệu suất cao hơn 85%…Ðồng thời, các nhà máy này cũng lắp hệ thống giám sát môi trường online kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương để thực hiện giám sát thường xuyên. Cùng với đó, các bộ và cơ quan chức năng cũng định kỳ kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm môi trường của các nhà máy theo kế hoạch, phương án được phê duyệt.Tuy nhiên, thực tế vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ môi trường tại các nhà máy nhiệt điện. Ðó là các nhà máy này đều sử dụng lượng lớn nước để làm mát sau quá trình trao đổi nhiệt trước khi xả ra kênh tự nhiên và đưa ra sông hoặc biển. Ðiều này dẫn đến trường hợp nước làm mát khi xả ra môi trường tiếp nhận vượt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.Bên cạnh đó, một số nhà máy được đầu tư trong giai đoạn trước như: Ninh Bình, Phả Lại 1,… chưa lắp đặt hệ thống xử lý lưu huỳnh và khi vận hành đầy tải vẫn có khả năng không đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường.Mặt khác, quá trình hoạt động của các nhà máy sử dụng công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn, nhất là những nhà máy sử dụng công nghệ cũ, cũng tạo ra lượng lớn tro xỉ còn thành phần vôi, có tính dãn nở khi gặp ẩm, cho nên khó tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, phụ gia xi-măng và hiện nay chỉ có thể lưu giữ tại bãi thải.Chính vì vậy, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường chỉ đạo các nhà máy nhiệt điện than đầu tư cải tạo, nâng cấp thiết bị máy móc và hệ thống bảo vệ môi trường để đáp ứng tốt hơn yêu cầu chất lượng môi trường. Một trong những giải pháp kỹ thuật cần quan tâm là đẩy mạnh việc nghiên cứu, thí nghiệm pha trộn giữa than nội địa với than nhập khẩu để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm lượng phát thải.Ðối với vấn đề tro xỉ thải, nhiều năm qua, lượng tro xỉ thải của các nhà máy nhiệt điện than công nghệ mới đã cơ bản được tiêu thụ, chủ yếu lượng tồn kho là từ các nhà máy sử dụng công nghệ cũ.Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyến nghị cần sớm ban hành các cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn để xử lý và tiêu thụ, trong đó tăng cường sử dụng tro xỉ cho các mục đích làm vật liệu san lấp, làm nền đường giao thông hay các loại vật liệu xây dựng không nung có giá trị gia tăng lớn hơn. Cùng với đó, các đơn vị liên quan cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông để thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm từ tro xỉ thải của các nhà máy nhiệt điện than, góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng, bảo vệ môi trường bền vững.
https://nhandan.vn/bao-ve-moi-truong-tai-cac-nha-may-nhiet-dien-than-post792898.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "nhà máy nhiệt điện than", "bảo vệ môi trường" ] }
Cận cảnh sạt lở nghiêm trọng trên Quốc lộ 80 cặp bờ sông Cái Sắn
NDO -Một đoạn đường trên Quốc lộ 80 dài khoảng 50m nằm sát cạnh bờ kinh Cái Sắn thuộc khu vực Thới Hòa 2, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ đã bịlún, sụprớt xuống kinh. Đây là đoạn nằm trong dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 80 do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư.
Vụ sạt lở trên xảy ra ngày 30/5. Theo ghi nhận của phóng viên, đoạn sạt lở có nơi bị sụp thành hố sâu hơn 2,5m so mặt đường hiện hữu. Nhiều nơi bị xuống hơn 20cm so mặt đường. Khusạt lởlấn sâu vào, chiếm trọn gần một phần làn đường của Quốc lộ 80.Một đoạn sạt lở thành hố sâu.Đây là tuyến đường huyết mạch nhiều loại xe cơ giới lưu thông với mật độ lớn. Tuyến đường này thông qua ngã ba Lộ Tẻ và cầu Vàm Cống nên việc sạt lở, sụt lún dẫn đến tình trạng kẹt xe kéo dài.Trước tình hình này, công an khu vực, cảnh sát giao thông đã có mặt phân luồng, không để ùn ứ, ùn tắc kéo dài.Sạt lở tạo thành hố sâu hơn 2,5m.Trước đó, Ủy ban nhân dân phường Thới Thuận phát hiện vết rạn nứt tại khu vực sạt lở này nên báo lên Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận.Nhờ xử lý trước, cho căng dây, đặt biển cảnh báo đoạn đường nguy hiểm nên người dân, xe các loại qua lại đã tránh xa khu vực sạt lở nên không ai bị tai nạn.Đặt biển báo khu vực nguy hiểm.Khu vực sạt lở không có nhà dân hay hàng quán tạm nên không gây thiệt hại về tài sản và người. Các hộ dân gần khu vực này cho biết, trước đó, tháng 2/2024, đoạn này cũng xảy ra sạt lở nhưng mức độ không nghiêm trọng bằng.Những vết nứt toạc kéo dài.Kinh Cái Sắn tiếp nước từ con sông Hậu, phân chia tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ, do lưu lượng ghe tàu qua lại nơi đây rất đông nên đã nhiều lần gây ra sạt lở cho cả hai bờ thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và quận Thốt Nốt.Từ trên sà-lan nhìn vào khu vực sạt lở, thấy rõ những thanh sắt lớn dùng để đóng chịu lực các rọ đá đã bị sức ép sạt lở bung ra, rọ đá rớt xuống nước mất tăm.Đoạn sạt lở bị sụt lún gần 3 tấc so với mặt đường.Ông Bùi Quốc Quân, Giám đốc quản lý Dự án đầu tư xây dựng tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận thông tin, hiện đang tổ chức triển khai thi công khắc phục tạm thời đoạn sạt lở, cho đổ đá lấp hố sâu, các đoạn bị trượt lún, dự kiến 3 ngày xong để giải tỏa ùn ứ lượng xe qua lại sau đó mới xem xét xử lý triệt để.Thi công khắc phục đoạn sạt lở.Nguyên nhân sạt lở, ông Bùi Quốc Quân cho biết, khả năng do mấy ngày nay mưa nhiều, cùng với đó mỗi ngày nhiều tàu bè qua lại, dòng chảy phức tạp, phía bên kia bờ sông thuộc tỉnh An Giang đã xây kè nhưng khu vực sạt lở mới chỉ gia cố bằng rọ đá kết hợp cừ tràm, chưa xây kè nên xảy ra sạt lở!Cảnh sát giao thông phân luồng không để ùn tắc ngay điểm sạt lở.Giám đốc Sở Giao thông vận tải An Giang Ngô Công Thức thông tin, hiện nay vào Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam tại An Giang đang diễn ra, lượng xe ô-tô từ các tỉnh, thành phố đến An Giang rất đông và lượng xe qua lại đoạn sạt lở này rất cao dẫn đến ùn ứ, ùn tắc.Mỗi ngày lượng xe các loại qua lại trục đường này rất nhiều.Do đó, Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận thống nhất khai thác tạm thời với tốc độ hạn chế trên tuyến tránh thành phố Long Xuyên để hạn chế lưu lượng xe qua lại đoạn sạt lở.Một số hình ảnh sạt lở:Khu vực sạt lở may mắn không có nhà dân hay hàng quán.Thanh sắt chắn bị bung ra, rọ đá rơi vào lòng sông.Sạt lở thành hố sâu trên quốc lộ.Một đoạn đường bị sụp lún.
https://nhandan.vn/can-canh-sat-lo-nghiem-trong-tren-quoc-lo-80-cap-bo-song-cai-san-post812023.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Quốc lộ 80", "Cần Thơ" ] }
Từ ngày 15/6, nắng nóng ở Bắc Bộ giảm dần
NDO -Hôm nay (14/6), khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất hơn 39 độ C. Dự báo, từ ngày 15/6, nắng nóng ở Bắc Bộ giảm dần; khu vực Trung Bộ nắng nóng còn kéo dài nhiều ngày tới.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/6, khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ, phía nam Sơn La và Hòa Bình có nắng nóng vànắng nóng gay gắtvới nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi hơn 38 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%. Thời gian có nắng nóng trong ngày từ 11-17 giờ. Từ ngày 15/6, nắng nóng có xu hướng dịu dần.Khu vực từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi hơn 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%. Thời gian có nắng nóng trong ngày từ 10-18 giờ.Dự báo, nắng nóng ở khu vực Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.Cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức,đột quỵ do sốc nhiệtđối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Dự báo thời tiết ngày và đêm 14/6 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Có mây, ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió nam đến tây nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 27-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 36-38 độ C, có nơi hơn 38 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Có mây, ngày có mưa rào và dông vài nơi, có nơi nắng nóng, riêng khu vực Hòa Bình và Nam Sơn La có nắng nóng và nắng nóng gay gắt; đêm có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C, có nơi dưới 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C; riêng nam Sơn La và Hòa Bình 36-38 độ C, có nơi hơn 38 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, riêng khu vực đồng bằng và trung du có nắng nóng và nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, riêng vùng núi và trung du có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 26-29 độ C, vùng núi có nơi dưới 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 33-36 độ C; riêng khu vực đồng bằng và trung du 35-38, có nơi hơn 38 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 28-31 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 36-39 độ C, có nơi hơn 39 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, phía Bắc có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 27-30 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 36-39 độ C, có nơi hơn 39 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng; chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C, có nơi dưới 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.
https://nhandan.vn/tu-ngay-156-nang-nong-o-bac-bo-giam-dan-post814195.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Nắng nóng", "nắng nóng gay gắt", "đột quỵ", "sốc nhiệt", "Bắc Bộ", "Trung Bộ" ] }
Cảnh báo tiếp diễn tình trạng hạn hán trong mùa hè 2024
NDO -Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, mùa hè năm 2024 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộnắng nóngcó khả năng xảy ra nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình, khả năng sẽ xuất hiện nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối.
Tháng 5/2024, trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 1,0-2,0 độ C, có nơi cao hơn 2,0 độ C. Tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C so với TBNN cùng thời kỳ. Từ tháng 7-9/2024, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn so với TBNN khoảng từ 0,5-1,0 độ C.Từ tháng 5 đến tháng 7/2024, nắng nóng tiếp tục xuất hiện tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Dự báosố đợt nắng nóngở các khu vực phổ biến cao hơn TBNN, tại khu vực Tây Bắc khoảng 4-5 đợt, khu vực Đông Bắc 3-4 đợt và đồng bằng Bắc Bộ từ 6-8 đợt; khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế từ 7-9 đợt, từ Đà Nẵng đến Bình Thuận từ 4-6 đợt và tại khu vực Tây Nguyên từ 3-4 đợt.Mùa mưa tại khu vực Tây Bắc bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/2024; các khu vực khác ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ giữa tháng 5/2024. Mùa mưa tại Tây Nguyên xuất hiện từ nửa đầu tháng 5/2024.Tổng lượng mưa các khu vực phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN, riêng khu vực Trung Bộ, trong các tháng chính của mùa mưa (từ tháng 9-11/2024) có xu hướng cao hơn so với TBNN.Khu vực Bắc Bộ, trong tháng 5/2024, chưa có dấu hiệu xuất hiện lũ tiểu mãn ở khu vực Bắc Bộ. Từ tháng 5-9/2024, dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên sông Đà thiếu hụt từ 30-40% so với TBNN, dòng chảy đến hồ Thác Bà trên sông Chảy và đến hồ Tuyên Quang trên sông Gâm có khả năng ở mức thiếu hụt từ 20-30% so với TBNN.Ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, từ tháng 5 đến tháng 9/2024, lượng dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa, sông Tả Trạch (ThừaThiên Huế), sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), các sông ở Bình Định, bắc Bình Thuận ở mức xấp xỉ và cao hơn từ 10-30% so với TBNN; các sông khác ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên mức thấp hơn từ 15-55% so với TBNN. Riêng dòng chảy trên sông Bến Hải (Quảng Trị), sông Ba (Phú Yên) và sông La Ngà (Nam Bình Thuận) thấp hơn TBNN từ 65-80%.Tình trạng hạn hán ở khu vực bắc Tây Nguyên tiếp tục đến nửa đầu tháng 5/2024, sau đó có khả năng giảm dần, riêng phía Nam Tây Nguyên có thể chấm dứt hạn từ giữa tháng 5/2024; các tỉnh khu vực phía bắc của Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ hạn hán tiếp tục ảnh hưởng từ tháng 5 đến 7/2024, sau đó có xu thế giảm dần.Tin liên quanĐã sớm kích hoạt giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặnMùa hè năm 2024 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng có khả năng xảy ra nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình, khả năng sẽ xuất hiện nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối. Nguy cơ cao xảy ra các trận dông, lốc, mưa đá.
https://nhandan.vn/canh-bao-tiep-dien-tinh-trang-han-han-trong-mua-he-2024-post806504.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Lũ tiểu mãn", "Trung Bộ", "Hồ Tuyên Quang", "Bắc Trung Bộ", "Mức thiếu hụt", "Hồ Thác Bà", "Sông Gâm", "Sông La Ngà", "Nam Bình Thuận", "Hạn hán" ] }
Cao Bằng khẩn trương ứng phó với lũ trên sông Gâm
NDO -Tối 8/6, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có Văn bản số 215/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng chủ động ứng phó với lũ trên sông Gâm nhằm giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân.
