title
stringlengths
4
185
user_question
stringlengths
9
8.49k
answer
stringlengths
0
62.4k
chính sách thu hút nhân tài ở Đà Nẵng chuyên ngành Quản lý Môi trường
Cháu tốt nghiệp Đại học Bách khoa Đà Nẵng loại Giỏi chuyên ngành Quản lý Môi trường vào tháng 6/2014. Hộ khẩu của cháu ở Quảng Trị. Vậy nếu có chính sách thu hút nhân tài ở Đà Nẵng thì cháu có được nộp hồ sơ không ạ và 1 năm có quy định là có bao nhiêu đợt tuyển theo chính sách thu hút không ? Nếu cháu đang học thạc sỹ thì có được ưu tiên không ạ. Cháu xin cám ơn
Căn cứ theo Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND thì việc tiếp nhận chính sách thu hút nguồn nhân lực theo vị trí việc làm, xuất phát từ nhu cầu của các cơ quan, đơn vị thuộc uBND thành phố. Theo Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND thì bạn đủ điều kiện để nộp hồ sơ nếu có vị trí có nhu cầu về ngành học bạn tốt nghiệp. Việc Thông báo chính sách thu hút nguồn nhân lực được thống báo 01 năm 2 lần. hiện nay Sở Nội vụ đang xin ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố nên chưa có thông báo chính thức.
Xóa tên người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
Xóa tên người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào trong Luật?
1. Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Hội đồng bầu cử quốc gia công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Hội đồng bầu cử quốc gia xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội. 2. Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đã được Ủy ban bầu cử công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Ủy ban bầu cử, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, quyết định xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Thủ tục chuyển công tác sang 1 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước khác
Tôi đang làm việc ở 1 doanh nghiệp 51% vốn Nhà nước từ tháng 8/2005 (hợp đồng lao động hiện tại có thời gian 03 năm) Nay tôi muốn chuyển sang 1 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước khác thì có phải làm thủ tục chuyển công tác không hay chỉ cần xin thanh lý hợp đồng ở công ty cũ.
Bạn là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì ko có chế độ chuyển công tác. Do vậy, nếu muốn thôi việc tại công ty này thì bạn làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động để công ty xem xét kết thúc với bạn, giải quyết mọi chế độ và quyền lợi cho bạn để bạn đến đầu quân tại công tác khác nhé.
Không yêu cầu doanh nghiệp phải in hóa đơn điện tử ra giấy.
Hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế có phải in ra để kê khai thuế hay không?
Tại điểm 3 điều 22 Quyết định 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2015 của Bộ tài chính về việc thí điểm sử dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế đã quy định: Hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế đã được doanh nghiệp nhận, lưu thông tin dưới dạng tệp dữ liệu điện tử được sử dụng để kê khai, giao dịch với cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan. Cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan thực hiện việc tiếp nhận thông tin hóa đơn dưới dạng tệp dữ liệu điện tử do doanh nghiệp cung cấp, không yêu cầu doanh nghiệp phải in hóa đơn ra giấy. không yêu cầu doanh nghiệp phải in hóa đơn ra giấy.
Doanh nghiệp thanh toán cho chủ nhà cho thuê (cá nhân) bằng tiền mặt (do cá nhân đó không có tài khoản) thì có được tính vào chi phí hợp lý không?
Doanh nghiệp có thuê nhà và có hoá đơn lẻ trên 100 triệu đồng của Cục Thuế. Doanh nghiệp thanh toán cho chủ nhà cho thuê (cá nhân) bằng tiền mặt (do cá nhân đó không có tài khoản) thì có được tính vào chi phí hợp lý không?
Tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung khoản 1, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTCquy định: “ … 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Tại điểm 2.4 Khoản 2 Điều 6 thông tư số: 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: “Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: … - Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm). Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế” ….” Căn cứ vào quy định nêu trên, trường hợp Doanh nghiệp thanh toán tiền thuê nhà trên 100 triệu đồng bằng hình thức thanh toán tiền mặt đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thì khoản chi đó không được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Tư vấn thủ tục rút cổ đông sáng lập khỏi công ty CP mới thành lập
Kính gửi luật sư, Luật sư vui lòng tư vấn giúp chúng tôi trường hợp sau: - Chúng tôi là công ty CP mới thành lập được 1.5 tháng, có 6 cổ đông sáng lập và đang trong quá trình thực hiện góp vốn (góp vốn làm 2 đợt, đã hoàn tất đợt 1). - Tuy nhiên, có 1 cổ đông sáng lập quyết định k tham gia nữa và đề nghị rút tên ra khỏi giấy phép KD. Chúng tôi đã thống nhất 5 thành viên còn lại sẽ mua lại CP của cổ đông đó. Như vậy, để thực hiện việc chuyển nhượng trên, chúng tôi phải thực hiện những thủ tục gì? Đối với sở KHĐT TP.HCM, chúng tôi phải làm thủ tục gì để xin thay đổi giấy phép ĐKKD (Xóa tên thành viên đó khỏi danh sách cổ đông sáng lập). Xin chân thành cảm ơn.
Bạn liên hệ Sở KHDT để lập thủ tục chuyển nhượng cổ phần và thay đổi cổ đông sáng lập từ 06 cổ đông sáng lập còn lại 05 cổ đông sáng lập. Hồ sơ gồm có Thông báo thay đổi nội dung dung đăng ký kinh doanh, Biên bản họp đại hội cổ đông, Quyết định thay đổi, Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Trân trọng.
Góp vốn trong Công ty TNHH
Thưa Luật sư, Công ty tôi được thành lập vào ngày 21/04/2014 (theo giấy đăng ký kinh doanh) và các thành viên trong Hội đồng thành viên đều góp vốn bằng tiền mặt. Tôi muốn hỏi việc góp vốn bằng tiền mặt như vậy là có phù hợp với quy định hiện hành hay không? Vì tôi được biết theo nghị định 222/2013/NĐ-CP thì các giao dịch tài chính của doanh nghiệp như góp vốn, mua bán và chuyển nhượng vốn sẽ không thanh toán bằng tiền mặt. Mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn
Đúng như bạn nói, theo Nghị định 222/2013/NĐ-CP thì: Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp 1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014. Công ty bạn được thành lập vào ngày 21/04/2014 và các thành viên trong Hội đồng thành viên đều góp vốn bằng tiền mặt, như vậy căn cứ vào quy định trên thì việc góp vốn bằng tiền mặt như trên là trá với quy định của pháp luật.
Công ty TNHH nhà nước một thành viên
Cho em hỏi là: Công ty TNHH nhà nước một thành viên và công ty TNHH một thành viên có gì khách nhau không ạ? Nếu có, vậy Công ty TNHH một thành viên có thuộc mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ không?
>
Xuất hóa đơn khi bán hàng cho công ty nước ngoài
Bán hàng cho Công ty A ở nước ngoài, chỉ định giao hàng cho Công ty B ở trong nước, khi xuất hóa đơn thì ghi người mua hàng là Công ty A hay B?
Xuất hóa đơn cho Công ty A, không cần ghi Công ty B (theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn cung cấp hàng hóa, dịch vụ). Lưu ý, theo TT 119/2014/TT-BTC từ ngày 01/9/2014 xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài không sử dụng hóa đơn xuất khẩu, nếu doanh nghiệp nào còn tồn thì tiến hành thủ tục hủy hóa đơn theo Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC và gửi Thông báo mẫu 3.11 cho cơ quan Thuế
học Quản lý Môi Trường tại DHBK Đà nãng Nguyện vọng khi ra trường phục vụ tại Thành phố
Tôi có người con học Quản lý Môi Trường tại DHBK Đà nãng. Cháu ra trường bằng giỏi, Đảng viên, Nguyện vọng khi ra trường phục vụ tại Thành phố. Xin tư vấn giúp đở các thủ tục.
Thực hiện Thông báo số 10/TB-UBND ngày 14/01/2013 về việc xác định vị trí việc làm và ngành nghề tiếp nhận, bố trí công tác năm 2013 tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng và Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về việc tiếp nhận, bố trí công tác và chính sách ưu đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng, Việc thông báo vị trí và tiếp nhận hồ sơ thu hút được thực hiện theo hàng Quý, do đó để tìm vị trí phù hợp với nhu cầu của thành phố, Sở Nội vụ mong Bạn theo dõi tại website của Sở Nội vụ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Nội vụ cùng với các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận thu hút tiến hành phỏng vấn tiếp nhận thu hút theo từng vị trí việc làm.
QĐ 20/2000/QĐ-TTg về hỗ trợ người hoạt động cách mạng cải thiện nhà ở.
Ông A là lão thành cách mạng, hoạt động trước tháng 8/1945, ở nhà của cơ quan nhà nước phân. Sau đó, cơ quan đã lấy lại nhà, đền bù cho ông bằng cách cấp 1 căn hộ khác. Nhưng ông đã chọn phương án nhận 1 khoản tiền tương đương giá trị căn nhà của ông ( theo định giá đền bù của nhà nước). Nay, ông đang đi ở nhờ. Ông có thể trả lại khoản tiền mà cơ quan ông đã đền bù cho nhà nước để nhận được nhà theo hỗ trợ của quyết định 20/2000/QĐ-TTg về hỗ trợ người hoạt động cách mạng cải thiện nhà ở được hay không?
Quyết định số 20/200/QĐ-TTG ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ Về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở. Theo đó, người hoạt động cách mạng từ trước năm 1945, khi mua nhà ở đang thuê thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ. Ngày 25 tháng 7 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số : 117/2007/QĐ-TTg Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng 02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở và Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở. Quyết định này cũng không áp dụng đối với các trường hợp đã hoàn tất việc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc đã được giao đất làm nhà ở. Ông A hoạt động Cách mạng trước tháng 8/1945, và đã được Nhà nước cấp nhà ở. Khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng lại nhà đã đền bù cho ông bằng cách cấp 1 căn hộ khác. Nhưng ông A đã chọn phương án nhận 1 khoản tiền tương đương giá trị căn nhà của ông. Như vậy, có thể nói “ông A đã hoàn tất việc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước” hay nói cách khác là: “Nhà nước đã giải quyết chế độ nhà ở cho ông”. Vì vậy, ông A không thể trả lại khoản tiền mà ông đã được đền bù cho nhà nước để được tiếp tục hỗ trợ nhà ở khác theo quyết định 20/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nếu hoàn cảnh của ông hiện nay gặp nhiều khó khăn (đi ở nhờ) thì ông có thể làm đơn gởi Chính quyền địa phương nơi ông đang cư ngụ để được xem xét hỗ trợ. Quyết định số 20/200/QĐ-TTG ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ Về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở. Theo đó, người hoạt động cách mạng từ trước năm 1945, khi mua nhà ở đang thuê thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ. Ngày 25 tháng 7 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số : 117/2007/QĐ-TTg Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng 02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở và Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở. Quyết định này cũng không áp dụng đối với các trường hợp đã hoàn tất việc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc đã được giao đất làm nhà ở. Ông A hoạt động Cách mạng trước tháng 8/1945, và đã được Nhà nước cấp nhà ở. Khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng lại nhà đã đền bù cho ông bằng cách cấp 1 căn hộ khác. Nhưng ông A đã chọn phương án nhận 1 khoản tiền tương đương giá trị căn nhà của ông. Như vậy, có thể nói “ông A đã hoàn tất việc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước” hay nói cách khác là: “Nhà nước đã giải quyết chế độ nhà ở cho ông”. Vì vậy, ông A không thể trả lại khoản tiền mà ông đã được đền bù cho nhà nước để được tiếp tục hỗ trợ nhà ở khác theo quyết định 20/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nếu hoàn cảnh của ông hiện nay gặp nhiều khó khăn (đi ở nhờ) thì ông có thể làm đơn gởi Chính quyền địa phương nơi ông đang cư ngụ để được xem xét hỗ trợ.
Tổng cục Thuế thông tin về tuyển công chức năm 2016
Năm 2016 kỳ thi công chức Tổng cục Thuế có được tổ chức không?
Tại Điều 3, Mục 1, Chương II Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức: “Điều 3. Căn cứ tuyển dụng công chức 1. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức. 2. Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức. 3. Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Nghị định này”. Hiện nay, Tổng cục Thuế đã xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2016 và đang trình Bộ Tài chính phê duyệt. Sau khi được Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch tuyển dụng công chức, Tổng cục Thuế sẽ đăng thông báo tuyển dụng công chức công khai trên trang web của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và niêm yết tại trụ sở Cục Thuế có chỉ tiêu tuyển dụng công chức.
Bao giờ cấp số nhà ở phường Vạn Phúc- Q.Hà Đông?
Tôi là Đỗ Mạnh Hà, hiện đang sống tại khối 10 - phường Vạn Phúc - quận Hà Đông - HN. Tôi nhận thấy mặc dù Hà Tây đã sáp nhập về HN từ rất lâu tuy nhiên ở phường tôi chưa có số nhà nên việc giao dịch liên lạc gặp rất nhiều phiền toái. Kính đề nghị Ban biên tập cho biết bao giờ phường Vạn Phúc - Hà Đông được gắn số nhà! Xin trân trọng cảm ơn! Người hỏi: Đỗ Mạnh Hà ( 06:56 07/07/2014)
Sau khi chuyển câu hỏi của ông đến UBND Quận Hà Đông, chúng tôi nhận được ý kiến trả lời như sau: (Công văn số 1334/UBND-VP ngày 30/7/2014 của Văn phòng UBND quận Hà Đông) Thực hiện Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 25/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy chế đánh số, gắn biến số nhà và biển chỉ dẫn công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội; ngày 11/02/2014, UBND quận Hà Đông ban hành Văn bản số 196/UBND-VP về việc triển khai thực hiện đánh số, gắn biến số nhà và biển chỉ dẫn công cộng trên địa bàn quận Hà Đông. Trong đó giao phòng Quản lý đô thị xây dựng triển khai kế hoạch đánh số, gắn biến số nhà và biển chỉ dẫn công cộng trên địa bàn quận. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND quận, phòng Quản lý Đô thị đã xây dựng Kế hoạch số 116/KH-QLĐT ngày 25/3/2014 để triển khai thực hiện. Ngày 10/4/2014, UBND phường Vạn Phúc đã xây dựng Kế hoạch số 48/KH-UBND về việc triển khai đánh số nhà, tên ngõ, ngách, hẻm, tên nhóm nhà, ngôi nhà trong nhóm nhà và số căn hộ, tên tầng nhà chung cư. Đồng thời chỉ đạo Tổ công tác trong nhóm nhà và số căn hộ, tên tầng nhà chung cư. Đồng thời chỉ đạo Tổ công tác phối hợp với các Tổ trưởng Tổ dân phố thực hiện rà soát, lập danh sách, sơ đồ, danh mục các ngõ, ngách, hẻm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã đăng ký kê khai, có nhu cầu đánh số và gắn biển số nhà tại các Tổ dân phố. Ngày 15/6/2014, Tổ Công tác đã rà soát tại Tổ dân phố 10, kết quả có tổng số 283 hộ gia đình thuộc tổ dân phố 10 đăng ký kê khai theo quy định. Hiện Tổ công tác đang tổng hợp kết quả rà soát, phương án dự kiến đánh số nhà, tên ngõ, ngách, hẻm, tên nhóm nhà, ngôi nhà trong nhóm nhà và số căn hộ, tên tầng nhà chung cư trên địa bàn phường để tổng hợp trình UBND quận phê duyệt cấp giấy chứng nhận số nhà theo quy định.
Chế độ khi xin thôi việc theo hợp đồng 68
Tôi đang công tác tại 1 trường THPT được 9 năm hưởng mã ngạch văn thư bậc 5 hệ số lương là 2,07 tôi tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, nay tôi làm đơn xin thôi việc để được tuyển dụng mới vào ngạch kế toán cũng tại trường tôi đang công tác nhưng sẽ trở về bậc 1 hệ số 2,34. Xin hỏi LS khi làm đơn xin thôi việc để nhận công việc mới như vậy tôi có được hưởng chế độ gì trong gần 10 năm công tác, vì khi chuyển sang ngạch mới kể như tôi phải làm lại từ đầu chỉ giữ lại BHXH, BHYT, BHTN. Rất mong Ls tư vấn giúp để tôi có thể hưởng được những quyền lợi của mình, chân thành cám ơn!
Trường hợp bạn đang công tác và hưởng lương ngạch văn thư nay xin chuyển sang ngạch kế toán cho phù hợp với công việc và bằng cấp thì chỉ việc làm đơn xin chuyển ngạch trình hội đồng xếp lương đơn vị xem xét quyết định và dĩ nhiên bạn không thôi việc nên bạn không thể làm đơn thôi việc để chấp dứt công việc cũ và lại nộp hồ sơ xin việc lại chính đơn vị đó để làm công việc mới. Vì như thế nà qua máy móc và không đúng bản chất sự việc. Đối với quyền lợi thì hệ số lương mới của bạn là 2.34 cao hơn hệ số lương cũ nên đồng nghĩa với tiền lương của bạn sẽ cao hơn. về thời gian tham gia BHXH, BHYT và BHTN sẽ được tiếp tục cộng dồn để bạn tham gia tiếp với mức lương cơ bản mới.
Chế độ trợ cấp thôi việc đối với cán bộ hợp đồng xã, phường, thị trấn
* Trường hợp 1: Đơn vị tôi hiện có 01 lao động, người này đã hết tuổi lao động, UBND phường đã ký hợp đồng lao động từ tháng 04/2010 đến tháng 04/2014 thì chấm dứt (Hết hợp đồng) Người này hiện không tham gia BHXH. Cho hỏi người này có được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của Bộ luật lao động hay không và thời gian được hưởng trợ cấp là bao nhiêu năm? *Trường hợp 2: Có lao động là Cán bộ Không chuyên trách giữ chức danh: Chủ tịch người cao tuổi. Người này đã tham gia đóng BHXH tự nguyện đến tháng 09/2013 thì ngưng do đã đủ 55 tuổi. Trường hợp nếu tiếp tục công tác đến khi nghỉ việc thì thời gian không đóng BHXH có được tính trợ cấp thôi việc hay không và UBND phường có phải ký hợp đồng lao động không?. Việc quy định hưởng trợ cấp thôi việc tại Quyết định 73/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Bình Dương
Vâng người này trường hợp 1 thì chỉ hưởng BHTN chứ không còn hưởng trợ cấp thôi việc vì nếu NLĐ làm từ 1/1/2009 đã chuyển sang hưởng BHTN nhe bạn. Đối với trường hợp 2: Nếu đã giải quyết chế độ hưu trí mà UBND phường ký HĐLĐ làm tiếp thì mọi chế độ chỉ giải quyết đến thời điểm về hưu còn sau khi ký HĐLĐ không hưởng BHXH nữa.
Dự toán phát sinh nhưng không làm thay đổi tổng mức đầu tư do ai phê duyệt?
