conversation
listlengths 2
2
|
---|
[
{
"content": "Đêm qua, cháu có triệu chứng mắc tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu rất ít, còn có đau thắt bụng dưới gây khó chịu. Bác sĩ cho cháu hỏi tiểu nhiều lần kèm đau thắt bụng dưới có sao không? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đây là triệu chứng của nhiều bệnh nhưng triệu chứng bạn cung cấp nghĩ nhiều đến nhiễm khuẩn tiết niệu nên bạn cần khám chuyên khoa tiết niệu làm xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận tiết niệu khẳng định chẩn đoán.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Năm nay em 23 tuổi. Sáng nay thức dậy, em có đi vệ sinh và thấy nước tiểu có ít bọt đặc quánh như nước bọt và lâu tan. Vậy bác sĩ cho em hỏi nước tiểu bọt đặc quánh có sao không? Em ăn ngủ bình thường không mệt mỏi. Chỉ lâu lâu hơi đau lưng xíu. Cách đây khoảng 2 tháng, em có đi xét nghiệm chức năng thận và chỉ số protein niệu bình thường. Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Khi có protein trong nước tiểu thường gây ra hiện tượng tiểu có bọt. Nhưng khi nước tiểu có bọt chưa chắc đã do có protein trong nước tiểu.\nHiện tượng nước tiểu có bọt còn phụ thuộc vào tốc độ dòng nước tiểu và các yếu tố khác. Gần đây bạn đã làm xét nghiệm nước tiểu mà không thấy protein niệu tuy nhiên hiện tượng tiểu bọt mới xuất hiện nên cũng chưa loại trừ được hiện tượng protein niệu mới xuất hiện. Bạn nên đi phân tích lại nước tiểu xem có bất thường gì không. Nếu có protein niệu thì phải làm thêm các thăm dò khác để tìm nguyên nhân.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Khi em đi tiểu mà nó cứ ứ đọng lại, không tiểu hết, cảm giác khó chịu nhưng không bị rát. Bác sĩ cho em hỏi tiểu không hết là dấu hiệu bệnh gì? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Triệu chứng đi tiểu xong mà vẫn có cảm giác như đi tiểu chưa hết thường gặp trong bệnh viêm bàng quang, các bệnh lý dẫn đến rối loạn hoạt động của bàng quang. Bạn nên đi khám làm xét nghiệm và các thăm dò cần thiết khác để chẩn đoán.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị tiểu thường xuyên, nhiều lần. Bác sĩ cho em hỏi tiểu nhiều lần là biểu hiệu của bệnh gì? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Tiểu thường xuyên là triệu chứng thường gặp trong các trường hợp viêm bàng quang, bàng quang tăng hoạt, sỏi tiết niệu... Bạn nên đi khám làm xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em đang gặp triệu chứng tiểu ra máu và có cảm giác buốt khi tiểu. Em mới phát hiện được 2 ngày và em đã qua kỳ kinh được 1 tuần. Bác sĩ cho em hỏi tiểu ra máu kèm buốt khi tiểu điều trị thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Với mô tả của bạn thì tiểu máu kèm cảm giác tiểu buốt thường do nhiễm trùng đường tiểu dưới gây nên. Do đó bạn nên đến khám với bác sĩ về tiết niệu để được dùng thuốc và điều trị.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị đi tiểu đêm 6 - 9 lần 1 đêm. Lượng nước tiểu ít nhưng đi tiểu xong thì vừa đi ra lại buồn tiểu, cảm giác như nhịn lâu lắm rồi, nhưng vừa đi xong, bàng quang căng đau. Vậy bác sĩ cho em hỏi tiểu đêm nhiều lần kèm căng đau bàng quang có sao không? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đối với tình trạng tiểu đêm nhiều lần và có cảm giác vẫn còn mắc tiểu sau khi đi sẽ do bất thường về cấu trúc đường tiết niệu hoặc các bệnh lý thần kinh liên quan đến bàng quang hoặc các nhóm bệnh lý chuyển hóa khác liên quan ví dụ như nhiễm trùng bàng quang, đái tháo đường....\nDo đó với tình trạng hiện tại của bạn thì tốt nhất đến khám với chuyên khoa tiết niệu để các bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em năm nay 27 tuổi nhưng vẫn bị tiểu dầm ban đêm. Bác sĩ cho em hỏi tiểu dầm ban đêm ở người lớn điều trị thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đối với người lớn mà vẫn còn đi tiểu vào ban đêm thường sẽ do bất thường về cấu trúc đường tiết niệu hoặc các bệnh lý khác liên quan Do đó với tình trạng hiện tại của bạn thì tốt nhất đến khám với chuyên khoa tiết niệu để các bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Mắt trái cháu treo cơ nâng mi được hơn 1 năm rồi. Tự nhiên 2 hôm nay nó lại lên thêm 1 nếp thành nếp mí thứ 3. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi nâng nếp mí mắt thứ 3 sau phẫu thuật treo cơ nâng mi có sao không? Cháu phải làm thế nào? Cháu cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Bạn treo cơ nâng mi để điều trị bệnh lý sụp mi bẩm sinh hay phẫu thuật thẩm mỹ đơn thuần, phương pháp phẫu thuật là gì? Bạn khám lại với bác sĩ phẫu thuật và họ đã có ý kiến thế nào về tình trạng hiện tại? Nếu bạn muốn có tư vấn hợp lý thì bạn nên tới khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để đánh giá và xử lý.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em có đi khám và chẩn đoán bị tắc tuyến lệ đạo. Vậy bác sĩ cho em hỏi tắc tuyến lệ đạo có ảnh hưởng sức khỏe không? Tỷ lệ thành công khi mổ là bao nhiêu? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Tắc tuyến lệ đạo không có nguy hiểm. Đối với tắc tuyến lệ bạn sẽ được nong lệ đạo trước. Nếu nong lệ đạo không thành công mới phẫu thuật nối thông ống lệ mũi. Tỉ lệ thành công của phẫu thuật nối thông ống lệ mũi là 70-80%.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Bác sĩ cho em hỏi thời gian lây nhiễm thủy đậu cho người khác là bao lâu? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Bệnh thủy đậu trải qua 4 giai đoạn.\nGiai đoạn 1: thời kỳ ủ bệnh - Đây là giai đoạn nhiễm virus, thời kỳ virus trong người và phát bệnh. Giai đoạn này kéo dài từ 10 - 20 ngày. Người mắc bệnh lúc này không có bất kỳ dấu hiệu gì, rất khó để nhận biết,đây là giai đoạn có thể lây truyền bệnh cho người khác.\nGiai đoạn 2: Thời điểm phát bệnh với những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Bắt đầu xuất hiện phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 - 48 giờ đầu.\nGiai đoạn 3 thời kỳ toàn phát bệnh nhân bắt đầu sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm.\nGiai đoạn 4 là thời kỳ hồi phục Sau từ 7 - 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy dần hồi phục trở lại. Trong 4 giai đoạn có 3 giai đoạn đầu có nguy cơ lan truyền bệnh cho người khác.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Con bị thuỷ đậu. Con đã khỏi cách đây nửa tháng, bây giờ trên mặt con còn đọng lại rất nhiều vết sẹo lõm do thuỷ đậu gây ra. Bác sĩ cho con hỏi sẹo lõm do thủy đậu điều trị thế nào? Con cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Bạn khỏi thủy đậu khoảng nửa tháng và còn nhiều vết sẹo lõm do thủy đậu. Ở giai đoạn này bạn có thể sử dụng các kem bôi trị sẹo. Sau khoảng ba tháng, có một số biện pháp để điều trị sẹo lõm như Laser Fractional CO2, lăn kim,... có thể phối hợp cùng huyết tương giàu tiểu cầu PRP. Tuy nhiên sẹo lõm thường không mất đi hoàn toàn, cần phải điều trị kiên trì.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị rạn da ở bắp chân lúc dậy thì. Đến giờ cũng gần 10 năm vết rạn giờ trông như xà cừ vậy. Vậy bác sĩ cho em hỏi biện pháp cải thiện rạn da ở bắp chân? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Rạn da là tình trạng đứt gãy các sợi collagen. Bạn bị rạn da đã 10 năm, có một số biện pháp để điều trị rạn da như: bôi kem dưỡng có chứa retinol, hoặc điều trị bằng laser fractional CO2.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị vẹo vách ngăn mũi, cuống mũi phì đại. Bác sĩ cho em hỏi vẹo vách ngăn mũi kèm cuống mũi phì đại có mổ được không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Vẹo vách ngăn, viêm mũi quá phát là bệnh lý thông thường trong chuyên khoa Tai mũi họng, tùy mức độ khác nhau để chỉ định điều trị nội khoa hay can thiệp phẫu thuật. Vì vậy, bạn nên khám đúng chuyên khoa Tai mũi họng để được theo dõi điều trị và có thể can thiệp phẫu thuật. Bạn có thể đặt hẹn qua tổng đài đặt hẹn bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị đau họng kèm theo máu đờm. Em đi khám thì chẩn đoán là viêm họng cấp, em uống thuốc 5 ngày vẫn chưa đỡ. Bây giờ, em vẫn còn ho và đau họng. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau họng kèm theo máu đờm là bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đau họng, ho khịt khạc có đờm có thể gặp trọng viêm họng cấp, viêm phổi cấp, viêm mũi xoang cấp, u vòm, u họng - thanh quản,... Tùy trường hợp sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để được các bác sĩ khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán. Bạn có thể đặt hẹn qua tổng đài đặt hẹn bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị khàn tiếng, nói nhiều mệt không ra hơi, hụt hơi. Em đi khám chữa nhiều nơi không khỏi. Bác sĩ cho em hỏi khàn tiếng kèm hụt hơi điều trị thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Khàn tiếng là triệu chứng của nhiều bệnh lý như viêm thanh quản, polyp thanh quản, u thanh quản, liệt thanh quản,... tùy mỗi bệnh lý khác nhau có phương pháp điều trị khác nhau như điều trị nội khoa, âm ngữ trị liệu, phẫu thuật,...\nĐể chẩn đoán chính xác, bạn nên thăm khám chuyên khoa Tai mũi họng để được tư vấn điều trị cho bạn. Bạn có thể đặt hẹn qua tổng đài đặt hẹn bệnh viện để được các bác sĩ Tai mũi họng thăm khám và điều trị.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em có người nhà bị mắc thiên đầu thống, phát hiện khi bệnh đã nặng. Theo chỉ định người nhà em đã phẫu thuật tới hai lần nhưng nay lại có dấu hiệu sương mờ ở mắt. Bác sĩ cho em hỏi mờ mắt sau mổ thiên đầu thống có sao không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Người nhà bạn phẫu thuật 2 lần vẫn có khả năng tái phát, cần khám kĩ bác sĩ chuyên khoa Glocom (thiên đầu thống) để kết hợp điều trị thêm sau phẫu thuật.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Ba em bị bệnh glocom, hiện tại đang nhỏ thuốc, nhưng 1 con mắt đang mờ dần, mắt bị xốn rất khó chịu. Vậy bác sĩ cho em hỏi mắc glocom kèm mờ mắt, xốn mắt có chữa được không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Bệnh Glocom là một bệnh rất phức tạp, bao gồm rất nhiều hình thái và nguyên nhân. Nếu là bệnh nguyên phát thì không thể chữa lành hoàn toàn phải điều trị suốt đời. Bạn đang điều trị mà mắt vẫn mờ dần và cộm xốn thì có thể phải đổi nhóm thuốc điều trị hoặc hỗ trợ thêm các loại nước mắt nhân tạo. Bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa Mắt để khám chính xác.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Cháu mất ngủ 1 tháng nay rồi, do mất ngủ nên sáng làm việc không được tỉnh táo. Bác sĩ cho cháu hỏi mất ngủ 1 tháng khắc phục thế nào? Cháu cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Bạn cần tập thể dục, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, có chế độ phù hợp giữa nghỉ ngơi và học tập làm việc. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn cần khám bác sĩ nội thần kinh để kiểm tra thêm.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Mẹ em bị mất ngủ kinh niên cũng được mấy tháng rồi, mà buổi tối và kể cả ban ngày thì mẹ em cũng không ngủ được. Vì mất ngủ nên mẹ em bị sụt cân khá là nhiều, mẹ hay buồn hơn, và còn hay mệt mỏi nữa. Vậy bác sĩ cho em hỏi mất ngủ kinh niên kèm sụt cân phải làm sao? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Mất ngủ ở người lớn tuổi có nhiều nguyên nhân, bạn cần đưa người bệnh đi khám bác sĩ nội thần kinh khám để kiểm tra tổng trạng, tư vấn và có chế độ điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường tập thể dục, uống nhiều nước để cải thiện tuần hoàn não.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị đau đầu do căng thẳng thần kinh, đau dữ dội trên đỉnh đầu, giật như bứa bổ. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau đầu do căng thẳng thần kinh có nguy hiểm không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Nếu thật sự bạn bị đau đầu chỉ do căng thẳng thì không có nguy hiểm, có thể dùng thuốc, nghỉ ngơi thư giãn, tránh căng thẳng thì bệnh sẽ khỏi. Nhưng tính chất bệnh dễ tái phát khi bị căng thẳng. Ngoài ra cần phải loại trừ các căn nguyên khác gây đau đầu như: Dị dạng mạch não, phình mạch não,.... nguy cơ có thể gây tai biến mạch máu não, đặc biệt ở độ tuổi ngoài 50 của bạn nếu có bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn Lipid máu,...\nVậy tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để khám loại trừ các căn nguyên nguy hiểm, điều trị dự phòng các bệnh lý kèm theo (nếu có).