title
stringlengths
22
119
summary
stringlengths
99
568
content
stringlengths
0
11.2k
url
stringlengths
35
379
metadata
dict
Ngày 5/2, Bắc Bộ mưa nhỏ rải rác, tiếp tục rét về đêm và sáng
NDO -Dự báo hôm nay (5/2), ở khu vực Bắc Bộ tiếp tục phổ biến thời tiết sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác (tập trung ở khu vực đồng bằng, ven biển), sáng và đêm trời rét; riêng khu vực phía Tây Bắc Bộ trưa chiều trời nắng.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/2, ở khu vực phía Tây Bắc Bộ và các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng sớm trời lạnh, riêng khu Tây Bắc Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét.Khu vực phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Đêm trời lạnh, từ đêm 5/2,đêm và sáng sớm trời rét.Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa. Nhiệt độ cao nhất ở khu vực Tây Nguyên 29-32 độ C, có nơi hơn 32 độ C; Nam Bộ 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.Ngoài ra, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đêm 6-7/2, ở khu vực Bắc Bộ đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; từ đêm 7-8/2 có mưa, mưa nhỏ rải rác. Từ ngày 8/2 có khả năng chuyển rét,vùng núi rét đậm, có nơi rét hại.Dự báo thời tiết ngày và đêm 5/2 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, ngày có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù, đêm có lúc có mưa nhỏ. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 23-25 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi; sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20 độ C, riêng khu Tây Bắc 13-16 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 26-29 độ C, có nơi hơn 29 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác (tập trung ở khu vực đồng bằng, ven biển). Gió đông bắc cấp 2. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 17 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 21-24 độ C, có nơi hơn 24 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, có mưa vài nơi; sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác;trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: Phía bắc 24-27 độ C, phía nam 27-30 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 16-19 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C, có nơi hơn 32 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.
https://nhandan.vn/ngay-52-bac-bo-mua-nho-rai-rac-tiep-tuc-ret-ve-dem-va-sang-post795295.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:59", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:59", "tags": [ "Thời tiết hôm nay", "Bắc Bộ", "mưa phùn", "sương mù", "sáng sớm và đêm trời rét" ] }
Trồng 500 cây gỗ lớn cùng người Cơ Tu “Mang rừng về nguyên bản”
NDO -Sáng 2/3, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) phối hợp Ủy ban nhân dân xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, thành phốĐà Nẵng) tổ chức “Lễ ra quân trồngrừng gỗ lớntại xã Hòa Bắc” và tiến hành trồng cây cùng các hộ dân người Cơ Tu.
Đây là hoạt động ra quân đầu tiên của dự án “Mang rừng về nguyên bản”, được thực hiện thông qua nguồn tài trợ của dự án chạy bộ vì cộng đồng UpRace 2023 và các doanh nghiệp khác đồng tài trợ. GreenViet là đơn vị phụ trách kỹ thuật trồng, đồng thời giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động trồng cây gỗ lớn tại Hòa Bắc.Tại buổi lễ, đại biểu cùng người dân địa phương đã tiến hành trồng 500 cây gỗ lớn (loài sao đen) trên diện tích 4 ha rừng cộng đồng thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc).Đây là diện tích rừng cộng đồng của người Cơ Tu hai thôn Tà Lang, Giàn Bí với tổng diện tích hơn 4ha. Đây là rừng chung, tuy nhiên do điều kiện kinh tế khó khăn nên hơn 10 năm nay, vị trí này bà con chưa có điều kiện canh tác sản xuất.Đưa cây gỗ giống lên rừng.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hòa Bắc Trương Thanh Nhân chia sẻ: "Hôm nay cùng bà con trồng rừng tại đây, hy vọng rằng sau vài năm nữa bà con có điều kiện phát triển những mô hình dưới tán rừng như là chăn nuôi, trồng những cây dược liệu... nhằm phát triển thêm kinh tế cũng như tạo điều kiện cho phát triển du lịch của cộng đồng Cơ Tu".Xã Hòa Bắc có hơn 32.000ha rừng, chiếm hơn 95% tổng diện tích rừng trên địa bàn toàn xã, hơn 50% tổng diện tích rừng của thành phố Đà Nẵng. Rừng Hòa Bắc được ví như lá phổi xanh thứ hai của thành phố. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng bền vững là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng mà địa phương đặc biệt quan tâm, qua đó cũng góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước.Thời gian qua, địa phương đã phối hợp các đơn vị tập trung tuyên truyền, vận động thực hiện một số mô hình trồng rừng cây gỗ lớn, nhằm bảo đảm môi trường phát triển bền vững cũng như chống xói mòn, sạt lở đất.Dự án có sự chung tay của cả cộng đồng.Dự án “Mang rừng về nguyên bản” với nguồn tài trợ huy động được, trong giai đoạn 1 (từ tháng 2 đến tháng 5/2024), GreenViet sẽ phối hợp địa phương và người dân trồng khoảng 38.556 cây rừng trên diện tích 26,1ha rừng cộng đồng và rừng của các hộ dân tại tiểu khu 18, 21, 27 thuộc xã Hòa Bắc.Tổng diện tích rừng sẽ thực hiện trong toàn dự án khoảng 30ha với 39.600 cây gỗ lớn, gồm các loài cây như Sao đen, Lim xanh, Giổi xanh, Lát hoa.Đồng thời, lễ ra quân trồng rừng gỗ lớn tại xã Hòa Bắc cũng thuộc chương trình “Một triệu cây xanh đô thị” do GreenViet thực hiện và hướng tới mục tiêu Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh” của Chính phủ giai đoạn 2021-2025 và cam kết của Việt Nam tại COP26 về mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
https://nhandan.vn/trong-500-cay-go-lon-cung-nguoi-co-tu-mang-rung-ve-nguyen-ban-post798344.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:59", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:59", "tags": [ "Đà Nẵng", "người Cơ Tu" ] }
Ngày 8/6, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên tiếp tục nắng nóng
NDO -Dự báo, hôm nay (8/6), các tỉnh miền trung tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất hơn 37 độ C. Cảnh báo, nắng nóng có thể gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 8/6, khu vực từ Hà Tĩnh đến Phú Yên tiếp tục nắng nóng, có nơinắng nóng gay gắtvới nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%. Thời gian có nắng nóng trong ngày từ 11-16 giờ.Dự báo, từ ngày 10/6, nắng nóng ở khu vực Trung Bộ có khả năng dịu dần.Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Dự báo thời tiết từ đêm 8 đến ngày 9/6 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Bắc Bộ:Có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi:Chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng ngày 9/6 có mưa rào và dông rải rác; ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.Khu vực từ Bình Định đến Ninh Thuận:Chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác; ngày có mưa rào và dông vài nơi, riêng phía bắc ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.Khu vực Nam Bộ:Có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Hôm qua (7/6), khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 50-55%.
https://nhandan.vn/ngay-86-cac-tinh-tu-ha-tinh-den-phu-yen-tiep-tuc-nang-nong-post813334.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:59", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:59", "tags": [ "Nắng nóng", "nắng nóng gay gắt", "Hà Tĩnh đến Phú Yên", "Trung Bộ" ] }
Tháng 1/2024, số ngày rét đậm, rét hại tại Bắc Bộ dự báo thấp hơn trung bình nhiều năm
NDO -Dự báo những ngày cuối tháng 12 và đầu tháng 1/2024, ít có khả năng xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông. Ngoài ra, từ tháng 1/2024, không khí lạnh có xu hướng hoạt động yếu hơn so với trung bình nhiều năm và số ngày rét đậm, rét hại thấp hơn so với trung bình nhiều năm.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 22/12/2023 đến ngày 20/1/2024 nhiệt độ trung bình trên toàn quốc phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5-1,0 độ C, riêng khu vực Tây Bắc Bắc Bộ cao hơn từ 1-2 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳTrong thời kỳ từ ngày 22/12/2023 đến ngày 20/1/2024, tổng lượng mưa tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ cao hơn từ 30-60mm so với trung bình nhiều năm. Các khu vực khác phổ biến xấp xỉ và thiếu hụt 5-10mm so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Dự báo những ngày cuối tháng 12/2023 và sang tháng 1/2024, ít có khả năng xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông.Đặc biệt, từ nay đến cuối tháng 12/2023, không khí lạnh tiếp tục hoạt động vàrét đậm, rét hạicó khả năng xuất hiện tại các khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sang tháng 1/2024, không khí lạnh có xu hướng hoạt động yếu hơn so với trung bình nhiều năm và số ngày rét đậm, rét hại thấp hơn so với trung bình nhiều năm.Ngoài ra, các đợt mưa vừa, mưa to có khả năng xảy ra tập trung tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ trong những ngày cuối tháng 12 và sẽ có xu hướng giảm trong thời kỳ đầu tháng 1/2024.Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng, trong thời kỳ dự báo (từ ngày 22/12/2023 đến ngày 20/1/2024), không khí lạnh có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân. Ngoài ra,sương muối và băng giácó thể xuất hiện ở một số nơi ở vùng núi phía bắc, gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp.Tại khu vực Trung Bộ, trong thời kỳ cuối tháng 12/2023,mưa lớn vẫn có thể xuất hiện,đặc biệt là khu vực Trung và Nam Trung Bộ. Ngoài ra, tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét gây ảnh hưởng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.
https://nhandan.vn/thang-12024-so-ngay-ret-dam-ret-hai-tai-bac-bo-thap-hon-trung-binh-nhieu-nam-post788553.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:59", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:59", "tags": [ "Tháng 1/2024", "không khí lạnh", "rét đậm", "rét hại", "mưa lớn", "sương muối", "băng giá" ] }
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
NDO -Ngày 15/2, tại thành phố Phú Quốc,tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024.
Tham dự lễ phát động có Chuẩn đô đốc Nguyễn Duy Tỷ, Tư lệnh Vùng 5 Hải quân; thủ trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân; chỉ huy các cơ quan, đơn vị và đông đảo cán bộ, chiến sĩ.Năm 2023, các cơ quan, đơn vị thuộcBộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quânđã đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn trong việc trồng cây gây rừng để bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.Các đại biểu tham dự lễ phát động.Trong năm 2023, cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị đã trồng được hơn 2.000 cây bóng mát, 1.500 cây ăn quả, 1.235m2bồn hoa, thảm cỏ,… góp phần tạo không gian xanh, xây dựng cảnh quan đơn vị chính quy, xanh, sạch, đẹp.Năm 2024, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”; rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng kế hoạch trồng, chăm sóc cây xanh, bồn hoa, cây cảnh bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị.Đại tá Lê Văn Hưởng phát biểu.Tại buổi lễ phát động, Đại tá Lê Văn Hưởng, Phó Chính ủy Vùng 5 Hải quân, phân tích tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng to lớn, lâu dài của việc trồng cây xanh.Đồng chí lưu ý các cơ quan, đơn vị phải nghiên cứu, lựa chọn các giống cây phù hợp với quy hoạch, thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu trên địa bàn gắn với thực hiện tốt phương châm “Trồng cây nào, tốt cây đó”, không phô trương, hình thức.Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân cùng các đại biểu trồng cây sau lễ phát động.Đại tá Lê Văn Hưởng đề nghị cán bộ, chiến sĩ trong toàn đơn vị nêu cao tinh thần tự giác, ý thức, trách nhiệm, tích cực tham gia trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây xanh, bồn hoa, cây cảnh để mỗi cơ quan, đơn vị là một vườn hoa, vườn cây xanh mát, trong lành, góp phần cổ vũ, động viên bộ đội yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
https://nhandan.vn/bo-tu-lenh-vung-5-hai-quan-phat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-post796284.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:59", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:59", "tags": [ "Vùng 5 Hải quân", "Trồng cây gây rừng", "Tết trồng cây", "tỉnh Kiên Giang" ] }
Nỗ lực hướng đến phát triển năng lượng an toàn hơn, xanh hơn tại Việt Nam
NDO -Để hướng đến phát triểnnăng lượng an toàn hơn, xanh hơnvà hiệu quả hơn ở Việt Nam, mới đây đoàn công tác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tới tham quan học tập kinh nghiệm tại Nhà máy thủy điện tích năng Coo (Bỉ).
Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ kỹ thuật cải tiến hệ thống quản lý sức khỏe, an toàn, và môi trường (HSE) và hỗ trợ cải tiến quy trình vận hành và bảo trì nhà máy điện mặt trời (O&M) cho các dự án thủy điện do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Liên minh châu Âu (EU) tài trợ.Tại đây, đoàn công tác đã có cơ hội tìm hiểu những phương pháp thực hành tốt nhất đang được áp dụng tại Nhà máy thủy điện Bevercé và Nhà máy thủy điện tích năng Coo của Bỉ. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia HSE và chuyên gia thủy điện của Pháp, đoàn công tác Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về việc triển khai HSE toàn cầu trong các nhà máy thủy điện đang vận hành và trong quản lý HSE của các công trình xây dựng mới.Cả hai nhà máy đều được vận hành bởi ENGIE, một công ty điện lực đa quốc gia của Pháp. Hai nhà máy này đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Bỉ. Nhà máy Coo với công suất tối đa 1.080 MW hỗ trợ tính linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng và sự tăng trưởng không liên tục của năng lượng tái tạo.Đoàn công tác của Việt Nam tìm hiểu về các dự án nâng công suất và điện năng đang triển khai tại Nhà máy thủy điện tích năng Coo. Các dự án này được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025 giúp nâng cấp ba trong số sáu tổ máy tại Coo và tăng công suất dự trữ hồ chứa, giúp sản xuất thêm 79 MW điện và tăng công suất dự trữ thêm 450 MWh.Chuyến thăm và làm việc đã giúp cho đoàn công tác EVN hiểu biết sâu sắc về những thách thức vận hành liên quan đến HSE trong các nhà máy thủy điện, như bảo trì thiết bị, tổ chức nhóm, đánh giá rủi ro, vận hành HSE hàng ngày và tiếp xúc, trao đổi với các nhà thầu và nhà thầu phụ.Tin liên quanHướng tới chuyển đổi năng lượng xanh, kinh tế xanh trong phát triển công nghiệpTrong chuyến thăm, đoàn công tác đã tham dự các cuộc thảo luận chuyên sâu về các đặc thù của dự án. Đoàn đã quan sát việc thực hiện các quy trình an toàn tuân thủ các tiêu chuẩn HSE toàn cầu, bảo đảm môi trường làm việc an toàn trong quá trình vận hành nhà máy đang diễn ra và các hoạt động xây dựng mới.Chuyến tham quan học tập này thể hiện sự nỗ lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp và nhóm các đối tác tư vấn trong việc nâng cao các tiêu chuẩn HSE và các biện pháp vận hành bền vững để hướng đếnphát triển năng lượngan toàn hơn, xanh hơn và hiệu quả hơn ở Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện cam kết chung hướng tới sự tiến bộ và phát triển hơn.Sự tham gia của Liên minh châu Âu và Cơ quan Phát triển Pháp thể hiện cam kết toàn diện nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam. Cam kết này vượt ra ngoài những tiến bộ công nghệ để hoàn thiện các khía cạnh kinh tế và xã hội, bảo đảm sự chuyển đổi toàn diện, công bằng đối với các nguồn năng lượng tái tạo. Bằng cách hỗ trợ các sáng kiến như chuyến tham quan học tập này, các tổ chức trên đã đóng góp tích cực cho tương lai năng lượng bền vững của Việt Nam, đó là ưu tiên quản lý môi trường bên cạnh phát triển kinh tế và xã hội.
https://nhandan.vn/no-luc-huong-den-phat-trien-nang-luong-an-toan-hon-xanh-hon-tai-viet-nam-post811804.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:59", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:59", "tags": [ "Liên minh châu Âu", "Nhà máy thủy điện", "Dự án thủy điện", "Năng lượng xanh", "năng lượng tái tạo" ] }
Chung tay hành động để “Rừng xanh lên”
NDO -Tiếp tục hành trình phủ xanh những cánh rừngTây Bắc, Rừng xanh lên 2024 triển khai các hoạt động trồng rừng sôi nổi, góp phần phục hồi 10ha tại dải rừng Pa Cốp-Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ,tỉnh Sơn Lavà 15ha rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò,tỉnh Hòa Bình.
Nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới với chủ đề “phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá”, ngày 2/6, Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức sự kiện Rừng xanh lên 2024 với mục tiêu trồng phục hồi 25ha rừng nối giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La.Theo Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Trịnh Lê Nguyên, thời gian qua, việc một số bà con dân tộc khai thác rừng sai cách đã phần nào khiến rừng bị suy thoái. Các hoạt động phục hồi rừng góp phần cho mục tiêu chung là tăng độ che phủ của mặt đất, góp phần giảm nguy cơ sa mạc hóa và cải tạo đất đai tốt hơn.“Trong đợt này, PanNature thực hiện trồng rừng song song trên cả dải rừng Pa Cốp-Hua Tạt và Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò. Làm tốt hoạt động trên có thể tạo thêm môi trường sinh sống cho các loài động vật thiên nhiên hoang dã”, ông Trịnh Lê Nguyên thông tin thêm.Khu vực giáp ranh giữa hai huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) và Vân Hồ (tỉnh Sơn La) có khí hậu mát mẻ quanh năm với những cánh rừng già trên núi đá, núi đất tươi đẹp. Đây là nơi sinh sống của hệ động vật, thực vật đa dạng. Về thực vật, có thể đến cây tùng, cây bách, cây thông, phong lan quý hiếm… Về động vật, có loài vượn đen má trắng nằm trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.Huyện Vân Hồ hiện có nhiều đồng bào người Mông và các dân tộc thiểu số vùng cao sinh sống. Nhiều nét văn hóa độc đáo của họ gắn liền với núi rừng. Trải qua nhiều năm, áp lực từ các hoạt động kinh tế đã khiến không ít diện tích rừng tự nhiên bị tác động, phân mảnh và suy thoái.Ước tính, có khoảng 500ha trong dải rừng này cần được phục hồi để bảo đảm cảnh quan tự nhiên, duy trì sinh cảnh sống cho loài vượn đặc hữu. Nếu có bàn tay con người hỗ trợ, quá trình phục hồi ấy sẽ được rút ngắn hơn.Các tình nguyện viên được hướng dẫn kỹ càng về quy trình trước khi trồng rừng.Năm nay, Rừng xanh lên thu hút sự tham gia của gần 300 tình nguyện viên đến từ Đoàn Thanh niên huyện Vân Hồ, Hội Phụ nữ xã Vân Hồ, cùng các tổ chức, cá nhân ủng hộ hoạt động phục hồi rừng từ nhiều tỉnh, thành khác nhau.“Rừng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, giữ môi trường xanh, sạch và bảo tồn lưu giữ các loài động, thực vật quý hiếm. Đối với Vân Hồ, rừng đặc biệt quan trọng. Vì phục vụ cho những mục đích trên, rừng ở đây còn góp phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm văn hóa các dân tộc…”, ông Nguyễn Hùng Chiến, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vân Hồ cho biết thêm.Vân Hồ là khu vực phát triển du lịch, phát triển nông nghiệp, chú trọng vào các cây ăn quả, rau hoa, lương thực có hạt. Những nội dung này thường đem lại hiệu quả kinh tế ngay. Trong khi trồng rừng phải trải qua thời gian dài từ 7-10 năm mới thu được lợi ích về kinh tế. Vì thế, việc tuyên truyền, vận động và thuyết phục nhân dân tham gia trồng rừng gặp nhiều khó khăn.Với quyết tâm cao độ cùng sự hưởng ứng, chung tay của cộng đồng, nhất là trong những hoạt động trồng rừng, công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Vân Hồ đã đạt được nhiều kết quả tốt. Rừng ngày càng xanh, giàu về trữ lượng hơn, giá trị đa dạng sinh học cao hơn, các loài động thực vật quý hiếm sẽ được bảo vệ tốt hơn.
https://nhandan.vn/chung-tay-hanh-dong-de-rung-xanh-len-post812355.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:59", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:59", "tags": [ "Trồng rừng", "Bảo vệ rừng", "Sơn La", "Hòa bình" ] }
Ngày 9/5, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt
NDO -Hôm nay (9/5), khu vực Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất 34-36 độ C, có nơi hơn 36 độ C. Dự báo, nắng nóng ở Nam Bộ có khả năng kéo dài trong những ngày tới.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 9/5, khu vực Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơinắng nóng gay gắtvới nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 34-36 độ C, có nơi hơn 36 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%. Thời gian nắng nóng trong ngày từ 12-15 giờ.Khu vực từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi hơn 35 độ C.Dự báo, nắng nóng ở Nam Bộ có khả năng kéo dài trong những ngày tới.Các chuyên gia khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy racháy nổ và hỏa hoạnở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước từ ngày 10-15/5:Khu vực Bắc Bộ:Có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Trời nắng, từ ngày 11-12/5 có nơi có nắng nóng; riêng từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh từ đêm 11-15/5 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Khu vực Nam Bộ:Có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Các khu vực khác:Chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Hôm qua (8/5), ở khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C như: Phước Long (Bình Phước) 37,2 độ C, Tà Lài (Đồng Nai) 37,4 độ C, Thủ Dầu Một (Bình Dương) 38 độ C, Vĩnh Long 37,4 độ C …; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.
https://nhandan.vn/ngay-95-nam-bo-nang-nong-co-noi-nang-nong-gay-gat-post808503.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:59", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:59", "tags": [ "Nắng nóng", "Nắng nóng gay gắt", "Nam Bộ", "cháy nổ", "hỏa hoạn", "cháy rừng" ] }
IEA: Tăng trưởng công suất năng lượng tái tạo sẽ bùng nổ trong 5 năm tới
Công suất năng lượng tái tạo được bổ sung vào các hệ thống năng lượng trên toàn thế giới đã tăng 50% vào năm 2023, đạt gần 510GW, trong đó năng lượng mặt trời chiếm 3/4.
Ngày 11/1,Cơ quan Năng lượng Quốc tế(IEA) cho biết năm 2023 công suất năng lượng tái tạo của thế giới đã tăng thêm 50% so với năm trước đó, đồng thời dự đoán đà tăng trưởng công suất này sẽ bùng nổ trong 5 năm tới.Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP28) diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào tháng trước với sự tham gia của gần 200 quốc gia đã lần đầu tiên nhất trí kêu gọi thế giới chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.IEA cho biết trong một tuyên bố: “Công suất năng lượng tái tạo được bổ sung vào các hệ thống năng lượng trên toàn thế giới đã tăng 50% vào năm 2023, đạt gần 510GW, trong đó năng lượng mặt trời chiếm 3/4."Họ cho biết mức tăng trưởng lớn nhất diễn ra ở Trung Quốc, quốc gia đã vận hành nhiều quang điện mặt trời vào năm 2023, ngang bằng với sản lượng năng lượng của toàn thế giới vào năm 2022, trong khi công suất bổ sung năng lượng gió của Trung Quốc tăng 66% so với năm 2022.Báo cáo của IEA cho hay: “Sự gia tăng công suất năng lượng tái tạo ở châu Âu, Mỹ và Brazil cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại."Giám đốc IEA Fatih Birol cho biết, theo các chính sách và điều kiện thị trường hiện tại, công suất năng lượng tái tạo toàn cầu đang trên đà tăng gấp 2,5 lần vào năm 2030.Ông nói thêm: “Việc đạt được mục tiêu tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo vẫn chưa thể thực hiện, nhưng chúng tôi đang tiến gần hơn tới mục tiêu đó và các chính phủ đã có những công cụ cần thiết để thu hẹp khoảng cách giữa năng lượng tái tạo và năng lượng hóa thạch."Ông Birol cho biết năng lượng gió và năng lượng mặt trời trên đất liền hiện nay rẻ hơn so với các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch mới, cũng như các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện có ở hầu hết các quốc gia.Ông nói: “Thách thức quan trọng nhất đối với cộng đồng quốc tế là nhanh chóng tăng cường tài chính và triển khai năng lượng tái tạo ở hầu hết các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển”.
https://nhandan.vn/iea-tang-truong-cong-suat-nang-luong-tai-tao-se-bung-no-trong-5-nam-toi-post791706.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:59", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:59", "tags": [ "Cơ quan Năng lượng Quốc tế", "IEA", "năng lượng tái tạo", "năng lượng mặt trời" ] }
Trung Bộ nắng nóng gay gắt diện rộng, có nơi hơn 38 độ C
NDO -Dự báo, ngày 4/6, các tỉnh miền trung tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất có nơi hơn 38 độ C. Cảnh báo, nắng nóng ở khu vực Trung Bộ có khả năng kéo dài nhiều ngày tới. Nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn và cháy rừng ở nhiều nơi.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 4/6, khu vực từ Nghệ An đến Bình Thuận có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C; riêng từ Quảng Nam đến Ninh Thuận có nắng nóng vànắng nóng gay gắtvới nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-38 độ C, có nơi hơn 38 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%.Ngoài ra, ngày 5/6, khu vực Trung và Nam Trung Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.Dự báo, nắng nóng ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ có khả năng kéo dài nhiều ngày tới.Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức,đột quỵ do sốc nhiệtđối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Dự báo nhiệt độ ngày 4 và 5/6 tại các khu vực có nắng nóng và nắng nóng gay gắt:Thời điểmdự báoKhu vực ảnh hưởngNhiệt độ cao nhấtĐộ ẩmtương đốithấp nhấtThời gian nóngNgày 4/6Từ Nghệ An đến Đà Nẵng và Bình Thuận35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C55-60%11-16 giờTừ Quảng Nam đến Ninh Thuận36-38 độ C, có nơi hơn 38 độ C50-55%10-17 giờNgày 5/6Trung và Nam Trung Bộ35-37 độ C, có nơi hơn 38 độ C55-60%11-16 giờCác chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hạn chế đi ra ngoài trời nắng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 16 giờ.Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột, mà cần có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời.Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi và cần uống ít nhất 1,5-2 lít nước/ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần.Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể, đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi.Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt, cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc.
https://nhandan.vn/trung-bo-nang-nong-gay-gat-dien-rong-co-noi-hon-38-do-c-post812551.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Nắng nóng", "nắng nóng gay gắt", "cháy nổ", "hỏa hoạn", "cháy rừng", "Trung Bộ" ] }
Công an Bình Thuận khởi tố bắt tạm giam 13 đối tượng khai thác vàng trái phép
NDO -Ngày 21/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định khởi tố bị can đối với 13 đối tượng và triển khai Lệnh bắt tạm giam 12 bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú 1 bị can bị về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” theo Điều 227 của Bộ luật Hình sự và “Mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất độc” theo Điều 311 Bộ luật Hình sự xảy ra tại xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình. Các Quyết định tố tụng được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Trước đó, vào lúc 3 giờ 15 phút ngày 9/12, hơn 100 cán bộ, chiến sĩCông an tỉnh Bình Thuậnđã tổ chức lực lượng kiểm tra tại một khu vực hẻo lánh, sâu trong núi thuộc thôn Tà Mon, xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình.Tại đây, lực lượng công an bắt quả tang 28 đối tượng đang có hành vi phân loại, tuyển rửa, thu hồi kim loại nặng,khai thác khoáng sản trái phépquy mô lớn; thu giữ nhiều máy móc và phương tiện liên quan gồm: xe múc, xe máy cày, máy xay đá, máy bơm, 2 xe bán tải...; nhiều mẫu vật kim loại màu vàng và một lượng lớn hóa chất độc hại (nghi là xyanua) phục vụ cho việc tuyển rửa, phân tách kim loại nặng.Một đối tượng khai thác khoáng sản trái phép bị bắt ngay tại hiện trường cùng với phương tiện máy đào.Qua điều tra xác minh, các đối tượng này đã khai nhận lợi dụng địa bàn vùng núi hiểm trở, giáp ranh giữa huyện Bắc Bình với huyện Đức Trọng,tỉnh Lâm Đồng, mua quặng từ thôn Ma Bó, xã Đạ Quyn, huyện Đức Trọng, sau đó thuê phương tiện chở quặng về khu vực ngách Đào Giữa, thôn Tà Mon, xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình và dùng hóa chất độc hại để tuyển rửa, thu hồi kim loại nặng.Qua các chứng cứ thu thập được, kết luận giám định thể hiện các mẫu vật thu giữ tại hiện trường là khoáng sản kim loại vàng, đồng thời có chứa thành phần là chất độc gồm: Thủy ngân (Hg), Natri Hydroxide (NaOH), Axit Nitric (HNO3).Một số đối tượng bị bắt ngay tại nơi nghỉ trong khu vực phân tách, tuyển rửa quặngTrước đây, tại khu vực này, chính quyền địa phương đã phát hiện và xử lý nhiều lần về hành vi này. Tuy nhiên do tính chất, mức độ nhỏ lẻ và các đối tượng làm theo thời vụ nên vụ việc chỉ dừng lại ở mức độ xử lý hành chính.Tuy nhiên, sau đó, các đối tượng này lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm, có tính chất tinh vi, manh động, liều lĩnh hơn và có quy mô rất lớn. Trước tình hình đó, Công an tỉnh Bình Thuận đã xác lập chuyên án để đấu tranh, triệt phá.Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bắc Bình đang củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm các đối tượng trước pháp luật.Các vật dụng, thiết bị dùng để phân tách kim loại nặng (vàng) bị thu giữ ngay trong lán trại khu vực khai thác khoáng sản trái phép
https://nhandan.vn/cong-an-binh-thuan-khoi-to-bat-tam-giam-13-doi-tuong-khai-thac-vang-trai-phep-post788666.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bắc Bình", "Bình Thuận", "Khai thác trái phép khoáng sản" ] }
Khẩn trương xử lý hàng trăm tấn cá chết ở hồ Sông Mây
NDO -Liên quan vụcá chếtnổi trắng hồ Sông Mây mà Báo Nhân Dân đã thông tin, ngày 30/4, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, huyện Trảng Bom tiếp tục khẩn trương vớt, xử lý hàng trăm tấn cá để hạn chế ô nhiễm môi trường ra khu dân cư. Với tiến độ hiện nay, phải mất vài ngày nữa mới có thể vớt hết số cá chết ở hồ.
Vớt, xử lý cá chết xuyên đợt lễGhi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân vào sáng 30/4, khu vực trên mặt hồ Sông Mây, cá chết nổi trắng xóa cả một vùng rộng lớn, bốc mùi hôi thối nồng nặc ra khu dân cư thuộc ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom.Còn dưới lòng hồ, đơn vị nuôi trồng thủy sản đang tích cực thu dọn xác cá chết để bảo đảm môi trường.Dù là ngày nghỉ lễ 30/4, nhưng cán bộ, chiến sĩ Đội nuôi trồng thủy sản hồ Sông Mây thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai làm việc liên tục để vớt, xử lý số cá chết nổi trên mặt hồ.Chiến sĩ, nhân viên Đội nuôi trồng thủy sản hồ Sông Mây được huy động tối đa để vớt, xử lý số cá chết.Thượng úy Lê Minh Tấn, Đội trưởng Đội nuôi trồng thủy sản hồ Sông Mây cho biết, số cá bắt đầu chết khoảng một tuần trước và chết hàng loạt từ 3 ngày trở lại đây do lượng nước trong hồ Sông Mây xuống thấp.Do nắng nóng kéo dài,hồ Sông Mâyhiện nay đã cạn trơ đáy, diện tích mặt nước giảm từ 196ha xuống chỉ còn khoảng 2ha. Độ sâu nơi sâu nhất chỉ khoảng 1m nước, số lượng cá trong hồ đã chết gần như toàn bộ.Theo Thượng úy Lê Minh Tấn, thời tiết nắng nóng, nguồn nước cạn, cá trong hồ dày, dẫn đến cá mất ô-xy và chết hàng loạt: “Đơn vị huy động tất cả 53 chiến sĩ, nhân viên hợp đồng thực hiện vớt, xử lý cá chết trên hồ liên tục 2 ngày qua để bảo đảm môi trường xung quanh, hạn chế thấp nhất mùi hôi ra khu dân cư”.Hàng trăm tấn cá chết nổi trắng hồ Sông Mây.Được biết, việc nuôi trồng thủy sản trên hồ Sông Mây theo hợp đồng giữa Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai với Công ty Trách nhiệm hữu hạn khai thác công trình thủy lợi tỉnh Đồng Nai.Đề nghị thu hoạch thủy sản từ tháng 9/2023Trong khi đó, ở khu vực chân đập hồ Sông Mây, đơn vị thi công dự án cải tạo, sửa chữa hồ Sông Mây vẫn đang huy động nhiều máy móc, nhân lực khẩn trương đẩy nhanh tiến độ.Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn kỹ thuật xây dựng Đồng Nai (đơn vị thi công), Trung Tuấn Anh cho biết, dự án cải tạo, sửa chữa hồ Sông Mây được khởi công từ đầu năm 2024.Tin liên quan[Ảnh] Cá chết nổi trắng hồ Sông MâyĐến nay, công trình đã thi công được khoảng 50%; trong đó, nhiều hạng mục phức tạp cơ bản đã hoàn thành. Dự kiến, trước mùa mưa năm nay sẽ hoàn thành 80% khối lượng công trình.Theo ông Trung Tuấn Anh, việc xả nước do bên chủ đầu tư là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Đồng Nai điều tiết nước tưới cho vùng hạ lưu công trình, đơn vị thi công không can thiệp được.Thi công dự án cải tạo, sửa chữa hồ Sông Mây.Việc nuôi trồng thủy sản chỉ là một trong số các nhiệm vụ của hồ Sông Mây: “Đặc thù là công trình thủy lợi chỉ thi công một mùa khô, bởi mùa mưa công tác thi công rất khó khăn vì ngập nước, gần như không triển khai được. Vì vậy, dù đang trong đợt nghỉ lễ nhưng đơn vị huy động anh em kỹ sư, công nhân làm việc liên tục để bảo đảm tiến độ đề ra”, ông Trung Tuấn Anh cho biết.Trong khi đó, một cán bộ Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, qua nắm thông tin về việccá chết hàng loạtở hồ Sông Mây, bước đầu nguyên nhân được xác định do lỗi của Đội nuôi trồng thủy sản khi đã được thông báo về việc sẽ xả nước, sửa chữa, cải tạo hồ lại không thu hoạch cá kịp thời.Điều này dẫn đến khi xả nước để sửa chữa, cải tạo hồ kết hợp với thời tiết nắng nóng liên tục những ngày qua đã khiến cá ở hồ thiếu ô-xy thở, dẫn đến chết hàng loạt.Dự kiến, phải mất vài ngày nữa mới có thể vớt hết số cá chết ở hồ Sông Mây.Theo tìm hiểu, ngày 12/9/2023, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai đã có văn bản số 924/KTTL-KHK gửi Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai về việc dọn dẹp tài sản trong lòng hồ để phục vụ triển khai dự án cải tạo, sửa chữa hồ Sông Mây.Theo đó, trong biện pháp thi công, sửa chữa hồ Sông Mây có hạng mục nạo vét lòng hồ và đập đất làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi trồng thủy sản của Đội nuôi trồng thủy sản thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai.Để không gây ảnh hưởng về tài sản, vật chất trong quá trình thi công dự án, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai đề nghị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thu hoạch các sản phẩm nuôi trồng thủy sản và di dời máy móc công cụ có liên quan trong phạm vi lòng hồ trước ngày 31/12/2023. Qua đó, Công ty bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đúng tiến độ theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.Các loại cá chết chủ yếu là mè, rô phi, trôi.Sau ngày 31/12/2023, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai vẫn chưa thực hiện phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai sẽ không chịu trách nhiệm cho bất cứ thiệt hại về vật chất, tài sản nào xảy ra trong quá trình thi công dự án.Dự án Cải tạo, sửa chữa hồ Sông Mây, huyện Trảng Bom do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai làm chủ đầu tư, được phê duyệt tại Quyết định số 137/QĐ-SKHĐT ngày 24/11/2022. Dự án được khởi công đầu năm 2024, với thời gian thực hiện 15 tháng kể từ ngày khởi công.Hồ Sông Mây có diện tích hơn 300ha, là hồ chứa nước tưới tiêu cho khu vực huyện Trảng Bom và huyện Vĩnh Cửu. Từ năm 1994, ngành chức năng tỉnh Đồng Nai giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh nuôi trồng thủy sản trên diện tích mặt nước.