Dự toán phát sinh nhưng không làm thay đổi tổng mức đầu tư thì do chủ đầu tư phê duyệt hay người quyết định đầu tư phê duyệt được quy định ở đâu. Kính mong quý sở trả là giúp tôi
Bạn Trần Hoàng Long thân mến, vấn đề bạn nêu được quy định tại các văn bản sau đây : 1) Luật xây dựng 2014 : - Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng; - Khoản 5 Điều 134; Khoản 4 Điều 135. 2) Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng : - Điều 7. Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng; - Điều 11. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình. 3) Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
Cán bộ, công chức có được thành lập doanh nghiệp hay không?
Chú em là cán bộ sở kế hoạch và đầu tư của thành phố thì có được thành lập công ty hay không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp quy định những trường hợp không được thành lập và quản lý doanh nghiệp như sau: 1. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; 2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; 3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; 4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; 5. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; 6. Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; 7. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. Như vậy, chú bạn là cán bộ sở kế hoạch và đầu tư của thành phố thì không được thành lập doanh nghiệp.
Tuyển dụng viên chức đối với lao động hợp đồng
Bà Lường Thị Vân ký hợp đồng lao động từ năm 2002, làm nhân viên phục vụ trường học, nhưng vị trí việc làm thực tế là nhân viên thư viện. Bà Vân hỏi, nếu nhà trường được phân bổ biên chế viên chức ngạch thư viện thì bà có thể đăng ký dự tuyển được không? Bà Vân cũng muốn được biết, bà có phải chấm dứt hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP rồi mới được đăng ký tuyển dụng vào viên chức không?
Nếu nhà trường có chỉ tiêu tuyển dụng viên chức ngạch thư viện, thì bà Lường Thị Vân có thể đăng ký dự tuyển khi có đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển; có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp thư viện. Căn cứ Điều 22, Luật Viên chức, Điều 4 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, bà Vân cần có đơn đăng ký dự tuyển; có bản khai lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm thư viện; có Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên chứng đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; và đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do nhà trường xác định. Bà Vân không cho biết bà có văn bằng đào tạo, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ như thế nào. Nhưng qua thông tin bà cung cấp, bà ký hợp đồng lao động từ năm 2002 làm công việc nhân viên phục vụ tại nhà trường, được xếp lương ngạch nhân viên phục vụ theo bảng lương nhân viên thừa hành phục vụ trong đơn vị sự nghiệp nhà nước (bảng số 4) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, nhưng lại được giao công việc chính là thư viện. Nay, bà đăng ký dự tuyển viên chức ngạch thư viện viên trung cấp (mã ngạch 17.171), thì bà Vân phải có bằng trung cấp thư viện (nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trình độ trung học thư viện). Đăng ký dự tuyển viên chức ngạch thư viện viên cao đẳng (mã ngạch 17a.170) phải có bằng cao đẳng chuyên ngành thư viện. Đăng ký dự tuyển viên chức ngạch thư viện viên (mã ngạch 17.170) phải có bằng đại học chuyên ngành thư viện. Hiện nay bà Vân là người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động, vị trí việc làm thực tế là thư viện, nên khi đăng ký dự tuyển viên chức vị trí việc làm thư viện, bà Vân có thể được tuyển dụng viên chức theo hình thức xét tuyển (chuyển từ hợp đồng lao động vào biên chế viên chức) nếu có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu. Do vậy, bà Vân không cần thiết phải chấm dứt hợp đồng lao động trước khi đăng ký dự tuyển viên chức. Sau khi trúng tuyển viên chức, bà mới cần chấm dứt hợp đồng lao động, để ký kết hợp đồng làm việc viên chức.
Cán bộ, công chức, viên chức có được đầu tư, góp vốn, thành lập, tham gia quản lý doanh nghiệp
Tôi hiện đang công tác tại một cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Xin hỏi theo quy định của pháp luật, tôi có thể đầu tư, góp vốn, thành lập, tham gia quản lý công ty riêng hay không?
Do bạn không nói rõ bạn đang công tác tại cơ quan quản lý hành chính nhà nước với tư cách là cán bộ, công chức hay viên chức, nên chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp được quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau: “1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; 3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.” Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện các quyền nêu trên, trừ các đối tượng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức năm 2010 quy định quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh như sau: “3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”. Điều 20 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định những việc khác cán bộ, công chức không được làm như sau: “Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền”. Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định: “…2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. 3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. 4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp. 5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp”. Căn cứ các quy định nêu trên, nếu bạn đang là cán bộ, công chức, viên chức, bạn có thể tham gia góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp như sau: - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: Cán bộ, công chức, viên chức không được tham gia góp vốn. Bởi lẽ, tham gia góp vốn đồng nghĩa với việc bạn có tư cách thành viên và đóng vai trò quản lý doanh nghiệp. - Đối với công ty cổ phần: Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn, không được tham gia với tư cách là thành viên hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp. - Đối với công ty hợp danh: Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn, không được tham gia với tư cách là thành viên hợp danh. Bởi vì, với tư cách hợp danh, bạn có quyền quản lý trực tiếp doanh nghiệp.
Sau bầu cử, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp xúc cử tri không?
Sau bầu cử, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp xúc cử tri không?
Điều 94 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định về trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau: 1. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. 2. Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó. Như vậy, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp xúc cử tri theo quy định nêu trên.
Trong một năm tập thể vừa trình Cờ Thi đua Chính phủ vừa trình Huân chương Lao động hạng Ba có được không?
Một số sở, ngành, huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị hỏi: Trong một năm tập thể vừa trình Cờ Thi đua Chính phủ vừa trình Huân chương Lao động hạng Ba có được không?
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, tại Điều 53, khoản 20 thì: "Trong một năm, không trình hai hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho một đối tượng, trừ các trường hợp khen thưởng thành tích đột xuất. Các trường hợp đề nghị tặng thưởng Huân chương có tiêu chuẩn liên quan đến "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ", thì sau 2 năm được tặng "Bằng khen Thủ tướng Chính phủ" mới đề nghị xét tặng Huân chương". Theo quy định trên thì trong một năm tập thể chỉ được trình Cờ Thi đua Chính phủ hoặc trình Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích 5 năm. Các trường hợp trình cấp nhà nước khen thành tích tổng kết thi đua chuyên đề, thành tích đặc biệt xuất sắc trong thi hành nhiệm vụ như cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, tập thể, của nhân dân hoặc hành động anh hùng của tập thể, cá nhân…không phụ thuộc vào việc trình khen năm công tác.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức
Người nhà tôi đang công tác tại một bệnh viện công lập, có đơn xin nghỉ việc nhưng không được giải quyết. Trường hợp này có quyền tự ý nghỉ việc không?
Theo Luật Viên chức năm 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức được thực hiện theo quy định tại Điều 29, Luật Viên chức như sau : - Khoản 4: Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 6 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 3 ngày. - Khoản 5: Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau: a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc; c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng; đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh; e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 3 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. - Khoản 6: Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 3 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này. Theo đó, viên chức đang làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc nhưng tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng (HĐ không xác định thời hạn; HĐ xác định thời hạn) phải tuân thủ quy định về thời gian báo trước cho người đứng đầu đơn vị theo quy định nói trên.
Tập thể năm 2013 được tặng thưởng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, năm 2014 trình Huân chương Lao động hạng Ba được không?
Một số cán bộ, công chức Sở, Ban, Ngành tỉnh hỏi: Tập thể năm 2013 được tặng thưởng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, năm 2014 trình Huân chương Lao động hạng Ba được không?
Theo qui định tại khoản 2, điều 44, Luật Thi đua, Khen thưởng ban hành ngày 26/11/2003 thì Huân chương Lao động hạng Ba để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau: “ 1. Có 5 năm liên tục đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng” và có một lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương hoặc một lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”; 2. Lập được thành tích xuất sắc đột xuất.” Như vậy, tập thể năm 2013 được tặng thưởng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, năm 2014 nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được UBND tỉnh, Bộ, Ngành trung ương khen thưởng thì đạt tiêu chuẩn đề nghị Huân chương Lao động hạng Ba./.
Thẩm quyền thẩm định thiết kế công trình
Hiện cơ quan chúng tôi (SGTVT Bình Phước) đang tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định thiết kế gói thầu Trạm thu phí của dự án BOT QL.13. Vậy xin hỏi quý Bộ: Công trình trên được xếp vào loại công trình nào? Thẩm quyền thẩm định thuộc cơ quan chuyên môn nào của nhà nước?
Theo hướng dẫn tại Mục IV công văn số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 của Bộ Xây dựng về việc thực hiện Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, trường hợp trong một dự án đầu tư xây dựng công trình có nhiều công trình xây dựng có loại và cấp khác nhau thì cơ quan chuyên môn về xây dựng chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng các công trình của dự án là cơ quan thực hiện tổ chức thẩm định thiết kế đối với loại công trình xây dựng chính của dự án. Do vậy, nếu công trình QL.13 thuộc thẩm quyền Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Phước tổ chức thẩm định thiết kế theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình thì công trình Trạm thu phí của dự án BOT QL.13 cũng do Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Phước tổ chức thẩm định thiết kế.
Thẩm quyền thẩm định dự án của các Bộ ngành trung ương đầu tư
Dự án của các Bộ ngành trung ương quyết định đầu tư tại địa phương thì cơ quan nào thẩm định dự án?
Bạn Phan Minh Trị thân mến, tương tự vấn đề bạn nêu, ngày 08/6/2015, Bộ Xây dựng có văn bản số Số: 1227/BXD-HĐXD V/v ý kiến về thẩm quyền thẩm định dự án, trả lời văn bản của Sở Xây dựng Đồng Nai. Sở Xây dựng Bình Định xin trích đăng nội dung như sau : "Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 971/SXD-QLHĐXD ngày 13/5/2015 của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đề nghị cho ý kiến về thẩm quyền thẩm định dự án nhóm B, nhóm C sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau: Theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản 2 Mục III văn bản số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 của Bộ Xây dựng về việc thực hiện Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, “cơ quan chuyên môn thuộc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định toàn bộ nội dung của dự án nhóm A, các dự án do các Bộ, ngành ở Trung ương quyết định đầu tư được quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng 2014; các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định toàn bộ nội dung của dự án nhóm B, nhóm C và Báo cáo kinh tế - kỹ thuật quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng 2014 được đầu tư trên địa bàn địa phương, trừ các dự án do cơ quan chuyên môn thuộc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định nêu trên”. Như vậy, đối với các dự án nhóm B, nhóm C sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do các Bộ, ngành ở Trung ương quyết định đầu tư thì chủ trì tổ chức thẩm định là thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên môn thuộc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành. Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng, đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai nghiên cứu, tổ chức thực hiện./.
Chế độ thai sản của công chức nam
Hiện nay tôi đang là công chức và đã đóng bhxh đươc 10 năm. Vợ tôi hiện tai ko tham gia bảo hiểm xã hội. Vây khi vợ tôi sinh đẻ tôi có được hưởng chế độ thai sản theo quy định của luật BHXH 2014 không? Cảm ơn
Theo Điểm 2, Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 về thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con quy định: “Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: 05 ngày làm việc; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con”. Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 và Khoản 2, Điều 9, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc quy định: “Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con, với điều kiện cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”. Theo thông tin ông cung cấp, ông đóng bảo hiểm xã hội liên tục đến thời điểm này được 10 năm, vợ ông không tham gia BHXH, nếu vợ ông sinh con từ ngày 01/01/2016 đến nay, thì ông sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định trên.
Nâng lương trước hạn cho công chức mới tuyển dụng
Xin cho tôi hỏi em gái tôi tuyển dụng vào cơ quan nhà nước năm 2012 xếp ngạch 06.038 Hệ số lương 2.34. Đến năm 2013 hết tập sự. Năm 2014 em tôi được công nhận chiến sĩ thi đua cơ sở và năm 2015 đạt lao động tiên tiến. Năm 2016, theo tiêu chuẩn thì e tôi đủ điều kiện nâng lương 6 tháng trước hạn. Tuy vậy các văn bản hướng dẫn và thông tư chưa có hướng dẫn cụ thể cho trường hợp mới tuyển dụng. Vậy em tôi có được nâng lương trước hạn hay không Tôi xin chân thành cảm ơn Người hỏi: Đồng Mai Phương ( 10:35 15/01/2016)
Tại Điều 3, Quyết định số 53/2010/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội quy định: 1.Tiêu chuẩn, cấp độ xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc 1.1. Cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng có phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật tốt, chấp hành nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, không có khuyết điểm phải xử lý bằng các hình thức kỷ luật trong thời gian giữ bậc lương. 1.2. Cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được bình chọn qua đánh giá cán bộ, công chức hàng năm trong thời gian giữ bậc lương; có thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ trong thời gian giữ bậc lương, được khen thưởng bằng các hình thức sau: …. đ) Danh hiệu thi đua (Chiến sỹ Thi đua toàn quốc; Chiến sỹ Thi đua cấp Bộ, ngành, thành phố, đoàn thể Trung ương, Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở); 1.3. Mức lương hiện hưởng chưa xếp vào bậc lương cuối cùng trong ngạch và còn thiếu từ 01 đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên được thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định. 2. Áp dụng nâng bậc lương trước thời hạn … Nâng bậc lương trước thời hạn 06 tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng ngạch chuyên viên và tương đương trở lên; 04 tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng ngạch cán sự và tương đương trở xuống đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, một trong các hình thức sau: a) Bằng khen của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; b) Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; Theo Khoản 1, Điều 1, Thông tư số 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ về phạm vi và đối tượng áp dụng bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (Trong Thông tư không phân biệt đối tượng CBCCVC công tác lâu năm hay mới tuyển dụng).
Giáo viên dạy Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện có được trả lương dạy thêm giờ?
Chúng tôi là những giáo viên trong biên chế của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện. Vậy trường hợp của chúng tôi được trả lương dạy thêm giờ theo Thông tư số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hay không? Nguyễn Vĩnh Long (nguyenvinhlong@gmail.com).
* Trả lời: Ngày 8/3/2013, liên bộ gồm: Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số: 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Theo Khoản 1 Điều 1 của Thông tư trên, Thông tư liên tịch này hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, bao gồm: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật). Còn tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này hướng về đối tượng áp dụng như sau: Nhà giáo (kể cả nhà giáo làm công tác quản lý, kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm công tác hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm trong các cơ sở giáo dục công lập; đang trực tiếp làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hành trên tàu huấn luyện. Căn cứ vào quy định nêu trên và theo thư bạn viết trường hợp của bạn không thuộc đối tượng áp dụng tính hưởng chế độ trả lương dạy thêm giờ quy định tại Thông tư trên. Để đảm bảo chính sách đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy và các viên chức khác của Trung tâm làm vượt giờ theo quy định, bạn có thể kiến nghị Trung tâm căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/1/2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện. Sỹ Điền 0Thích bài viết0Không thích bài viết Đánh giá bài viết: ★ ★ ★ ★ ★
Trách nhiệm của UBND cấp xã trong công tác hòa giải ở cơ sở?
Chúng tôi làm công tác hòa giải ở cơ sở, thường có sự tham gia của tổ chức Mặt trận Tổ quốc. Xin cho biết đối với UBND cấp xã thì trách nhiệm cụ thể được pháp luật quy định thế nào trong hoạt động này? Hoàng Thị Liên (Cam Lâm)
Chính sách của nhà nước về hòa giải ở cơ sở hướng tới khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở; khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác. Nhà nước tạo điều kiện phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở; tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Luật Hòa giải ở cơ sở và Nghị định số 15/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở đã quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp trong quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, trong đó UBND cấp xã có trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) xã, phường, thị trấn (cấp xã) hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở; lồng ghép thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, làng, bản, ấp, cụm dân cư; hỗ trợ tài liệu, phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở cho cá nhân có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở; b) Phối hợp với UBMTTQVN cấp xã hướng dẫn Ban công tác Mặt trận phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận, cho thôi tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên; c) Xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải trình HĐND cùng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định; thực hiện hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải tại xã, phường, thị trấn; d) Chủ trì, phối hợp với UBMTTQVN cấp xã tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, tổ chức thực hiện, khen thưởng hoặc đề nghị UBND cấp huyện khen thưởng tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của xã, phường, thị trấn khi cần thiết; định kỳ sáu tháng, hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu thực hiện thống kê, báo cáo HĐND cùng cấp và Phòng Tư pháp kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Luật sư Nguyễn Thiện Hùng
Thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng
Thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng được thực hiện như thế nào? Vì hiện nay tôi đang là giáo viên tiểu học ở Khánh Hòa, do gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống nên tôi cũng chuyển chuyển về giảng dạy tại một trường tiểu học ở Quận 3. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã được kết nạp Đảng tại Khánh Hòa, vậy khi chuyển vào Sài Gòn, tôi có phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng hay không? Và thủ tục chuyển sinh hoạt thực hiện như thế nào? Mong được sự giải đáp từ ban biên tập Ngân hàng hỏi đáp pháp luật. Xin chân thành cảm ơn!
Trường hợp của bạn, khi chuyển vào sinh sống và làm việc tại Sài Gòn, bạn phải thực hiện thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng. Thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng được thực hiện theo quy định tại Điều 6.3.1 Quy định số 29-QĐ/TW, cụ thể như sau: - Đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức ra ngoài đảng bộ huyện, tỉnh (và tương đương) thì cấp ủy huyện (và tương đương) có đảng viên chuyển đi, có trách nhiệm làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng. Đảng viên của đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc tỉnh ủy (và tương đương) khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức thì ban tổ chức tỉnh ủy (và tương đương) làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng. - Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày giới thiệu chuyển đi, đảng viên phải xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt đảng với chi ủy nơi chuyển đến để được sinh hoạt đảng. Nếu quá thời hạn trên, đảng viên hoặc tổ chức đảng vi phạm phải báo cáo lý do cụ thể để cấp ủy có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. - Khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên, cấp ủy nơi đảng viên đang sinh hoạt và công tác làm đầy đủ thủ tục, niêm phong hồ sơ, giao cho đảng viên trực tiếp mang theo để báo cáo với tổ chức đảng làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt đảng theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Bạn nên tham khảo chi tiết Quy định số 29-QĐ/TW để nắm rõ hơn thủ tục trên. Trân trọng!
Quy định mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Quy định mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học như thế nào?