\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị mất ngủ do suy nhược thần kinh. Bác sĩ cho em hỏi điều trị mất ngủ do suy nhược thần kinh như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Với câu hỏi ngắn gọn \"mất ngủ do suy nhược thần kinh. Làm cách nào điều trị\" thật khó cho bác sĩ điều trị vì mất ngủ chỉ là 1 triệu chứng chứng của suy nhược thần kinh, vậy khi điều trị suy nhược thần kinh thành công thì triệu chứng mất ngủ sẽ giảm hoặc không còn. Nhưng để điều trị được suy nhược thần kinh chúng ta cần tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh này (điều trị gốc rễ). Bệnh suy nhược thần kinh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chính vì thế trong câu trả lời này không thể trình bày hết.\nTốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám loại trừ các bệnh lý thực thể, dùng tâm lý liệu pháp, dùng thuốc,... mới có thể điều trị thành công.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Cháu bị chóng mặt, đi đứng không giữ thăng bằng. Cháu đi khám uống thuốc 4 - 5 lần rồi mà vẫn không khỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi chóng mặt, đi đứng không giữ thăng bằng là bệnh gì? Cháu nên điều trị thế nào? Cháu cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Theo lời kể nhiều khả năng bạn bị rối loạn tiền đình, nhưng nguyên nhân do đâu gây ra bệnh này cần phải khám kỹ và làm thêm xét nghiệm để có kết quả chẩn đoán rồi mới điều trị. Vì bạn nói đi khám uống thuốc 4-5 lần nhưng không nói kết quả chẩn đoán bệnh nên bác sĩ không thể tư vấn nhiều hơn, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện nơi có bác sĩ chuyên khoa Thần kinh và có đủ phương tiện chẩn đoán (như CT, MRI,...) để có chẩn đoán đúng, kịp thời điều trị. Nếu để kéo dài sẽ chuyển qua rối loạn tiền đình mãn tính.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị viêm môi bong vảy đã bị gần 20 năm. Bác sĩ cho em hỏi điều trị viêm môi bong vảy kéo dài như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Viêm môi bong vảy lâu năm có thể bệnh đã trở thành mãn tính, chàm môi. Bệnh có thể điều trị khỏi. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để có chẩn đoán và chỉ định điều trị cụ thể.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Cháu bị tổ đỉa đã được 1 tuần, đến hiện tại ngoài các mụn nước thông thường ra, cháu còn bị các mụn nước màu đỏ mọc cả tảng kín khắp da chân, tay với chân cháu mọc kín nốt tổ đỉa chạy dưới da có đầu màu đục, nó lây lan rất nhanh gần như đã chạy kín hết mặt da. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi mắc tổ đỉa kèm nổi mụn nước đỏ khắp người điều trị thế nào? Cháu nên dùng thuốc nào? Cháu cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Theo như bạn mô tả thì bác sĩ chẩn đoán bạn bị bệnh chàm tổ đỉa. Bệnh này cần uống thuốc, bôi thuốc tùy thuộc vào mức độ bệnh và tổn thương da. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chỉ định điều trị cụ thể.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Cháu năm nay 17 tuổi, da cháu là da nhờn. Trên mặt rất nhiều mụn đầu đen và lỗ chân lông to. Da bị thâm lại do mụn. Bác sĩ cho cháu hỏi da nhiều mụn đầu đen kèm lỗ chân lông to điều trị thế nào? Cháu cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Phương pháp điều trị tình trạng mụn đầu đen, da nhờn là uống các thuốc giảm nhờn và bôi thuốc trị mụn. Cần thời gian dài. Bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và có chỉ định thuốc điều trị.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Tôi năm nay 50 tuổi thường xuyên nghẹt mũi, ngày nào cũng phải nhỏ thuốc mũi 1 hoặc 2 lần mặc dù không viêm hay chảy nước mũi, đã bị 20 năm rồi nhưng không cải thiện. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi nghẹt mũi thường xuyên kèm chảy nước mũi có sao không? Tôi nên điều trị thế nào? Tôi cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Ngạt mũi là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như vẹo vách ngăn mũi, viêm mũi quá phát, viêm mũi xoang mạn tính, polyp mũi xoang, u hốc mũi xoang, u vòm,... tùy nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, anh nên thăm khám Tai mũi họng để được dùng thuốc hợp lý - an toàn.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em thấy hầu ở cổ to và thường xuyên bị khản tiếng, cổ lúc nào cảm giác có đờm muốn khạc nhổ nhưng không có. Bác sĩ cho em hỏi hầu cổ to kèm có đờm là dấu hiệu bệnh gì? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Bạn mô tả hầu to không điển hình, không thể chẩn đoán bệnh lý được. Khàn tiếng, khạc đờm là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, bạn phải được bác sĩ Tai mũi họng thăm khám toàn diện và nội soi để đánh giá bất thường mũi xoang - vòm - họng thanh quản. Bạn nên thăm khám tại bệnh viện để được các bác sĩ Tai mũi họng khám - tư vấn điều trị cụ thể.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em muốn hỏi hôm thứ 4, em có đi khám ở bệnh viện tuyến tỉnh gần nhà và được chẩn đoán là viêm ống tai. Hôm đó, tai bị sưng và rất đau, sau khi về đến hôm nay thì không còn sưng và giảm đau nhiều rồi nhưng tai sau khi ở bệnh viện đã làm vệ sinh tai xong về sáng hôm sau tai có hiện tượng chảy dịch và hôm nay kiểm tra có hơi rướm máu, tai lại ù. Vậy bác sĩ cho em hỏi viêm ống tai kèm sưng, ù tai có sao không? Em có cần quay lại khám không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đây là viêm tai ngoài, bạn đã được bác sĩ Tai mũi họng khám và vệ sinh tai, theo như triệu chứng bạn mô tả, bạn nên điều trị theo đơn hết liệu trình và sau đó tái khám lại để bác sĩ Tai mũi họng kiểm tra đánh giá lại hiệu quả điều trị.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em nhìn vào màn hình tivi hay điện thoại, laptop, chữ hoặc số nhỏ nhỏ em không nhìn được rõ như kiểu bị lóa, nhìn 1 chữ thành 2 chữ trồng lên nhau. Vậy bác sĩ cho em hỏi chữ nhìn không rõ khi dùng thiết bị điện tử là do đâu? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa Mắt ngay để xác định nguyên nhân và có hướng xử trí sớm.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Cháu khi đi học nhìn lên bảng có lúc mờ, lúc rõ, khi ra ngoài đường trời nắng cảm giác mắt không nhìn thấy rõ. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi mắt mờ khi đi ngoài trời nắng có phải cận thị không? Cháu cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:\nBạn cần khám bác sĩ chuyên khoa Mắt ngay để xác định nguyên nhân và có hướng xử trí sớm.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Cháu bị cận loạn thị. Mắt trái cận 7 độ, mắt phải cận 2 độ. Cháu đang đi học và trong đội tuyển thể thao của trường. Cháu đang phải đeo kính và gặp khó khăn trong việc hoạt động ở trường. Cháu có tìm hiểu trên mạng về kính áp tròng và thấy nó giải quyết được các vấn đề cháu đang gặp phải. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi người bị cận loạn thị có nên đeo kính áp tròng không? Cháu cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Bạn cận 7 độ và 2 độ thì không nên mang kính gọng vì chênh độ quá nhiều, bạn nên chuyển qua phương pháp mang kính áp tròng ban đêm Ortho-K cho bạn ấy sớm để giải quyết được sự chênh độ và hạn chế tăng độ cận...\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Vài năm gần đây, em thường hay gặp tình trạng trí nhớ giảm sút, mau quên, đầu óc không tập trung, lơ là, thỉnh thoảng cảm thấy nhức đầu, chóng mặt. Vậy bác sĩ cho em hỏi trí nhớ giảm sút kèm nhức đầu có phải thiếu máu não không? Em nên điều trị thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đau đầu, chóng mặt do rất nhiều nguyên nhân, trước hết bạn cần tập thể dục, uống nhiều nước, tránh thức khuya,... nếu tình trạng đau đầu chóng mặt kéo dài thì cần khám bác sĩ nội thần kinh để tư vấn và điều trị.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Hiện tại, em gặp vấn đề về đau đầu kéo dài, tình trạng đau đầu của em, đã kéo dài hơn 3 ngày rồi. Khi em ngước mắt lên nhìn ai đó hay xoay người để nhìn thì đầu của em rất khó chịu và rất đau. Hiện tượng này đã dẫn đến tình trạng đầu em rất nặng và khi nào cũng muốn gục đầu xuống hoặc nằm. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau đầu kèm nặng đầu kéo dài là do đâu? Cách điều trị thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đau đầu có nhiều nguyên nhân, tình trạng của bạn cần đi khám bác sĩ để khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em hay lo âu, thường lo quá mức, nhiều lúc chỉ có biểu hiện nhẹ của bệnh thôi cũng lo lắng đến stress, cảm giác lo âu, bồn chồn, thấp thỏm làm em bị trầm cảm. Bác sĩ cho em hỏi hay lo âu kèm bồn chồn quá mức có sao không? Em nên điều trị thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Lo lắng là tình trạng chung của mọi người, tuy nhiên, bạn đừng lo lắng nhiều quá, khi nào cảm thấy lo lắng nên đi ra ngoài, nói chuyện với bạn bè,.. làm việc mình thích... bạn nên tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước, hạn chế thức khuya. Nếu vẫn còn lo lắng nhiều, bạn nên đi khám bác sĩ tâm thần hoặc Nội Thần kinh để điều trị.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Cháu có 2 hạch ở dưới quai hàm, bị lâu rồi không nặn. Cháu hay bị tức ở cổ và tiết nhiều nước bọt, hay bị viêm họng. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi nổi hạch dưới quai hàm kèm tiết nước bọt nhiều có sao không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đây là hạch cổ thông thường, hạch góc hàm hay gặp trong viêm Amydal mạn tính hoặc cũng gặp trong các viêm nhiễm khoang miệng. Tuy nhiên, khi đã có hạch cổ, bạn nên thăm khám Tai mũi họng để được các bác sĩ Tai mũi họng khám nội soi kiểm tra vòm - họng - thanh quản - đáy lưỡi cho bạn.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em phát hiện ra mình bị tiểu đường cách đây khoảng 5 năm khi đi khám sức khỏe định kỳ (khi đó chỉ số đường huyết là 7,). Sau đó được chỉ định điều trị. 3 năm trở về đây chỉ số đường huyết dao động 7 - 9 . Hiện tại bác sĩ chỉ định tiêm Insulin hàng ngày. Em có biểu hiện mắt mờ phải đeo kính lão khi đọc sách và làm việc với máy tính. Vậy bác sĩ cho em hỏi tiểu đường biến chứng mờ mắt nên điều trị thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Mỗi bệnh nhân đái tháo đường đều được bác sĩ điều trị hướng dẫn 1 chỉ số đường huyết mục tiêu cho bản thân mình - nghĩa là đường huyết bạn nên ở mức độ nào là phù hợp. Khái niệm này được gọi là cá thể hóa điều trị. Cá thể hóa điều trị nghĩa là tùy theo tuổi của bạn, thời gian mắc bệnh, có biến chứng gì hay không, các bệnh lý đi kèm hay hoàn cảnh sống,... bệnh nhân sẽ có thể có đường huyết mục tiêu có thể khác với những người khác. Thuốc điều trị và chế độ dinh dưỡng, vận động hàng ngày của bạn cũng tùy thuộc bạn có đạt được mục tiêu điều trị này hay không. nếu kết quả theo dõi và xét nghiệm cho thấy bạn chưa đạt được đường huyết mục tiêu thì bạn sẽ phải thay đổi chế độ dinh dưỡng, vận động và bác sĩ sẽ thay đổi chế độ thuốc cho bạn.\nTóm lại, bạn nên theo dõi đường huyết tại nhà và bàn bạc với bác sĩ điều trị để có kế hoạch điều trị cụ thể trong trường hợp của bạn: thuốc uống hay Insulin, các biến chứng...\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Tôi bị bướu cổ: Giáp nhân thùy trái TIRADS 4, thùy phải tirads 3, đã lấy mẫu tế bào học có kết quả phình giáp keo. Chỉ số xét nghiệm máu FT4 0,98 ng/dl, FT3 là 0,67ng/ml, TSH 0,218 micro IU/ml. Bác sĩ bảo tôi theo dõi 3 tháng sau đi siêu âm lại và chưa cần uống thuốc.Vậy bác sĩ cho tôi hỏi bướu giáp nhân, phình giáp keo có nguy hiểm không? Tôi cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Tỷ lệ người có bướu giáp nhân trong cộng đồng khá cao. Quan trọng là bạn đã được bác sĩ khám, siêu âm, xét nghiệm máu và làm FNA (sinh thiết bằng kim nhỏ lấy mẫu tế bào nhân giáp). Tùy mức độ của triệu chứng lâm sàng và thay đổi của chức năng tuyến giáp cũng như các bệnh lý đi kèm, các thuốc bạn đang sử dụng (điều trị các bệnh khác - nếu có) hoặc ngay cả bạn đang có thai hay không, thai kỳ tháng thứ mấy,... Tất cả những vấn đề đó đều ảnh hưởng đến quyết định kế hoạch điều trị. Nếu bác sĩ khám bạn đã xem xét và quyết định bạn chưa cần uống thuốc và tái khám sau 3 tháng thì bạn vẫn cứ theo hướng đó nhé. Trừ khi bạn mệt quá, run tay, sụt cân nhiều hơn, mất ngủ,...thì bạn sẽ tái khám sớm hơn hẹn để bác sĩ xem xét yếu tố diễn tiến của bệnh.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em vừa chẩn đoán mình bị nhiễm độc giáp khác. Vậy bác sĩ cho em chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm độc giáp như thế nào? Em có nên đổi muối ăn thường sáng muối hồng không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể. Tuyến giáp tiết ra một lượng nội tiết tố vừa đủ sẽ giúp cơ thể trong trạng thái thăng bằng. Vì một lý do nào đó, tuyến giáp tiết ra lượng nội tiết tố cao hơn bình thường gây nên tình trạng gọi là nhiễm độc giáp. Tùy theo mức độ và nguyên nhân của nhiễm độc giáp thì các bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị cụ thể.