Văn bản nêu rõ: Vào hồi 17 giờ, mực nước trên sông Gâm tại trạm thủy văn Bảo Lạc ở mức +198,2m trên mức báo động 3 0,2m và dự báo tiếp tục lên; nguy cơ gây ngập lụt các khu vực trũng thấp ven sông Gâm các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.Để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng:Theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ. Thông tin kịp thời đến người dân khu vực có nguy cơ ngập lụt để chủ động phòng, tránh.Chủ động có biện pháp, sẵn sàng tổ chức di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ở hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng, ven sông cónguy cơ cao xảy ra ngập lụtđến nơi an toàn.Thông báo cho các chủ lồng bè; chủ đầu tư có công trình đang xây dựng ven sông; các chủ phương tiện vận tải thủy, khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, lồng bè, phương tiện, thiết bị và công trình.Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các cầu, ngầm, tràn,khu vực ngập sâu, nước chảy xiết.Chỉ đạo chủ hồ thường trực, vận hành hồ đập theo đúng quy trình, bảo đảm an toàn công trình và hạ du.Triển khai phương án phòng chống lũ, bảo đảm an toàn theo cấp báo động; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.Chỉ đạo đài phát thanh, truyền hình địa phương tăng cường thông tin về diễn biễn của lũ đến người dân và các cấp chính quyền để chủ động phòng tránh; cơ quan chuyên môn phối hợp đài truyền hình địa phương, các cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tại cơ sở tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân chủ động ứng phó lũ, ngập lụt để giảm thiểu thiệt hại.Thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
https://nhandan.vn/cao-bang-khan-truong-ung-pho-voi-lu-tren-song-gam-post813416.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Lũ", "sông Gâm", "Cao Bằng", "ứng phó lũ" ] }
Dự báo tháng 5, nắng nóng gay gắt xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm
NDO -Hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước được các chuyên gia dự báo xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Ngoài ra, trên phạm vi toàn quốc tiếp tục đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như mưa dông kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong tháng 5, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 1,5-2,5 độ C, có nơi cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Tổng lượng mưa trong tháng 5 tại khu vực phía Đông Bắc Bộ phổ biến cao hơn từ 5-20%, trong đó một số nơi thuộc khu Đông Bắc có mưa cao hơn từ 25-30% so với trung bình nhiều năm. Khu vực phía Tây Bắc Bộ phổ biến thấp hơn từ 5-15% so với trung bình nhiều năm. Các khu vực khác trên cả nước phổ biến thấp hơn từ 20-40% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Trong thời kỳ dự báo, áp thấp nóng phía tây tiếp tục hoạt động mạnh nên ở khu vực Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên xuất hiện nhiều ngày nắng nóng vànắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục xuất hiện nhiều ngày nắng nóng diện rộng, có nơi nắng nóng gay gắt, tập trung trong 20 ngày đầu tháng.Hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước dự báo xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Ngoài ra, mưa dông ở khu vực Bắc Bộ có xu hướng gia tăng dần trong thời kỳ dự báo. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 10 ngày cuối tháng 5, gió mùa Tây Nam ở phía nam có xu hướng hoạt động mạnh dần nên mưa có khả năng gia tăng hơn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.Trên phạm vi toàn quốc tiếp tục đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như mưa dông kèm theolốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Cũng theo nhận định của các chuyên gia khí tượng, trong tháng 5, tình trạng khô hạn ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ còn tiếp diễn; riêng khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ khô hạn có xu hướng giảm dần từ khoảng thời kỳ 10 ngày cuối tháng.Cảnh báo, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như mưa dông kèm theo lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các hoạt động dân sinh. Với sự thiếu hụt mưa và khả năng nắng nóng xuất hiện nhiều nơi tại các khu vực trên phạm vi cả nước, do đó nguy cơ cao kéo dài thêm tình trạngkhô hạn, thiếu nướcvà tiềm ẩn các nguy cơ cháy nổ rất cao.
https://nhandan.vn/du-bao-thang-5-nang-nong-gay-gat-xuat-hien-nhieu-hon-trung-binh-nhieu-nam-post807360.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Nắng nóng", "Nắng nóng gay gắt", "Nắng nóng đặc biệt gay gắt", "lốc sét", "gió giật mạnh", "khô hạn", "cháy rừng" ] }
Siết chặt quản lý tài nguyên, giảm áp lực và tạo điều kiện cho sản xuất
NDO -Những năm gần đây, ở một số địa phương xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai, gây mâu thuẫn không đáng có về an ninh trật tự, khiến người dân hoang mang, bức xúc và doanh nghiệp chịu không ít thiệt hại về thời gian, tiền bạc, vốn đầu tư, thủ tục hành chính.
Tại phường Minh Nông (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), tình trạng người dân tự ý trồng cây trên phần đất của Nhà nước quản lý đã tồn tại từ lâu nay và đang ngày càng có xu hướng bùng phát. Không chỉ dẫn đến những khó khăn cho công tác quản lý tài nguyên – môi trường, việc này còn tiềm ẩn nhiều bất cập, thậm chí tranh chấp giữa người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.Doanh nghiệp gặp khóTheo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, tháng 1/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 02/GP-UBND thông qua đấu giá, cho phép Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhật Linh Phú Thọ được quyền khai khoáng sản tại mỏ cát lòng sông Hồng - Minh Nông 2 (thuộc địa bàn phường Minh Nông, thành phố Việt Trì).Trong phương án đấu giá, mỏ cát nằm trong khu vực lòng sông Hồng thuộc phần diện tích của các bãi bồi non, không thuộc diện tích đất canh tác của người dân, không phải giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, trên toàn bộ diện tích hơn 17,13ha của mỏ cát, một số người dân đã trồng cây bạch đàn trái phép. Trước tình trạng này, doanh nghiệp đã nhiều lần gửi văn bản đến cơ quan chức năng để kiến nghị giải quyết, nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm, gây ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh.Việc trồng cây nêu trên thực tế đã diễn ra liên tiếp, thường xuyên trong thời gian dài, khiến nhiều doanh nghiệp hoang mang. Trong khi đó, người dân do thiếu thông tin và sự quyết liệt trong quản lý từ phía cơ quan chức năng cũng rơi vào tình trạng bức xúc.Cũng theo các báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, cuối năm 2022, Công ty Cổ phần Thái Minh Group trúng đấu giá mỏ cát rộng 56 ha tại khu Minh Nông 7 (phường Minh Nông), nhưng khi tiến hành cắm mốc thực hiện thủ tục khai thác thì bị một số người dân ngăn cản.Tương tự, ngày 9/9/2022, Công ty Trách nhiệm hữu hạn khoáng sản Sông Hồng được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ cấp giấy phép khai thác khoáng sản cát lòng sông Hồng ở phường Minh Nông với diện tích 38,33ha. Tuy nhiên, khi công ty đang hoàn thiện thủ tục thuê đất và hồ sơ để khai thác thì phát hiện một số người dân tự ý trồng cây nên đã báo cáo với cơ quan chức năng.Tin liên quanNgành Tài nguyên và Môi trường cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên, khoáng sản và môi trườngNhanh chóng siết lại công tác quản lýTrước thực trạng nêu trên, Ủy ban nhân dân phường Minh Nông trong các năm 2020 và 2022 đã có thông báo về việc người dân tự ý chiếm dụng diện tích bãi bồi do Nhà nước quản lý để canh tác trồng cây, hoa màu. Từ đó, đề nghị các khu dân cư tổ chức thông báo, tuyên truyền, vận động nhân dân chấm dứt tình trạng này.Ngày 13/12/2023, Ủy ban nhân dân phường Minh Nông tiếp tục có thông báo gửi đến các khu dân cư Hồng Hải, Đoàn Kết, Thành Công trên địa bàn phường về việc tuyên truyền, vận động người dân thu dọn cây cối, hoa màu nằm trong phạm vi đấu giá mỏ cát lòng sông Hồng; giao công chức địa chính-xây dựng, đô thị phối hợp trưởng khu dân cư kiểm tra đôn đốc việc thực hiện.Được biết, bên cạnh đó,Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọcũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan chức, địa phương tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất tại phường Minh Nông.Cụ thể, ngày 30/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ có văn bản số 4874/UBND-NNTN, yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường Minh Nông tuyên truyền, nghiêm cấm việc tự ý canh tác, trồng cây, xây dựng công trình, lấn chiếm đất do Nhà nước quản lý, kiên quyết xử lý trường hợp cố tình vi phạm. Đối với diện tích người dân tự ý trồng cây lâm nghiệp, cần lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai, yêu cầu di chuyển ra khỏi phạm vi cấp phép dự án.Công văn cũng nêu rõ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Minh Nông phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ nếu để tái diễn tình trạng vi phạm như trên.Trước những diễn biến khác của tình trạng đã nêu, ngày 26/4/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tiếp tục có văn bản giao Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh tình hình an ninh trật tự tiềm ẩn phức tạp giữa người dân canh tác, trồng cây trên phạm vi bãi bồi non (quỹ đất do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý) với các đơn vị khai thác khoáng sản (theo báo cáo của Ủy ban nhân dân phường Minh Nông).Văn bản này cũng đồng thời yêu cầu làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, có biện pháp xử lý dứt điểm; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Minh Nông nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm khi làm việc, trả lời phỏng vấn, phát ngôn trước các cơ quan truyền thông gây hiểu sai lệch thông tin trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
https://nhandan.vn/siet-chat-quan-ly-tai-nguyen-giam-ap-luc-va-tao-dieu-kien-cho-san-xuat-post808060.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "quản lý tài nguyên", "sản xuất", "tranh chấp đất đai" ] }
Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Sau khi tiếp nhận động vật hoang dã, nhân viên của Trung tâm Du lịch sinh thái, Giáo dục môi trường và Cứu hộ phát triển sinh vật (gọi tắt là Trung tâm), thuộc Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang chia nhau chăm từng "miếng ăn, giấc ngủ" đến khi chúng khỏe mạnh và thả về tự nhiên. Chỉ người yêu động vật hoang dã, quý cuộc sống của muôn loài mới có thể gắn bó với các chuồng trại nằm tận rừng sâu như vậy.