GD&TĐ - Liên Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập. Theo đó, chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số: V.07.03.07; giáo viên tiểu học hạng III - Mã số: V.07.03.08; giáo viên tiểu học hạng IV - Mã số: V.07.03.09. Tiêu chuẩn giáo viên tiểu học hạng II là có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm tiểu học hoặc đại học sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng II. Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên tiểu học hạng III lên chức danh giáo viên tiểu học hạng II phải có thời gian giữ chức danh giáo viên tiểu học hạng III hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên tiểu học hạng III từ đủ 1 năm và tốt nghiệp đại học sư phạm trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 1 năm trở lên. Giáo viên tiểu học hạng III có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm tiểu học hoặc cao đẳng sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng III. Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên tiểu học hạng IV lên chức danh giáo viên tiểu học hạng III phải có thời gian giữ chức danh giáo viên tiểu học hạng IV hoặc tương đương từ đủ 3 năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên tiểu học hạng IV từ đủ 1 năm và tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 1 năm trở lên. Giáo viên tiểu học hạng IV có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm tiểu học hoặc trung cấp sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; trình độ ngoại ngữ bậc 1; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch giáo viên tiểu học theo quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư liên tịch này thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được bổ nhiệm. Viên chức đã được bổ nhiệm vào ngạch giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn (mã số 15c.209) được quy định tại Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV tính đến ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành mà không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV thì được bảo lưu và thực hiện các chế độ, chính sách ở ngạch hiện giữ trong thời gian không quá 5 năm kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành. Đối với giáo viên tiểu học hiện đang giữ ngạch giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn (chưa đạt trình độ trung cấp) mã số 15c.209 tính đến ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành có tuổi đời dưới 55 tuổi đối với nam và dưới 50 tuổi đối với nữ thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức phải bố trí cho viên chức học tập nâng cao trình độ để đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV. Nếu viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện ở chức danh giáo viên tiểu học hạng IV thì cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan, đơn vị quản lý viên chức để xem xét, quyết định bổ nhiệm vào chức danh giáo viên tiểu học hạng IV. Trường hợp viên chức được cử đi học tập nâng cao trình độ mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan, đơn vị quản lý viên chức xem xét bố trí lại công tác khác hoặc thực hiện tinh giản biên chế. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 3/11/2015. Lập Phương
Giáo viên nghỉ trực là bị trừ lương, đúng hay sai?
Trường tôi là trường 2 cấp, thuộc vùng sâu, vùng xa. Đại đa số là các giáo viên đều ở xa trường. Trường tôi cũng thành lập đội tự vệ là các công đoàn viên nam. Hằng năm cứ đến dịp lễ Tết là chúng tôi đều trực đêm (Tết Tây trực 1 tuần tính tuần có ngày 1/1; Tết Nguyên Đán thì trực từ ngày được nghỉ đến đêm cuối của lịch nghỉ; 30/4 hay 2/9 đều phải trực tính từ ngày nghỉ). Trường có hợp đồng với 2 bảo vệ thay nhau trực và hiện nay trường cũng được trang bị 4 camera. Khi giáo viên nghỉ trực không xin phép thì bị cảnh cáo, viết bản tường trình hoặc trừ 1 ngày lương. Xin hỏi, cơ sở pháp lý nào để ra các hình phạt đó, như vậy là đúng hay sai? Có văn bản nào quy định điều đó không hay chỉ dựa vào văn bản quy định về quyền, nhiệm vụ của hiệu trưởng? Khi trực đêm thì giáo viên có được hưởng phụ cấp hay thu nhập thêm nào không?
Luật sư tư vấn: Khoản 1 Điều 70 Luật Giáo dục quy định: “1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”. Khoản 1 Điều 71 Luật Giáo dục quy định: “1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục”. Như vậy, nhiệm vụ của nhà giáo là giảng dạy theo chương trình học. Điều 5 Quy định về Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định: “1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó: a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới. d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học. 2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó: a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới. d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học. 3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau: a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có); b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.” Mặt khác, căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường mà mỗi nhà trường có nội quy, quy chế riêng của trường mình. Nhà giáo cần căn cứ nội quy, quy chế đó để đối chiếu. Trường hợp bạn phải trực đêm không đúng theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc; trực đêm không được hưởng chế độ thì bạn có quyền kiến nghị lên Ban giám hiệu nhà trường để được xem xét giải quyết hoặc thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại 2011. Như vậy, theo hệ thống pháp luật giáo dục hiện hành, nhà giáo không có nhiệm vụ trực trường để bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, từng trường hợp cụ thể, nhà trường có thể điều động giáo viên làm thêm giờ trong các trường hợp bất theo quy định của Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2012: “Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.” Về quyền của nhà giáo trong trường hợp điều động làm thêm giờ, Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định: “Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương. 2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.” Luật sư Phạm Thị Bích Hảo Theo Vietnamnet
Tuyển giáo viên đoàn đội
Kính gửi UBND TP Hà Nội, em có đọc "Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập bực thuộc UBND quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội năm 2015" trên website của Sở nội vụ Hà Nôi. Em muốn hỏi về việc tuyển giáo viên đoàn đội cấp trung học cơ sở có yêu cầu chứng chỉ đoàn đội hay không ạ? Hay chỉ cần em tốt nghiệp cao đẳng sư phạm chuyên ngành Toán hệ chính quy là được ạ. Người hỏi: Cấn Văn Trường ( 22:26 30/07/2015)
Về câu hỏi này, mời bạn tham khảo Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2015 Về việc phê duyêt chỉ tiêu và ban hành Kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội năm 2015. Tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND tại Mục I. Mục Đích, yêu cầu phần 1. Điều kiện chung và Phần 2. Điều kiện đối với thí sinh dự tuyển ngạch giáo viên, tại điểm c) Thí sinh dự tuyển ngạch giáo viên bậc trung học cơ sở xếp mã ngạch 15a.202 phải tốt nghiệp hệ chính quy các trường công lập, trong đó: -Giáo viên trung học cơ sở tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên có ngành đào tạo phù hợp theo chỉ tiêu cụ thể của từng trường học; thí sinh tốt nghiệp hệ chính quy các trường công lập không thuộc ngành sư phạm ngoài việc có ngành đào tạo phù hợp với chỉ tiêu của trường đăng ký dự tuyển phải có thêm chứng chỉ sư phạm. -Giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại bậc trung học cơ sở áp dụng như đối với giáo viên có chuyên môn giảng dậy bậc trung học cơ sở.
Bằng cao đằng nghề có được dự thi giáo viên ở Hà Nội không
Xin chào! Em muốn hỏi em có bằng cao đẳng nghề khoa CNTT và 1 chứng chỉ sư phạm em có đủ điều kiện để dự thi viên chức giáo viên ở Hà Nội năm 2015 này không ạ? Người hỏi: Trần Nhi ( 10:17 01/08/2015)
Về câu hỏi này, mời bạn tham khảo Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2015 Về việc phê duyêt chỉ tiêu và ban hành Kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội năm 2015. Tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND tại Mục I. Mục Đích, yêu cầu phần 1. Điều kiện chung và Phần 2. Điều kiện đối với thí sinh dự tuyển ngạch giáo viên, tại điểm b) Thí sinh dự tuyển giáo viên bậc tiểu học xếp mã ngạch 15.114 phải tốt nghiệp hệ chính quy các trường công lập, trong đó: -Giáo viên tiểu học tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên ngành giáo dục tiểu học; giáo viên dạy tin học, ngoại ngữ bậc tiểu học phải có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên (có chứng chỉ sư phạm nếu không thuộc ngành sư phạm) ngành tin học, ngoại ngữ. Bạn có thể căn cứ vào các điều kiện trên để tham dự thi viên chức giáo viên ở Hà Nội năm 2015.
Ai được phép giới thiệu người vào Đảng?
Tổ chức, cá nhân nào được phép giới thiệu người khác vào Đảng? Tôi hiện đã là Đảng viên được 3 năm, trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy có anh A làm chung cơ quan với tôi là một người có đủ tài, đức đồng thời cũng có mong muốn xin vào Đảng. Vậy làm sao để có thể giới thiệu anh A vào Đảng? Bản thân tôi là Đảng viên có thể tự mình giới thiệu người vào Đảng được không hay phải thông qua tổ chức, đoàn thể nào khác? Mong được sự giải đáp từ ban biên tập Ngân hàng hỏi đáp pháp luật. Xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn Quý độc giả đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Bạn đã là Đảng viên thì hoàn toàn có thể tự mình giới thiệu anh A vào Đảng nếu bạn đã có thời gian công tác cùng với anh A từ 12 tháng trở lên trong cùng một phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở. Điều 3.2 Quy định số 29-QĐ/TW quy định cụ thể như sau: Đảng viên giới thiệu người vào Đảng là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở. Ngoài ra, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở cũng có thể xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng. Bạn cần lưu ý, để được vào Đảng thì anh A còn phải đáp ứng các điều kiện về tuổi tác, phẩm chất đạo đức, về trình độ học vấn, nhân thân, lý lịch và quá trình hoạt động, cống hiến... Quý độc giả cần tham khảo chi tiết Quyết định số 29-QĐ/TW để nắm rõ hơn các quy định trên. Trân trọng!
Chuyên ngành được dự tuyển giáo viên Giáo dục công dân​
Mình có vấn đề thắc mắc xin nhờ ban biên tập Web liên hệ với Ban ngành có liên quan hỏi giúp mình với. Mình có nộp hồ sơ thi tuyển viên chức giáo dục của TP.Hà Nội năm 2015 tại huyện Ba Vì nhưng không được tiếp nhận, bộ phận tiếp nhận có giải thích bằng Sư phạm Giáo dục chính trị của mình không nộp được vào vị trí gv THCS môn Giáo dục công dân. Mình không hiểu, chuyên ngành Sư phạm giáo dục chính trị mình được học trong trường Đại học là để dạy môn Giáo dục công dân. Mình có hỏi Sở Nội vụ nhưng không thấy phản hồi lại. Rất mong ban biên tập tìm hiểu thông tin và trả lời giúp mình với. Cảm ơn ban biên tập! Người hỏi: Tuyết ( 14:53 01/09/2015)
Tại Khoản c, Điều 2, Mục II, Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 23/7/2015 về việc phê duyệt chỉ tiêu và ban hành Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập thuộc UBND quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội năm 2015 đã quy định: c) Thí sinh dự tuyển ngạch giáo viên trung học cơ sở xếp mã ngạch 15a.202 phải tốt nghiệp hệ chính quy các trường công lập, trong đó: - Giáo viên trung học cơ sở tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên có ngành đào tạo phù hợp theo chỉ tiêu cụ thể của từng trường học; thí sinh tốt nghiệp hệ chính quy các trường công lập không thuộc ngành sư phạm ngoài việc có ngành đào tạo phù hợp với chỉ tiêu của trường đăng ký dự tuyển phải có thêm chứng chỉ sư phạm. Theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND thì Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm 2015-Huyện Ba Vì, khối THCS ngành Giáo dục công dân là: Trường Cấm Lĩnh: 01 Chỉ tiêu bộ môn Giáo dục công dân Trường Yên Bài B: 01 Chỉ tiêu bộ môn Giáo dục công dân. Để biết thêm chi tiết, mời bạn liên hệ đến Phòng Đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng- Sở Nội vụ Hà Nội. Địa chỉ: 18B, Lê Thánh Tông, Hà Nội Số điện thoại: 04 3.734.75.71. Website: http://sonoivu.hanoi.gov.vn
Có được đứng tên trong tổ chức kinh tế khi đã là giáo viên?
Kính Chào PGĐT Châu Thành ! Tôi hiện đang là giáo viên tại huyện Châu Thành, nhưng tôi muốn kinh doanh thêm ngoài nhà nước có được không? Cụ thể tôi sẽ mua lại trang web bán hàng trực tuyến http://www.vemaybayanhduong.com/ này kinh doanh về lĩnh vực vé máy bay và tôi sẽ đứng tên trong hội đồng quản trị của công ty này có được không? Vui lòng trả lời và hướng dẫn giúp tôi. Xin trân trọng!
Tại điểm b khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 qui định một trong các đối tượng bị cấm làm người quản lý doanh nghiệp là: "Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức" Theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005 thì không chỉ có cán bộ, công chức bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp, thậm chí đến cả viên chức cũng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức bị cấm "Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
Có tiếp nhận giáo viên luân chuyển từ tỉnh khác Không?
Hai vợ chồng tôi hiện là giáo viên đang công tác tại tỉnh Lào Cai được 10 năm, chuyên ngành đào tạo CĐSP Toán - Thể dục và CĐSP Hóa - Sinh. Nay vợ chồng tôi có nguyện vọng được chuyển về Huyện Tân Yên - Tỉnh Bắc Giang công tác. Xin cho hỏi năm 2014 tỉnh có tiếp nhận giáo viên THCS xin chuyển đến từ ngoại tỉnh không?
Việc thuyên chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức do cấp có thẩm quyền quy định thông qua các văn bản hướng dẫn cụ thể theo từng năm. Căn cứ điểm d, khoản 3, Điều 8 Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2013 của UBND tỉnh Bắc Giang Ban hành Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước tỉnh Bắc Giang, cơ quan có thẩm quyền được quy định cụ thể trongnhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp huyện (*), cụ thể hơn "Việc điều động, tiếp nhận giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông cơ sở giữa các huyện, thành phố chỉ thực hiện một đợt vào tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Nội vụ (Sở Nội vụ thống nhất với Sở Giáo dục và Đào tạo về kết quả thẩm định trước khi ban hành văn bản chính thức để thực hiện)"
Danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” có phải xin ý kiến Tỉnh uỷ trước khi trình Nhà nước
Một số cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo, hỏi: Danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” có phải xin ý kiến Tỉnh uỷ trước khi trình Nhà nước không?
Theo quy định tại khoản 7, Điều 53, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng về thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng, thì: “ Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương xem xét, cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ: 1. Khen thưởng cho các trường hợp cán bộ thuộc diện cấp uỷ Đảng quản lý; 2. Các hình thức khen thưởng: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập” (các hạng), danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ nhân nhân dân”, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”; 3. Các hình thức khen thưởng khác thực hiện theo quy định tại các văn bản có liên quan. Theo quy định trên thì cá nhân đươc đề nghị phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” không thuộc diện phải xin ý kiến Tỉnh uỷ trước khi trình Nhà nước xét tặng, trừ trường hợp cá nhân đó là cán bộ thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý.
Hỏi Sở Nội vụ Hà Nội về chế độ của giáo viên mầm non
Tôi có đọc được câu trả lời của Sở Nội vụ Hà Nội về việc Hà Nội chưa tính lương giáo viên mầm non theo bằng cho giáo viên thi đỗ vào kì tuyển dụng năm 2011như sau: “Theo Quyết định số 2957/QĐ-UBND ngày 22/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã của Hà Nội năm 2011 thì chỉ tiêu tuyển dụng: ngạch giáo viên mầm non - mã ngạch 15.115 (giáo viên mầm non đạt chuẩn, giáo viên có trình độ trung cấp); Việc trả lương cho viên chức không chỉ căn cứ vào bằng cấp mà căn cứ vào các tiêu chuẩn của ngạch viên chức (trong đó có tiêu chuẩn về trình độ). Như vậy dù bạn có trình độ đại học nhưng đăng ký dự tuyển vào ngạch giáo viên mầm non đạt chuẩn (mã ngạch 15.115) thì đương nhiên được hưởng lương ở mã ngạch đó là đúng." Vậy tôi có thể tạm hiểu tiêu chuẩn của giáo viên mầm non tại Hà Nội là có bằng trung cấp. Năm 2005 Bộ Nội Vụ có Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo. Trong đó có có chức danh Giáo viên mầm non chính (trình độ cao đẳng) mã số 15a.260 và Giáo viên mầm non cao cấp (trình độ đại học) mã số 15a.205. Tôi được biết ngay sau đó đa số các tỉnh thành (tôi dẫn chứng các tỉnh nơi các bạn đồng khoá đại học với tôi Ninh Bình, Thái Nguyên, ngay cả Hà Giang một tỉnh biên giới) đã thực hiện quyết định này. Nghĩa là ngoài việc tuyển dụng và tính lương theo giáo chuẩn là trung cấp họ đã xếp các chức danh cho giáo viên trên chuẩn: giáo viên mầm non chính và giáo viên mầm non cao cấp để họ được hưởng các chính sách ưu đãi đúng với trình độ của họ. Tôi cũng hiểu quyết định này của sở nhằm mục đính khuyến khích nâng cao trình độ cho viên chức mầm non. Nhưng xã hội hiện nay có quá nhiều yếu tố đặt lên trên lòng yêu nghề hay nhiệt huyết, chính vì vậy nhà nước mới cần đến những chính sách ưu tiên hay khuyến khích. Và cũng bởi vậy tôi thấy không có lí do gì để ngay từ khi chọn nghề chọn trường các giáo viên mầm non tương lai ở Hà Nội phải chọn các trường Cao đẳng hay Đại học để rèn học tập. Hiện nay tôi được biết Thông tư số 20/2015/TTLT-BGD ĐT-BNV Thông tư liên tịch Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non đã có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2015 Theo như thông tư này: "1. Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (gọi chung là trường mầm non) 2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với viên chức là giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân." Vậy tôi rất mong Sở Nội Vụ Hà Nội trả lời cho tôi 2 câu hỏi sau: 1. Khi nào các viên chức mầm non tại Hà Nội được áp dụng thông tư này? Hay Hà Nội vẫn áp dụng quyết định của thành phố và không có gì thay đổi? 2. Theo như tôi được biết kì tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2015 của thành phố Hà Nội có vị trí giáo viên mầm non mã ngạch 15.115. Vậy cho hỏi nếu Hà Nội rà soát và thực hiện đúng như thông tư này thì viên chức mới trúng tuyển (đang trong thời gian tập sự) có được áp dụng hay không? Người hỏi: Mai Sim ( 23:21 06/12/2015)
Sau khi chuyển câu hỏi của bạn đến Sở Nội vụ, chúng tôi nhận được ý kiến của Sở Nội vụ như sau: (Theo Công văn số 3243/SNV-ĐTBDTD ngày 24/12/2015 của Sở Nội vụ Hà Nội) 1. Việc tuyển dụng viên chức, hiện nay được thực hiện theo Luật Viên chức, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ, Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ, Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ. Theo phân cấp hiện hành việc tuyển dụng viên chức thuộc thẩm quyền của các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố. Thực hiện quy định tại Điều 20, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành: “Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập”, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các Sở, UBND quận, huyện, thị xã xây dựng, hoàn thiện báo cáo UBND Thành phố và báo cáo Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án cơ cấu vị trí việc làm và cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức, trong đó có viên chức ngành giáo dục và đào tạo (hiện nay Bộ Nội vụ chưa có quyết định phê duyệt). Trong khi chưa có Quyết định phê duyệt cơ cấu vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức (làm cơ sở để phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức theo cơ cấu chức danh nghề nghiệp như hạng I, II, III, IV) Sở Nội vụ đã tổng hợp nhu cầu tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2015 theo đề xuất của các quận, huyện, thị xã trong đó có giáo viên mầm non – ngạch giáo viên mầm non mã số 15.115, tương đương với chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV – trình độ Trung cấp trở lên; các thí sinh dự thi có trình độ đào tạo cao hơn, nếu trúng tuyển thì việc xếp lương theo ngạch (chức danh nghề nghiệp) đã đăng ký dự tuyển Liên bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT ngày 14/9/2015 về việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2015, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội đang nghiên cứu, tham mưu cho UBND Thành phố hướng dẫn Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện việc chuyển xếp, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp theo Quy định mới và đề nghị cấp có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Theo dự kiến Kế hoạch tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2016 sẽ thực hiện theo hướng dẫn đảm bảo đúng cơ cấu vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định hiện hành 2. Ngày 20/6/2014, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội đã có công văn số 1518/SNV-ĐTBDTD báo cáo Bộ Nội vụ về việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; ngày 03/9/2014, Vụ Công chức Viên chức Bộ Nội vụ có công văn số 3530/BNV-CCVC gửi Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, trong đó đã nêu “…các Bộ, ngành, địa phương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành theo thẩm quyền” và Bộ Nội vụ đang thẩm định phê duyệt vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức đối với công chức hoặc chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; vì vậy, sau khi được Bộ Nội vụ phê duyệt và đồng ý, cho phép thành phố Hà Nội sẽ tổ chức thực hiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức thực hiện quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Xin cho biết, loại trang thông tin điện tử và mạng xã hội nào phải hoàn thành thủ tục cấp phép?