https://nhandan.vn/khan-truong-xu-ly-hang-tram-tan-ca-chet-o-ho-song-may-post807233.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Hồ Sông Mây", "Ấp Tân Bắc", "Công trình thủy lợi", "Trảng Bom", "Nuôi trồng", "Đơn vị thi công", "cá chết", "cải tạo" ] }
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Cà Mau chủ động ứng phó gió mạnh trên biển
NDO -Chiều 18/3, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có Văn bản số 94/VPTT đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau và Kiên Giang chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đêm 18/3, ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8; ngày và đêm 19/3, khu vực bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8.Để chủ động ứng phó vớigió mạnh trên biển, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau và Kiên Giang:Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của gió mạnh trên biển; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, bảo đảm an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến thời tiết, thiên tai và biện pháp ứng phó gió mạnh trên biển trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dânchủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.Thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
https://nhandan.vn/cac-tinh-tu-quang-ninh-den-ca-mau-chu-dong-ung-pho-gio-manh-tren-bien-post800467.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Chủ động ứng phó", "gió mạnh trên biển", "Văn bản số 94/VPTT", "Quảng Ninh đến Cà Mau và Kiên Giang" ] }
Từ ngày 3/1, Bắc Bộ chuyển rét, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C
NDO -Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 3/1 trời chuyển rét. Trong đợt rét này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An phổ biến 15-18 độ C, riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (2/1), bộ phậnkhông khí lạnhở phía bắc vẫn đang di chuyển xuống phía nam.Dự báo khoảng gần sáng và ngày 3/1, bộ phận không khí lạnh trên sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, gió đông bắc trong đất liền lại mạnh lên cấp 3; vùng ven biển cấp 3-4.Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa, Nghệ An từ ngày 3/1 trời chuyển rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An phổ biến từ 15-18 độ C, riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C.Từ gần sáng và ngày 3/1, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An có mưa rào và dông rải rác; từ ngày 3-4/1, khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa,mưa rào và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Dự báo thời tiết ngày và đêm 2/1 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng, từ gần sáng mai có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ, từ gần sáng mai gió đông bắc mạnh lên cấp 3. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 26-28 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng, từ gần sáng mai có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20 độ C, riêng khu Tây Bắc 14-17 độ C, có nơi dưới 14 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 26-29 độ C, có nơi hơn 29 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng, từ gần sáng mai có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ, từ gần sáng mai gió đông bắc mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4.Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-20, vùng núi 15-18 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C Nhiệt độ cao nhất từ: 25-28 độ C, có nơi hơn 28 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, có mưa vài nơi; riêng phía bắc trưa chiều giảm mây trời nắng, từ gần sáng mai có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Phía bắc sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 24-27 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Phía bắc nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác; phía nam có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: Phía bắc 26-29 độ C, phía nam 30-32 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-31 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.
https://nhandan.vn/tu-ngay-31-bac-bo-chuyen-ret-vung-nui-cao-co-noi-duoi-8-do-c-post790262.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Thời tiết hôm nay", "không khí lạnh", "Bắc Bộ", "sáng sớm và đêm trời rét", "mưa rào và dông" ] }
8.000 ngôi nhà ở Mozambique bị hư hỏng do bão Filipo
Báo cáo của Viện quản lý thiên tai quốc giaMozambique(INGD) ngày 15/3 cho biết, cơn bão Filipo với sức gió lên tới 120km/giờ đã gây nhiều thiệt hại tại các tỉnh miền nam nước này.
Trước đó, bão Filipo đã đổ bộ vào Mozambique tại khu vực thành phố Inhassoro, phía bắc tỉnh Ihambane vào sáng sớm 12/3 với sức gió lên tới 116km/h và đã quét qua các tỉnh Maputo, Inhambane, Gaza, Sofala trong những ngày tiếp theo.INGD cho hay, ít nhất đã có 48.116 người (8.533 hộ gia đình) bị ảnh hưởng ở các tỉnh Gaza, Inhambane, Maputo và Sofala; 2 người thiệt mạng và 25 người bị thương.Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là thành phố Maputo với 25.455 người bị ảnh hưởng (2% tổng dân số).Thiệt hại về cơ sở hạ tầng được thống kê gồm 8.000 ngôi nhà bị hư hỏng một phần/hoàn toàn, 146 trường học (22.442 học sinh) bị ảnh hưởng cùng với 51 trung tâm y tế, 56 cột điện và 19 tuyến đường bị tàn phá.Sau bão Filipo, Cơ quan khí tượng quốc gia Mozambique (INAM) tiếp tục cảnh báo mưa lớn (có thể ở mức 30 đến 50mm trong 24 giờ) kèm giông và gió giật từ ngày 15/3 tại hầu khắp các tỉnh miền nam và miền trung nước này.Mozambique được coi là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởibiến đổi khí hậutrên thế giới, hàng năm phải đối mặt vớilũ lụtvà bão nhiệt đới trong mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4.
https://nhandan.vn/8000-ngoi-nha-o-mozambique-bi-hu-hong-do-bao-filipo-post800248.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Mozambique", "Xoáy thuận nhiệt đới", "Sức gió", "bão đổ bộ", "biến đổi khí hậu" ] }
Băng giá phủ trắng đỉnh Phja Oắc, Cao Bằng
NDO -Đợt không khí lạnh tăng cường trong những ngày cuối tháng 1 đã khiến nhiệt độ tại nhiều vùng trong tỉnh Cao Bằng giảm sâu.
Đến chiều 22/1, băng giá đã xuất hiện, bao phủ trắng xóa khu vựcđỉnh núi Phja Oắc, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.Nhiệt độ giảm sâu, kết hợp độ ẩm cao đã khiến băng giá phủ kín từng cành cây, ngọn cỏ trên đỉnh Phja Oắc, cao 1.931m so với mực nước biển, tạo nên phong cảnh kỳ thú.Anh Hà Kim Cương, một trong những người có mặt sớm nhất chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ thú chia sẻ, chiều nay, nhiệt độ là -2 độ C.Sau khi thông tin băng giá xuất hiện, nhiều du khách đã đến trải nghiệm khung cảnh mỹ lệ và chụp ảnh, lưu lại những khoảnh khắc đẹp.
https://nhandan.vn/bang-gia-phu-trang-dinh-phja-oac-cao-bang-post793229.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Cao Bằng", "băng giá", "đỉnh núi Phja Oắc" ] }
Lào Cai: Dông lốc diện rộng làm tốc mái, gãy đổ 166 ngôi nhà
Do chịu ảnh hưởng của áp cao lục địa được tăng cường yếu kết hợp hội tụ gió trên cao, từ đêm 5/5 đến rạng sáng 6/5, trên địa bàntỉnh Lào Caiđã xảy ra mưa nhỏ, mưa vừa kèm theodông lốcdiện rộng gây nhiều thiệt hại.
Theo báo cáo nhanh của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thành phố Lào Cai, tình hình thiệt hại sơ bộ ban đầu như sau: 166 nhà bị ảnh hưởng, hư hỏng (huyệnBát Xát có 77 nhà; huyệnBảo Thắng có47 nhà;thành phố Lào Cai có42 nhà), trong đó 2 nhà gỗ bị sập đổ hoàn toàn.Về nông nghiệp có0,8ha lúa bị ảnh hưởng do ngập nước, 16,5ha ngô bị gãy đổ; 0,5ha rau màu bị vùi lấp hoàn toàn; 0,7ha cây ăn quả bị gãy đổ.Tin liên quanLào Cai: Dông lốc làm tốc mái 196 ngôi nhà, gây thiệt hại hơn 9 tỷ đồngDông lốc còn làm cổng vào trụ sở UBND xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai bị đổ hư hỏng toàn bộ, công trình Cầu treo Làng San-Làng Tòng xã Quang Kim, huyện Bát Xát bị dông lốc làm chệch thành cầu và móng cầu, hiện tại không thể lưu thông, 2 trường học bị hư hỏng; 6 cột điện 0,4KV bị gãy đổ; đường dây điện 35KV, 220V thuộc nhiều tuyến đường tại huyện Bát Xát, TP Lào Cai bị cây đổ gây đứt và trùng dây.Ngay sau khi xảy ra dông lốc, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện Bát Xát, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai chỉ đạo các xã, phường bịthiệt hạihuy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ các hộ dân dọn dẹp, vệ sinh, gia cố, sửa chữa nhà ở, đồng thời thu dọn cây xanh bị gãy đổ để bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.
https://nhandan.vn/lao-cai-dong-loc-dien-rong-lam-toc-mai-gay-do-166-ngoi-nha-post808062.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Lào Cai", "dông lốc", "thiệt hại" ] }
Từ ngày 11-20/5, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long giảm dần
NDO -Dự báo, từ ngày 11-20/5, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 5/2023.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 11 đến 20/5, khu vực miền Tây Nam Bộ phổ biến ít mưa; xen kẽ có ngày xuất hiện mưa rào và dông rải rác vào chiều tối và đêm, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ sau ngày 15/5 nền nhiệt có xu hướng giảm dần, đồng thờinắng nóng sẽ giảm dầnvề cường độ.Trong thời kỳ dự báo, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,4m, tại Châu Đốc 1,65m, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ khoảng 0,25-0,3m.Từ ngày 11-20/5, mực nước trạm Vũng Tàu dao động ở mức trung bình và có xu hướng giảm dần, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 3,5-3,8m, thời gian xuất hiện đỉnh triều chủ yếu diễn ra vào khoảng 3 đến 6 giờ và 12 đến 15 giờ hằng ngày.Dự báo, từ ngày 11-20/5,xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Longcó xu thế giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 5/2023.Chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính như: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, phạm vi xâm nhập mặn 90-125km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: 35-40km/; sông Hàm Luông: 42-48km; sông Cổ Chiên: 35-40km; sông Hậu: 32-37km; sông Cái Lớn: 45-50km.Các chuyên gia khí tượng nhận định, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần; riêng trên sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, Cái Bé xâm nhập mặn duy trì ở mức cao đến giữa tháng 5, sau đó giảm dần.Cảnh báo, tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.Các địa phương ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện phápchủ động phòng chống xâm nhập mặn.
https://nhandan.vn/tu-ngay-11-205-xam-nhap-man-o-dong-bang-song-cuu-long-giam-dan-post808765.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Xâm nhập mặn", "đồng bằng sông Cửu Long", "đỉnh triều", "phòng chống xâm nhập mặn" ] }
Bước tiến lớn trong công tác bảo tồn thiên nhiên
Vườn Quốc gia Cát Tiên(Lâm Đồng) chính thức được công nhận đạt danh hiệu Danh lục Xanh IUCN và đón nhận danh hiệu này vào ngày 21/6. Đây là một bước tiến lớn trong công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã chính thức công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là Khu bảo tồn thứ 72 trên thế giới đạt danh hiệu Danh lục Xanh IUCN, sau quá trình đánh giá toàn diện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học, thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC).Danh lục Xanh IUCN là một bộ tiêu chuẩn toàn cầu nhằm xác định các Khu Bảo tồn đã đạt được các kết quả bảo tồn thiên nhiên thành công. Bộ tiêu chuẩn này cung cấp quy trình xác minh bảo đảm, trao chứng nhận cho những khu vực đáp ứng bộ 17 tiêu chí toàn cầu, được đánh giá bằng 50 chỉ số bao trùm bốn hợp phần gồm quản trị tốt, thiết kế và lập kế hoạch tốt, quản lý hiệu quả và kết quả bảo tồn thành công.Tin liên quanVườn quốc gia Cát Tiên nỗ lực đạt chứng nhận Danh lục Xanh IUCNChâu Á chiếm 50% số lượng các vườn quốc gia và khu bảo tồn được công nhận danh hiệu Danh lục Xanh trên toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tại châu Á tham gia Danh lục Xanh (từ năm 2015), cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc.Ông Jake Brunner, Giám đốc IUCN Khu vực Hạ lưu sông Mekong trao danh hiệu Danh lục Xanh IUCN cho ông Phạm Xuân Thịnh, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên. (Ảnh Khiếu Minh)Việc Vườn Quốc gia Cát Tiên đạt danh hiệu này đã đánh dấu một bước ngoặt cho công tác bảo tồn thiên nhiên vàđa dạng sinh họcở Việt Nam. Vườn Quốc gia Cát Tiên đã dành nhiều năm nỗ lực không ngừng để tiến tới danh hiệu Danh lục Xanh IUCN. Hành trình hướng tới Danh lục Xanh IUCN của Vườn Quốc gia Cát Tiên bắt đầu với việc đánh giá các biện pháp bảo tồn, bao gồm bảo vệ các loài đang nguy cấp và gìn giữ sự đa dạng của hệ sinh thái nơi đây.Vườn Quốc gia này đã tiến hành thực hiện các dự án phục hồi giám sát đa dạng sinh học, phục hồi sinh cảnh và bảo tồn loài. Các chương trình và sáng kiến ​​giáo dục môi trường đã được triển khai nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời, thành viên cộng đồng địa phương cũng tham gia vào các hoạt động bảo tồn, mang lại cho họ cơ hội phát triển sinh kế bền vững.Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học thuộc dự án VFBC do USAID tài trợ đã hỗ trợ Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng như 20 khu vực dự án khác điều tra đa dạng sinh học với quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Dự án đã hỗ trợ các khu bảo tồn ở Việt Nam tham gia tiến trình đánh giá Danh lục Xanh của IUCN.Vườn Quốc gia Cát Tiên và các khu bảo tồn thuộc dự án được hưởng lợi từ sự hỗ trợ này, bao gồm: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vườn Quốc gia Vũ Quang, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu Dự trữ Thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong, Vườn Quốc gia Sông Thanh và Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà.Vườn Quốc gia Cát Tiên. (Ảnh: Khiếu Minh)Ông Vũ Văn Hưng, Giám đốc Dự án VFBC, Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ: "Vườn Quốc gia Cát Tiên đạt được danh hiệu Danh lục Xanh của IUCN là một cột mốc quan trọng không chỉ đối với các vườn quốc gia và các khubảo tồn thiên nhiênmà còn đối với cộng đồng bảo tồn ở Việt Nam.Thành tựu chứng minh cam kết của dự án VFBC trong công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại Việt Nam. Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ và đồng hành với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên theo đuổi danh hiệu Danh lục Xanh IUCN trong thời gian còn lại của dự án".Bà Aler Grubbs, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cho biết: "Bảo tồn là một phần quan trọng của Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam. Các dự án về lâm nghiệp và đa dạng sinh học của USAID giúp bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng cho sự phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu và cải thiện cuộc sống của những người phụ thuộc vào chúng.Trong hơn một thập kỷ qua, USAID đã giúp Việt Nam bảo tồn đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu bằng cách chống lại nạn săn bắt trái phép, bảo vệ môi trường sống cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng và huy động nguồn lực trong nước để bảo tồn rừng. Sự hỗ trợ của USAID cho các khu vực như Vườn Quốc gia Cát Tiên thông qua Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học thể hiện cam kết chung giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đối với sự phát triển bền vững".Nai rừng Vườn Quốc gia Cát Tiên. (Ảnh: Mạnh Hiệp)Theo Tổng giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) Văn Ngọc Thịnh, việc đạt danh hiệu Danh lục Xanh là một minh chứng rõ ràng cho những tiến bộ vượt bậc về công tác quản lý mà Vườn Quốc gia Cát Tiên đã đạt được trong hai năm vừa qua. Danh lục Xanh đề ra những tiêu chí khắt khe nhất để đánh giá các hoạt động bảo tồn và công tác quản lý các khu bảo tồn.Do vậy, việc tuân thủ những tiêu chí này sẽ giúp các khu bảo tồn đo lường tiến độ và tác động của các hoạt động, từ đó xác định được các ưu tiên bảo tồn trong tương lai. Với sự hỗ trợ từ Dự án, do USAID tài trợ, thực hiện bởi WWF-Việt Nam, các khu bảo tồn tại Việt Nam có thể nâng cao chất lượng quản lý nhằm đạt được các tiêu chuẩn quốc tế."Đạt được chứng nhận Danh lục Xanh không chỉ là theo đuổi một danh hiệu mà thể hiện sự cam kết lâu dài và kiên trì. Việc thu thập bằng chứng chứng minh sự tuân thủ 17 tiêu chí của bộ tiêu chuẩn là điều rất phức tạp. Thực tế, hai trong ba danh hiệu Danh lục Xanh ở Đông Nam Á thuộc về Việt Nam (Khu bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long được công nhận năm 2021). Điều này thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao tiêu chuẩn quản lý các Khu bảo tồn. Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với các khu bảo tồn khác để hoàn thiện hồ sơ Danh lục Xanh cho tới cuối năm 2025", ông Jake Brunner, Giám đốc IUCN Khu vực Hạ lưu sông Mekong chia sẻ.
https://nhandan.vn/buoc-tien-lon-trong-cong-tac-bao-ton-thien-nhien-post815453.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Vườn Quốc gia Cát Tiên", "bảo tồn thiên nhiên", "Danh lục Xanh IUCN", "đa dạng sinh học" ] }
Liên hợp quốc: Thế giới đang ‘thất thế’ trong cuộc chiến chống rác thải điện tử
NDO -Trong năm 2022, thế giới ghi nhận 62 triệu tấnrác thải điện tửthải ra môi trường, và con số này được dự báo sẽ tăng khoảng 30% vào năm 2030.