Trung tâm có diện tích 4 ha, nằm trong Vườn quốc gia U Minh Thượng rộng hơn 8.038 ha, cách thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang khoảng 65 km..."Bảo mẫu" của muôn loàiVệ sinh chuồng trại cho vài con cua đinh xong, anh Danh Ngọt, nhân viên Trung tâm tiếp tục cùng hai nhân viên kéo chiếc xe ba gác vào rừng tìm chuối xiêm, bắt cá. Chừng hai giờ sau, khoảng 10 quầy chuối, một thùng cá được mang về chất vào kho. "Chuối để cho chín, dành cho khỉ và heo rừng ăn; cá rọng lại cho rái cá, cá sấu ăn. Công việc ở đây thường xuyên như vậy", anh Ngọt cho biết.Chỉ tay vào những con cua đinh đang phơi nắng, anh Ngọt cho biết, chúng là nạn nhân của các vụ săn bắt trộm: "Chúng hoàn toàn vô hại, rất cần được chăm sóc. Qua sách vở, tôi biết, để chúng phát triển tự nhiên thì thiên nhiên mới đa dạng, bền vững. Tôi thích công việc này vì bảo vệ động vật quý cho con cháu mai sau biết trên Trái đất này có những loài như vậy" với anh Ngọt, Trung tâm như là ngôi nhà thứ hai của mình. Thậm chí, anh ăn, ngủ luôn tại đơn vị, dù nhà anh cách đó không xa...Chúng tôi đã được chị Néang Mala (người dân tộc Khmer), nhân viên Trung tâm, đưa đi tham quan một vòng chuồng nuôi nhốt, chăm sóc động vật hoang dã. Nào là vượn má vàng; rái cá vuốt bé; cầy vòi hương; dơi ngựa lớn; cá sấu xiêm; kỳ đà vân; gà đãy Java; dơi ngựa Thái Lan... và có cả những loài rất quý hiếm như mèo Bengal; rái cá lông mũi; tê tê Java. Hàng chục chuồng được xây dựng san sát nhau và đều có gắn bảng ghi rõ tên, đặc điểm của từng loài. Mỗi chuồng được bố trí thêm cây, cỏ, nước, bèo phù hợp môi trường sống của con vật.Cuối dãy chuồng trại, chị Néang Mala được một con rái cá lông mũi "chào đón" nhiệt tình. Nhặt cành cây khô khều nhẹ, con rái cá nhép miệng, ngước cổ lên như một đứa trẻ mừng mẹ đi chợ mới về. Chị Néang Mala đưa vài con cá rô, rái cá lông mũi liền biểu hiện vui mừng."Con này toàn ngủ không hà, có người đến nó mới thức dậy, chờ được cho ăn", chị Néang Mala nói. Theo chị Néang Mala, đây cũng là con vật khiến nhân viên Trung tâm lo lắng nhiều nhất khi nó được bàn giao cho đơn vị chăm sóc. Cuối năm 2019, con rái cá này được một khách du lịch Vườn quốc gia U Minh Thượng đưa đến Trung tâm khi mới được sinh ra và "đi lạc" lên bờ. Sau khi tiếp nhận, nhân viên thay phiên nhau cho rái cá uống sữa, theo dõi sức khỏe nên nó lớn lên từng ngày. "Hiện, nó nặng khoảng 5 kg, quý hiếm lắm, vài chục năm nữa không biết chúng ta có còn biết đến loài này nữa không", chị Néang Mala chia sẻ.Chiếc chuồng sắt có mắt lưới chi chít, bên trong được nhân viên bố trí cành cây ngang dọc làm nơi ở cho rái cá lông mũi. Ðến chuồng khác, thấy bóng dáng chị Néang Mala, vài con vượn má vàng mừng rỡ chạy đến nhận thức ăn. Chị Néang Mala cho chúng ăn, bẻ nhánh cây, vớt ít bèo, chăm cái tổ để chúng có giấc ngủ ngon...Trung tâm Du lịch sinh thái, Giáo dục môi trường và Cứu hộ phát triển sinh vật được thành lập từ tháng 6/2013 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật. Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Sử Hữu Song cho hay, sau sáp nhập đơn vị còn 15 người, riêng Ðội cứu hộ động vật có sáu nhân viên, trong đó có ba nhân viên thú y trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc thú rừng. Hằng ngày, Trung tâm tiếp nhận các cá thể sinh vật bị tịch thu từ các vụ vi phạm pháp luật, hoặc được cá nhân, tổ chức tự nguyện giao nộp để điều trị, phục hồi chức năng cho chúng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, con vật sẽ được thả về môi trường tự nhiên sau thời gian cứu hộ, chăm sóc. Do có ít người, vì thế cường độ làm việc của nhân viên khá cao. Ngoài việc thay nhau trực và kiểm tra sức khỏe của động vật, làm vệ sinh, các nhân viên phải sẵn sàng tiếp ứng khi tổ chức, cá nhân đến bàn giao động vật."Ðộng vật lúc được bàn giao thường rất yếu do bị săn bắn, vận chuyển, thay đổi môi trường tự nhiên, nhân viên phải chuẩn bị mọi biện pháp khẩn cấp. Việc cứu hỏa cấp bách như thế nào thì việc cứu hộ động vật ở đây cũng khẩn cấp như vậy. Có khi chậm chút thôi là thiên nhiên mất luôn một loài động vật quý hiếm", ông Song nói...Ðộng vật lúc được bàn giao thường rất yếu do bị săn bắn, vận chuyển, thay đổi môi trường tự nhiên, nhân viên phải chuẩn bị mọi biện pháp khẩn cấp. Việc cứu hỏa cấp bách như thế nào thì việc cứu hộ động vật ở đây cũng khẩn cấp như vậy. Có khi chậm chút thôi là thiên nhiên mất luôn một loài động vật quý hiếm.Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Sử Hữu SongBảo vệ, tái tạo môi trường tự nhiênVới diện tích hơn 8.000 ha, Vườn quốc gia U Minh Thượng được nhiều người biết đến là nơi trú ngụ đặc trưng của hàng chục nghìn cá thể khỉ và heo rừng. Theo Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Thượng Trần Văn Thắng, hiện, heo rừng ở đây còn rất nhiều, có con trọng lượng cả 100 kg. Những câu chuyện lạ về heo rừng như "gây tai nạn giao thông", hay heo rừng "xin cơm" khá hy hữu, nhưng ông Thắng xác nhận có thật 100%.Ông Thắng kể, khoảng 18 giờ ngày 2/10/2018, ông Lê Văn Trọng, cán bộ Vườn quốc gia U Minh Thượng, được lãnh đạo đơn vị phân công đi kiểm tra, nhắc nhở du khách hết giờ câu cá, không được lưu lại trong rừng. Kiểm tra xong, ông Trọng đi xe máy từ hồ Hoa Mai về lại trụ sở đơn vị thì bất thình lình bị một con heo rừng chừng 60 kg tông trực diện. Mặc dù chỉ chạy tốc độ 40 km/giờ, nhưng gặp phải cú tông như "trời giáng", ông Trọng trở tay không kịp, sau đó phải chuyển lên bệnh viện tỉnh cấp cứu, điều trị cả tuần. Riêng xe máy phải tốn bạc triệu tiền sửa chữa.Trước đó khá lâu, hai cán bộ khác của Vườn quốc gia U Minh Thượng bị tai nạn giao thông mà nguyên nhân cũng chính là... mấy chú heo rừng. Hôm đó, khoảng 22 giờ, hai cán bộ này đi xe máy từ khu vực hồ Hoa Mai về trung tâm hành chính huyện U Minh Thượng thì bị một chú heo rừng húc thẳng khiến cả hai ngã lăn một đoạn dài. Một người bị chấn thương nặng phải chuyển lên tỉnh cấp cứu, người ngồi phía sau nằm lên chú heo rừng nên chỉ bị trầy xước.Thời gian qua, Trung tâm chăm sóc một số heo rừng bị thương do tai nạn giao thông. Hằng ngày, nhân viên cho các chú heo rừng ăn khoai mì, chuối và cả cơm. Theo một số cán bộ Trung tâm, heo rừng sau khi được chữa trị xong thì thả cho về lại rừng. Tuy nhiên, do quen được chăm sóc và cho ăn cơm nên tầm chiều là một số con lại đến khu vực hồ Hoa Mai (nơi có quán phục vụ ăn uống cho khách du lịch), hoặc khu vực Trung tâm để kiếm cơm ăn. Nhân viên thấy vậy thường để cơm thừa cho heo rừng ăn.Lãnh đạo Vườn quốc gia U Minh Thượng cho biết, mặc dù xảy ra nhiều vụ "tai nạn giao thông" do heo rừng gây ra, nhưng anh em đơn vị rất vui, vì điều đó chứng tỏ heo rừng còn lại trong rừng rất nhiều. "Hiện, chưa có thống kê đầy đủ còn bao nhiêu con. Thông thường, khoảng 17-18 giờ hằng ngày sẽ thấy heo rừng xuất hiện khoảng hai, ba đàn vài chục con ra bìa rừng, bờ kênh tìm sậy non, khoai mì, môn nước, chuối để ăn", ông Thắng thông tin.Ðể bảo đảm an toàn giao thông, đoạn từ gần trụ sở Vườn quốc gia U Minh Thượng vào khu vực hồ Hoa Mai đã lắp đặt bảng ghi chú để du khách lái xe cẩn trọng, trong đó có đề phòng heo rừng gây... tai nạn giao thông; đồng thời để bảo vệ an toàn cho heo rừng. Nguyên Trưởng trại giam Kênh 7, nguyên Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Thượng, Ðại tá Bành Văn Ðởm, người cả đời gắn bó với rừng, đề nghị: "Heo rừng là loài đặc trưng của Vườn quốc gia U Minh Thượng, do vậy, để giữ môi sinh của rừng tốt, ngoài việc bảo vệ rừng thì cần có biện pháp phòng, chống các đối tượng trộm cắp lén lút vào đặt bẫy bắt heo rừng...".Heo rừng là loài đặc trưng của Vườn quốc gia U Minh Thượng, do vậy, để giữ môi sinh của rừng tốt, ngoài việc bảo vệ rừng thì cần có biện pháp phòng, chống các đối tượng trộm cắp lén lút vào đặt bẫy bắt heo rừng..Nguyên Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Thượng, Ðại tá Bành Văn ÐởmTrung tâm hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 36 loài với 202 cá thể động vật hoang dã phục vụ công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường. Chỉ riêng trong năm 2023, Trung tâm tiếp nhận cứu hộ và chuyển giao bảo tồn 21 loài gồm 127 cá thể; tổ chức và phối hợp tái thả 12 loài gồm 179 cá thể về tự nhiên (tỷ lệ cứu hộ đạt 93,4%); thực hiện sinh sản thành công ba loài (mèo rừng, cầy vòi hương, dơi ngựa Thái Lan); cho sinh sản và tái thả hơn 54.000 con cá lóc, cá sặc rằn về tự nhiên."Trung tâm thường xuyên tuyên truyền đến người dân không săn, bắt các loài động vật hoang dã; lồng ghép vào nội dung thuyết minh cho các đoàn du khách đến tham quan. Nhờ đó, nhiều tổ chức, cá nhân trực tiếp liên hệ bàn giao động vật quý hiếm", ông Song cho hay.
https://nhandan.vn/bao-ton-dong-vat-hoang-da-o-vuon-quoc-gia-u-minh-thuong-post789004.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Vườn quốc gia U Minh Thượng", "Hồ Hoa Mai", "Lợn rừng", "Rái cá", "Cầy vòi", "Dơi ngựa lớn", "Ba ba", "Rái cá vuốt bé", "Cá sấu Xiêm", "Động vật hoang dã", "Bảo tồn" ] }
Bắc Bộ mưa phùn về đêm và sáng, trưa chiều trời nắng
NDO -Dự báo hôm nay (21/2), ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng; riêng khu vực phía Tây Bắc Bộ và vùng núi phía tây các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nơi nắng nóng hơn 35 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 21/2, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng; riêng khu vực ven biển Đông Bắc có mưa nhỏ, mưa phùn rải rác. Ngoài ra, ở khu vực Tây Bắc Bộ và vùng núi phía tây của các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nơi nắng nóng hơn 35 độ C.Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ hôm nay ngày nắng, đêm không mưa; riêng miền Đông Nam Bộ có nơi nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất ở khu vực Tây Nguyên 31-34 độ C; Nam Bộ 31-34 độ C; riêng miền đông 33-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Ngoài ra, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở khu vực Bắc Bộ từ đêm 22-24/2, khả năng có mưa, mưa nhỏ rải rác. Từ khoảng ngày 23-24/2 khả năng trời chuyển lạnh; từ khoảng ngày 26/2 trời chuyển rét.Dự báo thời tiết ngày và đêm 21/2 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, sáng và đêm có mưa phùn và sương mù rải rác. Gió đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-29 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Có mây; ngày nắng, có nơi có nắng nóng; đêm không mưa. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 20-23 độ C, riêng khu Tây Bắc 16-19 độ C, có nơi dưới 16 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng; riêng khu vực ven biển Đông Bắc có mưa nhỏ, mưa phùn rải rác. Gió đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 20-23 độ C, vùng núi có nơi dưới 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-31 độ C, có nơi hơn 31 độ C; riêng khu vực đồng bằng và ven biển: 26-28 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Có mây, ngày nắng, riêng vùng núi phía Tây có nơi nắng nóng; đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C; riêng vùng núi phía Tây có nơi hơn 35 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, riêng miền Đông có nơi nắng nóng; đêm không mưa. Gió đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C; riêng miền Đông 33-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.
https://nhandan.vn/bac-bo-mua-phun-ve-dem-va-sang-trua-chieu-troi-nang-post796886.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Dự báo thời tiết", "Bắc Bộ", "Bắc Trung Bộ", "mưa phùn", "sương mù", "nắng nóng", "Đông Nam Bộ" ] }
Từ đêm 30/4-1/5, dự báo có mưa dông ở nhiều nơi, nắng nóng khả năng suy giảm
NDO -Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng giảm dần từ khoảng ngày 1-2/5; ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ khoảng ngày 4-5/5 nắng nóng khả năng giảm dần.