Kể từ ngày 3-10-2014, có quy định quản lý trang thông tin điện tử và mạng xã hội bằng việc cấp phép. Xin cho biết, loại trang thông tin điện tử và mạng xã hội nào phải hoàn thành thủ tục cấp phép?
Theo khoản 2, Điều 2, Thông tư 09/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội, các trang thông tin điện tử phải cấp phép gồm: a) Trang thông tin điện tử tổng hợp quy định tại khoản 2, Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó). Các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành, mạng xã hội khi cung cấp thông tin tổng hợp thì phải đề nghị cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp. Trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí: Cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp. b) Mạng xã hội Các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành, trang thông tin điện tử tổng hợp nếu thiết lập mạng xã hội phải đề nghị cấp phép như đối với mạng xã hội. Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về những nội dung thông tin do mình cung cấp. Để hoàn thành thủ tục cấp phép (quy định tại khoản 3, Điều 2 thông tư này), trang chủ của trang thông tin điện tử phải cung cấp đầy đủ các thông tin: Tên của tổ chức quản lý trang thông tin điện tử; tên cơ quan chủ quản (nếu có); địa chỉ liên lạc, thư điện tử, số điện thoại liên hệ, tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung. Ngoài các nội dung trên, trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí, mạng xã hội phải ghi rõ số giấy phép đang còn hiệu lực; ngày, tháng, năm cấp; cơ quan cấp phép. Trang thông tin điện tử tổng hợp khi trích dẫn lại thông tin phải tuân theo quy định về nguồn tin được quy định tại khoản 18 Điều 3, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP; không đăng tải ý kiến nhận xét, bình luận của độc giả về nội dung tin, bài được trích dẫn (trừ trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí). Sau 90 ngày, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép không thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội thì giấy phép không còn giá trị. Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đã được cấp phép khi có sự thay đổi chủ sở hữu trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội thì phải thực hiện các thủ tục như cấp mới theo quy định tại thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chuyển giao. Hồ sơ cấp phép, ngoài các văn bản quy định tại Điều 6 thông tư này phải kèm theo bản gốc giấy phép đã được cấp. VietBao.vn (Theo_Hà Nội Mới )
Giáo viên tiếng Anh tiểu học
Em đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiến Ý và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm , bằng tiếng Anh B1- PET của Cambridge. Vậy em có thể đăng kí thi giáo viên tiểu học được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn! Hương Người hỏi: Hoàng Hương ( 17:04 28/08/2015)
Theo mục 2 của Kế hoạch kèm theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 23/7/2015 của UBND thành phố. Về Điều kiện dự tuyển đối với thi sinh dự tuyển ngạch giáo viên thì: Thí sinh dự tuyển ngạch giáo viên bậc tiểu học xếp mã ngạch 15.114 phải tốt nghiệp hệ chính quy các trường công lập, trong đó: - Giáo viên tiểu học tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên ngành giáo dục tiểu học; giáo viên dạy tin học, ngoại ngữ bậc tiểu học phải có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên (có chứng chỉ sư phạm nếu không thuộc ngành sư phạm) ngành tin học, ngoại ngữ.
Chế độ đối với giáo viên mầm non
Tôi là giáo viên mầm non của huyện Phú Xuyên. Tôi công tác trong nghành từ năm 2011 hiện đã được xếp lương theo ngạch viên chức. Nhưng theo quyết định thì tôi đã lên lương bậc 2 được 1 năm đến nay vẫn chưa có quyết định. Như vậy là đúng hay sai. Tôi nghỉ thai sản tháng 9 năm 2013 Theo Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 23/1/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ-Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Vậy trong thời gian tôi nghỉ thai sản đúng quy định của BHXH nhà trường không chi trả phụ cấp đứng lớp cho tôi như vậy là đúng hay sai. Người hỏi: phạm thị hoa ( 05:42 31/08/2014)
- Điều 2: Chế độ nâng bậc lương thường xuyên tại Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. - Mục 2 – Chương III: Chế độ thai sản trong Luật bảo hiểm xã hội (văn bản số 71/2006/QH11 của Quốc Hội). Để biết thêm thông tin chi tiết đề nghị bạn liên hệ đến Sở Nội vụ Hà Nội Địa chỉ: Số 18 - Lê Thánh Tông - Hoàn Kiếm - Hà Nội Số điện thoại: 04.37343434 Websie: http://sonoivu.hanoi.gov.vn Hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo Địa chỉ: 58 Quang Trung – Hà Nội Điện thoại: 04.39421429 Websie: http://www.hanoi.edu.vn/
Tiêu chuẩn đề nghị Huân chương Độc lập
Ông Trần Trọng Cầu, cán bộ hưu trí thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải và một số cá nhân hỏi: Cá nhân tham gia cách mạng từ năm 1964 đến ngày 30/4/1975 ở miền Nam, có thời gian giữ chức vụ huyện ủy viên 02 năm (trước 30/4/1975), sau ngày giải phóng tiếp tục công tác đến lúc nghỉ hưu. Vậy có đủ tiêu chuẩn đề nghị Huân chương Độc lập không?
Theo qui định tại điểm a, khoản 1, Điều 24, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/5/2010 của Chính phủ thì “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: “ Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa, có thành tích xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã giữ một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng ở Trung ương, Tỉnh ủy viên, Thành uỷ viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh (và chức vụ tương đương) hoặc người tham gia hoạt động liên tục ở chiến trường miền Nam thời kỳ chống Mỹ từ 1964 đến 1975, đã đảm nhiệm chức vụ Huyện uỷ viên hoặc chức vụ tương đương trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;” Điều kiện để xét khen thưởng là: Cá nhân không bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng, bị kỷ luật buộc thôi việc, bị loại ngũ, tước quân tịch, bị tòa án tuyên có tội. Hạ một mức khen đối với người đã bị kỷ luật lưu Đảng, khai trừ Đảng sau đó được kết nạp lại và những người: bị cách chức, giáng chức, hạ bậc lương, cảnh cáo. Chưa xét khen thưởng đối với các trường hợp đang bị kỷ luật hoặc các trường hợp đang xét kỷ luật. Như vậy, theo qui định hiện hành của Nhà nước thì cá nhân đủ tiêu chuẩn đề nghị Huân chương Độc lập hạng Ba (trừ trường hợp cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên).
Trưởng thôn, phó thôn tham gia họp HĐND
Ở tôi có xã họp HĐND có cả trưởng thôn và Phó trương thôn có xã chỉ có trưởng thôn. Vậy phó trưởng thôn có được mời tham ra họp HĐND xã không. Người hỏi: Chu Chuyên ( 21:06 29/12/2015)
Tại khoản 1, khoản 2, Điều 8 Quyết định số 50/2013/QĐ-UBND ngày 18/11/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội quy định trách nhiệm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố như sau: 1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, chịu sự lãnh đạo của Chi bộ thôn, Chi bộ tổ dân phố; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Công tác Mặt trận và các tổ chức, đoàn thể, tổ đại biểu HĐND cấp xã, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (ở thôn), công an viên ở thôn (hoặc cảnh sát khu vực ở tổ dân phố) triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trên địa bàn thôn, tổ dân phố. 2. Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phân công; thay mặt Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố điều hành công việc khi được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ủy quyền Khoản c, điểm 2, Điều 10 Quyết định này quy định Quyền hạn của Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố: Được cấp trên mời dự họp về các vấn đề liên quan; thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao và các nhiệm vụ khác tại cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật. Tại Điều 48, Mục 5, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003 quy định: Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên đã được bầu ở địa phương, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương và đại diện cử tri được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân, được phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết.
Trình độ học vấn lớp mấy mới được xin vào Đảng?
Trình độ học vấn lớp mấy mới được xin vào Đảng? Do hiện nay, bố em đang làm trưởng thôn, ngoài ra, còn là trưởng Hội nông dân xã. Trong nhiều năm qua, bố em đã có nhiều cống hiến cho thôn, xã trong hoạt động sản xuất kinh doanh được nhiều bằng khen của xã và của huyện. Tuy nhiên, do trước đây gia đình em nghèo khó nên bố em chỉ mới học hết lớp 9 (đã có bằng tốt nghiệp cấp 2), hiện nay bố em đang theo học bổ túc cấp 3 tại địa phương. Vậy, trình độ của bố em như vậy có xin vào Đảng được không ạ? Mong sự giải đáp từ ban biên tập Ngân hàng hỏi đáp pháp luật. Em xin cảm ơn!
Cảm ơn Quý độc giả đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Trường hợp của bố bạn vẫn đủ điều kiện về trình độ học vấn để xin kết nạp Đảng. Cụ thể, người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên căn cứ theo Điểm a, Khoản 1.2 Quyết định số 29-QĐ/TW. Như vậy, bố của bạn đã học hết lớp 9 và đã có bằng tốt nghiệp cấp 2 là đủ điều kiện về trình độ học vấn để kết nạp Đảng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, để được kết nạp Đảng, bố của bạn còn phải đáp ứng nhiều điều kiện khác về trình độ học vấn, nhân thân, lý lịch và quá trình hoạt động, cống hiến... Nếu đáp ứng được các điều kiện đó thì bố bạn sẽ được xem xét kết nạp Đảng. Quý độc giả cần tham khảo chi tiết Quyết định số 29-QĐ/TW để nắm rõ hơn các điều kiện trên. Trân trọng!
Quy trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú ở Hội đồng cơ sở
Thầy giáo Nguyễn Mạnh Cường, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Nam và một số giáo viên Trường trung học cơ sở Lê Đình Chinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hỏi: Quy trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú ở Hội đồng cơ sở như thế nào?
Theo qui định tại Điều 11 và 12, Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT ngày 27/02/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Quy trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú ở Hội đồng cơ sở gồm các bước như sau: 1. Giới thiệu và bỏ phiếu tín nhiệm: Thủ trưởng đơn vị cấp cơ sở tổ chức phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị tiêu chuẩn xét chọn danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú vả tổ chức cho cán bộ, giáo viên tự giới thiệu và giới thiệu công khai những người có đủ tiêu chuẩn, so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu giới thiệu. Các nhà giáo được Hội đồng cấp cơ sở đưa vào danh sách xét chọn là những người phải đạt từ 80% số phiếu giới thiệu của cán bộ, công chức, viên chức trở lên. 2. Hội đồng cấp cơ sở họp xem xét, thành tích công lao của từng người; những ý kiến đóng góp, đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu sơ duyệt. 3. Công bố kết quả sơ duyệt và tổ chức thăm dò dư luận trong toàn đơn vị bằng hình thức niêm yết danh sách những người đạt đủ số phiếu sơ duyệt trong đơn vị ít nhất 7 ngày làm việc. 4. Hội đồng cấp cơ sở bỏ phiếu tán thành: Danh sách bỏ phiếu tán thành là danh sách những nhà giáo đã đạt số phiếu hội đồng sơ duyệt từ 80% trở lên số phiếu trên tổng số thành viên Hội đồng. Kết quả bỏ phiếu tán thành được công bố trong toàn đơn vị. Ngoài ra người đạt 80% trở lên số phiếu giới thiệu của cán bộ, công chức, viên chức và có số phiếu tán thành đạt ít nhất 90% trên tổng số thành viên Hội đồng cơ sở được trình xét danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (để biết chi tiết đề nghị nghiên cứu thêm Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 và Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT).
Bộ Nội vụ giải đáp chế độ với CBCCVC vùng đặc biệt khó khăn
Ông Trịnh Đình Toản (dinhtoan81@...) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về chế độ với cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường học tại xã La Ngâu thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, một xã đặc biệt khó khăn đã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II theo Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, ngày 31/8/2011 Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều 1 Thông tư liên tịch trên đã hướng dẫn về xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP. Về chính sách đối với các đối tượng công tác tại các xã đã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II, theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II thì cán bộ, công chức, sĩ quan quân đội, công an đang sinh sống và công tác tại các xã có tên trong phụ lục II kèm theo Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg được thụ hưởng chính sách như đối với các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II đến hết năm 2010.
Tiêu chuẩn Huân chương Độc lập hạng Ba
Tập thể thành lập tháng 04/1992 đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất, 10 năm gần đây đã được tặng thưởng Cờ thi đua Chính phủ, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ có đạt tiêu chuẩn Huân chương Độc lập hạng Ba không?
Theo qui định tại khoản 3, Điều 11, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 thì quá trình xây dựng và phát triển để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau: 1. Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhất, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương; 2. Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; 3. Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên. Theo qui định thì tập thể trên từ lúc thành lập đến nay chưa đủ thời gian để trình Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba.
Thi tuyển viên chức giáo dục 2015
Kính gửi UBND TP Hà Nội! Cho em hỏi trong đợt thi sát hạch đề án ngoại ngữ 2020 vừa qua e thi nhưng mới đạt chứng chỉ B1 vậy e có thể nộp giấy chứng nhận đó trong đợt thi viên chức giáo dục 2015 năm nay ko và giấy đó có giá trị gì ko hay bắt buộc phải có B2 mới đc tính? Và thầy cô cho em hỏi thệm nội dung thi năm nay có ghi là "thực hành thông qua 1 bài viết, thời gian 150 phút" vậy cho e hỏi trong đó chỉ soạn giáo án hay phải làm cả xử lý tình huống ko a. vì năm nay ghi ko rõ như mọi năm Em cảm ơn ạ Người hỏi: Nguyễn Thị Ly ( 15:18 28/07/2015)
Tại Mục VII.4, Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 23/7/2015 về việc phê duyệt chỉ tiêu và ban hành Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập thuộc UBND quận, huyện, thị xã, UBND thành phố Hà Nội đã giao UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ Kế hoạch của Thành phố và hướng dẫn của Sở Nội vụ, xây dựng và ban hành Kế hoạch cụ thể để tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục trực thuộc quận, huyện, thị xã quản lý và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về công tác tuyển dụng của đơn vị mình. Thông báo công khai kế hoạch tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển và tại các trường có chỉ tiêu tuyển dụng. Nội dung thông báo gồm: số lượng chỉ tiêu, ngành tuyển dụng tại từng đơn vị; điều kiện, tiêu chuẩn hồ sơ, thời gian tổ chức tuyển dụng; thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ; lệ phí tuyển dụng. Như vậy, các quận, huyện, thị xã sẽ có thông báo chi tiết về yêu cầu cụ thể cho từng vị trí. Mời bạn vui lòng theo dõi thông tin tại đơn vị mà bạn tham gia thi tuyển. Tại điểm a.2.1., khoản 3, muc IV, Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 23/7/2015 về việc phê duyệt chỉ tiêu và ban hành Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập thuộc UBND quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã quy định rõ nội dung thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với tuyển dụng giáo viên: - Thí sinh thực hành thông qua một bài viết, thời gian làm bài 150 phút - Nội dung bài viết: Theo đề do đại diện thí sinh của các Hội đồng bốc thăm ngẫu nhiên trong giới hạn ôn tập đối với từng cấp học, môn học để soạn giáo án một tiết dạy trên lớp - Điểm bài viết thực hành là điểm thực hành (ĐTH) tính theo thang điểm 100 và làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Khi nào được công nhận là Đảng viên chính thức?
Em đang là sinh viên năm 4 đại học, hồi tháng 12 năm 2015, em đã được làm lễ kết nạp Đảng. Kể từ đó đến nay, em đã tham gia các hoạt động do chi bộ Đảng tổ chức và đóng Đảng phí đầy đủ. Vậy, đến nay đã là tháng 8 năm 2016, em đã được công nhận là Đảng viên chính thức chưa? Làm sao để em biết được em đã trở thành Đảng viên chính thức hay vẫn chỉ là Đảng viên dự bị?
Trường hợp của bạn vẫn chưa trở thành Đảng viên chính thức được. Do sau khi làm lễ kết nạp, bạn phải trải qua 12 tháng dự bị. Sau 12 tháng dự bị đó, nếu xét thấy bạn đủ điều kiện thì các cấp Đảng ủy mới xem xét quyết định cho bạn trở thành Đảng viên chính thức. Cho đến nay, bạn chỉ mới là Đảng viên dự bị được 8 tháng nên bạn phải phấn đấu thêm nữa mới được công nhận là Đảng viên chính thức. Theo quy định tại Điều 4.2 Quy định số 29-QĐ/TW, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày đảng viên hết 12 tháng dự bị, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho đảng viên; nếu không đủ điều kiện công nhận là đảng viên chính thức thì đề nghị lên cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên. Vì vậy, bạn cứ yên tâm học tập và hoạt động tốt, khi kết thúc thời hạn dự bị bạn sẽ được xem xét để trở thành Đảng viên chính thức. Bạn tham khảo chi tiết Quy định số 29-QĐ/TW để nắm rõ hơn các quy định trên. Trân trọng!
Hỏi về phân cấp công trình xây dựng
Tôi có một số vướng mắc về nội dung phân cấp công trình theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013, xin Bộ Xây dựng hướng dẫn giúp: 1. Theo mục 1 phần Ghi chú Bảng I.1, I.2, I.3 của Phụ lục 1: “Công trình cấp IV là công trình 01 tầng có kết cấu đơn giản, có niên hạn sử dụng dưới 20 năm”. Vậy xin Bộ Xây dựng hướng dẫn, kết cấu như thế nào là kết cấu đơn giản? 2. Theo Phụ lục 1, công trình giáo dục không có cấp IV. Trường hợp Trường học có sẵn, chỉ lập BCKTKT đầu tư xây dựng thêm một trong những công trình Bếp ăn nội trú, nhà xe, nhà vệ sinh học sinh (quy mô nhà 01 tầng, diện tích sàn
Căn cứ vào qui định tại Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Qui định chi tiết về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10). 1. Kết cấu đơn giản là kết cấu sử dụng cấu kiện chế tạo sẵn hoặc vật liệu xây dựng có độ bền thấp tạo nên công trình có chức năng sử dụng tạm thời, có niên hạn sử dụng không vượt quá 20 năm. 2. Đối với câu hỏi tại mục 2, 3: do đây là các công trình không có trong danh mục bảng I.1 của Phụ lục 1 Thông tư số 10 nên yêu cầu căn cứ vào bảng I.2 của Phụ lục 1 Thông tư số 10 để xác định cấp của các công trình này.