\nBạn không nói rõ các chỉ số xét nghiệm cũng như kết quả siêu âm tuyến giáp ra sao. Bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để khám làm rõ thêm một số triệu chứng hay tiền căn, xét nghiệm máu và siêu âm đề có hướng điều trị cụ thể. Do nguyên nhân gì thì trước mắt bạn cũng nên hạn chế thức ăn có nhiều Iod (Muối Iot, rau câu, cá biển,...) cho đến khi gặp bác sĩ khám và tư vấn cụ thể trong trường hợp của bạn.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em phát hiện ra mình bị tiểu đường cách đây khoảng 5 năm khi đi khám sức khỏe định kỳ (khi đó chỉ số đường huyết là 7,1). Sau đó được chỉ định điều trị. 3 năm trở về đây chỉ số đường huyết dao động 7 - 9. Hiện tại bác sĩ chỉ định tiêm insulin hàng ngày. Em có biểu hiện mắt mờ phải đeo kính lão khi đọc sách và làm việc với máy tính. Vậy bác sĩ cho em hỏi tiểu đường kèm mắt mờ có sao không? Em nên điều trị và có chế độ dinh dưỡng sinh hoạt như thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Các thông tin bạn cung cấp thì khả năng cao bạn bị đái tháo đường typ2 có biến chứng mắt. Bạn cần phải tuân thủ điều trị theo đơn bác sĩ nội tiết, chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp để kiểm soát tốt đường máu < 7 mmol/l để làm giảm các biến chứng mạch máu ( tim, mắt, thận). Bạn cần khám thêm chuyên khoa mắt tư vấn hướng điều trị phù hợp.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Tôi bị bướu cổ: Giáp nhân thùy trái TIRADS 4, thùy phải tirads 3, đã lấy mẫu tế bào học có kết quả phình giáp keo. Chỉ số xét nghiệm máu FT4 0,98 ng/dl, FT3 là 0,67ng/ml, TSH 0,218 micro IU/ml. Bác sĩ bảo tôi theo dõi 3 tháng sau đi siêu âm lại và chưa cần uống thuốc.Vậy bác sĩ cho tôi hỏi bướu giáp nhân thùy trái Tirads 4 có phải cường giáp không? Em nên mua loại thuốc gì để điều trị? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Bạn bị bướu giáp nhân đã chọc hút tế bào tầm soát ung thư hiện tại kết quả không có tế bào ung thư nên chỉ cần khám chuyên khoa nội tiết và siêu âm tuyến giáp định kỳ từ 3 đến 6 tháng/ 1 lần. Kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp (FT3, FT4, TSH) có vẻ phù hợp với cường giáp hay bướu giáp nhân nhiễm độc. Để khẳng định chắc chắn bạn cần khám chuyên khoa nội tiết làm lại xét nghiệm chức năng tuyến giáp 1 lần nữa để khẳng định chẩn đoán.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em vừa chẩn đoán mình bị nhiễm độc giáp khác. Việc hạn chế ăn thực phẩm chứa iốt. Vậy bác sĩ cho em hỏi người nhiễm độc giáp có nên đổi muối ăn thường sang muối hồng không? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Theo thông tin bạn bị cường giáp (nhiễm độc giáp) bạn không cần đổi muối ăn thông thường sang muối hồng. Khi bị cường giáp bạn cần phải khám chuyên khoa nội tiết tư vấn thuốc điều trị và chế độ ăn luyện tập cho phù hợp.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Dược sĩ cho em hỏi có nên dùng cùng lúc vitamin A, D, C không? Thuốc ở dạng viêm nang thưa dược sĩ. Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Vitamin A - D là các loại vitamin tan trong dầu, do đó, bạn nên sử dụng vitamin A - D cùng các loại chất béo có trong bữa ăn để tăng hấp thu. Còn với vitamin C là một vitamin tan trong nước, nên bạn có thể uống riêng hoặc cùng với thức ăn. Việc sử dụng vitamin A - D và vitamin C cùng một lúc không có ảnh hưởng gì tới hấp thu và tác dụng của từng loại vitamin.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em 34 tuổi, làm kế toán. Hàng ngày, em có thói quen ngủ rất sớm từ 20 - 21h và thức dậy lúc 6h sáng. Nhưng gần đây (khoảng 2 tháng nay), ban ngày em vẫn buồn ngủ, mệt mỏi, ngáp nhiều. Em cảm thấy rất bất tiện vì điều này. Vậy bác sĩ cho em hỏi ban ngày buồn ngủ, mệt mỏi có sao không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Ban ngày buồn ngủ, mệt mỏi, ngáp nhiều là biểu hiện giấc ngủ ban đêm không tốt, không sâu giấc. Đó có thể là một tình trạng Rối loạn giấc ngủ với nhiều thể bệnh chẳng hạn như hội chứng ngưng thở khi ngủ, Rối loạn vận động trong giấc ngủ... Bạn nên đến khám để được tư vấn đầy đủ, có thể cần đo đa ký giấc ngủ, điện não đồ giấc ngủ để đánh giá giấc ngủ được chính xác hơn.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em đi khám bác sĩ được chẩn đoán viêm amidan mãn tính có u nhú và lympho quá phát, có u tuyến giáp. Khi ho thường bật ra những bã đậu có mùi hôi miệng. Vậy bác sĩ cho em hỏi viêm amidan mãn tính kèm hôi miệng có sao không? Em nên điều trị thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Tình trạng của bạn thường do viêm Amidan có hốc với các cặn mủ lắng đọng trong các hốc đó, hay gây vướng họng, hôi miệng và thỉnh thoảng bạn sẽ khạc ra các cục trắng rất hôi. Bạn nên vệ sinh họng miệng hàng ngày, đến khám bác sĩ Tai mũi họng nếu tình trạng kéo dài để có thể phải cắt khối Amidan giải quyết dứt điểm các triệu chứng khó chịu đó.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em đã cắt amidan cách đây hơn 1 năm rồi. Nhưng mấy ngày gần đây, em thấy có 1 vài đốm trắng ở hốc amidan mặc dù không gây đau rát hay khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi xuất hiện đốm trắng ở hốc amidan sau cắt amidan có sao không? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Amidan khẩu cái là cấu trúc lympho lớn nhất của vòng Waldeyer vùng hầu họng. Khi bị viêm nhiều đợt, hay tái phát, cấu trúc Amidan khẩu cái quá to, gây cản trở hô hấp các bác sĩ thường tiến hành cắt bỏ. Từ cắt Amidan có nghĩa chỉ cắt phần Amidan khẩu cái, vẫn còn các tổ chức khác như Amidan đáy lưỡi, tổ chức lympho thành sau họng, thành bên họng. Những tổ chức này bị viêm hoàn toàn có thể gây các đốm trắng như bạn mô tả. Bạn không nên quá lo lắng, vệ sinh họng miệng tốt, nếu sưng đau lên bạn nên đến bác sĩ Tai mũi họng để được thăm khám và điều trị.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị nghẹt mũi, đau đầu vùng trán, mũi. Em có dấu hiệu viêm xoang và polyp mũi xoang. Vậy bác sĩ cho em hỏi nghẹt mũi, đau đầu vùng trán mũi là bệnh gì? Điều trị như thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Những triệu chứng như bạn mô tả thường là do viêm mũi xoang mạn tính có Polyp mũi và có thể do bít tắc ngách mũi -trán là ngách thông giữa xoang trán và khe giữa, dẫn đến quá trình dẫn lưu dịch xoang trán bị bít tắc gây đau nhức vùng mũi xoang. Nếu tình trạng viêm cấp, bạn chỉ cần điều trị kháng sinh, chống viêm, chống phù nề, vệ sinh mũi thường kết quả sẽ cải thiện. Tuy nhiên nếu tình trạng đã kéo dài, có nhiều polyp mũi bạn cần trải qua cuộc phẫu thuật lấy bỏ polyp mở thông các khe mũi xoang để đảm bảo sự thông khí và dẫn lưu cho xoang.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị u xơ thần kinh, nổi khắp người và cả mặt nữa. Hầu hết là không đau. Gần đây, em phát hiện có vài chỗ nổi lên, em sờ thì giống một cái u bên trong và hơi đau. Vậy bác sĩ cho em hỏi điều trị u xơ thần kinh nổi khắp người thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Hiện tại vẫn chưa có biện pháp điều trị u xơ thần kinh đặc hiệu. Chủ yếu điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng, phẫu thuật khi có chỉ định. Phẫu thuật là cách điều trị u xơ thần kinh được chỉ định trong những trường hợp nặng, phức tạp, phải thực hiện nhiều lần để lấy hết được khối u xơ. Phẫu thuật được chỉ định khi khối u ảnh hưởng đến chức năng sống như tiến triển to, gây chèn ép tủy sống, não hay các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Khối u to, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Các u xơ thần kinh trong não có thể gây nên các triệu chứng do chèn ép: Đau đầu, nôn ói, động kinh, yếu liệt...\nMột số biện pháp khác như xạ trị, hóa trị cũng được áp dụng khi phẫu thuật không thành công. Mặc dù đa số các u xơ thần kinh thường lành tính, tuy nhiên cần phải kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng của nó, đặc biệt là các u xơ ở trong não để xử trí kịp thời. Khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tư vấn và điều trị đúng chuyên khoa.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em có người nhà bị tăng đường đột ngột, đưa vào viện thì bác sĩ chẩn đoán là viêm màng não. Hiện tại mắt bên phải đã không nhìn thấy, đã đi bệnh viện mắt và có nhỏ mắt theo toa bác sĩ đều đặn. Nhưng mắt ngày càng đau và đau từ trên mắt phải lên phần trán. Bác sĩ cho em hỏi tăng đường huyết kèm không nhìn thấy điều trị như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Không có thông tin về tình trạng bệnh đái tháo đường của bệnh nhân. Đối với bệnh đái tháo đường, một trong các biến chứng nặng và nguy hiểm là viêm thần kinh và mạch máu. Mù lòa là biến chứng xảy ra trên các bệnh nhân quản lý đường huyết không tốt. Di chứng của viêm màng não có thể gặp là các dấu chứng tổn thương thần kinh khu trú, vì vậy không thể loại trừ được tình trạng mất thị lực và đau của bệnh nhân là có căn nguyên tổn thương thần kinh sọ hay không. căn nguyên có thể gặp nữa là bệnh lý tại mắt, không liên quan đến 2 bệnh vừa được nhắc đến. Bệnh nhân đã được khám chuyên khoa mắt, đây là điều rất tốt, hãy quay lại tái khám mắt chuyên khoa và trao đổi với bác sỹ về tình trạng hiện tại đang gặp phải. Bên cạnh đó, việc quản lý đường huyết là rất quan trọng và tái khám tình trạng viêm màng não theo hẹn hoặc khi có bất kỳ bất thường.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em hay bị đau đầu, chóng mặt mất ngủ thường xuyên. Gần đây, thỉnh thoảng khi đau đầu nhiều, em cảm thấy vướng ở trong cổ họng khi khạc ra thì toàn máu tươi mặc dù không ho, sốt, hay đau ở bộ phận khác. Em đi khám tai mũi họng và nội soi thực quản dạ dày thì không thấy có gì bất thường. Bác sĩ cho em hỏi đau đầu kèm khạc ra máu là do đâu? Em nên đi khám ở khoa nào và làm các xét nghiệm hay chẩn đoán bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Trường hợp của bạn có thể đau đầu và khạc ra máu là 2 bệnh riêng biệt, triệu chứng đau đầu xảy ra cùng lúc khạc ra máu có thể là sự trùng hợp. Nếu với tình huống như vậy thì nguyên nguyên nhân dẫn đến 2 tình trạng trên cũng khác nhau và điều trị cũng khác nhau. Một số trường hợp có thể có mối liên quan giữa 2 tình trạng trên là viêm các xoang, mũi vừa gây ra triệu chứng đau đầu vừa gây nên chảy máu xuống họng và khạc ra máu. Đối với trường hợp này, người bệnh sẽ có kèm các triệu chứng mũi xoang như hắt hơi, khó chịu mũi họng... Trường hợp nữa có thể gặp là tăng huyết áp. Với tăng huyết áp, người bệnh cũng có thể chảy máu cam và đau đầu, máu thông thường sẽ chảy ra từ mũi, nhưng một số trường hợp có thể xuống họng gây khạc ra máu... Không loại trừ các nguyên nhân gây khạc ra máu từ đường hô hấp như lao phổi, giãn phế quản, u phổi... hoặc máu từ thực quản, đường tiêu hóa.\nDù với bất kỳ lý do gì thì việc khạc ra máu tươi cũng cần được tầm soát nguồn gốc. Vì vậy mới có thể phát hiện sớm được bệnh và điều trị, tránh để tình trạng sức khỏe ảnh hưởng do phát hiện trễ bệnh. Vậy bạn nên đến khám bệnh trực tiếp tại bệnh viện để được thăm khám và thực hiện cận lâm sàng phù hợp.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị đau nửa đầu trái, đau giật vào hốc mắt trái. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau nửa đầu kèm đau hốc mắt có sao không? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đau nửa đầu trái là 1 triệu chứng trong nhiều bệnh khác nhau, cũng có thể chỉ là triệu chứng lành tính không có tổn thương thực thế. Do đó với triệu chứng của bạn rất khó để chẩn đoán bệnh. Do đó, bạn nên đăng ký khám để bác sĩ cần thiết cho bạn làm các cận lâm sàng cần thiết như chụp: MRI sọ não, chụp động mạch não.v..v Để từ đó, bác sĩ có chẩn đoán về cơn đau đầu của bạn và có hướng điều trị tốt cho bạn.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Bác sĩ cho em hỏi xuất hiện vết bầm tím dưới da lâu ngày không khỏi có sao không? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Vết bầm tím là do tình trạng xuất huyết mao mạch dưới da bị vỡ ra, máu chảy vào các dịch mô kẽ. Nhưng có nhiều người không hề có va chạm, trên da tự nhiên xuất hiện vết bầm tím. Đâu là nguyên nhân gây ra trường hợp này. Đây là triệu chứng trong nhiều bệnh khác nhau như: Thiếu hụt vitamin C, giảm tiểu cầu, các bệnh lý về di truyền.v.v. và trong nhiều bệnh khác, cũng có thể xuất hiện ở người bình thường khi vô tình va chạm, vết bầm tím phải mất thời gian theo chu trình chuyển hóa của hồng cầu bị vỡ để mất hoàn toàn vết bầm tím. Do đó, nếu bạn có bị các vết bầm tím bất thường thì bạn nên đi khám chuyên khoa để bác sĩ có thể tìm nguyên nhân điều trị.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em đi xét nghiệm máu lấy máu xong bị hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi và xét nghiệm xong thì không bị bệnh gì. Bác sĩ cho em hỏi hoa mắt, chóng mặt sau khi lấy máu xét nghiệm là do đâu? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Hiện tượng này có thể do yếu tố tâm lý lo lắng căng thẳng và sợ đau. Nếu hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường sau nghỉ ngơi khoảng 10 phút thì bạn không cần lo lắng. Nếu nằm nghỉ ngơi không hết bạn nên theo dõi kiểm tra lại xét nghiệm công thức máu có thể thiếu máu hay bệnh lý tim mạch do huyết áp thấp...\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Năm nay, em 31 tuổi, đầu em thường xuyên có các triệu chứng sau: Đau trên đỉnh đầu; trong đầu luôn kêu ù ù liên tục và thường xuyên đồng thời trí nhớ rất kém. Bác sĩ cho em hỏi đau đỉnh đầu kèm trí nhớ kém có điều trị được không? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đau đầu là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh khác nhau. Bất cứ ai trong đời cũng đã từng bị đau đầu một hoặc nhiều lần. Có nhiều trường hợp đau đầu dai dẳng không rõ nguyên nhân để điều trị, gây ra những lo lắng căng thẳng và mệt mỏi cho người bệnh. Nguyên nhân đau đầu cũng có rất nhiều nguyên nhân ví dụ như suy nhược cơ thể, thay đổi thời tiết, cảm cúm, viêm xoang mũi, huyết áp cao, mất ngủ,... Cơn đau ở đỉnh đầu có thể chỉ xuất hiện trong một vài phút rồi sẽ tự khỏi. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cơn đau dữ dội và kéo dài trong một vài ngày hoặc đau âm ỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng đau ở đỉnh đầu bao gồm:\nDo thay đổi thời tiết chuyển mùa, lúc mưa lúc nắng, lúc nóng lúc lạnh,... thường gây ra cơn đau đầu ở vùng trán, vùng đỉnh đầu, đau ở vùng 2 cung lông mày, hai hốc mắt, người cảm thấy mệt mỏi. Có những trường hợp dẫn tới sốt, và kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn,... bệnh thường tái phát nhiều đợt trong năm.\nCăng thẳng tâm lý hay căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng đau đầu, có thể là cơn đau một bên đầu hoặc đau ở đỉnh đầu. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên thường, thường là những người trầm cảm, hay lo âu. Đau đầu ở hai bên đầu, bắt đầu từ vùng dưới chẩm hay hai bên thái dương rồi sau đó lan ra cả đầu. Đau thường xuyên và không có cảm giác mạch đập nẩy theo mạch, người bệnh có cảm giác như đầu bị nó chặt lại từ hai bên thái dương hoặc vùng chẩm, vùng cổ rồi khởi phát từ từ, có thể kéo dài nhiều ngày thậm chí nhiều tuần. Theo nghiên cứu thì phần lớn những người làm việc trong môi trường căng thẳng đều ít nhất 1 lần đã bị những cơn đau ở đỉnh đầu..\nHuyết áp cao thường gặp ở những người trên 50 tuổi, cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau đỉnh đầu, khi áp lực của máu tăng lên, tác động mạnh vào các thành mạch làm xuất hiện nguy cơ xơ vữa động mạch hoặc giãn mạch máu, gây ra các triệu chứng đau đầu.\nHội chứng đau nửa đầu Migraine (hay đau đầu vận mạch) có triệu chứng đau đỉnh đầu hoặc nửa bên đầu, thậm chí đau cả đầu kiểu giật nhói như mạch đập, đau từng cơn, cơn đau đầu thường kèm theo một số triệu chứng như nôn hoặc buồn nôn, sợ tiếng động, sợ ánh sáng,....\nThiếu máu lên não có cảm giác đau ở đỉnh đầu và chóng mặt. Đau ở đỉnh đầu kèm theo các hiện tượng ví dụ như chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế thì rất có thể là do bị thiếu máu lên não. Bệnh nhân thiếu máu não cũng bị đau đầu nhưng cảm giác đau không dữ dội như đau đầu căng cơ mà sẽ âm ỉ nặng nề, cảm giác như có vật gì chèn vào đầu\nViêm xoang mũi: Người bệnh cảm thấy đau hoặc bị đè nặng ở trán hoặc hai bên má, mũi và ở giữa hai mắt, có kèm theo sốt, nghẹt mũi, thậm chí giảm chức năng khứu giác.\nĐau ở đỉnh đầu hay bất kỳ một dấu hiệu nào về đau đầu cũng đang báo hiệu một tình trạng sức khỏe không tốt trên cơ thể, do đó không được chủ quan. Ngoại trừ một số trường hợp đau đầu thông thường nguyên nhân là do thay đổi thời tiết, còn trong mọi trường hợp khác thì cần phải thận trọng.\nNgười bệnh khi có dấu hiệu đau ở đỉnh đầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây triệu chứng và được chỉ định thuốc điều trị thích hợp. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, và tự ý mua thuốc chữa trị tại nhà.\nCách phòng ngừa chứng đau ở đỉnh đầu bao gồm:\nĐiều chỉnh chế độ sinh hoạt: Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tự tạo cho mình một tinh thần thoải mái, không nên để tình trạng căng thẳng, và stress kéo dài.\nĐiều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và xây dựng một kế hoạch luyện tập thể dục thể thao phù hợp để có được một cơ thể khỏe mạnh, và giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.\nTăng cường vận động thể dục thể thao hàng ngày thường xuyên với những bài tập vừa sức và tăng dần cường độ, không nên tập luyện quá sức, tập thể dục đều đặn 30-40 phút mỗi ngày.\nLựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế những thực phẩm gây hại cho sức khỏe như các loại thức uống có cồn như rượu bia, cafe,... và các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào.\nBạn nên đến khám chuyên khoa Nội thần kinh kiểm tra, có thể cân nhắc chụp cộng hưởng từ sọ não và làm thêm một số thăm dò chuyên sâu và xét nghiệm để có thông tin chẩn đoán loại trừ các bệnh lý thực thể tại não và hệ thống thần kinh.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Từ trước đến nay, em chưa phẫu thuật và chưa gây mê, hiện em muốn nội soi đại tràng. Bác sĩ cho em hỏi gây mê nội soi đại tràng có nguy hiểm không? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Nội soi tiêu hóa, bao gồm nội soi dạ dày đại tràng, là phương pháp thăm khám thông qua thiết bị nội soi nhờ đó bác sĩ có thể phát hiện ra các bệnh lý trên đường tiêu hóa mà ống nội soi đi qua. Khi nội soi người bệnh có thể phải trải qua những cảm giác có thể rất khó chịu như nôn buồn nôn và đau đớn, không thể hợp tác được gây ảnh hưởng đến quá trình nội soi.\nGây mê cho nội soi tiêu hóa được đánh giá là phương án an toàn, giúp người bệnh ngủ trong quá trình nội soi do đó người bệnh sẽ không còn phải chịu những cảm giác khó chịu, đau đớn và quá trình nội\nsoi cũng trở nên nhẹ nhàng và thăm khám được chính xác hơn. Thuốc gây mê sẽ được tính toán phù hợp với từng bệnh nhân và người bệnh sẽ tỉnh nhanh chóng sau nội soi. Người bệnh cũng sẽ được bác sĩ gây mê cảnh báo về nguy cơ an thần khả năng lái xe và vận hành máy móc và các biến chứng của gây mê. Trước khi gây mê, bác sĩ sẽ thăm khám đánh giá và dặn dò về thời gian nhịn ăn uống để tránh những biến chứng cũng như lựa chọn phương pháp gây mê phù hợp. Sau gây mê người bệnh sẽ được theo dõi sát trong 1 giờ hoặc hơn nữa tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh và được bác sĩ dặn dò cách theo dõi tái khám nếu cần.\nTại bệnh viện, chúng tôi luôn thực hiện khám gây mê, gây tê. Bác sĩ gây mê sẽ tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn những phương án vô cảm tối ưu cho từng trường hợp cụ thể nhằm giúp các người bệnh hiểu rõ về các vấn đề liên quan, giải đáp các thắc mắc, vững vàng tâm lý khi bước vào một cuộc gây mê cũng như điều chỉnh những rối loạn cần thiết, hội chẩn và lên kế hoạch gây mê, chăm sóc xử lý các vấn đề liên quan trước trong và sau gây mê cho từng trường hợp.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Trước đến nay em chưa phẫu thuật và chưa gây mê, hiện em muốn nội soi đại tràng. Bác sĩ cho em hỏi nội soi đại tràng có gây mê không? Gây mê có nguy hiểm không? Làm sao để đảm bảo em không bị gì gì trong quá trình gây mê? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Nội soi đại tràng là phương pháp sử dụng một ống soi mềm có gắn camera với đường kính ống nhỏ theo đường hậu môn đi qua trực tràng vào trong đại tràng để kiểm tra tình trạng bên trong lòng đại tràng. Nội soi đại tràng gồm có:\nNội soi đại tràng không gây mê: Người bệnh tỉnh táo hoàn toàn trong quá trình nội soi, nhưng người bệnh có thể cảm giác đau, khó chịu và tức bụng tùy theo cảm giác\nNội soi đại tràng có gây mê: Bác sĩ sẽ gây mê người bệnh để nội soi. Phương pháp này giúp bệnh nhân không có bất kỳ cảm giác khó chịu hay đau tức trong quá trình nọi soi.Người bệnh có thể xuất viện ngay sau 1-2 giờ.\nQuy trình nội soi cho phép bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa xem xét bên trong ruột già (ruột kết) và trực tràng của bạn. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ nội soi này thực hiện thủ tục để phát hiện và ngăn ngừa ung thư ruột kết và trực tràng. Nội soi đại tràng đã trở nên rất phổ biến, nhưng có những điều quan trọng mà mọi người nên biết về việc chuẩn bị, các lựa chọn gây mê và phục hồi. Nội soi đại tràng là một loại kiểm tra ung thư đại trực tràng có khả năng bảo vệ gấp đôi vì nó không chỉ giúp phát hiện sớm. Bởi vì ung thư đại trực tràng bắt đầu phát triển bất thường được gọi là polyp, nội soi có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách xác định và loại bỏ các polyp trước khi chúng chuyển thành ung thư. Nội soi đại tràng cũng được thực hiện để xác định nguyên nhân của các triệu chứng như chảy máu trực tràng, thay đổi hoạt động của ruột, đau bụng và giảm cân không rõ nguyên nhân, cũng như chẩn đoán bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.\nHầu hết, tất cả các ca nội soi ở Hoa Kỳ đều được thực hiện với bệnh nhân dưới một mức độ an thần hoặc gây mê khiến họ không cảm thấy gì. Thông thường, bệnh nhân ngủ trong suốt quá trình. Mức độ an thần mà bạn nhận được và tiền sử sức khỏe của bạn là các yếu tố để xác định loại chuyên gia y tế nào nên sử dụng thuốc an thần trong quá trình làm thủ thuật của bạn. Tất cả các loại thuốc để an thần đều được tiêm vào tĩnh mạch (qua tĩnh mạch ở cánh tay của bạn). Hầu hết bệnh nhân được dùng thuốc an thần vừa phải hoặc sâu, nhưng vẫn có những lựa chọn khác. Các lựa chọn của bạn bao gồm:\nKhông có thuốc an thần. Từ chối thuốc an thần rất hiếm ở Hoa Kỳ: Chỉ 2% bệnh nhân nội soi đại tràng chọn không dùng thuốc an thần. Tuy nhiên, một số người lựa chọn điều này vì họ muốn có thể tự lái xe về nhà sau khi làm thủ thuật, để ngăn ngừa bất kỳ biến chứng tiềm ẩn nào do gây mê hoặc tránh dùng opioid thường được sử dụng để an thần nhẹ hoặc vừa phải.\nAn thần tối thiểu hoặc nhẹ. Các loại thuốc như benzodiazepin và opioid sẽ giúp bạn thư giãn, nhưng bạn sẽ vẫn tỉnh táo và có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu. Bạn sẽ có thể hiểu câu hỏi, cung cấp câu trả lời và làm theo hướng dẫn.\nAn thần vừa phải: Bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ và thậm chí có thể ngủ gật trong khi làm thủ thuật và không nhớ nó. Cũng như thuốc an thần nhẹ, benzodiazepine và opioid được sử dụng phổ biến nhất, nhưng với lượng cao hơn. So với thuốc an thần sâu, phương án này có nguy cơ hạ huyết áp hoặc làm chậm nhịp thở của bạn thấp hơn, nhưng vì bạn có thể vẫn tỉnh táo nên bạn có thể cảm thấy khó chịu.\nAn thần sâu: Bạn sẽ không hoàn toàn bất tỉnh, nhưng bạn sẽ ngủ trong suốt quá trình này và có thể không còn nhớ gì về nó. Thuốc thường được sử dụng để gây ngủ sâu là propofol, không phải là thuốc phiện. Nó hoạt động nhanh, hết nhanh và an toàn cho hầu hết bệnh nhân. Vì thuốc có thể làm giảm huyết áp và làm chậm nhịp thở của bạn, nên nó có thể không an toàn cho tất cả mọi người.\nGây mê toàn thân: Loại gây mê này không thường được sử dụng để soi ruột kết, nhưng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, đặc biệt là những người có bất thường đường thở hoặc có nguy cơ cao khi hút dịch dạ dày. Loại thuốc mê này khiến bạn hoàn toàn bất tỉnh và hơi thở của bạn bị suy giảm, do đó, một ống thở, máy thở và thuốc mê hít được sử dụng.\nTrước khi gây mê bệnh nhân sẽ được thăm khám, sàng lọc những gì? Bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn về việc thay đổi chế độ ăn uống của bạn trong vài ngày trước khi làm thủ thuật và làm sạch ruột vào ngày hôm trước, bao gồm việc dùng kết hợp thuốc nhuận tràng. Thuốc nhuận tràng sẽ gây tiêu chảy và đi vệ sinh thường xuyên. Việc chuẩn bị nội soi đại tràng này là cần thiết để cho phép bác sĩ của bạn quan sát rõ ràng ruột kết của bạn trong quá trình tiến hành thủ thuật. Bạn sẽ được bác sĩ gây mê khám và tư vấn trước đó, bạn cần nói chuyện với bác sĩ gây mê về bất kỳ vấn đề sức khỏe của bạn, phản ứng dị ứng trước đây với thuốc gây mê, và tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn, vitamin và chất bổ sung mà bạn dùng. Đừng bỏ sót bất cứ thứ gì. Thông tin này ảnh hưởng đến các quyết định về việc sử dụng thuốc an thần hoặc gây mê một cách an toàn trong quá trình phẫu thuật và tránh các biến chứng như chảy máu do cắt bỏ polyp. Bạn có thể được khuyên ngừng dùng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung hoặc điều chỉnh liều lượng của chúng trong những ngày trước khi làm thủ thuật nội soi. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ xác định mức độ an thần của bạn, nhưng bạn có tiếng nói trong quyết định đó. Khi lên lịch nội soi, hãy luôn hỏi bác sĩ của bạn về mức độ thuốc an thần hoặc gây mê được lên kế hoạch. Mặc dù nhiều bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa mặc định dùng thuốc an thần sâu, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Nếu bạn muốn an thần sâu, bạn có thể cần phải yêu cầu. Tuổi tác, tình trạng y tế và thói quen sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn gây mê. Ví dụ, một bệnh nhân có vấn đề về tim hoặc phổi, béo phì hoặc bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến đường thở có thể cần tránh dùng thuốc an thần sâu.\nNgay cả khi dùng thuốc an thần sâu, bạn sẽ không ngủ được lâu: Tác dụng đó thường hết trong vòng 30 phút sau khi tháo catheter. Bạn có thể cảm thấy đầy hơi hoặc đầy hơi trong vài giờ sau khi khám, nhưng đi bộ có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu. Trừ khi bạn chọn không nhận thuốc an thần, bạn sẽ cần phải sắp xếp để một người nào đó đưa bạn về nhà sau khi nội soi. Có thể mất một thời gian để thuốc an thần hết tác dụng, vì vậy bạn không được xem là an toàn khi lái xe, tự đi phương tiện công cộng, đi làm lại hoặc đưa ra các quyết định quan trọng vào ngày hôm đó. Bạn có thể được khuyến cáo tránh lái xe trong 24 giờ sau khi làm thủ thuật. Bạn sẽ được chăm sóc, theo dõi lâm sàng tiếp tục cho đến khi hết tác dụng thuốc mê trong khoảng 1 giờ: bao gồm theo dõi tri giác mỗi 15 phút, nhịp tim, nhịp hô hấp, điểm đau (khi tỉnh táo). Huyết áp và nhiệt độ phải được đánh giá. Việc loại bỏ các polyp hoặc mẫu mô có thể gây chảy máu nhẹ trong lần đi tiêu đầu tiên của bạn sau thủ thuật. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn tiếp tục đi ngoài ra máu hoặc cục máu đông hoặc nếu bạn bị đau bụng dai dẳng, sốt.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị ù tai, tai như có nước vào bị bịt kín và rất ngứa. Buổi tối thường đau cả 2 tai. Tai bên phải có nổi 2 hạch nhỏ. Lúc em xì mũi thì tai kêu lụp xụp, lụp xụp sau đó thông thoáng tai 1 tí rồi lại cảm giác bị bịt kín. Bác sĩ cho em hỏi ù tai kèm nổi hạch nhỏ ở tai có sao không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Theo triệu chứng mô tả, bạn bị ù tai, ngứa, như có nước,... là triệu chứng nghiên về bệnh lý nấm tai ngoài. Tuy nhiên, để chẩn đoán bạn cần được bác sĩ Tai mũi họng thăm khám đầy đủ và chính xác nhằm có phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể đặt hẹn khám Tai mũi họng tại AI-Doctor để được các bác sĩ Tai mũi họng tại AI-Doctor tư vấn điều trị.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị viêm amidan, gần đây em thấy bệnh hay tái phát, amidan thấy có mủ và miệng có mùi hôi sau khi ngủ dậy. Bác sĩ cho em hỏi viêm amidan tái phát có mủ kèm hôi miệng điều trị thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Theo như bạn mô tả, bạn bị viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần gây hôi miệng, bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để được các bác sĩ Tai mũi họg tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em đi khám sức khỏe tổng quát và có kết quả MCV: 75.8 và MCH: 25.0. Các chỉ số khác đều bình thường. Vậy bác sĩ cho em hỏi chỉ số MCV: 75.8 và MCH: 25.0 có sao không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Hai chỉ số MCV và MCH bạn hỏi nằm trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi phản ánh tình trạng của hồng cầu. Ngoài 2 chỉ số trên còn có một số chỉ số khác phản ánh tình trạng hồng cầu. Chỉ số MCV (thể tích trung bình hồng cầu) và MCH (lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu) của bạn có giảm trong khi các chỉ số khác bình thường gợi ý hồng cầu nhỏ. Bạn nên đến chuyên khoa Huyết học khám và tư vấn để loại trừ bệnh lý huyết sắc tố bẩm sinh.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị tối ngủ đau ở giữa ngực rất khó chịu và mỗi khi ăn vô bị nôn ra nước bọt rất nhiều và có cả thức ăn nữa. Bác sĩ cho em hỏi đau giữa ngực khi ngủ kèm nôn nhiều sau ăn có sao không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đau giữa ngực vào buổi tối ngủ và buồn nôn, nôn ói là biểu hiện thường gặp của trào ngược dạ dày thực quản. Khi nằm, acid dạ dày trào ngực lên thực quản có thể gây ra viêm thực quản, biểu hiện bằng cảm giác đau nóng rát sau ức, acid dạ dày có thể trào ngược lên tới vùng hầu họng gây buồn nôn và nôn ói, viêm họng, khô họng. Tuy nhiên, biểu hiện đau ngực hay nôn ói cũng có thể nằm trong một số bệnh lý khác nhưng tim mạch, hô hấp, ngộ độc,..\nVới những biểu hiện trên, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để kiểm tra tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp. Tại bệnh viện bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm nội soi dạ dày thực quản, đo điện tim, chụp x quang tim phổi và thực hiện một số xét nghiệm liên quan, sau khi đã thăm khám.\nTrong sinh hoạt hàng ngày bạn cần lưu ý: Tránh các chất kích thích như cà phê, nước tăng lực chứa cafein, rượu bia, thức ăn chua, cay. Tránh thức khuya, tránh ngủ hoặc tắm hoặc vận động nặng ngay sau khi ăn.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Con bị viêm tai giữa mà bị thủng 2 màng nhĩ. Ở màng nhĩ con có mủ. Vậy bác sĩ cho con hỏi viêm tai giữa kèm thủng màng nhĩ có mủ điều trị được không? Con cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Theo ghi nhận thì bạn có tình trạng viêm tai giữa thủng nhĩ 02 bên. Nếu tình trạng viêm tai giữa thủng nhĩ của bạn mạn tính (kéo dài trên 03 tháng) và không đáp ứng với điều trị nội khoa thì có chỉ định phẫu thuật. Bạn sẽ được làm thêm một số cận lâm sàng như chụp CT scan tai, đo thính lực đồ để đánh giá tình trạng viêm tai giữa và tìm nguyên nhân (nếu có) trước khi phẫu thuật, từ đó mới đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp. Đối với phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần có thể thực hiện cho bé từ 04 tuổi nếu đúng chỉ định phẫu thuật, do đó trường hợp của bạn có thể thực hiện phẫu thuật nếu đúng chỉ định.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Cách đây 1 năm, em có đi khám tư và được kết luận tai trái bị thủng màng nhĩ và tai phải bị xẹp nhĩ. Hiện tại, tai phải em nghe kém hơn và cũng gần như không nghe được (có lúc nghe rất rõ nhưng có lúc không nghe được gì). Vậy bác sĩ cho em hỏi tai bị xẹp nhĩ điều trị thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Trường hợp của bạn có thủng nhĩ trái và xẹp nhĩ phải hơn 01 năm nay, ghi nhận nghe kém tai phải mức độ nhiều, những triệu chứng trên gợi ý bất thường vùng tai giữa, do đó bạn cần làm thêm một số xét nghiệm và cận lâm sàng như: Chụp CT scan tai, đo thính lực đồ, đo nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp để đánh giá mức độ nghe kém và tìm nguyên nhân gây các tình trạng trên, từ đó mới có thể tư vấn phương pháp điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật phù hợp.\nBạn có thể đến phòng khám Tai mũi họng để bác sĩ kiểm tra và tư vấn điều trị cụ thể hơn.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị chứng đau nửa đầu không cố định vị trí cách đây 7 năm. Mỗi lần đau rất khó chịu không muốn nghe thấy tiếng động gì hay nhìn thấy ánh sáng. Em thèm ăn nhưng không thể ăn được, buồn nôn và rất mệt mỏi. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau nửa đầu kèm không muốn nghe thấy tiếng động là bệnh gì? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Theo thông tin bạn cung cấp nhiều khả năng bị bệnh đau đầu Migraine, nhưng để xác định chẩn đoán cần làm một số xét nghiệm để loại trừ bệnh lý thực thể ở não. Vậy tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa Thần kinh và máy CT hoặc MRI để được chẩn đoán và điều trị chính xác.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em năm nay mới 16 tuổi nhưng không biết tại sao lại bị đau nửa đầu bên trái thái dương và cả mắt trái. Cơn đau thi thoảng xuất hiện, nhói và làm mắt trái của em cũng đau theo, mắt nhỏ lại hơn so với mắt phải. Bác sĩ cho em hỏi đau nửa đầu kèm đau mắt là bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Triệu chứng đau nửa đầu của bạn gợi ý đến nhóm bệnh đau đầu thần kinh sinh ba tự động (Trigeminal Autonomic Cephalalgia). Đây là thể bệnh đau nửa đầu cường độ nặng kèm các triệu chứng rối loạn thần kinh tự động cùng bên đau đầu như sụp mi, chảy nước mắt, đỏ mắt, chảy nước mũi, đỏ nửa mặt. Tuy nhiên để chắc chắn vẫn cần chụp sọ não - mạch não vì một số tình trạng tổn thương não hoặc mạch não cũng gây triệu chứng đau đầu tương tự như vậy. Bạn cần đi khám chuyên khoa Thần kinh để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Sáng sớm gia đình em có thử lượng đường trong người của em thì kết quả là 100md/dl có khi 105mg/dl. Bác sĩ cho em hỏi lượng đường máu hơn 100md/dl có sao không? Có phải em mắc bệnh tiểu đường không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Theo như thông tin bạn cung cấp sáng sớm thử glucose máu chắc là đường máu đói. Như vậy ở mức đường máu đó bạn có nguy cơ bị bệnh tiền đái tháo đường. Vậy nên, bạn cầu khám thêm chuyên khoa nội tiết tư vấn làm xét nghiệm chuyên sâu khẳng định chẩn đoán.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Bác sĩ cho em hỏi triệu chứng nicotin trên bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ là gì? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Khi ngộ độc Phospho hữu cơ sẽ có các tình trạng sau:\nThể nhẹ - khu trú:\nXảy ra trong khi đang phun thuốc trừ sâu, muỗi.\nBiểu hiện:\nNhức đầu, rối loạn thị giác.\nKhó thở biểu hiện giống hen suyễn.\nThể toàn thân:\nThời kỳ tiềm tàng: Nhiễm độc qua đường hô hấp: 30 - 60 phút. Qua đường uống: 1 giờ. Qua da: 2 - 3 giờ.\nBiểu hiện: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, đồng tử co, mạch chậm.\nThời kỳ toàn phát: từ 1 - 8 giờ sau khi uống/ tiếp xúc:\nHội chứng muscarin: đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, tăng tiết phế quản và co thắt phế quản, nhịp tim chậm, đồng tử co.\nHội chứng nicotin: co giật cơ, mệt mỏi nhanh, giảm lực cơ, nặng hơn có thể liệt hô hấp, tăng huyết áp. Có thể tìm dấu hiệu nicotin bằng cách gõ cơ delta thấy xuất hiện rung giật thớ cơ.\nCo giật cơ, co giật toàn thân, khó thở kiểu Cheyne Stokes, phù phổi cấp, ngừng thở. Nhịp tim có thể nhanh và đồng tử có thể giãn.\nHội chứng thần kinh: lo sợ, lò đờ, mất ngủ, nhức đầu, lẫn lộn.\nThể rất nặng: chết sau vài phút do suy hô hấp cấp (phù phổi cấp) và thiếu oxy não.\nDo câu hỏi của bạn mang tính chất chuyên sâu, bác ss chỉ tóm tắt và ý chính mong rằng câu trả lời này có thể đáp ứng được những điều bạn muốn biết. Hoặc muốn tìm hiểu kỹ hơn bạn có thể lên trang web của AI-Doctor hoặc các trang viết về y khoa để có thể đọc thêm các tài liệu về Ngộ độc Phospho hữu cơ.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em đi siêu âm, tuyến giáp, bác sĩ bảo thùy phải của em không to, cực trên có cấu trúc echo dày đặc kích thước 9*6mm, giới hạn rõ, Doppler (-) cực dưới có cấu trúc echo hỗn hợp bên trong có hóa dịch và mô đặc kích thước 10*6mm, giới hạn rõ, Doppler (-). Bác sĩ cho em hỏi siêu âm tuyến giáp cực trên có cấu trúc echo dày đặc có sao không? Em có cần phải sinh thiết chưa? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Kết quả siêu âm có tổn thương ở cực trên với cấu trúc echo dày đặc kích thước 9*6mm, giới hạn rõ, Doppler (-) này chưa cung cấp đủ thông tin để xếp loại tổn thương theo TIRADS (TIRADS là hệ thống dữ liệu và báo cáo hình ảnh tuyến giáp)\nVới cực dưới có cấu trúc echo hỗn hợp bên trong có hóa dịch và mô đặc kích thước 10*6mm, giới hạn rõ, Doppler (-) cũng chưa đủ dữ liệu thông tin để xếp loại tổn thương này. Do vậy nên bạn cần đến cơ sở chuyên khoa về tuyến giáp để được bác sĩ siêu âm đánh giá và phân loại lại tổn thương sau đó mới có hướng xử trí tiếp theo được.\nĐể trả lời câu hỏi có cần cần phải sinh thiết tổn thương của bạn hay không thì việc tối thiểu là cần phải xếp loại được tổn thương trước rồi mới quyết định được.\nPhân độ TIRADS: Theo ACR American college of radiology\nBình thường: không xếp loại TIRADS.\nTIRADS 1: thương tổn lành tính.\nTIRADS 2: thương tổn không nghi ngờ.\nTIRADS 3: thương tổn nghi ngờ thấp. Theo dõi ≥ 1,5cm. FNA ≥ 2,5cm.\nTIRADS 4: thương tổn nghi ngờ trung bình. Theo dõi ≥ 1cm. FNA ≥ 1,5cm.\nTIRADS 5: Nghi ngờ cao. Theo dõi ≥ 0,5cm.\nFNA ≥ 1cm.