Theo chuyên gia củaLiên hợp quốc, thế giới đang ‘thất thế’ trong cuộc chiến chống rác thải điện tử khi tốc độ tạo ra loại rác này đang nhanh hơn rất nhiều so với những nỗ lực tái chế nó.Rác thải điện tử bao gồm bất kỳ vật dụng bỏ đi nào có chứa phích cắm điện hoặc pin. Nó có thể chứa các chất phụ gia độc hại và các hợp chất độc hại như thủy ngân, gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe.“Những thiết bị này thường không dễ sửa chữa và dễ dàng trở thành rác thải, khiến lượng rác thải toàn cầu ngày càng gia tăng” - ông Kees Balde, chuyên gia khoa học cấp cao Chương trình Chu trình Bền vững tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu của Liên hợp quốc (UNITAR) cho hay.Trong năm 2022, thế giới ghi nhận 62 triệu tấn rác thải điện tử thải ra môi trường, tăng 82% so với 12 năm trước đó. Mỗi năm, lượng rác thải điện tử tăng thêm 2,6 triệu tấn, đồng nghĩa với việc con số này có thể lên đến 82 triệu tấn vào năm 2030.Ông Kees Balde cho biết, phần lớn rác thải điện tử không được quản lý tốt và bị thải ra môi trường qua các bãi chôn lấp, chẳng hạn những vật dụng có kích cỡ nhỏ như những chiếc điện thoại di động…Theo các chuyên gia của Liên hợp quốc, sự gia tăng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm mức tiêu thụ cao hơn, thiếu các lựa chọn sửa chữa, tuổi thọ của thiết bị điện tử ngắn hơn, và cơ sở hạ tầng không đáp ứng yêu cầu quản lý rác thải điện tử.“Ngay cả những vật dụng được thiết kế để giảm mức tiêu thụ năng lượng, như tấm pin mặt trời, cũng góp phần tạo ra rác thải điện tử”, ông Kees Balde nói và cho biết, trong năm 2022, ước tính khối lượng tấm quang điện bị thải bỏ trên thế giới vào khoảng 600 nghìn tấn.
https://nhandan.vn/lien-hop-quoc-the-gioi-dang-that-the-trong-cuoc-chien-chong-rac-thai-dien-tu-post800917.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Liên hợp quốc", "rác thải điện tử", "cuộc chiến chống rác thải", "Thông tin cơ bản về Liên hợp quốc" ] }
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
NDO -Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 04/CĐ-TTg gửi Ban Chỉ đạo quốc gia vềPhòng, chống thiên taivà các bộ, ngành liên quan về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trong những tháng cao điểm mùa khô năm 2024.
Công điện nêu rõ, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết, thiên tai ngày càng bất thường. Hiện tại,xâm nhập mặnở đồng bằng sông Cửu Long đang có xu thế tăng theo kỳ triều cường.Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mùa khô năm 2023-2024, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, tương đương với năm 2020-2021, trong thời kỳ cao điểm (khoảng tháng 2-4/2024) có thể xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, xâm nhập mặn vào sâu các cửa sông; tại khu vực miền trung và Tây Nguyên cũng có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ngọt cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô.Để chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước cục bộ, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức theo dõi, chủ động triển khai công tác ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong những tháng cao điểm mùa khô tới, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:Bộ Tài nguyên và Môi trườngchỉ đạo theo dõi sát ảnh hưởng của El Nino, diễn biến thời tiết, nguồn nước, kịp thời cung cấp thông tin về tình hình, dự báo ngắn hạn, dài hạn về thủy văn, nguồn nước, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên cả nước, nhất là tạiđồng bằng sông Cửu Longvà khu vực miền trung, Tây Nguyên để các cơ quan chức năng, các địa phương và người dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, kiên quyết không để xảy ra bị động, bất ngờ.Tổ chức thu thập thông tin về tình hình nguồn nước, vận hành điều tiết của các hồ chứa thủy điện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, khai thác sử dụng nước của các nước ở thượng nguồn các sông xuyên biên giới để phục vụ công tác dự báo nguồn nước, nguy cơ thiếu nước về một số hồ chứa lớn ở Bắc Bộ và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôntổ chức theo dõi sát diễn biến và có dự báo chuyên ngành về nguồn nước, chất lượng nước và nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn để cung cấp thông tin cho các địa phương và người dân; đồng thời chủ động chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với diễn biến thực tế tại từng thời điểm, từng khu vực; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức sản xuất để hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là thời kỳ cao điểm thường xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn.Phối hợpBộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnhcó liên quan chỉ đạo vận hành linh hoạt, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, các hệ thống thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, tối ưu nguồn tài nguyên nước, vừa bảo đảm nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, vừa bảo đảm nước cho phát điện, nhất là thời kỳ xảy ra nắng nóng cao điểm.Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các địa phương đồng bằng sông Cửu Long, khu vực miền trung và Tây Nguyên tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn; xác định mức độ ảnh hưởng đến từng địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục và các nhu cầu thiết yếu khác, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt.Các bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương ứng phó, khắc phục hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm đời sống người dân.
https://nhandan.vn/thu-tuong-chi-dao-ung-pho-nguy-co-han-han-thieu-nuoc-xam-nhap-man-post792235.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Thủ tướng Chính phủ", "Công điện số 04/CĐ-TTg", "ứng phó", "hạn hán", "thiếu nước", "xâm nhập mặn" ] }
Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, vùng núi khả năng có băng giá và sương muối
NDO -Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, hôm nay (24/12), ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét đậm, vùng núi Bắc Bộ rét hại, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C và có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ngày và đêm 24/12, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tụcrét đậm, vùng núi Bắc Bộ rét hại.Ở khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế trời rét, có nơi rét đậm.Nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng sớm ở Bắc Bộ và Thanh Hóa phổ biến từ 9-12 độ C, riêng khu vực vùng núi phổ biến 5-8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở Bắc Trung Bộ phổ biến từ 10-13 độ C, ở khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế phổ biến từ 13-15 độ C.Cảnh báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở khu vực vùng núi phía bắc có khả năng xảy rabăng giá và sương muối.Ngoài ra, ngày và đêm 24/12, ở khu vực từ Quảng Trị đến Khánh Hòa tiếp tục có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi hơn 60mm. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.Dự báo thời tiết ngày và đêm 24/12 tại các khu vực trên cả nước:Phía Tây Bắc Bộ:Đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù. Gió nhẹ. Trời rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Nhiệt độ thấp nhất từ 8-11 độ C, có nơi dưới 6 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 16-19 độ C.Phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội:Đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. Trời rét đậm, vùng núi rét hại. Khu vực trung du và vùng núi phía bắc có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Nhiệt độ thấp nhất từ 8-11 độ C, vùng núi từ 5-8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 15-18 độ C, có nơi hơn 18 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Phía bắc có mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Phía nam nhiều mây, có mưa rào rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió bắc đến tây bắc cấp 2-3, vùng ven biển cấp 4. Trời rét, riêng phía bắc trời rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất ở phía bắc từ 11-13 độ C; phía nam từ 13-15 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 15-18 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to; riêng Bình Thuận có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc mạnh cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4, có nơi có gió mạnh cấp 7-8. Phía bắc trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất ở phía bắc từ 17-20 độ C, phía nam từ 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc từ 20-23 độ C, phía nam từ 25-27 độ C, riêng Ninh Thuận, Bình Thuận từ 27-30 độ C.Tây Nguyên:Đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 3. Đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 17-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 24-27 độ C.Nam Bộ:Đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 3. Đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 22-25 độ C, miền Đông có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 29-32 độ C, miền Đông có nơi hơn 32 độ C.Chủ đề: Rét đậm, rét hại ở khu vực Bắc BộRét đậm, rét hại, gia tăng ca bị đột quỵ, viêm phổi mãn tínhBắc Bộ, Bắc Trung Bộ rét hại, nhiều nơi xuất hiện băng giáKhuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét
https://nhandan.vn/bac-bo-tiep-tuc-ret-dam-vung-nui-kha-nang-co-bang-gia-va-suong-muoi-post789019.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Thời tiết hôm nay", "không khí lạnh", "Bắc Bộ", "rét đậm", "rét hại", "băng giá", "sương muối" ] }
Thừa Thiên Huế phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” năm 2024
NDO -Ngày 28/1, tại Công viên Mùa Xuân, Khu Quy hoạch Hương Sơ (thành phố Huế), Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức phát động hưởng ứng phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" năm 2024.
Tham dự Lễ phát động có các đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Phương; Giám đốc WWF-Việt Nam Văn Ngọc Thịnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các Ban, Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên, hội viên, học sinh, sinh viên và bà con nhân dân trên địa bàn thành phố Huế.Phát biểu tại chương trình, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Hải Minh cho biết: Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh- Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng” được Ủy ban nhân dân tỉnh phát động vào đầu năm 2019. Qua 5 năm triển khai, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, được xã hội đánh giá cao, được các tầng lớp nhân dân đồng thuận, hưởng ứng.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ động viên đội hình Thanh niên tình nguyện "Vì một Huế xanh".Đến nay, phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở và duy trì đều đặn hàng tuần, trở thành một hoạt động thường xuyên, nền nếp, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và toàn xã hội, góp phần thay đổi bộ mặt của đô thị, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng sạch đẹp. Nhiều phong trào, mô hình, công trình, phần việc,... được phát động, triển khai, thực hiện hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với các địa phương, đơn vị, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, giữ gìn môi trường của Thừa Thiên Huế.Nổi bật, trên địa bàn tỉnh đã phát động nhiều phong trào thi đua, cuộc vận động toàn dân chung tay bảo vệ môi trường thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng ứng như: Cuộc vận động “Toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế sáng - xanh - sạch, không rác thải”; các phong trào: “Ngày Chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng”, “Giữ gìn cảnh quan đô thị, thân thiện với môi trường”, “Công viên không rác”, “Công sở văn minh, sạch đẹp”, “Tổ dân phố không rác”, “Thôn, làng, bản không rác”, “Góc phố sạch, vỉa hè sạch”, triển khai thực hiện các mô hình như: “Huế - Thành phố 4 mùa hoa”, “Dòng Hương trong xanh”, “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”; phong trào “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”... với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi tổ dân phố, làng, bản, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường; nhiều mô hình hay, gương điển hình tiêu biểu được nhân rộng và lan tỏa trong cộng đồng.Trao tặng bảng tượng trưng mô hình "Đường cờ Tổ quốc" cho lãnh đạo phường Hương Sơ (thành phố Huế).Để thực hiện có hiệu quả hơn nữa phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” trong năm 2024, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Hải Minh nhấn mạnh, trong quá trình phát triển, tỉnh luôn xác định công tác chỉnh trang cảnh quan, tạo môi trường thân thiện là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là cơ sở thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế-xã hội. Một trong những phong trào mà tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai hiệu quả trong thời gian qua góp phần tạo sức lan tỏa trong cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường đó là Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng”.Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục quán triệt phương châm “Quyết liệt - Kiên trì - Đồng bộ”, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện “Ngày Chủ nhật xanh”, nhằm đưa phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” đi vào cuộc sống, trở thành hành động, nếp sống thường nhật của mọi người, mọi nhà và cộng đồng xã hội.Lực lượng đoàn viên, thanh niên ra quân dọn dẹp rác tại Khu quy hoạch Hương Sơ, TP Huế.Lực lượng vũ trang tham gia làm sạch các đường phố.Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức tiến hành trao 200 lá cờ Tổ quốc cho đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Hương Sơ (thành phố Huế) để xây dựng tuyến đường cờ Tổ quốc; ra mắt các đội hình Thanh niên tình nguyện “Vì một Huế xanh”.Ngay sau Lễ phát động, Ban Tổ chức đã triển khai các hoạt động hưởng ứng: Tổ chức Lễ Mittinh phát động giảm rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh và hưởng ứng Ngày Đất ngập nước Thế giới 02/02/2024 tại Cảng cá Thuận An, phường Thuận An; Triển khai mô hình đổi rác lấy quà cho hơn 100 hộ gia đình và đặc biệt là hơn 1.800 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và nhân dân tập trung ra quân làm vệ sinh môi trường tại 10 điểm trên địa bàn thành phố Huế, cảng cá Thuận An, đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường thu gom rác thải trên địa bàn toàn tỉnh.Người dân đổi rác lấy quà sau lễ phát động.Với phương châm “Cán bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế chung tay xây dựng Thừa Thiên Huế sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”, phong trào Ngày Chủ nhật xanh năm 2024 sẽ tiếp tục triển khai các công trình phần việc hiệu quả, thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ và toàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở tham gia.
https://nhandan.vn/thua-thien-hue-phat-dong-phong-trao-ngay-chu-nhat-xanh-nam-2024-post794183.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Ngày Chủ nhật xanh", "Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng", "Thừa Thiên Huế" ] }
Khu vực Bắc Bộ chủ động ứng phó mưa lớn kèm lốc sét, gió giật mạnh
NDO -Sáng 3/6, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có Văn bản số 214/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ khẩn trương ứng phó mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh trong những ngày tới, nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối 4 đến sáng 5/6, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cónơi mưa rất tovới lượng mưa phổ biến từ 40-70mm, có nơi hơn 150mm.Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; mưa lớn cục bộ và mưa lớn có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.Nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố:Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại; sẵn sàng lực lượng tại chỗ để kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả (nếu có).Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy rangập lụt, lũ quét, sạt lở đấtđể chủ động chủ động khơi thông dòng chảy, tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp đài truyền hình cấp tỉnh, các cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tại cơ sở tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất để giảm thiểu thiệt hại.Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, thiên tai, thường xuyên tổng hợp báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai.
https://nhandan.vn/khu-vuc-bac-bo-chu-dong-ung-pho-mua-lon-kem-loc-set-gio-giat-manh-post812422.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Chủ động ứng phó", "Bắc Bộ", "mưa dông", "mưa to", "lốc sét", "gió giật mạnh" ] }
Bình Thuận thả hơn 660.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
NDO -Sáng 30/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôntỉnh Bình Thuậnphối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh tổ chức lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên tại hồ thủy lợi sông Lũy (huyện Bắc Bình).