Dự báo ngày mai (29/4), khu vực Sơn La, Hòa Bình và từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tụcnắng nóng đặc biệt gay gắtvới nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39-42 độ C, có nơi hơn 42 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 30-35%.Khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi hơn 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.Khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi hơn 36 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 50-55%.Dự báo, nắng nóng có khả năng giảm dần từ khoảng ngày 1-2/5 ở Bắc Bộ và Trung Bộ; từ khoảng ngày 4-5/5 ở Tây Nguyên và Nam Bộ.Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1; riêng khu vực Sơn La, Hòa Bình và từ Thanh Hóa đến Phú Yên: cấp 2.Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao vànguy cơ xảy ra cháy rừng ở nhiều nơi.Dự báo thời tiết từ ngày 29/4 đến 1/5 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nộitừ ngày 29-30/4: Ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt; ít khả năng có mưa dông.Từ đêm 30/4-1/5: Chiều tối và đêm có khả năng có mưa rào và dông rải rác, nắng nóng suy giảm. Nhiệt độ thấp nhất: 26-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 38-40 độ C; riêng ngày 1/5: 31-33 độ C.Phía Tây Bắc Bộtừ ngày 29-30/4: Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; riêng Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.Từ đêm 30/4-1/5: Chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất: 25-28 độ C, có nơi dưới 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C; riêng Sơn La-Hòa Bình: 39-41 độ C, có nơi hơn 41 độ C; ngày 1/5: 32-35 độ C, khu Tây Bắc có nơi hơn 35 độ C.Phía Đông Bắc Bộtừ ngày 29-30/4: Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.Từ đêm 30/4-1/5: Có khả năng có mưa rào và dông rải rác vào chiều tối và đêm,nắng nóng suy giảm. Nhiệt độ thấp nhất: 26-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C; riêng ngày 1/5: 30-33 độ C.Khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yêntừ ngày 29-30/4: Ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.Từ đêm 30/4-1/5: Chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; nắng nóng có khả năng suy giảm. Nhiệt độ thấp nhất: 28-31 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 38-41 độ C, có nơi hơn 41 độ C; riêng ngày 1/5 khu vực phía bắc 31-34 độ C; phía nam 36-39 độ C, có nơi hơn 39 độ C.Khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuậntừ ngày 29/4-1/5: Ngày nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Nhiệt độ thấp nhất: 26-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất: 34-36 độ C, có nơi hơn 36 độ C.Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộtừ ngày 29/4-1/5: Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Nhiệt độ thấp nhất ở khu vực Tây Nguyên 23-27 độ C; khu vực Nam Bộ từ 27-30 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C.
https://nhandan.vn/tu-dem-304-15-du-bao-co-mua-dong-o-nhieu-noi-nang-nong-kha-nang-suy-giam-post806998.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Nắng nóng gay gắt", "Nắng nóng đặc biệt gay gắt", "Sơn La", "Hòa Bình", "Thanh Hóa đến Phú Yên", "mưa rào và dông" ] }
[Ảnh] Việt Nam-EU: Chung tay vì môi trường sạch
NDO -Ngày 12/5, tại thành phố Hạ Long, Bộ Ngoại giao phối hợp UBND tỉnh Quảng Ninh và Phái đoàn EU tại Hà Nội tổ chức sự kiện Ngày Việt Nam-EU với chủ đề: “Việt Nam-EU: Chung tay vì mộtmôi trường sạch”. Sự kiện là sáng kiến do Bộ Ngoại giao khởi xướng nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về ứng xử có trách nhiệm đối với môi trường.
Tham dự sự kiện có Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier cùng Đại sứ quán các nước thành viên EU tại Việt Nam.Sự kiện Ngày Việt Nam-EU với chủ đề: “Việt Nam-EU: Chung tay vì một môi trường sạch” tại Hạ Long là sáng kiến do Bộ Ngoại giao khởi xướng nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về ứng xử có trách nhiệm đối với môi trường, hệ sinh thái tự nhiên nói chung cũng như môi trường biển nói riêng, góp phần ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường biển.Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại lễ khai mạc sự kiện Ngày Việt Nam-EU.Các đại biểu tham dự sự kiện.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy phát biểu tại sự kiện.Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier phát biểu tại sự kiện.Sau lễ khai mạc, gần 200 đại biểu đã tham gia các hoạt động nhặt, thu gom rác thải dọc bờ biển Bãi Cháy, vớt rác trên Vịnh Hạ Long.Đại biểu Việt Nam và EU nhặt rác tại bờ biển Bãi Cháy.Đại biểu Việt Nam và EU tham gia vớt rác trên Vịnh Hạ Long.Tiếp nối thành công của sự kiện Ngày Việt Nam-EU dịp này, Bộ Ngoại giao dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp Phái đoàn EU tại Việt Nam tổ chức các sự kiện về môi trường tại một số địa phương khác trên cả nước trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/anh-viet-nam-eu-chung-tay-vi-moi-truong-sach-post808991.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Việt Nam-EU", "môi trường sạch", "bộ ngoại giao", "Quảng Ninh" ] }
Lào Cai: Dông lốc làm tốc mái 196 ngôi nhà, gây thiệt hại hơn 9 tỷ đồng
NDO -Ngày 1/5, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Văn Bàn (Lào Cai) cho biết, vào lúc 22 giờ ngày 30/4, trên địa bàn huyện xuất hiệndông lốctrên diện rộng đã quét qua địa bàn các xã Võ Lao, Nậm Dạng, Nậm Mả, Làng Giàng, thị trấn Khánh Yên… làm 196 nhà dân bị tốc mái, gây nhiều thiệt hại về hoa màu và cây cối, rất may không có thiệt hại về người. Ước thiệt hại do dông lốc gây ra trên địa bàn huyện là hơn 9 tỷ đồng.
Cụ thể, xã Võ Lao 79 nhà, Khánh Yên Hạ 1 nhà, Nậm Chày 1 nhà, Làng Giàng 12 nhà, Dần Thàng 2 nhà, Hòa Mạc 10 nhà, Sơn Thủy 1 nhà, Khánh Yên Thượng 41 nhà, Liêm Phú 1 nhà, Nậm Dạng 40 nhà, Nậm Mả 4 nhà và thị trấn Khánh Yên 4 nhà), trong đó 1 nhà dân bị sập đổ, 6 nhà bị tốc mái hoàn toàn.Dông lốc làm tường rào khuôn viên Trường THCS xã Hòa Mạc bị đổ sập, 6 phòng học và phòng chức năng bị tốc mái, nhiều thiết bị dạy học hư hỏng. Dông lốc cũng làm hơn 10 cột điện và cột cáp quang trên địa bàn các xã của huyện Văn Bàn bị gãy đổ hoặc bị nghiêng, gây mất điện cục bộ ở một số thôn, bản.Tin liên quanKhẩn trương ứng phó mưa dông kèm lốc sét, mưa đá, gió giật mạnhXã Võ Lao là địa phương bị thiệt hại nhiều nhất với 79 nhà bị tốc mái (3 nhà bị tốc mái hoàn toàn, 10 nhà bị tốc mái 70%), 6 cột điện đường dây hạ thế 0,4kV trên địa bàn bị đổ gây mất điện cục bộ ở 6 thôn. Dông lốc làm 13ha ngô bị đổ; hàng trăm cây ăn quả, cây cảnh ven Tỉnh lộ 151 bị gãy đổ…Hiện, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng huyện Văn Bàn đang nỗ lực cùng người dân khắc phục nhữngthiệt hạido thiên tai gây ra.
https://nhandan.vn/lao-cai-dong-loc-lam-toc-mai-196-ngoi-nha-gay-thiet-hai-hon-9-ty-dong-post807367.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Lào Cai", "dông lốc", "thiệt hại" ] }
Khai mạc Diễn đàn Nước thế giới lần thứ 10 tại Bali
Ngày 20/5, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã khai mạc Diễn đàn Nước thế giới (WWF) tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Nusa Dua ở Bali.
Phát biểu khai mạc diễn đàn,Tổng thống Widodonhấn mạnh tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống của con người. Ông nói: “Không có nước thì không có thức ăn, không có hòa bình, không có sự sống, vì vậy, nước phải được quản lý tốt vì mỗi giọt đều quý giá”. Ông Widodo cho biết vào năm 2050, dự báo có khoảng 500 triệu nông dân, những người sẽ đóng góp 80% lương thực cho thế giới, sẽ thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất do hạn hán.Với chủ đề "Nước cho sự thịnh vượng chung", diễn đàn năm nay đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản gồm: thúc đẩy bình đẳng và tránh cạnh tranh; ưu tiên hợp tác toàn diện, bao gồm cả việc sử dụng công nghệ, tài chính và hỗ trợ hòa bình, thịnh vượng chung. Với tư cách là chủ nhà Diễn đàn này, Indonesia hy vọng rằng thế giới có thể cùng nhau hợp tác để tăng cường các cam kết nhằm vượt qua các thách thức toàn cầu liên quan đến nước với mục tiêu: chung taybảo vệ nguồn nướchôm nay vì sự thịnh vượng chung ngày mai.Tin liên quanTăng cường hợp tác quốc tế để bảo đảm an ninh nguồn nướcPhát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Hội đồng nước Thế giới Loui Fauchon kêu gọi hãy để Trái Đất là nơi con người và thiên nhiên cùng hòa hợp vì hòa bình và thịnh vượng. Ông cũng đề xuất 7 cam kết gồm: thúc đẩy các chính sách an ninh nước; sửa đổi hành vi và thay đổi thói quen; áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên; đưa vấn đề nước vào luật pháp quốc gia và quy định của địa phương; đề xuất về quyền tiếp cận nước đối với tất cả mọi người; thành lập Liên minh các vấn đề tài chính về nước; sử dụng hiệu quả các quỹ khí hậu dành cho nước.Tỷ phú Elon Musk, nhà sáng lập, giám đốc điều hành của công ty khám phá không gian SpaceX cũng là diễn giả tại lễ khai mạc WWF lần thứ 10.Sau lễ khai mạc đã diễn ra các cuộc họp về những tiến trình chính trị, các cuộc họp chuyên đề và khu vực, cũng như các cuộc gặp song phương.Diễn đàn Nước thế giới lần thứ 10 là dịp quy tụ các bên liên quan trong lĩnh vực tài nguyên nước, bao gồm chính phủ, quốc hội các nước, các nhà lãnh đạo chính trị, tổ chức đa phương, học giả, xã hội dân sự và doanh nghiệp. Khoảng 30.000 người tham gia các hoạt động trong thời gian diễn ra Diễn đàn (18-25/5) đến từ 172 quốc gia và vùng lãnh thổ. Diễn đàn này sẽ tập trung vào 4 vấn đề, đó là: bảo tồn nước, nước sạch và vệ sinh; an ninh lương thực, năng lượng và giảm nhẹ thiên tai. Diễn đàn sẽ đưa ra các sáng kiến giải pháp và cam kết mới nhằm đạt được sự quản lý nước bền vững và công bằng.