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị tăng tiết xuất nước bọt trong miệng. Miệng lúc nào cũng trào nước bọt và phải nuốt. Tình trạng này bắt đầu sau khi em cắt amidan. Bác sĩ cho em hỏi tăng tiết nước bọt sau cắt amidan có sao không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Tình trạng tăng tiết nước bọt trong miệng nếu khiến bạn phải để ý thường xuyên và kéo dài thì có thể là một triệu chứng bất thường. Tình trạng tăng tiết nước bọt có rất nhiều nguyên nhân gây ra như: bệnh lý vùng tuyến nước bọt, răng miệng, trào ngược dạ dày - thực quản, một số bệnh lý về tuyến tụy, gan, do thói quen ăn uống, do thuốc,... Bạn có thể đến phòng khám Tai mũi họng để bác sĩ khám kiểm tra, làm thêm một số xét nghiệm tầm soát nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt, từ đó mới đưa ra phương án điều trị phù hợp.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Hiện tại, cháu đang có triệu chứng chảy nước mũi màu vàng ở 1 bên mũi và kèm theo đau đầu và có dịch chảy xuống cổ họng. Bác sĩ cho cháu hỏi chảy nước mũi màu vàng kèm đau đầu có sao không? Có phải em bị viêm xoang không? Điều trị thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Các triệu chứng chảy dịch mũi vàng 01 bên mũi, chảy dịch mũi xuống họng, đau đầu gợi ý nhiều tình trạng viêm xoang, tuy vậy một số bệnh lý khác cũng có thể có triệu chứng tương tự như: dị vật vùng mũi, polyp mũi, u vùng mũi,... Bạn nên đến phòng khám Tai mũi họng để bác sĩ khám, nội soi mũi xoang kiểm tra nhằm xác định có đúng là tình trạng viêm xoang không, viêm xoang cấp tính hay mạn tính, nguyên nhân, mức độ,... từ đó mới có thể tư vấn điều trị phù hợp cho bạn.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị đau đầu kéo dài đã 3 ngày, nhất là vào buổi sáng sáng ngủ dậy, người mệt mỏi, ăn không ngon, tim đập nhanh và đầu đau nhói mỗi khi ngồi xuống. Bác sĩ cho em hỏi đau đầu kéo dài kèm tim đập nhanh có sao không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Tình trạng đau đầu của bạn mới xuất hiện, mức độ có vẻ khá nặng, kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, ăn không ngon, tim đập nhanh. Tính chất đau đầu như bạn mô tả khá ít thông tin nên chưa gợi ý được nguyên nhân hoặc tình trạng bệnh gì cụ thể. Do vậy, bạn cần đi khám sớm để tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Bác sĩ cho cháu hỏi có cách nào điều trị dứt điểm hôi miệng không? Hơi thở của cháu bị hôi mỗi khi thở, khiến cháu rất tự ti khi giao tiếp. Cháu dùng nhiều sản phẩm điều trị nhưng không cải thiện. Cháu cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Hôi miệng có thể do các nguyên nhân sau:\nVệ sinh răng miệng chưa sạch: Còn đọng nhiều thức ăn, lâu ngày hình thành nên cặn bám, mảng bám, cao răng.\nCác bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng.\nHút thuốc hoặc hay ăn các đồ ăn có mùi khó chịu như hành, tỏi...\nVệ sinh lưỡi kém, lưỡi có nhiều cặn bám, nấm lưỡi...\nBệnh trào ngược dạ dày thực quản, ợ hơi, ợ chua.\nViêm đường mũi họng.\nMột số bệnh nội khoa như viêm gan, tiểu đường...\nBạn nên đến khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để xác định được đúng nguyên nhân. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như lấy cao răng, hàn răng sâu, điều trị viêm lợi... và tư vấn các phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách, cạo lưỡi, sử dụng chỉ nha khoa. Ngoài ra, bác sĩ có thể tư vấn bạn khám thêm các chuyên khoa như Nội khoa hay Tai Mũi Họng nếu thấy hơi thở khó chịu có thể do các nguyên nhân ngoài miệng.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em xét nghiệm chỉ số HBV DNA có kết quả 80,000/ml. Bác sĩ cho em hỏi chỉ số HBV DNA 80,000/ml có ý nghĩa gì? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Kết quả xét nghiệm chỉ số HBV DNA có kết quả 80,000/ml chưa có đơn vị rõ ràng nên bác sĩ không giải thích cụ thể trường hợp của bạn.\nThông thường chỉ số HBV DNA có 2 loại đơn vị là IU/mL và copies/mL. Tuy nhiên kết quả của bạn dù đơn vị là IU/ml hay copies/mL thì tải lượng virus của bạn cũng ở mức khá cao hay nói cách khác số lượng virus trong cơ thể bạn ở mức khá cao. Bạn nên đi khám và tham khảo tư vấn bác sĩ chuyên khoa cũng như làm thêm các xét nghiệm khác để đánh giá chính xác nhất chức năng gan.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị bệnh nghiến răng. Bác sĩ cho em hỏi nghiến răng điều trị thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Nguyên nhân của nghiến răng có thể do:\nCăng thẳng, lo lắng\nDùng chất kích thích (rượu, caffeine...)\nNhiễm ký sinh trùng gây khó chịu khi ngủ (thường gặp ở trẻ em)\nĐể loại bỏ tình trạng nghiến răng thì phải loại bỏ các nguyên nhân trên bằng việc điều chỉnh lại sinh hoạt, công việc:\nTránh làm việc quá nhiều.\nNghỉ ngơi đúng giờ\nTập thể dục để sức khỏe tốt hơn và tinh thần thoải mái.\nTẩy giun sán cho trẻ em\nNghiến răng kéo dài sẽ rất dễ dẫn đến mòn mặt nhai của răng và loạn năng khớp thái dương hàm. Để phòng ngừa hậu quả này thì em cần được làm máng chống nghiến. Máng này đeo vào răng khi ngủ sẽ hạn chế được tật nghiến răng và bảo vệ răng không bị mòn.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Mắt của mẹ em bị giật và dần dần kéo mí mắt xuống. Bác sĩ cho em hỏi mắt giật, mí mắt trùng xuống là do đâu? Có phải bị dây thần kinh chèn vào không? Cách điều trị thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Mẹ bạn có thể mắc chứng co thắt mi mắt, đây là một thể bệnh loạn trương lực. Trước hết cần thăm khám và chụp MRI sọ - mạch não để loại trừ xung đột thần kinh-mạch máu gây ra triệu chứng co thắt mi mắt đó. Nếu không có xung đột thần kinh - mạch máu hoặc tổn thương nào khác thì có thể cân nhắc tiêm Botulinum toxin để điều trị co thắt mi mắt nếu triệu chứng kéo dài và gây khó chịu.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em đi cấy mi xong bị tác dụng phụ mi dưới 1 bên mắt cứ co giãn không chủ động được. Bác sĩ cho em hỏi mi dưới mắt không co giãn được sau cấy mi có nguy hiểm không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Các thay đổi chức năng vận động mi hay nhãn cầu sau thẩm mỹ cần được khám lại sớm để đánh giá mức độ tổn thương, xử lý hợp lý.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em vừa sinh bé song muốn thu hẹp vùng kín. Bác sĩ cho em hỏi sau sinh bao lâu có thể thu hẹp vùng kín? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Thời gian khoảng 6-9 tháng sau sinh thì có thể thực hiện phẫu thuật thu gọn vùng kín, các can thiệp không xâm lấn như Laser có thể thực hiện ngay sau sinh khoảng 2-3 tuần.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em muốn hút mỡ bụng nhưng không biết là có tác dụng phụ hay có vấn đề gì. Bác sĩ cho em hỏi hút mỡ bụng có ảnh hưởng sức khỏe không? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Hút mỡ bụng là một can thiệp phẫu thuật có nguy cơ cao nhất trong nhóm, ngoài các nguy cơ chung giống như tất cả các loại phẫu thuật thì có những nguy cơ đặc thù\nNguy cơ khi sử dụng thuốc tê với liều lượng cao\nNguy cơ khi đánh giá không đúng thực trạng bệnh nhân dẫn tới chỉ định không hợp lý, ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật\nNguy cơ khi hút quá lượng mỡ cho phép dẫn tới mất cân bằng điện giải/năng lượng\nNguy cơ trực tiếp khi bác sĩ không có kinh nghiệm phẫu thuật\nKỹ thuật phẫu thuật và thiết bị hút mỡ khác nhau thì cho kết quả phẫu thuật khác nhau\nBạn cần khám trực tiếp, đánh giá và giải thích cụ thể.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị viêm thanh quản mạn tính, hạt xơ dây thanh 2 bên. Bác sĩ cho em hỏi viêm thanh quản mạn tính kèm hạt xơ dây thanh có nên phẫu thuật không? Em bị khàn tiếng, nghẹn cổ, họng viêm xuất tiết. Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Bệnh lý hạt xơ dây thanh là bệnh lý có thể cần phẫu thuật. Tuy nhiên, để xác định chính xác có cần phẫu thuật hay không phụ thuộc vào kích thước hạt xơ và mức độ khàn tiếng của bạn. Bạn nên đến thăm khám lại tại chuyên khoa để nhận được đánh giá chính xác và xem xét có cần phẫu thuật hay không. Các triệu chứng khàn tiếng, nghẹn cổ và có đờm ở họng thường liên quan đến bệnh lý trào ngược rất hay đi cùng bệnh lý hạt xơ dây thanh. Do đó để giảm các triệu chứng này, bạn có thể cân nhắc điều trị thêm thuốc chống trào ngược.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em hay bị sa sút trí tuệ hay quên và khó diễn đạt ngôn ngữ, khi căng thẳng thì tình trạng sẽ nặng hơn. Vậy bác sĩ cho em hỏi hay sa sút trí tuệ, khó diễn đạt ngôn ngữ nên uống thuốc gì? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Sa sút trí tuệ có tên y khoa là Dementia. Đây là tên gọi mô tả nhóm triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ và khả năng xã hội. Từ đó gây ảnh hưởng tới các sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Lưu ý, sa sút trí tuệ không được coi là một bệnh lý cụ thể mà có thể do một số bệnh lý khác gây ra.\nSa sút trí tuệ thường gặp ở người trên 65 tuổi (phổ biến với tỷ lệ khoảng 10%). Ở người trên 85 tuổi thì tỷ lệ này có thể lên tới 65%. Mặc dù người cao tuổi có thể gặp phải một số vấn đề về suy giảm trí nhớ, nhưng không thể kết luận chung người cao tuổi bị chứng sa sút trí tuệ. Chỉ khi sự suy giảm trí nhớ ở người bệnh vượt mức dự kiến so với lứa tuổi và có thêm ít nhất một vấn đề liên quan tới nhận thức khác (sự chú ý, khả năng ngôn ngữ, kỹ năng thị giác...) thì mới có thể khẳng định họ bị sa sút trí tuệ.\nỞ giai đoạn đầu, người bị sa sút trí tuệ sẽ có những biểu hiện sau:\nMất trí nhớ gần: Người bệnh thường lặp lại một câu hỏi hoặc hay đi tìm đồ dùng cá nhân, thường quên những sự việc vừa mới xảy ra, thậm chí là quên tên người quen... Hay quên, không rõ ngày tháng hay các sự kiện trọng đời. Tuy nhiên, người bệnh thường bỏ qua các dấu hiệu này do khi bệnh ở mức độ nhẹ các biểu hiện không rõ ràng, rất dễ lầm tưởng với các triệu chứng “đãng trí” bình thường chẳng hạn như phụ nữ hay quên sau sinh do thiếu sắt hoặc khả năng nhớ kém hơn khi về già. Những sai lầm trong việc chẩn đoán này làm mất đi cơ hội được điều trị và phục hồi của người bệnh.\nRối loạn định hướng: Người bệnh có thể cảm thấy lạc lõng hoặc bị lạc đường ngay cả khi ở nơi quen thuộc. Một số người không xác định được phải trái, xa gần. Những trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể trở nên lạc lõng trong chính căn nhà của mình.\nRối loạn hoạt động: Người bệnh không nhớ cách ăn uống bình thường, không thể tự ăn uống hoặc không tự vệ sinh cá nhân. Họ cần được người khác hỗ trợ trong việc chăm sóc bản thân, kể cả những việc rất nhỏ. Điều này không những khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti mà còn gây phiền toái cho người thân của họ.\nRối loạn ngôn ngữ; Người bệnh có thể quên cách dùng những từ đơn giản. Điều này khiến họ gặp khó khăn khi diễn đạt, giao tiếp với những người xung quanh.\nGiảm khả năng tính toán: Người bệnh có thể sẽ không nhận ra các con số, không thực hiện được phép tính đơn giản, đôi khi khả năng giải quyết vấn đề cũng suy giảm dần, ảnh hưởng tới công việc và đời sống hàng ngày. Kèm theo đó, người bệnh cũng có biểu hiện lo âu, dễ kích động... Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ bị giảm trí nhớ nặng dần trong vòng 2 – 10 năm. Hậu quả là việc sinh hoạt thường ngày như ăn uống, tắm rửa, tiểu tiện... sẽ bị lệ thuộc hoàn toàn vào người khác.\nNguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ\nBệnh Alzheimer: Bệnh lý này thường gặp ở người trên 60 tuổi với đặc điểm mất trí nhớ tiến triển chậm. Kèm theo đó, bệnh nhân cũng có thể bị rối loạn ngôn ngữ, khả năng thị giác, khả năng xác định không gian.\nSa sút trí tuệ do mạch máu: Khi mắc bệnh mạch máu não, bệnh nhân có thể bị suy giảm hoạt động nhận thức. Mức độ suy giảm nhận thức phụ thuộc vào vị trí mạch máu não bị tổn thương.\nSa sút trí tuệ thể Lewy: Căn bệnh này có biểu hiện lâm sàng khá giống Alzheimer nhưng biểu hiện suy giảm chức năng nhận thức, hiện tượng ảo giác khi nhìn có xu hướng tiến triển nhanh hơn. Đặc biệt bệnh nhân dạng này thường khá nhạy cảm với tác động của các thuốc điều trị loạn thần.\nSa sút trí tuệ trán – thái dương: Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể biến đổi về nhân cách, suy thoái các kỹ năng xã hội, kém nhạy về cảm xúc, rối loạn ngôn ngữ. Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể sẽ rối loạn trí nhớ.\nSa sút trí tuệ do bệnh Parkinson: Khoảng 3/4 bệnh nhân cao tuổi mắc Parkinson sẽ có triệu chứng sa sút trí tuệ sau mười năm. Đặc điểm của bệnh gồm khả năng nhận thức và vận động chậm dần, biểu hiện suy giảm trí nhớ và chức năng thực hiện.\nHiện nay vẫn chưa có khuyến cáo cụ thể về cách xử trí sớm sa sút trí tuệ. Tuy nhiên qua theo dõi lâm sàng và các nghiên cứu sinh học về quá trình lão hóa ở người cao tuổi, chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây.\nPhương pháp dinh dưỡng và nội tiết khi có biểu hiện bệnh sa sút trí tuệ: Trong các giả thuyết về dinh dưỡng liên quan đến chứng sa sút trí tuệ, các nhà khoa học có chú ý đến tác dụng của các acid béo và kích lực oxy hóa trong quá trình lão hóa ở não.