Hiện nay, tỉnh Bình Thuận có diện tích vùng nội thủy rộng lớn khoảng 20.000km2, là tỉnh có truyền thống nghề cá với 7/10 huyện, thị xã, thành phố vùng biển, 35 xã, phường, thị trấn ven biển.Toàn tỉnh hiện có trên 8 nghìn tàu cá, với 47 nghìn ngư dân; khoảng 2.677ha diện tích nuôi trồng thủy sản, 128 cơ sở/764 trại sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, chủ yếu là tôm giống; 220 cơ sở sơ chế, chế biến hải sản, trong đó có 31 doanh nghiệp được xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác sản phẩm ra thị trường nước ngoài.Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phát biểu tại hội nghị.Năm 2023, sản lượng khai thác tỉnh đạt trên 235 nghìn tấn, sản lượng nuôi thương phẩm trên 10 nghìn tấn, sản lượng tôm giống đạt 22,8 tỷ con giống, góp phần mang lại giá trị gia tăng ngành thủy sản đạt hơn 8,4 nghìn tỷ đồng, đóng góp 29,58% giá trị tăng thêm của khu vực nông lâm thủy sản và trên 7,47% GRDP của toàn tỉnh; kim ngạch xuất khẩu đạt 211 triệu USD.Tin liên quanThả 100 nghìn con cá giống xuống lòng hồ Thủy điện Sông Tranh 2Tuy vậy, ngành thủy sản của tỉnh hiện đang đối diện với nhiều thách thức, môi trường sống bị đe dọa,nguồn lợi thủy sảnbị suy giảm mạnh do tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động khai thác thiếu trách nhiệm của con người. Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ngành chức năng, chính quyền địa phương và các tổ chức hội, đoàn thể tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, hội viên hội đoàn thể và người dân trong bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Các lực lượng chức năng xử lý nghiêm các hành vi đánh bắt, khai thác hải sản bất hợp pháp, gây hủy hoại nguồn lợi thủy sản.Nhiều người thả con giống tại hồ thủy lợi sông Lũy.Tại buổi lễ, hơn 60.000con cá giốngnước ngọt gồm các loại cá trắm, cá trôi, cá mè, cá chép… với kích cỡ từ 5-7cm đã được thả xuống hồ nhằm bổ sung nguồn giống vào các vùng nước tự nhiên, góp phần phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản.Cũng trong sáng 30/3, Hiệp hội Tôm Bình Thuận, Chi cục Thủy sản và Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau cũng tổ chức thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại vùng biển Khu bảo tồn biển Hòn Cau (huyện Tuy Phong), khoảng 600.000 con tôm sú, cá biển, ốc hương… được kiểm dịch, bảo đảm chất lượng được thả về với biển.
https://nhandan.vn/binh-thuan-tha-hon-660000-con-giong-tai-tao-nguon-loi-thuy-san-post802345.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "thả con giống", "Bình Thuận", "nguồn lợi thủy sản", "hồ thủy lợi sông Lũy" ] }
Ngày 22/2, nhiều khu vực ở Bắc Bộ có mưa, đêm trời chuyển lạnh
NDO -Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ ngày 23/2, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa chuyển lạnh, vùng núi có nơi trời rét. Trong đợt lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở những khu vực trên phổ biến từ 17-20 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ 15-17 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 12 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (22/2), bộ phậnkhông khí lạnhđã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía nam.Dự báo khoảng chiều tối và đêm 22/2, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Gió trong đất liền chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 2-3.Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ ngày 23/2, ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và Thanh Hóa trời chuyển lạnh, vùng núi có nơi trời rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở những khu vực trên phổ biến từ 17-20 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ từ 15-17 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 12 độ C.Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 22-24/2, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa và mưa nhỏ rải rác. Từ ngày 23-24/2, khu vực Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Dự báo thời tiết ngày và đêm 22/2 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, cómưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mùvà sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây hửng nắng; đêm có mưa, mưa nhỏ. Gió đông nam cấp 2-3; đêm gió chuyển hướng đông bắc cấp 2-3. Đêm trời chuyển lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 20-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-29 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng; riêng khu Tây Bắc có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19-22 độ C, riêng khu Tây Bắc 16-19 độ C, có nơi dưới 16 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-31 độ C, riêng khu Tây Bắc 31-33 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng; từ chiều tối và đêm có mưa, mưa nhỏ rải rác. Gió đông nam cấp 2-3; từ chiều tối và đêm gió chuyển hướng đông bắc cấp 2-3. Đêm trời chuyển lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19-22 độ C, vùng núi 17-19, vùng núi cao có nơi dưới 15 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 26-29 độ C, có nơi hơn 29 độ CThanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng, có nơi nắng nóng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, vùng núi phía tây có nơi hơn 35 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, riêngmiền đông có nơi nắng nóng, đêm không mưa. Gió đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C; riêng miền đông có nơi hơn 35 độ C.
https://nhandan.vn/ngay-222-nhieu-khu-vuc-o-bac-bo-co-mua-dem-troi-chuyen-lanh-post797025.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Dự báo thời tiết", "không khí lạnh", "Bắc Bộ", "mưa nhỏ", "trời chuyển lạnh", "sương mù" ] }
Chủ tịch Hà Nội giao công an làm rõ vụ việc cây sao đen trên phố Lò Đúc bị chết khô
NDO -Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa giao Công an Thành phố kiểm tra, xác minh làm rõ nghi vấn cây sao đen trên phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng) bị bức tử trước khi bị đốn hạ, báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 6/4.
Ngày 28/3, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký văn bản giao Công an Thành phố chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ thông tin vềnghi vấn cây sao đentrước cửa số nhà 65 phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng) bị bức tử trước khi bị đốn hạ theo phản ánh của các báo, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.Kết quả của công tác kiểm tra phải báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trước ngày 6/4/2024.Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.Trước đây vài ngày, dư luận xôn xao khi Công ty Công viên cây xanh Hà Nội chặt hạ cây sao đen trước cửa số nhà 65 phố Lò Đúc (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).Đây là cây sao đen có tuổi đời khoảng 100 năm, cao gần 20m.Theo đại diện Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, cây sao đen này đã chết khô. Công ty phải chặt hạ để không gây nguy hiểm đến người dân.Điều đáng chú ý, cây sao đen trước cửa nhà số 65 phố Lò Đúc không phải cây duy nhất có dấu hiệu chết khô.Các cây sao đen trước cửa nhà số 34 và 71 phố Lò Đúc cũng đều có dấu hiệu khô héo, gây bức xúc trong dư luận. Đặc biệt, những cây này đều đứng trước những căn nhà lớn.Cây sao đen trên phố Lò Đúc từ lâu đã gắn bó với người dân Thủ đô. Hàng sao đen tại đây được coi là một trong những hàng cây đô thị đẹp nhất của Hà Nội, gắn với sự phát triển của Hà Nội qua các thời kỳ nên được người dân rất quan tâm.
https://nhandan.vn/chu-tich-ha-noi-giao-cong-an-lam-ro-vu-viec-cay-sao-den-tren-pho-lo-duc-bi-chet-kho-post802098.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "cây xanh", "cây sao đen", "phố Lò Đúc", "Hà Nội" ] }
Hồi sinh hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải
Trạm bơm dã chiến Xuân Quan, trên địa bàn huyện Văn Giang (Hưng Yên) thuộc dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống Bắc Hưng Hải giai đoạn 2 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào vận hành. Đây được coi là một trong những giải pháp trước mắt nhằm pha loãng nguồn nước bị ô nhiễm từ nhiều năm nay và góp phần hồi sinh hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải thời gian tới.
Trạm bơm dã chiến Xuân Quan được khởi công ngày 28/12/2023, dự kiến hoàn thành ngày 28/3/2024. Tuy nhiên, đến ngày 22/3 công trình đã vận hành thử và ngày 24/3 đi vào vận hành chính thức.Ô nhiễm ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinhHệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải nằm ở Đồng bằng Bắc Bộ, được bốn con sông: Hồng, Đuống, Luộc, Thái Bình bao bọc với diện tích phục vụ là 192.045 ha ở các địa phương là: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Ninh. Nhiệm vụ của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải là bảo đảm nước tưới cho 110.000 ha đất canh tác lúa, rau màu và cây công nghiệp; tạo nguồn cấp nước phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng thủy sản, diện tích 12.000 ha; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân và các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong vùng, diện tích khoảng 4.300 ha.Đồng thời, tiêu nước, chống ngập úng cho diện tích phía trong đê, bảo vệ dân sinh, sản xuất nông nghiệp và các cơ sở kinh tế khác; duy trì dòng chảy trên các trục sông, góp phần giảm thiểu ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước, cải thiện môi trường sinh thái. Mặc dù vậy, nhiều năm qua hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đã bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp và dân sinh.Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: “Bắc Hưng Hải là một trong những hệ thống thủy lợi ô nhiễm nhất do mỗi ngày có 500.000 m3 nước xả thải đổ vào đây, trong đó 70% là từ khu dân cư. Việc mất kiểm soát nước xả thải khiến hệ thống thủy lợi này ngày càng ô nhiễm nặng. Khi đến vụ sản xuất, nhất là vụ đông xuân, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải mất nhiều thời gian, kinh phí để thau rửa, sau đó mới lấy nước đưa vào ruộng.Tuy nhiên, nước đó vẫn chưa bảo đảm cho sản xuất bởi mới chỉ pha loãng chứ chưa sạch tuyệt đối. Ngoài việc xả thải nước bẩn còn có việc một số nơi người dân sinh sống cạnh hệ thống thủy lợi đổ rác vào hệ thống kênh cũng tạo ra ô nhiễm”. Còn theo Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải Trịnh Thế Trường: “Nhiều năm qua, mỗi khi kết thúc các đợt xả nước từ hồ thủy điện, lượng nước vào hệ thống không còn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các kênh hệ thống Bắc Hưng Hải gia tăng. Mặc dù vậy, công ty vẫn phải bơm nước để phục vụ sản xuất lúa cho nông dân bởi không tưới thì lúa chết do thiếu nước”.Những năm qua, nhân dân sinh sống ở cạnh trục kênh Bắc Hưng Hải chảy qua địa bàn xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) rất khổ bởi tình trạng ô nhiễm nguồn nước nơi đây. Nhất là vào mùa khô, nước bốc mùi hôi thối, các gia đình phải cửa đóng then cài để giảm bớt sự khó chịu này.Chất lượng nước được cải thiệnNgày 27/3, cùng đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi kiểm tra nguồn nước hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải sau ba ngày trạm bơm dã chiến Xuân Quan đi vào vận hành chính thức, chúng tôi mới thấy được niềm vui của người dân sinh sống dọc các tuyến kênh. Ông Tô Xuân Hải, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang (Hưng Yên) phấn khởi cho biết: “Nhà tôi ở ngay cạnh kênh Bắc Hưng Hải, trước đây kênh ô nhiễm lắm, nguồn nước đen sì, mùi hôi không chịu được nhưng mấy hôm nay đã có thay đổi, nước trong hơn”.Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải Trịnh Thế Trường chia sẻ: “Từ đầu tháng 3/2024 đến nay, nước trên kênh Kim Sơn luôn có mầu đen, mùi hôi thối nồng nặc với chiều dài khoảng 33 km bắt đầu từ hạ lưu cống Báo Đáp đến khu vực cầu Sặt, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang (Hải Dương). Nhưng sau 24 giờ vận hành trạm bơm dã chiến Xuân Quan, nước ô nhiễm trên kênh Kim Sơn đã được pha loãng. Đoạn từ hạ lưu Báo Đáp đến cầu Tăng Bảo 2 (dài khoảng 10,65 km), nước đã hết đen và không còn mùi hôi”.Trao đổi về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Kình cho rằng: “Trạm bơm dã chiến Xuân Quan được đưa vào sử dụng đã cung cấp nguồn nước cho hệ thống Bắc Hưng Hải và tạo ra dòng chảy góp phần giảm ô nhiễm, nâng cao chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Để pha loãng, giảm ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống sẽ mất nhiều thời gian nhưng nếu vận hành liên tục, tình trạng này sẽ sớm được khắc phục. Để thực hiện hiệu quả việc pha loãng nguồn nước ở các kênh trục trên địa bàn, ngành nông nghiệp Hưng Yên sẽ phối hợp Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải điều chỉnh lại quy trình vận hành trong hệ thống nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất”.Liên quan vấn đề này, vừa qua Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch về kiểm soát, xử lý ô nhiễm nước sông Cầu Bây. Kế hoạch nhằm kiểm soát có hiệu quả các đối tượng xả nước thải, từng bước ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước sông Cầu Bây, từ đó góp phần cải thiện chất lượng nước hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.Đồng thời, đầu tư xây dựng các công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, bảo đảm nước thải phát sinh trên địa bàn được thu gom, xử lý toàn bộ, đáp ứng quy chuẩn môi trường; kiên quyết không cấp phép đầu tư, cấp phép môi trường, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, cơ sở không bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường, nhất là các dự án, cơ sở không có biện pháp, công trình xử lý nước thải bảo đảm xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra sông Cầu Bây…Theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp: “Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thi công rất nhanh trạm bơm dã chiến Xuân Quan và kịp thời đưa vào vận hành trong mùa khô năm nay để pha loãng nguồn nước hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, từ đó giảm ô nhiễm môi trường.Trạm bơm dã chiến Xuân Quan hoạt động, Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải cơ bản chủ động được nguồn nước trong phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, trong thời điểm xảy ra hạn hán không có nước thì dùng trạm bơm này để lấy nước cho sản xuất. Tuy nhiên, trạm bơm dã chiến Xuân Quan cũng chỉ là giải pháp tình thế. Trạm bơm chỉ hoạt động khoảng 6 tháng/năm, mỗi ngày tiêu tốn khoảng 50 triệu đồng tiền điện.Nhưng để bảo đảm cho môi trường và sản xuất thì việc đó cũng cần phải làm. Còn về lâu dài, cần có giải pháp căn cơ hơn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chuẩn bị các bước để sớm xin ý kiến địa phương, cơ quan chuyên môn xây dựng đập dâng tại cống Xuân Quan. Như vậy, nước ở đây sẽ dâng lên và không phải bơm dã chiến. Nước sẽ tự chảy với lưu lượng nước khoảng 50-60 m3/giây, giúp hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải không bị ô nhiễm.Cục Thủy lợi cho biết, xây dựng trạm bơm dã chiến tại cống Xuân Quan được thực hiện theo Quyết định số 4663/QĐ-BNN-TL ngày 6/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, trạm bơm đã vận hành chính thức với tám tổ máy, lưu lượng nước 16 m3/giây để pha loãng nguồn nước ô nhiễm trên hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
https://nhandan.vn/hoi-sinh-he-thong-thuy-loi-bac-hung-hai-post803406.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Bắc Hưng Hải", "hệ thống thủy lợi ô nhiễm", "nguồn nước bị ô nhiễm", "ảnh hưởng ô nhiễm", "hồi sinh hệ thống thủy lợi" ] }
Tiền Giang: Điều tra nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
NDO -Mấy ngày qua, người dân thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước,tỉnh Tiền Giangliên tục phản ánh nguồn nước ở một đoạn kênh Lộ Mới dài trên 3km bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối… Nhiều người không thể sử dụng nguồn nước này phục vụ cho tưới tiêu rau màu, vườn cây ăn trái; đưa nước vào ao nuôi cá… Các ngành chức năng của huyện Tân Phước phối hợp cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến việc này.
Gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, khu phố 3, thị trấn Mỹ Phước sống ven kênh Lộ Mới cho biết, nguồn nước trước đây trong xanh, chúng tôi sử dụng để sinh hoạt hằng ngày… Tuy nhiên, khoảng 5 ngày nay, nước con kênh này bị ô nhiễm nặng, nước đen, bốc mùi hôi thối…Do không có nước sạch để sử dụng, chúng tôi phải đi xin nước máy của người dân sử dụng hằng ngày. Ao ươm cá tra của gia đình cũng không dám lấy nước ngoài kênh bơm bổ sung vào bên trong. Nếu,nguồn nước ô nhiễmnày không kịp xử lý, người dân bị thiệt hại rất nhiều.Người dân sống ven kênh Lộ Mới bị ô nhiễm kiểm tra nguồn nước.Dọc theo tuyến kênh Lộ Mới đi từ cầu Lộ Mới (trung tâm huyện) đến cầu Trương Văn Sanh dài trên 3km, nguồn nước đen chạy dài, có nơi bị ô nhiễm nặng.Người dân khi đi qua đoạn kênh này đều ngửi được mùi hôi của ô nhiễm. Ông Nguyễn Văn Đạo, khu phố 3, thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước đang thu mua khóm ven sông này nói: “Chúng tôi thường qua lại tuyến kênh này. Mấy ngày nay, nguồn nước nơi đây bị đổi màu, ô nhiễm, bốc mùi hôi thối. Đây là điều bất thường. Bởi, ô nhiễm chỉ có một đoạn kênh thôi”.Một đoạn kênh Lộ Mới bị ô nhiễm khá nặng.Sau khi nguồn nước một đoạn kênh bị ô nhiễm, lãnh đạo huyện Tân Phước đã chỉ đạo quyết liệt các ngành chức năng, trong đó có lực lượng công an vào cuộc điều tra nguyên nhân.Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Huyện ủy Tân Phước Đoàn Văn Tuấn cho biết, những ngày qua, ngành chức năng của huyện đã đi khảo sát, lấy mẫu nước và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang để làm rõ nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước của đoạn kênh này.Ủy ban nhân dân thị trấn Mỹ Phước đi kiểm tra thì không phát hiện ra nguồn thải gây ô nhiễm. Bước đầu, các cơ quan chuyên môn nhận định có thể do đóng các đập để ngăn mặn, nước không lưu thông được dẫn đến ô nhiễm đoạn kênh trên.Hiện, lãnh đạo huyện Tân Phước tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, trong đó có cơ quan công an tiếp tục giám sát, điều tra. Nếu phát hiện đơn vị xả thải ra môi trường, chưa qua hệ thống xử lý thì xử lý nghiêm theo quy định.Qua trao đổi với nhiều hộ dân sống dọc theo đoạn kênh ô nhiễm này thì họ cho rằng việc đóng các cống dẫn đến ô nhiễm do nước không lưu thông là khó thuyết phục bởi ô nhiễm chỉ một đoạn kênh. Cống đóng cách đoạn ô nhiễm này hàng chục km. Ở hai đầu ô nhiễm, nguồn nước trong xanh, chất lượng nước tốt.
https://nhandan.vn/tien-giang-dieu-tra-nguyen-nhan-gay-o-nhiem-nguon-nuoc-post799769.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Thị trấn Mỹ Phước", "ô nhiễm nguồn nước", "Tiền Giang" ] }
Áp thấp nhiệt đới giật cấp 8 trên khu vực quần đảo Trường Sa
NDO -Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 15-20m và suy yếu dần.
Hồi 1 giờ ngày 21/12, vị trí tâmáp thấp nhiệt đớiở vào khoảng 8,6 độ vĩ bắc; 113,3 độ kinh đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam mỗi giờ đi được khoảng 15-20km.Đến 1 giờ ngày 22/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 6,3 độ vĩ bắc; 110,5 độ kinh đông, trên vùng biển phía tây nam khu vực quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới giảm xuống dưới cấp 6. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây nam mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần.Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ngày và đêm 21/12, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9. Biển động rất mạnh, sóng biển cao từ 4-6m.Ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh, sóng biển cao từ 2-4m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, khu vực giữa Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.Biển động rất mạnh, sóng biển cao từ 4-6m.Khu vực nam Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, riêng vùng biển phía tây (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.Để chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 20/CĐ-QG đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Kiên Giang theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới.Tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
https://nhandan.vn/ap-thap-nhiet-doi-giat-cap-8-tren-khu-vuc-quan-dao-truong-sa-post788526.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Bão Jelawat", "Áp thấp nhiệt đới", "quần đảo Trường Sa", "Biển Đông", "biển động rất mạnh", "Không khí lạnh" ] }
Thích ứng với hạn, mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long
NDO -Ngày 27/3, tại Cần Thơ, báo Tiền Phong phối hợp Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùngĐồng bằng sông Cửu Long”.