https://nhandan.vn/khai-mac-dien-dan-nuoc-the-gioi-lan-thu-10-tai-bali-post810235.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Tổng thống Indonesia", "Diễn đàn Nước thế giới", "WWF", "Bali", "bảo tồn nước", "bảo vệ nguồn nước" ] }
Ngày 8/2, các tỉnh miền bắc rét đậm, có nơi rét hại
NDO -Do ảnh hưởng của không khí lạnh, hôm nay (8/2), ở khu vực phía Đông Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C. Khu vực phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, có nơi rét đậm, rét hại.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (8/2), không khí lạnh đã ảnh hưởng một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.Dự báo ngày 8/2, không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng các nơi khác ở phía phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng một số nơi ở Trung Trung Bộ. Trong đất liền gió đông bắc mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4.Do ảnh hưởng của không khí lạnh, hôm nay (8/2), ở khu vực phía Đông Bắc Bộtrời rét đậm, có nơi rét hại; khu vực phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, có nơi rét đậm, rét hại. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở khu vực Bắc Bộ phổ biến từ 11-13 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ từ 8-10 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C; khu vực Bắc Trung Bộ từ 14-17 độ C.Dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ gần sáng 9/2, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa rào rải rác, cục bộ có mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Cảnh báo, rét đậm có khả năng ảnh hưởng tới gia súc, gia cầm; ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Ngoài ra, mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng...Dự báo thời tiết ngày và đêm 8/2 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, có mưa và mưa nhỏ. Gió đông bắc cấp 3. Trời rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất từ: 12-14 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 14-16 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa và mưa nhỏ rải rác; riêng Lai Châu-Điện Biên có mây, ngày nắng, đêm có mưa vài nơi. Gió nhẹ. Trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất từ: 13-15 độ C, có nơi dưới 13 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 18-21 độ C; riêng khu vực Tây Bắc 23-26 độ C, có nơi hơn 26 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây,có mưa và mưa nhỏ. Gió đông bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4. Trời rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất từ: 11-14 độ C, vùng núi 8-11 độ C, có nơi dưới 5 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 13-16 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, phía bắc có mưa và mưa nhỏ; phía nam ngày có mưa vài nơi, đêm có mưa rào và có nơi có dông, cục bộ có mưa to. Gió bắc đến tây bắc cấp 2-3. Phía bắc trời rét, có nơi rét đậm; phía nam đêm và sáng sớm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất ở phía bắc từ: 14-17 độ C; phía nam từ: 18-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc từ: 18-21 độ C, phía nam từ: 23-26 độ C, có nơi hơn 26 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi; riêng phía bắc từ gần sáng có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Nam Bộ:Có mây, đêm không mưa; ngày nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.
https://nhandan.vn/ngay-82-cac-tinh-mien-bac-ret-dam-co-noi-ret-hai-post795749.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Thời tiết hôm nay", "không khí lạnh", "Bắc Bộ", "rét đậm", "rét hại" ] }
Chung tay giảm chất thải nhựa
Kể từ khi được thành lập năm 2021, nhóm công tác triển khaiChương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP)tại Việt Nam đã đóng vai trò kết nối các chủ thể, sáng kiến, huy động các nguồn lực, sự ủng hộ của các bộ, ngành, tổ chức phát triển trong nước, nước ngoài để cố vấn, tham mưu, hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan định hình nền kinh tế tuần hoàn, đổi mới mô hình sản xuất, tiêu thụ nhựa bền vững.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng rất nhanh, từ 3,8 kg/năm/người năm 1990, lên 41 kg/năm/người vào năm 2015 và hiện nay khoảng 54 kg/năm/người. Việc tiêu thụ nhựa ngày càng nhiều dẫn đến gia tăng chất thải nhựa, tăng nguy cơ ô nhiễm trắng, tăng sức ép tới hệ thống quản lý môi trường nếu không được quản lý hiệu quả, khoa học.Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tham gia tích cực, đề xuất các cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực vềgiảm thiểu rác thải nhựatại các Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Canada (năm 2018); Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos Thụy Sĩ (năm 2019)...Đáng chú ý, tại Hội nghị Davos 2019, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và đại diện Diễn đàn Kinh tế thế giới đã ký kết Ý định thư liên quan xử lý rác thải nhựa, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, với nội dung là hỗ trợ Việt Nam tham gia sáng kiến Chương trình đối tác hành động toàn cầu về nhựa (GPAP) để giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu đổi mới mô hình sản xuất, tiêu thụ nhựa bền vững; tạo nền tảng chính sách, hành động, giải pháp xử lý chất thải nhựa một cách hiệu quả, giảm đến mức thấp nhất tác động của nhựa đến môi trường.Để thực hiện Chương trình đối tác hành động toàn cầu về nhựa, Đề án “Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa tại Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021. Ngày 19/11/2021, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2268/QĐ-BTNMT về việc thành lập Nhóm công tác triển khai Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) tại Việt Nam.Nhóm có nhiệm vụ tư vấn cho Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường các chính sách, giải pháp, định hướng chiến lược cho Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa tại Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hoàn thành tốt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về quản lý chất thải nhựa để triển khai, thực hiện nền kinh tế tuần hoàn, nền kinh tế tri thức, ứng dụng công nghệ cao để giảm phát thải nhựa tại Việt Nam.Đánh giá về những kết quả bước đầu của Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa, Vụ trưởng Hợp tác quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Lê Ngọc Tuấn cho biết: Kể từ khi được thành lập, nhóm đã có nhiều đề xuất hỗ trợ, chính sách, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, các cơ hội đầu tư, khơi thông dòng tài chính đối với những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết vấn đề rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa tại Việt Nam.Đáng chú ý là, với sự ra mắt của nhóm kỹ thuật Đổi mới sáng tạo và Khơi nguồn tài chính đã hỗ trợ nhóm công tác triển khai các hoạt động thông qua các trụ cột chiến lược của Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa. Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang cùng hướng tới một thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, dự kiến thông qua vào năm 2024, Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa đã tích cực phối hợp với các đối tác xây dựng mạng lưới kết nối chặt chẽ với các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tổ chức phi Chính phủ, viện nghiên cứu thông qua các hội thảo tham vấn, các sự kiện bên lề tại những phiên đàm phán liên Chính phủ, thể hiện quyết tâm quản lý và giảm thiểu chất thải nhựa thông qua cách tiếp cận của nền kinh tế tuần hoàn.Dưới sự định hướng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sự điều phối và hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa đã xây dựng và mở rộng mạng lưới tham gia với gần 200 tổ chức doanh nghiệp kết nối, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và quan điểm về các vấn đề cùng quan tâm liên quan đàm phán thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa; đổi mới, sáng tạo để giảm ô nhiễm nhựa, huy động tài chính và đầu tư vào các giải pháp xử lý rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa, các giải pháp góp phần thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).Chương trình cũng phối hợp UNDP và các đối tác hỗ trợ Việt Nam thảo luận định hướng nghiên cứu, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng nhựa và rò rỉ rác thải nhựa trên đất liền và trên biển phục vụ quá trình đàm phán hướng tới một thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa; xây dựng báo cáo nghiên cứu, đánh giá tình hình phát sinh, quản lý rác thải nhựa và đề xuất giải pháp, lộ trình giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam.Đáng chú ý, trong năm 2023, với nguồn dữ liệu từ các thành viên nhóm kỹ thuật và thành viên mạng lưới Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa, một bản đồ sáng kiến, giải pháp đổi mới sáng tạo đã được xây dựng và tiếp tục cập nhật, hoàn thiện trong thời gian tới. Hiện, ghi nhận 40 nhà đổi mới sáng tạo đã hoàn thành thử nghiệm qua các giai đoạn ươm mầm và tăng tốc trong tổng số 138 chương trình, dự án, sáng kiến về giảm thiểu rác thải và ô nhiễm nhựa tại Việt Nam hoặc dự án khu vực có hợp phần liên quan Việt Nam.Trong đó, bảy sáng kiến, dự án đổi mới sáng tạo ấn tượng từ các nhà đổi mới sáng tạo được đánh giá có năng lực và khả năng tác động đã được giới thiệu và thúc đẩy qua nền tảng Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa. Ngoài ra, với sự hỗ trợ nguồn lực từ Đại sứ quán Canada và sự đóng góp kỹ thuật của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa đã triển khai, thúc đẩy lồng ghép, tăng cường vai trò của phụ nữ và các vấn đề bao trùm trong quản lý rác thải nhựa.Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết: Năm 2024, trong bối cảnh toàn cầu và trong nước đang nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa, nhất là với việc thế giới dự kiến sẽ thông qua “Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa vào cuối năm 2024”, cũng như nhiều chính sách của Việt Nam về quản lý và xử lý chất thải trong đó có chất thải nhựa sẽ chính thức được thực hiện.Do vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị nhóm tiếp tục phát huy trách nhiệm, sự chủ động trong việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đưa ra nhiều giải pháp mới và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Đồng thời, mở rộng mạng lưới đối tác và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng để thực hiện mục tiêu chung của Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa, qua đó đóng góp vào những nỗ lực hiện thực hóa các cam kết của Chính phủ Việt Nam trước cộng đồng quốc tế về giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.
https://nhandan.vn/chung-tay-giam-chat-thai-nhua-post790028.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "chất thải nhựa", "giảm thiểu rác thải nhựa", "Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP)" ] }
Bắc Bộ sắp đón đợt rét đậm, rét hại, vùng núi có nơi dưới 0 độ C
NDO -Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều nay (18/1), ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 20/1, ở phía Đông Bắc Bộ trời chuyển rét; từ ngày 22/1, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại.
Dự báo khoảng chiều và đêm 20/1, bộ phậnkhông khí lạnhtrên sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.Khoảng ngày 22/1, không khí lạnh được tăng cường mạnh thêm ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Trung và Nam Trung Bộ.Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ chiều và đêm 20/1 gió trong đất liền chuyển hướng đông bắc mạnh dần lên cấp 2-3; từ ngày 22/1 mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6-7.Từ đêm 20/1, ở phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa trời chuyển rét. Từ ngày 22/1, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trờirét đậm, rét hại; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế trời chuyển rét.Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 7-10 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ từ 3-6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C; khu vực Bắc Trung Bộ từ 9-12 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế từ 13-16 độ C.Cảnh báo, đợt rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể kéo dài trong nhiều ngày tới. Trong đợt rét đậm, rét hại diện rộng này vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá.Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ chiều 20-22/1, khu vực Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.Từ ngày 22-24/1, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Cảnh báo rét đậm, rét hại có khả năng ảnh hưởng tới gia súc, gia cầm; ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Ngoài ra, mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
https://nhandan.vn/bac-bo-sap-don-dot-ret-dam-ret-hai-vung-nui-co-noi-duoi-0-do-c-post792650.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Không khí lạnh", "Bắc Bộ", "Bắc Trung Bộ", "rét đậm", "rét hại", "băng giá", "mưa tuyết" ] }
Mưa đá và lốc xoáy gây nhiều thiệt hại tại Cao Bằng
NDO -Chiều 23/4, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnhCao Bằngcho biết, từ ngày 20-22/4 thời tiết diễn biến bất thường, xảy ra mưa đá, lốc xoáy đã gây nhiều thiệt hại về nhà ở, đời sống, sản xuất của người dân.