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương về xây dựng chính quyền?
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương về xây dựng chính quyền?
HĐND thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn về: - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân thành phố; - Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân thành phố bầu: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố; - Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu; - Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; - Quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố theo chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố theo quy định của Chính phủ; - Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Bị viêm gan B, có được hoãn nghĩa vụ quân sự?
Tôi đang điều trị bệnh viêm gan siêu vi B (được 3 năm), các chỉ số vẫn ở mức dương tính virus. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi bị viêm gan B thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không? (Đoàn Công - Bình Dương)
Luật gia Nguyễn Mỹ Linh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để anh tham khảo, như sau: Nghị định số 38/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/03/2007 về việc tạm hoãn gọi nhâp ngũ và miễn gọi nhâp ngũ trong thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ: - Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: "Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hôi đồng khám sức khỏe.” (khoản 1 Điều 3). Như vậy, xét trường hợp của anh, bị bệnh Viêm gan siêu vi B - một loại bệnh có khả năng lây nhiễm cao và có nguy cơ những biến chứng nặng nề thành xơ gan và ung thư gan. Vì vậy, anh có thể được hoãn nghĩa vụ quân sự với lý do “Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ”. Tuy nhiên, khi có giấy gọi đi khám sức khỏe anh vẫn đi khám theo giấy gọi khám nghĩa vu quân sự, đồng thời cần cung cấp các hồ sơ, giấy tờ xác nhận bệnh tật do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp cho Hội đồng khám sức khỏe quân sự địa phương để được xem xét, kết luận. Ngoài ra, anh có thể tham khảo thêm danh mục phân loại sức khỏe để biết được các loại bệnh có thể được hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự - trong đó bệnh gan được xếp tại mục 77 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Viên chức nhà nước làm thất thoát ngân quỹ bị xử lý thế nào?
Tôi là viên chức nhà nước, kí hợp đồng có thời hạn 1 năm. Trong quá trình làm việc thì có làm thất thoát tiền của nhà nước là 100 triệu nhưng sau khi biết đã hoàn trả lại. Xin hỏi khi tôi đã hoàn trả lại số tiền đã thất thoát thì tôi sẽ bị xử lý thế nào?
Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Điều 55 Luật Viên chức 2010 quy định 1. Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại. 2. Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị Định 27/2012/ NĐ- CP tại Điều 25. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả 1. Phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế gây ra để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, hoàn trả cho đơn vị, bảo đảm khách quan, công bằng và công khai. 2. Viên chức gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quyết định của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền. Nếu viên chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì bị trừ 20% (hai mươi phần trăm) tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền. 4. Trường hợp có từ 02 viên chức trở lên cùng làm mất mát, hư hỏng hoặc gây thiệt hại đến tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì các viên chức đó đều phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường, hoàn trả trên cơ sở mức độ thiệt hại tài sản thực tế và mức độ lỗi của mỗi người. Khoản 1 Điều 28 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định: Nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường “1. Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường có các nhiệm vụ: a) Xem xét, đánh giá tính chất của hành vi gây thiệt hại; mức độ thiệt hại; b) Xác định trách nhiệm của viên chức gây ra thiệt hại và viên chức có liên quan; c) Kiến nghị với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền về mức và phương thức bồi thường; d) Trường hợp Hội đồng phát hiện hành vi của viên chức gây ra thiệt hại vật chất có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Hội đồng kiến nghị với người có thẩm quyền chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.” Trách nhiệm của từng cá nhân và số tiền của từng người phải nộp trong trường hợp trên phải tùy thuộc vào vi phạm thực tế và điều tra kết luận của đơn vị, và kết quả của phiên họp Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường. Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, mỗi viên chức phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường trên cơ sở mức độ thiệt hại và mức độ lỗi của từng người.
Tham gia 2 khóa học có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?
Em sinh năm 1995, đang học cao đang học trường cao đẳng nghề công nghiệp thực phẩm. Hiện nay, em không muốn học trường này nữa và em muốn thi lại hoặc đổi qua trường khác học ngành quản trị mạng. Hôm nay, em ra phường nộp giấy tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do trường cấp thì người trên đó nói là em chỉ được học tiếp trường đó còn nếu đổi trường khác thì cũng bị gọi đi nghĩa vụ quân sự. Vậy xin hỏi quý luật sư giúp đỡ giải đáp hộ em thắc mắc này?
Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Theo Khoản 10, Điều 3, Nghị định số 38/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thời gian được tạm hoãn nghĩa vụ đối với sinh viên đang học tại các trường đại học, cao đẳng như sau: Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Như vậy, chỉ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi học trong một khóa đào tạo tập trung. Trong trường hợp của bạn, bạn đã tham gia học tại trường cao đẳng nghề chính là khóa đào tạo tập trung, nếu bạn thi lại hoặc chuyển sang trường khác thì sẽ không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Theo quy định, cán bộ xã bạn làm như thế là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
Đại biểu Quốc hội có quyền gì?
Sắp đến ngày bầu cử nhưng có nhiều điều tôi chưa biết, xin hỏi đại biểu quốc hội có những quyền gì? Hoàng Lan Anh
Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. - Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. - Đại biểu Quốc hội có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội. - Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu quy định tại Điều 8 của Luật này. - Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. - Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Quốc hội và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu Quốc hội thấy cần thiết. - Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật. - Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. - Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền tham gia ý kiến vào các vấn đề quản lý nhà nước, vấn đề liên quan đến đời sống của nNhân dân và các vấn đề khác mà đại biểu quan tâm. Luật sư Vũ Tiến Vinh Giám đốc Công ty Luật Bảo An, Hà Nội
Xong cao đẳng, học tiếp đại học có được hoãn nhập ngũ?
Xin hỏi một thanh niên học xong hệ trung cấp và sau đó tiếp tục học cao đẳng thì có được hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự không? Tương tự, một thanh niên sau khi học xong trường cao đẳng, tiếp tục học lên đại học thì có được hoãn nghĩa vụ quân sự?
- Theo khoản 9, 11, điều 3, nghị định 38 ngày 15-3-2007 của Chính phủ (về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ), học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình gồm có: a- Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học. b- Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề. c- Trường cao đẳng, đại học. d- Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại hai điểm b, c trên chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khóa đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khóa đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hằng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Tiêu chuẩn đối với cán bộ làm công tác y tế trường học
Tôi là nhân viên y tế học đường tại một trường tiểu học và có bằng trung cấp dược. Đầu năm 2012, tôi tham gia thi công chức và đã thi đỗ, nhưng khi làm hồ sơ gửi về Sở nội vụ tỉnh thì được trả lời là không cho vào biên chế với lý do “làm y tế trong trường học phải có bằng trung cấp y trở lên”. Sau đó, Phòng Giáo dục huyện có công văn yêu cầu nhà trường chấm dứt HĐLĐ với tôi vì lý do là làm việc không đúng theo bằng cấp. Đề nghị Phòng Tư vấn pháp luật và Bạn đọc Báo Giáo Dục Việt Nam cho biết việc Sở nội vụ tỉnh, Phòng Giáo dục huyện không chấp nhận kết quả thi tuyển của tôi có đúng theo quy định của pháp luật không? (Phan Thị Nga – Bình Thuận)
Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời: Theo Điều 22 Luật Viên chức, Điều 4 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/04/2012 về tuyển dụng sử dụng và quản lý viên chức quy định người có “văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm” là một trong những điều kiện để thi tuyển viên chức. Đơn vị sự nghiệp công lập được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng không được trái với quy định của pháp luật và phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt trước khi thực hiện. Khoản 1 Điều 18 Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 28/04/2011 của Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ Y tế quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, quy định về điều kiện của nhân viên làm công tác y tế như sau: “Nhân viên làm công tác y tế trường học có trình độ từ trung cấp y trở lên thuộc biên chế chính thức của nhà trường”. Điều 5 Quyết định số 73/2007/BGD ngày 04/12/2007 của Bộ Giáo dục quy định về hoạt động y tế trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, quy định về các điều kiện cần phải đảm bảo y tế trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học yêu cầu các tiêu chuẩn về tổ chức cán bộ thì: “Trình độ của cán bộ làm công tác y tế trường học từ trung cấp y trở lên”. Căn cứ các quy định nêu trên, đối chiếu với trường hợp của bà thì trình độ trung cấp dược không phù hợp tiêu chuẩn đối với cán bộ làm công tác y tế tại trường học. Do đó, việc Sở nội vụ tỉnh và Phòng Giáo dục huyện không chấp nhận kết quả thi tuyển viên chức của bà là đúng theo quy định của pháp luật. Bài viết tại Báo Gíáo dục Viêt Nam ngày 01/06/2014
Phí công chứng bản sao tăng 5 lần
Ngày 17/10, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTP-BTC hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng. Vậy một số loại phí trong thông tư được quy định như thế nào? - Giá trị tài sản, hợp đồng công chứng... được xác định như thế nào?
- Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch (xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch) được tính như sau: Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch dưới 100.000.000 đồng: Thu 100.000 đồng/trường hợp. Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng: thu 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch. Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch từ trên 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng: Thu 1.000.000 + 0,07% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1.000.000.000 đồng. Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch trên 5.000.000.000 đồng: Thu 3.800.000 đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5.000.000.000 đồng (mức thu tối đa không quá 10.000.000 đồng một trường hợp). Ngoài ra, Thông tư còn quy định mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch được quy định như sau: Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp: Thu 50.000 đồng với mỗi trường hợp. Công chứng văn bản bán đấu giá bất động sản: 100.000 đồng. Công chứng hợp đồng bảo lãnh: 100.000 đồng. Công chứng hợp đồng ủy quyền: 40.000 đồng. Công chứng giấy ủy quyền 20.000 đồng Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch: 40.000 đồng. Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch 20.000 đồng. Công chứng di chúc: 40.000 đồng. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản: 20.000 đồng. Các việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác: 40.000 đồng. Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100.000 đồng một trường hợp. Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 5.000 đồng mỗi trang, từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu 3.000 đồng nhưng tối đa không quá 100.000 đồng một bản; - Mức phí này khác thế nào so với quy định trước đây? - Hầu hết là có thay đổi. Ví dụ, công chứng văn bản đấu giá bất động sản trước đây là 50.000 đồng một trường hợp, nay tăng gấp đôi; hợp đồng ủy quyền từ 20.000 đồng lên 40.000 đồng; phí công chứng di chúc cũng tăng gấp đôi. Riêng mức thu với bản sao giấy tờ, bản sao hợp đồng, giao dịch đã được công chứng tăng gấp 5 lần, trước đây 1.000 đồng một văn bản nay là 5.000 đồng; với trang thứ ba tăng 6 lần thành 3.000 đồng. - Theo Thông tư, các việc công chứng hợp đồng, giao dịch mà mức thu phí được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch, bao gồm: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (tính trên giá trị quyền sử dụng đất). Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất (tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất). Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác (tính trên giá trị tài sản). Công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, thuê tài sản (tính trên tổng số tiền thuê). Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản (tính trên giá trị di sản). Công chứng hợp đồng vay tiền (tính trên giá trị khoản vay). Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản (tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay). Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh (tính trên giá trị hợp đồng). Đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng được xác định theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó. Trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thỏa thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng được tính như sau: giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) gá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. - Mức thu phí công chứng được áp dụng thống nhất đối với các Phòng công chứng và cả các Văn phòng công chứng. Thông tư có hiệu lực từ ngày 20/11/2008.
Đã ra khỏi Đảng có xin kết nạp lại được không?
Tôi là giáo viên, năm 2012, vì chơi hụi và bị vỡ nợ nên tôi bị công an bắt và phải đi tù 1 năm 2 tháng, vì lý do đó nên tôi cũng bị khai trừ Đảng. Cuối năm 2013, tôi ra tù và làm công nhân tại một nhà máy tại địa phương. Ngoài việc đi làm, tôi đã tham gia vào hội phụ nữ và các tổ chức đoàn thể của xã, đã được ghi nhận và có rất nhiều bằng khen. Đến đầu năm 2016, có chị em trong hội phụ nữ đã khuyên tôi xin kếp nạp Đảng lại. Tôi rất băn khoăn, không biết bị khai trừ khỏi Đảng vì đi tù như tôi thì có được xin kết nạp Đảng lại được không? Mong được sự giải đáp từ ban biên tập Ngân hàng hỏi đáp pháp luật. Xin chân thành cảm ơn!
Trường hợp của bạn vẫn có thể xin kếp nạp Đảng lại vì bạn chỉ bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng (chỉ chịu án tù 1 năm 2 tháng). Cụ thể: Điều 3.5.1 Quy định số 29-QĐ/TW quy định: Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau: a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng. b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định. Ngoài ra, bạn không rơi vào trường hợp không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên theo Điều 3.5.2 Quy định số 29-QĐ/TW. Do đó, bạn chỉ cần cố gắng để hoàn thiện bản thân về phẩm chất đạo đức, trình độ... thì vẫn có cơ hội đước xét kết nạp Đảng lại. Bạn tham khảo chi tiết Quyết định số 29-QĐ/TW để nắm rõ hơn các quy định trên. Trân trọng!
Việc xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương của HĐND?
Việc xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương của HĐND?
- Hội đồng nhân dân xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương. - Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báo cáo với Hội đồng nhân dân kết quả giải quyết. - Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trình Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, Thường trực Hội đồng nhân dân phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trình Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương; Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri ở địa phương đã được gửi đến Hội đồng nhân dân tại kỳ họp trước.Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân thảo luận và ra nghị quyết về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Kê khai và nộp các loại thuế của chi nhánh trực thuộc
Công ty TNHH MTV thí nghiệm điện miền trung hỏi về việc hướng dẫn kê khai và nộp các loại thuế của chi nhánh trực thuộc
Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn một số điều của Luật quản lý thuế trích dẫn một số nội dung như sau: Tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 hướng dẫn về khai thuế giá trị gia tăng quy định: “c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế”. Tại Điểm c Khoản 1 Điều 12 hướng dẫn về khai thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: “c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc”. Tại Điều 16 hướng dẫn về khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân như sau: “Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phải thực hiện khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 hướng dẫn quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau...” Căn cứ vào các quy định trên trường hợp công ty có chi nhánh trực thuộc hạch toán phụ thuộc, trực tiếp bán hàng, phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì thực hiện kê khai nộp các loại thuế như sau: -Thuế GTGT: chi nhánh trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. -Thuế TNDN: chi nhánh trực thuộc không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Công ty có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại chi nhánh trực thuộc. Thuế TNCN: Công ty trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phải thực hiện khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế theo quy định.
Quyền của ĐBQH khi ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh Nhà nước do Quốc hội bầu?
Quyền của ĐBQH khi ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh Nhà nước do Quốc hội bầu?
Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu. Người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách những người ứng cử.
Cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Cá nhân nào có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập? Người gửi: Lê Kiều Thiên Kim - Sinh Viên (Ngày gửi: 31/10/2014)
Điều 15 Luật Tố cáo quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập như sau: 1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp. 2. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức quản lý do mình bổ nhiệm.
Xin miễn sinh hoạt Đảng như thế nào?
Xin miễn sinh hoạt đảng có được không? Bố tôi đã 63 tuổi, được kết nạp Đảng từ lúc 27 tuổi, nay do tuổi cao, sức yếu nên không có đủ sức khỏe để tham gia tất cả các công tác, sinh hoạt đảng. Vậy, bố tôi có nguyện vọng được miễn sinh hoạt đảng có được không? Nếu được miễn sinh hoạt đảng thì bố tôi có còn được hưởng quyền lợi của đảng viên nữa hay không? Và trách nhiệm khi được miễn sinh hoạt đảng là gì? Xin chân thành cảm ơn!
Trường hợp của bố bạn có thể xin miễn sinh hoạt đảng bằng cách làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ đảng để được xem xét. Cụ thể, Đảng viên tuổi cao, sức khỏe yếu, không thể tham gia sinh hoạt đảng được, tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng, chi bộ xem xét, quyết định. Chi ủy hoặc bí thư chi bộ báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp biết căn cứ Điều 7.1 Quy định số 29-QĐ/TW Khi được miễn công tác và sinh hoạt đảng, bố bạn có quyền hạn và trách nhiệm theo Điều 7.2 Quy định số 29-QĐ/TW - Được dự đại hội đảng viên; được cung cấp thông tin theo quy định tại Mục 2.1 nếu đảng viên đó có yêu cầu. - Được xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn. - Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác và sinh hoạt đảng. - Bản thân phải gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm kỷ luật đảng thì xử lý kỷ luật như đối với đảng viên đang sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng. Bạn nên tham khảo chi tiết Quy định số 29-QĐ/TW để nắm rõ hơn quy định trên. Trân trọng!
Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong trường hợp nào?
Em nhận được giấy báo thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, anh trai em đang làm sĩ quan đang phục vụ tại ngũ bảo rằng có thể tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Như vậy có đúng không ạ?