Tại hội thảo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ (Tổng cục Khí tượng, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, trong 10 năm gần đây, tình hình hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long diễn ra khốc liệt.Từ nửa cuối tháng 12/2023 tới nay, khu vực đồng bằng sông Cửu Long gần như không mưa, một số nơi có mưa nhưng lượng rất thấp. Tổng lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm từ 62-94%.Mặn xâm nhập mùa khô năm 2023-2024 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Ngay từ nửa cuối tháng 11/2023, mặn đã bắt đầu xâm nhập vào các sông theo đỉnh triều trong ngày.Từ tháng 12/2023 cho đến nay, nhiều đợt xâm nhập mặn tiếp tục xảy ra, trong đó đỉnh điểm là tháng 3 này. Đợt xâm nhập mặn xuất hiện từ ngày 8-13/3 với ranh mặn 4‰ vào sâu từ 40-66 km, có nơi sâu hơn.Tính đến nay, mức độ mặn xâm nhập ởSóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ so với năm 2016, năm hạn, mặn kỷ lục ở đồng bằng sông Cửu Long.Đại biểu tham luận tại hội thảo.Tại hội thảo, các đại biểu trình bày nhiều tham luận về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn, đồng thời chia sẻ thông tin kinh nghiệm để thích ứng với tình trạng này ngày càng tốt hơn.Nhiều ý kiến cho rằng, để chủ động thích ứng, sống chung với hạn mặn, ngành chức năng cần có dự báo sớm tình hình hạn mặn hằng năm để các địa phương trong vùng chủ động điều hành sản xuất mùa vụ hợp lý, nhất là vụ lúa đông xuân để hạn chế thiệt hại.Tin liên quanTập trung ứng phó xâm nhập mặnNgoài thay đổi lịch thời vụ, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương quan tâm đầu tư các dự án cống, đê bao ở các cửa sông để ngăn mặn, trữ ngọt và vận hành hợp lý. Các dự án thủy lợi lớn như: Cái Lớn-Cái Bé, Ba Lai, Mang Thít… mang lại hiệu quả cho các tỉnh ven biển.Ngoài ra, các địa phương, người dân cần quan tâm trong việc trữ nước ngọt, chủ động cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt phù hợp với diễn biến tình hình thời tiết để không bị động, bất ngờ vì hạn mặn xảy ra hằng năm…
https://nhandan.vn/thich-ung-voi-han-man-vung-dong-bang-song-cuu-long-post801844.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "xâm nhập mặn", "hạn hán", "biến đổi khí hậu", "cung cấp nước" ] }
Hà Nội: Gần 2.000 cán bộ, công nhân viên ứng trực thoát nước trong Tết
NDO -Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, gần 2.000 cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội đã ứng trực, bảo đảm vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Ngày 14/2,Công ty THHH Một thành viên Thoát nước Hà Nộithông tin về công tác phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Trên địa bàn không xảy ra mưa lớn, hệ thống thoát nước thông thoáng; bảo đảm vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.Theo đó, trong các ngày ứng trực phục vụ Tết Nguyên đán, các đơn vị trực thuộc Công ty THHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội đã tăng cường vệ sinh các miệng ga, ghi thu, hàm ếch và nhặt rác trên sông, mương và hồ. Trên địa bàn không xảy ra mưa lớn, hệ thống thoát nước thông thoáng; đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.Công nhân viên các xí nghiệp đã sửa chữa, thay thế ga thu, ga thăm; xử lý tắc dềnh hệ thống thoát nước, thay thế các tấm đan, nắp ghi tại nhiều địa điểm trên các tuyến phố, bảo đảm an toàn hệ thống thoát nước, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Ngoài ra, các đơn vị đã thu gom 7,37 tấn phế thải trên toàn bộ hệ thống mương, sông, hồ, cống ngang.Các nhà máy Xử lý nước thải Kim Liên,Nhà máy xử lý nước thải Trúc Bạchđược tiếp tục quản lý vận hành ổn định; chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; công tác truyền thông số liệu từ máy quan trắc tự động đến Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội theo quy định.Từ ngày 9 đến 13/2, tổng cộng 1.959 lượt cán bộ công nhân viên ứng trực và giải quyết thoát nước. Trạm bơm Yên Sở, trạm DPS 20m3/s Bắc Thăng Long-Vân Trì, các trạm bơm cố định và di động do Công ty quản lý luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động, các đập cao su, cửa điều tiết A, B, C đập Thanh Liệt đã được vận hành theo quy trình, quy định.
https://nhandan.vn/ha-noi-gan-2000-can-bo-cong-nhan-vien-ung-truc-thoat-nuoc-trong-tet-post796197.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội", "Ứng trực thoát nước Tết Nguyên đán", "Hà Nội" ] }
Ngày 2/3, Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, vùng núi có nơi dưới 7 độ C
NDO -Dự báo hôm nay (2/3), ở khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trời tiếp tục rét đậm, vùng núi rét hại. Ngoài ra, các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa có mưa rào và rải rác có dông. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ngày 2/3, ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái trời tiếp tụcrét đậm, vùng núi rét hạivà có khả năng kéo dài đến hết hôm nay.Dự báo ngày và đêm 2/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trời rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 12-15 độ C, khu vực vùng núi phía bắc 8-11 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ C.Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa có mưa,mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất ở khu vực Tây Nguyên 29-32 độ C; Nam Bộ 31-34 độ C, riêng miền đông 35-37 độ C.Dự báo thời tiết ngày và đêm 2/3 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Gió đông bắc cấp 2-3. Trời rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất từ: 12-14 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 16-18 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Gió nhẹ. Trời rét, riêng Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái trời rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất từ: 12-15 độ C, có nơi dưới 10 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 15-18 độ C; riêng khu vực Điện Biên-Lai Châu 20-23 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Gió đông bắc cấp 2-3. Trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất từ: 12-15 độ C, vùng núi 8-11 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 15-18 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, phía bắc có mưa vài nơi; phía nam có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió bắc đến tây bắc cấp 2-3. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất ở phía bắc 13-16 độ C; phía nam 16-19 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 16-19 độ C; phía nam 19-22 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông; riêng Ninh Thuận-Bình Thuận có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2-3; riêng phía nam cấp 4-5. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 26-29 độ C, phía nam 29-32 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, riêngmiền Đông có nắng nóng; đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C; riêng miền Đông 35-37 độ C.
https://nhandan.vn/ngay-23-bac-bo-tiep-tuc-ret-dam-vung-nui-co-noi-duoi-7-do-c-post798319.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Không khí lạnh", "Bắc Bộ", "rét đậm", "rét hại", "Đông Nam Bộ nắng nóng" ] }
Agoda tăng quỹ cho chương trình bảo tồn động vật hoang dã tại Đông Nam Á
NDO -Agoda, nền tảng du lịch kỹ thuật số toàn cầu, cam kết mở rộng quan hệ hợp tác với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), từ đó mở rộng Chương trình Ưu đãi Sinh thái nhằm hỗ trợ 8 dự án bảo tồn trên khắp Đông Nam Á.
Tại Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) diễn ra tại Vientiane, Lào ngày 26/1, Agoda cho biết sẽ tăng gấp bốn lần số tiền đóng góp cho WWF-Singapore, lên tới 1 triệu USD trong Chương trình Ưu đãi Sinh thái năm nay, hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn của các văn phòng đại diện WWF tại 8 quốc gia, bao gồm nước chủ nhà ATF là Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan vàViệt Nam.Chương trình Ưu đãi Sinh thái của Agoda là một ví dụ về quan hệ đối tác công-tư hỗ trợ cho chủ đề của ATF: “Du lịch chất lượng và trách nhiệm- Bền vững Tương lai ASEAN”.Theo những năm trước đây của chương trình, Agoda sẽ quyên góp 1 USD cho mỗi đặt phòng khách sạn tham gia sáng kiến. Những khoản tiền này sẽ hỗ trợ các dự án bảo tồn đa dạng của WWF, bao gồm bảo tồn biển, rừng và động vật hoang dã, trong đó có việc bảo vệ hổ ở Malaysia, cá mập voi ở Philippines và voi ở Thái Lan.Năm nay, các dự án khác được hỗ trợ tập trung vào bảo tồn Sao la ở Việt Nam, phục hồi hệ sinh thái ở Indonesia, hỗ trợ kiểm lâm ở Campuchia và cải thiện đất ngập nước đô thị ở Lào. Chương trình Ưu đãi Sinh thái đang tích cực thu hút các đối tác lưu trú và sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 3/3/2024 đến ngày 3/12/2024.Tại sự kiện diễn ra trong khuôn khổ ATF ngày 26/1, ông Omri Morgenshtern, Tổng Giám đốc Agoda, phát biểu: “Là một doanh nghiệp hướng đến việc tạo điều kiện cho mọi người có thể đi du lịch dễ dàng hơn, chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc đóng góp vào việc bảo tồn các điểm đến. Qua quan hệ đối tác lâu dài với WWF trong Chương trình Ưu đãi Sinh thái và sự hỗ trợ hợp tác từ các đối tác khách sạn, chúng tôi mong muốn tích cực thúc đẩy các sáng kiến góp phần bảo tồn và bảo vệ thế giới, gìn giữ môi trường để cho các thế hệ tương lai có thể khám phá và tận hưởng”.Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 27, bà Suanesavanh Vignaket, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, cho biết: “Chúng tôi khuyến khích các lĩnh vực công và tư nhân tích cực tham gia vào việc thúc đẩy và phát triển các phương thức bền vững tại ASEAN, tuân theo các nguyên tắc được đề ra trong Khuôn khổ Phát triển Du lịch Bền vững ASEAN. Các hợp tác đáng chú ý như mối quan hệ đối tác giữa Agoda và WWF là những thí dụ điển hình, đóng góp đáng kể trong việc nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm và quảng bá ASEAN là điểm đến du lịch hấp dẫn”.Ông Vivek Kumar, Tổng Giám đốc WWF-Singapore, chia sẻ: “Báo cáo Sức sống Hành tinh mới nhất của WWF cho thấy quần thể các loài hoang dã đã giảm 69% kể từ năm 1970. Với tầm ảnh hưởng quốc tế của mình, WWF-Singapore ở một vị trí thuận lợi để thúc đẩy sự thay đổi tích cực tại Đông Nam Á. Những tác động bảo tồn tích cực trong hai năm vừa qua đã chứng minh được tính hiệu quả của các chương trình hợp tác môi trường của chúng tôi. Bước sang năm thứ ba hợp tác với Agoda, chúng tôi mong muốn có thể mở rộng các dự án bảo tồn sang các lĩnh vực biển, rừng và động vật hoang dã".Các dự án bảo tồn của WWF được hỗ trợ trong phiên bản thứ hai của Chương trình Ưu đãi Sinh thái đã đạt được một số thành công đáng chú ý:● Singapore tổ chức 5 buổi tập huấn Chương trình Cyber Spotters dành cho tình nguyện viên, trang bị kỹ năng cho 156 người, giúp nhận diện hơn 6.000 danh sách buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trên các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội.● Ở Campuchia, tổng cộng 41 kiểm lâm chính phủ và 42 kiểm lâm cộng đồng đã được đào tạo nâng cao năng lực thực thi pháp luật, thực hiện 299 cuộc tuần tra trên hơn 17.000 km tại các khu bảo tồn Srepok và Phnom Prich, phát hiện 13 địa điểm khai thác gỗ và săn bắn trái phép.● Ở Indonesia, tổng diện tích 142,39 hecta rừng đã được phục hồi thông qua các hoạt động trồng cây cùng cộng đồng địa phương và các bên liên quan. 28 camera giám sát được triển khai để giám sát động vật hoang dã, ghi lại hình ảnh hiếm hoi của một cá thể Hổ Sumatra trưởng thành và 2 con non.● Ở Malaysia, 20 đội gồm 116 người đã tuần tra Khu rừng Belum-Temengor trong 2.849 ngày, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp không ghi nhận có bẫy đặt trong rừng. 282 camera cũng được lắp đặt tại 141 vị trí trong khu vực để theo dõi các loài hoang dã.● Ở Việt Nam, hiện có kế hoạch trang bị GPS và điện thoại thông minh sử dụng SMART Connect và SMART Mobile cho tuần tra. Các khóa đào tạo đã được lên kế hoạch để hướng dẫn 90 kiểm lâm và nhân viên kỹ thuật tại Vườn Quốc gia Yok Don và Trung tâm Bảo tồn Voi Đắk Lắk về cách sử dụng công nghệ SMART trong quá trình tuần tra nhằm quản lý và bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống của chúng tốt hơn.Trong Chương trình Ưu đãi Sinh thái năm nay, Agoda sẽ đóng góp ít nhất 500.000 USD (mục tiêu đóng góp là 1.000.000 USD). Agoda sẽ hỗ trợ tài chính cho các dự án bảo tồn của WWF tại 8 quốc gia tham gia Chương trình Ưu đãi Sinh thái.Việt Nam – Hỗ trợ Bảo tồn Sao la trên dãy Trường SơnKhu vực Trung Trường Sơn của Việt Nam với diện tích 2,3 triệu ha, là một điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu. Nơi đây là nhà của nhiều loài động vật được bảo vệ, bao gồm cả Sao la. Thường được gọi là "Kỳ lân châu Á" do tính chất hiếm hoi và khó bắt gặp, sao la là một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ cao, bị đe dọa do mất môi trường sống, săn bắn và buôn bán động vật hoang dã trái phép.Dự án hỗ trợ bảo tồn loài này và môi trường sống của chúng bằng cách thiết lập chương trình tái hoang dã, mở rộng phạm vi phát hiện Sao la tại 15 lưu vực sông và hỗ trợ một trung tâm cứu hộ và nhân giống bảo tồn. Ngoài ra, các hoạt động tuyên truyền cộng đồng sẽ được tiến hành ở các khu vực vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên, để giao tiếp với cộng đồng địa phương và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đa dạng sinh học địa phương.Singapore – Tăng cường Bảo tồn Biển tại Các Đảo phía namCác đảo phía nam của Singapore là nơi sinh sống của các rạn san hô đa dạng và đời sống biển phong phú. Phối hợp với Đại học Quốc gia Singapore (NUS), dự án này hỗ trợ triển khai hệ thống video dưới nước tại 5 địa điểm và phân tích hình ảnh dưới nước để lấp đầy các khoảng trống dữ liệu quan trọng về quần thể sinh vật biển địa phương. Dữ liệu thu thập sẽ được công bố và giúp hướng dẫn công tác bảo tồn địa phương để đảm bảo bảo vệ tốt các loài này.Malaysia – Tăng cường Bảo tồn Hổ tại Belum-TemengorKhu rừng Belum-Temengor rộng hơn 3.400 km2, là một trong ba địa điểm ưu tiên bảo tồn hổ tại Malaysia theo Kế hoạch Hành động Bảo tồn Hổ Quốc gia. Từ ước tính 3.000 con hổ vào những năm 1950, số lượng hổ đã giảm nhanh chóng xuống dưới 150 cá thể chủ yếu do mất môi trường sống và săn bắn trái phép. Dự án này nhằm duy trì môi trường sống và liên kết quan trọng của hổ, đối phó với các hoạt động săn bắn trái phép với hy vọng tăng số lượng và bảo vệ quần thể hổ hiện tại.Philippines – Bảo vệ Cá Mập Voi tại DonsolThị trấn Donsol là nơi có một trong những quần thể cá mập voi lớn nhất thế giới. Được biết đến với cái tên "butanding", cá mập voi có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và cân bằng hệ sinh thái biển. Dự án này hỗ trợ theo dõi chuyển động và mô hình di cư của cá mập voi bằng cách sử dụng các mẫu đốm đặc trưng của chúng. Năng lực các Sĩ quan Tương tác Butanding (BIOs) và nhân sự điều khiển tàu sẽ được cải thiện. Dữ liệu thu thập từ việc theo dõi sẽ hỗ trợ chiến lược bảo tồn loài sinh vật biển có nguy cơ này.Indonesia – Phục hồi Hệ sinh thái tại Thirty HillsKhu vực cảnh quan Thirty Hills, hay còn gọi là Bukit Tigapuluh, là nơi sinh sống của hơn 8.000 người và là môi trường sống quan trọng cho động vật hoang dã nguy cấp như báo mây, orangutan và tê giác. Khu vực này là môi trường sống của 5% loài hổ Sumatra và 20% voi Sumatra quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng còn lại trên thế giới. Dự án này hỗ trợ bảo vệ động vật hoang dã thông qua việc theo dõi, phục hồi cảnh quan rừng và hợp tác với cộng đồng địa phương và các bên liên quan để xây dựng lối sống bền vững hơn mà không ảnh hưởng đến giá trị bảo tồn môi trường.Thái Lan – Bảo tồn Voi tại Vườn Quốc gia KuiburiVườn Quốc gia Kuiburi với hệ sinh thái phong phú nuôi dưỡng nhiều loài động vật hoang dã nguy cơ tuyệt chủng, với hơn 200 voi hoang dã. Dự án hỗ trợ bảo tồn các loài này thông qua các hoạt động cải thiện môi trường sống như mở rộng các khu vực đồng cỏ để làm thức ăn cũng như duy trì các điểm liếm khoáng và hồ nước để bảo đảm nguồn nước đủ trong mùa nóng hạn. Ngoài ra, các hoạt động tuyên truyền cộng đồng sẽ được tiến hành để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bảo tồn voi trong khu vực, nhằm giảm thiểu xung đột giữa con người và động vật hoang dã.Lào PDR – Hỗ trợ Khu Đất Ngập Nước Nong Kham SenKhu đất ngập nước Nong Kham Sen, một khu vực được bảo tồn phong phú về đa dạng sinh học với hơn 175 loài chim được ghi nhận, đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ cộng đồng lân cận trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp. Giá trị văn hóa cao, đa dạng sinh học nước ngọt và tiềm năng cho giáo dục môi trường làm nổi bật tầm quan trọng của khu vực này đối với sinh kế của cộng đồng địa phương. Dự án hỗ trợ việc tạo và lắp đặt tài liệu giáo dục và các biển báo, cũng như xây dựng các khu quan sát chim cho cư dân địa phương và du khách nhằm ghi nhận và đánh giá cao đa dạng sinh học địa phương.Campuchia – Hỗ trợ Kiểm Lâm ở Vùng Đồng Bằng Phía ĐôngVùng Đồng Bằng Phía Đông (EPL) phủ kín 600.000 ha, được coi là điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu, với quần thể lớn nhất thế giới của loài Banteng hoang dã và quần thể voi châu Á lớn nhất ở Campuchia. Tuy nhiên, do chỉ có 99 kiểm lâm đang hoạt động tuần tra trên diện tích rộng lớn này, các hoạt động săn bắn trái phép và khai thác rừng đã trở thành một thách thức lớn. Điều này đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của quần thể động vật hoang dã như hổ, hiện được coi là đã tuyệt chủng về mặt chức năng trong khu vực này. Dự án hỗ trợ việc tài trợ và đào tạo thêm kiểm lâm và các đội tuần tra để thực hiện các cuộc tuần tra chống săn bắn trái phép thường xuyên hơn.