Trong tỉnh có 2.698 ngôi nhà bị tốc mái. Trong đó, một số huyện có nhiều nhà ở bị tốc mái: Bảo Lạc 859 ngôi nhà; Hạ Lang 513 nhà; Trùng Khánh 448 nhà; Quảng Hòa 353 ngôi nhà...Có 13 trường học, với nhiều lớp học bị tốc mái, ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Một số cột điện cũng bị gãy đổ.Mưa đá, lốc xoáy cũng làm gãy, đổ gần 245ha ngô...Trước tình hình thiên tai gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đề nghị, các địa phương thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, huy động lực lượng giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai.Các lực lượng Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng huy động lực lượng, khẩn trương giúp dân lợp lại mái nhà, sớm ổn định cuộc sống.Các địa phương thống kê thiệt hại, đề xuất hỗ trợ khắc phục thiệt hại theo quy định; đồng thời, hỗ trợ những hộ bị thiệt hại nặng về nhà ở, cần tạm thời sơ tán để bảo đảm an toàn.Dự báo thời tiết trong những ngày tới diễn biến phức tạp, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các địa phương chủ động kiểm tra, tuyên truyền người dân chủ động gia cố nhà ở chắc chắn, đề phòng mưa đá, lốc xoáy có thể tiếp tục xảy ra.
https://nhandan.vn/mua-da-va-loc-xoay-gay-nhieu-thiet-hai-tai-cao-bang-post806117.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Cao Bằng", "mưa đá", "lốc xoáy" ] }
Ngày 12/4, nhiều khu vực trên cả nước nắng nóng trở lại
NDO -Dự báo hôm nay (12/4), khu vực Nam Bộ tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi hơn 38 độ C. Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn và nguy cơ cháy rừng ở nhiều nơi.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục nắng nóng vànắng nóng gay gắtvới nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, riêng miền Đông Nam Bộ có nơi hơn 38 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất hơn 35 độ C.Cảnh báo, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Từ khoảng ngày 13-14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng.Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao vànguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Dự báo thời tiết ngày và đêm 12/4 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-32 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng; riêng khu vực Tây Bắc ngày nắng, có nơi nắng nóng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C, có nơi dưới 21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C; riêng khu vực Tây Bắc có nơi hơn 35 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C, vùng núi có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-31 độ C, có nơi hơn 31 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Phía bắc nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng; phía nam có mây, ngày nắng, đêm có mưa vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C, có nơi hơn 32 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngàynắng nóng và nắng nóng gay gắt,chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 35-38 độ C, riêng miền đông có nơi hơn 38 độ C.
https://nhandan.vn/ngay-124-nhieu-khu-vuc-tren-ca-nuoc-nang-nong-tro-lai-post804316.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Dự báo", "Thời tiết", "Nắng nóng", "nắng nóng gay gắt", "Nam Bộ", "Tây Bắc Bộ", "Tây Nguyên" ] }
Áp thấp nhiệt đới khả năng vào Biển Đông ngày 21/12
NDO -Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng sáng sớm ngày 21/12, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km và đi vào Biển Đông.
Hồi 1 giờ ngày 19/12, vị trí tâmáp thấp nhiệt đớiở vào khoảng 8,0 độ vĩ bắc; 123,9 độ kinh đông, trên đất liền miền nam Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km.Đến 1 giờ ngày 20/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 8,8 độ vĩ bắc; 118,6 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông đảo Palawan (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km.Đến 1 giờ ngày 21/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,6 độ vĩ bắc; 113,6 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới giảm xuống dưới cấp 6. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25kmđi vào Biển Đông.Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía đông nam Biển Đông từ đêm 19/12 có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8; biển động, sóng biển cao từ 2-4m.Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
https://nhandan.vn/ap-thap-nhiet-doi-kha-nang-vao-bien-dong-ngay-2112-post788186.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Bão Jelawat", "áp thấp nhiệt đới", "Biển Đông", "biển động mạnh", "sóng lớn" ] }
Nhựa sinh học thải ra ít vi nhựa hơn nhựa thông thường 9 lần
NDO -Nghiên cứu gần đây cho thấy,nhựa làm từ thực vậtthải ra ít hạt vi nhựa hơn nhiều so với nhựa truyền thống trong môi trường biển, nên đây có thể là một lựa chọn thân thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để đánh giá đầy đủ tác động của chúng.
Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra, loại vật liệu nhựa làm từ thực vật giải phónghạt vi nhựaít hơn 9 lần so với nhựa truyền thống khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và nước biển.Được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Portsmouth, trường đại học công lập ở thành phố Portsmouth, Hampshire, Anh và Viện Hàng hải Flanders (VLIZ) ở Bỉ, nghiên cứu đã xem xét sự phân hủy của hai loại nhựa khác nhau trong điều kiện khắc nghiệt.Vật liệu nhựa sinh học làm từ nguyên liệu tự nhiên có khả năng giữ tốt hơn khi tiếp xúc với tia UV cường độ cao và nước biển trong 76 ngày – tương đương với 24 tháng phơi nắng ở Trung Âu – so với nhựa thông thường làm từ các dẫn xuất dầu mỏ.Nghiên cứu nhấn mạnh khả năng phục hồi của nhựa sinh học và nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn về tác động môi trường của chúng, đặc biệt là ở môi trường biển. Bất chấp những kết quả đầy hứa hẹn, việc thải ra bất kỳ hạt vi nhựa nào vẫn còn đáng lo ngại, cần tiếp tục đổi mới việc sản xuất nhựa và cần các chính sách môi trường chặt chẽ hơn.Tác động môi trường của nhựa sinh họcGiáo sư Kỹ thuật cơ khí Hom Dhakal, từ Trường Kỹ thuật cơ khí và thiết kế, đồng thời là thành viên của Viện Cách mạng về nhựa thuộc Đại học Portsmouth cho biết: “Nhựa sinh học đang thu hút được sự quan tâm như là lựa chọn thay thế cho nhựa thông thường, nhưng ít người biết về nguồn vi nhựa tiềm năng của chúng trong ô nhiễm môi trường biển”.Giáo sư Hom Dhakal. Ảnh: Đại học Portsmouth.“Điều quan trọng là phải hiểu cách thức hoạt động của những vật liệu này khi chúng tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, để chúng ta có thể dự đoán chúng sẽ hoạt động như thế nào khi được sử dụng trong các ứng dụng hàng hải, như chế tạo thân tàu và tác động của chúng đối với sự sống dưới đại dương", ông cho hay.Ông nhấn mạnh: “Bằng cách biết tác động của các loại nhựa khác nhau đến môi trường, chúng ta có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn để bảo vệ đại dương”.Theo Tổ chức quốc tế về Nhựa đại dương, mỗi phút trong ngày có một lượng nhựa tương đương với một xe tải nhựa được đổ vào đại dương. Chất thải nhựa này khi tiếp xúc với môi trường sẽ phân hủy thành các hạt nhỏ hơn có kích thước dưới 5mm.Những hạt này được gọi là "vi nhựa" và đã được quan sát thấy ở hầu hết các hệ sinh thái biển, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho đời sống thủy sinh.Giáo sư Dhakal giải thích: “Chúng tôi muốn xem xét một loại polyme công nghiệp thông thường, polypropylen, không phân hủy sinh học và khó tái chế, chống lại axit polylactic (PLA), một loại polyme có khả năng phân hủy sinh học”.“Mặc dù phát hiện của chúng tôi cho thấy PLA thải ra ít hạt vi nhựa hơn, điều đó có nghĩa là sử dụng nhựa có nguồn gốc thực vật thay vì nhựa gốc dầu có vẻ là một ý tưởng hay để giảm ô nhiễm nhựa trong đại dương, nhưng chúng ta cần phải cẩn thận vì rõ rànghạt vi nhựa vẫn đang được sử dụng rộng rãivà đó vẫn là một mối lo ngại”, Giáo sư Dhakal bày tỏ.Tin liên quanPhát hiện mới: Nhựa sinh học cũng độc hại như nhựa thông thườngKết quả nghiên cứu và định hướng tương laiNghiên cứu cũng phát hiện ra kích thước và hình dạng của những mảnh nhựa nhỏ xíu thoát ra phụ thuộc vào loại nhựa. Nhựa thông thường tạo ra các mảnh nhỏ hơn và có ít hình dạng giống sợi hơn so với nhựa làm từ thực vật.Giáo sư Dhakal nói thêm: “Nhìn chung, nghiên cứu của chúng tôi cung cấp những hiểu biết có giá trị về hoạt động của các loại nhựa khác nhau dưới tác nhân gây áp lực môi trường, điều này rất quan trọng cho công việc giải quyết ô nhiễm nhựa trong tương lai. Rõ ràng, cần phải tiếp tục nghiên cứu và có các biện pháp chủ động để giảm thiểu tác động của vi hạt nhựa đối với hệ sinh thái biển”.Nghiên cứu này được đăng tải trong bài báo “Sự phân mảnh nhanh chóng của hai loại nhựa nhiệt dẻo (axit polylactic và polypropylen) thành vi nhựa sau khi tiếp xúc với bức xạ tia cực tím và ngâm trong nước biển” trên tạp chíĐộc chất sinh thái và An toàn Môi trường.Giáo sư Dhakal là thành viên của sáng kiến ​​Cách mạng Nhựa, có vai trò quan trọng trong việc thông báo các chính sách quốc gia và toàn cầu về nhựa, tiên phong về kỹ thuật tái chế enzyme tiên tiến và đóng góp vào các cuộc thảo luận quan trọng về hiệp ước của Liên hợp quốc nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa.Nghiên cứu được dẫn dắt bởi các chuyên gia từ Viện Hàng hải Flanders (VLIZ), ở Bỉ, dưới sự hợp tác quốc tế trong dự án SeaBioComp, nhận được tài trợ từ Chương trình Interreg 2 Seas do Quỹ Phát triển khu vực châu Âu đồng tài trợ.
https://nhandan.vn/nhua-sinh-hoc-thai-ra-it-vi-nhua-hon-nhua-thong-thuong-9-lan-post810965.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "nhựa sinh học", "ô nhiễm nhựa", "hạt vi nhựa", "đại dương", "nghiên cứu khoa học" ] }
Ngày mai (8/5), nắng nóng mở rộng ra khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
NDO -Dự báo ngày mai (8/5), khu vực Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Ngoài ra, từ ngày 8/5, nắng nóng mở rộng ra khu vực các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và Tây Nguyên.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày mai (8/5), khu vực Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơinắng nóng gay gắtvới nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 45-50%. Thời gian có nắng nóng từ 13-15 giờ.Ngoài ra, ngày 8/5, khu vực từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ có nơi hơn 35 độ C.Dự báo, nắng nóng ở Nam Bộ có khả năng kéo dài trong những ngày tới.Các chuyên gia khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy racháy nổ và hỏa hoạnở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước từ đêm 7 đến ngày 9/5:Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:Có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ từ gần sáng 8/5, có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Khu vực Nam Bộ:Chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng ngày 9/5, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác; ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.Các khu vực khác:Chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, riêng khu vực từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và Tây Nguyên có nơi nắng nóng.