Theo điều 3 nghị định số 38/2007 NĐ-CP của chính phủ về tạm hoãn việc nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi nhập ngũ quy định : Các trường hợp được tạm hoãn nhập ngũ: 1. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ; 2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; 3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; 4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; 5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu; 6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; 7. Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 4 Luật cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên; 8. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận; 9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm: a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; c) Trường cao đẳng, đại học; d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; 10. Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên; 11. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Trường hợp của bạn thuộc Khoản 4 điều 3 Nghị định 38/2007/NĐ-CP nên được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo điều 3 nghị định số 38/2007 NĐ-CP của chính phủ về tạm hoãn việc nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi nhập ngũ quy định : Các trường hợp được tạm hoãn nhập ngũ: 1. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ; 2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; 3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; 4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; 5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu; 6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; 7. Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 4 Luật cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên; 8. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận; 9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm: a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; c) Trường cao đẳng, đại học; d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; 10. Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên; 11. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Trường hợp của bạn thuộc Khoản 4 điều 3 Nghị định 38/2007/NĐ-CP nên được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Xin chuyển viên chức
Cháu xin hỏi, cháu là viên chức giáo dục (giáo viên mầm non) ở tỉnh Hòa Bình, gia đình nhà chồng cháu ở Hà Nội vậy cháu có thể chuyển công tác về Hà Nội được không ạ? (Cháu là viên chức ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2012 và đã nhập khẩu về nhà chồng cháu ở Hà Nội rồi) Người hỏi: Nguyễn Ngọc Quế ( 12:02 12/08/2015)
Về câu hỏi này, mời bạn tham khảo Thủ tục: Tiếp nhận và điều động công chức, viên chức hiện đang công tác tại các cơ quan, đơn vị khác về làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Hà Nội Thủ tục này được thực hiện trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Nội vụ Hà Nội; Địa chỉ: 18B, Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn xin tiếp nhận hoặc chuyển công tác của cá nhân; - Văn bản của cơ quan, đơn vị đề nghị tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức gửi cấp có thẩm quyền xem xét quyết định tiếp nhận; - Văn bản đồng ý cho chuyển công tác (hoặc cho đi liên hệ công tác) của cấp có thẩm quyền nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác (có giá trị trong thời hạn 03 tháng); - Bản sơ yếu lý lịch của cá nhân (theo mẫu sơ yếu lý lịch 2c-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ), có dán ảnh và được xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi cá nhân hiện đang công tác (có giá trị trong thời hạn 06 tháng); - Bản nhận xét đánh giá quá trình công tác của cán bộ, công chức, viên chức do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý xác nhận; - Bản sao chứng thực bằng cấp, chứng chỉ đào tạo (theo điều kiện và tiêu chuẩn của ngạch công chức, viên chức); - Bản sao chứng thực các quyết định: tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức, nâng bậc lương hiện hưởng của cấp có thẩm quyền; - Bản sao chứng thực (đủ 08 trang) sổ hộ khẩu thường trú của cá nhân tại thành phố Hà Nội (đối với trường hợp đã có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hà Nội); những trường hợp chưa có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hà Nội thì phải có giấy tờ hợp pháp chứng nhận được đăng ký hộ khẩu thường trú theo quy định hoặc được cơ quan có thẩm quyền của thành phố Hà Nội ban hành văn bản tiếp nhận và cho phép được nhập hộ khẩu thường trú tại thành phố Hà Nội theo quy định hiện hành của pháp luật); - Bản sao chứng thực sổ Bảo hiểm xã hội của cá nhân; - Phiếu khám sức khỏe của cá nhân do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp (có giá trị trong thời hạn 6 tháng). Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính); Đựng trong bao bì giấy đựng hồ sơ (có biên mục hồ sơ). Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc đối với Văn bản đồng ý chuyển công tác, công văn tiếp nhận. 10 ngày làm việc đối với Quyết định điều động tiếp nhận. Yêu cầu: Đơn vị tiếp nhận cán bộ công chức còn chỉ tiêu biên chế, Cán bộ công chức, viên chức được tiếp nhận đúng cơ cấu ngạch công chức, viên chức, vị trí việc làm. Để biết thêm thông tin, bà vui lòng liên hệ trực tiếp đến: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo. Điện thoại: 043.8261433, 043.9386830. Địa chỉ: 23 Quang Trung, 81 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Email: vanphongso@hanoiedu.vn
Xử lý tang vật vi phạm hành chính bị bắt giữ?
Cửa hàng của tôi đã bị lập biên bản, xử phạt và thu hồi một số loại pháo do khi kiểm tra phát hiện các loại pháo đó đều là hàng lậu. Xin hỏi cơ quan chức năng sẽ xử lý như thế nào với số pháo thu hồi được?
Theo Thông tư số 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính: Đối với việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, Thông tư quy định hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng gồm: Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; Hàng hoá dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hoá lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác); Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; Thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng... Đối với loại tang vật này, có thể xử lý theo 2 hình thức là tiêu huỷ nếu không còn giá trị sử dụng hoặc bán trực tiếp (không thông qua đấu giá) đối với các trường hợp còn lại.
Về thủ tục chuyển sinh hoạt và kết nạp đảng
Bạn đọc Nguyễn Xuân Sơn, Đảng uỷ Đường sắt Việt Nam hỏi: Hiện nay, Đảng bộ Đường sắt Việt Nam có một số đảng viên ngay sau khi nghỉ hưu theo chế độ thì được các công ty cổ phần (CTCP) ký hợp đồng làm việc có thời hạn. 1. Đảng bộ nơi đảng viên nghỉ hưu và đảng bộ nơi đảng viên đến làm việc (CTCP) đều nằm trong Đảng bộ Đường sắt Việt Nam thì việc chuyển sinh hoạt đảng cho các đảng viên này thực hiện như thế nào? Trường hợp đảng viên đến làm việc tại các công ty ngoài ngành Đường sắt thì việc chuyển sinh hoạt đảng thực hiện như thế nào? 2. Do hợp đồng làm việc tại CTCP có thời hạn (một năm trở lên), nếu đảng viên đã được chuyển sinh hoạt đảng chính thức thì đảng viên có được tham gia cấp uỷ và giữ các chức vụ trong Đảng tại đảng bộ (chi bộ cơ sở) CTCP như Điều 3, Điều lệ Đảng không?
Trả lời: 1. Theo Điểm 13, Quy định số 45-QĐ/TW ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), quy định việc chuyển sinh hoạt đảng có ghi: “Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang một đơn vị mới, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc, phục viên hoặc thay đổi nơi ở mới lâu dài thì phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức”. Như vậy, khi có quyết định nghỉ hưu, đảng viên phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức về đảng bộ nơi cư trú, sau đó cấp uỷ nơi cư trú làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng theo qui định đến tổ chức đảng nơi đảng viên ký hợp đồng lao động (kể cả tổ chức đảng nơi đảng viên đến làm hợp đồng thuộc đảng bộ mà đảng viên đó đã sinh hoạt trước đây, hay thuộc đảng bộ ngoài ngành). 2. Nếu là đảng viên chính thức đến làm hợp đồng lao động trên một năm và đã chuyển sinh hoạt đảng chính thức đến tổ chức đảng CTCP nơi đảng viên làm hợp đồng thì đảng viên đó có đầy đủ các quyền qui định tại Điều 3 của Điều lệ Đảng.
Kính nhờ luật sư tư vấn về mức lương đối với lao động hợp đồng
Thưa luật sư, Việc áp dụng thang bảng lương của Nhà nước đối với lao động hợp đồng là đúng hay sai ? Sau hai tháng thủ việc, đơn vị sự nghiệp Nhà nước ký hợp đồng với hệ số mức lương 2,34, không qua hưởng 85 % của hệ số 2,34 như đối với công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước trong thời gian 1 năm tập sự có sai với quy định? (các trường hợp này đã bị xuất toán bởi đơn vị kiểm toán của địa phương). Và hợp đồng lao động có được áp dụng việc nâng lương theo định kỳ như đối với công chức, viên chức thuộc biên chế theo Thông tư 01/2005/TTLT-BNV-BTC ) ? Trân trọng cảm ơn và mong sớm nhận được phản hồi của Luật sư !
>
Căn cứ xét hợp đồng 68 với giáo viên
Trong năm 2015 đã có 1 số trường hợp giáo viên hợp đồng có thời hạn được xét hợp đồng 68. Vậy các đồng chí cho tôi hỏi việc xét hợp đồng 68 dựa trên căn cứ nào. Có thông báo rộng rãi không.
Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp quy định: " Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp : 1. Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp; 2. Lái xe; 3. Bảo vệ; 4. Vệ sinh; 5. Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp; 6. Công việc khác. Trong năm 2015, Sở Giáo dục không xét hợp đồng 68. Trường hợp bạn hỏi cụ thể ở địa phương nào thì bạn hỏi tại Ủy ban nhân dân (huyện, thành phố) để được giải đáp theo đúng thẩm quyền.
Giáo viên hợp đồng có được hưởng phụ cấp khu vực
Kính nhờ LS quan tâm trả lời! Trường em đóng trên địa bàn được hưởng phụ cấp khu vực theo quy định của nhà nước. Trong năm, do thiếu biên chế nên trường đã hợp đồng thêm một số giáo viên (trả lương tháng theo hệ số căn cứ theo bằng cấp tốt nghiệp) để giảng dạy. Em không biết các giáo viên này có được hưởng phụ cấp khu vực không? Tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Uỷ ban dân tộc có quy định: Phạm vi và đối tượng áp dụng: "1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập". Em chưa hiểu những đối tượng nào được gọi là lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định. Kính đề nghị LS quan tâm trả lời!!
Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Uỷ ban dân tộc có quy định: Phạm vi và đối tượng áp dụng: "1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập". Những người lao động thuộc các diện nêu trên hiện đang hưởng chế độ tiền lương (bảng lương và mức lương do Nhà nước quy định) theo Nghị định 204/2004//NĐ-CP ngày 14/12/2004 đều là đối tượng hưởng phụ cấp khu vực theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT. Bạn có thể tham khảo các bảng lương do Nhà nước quy định kèm theo Nghị định 204/2004//NĐ-CP theo địa chỉ: http://www.thuvienphapluat.com/Default.aspx?CT=VC&LID=CD95006 Một số ý trao đổi cùng bạn. Thân.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức
Xin hỏi thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức được pháp luật quy định như thế nào? Người gửi: Phan Đăng Thịnh - Sinh viên (Ngày gửi: 20/08/2015)
Điều 17 Luật Tố cáo năm 2011 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức như sau: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Vợ làm phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, công ty chồng không được tham gia dự thầu công trình do UBND phường làm Chủ đầu tư
Tôi là Giám đốc công ty TNHH Kim Ngưu (2 thành viên) thành lập ngày 24/12/2007 và đã thi công nhiều công trình (nhỏ) Chủ đầu tư là UBND thị trấn Bình Định, khi đó vợ tôi làm CTHLHPN thị trấn Bình Định và tất cả các công trình cty tôi thi công đều đạt chất lượng. Đến năm 2010 vợ tôi đảm nhận chức phó chủ tịch UBND thị trấn Bình Định (phụ trách văn xã, không tham gia quản lý công tác quản lý xây dựng cơ bản). Từ khi vợ tôi là PCT thì bí thư thị trấn Bình Định (nay là phường Bình Định)chỉ đạo Chủ tịch UBND phường BĐ không cho Cty tôi tham gia dự thầu cũng như nhận thầu thi công các công trình do UBND phường làm Chủ đầu tư. Thậm chí cty tôi gởi công văn xin nhận thầu công trình cũng không được phúc đáp và công trình tôi xin nhận thầu lại được giao cho một đơn vị khác (có kế toán trưởng UBND phường để "làm ăn"). Xin hỏi UBND phường Bình Định làm như vậy có đúng không, và nếu đúng thì căn cứ vào đâu? Khi công trình do các đơn vị khác thi công không đảm bảo chất lượng như: Không lu lèn nền đất đắp mới theo thiết kế, bê tông không đủ Mác, thiếu độ dày mặt đường bê tông theo kiểu đường "mui luyện",...thì xử lý như thế nào với chủ đầu tư và nhà thầu, đơn vị nào tham gia thanh tra việc này,...? Xin sở XD Bình Định giải đáp giúp tôi.Chân thành cám ơn!
Trước đây vợ ông làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Bình ĐỊnh, không phải là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Bình ĐỊnh thì ông được tham gia thi công các công trình do UBND thị trấn Bình Định làm chủ đầu tư là đúng. Nay vợ ông làm Phó Chủ tịch UBND phường Bình ĐỊnh nên UBND phường Bình ĐỊnh không cho ông tham gia thi công các công trình do UBND phường làm chủ đầu tư là đúng quy định. Vì theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng quy định: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ, chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình trực tiếp quản lý. Đồng thời theo quy định về những điều đảng viên không được làm thì đảng viên không được có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định. Theo quy định của pháp luật về xây dựng thì chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng công trình từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công và đưa công trình vào sử dụng.
Tập thể có thời gian phấn đấu bao nhiêu năm và đạt tiêu chuẩn như thế nào để đề nghị Huân chương Độc lập hạng Ba?
Một số cán bộ, công chức các huyện và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hỏi: Tập thể có thời gian phấn đấu bao nhiêu năm và đạt tiêu chuẩn như thế nào để đề nghị Huân chương Độc lập hạng Ba?
Theo qui định tại khoản 2, điều 24, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ thì Huân chương Độc lập hạng Ba để tặng cho tập thể đạt được các tiêu chuẩn sau: 1) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhất từ 5 năm trở lên; 2) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 15 năm trở lên; 3) Lập được thành tích xuất sắc liên tục từ 5 năm trở lên trước thời điểm đề nghị, trong thời gian đó được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc 3 lần được tặng “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương”. Theo qui định trên thì tập thể đến thời điểm trình Huân chương Độc lập hạng Ba phải có quá trình xây dựng và phát triển tối thiểu 15 năm, có nhiều thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đặc biệt 5 năm trở lên trước thời điểm đề nghị có thành tích đặc biệt xuất sắc. Đối với huyện, thành phố phải là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong khối các huyện, thành phố của tỉnh và đã được tặng thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của tỉnh, Chính phủ, Chủ tịch nước như trên.
Hợp đồng kinh tế bản chính hoặc hóa đơn đỏ thì đóng dấu sao y có giá trị pháp lý không?
Anh chị cho em hỏi hiện nay em đang làm cho doanh nghiệp tư nhân, giám đốc em có làm dấu sao y bản chính văn bản. Nếu công ty em có hợp đồng kinh tế bản chính, hoặc hóa đơn đỏ thì đóng dấu sao y có giá trị pháp lý không ạ? Cách đóng dấu như thế nào? Em xin cảm ơn! Gửi bởi: Nguyễn Thị Thim
Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về công tác văn thư quy định: “Bản sao y bản chính” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì “hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật” và Khoản 3 Điều 14 nguyên tắc sử dụng hóa đơn quy định “3. Hoá đơn được lập thành nhiều liên gồm: liên giao cho người mua, liên người bán giữ và một số liên khác theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Nội dung lập hoá đơn phải được thống nhất trên các liên hoá đơn có cùng một số”. Hóa đơn đỏ là liên 2, giao khách hàng nên liên này được viết kê giấy than từ liên 1 (liên gửi cơ quan thuế). Mặt khác, theo quy định của pháp luật thuế thì hóa đơn không theo mẫu và dạng tồn tại của Bộ Tài chính phát hành không có giá trị sử dụng. Vì vậy, hóa đơn đỏ không phải bản chính nên không được sao y bản chính và những hóa đơn liên 1 khác có được sao y bản chính cũng không có giá trị sử dụng. Do đó, công ty bạn có thể sao y bản chính hợp đồng kinh tế bản chính theo quy định của Nghị định Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 8/2/2010 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP và Thông tư số 01/2011/TT-BNV.
Kế hoạch số 1611/KH-SYT về việc tuyển dụng viên chức tại 84 cơ sở y tế
Cháu chào cô/chú ạ. Cháu có được biết đến quyết định tuyển dụng viên chức của SYT Hà Nội năm 2015, nhưng cháu chưa tìm được Kế hoạch 1611/KH-SYT ngày 10/4/15 của Sở Y tế Hà Nội về việc tuyển dụng viên chức y tế năm 2015 ạ. Cô/chú có thể đăng Kế hoạch này lên đc ko ạ, hoặc gửi qua mail hongvanhmu@gmail.com được ko ạ. Cháu cảm ơn cô/chú rất nhiều ạ Người hỏi: Nguyễn Thị Hồng Vân ( 11:11 01/09/2015)
Ngày 15/5/2015, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2192/QĐ-UBND, phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế năm 2015. Theo đó, Thành phố phê duyệt Kế hoạch số 1611/KH-SYT ngày 10/4/2015 của Sở Y tế về việc tuyển dụng viên chức làm việc tại 84 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế năm 2015. Cổng GTĐT Hà Nội đã gửi văn bản này theo đề nghị của bạn qua địa chỉ email: hongvanhmu@gmail.com, mời bạn kiểm tra hộp thư để nhận nội dung văn bản.
Cảnh sát cơ động xử phạt không đúng thẩm quyền phản ánh ở đâu?
Tối qua, trên đường rẽ phải vào ngõ tôi đã quên không bật xi nhan và đã bị cảnh sát cơ động yêu cầu dừng xe và xử phạt lỗi rẽ không bật tín hiệu xin chuyển và xe không có gương chiếu hậu. Nay lên mạng search tôi mới được biết là cảnh sát cơ động không có quyền xử phạt hai lỗi này. Vậy, tôi muốn phản ánh về việc cảnh sát cơ động phạt sai lỗi thì tôi có thể phản ánh ở đâu? Tôi cám ơn
Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Khi cảnh sát cơ động có hành vi không chuẩn mực hoặc xử phạt sai quy định bạn có thể gửi phản ánh, ý kiến trên trang Cổng thông tin điện tử Chính phủ, sẽ có người gửi những ý kiến, phản hồi của bạn đến cơ quan, đơn vị giải quyết. Địa chỉ website: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/congdan/phananh_kiennghi Hoặc số điện thoại đường dây nóng 24/24h: 069 42608. Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) - Bộ Công an đã công bố đường dây nóng để người dân kịp thời phản ánh trong trường hợp phát hiện CSGT vi phạm. Với người dân và tài xế, có thể báo cho C67 qua “đường dây nóng” 24/24h: 069 42608 nếu phát hiện CSGT làm sai quy trình, điều lệnh. Khi báo cần nêu rõ vị trí xảy ra vi phạm, số hiệu xe hoặc số hiệu ngành CSGT đeo trên người. Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin
Thẩm quyền đền bù tài sản bị thiệt hại do phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh quốc gia
Chị Minh cư trú tại huyện P tỉnh H, chị có tài sản bị thiệt hại do phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Ước tính tài sản thiệt hại khoảng 6 triệu đồng. Vậy, cơ quan nào có thẩm quyền đền bù thiệt hại trên?
Điều 10 Nghị định số 16/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia quy định thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản như sau: 1. Những người sau đây có thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 5.000.000 (năm triệu) đồng đối với đối tượng bị thiệt hại về tài sản do đơn vị mình quản lý: a) Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ an ninh thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; b) Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện phụ trách an ninh; c) Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Bảo vệ an ninh quân đội thuộc các tổng cục, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng trong Quân đội nhân dân. 2. Những người sau đây có thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình quản lý: a) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo; Tư lệnh, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an; b) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo; Tư lệnh, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng; c) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục An ninh, Tổng cục Tình báo - Bộ Công an; d) Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách an ninh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đ) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục Tình báo - Bộ Quốc phòng; e) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh quân đội thuộc Tổng cục Chính trị; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Trinh sát Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú tại địa phương mình (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý). 4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý. 5. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú tại địa phương mình (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý). Căn cứ quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện P tỉnh H có người có thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản (có giá trị dưới 10 triệu đồng) cho chị Minh.