https://nhandan.vn/agoda-tang-quy-cho-chuong-trinh-bao-ton-dong-vat-hoang-da-tai-dong-nam-a-post794381.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "WWF", "Du lịch có trách nhiệm", "bảo tồn thiên nhiên", "Agoda" ] }
Từ tháng 7-9, dự báo có khoảng 2-3 cơn bão đổ bộ vào đất liền nước ta
NDO -Dự báo, từ tháng 7-9, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 5-7 cơn bão/áp thấp nhiệt đới; trong đó có khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền nước ta. Đề phòng khả năng bão/áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên khu vực Biển Đông.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tại, hiện tượng ENSO (sự biến đổi có tính chu kỳ không đều của gió và nhiệt độ bề mặt biển trên Đông Thái Bình Dương nhiệt đới, ảnh hưởng đến khí hậu hầu khắp các miền nhiệt đới và cận nhiệt đới) đang ở pha trung tính. Dự báo từ tháng 7-9, ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 65-75%.Dự báo, từ tháng 7 đến tháng 9, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng từ 5-7 cơn bão/áp thấp nhiệt đới; trong đó có khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền (số lượng bão/áp thấp nhiệt đới trung bình nhiều năm trên Biển Đông trong thời gian này là từ 6-7 cơn, trung bình nhiều năm đổ bộ vào Việt Nam khoảng 3 cơn). Đề phòng khả năng bão/áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên khu vực Biển Đông.Ngoài ra, tại khu vực Bắc Bộ, nắng nóng còn xảy ra đến tháng 8 và tập trung trong tháng 7. Tại Trung Bộ, nắng nóng còn xảy ra đến tháng 9, tập trung trong tháng 7-8, do vậy, khô hạn ở khu vực này có khả năng còn kéo dài đến tháng 8. Cảnh báo, hiện tượngnắng nóng và nắng nóng gay gắttrên cả nước có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Mùa mưa tại khu vực Trung Bộ có khả năng xuất hiện tương đương so với trung bình nhiều năm (vào khoảng cuối tháng 8 và nửa đầu tháng 9). Tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, gió mùa Tây Nam có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với trung bình.Thời kỳ từ tháng 7-9 dự báo trên phạm vi cả nước tiếp tục có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét và gió giật mạnh.Bên cạnh đó, giai đoạn từ cuối tháng 6 đến tháng 9 là thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam sẽ gây ra độ cao sóng khoảng 2-4m, biển động, cho khu vực ngoài khơi Trung Bộ và trên khu vực Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa). Trong giai đoạn này ven biển khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ cần đề phòng sóng lớn kết hợp với nước dâng trong bão và áp thấp nhiệt đới, nguy cơ cao gây sạt lở bờ sông, bờ biển.Về tình hình triều cường ở ven biển Đông Nam Bộ, từ nửa cuối tháng 6 đến hết tháng 9, khả năng xuất hiện 7 đợt. Tuy nhiên, mực nước tại trạm Vũng Tàu trong các đợt triều cường chỉ ở mức dưới 4,10m. Do thời điểm này, khu vực ven biển Đông Nam Bộ không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nên nguy cơ ngập úng ở vùng trũng, thấp, khu vực ngoài đê bao ở mức thấp.Đối vùng ven biển Tây Nam Bộ, khoảng từ cuối tháng 7 và 8, cần đề phòng mực nước biển dâng cao bất thường gây sạt lở đê biển trong thời gian xuất hiện triều cường kết hợp sóng lớn trong khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh.
https://nhandan.vn/tu-thang-7-9-du-bao-co-khoang-2-3-con-bao-do-bo-vao-dat-lien-nuoc-ta-post814576.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Dự báo", "bão", "áp thấp nhiệt đới", "nắng nóng", "Biển Đông", "triều cường" ] }
Tối và đêm 15/6, cảnh báo lũ quét, sạt lở ở khu vực Cao Bằng và Bắc Trung Bộ
NDO -Dự báo, tối và đêm nay (15/6), tại các tỉnh Cao Bằng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định tiếp tục có mưa vừa, mưa to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các khu vực trên.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 3 giờ qua (từ 14 giờ đến 17 giờ ngày 15/6), tại các tỉnh Cao Bằng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định đã cómưa vừa, mưa tonhư: Cần Yên 48,4mm (Cao Bằng); Bạch Mã 50,4mm (Thừa Thiên Huế); Phước Chánh 58,4mm (Quảng Nam); Làng Cát 50mm (Bình Định);...Dự báo, trong 3-6 giờ tới khu vực các tỉnh tiếp tục có mưa. Lượng mưa tích lũy tại các tỉnh Thừa Thiên Huế Quảng Nam và Bình Định từ 10-30mm, có nơi hơn 90mm, Cao Bằng từ 20-40mm, có nơi hơn 80mm.Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các khu vực:TỉnhHuyệnCao BằngBảo Lạc, Cao Bằng, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Trùng KhánhThừa Thiên-HuếA Lưới, Hương Trà, Phong ĐiềnQuảng NamBắc Trà My, Hiệp Đức, Nam Giang, Nam Trà My, Phú Ninh, Phước Sơn, Thăng Bình, Tiên PhướcBình ĐịnhTây Sơn, Vân CanhCác chuyên gia khí tượng cảnh báo,lũ quét thường xảy ra bất ngờtại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá.Người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất...Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét để đến nơi có vị trí cao hơn.Ngoài ra, khi trời mưa dông thường kéo theo gió mạnh, ngập nước, thậm chí là lốc xoáy và sét đánh gây nguy hiểm. Người dân nên cẩn thận với các thiết bị điện, điện tử... trong nhà bằng việc không sử dụng điện thoại có dây khi trời mưa có sấm sét vì điện thoại có thể là nguyên nhân dẫn đến sét đánh gây tử vong.
https://nhandan.vn/toi-va-dem-166-canh-bao-lu-quet-sat-lo-o-khu-vuc-cao-bang-va-bac-trung-bo-post814499.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Mưa lớn", "lũ quét", "sạt lở đất", "Cao Bằng", "Bắc Trung Bộ" ] }
Phụ nữ Thủ đô phát động Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn
NDO -Ngày 17/2, tại Khu Di tích lịch sử Khu Cháy, huyện Ứng Hòa, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tết trồng cây “Phụ nữ vun trồng tương lai” Xuân Giáp Thìn 2024.
Sự kiện “Tết trồng cây Phụ nữ vun trồng tương lai” là hoạt động ý nghĩa của các cấp Hội phụ nữ Thủ đô nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, hưởng ứng chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 26/CT-TU ngày 26/12/2023 của Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động đón Tết Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn Thành phố.Phát biểu tại lễ phát động, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội Lê Kim Anh kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn Thành phố cùng gia đình tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, trồng cây nào tốt cây đó, nhất là các cây cho bóng mát, cây ăn trái, cây hoa, quan tâm trồng tại các khu di tích lịch sử văn hóa, trường học, nhà văn hóa, các điểm sinh hoạt cộng đồng, đoạn đường phụ nữ tự quản….Đồng thời, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, cùng lan tỏa tinh thần “Mỗi phụ nữ một cây xanh”, “Mỗi cơ sở Hội một công trình cây xanh”, phấn đấu các cấp Hội phụ nữ toàn thành phố trồng 7.000 cây xanh, cây ăn trái.Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội Lê Kim Anh phát biểu tại lễ phát động.Ngay sau chương trình phát động, các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu đã tham gia trồng 12 cây muồng hoàng yến, hai cây lộc vừng trong khuôn viên Khu di tích lịch sử Khu Cháy, xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa.Đồng thời, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ứng Hòa và xã Đồng Tân trồng mới cây hoa trang trí khuôn viên Khu di tích. Đây là công trình được Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội lựa chọn để chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).Nhân dịp này, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố phát động Cuộc thi “Đoạn đường/ Tuyến phố nở hoa” do các cấp hội phụ nữ tự quản năm 2024. Toàn thành phố duy trì, nâng cao chất lượng 1.500 đoạn đường, tuyến phố, nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng, khu di tích lịch sử… xanh, sạch, đẹp.Những đoạn đường, tuyến phố nở hoa tiếp tục được triển khai tại 30 quận, huyện, thị xã sẽ là những công trình, phần việc ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô và các ngày lễ lớn năm 2024.Chủ đề: Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn 2024Thành phố Pleiku phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”Lào Cai trồng mới hơn 1,5 triệu cây xanhPhát động trồng cây “Phụ nữ Hải Phòng vun trồng tương lai”
https://nhandan.vn/phu-nu-thu-do-phat-dong-tet-trong-cay-xuan-giap-thin-post796457.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Hà Nội", "Tết trồng cây 2024", "Tết trồng cây" ] }
Cháy rừng ở Nghệ An đã được dập tắt
NDO -Chiều 1/5, thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnhNghệ Ancho biết, sau sự nỗ lực rất lớn của các lực lượng, gồm: quân đội, công an, kiểm lâm, ban quản lý rừng phòng hộ, dân quân tự vệ... và người dân địa phương, đámcháy rừngxảy ra trên địa bàn huyện Nam Đàn và huyện Thanh Chương đã được dập tắt vào trưa nay.
Theo đó, khoảng 10 giờ 30 phút ngày 1/5, đám cháy ở xóm Tân Phong, xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương được khống chế thành công. Chiều tối 30/4, đám cháy này đã được khống chế nhưng đến rạng sáng nay, do gió phơn tây nam thổi mạnh khiến lửa bùng phát trở lại.Trước đó, khoảng 6 giờ ngày 30/4, đám cháy xuất phát tại khu vực rừng sản xuất ở xóm Tân Phong, xã Thanh Khai, Thanh Chương. Do rừng thông và keo có nhiều thảm thực vật, lá thông khô và thời tiếtnắng nóng, gió phơn tây nam thổi mạnh nên đám cháy nhanh chóng lan sang khu vực rừng hỗn giao thuộc địa bàn thị trấn Nam Đàn và xã Nam Thái (huyện Nam Đàn).Tin liên quanCháy rừng ở Nghệ An: Lửa đang bùng phát trở lạiTại huyện Nam Đàn, đám cháy ở thị trấn Nam Đàn (khu vực đền thờ Vua Mai) đã được dập tắt lúc 18 giờ ngày 30/4. Còn đám cháy trên địa bàn xã Nam Thái đến sáng nay mới được khống chế và trưa nay mới được dập tắt.Hiện trường cháy rừng khu vực xã Nam Thái (huyện Nam Đàn) sáng 1/5.Ước tính có khoảng 8,5ha rừng bị thiệt hại.Chưa có thống kê cụ thể, nhưng theo ước tính của lực lượng kiểm lâm, diện tích rừng bị cháy khoảng 8,5ha (rừng thông, keo và rừng hỗn giao). Riêng diện tích rừng bị cháy thuộc xã Thanh Khai (huyện Thanh Chương) khoảng 5ha.Ông Phùng Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cho biết, với sự nỗ lực rất lớn của các lực lượng, đám cháy đã được khống chế thành công. Chiều 1/5, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An không còn nắng nóng gay gắt, nhưng để bảo đảm lửa không bùng phát trở lại, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tiếp tục cử người túc trực, sẵn sàng xử lý nếu có tình huống bất ngờ xảy ra.Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu của chính quyền địa phương, khả năng cao nguyên nhân gây cháy rừng xuất phát từ việc người dân đốt thực bì.
https://nhandan.vn/chay-rung-o-nghe-an-da-duoc-dap-tat-post807366.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Nghệ An", "cháy rừng", "Thanh Chương", "Nam Đàn", "đốt thực bì", "nắng nóng" ] }
Phát huy nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng Đắk Nông
Xác định được tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừngĐắk Nôngđã chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ, phương án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông phê duyệt; tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, cộng đồng dân cư; phối hợp với các đơn vị chủ rừng được hưởng lợi từ tiền dịch vụ môi trường rừng thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng đúng mục đích, hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng…nên đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, trong năm 2023, đơn vị đã thu được 120 tỷ đồng tiềndịch vụ môi trường rừng(dịch vụ môi trường rừng), đạt 117% kế hoạch. Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã giải ngân cho chủ rừng là tổ chức; Ủy ban nhân dân cấp xã; hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bon hơn 119 tỷ đồng (bao gồm kinh phí thanh toán cho các đơn vị năm 2022) đạt 134% kế hoạch, với tổng diện tích rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2023 là 141.032,85ha. Hiện nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đang tiến hành chi trả theo 5 đơn giá cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, đơn giá chi trả thấp nhất là 647.933 đồng/1ha và đơn giá chi trả cao nhất 950.000 đồng/ha.Các đơn vị sử dụng nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng đã ký kết trồng rừng, chăm sóc rừng với hộ dân, cộng đồng dân cư nhằm cải thiện sinh kế cho người dân khu vực vùng đệm.Các đơn vị sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân về ý nghĩa, lợi ích của dịch vụ môi trường rừng.Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật liên quan quan đến lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng quan tâm đúng mức; nhiều hoạt động, hình thức, biện pháp tuyên truyền đã được triển khai phù hợp, thiết thực có hiệu quả với từng nhóm đối tượng trên địa bàn tỉnh; kịp thời xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng làm cơ sở thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm theo quy định; lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai linh hoạt, các quy định của pháp luật trong việc thực hiện công tác thu chi tiền dịch vụ môi trường rừng, tiền trồng rừng thay thế; tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các quyết định phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng; kịp thời tham mưu sử dụng nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng không xác định được đối tượng chi trả theo quy định.Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, bảo đảm chủ rừng sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đúng mục đích, đúng hạng mục chi theo quy định. Trong năm 2023, đơn vị đã tổ chức kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tại các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh với 21/24 đơn vị chủ rừng là Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng thôn, bon, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với 13/13 đơn vị sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng và đôn đốc chủ các dự án thủy điện nộp tiền chi phí dự phòng trên địa bàn tỉnh. Tham gia kiểm tra, giám sát công tác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với 6 đơn vị chủ rừng có thực hiện khoán bảo vệ rừng và tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ rừng đối với 11 đơn vị chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư, thôn, bon.Chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh đã mang lại những tác động tích cực, công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến. Việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao đời sống, tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở các địa bàn dân cư, nhất là các khu vực nông thôn miền núi, khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.Đơn vị sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung tổ chức chi trả tiền cho người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.Theo kế hoạch, năm 2024 tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng dự kiến thu từ các cơ sở sản xuất thủy điện; cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch; cơ sở sản xuất công nghiệp là hơn 108 tỷ đồng. Trong đó, thu ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam gần 71 tỷ đồng: thu từ cơ sở sản xuất thủy điện hơn 66 tỷ đồng; thu từ cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch hơn 4,5 tỷ đồng; thu ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh gần 38 tỷ đồng; thu từ cơ sở sản xuất thủy điện gần 37 tỷ đồng; thu từ cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch và cơ sở sản xuất công nghiệp hơn 780 triệu đồng.Cùng với việc quản lý tốt, hiệu quả việc thu chi, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắk Nông sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh; đồng thời, nâng cao chất lượng nội dung công tác tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền để các tổ chức, chủ rừng là cộng đồng dân cư, nhóm hộ, hộ gia đình hiểu, nắm bắt kịp thời các chính sách về chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, các hộ nhậnkhoán bảo vệ rừng, từ đó huy động được một nguồn nhân lực lớn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng thường xuyên.
https://nhandan.vn/phat-huy-nguon-tien-dich-vu-moi-truong-rung-dak-nong-post803884.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "DVMTR", "Đơn giá", "Rừng", "Chi trả", "Tiền chi phí", "Thu chi", "Khoán", "Cấp xã", "Cơ sở sản xuất", "Thủy điện" ] }
Trà Vinh: Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở tuyến bờ bao ngăn triều cường khu vực Cồn Nhàn
NDO -Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh Nguyễn Trung Hoàng vừa ký quyết định công bố tình huống khẩn cấpsạt lởtuyến bờ bao ngăntriều cườngkhu vực Cồn Nhàn, thuộc 2 ấp Đông Thành, Hồ Thùng, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải.