\nCác nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh bệnh nhân sử dụng loại cá béo (có nhiều DHA) hoặc các acid béo đa phần không bão hòa omega-3 (Barberger-Gateau P, 2005) đều giảm triệu chứng sa sút trí tuệ hoặc suy giảm nhận thức. Do đó, trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta nên bổ sung các thực phẩm giàu acid béo có lợi như các loại hạt, ngũ cốc, cá...\nSử dụng thuốc điều trị khi có biểu hiện bệnh sa sút trí tuệ: Có một số loại thuốc có khả năng tác động đến các triệu chứng suy giảm nhận thức ở giai đoạn đầu, ví dụ như:\nThuốc điều hòa tuần hoàn não\nThuốc chống oxy hóa\nThuốc ức chế cholinesterase\nThuốc chủ vận nicotin\nCác chất ức chế ubiquitin hóa\nTuy vậy, việc sử dụng các loại thuốc cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Bởi một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu tới bệnh nhân nếu sử dụng quá liều. Tốt nhất khi có các biểu hiện sa sút trí tuệ, bạn nên đi khám để được khám, chẩn đoán và kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị sẹo rỗ ở mặt. Bác sĩ cho em hỏi điều trị sẹo rỗ ở mặt thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Sẹo rỗ/ sẹo lõm là di chứng sau tổn thương da (thường gặp sau mụn viêm mủ, chấn thương, bỏng, thủy đậu), gây ra sự đứt gãy sợi collagen và elastin, tạo sẹo thấp hơn bề mặt da.\nTùy theo hình dạng và cấu trúc sẹo lõm sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều phương pháp với nhau để cải thiện sẹo. Hiện nay có những phương pháp để điều trị sẹo lõm hiệu quả như: laser fractional, PRP, cắt đáy sẹo, thuốc thoa,... Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp nào thật sự điều trị hết 100% sẹo lõm, mức độ cải thiện sẹo đạt khoảng 50-70%. Các phương pháp đều cần thực hiện nhiều lần, được theo dõi đánh giá và thực hiện ở cơ sở y tế chuyên môn.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị nấm da đầu, cứ hoạt động nóng lên hay ăn đồ nóng vào là ngứa đầu phát điên. Bác sĩ cho em hỏi phương pháp điều trị nấm da đầu như thế nào? Em nên uống thuốc gì hay dùng dầu gội gì? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Theo triệu chứng bạn mô tả thì không phù hợp với triệu chứng của nấm da đầu. Bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và chẩn đoán đúng, điều trị phù hợp.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Bản thân em sau khi xét nghiệm có chỉ số Gamma GT (Cobas) là 165.00 tăng cao; Triglyceride (Cobas) 3.18. Bác sĩ cho em hỏi chỉ số Gamma GT 165.00 tăng cao có sao không? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Khoảng tham chiếu của các xét nghiệm bạn có thắc mắc như sau:\nGGT: Nam < 60 U/L, Nữ < 40 U/L.\nTriglycerid\nBình thường: < 1.7\nCận cao: 1.7 – 2.25\nCao: 2.26 – 5.64\nRất cao: ≥ 5.65\nLipid máu (mỡ máu) là thành phần quan trọng của cơ thể người, gồm các thành phần chính là Cholesterol, Triglycerides và phospholipid. Trong đó, thành phần quan trọng nhất là Cholesterol. Khi bạn ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa bất kỳ lượng calo nào mà nó không cần sử dụng ngay thành Triglycerides và được lưu trữ trong các tế bào mỡ của bạn. Những người bị Triglycerides trong máu tăng cao thường kèm theo tăng cholesterol toàn phần (cả loại xấu và loại tốt) (rối loạn lipid máu kết hợp) hoặc một số ít người sẽ có tăng triglyceride máu đơn độc.\nGGT được sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh gan mật. Hoạt độ men GGT thường là thông số duy nhất tăng lên khi xét nghiệm ở các bệnh này, và là một trong những chất chỉ thị nhạy nhất được biết. Nó cũng là một xét nghiệm sàng lọc nhạy phát hiện chứng nghiện rượu bị che giấu. Hoạt độ GGT trong huyết thanh cũng tăng cao ở các bệnh nhân điều trị lâu dài với phenobarbital và phenytoin.\nNhư vậy so với khoảng tham chiếu xét nghiệm trên người bình thường, hoạt độ men GGT cũng như nồng độ Triglycerid của bạn đang ở mức cao.\nĐối với người có nồng độ mỡ máu cận cao, có thể điều chỉnh lượng mỡ máu bằng các chế độ ăn (ít carbohydrates, ăn nhiều chất xơ, hạn chế sử dụng rượu, tránh sử dụng nhiều các chất béo động vật, thay vào đó sử dụng dầu ăn làm từ hạt oliu, các loại hạt, quả bơ, tích cực ăn các loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ ... Bên cạnh chế độ ăn, còn cần chú ý tới việc giảm cân nếu đang thừa cân hoặc béo phì, duy trì cân nặng hợp lý và thực hiện tập luyện ở mức độ thích hợp. Kết quả tốt nhất chỉ đạt được nếu phối hợp các yếu tố vừa nêu. Đối với xét nghiệm GGT, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn, việc tìm ra nguyên nhân gây tăng GGT cũng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị đưa nồng độ GGT về mức bình thường.\nNếu trong trường hợp điều chỉnh chế độ ăn mà không đạt được hiệu quả, bạn có thể phải sử dụng đến sự can thiệp của các loại thuốc, lúc này bạn nên đến khám chuyên khoa Nội để các bác sĩ chuyên khoa khám lâm sàng, có các chỉ định xét nghiệm bổ sung phù hợp và đưa ra chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị thích hợp nhất.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Bác sĩ cho em hỏi bệnh tan máu bẩm sinh có phương pháp trị dứt bệnh không? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Thalassemia không phải là bệnh lây nhiễm như các bệnh lao, viêm gan,... mà là bệnh di truyền do người bệnh nhận cả hai gen bệnh của bố và mẹ. Bệnh thalassemia là một rối loạn máu di truyền, trong đó cơ thể tạo ra một dạng huyết sắc tố bất thường. Hemoglobin là phân tử protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy. Các rối loạn dẫn đến sự phá hủy quá mức của các tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng cơ thể bạn không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh bình thường.\nBệnh thalassemia được di truyền, có nghĩa là ít nhất một trong số cha mẹ của bạn phải là người mang gen bệnh. Nó gây ra bởi một đột biến gen hoặc xóa một số đoạn gen quan trọng nhất định. Mỗi dạng của thalassemia có các kiểu phụ khác nhau. Các triệu chứng chính xác bạn có sẽ ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng và khả năng điều trị bệnh dứt điểm.\nCó 2 loại Thalassemia chính:\nΑ (alpha) Thalassemia: Thiếu chuỗi α (alpha)\nβ (beta) Thalassemia: Thiếu chuỗi β(beta)\nCả ở α (alpha) và β (beta) đều có 3 mức độ (Thể lâm sàng) : Nhẹ, trung gian, nặng\nViệc điều trị bệnh thalassemia phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng liên quan. Bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị tốt nhất cho trường hợp cụ thể của bạn. Một số phương pháp điều trị bao gồm:\nTruyền máu\nCấy ghép tủy xương\nSử dụng thuốc và chất bổ sung\nPhẫu thuật có thể để loại bỏ lá lách hoặc túi mật\nCác phương pháp chính điều trị bệnh Thalassemia hiện nay:\nĐiều trị thiếu máu: Truyền hồng cầu khi bệnh nhân có thiếu máu, với mức Hemoglobin là 7g/dl sau 2 lần kiểm tra mà không có nguyên nhân nào khác, hay >7g/dl mà có biến dạng xương. Để phòng và xử trí các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra do truyền máu, người bệnh cần phải được theo dõi chặt chẽ tại cơ sở ý tế có truyền máu. Người bệnh phải vào viện truyền máu định kỳ, trung bình 1 lần/tháng. Truyền máu liên tục: Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ thông báo khoảng thời gian cần thiết phải đi truyền máu.\nĐiều trị ứ sắt: Thải sắt bằng thuốc tiêm hoặc uống. Nên bắt đầu thải sắt khi ferritine huyết thanh >1000 ng/ml, thường là sau truyền khoảng 20 đơn vị hồng cầu lắng. Thải sắt định kỳ: Bác sĩ sẽ cho dùng thuốc hoặc tiêm để thải sắt định kỳ nhằm giảm những biến chứng. Bạn sẽ phải điều trị thải sắt cả đời. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn không dùng vitamin hoặc chất bổ sung có chứa sắt. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn cần truyền máu vì sắt có thể tích tụ trong các mô, có thể gây tử vong. Nếu bạn phải nhận truyền máu máu lần, bạn cũng có thể cần điều trị thải sắt. Điều này thường liên quan đến việc tiêm chất hóa học liên kết với sắt và các kim loại nặng khác, giúp loại bỏ thêm sắt từ cơ thể của bạn.\nCắt lách: Chỉ khi truyền máu ít hiệu quả hoặc lách to quá gây đau ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.\nVì bệnh thalassemia là một rối loạn di truyền, nên không có cách nào để ngăn chặn nó. Tuy nhiên, có nhiều cách bạn có thể quản lý bệnh để giúp ngăn ngừa biến chứng. Ngoài việc chăm sóc y tế liên tục, những người bị rối loạn đều tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách tiêm các loại vắc-xin sau:\nBệnh cúm haemophilus B\nViêm gan\nViêm màng não\nPhế cầu khuẩn\nNếu bạn bị bệnh thalassemia, triển vọng điều trị của bạn phụ thuộc vào loại bệnh. Những người có dạng thalassemia nhẹ hoặc trung bình thường có thể có cuộc sống bình thường. Trong trường hợp nghiêm trọng, suy tim là một khả năng. Các biến chứng khác bao gồm bệnh gan, tăng trưởng xương bất thường và các vấn đề nội tiết.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em năm nay 34 tuổi bị tiểu đường đã 1 năm rưỡi rồi và hiện tại đang mang thai khoảng 2 tháng, đường huyết lúc chưa ăn lên đến 6,5mml và sau ăn khoảng 7- 8mml. Vậy bác sĩ cho em hỏi chỉ số đường huyết lúc đói 6,5ml khi mang thai có sao không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Bạn đã có tiền sử đái tháo đường trước khi mang thai; hiện tại chưa rõ quá trình điều trị của bạn trước mang thai như thế nào. Tuy nhiên trong quá trình mang thai tăng đường máu sẽ ảnh hưởng đến em bé rất nhiều. Vì vậy, bạn cần xét nghiệm lại đầy đủ (glucose, HbA1c); khám chuyên khoa Nội tiết để được tư vấn sớm và chuyển điều trị insulin; theo dõi kĩ đường máu mao mạch tại nhà.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em muốn sử dụng dầu cá hàng ngày, mỗi ngày 2 viên đều đặn không ngừng nghỉ. Dược sĩ cho em hỏi liều lượng sử dụng dầu cá thế nào? Em xin cảm ơn dược sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Dầu cá với thành phần chính là các axit béo không bão hòa omega-3 chuỗi dài EPA và DHA có tác động lên hệ tim mạch và sự chuyển hóa trong cơ thể. Tuy vậy, DHA và EPA không tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ bên ngoài vào. Bổ sung các axit béo có lợi kể trên thông qua chế độ ăn hàng ngày được khuyến cáo ở mọi đối tượng. Các sản phẩm dầu cá tổng hợp có thể được lựa chọn để điều trị 1 số bệnh lý hoặc để bổ sung nguồn cung trong trường hợp chế độ ăn uống không đáp ứng đủ.\nFDA khuyến cáo nhu cầu ở người trưởng thành bình thường không nên quá 3g/ ngày EPA và DHA, trong đó không quá 2g/ ngày từ các sản phẩm hỗ trợ. Bạn vẫn có thể sử dụng dầu cá hàng ngày tuy nhiên bạn nên kiểm tra thành phần và hàm lượng của loại dầu cá đang sử dụng cũng như chế độ ăn hàng ngày để điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của mình.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Tôi bị tiểu đường. Sau điều trị viêm phổi lành bệnh nhưng hiện nay đường huyết đo buổi sáng (chưa ăn) thường dao động ở mức 3,7 đến 3,9mlm. Bác sĩ cho tôi hỏi chỉ số đường huyết dao động từ 3,7 - 3,9mlm có sao không? Tôi cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Hiện tại chỉ số đường máu bạn cung cấp là bác đang hạ đường huyết, không biết trên lâm sàng bác có triệu chứng hạ đường huyết như đói, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi. Bác cần khám ngay bác sĩ chuyên khoa nội tiết chỉnh thuốc lại cho hợp lý.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Dược sĩ cho em hỏi uống thuốc giảm đau nhiều có sao không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Thuốc giảm đau có nhiều loại khác nhau như: Paracetamol, NSAID, Opioid. Các loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn nếu như sử dụng nhiều. Do vậy người dùng nên trao đổi với bác sĩ, dược sĩ về loại thuốc giảm đau đang dùng.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Bác sĩ cho em hỏi tia cực tím chiếu mắt liên tục ảnh hưởng thế nào? Tác hại tới đôi mắt thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Tác hại của tia cực tím đối với con người còn gây ra các tổn thương về mắt như đục thủy tinh thể và các tổn thương khác như pterygium (mộng thịt), ung thư da quanh mí mắt, thoái hóa điểm vàng. Bạn cần khám ngay nếu thấy mờ mắt, cộm xốn chảy nước mắt.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị cận gần 4 độ ở cả 2 mắt. Bác sĩ cho em hỏi cận gần 4 độ cả hai mắt dùng thuốc nào điều trị giúp hạn chế sự gia tăng của cận thị và dùng thời gian lâu có thể chữa khỏi không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Để hạn chế gia tăng độ cận bạn cận mang kính đúng độ và thường xuyên. Tránh dùng mắt điều tiết quá lâu sẽ làm mắt mỏi và dễ tăng độ.