https://nhandan.vn/ngay-mai-85-nang-nong-mo-rong-ra-khu-vuc-nam-trung-bo-va-tay-nguyen-post808275.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "dự báo thời tiết", "nắng nóng" ] }
Việt Nam còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hồ đập
NDO -Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước hiện nay còn hơn 1.100 hồ chứa nước xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ, chưa có nguồn vốn để đầu tư, sửa chữa và nâng cấp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tạiKỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.3 nhóm vấn đề chính trong báo cáo bao gồm: Quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia; Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước; giải pháp phòng, chống tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu, suy giảm, ô nhiễm nguồn nước; Giải pháp nghiên cứu, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và tài nguyên, khoáng sản quý hiếm.Còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hồ đậpBáo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu: Hiện nay, trên cả nước có khoảng 40.200 công trình khai thác, sử dụng nước (29.860 công trình khai thác nước mặt: 6.750 hồ thủy lợi, gần 600 hồ thủy điện, 3.659 đập dâng, còn lại là các công trình cống, trạm bơm và các công trình khác; khoảng 10.346 công trình khai thác nước dưới đất).Tuy nhiên, đối với các hồ đập thuỷ lợi nhỏ, phần lớn do các xã, hợp tác xã, nông trường đầu tư xây dựng từ những năm 1970 đến 1980, trong điều kiện thiếu kinh phí, trình độ kỹ thuật hạn chế nên chất lượng thiết kế, thi công chưa phù hợp, không có hồ sơ thiết kế, thiếu kinh phí bảo trì nên bị hư hỏng, xuống cấp, suy giảm năng lực, hiệu quả phục vụ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.Tin liên quanMất an toàn khi nhiều hồ, đập thủy lợi hư hỏng, xuống cấpCụ thể, hiện nay, cả nước còn 1.104 hồ chứa bị xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ, chưa có nguồn vốn để đầu tư sửa chữa nâng cấp (157 lớn, 264 vừa và 683 nhỏ). Các hạng mục hư hỏng xuống cấp nặng thường xảy ra tại các hồ chứa thủy lợi, gồm đập đất bị thấm lớn qua thân, nền, vai đập; sạt, trượt mái đập (do sóng, do thấm); có tổ mối trong thân đập; thân cống bị hư hỏng, mục ruỗng; mang cống bị thấm, hư hỏng tiêu năng sau cống, thấm mang; lớp gia cố tràn xả lũ bị bong tróc, nứt vỡ, thấm luồn dưới lớp gia cố, thiếu khả năng xả lũ.Về khả năng chống lũ, hầu hết các hồ chứa lớn đã được sửa chữa nâng cấp theo Quy chuẩn 04-05:2012/BNNPTNT, tuy nhiên, vẫn còn 65 hồ thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn cũ (trước năm 2002), cần kiểm tra khả năng tháo lũ.Ảnh minh họa. (Báo Nhân Dân)Rủi romất an toàn đập, hồ chứa nướccũng gia tăng do mưa lũ diễn biến cực đoan dưới tác động của biến đổi khí hậu, sự suy giảm rừng đầu nguồn, thảm phủ thực vật trên lưu vực hồ chứa đang có chiều hướng gia tăng.“Từ năm 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra 75 sự cố vỡ đập, hồ chứa thuỷ lợi và 14 sự cố mất an toàn đập, hồ chứa thuỷ điện. Nguyên nhân sự cố do ảnh hưởng của mưa, lũ dòng chảy về hồ vượt tần suất thiết kế, công trình đầu mối bị hư hỏng, xuống cấp; năng lực của đơn vị quản lý, khai thác chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt nhiều đơn vị quản lý, khai thác đập, hồ chứa thuỷ điện không đủ năng lực; công tác kiểm định an toàn đập hầu hết chưa được thực hiện, kiểm tra đập hồ chứa nước bằng trực quan nên chưa phát hiện được ẩn họa trong đập”, báo cáo nêu nguy cơ.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngVề phương hướng khắc phục, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đã trình Thủ tướng ban hành, sửa đổi 11 quy trình vận hành liên hồ chứa, bảo đảm điều hòa, phân bổ nguồn nước cũng như sử dụng tổng hợp nguồn nước và phòng chống tác hại hạn hán, thiếu nước.Tràn xả lũ một hồ chứa nước ở huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk bị hư hỏng trong nhiều năm qua chưa được sửa chữa.Bộ cũng xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu vận hành của 134 hồ chứa, đập dâng lớn, quan trọng trên 11 lưu vực, phục vụ việc giám sát, vận hành liên hồ, đáp ứng các yêu cầu quản lý, điều hòa phân phối nguồn nước trên 11 lưu vực.Phối hợp các cơ quan cập nhật và xây dựng kịch bản Biến đổi khí hậu gắn với nhu cầu chi tiết của ngành, địa phương, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Các cơ quan đã xây dựng bản đồ rủi ro lũ và ngập lụt cho 24 lưu vực sông trên toàn quốc phục vụ quy hoạch và phòng chống thiên tai.Khi hạ tầng kỹ thuật bảo đảm, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng đến vận hành an toàn hồ chứa theo thời gian thực, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nước và đảm bảo 100% hồ chứa thủy điện lớn được kiểm soát, giám sát trực tuyến.Hiệu quả sử dụng nước ở Việt Nam chỉ bằng 1/8 trung bình thế giớiLiên quan đếntài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin: Hiện nay, hiệu quả sử dụng nước ở Việt nam chỉ bằng 1/8 trung bình thế giới. Hiệu quả sử dụng nước được đo bằng tỷ lệ giá trị USD tạo ra với khối lượng nước được sử dụng, dựa trên hoạt động kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.Nguyên nhân của tình trạng trên là do Việt Nam chưa có hệ thống công cụ ra quyết định phục vụxây dựng kịch bản nguồn nước, điều hòa, phân phối tài nguyên nước thống nhất trên lưu vực sông. Việc này dẫn đến điều phối khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương chưa tối ưu hóa lợi ích kinh tế xã hội. Nguồn nước bị lãng phí, chưa đáp ứng nhu cầu về an ninh nước sạch, lương thực và năng lượng. Tình trạng mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước gia tăng do lợi ích kinh tế giữa thủy điện, thủy lợi và công nghiệp, sinh hoạt và sản xuất.Ảnh minh họa.Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, đầu tư ngành nước đang thiếu so với nhu cầu; bố trí nguồn lực chưa tương xứng và mất cân đối. Kinh phí điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước, đầu tư xây dựng công trình hồ chứa, tích trữ nước không đầy đủ. Trong khi đó, nhiều dòng sông, đoạn sông như Hồng, Vu Gia - Thu Bồn, Ba và hạ lưu hồ chứa thủy điện, thủy lợi đều có tình trạng suy giảm, cạn kiệt dòng chảy.Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng hệ thống giám sát khai thác, sử dụng nước trực tuyến. Công nghệ này có thể tự động, giám sát việc xả dòng chảy tối thiểu trên lưu vực và giám sát các chỉ tiêu thực hiện quy hoạch tài nguyên nước.Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu các đề tài cấp quốc gia về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai công trình điều tiết mặn, ngọt, dâng nước, trữ nước trên hệ thống sông lớn. Công trình bổ sung nước ngọt cho vùng ven biển phục vụ dân sinh, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp đang được thực hiện. Thời gian tới, Bộ sẽ tự động hóa công tác quản lý hạ tầng ngành nước, nhất là hệ thống giám sát, cảnh báo, dự báo nguồn nước, thiên tai.Cũng liên quan đến tài nguyên nước, báo cáo thông tin: Bình quân trong vòng 50 năm qua, nhu cầu nước đã tăng gấp 3 lần do sự gia tăng dân số, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đô thị hóa; dự báo đến năm 2030 nhu cầu sử dụng nước cho các ngành khoảng 122,47 tỷ m3/năm; đến năm 2050 khoảng 131,7 tỷ m3/năm.Một vấn đề đáng lo ngại khác là tình trạng gia tăng ô nhiễm nguồn nước do “sức ép” của quá trình phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa tăng nhanh.Một vấn đề đáng lo ngại khác là tình trạng gia tăngô nhiễm nguồn nướcdo “sức ép” của quá trình phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa tăng nhanh. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã đến lúc phải xem đây là một trong những vấn đề cần được ưu tiên triển khai trong những năm tới nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái và các giá trị của nguồn nước đã mất đi do quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp gia tăng.“Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; ưu tiên phục hồi các dòng sông chết nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, trong đó kèm theo chương trình, đề án, dự án ưu tiên làm sống lại các dòng sông”, văn bản nêu.Tài nguyên biểncũng đang suy giảmBáo cáo cho biết, hiện nhiều hệ sinh thái biển tại Việt Nam đang suy giảm nhanh do sự khai thác quá mức và tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế-xã hội. Bên cạnh nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển… cũng có cùng số phận.Báo cáo dẫn chứng: Trong 15 năm trở lại đây, khoảng 15-20% diện tích các rạn san hô bị mất, chủ yếu ở các vùng có dân cư sinh sống như vịnh Hạ Long, các tỉnh Trung Bộ và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Trong khi đó, các thảm cỏ ven bờ Nam Trung Bộ đang bị suy thoái với tốc độ trung bình 6-7%/năm (cấp độ II-III) như Lý Sơn, vịnh Nha Trang, khoảng 3-5%/năm (cấp I-II) như Phú Quý; ven bờ Nam Bộ khoảng 3%/năm như Phú Quốc, Côn Đảo.San hô chết, bị tẩy trắng diện tích lớn tại Côn Đảo ( Ảnh: Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo).Bên cạnh đó, sự gia tăng chất thải ra cửa sông, ven biển, tình trạng ô nhiễm trên diện rộng tại các vùng kể trên cũng làm ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước, sinh vật, các ngành kinh tế gắn với biển.Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, nếu không có các giải pháp hiệu quả, các hệ sinh thái biển, sinh cảnh quan trọng, nguồn lợi thủy sản sẽ tiếp tục bị suy thoái. Ngoài ra, khả năng thiếu nước ngọt cục bộ sẽ tiếp tục xảy ra tại một số vùng ven biển và hải đảo, nhất là ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long; ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là ven biển ngày càng nghiêm trọng.Theo kế hoạch, ngày 4/6 tới đây, phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường sẽ chính thức diễn ra. Nhóm vấn đề bao gồm các nội dung: Việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia; Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước; giải pháp phòng, chống tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu, suy giảm, ô nhiễm nguồn nước; Giải pháp nghiên cứu, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và tài nguyên, khoáng sản quý hiếm.Người trả lời chất vấn là Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
https://nhandan.vn/viet-nam-con-tiem-an-nguy-co-mat-an-toan-ho-dap-post812360.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "An ninh nguồn nước", "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "Chất vấn và trả lời chất vấn" ] }
Chủ động ứng phó với đợt cao điểm xâm nhập mặn
NDO -Ngày 11/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Văn bản số 1713/BNN-TL gửi các địa phương tăng cường các giải pháp ứng phó với cao điểmxâm nhập mặnở đồng bằng sông Cửu Long theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,xâm nhập mặnở đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện sớm, cao hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2023, thấp hơn các năm xâm nhập mặn lịch sử 2015-2016, 2019-2020.Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng-Thủy văn Quốc gia và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xâm nhập mặn tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết mùa khô; các đợt xâm nhập mặn cao điểm ở vùng cửa sông Cửu Long khả năng xuất hiện trong các ngày từ 10-14/3, 24-28/3; ở các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ 10-13/3, từ 24-28/3, từ 8-13/4, từ 22-28/4.Tin liên quanTừ ngày 10-14/3, xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu LongĐể chủ động ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônđề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng cường theo dõi thông tin dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn và cơ quan chuyên môn cung cấp làm cơ sở tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp.Các đợt xâm nhập mặn cao điểm ở vùng cửa sông Cửu Long khả năng xuất hiện trong các ngày từ 10-14/3, 24-28/3; ở các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ 10-13/3, từ 24-28/3, từ 8-13/4, từ 22-28/4.Đồng thời, tiếp tục khuyến cáo người dân tuyệt đối không xuống giống lúa ở các vùng đang tiếp tục có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn; chỉ tổ chức xuống giống khi có xuất hiện mưa, hoặc khi nguồn nước bảo đảm cung cấp ổn định và theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương.Tiếp tục tăng cường việc vận hành hợp lý các công trình thuỷ lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh mương, ao đầm, khu trũng phục vụ sản xuất, dân sinh; tại các vùng cây ăn trái tiếp tục thực hiện trữ nước trong các ao, hồ phân tán, bảo đảm đủ nguồn nước cung cấp để duy trì sức sống tối thiểu của cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn.Khẩn trương xác định cụ thể khu vực người dân cónguy cơ thiếu nước sinh hoạt, có phương án bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ người dân tổ chức lấy nước, dụng cụ trữ nước phục vụ sinh hoạt; tuyệt đối không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.Chủ động sử dụng các nguồn kinh phí do địa phương quản lý để thực hiện khẩn cấp các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; lưu ý lắp đặt trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm, đào ao, nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh trục... Thường xuyên phổ biến thông tin về tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng và phương tiện truyền thông khác đến chính quyền địa phương, người dân, tổ chức liên quan để chủ động thực hiện giải pháp ứng phó với ảnh hưởng của xâm nhập mặn…
https://nhandan.vn/chu-dong-ung-pho-voi-dot-cao-diem-xam-nhap-man-post799510.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "xâm nhập mặn", "đồng bằng sông Cửu Long", "Công điện số 19/CĐ-TTg", "mùa khô", "hệ thống kênh trục" ] }
Ngày 21/4, nhiều khu vực tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt
NDO -Dự báo hôm nay (21/4), khu vực phía Tây Bắc Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Cảnh báo,nắng nóngcó khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 21/4, ở khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.Cảnh báo, nắng nóng ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao vànguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Dự báo thời tiết ngày 21 và 22/4 tại các khu vực chịu ảnh hưởng của nắng nóng:Thời điểmdự báoKhu vực ảnh hưởngNhiệt độ cao nhấtĐộ ẩmtương đốithấp nhấtThời gian nóngNgày 21-22/4Khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C35-40%11-17 giờTây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C45-50%12-16 giờCác chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hạn chế đi ra ngoài trời nắng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 16 giờ.Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột, mà cần có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời.Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi và cần uống ít nhất 1,5-2 lít nước/ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần.Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể, đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi.Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt, cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc.