Từ năm 2015 đến nay, hơn 3km bờ biển trên địa bàn 2 ấp Đông Thành, Hồ Thùng, xã Đông Hải bị sạt lở nghiêm trọng do ảnh hưởng thủy triều Biển Đông và tác động của gió mùa đông bắc.Trong các ngày 22, 23, 24/12/2023, triều cường kết hợp gió lớn đã gây sạt lở khoảng 100m, nước biển tràn vào đất liền gây thiệt hại hoa màu, ảnh hưởng đến 70ha đất sản xuất của hơn 110 hộ dân. Trong đó, có 1 nhà ở của hộ dân bị ngập sâu, xã Đông Hải đã vận động, hỗ trợ di dời vào nơi ở an toàn.Theo ông Lữ Minh Tâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, địa phương đã huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ tiến hành gia cố bao cát dọc theo tuyến bờ bao, dài khoảng 300m. Tuy vậy, rạng sáng 26/12/2023, đoạn bờ bao vừa được gia cố bị triều cường, nước biển cuốn trôi hoàn toàn. Vị trí sạt lở cách chân đê biển Hải Thành Hòa khoảng 300m, nguy cơ mất an toàn rất cao.Một đoạn bờ bao bị triều cường, nước biển cuốn trôi hoàn toàn.Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp huyện Duyên Hải theo dõi diễn biến sạt lở, thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình, đề xuất giải pháp xử lý kịp thời.Cùng với đó, chủ động chuẩn bị vật tư, nhân lực, phương tiện, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản nhân dân. Tổ chức hỗ trợ, tuyên truyền vận động các hộ dân nằm trong khu vực sạt lở di dời đến nơi an toàn theo quy định.Trước đó, tháng 5/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã phê duyệt dự án xây dựng khu tái định cư ấp Hồ Thùng và dự án xây dựng tuyến bờ bao ngăn triều cường khu vực Cồn Nhàn thuộc hai ấp Đông Thành và Hồ Thùng với tổng mức đầu tư 22,5 tỷ đồng.Thời gian qua, xã Đông Hải phối hợp các cấp, các ngành khẩn trương thi công hoàn thành khu tái định cư để di dời 56 hộ dân vùng sạt lở vào nơi ở an toàn.
https://nhandan.vn/tra-vinh-cong-bo-tinh-huong-khan-cap-sat-lo-tuyen-bo-bao-ngan-trieu-cuong-khu-vuc-con-nhan-post792467.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Sạt lở tuyến bờ bao", "Trà Vinh", "triều cường", "Cồn Nhàn" ] }
Nguyên nhân mưa to, dông, lốc sét và mưa đá xảy ra trong tháng 5, tháng 6
NDO -Theo ông Vũ Anh Tuấn Phó Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia nguyên nhân của đợtmưa lớn gây ra dông, lốc, sét,mưa đá trong thời gian gần đây là do ảnh hưởng của dãy áp thấp đi qua Bắc Bộ bị nén yếu bởi một đợt không khí lạnh phía bắc.
Thông tin vềcơn mưa sáng 5/6, ông Vũ Anh Tuấn cho biết: Theo số liệu ghi nhận được trong đêm 4/6 và sáng 5/6 trên khu vực Bắc Bộ đặc biệt khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã xảy ra mưa to thậm chí có nơi mưa rất to có nơi điểm mưa lên đến trên 200mm. Tính đến sáng 5/6 khu vực Lai Châu, Lào Cai có điểm mưa trên 200mm, khu vực phía bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang có những điểm mưa trên 100mm. Đặc biệt khu vực Hà Nội trong đêm qua và rạng sáng nay có những điểm mưa vừa, mưa to và mưa rất to như khu vực Quan Hoa (Cầu Giấy) và khu vực Nam Từ Liêm đã xuất hiện những điểm mưa trên 100mm.Ông Vũ Anh Tuấn Phó Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia lý giải về nguyên nhân mưa lớn, dông lốc, sét trong tháng 5, tháng 6.Theo ông Tuấn, nguyên nhân của đợt mưa này là do ảnh hưởng của dãy áp thấp đi qua Bắc Bộ bị nén yếu bởi một đợt không khí lạnh phía bắc. Đây là nguyên nhân có thể gây ra mưa đặc trưng ở mùa tháng 5 và tháng 6. Trong những cơn mưa đặc trưng này thường gây ra nhiều dông, lốc sét và mưa đá.“Trong thời gian tới rãnh áp thấp đi qua Bắc Bộ vẫn tồn tại. Tuy nhiên rãnh áp thấp sẽ suy yếu và giãn dần ra phía đông do vậy mưa lớn sẽ không nhiều như đêm qua và sáng nay nữa. Lượng mưa sẽ giảm dần nhưng vẫn cảnh báo mưa dông lốc, sét, mưa đá ở khu vực Bắc Bộ trong ngày hôm nay, ngày mai. Từ ngày 7/6 đến 9/6 khả năng ở Bắc Bộ sẽ có mưa rào và dông. Đặc biệt là ở Bắc Bộ sẽ có mưa vừa, mưa to”, ông Tuấn dự báo.Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày và đêm 5/6, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7, đề phòng độ cao sóng có thể tăng lên trên 2.0m.Tin liên quanCảnh báo mưa lớn gây lũ quét, sạt lở tại khu vực vùng núi Bắc BộTrung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia lưu ý, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.
https://nhandan.vn/nguyen-nhan-mua-to-dong-loc-set-va-mua-da-xay-ra-trong-thang-5-thang-6-post812797.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Đêm 5/6", "Áp thấp", "Bắc Bộ", "Mưa đá", "Mưa to", "Sét", "Cơn mưa" ] }
“Nóng” vấn đề ô nhiễm, đề nghị Quốc hội giám sát tối cao về bảo vệ môi trường
NDO -Nhấn mạnh ô nhiễm môi trường đang là vấn đề “nóng”, được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm, đại biểu Quốc hội đề nghị Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Sắp phạt không phân loại rác tại nguồnSáng 30/5, tiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn2 chuyên đềtrình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 1 chuyên đề để giám sát tối cao.Tin liên quanTrình Quốc hội lựa chọn chuyên đề để giám sát tối caoCụ thể, Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành (dự kiến giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì tham mưu về nội dung); Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (dự kiến giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì tham mưu về nội dung).Phát biểu ý kiến trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đề nghị chọn chuyên đề 1 để giám sát tối cao trong thời gian hiện tại.Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Lý do theo đại biểu, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề “nóng”, được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm. Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm nguồn nước,ô nhiễm không khínói riêng đã được nhiều đại biểu đề cập tới.Trên thực tế, việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường đang có nhiều khó khăn, nhất là sắp tới, từ 1/1/2025 là thời hạn bắt buộc phải triển khai phân loại rác thải tại nguồn theo quy định.Theo nữ đại biểu, thời điểm chính thức áp dụng việc xử phạt đối với hành vi không phân loại rác thải bắt đầu từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên, hiện tại nhiều người dân, các chủ nguồn thải vẫn chưa hiểu rõ phải phân loại rác thải ra sao, tập kết rác đã được phân loại thế nào. Không những vậy, ngay cả các địa phương cũng chưa thực sự sẵn sàng cho công tác chuẩn bị, nhiều vấn đề nan giải đặt ra.Do đó, đại biểu cho rằng thực trạng này rất cần được giám sát để làm rõ những khó khăn, vướng mắc nhằm có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Nếu đưa chuyên đề này vào nội dung giám sát tối cao năm 2025 là đúng thời điểm và trúng vấn đề nóng.Đại biểu Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Chung quan điểm, đại biểu Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) cho biết, năm 2020, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường và có hiệu lực thi hành từ năm 2022.Trong đó có những nội dung vẫn đang được triển khai để áp dụng chậm nhất là vào ngày 31/12/2024 như việc phân loại, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình và cá nhân...Chính vì vậy, đại biểu cho rằng việc Quốc hội tổ chức giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành vào thời điểm này sẽ thể hiện sự đồng hành với Chính phủ trong việc tổ chức thực thi pháp luật, nhằm tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, của mỗi người dân để bảo vệ môi trường.Theo đại biểu, việc này cũng thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng là lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.Đặc biệt, việc này cũng bước đầu thể hiện sự quyết tâm với cộng đồng quốc tế như đã cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.Cần giải pháp tổng thể, toàn diện phát huy lợi thế nguồn nhân lựcĐại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Bày tỏ nhất trí với việc đề xuất 2 chuyên đề giám sát năm 2025 để Quốc hội thảo luận, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) đánh giá việc giám sát đối với Chuyên đề 1 là cần thiết như lý do các đại biểu Quốc hội đã nêu.Đại biểu dẫn thông tin đầu năm 2024, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố Báo cáo về những rủi ro toàn cầu. Theo báo cáo này, có 5 nhóm rủi ro hàng đầu trong 10 năm tới. Trong đó, vấn đề môi trường (đứng đầu là khí hậu cực đoan) và công nghệ (gồm thông tin xấu độc, AI không kiểm soát..) là có nhiều nguy cơ rủi ro nhất đối với nhân loại.Đại biểu nêu rõ, Việt Nam được dự báo là một trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu.Vì vậy, tác động của các rủi ro toàn cầu, đặc biệt là về môi trường, trên cơ sở đó hoàn thiện pháp luật môi trường cần được quan tâm, nghiên cứu thấu đáo làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược, chính sách trong tương lai.Tuy nhiên, đại biểu đề nghị chuyên đề này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện, còn Quốc hội giám sát tối cao đối với Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.Theo đại biểu Nghĩa, kết quả giám sát chuyên đề này sẽ là căn cứ thực tiễn cho việc hoàn thiện thể chế, xác định giải pháp tiếp tục thực hiện đột phá chiến lược về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong nhiệm kỳ tới.Quang cảnh phiên làm việc của Quốc hội sáng 30/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Đối vớiđột phá chiến lược về nguồn nhân lực, ngoài 3 dự án thành phần về phát triển nguồn nhân lực trong các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng cho các đối tượng đặc thù thì vẫn chưa có một chương trình tổng thể ở tầm Quốc hội liên quan đột phá chiến lược về nguồn nhân lực.Đại biểu nêu rõ, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đối với năng suất lao động. Năng suất lao động cao là chìa khóa dẫn đến sự thịnh vượng của quốc gia.Tuy nhiên, 3 năm gần đây, chỉ tiêu tăng năng suất lao động do Quốc hội giao đều không đạt. Đại biểu cho rằng, nếu không có giải pháp tổng thể, toàn diện để bảo vệ, duy trì và phát huy lợi thế của nguồn nhân lực trong thời kỳ “dân số vàng” thì nước ta sẽ phải đối mặt với hàng loạt hệ lụy về an sinh xã hội trong tương lai.“Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là hiện hữu và chúng ta sẽ có lỗi với các thế hệ mai sau khi bỏ lỡ cơ hội dân số vàng”, đại biểu nhấn mạnh, đồng thời đề nghị Quốc hội giám sát tối cao đối với Chuyên đề 2.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống
https://nhandan.vn/nong-van-de-o-nhiem-de-nghi-quoc-hoi-giam-sat-toi-cao-ve-bao-ve-moi-truong-post811816.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Luật Bảo vệ môi trường", "Kỳ họp thứ 7", "Chuyên đề", "giám sát tổi cao", "ô nhiễm môi trường", "nguồn nhân lực" ] }
Xử phạt ACV vì gây ô nhiễm bụi tại dự án sân bay Long Thành
NDO -Liên quan đến việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành), Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ra quyết định số 24/QĐ-XPHC ngày 24/4/2023, xử phạt vi phạm hành chính đối với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) số tiền 270 triệu đồng do có hành vi gây ô nhiễm môi trường khu vực quanh sân bay Long Thành.
Trong đó, hành vi gây ô nhiễm không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí chung quanh đối với trường hợp hàm lượng thông số bụi trong không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5-10 lần bị xử phạt 180 triệu đồng.ACV bị xử phạt 90 triệu đồng về hành vi đã thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt, như: Chưa bố trí các hồ chứa tạm để chứa nước mưa và chưa xây dựng hệ thống rãnh thoát nước mưa trong quá trình thi công; chưa thực hiện gia cố kè, taluy; chưa có các hồ lắng, mương thoát nước, xử lý nước từ các hồ lắng trước khi thải ra các suối xung quanh tại khu vực bãi lưu trữ đất đào dư thừa...Thanh traBộ Tài nguyên và Môi trườngyêu cầu ACV thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm bụi do ảnh hưởng từ hoạt động thi công của dự án. Trong đó, ACV phải áp dụng giải pháp chống bụi bằng phun Polime; tăng cường công tác tưới nước dập bụi, đặc biệt là các giờ cao điểm khô, nắng nóng, gió dễ xảy ra lốc cho tất cả các khu vực san lấp đã được bóc tầng phủ.Tin liên quan[Ảnh] Cần sớm hạn chế thấp nhất bụi phát tán từ xây dựng sân bay Long ThànhCùng với đó,ACVbổ sung giải pháp thi công san lấp theo hình thức cuốn chiếu, thực hiện lu lèn chặt đất ngay khi san lấp đạt cao độ; hoàn thiện các hồ điều hòa để chứa nước, chủ động được nguồn nước để dập bụi; các xe vận chuyển đất phải chạy đúng tuyến đường quy định đã được tưới nước.
https://nhandan.vn/xu-phat-acv-vi-gay-o-nhiem-bui-tai-du-an-san-bay-long-thanh-post749817.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "ô nhiễm bụi", "sân bay Long Thành", "Tỉnh Đồng Nai" ] }
Chiều tối và đêm 16/5, cảnh báo mưa lớn ở Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ
NDO -Dự báo, chiều tối và đêm 16/5, ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 16/5, ở khu Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác,cục bộ có mưa tovới lượng mưa từ 10-30mm, có nơi hơn 50mm.Từ chiều tối 16 đến ngày 17/5, ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi hơn 70mm (mưa dông tập trung vào chiều và tối).Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.Vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa, Kon Tum và Đắk Nông đề phòng lũ quét, sạt lở đấtTheo nhận định của các chuyên gia khí tượng, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh: Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Kon Tum, Đắk Nông đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.Dự báo chiều tối nay (16/5), khu vực các tỉnh vùng núi Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa, mưa vừa có nơi mưa to với lượng mưa phổ biến từ 10-30mm, có nơi hơn 50mm. Các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông có lượng mưa từ 10-20mm, có nơi hơn 40mm.Cảnh báonguy cơ cao xảy ra lũ quéttrên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các khu vực:Tỉnh/thành phốHuyệnHòa BìnhĐà Bắc, Lạc SơnLào CaiBắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Lào Cai, Sa PaYên BáiLục Yên, Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn YênTuyênQuangChiêm Hóa, Hàm Yên, Nà HangBắc CạnPác NặmThanh HóaBá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hóa, Thường Xuân, Yên ĐịnhĐắk NôngĐăk Glong, Tuy ĐứcKon TumTu Mơ Rông , Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk TôĐể chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt có thể xảy ra, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố ở các khu vực trên triển khai thực hiện việc theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân để chủ động phòng tránh.Các địa phương kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê điều, hồ đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu.Ngoài ra, khi trời mưa dông thường kéo theo gió mạnh, ngập nước, thậm chí là lốc xoáy và sét đánh gây nguy hiểm. Người dân nên cẩn thận với các thiết bị điện, điện tử... trong nhà bằng việc không sử dụng điện thoại có dây khi trời mưa có sấm sét vì điện thoại có thể là nguyên nhân dẫn đến sét đánh gây tử vong.
https://nhandan.vn/chieu-toi-va-dem-165-canh-bao-mua-lon-o-tay-bac-bac-bo-tay-nguyen-nam-bo-post809616.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "Mưa lớn", "Tây Bắc Bắc Bộ", "Tây Nguyên", "Nam Bộ", "lũ quét", "sạt lở đất", "ngập úng" ] }
Mưa lớn gây thiệt hại về hoa màu ở Lạng Sơn
NDO -Chiều 9/5,Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnhLạng Sơncho biết: Đêm và sáng 9/5, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa đo được ở xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng là 123,2mm; thị trấn Thất Khê (huyện Tràng Định) là 51mm; huyện Bắc Sơn 86mm.
Mưa lớn đã gây ra tình trạngngập úng, sạt lở đất ở một số nơi trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, tính đến 10 giờ ngày 9/5, trên địa bàn huyện Chi Lăng có 30ha thuốc lá bị ngập úng, nhiều cầu dân sinh, ngầm tràn bị ngập.Huyện Văn Quan bị ngập úng, sạt lở đất ở một số tuyến đường gây ách tắc giao thông, cây lớn đổ làm hỏng mái nhà…Nhiều ruộng thuốc lá xuân ở xã Y tịch, Chi Lăng, (Lạng Sơn) bị ngập úng.Hiện nay, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện đang tổ chức các đoàn công tác đến kiểm tra thực tế và chỉ đạo khắc phục thiệt hại.Người dân trong xã Y Tịch, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đang đánh giá thiệt hại về hoa màu do mưa lớn gây ra.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh: Dự báo ngày và đêm 9/5, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Người dân cần chủ động theo dõi nắm bắt diễn biến thời tiết cũng như chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống mưa, lũ hiệu quả để giảm thiểu tối đa thiệt hại.
https://nhandan.vn/mua-lon-gay-thiet-hai-ve-hoa-mau-o-lang-son-post808526.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:09:00", "crawled_date": "2024-07-03T16:09:00", "tags": [ "mưa lớn", "Lạng Sơn", "thiệt hại hoa màu" ] }
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
2
Edit dataset card