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị triệu chứng ra nhiều mồ hôi tay chân. Bác sĩ cho em hỏi ra nhiều mồ hôi tay chân điều trị thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đổ mồ hôi tay chân nguyên phát phát chủ yếu lòng bàn tay chân, nách.., thường do:\nRối loạn thần kinh thực vật\nRối loạn về thần kinh và trạng thái tâm thần\nĐổ mồ hôi thứ phát thường gây ra tình trạng đổ mồ hôi toàn cơ thể. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi tay chân thứ phát như:\nThiếu vitamin và chất khoáng\nBệnh cường giáp\nNhiệt độ quá thấp, bỏng lạnh, u tuyến yên, thiếu máu bất sản, lao phổi,...\nNhiễm độc: do tính chất công việc hay một số nguyên nhân nào đó khiến cho cơ thể của bạn tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại từ nước, không khí, môi trường ô nhiễm,... khiến cho cơ thể bị nhiễm độc. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách bài tiết ra nhiều mồ hôi nhằm đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.\nBệnh ung thư máu cũng gây rối loạn các hoạt động trong cơ thể, trong đó đặc biệt là hoạt động bài tiết làm cho cơ thể xuất hiện tình trạng tăng tiết nhiều mồ hôi tay chân.\nĐiều trị chứng đổ mồ hôi tay chân do rối loạn thần kinh thực vật bằng phương pháp phẫu thuật nội soi cắt đốt hạch giao cảm, nhằm giảm tăng tiết mồ hôi tay chân. Bạn nên khám chuyên khoa nội và ngoại lồng ngực để tìm nguyên nhân đổ mồ hôi, sau đó bác sĩ sẽ\nkhuyến cáo phương thức điều trị.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Mẹ cháu bị đau đầu mãn tính và dạo gần đây các triệu chứng có vẻ nặng hơn dẫn đến việc mẹ cháu bị thay đổi tính cách trở thành một con người hoàn toàn khác (hành động và lời nói khác mọi ngày), đôi khi đau quá mẹ cháu còn tự đập đầu vào tường xong kêu gào. Bác sĩ cho cháu hỏi điều trị đau đầu mãn tính thế nào? Cháu cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đau đầu mạn tính được xác định khi đau đầu xảy ra hơn 15 ngày trong tháng, mỗi ngày kéo dài hơn 4 giờ có khi cả ngày và ít nhất xảy ra trong 3 tháng.\nNguyên nhân đau đầu mạn tính:\nViêm hoặc các vấn đề khác với các mạch máu trong và xung quanh não như đột quỵ.\nNhiễm trùng như viêm màng não.\nÁp lực nội sọ quá cao hoặc quá thấp.\nU não.\nChấn thương sọ não.\nĐau đầu do lạm dụng thuốc.\nLạm dụng, sử dụng quá nhiều các loại thuốc sai cách, sử dụng thuốc gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới não bộ\nYếu tố tâm lý: Do căng thẳng, stress của công việc, cuộc sống kéo dài khiến bộ não phải hoạt động suy nghĩ quá nhiều, điều này dễ khiến chúng ta bị đau đầu lâu dần sẽ tiến triển thành bệnh đau đầu mãn tính.\nBạn nên đưa mẹ khám chuyên khoa nội thần kinh, tâm lý học sớm.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Con có làm xét nghiệm máu thì chỉ số glucose là 5,61. Bác sĩ cho con hỏi chỉ số glucose 5,61 có sao không? Nếu cao thì con cần làm gì để hạ xuống mức bình thường? Con cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Glucose là hợp chất rất quan trọng đối với cơ thể, là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho tất cả tế bào của cơ thể cũng như các hoạt động sống của con người. Chỉ số glucose máu giúp chúng ta đánh giá được nồng độ glucose trong máu, từ đó làm cơ sở chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh lý đái tháo đường.\nĐịnh lượng glucose trong máu ở mức bình thường vào buổi sáng (khi chưa ăn uống gì – trung bình sau nhịn ăn ít nhất 8 tiếng) là khoảng từ 73.8 mg/dl – 106.2 mg/dl (tương đương 4.1 mmol/l – 5,9 mmol/l). Như vậy nồng độ Glucose máu của bạn ở mức 5.61 mmol/l nằm trong ngưỡng tham chiếu bình thường.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Chồng em có làm xét nghiệm chỉ số Pepsinogen I là 65,22, bên cạnh ghi là thấp. Pepsinogen II là 11,20. Chỉ số Pepsinogen I/II là 5,82. Vậy bác sĩ cho em hỏi ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm Pepsinogen là gì? Kết quả của em có bất thường không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Ung thư dạ dày (gastric cancer hay gastric adenocarcinoma) là loại ung thư hay gặp thứ tư và là nguyên nhân tử vong thứ hai do ung thư. Phần lớn các ung thư dạ dày xuất phát từ niêm mạc, các ung thư có vị trí khởi phát khác nhau có thể biểu hiện các triệu chứng và diễn biến khác nhau, từ đó dẫn đến cách điều trị và tiên lượng khác nhau. Việc chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn sớm thực sự đã làm tăng tỷ lệ chữa khỏi và làm giảm tỷ lệ tử vong một cách rất đáng kể. Xét nghiệm pepsinogen I, II huyết thanh và tỷ lệ PGI/II có thể giúp thực hiện được điều đó.\nPepsinogen (PG) là tiền enzyme (proenzyme) của pepsin - một enzyme thủy phân protein - được bài tiết bởi các tế bào niêm mạc của dạ dày. Pepsinogen I được tổng hợp bởi các tế bào chính của niêm mạc ở vùng đáy dạ dày, trong khi PG II được tổng hợp bởi các tế bào niêm mạc của tất cả các vùng tâm vị, vùng đáy, vùng hang vị và của hành tá tràng\nGiá trị bình thường của mức độ pepsinogen I huyết thanh ở những người khỏe mạnh bình thường được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới là > 70 ng/mL, của pepsinogen II là 7,5 ng/mL và của tỷ lệ PGI/II là > 3. Mức độ pepsinogen I, pepsinogen II và tỷ lệ PGI/II không khác nhau theo tuổi và giới.\nỞ bệnh nhân bị viêm teo dạ dày (atrophic gastritis), mức độ pepsinogen I huyết thanh giảm một cách có ý nghĩa trong khi mức độ pepsinogen II huyết thanh hầu như không thay đổi. Như vậy một khả năng cao dựa trên ý nghĩa của xét nghiệm Pepsinogen là chồng bạn có thể có viêm teo dạ dày nhẹ (do chỉ có nồng độ PGI giảm nhẹ, nồng độ PGII và tỷ lệ PGI/II vẫn nằm trong giới hạn bình thường, do đó ít hưởng đến khả năng ung thư). Để có chẩn đoán chính xác hơn, bạn có thể đặt hẹn thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa để có hướng dẫn khám và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu tiếp theo.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em có triệu chứng tiểu không tự chủ khoảng hơn 3 năm nay, em đã đi khám và mổ đến nay hơn 1 năm mà bệnh vẫn ko khỏi. Vậy bác sĩ cho em hỏi tiểu không tự chủ điều trị dứt điểm thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Triệu chứng tiểu không tự chủ có rất nhiều nguyên nhân, gây ra chủ yếu do đường niệu dưới có vấn đề. Bạn nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tiết Niệu để tìm ra nguyên nhân cụ thể vì dữ liệu bạn cung cấp không đủ cho việc chẩn đoán và điều trị.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em bị đi tiểu rắt từ hôm qua, có ra máu và cảm giác buốt sau khi đi xong. Vậy bác sĩ cho em hỏi tiểu rắt, tiểu buốt ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Những dấu hiệu mà bạn mô tả thường là triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu, có thể lan đến bàng quang. Bạn nên đi khám để bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh điều trị cho bạn.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Tôi đã mổ sỏi niệu quản, bác sĩ phát hiện tôi có nang thận đã điều trị nhưng khi dùng thuốc thì lại đau và sốt. Bác sĩ cho tôi hỏi điều trị dứt điểm nang thận như thế nào? Tôi cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Nang thận thường lành tính, và phương pháp điều trị tận gốc là mổ nội soi sau phúc mạc cắt nang thận. Đa số nang thận là lành tính nhưng nếu gây sốt và đau nên xem xét can thiệp sớm hoặc tìm nguyên nhân gây sốt khác.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Bác sĩ cho em hỏi người bị tiểu đường type 2 bị hạ đường huyết có sao không? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Người bị đái tháo đường typ 2 có thể bị hạ đường huyết, hay gặp nhất là do thuốc (sulfonylurea, insulin) đặc biệt là các bệnh nhân hay bỏ ăn, lạm dụng rượu, suy gan, suy thận, sa sút trí tuệ, người cao tuổi...\nDo đó, các bệnh nhân đái tháo đường luôn cần được giáo dục về nguy cơ và cách nhận biết xử trí cơn hạ đường huyết.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Bác sĩ cho em hỏi mắc đái tháo đường cần làm xét nghiệm gì? Em cảm ơn bác sĩ.",
"role": "user"
},
{
"content": "Một người bệnh bị đái tháo đường sẽ cần được làm xét nghiệm để đánh giá theo dõi tình trạng bệnh cùng các biến chứng trong đó:\nXét nghiệm hàng ngày: đường máu mao mạch\nXét nghiệm mỗi 3 tháng: glucose, HbA1c, men gan, chức năng thận, lipid máu\nMỗi 6 tháng: protein niệu\nHàng năm: điện tâm đồ, XQ ngực, siêu âm tim, soi đáy mắt, thăm khám bàn chân\nTần suất các xét nghiệm có thể thay đổi tùy theo giai đoạn và các bệnh đồng mắc cũng như bác sĩ chuyên khoa quyết định.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Bác sĩ cho cháu hỏi khi mắc sởi có cần kiêng không? Cháu cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Khi đang bị bệnh sởi không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri...., hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối tránh, không dùng các thức ăn mà đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Mẹ em đi khám xét nghiệm máu bác sĩ bảo mẹ bị tiểu đường 8 chấm. Vậy bác sĩ cho em hỏi chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường như thế nào? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Đái tháo đường là bệnh lý cần được chẩn đoán dựa vào thăm khám và xét nghiệm máu phù hợp (về thời điểm lấy máu, loại xét nghiệm, số lần làm) mới có thể chẩn đoán bệnh.\nTrường hợp của mẹ bạn chưa đủ thông tin để chẩn đoán nên chưa thể tư vấn chế độ ăn được. Bạn cần đưa mẹ em đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để được làm xét nghiệm đánh giá trước khi can thiệp điều chỉnh chế độ ăn hay lối sống.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |
[
{
"content": "Em xét nghiệm định lượng cholesterol 6.4; Hdl máu 0.7; LDL: 0.4; định lượng triglycerid 11.7. Vậy bác sĩ cho em hỏi kết quả xét nghiệm định lượng cholesterol như thế nào là bình thường? Em cảm ơn.",
"role": "user"
},
{
"content": "Lipid máu (mỡ máu) là thành phần quan trọng của cơ thể người, gồm các thành phần chính là Cholesterol, Triglycerides và phospholipid. Trong đó, thành phần quan trọng nhất là Cholesterol.\nCholesterol là steroid chính trong cơ thể con người cũng như là thành phần có ở mọi bộ phận trên cơ thể , là nguyên liệu tạo nên muối mật và các hormon steroid khác đồng thời cũng là một thành phần của màng tế bào và là yếu tố quan trọng trong việc giúp cơ thể phát triển và phát triển bình thường. Cholesterol có 2 loại chính là loại xấu (LDL-Cholesterol – Cholesterol có tỷ trọng thấp) và loại tốt (HDL Cholesterol – Cholesterol có tỷ trọng cao).\nTriglycerides cũng là một loại lipid trong cơ thể. Khi bạn ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa bất kỳ lượng calo nào mà nó không cần sử dụng ngay thành chất béo trung tính này và được lưu trữ trong các tế bào mỡ của bạn. Những người bị Triglycerides trong máu tăng cao thường kèm theo tăng cholesterol toàn phần (cả loại xấu và loại tốt) (rối loạn lipid máu kết hợp) hoặc một số ít người sẽ có tăng triglyceride máu đơn độc.\nKhoảng tham chiếu của các xét nghiệm này trên người trưởng thành như sau:\nCholesterol\nNgười lớn: <5.2\nNgưỡng cận cao: 5.2 – 6.2\nCao: > 6.2\nTriglycerid\nBình thường: < 1.7\nCận cao: 1.7 – 2.25\nCao: 2.26 – 5.64\nRất cao: ≥ 5.65\nHDL-Cholesterol\nTốt: ≥ 1.55\nBình thường: 1.03 – 1.55\nThấp: < 1.03\nLDL-Cholesterol\nTốt: < 2.6\nKhá: 2.6 – 3.3\nTrung bình: 3.4 – 4.1\nCao: 4.1 – 4.9\nRất cao: ≥ 4.9\nNhư vậy với kết quả của bạn, nồng độ Cholesterol ở ngưỡng cao và Triglycerid máu ở ngưỡng rất cao, nồng độ HDL-Cholesterol (Cholesterol loại tốt) thấp. Và khi xảy ra sự rối loạn giữa các thành phần (chủ yếu là do cholesterol tăng cao) gây ra tình trạng rối loạn lipid máu mà bệnh lý đặc trưng ở đây là xơ vữa động mạch. Nó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm như động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.\nĐối với người có nồng độ mỡ máu cận cao, có thể điều chỉnh lượng mỡ máu bằng các chế độ ăn (ít carbohydrates, ăn nhiều chất xơ, hạn chế sử dụng rượu, tránh sử dụng nhiều các chất béo động vật, thay vào đó sử dụng dầu ăn làm từ hạt oliu, các loại hạt, quả bơ, tích cực ăn các loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ ... Bên cạnh chế độ ăn, còn cần chú ý tới việc giảm cân nếu đang thừa cân hoặc béo phì, duy trì cân nặng hợp lý và thực hiện tập luyện ở mức độ thích hợp. Kết quả tốt nhất chỉ đạt được nếu phối hợp các yếu tố vừa nêu.\nNếu trong trường hợp điều chỉnh chế độ ăn mà không đạt được hiệu quả, bạn có thể phải sử dụng đến sự can thiệp của các loại thuốc, lúc này bạn nên đến khám chuyên khoa Nội để các bác sĩ chuyên khoa khám lâm sàng, có các chỉ định xét nghiệm bổ sung phù hợp và đưa ra chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị thích hợp nhất.\nTrân trọng!",
"role": "assistant"
}
] |