https://nhandan.vn/ngay-214-nhieu-khu-vuc-tiep-tuc-nang-nong-va-nang-nong-gay-gat-post805704.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Nắng nóng", "Nắng nóng gay gắt", "đột quỵ", "sốc nhiệt", "Nam Bộ", "Thanh Hóa đến Phú Yên" ] }
Ngày 4/2, Bắc Bộ sáng mưa phùn, sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng
NDO -Dự báo hôm nay (4/2), ở khu vực Bắc Bộ tiếp tục duy trì thời tiết sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; trưa chiều giảm mây trời nắng, sáng và đêm trời rét. Các tỉnh Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa, riêng miền Đông Nam Bộ có nơi nắng nóng.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 4/2, ở khu vực Bắc Bộ phổ biến thời tiết sáng và đêm có mưa nhỏ,mưa phùn và sương mùrải rác; trưa chiều giảm mây trời nắng. Đêm và sáng trời rét.Khu vực Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; trưa chiều giảm mây trời nắng. Đêm và sáng trời lạnh.Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa. Nhiệt độ cao nhất ở khu vực Tây Nguyên 29-32 độ C, có nơi hơn 32 độ C; Nam Bộ 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.Ngoài ra, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đêm 5-7/2, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, đêm và sáng sớm trời rét. Từ ngày 8/2 có mưa, mưa nhỏ rải rác và có khả năng chuyển rét, có nơirét đậm, rét hại.Khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi từ khoảng ngày 9/2 có mưa, mưa rào rải rác. Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ đêm không mưa, ngày nắng; riêng miềnĐông Nam Bộ có nơi nắng nóng.Dự báo thời tiết ngày và đêm 4/2 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù; trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 26-28 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20 độ C, riêng khu Tây Bắc 13-16 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-30 độ C, có nơi hơn 30 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 17 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 25-28 độ C, có nơi hơn 28 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 25-28 độ C, có nơi hơn 28 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-31 độ C, có nơi hơn 31 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C, có nơi hơn 32 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.
https://nhandan.vn/ngay-42-bac-bo-sang-mua-phun-suong-mu-dong-nam-bo-nang-nong-post795211.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Thời tiết hôm nay", "Bắc Bộ", "mưa phùn", "sương mù", "Đông Nam Bộ nắng nóng" ] }
Châu chấu tre lưng vàng gây hại tại Bắc Kạn
NDO -Những ngày qua, tại nhiều huyện ở Bắc Kạn xuất hiện dịch châu chấu tre lưng vàng. Từ chỗ chỉ gây hại rừng vầu, tre, nứa hiện, loài châu chấu này đã chuyển sang gây hại cả cây trồng làm thiệt hại cho người dân.
Thời điểm giữa tháng 5,châu chấu tre lưng vàngchỉ gây hại trên rừng vầu, nứa, tre, đến nay chúng đã ăn vào cả cây lương thực như ngô. Bà con đã tổ chức phòng trừ, tuy nhiên một số khu vực có châu chấu mật độ lớn, nguy cơ gây hại vẫn rất cao.Châu chấu tre lưng vàng đã gây hại trên diện tích rừng vầu, tre, nứa ở các xã Thuần Mang (Ngân Sơn); xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Văn Vũ (Na Rì) và xã Vũ Muộn (Bạch Thông).Hiện tại, đã có khoảng 1ha ngô, cỏ voi ở Vũ Muộn (Bạch Thông) và Kim Hỷ (Na Rì) bị châu chấu gây hại, một số diện tích bị châu chấu ăn trụi lá.Tổng diện tích vầu, tre, nứa và cây nông nghiệp bị châu chấu tre lưng vàng gây hại ở Bắc Kạn hiện đã lên tới khoảng 80ha tại các huyện Ngân Sơn, Na Rì và Bạch Thông.Một ngọn cây vầu bị châu chấu tre lưng vàng ăn trụi lá. (Ảnh: THU TRANG)Theo Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Bắc Kạn, châu chấu tre lưng vàng là sinh vật gây hại định kỳ. Ấu trùng xuất hiện trên cỏ hoặc rừng tre thấp, bước sang tuổi thứ 3-4 châu chấu bò lên cây, hoạt động mạnh dưới độ ẩm 60%. Khi mật độ cao ở giai đoạn nhỏ tuổi chúng co cụm thành từng đàn và có thể gây thiệt hại mạnh. Châu chấu trưởng thành có thể di chuyển từ 40-60km.Hiện, giai đoạn tuổi trưởng thành của châu chấu từ 4-5 tuổi, mật độ phổ biến 300-500 con/m2, cao 700-800 con/m2, cá biệt 1.000 con/m2. Nguy cơ châu chấu sinh trưởng mạnh, gây hại cây trồng là rất lớn.Tin liên quanSẵn sàng phương án phòng trừ châu chấu tre ở Điện BiênChi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Bắc Kạn khuyến cáo người dân theo dõi hướng di chuyển của đàn châu chấu để có phương án chủ động phòng, chống kịp thời.Trên các diện tích cây vầu châu chấu có mật độ cao hoặc khi châu chấu có nguy cơ di chuyển xuống gây hại lúa, ngô, dong riềng và cây trồng khác cần tiến hành phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Lufen extra 1005EC, Neretox 95WP, Anvado 100WP...Người dân nên tổ chức thành các tổ, đội dịch vụ phun tập trung, bao vây chung quanh ổ dịch, phun cuốn chiếu từng khu vực, tránh để chúng phát tán gây hại trên diện rộng rất khó kiểm soát.
https://nhandan.vn/chau-chau-tre-lung-vang-gay-hai-tai-bac-kan-post756514.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:03", "tags": [ "Bắc Kạn", "châu chấu tre lưng vàng", "gây hại" ] }
Ngày 10/6, nhiều khu vực mưa lớn cục bộ, cảnh báo lốc sét, gió giật mạnh
NDO -Dự báo, hôm nay (10/6), khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngoài ra, mưa lớn cục bộ có thể gây ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 10/6, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác,cục bộ có mưa tovới lượng mưa phổ biến 15-30mm, có nơi hơn 60mm.Ngoài ra, chiều tối và tối 10/6, ở khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi hơn 70mm.Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngoài ra, mưa lớn cục bộ có khả năng gây ralũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đấttrên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị.Trên biển, ngày và đêm 10/6, ở bắc vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực giữa Biển Đông và nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác.Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc xoáy và gió giật mạnhcấp 6-7, đề phòng độ cao sóng có thể tăng lên hơn 2m.Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.Dự báo thời tiết ngày và đêm 10/6 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, ngày có lúc có mưa rào và dông; đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-31 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-30 độ C, có nơi hơn 31 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, ngày có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng vùng núi có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ, riêng khu vực đồng bằng và ven biển gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-31 độ C, có nơi hơn 31 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối có mưa rào và dông rải rác; đêm có mưa rào và dông vài nơi. Phía bắc gió nhẹ, phía nam gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 33-36 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 33-36 độ C, có nơi hơn 36 độ C.Tây Nguyên:Có mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-31 độ C.Nam Bộ:Có mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C.
https://nhandan.vn/ngay-106-nhieu-khu-vuc-mua-lon-cuc-bo-canh-bao-loc-set-gio-giat-manh-post813565.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:04", "tags": [ "mưa lớn", "lốc sét", "gió giật mạnh", "lũ quét", "sạt lở đất", "thời tiết hôm nay" ] }
Tàu thuyền và các hoạt động trên biển đề phòng gió giật mạnh, sóng lớn
NDO -Do ảnh hưởng của không khí lạnh, tối và đêm 19/3, trên nhiều vùng biển có gió đông bắc mạnh 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 2-4m. Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động trên biển đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng củakhông khí lạnh, tối và đêm 19/3, ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động; sóng biển cao 1,5-2,5m.Khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh; sóng biển cao 2-4m.Vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động, sóng biển cao từ 1,5-2,5mDự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh, ngày 20/3, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) tiếp tục có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2-4m, biển động mạnh.Đêm 20/3, vùng biển phía đông bắc của bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2-4m, biển động mạnh.Ngày 20/3, vùng biển phía bắc của khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao 2-3m, biển động.Ngày và đêm 20/3, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao 2-3m, biển động.Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động củagió mạnh, sóng lớn.Để chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có văn bản đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau và Kiên Giang theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của gió mạnh trên biển.Thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, bảo đảm an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến thời tiết, thiên tai và biện pháp ứng phó gió mạnh trên biển trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.
https://nhandan.vn/tau-thuyen-va-cac-hoat-dong-tren-bien-de-phong-gio-giat-manh-song-lon-post800632.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:04", "tags": [ "Không khí lạnh", "gió mạnh", "sóng lớn", "vịnh Bắc Bộ", "Biển Đông" ] }
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở ở Quảng Trị, Quảng Nam và Tây Nguyên
NDO -Dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông có mưa vừa, có nơi mưa to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các khu vực trên.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 6 giờ qua (từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 17/5), tại khu vực các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông đã có mưa vừa, mưa to như: Hải Thái 50,4mm (Quảng Trị); Zuoich 69,2mm (Quảng Nam); Mường Hoong 1 91mm (Kon Tum); Đắk Buk So 41,2mm (Đắk Nông);...Dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực các tỉnh trên tiếp tục cómưa vừa, có nơi mưa tovới lượng mưa tích lũy phổ biến từ 30-60mm, có nơi hơn 70mm.Cảnh báo trong những giờ tới, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các khu vực:TỉnhHuyệnQuảng TrịĐa Krông, Hướng Hóa, Vĩnh LinhQuảng NamĐông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Tây GiangKon TumĐắk Glei, Kon Plông, Tu Mơ RôngĐắk LắkCư M'gar, Ea H'leo, Krông Bông, Krông Búk, thị Xã Buôn HồĐắk NôngĐắk R'Lấp, Đắk Song, Gia Nghĩa, Tuy ĐứcĐể chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt có thể xảy ra, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố ở các khu vực trên triển khai thực hiện việc theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân để chủ động phòng tránh.Các địa phương kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê điều, hồ đập, khu vực thấp trũng, cónguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đấtđể chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu.
https://nhandan.vn/nguy-co-cao-xay-ra-lu-quet-sat-lo-o-quang-tri-quang-nam-va-tay-nguyen-post809843.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:04", "tags": [ "Lũ quét", "sạt lở đất", "ngập úng", "Quảng Nam", "Quảng Trị", "Tây Nguyên", "thời tiết hôm nay" ] }
Khu vực ven biển Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới
NDO -Trưa 30/5, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có công văn hỏa tốc đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ, vị trí tâmáp thấp nhiệt đớiở vào khoảng 17,0 độ vĩ bắc; 112,2 độ kinh đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8; áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng bắc với tốc độ 5-10km/giờ.Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang:Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của áp thấp nhiệt đới; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết đểchủ động phòng tránhvà có kế hoạch sản xuất phù hợp, bảo đảm an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.Thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
https://nhandan.vn/khu-vuc-ven-bien-quang-ninh-den-kien-giang-chu-dong-ung-pho-ap-thap-nhiet-doi-post811856.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:04", "tags": [ "Áp thấp nhiệt đới", "chủ động ứng phó", "Biển Đông", "Quảng Ninh đến Kiên Giang" ] }