Điều kiện xem xét truy tặng Huân chương độc lập
GĐ ông bà tôi từ 1930-1943 là cơ sở cách mạng, thường xuyên nuôi chứa cán bộ Trung ương, Xứ ủy Bắc kỳ, liên Tỉnh ủy C, Tỉnh ủy Hà Nam: Hoàng Quốc Việt, Trần Tử Bình, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Thượng Mẫn... . Nơi hội họp, in ấn tài liệu, trụ sở in và phát hành báo CỜ GIẢI PHÓNG của XUBK. Gia đình có 05 người được công nhận là "LÃO THÀNH CÁCH MẠNG" trong đó 01- Liệt sỹ chống Pháp, 01 Thương binh chống Pháp, 01 SQ QĐND chống Pháp-chống Mỹ. Đươc: - Tổng bộ Việt minh tặng kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công (Đồng tiền vàng năm 1946) - Chính phủ VNDCCH tặng kỷ niệm chương TỔ QUỐC GHI CÔNG kèm Bằng CÓ CÔNG VỚI NƯỚC năm 1966. - Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen măm 1966. Bố tôi tham gia hoạt động CM từ 1936 (năm 11 tuổi), sau CM Tháng tám là Xã đội trưởng, ủy viên quân sự xã. Năm 1949 tham gia quân đội, năm 1957-1958 Bí thư chi bộ, Chính trị viên phó Huyện đội, Huyện ủy viên huyện Giao Thủy Nam Định. Năm 1967-1968 tham gia chiến đấu tại mặt trận Khe Xanh và chiến trường Gia lai - Kon Tum. Tháng 7/1974 nghỉ hưu tại Bộ chỉ huy quân sự Yên Bái, SQQĐNDVN. Mất tháng 7/ 2011. Xin được hỏi: 1- GĐ ông bà tôi, trường hợp của bố tôi có thuộc diện được đề nghị xem xét truy tặng Huân chương Độc lập không? 2- Ai là người chịu trách nhiệm đứng ra lập hồ sơ đề nghị xét truy tặng Huân chương Độc lập? Kính mong Quý Sở xem xét trả lời qua hộp thư điện tử. Xin trân thành cám ơn.
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau: 65/2014/NĐ-CP, ngày 01 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 đã quy định về tiêu chuẩn khen thưởng Huân Chương Độc lập các hạng: * Huân chương Độc lập hạng nhất: 1. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Tham gia hoạt động cách mạng liên tục trước năm 1945 và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương; Trung tướng lực lượng vũ trang nhân dân; b) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương; Khu ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân; c) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm); Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân. Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (03 nhiệm kỳ, từ 13 đến 15 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên. * Huân chương Độc lập hạng nhì: 1. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm); b) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm). Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm); c) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 05 năm trở lên. Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (03 nhiệm kỳ, từ 13 đến 15 năm). * Huân chương Độc lập hạng ba: 1. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước; b) Tham gia cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng, Tỉnh ủy viên, Thành ủy viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương; c) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã giữ một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng, Tỉnh ủy viên, Thành ủy viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương hoặc người tham gia hoạt động liên tục ở chiến trường miền Nam thời kỳ chống Mỹ, đã đảm nhiệm chức vụ Huyện ủy viên hoặc chức vụ tương đương trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; d) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm); đ) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân. Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm). Căn cứ tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương bậc cao tại Thông tri số 38-TT/TƯ ngày 25/10/1984 của Ban Bí thư đã quy định về tiêu chuẩn tặng thưởng Huân chương Độc lập các hạng: * Huân chương Độc lập hạng nhất: a- Cán bộ tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, có thành tích, không phạm sai lầm khuyết điểm lớn, đã từng giữ một trong các chức vụ như: phó Bí thư Tỉnh ủy, phó ban hoặc các chức vụ tương đương. b- Cán bộ tham gia cách mạng trước tháng 8 năm 1945, hoạt động liên tục, có thành tích, không phạm sai lầm khuyết điểm lớn, đã từng giữ một trong các chức vụ như: Xứ ủy viên, Bí thư, phó Bí thư Tỉnh ủy hoặc các chức vụ tương đương. c- Cán bộ tham gia hoạt động ở chiến trường miền Nam suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có thành tích, không phạm sai lầm khuyết điểm lớn, đã từng giữ một trong các chức vụ như: Khu ủy viên Bí thư Tỉnh ủy, phó ban Trung ương cục hoặc các chức vụ tương đương trước ngày 30/4/1975. * Huân chương Độc lập hạng nhì. a- Cán bộ tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, có thành tích, không phạm sai lầm khuyết điểm lớn, đã kinh qua cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và chức vụ tương đương cấp tỉnh. b- Cán bộ tham gia cách mạng trước tháng 8 năm 1945, hoạt động liên tục, có thành tích, không phạm sai lầm khuyết điểm lớn, đã từng giữ một trong các chức vụ như: phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, đặc Khu ủy trực thuộc Trung ương, Thứ trưởng, Phó ban hoặc các chức vụ tương đương. c- Cán bộ tham gia hoạt động ở chiến trường miền Nam suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có thành tích, không phạm sai lầm khuyết điểm lớn, đã từng giữ một trong các chức vụ như: Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Phó ban ngành cấp Khu hoặc các chức vụ tương đương trước ngày 30/4/1975. d- Cán bộ tham gia cách mạng trước tháng 8 năm 1945, hoạt động liên tục, có thành tích, không phạm sai lầm khuyết điểm lớn, đã từng giữ một trong các chức vụ như: Khu ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, đặc Khu ủy trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng trước ngày 30/4/1975. * Huân chương Độc lập hạng Ba. a- Cán bộ tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, có thành tích, không phạm sai lầm khuyết điểm lớn. b- Cán bộ tham gia cách mạng trước tháng 8 năm 1945, hoạt động liên tục, có thành tích, không phạm sai lầm khuyết điểm lớn, đã kinh qua các chức vụ lãnh đạo tương đương cấp tỉnh. c- Cán bộ tham gia hoạt động ở chiến trường miền Nam suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có thành tích, không phạm sai lầm khuyết điểm lớn, đã từng giữ một trong các chức vụ Huyện ủy viên hoặc các chức vụ tương đương trước ngày 30/4/1975. Đối chiếu với các tiêu chuẩn đã quy định tại Nghị định số: 65/2014/NĐ-CP, ngày 01 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 và Thông tri số 38-TT/TƯ ngày 25/10/1984 của Ban Bí thư thì trường hợp ông đã nêu không thuộc đối tượng để được xem xét, đề nghị khen thưởng.
Trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
Những trường hợp nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định nhữngtrường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân gồm: - Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. - Người đang bị khởi tố bị can. - Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án. - Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích. - Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Công chứng giao dịch bảo đảm
Đối với một tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ khi đi công chứng thì các bên có buộc phải xoá đăng ký thế chấp đối với hợp đồng thế chấp trước, rồi mới được công chứng đối với hợp đồng thế chấp sau không?
Về vấn đề này, Bộ tư pháp đã có Công văn số 3744/BTP-HCTP (4/9/2007) hướng dẫn thực hiện như sau: Theo Khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Dân sự và Điều 5 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định về giao dịch bảo đảm thì các bên có quyền thoả thuận dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện thực hiện nhiều nghĩa vụ và thoả thuận về việc tài sản đó có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm (nghĩa vụ được bảo đảm có thể là một phần hoặc toàn bộ khoản vay). Do đó, khi các bên đã thoả thuận rõ về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm theo Điều 5 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP thì việc yêu cầu các bên phải xoá đăng ký thế chấp đối với hợp đồng thế chấp trước, rồi mới thực hiện công chứng đối với hợp đồng thế chấp sau là không phù hợp với quy định của pháp luật. Riêng đối với trường hợp thế chấp nhà ở theo quy định tại Điều 114 của Luật nhà ở thì giá trị tài sản nhà ở phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ và chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quyền yêu cầu của ĐBQH khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật?
Quyền yêu cầu của ĐBQH khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật?
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu Quốc hội biết. Quá thời hạn này mà cơ quan, tổ chức không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu của cơ quan, tổ chức cấp trên xem xét, giải quyết.
Trợ cấp thâm niên cho cán bộ lực lượng vũ trang đã chuyển ngành
Em và gia đình có một số thắc mắc về Nghị định 04/2001/NĐ-CP ban hành ngày 16-1-2001 mong luật sư giải đáp giúp. Trong thời kỳ chống Mỹ, bố em là lực lượng Công An Vũ Trang (nay gọi là bộ đội biên phòng), đến năm 1976, toàn đơn vị chuyển qua Công An Nhân Dân, trong đó có cả bố em. Năm 1983, ông chuyển ngành sang dân chính. Thời gian ông tham gia lực lượng vũ trang là 20 năm. Năm 2005 thì ông về hưu. Vậy liệu bố em có được tính trợ cấp thâm niên 20 năm ở lực lượng vũ trang không? Khi em lên hỏi Bảo hiểm Xã Hội tỉnh Quảng Ngãi (nơi gia đình em sống), thì giám đốc Bảo hiểm trả lời là "cán bộ về hưu trước năm 2000 mới được hưởng trợ cấp thâm niên". Và có cô chú ở Bảo hiểm Xã hội còn nói là "Công An không phải Lực lượng vũ trang". Nhưng đến khi em gọi điên cho Văn phòng Chế Độ, Chính Sách Việt Nam ngoài Hà Nội thì họ lại trả lời là bố em hoàn toàn có thể nhận được trợ cấp thâm niên 20 năm ở lực lượng vũ trang... Em và gia đình vô cùng băn khoăn. Rất mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn. Lê Thị Thảo Trang
Chào bạn; Xin trao đổi với bạn vài ý kiến riêng như sau: Theo điểm 1 phần I Thông tư số 21/2005/TT-BLĐTBXH ngày 09/08/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn bổ sung Thông tư số 11/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/11/2005 về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội thì: “Đối với quân nhân chuyển ngành; công an nhân dân chuyển sang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể ngoài lực lượng vũ trang; người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, thuộc diện được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi chuyển ngành theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ; điểm 3 khoản 6 Điều 1 Nghị định số 89/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ; điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ hoặc công an nhân dân thuộc diện được tính bình quân tiền lương của 10 năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm 4 khoản 6 Điều 1 Nghị định số 89/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2003 của chính phủ thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu”. Và theo điểm 2 phần I Thông tư số 21/2005/TT-BLĐTBXH “Đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành thuộc diện được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên trước khi chuyển ngành để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ và điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ thì khoản phụ cấp thâm niên được tính trên mức tiền lương trước khi chuyển ngành”. Theo điều 1 Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với sĩ quan nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng và quy đổi thời gian để hưởng trợ cấp một lần quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999. Căn cứ các điều khoản trên có thể nói: Ba bạn, trước khi chuyển ngành có thời gian công tác trong quân đội và vừa có thời gian công tác trong ngành công an nhân dân thì thời gian công tác trong quân đội sẽ được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên trước khi chuyển ngành, riêng thời gian công tác trong ngành công an nhân dân thì không thuộc diện được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên trước khi chuyển ngành ( theo điểm 1, 2 phần I Thông tư số 21/2005/TT-BLĐTBXH ) để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân chuyển ngành được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ trong Công an nhân dân (theo điểm c khoản 2 điều 38 Luật Công an Nhân dân) nhưng rất tiếc Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (điều 42 Luật Công an Nhân dân). Chào bạn.
Ai là người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê ?
Ai là người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê ?
Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê là công chức ngành Thống kê đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thống kê và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đang thi hành công vụ.
Đơn vị phấn đấu đạt Cờ thi đua Chính phủ thì có cần đăng ký danh hiệu Cờ thi đua Chính phủ không?
Một số cán bộ, công chức các sở, ban, ngành tỉnh và huyện, thành phố, hỏi: Năm 2014, đơn vị phấn đấu đạt Cờ thi đua Chính phủ thì có cần đăng ký danh hiệu Cờ thi đua Chính phủ không?
Theo qui định tại khoản 2 và 3 Điều 16, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng thì: - “Cờ thi đua của Chính phủ” tặng cho các tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc được lựa chọn trong số những tập thể đã được tặng “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương”, bao gồm: những tập thể dẫn đầu trong từng lĩnh vực, ngành nghề toàn quốc và những tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua toàn quốc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Trước ngày 31-3 hàng năm, các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký “Cờ thi đua của Chính phủ” với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Như vậy năm 2014, đơn vị phấn đấu đạt Cờ thi đua của Chính phủ phải đăng ký với tỉnh danh hiệu “Cờ thi đua của UBND tỉnh” và “Cờ thi đua của Chính phủ”.
Thủ tục, cơ quan thực hiện đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tôi xin hỏi về trình tự, thủ tục, cơ quan thực hiện đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thông tin cụ thể như sau: Người bán: Có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đã ly hôn. Trên giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất chỉ ghi đích danh người bán; trong sổ hộ khẩu của người bán cũng chỉ có 02 mẹ con Người mua: Làm việc tại một cơ quan NN ở Hà Nội nhưng chưa có Hộ khẩu ở Hà Nội Đất: thuộc dự án Bắc Linh Đàm, Hà Nội. Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất do UBND Quận Hoàng Mai cấp tháng 14/2004
1/ / Chuyển nhượng quyền sử dụng đất Tôi xin hỏi về trình tự, thủ tục, cơ quan thực hiện đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thông tin cụ thể như sau: Người bán: Có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đã ly hôn. Trên giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất chỉ ghi đích danh người bán; trong sổ hộ khẩu của người bán cũng chỉ có 02 mẹ con Người mua: Làm việc tại một cơ quan NN ở Hà Nội nhưng chưa có Hộ khẩu ở Hà Nội Đất: thuộc dự án Bắc Linh Đàm, Hà Nội. Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất do UBND Quận Hoàng Mai cấp tháng 14/2004 2/ Thu tuc chuyen nhuong dat Toi co Ho khau thuong tru o Hung yen ,nay do dieu kien cong tac va nhu cau thuc te,toi muon mua mot manh dat o Gia lam.vay toi co du dieu kien phap ly de mua khong va can lam nhung thu tuc gi? Xin cam on! 3/ thong tin nha dât Thu tuc mua ban nha dat doi voi nhung nguoi co ho khau KT 3 hien nay nhu the nao 4/ thu tuc mua ban nha toi muon ban nha vay thu tuc mua ban phai tien hanh nhu the nao cho dung phap luat 5/ Sở hữu nha ở khi mua nhà ở Quận Hoàng Mai - TP Hà Nội tôi càn phải làm gì để có đầy đủ thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. 6/ mua bán đất đai Người không có hộ khẩu ỏ Hà Nội có đưọc mua nhà đất và đưọc cấp sổ đỏ đối với đất đó không 7/ Thu tuc chuyen nhuong dat
Viên chức có được đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Tôi là một bác sĩ thi vào biên chế nhà nước năm 2000. Nhận công tác bệnh viện tỉnh và chuyển bệnh viện chuyên khoa nhà nước được 14 năm nay. Vì hoàn cảnh gia đình, chồng tôi qua đời đột ngột do tai nạn giao thông 2010 khi đang trên đường công tác, hậu quả kinh tế gia đình suy sút nghiêm trọng, căn nhà bị kê biên thi hành án cũng không đủ trả những món nợ của chồng. Quá đau buồn suy sụp tinh thần và hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, tôi xin nghỉ việc tại bệnh viện chuyển vào Tp Hồ Chí Minh nhờ bạn bè giúp đỡ sinh sống có điều kiện nuôi con (học lớp 2) . Ngày 26/12/ 2013 tôi làm đơn báo trước xin đơn phương chấm dứt HĐLĐ sau 45 ngày. 20 ngày sau bệnh viện trả lời không có người thay thế đề nghị tôi tiếp tục làm việc, tôi vẫn tiếp tục gửi đơn đề nghị giải quyết thôi việc sau 6 tháng liền công tác. Và khi khoa của tôi có bác sĩ về thay thế, tôi chuyển giao tài liệu học tập, tài sản cơ quan. 5/2014 cơ quan đồng ý giải quyết chế độ phép năm 2013 còn lại của tôi, rồi 1/6/2014 tôi chính thức nghỉ việc. Tôi cũng đã làm đơn trình báo phòng tổ chức bệnh viện đề nghị tiếp tục giải quyết đơn xin thôi việc của tôi trước khi nghỉ hẳn. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp của tôi là viên chức có HĐLĐ không thời hạn, tôi có quyền chấm dứt HĐLĐ với bệnh viện của nhà nước không? Chế độ sau thôi việc của tôi có không?
Theo thông tin bạn cung cấp là bạn được ký HĐ không xác định thời hạn. Theo Điều 29 khoản 4 Luật Viên Chức 2010: 4. Viên chức làm việc theo HĐ làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày. Điểm b Khoản 1 Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ-CP: “b) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức;” Theo đó, viên chức làm việc theo HĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc nhưng phải tuân thủ thời hạn báo trước 45 ngày làm việc và được giải quyết đầy đủ các chế độ theo đúng quy định. Thứ hai: Về chế độ sau khi thôi việc. Điều 45 Luật Viên chức 2010 quy định: "1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a) Bị buộc thôi việc; b) Đơn phương chấm dứt HĐ làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này; c) Chấm dứt HĐ làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này." Điều 39 Khoản 1 Điểm c và Khoản 2 NĐ 29/2012/NĐ-CP quy định: "1. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau: c) Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008 2. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp." Theo đó, khoảng thời gian từ 1/1/2009 đến nay, bạn được giải quyết chế độ theo quy định của bảo hiểm thất nghiệp. Khoảng thời gian công tác trước ngày 1/1/2009, bạn được giải quyết chế độ thôi việc theo quy định của Luật Viên chức 2010 và Nghị định 29/2012/NĐ-CP nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 45 Khoản 2 Luật Viên chức 2010.
Tôi muốn hỏi Luật sư về chế tài xử phạt khi Viên chức nhà nước sinh con thứ 3
Kính thưa luật sư. Tôi hiện đang công tác tại cơ quan nhà nước, hưởng lương từ ngân sach Nhà nước, hiện nay tôi đang là Chuyên viên của Phòng Tổ chức Cán bộ và đảm nhiệm công týac Pháp chế của cơ quan. Cơ quan tôi hiện nay đã có mấy trường hợp đã sinh con thứ 3, thủ trưởng đơn vị thì đang rất lo sợ nếu cơ quan không có biện pháp tuyên truyền hoặc có chế tài xử phạt hoặc kỷ luật Viên chức thì tình trạng viên chức nữ sẽ sinh con thứ 3 rất nhiều, thủ trưởng đơn vị đang yêu cầu tôi phải ban hành một quy định để quy định cho viên chức không được sinh con thứ 3. Bản thân tôi đang rất lúng túng vì tôi không có các văn bản quy định của nhà nước quy định về việc viên chức sinh con thứ 3 nên tôi không thể làm được việc mà thủ trưởng yêu cầu, Tôi muốn nhờ Luật sư hỗ trợ để tôi hoàn thành nhiệm vụ. Xin trân trọng cám ơn Hà Thanh Huyền
Chào bạn. Trước hết, về xử phạt hành chính, việc sinh con thứ ba, không nằm trong các hành vi vi phạm hành chính (như: Tuyên truyền, phổ biến thông tin dân số trái quy định của pháp luật; sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp phương tiện tránh thai trái với quy định của pháp luật; cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; lựa chọn giới tính thai nhi; vi phạm quyền trẻ em, vi phạm quy định trong hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em …), do đó, không bị xử phạt hành chính. Nhưng đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú. (Nghị định số: 114/2006/NĐ-CP ngày 3.10.2006 của Chính phủ) Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS - KHHGĐ, đó là mỗi gia đình có từ 1 - 2 con và cuộc vận động về KHHGĐ đã đạt được những kết quả tốt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, sau khi triển khai Pháp lệnh dân số, đã có nhiều người lầm tưởng Pháp lệnh quy định về quyền được quyết định sinh con (quyết định số con) cho nên tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đã gia tăng hơn trước. Chính vì lý do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa lại Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 (Pháp lệnh số15/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/12/2008) và quy định cụ thể về mô hình gia đình có 1 hoặc 2 con. Đồng thời với các quy định của Pháp lệnh dân số thì Đảng có các quy định xử lý đối với các trường hợp vi phạm chính sách DS - KHHGĐ, trong đó có quy định về xử lý các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên. Về Đảng đã có Quy định số94/QĐ-TW, ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, do đó nếu vi phạm trong trường hợp sinh con thứ 3 (trừ những trường hợp pháp luật quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ. Tuy nhiên, Điều 11 của Quy định số 94 cũng chỉ rõ là những trường hợp đảng viên vi phạm đã bị xử lý kỷ luật trước đây thì nay không căn cứ vào quy định này để xem xét lại. Như vậy, những trường hợp sinh con thứ 3 trước ngày 15/10/2007 sẽ không bị truy cứu. Thêm vào đó, tại Hướng dẫn số 11 của Ủy ban kiểm tra Trung ương (BCH TW Đảng), ngày 24/3/2008, hướng dẫn thực hiện Quy định số 94, ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, trong đó cũng có quy định của Đảng về DS-KHHGĐ, cụ thể có quy định các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên đó là kỷ luật cảnh cáo đối với đảng viên; cách chức đối với đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc chức danh quản lý của cấp ủy vi phạm lần đầu nếu sinh con thứ 3 trở lên. Tuy nhiên, những đảng viên vi phạm chính sách DS - KHHGĐ cũng có quy định rất rõ những trường hợp đảng viên sinh con thứ 3 trở lên đã khai báo với cấp ủy của mình nhưng cấp ủy không xử lý mà chỉ phê bình, giáo dục đảng viên đó không được tái phạm chính sách DS-KHHGĐ thì nay cũng không đặt vấn đề xử lý (đây là những đảng viên vi phạm sinh con thứ 3 trước ngày 22/3/2005 mà liên quan tới Nghị quyết số 47 của Trung ương Đảng về DS-KHHGĐ thì những trường hợp sinh con thứ 3 cũng không bị xử lý nữa). Như vậy, chúng ta dựa vào 2 văn bản đó là Quy định số 94 và Hướng dẫn số 11 của UB KTTW thì những trường hợp sinh con thứ 3 trước ngày 22/3/2005 theo Nghị quyết 47 thì sẽ không đặt vấn đề xử lý nếu đảng viên đó đã khai báo với cấp ủy quản lý mình. Còn đối với cán bộ công chức, viên chức vi phạm chính sách DS - KHHGĐ thì trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chính sách DS - KHHGĐ ban hành kèm theo Quyết định số 09/2006/QĐ-TTG ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì xử lý nghiêm những cán bộ công chức, viên chức vi phạm chính sách DS - KHHGĐ là không đề cử, đề bạt và xem xét đưa ra khỏi các chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ công chức, viên chức vi phạm chính sách này. Tuy nhiên, vì quyết định được ban hành năm 2006 cho nên trước thời hạn quyết định 09 có hiệu lực thì những trường hợp vi phạm trước đó sẽ không bị truy cứu nữa. Còn đối với những trường hợp không khai báo, nay bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật hiện hành. Bạn có thể tham khảo các văn bản nói trên để triển khai việc vận động Cán bộ, công chức thực hiện tốt chính sách DS – KHHGĐ. Một số ý trao đổi cùng bạn.
Đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã
Đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã chỉ có một khu vực bỏ phiếu thì nhiệm vụ và số lượng thành viên của Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã và Tổ bầu cử được quy định như thế nào?
- Tại đơn vị bầu cử chỉ có một khu vực bỏ phiếu, thành viên Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã kiêm nhiệm vụ thành viên Tổ bầu cử; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về bầu cử. - Về số lượng thành viên của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và Tổ bầu cử. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có từ bảy đến chín thành viên theo quy định; trong khi Tổ bầu cử được thành lập theo một quyết định khác, có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên (trong đó có số thành viên của Ban bầu cử). - Về việc đóng dấu của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã kiêm nhiệm Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân: + Đóng dấu của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã trong biên bản kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. + Đóng dấu của Tổ bầu cử với mỗi loại biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Như vậy, trong trường hợp trên phải có hai quyết định: Thành lập Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã (chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử) và thành lập Tổ bầu cử (chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử); đồng thời có hai con dấu của các tổ chức trên để thực hiện nhiệm vụ về bầu cử. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban bầu cử thì đóng dấu của Ban bầu cử, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử thì đóng dấu của Tổ bầu cử.
Thủ tục xin cấp lại GCNQSDĐ
Do sơ xuất, tôi đã làm mất GCNQSD đất (cấp tháng 10/2004 cho thửa đất tại phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân), Xin cho tôi biết thủ tục xin cấp lại GCNQSG đất này. Từ tháng 12/2004, tôi đã liên hệ với UBND phường và quận nhưng 2 bên luôn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, đến giờ vẫn chưa làm được.
Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003. Căn cứ Điều 22 quy định ban hành kèm theo quy Quyết định 23/QĐ-UB ngày 18/2/2005 của UBND Thành phố về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. *Việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất quy định như sau: Người có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận bị mất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất, nhà Thành phố hoặc Văn phòng đăng ký đất nhà quận, huyện, gồm: Đơn xin cấp lại Giấy chứng nhận có xác nhận của UBND phường, xã nơi có đất, nêu rõ lý do mất. -Thông báo mất Giấy chứng nhận trên 03 số báo liên tiếp. * UBND phường, xã thông báo việc mất GCN của chủ sử dụng và đăng ký vịêc mất GCN vào Sổ địa chính và thông báo cho các cơ quan địa chính cấp trên về việc mất GCN. Sau thời gian công khai nếu không nhận lại được GCN, lập tờ trình xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận.
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trường hợp có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất
Tôi muốn hỏi Sở tài nguyên và môi trường một việc như sau: Năm 2013 thực hiện sự chuyển đổi ruộng đất của xã và của thôn. Các hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nông nghiệp chúng tôi tự thoả thuận với nhau bằng văn bản viết tay, rồi do một chủ hộ đứng tên, vậy các hộ gia đình , cá nhân chúng tôi có phải làm gì để được nhận sổ ruộng hoặc giấy tờ gì về mặt pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất nông nghiệp riêng của mỗi gia đình, cá nhân trong cùng một thửa ruộng đa canh không? Tôi rất mong sớm nhận được câu chả nời của sở tài nguyên và môi trường để chúng tôi yên tâm canh tác. Tôi xin trân thành cảm ơn! Mộc bắc ngày 17 tháng10 năm 2015
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau: Căn cứ Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Căn cứ Kế hoạch số 572/KH-UBND ngày 03/5/2012 của UBND tỉnh Hà Nam về “Dồn đổi ruộng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2011-2015”. - Để thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình, người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ tại UBND cấp xã, hồ sơ gồm: + Đơn đăng ký cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận. + Bản sao giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân hoặc sổ hộ khẩu. + Giấy chứng nhận đã cấp. + Biên bản giao nhận ruộng đất. + Các giấy tờ khác (nếu có). - Tại Mục 3, Điều 5, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định: + Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người. Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”. + Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”./.
Quyết toán thuế TNCN 2014 đối với cá nhân làm từ 2 nơi
Tháng 1/2014 - 6/2014: Tôi có làm việc tại Công ty A ở TPHCM. Tháng 6/2014 - đến nay: Tôi làm việc tại Công ty B ở Bình Phước. Tôi vẫn chưa ký hợp đồng lao động, có làm cam kết 23CK-TNCN không vượt quá 108.000.000 vnđ/năm. Tuy nhiên năm 2014 vừa qua tôi lại vượt số tiền đã cam kết trên. Vậy tôi có vi phạm luật thuế TNCN hay không ? Nếu vi phạm tôi sẽ bị phạt như thế nào ? Nay tôi muốn làm quyết toán TNCN để hoàn phần thuế đã nộp, tôi phải làm ở đâu và thủ tục như thế nào. Mong được giải đáp.
Căn cứ điểm 1, khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, quy định: “Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế. Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết”. Căn cứ điểm c.2.1, khoản 2, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính và điểm b, khoản 4, Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm c.2.1, khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, quy định: “Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện tự quyết toán thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau: Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú)”. “+ Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú). … - Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú)”. - Căn cứ điểm a, khoản 4, Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sungđiểm b.2.1, khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, quy định: “b.2) Hồ sơ khai quyết toán b.2.1) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đại lý bảo hiểm; thu nhập từ đại lý xổ số; thu nhập từ bán hàng đa cấp khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo mẫu sau: - Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 09/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. - Phụ lục mẫu số 09-1/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. - Phụ lục mẫu số 09-3/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. - Phụ lục mẫu số 09-4/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. - Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có). Cá nhân cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên bản chụp đó. Trường hợp tổ chức trả thu nhập không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân do tổ chức trả thu nhập đã chấm dứt hoạt động thì cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xem xét xử lý hồ sơ quyết toán thuế cho cá nhân mà không bắt buộc phải có chứng từ khấu trừ thuế”. Căn cứ Điều 10, Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn và xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Căn cứ các quy định trên, do nội dung câu hỏi của bạn có nhiều vấn đề chưa rõ ràng nên Cục Thuế hướng dẫn chung như sau: Bạn có thu nhập từ 2 nơi trở lên nên thuộc trường hợp phải tự quyết toán thuế TNCN. Hồ sơ quyết toán thuế TNCN được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính đã trích dẫn ở trên. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN được quy định tại điểm c.2.1 khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 và điểm b khoản 4 Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính đã trích dẫn ở trên. Bạn đã làm cam kết thu nhập chịu thuế trong năm chưa đến mức phải nộp thuế gửi cho tổ chức chi trả thu nhập để tổ chức chi trả thu nhập tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN khi trả thu nhập cho bạn. Khi quyết toán thuế, nếu tổng thu nhập thực tế năm của bạn vượt quá so với tổng thu nhập đã cam kết nhưng sau khi trừ các khoản giảm trừ mà không làm phát sinh tăng số thuế TNCN phải nộp thì bạn không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế. Trường hợp cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế cố tình khai sai nội dung bản cam kết nhằm gian lận thuế thì tùy theo mức độ vi phạm mà cơ quan thuế sẽ xử phạt vi phạm pháp luật về thuế. Chào bạn!
Trách nhiệm của ĐBQH với cử tri?
Trách nhiệm của ĐBQH với cử tri?
ĐBQH liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật. ĐBQH tiếp xúc cử tri ở nơi ứng cử theo chương trình tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH. ĐBQH tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, địa bàn mà đại biểu quan tâm. Trong quá trình tiếp xúc cử tri, ĐBQH có trách nhiệm báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và Quốc hội; cử tri hoặc đại diện cử tri ở đơn vị bầu cử có thể góp ý kiến với ĐBQH tại hội nghị cử tri do Đoàn ĐBQH phối hợp Ủy ban MTTQ và chính quyền địa phương tổ chức trong trường hợp cần thiết.
Hướng dẫn thực hiện chính sách với cán bộ vùng đặc biệt khó khăn
Giải đáp các vướng mắc khi thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong ngành Thuế, Hải quan công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách cùng loại Căn cứ Điều 1 và Điều 3 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với CBCCVC và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thì CBCCVC thuộc đối tượng áp dụng của chính sách quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, đồng thời thuộc đối tượng áp dụng của chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó. Đối với các loại phụ cấp quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CPngày 11/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với CBCCVC và lực lượng vũ trang, nhưng không quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP như phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt… thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn. Phụ cấp thu hút: Hưởng đủ 5 năm Theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTCngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì thời gian hưởng phụ cấp thu hút được xác định trong khung thời gian từ 3 năm đến 5 năm. Chế độ phụ cấp thu hút được tính hưởng kể từ ngày 1/10/2004. Theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính thì thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Chế độ phụ cấp thu hút được tính hưởng kể từ ngày 1/3/2011. Trường hợp đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ tháng 3 năm 2011 trở về trước và hiện nay còn đang công tác ở vùng đó thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ tháng 3/2011. Do vậy, trường hợp từ trước đến nay vẫn đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đến tháng 3/2011 đã hưởng phụ cấp thu hút đủ 5 năm theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì không được hưởng phụ cấp thu hút quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP. Trường hợp từ trước đến nay vẫn đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đến tháng 3/2011 đã hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP nhưng chưa đủ 5 năm thì được tiếp tục hưởng phụ cấp thu hút quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP (từ tháng 3/2011) cho đến khi đủ 5 năm theo quy định. Về truy thu trợ cấp lần đầu đã lĩnh Về vướng mắc trong việc chi trả, truy thu trợ cấp lần đầu đối với CBCCVC công tác chưa đủ thời gian theo quy định, theo Bộ Tài chính, chưa có căn cứ truy thu trợ cấp lần đầu đã lĩnh. Bởi, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP và Thông tư số 08/2011/TTLT-BNV-BTC quy định CBCCVC công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 3 năm trở lên đối với nữ và đủ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung; nhưng không quy định về truy thu trợ cấp lần đầu đã chi trả đối với CBCCVC công tác chưa đủ thời gian theo quy định.
Chế độ tiền lương đối với công chức cấp xã?
Chế độ tiền lương đối với công chức cấp xã?
Bộ Nội vụ: Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NÐ-CP của Chính phủ. Những người hiện đang đảm nhiệm chức danh công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu chung. Thời gian tập sự của công chức cấp xã: 12 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch chuyên viên và tương đương; sáu tháng đối với công chức được xếp lương ngạch cán sự và tương đương; ba tháng đối với công chức được xếp lương ngạch nhân viên và tương đương. Trong thời gian tập sự được hưởng 85% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo chuyên môn được tuyển dụng. Trường hợp có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 2 của ngạch chuyên viên và tương đương; công chức cấp xã ở vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian tập sự được hưởng 100% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo. Thời gian tập sự được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương theo niên hạn. Cán bộ, công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ thương binh, bệnh binh các hạng mà không thuộc đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài chế độ thương binh, bệnh binh đang hưởng, được xếp lương theo quy định.
Giải quyết thường trú cho người nước ngoài đang tạm trú ở Việt Nam
Người nước ngoài đang tạm trú ở Việt Nam có được giải quyết cho thường trú không? Nếu được giải quyết cho thường trú thì họ phải nộp giấy tờ gì?
Trong Điều 39 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây được xét cho thường trú: 1. Người nước ngoài có công lao , đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước 2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam 3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh 4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước. Điều 13 Nghị định số 21/2001/NĐ-CP quy định: a) Ảnh và đơn xin thường trú theo mẫu do Bộ Công an quy định; b) Bản tự khai lý lịch; c) Bản chụp hộ chiếu (nếu có). Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xin thường trú của người nước ngoài nêu tại khoản này. Theo khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh, người nước ngoài xin thường trú thuộc trường hợp quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hồ sơ gồm: a) Ảnh và đơn xin thường trú theo mẫu do Bộ Công an quy định; b) Lý lịch tư pháp có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân; c) Công hàm của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó được thường trú tại Việt Nam; d) Giấy tờ chứng minh người xin thường trú thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh; đ) Bản chụp hộ chiếu.3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc xin thường trú của người nước ngoài trong trường hợp trên và theo Điều 13 khoản 3 Nghị định số 21/2001/NĐ-CP, đối với người nước ngoài được chấp thuận cho thường trú thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp Thẻ thường trú; trường hợp không được chấp thuận cho thường trú thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thông báo bằng văn bản cho người xin thường trú biết. Định kỳ 3 năm 1 lần, người nước ngoài thường trú phải trình diện tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi trình diện phải xuất trình Thẻ thường trú và nộp ảnh để được đổi thẻ mới. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ thực hiện ngay việc cấp đổi thẻ mới, miễn phí.
Thi nâng ngạch viên chức
Kính gửi sở nội vụ: em được cơ quan nhà nước cho đi học từ trung cấp lên đại học nay em đã học xong tốt nghiệp từ tháng 3/2012; trong thời gian đi học rất khó khăn, gia đình phải vay ngân hàng lấy tiền đi học; nhưng SNV cho biết không biết bao giờ mới thi chuyển nâng ngạch; vậy em xin hỏi bao giờ thì SNV mới tham mưu cho chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt cho thi chúng em thi nâng ngạch.
Theo quy định của Luật Viên chức, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phải thông qua thi, hoặc xét thăng hạng. Điều 8 Thông tư 12/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ quy định việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức được thực hiện căn cứ vào: a) Số lượng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập; b) Nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập; c) Tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Theo quy định trên đơn vị em phải xây dựng xong đề án xác định vị trí việc làm gửi Sở Nội vụ thẩm định để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nội vụ; nếu vị trí việc làm của em đảm nhận yêu cầu phải có trình độ cao hơn và bản thân em đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện, em mới được cử đi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp của ngành giáo dục hiện nay còn chờ hướng dẫn của Bộ Giáo dục.
Thẩm quyền phê duyệt công trình xây dựng
1. UBND xã xây dựng công trình Nghĩa trang nhân dân, tổng mức đầu tư: 3,2 tỷ, vốn hỗ trợ ngân hàng EXIMBANK, đơn vị tư vấn thẩm tra, UBND xã phê duyệt được không, hay cấp nào phê duyệt.nằm trong đề án xây dựng NTM 2. UBND xã xây dựng công trình nhà văn hóa xã, tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ đồng, vốn trái phiếu chính phủ, vốn nông thôn mới cấp trên, vốn ngân sách xã, sở xây dựng thẩm tra, UBND xã phê duyệt được không hay cấp nào phê duyệt nằm trong đề án xây dựng NTM
Bạn Nguyễn Bá Quang thân mến, vấn đề bạn hỏi Sở Xây dựng trả lời như sau : 1. Đối với công trình Nghĩa trang nhân dân, vốn hỗ trợ của doanh nghiệp do UBND xã tự quyết định. 2. Đối với công trình Nhà văn hóa xã nằm trong đề án Nông thôn mới của xã, có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng nếu thỏa mãn điều kiện quy định của Quyết định 18/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 về việc Ban hành quy định cơ chế đầu tư đặc thù đối với công trình thuộc Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 tỉnh Bình Định thì UBND xã phê duyệt và chịu trách nhiệm. Trường hợp khác quy định tại quyết định nêu trên thì thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.